Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 18/01: Con Người làm chủ Lề Luật - Suy Niệm: Lm. Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, SDD
Giáo Hội Năm Châu
03:26 17/01/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Vào một ngày sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua cánh đồng lúa. Dọc đường, các môn đệ bắt đầu bứt lúa. Người Pha-ri-sêu liền nói với Đức Giê-su: “Ông coi, ngày sa-bát mà họ làm gì kia? Điều ấy đâu được phép!” Người đáp: “Các ông chưa bao giờ đọc trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói bụng? Dưới thời thượng tế A-bi-a-tha, ông vào nhà Thiên Chúa, ăn bánh tiến, rồi còn cho cả thuộc hạ ăn nữa. Thứ bánh này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế.”
Người nói tiếp: “Ngày sa-bát được tạo ra cho loài người, chứ không phải loài người cho ngày sa-bát. Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát.”
Đó là lời Chúa
Tính lịch sử của các Tin Mừng
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:04 17/01/2022
CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN
TÍNH LỊCH SỬ CỦA CÁC TIN MỪNG
Nkm 8,2-4a.5-6.8-10; 1Cr 12,12-30; Lc 1,1-4; 4,14-21
Trước khi tường thuật về cuộc đời của Chúa Giêsu, tác giả Tin Mừng Luca giải thích tiêu chuẩn đã hướng dẫn ngài. Trong lời dẫn nhập, Luca nói rằng ngài đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, từ những chứng nhân sống, rồi ngài viết ra Tin Mừng về Chúa Giêsu để những ai đọc những gì ngài viết đều nhận ra tính chắc chắn của những giáo huấn chứa đựng trong đó. Công trình của Luca cung cấp cho chúng ta một cơ hội để xem xét vấn đề sử tính của các Tin Mừng.
Có thể nói rằng từ thời xưa, đường hướng phê bình văn bản (critical sense) chưa xuất hiện nơi mọi người. Những gì được nói về quá khứ thì được hiểu như là một biến cố lịch sử. Trong hai hoặc ba thế kỷ gần đây, đường hướng phê bình lịch sử (historical sense) mới được sinh ra. Phương pháp này giúp con người xem xét những điều được viết nhờ một sự khảo sát phê bình để xác định tính xác thực của chúng trước khi có thể tin những điều đó là những sự kiện của quá khứ. Đây là tiến trình được áp dụng cho các Tin Mừng.
Chúng ta hãy tóm tắt một số giai đoạn mà cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu được rao truyền trước khi đến với chúng ta.
1- Giai đoạn đầu tiên
Trong cuộc đời trần gian, Chúa Giêsu không có viết điều gì, nhưng trong lời giảng dạy của mình, Người đã sử dụng một số phương thế thông thường của văn hóa cổ xưa để làm cho con người dễ nhớ điều Người nói: đó là những thành ngữ, những lối so sánh và lối phản đề, những kiểu lặp đi lặp lại có nhịp điệu, những hình ảnh, những dụ ngôn… Chúng ta hãy suy nghĩ những câu trong các Tin Mừng như thế này: “Người sau hết sẽ lên trước hết và người trước hết sẽ lên sau hết;” “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy. Cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống (Mt 7,13-14).
Những câu tương tự như thế, ngay cả một người thời nay nghe cũng có thể rất khó quên. Việc Chúa Giêsu không viết các Tin Mừng không có nghĩa là những gì trong Tin Mừng không phải là lời của Người. Những lời của Người không được viết trên giấy, nhưng người cổ xưa viết chúng trong tâm trí của họ.
2- Giai đoạn hai
Lời Chúa được rao giảng nhờ miệng của các Tông Đồ. Sau biến cố phục sinh, các Tông Đồ ngay lập tức bắt đầu loan báo toàn bộ đời sống và lời nói của Chúa Kitô, các ngài để ý đến những nhu cầu và những hoàn cảnh của những người nghe khác nhau. Ở đây, mục đích không phải là trình bày lại lịch sử nhưng là muốn đưa con người tới đức tin. Với tư cách là những chứng nhân mắt thấy tai nghe, họ sẵn sàng chuyển tải cho người khác điều mà Chúa Giêsu nói và làm, trong khi thích ứng giáo huấn đó với những nhu cầu của những ai mà họ muốn hướng tới.
3- Giai đoạn thứ ba
Đây là giai đoạn viết các Tin Mừng: khoảng năm 30 sau cái chết của Chúa Giêsu, một số tác giả bắt đầu viết ra những lời rao giảng này mà họ đã được nghe. Bốn Tin Mừng mà chúng ta biết, được viết ra trong cách thế này. Có rất nhiều điều được nghe, các tác giả Tin Mừng lựa chọn một số điều, tóm tắt chúng lại, và người khác giải thích để thích ứng chúng với nhu cầu của các cộng đoàn mà họ viết cho tại thời điểm đó. Nhu cầu thích ứng Lời Chúa Giêsu với những đòi hỏi mới và khác nhau đã ảnh hưởng tới trật tự, màu sắc và tầm quan trọng của những sự kiện được tường thuật lại trong bốn Tin Mừng, nhưng họ không thay đổi khác đi chân lý nền tảng của chúng.
Trong mức độ có thể theo thời đại của họ, các tác giả Tin Mừng không chỉ quan tâm đến mặt lịch sử mà còn quan tâm đến việc xây dựng cộng đoàn. Điều đó được chứng tỏ qua sự chính xác khi các ngài định vị biến cố Đức Kitô trong thời gian và nơi chốn. Xa hơn một chút, Luca cung cấp cho chúng ta tất cả những bối cảnh chính trị và địa lý khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai (x. Lc 3,1-2).
Kết luận:
Các sách Tin Mừng không phải là những cuốn sách lịch sử theo nghĩa hiện đại về những tường thuật của các sự kiện riêng lẻ và độc lập. Đúng hơn, phải nói rằng chúng có tính lịch sử theo nghĩa các tác giả đã chuyển tải nội dung và bản chất của những gì đã xảy ra xuyên qua những suy tư và hình thức mà họ dùng. Một chứng cớ chắc chắn nhất cho chân lý nền tảng thuộc sử tính của các Tin Mừng là điều mà chúng ta kinh nghiệm mỗi khi được Lời Chúa Kitô đụng chạm cách sâu sắc. Những lời của người cổ xưa hay của người thời nay bao giờ có một sức mạnh như thế không? Điều đó chứng minh rằng chỉ nhờ Chúa Thánh Thần linh hứng mà Kinh Thánh có giá trị như thế.
Xin cho mỗi người chúng ta biết yêu mến và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày và đem ra thực hành. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
TÍNH LỊCH SỬ CỦA CÁC TIN MỪNG
Nkm 8,2-4a.5-6.8-10; 1Cr 12,12-30; Lc 1,1-4; 4,14-21
Trước khi tường thuật về cuộc đời của Chúa Giêsu, tác giả Tin Mừng Luca giải thích tiêu chuẩn đã hướng dẫn ngài. Trong lời dẫn nhập, Luca nói rằng ngài đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, từ những chứng nhân sống, rồi ngài viết ra Tin Mừng về Chúa Giêsu để những ai đọc những gì ngài viết đều nhận ra tính chắc chắn của những giáo huấn chứa đựng trong đó. Công trình của Luca cung cấp cho chúng ta một cơ hội để xem xét vấn đề sử tính của các Tin Mừng.
Có thể nói rằng từ thời xưa, đường hướng phê bình văn bản (critical sense) chưa xuất hiện nơi mọi người. Những gì được nói về quá khứ thì được hiểu như là một biến cố lịch sử. Trong hai hoặc ba thế kỷ gần đây, đường hướng phê bình lịch sử (historical sense) mới được sinh ra. Phương pháp này giúp con người xem xét những điều được viết nhờ một sự khảo sát phê bình để xác định tính xác thực của chúng trước khi có thể tin những điều đó là những sự kiện của quá khứ. Đây là tiến trình được áp dụng cho các Tin Mừng.
Chúng ta hãy tóm tắt một số giai đoạn mà cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu được rao truyền trước khi đến với chúng ta.
1- Giai đoạn đầu tiên
Trong cuộc đời trần gian, Chúa Giêsu không có viết điều gì, nhưng trong lời giảng dạy của mình, Người đã sử dụng một số phương thế thông thường của văn hóa cổ xưa để làm cho con người dễ nhớ điều Người nói: đó là những thành ngữ, những lối so sánh và lối phản đề, những kiểu lặp đi lặp lại có nhịp điệu, những hình ảnh, những dụ ngôn… Chúng ta hãy suy nghĩ những câu trong các Tin Mừng như thế này: “Người sau hết sẽ lên trước hết và người trước hết sẽ lên sau hết;” “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy. Cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống (Mt 7,13-14).
Những câu tương tự như thế, ngay cả một người thời nay nghe cũng có thể rất khó quên. Việc Chúa Giêsu không viết các Tin Mừng không có nghĩa là những gì trong Tin Mừng không phải là lời của Người. Những lời của Người không được viết trên giấy, nhưng người cổ xưa viết chúng trong tâm trí của họ.
2- Giai đoạn hai
Lời Chúa được rao giảng nhờ miệng của các Tông Đồ. Sau biến cố phục sinh, các Tông Đồ ngay lập tức bắt đầu loan báo toàn bộ đời sống và lời nói của Chúa Kitô, các ngài để ý đến những nhu cầu và những hoàn cảnh của những người nghe khác nhau. Ở đây, mục đích không phải là trình bày lại lịch sử nhưng là muốn đưa con người tới đức tin. Với tư cách là những chứng nhân mắt thấy tai nghe, họ sẵn sàng chuyển tải cho người khác điều mà Chúa Giêsu nói và làm, trong khi thích ứng giáo huấn đó với những nhu cầu của những ai mà họ muốn hướng tới.
3- Giai đoạn thứ ba
Đây là giai đoạn viết các Tin Mừng: khoảng năm 30 sau cái chết của Chúa Giêsu, một số tác giả bắt đầu viết ra những lời rao giảng này mà họ đã được nghe. Bốn Tin Mừng mà chúng ta biết, được viết ra trong cách thế này. Có rất nhiều điều được nghe, các tác giả Tin Mừng lựa chọn một số điều, tóm tắt chúng lại, và người khác giải thích để thích ứng chúng với nhu cầu của các cộng đoàn mà họ viết cho tại thời điểm đó. Nhu cầu thích ứng Lời Chúa Giêsu với những đòi hỏi mới và khác nhau đã ảnh hưởng tới trật tự, màu sắc và tầm quan trọng của những sự kiện được tường thuật lại trong bốn Tin Mừng, nhưng họ không thay đổi khác đi chân lý nền tảng của chúng.
Trong mức độ có thể theo thời đại của họ, các tác giả Tin Mừng không chỉ quan tâm đến mặt lịch sử mà còn quan tâm đến việc xây dựng cộng đoàn. Điều đó được chứng tỏ qua sự chính xác khi các ngài định vị biến cố Đức Kitô trong thời gian và nơi chốn. Xa hơn một chút, Luca cung cấp cho chúng ta tất cả những bối cảnh chính trị và địa lý khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai (x. Lc 3,1-2).
Kết luận:
Các sách Tin Mừng không phải là những cuốn sách lịch sử theo nghĩa hiện đại về những tường thuật của các sự kiện riêng lẻ và độc lập. Đúng hơn, phải nói rằng chúng có tính lịch sử theo nghĩa các tác giả đã chuyển tải nội dung và bản chất của những gì đã xảy ra xuyên qua những suy tư và hình thức mà họ dùng. Một chứng cớ chắc chắn nhất cho chân lý nền tảng thuộc sử tính của các Tin Mừng là điều mà chúng ta kinh nghiệm mỗi khi được Lời Chúa Kitô đụng chạm cách sâu sắc. Những lời của người cổ xưa hay của người thời nay bao giờ có một sức mạnh như thế không? Điều đó chứng minh rằng chỉ nhờ Chúa Thánh Thần linh hứng mà Kinh Thánh có giá trị như thế.
Xin cho mỗi người chúng ta biết yêu mến và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày và đem ra thực hành. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Sứ mạng Cứu độ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:06 17/01/2022
Chúa Nhật III Thường Niên
SỨ MẠNG ĐẤNG CỨU ĐỘ
Nkm 8,2-4a.5-6.8-10; 1Cr 12,12-30; Lc 1,1-4; 4,14-21
Với Chúa Nhật III thường niên năm C, phụng vụ Lời Chúa giới thiệu với chúng ta về sứ mạng của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ. Sứ mạng đó được Chúa giao phó cho Giáo Hội để chuyển thông ơn cứu độ của Chúa cho mọi người qua mọi thời đại. Chúng ta lần lượt tìm hiểu ý nghĩa Lời Chúa hôm nay qua từng bài đọc.
1- Sứ mạng Đấng Cứu Độ
Trong bài Tin Mừng, chúng ta nghe thánh Luca tường thuật sự kiện Chúa Giêsu trở về quê hương. Trong ngày Sabát, như thường lệ, Người vào hội đường và đọc Sách Thánh. Người mở sách tiên tri Isaia và gặp đoạn này: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ sẽ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa. Đọc xong, Người ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà quý vị vừa nghe” (Lc 4,16-21). Những lời này có ý nghĩa gì? Chúa Giêsu muốn nói gì khi nhắc lại lời hứa của Cựu Ước?
Trước hết, chúng ta chú ý đến thành ngữ mà Chúa Giêsu dùng: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà quý vị vừa nghe” (Lc 4,21). Điều này muốn diễn tả Chúa Giêsu mang lại sự viên mãn của ơn cứu độ. Tất cả lời hứa về ơn cứu độ nay đã được thực hiện nhờ Chúa Giêsu bởi vì Người là Đấng Mêsia được chờ đợi từ lâu trong Cựu Ước, được Chúa Cha sai đến để hoàn tất lời hứa. Vì thế, thánh Luca rất thích dùng từ “hôm nay”: “Hôm nay, Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho chúng ta” (Lc 2,11; x. 19,9).
Trong lời công bố này, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta biết sứ mạng của Đấng Cứu Thế: Người đến để thực hiện những lời tiên tri Isaia loan báo trong Cựu Ước. Người được Chúa Cha xức dầu và được đổ tràn đầy Thánh Thần để đi loan bao Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, giải thoát những kẻ bị giam cầm, chữa lành người bị mù lòa, trả lại tự do cho người bị áp bức. Người tái lập trật tự xã hội trong đó, công lý, hòa bình và yêu thương phải ngự trị. Quả thật, qua lời nói, hành động và toàn bộ con người của mình, Đức Giêsu Nazarét thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa và sức mạnh cứu độ con người. Bởi thế, khi các môn đệ của Gioan Tẩy Giả đến hỏi Người có phải là Đấng Cứu Thế không, Người đã bảo họ về kể lại cho ông Gioan biết những gì Người đã làm: người mù được thấy, người què được đi, người điếc được nghe, người câm nói được v.v... đúng như lời tiên tri Isaia tiên báo (x. Lc 7,20-22).
Nhưng tại sao ngày hôm nay vẫn còn người nghèo, vẫn còn người bị áp bức, vẫn còn nhiều nhà tù, vẫn còn đó nhiều người mù lòa? Như thế, phải chăng điều Chúa công bố ngày hôm nay vẫn còn chưa được thực hiện?
Để hiểu được ý nghĩa của những lời trên, chúng ta cần phải tiếp cận theo cái nhìn tâm linh. Theo đó, Đức Giêsu loan báo về Nước Thiên Chúa đã hiện diện trên trái đất này. Nước Thiên Chúa đã đến với sự hiện diện của Người. Những ai tin vào Người thì thuộc về Nước Trời. Những ai tin vào Người thì được ơn giải thoát khỏi sự mù lòa tâm linh. Người khai sáng và ban cho họ có khả năng nhìn thấy đường đi, sự thật và sự sống. Những ai bị cầm giữ bởi tội lỗi, nô lệ cho Satan, thì được Người giải thoát nhờ Lời và các phép lạ của Người làm, đặc biệt là nhờ các bí tích mà Người thiết lập, nhất là bí tích Rửa Tội và Giải Tội, giải phóng chúng ta khỏi mọi sự nô lệ của tội lỗi. Nhờ đó chúng ta được trở thành con cái Chúa, được gia nhập Giáo Hội và được thừa hưởng hạnh phúc Nước Trời. Hiểu như thế, ngày hôm nay Chúa Kitô đang thực hiện sứ mạng cứu độ này trong thế giới qua Giáo Hội.
2- Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô
Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần đã thiết lập Giáo Hội để tiếp tục sứ mạng cứu độ con người trên trần gian. Giáo Hội bao gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng hiệp nhất nên một với nhau nhờ một Thánh Thần. Bởi vì, Giáo Hội là Nhiệm Thể Đức Kitô.
Trong bài đọc II, thánh Phaolô ví Giáo Hội như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau. Mỗi chi thể có một vai trò khác nhau nhưng bổ túc cho nhau và phục vụ cho lợi ích chung: Như chân không thể nói với tay: “Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể,” hay các bộ phận khác cũng thế. Mỗi bộ phận có sự lớn nhỏ, mạnh yếu khác nhau nhưng để giúp đỡ nhau.
Trong thân thể Giáo Hội cũng vậy, Thiên Chúa đặt người làm Tông Đồ, người làm ngôn sứ, kẻ làm thầy dạy, người được ơn làm phép lạ, người được ơn chữa bệnh để giúp kẻ khác, để quản trị, để nói tiếng lạ… Tất cả đều đến từ một Chúa Thánh Thần. Đó là những đặc sủng khác nhau nhưng đều có một mục đích chung là phục vụ lợi ích của Giáo Hội (x. 1 Cr 12,12-30).
Như trong một giáo xứ, có linh mục, có thừa tác viên, có hội đồng mục vụ, có giúp lễ, có ca đoàn, có nam nữ tu sĩ, có giáo dân… Đây là những chi thể làm nên một thân thể Giáo Hội của Chúa Kitô. Mỗi người có một vai trò, một sứ mạng riêng nhưng chúng ta đều có chung mục đích là để phục vụ Chúa và Giáo Hội.
Như một vườn hoa với đủ loại hoa màu khác nhau, mỗi loài hoa làm nên vẻ đẹp phong phú của vườn hoa, trong cộng đoàn Giáo Hội có nhiều ơn gọi và chức vụ khác nhau để làm cho Giáo Hội muôn sắc muôn màu. Hay như một dàn hợp xướng, có nhiều ca viên, người đánh đàn, người thổi sáo, người đánh trống, người kéo violon v.v… Mỗi người phải theo sự hướng dẫn của người điều khiển, và mỗi người làm tốt vai trò của mình, thì sẽ tạo ra một bản hòa tấu tuyệt diệu. Cũng thế, trong Giáo Hội, mỗi người có một vị trí khác nhau nhưng hiệp nhất với nhau và cộng tác với nhau để tạo nên một bản nhạc tuyệt vời ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa.
Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta thường có cám dỗ không chấp nhận sự khác biệt của người khác và muốn bắt người khác phải giống mình. Vì thế, chúng ta được mời gọi biết tôn trọng sự khác biệt, đặc sủng và tài năng của người khác, đồng thời phải biết nhìn nhận rằng sự khác biệt là sự giàu có và mỗi đặc sủng Chúa ban là để phục vụ thiện ích chung.
3- Sứ mạng của mỗi Kitô hữu
Những gì Chúa Giêsu công bố và đã được ứng nghiệm nhờ sự hiện diện, lời nói và việc làm của Người. Đó cũng là những gì mà ngày hôm nay chúng ta được mời gọi để sống và thực hiện cho những người xung quanh. Chúa Kitô trao sứ mạng của Người cho mỗi người thực hiện.
Qua suốt chiều dài lịch sử, Giáo Hội luôn nỗ lực thực hiện sứ mạng của Chúa Kitô là loan báo Tin Mừng cho mọi người. Trên thế giới, Giáo Hội đã khai sinh biết bao nhiêu bệnh viện, trường học, các cô nhi viện, các trại cùi, trại tế bần, nhà dưỡng lão… Giáo Hội đã không ngừng dấn thân trong công tác từ thiện, bác ái, xã hội, văn hóa để thăng tiến con người và giúp cho con người sống xứng đáng với phẩm giá của mình. Đặc biệt, Giáo Hội thực thi sứ vụ cứu độ con người qua việc cử hành các bí tích do Chúa Kitô ủy thác.
Với sứ vụ này, hôm nay mỗi người Kitô hữu được mời gọi dành những nghĩa cử, lời nói, thăm hỏi người nghèo khổ, loan báo tự do cho những ai bị trói buộc bởi các hình thức nô lệ mới trong xã hội hiện đại, phục hồi ánh sáng cho những ai bị mù lòa trong sự lầm lạc của chính mình, phục hồi phẩm giá cho tất cả những ai bị mất nhân phẩm. Nếu chúng ta thực hiện được những điều này, thì lời công bố của Chúa trở thành hiện thực và ứng nghiệm nhờ chứng tá đời sống chúng ta. Ước gì những lời của thánh Phaolô hướng dẫn chúng ta: “Ai làm những việc bác ái, thì hãy làm những điều ấy trong hân hoan” (Rm 12,8).
Lạy Chúa, Chúa đến khai mở Nước Thiên Chúa giữa trần gian và thực hiện lời hứa cứu độ cho con người. Xin cho chúng con luôn ý thức và trân quý những hồng ân Chúa ban, đồng thời biết cộng tác với Chúa và với nhau trong việc cứu rỗi các linh hồn. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:31 17/01/2022
45. Con người ta nếu càng thắng được mình, khắc chế tình riêng, thì họ càng tiến lên rất nhanh và càng được rất nhiều ân sủng.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:38 17/01/2022
70. CÂU ĐỐI Ở CỔNG VƯỜN
Tương Bá Sinh sau khi bị miễn chức chức thì trở về quê, xây dựng một hoa viên đẹp đẽ khác thường.
Hoa viên khánh thành xong, có người viết một bức đối liễn len lén dán trên cổng:
- “Làm thành nhà cửa đông ngã tây nghiêng, ăn hết của đút lót phá pháp luật”.
Tương Bá Sinh nhìn thấy thì rất là bối rối.
(Đồng Âm Thanh Thoại)
Suy tư 70:
Đến tuổi hưu thì phải về hưu, nhưng có người về hưu thì sống quảng đời còn lại sung sướng, và có người về hưu thì lại cô đơn, nghèo nàn.
Về hưu mà sung sướng thì đa phần là các quan, quan to quan nhỏ, nhưng cái sung sướng của họ thì người đời bĩu môi, vì họ bòn mót ăn tiền của bá tánh và của chính phủ khi còn tại chức; về hưu mà nghèo khó cô đơn thì đa phần là các linh mục, nhất là các linh mục địa phận (triều), bởi vì các ngài không tích trữ gì cho mình cả, nhưng cái nghèo của các ngài là cái nghèo hạnh phúc vì suốt đời theo Chúa, dưới con mắt người đời thì các ngài rất cô đơn, nhưng thật ra các ngài rất vui vẻ vì có Chúa làm bạn và là gia nghiệp của các ngài...
Người tham lam, hối lộ, thụt két để tích trữ khi về hưu là bởi vì họ không có đức tin, không biết Thiên Chúa là ai cả; trái lại người có đức tin và biết Thiên Chúa là ai, thì họ không tích trữ của cải đời này, nhưng tích trữ sự thanh liêm, công bằng chính trực, để được sung sướng sau khi về hưu dài hạn trong Nước Trời.
Khôn ngoan của các linh mục là ở đó: tích cực chu toàn bổn phận trong hiện tại, và phó thác tương lai (về hưu) trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tương Bá Sinh sau khi bị miễn chức chức thì trở về quê, xây dựng một hoa viên đẹp đẽ khác thường.
Hoa viên khánh thành xong, có người viết một bức đối liễn len lén dán trên cổng:
- “Làm thành nhà cửa đông ngã tây nghiêng, ăn hết của đút lót phá pháp luật”.
Tương Bá Sinh nhìn thấy thì rất là bối rối.
(Đồng Âm Thanh Thoại)
Suy tư 70:
Đến tuổi hưu thì phải về hưu, nhưng có người về hưu thì sống quảng đời còn lại sung sướng, và có người về hưu thì lại cô đơn, nghèo nàn.
Về hưu mà sung sướng thì đa phần là các quan, quan to quan nhỏ, nhưng cái sung sướng của họ thì người đời bĩu môi, vì họ bòn mót ăn tiền của bá tánh và của chính phủ khi còn tại chức; về hưu mà nghèo khó cô đơn thì đa phần là các linh mục, nhất là các linh mục địa phận (triều), bởi vì các ngài không tích trữ gì cho mình cả, nhưng cái nghèo của các ngài là cái nghèo hạnh phúc vì suốt đời theo Chúa, dưới con mắt người đời thì các ngài rất cô đơn, nhưng thật ra các ngài rất vui vẻ vì có Chúa làm bạn và là gia nghiệp của các ngài...
Người tham lam, hối lộ, thụt két để tích trữ khi về hưu là bởi vì họ không có đức tin, không biết Thiên Chúa là ai cả; trái lại người có đức tin và biết Thiên Chúa là ai, thì họ không tích trữ của cải đời này, nhưng tích trữ sự thanh liêm, công bằng chính trực, để được sung sướng sau khi về hưu dài hạn trong Nước Trời.
Khôn ngoan của các linh mục là ở đó: tích cực chu toàn bổn phận trong hiện tại, và phó thác tương lai (về hưu) trong sự quan phòng của Thiên Chúa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trong cái rủi có cái may
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
18:46 17/01/2022
Trong cái rủi có cái may
Ở đời có những trường hợp như thế. Đó là điều đã xẩy ra vào năm 44 tại An-ti-ô-khi-a bên Hy Lạp, cho những người tin theo dạo Chúa.
Số là nhân vụ ông Tê-pha-nô bị ném đá, một cuộc bách hại các tín hữu đã nổ ra, khiến họ phải tản mác đi khắp nơi, dến tận miền Phê-ni-xi (nước Li-băng ngày nay) đảo Sýp và thành phố An-ti-ô-khi-a (nước Hy lạp bây giớ). Cái rủi là bị bách hại, còn cái may là cơ hội đem đạo Chúa đi giảng ở nơi xa. Những người rao giảng ở đây không phài là các Tông Đồ mà là một nhóm tín đồ. Họ là những người giáo dân đầu tiên làm việc truyền giáo mà ngày nay gọi là Tông Đồ Giáo Dân, một công việc rất được Hội Thánh coi trọng và cổ vũ. Nhờ những người này, cùng với sự trợ giúp của Chúa, “một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa”.
Việc làm của họ đến tai Hội thánh tại Giê-ru-sa-lem. Ông Ba-na-ba được cử đi đến với họ. Thấy kết quả công việc họ làm, ông rất vui mừng và nhiệt tình khuyến khích họ “bền lòng gắn bó cùng Chúa”. Niềm phấn khởi khi đươc tận mắt chứng kiến thành công của những tín đồ này đã khiến ông “trẩy đi Tác-xô tìm ông Sao-lô” để cùng hợp tác. Tìm được ông Sao-lô rồi, ông đua ông này về An-ti-ô-khi-a, làm việc và trong một năm rao giảng cho rất nhiều người. Tại dây, các tín đồ được người ta gọi là Ki-tô hữu. (Cv 11,19-26)
Ki-tô hữu là người thuộc về Đức Ki-tô, mang danh Người, theo giáo huấn và lối sống của Người với niềm tin và lòng trung thành không lay chuyển.. Có lẽ vì thấy những tín đồ này sống như thế nên người ta đã dùng danh xưng nay để goi họ.
Danh xưng này rất có ý nghĩa; nó biểu lộ con người mang danh đó. Vậy con người đó là ai và ý nghĩa là gì? Thưa là Đức Ki-tô, từ phiên âm chữ Khristos trong tiếng Hy Lạp và có nghĩa là người được được xức dầu. Trong Do Thái giáo, có ba hạng người được xức dầu : đó là vua, tư tế và ngôn sứ. Vì là người được xức dầu nên nơi Đức Ki-tô qui tụ cả ba chức danh đó. Mà Ki-tô hữu là những người thuộc về Đức Ki-tô, đi theo Người nên cũng được thừa hưởng danh vị này.
Ki-tô hữu lại chia làm ba loại người. Những người này cùng mang danh là Ki-tô hữu, nhưng lại thuộc ba Giáo Hôi khác nhau. Kỳ cựu nhất là Giáo Hội Công Giáo Rô-ma, rồi đến Giáo Hội Chính Thống Giáo và cuối cùng là Giáo Hội Cải Giáo (Thệ Phản). Ban đầu chỉ có Giáo Hội Công Giáo Rô-ma thôi; thế kỷ X mới có Giáo Hội Chính Thống Giáo rồi thế kỷ XVI, Giáo Hội Cải Giáo.
Tuy cùng tin và xưng danh Chúa Ki-tô, nhưng kỷ luật, tổ chức, lễ nghi, khác nhau. Sự khác nhau này là một điều “nhức nhối” cho cả ba Giáo Hội nên hiện nay đang có phong trào Đại Kết, và hàng năm có tuần lễ cầu cho hiệp nhất, vào tuần lễ trước cuối tháng Giêng dương lịch, để mong thu hẹp lại các khác biệt mà đi đến hợp nhất như lòng Chúa ước mong.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Ở đời có những trường hợp như thế. Đó là điều đã xẩy ra vào năm 44 tại An-ti-ô-khi-a bên Hy Lạp, cho những người tin theo dạo Chúa.
Số là nhân vụ ông Tê-pha-nô bị ném đá, một cuộc bách hại các tín hữu đã nổ ra, khiến họ phải tản mác đi khắp nơi, dến tận miền Phê-ni-xi (nước Li-băng ngày nay) đảo Sýp và thành phố An-ti-ô-khi-a (nước Hy lạp bây giớ). Cái rủi là bị bách hại, còn cái may là cơ hội đem đạo Chúa đi giảng ở nơi xa. Những người rao giảng ở đây không phài là các Tông Đồ mà là một nhóm tín đồ. Họ là những người giáo dân đầu tiên làm việc truyền giáo mà ngày nay gọi là Tông Đồ Giáo Dân, một công việc rất được Hội Thánh coi trọng và cổ vũ. Nhờ những người này, cùng với sự trợ giúp của Chúa, “một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa”.
Việc làm của họ đến tai Hội thánh tại Giê-ru-sa-lem. Ông Ba-na-ba được cử đi đến với họ. Thấy kết quả công việc họ làm, ông rất vui mừng và nhiệt tình khuyến khích họ “bền lòng gắn bó cùng Chúa”. Niềm phấn khởi khi đươc tận mắt chứng kiến thành công của những tín đồ này đã khiến ông “trẩy đi Tác-xô tìm ông Sao-lô” để cùng hợp tác. Tìm được ông Sao-lô rồi, ông đua ông này về An-ti-ô-khi-a, làm việc và trong một năm rao giảng cho rất nhiều người. Tại dây, các tín đồ được người ta gọi là Ki-tô hữu. (Cv 11,19-26)
Ki-tô hữu là người thuộc về Đức Ki-tô, mang danh Người, theo giáo huấn và lối sống của Người với niềm tin và lòng trung thành không lay chuyển.. Có lẽ vì thấy những tín đồ này sống như thế nên người ta đã dùng danh xưng nay để goi họ.
Danh xưng này rất có ý nghĩa; nó biểu lộ con người mang danh đó. Vậy con người đó là ai và ý nghĩa là gì? Thưa là Đức Ki-tô, từ phiên âm chữ Khristos trong tiếng Hy Lạp và có nghĩa là người được được xức dầu. Trong Do Thái giáo, có ba hạng người được xức dầu : đó là vua, tư tế và ngôn sứ. Vì là người được xức dầu nên nơi Đức Ki-tô qui tụ cả ba chức danh đó. Mà Ki-tô hữu là những người thuộc về Đức Ki-tô, đi theo Người nên cũng được thừa hưởng danh vị này.
Ki-tô hữu lại chia làm ba loại người. Những người này cùng mang danh là Ki-tô hữu, nhưng lại thuộc ba Giáo Hôi khác nhau. Kỳ cựu nhất là Giáo Hội Công Giáo Rô-ma, rồi đến Giáo Hội Chính Thống Giáo và cuối cùng là Giáo Hội Cải Giáo (Thệ Phản). Ban đầu chỉ có Giáo Hội Công Giáo Rô-ma thôi; thế kỷ X mới có Giáo Hội Chính Thống Giáo rồi thế kỷ XVI, Giáo Hội Cải Giáo.
Tuy cùng tin và xưng danh Chúa Ki-tô, nhưng kỷ luật, tổ chức, lễ nghi, khác nhau. Sự khác nhau này là một điều “nhức nhối” cho cả ba Giáo Hội nên hiện nay đang có phong trào Đại Kết, và hàng năm có tuần lễ cầu cho hiệp nhất, vào tuần lễ trước cuối tháng Giêng dương lịch, để mong thu hẹp lại các khác biệt mà đi đến hợp nhất như lòng Chúa ước mong.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân bước sang tuổi 90: Tôi hy vọng tôi chưa bao giờ làm Chúa thất vọng
Đặng Tự Do
03:33 17/01/2022
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục hiệu tòa của Hương Cảng, tròn 90 tuổi vào hôm 13 tháng Giêng vừa qua. Đức Hồng Y đã có một lễ kỷ niệm đơn giản cùng với những người kế vị ngài, tân giám mục Stêphanô Châu Thủ Nhân (Chow Sau-yan, 周守仁 ) và Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon - 湯漢). Trong thông báo đưa ra cùng ngày, giáo phận Hương Cảng viết: “Cầu xin sự hiện diện của Chúa là Thiên Chúa luôn ở với Đức Hồng Y và xin Người ban cho Đức Hồng Y những phước lành và dồi dào ân sủng trong ngày đặc biệt này”.
Ngay trong buổi sáng, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã nói chuyện trực tiếp qua trang Facebook của mình với rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đang gửi đến ngài những lời chúc tốt đẹp nhất cho sinh nhật lần thứ 90 này. Ngài viết: “Tôi cảm ơn Chúa vì món quà sự sống và ơn gọi linh mục Salêdiêng của tôi là trở thành tôi tớ Chúa cho những người trẻ thân yêu của chúng ta và tất cả các bạn. Trong suốt nhiều năm, tôi luôn tự hỏi mình, 'Tôi đã thực hiện những kế hoạch mà Chúa dành cho tôi chưa?' Tôi hy vọng tôi chưa bao giờ làm Chúa thất vọng. Cảm ơn các bạn từ tận đáy lòng mình!”
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân sinh ra tại quận Dương Cảnh Bằng (Yang King-pang, 杨景鹏) của thành phố Thượng Hải, vào ngày 13 tháng Giêng năm 1932. Ngài nhập học dòng Salêdiêng và được thụ phong linh mục tại Turinô năm 1961. Trong sứ vụ linh mục của mình, ngài là giảng viên tại các chủng viện ở Hương Cảng và ở Trung Quốc đại lục, cũng như Giám tỉnh Trung Quốc của dòng Salêdiêng.
Vào ngày 13 tháng 9 năm 1996, một vài tháng trước khi Hương Cảng trở về với Trung Quốc, ngài được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Hương Cảng và kế nhiệm Hồng Y Gioan Baotixita Hồ Chấn Trung (Wu Cheng-chung, 胡振中) vào năm 2002.
Ngài đã liên tục là một tiếng nói bảo vệ tự do tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc.
Được Đức Bênêđíctô XVI phong làm Hồng Y năm 2006, ngài rời khỏi vị trí lãnh đạo giáo phận vào năm 2009. Tuy nhiên, kể từ đó, ngài đã không ngừng gióng lên tiếng nói của mình, chẳng hạn những khi đích thân xuống đường cùng với các sinh viên trong các cuộc biểu tình bảo vệ tự do cho Hương Cảng. Trong những năm gần đây, ngài đã thẳng thắn phản đối Thỏa thuận tạm thời giữa Trung Quốc và Vatican về việc bổ nhiệm giám mục.
Source:Asia News
Nữ tu Công Giáo bí mật rửa tội cho trẻ sơ sinh dưới chế độ cộng sản qua đời ở tuổi 92
Đặng Tự Do
03:34 17/01/2022
Một nữ tu người Albania, là người đã gây xúc động mạnh cho Đức Thánh Cha Phanxicô bằng đức tin can đảm của bà dưới sự đàn áp của cộng sản, đã qua đời ở tuổi 92.
Sơ Marije Kaleta đã liều mạng để mang Mình Thánh Chúa đến cho những bệnh nhân và những người hấp hối dưới chế độ độc tài Enver Hoxha, là tên trùm cộng sản đã phá hủy các nhà thờ và bắt nhiều người Công Giáo tử đạo trong nỗ lực tạo ra một nhà nước vô thần.
Albania là một quốc gia có 2.8 triệu dân trên bán đảo Balkan phía đông nam Âu Châu, giáp với Montenegro, Kosovo, Bắc Macedonia và Hy Lạp. Nó nằm dưới ách cai trị của cộng sản từ những năm 1940 đến năm 1992.
Trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô ở Albania hôm 21 tháng 9, năm 2014, nữ tu Dòng Năm Dấu Thánh Chúa đã chia sẻ câu chuyện về cách sơ bí mật rửa tội cho trẻ sơ sinh trong thời gian bị bức hại này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất xúc động trước câu chuyện của sơ Kaleta đến nỗi ngài đã đề cập đến sơ trong bài giảng bốn năm sau đó như là “một tấm gương đẹp của Giáo hội về tư cách là một người mẹ”.
“Con không chỉ rửa tội cho trẻ em trong làng, mà còn cho tất cả những ai đến trước cửa nhà con,” sơ Kaleta nói với Đức Giáo Hoàng tại nhà thờ chính tòa Tirana.
Sơ kể lại rằng một lần trên đường về nhà, sơ nghe thấy một giọng nói từ phía sau sơ.
“Đó là một người phụ nữ với một đứa con gái trên tay, chạy về phía con và yêu cầu con rửa tội cho đứa bé”.
Sơ Kaleta nói rằng sơ cảm thấy lo sợ vì biết rằng người phụ nữ này là một người cộng sản.
“Con nói với cô ấy rằng con không có bất cứ thứ gì để rửa tội cho đứa bé vì chúng con đang đi trên đường, nhưng cô ấy bày tỏ mong muốn rất mãnh liệt, cô ấy nói với con rằng có một con kênh có nước gần đó”.
“Con nói với cô ấy rằng con không có bất cứ thứ gì để lấy nước, nhưng cô ấy nhất quyết yêu cầu con rửa tội cho đứa trẻ đó, và khi nhìn thấy đức tin của cô ấy, con đã tháo chiếc giày làm bằng nhựa của mình và dùng nó để lấy nước từ kênh đào và rửa tội cho cháu bé”.
Sinh ra ở Nënshat, miền bắc Albania, vào ngày 10 tháng 11 năm 1929, sơ Kaleta cảm thấy được kêu gọi vào đời sống thánh hiến khi còn trẻ. Nhờ sự giúp đỡ của người chú là một linh mục, sơ đã tìm thấy ơn gọi của mình trong Dòng Năm Dấu Thánh Chúa.
Sơ vào tu viện vào những năm 1940, không biết vào thời điểm đó rằng sơ sẽ phải đợi gần 50 năm trước khi có thể khấn trọn.
Chế độ cộng sản đã buộc sơ phải bỏ tu viện và trở về nhà với cha mẹ mình bảy năm sau khi vào tu viện.
Sau khi cha mẹ qua đời, sơ sống một mình và học cách “giữ niềm tin luôn tồn tại trong trái tim của những tín hữu trung thành, mặc dù bí mật.”
Sơ kể với Đức Thánh Cha: “Nhờ sự đồng ý của các linh mục, con đã cất Mình Thánh Chúa trong tủ ở nhà và mang đến cho những người bệnh và sắp chết”.
Khi chế độ cộng sản chấm dứt ở Albania, sơ Kaleta đã khấn trọn vào năm 1991 ở tuổi 62.
“Khi con nghĩ về điều đó, con tự hỏi làm thế nào chúng con có thể chịu đựng những đau khổ khủng khiếp như vậy, nhưng con biết Chúa đã ban cho chúng con sức mạnh, sự kiên nhẫn và hy vọng”
“Chúa đã ban sức mạnh cho những người mà Ngài đã kêu gọi. Trên thực tế, Ngài đã trả ơn cho con nói khỏi tất cả những đau khổ của cô nói ở đây trên trái đất”. Sơ nói thêm sơ “có may mắn được trở thành một tín hữu Công Giáo”.
Sơ Kaleta qua đời vào ngày 2 tháng Giêng trong tu viện của sơ ở Shkodër, miền bắc Albania.
Source:Catholic News Agency
Thị trưởng thành phố New York đảo ngược lập trường sau khi số ca nhiễm trong học sinh tăng quá nhanh
Đặng Tự Do
03:35 17/01/2022
Thị trưởng Thành phố New York Eric Adams nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng ông đang đàm phán với ban lãnh đạo công đoàn giáo viên, gọi tắt là UFT, và sẽ xem xét một lựa chọn học tập từ xa như một giải pháp tạm thời. Những bình luận mới này của ông Thị trưởng được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi ông nói rằng một lựa chọn học tập từ xa là vô nghĩa đối với ông ta.
“Những gì chúng tôi muốn làm, là chúng tôi muốn cung cấp một nơi an toàn nhất cho con cái của chúng ta và chúng tôi muốn cho con em chúng ta đến trường. Tôi đang làm việc chặt chẽ với chủ tịch của UFT”, Adams nói trong một cuộc họp báo. “Và chúng tôi sẽ tìm ra cách phù hợp để giáo dục con cái của chúng ta trong một môi trường rất an toàn và nếu chúng ta nhất thiết phải đưa ra một lựa chọn tạm thời là học từ xa, chúng tôi hoan nghênh làm như vậy.”
Các bình luận này hoàn toàn trái ngược với những gì thị trưởng nói với Anderson Cooper của CNN vào hôm thứ Sáu tuần trước, khi ông nói rằng một lựa chọn học tập từ xa để làm chậm sự lây lan hiện tại của Covid-19 trong thành phố không có ý nghĩa đối với ông, đặc biệt là vì các bài học ảo trong quá khứ không hiệu quả. Ông cho biết việc học từ xa đã ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em không có Wi-Fi và công nghệ thích hợp, đồng thời cho biết ông sẽ cần thời gian để xây dựng một phương án học từ xa phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề này.
Hôm nay, Adams nói rằng mặc dù ông sẵn sàng nói chuyện với ban lãnh đạo công đoàn giáo viên về một lựa chọn học tập từ xa, mục tiêu của ông vẫn là giữ trẻ em đến trường.
Một số thông tin cơ bản: Các học sinh đã bãi khoá một số trường học, bao gồm cả Trường Trung học Công nghệ Brooklyn và Trường Trung học Khoa học Bronx. Các em nói rằng muốn có thêm thử nghiệm Covid-19 cho học sinh và nhân viên, cũng như một lựa chọn để học từ xa. Brooklyn Tech là trường trung học dân lập lớn nhất cả nước với gần 6,000 học sinh.
Thành phố New York là khu học chánh lớn nhất ở Hoa Kỳ và phục vụ gần 1.1 triệu học sinh. Đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này 7.6% các học sinh đã được xét nghiệm dương tính với coronavirus.
Source:CNN
Tại sao bạn nên nâng cấp khẩu trang y tế của mình khi biến thể Omicron lan rộng?
Đặng Tự Do
15:51 17/01/2022
Khi biến thể coronavirus Omicron rất dễ lây lan đang hoành hành, một số chuyên gia cho rằng đã đến lúc phải xem xét lại các lựa chọn khẩu trang của bạn - đặc biệt nếu bạn vẫn đang còn dùng các loại khẩu trang bằng vải.
“Mặt nạ vải không hơn gì đồ trang trí trên khuôn mặt.” Tiến sĩ Leana Wen, bác sĩ cấp cứu và là giáo sư thỉnh giảng về quản lý và chính sách y tế tại Khoa Y tế Công cộng, Milken Institute thuộc Đại học George Washington, cho biết như trên.
“Đây là điều mà các nhà khoa học và các quan chức y tế công cộng đã nói trong nhiều tháng qua” Wen nói thêm trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với CNN.
Cô nói: “Chúng ta cần phải đeo ít nhất một chiếc khẩu trang y tế ba lớp, còn được gọi là khẩu trang dùng một lần và có thể được tìm thấy ở hầu hết các hiệu thuốc và một số cửa hàng tạp hóa và bán lẻ. Bạn có thể đeo khẩu trang vải bên ngoài, nhưng đừng chỉ đeo khẩu trang vải mà thôi.”
Tốt nhất, ở những nơi đông người, “bạn nên đeo khẩu trang KN95 hoặc N95,” có thể mắc đến vài đô la mỗi chiếc. Các khẩu trang y tế này cần phải làm bằng một số vật liệu nhất định - chẳng hạn như sợi polypropylene – và phải vừa khít để có thể hoạt động như các rào cản cơ học và tĩnh điện, ngõ hầu có thể ngăn chặn tốt hơn các hạt nhỏ lọt vào mũi hoặc miệng của bạn. Nó phải vừa khít với khuôn mặt của bạn để hoạt động bình thường”.
Đứng trước sự lây lan vũ bão của biến thể Omicron, các quốc gia khác, bao gồm cả Đức và Áo, đã “thay đổi các tiêu chuẩn của họ và nói rằng khẩu trang ở nơi công cộng ít nhất phải là khẩu trang y tế cấp phẫu thuật”.
Erin Bromage, phó giáo sư sinh học tại Đại học Massachusetts Dartmouth, cho biết một yếu tố khác thúc đẩy sự thay đổi trong các khuyến nghị về khẩu trang là ngày nay người ta hiểu rõ hơn về Covid-19 và cách nó lây lan. “Phải mất nhiều thời gian hơn để mọi người đánh giá cao bản chất nhiễm trùng trong không khí”. Anh nói. “Có vẻ như nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng coronavirus là qua đường không khí.”
Bromage nói: “Khẩu trang vải - được khuyến khích trước đó trong đại dịch - có thể lọc các giọt lớn, trong khi các loại khẩu trang hiệu quả hơn, chẳng hạn như N95, có thể lọc cả những giọt lớn và các hạt có khả năng chứa đầy vi rút trong không khí nếu có người bị nhiễm bệnh gần đó”.
Bromage cho biết vẫn chưa biết tại sao biến thể Omicron lại thành công như vậy khi nhanh chóng lây nhiễm cho nhiều người, nhưng sự lây lan này nhấn mạnh vai trò của khẩu trang y tế có phẩm chất cao.
Kết luận thực hành là quý vị và anh chị em nên mua ngay các loại khẩu trang y tế phẩm chất cao. Hiện nay, đó gần như là một biện pháp chủ yếu để chống lại sự lây lan của biến thể Omicron.
Source:CNN
Người con cõng cha đi bộ 12 tiếng đồng hồ để tiêm vắc xin, khiến bác sĩ rơi lệ
Đặng Tự Do
15:52 17/01/2022
Một tấm hình đang lan nhanh khắp thế giới ghi lại một thanh niên trẻ cõng người cha 67 tuổi trên vai trong suốt 12 giờ. Mục tiêu của cuộc hành trình này là gì? Đó là để tiêm vắc xin Covid cho người cha già.
Theo tờ El Mundo của Tây Ban Nha, cậu thanh niên Tawy Zóé, 24 tuổi, đã đi bộ băng qua rừng nhiệt đới Amazon, cùng với người cha tàn tật Wahu của mình. Anh ta làm một chiếc ghế cho cha mình ngồi bằng những sợi dây rừng và cõng người cha ngồi trên chiếc ghế ấy. Sáu giờ để đi và sáu giờ để trở về đối với hai cha con người bản địa sống ở miền bắc Brazil.
Khi đến trung tâm y tế, họ tìm thấy bác sĩ Jennings Simões. Vị bác sĩ xúc động trước chiến công anh dũng đã chụp ảnh chung với họ. Simões đã chia sẻ nó trên Instagram như một hình ảnh biểu tượng của năm 2021 vừa kết thúc. “Khoảnh khắc phi thường nhất của năm 2021 - bác sĩ viết trong chú thích kèm theo tấm ảnh”.
Vị bác sĩ cho biết:
“Cậu thanh niên Tawy Zoé đưa cha của mình là ông Wahu Zoé đến chích mũi vắc-xin đầu tiên chống lại covid-19. Tawy đã đưa cha mình đi 6 giờ trong một khu rừng với những ngọn đồi, con suối và chướng ngại vật để đến căn cứ của chúng tôi. Sau khi tiêm vắc-xin, anh ấy lại đặt cha mình trên lưng và đi bộ thêm 6 tiếng nữa về làng. Năm 2022 đã đến và không có trường hợp COVID-19 nào được ghi nhận trong vùng.”
Nhóm của bác sĩ Jennings đã lên kế hoạch tiêm phòng cho người dân bản địa: “Chúng tôi đã cùng nhau xây dựng cách thức an toàn nhất để tiến hành – vị bác sĩ 52 tuổi, người đã tham gia chăm sóc người dân trong rừng trong 20 năm qua - cho biết. Chúng tôi sử dụng một số túp lều trong những ngôi làng gần căn cứ của chúng tôi, những nơi mở và thoáng mát, nơi người dân không cư ngụ. Mỗi gia đình đã được tiêm vắc xin riêng biệt và họ đi theo những con đường mà chỉ họ mới biết, để tránh tình trạng giao nhau giữa các nhóm”.
Cho đến nay, đại dịch đã ảnh hưởng đến 57,000 người bản địa Brazil và giết chết 853 người, theo dữ liệu từ Bộ Y Tế Brazil.
Source:ilfattoquotidiano.it
Vatican công bố khẩu hiệu cho Năm Thánh 2025
Đặng Tự Do
15:53 17/01/2022
Các công việc chuẩn bị đã được tiến hành tại Rôma cho Năm Thánh 2025, một năm đặc biệt của ân sủng và cuộc hành hương trong Giáo Hội Công Giáo.
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng này để thảo luận về khẩu hiệu của Năm Thánh.
Trong một đoạn video được Vatican News công bố vào ngày 13 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Fisichella tiết lộ rằng khẩu hiệu được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn “có thể được tóm tắt trong những từ này: Những người hành hương của Hy vọng.”
Năm Thánh 2025 sẽ là Năm Thánh bình thường đầu tiên của Giáo hội kể từ khi Thánh Gioan Phaolô II mở Năm Thánh 2000. Năm Thánh Lòng Thương Xót do Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc vào năm 2015 là một Năm Thánh đặc biệt.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Tân Phúc âm hóa được Tòa Thánh ủy thác tổ chức các sự kiện.
Ngài nói: “Có quá nhiều việc phải làm”.
Năm Thánh 2025 sẽ bao gồm việc mở Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Cửa thánh chỉ được mở trong các năm Năm Thánh, thường là 25 năm một lần, hoặc khi Đức Giáo Hoàng kêu gọi một Năm Thánh bất thường. Những người hành hương đi qua cánh cửa có thể nhận được Ơn Toàn Xá trong các điều kiện thông thường.
Ơn Toàn Xá là ân sủng do Giáo hội ban cho chúng ta nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria và tất cả các thánh để xóa bỏ hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra. Ơn Toàn Xá làm sạch tâm hồn như thể một người vừa được rửa tội. Điều kiện luật định để được Ơn Toàn Xá là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Bốn vương cung thánh đường lớn ở Rôma đều có Cửa Thánh. Trong Năm Thánh ngoại thường 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã cấp phép cho các nhà thờ chính tòa trên khắp thế giới thiết lập và mở Cửa Thánh.
Năm thánh có nguồn gốc từ Kinh thánh, Ông Môise đã thiết lập năm thánh được tổ chức 50 năm một lần để giải phóng nô lệ và tha nợ như những biểu hiện của lòng thương xót của Thiên Chúa.
Thực hành này được tái lập vào năm 1300 bởi Đức Giáo Hoàng Bonifaciô Thứ Tám. Những người hành hương đến Rôma đã được ban hành một Ơn Toàn Xá. Từ năm 1300 đến 2000, 29 năm Thánh được tổ chức tại Rôma.
Khi mở cửa Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“Bước vào Cửa Thánh có nghĩa là khám phá ra sự sâu thẳm lòng thương xót của Thiên Chúa Cha tiếp đón tất cả mọi người và đến gặp gỡ từng người một. Đây sẽ là một Năm trong đó chúng ta lớn lên trong xác tín về lòng thương xót. Biết bao nhiêu sai lạc đã được gán cho Thiên Chúa và ơn thánh của Ngài, khi người ta khẳng định rằng tôi lỗi bị phạt bởi sự phán xử của Chúa, mà trái lại không đặt để trước rằng chúng được thứ tha bởi lòng thương xót của Ngài. (x. Agostino, De praedestinatione sanctorum 12, 24). Vâng, đúng thế. Chúng ta phải đặt để lòng thương xót trưóc sự phán xử, và trong mọi trường hợp sự phán xử của Thiên Chúa sẽ luôn luôn trong ánh sáng lòng thương xót của Ngài. Như thế, bước qua Cửa Thánh khiến cho chúng ta cảm thấy được chia sẻ mầu nhiệm tình yêu ấy. Chúng ta hãy từ bỏ mọi hình thức sợ hãi và lo lắng, bởi vì người ta không chỉ tay tố cáo người được yêu. Trái lại, chúng ta hãy sống niềm vui của cuộc gặp gỡ với ơn thánh biến đổi mọi sự.”
“Hôm nay, tại Roma này cũng như trong mọi nhà thờ chính toà trên thế giới, khi bước qua Cửa Thánh chúng ta cũng muốn nhớ tới một cánh cửa khác, mà các Nghị Phụ Công Đồng Chung Vaticăng II mở toang ra với thế giới cách đây 50 năm. Dịp kỷ niệm này không chỉ được nhớ tới vì sự phong phú của các tài liệu được biên soạn, mà cho tới ngày nay cho phép chúng ta kiểm thực sự tiến bộ lớn lao đã được thành toàn trong đức tin. Tuy nhiên, trước hết Công Đồng đã là một cuộc gặp gỡ. Một cuộc gặp gỡ đích thật giữa Giáo Hội và con người thời đại chúng ta. Một cuộc gặp gỡ được ghi dấu bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần, thúc đẩy Giáo Hội Người ra khỏi các tù túng từ bao nhiêu năm đã khép kín nó trong chính mình, để hăng say đi lại con đường truyền giáo. Đó đã là việc lấy lại một lộ trình để đi gặp gỡ mỗi người ở nơi họ sinh sống: trong thành phố, trong nhà, trong nơi họ làm việc… ở khắp mọi nơi đâu có một người, ớ đó Giáo Hội được mời gọi đến với họ để đem niềm vui Phúc Âm tới cho họ. Như vậy, đó một thúc đẩy truyền giáo mà sau các thập niên này chúng ta lấy lại với cùng sức mạnh và lòng hăng say. Năm Thánh khiêu khích chúng ta cho sự rộng mở này, và bắt buộc chúng ta không được lơ là với tinh thần được dấy lên bởi Công Đồng Chung Vaticăng II, đó là tinh thần của người Samaritano nhân lành, như chân phước Phaolô VI đã nhắc tới, khi kết thúc Công Đồng. Hôm nay việc bước qua Cửa Thánh khiến cho chúng ta dấn thân biến lòng thương xót của người Samaritano nhân hậu thành của mình”.
Source:Catholic News Agency
ĐTC Phanxicô thừa nhận: Hôm nay đứng rất đau.
Vũ Văn An
21:08 17/01/2022
Theo tin của Antoine Mekary đăng trên Aleteia ngày 17 tháng 1, 2022, chứng 'đau thần kinh tọa' đã cản trở Đức Giáo Hoàng kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của ngài dường như lại bùng phát.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói khi bắt đầu buổi tiếp kiến với phái đoàn Tạp chí Đất Thánh vào ngày 17 tháng 1 năm 2022, “Chân tôi bị đau và hôm nay tôi rất đau khi đứng”. Đức Giáo Hoàng, người đã quyết định đọc bài phát biểu của mình bằng cách ngồi xuống, đã xin lỗi các vị khách của mình vì không đứng được: "Cách này tốt hơn cho tôi".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên bị các vấn đề ở hông và cho thấy một số khó khăn trong việc đi lại. Vào năm 2015, nhân chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Hoa Kỳ, phát ngôn viên của ngài nói rằng Đức Giáo Hoàng vốn dự các buổi “vật lý trị liệu thường xuyên” vì bắp chân của ngài có vấn đề.
Đôi khi, việc đi khập khiễng khá đáng chú ý của Đức Thánh Cha là do chứng đau thần kinh tọa, một tình trạng thường do chèn ép dây thần kinh ở lưng. Đau thần kinh tọa thường gây ra những cơn đau dữ dội ở lưng và một bên chân, và ngay trong năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng, ngài đã nói về việc nó làm ngài gặp rắc rối. “Đau thần kinh tọa, rất đau! Tôi không muốn điều đó cho bất cứ ai! " ngài nói thế, sau khi từ Ngày Giới trẻ Thế giới ở Brazil trở về.
Căn bệnh dường như đã ảnh hưởng đặc biệt đến vị Giáo hoàng 85 tuổi trong vài năm qua: ngày 31 tháng 12 năm 2020, Tòa thánh thông báo Đức Phanxicô sẽ không chủ trì các buổi lễ vào ngày 31 tháng 12 năm 2020 và ngày 1 tháng 1 năm 2021 vì "đau thần kinh tọa." Sau đó, Đức Giáo Hoàng đã hoãn hoặc hủy bỏ một số cuộc hẹn chính thức.
Cách đây vài tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô đã một lần nữa giao quyền chủ trì việc cử hành Kinh Chiều và Kinh Te Deum [Tạ ơn Chúa] vào ngày 31 tháng 12 cho Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, lần này không có lời giải thích.
Đau thần kinh tọa được điều trị trong năm nay
Tuy nhiên, bác sĩ người Argentina và là bạn của Đức Giáo Hoàng, Nelson Castro, tác giả một cuốn sách về sức khỏe của các vị giáo hoàng, đã trấn an vào tháng 10 năm ngoái. Ông nói trong một cuộc họp báo rằng chứng đau thần kinh tọa của Đức Giáo Hoàng đã được điều trị trong năm 2021. Ông nói, Đức Giáo Hoàng hoàn toàn có thể đi du lịch.
Năm 2021 cũng có một thách thức y tế khác đối với Đức Giáo Hoàng: Vào đầu tháng 7, ngài phải nhập viện 10 ngày sau một cuộc phẫu thuật ruột dẫn đến việc cắt bỏ 33 cm ruột.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cơ Chế - Luật Lệ - LM. Giuse Nguyễn Văn Nghiã
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –
10:01 17/01/2022
Cơ Chế - Luật Lệ
Trong một lần trả lời chất vấn của Quốc Hội năm 2006 về những sai phạm, cách riêng trong vụ PMU 18, ông Đào Đình Bình, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải đã nói: “Với cơ chế này thì ai ở trong vị trí của tôi cũng vi phạm như thế thôi”. Nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải cũng đã từng nói rằng có nhiều điều ông muốn làm cho quê hương đất nước phát triển nhưng bị trở ngại do cơ chế.
Các đây hai mươi năm, nhân buổi làm việc với một vị trong Ban Tôn Giáo Tỉnh về việc xin dâng Lễ cho bà con một giáo điểm vùng xa, vị ấy nói rằng không thể đựơc vì nơi ấy chưa có cơ sở thờ tự. Nếu giải quyết là trái luật. Tôi trình bày rằng theo luật thì không được dâng lễ cho bà con vì chưa có cơ sở thờ tự, nhưng trong thực tế thì làm sao có cơ sở thờ tự nếu trước đó chưa có linh mục đến dâng Thánh Lễ. Quả là một vòng lẫn quẫn như chuyện nhà và hộ khẩu trên đất nước ta của một thời qua. Không thể làm hộ khẩu vì không có giấy chủ quyền nhà ở và làm sao có thể đăng ký chủ quyền nhà ở khi không có hộ khẩu!
Nhiều địa phương, nhiều vị lãnh đạo xã hội đã mạnh dạn tháo gỡ cái vòng lẩn quẩn này khởi đi từ việc “xé rào”. Để có được chuyện sửa đổi luật thì trước đó phải có những hành vi hợp lý, hợp nhu cầu chính đáng mà trái luật. Chuyện của Việt Nam một thời: làm sao có được chính sách “khoán 10” trong nông nghiệp nếu trước đó không có những cá nhân, đơn vị hành xữ như là “xé rào” vì trái với luật “Hợp tác xã nông nghiệp” lúc bấy giờ và nhiều chuyện tương tự như thế trong nhiều lãnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội lẫn chính trị? Vì sự phát triển của con người và xã hội thì chúng ta cần nhìn nhận sự tồn tại cần thiết của những hành vi, những quyết định hợp lý, hợp nhu cầu, hợp quy luật nhưng là trái luật vào thời điểm đó. Ở đây chúng ta không có ý cổ võ một thái độ, một lối sống “vô chính phủ” hay bất chấp luật lệ. Cần phải cẩn trọng và ngăn ngừa thái độ phóng túng và lối sống theo chủ nghĩa tự do quá khích này. Tuy nhiên cũng cần phải cảnh giác trước thái độ suy tôn lề luật của con người và thượng tôn cơ chế.
Là Kitô hữu, chúng ta tin nhận duy chỉ có “thiên luật” là luật mang tính tuyệt đối về giá trị và sự bó buộc phải tuân giữ mọi thời, mọi nơi và cả với mọi người trong khả năng và hoàn cảnh đón nhận. Thiên luật gồm có luật tự nhiên và luật mạc khải. Nhân luật (luật quốc gia, luật tôn giáo…) thì vẫn có giá trị và sự bó buộc đối những người mà luật chi phối. Tuy nhiên, vì là luật do con người làm ra nên có sự hạn chế. Hạn chế trước hết là do phía người làm luật. Nhân bất thập toàn. Khả năng con người có giới hạn, chưa kể đến các yếu tố khách quan chi phối như hoàn cảnh lịch sử, phong tục tập quán, điều kiện văn hoá… Chính vì thế mà đã có sự kiện sửa đổi hay tu chính luật pháp, kể cả Giáo luật. Một hiện tượng mang tính tất yếu đã có trong quá khứ thì cũng tất yếu sẽ có trong tương lai. Và điều này minh chứng nét tồn tại, đúng hơn là sự hạn chế của nhân luật.
Sụ khập khiễng hay hạn chế vẫn có đó ngay cả trong Bộ Giáo Luật 1983. Chẳng hạn Điều 1086 ghi: “Hôn phối cũng vô hiệu giữa một người đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo hay đã được nhận vào Giáo Hội Công Giáo và chưa công khai bỏ Giáo Hội, với một người không rửa tội”. Theo điều này thì nếu như một người đã được rửa tội nhưng đã công khai bỏ đạo, khi kết hôn với một người “không rửa tội” thì hôn phối ấy hữu hiệu hay sao? Có người cho rằng luật thường căn cứ dấu chỉ bên ngoài. Người ấy đã công khai bỏ đạo là kể như lương dân và khi kết hôn với người không rửa tội thì hôn phối thành sự dạng hôn phối tự nhiên. Thế thì giáo lý về Bí tích rửa tội phải giải thích thế nào về ấn tích không hề phai? Nếu như hôn phối ấy cũng vô hiệu thì cụm từ “và chưa công khai bỏ Giáo Hội” là thừa và rất dễ gây ngộ nhận. Chắc chắn văn phong và từ ngữ về luật lệ phải chặt chẽ và rõ ràng. Tạ ơn Chúa, ngày 15-12-2009 Đức Bênêđictô XVI đã ra Tự Sắc “Omnium in mentem” bỏ câu “chưa công khai bỏ Giáo hội” trong Điều 1086. Gần đây, ngày 01/01/2021 Đức Phanxicô đã ra Tông Hiến Pascite Gregem Dei thay thế Quyển Sáu của Bộ Giáo Luật liên quan đến “các tội ác và hình phạt”.
Theo các Điều 1041, 1044 thì người đã công khai bỏ đạo hay bị bệnh tâm thần vẫn lãnh chức thánh (Giám Mục, linh mục, phó tế) thành sự nghĩa là hữu hiệu dù bị cấm hành sử chức thánh. Theo giáo Luật thì người không thể sử dụng trí khôn bình thường (vd điên khùng) thì được đồng hoá với nhi đồng (Đ. 99) và khi cử hành Bí Tích Rửa Tội phải sử dụng nghi thức như trẻ thơ (Đ. 852). Thế mà theo các điều 1041 và 1044 thì “người mắc bệnh điên khùng” vẫn chịu chức thánh thành sự (valide), dù không hợp pháp (licite). Một người đựơc đồng hóa với nhi đồng mà có thể lãnh nhận một bí tích xây dựng cộng đoàn, một thừa tác vụ thánh cách thành sự thì quả là khó hiểu!
Giáo Luật qui định điều kiện thành sự của Bí tích truyền chức thánh chỉ gói gọn hai yếu tố là: “nam giới và đã chịu Bí tích Thánh Tẩy” (Đ.1024) mà không quy định tuổi và các điều kiện khác như sự ý thức, tự do…Trong khi đó với Bí Tích Hôn Phối, cũng là bí tích xây dựng cộng đoàn thì “Người nam chưa đủ 16 tuổi, người nữ chưa đủ 14 tuổi, không thể kết hôn hữu hiệu” (Đ. 1083). Lý do chính yếu khiến không thể kết hôn hữu hiệu vì chưa đủ khả năng (không có năng cách) để đảm nhận các quyền lợi và nghĩa vụ bậc hôn nhân. Ngoài ra còn có nhiều điều kiện khác như sự ý thức, tự do, không gian dối, lường gạt trong những điều quan trọng… thì bí tích hôn phối mới thành sự. Trái lại trong thực tế tại Việt Nam có đó một số người làm giả chữ ký của đấng này đấng kia để lường gạt các giám mục già, hưu…để được truyền chức linh mục. Căn cứ Giáo Luật thì bí tích thành sự dù không hợp pháp!
Một số vị dựa vào thần học bí tích nói rằng Bí tích Truyền chức thánh thành sự là do “tại sự” (ex opere operato). Rất có thể chúng ta rơi vào chước cám dỗ “ma thuật”. Nếu là “tại sự” thì tại sao truyền chức linh mục cho nữ giới thì Giáo Hội Công Giáo cho là không thành sự? Và người ta viện dẫn lý do là Chúa Giêsu không muốn truyền chức linh mục cho nữ giới. Vậy Chúa Giêsu có muốn truyền chức linh mục cho trẻ em nam hay cho người đàn ông tâm thần không? Thiển nghĩ rằng không. Đã từng biết có vị đã làm bài khảo luận về những bất cập, khập khiễng của Bộ Giáo Luật 1983 và đã dẫn trưng rất nhiều điểm. Chúng ta không nên lấy làm lạ vì tất thảy đều là do con người làm ra, dù là những người rất uyên bác hay đạo đức thì vẫn là con người. Nếu có ai thấy mình hụt hẩng thì có lẽ đang ở trong tình trạng thượng tôn lề luật của con người.
Đức Kitô đến không phải huỷ bỏ lề luật nhưng để kiện toàn (x.Mt 5,17). Một trong những cách thức Chúa Giêsu kiện toàn lề luật, cách riêng nhân luật là trả nhân luật về đúng vai trò và vị trí của nó. Chúa Giêsu đã từng khẳng định: “Ngày sabbat được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sabbat. Bởi đó Con Người làm chủ luôn cả ngày sabbat” (Mc 2,27-28).
Luật được làm ra là vì con người chứ không phải con người được dựng nên vì lề luật. Như thế vai trò của lề luật là phục vụ hạnh phúc con người chứ không ngược lại. Con người có tính xã hội và vì thế cần thiết có luật lệ. Vai trò của luật lệ là duy trì sự công bình và trật tự, gìn giữ thiện ích chung, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển con người và xã hội. Một nét tích cực của luật lệ là bảo vệ người cô thế, người kém phận. Nếu không có luật lệ chi phối thì tình trạng cá lớn nuốt cá bé sẽ tràn lan và hạnh phúc cũng như quyền lợi của nhiều người bị xâm phạm. Chính vì thế mà khi một luật không còn đảm nhận được vai trò này thì sẽ không có lý do tồn tại. Các vị Đại Biểu Quốc Hội chúng ta đã bàn thảo sôi nỗi về sự tồn tại của cái “hộ khẩu” là một đan cử rõ nét. Đến nay vai trò của nó xem ra đã chấm dứt khi thẻ căn cước công dân ra đời. Thời Hội Thánh sơ khai, các Tông đồ cũng đã sớm nhận thức vai trò của “luật cắt bì” không còn tác dụng nên đã mạnh dạn loại bỏ. Chúng ta đừng quên một thực tế đó là chính những kẻ hở của luật lệ đã trở thành mảnh đất sống của rất nhiều luật sư trên thế giới. Có thể nói trong Giáo hội, sự bất cập hay thái quá của cơ chế, luật lệ làm nảy sinh sự độc quyền, tình trạng giáo sĩ trị và sự thụ động của tín hữu giáo dân.
Con người làm chủ cả ngày Sabat. Khi tuyên bố điều này, Chúa Giêsu đã chính thức trả nhân luật vào vị trí của nó. Chính con người làm ra nhân luật thì phải làm chủ nó chứ đừng làm tôi cho nó. Ai làm ra luật thì có quyền trên luật. Một quy tắc mà lắm khi chúng ta ít để ý. Xin đừng để chính những sản phẩm do con người làm ra trở thành những “uy quyền” mang tính thần thánh, bất khả xâm phạm. Cũng đã từng có đó nhiều người lợi dụng chính những sản phẩm của con người đã được phong thần ấy để rồi hành xử cách độc quyền, độc đoán. Và cũng đang có rất nhiều người vì quá thượng tôn cái “sản phẩm” ấy mà vô tình cam chịu phận làm đầy tớ, dù cho trên danh nghĩa họ là những người chủ thực sự.
Một vài đề xuất nhỏ để cùng Hiệp Hành: “Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ”:
1. Luật lệ là cần thiết vì con người có tính xã hội. Cần phổ biến tinh thần tôn trọng luật lệ đối với mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi chức vụ… Không ai được miễn trừ khi không có lý do chính đáng. Những người mà chức vụ càng cao, trách nhiệm càng lớn thì càng phải đi đầu và gương mẫu trong việc chấp hành luật lệ.
2. Khi cần thiết phải ban hành một luật lệ nào đó thì cần lưu ý tính công bình và ích chung, đồng thời quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích cho những người yếu thế, kém phận. Tránh tình trạng làm luật có lợi cho phía người điều hành, người cai trị, người quản lý hơn là ích lợi của nhân dân. Trong Bộ Giáo Luật xem ra có nét tương tự. Có người nói rằng luật trao quyền cho hàng giáo dân là chỉ biết “ngồi, nghe và móc túi ra!”. Ai cũng nhìn nhận một điều không tốt đó là tinh trạng giáo sĩ trị. Thiết nghĩ rằng nó có nguyên cớ trong Giáo Luật khi mà Đấng Bản Quyền được trao cho như toàn quyền với các Quyền Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp. Dù có đó quy định là phải có Hội Đồng linh mục được xem như là “Nghị viện” của giám mục (Đ.495), nhưng thực tế tại nhiều giáo phận, chỉ là tập thể hữu danh mà không có chút thực quyền nào, vì mọi sự phải tùy quyết định của Đấng Bản Quyền. Thậm chí có nơi Hội Đồng linh mục được thành lập nhưng không làm gì. Bên cạnh đó vai trò của “Hội Đồng kinh tế” hình như chưa thực sự có vai trò gì trong nhiều giáo phận đó đây, trong đó có Việt Nam (Đ 492-494).
3. Một luật do cấp dưới ban hành không được trái với luật của cấp trên và cũng không được trái với tinh thần của luật cấp trên. Tránh tình trạng đang phổ biến là trên thì thoáng mà dưới thì nhặt. Trong đạo chúng ta đã và đang có đó tình trạng “ông cha khó hơn cả Roma”. Theo Giáo luật hiện hành thì quyền của linh mục quản xứ xem ra quá lớn và Hội Đồng giáo xứ hay Hội Đồng mục vụ như chỉ là tập thể mà nhiều nơi chỉ có cái quyền được gọi là “sai đâu đánh đó”! Để chỉnh sửa tình trạng “giáo sĩ trị” của các đấng bậc bề trên và “sự thụ động” của tín hữu bề dưới, không gì hơn hay giảm bớt quyền của người bậc trên và tăng quyền của người bậc dưới bằng cơ chế, luật lệ rõ ràng.
4. Khi đã có luật, dù là Hiến pháp, dù là Giáo luật, dù là luật của Đấng sáng lập dòng… thì không được tuyệt đối hoá nó, phong thần phong thánh cho nó. Có những luật, dù là do các đấng bậc cao trọng đặt định nhưng hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn, với sự phát triển của con người, của cộng đoàn dòng tu, của xã hội, của đất nước hay của Hội Thánh thì cũng nên mạnh dạn loại bỏ. Cơ chế nào cũng là do con người đặt ra. Luật lệ nào cũng do con người viết ra. Hãy làm chủ nó, đừng suy tôn nó nhưng hãy “bắt nó uốn mình” để phục vụ hạnh phúc con người.
5. Đã biết rằng nhân luật (luật xã hội, quốc gia; luật tôn giáo) luôn có đó mặt hạn chế, bất cập hay khập khiễng thì cần phải có sự tu chỉnh hay sửa đổi kịp thời. Hình thức và tốc độ phát triển của con người và xã hội hôm nay phải nói là rất chóng mặt và đa dạng, vì thế không thể ì ạch trong việc cập nhật hoá luật lệ. Trong khi các xã hội dân sự thường xuyên tu chỉnh, sửa đổi luật pháp thì mong sao Giáo Luật cũng sẽ có được sự cập nhật kịp thời. Để tu sửa cả Bộ Giáo luật thì quả là công phu và cần nhiều thời gian, nhưng tu chỉnh vài chương hay một đề mục thì rất có thể thực hiện đúng lúc và kịp thời.
Thượng Hội Đồng Hiệp Hành” “Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ” đã mở ra. Theo sự hướng dẫn của vị cha chung Giáo hội, Đức Phanxicô, chúng ta cùng bước đi dưới tác động của Chúa Thánh Thần để sống đúng căn tính và sứ mạng của mình. Một sự đổi thay dựa trên lòng nhiệt thành, sự khiêm nhu, lòng đạo đức…thì rất tốt nhưng thiết nghĩ rằng để cho sự đổi thay ấy được chắc chắn và lâu bền thì cần có cơ chế và luật lệ gìn giữ và bảo vệ. Dĩ nhiên đó là những luật lệ và cơ được toàn thể dân Chúa cập nhật và sửa đổi.
Dẫu biết rằng vẫn còn đó nhiều bất cập lẫn sai sót, nhưng theo tinh thần Đức Giáo Hoàng Phanxicô, xin mạnh dạn tỏ bày một vài nghĩ suy của mình trong tình con cái của Mẹ Giáo hội. Mong sao Thượng Hội Đồng gặt hái kết quả như lòng Chúa mong ước cũng như tâm nguyện của vị Cha chung toàn thể Giáo hội.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Trong một lần trả lời chất vấn của Quốc Hội năm 2006 về những sai phạm, cách riêng trong vụ PMU 18, ông Đào Đình Bình, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải đã nói: “Với cơ chế này thì ai ở trong vị trí của tôi cũng vi phạm như thế thôi”. Nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải cũng đã từng nói rằng có nhiều điều ông muốn làm cho quê hương đất nước phát triển nhưng bị trở ngại do cơ chế.
Các đây hai mươi năm, nhân buổi làm việc với một vị trong Ban Tôn Giáo Tỉnh về việc xin dâng Lễ cho bà con một giáo điểm vùng xa, vị ấy nói rằng không thể đựơc vì nơi ấy chưa có cơ sở thờ tự. Nếu giải quyết là trái luật. Tôi trình bày rằng theo luật thì không được dâng lễ cho bà con vì chưa có cơ sở thờ tự, nhưng trong thực tế thì làm sao có cơ sở thờ tự nếu trước đó chưa có linh mục đến dâng Thánh Lễ. Quả là một vòng lẫn quẫn như chuyện nhà và hộ khẩu trên đất nước ta của một thời qua. Không thể làm hộ khẩu vì không có giấy chủ quyền nhà ở và làm sao có thể đăng ký chủ quyền nhà ở khi không có hộ khẩu!
Nhiều địa phương, nhiều vị lãnh đạo xã hội đã mạnh dạn tháo gỡ cái vòng lẩn quẩn này khởi đi từ việc “xé rào”. Để có được chuyện sửa đổi luật thì trước đó phải có những hành vi hợp lý, hợp nhu cầu chính đáng mà trái luật. Chuyện của Việt Nam một thời: làm sao có được chính sách “khoán 10” trong nông nghiệp nếu trước đó không có những cá nhân, đơn vị hành xữ như là “xé rào” vì trái với luật “Hợp tác xã nông nghiệp” lúc bấy giờ và nhiều chuyện tương tự như thế trong nhiều lãnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội lẫn chính trị? Vì sự phát triển của con người và xã hội thì chúng ta cần nhìn nhận sự tồn tại cần thiết của những hành vi, những quyết định hợp lý, hợp nhu cầu, hợp quy luật nhưng là trái luật vào thời điểm đó. Ở đây chúng ta không có ý cổ võ một thái độ, một lối sống “vô chính phủ” hay bất chấp luật lệ. Cần phải cẩn trọng và ngăn ngừa thái độ phóng túng và lối sống theo chủ nghĩa tự do quá khích này. Tuy nhiên cũng cần phải cảnh giác trước thái độ suy tôn lề luật của con người và thượng tôn cơ chế.
Là Kitô hữu, chúng ta tin nhận duy chỉ có “thiên luật” là luật mang tính tuyệt đối về giá trị và sự bó buộc phải tuân giữ mọi thời, mọi nơi và cả với mọi người trong khả năng và hoàn cảnh đón nhận. Thiên luật gồm có luật tự nhiên và luật mạc khải. Nhân luật (luật quốc gia, luật tôn giáo…) thì vẫn có giá trị và sự bó buộc đối những người mà luật chi phối. Tuy nhiên, vì là luật do con người làm ra nên có sự hạn chế. Hạn chế trước hết là do phía người làm luật. Nhân bất thập toàn. Khả năng con người có giới hạn, chưa kể đến các yếu tố khách quan chi phối như hoàn cảnh lịch sử, phong tục tập quán, điều kiện văn hoá… Chính vì thế mà đã có sự kiện sửa đổi hay tu chính luật pháp, kể cả Giáo luật. Một hiện tượng mang tính tất yếu đã có trong quá khứ thì cũng tất yếu sẽ có trong tương lai. Và điều này minh chứng nét tồn tại, đúng hơn là sự hạn chế của nhân luật.
Sụ khập khiễng hay hạn chế vẫn có đó ngay cả trong Bộ Giáo Luật 1983. Chẳng hạn Điều 1086 ghi: “Hôn phối cũng vô hiệu giữa một người đã được rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo hay đã được nhận vào Giáo Hội Công Giáo và chưa công khai bỏ Giáo Hội, với một người không rửa tội”. Theo điều này thì nếu như một người đã được rửa tội nhưng đã công khai bỏ đạo, khi kết hôn với một người “không rửa tội” thì hôn phối ấy hữu hiệu hay sao? Có người cho rằng luật thường căn cứ dấu chỉ bên ngoài. Người ấy đã công khai bỏ đạo là kể như lương dân và khi kết hôn với người không rửa tội thì hôn phối thành sự dạng hôn phối tự nhiên. Thế thì giáo lý về Bí tích rửa tội phải giải thích thế nào về ấn tích không hề phai? Nếu như hôn phối ấy cũng vô hiệu thì cụm từ “và chưa công khai bỏ Giáo Hội” là thừa và rất dễ gây ngộ nhận. Chắc chắn văn phong và từ ngữ về luật lệ phải chặt chẽ và rõ ràng. Tạ ơn Chúa, ngày 15-12-2009 Đức Bênêđictô XVI đã ra Tự Sắc “Omnium in mentem” bỏ câu “chưa công khai bỏ Giáo hội” trong Điều 1086. Gần đây, ngày 01/01/2021 Đức Phanxicô đã ra Tông Hiến Pascite Gregem Dei thay thế Quyển Sáu của Bộ Giáo Luật liên quan đến “các tội ác và hình phạt”.
Theo các Điều 1041, 1044 thì người đã công khai bỏ đạo hay bị bệnh tâm thần vẫn lãnh chức thánh (Giám Mục, linh mục, phó tế) thành sự nghĩa là hữu hiệu dù bị cấm hành sử chức thánh. Theo giáo Luật thì người không thể sử dụng trí khôn bình thường (vd điên khùng) thì được đồng hoá với nhi đồng (Đ. 99) và khi cử hành Bí Tích Rửa Tội phải sử dụng nghi thức như trẻ thơ (Đ. 852). Thế mà theo các điều 1041 và 1044 thì “người mắc bệnh điên khùng” vẫn chịu chức thánh thành sự (valide), dù không hợp pháp (licite). Một người đựơc đồng hóa với nhi đồng mà có thể lãnh nhận một bí tích xây dựng cộng đoàn, một thừa tác vụ thánh cách thành sự thì quả là khó hiểu!
Giáo Luật qui định điều kiện thành sự của Bí tích truyền chức thánh chỉ gói gọn hai yếu tố là: “nam giới và đã chịu Bí tích Thánh Tẩy” (Đ.1024) mà không quy định tuổi và các điều kiện khác như sự ý thức, tự do…Trong khi đó với Bí Tích Hôn Phối, cũng là bí tích xây dựng cộng đoàn thì “Người nam chưa đủ 16 tuổi, người nữ chưa đủ 14 tuổi, không thể kết hôn hữu hiệu” (Đ. 1083). Lý do chính yếu khiến không thể kết hôn hữu hiệu vì chưa đủ khả năng (không có năng cách) để đảm nhận các quyền lợi và nghĩa vụ bậc hôn nhân. Ngoài ra còn có nhiều điều kiện khác như sự ý thức, tự do, không gian dối, lường gạt trong những điều quan trọng… thì bí tích hôn phối mới thành sự. Trái lại trong thực tế tại Việt Nam có đó một số người làm giả chữ ký của đấng này đấng kia để lường gạt các giám mục già, hưu…để được truyền chức linh mục. Căn cứ Giáo Luật thì bí tích thành sự dù không hợp pháp!
Một số vị dựa vào thần học bí tích nói rằng Bí tích Truyền chức thánh thành sự là do “tại sự” (ex opere operato). Rất có thể chúng ta rơi vào chước cám dỗ “ma thuật”. Nếu là “tại sự” thì tại sao truyền chức linh mục cho nữ giới thì Giáo Hội Công Giáo cho là không thành sự? Và người ta viện dẫn lý do là Chúa Giêsu không muốn truyền chức linh mục cho nữ giới. Vậy Chúa Giêsu có muốn truyền chức linh mục cho trẻ em nam hay cho người đàn ông tâm thần không? Thiển nghĩ rằng không. Đã từng biết có vị đã làm bài khảo luận về những bất cập, khập khiễng của Bộ Giáo Luật 1983 và đã dẫn trưng rất nhiều điểm. Chúng ta không nên lấy làm lạ vì tất thảy đều là do con người làm ra, dù là những người rất uyên bác hay đạo đức thì vẫn là con người. Nếu có ai thấy mình hụt hẩng thì có lẽ đang ở trong tình trạng thượng tôn lề luật của con người.
Đức Kitô đến không phải huỷ bỏ lề luật nhưng để kiện toàn (x.Mt 5,17). Một trong những cách thức Chúa Giêsu kiện toàn lề luật, cách riêng nhân luật là trả nhân luật về đúng vai trò và vị trí của nó. Chúa Giêsu đã từng khẳng định: “Ngày sabbat được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sabbat. Bởi đó Con Người làm chủ luôn cả ngày sabbat” (Mc 2,27-28).
Luật được làm ra là vì con người chứ không phải con người được dựng nên vì lề luật. Như thế vai trò của lề luật là phục vụ hạnh phúc con người chứ không ngược lại. Con người có tính xã hội và vì thế cần thiết có luật lệ. Vai trò của luật lệ là duy trì sự công bình và trật tự, gìn giữ thiện ích chung, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển con người và xã hội. Một nét tích cực của luật lệ là bảo vệ người cô thế, người kém phận. Nếu không có luật lệ chi phối thì tình trạng cá lớn nuốt cá bé sẽ tràn lan và hạnh phúc cũng như quyền lợi của nhiều người bị xâm phạm. Chính vì thế mà khi một luật không còn đảm nhận được vai trò này thì sẽ không có lý do tồn tại. Các vị Đại Biểu Quốc Hội chúng ta đã bàn thảo sôi nỗi về sự tồn tại của cái “hộ khẩu” là một đan cử rõ nét. Đến nay vai trò của nó xem ra đã chấm dứt khi thẻ căn cước công dân ra đời. Thời Hội Thánh sơ khai, các Tông đồ cũng đã sớm nhận thức vai trò của “luật cắt bì” không còn tác dụng nên đã mạnh dạn loại bỏ. Chúng ta đừng quên một thực tế đó là chính những kẻ hở của luật lệ đã trở thành mảnh đất sống của rất nhiều luật sư trên thế giới. Có thể nói trong Giáo hội, sự bất cập hay thái quá của cơ chế, luật lệ làm nảy sinh sự độc quyền, tình trạng giáo sĩ trị và sự thụ động của tín hữu giáo dân.
Con người làm chủ cả ngày Sabat. Khi tuyên bố điều này, Chúa Giêsu đã chính thức trả nhân luật vào vị trí của nó. Chính con người làm ra nhân luật thì phải làm chủ nó chứ đừng làm tôi cho nó. Ai làm ra luật thì có quyền trên luật. Một quy tắc mà lắm khi chúng ta ít để ý. Xin đừng để chính những sản phẩm do con người làm ra trở thành những “uy quyền” mang tính thần thánh, bất khả xâm phạm. Cũng đã từng có đó nhiều người lợi dụng chính những sản phẩm của con người đã được phong thần ấy để rồi hành xử cách độc quyền, độc đoán. Và cũng đang có rất nhiều người vì quá thượng tôn cái “sản phẩm” ấy mà vô tình cam chịu phận làm đầy tớ, dù cho trên danh nghĩa họ là những người chủ thực sự.
Một vài đề xuất nhỏ để cùng Hiệp Hành: “Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ”:
1. Luật lệ là cần thiết vì con người có tính xã hội. Cần phổ biến tinh thần tôn trọng luật lệ đối với mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi chức vụ… Không ai được miễn trừ khi không có lý do chính đáng. Những người mà chức vụ càng cao, trách nhiệm càng lớn thì càng phải đi đầu và gương mẫu trong việc chấp hành luật lệ.
2. Khi cần thiết phải ban hành một luật lệ nào đó thì cần lưu ý tính công bình và ích chung, đồng thời quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích cho những người yếu thế, kém phận. Tránh tình trạng làm luật có lợi cho phía người điều hành, người cai trị, người quản lý hơn là ích lợi của nhân dân. Trong Bộ Giáo Luật xem ra có nét tương tự. Có người nói rằng luật trao quyền cho hàng giáo dân là chỉ biết “ngồi, nghe và móc túi ra!”. Ai cũng nhìn nhận một điều không tốt đó là tinh trạng giáo sĩ trị. Thiết nghĩ rằng nó có nguyên cớ trong Giáo Luật khi mà Đấng Bản Quyền được trao cho như toàn quyền với các Quyền Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp. Dù có đó quy định là phải có Hội Đồng linh mục được xem như là “Nghị viện” của giám mục (Đ.495), nhưng thực tế tại nhiều giáo phận, chỉ là tập thể hữu danh mà không có chút thực quyền nào, vì mọi sự phải tùy quyết định của Đấng Bản Quyền. Thậm chí có nơi Hội Đồng linh mục được thành lập nhưng không làm gì. Bên cạnh đó vai trò của “Hội Đồng kinh tế” hình như chưa thực sự có vai trò gì trong nhiều giáo phận đó đây, trong đó có Việt Nam (Đ 492-494).
3. Một luật do cấp dưới ban hành không được trái với luật của cấp trên và cũng không được trái với tinh thần của luật cấp trên. Tránh tình trạng đang phổ biến là trên thì thoáng mà dưới thì nhặt. Trong đạo chúng ta đã và đang có đó tình trạng “ông cha khó hơn cả Roma”. Theo Giáo luật hiện hành thì quyền của linh mục quản xứ xem ra quá lớn và Hội Đồng giáo xứ hay Hội Đồng mục vụ như chỉ là tập thể mà nhiều nơi chỉ có cái quyền được gọi là “sai đâu đánh đó”! Để chỉnh sửa tình trạng “giáo sĩ trị” của các đấng bậc bề trên và “sự thụ động” của tín hữu bề dưới, không gì hơn hay giảm bớt quyền của người bậc trên và tăng quyền của người bậc dưới bằng cơ chế, luật lệ rõ ràng.
4. Khi đã có luật, dù là Hiến pháp, dù là Giáo luật, dù là luật của Đấng sáng lập dòng… thì không được tuyệt đối hoá nó, phong thần phong thánh cho nó. Có những luật, dù là do các đấng bậc cao trọng đặt định nhưng hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn, với sự phát triển của con người, của cộng đoàn dòng tu, của xã hội, của đất nước hay của Hội Thánh thì cũng nên mạnh dạn loại bỏ. Cơ chế nào cũng là do con người đặt ra. Luật lệ nào cũng do con người viết ra. Hãy làm chủ nó, đừng suy tôn nó nhưng hãy “bắt nó uốn mình” để phục vụ hạnh phúc con người.
5. Đã biết rằng nhân luật (luật xã hội, quốc gia; luật tôn giáo) luôn có đó mặt hạn chế, bất cập hay khập khiễng thì cần phải có sự tu chỉnh hay sửa đổi kịp thời. Hình thức và tốc độ phát triển của con người và xã hội hôm nay phải nói là rất chóng mặt và đa dạng, vì thế không thể ì ạch trong việc cập nhật hoá luật lệ. Trong khi các xã hội dân sự thường xuyên tu chỉnh, sửa đổi luật pháp thì mong sao Giáo Luật cũng sẽ có được sự cập nhật kịp thời. Để tu sửa cả Bộ Giáo luật thì quả là công phu và cần nhiều thời gian, nhưng tu chỉnh vài chương hay một đề mục thì rất có thể thực hiện đúng lúc và kịp thời.
Thượng Hội Đồng Hiệp Hành” “Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ” đã mở ra. Theo sự hướng dẫn của vị cha chung Giáo hội, Đức Phanxicô, chúng ta cùng bước đi dưới tác động của Chúa Thánh Thần để sống đúng căn tính và sứ mạng của mình. Một sự đổi thay dựa trên lòng nhiệt thành, sự khiêm nhu, lòng đạo đức…thì rất tốt nhưng thiết nghĩ rằng để cho sự đổi thay ấy được chắc chắn và lâu bền thì cần có cơ chế và luật lệ gìn giữ và bảo vệ. Dĩ nhiên đó là những luật lệ và cơ được toàn thể dân Chúa cập nhật và sửa đổi.
Dẫu biết rằng vẫn còn đó nhiều bất cập lẫn sai sót, nhưng theo tinh thần Đức Giáo Hoàng Phanxicô, xin mạnh dạn tỏ bày một vài nghĩ suy của mình trong tình con cái của Mẹ Giáo hội. Mong sao Thượng Hội Đồng gặt hái kết quả như lòng Chúa mong ước cũng như tâm nguyện của vị Cha chung toàn thể Giáo hội.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Văn Hóa
Henri de Lubac, Hồng Y Thần Học Gia, Chuyên Viên Vatican II, Bênh vực Thành công Pierre Teilhard de Chardin, 7
Vũ Văn An
19:15 17/01/2022
Tình liên đới
De Lubac nhận được sự động viên và an ủi qua nhiều phát biểu thiện cảm và liên đới. Hans von Balthasar, người trước đó không lâu đã lao đao trong việc quyết định rời khỏi Dòng Tên để cống hiến hết mình cho công việc thành lập Cộng đồng Thánh Gioan, đã viết,
“Bạn thân mến, tôi không thể tin được những gì bạn đã viết cho tôi. Thật là buồn lòng, hoàn toàn không thể hiểu nổi. Thế nhưng đây có lẽ là hình thức tử đạo hẳn đóng ấn cho công việc của bạn. Bạn đã là người chiến thắng; không có gì sẽ cản được ảnh hưởng liên tục của các ý tưởng của bạn... Đừng mất can đảm, hãy tiếp tục làm việc như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Có rất nhiều bạn bè vây quanh bạn và muốn giúp đỡ bạn. Tôi sẽ làm những gì có thể để các trước tác của bạn được biết đến ở các nước nói tiếng Đức. Nếu bạn có thời gian, hãy viết thêm [cho tôi trong một lá thư khác]: Ai phải rời Fourvière? Rondet? Bouillard? Tôi sợ rằng Karl Rahner hiện đang rất nản lòng, anh ấy, người gần như là hy vọng duy nhất của chúng ta. Chúng ta phải hỗ trợ anh ta; bạn và anh ấy phải giúp đỡ lẫn nhau. Ai đó [Martha Gisi] đang dịch chương kết luận của bạn [từ cuốn Histoire et Esprit [Lịch sử và Tinh thần] sang tiếng Đức]. Nó sẽ sớm xuất hiện trong loạt sách Christ heute [Kitô hữu Ngày nay], với sự cho phép của Aubier. Tôi đang cầu nguyện cho bạn. Hãy vui vẻ. Trân trọng, Balthasar" (14).
Ba cuốn sách về Phật giáo
Trong khi Bề trên cả, theo lời xúi bẩy của các cố vấn của ngài, thì Bề trên Giám tỉnh mới của Lyons, Cha André Ravier, đã đứng về phía Henri de Lubac. Cha nghĩ điều quan trọng là de Lubac nên tiếp tục làm công việc nghiên cứu và xuất bản. “Vì tôi bị cấm về thần học, chúng tôi quyết định tôi nên viết về Phật giáo” (Phục Vụ Giáo Hội, trang 72). Và vì vậy việc này đã xảy ra. Ngay từ những năm 1930, ngài đã thu thập rất nhiều tài liệu và đã thuyết giảng về Phật giáo ở Lyons. Lần lượt rất nhanh, ba tập về chủ đề này đã ra đời (15). [Chỉ có một cuốn đã được dịch sang tiếng Anh, là cuốn Các khía cạnh của Phật giáo]. Tuy nhiên, chúng rất đáng đọc, bởi vì chúng cung cấp các hiểu biết sâu sắc rất hữu ích về việc biện phân các tinh thần. Điều này cần thiết đúng lúc khi việc nhìn nhận đầy đủ ý nghĩa và nghiên cứu sâu sắc về một truyền thống tôn giáo khác thường đi đôi với chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, một chủ nghĩa cuối cùng đánh đồng tất cả các tôn giáo và do đó không chỉ tước đoạt các phẩm chất đặc biệt của Kitô giáo mà còn của các tôn giáo khác nữa. De Lubac thừa nhận rằng việc đương đầu với lịch sử tôn giáo đã đem lại cho ngài một cảm giác sâu sắc hơn về “điều mới mẻ” không gì sánh được [xem Grm 31:22] đã đi vào thế giới với Chúa Kitô (Phục Vụ Giáo Hội, trang 32).
Phân khoa thần học, do chưởng ấn là Đức Tổng Giám Mục Lyons, Hồng Y Gerlier, đứng đầu, đã giúp de Lubac giữ thái độ bình thản khi nghe tuyên bố rút lại quyền giảng dạy của ngài. Dễ hiểu thôi, vì họ không muốn Dòng Tên can thiệp vào công việc của khoa mà không gây thêm rắc rối. De Lubac gặp khó khăn trong việc thuyết phục các đồng nghiệp của mình về sự vô dụng của bất cứ kháng cáo hoặc phản đối nào chống lại quyết định của bề trên dòng của ngài. Khi ngài nói lời từ biệt với Đức Hồng Y Gerlier, vị giáo phẩm nói với ngài, "Tôi tất nhiên không muốn thúc giục cha bất tuân bề trên của cha; nhưng, cha biết đấy, chiếc ghế [giáo sư] là của cha; cha có thể lấy lại nó mỗi lần cha quay lại Lyons” (Phục Vụ Giáo Hội, trang 68). Năm 1951, Đức Hồng Y Gerlier đã bổ nhiệm de Lubac một cách đầy phô trương làm cố vấn thần học của mình.
Khi de Lubac nhìn lại vụ này sau một thời gian trôi qua, ngài hối tiếc nhất về cách đối xử bâng quơ đối với ngài. Trong suốt những năm đó, ngài không được hỏi han và trò chuyện gì về vấn đề thiết yếu với bất cứ ai làm việc ở Rôma, bất kể là thẩm quyền Giáo hội hay một người trong Dòng Tên. Không ai nói cho ngài hay ngài đã bị buộc tội gì, cũng như không ai yêu cầu điều tương tự như một "bản rút lại" (retractatio), một lời giải thích hoặc công khai rút lại một tuyên bố đặc thù nào. Mùa xuân năm 1953, khi gặp Cha Bề trên cả, ngài đã tránh bất cứ cuộc thảo luận nào về câu hỏi căn bản hoặc về các dữ kiện riêng lẻ của vụ việc (xem (Phục Vụ Giáo Hội, trang 75).
Các bước hướng tới hòa giải
Năm 1953, de Lubac trở lại Lyons. Ngài sống tại nhà Dòng Tên ở Rue Sala. Vào cuối năm đó, qua trung gian của Đức Hồng Y Gerlier, de Lubac được phép bắt đầu giảng dạy trở lại, mặc dù không phải trong tư cách thành viên của khoa thần học một cách thường xuyên; ít nhất ngài có thể giảng một số bài về một chủ đề không phải là thần học. Cùng năm đó, ngài lại thành công trong việc nhận được sự phê duyệt minh nhiên của một vị kiểm duyệt đối với cuốn: Méditation sur l’Église [Suy Gẫm về Giáo Hội) (16). Nó không được viết cho các chuyên gia và do đó phù hợp với nhiều độc giả hơn. Nó khai triển từ những cuộc nói chuyện mà de Lubac đã trình bầy tại các hội nghị dành cho các linh mục trong những năm từ 1946 đến 1949. Do đó, nó không được thúc đẩy bởi các vụ việc vào năm 1950 hoặc được viết ra để tự bênh vực; đúng hơn, việc phát hành nó đã bị trì hoãn bởi những gì đã xảy ra sau năm 1950.
Trong số nhiều bài khác, nó bao gồm chương mang tên “Con người của Giáo hội”, một mô tả xuất sắc về ý nghĩa thực sự của việc thuộc về Giáo hội. Herbert Vorgrimler (17) rất đúng khi nói rằng những trang này có thể được coi như một chương trình cho công trình thần học của Henri de Lubac. Chúng trình bầy lý tưởng sống trong và với Giáo hội mà ngài vốn cam kết suốt đời. Một cách đặc trưng, bức chân dung của ngài bắt đầu bằng một trích dẫn của Origen:
Origen từng viết, “Vì chính bản thân tôi, tôi ước mong trở thành người thực sự của giáo hội”. Ngài nghĩ, và nghĩ đúng, rằng không có cách nào khác để trở thành một Kitô hữu trọn nghĩa. Và bất cứ ai bị ước mong tương tự chiếm hữu đều thấy việc trung thành và vâng lời thi hành chính xác mọi điều được việc tuyên xưng đức tin Công Giáo đòi hỏi là không đủ. Một người như vậy phải say mê vẻ đẹp của Ngôi nhà Thiên Chúa; Giáo hội phải đánh cắp trái tim của họ. Giáo Hội phải là quê hương thiêng liêng của họ, là “mẹ và anh em của họ”, và không có gì liên quan đến Giáo Hội bị họ thờ ơ hoặc xa lánh; họ phải bén rễ vào đất của Giáo Hội, phải tự đồng hình đồng dạng với Giáo Hội, và biến mình thành một với trải nghiệm của Giáo Hội. Họ phải cảm thấy mình giàu có với sự giàu có của Giáo Hội; họ phải ý thức rằng chỉ qua Giáo Hội và qua Giáo Hội mà thôi, họ mới tham dự vào tính bất lay chuyển của Thiên Chúa. Từ Giáo Hội, họ phải học được cách sống và chết. Thay vì phán xét Giáo Hội, họ phải để Giáo Hội phán xét họ, và họ phải vui lòng đồng ý với tất cả những hy sinh mà sự hiệp nhất của Giáo Hội đòi hỏi (SpCh, trang 241-42).
Các năm 1955 và 1956 đã nới lỏng hơn nữa các biện pháp kỷ luật đối với de Lubac. Một lần nữa, theo yêu cầu của Đức Hồng Y Gerlier, một nhượng bộ đã được thực hiện vào năm 1956 để de Lubac diễn giảng từ đó trở đi sau thời gian thực nghiệm tại Đại học Công Giáo về các chủ đề Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Con người và Ý niệm Thiên Chúa
Năm 1956, ấn bản thứ ba, được mở rộng của cuốn De la Connaissance de Dieu [Về Nhận thức của Thiên Chúa] được xuất bản với tựa đề Sur les Chemins de Dieu [Trên Các Nẻo đường của Thiên Chúa] (18). Nó trình bày luận đề cho rằng con người ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa một cách sống động, tự nhiên, tiền khái niệm; de Lubac nói đến “ý niệm Thiên Chúa trong con người”, một điều dĩ nhiên không nên hiểu như thể Thượng đế hiện diện trong con người. Mà chính sự vắng mặt của điều mà con người nhất thiết phải khao khát để hoàn thành mọi khao khát của họ đã khiến họ ý thức được ý niệm Thiên Chúa này, hơn là cảm giác được Thiên Chúa kêu gọi. Các nhà phê bình [các ấn bản trước đó] đã cáo buộc rằng “thần học tự nhiên” mà de Lubac đề xuất một cách chắc nịch [aphoristically] trong cuốn sách này, mà không phát triển nó một cách có hệ thống, đã không phân biệt nó một cách rõ ràng với các lập trường mà Huấn quyền vốn đã lên án như là thuyết trực thể luận [ontologism], thuyết bất khả tri hay thuyết duy tín [fideism] (19). Tuy không sửa đổi quan điểm của mình ở những điểm chủ yếu, de Lubac đã bảo vệ các lập luận của mình chống lại các cuộc tấn công này bằng nhiều bổ sung và minh xác và nhất là bằng cách trích dẫn rất nhiều tài liệu từ lịch sử thần học. Martin Lenk đã kiểm tra tỉ mỉ các sửa đổi của de Lubac. Kết luận của ông: phương thức tư duy nghịch lý của de Lubac, mà ngài học được từ các Giáo phụ và cũng được đưa ra ánh sáng khi ngài suy tư về ý niệm Thiên Chúa trong con người, đã va chạm với hệ thống thần học tự nhiên là một phần của nền thần học Tân Kinh viện vốn được giảng dạy trong các chủng viện, vì de Lubac không thích hợp với khuôn khổ này.
Khoa Chú giải Trung cổ
Tháng 4 năm 1956, de Lubac bắt đầu soạn tập đầu tiên của bộ Exégèse médiévale (Chú giải Trung cổ). Ngài đã thu thập tài liệu cho bộ này dưới dạng rất nhiều tờ ghi chép các đoạn trích. De Lubac đã nghiên cứu một cách có hệ thống về Giáo phụ học Latinh và Hy lạp (20) và đã sao chép những đoạn có liên quan. Tuy nhiên, ngài không dựa hoàn toàn vào bộ sưu tập Migne vì có những cuốn trong bộ này không đáng tin cậy. Vì thế, bất cứ khi nào có thể, ngài đã sử dụng các ấn bản phê bình và với sự uyên bác đáng kinh ngạc, ngài thường truy tìm các ấn bản khá mù mờ của các tác giả ít được biết đến và thu thập các nhận xét và tuyên bố của họ về lối hiểu Kinh thánh của Kitô giáo. Chính De Lubac đã cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về kế hoạch và việc thực hiện công trình đồ sộ, bốn tập này, cuối cùng đã xuất hiện trong những năm 1959-1964.
“Chính tại Corenc, gần Grenoble, [trong khi tôi cư ngụ] nơi các Nữ tu Chúa Quan phòng, tôi bắt đầu làm việc vào những ngày đầu tháng 4 năm 1956. Lúc đầu [được dự tính sẽ thực hiện] với kích thước khiêm tốn, nhưng bộ sách đã phình to quá khổ. Tôi ấm lòng với việc làm này và thích thú khi sắp xếp thành khối nhiều mẩu nhỏ ghi chép trước đây (giống như những gì tôi đã làm cho cuốn Corpus mysticum [Nhiệm Thể]); tôi đã thực hiện được một số khám phá lạ lùng, thoáng thấy những hệ luận bất ngờ, trở nên gắn bó với một số nhân vật ít được biết đến hoặc được biết đến một cách nghèo nàn. Trong diễn trình này, tôi ngày càng ý thức mạnh mẽ hơn về bản chất thiết yếu của mối liên kết phi thường, luôn bị đe dọa nhưng luôn được duy trì hoặc tái lập trong Giáo hội [Hoàn Vũ], giữa hai Giao ước; tôi thấy nó ngày càng chi phối rõ ràng hơn toàn bộ lịch sử và toàn bộ tín lý của Giáo Hội, từ thế kỷ thứ nhất cho đến thời đại của chúng ta... Tôi ngưỡng mộ sự tổng hợp kỳ diệu của toàn bộ đức tin, tư tưởng và linh đạo Kitô giáo chứa đựng trong điều gọi là tín lý về ‘bốn ý nghĩa [của Kinh thánh]’, chỉ nắm được khi nó khai mở. Tôi rất vui khi xử công bằng theo cách đó [tức là, qua nghiên cứu của tôi] đối với một trong những yếu tố trung tâm của truyền thống Công Giáo, vốn không được đánh giá cao trong thời hiện đại, nhưng mang theo những lời hứa hẹn đổi mới” (Phục vụ Giáo hội, trang 83- 84).
Vào tháng 3 năm 1958, nhờ những nỗ lực bền bỉ của Cha Agostino Bea, SJ., Cha giải tội của Đức Giáo Hoàng, và của Cha Giám tỉnh Dòng Tên, họ đã lo liệu qua mặt được các viên chức Rôma và trình lên Đức Giáo Hoàng bốn cuốn sách của de Lubac, cùng với một lá thư tâm huyết của tác giả. Đức Piô XII đã nhanh chóng gửi lời cảm ơn và lời khích lệ thân tình tới de Lubac. Cha Bề trên Cả Dòng Tên, Cha Janssens, không biết phải làm gì, và đã không xem bức thư vì nó không có tính chính thức. Cha Janssens, vì được thông báo sai lạc về khả năng chuyên môn thực sự của de Lubac, nên đã nghĩ rằng với phép được giảng dạy về Ấn Độ giáo và Phật giáo, nguyên trạng ban đầu trước đây đã được khôi phục. De Lubac đã phải sửa sai ngài và chỉ rõ rằng ngài cũng đã dạy thần học căn bản tại Khoa Thần học. Cuối cùng, Cha Bề trên cả đã gửi đến ngài một lá thư hòa giải, trong đó, Cha Bề trên cả nói tới các hiểu lầm và sự kiện Thiên Chúa biến mọi điều trở nên tốt đẹp cho những người yêu mến Người (Phục vụ Giáo hội, trang 90-91).
Tháng 12 năm 1958, Đức Hồng Y Gerlier từ Rôma đã chấp thuận bằng miệng cho de Lubac tiếp tục giảng dạy. Lúc này, Cha Bề trên cả nói rằng mình chưa bao giờ loại bỏ de Lubac khỏi ghế giáo sư của ngài. Để trả lời một cuộc điều tra không chính thức, Bộ các Chủng viện bày tỏ sự ngạc nhiên khi người đã có phép giảng dạy từ năm 1929, và chưa bao giờ bị thu hồi nay lại phải xin phép giảng dạy một lần nữa.
Trong một lá thư ngày 19 tháng 6 năm 1959, Cha Bề trên cả yêu cầu de Lubac nhận lại nhiệm vụ giảng dạy của mình ở Khoa Thần học. Từ tháng 11 năm 1959 đến ngày 1 tháng 3 năm 1960, de Lubac một lần nữa chịu trách nhiệm về một số giảng khóa, nhưng sau đó ngài xin miễn nhiệm vụ này. Vài tháng sau, ngài nhận được từ Khoa danh hiệu giáo sư danh dự [honoris causa].
Khỏang cùng lúc với việc phục hồi chức năng, một vinh dự lớn đã được trao tặng de Lubac ở bình diện thế tục. Ngày 5 tháng 12 năm 1958, ngài được bầu làm thành viên của Académie des sciences morales et politiques (Hàn lâm viện các Khoa học Luân lý và Chính trị), một trong năm chi nhánh của Institut de France (Viện Pháp Quốc).
Tranh chấp với Hans Küng
Điều thú vị là vào năm 1958, Henri de Lubac tự coi mình có nghĩa vụ bảo vệ người đồng dòng của mình là Henri Bouillard chống lại Hans Küng (21). Đầu tiên, Küng vốn nhận sự giúp đỡ của Bouillard để viết luận án tiến sĩ năm 1957 về Karl Barth (22), nhưng một năm sau, ông chỉ trích gay gắt và có chút trịch thượng cách giải thích của người cố vấn của mình về Barth. Trong nghiên cứu về Barth (23) của mình, một nghiên cứu vốn có quan điểm bênh vực nhà thần học Thệ phản, Küng đã cố gắng chứng minh, chỉ bằng một vài đoạn rằng, liên quan tới học thuyết công chính hóa, Barth cổ vũ một lập trường mà người Công Giáo có thể chấp nhận được. Quan điểm của Bouillard (24) có tính dị biêt hóa và hoài nghi hơn, và dĩ nhiên Küng cáo buộc quan điểm này cản trở phong trào đại kết.
Phát hiện của Bouillard là: mặc dù những nhận xét lẻ tẻ về “đặc tính sáng tạo” của ân sủng, trong quan điểm của Barth, diễn trình công chính hóa cuối cùng vẫn là một điều ở bên ngoài con người. Nó chỉ là lời chứng cho việc công chính hóa mà về phương diện khách quan đã xảy ra trong Chúa Kitô, nhưng nó không hề làm cho con người trở thành một con người mới.
Henri de Lubac chỉ ra rằng sẽ chẳng phục vụ chính nghĩa đại kết chút nào khi các điểm được cho là nhất trí được tuyên bố quá sớm, mà không cẩn thận tìm ra ý nghĩa thực sự trong các tuyên bố của Thánh Phaolô, và không xem xét đủ nghiêm túc Sắc lệnh về Công chính hóa của Công đồng Trent.
_________________________________________________________________________________
Ghi chú
1 Xem bên dưới, trang 122-38.
2 Hubert Schnackers, Die Kirche als Sakrament und Mutter [Giáo Hội như Bí tích và Mẹ] (1979).
3 Các tu sĩ dòng Đa Minh đặt chữ viết tắt O.P. sau tên của họ; nó là chữ viết tắt của Ordo Praedicatorum [Dòng Thuyết giáo].
4 Alfredo Ottaviani (1890-1979) được bổ nhiệm làm giám định viên của Sacrum Officium (“Văn phòng Thánh”, ngày nay gọi là Bộ Giáo lý Đức tin); được phong Hồng Y năm 1953; từng là Tổng trưởng Văn phòng Thánh từ năm 1959 đến năm 1968 và là chủ tịch của Ủy ban Chuẩn bị Thần học cho Công đồng Vatican II năm 1959.
5 Martin Lenk, Von der Gotteserkenntnis: Natürliche Theologie im Werk Henri de Lubacs [Về Nhận thức của Thiên Chúa: thần học tự nhiên trong các trước tác của Henri de Lubac] (1993).
6 Henri de Lubac, bản dịch tiếng Anh: History and Spirit: The Understanding of Scripture according to Origen [Lịch sử và Tinh thần: Lối hiểu Kinh thánh theo Origen] (San Francisco: Ignatius Press, 2007); trích dẫn là HS.
7 Henri de Lubac, “‘ Tu m’as trompé, Seigneur ’: Le Commentaire d’Origene sur Jérémie, XX, 7” [“ ‘Lạy Chúa, Chúa đã đánh lừa con’: Bình luận của Origene về Giêrêmia XX, 7” trong Memorial Joseph Chaine (Lyons: Phân khoa Công Giáo, 1950). In lại trong Recherches dans la foi: Trois études sur Origène, Saint Anselme, et la Philosophie chrétienne [Nghiên cứu trong Đức tin: Ba Nghiên cứu về Origène, Thánh Anselm, và Triết học Kitô giáo] (Paris: Beauchesne, 1979), trang 9-78.
8 Xem bên dưới, trang 191-93.
9 Henri de Lubac, Exégèse médiévale (Khoa Chú giải Thời Trung cổ], 2 quyển. (1959-1964). Bản tiếng Anh: Medieval Exegesis,vol.1, của Mark Sebanc (Grand Rapids, Mich: Eerdmans, 1998); vol. 2, của Edward M. Macierowski (Grand Rapids, Mich: Eerdmans, 2000).
10 Marie-Joseph Lagrange, O.P. (1855-1938), nhà chú giải, giáo sư ở Salamanca và Toulouse, và là người sáng lập Trường Kinh Thánh ở Jerusalem. Tác phẩm quan trọng nhất của ngài là La Méthode historique [Phương pháp lịch sử] (1903).
11 Henri de Lubac, L’Écriture dans la Tradition [Kinh thánh trong truyền thống] (1966); Bản tiếng Anh: Scripture in the Tradition [Kinh thánh trong truyền thống] của Luke O’Neill, (New York: Crossroad Publishing, 2000).
12 Recherches des Sciences Religieuses [Nghiên cứu các Khoa học Tôn giáo] là một tạp chí học thuật được xuất bản bởi các tu sĩ Dòng Tên. De Lubac đã giữ chức vụ chủ biên của nó từ năm 1946 nhưng cũng phải từ bỏ chức vụ này vào năm 1950.
13 Công bố trên Bulletin de Littérature Ecclésiastique [Tạp chí Văn chương Giáo Hội] 94 (1993): 54tt.
14 Trích dẫn từ Thomas Krenski, Hans Urs von Balthasar: Das Gottesdrama [Hans Urs von Balthasar: Thần Kịch] (1995), trang 91tt.
15 Henri de Lubac, Aspects du Bouddhisme [Các khía cạnh của Phật Giáo], tập 1 (1951), Bản tiếng Anh, Aspects of Buddhism, của George Lamb (New York: Sheed & Ward, 1954); La Rencontre du bouddhisme et de l’occident [Cuộc Gặp gỡ của Phật giáo và Phương tây] (1952); Aspects du Bouddhisme: Amida [Các khía cạnh của Phật giáo: Amida], vol. 2 (năm 1955).
16 Henri de Lubac, Méditation sur l’Église [Suy gẫm về Giáo Hội] (1953). Năm 1968, Hans Urs von Balthasar đã thực hiện bản dịch tiếng Đức thứ hai của cuốn sách này, có tựa đề Die Kirche: Eine Betrachtung [Giáo Hội: Một Suy gẫm]. Năm 1956, Sheed & Ward xuất bản bản dịch tiếng Anh, từ ấn bản tiếng Pháp thứ hai, của Michael Mason. Nó đã được tái bản với tên The Splendor of the Church [Ánh quang Giáo Hội](San Francisco: Ignatius Press, 1986, 1999); được trích dẫn là SpCh.
17 Herbert Vorgrimler, “Henri de Lubac”, trong Herbert Vorgrimler và Robert Vander Gucht, chủ biên, Bilanz der Theologie im 20. Jahrhundert: Bahnbrechende Theologen [Bảng cân bằng thần học thế kỷ XX: những nhà thần học đột phá] (1970), tr. 200.
18 Về chủ đề này, xem cách riêng trang 139-58, ở bên dưới.
19 Fideism [Thuyết Duy tín] (tiếng Latinh fides, “đức tin”) là một quan điểm thần học coi tất cả chân lý tôn giáo chỉ có thể tiếp cận được trong hành động tín thác của đức tin và bác bỏ các lập luận của lý trí. Quan điểm này, cũng như đối thủ của nó, chủ nghĩa duy lý [rationalism], (tiếng Latinh ratio, “lý trí”), đã bị Công đồng Vatican I (1869-1870) lên án.
20 Patrologia Latina [Giáo phụ học Latinh] (PL) và Patrologia Graeca [Giáo phụ học Hylạp] (PG) được xuất bản bởi Jacques-Paul Migne (1800-1875). Bộ sưu tập các tác phẩm về giáo phụ này (217 tập của các Giáo phụ Latinh và 162 tập của các Giáo phụ Hy Lạp) in lại các ấn bản trước đó và do đó được coi là "không có tính phê phán".
21 Henri de Lubac, “Zum katholischen Dialog mit Karl Barth”, Dokumente 14 [“Về Cuộc Đối thoại Công Giáo với Karl Barth”, Tài liệu 14] (1958): 448-54.
22 Karl Barth (1886-1968), nhà thần học Thệ phản, là người đề xướng “thần học biện chứng”. Tác phẩm chính của ông là Kirchliche Dogmatik [Tín điều Giáo Hội] (1932-1967) nhiều tập.
23 Hans Küng, Rechtfertigung: Die Lehre Karl Barths und eine katholische Besinnung [Công chính hóa: Giáo huấn của Karl Barth, và một bình luận Công Giáo] (1957).
24 Henri Bouillard, Karl Barth, vol. 1, Genèse et Évolution de la Théologie dialectique [Karl Barth, Tập 1, Khởi nguyên và Biến hóa của Thần học Biện chứng], vols. 2 và 3, Parole de Dieu et existence humaine [Lời Thiên Chúa và nhân sinh](1958). Xem đánh giá của chính Küng trong Dokumente [Tài liệu] 14 (1958): 236tt.
Kỳ sau: Cộng tác tại Công đồng Vatican II
VietCatholic TV
Hồng Y ở tuổi 90 đi đòi công lý, được toàn dân kính ngưỡng. Nữ tu anh hùng của Albania.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
03:31 17/01/2022
1. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân bước sang tuổi 90: 'Tôi hy vọng tôi chưa bao giờ làm Chúa thất vọng'
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục hiệu tòa của Hương Cảng, tròn 90 tuổi vào hôm 13 tháng Giêng vừa qua. Đức Hồng Y đã có một lễ kỷ niệm đơn giản cùng với những người kế vị ngài, tân giám mục Stêphanô Châu Thủ Nhân (Chow Sau-yan, 周守仁 ) và Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon - 湯漢). Trong thông báo đưa ra cùng ngày, giáo phận Hương Cảng viết: “Cầu xin sự hiện diện của Chúa là Thiên Chúa luôn ở với Đức Hồng Y và xin Người ban cho Đức Hồng Y những phước lành và dồi dào ân sủng trong ngày đặc biệt này”.
Ngay trong buổi sáng, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đã nói chuyện trực tiếp qua trang Facebook của mình với rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đang gửi đến ngài những lời chúc tốt đẹp nhất cho sinh nhật lần thứ 90 này. Ngài viết: “Tôi cảm ơn Chúa vì món quà sự sống và ơn gọi linh mục Salêdiêng của tôi là trở thành tôi tớ Chúa cho những người trẻ thân yêu của chúng ta và tất cả các bạn. Trong suốt nhiều năm, tôi luôn tự hỏi mình, 'Tôi đã thực hiện những kế hoạch mà Chúa dành cho tôi chưa?' Tôi hy vọng tôi chưa bao giờ làm Chúa thất vọng. Cảm ơn các bạn từ tận đáy lòng mình!”
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân sinh ra tại quận Dương Cảnh Bằng (Yang King-pang, 杨景鹏) của thành phố Thượng Hải, vào ngày 13 tháng Giêng năm 1932. Ngài nhập học dòng Salêdiêng và được thụ phong linh mục tại Turinô năm 1961. Trong sứ vụ linh mục của mình, ngài là giảng viên tại các chủng viện ở Hương Cảng và ở Trung Quốc đại lục, cũng như Giám tỉnh Trung Quốc của dòng Salêdiêng.
Vào ngày 13 tháng 9 năm 1996, một vài tháng trước khi Hương Cảng trở về với Trung Quốc, ngài được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Hương Cảng và kế nhiệm Hồng Y Gioan Baotixita Hồ Chấn Trung (Wu Cheng-chung, 胡振中) vào năm 2002.
Ngài đã liên tục là một tiếng nói bảo vệ tự do tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc.
Được Đức Bênêđíctô XVI phong làm Hồng Y năm 2006, ngài rời khỏi vị trí lãnh đạo giáo phận vào năm 2009. Tuy nhiên, kể từ đó, ngài đã không ngừng gióng lên tiếng nói của mình, chẳng hạn những khi đích thân xuống đường cùng với các sinh viên trong các cuộc biểu tình bảo vệ tự do cho Hương Cảng. Trong những năm gần đây, ngài đã thẳng thắn phản đối Thỏa thuận tạm thời giữa Trung Quốc và Vatican về việc bổ nhiệm giám mục.
Source:Asia News
2. Nữ tu Công Giáo bí mật rửa tội cho trẻ sơ sinh dưới chế độ cộng sản qua đời ở tuổi 92
Một nữ tu người Albania, là người đã gây xúc động mạnh cho Đức Thánh Cha Phanxicô bằng đức tin can đảm của bà dưới sự đàn áp của cộng sản, đã qua đời ở tuổi 92.
Sơ Marije Kaleta đã liều mạng để mang Mình Thánh Chúa đến cho những bệnh nhân và những người hấp hối dưới chế độ độc tài Enver Hoxha, là tên trùm cộng sản đã phá hủy các nhà thờ và bắt nhiều người Công Giáo tử đạo trong nỗ lực tạo ra một nhà nước vô thần.
Albania là một quốc gia có 2.8 triệu dân trên bán đảo Balkan phía đông nam Âu Châu, giáp với Montenegro, Kosovo, Bắc Macedonia và Hy Lạp. Nó nằm dưới ách cai trị của cộng sản từ những năm 1940 đến năm 1992.
Trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô ở Albania hôm 21 tháng 9, năm 2014, nữ tu Dòng Năm Dấu Thánh Chúa đã chia sẻ câu chuyện về cách sơ bí mật rửa tội cho trẻ sơ sinh trong thời gian bị bức hại này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất xúc động trước câu chuyện của sơ Kaleta đến nỗi ngài đã đề cập đến sơ trong bài giảng bốn năm sau đó như là “một tấm gương đẹp của Giáo hội về tư cách là một người mẹ”.
“Con không chỉ rửa tội cho trẻ em trong làng, mà còn cho tất cả những ai đến trước cửa nhà con,” sơ Kaleta nói với Đức Giáo Hoàng tại nhà thờ chính tòa Tirana.
Sơ kể lại rằng một lần trên đường về nhà, sơ nghe thấy một giọng nói từ phía sau sơ.
“Đó là một người phụ nữ với một đứa con gái trên tay, chạy về phía con và yêu cầu con rửa tội cho đứa bé”.
Sơ Kaleta nói rằng sơ cảm thấy lo sợ vì biết rằng người phụ nữ này là một người cộng sản.
“Con nói với cô ấy rằng con không có bất cứ thứ gì để rửa tội cho đứa bé vì chúng con đang đi trên đường, nhưng cô ấy bày tỏ mong muốn rất mãnh liệt, cô ấy nói với con rằng có một con kênh có nước gần đó”.
“Con nói với cô ấy rằng con không có bất cứ thứ gì để lấy nước, nhưng cô ấy nhất quyết yêu cầu con rửa tội cho đứa trẻ đó, và khi nhìn thấy đức tin của cô ấy, con đã tháo chiếc giày làm bằng nhựa của mình và dùng nó để lấy nước từ kênh đào và rửa tội cho cháu bé”.
Sinh ra ở Nënshat, miền bắc Albania, vào ngày 10 tháng 11 năm 1929, sơ Kaleta cảm thấy được kêu gọi vào đời sống thánh hiến khi còn trẻ. Nhờ sự giúp đỡ của người chú là một linh mục, sơ đã tìm thấy ơn gọi của mình trong Dòng Năm Dấu Thánh Chúa.
Sơ vào tu viện vào những năm 1940, không biết vào thời điểm đó rằng sơ sẽ phải đợi gần 50 năm trước khi có thể khấn trọn.
Chế độ cộng sản đã buộc sơ phải bỏ tu viện và trở về nhà với cha mẹ mình bảy năm sau khi vào tu viện.
Sau khi cha mẹ qua đời, sơ sống một mình và học cách “giữ niềm tin luôn tồn tại trong trái tim của những tín hữu trung thành, mặc dù bí mật.”
Sơ kể với Đức Thánh Cha: “Nhờ sự đồng ý của các linh mục, con đã cất Mình Thánh Chúa trong tủ ở nhà và mang đến cho những người bệnh và sắp chết”.
Khi chế độ cộng sản chấm dứt ở Albania, sơ Kaleta đã khấn trọn vào năm 1991 ở tuổi 62.
“Khi con nghĩ về điều đó, con tự hỏi làm thế nào chúng con có thể chịu đựng những đau khổ khủng khiếp như vậy, nhưng con biết Chúa đã ban cho chúng con sức mạnh, sự kiên nhẫn và hy vọng”
“Chúa đã ban sức mạnh cho những người mà Ngài đã kêu gọi. Trên thực tế, Ngài đã trả ơn cho con nói khỏi tất cả những đau khổ của cô nói ở đây trên trái đất”. Sơ nói thêm sơ “có may mắn được trở thành một tín hữu Công Giáo”.
Sơ Kaleta qua đời vào ngày 2 tháng Giêng trong tu viện của sơ ở Shkodër, miền bắc Albania.
Source:Catholic News Agency
3. Thị trưởng thành phố New York đảo ngược lập trường sau khi số ca nhiễm trong học sinh tăng quá nhanh
Thị trưởng Thành phố New York Eric Adams nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng ông đang đàm phán với ban lãnh đạo công đoàn giáo viên, gọi tắt là UFT, và sẽ xem xét một lựa chọn học tập từ xa như một giải pháp tạm thời. Những bình luận mới này của ông Thị trưởng được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi ông nói rằng một lựa chọn học tập từ xa là vô nghĩa đối với ông ta.
“Những gì chúng tôi muốn làm, là chúng tôi muốn cung cấp một nơi an toàn nhất cho con cái của chúng ta và chúng tôi muốn cho con em chúng ta đến trường. Tôi đang làm việc chặt chẽ với chủ tịch của UFT”, Adams nói trong một cuộc họp báo. “Và chúng tôi sẽ tìm ra cách phù hợp để giáo dục con cái của chúng ta trong một môi trường rất an toàn và nếu chúng ta nhất thiết phải đưa ra một lựa chọn tạm thời là học từ xa, chúng tôi hoan nghênh làm như vậy.”
Các bình luận này hoàn toàn trái ngược với những gì thị trưởng nói với Anderson Cooper của CNN vào hôm thứ Sáu tuần trước, khi ông nói rằng một lựa chọn học tập từ xa để làm chậm sự lây lan hiện tại của Covid-19 trong thành phố không có ý nghĩa đối với ông, đặc biệt là vì các bài học ảo trong quá khứ không hiệu quả. Ông cho biết việc học từ xa đã ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em không có Wi-Fi và công nghệ thích hợp, đồng thời cho biết ông sẽ cần thời gian để xây dựng một phương án học từ xa phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề này.
Hôm nay, Adams nói rằng mặc dù ông sẵn sàng nói chuyện với ban lãnh đạo công đoàn giáo viên về một lựa chọn học tập từ xa, mục tiêu của ông vẫn là giữ trẻ em đến trường.
Một số thông tin cơ bản: Các học sinh đã bãi khoá một số trường học, bao gồm cả Trường Trung học Công nghệ Brooklyn và Trường Trung học Khoa học Bronx. Các em nói rằng muốn có thêm thử nghiệm Covid-19 cho học sinh và nhân viên, cũng như một lựa chọn để học từ xa. Brooklyn Tech là trường trung học dân lập lớn nhất cả nước với gần 6,000 học sinh.
Thành phố New York là khu học chánh lớn nhất ở Hoa Kỳ và phục vụ gần 1.1 triệu học sinh. Đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này 7.6% các học sinh đã được xét nghiệm dương tính với coronavirus.
Source:CNN
Năm Thánh 2025 - Người con cõng cha đi bộ 12 tiếng đồng hồ để tiêm vắc xin khiến bác sĩ rơi lệ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
15:49 17/01/2022
1. Tại sao bạn nên nâng cấp khẩu trang y tế của mình khi biến thể Omicron lan rộng
Khi biến thể coronavirus Omicron rất dễ lây lan đang hoành hành, một số chuyên gia cho rằng đã đến lúc phải xem xét lại các lựa chọn khẩu trang của bạn - đặc biệt nếu bạn vẫn đang còn dùng các loại khẩu trang bằng vải.
“Mặt nạ vải không hơn gì đồ trang trí trên khuôn mặt.” Tiến sĩ Leana Wen, bác sĩ cấp cứu và là giáo sư thỉnh giảng về quản lý và chính sách y tế tại Khoa Y tế Công cộng, Milken Institute thuộc Đại học George Washington, cho biết như trên.
“Đây là điều mà các nhà khoa học và các quan chức y tế công cộng đã nói trong nhiều tháng qua” Wen nói thêm trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với CNN.
Cô nói: “Chúng ta cần phải đeo ít nhất một chiếc khẩu trang y tế ba lớp, còn được gọi là khẩu trang dùng một lần và có thể được tìm thấy ở hầu hết các hiệu thuốc và một số cửa hàng tạp hóa và bán lẻ. Bạn có thể đeo khẩu trang vải bên ngoài, nhưng đừng chỉ đeo khẩu trang vải mà thôi.”
Tốt nhất, ở những nơi đông người, “bạn nên đeo khẩu trang KN95 hoặc N95,” có thể mắc đến vài đô la mỗi chiếc. Các khẩu trang y tế này cần phải làm bằng một số vật liệu nhất định - chẳng hạn như sợi polypropylene – và phải vừa khít để có thể hoạt động như các rào cản cơ học và tĩnh điện, ngõ hầu có thể ngăn chặn tốt hơn các hạt nhỏ lọt vào mũi hoặc miệng của bạn. Nó phải vừa khít với khuôn mặt của bạn để hoạt động bình thường”.
Đứng trước sự lây lan vũ bão của biến thể Omicron, các quốc gia khác, bao gồm cả Đức và Áo, đã “thay đổi các tiêu chuẩn của họ và nói rằng khẩu trang ở nơi công cộng ít nhất phải là khẩu trang y tế cấp phẫu thuật”.
Erin Bromage, phó giáo sư sinh học tại Đại học Massachusetts Dartmouth, cho biết một yếu tố khác thúc đẩy sự thay đổi trong các khuyến nghị về khẩu trang là ngày nay người ta hiểu rõ hơn về Covid-19 và cách nó lây lan. “Phải mất nhiều thời gian hơn để mọi người đánh giá cao bản chất nhiễm trùng trong không khí”. Anh nói. “Có vẻ như nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng coronavirus là qua đường không khí.”
Bromage nói: “Khẩu trang vải - được khuyến khích trước đó trong đại dịch - có thể lọc các giọt lớn, trong khi các loại khẩu trang hiệu quả hơn, chẳng hạn như N95, có thể lọc cả những giọt lớn và các hạt có khả năng chứa đầy vi rút trong không khí nếu có người bị nhiễm bệnh gần đó”.
Bromage cho biết vẫn chưa biết tại sao biến thể Omicron lại thành công như vậy khi nhanh chóng lây nhiễm cho nhiều người, nhưng sự lây lan này nhấn mạnh vai trò của khẩu trang y tế có phẩm chất cao.
Kết luận thực hành là quý vị và anh chị em nên mua ngay các loại khẩu trang y tế phẩm chất cao. Hiện nay, đó gần như là một biện pháp chủ yếu để chống lại sự lây lan của biến thể Omicron.
Source:CNN
2. Người con cõng cha đi bộ 12 tiếng đồng hồ để tiêm vắc xin khiến bác sĩ rơi lệ
Một tấm hình đang lan nhanh khắp thế giới ghi lại một thanh niên trẻ cõng người cha 67 tuổi trên vai trong suốt 12 giờ. Mục tiêu của cuộc hành trình này là gì? Đó là để tiêm vắc xin Covid cho người cha già.
Theo tờ El Mundo của Tây Ban Nha, cậu thanh niên Tawy Zóé, 24 tuổi, đã đi bộ băng qua rừng nhiệt đới Amazon, cùng với người cha tàn tật Wahu của mình. Anh ta làm một chiếc ghế cho cha mình ngồi bằng những sợi dây rừng và cõng người cha ngồi trên chiếc ghế ấy. Sáu giờ để đi và sáu giờ để trở về đối với hai cha con người bản địa sống ở miền bắc Brazil.
Khi đến trung tâm y tế, họ tìm thấy bác sĩ Jennings Simões. Vị bác sĩ xúc động trước chiến công anh dũng đã chụp ảnh chung với họ. Simões đã chia sẻ nó trên Instagram như một hình ảnh biểu tượng của năm 2021 vừa kết thúc. “Khoảnh khắc phi thường nhất của năm 2021 - bác sĩ viết trong chú thích kèm theo tấm ảnh”.
Vị bác sĩ cho biết:
“Cậu thanh niên Tawy Zoé đưa cha của mình là ông Wahu Zoé đến chích mũi vắc-xin đầu tiên chống lại covid-19. Tawy đã đưa cha mình đi 6 giờ trong một khu rừng với những ngọn đồi, con suối và chướng ngại vật để đến căn cứ của chúng tôi. Sau khi tiêm vắc-xin, anh ấy lại đặt cha mình trên lưng và đi bộ thêm 6 tiếng nữa về làng. Năm 2022 đã đến và không có trường hợp COVID-19 nào được ghi nhận trong vùng.”
Nhóm của bác sĩ Jennings đã lên kế hoạch tiêm phòng cho người dân bản địa: “Chúng tôi đã cùng nhau xây dựng cách thức an toàn nhất để tiến hành – vị bác sĩ 52 tuổi, người đã tham gia chăm sóc người dân trong rừng trong 20 năm qua - cho biết. Chúng tôi sử dụng một số túp lều trong những ngôi làng gần căn cứ của chúng tôi, những nơi mở và thoáng mát, nơi người dân không cư ngụ. Mỗi gia đình đã được tiêm vắc xin riêng biệt và họ đi theo những con đường mà chỉ họ mới biết, để tránh tình trạng giao nhau giữa các nhóm”.
Cho đến nay, đại dịch đã ảnh hưởng đến 57,000 người bản địa Brazil và giết chết 853 người, theo dữ liệu từ Bộ Y Tế Brazil.
Source:ilfattoquotidiano.it
3. Vatican công bố khẩu hiệu cho Năm Thánh 2025
Các công việc chuẩn bị đã được tiến hành tại Rôma cho Năm Thánh 2025, một năm đặc biệt của ân sủng và cuộc hành hương trong Giáo Hội Công Giáo.
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng này để thảo luận về khẩu hiệu của Năm Thánh.
Trong một đoạn video được Vatican News công bố vào ngày 13 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Fisichella tiết lộ rằng khẩu hiệu được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn “có thể được tóm tắt trong những từ này: Những người hành hương của Hy vọng.”
Năm Thánh 2025 sẽ là Năm Thánh bình thường đầu tiên của Giáo hội kể từ khi Thánh Gioan Phaolô II mở Năm Thánh 2000. Năm Thánh Lòng Thương Xót do Đức Thánh Cha Phanxicô khai mạc vào năm 2015 là một Năm Thánh đặc biệt.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella đứng đầu Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Tân Phúc âm hóa được Tòa Thánh ủy thác tổ chức các sự kiện.
Ngài nói: “Có quá nhiều việc phải làm”.
Năm Thánh 2025 sẽ bao gồm việc mở Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Cửa thánh chỉ được mở trong các năm Năm Thánh, thường là 25 năm một lần, hoặc khi Đức Giáo Hoàng kêu gọi một Năm Thánh bất thường. Những người hành hương đi qua cánh cửa có thể nhận được Ơn Toàn Xá trong các điều kiện thông thường.
Ơn Toàn Xá là ân sủng do Giáo hội ban cho chúng ta nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ Maria và tất cả các thánh để xóa bỏ hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra. Ơn Toàn Xá làm sạch tâm hồn như thể một người vừa được rửa tội. Điều kiện luật định để được Ơn Toàn Xá là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Bốn vương cung thánh đường lớn ở Rôma đều có Cửa Thánh. Trong Năm Thánh ngoại thường 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã cấp phép cho các nhà thờ chính tòa trên khắp thế giới thiết lập và mở Cửa Thánh.
Năm thánh có nguồn gốc từ Kinh thánh, Ông Môise đã thiết lập năm thánh được tổ chức 50 năm một lần để giải phóng nô lệ và tha nợ như những biểu hiện của lòng thương xót của Thiên Chúa.
Thực hành này được tái lập vào năm 1300 bởi Đức Giáo Hoàng Bonifaciô Thứ Tám. Những người hành hương đến Rôma đã được ban hành một Ơn Toàn Xá. Từ năm 1300 đến 2000, 29 năm Thánh được tổ chức tại Rôma.
Khi mở cửa Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“Bước vào Cửa Thánh có nghĩa là khám phá ra sự sâu thẳm lòng thương xót của Thiên Chúa Cha tiếp đón tất cả mọi người và đến gặp gỡ từng người một. Đây sẽ là một Năm trong đó chúng ta lớn lên trong xác tín về lòng thương xót. Biết bao nhiêu sai lạc đã được gán cho Thiên Chúa và ơn thánh của Ngài, khi người ta khẳng định rằng tôi lỗi bị phạt bởi sự phán xử của Chúa, mà trái lại không đặt để trước rằng chúng được thứ tha bởi lòng thương xót của Ngài. (x. Agostino, De praedestinatione sanctorum 12, 24). Vâng, đúng thế. Chúng ta phải đặt để lòng thương xót trưóc sự phán xử, và trong mọi trường hợp sự phán xử của Thiên Chúa sẽ luôn luôn trong ánh sáng lòng thương xót của Ngài. Như thế, bước qua Cửa Thánh khiến cho chúng ta cảm thấy được chia sẻ mầu nhiệm tình yêu ấy. Chúng ta hãy từ bỏ mọi hình thức sợ hãi và lo lắng, bởi vì người ta không chỉ tay tố cáo người được yêu. Trái lại, chúng ta hãy sống niềm vui của cuộc gặp gỡ với ơn thánh biến đổi mọi sự.”
“Hôm nay, tại Roma này cũng như trong mọi nhà thờ chính toà trên thế giới, khi bước qua Cửa Thánh chúng ta cũng muốn nhớ tới một cánh cửa khác, mà các Nghị Phụ Công Đồng Chung Vaticăng II mở toang ra với thế giới cách đây 50 năm. Dịp kỷ niệm này không chỉ được nhớ tới vì sự phong phú của các tài liệu được biên soạn, mà cho tới ngày nay cho phép chúng ta kiểm thực sự tiến bộ lớn lao đã được thành toàn trong đức tin. Tuy nhiên, trước hết Công Đồng đã là một cuộc gặp gỡ. Một cuộc gặp gỡ đích thật giữa Giáo Hội và con người thời đại chúng ta. Một cuộc gặp gỡ được ghi dấu bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần, thúc đẩy Giáo Hội Người ra khỏi các tù túng từ bao nhiêu năm đã khép kín nó trong chính mình, để hăng say đi lại con đường truyền giáo. Đó đã là việc lấy lại một lộ trình để đi gặp gỡ mỗi người ở nơi họ sinh sống: trong thành phố, trong nhà, trong nơi họ làm việc… ở khắp mọi nơi đâu có một người, ớ đó Giáo Hội được mời gọi đến với họ để đem niềm vui Phúc Âm tới cho họ. Như vậy, đó một thúc đẩy truyền giáo mà sau các thập niên này chúng ta lấy lại với cùng sức mạnh và lòng hăng say. Năm Thánh khiêu khích chúng ta cho sự rộng mở này, và bắt buộc chúng ta không được lơ là với tinh thần được dấy lên bởi Công Đồng Chung Vaticăng II, đó là tinh thần của người Samaritano nhân lành, như chân phước Phaolô VI đã nhắc tới, khi kết thúc Công Đồng. Hôm nay việc bước qua Cửa Thánh khiến cho chúng ta dấn thân biến lòng thương xót của người Samaritano nhân hậu thành của mình”.
Source:Catholic News Agency
Thánh Ca
Ngày Xuân Cầu Mẹ
Khanh Lai
19:58 17/01/2022