Ngày 16-01-2025
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 17/01: Lòng Xót Thương của Thiên Chúa – Lm. Gioan Baotixita Đặng Nhật Trường, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
00:07 16/01/2025

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Bấy giờ, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà, dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng. Người nói lời Thiên Chúa cho họ. Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Này con, tội con được tha rồi.” Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng: “Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?” Tâm trí Đức Giê-su thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ: “Sao các ông lại nghĩ thầm trong bụng những điều ấy? Trong hai điều: một là bảo người bại liệt: ‘Tội con được tha rồi’, hai là bảo: ‘Đứng dậy, vác chõng mà đi’, điều nào dễ hơn? Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, -Đức Giê-su bảo người bại liệt-, Ta truyền cho con: Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: “Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ!”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:39 16/01/2025

25. Chúng ta nên dùng lòng thành thật để khích lệ tu đức, bởi vì chúng ta quá bé nhỏ hư không.

(Thánh Teresa of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:43 16/01/2025
41. NGHE NHẦM TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG

Mới đến nhậm chức tuần phủ là người ngoài huyện.

Một ngày nọ, ông ta dùng ngôn ngữ của cố hương mình nói với sai dịch:

- “Mày đi mua cho ta cây tre(竹竿)” (1) .

Sai dịch nghe nhầm là “gan heo(豬肝)”, bèn đi mua gan heo về, lại còn mua thêm một quả tim heo cho mình, đưa lên cho tuần phủ và nói:

- “Đại nhân, gan heo mua được rồi ạ”.

Tuần phủ vừa thấy, không tài nào cười được, nổi giận nói anh ta làm việc không dùng não:

- “Tim của mày ở đâu?”

Sai dịch vội vàng lấy trong tay áo ra quả tim heo, trả lời:

- “Đại nhân, tim ở đây !”

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 41:

Nghe lầm, nói lầm và giết lầm là cái ngộ nhận to lớn của con người, nó càng lớn hơn khi người ta cố ý làm điều xấu rồi đổ tội cho nghe lầm, nói lầm và giết lầm để che đậy tội lỗi của mình.

Nghe lầm thì đưa ra những lời tuyên bố sai lầm, nghe lầm cũng là nguyên nhân đưa đến những hành động sai lầm khác, mà hành động sai lầm to lớn nhất chính là giết lầm người vô tội, làm cho người khác không còn tin tưởng vào ngôn hành của mình hay của tập thể nữa.

Đức Chúa Giê-su đã xin Đức Chúa Cha tha tội cho những người đóng đinh mình trên thập giá vì họ không biết việc họ làm (Lc 23, 34), nhưng việc làm của họ thì muôn đời vẫn bị người ta lên án.

Có một vài người Ki-tô hữu “thích” nghe lầm, tức là thích giải thích lời nói của người khác thành nhiều nghĩa, để “vô tư” làm theo ý của mình rồi sau đó nói lời xin lỗi vì đã nghe lầm, những kiểu nghe lầm này dù có đi xưng tội cũng không được tha -nếu không thành thật xin lỗi- vì đã làm mất danh dự hoặc làm thiệt hại cho người khác bằng sự “nghe lầm” của mình, bởi vì sai lầm thì không có tội hoặc tội nhẹ, nhưng sai lầm cố ý thì tội nặng gấp nhiều lần.

Nghe lầm thì sẽ nói lầm và nói lầm có khi làm thiệt hại phần xác cũng như phần hồn của người khác, do đó mà người Kitô hữu càng phải lắng nghe cách chính xác hơn để ngôn hành của mình rõ ràng chính xác, đó là cách thế để truyền giáo trong đời sống hôm nay vậy !

(1) 竹竿 nghĩa là cây tre, phát âm là “zhu can”; 豬肝nghĩa là gan heo, tiếng địa phương cũng phát âm tương tự như là “zhu can”, đồng âm khác nghĩa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Dun dủi thần thánh
Lm Minh Anh
16:03 16/01/2025
DUN DỦI THẦN THÁNH
“Dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng!”.

Năm 1794, nhà sinh vật học Lazzaro Spallanzani phát hiện ra rằng, loài dơi có khả năng tự phát sóng âm - có tần số cao - để điều chỉnh hướng bay. Sóng phản hồi giúp chúng định hình khoảng cách và kích thước của vật cản; từ đó, dơi chọn cho mình những hướng bay phù hợp. Đây là ý tưởng nền tảng của ngành siêu âm!

Kính thưa Anh Chị em,

Nếu trong tự nhiên, dơi có khả năng định hướng bay nhờ sóng phản hồi mà không cần thị giác; thì trong đời sống siêu nhiên, con người có khả năng đến với Chúa Giêsu nhờ sự ‘dun dủi thần thánh’ của Chúa Thánh Thần mà không cần những tính toán thế tục!

Tin Mừng hôm nay kể lại cảnh người ta chen chúc đến với Chúa Giêsu khi “Ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng” khiến một người bất toại ước ao tiếp cận Ngài phải được thòng xuống từ trên mái nhà. Hành động này bên ngoài xem ra thật hồn nhiên nhưng bên trong mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc; rằng, ai khát khao đến với Chúa Giêsu, người ấy đã nhận trước cho mình một loại hình ân sủng của Ngài, ân sủng này có tên ‘Dun Dủi Thần Thánh’ của Chúa Thánh Thần!

Tại sao Chúa Giêsu không thấy tình thế khó xử này? Tại sao Ngài không di chuyển đến một nơi rộng hơn mà mọi người có thể thấy và nghe Ngài? Thật khó để trả lời cho các câu hỏi này, nhưng có một điều chúng ta có thể đoan chắc là, cả khi không thấy, không nghe Ngài, người bất toại và những người bạn của anh vẫn được đền đáp ‘xứng với lòng tin của họ’. Lời Chúa bất ngờ tiết lộ cho chúng ta một nguyên tắc tâm linh tối quan trọng; rằng, ai khao khát đến gần Chúa Giêsu, người ấy đã được dun dủi bởi Thánh Thần. Vì vậy, trong trường hợp không nghe không thấy Ngài, chúng ta đừng bao giờ nản lòng, vì đây là một ‘trải nghiệm thiếu vắng’ cần thiết biểu lộ một niềm khát khao thực sự. Thực tế của vấn đề là, ‘khát khao Chúa’ - tự nó - đã là một ân phúc, một quà tặng; và còn hơn thế, nó có khả năng ‘tự sức biến đổi bên trong’ linh hồn những ai tìm kiếm Ngài.

Trong cuộc đời, nhiều lúc Thiên Chúa dường như ở rất xa và chúng ta không tài nào gặp Ngài. Khi điều này xảy đến, bạn hãy biết đây là cách Ngài mời chúng ta đến gần Ngài hơn; và đây cũng là cách Ngài quyến rũ, hấp dẫn và thu hút sự chú ý nhiều hơn của mỗi người, “Chúa đã quyến rũ con; và con đã bị Ngài quyến rũ!” - Giêrêmia. Hoặc nếu đây thực sự là một ‘cuộc chiến’, bạn cứ bình tĩnh hướng sự chú ý đến Ngài, ra sức tìm kiếm Ngài nhiều hơn nữa!

Anh Chị em,

“Ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng!”. Với ai khao khát Chúa, đây là sự xa xôi ‘trong đức tin’, một sự xa xôi ‘đầy yêu thương’ ‘tự sức biến đổi bên trong’. Bởi lẽ, ‘Đấng xa xôi’, thường chỉ nói trong im ắng và chỉ những ai đói khát Ngài mới có thể nghe thấy Ngài. Hãy để cơn đói lớn lên trong bạn! Ước mong gần Chúa vẫn có thể tạo ra những “sóng âm” cần thiết vốn sẽ nhận lại những “sóng phản hồi” tuyệt vời là hoa trái thiêng liêng vốn đôi khi sẽ lớn hơn, phong phú hơn, so với việc chúng ta được thấy, được nghe tiếng Ngài cách rõ ràng.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ‘vật cản thì nhiều, sóng âm thì yếu’ khi con đến với Chúa. Xin khơi dậy nỗi khát khao trong con, hầu con có được sự dun dủi khôn nguôi của Thánh Thần!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Danh sách các quốc gia cần được theo dõi năm 2025
Thanh Quảng sdb
00:27 16/01/2025
"Danh sách các quốc gia cần được theo dõi năm 2025"

Danh sách vừa được công bố vào ngày 15 tháng 1, đã xếp hạng 50 quốc gia có nhiều người theo đạo Thiên chúa bị đàn áp nhất từ ngày 1 tháng 10 năm 2023 đến ngày 30 tháng 9 năm 2024.

Báo cáo nêu rõ: "Thay vì được bảo vệ bình đẳng như mọi công dân, người theo đạo Thiên chúa trên khắp thế giới thường xuyên bị từ chối các quyền hợp pháp cơ bản trong các xã hội thù địch với đức tin của họ".

Được thành lập vào năm 1955, Tổ chức Mở cửa Thế giới (Open Doors International), có văn phòng tại 27 quốc gia, ủng hộ và cung cấp dịch vụ cho những người theo đạo Thiên Chúa bị đàn áp trên toàn thế giới. Theo trang web của mình, tổ chức phi chính phủ này có mục tiêu "khuyến khích và nâng đỡ mọi người ở mọi quốc gia cầu nguyện, ủng hộ và lên tiếng cho những người theo đạo Thiên chúa trên khắp thế giới đang phải chịu đau khổ vì đức tin của họ".

Mở cửa Thế giới (Open Doors International) cho biết trong suốt năm, ước tính có 4.476 người theo đạo Thiên chúa bị sát hại, trong đó có 3.100 người bị giết ở Nigeria, quốc gia đứng thứ bảy trong danh sách.

Tổ chức này cho biết: "Mặc dù số lượng người theo đạo Thiên chúa bị giết vì đức tin ở Nigeria ít hơn so với năm ngoái, nhưng vẫn gây tử vong không cân xứng cho những người theo đạo Thiên chúa".

Tổ chức này cũng ước tính có 4.744 người theo đạo Thiên chúa đã bị giam giữ mà không được xét xử, bị bắt, bị kết án và bị bỏ tù vì đức tin, bao gồm cả ở Ấn Độ, nơi "1.629 người theo đạo Thiên chúa bị giam giữ mà không cần xét xử và 547 người khác bị kết án tù".

Các quốc gia khác mà người theo đạo Thiên chúa phải đối mặt với án tù vì đức tin của họ bao gồm Eritrea, Bangladesh và Iran.

Tổ chức này cho hay Bắc Triều Tiên, quốc gia đứng đầu danh sách "trong tất cả trừ năm 2002", còn đứng ở vị trí số 1. Tổ chức này cũng lưu ý rằng tình trạng bạo lực gia tăng đặc biệt và "có sự nhấn mạnh lớn hơn nữa sự trong sáng về mặt tư tưởng và bất kỳ mối đe dọa bên ngoài nào được nhận thức hoặc bị thanh trừng một cách tàn bạo" ở quốc gia này.

Phát biểu qua điện thoại với OSV News ngày 15 tháng 1, Peter Paulsson, tổng thư ký văn phòng Thụy Điển của Mở cửa Thế giới (Open Doors International) cho biết đã lưu ý mối tương quan giữa sự suy giảm ổn định của nền dân chủ trên toàn thế giới kể từ năm 2005 và sự gia tăng hàng năm của các cuộc đàn áp Công Giáo kể từ năm 2006.

"Tổng số quốc gia trong danh sách của chúng tôi đã tăng lên theo từng năm, kể từ năm 2006", Paulsson nói với OSV News. "Vì vậy, có một mối liên hệ với những người sống ở các quốc gia dân chủ hoặc sống với một số hình thức tự do. Nếu điều đó biến mất, bạn sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là ở những khu vực mà Công Giáo là thiểu số".

Trong số những xu hướng đáng lo ngại nhất được báo cáo xác định là sự gia tăng các cuộc đàn áp Công Giáo ở Trung Á, bao gồm cả Kyrgyzstan, xếp thứ 47 trong danh sách, so với thứ hạng 61 vào năm 2024.

"Đây là động thái lớn nhất trong danh sách và lý do chính là sự gia tăng mạnh mẽ của bạo lực chống lại Giáo hội", báo cáo nêu rõ.

Báo cáo bao gồm các trường hợp cụ thể, bao gồm một cuộc đột kích có vũ trang của đại diện Ủy ban Nhà nước về các vấn đề tôn giáo tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Nicholas ở Talas. Theo báo cáo, chính quyền "buộc những người sùng đạo rời đi phải vào vùng sâu vùng sa và giữ giáo đoàn ở đó cho đến khi hai nữ tu ký vào một tuyên bố thừa nhận 'hoạt động truyền giáo bất hợp pháp' và 'truyền bá hệ tư tưởng của họ'".

Ông cho biết "Cả hai nhóm đều bị chế độ và cá nhân tấn công theo những cách khác nhau".

Ông cũng lưu ý rằng mặc dù không xuất hiện trong danh sách 50 quốc gia hàng đầu, Philippines, một quốc gia có "dân số theo đạo Thiên chúa khá lớn, cũng đã lọt vào danh sách 78 quốc gia hàng đầu".

Một quốc gia khác chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ là Algeria, xếp thứ 19 trong danh sách. Theo báo cáo của mình, Mở cửa Thế giới (Open Doors International) tuyên bố rằng "số lượng người theo đạo Thiên chúa đang chờ xét xử và tuyên án đang ở mức cao nhất trong mọi thời đại" tại quốc gia châu Phi này.

"Chính phủ đã thử nhiều hình thức gây sức ép về tài chính và tổ chức để làm suy yếu các Giáo hội, đặc biệt tập trung vào các hoạt động trực tuyến của người theo đạo Thiên chúa. Ngoài ra, chính quyền tiếp tục đóng cửa các nhà thờ Tin lành một cách có hệ thống", báo cáo nêu rõ.

Ông Paulsson nói với OSV rằng sự gia tăng đàn áp Kitô hữu ở Trung Á phần lớn là do các chế độ độc tài có "luật lệ" không chỉ nhắm vào các Kitô hữu cá nhân, "mà còn cả các nhà thờ, bao gồm các phong trào nhà thờ tại gia", vốn không được đăng ký.

Ông cũng lưu ý rằng mặc dù không xuất hiện trong danh sách 50 quốc gia hàng đầu, Philippines, một quốc gia có "dân số Kitô hữu khá lớn, cũng đã lọt vào danh sách 78 quốc gia hàng đầu".
 
Tuyên bố của các vị bản quyền tại Thánh Địa về lệnh ngừng bắn ở Gaza
J.B. Đặng Minh An dịch
06:24 16/01/2025

“Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an” (Is 52,7)

Các Giám mục Công Giáo của Thánh Địa hoan nghênh thông báo về lệnh ngừng bắn ở Gaza, nhằm chấm dứt tình trạng thù địch ở Gaza, trả lại các con tin Israel và thả các tù nhân Palestine. Chúng tôi hy vọng rằng lệnh ngừng bắn này sẽ đánh dấu một sự kết thúc quan trọng cho tình trạng bạo lực đã gây ra đau khổ vô hạn. Đây là một bước cần thiết để ngăn chặn sự tàn phá và đáp ứng nhu cầu nhân đạo cấp bách của vô số gia đình bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thức rằng chiến tranh kết thúc không có nghĩa là xung đột kết thúc. Do đó, cần phải giải quyết nghiêm chỉnh và đáng tin cậy các vấn đề sâu xa đã là gốc rễ của cuộc xung đột này trong thời gian quá dài. Hòa bình thực sự và lâu dài chỉ có thể đạt được thông qua một giải pháp công bằng giải quyết tận gốc cuộc đấu tranh lâu dài này. Điều này đòi hỏi một quá trình dài, sự sẵn lòng thừa nhận nỗi đau khổ của nhau và một nền giáo dục tập trung vào lòng tin dẫn đến khả năng vượt qua nỗi sợ hãi về người khác và thái độ biện minh cho bạo lực như một công cụ chính trị.

Chúng tôi cầu nguyện rằng lệnh ngừng bắn này sẽ mang lại cảm giác thanh thản và nhẹ nhõm cho tất cả mọi người. Mong rằng khoảnh khắc bình yên này sẽ giúp mọi người tìm thấy sự an ủi, xây dựng lại cuộc sống và lấy lại hy vọng cho tương lai.

Chúng tôi chân thành hy vọng rằng lệnh ngừng bắn này đánh dấu sự khởi đầu của một con đường mới hướng tới hòa giải, công lý và hòa bình bền vững. Mong rằng đây là bước đầu tiên trên con đường thúc đẩy sự chữa lành và đoàn kết giữa tất cả người dân Thánh Địa.

Chúng tôi háo hức chờ đợi những người hành hương trở về các Thánh địa ở Thành Thánh. Các Thánh địa được coi là nơi cầu nguyện và bình an, và chúng tôi mong đến ngày những người hành hương có thể đến thăm lại nơi này trong sự an toàn và niềm vui tâm linh.

Bất chấp nỗi đau mà chúng ta đã phải chịu đựng, chúng ta vẫn tiếp tục hướng đến tương lai với hy vọng không lay chuyển. Mong rằng lệnh ngừng bắn này sẽ truyền cảm hứng cho những nỗ lực mới cho đối thoại, sự hiểu biết lẫn nhau và hòa bình lâu dài cho tất cả mọi người. Vào đầu Năm Thánh dành cho hy vọng không làm thất vọng, chúng ta đọc trong sự kiện này một dấu hiệu nhắc nhở chúng ta về lòng trung tín của Thiên Chúa.

Cuối cùng, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và cộng đồng quốc tế phát triển một tầm nhìn chính trị rõ ràng và công bằng cho giai đoạn hậu chiến. Một tương lai được xây dựng trên phẩm giá, an ninh và tự do cho tất cả mọi người là điều kiện tiên quyết cho hòa bình thực sự và lâu dài. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thực hiện các bước ngay lập tức và đàm phán các bước tiếp theo của thỏa thuận một cách thiện chí.

Xin Chúa ban phước lành cho vùng đất này với hòa bình và dẫn dắt tất cả chúng ta trên con đường hòa giải và chữa lành.

+Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa

Thượng Phụ Công Giáo Latinh của Giêrusalem



Source:Latin Patriarchate of Jerusalem
 
Trong 20 năm qua, tình trạng lạm dụng trẻ em giảm mạnh trong Giáo hội
Vũ Văn An
12:34 16/01/2025

Nguồn: Pixabay


Tạp chí Crux, ngày 16 tháng 1 năm 2025, cho hay: Theo một báo cáo mới từ Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng vào việc Tông đồ (CARA), trong 20 năm qua, số lượng cáo buộc lạm dụng đối với giáo sĩ Công Giáo đã giảm.

Báo cáo cũng lưu ý rằng hơn 5 tỷ đô la đã được chi trả cho các chi phí do cuộc khủng hoảng lạm dụng trong Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ.

Vào tháng 11 năm 2004, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) đã ủy quyền cho CARA tiến hành một cuộc khảo sát hàng năm đối với tất cả các giáo phận và giáo phận Đông phương có giám mục là thành viên của USCCB.

Trong một báo cáo được công bố vào thứ Tư, CARA cho biết trong 20 năm qua, các giáo phận và cộng đồng tu sĩ đã coi tổng cộng 16,276 cáo buộc lạm dụng trẻ vị thành niên của các linh mục, phó tế và nam tu là "có thể tin được".

Báo cáo cho biết khoảng bốn trong năm cáo buộc này được các giáo phận và giáo phận Đông phương coi là đáng tin cậy (13,331 hoặc 82 phần trăm), trong khi một trong năm cáo buộc khác được các cộng đồng tu sĩ của nam giới coi là đáng tin cậy (2,945 hoặc 18 phần trăm).

"Để làm rõ, những cáo buộc đáng tin cậy về hành vi lạm dụng này không xảy ra trong 20 năm khảo sát, mà là trong hơn 80 năm được hỏi trong các cuộc khảo sát hàng năm", báo cáo cho biết.

Báo cáo cũng lưu ý rằng bốn trong năm nạn nhân bị lạm dụng là nam giới (80 phần trăm) và một trong năm nạn nhân là nữ giới (20 phần trăm). Trong khi đó, hơn một nửa ở độ tuổi từ 10 đến 14 (56 phần trăm) tại thời điểm xảy ra hoặc bắt đầu bị lạm dụng, với 24 phần trăm ở độ tuổi từ 15 đến 17 và 20 phần trăm ở độ tuổi từ 9 trở xuống.

Báo cáo lưu ý rằng hơn 90 phần trăm các cáo buộc xảy ra vào năm 1989 hoặc trước đó, với 5 phần trăm vào những năm 1990 và chỉ 3 phần trăm kể từ năm 2000.

“Nhìn chung, 86 phần trăm tất cả những kẻ bị cáo buộc phạm tội được xác định là 'đã chết, đã bị cách chức, đã bị thế tục hóa hoặc mất tích', không có gì đáng ngạc nhiên vì khoảng bảy phần mười (72 phần trăm) các vụ lạm dụng bị cáo buộc xảy ra vào năm 1979 hoặc trước đó, từ 20 đến 50 năm trước khi cuộc khảo sát CARA đầu tiên được tiến hành vào năm 2004. 14 phần trăm còn lại đã 'bị cách chức vĩnh viễn hoặc đã nghỉ hưu trong năm' của cuộc khảo sát cụ thể đó", báo cáo của CARA viết.

Báo cáo cho biết tổng cộng, các giáo phận Công Giáo và các dòng tu đã trả 5,025,346,893 đô la trong 20 năm của cuộc khảo sát.

“Ba phần tư tổng hợp các khoản thanh toán này là để giải quyết cho các nạn nhân (71 phần trăm) và các khoản thanh toán khác cho các nạn nhân (4 phần trăm). Hạng mục chi phí lớn khác được chi trả là phí luật sư (17 phần trăm), chiếm một phần sáu tổng số chi phí này. Sáu phần trăm chi phí dành cho việc hỗ trợ những người bị cáo buộc phạm tội và 2 phần trăm dành cho tất cả các chi phí khác", CARA cho biết.

"Trung bình trong 20 năm, 16 phần trăm chi phí liên quan đến các cáo buộc do các công ty bảo hiểm của các giáo phận, giáo phận Đông phương và cộng đồng tu sĩ của nam giới chi trả. Tỷ lệ phần trăm trung bình do bảo hiểm chi trả trong thập niên đầu tiên của cuộc khảo sát (22 phần trăm) cao hơn gấp đôi so với thập niên thứ hai (10 phần trăm)", báo cáo tiếp tục.
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thổ lộ tâm sự trong cuốn ‘tự truyện’ mới
Vũ Văn An
13:17 16/01/2025

Cuốn sách "Hope" của Đức Giáo Hoàng


John Touhey của tạp chí Aleteia, ngày 15/01/25, tường trình rằng Trong những trích đoạn đầu tiên từ cuốn sách-cuộc phỏng vấn mới của Đức Giáo Hoàng, ngài kể về tuổi thơ và lịch sử gia đình, tầm quan trọng của sự hài hước, v.v.

“Tôi vẫn cảm thấy tình yêu lớn lao, sâu sắc như vậy” dành cho Argentina, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong cuốn sách Hy Vọng (Hope) mới của ngài. Cuốn sách được viết theo phong cách tự truyện, vừa được phát hành trên toàn thế giới bằng 16 ngôn ngữ (bao gồm tiếng Anh). Đây là cuốn sách nổi bật trên "Big Winter Books" của Aleteia năm 2025.

Vài ngày trước, bốn tờ báo hàng ngày của Ý (La Stampa, Avvenire, Il Messaggero và Il Giorno) đã công bố một loạt trích đoạn từ cuốn sách mới, dựa trên các cuộc phỏng vấn với nhà báo Carlo Musso.

Trong số nhiều chủ đề, Đức Giáo Hoàng nói về nguồn gốc gia đình và cuộc di cư của cha mẹ ngài từ Ý đến Argentina vào cuối những năm 1920.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban phước cho một bé gái vào cuối buổi tiếp kiến chung hàng tuần tại Hội trường Paul VI ở Vatican vào ngày 15 tháng 1 năm 2025. Antoine Mekary | ALETEIA


Những trải nghiệm thời thơ ấu

Jorge Mario Bergoglio tiết lộ một số giai đoạn bạo lực và đau thương từ thời thơ ấu của mình ở Argentina. Một trong số đó là vụ tự tử của một cựu bạn học trường kỹ thuật, "người thông minh và tài năng nhất trong số chúng ta", người đã bị bỏ tù sau khi bắn một người bạn hàng xóm.

Đối với vị giáo hoàng tương lai, những chuyến thăm của ngài đến người đồng chí bị giam cầm này chính là "trải nghiệm thực tế đầu tiên của ngài về nhà tù", một nơi mà ngài mô tả là khủng khiếp và đáng lo ngại. Sau đó, ngài đã dành sự quan tâm lớn cho các tù nhân trong cuộc sống tu trì và linh mục của ngài, và sau đó là trong chức giám mục và giáo hoàng của ngài.

Gặp gỡ Jorge Luis Borges

Đức Giáo Hoàng nhớ lại mối quan hệ của mình với nhà văn người Argentina Jorge Luis Borges (1899-1989), người mà ngài đã chào đón cùng với các sinh viên của ông khi ông là giáo sư văn học và tâm lý học tại Cao đẳng Santa Fe. Đức Phanxicô bày tỏ sự ngưỡng mộ của ngài đối với tác giả vĩ đại này, người đã hoàn toàn mù lòa vào thời điểm đó và đã nỗ lực rất nhiều về mặt thể chất để gặp gỡ các sinh viên.

"Ở tuổi sáu mươi sáu, ông đã đi xe ngựa từ Buenos Aires và đi trong tám giờ, vào ban đêm, để đến Santa Fe. Chúng tôi đến muộn vào một trong những lần đó vì khi tôi đến đón ông ở khách sạn, ông đã hỏi tôi xem tôi có thể giúp ông cạo râu không", Đức Giáo Hoàng Phanxicô kể lại.

Ngài mô tả Borges là "một người theo thuyết bất khả tri, người đã đọc Kinh Lạy Cha mỗi đêm vì ông đã hứa với mẹ mình rằng ông sẽ làm như vậy, và người đã chết sau khi chịu các nghi thức cuối cùng”.

Tầm quan trọng của sự hài hước

Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hài hước, trích dẫn lời của nhà văn người Pháp Romain Gary (1914-1980), người định nghĩa sự hài hước là "một sự khẳng định về phẩm giá, một tuyên bố về sự vượt trội của con người trước mọi điều xảy đến với họ".

Đức Phanxicô giải thích rằng gia đình ngài "đã trải qua không ít khó khăn, đau khổ, nước mắt, nhưng ngay cả trong những khoảnh khắc khó khăn nhất, chúng tôi đã khám phá ra rằng một nụ cười, một tiếng cười có thể mang lại cho chúng tôi thêm sức mạnh để quay lại đúng hướng".



Đức Giáo Hoàng thích thú nhớ lại buổi tiếp kiến của mình với các diễn viên hài vào mùa xuân năm ngoái.

"Một trong số họ đã nói đùa rằng thật tốt khi cố gắng làm cho Chúa cười... ngoại trừ việc, là đấng toàn năng, Người biết trước tất cả những câu chuyện cười... và sẽ phá hỏng câu chuyện cười của bạn", ngài nhớ lại.

Đức Phanxicô lưu ý rằng nhiều linh mục có khiếu hài hước, nhưng các giáo hoàng cũng vậy, đặc biệt là đề cập đến khiếu ứng biến của những người tiền nhiệm của ngài là John XXIII và John Paul II.

Những câu chuyện cười Dòng Tên của Đức Giáo Hoàng

Vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ Dòng Tên cho biết ngài đặc biệt thích những câu chuyện cười về Dòng Tên, khiến ngài nhớ đến "những câu chuyện cười về carabinieri ở Ý, hoặc những bà mẹ Do Thái theo kiểu hài hước Yiddish".

Đức Phanxicô chia sẻ một ví dụ:

…Tôi nhớ câu chuyện về một vị Dòng Tên khá phù phiếm bị bệnh tim và phải điều trị tại bệnh viện. Trước khi vào phòng phẫu thuật, ngài hỏi Chúa: "Lạy Chúa, giờ của con đã đến chưa?" "Không, con sẽ sống ít nhất bốn mươi năm nữa", Chúa trả lời. Sau ca phẫu thuật, ông quyết định tận dụng tối đa và đã cấy tóc, căng da mặt, hút mỡ, làm lông mày, làm răng... tóm lại, ông đã trở thành một người đàn ông thay đổi. Ngay bên ngoài bệnh viện, ông bị một chiếc ô tô đâm và tử vong. Ngay khi xuất hiện trước mặt Chúa, ngài phản đối: “Lạy Chúa, nhưng… Chúa đã bảo con sẽ sống thêm bốn mươi năm nữa!” “Ồ, xin lỗi!” Chúa trả lời, “Ta không nhận ra con…”

Với khiếu hài hước tự hạ thấp bản thân tuyệt vời, giáo hoàng cũng vui vẻ kể lại câu chuyện cười “Giáo hoàng Phanxicô ở Mỹ”. Trong câu chuyện này, ngài hạ cánh xuống New York cho chuyến tông du của ngài, và quyết định cầm lái chiếc xe limousine được cử đến đón ngài. Vì chạy quá tốc độ, ngài bị cảnh sát truy đuổi và chặn lại, và câu chuyện diễn ra một bước ngoặt bất ngờ...

Đức Giáo Hoàng cũng nhấn mạnh sự giản dị của trẻ em, những người "là ví dụ về tính tự phát, về lòng nhân đạo, và các em nhắc nhở chúng ta rằng những ai từ bỏ lòng nhân đạo của mình là từ bỏ tất cả, và khi chúng ta khó có thể khóc một cách nghiêm túc hoặc cười một cách nồng nhiệt, thì chúng ta thực sự đang ở trên con đường xuống dốc.”

Nguồn gốc Argentina và một vụ đắm tàu tránh được

Đức Giáo Hoàng cuối cùng cũng trở lại với nguồn gốc gia đình của ngài ở Argentina, gợi lại vụ đắm tàu Mafalda mà ông bà và cha của ngài được cho là đã lên tàu. Vụ đắm tàu "Titanic của Ý" đã cướp đi sinh mạng của từ 300 đến 600 người, một con số khó xác định vì có rất nhiều người trốn trên tàu.

Ông bà tôi và người con trai duy nhất của họ, Mario, chàng trai trẻ sau này trở thành cha tôi, đã mua vé cho chuyến vượt biển dài đó, cho con tàu này khởi hành từ cảng Genoa vào ngày 11 tháng 10 năm 1927, hướng đến Buenos Aires. Nhưng họ đã không lên con tầu đó (...). Họ không thể bán những gì họ sở hữu kịp thời. Cuối cùng, gia đình Bergoglio miễn cưỡng phải đổi vé, hoãn chuyến khởi hành đến Argentina. Đó là lý do tại sao tôi ở đây bây giờ.
Bạn không thể tưởng tượng được tôi đã thấy mình cảm tạ Chúa quan phòng bao nhiêu lần.

Một gia đình gắn bó

Đức Giáo Hoàng Phanxicô có một người bạn lông lá tại buổi tiếp kiến chung ngày 15 tháng 1.Antoine Mekary | ALETEIA


Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nhớ lại sự ra đời của những người anh chị em của mình trong một gia đình gắn bó. Ngài cũng nhớ lại sự hiện diện của một con vật cưng đã đánh dấu tuổi thơ của mình: “Churrinche, một chú chó nhỏ thuộc giống không xác định và không thể xác định được, chúng tôi đặt tên cho nó để vinh danh một sinh vật bốn chân bất khuất khác từ Pampas từng thuộc về ông bà ngoại của chúng tôi”.

Đức Phanxicô mô tả Argentina là “một đất nước trẻ trên một đồng bằng xa xôi và vô tận, được tạo ra từ một trong những thuộc địa xa xôi và ngoại ô nhất của đế quốc Tây Ban Nha rộng lớn, mặc dù không có sức hấp dẫn lấp lánh của kim loại quý. Một đất nước có lịch sử phức tạp, bi thảm và kỳ diệu được cô đọng lại chỉ trong hơn hai thế kỷ và một số ít thế hệ. Quê hương của tôi, nơi tôi vẫn tiếp tục cảm thấy vĩ đại, sâu sắc như vậy. Những con người mà tôi cầu nguyện mỗi ngày, những người đã hình thành nên tôi, những người đã đào tạo và sau đó trao tặng tôi cho những người khác,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói thêm.
 
Đề cử viên chức bộ trưởng tư pháp Pam Bondi thề sẽ chấm dứt nạn vũ khí hóa chống lại người Công Giáo
Vũ Văn An
14:03 16/01/2025

Cựu bộ trưởng tư pháp Florida Pam Bondi làm chứng trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện trong phiên điều trần phê chuẩn của bà để trở thành Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ tiếp theo tại Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Hart trên Đồi Capitol vào ngày 15 tháng 1 năm 2025,tại Washington, D.C. | Tín dụng: Chip Somodevilla/Getty


Tyler Arnold của Phòng tin CNA, ngày 15 tháng 1 năm 2025, viết:

Ứng viên được cho là sẽ phục vụ với tư cách bộ trưởng tư pháp của Tổng thống đắc cử Donald Trump, Pam Bondi, tại phiên điều trần phê chuẩn của Thượng viện vào thứ Tư đã thề hứa sẽ chấm dứt nạn "vũ khí hóa" của chính phủ chống lại người Công Giáo, các nhà hoạt động ủng hộ sự sống và các bậc phụ huynh quan tâm.

Trong phiên điều trần ngày 15 tháng 1 trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện, Bondi — cựu tổng chưởng lý Florida — đã gọi bản ghi nhớ của FBI Richmond nhắm vào người Công Giáo là "vũ khí hóa tối thượng" của chính phủ.

Bản ghi nhớ tháng 1 năm 2023 đã nêu chi tiết một cuộc điều tra về những gì được gọi là người Công Giáo "cực đoan-duy truyền thống" và mối liên hệ tiềm tàng với "phong trào duy dân tộc da trắng cực hữu". Bản ghi nhớ thảo luận về cơ hội "phát triển nguồn tin hoặc dây bẫy [trip wire]" trong các giáo xứ cung cấp Thánh lễ La tinh và trong các cộng đồng Công Giáo trực tuyến mà cơ quan này coi là "cực đoan-duy truyền thống".

Thượng nghị sĩ Josh Hawley, R-Missouri, đã hỏi Bondi liệu bà có chấm dứt "những hành vi lạm dụng" như bản ghi nhớ này hay không, mà ông gọi là "cuộc tấn công không thể tin được vào quyền Tu chính án thứ nhất của người Mỹ".

"Tất nhiên rồi", Bondi nói và nói thêm: "Tôi nghĩ những gì ngài đang nói đến là vũ khí hóa tối thượng [của chính phủ]".

Khi Hawley hỏi liệu Bondi có điều tra các đặc vụ liên bang có liên quan hay không, bà cho biết bà "sẽ đích thân đọc bản ghi nhớ đó" và thảo luận về nó với Kash Patel, người được Trump đề cử làm giám đốc FBI.

"Tôi nghĩ đây là điều mà tất cả chúng ta có thể đồng ý, ở cả hai phía", Bondi nói thêm. "Điều này không nên xảy ra ở Hoa Kỳ và [chúng ta nên] cùng nhau hành động".

Bondi cũng cho biết việc FBI sử dụng Trung tâm Luật Nghèo miền Nam (SPLC) làm nguồn thông tin về các nhóm cực đoan "sẽ là một trong những điều đầu tiên chúng tôi sẽ xem xét". FBI đã dựa vào các chỉ định của SPLC về những người Công Giáo "cực đoan-duy truyền thống" để soạn thảo bản ghi nhớ.

Hawley cũng đã tham khảo việc truy tố những người biểu tình ủng hộ quyền được sống theo Đạo luật Tự do Tiếp cận Lối vào Phòng khám (FACE), một số người trong số họ đang phải đối diện với án tù nhiều năm. Bondi hứa sẽ đảm bảo đảm để Bộ Tư pháp không bị sử dụng để nhắm vào những người biểu tình ủng hộ quyền được sống hoặc những người theo bất cứ tín ngưỡng tôn giáo nào.

Thượng nghị sĩ Mike Lee, R-Utah, đã hỏi Bondi liệu bà có chấm dứt "việc biến chính phủ thành vũ khí" hay không, chẳng hạn như nhắm vào "những người Công Giáo cố gắng thực hành đức tin của họ,... phụ huynh đến dự các cuộc họp hội đồng nhà trường, [và] những người đến tham gia [các cuộc biểu tình] hòa bình bên ngoài các phòng khám phá thai".

“Việc theo đuổi phụ huynh tại cuộc họp hội đồng nhà trường phải chấm dứt”, Bondi cho biết, đồng thời nói thêm rằng các cuộc điều tra “vì thực hành tôn giáo của bạn” và “gửi người cung cấp thông tin vào các nhà thờ Công Giáo” cũng phải chấm dứt.

“Nó sẽ chấm dứt — phải chấm dứt”, Bondi cho biết.

Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào thứ Hai, ngày 20 tháng 1. Ông đã chỉ trích FBI vì cuộc điều tra của họ đối với người Công Giáo và tuyên thệ sẽ thả những nhà hoạt động ủng hộ quyền được sống bị giam giữ theo Đạo luật FACE.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô bị thương ở cánh tay phải sau khi ngã lần thứ hai chỉ trong hơn một tháng
Đặng Tự Do
16:53 16/01/2025
Vatican cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị ngã vào hôm Thứ Năm, 16 Tháng Giêng, và bị thương ở cánh tay phải, chỉ vài tuần sau một lần ngã khác khiến cằm ngài bị bầm tím nghiêm trọng.

Phát ngôn nhân của Vatican cho biết trong một tuyên bố rằng Đức Phanxicô không bị gãy tay nhưng đã phải đeo một chiếc đai như một biện pháp phòng ngừa.

Vào ngày 7 tháng 12, Đức Giáo Hoàng đã đập cằm vào tủ đầu giường trong một cú ngã khiến ngài bị bầm tím nghiêm trọng.

Đức Giáo Hoàng 88 tuổi, người đã chiến đấu với các vấn đề sức khỏe bao gồm các cơn viêm phế quản kéo dài, thường phải sử dụng xe lăn vì đầu gối bị đau. Ngài sử dụng xe tập đi hoặc gậy khi di chuyển quanh căn nhà của mình tại nhà trọ Santa Marta của Vatican.

Vatican cho biết vụ ngã hôm thứ năm cũng xảy ra tại Santa Marta, và sau đó Đức Giáo Hoàng được nhìn thấy trong các buổi tiếp kiến với cánh tay phải bị treo. Tại một trong những cuộc họp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin lỗi đưa tay trái ra để bắt tay khi ngài chào nhà lãnh đạo quỹ phát triển nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc, Alvaro Lario.

“Sáng nay, do bị ngã tại Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bị bầm tím ở khuỷu tay phải, không bị gãy xương. Cánh tay đã được cố định như một biện pháp phòng ngừa”, tuyên bố cho biết.

Những lời đồn đoán về sức khỏe của Đức Phanxicô luôn xuất hiện trong giới Vatican, đặc biệt là sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 phá vỡ truyền thống 600 năm và từ chức giáo hoàng vào năm 2013. Các phụ tá của Đức Bênêđíctô cho rằng quyết định này xuất phát từ một cú ngã vào ban đêm mà ngài gặp phải trong chuyến đi đến Mễ Tây Cơ năm 2012, sau đó ngài quyết định rằng mình không thể theo kịp những yêu cầu đi khắp thế giới của giáo hoàng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng ngài không có kế hoạch từ chức trong thời gian tới, ngay cả khi Bênêđíctô "mở cánh cửa" cho khả năng này. Trong cuốn tự truyện "Hope" được phát hành tuần này, Francis cho biết ngài đã không cân nhắc đến việc từ chức ngay cả khi ngài đã trải qua một cuộc phẫu thuật ruột lớn.


Source:Fox News
 
Thượng phụ Pizzaballa cho hay lệnh ngừng bắn ở Gaza: Một bước ngoặt tế nhị nhưng đáng hoan nghênh nhất
Thanh Quảng sdb
16:54 16/01/2025
Thượng phụ Pizzaballa cho hay lệnh ngừng bắn ở Gaza: Một bước ngoặt tế nhị nhưng đáng hoan nghênh nhất

Vào những giờ sau khi lệnh ngừng bắn được công bố ở Gaza, Đức Thượng phụ Latinh của Jerusalem, Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, đã bày tỏ sự lạc quan thận trọng của mình, đề cập đến hy vọng mong manh cho tương lai và các ưu tiên nhân đạo cấp bách cần thiết cho giải Gaza.

(Tin Vatican - Francesca Merlo và Roberto Paglialonga)

Sau 15 tháng Israel giao tranh và bom đạn, làm cho 46.000 người chết và 1,9 triệu người Palestine phải di dời, Israel và Hamas cuối cùng đã đạt được thỏa thuận chấm dứt giao tranh ở giải Gaza. Đối với Đức Thượng phụ Latinh của Jerusalem, Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, lệnh ngừng bắn là "bước ngoặt cần thiết mà chúng ta cần".

Mặc dù ngài thừa nhận những gì sắp tới đầy thách thức, nhưng không thể không vui mừng khi có thông báo về một thỏa thuận. "Tất cả chúng tôi đều rất vui mừng", Đức Hồng Y Pizzaballa nói với Roberto Paglialonga của đài Vatican. “Trong mọi bối cảnh, mọi người đều vui mừng vì cuộc chiến này đã làm chúng tôi kiệt sức, kiệt quệ và tổn thương cuộc sống của mọi người”.

Đức Thượng phụ nhấn mạnh rằng trong khi việc chấm dứt bạo lực là lý do để hy vọng, thì con đường đến với hòa bình sẽ còn dài và gian nan.

“Đây chỉ là bước đầu”, ngài nói. Ngài giải thích rằng quá trình hòa bình là một quá trình dài, bao gồm giải quyết xung đột thông qua đàm phán. “Hòa bình sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt được vì chiến tranh kết thúc không phải là kết thúc của xung đột”, ngài nói thêm.

Tại là bây giờ?

Không thể không tự hỏi tại sao lại mất nhiều thời gian như vậy để đạt được thỏa thuận và tại sao lại mất nhiều sinh mạng như vậy. Đức Hồng Y Pizzaballa giải thích rằng lý do rất phức tạp, lưu ý rằng “thỏa thuận ít nhiều giống với cuộc thảo luận đã diễn ra cách đây nhiều tháng”. Tuy nhiên, ngài nhấn mạnh rằng bất kể lý do là gì, thì điều duy nhất quan trọng hiện nay “là chúng ta phải lật sang trang sử mới và bắt đầu giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng ở Gaza”.

Đức Hồng Y Pizzaballa chia sẻ hy vọng thận trọng của mình. “Lệnh ngừng bắn này phải kéo dài”, ngài nhấn mạnh. “Chúng ta phải làm mọi cách có thể để đảm bảo điều đó”. Ngài cho biết có những người chống lại điều này, nhưng ngài nhấn mạnh rằng "chúng ta không được tạo không gian hoặc động lực cho họ".

Ưu tiên nhân đạo

Với lệnh ngừng bắn được áp dụng, trọng tâm hiện nay là nhu cầu cấp thiết của người dân. Đức Hồng Y Pizzaballa nhấn mạnh tình hình nhân đạo tồi tệ ở Gaza, nơi người dân hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ bên ngoài.

"Theo quan điểm nhân đạo, giờ đây có thể dễ dàng hơn để cung cấp những gì cần thiết cho người dân". ĐHY nhấn mạnh rằng nguồn cung cấp thực phẩm, trường học và chăm sóc sức khỏe là những trường hợp khẩn cấp lớn và những nỗ lực của họ sẽ mở rộng đến cộng đồng Kitô giáo nhỏ bé ở Gaza, nơi mà Đức Hồng Y lưu ý rằng "giống như mọi người khác, đang rất cần sự hỗ trợ".

Nhưng Đức Hồng Y Pizzaballa vẫn lạc quan. Trước tình hình nhiều tổ chức quốc tế đang huy động để mang viện trợ đến cho người dân Gaza, ĐHY bày tỏ sự chắc chắn rằng "chúng ta có thể tạo ra sự phối hợp cần thiết để bắt đầu giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo", ngay cả khi "sẽ mất rất nhiều thời gian".

Một cộng đồng Kitô giáo kiên trì

Cuối cùng, Đức Hồng Y Pizzaballa mô tả cộng đồng Kitô giáo ở Gaza, mặc dù họ vẫn chưa thể tin được, nhưng “họ rất vui mừng” khi nghe tin về lệnh ngừng bắn. “Ý tưởng về lệnh ngừng bắn, chấm dứt thù địch và lật sang trang mới ở Gaza mang lại cảm giác giải phóng”, Đức Thượng phụ La tinh cho biết.

Tiến về phía trước

Lệnh ngừng bắn là một bước quan trọng hướng tới hòa bình lâu dài, nhưng Đức Thượng phụ Pizzaballa cảnh báo rằng đây không phải là kết thúc của hành trình. “Hy vọng rằng đây là khởi đầu của một quá trình - mặc dù kéo dài - hy vọng sẽ mang lại hòa bình lâu dài”.
 
Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles: Hãy tìm thấy Chúa trong các vụ cháy rừng ở California
J.B. Đặng Minh An dịch
17:21 16/01/2025
Lòng tôi nặng trĩu khi nghĩ đến tất cả những ai đang phải chịu đau khổ vì cháy rừng vẫn đang bùng cháy trên núi và dọc bờ biển. Những ngày này là thử thách đối với thành phố lớn của chúng ta và đối với gia đình của Chúa tại Tổng giáo phận Los Angeles.

Khi cơn bão lửa đầu tiên ập đến, tôi đã dâng một loạt thánh lễ để cầu nguyện cho anh chị em và những người hàng xóm của chúng ta, cũng như cho những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm đang nỗ lực dập tắt những đám cháy này và giữ cho chúng ta được an toàn.

Đối với tôi, đó là một trải nghiệm đầy cảm xúc khi được gặp những người đã mất mát quá nhiều: những người thân yêu và nhà cửa, doanh nghiệp và sinh kế; giáo xứ, trường học và khu phố. Tôi vô cùng đau buồn khi thấy hàng ngàn người Công Giáo Los Angeles và những người Los Angeles khác sống như những người tị nạn và những người di tản ngay tại quê hương của họ.

Chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu được mức độ tàn phá và gián đoạn. Những đám cháy này đã thiêu rụi tài sản thế gian và những ký ức quý giá nhất của con người thành tro bụi và khiến tương lai của chúng ta trở nên bất định. Các quan chức cho biết có thể mất nhiều năm để xây dựng lại và nhiều cộng đồng của chúng ta có thể không bao giờ trông giống như trước nữa.

Vào những lúc như thế này, có thể hiểu được tại sao chúng ta lại nghi ngờ tình yêu của Chúa dành cho chúng ta, tự hỏi Người ở đâu khi những người tốt đang phải chịu đau khổ. Tại sao Chúa lại cho phép điều ác xảy ra? Tại sao Người lại cho phép những thảm họa thiên nhiên như cháy rừng, bão, động đất và lũ lụt?

Không có câu trả lời dễ dàng nào. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có câu trả lời.

Chúa Giêsu đã dạy chúng ta rằng Thiên Chúa là Cha chúng ta và Người nắm giữ mọi tạo vật trong đôi tay yêu thương của Người. Người đã hứa rằng không một con chim sẻ nào rơi xuống từ bầu trời mà Cha chúng ta không biết. Sau đó, Người nhắc nhở chúng ta: Các con đáng giá hơn bất kỳ con chim sẻ nào.

Anh chị em rất quý giá đối với Chúa, mỗi người trong số anh chị em. Anh chị em rất quý giá đối với Chúa đến nỗi Người đã sai Con Một của Người đến thế gian để chết trên thập tự giá vì anh chị em. Chúng ta cần bám chặt vào chân lý này khi những khó khăn và đau khổ ập đến.

Chúa Giêsu biết những hy vọng, ước mơ và những đấu tranh của chúng ta. Ngài ở gần chúng ta trong niềm vui và nỗi buồn của chúng ta.

Ngài chỉ có một ý muốn cho cuộc sống của chúng ta: rằng chúng ta lớn lên trong sự thánh thiện và tình yêu và trở thành những vị thánh chia sẻ tình yêu của Ngài ở đây trên trái đất và sống mãi mãi với Ngài trên thiên đàng. Mọi điều xảy ra, mọi điều Ngài cho phép, đều xuất phát từ tình yêu của Ngài dành cho chúng ta và mong muốn cứu rỗi chúng ta.

Đây không phải là câu trả lời dễ dàng nhưng đó là sự thật.

Các thánh dạy rằng mặc dù bản thân Chúa không thể chịu đau khổ, nhưng Người vẫn chịu đau khổ cùng chúng ta.

Đây là chân lý tuyệt đẹp của thập giá. Khi chết và sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa có thể mang lại điều tốt lành ngay cả từ điều ác lớn nhất.

Và vì Chúa Giêsu đã chiến thắng cái chết, nên những đau khổ của chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa và mục đích khi chúng ta kết hợp chúng với đau khổ của Ngài.

Mỗi cuộc khủng hoảng là một ngã ba đường. Và trong mỗi cuộc khủng hoảng, chúng ta phải đưa ra quyết định.

Chúng ta có thể phản ứng bằng sự tức giận và tuyệt vọng, và đó là một sự cám dỗ tự nhiên.

Hoặc chúng ta có thể quyết định chấp nhận những đau khổ của mình như một cách để chia sẻ những đau khổ của Chúa Giêsu, Đấng chịu đau khổ vì chúng ta và với chúng ta và Đấng sẽ không bao giờ từ bỏ chúng ta dù con đường có tăm tối đến đâu.

Ngay cả khi chúng ta không còn gì nhiều, chúng ta vẫn còn tình yêu để cho đi.

Chúng ta có thể “dâng hiến” nỗi đau khổ của mình trong tinh thần yêu thương và hy sinh cho những người lân cận. Chúng ta có thể tặng cuộc sống của mình để cùng chịu đau khổ với người khác, hỗ trợ họ trong cuộc đấu tranh của họ.

Một lần nữa, các thánh dạy chúng ta rằng những hy sinh chúng ta dành cho người khác có thể sinh hoa trái của tình yêu và lòng trắc ẩn khi chúng ta kết hợp với những đau khổ của Chúa Giêsu. Theo một cách huyền nhiệm, những gì chúng ta dâng hiến trong tình yêu trở thành một phần của kho tàng lớn lao của lòng trắc ẩn tuôn chảy từ những đau khổ của Người trên thập giá.

Ngay trong cơn bão lửa này, chúng ta thấy Chúa dấy lên những nhân chứng anh hùng.

Tôi đang nghĩ đến gia đình đang quỳ gối tại nơi ngôi nhà của họ từng tọa lạc, cảm tạ Chúa và Đức Mẹ đã cứu họ; những giáo dân đã liều mạng để dập tắt đám cháy trên mái nhà thờ; và những người lính cứu hỏa đã cứu nhà tạm khỏi đám cháy trong nhà thờ.

Chúng ta sẽ nghe thêm nhiều câu chuyện như thế này trong những ngày tới. Sẽ còn nhiều sự hy sinh tình yêu mà chúng ta sẽ không bao giờ nghe đến, tất cả những sự hy sinh thầm lặng của cha mẹ dành cho con cái, tất cả những hành động tử tế nhỏ bé không được nhìn thấy trong gia đình và cộng đồng của chúng ta.

Chúng ta hãy tiếp tục giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, hãy tiếp tục làm việc cùng nhau để những người hàng xóm của chúng ta có thể biết được sự thật về tình yêu của Chúa trong giờ phút tàn phá và mất mát này.

Hãy cầu nguyện cho tôi và tôi sẽ cầu nguyện cho anh chị em.

Và chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ bảo vệ và hướng dẫn chúng ta.

Đức Mẹ, Nữ Vương các Thiên Thần: Xin hãy làm mẹ của tất cả chúng con!


Source:National Catholic Register
 
Phép Lạ Thánh Thể DOUAI PHÁP, 1254
Đặng Tự Do
17:28 16/01/2025


Trong Phép lạ Thánh Thể Douai, một Bánh Thánh đã được thánh hiến vô tình rơi xuống đất khi một linh mục đang trao Mình Thánh cho tín hữu. Ngay lập tức, ngài cúi xuống để nhặt nó lên, nhưng nó đã tự bay lên và bay đến đặt trên khăn lau chén thánh.

Mặc dù đã hơn 800 năm trôi qua, ngay cả ngày nay, chúng ta vẫn có thể chiêm ngưỡng Bánh Thánh của phép lạ này.

Vào tất cả các ngày thứ năm trong tháng, tại Nhà thờ Thánh Phêrô ở Douai, nhiều tín đồ tụ họp cầu nguyện trước Thánh Thể kỳ diệu.

Onum Universale De Apibus là tác phẩm được viết bởi một nhân chứng tận mắt của phép lạ: Đức Cha Thomas de Cantimpré, tiến sĩ thần học và là Giám mục của Cambrai.

Đức Cha cho biết vào ngày lễ Phục sinh năm 1254, tại Nhà thờ Thánh Amato ở Douai, một linh mục đang trao Mình Thánh Chúa đã vô tình làm rơi xuống đất một Mình Thánh đã được truyền phép.

Ngay lập tức, ngài cúi xuống để nhặt Nó lên, nhưng Nó đã tự nhấc mình lên trong khi bay và đi đến đặt Chính Nó lên khăn lau chén.

Một lát sau, một đứa trẻ tuyệt vời xuất hiện, mà tất cả anh chị em giáo dân và các linh mục, tu sĩ có mặt trong buổi lễ đều có thể chiêm ngưỡng.

Tin tức lan truyền nhanh chóng, và Giám mục Cambrai, Thomas de Cantimpré, đã ngay lập tức đến Douai để xác minh trực tiếp các sự kiện mà ngài đã mô tả theo cách này: “Tôi đã đến gặp cha sở Nhà thờ, theo sau là nhiều tín hữu, và tôi đã yêu cầu vị linh mục cho xem phép lạ. Cha sở mở chiếc hộp nhỏ mà ông đã đặt Mình Thánh của phép lạ, nhưng ban đầu tôi không thấy có gì đặc biệt.

Tuy nhiên, tôi ý thức rằng không có gì có thể ngăn cản tôi nhìn thấy, như những người khác, Mình Thánh Chúa. Tôi thậm chí không có thời gian để tự hỏi mình câu hỏi này, khi tôi hầu như không nhìn vào Mình Thánh và thấy khuôn mặt của Chúa Kitô đội mão gai với hai giọt máu rơi xuống trán Người.

Tôi quỳ xuống, vừa khóc vừa bắt đầu tạ ơn Chúa. Chắc chắn rằng vào năm 1356, tức là một thế kỷ sau khi Đức Mẹ hiện ra, hằng năm vào thứ Tư Tuần Thánh, người ta đã cử hành một lễ tưởng niệm Phép lạ Mình Thánh Chúa, và tài liệu ghi chép lại cho thấy sự kiện này đã diễn ra từ rất lâu rồi. Di tích quý giá của phép lạ này đã được bảo tồn và tôn vinh cho đến thởi kỳ Cách mạng Pháp. Sau đó, dấu vết của nó đã bị thất lạc trong nhiều năm. Vào tháng 10 năm 1854, Linh mục của Nhà thờ Thánh Pierre ở Douai tình cờ phát hiện ra, bên dưới Chúa Kitô trên Bàn thờ của Người chết, một chiếc hộp gỗ nhỏ đựng một Bánh thánh nhỏ, vẫn còn trắng, nhưng có các cạnh bị hỏng. Một lá thư viết bằng tiếng Latinh làm chứng: “Tôi, người ký tên dưới đây, là giáo sĩ, của Nhà thờ Thánh Amato, chứng nhận rằng đây thực sự là Bánh thánh thực sự của Phép lạ Thánh, mà tôi đã lấy ra trước nguy cơ bị xúc phạm sắp xảy ra và tôi đã vui vẻ thu thập được. Tôi đã đặt nó vào hộp đựng thánh này và để lại lời chứng này, do chính tay tôi viết, cho những người trung thành sẽ khám phá ra nó trong tương lai (ngày 5 tháng 1 năm 1793)”.


Source:The Real Presence
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Khuôn mặt cơn khủng hoảng thiếu rượu!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
05:24 16/01/2025
Khuôn mặt cơn khủng hoảng thiếu rượu!

Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, nơi công trình thiên nhiên, đã tạo dựng cây nho để làm rượu cho con người hưởng dùng

“Khi uống rượu, đừng lên mặt anh hùng, vì rượu đã làm cho lắm kẻ ra thân tàn ma dại.
26 Như lửa thử độ bền của thép, rượu cũng thử lòng người trong cuộc đọ sức anh hùng lưu linh.
27 Rượu đem lại cho con người sức sống, nếu biết uống có chừng có mực. Sống không có rượu thì sống làm chi? Rượu đã được tạo thành cho người ta phấn khởi.
28 Tâm hồn sung sướng, lòng dạ hân hoan, nếu uống rượu đúng thời đúng mức.” ( Sách Châm Ngôn, Jesus Sirach, 31, 25/28)

Và Vua thánh David đã có lời ca ngợi rượu ( nho) “ làm vui thỏa lòng người! ( TV 104,15).

Như thế Kinh thánh cựu ước đã nói đến gía trị của rễ cây nho và chất nước cốt lấy ra từ trái nho làm thành rượu cho người thưởng thức hưởng dùng với trách nhiệm.

Trong thiên nhiên, Đấng Tạo Hóa đã tạo dựng mần cây nho thẩm hút nước từ lòng đất, nước mưa từ trời cao đổ xuống làm thực phẩm chất dinh dưỡng cho phát triển lớn lên, rồi kết sinh bông hoa trái. Chùm Rễ cây nho giữ vai trò chính quan trọng trong qúa trình phát triển sinh hoa kết chùm trái mọng nước cốt nặng trĩu. Như vậy từ nước biến đổi thành chất nước nho, chứ không có chuyện ngược lại chất nước nho biến thành nước lã!

Ở tiệc cưới Cana bên xứ Galileo ngày xưa, sáu chum nước lã đã được Chúa Giêsu làm phép lạ biến hóa thành rượu( ngon).

Người đã truyền cảm hứng thúc đẩy cho phép lạ thiên nhiên xảy ra là Maria, mẹ Chúa Giêsu.Với bản tính nhậy cảm trực gíac của người phụ nữ, mẹ Maria đã cảm nhận ra rượu cho tiệc cưới Cana hôm đó đang cạn dần có nguy cơ hết thiếu. Có thể mẹ Maria đã nhìn thấy hay có thể đã nghe những người tiếp bàn nói chuyện với nhau về tình trạng này chăng… Và cũng có thể những ly rượu mừng ngày cưới hôm đó chỉ được hạn chế rót một nửa thôi!

Mẹ Maria như linh tính báo nói cho biết tình trạng này có thể dẫn đến sự khủng hoảng, mất niềm vui ngày vui mừng giữa tiệc cưới. Thế là mẹ Maria muồn giúp đỡ, nhưng chỉ âm thầm nói với Chúa Giêsu, con của mình: Họ thiếu rượu rồi!

Phép lạ do Chúa Giêsu ở tiệc cưới Cana diễn xảy ra vì đôi tân hôn muốn cùng nhau xây dựng một tương lai tổ ấm. Tiệc cưới ngày khởi đầu vui mừng của họ bị đe dọa có thể xảy ra khủng hoảng. Nơi đây lúc nầy Chúa Giêsu đã mang đến một dấu chỉ tích cực biểu lộ sự quảng đại lòng yêu thương của Thiên Chúa: phép lạ rượu ngon không chỉ đủ, mà còn nhiều dư tràn vượt qúa sự mong chờ!. Điều này lả dấu hiệu nói lên thời gian chung cuộc của niềm vui đã bắt đầu. Trong sự lo âu hoang mang, trong sự ăn chay sống kham khổ, trong cảnh từ bỏ không còn chỗ nữa, nhưng thay vào đó nếp sống tràn đầy được loan báo. Một sự biến đổi từ giới hạn thời gian sang miền vĩnh cửu, từ đất vươn sang lên trời cao, từ con người trần thế sang miền thần linh thánh đức.

Trong đời sống con người riêng tư cũng như chung ngoài xã hội và cả trong đời sống đức tin ngày hôm nay đang gặp nhiều khủng hoảng, xem ra đang xảy ra như rượu sự thật, rượu niềm vui, rượu sự hài hòa, rượu tâm trí năng động với những sáng kiến mới lạ, rượu năng lượng, rượu hạnh phúc, rượu lòng tin tưởng, rượu niềm hy vọng và rượi tình yêu thương…đang thiếu cạn!

Hậu qủa của thời sợ hãi xa cách nhau vì bệnh dịch Corona, của chiến tranh hận thù, của những xìcăngđan gây sự thất vọng chán nản, cùng mất niềm tin dẫn đến tình trạng thờ ơ xa lạ, xa lìa quay lưng ra khỏi cộng đoàn đức tin Kitô giáo trong Giáo hội…

Rồi ơn kêu gọi đời sống tu trì tận hiến vào sống làm việc dấn thân cho Giáo hội Chúa nơi các Giáo phận, nơi các Dòng Tu bên các nước bên Âu châu suy giảm dần. Cơn khủng hoảng nếp sống đức tin vào Chúa, vào Giáo hội ngày càng sâu rộng hơn, ngày càng ít người chọn con đường dấn thân tận hiến đời tu trì, càng có nhiều tu sĩ, giáo sĩ cao niên tật đi hưu, rồi bệnh nạn…

Đối diện với những thay đổi xuống dốc như thế, nhiều xứ đạo gần liền nhau phải thu gom lại thành một đơn vị, một vùng mục vụ…, nhiều nhà Dòng Tu cũng đã phải tính đến tình trạng, như dân gian nói ” bỏ của chạy lấy người! Hầu như chỉ còn giữ lại những gì căn bản cùng cần thiết cho đời sống thôi. Thật buồn thảm.Và như thế cũng đưa đến hậu qủa tiêu cực cho nếp sống sức khoẻ thể xác lẫn tinh thần.

Thắc mắc nêu ra: Nếu khi những khả thể đã cạn hết và những bình chum rượu đời sống cạn kiệt thành trống rỗng, thì con người chúng ta có thể làm được gì nữa?

Ở tiệc cưới Cana, giữa cơn khủng hoảng đe dọa thiếu hết rượu Chúa Giêsu bảo các người giúp việc: "Hãy đổ nước đầy các chum". Họ đổ đầy tới miệng. Và Chúa Giêsu bảo họ: "Bây giờ hãy múc đem cho người quản tiệc!" ( Ga 2, 1-12)

Như ở tiệc cưới Cana ChúaGiesu bảo, chúng ta cũng đổ đầy nước mình có, những gì sau đó xảy ra Chúa Giêsu can thiệp vào: giới hạn con người chúng ta, những khiếm khuyết thiếu sót, những sự yếu đuối, sự nghèo nàn, dòng nước mắt, sự sợ hãi lo âu, sự thất vọng nghi nan chao đảo, sự buồn sầu đau khổ, gánh nặng ấn đè chìm tinh thần tâm hồn đời sống.

Tất cả với lòng tin tưởng đặt để trong bàn tay yêu thương quan phòng của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đến trần gian mang lại cho con người trần gian” có được sự sống tràn đầy! ( Ga 10,10) như Ngài nói: Hãy đổ đầy nước các chum!

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long



 
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương Mười Hai, tiếp 8-10
Vũ Văn An
14:21 16/01/2025

Huấn đạo theo Thánh Kinh


Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ


12.8. Con cái vâng phục cha mẹ

(Eph 5:18,21) Như trong các cuộc thảo luận trước, chìa khóa là được đầy dẫy Chúa Thánh Thần. Vâng phục lẫn nhau theo sau sự đầy dẫy này.

(Rm 1:18,30; 2 Tm 3:2) Vào những ngày sau rốt, thời kỳ bỏ đạo, khi bạn có sự vô đạo, bạn sẽ luôn có sự bất chính. Một trong những biểu hiện nổi bật nhất của sự vô luật pháp này là “không vâng lời cha mẹ”. Sự bất chính luôn là kết quả của sự vô đạo và hy vọng duy nhất là có sự phục hưng của sự hữu đạo.

(Eph 6:1) Như trong mối quan hệ hôn nhân, sự vâng phục cũng áp dụng cho con cái. Vâng phục cha mẹ là lắng nghe, nhận ra rằng mình đang ở dưới thẩm quyền, lắng nghe “dưới” thẩm quyền của họ. Tôn kính cha mẹ là tôn trọng và kính trọng họ theo tinh thần của lề luật, vui mừng về điều đó và coi đó là một đặc ân lớn. “Vì điều đó là đúng”, trong yếu tính, điều này tự nó là đúng và tốt.

(St 2:24; Rm 13:1-2) Nguyên tắc “trật tự tự nhiên”, giống như với vợ chồng thế nào, với con cái cũng thế. Nếu không có trật tự, cuộc sống sẽ hỗn loạn và cuối cùng sẽ tự hủy diệt.

(Eph 6:2) Đây là điều răn có lời hứa. Bốn điều răn đầu tiên nói về mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa và điều răn thứ năm bắt đầu mối liên hệ của chúng ta với nhau. Thiên Chúa ban lời hứa để lời hứa đó được củng cố nhằm khích lệ chúng ta.

Khi bị bỏ qua, những lề luật này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của xã hội. Trật tự tự nhiên của Thiên Chúa đã bị vi phạm từ Sáng thế trở đi. Khi ý tưởng gia đình, đơn vị gia đình, cuộc sống gia đình bị phá vỡ, sẽ không còn lòng trung thành với bất cứ điều gì và kết quả là sự hỗn loạn.

(Cv 17:28; Eph 3:14-15) Mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái là một bản sao, một bức tranh về mối liên hệ của Ki-tô hữu với Đức Chúa Cha. Chính Thiên Chúa là Cha và tất cả chúng ta đều là con của Người.

(Eph 6:1) “Trong Thiên Chúa”, việc vâng lời cha mẹ là bắt buộc trong “trật tự của tự nhiên” (sách Sáng thế), “trong lề luật” (Mười điều răn), và ngày nay (trong Ân sủng). Vâng lời, tôn kính và kính trọng cha mẹ vì đó là một phần trong sự vâng lời Thiên Chúa của chúng ta. Người yêu cầu chúng ta làm điều đó. Đó là điều răn của Người.

(Rm 8:4; Eph 3:10) Sự vâng lời là bằng chứng cho thấy chúng ta giống Người. Vâng lời là làm những gì Chúa Giêsu đã làm khi Người còn ở trên mặt đất. Vâng lời là nói “Có” với sự thật của Thiên Chúa và nói “Không” với sự thay thế nó. Việc thuận theo đường lối của Thiên Chúa ngụ hàm một cam kết thực thi, áp dụng, thực hành phản hồi theo Kinh thánh cho đến khi nó trở thành thói quen.

Kỷ luật bao gồm toàn bộ cuộc sống

(Eph 6:4) Người cha có thẩm quyền và vị trí để thực hiện kỷ luật. Cha mẹ kỷ luật và kiểm soát bản thân đến đâu, thì các ngài sẽ ảnh hưởng con cái đến mức ấy. Cha mẹ phải tự phán đoán để bảo đảm phản hồi theo Kinh thánh chống lại tinh thần khắc nghiệt (Gcb 1:2-4).

Sự tan rã của xã hội liên quan đến toàn bộ vấn đề kỷ luật. Thực thế, toàn bộ tương lai của nền văn minh, dường như, đều dựa trên điều này! Kinh thánh đề cập đến lẽ phải, sự thật, công lý và sự công chính. Kỷ luật có thể được định nghĩa là các tiêu chuẩn và sự kiềm chế được áp đặt hoặc tự áp đặt để ngăn cản người ta không tuân theo khuynh hướng tự nhiên của xác thịt, để theo đuổi lối sống tự chủ và tự hiến. Điều này có đặc điểm ở việc không cho hoặc nhận sự xúc phạm; bằng sự khiêm nhường khi xem xét nhu cầu và lợi ích của người khác trước nhu cầu và lợi ích của chính mình; và bằng cách dễ dạy bảo trong việc không bào chữa cho những thất bại của mình hoặc bảo vệ điểm yếu của mình.

(Cn 13:24; Eph 6:4) Các vấn đề về kỷ luật nằm giữa hai câu này, đi từ thái cực này sang thái cực khác; ví dụ, kỷ luật nghiêm khắc của thời đại Victoria qua triết lý "không đánh đòn" hiện đang thịnh hành. Sự nổi loạn xảy ra trong cả hai trường hợp. Điều ngược lại với kỷ luật sai không phải là không có kỷ luật, mà là kỷ luật đúng.

Kỷ luật cân bằng

(Eph 6:4; 1 Cr 9:21; Rm 1:18-32) Kỷ luật một đứa trẻ trong sự nuôi dưỡng và lời khuyên răn của Thiên Chúa. Chúng ta ở dưới luật pháp, kỷ luật của lề luật, đối với Thiên Chúa Ki-tô. Một Ki-tô hữu phải có kỷ luật hơn vì họ thấy được ý nghĩa sâu xa hơn của lề luật. Thiên Chúa trừng phạt tội lỗi bằng cách bỏ mặc thế gian cho sự gian ác của chính nó vì thế gian từ chối phục tùng Người.

Lời dạy của Kinh thánh thừa nhận rằng con người đang ở trong tình trạng tội lỗi, đòi hỏi phải thực thi lề luật để con người có thể nhìn thấy và biết Thiên Chúa: khi đó con người có thể được đưa vào ân sủng của Thiên Chúa để biết được lề luật cao hơn của Thiên Chúa và vui thích làm đẹp lòng Thiên Chúa bằng cách làm theo các điều răn của Người.

(Eph 6:1-2) Đừng làm con bạn tức giận. Những cuộc tấn công liên tục vào đứa trẻ sẽ khiến đứa trẻ trở nên oán giận. Chúng ta không có khả năng thực hiện kỷ luật thực sự trừ khi chúng ta có thể tự kiểm soát, kiểm soát tính khí của mình trước.

Ảnh hưởng tiêu cực

Một người cha mẹ khó đoán và thất thường là một gánh nặng thực sự đối với một đứa trẻ vì trẻ không biết ngày này sang ngày khác người ta mong đợi điều gì ở mình. Cha mẹ có thể nghiêm khắc với một số hành vi phạm tội nhỏ và dễ dãi với một hành vi phạm tội lớn vào ngày khác.
Cha mẹ phải phát triển khả năng lắng nghe và không bao giờ tỏ ra vô lý hoặc không muốn lắng nghe lý lẽ của trẻ. Cha mẹ phải trừng phạt vì mục đích sửa sai chứ không phải gây hại và không làm nhục trước mặt người khác.

Cha mẹ chiếm hữu hoặc áp đặt là áp đặt tính cách của họ lên một đứa trẻ, điều này sẽ nghiền nát bản sắc của chính đứa trẻ. Cha mẹ mong đợi và đòi hỏi mọi thứ từ đứa trẻ. Toàn bộ cuộc sống của đứa trẻ phải được sống vì cha mẹ; trong khi đó, họ chỉ là người giám hộ và người bảo vệ để đảm bảo sự sống của Thiên Chúa chảy qua đứa trẻ.

Ảnh hưởng tích cực

Nhận ra sự phát triển và trưởng thành ở con bạn và đối xử với chúng phù hợp. Đừng đối xử với chúng như những đứa trẻ nhỏ trong suốt cuộc đời. Hãy để chúng phát triển lương tâm của riêng chúng.

Đừng áp đặt ý chí của bạn lên đứa trẻ. Hãy để chúng và ân sủng của Thiên Chúa hoạt động thông qua chúng để cho phép chúng mắc lỗi và tự chịu trách nhiệm để phát triển lương tâm và kỷ luật bản thân.

"Nuôi dưỡng". Một thuật ngữ chung bao gồm toàn bộ quá trình nuôi dưỡng tâm trí và tinh thần, đạo đức và hành vi đạo đức: toàn bộ tính cách của đứa trẻ liên quan đến hành vi và cách cư xử.

"Lời khuyên răn". Điều này nhấn mạnh hơn vào lời nói, những điều dành cho trẻ, lời khuyên nhủ, động viên, khiển trách, v.v.

"Của Thiên Chúa". Không chỉ là cách cư xử tốt, mà còn được nuôi dưỡng trong sự hiểu biết về Thiên Chúa như Đấng Cứu Rỗi và là Thiên Chúa, để đứa trẻ có thể biết Chúa Giêsu một cách bản thân.

Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn: (Pl. 2:12-13)

Câu Kinh Thánh để ghi nhớ: Eph 6:1-2; Mt 7:1-5

Việc sùng kính: tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho ba câu Kinh Thánh trở lên trong bài tập này.

Cởi bỏ/Mặc vào: Ôn tập Đơn vị 7 của Củng cố hôn nhân của bạn [15][Mack1].

12.9. Tiêu chuẩn của Thiên Chúa

Viễn ảnh

(Gv 12:13-14) Bí quyết thành công trong cuộc sống chỉ là một hạn từ: vâng lời. Qua sự vâng lời, chúng ta phát triển ý thức về Thiên Chúa trong suy nghĩ, trong sự suy nghĩ, trong lời nói, trong ngôn từ và trong hành động của mình.

(Is 40:8; 1 Pr 1:25; St 2:8; St 1:28; St 2:16-17) Lời Thiên Chúa tồn tại mãi mãi và không bao giờ thay đổi. Thiên Chúa đã trồng vườn, chúng ta phải làm vườn bằng Lời Người, không phải bằng ý tưởng, quan điểm hay đề xuất của riêng chúng ta. Hãy đồng ý với Lời Thiên Chúa, điều này cho phép sự khôn ngoan, sức mạnh và khả năng của Người tuôn chảy để thiết lập Vương quốc của Thiên Chúa trên trái đất.

(Mt 18:18-20; Mt 16:16-19) Khi vợ chồng đồng ý trên cơ sở Lời Thiên Chúa, điều này chống lại tinh thần độc lập của A-đam và E-và trong vườn. Khi nghe Thiên Chúa phán, chúng ta có sức mạnh trói buộc tội lỗi và giải thoát tinh thần giống như A-đam đã có trước khi sa ngã. Bây giờ, chúng ta có thể thực thi sức mạnh này để làm việc trong vườn của Thiên Chúa. Đấng Kitô là Lời Thiên Chúa trở thành trung tâm của cuộc sống chúng ta.

(Mt 6:33; Cn 3:5-8) Chìa khóa để sinh hoa trái là phải tôn kính Thiên Chúa và luôn tuân giữ các điều răn của Người trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chúng ta phải chuyển từ tự nhiên sang siêu nhiên bằng cách tách biệt và tách khỏi thế gian, xác thịt và ma quỷ (bị ảnh hưởng và chi phối bởi hệ thống của thế gian).

Những gì chiếm hữu chúng ta trong tâm trí/trí nhớ/trí tưởng tượng của chúng ta, sẽ kiểm soát chúng ta. Chúng ta phải được sự Hiện diện của Người chiếm hữu hoàn toàn trong tâm hồn mình: vì Kitô giáo là Thiên Chúa trong tâm hồn con người (Lu-ca 14:33; 1 Gioan 2:15-17).

Hy vọng

(2 Cr 3:18) Đây là một quá trình, chúng ta chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác cho đến khi đạt đến sự trưởng thành.

(Mt 11:28-30; Gcb 4:6-7) Hãy trao gánh nặng của chúng ta cho Thiên Chúa; đổi lại, Người sẽ ban cho chúng ta những suy nghĩ và khả năng của Người để gánh vác những gánh nặng và được hoàn thiện bởi chúng.

(1 Cr 11:31-32) Nếu chúng ta tự xét đoán mình, chúng ta sẽ không bị xét đoán. Hãy để đây là một quá trình tự nhiên trong mọi cuộc gặp gỡ.

(Pl 2:12-13; Mt 6:9-13) Thiên Chúa hành động qua chúng ta, nhưng chúng ta là người thực hiện. Chúng ta phải thực hiện sự cứu rỗi của mình. Sự cứu rỗi không chỉ là sự thay đổi về đích đến, từ địa ngục lên thiên đàng, mà còn là sự thay đổi về mối quan hệ. Thiên Chúa giờ là Cha tôi - Satan không còn nữa. Bây giờ trách nhiệm của tôi là phải trở nên giống hình ảnh của Chúa Kitô (Rô-ma 8:29), thiết lập sự công bình trên trái đất và hủy diệt công việc của ma quỷ (1 Ga 3:8).
(2 Pr 1:10; Rô-ma 13:12-14) Thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa là bằng chứng cho thấy chúng ta là con cái của Thiên Chúa. Quyết định là của chúng ta. Chúng ta lựa chọn từ bỏ công việc của bóng tối và mặc lấy sự sáng.

(Rô-ma 5:3-5; 2 Cô-rinh-tô 4:10-12) Những thử thách và gian nan là những cơ hội tuyệt vời mà Thiên Chúa sử dụng để hoàn thiện chúng ta. Tất cả những gì chúng ta cần làm là hợp tác, lựa chọn con đường của Thiên Chúa. Thế gian là xấu xa, nhưng quyền năng của sự phục sinh giúp chúng ta nuốt chửng điều ác bằng điều thiện. Như Chúa Giêsu đã sống thé nào, chúng ta cũng sống như vậy.

(1 Pr 4:1-2) Kiên nhẫn chịu khổ hơn là không làm đẹp lòng Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta học cách ngừng làm hài lòng bản thân và thế giới để làm hài lòng Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta chuyển từ thế giới tự nhiên sang thế giới tâm linh, và bắt đầu nhìn cuộc sống theo quan điểm của Thiên Chúa.

(Gl 5:22-23) Bởi đức tin, bằng sự lựa chọn ý chí của mình, chúng ta quyết định chết đối với bản ngã, đi vào cái chết của Chúa Giêsu. Và, nhờ đức tin, chúng ta thừa nhận rằng giờ đây chúng ta đang ở trong Chúa Thánh Thần, và do đó hành động phù hợp: để cho hoa trái của Chúa Thánh Thần chảy qua chúng ta.

Thay đổi

(2 Pr 1:2-10) Xem xét tất cả những gì đã được thảo luận, tất cả những gì Thiên Chúa đã làm thay cho chúng ta, tất cả những gì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, chức năng của chúng ta bây giờ là hoàn thành trách nhiệm của mình bằng cách...

1. theo đuổi sự xuất sắc trong tinh thần cam kết, siêng năng và kiên trì
2. nghiên cứu các nguyên tắc của Thiên Chúa
3. rèn luyện khả năng tự chủ
4. tăng sự kiên nhẫn và sức chịu đựng
5. tôn vinh và thờ phượng Thiên Chúa bằng cách đặt Lời Người lên hàng đầu trong cuộc sống của chúng ta.

Như thế, tình yêu của Thiên Chúa được chứng tỏ qua cách chúng ta đáp ứng theo Kinh thánh với người khác. Thiên Chúa sẽ cung cấp và đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta khi chúng ta tìm cách tôn vinh Người.

Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn (Pl 2:12-13)

Câu Kinh thánh để ghi nhớ: 1 Ga 3:8

Cởi bỏ/Mặc vào: Ôn tập Đơn vị 8 của Củng cố hôn nhân của bạn [15][Mack1].

12.10. Mục tiêu nuôi dạy trẻ em (và người lớn)

Tình yêu của Thiên Chúa

(Đnl 6:5-9) Mục tiêu đầu tiên của việc nuôi dạy con cái là vun đắp tình yêu của Thiên Chúa trong chúng, trong ba lĩnh vực sau:

(a) Sự cứu rỗi (1 Ga 2:15);
(b) Lòng tận tụy với Thiên Chúa (Mt 22:37);
(c) Tâm trí của Thiên Chúa – những suy nghĩ và mong muốn của Người (Pl 2:5). Tình yêu thương người lân cận.

Có ba lĩnh vực mà trẻ em phải học để có thể giao tiếp với người khác:

(a) Đối xử với họ như chính mình (Mt 22:38-39);
(b) Làm đại sứ cho Chúa Kitô(Gl 6:1-2);
(c) Sử dụng tài năng để phục vụ người khác (Rm 15:2).

Tính tình

(Mt 16:24-25) Trang bị cho trẻ em những đặc điểm tính tình sau:

… Hãy từ bỏ lòng ích kỷ (Ê-phê-sô 4:22);
… Hãy thỏa lòng (Phi-líp-phê 2:14);
… Hãy ngay thẳng (1 Ti-mô-tê 4:16);
… Hãy kỷ luật (2 Ti-mô-tê 1:7);
… Hãy chuộc lại thì giờ (Ê-phê-sô 5:16).

Các nguyên tắc ra quyết định

(2 Ti-mô-tê 3:16-17; Đệ Nhị Luật 6:1-9) Trẻ em phải được dạy Lề Luật. Lề Luật phải được ghi nhớ, và không được quên, để chúng có thể truyền đạt sự thật của Thiên Chúa cho người khác. Sự thật của Thiên Chúa phải được dạy ở nhà; chúng ta không được dựa vào trường học, nhà thờ, v.v.

• Kinh thánh là nền tảng của các hoạt động trong cuộc sống (Ga 8:30-31);
• Mục đích của Thiên Chúa là chính yếu: tìm cách làm đẹp lòng Thiên Chúa trong mọi sự (Mt 6:33-34);
• Hành động theo đức tin, sống theo và bởi sự khôn ngoan của Thiên Chúa, lời của Người, không nghi ngờ (Do Thái 11:6);
• Không trở thành kẻ thao túng, vượt qua động cơ ích kỷ (Rô-ma 12:9).

Trách nhiệm chính của cha mẹ là đảm bảo phúc lợi của con cái và tâm hồn của con cái trên cơ sở các giá trị vĩnh cửu và sự dạy dỗ của Kinh thánh.

(Mt 6:33) Sự nghiệp hoặc sự nổi tiếng của đứa trẻ trên thế giới là những yếu tố thứ yếu. Khi đứa trẻ học cách phụ thuộc vào Thiên Chúa, học cách của Thiên Chúa, suy nghĩ của Người, nguyên tắc của Người, học cách tôn vinh, làm hài lòng và tôn vinh Thiên Chúa, thì Cha trên trời của đứa trẻ sẽ chăm sóc những nhu cầu của đứa trẻ trên trái đất này. Khi đứa trẻ phụ thuộc vào Thiên Chúa trong mọi sự, Thiên Chúa sẽ chăm sóc mọi sự khác.

Tất cả những điều trên là kế hoạch dài hạn; hãy thu hẹp nó xuống mức độ của đứa trẻ, đó là mục tiêu ngắn hạn.

Quy tắc ứng xử là điều cần thiết; nghĩa là, một hệ thống khen thưởng và trừng phạt là cần thiết để kiểm soát hành vi. Mục tiêu của cha mẹ là dạy đứa trẻ dần dần độc lập với cha mẹ để hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa.

Các ưu tiên của một người phụ nữ đã kết hôn

(Tv 128:3; Ga 15:5-8; Gl 5:22-23 )

Mối quan hệ của nàng với Thiên Chúa;
Thừa tác vụ của nàng đối với gia đình nàng;
Sự phát triển của nàng về tác phong hiếu đạo;
Biểu hiện của nàng về cách cư xử hiếu đạo đối với những người khác trong và ngoài gia đình.

Các ưu tiên của một người đàn ông đã kết hôn

1.Kính sợ Thiên Chúa; tôn thờ vẻ đẹp của Thiên Chúa.

(Tv 128:1-4) Người đàn ông kính sợ Thiên Chúa, người kính sợ và tôn thờ Thiên Chúa cho phép các phước lành của Thiên Chúa tuôn chảy vào gia đình.

(Grm 32:38-40) Chúng ta không có xu hướng sợ Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta khi chúng ta cầu xin và nài xin Người.

(Tv 25:12) Phát triển mối quan hệ, sự hợp tác, sự hiệp thông với Thiên Chúa để thiết lập ý muốn và mục đích của Thiên Chúa trên trái đất thông qua gia đình và các hiệp hội của Người.

2. Trở thành người cầu nguyện, với tư cách là người đứng đầu về mặt tâm linh, chàng phải dẫn đường.

(Ê-phê-sô 1:17-19; Ê-phê-sô 3:16-19) Biết Thiên Chúa và các đường lối của Người, để tính cách của Thiên Chúa được phát biểu trọn vẹn qua người chồng. Qua lời cầu nguyện, lòng kính sợ lành mạnh này đối với Thiên Chúa sẽ được nuôi dưỡng và gia tăng, đồng thời giúp người đàn ông xây dựng gia đình theo cách của Thiên Chúa.

3. Trở thành người suy niệm.

(Tv 46:10 ) “Hãy yên lặng và biết rằng Ta là Thiên Chúa.” Suy niệm về Thiên Chúa đòi hỏi phải dành thời gian học Kinh thánh, tìm hiểu về con người và công việc của Chúa Giêsu, phát triển một cuộc sống có ý thức về Thiên Chúa và lấy Thiên Chúa làm trung tâm.

Tấm lòng vững chắc

(Rô-ma 8:31 ) Nếu Thiên Chúa ở cùng tôi, không ai có thể thành công trở thành kẻ thù của tôi. ( 1 Cô-rinh-tô 3:3 ) Tiêu chuẩn của con người là tâm trí bị giác quan chi phối, gây ra nỗi sợ hãi, bệnh tật, nghèo đói và yếu đuối. ( Gia-cô-bê 1:5-8 ) Một tâm trí bị chi phối bởi những suy nghĩ, bản chất và đường lối của Thiên Chúa là một tâm trí được Lời Thiên Chúa chi phối, không bao giờ rơi vào thất bại.

( 1 Cô-rinh-tô 2:16 ) Chúng ta có tâm trí của Đức Kitô; do đó, chúng ta có những suy nghĩ và mục đích trong lòng Người. Chúng ta hoặc bị chi phối bởi những thôi thúc hoặc Lời Thiên Chúa. Được Lời Thiên Chúa cai quản, bất kể chuyện gì xảy ra, chúng ta có thể đứng vững mà không nao núng và không bị ảnh hưởng. Và khi làm như vậy, chúng ta mang lại vinh quang cho Chúa Cha; chúng ta mang lại niềm vui cho Chúa Giêsu; và chúng ta mang lại chiến thắng cho chính trái tim mình. AMEN! (St 1:26)

Hãy tìm sự cứu rỗi của bạn (Pl 2:12-13)

Cởi bỏ/Mặc vào: Xem lại Kết luận của việc củng cố hôn nhân của bạn [15][Mack1].

Còn nữa
 
VietCatholic TV
Tin vui giữa giờ tuyệt vọng: Lệnh Ngưng Bắn. Diễn từ chia tay dân chúng Hoa Kỳ của TT. Joe Biden
VietCatholic Media
00:29 16/01/2025


1. Các nhà hòa giải cho biết Israel, Hamas đồng ý ngừng giao tranh và trả tự do cho con tin

Hamas và Israel đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza và thả hàng chục con tin, bao gồm một số người Mỹ. Các quan chức Mỹ và Qatar cho biết như trên hôm Thứ Tư, 15 Tháng Giêng.

Thỏa thuận này - mà họ cho biết bao gồm lệnh ngừng giao tranh trong sáu tuần bắt đầu từ Chúa Nhật - làm dấy lên hy vọng rằng nó có thể chấm dứt vĩnh viễn cuộc chiến kéo dài 15 tháng đã giết chết hàng chục ngàn người, gây chấn thương cho Trung Đông và làm lung lay vị thế của Mỹ và Israel trên thế giới.

Nó cũng diễn ra sau nhiều tháng đàm phán thường xuyên thất thường và là động lực cho Tổng thống Joe Biden khi ông chuẩn bị rời nhiệm sở. Nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng tham gia vào những ngày cuối cùng, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump sử dụng lời lẽ cứng rắn để nhấn mạnh rằng Hamas phải đồng ý trước lễ nhậm chức của ông.

Phát biểu từ Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Biden cho biết ông rất vui mừng khi công bố thỏa thuận “cuối cùng”, lưu ý rằng lần đầu tiên ông đề xuất một mẫu cho thỏa thuận này vào tháng 5. Tổng thống Biden nói thêm rằng ông mong muốn được chào đón những người Mỹ bị bắt làm con tin trong hơn một năm trở về nhà.

“Con đường đi đến thỏa thuận này không hề dễ dàng,” Tổng thống Biden nói. “Tôi đã làm việc trong lĩnh vực chính sách đối ngoại trong nhiều thập niên. Đây là một trong những cuộc đàm phán khó khăn nhất mà tôi từng trải qua. Chúng tôi đã đạt đến điểm này vì — vì áp lực mà Israel gây ra cho Hamas được Hoa Kỳ hậu thuẫn.”

Tổng thống Biden không chia sẻ số liệu chính xác về số lượng con tin và tù nhân sẽ được thả, mà nói rằng thông tin đó sẽ “sắp có”.

Tại một cuộc họp báo ở Doha, Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani giải thích rằng thỏa thuận sẽ được thực hiện trong vòng 42 ngày khi Israel rút quân khỏi Gaza về các vị trí gần biên giới và viện trợ nhân đạo đổ vào lãnh thổ này. Các tù nhân Palestine cũng sẽ được thả theo một phần của thỏa thuận.

Tổng thống Biden và Al Thani cho biết các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ diễn ra trong thời gian này để chấm dứt vĩnh viễn cuộc chiến ở Dải Gaza và hướng tới việc tái thiết vùng đất này, phù hợp với khuôn khổ nhiều giai đoạn mà Tổng thống Biden đã đề ra vào tháng 5.

Nhiều quan chức đã báo cáo rằng một thỏa thuận đã được chốt vào đầu ngày thứ Tư, sau đó Israel đưa ra tuyên bố cho biết vẫn còn nhiều chi tiết đang được đàm phán.

Tuyên bố từ văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết “vẫn còn một số điều khoản chưa được giải quyết trong bản phác thảo và chúng tôi hy vọng rằng các chi tiết sẽ được hoàn thiện vào tối nay”. Không rõ liệu thông báo của Qatar và Hoa Kỳ có ám chỉ rằng tất cả các phản đối còn lại của Israel đối với thỏa thuận này đã được giải quyết hoàn toàn hay không.

Hamas nói với Al-Jazeera rằng họ đã chấp nhận thỏa thuận.

Ngay cả bản phác thảo chung của một thỏa thuận cũng là một chiến thắng lớn cho Tổng thống Biden trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng ở Trung Đông trước khi ông rời nhiệm sở vào tuần tới. Thỏa thuận được công bố chỉ vài giờ trước khi Tổng thống Biden có bài phát biểu chia tay toàn quốc tại Phòng Bầu dục vào tối thứ Tư.

Tuy nhiên, một thỏa thuận giữa Israel và Hamas đã nhiều lần xuất hiện trong tầm tay trong năm qua chỉ để đổ vỡ khi hai bên cố gắng giải quyết các chi tiết gây tranh cãi. Hoa Kỳ thường đổ lỗi cho Hamas vì đã chậm trễ trong các cuộc đàm phán, nhưng Israel cũng đôi khi từ chối nới lỏng một số yêu cầu của mình

Tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan thừa nhận “có một chút gì đó giống Lucy và chất bóng đá” trong các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza “khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã thực sự gần đạt được mục tiêu nhưng rồi nó lại không xảy ra”.

Các thành viên của chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp tới đã được thông báo về tiến độ của thỏa thuận. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã viết trên Truth Social: “CHÚNG TA CÓ MỘT THỎA THUẬN CHO CÁC CON TIN Ở TRUNG ĐÔNG. HỌ SẼ ĐƯỢC THẢ SỚM. CẢM ƠN!” Sau đó, ông đã khen ngợi đặc phái viên sắp tới của mình tại Trung Đông, Steve Witkoff, vì những đóng góp của ông cho thỏa thuận này.

Witkoff đã có mặt tại Doha để đàm phán tuần này cùng với cố vấn hàng đầu về Trung Đông của Tổng thống Biden là Brett McGurk.

Tổng thống Biden thừa nhận những đóng góp của nhóm Tổng thống đắc cử Donald Trump, nói trong bài phát biểu của mình rằng “trong vài ngày qua, chúng tôi đã nói chuyện như một nhóm”. Al Thani và Tổng thống Israel Isaac Herzog đã bày tỏ lòng biết ơn tương tự tới Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Matthew Miller phát biểu tại một cuộc họp báo: “Khi nói đến sự tham gia của nhóm của Tổng thống đắc cử Tổng thống đắc cử Donald Trump, điều này cực kỳ quan trọng để đưa thỏa thuận này đi đến hồi kết” vì các bên liên quan cần biết rằng “đó là những cam kết lâu dài kéo dài từ chính quyền này sang chính quyền tiếp theo”.

Nhưng khi được một phóng viên hỏi khi ông quay đi rằng liệu lịch sử sẽ công nhận ông hay Tổng thống đắc cử Donald Trump là người thiết kế lệnh ngừng bắn, tổng thống chế giễu: “Đó có phải là trò đùa không?” Tổng thống Biden nói trước khi bỏ đi.

Nội các Israel vẫn phải chấp thuận thỏa thuận trước khi bất kỳ thỏa thuận nào trở thành chính thức. Bộ trưởng An ninh Quốc gia Itamar Ben-Gvir, một nhân vật cực hữu có quan điểm chống Palestine mạnh mẽ, đã đe dọa vào thứ Ba rằng sẽ phá hỏng mọi thỏa thuận thả con tin và rời khỏi chính phủ của Netanyahu.

Herzog, người nắm giữ quyền lực nghi lễ, đã phát biểu trong một bài phát biểu trước công chúng Israel rằng thỏa thuận này “là động thái đúng đắn. Đây là một động thái quan trọng. Đây là một động thái cần thiết. Không có nghĩa vụ đạo đức, nhân văn, Do Thái và Israel nào lớn hơn là trả lại những người chị em và anh em của chúng ta cho chúng ta”.

Herzog nói tiếp, trong một lời cầu xin tinh tế tới Netanyahu để chính thức và công khai cam kết với thỏa thuận, “Có một vết thương hở, đang rỉ máu trong nhân dân chúng ta và sẽ không thể lành lại cho đến khi tất cả anh chị em của chúng ta trở về quê hương”.

Một quan chức chính quyền cao cấp đã thông báo với các phóng viên trước thông báo của Qatar và Hoa Kỳ rằng các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas đã đổ vỡ vào tháng 8 sau khi Hamas hành quyết công dân Hoa Kỳ và con tin Hersh Goldberg-Polin cùng năm con tin khác.

Nhưng sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ và việc hoàn tất thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và các chiến binh Hezbollah ở Li Băng, các quan chức Hoa Kỳ đã phát động một nỗ lực mới để nối lại các cuộc đàm phán và tiến gần hơn đến một thỏa thuận ở Dải Gaza trong những ngày cuối cùng của chính quyền Tổng thống Biden.

Các quan chức cao cấp của chính quyền Tổng thống Biden, bao gồm Sullivan và Ngoại trưởng Antony Blinken, đã đến khu vực này vào tháng 12 để thúc đẩy các cuộc đàm phán. Các cuộc thảo luận giữa tất cả các bên đã tăng cường vào cuối tuần, đạt được tiến triển lần đầu tiên sau nhiều tháng.

[Politico: Israel, Hamas agree to halt fighting and free hostages, mediators say]

2. Diễn từ chia tay dân chúng Hoa Kỳ của Tổng thống Joe Biden

Tổng thống Biden đã có bài phát biểu chia tay dài 17 phút tới Hoa Kỳ vào 8 giờ tối thứ Tư theo giờ miền Đông Hoa Kỳ. Dưới đây là toàn bộ nội dung bài phát biểu của ông.

Đồng bào Mỹ của tôi, tôi đang nói chuyện với các bạn tối nay từ Phòng Bầu dục. Trước khi bắt đầu, hãy để tôi nói về tin tức quan trọng từ đầu ngày hôm nay. Sau tám tháng đàm phán không ngừng nghỉ, chính quyền của tôi — bởi chính quyền của tôi — đã đạt được một lệnh ngừng bắn và một thỏa thuận con tin giữa Israel và Hamas, các yếu tố trong đó tôi đã trình bày rất chi tiết vào tháng 5 năm nay.

Kế hoạch này được nhóm của tôi xây dựng và đàm phán, và phần lớn sẽ được chính quyền mới thực hiện. Đó là lý do tại sao tôi yêu cầu nhóm của mình cung cấp đầy đủ thông tin cho chính quyền mới. Bởi vì đó là cách mọi thứ nên diễn ra: Làm việc cùng nhau như những người Mỹ. Đây sẽ là bài phát biểu cuối cùng của tôi gửi đến các bạn, những người dân Mỹ, từ Phòng Bầu dục, từ bàn làm việc này, với tư cách là tổng thống. Và tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc chúng ta là ai và, có lẽ quan trọng hơn, chúng ta nên là ai.

Ngày xửa ngày xưa, tại Cảng New York, một người thợ sắt đã lắp từng thanh xà, ngày này qua ngày khác. Ông được những người thợ thép, thợ xây, kỹ sư tham gia. Họ không chỉ xây dựng một công trình duy nhất, mà là ngọn hải đăng của tự do. Ý tưởng về nước Mỹ lớn đến mức chúng ta cảm thấy cả thế giới cần phải nhìn thấy Tượng Nữ thần Tự do, một món quà từ nước Pháp sau Nội chiến. Giống như ý tưởng về nước Mỹ, nó được xây dựng không phải bởi một người mà là bởi nhiều người, từ mọi hoàn cảnh và từ khắp nơi trên thế giới.

Giống như nước Mỹ, Tượng Nữ thần Tự do không đứng yên. Bàn chân của bà thực sự bước lên phía trước trên một sợi xích của sự nô lệ của con người bị đứt. Bà đang diễn hành. Và bà thực sự di chuyển. Bà được xây dựng để lắc lư qua lại để chống lại cơn thịnh nộ của thời tiết giông bão, để vượt qua thử thách của thời gian vì bão luôn đến. Bà lắc lư vài inch, nhưng không bao giờ rơi vào dòng nước bên dưới. Một kỳ quan kỹ thuật.

Tượng Nữ thần Tự do cũng là biểu tượng trường tồn của tâm hồn dân tộc chúng ta, một tâm hồn được hình thành bởi những thế lực đưa chúng ta lại gần nhau và những thế lực kéo chúng ta ra xa nhau. Tuy nhiên, qua những thời khắc tốt đẹp và khó khăn, chúng ta đã vượt qua tất cả. Một quốc gia của những người tiên phong và nhà thám hiểm, của những người mơ mộng và hành động, của những tổ tiên bản địa trên vùng đất này, của những tổ tiên đã đến bằng vũ lực. Một quốc gia của những người nhập cư đã đến để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Một quốc gia nắm giữ ngọn đuốc của ý tưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử thế giới: rằng tất cả chúng ta, tất cả chúng ta đều được sinh ra bình đẳng. Rằng tất cả chúng ta đều xứng đáng được đối xử với phẩm giá, công lý và sự công bằng. Rằng nền dân chủ phải bảo vệ, được định nghĩa và được áp đặt, được thúc đẩy theo mọi cách có thể: Quyền của chúng ta, quyền tự do của chúng ta, những giấc mơ của chúng ta. Nhưng chúng ta biết rằng ý tưởng về nước Mỹ, thể chế của chúng ta, con người của chúng ta, các giá trị của chúng ta ủng hộ nó, đang liên tục bị thử thách.

Những cuộc tranh luận đang diễn ra về quyền lực và việc thực thi quyền lực. Về việc chúng ta lãnh đạo bằng tấm gương của quyền lực hay sức mạnh của tấm gương. Liệu chúng ta có thể hiện lòng dũng cảm để chống lại sự lạm dụng quyền lực hay chúng ta khuất phục trước nó. Sau 50 năm ở trung tâm của tất cả những điều này, tôi biết rằng tin vào ý tưởng của nước Mỹ có nghĩa là tôn trọng các thể chế quản lý một xã hội tự do — tổng thống, Quốc hội, tòa án, báo chí tự do và độc lập. Các thể chế có gốc rễ — không chỉ phản ánh những lời bất hủ, mà chúng — chúng lặp lại những lời của Tuyên ngôn Độc lập: “Chúng tôi coi những chân lý này là hiển nhiên”. Có gốc rễ từ những lời bất hủ của Hiến pháp: “Chúng tôi, Nhân dân”. Hệ thống phân chia quyền lực, kiểm tra và cân bằng của chúng ta — có thể không hoàn hảo, nhưng nó đã duy trì nền dân chủ của chúng ta trong gần 250 năm, lâu hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong lịch sử từng thử nghiệm một cách táo bạo như vậy.

Trong bốn năm qua, nền dân chủ của chúng ta đã vững mạnh. Và mỗi ngày, tôi đều giữ lời cam kết trở thành tổng thống của tất cả người Mỹ, trong một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử quốc gia chúng ta. Tôi có một người cộng sự tuyệt vời là Phó Tổng thống Kamala Harris. Thật vinh dự cho cuộc đời tôi khi được chứng kiến sức bền bỉ của những người lao động thiết yếu giúp chúng ta vượt qua đại dịch trăm năm có một, lòng anh hùng của những người lính và những người ứng cứu đầu tiên giữ cho chúng ta được an toàn, sự quyết tâm của những người ủng hộ đấu tranh cho quyền và tự do của chúng ta.

Thay vì mất việc làm vì cuộc khủng hoảng kinh tế mà chúng ta thừa hưởng, hàng triệu người Mỹ hiện có phẩm giá của công việc. Hàng triệu doanh nhân và công ty, tạo ra các doanh nghiệp và ngành công nghiệp mới, thuê lao động Mỹ, sử dụng các sản phẩm của Mỹ. Và cùng nhau, chúng ta đã mở ra một kỷ nguyên mới về khả năng của người Mỹ: một trong những hiện đại hóa cơ sở hạ tầng vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử của chúng ta, từ đường sá, cầu cống, nước sạch, internet tốc độ cao giá cả phải chăng cho mọi người Mỹ.

Chúng ta đã phát minh ra chất bán dẫn, nhỏ hơn đầu ngón tay út của tôi, và giờ đây đang đưa những nhà máy sản xuất chip và những công việc đó trở lại nước Mỹ, nơi chúng thuộc về, tạo ra hàng ngàn việc làm. Cuối cùng trao cho Medicare quyền thương lượng giá thuốc theo toa thấp hơn cho hàng triệu người cao tuổi. Và cuối cùng làm điều gì đó để bảo vệ con em và gia đình chúng ta bằng cách thông qua luật an toàn súng quan trọng nhất trong 30 năm. Và đưa tội phạm bạo lực xuống mức thấp nhất trong 50 năm. Thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta đối với hơn một triệu cựu chiến binh cho đến nay đã tiếp xúc với vật liệu độc hại, và đối với gia đình họ, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và các lợi ích giáo dục và nhiều hơn nữa cho gia đình họ.

Bạn biết đấy, sẽ mất thời gian để cảm nhận được tác động đầy đủ của tất cả những gì chúng ta đã cùng nhau làm. Nhưng những hạt giống đã được gieo, chúng sẽ nảy mầm và nở hoa trong nhiều thập niên tới. Trong nước, chúng ta đã tạo ra gần 17 triệu việc làm mới, nhiều hơn bất kỳ chính quyền nào khác trong một nhiệm kỳ. Nhiều người có dịch vụ chăm sóc sức khỏe hơn bao giờ hết. Và ở nước ngoài, chúng ta đã củng cố NATO. Ukraine vẫn tự do. Và chúng ta đã vượt lên trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Và còn nhiều hơn thế nữa. Tôi rất tự hào về những gì chúng ta đã cùng nhau đạt được cho người dân Mỹ, và tôi chúc chính quyền mới thành công. Bởi vì tôi muốn nước Mỹ thành công.

Đó là lý do tại sao tôi đã thực hiện nghĩa vụ của mình để bảo đảm quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra trong hòa bình và trật tự để bảo đảm chúng ta lãnh đạo bằng sức mạnh của tấm gương của mình. Tôi không nghi ngờ gì rằng nước Mỹ sẽ tiếp tục thành công.

Đó là lý do tại sao bài phát biểu chia tay của tôi tối nay, tôi muốn cảnh báo đất nước về một số điều khiến tôi rất lo ngại. Và đây là một điều nguy hiểm — và đó là sự tập trung quyền lực nguy hiểm vào tay một số ít người cực kỳ giàu có, và hậu quả nguy hiểm nếu họ lạm dụng quyền lực mà không được kiểm soát. Ngày nay, một chế độ đầu sỏ đang hình thành ở Mỹ với sự giàu có, quyền lực và ảnh hưởng cực lớn, thực sự đe dọa toàn bộ nền dân chủ, các quyền cơ bản và tự do của chúng ta và cơ hội công bằng cho mọi người để tiến lên. Chúng ta thấy hậu quả trên khắp nước Mỹ. Và chúng ta đã từng thấy trước đây.

Hơn một thế kỷ trước, người dân Mỹ đã đứng lên chống lại những tên cướp biển và phá vỡ các quỹ tín thác. Họ không trừng phạt những người giàu có. Họ chỉ khiến những người giàu có chơi theo luật mà mọi người khác đều có. Người lao động muốn có quyền được hưởng phần công bằng của họ. Bạn biết đấy, họ đã được giao vào thỏa thuận, và nó đã giúp đưa chúng ta vào con đường xây dựng tầng lớp trung lưu lớn nhất, thế kỷ thịnh vượng nhất mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới từng chứng kiến. Chúng ta phải làm lại điều đó.

Bốn năm qua, đó chính xác là những gì chúng ta đã làm. Mọi người nên có thể kiếm được nhiều nhất có thể, nhưng phải trả — tuân theo các quy tắc tương tự, đóng thuế công bằng. Có quá nhiều thứ đang bị đe dọa. Ngay bây giờ, mối đe dọa hiện hữu của biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Chỉ cần nhìn khắp đất nước, từ California đến Bắc Carolina. Đó là lý do tại sao tôi đã ký luật về khí hậu và năng lượng sạch quan trọng nhất từ trước đến nay, trong lịch sử thế giới.

Và phần còn lại của thế giới đang cố gắng mô phỏng nó ngay bây giờ. Nó đang hoạt động, tạo ra việc làm và các ngành công nghiệp của tương lai. Bây giờ chúng ta đã chứng minh rằng chúng ta không phải lựa chọn giữa việc bảo vệ môi trường và phát triển nền kinh tế. Chúng ta đang làm cả hai. Nhưng các thế lực hùng mạnh muốn sử dụng ảnh hưởng không bị kiểm soát của họ để loại bỏ các bước chúng ta đã thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, để phục vụ lợi ích của riêng họ vì quyền lực và lợi nhuận. Chúng ta không được để bị bắt nạt phải hy sinh tương lai, tương lai của con cháu chúng ta. Chúng ta phải tiếp tục tiến về phía trước và tiến nhanh hơn. Không có thời gian để lãng phí. Rõ ràng là sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong công nghệ là vô song, một nguồn đổi mới vô song có thể thay đổi cuộc sống. Chúng ta thấy những nguy hiểm tương tự trong sự tập trung của công nghệ, quyền lực và sự giàu có.

Bạn biết đấy, trong bài phát biểu chia tay của mình, Tổng thống Eisenhower đã nói về những nguy hiểm của tổ hợp công nghiệp-quân sự. Ông đã cảnh báo chúng ta về điều đó, và tôi xin trích dẫn, “Khả năng trỗi dậy thảm khốc của quyền lực không đúng chỗ”. Sáu ngày — sáu thập niên sau, tôi cũng lo ngại về khả năng trỗi dậy của một tổ hợp công nghiệp-công nghệ có thể gây ra những nguy hiểm thực sự cho đất nước chúng ta.

Người Mỹ đang bị chôn vùi dưới một trận tuyết lở thông tin sai lệch và thông tin sai lệch cho phép lạm dụng quyền lực. Báo chí tự do đang sụp đổ. Biên tập viên đang biến mất. Phương tiện truyền thông xã hội đang từ bỏ việc kiểm tra thực tế. Sự thật bị che khuất bởi những lời nói dối được nói ra vì quyền lực và lợi nhuận. Chúng ta phải yêu cầu các nền tảng xã hội chịu trách nhiệm để bảo vệ con cái, gia đình và chính nền dân chủ của chúng ta khỏi sự lạm dụng quyền lực. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo là công nghệ có hậu quả nhất trong thời đại của chúng ta, có lẽ là mọi thời đại.

Không có gì mang lại nhiều khả năng và rủi ro sâu sắc hơn cho nền kinh tế, an ninh và xã hội của chúng ta. Đối với nhân loại. Trí tuệ nhân tạo thậm chí còn có tiềm năng giúp chúng ta trả lời lời kêu gọi của tôi để chấm dứt bệnh ung thư như chúng ta biết. Nhưng trừ khi có các biện pháp bảo vệ, AI có thể tạo ra những mối đe dọa mới đối với quyền của chúng ta, cách sống của chúng ta, quyền riêng tư của chúng ta, cách chúng ta làm việc và cách chúng ta bảo vệ quốc gia của mình. Chúng ta phải bảo đảm Trí Tuệ Nhân Tạo an toàn, đáng tin cậy và tốt cho toàn thể nhân loại.

Trong thời đại Trí Tuệ Nhân Tạo, điều quan trọng hơn bao giờ hết là người dân phải quản lý. Và với tư cách là Đất nước Tự do, Hoa Kỳ — chứ không phải Trung Quốc — phải dẫn đầu thế giới trong việc phát triển Trí Tuệ Nhân Tạo

Bạn biết đấy, trong những năm tới, tổng thống, chức tổng thống, Quốc hội, tòa án, báo chí tự do và người dân Mỹ sẽ phải đối đầu với những thế lực hùng mạnh này. Chúng ta phải cải cách luật thuế. Không phải bằng cách giảm thuế lớn nhất cho các tỷ phú, mà bằng cách bắt họ bắt đầu trả phần thuế công bằng của mình.

Chúng ta cần phải có được tiền đen — đó là nguồn tài trợ ẩn đằng sau quá nhiều đóng góp cho chiến dịch — chúng ta cần phải loại bỏ nó khỏi nền chính trị của chúng ta. Chúng ta cần ban hành giới hạn thời gian 18 năm, giới hạn nhiệm kỳ, thời gian và nhiệm kỳ, cho đạo đức mạnh mẽ nhất — và cải cách đạo đức mạnh mẽ nhất cho Tòa án Tối cao của chúng ta. Chúng ta cần cấm các thành viên của Quốc hội giao dịch cổ phiếu trong khi họ đang ở Quốc hội. Chúng ta cần sửa đổi Hiến pháp để làm rõ rằng không có tổng thống nào, không có tổng thống nào được miễn trừ khỏi những tội ác mà họ phạm phải khi đang tại nhiệm. Quyền lực của tổng thống không phải là giới hạn — nó không phải là tuyệt đối. Và nó không nên như vậy.

Và trong một nền dân chủ, có một mối nguy hiểm khác — đó là sự tập trung quyền lực và của cải. Nó làm xói mòn ý thức thống nhất và mục đích chung. Nó gây ra sự ngờ vực và chia rẽ. Việc tham gia vào nền dân chủ của chúng ta trở nên mệt mỏi và thậm chí là vỡ mộng, và mọi người không cảm thấy như họ có cơ hội công bằng. Chúng ta phải tiếp tục tham gia vào quá trình này. Tôi biết điều đó thật bực bội. Một cơ hội công bằng là điều tạo nên nước Mỹ. Mọi người đều có quyền được hưởng một cơ hội công bằng, không phải là sự bảo đảm, chỉ là một cơ hội công bằng, một sân chơi bình đẳng. Hãy tiến xa nhất có thể theo khả năng và tài năng của bạn.

Chúng ta không bao giờ có thể đánh mất chân lý cốt lõi đó để duy trì con người chúng ta. Tôi luôn tin, và tôi đã nói với các nhà lãnh đạo thế giới khác, nước Mỹ sẽ được định nghĩa bằng một từ: khả năng. Chỉ ở Mỹ, chúng ta mới tin rằng mọi thứ đều có thể. Giống như một đứa trẻ bị nói lắp từ những khởi đầu khiêm tốn ở Scranton, Pennsylvania và Claymont, Delaware, ngồi sau chiếc bàn này tại Phòng Bầu dục với tư cách là tổng thống Hoa Kỳ.

Đó là phép màu của nước Mỹ. Nó ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Trên lầu của Tòa Bạch Ốc, tôi đã đi ngang qua bức tranh về Tượng Nữ thần Tự do mà tôi không biết bao nhiêu lần. Trong bức tranh có một số công nhân đang trèo lên cánh tay dang rộng của bức tượng cầm ngọn đuốc. Nó nhắc nhở tôi mỗi ngày khi tôi đi ngang qua nó về câu chuyện và tâm hồn của quốc gia chúng ta, và sức mạnh của người dân Mỹ.

Có một câu chuyện về một cựu chiến binh — một cựu chiến binh, con trai của một người nhập cư, người có nhiệm vụ trèo lên ngọn đuốc đó và đánh bóng các ô cửa sổ màu hổ phách để các tia sáng có thể chiếu ra xa nhất có thể. Ông được biết đến là người giữ ngọn lửa. Ông đã từng nói về Tượng Nữ thần Tự do, “Nói một ngôn ngữ im lặng, phổ quát, một ngôn ngữ của hy vọng mà bất kỳ ai tìm kiếm và nói về tự do đều có thể hiểu được.”

Vâng, chúng ta lắc lư qua lại để chống chọi với cơn thịnh nộ của cơn bão, để vượt qua thử thách của thời gian, một cuộc đấu tranh liên tục, một cuộc đấu tranh liên tục. Một khoảng cách ngắn giữa nguy hiểm và khả năng. Nhưng điều tôi tin là nước Mỹ trong mơ của chúng ta luôn gần hơn chúng ta nghĩ. Và chúng ta phải biến giấc mơ của mình thành hiện thực.

Tôi xin kết thúc bằng cách bày tỏ lòng biết ơn của tôi đến rất nhiều người. Đối với các thành viên trong chính quyền của tôi, cũng như các dịch vụ công và những người ứng cứu đầu tiên trên khắp đất nước và trên toàn thế giới, cảm ơn các bạn đã đứng lên phục vụ. Đối với các quân nhân và gia đình của họ, việc lãnh đạo các bạn với tư cách là tổng tư lệnh là vinh dự lớn nhất trong cuộc đời tôi.

Và tất nhiên, với Kamala và người bạn đời tuyệt vời của cô ấy. Một phó Tổng thống lịch sử. Cô ấy và Doug đã trở thành gia đình. Và với tôi, gia đình là tất cả.

Tôi vô cùng biết ơn đệ nhất phu nhân tuyệt vời của chúng ta, người đang ở cùng tôi tại Phòng Bầu dục hôm nay. Đối với toàn thể gia đình chúng ta. Bạn là tình yêu của cuộc đời tôi và là cuộc sống của tình yêu của tôi.

Lời cảm ơn vĩnh cửu của tôi dành cho các bạn, những người dân Mỹ. Sau 50 năm phục vụ công chúng, tôi xin hứa với các bạn, tôi vẫn tin vào lý tưởng mà quốc gia này đang theo đuổi — một quốc gia mà sức mạnh của các thể chế và bản sắc của người dân chúng ta được coi trọng và phải trường tồn. Bây giờ đến lượt các bạn đứng lên bảo vệ. Mong rằng tất cả các bạn sẽ là người giữ ngọn lửa. Mong rằng các bạn sẽ giữ vững niềm tin. Tôi yêu nước Mỹ. Các bạn cũng yêu nước Mỹ.

Chúa ban phước cho tất cả mọi người và xin Chúa bảo vệ quân đội của chúng ta. Cảm ơn vì vinh dự lớn lao này.
 
Tiết lộ đáng sợ của Zelensky: Bắc Hàn làm gì khi bị bắt? Úc thề trả đũa Nga. Bắt Tổng thống Nam Hàn
VietCatholic Media
02:45 16/01/2025


1. Kyiv cho biết Quân đội Bắc Hàn tự nổ tung mình để tránh bị bắt

Các quan chức cho biết quân đội Bắc Hàn được điều động tới Nga để chiến đấu cùng lực lượng của Vladimir Putin trong cuộc chiến chống lại Ukraine đang tự sát để tránh bị bắt.

Ukraine và Nam Hàn cho biết vào tháng 12 rằng Bình Nhưỡng đã điều động khoảng 10.000 đến 12.000 quân nhân đến miền Nam nước Nga để chống lại lực lượng Ukraine. Cả Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đều không xác nhận việc điều động quân đội từ Bắc Hàn để chống lại lực lượng Ukraine.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố hôm thứ Bảy rằng hai người đã bị bắt sống. Số lượng ít quân nhân Bắc Hàn bị bắt làm tù binh dường như làm nổi bật sự không muốn đầu hàng rõ ràng của những chiến binh này.

Trích dẫn nguồn tin từ Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Hàn, gọi tắt là NIS, nhà lập pháp Lý Thành Quân hay Lee Seong Kweun cho biết quân nhân Bắc Hàn đã được yêu cầu tự sát để tránh bị quân đội Ukraine bắt đi.

NIS cho biết một người lính đã cố gắng tự sát bằng lựu đạn để tránh bị bắt, đồng thời hét lên “Kim Chính Ân”, nhưng đã bị bắn chết trước khi tự sát.

Hôm thứ Ba, hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo News dẫn lời các quan chức chính phủ và quân đội Ukraine cho biết quân đội đã kích nổ lựu đạn gần mặt để tránh bị bắt và tránh bị nhận dạng.

“Mục đích là để che giấu sự tham gia của Bắc Hàn vào cuộc chiến”, một viên chức chính phủ cho biết. Một người khác mô tả hoạt động này là “một hình thức tẩy não”.

Hôm Thứ Hai, 13 Tháng Giêng, Lực lượng tác chiến đặc biệt, gọi tắt là SOF của Ukraine đã công bố đoạn phim chiến trường cho thấy quân đội Ukraine giết chết 17 binh sĩ Bắc Hàn. Một người đã tự sát bằng lựu đạn, lực lượng tác chiến đặc biệt cho biết.

Những người lính Bắc Hàn, một số người được cho là thuộc lực lượng đặc nhiệm của Bình Nhưỡng, được đồng minh của Điện Cẩm Linh là Kim Chính Ân cử đến, đến nước này vào tháng 10 năm 2024 và được đánh giá là đã tham chiến vào đầu tháng 12.

Tình báo Nam Hàn cho biết khoảng 1.300 binh sĩ trong số này đã thiệt mạng và 2.700 người khác bị thương.

Phát ngôn nhân Lực Lượng Đặc Biệt Ukraine, Đại Tá Georgi Gleba, cho biết “Hãy xem cách Lực lượng tác chiến đặc biệt của Ukraine đẩy lùi cuộc tấn công của quân đội Bắc Hàn tại khu vực Kursk của Nga. Lực lượng tác chiến đặc biệt đã tiêu diệt 17 binh sĩ CHDCND Bắc Hàn. Một binh sĩ Bắc Hàn đã gài bẫy các quân nhân biệt kích của Trung đoàn 6 nhưng không thành công và đã tự sát bằng lựu đạn.”

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trên X, : “Ngoài những người lính đầu tiên bị bắt từ Bắc Hàn, chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi quân đội của chúng ta có thể bắt được những người khác. Không nên để lại nghi ngờ nào trên thế giới rằng quân đội Nga phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự từ Bắc Hàn.”

Zelenskiy cho biết Kyiv sẵn sàng trao trả hai binh sĩ Bắc Hàn để đổi lấy tù nhân chiến tranh Ukraine tại Nga.

[Newsweek: North Korean Troops Blowing Themselves Up to Avoid Capture: Kyiv]

2. Tổng thống Nam Hàn bị luận tội Doãn Tích Duyệt đã bị bắt: Những gì chúng ta biết

Reuters đưa tin Tổng thống Nam Hàn Doãn Tích Duyệt bị luận tội đã bị bắt giữ vào hôm Thứ Tư, 15 Tháng Giêng.

Ông Doãn đang bị điều tra liên quan đến tuyên bố thiết quân luật của ông vào ngày 3 tháng 12 năm 2024, cuối cùng đã đẩy đất nước vào một cuộc khủng hoảng chính trị. Sau tuyên bố ngắn gọn, Quốc hội đã bỏ phiếu luận tội Doãn vào ngày 14 tháng 12.

Trước đó, ông đã thề sẽ “chiến đấu đến cùng” khi chính quyền chuẩn bị bắt giữ ông.

Theo Reuters, đoàn xe của ông Doãn đã được nhìn thấy đang tiến đến các văn phòng của cơ quan chống tham nhũng vào thứ Tư. Vụ bắt giữ Doãn có liên quan đến cáo buộc nổi loạn liên quan đến tuyên bố thiết quân luật của ông.

Một nỗ lực trước đó nhằm bắt giữ ông Doãn đã được thực hiện vào tuần trước nhưng lực lượng bảo vệ nhà của ông được cho là đã ngăn cản chính quyền bắt giữ ông, hãng tin Associated Press, gọi tắt là AP đưa tin. Nhà lãnh đạo cơ quan an ninh tổng thống của đất nước, Park Jong-joon, sau đó đã từ chức sau khi phải đối mặt với phản ứng dữ dội khi các nhân viên của ông bị cáo buộc tham gia vào hành vi cản trở.

Theo AP, các nhà lập pháp Nam Hàn cũng đã công bố một dự luật mới trong tháng này nhằm nỗ lực điều tra độc lập về tuyên bố thiết quân luật của Doãn.

Newsweek đã liên hệ với Đại sứ quán Nam Hàn tại Hoa Kỳ qua email để xin bình luận vào tối thứ Ba.

Ông Doãn cho biết trong một tuyên bố mà Reuters có được: “Khi tôi thấy họ đột nhập vào khu vực an ninh bằng thiết bị chữa cháy ngày hôm nay, tôi đã quyết định không phản ứng lại cuộc điều tra của Văn phòng điều tra tham nhũng - mặc dù đó là một cuộc điều tra bất hợp pháp - để ngăn chặn đổ máu đáng tiếc”.

Người dẫn chương trình CNN Jim Sciutto đã đăng trên X, : “Tin nóng: Tổng thống Nam Hàn Doãn Tích Duyệt đã bị bắt giữ để thẩm vấn và được các điều tra viên hộ tống ra khỏi khu nhà ở của ông bằng đoàn xe hộ tống, theo Văn phòng Điều tra Tham nhũng dành cho Quan chức cao cấp, gọi tắt là CIO của nước này.”

Cựu luật sư Tòa Bạch Ốc Richard Painter, người từng phục vụ dưới thời George W. Bush, đã phát biểu trên X: “Đây là cách các nền dân chủ tồn tại. Không ai đứng trên luật pháp. Tổng thống bị luận tội của Nam Hàn Doãn Tích Duyệt đã bị bắt, các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin.”

Thượng nghị sĩ Andy Kim của New Jersey, một đảng viên Dân chủ, cho biết trên X: “Đây là thời điểm bấp bênh đối với Nam Hàn và tôi kêu gọi bình tĩnh và tuân thủ quy trình tư pháp theo hiến pháp. Cần phải tránh leo thang.”

Theo Reuters, CIO có thể thẩm vấn Doãn trong hai ngày nhưng cuối cùng sẽ phải đưa ra lệnh bắt giữ ông ta thêm hoặc thả ông ta.

Reuters đưa tin, luật sư của ông Doãn cũng cho biết vụ bắt giữ này là bất hợp pháp vì tòa án ban hành lệnh bắt giữ không có thẩm quyền.

3. Zelenskiy trình chiếu video về người lính Bắc Hàn bị bắt: ‘Không biết gì về Ukraine’

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã chia sẻ đoạn phim mới cho thấy cảnh một người lính Bắc Hàn bị thương trong trận chiến và bị Kyiv bắt giữ sau khi chiến đấu cùng lực lượng Nga.

Zelenskiy cho biết các chiến binh do Bình Nhưỡng cử đến để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa “lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thông tin, hoàn toàn không biết gì về Ukraine”, đồng thời nói thêm rằng họ “đang bị Nga lợi dụng chỉ để kéo dài và leo thang cuộc chiến này”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Đại sứ quán Bắc Hàn tại Luân Đôn để xin bình luận qua email.

Trong khi cả Mạc Tư Khoa và Kyiv đang vật lộn tìm cách bổ sung quân số, tình báo Hoa Kỳ, Nam Hàn và Ukraine đã báo cáo vào tháng 10 năm 2024 rằng từ 10.000 đến 12.000 quân Bắc Hàn đã đến Nga và tiến về khu vực biên giới Kursk.

Nga đã chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Ukraine tại Kursk kể từ tháng 8. Ít nhất một số chiến binh Bắc Hàn được cho là thuộc lực lượng đặc nhiệm của Bình Nhưỡng và được cho là đã tham chiến vào đầu tháng 12.

Vào cuối tháng 12, Ngũ Giác Đài và Tòa Bạch Ốc đánh giá rằng quân đội Bắc Hàn ở Nga đã chịu khoảng 1.000 thương vong.

Các quan chức Nam Hàn và Ukraine cho biết quân đội Bắc Hàn đã tự sát để tránh bị Kyiv bắt giữ. Tuy nhiên, Zelenskiy cho biết hôm thứ Bảy rằng lực lượng đặc nhiệm Ukraine đã bắt sống được hai binh sĩ Bắc Hàn.

Trong đoạn clip do nhà lãnh đạo Ukraine đăng tải hôm thứ Ba, một chiến binh Bắc Hàn nằm trên giường chỉ lộ đầu khi anh ta nói chuyện với các nhà điều tra Ukraine thông qua một phiên dịch viên. Theo bản dịch trong video, người lính này cho biết anh ta đã bị thương trong một trận chiến mà anh ta cố nhớ lại, trước khi quân đội Nga rút lui.

“Vì tôi bị thương và không thể di chuyển, tôi đã ở một mình trong khoảng ba, bốn, năm ngày,” người lính cho biết, theo bản dịch do chính phủ Ukraine cung cấp. Người lính này cho biết quân đội Ukraine sau đó đã tiêm cho anh ta một mũi và đưa anh ta đi bằng một phương tiện không xác định.

Việc công bố cảnh quay về tù nhân chiến tranh có thể vi phạm Công ước Geneva hoặc các quy tắc về cách đối xử với mọi người trong chiến tranh. Theo các hiệp ước, tù nhân chiến tranh “phải luôn được bảo vệ, đặc biệt là chống lại các hành vi bạo lực hoặc đe dọa và chống lại sự xúc phạm và tò mò của công chúng”.

Zelenskiy cho biết chính quyền Ukraine vẫn đang đàm phán với những người lính Bắc Hàn bị bắt và “xác minh sự thật”.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết: “Thế giới sẽ biết được toàn bộ sự thật về cách Nga đang lợi dụng những người như vậy, những người lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thông tin, hoàn toàn không biết gì về Ukraine và đang bị Nga lợi dụng chỉ để kéo dài và leo thang cuộc chiến này”.

Các chuyên gia đã đặt câu hỏi liệu quân đội Bắc Hàn, vốn chỉ quen với thông tin được kiểm soát chặt chẽ do Bình Nhưỡng công bố, sẽ ứng phó thế nào khi chiến đấu ở Nga, nơi cách xa những hạn chế này.

Zelenskiy đã chia sẻ một đoạn clip lên mạng xã hội vào Chúa Nhật, trong đó có cảnh một người lính Bắc Hàn khác nói rằng anh ta không biết mình đang tham gia cuộc chiến chống lại Ukraine trước khi bị bắt, theo bản dịch của chính quyền Kyiv.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói về X: “Thế giới sẽ biết được toàn bộ sự thật về cách Nga đang lợi dụng những kẻ như vậy, những kẻ lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thông tin, hoàn toàn không biết gì về Ukraine và đang bị Nga lợi dụng chỉ để kéo dài và leo thang cuộc chiến này.”

Người lính Bắc Hàn, theo bản dịch của chính phủ Ukraine: “Vì tôi bị thương và không thể di chuyển nên tôi phải tự mình ở lại trong khoảng ba, bốn, năm ngày.”

Zelenskiy cho biết “chắc chắn sẽ có thêm” chiến binh Bắc Hàn bị Kyiv bắt giữ, đồng thời nói thêm rằng “chỉ là vấn đề thời gian”. Hiện vẫn chưa rõ liệu đồng minh của Nga, nhà độc tài Bắc Hàn Kim Chính Ân, có gửi thêm một đợt quân nữa để hỗ trợ cho nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm giành lại quyền kiểm soát của Ukraine đối với các phần của Kursk hay không.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết “có thể có những lựa chọn khác” cho những người lính Bắc Hàn không muốn trở về Nga hoặc Bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là những người “bày tỏ mong muốn mang lại hòa bình bằng cách truyền bá sự thật về cuộc chiến này ở Bắc Hàn”.

[Newsweek: Zelensky Shows Video of Captive North Korean Soldier: 'Unaware of Ukraine']

4. Hán Thành sẽ tham khảo ý kiến với Kyiv về việc chuyển giao những người lính Bắc Hàn bị bắt, Yonhap đưa tin

Hán Thành có kế hoạch tham khảo ý kiến với Kyiv về việc chuyển giao những người lính Bắc Hàn bị bắt nếu họ yêu cầu xin tị nạn, Yonhap đưa tin vào ngày 14 tháng Giêng, trích lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nam Hàn Lý Tại Hùng hay Lee Jae-woong.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy gần đây đã thông báo về việc bắt giữ hai binh sĩ Bắc Hàn ở Tỉnh Kursk của Nga.

“Vì binh lính Bắc Hàn là công dân của chúng tôi theo hiến pháp nên chính phủ của chúng tôi có kế hoạch đàm phán với Ukraine nếu họ yêu cầu đào tẩu sang Nam Hàn”, Lee nói.

Hiến pháp Nam Hàn xác định toàn bộ Bán đảo Triều Tiên là lãnh thổ của mình và coi tất cả cư dân là công dân. Tuy nhiên, không có binh lính nào bị bắt bày tỏ mong muốn được chuyển đến Nam Hàn, Lý nói thêm.

Hán Thành vẫn giữ liên lạc với Kyiv về các vấn đề liên quan đến những người lính Bắc Hàn bị bắt.

Quân đội Bắc Hàn đã được điều động đến Tỉnh Kursk vào mùa thu năm ngoái để hỗ trợ lực lượng Nga chống lại cuộc tấn công của Ukraine diễn ra vào ngày 6 tháng 8. Quân đội Ukraine vẫn tiếp tục hoạt động trong khu vực, tận dụng vị thế của họ cho các cuộc đàm phán tiềm năng trong tương lai.

Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Hàn, gọi tắt là NIS ước tính số thương vong của Bắc Hàn đã lên tới 300 người chết và 2.700 người bị thương, nguyên nhân là do huấn luyện không đầy đủ và chiến thuật chống máy bay điều khiển từ xa không hiệu quả.

NIS cũng đưa tin rằng một số binh lính Bắc Hàn đã buộc phải tự tử để tránh bị lực lượng Ukraine bắt giữ. Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby đã lặp lại những tuyên bố này vào ngày 27 tháng 12, nói thêm rằng những binh lính Bắc Hàn bị bắt lo sợ sẽ bị trả thù dữ dội đối với gia đình họ nếu họ đầu hàng.

[Kyiv Independent: Seoul to consult with Kyiv on transfer of captured North Korean soldiers, Yonhap reports]

5. Trợ lý hàng đầu của Putin cảnh báo Ukraine có thể ‘không còn tồn tại’ vào năm 2025

Trợ lý của Putin, Nikolai Patrushev đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm Thứ Tư, 15 Tháng Giêng, rằng Ukraine có thể “không còn tồn tại” vào năm 2025.

Patrushev, người trước đây từng giữ chức thư ký Hội đồng An ninh Nga, đã đưa ra bình luận này khi trả lời tờ báo ủng hộ Điện Cẩm Linh Komsomolskaya Pravda về suy nghĩ của ông đối với nhiệm kỳ thứ hai sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Trong khi Tổng thống Joe Biden là đồng minh lớn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine bắt đầu gần ba năm trước, thì vẫn chưa rõ Tổng thống đắc cử Donald Trump dự định giải quyết cuộc chiến Nga-Ukraine như thế nào sau khi ông nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng.

Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nói rằng nếu ông ngồi vào bàn đàm phán với Putin và Zelenskiy, chiến tranh sẽ kết thúc “trong vòng 24 giờ”.

Trong khi nói chuyện với Komsomolskaya Pravda, Patrushev thừa nhận rằng “một bộ phận đáng kể thế giới vẫn hướng đến nước Mỹ” nhưng nói thêm rằng “bản thân giới tinh hoa Mỹ cũng đang chia rẽ”.

Sau khi tuyên bố rằng chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump đối với các quốc gia khác vẫn còn “không rõ ràng”, Patrushev đã chỉ trích chính quyền Tổng thống Biden.

Patrushev nói rằng Ukraine có thể “không còn tồn tại”

Khi trả lời câu hỏi về khả năng nhượng bộ lãnh thổ trong các cuộc đàm phán hòa bình dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump, Patrushev đã đưa ra dự đoán rằng Ukraine sẽ không còn là một quốc gia có chủ quyền vào cuối năm nay.

Đầu tiên, hắn ta nhấn mạnh rằng người Nga cảm thấy mối liên kết “anh em” với người Ukraine do “mối quan hệ kéo dài hàng thế kỷ với Nga” trước khi nói rằng “sự ép buộc bạo lực vào ý thức hệ tân Quốc xã và chủ nghĩa bài Nga tràn lan” phải chịu trách nhiệm cho sự phá hủy các thành phố ở Ukraine.

“Có khả năng là trong năm tới, Ukraine sẽ không còn tồn tại nữa”, Patrushev nói.

Patrushev cũng đưa ra dự đoán tương tự về Moldova

Ở một diễn biến khác trong cuộc phỏng vấn, Patrushev chỉ trích các nhà lãnh đạo Moldova tại Chișinău vì cái mà ông gọi là “chính sách chống Nga” của họ và nói rằng Moldova có thể không còn là một quốc gia nữa.

Ông nói: “Tôi không loại trừ khả năng chính sách chống Nga quyết liệt của Chișinău sẽ khiến Moldova trở thành một phần của một quốc gia khác hoặc không còn tồn tại nữa”.

Maria Drutska, người có tài khoản X cho biết cô làm việc trong lĩnh vực ngoại giao Ukraine, đã viết trên X: “Chúng ta không phải đã dừng tồn tại cách đây ba năm chỉ trong ba ngày hoặc ba tuần sao? Chuyện gì đang xảy ra với lịch trình của bạn ở đó vậy?”

Bộ Ngoại giao Moldova đã trả lời những bình luận của Patrushev về đất nước họ trong một tuyên bố được hãng tin NewsMaker của Moldova công bố: “Những tuyên bố như vậy cấu thành sự can thiệp không thể chấp nhận được vào công việc nội bộ của đất nước chúng tôi và nhằm mục đích gây bất ổn cho khu vực. Cộng hòa Moldova là một quốc gia có chủ quyền luôn theo đuổi con đường dân chủ và hội nhập Âu Châu theo nguyện vọng của người dân.”

[Newsweek: Top Putin Aide Warns Ukraine Could 'Cease to Exist' in 2025]

6. Ba Lan điều động chiến đấu cơ sau cuộc tấn công hỏa tiễn lớn của Nga vào Ukraine

Hôm Thứ Tư, 15 Tháng Giêng, Quân đội Warsaw cho biết Ba Lan, thành viên NATO, đã phải điều động chiến đấu cơ sau các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga vào Ukraine vào đêm qua.

Phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Tác chiến Quân đội Ba Lan nói với Newsweek rằng “hoạt động hàng không tầm xa dữ dội” từ Nga đã được phát hiện vào sáng sớm thứ Tư.

Phát ngôn nhân cho biết thêm: “Hoạt động của Nga có liên quan đến các cuộc không kích và tấn công bằng hỏa tiễn vào các mục tiêu nằm trên lãnh thổ Ukraine, đặc biệt là các khu vực phía tây của đất nước”.

Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga vào Ukraine đôi khi lan sang các nước thành viên NATO như Ba Lan và Rumani, có chung biên giới với Ukraine, khi Mạc Tư Khoa tấn công vào các khu vực phía tây của nước láng giềng.

Các thành viên NATO có nghĩa vụ chung là phải đáp trả các cuộc tấn công vào bất kỳ quốc gia liên minh nào bằng toàn lực. Cho đến nay, máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn xâm nhập không phận NATO chưa được coi là các cuộc tấn công vào liên minh nhưng chính quyền Ba Lan đã điều máy bay cất cánh nhiều lần trong những tuần gần đây vì các cuộc tấn công trên không của Mạc Tư Khoa vào Ukraine.

Quân đội Ba Lan cho biết trong một tuyên bố được đăng tải trên mạng xã hội rằng các chiến đấu cơ đã được điều động, trong khi hệ thống phòng không và radar trên mặt đất được đặt ở “trạng thái sẵn sàng cao nhất”.

Phát ngôn nhân quân đội Ba Lan nói với Newsweek rằng đây là quy trình chuẩn để quân đội Ba Lan phản ứng như đã làm vào sáng thứ Tư khi “có nguy cơ Nga không kích miền Tây Ukraine và có khả năng biên giới Ba Lan có thể bị ảnh hưởng”.

“Một cuộc tấn công lớn khác của Nga”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Tư. “Giữa mùa đông, và mục tiêu của người Nga vẫn không thay đổi: cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng ta”.

Không quân Ukraine đã báo cáo cảnh báo trên không trên khắp đất nước qua đêm, bao gồm cả ở các vùng phía tây Ivano-Frankivsk và Ternopil. Trong một tuyên bố sau đó, không quân cho biết Nga đã phóng một số hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hành trình, cũng như 74 máy bay điều khiển từ xa từ nhiều địa điểm khác nhau.

Kyiv cho biết lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 23 hỏa tiễn hành trình Kh-101 và Kh-55 của Nga, cũng như ba hỏa tiễn hành trình Kalibr và 47 máy bay điều khiển từ xa tấn công.

“Đối phương đã tấn công các cơ sở năng lượng của Ukraine, đặc biệt là cơ sở hạ tầng khí đốt ở các vùng Kharkiv, Lviv và Ivano-Frankivsk,” lực lượng không quân cho biết. “Thật không may, do cuộc tấn công của Nga, các cơ sở này đã bị hư hại.”

Andrii Sadovyi, thị trưởng thành phố phía tây Lviv, cho biết Nga đã tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của khu vực Lviv và các địa điểm khác ở Ukraine qua đêm. Svitlana Onyshchuk, nhà lãnh đạo chính quyền quân sự Ivano-Frankivsk, cho biết Mạc Tư Khoa đã sử dụng “nhiều loại” vũ khí để nhắm vào “cơ sở hạ tầng quan trọng”.

Zelenskiy cho biết: “Nhờ lực lượng phòng không và tất cả các đơn vị liên quan, chúng tôi đã có thể duy trì hoạt động của hệ thống năng lượng”.

Các cuộc không kích của Nga diễn ra sau khi Ukraine phát động các đợt tấn công trên đất Nga từ cuối Thứ Hai đến sáng sớm Thứ Ba, tấn công khoảng một chục khu vực của Nga bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn. Kyiv nhắm vào các kho nhiên liệu, nhà máy hóa chất và tài sản của không quân Nga trong một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa sản xuất trong nước và hỏa tiễn tầm xa do phương Tây cung cấp.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các cuộc tấn công của Ukraine sẽ “không thể không có câu trả lời”.

Các cuộc tấn công trên không của Nga vào Ukraine—và ngược lại—sẽ tiếp tục cho đến khi rõ ràng Tổng thống sắp nhậm chức Ông Donald Trump có kế hoạch giải quyết các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa như thế nào

[Newsweek: Poland Scrambles Fighter Jets After Major Russian Missile Attack on Ukraine]

7. ‘Hành động mạnh mẽ nhất có thể’ — Albanese thề sẽ hành động nếu chiến binh của Úc chiến đấu cho Ukraine bị Nga hành quyết

Thủ tướng Úc Anthony Albanese đã cam kết sẽ có “hành động mạnh mẽ nhất có thể” trong cuộc họp báo ngày 15 Tháng Giêng nếu các báo cáo về một công dân Úc bị bắt khi đang chiến đấu cho Ukraine bị lực lượng Nga hành quyết được xác nhận, CNN đưa tin.

Oscar Jenkins, một giáo viên 32 tuổi đến từ Melbourne, được cho là đã bị lực lượng Nga bắt giữ vào tháng 12. Các nguồn tin từ Ukraine nói với 7News rằng thi thể của Jenkins đã được tìm thấy, cho thấy anh đã bị những kẻ bắt giữ hành quyết.

Bộ Ngoại giao Úc đã triệu tập đại sứ Nga để yêu cầu cung cấp thông tin và nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Albanese cho biết chính phủ của ông đang tìm kiếm “giải thích khẩn cấp” và mô tả các báo cáo là “rất đáng lo ngại”.

“Nếu có bất kỳ tổn hại nào gây ra cho Oscar Jenkins, thì điều đó hoàn toàn đáng chê trách”, Albanese nói, theo CNN đưa tin. Ông không nêu rõ các hành động tiềm năng mà Canberra có thể thực hiện.

Vào cuối tháng 12, các kênh Telegram của Nga đã phát tán một đoạn video cho thấy Jenkins mặc quân phục, bị thẩm vấn và đánh đập bởi những kẻ bắt giữ anh. Jenkins được nhìn thấy cung cấp tên và lý lịch của mình khi những kẻ thẩm vấn đặt câu hỏi về mong muốn được sống của anh.

Trong video, Jenkins tự giới thiệu mình là một giáo viên sinh học đến để giúp đỡ Ukraine và hiện đang sống gần Kramatorsk, một thành phố thuộc Tỉnh Donetsk của Ukraine, nằm cách Kyiv khoảng 700 km, hay 430 dặm, về phía đông và cách tiền tuyến 20 km, hay 12 dặm, về phía tây.

Công ước Geneva yêu cầu đối xử nhân đạo với tù nhân chiến tranh, gọi tắt là POW và cấm hành quyết, được phân loại là tội ác chiến tranh. Nga đã nhiều lần bị cáo buộc vi phạm các luật này bằng cách hành quyết ngay lập tức các tù nhân chiến tranh Ukraine.

Tuy nhiên, Mạc Tư Khoa coi những người tình nguyện nước ngoài là “lính đánh thuê” và từ chối bảo vệ họ theo luật pháp quốc tế dành cho tù binh chiến tranh.

Nếu được xác nhận, vụ hành quyết Jenkins sẽ đánh dấu trường hợp đầu tiên một chiến binh tình nguyện người Úc bị quân đội Nga bắt giữ và hành quyết kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu.

Người ta tin rằng có ít nhất sáu người Úc đã thiệt mạng khi chiến đấu cho Ukraine. Chính phủ Úc và chính quyền Ukraine vẫn đang tiếp tục điều tra số phận của Jenkins.

[Kyiv Independent: 'Strongest action possible' — Albanese vows to act if Australian fighting for Ukraine was executed by Russia]

8. Rubio cho biết Ukraine và Nga phải nhượng bộ để chấm dứt chiến tranh

Cả Ukraine và Nga đều sẽ phải nhượng bộ để chấm dứt chiến tranh, Marco Rubio, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm ngoại trưởng, phát biểu vào ngày 15 Tháng Giêng tại phiên điều trần phê chuẩn trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Rubio kêu gọi mọi người hãy thực tế, cho rằng nhượng bộ của Nga là không tiến xa hơn nữa, trong khi nhượng bộ của Ukraine là trao trả các vùng lãnh thổ hiện đang bị Nga xâm lược.

“Điều quan trọng là mọi người phải thực tế: Sẽ phải có những nhượng bộ - từ phía Liên bang Nga, nhưng cũng từ phía Ukraine… Điều quan trọng nữa là phải có sự cân bằng ở cả hai bên”, Rubio cho biết.

Kể từ khi xâm lược Ukraine năm 2014 và leo thang chiến tranh xâm lược vào năm 2022, Nga đã xâm lược khoảng 20% lãnh thổ Ukraine, áp đặt các biện pháp đàn áp đối với người dân địa phương và cấm mọi biểu hiện bản sắc Ukraine. Ukraine đã nhiều lần tuyên bố sẽ không công nhận lãnh thổ hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Mạc Tư Khoa là của Nga.

Tổng thống đắc cử Donald Trump, người nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng, đã nhiều lần cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình rằng sẽ đàm phán chấm dứt chiến tranh nhanh chóng sau khi nhậm chức. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ nêu rõ chính xác ông dự định thực hiện điều đó như thế nào.

“Không đời nào Nga chiếm toàn bộ Ukraine. Người Ukraine quá dũng cảm và chiến đấu quá quyết liệt, và đất nước này quá lớn. Điều đó sẽ không xảy ra”, Rubio nói.

“Cũng không thực tế khi tin rằng bằng cách nào đó một quốc gia có quy mô như Ukraine… sẽ đẩy những người này (quân đội Nga) trở lại nơi họ đã ở vào đêm trước cuộc xâm lược”, ông nói thêm.

Theo Rubio, Hoa Kỳ không được phép để Putin quay lại kế hoạch tiếp quản Ukraine trong bốn hoặc năm năm nữa.

Rubio công khai ca ngợi lòng dũng cảm của những người bảo vệ Ukraine nhưng lại là một trong 15 nhà lập pháp Đảng Cộng hòa tại Thượng viện bỏ phiếu chống lại gói viện trợ 61 tỷ đô la cho Ukraine, gói cuối cùng đã được thông qua vào tháng 4 năm 2024.

Rubio không ủng hộ chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden liên quan đến viện trợ cho Ukraine, vì theo ông, Tòa Bạch Ốc “chưa bao giờ nói rõ cuộc xung đột này sẽ kết thúc như thế nào”.

Thượng nghị sĩ Florida 53 tuổi này sẽ thay thế Antony Blinken giữ chức vụ này, và với tư cách là nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ, ông sẽ đi đầu trong các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa.

[Kyiv Independent: Ukraine, Russia have to make concessions to end war, Rubio says]

9. Tusk của Ba Lan cáo buộc Nga lập kế hoạch cho các hành động khủng bố hàng không toàn cầu

Hôm Thứ Tư, 15 Tháng Giêng, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cáo buộc rằng Nga đang lên kế hoạch thực hiện các hành động phá hoại trên toàn thế giới, bao gồm “các hành động khủng bố trên không” nhằm vào các hãng hàng không.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Warsaw cùng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Tusk nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa.

Chính phủ thân Liên minh Âu Châu tại Warsaw đã cáo buộc Nga tiến hành chiến tranh hỗn hợp chống lại Ba Lan và các quốc gia phương Tây khác để trả đũa việc họ ủng hộ cuộc kháng chiến của Ukraine chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Nga.

Các quan chức Ba Lan cũng cáo buộc rằng Nga, với sự hỗ trợ của đồng minh Belarus, đã dàn dựng một cuộc khủng hoảng di cư dọc biên giới phía đông Liên Hiệp Âu Châu để gieo rắc hỗn loạn và chia rẽ trong khối.

Cuối năm ngoái, Azerbaijan cáo buộc Nga vô tình bắn hạ một máy bay chở khách của Azerbaijan bị rơi ở Kazakhstan vào ngày 25 tháng 12, khiến 38 người thiệt mạng.

Sau thảm kịch, Putin đã xin lỗi tổng thống Azerbaijan, gọi đây là một “sự việc bi thảm”. Tuy nhiên, Putin không chính thức thừa nhận trách nhiệm của Nga về vụ tai nạn.

Sự việc này làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, làm nổi bật sự phức tạp đang diễn ra trong quan hệ giữa Azerbaijan và Nga trong bối cảnh khu vực đang có nhiều thách thức địa chính trị lớn hơn.

Vào tháng 11, các cơ quan tình báo phương Tây báo cáo rằng họ nghi ngờ các điệp viên Nga đã dàn dựng một kế hoạch đặt các thiết bị gây cháy vào các kiện hàng trên các máy bay chở hàng đến Hoa Kỳ và các quốc gia khác.

Âm mưu này được cho là có liên quan đến các vụ cháy tại một cơ sở chuyển phát nhanh ở Đức và một nhà kho ở Anh, dường như nhắm vào các máy bay chở hàng, làm dấy lên lo ngại về an toàn hàng không toàn cầu.

Vào tháng 10, chính quyền Ba Lan cũng tuyên bố bắt giữ bốn cá nhân bị cáo buộc có liên quan đến mạng lưới tình báo nước ngoài tiến hành các hoạt động phá hoại.

Tại sao Nga lại phá hoại phương Tây và các đồng minh?

Các vụ phá hoại, bao gồm cả các âm mưu nghi ngờ của Nga nhắm vào máy bay chở hàng, là một phần trong những gì các quan chức phương Tây mô tả là chiến dịch chiến tranh hỗn hợp đang leo thang của Nga chống lại các đồng minh của Ukraine. Chiến dịch này được cho là bao gồm thông tin sai lệch về bầu cử và các cuộc tấn công đốt phá trên khắp Âu Châu vào năm ngoái.

Các quan chức cho rằng nhiều hoạt động này là do cơ quan tình báo quân sự Nga, GRU, thực hiện, mặc dù Điện Cẩm Linh đã bác bỏ những cáo buộc trước đây của phương Tây rằng Nga tài trợ cho các hành vi phá hoại và tấn công ở Âu Châu.

Cơ quan An ninh Nội địa Ba Lan, gọi tắt là ABW đã báo cáo về sự gia tăng các hoạt động hỗn hợp trong Ba Lan và trên khắp các quốc gia Liên Hiệp Âu Châu và NATO, được cho là do tình báo Nga khởi xướng và điều phối. Các công tố viên Ba Lan, ABW và cảnh sát đã buộc tội 20 cá nhân liên quan đến các cuộc điều tra này, làm nổi bật quy mô của mối đe dọa.

Để ứng phó với tình hình căng thẳng leo thang, bao gồm các hành vi phá hoại và đốt phá được cho là do Mạc Tư Khoa tài trợ, Ngoại trưởng Ba Lan đã ra lệnh đóng cửa một trong ba lãnh sự quán Nga tại nước này vào năm ngoái, thể hiện lập trường cứng rắn hơn trước các hành động khiêu khích của Nga.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu hôm thứ Tư rằng “Tôi sẽ không đi vào chi tiết, tôi chỉ có thể xác nhận tính xác thực của nỗi lo ngại rằng Nga đang lên kế hoạch thực hiện các hành động khủng bố trên không, không chỉ chống lại Ba Lan mà còn chống lại các hãng hàng không trên toàn thế giới”, Tusk tuyên bố.

Những phát biểu này nhấn mạnh mối lo ngại ngày càng tăng về các hoạt động của Nga trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Âu Châu và nhiều nơi khác.

[Newsweek: Poland's Tusk Accuses Russia of Planning Global Acts of Airline Terror]

10. Nga bị ảnh hưởng bởi sự việc mất Internet hàng loạt

Theo các phương tiện truyền thông Nga, người dùng Internet ở Nga đã báo cáo tình trạng gián đoạn dịch vụ trên quy mô lớn vào hôm Thứ Ba, 14 Tháng Giêng.

Sự việc mất điện này được cho là đã ảnh hưởng đến khả năng truy cập vào các công ty viễn thông và nền tảng trực tuyến.

Các ứng dụng nhắn tin như Telegram và một số trang tin tức độc lập đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Hàng triệu người ở Nga và những nơi khác dựa vào các nền tảng như vậy làm nguồn tin tức không phải lúc nào cũng đưa tin về những lời tường thuật ủng hộ Điện Cẩm Linh do các hãng thông tấn nhà nước truyền thống lan truyền.

Một số hãng tin Telegram suy đoán Roskomnadzor, cơ quan giám sát truyền thông của Điện Cẩm Linh phụ trách kiểm duyệt tại quốc gia này, có thể là nguyên nhân gây ra sự việc mất điện hôm thứ Ba.

Hãng tin độc lập Meduza của Nga đưa tin trang web giám sát Downdetector.su cho thấy sự việc mất điện ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng các nhà cung cấp điện thoại di động như Megafon, MTS, Rostelecom và Tele2.

Trong khi đó, tờ báo độc lập Novaya Gazeta của Nga đưa tin rằng người dân bên trong nước Nga đang gặp khó khăn khi truy cập các nền tảng như Google, YouTube, Telegram, WhatsApp và TikTok.

Hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga đưa tin đã có hàng ngàn khiếu nại được nộp vào thứ Ba liên quan đến tình trạng mất điện của các nhà mạng di động và dịch vụ internet. Theo Tass, Rostelecom, nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số lớn nhất của Nga, cho biết tình trạng mất điện không liên quan đến mạng lưới của họ.

Kênh tin tức Telegram Agency News cho biết các chuyên gia nói với họ rằng việc internet bị ngắt có thể là kết quả của các hành động do Roskomnadzor thực hiện.

Roskomnadzor sau đó nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti rằng internet đã được khôi phục, đồng thời giải thích sự việc này là “sự gián đoạn kết nối ngắn hạn”.

Anton Gerashchenko, cựu Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, đã đăng trên X: “Một sự việc mất mạng Internet nghiêm trọng đang xảy ra ở Nga ngay lúc này, liên lạc di động cũng bị gián đoạn, các phương tiện truyền thông Nga và các kênh Telegram đưa tin.”

Sau khi lưu ý rằng mọi người báo cáo các dịch vụ trực tuyến khác cũng như nhà mạng di động không hoạt động, Gerashchenko cho biết công cụ tìm kiếm Yandex của Nga được cho là vẫn trực tuyến.

“Theo các báo cáo từ phương tiện truyền thông xã hội, một số người dùng cho biết chỉ có Yandex có vẻ hoạt động: công cụ tìm kiếm đưa ra câu trả lời cho các truy vấn, nhưng không thể nhấp vào liên kết”, Gerashchenko viết. “Điều thú vị là có vẻ như các ứng dụng nhắn tin không bị ảnh hưởng bởi sự việc ngừng hoạt động”.

Dịch vụ báo chí của Roskomnadzor nói với Tass: “Đã phát hiện ra sự gián đoạn kết nối trong thời gian ngắn. Hoạt động mạng đã được khôi phục nhanh chóng bởi các dịch vụ trực thuộc Trung tâm Giám sát và Kiểm soát Mạng lưới Truyền thông Công cộng.”

Kênh Mash Telegram đưa tin bộ phận báo chí của Roskomnadzor cho biết họ đang cố gắng xác định nguyên nhân gây ra sự việc mất điện.

[Newsweek: Russia Hit by Massive Internet Outage]
 
Đánh cho Nga sạt nghiệp: Kyiv tấn công mọi đường ống khí đốt. Moscow tuyên bố giành Greenland với Mỹ
VietCatholic Media
15:18 16/01/2025


1. Nga cáo buộc Kyiv nhắm vào tuyến đường ống dẫn khí đốt cuối cùng còn lại tới Âu Châu

Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc quân đội Ukraine đã tấn công một trạm cung cấp khí đốt thông qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm mục đích “cắt đứt nguồn cung cấp khí đốt cho các nước Âu Châu”.

Theo Middle East Monitor, đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ chạy từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng cung cấp khí đốt cho một số khu vực ở Nam và Đông Nam Âu, giúp Nga tránh phải sử dụng Ukraine làm quốc gia trung chuyển khi xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Âu Châu.

Sau khi Ukraine đình chỉ việc vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ của mình vào đầu tháng này, đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ là tuyến đường cuối cùng còn lại để xuất khẩu khí đốt của Nga sang Âu Châu.

Theo Bộ Quốc Phòng Nga, từ tối Chúa Nhật, 12 Tháng Giêng, chín máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã nhắm vào trạm nén khí Russkaya ở làng Gai-Kodzor, thuộc Lãnh thổ Krasnodar. Các cuộc tấn công của quân Ukraine vẫn tiếp tục vì chưa đánh sập hoàn toàn trạm nén khí này.

Bộ quốc phòng nước này cho biết tất cả máy bay điều khiển từ xa đều bị bắn hạ, nhưng mảnh vỡ của một trong những máy bay điều khiển từ xa đã gây hư hại nhẹ cho tòa nhà và thiết bị bên trong.

Theo ASTRA đưa tin, cơ sở này cũng cho biết thêm rằng thiệt hại đã được khắc phục kịp thời và các hoạt động tại cơ sở này vẫn diễn ra bình thường.

Theo tờ EurAsia Daily, Bộ Quốc phòng cũng cho biết không có thương vong nào tại trạm nén khí.

Vụ tấn công vẫn chưa được các hãng thông tấn lớn, bao gồm Reuters, xác minh độc lập, nhưng có báo cáo về một cuộc đột kích bằng máy bay điều khiển từ xa ở Lãnh thổ Krasnodar vào đêm ngày 11 tháng Giêng, theo bài đăng trên điện tín của ASTRA, và văn phòng thị trưởng thị trấn Anapa của Nga cũng được cho là đã kêu gọi người dân không ra ngoài mà hãy trú ẩn trong nhà.

Đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã xuất khẩu 47 triệu mét khối khí đốt tự nhiên sang Âu Châu vào ngày 11 tháng Giêng, EurAsia Daily đưa tin. Theo hãng tin này, đường ống này vận chuyển khoảng 32 tỷ mét khối mỗi năm.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào vào ngày 1 Tháng Giêng rằng sau khi thỏa thuận với Nga thông qua công ty năng lượng Gazprom hết hạn, nước này không còn có thể sử dụng Ukraine làm điểm trung chuyển để xuất khẩu khí đốt sang Âu Châu.

Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết việc Ukraine không cho khí đốt của Nga quá cảnh làm Nga thiệt hại 6.5 tỷ đô la hàng năm. Ông gọi đây là thất bại nặng nề nhất của Nga vào đầu Năm Mới 2025.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố mà EurAsia Daily có được: “Vào ngày 12 Tháng Giêng năm 2025, chính quyền Kyiv, nhằm mục đích ngăn chặn nguồn cung cấp khí đốt cho các nước Âu Châu, đã cố gắng tấn công bằng chín máy bay điều khiển từ xa loại máy bay vào cơ sở hạ tầng của trạm nén khí của Nga tại làng Gai-Kodzor (Lãnh thổ Krasnodar), nơi cung cấp khí đốt thông qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

“Không có thương vong nào trong số nhân viên phục vụ của trạm nén và không có thiệt hại nào. Do một UAV rơi xuống, tòa nhà và thiết bị của trạm đo khí đốt trên lãnh thổ CS của Nga đã bị hư hại nhẹ.”

Theo Middle East Monitor, việc xây dựng đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã làm tăng thêm sự yếu kém về mặt chính trị của Ukraine, vì điều đó có nghĩa là Ukraine đã mất đi đòn bẩy đối với khả năng xuất khẩu khí đốt của Nga sang Âu Châu. Sau khi Zelenskiy tuyên bố rằng thỏa thuận với công ty năng lượng Nga Gazprom đã hết hạn, khiến đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ trở thành tuyến đường xuất khẩu khí đốt duy nhất của Nga sang Âu Châu, căng thẳng ở Lãnh thổ Krasnodar, nơi có trạm đường ống, có thể bắt đầu gia tăng.

[Newsweek: Russia Accuses Kyiv of Targeting Its Last Remaining Gas Link to Europe]

2. Phần Lan cho biết thủy thủ đoàn tàu chở dầu đã lên kế hoạch phá hoại cáp nhiều hơn trước khi bị bắt

Theo Reuters, các nhà điều tra Phần Lan cho biết thủy thủ đoàn của một tàu chở dầu bị cáo buộc làm hỏng cáp điện và cáp thông tin liên lạc dưới biển ở Biển Baltic đã chuẩn bị cắt thêm cơ sở hạ tầng trước khi chính quyền can thiệp.

Tháng trước, chính quyền Phần Lan đã lên tàu chở dầu Eagle S, được cho là một phần của cái gọi là “hạm đội bóng tối” của Mạc Tư Khoa.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, khu vực Biển Baltic đã phải đối mặt với nhiều sự gián đoạn đối với cáp điện, liên kết viễn thông và đường ống dẫn khí. Các quốc gia thành viên NATO xung quanh Biển Baltic dự kiến sẽ họp tại Helsinki vào ngày 14 Tháng Giêng để thảo luận về các biện pháp tập thể chống lại các mối đe dọa như vậy.

Chiếc Eagle S bị cáo buộc đã gây hư hại cho đường dây điện Estlink 2 và bốn tuyến cáp viễn thông giữa Phần Lan và Estonia bằng cách kéo neo của nó trên 100 km dọc theo đáy biển.

Risto Lohi, nhà lãnh đạo Cục Điều tra Quốc gia Phần Lan, cho biết con tàu cũng có nguy cơ làm hỏng đường dây điện Estlink 1 và đường ống dẫn khí BalticConnector khi chính quyền hành động. “Sẽ có nguy cơ gần như ngay lập tức rằng các dây cáp hoặc đường ống khác liên quan đến cơ sở hạ tầng dưới nước quan trọng của chúng tôi có thể bị hư hỏng”, Lohi cho biết.

Các nhà chức trách đang điều tra chín thành viên thủy thủ đoàn của tàu, bao gồm thuyền trưởng người Georgia và các thủy thủ đến từ Ấn Độ và Georgia.

Trong một sự việc riêng biệt, các quốc gia Biển Baltic nghi ngờ tàu chở hàng Dịch Bằng hay Yi Peng 3 của Trung Quốc đã kéo neo để cắt đứt hai tuyến cáp quang dưới biển vào tháng 11.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Dân sự Thụy Điển, Carl-Oskar Bohlin, tuyên bố rằng bằng chứng về hư hỏng neo liên quan đến Yi Peng 3 cũng được tìm thấy gần cáp điện NordBalt, kết nối Thụy Điển và Lithuania. “Điều này rõ ràng minh họa cho mức độ nghiêm trọng của tình hình mà chúng ta đang gặp phải”, Bohlin phản bác.

[Kyiv Independent: Oil tanker crew planned more cable sabotage before capture, Finland says]



3. Thủ tướng Tusk cho biết ngân sách quốc phòng của NATO có thể vượt gấp mười lần Nga nếu Âu Châu chi tiêu ngang bằng Ba Lan

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã ủng hộ việc tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn NATO vào ngày 15 tháng Giêng, lập luận rằng nếu tất cả các thành viên Âu Châu đều chi tiêu ngang bằng Ba Lan thì ngân sách quốc phòng của NATO sẽ gấp mười lần ngân sách quốc phòng của Nga.

“Không ai ngoài Âu Châu có thể giải quyết được các vấn đề quốc phòng của mình”, ông phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tại Warsaw.

Bình luận của Tusk được đưa ra trong bối cảnh NATO ngày càng có nhiều lời kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng, một chủ đề được khơi lại sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine năm 2022 và được Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức Ông Donald Trump ủng hộ.

“Các quốc gia khác không nên chi 1,5 phần trăm GDP của họ cho quốc phòng — điều này là không đủ”, ông nói, đồng thời nhấn mạnh rằng những đóng góp quốc phòng mạnh mẽ của Âu Châu có thể giúp duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Âu Châu.

Vào ngày 7 tháng Giêng, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã kêu gọi tăng mục tiêu chi tiêu của NATO lên 5% GDP, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% hiện tại.

“ Nếu tất cả các nước Âu Châu bắt đầu thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình trong NATO, tôi chắc chắn rằng Mỹ sẽ rất vui khi hợp tác với chúng tôi”.

Trong khi đề xuất tăng 5% gặp phải sự phản đối, một số thành viên NATO được cho là sẵn sàng chấp nhận mức tăng khiêm tốn hơn, có thể lên tới 3% GDP, Reuters đưa tin vào ngày 10 tháng Giêng.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã nói đùa vào ngày 13 Tháng Giêng rằng các đồng minh nên tăng chi tiêu hoặc chuẩn bị “tham gia các khóa học tiếng Nga hoặc chuyển đến New Zealand”. Hiện tại, 24 trong số 32 quốc gia NATO đạt mục tiêu 2% GDP, nhưng một số quốc gia, bao gồm Ý, Canada và Tây Ban Nha, vẫn chưa đạt được mục tiêu.

Zelenskiy ca ngợi cuộc thảo luận của ông với Tusk, nhấn mạnh trọng tâm của họ vào việc tăng cường năng lực phòng thủ của Ukraine và thúc đẩy các lệnh trừng phạt đối với Nga.

“Chúng tôi đã thảo luận về quốc phòng của mình, bao gồm cung cấp vũ khí, sản xuất vũ khí và các khoản đầu tư liên quan. Chúng tôi cũng tập trung vào việc tăng cường các lệnh trừng phạt đối với Nga và mang lại hòa bình gần hơn cho Ukraine và toàn bộ Âu Châu”, Zelenskiy nói trên X.

[Kyiv Independent: NATO defense budget could surpass Russia’s tenfold if Europe matches Poland’s spending, Tusk says]

4. Tổng thư ký NATO yêu cầu các đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng hoặc bắt đầu học tiếng Nga

Tổng thư ký NATO Mark Rutte kêu gọi các thành viên của liên minh hoặc tăng mục tiêu chi tiêu quốc phòng hoặc bắt đầu tham gia “các khóa học tiếng Nga”.

Tổng thống đắc cử Donald Trump thường xuyên nói về nhu cầu các đồng minh NATO phải tăng chi tiêu cho quốc phòng.

Mục tiêu hiện tại của NATO đối với chi tiêu quốc phòng của các thành viên là 2 phần trăm GDP của quốc gia họ. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nói vào năm 2018 trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình rằng mục tiêu chi tiêu quốc phòng cho NATO nên tăng gấp đôi lên 4 phần trăm.

Trong quá trình vận động tranh cử trước thềm cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng cáo buộc NATO phụ thuộc quá nhiều vào đóng góp của Hoa Kỳ. Trong lần xuất hiện vào tháng 12 trên chương trình Meet the Press của NBC, ông thậm chí còn gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể cân nhắc rời khỏi NATO nếu các thành viên không tăng chi tiêu quốc phòng.

Rutte trước đây đã nói rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đúng khi thúc đẩy NATO tăng chi tiêu, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11 ở Budapest rằng “bạn sẽ không đạt được an ninh với mức 2 phần trăm”.

Rutte đã có bài phát biểu trước Nghị viện Âu Châu vào hôm Thứ Hai, 13 Tháng Giêng, lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức. Trong bài phát biểu của mình, nhà lãnh đạo NATO đã nêu ra các mục tiêu của mình, bao gồm việc đưa NATO và Liên minh Âu Châu “gần nhau hơn” để ngăn chặn “chiến dịch gây bất ổn” của Nga.

Ông cũng kêu gọi NATO nâng mức chi tiêu quốc phòng chuẩn hiện tại là 2% GDP của mỗi quốc gia.

“Mọi thứ tôi thấy hiện tại là không đủ, và nếu chúng ta không làm điều đó [tăng mục tiêu chi tiêu], chúng ta sẽ an toàn ngay bây giờ nhưng không phải trong bốn hoặc năm năm nữa. Vì vậy, nếu bạn không làm điều đó, hãy học tiếng Nga hoặc đến New Zealand,” Rutte nói.

Ông nói thêm, “Hoặc quyết định chi tiêu nhiều hơn ngay bây giờ, và đó chính xác là cuộc tranh luận mà chúng ta phải hoàn tất trong ba hoặc bốn tháng tới để bảo đảm an toàn ở khu vực này”.

Ngoại trưởng Anh David Lammy phát biểu trong bài phát biểu ngày 9 tháng Giêng: “Ông Donald Trump và JD Vance hoàn toàn đúng khi họ nói rằng Âu Châu cần phải làm nhiều hơn để bảo vệ lục địa của mình. Thật thiển cận khi giả vờ ngược lại khi Nga đang tiến quân.”

Rutte phát biểu trong một hội nghị vào tháng 12: “Tổng thống đắc cử Donald Trump muốn bảo đảm rằng Hoa Kỳ không chi tiêu quá mức vì chúng ta không làm đủ, và ông ấy hoàn toàn đúng. Ý tôi là, tôi nhớ khi ông ấy trở thành tổng thống vào năm 2016, 2017, ông ấy vẫn tiếp tục thúc đẩy chúng ta, và kể từ khi ông ấy trở thành tổng thống, chúng ta đã chi nhiều hơn 641 tỷ so với trước khi ông ấy lên nắm quyền... Tất nhiên là cuộc tấn công toàn diện—cuộc tấn công toàn diện của Nga vào Ukraine cũng đã đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, nhưng ông ấy đã rất thành công trong việc đẩy mạnh chi tiêu.”

Lời kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng của NATO đã vấp phải một số sự phản đối, khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz gần đây gọi ý tưởng đất nước ông chi tiêu nhiều hơn là “chưa hoàn thiện” và đặt câu hỏi về việc các quốc gia sẽ lấy nguồn tiền bổ sung cần thiết từ đâu.

Tuy nhiên, chủ đề về việc NATO tăng mục tiêu chi tiêu quốc phòng cho các đồng minh có thể sẽ tiếp tục được tranh luận trong những tháng tới.

[Newsweek: NATO Chief Tells Allies to Raise Defense Spending or Learn Russian]

5. Thủ tướng Tusk của Ba Lan cam kết thúc đẩy tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã cam kết sẽ ưu tiên con đường đưa Ukraine trở thành thành viên Liên minh Âu Châu trong nhiệm kỳ chủ tịch sắp tới của nước này tại khối này.

Với việc Ba Lan hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh Âu Châu, Warsaw đang sẵn sàng tận dụng vị thế của mình để thúc đẩy nguyện vọng gia nhập khối 27 thành viên của Ukraine.

Trong sáu tháng tới, Ba Lan sẽ có ảnh hưởng để đưa yêu cầu gia nhập của Ukraine lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Liên Hiệp Âu Châu. Điều này phù hợp với sự ủng hộ lâu dài của Warsaw đối với Kyiv, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra với Nga.

Là một nước ủng hộ mạnh mẽ Ukraine trong bối cảnh xung đột đang diễn ra với Nga, Ba Lan đặt mục tiêu tận dụng vị thế lãnh đạo của mình để đẩy nhanh quá trình hội nhập của Ukraine vào Liên Hiệp Âu Châu. Cam kết này nhấn mạnh quyết tâm của Warsaw trong việc ủng hộ nỗ lực gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Kyiv và củng cố mối quan hệ với Cộng đồng Âu Châu.

Zelenskiy đang thăm Ba Lan sau một thỏa thuận đột phá giữa hai nước về việc khai quật các nạn nhân Ba Lan trong vụ thảm sát thời Thế chiến II do những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine gây ra.

Trong khi Ba Lan là một trong những đồng minh kiên định nhất của Ukraine kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga gần ba năm trước, những bất bình lịch sử chưa được giải quyết vẫn tiếp tục phủ bóng đen lên mối quan hệ giữa hai nước.

Căng thẳng giữa Ba Lan và Ukraine là gì?

Vấn đề về các nạn nhân Ba Lan trong các vụ thảm sát thời Thế chiến II, vẫn nằm trong các ngôi mộ tập thể trên đất Ukraine, vẫn là nguồn gốc của sự cay đắng sâu sắc đối với nhiều người Ba Lan. Ký ức về những vụ giết người tàn bạo này đã tồn tại trong nhiều thập niên, tạo ra căng thẳng ngay cả khi hai quốc gia hợp tác chặt chẽ với nhau để chống lại các mối đe dọa chung.

Thỏa thuận này giải quyết một vấn đề gây tranh cãi trong lịch sử đã làm căng thẳng mối quan hệ giữa hai nước láng giềng trong nhiều thập niên. Thỏa thuận này đánh dấu một bước tiến tới hòa giải, trong khi cả hai nước đều tìm cách củng cố liên minh của mình trong bối cảnh xung đột đang diễn ra với Nga.

Thủ tướng Tusk, tại nhiệm hơn một năm, đang chịu áp lực trong nước phải chứng minh sự tiến triển trong các vấn đề chính khi chính phủ của ông nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Âu Châu. Điều này đặc biệt quan trọng với cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5, nơi ứng cử viên của đảng ông dự kiến sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ một ứng cử viên đối lập theo chủ nghĩa dân tộc.

Là một người trung dung ủng hộ Liên Hiệp Âu Châu, Tusk đã nỗ lực thúc đẩy tầm nhìn bao trùm về lòng yêu nước, nhằm chống lại những người bảo thủ theo chủ nghĩa dân tộc, những người tự coi mình là người bảo vệ chính cho lợi ích của Ba Lan. Khả năng cân bằng các ưu tiên của Liên Hiệp Âu Châu với các mối quan tâm trong nước của ông có thể sẽ ảnh hưởng đến cả vai trò lãnh đạo của ông và cuộc bầu cử sắp tới.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết “Chúng tôi sẽ phá vỡ thế bế tắc hiện nay trong vấn đề này”, Tusk nói với các phóng viên tại Warsaw khi ông đứng cạnh Zelenskiy. “Chúng tôi sẽ đẩy nhanh quá trình gia nhập”.

Chức chủ tịch của Ba Lan được kỳ vọng sẽ đưa nỗ lực gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Liên Hiệp Âu Châu, phản ánh chiến lược rộng hơn của nước này trong việc thúc đẩy sự ổn định và hợp tác trong khu vực.

[Newsweek: Poland's Tusk Pledges to Advance Ukraine's EU Membership During Presidency]

6. Bloomberg đưa tin Putin sẽ yêu cầu Ukraine không bao giờ gia nhập NATO trong các cuộc đàm phán với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Bloomberg đưa tin vào ngày 16 tháng Giêng, trích dẫn nguồn tin của hãng này, Nga sẽ yêu cầu Ukraine cắt đứt quan hệ với NATO và trở thành “một quốc gia trung lập với quân đội hạn chế” trong các cuộc đàm phán với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump.

Tổng thống đắc cử Donald Trump trước đó đã ám chỉ rằng ông sẵn sàng gặp Putin “rất nhanh” sau lễ nhậm chức, đồng thời nói thêm rằng Điện Cẩm Linh cũng đang tìm kiếm điều đó. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nhiều lần nhắc lại rằng ông có kế hoạch chấm dứt chiến tranh ở Ukraine một cách nhanh chóng, một phần vì ông được cho là có mối quan hệ tốt với Putin.

Theo nguồn tin, Điện Cẩm Linh chấp nhận rằng các quốc gia thành viên NATO có thể tiếp tục gửi vũ khí tới Ukraine như một phần của các thỏa thuận an ninh song phương, nhưng “vũ khí này không nên được sử dụng để chống lại Nga hoặc để chiếm lại lãnh thổ”, một trong những nguồn tin nói với Bloomberg.

Quan điểm của Mạc Tư Khoa là trên thực tế họ sẽ giữ quyền kiểm soát gần 20% lãnh thổ của Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea, được sáp nhập vào năm 2014. Trong khi đó, hãng truyền thông này đưa tin, trích dẫn nguồn tin của họ.

Các quan chức Ukraine giấu tên nói với hãng truyền thông rằng hiện tại Kyiv và Mạc Tư Khoa chỉ đàm phán về việc trao đổi tù nhân và trả lại trẻ em bị trục xuất.

Trong khi đó, Bloomberg đưa tin, trích lời một người nắm rõ công tác chuẩn bị của Điện Cẩm Linh, Ukraine và Nga cũng đang có “các cuộc đàm phán hạn chế” tại Qatar về các quy tắc bảo vệ các cơ sở hạt nhân khỏi các cuộc tấn công.

Tổng thống đắc cử Donald Trump thường bày tỏ sự đồng cảm với nhà lãnh đạo Nga trong khi chỉ trích mức độ ủng hộ mà chính quyền Tổng thống Biden sắp mãn nhiệm dành cho Kyiv. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng ban lãnh đạo mới của Hoa Kỳ có thể đạt được một thỏa thuận bất lợi cho Ukraine.

Đặc phái viên hòa bình sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Ukraine, Keith Kellogg, cho biết mục tiêu của tổng thống đắc cử không phải là “trao tặng thứ gì đó cho Putin hay người Nga” mà là “cứu Ukraine và cứu chủ quyền của họ”.

Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết các đề xuất hòa bình cụ thể vẫn đang được xây dựng. Một đề xuất bị rò rỉ từ nhóm của ông — đóng băng tiền tuyến, hoãn việc Ukraine gia nhập NATO trong 20 năm và điều động lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu trên thực địa — đã bị Nga bác bỏ.

[Kyiv Independent: Putin to demand Ukraine never join NATO during talks with Trump, Bloomberg reports]

7. Truyền hình Nga nói ‘Chúng tôi cần Greenland’, hướng mắt đến thỏa thuận với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Một chính trị gia Nga và là người tuyên truyền cho Điện Cẩm Linh phát biểu trên truyền hình nhà nước rằng, Nga nên đạt được thỏa thuận với Tổng thống sắp nhậm chức Ông Donald Trump nếu ông thành công trong tham vọng đưa Hoa Kỳ sáp nhập Greenland.

Andrey Gurulyov, thành viên Duma hay Hạ Viện của Quốc hội Nga và cựu chỉ huy quân đội, đã đưa ra những phát biểu này khi xuất hiện trên kênh truyền hình nhà nước Russia-1, nơi ông trò chuyện cùng người dẫn chương trình Vladimir Solovyov.

Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh và nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump-Vance qua email để xin bình luận vào thứ Ba.

Tổng thống đắc cử Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nói rằng ông muốn Hoa Kỳ mua lại Greenland, một hòn đảo bán tự trị thuộc Đan Mạch và là nơi có căn cứ của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ. Hôm Thứ Hai, 13 Tháng Giêng, Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã đưa ra dự luật cho phép ông tham gia đàm phán với Đan Mạch để mua lại lãnh thổ này.

Chính trị gia người Nga Gurulyov phát biểu trên truyền hình nhà nước rằng Nga cần Greenland và nên thương lượng với Tổng thống đắc cử Donald Trump để chia lãnh thổ này “thành một vài phần”.

Cựu chỉ huy quân sự này nói thêm rằng Nga đã thiết lập các căn cứ quân sự ở Svalbard, một khu vực Bắc Cực khác, vì nó “rất gần với Hạm đội phương Bắc của chúng tôi”, “điều cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi hiện nay”.

Gurulyov cho biết Nga phải tăng cường sự hiện diện quân sự ở Bắc Cực, đồng thời nói thêm rằng đây là vấn đề quan trọng đối với Nga bên cạnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.

Thủ tướng Greenland Múte Egede trước đây đã nói rằng đất nước này “không phải để bán và sẽ không bao giờ để bán”, nhưng ông nói thêm vào thứ Hai rằng ông muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ về quốc phòng và khai thác tài nguyên khai thác của nước này.

Chính trị gia Nga Andrey Gurulyov phát biểu trên truyền hình nhà nước: “Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẳng định yêu sách của mình đối với Greenland. Tại sao chúng ta không xem xét Greenland? Chúng ta cần Greenland; không đùa đâu. Ít nhất, chúng ta có thể đạt được thỏa thuận với Tổng thống đắc cử Donald Trump và chia Greenland thành một vài mảnh. Rõ ràng là Đan Mạch sẽ không bao giờ còn ở đó nữa.

“Svalbard, rất gần với Hạm đội phương Bắc của chúng tôi, cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi ngày nay. Sẽ có một số căn cứ rất đẹp ở đó. Sẽ có một số căn cứ rất đẹp ở đó, gắn kết toàn bộ thành phần Bắc Cực.

“Hôm nay, chúng ta cần phải tăng cường rõ ràng thành phần quân sự ở Bắc Cực, dựa trên các điều kiện đang diễn ra, bao gồm cả ở Ukraine. Chúng ta chỉ đang xem xét một Ukraine, phải không? Bắc Cực là vấn đề thứ hai và lớn hơn đã bắt đầu, và chúng ta cần phải ngồi lại và tính toán rõ ràng mọi thứ. Chiến tranh, chúng ta vẫn luôn nói, là toán học. Chúng ta phải ngồi lại và tính toán. Điều chính yếu là xây dựng một hệ thống phòng thủ thích hợp ở đó. Chúng ta cần xây dựng một hệ thống phòng thủ như vậy để không ai nghĩ đến việc thò đầu vào cái gì của chúng ta? Bắc Cực …”

Thủ tướng Greenland Múte Egede đã nói với Reuters vào tháng 12: “Greenland là của chúng tôi. Chúng tôi không phải để bán và sẽ không bao giờ để bán. Chúng tôi không được phép thua cuộc đấu tranh lâu dài vì tự do.”

Nhiệm vụ sáp nhập Greenland của Tổng thống đắc cử Donald Trump khi trở lại Tòa Bạch Ốc vào ngày 20 Tháng Giêng có thể sẽ không dễ dàng. Ông không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực quân sự hoặc kinh tế để kiểm soát hòn đảo này. Tuy nhiên, Greenland là một phần của Đan Mạch, một thành viên NATO, do đó có thể kích hoạt Điều 4 của hiệp ước thành lập NATO. Điều này có thể được viện dẫn khi bất kỳ thành viên nào của liên minh quân sự coi “toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh” của bất kỳ quốc gia thành viên nào bị đe dọa.

[Newsweek: Russian TV Says 'We Need Greenland,' Eyes Deal With Trump]

8. Cuộc chiến máy bay điều khiển từ xa Nga-Ukraine bước vào giai đoạn mới

Nhà lãnh đạo chương trình máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã nói với các quan chức cao cấp của Ukraine vào đầu năm rằng Nga đang tiến xa hơn trong việc sử dụng máy bay điều khiển từ xa cáp quang.

Trung tá Yevgeny Tkachenko cho biết trong bài phát biểu được chính quyền Kyiv công bố: “Đối phương tiếp tục tăng cường khả năng sử dụng công nghệ điều khiển máy bay điều khiển từ xa thông qua sợi quang, vì vậy việc san bằng lợi thế của chúng là vô cùng cần thiết”.

Trong suốt gần ba năm chiến tranh, sự phát triển nhanh chóng của máy bay điều khiển từ xa cùng công nghệ chống máy bay điều khiển từ xa để đánh bại mọi tiến bộ mới đã định hình nên cuộc xung đột ở Ukraine.

Nga đã cố gắng đánh bại quyền kiểm soát của Ukraine đối với lãnh thổ Nga ở Kursk kể từ khi Kyiv bất ngờ tiến hành cuộc tấn công xuyên biên giới vào tháng 8 năm ngoái. Ukraine vẫn nắm giữ khoảng một nửa lãnh thổ đã chiếm được và đã tiến hành một nỗ lực mới ở Kursk một tuần trước. Trong bối cảnh Ukraine sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử cường độ cao, việc Nga sử dụng máy bay điều khiển từ xa sợi quang sẽ là hợp lý.

Khi chiến trường trở nên chật kín với hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa và hệ thống tác chiến điện tử, gọi tắt là EW được thiết kế để vô hiệu hóa chúng, Mạc Tư Khoa và Kyiv buộc phải tìm ra những cách mới để bảo đảm máy bay điều khiển từ xa của họ có thể chống lại đối phương nhanh hơn và hiệu quả hơn so với đối thủ.

Máy bay điều khiển từ xa cáp quang xuất hiện ngày càng nhiều trong những tháng gần đây như một trong những giải pháp chính cho tác chiến điện tử mở rộng được cả hai bên sử dụng.

Sợi quang hoạt động bằng cách truyền thông tin và năng lượng dưới dạng xung ánh sáng đi qua các sợi thủy tinh rất mỏng.

Chuyên gia về máy bay điều khiển từ xa tại Anh Steve Wright chia sẻ với Newsweek rằng: “Chúng ta thường không biết đến điều này, nhưng thực tế là chúng ta sử dụng sợi quang hầu như hàng ngày”.

Wright cho biết: “Chúng ta có thể truyền tải nhiều dữ liệu hơn qua một kết nối” thông qua cáp quang, điều này rất quan trọng trên chiến trường.

Máy bay điều khiển từ xa cáp quang “được điều khiển thông qua một sợi cáp rất mỏng được tháo ra từ một cuộn dây gắn vào máy bay điều khiển từ xa”. Đây là mối quan hệ chặt chẽ với các loại cáp cung cấp quyền truy cập internet cho nhiều gia cư, các chuyên gia từ Iron Cluster, đơn vị đưa tin về hàng chục công ty công nghệ của Ukraine, cho biết với Newsweek.

Samuel Bendett, từ tổ chức nghiên cứu và phân tích phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, CNA, cho biết Nga đã ra mắt máy bay điều khiển từ xa bằng sợi quang, nhưng Ukraine cũng không hề kém.

“Người Nga là những người đầu tiên sử dụng máy bay điều khiển từ xa cáp quang trong cuộc chiến này và tính đến đầu năm 2025, họ đang sử dụng rộng rãi giải pháp này trên nhiều khu vực khác nhau của tiền tuyến”, các chuyên gia của Iron Cluster cho biết. “Các nhà sản xuất Ukraine hiện đang nỗ lực bắt kịp trong việc phát triển máy bay điều khiển từ xa cáp quang”.

Bendett chia sẻ với Newsweek rằng hầu hết máy bay điều khiển từ xa cáp quang đều là máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV và máy bay bốn cánh quạt điều khiển từ xa, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2024.

“Thông thường, sợi quang được sử dụng trên FPV đa cánh quạt cho các nhiệm vụ kamikaze”, các chuyên gia của Iron Cluster cho biết. “Nhưng hiện nay, các nỗ lực đang được tiến hành để điều chỉnh công nghệ này để điều khiển các loại máy bay điều khiển từ xa khác, bao gồm cả robot chiến đấu trên mặt đất”.

Bendett cho biết, các loại cáp có thể kéo dài ở nhiều khoảng cách khác nhau và thường lên tới khoảng 10 km. Ông nói thêm rằng một số loại cáp hiện có thể đạt tới gấp đôi khoảng cách này.

Các chuyên gia của Iron Cluster cho biết có ba lợi thế chính của sợi quang. Tín hiệu đến máy bay điều khiển từ xa không thể bị gây nhiễu hoặc chặn, đồng thời cung cấp phẩm chất video tốt hơn nhiều cho người điều khiển. Trên hết, máy bay điều khiển từ xa không thể bị lực lượng địch phát hiện thông qua tín hiệu vô tuyến, là một loại tín hiệu điện từ.

Sử dụng máy bay điều khiển từ xa phát ra tín hiệu điện từ “tương đương với việc bay quanh chiến trường mang theo một chuỗi đèn cây thông Noel”, Wright nói thêm. Đây không phải là vấn đề đối với máy bay điều khiển từ xa cáp quang.

Bendett cho biết Nga đang sử dụng ít nhất ba loại máy bay điều khiển từ xa cáp quang khác nhau, đặc biệt là ở khu vực Kursk phía tây để chống lại cuộc tấn công của Ukraine, trong khi Ukraine đang chuẩn bị sử dụng ít nhất 10 loại máy bay này.

Bendett cho biết thêm, có một số cuộc tranh luận về mức độ hiệu quả thực sự của máy bay điều khiển từ xa sợi quang hiện tại. Chúng có thể được sử dụng để tiêu diệt vũ khí hoặc hệ thống của đối phương trước máy bay điều khiển từ xa điều khiển bằng sóng vô tuyến, ông nói, và mở đường cho máy bay điều khiển từ xa không dùng sợi quang tấn công.

Nhưng các chuyên gia của Iron Cluster cho biết máy bay điều khiển từ xa sử dụng sợi quang thường đắt hơn và nặng hơn, làm tăng thêm 1,5 kg trọng lượng của máy bay điều khiển từ xa cho một đoạn cáp dài khoảng 10 km.

“Điều này làm giảm khả năng mang thuốc nổ của máy bay điều khiển từ xa, do đó làm giảm khả năng tấn công mục tiêu hiệu quả của nó”, các chuyên gia cho biết. “Để bù đắp cho điều này, cần có máy bay điều khiển từ xa lớn hơn, có khung lớn hơn và pin mạnh hơn”. Họ nói thêm rằng chúng thường chính xác hơn khi tấn công.

Một blogger quân sự người Nga, người tự nhận có quan hệ với các cơ quan an ninh của Điện Cẩm Linh, cho biết khi các hoạt động mới của Ukraine diễn ra, chiến tranh điện tử dày đặc ở Kursk có nghĩa là “tất cả các tần số vô tuyến và thậm chí cả Internet đều bị nhiễu”.

“Đối phương đã bao phủ khu vực tấn công bằng tác chiến điện tử, nên nhiều máy bay điều khiển từ xa trở nên vô dụng”, một blogger người Nga khác cho biết.

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết vào ngày 2 Tháng Giêng rằng họ đã giới thiệu máy bay điều khiển từ xa FPV được điều khiển bằng cáp quang cho một số chỉ huy cao cấp của quân đội như một phần của cái mà họ gọi là “quân đội tương lai”.

Các chuyên gia dự đoán máy bay điều khiển từ xa cáp quang sẽ trở nên phổ biến hơn vào năm 2025, nhưng coi cáp là bước tiếp theo tự nhiên trong cuộc chiến sử dụng nhiều máy bay điều khiển từ xa ở Đông Âu.

Bendett cho biết máy bay điều khiển từ xa cáp quang “sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn ở Ukraine” kể từ năm nay.

Wright nói thêm: “Việc đưa cáp quang vào sử dụng không phải là một bước đột phá cơ bản, nhưng chắc chắn là một bước tiến 'tiến bộ' trong cuộc đấu tranh sinh tồn tàn khốc và chưa thấy hồi kết trên chiến trường”.

[Newsweek: Russia-Ukraine Drone War Enters New Phase]

9. Đối thủ của Fico thúc đẩy bầu cử sớm khi chuyến đi Mạc Tư Khoa của Thủ tướng Slovakia gây ra tai tiếng

Chuyến đi gần đây của Robert Fico tới Mạc Tư Khoa đang phản tác dụng ngay tại nơi mà nó được cho là sẽ giúp ông ghi điểm - đó là ở quê nhà.

Nhà lãnh đạo Slovakia thân Nga đang phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với quyền lực của mình kể từ khi trở lại nắm quyền vào tháng 10 năm ngoái, khi toàn bộ phe đối lập đã hợp lực vào hôm thứ Tư để đề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ của ông.

Điều quan trọng là chuyến thăm Mạc Tư Khoa của Thủ tướng vào ngày 22 tháng 12 cũng khiến một số đồng minh của ông quay lưng lại với ông, khi bốn nghị sĩ liên minh từ đảng dân chủ xã hội Hlas (Tiếng nói) đã tránh xa chuyến đi, chặn một số đề xuất liên minh và tuyên bố sẽ đến thăm Kyiv.

“Chuyến đi của Fico tới Mạc Tư Khoa là một sự ô nhục đối với Slovakia,” đối thủ chính trị lớn nhất của Fico, lãnh đạo đảng Tiến bộ Slovakia Michal Šimečka, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với POLITICO. “Nhưng đó là một phần của câu chuyện lớn hơn về một thủ tướng dường như không quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề thực sự gây rắc rối cho người dân Slovakia. Thay vào đó, ông ta bay khắp thế giới để gặp gỡ các nhà độc tài.”

Šimečka cho biết toàn bộ phe đối lập muốn Slovakia bám chặt vào Liên Hiệp Âu Châu và NATO, và cuộc gặp giữa Fico và Putin cuối cùng đã thuyết phục họ hành động.

“Slovakia không chỉ có Robert Fico,” ông nói thêm. “Có rất nhiều người mong muốn Slovakia trở thành một phần của Âu Châu tự do và dân chủ, có mối quan hệ tốt với các nước láng giềng, thúc đẩy lợi ích của chúng ta một cách xây dựng và nỗ lực củng cố Âu Châu nói chung, vì điều đó cũng tốt cho Slovakia.”

Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, nếu thành công, sẽ kích hoạt một cuộc bầu cử đột xuất. Theo một cuộc thăm dò gần đây vào tháng Giêng, đảng đối lập tự do Progressive Slovakia là đảng được ưa chuộng nhất cả nước với 23,9 phần trăm sự ủng hộ, với đảng cầm quyền Smer của Fico đứng thứ hai với 18 phần trăm.

Bản thân Fico đã ám chỉ rằng một cuộc bầu cử bất ngờ có thể là một lựa chọn nếu các đối tác liên minh của ông — Hlas và Đảng Dân tộc Slovak cực hữu — không giải quyết được những bất đồng của họ trong quốc hội nước này. Liên minh có đa số sít sao là 76 trong số 150 ghế, so với 71 ghế của phe đối lập và ba ghế độc lập.

Šimečka cho biết: “Bất kể kết quả thế nào, tôi tin rằng trong tình hình chính phủ chỉ có đa số mong manh và khi có bất ổn và hỗn loạn, thì bầu cử sớm là giải pháp tốt nhất”.

Trong khi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm phải diễn ra trong vòng một tuần, vẫn chưa có ngày cụ thể nào được ấn định.

Fico đã sắp xếp gặp Putin như một động thái cuối cùng để bảo đảm khí đốt giá rẻ của Nga cho Slovakia sau khi Ukraine chấm dứt thỏa thuận trung chuyển với Gazprom. Chuyến thăm Mạc Tư Khoa của ông không chỉ khiến phe đối lập Slovakia mà cả các đồng minh Âu Châu của nước này thất vọng, những người đã dày công tập hợp 15 gói trừng phạt riêng biệt trong ba năm qua để trừng phạt Mạc Tư Khoa vì cuộc chiến vô cớ với Ukraine.

[Politico: Fico’s rival pushes snap election as Slovak PM’s Moscow trip backfires]

10. Iran từ chối không công nhận việc Nga sáp nhập Crimea của Ukraine trong Hiệp ước chiến lược mới

Theo Middle East Eye, trong một hiệp ước mới với Nga sẽ được ký vào thứ sáu, Iran đã phản đối việc Mạc Tư Khoa sáp nhập Crimea.

Việc Iran từ chối công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga trong hiệp ước mới cho thấy Tehran có thể không hoàn toàn ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa.

Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian chuẩn bị ký hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện, nhằm thiết lập quan hệ Nga-Iran trong 20 năm tới và tăng cường quan hệ đối tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực trong bối cảnh bị các cường quốc thế giới cô lập do lệnh trừng phạt.

Tuy nhiên, hiệp ước không công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga, mặc dù Mạc Tư Khoa đã sáp nhập khu vực này từ Ukraine vào năm 2014. Việc công nhận bị bỏ sót này thể hiện rõ trong một trong các điều khoản trong thỏa thuận liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ, điều này rất quan trọng đối với Tehran cũng như Mạc Tư Khoa - vì Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Iran đã tranh chấp ba hòn đảo vùng vịnh do Iran kiểm soát kể từ năm 1971.

Quyết định không công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga của Tehran mâu thuẫn với cách họ từng coi lãnh thổ này. Vào năm 2022, quân đội Iran đã “trực tiếp tham gia trên bộ” tại bán đảo, hỗ trợ các cuộc tấn công của Nga, hãng tin Associated Press đưa tin.

Thỏa thuận dài hạn mới bao gồm 47 điều khoản, tờ Middle East Eye đưa tin, trích dẫn một nguồn tin chính phủ. Các điều khoản đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau mà các quốc gia sẽ hợp tác—bao gồm công nghệ, thông tin và an ninh mạng, hợp tác năng lượng hạt nhân hòa bình, chống khủng bố, hợp tác khu vực, các vấn đề môi trường và tội phạm có tổ chức. Hiệp ước mới, đã được tiến hành trong năm năm, nhằm thay thế một thỏa thuận dài hạn trước đó giữa Nga và Iran có từ năm 2001 và được gia hạn đến năm 2020.

Crimea, một bán đảo nối liền với đất liền Ukraine, đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc chiến giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv. Lãnh thổ này có lịch sử nằm dưới sự kiểm soát của Nga khi bị Mạc Tư Khoa sáp nhập vào năm 1783 dưới thời Catherine Đại đế như một phần của Đế chế Nga. Nó giành được độc lập với Ukraine vào năm 1991. Kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, xung đột ở bán đảo đã gia tăng khi Kyiv tìm cách giành lại lãnh thổ.

Anton Barbashin, giám đốc biên tập của Riddle Russia, đã viết trên X, vào thứ Ba: “Theo báo cáo này, Iran đã từ chối thêm một điều khoản công nhận Crimea là một phần của Nga vào thỏa thuận hợp tác chiến lược với Nga. Không biết liệu đó có phải là vấn đề hay không nhưng điều đó nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả Iran bị trừng phạt cũng không chơi bóng.”

Xenta, một người dùng ủng hộ Ukraine X, đã viết: “Một 'cú đánh' từ hướng không ngờ: Iran đã từ chối công nhận Crimea bị tạm chiếm và các 'lãnh thổ tranh chấp' khác là của Nga trong Hiệp định Đối tác Toàn diện mới trong 20 năm tới, dự kiến sẽ được ký kết tại Mạc Tư Khoa vào ngày 17 tháng Giêng”.

Nga và Iran dự kiến ký thỏa thuận này ba ngày trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump.

Những tranh chấp tiếp theo về Crimea có thể xảy ra giữa các quốc gia và các cường quốc toàn cầu khác về việc công nhận ai nắm quyền kiểm soát lãnh thổ. Việc Tehran không công nhận bán đảo này là của Nga cũng có thể kích động Mạc Tư Khoa đối xử tương tự đối với các vùng lãnh thổ của Iran.

[Newsweek: Iran Spurns Russia's Crimea Annexation in New Strategic Treaty]
 
Phép Lạ Thánh Thể ở Douai Pháp. Căng thẳng Israel – Vatican. Lệnh ngưng bắn đến đúng lúc
VietCatholic Media
17:26 16/01/2025

1. Phép Lạ Thánh Thể DOUAI PHÁP, 1254

Trong Phép lạ Thánh Thể Douai, một Bánh Thánh đã được thánh hiến vô tình rơi xuống đất khi một linh mục đang trao Mình Thánh cho tín hữu. Ngay lập tức, ngài cúi xuống để nhặt nó lên, nhưng nó đã tự bay lên và bay đến đặt trên khăn lau chén thánh.

Mặc dù đã hơn 800 năm trôi qua, ngay cả ngày nay, chúng ta vẫn có thể chiêm ngưỡng Bánh Thánh của phép lạ này.

Vào tất cả các ngày thứ năm trong tháng, tại Nhà thờ Thánh Phêrô ở Douai, nhiều tín đồ tụ họp cầu nguyện trước Thánh Thể kỳ diệu.

Onum Universale De Apibus là tác phẩm được viết bởi một nhân chứng tận mắt của phép lạ: Đức Cha Thomas de Cantimpré, tiến sĩ thần học và là Giám mục của Cambrai.

Đức Cha cho biết vào ngày lễ Phục sinh năm 1254, tại Nhà thờ Thánh Amato ở Douai, một linh mục đang trao Mình Thánh Chúa đã vô tình làm rơi xuống đất một Mình Thánh đã được truyền phép.

Ngay lập tức, ngài cúi xuống để nhặt Nó lên, nhưng Nó đã tự nhấc mình lên trong khi bay và đi đến đặt Chính Nó lên khăn lau chén.

Một lát sau, một đứa trẻ tuyệt vời xuất hiện, mà tất cả anh chị em giáo dân và các linh mục, tu sĩ có mặt trong buổi lễ đều có thể chiêm ngưỡng.

Tin tức lan truyền nhanh chóng, và Giám mục Cambrai, Thomas de Cantimpré, đã ngay lập tức đến Douai để xác minh trực tiếp các sự kiện mà ngài đã mô tả theo cách này: “Tôi đã đến gặp cha sở Nhà thờ, theo sau là nhiều tín hữu, và tôi đã yêu cầu vị linh mục cho xem phép lạ. Cha sở mở chiếc hộp nhỏ mà ông đã đặt Mình Thánh của phép lạ, nhưng ban đầu tôi không thấy có gì đặc biệt.

Tuy nhiên, tôi ý thức rằng không có gì có thể ngăn cản tôi nhìn thấy, như những người khác, Mình Thánh Chúa. Tôi thậm chí không có thời gian để tự hỏi mình câu hỏi này, khi tôi hầu như không nhìn vào Mình Thánh và thấy khuôn mặt của Chúa Kitô đội mão gai với hai giọt máu rơi xuống trán Người.

Tôi quỳ xuống, vừa khóc vừa bắt đầu tạ ơn Chúa. Chắc chắn rằng vào năm 1356, tức là một thế kỷ sau khi Đức Mẹ hiện ra, hằng năm vào thứ Tư Tuần Thánh, người ta đã cử hành một lễ tưởng niệm Phép lạ Mình Thánh Chúa, và tài liệu ghi chép lại cho thấy sự kiện này đã diễn ra từ rất lâu rồi. Di tích quý giá của phép lạ này đã được bảo tồn và tôn vinh cho đến thởi kỳ Cách mạng Pháp. Sau đó, dấu vết của nó đã bị thất lạc trong nhiều năm. Vào tháng 10 năm 1854, Linh mục của Nhà thờ Thánh Pierre ở Douai tình cờ phát hiện ra, bên dưới Chúa Kitô trên Bàn thờ của Người chết, một chiếc hộp gỗ nhỏ đựng một Bánh thánh nhỏ, vẫn còn trắng, nhưng có các cạnh bị hỏng. Một lá thư viết bằng tiếng Latinh làm chứng: “Tôi, người ký tên dưới đây, là giáo sĩ, của Nhà thờ Thánh Amato, chứng nhận rằng đây thực sự là Bánh thánh thực sự của Phép lạ Thánh, mà tôi đã lấy ra trước nguy cơ bị xúc phạm sắp xảy ra và tôi đã vui vẻ thu thập được. Tôi đã đặt nó vào hộp đựng thánh này và để lại lời chứng này, do chính tay tôi viết, cho những người trung thành sẽ khám phá ra nó trong tương lai (ngày 5 tháng 1 năm 1793)”.


Source:The Real Presence

2. George Weigel: Những dàn xếp, ‘Đối thoại trong Thánh Linh’ và Tương Lai của Công Giáo.

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Stacked Decks, ‘Conversation in the Spirit,’ and the Catholic Future”, nghĩa là “Những dàn xếp, ‘Đối thoại trong Thánh Linh’ và Tương Lai của Công Giáo.”

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Nhiều nền văn hóa khác nhau—Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc—tuyên bố đã phát minh ra câu châm ngôn này “Con cá thối từ đầu trở xuống” (một câu nói được ưa chuộng tại thủ đô Hoa Kỳ trong những năm tháng bất hạnh khi Daniel Snyder mua đội túc cầu Redskins và sau đó đổi tên thành Commanders). Áp dụng vào Giáo hội, thành ngữ này cho rằng khi thần học suy đồi, những điều tồi tệ sẽ theo sau trong đời sống đức tin. Hay nói một cách nghiêm ngặt hơn, Công Giáo suy đồi về mặt trí tuệ (Catholic Lite) chắc chắn sẽ dẫn đến Công Giáo chết (Catholic Zero).

Điều này đưa chúng ta đến hội nghị về “Tương lai của Thần học”, được tài trợ bởi Bộ Văn hóa và Giáo dục của Vatican và được tổ chức tại Đại học Giáo hoàng Latêranô trong hai ngày 9 và 10 tháng 12 vừa qua.

Trong số các diễn giả chính của hội nghị có Cha James Keenan, dòng Tên, của Boston College, và Tiến sĩ Nancy Pineda-Madrid của Đại học Loyola Marymount ở Los Angeles, gọi tắt là LMU.

Cha Keenan được công chúng chú ý vào năm 2003 khi, trong lời khai trước Ủy ban Tư pháp của cơ quan lập pháp tiểu bang Massachusetts, ngài phản đối một dự luật định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người phụ nữ. Theo ngài, định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ là “trái với giáo lý Công Giáo về công lý xã hội” vì luật như vậy sẽ cấu thành “sự phân biệt đối xử quyết liệt và bất công đối với các quyền xã hội cơ bản của người đồng tính nam và đồng tính nữ”. Tại hội nghị Latêranô vào tháng 12 năm ngoái, Cha Keenan được cho là đã dành một phần đáng kể thời gian được phân bổ để chỉ trích Ông Donald Trump, người mà mối quan hệ của ông ấy với “tương lai của thần học” vẫn chưa rõ ràng ngay lập tức.

Trang dành cho khoa của Tiến sĩ Pineda-Madrid trên trang web của LMU mô tả bà là “một nhà thần học theo chủ nghĩa nữ quyền nghiên cứu về trải nghiệm đức tin của người Latina/x” và là tác giả của một cuốn sách “tranh luận về một cách giải thích thần học mới mẻ về ơn Cứu Độ, trong đó cuộc sống của phụ nữ được coi trọng”. Vào tháng 6 năm 2024, bà được bầu làm chủ tịch của Hiệp hội Thần học Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là CTSA. Nhưng liệu các nhà thần học CTSA có đại diện cho “tương lai của thần học” không?

Bằng chứng cho điều đó không nhiều tại chính trường đại học của Tiến sĩ Pineda-Madrid. Trong khi Loyola Marymount hiện có 7.094 sinh viên đại học, trang web “Nghiên cứu thể chế và hỗ trợ quyết định” của LMU báo cáo rằng trường đại học đã cấp được duy nhất một bằng cử nhân thần học trong năm học 2023–2024. Sự thiếu quan tâm rõ rệt của sinh viên có thể được giải thích một phần bởi đồng nghiệp khoa thần học LMU của Tiến sĩ Pineda-Madrid, là Tiến sĩ Layla Karst, người tổ chức một hội thảo có tên “Những người Công Giáo xấu”. Ở đó, sinh viên học hỏi từ “tiếng nói” của “các nhà thần học theo chủ nghĩa nữ quyền, các nhà thần học theo chủ nghĩa thượng tôn da đen, các nhà thần học theo chủ nghĩa kỳ quặc và các nhà thần học sinh thái” về “cuộc đấu tranh diễn ra trong các mối quan hệ quyền lực không cân xứng để tranh giành với niềm tin chính thống và các thực hành đúng đắn “.

Điều này nói lên bầu không khí đáng lo ngại về tôn giáo hiện tại của Rôma khi một số người tham dự hội nghị Latêranô từ chối thảo luận chi tiết về những gì đã được nói ở đó, mặc dù một người can đảm đã mô tả hội nghị là “vô vị”. Tuy nhiên, bất chấp thái độ “thức tỉnh” thần học đã đóng khung nội dung của hội nghị, việc áp đặt phương pháp thảo luận nhóm nhỏ “Đối thoại trong Thánh Linh” lên những người tham dự hội nghị đã bảo đảm rằng sẽ không có sự trao đổi quan điểm mạnh mẽ nào theo kiểu từng đặc trưng cho các trường đại học Công Giáo thời trung cổ, nơi mà ngay cả những giáo sư lỗi lạc nhất cũng được mong đợi sẽ phải công khai bảo vệ quan điểm của mình, một cách dài dòng và sâu sắc, trước tất cả những người mới đến.

Bởi vì bất chấp sự cường điệu ca ngợi việc sử dụng nó tại hai Thượng hội đồng gần đây nhất—thực ra, dựa trên kinh nghiệm đó—”Đối thoại trong Thánh Linh” là một công cụ thao túng, không phải là một quá trình tạo ra cuộc trò chuyện hay tranh luận nghiêm chỉnh. Những người tham gia (một số người trong số họ thông minh và uyên bác) được dành hai phút trong “Khoảnh khắc thứ nhất” để chia sẻ ý tưởng hoặc phản ứng với những gì các diễn giả chính đã nói với toàn bộ hội nghị; sau đó là một phút im lặng; những người tham gia có thêm hai phút để nêu “điều gì cộng hưởng với họ nhất từ những đóng góp được chia sẻ bởi những người khác trong Khoảnh khắc thứ nhất” (lưu ý: không phải những gì họ có thể nghĩ là hoàn toàn vô nghĩa); một phút im lặng khác diễn ra sau đó; và cuối cùng, “thư ký và người điều phối” của nhóm đã bịa ra “một bản tóm tắt ngắn gọn để trình bày trước hội đồng”.

Nếu bạn có thể tưởng tượng ra cuộc thảo luận nghiêm chỉnh về bất kỳ điều gì phát sinh từ một quá trình mà bộ đếm thời gian quả trứng của con người kiểm soát dòng thảo luận, thì trí tưởng tượng của bạn phong phú hơn tôi nhiều.

Thật vô lý khi cho rằng một “tương lai của thần học” sáng tạo, cổ vũ cho Phúc Âm Hóa sẽ được định nghĩa bởi một sự dàn xếp bao gồm nhiều diễn giả chính và một quá trình trẻ con hóa. Tuy nhiên, tệ hơn nữa là, ở một số nơi, phương pháp “Đối thoại trong Thánh Linh” này dường như được coi là khuôn mẫu cho tất cả các cơ quan thảo luận Công Giáo. Trong suy nghĩ của một số người, điều đó có thể bao gồm các cuộc họp chung của các Hồng Y trước một mật nghị không? Một số người thậm chí có thể dám cho rằng bản thân mật nghị nên được tiến hành theo phương pháp “Đối thoại trong Thánh Linh” không?

Những lo ngại đó đã được bàn tán một cách lặng lẽ ở Rôma vào tháng trước. Và chắc chắn là như vậy.


Source:First Things

3. Rabbi: Lời của Đức Giáo Hoàng về Israel là 'mối nguy hiểm lịch sử'

Một giáo sĩ Do Thái nổi tiếng đã phát biểu trong một bức thư ngỏ vừa được công bố rằng những phát biểu gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô về hành vi của Israel ở Gaza đại diện cho “một mối nguy hiểm lịch sử”.

Trong bức thư gửi Đức Giáo Hoàng, Rabbi Eliezer Simcha Weisz, một thành viên của Hội đồng Giáo sĩ Do Thái trưởng Israel, lập luận rằng những tuyên bố gần đây của Đức Giáo Hoàng đã “làm sống lại những mô hình đen tối nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo—những mô hình trong nhiều thế kỷ đã biến những lời buộc tội sai trái thành bạo lực chống lại người Do Thái”.

Bức thư, được Jewish News Syndicate công bố với tiêu đề “Tôi cáo buộc: Một bức thư ngỏ gửi Đức Thánh Cha Phanxicô”, đã nhấn mạnh những căng thẳng trong quan hệ Công Giáo-Do Thái trong bối cảnh cuộc chiến Israel-Hamas.

Bức thư được đưa ra sau khi Đức Giáo Hoàng phát biểu trong bài phát biểu ngày 21 tháng 12 trước Giáo triều Rôma rằng cái chết của trẻ em trong các vụ đánh bom ở Gaza là “tàn ác”. Một số người ở Israel đã coi bình luận của Đức Giáo Hoàng là lời cáo buộc rằng quân đội Israel cố tình nhắm vào trẻ em.

Trong bài phát biểu ngày 21 tháng 12, Đức Giáo Hoàng cũng than thở rằng Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, đã không được phép vào Gaza vào ngày hôm trước, mặc dù chính quyền Israel đã có lời hứa rõ ràng.

Đức Hồng Y Pizzaballa đã được phép vào Gaza vào ngày hôm sau, 22 tháng 12.

Tại Israel, bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng ngày 21 tháng 12 đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt.

Vào đêm Giáng Sinh, Ngoại trưởng Israel Gideon Sa'ar đã triệu tập sứ thần tòa thánh tại Israel, là Đức Tổng Giám Mục Adolfo Tito Yllana, để bày tỏ “sự không hài lòng sâu sắc” trước những phát biểu của Đức Giáo Hoàng.

Trong lá thư, Weisz cáo buộc Đức Giáo Hoàng thể hiện “sự thiên vị rõ rệt” kể từ cuộc tấn công do Hamas cầm đầu vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, khiến gần 1.200 người thiệt mạng, chủ yếu là dân thường.

Vị giáo sĩ Do Thái tuyên bố rằng Đức Giáo Hoàng đã “nhiều lần đưa ra sự so sánh sai lầm về mặt đạo đức giữa một quốc gia dân chủ bảo vệ công dân của mình và những kẻ khủng bố đã gây ra vụ thảm sát người Do Thái man rợ nhất kể từ sau cuộc diệt chủng Holocaust”.

“Mỗi thương vong trong cuộc chiến này đều là một thảm kịch, nhưng trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Hamas, những kẻ cố tình tối đa hóa thương vong dân sự cho mục đích tuyên truyền. Sự im lặng của các vị về những chiến thuật này, cùng với việc các vị liên tục miêu tả Israel là kẻ xâm lược, đã tạo ra những gợn sóng hủy diệt trên khắp ý thức toàn cầu với tốc độ và quy mô không thể tưởng tượng được đối với những người tiền nhiệm của các vị”, ông viết.

Có nhiều ước tính về số người chết ở Gaza, nhưng một nghiên cứu được công bố ngày 9 Tháng Giêng trên tạp chí The Lancet đã kết luận rằng có 64.260 ca tử vong do chấn thương ở Dải Gaza từ ngày 7 tháng 10 năm 2023 đến ngày 30 tháng 6 năm 2024.

Đức Thánh Cha Phanxicô được biết đến là người thường xuyên liên lạc, thậm chí là hàng ngày, với giáo xứ Công Giáo duy nhất ở Gaza, nơi có hàng trăm người tìm nơi trú ẩn.

Weisz trở thành giáo sĩ Do Thái đầu tiên của Anh được bổ nhiệm vào Hội đồng Giáo sĩ Do Thái trưởng Israel vào năm 2018. Hội đồng này hỗ trợ hai giáo sĩ Do Thái trưởng của Israel, một trong số đó là Ashkenazi và một người khác là Sephardi.

Ông sinh ra và lớn lên tại Manchester, Anh, nơi ông là giáo sĩ Do Thái của cộng đồng Whitefield trước khi chuyển đến Israel vào những năm 1980.

Trong bức thư của mình, vị giáo sĩ Do Thái này cũng đặt câu hỏi về mối quan hệ hữu nghị giữa Tòa thánh với Iran, quốc gia đã có những cuộc đối đầu trực tiếp với Israel kể từ vụ tấn công khủng bố ngày 7 tháng 10.

Ông cho biết: “Mỗi cái bắt tay, mỗi cuộc họp đều được chụp ảnh, quay video và phát tán trên toàn thế giới chỉ trong vòng vài phút”.

“Bằng cách gặp gỡ đại diện của một chính phủ công khai kêu gọi tiêu diệt Israel trong khi không phản đối hành vi chiếm đoạt Chúa Giêsu một cách kỳ cục của họ trong chiến dịch chống lại Israel và phương Tây, ngài đã trao quyền lực của giáo hoàng cho chủ nghĩa bài Do Thái hiện đại.”

Các nhà quan sát cho rằng quan hệ Vatican-Do Thái đang ở mức thấp lịch sử kể từ Công đồng Vatican II, và tình hình trở nên đặc biệt tế nhị kể từ những bình luận của Đức Giáo Hoàng trong bài phát biểu trước Giáo triều.

Vào đêm Giáng Sinh, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề di cư và chống chủ nghĩa bài Do Thái của Israel, Amichai Chikli đã cáo buộc Vatican phát tán “những lời vu khống hiện đại” trong bài phát biểu trước Knesset hay Quốc hội Israel.

Chikli nói thêm: “Thật nản lòng khi thấy Đức Giáo Hoàng – người lãnh đạo của một tổ chức đã im lặng trong suốt cuộc diệt chủng Holocaust – giờ đây lại thúc đẩy những lời vu khống đẫm máu hiện đại chống lại nhà nước Do Thái”.

Chỉ một tuần sau đó, vào đêm giao thừa, Hội nghị các Chủ tịch của các Tổ chức Do Thái lớn tại Hoa Kỳ đã viết một lá thư gọi bài phát biểu của Giáo hoàng về Gaza là “gây kích động”.

Ngay ngày hôm sau, Jewish News Syndicate đã đăng một bài báo cáo buộc Đức Thánh Cha Phanxicô có “tiêu chuẩn kép, đặc biệt là khi so sánh với sự im lặng tương đối của Vatican về các hành vi vi phạm nhân quyền khác”.

Về phần mình, trong nỗ lực nhằm giảm bớt căng thẳng, Đức Giáo Hoàng đã lên án mạnh mẽ làn sóng bài Do Thái trên toàn cầu trong bài phát biểu về “tình hình thế giới” vào ngày 9 tháng Giêng.

Đức Giáo Hoàng cho biết: “Những biểu hiện ngày càng gia tăng của chủ nghĩa bài Do Thái, mà tôi lên án mạnh mẽ, và đang ảnh hưởng đến ngày càng nhiều cộng đồng Do Thái trên khắp thế giới, là nguồn gốc của mối quan ngại sâu sắc”.

Tuy nhiên, Weisz viết rằng mối quan hệ giữa Vatican và cộng đồng Do Thái đang ở mức thấp nhất kể từ Công đồng Vatican II.

“Những tiến bộ đạt được dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII hướng đến việc hàn gắn mối quan hệ Công Giáo-Do Thái đang bị phá hoại một cách có hệ thống bởi triều đại của ngài. Thông qua bục giảng kỹ thuật số rộng lớn của ngài, Giáo Hội đã trở thành một chiếc loa phóng thanh toàn cầu cho những kẻ sử dụng chủ nghĩa bài Do Thái làm vũ khí dưới vỏ bọc ủng hộ những người bị áp bức”, ông lập luận.

“Sự tồn tại của Israel không chỉ đại diện cho sự sống còn, mà còn là sự hồi sinh, một sự bác bỏ sống động đối với quan niệm rằng người Do Thái phải chấp nhận sự đàn áp như số phận của họ. Tuy nhiên, lời nói của bạn, được khuếch đại bởi công nghệ hiện đại, đe dọa chủ quyền khó khăn này với phạm vi và ảnh hưởng chưa từng có”, Weisz nói thêm.

Weisz kết thúc bức thư bằng cách kêu gọi Đức Giáo Hoàng “nhận ra trách nhiệm to lớn đi kèm với phạm vi toàn cầu vô song của ngài. Mỗi lời nói của ngài định hình ý kiến và hành động trên toàn thế giới với tốc độ và quy mô lịch sử.”

“Thế giới cần sự lãnh đạo về mặt đạo đức của ngài hơn bao giờ hết, sự lãnh đạo xứng đáng với tầm ảnh hưởng chưa từng có của ngài. Con đường phía trước đòi hỏi phải tuân thủ sự thật và công lý, chứ không phải là sự khuếch đại những định kiến cũ thông qua các phương tiện hiện đại”, ông kết luận.


Source:Pillar
 
Thánh Ca
Mẹ Maria Mẹ Đôi Tân Hôn
Phạm Trung
14:36 16/01/2025