Phụng Vụ - Mục Vụ
Sám hối và tin vào Tin Mừng
Lm Đan Vinh
01:33 19/01/2018
CN 3 THƯỜNG NIÊN B
Gn 3,1-5.10 ; 1 Cr 7,29-31 ; Mc 1,14-20
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 1,14-20
(14) Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. (15) Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. (16) Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-mon với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá. (17) Người bảo họ: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá”. (18) Lập tức hai ông bỏ chài lưới đi theo Người. (19) Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. (20) Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giê-su bắt đầu sứ mạng giảng đạo tại xứ Ga-li-lê mà nội dung được tóm gọn trong câu: “Thời kỳ đã mãn và Triều Đại của Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Người cũng gọi bốn môn đệ tham gia vào sứ mạng loan báo Tin Mừng là hai đôi anh em: Si-mon và An-rê, Gia-cô-bê và Gio-an. Các ông đã mau mắn đáp lại bằng sự dứt khoát từ bỏ nghề cũ, từ giã cha già mà theo làm môn đệ của Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 14-15: + miền Ga-li-lê: do vua Hê-rô-đê An-ti-pa cai trị, là một miền đất trù phú và có đông dân ngoại sinh sống. Khi khởi sự thi hành sứ mạng rao giảng Tin Mừng tại Ga-li-lê miền đất có đông dân ngoại, cho thấy tính phổ quát của Tin Mừng của Người. +Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng: Sám hối là loại bỏ nếp sống cũ tin thờ tà thần và thay bằng nếp sống mới theo Đức Chúa là Đấng trọn lành. Đức Giê-su kêu gọi dân chúng phải ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng do Người loan báo.
- C 16-18: + Biển hồ Ga-li-lê: Cũng gọi là hồ Ghen-nê-xa-rét (x. Lc 5,1), hay Ti-bê-ri-a (x. Ga 6,1). Biển hồ này rất lớn hình quả trám, dài 21 cây số và ngang 12 cây số, thấp hơn mặt biển Địa Trung Hải tới 208 mét. Đây là nơi Đức Giê-su đã kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên và nhiều lần Người giảng dạy dân chúng tại ven biển (x. Lc 5,3). Người cũng làm nhiều phép lạ tại biển hồ này : dẹp yên sóng gió (x. Mt 8,23-27), đi trên mặt nước (x. Ga 6,16-21) mẻ cá lạ lùng (x. Lc 5,4-11)... + Ông Si-mon với người anh là An-rê: Ông Si-mon sau được Đức Giê-su đổi tên là Phê-rô (x. Mt 16,18). Ông là em ông An-rê và là con ông Giô-na (x. Mt 16,17) hay Gio-an (x. Ga 1,42). Ông Si-mon quê thành Bét-sai-đa (x. Ga 1,44), làm nghề lưới cá tại biển hồ Ga-li-lê (x. Mc 1,16). + Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người: Hai anh em An-rê và Si-mon đã mau mắn đáp lại tiếng gọi của Đức Giê-su, bỏ nghề chài lưới bắt cá để theo làm môn đệ Người.
- (C 19-20) + Ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an: Đây là Gia-cô-bê Tiền, vì theo Đức Giê-su trước. Ông là con của ông Dê-bê-đê và là anh của Gio-an (x. Mt 4,21). Ông là một trong nhóm 3 người, được Đức Giê-su ưu ái (x. Mt 17,1). Hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an cũng được Đức Giê-su đặt cho biệt danh là “Bo-a-nê-ghê”, nghĩa là “Con của Thiên Lôi” (x. Mc 3,17). + Bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền mà đi theo Người: Hai ông đã dứt khoát đáp lại tiếng Chúa mời gọi bằng việc từ giã gia đình để dấn thân theo làm môn đệ của Đức Giê-su.
4. CÂU HỎI:
1) Ga-li-lê là miền nào trong nước Do thái thời Đức Giê-su?
2) Lời kêu gọi “sám hối và tin vào Tin Mừng” của Đức Giê-su có ý nghĩa thế nào?
3) Đặc điểm của Biển Hồ Ga-li-lê là gì?
4) Bạn biết gì về thân thế của ông Si-mon Phê-rô?
5) Hai anh em An-rê và Si-mon đã đáp trả lời mời gọi của Đức Giê-su thế nào?
6) Bạn biết gì về thân thế của hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an? Tại sao hai ông này lại có biệt danh là “con của thiên lôi”?
7)Thái độ của hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an đáp trả lời mời gọi của Đức Giê-su thế nào?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).
2. CÂU CHUYỆN:
1) KHÔNG SÁM HỐI SẼ KHÔNG ĐƯỢC ƠN THA THỨ:
Một hôm Xa-tan kêu trách Thiên Chúa rằng: “Chúa thật bất công! Cụ thể là có nhiều kẻ phạm đủ thứ tội ác, thế mà Ngài vẫn tha cho chúng. Có nhiều kẻ sa đi ngã lại nhiều lần cùng một thứ tội, mà khi chúng ăn năn sám hối thì Ngài vẫn tha cho chúng. Còn tôi, chỉ phạm tội không vâng lời một lần, thế mà Ngài lại phạt tôi phải sa hỏa ngục đời đời, và không bao giờ tha thứ cho tôi!”. Bấy giờ Thiên Chúa mới ôn tồn nói với tên quỉ rằng: “Sở dĩ Ta tha tội cho con cái loài người vì chúng đã khiêm tốn tự nhận là kẻ có tội, đã hồi tâm sám hối và quyết tâm đổi mới đời sống. Còn ngươi, từ khi phạm tội kiêu ngạo không vâng lời Ta và bị phạt trong lửa hỏa ngục đến nay, có khi nào ngươi khiêm nhường nhận lỗi và hồi tâm sám hối xin Ta tha thứ hay chưa?”. Tên quỷ nghe vậy liền vênh mặt lên cười khẩy và trả lời như sau: “Hồi tâm sám hối ư? Ta đâu có tội gì để phải ăn năn sám hối ? và ta cũng chẳng cần ai phải tha thứ cho ta !”
2) PHẢI ĂN NĂN SÁM HỐI VỚI LÒNG CẬY TRÔNG:
Trong sưu tập về các thánh ẩn tu trong sa mạc, có kể giai thoại như sau: Có hai tu sĩ kia đã phạm tội và bị phạt phải vào sa mạc để ăn chay đền tội trong một năm trời, ngày đêm ăn chay, cầu nguyện và đánh tội. Ngày ngày các anh em của cộng đoàn đem thức ăn đến tận căn lều riêng cho từng người. Sau đúng một năm thử thách, các tu sĩ nhận thấy có sự khác biệt giữa hai người: một người thì vui vẻ, khỏe mạnh; còn người kia thì ốm o xanh xao. Cả hai được đòi phải đến trình diện trước mặt Bề Trên và ban cố vấn cộng đoàn để được phán quyết có đáng được tái hòa nhập cộng đoàn hay không. Khi được hỏi trong năm qua đã suy niệm về điều gì?
Người ốm o xanh xao trả lời:
- Trong năm qua, ngày ngày con luôn nhớ lại những tội con đã lỗi phạm và những hình phạt đáng phải chịu, nên con luôn mang tâm trạng sợ hãi không sao chợp mắt được.
Đến lượt người vui vẻ khỏe mạnh trả lời:
- Suốt một năm qua, từng giây từng phút, con luôn cảm tạ Chúa vì Người đã tha thứ cho con nên con luôn vui vẻ lúc nào cũng ca tụng Chúa và ăn ngon ngủ yên.
Các tu sĩ trong cộng đoàn rất cảm kích trước tâm tình của người vui tươi khỏe mạnh vì lòng sám hối của anh đã trở thành lời ca tụng và cảm tạ tri ân tình yêu của Chúa.
3) GƯƠNG SÁNG TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ CHUYÊN LO VIỆC NHÀ CHÚA:
Bà Thánh JEANNE-FRANCOISE CHANTAL (1572-1641) là một bà mẹ rất đạo đức. Sau khi chồng qua đời, bà lo nuôi dạy và lo liệu cho bốn đứa con nên người. Sau khi cả bốn người con đều lập gia đình và có cuộc sống ổn định, bà đã được Chúa kêu gọi hãy tận hiến cuộc đời còn lại để phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật. Nhưng đến ngày từ giã gia đình lên đường thì cả bốn người con đều không đồng ý cho mẹ đi. Họ khóc lóc và nằm chận ở cửa nhà. Bấy giờ trong nước mắt nghẹn ngào, bà nói với các con : “Mẹ tuy là mẹ phải lo cho các con, nhưng mẹ cũng là con của Chúa phải lo việc nhà Chúa. Mẹ phải chu toàn bổn phận phụng sự Người đang hiện thân trong những người nghèo khổ bất hạnh». Nói xong bà đã bước qua các con để đi đến An-ne-cy, tiến hành việc thành lập một dòng tu. Đến tháng 6 năm 1610, dòng Thăm Viếng đã ra đời.
4) MỖI TÍN HỮU PHẢI TRỞ THÀNH ĐÔI TAY CỦA CHÚA:
Vào cuối thế chiến thứ hai, để thu phục thiện cảm và sự tin tưởng của người dân trong làng vừa mới được giải phóng khỏi tay quân đội Đức quốc xã, toán lính thuộc lực lượng đồng minh đã cố gắng phục chế bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu đã bị bể tan tại quảng trường trước một nhà thờ nhỏ, là trung tâm sinh hoạt của một ngôi làng ở miền cực nam nước Ý.
Sau nhiều ngày cố gắng, toán lính đã gắn ráp lại hầu như toàn bộ bức tượng. Nhưng chỉ còn đôi tay của bức tượng là chưa thể hoàn tất do đã bị nát vụn. Sau nhiều giờ bàn luận và việc phục chế bức tượng sắp đi vào ngõ cụt, thì một người trong toán lính đã có sáng kiến. Anh ta mang tới hai khúc gỗ gắn vào hai tay của bức tượng, rồi viết vào đó một hàng chữ không những đã đánh động tâm hồn của dân làng, mà còn thu hút nhiều khách du lịch đến thăm. Hàng chữ ấy như sau: “Bạn chính là đôi tay của Chúa”.
Thực vậy, mỗi tín hữu chúng ta phải trở thành đôi bàn tay của Chúa, tiếp tục chu toàn sứ mạng được Chúa Cha trao phó là xây dựng Nước Trời, là loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa đi khắp thế gian, đến tận cùng bờ cõi trái đất.
5) SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỰ TIN:
Một cậu học sinh kia luôn mang mặc cảm vì trên lưng có hai vết thẹo nhăn nhúm trông rất khó coi, kéo dài từ bả vai xuống đến eo lưng. Mỗi ngày khi đi học ở trường, cậu rất lo bị bạn bè phát hiện ra hai vết sẹo và chế nhạo... Nhưng rồi một ngày nọ, một số bạn bè cùng lớp đã tình cợ nhìn thấy vết sẹo trên lưng cậu bé và lên tiếng trêu chọc: "Eo ơi, ghê quá!" "A,...quái vật!" "Ôi, thật khủng khiếp!" Những lời vô tâm ấy đã làm đau lòng cậu bé. Cậu vừa khóc vừa chạy vào núp sau cánh cửa lớp. Rồi từ hôm đó cậu bé không dám đi học vì sợ bị lũ bạn chọc quê.
Sau khi hỏi han và biết được sự việc, mẹ cậu bé đã dắt con đến gặp cô giáo chủ nhiệm, vốn là một nữ giáo viên khôn ngoan và đôn hậu. Bà mẹ cho cô giáo xem vết sẹo của con và cho biết từ lúc mới sinh, cậu bé đã mắc khối u ở lưng. Qua cuộc giải phẫu khó khăn, cậu đã được chữa lành, nhưng đã để lại hai vết thẹo lớn trên lưng. Nói đến đó, người mẹ đã bật khóc.
Ngày hôm sau, cậu bé tiếp tục đến trường ngồi ở bàn cuối lớp, các bạn khác thấy thế, lại thốt lên những lời vô tâm: "Ôi, thật đáng sợ!" ; "Ghê quá, trên lưng cậu ấy có 2 con trùn to lắm." Ngay lúc ấy, cô giáo chủ nhiệm xuất hiện và nghe thấy những lời trêu chọc ác ý, liền tiến lại gần cậu bé, đặt nhẹ tay lên vai nhỏ bé và mỉm cười nói với các bạn bè cùng lớp với câu: "Trước đây nhiều lần cô đã định kể cho các con nghe một câu chuyện về cậu bé này, nhưng có lẽ cô phải kể cho chúng con nghe ngay lúc này." Các bạn trẻ đến vây quanh cô giáo. Cô nhẹ nhàng kéo chiếc áo của cậu bé lên làm lộ rõ hai vết thẹo lớn và nói với đám trẻ như sau:
"Đây là một truyền thuyết. Ngày xưa, các thiên thần trên trời đã bay xuống và hóa thân thành các bạn nhỏ như chúng ta đây. Tất nhiên, có thiên thần nhanh nhẹn đã kịp tháo gỡ đôi cánh của mình khi hóa thân thành người. Nhưng cũng có thiên thần hơi chậm, không kịp tháo hết đôi cánh của mình và đã để lại hai vết sẹo như trên lưng em này."
Một em hỏi: "Vậy đó là cánh của thiên thần hả cô?" Cô giáo mỉm cười: "Đúng rồi!" Một bạn gái khác lên tiếng: "Thưa cô, chúng con có thể sờ được không?" Từ nãy đến giờ cậu bé vẫn đứng ngẩn người ra không nói được câu nào, và bây giờ thì cậu lại khóc. Nhưng cô giáo đã mỉm cười và diụ dàng nói: "Chúng ta phải xin phép vị thiên thần nhỏ của chúng ta trước đã phải không ?" Sau một lát chần chừ, cậu bé đã lấy lại sự bình tĩnh và đáp: "Vâng, được ạ ! Thưa cô. »
Các bạn nhỏ khác đều vây quanh cậu bé, hết bạn này đến bạn khác đến sờ vào "đôi cánh" ấy. "Ôi, tuyệt thật. Hôm nay con đã sờ được vào cánh của thiên thần rồi!"
Năm tháng dần trôi, người bạn nhỏ của chúng ta đã lớn lên thành người trưởng thành. Cậu vẫn thầm cảm ơn cô giáo đã đem lại cho cậu một niềm vui và một nghị lực mới. Cậu đã mạnh dạn đăng ký tham gia giải bơi lội học sinh cấp thành phố, và cậu đã đoạt giải. Cậu thầm cám ơn cô giáo, và cậu xác tín rằng vết thẹo trên lưng cậu thực là đôi cánh thiên thần mà cô giáo năm xưa đã tặng cho cậu với tất cả tình thương.
Câu chuyện trên cho thấy cô giáo đã thay đổi cái nhìn của học sinh của mình, nên đã biến đổi số phận của cậu học sinh có vết sẹo lớn ở lưng: Cậu đang bị mặc cảm tự ti đã tự tin và thành công trong cuộc sống... Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su đã kêu gọi bốn môn đệ từ bỏ nghề chài lưới bắt cá trở thành tông đồ học nghề chài lưới các linh hồn. Người cũng kêu gọi chúng ta đi theo làm môn đệ để trở thành những vị sứ giả đi loan báo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.
3. SUY NIỆM:
1) Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng:
Lời đầu tiên Đức Giê-su công bố khi khởi đầu sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Trời là: "Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng". Đức Giê-su đã nối kết việc sám hối với việc rao giảng Tin Mừng. Sám hối chính là điều kiện phải có để đón nhận ơn Chúa, giống như trước khi bước vào mùa mưa, người nông dân phải làm vệ sinh lau chùi các lu vại sạch mọi bụi bẩn để có nước mưa dùng cho cả năm. Sám hối không nhất thiết kèm theo thái độ buồn sầu, nhưng là sự biến đổi tâm hồn để gặp được Chúa, lắng nghe lời Chúa để tin yêu Chúa và giới thiệu Người cho tha nhân.
2) Mau mắn đáp lại ơn kêu gọi của Chúa:
- Bài đọc trong sách ngôn sứ Giô-na hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Chúa kêu gọi ông Gio-na làm ngôn sứ và sai ông đi giảng cho dân thành Ni-ni-vê hồi tâm sám hối tội lỗi để tránh bị trừng phạt. Lúc đầu Gio-na sợ trách nhiệm nên đã lên thuyền đi về hướng khác. Nhưng con thuyền đã gặp bão lớn, Gio-na bị quăng xuống biển và bị một con cá lớn nuốt vào bụng, rồi sau ba ngày nó nhả ông nằm trên bãi biển gần thành Ni-ni-vê. Giô-na đã vâng lời Chúa tiến vào thành phố đi một ngày đàng, rồi rao giảng rằng: "Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-vê sẽ bị phá huỷ". Dân thành tin tưởng nơi Chúa: họ công bố việc ăn chay và mặc áo nhặm, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Chúa thấy việc họ làm, vì họ bỏ đời sống xấu xa, Chúa bỏ ý định phạt họ, và Người không thực hiện điều đó (x. Gn 3,3-5.10).
- Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su kêu gọi 4 môn đệ đầu tiên. Một là đôi anh em An-rê và Simon đang thả lưới dưới biển; Hai là đôi anh em Gia-cô-bê và Gio-an đang vá lưới trên thuyền. Các ông nghe lời Chúa kêu gọi đã mau mắn bỏ nghề đánh cá, bỏ lại cha già và những người làm công trên thuyền để đi theo làm môn đệ Chúa Giê-su.
- Ngày nay, Chúa Giê-su cũng kêu gọi các tín hữu chúng ta theo làm môn đệ Người bằng nhiều cách khác nhau: Người thì được Chúa gọi khi nghe một bài giảng trong thánh lễ; Người thì cảm phục gương sáng tốt lành, nghe lời khuyên của một linh mục hay một nữ tu thân quen; Người thì được ơn Chúa gọi sau một biến cố như cơn bệnh nặng, sau một thất bại, sau khi bị lừa đảo, ….
Còn chúng ta, sau khi nghe tiếng Chúa kêu gọi, chúng ta sẽ đáp lại thế nào: Lảng tránh trách nhiệm như ông Giô-na, hay mau mắn đáp lại như ông Sa-mu-en, sẵn sàng từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa như bốn môn đệ trong Tin Mừng hôm nay ?
3) Tầm quan trọng của việc loan báo Tin Mừng:
Nếu thế giới được thu gọn thành một ngôi làng có 100 người, thì chúng ta sẽ dễ hình dung ra các thành phần trên thế giới theo lỷ lệ tương ứng như sau:
- Về dân số: 57 người thuộc Á Châu, 21 người thuộc Âu Châu, 8 người thuộc Phi Châu và 14 người thuộc các châu lục khác như Mỹ châu, Úc châu và châu Đại Dương.
- Về màu da: 30 người là da trắng; 70 người là da màu như da vàng, da đỏ, da đen.
- Về tôn giáo: 30 người là Kitô hữu gồm Công Giáo, Tin lành, Chính Thống, Anh giáo; 70 người thuộc các tôn giáo khác như Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, thần đạo hay không theo tôn giáo nào.
- Về của cải vật chất: 50 phần trăm của cải sẽ do 6 nhà tỷ phú, đều là người Mỹ chiếm hữu.
- Về trình độ tối thiểu: 70 người mù chữ không biết viết biết đọc.
- Về đời sống: 50 người thiếu ăn, bị suy dinh dưỡng.
- Về nhà ở : 80 người ở nhà ổ chuột không đủ tiêu chuẩn hay lang thang không nhà.
- Về văn hóa: Chỉ có một người là tốt nghiệp đại học!
Thực trạng nói trên cho thấy nhu cầu cấp bách của việc loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Vậy mỗi tín hữu chúng ta sẽ chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng như thế nào?
4) Chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng:
- Mau mắn đáp lại ơn Chúa kêu gọi: Đức Giê-su đã kêu gọi các môn đệ đi theo Người làm việc tông đồ: « Các anh hãy theo tôi. Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mc 1,17). Các ông đã lập tức bỏ nghề, bỏ cha già mà đi theo làm môn đệ Người.
- Loan báo Tin Mừng bằng lời nói và việc làm: Không những bằng việc rao giảng, mà còn bằng việc làm chứng nhân cho Chúa (x Cv 1,8), tích cực góp phần kiến tạo « Trời Mới Đất Mới » từ việc tu sửa bản thân, góp phần xóa bỏ các tệ nạn và bất công trong xã hội, xây dựng cho gia đình và khu phố ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn theo ý Chúa muốn.
- Tin cậy vào sự trợ giúp của Chúa : Trước sứ mạng được Chúa trao phó, thay vì sợ hãi thoái lui như ngôn sứ Gio-na xưa, chúng ta hãy tin cậy phó thác vào ơn Chúa giúp như câu chuyện tông đồ Si-mon thả lưới bắt cá khi xưa. Bấy giờ Đức Giê-su bảo Si-mon : “Hãy ra khơi thả lưới bắt cá ». Si-mon thú nhận sự bất lực của mình rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc.5,5). Chính nhờ ơn Chúa, mà Si-mon đã bắt được nhiều cá, đến nỗi lưới hầu như bị rách. Qua đó cho thấy: về phạm vi đức tin: Nếu ta làm theo ý riêng sẽ bị thất bại. Nhưng nếu làm theo ý Chúa, chắc ta sẽ thành công như Si-mon xưa.
4. THẢO LUẬN:
Trong những ngày này, mỗi người chúng ta cần làm gì cụ thể để giới thiệu Chúa cho các người thân trong gia đình, cho bà con lối xóm, và góp phần biến đổi môi trường sống và làm việc ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn?
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Từ hôm nay con xác tín rằng: Chúa chính là chủ cuộc đời chúng con và con quyết tâm sẽ yêu mến Chúa trên hết mọi sự, sẵn sàng chọn Chúa hơn chọn tình cảm gia đình ruột thịt, hơn chọn công ăn việc làm theo sở thích chúng con... Xin cho chúng con ý thức sứ mạng phải tích cực làm chứng cho Chúa mọi nơi mọi lúc.
Để chu toàn sứ mạng, xin cho chúng con biết năng tham dự các buổi học sống Lời Chúa, chu toàn các công tác bác ái như: đi thăm bà con lương dân, chia sẻ tiền bạc vật chất cho những người nghèo khó, khiêm tốn phục vụ những người bệnh tật neo đơn, an ủi động viên những người đau khổ bất hạnh... Xin cho chúng con biết cảm thông với Hội Thánh bằng cách cộng tác với các vị chủ chăn đưa nhiều chiên lạc về với Chúa và Hội thánh, vì xác tín rằng: chỉ mình Chúa mới thực là niềm vui và là hạnh phúc cho cuộc đời chúng con.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Gn 3,1-5.10 ; 1 Cr 7,29-31 ; Mc 1,14-20
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 1,14-20
(14) Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. (15) Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. (16) Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-mon với người anh là ông An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá. (17) Người bảo họ: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá”. (18) Lập tức hai ông bỏ chài lưới đi theo Người. (19) Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền. (20) Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người.
2. Ý CHÍNH:
Đức Giê-su bắt đầu sứ mạng giảng đạo tại xứ Ga-li-lê mà nội dung được tóm gọn trong câu: “Thời kỳ đã mãn và Triều Đại của Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Người cũng gọi bốn môn đệ tham gia vào sứ mạng loan báo Tin Mừng là hai đôi anh em: Si-mon và An-rê, Gia-cô-bê và Gio-an. Các ông đã mau mắn đáp lại bằng sự dứt khoát từ bỏ nghề cũ, từ giã cha già mà theo làm môn đệ của Người.
3. CHÚ THÍCH:
- C 14-15: + miền Ga-li-lê: do vua Hê-rô-đê An-ti-pa cai trị, là một miền đất trù phú và có đông dân ngoại sinh sống. Khi khởi sự thi hành sứ mạng rao giảng Tin Mừng tại Ga-li-lê miền đất có đông dân ngoại, cho thấy tính phổ quát của Tin Mừng của Người. +Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng: Sám hối là loại bỏ nếp sống cũ tin thờ tà thần và thay bằng nếp sống mới theo Đức Chúa là Đấng trọn lành. Đức Giê-su kêu gọi dân chúng phải ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng do Người loan báo.
- C 16-18: + Biển hồ Ga-li-lê: Cũng gọi là hồ Ghen-nê-xa-rét (x. Lc 5,1), hay Ti-bê-ri-a (x. Ga 6,1). Biển hồ này rất lớn hình quả trám, dài 21 cây số và ngang 12 cây số, thấp hơn mặt biển Địa Trung Hải tới 208 mét. Đây là nơi Đức Giê-su đã kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên và nhiều lần Người giảng dạy dân chúng tại ven biển (x. Lc 5,3). Người cũng làm nhiều phép lạ tại biển hồ này : dẹp yên sóng gió (x. Mt 8,23-27), đi trên mặt nước (x. Ga 6,16-21) mẻ cá lạ lùng (x. Lc 5,4-11)... + Ông Si-mon với người anh là An-rê: Ông Si-mon sau được Đức Giê-su đổi tên là Phê-rô (x. Mt 16,18). Ông là em ông An-rê và là con ông Giô-na (x. Mt 16,17) hay Gio-an (x. Ga 1,42). Ông Si-mon quê thành Bét-sai-đa (x. Ga 1,44), làm nghề lưới cá tại biển hồ Ga-li-lê (x. Mc 1,16). + Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người: Hai anh em An-rê và Si-mon đã mau mắn đáp lại tiếng gọi của Đức Giê-su, bỏ nghề chài lưới bắt cá để theo làm môn đệ Người.
- (C 19-20) + Ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông Gio-an: Đây là Gia-cô-bê Tiền, vì theo Đức Giê-su trước. Ông là con của ông Dê-bê-đê và là anh của Gio-an (x. Mt 4,21). Ông là một trong nhóm 3 người, được Đức Giê-su ưu ái (x. Mt 17,1). Hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an cũng được Đức Giê-su đặt cho biệt danh là “Bo-a-nê-ghê”, nghĩa là “Con của Thiên Lôi” (x. Mc 3,17). + Bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền mà đi theo Người: Hai ông đã dứt khoát đáp lại tiếng Chúa mời gọi bằng việc từ giã gia đình để dấn thân theo làm môn đệ của Đức Giê-su.
4. CÂU HỎI:
1) Ga-li-lê là miền nào trong nước Do thái thời Đức Giê-su?
2) Lời kêu gọi “sám hối và tin vào Tin Mừng” của Đức Giê-su có ý nghĩa thế nào?
3) Đặc điểm của Biển Hồ Ga-li-lê là gì?
4) Bạn biết gì về thân thế của ông Si-mon Phê-rô?
5) Hai anh em An-rê và Si-mon đã đáp trả lời mời gọi của Đức Giê-su thế nào?
6) Bạn biết gì về thân thế của hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an? Tại sao hai ông này lại có biệt danh là “con của thiên lôi”?
7)Thái độ của hai anh em Gia-cô-bê và Gio-an đáp trả lời mời gọi của Đức Giê-su thế nào?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15).
2. CÂU CHUYỆN:
1) KHÔNG SÁM HỐI SẼ KHÔNG ĐƯỢC ƠN THA THỨ:
Một hôm Xa-tan kêu trách Thiên Chúa rằng: “Chúa thật bất công! Cụ thể là có nhiều kẻ phạm đủ thứ tội ác, thế mà Ngài vẫn tha cho chúng. Có nhiều kẻ sa đi ngã lại nhiều lần cùng một thứ tội, mà khi chúng ăn năn sám hối thì Ngài vẫn tha cho chúng. Còn tôi, chỉ phạm tội không vâng lời một lần, thế mà Ngài lại phạt tôi phải sa hỏa ngục đời đời, và không bao giờ tha thứ cho tôi!”. Bấy giờ Thiên Chúa mới ôn tồn nói với tên quỉ rằng: “Sở dĩ Ta tha tội cho con cái loài người vì chúng đã khiêm tốn tự nhận là kẻ có tội, đã hồi tâm sám hối và quyết tâm đổi mới đời sống. Còn ngươi, từ khi phạm tội kiêu ngạo không vâng lời Ta và bị phạt trong lửa hỏa ngục đến nay, có khi nào ngươi khiêm nhường nhận lỗi và hồi tâm sám hối xin Ta tha thứ hay chưa?”. Tên quỷ nghe vậy liền vênh mặt lên cười khẩy và trả lời như sau: “Hồi tâm sám hối ư? Ta đâu có tội gì để phải ăn năn sám hối ? và ta cũng chẳng cần ai phải tha thứ cho ta !”
2) PHẢI ĂN NĂN SÁM HỐI VỚI LÒNG CẬY TRÔNG:
Trong sưu tập về các thánh ẩn tu trong sa mạc, có kể giai thoại như sau: Có hai tu sĩ kia đã phạm tội và bị phạt phải vào sa mạc để ăn chay đền tội trong một năm trời, ngày đêm ăn chay, cầu nguyện và đánh tội. Ngày ngày các anh em của cộng đoàn đem thức ăn đến tận căn lều riêng cho từng người. Sau đúng một năm thử thách, các tu sĩ nhận thấy có sự khác biệt giữa hai người: một người thì vui vẻ, khỏe mạnh; còn người kia thì ốm o xanh xao. Cả hai được đòi phải đến trình diện trước mặt Bề Trên và ban cố vấn cộng đoàn để được phán quyết có đáng được tái hòa nhập cộng đoàn hay không. Khi được hỏi trong năm qua đã suy niệm về điều gì?
Người ốm o xanh xao trả lời:
- Trong năm qua, ngày ngày con luôn nhớ lại những tội con đã lỗi phạm và những hình phạt đáng phải chịu, nên con luôn mang tâm trạng sợ hãi không sao chợp mắt được.
Đến lượt người vui vẻ khỏe mạnh trả lời:
- Suốt một năm qua, từng giây từng phút, con luôn cảm tạ Chúa vì Người đã tha thứ cho con nên con luôn vui vẻ lúc nào cũng ca tụng Chúa và ăn ngon ngủ yên.
Các tu sĩ trong cộng đoàn rất cảm kích trước tâm tình của người vui tươi khỏe mạnh vì lòng sám hối của anh đã trở thành lời ca tụng và cảm tạ tri ân tình yêu của Chúa.
3) GƯƠNG SÁNG TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ CHUYÊN LO VIỆC NHÀ CHÚA:
Bà Thánh JEANNE-FRANCOISE CHANTAL (1572-1641) là một bà mẹ rất đạo đức. Sau khi chồng qua đời, bà lo nuôi dạy và lo liệu cho bốn đứa con nên người. Sau khi cả bốn người con đều lập gia đình và có cuộc sống ổn định, bà đã được Chúa kêu gọi hãy tận hiến cuộc đời còn lại để phục vụ những người nghèo khổ bệnh tật. Nhưng đến ngày từ giã gia đình lên đường thì cả bốn người con đều không đồng ý cho mẹ đi. Họ khóc lóc và nằm chận ở cửa nhà. Bấy giờ trong nước mắt nghẹn ngào, bà nói với các con : “Mẹ tuy là mẹ phải lo cho các con, nhưng mẹ cũng là con của Chúa phải lo việc nhà Chúa. Mẹ phải chu toàn bổn phận phụng sự Người đang hiện thân trong những người nghèo khổ bất hạnh». Nói xong bà đã bước qua các con để đi đến An-ne-cy, tiến hành việc thành lập một dòng tu. Đến tháng 6 năm 1610, dòng Thăm Viếng đã ra đời.
4) MỖI TÍN HỮU PHẢI TRỞ THÀNH ĐÔI TAY CỦA CHÚA:
Vào cuối thế chiến thứ hai, để thu phục thiện cảm và sự tin tưởng của người dân trong làng vừa mới được giải phóng khỏi tay quân đội Đức quốc xã, toán lính thuộc lực lượng đồng minh đã cố gắng phục chế bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu đã bị bể tan tại quảng trường trước một nhà thờ nhỏ, là trung tâm sinh hoạt của một ngôi làng ở miền cực nam nước Ý.
Sau nhiều ngày cố gắng, toán lính đã gắn ráp lại hầu như toàn bộ bức tượng. Nhưng chỉ còn đôi tay của bức tượng là chưa thể hoàn tất do đã bị nát vụn. Sau nhiều giờ bàn luận và việc phục chế bức tượng sắp đi vào ngõ cụt, thì một người trong toán lính đã có sáng kiến. Anh ta mang tới hai khúc gỗ gắn vào hai tay của bức tượng, rồi viết vào đó một hàng chữ không những đã đánh động tâm hồn của dân làng, mà còn thu hút nhiều khách du lịch đến thăm. Hàng chữ ấy như sau: “Bạn chính là đôi tay của Chúa”.
Thực vậy, mỗi tín hữu chúng ta phải trở thành đôi bàn tay của Chúa, tiếp tục chu toàn sứ mạng được Chúa Cha trao phó là xây dựng Nước Trời, là loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa đi khắp thế gian, đến tận cùng bờ cõi trái đất.
5) SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỰ TIN:
Một cậu học sinh kia luôn mang mặc cảm vì trên lưng có hai vết thẹo nhăn nhúm trông rất khó coi, kéo dài từ bả vai xuống đến eo lưng. Mỗi ngày khi đi học ở trường, cậu rất lo bị bạn bè phát hiện ra hai vết sẹo và chế nhạo... Nhưng rồi một ngày nọ, một số bạn bè cùng lớp đã tình cợ nhìn thấy vết sẹo trên lưng cậu bé và lên tiếng trêu chọc: "Eo ơi, ghê quá!" "A,...quái vật!" "Ôi, thật khủng khiếp!" Những lời vô tâm ấy đã làm đau lòng cậu bé. Cậu vừa khóc vừa chạy vào núp sau cánh cửa lớp. Rồi từ hôm đó cậu bé không dám đi học vì sợ bị lũ bạn chọc quê.
Sau khi hỏi han và biết được sự việc, mẹ cậu bé đã dắt con đến gặp cô giáo chủ nhiệm, vốn là một nữ giáo viên khôn ngoan và đôn hậu. Bà mẹ cho cô giáo xem vết sẹo của con và cho biết từ lúc mới sinh, cậu bé đã mắc khối u ở lưng. Qua cuộc giải phẫu khó khăn, cậu đã được chữa lành, nhưng đã để lại hai vết thẹo lớn trên lưng. Nói đến đó, người mẹ đã bật khóc.
Ngày hôm sau, cậu bé tiếp tục đến trường ngồi ở bàn cuối lớp, các bạn khác thấy thế, lại thốt lên những lời vô tâm: "Ôi, thật đáng sợ!" ; "Ghê quá, trên lưng cậu ấy có 2 con trùn to lắm." Ngay lúc ấy, cô giáo chủ nhiệm xuất hiện và nghe thấy những lời trêu chọc ác ý, liền tiến lại gần cậu bé, đặt nhẹ tay lên vai nhỏ bé và mỉm cười nói với các bạn bè cùng lớp với câu: "Trước đây nhiều lần cô đã định kể cho các con nghe một câu chuyện về cậu bé này, nhưng có lẽ cô phải kể cho chúng con nghe ngay lúc này." Các bạn trẻ đến vây quanh cô giáo. Cô nhẹ nhàng kéo chiếc áo của cậu bé lên làm lộ rõ hai vết thẹo lớn và nói với đám trẻ như sau:
"Đây là một truyền thuyết. Ngày xưa, các thiên thần trên trời đã bay xuống và hóa thân thành các bạn nhỏ như chúng ta đây. Tất nhiên, có thiên thần nhanh nhẹn đã kịp tháo gỡ đôi cánh của mình khi hóa thân thành người. Nhưng cũng có thiên thần hơi chậm, không kịp tháo hết đôi cánh của mình và đã để lại hai vết sẹo như trên lưng em này."
Một em hỏi: "Vậy đó là cánh của thiên thần hả cô?" Cô giáo mỉm cười: "Đúng rồi!" Một bạn gái khác lên tiếng: "Thưa cô, chúng con có thể sờ được không?" Từ nãy đến giờ cậu bé vẫn đứng ngẩn người ra không nói được câu nào, và bây giờ thì cậu lại khóc. Nhưng cô giáo đã mỉm cười và diụ dàng nói: "Chúng ta phải xin phép vị thiên thần nhỏ của chúng ta trước đã phải không ?" Sau một lát chần chừ, cậu bé đã lấy lại sự bình tĩnh và đáp: "Vâng, được ạ ! Thưa cô. »
Các bạn nhỏ khác đều vây quanh cậu bé, hết bạn này đến bạn khác đến sờ vào "đôi cánh" ấy. "Ôi, tuyệt thật. Hôm nay con đã sờ được vào cánh của thiên thần rồi!"
Năm tháng dần trôi, người bạn nhỏ của chúng ta đã lớn lên thành người trưởng thành. Cậu vẫn thầm cảm ơn cô giáo đã đem lại cho cậu một niềm vui và một nghị lực mới. Cậu đã mạnh dạn đăng ký tham gia giải bơi lội học sinh cấp thành phố, và cậu đã đoạt giải. Cậu thầm cám ơn cô giáo, và cậu xác tín rằng vết thẹo trên lưng cậu thực là đôi cánh thiên thần mà cô giáo năm xưa đã tặng cho cậu với tất cả tình thương.
Câu chuyện trên cho thấy cô giáo đã thay đổi cái nhìn của học sinh của mình, nên đã biến đổi số phận của cậu học sinh có vết sẹo lớn ở lưng: Cậu đang bị mặc cảm tự ti đã tự tin và thành công trong cuộc sống... Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su đã kêu gọi bốn môn đệ từ bỏ nghề chài lưới bắt cá trở thành tông đồ học nghề chài lưới các linh hồn. Người cũng kêu gọi chúng ta đi theo làm môn đệ để trở thành những vị sứ giả đi loan báo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.
3. SUY NIỆM:
1) Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng:
Lời đầu tiên Đức Giê-su công bố khi khởi đầu sứ mạng loan báo Tin Mừng Nước Trời là: "Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng". Đức Giê-su đã nối kết việc sám hối với việc rao giảng Tin Mừng. Sám hối chính là điều kiện phải có để đón nhận ơn Chúa, giống như trước khi bước vào mùa mưa, người nông dân phải làm vệ sinh lau chùi các lu vại sạch mọi bụi bẩn để có nước mưa dùng cho cả năm. Sám hối không nhất thiết kèm theo thái độ buồn sầu, nhưng là sự biến đổi tâm hồn để gặp được Chúa, lắng nghe lời Chúa để tin yêu Chúa và giới thiệu Người cho tha nhân.
2) Mau mắn đáp lại ơn kêu gọi của Chúa:
- Bài đọc trong sách ngôn sứ Giô-na hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Chúa kêu gọi ông Gio-na làm ngôn sứ và sai ông đi giảng cho dân thành Ni-ni-vê hồi tâm sám hối tội lỗi để tránh bị trừng phạt. Lúc đầu Gio-na sợ trách nhiệm nên đã lên thuyền đi về hướng khác. Nhưng con thuyền đã gặp bão lớn, Gio-na bị quăng xuống biển và bị một con cá lớn nuốt vào bụng, rồi sau ba ngày nó nhả ông nằm trên bãi biển gần thành Ni-ni-vê. Giô-na đã vâng lời Chúa tiến vào thành phố đi một ngày đàng, rồi rao giảng rằng: "Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-vê sẽ bị phá huỷ". Dân thành tin tưởng nơi Chúa: họ công bố việc ăn chay và mặc áo nhặm, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Chúa thấy việc họ làm, vì họ bỏ đời sống xấu xa, Chúa bỏ ý định phạt họ, và Người không thực hiện điều đó (x. Gn 3,3-5.10).
- Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su kêu gọi 4 môn đệ đầu tiên. Một là đôi anh em An-rê và Simon đang thả lưới dưới biển; Hai là đôi anh em Gia-cô-bê và Gio-an đang vá lưới trên thuyền. Các ông nghe lời Chúa kêu gọi đã mau mắn bỏ nghề đánh cá, bỏ lại cha già và những người làm công trên thuyền để đi theo làm môn đệ Chúa Giê-su.
- Ngày nay, Chúa Giê-su cũng kêu gọi các tín hữu chúng ta theo làm môn đệ Người bằng nhiều cách khác nhau: Người thì được Chúa gọi khi nghe một bài giảng trong thánh lễ; Người thì cảm phục gương sáng tốt lành, nghe lời khuyên của một linh mục hay một nữ tu thân quen; Người thì được ơn Chúa gọi sau một biến cố như cơn bệnh nặng, sau một thất bại, sau khi bị lừa đảo, ….
Còn chúng ta, sau khi nghe tiếng Chúa kêu gọi, chúng ta sẽ đáp lại thế nào: Lảng tránh trách nhiệm như ông Giô-na, hay mau mắn đáp lại như ông Sa-mu-en, sẵn sàng từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa như bốn môn đệ trong Tin Mừng hôm nay ?
3) Tầm quan trọng của việc loan báo Tin Mừng:
Nếu thế giới được thu gọn thành một ngôi làng có 100 người, thì chúng ta sẽ dễ hình dung ra các thành phần trên thế giới theo lỷ lệ tương ứng như sau:
- Về dân số: 57 người thuộc Á Châu, 21 người thuộc Âu Châu, 8 người thuộc Phi Châu và 14 người thuộc các châu lục khác như Mỹ châu, Úc châu và châu Đại Dương.
- Về màu da: 30 người là da trắng; 70 người là da màu như da vàng, da đỏ, da đen.
- Về tôn giáo: 30 người là Kitô hữu gồm Công Giáo, Tin lành, Chính Thống, Anh giáo; 70 người thuộc các tôn giáo khác như Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, thần đạo hay không theo tôn giáo nào.
- Về của cải vật chất: 50 phần trăm của cải sẽ do 6 nhà tỷ phú, đều là người Mỹ chiếm hữu.
- Về trình độ tối thiểu: 70 người mù chữ không biết viết biết đọc.
- Về đời sống: 50 người thiếu ăn, bị suy dinh dưỡng.
- Về nhà ở : 80 người ở nhà ổ chuột không đủ tiêu chuẩn hay lang thang không nhà.
- Về văn hóa: Chỉ có một người là tốt nghiệp đại học!
Thực trạng nói trên cho thấy nhu cầu cấp bách của việc loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Vậy mỗi tín hữu chúng ta sẽ chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng như thế nào?
4) Chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng:
- Mau mắn đáp lại ơn Chúa kêu gọi: Đức Giê-su đã kêu gọi các môn đệ đi theo Người làm việc tông đồ: « Các anh hãy theo tôi. Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mc 1,17). Các ông đã lập tức bỏ nghề, bỏ cha già mà đi theo làm môn đệ Người.
- Loan báo Tin Mừng bằng lời nói và việc làm: Không những bằng việc rao giảng, mà còn bằng việc làm chứng nhân cho Chúa (x Cv 1,8), tích cực góp phần kiến tạo « Trời Mới Đất Mới » từ việc tu sửa bản thân, góp phần xóa bỏ các tệ nạn và bất công trong xã hội, xây dựng cho gia đình và khu phố ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn theo ý Chúa muốn.
- Tin cậy vào sự trợ giúp của Chúa : Trước sứ mạng được Chúa trao phó, thay vì sợ hãi thoái lui như ngôn sứ Gio-na xưa, chúng ta hãy tin cậy phó thác vào ơn Chúa giúp như câu chuyện tông đồ Si-mon thả lưới bắt cá khi xưa. Bấy giờ Đức Giê-su bảo Si-mon : “Hãy ra khơi thả lưới bắt cá ». Si-mon thú nhận sự bất lực của mình rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng dựa vào lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Lc.5,5). Chính nhờ ơn Chúa, mà Si-mon đã bắt được nhiều cá, đến nỗi lưới hầu như bị rách. Qua đó cho thấy: về phạm vi đức tin: Nếu ta làm theo ý riêng sẽ bị thất bại. Nhưng nếu làm theo ý Chúa, chắc ta sẽ thành công như Si-mon xưa.
4. THẢO LUẬN:
Trong những ngày này, mỗi người chúng ta cần làm gì cụ thể để giới thiệu Chúa cho các người thân trong gia đình, cho bà con lối xóm, và góp phần biến đổi môi trường sống và làm việc ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn?
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Từ hôm nay con xác tín rằng: Chúa chính là chủ cuộc đời chúng con và con quyết tâm sẽ yêu mến Chúa trên hết mọi sự, sẵn sàng chọn Chúa hơn chọn tình cảm gia đình ruột thịt, hơn chọn công ăn việc làm theo sở thích chúng con... Xin cho chúng con ý thức sứ mạng phải tích cực làm chứng cho Chúa mọi nơi mọi lúc.
Để chu toàn sứ mạng, xin cho chúng con biết năng tham dự các buổi học sống Lời Chúa, chu toàn các công tác bác ái như: đi thăm bà con lương dân, chia sẻ tiền bạc vật chất cho những người nghèo khó, khiêm tốn phục vụ những người bệnh tật neo đơn, an ủi động viên những người đau khổ bất hạnh... Xin cho chúng con biết cảm thông với Hội Thánh bằng cách cộng tác với các vị chủ chăn đưa nhiều chiên lạc về với Chúa và Hội thánh, vì xác tín rằng: chỉ mình Chúa mới thực là niềm vui và là hạnh phúc cho cuộc đời chúng con.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Phế thải
Lm Vũdình Tường
03:50 19/01/2018
Đồ phế thải không luôn mang nghĩa là hư hỏng, phải vất đi. Thực ra nhiều thứ nhà này phế thải nhà kia mong có nó bởi nó vẫn còn tốt, còn dùng được nhưng không dùng vì nó không hợp thời nữa nên người ta cho nó nằm góc nhà, đáy tủ và rồi chúng chiếm chỗ của những thứ mới hơi, tân tiến hơn nên nó trở thành thứ thừa thãi trong nhà. Thỉnh thoảng chúng ta thấy vô tuyến truyền hình chiếu hình ảnh cảnh vật, nhà cửa, ruộng vườn và ngay cả vật dụng trong nhà cũng bị bỏ ra đường. Những hình ảnh này gợi nhớ thời quá khứ những thứ này được coi trọng, được coi sóc cẩn trọng và được bảo vệ như báu vật bởi những thứ đó mang lại nhiều ích lợi cho cuộc sống. Thời vàng son đó đã qua đi và bây giờ chúng không còn hữu dụng nữa; trái lại chúng thành đồ phế thải, thành của nợ cho chủ. Chúng bị bỏ rơi, mất giá trị và ngay cả bị vất bừa bãi, bị kẻ lạ vào vẽ nghệch ngoạc, bị đóng bụi, mạng nhện chăng và ngay cả chim cũng cho nó chút phân khô. Dấu hiệu của hoang phế, điêu tàn, vắng bóng người chăm sóc.
Không phải chỉ đồ vật bị phế thải và ngay cả tư tưởng, giáo huấn cũng bị phế thải. Dân thành Niniveh từ bỏ đường lối công chính, từ bỏ đường lối Chúa, họ chọn theo sống chiều theo í riêng và chê bỏ đường lối Chúa. Không phải đường lối Chúa lỗi thời hay mất giá trị mà chính là tư tưởng, lối suy nghĩ của con người thay đổi từ đó họ chê bỏ điều công chính, chọn lối sống mới hợp thời trang. Hợp thời trang không có nghĩa là tốt, bởi thời trang chạy theo giới tiêu thụ và hưởng lạc. Bản chất của hưởng lạc là xấu. Thiên Chúa yêu mến con người nên gởi sứ giả là tiên tri Giona tới nói lên lời cảnh báo. Nếu họ tiếp tục từ bỏ đường lối Chúa sống theo í riêng là họ chọn con đường dẫn đến diệt vong, dẫn đến tai ương, đau khổ. Giona nói lên lời cảnh báo cho toàn dân và dân thành nghe tiếng cảnh báo của Giona họ mặc áo nhặm, ăn chay, đánh tội, sám hối trở về đường lối Chúa. Thiên Chúa tha ban cho họ cuộc sống an lành, yên vui.
Thánh vịnh 25,4a cũng mời gọi con người lắng nghe tiếng Chúa, sống cuộc sống công chính, yêu thương tha nhân khi họ cầu xin được sống theo đường lối Chúa.
Lậy Chúa, xin chỉ cho con đường lối Ngài. tv 24,4a
Đường lối Chúa gỡ rối cho khối óc rối loạn; đường lối Chúa mang yên vui cho con tim âu sầu, lo lắng; đường lối Chúa giúp tìm giấc ngủ bình an; đường lối Chúa mang lại buổi bình minh đầy hy vọng và một ngày đầy hoan lạc. Đường lối Chúa ban hoan lạc đời đời, phân phát sự sống trường sinh cho đời sau. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hình ảnh mắt thường nhìn thấy sẽ qua đi vì thế hãy tìm kiếm những gì bền vững. Tình yêu Chúa bền vững và những ai khiêm nhường để tâm tìm kiếm sẽ nhận ra tình yêu Chúa ẩn nấp sau hình ảnh nơi trần thế. Thiếu khiêm nhường sẽ không thể nhận ra tình yêu Chúa. Ơn Chúa xuống trong ta để ta biết sống tin yêu, phó thác. Những ai muốn chứng minh tình yêu hay đòi bằng chúng tình yêu Chúa sẽ thất bại, bởi tình yêu Chúa đặt căn bản trên tin yêu, phó thác. Đòi dấu chỉ hay đòi bằng chứng là dấu chỉ thiếu tin tưởng và phó thác mà thiếu tin tưởng sẽ không nhận biết tình yêu Chúa. Những ai đón nhận với tâm tình yêu mến thiết tha đời họ sẽ thay đổi, trở nên tốt hơn, chân thành hơn và yêu mến anh em chân tình hơn.
Hai anh em Phêrô và Andrê đi theo cũng như hai anh em Giacôbê và Gioan đi theo Đức Kitô. Họ là những môn đệ đầu tiên từ bỏ mọi sự theo Chúa. Họ theo để học hỏi, nhận biết. Họ theo nhưng vẫn chưa hiểu và không hiểu hết tình yêu Chúa. Họ được mời gọi trở thành kẻ chài lưới người. Điều này có nghĩa gì? Họ không hiểu nhưng quyết tâm đi theo làm môn đệ. Kinh thánh cho biết họ từ bỏ mọi sự, thuyền, chài và ngay cả cha mẹ để đi theo làm môn đệ bởi họ tin Đức Kitô sẽ ban cho họ cuộc sống tốt hơn cuộc sống hiện tại. Họ chưa nhận biết chưa tìm ra bằng chứng điều Đức Kitô hứa nhưng họ tin Ngài và chân thành đi theo. Chính lối suy nghĩ đơn giản, cuộc sống bình nhật mà họ trở thành sứ giả của Tin Mừng và hy sinh trọn đời cho Tin Mừng, hy sinh đến giọt máu cuối cùng trong người. Chúng ta hãy tự hỏi làm thế nào để diễn tả đức tin qua hành động.
Lm VũđìnhTường
TiengChuong.org
Không phải chỉ đồ vật bị phế thải và ngay cả tư tưởng, giáo huấn cũng bị phế thải. Dân thành Niniveh từ bỏ đường lối công chính, từ bỏ đường lối Chúa, họ chọn theo sống chiều theo í riêng và chê bỏ đường lối Chúa. Không phải đường lối Chúa lỗi thời hay mất giá trị mà chính là tư tưởng, lối suy nghĩ của con người thay đổi từ đó họ chê bỏ điều công chính, chọn lối sống mới hợp thời trang. Hợp thời trang không có nghĩa là tốt, bởi thời trang chạy theo giới tiêu thụ và hưởng lạc. Bản chất của hưởng lạc là xấu. Thiên Chúa yêu mến con người nên gởi sứ giả là tiên tri Giona tới nói lên lời cảnh báo. Nếu họ tiếp tục từ bỏ đường lối Chúa sống theo í riêng là họ chọn con đường dẫn đến diệt vong, dẫn đến tai ương, đau khổ. Giona nói lên lời cảnh báo cho toàn dân và dân thành nghe tiếng cảnh báo của Giona họ mặc áo nhặm, ăn chay, đánh tội, sám hối trở về đường lối Chúa. Thiên Chúa tha ban cho họ cuộc sống an lành, yên vui.
Thánh vịnh 25,4a cũng mời gọi con người lắng nghe tiếng Chúa, sống cuộc sống công chính, yêu thương tha nhân khi họ cầu xin được sống theo đường lối Chúa.
Lậy Chúa, xin chỉ cho con đường lối Ngài. tv 24,4a
Đường lối Chúa gỡ rối cho khối óc rối loạn; đường lối Chúa mang yên vui cho con tim âu sầu, lo lắng; đường lối Chúa giúp tìm giấc ngủ bình an; đường lối Chúa mang lại buổi bình minh đầy hy vọng và một ngày đầy hoan lạc. Đường lối Chúa ban hoan lạc đời đời, phân phát sự sống trường sinh cho đời sau. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta hình ảnh mắt thường nhìn thấy sẽ qua đi vì thế hãy tìm kiếm những gì bền vững. Tình yêu Chúa bền vững và những ai khiêm nhường để tâm tìm kiếm sẽ nhận ra tình yêu Chúa ẩn nấp sau hình ảnh nơi trần thế. Thiếu khiêm nhường sẽ không thể nhận ra tình yêu Chúa. Ơn Chúa xuống trong ta để ta biết sống tin yêu, phó thác. Những ai muốn chứng minh tình yêu hay đòi bằng chúng tình yêu Chúa sẽ thất bại, bởi tình yêu Chúa đặt căn bản trên tin yêu, phó thác. Đòi dấu chỉ hay đòi bằng chứng là dấu chỉ thiếu tin tưởng và phó thác mà thiếu tin tưởng sẽ không nhận biết tình yêu Chúa. Những ai đón nhận với tâm tình yêu mến thiết tha đời họ sẽ thay đổi, trở nên tốt hơn, chân thành hơn và yêu mến anh em chân tình hơn.
Hai anh em Phêrô và Andrê đi theo cũng như hai anh em Giacôbê và Gioan đi theo Đức Kitô. Họ là những môn đệ đầu tiên từ bỏ mọi sự theo Chúa. Họ theo để học hỏi, nhận biết. Họ theo nhưng vẫn chưa hiểu và không hiểu hết tình yêu Chúa. Họ được mời gọi trở thành kẻ chài lưới người. Điều này có nghĩa gì? Họ không hiểu nhưng quyết tâm đi theo làm môn đệ. Kinh thánh cho biết họ từ bỏ mọi sự, thuyền, chài và ngay cả cha mẹ để đi theo làm môn đệ bởi họ tin Đức Kitô sẽ ban cho họ cuộc sống tốt hơn cuộc sống hiện tại. Họ chưa nhận biết chưa tìm ra bằng chứng điều Đức Kitô hứa nhưng họ tin Ngài và chân thành đi theo. Chính lối suy nghĩ đơn giản, cuộc sống bình nhật mà họ trở thành sứ giả của Tin Mừng và hy sinh trọn đời cho Tin Mừng, hy sinh đến giọt máu cuối cùng trong người. Chúng ta hãy tự hỏi làm thế nào để diễn tả đức tin qua hành động.
Lm VũđìnhTường
TiengChuong.org
Thi ca suy niệm Chúa Nhật Tuần 3 thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
12:18 19/01/2018
(Mc, 1: 14-20)
TRỞ VỀ
Khởi đầu sứ vụ truyền rao,
Kêu mời sám hối, đi vào nội tâm.
Ăn năn cải đổi lỗi lầm,
Sửa sai cuộc sống, gieo mầm đức tin.
Mở lòng tín thác cầu xin,
Nước Trời rộng mở, ngước nhìn lên cao.
Phúc âm chân lý khai mào,
Tin yêu theo Chúa, gian lao không sờn.
Nhiều người cúi lạy van lơn,
Chúa thương chọn gọi, ban ơn cao vời.
Bốn người chài lưới vào đời,
Si-mon anh cả, rạng ngời hiến thân.
An-rê từ bỏ gian trần,
Gio-an cất bước, dự phần chứng nhân.
Gia-cô-bê sáng vọng ngân,
Trở thành môn đệ, canh tân cuộc đời
Sau khi Gioan Tẩy Giả bị bắt, Chúa Giêsu bắt đầu ra rao giảng tại xứ Galilêa. Chúa đã mời gọi mọi người: Nước trời đã gần kề, anh em hãy sám hối và tin vào Phúc âm. Một kỷ nguyên mới đã khai mở. Chúa Giêsu đã bắt đầu thiết lập Đạo Giáo yêu thương. Ngài khởi đi từ chính nội tâm của con người. Ngài kêu gọi mọi người hãy tự sám hối. Đây là bước khởi đầu cho tất cả công cuộc cứu độ.
Chúa đến với từng trái tim của con người. Ngài thấu tỏ tâm can và những ý nghĩ thầm kín trong lòng người. Điều thiết yếu nhất là mỗi người hãy trở về với chính mình để nhận biết thân phận tội lỗi của mình. Chúng ta biết rằng giữa con người xuất hiện truớc công chúng và bộ mặt sống thật, còn khác xa nhau lắm. Hình thức bên ngoài đối xử với nhau xem ra có nhân nghĩa đạo đức, nhưng đời sống thật trong tâm có khoảng cách rất xa.
Muốn theo Chúa, chúng ta được mời gọi làm một cuộc đổi đời. Đổi đời như các tông đồ đầu tiên. Từ những người đánh cá nghèo và thất học trở thành thợ chuyên môn đánh cá người. Phêrô đã có lần quỳ xuống xin Chúa rời xa, vì ông cảm thấy mình là người tội lỗi. Phaolô đang lùng bách hại đạo Chúa, bị ánh sáng đánh ngã ngựa, ông đã trở thành tông đồ nhiệt thành. Mỗi một thành viên trở về đều là một cuộc sám hối nội tâm. Lời mời gọi của Chúa trong ngày đầu ra rao giảng vẫn vang vọng trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Ai trong chúng ta cũng cần sám hối và trở về. Trở về với Đấng yêu thương cứu độ chúng ta.
Kinh nghiệm cuộc sống, chúng ta thích lên lớp giảng dạy và khuyên bảo người khác phải ăn năn sám hối trở về, nhưng chính chúng ta lại không muốn hồi tâm. Thật vậy, nhìn vào cuộc sống và lỗi lầm của người khác thì hấp dẫn và dễ dàng hơn là nhìn vào chính mình. Hầu như ai cũng ngại nhìn lại chính mình và ngại sám hối.
Chúng ta hãnh diện mình là Kitô Hữu và là môn đệ của Chúa Giêsu. Muốn làm môn đệ của Chúa, điều kiện trước tiên là chúng ta cần phải sám hối và canh tân đời sống. Xin Chúa thêm ơn phù trợ để mỗi người chúng ta can đảm trở về với chính mình và soi mình trong ánh sáng thật của Chúa Kitô.
THỨ HAI, TUẦN 3 THƯỜNG NIÊN
(Dt 9, 15. 24-28; Mc 3, 22-30).
TRỪ QUỶ
Cạnh tranh Luật Sĩ tà ngôn,
Phê bình chỉ trích, tiếng đồn vang xa.
Chúa dùng quyền phép xua tà,
Nhiều người chứng kiến, ngợi ca tuyệt vời.
Luật sư ngược ngạo đôi lời,
Quỷ Bel-giê-bút, ám đời ông kia.
Chúa truyền ra lệnh phải lìa,
Qủi ma xuất khỏi, rẽ chia tan đàn.
Uy quyền phép lạ phá tan,
Đuổi ma xua quỉ, ban tràn ân thiêng.
Giê-su nhân ái dịu hiền,
Thân tâm chữa trị, thiêng liêng phần hồn.
Chớ đừng phạm thượng lộng ngôn,
Thánh Thần Thiên Chúa, túi khôn vũ hoàn.
Cầu xin thứ lỗi bất toàn,
Sấp mình thờ phượng, khôn ngoan sống đời.
THỨ BA, TUẦN 3 THƯỜNG NIÊN
(Dt 10, 1-10; Mc 3, 31-35).
MẸ THẦY
Thân nhân thăm viếng gặp Thầy,
Bà con lối xóm, Mẹ thầy cũng qua.
Sai người nhắn gởi Chúa ra,
Đôi người kháo láo, các bà đợi trông.
Chúa nhìn vào giữa đám đông,
Thực hành thánh ý, hợp thông gia đình.
Anh em với mẹ kết tình,
Ai mà nghe Chúa, trổ sinh phúc lành.
Gia đình mở rộng thành danh,
Kết đoàn dân Chúa, thực hành ý Cha.
Tình thương chan chứa bao la,
Thành phần thân thể, Chúa là đầu tiên.
Dẫn đường hướng tới cõi thiên,
Ban muôn phúc lộc, người hiền kẻ ngay.
Gia đình Giáo Hội hôm nay,
Bao người tín hữu, cơ may dự phần.
THỨ TƯ, TUẦN 3 THƯỜNG NIÊN
(Dt 10, 11-18; Mc 4, 1-20).
GIEO GIỐNG
Dụ ngôn gieo giống Nước Trời,
Người gieo hạt giống, giữa nơi cánh đồng.
Vệ đường rơi hạt uổng công,
Chim trời tha mất, còn trông mong gì.
Hạt rơi đất sỏi đường đi,
Mặt trời thiêu cháy, có chi trông chờ.
Bụi gai rơi hạt bên bờ,
Um tùm chết ngạt, vật vờ héo khô.
Hạt gieo đất tốt bên hồ,
Phì nhiêu mầu mỡ, nước vô nẩy mầm.
Sinh hoa kết qủa âm thầm,
Trĩu cây nặng hạt, đầy mâm trái vàng.
Truyền rao Lời Chúa xóm làng,
Thành tâm đón nhận, sinh ngàn hạt châu.
Lòng thanh tâm sạch ruộng dâu,
Sinh xôi nẩy nở, muôn mầu tốt tươi.
THỨ NĂM, TUẦN 3 THƯỜNG NIÊN
(Dt 10, 19-25; Mc 4, 21-25).
ÁNH SÁNG
Thắp đèn trên giá bục cao,
Soi chung khắp chốn, dạt dào thấu xuyên,
Ánh đèn chiếu tỏa tinh tuyền,
Rạng soi muôn lối, lời khuyên mỗi ngày.
Chẳng gì dấu kín hôm nay,
Mai sau rạng sáng, làm lay lòng người.
Đong đầy đấu ấy vui cười,
Đong qua đong lại, gấp mười gấp trăm.
Lắng nghe lời Chúa chuyên chăm,
Phát sinh ân lộc, ngàn năm phúc lành.
Giầu sang phú quí công thành,
Gia tài đã có, Chúa dành thêm cho.
Rộng tay ban phát tự do,
Càng cho càng có, đừng lo thiếu gì.
Sống đời keo kiệt làm chi,
Đại tâm rộng lượng, từ bi với người.
THỨ SÁU, TUẦN 3 THƯỜNG NIÊN
(Dt 10, 32-39; Mc 4, 26-34).
HẠT GIỐNG
Nước Trời ví tựa hạt gieo,
Ngủ đêm hay thức, mầm neo đất mềm.
Nở chồi sinh lá nhiều thêm,
Sinh hoa kết qủa, cả đêm lẫn ngày.
Hạt mầm bé nhỏ hôm nay,
Ngày mai gieo xuống, ai hay biết gì.
Đâm bông kết hạt đúng thì,
Nhà nông chăm chỉ, cũng tùy nhân duyên.
Quan phòng Tạo Hóa căn nguyên,
Môi trường phát triển, lưu truyền giống theo.
Nước Trời hạt cải bé teo,
Môn đồ nhóm nhỏ, đói nghèo khó khăn.
Dẫu rằng bắt bớ cản ngăn,
Chứng nhân sự thật, rạng danh cõi đời.
Cánh đồng truyền giáo khắp nơi,
Mở mang đạo giáo, gọi mời dấn thân.
THỨ BẢY, TUẦN 3 THƯỜNG NIÊN
(Dt 11, 1-2.8-19; Mc 4, 35-40).
SÓNG BIỂN
Biển hồ sóng vỗ mênh mang,
Thuyền con rời chỗ, ghé sang bến này.
Đêm đen bão nổi cuốn quay,
Tông đồ gắng sức, loay hoay chống chèo.
Bập bềnh sóng nước ngập theo,
Thưa Thầy thức dậy, thả neo cứu người.
Chúa còn say ngủ nghỉ ngơi,
Mấy người ngư phủ, ngỏ lời xin thương.
Giê-su quyền phép tỏ tường,
Biển im gió lặng, mở đường tin yêu.
Quyền năng tuyệt đối cao siêu,
Vũ hoàn vâng lệnh, mọi điều phán ra.
Môn đồ kinh hãi kêu la,
Lạy Thầy cao trọng, ngợi ca danh Ngài.
Đức tin yếu kém van nài,
Xin Thầy củng cố, miệt mài vững tâm.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô tới Peru trong nhiều căng thẳng chính trị của nước này
Vũ Văn An
03:04 19/01/2018
Khi bước chân xuống Lima, Peru, ngày 18 tháng 1, Đức Phanxicô sẽ gặp một Giáo Hội Công Giáo khá náo nhiệt mới giành được chiến thắng đối với ý thức hệ phái tính, trong khi đang phải đương đầu với những cuộc phục kích mới của “chủ nghĩa thực dân ý thức hệ” như kiểu nói Đức Phanxicô thường dùng để mô tả các mưu toan của ngoại quốc nhằm phá hoại các giá trị Kitô Giáo tại các nước nghèo hơn.
Đồng thời, Giáo Hội tại Peru khá mạnh, và phi chính trị, đủ để có thể cổ vũ hoà bình giữa 1 tổng thống đang bị vây khốn và một quốc hội từng muốn đàn hặc ông hồi tháng trước.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ở Chile 3 ngày và dự tính dành 3 ngày nữa, 18-21 tháng 2, để ở Peru trước khi trở lại Rôma.
Hai sáng kiến cao cấp trên, khi cố gắng tìm kiếm hòa giải và hòa bình đồng thời mạnh mẽ thách thức các sáng kiến chống lại gia đình, đã mạnh mẽ lên khuôn cho Giáo Hội Công Giáo ở Peru trong 17 năm qua, kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh tàn phá vốn lấy mất khoảng 70,000 sinh mạng.
Giáo hội có sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani, người từng là Tổng giám mục của Lima từ năm 2001. Một phần ba tổng số 32.4 triệu dân Peru sống ở Thủ Đô Lima. Hội đồng giám mục gồm 50 thành viên của quốc gia Châu Mỹ Latinh này cũng cam kết sâu sắc với các sắc dân bản địa ở vùng cao nguyên và rừng già của đất nước.
Lãnh đạo Công Giáo
Khi chủ tịch ngân hàng đầu tư Pedro Pablo Kuczynski, 79 tuổi, đánh bại xít xao người dân túy trung hữu Keiko Fujimori, 42 tuổi, con gái của cựu Tổng thống Alberto Fujimori, với 50.1% phiếu bầu vào tháng 6 năm 2016, việc này đã khiến Đức Hồng Y Cipriani đưa hai đối thủ chính trị, cả hai đều là người Công Giáo, lại với nhau trong một cuộc gặp gỡ lần thứ nhất 6 tháng sau cuộc bầu cử.
Đó không phải chỉ là một hành động lịch sự, mà còn là vấn đề ổn định chính trị. Trong khi Kuczynski cai trị đất nước, thì Fujimori kiểm soát Quốc hội: Đảng của bà, gọi là Lực Lượng Nhân Dân, giữ 71 trong tổng số 130 ghế, trong khi Đảng Người Peru Để Thay Đổi của Kuczynski hiện chỉ có 15 ghế.
Tháng 10 năm 2016, trong 1 bữa ăn sáng để cầu nguyện hàng năm, "PPK", như vị Tổng thống được gọi tắt, đã dâng chính ông, gia đình ông và Cộng Hòa Peru cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ Maria. Không có tổng thống nào đã từng tham dự biến cố này, một biến cố dành cho chủ đề thương xót, tiếp theo tuyên bố năm thánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Thế nhưng, căng thẳng giữa hai chính trị gia hàng đầu này vẫn tác động mạnh mẽ trong phần lớn năm 2017.
Vụ ân xá nhân Lễ Giáng sinh
Bất ngờ, vào đêm Giáng sinh, Tổng Thống Kuczynski đã ân xá Alberto Fujimori, 79 tuổi, bị kết án năm 2009 đến 25 năm tù giam về tội giết người và bắt cóc do các lực lượng an ninh dưới sự giám sát của ông thực hiện.
Lúc còn cầm quyền, từ năm 1990 đến năm 2000, Fujimori được nhiều người nhớ đến vì đã đánh bại phong trào du kích theo chủ nghĩa Mao, tức Con Đường Rực Sáng, nhưng các chiến thuật phi pháp rõ ràng là một phần của chiến lược.
Mô tả hành vi của mình như một hành động nhân đạo vì bệnh tật của Fujimori, quyết định của PPK đã gây ra nhiều cuộc phản đối và phản ứng tiêu cực chính phát xuất từ các nhà quan sát phương Tây.
Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc lên án vụ ân xá này; tờ The Economist (Nhà kinh tế học) mô tả nó là "gây rắc rối."
Hầu hết các nhà phân tích chính trị cho rằng tổng thống đã tặng món quà Indulto de Navidad (Ân Xá nhân lễ Giáng sinh) cho gia đình Fujimori để đổi lấy sự ủng hộ chủ yếu của Kenji Fujimori trong việc ngăn chặn việc gần đàn hặc PPK vào tuần trước đó.
Kenji là con trai của tổng thống được ân xá, một thành viên của Quốc hội trong đảng chính trị của em gái mình. Ông đã lãnh đạo khối 10 người không bỏ phiếu đàn hặc, về tội tham nhũng, một việc mà Keiko Fujimori ủng hộ.
Tuy nhiên, người Công Giáo ở Peru đã đọc tình huống này cách khác: Đức Hồng Y Cipriani ở Rôma đầu tháng 12 để đặt kế hoạch cho chuyến đi của Đức Thánh Cha; Tổng Thống Kuczynski ở Vatican tháng Chín.
Một nguồn tin ở Rôma nói Đức Hồng Y đã có sự hỗ trợ của Vatican trong việc khuyến khích sự hòa giải chính trị, vốn là chủ đề chủ đạo của Đức Phanxicô, ở một đất nước đang giải quyết một quá khứ bạo lực. Theo quan điểm này, Giáo Hội Công Giáo khuyến khích việc lấy một hành động thương xót làm hậu cảnh cho chuyến thăm viếng được nhiều người mong đợi của Đức Thánh Cha.
Nhà thương thuyết
Hai mươi mốt năm trước đây, khoảng 15 người khủng bố theo chủ nghĩa Mácxít có vũ trang đã đột nhập vào nhà của đại sứ Nhật ở Lima trong một bữa tiệc mừng ngày sinh nhật của hoàng đế. Phe nổi loạn đã bắt giữ hàng trăm yếu nhân làm con tin, bao gồm các nhà ngoại giao, viên chức chính phủ, doanh nhân và mẹ cùng em gái của Fujimori.
Thế là bắt đầu cuộc khủng hoảng con tin kéo dài trong bốn tháng. Một trong những người trung gian chính là Giám Mục Juan Luis Cipriani, lúc đó là mục tử của Ayacucho, một tỉnh miền Nam bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh du kích.
Mặc dù Đức Cha Cipriani nói rằng ngài chỉ chăm sóc mục vụ và dâng Thánh Lễ bên trong trú sở do quân phiến loạn kiểm soát, nhưng, theo tờ New York Times, quả ngài đã đóng “một vai trò quan trọng” trong việc "giải phóng con tin"; tờ báo này mô tả ngài như "bạn thân của Ông Fujimori. "
Cha Raymond Finch, bề trên cả của các cha và anh em Maryknoll, đã phục vụ 23 năm tại Peru như là một nhà truyền giáo cho người dân bản địa ở phía nam cao nguyên Andes trong cuộc xung đột nội bộ đầy bạo lực này.
Ngài xác định với tờ National Catholic Register rằng "Ở Peru, Giáo hội luôn được nhìn như một trong những định chế đáng cậy nhờ và đáng tin nhất trong việc cổ vũ hoà bình."
Cha Finch nói quốc gia này đã tham dự quá trình hòa giải dân tộc trong 10 năm qua, một quá trình cần được tiếp tục: "Khoảng 70,000 người đã bị giết, hầu hết là những người bàng quan thường dân vô tội."
Vì thế các nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo để cổ vũ hòa giải giữa các phe phái chính trị đánh đấm nhau là một phiên bản của một nỗ lực lớn hơn nhằm cổ vũ hoà bình ở một quốc gia bị tan nát.
Ý thức hệ phái tính
Mặc dù Tổng thống Kuczynski thường được gọi là người thực dụng, ông đã chấp nhận nghị trình của phe tả thiểu số trong 18 tháng đầu nhiệm kỳ - một trong những nguồn gây căng thẳng giữa chính phủ ông và Lực Lượng Nhân Dân.
Trong số những sáng kiến không được hoan nghênh là việc chính phủ đơn phương áp dụng một học trình mới cho các trường tiểu học toàn quốc, để thể hiện "ý thức hệ phái tính", tức ý niệm cho rằng phái tính là một sự lựa chọn cá nhân tách rời khỏi sinh học. Học trình này cũng buộc phải dạy về quyền tình dục và sinh sản, phá thai, đồng tính luyến ái và chuyển giới.
Người Công Giáo khắp Peru đã phản ứng nhanh chóng và dữ dội. Các cuộc diễn hành ở 26 thành phố thu hút khoảng 1,5 triệu người - và sự chú ý của hoàn cầu.
Hội Đồng Giám mục Peru, với 50 thành viên, đã đáp ứng một cách thật nhanh, nhấn mạnh rằng tài liệu này đã mâu thuẫn với hiến pháp Peru, vốn định nghĩa hôn nhân là "sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà."
ì
Một nhóm giáo dân, tức nhóm Cha Mẹ Hành Động, đã đệ đơn kiện Bộ Giáo Dục vì cho thi hành tài liệu hướng dẫn này mà không tham khảo ý kiến các bên liên hệ chủ chốt, là cha mẹ, và đã mưu toan nhồi sọ trẻ em.
Tối Cao Pháp Viện đã phán quyết ủng hộ các cha mẹ vào tháng 8.
Hai tháng trước đó, chính phủ đơn phương rút lại học trình gây tranh cãi trên, khôi phục ấn bản năm 2009 của các tài liệu hướng dẫn giáo dục vốn không có các giả thiết xúc phạm.
Juan Carlos Puertas Figallo, một luật sư Công Giáo và là người sáng lập ra Hiệp Hội Scalia, một hiệp hội đã tham gia bằng một bản bào chữa tóm tắt có tính thiện nguyện (amicus brief) nhằm hỗ trợ nhóm Các Cha Mẹ Hành Động, đã điện thoại cho tờ Register hay: vụ kiện chống Bộ Giáo dục vẫn đang chờ giải quyết: thắng tòa thứ nhất, vẫn sẽ được xử ở một tòa án cao hơn trong năm nay.
Luật sư trên nhận định "người Công Giáo là người biết suy nghĩ về những nguy hiểm của ý thức hệ phái tính. Để chiến thắng, mọi người Công Giáo phải cùng nhau đánh trận đánh này.”
Cơn ác mộng tái xuất
Chỉ một tháng sau khi kỷ niệm việc chính phủ rút lại một dị bản của ý thức hệ phái tính, một ý thức hệ khác đã xuất hiện: Giữa Lễ Giáng Sinh và Ngày Đầu Năm, thường là thời kỳ nghỉ ngơi của bất kỳ bộ máy hành chánh nào, Văn Phòng Tổng Thư Ký của Hội đồng Bộ trưởng triệu tập một cuộc họp ngày 28 tháng 12 để phê chuẩn "Kế Hoạch Nhân Quyền Quốc Gia: 2017-2021," đó là tin của hãng tin Công Giáo ACI Prensa.
Kế hoạch trên xác định các thành viên của cộng đồng "đồng tính, lưỡng tính, đổi tính” (tắt là LGBTI) là những người "dễ bị tổn thương," do đó đòi được bảo vệ - trên thực tế, là một đặc quyền. Hai giai cấp dễ bị tổn thương mới đã được kế hoạch tạo ra: công nhân làm việc nhà và những người bảo vệ nhân quyền.
Như Steven Mosher, Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Dân Số, đã nói với tờ Register, "Điều này làm suy yếu khái niệm bình đẳng theo luật!"
Ông nói: "Điều chúng ta có ở đây là một nỗ lực nữa nhằm tạo ra một giai cấp được bảo vệ và áp đặt hình phạt lên những người bị buộc tội kỳ thị những người này." Đó là “một giai cấp tưởng tượng về phương diện luận lý có xu hướng thu nhỏ hoặc mở rộng tùy thuộc sở thích cá nhân, không như một bộ lạc với các thành viên rõ ràng."
Ông Mosher nói: Hoạt động tại Peru, Viện Nghiên Cứu Dân Số đã theo dõi cách thức" các nhóm được bên ngoài tài trợ hậu hĩnh ở Canada, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đi tới các nước tương đối nghèo như Peru, tuyển dụng người cho một mặt trận địa phương và phá hoại các nền dân chủ địa phương bằng cách áp đặt các giá trị ngoại lai.”
Ông nói tiếp, "Sau chủ nghĩa đế quốc ngừa thai và chủ nghĩa đế quốc phá thai, bây giờ chúng ta có chủ nghĩa đế quốc phái tính."
Juan Carlos Puertas Figallo đồng ý. Ông nói với tờ Register: "Hầu hết việc tài trợ, và suy nghĩ, nhằm thúc đẩy các sáng kiến ý thức hệ phái tính phát xuất từ bên ngoài, từ Liên Hiệp Quốc, từ [George] Soros, từ Planned Parenthood. Họ gửi tiền bạc cho các cơ quan phi chính phủ ở Peru.”
Các lực lượng hữu hiệu
Phản ứng cương quyết của Peru chống lại ý thức hệ phái tính dường như phụ thuộc vào ba nguồn sau đây: huy động giáo dân, hợp tác đại kết và sự hỗ trợ của các giám mục chủ chốt. Bên cạnh việc vận động quần chúng Công Giáo, phong trào Kitô hữu Tin Lành đang lớn mạnh của Peru đã đáp ứng nhanh chóng đối với thách đố và hai nhóm đức tin đã phối hợp một cách hữu hiệu.
Theo các dữ kiện năm 2014 của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, 76% dân số Peru là Công Giáo, 17% là Tin Lành, 4% không có tôn giáo, và 3% theo đạo "khác".
Trong khi Giáo Hội Công Giáo và các đồng minh của giáo hội này đã đạt được chiến thắng trong năm 2017 chống lại ý thức hệ phái tính, cuộc chiến đấu chống lại các hình thức mới của chủ nghĩa đế quốc này sẽ tiếp tục trong tương lai ở Peru và các nơi khác.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn nhận thức được hậu cảnh này.
Ngày 5 tháng 1, trong bài diễn văn với các nhà ngoại giao bên cạnh Tòa Thánh (một bài diễn văn quan trọng hàng năm liên quan đến các ưu tiên quốc tế của Đức Giáo Hoàng), Đức Thánh Cha chỉ ra "nguy cơ mà, nhân danh chính các nhân quyền, chúng ta sẽ thấy: xuất hiện các hình thức hiện đại của chủ nghĩa thực dân ý thức hệ của người mạnh hơn và giàu có hơn, gây thiệt hại cho người nghèo hơn và dễ bị tổn thương nhất ", một hiện tượng mà người Công Giáo Peru biết quá rõ.
Dịch bài Peru’s Perilous Politics: Papal Visit Comes Amid Tensions của Victor Gaetan, đăng trên National Catholic Register, ngày 17 tháng 1, 2018
Đồng thời, Giáo Hội tại Peru khá mạnh, và phi chính trị, đủ để có thể cổ vũ hoà bình giữa 1 tổng thống đang bị vây khốn và một quốc hội từng muốn đàn hặc ông hồi tháng trước.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ở Chile 3 ngày và dự tính dành 3 ngày nữa, 18-21 tháng 2, để ở Peru trước khi trở lại Rôma.
Hai sáng kiến cao cấp trên, khi cố gắng tìm kiếm hòa giải và hòa bình đồng thời mạnh mẽ thách thức các sáng kiến chống lại gia đình, đã mạnh mẽ lên khuôn cho Giáo Hội Công Giáo ở Peru trong 17 năm qua, kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh tàn phá vốn lấy mất khoảng 70,000 sinh mạng.
Giáo hội có sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đức Hồng Y Juan Luis Cipriani, người từng là Tổng giám mục của Lima từ năm 2001. Một phần ba tổng số 32.4 triệu dân Peru sống ở Thủ Đô Lima. Hội đồng giám mục gồm 50 thành viên của quốc gia Châu Mỹ Latinh này cũng cam kết sâu sắc với các sắc dân bản địa ở vùng cao nguyên và rừng già của đất nước.
Lãnh đạo Công Giáo
Khi chủ tịch ngân hàng đầu tư Pedro Pablo Kuczynski, 79 tuổi, đánh bại xít xao người dân túy trung hữu Keiko Fujimori, 42 tuổi, con gái của cựu Tổng thống Alberto Fujimori, với 50.1% phiếu bầu vào tháng 6 năm 2016, việc này đã khiến Đức Hồng Y Cipriani đưa hai đối thủ chính trị, cả hai đều là người Công Giáo, lại với nhau trong một cuộc gặp gỡ lần thứ nhất 6 tháng sau cuộc bầu cử.
Đó không phải chỉ là một hành động lịch sự, mà còn là vấn đề ổn định chính trị. Trong khi Kuczynski cai trị đất nước, thì Fujimori kiểm soát Quốc hội: Đảng của bà, gọi là Lực Lượng Nhân Dân, giữ 71 trong tổng số 130 ghế, trong khi Đảng Người Peru Để Thay Đổi của Kuczynski hiện chỉ có 15 ghế.
Tháng 10 năm 2016, trong 1 bữa ăn sáng để cầu nguyện hàng năm, "PPK", như vị Tổng thống được gọi tắt, đã dâng chính ông, gia đình ông và Cộng Hòa Peru cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ Maria. Không có tổng thống nào đã từng tham dự biến cố này, một biến cố dành cho chủ đề thương xót, tiếp theo tuyên bố năm thánh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Thế nhưng, căng thẳng giữa hai chính trị gia hàng đầu này vẫn tác động mạnh mẽ trong phần lớn năm 2017.
Vụ ân xá nhân Lễ Giáng sinh
Bất ngờ, vào đêm Giáng sinh, Tổng Thống Kuczynski đã ân xá Alberto Fujimori, 79 tuổi, bị kết án năm 2009 đến 25 năm tù giam về tội giết người và bắt cóc do các lực lượng an ninh dưới sự giám sát của ông thực hiện.
Lúc còn cầm quyền, từ năm 1990 đến năm 2000, Fujimori được nhiều người nhớ đến vì đã đánh bại phong trào du kích theo chủ nghĩa Mao, tức Con Đường Rực Sáng, nhưng các chiến thuật phi pháp rõ ràng là một phần của chiến lược.
Mô tả hành vi của mình như một hành động nhân đạo vì bệnh tật của Fujimori, quyết định của PPK đã gây ra nhiều cuộc phản đối và phản ứng tiêu cực chính phát xuất từ các nhà quan sát phương Tây.
Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc lên án vụ ân xá này; tờ The Economist (Nhà kinh tế học) mô tả nó là "gây rắc rối."
Hầu hết các nhà phân tích chính trị cho rằng tổng thống đã tặng món quà Indulto de Navidad (Ân Xá nhân lễ Giáng sinh) cho gia đình Fujimori để đổi lấy sự ủng hộ chủ yếu của Kenji Fujimori trong việc ngăn chặn việc gần đàn hặc PPK vào tuần trước đó.
Kenji là con trai của tổng thống được ân xá, một thành viên của Quốc hội trong đảng chính trị của em gái mình. Ông đã lãnh đạo khối 10 người không bỏ phiếu đàn hặc, về tội tham nhũng, một việc mà Keiko Fujimori ủng hộ.
Tuy nhiên, người Công Giáo ở Peru đã đọc tình huống này cách khác: Đức Hồng Y Cipriani ở Rôma đầu tháng 12 để đặt kế hoạch cho chuyến đi của Đức Thánh Cha; Tổng Thống Kuczynski ở Vatican tháng Chín.
Một nguồn tin ở Rôma nói Đức Hồng Y đã có sự hỗ trợ của Vatican trong việc khuyến khích sự hòa giải chính trị, vốn là chủ đề chủ đạo của Đức Phanxicô, ở một đất nước đang giải quyết một quá khứ bạo lực. Theo quan điểm này, Giáo Hội Công Giáo khuyến khích việc lấy một hành động thương xót làm hậu cảnh cho chuyến thăm viếng được nhiều người mong đợi của Đức Thánh Cha.
Nhà thương thuyết
Hai mươi mốt năm trước đây, khoảng 15 người khủng bố theo chủ nghĩa Mácxít có vũ trang đã đột nhập vào nhà của đại sứ Nhật ở Lima trong một bữa tiệc mừng ngày sinh nhật của hoàng đế. Phe nổi loạn đã bắt giữ hàng trăm yếu nhân làm con tin, bao gồm các nhà ngoại giao, viên chức chính phủ, doanh nhân và mẹ cùng em gái của Fujimori.
Thế là bắt đầu cuộc khủng hoảng con tin kéo dài trong bốn tháng. Một trong những người trung gian chính là Giám Mục Juan Luis Cipriani, lúc đó là mục tử của Ayacucho, một tỉnh miền Nam bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh du kích.
Mặc dù Đức Cha Cipriani nói rằng ngài chỉ chăm sóc mục vụ và dâng Thánh Lễ bên trong trú sở do quân phiến loạn kiểm soát, nhưng, theo tờ New York Times, quả ngài đã đóng “một vai trò quan trọng” trong việc "giải phóng con tin"; tờ báo này mô tả ngài như "bạn thân của Ông Fujimori. "
Cha Raymond Finch, bề trên cả của các cha và anh em Maryknoll, đã phục vụ 23 năm tại Peru như là một nhà truyền giáo cho người dân bản địa ở phía nam cao nguyên Andes trong cuộc xung đột nội bộ đầy bạo lực này.
Ngài xác định với tờ National Catholic Register rằng "Ở Peru, Giáo hội luôn được nhìn như một trong những định chế đáng cậy nhờ và đáng tin nhất trong việc cổ vũ hoà bình."
Cha Finch nói quốc gia này đã tham dự quá trình hòa giải dân tộc trong 10 năm qua, một quá trình cần được tiếp tục: "Khoảng 70,000 người đã bị giết, hầu hết là những người bàng quan thường dân vô tội."
Vì thế các nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo để cổ vũ hòa giải giữa các phe phái chính trị đánh đấm nhau là một phiên bản của một nỗ lực lớn hơn nhằm cổ vũ hoà bình ở một quốc gia bị tan nát.
Ý thức hệ phái tính
Mặc dù Tổng thống Kuczynski thường được gọi là người thực dụng, ông đã chấp nhận nghị trình của phe tả thiểu số trong 18 tháng đầu nhiệm kỳ - một trong những nguồn gây căng thẳng giữa chính phủ ông và Lực Lượng Nhân Dân.
Trong số những sáng kiến không được hoan nghênh là việc chính phủ đơn phương áp dụng một học trình mới cho các trường tiểu học toàn quốc, để thể hiện "ý thức hệ phái tính", tức ý niệm cho rằng phái tính là một sự lựa chọn cá nhân tách rời khỏi sinh học. Học trình này cũng buộc phải dạy về quyền tình dục và sinh sản, phá thai, đồng tính luyến ái và chuyển giới.
Người Công Giáo khắp Peru đã phản ứng nhanh chóng và dữ dội. Các cuộc diễn hành ở 26 thành phố thu hút khoảng 1,5 triệu người - và sự chú ý của hoàn cầu.
Hội Đồng Giám mục Peru, với 50 thành viên, đã đáp ứng một cách thật nhanh, nhấn mạnh rằng tài liệu này đã mâu thuẫn với hiến pháp Peru, vốn định nghĩa hôn nhân là "sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà."
ì
Một nhóm giáo dân, tức nhóm Cha Mẹ Hành Động, đã đệ đơn kiện Bộ Giáo Dục vì cho thi hành tài liệu hướng dẫn này mà không tham khảo ý kiến các bên liên hệ chủ chốt, là cha mẹ, và đã mưu toan nhồi sọ trẻ em.
Tối Cao Pháp Viện đã phán quyết ủng hộ các cha mẹ vào tháng 8.
Hai tháng trước đó, chính phủ đơn phương rút lại học trình gây tranh cãi trên, khôi phục ấn bản năm 2009 của các tài liệu hướng dẫn giáo dục vốn không có các giả thiết xúc phạm.
Juan Carlos Puertas Figallo, một luật sư Công Giáo và là người sáng lập ra Hiệp Hội Scalia, một hiệp hội đã tham gia bằng một bản bào chữa tóm tắt có tính thiện nguyện (amicus brief) nhằm hỗ trợ nhóm Các Cha Mẹ Hành Động, đã điện thoại cho tờ Register hay: vụ kiện chống Bộ Giáo dục vẫn đang chờ giải quyết: thắng tòa thứ nhất, vẫn sẽ được xử ở một tòa án cao hơn trong năm nay.
Luật sư trên nhận định "người Công Giáo là người biết suy nghĩ về những nguy hiểm của ý thức hệ phái tính. Để chiến thắng, mọi người Công Giáo phải cùng nhau đánh trận đánh này.”
Cơn ác mộng tái xuất
Chỉ một tháng sau khi kỷ niệm việc chính phủ rút lại một dị bản của ý thức hệ phái tính, một ý thức hệ khác đã xuất hiện: Giữa Lễ Giáng Sinh và Ngày Đầu Năm, thường là thời kỳ nghỉ ngơi của bất kỳ bộ máy hành chánh nào, Văn Phòng Tổng Thư Ký của Hội đồng Bộ trưởng triệu tập một cuộc họp ngày 28 tháng 12 để phê chuẩn "Kế Hoạch Nhân Quyền Quốc Gia: 2017-2021," đó là tin của hãng tin Công Giáo ACI Prensa.
Kế hoạch trên xác định các thành viên của cộng đồng "đồng tính, lưỡng tính, đổi tính” (tắt là LGBTI) là những người "dễ bị tổn thương," do đó đòi được bảo vệ - trên thực tế, là một đặc quyền. Hai giai cấp dễ bị tổn thương mới đã được kế hoạch tạo ra: công nhân làm việc nhà và những người bảo vệ nhân quyền.
Như Steven Mosher, Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Dân Số, đã nói với tờ Register, "Điều này làm suy yếu khái niệm bình đẳng theo luật!"
Ông nói: "Điều chúng ta có ở đây là một nỗ lực nữa nhằm tạo ra một giai cấp được bảo vệ và áp đặt hình phạt lên những người bị buộc tội kỳ thị những người này." Đó là “một giai cấp tưởng tượng về phương diện luận lý có xu hướng thu nhỏ hoặc mở rộng tùy thuộc sở thích cá nhân, không như một bộ lạc với các thành viên rõ ràng."
Ông Mosher nói: Hoạt động tại Peru, Viện Nghiên Cứu Dân Số đã theo dõi cách thức" các nhóm được bên ngoài tài trợ hậu hĩnh ở Canada, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đi tới các nước tương đối nghèo như Peru, tuyển dụng người cho một mặt trận địa phương và phá hoại các nền dân chủ địa phương bằng cách áp đặt các giá trị ngoại lai.”
Ông nói tiếp, "Sau chủ nghĩa đế quốc ngừa thai và chủ nghĩa đế quốc phá thai, bây giờ chúng ta có chủ nghĩa đế quốc phái tính."
Juan Carlos Puertas Figallo đồng ý. Ông nói với tờ Register: "Hầu hết việc tài trợ, và suy nghĩ, nhằm thúc đẩy các sáng kiến ý thức hệ phái tính phát xuất từ bên ngoài, từ Liên Hiệp Quốc, từ [George] Soros, từ Planned Parenthood. Họ gửi tiền bạc cho các cơ quan phi chính phủ ở Peru.”
Các lực lượng hữu hiệu
Phản ứng cương quyết của Peru chống lại ý thức hệ phái tính dường như phụ thuộc vào ba nguồn sau đây: huy động giáo dân, hợp tác đại kết và sự hỗ trợ của các giám mục chủ chốt. Bên cạnh việc vận động quần chúng Công Giáo, phong trào Kitô hữu Tin Lành đang lớn mạnh của Peru đã đáp ứng nhanh chóng đối với thách đố và hai nhóm đức tin đã phối hợp một cách hữu hiệu.
Theo các dữ kiện năm 2014 của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, 76% dân số Peru là Công Giáo, 17% là Tin Lành, 4% không có tôn giáo, và 3% theo đạo "khác".
Trong khi Giáo Hội Công Giáo và các đồng minh của giáo hội này đã đạt được chiến thắng trong năm 2017 chống lại ý thức hệ phái tính, cuộc chiến đấu chống lại các hình thức mới của chủ nghĩa đế quốc này sẽ tiếp tục trong tương lai ở Peru và các nơi khác.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô chắc chắn nhận thức được hậu cảnh này.
Ngày 5 tháng 1, trong bài diễn văn với các nhà ngoại giao bên cạnh Tòa Thánh (một bài diễn văn quan trọng hàng năm liên quan đến các ưu tiên quốc tế của Đức Giáo Hoàng), Đức Thánh Cha chỉ ra "nguy cơ mà, nhân danh chính các nhân quyền, chúng ta sẽ thấy: xuất hiện các hình thức hiện đại của chủ nghĩa thực dân ý thức hệ của người mạnh hơn và giàu có hơn, gây thiệt hại cho người nghèo hơn và dễ bị tổn thương nhất ", một hiện tượng mà người Công Giáo Peru biết quá rõ.
Dịch bài Peru’s Perilous Politics: Papal Visit Comes Amid Tensions của Victor Gaetan, đăng trên National Catholic Register, ngày 17 tháng 1, 2018
Video Đức Giáo Hoàng cứu trợ cô cảnh sát ngã ngựa.
Trần Mạnh Trác
10:36 19/01/2018
Vào ngày chót ở Chile, một cô cảnh sát trong đội cảnh vệ đã bị té ngựa khi con ngựa cuả cô bị đám đông làm cho hoảng sợ, đúng vào lúc chiếc xe mui trần cuả ĐGH đi qua. Lập tức ĐGH đã truyền lệnh cho chiếc xe dừng lại và Ngài đã xuống xe chăm sóc cho nạn nhân còn trong tình trạng hôm mê.
Cô cảnh sát Ana Belén Aguilera Casas nay đã bình phục.
Xem Video trên Youtube cuả hãng thông tấn AFP:
Hoặc:
Cô cảnh sát Ana Belén Aguilera Casas nay đã bình phục.
Xem Video trên Youtube cuả hãng thông tấn AFP:
Hoặc:
Tường thuật các sinh hoạt ngày cuối cùng của ĐTC tại Chile và ngày đầu tiên tại Perù
Linh Tiến Khải
18:11 19/01/2018
Sáng hôm thứ sáu 19 tháng giêng ĐTC đã bắt đầu các sinh hoạt viếng thăm tại Perù, ban sáng với buổi gặp gỡ các dân tộc vùng Amazzonia, với dân chúng và viếng thăm Hogar Principito, và ban chiều với cuộc gặp gỡ các giới chức lãnh đạo, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn.
Nhưng sau đây xin kính mời quý vị cùng chúng tôi trở lại với các sinh hoạt của ĐTC chiều thứ năm 18 tháng giêng cũng là ngày cuối ĐTC viếng thăm Chile.
Sau khi dâng Thánh Lễ kính Đức Bà Camêlô, Bổn Mạng nước Chile, tại Campus Lobito tỉnh Iquique, lúc 1 giờ rưỡi trưa ĐTC đã tới thăm Nhà tĩnh tâm của đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, do các cha dòng Hiến Sinh trông coi cách đó 21 cây số.
Nhà tĩnh tâm này được xây gần hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong khu phố Cavancha. Đền thánh tọa lạc gần một trường học cho trẻ em nghèo được xây vào các năm đầu của thế kỷ XIX bởi ĐC Jose Maria Caro, ,Giám quản tông toà, sau này trở thành Hồng Y tiên khởi của Giáo Hội Chile. Hang đá do bà Adela Cisternas cho xây giống hang đá Đức Mẹ Lộ Đức bên Pháp, để tạ ơn Đức Mẹ đã làm phép lạ chữa lành bệnh nan y cho chồng của bà. Hang đá được khánh thành ngày 27 tháng 5 năm 1923 trước sự hiện diện của bà, ĐGM giám quản Jose Maria Caro, hàng giáo sĩ và đông đảo tín hữu đi rước kiệu tới đây, mở màn cho các cuộc hành hương vẫn còn tiếp tục cho tới ngày nay. Nhà thờ bên trên hang đá đã được xây năm 1933 theo lời xin của tín hữu để tránh nóng và gió. Từ năm 1949 đền thánh Đức Bà Lộ Đức được giao cho các cha thừa sai dòng Hiến Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm, viết tắt là OMI, trông coi. Dòng này đã được thánh Eugène de Mazenod thành lập bên Pháp năm 1816 để rao giảng Tin Mừng cho dân nghèo vùng quê, và có Bổn Mạng là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Giám đốc đền thánh hiện nay là cha Garcia Lussier.
ĐTC đã được cha và hai linh mục khác của nhà tĩnh tâm đón chào và tháp tùng viếng thăm nhà thờ. Có ba em bé tặng hoa cho ĐTC. Hiện diện trong nhà thờ cũng có 10 bệnh nhân và hai thân nhân của các nạn nhân các cuộc đàn áp của chính quyền hồi thập niên 1970. Họ đã trao cho ĐTC một bức thư.
Sau khi dùng bữa trưa với đoàn tuỳ tùng tại nhà tĩnh tâm của các cha dòng Hiến Sinh lúc 4 giờ kém 15 phút chiều ĐTC đã đi xe ra phi trường Iquique cách đó 42 cây số, từ biệt Chile để đáp máy bay sang Perù. Trước khi lên xe ĐTC đã chụp hình lưu niệm với một nhóm chủng sinh, các nữ tu thừa sai Salesien và vài nhân viên Uỷ ban tổ chức địa phương và chào từ giã mọi người.
Tại phi trường Diego Aracena Iquique ĐTC đã đuợc bà tổng thống Michelle Bachelet tiếp đón trong phòng khách ít phút trước khi bắt đầu lễ nghi tiễn biệt với quốc thiều Vaticăng và Chile, duyệt qua hàng chào danh dự, và chào từ biệt giữa hai phái đoàn. ĐTC là người cuối cùng lên máy bay với chiếc cặp đen của ngài trong tay.
Máy bay chở ĐTC đã cất cánh lúc sau 5 giờ chiều giờ Chile và đã đến sân bay quốc tế thủ đô Lima của Perù sau 2 giờ 10 phút bay, vượt chặng đường dài 1.200 cây số.
** Perù là một nước cộng hoà dân chủ, bắc giáp giới với Ecuador và Colombia, đông giáp giới với Brasil, đông nam giáp giới với Bolivia, nam giáp giới với Chile và phiá tây với Thái Bình Dương. Tên gọi Perù bắt nguồn từ “Viru” là tên của một con sông địa phương chảy gần vịnh San Miguel của Panama hồi tiền bán thế kỷ XVI. Perù rộng hơn 1 triệu 265 ngàn cây số vuông, có hơn 33 triệu dân, 45% là thổ dân Amerindi, 37% lai giống, 15% da trắng, 2% da đen lai giống và người Zambos, và 1% gốc Á châu. Ngôn ngữ chính của người dân Perù là tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra còn có hai thứ tiếng khác là Quechua và Aymara và nhiều thổ ngữ khác.
Trên bình diện tôn giáo 81,3% theo Công Giáo, 12,5% theo Tin lành, 3,3% theo các tôn giáo khác và 2,9% không theo tôn giáo nào. Giáo Hội Công Giáo Perù hiện có 58 Giám Mục, 3.361 linh mục, 55 Phó tế, 587 tiểu chủng sinh, 1.539 đại chủng sinh, 422 tu huynh, 5.568 nữ tu, 179 thành viên tu hội đời, 11.120 thừa sai giáo dân và 51.367 giáo lý viên. Tính trung bình mỗi linh mục phải trông coi hơn 8.300 giáo dân. Giáo Hội điều khiển 995 trường tiểu học với hơn 248.000 học sinh, 524 trường trung học với hơn 196.000 học sinh, 90 trường cao học và đại học với gần 59.000 sinh viên. Ngoài ra Giáo Hội cũng điều hành 38 nhà thương, 323 trạm y tế, 4 trung tâm phong cùi, 90 nhà dưỡng lão, 244 trại mồ côi, 145 văn phòng cố vấn gia đình, 36 trung tâm giáo dục cải huấn và 581 cơ sở bác ái xã hội.
Từ ngày 28 tháng 6 năm 2016 tổng thống cộng hoà dân chủ Perù là ông Pedro Pablo Kuczynski. Các sinh hoạt kinh tế chính của Perù là nông nghiệp và đánh cá, khai thác các quặng mỏ và kỹ nghệ dệt vải.
Lima thủ đô Perù có hơn 9 triệu 886 ngàn dân cư, nằm trên bờ Thái Bình Dương, trên độ cao 124 mét, giữa các thung lũng của các con sông Chillón, Rimac, Surco và Lurio. Tuy có sa mạc kế bên nhưng khí hậu dễ chịu vì ẩm và có sương mù. Thành phố do ông Francisco Pizarro thành lập ngày 18 tháng giêng năm 1535 với tên gọi là “Thành phố của các vua” trong một vùng nông nghiệp mà các thổ dân gọi là Limaq. Nhờ có hải cảng Callao cách đó không xa thành phố phát triển và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại quan trọng. Dưới thời đô hộ của Tây Ban Nha nó là thủ đô của phó vương quốc Perù, và là thành phố lớn và quan trọng nhất toàn miền nam châu Mỹ. Khi Perù được độc lập, Lima trở thành thủ đô cộng hoà Perù. Khi đường xe lửa được xây cất vào giữa thế kỷ XIX thành phố phát triển mạnh, và hiện có 43 quận. Nhưng trong lịch sử của nó Lima đã bị các trận động đất làm hư hại nhiều. Ngày nay Lima là trung tâm chính trị, văn hoá, tài chánh và thương mại. Tại quảng trường chính của thủ đô có tượng kỷ niệm ông Francisco Pizarro. Chung quanh quảng trường có các dinh thự với lối kiến trúc cổ xưa nổi tiếng như Dinh chính quyền, dinh Arzobispal và nhà thờ chính toà. Chính giữa quảng trường có phông ten nước bằng đồng được trang hoàng với nhiều cây và các luống hoa. Toàn vùng này dành cho người đi bộ. Trong các thời gian gần đây quảng trường cũng được dùng cho các cuộc đấu bò, họp chợ hay tổ chức các lễ hội khác nhau. Năm 1988 trung tâm thủ đô Lima được Liên Hiệp Quốc đưa vào danh sách gia tài văn hoá của nhân loại.
** Tổng giáo phận Lima được thành lập này 12 tháng 2 năm 1546, có gần 2 triệu 900 ngàn dân đa số theo Công Giáo. Giáo phận có 121 giáo xứ, 22 nhà thờ, 206 linh mục, 3 phó tế vĩnh viễn, 65 đại chủng sinh, 424 nữ tu, 761 thành viên các dòng nam, 1.223 thành viên các dòng nữ. Giáo hội điều khiển 186 cơ sở giáo dục và 188 trung tâm bác ái xã hội. ĐTGM Lima là ĐHY Juan Luis Cipriani Thorne, 75 tuổi.
Sau khi máy bay dừng, ĐTGM Nicola Girasole, Sứ Thần Toà Thánh và vị chưởng nghi lễ đã lên máy bay chào ĐTC.
Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski và phu nhân đã đón ĐTC tại chân thang máy bay. Hai trẻ em mặc sắc phục truyền thống đã dâng hoa cho ĐTC. Cùng chào đón ĐTC có ĐHY TGM Lima, ĐGM Callao, ĐGM chủ tịch HĐGM Perù, các giới chức chính trị dân sự, vài Giám Mục và một nhóm giáo dân và dàn nhạc “Hoà tấu cho Perù”. Đại bác đã bắn 21 phát chào vị quốc khách. ĐTC và tổng thống đã duyệt qua hàng chào danh dự. Tiếp đến ban nhạc đã cử hành quốc thiều Vaticăng và quốc thiều Perù, rồi tới phần giới thiệu phái đoàn hai bên. Tổng thống và phu nhân đã tháp tùng ĐTC tới xe, trong khi các nhóm dân ca vũ cử hành các bài ca và vũ điệu truyền thống.
ĐTC đã đi xe về Toà Sứ Thần Toà Thánh cách đó 13 cây số để dùng bữa tối và nghỉ đêm. Dọc đường đã có rất đông tín hữu chào mừng ĐTC.
Thứ sáu hôm qua ĐTC đã bắt đầu chương trình viếng thăm với thánh lễ riêng cử hành lúc 7 giờ sáng trong nhà nguyện Toà Sứ Thần. Sau đó ngài đi ra phi trường “Nhóm 8 Lima” đáp máy bay đi Puerto Maldonado cách đó 850 cây số. ĐTC và đoàn tuỳ tùng đã dùng điểm tâm trên máy bay.
Sau 1 giờ 45 phút bay ĐTC đã tới phi trường Jose Aldamiz của thành phố Puerto Maldonado. Tiếp đón ĐTC tại phi trường có ĐC David Martinez de Aguirre Guinea, dòng Đa Minh, Giám quản tông toà Puerto Maldonado, thống đốc và thị trưởng thành phố vài trăm tín hữu và một ca đoàn 150 thiếu nhi.
** Puerto Maldonado là một thành phố nhỏ có gần 75.000 dân cư thuộc vùng Tambopata, và tọa lạc ở điềm giao thoa giữa hai con sông Madre de Dios và Tambopata. Thành phố này tiêu biểu cho sự khác biệt sinh thái, và là điểm khởi hành tốt cho việc khám phá và viếng thăm các tài nguyên thiên nhiên phong phú không thể tưởng tượng được của vùng Amazzonia. Người thám hiểm đầu tiên đi tìm vàng và khám phá ra các vùng đất này hồi năm 1567 là ông Juan Alvarez Maldonado. Sau khi đã mất hơn 200 người của đoàn thám hiểm vì bệnh tật và các cuộc tấn công của các thổ dân ông đã phải rời bỏ vùng này. Phải đợi cho tới giữa thế kỷ XIX mới có một người Tây Ban Nha thứ hai tới thám hiểm vùng này và vẽ bản đồ đầu tiên: đó là đại tá Faustino Maldonado. Với việc phát triển cao su năm 1902, và việc xây một con đường nối liền Thái Bình Dương với nguồn sông Tambopata thành phố phát triển nhanh chóng, cũng nhờ các sinh hoạt khai thác quặng mỏ và phá rừng lấy gỗ, vẫn tiếp tục cho tới nay, nhưng chính quyền cũng đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế các hoạt động này để bảo vệ môi sinh. Ngày nay nghành du lịch và sinh hoạt trồng và sản xuất hạt dẻ trở thành hai nguồn lợi kinh tế quan trọng của dân chúng toàn vùng. Khí hậu nhiệt đới ẩm và mưa nhiều với nhiệt độ trung bình rất dễ chịu là 20 độ C trong mùa khô từ tháng 5 tới tháng 10, nhưng trong mùa lạnh có thể xuống tới 9 độ C và vọt lên 36-39 độ trong mùa mưa giữa các tháng 12 và tháng 4.
Toà Giám Quản Puerto Maldonado được thành lập ngày mùng 10 tháng 3 năm 1949 rộng 150.000 cây số vuông, có
hơn 334 ngàn dân cư, đa số theo Công Giáo. Giáo đoàn địa phương có 21 giáo xứ, 4 nhà thờ, 40 linh mục triều, 3 đại chủng sinh, 18 nữ tu, 21 tu huynh và 33 thành viên các dòng nữ. Giáo hội điều khiển 65 cơ sở giáo dục và 11 trung tâm bác ái xã hội.
Từ phi trường ĐTC đã đi xe về trung tâm thể thao Coliseo Mẹ Thiên Chúa cách đó hơn 4 cây số để gặp gỡ các dân tộc vùng Amazzonia. Trung tâm thể thao này ba tầng có 5.000 chỗ đã đuợc xây năm 2010 và khánh thành năm 2013. ĐTC đã đi một vòng để chào 4.000 tín hữu thuộc nhiều bộ tộc thổ dân quy tụ về đây.
Chương trình gặp gỡ mở đầu với vũ điệu chào đón của các trưởng lão Arambut. Tiếp đến là lời chào mừng của ĐC David Martinez de Aguirre Guinea, giám quản Puerto Maldonado, rồi chứng từ của một cặp vợ chồng đại diện các dân tộc vùng Amazzonia. Sau đó là lễ nghi trao bản dịch Thông điệp Laudato si trong các ngôn ngữ địa phương, trong khi ca đoàn trình tấu một bài ca Machirenga.
** Ngỏ lời với mọi người ĐTC đã mạnh mẽ tố cáo các đường lối phát triển khai thác chỉ nhắm các lợi nhuận gây thiệt hại cho các thổ dân và nền văn hoá của họ. Ngài đề cao các giá trị văn hoá phong phú và tinh thần cao quý của các thổ dân và khích lệ họ cộng tác với Giáo Hội trợ giúp các giám mục và các thừa sai nam nữ trong việc đối thoại với tất cả mọi người, và nhào nắn một Giáo Hội với gương mặt Amazzonia, một Giáo Hội với gương mặt thổ dân, duy trì căn tính và bênh vực các quyền lợi của thổ dân.
ĐTC cám ơn các lời chào mừng của ĐC David Martinez de Aguirre Guinea, và chứng từ của ông Hector, hai bà Yescica và Maria Luzmila. Qua họ ngài cám ơn và chào thăm tất cả mọi người dân toàn vùng Amazzonia. Họ đến từ nhiều dân tộc của vùng này: Harakhut, Esse-ejas, Matsiguenkas, Yines, Shipibos, Ashaninkas, Yaneshas, Kahintes, Nahuas, Yaminahuas, Juni Kuin, Madija, Manchineris, Kukamas, Kandozi, Quichuas, Huitotos, Shawis, Achuar, Boras, Awajun, Wampis. Cũng có các dân tộc đến từ vùng núi Andine sinh sống và trở thành dân Amazzoni. ĐTC nói Sự hiện diện của anh chị em giúp tôi trông thấy gần, nơi gương mặt của anh chị em, phản ánh của vùng đất này. Một gương mặt đa diện, một khác biệt vô tận, và một sự phong phú sinh thái, văn hoá và tinh thần. Những người không ở trong vùng này cần tới sự khôn ngoan, các hiểu biết của anh chị em có thể vào sống tại đây mà không tàn phá kho tàng của vùng này. Tôi nghe vang lên các lời Thiên Chúa nói với sông Môshê: “Hãy cởi dép ra, vì đất trên đó ngươi đang đứng là thánh địa” (Xh 3,5)
Xin anh chị em cho phép tôi lập lại một lần nữa “Lạy Chúa, chúc tụng Chúa vì công trình kỳ điệu của các dân tộc Amazzoni và toàn sinh thái khác biệt mà các vùng đất này chứa đựng!.
Bài ca chúc tụng này bị bẻ gẫy, khi chúng ta lắng nghe và trông thấy các vết thương sâu đậm mà vùng Amazzonia và các dân tộc của nó đang mang trong mình. Tôi đã muốn đến để viếng thăm và lắng nghe anh chị em, để ở trong con tim của Giáo Hội, hiệp nhất với các thách đố của anh chị em, và tái khẳng định việc lựa chọn xác tín bênh vực sự sống, bảo vệ đất đai và các nền văn hoá.
Có lẽ chưa bao giờ các dân tộc vùng Amazzonia bị đe dọa như hiện nay trong chính vùng đất sống của mình. Amazzonia là vùng đất bị tranh luận trên nhiều phiá: một đàng là tân chủ trương khai thác và áp lực mạnh của các lợi nhuận kinh tế lớn hướng dẫn các tham lam của chúng đối với dầu hoả, hơi đốt, vàng, các trồng tiả chuyên nhất của kỹ nghệ nông nghiệp; đàng khác là sự đe dọa chống lại đất đai của anh chị em, cũng đến từ vài đường lối chính trị thăng tiến “việc duy trì” thiên nhiên, mà không chú ý tới con người, và cụ thể là không chú ý tới các anh chị em Amazzoni sống trong đó. Chúng ta biết là có những lúc nhân danh việc duy trì rừng già người ta chiếm hữu các vùng rùng đất rộng và thương lượng chúng bằng cách tạo ra các tình trạng áp lực đối với các dân tộc sống trong đó nhưng lại không thể hưởng đất đai và các tài nguyên của nó. Vấn đề này bóp nghẹt các dân tộc của anh chị em, vì tạo ra các cuộc di cư của các thế hệ mới trước việc thiếu các cơ may tại địa phương. Chúng ta phải bẻ gẫy mô thức lịch sử này coi vùng Amazzonia như là một quán bán thực phẩm vô tận của các quốc gia, mà không chú ý tới các người dân của nó.
** Cần phải cố gắng tạo ra các không gian cho các cơ cấu biết tôn trọng, biết thừa nhận và đối thoại với các dân tộc bản địa, bằng cách tiếp nhận và cứu vãn nền văn hoá, tiếng nói, các truyền thống, các quyền lợi và giá trị tinh thần của họ. Một cuộc đối thoại liên văn hoá, trong đó anh chị em là các tác nhân chính đối thoại, nhất là trong lúc có các dự án lớn liên quan tới các không gian sống. Việc thừa nhận và đối thoại sẽ là con đường tốt nhất để biến đổi các tương quan cũ đã bị ghi dấu bởi sự loại trừ và kỳ thị.
Đàng khác cũng phải thừa nhận các sáng kiến hy vọng nảy sinh từ các thực tại địa phương và các tổ chức của anh chị em tìm cách khiến cho các dân tộc bản địa và các cộng đoàn trở thành những người giữ gìn rừng già và các tài nguyên phát xuất từ đó sinh lợi cho gia đình của anh chị em, cải thiện các điều kiện sống, sức khoẻ và nền giáo dục trong các cộng đoàn của anh chị em. Hành động tốt này phù hợp với các thực hành sống tốt trong sự khôn ngoan của các dân tộc anh chị em. Và nếu có ai coi anh chị em như là một chướng ngại hay một cản trở, thì với cuộc sống của mình anh chị em là một tiếng kêu hướng tới lương tâm của một kiểu sống không có khả năng đo lường các giá mắc mỏ của nó. Anh chị em là ký ức sống động nhắc nhớ sứ mệnh mà Thiên Chúa dã tín thác cho tất cả chúng ta: đó là săn sóc căn nhà chung.
Tiếp tục bài nói chuyện ĐTC khẳng định: việc bảo vệ trái đất không có mục đích nào khác hơn là bảo vệ sự sống. Chúng ta biết có người trong anh chị em đã đau khổ vì dầu hoả chảy ra ngoài, đe dọa nghiêm trọng cuộc sống gia đình anh chị em và gây ô nhiễm môi sinh.
Song song cũng có một sự tàn phá sự sống khác nữa gây ô nhiễm môi sinh đó là việc khai thác bất hợp pháp: tôi muốn nói tới việc buôn người: công nhân làm việc như nô lệ và việc lạm dụng tính dục. Bạo lực chống lại các người trẻ và phụ nữ là một tiếng kêu thấu tới trời. Tình trạng của những người trở thành đối tượng của các hình thức buôn người đã luôn luôn khiến tôi đau đớn. Tôi muốn người ta lắng nghe tiếng kêu của Thiên Chúa hỏi tất cả chúng ta: “Em con đâu?” (St 4,9) Người anh em nô lệ cuả con đâu… Chúng ta đừng giả bộ như không có gì. Có rất nhiều đồng lõa. Câu hỏi này là cho tất cả mọi người.
Làm sao không nhớ tới thánh Toribio, khi ngài đau đớn nhận ra trong công đồng Lima thứ ba rằng “không phải chỉ trong các thời đại quá khứ người ta đã gây ra biết bao xúc phạm và bạo lực quá đáng cho các anh chị em nghèo này, mà ngay cả ngày nay nữa nhiều người vẫn tiếp tục làm cùng các điều ấy”. Rất tiếc sau 5 thế kỷ các lời này vẫn còn thời sự. Anh Hector và chị Yesica cũng nhắc cho chúng ta biết đó là tiếng kêu của dân chúng bị bắt buộc phải im lặng không được nói. Lời tiên tri nói trên của những người có đức tin phải tiếp tục hiện diện trong Giáo Hội để bênh vực các người đau khổ.
** Từ sự lo lắng này phát xuất ra việc lựa chọn bênh vực sự sống của những người không đuợc bênh vực. Tôi đang nghĩ tới các dân tộc gọi là “các dân tộc thổ dân tự cô lập”. Chúng ta biết họ là những người dễ bị tổn thương nhất trong những người bị tổn thương. Những gì xảy ra trong quá khứ đã bắt buộc họ bị cô lập bởi chính các chủng tộc của họ và bị gạt bỏ trong những nơi xa xăm nhất của rừng già để có thể sống tự do. Anh chị em hãy tiếp tục bênh vực các anh chị em bị tổn thương này. Sự hiện diện của họ nhắc cho chúng ta biết chúng ta không thể tuỳ tiện sử dụng của chung theo nhip độ tham lam của tiêu thụ. Cần có các hạn chế giúp chúng ta bảo vệ mình khỏi việc tàn phá môi sinh hàng loạt.
Chúng ta không phải là chủ nhân của tạo vật. Cần cấp bách tiếp nhận phần đóng góp nòng cốt của các dân tộc này cho toàn xã hội… Quan niệm của họ về vũ trụ, sự khôn ngoan của họ có thể dậy chúng ta nhiều điều.
Nền văn hoá của các dân tộc chúng ta là một dấu chỉ của sự sống. Ngoài việc là một vùng sinh thái, Amazzonia cũng là một kho tàng văn hoá cần dược duy trì trước các chủ trương thực dân mới. Gia đình là và sẽ luôn luôn là cơ cấu xã hội góp phần nhiều nhất vào việc duy trì sống động các nền văn hoá của chúng ta. Trong các thời điểm khủng hoảng của quá khứ, đứng trước các đế quốc mới, gia đình các dân tộc thổ dân đã là cơ cấu tốt nhất bảo vệ sự sống. Chúng ta được mời gọi đặc biệt săn sóc gia đình đừng để cho mình bị bắt bởi các chủ trương thực dân ý thức hệ, mang mặt nạ tiến bộ từ từ phá tán các căn tính văn hoá và thiết lập một tư tưởng đồng nhất, một chiều… yếu kém.
ĐTC cũng khích lệ mọi người biết lắng nghe các người già, vì họ có sự khôn ngoan khiến cho họ tiếp xúc với siêu việt và khám phá ra nòng cốt sự sống. Chúng ta đừng quên rằng một nền văn hoá bị mất đi cũng trầm trọng như việc biến mất của một loài vật hay một loài thảo mộc. Điều chị Yesica và anh Hector đã chia sẻ thật quan trọng: “Chúng con muốn con cái của chúng con học hành, nhưng không muốn rằng nhà trường xoá bỏ các truyền thống, tiếng nói của chúng con, chúng con không muốn quên đi sự khôn ngoan của tổ tiên”.
ĐTC đặc biệt xin mọi người dành ưu tiên cho việc giáo dục, vì giáo dục giúp chúng ta bắc các nhịp cầu và làm nảy sinh ra nền văn hoá gặp gỡ. Trường học và giáo dục các dân tộc bản địa phải là một ưu tiên và là một dấn thân của chính quyền, dấn thân toàn diện và hội nhập văn hoá có các tôn trọng toàn vẹn như thiện ích của toàn quốc gia.
ĐTC xin các GM Perù tiếp tục thăng tiến việc giáo dục liên văn hoá và hai thứ tiếng trong các trường học và các cơ cấu giáo dục sư phạm và đại học. ĐTC chúc mừng các sáng kiến của Giáo Hội Perù đối với việc thăng tiến các dân tộc bản địa: qua các trường học, nhà nội trú cho sinh viên học sinh, các trung tâm nghiên cứu và thăng tiến như Trung tâm văn hoá Jose Pio Aza, và nhiều trung tâm khác. ĐTC cũng chúc mừng các bạn trẻ thổ dân cố gắng soạn thảo một nền nhân chủng học mới và đọc lại lịch sử các dân tộc của họ từ các quan điểm mới. Ngài cũng khích lệ mọi sinh hoạt nghệ thuật hội họa, văn chương, thủ công nghệ, âm nhạc diễn tả sư phong phú và vẻ đẹp văn hoá của họ.
Sau cùng ĐTC nhắc tới phần đóng góp và các hy sinh của biết bao nhiêu các thừa sai nam nữ dấn thân bênh vực quyền lợi của các thổ dân và thăng tiến cuộc sống của họ. Ngài nhắn nhủ mọi người đừng ngã quỵ trước các âm mưu nhổ mất gốc rễ đức tin Công Giáo của họ. Mọi nền văn hoá đều làm giầu cho Giáo Hội. Vì thế ĐTC kêu gọi các thổ dân trợ giúp các GM và các thừa sai trong việc nhào nắn một Giáo Hội có gương mặt Amazzoni.
Sau khi dâng Thánh Lễ kính Đức Bà Camêlô, Bổn Mạng nước Chile, tại Campus Lobito tỉnh Iquique, lúc 1 giờ rưỡi trưa ĐTC đã tới thăm Nhà tĩnh tâm của đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, do các cha dòng Hiến Sinh trông coi cách đó 21 cây số.
Nhà tĩnh tâm này được xây gần hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong khu phố Cavancha. Đền thánh tọa lạc gần một trường học cho trẻ em nghèo được xây vào các năm đầu của thế kỷ XIX bởi ĐC Jose Maria Caro, ,Giám quản tông toà, sau này trở thành Hồng Y tiên khởi của Giáo Hội Chile. Hang đá do bà Adela Cisternas cho xây giống hang đá Đức Mẹ Lộ Đức bên Pháp, để tạ ơn Đức Mẹ đã làm phép lạ chữa lành bệnh nan y cho chồng của bà. Hang đá được khánh thành ngày 27 tháng 5 năm 1923 trước sự hiện diện của bà, ĐGM giám quản Jose Maria Caro, hàng giáo sĩ và đông đảo tín hữu đi rước kiệu tới đây, mở màn cho các cuộc hành hương vẫn còn tiếp tục cho tới ngày nay. Nhà thờ bên trên hang đá đã được xây năm 1933 theo lời xin của tín hữu để tránh nóng và gió. Từ năm 1949 đền thánh Đức Bà Lộ Đức được giao cho các cha thừa sai dòng Hiến Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm, viết tắt là OMI, trông coi. Dòng này đã được thánh Eugène de Mazenod thành lập bên Pháp năm 1816 để rao giảng Tin Mừng cho dân nghèo vùng quê, và có Bổn Mạng là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Giám đốc đền thánh hiện nay là cha Garcia Lussier.
ĐTC đã được cha và hai linh mục khác của nhà tĩnh tâm đón chào và tháp tùng viếng thăm nhà thờ. Có ba em bé tặng hoa cho ĐTC. Hiện diện trong nhà thờ cũng có 10 bệnh nhân và hai thân nhân của các nạn nhân các cuộc đàn áp của chính quyền hồi thập niên 1970. Họ đã trao cho ĐTC một bức thư.
Sau khi dùng bữa trưa với đoàn tuỳ tùng tại nhà tĩnh tâm của các cha dòng Hiến Sinh lúc 4 giờ kém 15 phút chiều ĐTC đã đi xe ra phi trường Iquique cách đó 42 cây số, từ biệt Chile để đáp máy bay sang Perù. Trước khi lên xe ĐTC đã chụp hình lưu niệm với một nhóm chủng sinh, các nữ tu thừa sai Salesien và vài nhân viên Uỷ ban tổ chức địa phương và chào từ giã mọi người.
Tại phi trường Diego Aracena Iquique ĐTC đã đuợc bà tổng thống Michelle Bachelet tiếp đón trong phòng khách ít phút trước khi bắt đầu lễ nghi tiễn biệt với quốc thiều Vaticăng và Chile, duyệt qua hàng chào danh dự, và chào từ biệt giữa hai phái đoàn. ĐTC là người cuối cùng lên máy bay với chiếc cặp đen của ngài trong tay.
Máy bay chở ĐTC đã cất cánh lúc sau 5 giờ chiều giờ Chile và đã đến sân bay quốc tế thủ đô Lima của Perù sau 2 giờ 10 phút bay, vượt chặng đường dài 1.200 cây số.
** Perù là một nước cộng hoà dân chủ, bắc giáp giới với Ecuador và Colombia, đông giáp giới với Brasil, đông nam giáp giới với Bolivia, nam giáp giới với Chile và phiá tây với Thái Bình Dương. Tên gọi Perù bắt nguồn từ “Viru” là tên của một con sông địa phương chảy gần vịnh San Miguel của Panama hồi tiền bán thế kỷ XVI. Perù rộng hơn 1 triệu 265 ngàn cây số vuông, có hơn 33 triệu dân, 45% là thổ dân Amerindi, 37% lai giống, 15% da trắng, 2% da đen lai giống và người Zambos, và 1% gốc Á châu. Ngôn ngữ chính của người dân Perù là tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra còn có hai thứ tiếng khác là Quechua và Aymara và nhiều thổ ngữ khác.
Trên bình diện tôn giáo 81,3% theo Công Giáo, 12,5% theo Tin lành, 3,3% theo các tôn giáo khác và 2,9% không theo tôn giáo nào. Giáo Hội Công Giáo Perù hiện có 58 Giám Mục, 3.361 linh mục, 55 Phó tế, 587 tiểu chủng sinh, 1.539 đại chủng sinh, 422 tu huynh, 5.568 nữ tu, 179 thành viên tu hội đời, 11.120 thừa sai giáo dân và 51.367 giáo lý viên. Tính trung bình mỗi linh mục phải trông coi hơn 8.300 giáo dân. Giáo Hội điều khiển 995 trường tiểu học với hơn 248.000 học sinh, 524 trường trung học với hơn 196.000 học sinh, 90 trường cao học và đại học với gần 59.000 sinh viên. Ngoài ra Giáo Hội cũng điều hành 38 nhà thương, 323 trạm y tế, 4 trung tâm phong cùi, 90 nhà dưỡng lão, 244 trại mồ côi, 145 văn phòng cố vấn gia đình, 36 trung tâm giáo dục cải huấn và 581 cơ sở bác ái xã hội.
Từ ngày 28 tháng 6 năm 2016 tổng thống cộng hoà dân chủ Perù là ông Pedro Pablo Kuczynski. Các sinh hoạt kinh tế chính của Perù là nông nghiệp và đánh cá, khai thác các quặng mỏ và kỹ nghệ dệt vải.
Lima thủ đô Perù có hơn 9 triệu 886 ngàn dân cư, nằm trên bờ Thái Bình Dương, trên độ cao 124 mét, giữa các thung lũng của các con sông Chillón, Rimac, Surco và Lurio. Tuy có sa mạc kế bên nhưng khí hậu dễ chịu vì ẩm và có sương mù. Thành phố do ông Francisco Pizarro thành lập ngày 18 tháng giêng năm 1535 với tên gọi là “Thành phố của các vua” trong một vùng nông nghiệp mà các thổ dân gọi là Limaq. Nhờ có hải cảng Callao cách đó không xa thành phố phát triển và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại quan trọng. Dưới thời đô hộ của Tây Ban Nha nó là thủ đô của phó vương quốc Perù, và là thành phố lớn và quan trọng nhất toàn miền nam châu Mỹ. Khi Perù được độc lập, Lima trở thành thủ đô cộng hoà Perù. Khi đường xe lửa được xây cất vào giữa thế kỷ XIX thành phố phát triển mạnh, và hiện có 43 quận. Nhưng trong lịch sử của nó Lima đã bị các trận động đất làm hư hại nhiều. Ngày nay Lima là trung tâm chính trị, văn hoá, tài chánh và thương mại. Tại quảng trường chính của thủ đô có tượng kỷ niệm ông Francisco Pizarro. Chung quanh quảng trường có các dinh thự với lối kiến trúc cổ xưa nổi tiếng như Dinh chính quyền, dinh Arzobispal và nhà thờ chính toà. Chính giữa quảng trường có phông ten nước bằng đồng được trang hoàng với nhiều cây và các luống hoa. Toàn vùng này dành cho người đi bộ. Trong các thời gian gần đây quảng trường cũng được dùng cho các cuộc đấu bò, họp chợ hay tổ chức các lễ hội khác nhau. Năm 1988 trung tâm thủ đô Lima được Liên Hiệp Quốc đưa vào danh sách gia tài văn hoá của nhân loại.
** Tổng giáo phận Lima được thành lập này 12 tháng 2 năm 1546, có gần 2 triệu 900 ngàn dân đa số theo Công Giáo. Giáo phận có 121 giáo xứ, 22 nhà thờ, 206 linh mục, 3 phó tế vĩnh viễn, 65 đại chủng sinh, 424 nữ tu, 761 thành viên các dòng nam, 1.223 thành viên các dòng nữ. Giáo hội điều khiển 186 cơ sở giáo dục và 188 trung tâm bác ái xã hội. ĐTGM Lima là ĐHY Juan Luis Cipriani Thorne, 75 tuổi.
Sau khi máy bay dừng, ĐTGM Nicola Girasole, Sứ Thần Toà Thánh và vị chưởng nghi lễ đã lên máy bay chào ĐTC.
Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski và phu nhân đã đón ĐTC tại chân thang máy bay. Hai trẻ em mặc sắc phục truyền thống đã dâng hoa cho ĐTC. Cùng chào đón ĐTC có ĐHY TGM Lima, ĐGM Callao, ĐGM chủ tịch HĐGM Perù, các giới chức chính trị dân sự, vài Giám Mục và một nhóm giáo dân và dàn nhạc “Hoà tấu cho Perù”. Đại bác đã bắn 21 phát chào vị quốc khách. ĐTC và tổng thống đã duyệt qua hàng chào danh dự. Tiếp đến ban nhạc đã cử hành quốc thiều Vaticăng và quốc thiều Perù, rồi tới phần giới thiệu phái đoàn hai bên. Tổng thống và phu nhân đã tháp tùng ĐTC tới xe, trong khi các nhóm dân ca vũ cử hành các bài ca và vũ điệu truyền thống.
ĐTC đã đi xe về Toà Sứ Thần Toà Thánh cách đó 13 cây số để dùng bữa tối và nghỉ đêm. Dọc đường đã có rất đông tín hữu chào mừng ĐTC.
Thứ sáu hôm qua ĐTC đã bắt đầu chương trình viếng thăm với thánh lễ riêng cử hành lúc 7 giờ sáng trong nhà nguyện Toà Sứ Thần. Sau đó ngài đi ra phi trường “Nhóm 8 Lima” đáp máy bay đi Puerto Maldonado cách đó 850 cây số. ĐTC và đoàn tuỳ tùng đã dùng điểm tâm trên máy bay.
Sau 1 giờ 45 phút bay ĐTC đã tới phi trường Jose Aldamiz của thành phố Puerto Maldonado. Tiếp đón ĐTC tại phi trường có ĐC David Martinez de Aguirre Guinea, dòng Đa Minh, Giám quản tông toà Puerto Maldonado, thống đốc và thị trưởng thành phố vài trăm tín hữu và một ca đoàn 150 thiếu nhi.
** Puerto Maldonado là một thành phố nhỏ có gần 75.000 dân cư thuộc vùng Tambopata, và tọa lạc ở điềm giao thoa giữa hai con sông Madre de Dios và Tambopata. Thành phố này tiêu biểu cho sự khác biệt sinh thái, và là điểm khởi hành tốt cho việc khám phá và viếng thăm các tài nguyên thiên nhiên phong phú không thể tưởng tượng được của vùng Amazzonia. Người thám hiểm đầu tiên đi tìm vàng và khám phá ra các vùng đất này hồi năm 1567 là ông Juan Alvarez Maldonado. Sau khi đã mất hơn 200 người của đoàn thám hiểm vì bệnh tật và các cuộc tấn công của các thổ dân ông đã phải rời bỏ vùng này. Phải đợi cho tới giữa thế kỷ XIX mới có một người Tây Ban Nha thứ hai tới thám hiểm vùng này và vẽ bản đồ đầu tiên: đó là đại tá Faustino Maldonado. Với việc phát triển cao su năm 1902, và việc xây một con đường nối liền Thái Bình Dương với nguồn sông Tambopata thành phố phát triển nhanh chóng, cũng nhờ các sinh hoạt khai thác quặng mỏ và phá rừng lấy gỗ, vẫn tiếp tục cho tới nay, nhưng chính quyền cũng đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế các hoạt động này để bảo vệ môi sinh. Ngày nay nghành du lịch và sinh hoạt trồng và sản xuất hạt dẻ trở thành hai nguồn lợi kinh tế quan trọng của dân chúng toàn vùng. Khí hậu nhiệt đới ẩm và mưa nhiều với nhiệt độ trung bình rất dễ chịu là 20 độ C trong mùa khô từ tháng 5 tới tháng 10, nhưng trong mùa lạnh có thể xuống tới 9 độ C và vọt lên 36-39 độ trong mùa mưa giữa các tháng 12 và tháng 4.
Toà Giám Quản Puerto Maldonado được thành lập ngày mùng 10 tháng 3 năm 1949 rộng 150.000 cây số vuông, có
hơn 334 ngàn dân cư, đa số theo Công Giáo. Giáo đoàn địa phương có 21 giáo xứ, 4 nhà thờ, 40 linh mục triều, 3 đại chủng sinh, 18 nữ tu, 21 tu huynh và 33 thành viên các dòng nữ. Giáo hội điều khiển 65 cơ sở giáo dục và 11 trung tâm bác ái xã hội.
Từ phi trường ĐTC đã đi xe về trung tâm thể thao Coliseo Mẹ Thiên Chúa cách đó hơn 4 cây số để gặp gỡ các dân tộc vùng Amazzonia. Trung tâm thể thao này ba tầng có 5.000 chỗ đã đuợc xây năm 2010 và khánh thành năm 2013. ĐTC đã đi một vòng để chào 4.000 tín hữu thuộc nhiều bộ tộc thổ dân quy tụ về đây.
Chương trình gặp gỡ mở đầu với vũ điệu chào đón của các trưởng lão Arambut. Tiếp đến là lời chào mừng của ĐC David Martinez de Aguirre Guinea, giám quản Puerto Maldonado, rồi chứng từ của một cặp vợ chồng đại diện các dân tộc vùng Amazzonia. Sau đó là lễ nghi trao bản dịch Thông điệp Laudato si trong các ngôn ngữ địa phương, trong khi ca đoàn trình tấu một bài ca Machirenga.
** Ngỏ lời với mọi người ĐTC đã mạnh mẽ tố cáo các đường lối phát triển khai thác chỉ nhắm các lợi nhuận gây thiệt hại cho các thổ dân và nền văn hoá của họ. Ngài đề cao các giá trị văn hoá phong phú và tinh thần cao quý của các thổ dân và khích lệ họ cộng tác với Giáo Hội trợ giúp các giám mục và các thừa sai nam nữ trong việc đối thoại với tất cả mọi người, và nhào nắn một Giáo Hội với gương mặt Amazzonia, một Giáo Hội với gương mặt thổ dân, duy trì căn tính và bênh vực các quyền lợi của thổ dân.
ĐTC cám ơn các lời chào mừng của ĐC David Martinez de Aguirre Guinea, và chứng từ của ông Hector, hai bà Yescica và Maria Luzmila. Qua họ ngài cám ơn và chào thăm tất cả mọi người dân toàn vùng Amazzonia. Họ đến từ nhiều dân tộc của vùng này: Harakhut, Esse-ejas, Matsiguenkas, Yines, Shipibos, Ashaninkas, Yaneshas, Kahintes, Nahuas, Yaminahuas, Juni Kuin, Madija, Manchineris, Kukamas, Kandozi, Quichuas, Huitotos, Shawis, Achuar, Boras, Awajun, Wampis. Cũng có các dân tộc đến từ vùng núi Andine sinh sống và trở thành dân Amazzoni. ĐTC nói Sự hiện diện của anh chị em giúp tôi trông thấy gần, nơi gương mặt của anh chị em, phản ánh của vùng đất này. Một gương mặt đa diện, một khác biệt vô tận, và một sự phong phú sinh thái, văn hoá và tinh thần. Những người không ở trong vùng này cần tới sự khôn ngoan, các hiểu biết của anh chị em có thể vào sống tại đây mà không tàn phá kho tàng của vùng này. Tôi nghe vang lên các lời Thiên Chúa nói với sông Môshê: “Hãy cởi dép ra, vì đất trên đó ngươi đang đứng là thánh địa” (Xh 3,5)
Xin anh chị em cho phép tôi lập lại một lần nữa “Lạy Chúa, chúc tụng Chúa vì công trình kỳ điệu của các dân tộc Amazzoni và toàn sinh thái khác biệt mà các vùng đất này chứa đựng!.
Bài ca chúc tụng này bị bẻ gẫy, khi chúng ta lắng nghe và trông thấy các vết thương sâu đậm mà vùng Amazzonia và các dân tộc của nó đang mang trong mình. Tôi đã muốn đến để viếng thăm và lắng nghe anh chị em, để ở trong con tim của Giáo Hội, hiệp nhất với các thách đố của anh chị em, và tái khẳng định việc lựa chọn xác tín bênh vực sự sống, bảo vệ đất đai và các nền văn hoá.
Có lẽ chưa bao giờ các dân tộc vùng Amazzonia bị đe dọa như hiện nay trong chính vùng đất sống của mình. Amazzonia là vùng đất bị tranh luận trên nhiều phiá: một đàng là tân chủ trương khai thác và áp lực mạnh của các lợi nhuận kinh tế lớn hướng dẫn các tham lam của chúng đối với dầu hoả, hơi đốt, vàng, các trồng tiả chuyên nhất của kỹ nghệ nông nghiệp; đàng khác là sự đe dọa chống lại đất đai của anh chị em, cũng đến từ vài đường lối chính trị thăng tiến “việc duy trì” thiên nhiên, mà không chú ý tới con người, và cụ thể là không chú ý tới các anh chị em Amazzoni sống trong đó. Chúng ta biết là có những lúc nhân danh việc duy trì rừng già người ta chiếm hữu các vùng rùng đất rộng và thương lượng chúng bằng cách tạo ra các tình trạng áp lực đối với các dân tộc sống trong đó nhưng lại không thể hưởng đất đai và các tài nguyên của nó. Vấn đề này bóp nghẹt các dân tộc của anh chị em, vì tạo ra các cuộc di cư của các thế hệ mới trước việc thiếu các cơ may tại địa phương. Chúng ta phải bẻ gẫy mô thức lịch sử này coi vùng Amazzonia như là một quán bán thực phẩm vô tận của các quốc gia, mà không chú ý tới các người dân của nó.
** Cần phải cố gắng tạo ra các không gian cho các cơ cấu biết tôn trọng, biết thừa nhận và đối thoại với các dân tộc bản địa, bằng cách tiếp nhận và cứu vãn nền văn hoá, tiếng nói, các truyền thống, các quyền lợi và giá trị tinh thần của họ. Một cuộc đối thoại liên văn hoá, trong đó anh chị em là các tác nhân chính đối thoại, nhất là trong lúc có các dự án lớn liên quan tới các không gian sống. Việc thừa nhận và đối thoại sẽ là con đường tốt nhất để biến đổi các tương quan cũ đã bị ghi dấu bởi sự loại trừ và kỳ thị.
Đàng khác cũng phải thừa nhận các sáng kiến hy vọng nảy sinh từ các thực tại địa phương và các tổ chức của anh chị em tìm cách khiến cho các dân tộc bản địa và các cộng đoàn trở thành những người giữ gìn rừng già và các tài nguyên phát xuất từ đó sinh lợi cho gia đình của anh chị em, cải thiện các điều kiện sống, sức khoẻ và nền giáo dục trong các cộng đoàn của anh chị em. Hành động tốt này phù hợp với các thực hành sống tốt trong sự khôn ngoan của các dân tộc anh chị em. Và nếu có ai coi anh chị em như là một chướng ngại hay một cản trở, thì với cuộc sống của mình anh chị em là một tiếng kêu hướng tới lương tâm của một kiểu sống không có khả năng đo lường các giá mắc mỏ của nó. Anh chị em là ký ức sống động nhắc nhớ sứ mệnh mà Thiên Chúa dã tín thác cho tất cả chúng ta: đó là săn sóc căn nhà chung.
Tiếp tục bài nói chuyện ĐTC khẳng định: việc bảo vệ trái đất không có mục đích nào khác hơn là bảo vệ sự sống. Chúng ta biết có người trong anh chị em đã đau khổ vì dầu hoả chảy ra ngoài, đe dọa nghiêm trọng cuộc sống gia đình anh chị em và gây ô nhiễm môi sinh.
Song song cũng có một sự tàn phá sự sống khác nữa gây ô nhiễm môi sinh đó là việc khai thác bất hợp pháp: tôi muốn nói tới việc buôn người: công nhân làm việc như nô lệ và việc lạm dụng tính dục. Bạo lực chống lại các người trẻ và phụ nữ là một tiếng kêu thấu tới trời. Tình trạng của những người trở thành đối tượng của các hình thức buôn người đã luôn luôn khiến tôi đau đớn. Tôi muốn người ta lắng nghe tiếng kêu của Thiên Chúa hỏi tất cả chúng ta: “Em con đâu?” (St 4,9) Người anh em nô lệ cuả con đâu… Chúng ta đừng giả bộ như không có gì. Có rất nhiều đồng lõa. Câu hỏi này là cho tất cả mọi người.
Làm sao không nhớ tới thánh Toribio, khi ngài đau đớn nhận ra trong công đồng Lima thứ ba rằng “không phải chỉ trong các thời đại quá khứ người ta đã gây ra biết bao xúc phạm và bạo lực quá đáng cho các anh chị em nghèo này, mà ngay cả ngày nay nữa nhiều người vẫn tiếp tục làm cùng các điều ấy”. Rất tiếc sau 5 thế kỷ các lời này vẫn còn thời sự. Anh Hector và chị Yesica cũng nhắc cho chúng ta biết đó là tiếng kêu của dân chúng bị bắt buộc phải im lặng không được nói. Lời tiên tri nói trên của những người có đức tin phải tiếp tục hiện diện trong Giáo Hội để bênh vực các người đau khổ.
** Từ sự lo lắng này phát xuất ra việc lựa chọn bênh vực sự sống của những người không đuợc bênh vực. Tôi đang nghĩ tới các dân tộc gọi là “các dân tộc thổ dân tự cô lập”. Chúng ta biết họ là những người dễ bị tổn thương nhất trong những người bị tổn thương. Những gì xảy ra trong quá khứ đã bắt buộc họ bị cô lập bởi chính các chủng tộc của họ và bị gạt bỏ trong những nơi xa xăm nhất của rừng già để có thể sống tự do. Anh chị em hãy tiếp tục bênh vực các anh chị em bị tổn thương này. Sự hiện diện của họ nhắc cho chúng ta biết chúng ta không thể tuỳ tiện sử dụng của chung theo nhip độ tham lam của tiêu thụ. Cần có các hạn chế giúp chúng ta bảo vệ mình khỏi việc tàn phá môi sinh hàng loạt.
Chúng ta không phải là chủ nhân của tạo vật. Cần cấp bách tiếp nhận phần đóng góp nòng cốt của các dân tộc này cho toàn xã hội… Quan niệm của họ về vũ trụ, sự khôn ngoan của họ có thể dậy chúng ta nhiều điều.
Nền văn hoá của các dân tộc chúng ta là một dấu chỉ của sự sống. Ngoài việc là một vùng sinh thái, Amazzonia cũng là một kho tàng văn hoá cần dược duy trì trước các chủ trương thực dân mới. Gia đình là và sẽ luôn luôn là cơ cấu xã hội góp phần nhiều nhất vào việc duy trì sống động các nền văn hoá của chúng ta. Trong các thời điểm khủng hoảng của quá khứ, đứng trước các đế quốc mới, gia đình các dân tộc thổ dân đã là cơ cấu tốt nhất bảo vệ sự sống. Chúng ta được mời gọi đặc biệt săn sóc gia đình đừng để cho mình bị bắt bởi các chủ trương thực dân ý thức hệ, mang mặt nạ tiến bộ từ từ phá tán các căn tính văn hoá và thiết lập một tư tưởng đồng nhất, một chiều… yếu kém.
ĐTC cũng khích lệ mọi người biết lắng nghe các người già, vì họ có sự khôn ngoan khiến cho họ tiếp xúc với siêu việt và khám phá ra nòng cốt sự sống. Chúng ta đừng quên rằng một nền văn hoá bị mất đi cũng trầm trọng như việc biến mất của một loài vật hay một loài thảo mộc. Điều chị Yesica và anh Hector đã chia sẻ thật quan trọng: “Chúng con muốn con cái của chúng con học hành, nhưng không muốn rằng nhà trường xoá bỏ các truyền thống, tiếng nói của chúng con, chúng con không muốn quên đi sự khôn ngoan của tổ tiên”.
ĐTC đặc biệt xin mọi người dành ưu tiên cho việc giáo dục, vì giáo dục giúp chúng ta bắc các nhịp cầu và làm nảy sinh ra nền văn hoá gặp gỡ. Trường học và giáo dục các dân tộc bản địa phải là một ưu tiên và là một dấn thân của chính quyền, dấn thân toàn diện và hội nhập văn hoá có các tôn trọng toàn vẹn như thiện ích của toàn quốc gia.
ĐTC xin các GM Perù tiếp tục thăng tiến việc giáo dục liên văn hoá và hai thứ tiếng trong các trường học và các cơ cấu giáo dục sư phạm và đại học. ĐTC chúc mừng các sáng kiến của Giáo Hội Perù đối với việc thăng tiến các dân tộc bản địa: qua các trường học, nhà nội trú cho sinh viên học sinh, các trung tâm nghiên cứu và thăng tiến như Trung tâm văn hoá Jose Pio Aza, và nhiều trung tâm khác. ĐTC cũng chúc mừng các bạn trẻ thổ dân cố gắng soạn thảo một nền nhân chủng học mới và đọc lại lịch sử các dân tộc của họ từ các quan điểm mới. Ngài cũng khích lệ mọi sinh hoạt nghệ thuật hội họa, văn chương, thủ công nghệ, âm nhạc diễn tả sư phong phú và vẻ đẹp văn hoá của họ.
Sau cùng ĐTC nhắc tới phần đóng góp và các hy sinh của biết bao nhiêu các thừa sai nam nữ dấn thân bênh vực quyền lợi của các thổ dân và thăng tiến cuộc sống của họ. Ngài nhắn nhủ mọi người đừng ngã quỵ trước các âm mưu nhổ mất gốc rễ đức tin Công Giáo của họ. Mọi nền văn hoá đều làm giầu cho Giáo Hội. Vì thế ĐTC kêu gọi các thổ dân trợ giúp các GM và các thừa sai trong việc nhào nắn một Giáo Hội có gương mặt Amazzoni.
Trước thềm Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon vào năm 2019, Đức Thánh Cha kêu gọi “Giáo hội đừng đứng ngoài lề các vấn nạn của người bản địa!”
Thanh Quảng sdb
18:53 19/01/2018
Trước thềm Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon vào năm 2019, Đức Thánh Cha kêu gọi “Giáo hội đừng đứng ngoài lề các vấn nạn của người bản địa!”
Trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với khoảng 4.000 người bản địa sinh sống ở Amazon nước Peru rằng Ngài đồng hành với họ trước mọi thách đố và Ngài cũng tái khẳng định với "hết tâm lòng bảo vệ sự sống, bảo vệ trái đất và bảo vệ nền văn hoá".
Trong chuyến thăm viếng thứ 22 của Ngài đến các nước Nam Châu Mỹ tại Chi-lê và Pê-ru, ĐTC nhấn mạnh trong bài diễn văn của Ngài trước những người dân bản địa vùng Amazon trong "Khu vực Coliseo Madre de Dios" ở Peru ngày 19/1/2018 rằng:
Tôi xin gửi lời chào của tôi tới tất cả các cư dân vùng Amazon và Đức Giáo Hoàng gợi nhớ lại ngày phát hành Thông điệp về Môi sinh (Laudato Si), Ngài có đề cập tới việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và bày tỏ lòng biết ơn đối với những gì các sắc dân bản địa đã và đang thể hiện để bảo vệ hành tinh chúng ta đang sống.
ĐTC tiếp: "Xin cho phép tôi nói lại một lần nữa, Hãy chúc tụng ngợi khen Chúa, về những điều kỳ diệu các bạn sinh sống ở Amazon đã và đang thể hiện nhằm bảo vệ sinh thái nơi phần đất các bạn đang ôm ấp giữ gìn!"
Đức Thánh Cha cảm thông với các sắc dân sinh sống trong vùng Amazon trước thảm trạng có thể chưa bao giờ họ phải đối diện trước các mối đe doạ như hiện nay. Đức Thánh Cha đã kêu gọi một cuộc đối thoại giữa các nền văn hoá, trong đó chính quyền sẽ làm việc với các sắc dân bản địa để thừa nhận và khôi phục lại nền văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống, quyền lợi và các lãnh vực tâm linh cho họ qua các cuộc "đối thoại", đặc biệt trước những dự án lớn ảnh hưởng đến đất đai sinh sống của họ.
"Nhìn nhận và đối thoại là cách tốt nhất để thắt chặt các mối liên hệ mà lịch sử đã bị sứt mẻ vì những sự loại trừ và phân biệt đối xử."
Bảo vệ sự sống
ĐTC nói "Việc bảo vệ trái đất không có mục đích nào khác ngoài việc bảo vệ sự sống." Đức Thánh Cha thừa nhận những đau khổ họ phải chịu qua sự sa thải các chất thán khí làm đe dọa cuộc sống và làm ô nhiễm đến môi trường tự nhiên.
"Song song với việc trên, đã tạo ra một sự tàn phá khác liên quan đến sự sống trước sự ô nhiễm môi trường qua các việc khai thác hầm mỏ trái phép; đấy là chưa nói tới vấn nạn buôn người: lạm dụng sức lao động và lạm dụng tình dục.
"Bạo lực với người trẻ và lạm dụng phụ nữ đang gióng lên những tiếng kêu thấu trời cao. "Cha đồng cảm trước những nỗi đau này với rất nhiều nạn nhân của các hình thức buôn người khác nhau. Cha cầu xin Chúa thương nhận lời kêu khấn của họ. Thiên Chúa sẽ hỏi 'Anh chị em của con ở đâu?' (Sáng Thế Ký 4: 9). Anh chị em của con đâu mà để con phải làm nô lệ thế? "
"Chúng ta đừng thoái thác," Đức Thánh Cha mời gọi. "Vấn nạn này phước tạp hơn chúng ta tưởng. Đây là vấn nạn liên quan đến tất cả mọi người! "
Đừng lẩn tránh
Đức Thánh Cha nói, mối quan tâm này cho thấy sự lựa chọn căn bản của chúng ta dành cho những người thấp cổ bé miệng, họ là "Các sắc dân bản địa đang bị cô lập" (PIAV).
"Chúng ta thừa biết rằng họ là những người dễ bị thương tổn nhất. Cách sống nguyên thủy của họ khiến họ bị cô lập ngay từ các nhóm sắc tộc của chính họ; họ đã sống ẩn dật trong những khu rừng xa xăm gần như không thể tiếp cận được của thế giới để sống tự do. Chúng ta hãy tiếp tục bảo vệ những người dễ bị tổn thương này. Sự có mặt của họ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải mọi sản phẩm hàng hoá đều có ý nghĩa đòi hỏi mọi người xử dụng tiêu dùng. Các giới hạn phải được thiết lập hầu có thể bảo vệ môi sinh trước những kế hoạch lớn phá huỷ môi trường sống của chính chúng ta.
Việc nhìn nhận những sắc dân bản địa này nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải là chủ sở hữu tuyệt đối của thiên nhiên. "Chúng ta cần đánh giá cao mọi sự đóng góp thiết yếu mà tất cả cống hiến cho xã hội như là một tổng thể nhưng không làm suy giảm bất cứ một nền văn hoá của các thiểu số đó là một lý tưởng trước việc bảo vệ và phát huy những sinh thái tự nhiên hơn là bảo quản những cổ vật trong các viện bảo tàng."
ĐTC tiếp: Tầm nhìn của các sắc dân bản địa về vũ trụ dạy chúng ta nhiều điều mà chúng ta có thể học hỏi được ngay cả từ văn hóa của họ.
"Văn hoá của các dân tộc là dấu hiệu của sự sống. Amazon không chỉ là một khu bảo tồn đa dạng sinh học mà còn là một khu bảo tồn văn hoá cần phải được bảo tồn khi chúng ta đối diện với những hình thức thực dân mới. Gia đình phải là và luôn luôn là một tổ chức xã hội, hãy đóng góp công sức vào việc gìn giữ nền văn hoá của chúng ta. Trong thời điểm khủng hoảng trong quá khứ, khi đối diện với nhiều hình thức của chủ nghĩa đế quốc, việc bảo vệ các gia đình của các dân tộc bản địa là thành quả tốt nhất cho cuộc sống. "
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi tất cả mọi người hiện diện hãy lắng nghe những vị cao niên vì họ chiếm hữu một kho tàng khôn ngoan, khi họ tiếp cận với thực tại siêu việt giúp họ nhận ra những gì là cần thiết nhất cho cuộc sống.
Giáo dục
ĐTC nói: Việc Giáo dục giúp chúng ta xây dựng các nhịp cầu hầu xây dựng một nền văn hoá gặp gỡ. "Giáo dục và giúp các người dân bản địa học hỏi là một việc tiên quyết và dấn thân của các chính phủ: cam kết hợp tác và hợp tác để nhìn nhận, tôn trọng và hoà nhập những giá trị siêu nhiêu của cha ông như là một kho báu của toàn đất nước".
Đức Giáo Hoàng mời gọi mọi người hãy tiếp tục hành trình này, đặc biệt cho các vùng xa xôi hẻo lánh nhất trong các khu rừng, hãy phát huy sự giáo dục giữa các nền văn hoá, xử dụng song và đa ngôn trong các trường học, trong các cơ sở đào tạo giáo viên, và trong các đại học. Ngài bày tỏ lòng biết ơn của mình trước những sáng kiến mà Giáo hội tại Amazon của đất nước Pê-ru này đang thực hiện nhằm nâng đỡ các sắc dân tộc bản địa.
"Có bao nhiêu nhà truyền giáo, nam cũng như nữ, đã và đang dâng hiến đời mình cho các sắc dân bản địa và bảo vệ nền văn hóa của họ!", Ngài cũng lưu ý cho họ rằng hãy thể hiện mọi việc vì Tin Mừng. "Chính Đức Kitô đã mặc lấy xác phàm trong một nền văn hoá, nền văn hoá Do thái, và từ đó, Ngài trao ban nguồn sống mới cho mọi dân tộc, theo cách mà mỗi người, trong bản sắc sâu xa nhất của mình. Đừng nản lòng trước những nỗ lực làm cho đức tin Công Giáo bám rễ sâu vào bản sắc và nguồn gốc dân tộc của các bạn."
Thượng Hội Đồng Giám mục Amazon vào năm 2019
ĐTC nói: “Mỗi nền văn hoá và mỗi vùng đất tiếp nhận Tin Mừng một cách khác biệt làm cho Giáo Hội phong phú trước những diện mạo mới của Chúa Kitô.
"Giáo hội không xa lạ với những vấn đề và cuộc sống của các bạn, Giáo hội không muốn đứng ngoài cuộc sống của các bạn. Chúng ta cần những người dân bản địa để định hình văn hóa của Giáo hội địa phương tại vùng Amazon này. "Đức Giáo Hoàng khích lệ mọi người hiện diện hãy giúp đỡ các giám mục, các nhà truyền qua việc đối thoại, hầu hình thành nên một Giáo hội với diện mạo của vùng Amazon, một Giáo hội bản địa. "
Theo tinh thần này, Đức Giáo Hoàng nói Ngài đã công bố triệu tập một Thượng hội đồng Giám mục cho Khu vực Amazon vào năm 2019. Ngài nói: "Tôi tin tưởng vào sức giai bền và khả năng ứng phó của những người dân bản địa qua những thời điểm khó khăn mà họ đã trải qua. Các bạn đã chứng minh điều này qua những thời điểm quan trọng khác nhau trong lịch sử của đất nước, trước những đóng góp và với tầm nhìn khác biệt về quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên và cách sống đức tin của các bạn. "
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: Ngài sẽ cầu nguyện cho họ cho đất nước Pê-ru, một đất nước được Thiên Chúa chúc phúc và Ngài xin họ hãy cầu nguyện cho ngài.
Trước Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với khoảng 4.000 người bản địa sinh sống ở Amazon nước Peru rằng Ngài đồng hành với họ trước mọi thách đố và Ngài cũng tái khẳng định với "hết tâm lòng bảo vệ sự sống, bảo vệ trái đất và bảo vệ nền văn hoá".
Trong chuyến thăm viếng thứ 22 của Ngài đến các nước Nam Châu Mỹ tại Chi-lê và Pê-ru, ĐTC nhấn mạnh trong bài diễn văn của Ngài trước những người dân bản địa vùng Amazon trong "Khu vực Coliseo Madre de Dios" ở Peru ngày 19/1/2018 rằng:
Tôi xin gửi lời chào của tôi tới tất cả các cư dân vùng Amazon và Đức Giáo Hoàng gợi nhớ lại ngày phát hành Thông điệp về Môi sinh (Laudato Si), Ngài có đề cập tới việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và bày tỏ lòng biết ơn đối với những gì các sắc dân bản địa đã và đang thể hiện để bảo vệ hành tinh chúng ta đang sống.
ĐTC tiếp: "Xin cho phép tôi nói lại một lần nữa, Hãy chúc tụng ngợi khen Chúa, về những điều kỳ diệu các bạn sinh sống ở Amazon đã và đang thể hiện nhằm bảo vệ sinh thái nơi phần đất các bạn đang ôm ấp giữ gìn!"
Đức Thánh Cha cảm thông với các sắc dân sinh sống trong vùng Amazon trước thảm trạng có thể chưa bao giờ họ phải đối diện trước các mối đe doạ như hiện nay. Đức Thánh Cha đã kêu gọi một cuộc đối thoại giữa các nền văn hoá, trong đó chính quyền sẽ làm việc với các sắc dân bản địa để thừa nhận và khôi phục lại nền văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống, quyền lợi và các lãnh vực tâm linh cho họ qua các cuộc "đối thoại", đặc biệt trước những dự án lớn ảnh hưởng đến đất đai sinh sống của họ.
"Nhìn nhận và đối thoại là cách tốt nhất để thắt chặt các mối liên hệ mà lịch sử đã bị sứt mẻ vì những sự loại trừ và phân biệt đối xử."
Bảo vệ sự sống
ĐTC nói "Việc bảo vệ trái đất không có mục đích nào khác ngoài việc bảo vệ sự sống." Đức Thánh Cha thừa nhận những đau khổ họ phải chịu qua sự sa thải các chất thán khí làm đe dọa cuộc sống và làm ô nhiễm đến môi trường tự nhiên.
"Song song với việc trên, đã tạo ra một sự tàn phá khác liên quan đến sự sống trước sự ô nhiễm môi trường qua các việc khai thác hầm mỏ trái phép; đấy là chưa nói tới vấn nạn buôn người: lạm dụng sức lao động và lạm dụng tình dục.
"Bạo lực với người trẻ và lạm dụng phụ nữ đang gióng lên những tiếng kêu thấu trời cao. "Cha đồng cảm trước những nỗi đau này với rất nhiều nạn nhân của các hình thức buôn người khác nhau. Cha cầu xin Chúa thương nhận lời kêu khấn của họ. Thiên Chúa sẽ hỏi 'Anh chị em của con ở đâu?' (Sáng Thế Ký 4: 9). Anh chị em của con đâu mà để con phải làm nô lệ thế? "
"Chúng ta đừng thoái thác," Đức Thánh Cha mời gọi. "Vấn nạn này phước tạp hơn chúng ta tưởng. Đây là vấn nạn liên quan đến tất cả mọi người! "
Đừng lẩn tránh
Đức Thánh Cha nói, mối quan tâm này cho thấy sự lựa chọn căn bản của chúng ta dành cho những người thấp cổ bé miệng, họ là "Các sắc dân bản địa đang bị cô lập" (PIAV).
"Chúng ta thừa biết rằng họ là những người dễ bị thương tổn nhất. Cách sống nguyên thủy của họ khiến họ bị cô lập ngay từ các nhóm sắc tộc của chính họ; họ đã sống ẩn dật trong những khu rừng xa xăm gần như không thể tiếp cận được của thế giới để sống tự do. Chúng ta hãy tiếp tục bảo vệ những người dễ bị tổn thương này. Sự có mặt của họ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải mọi sản phẩm hàng hoá đều có ý nghĩa đòi hỏi mọi người xử dụng tiêu dùng. Các giới hạn phải được thiết lập hầu có thể bảo vệ môi sinh trước những kế hoạch lớn phá huỷ môi trường sống của chính chúng ta.
Việc nhìn nhận những sắc dân bản địa này nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải là chủ sở hữu tuyệt đối của thiên nhiên. "Chúng ta cần đánh giá cao mọi sự đóng góp thiết yếu mà tất cả cống hiến cho xã hội như là một tổng thể nhưng không làm suy giảm bất cứ một nền văn hoá của các thiểu số đó là một lý tưởng trước việc bảo vệ và phát huy những sinh thái tự nhiên hơn là bảo quản những cổ vật trong các viện bảo tàng."
ĐTC tiếp: Tầm nhìn của các sắc dân bản địa về vũ trụ dạy chúng ta nhiều điều mà chúng ta có thể học hỏi được ngay cả từ văn hóa của họ.
"Văn hoá của các dân tộc là dấu hiệu của sự sống. Amazon không chỉ là một khu bảo tồn đa dạng sinh học mà còn là một khu bảo tồn văn hoá cần phải được bảo tồn khi chúng ta đối diện với những hình thức thực dân mới. Gia đình phải là và luôn luôn là một tổ chức xã hội, hãy đóng góp công sức vào việc gìn giữ nền văn hoá của chúng ta. Trong thời điểm khủng hoảng trong quá khứ, khi đối diện với nhiều hình thức của chủ nghĩa đế quốc, việc bảo vệ các gia đình của các dân tộc bản địa là thành quả tốt nhất cho cuộc sống. "
Đức Thánh Cha cũng kêu gọi tất cả mọi người hiện diện hãy lắng nghe những vị cao niên vì họ chiếm hữu một kho tàng khôn ngoan, khi họ tiếp cận với thực tại siêu việt giúp họ nhận ra những gì là cần thiết nhất cho cuộc sống.
Giáo dục
ĐTC nói: Việc Giáo dục giúp chúng ta xây dựng các nhịp cầu hầu xây dựng một nền văn hoá gặp gỡ. "Giáo dục và giúp các người dân bản địa học hỏi là một việc tiên quyết và dấn thân của các chính phủ: cam kết hợp tác và hợp tác để nhìn nhận, tôn trọng và hoà nhập những giá trị siêu nhiêu của cha ông như là một kho báu của toàn đất nước".
Đức Giáo Hoàng mời gọi mọi người hãy tiếp tục hành trình này, đặc biệt cho các vùng xa xôi hẻo lánh nhất trong các khu rừng, hãy phát huy sự giáo dục giữa các nền văn hoá, xử dụng song và đa ngôn trong các trường học, trong các cơ sở đào tạo giáo viên, và trong các đại học. Ngài bày tỏ lòng biết ơn của mình trước những sáng kiến mà Giáo hội tại Amazon của đất nước Pê-ru này đang thực hiện nhằm nâng đỡ các sắc dân tộc bản địa.
"Có bao nhiêu nhà truyền giáo, nam cũng như nữ, đã và đang dâng hiến đời mình cho các sắc dân bản địa và bảo vệ nền văn hóa của họ!", Ngài cũng lưu ý cho họ rằng hãy thể hiện mọi việc vì Tin Mừng. "Chính Đức Kitô đã mặc lấy xác phàm trong một nền văn hoá, nền văn hoá Do thái, và từ đó, Ngài trao ban nguồn sống mới cho mọi dân tộc, theo cách mà mỗi người, trong bản sắc sâu xa nhất của mình. Đừng nản lòng trước những nỗ lực làm cho đức tin Công Giáo bám rễ sâu vào bản sắc và nguồn gốc dân tộc của các bạn."
Thượng Hội Đồng Giám mục Amazon vào năm 2019
ĐTC nói: “Mỗi nền văn hoá và mỗi vùng đất tiếp nhận Tin Mừng một cách khác biệt làm cho Giáo Hội phong phú trước những diện mạo mới của Chúa Kitô.
"Giáo hội không xa lạ với những vấn đề và cuộc sống của các bạn, Giáo hội không muốn đứng ngoài cuộc sống của các bạn. Chúng ta cần những người dân bản địa để định hình văn hóa của Giáo hội địa phương tại vùng Amazon này. "Đức Giáo Hoàng khích lệ mọi người hiện diện hãy giúp đỡ các giám mục, các nhà truyền qua việc đối thoại, hầu hình thành nên một Giáo hội với diện mạo của vùng Amazon, một Giáo hội bản địa. "
Theo tinh thần này, Đức Giáo Hoàng nói Ngài đã công bố triệu tập một Thượng hội đồng Giám mục cho Khu vực Amazon vào năm 2019. Ngài nói: "Tôi tin tưởng vào sức giai bền và khả năng ứng phó của những người dân bản địa qua những thời điểm khó khăn mà họ đã trải qua. Các bạn đã chứng minh điều này qua những thời điểm quan trọng khác nhau trong lịch sử của đất nước, trước những đóng góp và với tầm nhìn khác biệt về quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên và cách sống đức tin của các bạn. "
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận: Ngài sẽ cầu nguyện cho họ cho đất nước Pê-ru, một đất nước được Thiên Chúa chúc phúc và Ngài xin họ hãy cầu nguyện cho ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu: Đất nước này có Mẹ!
Thanh Quảng sdb
20:23 19/01/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu: Đất nước này có Mẹ!
Trong cuộc gặp gỡ các cộng đồng bản địa vùng Amazon - và các vùng lân cận - Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu: "Vùng đất này có một bà Mẹ" - Đức Trinh Nữ Maria - và vì thế tất cả chúng ta dù là nam hay nữ và mọi cộng đoàn, chúng ta tất cả là một gia đình. ĐTC nhấn mạnh những sắc dân bản địa của vùng đất này "hầu như bị lãng quên, bị thương tổn và bị gạt ra khỏi vùng đất họ đang sống!" ĐTC nhấn mạnh "Vùng đất này có tên và có diện mặt và có dân chúng là các bạn."
Trong bài văn bài diễn văn, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đặc biệt về vấn nạn khai thác đất đai và Ngài tố cáo cái nền "văn hoá ném đá dấu tay" một nền văn hóa có thể làm "bất cứ cái gì mang lại lợi ích cho chủ nhân." Ngay cả người dân, ĐTC nói, cũng đang bị đối xử như vậy, bị ném sang một bên và bị bỏ rơi ngay khi họ bị coi là vô bổ! Đặc biệt, ĐTC tố giác nạn buôn người, điều mà ĐTC cho là một hình thức nô lệ: "chế độ làm việc, nô lệ tình dục và chế độ nô lệ vì lợi nhuận". Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến việc bóc lột nữ giới. ĐTC nói "chúng ta có thể nhận ra dưới nhiều cách thế vi phạm phẩm giá và chà đạp lên phẩm giá của nữ giới, đặc biệt những người trẻ."
Đức Thánh Cha cũng lưu ý là có nhiều người di cư đến vùng Amazon để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác vàng. Nhưng ĐTC cảnh báo rằng trào lưu này "có thể bị bao bọc bởi một lớp vỏ giầu sang giả tạo, đòi hỏi nhiều hy sinh." Các vị thần giả mạo đó đã phá tan mọi thứ, "về con người và các thể chế", và "nó đang hủy diệt rừng." ĐTC kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cùng Chúa Kitô hầu Ngài giúp loại trừ các tà thần quỷ quyệt đang làm tha hóa mọi sự nơi đây! ĐTC mời gọi tất cả hãy "kiến tạo tình liên đới và xây dựng cộng đoàn."
Đức Thánh Cha kết luận bằng những lời động viên sau: "Tôi hy vọng vào anh chị em, trong trái tim của tất cả những người tìm kiếm thiện tâm." Và Ngài kêu gọi tất cả hãy yêu quí đất của họ, "yêu thương" và cam kết chăm sóc nó." Đừng có thái độ xử dụng đất này như một vật dụng dùng một lần rồi vứt bỏ!", nhưng hãy trân quý nó như là một kho báu thật sự để hưởng dùng, để trồng trọt và bảo tồn."
Cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi: "Chúng ta hãy tín thác nơi Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của chúng ta, và tự đặt mình dưới sự bảo hộ của Mẹ", trước khi Ngài hướng dẫn mọi người hiện diện đọc kinh Kính Mừng...
Trong cuộc gặp gỡ các cộng đồng bản địa vùng Amazon - và các vùng lân cận - Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu: "Vùng đất này có một bà Mẹ" - Đức Trinh Nữ Maria - và vì thế tất cả chúng ta dù là nam hay nữ và mọi cộng đoàn, chúng ta tất cả là một gia đình. ĐTC nhấn mạnh những sắc dân bản địa của vùng đất này "hầu như bị lãng quên, bị thương tổn và bị gạt ra khỏi vùng đất họ đang sống!" ĐTC nhấn mạnh "Vùng đất này có tên và có diện mặt và có dân chúng là các bạn."
Trong bài văn bài diễn văn, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đặc biệt về vấn nạn khai thác đất đai và Ngài tố cáo cái nền "văn hoá ném đá dấu tay" một nền văn hóa có thể làm "bất cứ cái gì mang lại lợi ích cho chủ nhân." Ngay cả người dân, ĐTC nói, cũng đang bị đối xử như vậy, bị ném sang một bên và bị bỏ rơi ngay khi họ bị coi là vô bổ! Đặc biệt, ĐTC tố giác nạn buôn người, điều mà ĐTC cho là một hình thức nô lệ: "chế độ làm việc, nô lệ tình dục và chế độ nô lệ vì lợi nhuận". Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến việc bóc lột nữ giới. ĐTC nói "chúng ta có thể nhận ra dưới nhiều cách thế vi phạm phẩm giá và chà đạp lên phẩm giá của nữ giới, đặc biệt những người trẻ."
Đức Thánh Cha cũng lưu ý là có nhiều người di cư đến vùng Amazon để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác vàng. Nhưng ĐTC cảnh báo rằng trào lưu này "có thể bị bao bọc bởi một lớp vỏ giầu sang giả tạo, đòi hỏi nhiều hy sinh." Các vị thần giả mạo đó đã phá tan mọi thứ, "về con người và các thể chế", và "nó đang hủy diệt rừng." ĐTC kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cùng Chúa Kitô hầu Ngài giúp loại trừ các tà thần quỷ quyệt đang làm tha hóa mọi sự nơi đây! ĐTC mời gọi tất cả hãy "kiến tạo tình liên đới và xây dựng cộng đoàn."
Đức Thánh Cha kết luận bằng những lời động viên sau: "Tôi hy vọng vào anh chị em, trong trái tim của tất cả những người tìm kiếm thiện tâm." Và Ngài kêu gọi tất cả hãy yêu quí đất của họ, "yêu thương" và cam kết chăm sóc nó." Đừng có thái độ xử dụng đất này như một vật dụng dùng một lần rồi vứt bỏ!", nhưng hãy trân quý nó như là một kho báu thật sự để hưởng dùng, để trồng trọt và bảo tồn."
Cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi: "Chúng ta hãy tín thác nơi Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của chúng ta, và tự đặt mình dưới sự bảo hộ của Mẹ", trước khi Ngài hướng dẫn mọi người hiện diện đọc kinh Kính Mừng...
Đức Phanxicô bênh vực người bản địa tại Peru
Vũ Văn An
21:13 19/01/2018
Theo tin Zenit ngày 19 tháng 1, 2018, đi trước Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2019 về Vùng Amazon, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với khoảng 4,000 người bản địa ở khu vực Amazon của Peru, rằng ngài muốn ở với họ để chia sẻ các thách đố của họ và cùng với họ, tái khẳng định "một quyết tâm bảo vệ sự sống, bảo vệ trái đất và bảo vệ các nền văn hoá."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh điều trên trong bài diễn văn của ngài với người dân bản địa vùng Amazon tại "Coliseo Regional Madre de Dios" ở Peru hôm nay, 19 tháng 1 năm 2018, trong chuyến tông du ngoại quốc thứ 22 của ngài ở nước ngoài tại các nước Nam Mỹ là Chile và Peru.
Chào thăm các cư dân Amazon, Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ, và đã phân phát thông điệp Laudato Si của ngài về môi trường, về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và bày tỏ lòng biết ơn đối với những gì họ làm để bảo vệ hành tinh.
"Xin cho phép tôi nói lại một lần nữa," Đức Giáo Hoàng nói, "Ngợi khen Chúa, lạy Chúa, vì những kỳ công của Ngài nơi các dân tộc Amazon của Ngài và vì mọi sự đa dạng sinh học mà các vùng đất này bảo bọc!"
Tiếp đó, Đức Giáo Hoàng than phiền rằng các dân tộc Amazon có lẽ chưa bao giờ bị đe doạ trên ngay lãnh thổ của họ đến thế như hiện nay. "Tôi cho rằng điều chủ yếu là phải bắt đầu tạo ra các biểu hiện định chế nhằm tôn trọng, công nhận và đối thoại với người dân bản địa, thừa nhận và khôi phục các nền văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống, quyền lợi và linh đạo bản địa". Đức Giáo Hoàng kêu gọi một cuộc đối thoại giữa các nền văn hoá, trong đó những người đang ở trước mặt ngài sẽ “là những đối tác đối thoại chính,” nhất là khi các dự án lớn ảnh hưởng đến đất đai của họ được đề ra.
"Công nhận và đối thoại sẽ là cách tốt nhất để biến đổi các mối liên hệ mà lịch sử của chúng vốn được đánh dấu bằng sự loại trừ và kỳ thị."
Bảo vệ sự sống
Đức Giáo Hoàng nói: “Việc bảo vệ trái đất không có mục đích nào khác ngoài việc bảo vệ sự sống." Ngài thừa nhận một số đau khổ của họ do việc thải các khí hydrocacbon gây ra, đe dọa sự sống và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên của chúng ta.
"Theo cùng các đường hướng trên, hiện đang có một cuộc tấn công tàn phá khác đối với sự sống có liên hệ đến việc ô nhiễm môi trường, một sự kiện rất được việc khai mỏ trái phép ưa thích. Tôi muốn nói tới nạn buôn người: lao động nô lệ và lạm dụng tình dục.
"Bạo lực chống các thiếu niên và phụ nữ hiện đã thấu tới trời. Tôi luôn buồn khổ trước số phận của những người là nạn nhân của nhiều loại buôn người khác nhau. Tôi mong ước rằng tất cả chúng ta nghe được câu hỏi của Thiên Chúa, 'Em trai của ngươi đâu?' (St 4: 9). Anh hay chị em của các ngươi đang bị làm nô lệ ở đâu?"
Đức Giáo Hoàng khẩn khoản: "Chúng ta đừng nhìn đi chỗ khác. Hiện có sự đồng lõa lớn lao hơn chúng ta tưởng. Vấn đề này liên quan đến mọi người! "
Những người ít được bảo vệ nhất
Cho rằng ngài đặc biệt nghĩ đến những người vốn được nhắc tới như là “Các Người Bản Địa Tự Ý Cô Lập” (PIAV), Đức Giáo Hoàng nói rằng mối quan tâm nói trên khiến chúng ta, trong căn bản, chọn giải pháp bảo vệ sự sống của những người ít khả năng tự vệ nhất.
"Chúng ta biết rằng họ là những người dễ bị thương tổn nhất. Cách sống sơ khai của họ khiến họ bị cô lập ngay cả trong các nhóm sắc tộc của chính họ; họ đi ẩn náu trong những khu rừng gần như không ai có thể tới để được sống một cách tự do. Hãy tiếp tục bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong các anh chị em của chúng ta. Sự có mặt của họ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể sử dụng các hàng hoá vốn nhằm dành cho mọi người do lòng tham lam duy tiêu thụ ra lệnh. Các giới hạn phải được đặt ra để có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi mọi kế hoạch phá huỷ môi trường ồ ạt, một môi trường vốn làm chúng ta là chính chúng ta hiện nay.
Đức Giáo Hoàng nói, việc công nhận những người này nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải là chủ nhân ông tuyệt đối của sáng thế. "Chúng ta cần khẩn trương đánh giá cao sự đóng góp thiết yếu mà họ mang lại cho xã hội như một toàn thể, và không rút gọn các nền văn hoá của họ vào hình ảnh lý tưởng hoá về một trạng thái tự nhiên, huống hồ là một loại bảo tàng viện về lối sống xa xưa."
Vị Giáo Hoàng Dòng Tên nhấn mạnh: viễn kiến vũ trụ của họ và đức khôn ngoan của họ có nhiều điều để dạy dỗ những người trong chúng ta vốn không phải là thành phần trong nền văn hóa của họ.
"Văn hoá của các dân tộc chúng ta là dấu hiệu chỉ sự sống. Amazon không chỉ là một khu bảo tồn đa sinh học mà còn là một khu bảo tồn văn hoá cần phải được duy trì khi đối mặt với những hình thức thực dân mới. Gia đình là và luôn luôn vốn là một định chế xã hội góp phần nhiều nhất vào việc giữ cho nền văn hoá của chúng ta sống động. Trong các thời điểm khủng hoảng của quá khứ, khi đối mặt với nhiều hình thức đế quốc chủ nghĩa, các gia đình của các dân tộc nguyên thủy đã là những người bảo vệ sự sống tốt nhất.”
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi mọi người hiện diện lắng nghe người cao niên; ngài lưu ý rằng họ có một sự khôn ngoan giúp họ tiếp xúc được với Đấng siêu việt và giúp họ thấy điều gì là thiết yếu trong đời sống.
Giáo dục
Đức Giáo Hoàng nói rằng việc giáo dục giúp chúng ta xây dựng các cây cầu và tạo ra nền văn hoá gặp gỡ. "Đối với các dân tộc bản địa, đi học và giáo dục phải là một ưu tiên và cam kết của nhà nước: một cam kết toàn bộ và có bản vị văn hóa biết thừa nhận, tôn trọng và hoà nhập đức khôn ngoan của tổ tiên như là một kho báu thuộc về cả quốc gia."
Tiếp theo đó, Đức Giáo Hoàng yêu cầu các anh em giám mục của ngài tiếp tục, như họ đang làm ở những nơi xa xôi nhất trong rừng, khuyến khích việc giáo dục liên văn hoá và song ngữ trong các trường học, trong các định chế đào tạo giáo viên, và trong các đại học. Ngài bày tỏ sự đánh giá cao của ngài đối với các sáng kiến mà Giáo hội Amazon ở Peru từng giúp thi hành nhằm ủng hộ các dân tộc bản địa.
Ngài nói "biết bao nhiêu nhà truyền giáo, nam cũng như nữ, đã hiến đời mình cho các dân tộc của anh chị em và bảo vệ nền văn hóa của anh chị em!", và nhấn mạnh rằng họ đã làm như thế vì Tin Mừng. "Chính Chúa Kitô đã nhận lấy xác thịt từ một nền văn hoá, nền văn hoá Do Thái, và từ xác thịt này, Người đã tự ban Người cho ta làm nguồn canh tân cho mọi dân tộc, theo cách mà mỗi người, trong bản sắc sâu xa nhất của mình, cảm thấy mình được khẳng định nơi Người. Đừng nhường bước cho các mưu toan bứng gốc đức tin Công Giáo khỏi các dân tộc của anh chị em."
Thượng Hội Đồng năm 2019 về Amazon
Đức Giáo Hoàng nói rằng mỗi nền văn hoá và mỗi thế giới quan từng tiếp nhận Tin Mừng đều làm phong phú cho Giáo Hội bằng cách biểu lộ một khía cạnh mới mẻ của gương mặt Chúa Kitô.
"Giáo hội không xa lạ với những vấn đề và cuộc sống của anh chị em, Giáo Hội không muốn xa cách lối sống và cách tổ chức của anh chị em. Chúng ta cần các dân tộc bản địa để lên khuôn cho nền văn hóa của các giáo hội địa phương ở Amazon." Đức Giáo Hoàng khuyến khích những người hiện diện giúp các vị giám mục của họ, và các nhà truyền giáo nam nữ của họ, nên một với các ngài, và bằng cách này,"nhờ cuộc đối thoại với mọi người, anh chị em hãy lên khuôn một Giáo hội có khuôn mặt Amazon, một Giáo hội có khuôn mặt bản địa." Trong tinh thần này, Đức Giáo Hoàng nói ngài đã triệu tập một Thượng hội đồng cho Amazon vào năm 2019.
"Tôi tin tưởng vào khả năng linh động của các dân tộc anh chị em và khả năng ứng phó của anh chị em trước các thời điểm khó khăn mà anh chị em đang phải sống. Anh chị em đã cho thấy điều này trong những khoảnh khắc quan yếu khác nhau của lịch sử mình, với những đóng góp của anh chị em và viễn kiến dị biệt hóa về các mối liên hệ giữa con người, với môi trường tự nhiên và cách sống đức tin của anh chị em."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận, bằng cách nói rằng ngài sẽ cầu nguyện cho họ, cho lãnh thổ vốn được Thiên Chúa chúc phúc này, và nhắc họ cầu nguyện cho ngài.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh điều trên trong bài diễn văn của ngài với người dân bản địa vùng Amazon tại "Coliseo Regional Madre de Dios" ở Peru hôm nay, 19 tháng 1 năm 2018, trong chuyến tông du ngoại quốc thứ 22 của ngài ở nước ngoài tại các nước Nam Mỹ là Chile và Peru.
Chào thăm các cư dân Amazon, Đức Giáo Hoàng nhắc nhớ, và đã phân phát thông điệp Laudato Si của ngài về môi trường, về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta và bày tỏ lòng biết ơn đối với những gì họ làm để bảo vệ hành tinh.
"Xin cho phép tôi nói lại một lần nữa," Đức Giáo Hoàng nói, "Ngợi khen Chúa, lạy Chúa, vì những kỳ công của Ngài nơi các dân tộc Amazon của Ngài và vì mọi sự đa dạng sinh học mà các vùng đất này bảo bọc!"
Tiếp đó, Đức Giáo Hoàng than phiền rằng các dân tộc Amazon có lẽ chưa bao giờ bị đe doạ trên ngay lãnh thổ của họ đến thế như hiện nay. "Tôi cho rằng điều chủ yếu là phải bắt đầu tạo ra các biểu hiện định chế nhằm tôn trọng, công nhận và đối thoại với người dân bản địa, thừa nhận và khôi phục các nền văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống, quyền lợi và linh đạo bản địa". Đức Giáo Hoàng kêu gọi một cuộc đối thoại giữa các nền văn hoá, trong đó những người đang ở trước mặt ngài sẽ “là những đối tác đối thoại chính,” nhất là khi các dự án lớn ảnh hưởng đến đất đai của họ được đề ra.
"Công nhận và đối thoại sẽ là cách tốt nhất để biến đổi các mối liên hệ mà lịch sử của chúng vốn được đánh dấu bằng sự loại trừ và kỳ thị."
Bảo vệ sự sống
Đức Giáo Hoàng nói: “Việc bảo vệ trái đất không có mục đích nào khác ngoài việc bảo vệ sự sống." Ngài thừa nhận một số đau khổ của họ do việc thải các khí hydrocacbon gây ra, đe dọa sự sống và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên của chúng ta.
"Theo cùng các đường hướng trên, hiện đang có một cuộc tấn công tàn phá khác đối với sự sống có liên hệ đến việc ô nhiễm môi trường, một sự kiện rất được việc khai mỏ trái phép ưa thích. Tôi muốn nói tới nạn buôn người: lao động nô lệ và lạm dụng tình dục.
"Bạo lực chống các thiếu niên và phụ nữ hiện đã thấu tới trời. Tôi luôn buồn khổ trước số phận của những người là nạn nhân của nhiều loại buôn người khác nhau. Tôi mong ước rằng tất cả chúng ta nghe được câu hỏi của Thiên Chúa, 'Em trai của ngươi đâu?' (St 4: 9). Anh hay chị em của các ngươi đang bị làm nô lệ ở đâu?"
Đức Giáo Hoàng khẩn khoản: "Chúng ta đừng nhìn đi chỗ khác. Hiện có sự đồng lõa lớn lao hơn chúng ta tưởng. Vấn đề này liên quan đến mọi người! "
Những người ít được bảo vệ nhất
Cho rằng ngài đặc biệt nghĩ đến những người vốn được nhắc tới như là “Các Người Bản Địa Tự Ý Cô Lập” (PIAV), Đức Giáo Hoàng nói rằng mối quan tâm nói trên khiến chúng ta, trong căn bản, chọn giải pháp bảo vệ sự sống của những người ít khả năng tự vệ nhất.
"Chúng ta biết rằng họ là những người dễ bị thương tổn nhất. Cách sống sơ khai của họ khiến họ bị cô lập ngay cả trong các nhóm sắc tộc của chính họ; họ đi ẩn náu trong những khu rừng gần như không ai có thể tới để được sống một cách tự do. Hãy tiếp tục bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong các anh chị em của chúng ta. Sự có mặt của họ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không thể sử dụng các hàng hoá vốn nhằm dành cho mọi người do lòng tham lam duy tiêu thụ ra lệnh. Các giới hạn phải được đặt ra để có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi mọi kế hoạch phá huỷ môi trường ồ ạt, một môi trường vốn làm chúng ta là chính chúng ta hiện nay.
Đức Giáo Hoàng nói, việc công nhận những người này nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải là chủ nhân ông tuyệt đối của sáng thế. "Chúng ta cần khẩn trương đánh giá cao sự đóng góp thiết yếu mà họ mang lại cho xã hội như một toàn thể, và không rút gọn các nền văn hoá của họ vào hình ảnh lý tưởng hoá về một trạng thái tự nhiên, huống hồ là một loại bảo tàng viện về lối sống xa xưa."
Vị Giáo Hoàng Dòng Tên nhấn mạnh: viễn kiến vũ trụ của họ và đức khôn ngoan của họ có nhiều điều để dạy dỗ những người trong chúng ta vốn không phải là thành phần trong nền văn hóa của họ.
"Văn hoá của các dân tộc chúng ta là dấu hiệu chỉ sự sống. Amazon không chỉ là một khu bảo tồn đa sinh học mà còn là một khu bảo tồn văn hoá cần phải được duy trì khi đối mặt với những hình thức thực dân mới. Gia đình là và luôn luôn vốn là một định chế xã hội góp phần nhiều nhất vào việc giữ cho nền văn hoá của chúng ta sống động. Trong các thời điểm khủng hoảng của quá khứ, khi đối mặt với nhiều hình thức đế quốc chủ nghĩa, các gia đình của các dân tộc nguyên thủy đã là những người bảo vệ sự sống tốt nhất.”
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi mọi người hiện diện lắng nghe người cao niên; ngài lưu ý rằng họ có một sự khôn ngoan giúp họ tiếp xúc được với Đấng siêu việt và giúp họ thấy điều gì là thiết yếu trong đời sống.
Giáo dục
Đức Giáo Hoàng nói rằng việc giáo dục giúp chúng ta xây dựng các cây cầu và tạo ra nền văn hoá gặp gỡ. "Đối với các dân tộc bản địa, đi học và giáo dục phải là một ưu tiên và cam kết của nhà nước: một cam kết toàn bộ và có bản vị văn hóa biết thừa nhận, tôn trọng và hoà nhập đức khôn ngoan của tổ tiên như là một kho báu thuộc về cả quốc gia."
Tiếp theo đó, Đức Giáo Hoàng yêu cầu các anh em giám mục của ngài tiếp tục, như họ đang làm ở những nơi xa xôi nhất trong rừng, khuyến khích việc giáo dục liên văn hoá và song ngữ trong các trường học, trong các định chế đào tạo giáo viên, và trong các đại học. Ngài bày tỏ sự đánh giá cao của ngài đối với các sáng kiến mà Giáo hội Amazon ở Peru từng giúp thi hành nhằm ủng hộ các dân tộc bản địa.
Ngài nói "biết bao nhiêu nhà truyền giáo, nam cũng như nữ, đã hiến đời mình cho các dân tộc của anh chị em và bảo vệ nền văn hóa của anh chị em!", và nhấn mạnh rằng họ đã làm như thế vì Tin Mừng. "Chính Chúa Kitô đã nhận lấy xác thịt từ một nền văn hoá, nền văn hoá Do Thái, và từ xác thịt này, Người đã tự ban Người cho ta làm nguồn canh tân cho mọi dân tộc, theo cách mà mỗi người, trong bản sắc sâu xa nhất của mình, cảm thấy mình được khẳng định nơi Người. Đừng nhường bước cho các mưu toan bứng gốc đức tin Công Giáo khỏi các dân tộc của anh chị em."
Thượng Hội Đồng năm 2019 về Amazon
Đức Giáo Hoàng nói rằng mỗi nền văn hoá và mỗi thế giới quan từng tiếp nhận Tin Mừng đều làm phong phú cho Giáo Hội bằng cách biểu lộ một khía cạnh mới mẻ của gương mặt Chúa Kitô.
"Giáo hội không xa lạ với những vấn đề và cuộc sống của anh chị em, Giáo Hội không muốn xa cách lối sống và cách tổ chức của anh chị em. Chúng ta cần các dân tộc bản địa để lên khuôn cho nền văn hóa của các giáo hội địa phương ở Amazon." Đức Giáo Hoàng khuyến khích những người hiện diện giúp các vị giám mục của họ, và các nhà truyền giáo nam nữ của họ, nên một với các ngài, và bằng cách này,"nhờ cuộc đối thoại với mọi người, anh chị em hãy lên khuôn một Giáo hội có khuôn mặt Amazon, một Giáo hội có khuôn mặt bản địa." Trong tinh thần này, Đức Giáo Hoàng nói ngài đã triệu tập một Thượng hội đồng cho Amazon vào năm 2019.
"Tôi tin tưởng vào khả năng linh động của các dân tộc anh chị em và khả năng ứng phó của anh chị em trước các thời điểm khó khăn mà anh chị em đang phải sống. Anh chị em đã cho thấy điều này trong những khoảnh khắc quan yếu khác nhau của lịch sử mình, với những đóng góp của anh chị em và viễn kiến dị biệt hóa về các mối liên hệ giữa con người, với môi trường tự nhiên và cách sống đức tin của anh chị em."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận, bằng cách nói rằng ngài sẽ cầu nguyện cho họ, cho lãnh thổ vốn được Thiên Chúa chúc phúc này, và nhắc họ cầu nguyện cho ngài.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Phận Đà Nẵng Phong Chức Phó Tế Trong Dịp Kỷ Niệm 55 Năm Thành Lập
Toma Trương Văn Ân
13:50 19/01/2018
Hòa chung niềm hân hoan mừng 55 năm thành lập Giáo phận Đà Nẵng ( 18 / 1 / 1963 – 2018 ), 403 năm Hạt giống Tin Mừng gieo vào đất Việt ( 18 / 1 / 1615 – 2018 ). Cộng Đoàn Giáo phận Đà Nẵng vui mừng đến hiệp dâng Thánh lễ Phong Chức Phó tế cho 3 Thầy, do Đức Cha Giuse – Giám Mục Giáo phận Chủ sự, tại nhà thờ Giáo xứ Hội An, lúc 9 giờ ngày 18 / 1 / 2018.
Xem Hình
Quý Tiến chức:
1. Thầy Giuse NGUYỄN HÙNG, thuộc Giáo xứ An Ngãi, đang giúp xứ Hà Lam.
2. Thầy Giuse PHẠM NGUYÊN HUY, thuộc Giáo xứ Thanh Bình, đang giúp xứ Chính Tòa.
3. Thầy Đa-minh TRẦN NGỌC HUY, thuộc Giáo xứ Hội An, đang giúp xứ Tam Kỳ.
Với chủ đề: Đối Thoại và Loan Báo
Lời Chúa làm ý lực: “ Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em “ ( Ga 20.21 )
Ngay trước Thánh lễ, Đoàn rước gồm: Đại diện cộng đoàn, Quý Tu Sĩ, Quý Cha Đồng tế các Tiến chức và Đức Giám Mục; Đoàn đã dừng lại sân trước cửa tiền đường và Đức Cha đã làm phép Tượng Thánh nữ Tử Đạo Ane Lê Thị Thành ( Thánh nữ đầu tiên của Giáo Hội Việt nam) và Chân Phước Anre Phú Yên ( Vị Tử Đạo đầu tiên tại Việt nam) được đặt hai bên tiền sảnh Thánh đường.
Nghi Thức Phong Chức ngay sau phần Phụng Vụ Lời Chúa.
Cha Trưởng ban Phụng Tự, xướng Danh và mời các Tiến Chức, tiến đến trước Đức Giám Mục ( ĐGM)
Cha Tổng Đại diện giới thiện các Tiến chức với ĐGM và xác nhận với ĐGM các Tiến chức xứng đáng lãnh nhận Chức Thánh, sau khi đã tham khảo ý kiến của Giáo dân và theo ý những người hữu trách biểu quyết. ĐGM qua lời nguyện, đã tuyển chọ các Tiến chức lên Phó Tế.
ĐGM đã huấn dụ cộng đoàn cách riêng là các Tiến Chức về Đức vâng phục, khiết tịnh, phụng tự, lòng mến, Truyền giáo, giảng dạy, yêu thương phục vụ…..
Các Tiến Chức đã tuyên hứa: nhờ Ơn Chúa Thánh Thần để thi hành thừa tác vụ của Hội Thánh, giữ gìn Mầu nhiệm Đức tin trong lương tâm ngay thẳng như Thánh Tông Đồ dạy và rao giảng Đức tin đúng Phúc Âm và Truyền thống của Hội Thánh bằng lời nói và việc làm. Các Tiến Chúa còn tuyên hứa sống bác ái khiêm nhường, trợ giúp hàng Tư tế và hướng dẫn Giáo dân thăng tiến. Hứa giữ độc thân, cống hiến tâm hồn cho Chúa Ki-tô vì Nước Trời để phục vụ Thiên Chúa và con người. Nhờ ơn Chúa giúp, các Tiến Chức hứa chu toàn các giờ kinh phụng vụ để cầu nguyện cho toàn thể thế giới và không ngừng sống theo mẫu gương Chúa Ki-tô.
Các Tiến Chức quỳ chấp đôi tay, đặt trong lòng bàn tay Đức Giám Mục hứa vâng phục, với lòng tin yêu phó thác đời mình trong tay Mẹ Giáo Hội.
Tiếp đó, cộng đoàn đọc Kinh Cầu Các Thánh, qua sự chuyển cầu của các Thánh, xin Chúa lấy lòng nhân từ đổ tràn Ân phúc xuống các Tiến Chức.
ĐGM đã đặt tay trên đầu và trao tác vụ Phó tế cho từng Vị. Đăt tay mang dấu chỉ tuyển chọn và thông ban Thánh Thần, để các Tiến chức thông dự vào những tác vụ Thánh trong Giáo Hội.
ĐGM đã đọc lời nguyện, xin Chúa Thánh Thần thông ban muôn ơn cho các Tiến chức, để các Tiến Chức dồi dào các nhân đức Phúc Âm, chân thành yêu thương, lo cho người nghèo người bệnh, khiêm tốn, sống trong sạch, giữ kỷ luật đời sống thiêng liêng… hy sinh phục vụ.
Sau Lời nguyện phong chức, các Phó tế mặc phẩm phục. Cộng đoàn hân hoan vui mừng vỗ tay, từ đây Giáo Hội có thêm 3 Vị Phó tế. Các Tân Phó tế còn nhận Sách Phúc Âm do ĐGM trao và ĐGM đã trao hôn bình an của Thiên Chúa ở cùng các Tân chức.
Cuối Thánh Lễ, một Tân chức đã Đại diện cám ơn Đức Cha Giuse – Giám mục giáo phận, Đức Cha Giáo phận Lạng Sơn Cao bằng – nguyên Giám mục Giáo phận, Cha Tổng Đại diện, Cha Đại diện Giám mục, Cha Giám đốc và các Cha giáo Đại Chủng Viện Xuân Bích – Huế, cám ơn Quý Cha Quản xứ và phó xứ, cách riêng cám ơn Cha cố An Tôn Nguyễn Trường Thăng mới qua đời. các Tân chức còn cám ơn Quý nam nữ Tu sĩ, Cha Mẹ anh chị em, Ân nhân thân nhân, ban bè …. Tất cả mọi người đã cách này hay cách khác đã giúp đỡ, cầu nguyền nâng đỡ … đễ các Tân chức có được ngày hôm nay.
Ông GB Nguyễn Vinh Thiên – Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ Giáo xứ Hội An đã Đại diện cộng đoàn Hội An vui mừng cảm tạ Thiên Chúa, đã đem đến cho Giáo xứ niềm vui và vinh dự, được chọn làm nơi Thánh lễ Phong Phó Tế, Mừng 55 năm Thánh lập Giáo phận và ĐGM làm phép hai Tượng thánh. Ông cũng chúc mừng các tân Phó tế; Ông cũng không quên cám ơn Ân nhân, thân nhân … đã giúp Giáo xứ về ý lực tài lực, vật lực…nhằm tôn tạo khuôn viên Giáo xứ ngày thêm đẹp ý nghĩa.
Bế mạc Thánh lễ, các Tân Chức đã lưu lại những hình kỷ niệm với Đức Giám Mục, quý Cha, Ân nhân, thân nhân và bạn bè.
Một tiệc mừng thật vui và đầm ấp, tại đình Francisco de Pina ngay bên hông trái nhà thờ. Nhiều tiết mục văn nghệ rất chuyên nghiệp của ca đoàn Thanh Binh, ca đoàn An Ngãi… đặc biệt có sự tham gia của Ca đoàn Buzomi ( các Ca viên là Tín Hữu người Philippin, Họ là những ca sĩ thực thụ đến làm việc và sinh sống tại Hội An. Cha Marcelo Đoàn Minh – Quản xứ Hội An đã thành lập ca đoàn Buzomi này để phục vụ cho Thánh lễ bằng tiếng Anh dành cho Ngoại Kiều tại Hội An)
Trong tiệc mừng này, một bất ngờ thú vị, 3 Nữ Tu ( 2 người Nhật, 1 Việt kiều) dòng Nữ Tỳ Thánh Tâm Truyền Giáo tại Nhật Bản, đã tham dự Thánh Lễ và cùng vui dự tiệc. Các Nữ Tu chia sẻ tâm tình: cách đây hơn 400 năm. tại Hội An này có nhiều Tín hữu Nhật sinh sống và giữ Đạo... .và nay, qua lời dẫn giải của Cha Quản xứ, các Chị ước ao lập Chi nhánh Dòng tại đây.
Toma Trương Văn Ân
Lịch sử:
Ngược dòng lịch sử, khi đoàn các Cha Dòng Tên (1): Cha Diego Cavanho ( Bồ Đào Nha), Cha Francesco Buzomi ( Người Ý), Thầy Antonio Diaz ( Bồ Đào Nha ), Thầy Phao lô và Thầy Giosep Faito Người Nhật, đến Cửa Hàn ( Đà Nẵng ngày nay ) ngày 18 / 1 / 1615. Ban đầu, Các Ngài đến để chăm sóc mục vụ cho các Tín hữu Nhật Bản đang tránh các cuộc bách hại Đạo Công Giáo, của Nhật Hoàng, một số khác qua buôn bán sinh sống tại Tourain ( Đà Nẵng) và Faifo ( Hội An).
Đoàn Truyền Giáo đã xuôi thuyền ngược sông Hàn, qua sông Cổ Cò, đến sông Thu Bồn và đến thương cảng Hội An ( 1). Tại Hội An, cộng đoàn Tín Hữu đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam được hình thành. Cha Francisco Buzomi chính thức thành lập cộng đoàn Hội An và dựng một nhà nguyện nhỏ vào năm 1616 (2). Từ nơi này, các Nhà Truyền Giáo đã đem Ánh sáng Lời Chúa đến khắp nơi trên Đất Việt.
Tham khảo:
(1) Antontruongthang.com /lịch sử/ lược sử giáo xứ hội an- giáo phận đà nẵng
(2) Cha Phê-rô Lê Như Hảo ( 1985)
Toma Trương Văn Ân
Xem Hình
Quý Tiến chức:
1. Thầy Giuse NGUYỄN HÙNG, thuộc Giáo xứ An Ngãi, đang giúp xứ Hà Lam.
2. Thầy Giuse PHẠM NGUYÊN HUY, thuộc Giáo xứ Thanh Bình, đang giúp xứ Chính Tòa.
3. Thầy Đa-minh TRẦN NGỌC HUY, thuộc Giáo xứ Hội An, đang giúp xứ Tam Kỳ.
Với chủ đề: Đối Thoại và Loan Báo
Lời Chúa làm ý lực: “ Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em “ ( Ga 20.21 )
Ngay trước Thánh lễ, Đoàn rước gồm: Đại diện cộng đoàn, Quý Tu Sĩ, Quý Cha Đồng tế các Tiến chức và Đức Giám Mục; Đoàn đã dừng lại sân trước cửa tiền đường và Đức Cha đã làm phép Tượng Thánh nữ Tử Đạo Ane Lê Thị Thành ( Thánh nữ đầu tiên của Giáo Hội Việt nam) và Chân Phước Anre Phú Yên ( Vị Tử Đạo đầu tiên tại Việt nam) được đặt hai bên tiền sảnh Thánh đường.
Nghi Thức Phong Chức ngay sau phần Phụng Vụ Lời Chúa.
Cha Trưởng ban Phụng Tự, xướng Danh và mời các Tiến Chức, tiến đến trước Đức Giám Mục ( ĐGM)
Cha Tổng Đại diện giới thiện các Tiến chức với ĐGM và xác nhận với ĐGM các Tiến chức xứng đáng lãnh nhận Chức Thánh, sau khi đã tham khảo ý kiến của Giáo dân và theo ý những người hữu trách biểu quyết. ĐGM qua lời nguyện, đã tuyển chọ các Tiến chức lên Phó Tế.
ĐGM đã huấn dụ cộng đoàn cách riêng là các Tiến Chức về Đức vâng phục, khiết tịnh, phụng tự, lòng mến, Truyền giáo, giảng dạy, yêu thương phục vụ…..
Các Tiến Chức đã tuyên hứa: nhờ Ơn Chúa Thánh Thần để thi hành thừa tác vụ của Hội Thánh, giữ gìn Mầu nhiệm Đức tin trong lương tâm ngay thẳng như Thánh Tông Đồ dạy và rao giảng Đức tin đúng Phúc Âm và Truyền thống của Hội Thánh bằng lời nói và việc làm. Các Tiến Chúa còn tuyên hứa sống bác ái khiêm nhường, trợ giúp hàng Tư tế và hướng dẫn Giáo dân thăng tiến. Hứa giữ độc thân, cống hiến tâm hồn cho Chúa Ki-tô vì Nước Trời để phục vụ Thiên Chúa và con người. Nhờ ơn Chúa giúp, các Tiến Chức hứa chu toàn các giờ kinh phụng vụ để cầu nguyện cho toàn thể thế giới và không ngừng sống theo mẫu gương Chúa Ki-tô.
Các Tiến Chức quỳ chấp đôi tay, đặt trong lòng bàn tay Đức Giám Mục hứa vâng phục, với lòng tin yêu phó thác đời mình trong tay Mẹ Giáo Hội.
Tiếp đó, cộng đoàn đọc Kinh Cầu Các Thánh, qua sự chuyển cầu của các Thánh, xin Chúa lấy lòng nhân từ đổ tràn Ân phúc xuống các Tiến Chức.
ĐGM đã đặt tay trên đầu và trao tác vụ Phó tế cho từng Vị. Đăt tay mang dấu chỉ tuyển chọn và thông ban Thánh Thần, để các Tiến chức thông dự vào những tác vụ Thánh trong Giáo Hội.
ĐGM đã đọc lời nguyện, xin Chúa Thánh Thần thông ban muôn ơn cho các Tiến chức, để các Tiến Chức dồi dào các nhân đức Phúc Âm, chân thành yêu thương, lo cho người nghèo người bệnh, khiêm tốn, sống trong sạch, giữ kỷ luật đời sống thiêng liêng… hy sinh phục vụ.
Sau Lời nguyện phong chức, các Phó tế mặc phẩm phục. Cộng đoàn hân hoan vui mừng vỗ tay, từ đây Giáo Hội có thêm 3 Vị Phó tế. Các Tân Phó tế còn nhận Sách Phúc Âm do ĐGM trao và ĐGM đã trao hôn bình an của Thiên Chúa ở cùng các Tân chức.
Cuối Thánh Lễ, một Tân chức đã Đại diện cám ơn Đức Cha Giuse – Giám mục giáo phận, Đức Cha Giáo phận Lạng Sơn Cao bằng – nguyên Giám mục Giáo phận, Cha Tổng Đại diện, Cha Đại diện Giám mục, Cha Giám đốc và các Cha giáo Đại Chủng Viện Xuân Bích – Huế, cám ơn Quý Cha Quản xứ và phó xứ, cách riêng cám ơn Cha cố An Tôn Nguyễn Trường Thăng mới qua đời. các Tân chức còn cám ơn Quý nam nữ Tu sĩ, Cha Mẹ anh chị em, Ân nhân thân nhân, ban bè …. Tất cả mọi người đã cách này hay cách khác đã giúp đỡ, cầu nguyền nâng đỡ … đễ các Tân chức có được ngày hôm nay.
Ông GB Nguyễn Vinh Thiên – Trưởng Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ Giáo xứ Hội An đã Đại diện cộng đoàn Hội An vui mừng cảm tạ Thiên Chúa, đã đem đến cho Giáo xứ niềm vui và vinh dự, được chọn làm nơi Thánh lễ Phong Phó Tế, Mừng 55 năm Thánh lập Giáo phận và ĐGM làm phép hai Tượng thánh. Ông cũng chúc mừng các tân Phó tế; Ông cũng không quên cám ơn Ân nhân, thân nhân … đã giúp Giáo xứ về ý lực tài lực, vật lực…nhằm tôn tạo khuôn viên Giáo xứ ngày thêm đẹp ý nghĩa.
Bế mạc Thánh lễ, các Tân Chức đã lưu lại những hình kỷ niệm với Đức Giám Mục, quý Cha, Ân nhân, thân nhân và bạn bè.
Một tiệc mừng thật vui và đầm ấp, tại đình Francisco de Pina ngay bên hông trái nhà thờ. Nhiều tiết mục văn nghệ rất chuyên nghiệp của ca đoàn Thanh Binh, ca đoàn An Ngãi… đặc biệt có sự tham gia của Ca đoàn Buzomi ( các Ca viên là Tín Hữu người Philippin, Họ là những ca sĩ thực thụ đến làm việc và sinh sống tại Hội An. Cha Marcelo Đoàn Minh – Quản xứ Hội An đã thành lập ca đoàn Buzomi này để phục vụ cho Thánh lễ bằng tiếng Anh dành cho Ngoại Kiều tại Hội An)
Trong tiệc mừng này, một bất ngờ thú vị, 3 Nữ Tu ( 2 người Nhật, 1 Việt kiều) dòng Nữ Tỳ Thánh Tâm Truyền Giáo tại Nhật Bản, đã tham dự Thánh Lễ và cùng vui dự tiệc. Các Nữ Tu chia sẻ tâm tình: cách đây hơn 400 năm. tại Hội An này có nhiều Tín hữu Nhật sinh sống và giữ Đạo... .và nay, qua lời dẫn giải của Cha Quản xứ, các Chị ước ao lập Chi nhánh Dòng tại đây.
Toma Trương Văn Ân
Lịch sử:
Ngược dòng lịch sử, khi đoàn các Cha Dòng Tên (1): Cha Diego Cavanho ( Bồ Đào Nha), Cha Francesco Buzomi ( Người Ý), Thầy Antonio Diaz ( Bồ Đào Nha ), Thầy Phao lô và Thầy Giosep Faito Người Nhật, đến Cửa Hàn ( Đà Nẵng ngày nay ) ngày 18 / 1 / 1615. Ban đầu, Các Ngài đến để chăm sóc mục vụ cho các Tín hữu Nhật Bản đang tránh các cuộc bách hại Đạo Công Giáo, của Nhật Hoàng, một số khác qua buôn bán sinh sống tại Tourain ( Đà Nẵng) và Faifo ( Hội An).
Đoàn Truyền Giáo đã xuôi thuyền ngược sông Hàn, qua sông Cổ Cò, đến sông Thu Bồn và đến thương cảng Hội An ( 1). Tại Hội An, cộng đoàn Tín Hữu đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam được hình thành. Cha Francisco Buzomi chính thức thành lập cộng đoàn Hội An và dựng một nhà nguyện nhỏ vào năm 1616 (2). Từ nơi này, các Nhà Truyền Giáo đã đem Ánh sáng Lời Chúa đến khắp nơi trên Đất Việt.
Tham khảo:
(1) Antontruongthang.com /lịch sử/ lược sử giáo xứ hội an- giáo phận đà nẵng
(2) Cha Phê-rô Lê Như Hảo ( 1985)
Toma Trương Văn Ân