Phụng Vụ - Mục Vụ
Những sự thật không đáng tin
Lm. Minh Anh
15:40 18/01/2023
NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG ĐÁNG TIN
“Các thần ô uế kêu lên, ‘Ông là Con Thiên Chúa!’. Nhưng Ngài cấm ngặt chúng không được tiết lộ Ngài”.
Ngày kia, Satan đang đi dạo cùng với một trong những cơ binh của hắn. Tất cả cơ binh và lãnh chúa của chúng nhìn thấy một người đàn ông đi trước nhặt một thứ gì đó sáng bóng. “Người ấy đã tìm thấy gì?”, một tên quỷ hỏi. “Một phần của sự thật!”, Satan trả lời. “Ngài không lấy làm phiền khi anh ấy chỉ tìm ra một phần sự thật sao?”, tên quỷ hỏi. “Không!”, Satan nói, “Ta bảo đảm rằng, hắn sẽ biến nó thành một tôn giáo!”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Một phần sự thật!’, đó là những gì ma quỷ thường dùng để lừa phỉnh con người! Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quở trách các thần ô uế và ra lệnh cho chúng không được tiết lộ Ngài. Tại sao? Bởi lẽ, với danh tánh và con người Ngài, hoặc nói cách khác, Chúa Giêsu là ai; ma quỷ sẽ nói lên ‘một phần sự thật’, nên sự thật của chúng là ‘những sự thật không đáng tin!’.
Ma quỷ thường lừa dối người khác bằng cách nói một số sự thật theo cách ‘hơi sai lầm!’. Chúng trộn sự thật với sai lầm; vì vậy, ma quỷ không xứng đáng nói bất kỳ sự thật nào về Chúa Giêsu. Điều này sẽ cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về việc loan báo Tin Mừng cách chung. Có nhiều người rao giảng Tin Mừng, nhưng không phải mọi điều chúng ta nghe hay đọc đều hoàn toàn đáng tin! Có vô số ý kiến, vô số người đưa ra những lời khuyên và vô số nhà thuyết giáo trong thế giới ngày nay. Một đôi khi, các nhà giảng thuyết sẽ nói một điều gì đó khá đúng, nhưng sau đó, họ cố ý hoặc vô tình trộn lẫn sự thật đó với những sai lầm nhỏ; và đó sẽ là ‘những sự thật không đáng tin!’. Bởi lẽ, ‘một phần sự thật’ sẽ gây thiệt hại lớn và sẽ khiến nhiều người lạc lối!
Vì vậy, điều đầu tiên chúng ta cần rút ra từ phân đoạn này là, chúng ta phải luôn lắng nghe cẩn thận những gì được rao giảng và cố gắng phân biệt những gì được dạy có hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu không. Đây là lý do chính yếu mà chúng ta phải luôn dựa vào lời rao giảng của Chúa Giêsu khi nó được mặc khải qua Giáo Hội và trong Giáo Hội. Chúa Giêsu bảo đảm rằng, chân lý của Ngài được nói ra qua Giáo Hội của Ngài. Do đó, giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, cuộc đời các thánh và sự khôn ngoan trong thẩm quyền giảng dạy của huấn quyền phải luôn được sử dụng làm nền tảng cho tất cả những gì chúng ta nghe và được dạy.
Anh Chị em,
“Ngài cấm ngặt chúng không được tiết lộ Ngài”. Ma quỷ đủ ma mãnh để lừa gạt chúng ta khi chúng nói ‘một phần sự thật’ về Chúa Giêsu và giáo huấn của Ngài qua người này người kia, những người sẽ nói ‘những sự thật không đáng tin’. Phần chúng ta, con cái của Giáo Hội, chúng ta phải hết sức khôn ngoan. Vậy bạn và tôi hoàn toàn tin tưởng vào Giáo Hội, Mẹ của chúng ta như thế nào? Chắc chắn, Giáo Hội của chúng ta đầy những tội nhân, cũng như tất cả chúng ta là những tội nhân. Nhưng Giáo Hội của chúng ta cũng tràn đầy sự viên mãn của sự thật; ở đó, không có ‘một phần sự thật’ mà chỉ có toàn bộ Sự Thật là chính Chúa Giêsu, Đấng là “Đường, là Sự Thật và là Sự Sống!”. Và chúng ta tin tưởng sâu sắc vào tất cả những gì Chúa Giêsu đã mặc khải và tiếp tục mặc khải qua Giáo Hội của Ngài. Hôm nay, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện và bày tỏ lòng biết ơn đối với thẩm quyền giảng dạy của Giáo Hội và cam kết hoàn toàn chấp nhận thẩm quyền đó.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con cảm ơn Chúa về món quà giáo huấn rõ ràng và có thẩm quyền đến với con qua Giáo Hội; đặc biệt, qua Đức Thánh Cha. Cho con luôn biết cầu nguyện cho Giáo Hội, yêu mến Giáo Hội, và bảo vệ Giáo Hội, Mẹ của con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:54 18/01/2023
6. Đối với những người rất cần chúng ta, thì chúng ta nên đặc biệt biểu lộ ra lòng yêu mến của chúng ta.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:56 18/01/2023
39. GƯƠNG NHÂN NGHĨA
Tống Tương công và quân đội nước Sở đang giao chiến ở ven bờ nước sâu, binh lính nước Tống đã xếp hàng trận thế, nhưng quân Sở còn chưa qua sông.
Hữu tư mã hiến kế cho Tống tương công:
- “Quân Sở nhiều mà quân Tống ít, lợi dụng lúc họ qua sông hàng ngũ chưa chỉnh tề thì ta đột nhiên công kích, như thế họ tất bị bại không còn nghi ngờ gì nưã.”
Tống tương công không nói gì, Hữu tư mã nói tiếp:
- “Ngài không yêu qúy nhân dân của đất nước mình, để quốc gia bị tổn hại, lẽ nào thế mới gọi là đạo đức sao?”
Thế là đợi quân Sở qua sông và xếp xong trận thế, bấy giờ Tống tương công mới hạ lệnh đánh trống tiến quân, kết quả binh Tống đại bại. Tương công bị thương nặng ở bắp vế, ba ngày sau thì chết.
(Hàn Phi Tử)
Suy tư 39:
Làm vua một nước, đã ra trận mà còn đem lòng từ bi của quân tử để nhường nhịn đối phương, tức là đưa quân mình vào chỗ chết; khi lâm trận thì cần giành thế thượng phong, mạnh dùng sức, yếu dùng mưu, đó là căn bản của người cầm quân. Đã muốn nhường đối phương thì chi bằng đem đất nước toàn dân của mình dâng cho địch quân, còn hơn là đem quân ra chiến đấu. Tống tương công đã làm một việc “nhân từ quân tử” nên đã thua trận lại còn mất mạng nữa.
Trong đời sống thiêng liêng cũng thế, đã chiến đấu thì phải chiến đấu tới cùng không nhân nhượng; với tội lỗi mà nhân nhượng thì chỉ có thua đến thua; xác thịt cũng thế, đừng nhân từ kiểu quân tử: cả mùa chay ăn chay rồi, bây giờ “ăn bù” cho thỏa lòng; tội này không quan trọng chỉ cần đi xưng tội là xong ngay; hy sinh trong lòng có Chúa biết được rồi.v.v...đó chính là những nhân nhượng kiểu quân tử.
Tôi cũng đã nhiều lần nhân nhượng kiểu đó với cám dỗ và với những đam mê tầm thường, khiến cho tôi ngày càng xa Chúa hơn mà không biết.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tống Tương công và quân đội nước Sở đang giao chiến ở ven bờ nước sâu, binh lính nước Tống đã xếp hàng trận thế, nhưng quân Sở còn chưa qua sông.
Hữu tư mã hiến kế cho Tống tương công:
- “Quân Sở nhiều mà quân Tống ít, lợi dụng lúc họ qua sông hàng ngũ chưa chỉnh tề thì ta đột nhiên công kích, như thế họ tất bị bại không còn nghi ngờ gì nưã.”
Tống tương công không nói gì, Hữu tư mã nói tiếp:
- “Ngài không yêu qúy nhân dân của đất nước mình, để quốc gia bị tổn hại, lẽ nào thế mới gọi là đạo đức sao?”
Thế là đợi quân Sở qua sông và xếp xong trận thế, bấy giờ Tống tương công mới hạ lệnh đánh trống tiến quân, kết quả binh Tống đại bại. Tương công bị thương nặng ở bắp vế, ba ngày sau thì chết.
(Hàn Phi Tử)
Suy tư 39:
Làm vua một nước, đã ra trận mà còn đem lòng từ bi của quân tử để nhường nhịn đối phương, tức là đưa quân mình vào chỗ chết; khi lâm trận thì cần giành thế thượng phong, mạnh dùng sức, yếu dùng mưu, đó là căn bản của người cầm quân. Đã muốn nhường đối phương thì chi bằng đem đất nước toàn dân của mình dâng cho địch quân, còn hơn là đem quân ra chiến đấu. Tống tương công đã làm một việc “nhân từ quân tử” nên đã thua trận lại còn mất mạng nữa.
Trong đời sống thiêng liêng cũng thế, đã chiến đấu thì phải chiến đấu tới cùng không nhân nhượng; với tội lỗi mà nhân nhượng thì chỉ có thua đến thua; xác thịt cũng thế, đừng nhân từ kiểu quân tử: cả mùa chay ăn chay rồi, bây giờ “ăn bù” cho thỏa lòng; tội này không quan trọng chỉ cần đi xưng tội là xong ngay; hy sinh trong lòng có Chúa biết được rồi.v.v...đó chính là những nhân nhượng kiểu quân tử.
Tôi cũng đã nhiều lần nhân nhượng kiểu đó với cám dỗ và với những đam mê tầm thường, khiến cho tôi ngày càng xa Chúa hơn mà không biết.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Khoảnh Khắc Tạ Ơn Giờ Cuối Năm
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
19:18 18/01/2023
Khoảnh Khắc Tạ Ơn Giờ Cuối Năm
Suy Niệm Thánh Lễ Tất Niên 2023
(Is 63 7-9, 1Cr 1, 3-9, Lc 1, 39-55)
Một năm với tháng ngày dần trôi, giờ chúng ta đang sống là thời khắc cuối cùng của năm cũ, giờ phút thật linh thiêng. Chúng ta để lại năm cũ và bước vào năm mới với cả lo âu lẫn lạc quan.
Nhân loại bước qua năm 2022 với bao niềm hy vọng, khi Covid-19 dần bị đẩy lùi với chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn, giúp phần lớn các nước quay lại với cuộc sống bình thường.
Nhưng thế giới năm qua cũng chứng kiến nhiều đau thương, mất mát, khủng hoảng, từ chiến sự bùng phát ở Ukraine, căng thẳng ở eo biển Đài Loan, cho đến nắng nóng kỷ lục ở châu Âu, lũ lụt tàn phá Pakistan hay thảm kịch giẫm đạp gây chấn động Hàn Quốc, Nữ Hoàng Êlisabeth và Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI với đầy tư tưởng lỗi lạc qua đời vào ngày cuối cùng của năm.
Nước Việt Nam trong năm qua, tăng trưởng GDP vượt kế hoạch trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm; chuyến thăm cấp nhà nước của nguyên thủ quốc gia; tổ chức thành công SEA Games 31 là 3 trong số sự kiện tiêu biểu nhất, còn các sự kiện khác như ngập lụt bất thường, thiếu hụt xăng dầu, Tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã bảo vệ thành công ngôi vô địch.
Một năm sắp kết thúc, Hội Thánh là Mẹ chúng ta dạy, khi kết thúc một năm và mỗi ngày, chúng ta phải tự vấn lương tâm, và nhìn lại những gì đã xảy ra để tạ ơn Chúa.
Tạ ơn để tiếp tục nhận ơn
Lại một năm sắp đến hồi kết thúc, người kitô hữu chúng ta dựa trên Thánh Kinh thấy thời gian không mang tính tuần hoàn mà là một đường thẳng, thời gian là con đường dẫn đến chung cuộc, nên một năm trôi qua là một bước đi hướng đến sự hoàn tất của lịch sử, đến cứu cánh của nhân loại là hy vọng và vui mừng được gặp Chúa, thì việc tạ ơn này thật là ý nghĩa.
Tạ ơn Chúa vì tất cả những dấu chỉ hào phóng Thiên Chúa thể hiện trong lịch sử nhân loại. Tạ ơn Chúa vì tất cả những gì con người có đều là hồng ân của Chúa. Trong cuộc sống, chúng ta thường quên đi những gì là ân huệ của Chúa. Và để sống tâm tình tạ ơn và phó thác vào Thiên Chúa thật không dễ chút nào!
Đi vào tâm tình tạ ơn, chúng ta nhìn nhận rằng, tội lỗi và yếu đuối đã làm ta xa rời Thiên Chúa Tình Yêu. Dù nhận thức được những điều mình phạm mất lòng Chúa, nhưng với sức con người, chúng ta khó thoát ra vòng xoáy tội lỗi. Chỉ có Chúa mới kéo chúng ta về với Chúa.
Trong giờ phút linh thiêng này, thật là đẹp, khi giờ đây chúng ta đồng thanh hiệp ý với Mẹ Maria hát lên bài ca tạ ơn : Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, vì Người đã và còn đang biểu lộ quyền năng của Ngài… đã và còn đang làm tan rã những kẻ kiêu căng… đã và còn đang hạ xuống người quyền thế… đã và còn đang nâng dậy kẻ khiêm cung… đã và còn đang ban tràn đầy ơn lành cho người đói khát… đã và còn đang đuổi người giàu có ra về tay không… đã và còn đang cứu giúp Israel Dân Người. Ðó là bảy hành động của Thiên Chúa là Chúa của lịch sử cứu độ. Thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta rằng: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1 Tx 5, 16-18). Cảm tạ Chúa và xin Chúa thứ tha, kèm theo lòng phó thác cho Chúa năm mới sắp tới.
Xin Chúa tha thứ
Cũng vào dịp cuối năm, cùng với việc tạ ơn, Đức Thánh Cha Phanxicô còn thức tỉnh con cái mình: “Chúng ta được kêu gọi kiểm điểm xem những thế sự có được thực hiện theo ý Thiên Chúa hay là chúng ta chỉ ưu tiên lắng nghe những dự án của con người, nhiều khi đầy những tư lợi, lòng khao khát quyền lực vô độ và bạo lực vô cớ” (Bài giảng Kinh Chiều cuối năm 2015). Nên chúng ta phải tạ lỗi với Chúa và với mọi người. Tạ lỗi để nói lên lòng sám hối, ăn năn. Tạ lỗi về những điều thiếu sót, điều chưa tốt, chưa chu toàn, hoặc lỗi bác ái với tha nhân. Xin Chúa thương tha thứ những lỗi lầm mà chúng ta đã phạm trong năm qua. Tương lai tùy thuộc ở Chúa, chúng ta phải có tinh thần phó thác.
Phó thác cho Thiên Chúa toàn năng
Nhìn lại một năm đã qua, chúng ta thấy các biến cố lần lượt diễn ra, đến giờ phút này đây, chúng ta phải khẳng định rằng, Thiên Chúa là chủ lịch sử, Ngài hướng dẫn các biến cố nhân loại, đồng thời phó thác vận mệnh tương lai cho Chúa và thưa rằng : Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con được làm người, được làm con Chúa thêm một năm nữa. Xin cho đời chúng con trở thành bài ca tạ ơn Chúa bằng tâm tình sống biết ơn mọi người đang yêu thương giúp đỡ chúng con để danh Chúa được toả sáng. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Thánh Lễ Tất Niên 2023
(Is 63 7-9, 1Cr 1, 3-9, Lc 1, 39-55)
Một năm với tháng ngày dần trôi, giờ chúng ta đang sống là thời khắc cuối cùng của năm cũ, giờ phút thật linh thiêng. Chúng ta để lại năm cũ và bước vào năm mới với cả lo âu lẫn lạc quan.
Nhân loại bước qua năm 2022 với bao niềm hy vọng, khi Covid-19 dần bị đẩy lùi với chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn, giúp phần lớn các nước quay lại với cuộc sống bình thường.
Nhưng thế giới năm qua cũng chứng kiến nhiều đau thương, mất mát, khủng hoảng, từ chiến sự bùng phát ở Ukraine, căng thẳng ở eo biển Đài Loan, cho đến nắng nóng kỷ lục ở châu Âu, lũ lụt tàn phá Pakistan hay thảm kịch giẫm đạp gây chấn động Hàn Quốc, Nữ Hoàng Êlisabeth và Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI với đầy tư tưởng lỗi lạc qua đời vào ngày cuối cùng của năm.
Nước Việt Nam trong năm qua, tăng trưởng GDP vượt kế hoạch trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm; chuyến thăm cấp nhà nước của nguyên thủ quốc gia; tổ chức thành công SEA Games 31 là 3 trong số sự kiện tiêu biểu nhất, còn các sự kiện khác như ngập lụt bất thường, thiếu hụt xăng dầu, Tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã bảo vệ thành công ngôi vô địch.
Một năm sắp kết thúc, Hội Thánh là Mẹ chúng ta dạy, khi kết thúc một năm và mỗi ngày, chúng ta phải tự vấn lương tâm, và nhìn lại những gì đã xảy ra để tạ ơn Chúa.
Tạ ơn để tiếp tục nhận ơn
Lại một năm sắp đến hồi kết thúc, người kitô hữu chúng ta dựa trên Thánh Kinh thấy thời gian không mang tính tuần hoàn mà là một đường thẳng, thời gian là con đường dẫn đến chung cuộc, nên một năm trôi qua là một bước đi hướng đến sự hoàn tất của lịch sử, đến cứu cánh của nhân loại là hy vọng và vui mừng được gặp Chúa, thì việc tạ ơn này thật là ý nghĩa.
Tạ ơn Chúa vì tất cả những dấu chỉ hào phóng Thiên Chúa thể hiện trong lịch sử nhân loại. Tạ ơn Chúa vì tất cả những gì con người có đều là hồng ân của Chúa. Trong cuộc sống, chúng ta thường quên đi những gì là ân huệ của Chúa. Và để sống tâm tình tạ ơn và phó thác vào Thiên Chúa thật không dễ chút nào!
Đi vào tâm tình tạ ơn, chúng ta nhìn nhận rằng, tội lỗi và yếu đuối đã làm ta xa rời Thiên Chúa Tình Yêu. Dù nhận thức được những điều mình phạm mất lòng Chúa, nhưng với sức con người, chúng ta khó thoát ra vòng xoáy tội lỗi. Chỉ có Chúa mới kéo chúng ta về với Chúa.
Trong giờ phút linh thiêng này, thật là đẹp, khi giờ đây chúng ta đồng thanh hiệp ý với Mẹ Maria hát lên bài ca tạ ơn : Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, vì Người đã và còn đang biểu lộ quyền năng của Ngài… đã và còn đang làm tan rã những kẻ kiêu căng… đã và còn đang hạ xuống người quyền thế… đã và còn đang nâng dậy kẻ khiêm cung… đã và còn đang ban tràn đầy ơn lành cho người đói khát… đã và còn đang đuổi người giàu có ra về tay không… đã và còn đang cứu giúp Israel Dân Người. Ðó là bảy hành động của Thiên Chúa là Chúa của lịch sử cứu độ. Thánh Phaolô nhắn nhủ chúng ta rằng: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1 Tx 5, 16-18). Cảm tạ Chúa và xin Chúa thứ tha, kèm theo lòng phó thác cho Chúa năm mới sắp tới.
Xin Chúa tha thứ
Cũng vào dịp cuối năm, cùng với việc tạ ơn, Đức Thánh Cha Phanxicô còn thức tỉnh con cái mình: “Chúng ta được kêu gọi kiểm điểm xem những thế sự có được thực hiện theo ý Thiên Chúa hay là chúng ta chỉ ưu tiên lắng nghe những dự án của con người, nhiều khi đầy những tư lợi, lòng khao khát quyền lực vô độ và bạo lực vô cớ” (Bài giảng Kinh Chiều cuối năm 2015). Nên chúng ta phải tạ lỗi với Chúa và với mọi người. Tạ lỗi để nói lên lòng sám hối, ăn năn. Tạ lỗi về những điều thiếu sót, điều chưa tốt, chưa chu toàn, hoặc lỗi bác ái với tha nhân. Xin Chúa thương tha thứ những lỗi lầm mà chúng ta đã phạm trong năm qua. Tương lai tùy thuộc ở Chúa, chúng ta phải có tinh thần phó thác.
Phó thác cho Thiên Chúa toàn năng
Nhìn lại một năm đã qua, chúng ta thấy các biến cố lần lượt diễn ra, đến giờ phút này đây, chúng ta phải khẳng định rằng, Thiên Chúa là chủ lịch sử, Ngài hướng dẫn các biến cố nhân loại, đồng thời phó thác vận mệnh tương lai cho Chúa và thưa rằng : Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con được làm người, được làm con Chúa thêm một năm nữa. Xin cho đời chúng con trở thành bài ca tạ ơn Chúa bằng tâm tình sống biết ơn mọi người đang yêu thương giúp đỡ chúng con để danh Chúa được toả sáng. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Giây phút giao thừa
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
22:11 18/01/2023
Giây phút giao thừa
Thánh Lễ Giao Thừa Năm 2023
(Mt 5, 1-10)
Lẽ đất trời có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Và đây là giây phút thiêng liêng và tuyệt đẹp, trời đất giao hòa, âm dương đan dệt vào nhau, mỗi người đều cảm thấy như có một cái gì đó thôi thúc, nhưng cũng có một cái gì đó níu kéo lòng ta, chúng ta đang ở vào thời khắc cũ giao lại, mới đón lấy, năm cũ sang năm mới.
Trong giờ phút huyền nhiệm này, mở ra những ngày mới, giúp con người hy vọng, cậy trông và tín thác vào Đấng tác tạo cả đất trời, Đấng ấy là Cứu Chúa của chúng ta. Không gì thích hợp bằng việc chúng ta phải làm trước tiên là hướng tâm hồn lên Chúa là nguồn mạch mọi ơn phúc, để xin Ngài giáng phúc thi ân cho mọi người, mọi nhà, hầu tất cả được sống bình an và yêu thương trong sự quan phòng của Chúa là Đấng Giầu Lòng Thương Xót và thứ tha.
Lời Thánh vịnh 133,3 mới đẹp làm sao : “Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion” ( Tv 133, 3 ). Lời nguyện dưới đây lôi kéo chúng ta về với Chúa, Đấng là Alpha và Ô Mêga, là Nguyên thủy và là Cùng đích: “Lạy Thiên Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, trong giờ phút giao thừa này, chúng con hướng tâm hồn lên Chúa. Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh danh thánh” (Lời Ca nhập lễ).
Lời Môsê ngỏ với Aaron và các con ông Aaron như sợi dây lôi kéo phúc lành và bình an của Chúa xuống cho dân : “Nguyện Đức Chúa ban phúc lành và gìn giữ anh em ! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em” (x. Ds 6, 22.27). Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của danh Chúa và Chúa sẽ chúc lành cho chúng. Tác giả Thánh Vịnh nói cho chúng ta biết lý do tại sao phải hướng lòng lên Chúa và van xin Ngài : “Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời” (Tv 120, 1-2). Nếu như khi xưa thánh Phaolô đã khuyên tín hữu Thêxalônica, nay ngài cũng khuyên chúng ta : “Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh” (1Tx 5,16).
Trước thềm năm mới, mỗi người chúng ta đều mang trong mình những những tâm tư và ước muốn. Ưu tư nhìn lại quá khứ, hy vọng hướng tới tương lại. Vậy giờ đây chúng ta có những tâm tình nào, ước muốn gì, chờ đời gì và nhất là nói gì với Chúa? Chắc chắn một điều là ai cũng xin Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, rộng ban cho một năm mới phúc lộc dồi dào, và lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Chúa.
Về phương diện con người, điều đầu tiên trong năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau đó là chúc được bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn, mà người có đạo còn chúc nhau được đầy niềm vui và phúc lành của Thiên Chúa.
Về phía Thiên Chúa, vì Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được hạnh phúc, nên Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta, chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Ngài vui khi nhìn thấy chúng ta mạnh khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ nào mà không vui khi thấy con cái mình lớn lên, khôn ngoan, khoẻ mạnh? Huống chi là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta, không để chúng ta hư không đời, mà lại sinh ra ta cho ta được làm người…lại cho Ngôi Hai Xuống thế làm người để cứu độ, giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi và sự dữ, cứu chúng ta khỏi án phạt đời đời. Lời Chúa trong Thánh lễ Giao thừa minh chứng rõ ràng rằng, Thiên Chúa muốn chúng ta là những người hạnh phúc (x. Mt 5, 1-10).
Năm hết, Tết đến, người ta đều chúc nhau thật nhiều sức khoẻ, bình an, khang an và hạnh phúc trong năm mới. Chúc nhau đong đầy hạnh phúc, xuân sang đắc lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự cát tường… tựu chung lại là cầu mong cho nhau được hạnh phúc. Câu hỏi được đặt ra : Đâu là căn nguyên hạnh phúc của đời người chúng ta? Chúng ta phải quả quyết rằng : chỉ có Chúa mới là nguồn hạnh phúc của đời chúng ta, là hoan lạc của mọi tâm can, là bình an cho đời tươi thắp sáng.
Ở đầu mỗi câu Tin Mừng (Mt 5, 1-12) vừa nghe là một loạt các từ “phúc”, chúng ta có thể suy diễn rằng, Thiên Chúa là Hạnh Phúc, nên Chúa cũng muốn chúng ta là những người hạnh phúc, những phúc nhân.
Thánh lễ Giao thừa này, Tin Mừng trình bày bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu nói với dân chúng trên ngọn đồi thoai thoải quanh hồ Galilêa. Thánh Mathêu viết: “Khi thấy đám đông, Chúa Giêsu lên núi: Người ngồi xuống và các môn đệ đến gần. Người bắt đầu giảng dạy họ” (Mt 5,1-2). Chúa Giêsu tuyên bố “phúc” cho người có tinh thần nghèo khó, người sầu khổ, người có lòng thương xót, những người đói khát công lý, có lòng trong sạch, những người bị bách hại (x. Mt 5,3-10). Ðây không phải là một ý thức hệ mới, nhưng là một giáo huấn đến từ trên cao và liên hệ tới thân phận con người chúng ta, thân phận mà Chúa đã muốn nhận lấy khi nhập thể, để cứu vớt. Vì thế, “Bài giảng trên núi được gửi đến tất cả mọi người, trong hiện tại và tương lai… và người ta chỉ có thể hiểu và sống bài giảng này trong hành trình theo Chúa Giêsu, đồng hành với Người” (Ðức Giêsu thành Nazareth, tr. 92). Năm Mới khởi đầu, chắc chắn các Mối Phúc là một chương trình sống mới cho chúng ta, để được giải thoát khỏi những giá trị giả dối của trần gian và cởi mở đối với những thiện ích chân thực, hiện tại cũng như tương lai. Thực vậy, khi Thiên Chúa an ủi, thỏa mãn sự đói khát công lý, lau sạch nước mắt của những người sầu khổ, có nghĩa là Thiên Chúa mở Nước Trời, nơi hạnh phúc cho họ.
Trước thềm năm mới, chúng ta hãy khẩn cầu các thánh là những người đã được xem là phúc nhân, đặc biệt xin Mẹ Maria, là ‘Đấng đầy ơn phúc’, giúp con cái Mẹ trở thành những phúc nhân trong năm mới, nhất là trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ đến muôn thủa muôn đời ! Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Thánh Lễ Giao Thừa Năm 2023
(Mt 5, 1-10)
Lẽ đất trời có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Và đây là giây phút thiêng liêng và tuyệt đẹp, trời đất giao hòa, âm dương đan dệt vào nhau, mỗi người đều cảm thấy như có một cái gì đó thôi thúc, nhưng cũng có một cái gì đó níu kéo lòng ta, chúng ta đang ở vào thời khắc cũ giao lại, mới đón lấy, năm cũ sang năm mới.
Trong giờ phút huyền nhiệm này, mở ra những ngày mới, giúp con người hy vọng, cậy trông và tín thác vào Đấng tác tạo cả đất trời, Đấng ấy là Cứu Chúa của chúng ta. Không gì thích hợp bằng việc chúng ta phải làm trước tiên là hướng tâm hồn lên Chúa là nguồn mạch mọi ơn phúc, để xin Ngài giáng phúc thi ân cho mọi người, mọi nhà, hầu tất cả được sống bình an và yêu thương trong sự quan phòng của Chúa là Đấng Giầu Lòng Thương Xót và thứ tha.
Lời Thánh vịnh 133,3 mới đẹp làm sao : “Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion” ( Tv 133, 3 ). Lời nguyện dưới đây lôi kéo chúng ta về với Chúa, Đấng là Alpha và Ô Mêga, là Nguyên thủy và là Cùng đích: “Lạy Thiên Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, trong giờ phút giao thừa này, chúng con hướng tâm hồn lên Chúa. Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh danh thánh” (Lời Ca nhập lễ).
Lời Môsê ngỏ với Aaron và các con ông Aaron như sợi dây lôi kéo phúc lành và bình an của Chúa xuống cho dân : “Nguyện Đức Chúa ban phúc lành và gìn giữ anh em ! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em” (x. Ds 6, 22.27). Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của danh Chúa và Chúa sẽ chúc lành cho chúng. Tác giả Thánh Vịnh nói cho chúng ta biết lý do tại sao phải hướng lòng lên Chúa và van xin Ngài : “Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời” (Tv 120, 1-2). Nếu như khi xưa thánh Phaolô đã khuyên tín hữu Thêxalônica, nay ngài cũng khuyên chúng ta : “Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh” (1Tx 5,16).
Trước thềm năm mới, mỗi người chúng ta đều mang trong mình những những tâm tư và ước muốn. Ưu tư nhìn lại quá khứ, hy vọng hướng tới tương lại. Vậy giờ đây chúng ta có những tâm tình nào, ước muốn gì, chờ đời gì và nhất là nói gì với Chúa? Chắc chắn một điều là ai cũng xin Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, rộng ban cho một năm mới phúc lộc dồi dào, và lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Chúa.
Về phương diện con người, điều đầu tiên trong năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau đó là chúc được bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn, mà người có đạo còn chúc nhau được đầy niềm vui và phúc lành của Thiên Chúa.
Về phía Thiên Chúa, vì Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được hạnh phúc, nên Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta, chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Ngài vui khi nhìn thấy chúng ta mạnh khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ nào mà không vui khi thấy con cái mình lớn lên, khôn ngoan, khoẻ mạnh? Huống chi là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta, không để chúng ta hư không đời, mà lại sinh ra ta cho ta được làm người…lại cho Ngôi Hai Xuống thế làm người để cứu độ, giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi và sự dữ, cứu chúng ta khỏi án phạt đời đời. Lời Chúa trong Thánh lễ Giao thừa minh chứng rõ ràng rằng, Thiên Chúa muốn chúng ta là những người hạnh phúc (x. Mt 5, 1-10).
Năm hết, Tết đến, người ta đều chúc nhau thật nhiều sức khoẻ, bình an, khang an và hạnh phúc trong năm mới. Chúc nhau đong đầy hạnh phúc, xuân sang đắc lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự cát tường… tựu chung lại là cầu mong cho nhau được hạnh phúc. Câu hỏi được đặt ra : Đâu là căn nguyên hạnh phúc của đời người chúng ta? Chúng ta phải quả quyết rằng : chỉ có Chúa mới là nguồn hạnh phúc của đời chúng ta, là hoan lạc của mọi tâm can, là bình an cho đời tươi thắp sáng.
Ở đầu mỗi câu Tin Mừng (Mt 5, 1-12) vừa nghe là một loạt các từ “phúc”, chúng ta có thể suy diễn rằng, Thiên Chúa là Hạnh Phúc, nên Chúa cũng muốn chúng ta là những người hạnh phúc, những phúc nhân.
Thánh lễ Giao thừa này, Tin Mừng trình bày bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu nói với dân chúng trên ngọn đồi thoai thoải quanh hồ Galilêa. Thánh Mathêu viết: “Khi thấy đám đông, Chúa Giêsu lên núi: Người ngồi xuống và các môn đệ đến gần. Người bắt đầu giảng dạy họ” (Mt 5,1-2). Chúa Giêsu tuyên bố “phúc” cho người có tinh thần nghèo khó, người sầu khổ, người có lòng thương xót, những người đói khát công lý, có lòng trong sạch, những người bị bách hại (x. Mt 5,3-10). Ðây không phải là một ý thức hệ mới, nhưng là một giáo huấn đến từ trên cao và liên hệ tới thân phận con người chúng ta, thân phận mà Chúa đã muốn nhận lấy khi nhập thể, để cứu vớt. Vì thế, “Bài giảng trên núi được gửi đến tất cả mọi người, trong hiện tại và tương lai… và người ta chỉ có thể hiểu và sống bài giảng này trong hành trình theo Chúa Giêsu, đồng hành với Người” (Ðức Giêsu thành Nazareth, tr. 92). Năm Mới khởi đầu, chắc chắn các Mối Phúc là một chương trình sống mới cho chúng ta, để được giải thoát khỏi những giá trị giả dối của trần gian và cởi mở đối với những thiện ích chân thực, hiện tại cũng như tương lai. Thực vậy, khi Thiên Chúa an ủi, thỏa mãn sự đói khát công lý, lau sạch nước mắt của những người sầu khổ, có nghĩa là Thiên Chúa mở Nước Trời, nơi hạnh phúc cho họ.
Trước thềm năm mới, chúng ta hãy khẩn cầu các thánh là những người đã được xem là phúc nhân, đặc biệt xin Mẹ Maria, là ‘Đấng đầy ơn phúc’, giúp con cái Mẹ trở thành những phúc nhân trong năm mới, nhất là trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ đến muôn thủa muôn đời ! Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Tôi Tìm Gì Trong Năm Mới Này
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
22:13 18/01/2023
Tôi Tìm Gì Trong Năm Mới Này
Suy niệm ngày Mồng 1 Tết
Dù ai ở đâu đi đâu hay làm gì, trong khả năng có thể đều mong muốn trở về nhà hay gia đình, nơi mình được sinh ra và lớn lên để được sum vầy bên nồi bánh chưng với cha mẹ và với những người thân trong dịp Tết Nguyên Đán. Trong những giây phút linh thiêng của những ngày Tết, hình như mọi người đều có cảm tưởng sự bình an đang tràn ngập nơi tâm hồn cũng như nơi gia đình, nơi giáo họ và giáo xứ. Có lẽ cái khát khao và mong mỏi nhất của mọi người đó là cái bình an trong năm mới. Nhưng bình an nào đây? Có phải có nhiều tiền nhiều bạc là bình an không? Có danh vọng lợi dục là bình an đích thực chăng? Thưa không! Sự bình an đích thực của mỗi người thiết tưởng không nơi danh lợi dục nhưng là nơi Chúa. Sự bình an đó đương nhiên không tự nhiên mà có, nhưng để có nó, mỗi chúng ta phải ra công tìm kiếm và nỗ lực tìm gặp nó.
Nhiều khi con người chúng ta đã luôn luôn lo lắng để tìm kiếm cho sự sống, cho cơm gạo áo tiền, cho cái mặc - cái trang trí bên ngoài thân xác mà chúng ta lại bỏ sót điều cực kỳ cần thiết, là tìm kiếm cái bên trong, cái thiêng liêng, cái bình an từ Chúa. Quả thật, trong ngày đầu năm mới Quý Mão 2023 hôm nay, Chúa Giê-su mời gọi: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6:33). Cứ tìm kiếm Nước Thiên Chúa nghĩa là làm sao mọi người? Phải chăng mỗi chúng ta được mời gọi ý thức về sự hiện diện đầy quan trọng của Thiên Chúa trong cuộc đời? Chúa mới là chủ mọi sự. Người là Đấng Sáng Tạo nên muôn loài muôn vật, cho nên Người có quyền năng trên mọi sự. Người là Thiên Chúa Tình Yêu. Mà đã là Đấng Tình Yêu, Người luôn luôn yêu thương và mong muốn cho mọi loài mọi vật được sống và sống dồi dào. Người sẵn sàng ban ơn giúp sức cho hết thảy mọi người nếu loài người biết khiêm tốn tìm gặp Người. Vì thế, một khi con người chiếm trọn được tình yêu của Thiên Chúa, con người không thể nào mà không được trao ban tất cả những gì con người mong muốn và tìm kiếm. Tất cả sẽ trở nên hiện hữu đối với Thiên Chúa trong khi con người không thể. Dù ăn dù mặc hay dù gì đi chăng nữa, con người được mời gọi sống tinh thần phó thác và tin yêu. “Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.”(1 Pr 5. 7). Quả thật, “Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa thì hãy còn có Chúa đón nhận con.” (Tv 26,10). Chúa không bao giờ để chúng ta mồ côi nhưng sẵn sàng đổ xuống dư tràn ân sủng và bình an trên mọi người ở khắp mọi nơi.
Năm mới Quý Mão này mời gọi mọi người đứng lên sau những ‘gục ngã’ do đại dịch, do chiến tranh, do khủng bố, do thiên tai và ngay cả nhân tai để ‘sinh lại’, làm lại và phục hồi lại sau những mất mát, những rạn nứt, những thiệt hại, những âu lo và cám dỗ. Có thể ai đó cũng đang bị lạc lòng, bị bỏ rơi vì thiếu sự hiệp hành với nhau hoặc đã bị lãng quên từ trước tới đây do lỗi của chúng ta. Họ đang sống trong tâm trạng chán chường và dường như không có một tia hy vọng nào cho tương lai mới, cho năm mới này. Chính mỗi chúng ta trong khi tìm kiếm sự bình an, niềm vui và hoan lạc cho chính mình, thiết tưởng chúng ta cũng phải có trách nhiệm quan tâm đối với những hoàn cảnh khó khăn và nghèo khổ đó. Chính chúng ta cần đứng lên và hướng chiều về những ai đang bị bỏ rơi, loại trừ và thất vọng do nhiều yếu tố khách quan gây nên để đỡ nâng, ủi an và đồng hành cùng họ trên mọi nẻo đường dầu có thể bị thiệt thòi và mất mát. Phải chăng đây là một trong những điều quan trọng hàng đầu của đời sống của mỗi ki-tô hữu chúng ta? Vì quan tâm đến tha nhân là chính lúc chúng ta sống mối tương quan tốt với Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người giống hình ảnh của Thiên Chúa. Chúng ta chỉ mải mê tìm kiếm Nước Thiên Chúa mà bỏ quên những hình ảnh của Thiên Chúa đang ‘rơi rớt’, đang đớn đau và quằn quại hay bị lãng quên nơi các ngõ hẻm, nơi các khu ổ chuột, nơi những mảnh đời đau khổ bệnh hoạn tật nguyền, nơi những trại trẻ mồ côi – khiếm khuyết, nơi những trại phong tanh hôi và chua khét,…thì như vậy, chúng ta chưa thật sự tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người.
Có thể nói rằng sự bình an mà chúng ta tìm kiếm trong năm mới là sự bình an của sự phục vụ, bình an của sự trao ban, bình an của sự quan tâm,…Đây chính là sự bình an của Đức Giê-su trao ban khi Ngài Phục Sinh. Chính Đức Giê-su là sự bình an đích thực và rường cột cho ơn cứu rỗi của con người. Càng có được sự bình an từ Đức Giê-su, chúng ta càng dấn thân và rắc gieo sự bình an cách thiết thực cho anh chị em đồng loại bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương. Càng yêu thương, càng dấn thân và quảng đại dâng hiến cho tha nhân, nhất là cho những ai khổ đau và nghèo hèn, chúng ta càng trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giê-su Ki-tô. Vì chính Đức Giê-su đến trần gian cũng nhằm cái mục đích duy nhất này là trao ban bình an ngang qua lời giảng dạy có uy quyền và thi thố các phép lạ, là gần gũi và gặp gỡ cũng như sẵn sàng chữa lành cho những người bệnh tật và ốm đau, là bao dung và tha thứ cho những ai bị coi là tội lỗi bất xứng, là sẵn sàng dùng ngay chính mạng sống của Ngài để chịu chết trên cây Thập Giá vì yêu thương loài người. Sự bình an Phục Sinh từ Đức Giê-su đã làm cho những người nhát đảm trở nên mạnh mẽ và kiên cường, đã làm cho những kẻ bỏ trốn vì sợ hãi trở nên những sứ giả loan báo Tin mừng cách hăng say và nhiệt thành.
Thật vậy, từ giây phút của ngày đầu năm mới với những điểm suy niệm trên, thiết tưởng mỗi chúng ta đã phần nào biết được cái đích điểm của chúng ta trong năm nay là gì? Đó là sự bình an. Mà bình an đích thực là ở nơi Chúa. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có được bình an trọn vẹn và đẹp ý Chúa nhất đó là chúng ta vừa kết hợp mật thiết với Chúa, nói với Chúa nơi đời sống cầu nguyện, nơi việc đọc và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày và siêng năng tham dự cử hành phụng vụ bí tích thường xuyên và vừa biết sống với anh chị em, biết nói về Chúa cho họ bằng cuộc sống và hành vi cử chỉ theo ‘chất men’ của Tin mừng Giê-su. Quả thật, có Chúa là có tất cả, không có Chúa là chẳng có gì hết! Mong năm mới Quý Mão này mỗi chúng ta, là những ki-tô hữu biết cùng nhau hiệp thông, tham gia và thực thi sứ vụ, là biết cùng nhau đến nhà thờ để gặp gỡ Chúa, hiệp thông với nhau trong các nghi lễ phụng vụ; đồng thời, biết cùng nhau ra tay giúp đỡ, ủi an và thi hành việc lành phúc đức một cách hăng say và không ngưng nghỉ để đừng có một ai bị loại trừ và lãng quên.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Suy niệm ngày Mồng 1 Tết
Dù ai ở đâu đi đâu hay làm gì, trong khả năng có thể đều mong muốn trở về nhà hay gia đình, nơi mình được sinh ra và lớn lên để được sum vầy bên nồi bánh chưng với cha mẹ và với những người thân trong dịp Tết Nguyên Đán. Trong những giây phút linh thiêng của những ngày Tết, hình như mọi người đều có cảm tưởng sự bình an đang tràn ngập nơi tâm hồn cũng như nơi gia đình, nơi giáo họ và giáo xứ. Có lẽ cái khát khao và mong mỏi nhất của mọi người đó là cái bình an trong năm mới. Nhưng bình an nào đây? Có phải có nhiều tiền nhiều bạc là bình an không? Có danh vọng lợi dục là bình an đích thực chăng? Thưa không! Sự bình an đích thực của mỗi người thiết tưởng không nơi danh lợi dục nhưng là nơi Chúa. Sự bình an đó đương nhiên không tự nhiên mà có, nhưng để có nó, mỗi chúng ta phải ra công tìm kiếm và nỗ lực tìm gặp nó.
Nhiều khi con người chúng ta đã luôn luôn lo lắng để tìm kiếm cho sự sống, cho cơm gạo áo tiền, cho cái mặc - cái trang trí bên ngoài thân xác mà chúng ta lại bỏ sót điều cực kỳ cần thiết, là tìm kiếm cái bên trong, cái thiêng liêng, cái bình an từ Chúa. Quả thật, trong ngày đầu năm mới Quý Mão 2023 hôm nay, Chúa Giê-su mời gọi: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6:33). Cứ tìm kiếm Nước Thiên Chúa nghĩa là làm sao mọi người? Phải chăng mỗi chúng ta được mời gọi ý thức về sự hiện diện đầy quan trọng của Thiên Chúa trong cuộc đời? Chúa mới là chủ mọi sự. Người là Đấng Sáng Tạo nên muôn loài muôn vật, cho nên Người có quyền năng trên mọi sự. Người là Thiên Chúa Tình Yêu. Mà đã là Đấng Tình Yêu, Người luôn luôn yêu thương và mong muốn cho mọi loài mọi vật được sống và sống dồi dào. Người sẵn sàng ban ơn giúp sức cho hết thảy mọi người nếu loài người biết khiêm tốn tìm gặp Người. Vì thế, một khi con người chiếm trọn được tình yêu của Thiên Chúa, con người không thể nào mà không được trao ban tất cả những gì con người mong muốn và tìm kiếm. Tất cả sẽ trở nên hiện hữu đối với Thiên Chúa trong khi con người không thể. Dù ăn dù mặc hay dù gì đi chăng nữa, con người được mời gọi sống tinh thần phó thác và tin yêu. “Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em.”(1 Pr 5. 7). Quả thật, “Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa thì hãy còn có Chúa đón nhận con.” (Tv 26,10). Chúa không bao giờ để chúng ta mồ côi nhưng sẵn sàng đổ xuống dư tràn ân sủng và bình an trên mọi người ở khắp mọi nơi.
Năm mới Quý Mão này mời gọi mọi người đứng lên sau những ‘gục ngã’ do đại dịch, do chiến tranh, do khủng bố, do thiên tai và ngay cả nhân tai để ‘sinh lại’, làm lại và phục hồi lại sau những mất mát, những rạn nứt, những thiệt hại, những âu lo và cám dỗ. Có thể ai đó cũng đang bị lạc lòng, bị bỏ rơi vì thiếu sự hiệp hành với nhau hoặc đã bị lãng quên từ trước tới đây do lỗi của chúng ta. Họ đang sống trong tâm trạng chán chường và dường như không có một tia hy vọng nào cho tương lai mới, cho năm mới này. Chính mỗi chúng ta trong khi tìm kiếm sự bình an, niềm vui và hoan lạc cho chính mình, thiết tưởng chúng ta cũng phải có trách nhiệm quan tâm đối với những hoàn cảnh khó khăn và nghèo khổ đó. Chính chúng ta cần đứng lên và hướng chiều về những ai đang bị bỏ rơi, loại trừ và thất vọng do nhiều yếu tố khách quan gây nên để đỡ nâng, ủi an và đồng hành cùng họ trên mọi nẻo đường dầu có thể bị thiệt thòi và mất mát. Phải chăng đây là một trong những điều quan trọng hàng đầu của đời sống của mỗi ki-tô hữu chúng ta? Vì quan tâm đến tha nhân là chính lúc chúng ta sống mối tương quan tốt với Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người giống hình ảnh của Thiên Chúa. Chúng ta chỉ mải mê tìm kiếm Nước Thiên Chúa mà bỏ quên những hình ảnh của Thiên Chúa đang ‘rơi rớt’, đang đớn đau và quằn quại hay bị lãng quên nơi các ngõ hẻm, nơi các khu ổ chuột, nơi những mảnh đời đau khổ bệnh hoạn tật nguyền, nơi những trại trẻ mồ côi – khiếm khuyết, nơi những trại phong tanh hôi và chua khét,…thì như vậy, chúng ta chưa thật sự tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người.
Có thể nói rằng sự bình an mà chúng ta tìm kiếm trong năm mới là sự bình an của sự phục vụ, bình an của sự trao ban, bình an của sự quan tâm,…Đây chính là sự bình an của Đức Giê-su trao ban khi Ngài Phục Sinh. Chính Đức Giê-su là sự bình an đích thực và rường cột cho ơn cứu rỗi của con người. Càng có được sự bình an từ Đức Giê-su, chúng ta càng dấn thân và rắc gieo sự bình an cách thiết thực cho anh chị em đồng loại bằng cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương. Càng yêu thương, càng dấn thân và quảng đại dâng hiến cho tha nhân, nhất là cho những ai khổ đau và nghèo hèn, chúng ta càng trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giê-su Ki-tô. Vì chính Đức Giê-su đến trần gian cũng nhằm cái mục đích duy nhất này là trao ban bình an ngang qua lời giảng dạy có uy quyền và thi thố các phép lạ, là gần gũi và gặp gỡ cũng như sẵn sàng chữa lành cho những người bệnh tật và ốm đau, là bao dung và tha thứ cho những ai bị coi là tội lỗi bất xứng, là sẵn sàng dùng ngay chính mạng sống của Ngài để chịu chết trên cây Thập Giá vì yêu thương loài người. Sự bình an Phục Sinh từ Đức Giê-su đã làm cho những người nhát đảm trở nên mạnh mẽ và kiên cường, đã làm cho những kẻ bỏ trốn vì sợ hãi trở nên những sứ giả loan báo Tin mừng cách hăng say và nhiệt thành.
Thật vậy, từ giây phút của ngày đầu năm mới với những điểm suy niệm trên, thiết tưởng mỗi chúng ta đã phần nào biết được cái đích điểm của chúng ta trong năm nay là gì? Đó là sự bình an. Mà bình an đích thực là ở nơi Chúa. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có được bình an trọn vẹn và đẹp ý Chúa nhất đó là chúng ta vừa kết hợp mật thiết với Chúa, nói với Chúa nơi đời sống cầu nguyện, nơi việc đọc và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày và siêng năng tham dự cử hành phụng vụ bí tích thường xuyên và vừa biết sống với anh chị em, biết nói về Chúa cho họ bằng cuộc sống và hành vi cử chỉ theo ‘chất men’ của Tin mừng Giê-su. Quả thật, có Chúa là có tất cả, không có Chúa là chẳng có gì hết! Mong năm mới Quý Mão này mỗi chúng ta, là những ki-tô hữu biết cùng nhau hiệp thông, tham gia và thực thi sứ vụ, là biết cùng nhau đến nhà thờ để gặp gỡ Chúa, hiệp thông với nhau trong các nghi lễ phụng vụ; đồng thời, biết cùng nhau ra tay giúp đỡ, ủi an và thi hành việc lành phúc đức một cách hăng say và không ngưng nghỉ để đừng có một ai bị loại trừ và lãng quên.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Niềm đam mê rao giảng Tin Mừng: lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu, Chúa Giêsu mô hình công bố
Vu Van An
16:15 18/01/2023
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Hội trường Phaolô VI, Thứ tư, ngày 18 tháng 1 năm 2023, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý nói về niềm đam mê rao giảng Tin mừng của ngài, nhấn mạnh tới lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu với Chúa Giêsu như mô hình công bố. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh công bố
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Thứ Tư tuần trước, chúng ta đã bắt đầu một chu kỳ giáo lý về niềm đam mê rao giảng Tin Mừng, nghĩa là về lòng nhiệt thành tông đồ phải làm sinh động Giáo hội và mỗi Kitô hữu. Hôm nay chúng ta nhìn vào mẫu gương công bố khó lòng vượt qua được: Chúa Giêsu, Đấng mà Tin Mừng Lễ Giáng Sinh gọi là “Lời Thiên Chúa” (x. Ga 1:1). Việc Người là Ngôi Lời cho chúng ta thấy một khía cạnh thiết yếu của Chúa Giêsu: Người luôn tương quan, đi ra ngoài, không bao giờ cô lập, luôn ở trong tương quan, đi ra ngoài; trên thực tế, lời nói hiện hữu để được truyền đi, được thông truyền. Chúa Giêsu là như vậy, Ngôi Lời vĩnh cửu của Chúa Cha được ngỏ với chúng ta, được thông truyền cho chúng ta. Đức Kitô không chỉ có lời ban sự sống, nhưng Người biến cuộc đời mình thành Lời, thành sứ điệp: nghĩa là Người sống luôn hướng về Chúa Cha và về chúng ta. Luôn nhìn về Chúa Cha là Đấng đã sai Người và nhìn chúng ta là những người Người được sai đến.
Thật vậy, nếu chúng ta nhìn vào những ngày của Người, được mô tả trong Tin Mừng, chúng ta thấy rằng sự thân mật với Chúa Cha, việc cầu nguyện, được đặt lên hàng đầu, vì thế Chúa Giêsu dậy sớm, khi trời còn tối, và đi vào những nơi vắng vẻ để cầu nguyện (xem Mc 1:35; Lc 4:42) để thưa chuyện với Chúa Cha. Mọi quyết định và chọn lựa quan trọng nhất đều được thực hiện sau khi đã cầu nguyện (x. Lc 6:12; 9:18). Chính trong mối tương quan này, trong lời cầu nguyện liên kết Người với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần này, mà Chúa Giêsu khám phá ra ý nghĩa việc Người làm người, việc Người hiện hữu trong thế gian vì Người đang thi hành sứ vụ cho chúng ta, được Chúa Cha sai đến với chúng ta.
Về phương diện này, cử chỉ công khai đầu tiên mà Người thực hiện sau nhiều năm sống ẩn dật ở Nadarét thật đáng lưu ý. Chúa Giêsu không thực hiện một phép lạ vĩ đại, Người không gửi một thông điệp hữu hiệu, nhưng trà trộn với những người đi chịu phép rửa của Gioan. Như thế, Người cống hiến cho chúng ta chìa khóa hiểu hành động của Người trong thế giới: ra sức hết mình vì tội nhân, bày tỏ tình liên đới với chúng ta không phân cách, trong việc chia sẻ trọn vẹn sự sống. Thật vậy, khi nói về sứ vụ của Người, Người nói rằng Người không đến “để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình” (Mc 10:45). Mỗi ngày, sau khi cầu nguyện, Chúa Giêsu dành cả ngày để loan báo Nước Thiên Chúa và dành cả ngày ấy cho người ta, đặc biệt cho những người nghèo nhất và yếu đuối nhất, cho những người tội lỗi và bệnh tật (x. Mc 1:32-39). Nghĩa là Chúa Giêsu tiếp xúc với Chúa Cha trong cầu nguyện, rồi tiếp xúc với mọi người để truyền giáo, để dạy giáo lý, để dạy con đường dẫn đến Nước Thiên Chúa.
Bây giờ, nếu chúng ta muốn trình bầy lối sống của Người bằng một hình ảnh, chúng ta dễ dàng tìm thấy nó: chính Chúa Giêsu cống hiến hình ảnh đó cho chúng ta, chúng ta đã nghe Người nói về Người như Mục Tử Nhân Lành, Đấng – Người nói – “ hy sinh mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10: 11) đó chính là Chúa Giêsu. Thật vậy, mục tử không chỉ là một công việc đòi hỏi thời gian và rất nhiều cam kết; đó là một cách sống thực sự: hai mươi bốn giờ một ngày, sống với đàn chiên, cùng chúng ra đồng cỏ, ngủ giữa đàn chiên, chăm sóc những con yếu nhất. Nói cách khác, Chúa Giêsu không làm gì cho chúng ta, nhưng cho đi tất cả, hiến mạng sống vì chúng ta. Trái tim của Người là trái tim mục tử (xem Edk 34:15). Người hướng dẫn tất cả chúng ta.
Thật vậy, để tóm tắt hoạt động của Giáo hội trong một chữ, chính thuật ngữ chuyên biệt “mục vụ” thường được sử dụng. Và để đánh giá tính mục vụ của chúng ta, chúng ta phải đối diện với kiểu mẫu, đối diện với Chúa Giêsu, Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành. Trước hết, chúng ta có thể tự hỏi: chúng ta có bắt chước Người uống từ suối nguồn cầu nguyện, để tâm hồn chúng ta hòa hợp với lòng Người không? Sự gần gũi với Người, như cuốn sách hay của Cha Chautard gợi ý, là “linh hồn của mọi hoạt động tông đồ”. Chính Chúa Giêsu đã nói rõ điều đó với các môn đệ: “Không có Thầy, anh em chẳng làm được gì” (Ga 15:5). Nếu anh chị em ở với Chúa Giêsu, anh chị em sẽ khám phá ra điều này: trái tim mục tử của Người vẫn đập cho những người bối rối, lạc lối, xa cách. Còn trái tim chúng ta? Biết bao lần thái độ của chúng ta đối với những người hơi khó tính hoặc khó tính một chút được thể hiện bằng những lời này: “Nhưng đó là chuyện của bọn nó, để bọn nó lo…”. Nhưng Chúa Giêsu không bao giờ nói như thế, không bao giờ, nhưng luôn ra đi gặp gỡ tất cả những người tội lỗi bị gạt ra bên lề xã hội. Người bị tố cáo về điều đó, là ở với những người tội lỗi, vì Người đã mang lại cho họ sự cứu rỗi của Thiên Chúa.
Chúng ta đã nghe dụ ngôn con chiên lạc, ở chương 15 của Tin Mừng Luca (x. câu 4-7). Chúa Giêsu cũng nói về đồng bạc bị mất và đứa con hoang đàng. Nếu muốn đào tạo lòng nhiệt thành tông đồ, chúng ta phải luôn ghi nhớ chương 15 Tin mừng Luca. Anh chị em hãy thường xuyên đọc nó, ở đó chúng ta có thể hiểu thế nào là lòng nhiệt thành tông đồ. Ở đó, chúng ta khám phá ra rằng Thiên Chúa không đứng đó nhìn chừng chừng vào chuồng chiên hay thậm chí đe dọa chúng để chúng không bỏ đi. Ngược lại, nếu có con đi lạc, Người không bỏ rơi con đó, nhưng đi tìm kiếm nó. Người không nói, "mày bỏ đi, lỗi tại mày, kệ mày!" Con tim mục vụ của Người phản ứng cách khác: con tim mục vụ đau khổ, con tim mục vụ mạo hiểm. nó đau khổ: vâng, Thiên Chúa đau khổ cho những người bỏ đi và trong khi thương tiếc họ, Người càng yêu họ hơn. Chúa đau khổ khi chúng ta rời xa trái tim Người. Người đau khổ cho những ai không biết vẻ đẹp của tình yêu và sự ấm áp của vòng tay Người. Nhưng, để đối phó với sự đau khổ này, Người không rút lui, mà mạo hiểm: Người bỏ lại chín mươi chín con chiên đang bình an vô sự và mạo hiểm tìm kiếm con chiên lạc, do đó Người làm một việc mạo hiểm và thậm chí phi lý, nhưng phù hợp với trái tim mục tử của Người vốn thương nhớ những người đã bỏ đi, mong gặp lại những người đã ra đi, đây là một điều nhất quán nơi Chúa Giêsu. Và khi chúng ta nghe tin một người nào đó đã rời bỏ Giáo hội, chúng ta muốn nói gì? "Cứ để mặc kệ họ?" Không, Chúa Giêsu dạy chúng ta nhớ thương những người đã ra đi; Chúa Giêsu không giận dữ hay oán giận, nhưng chỉ khôn nguôi khao khát chúng ta. Chúa Giêsu cảm thấy thương nhớ chúng ta và đó là lòng nhiệt thành của Thiên Chúa.
Và tôi tự hỏi: chúng ta có những tâm tình tương tự hay không? Có lẽ chúng ta xem những người đã rời đàn là đối thủ hoặc kẻ thù. "Còn người này? – há anh ta đã không đi qua phía bên kia hay sao? Anh ta đã đánh mất đức tin, thế nào cũng xuống hỏa ngục...", còn chúng ta thì thanh thản. Thay vào đó, khi chúng ta gặp họ ở trường, ở công sở, trên đường phố, tại sao chúng ta không nghĩ chúng ta có cơ hội tốt để chứng kiến họ hưởng niềm vui của một người Cha luôn yêu thương họ và không bao giờ quên họ? Không phải để cải đạo, không! Nhưng để Lời của Cha có thể vang tới họ để chúng ta cùng tiến bước với nhau. Truyền giảng Tin Mừng không phải là cải đạo. Cải đạo là việc của ngoại giáo, nó không có tính tôn giáo hay Tin Mừng. Có một lời tốt đẹp cho những người đã rời bỏ đàn chiên và chúng ta có vinh dự và gánh nặng là những người nói lời này. Bởi vì Lời này, tức Chúa Giêsu, yêu cầu chúng ta điều này: luôn luôn đến gần mọi người, với tấm lòng rộng mở, vì Người là như vậy. Có lẽ chúng ta vốn theo và yêu mến Chúa Giêsu từ lâu mà chưa bao giờ tự hỏi mình có chia sẻ tâm tình của Người hay không, có đau khổ và mạo hiểm để hòa nhịp với trái tim của Chúa Giêsu, với trái tim mục vụ này, gần với trái tim mục vụ của Chúa Giêsu không! Đây không phải là cải đạo, như tôi đã nói, để người khác trở thành “một trong chúng ta”, không, đó không phải là Kitô giáo: mà là yêu thương để họ là con cái hạnh phúc với Thiên Chúa. Trong cầu nguyện, chúng ta hãy xin ơn có tâm hồn mục tử, cởi mở, đặt mình gần gũi với mọi người, để mang sứ điệp của Chúa cũng như để cảm nhận nỗi khát mong của Chúa Kitô đối với mọi người. Vì, nếu không có tình yêu đau khổ và mạo hiểm này, thì cuộc sống của chúng ta sẽ không suông sẻ: nếu Kitô hữu chúng ta không có tình yêu đau khổ và mạo hiểm này, thì chúng ta có nguy cơ chỉ nuôi dưỡng bản thân bằng chính bản thân mình. Những người chăn chiên tự chăn dắt mình, thay vì chăn dắt đàn chiên, đều là những người chải lông cừu “cực kỳ đẹp đẽ”. Chúng ta không chăn dắt chính mình, nhưng chăn dắt mọi người.
Hơn 360 triệu Kitô hữu bị bách hại trên thế giới
Thanh Quảng sdb
17:33 18/01/2023
Hơn 360 triệu Kitô hữu bị bách hại trên thế giới
Tổ chức Open Doors công bố Danh sách Theo dõi những bá cáo Thế giới hàng năm năm 2023 cho hay rằng cứ bảy Kitô hữu trên thế giới thì có một người phải chịu sự ngược đãi và phân biệt đối xử ở mức độ tàn tệ vì đức tin của họ.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Mặc dù các con số không thay đổi đáng kể so với năm trước, nhưng năm 2022 là năm tồi tệ nhất đối với các Kitô hữu trên toàn thế giới, do mức độ phân biệt đối xử và loại trừ bạo lực ngày càng gia tăng, theo Danh sách Theo dõi Thế giới mới nhất do Open Doors, một nhóm theo dõi việc phát triển của Kitô giáo.
Bản báo cáo, được trình bày vào thứ Tư (18/1/2023) tại Quốc hội Ý ở Rome, đã xếp hạng 50 quốc gia nơi mà các Kitô hữu phải đối diện với các cuộc đàn áp tồi tệ nhất.
Bắc Triều Tiên đứng đầu danh sách
Theo dữ liệu được báo cáo, hơn 360 triệu Kitô hữu bị ngược đãi và đối xử phân biệt ở mức độ tàn tệ vì đức tin của họ. Những con số tương tự đã được ghi nhận vào năm ngoái. Tuy nhiên, điểm số của các chỉ số ở 50 quốc gia có nguy cơ tăng lên.
Bắc Triều Tiên một lần nữa xuất hiện như một nơi thù địch nhất đối với các Kitô hữu sinh sống, do “Luật chống tư duy phản động" mới được ban hành vào năm 2021, dẫn đến sự gia tăng các vụ bắt giữ. Các Kitô hữu hoàn toàn không có tự do và nếu bị phát hiện thực hành đức tin của họ, họ sẽ phải đối diện với lao động cải tạo và cái chết. Ngay cả việc sở hữu một cuốn Kinh thánh cũng là một tội nghiêm trọng và sẽ bị trừng phạt nặng nề.
Afghanistan ở vị trí thứ chín
Trong báo cáo trước, Bình Nhưỡng đã được thay thế bằng Afghanistan, sau khi Talebani tiếp quản vào tháng 8 năm 2021. Thứ hạng của Afghanistan đã tụt xuống vị trí thứ chín, không phải vì bất kỳ sự cải thiện nào, mà vì lý do đơn giản là hầu hết các Kitô hữu có mặt ở đó đã chạy trốn khỏi Afghanistan. Cải đạo từ Hồi giáo sang tín ngưỡng khác bị trừng phạt bằng cái chết ở Afghanistan. Do đó, cộng đồng Kitô giáo địa phương nhỏ bé buộc phải sống trong bí mật.
Theo sau Bắc Triều Tiên là Somalia, Yemen, Eritrea, Lybia, Nigeria, Pakistan và Iran, tất cả đều đang phải đối diện với chiến tranh hoặc xung đột nội bộ, hoặc dưới chế độ độc tài, như trường hợp của Eritrea và Iran.
Ni-giê-ri-a
Một trong những quốc gia đáng lo ngại nhất là Nigeria, nơi các Kitô hữu là mục tiêu của lực lượng nổi dậy Boko Haram, những người chăn nuôi gia súc Fulani theo đạo Hồi, cùng với những tên cướp, như trong vụ việc gần đây nhất ở Giáo phận Minna, nơi đó một linh mục bị thiêu sống và một người khác bị thương do những kẻ tấn công không rõ danh tính.
Xét về con số tuyệt đối Kitô hữu bị giết trong năm 2022 đã từ 5.621 lên 5.898. Ngoài ra, số lượng nhà thờ bị tấn công hoặc đóng cửa đã giảm hơn một nửa từ hơn 5 nghìn vào năm 2021 xuống chỉ còn hơn 2 nghìn vào năm ngoái. Trung Quốc đã đóng vai trò chính trong việc thay đổi này, với một nghìn sự cố so với ba nghìn nố vào năm trước.
Các cuộc tấn công vào nhà thờ Ngũ tuần ở CHDC Congo
Sự gia tăng mạnh mẽ các vụ bắt cóc Kitô hữu
Tuy nhiên, mặt khác, năm 2022 đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ các vụ bắt cóc các Kitô hữu, từ 3.829 xuống 5.259. Gần năm nghìn người tập trung ở ba quốc gia: Nigeria, Mozambique và Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi mà trong những ngày gần đây, những người Hồi giáo đã tuyên bố thực hiện một vụ đánh bom nhằm vào một nhà thờ Ngũ Tuần ở thị trấn Kasindi, miền đông Congo, khiến 14 người thiệt mạng và 39 người bị thương.
Theo Open Doors, hàng chục nghìn Kitô hữu đã bị tấn công ở một số quốc gia trên thế giới và gần 30.000 vụ việc đã được ghi lại.
Ấn Độ
Ở Ấn Độ, nơi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu của Tổng Thống Narendra Modi đã hạn chế quyền của các thành viên theo các tín ngưỡng khác, tổng cộng 1.750 Kitô hữu đã bị bắt giữ mà không cần xét xử.
Quấy rối công khai thường đi kèm với những áp lực tinh vi hơn, bao gồm lạm dụng hàng ngày tại nơi làm việc, ở trường học, trong các cơ sở công cộng. Mặc dù khó định lượng, nhưng chúng có tác động mạnh mẽ đến các cộng đồng và góp phần buộc các Kitô hữu phải di dời trong nước và quốc tế.
Myanma
Điều này đặc biệt rõ ràng ở Trung Đông và khu vực Sahel ở Châu Phi, do cuộc nổi dậy của các phần tử thánh chiến, cũng như ở Iran và Myanmar, kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm 2021, quân đội của chính quyền đã nhắm mục tiêu vào các nhà thờ.
Vụ việc mới nhất xảy ra vào ngày 15 tháng 1, khi Tatmadaw đốt phá một nhà thờ Công Giáo lịch sử ở làng Chan Thar, thuộc Giáo phận Mandalay.
Theo Open Doors, ở một số quốc gia, việc di dời thường là một chiến lược có chủ ý nhằm xóa sổ sự hiện diện của Kitô giáo ở đó.
Đàn áp tôn giáo đối với phụ nữ
Các hình thức ngược đãi tàn ác nhưng “ẩn giấu” khác nhắm vào phụ nữ Kitô hữu: hàng nghìn người là nạn nhân của các vụ hãm hiếp để làm xấu hổ gia đình và cộng đồng của họ, hoặc các cuộc hôn nhân cưỡng bức nhằm mục đích ép buộc cải đạo.
Báo cáo chỉ ghi lại một số ít trường hợp: hơn 2.000 vụ cưỡng hiếp và 717 cuộc hôn nhân cưỡng bức. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì các lý do xã hội và văn hóa, hầu hết các trường hợp này không được báo cáo với chính quyền. Đây là lý do tại sao Open Doors trong những năm gần đây đã điều tra các cuộc đàn áp tôn giáo riêng rẽ...
Tổ chức Open Doors công bố Danh sách Theo dõi những bá cáo Thế giới hàng năm năm 2023 cho hay rằng cứ bảy Kitô hữu trên thế giới thì có một người phải chịu sự ngược đãi và phân biệt đối xử ở mức độ tàn tệ vì đức tin của họ.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Mặc dù các con số không thay đổi đáng kể so với năm trước, nhưng năm 2022 là năm tồi tệ nhất đối với các Kitô hữu trên toàn thế giới, do mức độ phân biệt đối xử và loại trừ bạo lực ngày càng gia tăng, theo Danh sách Theo dõi Thế giới mới nhất do Open Doors, một nhóm theo dõi việc phát triển của Kitô giáo.
Bản báo cáo, được trình bày vào thứ Tư (18/1/2023) tại Quốc hội Ý ở Rome, đã xếp hạng 50 quốc gia nơi mà các Kitô hữu phải đối diện với các cuộc đàn áp tồi tệ nhất.
Bắc Triều Tiên đứng đầu danh sách
Theo dữ liệu được báo cáo, hơn 360 triệu Kitô hữu bị ngược đãi và đối xử phân biệt ở mức độ tàn tệ vì đức tin của họ. Những con số tương tự đã được ghi nhận vào năm ngoái. Tuy nhiên, điểm số của các chỉ số ở 50 quốc gia có nguy cơ tăng lên.
Bắc Triều Tiên một lần nữa xuất hiện như một nơi thù địch nhất đối với các Kitô hữu sinh sống, do “Luật chống tư duy phản động" mới được ban hành vào năm 2021, dẫn đến sự gia tăng các vụ bắt giữ. Các Kitô hữu hoàn toàn không có tự do và nếu bị phát hiện thực hành đức tin của họ, họ sẽ phải đối diện với lao động cải tạo và cái chết. Ngay cả việc sở hữu một cuốn Kinh thánh cũng là một tội nghiêm trọng và sẽ bị trừng phạt nặng nề.
Afghanistan ở vị trí thứ chín
Trong báo cáo trước, Bình Nhưỡng đã được thay thế bằng Afghanistan, sau khi Talebani tiếp quản vào tháng 8 năm 2021. Thứ hạng của Afghanistan đã tụt xuống vị trí thứ chín, không phải vì bất kỳ sự cải thiện nào, mà vì lý do đơn giản là hầu hết các Kitô hữu có mặt ở đó đã chạy trốn khỏi Afghanistan. Cải đạo từ Hồi giáo sang tín ngưỡng khác bị trừng phạt bằng cái chết ở Afghanistan. Do đó, cộng đồng Kitô giáo địa phương nhỏ bé buộc phải sống trong bí mật.
Theo sau Bắc Triều Tiên là Somalia, Yemen, Eritrea, Lybia, Nigeria, Pakistan và Iran, tất cả đều đang phải đối diện với chiến tranh hoặc xung đột nội bộ, hoặc dưới chế độ độc tài, như trường hợp của Eritrea và Iran.
Ni-giê-ri-a
Một trong những quốc gia đáng lo ngại nhất là Nigeria, nơi các Kitô hữu là mục tiêu của lực lượng nổi dậy Boko Haram, những người chăn nuôi gia súc Fulani theo đạo Hồi, cùng với những tên cướp, như trong vụ việc gần đây nhất ở Giáo phận Minna, nơi đó một linh mục bị thiêu sống và một người khác bị thương do những kẻ tấn công không rõ danh tính.
Xét về con số tuyệt đối Kitô hữu bị giết trong năm 2022 đã từ 5.621 lên 5.898. Ngoài ra, số lượng nhà thờ bị tấn công hoặc đóng cửa đã giảm hơn một nửa từ hơn 5 nghìn vào năm 2021 xuống chỉ còn hơn 2 nghìn vào năm ngoái. Trung Quốc đã đóng vai trò chính trong việc thay đổi này, với một nghìn sự cố so với ba nghìn nố vào năm trước.
Các cuộc tấn công vào nhà thờ Ngũ tuần ở CHDC Congo
Sự gia tăng mạnh mẽ các vụ bắt cóc Kitô hữu
Tuy nhiên, mặt khác, năm 2022 đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ các vụ bắt cóc các Kitô hữu, từ 3.829 xuống 5.259. Gần năm nghìn người tập trung ở ba quốc gia: Nigeria, Mozambique và Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi mà trong những ngày gần đây, những người Hồi giáo đã tuyên bố thực hiện một vụ đánh bom nhằm vào một nhà thờ Ngũ Tuần ở thị trấn Kasindi, miền đông Congo, khiến 14 người thiệt mạng và 39 người bị thương.
Theo Open Doors, hàng chục nghìn Kitô hữu đã bị tấn công ở một số quốc gia trên thế giới và gần 30.000 vụ việc đã được ghi lại.
Ấn Độ
Ở Ấn Độ, nơi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu của Tổng Thống Narendra Modi đã hạn chế quyền của các thành viên theo các tín ngưỡng khác, tổng cộng 1.750 Kitô hữu đã bị bắt giữ mà không cần xét xử.
Quấy rối công khai thường đi kèm với những áp lực tinh vi hơn, bao gồm lạm dụng hàng ngày tại nơi làm việc, ở trường học, trong các cơ sở công cộng. Mặc dù khó định lượng, nhưng chúng có tác động mạnh mẽ đến các cộng đồng và góp phần buộc các Kitô hữu phải di dời trong nước và quốc tế.
Myanma
Điều này đặc biệt rõ ràng ở Trung Đông và khu vực Sahel ở Châu Phi, do cuộc nổi dậy của các phần tử thánh chiến, cũng như ở Iran và Myanmar, kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm 2021, quân đội của chính quyền đã nhắm mục tiêu vào các nhà thờ.
Vụ việc mới nhất xảy ra vào ngày 15 tháng 1, khi Tatmadaw đốt phá một nhà thờ Công Giáo lịch sử ở làng Chan Thar, thuộc Giáo phận Mandalay.
Theo Open Doors, ở một số quốc gia, việc di dời thường là một chiến lược có chủ ý nhằm xóa sổ sự hiện diện của Kitô giáo ở đó.
Đàn áp tôn giáo đối với phụ nữ
Các hình thức ngược đãi tàn ác nhưng “ẩn giấu” khác nhắm vào phụ nữ Kitô hữu: hàng nghìn người là nạn nhân của các vụ hãm hiếp để làm xấu hổ gia đình và cộng đồng của họ, hoặc các cuộc hôn nhân cưỡng bức nhằm mục đích ép buộc cải đạo.
Báo cáo chỉ ghi lại một số ít trường hợp: hơn 2.000 vụ cưỡng hiếp và 717 cuộc hôn nhân cưỡng bức. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì các lý do xã hội và văn hóa, hầu hết các trường hợp này không được báo cáo với chính quyền. Đây là lý do tại sao Open Doors trong những năm gần đây đã điều tra các cuộc đàn áp tôn giáo riêng rẽ...
Tên trộm bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae bị thanh gươm của ngài chém bị thương
Đặng Tự Do
17:55 18/01/2023
Một câu chuyện thật lạ lùng vừa được Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, tường trình trong bài có nhan đề “Thief steals St. Michael statue from church, trips, and is injured by the angel’s sword”, nghĩa là “Tên trộm bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae từ trong nhà thờ bị vấp té, và bị thanh gươm của ngài làm bị thương”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Một tên trộm say rượu đã bị thương sau khi ngã vào thanh kiếm của bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae mà anh ta đang cố lấy trộm từ một nhà thờ ở Monterrey, Mễ Tây Cơ.
Truyền thông địa phương đưa tin rằng vào rạng sáng ngày 14 Tháng Giêng, Carlos Alonso, 32 tuổi, được tường trình đã đến Giáo xứ Chúa Kitô Vua ở trung tâm thành phố Monterrey để cướp nhà thờ.
Trong bóng tối, Alonso được cho là đã nhảy qua hàng rào trước lối vào nhà thờ, phá vỡ một cửa kính và bước vào nhà thờ.
Trong khi cố gắng chạy trốn với bức tượng của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, tên trộm được tường trình đã vấp té và thanh kiếm của thiên thần chém vào cổ khiến anh ta bị thương nặng.
Một số người qua đường nhìn thấy người đàn ông bị thương ở cửa nhà thờ và gọi trợ giúp y tế.
Binh sĩ Bảo vệ Dân sự Monterrey đã đến hiện trường, cắt ổ khóa trên cổng chính của hàng rào, và cứu mạng kẻ trộm.
Sau khi ổn định người đàn ông bị thương, lực lượng cấp cứu đã đưa anh ta đến một phòng khám để được điều trị và thu thập thêm thông tin về thiệt hại có thể đã gây ra.
Dự kiến, sau khi hồi phục, nghi phạm sẽ được chuyển giao cho văn phòng công tố và hình phạt mà anh ta có thể phải đối mặt vì hành vi gây thiệt hại cho nhà thờ sẽ được xác định.
Một điều đáng nói nữa là khi té ngã, bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae lăn xuống đất nhưng không hề hấn gì.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y George Pell sẽ được chôn cất tại Nhà thờ Chính tòa Đức Bà ở Sydney vào tháng tới
Đặng Tự Do
17:57 18/01/2023
Đức Hồng Y George Pell sẽ được chôn cất tại Nhà thờ Chính tòa Đức Bà ở Sydney vào tháng tới, Tổng giáo phận Công Giáo của thành phố đã công bố hôm thứ Ba, sau cái chết của ngài ở Rome.
Đức Hồng Y Pell, 81 tuổi, là một nhân vật nổi bật trong Giáo Hội Công Giáo, và đã phải chịu ngồi tù oan trong 404 ngày trước khi được Tòa Án Tối Cao đồng thanh tuyên bố vô tội.
Tổng giáo phận Sydney cho biết một buổi lễ chính thức sẽ được tổ chức vào ngày 2 tháng 2 cho Đức Hồng Y Pell tại nhà thờ chính tòa của thành phố, nơi ngài đã làm tổng giám mục trong 13 năm.
“Đức Hồng Y Pell đã để lại một di sản đáng chú ý cho Giáo Hội Công Giáo ở Úc và đây chắc chắn sẽ là một trong những đám tang quan trọng nhất từng được tổ chức tại Nhà thờ Chính tòa,” Cha Don Richardson, cha sở nhà thờ chính tòa cho biết trong một tuyên bố.
Richardson cho biết thêm, hàng ngàn người thương tiếc dự kiến sẽ tham dự và tiễn biệt vị Hồng Y rất được kính trọng.
Thi thể của ngài sẽ được quàn trong một ngày trước lễ tang trước khi được chôn cất trong một buổi lễ riêng tại hầm mộ của nhà thờ sau đó.
Source:AP
Một cuộc họp lịch sử của các học giả Chính Thống Giáo được triệu tập để đối phó với sự chia rẽ và chiến tranh
Đặng Tự Do
17:58 18/01/2023
Gần 400 nhà thần học Chính Thống Giáo từ 44 quốc gia đã triệu tập trong hội nghị quốc tế lớn nhất từ trước đến nay ở Hy Lạp từ hôm thứ Năm, 12 tháng Giêng, để thảo luận về những câu hỏi có tầm cỡ “Công Đồng Nicê” mà Giáo hội Chính thống Đông phương phải đối mặt trong bối cảnh chiến tranh và sự chia rẽ cay đắng.
Một số vấn đề gây tranh cãi nhất tại Hội nghị của Hiệp hội Thần học Chính thống Quốc tế, nhóm họp ở Volos, đã xuất phát từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng Hai, làm trầm trọng thêm sự chia rẽ giữa Giáo hội Chính thống Ukraine mới độc lập ở Kyiv và Chính Thống Giáo Nga có trụ sở tại Mạc Tư Khoa.
Diễn giả chính của hội nghị, là Đức Tổng Giám Mục Ambrosios Zografos của Hàn Quốc và Nhật Bản, một giám mục của Tòa Thượng Phụ Đại kết Constantinople, đã nói với hội nghị vào tối thứ Tư rằng các nhánh khác nhau của Chính Thống Giáo đã khích lệ dị giáo bằng cách tham gia vào cuộc chiến, và than phiền rằng “hầu hết các nhà lãnh đạo Chính thống giáo đã thất bại trong việc lên án cuộc chiến ma quỷ này một cách dứt khoát.”
“Chúng ta thậm chí không thể nói, 'Ồ, đây là cuộc chiến do các chính trị gia điều khiển. Các Giáo Hội của chúng ta phản đối điều đó'“, Đức Giám Mục Ambrosios nói, “bởi vì rất ít nhà lãnh đạo các Giáo Hội của chúng ta thực sự có lập trường phản đối chiến tranh một cách công khai.”
Đức Tổng Giám Mục Ambrosios lập luận rằng gốc rễ của sự chia rẽ Nga-Ukraine là một dị giáo thần học được gọi là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi vốn kết hợp giữa Giáo Hội và nhà cầm quyền. Đức Tổng Giám Mục đặc biệt lên án việc áp dụng cách quản trị Giáo Hội dựa trên sắc tộc, quốc tịch hoặc văn hóa thay vì địa lý và coi đó “không gì khác hơn là mối nguy hiểm lớn nhất đối với sự thống nhất của Chính thống giáo”.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi thường dẫn đến việc các thành viên Giáo Hội loại trừ những Kitô hữu không phù hợp với bản sắc dân tộc cụ thể của họ, một cách tinh vi, hoặc đề cao quốc tịch hơn đức tin.
Các nhà phê bình chống lại Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa chỉ ra rằng Giáo Hội Nga đã mở rộng sang các khu vực tài phán không thuộc về họ, chẳng hạn như Phi Châu, nơi họ không có thẩm quyền giáo luật. Mặt khác, những người chỉ trích Tòa thượng phụ Constantinople chỉ ra rằng vào năm 1922, Thượng phụ Hy Lạp đã thành lập các Nhà thờ Chính thống Hy Lạp ở Hoa Kỳ, cạnh tranh với sự hiện diện của Chính Thống Nga. Tổ chức của các nhà thờ Chính thống giáo do Nga lãnh đạo ở Hoa Kỳ đã thay đổi sau Cách mạng Nga và giữa làn sóng người nhập cư từ Đông Âu yêu cầu các linh mục từ nước ngoài đến phục vụ họ.
Một số lập luận cho rằng việc loại bỏ hoàn toàn chủ nghĩa dân tộc có nghĩa là hợp nhất các nhà thờ Chính thống độc lập ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như Hy Lạp, Serbian, Antiôchia, Nga và những nhà thờ khác hiện chồng chéo các khu vực pháp lý của họ, thành một Nhà thờ Chính thống giáo cho khu vực.
Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa cũng đã nhanh chóng mở rộng khắp Phi Châu, thay thế Tòa Thượng phụ Alexandria, nơi mà kể từ Công Đồng Nicê năm 325 sau Chúa Giáng Sinh, đã hoạt động dựa trên một sắc lệnh về chủ quyền lãnh thổ đối với Bắc Phi. Giáo hội Nga tuyên bố Alexandria rơi vào tình trạng ly giáo sau khi Đức Thượng Phụ của giáo hội này công nhận nền độc lập của Giáo hội Chính thống Ukraine, được trao bởi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô vào năm 2019.
Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Ambrosios cảnh báo trong bài phát biểu của mình:
“Sự hồi sinh đầy hứa hẹn của Chính thống giáo trong thế kỷ 20 đang bị đe dọa bởi những vấn đề nghiêm trọng nảy sinh sau sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở những quốc gia được gọi là Chính thống giáo đang tìm cách mở rộng sang các khu vực tài phán khác của giáo hội,”
Source:Religion News
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc: Hội Chợ TẾT Quý Mão 2023
Jo. Vĩnh SA
17:46 18/01/2023
Thứ Bảy ngày 14.01.2023 & Chúa Nhật ngày 15.01.2023
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc phối hợp với Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang Nam Úc tổ chức Hội Chợ "TẾT QUÝ MÃO 2023" tại công viên Bonython Park gần trung tâm thành phố, để quý đồng hương người Việt đang định cư trong thành phố Adelaide đến tham dự, nhằm ôn lại những Lễ Hội truyền thống văn hoá Việt Nam của chúng ta
Đến tham dự, ngoài quan khách cao cấp trong chính quyền tiểu bang Nam Úc, còn có đại diện các hội đoàn, đoàn thể chính trị, đại diện các tôn giáo trong tiểu bang cũng hiện diện trong buổi lễ khai mạc Hội Chợ
Về phía Công Giáo, có linh mục Dean Marin Tổng Đại Diện, Tổng Giáo Phận Adelaide cũng đến tham dự, nghi thức khai mạc hội chợ lúc 5.30 chiều thứ Bảy ngàng 14 tháng Giêng, năm 2023
XIN NHẤN 2 LẦN - ĐỂ XEM HÌNH HỘI CHỢ
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc phối hợp với Cộng Đồng Người Việt Tự Do tiểu bang Nam Úc tổ chức Hội Chợ "TẾT QUÝ MÃO 2023" tại công viên Bonython Park gần trung tâm thành phố, để quý đồng hương người Việt đang định cư trong thành phố Adelaide đến tham dự, nhằm ôn lại những Lễ Hội truyền thống văn hoá Việt Nam của chúng ta
Đến tham dự, ngoài quan khách cao cấp trong chính quyền tiểu bang Nam Úc, còn có đại diện các hội đoàn, đoàn thể chính trị, đại diện các tôn giáo trong tiểu bang cũng hiện diện trong buổi lễ khai mạc Hội Chợ
Về phía Công Giáo, có linh mục Dean Marin Tổng Đại Diện, Tổng Giáo Phận Adelaide cũng đến tham dự, nghi thức khai mạc hội chợ lúc 5.30 chiều thứ Bảy ngàng 14 tháng Giêng, năm 2023
XIN NHẤN 2 LẦN - ĐỂ XEM HÌNH HỘI CHỢ
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nước mắt đong đầy
Phó tế Phạm Bá Nha
19:22 18/01/2023
Nước mắt đong đầy
Nước mắt là dung dịch lỏng, nước, được tiết ra từ bộ phận mắt trên cơ thể thông qua tuyến lệ. Về sinh học, nước mắt là dung dịch dùng lau sạch bụi bẩn bám vào con ngươi. Khi tuyến lệ tiết ra nước mắt để làm ướt và trôi các bụi bẩn ở mắt do bụi bay vào mắt. Nước bẩn tiếp xúc với mắt, hơi cay làm khô mắt nên tuyến lệ tiết nước mắt làm ướt mắt. Ngoài ra, khi người ta hay động vật ngáp, thì tuyến lệ cũng tiết nước mắt. Nước mắt cũng tiết ra do kích thích mắt liên tục như chớp, dụi, chạm vào mắt.
Về tâm lý, nước mắt con người là những hiện sinh động cho trạng thái tâm lý khi khóc. Khóc khi: gặp gỡ, từ biệt chia tay, vui buồn, mất mát, hạnh phúc, sung sướng…Những giọt nước mắt thành giọt lệ, tiết ra liên tục ít nhiều lâu chóng.
Nước mắt trẻ thơ khi chưa biết nói tự nhiên khi đói khát, buồn ngủ, vắng mẹ, thời tiết nóng lạnh…
Ai mà không một lần rơi lệ. Ta có thành ngữ trong dân gian ‘‘cất tiếng khóc’’, nghĩa là bộc phát, tự nhiên. Thuật ngữ ‘‘Nước mắt cá xấu’’ chỉ người giả hình. Tục lệ ‘‘khóc mướn’’ bây giờ không còn. Thi sỹ Nguyễn Công Trứ (1778-1858) có lý khi viết: Khi sinh ra thì đà khóc chóe, đời có vui sao chẳng cười phì.
NƯỚC MẮT TRONG THÁNH KINH
Tiếng khóc trong Thánh Kinh là kêu than, cầu cứu, hối lỗi ăn năn sám hối
1. Tôi khóc nức nở, vì không ai được coi là xứng đáng mở sách và nhìn vào đó. Một trong các vị kỳ lão bảo tôi: Đừng khóc nữa. Này đây, Sư Tử xuất thân từ chi tộc Giuda. Chồi non của Đavit, đã chiến thắng, Người sẽ mở cuốn sách và bảy ấn niêm phong. (Kh 4, 4-5)
2. Sau các Thánh Anh Hài bị giết. Ở Roma, vẳng nghe tiếng khóc than rên rỉ: tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa (Mt 2, 8)
3. Chúa Giêsu khen đội trưởng có đức tin, chữa người đầy tớ ông khỏi bệnh. Người nói : Ai không dự tiệc Nước Trời sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm, khóc lóc nghiến răng. (x. Mt 8, 5-13)
4. Chúa Giêsu phán đoán về thế hệ về Người và ví thế hệ này : không biết khóc than. (x. Mt 11, 16)
5. Đến ngày tận thế, kẻ xấu được tách ra khỏi người công chính, rồi quăng vào lò lửa. Ở đó chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng (x.Mt 13, 49-50)
6. Người dự tiệc cưới mà không mặc áo cưới sẽ bị trói chân tay lại và bị quăng vào chỗ tối tăm, khóc và nghiến răng (x. Mt 22, 13)
7. Ông Phêrô sực nhớ lời Đức Giêsu nói: Gà chưa gáy thì anh đã chối Thày ba lần. Ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết (Mt 27, 75)
8. Chúa Giêsu động lòng thương nói với bà góa có con trai duy nhất chết: “đừng khóc”. Rồi, Chúa truyền cho người chết chỗi dậy (x. Lc 7,11-17)
9. Phúc thay những kẻ than khóc, vì họ sẽ được an ủi (Mt 5, 5)
10. Chúa Giêsu thấy bà Maria khóc nức nở và người Do Thái cùng khóc vì Lagiaro mới qua đời. Chúa thổn thức, xúc động rơi lệ. Nên Chúa cho Lagiarô sống lại, dù đã nặng mùi. (x. Ga 11, 32-45)
11. Thánh Phaolô khuyên giáo dân Roma: Vui với người vui, khóc với người khóc (Rm 12, 15)
12. Những ai không trung thành với lời Chúa chúc phúc mà sống ‘‘giàu có, no nê, vui cười’’ mà người khác đang phải khóc lóc. (x. Lc 17, 25)
13. Khi tới Jerusalem, Chúa khóc thành sẽ bị phá hủy ‘Không còn hòn đá nào trên hòn đá nào’’ vì không đón nhận Tin Mừng bình an Ngài mang đến. (x. Lc 19, 41)
14. Người phụ nữ tội lỗi đem dầu thơm vừa khóc vừa xức chân Chúa Giêsu, khi người dùng cơm tại nhà người Pharisiêu (x. Lc 7, 37-38)
15. ‘’Phúc cho anh em là những người là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì an hem sẽ vui cười (Lc 6,21; Mt 5.5)
Riêng ĐGH Phanxico xác định “Biết khóc với người khác’’ : Đó là sự thánh thiện. Ngài viết trong Tông Huấn “Vui Mừng Hoan Hỷ’’:
Người thế gian ngoảnh mặt trước vấn đề đau ốm, buồn phiền gia đình hay chung quanh. Thế giới không muốn khóc lóc, đúng hơn, họ không quan tâm đến những tình cảnh đau thương, tìm cách phủ lấp hoặc che giấu các hoàn cảnh ấy. Người ta tốn nhiều công sức để chạy trốn đau khổ và tưởng rằng có thể che giấu được thực tại, nhưng thực tế cuộc sống không bao giờ vắng bóng thập giá (Tông Huấn số 75).
Người như thế, không sợ chia sẻ đau khổ của người khác và không trốn tránh những hoàn cảnh đau thương. Như thế họ khám phá ra ý nghĩa cuộc sống bằng cách giúp đỡ những người đau khổ. Cảm thông những nỗi thống khổ của người ta và mang lại sự xoa dịu. Người ấy cảm nhận nơi tha nhân là thịt và xương của mình và không sợ đến gần. Thậm chí chạm vào các vết thương của họ. Họ cảm thương người khác đến nỗi mọi khoảng cách đều không còn. Như thế, người ấy có thể lời khuyên của Thánh Phaolô : Hãy khóc với người khóc (Rm 12, 15)
Biết khóc với người khác : Đó là sự thánh thiện (số 76)
KHI VUI NƯỚT MẮT LẠI TRÀO
Vui buồn, đau khổ khóc là thường. Vui mà khóc mới đáng kể. Bà vợ có chồng tù cải tạo ghi trong nhật ký, dở khóc dở cười :
1. 1. Nqày 8.8.1976, nhiều lần nhà bị rỡ ngói, chỉ biết khóc khi bị mất cắp cả mùng mền, chén bát kiểu. Ban ngày cuốn gói gói qua ngoại gửi. Chiều đi làm về lấy. Ra khỏi nhà là kè kè quần áo bên hông. Hở ra là mất. Nhìn chung quanh ai cũng nghi ngờ, lo sợ.
2. Ngày 1.8.976, sau một năm bố chồng mất, con dâu dẫn con ra mộ, thầm khóc: Từ ngày bố mất, nay mới đem con về thăm mẹ. Dẫn con ra thăm mộ và chào bố. Nước mắt em cứ trào ra. Vì bây giờ chỉ biết nói chuyện trước ảnh bố thôi. Bây giờ bố ở gần anh hơn. Em thì bơ vơ, thất nghiệp rồi bố ơi. Con không biết làm gì nuôi con. Không chỗ nào mướn. Xin bố phù hộ cho chúng con.
2.Xin nhắc lại, tin bố mất mãi 2 năm sau mới biết. Trường hợp, bà vợ gửi vào trại một hũ mắm ruốc, ăn cả năm mới hết. Trong mùng, tối khuya, cuối hũ mắm có bọc bao nylon, mở ra thấy ghi : Bố mất 20.8.1976. Không khóc. Còn nước mắt đâu mà khóc...Rồi, vui trào ra nước mắt khi ra khỏi tù sau 7 năm, 1975-1983, về đến Saigon là 23 tháng ChạpTết. Vui sao nước mắt lại trào: Khi con không nhận ra bố. Con chở bố tới nhà thương đón vợ về. Cả nhà dập dùi ngậm ngùi trong nước mắt.
3.Con xưng tội lần đầu 7. 1978, mà không có anh. Nhìn con chịu Mình Thánh, sao nó đơn sơ thánh thiện. Đó là kết quả và công lao chúng mình. Tại nhà thờ Tân Định, lễ cưới hai đứa. Xưa cũng là nơi Em hát lễ. Tân Định là nơi lập nghiệp từ 1940 của gia đình họ Trịnh. Nay tản mát khắp nơi. Nay tro Thu nằm bên cạnh ba má và anh em.
4.Trong thư không gửi, khi chồng lãnh chức Phó Tế Vĩnh Viễn, 28.3.1998, tại Notre Dame de Paris, vợ tân chức thành thật viết : Buổi lễ thật tôn nghiêm và long trọng. Sau câu tuyên thệ : Em bằng lòng. Em đã qùi dưới chân anh. Còn anh nằm sấp, úp mặt xuống đất, cử chỉ nói lên sự phó thác hoàn toàn trong tay Chúa Thánh Thần, nhận lãnh sứ mạng thiêng liêng mà Chúa trao phó. Ôi! Giây phút linh thiêng và xúc động làm sao ấy. “Nước mắt em cứ từ từ lăn ra má’’. Qùi giữa nhà thờ mà tâm hồn em, cứ tưởng lạc vào nơi thiên cung ở đó Bố Mẹ các người đã khuất bà con nội ngoại hai bên chứng dám cho vợ chồng mình. Lời giao ước nhận anh làm chồng khi xưa cách nay 28 năm, như sống lại một cách mãnh liệt và ràng buộc em lần nữa với câu trả lời hôm nay : Con bằng lòng mọi hy sinh và nâng đỡ anh làm tròn sứ mạng Phó Tế mà Chúa trao phó cho anh.
5. Chứng kiến tận mắt các trường hợp:
- Khi con chịu phép Thêm Sức tại GX VN 15 rue Boissonade, Paris 14. Tháng 6. 1986
- Người cha trẻ cầm nến sáng bên con, khóc khi đoàn các em rước ngày con Xưng tội lần Đầu. Mong con học hành giữ đạo nên người.
- Người mẹ nhìn con trong tòa giải tội ra. Người chồng trao khăn cho vợ lau vội giọt lệ trên má.
Thiếu gì người mẹ rưng rưng trao cho con gái kỷ vật ngày cưới. Và nhắn nhủ không ra lời
Hai người trẻ vừa ngấn lệ vừa trao nhau nhẫn cưới hứa lời cam kết chung sống trọn đời trong lễ cưới.
- Người mẹ tiễn con chỉ biết xót thương con khi ‘‘lá vàng còn trên cây, lá xanh rụng xuống’’
Người vợ tuổi chưa tới 40, sáng ngủ dạy lay lay, không thấy chồng dạy, cả tuần bên xác chồng…
- Người vợ kém chồng 20 tuổi khóc chồng vĩnh viễn ra đi bỏ lại 4 con. Bơ vơ biết ai nương nhờ
6. Một y tá kể, những năm đầu và cả sau này làm việc tại nhà thương, sau khi cô được Médaille, bị đồng nghiệp đùn việc. Cô đã vào WC lau nước mắt, khi ra mắt đỏ hoe, Cô khéo đổ lỗi : vì xa nhà, nhớ quê hương hay chồng con trong foyer.
TIẾNG KHÓC TRONG VĂN THƠ - NHẠC
Thật nhiều văn thi sỹ không cầm nổi nỗi lòng vui buồn đã ghi lại cảm xúc của mình. Nước mắt hay giọt lệ là đề tài trữ tình, thơ mộng văn chương, thi ca, hội họa, phim ảnh, âm nhạc, ca kịch…Nhiều phim tâm lý, tình cảm xã hội có nhiều cảnh diễn tả cảm xúc của các vai khi khóc, rơi lệ…tạo đồng cảm và lôi cuốn khan giả.
1. Thân phụ Linh Mục Cung Chi, để lại bài “Khóc Vợ Hiền’’, thật đáng nhớ những dòng:
…Tôi nhớ lại thiết tha thành thực
Người “bạn đường” hiền đức của tôi
Từ ngày giao ước kết đôi
Bà thừa tư cách xứng ngôi “vợ hiền ”…
Nay ý nhiệm Chúa Trời định trước
Bà đã đến ngày nghỉ ngơi
Chúa thương Chúa gọi về Trời
Thưởng công bà cả một đời lo toan
Để thực hiện chu toàn thiên chức
Người phụ nhân hiền đức giầu lòng
Tề gia nội trợ thành công
Để gây hạnh phúc cho chồng cho con
Công ơn bà sẽ còn mãi mãi
Sẽ trọn đời ghi lại lòng tôi
Khóc bà nói chẳng hết lời
Xin bà đang ở nước Trời biết cho…
(Thương Ngàn Thương. Tập I, tr. 300-302)
2.Thi sỹ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái (1920-2017) khóc, tiễn đưa phu nhân qua “Chia Ly Nào’’
Chia ly nào cũng đắng cay
Vợ hiền vất vả suốt ngày ngược xuôi
Tình thương gieo nặng một đời
Em ơi, vắng mặt kiếp người từ nay
Yên vui như giấc ngủ say
Bóng hình của Em, khắc khoải lòng Anh.
Lá vàng lá rụng về đêm
Hơn chi kiếp lá Anh Em chúng mình…
Em ơi, nhớ thương vô ngần (Nghĩa Nợ Tình, tr. 80)
3.Giáo sư Lê Đình Thông trong bài ‘’Nước mắt của mẹ’’ (Our Lady’s tears) thật xót sa:
Hai cánh hoa rừng cánh hoa chuông
Hương hoa đồng nội một lời thương
Hoa chuông vừa nở xuân hồng đến
Ngôn ngữ giao duyên nghe rất suông
Hoa treo lơ lửng trên cành biếc
Ngó xuống phận đời cuộc biến dâu
Thương hải tang điền đừng luyến tiếc
Hoa trắng nghiêng mình cũng đã lâu…
4.Thi sỹ Linh Mục Trần Lục (1825-1899) diễn tả toàn vì vui mà khóc, qua việc sinh, dưỡng và giáo dục con cái, trong 3 tập thơ : Hiếu Tự Ca (1088 câu), Nữ Tắc Thường Lễ (1016 câu) và Nịch Ái Vong Ân (440 câu)
Nói sao rơi hai hàng giọt lệ
Lấy lưỡi nào mà kể cho xong
Nặng nề chín tháng cưu mang
Mặt thì tái mét võ vàng xanh xao (HTC, c.11-14)
Không sữa con khóc oa oa
Lòng mẹ như vặn đôi hai hàng
Con khóc lòng mẹ bang hoàng
Mắt rơi nước mắt tìm đàng nuôi con (HTC. 77-80)
Lúc thở dài, thấy ta chưa khỏi
Cũng nhiều khi đến nỗi khóc thầm (HTC. 685-686)
Vì sợ con khóc tiếng thảm sầu. (HTC. 790)
Nghĩ ra thì sự đã rồi
Ôm lòng mà khóc cả đời bằng không. (HTC. 865-866)
Sụt sùi khóc đứng khóc ngồi
Nghĩ mình lại tủi vuối người bầy vai
Cũng công sinh đẻ như ai
Cùng là một kiếp làm người như nhau (H TC. 1065-1068)
Ta chơi cha mẹ mới mừng
Ta khóc cha mẹ ngập ngừng với ta (NTTL 143-144)
5. Hai thi sỹ Đặng Trần Côn ( 1710-1745) viết bằng chữ Nho và Đoàn Thị Điểm (1705-1749) dịch ra chữ Nôm, đồng tác giả, trong Chinh Phụ Ngâm (412 câu) kể cảnh chia ly, rơi nước mắt :
Ca quyên làm rơi nước mắt
Trống triều khua như rứt buồng gan
Võ vàng đổi khác dung nhan
Khuê ly mới biết tân toan dường này.
Nếm chua cay tấm lòng mới tỏ
Chua cay nầy há có vì ai
Vì chàng lệ thiếp rỏ đôi
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề. (c. 249-252)
6. Thi sỹ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) trong Lục Vân Tiên, 2246 câu lục bát. Cuộc viếng thăm tràn đầy nước mắt, khóc đi khóc lại, nước mắt vẫn còn.
Nhân khi Tử Trực hồi hương
Vào nhà họ Vũ, thăm chàng Vân Tiên
Công rằng : hỏi đến thêm phiền
Nó đà lâm bệnh, hoàng tuyền xa chơi
Thương thay tài trí ở đời
Nhỡ đường danh phận, nhỡ nơi tơ hồng
Nghe thôi Tử Trực động lòng
Hai hàng nước mắt ròng ròng như mưa (c. 1249-125610)
Tay lau nước mắt, trở ra
Vội về sắm sửa sang qua Đông Thành (c. 1305-1306)
7. Nhà văn trào phúng Hồ Trọng Hiếu Tú Mỡ (1900-1976, trong Tự Lực Văn Đoàn) ‘’Khóc Người Vợ Hiền’’ mất 1947. Xin trích dẫn 3 đoạn trong 60 câu thơ tự tình. Người ‘’về trước’’ kẻ ‘’về sau’’. Người ‘‘đi’’ kẻ ‘‘phải ở’’.
Bà Tú ơi ! Bà Tú ơi
Té ra bà đã qua đời, thực ư?
Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác
Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm bao
Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào
Nào đâu bóng dáng ra vào hôm mai
Đâu bóng dáng con người thùy mị
Tuy tuổi già sấp xỉ bảy mươi
Vẫn còn khỏe mạnh, vui tươi
Le te, nhanh nhẹn như thời thanh xuân
Nhìn sau lưng vô tình cứ ngỡ
Một cô nào thiếu nữ thanh tân
Vậy mà cái chết bất thần
Cướp bà đi mất, vô ngần xót xa
Kể từ khi đôi ta kết tóc
Thấm thoát gần năm chục năm qua
Thủy chung chồng thuận vợ hòa
Gia đình hạnh phúc thật là ấm êm…
Tôi có khổ âu là chỉ khổ
Vì thiếu bà nhà cửa vắng tanh
Khổ khi thức giấc canh tàn
Bên giường trống trải một mình nằm mơ
Khổ nhớ lại sớm trưa ngày trước
Pha ấm trà chén nước mời nhau
Giờ tôi chẳng thấy bà đâu
Bên bàn thờ nhắp chén sầu đầy vơi...
Ôi ! Duyên nợ thế thôi là hết
Năm mươi năm thấm thiết yêu nhau
Bà về trước, tôi về sau
Thôi đành tạm biệt, nuốt sầu gượng vui
Bà đi rồi nhưng tôi phải ở
Công việc đời còn dở tí thôi
Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi
Về nơi cực lạc, lại tôi với bà
Thắt lưng bó que, sắn váy quai cồng
Tất tưởi chân nam chân xiêu
Vì tớ đỡ đần trong mọi việc
Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng
Búi tóc củ hành, buông quần lá tọa
Gật gù tay đũa tay chén
Cùng ai kể lể chuyện trăm năm?
8. Thi sỹ Trần Tế Xương (1870- 1907) ngậm ngùi ‘‘Khóc vợ bạn’’khuất bóng trên cõi đời, ra đi trước chồng.
Quả núi Châu Phong mới bắc cầu
Thương anh về trước vợ về sau
Tên đề bảng phấn ai không tiếc
Tiếng khóc non xanh vượn cũng sầu
Có mẹ tưởng lạc vui gượng lại
Không chồn hồ dễ sống chi lâu
Bắc thang lên hỏi Ông Trời
Thi sỹ khóc vì quá nghèo, đến ‘‘Vay nợ lắm khi trào nước mắt’’
9. Danh sỹ Tôn Thọ Tường (1825-1877) khí khái nên ‘’Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo”
10.Nhà văn thi sỹ Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ, 1907-1987,Tự Lực Văn Đoàn) ) viết trong bài ‘‘Cây đàn muôn điệu’’
Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi
Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc, câu cười
Trong lúc gian lao, trong giờ sung sướng…
11.Thi sỹ Nguyễn Du (1766-1820) để lại kiệt tác ‘Truyện Kiều’’ với 3254 câu thơ lục bát. Thi sỹ diễn tả ‘‘tiếng khóc’’ trong lúc ‘‘đau khổ, sung sướng, vui thích, buồn tủi’’… lẫn lỗn. “Khéo dư nước mắt khóc người cổ sơ’’, nghĩa là ‘‘hơi tý đã khóc’’, dễ khóc, mủi lòng, thương cảm:
- -Khóc than không xiết sự tình
Khéo vô duyên bấy là mình với ta.
Đã không duyên trước chăng mà
Thì chi chút đích gọi là duyen sau (c. 73-76)
- Vân rằng : ‘‘Chị cũng nực cười
Khéo dư nước mắt, khóc người cổ sơ’’
Rằng : Hồng nhan tự nghìn xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu (c. 105-108)
- Hoa trôi bèo dạt đã đành
Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi
Nỗi riêng lớp lớp sóng ngồi
Nghĩ đòi cơn, sụt sùi đòi cơn (c. 219-222)
12. Nhà văn Khái Hưng (Trần Khánh Dư, 1896-1947, Tự Lực Văn Đoàn) trong phần kết ‘‘Anh Phải Sống’’ : Đèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã lặng. Một người đàn ông bế một con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái đứng bên cạnh. Đó là gia đình bác phó Thức ra bờ sông từ biệt lần cuối linh hồn kẻ đã hy sinh vì lòng thương con. Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm chảy xuôi dòng. (Anh Phải Sống. Sài Gòn ấn loát. Đức. Tr. 13)
13. Thi sỹ Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều ( 1741-1798) trong Cung Oán Ngâm Khúc có lần:
-Thảo nào khi mới chôn nhau
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra
-Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò biển nương dâu
Trắng răng đến thủa bạc đầu
Tử, sinh, kinh cụ làm nau mấy lần
14. Thi sỹ Cao Bá Quát (? -1854) tương tự đặt câu hỏi:
Vừa sinh ra đà khóc chóe
Trần gian vui sao chẳng cười khì?
15. Thi sỹ Nguyễn Bính (1906-1951) mô tả rõ nét khi người con gái bước vào sự nghệp:
Gái lớn ai không phải lấy chồng,
Can gì mà khóc, nín đi không!
Nín đi ! Mặc áo ra chào họ
Rõ qúi con tôi các chị trông
16. Thi sỹ Nguyễn Công Trứ (1778-1858) trong bài ‘Cây Thông’’:
Ngồi buồn mà trách ông xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tanh lại cười...
17. Văn hào Pháp, Henry Bordeaux (1870-1963) có lời khuyên: Con ơi, khi con cất tiếng khóc oe oe, thì người chung quanh mỉm cười sung sướng. Hãy sống sao cho, một ngày nào đó, con có thể mỉm cười nhắm mắt xuôi tay khi người chung quanh con rơi lệ. (www simonhoadalat.com 1.2019)
18. Thời cha ông chúng ta ‘’khóc như mưa’’ lúc tiễn người lính lên đường tòng quân :
Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước xuống thuyền nước mắt như mưa.
trong bản nhạc ‘Giọt Mưa Thu’’diễn tả:
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời nắng u buồn hắt hiu ngừng trôi.
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu, ai khóc ai than hờ.
Ai nức nở thương đời…
20. Nhạc sỹ Trần Hoàn (1928- 2003) ghi lại tiếng khóc trung thực trong ‘’Sơn Nữ Ca’’:
Đừng làm thắc mắc cho lòng khô cạn từ lâu nước mắt sầu thương
21. Nhạc sỹ Lê Thương (1914-1996) trong ‘‘Ai Xuôi Vạn Lý’’ (Hồn vọng phu 2) kể người vợ ôm con chờ chồng: Hình hài người bế con nước chảy chan hòa. Thấm vào tâm hồn đứa con
22. Nhạc sỹ Y Vân (1933-1992) nổi tiếng qua bài ‘Lòng Mẹ’’, công ơn mẹ ghi bằng nước mắt: Bao năm nước mắt như suối nguồn. Chảy vào tim con. Mái tóc chót ẫm sương.
23. Nhạc sỹ Phạm Đình Chương ( 1933-1992), ngày Tết bên ‘’Ly Rượu Mừng’’ vẫn làm ‘‘nhòa con mắt’’ những người mẹ thương con. Kìa nơi xa xa có bà mẹ già, từ lâu mong con, mắt vương lệ nhòa.
24. Hai nhạc sỹ Công Giáo Hải Linh và Thế Kiên hướng dẫn cộng đoàn lúc nào cũng tỏ ra ‘’lòng con đau đớn’’nghẹn ngào : Ớ Cha nhân từ, xin thương xem người tội lỗi. Kêu khóc than van đêm ngày hết lòng cậy trông.
25. Kinh Lạy Nữ Vương quen thuộc : Lạy Nữ Vương Mẹ Nhân Lành làm cho chúng con được vui được sống. Thân lạy Mẹ chúng con, con cháu Evà ở nơi khóc lóc kêu khấn Bà xin…
26. Thánh Vịnh 136, 1-2
Bờ sông Ba-by-lon
ta ra ngồi nức nở
mà tưởng nhớ Xion
trên những cành dương liễu
ta tạm gác cây đàn
27. Thánh Vịnh 125, 6 :
Người đi trong nước mắt
đem hạt giống gieo trên ruộng đồng
người về miệng vui ca tay ôm bó lúa ngát hương
Thánh Thi đọc sáng Chúa Nhật thứ IV :
Nguyện giờ đây Ngài chuyển lòng nhân thế
Biết khóc than lầm lỗi kiếp phàm trần
Đường đức hạnh luôn bền tâm vững chí
Khiến lòng trời lại ban xuống hồng ân
NHỮNG MẨU TRUYỆN
1. Đây chuyện bên đường. Một hôm sau, có anh kia gặp người ăn mày, dừng lại bố thí. Người ăn mày hỏi :
- Tại sao anh khóc?
- Tôi, đâu có khóc
- Anh không khóc bên ngoài, nhưng đang khóc trong lòng
- Tôi khóc bởi không dám bước vào căn nhà của tình yêu có thập giá.
Người ăn mày và anh ta ngồi bên nhau thông cảm, khích lệ cùng đi... vào căn nhà tình yêu trọn hảo (Kỷ yếu Dòng MTG Los Angeles, 200, tr. 77)
2. Cô y tá kể lại trong nhật ký, 1999 : Hôm đó, khoảng 8g, trại trong nhà thương túi bụi công việc. Thì có ông cụ vào, xin gỡ băng tại ngón tay ngay, sớm. Vì có hẹn với vợ cùng ăn sáng. Vợ bị bệnh ‘quên, mất trí’’. Vợ không nhận ra chồng. Cô y tá phụ bác sỹ gỡ băng cho ông, xong. Ông đi khỏi, cô nhỏ lệ và thầm nghĩ, đó mới là tình yêu chân thật. (Ns GXVN số 349. 1.2019, tr. 11)
3. Truyện ‘’Cô bé bán diêm’’ (La Petite Fille aux Allumettes, 1845) của văn hào Hans Christian Anderson (1805-1875) Đan Mạch. Cô bé 10 tuổi ngồi trên vỉa hè bán diêm cả ngày không ai mua đồng nào. Cô đã rơm rớm khi chàng Anderson đến. Cô tâm sự : bà và mẹ đã chết. Sợ không dám về nhà vì cha đánh chết, không mang tiền về. Chàng động lòng, thăm hỏi, vuốt tóc lại đặt vào tay cô bé tất cả tiền trong túi và đi xa hẹn nhau năm sau trở lại tặng món quà đặc biệt. Sau 1 năm Anderson trở lại, người ta cho biết cô bé đã chết cóng giữa hai căn nhà, tự bao giờ. Hai má đỏ, miệng vẫn mỉm cười. Khi đưa xác cô, người ta khám phá trong túi áo cô rớt ra có quản bút làm bằng bao diêm ghi : tặng chú Anderson. (Ns HN 312. 12.2018. Ttr.76-78)
4. Đức Cha Jean Casseigne Sanh (1895- 1973) đã khóc khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục Saigon, 1953 : Tôi khóc vì một lần mất mẹ và lần này xa các con Thượng của tôi. Vì vậy sau khi hết làm Gm Sài gòn Ngài đã trở về Di Linh
5. Theo thống kê, đàn bà khóc nhiều hơn đàn ông. Vì họ kiềm chế được. Xin ghi lại tài Iiệu “NƯỚC MẮT ĐÀN BÀ”. Và xin chân thành cảm tạ những dòng lệ âm thầm nhiều hơn công khai vì cuộc sống chung đụng.
Một hôm, thấy mẹ khóc, cậu bé hỏi mẹ: Tại sao mẹ khóc?
Bà mẹ trả lời: bởi vì mẹ là đàn bà
Cậu bé đáp: Con không hiểu được mẹ ơi.
Bà mẹ ghì chặt con vào lòng và nói :
Con sẽ không bao giờ hiểu nổi.
Ít lâu sau, cậu bé hỏi bố: Tại sao mẹ khóc?
Ông bố chỉ có thể trả lời: Tất cả phụ nữ thường khóc chẳng có lý do nào.
Khi trưởng thành, người thanh niên hỏi Thiên Chúa
Lạy Chúa
Sao phụ nữ khóc dễ dàng quá vậy?
Và anh được trả lời:
Khi Ta dựng nên phụ nữ, họ phải là con người đặc biệt
Ta làm cho vai phụ nữ có sức mạnh để gánh đỡ sức nặng của thế giới
và bà có đủ sự dịu hiền để đáp ứng mọi hoàn cảnh.
Ta cho bà sức mạnh trao truyền sự sống
và bà chấp nhận chịu đựng sự phũ phàng của con cái
Ta cho bà để bà chăm sóc gia đình, dù bà đang bệnh tật và mệt nhọc
Ta ban cho phụ nữ lòng nhạy cảm để yêu con cái vô điều kiện
cả trong khi con cái làm tổn thương bà cực độ.
Ta cho bà sức mạnh để chịu đựng chồng và những khuyết điểm của ông.
và sống bên cạnh ông mà không sờn lòng
Cuối cùng, Ta cho phụ nữ nước mắt để trào ra khi họ cần
Con thấy không, vẻ đẹp phụ nữ không phải trên quần áo mặc
cũng không trên khuôn mặt, hay trong cung cách chải chuốt mái tóc
Nét đẹp của phụ nữ ẩn hiện ngay trong khóe mắt của họ
Đó là cửa ngõ trái tim, cửa của tình yêu cao thẳm
Và thường xuyên qua nước mắt mà con nhìn thấy tâm hồn họ.
(Phạm Thị Thu (2014) dịch theo bản văn của Marie Paule
Trích trong Montagne Limousine, số 551, 2.2007)
Kết thúc bằng đọc kinh cầu cho các bà mẹ Công Giáo, xin làm tròn bổn phận làm mẹ
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể
Chúa là Vua Tình Yêu
Giờ này đang ngự trong linh hồn con
Xin cho linh hồn tràn ngập lửa mến
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể
Chúa là bạn đồng hành của chúng con trên đường nhân thế
Xin hướng dẫn và an ủi con những khi thất vọng u buồn
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể
Chúa là Bánh Thiên Thần dưỡng nuôi nhân thế
Xin cho con đầy đủ nghị lực hầu về chốn bình an
Lạy Mẹ Maria
Mẹ đã ban Chúa Giêsu cho con
Con xin đội ơn Mẹ chẳng cùng
Chúa Giêsu ngự trong linh hồn con
Là Con yêu dấu của Mẹ
Mình và Máu Thánh nuôi dưỡng linh hồn con
Là thịt máu của Mẹ
Con sẽ mang Chúa về cùng gia đình
Hầu cho gia đình con trở nên cung thành sống động
Luôn hợp nhất với Chúa Giêsu
Xin Mẹ chúc lành cho gia đình con được ấm êm
Và thánh thiện như gia thất Nazareth xưa
Sốt sắng thờ phượng Chúa ở đời này
Cho ngày sau vợ chồng con cái được gặp nhau trên Nước Thiên Đàng.Amen
Nước mắt là dung dịch lỏng, nước, được tiết ra từ bộ phận mắt trên cơ thể thông qua tuyến lệ. Về sinh học, nước mắt là dung dịch dùng lau sạch bụi bẩn bám vào con ngươi. Khi tuyến lệ tiết ra nước mắt để làm ướt và trôi các bụi bẩn ở mắt do bụi bay vào mắt. Nước bẩn tiếp xúc với mắt, hơi cay làm khô mắt nên tuyến lệ tiết nước mắt làm ướt mắt. Ngoài ra, khi người ta hay động vật ngáp, thì tuyến lệ cũng tiết nước mắt. Nước mắt cũng tiết ra do kích thích mắt liên tục như chớp, dụi, chạm vào mắt.
Về tâm lý, nước mắt con người là những hiện sinh động cho trạng thái tâm lý khi khóc. Khóc khi: gặp gỡ, từ biệt chia tay, vui buồn, mất mát, hạnh phúc, sung sướng…Những giọt nước mắt thành giọt lệ, tiết ra liên tục ít nhiều lâu chóng.
Nước mắt trẻ thơ khi chưa biết nói tự nhiên khi đói khát, buồn ngủ, vắng mẹ, thời tiết nóng lạnh…
Ai mà không một lần rơi lệ. Ta có thành ngữ trong dân gian ‘‘cất tiếng khóc’’, nghĩa là bộc phát, tự nhiên. Thuật ngữ ‘‘Nước mắt cá xấu’’ chỉ người giả hình. Tục lệ ‘‘khóc mướn’’ bây giờ không còn. Thi sỹ Nguyễn Công Trứ (1778-1858) có lý khi viết: Khi sinh ra thì đà khóc chóe, đời có vui sao chẳng cười phì.
NƯỚC MẮT TRONG THÁNH KINH
Tiếng khóc trong Thánh Kinh là kêu than, cầu cứu, hối lỗi ăn năn sám hối
1. Tôi khóc nức nở, vì không ai được coi là xứng đáng mở sách và nhìn vào đó. Một trong các vị kỳ lão bảo tôi: Đừng khóc nữa. Này đây, Sư Tử xuất thân từ chi tộc Giuda. Chồi non của Đavit, đã chiến thắng, Người sẽ mở cuốn sách và bảy ấn niêm phong. (Kh 4, 4-5)
2. Sau các Thánh Anh Hài bị giết. Ở Roma, vẳng nghe tiếng khóc than rên rỉ: tiếng bà Rakhen khóc thương con mình và chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa (Mt 2, 8)
3. Chúa Giêsu khen đội trưởng có đức tin, chữa người đầy tớ ông khỏi bệnh. Người nói : Ai không dự tiệc Nước Trời sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm, khóc lóc nghiến răng. (x. Mt 8, 5-13)
4. Chúa Giêsu phán đoán về thế hệ về Người và ví thế hệ này : không biết khóc than. (x. Mt 11, 16)
5. Đến ngày tận thế, kẻ xấu được tách ra khỏi người công chính, rồi quăng vào lò lửa. Ở đó chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng (x.Mt 13, 49-50)
6. Người dự tiệc cưới mà không mặc áo cưới sẽ bị trói chân tay lại và bị quăng vào chỗ tối tăm, khóc và nghiến răng (x. Mt 22, 13)
7. Ông Phêrô sực nhớ lời Đức Giêsu nói: Gà chưa gáy thì anh đã chối Thày ba lần. Ông ra ngoài khóc lóc thảm thiết (Mt 27, 75)
8. Chúa Giêsu động lòng thương nói với bà góa có con trai duy nhất chết: “đừng khóc”. Rồi, Chúa truyền cho người chết chỗi dậy (x. Lc 7,11-17)
9. Phúc thay những kẻ than khóc, vì họ sẽ được an ủi (Mt 5, 5)
10. Chúa Giêsu thấy bà Maria khóc nức nở và người Do Thái cùng khóc vì Lagiaro mới qua đời. Chúa thổn thức, xúc động rơi lệ. Nên Chúa cho Lagiarô sống lại, dù đã nặng mùi. (x. Ga 11, 32-45)
11. Thánh Phaolô khuyên giáo dân Roma: Vui với người vui, khóc với người khóc (Rm 12, 15)
12. Những ai không trung thành với lời Chúa chúc phúc mà sống ‘‘giàu có, no nê, vui cười’’ mà người khác đang phải khóc lóc. (x. Lc 17, 25)
13. Khi tới Jerusalem, Chúa khóc thành sẽ bị phá hủy ‘Không còn hòn đá nào trên hòn đá nào’’ vì không đón nhận Tin Mừng bình an Ngài mang đến. (x. Lc 19, 41)
14. Người phụ nữ tội lỗi đem dầu thơm vừa khóc vừa xức chân Chúa Giêsu, khi người dùng cơm tại nhà người Pharisiêu (x. Lc 7, 37-38)
15. ‘’Phúc cho anh em là những người là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì an hem sẽ vui cười (Lc 6,21; Mt 5.5)
Riêng ĐGH Phanxico xác định “Biết khóc với người khác’’ : Đó là sự thánh thiện. Ngài viết trong Tông Huấn “Vui Mừng Hoan Hỷ’’:
Người thế gian ngoảnh mặt trước vấn đề đau ốm, buồn phiền gia đình hay chung quanh. Thế giới không muốn khóc lóc, đúng hơn, họ không quan tâm đến những tình cảnh đau thương, tìm cách phủ lấp hoặc che giấu các hoàn cảnh ấy. Người ta tốn nhiều công sức để chạy trốn đau khổ và tưởng rằng có thể che giấu được thực tại, nhưng thực tế cuộc sống không bao giờ vắng bóng thập giá (Tông Huấn số 75).
Người như thế, không sợ chia sẻ đau khổ của người khác và không trốn tránh những hoàn cảnh đau thương. Như thế họ khám phá ra ý nghĩa cuộc sống bằng cách giúp đỡ những người đau khổ. Cảm thông những nỗi thống khổ của người ta và mang lại sự xoa dịu. Người ấy cảm nhận nơi tha nhân là thịt và xương của mình và không sợ đến gần. Thậm chí chạm vào các vết thương của họ. Họ cảm thương người khác đến nỗi mọi khoảng cách đều không còn. Như thế, người ấy có thể lời khuyên của Thánh Phaolô : Hãy khóc với người khóc (Rm 12, 15)
Biết khóc với người khác : Đó là sự thánh thiện (số 76)
KHI VUI NƯỚT MẮT LẠI TRÀO
Vui buồn, đau khổ khóc là thường. Vui mà khóc mới đáng kể. Bà vợ có chồng tù cải tạo ghi trong nhật ký, dở khóc dở cười :
1. 1. Nqày 8.8.1976, nhiều lần nhà bị rỡ ngói, chỉ biết khóc khi bị mất cắp cả mùng mền, chén bát kiểu. Ban ngày cuốn gói gói qua ngoại gửi. Chiều đi làm về lấy. Ra khỏi nhà là kè kè quần áo bên hông. Hở ra là mất. Nhìn chung quanh ai cũng nghi ngờ, lo sợ.
2. Ngày 1.8.976, sau một năm bố chồng mất, con dâu dẫn con ra mộ, thầm khóc: Từ ngày bố mất, nay mới đem con về thăm mẹ. Dẫn con ra thăm mộ và chào bố. Nước mắt em cứ trào ra. Vì bây giờ chỉ biết nói chuyện trước ảnh bố thôi. Bây giờ bố ở gần anh hơn. Em thì bơ vơ, thất nghiệp rồi bố ơi. Con không biết làm gì nuôi con. Không chỗ nào mướn. Xin bố phù hộ cho chúng con.
2.Xin nhắc lại, tin bố mất mãi 2 năm sau mới biết. Trường hợp, bà vợ gửi vào trại một hũ mắm ruốc, ăn cả năm mới hết. Trong mùng, tối khuya, cuối hũ mắm có bọc bao nylon, mở ra thấy ghi : Bố mất 20.8.1976. Không khóc. Còn nước mắt đâu mà khóc...Rồi, vui trào ra nước mắt khi ra khỏi tù sau 7 năm, 1975-1983, về đến Saigon là 23 tháng ChạpTết. Vui sao nước mắt lại trào: Khi con không nhận ra bố. Con chở bố tới nhà thương đón vợ về. Cả nhà dập dùi ngậm ngùi trong nước mắt.
3.Con xưng tội lần đầu 7. 1978, mà không có anh. Nhìn con chịu Mình Thánh, sao nó đơn sơ thánh thiện. Đó là kết quả và công lao chúng mình. Tại nhà thờ Tân Định, lễ cưới hai đứa. Xưa cũng là nơi Em hát lễ. Tân Định là nơi lập nghiệp từ 1940 của gia đình họ Trịnh. Nay tản mát khắp nơi. Nay tro Thu nằm bên cạnh ba má và anh em.
4.Trong thư không gửi, khi chồng lãnh chức Phó Tế Vĩnh Viễn, 28.3.1998, tại Notre Dame de Paris, vợ tân chức thành thật viết : Buổi lễ thật tôn nghiêm và long trọng. Sau câu tuyên thệ : Em bằng lòng. Em đã qùi dưới chân anh. Còn anh nằm sấp, úp mặt xuống đất, cử chỉ nói lên sự phó thác hoàn toàn trong tay Chúa Thánh Thần, nhận lãnh sứ mạng thiêng liêng mà Chúa trao phó. Ôi! Giây phút linh thiêng và xúc động làm sao ấy. “Nước mắt em cứ từ từ lăn ra má’’. Qùi giữa nhà thờ mà tâm hồn em, cứ tưởng lạc vào nơi thiên cung ở đó Bố Mẹ các người đã khuất bà con nội ngoại hai bên chứng dám cho vợ chồng mình. Lời giao ước nhận anh làm chồng khi xưa cách nay 28 năm, như sống lại một cách mãnh liệt và ràng buộc em lần nữa với câu trả lời hôm nay : Con bằng lòng mọi hy sinh và nâng đỡ anh làm tròn sứ mạng Phó Tế mà Chúa trao phó cho anh.
5. Chứng kiến tận mắt các trường hợp:
- Khi con chịu phép Thêm Sức tại GX VN 15 rue Boissonade, Paris 14. Tháng 6. 1986
- Người cha trẻ cầm nến sáng bên con, khóc khi đoàn các em rước ngày con Xưng tội lần Đầu. Mong con học hành giữ đạo nên người.
- Người mẹ nhìn con trong tòa giải tội ra. Người chồng trao khăn cho vợ lau vội giọt lệ trên má.
Thiếu gì người mẹ rưng rưng trao cho con gái kỷ vật ngày cưới. Và nhắn nhủ không ra lời
Hai người trẻ vừa ngấn lệ vừa trao nhau nhẫn cưới hứa lời cam kết chung sống trọn đời trong lễ cưới.
- Người mẹ tiễn con chỉ biết xót thương con khi ‘‘lá vàng còn trên cây, lá xanh rụng xuống’’
Người vợ tuổi chưa tới 40, sáng ngủ dạy lay lay, không thấy chồng dạy, cả tuần bên xác chồng…
- Người vợ kém chồng 20 tuổi khóc chồng vĩnh viễn ra đi bỏ lại 4 con. Bơ vơ biết ai nương nhờ
6. Một y tá kể, những năm đầu và cả sau này làm việc tại nhà thương, sau khi cô được Médaille, bị đồng nghiệp đùn việc. Cô đã vào WC lau nước mắt, khi ra mắt đỏ hoe, Cô khéo đổ lỗi : vì xa nhà, nhớ quê hương hay chồng con trong foyer.
TIẾNG KHÓC TRONG VĂN THƠ - NHẠC
Thật nhiều văn thi sỹ không cầm nổi nỗi lòng vui buồn đã ghi lại cảm xúc của mình. Nước mắt hay giọt lệ là đề tài trữ tình, thơ mộng văn chương, thi ca, hội họa, phim ảnh, âm nhạc, ca kịch…Nhiều phim tâm lý, tình cảm xã hội có nhiều cảnh diễn tả cảm xúc của các vai khi khóc, rơi lệ…tạo đồng cảm và lôi cuốn khan giả.
1. Thân phụ Linh Mục Cung Chi, để lại bài “Khóc Vợ Hiền’’, thật đáng nhớ những dòng:
…Tôi nhớ lại thiết tha thành thực
Người “bạn đường” hiền đức của tôi
Từ ngày giao ước kết đôi
Bà thừa tư cách xứng ngôi “vợ hiền ”…
Nay ý nhiệm Chúa Trời định trước
Bà đã đến ngày nghỉ ngơi
Chúa thương Chúa gọi về Trời
Thưởng công bà cả một đời lo toan
Để thực hiện chu toàn thiên chức
Người phụ nhân hiền đức giầu lòng
Tề gia nội trợ thành công
Để gây hạnh phúc cho chồng cho con
Công ơn bà sẽ còn mãi mãi
Sẽ trọn đời ghi lại lòng tôi
Khóc bà nói chẳng hết lời
Xin bà đang ở nước Trời biết cho…
(Thương Ngàn Thương. Tập I, tr. 300-302)
2.Thi sỹ Vân Uyên Nguyễn Văn Ái (1920-2017) khóc, tiễn đưa phu nhân qua “Chia Ly Nào’’
Chia ly nào cũng đắng cay
Vợ hiền vất vả suốt ngày ngược xuôi
Tình thương gieo nặng một đời
Em ơi, vắng mặt kiếp người từ nay
Yên vui như giấc ngủ say
Bóng hình của Em, khắc khoải lòng Anh.
Lá vàng lá rụng về đêm
Hơn chi kiếp lá Anh Em chúng mình…
Em ơi, nhớ thương vô ngần (Nghĩa Nợ Tình, tr. 80)
3.Giáo sư Lê Đình Thông trong bài ‘’Nước mắt của mẹ’’ (Our Lady’s tears) thật xót sa:
Hai cánh hoa rừng cánh hoa chuông
Hương hoa đồng nội một lời thương
Hoa chuông vừa nở xuân hồng đến
Ngôn ngữ giao duyên nghe rất suông
Hoa treo lơ lửng trên cành biếc
Ngó xuống phận đời cuộc biến dâu
Thương hải tang điền đừng luyến tiếc
Hoa trắng nghiêng mình cũng đã lâu…
4.Thi sỹ Linh Mục Trần Lục (1825-1899) diễn tả toàn vì vui mà khóc, qua việc sinh, dưỡng và giáo dục con cái, trong 3 tập thơ : Hiếu Tự Ca (1088 câu), Nữ Tắc Thường Lễ (1016 câu) và Nịch Ái Vong Ân (440 câu)
Nói sao rơi hai hàng giọt lệ
Lấy lưỡi nào mà kể cho xong
Nặng nề chín tháng cưu mang
Mặt thì tái mét võ vàng xanh xao (HTC, c.11-14)
Không sữa con khóc oa oa
Lòng mẹ như vặn đôi hai hàng
Con khóc lòng mẹ bang hoàng
Mắt rơi nước mắt tìm đàng nuôi con (HTC. 77-80)
Lúc thở dài, thấy ta chưa khỏi
Cũng nhiều khi đến nỗi khóc thầm (HTC. 685-686)
Vì sợ con khóc tiếng thảm sầu. (HTC. 790)
Nghĩ ra thì sự đã rồi
Ôm lòng mà khóc cả đời bằng không. (HTC. 865-866)
Sụt sùi khóc đứng khóc ngồi
Nghĩ mình lại tủi vuối người bầy vai
Cũng công sinh đẻ như ai
Cùng là một kiếp làm người như nhau (H TC. 1065-1068)
Ta chơi cha mẹ mới mừng
Ta khóc cha mẹ ngập ngừng với ta (NTTL 143-144)
5. Hai thi sỹ Đặng Trần Côn ( 1710-1745) viết bằng chữ Nho và Đoàn Thị Điểm (1705-1749) dịch ra chữ Nôm, đồng tác giả, trong Chinh Phụ Ngâm (412 câu) kể cảnh chia ly, rơi nước mắt :
Ca quyên làm rơi nước mắt
Trống triều khua như rứt buồng gan
Võ vàng đổi khác dung nhan
Khuê ly mới biết tân toan dường này.
Nếm chua cay tấm lòng mới tỏ
Chua cay nầy há có vì ai
Vì chàng lệ thiếp rỏ đôi
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề. (c. 249-252)
6. Thi sỹ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) trong Lục Vân Tiên, 2246 câu lục bát. Cuộc viếng thăm tràn đầy nước mắt, khóc đi khóc lại, nước mắt vẫn còn.
Nhân khi Tử Trực hồi hương
Vào nhà họ Vũ, thăm chàng Vân Tiên
Công rằng : hỏi đến thêm phiền
Nó đà lâm bệnh, hoàng tuyền xa chơi
Thương thay tài trí ở đời
Nhỡ đường danh phận, nhỡ nơi tơ hồng
Nghe thôi Tử Trực động lòng
Hai hàng nước mắt ròng ròng như mưa (c. 1249-125610)
Tay lau nước mắt, trở ra
Vội về sắm sửa sang qua Đông Thành (c. 1305-1306)
7. Nhà văn trào phúng Hồ Trọng Hiếu Tú Mỡ (1900-1976, trong Tự Lực Văn Đoàn) ‘’Khóc Người Vợ Hiền’’ mất 1947. Xin trích dẫn 3 đoạn trong 60 câu thơ tự tình. Người ‘’về trước’’ kẻ ‘’về sau’’. Người ‘‘đi’’ kẻ ‘‘phải ở’’.
Bà Tú ơi ! Bà Tú ơi
Té ra bà đã qua đời, thực ư?
Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác
Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm bao
Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào
Nào đâu bóng dáng ra vào hôm mai
Đâu bóng dáng con người thùy mị
Tuy tuổi già sấp xỉ bảy mươi
Vẫn còn khỏe mạnh, vui tươi
Le te, nhanh nhẹn như thời thanh xuân
Nhìn sau lưng vô tình cứ ngỡ
Một cô nào thiếu nữ thanh tân
Vậy mà cái chết bất thần
Cướp bà đi mất, vô ngần xót xa
Kể từ khi đôi ta kết tóc
Thấm thoát gần năm chục năm qua
Thủy chung chồng thuận vợ hòa
Gia đình hạnh phúc thật là ấm êm…
Tôi có khổ âu là chỉ khổ
Vì thiếu bà nhà cửa vắng tanh
Khổ khi thức giấc canh tàn
Bên giường trống trải một mình nằm mơ
Khổ nhớ lại sớm trưa ngày trước
Pha ấm trà chén nước mời nhau
Giờ tôi chẳng thấy bà đâu
Bên bàn thờ nhắp chén sầu đầy vơi...
Ôi ! Duyên nợ thế thôi là hết
Năm mươi năm thấm thiết yêu nhau
Bà về trước, tôi về sau
Thôi đành tạm biệt, nuốt sầu gượng vui
Bà đi rồi nhưng tôi phải ở
Công việc đời còn dở tí thôi
Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi
Về nơi cực lạc, lại tôi với bà
Thắt lưng bó que, sắn váy quai cồng
Tất tưởi chân nam chân xiêu
Vì tớ đỡ đần trong mọi việc
Bà đi đâu vội mấy, để cho lão vất vơ vất vưởng
Búi tóc củ hành, buông quần lá tọa
Gật gù tay đũa tay chén
Cùng ai kể lể chuyện trăm năm?
8. Thi sỹ Trần Tế Xương (1870- 1907) ngậm ngùi ‘‘Khóc vợ bạn’’khuất bóng trên cõi đời, ra đi trước chồng.
Quả núi Châu Phong mới bắc cầu
Thương anh về trước vợ về sau
Tên đề bảng phấn ai không tiếc
Tiếng khóc non xanh vượn cũng sầu
Có mẹ tưởng lạc vui gượng lại
Không chồn hồ dễ sống chi lâu
Bắc thang lên hỏi Ông Trời
Thi sỹ khóc vì quá nghèo, đến ‘‘Vay nợ lắm khi trào nước mắt’’
9. Danh sỹ Tôn Thọ Tường (1825-1877) khí khái nên ‘’Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo”
10.Nhà văn thi sỹ Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ, 1907-1987,Tự Lực Văn Đoàn) ) viết trong bài ‘‘Cây đàn muôn điệu’’
Tôi là người bộ hành phiêu lãng
Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi
Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc, câu cười
Trong lúc gian lao, trong giờ sung sướng…
11.Thi sỹ Nguyễn Du (1766-1820) để lại kiệt tác ‘Truyện Kiều’’ với 3254 câu thơ lục bát. Thi sỹ diễn tả ‘‘tiếng khóc’’ trong lúc ‘‘đau khổ, sung sướng, vui thích, buồn tủi’’… lẫn lỗn. “Khéo dư nước mắt khóc người cổ sơ’’, nghĩa là ‘‘hơi tý đã khóc’’, dễ khóc, mủi lòng, thương cảm:
- -Khóc than không xiết sự tình
Khéo vô duyên bấy là mình với ta.
Đã không duyên trước chăng mà
Thì chi chút đích gọi là duyen sau (c. 73-76)
- Vân rằng : ‘‘Chị cũng nực cười
Khéo dư nước mắt, khóc người cổ sơ’’
Rằng : Hồng nhan tự nghìn xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu (c. 105-108)
- Hoa trôi bèo dạt đã đành
Biết duyên mình, biết phận mình thế thôi
Nỗi riêng lớp lớp sóng ngồi
Nghĩ đòi cơn, sụt sùi đòi cơn (c. 219-222)
12. Nhà văn Khái Hưng (Trần Khánh Dư, 1896-1947, Tự Lực Văn Đoàn) trong phần kết ‘‘Anh Phải Sống’’ : Đèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã lặng. Một người đàn ông bế một con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái đứng bên cạnh. Đó là gia đình bác phó Thức ra bờ sông từ biệt lần cuối linh hồn kẻ đã hy sinh vì lòng thương con. Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm chảy xuôi dòng. (Anh Phải Sống. Sài Gòn ấn loát. Đức. Tr. 13)
13. Thi sỹ Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều ( 1741-1798) trong Cung Oán Ngâm Khúc có lần:
-Thảo nào khi mới chôn nhau
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra
-Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò biển nương dâu
Trắng răng đến thủa bạc đầu
Tử, sinh, kinh cụ làm nau mấy lần
14. Thi sỹ Cao Bá Quát (? -1854) tương tự đặt câu hỏi:
Vừa sinh ra đà khóc chóe
Trần gian vui sao chẳng cười khì?
15. Thi sỹ Nguyễn Bính (1906-1951) mô tả rõ nét khi người con gái bước vào sự nghệp:
Gái lớn ai không phải lấy chồng,
Can gì mà khóc, nín đi không!
Nín đi ! Mặc áo ra chào họ
Rõ qúi con tôi các chị trông
16. Thi sỹ Nguyễn Công Trứ (1778-1858) trong bài ‘Cây Thông’’:
Ngồi buồn mà trách ông xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tanh lại cười...
17. Văn hào Pháp, Henry Bordeaux (1870-1963) có lời khuyên: Con ơi, khi con cất tiếng khóc oe oe, thì người chung quanh mỉm cười sung sướng. Hãy sống sao cho, một ngày nào đó, con có thể mỉm cười nhắm mắt xuôi tay khi người chung quanh con rơi lệ. (www simonhoadalat.com 1.2019)
18. Thời cha ông chúng ta ‘’khóc như mưa’’ lúc tiễn người lính lên đường tòng quân :
Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài
Một tay thì cắp hỏa mai
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước xuống thuyền nước mắt như mưa.
trong bản nhạc ‘Giọt Mưa Thu’’diễn tả:
Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi. Trời nắng u buồn hắt hiu ngừng trôi.
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu, ai khóc ai than hờ.
Ai nức nở thương đời…
20. Nhạc sỹ Trần Hoàn (1928- 2003) ghi lại tiếng khóc trung thực trong ‘’Sơn Nữ Ca’’:
Đừng làm thắc mắc cho lòng khô cạn từ lâu nước mắt sầu thương
21. Nhạc sỹ Lê Thương (1914-1996) trong ‘‘Ai Xuôi Vạn Lý’’ (Hồn vọng phu 2) kể người vợ ôm con chờ chồng: Hình hài người bế con nước chảy chan hòa. Thấm vào tâm hồn đứa con
22. Nhạc sỹ Y Vân (1933-1992) nổi tiếng qua bài ‘Lòng Mẹ’’, công ơn mẹ ghi bằng nước mắt: Bao năm nước mắt như suối nguồn. Chảy vào tim con. Mái tóc chót ẫm sương.
23. Nhạc sỹ Phạm Đình Chương ( 1933-1992), ngày Tết bên ‘’Ly Rượu Mừng’’ vẫn làm ‘‘nhòa con mắt’’ những người mẹ thương con. Kìa nơi xa xa có bà mẹ già, từ lâu mong con, mắt vương lệ nhòa.
24. Hai nhạc sỹ Công Giáo Hải Linh và Thế Kiên hướng dẫn cộng đoàn lúc nào cũng tỏ ra ‘’lòng con đau đớn’’nghẹn ngào : Ớ Cha nhân từ, xin thương xem người tội lỗi. Kêu khóc than van đêm ngày hết lòng cậy trông.
25. Kinh Lạy Nữ Vương quen thuộc : Lạy Nữ Vương Mẹ Nhân Lành làm cho chúng con được vui được sống. Thân lạy Mẹ chúng con, con cháu Evà ở nơi khóc lóc kêu khấn Bà xin…
26. Thánh Vịnh 136, 1-2
Bờ sông Ba-by-lon
ta ra ngồi nức nở
mà tưởng nhớ Xion
trên những cành dương liễu
ta tạm gác cây đàn
27. Thánh Vịnh 125, 6 :
Người đi trong nước mắt
đem hạt giống gieo trên ruộng đồng
người về miệng vui ca tay ôm bó lúa ngát hương
Thánh Thi đọc sáng Chúa Nhật thứ IV :
Nguyện giờ đây Ngài chuyển lòng nhân thế
Biết khóc than lầm lỗi kiếp phàm trần
Đường đức hạnh luôn bền tâm vững chí
Khiến lòng trời lại ban xuống hồng ân
NHỮNG MẨU TRUYỆN
1. Đây chuyện bên đường. Một hôm sau, có anh kia gặp người ăn mày, dừng lại bố thí. Người ăn mày hỏi :
- Tại sao anh khóc?
- Tôi, đâu có khóc
- Anh không khóc bên ngoài, nhưng đang khóc trong lòng
- Tôi khóc bởi không dám bước vào căn nhà của tình yêu có thập giá.
Người ăn mày và anh ta ngồi bên nhau thông cảm, khích lệ cùng đi... vào căn nhà tình yêu trọn hảo (Kỷ yếu Dòng MTG Los Angeles, 200, tr. 77)
2. Cô y tá kể lại trong nhật ký, 1999 : Hôm đó, khoảng 8g, trại trong nhà thương túi bụi công việc. Thì có ông cụ vào, xin gỡ băng tại ngón tay ngay, sớm. Vì có hẹn với vợ cùng ăn sáng. Vợ bị bệnh ‘quên, mất trí’’. Vợ không nhận ra chồng. Cô y tá phụ bác sỹ gỡ băng cho ông, xong. Ông đi khỏi, cô nhỏ lệ và thầm nghĩ, đó mới là tình yêu chân thật. (Ns GXVN số 349. 1.2019, tr. 11)
3. Truyện ‘’Cô bé bán diêm’’ (La Petite Fille aux Allumettes, 1845) của văn hào Hans Christian Anderson (1805-1875) Đan Mạch. Cô bé 10 tuổi ngồi trên vỉa hè bán diêm cả ngày không ai mua đồng nào. Cô đã rơm rớm khi chàng Anderson đến. Cô tâm sự : bà và mẹ đã chết. Sợ không dám về nhà vì cha đánh chết, không mang tiền về. Chàng động lòng, thăm hỏi, vuốt tóc lại đặt vào tay cô bé tất cả tiền trong túi và đi xa hẹn nhau năm sau trở lại tặng món quà đặc biệt. Sau 1 năm Anderson trở lại, người ta cho biết cô bé đã chết cóng giữa hai căn nhà, tự bao giờ. Hai má đỏ, miệng vẫn mỉm cười. Khi đưa xác cô, người ta khám phá trong túi áo cô rớt ra có quản bút làm bằng bao diêm ghi : tặng chú Anderson. (Ns HN 312. 12.2018. Ttr.76-78)
4. Đức Cha Jean Casseigne Sanh (1895- 1973) đã khóc khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục Saigon, 1953 : Tôi khóc vì một lần mất mẹ và lần này xa các con Thượng của tôi. Vì vậy sau khi hết làm Gm Sài gòn Ngài đã trở về Di Linh
5. Theo thống kê, đàn bà khóc nhiều hơn đàn ông. Vì họ kiềm chế được. Xin ghi lại tài Iiệu “NƯỚC MẮT ĐÀN BÀ”. Và xin chân thành cảm tạ những dòng lệ âm thầm nhiều hơn công khai vì cuộc sống chung đụng.
Một hôm, thấy mẹ khóc, cậu bé hỏi mẹ: Tại sao mẹ khóc?
Bà mẹ trả lời: bởi vì mẹ là đàn bà
Cậu bé đáp: Con không hiểu được mẹ ơi.
Bà mẹ ghì chặt con vào lòng và nói :
Con sẽ không bao giờ hiểu nổi.
Ít lâu sau, cậu bé hỏi bố: Tại sao mẹ khóc?
Ông bố chỉ có thể trả lời: Tất cả phụ nữ thường khóc chẳng có lý do nào.
Khi trưởng thành, người thanh niên hỏi Thiên Chúa
Lạy Chúa
Sao phụ nữ khóc dễ dàng quá vậy?
Và anh được trả lời:
Khi Ta dựng nên phụ nữ, họ phải là con người đặc biệt
Ta làm cho vai phụ nữ có sức mạnh để gánh đỡ sức nặng của thế giới
và bà có đủ sự dịu hiền để đáp ứng mọi hoàn cảnh.
Ta cho bà sức mạnh trao truyền sự sống
và bà chấp nhận chịu đựng sự phũ phàng của con cái
Ta cho bà để bà chăm sóc gia đình, dù bà đang bệnh tật và mệt nhọc
Ta ban cho phụ nữ lòng nhạy cảm để yêu con cái vô điều kiện
cả trong khi con cái làm tổn thương bà cực độ.
Ta cho bà sức mạnh để chịu đựng chồng và những khuyết điểm của ông.
và sống bên cạnh ông mà không sờn lòng
Cuối cùng, Ta cho phụ nữ nước mắt để trào ra khi họ cần
Con thấy không, vẻ đẹp phụ nữ không phải trên quần áo mặc
cũng không trên khuôn mặt, hay trong cung cách chải chuốt mái tóc
Nét đẹp của phụ nữ ẩn hiện ngay trong khóe mắt của họ
Đó là cửa ngõ trái tim, cửa của tình yêu cao thẳm
Và thường xuyên qua nước mắt mà con nhìn thấy tâm hồn họ.
(Phạm Thị Thu (2014) dịch theo bản văn của Marie Paule
Trích trong Montagne Limousine, số 551, 2.2007)
Kết thúc bằng đọc kinh cầu cho các bà mẹ Công Giáo, xin làm tròn bổn phận làm mẹ
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể
Chúa là Vua Tình Yêu
Giờ này đang ngự trong linh hồn con
Xin cho linh hồn tràn ngập lửa mến
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể
Chúa là bạn đồng hành của chúng con trên đường nhân thế
Xin hướng dẫn và an ủi con những khi thất vọng u buồn
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể
Chúa là Bánh Thiên Thần dưỡng nuôi nhân thế
Xin cho con đầy đủ nghị lực hầu về chốn bình an
Lạy Mẹ Maria
Mẹ đã ban Chúa Giêsu cho con
Con xin đội ơn Mẹ chẳng cùng
Chúa Giêsu ngự trong linh hồn con
Là Con yêu dấu của Mẹ
Mình và Máu Thánh nuôi dưỡng linh hồn con
Là thịt máu của Mẹ
Con sẽ mang Chúa về cùng gia đình
Hầu cho gia đình con trở nên cung thành sống động
Luôn hợp nhất với Chúa Giêsu
Xin Mẹ chúc lành cho gia đình con được ấm êm
Và thánh thiện như gia thất Nazareth xưa
Sốt sắng thờ phượng Chúa ở đời này
Cho ngày sau vợ chồng con cái được gặp nhau trên Nước Thiên Đàng.Amen
Văn Hóa
Năm Mèo Chuyện Mèo
Nguyễn Trung Tây
15:22 18/01/2023
Nguyễn Trung Tây
Năm Mèo Chuyện Mèo
Mèo và Chuột: Mèo trong văn hóa Việt Nam nổi bật qua một bài ca dao thuộc dòng văn chương bình dân,
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?
Chú chuột đi chợ đường xa!
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.
Mèo và chuột kẻ thù truyền kiếp. Nhưng mèo ở thế thượng phong, bởi mèo lùng bắt chuột. Chuột gặp mèo là ba chân bốn cẳng phóng chạy thật nhanh. Nơi nào có mèo thì không có chuột. Thế nhưng bài ca dao lại nói mèo đi thăm chuột. Không gặp được mặt chuột, mèo lại ân cần hỏi han tại sao chuột lại vắng nhà. Tác giả bài ca dao giải thích lý do chuột đi vắng liên quan tới đám giỗ của cha chú mèo. Bởi đám giỗ, chuột xách giỏ đi chợ đường xa, mua mắm và muối về làm giỗ.
Khi chuột ân cần đáp trả sự ân cần của mèo, thoạt nghe, người ta tưởng hai bên là bạn thân, có mối tương giao tối lửa tắt đèn. Nhưng không, bởi tiền đề thực tế là mèo và chuột kị nhau, người nghe nhận ra cả mèo và chuột đều nói những lời không thật. Mèo đói bụng, đi săn lùng mồi chuột. Bởi mèo, chuột phải dọn nhà từ dưới đất lên cây cau, một loại cây có chiều cao vượt trên những loại cây khác. Nhưng cây cao thì mặc cây cao, mèo khi đói bụng thì cũng trèo lên cây cau đi tìm chuột xơi tái.
Chuột biết sự thật phũ phàng như thế, cho nên mới bắn tin cho mèo biết chuột đang đi chợ. Mà đây không phải chợ gần, nhưng chợ xa. Bởi thế, còn lâu lắm chuột mới về lại nhà. Xin đừng mất công rình rập ở cửa nhà làm chi.
Và câu sau cùng lại càng thêm thâm thúy cái nét tinh nghịch của chuột. Đó là chuột đi chợ chỉ mua đúng 2 món: mắm và muối. Hai loại gia vị này, một dùng để ướp, một dùng để làm đậm thêm hương vị. Cá ướp muối, cá giữ được lâu. Thức ăn nêm nước mắm, đĩa thức ăn đó nồng nàn đậm chất. Hai món mắm và muối này chuột mua để làm gì? Hóa ra để là làm đám giỗ cho cha của chú mèo. Nhưng đọc liền ba chữ cuối cùng của bài ca dao, “cha chú mèo,” người đọc nhận ra ngay thâm ý của chuột. Thật ra, chuột đang chửi xéo mèo, “Tao đi mua mắm mua muối về để làm đám giỗ cha mày.” Nói một cách khác, chuột đi chợ mua mắm và muối về để nấu thịt mèo. Phần còn dư ăn không hết, chuột ướp muối để dành ăn dần!
Mèo trong Văn Chương: Nguyên Sa có câu thơ khá lạ liên quan tới mèo.
Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận sao chẳng là nước biển!... (Nga).
Nguyên Sa bất ngờ đi một vài nét thơ khá lạ về cô gái tên Nga. Cái buồn của Nga trong câu thơ được diễn tả rất đời thường và bất ngờ. Xuân Diệu thì nói, “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.” Huy Cận diễn tả buồn qua hình ảnh tơ nhện, “sợi buồn con nhện giăng mau.” Nguyễn Ánh 9 mời gọi nỗi buồn tới ghé thăm, “Buồn ơi, ta xin chào mi.” Nguyên Sa diễn tả người con gái tên Nga buồn như một con chó ốm; dẫn tới đôi mắt cá ươn của Nga, chứ không phải đôi mắt bồ câu mở lớn. Mắt cá ươn thì khó mà có thể hấp dẫn được ai! Nhưng đối với thi sĩ Nguyên Sa, Nga có đôi mắt cá ươn và như con chó ốm vẫn đẹp vẫn hấp dẫn. Riêng mèo trong câu thơ thứ hai thì ngái ngủ. Khi mèo ngái ngủ, mèo nhìn vẫn hiền lành, và vẫn rất mèo, vẫn rất thiếu nữ, bởi mèo thường được ví von với cô gái xuân thì.
Mèo và Thiếu Nữ: Mèo sạch sẽ bởi thường xuyên chăm sóc bộ lông, và lau chùi bốn bàn chân. Mèo đi cũng nhẹ nhàng uyển chuyển. Cho nên dáng đi của thiếu nữ cũng được ví với dáng đi của mèo. Mèo dáng mảnh khảnh, thon gọn tương tự như thân hình thon gọn của thiếu nữ tuổi đôi mươi. Cũng bởi thế mèo được ví với những cô thiếu nữ xuân thì. Thiếu nữ tuổi đôi mươi vốn đã đẹp. Khi biết chăm sóc mái tóc, làn da, khuôn mặt, thân thể, họ lại càng đẹp hơn.
Mèo trong Thế Giới Tâm Linh: Mặc dù không có bằng chứng về khoa học, nhưng một số người tin là mèo có thể nhìn thấy những thứ đôi mắt người không có thể nhìn thấy, đặc biệt thế giới vô hình. Bởi vậy, chú mèo trong phim Ghost nhìn thấy linh hồn Sam, nhân vật nam chính trong phim. Niềm tin này có thể bắt nguồn từ đôi mắt mèo nhìn trong đêm tối rõ hơn đôi mắt người. Nhiều người trên thế giới cũng kiêng kỵ, tránh tình trạng mèo nhảy ngang qua thi hài người chết, nằm trên giường, chưa liệm. Bởi họ tin điện dương từ lông của mèo có khả năng làm người chết mang điện âm ngồi bật dậy. Nhưng điều này cũng hoàn toàn không có căn cứ khoa học.
Tứ Gia Súc: Mèo là một trong tứ gia súc của một gia đình Việt Nam, chó, gà, heo, và mèo. Bước chân vào một gia đình Việt Nam ở thôn quê, người ta nhận ra ngay những chú chó đang nằm trên sân trông nhà cho chủ. Đằng sau vườn cây là những chú gà đang rộn ràng tìm kiếm thức ăn. Nơi góc nhà là chuồng heo với những chú heo đang nằm ngủ. Và trong góc bếp, những chú mèo đang nằm đâu đó đôi mắt lim dim như ngủ. Bởi thế, Việt Nam cũng có một bài ca dao nhắc tới cả 3 trong 4 tứ gia súc:
Con gà cục tác lá chanh,
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.
Con chó khóc đứng, khóc ngồi,
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
Tác giả bài thơ này thật ra đưa ra một công thức liên quan tới thức ăn và gia vị. Đó là, thịt nào thì đi với gia vị đó. Thịt gà là phải có lá chanh cắt nhỏ rải lên trên miếng thịt gà. Thịt heo là phải có hành. Và thịt chó là phải có riềng. Nhưng không hiểu sao, mèo của tứ gia súc lại vắng mặt trong bài thơ này. Có thể bởi người Việt Nam kiêng kị ăn thịt mèo. Cho nên mèo vắng mặt trong bài ca dao.
An Nhiên Tự Tại: Đặc biệt nhất, mèo, cọp, beo đều có họ hàng với nhau. Tất cả đều có những đặc tính rất giống nhau. Cũng ăn thịt, cũng leo cây, cũng có bộ lông mượt mà, móng vuốt sắc nhọn, những sợi râu mép cứng, đôi mắt tinh anh, phóng rất nhanh, tát con mồi bằng chân trước. Nhưng trong khi cọp và beo to lớn, chúa tể rừng xanh, mèo nhỏ thó, giang sơn chỉ chiếm gọn một xó bếp, gian nhà.
Tuy nhỏ bé, mèo xuất hiện bất cứ ở nơi đâu vẫn rất đĩnh đạc, tự nhiên. Khi đói, cần tìm mồi chuột, mèo hiên ngang leo cây thăm viếng chú chuột dọn nhà lên cây cau. Khi no bụng, mèo vẫn nằm trên sân gạch ngủ một giấc no nê. Khi thức dậy, mèo lại thư thái đi đứng, lại điểm trang bộ lông đẹp và lại chải chuốt móng vuốt. Và nếu bị cậu chó chung một gian nhà đe dọa, mèo hoặc bỏ đi, hoặc đứng trụ lại, gương móng vuốt, gầm gừ đe dọa lại đối phương.
An nhiên tự tại là một đặc điểm nổi bật của mèo. Mèo không bắt chước để trở nên giống như bất cứ một con thú nào trong họ nhà mèo. Mèo bình an và hạnh phúc với cuộc sống và những đặc tính riêng biệt của mèo. Mèo an nhiên với cuộc sống của mình. Mèo tự tại bởi biết rõ những khả năng riêng biệt được Ông Trời ban tặng. Dù khoác trên người bộ lông tam thể, hay nhị thể, hay mướp, hay mun, hay bạch, mèo vẫn an nhiên tự tại với cuộc sống cá nhân riêng biệt. An nhiên tự tại như Mão có thể là một chủ đề, một tư tưởng, một lối sống mới trong năm QUÝ MÃO, 2023.
Sau cùng, an nhiên tự tại của mèo bởi được làm mèo nhắc nhở người tín hữu Thánh Vịnh 139,
Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi (TV 139:13-14).
Lời Kết: Năm mới, Quý Mão 2023 đang ghé vào từng ngôi nhà Việt Nam. Kính chúc mọi người một năm an nhiên tự tại với tất cả những gì Ông Trời đã ban tặng mỗi cá nhân, ngay từ những giây phút đầu tiên, khi đó, chúng ta được hình thành trong bụng Mẹ.
(Trích Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta sẽ xuất bản).
Năm Mèo Chuyện Mèo
Mèo và Chuột: Mèo trong văn hóa Việt Nam nổi bật qua một bài ca dao thuộc dòng văn chương bình dân,
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà?
Chú chuột đi chợ đường xa!
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.
Mèo và chuột kẻ thù truyền kiếp. Nhưng mèo ở thế thượng phong, bởi mèo lùng bắt chuột. Chuột gặp mèo là ba chân bốn cẳng phóng chạy thật nhanh. Nơi nào có mèo thì không có chuột. Thế nhưng bài ca dao lại nói mèo đi thăm chuột. Không gặp được mặt chuột, mèo lại ân cần hỏi han tại sao chuột lại vắng nhà. Tác giả bài ca dao giải thích lý do chuột đi vắng liên quan tới đám giỗ của cha chú mèo. Bởi đám giỗ, chuột xách giỏ đi chợ đường xa, mua mắm và muối về làm giỗ.
Khi chuột ân cần đáp trả sự ân cần của mèo, thoạt nghe, người ta tưởng hai bên là bạn thân, có mối tương giao tối lửa tắt đèn. Nhưng không, bởi tiền đề thực tế là mèo và chuột kị nhau, người nghe nhận ra cả mèo và chuột đều nói những lời không thật. Mèo đói bụng, đi săn lùng mồi chuột. Bởi mèo, chuột phải dọn nhà từ dưới đất lên cây cau, một loại cây có chiều cao vượt trên những loại cây khác. Nhưng cây cao thì mặc cây cao, mèo khi đói bụng thì cũng trèo lên cây cau đi tìm chuột xơi tái.
Chuột biết sự thật phũ phàng như thế, cho nên mới bắn tin cho mèo biết chuột đang đi chợ. Mà đây không phải chợ gần, nhưng chợ xa. Bởi thế, còn lâu lắm chuột mới về lại nhà. Xin đừng mất công rình rập ở cửa nhà làm chi.
Và câu sau cùng lại càng thêm thâm thúy cái nét tinh nghịch của chuột. Đó là chuột đi chợ chỉ mua đúng 2 món: mắm và muối. Hai loại gia vị này, một dùng để ướp, một dùng để làm đậm thêm hương vị. Cá ướp muối, cá giữ được lâu. Thức ăn nêm nước mắm, đĩa thức ăn đó nồng nàn đậm chất. Hai món mắm và muối này chuột mua để làm gì? Hóa ra để là làm đám giỗ cho cha của chú mèo. Nhưng đọc liền ba chữ cuối cùng của bài ca dao, “cha chú mèo,” người đọc nhận ra ngay thâm ý của chuột. Thật ra, chuột đang chửi xéo mèo, “Tao đi mua mắm mua muối về để làm đám giỗ cha mày.” Nói một cách khác, chuột đi chợ mua mắm và muối về để nấu thịt mèo. Phần còn dư ăn không hết, chuột ướp muối để dành ăn dần!
Mèo trong Văn Chương: Nguyên Sa có câu thơ khá lạ liên quan tới mèo.
Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
Ðôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình
Để anh giận sao chẳng là nước biển!... (Nga).
Nguyên Sa bất ngờ đi một vài nét thơ khá lạ về cô gái tên Nga. Cái buồn của Nga trong câu thơ được diễn tả rất đời thường và bất ngờ. Xuân Diệu thì nói, “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.” Huy Cận diễn tả buồn qua hình ảnh tơ nhện, “sợi buồn con nhện giăng mau.” Nguyễn Ánh 9 mời gọi nỗi buồn tới ghé thăm, “Buồn ơi, ta xin chào mi.” Nguyên Sa diễn tả người con gái tên Nga buồn như một con chó ốm; dẫn tới đôi mắt cá ươn của Nga, chứ không phải đôi mắt bồ câu mở lớn. Mắt cá ươn thì khó mà có thể hấp dẫn được ai! Nhưng đối với thi sĩ Nguyên Sa, Nga có đôi mắt cá ươn và như con chó ốm vẫn đẹp vẫn hấp dẫn. Riêng mèo trong câu thơ thứ hai thì ngái ngủ. Khi mèo ngái ngủ, mèo nhìn vẫn hiền lành, và vẫn rất mèo, vẫn rất thiếu nữ, bởi mèo thường được ví von với cô gái xuân thì.
Mèo và Thiếu Nữ: Mèo sạch sẽ bởi thường xuyên chăm sóc bộ lông, và lau chùi bốn bàn chân. Mèo đi cũng nhẹ nhàng uyển chuyển. Cho nên dáng đi của thiếu nữ cũng được ví với dáng đi của mèo. Mèo dáng mảnh khảnh, thon gọn tương tự như thân hình thon gọn của thiếu nữ tuổi đôi mươi. Cũng bởi thế mèo được ví với những cô thiếu nữ xuân thì. Thiếu nữ tuổi đôi mươi vốn đã đẹp. Khi biết chăm sóc mái tóc, làn da, khuôn mặt, thân thể, họ lại càng đẹp hơn.
Mèo trong Thế Giới Tâm Linh: Mặc dù không có bằng chứng về khoa học, nhưng một số người tin là mèo có thể nhìn thấy những thứ đôi mắt người không có thể nhìn thấy, đặc biệt thế giới vô hình. Bởi vậy, chú mèo trong phim Ghost nhìn thấy linh hồn Sam, nhân vật nam chính trong phim. Niềm tin này có thể bắt nguồn từ đôi mắt mèo nhìn trong đêm tối rõ hơn đôi mắt người. Nhiều người trên thế giới cũng kiêng kỵ, tránh tình trạng mèo nhảy ngang qua thi hài người chết, nằm trên giường, chưa liệm. Bởi họ tin điện dương từ lông của mèo có khả năng làm người chết mang điện âm ngồi bật dậy. Nhưng điều này cũng hoàn toàn không có căn cứ khoa học.
Tứ Gia Súc: Mèo là một trong tứ gia súc của một gia đình Việt Nam, chó, gà, heo, và mèo. Bước chân vào một gia đình Việt Nam ở thôn quê, người ta nhận ra ngay những chú chó đang nằm trên sân trông nhà cho chủ. Đằng sau vườn cây là những chú gà đang rộn ràng tìm kiếm thức ăn. Nơi góc nhà là chuồng heo với những chú heo đang nằm ngủ. Và trong góc bếp, những chú mèo đang nằm đâu đó đôi mắt lim dim như ngủ. Bởi thế, Việt Nam cũng có một bài ca dao nhắc tới cả 3 trong 4 tứ gia súc:
Con gà cục tác lá chanh,
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.
Con chó khóc đứng, khóc ngồi,
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
Tác giả bài thơ này thật ra đưa ra một công thức liên quan tới thức ăn và gia vị. Đó là, thịt nào thì đi với gia vị đó. Thịt gà là phải có lá chanh cắt nhỏ rải lên trên miếng thịt gà. Thịt heo là phải có hành. Và thịt chó là phải có riềng. Nhưng không hiểu sao, mèo của tứ gia súc lại vắng mặt trong bài thơ này. Có thể bởi người Việt Nam kiêng kị ăn thịt mèo. Cho nên mèo vắng mặt trong bài ca dao.
An Nhiên Tự Tại: Đặc biệt nhất, mèo, cọp, beo đều có họ hàng với nhau. Tất cả đều có những đặc tính rất giống nhau. Cũng ăn thịt, cũng leo cây, cũng có bộ lông mượt mà, móng vuốt sắc nhọn, những sợi râu mép cứng, đôi mắt tinh anh, phóng rất nhanh, tát con mồi bằng chân trước. Nhưng trong khi cọp và beo to lớn, chúa tể rừng xanh, mèo nhỏ thó, giang sơn chỉ chiếm gọn một xó bếp, gian nhà.
Tuy nhỏ bé, mèo xuất hiện bất cứ ở nơi đâu vẫn rất đĩnh đạc, tự nhiên. Khi đói, cần tìm mồi chuột, mèo hiên ngang leo cây thăm viếng chú chuột dọn nhà lên cây cau. Khi no bụng, mèo vẫn nằm trên sân gạch ngủ một giấc no nê. Khi thức dậy, mèo lại thư thái đi đứng, lại điểm trang bộ lông đẹp và lại chải chuốt móng vuốt. Và nếu bị cậu chó chung một gian nhà đe dọa, mèo hoặc bỏ đi, hoặc đứng trụ lại, gương móng vuốt, gầm gừ đe dọa lại đối phương.
An nhiên tự tại là một đặc điểm nổi bật của mèo. Mèo không bắt chước để trở nên giống như bất cứ một con thú nào trong họ nhà mèo. Mèo bình an và hạnh phúc với cuộc sống và những đặc tính riêng biệt của mèo. Mèo an nhiên với cuộc sống của mình. Mèo tự tại bởi biết rõ những khả năng riêng biệt được Ông Trời ban tặng. Dù khoác trên người bộ lông tam thể, hay nhị thể, hay mướp, hay mun, hay bạch, mèo vẫn an nhiên tự tại với cuộc sống cá nhân riêng biệt. An nhiên tự tại như Mão có thể là một chủ đề, một tư tưởng, một lối sống mới trong năm QUÝ MÃO, 2023.
Sau cùng, an nhiên tự tại của mèo bởi được làm mèo nhắc nhở người tín hữu Thánh Vịnh 139,
Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo, dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.
Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu! Hồn con đây biết rõ mười mươi (TV 139:13-14).
Lời Kết: Năm mới, Quý Mão 2023 đang ghé vào từng ngôi nhà Việt Nam. Kính chúc mọi người một năm an nhiên tự tại với tất cả những gì Ông Trời đã ban tặng mỗi cá nhân, ngay từ những giây phút đầu tiên, khi đó, chúng ta được hình thành trong bụng Mẹ.
(Trích Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta sẽ xuất bản).
VietCatholic TV
Đường lầy lội, chạy không kịp 870 quân Nga tử trận cùng 14 chiến xa. Ba Lan cho Ukraine 260 xe tăng
VietCatholic Media
03:31 18/01/2023
1. Đường xá lầy lội, chạy không kịp 870 quân Nga tử trận cùng 14 chiến xa
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 18 tháng Giêng, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết trong 24 giờ qua 870 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến.
Con số kỷ lục các binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến trong 24 giờ là 950 người trong ngày thứ Bẩy 29 tháng 10. Như thế, con số 870 là con số cao thứ hai trong toàn bộ cuộc xâm lược của Nga bắt đầu từ ngày 24 tháng Hai, 2022.
Tuy nhiên, con số binh sĩ Nga tử trận trong ngày qua cuối cùng có thể là con số thương vong cao nhất. Thật vậy, các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine của Lữ Đoàn 128 Sơn Cước đã đánh trúng hai sở chỉ huy cấp Trung Đoàn của quân Nga và khu vực tập trung quân xâm lược, cũng như kho đạn, hệ thống tác chiến điện tử và trạm radar của địch trong vùng Zaporizhzhia. Những tiếng nổ long trời đã được ghi nhận từ 2 giờ chiều thứ Ba đến chiều tối. Con số thương vong của quân Nga vẫn chưa thể kiểm đếm. Cho nên, cuối cùng con số binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến có thể vượt xa con số 870.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết máy bay của không quân Ukraine đã thực hiện 10 cuộc tấn công vào các khu vực tập trung quân địch, vũ khí và thiết bị quân sự.
Trong 24 giờ qua, quân Nga vẫn tiếp tục tập trung hỏa lực pháo binh vào thành phố Bakhmut. Trái với những lời loan báo chiến thắng của trùm du đảng Wager Yevgeny Prigozhin và Bộ Quốc Phòng Nga, các cuộc giao tranh bộ binh vẫn diễn ra với cường độ cao trong và xng quanh thành phố Soledar của vùng Donetsk.
Trên trục Svatove – Kreminna, các lực lượng Nga bao gồm Trung Đoàn 488 Súng Trường Cơ Giới thuộc Tập Đoàn Quân số 20, Lữ Đoàn Dù 108 đang bị mắc kẹt tại Bilohorivka. Do điều kiện sình lầy, họ không chạy kịp. 7 xe chuyển quân bị mắc kẹt trong tuyết và sình lầy đã bị quân Ukraine bắn cháy. 3 xe tăng và 11 xe thiết giáp cũng cùng chung số phận. 5 hệ thống pháo của Lữ Đoàn Dù 108 Nga cũng bị kẹt trong sình lầy và bị bỏ lại trong tình trạng hoàn hảo. Người Nga hoảng hốt đến mức không kịp phá hủy.
Tính chung các mặt trận trong vùng Donbas, trong 24 giờ qua, 870 quân xâm lược bị loại khỏi vòng chiến, cùng với 3 xe tăng, 11 xe thiết giáp, 5 hệ thống pháo, 3 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 7 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Chưa hết, theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, trong báo cáo mới nhận được, chưa có trong bản thống kê, một chiếc Sukhoi 25 trị giá 11 triệu Mỹ Kim của Nga bị bắn cháy khi cố gắng tiếp cứu cho quân Nga ở Bilohorivka. Những chiếc còn lại đành bỏ chạy, mặc kệ sống chết của bộ binh Nga.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov nhấn mạnh rằng không đạt được thành tựu trên chiến trường, quân xâm lược tiếp tục tấn công các khu định cư hòa bình, tiếp tục phá hủy cơ sở hạ tầng và nhà ở của dân thường, vi phạm các quy tắc của luật nhân đạo quốc tế, luật lệ và phong tục chiến tranh.
Trong ngày, những kẻ xâm lược Nga đã tung ra bốn cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, đánh trúng một mục tiêu dân sự ở thành phố Kramatorsk, khu vực Donetsk. Ngoài ra, đối phương đã phát động 13 cuộc không kích và thực hiện 23 cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 17 Tháng Giêng, các Lực lượng Vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 116.950 quân Nga tại Ukraine. Tổng thiệt hại chiến đấu của kẻ thù bao gồm 3.121 xe tăng, 6.215 xe thiết giáp, 2.104 hệ thống pháo, 441 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 220 hệ thống phòng không, 286 máy bay, 276 máy bay trực thăng, 1.872 máy bay không người lái, 749 hỏa tiễn hành trình, 17 tàu chiến, 4.877 xe chuyển quân và nhiên liệu và 190 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Hai Tổng Tư Lệnh Zaluzhnyi và Milley gặp nhau ở Ba Lan
Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Valerii Zaluzhnyi và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley đã gặp nhau tại Ba Lan.
Zaluzhnyi cho biết trong một bài đăng trên Telegram: “Hôm nay, đã có cuộc gặp riêng đầu tiên của tôi với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley ở Ba Lan.
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang đã cảm ơn Milley vì sự hỗ trợ và giúp đỡ không ngừng của Hoa Kỳ và các đồng minh đối với Ukraine.
Ngoài ra, Zaluzhnyi đã vạch ra những nhu cầu cấp thiết của Lực lượng Vũ trang Ukraine nhằm thúc đẩy chiến thắng của Ukraine.
Vào đầu Tháng Giêng, qua đường dây viễn liên, Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine Valerii Zaluzhnyi đã thảo luận với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley về nhu cầu của Lực lượng Vũ trang Ukraine trong việc tiếp tục cuộc chiến chống lại kẻ thù..
3. Tổng thống Duda cho biết Ba Lan đã bàn giao cho Ukraine 260 xe tăng T-72
Warsaw đã bàn giao cho Kyiv 260 xe tăng T-72 với nhiều cải tiến khác nhau. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã cho biết như trên trong phiên thảo luận “Bảo vệ Âu Châu” trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos hôm thứ Ba.
Giải thích lý do cho lời thông báo của ông, tổng thống Duda nói:
“Có hai lý do: thứ nhất, Đức là một phần của NATO và nếu một số đồng minh bày tỏ sẵn sàng chuyển giao xe tăng của họ cho Ukraine, thì đây là thời điểm quan trọng. Thứ hai, áp lực của chính trường Đức và dư luận đang ngày càng lớn, vì vậy tôi hy vọng rằng tất cả những yếu tố này sẽ dẫn đến quyết định rất quan trọng này”.
Ông nhấn mạnh viện trợ quân sự cho Kyiv là yếu tố then chốt để giải quyết tình hình khó khăn ở miền Đông Ukraine: “Nếu chúng ta tiếp tục gửi một số lượng lớn vũ khí tối tân tới những người bảo vệ Ukraine, người Ukraine sẽ có khả năng ngăn chặn Nga”.
Ông nhắc nhớ rằng vài ngày trước, ông đã thông báo quyết định của Warsaw về việc chuyển một đại đội xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, “khoảng 14 xe tăng”.
“Nhưng chúng tôi đang cố gắng tập hợp thêm sự ủng hộ cho Ukraine. Do đó, chúng tôi hy vọng rằng sẽ xuất hiện một số đồng minh chuyển xe tăng Leopard 2 và Challenger như Vương Quốc Anh đã gởi sang Ukraine”, Tổng thống Duda nhấn mạnh.
Ông bày tỏ hy vọng nhà sản xuất xe tăng Đức cũng sẽ tham gia thực hiện dự án cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.
Người đứng đầu nhà nước Ba Lan lưu ý rằng Warsaw cung cấp hỗ trợ quân sự đáng kể cho Ukraine. Theo ông, khoản viện trợ quân sự trị giá hơn 2 tỷ đô la này đã được cung cấp cho Kyiv, đây là số tiền rất lớn đối với Ba Lan. Ông nói rằng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, Ba Lan đã bàn giao cho Ukraine tất cả các hệ thống hỏa tiễn phòng không di động Piorun mà quân đội Ba Lan có vào thời điểm đó. Ngoài ra, Warsaw đã chuyển giao cho Ukraine một số lượng đáng kể các tổ hợp pháo tự hành Krab và hơn 260 xe tăng T-72 với nhiều biến thể khác nhau. Ông tuyên bố rằng quyết định chuyển giao xe tăng đã được đưa ra ngay lập tức vào tháng 3 năm ngoái, bởi vì khi bắt đầu chiến tranh, Ukraine rất cần chúng. Đó là một quá trình rất khó khăn đối với Ba Lan, vì những chiếc xe tăng này không ở trong kho mà đang phục vụ cho quân đội Ba Lan.
4. Thủ tướng Hà Lan tuyên bố viện trợ cho Ukraine sẽ không dừng lại cho đến khi chiến tranh kết thúc
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cam kết sẽ không dừng viện trợ cho Ukraine cho đến khi chiến tranh chấm dứt.
“Tôi phải nói rằng Tổng thống Biden rất chú trọng đến điều này. Chúng ta hoàn toàn nhất trí rằng chúng ta chỉ có thể dừng lại khi chiến tranh chấm dứt và với một kết quả thắng lợi cho Ukraine. Vì vậy, kết cục phải là Ukraine thành công, Nga phải thua trong cuộc chiến này,” Thủ tướng Rutte nói với CNN hôm thứ Ba. Ông đã phát biểu sau cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Tòa Bạch Ốc và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy.
Thủ tướng Rutte nhấn mạnh việc Ukraine có tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình hay không là tùy thuộc vào Ukraine. “Người duy nhất có thể quyết định là Volodymyr Zelenskiy, đang ngồi ở Kyiv, Tổng thống Ukraine. Không thể là Hà Lan, Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác quyết định điều đó cho Ukraine”.
Ông cũng ca ngợi việc Mỹ cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine, gọi đó là “một yếu tố thay đổi cuộc chơi”.
Ông nói thêm rằng số phận của phương Tây đang bị đe dọa trong cuộc chiến, đó là lý do tại sao Hà Lan cam kết hỗ trợ Ukraine trong thời gian cần thiết.
“Nếu Putin giành chiến thắng, hắn sẽ không dừng lại ở Ukraine. Hắn sẽ tiếp tục, và sau đó, cuối cùng, sự an toàn chung của cả phương Tây đang bị đe dọa,” Thủ tướng Rutte nói.
5. Tình báo Ukraine: Nga chuẩn bị nhiều kịch bản tấn công có thể xảy ra
Kẻ xâm lược chuẩn bị nhiều kịch bản khác nhau cho một cuộc tấn công mới có thể xảy ra và quảng bá thông tin sai lệch, tạo ra tin tức giả về các hướng khác nhau.
“Có thể có các kịch bản và hướng tấn công khác nhau, vì vậy kẻ thù chuẩn bị các kịch bản khác nhau và tuyên truyền thông tin sai lệch, đưa tin giả về các hướng khác nhau và đăng tải chúng qua nhiều kênh khác nhau để làm chúng ta mất phương hướng. Có một số phiên bản khá kỳ lạ, chẳng hạn như đổ bộ vào Odesa, bởi vì nó trông giống như một hướng tự sát của kẻ thù. Tương tự như vậy, chủ đề liên quan đến Belarus liên tục được đưa ra thảo luận. Cho đến hôm nay, không có nhóm tấn công nào được thành lập, không có mối đe dọa nào về việc Belarus tham gia vào cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine. Tuy nhiên, đây chắc chắn cũng là một rủi ro mà chúng ta cần lưu ý”, Andriy Yusov, đại diện của Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine, cho biết trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 18 Tháng Giêng.
Ông nói thêm rằng, nhìn chung, Tổng thống Nga Vladimir Putin không từ bỏ mục tiêu chiến lược của mình: một cuộc chiến tranh diệt chủng để tiêu diệt người dân Ukraine và nhà nước Ukraine. “Và điều này có nghĩa là chúng ta cần nhiều hỗ trợ hơn, nhiều vũ khí hơn, nhiều biện pháp trừng phạt hơn đối với Putin và tất nhiên, chúng ta cần chuẩn bị cho việc tiếp tục giải phóng các lãnh thổ Ukraine và giải phóng Ukraine khỏi quân xâm lược. Tất cả những kịch bản này cũng đang được Ukraine vạch ra”, Yusov nói.
Như đã đưa tin, Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine đã cảnh báo rằng kẻ thù dự kiến sẽ sản xuất ồ ạt tin tức giả mạo trong tương lai gần liên quan đến toàn bộ các phương tiện thông tin hiện đại. Mục tiêu là làm xói mòn lòng tin của các đối tác phương Tây đối với Ukraine.
6. Tổng thống Ukraine: Thế giới biết Nga đã làm gì với Dnipro và các vùng lãnh thổ khác
Thế giới nghe Ukraine ở Davos – họ biết những gì Nga đã làm với Dnipro, họ biết những gì những kẻ khủng bố đang làm với Kherson, Kharkiv, Donbas của Ukraine và các vùng lãnh thổ khác mà Nga đã mang đến cái chết.
Tổng thống Zelenskiy đã đưa ra lập trường trên trong thông điệp gởi quốc dân đồng bào tối thứ Ba 17 Tháng Giêng. Ông nói như sau:
Thưa đồng bào Ukraine!
Hôm nay, chiến dịch giải cứu ở Dnipro đã hoàn thành.
79 người bị thương trong cuộc tấn công này của Nga.
Danh sách những người thiệt mạng bao gồm 45 người Ukraine, trong đó có 6 trẻ em, kể cả có một bé trai mới 11 tháng tuổi…
Trẻ em và thường dân là kẻ thù của Nga. Rõ ràng, điều này chỉ có thể xảy ra bởi vì Nga đã trở thành kẻ thù của cả nhân loại.
Tôi cảm ơn tất cả mọi người trên thế giới đã giúp chúng ta tự bảo vệ mình trước khủng bố!
Hôm nay chúng ta đã nghe một tin rất quan trọng từ Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. Tin tức thực sự là sự tiếp tục của các cuộc đàm phán gần đây của chúng ta với anh ấy.
Ukraine sẽ được cung cấp một khẩu đội Patriot khác. Cảm ơn bạn, Mark! Như thế, chúng ta đã được bảo đảm có ba khẩu đội. Nhưng điều này chỉ là khởi đầu. Chúng ta đang nghiên cứu các quyết định mới để tăng cường khả năng phòng không của chúng ta.
Hôm nay, tôi đã thảo luận về hợp tác quốc phòng với Tổng thống Liên bang Đức Steinmeier. Chúng ta đang tích cực chuẩn bị cho một cuộc họp mới theo định dạng Ramstein. Chúng ta đang chuẩn bị các bước ngoại giao quan trọng mới - chúng ta cũng đã thảo luận về những điều này vào ngày hôm nay.
Diễn đàn thường niên tại Davos, theo truyền thống là một nền tảng kinh tế và chính trị toàn cầu mạnh mẽ, đã bắt đầu từ hôm nay.
Thế giới nghe thấy Ukraine ở Davos - họ biết những gì Nga đã làm với Dnipro, họ biết những gì những kẻ khủng bố đang làm với Kherson, Kharkiv, Donbas của chúng ta và các vùng lãnh thổ khác mà Nga đã mang đến cái chết.
Và chúng ta đang vận động để gia tăng áp lực toàn cầu đối với nhà nước khủng bố.
Tôi tin tưởng rằng sau tuần này, thế giới sẽ chứng kiến những người ủng hộ tích cực và có ảnh hưởng hơn đối với việc thành lập Tòa án xét xử hành vi xâm lược của Nga và một cơ chế đặc biệt để đền bù những thiệt hại do chiến tranh gây ra bằng tài sản của Nga.
Điều rất quan trọng là Đệ nhất phu nhân Ukraine đã trình bày tất cả các yếu tố trong Công thức Hòa bình của chúng ta ở Davos ngày hôm nay, bao gồm cả điều khoản cơ bản về công lý, trong đó quy trách nhiệm hoàn toàn cho những kẻ khủng bố Nga về mọi việc chúng đã làm.
Và sự ủng hộ của thế giới đối với sáng kiến ngoại giao của chúng ta đã được cảm nhận rất nhiều.
Chúng ta đang làm mọi thứ để bảo đảm rằng sự hỗ trợ này thực sự mang tính toàn cầu và các bước để chấm dứt sự xâm lược của Nga và mang lại an ninh được thực hiện bởi tất cả các chủ thể có ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.
Hôm nay, tôi đã tổ chức một cuộc họp với sự tham gia của Tổng công tố và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine để xác định thủ phạm vụ tấn công Dnipro.
Mỗi ngày càng có nhiều thông tin thực tế và các bước hợp pháp của nhà nước chúng ta. Và tất cả những điều này sẽ kết thúc bằng bản án dành cho tất cả những kẻ sát nhân người Nga này.
Tôi muốn cảm ơn tất cả các binh sĩ của các cơ quan thực thi pháp luật Ukraine và tất cả các đối tác của chúng ta, tình báo của chúng ta, tất cả các dịch vụ đặc biệt đang nghiên cứu các tài liệu cần thiết cho các tòa án chống lại những kẻ khủng bố.
Tôi xin cảm ơn tất cả các tình nguyện viên, nhân vật của công chúng, đặc biệt là các nhà báo đang giúp đỡ cuộc điều tra.
Và, tất nhiên, tôi cảm ơn tất cả các chiến binh của chúng ta, từng người trong số họ đã bảo vệ lãnh thổ như một phần của tất cả các lực lượng quốc phòng và an ninh của chúng ta, những người đang làm mọi cách để đánh bật quân đội Nga khỏi Ukraine.
Trước hết, tôi cảm ơn các chiến binh hiện đang ở tiền tuyến, những người đang chiến đấu cho tự do của chúng ta, những người anh hùng thực sự!
Khi chúng ta đánh đuổi quân xâm lược khỏi vùng đất của chúng ta, vấn đề sẽ chỉ còn là thời gian khi công lý được phục hồi, khi bản án dành cho những kẻ sát nhân người Nga sẽ được tuyên phán.
Vinh quang cho tất cả các anh hùng của chúng ta!
Ký ức vĩnh cửu đối với tất cả những người đã bị Nga xâm lược cướp đi sinh mạng.
Niềm tự hào cho Ukraine!
ĐTGM Ukraine lên án tâm địa ác độc của người Nga, làm dấu thánh giá rồi bóp cò và phóng hỏa tiễn
VietCatholic Media
05:09 18/01/2023
1. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk bày tỏ nỗi buồn trước cuộc tấn công khủng bố tại Dnipro, và tâm địa ác độc của người Nga, những kẻ làm dấu thánh giá trước khi bóp cò hay phóng hỏa tiễn giết người vô tội
Trong bài chia sẻ hàng ngày tối thứ Ba 17 Tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đã bày tỏ nỗi buồn trước cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng vào một chung cư ở thành phố Dnipro, miền Trung Ukraine vào tối thứ Bẩy 14 Tháng Giêng.
Các chuyên gia cho biết hỏa tiễn Nga đã cướp đi sinh mạng của hàng chục dân thường điều dùng trong vụ tấn công một tòa nhà chung cư ở miền trung Ukraine là loại hỏa tiễn tàn bạo nhất của Nga, thường được gọi là hỏa tiễn Kh-22, được thiết kế để tấn công các tàu sân bay trên biển.
Cho đến nay, ít nhất 44 người thiệt mạng, trong số đó có hai trẻ em, ngoài ra còn có 75 người bị thương, trong đó có 14 trẻ em và các nỗ lực tìm kiếm cứu nạn đang được tiếp tục vì 46 người vẫn được ghi nhận là mất tích.
Theo Đức Cha Shevchuk, bên cạnh đó còn có một hiện tượng đáng buồn là phản ứng của người Nga trước biến cố này. Nó phản ánh một sự tha hóa con người sâu rộng trong xã hội Nga khi con người công khai reo vui, hả hê trước một hành động tàn bạo và còn hô hào nhiều cuộc tấn công hơn nữa.
Các tuyên truyền viên trên truyền hình nhà nước Nga xem ra đã được khích lệ từ cuộc tấn công hỏa tiễn chết người vào tòa nhà chung cư ở Dnipro, và một số còn kêu gọi tấn công nhiều hơn vào các thành phố khác của Ukraine.
Các quan chức Ukraine đã báo cáo một số người chết mới vào thứ Ba vì cuộc tấn công vào tòa nhà chung cư chín tầng vào thứ Bảy: ít nhất 44 người chết và hàng chục người vẫn chưa được tìm thấy. Đây là một trong những biến cố nguy hiểm nhất kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Igor Markov, một doanh nhân và chính trị gia người Nga, tuyên bố trên kênh truyền hình nhà nước Nga Russia 1 rằng ông “rất vui vì cuối cùng chúng ta đã bắt đầu sử dụng các loại vũ khí mà theo các chuyên gia lực lượng phòng không Ukraine không thể bắn hạ”.
“Tôi không biết Kyiv đã bị trúng thứ gì, tôi nghĩ một chuyên gia quân sự có thể giúp chúng ta tìm ra điều đó, nhưng nó đã bị trúng thứ gì đó mà nó không thể bắn hạ,” Markov nói trong một trích đoạn phát thanh được đăng trên Twitter vào hôm thứ Hai bởi cố vấn cho Bộ trưởng Nội Vụ Ukraine Anton Gerashchenko.
“Đối với tôi, có vẻ như chúng ta cần tấn công ồ ạt nhằm hoàn thành những gì chúng ta đã bắt đầu vào tháng Hai năm ngoái,” hắn ta nói thêm. “chúng ta không có nhiều thời gian vì thế số lượng thương vong phải tăng lên rất mạnh.”
Tuyên truyền viên Nga Sergei Mardan cũng xuất hiện để ca ngợi vụ tấn công trên truyền hình nhà nước.
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk than thở rằng: “Họ công khai nói rằng họ muốn biến các thành phố của Ukraine thành đống đổ nát, giết chết hàng nghìn, hàng chục nghìn người. Họ đang nói về nạn diệt chủng”
Mardan, cựu nhà báo của tờ báo Nga Komsomolskaya Pravda, cho rằng các thành phố khác của Ukraine đáng phải chịu chung số phận như Dnipro.
“Chà, hãy nhìn vào những bức ảnh của Mariupol—đó là điều sẽ xảy ra với Kharkiv. Nó sẽ phải như thế. Và với Dnipro, cũng như với Kyiv,” Mardan nói thêm.
Hắn ta nói thêm: “Thật tuyệt khi thấy cây cầu Dnipro bị phá hủy thành rác”.
Trong một đoạn truyền hình nhà nước khác, thành viên Duma Quốc gia Vyacheslav Nikonov đã mô tả người Ukraine hầu hết “không phải con người”.
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho sự hoán cải trong tâm hồn của những người Nga đang nung nấu trong tâm hồn mình những tâm tình bạo lực, oán ghét, những tâm địa ác độc đến mức xưng mình là những Kitô Hữu nhưng sẵn sàng báng bổ danh thánh Đức Chúa Trời đến mức làm dấu thánh giá trước khi bóp cò hay phóng hỏa tiễn giết người vô tội.
2. Nữ Đại sứ Hàn Quốc đầu tiên cạnh Tòa Thánh trình ủy nhiệm thư
Nữ Đại sứ đầu tiên của Hàn Quốc cạnh Tòa Thánh đã trình Ủy nhiệm thư lên Đức Thánh Cha Phanxicô, sáng ngày 16 tháng Giêng vừa qua.
Đó là bà Ngũ Hiền Châu (Hyunjoo Oh), 54 tuổi (1969), một tín hữu Công Giáo, gia nhập ngành ngoại giao Hàn Quốc năm 1994 và từng làm Lãnh Sự tại Thành Đô (Chengdu) bên Trung Quốc, tham tán tại Genève, Thụy Sĩ, trợ lý đặc biệt của Chủ tịch Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Giám đốc về cộng tác phát triển. Trong những năm gần đây, bà là Phó Đại sứ phụ trách Sứ bộ Hàn Quốc tại Liên Hiệp Quốc ở New York, chuyên về lãnh vực ngoại giao đa phương và cộng tác phát triển quốc tế.
Bà được rửa tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo năm 2003, tại giáo xứ thánh Giuse của các tín hữu Hàn Quốc thuộc Tổng giáo phận Newark, Hoa Kỳ. Lúc ấy bà là bí thư thứ hai của Sứ bộ Hàn Quốc ở Liên Hiệp Quốc.
Trong nhiệm vụ mới tại Vatican, bà Ngũ Hiền Châu đặc biệt xúc tiến với bộ Ngoại giao Tòa Thánh việc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Tòa Thánh trong năm nay. Bà là người thứ 17 đại diện chính phủ Hàn Quốc trước mặt Tòa Thánh.
Hôm mùng 05 tháng Giêng vừa qua, bà đã tham dự lễ an táng Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI tại Quảng trường thánh Phêrô.
Trong ngoại giao đoàn các nước cạnh Tòa Thánh hiện nay có 20 nữ đại sứ. Phi châu là đại lục đầu tiên có nữ đại sứ cạnh Tòa Thánh. Đó là bà Bernadette Olowo của Uganda. Bà trình Ủy nhiệm thư lên Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, ngày 23 tháng Giêng năm 1975.
3. Cảnh sát Israel bắt giữ hai kẻ tình nghi phá hoại nghĩa trang Kitô
Cảnh sát Israel đã bắt giữ hai người trẻ Do thái bị tình nghi phá hoại và xúc phạm nghĩa trang Kitô tại Núi Sion ở Giêrusalem.
Hai người trẻ, một người 18 tuổi và người còn lại 14 tuổi đã phá hoại 28 bia mộ, hôm mùng 01 tháng Giêng vừa qua, trong nghĩa trang của Tin lành và Anh giáo ở núi Sion. Đây là một sự việc tình phá hoại vì lý do chủng tộc.
Cảnh sát cho biết họ đã xem xét các máy thu hình và thấy hai người trẻ, trong y phục cổ truyền của Do thái giáo, tháo gỡ các thánh giá, phá vỡ các bia mộ và ném vào các mộ trong nghĩa trang có từ 170 năm nay. Cảnh sát không cho biết thêm thông tin về những người bị bắt.
Nghĩa trang bị xúc phạm là tài sản của Hiệp hội Giáo hội thừa sai và được vị giám mục Anh giáo bấy giờ ở Giêrusalem là Samuel Gobat khánh thành năm 1848.
Hai người trẻ bị bắt vài ngày sau khi xảy ra vụ phá hoại. Ban đầu họ bị giữ lại trước khi bị đưa vào nhà giam. Các vị lãnh đạo Kitô đã lên án vụ phá hoại và xúc phạm này như một tội ác vì oán ghét chống cộng đồng các tín hữu Kitô ở Giêrusalem.
Trong thông cáo chung công bố hôm 12 tháng Giêng vừa qua, Hội đồng các vị Bản quyền Công Giáo tại Thánh địa lên án làn sóng bạo lực mới đây và những vụ phá hoại chống Kitô hữu và các nơi thờ phượng của Kitô giáo, đồng thời kêu gọi nhà chức trách Israel truy lùng các thủ phạm và đưa họ ra trước công lý theo luật pháp hiện hành.
Các vị lãnh đạo Công Giáo tại Thánh địa nói rằng: “Chúng ta lên án những hành động phá hoại như vậy và tất cả những hình thức lăng mạ chống lại dân chúng và tài sản của họ, dựa trên tôn giáo hoặc tín ngưỡng, nhất là khi những vụ tấn công tự do của con người nhắm vào những nhóm muốn xây dựng một xã hội lành mạnh và thông truyền các giá trị tốt đẹp cho các thế hệ trẻ”.
4. Tranh chấp về phụng vụ trong Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar Ấn Độ
Hôm 14 tháng Giêng vừa qua, Thượng Hội đồng Giáo Hội Công Giáo Syro-Malabar nghi lễ Đông phương bên Ấn Độ đã kết thúc sau sáu ngày nhóm họp, nhưng không đạt tới một sự đồng thuận mới về cách thức cử hành thánh lễ. Cuộc tranh chấp này đã kéo dài từ 25 năm qua.
Giáo hội này tập trung ở bang Kerala, ở miền nam Ấn Độ và hiện có hơn bốn triệu tín hữu trong và ngoài nước, đứng thứ hai sau Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương.
Từ cuối thập niên 1998, Giáo hội Syro-Malabar bị chia rẽ về cách cử hành thánh lễ: một số theo cách cử hành trong đó chủ tế quay mặt về giáo dân (ad populum), một số khác cử hành theo cách thức vị chủ tế quay mặt lên bàn thờ (ad orientem). Năm 1999, các giám mục thỏa thuận công thức dung hợp: trong phần phụng vụ Lời Chúa, tức là phần đầu của thánh lễ, chủ tế quay mặt về giáo dân, và đến phần phụng vụ Thánh Thể, thì quay lên bàn thờ. Tuy nhiên, một số phần tử của Giáo hội từ chối công thức này, đặc biệt là Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, là giáo phận lớn nhất trong toàn Giáo hội nghi lễ này, với khoảng nửa triệu tín hữu.
Tháng Bảy năm ngoái, Đức Thánh Cha, qua bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, đã can thiệp và nhấn mạnh về sự đồng nhất phụng vụ, dựa trên công thức dung hợp hồi năm 1999, như vừa nói trên. Quy luật này bắt đầu có hiệu lực từ tháng Tám năm ngoái. Tuy nhiên nỗ lực áp dụng gặp sự chống đối với các cuộc xuống đường, tuyệt thực, đốt thư mục vụ của Đức Giám Mục, đốt hình nộm Đức Hồng Y Tổng giám mục Trưởng George Alencherry, Giáo chủ của Giáo hội này. Trước lễ Giáng Sinh vừa qua, một cuộc hỗn chiến về thánh lễ đã xảy ra tại một nhà thờ chính tòa ở miền nam Ấn Độ, đến độ cảnh sát được gọi tới để giải tán đám đông, tạo nên cảnh tượng kéo bàn thờ ngang khu cung thánh và chén lễ vương vãi trên mặt đất.
Đứng trước sự thất bại của Thượng Hội đồng Giáo hội Syro-Malabar trong việc giải quyết tranh chấp này, Đức Hồng Y Alencherry công bố tuyên ngôn nhấn mạnh rằng chỉ có các giám mục và Tòa Thánh có thể đưa ra những quyết định về phụng vụ, và các cuộc thảo luận tương lai phải lấy sự thống nhất phụng vụ như điểm khởi hành.
Đức Hồng Y cũng thông báo một Ủy ban sáu giám mục Giám Mục được thành lập để nghiên cứu vấn đề này, kể cả các cuộc thảo luận với những người chống đối và người ủng hộ việc thống nhất cách cử hành thánh lễ, các thành viên của Hội đồng trung ương của Giáo hội Syro-Malabar và đại diện giáo dân.
Trực thăng chở các nhà lãnh đạo Bộ Nội Vụ Ukraine gặp nạn. Mỹ, Đức, Hà Lan cùng gởi Patriot cho Kyiv
VietCatholic Media
16:45 18/01/2023
1. Tin rất buồn đối với người Ukraine: Ban lãnh đạo Bộ Nội Vụ Ukraine gặp tai nạn máy bay trực thăng
Tính đến 11 giờ sáng ngày thứ Tư 18 Tháng Giêng theo giờ địa phương, đã có 16 người thiệt mạng khi trực thăng của Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước Ukraine đâm vào một nhà trẻ và một tòa nhà dân cư.
Theo báo cáo của Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước: “Có chín người trên máy bay bao gồm sáu thành viên của ban lãnh đạo Bộ Nội vụ, và ba thành viên phi hành đoàn của Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước.”
Khi tai nạn xảy ra, 16 người, trong đó 8 người trên máy bay và 8 người dưới đất thiệt mạng. Trong số những người thiệt mạng có ba trẻ em. Ngoài ra còn có 25 người bị thương, trong đó có 15 người lớn và 10 trẻ em. Họ đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Theo phó chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống, họ đang hướng đến một trong những thành phố tiền tuyến. Kyrylo Tymoshenko nói: “Mục đích của chuyến bay trực thăng là để thực hiện công việc tại một trong những điểm nóng của đất nước chúng ta, nơi chiến sự đang diễn ra”.
Nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được biết nhưng chiếc trực thăng đang bay ở độ cao thấp với tầm nhìn hạn chế do sương mù.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ Nội vụ cho biết: “Cho dù đó là hành vi phá hoại, trục trặc thiết bị, vi phạm quy tắc an toàn bay, chúng ta sẽ sớm tìm ra”.
Xe cứu thương, cảnh sát và lính cứu hỏa đang làm việc tại hiện trường nằm cách thủ đô Kyiv khoảng 20 km về phía đông bắc.
Đại Tá Yury Ignat, Phát ngôn nhân của Bộ Tư lệnh Lực lượng Không quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine, cho biết “còn quá sớm” để thảo luận về nguyên nhân nhưng một cuộc điều tra đầy đủ sẽ được tiến hành.”
“Ủy ban sẽ điều tra lý do,” ông nói. “Sẽ không đến 1-2 ngày vì nghiên cứu tai nạn máy bay cần một khoảng thời gian nhất định. Một ủy ban nhà nước sẽ được thành lập, bao gồm các chuyên gia hàng không khác nhau.”
Ban lãnh đạo Bộ Nội Vụ Ukraine bị thiệt mạng gồm có Bộ trưởng Nội Vụ Denys Monastyrsky, Thứ trưởng Nội Vụ Yevhen Yenin, và Tổng thư ký Yuriy Lubkovych. Họ đều là những người được đánh giá cao vì trong những ngày đầu của cuộc xâm lược, họ đã điều phối các lực lượng an ninh Ukraine bắn chết 12 nhóm đặc công Nga được thả vào Kyiv để ám sát các yếu nhân Ukraine và cả các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Denys Anatoliiovych Monastyrsky sinh ngày 12 tháng 6 năm 1980 là một luật sư và chính trị gia người Ukraine. Người cha của hai đứa con này đã giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine từ ngày 16 tháng 7 năm 2021 cho đến khi ông qua đời vào ngày 18 tháng 1 năm 2023.
Yevhen Volodymyrovych Yenin sinh ngày 19 tháng 11 năm 1980 là một nhà ngoại giao và luật sư người Ukraine. Ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ từ năm 2021 cho đến khi ông qua đời vào năm 2023.
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel, đã ca ngợi Bộ trưởng Nội Vụ Monastyrsky là “người bạn tuyệt vời của Liên Hiệp Âu Châu”, đồng thời nói thêm: “Chúng tôi cùng chia buồn với Ukraine sau vụ tai nạn máy bay trực thăng thảm khốc”.
“Chúng tôi chia sẻ lời chia buồn sâu sắc nhất với gia đình các nạn nhân, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, Thủ tướng Denys Shmyhal và người dân Ukraine.”
2. Chính quyền Biden cho biết thêm viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine có thể được công bố “ngay sau cuối tuần này”
Tòa Bạch Ốc loan báo rằng viện trợ bổ sung cho Ukraine có thể được công bố “ngay sau cuối tuần này”, đồng thời cam kết sẽ làm việc để buộc Tổng thống Vladimir Putin phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tội ác chiến tranh nào đã gây ra trong cuộc xâm lược của Nga vào nước này.
“Tôi có thể chắc chắn rằng bạn sẽ tiếp tục nghe tin từ Hoa Kỳ về các gói hỗ trợ an ninh bổ sung, vũ khí bổ sung và khả năng cho Ukraine – có lẽ ngay sau cuối tuần này,” Điều phối viên về Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói.
Kirby đã không trả lời khi được hỏi liệu gói hàng có bao gồm xe tăng cho người Ukraine hay không, và nói rằng ông không “muốn đi trước những thứ mà chúng ta chưa công bố,” nhưng ông nói rằng Hoa Kỳ đang tập trung “vào việc cố gắng bảo đảm rằng chúng ta đang cung cấp cho Ukraine những gì họ cần trong cuộc chiến bảo vệ quốc gia.”
Ông nói: “ Chúng ta sẽ tiếp tục điều chỉnh các gói này sao cho chúng phù hợp nhất với những gì Ukraine cần và nếu chúng ta không thể cung cấp điều đó, chúng ta sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác khác để xem liệu họ có thể cung cấp hay không”.
Ông cũng được hỏi liệu vụ tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào một tòa nhà chung cư ở Dnipro, Ukraine, khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có 6 trẻ em, có phải là tội ác chiến tranh hay không.
Kirby cho biết Hoa Kỳ đã “rất, rất rõ ràng và trung thực về việc Lực lượng Vũ trang Nga tiếp tục thực hiện các hành động tàn bạo và tội ác chiến tranh” và sẽ làm việc với cộng đồng quốc tế để buộc Nga phải chịu trách nhiệm.
Ông nói: “Thật là nghiêm trọng khi nhìn vào những gì ông Putin đã làm ở đây trong khoảng 48 giờ qua khi tấn công một khu chung cư không có bất kỳ giá trị quân sự nào. Đó không phải là việc cắt điện hay nước. Đó là về việc giết thường dân vô tội khi họ đang ở nhà.”
3. Blinken: Mỹ quyết tâm cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ cần thiết để thành công trên chiến trường
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm thứ Ba cho biết sự hỗ trợ mà Washington dành cho Kyiv đã phát triển trong suốt quá trình chiến tranh khi Hoa Kỳ quyết tâm cung cấp cho Ukraine “những gì nước này cần để thành công trên chiến trường”.
Blinken phát biểu tại một cuộc họp báo ở Washington, DC, cùng với Ngoại trưởng Anh James Cleverly: “Khi cuộc xâm lược này phát triển, thì sự hỗ trợ của chúng tôi đối với Ukraine cũng vậy, nhằm bảo đảm rằng họ có những gì cần thiết để đương đầu với cuộc xâm lược”.
Blinken loan báo rằng sẽ có “thêm thông báo” từ Hoa Kỳ về cuộc họp của nhóm Ramstein, mà Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ tham dự tại Đức trong tuần này. Blinken không đi vào chi tiết về những gì khác mà Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Ukraine.
“Nếu bạn nhìn vào quỹ đạo từ Stinger đến Javelin, HIMAR đến Xe chiến đấu Bradley đến các khẩu đội hỏa tiễn Patriot, chúng ta đã liên tục cung cấp những gì Ukraine cần và chúng ta đang làm theo cách để bảo đảm rằng điều đó đáp ứng được những gì đang thực sự xảy ra trên chiến trường, cũng như dự kiến nó có thể đi đến đâu, bảo đảm rằng người Ukraine cũng được đào tạo về các hệ thống được cung cấp, rằng họ có khả năng bảo trì các hệ thống đó,” Blinken nói.
Ông cho biết việc cung cấp hỗ trợ của Hoa Kỳ bắt đầu “khi chúng ta thấy những đám mây bão tập trung trong những tháng trước cuộc xâm lược.”
Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ nhắc lại rằng cách nhanh nhất để kết thúc chiến tranh là “trao cho Ukraine một thế mạnh trên chiến trường,” đó là điều mà Hoa Kỳ đang làm, ông nói.
Blinken ca ngợi Vương quốc Anh vì thông báo sẽ cung cấp xe tăng cho Ukraine, nói rằng: “Chúng ta hoan nghênh cam kết của thủ tướng vào cuối tuần trong việc gửi xe tăng Challenger 2 và các hệ thống pháo bổ sung tới Ukraine, những yếu tố sẽ tiếp tục củng cố và bổ sung cho những gì Hoa Kỳ đã cung cấp, bao gồm cả trong lần rút tiền gần đây nhất của chúng ta.”
4. Thủ tướng Tây Ban Nha kêu gọi Liên minh Âu Châu đoàn kết với Ukraine
Thủ tướng Tây Ban Nha hôm thứ Ba nhấn mạnh sự cần thiết của sự thống nhất lâu dài của Âu Châu trong việc hỗ trợ Ukraine.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thủ tướng Pedro Sánchez nói rằng cái giá phải trả cho cuộc chiến của Nga đối với người dân Ukraine là rất cao.
“Họ cần cảm nhận được sự đoàn kết, sự đồng cảm và cam kết của toàn Liên minh Âu Châu. Chúng ta sẽ ở bên người Ukraine cho đến chừng nào còn cần thiết,” ông nói.
Khi được hỏi liệu ông có tin rằng Putin đã bị suy yếu hay không, Sánchez nói rằng ông chưa bao giờ nghi ngờ về điều đó.
Trước đó, thủ tướng đã cảnh báo các đại biểu tham dự diễn đàn rằng điều quan trọng là Liên Hiệp Âu Châu phải “chống lại những hạt giống thối nát mà Putin đã gieo vào đất nước của chúng ta”.
Sánchez nói: Tổng thống Nga có các đồng minh ở Âu Châu, những người che giấu sự đồng cảm và mối quan hệ của họ với Putin, những người đó phải bị ngăn chặn việc phá hủy Liên Hiệp Âu Châu từ bên trong.
Trong bài phát biểu của mình, ông cam kết sẽ chiến đấu với họ với niềm tin giống như người Ukraine đang chiến đấu với lực lượng Nga nhưng bằng các loại vũ khí khác.
5. Hà Lan có kế hoạch cùng Mỹ và Đức gửi hệ thống hỏa tiễn Patriot tới Ukraine
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết Hà Lan có kế hoạch cùng Mỹ và Đức triển khai hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot tới Ukraine, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Ba.
“Chúng tôi có ý định tham gia những gì các bạn đang làm với Đức trong dự án Patriots, tức là hệ thống phòng không. Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng tôi phải tham gia,” Thủ tướng Rutte nói, đồng thời cho biết thêm rằng ông đã thảo luận vấn đề này với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
“Chúng ta không bao giờ có thể chấp nhận việc Putin và Nga được bỏ qua đối với những hành vi tàn bạo của họ, vì vậy trách nhiệm của chúng ta là đưa họ ra tòa, để bảo đảm rằng công lý sẽ được thực hiện,” Rutte nói.
Tòa Bạch Ốc cho biết trong một thông báo về cuộc họp rằng Tổng thống Biden và Thủ tướng Rutte “đã tái khẳng định mối quan hệ lịch sử và các giá trị chung liên kết” Hoa Kỳ và Hà Lan khi họ gặp nhau hôm thứ Ba.
Hai nhà lãnh đạo “đã xem xét sự hỗ trợ chính trị, an ninh, kinh tế và nhân đạo kiên định của chúng ta dành cho Ukraine trước cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của Nga, bao gồm cả những nỗ lực của chúng ta nhằm buộc Nga phải chịu trách nhiệm về những lạm dụng và tội ác chiến tranh do các lực lượng Nga gây ra.” Họ cũng thảo luận về “sự hợp tác ngày càng tăng trong các ưu tiên chính sách đối ngoại khác, bao gồm cả tầm nhìn chung của chúng ta về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Thông tin cơ bản khác: Hoa Kỳ tuyên bố gửi cho Ukraine hệ thống hỏa tiễn Patriot vào cuối tháng 12 khi Tổng thống Volodomyr Zelenskiy đến thăm thủ đô Washington và gặp Tổng thống Joe Biden.
Mỹ đang cung cấp một khẩu đội Patriot, bao gồm thiết bị phát điện, máy tính, hệ thống kiểm soát giao tranh và tối đa 8 bệ phóng. Lực lượng này được vận hành bởi khoảng 90 binh sĩ và mất nhiều tháng để huấn luyện.
Mặc dù Patriot được coi là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến và hiệu quả nhất, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng nó “không thể thay đổi cuộc chơi” vì tầm bắn hạn chế và khoảng thời gian để người Ukraine có thể sử dụng nó.
6. Bộ Quốc phòng xác nhận rằng khoảng 100 binh sĩ Ukraine đã bắt đầu được huấn luyện hỏa tiễn Patriot tại căn cứ Mỹ
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xác nhận rằng “có tới 90 đến 100 người Ukraine” đã đến Fort Sill, Oklahoma và bắt đầu huấn luyện về hệ thống hỏa tiễn Patriot.
Hôm thứ Hai, căn cứ Quân đội Hoa Kỳ thông báo rằng quân đội Ukraine đã đến địa điểm để bắt đầu được huấn luyện.
Fort Sill là nơi Hoa Kỳ tiến hành huấn luyện Patriot cho quân đội của chính họ và các quốc gia khác.
“Chính những giảng viên dạy cho Hoa Kỳ, các quốc gia đồng minh và đối tác sẽ tiến hành khóa huấn luyện cho Ukraine, và các lớp học này sẽ không làm giảm các nhiệm vụ huấn luyện đang diễn ra tại Fort Sill,” căn cứ cho biết trong một tuyên bố.
Theo các quan chức Ngũ Giác Đài, khóa huấn luyện sẽ kéo dài “vài tháng” về hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhưng phức tạp. Không rõ quân đội có thể đẩy nhanh chương trình đào tạo đến mức nào.
7. Người lính Ukraine bác bỏ thành công của Nga ở Soledar và nói rằng 'Đừng lan truyền sự hoảng loạn'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukrainian Soldier Dismisses Russia's Soledar Success: 'Don't Spread Panic'“, nghĩa là “Người lính Ukraine bác bỏ thành công của Nga ở Soledar và nói rằng 'Đừng lan truyền sự hoảng loạn'“, Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một binh sĩ Ukraine đã bác bỏ thành công của Nga trong việc chiếm Soledar - một thị trấn nhỏ ở khu vực Donetsk phía đông Ukraine - kêu gọi mọi người “đừng gieo rắc hoảng loạn” và nhắc lại rằng thành phố Bakhmut lớn hơn gần đó đang giữ vững vị thế.
Cuộc chiến giành Soledar đã gây thiệt hại nặng nề cho các lực lượng Nga và Ukraine. Thị trấn này cách Bakhmut 9 dặm về phía bắc, là điểm nóng cho binh lính từ Nhóm lính đánh thuê Wagner chiến đấu cho Mạc Tư Khoa và được tài trợ bởi doanh nhân Yevgeny Prigozhin. Vào ngày 10 Tháng Giêng, Progzhin cho biết trong một bài đăng trên Telegram rằng nhóm của ông ta hiện đang kiểm soát toàn bộ thị trấn. Soledar có một mạng lưới khổng lồ các đường hầm và mỏ muối dưới lòng đất và được một số nhà phân tích coi là bước quan trọng trong mục tiêu của Mạc Tư Khoa trong việc bao vây và lấn chiếm thành phố trọng yếu Bakhmut.
Nhưng các quan chức quốc phòng Anh cho biết, tính đến ngày Chúa Nhật, các lực lượng Ukraine “gần như chắc chắn đã duy trì các vị trí” trong thị trấn, bất chấp các cuộc tấn công của Wagner.
Trong một tin nhắn video trên TikTok vào ngày 16 Tháng Giêng, một người lính Ukraine đang chiến đấu ở tiền tuyến đã tìm cách xua tan sự hoảng loạn về việc Nga tuyên bố chiếm được Soledar.
“Thật không may, cuộc chiến thông tin không chỉ xảy ra trên chiến trường mà còn xảy ra nhiều hơn trong đầu người dân của chúng ta,” người lính Kiyanyn, theo trang Twitter War Translated, cho biết. “Và cần phải làm rất nhiều việc để cải thiện điều này vì hàng nghìn người như tôi đang làm công việc của mình ở tuyến đầu và làm rất tốt.”
Người lính nói rằng bộ binh Ukraine đang cầm chân quân Nga trong khu vực, “nhưng thật không may trên mặt trận quốc tế, chúng ta đang thua ở nhiều nơi vì người dân của chúng ta tin vào một số lời dối trá và những điều nhảm nhí.”
“Nói tóm lại, về hướng Soledar: đừng mong đợi bất kỳ sự hoảng loạn nào, thành phố khá nhỏ... quân xâm lược Nga đang có 'thành công lớn' ở đó khi nào?” anh ấy hỏi.
“Quên đi, hãy nhớ xem họ đã ở đâu. Họ ở gần Kyiv, họ ở gần Kherson, họ đã chiếm được vài vùng ở Kharkiv. Bây giờ họ đang ở đâu? Thực tế là họ đã nướng hết nguyên một tiểu đoàn mỗi ngày và tàn phá hoàn toàn thành phố… trong những trường hợp như thế, chúng ta ở đó chẳng ích gì, chúng ta cần bảo toàn bộ binh kinh nghiệm, bộ binh dũng cảm.”
Anh ấy nói rằng đã trải qua hai tháng ở tiền tuyến ở Bakhmut, tình hình ở đó rất khó khăn, nhưng bây giờ thì tốt hơn nhiều.
“Bakhmut đang bị pháo kích nghiêm trọng, nghiêm trọng như mọi khi, chỉ là cường độ cao hơn, với pháo binh, súng cối, hỏa tiễn phóng hàng loạt, không kích, một lần nữa cố gắng phá vỡ hàng phòng ngự với hàng loạt bộ binh như ở Soledar.
Họ cần thể hiện một 'chiến thắng' khác trước các thị trấn nhỏ. Nhưng Bakhmut đang giữ, đang đứng vững. Đừng lan truyền sự hoảng loạn. Hãy cẩn thận và đề phòng.”
Anh nói rằng Bakhmut do Ukraine chiếm giữ và có quốc kỳ tung bay ở đó, cũng như quân đội ở đó.
Người lính nói thêm rằng Tổng tư lệnh Valeriy Zaluzhny “biết mình đang làm gì”.
“Mọi thứ đang xảy ra ở Soledar và Bakhmut không phải là không có lý do. Nói chung tôi sẽ không cho bạn biết nhiều thông tin mà bạn không cần. Bạn biết thông tin mà bạn cần biết. Bakhmut đang được giữ vững.”
Newsweek đã liên hệ với các nhà phân tích quân sự để bình luận.
8. Cú đánh cuối cùng của Putin? Ukraine mong đợi cuộc tấn công lớn trước kỷ niệm một năm chiến tranh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Final Push? Ukraine Expects Huge Onslaught Ahead of War Anniversary”, nghĩa là “Cú đánh cuối cùng của Putin? Ukraine mong đợi cuộc tấn công lớn trước kỷ niệm một năm chiến tranh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Kyiv đã cảnh báo rằng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công ở Ukraine, khi nước này tăng cường kêu gọi cung cấp vũ khí từ các nước phương Tây.
Oleskiy Danylov, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, nói với truyền hình Ukraine hôm thứ Hai rằng Kyiv tin rằng quân đội của Mạc Tư Khoa sẽ “cố gắng thực hiện cái gọi là cú đánh cuối cùng”, có thể diễn ra vào ngày kỷ niệm cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 hoặc tháng 3.
“Chúng tôi phải chuẩn bị cho những sự kiện như vậy mỗi ngày và chúng tôi đang chuẩn bị,” Danylov nói, theo Reuters. “Câu hỏi đầu tiên và cuối cùng luôn là về vũ khí, viện trợ để giúp chúng tôi đánh bại kẻ xâm lược xâm lược đất nước chúng tôi,” ông nói thêm.
Lời kêu gọi cung cấp thêm vũ khí sau cuộc tấn công hôm thứ Bảy nhằm vào một khu chung cư ở thành phố Dnipro, miền trung nam, nơi các quan chức Ukraine hôm thứ Hai cho biết thi thể của một đứa trẻ đã được tìm thấy trong đống đổ nát, nâng số người chết lên 45 người. 25 người vẫn mất tích. Mạc Tư Khoa đã phủ nhận trách nhiệm, mặc dù trước đó họ đã loan tin như một chiến thắng.
Trong bài phát biểu hàng đêm của mình, Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy nói rằng cuộc tấn công cho thấy Mạc Tư Khoa đang “chuẩn bị những nỗ lực mới để giành thế chủ động trong cuộc chiến” và hành động quân sự ở mặt trận “đòi hỏi những quyết định mới liên quan đến cung cấp vũ khí”.
Điều này “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp tất cả các nỗ lực của liên minh bảo vệ Ukraine và tự do”. Ông ca ngợi Vương quốc Anh về việc cung cấp xe tăng Challenger 2 của Quân đội Anh. “Một gói hỗ trợ quốc phòng mới đã được công bố - chính xác là những gì chúng ta cần,” ông nói, “xe tăng, các phương tiện bọc thép khác, và pháo binh”.
Làm thế nào để tăng cường vũ trang cho Kyiv chống lại sự xâm lược của Nga sẽ là trọng tâm của các đồng minh của Kyiv trong cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine tại Căn cứ Không quân Ramstein, Đức, vào thứ Sáu, do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin chủ trì.
Rafael Loss, điều phối viên của Hội đồng Âu Châu về Quan hệ đối ngoại, gọi tắt là ECFR, cho các dự án dữ liệu toàn Âu Châu, cho biết cuộc họp hôm thứ Sáu đã nổi lên như “điểm cao nhất cho quyết định cung cấp cho Ukraine xe tăng hạng nặng do phương Tây sản xuất”.
Ông nói với Newsweek trong một bình luận qua email: “Chỉ có một liên minh Âu Châu mới có thể cung cấp một số lượng xe tăng đủ lớn vì kho dự trữ của các quốc gia đã giảm dần kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh.
Ukraine đang thúc đẩy xe tăng Leopard 2, loại xe tăng có khả năng sống sót cao hơn T-72 khi bị tấn công, một yếu tố quan trọng trong bối cảnh lực lượng chỉ huy và kíp lái xe tăng có kinh nghiệm của cả hai bên đang ngày càng cạn kiệt.
Berlin, nơi có giấy phép xuất khẩu xe tăng chiến đấu chủ lực do Đức sản xuất, đã miễn cưỡng cam kết gửi các phương tiện này.
Loss nói rằng những chiếc Leopard 2, kết hợp với các phương tiện chiến đấu bộ binh như Marder do Đức sản xuất và Bradleys do Mỹ sản xuất, cùng với pháo binh, hỗ trợ trên không và các phương tiện phòng không, có thể giúp Kyiv giải phóng các vùng lãnh thổ do Nga xâm lược.
Loss nói: “Với các báo cáo về việc Điện Cẩm Linh đang chuẩn bị huy động lực lượng mới, những người ủng hộ quốc tế của Ukraine phải hành động nhanh chóng.
“Bất kỳ quyết định nào cung cấp cho Ukraine xe tăng Leopard 2 vào thứ Sáu nên đi kèm với một chiến lược công nghiệp nhằm tăng quy mô sản xuất phụ tùng, đạn dược, phương tiện mới và các hệ thống vũ khí khác để duy trì và nâng cấp khả năng phòng thủ của Ukraine,” Loss nói
Hi hữu: Tên trộm bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae bị thanh gươm của ngài chém ngay cổ bất tỉnh
VietCatholic Media
17:54 18/01/2023
1. Tên trộm bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae bị thanh gươm của ngài chém bị thương
Một câu chuyện thật lạ lùng vừa được Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, tường trình trong bài có nhan đề “Thief steals St. Michael statue from church, trips, and is injured by the angel’s sword”, nghĩa là “Tên trộm bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae từ trong nhà thờ bị vấp té, và bị thanh gươm của ngài làm bị thương”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Một tên trộm say rượu đã bị thương sau khi ngã vào thanh kiếm của bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae mà anh ta đang cố lấy trộm từ một nhà thờ ở Monterrey, Mễ Tây Cơ.
Truyền thông địa phương đưa tin rằng vào rạng sáng ngày 14 Tháng Giêng, Carlos Alonso, 32 tuổi, được tường trình đã đến Giáo xứ Chúa Kitô Vua ở trung tâm thành phố Monterrey để cướp nhà thờ.
Trong bóng tối, Alonso được cho là đã nhảy qua hàng rào trước lối vào nhà thờ, phá vỡ một cửa kính và bước vào nhà thờ.
Trong khi cố gắng chạy trốn với bức tượng của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, tên trộm được tường trình đã vấp té và thanh kiếm của thiên thần chém vào cổ khiến anh ta bị thương nặng.
Một số người qua đường nhìn thấy người đàn ông bị thương ở cửa nhà thờ và gọi trợ giúp y tế.
Binh sĩ Bảo vệ Dân sự Monterrey đã đến hiện trường, cắt ổ khóa trên cổng chính của hàng rào, và cứu mạng kẻ trộm.
Sau khi ổn định người đàn ông bị thương, lực lượng cấp cứu đã đưa anh ta đến một phòng khám để được điều trị và thu thập thêm thông tin về thiệt hại có thể đã gây ra.
Dự kiến, sau khi hồi phục, nghi phạm sẽ được chuyển giao cho văn phòng công tố và hình phạt mà anh ta có thể phải đối mặt vì hành vi gây thiệt hại cho nhà thờ sẽ được xác định.
Một điều đáng nói nữa là khi té ngã, bức tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae lăn xuống đất nhưng không hề hấn gì.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y George Pell Sẽ Được An Táng Tại Sydney Vào Tháng Tới
Đức Hồng Y George Pell sẽ được chôn cất tại Nhà thờ Chính tòa Đức Bà ở Sydney vào tháng tới, Tổng giáo phận Công Giáo của thành phố đã công bố hôm thứ Ba, sau cái chết của ngài ở Rome.
Đức Hồng Y Pell, 81 tuổi, là một nhân vật nổi bật trong Giáo Hội Công Giáo, và đã phải chịu ngồi tù oan trong 404 ngày trước khi được Tòa Án Tối Cao đồng thanh tuyên bố vô tội.
Tổng giáo phận Sydney cho biết một buổi lễ chính thức sẽ được tổ chức vào ngày 2 tháng 2 cho Đức Hồng Y Pell tại nhà thờ chính tòa của thành phố, nơi ngài đã làm tổng giám mục trong 13 năm.
“Đức Hồng Y Pell đã để lại một di sản đáng chú ý cho Giáo Hội Công Giáo ở Úc và đây chắc chắn sẽ là một trong những đám tang quan trọng nhất từng được tổ chức tại Nhà thờ Chính tòa,” Cha Don Richardson, cha sở nhà thờ chính tòa cho biết trong một tuyên bố.
Richardson cho biết thêm, hàng ngàn người thương tiếc dự kiến sẽ tham dự và tiễn biệt vị Hồng Y rất được kính trọng.
Thi thể của ngài sẽ được quàn trong một ngày trước lễ tang trước khi được chôn cất trong một buổi lễ riêng tại hầm mộ của nhà thờ sau đó.
Source:AP
3. Một cuộc họp lịch sử của các học giả Chính Thống Giáo được triệu tập để đối phó với sự chia rẽ và chiến tranh
Gần 400 nhà thần học Chính Thống Giáo từ 44 quốc gia đã triệu tập trong hội nghị quốc tế lớn nhất từ trước đến nay ở Hy Lạp từ hôm thứ Năm, 12 tháng Giêng, để thảo luận về những câu hỏi có tầm cỡ “Công Đồng Nicê” mà Giáo hội Chính thống Đông phương phải đối mặt trong bối cảnh chiến tranh và sự chia rẽ cay đắng.
Một số vấn đề gây tranh cãi nhất tại Hội nghị của Hiệp hội Thần học Chính thống Quốc tế, nhóm họp ở Volos, đã xuất phát từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng Hai, làm trầm trọng thêm sự chia rẽ giữa Giáo hội Chính thống Ukraine mới độc lập ở Kyiv và Chính Thống Giáo Nga có trụ sở tại Mạc Tư Khoa.
Diễn giả chính của hội nghị, là Đức Tổng Giám Mục Ambrosios Zografos của Hàn Quốc và Nhật Bản, một giám mục của Tòa Thượng Phụ Đại kết Constantinople, đã nói với hội nghị vào tối thứ Tư rằng các nhánh khác nhau của Chính Thống Giáo đã khích lệ dị giáo bằng cách tham gia vào cuộc chiến, và than phiền rằng “hầu hết các nhà lãnh đạo Chính thống giáo đã thất bại trong việc lên án cuộc chiến ma quỷ này một cách dứt khoát.”
“Chúng ta thậm chí không thể nói, 'Ồ, đây là cuộc chiến do các chính trị gia điều khiển. Các Giáo Hội của chúng ta phản đối điều đó'“, Đức Giám Mục Ambrosios nói, “bởi vì rất ít nhà lãnh đạo các Giáo Hội của chúng ta thực sự có lập trường phản đối chiến tranh một cách công khai.”
Đức Tổng Giám Mục Ambrosios lập luận rằng gốc rễ của sự chia rẽ Nga-Ukraine là một dị giáo thần học được gọi là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi vốn kết hợp giữa Giáo Hội và nhà cầm quyền. Đức Tổng Giám Mục đặc biệt lên án việc áp dụng cách quản trị Giáo Hội dựa trên sắc tộc, quốc tịch hoặc văn hóa thay vì địa lý và coi đó “không gì khác hơn là mối nguy hiểm lớn nhất đối với sự thống nhất của Chính thống giáo”.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi thường dẫn đến việc các thành viên Giáo Hội loại trừ những Kitô hữu không phù hợp với bản sắc dân tộc cụ thể của họ, một cách tinh vi, hoặc đề cao quốc tịch hơn đức tin.
Các nhà phê bình chống lại Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa chỉ ra rằng Giáo Hội Nga đã mở rộng sang các khu vực tài phán không thuộc về họ, chẳng hạn như Phi Châu, nơi họ không có thẩm quyền giáo luật. Mặt khác, những người chỉ trích Tòa thượng phụ Constantinople chỉ ra rằng vào năm 1922, Thượng phụ Hy Lạp đã thành lập các Nhà thờ Chính thống Hy Lạp ở Hoa Kỳ, cạnh tranh với sự hiện diện của Chính Thống Nga. Tổ chức của các nhà thờ Chính thống giáo do Nga lãnh đạo ở Hoa Kỳ đã thay đổi sau Cách mạng Nga và giữa làn sóng người nhập cư từ Đông Âu yêu cầu các linh mục từ nước ngoài đến phục vụ họ.
Một số lập luận cho rằng việc loại bỏ hoàn toàn chủ nghĩa dân tộc có nghĩa là hợp nhất các nhà thờ Chính thống độc lập ở Hoa Kỳ, chẳng hạn như Hy Lạp, Serbian, Antiôchia, Nga và những nhà thờ khác hiện chồng chéo các khu vực pháp lý của họ, thành một Nhà thờ Chính thống giáo cho khu vực.
Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa cũng đã nhanh chóng mở rộng khắp Phi Châu, thay thế Tòa Thượng phụ Alexandria, nơi mà kể từ Công Đồng Nicê năm 325 sau Chúa Giáng Sinh, đã hoạt động dựa trên một sắc lệnh về chủ quyền lãnh thổ đối với Bắc Phi. Giáo hội Nga tuyên bố Alexandria rơi vào tình trạng ly giáo sau khi Đức Thượng Phụ của giáo hội này công nhận nền độc lập của Giáo hội Chính thống Ukraine, được trao bởi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô vào năm 2019.
Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Ambrosios cảnh báo trong bài phát biểu của mình:
“Sự hồi sinh đầy hứa hẹn của Chính thống giáo trong thế kỷ 20 đang bị đe dọa bởi những vấn đề nghiêm trọng nảy sinh sau sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở những quốc gia được gọi là Chính thống giáo đang tìm cách mở rộng sang các khu vực tài phán khác của giáo hội,”
Source:Religion News