Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:01 07/01/2023
41. Không nên bỏ qua cơ hội làm những việc hy sinh nhỏ, hoặc vui vẻ tiếp xúc với người, hoặc nói lời an ủi, luôn làm tốt việc nhỏ mà xuất phát từ yêu thương.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:02 07/01/2023
33. NGƯỜI NƯỚC TRỊNH MUA GIÀY
Nước Trịnh có một người chuẩn bị mua một đôi giày.
Việc trước tiên là anh ta vẽ đôi chân của mình vào tờ giấy, rồi đem tờ giấy vừa vẽ kích thước của bàn chân đặt lên chỗ đang ngồi, nhưng tới lúc đi chợ thì lại quên đem nó theo.
Khi người gánh giày đến bán giày, bây giờ anh ta mới sực nhớ ra nói:
- “Tôi quên đem theo tờ giấy vẽ kích thước của bàn chân rồi.”
Và thế là vội vội vàng vàng chạy về nhà lấy, nhưng lúc vội vã chạy trở lại thì chợ đã tan.
Có người hỏi anh ta:
- “Tại sao anh không dùng bàn chân của mình mà thử giày?”
Anh ta trả lời:
- “Tôi thà tin tưởng kích thước đã vẽ, chứ không tin tưởng bàn chân của mình.”
(Trang tử)
Suy tư 33:
Cũng như những người kiêu ngạo nói: tôi chỉ tin vào tôi thôi, chứ không tin ai cả, không tin Chúa Mẹ gì ráo!
Cũng như các nhà khoa học vô thần, thấy mình phát minh ra những cái tân kỳ, thì tuyên bố với mọi người là không có Thiên Chúa, con người có thể làm ra được mọi thứ !
Tin vào kích thước của bàn chân mình đã vẽ nơi tờ giấy hơn là tin vào bàn chân của mình thì đúng là … ngu, bởi vì nếu không có bàn chân thì lấy cái gì để vẽ kích thước bàn chân chứ?
Nếu không có mô hình là thiên nhiên, nếu không có mô hình là vật chất, nếu không có mô hình là lý trí.v.v...thì con người làm sao có thể “vẽ” lại chân dung mình được, làm sao con người có thể chế tạo ra máy ảnh, phi thuyền, máy bay.v.v...? Mà Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên tất cả vũ trụ này và làm nên các mô hình vật chất ấy, nếu không tin Ngài thì còn tin vào ai nữa chứ?
Cũng có rất nhiều lúc chúng -người Ki-tô hữu- cũng tin vào lý trí và sự thông minh của mình vượt qua sự sáng tạo của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nước Trịnh có một người chuẩn bị mua một đôi giày.
Việc trước tiên là anh ta vẽ đôi chân của mình vào tờ giấy, rồi đem tờ giấy vừa vẽ kích thước của bàn chân đặt lên chỗ đang ngồi, nhưng tới lúc đi chợ thì lại quên đem nó theo.
Khi người gánh giày đến bán giày, bây giờ anh ta mới sực nhớ ra nói:
- “Tôi quên đem theo tờ giấy vẽ kích thước của bàn chân rồi.”
Và thế là vội vội vàng vàng chạy về nhà lấy, nhưng lúc vội vã chạy trở lại thì chợ đã tan.
Có người hỏi anh ta:
- “Tại sao anh không dùng bàn chân của mình mà thử giày?”
Anh ta trả lời:
- “Tôi thà tin tưởng kích thước đã vẽ, chứ không tin tưởng bàn chân của mình.”
(Trang tử)
Suy tư 33:
Cũng như những người kiêu ngạo nói: tôi chỉ tin vào tôi thôi, chứ không tin ai cả, không tin Chúa Mẹ gì ráo!
Cũng như các nhà khoa học vô thần, thấy mình phát minh ra những cái tân kỳ, thì tuyên bố với mọi người là không có Thiên Chúa, con người có thể làm ra được mọi thứ !
Tin vào kích thước của bàn chân mình đã vẽ nơi tờ giấy hơn là tin vào bàn chân của mình thì đúng là … ngu, bởi vì nếu không có bàn chân thì lấy cái gì để vẽ kích thước bàn chân chứ?
Nếu không có mô hình là thiên nhiên, nếu không có mô hình là vật chất, nếu không có mô hình là lý trí.v.v...thì con người làm sao có thể “vẽ” lại chân dung mình được, làm sao con người có thể chế tạo ra máy ảnh, phi thuyền, máy bay.v.v...? Mà Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên tất cả vũ trụ này và làm nên các mô hình vật chất ấy, nếu không tin Ngài thì còn tin vào ai nữa chứ?
Cũng có rất nhiều lúc chúng -người Ki-tô hữu- cũng tin vào lý trí và sự thông minh của mình vượt qua sự sáng tạo của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa nhật Lễ Hiển Linh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:04 07/01/2023
CHÚA NHẬT
LỄ CHÚA HIỂN LINH
Tin mừng: Mt 2, 1-12.
“Từ phương Đông chúng tôi đến bái lạy Người.”
Bạn thân mến,
Có người cho rằng việc Đức Chúa Giê-su sinh ra chỉ là một huyền thoại, giống như những câu chuyện cổ tích, nào là có mục đồng, có chiên, lừa, nào là có ngôi sao lạ xuất hiện, nào là có thiên thần hiện ra hát ca.v.v...Người ta nói sao cũng được, nhưng nếu Đức Chúa Giê-su sinh ra chỉ là một chuyện cổ tích thì nó sẽ bị trôi vào quên lãng rồi, nhưng trên thế gian đã có những vị thông thái đã tin vào việc Đức Chúa Giê-su là con người lịch sử, bằng chứng là khi Ngài mới sinh ra đã có ba nhà hiền sĩ thông thái đến chiêm bái Ngài.
Các nhà hiền sĩ đi theo ngôi sao lạ không phải vì các ông tò mò, nhưng là đi tìm kiếm một sự thật mà do trí thức nghiên cứu thiên văn, mà ba nhà hiền sĩ thông thái biết được vua Do Thái là Đức Chúa Giê-su mới sinh ra, nên tìm kiếm để đến thờ lạy Ngài. Và như thế, Đúc Chúa Giê-su chính là ngôi sao sáng xuất hiện giữa thế gian để dẫn đưa nhân loại đến cùng Cha, để soi sáng nhân loại đang đi trong bóng đêm của tội lỗi tìm thấy ánh sáng của Tin Mừng, để họ được sự sống đời đời.
Bạn thân mến,
Bạn và tôi, cũng như tất cả những người Ki-tô hữu khác đều phải trở nên ánh sao lạ, không phải xuất hiện bên phương Đông, nhưng xuất hiện ngay trong chính môi trường của mình đang sống, để những việc làm của chúng ta mà người khác cho là lạ lùng như: tham dự thánh lễ, tha thứ cho người khác, phục vụ tha nhân, giúp đỡ mọi người.v.v... trở thành ánh sáng dẫn đường cho họ tìm kiếm Đức Chúa Giê-su qua cách sống của chúng ta.
Xin Chúa Giê-su là ánh sao vĩ đại soi sáng tâm hồn của chúng ta, để bạn và tôi cũng trở nên những ngôi sao phản chiếu lại ánh sáng Tin Mừng của Ngài, để xã hội đang bị bóng đêm của bất công lừa dối bao phủ này, bừng lên ánh huy hoàng của hy vọng là Đức Chúa Giê-su.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
LỄ CHÚA HIỂN LINH
Tin mừng: Mt 2, 1-12.
“Từ phương Đông chúng tôi đến bái lạy Người.”
Bạn thân mến,
Có người cho rằng việc Đức Chúa Giê-su sinh ra chỉ là một huyền thoại, giống như những câu chuyện cổ tích, nào là có mục đồng, có chiên, lừa, nào là có ngôi sao lạ xuất hiện, nào là có thiên thần hiện ra hát ca.v.v...Người ta nói sao cũng được, nhưng nếu Đức Chúa Giê-su sinh ra chỉ là một chuyện cổ tích thì nó sẽ bị trôi vào quên lãng rồi, nhưng trên thế gian đã có những vị thông thái đã tin vào việc Đức Chúa Giê-su là con người lịch sử, bằng chứng là khi Ngài mới sinh ra đã có ba nhà hiền sĩ thông thái đến chiêm bái Ngài.
Các nhà hiền sĩ đi theo ngôi sao lạ không phải vì các ông tò mò, nhưng là đi tìm kiếm một sự thật mà do trí thức nghiên cứu thiên văn, mà ba nhà hiền sĩ thông thái biết được vua Do Thái là Đức Chúa Giê-su mới sinh ra, nên tìm kiếm để đến thờ lạy Ngài. Và như thế, Đúc Chúa Giê-su chính là ngôi sao sáng xuất hiện giữa thế gian để dẫn đưa nhân loại đến cùng Cha, để soi sáng nhân loại đang đi trong bóng đêm của tội lỗi tìm thấy ánh sáng của Tin Mừng, để họ được sự sống đời đời.
Bạn thân mến,
Bạn và tôi, cũng như tất cả những người Ki-tô hữu khác đều phải trở nên ánh sao lạ, không phải xuất hiện bên phương Đông, nhưng xuất hiện ngay trong chính môi trường của mình đang sống, để những việc làm của chúng ta mà người khác cho là lạ lùng như: tham dự thánh lễ, tha thứ cho người khác, phục vụ tha nhân, giúp đỡ mọi người.v.v... trở thành ánh sáng dẫn đường cho họ tìm kiếm Đức Chúa Giê-su qua cách sống của chúng ta.
Xin Chúa Giê-su là ánh sao vĩ đại soi sáng tâm hồn của chúng ta, để bạn và tôi cũng trở nên những ngôi sao phản chiếu lại ánh sáng Tin Mừng của Ngài, để xã hội đang bị bóng đêm của bất công lừa dối bao phủ này, bừng lên ánh huy hoàng của hy vọng là Đức Chúa Giê-su.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa Nhật Lễ Hiển Linh 8/1/2023 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:03 07/01/2023
BÀI ĐỌC 1 Is 60:1-6
Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.
Đứng lên, bừng sáng lên, Giê-ru-sa-lem hỡi!
Vì ánh sáng của ngươi đến rồi.
Vinh quang của Đức Chúa
như bình minh chiếu toả trên ngươi.
Kìa bóng tối bao trùm mặt đất,
và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi
Đức Chúa như bình minh chiếu toả,
vinh quang Người xuất hiện trên ngươi.
Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi,
vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước.
Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem,
tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi:
con trai ngươi từ phương xa tới,
con gái ngươi được ẵm bên hông.
Trước cảnh đó, mặt mày ngươi rạng rỡ,
lòng ngươi rạo rực, vui như mở cờ,
vì nguồn giàu sang sẽ đổ về từ biển cả,
của cải muôn dân nước sẽ tràn đến với ngươi.
Lạc đà từng đàn che rợp đất,
lạc đà Ma-đi-an và Ê-pha:
tất cả những người từ Sơ-va kéo đến,
đều mang theo vàng với trầm hương,
và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Ep 3:2-3a,5-6
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-xô.
Thưa anh em, hẳn anh em đã được nghe biết về kế hoạch ân sủng mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em. Người đã mặc khải để tôi được biết mầu nhiệm Đức Ki-tô.
Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người.
Mầu nhiệm đó là: trong Đức Ki-tô Giê-su và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Mt 2:2
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.
Ha-lê-lui-a.
TIN MỪNG Mt 2:1-12
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.”
Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu.
Họ trả lời: “Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời.”
Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người.”
Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng.
Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến.
Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
Đó là Lời Chúa.
Hai khuôn mặt : đáng yêu và đáng sợ
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
02:53 07/01/2023
HAI KHUÔN MẶT: ĐÁNG YÊU VÀ ĐÁNG SỢ...
LỄ HIỂN LINH
"Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người". Đó là câu trả lời của ba Đạo sĩ ngoại giáo dành cho hoàng triều Hêrôđê.
Chỉ đơn thuần tìm hiểu một điềm sao, ba kẻ ngoại giáo, chắc chắn đã sẵn tâm hồn hướng thiện, tâm hồn mở ngỏ cho chân lý, tấm lòng đơn thành, cùng ơn Chúa ban, họ đã nhận ra và tin tưởng "vị Vua người Do thái mới sinh".
Họ lên đường đến Giêrusalem. Sau đó họ đến đúng nơi khi ánh sáng ngôi sao dừng lại trên chính nơi Hài Nhi ở. Làm sao ngôi sao trên bầu trời lại có thể dẫn lối? Làm sao tinh tú có thể đậu chính xác từng tọa độ nơi nó muốn đậu?
Rõ ràng ngôi sao đã trở thành biểu tượng cho ánh sáng đức tin làm cho dân ngoại nhận biết Chúa Giêsu là Vua, là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Ngôi sao cũng là biểu tượng của tâm hồn những ai trong sáng, thanh sạch, không mưu toan những thứ độc hại, không nhẫn tâm gieo rắc chết chóc.
Ngôi sao cũng vượt trên ánh sáng của một loài tinh tú, trở thành biểu tượng của sự chân thành tìm nhau và gặp gỡ nhau. Thiên Chúa tìm kiếm con người để nói với họ về lòng xót thương bao dung của mình. Con người tìm Thiên Chúa để nhận ra Đấng là khởi đầu và cùng đích đời mình. Trong sự tìm kiếm thánh thiện ấy, Thiên Chúa gặp gỡ con người và con người diện kiến Thiên Chúa.
Nếu ngày xưa, Thiên Chúa có thể dùng cột mây lửa để dẫn dân Riêng 40 năm vượt hoang địa tìm về Đất hứa, thì nay Vì Thiên Chúa ấy vẫn có thể dùng ánh sao lạ dẫn đường cho con người đến gặp Đấng sẽ mang họ vào Đất Trường sinh, đâu có gì khó hiểu, đâu có gì lạ lẫm.
Một khi đã gặp gỡ Thiên Chúa bằng tình yêu, bằng sự thần phục, bằng tất cả lòng tin tưởng và triều mến, người ta đã có thể tín thác vào Ngài. Chắc chắn người ta không bao giờ trở lại con đường cũ nữa mà sẽ đi theo đường khác. Đó là con đường của ơn giải thoát, của sự thật và sự sống. Từ nay, khi đã bước đi trong ánh sáng định hướng thiêng liêng, chắc chắn, con người chỉ sống theo đường lối khôn ngoan của Thiên Chúa mà thôi.
Ba đạo sĩ chắc chắn là thế. Họ thay đổi, không chỉ con đường đi, mà là đời sống, nếp sống và tình yêu sự sống. Bởi đã gặp Đấng là lẽ sống của đời mình, thì không có lý do gì họ chần chừ để không thay đổi theo cách Ngài tỏ mình cho họ, Ngài trụ lại trong lòng họ.
Còn Giêrssalem. Đó là "thủ phủ" của hoàng triều Hêrôđê (lịch sử cho biết, đây là Hêrôđê cả hay Hêrôđê I), là chính nơi uy quyền của ông đang "ngự trị".
Các Đạo sĩ đã cất công vào tận "sào huyệt" của những kẻ hiểm ác, những kẻ mang hình người nhưng lòng thì không, để loan báo Tin mừng Bình an, Tin mừng của Ánh sáng đang chiếu soi, Tin mừng của Giờ Cứu rỗi đã điểm.
Nhưng con quỷ dữ trong lòng Hêrôđê và hoàng triều của ông, kẻ đã từng nhẫn tâm đạp đổ nhiều tương quan (truất phế người vợ đầu và con ruột), loại bỏ nhiều đối thủ, sẵn sàng ôm chân đế quốc (ông được Viện nguyên lão Rôma đặt làm vua Do thái) để giữ cho được vương quyền, làm sao có thể chấp nhận trong đất nước có vị vua nào khác.
Dù các cố vấn của ông đã mở Kinh Thánh để trả lời cho ông bằng chính lời của tiên tri Mikha: "Phần ngươi, hỡi Bêlem Epratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị lãnh tụ chăn dắt dân Israel" (Mk 5,1).
Nghĩa là lời mạc khải của Thiên Chúa đã bắt đầu khai mở cho hoàng triều Hêrôđê về thân phận cứu thế của Chúa Giêsu.
Thì Hêrôđê, một bạo chúa, một tay nức tiếng đầu cơ chính trị, một trong những khuôn mặt quỷ dữ của loài người, làm gì có thể ngồi yên để nhìn, làm gì nhận ra ơn bình an, làm gì thấy được Ánh sáng của giờ cứu rỗi, làm gì đủ tâm trí để biết đó là dấu chỉ của lòng Thiên Chúa xót thương.
Trong đầu ông chỉ còn có thể lờn vờn một hành động duy nhất: Giết! Và Hêrôđê đã thực sự xuống tay.
Hai thái độ, hai cách hành xử. Gương mặt chính diện của ba Đạo sĩ đẹp bao nhiêu, thì gương mặt của Hêrôđê nói riêng và hoàng triều của ông nói chung, xấu xa, đáng sợ và đáng kinh hãi bấy nhiêu.
Một lần nữa, mừng lễ Chúa Hiển linh, từng người lại có dịp nhìn lại mình để soi mình trong những tấm gương mà Tin Mừng để lại. Phải soi, phải nhìn cho kỹ để thấy mình đang là ai trong những khuôn mặt Đạo sĩ hay hoàng triều Hêrôđê?
Nếu là Đạo sĩ thì hình ảnh Dạo sĩ trong ta thuộc cấp độ nào? Nếu là khuôn mặt Hêrôđê thì dù ở mức độ nhẹ nhất, vẫn phải lo mà thay đổi, lo mà chỉnh đốn.
Hãy để cho tâm hồn mềm mại để chất chứa ơn Chúa. Hãy tập cho mình đời sống đơn thành, khiêm tốn để có thể đến với Chúa. Hãy thật sự là người có tâm hồn thanh sạch để gặp Chúa và sẽ được Chúa cho gặp.
Đừng nham hiểm như Hêrôđê. Đừng sử dụng Lời mạc khải của Chúa như phương tiện thủ lợi cho bản thân. Đừng sống dối trá, nhưng sẵn sàng loại bỏ mọi thứ ác độc, toan tính riêng tư, tìm kiếm những kiểu sống đê hèn, thối rữa...
Hãy suy niệm và hãy học tập thường xuyên gương thánh thiện của ba Đạo sĩ. Đó là cách duy nhất để chúng ta giữ mình trong tương quan với Thiên Chúa, với anh chị em và với chính bản thân mình...
Hãy luôn tâm niệm lời các Đạo sĩ: "Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người", để trung thành thờ phượng Chúa, để lên đường tìm Chúa không bao giờ ngơi nghỉ trong suốt hành trình đời người mà Chúa ban cho.
Lễ Tạ Ơn Ngân Khánh Linh Mục
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:03 07/01/2023
Lễ Tạ Ơn Ngân Khánh Linh Mục
Cha Giuse Trần Thế Thành (07-01-2023)
Chính vào ngày này, cách đây một phần tư thế kỷ, cha Giuse Trần Thế Thành chúng ta cùng với 6 phó tế giáo phận Ban Mê Thuột đã được lãnh nhận thánh chức linh mục của Thiên Chúa qua Đức cố giám mục Giuse Trịnh Chính Trực. Trong số các vị có cha Giuse Lưu Thanh Kỳ đã qua đời, chúng ta cầu nguyện cho ngài. 25 năm, một chặng đường đã đi qua trong đời linh mục thừa tác, giờ đây cha Giuse mời gọi cộng đoàn hiệp ý với ngài dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Giáo hội mẹ và đồng thời tỏ lòng biết ơn với rất nhiều người đã cùng đồng hành với ngài trên quãng đường đã qua.
Câu Kinh Thánh cha Giuse đã chọn cho đời linh mục của mình: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi” (Mt 12,49). Xin hiệp ý với ngài tạ ơn Thiên Chúa, vì Chúa Giêsu đã đoái thương đón nhận ngài làm bạn hữu nghĩa thiết, làm người anh em của Người trong tình Cha trên trời. “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16). Dù rằng sự chọn lựa này là theo bản tính nhân loại mà Chúa Kitô đã nhận lấy qua mầu nhiệm nhập thể làm người, nhưng nó được thực hiện trong sự tự do và ý thức và qua sự soi sáng của thánh ý Cha trên trời. Chúa Giêsu đã thức trọn một đêm để cầu nguyện và sáng hôm sau mới tuyển chọn nhóm Mười Hai đặt làm Tông đồ (x.Mc 3,13-14).
Một em đệ tử đã nói với Đức Giám Mục giáo phận Phan Thiết rằng Chúa Giêsu không chọn những con người hoàn hảo mà Người hoàn hảo hóa những con người mà chính Người tuyển chọn. Chắc chắn Chúa Giêsu có sơ sở nào đó để hy vọng sẽ có thể hoàn hảo hóa những người được tuyển chọn làm cộng tác viên. Để hoàn hảo hóa một ngôn sứ chuẩn bị cho dân tuyển chọn bước sang một trang lịch sử mới thì qua thành tâm của bà Anna và ông Gioakim, Thiên Chúa đón nhận trẻ Samuel vào đền thờ, truyền ban thánh ý và trao ban sứ vụ. Tin mừng cho thấy rằng một phương thế mà Chúa Giêsu dùng đó là dần làm cho các tông đồ trở nên bạn hữu của mình, trở nên là anh em, chị em và là mẹ của mình. Để tiến hành phương cách này thì Chúa Giêsu tạo điều kiện để họ ở với Người. Ở với Người thì các môn đệ sẽ dần dà thắm đượm lời giảng dạy của Thầy, sẽ ngày càng thấm nhiễm gương sống của Thầy để rồi thực thi thánh ý Cha trên trời.
25 năm, một chặng đường khá đủ đầy để chúng ta “ôn cố” là nhìn quãng đời đã qua, không chỉ để dâng tâm tình tri ân cảm tạ mà còn để biết “tri tân” nghĩa là biết lại bắt đầu như thế nào cho đúng hướng để sử dụng ơn lành Chúa ban cách hiệu quả hết sức có thể. Chắc hẳn cha Giuse cũng đã có thời gian lắng đọng xét xem mình đã là bạn, là anh em của Chúa Giêsu như thế nào. Và hơn nữa với thiên chức linh mục đã lãnh nhận ngài cũng xem xét mình đã giúp đoàn tín hữu, cách riêng giáo xứ Giang Sơn, Đông Sơn và giáo xứ Thổ Hoàng trở nên bạn hữu, trở thành anh em, chị em Chúa Giêsu ở mức độ nào.
Để trả lời những câu hỏi này xem ra không mấy dễ. Thế thì chúng ta có thể xét xem cha Giuse đã thực sự sống với các chiên trong đàn lẫn ngoài đàn được Giáo hội trao phó như là người bạn, là người anh em chị em, là người mẹ của họ ở chừng mực nào đây? Chắc chắn Chúa biết rõ. Cũng chắc chắn anh chị em giáo xứ Giang Sơn, Đông Sơn, giáo xứ Thổ Hoàng chúng ta đây và chính bản thân cha Giuse nữa cũng có thể trả lời dù rằng độ chính xác chỉ là tương đối và với một số ít người thì rất có thể là không chính xác không chỉ vì nhìn phiếm diện mà còn cả vì thành kiến. Thiển nghĩ rằng với những nhận định không chính xác dù với mục đích gì đi nữa cũng vẫn chẳng sao, nếu chúng ta biết đón nhận chúng như là lời nhắc nhủ cho thời gian sắp tới.
Ôn cố để tri ân. Và lời tri ân đẹp lòng Thiên Chúa, hợp với tình của các ân nhân xa gần đó là biết tri tân, nghĩa là biết sử dụng ân tình mình lãnh nhận cách hữu hiệu hơn. Bí Tích Thánh Thể sắp được cử hành trên bàn thờ này. Giáo hội tin nhận đây là Hy tế tạ ơn đúng nghĩa nhất. Chúa Kitô sống tâm tình tạ ơn thật tuyệt hảo khi sử dụng ơn lành Chúa Cha trao ban là tấm thân xác qua mầu nhiệm nhập thể, nhập thế, để rồi với tâm thân xác ấy Người không chỉ đi rao giảng lời chân lý, đi chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền cho nhân gian, xua trừ thần dữ mà Người còn dùng chính tấm thân xác ấy để gánh lấy phận tôi đòi, tội lỗi của nhân loại và qua đó trao ban chính sự sống thần linh mà hiệu quả là xóa bỏ tội tỗi nhân loại, giáo hòa nhân trần với Cha trên trời. Chẳng có lời tạ ơn nào tuyệt hảo cho bằng sử dụng ơn lành đúng và đẹp ý người ban tặng. Chắc chắn cha Giuse và chúng ta đây đều thực muốn có lời tạ ơn đúng nghĩa.
Thiết nghĩ rằng khi tuổi đời sắp đến ngưỡng “cổ lai hy” và tuổi đời linh mục cũng tương đối khá dài thì có nhiều sự đổi thay trong cách thế hiện hữu và hoạt động tông đồ. Tuy nhiên để ngày càng trở nên là bạn hữu nghĩa thiết, trở nên anh em thực sự của Chúa Giêsu hơn thì việc ở cùng Người phải thiết thân và sâu lắng hơn nhiều. Để giúp cho tha nhân trở nên anh em và là mẹ Chúa Cứu Thế thì cha Giuse và các mục tử của Giáo hội còn cần phải vừa đồng hành với đoàn chiên, vừa phải nhuốm mùi chiên ngày mỗi thiết thực hơn. Chính vì thế việc chuyển tải thánh ý Cha trên trời, chuyển tải ý, lời của Đấng Cứu Độ luôn đòi hỏi các ngài tiên vàn phải nỗ lực biến Lời Chúa trở nên máu thịt của mình.
Mong sao lời Đức cố Giám Mục Giuse Trịnh Chính Trực trong ngày truyền chức linh mục cho ngài 25 năm trước đây: ‘Con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và thực hành điều con dạy” sẽ khắc ghi trong tâm khảm của cha Giuse nói riêng và các linh mục chúng tôi nói chung. Đức thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã từng khẳng định: “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Cha Giuse Trần Thế Thành (07-01-2023)
Chính vào ngày này, cách đây một phần tư thế kỷ, cha Giuse Trần Thế Thành chúng ta cùng với 6 phó tế giáo phận Ban Mê Thuột đã được lãnh nhận thánh chức linh mục của Thiên Chúa qua Đức cố giám mục Giuse Trịnh Chính Trực. Trong số các vị có cha Giuse Lưu Thanh Kỳ đã qua đời, chúng ta cầu nguyện cho ngài. 25 năm, một chặng đường đã đi qua trong đời linh mục thừa tác, giờ đây cha Giuse mời gọi cộng đoàn hiệp ý với ngài dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Giáo hội mẹ và đồng thời tỏ lòng biết ơn với rất nhiều người đã cùng đồng hành với ngài trên quãng đường đã qua.
Câu Kinh Thánh cha Giuse đã chọn cho đời linh mục của mình: “Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi” (Mt 12,49). Xin hiệp ý với ngài tạ ơn Thiên Chúa, vì Chúa Giêsu đã đoái thương đón nhận ngài làm bạn hữu nghĩa thiết, làm người anh em của Người trong tình Cha trên trời. “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16). Dù rằng sự chọn lựa này là theo bản tính nhân loại mà Chúa Kitô đã nhận lấy qua mầu nhiệm nhập thể làm người, nhưng nó được thực hiện trong sự tự do và ý thức và qua sự soi sáng của thánh ý Cha trên trời. Chúa Giêsu đã thức trọn một đêm để cầu nguyện và sáng hôm sau mới tuyển chọn nhóm Mười Hai đặt làm Tông đồ (x.Mc 3,13-14).
Một em đệ tử đã nói với Đức Giám Mục giáo phận Phan Thiết rằng Chúa Giêsu không chọn những con người hoàn hảo mà Người hoàn hảo hóa những con người mà chính Người tuyển chọn. Chắc chắn Chúa Giêsu có sơ sở nào đó để hy vọng sẽ có thể hoàn hảo hóa những người được tuyển chọn làm cộng tác viên. Để hoàn hảo hóa một ngôn sứ chuẩn bị cho dân tuyển chọn bước sang một trang lịch sử mới thì qua thành tâm của bà Anna và ông Gioakim, Thiên Chúa đón nhận trẻ Samuel vào đền thờ, truyền ban thánh ý và trao ban sứ vụ. Tin mừng cho thấy rằng một phương thế mà Chúa Giêsu dùng đó là dần làm cho các tông đồ trở nên bạn hữu của mình, trở nên là anh em, chị em và là mẹ của mình. Để tiến hành phương cách này thì Chúa Giêsu tạo điều kiện để họ ở với Người. Ở với Người thì các môn đệ sẽ dần dà thắm đượm lời giảng dạy của Thầy, sẽ ngày càng thấm nhiễm gương sống của Thầy để rồi thực thi thánh ý Cha trên trời.
25 năm, một chặng đường khá đủ đầy để chúng ta “ôn cố” là nhìn quãng đời đã qua, không chỉ để dâng tâm tình tri ân cảm tạ mà còn để biết “tri tân” nghĩa là biết lại bắt đầu như thế nào cho đúng hướng để sử dụng ơn lành Chúa ban cách hiệu quả hết sức có thể. Chắc hẳn cha Giuse cũng đã có thời gian lắng đọng xét xem mình đã là bạn, là anh em của Chúa Giêsu như thế nào. Và hơn nữa với thiên chức linh mục đã lãnh nhận ngài cũng xem xét mình đã giúp đoàn tín hữu, cách riêng giáo xứ Giang Sơn, Đông Sơn và giáo xứ Thổ Hoàng trở nên bạn hữu, trở thành anh em, chị em Chúa Giêsu ở mức độ nào.
Để trả lời những câu hỏi này xem ra không mấy dễ. Thế thì chúng ta có thể xét xem cha Giuse đã thực sự sống với các chiên trong đàn lẫn ngoài đàn được Giáo hội trao phó như là người bạn, là người anh em chị em, là người mẹ của họ ở chừng mực nào đây? Chắc chắn Chúa biết rõ. Cũng chắc chắn anh chị em giáo xứ Giang Sơn, Đông Sơn, giáo xứ Thổ Hoàng chúng ta đây và chính bản thân cha Giuse nữa cũng có thể trả lời dù rằng độ chính xác chỉ là tương đối và với một số ít người thì rất có thể là không chính xác không chỉ vì nhìn phiếm diện mà còn cả vì thành kiến. Thiển nghĩ rằng với những nhận định không chính xác dù với mục đích gì đi nữa cũng vẫn chẳng sao, nếu chúng ta biết đón nhận chúng như là lời nhắc nhủ cho thời gian sắp tới.
Ôn cố để tri ân. Và lời tri ân đẹp lòng Thiên Chúa, hợp với tình của các ân nhân xa gần đó là biết tri tân, nghĩa là biết sử dụng ân tình mình lãnh nhận cách hữu hiệu hơn. Bí Tích Thánh Thể sắp được cử hành trên bàn thờ này. Giáo hội tin nhận đây là Hy tế tạ ơn đúng nghĩa nhất. Chúa Kitô sống tâm tình tạ ơn thật tuyệt hảo khi sử dụng ơn lành Chúa Cha trao ban là tấm thân xác qua mầu nhiệm nhập thể, nhập thế, để rồi với tâm thân xác ấy Người không chỉ đi rao giảng lời chân lý, đi chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền cho nhân gian, xua trừ thần dữ mà Người còn dùng chính tấm thân xác ấy để gánh lấy phận tôi đòi, tội lỗi của nhân loại và qua đó trao ban chính sự sống thần linh mà hiệu quả là xóa bỏ tội tỗi nhân loại, giáo hòa nhân trần với Cha trên trời. Chẳng có lời tạ ơn nào tuyệt hảo cho bằng sử dụng ơn lành đúng và đẹp ý người ban tặng. Chắc chắn cha Giuse và chúng ta đây đều thực muốn có lời tạ ơn đúng nghĩa.
Thiết nghĩ rằng khi tuổi đời sắp đến ngưỡng “cổ lai hy” và tuổi đời linh mục cũng tương đối khá dài thì có nhiều sự đổi thay trong cách thế hiện hữu và hoạt động tông đồ. Tuy nhiên để ngày càng trở nên là bạn hữu nghĩa thiết, trở nên anh em thực sự của Chúa Giêsu hơn thì việc ở cùng Người phải thiết thân và sâu lắng hơn nhiều. Để giúp cho tha nhân trở nên anh em và là mẹ Chúa Cứu Thế thì cha Giuse và các mục tử của Giáo hội còn cần phải vừa đồng hành với đoàn chiên, vừa phải nhuốm mùi chiên ngày mỗi thiết thực hơn. Chính vì thế việc chuyển tải thánh ý Cha trên trời, chuyển tải ý, lời của Đấng Cứu Độ luôn đòi hỏi các ngài tiên vàn phải nỗ lực biến Lời Chúa trở nên máu thịt của mình.
Mong sao lời Đức cố Giám Mục Giuse Trịnh Chính Trực trong ngày truyền chức linh mục cho ngài 25 năm trước đây: ‘Con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và thực hành điều con dạy” sẽ khắc ghi trong tâm khảm của cha Giuse nói riêng và các linh mục chúng tôi nói chung. Đức thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã từng khẳng định: “Người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là những chứng nhân”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Thế Giới Và Những Vì Sao Hiển Linh
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:07 07/01/2023
Thế Giới Và Những “Vì Sao Hiển Linh”
(Lễ Hiển Linh 2023)
Trong sách Tự Điển Công Giáo của HĐGMVN, từ Hiển Linh được cắt nghĩa như sau: Hiển Linh gốc tiếng Hy Lạp là Epiphaneia, được ghép bởi “epi” có nghĩa là “trước mặt” và “phaneia” có nghĩa là hiện ra. Hiển linh chỉ sự biểu dương quyền uy của vua chúa, hay những cuộc tỏ hiện của thần linh…
Chính trong ý nghĩa nầy, ngay từ những thế kỷ đầu, Hội Thánh mừng lễ Hiển Linh vào ngày 6/01 với trọng tâm ý nghĩa là cuộc Giáng Sinh của Chúa Giêsu. Riêng Giáo Hội Chính Thống Giáo vẫn tiếp tục mừng lễ Giáng Sinh vào ngày nầy; trong khi Giáo Hội Công Giáo Rôma mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 25/12 và Hiển Linh vào ngày 6/01 với 3 mầu nhiệm: Ngôi Hai Thiên Chúa Hiển Linh qua “vì sao lạ dẫn đường Ba Vua Phương đông đến thờ lạy”, Hiển linh qua biến cố chịu phép rửa bên dòng sông Gio-đan và hiển linh qua phép lạ hóa nước thành rượu tại tiệc cưới Cana.
Riêng người Công Giáo Việt nam thương gọi lễ nầy là lễ Ba Vua; vì sứ điệp Lời Chúa được chọn làm trọng tâm cho đại lễ Hiển Linh hôm nay chính là bài tường thuật duy nhất của thánh sử Matthêô về sự kiện các Đạo sĩ Phương đông đến gặp Hài Nhi Giêsu tại Bêlem và triều bái Người với ba lễ vật Vàng, Nhũ Hương và Mộc Dược”.
Tuy nhiên, để hiểu trọn vẹn ý nghĩa của sứ điệp Lời Chúa trong ngày lễ hôm nay, chúng ta lại phải bắt đầu từ những trang Cựu ước.
Trước hết, mầu nhiệm Hiển Linh của Thiên Chúa qua biến cố Ngôi Hai ra đời làm người đã được tiên báo từ xa xưa, qua thị kiến của ngôn sứ Isaia về cuộc hồi hương vĩ đại của dân Israel tiến về Giêrusalem huy hoàng đã được tái thiết, sau một thuở lưu đày tối tăm hoang phế: “Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra, hỡi Giêrusalem ! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân; nhưng trên mình ngươi, Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi …”.
Qua những “dấu chỉ đầy ấn tượng” của Lời ngôn sứ đó, ý nghĩa đầu tiên của sứ điệp Hiển Linh chính là “ảnh hưởng bao trùm của công cuộc cứu độ”; hay nói cách khác, việc “Thiên Chúa nhập thể, Thiên Chúa đi vào trần gian, Thiên Chúa “đến cắm lều ở giữa nhân loại” không phải là chuyên riêng tư của một gia đình bé nhỏ: Giuse, Maria và Hài Nhi Giêsu; nhưng là công cuộc cứu độ có liên quan đến toàn thể nhân loại, ảnh hưởng trên toàn bộ lịch sử loài người và cả vũ trụ, trải dài trên mọi chiều kích không gian và thời gian.
Vì thế, cuộc “Hiển Linh” nầy đích thị là một “Tin Mừng vĩ đại cho toàn dân” (Lc 2,10) mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thành Bê-lem trong đêm Ngôi Hai giáng thế; cũng là Tin Mừng được Đức Kitô ra lệnh cho cho các môn sinh “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo…” (Mc 16,15), và cũng là Tin Mừng, mà theo nhận định của Thánh Phaolô trong thư Êphêsô (Bđ 2) nhờ đó, dân ngoại tìm về ơn cứu độ: “Và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô”; một “dân ngoại” được Thánh sử Matthêô minh họa đầy ấn tượng qua câu chuyện ba nhà đạo sĩ phương đông với những lễ vật cũng mang đầy nội dung Cứu độ: vàng (vương đế), nhũ hương (tư tế), mộc dược (khổ nạn hay mầu nhiệm Vượt Qua).
Và còn hơn thế nữa, “Dân Ngoại” trong sứ điệp Hiển Linh nầy còn mang thêm những ý nghĩa: “Dân ngoại” chính là đoàn dân ô hợp mang đầy tội lỗi oan khiên mà ở giữa họ có chàng thanh niên đến từ Nadaret đang sắp hàng xuống dòng sông Giođanô để ông Gioan là phép thanh tẩy; và “dân ngoại” cũng chính là muôn vạn ức triệu gia đình nhân loại đang “bẽ mặt vì thiếu rượu” nhưng lại được sự can thiệp kịp thời của vị Rabbi Giêsu khi biến hàng trăm lít nước lã thành rượu ngon để tiệc cưới mãi vang lên tiếng cười…
Nếu đem sứ điệp đầy hy vọng của mầu nhiệm Hiển Linh nầy soi chiếu vào thế giới hôm nay chúng ta sẽ thấy gì? Thấy còn hơn hai phần ba nhân loại chưa nhận biết Chúa Kitô, còn chiến tranh loạn lạc khắp nơi, còn mê tín dị đoan, còn bóng tối của lầm lạc, đổ vỡ, thương đau bao phủ nhiều dân tộc, nhiều gia đình…
Như vậy “cuộc Hiển Linh” của Thiên Chúa vẫn còn đang ở phía trước, vẫn là một “gọi mời” để nhân loại cất bước lên đường tìm kiếm “ánh sao lạ Bê Lem” như ba nhà đạo sĩ thuở nào; và nhất là để những ai đã một lần “tìm thấy ánh sao Bêlem”, phải “tìm đường khác trở về xứ sở mình”, quê hương mình, loan Tin Mừng Cứu Độ và giới thiệu Chúa Giêsu cho anh chị em mình.
Tóm lại, nếu “Hiển Linh” đó là mầu nhiệm “Thiên Chúa tỏ mình” thì đây cũng là lễ để chúng ta lên đường tiến về phía của Thiên Chúa, của Ngôi Lời Nhập Thể, của Đấng Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta.
Tuy nhiên, để đến được với Thiên Chúa, chúng ta phải ra khỏi cái tôi tầm thường, vị kỷ của mình của mình, để tiến bước trên con đường của “Lời Chúa”. Phải thức dậy khỏi giấc ngủ triền miên của biếng lười và tự mãn để nghe theo tiếng gọi của “Tin Mừng”, một Tin Mừng đòi hỏi hoán cải, khiêm hạ, khó nghèo, yêu thương, phục vụ….; một Tin Mừng chỉ dành cho những ai “khao khát mới được toại lòng” và chỉ những ai “trong sạch trong lòng mới được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,6.8); chẳng khác nào, như ba nhà đạo sĩ khi xưa, chỉ khi ra khỏi cái “đô thành Giêrusalem trần tục của Hêrôđê”, mới “gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người” !
Vâng, chỉ với một “đức tin hành động” đó, chúng ta mới “tới được Bê-lem như các đạo sĩ phương đông xưa”. Và khi đã gặp Chúa, chúng ta còn phải biến mình thành những “vì sao rực lên trong đêm tối” để đưa đường dẫn lối cho bao anh chị em xung quanh đang còn ở trong những chân trời xa cách Thiên Chúa và ánh sáng cứu độ của Ngài. Vâng, “sống Hiển Linh” chính là luôn biết sống cuộc sống đầy “khát vọng” như ca từ trong nhạc khúc “Khát Vọng” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn: “là bão, là giông, là ánh lửɑ đêm đông…; là hạt giống xɑnh đất mẹ bɑo dung…; là đàn chim gọi bình minh thức giấc…; là mặt trời gi℮o hạt nắng νô tư…”.
Và đó chính là cuộc hiển linh của những “vì sao” mà Thánh Phaolô đã khuyến dụ cộng đoàn Philipphê: “Giữa một thế giới gian tà sa đọa, anh em hãy rực sáng như những sao trên vòm trời”. (Phil.2, 14-15 ).
Trương Đình Hiền
(Lễ Hiển Linh 2023)
Trong sách Tự Điển Công Giáo của HĐGMVN, từ Hiển Linh được cắt nghĩa như sau: Hiển Linh gốc tiếng Hy Lạp là Epiphaneia, được ghép bởi “epi” có nghĩa là “trước mặt” và “phaneia” có nghĩa là hiện ra. Hiển linh chỉ sự biểu dương quyền uy của vua chúa, hay những cuộc tỏ hiện của thần linh…
Chính trong ý nghĩa nầy, ngay từ những thế kỷ đầu, Hội Thánh mừng lễ Hiển Linh vào ngày 6/01 với trọng tâm ý nghĩa là cuộc Giáng Sinh của Chúa Giêsu. Riêng Giáo Hội Chính Thống Giáo vẫn tiếp tục mừng lễ Giáng Sinh vào ngày nầy; trong khi Giáo Hội Công Giáo Rôma mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 25/12 và Hiển Linh vào ngày 6/01 với 3 mầu nhiệm: Ngôi Hai Thiên Chúa Hiển Linh qua “vì sao lạ dẫn đường Ba Vua Phương đông đến thờ lạy”, Hiển linh qua biến cố chịu phép rửa bên dòng sông Gio-đan và hiển linh qua phép lạ hóa nước thành rượu tại tiệc cưới Cana.
Riêng người Công Giáo Việt nam thương gọi lễ nầy là lễ Ba Vua; vì sứ điệp Lời Chúa được chọn làm trọng tâm cho đại lễ Hiển Linh hôm nay chính là bài tường thuật duy nhất của thánh sử Matthêô về sự kiện các Đạo sĩ Phương đông đến gặp Hài Nhi Giêsu tại Bêlem và triều bái Người với ba lễ vật Vàng, Nhũ Hương và Mộc Dược”.
Tuy nhiên, để hiểu trọn vẹn ý nghĩa của sứ điệp Lời Chúa trong ngày lễ hôm nay, chúng ta lại phải bắt đầu từ những trang Cựu ước.
Trước hết, mầu nhiệm Hiển Linh của Thiên Chúa qua biến cố Ngôi Hai ra đời làm người đã được tiên báo từ xa xưa, qua thị kiến của ngôn sứ Isaia về cuộc hồi hương vĩ đại của dân Israel tiến về Giêrusalem huy hoàng đã được tái thiết, sau một thuở lưu đày tối tăm hoang phế: “Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra, hỡi Giêrusalem ! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân; nhưng trên mình ngươi, Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi …”.
Qua những “dấu chỉ đầy ấn tượng” của Lời ngôn sứ đó, ý nghĩa đầu tiên của sứ điệp Hiển Linh chính là “ảnh hưởng bao trùm của công cuộc cứu độ”; hay nói cách khác, việc “Thiên Chúa nhập thể, Thiên Chúa đi vào trần gian, Thiên Chúa “đến cắm lều ở giữa nhân loại” không phải là chuyên riêng tư của một gia đình bé nhỏ: Giuse, Maria và Hài Nhi Giêsu; nhưng là công cuộc cứu độ có liên quan đến toàn thể nhân loại, ảnh hưởng trên toàn bộ lịch sử loài người và cả vũ trụ, trải dài trên mọi chiều kích không gian và thời gian.
Vì thế, cuộc “Hiển Linh” nầy đích thị là một “Tin Mừng vĩ đại cho toàn dân” (Lc 2,10) mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thành Bê-lem trong đêm Ngôi Hai giáng thế; cũng là Tin Mừng được Đức Kitô ra lệnh cho cho các môn sinh “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo…” (Mc 16,15), và cũng là Tin Mừng, mà theo nhận định của Thánh Phaolô trong thư Êphêsô (Bđ 2) nhờ đó, dân ngoại tìm về ơn cứu độ: “Và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô”; một “dân ngoại” được Thánh sử Matthêô minh họa đầy ấn tượng qua câu chuyện ba nhà đạo sĩ phương đông với những lễ vật cũng mang đầy nội dung Cứu độ: vàng (vương đế), nhũ hương (tư tế), mộc dược (khổ nạn hay mầu nhiệm Vượt Qua).
Và còn hơn thế nữa, “Dân Ngoại” trong sứ điệp Hiển Linh nầy còn mang thêm những ý nghĩa: “Dân ngoại” chính là đoàn dân ô hợp mang đầy tội lỗi oan khiên mà ở giữa họ có chàng thanh niên đến từ Nadaret đang sắp hàng xuống dòng sông Giođanô để ông Gioan là phép thanh tẩy; và “dân ngoại” cũng chính là muôn vạn ức triệu gia đình nhân loại đang “bẽ mặt vì thiếu rượu” nhưng lại được sự can thiệp kịp thời của vị Rabbi Giêsu khi biến hàng trăm lít nước lã thành rượu ngon để tiệc cưới mãi vang lên tiếng cười…
Nếu đem sứ điệp đầy hy vọng của mầu nhiệm Hiển Linh nầy soi chiếu vào thế giới hôm nay chúng ta sẽ thấy gì? Thấy còn hơn hai phần ba nhân loại chưa nhận biết Chúa Kitô, còn chiến tranh loạn lạc khắp nơi, còn mê tín dị đoan, còn bóng tối của lầm lạc, đổ vỡ, thương đau bao phủ nhiều dân tộc, nhiều gia đình…
Như vậy “cuộc Hiển Linh” của Thiên Chúa vẫn còn đang ở phía trước, vẫn là một “gọi mời” để nhân loại cất bước lên đường tìm kiếm “ánh sao lạ Bê Lem” như ba nhà đạo sĩ thuở nào; và nhất là để những ai đã một lần “tìm thấy ánh sao Bêlem”, phải “tìm đường khác trở về xứ sở mình”, quê hương mình, loan Tin Mừng Cứu Độ và giới thiệu Chúa Giêsu cho anh chị em mình.
Tóm lại, nếu “Hiển Linh” đó là mầu nhiệm “Thiên Chúa tỏ mình” thì đây cũng là lễ để chúng ta lên đường tiến về phía của Thiên Chúa, của Ngôi Lời Nhập Thể, của Đấng Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta.
Tuy nhiên, để đến được với Thiên Chúa, chúng ta phải ra khỏi cái tôi tầm thường, vị kỷ của mình của mình, để tiến bước trên con đường của “Lời Chúa”. Phải thức dậy khỏi giấc ngủ triền miên của biếng lười và tự mãn để nghe theo tiếng gọi của “Tin Mừng”, một Tin Mừng đòi hỏi hoán cải, khiêm hạ, khó nghèo, yêu thương, phục vụ….; một Tin Mừng chỉ dành cho những ai “khao khát mới được toại lòng” và chỉ những ai “trong sạch trong lòng mới được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,6.8); chẳng khác nào, như ba nhà đạo sĩ khi xưa, chỉ khi ra khỏi cái “đô thành Giêrusalem trần tục của Hêrôđê”, mới “gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người” !
Vâng, chỉ với một “đức tin hành động” đó, chúng ta mới “tới được Bê-lem như các đạo sĩ phương đông xưa”. Và khi đã gặp Chúa, chúng ta còn phải biến mình thành những “vì sao rực lên trong đêm tối” để đưa đường dẫn lối cho bao anh chị em xung quanh đang còn ở trong những chân trời xa cách Thiên Chúa và ánh sáng cứu độ của Ngài. Vâng, “sống Hiển Linh” chính là luôn biết sống cuộc sống đầy “khát vọng” như ca từ trong nhạc khúc “Khát Vọng” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn: “là bão, là giông, là ánh lửɑ đêm đông…; là hạt giống xɑnh đất mẹ bɑo dung…; là đàn chim gọi bình minh thức giấc…; là mặt trời gi℮o hạt nắng νô tư…”.
Và đó chính là cuộc hiển linh của những “vì sao” mà Thánh Phaolô đã khuyến dụ cộng đoàn Philipphê: “Giữa một thế giới gian tà sa đọa, anh em hãy rực sáng như những sao trên vòm trời”. (Phil.2, 14-15 ).
Trương Đình Hiền
Cho toàn thế giới
Lm Minh Anh
20:43 07/01/2023
CHO TOÀN THẾ GIỚI
“Lạy Chúa, muôn dân nước sẽ thờ lạy Ngài!”.
Cornelia Arnolda Johanna, nữ văn sĩ thời hậu chiến thế giới thứ hai, trong “The Hiding Place”, “Nơi Ẩn Náu”, bà viết, “Nhìn quanh thì xót xa; hướng nội thì chán nản! Hãy tìm kiếm Giêsu, nhìn vào Giêsu, và bạn hãy yên nghỉ!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời khuyên ngọt ngào của Johanna được gặp lại trong Lời Chúa Chúa Nhật Hiển Linh hôm nay. “Hiển Linh” có nghĩa là biểu lộ, tỏ mình. Sự “Hiển Linh của Chúa” là sự tỏ mình của Chúa Kitô, không chỉ cho ba nhà đạo sĩ đến tìm kiếm Ngài từ phương Đông, nhưng còn ‘cho toàn thế giới’, cho muôn dân, mà ba đạo sĩ là hình ảnh tượng trưng cho tính phổ quát này. Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Lạy Chúa, muôn dân nước sẽ thờ lạy Ngài!”.
Bài đọc Isaia nói đến tính phổ quát của ơn cứu độ Chúa Kitô mang đến. Ngôn sứ nói đến Giêrusalem, nơi quy tụ muôn nước, “Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi”. Giêrusalem là hình ảnh của Hội Thánh ngày nay! Chân lý này được Phaolô xác tín qua bài đọc hai, “Trong Đức Kitô và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa”. Như vậy, ơn cứu độ Chúa Kitô mang đến, không dành cho riêng ai, không cho người Do Thái hay chỉ cho Hội Thánh Công Giáo; nhưng ‘cho toàn thế giới!’.
Sự thật này được tỏ bày chi tiết hơn qua ba nhà đạo sĩ mà Matthêu, tác giả viết Phúc Âm cho người trở lại, coi họ như đại diện cho cả thế giới dân ngoại. Họ là những nhà thông thái đã bị cuốn hút bởi niềm tin của người Do Thái, vốn tin vào một Messia sẽ đến. Và Thiên Chúa đã dùng những gì họ quen thuộc để mời họ đến tôn thờ Ngài. Ngài sử dụng một vì sao, để một khi nhìn thấy ngôi sao mới lạ và độc đáo này trên bầu trời, họ nhận ra rằng, có một điều gì đó đặc biệt đang xảy ra; và họ lên đường tìm kiếm. Vì thế, bài học đầu tiên cho chúng ta là Chúa đến ‘cho toàn thế giới’ nhưng trước hết, Ngài đến cho tôi! Ngài sẽ sử dụng những gì quen thuộc nhất của tôi để gọi tôi. Hãy tìm kiếm “ngôi sao” mà Chúa đang dùng để gọi bạn. Nó gần hơn bạn nghĩ!
Điều thứ hai chúng ta lưu ý là các đạo sĩ đã phủ phục trước Chúa Hài Đồng. Với Hêrôđê, họ dám hy sinh mạng sống vì Hài Nhi Giêsu đó; và họ sấp mình trước mặt Ngài trong sự quy phục và tôn thờ hoàn toàn. Nếu các nhà thông thái này từ một vùng đất xa lạ có thể đến và thờ lạy Chúa Kitô một cách sâu sắc đến thế, sao bạn và tôi lại không làm vậy? “Muôn dân nước sẽ thờ lạy Ngài”, nhưng trước hết, bạn và tôi biết thờ lạy Ngài! Hãy bắt chước các đạo sĩ, thử sấp mình xuống để cầu nguyện theo đúng nghĩa đen, hoặc ít nhất, hãy làm như vậy trong trái tim mình thông qua lời cầu nguyện. Hãy tôn thờ Chúa Kitô với sự đầu phục hoàn toàn.
Anh Chị em,
“Lạy Chúa, muôn dân nước sẽ thờ lạy Ngài!”. Hôm nay, suy gẫm về những đạo sĩ, xem họ như một biểu tượng cho những gì bạn được kêu gọi để làm; bạn ‘được gọi để thờ lạy!’. Bạn được gọi từ trong thế giới này, một thế giới mà “nhìn quanh thì xót xa, hướng nội thì chán nản”, để tìm kiếm và thờ lạy Đấng Cứu Độ Thế Giới. Vậy Chúa đã dùng ngôi sao nào để mời gọi bạn đến với Ngài? Và một khi khám phá ra Ngài, đừng ngần ngại thừa nhận toàn bộ sự thật về mình; và nhất là sự thật về Ngài, Đấng hạ mình trong máng cỏ, chết cho bạn, ‘cho toàn thế giới’ để sống lại hầu cứu lấy thế giới; trong đó có bạn! Hôm nay, theo nghĩa đen, bạn nằm sấp mình và lặng thinh cầu nguyện, phủ phục trước Ngài trong sự phục tùng hoàn toàn và khiêm nhượng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nhìn quanh, con xót xa; hướng nội, con chán nản! Này con phủ phục trước nhan thánh Chúa, con thờ lạy Chúa thay ‘cho toàn thế giới’; và nơi Chúa, con yên nghỉ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Đức Hồng Y Joseph Zen
Thanh Quảng sdb
23:26 07/01/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ Đức Hồng Y Joseph Zen
Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-Kiun, một nhân viên đối kháng với chính quyền Trung quốc, tố giác những vi phạm nhân quyền và sai trái lật lọng những giao kèo giữa Tòa Thánh và Trung Quốc.
Nhân chuyến viếng thăm Vatican để tham dự Thánh Lễ an táng cho Đức cố nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vào Thứ Năm, Ngài được gỡ riêng gặp Đức Thánh Cha Phanxicô.
(Tin Vatican)
Cuộc họp diễn ra vào thứ Sáu tại Casa Santa Marta, nơi ở của Giáo hoàng tại Vatican
Vị Hồng Y 90 tuổi người Trung Quốc đã được Đức Giáo Hoàng danh dự tấn phong Hồng Y vào năm 2006.
Tin tức được tạp chí Dòng Tên Hoa Kỳ “America” đưa tin, với lời phát biểu của Đức Giám Mục Hồng Kông: “Thật tuyệt vời, Đức Thánh Cha Phanxicô ân cần với hyuynh đệ, ĐTC đã gặp ĐHY”, Đức Hồng Y Quân nói như vậy sau cuộc gặp. Cũng mong ĐHY nói lên được nguyện vọng của Ngài cho tương lai Hồng Kông…
Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-Kiun, một nhân viên đối kháng với chính quyền Trung quốc, tố giác những vi phạm nhân quyền và sai trái lật lọng những giao kèo giữa Tòa Thánh và Trung Quốc.
Nhân chuyến viếng thăm Vatican để tham dự Thánh Lễ an táng cho Đức cố nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI vào Thứ Năm, Ngài được gỡ riêng gặp Đức Thánh Cha Phanxicô.
(Tin Vatican)
Cuộc họp diễn ra vào thứ Sáu tại Casa Santa Marta, nơi ở của Giáo hoàng tại Vatican
Vị Hồng Y 90 tuổi người Trung Quốc đã được Đức Giáo Hoàng danh dự tấn phong Hồng Y vào năm 2006.
Tin tức được tạp chí Dòng Tên Hoa Kỳ “America” đưa tin, với lời phát biểu của Đức Giám Mục Hồng Kông: “Thật tuyệt vời, Đức Thánh Cha Phanxicô ân cần với hyuynh đệ, ĐTC đã gặp ĐHY”, Đức Hồng Y Quân nói như vậy sau cuộc gặp. Cũng mong ĐHY nói lên được nguyện vọng của Ngài cho tương lai Hồng Kông…
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt thăm nhà hưu dưỡng Linh Mục
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
22:02 07/01/2023
Không khí mùa xuân đang đến, ngoài đường xe cộ tấp nập, ai cũng muốn hoàn tất công việc của mình để trở về nhà đón cái tết ấm áp bên gia đình. Thế nhưng đâu đó, vẫn có những linh mục sau một thời gian dài phục vụ Hội Thánh, giờ đây, các ngài lại sống ẩn mình nơi các nhà hưu dưỡng. Một trong số đó có nhà hưu dưỡng Chí hòa và nhà Huu dưỡng Bùi chu mà mà hai cha cùng ban caritas, đại diện các doàn thể CGTH đến thăm, hôm nay ngày 07/01/2023.
Xem Hình
Những ngày cận tết dường như người người ít đến nhà thờ hơn, chắc là do họ bận bịu với công việc cuối năm, chính vì vậy càng làm cho khung cảnh nơi nhà hưu dưỡng thêm tĩnh lặng. Chúng tôi được Sr hướng dẫn đến thăm phòng ở, nơi các cha
Vinh sơn Trần Văn Đẩu ( TGPSG)
Xem Hình
Những ngày cận tết dường như người người ít đến nhà thờ hơn, chắc là do họ bận bịu với công việc cuối năm, chính vì vậy càng làm cho khung cảnh nơi nhà hưu dưỡng thêm tĩnh lặng. Chúng tôi được Sr hướng dẫn đến thăm phòng ở, nơi các cha
đang sinh hoạt. Đến thăm trao đổi, chúng tôi nhận thấy nét mặt các ngài dường như tươi hơn, tươi hơn vì có người đến thăm hỏi. Trao đổi vói các cha, chúng tôi thấy nơi các vị ấy niềm tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa, Đấng toàn năng, và dù tuổi già sức yếu nhưng các vị vẫn hằng ngày, hằng ngày cầu nguyện cho mọi người và cho thế giới sớm thoát khỏi đại dịch. Cuối cùng, những món quà yêu thương của cộng đoàn giáo xứ Tân Việt gửi đến quý cha, như tấm lòng biết ơn của người con thảo đối với các ngài. Mong các ngài thiệt khỏe và tràn đầy hồng ân Thiên Chúa cám ơn các cha vì luôn nhớ và cầu nguyện cho chúng con. Xin cùng cầu nguyện và chúc lành cho nhau một năm mới an lành, hạnh phúc và bình an trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa.
Vinh sơn Trần Văn Đẩu ( TGPSG)
Văn Hóa
Chuyện Peter, Michelle, Andy: Đại Hội Văn Nghệ Hiển Linh
Nguyễn Trung Tây
15:21 07/01/2023
□ Nguyễn Trung Tây
QUÁN NƯỚC ĐẦU LÀNG: NIỀM TIN VIỆT NAM - Tập I
Chuyện PETER, MICHELLE, ANDY: Đại Hội Văn Nghệ Hiển Linh
□ Peter, Michelle, Andy ba anh em đang sống ở Mỹ. Andy sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ.
Michelle mặt nhìn hào hứng như người trúng loto, gõ cửa phòng đại ca,
— Hey, Peter...
Peter ló đầu ra,
— What's up, little sis?
Michelle lúc lắc mái tóc mới cắt ngắn,
— Đại ca thấy tóc tui làm sao? Nhìn được không?
Peter cộ mắt,
— Dư tiền bạc quá hen... Tốn nhiêu vậy?
Michelle bĩu môi dài cả tấc,
— Tiền đâu ra mà dư, đại ca... Để dành mấy tháng trời mới được mấy đồng...
Bị đại ca cự nự, Michelle chù u một cục,
— Đại ca nói chuyện dễ xa nhau... Mà thôi... Cuối tuần, có đại hội văn nghệ dưới phố. Nhiều ca sĩ lắm. Đi coi không?
Peter ngập ngừng,
— Cuối tuần này? Chết rồi, tau lỡ mua vé show Mỹ Tâm với Quang Dũng rồi. Mà lại là vé VIP, hơn $100 đô lận… Giờ sao dám bỏ!
Michelle không bỏ qua, ăn miếng trả miếng,
— Wow! Vé VIP. Chơi bạo nghen! Đại ca kỳ này dư tiền bạc quá hen... Quăng tiền qua cửa sổ chỗ nào, nói tui biết, tui đứng bên ngoài cầm rổ hứng...
Peter cự em gái,
— Mi nói chuyện tào lao! Có mà dư tiền quăng qua cửa sổ cho mi cầm rổ hứng...
Michelle làm mặt lơ, quay sang Andy,
— Hey Andy! Đại ca đi với mi hả?
Andy lắc đầu,
— Nope, not with me.
Andy nhìn Peter,
— Wow! Tui biết rồi. Đại ca đi chơi với girl friend.
Peter mặt ửng đỏ,
— Nope! I go by myself.
Làm mặt lạnh, Michelle vừa đánh vừa xoa,
— Nếu đại ca có bồ, thì tụi tui chúc mừng. Làm chi mà phải chối lia lịa như vậy.
Quay sang Andy,
— Mà thôi, Andy, để cho đại ca Peter làm ăn. Đừng phá đại ca nữa. Tau với mi đi coi văn nghệ xem mặt Như Quỳnh. Tao biết mi khoái Như Quỳnh lắm mà.
Andy ngạc nhiên,
— Sao you biết tui khoái Như Quỳnh?
Michelle lườm em út,
— Ông tướng! Poster Như Quỳnh to tướng mi treo trong phòng... Có đui mới không nhìn thấy.
Andy ngần ngại, gãi tóc,
— Well... But...I have no money. You know... You phải mua vé cho mi đó.
Michelle trợn mắt, dớt liền,
— Khỏi phải xưng tội. Nhìn mặt là biết nghèo kiết xác rồi.
Andy tiếp tục gãi gãi, mặt nhăn lại,
— Nghèo kiết xác. Nghèo I know. Nghèo means poor, but what does “kiết xác” mean?
Michelle cự nự,
— What does “kiết xác” mean? Mi lười học tiếng Việt. Nói chuyện với mi tau phải giải thích. Mệt quá đi! Kiết xác means you’re “nghèo” seeing mama? Hiểu chưa?
Andy trợn mắt, lạc đường mùa chay,
— Hả, what does it mean nghèo seeing mama?
Michelle gõ đầu Andy,
— Seeing là thấy. Mama là mẹ đó. Hiểu chưa?
Nhìn mặt Andy vẫn còn ngơ ngác, Michelle nắm tay Andy kéo ra cửa,
— Thằng ông nội! Bỏ đi, mi chở tau xuống phố, tụi mình mua vé, tiện đường ghé vào ăn Bún Bò Huế...
Michelle trấn an Andy,
— Hakuna Matata! Tau bao...
Andy lại nhăn mặt,
— Hà ku na mà tá ta? What?
Michelle mất kiên nhẫn, mắng em út,
— Thằng...quỷ! Mi đã coi The Lion King chưa? Nói chuyện với mi mệt seeing daddy?
Michelle giải thích luôn,
— Daddy là tiá đó, ông nội...
Andy tươi nét mặt,
— Wow! Tui hiểu rồi. Sư tỷ muốn nói, "Mệt thấy tiá". Đúng không?
Michelle cười tươi,
— Lâu lâu cũng thấy mi thông minh đột xuất?
Andy lại nhăn nhăn mặt,
— Đột xuất? What does it mean?
Michelle vừa kéo vừa đẩy Andy ra xe,
— Thằng giặc... Tau lạy mi! Mi có muốn ăn Bún Bò hay đứng đây học lớp Việt Ngữ?
SUY NIỆM
I. Giới thiệu 1: Tối Chúa Nhật Hiển Linh, sân khấu tại rạp Bethlehem được xây dựng rộng lớn tầm cỡ quốc tế. Đúng 7 giờ tối, chương trình văn nghệ bắt đầu.
Từ trong hậu trường giọng trầm ấm của nam MC cất lên,
MC Nam: Hôm nay Chúa Nhật Hiển Linh, bắt chước Peter, Michell, và Andy, người người tín hữu tấp nập lên đường kéo về phố nhỏ Bethlehem để chiêm ngưỡng dung nhan thiên đàng và lắng nghe tiếng hát mê hồn của một celebrity, một superstar, một đại tài tử tại rạp Bethlehem…
II. Giới thiệu 2: Nữ MC mặc áo dài trắng toát óng ánh kim tuyến của thiên thần bước ra sân khấu. Đèn spotlight chiếu thắng vào nữ MC.
MC Nữ: Theo như thánh sử Matthêu 2:1-12, nhận được bản tin về sự xuất hiện bất ngờ của đại tài tử Giêsu trong chương trình văn nghệ Giáng Sinh tổ chức tại thị trấn Bethlehem, những nhà Tu Sĩ Trung Đông hăm hở rủ nhau lên đường về miền đất thánh để chiêm ngắm dung nhan và lắng nghe giọng hát ngàn vàng của nam tài tử kiêm danh ca Giêsu Nazareth. Dù lối mòn dẫn về phố nhỏ Bethlehem trăn trở với lạc đường mất dấu, các nhà Tu Sĩ Trung Đông vẫn hăm hở lên đường tìm kiếm.
Và để bắt đầu đại dạ hội văn nghệ Hiển Linh đêm nay, xin được giới thiệu đến quý vị nam tài tử kiêm danh ca... Kính thưa quý vị, chúng tôi muốn nói đến danh ca Giêsu thành Nazareth... Xin mọi người vỗ tay chào mừng nam danh ca Ngôi Lời Nhập Thể...
(Tiếng vỗ tay từ phiá khán giả.)
III. Đêm thánh vô cùng: MC nữ biến mất sau cánh gà. Màn nhung sân khấu từ từ kéo lên. Đèn spotlight chiếu thắng vào máng cỏ đơn sơ có Chúa Hài Đồng ngây thơ đang nằm trên máng cỏ. Nhạc đệm Đêm Thánh Vô Cùng của Franz Gruber nhè nhẹ nổi lên…
Đêm thánh vô cùng,
Giây phút tưng bừng.
Đất với trời,
Xe chữ đồng…
IV. Chúa Nhật Hiển Linh: Nhạc Đêm Thánh Vô Cùng vừa chấm dứt, MC Nam bước ra trong y phục áo chùng đen của Linh Mục.
MC Nam (Nói trong dáng điệu của một linh mục trên tòa giảng): Chúa Nhật Hiển Linh, mời bạn, chúng ta hãy,
— Hãy hăm hở rủ nhau lên đường tìm kiếm Đại Tài tử Giêsu;
— Hãy cất trong bóp trong ví tấm hình Siêu Tài tử Con Trời;
— Hãy treo trong phòng khách và phòng ngủ poster của đại danh ca kiêm siêu sao tên gọi Ngôi Lời.
Những khi bơ vơ lạc đường mất lối trên con đường hành hương,
— Mời bạn nhìn lên poster của Siêu Sao Ngôi Lời...
Những nhà Tu Sĩ Trung Đông hồi xưa khi lạc lối, họ đã mở miệng hỏi đường, và ngôi sao lạ đã xuất hiện giữa bầu trời dẫn dắt họ tới thẳng căn nhà của Hài Nhi Giêsu.
Nếu bạn, những nhà tu sĩ Trung Đông hôm nay cầu nguyện với Nam Tài Tử Con Trời. Nếu bạn có lòng, có quyết tâm, Con Trời gửi tới trần gian ngôi sao lạ xuất hiện giữa trời dẫn bạn tiếp tục bước đi những bước hành hương.
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa, cám ơn Chúa đã gửi đến trần gian đại tài tử Con Trời Giêsu.
□ (Nguyễn Trung Tây, Quán Nước Đầu Làng: Niềm Tin Việt Nam, NXB Tôn Giáo, 2021, 203-209)
QUÁN NƯỚC ĐẦU LÀNG: NIỀM TIN VIỆT NAM - Tập I
Chuyện PETER, MICHELLE, ANDY: Đại Hội Văn Nghệ Hiển Linh
□ Peter, Michelle, Andy ba anh em đang sống ở Mỹ. Andy sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ.
Michelle mặt nhìn hào hứng như người trúng loto, gõ cửa phòng đại ca,
— Hey, Peter...
Peter ló đầu ra,
— What's up, little sis?
Michelle lúc lắc mái tóc mới cắt ngắn,
— Đại ca thấy tóc tui làm sao? Nhìn được không?
Peter cộ mắt,
— Dư tiền bạc quá hen... Tốn nhiêu vậy?
Michelle bĩu môi dài cả tấc,
— Tiền đâu ra mà dư, đại ca... Để dành mấy tháng trời mới được mấy đồng...
Bị đại ca cự nự, Michelle chù u một cục,
— Đại ca nói chuyện dễ xa nhau... Mà thôi... Cuối tuần, có đại hội văn nghệ dưới phố. Nhiều ca sĩ lắm. Đi coi không?
Peter ngập ngừng,
— Cuối tuần này? Chết rồi, tau lỡ mua vé show Mỹ Tâm với Quang Dũng rồi. Mà lại là vé VIP, hơn $100 đô lận… Giờ sao dám bỏ!
Michelle không bỏ qua, ăn miếng trả miếng,
— Wow! Vé VIP. Chơi bạo nghen! Đại ca kỳ này dư tiền bạc quá hen... Quăng tiền qua cửa sổ chỗ nào, nói tui biết, tui đứng bên ngoài cầm rổ hứng...
Peter cự em gái,
— Mi nói chuyện tào lao! Có mà dư tiền quăng qua cửa sổ cho mi cầm rổ hứng...
Michelle làm mặt lơ, quay sang Andy,
— Hey Andy! Đại ca đi với mi hả?
Andy lắc đầu,
— Nope, not with me.
Andy nhìn Peter,
— Wow! Tui biết rồi. Đại ca đi chơi với girl friend.
Peter mặt ửng đỏ,
— Nope! I go by myself.
Làm mặt lạnh, Michelle vừa đánh vừa xoa,
— Nếu đại ca có bồ, thì tụi tui chúc mừng. Làm chi mà phải chối lia lịa như vậy.
Quay sang Andy,
— Mà thôi, Andy, để cho đại ca Peter làm ăn. Đừng phá đại ca nữa. Tau với mi đi coi văn nghệ xem mặt Như Quỳnh. Tao biết mi khoái Như Quỳnh lắm mà.
Andy ngạc nhiên,
— Sao you biết tui khoái Như Quỳnh?
Michelle lườm em út,
— Ông tướng! Poster Như Quỳnh to tướng mi treo trong phòng... Có đui mới không nhìn thấy.
Andy ngần ngại, gãi tóc,
— Well... But...I have no money. You know... You phải mua vé cho mi đó.
Michelle trợn mắt, dớt liền,
— Khỏi phải xưng tội. Nhìn mặt là biết nghèo kiết xác rồi.
Andy tiếp tục gãi gãi, mặt nhăn lại,
— Nghèo kiết xác. Nghèo I know. Nghèo means poor, but what does “kiết xác” mean?
Michelle cự nự,
— What does “kiết xác” mean? Mi lười học tiếng Việt. Nói chuyện với mi tau phải giải thích. Mệt quá đi! Kiết xác means you’re “nghèo” seeing mama? Hiểu chưa?
Andy trợn mắt, lạc đường mùa chay,
— Hả, what does it mean nghèo seeing mama?
Michelle gõ đầu Andy,
— Seeing là thấy. Mama là mẹ đó. Hiểu chưa?
Nhìn mặt Andy vẫn còn ngơ ngác, Michelle nắm tay Andy kéo ra cửa,
— Thằng ông nội! Bỏ đi, mi chở tau xuống phố, tụi mình mua vé, tiện đường ghé vào ăn Bún Bò Huế...
Michelle trấn an Andy,
— Hakuna Matata! Tau bao...
Andy lại nhăn mặt,
— Hà ku na mà tá ta? What?
Michelle mất kiên nhẫn, mắng em út,
— Thằng...quỷ! Mi đã coi The Lion King chưa? Nói chuyện với mi mệt seeing daddy?
Michelle giải thích luôn,
— Daddy là tiá đó, ông nội...
Andy tươi nét mặt,
— Wow! Tui hiểu rồi. Sư tỷ muốn nói, "Mệt thấy tiá". Đúng không?
Michelle cười tươi,
— Lâu lâu cũng thấy mi thông minh đột xuất?
Andy lại nhăn nhăn mặt,
— Đột xuất? What does it mean?
Michelle vừa kéo vừa đẩy Andy ra xe,
— Thằng giặc... Tau lạy mi! Mi có muốn ăn Bún Bò hay đứng đây học lớp Việt Ngữ?
SUY NIỆM
I. Giới thiệu 1: Tối Chúa Nhật Hiển Linh, sân khấu tại rạp Bethlehem được xây dựng rộng lớn tầm cỡ quốc tế. Đúng 7 giờ tối, chương trình văn nghệ bắt đầu.
Từ trong hậu trường giọng trầm ấm của nam MC cất lên,
MC Nam: Hôm nay Chúa Nhật Hiển Linh, bắt chước Peter, Michell, và Andy, người người tín hữu tấp nập lên đường kéo về phố nhỏ Bethlehem để chiêm ngưỡng dung nhan thiên đàng và lắng nghe tiếng hát mê hồn của một celebrity, một superstar, một đại tài tử tại rạp Bethlehem…
II. Giới thiệu 2: Nữ MC mặc áo dài trắng toát óng ánh kim tuyến của thiên thần bước ra sân khấu. Đèn spotlight chiếu thắng vào nữ MC.
MC Nữ: Theo như thánh sử Matthêu 2:1-12, nhận được bản tin về sự xuất hiện bất ngờ của đại tài tử Giêsu trong chương trình văn nghệ Giáng Sinh tổ chức tại thị trấn Bethlehem, những nhà Tu Sĩ Trung Đông hăm hở rủ nhau lên đường về miền đất thánh để chiêm ngắm dung nhan và lắng nghe giọng hát ngàn vàng của nam tài tử kiêm danh ca Giêsu Nazareth. Dù lối mòn dẫn về phố nhỏ Bethlehem trăn trở với lạc đường mất dấu, các nhà Tu Sĩ Trung Đông vẫn hăm hở lên đường tìm kiếm.
Và để bắt đầu đại dạ hội văn nghệ Hiển Linh đêm nay, xin được giới thiệu đến quý vị nam tài tử kiêm danh ca... Kính thưa quý vị, chúng tôi muốn nói đến danh ca Giêsu thành Nazareth... Xin mọi người vỗ tay chào mừng nam danh ca Ngôi Lời Nhập Thể...
(Tiếng vỗ tay từ phiá khán giả.)
III. Đêm thánh vô cùng: MC nữ biến mất sau cánh gà. Màn nhung sân khấu từ từ kéo lên. Đèn spotlight chiếu thắng vào máng cỏ đơn sơ có Chúa Hài Đồng ngây thơ đang nằm trên máng cỏ. Nhạc đệm Đêm Thánh Vô Cùng của Franz Gruber nhè nhẹ nổi lên…
Đêm thánh vô cùng,
Giây phút tưng bừng.
Đất với trời,
Xe chữ đồng…
IV. Chúa Nhật Hiển Linh: Nhạc Đêm Thánh Vô Cùng vừa chấm dứt, MC Nam bước ra trong y phục áo chùng đen của Linh Mục.
MC Nam (Nói trong dáng điệu của một linh mục trên tòa giảng): Chúa Nhật Hiển Linh, mời bạn, chúng ta hãy,
— Hãy hăm hở rủ nhau lên đường tìm kiếm Đại Tài tử Giêsu;
— Hãy cất trong bóp trong ví tấm hình Siêu Tài tử Con Trời;
— Hãy treo trong phòng khách và phòng ngủ poster của đại danh ca kiêm siêu sao tên gọi Ngôi Lời.
Những khi bơ vơ lạc đường mất lối trên con đường hành hương,
— Mời bạn nhìn lên poster của Siêu Sao Ngôi Lời...
Những nhà Tu Sĩ Trung Đông hồi xưa khi lạc lối, họ đã mở miệng hỏi đường, và ngôi sao lạ đã xuất hiện giữa bầu trời dẫn dắt họ tới thẳng căn nhà của Hài Nhi Giêsu.
Nếu bạn, những nhà tu sĩ Trung Đông hôm nay cầu nguyện với Nam Tài Tử Con Trời. Nếu bạn có lòng, có quyết tâm, Con Trời gửi tới trần gian ngôi sao lạ xuất hiện giữa trời dẫn bạn tiếp tục bước đi những bước hành hương.
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa, cám ơn Chúa đã gửi đến trần gian đại tài tử Con Trời Giêsu.
□ (Nguyễn Trung Tây, Quán Nước Đầu Làng: Niềm Tin Việt Nam, NXB Tôn Giáo, 2021, 203-209)
VietCatholic TV
Dư âm thánh lễ an táng Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16. Người Đức kêu gọi tuyên thánh cho ngài
VietCatholic Media
05:17 07/01/2023
1. Nhiều người tham dự lễ tang Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 hô hào tuyên thánh ngay cho ngài
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ trì lễ tang cho Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 hôm thứ Năm, dịu dàng chạm vào quan tài của người tiền nhiệm khi ngài đứng chống gậy trước hàng chục nghìn người đưa tang, trong đó một số đông đã kêu gọi tuyên thánh cho Đức Cố Giáo Hoàng.
Cái chết của Đức Bênêđictô hôm thứ Bảy đã chấm dứt một thập kỷ cựu giáo hoàng và đương kim giáo hoàng sống cạnh nhau ở Vatican.
Vào cuối lễ tang ở quảng trường Thánh Phêrô, một số người đã hét lên bằng tiếng Ý “Santo Subito!” (Phong thánh ngay cho ngài!). Đó là cụm từ tương tự được sử dụng trong đám tang của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2005, mặc dù khi đó nhiều người tham dự lễ tang hơn.
Ba trong số năm vị giáo hoàng gần đây nhất đã được tuyên thánh, nhưng chỉ khoảng một phần ba tổng số 265 vị giáo hoàng qua đời được tuyên thánh trong lịch sử 2.000 năm của Giáo hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã ngồi trong phần lớn thời gian của buổi lễ vì bị đau đầu gối, kể cả khi đọc bài giảng, trong đó ông chỉ nhắc đến tên Đức Bênêđíctô một lần tại buổi lễ có hơn 50.000 người tham dự tại một quảng trường bị sương mù bao phủ.
Cuối cùng, ngài đứng dậy khi quan tài của Đức Bênêđíctô đang được mang đi chôn cất trong một nghi thức riêng bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Cúi đầu thầm cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô chạm nhẹ vào quan tài.
Ở tuổi 86, Đức Phanxicô, người đã phải ngồi xe lăn nhưng không có dấu hiệu chậm lại, với các chuyến đi được lên kế hoạch cho Phi Châu và Bồ Đào Nha trong những tháng tới. Đức Thánh Cha Phanxicô giờ đây hơn Đức Bênêđictô một tuổi khi ngài nghỉ hưu.
Bản thân Đức Phanxicô đã nói rõ rằng một ngày nào đó ngài sẽ không ngần ngại thoái vị nếu sức khỏe tinh thần hoặc thể chất cản trở ngài thực hiện nhiệm vụ của mình, nhưng các quan chức Vatican luôn nghi ngờ ngài có thể làm điều này khi Đức Bênêđictô XVI vẫn còn sống.
Một trình thuật về triều đại giáo hoàng của Benedict, cùng với các đồ vật khác, bao gồm cả tiền xu của Vatican được đúc trong thời kỳ trị vì của ngài, đã được cất trong quan tài của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16. Bản tường trình, được viết bằng tiếng Latinh, nói rằng Đức Bênêđictô “đã kiên quyết đấu tranh” chống lại sự lạm dụng tình dục của các giáo sĩ trong Giáo hội.
Sau lễ an táng, quan tài được quấn trong dải ruy băng màu đỏ có hình chữ thập. Các công nhân sau đó đã đặt nó vào một chiếc quan tài bằng kẽm và hàn nó lại. Cả hai sau đó được đặt trong một chiếc quan tài bằng gỗ, trước khi hạ xuống hầm mộ.
Mọi người từ khắp nơi trên thế giới, nhiều người từ Đức, quê hương của Đức Bênêđictô, đã đến từ rất sớm để nói lời từ biệt, trong đó có một số nguyên thủ quốc gia và một số hoàng gia Âu Châu.
“Đó là một ngày buồn nhưng đầy ý nghĩa. Tôi muốn ở đây nhiều đến nỗi tôi có thể cảm nhận được điều đó trong trái tim mình,” một phụ nữ Ý, cô Marianna, cho biết.
Dorotea Dadaeki, một phụ nữ Rwandan sống ở Rôma, cho biết: “Tôi tự nhủ rằng mình phải đến tham dự Thánh lễ để cùng cầu nguyện với ngài”.
Xavier Mora, 24 tuổi, người Tây Ban Nha chuẩn bị thụ phong linh mục, cho biết anh đã học thần học của Đức Bênêđíctô và có “tình cảm và sự kính trọng lớn đối với ngài”.
Khoảng 200.000 người đã xếp hàng để đi ngang qua thi hài của Đức Bênêđíctô được trưng bày trong ba ngày cho đến tối thứ Tư.
Buổi lễ bắt đầu khi 12 người khiêng quan tài của ngài ra khỏi Đền Thờ Thánh Phêrô và đặt trên mặt đất trước ngôi nhà thờ lớn nhất trong thế giới Kitô. Chuông cũng được vang lên ở các thành phố của Đức.
Lần cuối cùng một vị giáo hoàng đương kim chủ trì lễ tang của người tiền nhiệm là vào năm 1802, khi Đức Piô Đệ Thất chủ trì nghi lễ cho Đức Piô Đệ Lục, thi hài của ngài đã trở về Vatican sau khi ngài qua đời vào năm 1799 trong cuộc sống lưu vong.
Trong bài giảng của mình, Đức Phanxicô chỉ nhắc đến tên của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 một lần duy nhất vào dòng cuối cùng. Nhiều người tỏ ra không hài lòng. Tuy nhiên, nói một cách công tâm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng nhiều phát biểu và tác phẩm của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 và ngài đi xa đến mức so sánh tâm tình phó thác của Đức Bênêđictô với Chúa Giêsu, kể cả những lời cuối cùng của ngài trước khi chết trên thập giá: “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha.”
Trong Thánh lễ được đồng tế bởi 125 Hồng Y, 200 giám mục và khoảng 3.700 linh mục, Đức Phanxicô đã nói về “sự khôn ngoan, dịu dàng và tận tụy mà ngài đã ban cho chúng ta trong những năm qua”.
Ngài đã đề cập đến Đức Bênêđíctô ở dòng cuối cùng, nói rằng: “Bênêđictô, người bạn trung thành của Chàng Rể, ước gì niềm vui của bạn được trọn vẹn khi bạn nghe thấy giọng nói của Ngài, bây giờ và mãi mãi!”
Theo yêu cầu của ngài, Đức Bênêđíctô được chôn cất trong các hang động dưới lòng đất của Vatican trong hốc nơi đầu tiên để thi hài của Đức Giáo Hoàng Gioan 23 và sau đó là Đức Gioan Phaolô II trước khi hài cốt của các ngài được chuyển đến những nơi nổi bật hơn trong Đền Thờ Thánh Phêrô sau khi các vị được tuyên Chân Phước.
2. Cảm nhận của một người cựu Anh giáo về Đức Bênêđictô XVI
Linh mục tiến sĩ James Bradley, Giảng sư Giáo luật tại Đại học Công Giáo America ở Washington, DC, và là một linh mục của Bản quyền Tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, nhân dịp Đức Bênêđictô qua đời, đã thuật lại ảnh hưởng của vị Giáo hoàng này trong việc ngài từ Anh giáo chuyển sang Công Giáo (https://catholicherald.co.uk/benedict-xvis-most-tangible-legacy-the-ordinariates):
Tôi không biết mình đã từng gặp một người Công Giáo thực hành đạo nào chưa trước khi vào đại học. Tôi được biết một người bạn ở trường có tên họ Ái nhĩ lan và cha mẹ anh có đi lễ. Nhưng lớn lên trong một gia đình Anh giáo và theo học các trường Anh giáo, kiến thức của tôi về Công Giáo trước đó là con số không. Một trải nghiệm duy nhất xẩy ra trong một chuyến đi Rome. Chúng tôi ở đó vài ngày, và một số ít người trong chúng tôi quyết định thử gặp Đức Giáo Hoàng.
Chúng tôi nhận được vé dự Buổi yết kiến chung, và vào một buổi sáng thứ Tư buồn tẻ, đứng trong phòng yết kiến Phaolô VI khi Đức Gioan Phaolô II, lúc đó đã khá già và không được khỏe, đi ngang qua chúng tôi ở lối đi giữa. Tôi đã chụp một bức ảnh của vị giáo hoàng ốm yếu và nhớ đã khoe nó khi tôi về nhà như một trong nhiều điểm tham quan trong chuyến đi, cùng với Pantheon, Forum và chiếc bánh pizza mà chúng tôi đã ăn vào đêm cuối cùng.
Đến lúc đó, đức tin của tôi, ngược lại, đang tăng trưởng. Tôi được hưởng ơn ích từ một nền tảng Anh giáo vững chắc: giáo xứ nông thôn tốt, ca đoàn nhà thờ và tuyên úy trường học tận tụy. Nhưng Công Giáo không nằm trong tầm ngắm của tôi. Tôi không có ác cảm với nó - ít nhất là không hơn bất cứ cậu học sinh nào có giáo viên lịch sử dường như không buộc phải bắt kịp các bài viết của Eamon Duffy - tôi chỉ đơn giản là không có quan điểm mạnh mẽ nào về nó.
Điều trên đã thay đổi khi tôi tiếp xúc với Anh-Công Giáo. Tôi bắt đầu đánh giá cao nghi thức và nghi lễ của Công Giáo trong việc thờ phượng, và qua đó bắt đầu hỏi nó đến từ đâu và tại sao nó lại quan trọng. Điều này lần lượt dẫn đến việc khám phá ra đức tin mà sự thờ phượng đặc biệt này đã tìm cách thể hiện, và chẳng mấy chốc, tôi đã trở thành một người theo chủ nghĩa Giáo hoàng Anh đầy thuyết phục…
Cái bước đi nước kiệu hướng tới Giáo Hội Công Giáo này đã có một hướng rõ ràng hơn khi tôi được chấp nhận làm mục vụ trong Giáo hội Anh. Tại trường thần học ở Oxford, tôi bắt đầu củng cố bằng lý luận thần học những gì tôi đã tiếp nhận theo bản năng. Các Giáo phụ rất quan trọng, nhưng các tác phẩm của các vị giáo hoàng sau này và của Công đồng Vatican II cũng vậy. Những điều này đã được trình bày và trở nên rõ ràng như là những nguồn học thuyết mạch lạc và đáng tin cậy – ít nhất là vào thời điểm đó – chỉ đơn giản là khẳng định một cách thuận tiện các quan điểm hiện có.
Giáo hội Anh vào đầu thập niên 2000 không phải là nơi thích hợp để đưa ra những kết luận này. Cuộc tranh cãi về các nữ linh mục một thập niên trước đó vẫn chưa lắng xuống, và một cơn bão mới đang ập đến với kế hoạch phong chức giám mục cho phụ nữ. Đây là một vấn đề mà tôi đã cố gắng hết sức để tránh có một quan điểm chắc chắn. Nhưng sự mơ hồ của tôi đã kết thúc khi những mệnh lệnh mà tôi khao khát nhận được ngày càng gần hơn. Đối với tôi, ít nhất, tính toàn vẹn của những gì chúng tôi đã làm trong Giáo hội, của những gì chúng tôi nói chúng tôi tin và của các nguồn mà chúng tôi tìm cho cả hai, chỉ có ý nghĩa - chỉ có tính toàn vẹn - nếu chúng tôi “tất cả đều ở trong”. Tất nhiên, điều này dẫn đến một con đường rõ ràng hơn.
Đức Bênêđictô XVI đã bước vào cái ngưỡng quá độ [liminality] này. Từng bị thuyết phục trước các chân lý của đức tin Công Giáo nhưng ý thức sâu sắc rằng mình đang ở bên ngoài những giới hạn hữu hình của nó, tôi đứng “trên bờ sông Babylon” mà không biết phải rẽ vào đâu. Trong sự bối rối này xuất hiện một vị giáo hoàng người Bavaria, người ngay lập tức dường như hiểu chính xác cách chúng tôi tri nhận cuộc sống Kitô hữu của mình, chính xác cách chúng tôi sa vào sự hỗn độn của giáo hội, và (môt cách quan trọng) chính cách chúng tôi xem việc thờ phượng không những chỉ là nghĩa vụ đơn thuần, mà còn là biểu hiện cao nhất và sống động nhất của sự sống trong Chúa Giêsu Kitô. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, nhân vật này – người ngẫu nhiên bị nhiều người có vẻ không thích - muốn chúng tôi mang tất cả những điều đó vào Giáo Hội Công Giáo, và thậm chí nhờ đó làm phong phú thêm cuộc sống của chính Giáo hội này.
Như tôi đã nói, trước thời điểm này, tôi không có ác cảm với Giáo Hội Công Giáo. Nó chỉ đơn giản là có vẻ không có liên quan. Tuy nhiên, ở Đức Bênêđictô, tôi không những chỉ thấy một nhà lãnh đạo giáo hội cống hiến tất cả những gì mà trái tim Anh giáo quanh co của chúng tôi tìm kiếm, mà còn làm như vậy không phải trong sự cô lập vốn đã trở thành tiêu chuẩn của chúng tôi, mà với tư cách là Mục tử tối cao của Giáo hội hoàn vũ. Nói tóm lại: tôi đã nhìn thấy ở ngài, và lần đầu tiên, vị giáo hoàng của thiên niên kỷ thứ nhất mà tôi đã thấy ở các Giáo phụ, và do đó, theo bản năng, tôi đã tin tưởng ngài khi ngài cho thấy định chế này vẫn còn được tìm thấy trong ngôi giáo hoàng ngày nay.
Hiện thân của cuộc hành trình bản thân này, mà tôi luôn coi như phát triển từ mối liên kết bản thân với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, đã xẩy đến với tông hiến Anglicanorum coetibus năm 2010. Các tòa Bản quyền tòng nhân là di sản hữu hình nhất của triều đại giáo hoàng Bênêđictô, được thiết lập vĩnh viễn viễn kiến phụng vụ và giáo hội học của ngài trong các cơ cấu. Tất nhiên, đây là lý do tại sao việc mất ngài đối với chúng tôi ngay lập tức là một nguyên nhân gây nên nỗi buồn và lòng biết ơn.
Chúng tôi sẽ vô cùng hoài nhớ ngài và chúng tôi thương tiếc sự ra đi của ngài, nhưng chúng tôi cũng biết rằng sự phong phú trong suy nghĩ và niềm tin của ngài vẫn tiếp tục trong cộng đồng của chúng tôi, trong sự thờ phượng của chúng tôi và trong cuộc sống của hàng ngàn cựu tín hữu Anh giáo giờ đây đang vui mừng trong sự hiệp thông trọn vẹn và hòa bình của những gì Thánh John Henry Newman gọi là “một đoàn chiên của Đấng Cứu Chuộc”.
Nga tung tin lợi dụng hưu chiến đánh úp Soledar. Quân Đức lái thiết giáp Marder sang tặng Ukraine
VietCatholic Media
15:37 07/01/2023
1. Ukraine cho biết Nga phá vỡ lệnh ngừng bắn của Putin bằng các cuộc tấn công mới
Trong một diễn biến có thể dự đoán trước, Nga đã phá vỡ lệnh ngừng bắn do Putin công bố. Điều đáng buồn là các chương trình truyền hình của Nga đã hồ hởi phấn khởi loan báo tin thắng trận cho rằng thừa dịp quân Ukraine lơ là quân Nga đã chiếm được thành phố Soledar ở phía Bắc thành phố Bakhmut; như thể họ đã lừa được quân Ukraine bằng một lệnh đình chiến giả của Putin. Các bloggers quân sự Nga đi xa đến mức cho rằng quân Putin đã tiến đến tận Krasnopillia cách thành phố Bakhmut 4km và như thế quân Ukraine trong thành phố Bakhmut sẽ sớm bị bao vây, và phải đầu hàng.
Các nguồn tin từ Kyiv chưa xác nhận hay phủ nhận báo cáo của Nga vì chiều tối ngày 7 tháng Giêng không có cuộc họp báo thường lệ vì là ngày nghỉ. Tuy nhiên, theo thông tấn xã UkrInform, trong 24 giờ qua, giao tranh diễn ra ác liệt, 490 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng với 2 xe tăng, một xe thiết giáp và 3 cỗ trọng pháo.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Breaks Putin's Ceasefire With New Attacks: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Nga phá vỡ lệnh ngừng bắn của Putin bằng các cuộc tấn công mới.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Các quan chức Ukraine cho biết các lực lượng quân sự Nga đã tấn công các khu vực ở miền Đông Ukraine vào hôm thứ Sáu mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh ngừng bắn trong 36 giờ để cử hành lễ Giáng Sinh của Chính thống giáo.
Thỏa thuận đình chiến được Putin công bố có hiệu lực vào lúc 12 giờ trưa ngày thứ Sáu và kéo dài đến 24 giờ ngày thứ Bảy. Tuy nhiên, Ukraine và các đồng minh phương Tây đã bác bỏ đề xuất ngừng bắn, gọi đó là một chiến thuật chiến trường. Putin được cho là không đưa ra điều kiện ngừng bắn nào với Ukraine.
Các nhà báo của AFP cho biết đã nghe thấy tiếng pháo kích đi và đến ở thành phố Bakhmut sau khi lệnh ngừng bắn dự kiến bắt đầu. Còi báo động không kích cũng được tường trình vang lên khắp đất nước. Thành viên quốc hội Ukraine Inna Sovsun đã tweet rằng còi báo động không kích bắt đầu vang lên hai giờ sau lệnh ngừng bắn của nhà lãnh đạo Nga.
“Theo đúng nghĩa đen, hắn ta thậm chí không thể giữ lời hứa trong hai giờ. Đó là mức độ mà người ta có thể tin tưởng #Putin,” cô nói.
Kyrylo Tymoshenko, phó chánh văn phòng tổng thống Ukraine, đã cho biết về một cuộc tấn công bổ sung của Nga mà ông nói là đánh vào thành phố Kramatorsk phía đông.
Tymoshenko nói: “Quân xâm lược đã tấn công thành phố bằng hỏa tiễn hai lần. Và sau đó họ nói về một lệnh 'ngừng bắn'. Đây là kẻ mà chúng ta đang có chiến tranh với hắn.”
Lệnh ngừng bắn công khai của Putin được gửi tới Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và được đưa ra sau khi người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, kêu gọi cả hai bên ngừng giao tranh trong suốt kỳ nghỉ lễ.
“Xét đến lời kêu gọi của Đức Thượng phụ Kirill, tôi chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga áp dụng chế độ ngừng bắn dọc theo toàn bộ giới tuyến của các bên ở Ukraine từ 12:00 trưa ngày 6 tháng Giêng năm 2023 đến 24:00 ngày 7 tháng Giêng, 2023,” Putin nói trong mệnh lệnh được đưa ra hôm thứ Năm.
“Xuất phát từ thực tế là một số lượng lớn công dân theo Chính thống giáo sống trong các khu vực chiến sự, chúng tôi kêu gọi phía Ukraine tuyên bố ngừng bắn và cho phép họ tham dự các buổi lễ vào Đêm Giáng Sinh, cũng như vào Ngày Giáng Sinh.”
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã bác bỏ lời kêu gọi ngừng bắn trong một tin nhắn video vào tối thứ Năm.
Ông nói: “Bây giờ họ muốn sử dụng Giáng Sinh như một vỏ bọc để ít nhất là ngăn chặn bước tiến của những người của chúng ta ở Donbas trong một thời gian ngắn và đưa thiết bị, đạn dược và những người mới bị gọi nhập ngũ đến gần vị trí của chúng ta hơn. Điều này sẽ đạt được điều gì? Chỉ có một sự gia tăng khác về con số thương vong.”
Các quan chức Mỹ cũng đặt câu hỏi về sự chân thành trong lệnh ngừng bắn của Putin. Khi được hỏi về mệnh lệnh của nhà lãnh đạo Nga trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết “chúng tôi không mấy tin tưởng vào ý định đằng sau thông báo này”.
Price nói thêm rằng có lo ngại “rằng người Nga sẽ tìm cách sử dụng bất kỳ khoảng dừng tạm thời nào trong cuộc chiến để nghỉ ngơi, trang bị lại, tập hợp lại và cuối cùng là tái tấn công. Và vì vậy, theo nghĩa đó, nó không thể được coi là một lệnh ngừng bắn nếu mục đích là tái phối trí hỏa lực của họ với sự báo thù thậm chí còn hung dữ hơn, thậm chí còn gây sát thương nhiều hơn đối với người dân Ukraine.”
Khi được các phóng viên hỏi về thỏa thuận ngừng bắn, Tổng thống Joe Biden hôm thứ Năm nói rằng ông “miễn cưỡng trả lời bất cứ điều gì Putin nói,” đồng thời nói thêm rằng tổng thống Nga “sẵn sàng ném bom các bệnh viện, nhà trẻ và nhà thờ” trong những ngày lễ gần đây.
“Tôi nghĩ hắn ta đang cố gắng tìm một chút oxy,” Biden nói.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
2. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất vào chiều thứ Bẩy mùng 7 tháng Giêng, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết như sau:
Giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra ở mức độ bình thường trong thời gian Giáng Sinh của Chính thống giáo. Một trong những khu vực giao tranh khốc liệt nhất tiếp tục diễn ra xung quanh thị trấn Kremina, ở vùng Luhansk.
Trong ba tuần qua, giao tranh xung quanh Kremina tập trung vào địa hình có nhiều rừng rậm ở phía tây thị trấn. Với khu rừng tùng bách cung cấp một số điểm che chắn khỏi tầm quan sát trên không ngay cả trong mùa đông, cả hai bên rất có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chính xác hỏa lực pháo binh. Điều tiêu biểu với các cuộc hành quân trong rừng là chiến đấu chủ yếu tập trung vào chiến đấu bộ binh, thường ở cự ly ngắn.
Các chỉ huy Nga rất có thể sẽ coi áp lực xung quanh Kremina là mối đe dọa đối với cánh phải của khu vực Bakhmut của họ, nơi họ coi là chìa khóa để tạo điều kiện cho bất kỳ cuộc tiến công nào trong tương lai nhằm chiếm phần còn lại của vùng Donetsk Oblast.
3. Với xe chiến đấu Marder cũ của Đức, bộ binh Ukraine có thể theo kịp các xe tăng
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “With Ex-German Marder Fighting Vehicles, Ukrainian Infantry Can Keep Up With The Tanks”, nghĩa là “Với xe chiến đấu Marder cũ của Đức, bộ binh Ukraine có thể theo kịp các xe tăng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Sau nhiều tháng thuyết phục, chính phủ Đức cuối cùng đã cam kết cung cấp cho Ukraine lô xe chiến đấu bộ binh Marder đầu tiên.
Các phương tiện nặng 30 tấn, có bánh xích với pháo tự động 20 ly, hỏa tiễn chống tăng MILAN và lớp giáp thép là một sự nâng cấp đáng kể cho lực lượng bộ binh cơ giới của quân đội Ukraine—và, cùng với xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley mà người Mỹ đang tài trợ, có thể giúp ích để cung cấp cho quân đội khả năng cơ động, khả năng bảo vệ và hỏa lực cần thiết để khởi động một cuộc tấn công lớn vào năm 2023.
Chính phủ Đức đã công bố quyết định này vào hôm thứ Năm sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và thủ tướng Đức Olaf Scholz. “Tổng thống Biden và Thủ tướng Scholz bày tỏ quyết tâm chung trong việc cung cấp hỗ trợ tài chính, nhân đạo, quân sự và ngoại giao cần thiết cho Ukraine trong thời gian cần thiết”.
“Vì mục đích này, Hoa Kỳ dự định cung cấp xe chiến đấu bộ binh loại Bradley cho Ukraine và Đức dự định cung cấp xe chiến đấu bộ binh loại Marder. Cả hai nước đều có kế hoạch huấn luyện lực lượng vũ trang Ukraine trên các hệ thống tương ứng”.
Marder không phải là một phương tiện mới. Nó thực sự là một trong những xe chiến đấu bộ binh lâu đời nhất trên thế giới. Nhưng Marder bất chấp tuổi tác của nó vẫn là một trong những xe chiến đấu bộ binh tốt nhất thế giới nhờ sự cân bằng giữa tốc độ, khả năng bảo vệ, hỏa lực và năng lực. Có khả năng di chuyển 40 dặm hay 64 km một giờ trong khi mang theo ba thành viên trong tổ lái và sáu lính bộ binh, Marder có thể theo kịp xe tăng Leopard của quân đội Đức, thả bộ binh vào giữa cuộc đọ súng sau đó hỗ trợ những bộ binh đó bằng hỏa lực đại bác và hỏa tiễn.
Về ưu điểm, Marder là đáng tin cậy. Đặc biệt là so với các phương tiện mới hơn, ít trưởng thành hơn như Puma xe chiến đấu bộ binh của Đức. Quân đội Đức gần đây đã tạm dừng việc mua hàng trăm chiếc Pumas—và thay thế một số trong số chúng bằng những chiếc Marder cũ—sau khi tất cả 18 chiếc Pumas tham gia cuộc tập trận của NATO bị hỏng cùng một lúc.
Marder bắt nguồn từ Thế chiến thứ hai, khi quân đội Đức học được một cách khó khăn rằng đội hình có nhiều xe tăng nhưng ít bộ binh có thể chọc thủng phòng tuyến của kẻ thù nhưng không thể giữ vững vùng đất mà chúng chiếm được. Trong trận chiến với số lượng lớn bộ binh Liên Xô, các đơn vị xe tăng Đức thường đạt được những đột phá cục bộ—chỉ để sau đó bị bộ binh đối phương áp đảo từ mọi phía khi tốc độ tấn công của xe tăng chậm lại.
Quân Đức đã bổ sung thêm bộ binh cho các sư đoàn xe tăng của họ, nhưng bộ binh phải vật lộn để chạy theo cho kịp các xe tăng đang di chuyển nhanh. Trong hai thập kỷ sau chiến tranh, quân đội Đức đã thử nghiệm các loại xe bọc thép có thể chở bộ binh tham gia trận chiến với xe tăng và bảo đảm binh lính sống sót sau vài phút quan trọng đầu tiên khi họ xuống xe và chạy tìm chỗ ẩn nấp.
HS.30 của Đức, vào năm 1958, là phương tiện đầu tiên kết hợp tất cả các phẩm chất mà ngày nay xe chiến đấu bộ binh có thể đạt được: đó là tốc độ, giáp bảo vệ, súng gắn trên tháp pháo và khoang bộ binh có lối ra phía sau—để bộ binh có thể an toàn xuống xe khi đang bị bắn từ phía trước.
Tuy nhiên, HS.30 là một mớ hỗn độn về công thái học và những thay đổi về thiết kế cuối cùng đã loại bỏ lối ra phía sau và khiến chiếc xe không thể sử dụng được trong chiến đấu. Quân đội Đức vội vàng thay thế HS.30 bằng một thiết kế thanh lịch hơn: Marder.
Nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall của Đức đã sản xuất hơn 2.000 chiếc Marder, bắt đầu từ năm 1969. Chúng đã tham gia chiến đấu ở miền tây Afghanistan trong những năm 2010 - một môi trường kém lý tưởng cho các phương tiện này vì ban đầu chúng thiếu điều hòa không khí. Nhưng quân Đức đánh giá cao áo giáp và hỏa lực của Marders.
Quân đội Đức vẫn sở hữu hơn 300 chiếc Marder và có thể sẽ sử dụng chúng trong một thời gian dài do các vấn đề với các chiếc Pumas mới. Hàng trăm chiếc Marders đang được cất giữ ở Đức. Không lâu sau khi Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine bắt đầu từ tháng 2, các quan chức Ukraine bắt đầu điều tra.
Quân đội Ukraine đã và vẫn đang rất thiếu xe chiến đấu bộ binh. Mỗi lữ đoàn trong số hai chục lữ đoàn cơ giới của quân đội cần ít nhất một trăm phương tiện chiến đấu, nhưng chỉ có một nghìn phương tiện trong kho trước chiến tranh—hầu hết trong số đó là những chiếc BMP-1 cũ của Liên Xô, mặc dù gần bằng tuổi với Marders, được bảo vệ kém hơn và được trang bị một khẩu pháo áp suất thấp mà nhiều nhà quan sát cho là hoàn toàn vô dụng trong một cuộc giao tranh ác liệt.
Dự đoán rằng Berlin sẽ cam kết Marders, Rheinmetall vào mùa thu năm ngoái đã bắt đầu sửa chữa lại một số phương tiện đã cất giữ từ lâu. Nhưng chính phủ Đức đã chùn bước, rõ ràng là sợ chính phủ Nga sẽ coi Marders là “sự leo thang”... trong một cuộc chiến đang tự leo thang.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba bày tỏ sự thất vọng. “Không có một lập luận hợp lý nào về lý do tại sao những vũ khí này không thể được cung cấp, chỉ có những nỗi sợ hãi và lời bào chữa trừu tượng. Berlin sợ điều gì mà Kyiv không sợ?”
Có thể sự phản kháng của Berlin đối với việc chuyển nhượng cuối cùng đã bị phá vỡ sau khi sự phản đối của chính Washington đối với việc chuyển giao xe chiến đấu bộ binh cũng bị phá vỡ. Chính quyền Biden đã đợi đến tháng này mới cam kết cung cấp cho Ukraine 50 chiếc ban đầu trong số hàng nghìn chiếc M-2 dư thừa của họ. Quyết định trao ra Marder được đưa ra chỉ vài ngày sau khi quyết định M-2 bị rò rỉ cho báo chí.
Dù nền chính trị đằng sau sự hào phóng đột ngột đối với phương tiện chiến đấu là gì, quân đội Ukraine chắc chắn rất biết ơn—và cảm thấy nhẹ nhõm. Bùn lạnh của đầu mùa đông đã làm chậm các hoạt động tấn công ở Ukraine. Nhưng mặt đất có thể đóng băng trong tháng này. Cơ động một lần nữa sẽ là có thể.
Không rõ người Ukraine có thể trang bị lại cho một vài lữ đoàn với xe chiến đấu bộ binh mới của họ nhanh như thế nào. Một khi họ làm như vậy, hy vọng các lữ đoàn này sẽ dẫn đầu bất kỳ cuộc tấn công nào mà Kyiv đang lên kế hoạch cho năm tới.
4. Ba Lan chỉ trích thông báo “đình chiến” của Nga là thủ đoạn tuyên truyền
Cái gọi là thỏa thuận đình chiến trong dịp Giáng Sinh của Nga là một mánh khóe tuyên truyền và là một bức màn thông tin khác mà đằng sau đó Nga đang cố gắng che giấu bộ mặt thật của mình.
Phát ngôn nhân Chính phủ Ba Lan Piotr Muller, đã đưa ra lập trường trên. Quan chức Ba Lan chỉ ra rằng quyết định của Putin về việc đưa ra một thỏa thuận ngừng bắn được đưa ra theo yêu cầu của người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga, Kirill, mặc dù ông đã nhiều năm hoạt động cho các cơ quan mật vụ của Nga và là một phần của bộ máy chính quyền tiến hành chiến tranh xâm lược Ukraine. Cá nhân Kirill ủng hộ cuộc chiến, kêu gọi người Nga ra tiền tuyến và biện minh cho tội ác của quân đội Nga ở Ukraine bằng cách tuyên bố rằng bản chất cuộc chiến là “tôn giáo”.
“Tuyên bố 'ngừng bắn' là một động thái tuyên truyền, một nỗ lực nhằm thể hiện 'nước Nga có bộ mặt nhân bản', vốn được cho là tôn trọng các quy tắc; và đồng thời, đó là một nỗ lực buộc Ukraine phải vào thế phòng thủ, để chứng tỏ rằng chính Kyiv mới là kẻ hiếu chiến; Ngoài ra, đây là một trò chơi để giành thời gian cho giai đoạn xâm lược tiếp theo,” Żaryn nhấn mạnh.
Piotr Muller nói thêm rằng Nga một lần nữa đang cố gắng che giấu bản chất thực sự của các hành động của mình và đang cố gắng gây nhầm lẫn cho thế giới bằng cách che đậy những nỗ lực phạm tội của mình.
Như chúng tôi đã đưa tin, Thượng phụ Kirill, lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, đã kêu gọi ngừng bắn tạm thời trong 36 giờ ở Ukraine để đánh dấu Lễ Giáng Sinh của Chính thống giáo.
Ông nói: “Tôi, Kirill, Thượng phụ của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, kêu gọi tất cả các bên liên quan đến cuộc xung đột nội bộ với lời kêu gọi ngừng bắn và thiết lập một thỏa thuận ngừng bắn Giáng Sinh từ 12:00 ngày 6 tháng 1 đến 24:00 ngày 7 tháng 1, để những người Chính thống giáo có thể tham dự các buổi lễ vào Đêm Giáng Sinh và Ngày Giáng Sinh của Chúa Kitô”
Trong một thông cáo báo chí, Tòa Thượng Phụ Constantinope phê bình Thượng Phụ Kirill vì dùng cụm từ “cuộc xung đột nội bộ”. Rõ ràng ông ta muốn ám chỉ rằng Ukraine không phải là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, mà chỉ là một phần của nước Nga.
5. 'Thỏa thuận ngừng bắn' của Putin là một chiến dịch thông tin
“Thỏa thuận ngừng bắn” 36 giờ do Tổng thống Nga công bố và có hiệu lực từ trưa ngày 6 tháng Giêng đến hết ngày 7 tháng Giêng là một chiến dịch thông tin sai lệch nhằm làm tổn hại danh tiếng của Ukraine và khiến nước này có vẻ như không muốn hòa bình.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết điều này trong báo cáo mới nhất của mình.
“Thông báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng các lực lượng Nga sẽ tiến hành lệnh ngừng bắn kéo dài 36 giờ từ ngày 6 tháng Giêng đến ngày 7 tháng Giêng để mừng Lễ Giáng Sinh của Chính thống giáo Nga có thể là một chiến dịch thông tin sai lệch nhằm làm tổn hại danh tiếng của Ukraine,” báo cáo cho biết.
Các nhà phân tích Hoa Kỳ lưu ý rằng các quan chức Ukraine và phương Tây, bao gồm cả Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, ngay lập tức nhấn mạnh tính chất đạo đức giả của tuyên bố ngừng bắn và nhấn mạnh rằng các lực lượng Nga tiếp tục tấn công cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự của Ukraine vào ngày 25 tháng 12 — khi nhiều người Ukraine theo Chính thống tổ chức lễ Giáng Sinh — và Năm mới.
“Putin có thể đã tìm cách bảo đảm quân đội Nga tạm dừng 36 giờ để họ có khả năng nghỉ ngơi, hồi sức và định hướng lại để tái khởi động các hoạt động tấn công ở các khu vực quan trọng của mặt trận. Các nhà phân tích của ISW cho biết, việc tạm dừng như vậy sẽ mang lại lợi ích to lớn cho quân đội Nga và bắt đầu tước đi thế chủ động của Ukraine.
Ngoài ra, họ tin rằng Putin không thể kỳ vọng một cách hợp lý rằng Ukraine sẽ đáp ứng các điều khoản của lệnh ngừng bắn đột ngột được tuyên bố này và có thể đã kêu gọi lệnh ngừng bắn để đổ lỗi cho Ukraine là không sẵn sàng và không muốn thực hiện các bước cần thiết để đàm phán. ISW cho biết: “Đây là một chiến thuật thông tin có chủ ý mà Nga đã sử dụng trước đây.
Các nhà phân tích cũng chú ý đến việc Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov ngày 14 tháng 12 tuyên bố đáng chú ý rằng Nga không có kế hoạch ngừng bắn cho Lễ Giáng Sinh của Chính thống giáo Nga, vì vậy tuyên bố đột ngột ngày 5 tháng Giêng của ông Putin là điều đáng ngạc nhiên. “Nếu Putin nghiêm túc về một lệnh ngừng bắn có động cơ tôn giáo thì ông ấy có nhiều thời gian để chuẩn bị cho nó. Thông báo về lệnh ngừng bắn trong vòng 24 giờ kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực cho thấy lệnh này được công bố với ý định gài bẫy các lực lượng Ukraine tiếp tục chiến đấu trong suốt thời gian đó”, báo cáo viết.
6. Ukraine cảnh báo Nga có thể tấn công khủng bố các nhà thờ dịp Giáng Sinh rồi đổ lỗi cho Ukraine
Người Nga đang lên kế hoạch tấn công khủng bố vào các nhà thờ trên các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm vào Lễ Giáng Sinh của Chính thống giáo, để sau đó đổ lỗi cho Ukraine, trong một chiến dịch cờ giả cổ điển.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tái hòa nhập các Vùng lãnh thổ bị xâm lược tạm thời Iryna Vereshchuk đã cho biết như trên. Cô cũng nhấn mạnh rằng trong 9 năm qua, Nga đã vi phạm lệnh ngừng bắn 14 lần và không thiếu các trường hợp tấn công vào các nhà thờ vào dịp lễ Giáng Sinh.
“Họ dự định thực hiện các cuộc tấn công khủng bố bên ngoài các nhà thờ, nơi sẽ có nhiều đám đông và đổ lỗi cho chính quyền Ukraine cũng như Quân đội Ukraine. Chúng ta hiểu điều này, vì vậy chúng tôi hành động phòng ngừa. Chúng tôi cảnh báo người dân của mình và giải thích cho họ về mối đe dọa từ những hành động như vậy của kẻ thù. Đừng tin một từ nào được thốt ra bởi quân xâm lược Nga.” Vereshchuk cho biết nếu có thể, hãy hạn chế tham dự các buổi lễ nhà thờ ở những khu vực vẫn tiếp tục bị pháo kích vì quân xâm lược sẽ sử dụng người dân làm mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố.
Theo Phó Thủ tướng, thông tin về ý định thực hiện tội ác một lần nữa của quân xâm lược Nga đã được nhận từ các nguồn tin tình báo. Cô phó Thủ tướng kêu gọi người Ukraine đặc biệt cảnh giác trong những ngày lễ.
Trước đó, cô đã cảnh báo người dân Ukraine rằng người Nga đang âm mưu tấn công khủng bố nhắm vào các ngôi đền ở các vùng lãnh thổ tạm thời bị xâm lược.
Các phương tiện truyền thông tuyên truyền của Nga cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin, được tường trình đã ra lệnh áp dụng “chế độ ngừng bắn” từ 12:00 ngày 6 tháng Giêng đến 24:00 ngày 7 tháng Giêng dọc theo toàn bộ giới tuyến giữa các bên tham chiến ở Ukraine.
Về phần mình, cố vấn của Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết thỏa thuận ngừng bắn tạm thời chỉ có thể thực hiện được sau khi Nga rút quân khỏi các vùng lãnh thổ tạm chiếm của Ukraine. Ông nhấn mạnh rằng quân Ukraine chỉ chiến đấu chống lại quân đội Nga, không xâm chiếm lãnh thổ nước ngoài và sát hại dân thường.
Cộng đồng tình báo OSINT cũng cho biết cho biết rất có thể vào dịp Giáng Sinh, người Nga sẽ tiến hành một chiến dịch cờ giả đẫm máu bằng cách cho nổ tung các nhà thờ Chính thống giáo ở Donetsk và các khu định cư khác ở các vùng lãnh thổ bị xâm lược – để đổ lỗi cho Ukraine.
7. Ukraine báo cáo một cuộc tấn công hỏa tiễn và pháo kích bất chấp cái gọi là ngừng bắn của Putin
Vào ngày mà Nga cho biết lệnh ngừng bắn đơn phương kéo dài 36 giờ sẽ bắt đầu ở Ukraine, quân đội Ukraine đã báo cáo một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga và 12 cuộc tấn công từ nhiều bệ phóng hỏa tiễn.
Trong bản cập nhật tình hình vào tối thứ Sáu theo giờ địa phương, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết các cuộc tấn công bao gồm các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự ở các khu vực phía đông Donetsk và Dnipropetrovsk.
Nga cho biết cái gọi là lệnh ngừng bắn của họ sẽ bắt đầu vào trưa thứ Sáu theo giờ địa phương. Bộ Tổng tham mưu cho biết: “Kẻ thù tập trung nỗ lực chính vào nỗ lực chiếm hoàn toàn khu vực Donetsk trong biên giới hành chính. Nó đang tiến hành các hành động tấn công theo hướng Bakhmut và cố gắng cải thiện tình hình chiến thuật ở các hướng Kupyansk, Lyman và Avdiivka nhưng không thành công. Ở các hướng khác, nó đang tổ chức phòng thủ.
Bộ Tổng tham mưu cho biết ở hướng Kupyansk và Lyman, “khu vực của 19 khu định cư đã bị kẻ thù tấn công,” và ở hướng Bakhmut, hơn 15 khu định cư đã bị tấn công.
Các khu vực bị ảnh hưởng khác bao gồm các cuộc pháo kích ở các hướng Avdiivka, Zaporizhzhia và Kherson.
Serhiy Hayday, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Luhansk, cho biết trong “ba giờ đầu tiên của 'thỏa thuận ngừng bắn Giáng Sinh' của Putin”, các lực lượng Nga đã nã pháo vào khu vực của ông 14 lần và tấn công một khu định cư ba lần.
“Người dân ở những ngôi làng này đã phải ở trong tầng hầm cả ngày,” ông nói.
Căng thẳng trong lễ Giáng Sinh Chính Thống Giáo tại Ukraine. George Weigel: Đức Bênêđíctô đích thực
VietCatholic Media
18:35 07/01/2023
1. Chính quyền Ukraine đòi lại nhà thờ chính ở Kyiv trao cho Giáo Hội Chính Thống Ukraine
Chính phủ Ukraine đã lấy nhà thờ chính của tu viện lịch sử, trước đây thuộc Chính Thống Giáo trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC, và cho phép đối thủ của họ sử dụng ngôi thánh đường cho các nghi lễ Giáng Sinh của Chính thống giáo.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng kéo dài giữa hai giáo hội, đã trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Ukraine Oleksandr Tkachenko hôm thứ Năm cho biết chính phủ đã lấy lại tu viện và nhà thờ Pechersk Lavra gần 1.000 năm tuổi sau khi hợp đồng cho UOC thuê đã hết hạn vào ngày 31 tháng 12.
Hôm thứ Sáu, Tkachenko nói rằng Giáo Hội Chính thống Ukraine, gọi tắt là OCU đã yêu cầu và được phép cử hành các nghi lễ tại nhà thờ vào hôm thứ Bảy khi lễ Giáng Sinh của Chính thống giáo được tổ chức.
Bối cảnh câu chuyện là như thế này: Chính Thống Giáo đã có mặt tại Ukraine trước cả ở Nga. Từ thế kỷ 17, trong thời các Sa hoàng, người Nga muốn thúc đẩy chủ nghĩa bành trướng của họ nên đã thao túng Chính Thống Giáo Ukraine qua Giáo Hội Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC-MP. Trong thời kỳ cộng sản, Giáo Hội Chính Thống Ukraine, gọi tắt là OCU, bị bách hại và các tài sản của họ bị tịch thu giao cho UOC-MP.
Các chính sách của cộng sản cũng quy định rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đó là nói văn hoa theo kiểu lừa gạt, trên thực tế, đất đai thuộc sở hữu của Đảng Cộng sản.
Sau khi cộng sản sụp đổ, các nhà thờ được trao trả cho các Giáo Hội. Riêng tu viện và nhà thờ Pechersk Lavra, nhà cầm quyền Ukraine không biết trao cho ai vì cả UOC-MP và OCU đều cho rằng là của mình, vì thế tạm thời nhà thờ và tu viện được coi là tài sản của chính phủ và họ cho UOC-MP thuê.
Vào năm 2019, Giáo hội Chính thống Ukraine đã nhận được sự công nhận từ Thượng phụ Đại kết Constantinople. Nhiều Giáo Hội Chính thống giáo khác cũng ủng hộ quyết định này của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô. Tuy nhiên, Chính Thống Giáo Nga quyết liệt chống đối.
UOC-MP, dù vẫn trung thành với Thượng phụ Mạc Tư Khoa từ thế kỷ 17, đã tuyên bố độc lập khỏi Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga. UOC-MP đã quyết định bỏ chữ MP, và gọi là UOC. Họ đã coi thường Mạc Tư Khoa trong nghi lễ phụng vụ bằng cách bỏ không nhắc đến Thượng Phụ Kirill với tư cách là người lãnh đạo tổ chức này trong việc thờ phượng công khai; và làm phép dầu thánh của riêng mình thay vì sử dụng nguồn cung cấp của Mạc Tư Khoa.
Nhưng các cơ quan an ninh Ukraine đã tuyên bố rằng UOC vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Mạc Tư Khoa. Họ đã tiến hành nhiều cuộc đột kích vào các nhà thờ, tu viện, tịch thu được tiền Nga, hộ chiếu Nga và những truyền đơn có thông điệp từ Thượng phụ Mạc Tư Khoa.
Các nhà lãnh đạo nổi tiếng của Giáo hội Chính thống Ukraine đã bác bỏ các cáo buộc về mối quan hệ với Mạc Tư Khoa, khẳng định rằng họ đã trung thành ủng hộ Ukraine ngay từ đầu cuộc chiến và một cuộc đàn áp của chính phủ sẽ chỉ tạo ra một cái cớ có lợi cho hệ thống tuyên truyền Nga.
Lãnh đạo Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, trong một thông điệp video đánh dấu lễ Giáng Sinh, đã kêu gọi các tín hữu cầu nguyện “cho những người anh em của chúng ta ở Ukraine, những người đang bị trục xuất khỏi Kyiv-Pechersk Lavra ngày hôm nay. Ông Lavra trong nhiều thế kỷ đã là người bảo vệ chân lý Chính thống giáo.
2. Joseph Ratzinger Đích Thực
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “The True Joseph Ratzinger”, nghĩa là “Joseph Ratzinger Đích Thực”, trong đó không khẳng định rằng nhân vật vĩ đại cuối cùng của Công Giáo thế kỷ 20 không giống với bức tranh biếm họa được tạo ra bởi những kẻ thù thần học và văn hóa của ngài.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Joseph Ratzinger mà tôi biết trong 35 năm — đầu tiên trong tư cách tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, sau đó là Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và sau đó là giáo hoàng hưu trí— là một người thông minh, thánh thiện, không giống với bức tranh biếm họa lần đầu tiên được tạo ra bởi những kẻ thù thần học của ngài và sau đó được đúc thành khuôn bêtông truyền thông.
Ratzinger biếm họa là một quan tòa trừng trị lạc giáo, người chấp pháp giáo hội tàn nhẫn, không ngừng nghỉ, “Con Chó nhà Thiên Chúa Trời”. Người mà tôi biết là một người thanh nhã hoàn hảo với tâm hồn dịu dàng, một người hay e lệ nhưng vẫn có khiếu hài hước mạnh mẽ, và là một người yêu Mozart về căn bản là một người vui vẻ chứ không phải một người cáu kỉnh.
Ratzinger biếm họa không có khả năng hiểu hay đánh giá cao tư tưởng hiện đại. Ratzinger mà tôi biết là người uyên bác nhất trên thế giới, với kiến thức bách khoa về thần học Kitô giáo (Công Giáo, Chính thống giáo và Tin lành), triết học (cổ đại, trung cổ và hiện đại), nghiên cứu Kinh thánh (Do Thái giáo và Kitô giáo), và lý thuyết chính trị (cổ điển và đương thời). Tâm trí của ngài minh mẫn và có trật tự, và khi được hỏi một câu hỏi, ngài sẽ trả lời bằng cả đoạn văn — bằng ngôn ngữ thứ ba hoặc thứ tư của ngài.
Ratzinger biếm họa là một kẻ phản động chính trị, hoang mang bởi các cuộc biểu tình của sinh viên năm 1968 ở Đức và khao khát khôi phục lại quá khứ quân chủ; những kẻ thù độc ác hơn của ngài ám chỉ sự đồng cảm đối với Đức Quốc xã (do đó có tên bẩn thỉu Panzerkardinal hay Hồng Y thiết giáp). Ratzinger mà tôi biết là một người Đức, trong chuyến thăm cấp nhà nước Vương quốc Anh năm 2010, đã cảm ơn người dân Vương quốc Anh vì đã giành chiến thắng trong Trận chiến nước Anh - một người Dân chủ Kitô giáo vùng Bavaria (điều này nói theo ngôn từ chính trị của Hoa Kỳ sẽ khiến ngài hơi lệch về phía tả của cánh giữa) với sự khinh bỉ chủ nghĩa Mác về mặt lý thuyết vì nó chẳng có ý nghĩa gì về mặt triết học, và cả về mặt thực tiễn vì nó có bao giờ hiệu quả đâu và vốn dĩ chỉ dẫn đến toàn trị và sát nhân.
Ratzinger biếm họa như kẻ thù của Công đồng Vatican II. Ratzinger mà tôi biết, ở độ tuổi ngoài 30, là một trong ba nhà thần học có ảnh hưởng và hữu hiệu nhất tại Vatican II - người, trong tư cách tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã làm việc cùng với Đức Gioan Phaolô II để đem lại một lối giải thích có thẩm quyền cho Công đồng, một lối giải thích được ngài thâm hậu hóa hơn nữa trong triều giáo hoàng của chính ngài.
Ratzinger biếm họa là một ẩn sĩ phụng vụ quyết tâm quay ngược đồng hồ cuộc cải cách phụng vụ. Ratzinger mà tôi biết đã chịu ảnh hưởng sâu xa, cả về linh đạo lẫn thần học, bởi phong trào phụng vụ thế kỷ 20. Ratzinger đã trở thành một vị giáo hoàng hào phóng hơn nhiều trong việc chấp nhận đa nguyên phụng vụ hợp pháp so với vị giáo hoàng kế nhiệm ngài, bởi vì Đức Bênêđictô XVI tin rằng, từ một đa nguyên quan trọng như vậy, các mục tiêu cao cả của phong trào phụng vụ từng đào tạo ra ngài cuối cùng sẽ được thực hiện trong một Giáo hội mà sự cung kính tôn thờ tăng thêm sức mạnh cho sứ mệnh và sự phục vụ của mình.
Ratzinger biếm họa là câu chuyện của ngày hôm qua, một trí thức hoài cổ mà sách vở sẽ sớm phủ bụi và vỡ vụn, không để lại dấu ấn gì đối với Giáo hội hay văn hóa thế giới. Ratzinger mà tôi biết là một trong số ít các tác giả đương thời có thể chắc chắn rằng sách của ngài sẽ được đọc trong nhiều thế kỷ kể từ bây giờ. Tôi cũng dám đánh cuộc rằng một số bài giảng của vị giáo hoàng giảng thuyết vĩ đại nhất kể từ thời Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả cuối cùng sẽ được đưa vào kinh nguyện chính thức hàng ngày của Giáo hội, là Giờ kinh Phụng vụ.
Ratzinger biếm họa khao khát quyền lực. Ratzinger mà tôi biết đã ba lần cố gắng từ chức trong Giáo triều, không có ước muốn làm giáo hoàng, đã nói với các Giáo phẩm đồng nghiệp vào năm 2005 rằng ngài “không phải là governo hay nhà cai trị và chỉ chấp nhận cuộc bầu cử giáo hoàng vào năm 2005 vì vâng phục những gì ngài coi là thánh ý Thiên Chúa, biểu lộ qua lá phiếu áp đảo của các Hồng Y anh em của ngài.
Ratzinger biếm họa thờ ơ với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ. Ratzinger mà tôi biết cũng như bất cứ ai, trong tư cách Hồng Y trưởng của Bộ Giáo lý Đức tin và sau đó là giáo hoàng, đã làm để tẩy sạch Giáo hội khỏi những gì mà ngài mô tả một cách tàn bạo và chính xác là “rác rưởi ô uế”.
Chìa khóa của Joseph Ratzinger đích thực, và của sự vĩ đại của ngài, là tình yêu sâu đậm của ngài dành cho Chúa Giêsu - một tình yêu được tinh luyện bởi một trí thông minh thần học và chú giải phi thường, được thể hiện trong bộ ba tác phẩm của ngài, Chúa Giêsu thành Nadarét, mà ngài coi là đá tảng của dự án học thuật suốt đời của mình. Trong những cuốn sách đó, hơn sáu thập kỷ học hỏi đã được chắt lọc thành một câu chuyện mà ngài hy vọng sẽ giúp những người khác đến và yêu mến Chúa Giêsu như ngài đã yêu mến, vì như ngài nhấn mạnh trong rất nhiều biến thể về chủ đề lớn này, “tình bạn với Chúa Giêsu Kitô” là sự khởi đầu, điều kiện thiết yếu, của đời sống Kitô hữu. Và nuôi dưỡng tình bạn đó là toàn bộ mục đích của Giáo hội.
Nhân vật vĩ đại cuối cùng của Công Giáo thế kỷ 20 đã về với Chúa, Đấng sẽ không ngừng ban thưởng cho người đầy tớ tốt lành của Người.
3. Một số hình ảnh và âm thanh đáng lưu ý từ tang lễ của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
Jonathan Liedl của tờ National Catholic Register có bài tường thuật về thánh lễ an táng của Đức Bênêđíctô nhan đề “Sights and Sounds From Pope Benedict XVI’s Funeral”, nghĩa là “Một số hình ảnh và âm thanh từ tang lễ của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, người mà toàn bộ dự án thần học chỉ tập trung vào con người của Chúa Kitô, đã từng mô tả Chúa Giêsu là Đấng “trong đó tình yêu của Thiên Chúa ngự xuống trên con người”.
Thời tiết tại tang lễ của vị Giáo hoàng uyên bác hôm 5 tháng Giêng đã cung cấp một minh họa thơ mộng cho sự thật đó - một làn sương mù nhẹ bao phủ Đền thờ Thánh Phêrô khi Giáo hội hoàn vũ trao phó Đức Bênêđictô cho tình yêu và lòng thương xót của Chúa.
“Đám mây thánh, shekinah, là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của chính Thiên Chúa. Đám mây lơ lửng trên Lều Hội Ngộ cho thấy Thiên Chúa đang hiện diện,” cố Giáo hoàng viết như thế trong Tập Một của bộ ba tác phẩm Chúa Giêsu thành Nadarét của ngài.
Sương mù, tan trong suốt Thánh lễ khi mặt trời buổi sáng ở Rôma ló dạng, cũng gợi nhớ đến việc sử dụng hương truyền thống trong phụng vụ của Giáo hội - và cùng với đó, sự tận tâm không mệt mỏi của Đức Bênêđictô trong việc khôi phục di sản phụng vụ vĩ đại đã bị che khuất trong thời kỳ hỗn loạn, sau Công đồng Vatican II.
Các yếu tố khác về nhân cách và di sản của Giáo hoàng Bênêđíctô được thể hiện trong nghi thức tang lễ - và trong đám đông 50,000 người hành hương đến cầu nguyện cho ngài.
Kinh nguyện Thánh Thể III, trái ngược với Kinh nguyện Rôma dài hơn và cổ xưa hơn, đã được sử dụng trong các nghi thức phụng vụ của giáo hoàng từ thế kỷ thứ bảy, được sử dụng trong phụng vụ, rõ ràng là phù hợp với sở thích của Đức Bênêđictô.
Ngôn ngữ mẹ đẻ của Đức Giáo Hoàng xuất thân từ xứ Bavaria cũng được thể hiện trong ngôn ngữ của Thánh Lễ, nhưng chỉ trong Kinh Cầu Tín Hữu, trong khi các bài đọc lần lượt được đọc bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh, và Tin Mừng được đọc bằng tiếng Latinh.
Nhưng mối liên hệ với người Đức cũng khá hiển hiện trong các cách thế khác biệt. Lá cờ Rautenflagge màu xanh và trắng của Bavaria hiện diện khắp nơi trong đám đông, khi những người hành hương từ quê hương của vị giáo hoàng người Đức đầu tiên trong 1,000 năm xuất hiện đông đảo để cầu nguyện và cử hành cuộc đời của nhân vật sinh ra với tên Joseph Ratzinger.
Một nửa phần những hàng ghế đầu ở Quảng trường Thánh Phêrô chật ních người Đức mặc trang phục truyền thống của xứ Bavaria và cầm cờ hiệu có trang trí các biểu tượng của văn hóa và lòng mộ đạo Đức, nhiều người trong số họ là thành viên của các hội huynh đệ Công Giáo địa phương, bao gồm cả hội mà gia đình Ratzinger từng tham gia. Khi Thánh lễ kết thúc, các biểu ngữ có nội dung “Danke Papst Benedikt” (Cảm ơn Đức Giáo Hoàng Bênêđictô) đã được giương cao, và một ban nhạc kèn đồng của Đức bắt đầu chơi một bài hát tưởng nhớ truyền thống khi các giáo dân chào mừng vị Giáo hoàng đã khuất.
Sự hiện diện của người Đức tại Quảng trường Thánh Phêrô cũng đặc biệt trẻ, khi các gia đình có trẻ nhỏ và nhiều thanh niên hiện diện trong số những người cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng Bênêđictô.
Nhưng thiếu một yếu tố của Công Giáo Đức: nhiều giám mục của đất nước. Mặc dù những người như Giám mục Rudolf Volderhozer của Regensburg và Giám mục Stefan Oster của Passau đều có mặt, nhưng những nhân vật như chủ tịch hội đồng giám mục Đức, Giám mục Georg Bätzing của Limburg, lại vắng mặt một cách đáng chú ý.
Sự hiện diện của rất nhiều người Công Giáo Đức trẻ tuổi cùng với sự vắng mặt của các nhà lãnh đạo phẩm trật có thể là một dấu hiệu cho thấy mặc dù giới lãnh đạo Giáo hội ở Đức hiện đang đi theo một con đường khác với con đường mà Đức Giáo Hoàng Bênêđictô vạch ra, nhưng tương lai của Công Giáo Đức có nhiều khả năng sẽ ở trong khuôn khổ của ngài.
Người ta tưởng tượng rằng điều này có thể đặc biệt xảy ra nếu Giáo hoàng Bênêđíctô được phong thánh hoặc được công nhận, như nhiều người tin rằng ngài sẽ là tiến sĩ của Giáo hội. Nhiều người trong đám đông hôm nay dường như nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra, khi hô vang “Santo Subito!” (Phong Thánh ngay lập tức!) phát ra một cách tự nhiên từ những người tụ tập, trong khi những người khác giương cao các biểu ngữ truyền đạt cùng một thông điệp. Người ta cũng có thể nghe thấy tiếng hô “Benedetto” sau khi Phụng vụ Thánh Thể kết thúc.
Nói chung, tuy tang lễ của Đức Bênêđictô XVI có thể không huy hoàng tráng lệ như các tang lễ của các vị giáo hoàng trong quá khứ, nhưng nó gói gọn sâu sắc tinh thần của vị Giáo hoàng kính yêu: khiêm tốn, thân mật và tập trung vào tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu Kitô.
24h thê thảm của Putin: 61 triệu nổ tung trên trời. 23 tăng T90, giá 115 triệu tan tành trên mặt đất
VietCatholic Media
03:05 07/01/2023
1. 61 triệu của Putin nổ tung trên bầu trời cùng với 115 triệu của 23 xe tăng T90 nổ tung trên mặt đất
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy mùng 7 tháng Giêng, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết quân Nga đã vi phạm lệnh ngừng bắn do chính họ đơn phương đặt ra.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu áp đặt lệnh ngừng bắn ở Ukraine trước Lễ Giáng Sinh Chính thống, được tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng. Điện Cẩm Linh cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm rằng các lực lượng Nga phải ngừng bắn từ “12:00 trưa ngày 6 tháng Giêng năm 2023 cho đến 24:00 ngày 7 tháng Giêng năm 2023.” Tuy nhiên, đó chỉ là một cái bẫy.
Tại thành phố Bakhmut, Trung Đoàn 254 Súng Trường Cơ Giới của Nga đã tấn công vào Pidhorodne để giải cứu cho Trung Đoàn Xe Tăng Cận Vệ số 59 của Nga đang mắc kẹt ở đó, sau khi bỏ chạy khỏi làng Yakovlivka. Diễn biến này xảy ra sau khi 2 kho đạn của Nga nổ tung khiến họ không được tiếp tế.
Dưới sự yểm trợ của Trung Đoàn 254 Súng Trường Cơ Giới, Trung Đoàn Xe Tăng tiếp tục bỏ chạy về hướng Soledar. Tuy nhiên, trước khi họ được tiếp cứu, các binh sĩ của Lữ Đoàn Dù số 71 đã có đủ thời gian để bắn cháy 23 chiếc T90.
Ngày nay, quân Ukraine được trang bị các loại vũ khí chống tăng cá nhân hiện đại như Javelin cho nên xe tăng Nga dù tiên tiến đến đâu cũng dễ bị tấn công, nếu như không có bộ binh yểm trợ.
T-90, giá khoảng 5 triệu Mỹ Kim, nặng 45 tấn, chở được 3 người với súng 125 ly và có lớp giáp thép tổng hợp là xe tăng tốt nhất của Nga. Việc quân đội Nga tung một lực lượng xe tăng hiện đại nhất của họ vào thành phố Bakhmut nói lên khát vọng của Điện Cẩm Linh muốn chiếm được thành phố này để tạo ra một hào quang chính trị cho quân đội Nga. Thành phố có rất ít giá trị về mặt quân sự cả chiến lược và chiến thuật.
Các xe tăng T-90 này có thể nhanh chóng tan như xác pháo. Xe tăng rất dễ bị tổn thương trước các nhóm bộ binh nhỏ trang bị hỏa tiễn chống tăng dẫn đường chính xác.
Cách phòng thủ tốt nhất của xe tăng trước bộ binh địch là phải có một lực lượng bộ binh thiện chiến. Nhưng quân đội Nga không bao giờ có đủ bộ binh được huấn luyện để bảo vệ xe tăng của mình. Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn khi Putin đã mất 100.000 binh sĩ tinh nhuệ nhất của mình bị giết hoặc bị thương ở Ukraine.
Quân Nga cũng bỏ lại một số xe tăng T-90 tại Pidhorodne còn mới tinh trong tình trạng hoàn hảo. Một số thực sự hết nhiên liệu phải bỏ lại. Một số phải bỏ lại vì tổ lái 3 người đã chết trong xe. Trong điều kiện còn ít nhiên liệu họ không dám nổ máy. Cũng có khả năng họ không dám nổ máy vì sợ khiến quân Ukraine phát hiện ra vị trí của họ. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng, trong điều kiện của thành phố Bakhmut nơi nhiệt độ âm dưới 10 độ C trong những ngày qua, xe tăng thực sự biến thành một cái tủ lạnh.
Bất chấp cái gọi là lệnh ngừng bắn Giáng Sinh của Putin, giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra dữ dội dọc theo xa lộ P66 nối Svatove và Kreminna. Quân Ukraine đã cắt đứt xa lộ này tại 2 thị trấn Chervonopopivka và Ploshchanka. Trong nỗ lực thông chốt, được các bloggers quân sự Nga đánh giá cao và tràn trề hy vọng, dưới sự điều động trực tiếp của Thượng Tướng Aleksei Vyacheslavovich Avdeyev, không quân Nga đã phối hợp với Trung Đoàn 752 Súng Trường Cơ Giới tấn công quân Ukraine trên toàn tuyến Svatove - Kreminna. Trong ngày đầu của chiến dịch này 16 xe thiết giáp của Trung Đoàn 752 bị bắn cháy, cùng với hơn 30 xe chuyển quân và nhiên liệu trên xa lộ P66, ngày nay được gọi là xa lộ kinh hoàng Kreminna.
Chưa hết, một chiếc Sukhoi 35 trị giá 43 triệu Mỹ Kim, và một chiếc trực thăng Ka-52 Alligator giá 14 triệu Mỹ Kim hộ tống cho Trung Đoàn 752 của Nga cũng bị bắn rơi trên bầu trời xa lộ P66.
Trong 24 giờ qua, 530 binh sĩ Nga để bị loại khỏi vòng chiến, cùng với 1 máy bay, 1 máy bay trực thăng, 23 xe tăng, 16 xe thiết giáp, 8 hệ thống pháo, và 38 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến ngày 6 tháng Giêng, 110.250 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến tại Ukraine. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 3.064 xe tăng, 6.124 xe thiết giáp, 2.059 hệ thống pháo, 431 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 215 hệ thống phòng không, 285 máy bay, 272 trực thăng, 1.844 máy bay không người lái, 723 hỏa tiễn hành trình, 16 tàu chiến, 4.797 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 182 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Mỹ công bố khoản hỗ trợ quân sự mới gần 3 tỷ USD cho Ukraine
Ngoại trưởng Antony Blinken hôm thứ Sáu đã công bố một khoản hỗ trợ mới trị giá 2,85 tỷ đô la viện trợ quân sự cho Ukraine, trong đó sẽ bao gồm “xe chiến đấu bộ binh Bradley, hệ thống pháo binh, xe bọc thép chở quân, hỏa tiễn đất đối không, đạn dược và các mặt hàng khác để hỗ trợ Ukraine khi họ dũng cảm bảo vệ người dân, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”
Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết chính quyền sẽ làm việc với Quốc hội “để cung cấp thêm 907 triệu đô la tài chính quân sự nước ngoài theo Đạo luật phân bổ bổ sung Ukraine bổ sung, 2022.”
“Các quỹ sẽ hỗ trợ Ukraine và các quốc gia bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến của Nga ở Ukraine,” Blinken cho biết trong một tuyên bố.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã lên để hoan nghênh “gói viện trợ quốc phòng lớn nhất mọi thời đại của Hoa Kỳ”.
“Cảm ơn tổng thống Hoa Kỳ về vũ khí hoàn toàn mới, bao gồm cả xe tăng Bradley, hỏa tiễn phòng không. Nó sẽ củng cố Quân đội Ukraine trên chiến trường. Món quà Giáng Sinh tuyệt vời cho Ukraine! Cùng với người dân Mỹ, chúng tôi đang tiến tới một chiến thắng chung,” ông viết.
3. Berlin gửi 40 xe bọc thép Marder, hệ thống Patriot tới Ukraine trong qúy thứ nhất của năm 2023 này
Đức sẽ gửi cho Ukraine 40 xe chiến đấu bộ binh Marder và hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot trong quý đầu tiên của năm 2023.
Phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết như vậy trong cuộc họp báo ngày 6 tháng Giêng
“Đối với Marder, chúng ta đang nói về một tiểu đoàn - khoảng 40 xe. 40 chiếc xe này sẽ được bàn giao cho Ukraine trong quý đầu tiên,” ông nói.
Ông lưu ý rằng việc huấn luyện binh lính Ukraine sử dụng các phương tiện này sẽ mất khoảng 8 tuần và sẽ được thực hiện ở Đức.
Gói tương tự cũng bao gồm hệ thống phòng không Patriot và việc chuyển giao khẩu đội được lên kế hoạch trong quý đầu tiên.
Các báo cáo trước đó nói rằng Đức đã quyết định cung cấp cho Ukraine Marder IFV và một khẩu đội Patriot, được công bố vào ngày 5 tháng Giêng sau cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
4. Thủ tướng Đức Scholz gọi cho cho Zelenskiy sau khi công bố đợt viện trợ quân sự mới nhất
Chính phủ Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ vững chắc cho Ukraine vào năm 2023, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu, một phát ngôn viên của chính phủ cho biết.
Phát ngôn nhân Steffen Hebestreit cho biết: “Vào năm 2022, chính phủ Đức đã hỗ trợ song phương cho Ukraine hơn 12 tỷ euro hay 12,7 tỷ Mỹ Kim và sẽ tiếp tục hỗ trợ này vào năm 2023”.
“Thủ tướng tái khẳng định tình đoàn kết không thể phá vỡ với Ukraine trước sự xâm lược của Liên bang Nga,” ông nói.
Hebestreit cho biết cả hai nhà lãnh đạo chính trị đã “trao đổi quan điểm về tình hình chính trị, quân sự và nhân đạo ở Ukraine”.
Tổng thống Ukraine đã thông báo với thủ tướng Đức về các cuộc tấn công mới nhất do quân đội Nga thực hiện nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng và ''cảm ơn chính phủ Đức về quyết định cung cấp cho Ukraine một khẩu đội hỏa tiễn phòng không Patriot và xe chiến đấu bộ binh Marder.''
Tuyên bố nói rằng Scholz và Zelenskiy đã đồng ý nói chuyện cùng nhau một lần nữa, ''cũng nhằm xem xét các đề xuất của Ukraine về một giải pháp hòa bình và duy trì liên lạc chặt chẽ''.
Zelenskiy cũng đã đăng về trao đổi trên Telegram, chia sẻ hình ảnh anh ấy nói chuyện điện thoại.
5. Tổng thống Ukraine Zelenskiy gặp các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và nói rằng lệnh ngừng bắn của Nga là một “sự thao túng”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gặp Chủ tịch Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ về Dịch vụ Vũ trang Jack Reed và một thành viên của Ủy ban này, Thượng nghị sĩ Angus King, tại Kyiv vào hôm thứ Sáu.
Trong cuộc họp, Zelenskiy cho biết ông coi đề xuất của Nga về “ngừng bắn” trong 36 giờ là một “sự thao túng mà kẻ xâm lược cố gắng che giấu các kế hoạch và ý định quân sự thực sự của mình”.
Sau cuộc họp trong một cuộc họp ngắn với các nhà báo, Reed cho biết ông đã nói với Zelenskiy rằng sự hy sinh của ông và đất nước của ông đã truyền cảm hứng cho thế giới và “rằng họ đang chiến đấu vì tất cả chúng ta”.
Ông cho biết thông báo của Tổng thống Joe Biden về hỗ trợ quân sự bổ sung, chẳng hạn như Xe chiến đấu Bradley, sẽ mang lại cho lực lượng Ukraine “khả năng đột phá tiền tuyến, khai thác bước đột phá đó và tiếp tục – chúng ta hy vọng – đẩy lùi quân Nga khỏi lãnh thổ Ukraine”.
Khi được phóng viên Scott McLean của CNN hỏi liệu việc gửi xe chiến đấu Bradley có mở ra cơ hội cho Mỹ gửi xe tăng M-1 Abrams hay không, ông Reed cho biết không có mối liên hệ nào.
Ông cho biết ông luôn lo ngại về kho dự trữ vũ khí và thiết bị của Hoa Kỳ và điều đó ảnh hưởng đến các quyết định của Ngũ Giác Đài về việc gửi những gì.
King cho biết họ đã có một “ngày phi thường” ở Kyiv, khi ông nhận xét về “lòng can đảm, cam kết... và gan dạ” của người dân Ukraine.
Ông nói họ đến thăm vì “đây là cuộc đấu tranh cho chúng ta, cho toàn thế giới, cho các giá trị tự do và dân chủ – và đó là lý do tại sao cam kết này là cần thiết.”
“Lịch sử nói rằng các nhà độc tài có xu hướng thúc đẩy những cánh cửa mở và nếu họ tìm thấy những cánh cửa mở, họ sẽ tiếp tục. Nếu có ai thắc mắc tại sao cuộc đấu tranh này lại cần thiết, thì tất cả những gì họ cần làm là nhìn lại năm 1938 và Sudetenland, 1936 và Rhineland khi Chiến tranh thế giới thứ hai lẽ ra có thể bị ngăn chặn bởi kiểu phản kháng đang diễn ra ngay tại đây ngày nay,” King nói thêm.
Khi được hỏi Hoa Kỳ sẽ gửi những gì khác cho Ukraine để chấm dứt chiến tranh trong năm nay, King cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine và sau cuộc gặp với các quan chức ở Kyiv, họ đã “đưa ra một danh sách”.
Reed cho biết ông đã được “truyền cảm hứng” để “xúc tiến sự hỗ trợ mà Ukraine cần để kết thúc cuộc chiến này.”
Ông cho biết Hoa Kỳ đã đưa ra một cam kết rất lớn và mong đợi một thông báo tiếp theo sớm. King cho biết khóa đào tạo về hệ thống hỏa tiễn phòng thủ Patriot được gửi đến Ukraine “sẽ bắt đầu trong thời gian ngắn” nhưng thời gian đào tạo được giữ bí mật.
6. Những kẻ xâm lược tấn công các khu vực biên giới của vùng Sumy bằng pháo binh
Những kẻ xâm lược Nga vào ngày 6 tháng Giêng đã bắn phá các khu vực biên giới của vùng Sumy bằng pháo tự hành.
Thống đốc khu vực Sumy, Dmytro Zhyvytskyi, cho biết bất chấp lệnh ngừng bắn của Putin từ “12:00 trưa ngày 6 tháng Giêng cho đến 24:00 ngày 7 tháng Giêng, suốt ngày, quân Nga tấn công cộng đồng biên giới Shalyhyne bằng pháo tự hành.”
Tưởng cũng nên nhắc lại là các lực lượng phòng thủ Ukraine đã giải phóng các vùng Kyi, Sumy và Chernihiv khỏi quân xâm lược Nga vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Quân Nga sau khi bị đánh bật khỏi vùng này tiếp tục bắn phá các khu vực biên giới từ lãnh thổ Nga.