“Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nói đến Thiên Chúa, hẳn sẽ không có một định nghĩa nào có thể sâu sắc và giàu ý nghĩa hơn định nghĩa của Thánh Gioan hôm nay, “Thiên Chúa là Tình Yêu”; và trong cách thức Thiên Chúa yêu thương, Gioan đã có một nhận định ‘không thể tuyệt vời hơn’, “Chính Người đã thương yêu chúng ta trước”. Tình yêu mẫn cảm đó thể hiện nơi Chúa Giêsu qua Tin Mừng hôm nay, “Thấy dân chúng đông đảo thì động lòng thương xót họ”; trái tim chạnh thương của Chúa Giêsu khiến Ngài phải ra tay khi Ngài bảo các môn đệ, “Các con hãy cho họ ăn đi!”.
Tại Bêlem, chúng ta khám phá ra rằng, Thiên Chúa không phải là người lấy mất sự sống, nhưng là Đấng trao ban sự sống. Thân xác bé nhỏ của hài nhi Giêsu ở Bêlem mở ra một mẫu sống mới, ‘Không ngấu nghiến và tích trữ, nhưng chia sẻ và cho đi’. Một Thiên Chúa co rút mình lại để nên nhỏ bé, làm lương thực cho chúng ta; để một khi được nuôi dưỡng bằng Bánh Hằng Sống, chúng ta được tái sinh trong tình yêu; và những tham lam vô độ nhất định phải được nghiền nát đi. Ngắm nhìn hang đá, chúng ta hiểu rằng, điều nuôi dưỡng sự sống, kéo dài sự sống không phải là sở hữu, nhưng là tình yêu; không phải là ham hố, nhưng là bác ái; không phải là thừa mứa để khoe mẽ, nhưng là sự giản dị mà người ta phải bảo vệ; thật ‘không thể tuyệt vời hơn’!
Như thế, Bêlem không còn tanh tưởi và lạnh lẽo; nhưng ở đó, chúng ta ngửi thấy hương thơm và sự nồng ấm của một sự sống mới, hương thơm của giản dị đến mong manh của hài nhi Giêsu; hương thơm của nhẫn nhịn đến lặng lẽ của Giuse và Maria; hương thơm của hồn nhiên đến ngây ngất của các mục đồng. Ấy thế, đó là những con người đã lên đường! Mẹ Maria, Thánh Giuse, các mục đồng là những con người đã lên đường, và Chúa Giêsu chính là lương thực cho sự lên đường, ‘không thể tuyệt vời hơn’! Với chúng ta hôm nay, Ngài cũng muốn có một chuyển động, Ngài nóng lòng thôi thúc hai tỷ Kitô hữu trên thế giới hãy mau chóng đứng dậy và ra đi, để cũng có thể trở nên những tấm bánh bẻ ra cho người khác.
Ngày kia, một chức việc giàu có công khai trách cứ một người cha gia đình là keo kiết vì ông này đóng góp quá ít trong dịp Giáng Sinh. Hôm sau, người này đến gặp riêng ông nhà giàu và cho biết, gia đình ông đã chỉ sống bằng khoai lang và nước lã mấy tuần qua. Ông giải thích, đã hơn một năm, trước khi trở lại đạo, ông phải thanh toán nợ nần; đã trả hết cho từng chủ nợ. Ông nói, “Chúa Kitô đã biến tôi thành một người lương thiện”; “Vì thế, tôi chỉ có thể dâng một ít của lễ như một người đã cố hoà nhập với những hàng xóm lương dân của mình và cho họ thấy ân sủng Chúa có thể làm gì trong trái tim của một người đã từng bất lương”. Nghe thế, trái tim ông nhà giàu quặn thắt, vô cùng hối hận và ông đã ký một tấm check lớn cho người cha tân tòng; sau đó, ông nhà giàu đã bán mọi sự và làm nhà bảo trợ của một viện tế bần, ‘không thể tuyệt vời hơn’!
Anh Chị em,
Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng ta chính Con Một Người, Ngài là hiện thân đích thực của tình yêu Thiên Chúa. Chính tình yêu đã khiến Ngài hiến thân làm bánh nuôi sống chúng ta mỗi ngày trên dương thế. Thật ‘không thể tuyệt vời hơn’! Nhờ của nuôi ấy, giờ đây, Ngài đang mời gọi chúng ta như đã mời ông nhà giàu trên, “Chính anh em hãy cho họ ăn!”. Không phải ai khác, chúng ta hãy cho họ ăn ‘chính bản thân mình’ như Chúa Giêsu đã cho. Điều này có nghĩa là, chúng ta cống hiến tất cả bằng tình yêu như Chúa Giêsu đã cống hiến.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con luôn trở nên tấm bánh bẻ ra cho anh em con; cho con dám yêu thương hiến mình như Chúa. Chính Chúa sẽ làm cho những gì ít ỏi của con góp phần để anh em con bớt khổ đau, và quan trọng hơn, được cứu độ đời đời. Thật ‘không thể tuyệt vời hơn’!”, Amen.
(Tgp. Huế)
13. Thống hối tội lỗi là làm lại bí tích Rửa Tội, là cùng với Thiên Chúa lập giao ước lần thứ hai.
(Thánh Clement)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một tên tham quan, ngày thứ nhất nhậm chức liền đi đến miếu thành hoàng để bái thành hoàng, nhìn thấy hai bên bệ của thần treo nhiều thỏi bạc hồ (đồ vàng mã), bèn nói với tả hữu rằng:
- “Thâu lại cho ta”.
Tả hữu trả lời:
- “Đó là đồ giả mà”.
Tham quan nói:
- “Ta biết là đồ giả, nhưng hôm nay là ngày mới nhậm chức thì nên thu tiền để lấy một điềm tốt !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 28:
Người Ki-tô hữu vào trong nhà thờ là cúi đầu quỳ gối bái lạy Mình Thánh Chúa trong nhà tạm; người thi sĩ thì đến đâu cũng tức cảnh làm thơ; người công an thì đi đâu cũng nghi ngờ dòm ngó; người buôn bán thấy gì cũng so sánh giá trị lớn nhỏ; làm quan tham thì tỏ lòng tham ngay từ ngày nhậm chức.v.v...tất cả những hành vi thái độ ngay từ đầu đối diện với sự việc đều bày tỏ tâm hồn của con người ta...
Con người ta ai cũng thích có một điềm tốt khi mới bắt đầu: bắt đầu nhậm chức vụ công tác, bắt đầu khai trương công việc buôn bán, bắt đầu hội nghị.v.v...bởi vì con người ta ai cũng sợ thất bại.
Cái bắt đầu là quan trọng, nhưng mỗi ngày đều bắt đầu thì quan trọng hơn, bởi vì có những người Ki-tô hữu mới bắt đầu vào đạo thì rất sốt sắng xem lễ đọc kinh, nhưng vài tháng sau thì trở thành nguội lạnh; có những người mới đến nhậm chức thì tích cực năng nổ, nhưng một năm sau thì “kệ nó, làm chi cho mệt”; có một vài tu sĩ nam nữ mới khấn thì nhiệm nhặt với đời sống tu trì, nhưng vài năm sau thì thờ ơ và sống tự do thoải mái...
Bước đầu rao giảng tin mừng Nước Trời của Đức Chúa Giê-su là ăn chay bốn mươi đêm ngày trong hoang địa với cám dỗ và sự chiến thắng !
Ai có đọc sách thánh thì suy biết và bắt chước sự khởi đầu của Ngài.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tại một thượng hội đồng ở Konstanz, bên Đức vào lễ Giáng sinh năm 1417, các tu sĩ người Anh đã biểu diễn vở kịch Star boy cho những người tham dự cuộc họp. Họ mặc những bộ trang phục đắt tiền và có một ngôi sao lớn tỏa sáng. Buổi biểu diễn đã thành công rực rỡ tại thượng hội đồng và nhiều người cho rằng buổi biểu diễn này có thể là một trong những lý do chính giúp kịch nghệ ngày càng được phổ biến ở Âu châu vào thời hậu trung cổ. Nhưng trước mắt, biểu diễn vở kịch đó đã là nền tảng cho một nét văn hóa giàu tính truyền giáo và có hiệu quả trong các công việc bác ái. Chúng tôi muốn đề cập đến các ca viên ngôi sao, tiếng Đức gọi là sternsinger.
Sáng kiến các “Ca viên ngôi sao” ra đời từ thế kỷ 16 tại Đức và được phổ biến ở một số nước Âu châu, trở thành một truyền thống trong mùa Giáng sinh. Các nhóm thiếu nhi hóa trang thành các vị vua, thiên thần và các mục đồng, mang gậy có hình ngôi sao, đi từ nhà này sang nhà khác, hát những bài thánh ca Giáng sinh và loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu. Các ca viên này hát những bài hát có nguồn gốc từ vở kịch Giáng sinh năm 1417, lấy trọng tâm là câu chuyện của Ba Vua hay Ba Nhà Đạo Sĩ trong Phúc âm Matthêu (Mt 2:1-28), mà chúng ta được nghe trong Lễ Hiển linh.
Hoạt động này thường được diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 12 đến ngày 6 tháng Giêng.
Ở Đức, Cộng hòa Tiệp, Áo, và Slovenia, hoạt động này đã phát triển thành một phong tục trên toàn quốc, nơi trẻ em đến mọi nhà và được cho kẹo và tiền cho các dự án bác ái - chủ yếu là viện trợ cho trẻ em nghèo ở các nước khác.
Một truyền thống ở hầu hết các nước Trung Âu là viết một lời chúc trên cửa chính của ngôi nhà. Ví dụ: nếu năm là 2020, lời chúc ấy sẽ là 20 * C + M + B + 20. Các chữ cái đầu đề cập đến cụm từ tiếng Latinh “Christus mansionem benedicat”, nghĩa là cầu mong Chúa Kitô ban phúc lành cho ngôi nhà này. Trong dân gian, các chữ cái còn được hiểu là tên của Ba Vua Caspar, Melchior, và Balthasar. Sau khi hát, các em đọc một bài thơ, và quyên góp cho trẻ em ở những nơi nghèo hơn trên thế giới, họ sẽ dán hay dùng phấn viết lời chúc phúc lên đầu khung cửa.
Kể từ ngày 04 tháng 12 năm 2015, sáng kiến truyền giáo truyền thống của “Ca viên ngôi sao” đã trở thành một phần di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.
Vì nước Đức phong tỏa từ ngày 16/12/2020 đến 10/1/2021, các thiếu nhi không thể đi từ nhà này sang nhà khác để hát thánh ca và chúc mừng Giáng sinh để nhận được sự đóng góp của người dân. Các thiếu nhi đã có sáng kiến thực hiện việc hát thánh ca Giáng sinh dưới hình thức kỹ thuật số. Các lời cầu chúc với 3 chữ viết tắt “C + M + B” có nghĩa “Chúa Kitô chúc lành cho nhà này” được gửi qua bưu điện hoặc đặt tại các nhà thờ để các gia đình nhận. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 29/12/2020 đến ngày 2/2/2021 để đủ thời gian cho tất cả mọi người nhận được lời chúc lành.
Cũng do các thiếu nhi không thể lạc quyên tại các gia đình, các giám mục Đức kêu gọi các gia đình có thể quyên góp qua internet hoặc gửi trực tiếp đến các giáo xứ.
Từ năm 1959, các Ca viên Ngôi sao tại Đức đã phát triển thành chiến dịch liên đới lớn nhất thế giới của trẻ em dành cho trẻ em. Kể từ đó khoảng 1 tỷ 190 triệu euro đã được quyên góp và hỗ trợ hơn 75 ngàn dự án dành cho trẻ em ở châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Á, châu Đại dương và Đông Âu.
Trong chiến dịch Ca viên Ngôi sao vào đầu năm 2020, các trẻ em nam nữ của 10,034 giáo xứ, trường học và nhà trẻ đã quyên góp được hơn 52 triệu euro. Chiến dịch sử dụng tiền thu được để hỗ trợ các dự án trong lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc mục vụ, dinh dưỡng và hội nhập xã hội trên toàn thế giới.
Source:Wiki
Một tay súng đã giết một mục sư tại một nhà thờ ở Đông Texas vào hôm Chúa Nhật 3 tháng Giêng và làm bị thương ít nhất một người khác trước khi chạy trốn khỏi hiện trường và bị cảnh sát bắt giữ ở một quận gần đó.
Cảnh sát trưởng quận Smith của Texas, là Larry Smith, nói với các phóng viên rằng mục sư của Nhà thờ Giám lý Starrville ở Winona đã phát hiện ra một người đàn ông trốn trong nhà vệ sinh của nhà thờ. Ông cầm súng chĩa vào người lạ mặt. Nhưng người đàn ông đã chộp lấy khẩu súng lục của mục sư và bắn hai nạn nhân trước khi trộm một chiếc xe hơi từ bãi đậu xe của nhà thờ.
Cảnh sát đuổi theo, bắn và làm bị thương nghi phạm khi họ bắt giữ anh ta ở thành phố Marshall. Ông Smith cho biết thêm rằng nghi phạm hiện là đối tượng của một cuộc điều tra giết người. Tuy nhiên, danh tính của y chưa được tiết lộ.
Trước tin tức này, Thống đốc Texas Greg Abbott nói trong một tuyên bố rằng trái tim của ông dành cho các nạn nhân và gia đình của họ, và rằng tiểu bang sẽ làm việc để bảo đảm công lý được thực thi.
Source:Reuters
Sohrab Ahmari là biên tập viên của tờ New York Post và là tác giả của cuốn sách sắp ra mắt “The Unbroken Thread: Discovering the Wisdom of Tradition in an Age of Chaos”, “Sợi chỉ xuyên suốt: Khám phá Sự Khôn Ngoan Của Truyền Thống trong thời đại hỗn loạn”.
Khi kết thúc lời cầu nguyện khai mạc Quốc Hội khóa 117, Dân Biểu Dân Chủ Emmanuel Cleaver, nguyên là một mục sư Tin Lành Giám lý từ Tháng Ba 1972 đến Tháng Sáu 2009, đã nói “Amen và Awomen”. Diễn biến này gây ra một sự nhạo cười trên thế giới. Nhiều người cho rằng Cleaver, từ lúc lọt lòng mẹ đã sống trong một nhà nuôi trẻ mồ côi, không được cha nuôi mẹ dạy nên dốt nát đến mức không hiểu được ý nghĩa của từ Amen. Áp đặt bên cạnh từ Amen, cái từ Awomen, một từ vô nghĩa như thế đối với Kitô Giáo, thì cũng không khác gì đặt bên cạnh câu tụng niệm của các Phật tử “Nam mô A di đà Phật”, cụm từ vô nghĩa “Nữ mô A di đà Phật”.
Nhưng nhiều người không nghĩ đơn giản như thế. Ông ta từng làm mục sư trong hơn 37 năm, nên ông ta chắc chắn biết ý nghĩa của từ Amen. Vấn đề là ông ta cũng như một số lớn các đảng viên đảng Dân Chủ Mỹ chạy theo một thứ chủ nghĩa xét lại về nhiều mặt, trong đó có ý thức hệ về giới tính. Cùng với các đồng viện Dân Chủ quá khích khác Cleaver từng hô hào bỏ các danh từ “Lord”, “Father”, “Son” và chế ra từ “Godself” thay cho “himself”. Họ chủ trương làm dấu thánh giá “in the name of The Creator, Jesus and the Holy Spirit” thay vì “in the name of the Father, the Son and the Holy Spirit”.
Sohrab Ahmari nhìn ra rằng đảng Dân Chủ Mỹ với chương trình nghị sự cực đoan của nó đang đưa nước Mỹ đến chỗ phá sản. Ông có bài nhận định nhan đề “We Laugh, They Rule”, “Chúng ta cười nhạo, nhưng họ cai trị chúng ta” đăng trên First Things ngày 5 tháng Giêng.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
We Laugh, They Rule
by Sohrab Ahmari
Chúng ta cười nhạo, nhưng họ cai trị chúng ta
Không một sự thông minh nào của các bỉnh bút có thể lấy lại được công đạo thoả đáng đối với sự ngớ ngẩn của Dân biểu Emanuel Cleaver trong lời cầu nguyện khai mạc cho Đại hội lần thứ 117 vào hôm Chúa Nhật. Cleaver, một mục sư thuộc Tin Lành Giám Lý, đã kết thúc lời cầu nguyện cho hòa bình quốc gia “nhân danh Thiên Chúa độc thần, Brahma, và vị thần được biết đến với nhiều tên gọi theo nhiều tín ngưỡng khác nhau. Amen và awomen”. Không nghi ngờ gì nữa, các thành viên Quốc Hội sau đó đã bắt tay vào những “awomendments” các dự luật quan trọng [chữ đúng là amendments – những tu chính – chú thích của người dịch].
Trò hề này tự bộc lộ sự lố bịch. Nhưng tôi tự hỏi chúng ta đang đối mặt với phương thức cười nào trong số hai phương thức cười cợt ở đây: Chúng ta có cười với niềm tin rằng nhân dân Hoa Kỳ sẽ kịp thời vượt qua sự điên rồ đó không? Hay phải chăng là tiếng cười chua chát quen thuộc với những dân tộc lâu nay đã quen với việc phải chịu đựng sự cai trị ngu xuẩn? Gần đây, hai hay ba năm trước, tôi đã chọn cái trước; những ngày này, tôi có xu hướng nghĩ đó là cái thứ hai.
Có nghĩa là, tôi lo lắng rằng cả điều này nữa cũng sẽ không trôi qua – ít nhất là trong cuộc đời tôi. Chúng ta cười, nhưng họ cai trị chúng ta.
Chế độ vô lý dựa trên chủ nghĩa xét lại, với những cắt xén ngôn ngữ và phủ nhận hoàn toàn thực tế, có thể tiếp tục được củng cố và mở rộng sự cai trị của nó, mặc dù chúng ta tin tưởng rằng, đến một lúc nào đó, lý trí phải tạo ra đột phá và thức tỉnh mọi người. Như Adrian Vermeule đã châm biếm trên Twitter, “ Những người đã xem trước mắt mình cái trò ‘phi giới tính hóa Latin’ ngu xuẩn đang được bình thường hóa và được tuyên truyền bởi nhiều định chế ưu tú đều bị sốc bởi từ ‘Awomen’, và sững sờ thấy rằng cái từ ấy sắp đi vào từ điển của bạn!”
Đúng như thế. Nói rõ hơn, Hạ viện do đảng Dân chủ chiếm đa số đã a dua với lời cầu nguyện của Cleaver bằng một đề xuất loại bỏ tất cả ngôn ngữ ‘phân biệt giới tính’ khỏi các quy luật của Hạ viện, không chỉ có các từ “father, mother, son, daughter, brother, sister” (“cha, mẹ, con trai, con gái, anh trai, em gái”) là những từ sẽ bị thay thế bằng các thuật ngữ phi giới tính như “parent, child, sibling, sibling of parent” (“bậc sinh thành, con cái, anh chị em, anh chị em cùng bậc sinh thành”) nhưng còn nhiều hơn thế. Trò vô nghĩa này xuất phát từ những cuộc hội thảo xét lại vào những năm 1990 theo chiều hướng “loại bỏ định chế gia đình” hiện đang ảnh hưởng đến các chính sách chính thức ở Hạ viện Hoa Kỳ.
Những người bảo thủ và những người trước đây được gọi là những người cấp tiến dòng chính mạch đã từng cười nhạo thứ văn chương khó hiểu và những khái niệm vô nghĩa được rao bán bởi những người như Judith Butler; bây giờ chúng ta đang sống trong một nền văn hóa tính dục-và-giới tính ít nhiều được thiết kế bởi các mô thức của Butler và những tay sai của họ trong giới truyền thông, Hollywood và các cơ quan nhân sự.
Có thể là chủ nghĩa tự do trong giai đoạn lặp lại của nó hiện nay đang trở nên hung hãn và xét lại hơn bao giờ hết, đẩy nhanh tốc độ và cường độ cách mạng của nó, chính vì nó cảm thấy bản thân nó không an toàn: dễ bị ảnh hưởng bởi những điều phi lý và mâu thuẫn nội tại của chính nó và trước các phong trào phản ứng dữ dội toàn cầu của cánh tả và cánh hữu. Đó là một luận điểm tôi đã tâm đắc từ lâu. Nhưng cho dù có đúng như thế đi nữa, thì cũng không loại trừ khả năng tồn tại một chế độ xét lại kéo dài — một chế độ có khả năng cách ly mạnh mẽ giới tinh hoa của mình khỏi những lời chỉ trích từ bên dưới trong khi trừng phạt những kẻ bất đồng chính kiến trong hàng ngũ những người ưu tú.
Trong trường hợp này, cho dù quần chúng có phẫn nộ hay cười nhạo cái từ “awomen” và việc Hạ viện hủy bỏ các từ “Mom”, “Dad” và “Uncle” đi chăng nữa thì cũng không thành vấn đề: Bất bình đẳng giàu nghèo quá lớn và sự thống trị của nhà cầm quyền - đã tăng phi mã kể từ những đợt khóa cửa COVID-19 - có nghĩa là sự cân bằng của các lực lượng quá chênh lệch đến mức bất kỳ sự chống đối nào của quần chúng cũng chẳng có ý nghĩa gì. Tình trạng bấp bênh kinh tế của tầng lớp trung lưu, các cuộc thanh tra [hồ sơ thuế] của nhà nước, và niềm an ủi, được tìm thấy cách nào đó, trong các phim ảnh khiêu dâm và các thứ ma túy được hợp pháp hóa sẽ loại bỏ tất cả các chống đối của họ.
Trong khi đó, ý kiến của giới tinh hoa đã tự chứng tỏ là hoàn toàn phù hợp với sự kiểm duyệt của Thung lũng Silicon và với các “áp lực đồng nghiệp” mà giới tinh hoa luôn đặc biệt dễ bị tổn thương. Hãy nhìn kỹ sự kiểm duyệt tờ New York Post vào mùa thu này đối với câu chuyện liên quan đến Hunter Biden. Twitter và Facebook đã cấm lưu hành một tin tức lớn như thế bằng một chiêu bài dối trá. Nhưng phần gây sốc nhất là hầu hết các nhà báo lại vỗ tay hoan hô sự kiểm duyệt này như một điều cần thiết cho sức khoẻ của “nền dân chủ”.
Một ngày, các thành viên tích cực của Twitter, được công nhận là những người nắm bắt các vấn đề thời sự, tuyên bố rằng khẩu trang y tế không chỉ là vô dụng trong việc chống lại coronavirus chủng mới, mà còn gây hại — nhưng ngày hôm sau họ lại kiên quyết chạy theo quan điểm hoàn toàn ngược lại. Các phương tiện truyền thông, như Vox, còn đi xa đến mức xóa bỏ hoàn toàn các tường thuật chống khẩu trang y tế của họ trước đó. Các cuộc tụ tập đông người được cho là tương đương với các hành động gây chết người - ngoại trừ khi nói đến các cuộc biểu tình Black Lives Matter, là điều gần đây được Jacob Siegel khoác lác như “một bắt buộc thực tiễn vì vệ sinh đạo đức công cộng”. Cũng thế, giới tính được coi chỉ đơn thuần là một khái niệm xã hội, nhưng đồng thời một số người lại có một cảm giác bẩm sinh rằng giới tính “đúng” của họ xung đột với thể trạng tính dục của họ.
Tất nhiên, chủ nghĩa cộng sản đòi hỏi những người theo nó phải đề cao những điều vô lý tương tự. Một luận điểm tâm đắc của Ryszard Legutko, và trước ông là Solzhenitsyn, cho rằng chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa cấp tiến là những đứa con song sinh của cùng một thế giới quan. Một số người có thể tìm thấy sự an ủi trong thực tế này: Cuối cùng thì chủ nghĩa cộng sản Xô Viết đã sụp đổ sau khoảng bảy thập kỷ. Những ai bi quan hơn thì cho rằng bảy thập kỷ là một khoảng thời gian quá dài và Bộ Chính trị cộng sản Liên sô lúc đó thiếu sự giàu có và năng lực công nghệ của Jack Dorsey, Mark Zuckerberg và Jeff Bezos.
Chúng ta cười nhạo, nhưng họ cai trị chúng ta.
Source:First Things
Với Đức Ông Charles Pope của tổng giáo phận Washington (https://www.ncregister.com/blog/2020-vision), năm 2020 cho ta năm bài học quan trọng và bài học quan trọng nhất có lẽ là sự sợ hãi có tính cưỡng bức và việc tôn trọng quyền bính xuống dốc thê thảm.
Đức Ông cho hay năm 2020 bắt đầu với thật nhiều hy vọng và mong đợi lớn lao. Các giáo dân tham dự thánh lễ đầu năm nhận định rằng vì con số 20/20 nói lên một dự kiến hoàn hảo, nên chắc chắn Thiên Chúa sẽ ban cho chúng ta nhiều rõ ràng và viễn kiến lớn lao hơn.
Đức Ông cho hay: dù sức khỏe của ngài khá kém từ tháng Giêng tới giữa tháng hai, nhưng năm mới bắt đầu với thật nhiều hy vọng. Nền kinh tế lên cao, nạn thất nghiệp gần như không có, và diễn văn về Tình Trạng Liên Bang của Tổng Thống Trump tràn trề một niềm lạc quan khỏe khoắn. Cuộc diễn hành phò sự sống được lên sinh lực nhờ việc tham dự lần đầu tiên của một Tổng Thống đương nhiệm. Mặc dù có những tranh luận về di dân, bức tường biên giới, thông đồng với Nga, chủng tộc, tình dục (phong trào #MeToo) và không biết Tổng Thống là vị anh hùng hay tên ác qủy, Hoa Kỳ xem ra đang tiến về phía trước. Tình yêu tổ quốc dâng cao, ít nhất nơi những người Hoa Kỳ bảo thủ.
Tuy nhiên, ngay đầu tháng Giêng, đã có tường thuật về một chứng bệnh phổi kỳ lạ do virút gây ra ở Vũ Hán, Trung Hoa. Trường hợp Covid-19 thứ nhất đến Hoa Kỳ ngày 21 tháng Giêng. Ngày 31 tháng Giêng, cơ quan W.H.O. (Y Tế Thế Giới) công bố tình trạng khẩn trương về y tế công cộng và qua ngày 2 tháng hai, Tổng Thống Trump ra lệnh hạn chế đối với những người từ Trung Hoa tới Hoa Kỳ. Các tiên đoán tàn khốc về số tử vong ồ ạt được loan truyền suốt tháng hai (các tiên đoán sau đó đã được điều chỉnh). Qua ngày 13 tháng Ba, Tổng Thống Trump công bố tình trạng khẩn trương cả nước và ra lệnh cấm việc du hành từ phần lớn các nước Âu Châu.
Lệnh đóng cửa và “ở trong nhà” mau chóng được tuân theo ở nhiều tiểu bang. Nền kinh tế trước đây nở rộ là thế bỗng nhiên bị thắng lại gần như tê liệt với thật nhiều vụ đóng cửa các cơ sở kinh doanh, và nạn thất nghiệp dâng cao. Rồi, việc không ai có thể nghĩ tới đã diễn ra: các linh mục Công Giáo được lệnh ngưng các buổi phụng vụ công cộng. Một số Giám Mục ra lênh đóng cửa các nhà thờ, và một số thậm chí ngăn cấm ban các bí tích trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các mùa Chay và Phục Sinh chủ yếu hoàn toàn bị tước khỏi giáo dân. Người ta không thể tả nổi nỗi thất vọng bị mất hết thánh lễ. Năm mới vì thế khởi sự bằng một khởi đầu đầy thất vọng và ngày càng tệ hơn với những ngày tháng bất ổn sắc tộc và rồi cuộc bầu cử bị thách thức gay gắt.
Chúng ta cần nhớ bầu khí hoảng loạn trong các tuần lễ đầu tháng ba để khỏi quá nghiêm khắc trong các phán đoán đối với những người phải ra các quyết định khó khăn. Nhưng nếu 20/20 có nghĩa một viễn kiến hoàn hảo, thì chắc chắn chúng ta đã thấy mình có nhiều bài học khó khăn để học và mình đã làm nhiều điều sai lầm.
Theo Đức Ông Pope, chúng ta đã quá tin tưởng, phó thác trong tay các chuyên viên chuyên nghiệp, hy sinh nhiều quyền lợi và từ bỏ nhiều bổn phận và ơn phúc tôn giáo. Do đó, sau đây là 5 bài học đáng học:
Bài học 1: Sợ hãi có thể có tính cưỡng bức.
Một trong những quan sát đáng kinh ngạc nhất là sự hoảng loạn trên toàn thế giới đã khiến chúng ta tê liệt vì sợ hãi. Nỗi sợ hãi này có cường độ mạnh đến mức người ta không thể chỉ đơn giản gán nó cho những phương tiện nhân bản như những người theo chủ nghĩa hoàn cầu hoặc các phương tiện truyền thông; chắc chắn nó cũng có tính chất ma quỷ. Kinh thánh chứng thực điều này:
“Như thế, vì con cái thì đều chung một huyết nhục, nên Chúa Kitô đã cùng mang lấy huyết nhục đó. Như vậy, nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ” (Dt 2: 14-15).
Do đó, Kinh Thánh dạy rằng nỗi sợ chết có thể khiến chúng ta bị cột chặt trong cảnh nô lệ. Chưa bao giờ trước đây trong phần lớn cuộc đời của chúng ta, nỗi sợ bệnh và sợ chết lại hành hạ chúng ta như vậy. Cha mẹ, ông bà và những tổ tiên tương đối gần đây khác của chúng ta hàng ngày đã ra ngoài để đi vào một thế giới có những mối nguy hiểm lớn hơn nhiều so với COVID-19. Họ phải đối đầu với bệnh đậu mùa, bệnh lao, bệnh sốt bại liệt và những căn bệnh nguy hiểm chết người khác. Bất chấp như vậy, họ vẫn đi làm hàng ngày, nhiều người ở những khung cảnh nguy hiểm và / hoặc không lành mạnh như hầm mỏ, máy nghiền và sưởng máy. Họ không có thuốc kháng sinh hay nhiều loại thuốc khác như ngày nay. Tuy nhiên, họ vẫn đã đi ra ngoài.
Ngày nay, mức sợ hãi một loại vi-rút giết chết ít hơn một phần trăm nạn nhân dưới 65 tuổi thật khiến chúng ta kinh ngạc. Các tường thuật của truyền thông giải thích một phần về nó, nhưng vẫn có một cái gì đó bí ẩn và ma quỷ trong cường độ của nỗi sợ. Bởi vì nó, nhiều người quá sẵn lòng trao phó các quyền tự do cho bàn tay nặng nề của Nhà nước.
Viễn kiến 20/20 dành cho chúng ta ở đây là nỗi sợ hãi có thể buộc chúng ta phải chấp nhận các biện pháp khắc nghiệt và thậm chí hà khắc để làm cho mình cảm thấy an toàn. Chúng ta có thể lập luận không ngừng về những biện pháp phòng ngừa nào là cần thiết và trong thời gian bao lâu. Các biện pháp thận trọng có vị thế của chúng, nhưng chưa bao giờ trong lịch sử Hoa Kỳ lại có một cuộc cấm cửa kéo dài và nghiêm trọng như vậy. Chúng ta đã từng có đại dịch trong quá khứ, nhưng chúng ta chỉ cách ly những người bệnh và dễ bị tổn thương, chứ không phải những người khỏe khoắn và mạnh mẽ.
Khoảng 10 tháng áp dụng các biện pháp nghiêm khắc này, “ca bệnh” tiếp tục tăng lên; các cột gôn tiếp tục di chuyển, từ một sự “làm phẳng đường cong” mơ hồ để không vượt quá sức chứa của bệnh viện, tới việc giờ đây nhấn mạnh đến một thế giới không có COVID trước khi chúng ta có thể trở lại cuộc sống bình thường. Thật là sốc đối với chúng ta khi chúng ta chấp nhận khá lâu các biện pháp khắc nghiệt này ở nơi từng được gọi là vùng đất của tự do và quê hương của những người dũng cảm. Nỗi sợ hãi kìm kẹp chúng ta một cách mạnh mẽ, và chúng ta tự hỏi, "Khi nào nó sẽ giảm bớt?"
Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa nhiều lần ra lệnh cho các tín hữu không được sợ hãi. Hãy lưu ý, Người ra lệnh điều này. Người không chỉ đơn thuần an ủi các tín hữu. Chúng ta không được sợ hãi vì Người đang ở gần để giải thoát chúng ta. Có lẽ nỗi sợ hãi đè bẹp này là kết quả của chủ nghĩa duy tục lan rộng và sự vắng bóng của Thiên Chúa trong trái tim và tâm trí của nhiều người. Dù nguyên nhân đầy đủ của nó là gì, nó đã khiến chúng ta dễ bị thao túng. Cuộc sống là điều quan trọng, nhưng tự do cũng quan trọng như thế. Như Franklin từng viết, "Những người từ bỏ quyền tự do thiết yếu để mua lấy một chút an toàn tạm bợ, không đáng được hưởng cả tự do lẫn an toàn".
Bài học 2: Những điều khác và những người khác cũng quan trọng.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 có một mối bận tâm gần như độc chiếm đối với những người có thể bị bệnh nặng hoặc chết vì vi rút. Đức Ông Pope là một trong những người dễ mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19 do suy yếu phổi kinh niên. Đúng, cuộc sống của Đức Ông Pope và cuộc sống của những người dễ bị tổn thương khác là điều quan trọng, nhưng cuộc sống của hàng triệu người đã bị tước đoạt sinh kế, học hành, thể thao, giải trí, vô số biến cố đời sống và nghi thức quá độ (rite of passage) cũng như khả năng an ủi bạn bè và người thân trong những ngày cuối cùng của họ cũng quan trọng đâu kém!
Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đã mất tất cả những gì họ đã làm việc cả đời để có được. Chúng ta hoàn toàn sẵn lòng thấy những chi phí kinh tế và xã hội to lớn mà những người khác phải gánh chịu, đặc biệt là những người lao động có mức lương thấp hơn, những người không thể quét sàn nhà hoặc lắp ráp các sản phẩm theo phương thức “ảo”.
Hơn nữa, có bằng chứng cho thấy: trầm cảm, nghiện ngập, căng thẳng gia đình và tự tử tất cả đều đã gia tăng. Chúng ta coi sự đau khổ của họ ra sao? Các con số không hơn 300.000+ người chết (từ / với COVID-19). Nhưng rõ ràng, hàng chục triệu người Mỹ đã thấy cuộc sống của họ bị hạn chế một cách đáng kể và thường có tính tàn phá. Đức Ông Pope cho rằng ngài chỉ có thể nói cho bản thân mình, nhưng như một trong những người "dễ bị tổn thương" ( đã trải qua hơn 11 ngày trong Phòng Chăm Sóc Tăng Cường (ICU) vì COVID-19), ngài có thể nói ngài chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình và không hề yêu cầu được bảo vệ mà gây tổn hại về xã hội và bản thân cho các đồng bào Mỹ của ngài.
Làm thế nào chúng ta cân bằng được mọi quyền lợi ngược nhau này? Trước đây, chúng ta đã cách ly các người bệnh và dễ bị tổn thương. Nhưng trước đây, chưa bao giờ chúng ta đóng cửa toàn bộ quốc gia để bảo vệ một số người nhỏ hơn nhiều. Sự cân bằng quả đã bị lật nhào; chỉ đơn giản buộc những người nêu ra điều này tội không quan tâm đến người chết là điều không xây dựng và cũng không đúng. Mọi sinh mạng đều quan trọng và phải xem xét mọi hiệu quả đối với mọi người trong thời gian đại dịch này. Chúng ta cần một viễn kiến 20/20 tốt hơn.
Bài học 3: Khả năng bất đồng đang nhanh chóng biến mất.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất liên quan đến hiệu quả lan rộng của nó là việc đàn áp các quan điểm thay thế các quan điểm của Nhà nước và tường thuật của truyền thông. Viễn kiến 20/20 của chúng ta đã cung cấp cho chúng ta bằng chứng rõ ràng rằng tự do ngôn luận đang chết dần ở đất nước chúng ta. Điều này đã được ghi nhận rộng rãi trong khuôn viên đại học, nhưng gần đây hơn, chúng ta thấy nó trên các diễn đàn truyền thông xã hội rộng lớn vốn ngăn cấm hoặc đàn áp những tiếng nói không phù hợp với tường thuật của các phương tiện truyền thông chính dòng.
Việc đăng bất cứ thông tin nào liên quan đến COVID mà không nhất trí với những gì được khẳng định bởi các chuyên gia truyền thông có thể khiến tài khoản của người đăng bị chặn đứng hoặc ít nhất bị cảnh cáo. Một gợi ý dù hiển nhiên cho rằng bạo loạn, đốt phá và cướp bóc không phải là những phản ứng tốt hoặc thích đáng đối với sự bất công chủng tộc, có thể dẫn người ta đến những biện pháp tương tự. Các phương tiện truyền thông, cùng với các diễn đàn truyền thông xã hội, thực thi những quyền lực lớn lao trong những gì họ tường trình hoặc không tường trình và những bài đăng nào họ cho phép hoặc chủ động ngăn chặn.
Hiện tượng ngày càng đàn áp việc viết và nói không phù hợp với một trình thuật đặc thù thực sự là một xu hướng đáng lo ngại. Cuộc tranh luận sôi nổi về các ý tưởng vốn là dấu ấn đặc biệt của khung cảnh Hoa Kỳ. Tự do ngôn luận từng là một trụ cột của chủ nghĩa tự do, nhưng điều này đã bị thay đổi hoàn toàn. Những quan điểm bất đồng giờ đây bị cánh tả coi không những “sai trái” mà còn nguy hiểm nữa, cần phải đàn áp để chúng không “làm tổn thương” người khác. Ngày càng có nhiều quan điểm bị dán nhãn hiệu là thù hận, “kỳ thị”, “bạo lực” hoặc bất khoan dung. Thật không may, xu hướng này dường như chỉ mỗi ngày trở nên tồi tệ hơn. Với viễn kiến 20/20, vấn đề này đã trở nên rõ ràng một cách đáng ngỡ ngàng.
Bài học 4: Những người đặt câu hỏi bị coi là ma quỉ.
Luôn có cơn cám dỗ muốn loại bỏ đối thủ của mình chỉ dựa trên các điều kiện bản thân thay vì thông qua các lý lẽ luận lý. Nhiều người nhanh chóng gắn nhãn cho một ai đó là người tin tưởng mù quáng, phân biệt chủng tộc, bài ngoại, bài đồng tính luyến ái hoặc cuồng tín tôn giáo nếu người đó có quan điểm khác.
Về COVID-19, một số người đã đặt câu hỏi không biết con số những người đã chết có chính xác không; những người khác hỏi về tỷ lệ tử vong thấp ở những người dưới 65 tuổi; lại có những người khác đặt câu hỏi liệu việc "chữa" bằng cách đóng cửa có tệ hơn chính căn bệnh hay không. Những người hỏi như vậy thường bị bác bỏ một cách đơn giản, bị coi như khinh suất hoặc vô tâm, không quan tâm rằng hơn 300.000 người đã chết. Họ bị khinh miệt, bị coi là ích kỷ và không quan tâm đến phúc lợi của người lân cận. Cũng có những phản ứng ngược lại, trong đó những người ủng hộ các mệnh lệnh và đóng cửa được mô tả như những con cừu bị tẩy não hoặc những kẻ rao bán sợ hãi.
Xung đột chủng tộc ở đất nước chúng ta trong năm 2020 cũng có những thông số tương tự. Một bên bị biếm họa như những người tràn đầy chủ nghĩa thượng tôn da trắng kỳ thị chủng tộc, phạm tội sử dụng đặc quyền của người da trắng để trục lợi từ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống. Bên kia bị phỉ báng là bị ám ảnh bởi tư cách nạn nhân vĩnh viễn.
Ở đâu đó chúng ta đã đánh mất khả năng tranh luận thực sự. Chủ nghĩa duy tương đối và chủ nghĩa duy chủ quan đã biến mọi sự trở thành bản thân; sự thật khách quan bị bác bỏ như không hề hiện hữu. Năm 2020 đã đưa vấn đề này trở thành trọng điểm 20/20 rõ ràng hơn.
Bài học 5: Sự tôn trọng quyền bính đang xuống dốc thê thảm.
Trong năm 2020, chính phủ, các nhà báo và các nhà khoa học đều đã mất uy tín ở một mức độ đáng kể đối với người Mỹ. Các cuộc tấn công không ngừng vào tổng thống đương nhiệm từ các phương tiện truyền thông và giọng điệu của các cuộc họp báo đã cho thấy một cách rõ ràng 20/20 sự thiên vị nặng nề trong hầu hết các bài tường thuật của truyền thông. Đây vốn là một xu hướng đã lâu, nhưng trong vài năm qua, tất cả sự giả vờ công bằng hoặc cam kết cho thấy mọi sự kiện đã bị gạt sang một bên.
Việc chính trị hóa mọi sự, từ khoa học đến thể thao, không những chia rẽ chúng ta hơn nữa mà còn khiến mọi người hoài nghi về mọi sự họ đọc hoặc nghe. Các chuyên gia khoa học rât dễ dàng cấu kết với nhau để công bố sự kiện hơn là khám phá ra chúng. Những lời kêu gọi “tuân theo khoa học” đã vấp phải sự chế nhạo cân xứng của nhiều người Mỹ, những người từ lâu vốn nhận ra rằng khoa học đã trở nên chính trị hóa cao độ và chỉ được tuân theo khi nó phục vụ những quan điểm mong muốn. Đó là một điều đáng buồn - khoa học cần phải kiên vững quan tâm đến các sự kiện và dữ kiện, bất chấp chúng dẫn đến đâu. Ngày nay điều này hiếm khi xảy ra, ít nhất trong thế giới truyền thông chuyên đưa tin về khoa học.
Tất cả những điều trên có xu hướng phá hoại việc tôn trọng mà người Mỹ trước đây vốn có đối với khoa học, chính phủ và báo chí. Thêm vào đó là sự kiện này: nhiều người không tin vào kết quả được báo cáo của cuộc bầu cử tháng 11. Có một sự hoài nghi rộng rãi rằng mọi sự đều được định hướng theo nghị trình, và điều này đã thay thế lòng tôn trọng và tin tưởng đối với các nhà lãnh đạo mọi loại.
Điều đó cũng có hại cho nền văn hóa của chúng ta và đã dẫn đến tình trạng nhiều người sống trong những buồng dội âm trong đó mọi người ở phía chúng ta đều cùng có một ý nghĩ duy nhất và chúng ta đều cho rằng phía bên kia đang nói dối chúng ta. Chúng ta biết tin ai đây? Ngay trong Giáo Hội, người Công Giáo cũng mất niềm tin ở hàng giáo sĩ, coi các ngài không thành thật chia sẻ sự thật với họ.
Le 2 janvier au sanctuaire marial de Notre-Dame de La Vang, dans le centre du Vietnam, Mgr Joseph Nguyen Chi Linh, archevêque de Hué, accompagné de plusieurs centaines de prêtres, de religieux et religieuses, ainsi que de Mgr François-Xavier Le Van Hong, archevêque émérite de Hué, a présidé une messe solennelle dédiée à Marie, Mère de Dieu. La célébration marquait également la Journée mondiale de la paix, célébrée le 1er janvier, avec des intentions de prière pour la paix en 2021. La messe était présidée par Mgr Linh, en présence de quelques fidèles et de représentants des paroisses de l’archidiocèse de Hué et d’autres diocèses, en petit nombre à cause des conditions sanitaires. Pour l’occasion, après la messe, l’archevêque de Hué a rencontré les prêtres diocésains dans le cadre d’une retraite mensuelle organisée pour le clergé.
« Notre Dame est avec nous au milieu des tempêtes »
Le sanctuaire est situé dans une plaine centrale du Vietnam, dans une région qui est encore peu atteinte par le développement économique accéléré qui transforme le pays. Il a été construit en mémoire de l’apparition d’une Vierge à l’Enfant en 1798 dans la forêt de La Vang (Cay La Vang), dans la province de Quang Tri (actuellement sur le territoire de l’archidiocèse de Hué). Il y a plus de deux siècles, la Vierge est apparue à un groupe de catholiques vietnamiens fuyant les persécutions, qui s’étaient réfugiés dans la forêt. Elle les avait rassurés en prédisant la fin des persécutions, et en leur recommandant de faire bouillir les feuilles des arbres environnants afin de soigner les malades, nombreux dans le groupe de paysans catholiques. Depuis, le sanctuaire est une destination de pèlerinage pour les chrétiens vietnamiens, mais aussi pour de nombreux bouddhistes et animistes, afin de venir confier des intentions et de rendre grâce.
Dans son homélie, Mgr Linh a souligné cette dimension universelle de la prière à Notre-Dame de La Vang. « Nous sommes venus remercier la Mère de Dieu pour l’année passée. Peu d’entre nous ont pu venir ici, mais avec la diffusion en ligne, la messe d’aujourd’hui est retransmise largement. Beaucoup de fidèles et beaucoup de familles sont en lien avec nous, en communion avec cette célébration. Dans un esprit de communion, nous prions non seulement les uns pour les autres, mais nous demandons aussi à Dieu, par l’intercession de Notre-Dame de La Vang, de nous bénir tous pour cette nouvelle année », a-t-il ajouté. L’archevêque de Hué a également rappelé les difficultés traversées par la population vietnamienne au cours de l’année passée, notamment les inondations qui ont fait de nombreuses victimes dans les provinces centrales de Thua Thien Hué et de Quang Tri, entre autres. « Notre Dame est présente avec nous au milieu des tempêtes et des inondations, et elle nous accompagne. Elle est proche de nous, même face à la pandémie du Covid-19. Notre Dame comprend nos besoins. Nous demandons votre protection, durant cette célébration et quand nous serons revenus à notre vie quotidienne », a-t-il ajouté. Au cours des derniers mois, une série de tempêtes tropicales a entraîné de graves inondations dans le centre du Vietnam, causant plusieurs centaines de victimes et de personnes portées disparues, ainsi que plusieurs milliers de maisons et de cultures détruites. L’Église locale, en lien avec Caritas Vietnam, a lancé de nombreuses actions auprès des populations affectées.
(Source: Églises d'Asie - le 05/01/2021, Avec Asianews, Hué)
Xem Hình
Khi nghe nói đến danh xưng “Trung tâmHướng thiện”, ai cũng nghĩ đến nơi đây quy tụ những thanh thiếu niên bất hảo trong xã hội và có phần khiếp sợ. Tuy nhiên, khi chúng tôi được Linh mục Phanxico Xavie Trần An hướng dẫn đi thăm một số nơi trong Trung tâm rộng 2 hecta, gặp một số anh em đang làm việc nhưng vẫn rất lịch sự cúi chào. Một hồ cá rất rộng và khu chăn nuôi gà vịt chủ yếu để cung cấp thực phẩm tươi sống cho Trung tâm. Một sân bóng đá được trải thảm cỏ nhân tạo cho anh em vui chơi thể thao sau giờ lao động, được gắn hàng chữ lớn: “CỨ VUI CHƠI – ĐỪNG PHẠM TỘI” để nhắc nhỡ anh em quên đi quá khứ và không bao giờ lặp lại nữa. Những con đường được lát đá và trồng cây hai bên thật đẹp mắt.
Mặc dù bữa cơm đã chuẩn bị cho anh em, nhưng chúng tôi vẫn nghe tiếng hỏi nhỏ linh mục Phụ trách: “Khách có ăn cơm không Cha?” để thấy rằng anh em rất quý khách mỗi khi đến thăm. Đến 11 giờ, tất cả mọi người vào Nhà nguyện tham dự giờ kinh. Linh mục phụ trách ôm cây đàn Ghi ta dạo bài hát mở đầu về Đức Mẹ, tất cả mọi người đều rập ràng cất cao lời ca và dâng lên Mẹ tràng chuỗi Mân Côi với 5 Năm Sự mừng hết sức sốt sắng. Không thể ngờ được anh em lại nề nếp đến mức đó, vì hầu như mọi người đều phó dâng cho Mẹ cuộc đời đầy phong ba của chính mình, và chỉ có Mẹ mới biến cho họ trở thành những con người hoàn lương thật sự từ tâm khảm, không giả dối.
Như lời nói đùa của linh mục phụ trách: Chưa có một Trung tâm cai nghiện nào mà cánh cổng được mở như vậy, thế nhưng không có một người nào bỏ trốn mà ngày càng đông thêm. Việc lo cho mọi người cuộc sống hàng ngày cũng là một trăn trở, nhưng mọi sự đều phó thác vào Lòng Xót thương của Chúa và Mẹ Maria. Sau giờ kinh mọi người tập trung vào ăn cơm trưa.
Nhà ăn là một dãy nhà dài với những chiếc bàn gỗ sạch sẽ, cơm và thức ăn nóng hổi được dọn lên từ nhà bếp sạch sẽ. Linh mục phụ trách cùng ngồi vào bàn ăn với mọi người, thức ăn như nhau gồm một dĩa cá kho và tô canh cho bốn người. Trước giờ ăn, một anh em xin phép Linh mục phụ trách nói lời chia tay trong xúc động, cảm ơn tấm lòng của Cha và mọi người đã dành cho anh trong những tháng ngày ở tại Trung tâm.
Trong thời gian Miền Trung gánh chịu thiên tai bão lụt, Linh mục F.X. Trần An cùng anh em đã xông pha giữa bão lũ để kịp thời mang những thùng mì, thức ăn và nước uống cho bà con đang gặp khó khăn.
Trước khi ra về, chúng tôi được chụp tấm hình lưu niệm với anh em trước Tượng Đức Mẹ ngay chính giữa sân. Tạm biệt Trung tâm mà lòng thầm cảm phục trước những thay đổi của anh em: từ một con người xăm trổ đầy mình với bao thành tích bất hảo, là những nổi khiếp sợ của xã hội. Vậy mà được hoán cải thành những con người đạo đức, hiền lành và thật dễ thương khi tiếp xúc.
Minh Phương
Lịch sử trong Kinh thánh thuật lại ( Sách Sáng Thế ký 11,1-9) từ khi con người trong vũ trụ được Thiên Chúa tạo dựng sinh thành ra, họ nói cùng một loại ngôn ngữ thông thương với nhau.
Nhưng từ biến cố họ đưa ra kế hoạch xây dựng cây tháp Babel vươn cao lên trời cho chạm tới Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, loài người liền bị Thiên Chúa trách phạt làm cho rối loạn, họ trở thành xa lạ với nhau. Họ bỗng dưng có khả năng nói nhiều thứ ngôn ngữ khác biệt nhau. Họ không còn thông thương hiểu nhau được nữa.Và từ đó chương trình xây tháp Babel của họ không thành công phải bỏ dở dang.
Không biết từ khi nào. Nhưng xưa nay mỗi dân tộc đất nước trong vũ trụ đều có ngôn ngữ văn hóa riêng của mình. Vì thế sự thông thương hiểu nhau trở nên khó khăn phức tạp. Và như thế họ phải học hỏi ngôn ngữ của nhau mới thông thương hiểu biết nhau được.
Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, nguồn gốc mọi sáng tạo, không cần một thứ ngôn ngữ chữ viết hay tiếng nói nào như con người, khi Ngài tỏ mình cho con người. Ngài dùng thứ ngôn ngữ ngay trong đời sống con người: con mắt ngắm nhìn xem, trí óc cảm nghiệm và trái tim lắng nghe.
1. Phúc âm thánh Matheo thuật lại khi Chúa Giêsu sinh ra tại Bethlehem, các nhà Thiên văn từ phương trời xa xôi bên Phương Đông thuộc vùng đất nước cùng ngôn ngữ xa lạ đã ngắm nhìn ngôi sao xuất hiện trên nền trời, và nhận ra đó là tín hiệu ngôn ngữ báo tin vị Vua mới sinh ra. Và họ theo sự hướng dẫn chỉ đường của Ngôi sao họ tìm đến nơi hài nhi Giêsu, vị vua mới sinh ra. ( Phúc âm Thánh Mattheo 2,1-12).
Theo sử sách thuật lại, các nhà Thiên văn này không phải những người làm ảo thuật vui chơi, hay những nhà bói toán định mệnh theo cung sao. Nhưng họ là những vị chức sắc tôn giáo, thuộc hàng tư tế trong tôn giáo bên vùng Đông phương, có thể là vùng đất nước Iran hay Irak ngày nay.
Họ nói một thứ ngôn ngữ khác, kính thờ những vị Thần Thánh khác, có những nghi thức tôn giáo và sách kinh thánh khác biệt. Nhưng họ đã lên đường. Vì họ nhìn thấy Ngôi sao chỉ đường dẫn lối. Họ nhận hiểu ra tín hiệu ngôn ngữ của Ngôi sao.
Thiên Chúa tạo dựng nên những hành tinh như ngôi sao trên nền trời không chỉ là những tạo vật, mà con người nhìn thấy ánh sáng chiếu tỏa vào ban đêm. Nhưng chính Thiên Chúa ẩn hiện đàng sau ánh sáng ngôi sao. Qua Ngôi sao Thiên Chúa gửi tín hiệu ngôn ngữ nói với con người.
Tín hiệu ngôn ngữ phát tỏa từ ngôi sao thúc đẩy các nhà Thiên Văn, là những người thuộc dân ngoại, lên đường đi tìm kiếm. Họ không ngồi tại chỗ, như Vua Herode hoảng hốt lo sợ, và các nhà thông luật đạo Do Thái thời đó chỉ biết dựa vào chữ viết sách trong Kinh Thánh, khi biết có Vị Vua mới sinh ra.
Chính nhờ lên đường tìm kiếm các Nhà Thiên văn đã tìm tới đích điểm vua hài nhi Giêsu mới sinh ra ở Bethlehem trong vui mừng hân hoan. Giấc mơ được tận mắt chiêm ngưỡng vị Vua cho đời họ đã thành hiện thực như tín hiệu ngôn ngữ của ngôi sao thần thánh nói với họ.
Còn Vua Herode và những nhà thông luật Tư Tế Do Thái thì ngồi tại chỗ không đi tìm, sống trong hồ nghi cùng lo sợ. Sau cùng gây ra tội ác lỗi phạm giới luật thứ năm của Thiên Chúa: „Con không được giết hại sự sống con người!“ đi truy lùng giết hại các con trẻ em sơ sinh vùng Bethlehem mong diệt trừ mầm hậu họan, để quyền lực sức mạnh vương quyền của mình không bị thách thức đe dọa.
Sau khi các nhà Thiên văn theo ngôi sao chỉ đường đã tìm đến nơi vua hài nhi Giesu sinh ra ở thành Bethlehem. Và họ nhận được tín hiệu ngôn ngữ của Thiên Chúa báo cho biết trong giấc mơ:“ Sau đó, họ được báo trong giấc mơ là đừng trở lại gặp vua Herode nữa, nên đã lên đường đi lối khác mà về xứ mình.“ ( Phúc âm Thánh Matheo 2,12)
2. Không chỉ các nhà Thiên văn là những người dân ngoại đã nhận hiểu tín hiệu ngôn ngữ của ngôi sao lên đường tìm kiếm. Mà còn một người tín hữu đạo Do Thái vào hàng đạo gốc, cũng đã hiệu nhận ra tín hiệu ngôn ngữ của Thiên Chúa nói với mình: Ông Giuse, chồng mẹ Maria, cha nuôi Chúa Giêsu trên trần gian.
Ông Giuse không nhận tín hiệu ngôn ngữ của Thiên Chúa phát tỏa từ hành tinh ngôi sao. Nhưng trong những giấc mơ được Thiên Thần của Chúa xuất hiện đến nói với Ông trong giấc ngủ ban đêm.
- Trong nghi nan bối rối cho danh dự đời mình cùng cho Maria, thình lình trong giấc mơ Giuse đã nhận được tín hiệu ngôn ngữ của Thiên Chúa qua lời Thiên Thần hiện đến nói: Hãy can đảm nhận Maria làm vợ, người bạn đường. Đừng sợ hãi, bào thai trong cung lòng Maria là Con Thiên Chúa, không do Maria hay bất cứ người nào trần gian tác thánh tạo nên! ( Phúc âm Thánh Matheo 1,18-23)
Giuse đã bừng tỉnh lên đường làm đúng như tín hiệu ngôn ngữ của Thiên Chúa trong giấc mơ nói với mình.
- Rồi sau khi hài nhi Giêsu chào đời, Thiên Thần Chúa lại hiện đến nói với Giuse trong giấc mơ: Hãy đem gia đình đi tỵ nạn sang Aicập. Vì nhà Vua Herode đang truy lùng tìm giết hài nhi Giêsu.
Giuse đã hiểu nhận ra tín hiệu ngôn ngữ của Thiên Chúa nói với mình, và đã vội vã lên đường đem gia đình đi lạnh nạn. ( Phúc âm Thánh Matheo 2, 13-17)
- Sống cuộc đời tỵ nạn bên xứ Aicập một thời gian, mà Kinh Thánh không nói là bao lâu. Nhưng cũng trong giấc mơ, Thiên Thần Chúa lại hiện đến nói với Giuse: Bây giờ đem gia đình trở về quê hương Do Thái miền Nazareth trở lại được rồi. Vì nhà Vua Herode đã băng hà. Mối đe dọa nguy hiểm cho tính mạng hài nhi Giêsu su đã qua khỏi không còn nữa.
Giuse lại lần nữa hiểu đó là tín hiệu ngôn ngữ của Thiên Chúa nói với mình. Nên Ông lại lên đường đem gia đình trở về quê nhà Nazareth nước Do Thái sinh sống. ( Phúc âm Thánh Matheo 2, 19-23)
3. Và sau cùng vào ngày cuối đời của Chúa Giêsu trên trần gian, Thiên Chúa lại gửi tín hiệu ngôn ngữ của Ngài cho vợ của quan tổng trấn Philato, bà là một phụ nữ người dân ngoại, trong giấc mơ, đang lúc quan Philato đại diện chính quyền đế quốc Roma xét xử vụ án Chúa Giêsu: „Lúc đó tổng trấn Philato đang ngồi xử án Chúa Giêsu, thì bà vợ sai người đến nói với ông: „ Ông đừng nhúng tay vào vụ xử người công chính này. Vì hôm nay, trong giấc mơ tôi đã khổ nhiều vì ông ấy“ ( Phúc âm Thánh Matheo 27,19).
Giấc mơ trong Phúc âm Thánh Matheo viết về cuộc đời Chúa Giêsu đóng vai trò chủ chốt quan trọng. Qua đó Thiên Chúa phát đi tín hiệu ngôn ngữ của Ngài tỏ ra cho con người.
Tín hiệu ngôn ngữ của Thiên Chúa lan tỏa phát đi trên toàn cầu cho mọi dân tộc đất nước, mà biến cố lịch sử Thiên Chúa tỏ mình cho dân ngoại nơi các nhà Thiên văn tìm đến thăm viếng thờ lạy Chúa Giêsu mới sinh là bước khởi đầu. Và sau cùng trước khi trở về trời Chúa Giêsu đã nói với các vị Tông Đồ, Hội Thánh Chúa ở trần gian: „Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.“ ( Phúc âm Thánh Matheo 28,19).
Chân trời mở rộng ra khắp hoàn vũ. Vì thế đòi hỏi phải học hỏi tín hiệu ngôn ngữ mới của Thiên Chúa thể hiện trong nếp sống văn hóa xã hội nhân loại, nơi khả năng đặc sủng (Charismen) Thiên Chúa phú ban cho trí óc tâm hồn con người.
Mừng lễ Ba vua, 06.01.2021
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong lễ khai mạc Quốc Hội thứ 117 của Hoa Kỳ vào hôm Chúa Nhật 3 tháng Giêng vừa qua, Dân Biểu Dân Chủ Emmanuel Cleaver, nguyên là một mục sư Tin Lành, đã đọc lời cầu nguyện xin Thiên Chúa ban cho Tân Quốc Hội sức mạnh để thắng vượt lòng vị kỷ, thiên kiến và ý thức hệ, và hàn gắn các chia rẽ đảng phái trong năm 2020”.
Đầu tiên ông ta nói rất đúng bài bản các lời cầu nguyện thường được đọc trong các nghi thức khai mạc Quốc Hội.
Chúng tôi xin dịch ra tiếng Việt, những gì ông ấy nói.
Lạy Chúa hằng hữu, không ồn ào, chúng con cúi đầu trước ngai ân sủng của Chúa khi chúng con bỏ lại phía sau một năm 2020 đầy những ồn ào về mặt chính trị và xã hội. Giờ đây chúng con tập hợp trong nghị trường quan trọng này để khai mạc một chương khác trong chính phủ đại diện dân thăng trầm này của chúng con. Các thành viên trong cơ chế quan yếu này thừa nhận quyền tối cao thánh thiêng của Chúa và do đó thú nhận rằng nếu không có sự ưu ái và sự nhẫn nại của Chúa, chúng con bước vào năm mới này một cách nguy hiểm khi dựa vào bản chất dễ sai lầm của chính mình. Lạy Chúa, vào thời điểm mà nhiều người tin rằng ánh sáng dân chủ đang bắt đầu mờ đi, hãy tiếp thêm cho chúng con sức mạnh với một liều lượng phụ trội sự cam kết với các nguyên tắc của nó. Cầu mong Quốc Hội 117 của chúng con thắp sáng ngọn đèn tự do rực rỡ đến mức các thế hệ chưa sinh ra sẽ chứng kiến ngọn lửa bất diệt của nó. Và mong sao chúng con có thể làm gương cho sự hàn gắn trong cộng đồng, kiểm soát khuynh hướng bộ lạc của chúng con, và củng cố tinh thần của chúng con để chúng con có thể cảm nhận được sự hiện diện tư tế của Chúa ngay cả trong những thời điểm bất đồng cao độ. Mong sao chúng con cảm nhận được sự hiện diện của Chúa mạnh mẽ đến mức sự phục vụ của chúng con ở đây có thể không bị vấy bẩn bởi bất kỳ lời nói hoặc hành động không xứng đáng với chức vụ cao quý này. Xin đổ đầy tinh thần của chúng con một ánh sáng rực rỡ để chúng con có thể nhìn thấy bản thân và nền chính trị của chúng con như chúng con thực sự là: bị vấy bẩn bởi sự ích kỷ, đắm chìm trong các định kiến, và bị lừa lọc bởi các ý thức hệ. Và giờ đây, Lạy Chúa, Đấng đã tạo ra thế giới và mọi thứ trong đó xin ban phước lành và gìn giữ chúng con. Cầu xin Chúa làm cho khuôn mặt của Ngài sáng ngời trên chúng con, và xin nhân từ đối với chúng con. Cầu xin Chúa dõi chiếu ánh sáng của Ngài trên chúng con và ban bình an cho chúng con; hòa bình trong gia đình chúng con, hòa bình trên khắp đất nước này, và con dám cầu xin Chúa, Chúa ơi, cho hòa bình ngay cả trong căn phòng này bây giờ và mãi mãi. Chúng con cầu xin nhân danh Thiên Chúa độc thần, Brahma, và vị thần được biết đến với nhiều tên gọi theo nhiều tín ngưỡng khác nhau. Amen và awomen.
Đoạn cuối cùng hết sức bôi bác. Ông ta xác định Chúa mà ông ta kêu cầu là Chúa nào và còn bỡn cợt với từ Amen và Awomen.Điều dị thường là ông mục sư dân biểu này đã tự ý thay đổi lời kết đã thành truyền thống của Kitô giáo hoàn cầu khi ông long trọng đọc: “Chúng con cầu xin nhân danh Thiên Chúa độc thần, Brahma, và vị Thiên Chúa được biết đến dưới nhiều danh xưng, bởi nhiều tín ngưỡng khác nhau. Amen và Awomen”
Thật đáng tiếc, những lời cầu nguyện tốt đẹp ấy đã bị phá hủy bởi lời kết hoàn toàn có tính bôi bác của một dân biểu mục sư.
Nhiều người thuộc các giới tính khác nhau cười nhạo cố gắng tỏ ra phi giới tính của ông dân biểu mục sư Emmanuel Cleaver, vì hai từ cuối cùng “Amen và Awomen”.
Chữ “Amen”, được dùng để kết thúc các lời cầu nguyện thông thường, bắt nguồn từ tiếng Do Thái, có nghĩa là “chắc chắn,” “sự thật” và “Ước gì được như vậy”. Đó là cách giải thích theo nguyên ngữ được giải thích không phải bởi một từ điển, mà là tất cả các sách có thể gọi là tự điển trên thế giới này. Chữ này được bao gồm trong tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp trước khi sau cùng trở thành một phần của tiếng Anh, và mọi ngôn ngữ trên thế giới, bao gồm cả tiếng Việt của chúng ta.
Các nhà phê bình đã tấn công những lời cuối cùng của mục sư dân biểu Cleaver trong phiên khai mạc của Quốc hội, với nhiều chuyên gia đã chỉ trích trên Twitter rằng tính chất cực đoan của đảng Dân Chủ Mỹ đã đi quá trớn đến mức đảng Dân Chủ của Joe Biden đang dẫn dắt nước Mỹ đến chỗ làm trò cười cho thiên hạ
Chủ tịch Hạ viện vừa được bầu lại là Nancy Pelosi, một người tự xưng là Công Giáo, nhưng có thể coi là một thứ giáo gian, gần đây đã đưa ra các quy tắc mới yêu cầu phải có một ngôn ngữ có tính chất phi giới tính trong các tài liệu của Hạ viện. Theo một tuyên bố của Pelosi, các quy tắc sẽ thay đổi việc đề cập đến các đại danh từ và các liên hệ gia đình để chúng trung lập về giới tính.
Các thay đổi nhắm các hạn từ như “con gái”, “đàn ông” và ombudsman, nghĩa là “thanh tra”, nhưng bà ta vẫn còn biết dừng lại không đề cập gì đến chữ “Amen”.
Các nhà phê bình cáo buộc mục sư Emmanuel Cleaver đã đẩy những quy định mới đó đi quá trớn. Cố nhiên, ông ta là một mục sư, ông ta phải biết ý nghĩa của chữ Amen là gì. Khi thêm từ ngữ Awomen, ông ta đã đi quá xa trong một đoạn clip dài 13 giây đã được xem hơn 6 triệu lần.
“Đó không phải là một hạn từ chỉ giới tính”, Dân biểu Guy Reschenthaler, một đảng viên Đảng Cộng hòa, đã tweet như thế cùng với đoạn clip hôm Chúa nhật. Ông viết thêm: “Bất hạnh thay, đối với những người cấp tiến, họ không còn đoái hoài gì đến sự thật. Thật không thể nào tin được”.
Cựu chủ tịch Hạ viện, Newt Gingrich, tố cáo động thái của Cleaver, như một bằng chứng mới nhất cho thấy Đảng Dân Chủ đã trở nên tả khuynh đến mức cực đoan: “‘Amen và Awomen’ lời cầu nguyện của dân biểu mục sư Hạ viện tập chú hoàn toàn vào sự an toàn giới tính đến mức điên loạn.”.
Cleaver đã chia sẻ video cầu nguyện đầy đủ trên tài khoản Twitter của riêng mình hôm Chúa nhật, trong đó, hàng nghìn người đổ dồn vào để chế nhạo những lời kết thúc của ông ta.
LindaRae của Fox News nhận xét “Nói theo kiểu Cleaver, mì Ramen cũng phải là mì Rawomen”.
“Thật là một việc làm ngu xuẩn. Quả buồn khi thấy điều đó diễn ra và biết kết quả cuối cùng là Hiệp Chúng Quốc sẽ tuột khỏi địa vị siêu cường thế giới để chỉ còn là một quốc gia phá sản.”
1. Thượng nghị sĩ Ted Cruz lãnh đạo nhóm các Dân biểu và Thượng nghị sĩ thách thức kết quả bầu cử
Ngày 6 tháng Giêng tới đây, một phiên khoáng đại của lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ nhóm họp để thông qua hay bác bỏ kết quả cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 vừa qua.
Thượng nghị sĩ Ted Cruz nói rằng ông sẽ dẫn đầu một nhóm các Dân biểu và Thượng nghị sĩ thách thức kết quả bầu cử trên cơ sở có quá nhiều gian lận.
Từ hôm thứ Bảy 2 tháng Giêng, Thượng nghị sĩ Ted Cruz của đơn vị Texas, cùng với 10 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa khác bao gồm cả các Thượng nghị sĩ đang tại chức và các Thượng nghị sĩ mới được bầu cho biết họ có ý định bỏ phiếu bác bỏ các phiếu đại cử tri từ các tiểu bang từng là trung tâm của những cáo buộc từ Tổng thống Donald Trump về những hành vi gian lận bầu cử.
Họ nói rằng Quốc hội nên nhanh chóng chỉ định một ủy ban kiểm tra kết quả bầu cử ở các tiểu bang đó.
Một phát ngôn viên của chiến dịch tranh cử Biden đã bác bỏ động thái này và khẳng định rằng các cố gắng đó không thể thay đổi “thực tế là ông Joe Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào ngày 20 tháng 1.”
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông ủng hộ Biden lại có vẻ nao núng và không tiếc lời lăng mạ Thượng nghị sĩ Ted Cruz.
Nỗ lực của Thượng nghị sĩ Cruz diễn ra chỉ vài ngày sau khi Thượng nghị sĩ Josh Hawley của Missouri trở thành Thượng nghị sĩ tại chức đầu tiên của Thượng viện nói rằng ông sẽ thách thức kết quả bầu cử. Một số đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện cũng có kế hoạch tranh chấp kết quả cuộc kiểm phiếu.
Source:Reuters
2. Một nét văn hóa giàu tính truyền giáo và có hiệu quả trong các công việc bác ái
Tại một thượng hội đồng ở Konstanz, bên Đức vào lễ Giáng sinh năm 1417, các tu sĩ người Anh đã biểu diễn vở kịch Star boy cho những người tham dự cuộc họp. Họ mặc những bộ trang phục đắt tiền và có một ngôi sao lớn tỏa sáng. Buổi biểu diễn đã thành công rực rỡ tại thượng hội đồng và nhiều người cho rằng buổi biểu diễn này có thể là một trong những lý do chính giúp kịch nghệ ngày càng được phổ biến ở Âu châu vào thời hậu trung cổ. Nhưng trước mắt, biểu diễn vở kịch đó đã là nền tảng cho một nét văn hóa giàu tính truyền giáo và có hiệu quả trong các công việc bác ái. Chúng tôi muốn đề cập đến các ca viên ngôi sao, tiếng Đức gọi là sternsinger.
Sáng kiến các “Ca viên ngôi sao” ra đời từ thế kỷ 16 tại Đức và được phổ biến ở một số nước Âu châu, trở thành một truyền thống trong mùa Giáng sinh. Các nhóm thiếu nhi hóa trang thành các vị vua, thiên thần và các mục đồng, mang gậy có hình ngôi sao, đi từ nhà này sang nhà khác, hát những bài thánh ca Giáng sinh và loan báo Tin Mừng Chúa Giêsu. Các ca viên này hát những bài hát có nguồn gốc từ vở kịch Giáng sinh năm 1417, lấy trọng tâm là câu chuyện của Ba Vua hay Ba Nhà Đạo Sĩ trong Phúc âm Matthêu (Mt 2:1-28), mà chúng ta được nghe trong Lễ Hiển linh.
Hoạt động này thường được diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 12 đến ngày 6 tháng Giêng.
Ở Đức, Cộng hòa Tiệp, Áo, và Slovenia, hoạt động này đã phát triển thành một phong tục trên toàn quốc, nơi trẻ em đến mọi nhà và được cho kẹo và tiền cho các dự án bác ái - chủ yếu là viện trợ cho trẻ em nghèo ở các nước khác.
Một truyền thống ở hầu hết các nước Trung Âu là viết một lời chúc trên cửa chính của ngôi nhà. Ví dụ: nếu năm là 2020, lời chúc ấy sẽ là 20 * C + M + B + 20. Các chữ cái đầu đề cập đến cụm từ tiếng Latinh “Christus mansionem benedicat”, nghĩa là cầu mong Chúa Kitô ban phúc lành cho ngôi nhà này. Trong dân gian, các chữ cái còn được hiểu là tên của Ba Vua Caspar, Melchior, và Balthasar. Sau khi hát, các em đọc một bài thơ, và quyên góp cho trẻ em ở những nơi nghèo hơn trên thế giới, họ sẽ dán hay dùng phấn viết lời chúc phúc lên đầu khung cửa.
Kể từ ngày 04 tháng 12 năm 2015, sáng kiến truyền giáo truyền thống của “Ca viên ngôi sao” đã trở thành một phần di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.
Vì nước Đức phong tỏa từ ngày 16/12/2020 đến 10/1/2021, các thiếu nhi không thể đi từ nhà này sang nhà khác để hát thánh ca và chúc mừng Giáng sinh để nhận được sự đóng góp của người dân. Các thiếu nhi đã có sáng kiến thực hiện việc hát thánh ca Giáng sinh dưới hình thức kỹ thuật số. Các lời cầu chúc với 3 chữ viết tắt “C + M + B” có nghĩa “Chúa Kitô chúc lành cho nhà này” được gửi qua bưu điện hoặc đặt tại các nhà thờ để các gia đình nhận. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 29/12/2020 đến ngày 2/2/2021 để đủ thời gian cho tất cả mọi người nhận được lời chúc lành.
Cũng do các thiếu nhi không thể lạc quyên tại các gia đình, các giám mục Đức kêu gọi các gia đình có thể quyên góp qua internet hoặc gửi trực tiếp đến các giáo xứ.
Từ năm 1959, các Ca viên Ngôi sao tại Đức đã phát triển thành chiến dịch liên đới lớn nhất thế giới của trẻ em dành cho trẻ em. Kể từ đó khoảng 1 tỷ 190 triệu euro đã được quyên góp và hỗ trợ hơn 75 ngàn dự án dành cho trẻ em ở châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Á, châu Đại dương và Đông Âu.
Trong chiến dịch Ca viên Ngôi sao vào đầu năm 2020, các trẻ em nam nữ của 10,034 giáo xứ, trường học và nhà trẻ đã quyên góp được hơn 52 triệu euro. Chiến dịch sử dụng tiền thu được để hỗ trợ các dự án trong lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc mục vụ, dinh dưỡng và hội nhập xã hội trên toàn thế giới.
Source:Wiki
3. Một mục sư tại một nhà thờ Tin Lành ở Đông Texas bị giết chết
Một tay súng đã giết một mục sư tại một nhà thờ ở Đông Texas vào hôm Chúa Nhật 3 tháng Giêng và làm bị thương ít nhất một người khác trước khi chạy trốn khỏi hiện trường và bị cảnh sát bắt giữ ở một quận gần đó.
Cảnh sát trưởng quận Smith của Texas, là Larry Smith, nói với các phóng viên rằng mục sư của Nhà thờ Giám lý Starrville ở Winona đã phát hiện ra một người đàn ông trốn trong nhà vệ sinh của nhà thờ. Ông cầm súng chĩa vào người lạ mặt. Nhưng người đàn ông đã chộp lấy khẩu súng lục của mục sư và bắn hai nạn nhân trước khi trộm một chiếc xe hơi từ bãi đậu xe của nhà thờ.
Cảnh sát đuổi theo, bắn và làm bị thương nghi phạm khi họ bắt giữ anh ta ở thành phố Marshall. Ông Smith cho biết thêm rằng nghi phạm hiện là đối tượng của một cuộc điều tra giết người. Tuy nhiên, danh tính của y chưa được tiết lộ.
Trước tin tức này, Thống đốc Texas Greg Abbott nói trong một tuyên bố rằng trái tim của ông dành cho các nạn nhân và gia đình của họ, và rằng tiểu bang sẽ làm việc để bảo đảm công lý được thực thi.
Source:Reuters