Phụng Vụ - Mục Vụ
Vá lưới
Lm Vũđình Tường
00:32 25/01/2009
Dường như người dân chài nào cũng biết đan và vá lưới. Vá lưới trở thành một công việc thường ngày, được làm vào một giờ nhất định. Suốt đêm giăng, đánh bắt; sáng giặt phơi lưới cho khô, sau đó mới vá chỗ rách. Vì thế lưới thường được vá vào buổi chiều, chuẩn bị cho việc thả lưới tối hôm đó. Vá lưới buồn chán nên bạn chài chuyện vãn và loan tin sốt dẻo mới bắt được đầu ngõ, cuối thôn khi bán cá.
Nỗi buồn vá lưới giúp hồi tưởng việc đã qua. Lưới rách không bắt được cá còn tốn công, hao chỉ. Nếu tay lưới vừa mua còn xót hơn. Tay nghề thành thạo đến đâu vẫn không giấu nổi chỗ vá.Tay lưới nhiều nốt vá là tay lưới có nhiều kinh nghiệm lòng biển cả, đáy sông sâu. Nhiều lần chủ vân vê nó trong lòng bàn tay. Chủ vừa vá vừa tiếc cộng thêm chút thương hại cho đời lưới. Mặt khác chủ cũng hãnh diện tay lưới vá lỗ chỗ từng cung cấp cho chủ những mẻ tôm cá tươi rói, nguồn vui của dân chài. Mỗi nốt vá của lưới là một kinh nghiệm trong nghề. Nó nhắc nhớ kỉ niệm đồng thời cho biết thực tế lòng biển. Lưới rách vì lí do thiên nhiên cũng lắm và nhân tạo cũng nhiều. Cành cây, chai lọ, rác lớn nhỏ, dân quanh vùng và dân chài kí thác vào đáy biển, nhờ lòng sông giữ hộ. Đám tôm cá đến tạm trú, thả chài kéo lên gặp miếng tôn chính tay mình liệng xuống. Hôm nay xui quá. Họ đâu ngờ chính tay họ trước đó ít tháng gieo vận xui ngày hôm nay gặt hái.
Sợ nhất và nguy hiểm nhất là khi rường lưới bị đứt. Nó là rường cột bảo vệ, điều khiển tay lưới, khi bị đứt tay lưới coi như bỏ. Tay mơ không đủ khả năng mà phải cần đến thợ chuyên nghiệp. Sửa rường lưới mất nhiều công, tổn nhiều sức, hao vật liệu, chi nhiều tiền lại phải nghỉ làm dài hạn.
Dân chài thường bảo vệ lưới bằng cách năng nhuộm giúp cho lưới bền lâu hơn. Sợi chỉ nhuộm thường săn hơn, ít thấm nước, phơi mau khô, lưới bền và gỡ cá cũng dễ hơn.
Lưới tình
Dân chài nhờ lưới học biết lòng sông chỗ nào sâu, chỗ nào cạn. Họ biết đáy biển chỗ nào đá ngầm, cát mịn thích hợp cho từng loại tôm cá. Tấm lưới cuộc đời đâu khác chi lưới cá vì thế Đức Kitô mời gọi các tông đồ trở thành ‘kẻ chài lưới người ta’. Đường đời có nhiều cạm bẫy như lòng biển. Cạm bẫy cuộc đời một phần do chính mình gây nên, phần khác do xã hội. Do đó ít nhiều làm cho lưới đời chỗ rách, chỗ bị kéo dãn, chỗ dính chùm và ngay cả đứt đoạn. Lưới đời lúc nhỏ hoàn thiện, bị rách nát do hoàn cảnh, tuổi đời, công việc và cá tính. Vì thế lưới đời nào cũng cần vá ít nhiều tuỳ người. Nếu không vá kịp thời rạn nứt mỗi ngày lớn dần, tình phai và cuối cùng cao bay. Điểm khác nhau là khéo vá cầm giữ được mối tình. Vụng may sớm muộn gì tình cũng đi đong.
Coi thường
Khác với lưới cá tình người rạn nứt không bao giờ bắt đầu nơi rường cột. Vô tình, vô tâm và coi thường rạn nứt nhỏ dẫn đến đổ bể trong tình yêu. Trăm rạn nứt nhỏ làm lung lay mối tình. Rường cột trở thành vô dụng khi các sợi chỉ rời rạc, cắt đứt với rường cột. Vì sao? Bởi có quá nhiều chỗ rạn nứt, không còn gắn bó đủ bảo đảm cho rường khỏi bung ra. Khi sự thể đổ bể, tan tác lúc đó mới lo vá sợ quá trễ. Dân chài thường tìm chỗ lưới rách để kịp vá cuối ngày. Lưới tình nếu được kiểm soát cẩn thận như thế rường lưới sẽ không bao giờ bị đứt và cuộc tình đó bảo đảm sẽ là cuộc tình tốt đẹp từ khởi sự cho đến hoàn thành.
Tình Chúa
Chúa Kitô bắt đầu cuộc đời rao giảng bằng cách kêu gọi các người ngồi đan lưới. Trong khi rao giảng Ngài lại nhắc đến vá áo - áo cũ vá vải cũ, áo mới vá vải mới - và cuối cùng trước khi chịu hiến tế trên thập giá lại nhắc đến chiếc áo nguyên vẹn, không có đường chỉ may. Đây không phải là chiếc áo ngoài mà là chiếc áo trong của Chúa. Trong thân thể tan nát vì đòn vọt, xỉ vả, mạo gai, máu khô, nước vàng nhỉ giọt kia chứa đựng tâm hồn nguyên vẹn, trong trắng, tinh tuyền làm của lễ dâng lên Chúa Cha.
Khi nhận lãnh bí Tích Thanh Tẩy chúng ta được trao cho tấm áo trắng tinh tuyền, nguyên vẹn. Hành trình trên đường về nhà Cha ta khi vấp ngã, lúc té nhào bụi gai. Ngày nắng bụi quyện mồ hôi; đêm mưa mò mẫm té xoài trên vũng lầy tội lỗi. Chiếc áo tinh tuyền nguyên thuỷ chỗ thì rách, nơi khác dơ bẩn, cánh tay nhăn nhúm, cổ sờm chỉ, rách tà.
Đừng sợ lưới vá vì lưới lành là lưới treo đầu tường, vắt trên sào, chẳng bao giờ bắt được cá. Lưới vá là lưới hữu dụng. Lưới vá cho biết giá trị riêng của lưới. Cũng thế tâm hồn rách nát được vá lại là một tâm hồn ngay chính, trung thành. Nó không bỏ cuộc, sau mỗi lần vấp té. Nó gắng gượng dậy tiếp tục đi. Rường lưới bị đứt cần thợ chuyên môn giúp sửa lại. Cũng thế tâm hồn mất căn bản đạo Chúa như rường lưới đứt, cần người chuyên môn giúp. Không hiểu điều căn bản trong đạo dựa vào đâu để biết suy luận đúng những điều khác hướng dẫn cuộc đời.
Dân chài năng nhuộm giúp cho lưới bền lâu hơn, chỉ săn hơn, ít thấm nước, phơi mau khô, lưới bền và gỡ cá cũng dễ hơn. Lưới đời cũng cần nhuộm bằng các Bí Tích Thánh giúp thanh tẩy cuộc đời, an bình nội tại và niềm vui nội tâm.
Cuộc tình tan bay vì người ta coi thường, lơ là, không bảo vệ, than thở sau khi đã tan vỡ. Đức tin cũng thế không thể lơ là, thiếu chăm sóc làm như thế khác chi để căn bản đạo lu mờ. Ước chi mỗi người hãy học để tự vá áo đời mình giữ chiếc áo dù mạng, dù vá nhưng tinh tuyền, sạch sẽ, trong sáng dâng lên Chúa Cha.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Nỗi buồn vá lưới giúp hồi tưởng việc đã qua. Lưới rách không bắt được cá còn tốn công, hao chỉ. Nếu tay lưới vừa mua còn xót hơn. Tay nghề thành thạo đến đâu vẫn không giấu nổi chỗ vá.Tay lưới nhiều nốt vá là tay lưới có nhiều kinh nghiệm lòng biển cả, đáy sông sâu. Nhiều lần chủ vân vê nó trong lòng bàn tay. Chủ vừa vá vừa tiếc cộng thêm chút thương hại cho đời lưới. Mặt khác chủ cũng hãnh diện tay lưới vá lỗ chỗ từng cung cấp cho chủ những mẻ tôm cá tươi rói, nguồn vui của dân chài. Mỗi nốt vá của lưới là một kinh nghiệm trong nghề. Nó nhắc nhớ kỉ niệm đồng thời cho biết thực tế lòng biển. Lưới rách vì lí do thiên nhiên cũng lắm và nhân tạo cũng nhiều. Cành cây, chai lọ, rác lớn nhỏ, dân quanh vùng và dân chài kí thác vào đáy biển, nhờ lòng sông giữ hộ. Đám tôm cá đến tạm trú, thả chài kéo lên gặp miếng tôn chính tay mình liệng xuống. Hôm nay xui quá. Họ đâu ngờ chính tay họ trước đó ít tháng gieo vận xui ngày hôm nay gặt hái.
Sợ nhất và nguy hiểm nhất là khi rường lưới bị đứt. Nó là rường cột bảo vệ, điều khiển tay lưới, khi bị đứt tay lưới coi như bỏ. Tay mơ không đủ khả năng mà phải cần đến thợ chuyên nghiệp. Sửa rường lưới mất nhiều công, tổn nhiều sức, hao vật liệu, chi nhiều tiền lại phải nghỉ làm dài hạn.
Dân chài thường bảo vệ lưới bằng cách năng nhuộm giúp cho lưới bền lâu hơn. Sợi chỉ nhuộm thường săn hơn, ít thấm nước, phơi mau khô, lưới bền và gỡ cá cũng dễ hơn.
Lưới tình
Dân chài nhờ lưới học biết lòng sông chỗ nào sâu, chỗ nào cạn. Họ biết đáy biển chỗ nào đá ngầm, cát mịn thích hợp cho từng loại tôm cá. Tấm lưới cuộc đời đâu khác chi lưới cá vì thế Đức Kitô mời gọi các tông đồ trở thành ‘kẻ chài lưới người ta’. Đường đời có nhiều cạm bẫy như lòng biển. Cạm bẫy cuộc đời một phần do chính mình gây nên, phần khác do xã hội. Do đó ít nhiều làm cho lưới đời chỗ rách, chỗ bị kéo dãn, chỗ dính chùm và ngay cả đứt đoạn. Lưới đời lúc nhỏ hoàn thiện, bị rách nát do hoàn cảnh, tuổi đời, công việc và cá tính. Vì thế lưới đời nào cũng cần vá ít nhiều tuỳ người. Nếu không vá kịp thời rạn nứt mỗi ngày lớn dần, tình phai và cuối cùng cao bay. Điểm khác nhau là khéo vá cầm giữ được mối tình. Vụng may sớm muộn gì tình cũng đi đong.
Coi thường
Khác với lưới cá tình người rạn nứt không bao giờ bắt đầu nơi rường cột. Vô tình, vô tâm và coi thường rạn nứt nhỏ dẫn đến đổ bể trong tình yêu. Trăm rạn nứt nhỏ làm lung lay mối tình. Rường cột trở thành vô dụng khi các sợi chỉ rời rạc, cắt đứt với rường cột. Vì sao? Bởi có quá nhiều chỗ rạn nứt, không còn gắn bó đủ bảo đảm cho rường khỏi bung ra. Khi sự thể đổ bể, tan tác lúc đó mới lo vá sợ quá trễ. Dân chài thường tìm chỗ lưới rách để kịp vá cuối ngày. Lưới tình nếu được kiểm soát cẩn thận như thế rường lưới sẽ không bao giờ bị đứt và cuộc tình đó bảo đảm sẽ là cuộc tình tốt đẹp từ khởi sự cho đến hoàn thành.
Tình Chúa
Chúa Kitô bắt đầu cuộc đời rao giảng bằng cách kêu gọi các người ngồi đan lưới. Trong khi rao giảng Ngài lại nhắc đến vá áo - áo cũ vá vải cũ, áo mới vá vải mới - và cuối cùng trước khi chịu hiến tế trên thập giá lại nhắc đến chiếc áo nguyên vẹn, không có đường chỉ may. Đây không phải là chiếc áo ngoài mà là chiếc áo trong của Chúa. Trong thân thể tan nát vì đòn vọt, xỉ vả, mạo gai, máu khô, nước vàng nhỉ giọt kia chứa đựng tâm hồn nguyên vẹn, trong trắng, tinh tuyền làm của lễ dâng lên Chúa Cha.
Khi nhận lãnh bí Tích Thanh Tẩy chúng ta được trao cho tấm áo trắng tinh tuyền, nguyên vẹn. Hành trình trên đường về nhà Cha ta khi vấp ngã, lúc té nhào bụi gai. Ngày nắng bụi quyện mồ hôi; đêm mưa mò mẫm té xoài trên vũng lầy tội lỗi. Chiếc áo tinh tuyền nguyên thuỷ chỗ thì rách, nơi khác dơ bẩn, cánh tay nhăn nhúm, cổ sờm chỉ, rách tà.
Đừng sợ lưới vá vì lưới lành là lưới treo đầu tường, vắt trên sào, chẳng bao giờ bắt được cá. Lưới vá là lưới hữu dụng. Lưới vá cho biết giá trị riêng của lưới. Cũng thế tâm hồn rách nát được vá lại là một tâm hồn ngay chính, trung thành. Nó không bỏ cuộc, sau mỗi lần vấp té. Nó gắng gượng dậy tiếp tục đi. Rường lưới bị đứt cần thợ chuyên môn giúp sửa lại. Cũng thế tâm hồn mất căn bản đạo Chúa như rường lưới đứt, cần người chuyên môn giúp. Không hiểu điều căn bản trong đạo dựa vào đâu để biết suy luận đúng những điều khác hướng dẫn cuộc đời.
Dân chài năng nhuộm giúp cho lưới bền lâu hơn, chỉ săn hơn, ít thấm nước, phơi mau khô, lưới bền và gỡ cá cũng dễ hơn. Lưới đời cũng cần nhuộm bằng các Bí Tích Thánh giúp thanh tẩy cuộc đời, an bình nội tại và niềm vui nội tâm.
Cuộc tình tan bay vì người ta coi thường, lơ là, không bảo vệ, than thở sau khi đã tan vỡ. Đức tin cũng thế không thể lơ là, thiếu chăm sóc làm như thế khác chi để căn bản đạo lu mờ. Ước chi mỗi người hãy học để tự vá áo đời mình giữ chiếc áo dù mạng, dù vá nhưng tinh tuyền, sạch sẽ, trong sáng dâng lên Chúa Cha.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:10 25/01/2009
HƯ TĨNH
Trong chùa tấp nập khách tham quan, khó tránh khỏi lời huyên náo của mọi người, phá hoại sự thinh lặng của nhà chùa.
Các đệ tử vì chuyện ấy mà bực mình không vui, nhưng sư phụ thì vẫn cứ vui vẻ, làm như không thấy sự yên lặng hay huyên náo.
Một hôm, ông ta nói với các đệ tử trong bụng đầy những lo xo kia: “Yên lặng hoàn toàn không phải là im tiếng không nói, mà là nơi này không có tôi.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có một vài nhà thờ trong thành phố không còn có khung cảnh yên tĩnh nữa, bởi vì chung quanh trong khuôn viên nhà thờ, cha sở đã cho người ta thuê mặt bằng để giữ xe hơi, xe hai bánh để cha sở kiếm tiền lời; có những nhà thờ mà bây giờ chỉ có sự hoành tráng tôn nghiêm trong ký ức, vì cha sở đã cho thuê mặt bằng để người ta bán hàng tạp hóa, bán đồ ăn uống làm huyên náo cả những giáo dân đang cần sự yên tĩnh cầu nguyện trong nhà thờ...
Dù cha sở chưa cho người ta kinh doanh trong nhà thờ, nhưng khi cho phép ngưới ta kinh doanh trong khuôn viên nhà thờ, thì chẳng khác chi các ngài xây một hàng rào chặn đứng giáo dân đến nhà thờ chầu Chúa, làm cho họ ngán ngẫm khi bước vào cổng nhà thờ...
Chúa Giê-su đã xua đuổi những người buôn bán trong đền thờ và đã cảnh cáo họ đừng biến nhà Thiên Chúa thành hang trộm cướp, thì dù chỉ cho thuê mặt bằng trong khuôn viên nhà thờ cũng là biến nhà Chúa làm nơi trộm cướp rồi vậy.
Có một vài giáo dân thấy tình trạng khuôn viên của nhà thờ giáo xứ mình biến thành bãi giữ xe, điểm buôn bán kinh doanh thì đã chí lý khi nói rằng: muốn kinh doanh, muốn kiếm thật nhiều tiền để bỏ túi tiêu xài thì đừng đi tu làm linh mục để kiếm tiền thỏa thích mà không bị ai nói.
Thật chí lý thay.
N2T |
Trong chùa tấp nập khách tham quan, khó tránh khỏi lời huyên náo của mọi người, phá hoại sự thinh lặng của nhà chùa.
Các đệ tử vì chuyện ấy mà bực mình không vui, nhưng sư phụ thì vẫn cứ vui vẻ, làm như không thấy sự yên lặng hay huyên náo.
Một hôm, ông ta nói với các đệ tử trong bụng đầy những lo xo kia: “Yên lặng hoàn toàn không phải là im tiếng không nói, mà là nơi này không có tôi.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có một vài nhà thờ trong thành phố không còn có khung cảnh yên tĩnh nữa, bởi vì chung quanh trong khuôn viên nhà thờ, cha sở đã cho người ta thuê mặt bằng để giữ xe hơi, xe hai bánh để cha sở kiếm tiền lời; có những nhà thờ mà bây giờ chỉ có sự hoành tráng tôn nghiêm trong ký ức, vì cha sở đã cho thuê mặt bằng để người ta bán hàng tạp hóa, bán đồ ăn uống làm huyên náo cả những giáo dân đang cần sự yên tĩnh cầu nguyện trong nhà thờ...
Dù cha sở chưa cho người ta kinh doanh trong nhà thờ, nhưng khi cho phép ngưới ta kinh doanh trong khuôn viên nhà thờ, thì chẳng khác chi các ngài xây một hàng rào chặn đứng giáo dân đến nhà thờ chầu Chúa, làm cho họ ngán ngẫm khi bước vào cổng nhà thờ...
Chúa Giê-su đã xua đuổi những người buôn bán trong đền thờ và đã cảnh cáo họ đừng biến nhà Thiên Chúa thành hang trộm cướp, thì dù chỉ cho thuê mặt bằng trong khuôn viên nhà thờ cũng là biến nhà Chúa làm nơi trộm cướp rồi vậy.
Có một vài giáo dân thấy tình trạng khuôn viên của nhà thờ giáo xứ mình biến thành bãi giữ xe, điểm buôn bán kinh doanh thì đã chí lý khi nói rằng: muốn kinh doanh, muốn kiếm thật nhiều tiền để bỏ túi tiêu xài thì đừng đi tu làm linh mục để kiếm tiền thỏa thích mà không bị ai nói.
Thật chí lý thay.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:12 25/01/2009
N2T |
71. Nếu con không chuyên tâm quy hướng về Thiên Chúa, thì bất kỳ con ở đâu, bấy kỳ con đi chỗ nào, thì con vẫn là người đáng thương hại.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:15 25/01/2009
N2T |
15. Xa xôi thì không đủ uy, cái khó nhất là vượt qua bước thứ nhất.
Lời Nguyện giáo dân và dâng của lễ (đêm giao thừa)
Thùy Linh
01:19 25/01/2009
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN KÈM THEO DÂNG CỦA LỄ (cho lễ giao thừa)
Chủ tế: Trước thềm năm mới, chúng con xin dâng lên Chúa của lễ cùng những ước nguyện của chúng con.
1. Bánh chưng
Bánh chưng xanh tượng trưng cho đất
Xin dâng Chúa Trời những vất vả lầm than
Nắng mưa xin Chúa thương ban
Bát cơm thơm dẻo bình an muôn nhà
2. Dưa hấu
Xanh vỏ mà đỏ lòng son
Xin dâng lên Chúa tấc lòng con thơ
Dù cho có lúc hững hờ
Lòng yêu mến Chúa không giờ nhạt phai
3. Mâm ngũ quả
Hoa thơm kết trái ngọt lành
Nên người con phải nhớ tình mẹ cha
Xin ơn trên xuống muôn nhà
Ông bà cha mẹ chan hòa thánh ân
4. Hoa & nến
Chúa là ánh sáng muôn dân
Cho con sống mãi mùa xuân cuộc đời
Hoa xuân nến sáng rạng ngời
Xin cho con sống trọn đời tin yêu
5. Hương
Nén hương trầm con xin dâng Chúa
Gói ghém muôn lời không nói được thành câu
Những khổ đau những u uẩn thâm sâu
Xin dâng tất cả trong nhiệm mầu hương khói
6. Bánh và rượu
Và rượu bánh, lễ vật Tình Yêu Thánh
Xưa Chúa Con trên đồi Sọ hiến dâng
Xin cho con cũng biết sống dấn thân
Làm tấm bánh bẻ ra và chia sớt.
Thuy-Linh
Chủ tế: Trước thềm năm mới, chúng con xin dâng lên Chúa của lễ cùng những ước nguyện của chúng con.
1. Bánh chưng
Bánh chưng xanh tượng trưng cho đất
Xin dâng Chúa Trời những vất vả lầm than
Nắng mưa xin Chúa thương ban
Bát cơm thơm dẻo bình an muôn nhà
2. Dưa hấu
Xanh vỏ mà đỏ lòng son
Xin dâng lên Chúa tấc lòng con thơ
Dù cho có lúc hững hờ
Lòng yêu mến Chúa không giờ nhạt phai
3. Mâm ngũ quả
Hoa thơm kết trái ngọt lành
Nên người con phải nhớ tình mẹ cha
Xin ơn trên xuống muôn nhà
Ông bà cha mẹ chan hòa thánh ân
4. Hoa & nến
Chúa là ánh sáng muôn dân
Cho con sống mãi mùa xuân cuộc đời
Hoa xuân nến sáng rạng ngời
Xin cho con sống trọn đời tin yêu
5. Hương
Nén hương trầm con xin dâng Chúa
Gói ghém muôn lời không nói được thành câu
Những khổ đau những u uẩn thâm sâu
Xin dâng tất cả trong nhiệm mầu hương khói
6. Bánh và rượu
Và rượu bánh, lễ vật Tình Yêu Thánh
Xưa Chúa Con trên đồi Sọ hiến dâng
Xin cho con cũng biết sống dấn thân
Làm tấm bánh bẻ ra và chia sớt.
Thuy-Linh
Những bông hoa của tâm hồn
LM Inhaxiô Trần Ngà
05:39 25/01/2009
Hoa làm cho lòng người vui thích hoan hỉ. Trong những ngày lễ, ngày tết, thế nào cũng phải có một vài chậu hoa, ít nữa là mấy bình hoa tươi. Cả một nghệ thuật cắm hoa được phát triển để làm tăng vẻ đẹp của hoa, để làm âm vang tiếng nói của những bông hoa.
Những festival về hoa đã lôi cuốn được rất nhiều du khách thưởng ngoạn. Nhiều vườn hoa đẹp đã làm ngây ngất nhiều người chiêm quan.
Hoa tô điểm trái đất, hoa làm đẹp phố phường làng mạc, hoa tôn lên sự sang trọng của những ngày lễ hội, hoa làm đẹp mọi ngôi nhà...
Nhiều nghệ nhân sáng tạo những bình sành, sứ, gốm với những mẫu mã phong cách đa dạng để phục vụ cho việc chưng hoa.
Người tình mượn hoa để gửi gắm tình yêu và tâm hồn của mình cho người mình yêu quý.
Thiếu hoa, đời mất đẹp, mất vui, mất ý nghĩa. Thế giới nầy buồn tẻ biết bao nếu thiếu vắng những loài hoa. Chính vì thế mà nghề trồng hoa nuôi sống biết bao người.
Ngày tết, ngày xuân mà thiếu hoa thì nhạt nhẽo vô vị. Thế nên dù với giá nào đi nữa người ta cũng phải mua cho bằng được mấy chậu hoa về chưng tết trong nhà. Có những đại gia sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu đồng để mua cho được một chậu mai xinh đẹp về chưng trong ba ngày tết.
Thế nhưng, dù đẹp bao nhiêu, hoa cũng chỉ là thứ sớm nở tối tàn. Hương của hoa có thơm lừng đi nữa, cũng chỉ toả ra trong một thời gian ngắn.
Vậy thì tìm đâu cho được một thứ hoa vừa đẹp vừa lâu tàn vừa toả ngát hương nhưng không phai nhạt theo thời gian?
Làm gì có thứ hoa đó trên đời!
Có đấy, thưa quý vị.
Tôi đã thấy, đã gặp rất nhiều bông hoa rất đẹp, đẹp tuyệt vời, lại toả hương rất thơm và đặc biệt là vẻ đẹp của những hoa nầy rất bền lâu, hương thơm của những bông hoa nầy quyện mãi trong thời gian và không gian...
Chắc có người không tin và cho rằng tôi nói khoác. Tôi xin thề là tôi nói thật và xin nói thẳng ra rằng đó là những bông hoa của tâm hồn!
Vô vàn vô số những bông hoa tâm hồn quá đẹp, quá xinh và đang toả hương chung quanh chúng ta nhưng nhiều khi vì vô tình chúng ta không để ý.
Xin hãy nhìn xem bông hoa của những lời nói lịch sự. Hãy ngắm bông hoa của lòng vị tha. Hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa hi sinh phục vụ. Hãy thưởng thức hương thơm của hoa nhân ái. Hãy quan sát những bông hoa của những cử chỉ đẹp mà người ta thực hiện hằng ngày đó đây....
Vô vàn vô số những bông hoa của tâm hồn như thế đã tô điểm cuộc sống của chúng ta, làm ấm lòng chúng ta. Biết bao bông hoa của tâm hồn thơm tho như thế vẫn toả hương khắp thôn xóm chúng ta và đem lại hạnh phúc cho mọi nhà.
Bông hoa của trời đất sớm nở tối tàn, nhưng những bông hoa của tâm hồn vẫn thắm tươi qua rất nhiều năm tháng. Hương hoa của thế giới thực vật chỉ toả lan trong phạm vi nhỏ hẹp chỉ trong nay mai, nhưng hương thơm của những bông hoa tâm hồn ngan ngát suốt hàng trăm năm và hơn thế nữa.
Cách đây mười mấy năm, một em học sinh lớp 7 đến gặp tôi và đề nghị tôi giúp em một việc nhỏ. Điều làm tôi bất ngờ là em nầy học ở đâu ra những lời nói rất lịch sự, rất văn hoá không em nào có, khiến tôi rất ngạc nhiên. Tôi cảm phục cậu nhỏ nầy và dù cho đến nay, tôi không còn nhớ được khuôn mặt của em, không còn nhớ được từng câu em nói, nhưng ấn tượng đẹp mà em để lại trong tâm hồn tôi còn mãi đến hôm nay và hương thơm của những lời nói đó còn phảng phất cho tới bây giờ.
Khi có dịp tiếp xúc với anh chị em, tôi gặp thấy nhiều bông hoa rất đẹp, rất cao quý, rất thơm tho của tâm hồn anh chị em. Tôi vô cùng yêu quý, trân trọng, mến chuộng và xúc động trước những bông hoa như thế. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì được sống gần những bông hoa như thế. Tôi ca tụng Chúa đã ban cho anh chị em gầy dựng được những bông hoa như thế trong tâm hồn mình.
Hôm nay, ngày đầu năm, ngày mọi người nô nức tìm hoa, chưng hoa, thưởng thức vẻ đẹp của muôn hoa, tôi xin đưa ra một đề nghị:
Vì hoa tâm hồn quá đẹp, rất đáng quý đáng yêu và toả ngát hương thơm lâu bền, vậy thì tất cả chúng ta hãy cùng nhau vun trồng loại hoa đáng quý nầy. Ai chưa có hoa thì hãy trồng thêm hoa. Ai đã có nhiều hoa thơm hoa đẹp rồi thì hãy trân trọng nó, gìn giữ nó, chăm sóc nó và đừng để nó lụi tàn đi. Ai có ít hoa thì hãy trồng thêm nhiều hoa nữa...để cuộc sống của chúng ta, để đời ta trở thành một vườn hoa trăm sắc muôn hương, tô điểm trần gian, làm ấm lòng người, đem lại hoan lạc cho tha nhân và làm vinh danh Thiên Chúa.
Những festival về hoa đã lôi cuốn được rất nhiều du khách thưởng ngoạn. Nhiều vườn hoa đẹp đã làm ngây ngất nhiều người chiêm quan.
Hoa tô điểm trái đất, hoa làm đẹp phố phường làng mạc, hoa tôn lên sự sang trọng của những ngày lễ hội, hoa làm đẹp mọi ngôi nhà...
Nhiều nghệ nhân sáng tạo những bình sành, sứ, gốm với những mẫu mã phong cách đa dạng để phục vụ cho việc chưng hoa.
Người tình mượn hoa để gửi gắm tình yêu và tâm hồn của mình cho người mình yêu quý.
Thiếu hoa, đời mất đẹp, mất vui, mất ý nghĩa. Thế giới nầy buồn tẻ biết bao nếu thiếu vắng những loài hoa. Chính vì thế mà nghề trồng hoa nuôi sống biết bao người.
Ngày tết, ngày xuân mà thiếu hoa thì nhạt nhẽo vô vị. Thế nên dù với giá nào đi nữa người ta cũng phải mua cho bằng được mấy chậu hoa về chưng tết trong nhà. Có những đại gia sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu đồng để mua cho được một chậu mai xinh đẹp về chưng trong ba ngày tết.
Thế nhưng, dù đẹp bao nhiêu, hoa cũng chỉ là thứ sớm nở tối tàn. Hương của hoa có thơm lừng đi nữa, cũng chỉ toả ra trong một thời gian ngắn.
Vậy thì tìm đâu cho được một thứ hoa vừa đẹp vừa lâu tàn vừa toả ngát hương nhưng không phai nhạt theo thời gian?
Làm gì có thứ hoa đó trên đời!
Có đấy, thưa quý vị.
Tôi đã thấy, đã gặp rất nhiều bông hoa rất đẹp, đẹp tuyệt vời, lại toả hương rất thơm và đặc biệt là vẻ đẹp của những hoa nầy rất bền lâu, hương thơm của những bông hoa nầy quyện mãi trong thời gian và không gian...
Chắc có người không tin và cho rằng tôi nói khoác. Tôi xin thề là tôi nói thật và xin nói thẳng ra rằng đó là những bông hoa của tâm hồn!
Vô vàn vô số những bông hoa tâm hồn quá đẹp, quá xinh và đang toả hương chung quanh chúng ta nhưng nhiều khi vì vô tình chúng ta không để ý.
Xin hãy nhìn xem bông hoa của những lời nói lịch sự. Hãy ngắm bông hoa của lòng vị tha. Hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa hi sinh phục vụ. Hãy thưởng thức hương thơm của hoa nhân ái. Hãy quan sát những bông hoa của những cử chỉ đẹp mà người ta thực hiện hằng ngày đó đây....
Vô vàn vô số những bông hoa của tâm hồn như thế đã tô điểm cuộc sống của chúng ta, làm ấm lòng chúng ta. Biết bao bông hoa của tâm hồn thơm tho như thế vẫn toả hương khắp thôn xóm chúng ta và đem lại hạnh phúc cho mọi nhà.
Bông hoa của trời đất sớm nở tối tàn, nhưng những bông hoa của tâm hồn vẫn thắm tươi qua rất nhiều năm tháng. Hương hoa của thế giới thực vật chỉ toả lan trong phạm vi nhỏ hẹp chỉ trong nay mai, nhưng hương thơm của những bông hoa tâm hồn ngan ngát suốt hàng trăm năm và hơn thế nữa.
Cách đây mười mấy năm, một em học sinh lớp 7 đến gặp tôi và đề nghị tôi giúp em một việc nhỏ. Điều làm tôi bất ngờ là em nầy học ở đâu ra những lời nói rất lịch sự, rất văn hoá không em nào có, khiến tôi rất ngạc nhiên. Tôi cảm phục cậu nhỏ nầy và dù cho đến nay, tôi không còn nhớ được khuôn mặt của em, không còn nhớ được từng câu em nói, nhưng ấn tượng đẹp mà em để lại trong tâm hồn tôi còn mãi đến hôm nay và hương thơm của những lời nói đó còn phảng phất cho tới bây giờ.
Khi có dịp tiếp xúc với anh chị em, tôi gặp thấy nhiều bông hoa rất đẹp, rất cao quý, rất thơm tho của tâm hồn anh chị em. Tôi vô cùng yêu quý, trân trọng, mến chuộng và xúc động trước những bông hoa như thế. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì được sống gần những bông hoa như thế. Tôi ca tụng Chúa đã ban cho anh chị em gầy dựng được những bông hoa như thế trong tâm hồn mình.
Hôm nay, ngày đầu năm, ngày mọi người nô nức tìm hoa, chưng hoa, thưởng thức vẻ đẹp của muôn hoa, tôi xin đưa ra một đề nghị:
Vì hoa tâm hồn quá đẹp, rất đáng quý đáng yêu và toả ngát hương thơm lâu bền, vậy thì tất cả chúng ta hãy cùng nhau vun trồng loại hoa đáng quý nầy. Ai chưa có hoa thì hãy trồng thêm hoa. Ai đã có nhiều hoa thơm hoa đẹp rồi thì hãy trân trọng nó, gìn giữ nó, chăm sóc nó và đừng để nó lụi tàn đi. Ai có ít hoa thì hãy trồng thêm nhiều hoa nữa...để cuộc sống của chúng ta, để đời ta trở thành một vườn hoa trăm sắc muôn hương, tô điểm trần gian, làm ấm lòng người, đem lại hoan lạc cho tha nhân và làm vinh danh Thiên Chúa.
Nhạc: Tâm Tình Tạ Ơn
Thử đề nghị nghi lễ: Mừng Thọ Ông Bà mùng 2 Tết
Pm. Cao Huy Hoàng
15:02 25/01/2009
Chuẩn bị: 1. Bàn thờ tổ tiên 2. Trống đại 3. Chiêng
Lễ vật: 1. Trầu rượu 2. Hoa quả - Bánh trái 3. Hương 4. Bánh rượu
Nhân sự:
-1 nguòi dẫn chương trình. (MC)
-1 Chủ sự (Người đọc văn tế): Áo thụng khăn đóng
-2 Giúp lễ ( Thiếu nhi): Áo lọng
-8 Dâng lễ vật ( Thiếu nhi: Nữ: áo dài,khăn đóng; Nam: áo thụng)
( Lễ Nghi xin được cử hành sau bài giảng)
A. MỞ ĐẦU (Đoàn nghi lễ ổn định hàng ngũ ở cuối nhà thờ)
LỜI GIỚI THIỆU
MC: Thời gian xoay vần, đến hẹn mùa xuân mới
Tết Nguyên Đán người người vui phơi phới
Chúng con quây quần mừng thọ các tiền nhân
Mừng ông bà cha mẹ tại thế muôn hồng ân
Tưởng nhớ Đấng Sinh Thành nay an giấc
Cùng nguyện xin ơn Trời muôn phước lạc
Chư vị tổ tiên hòa khúc hát ngợi ca
Xuân Kỷ Sửu đang về với mọi nhà
Trên môi hoa muôn người con nước Việt
Nay con thảo tỏ tấm lòng tha thiết
Kính dâng muôn niềm thảo hiếu tri ân
Lễ Gia Tiên của những tấm lòng thành
Xin khởi tấu đây bài ca vinh chúc
(Một hồi chiêng trống dài,
-ca đoàn hát bài “Ngày đầu xuân
-đoàn nghi lễ từ cuối nhà thờ tiến lên theo thứ tự: 4 đôi lễ vật, lễ sinh, 2 giúp lễ, chủ sự. Tất cả đứng thành hàng ngang ở bậc cung thánh, bái đầu,
-lễ sinh tiến lên cung thánh.
B. CHÍNH LỄ
MC: Kính thưa cộng đoàn:
Thời gian vô thủy vô chung
Đến từ một Đấng vô cùng thiêng liêng
Là nguồn xuân, cõi vĩnh hằng
Ban cho trần thế hồng ân tuyệt vời
Nhân gian được phúc làm người
Nhờ ơn cao cả đất trời bao dung
Ông bà cha mẹ yêu thương
Sinh ra con cháu vô lường công lao
Sách nào ghi trọn ơn sâu
Cù lao chín chữ lòng nào dám quên
Gương ngời đức thiện chí bền
Cho con cho cháu làm nên cuộc đời
Mùa xuân Kỷ Sửu sáng ngời
Hưởng bao quả ngọt nhớ người trồng cây
Đoàn con nước Việt xum vầy
Tỏ tình hiếu thảo nhân ngày đầu xuân
1. VĂN TẾ:
MC: Văn tế kính dâng ông bà tổ tiên, cha mẹ và các bô lão.
(Một hồi chiêng trống ngắn, 2 giúp lễ rước chủ sự tiến lên bàn thờ tổ tiên).
(Văn tế đọc theo cung giọng, trong khi đọc có đệm thêm chiêng trống.
Dấu hiệu (1):1 tiếng trống, 1 tiếng chiêng
Dấu hiệu (3): 3 tiếng trống, 3 tiếng chiêng (2 tiếng trước liền nhau).Dứt bài văn tế, một hồi trống chiêng dài.)
BÀI VĂN TẾ
Chủ sự:
Kính mừng
Cùng kính mừng bô lão (3)
Cung chúc
Muôn cung chúc ông bà (3)
Bái tạ
Cùng bái tạ mẹ cha (3)
Nhân ngày minh niên mừng Thọ (một hồi trống)
Đoàn con kính cẩn cúi đầu
Bày tỏ (1)
Niềm tưởng nhớ, biết ơn
Tình sâu nghĩa nặng
Công sinh thành như Núi Thái Sơn (3)
Kính lão bà lão ông
Mùng hai Kỷ Sửu
Cháu con tề tựu (1)
Dâng kính nghĩa tình thâm
Ơn nghĩa muôn năm
Ân tình vạn thuở (3)
Tiếng mừng vở lỡ
Từ vạn trái tim yêu (1)
Vinh chúc muôn ân nghĩa cao siêu
Ông bà một đời hy sinh cho con cháu (3)
2. CÚC CUNG BÁI
Chủ sự:
Xuân đến rồi xuân đi,
nhưng lòng hiếu thảo mãi ngàn đời bền vững (1)
Ơn đức Ông Bà Mẹ Cha,
như trời cao bể rộng
Muôn muôn đời, bầy tôn tử ghi tạc tấm lòng son (3)
Thời gian là vàng,
là phước lộc cho tôn tử cháu con
Mỗi ngày sống trên dương gian
là niềm vui mừng cho hậu duệ (1)
Thành kính chúc vinh Chúa Thời Gian vạn tuế
Ban cho Ông Bà Cha Mẹ,
đẹp tuổi thọ, đẹp hồng phúc muôn ơn (3)
Trước Chư Vị xin kính hứa đáp đền
Thăm viếng, ủi an,
chia sẻ miếng ngọt miếng bùi khi tuổi đời đương tận (1)
Đạo Thánh Đức Chúa Trời chính là Di Sản
Con cháu mãi một niềm, nguyện giữ trọn tín trung (3)
Dẫu không mong, cũng đến lúc sau cùng
Nghĩa tử, nghĩa tận,
quyết một lòng lo việc mãn phần chu đáo (1)
Hương nguyện, lễ kinh,
tưởng cùng nhớ, ngày cùng đêm nỗi lòng tỏ thấu
Mồ yên, Mã đẹp,
nguyện tươm tất như lâu đài kính tưởng kính tôn (3)
Nguyện hứa truyền cho cháu con giữ truyền thống của cha ông
Trong nhà, ngoài cửa, trong gia đình ngoài làng xóm (1)
Cho con cháu biết sống hòa, sống thuận
Hòa với Trời, Thuận với Đất, với Chúa, với người cho hợp thập giới răn. (3).
Kính chư vị Ông Bà Cha Mẹ vững dạ yên tâm (1)
Nầy, cháu con đồng kính chúc, kính tạ, kính tôn và kính nguyện (3)
(tiếp một hồi trống dài)
4. Ca đoàn hát bài “Ơn Nghĩa Sinh Thành”
C. KẾT THÚC
Tiến lễ Thảo Hiếu
MC: Kết thúc Lễ Gia Tiên hôm nay, là phần dâng quà và lễ vật.
Đoàn con cháu kính dâng lên Tổ tiên, Ông bà, Cha Mẹ những lễ vật Trầu Rượu, Bánh Trái, Hương hoa để tỏ lòng kính tưởng.
Cùng dâng lên Chúa lễ vật Bánh Miến Rượu Nho để xin hiệp với Hy Tế Chúa Giêsu, cầu cho các Đấng Sinh thành muôn ơn phước.
Dâng Trầu Rượu:
Trầu cay, hiệp với rượu nồng
Nên duyên nên nghĩa nên lòng yêu thương
Một đời tiên tổ nêu gương
Thủy chung đạo lý tỏ tường cho con
Kính dâng, nguyện giữ vuông tròn
Noi gương tiên tổ ấm nồng thất gia.
CÚC CUNG BÁI(3). THÀNH KÍNH DÂNG(3)
Dâng hoa quả bánh trái
Chúa ban lương thực nuôi người
Cha vun mẹ xới một đời gian nan
Nên hoa nên quả muôn ngàn
Cho con cho cháu bình an hưởng dùng
Muôn lòng xứ Hiệp nguyện chung
Ra công gắng sức trên đồng trên nương.
CÚC CUNG BÁI(3). THÀNH KÍNH DÂNG(3)
Dâng Hương
Hương trầm thơm tựa lời kinh
Dâng lên tới cõi thiên đình sớm hôm
Nguyện xin Chúa cả càn khôn
Ban muôn phước lộc cho ông cho bà
Kính dâng nguyện hứa thiết tha
Tối kinh sáng lễ nhà nhà an vui
CÚC CUNG BÁI(3). THÀNH KÍNH DÂNG(3)
Dâng bánh rượu
Cùng dâng lên Chúa trên trời
Bánh thơm hạt miến ruộng đời tân toan
Rượu nồng nho chín ân ban
Hiệp cùng hy lễ của Con Chúa Trời
Nguyện xin dâng cả cuộc đời
Noi gương tiên tổ rạng ngời danh Cha
CÚC CUNG BÁI(3). THÀNH KÍNH DÂNG(3)
(Tiến lễ vật lên bàn thờ. Ca đoàn Hát Dâng Lễ. Thánh Lễ tiếp tục)
Xuân Kỷ Sửu
Lễ vật: 1. Trầu rượu 2. Hoa quả - Bánh trái 3. Hương 4. Bánh rượu
Nhân sự:
-1 nguòi dẫn chương trình. (MC)
-1 Chủ sự (Người đọc văn tế): Áo thụng khăn đóng
-2 Giúp lễ ( Thiếu nhi): Áo lọng
-8 Dâng lễ vật ( Thiếu nhi: Nữ: áo dài,khăn đóng; Nam: áo thụng)
( Lễ Nghi xin được cử hành sau bài giảng)
A. MỞ ĐẦU (Đoàn nghi lễ ổn định hàng ngũ ở cuối nhà thờ)
LỜI GIỚI THIỆU
MC: Thời gian xoay vần, đến hẹn mùa xuân mới
Tết Nguyên Đán người người vui phơi phới
Chúng con quây quần mừng thọ các tiền nhân
Mừng ông bà cha mẹ tại thế muôn hồng ân
Tưởng nhớ Đấng Sinh Thành nay an giấc
Cùng nguyện xin ơn Trời muôn phước lạc
Chư vị tổ tiên hòa khúc hát ngợi ca
Xuân Kỷ Sửu đang về với mọi nhà
Trên môi hoa muôn người con nước Việt
Nay con thảo tỏ tấm lòng tha thiết
Kính dâng muôn niềm thảo hiếu tri ân
Lễ Gia Tiên của những tấm lòng thành
Xin khởi tấu đây bài ca vinh chúc
(Một hồi chiêng trống dài,
-ca đoàn hát bài “Ngày đầu xuân
-đoàn nghi lễ từ cuối nhà thờ tiến lên theo thứ tự: 4 đôi lễ vật, lễ sinh, 2 giúp lễ, chủ sự. Tất cả đứng thành hàng ngang ở bậc cung thánh, bái đầu,
-lễ sinh tiến lên cung thánh.
B. CHÍNH LỄ
MC: Kính thưa cộng đoàn:
Thời gian vô thủy vô chung
Đến từ một Đấng vô cùng thiêng liêng
Là nguồn xuân, cõi vĩnh hằng
Ban cho trần thế hồng ân tuyệt vời
Nhân gian được phúc làm người
Nhờ ơn cao cả đất trời bao dung
Ông bà cha mẹ yêu thương
Sinh ra con cháu vô lường công lao
Sách nào ghi trọn ơn sâu
Cù lao chín chữ lòng nào dám quên
Gương ngời đức thiện chí bền
Cho con cho cháu làm nên cuộc đời
Mùa xuân Kỷ Sửu sáng ngời
Hưởng bao quả ngọt nhớ người trồng cây
Đoàn con nước Việt xum vầy
Tỏ tình hiếu thảo nhân ngày đầu xuân
1. VĂN TẾ:
MC: Văn tế kính dâng ông bà tổ tiên, cha mẹ và các bô lão.
(Một hồi chiêng trống ngắn, 2 giúp lễ rước chủ sự tiến lên bàn thờ tổ tiên).
(Văn tế đọc theo cung giọng, trong khi đọc có đệm thêm chiêng trống.
Dấu hiệu (1):1 tiếng trống, 1 tiếng chiêng
Dấu hiệu (3): 3 tiếng trống, 3 tiếng chiêng (2 tiếng trước liền nhau).Dứt bài văn tế, một hồi trống chiêng dài.)
BÀI VĂN TẾ
Chủ sự:
Kính mừng
Cùng kính mừng bô lão (3)
Cung chúc
Muôn cung chúc ông bà (3)
Bái tạ
Cùng bái tạ mẹ cha (3)
Nhân ngày minh niên mừng Thọ (một hồi trống)
Đoàn con kính cẩn cúi đầu
Bày tỏ (1)
Niềm tưởng nhớ, biết ơn
Tình sâu nghĩa nặng
Công sinh thành như Núi Thái Sơn (3)
Kính lão bà lão ông
Mùng hai Kỷ Sửu
Cháu con tề tựu (1)
Dâng kính nghĩa tình thâm
Ơn nghĩa muôn năm
Ân tình vạn thuở (3)
Tiếng mừng vở lỡ
Từ vạn trái tim yêu (1)
Vinh chúc muôn ân nghĩa cao siêu
Ông bà một đời hy sinh cho con cháu (3)
2. CÚC CUNG BÁI
Chủ sự:
Xuân đến rồi xuân đi,
nhưng lòng hiếu thảo mãi ngàn đời bền vững (1)
Ơn đức Ông Bà Mẹ Cha,
như trời cao bể rộng
Muôn muôn đời, bầy tôn tử ghi tạc tấm lòng son (3)
Thời gian là vàng,
là phước lộc cho tôn tử cháu con
Mỗi ngày sống trên dương gian
là niềm vui mừng cho hậu duệ (1)
Thành kính chúc vinh Chúa Thời Gian vạn tuế
Ban cho Ông Bà Cha Mẹ,
đẹp tuổi thọ, đẹp hồng phúc muôn ơn (3)
Trước Chư Vị xin kính hứa đáp đền
Thăm viếng, ủi an,
chia sẻ miếng ngọt miếng bùi khi tuổi đời đương tận (1)
Đạo Thánh Đức Chúa Trời chính là Di Sản
Con cháu mãi một niềm, nguyện giữ trọn tín trung (3)
Dẫu không mong, cũng đến lúc sau cùng
Nghĩa tử, nghĩa tận,
quyết một lòng lo việc mãn phần chu đáo (1)
Hương nguyện, lễ kinh,
tưởng cùng nhớ, ngày cùng đêm nỗi lòng tỏ thấu
Mồ yên, Mã đẹp,
nguyện tươm tất như lâu đài kính tưởng kính tôn (3)
Nguyện hứa truyền cho cháu con giữ truyền thống của cha ông
Trong nhà, ngoài cửa, trong gia đình ngoài làng xóm (1)
Cho con cháu biết sống hòa, sống thuận
Hòa với Trời, Thuận với Đất, với Chúa, với người cho hợp thập giới răn. (3).
Kính chư vị Ông Bà Cha Mẹ vững dạ yên tâm (1)
Nầy, cháu con đồng kính chúc, kính tạ, kính tôn và kính nguyện (3)
(tiếp một hồi trống dài)
4. Ca đoàn hát bài “Ơn Nghĩa Sinh Thành”
C. KẾT THÚC
Tiến lễ Thảo Hiếu
MC: Kết thúc Lễ Gia Tiên hôm nay, là phần dâng quà và lễ vật.
Đoàn con cháu kính dâng lên Tổ tiên, Ông bà, Cha Mẹ những lễ vật Trầu Rượu, Bánh Trái, Hương hoa để tỏ lòng kính tưởng.
Cùng dâng lên Chúa lễ vật Bánh Miến Rượu Nho để xin hiệp với Hy Tế Chúa Giêsu, cầu cho các Đấng Sinh thành muôn ơn phước.
Dâng Trầu Rượu:
Trầu cay, hiệp với rượu nồng
Nên duyên nên nghĩa nên lòng yêu thương
Một đời tiên tổ nêu gương
Thủy chung đạo lý tỏ tường cho con
Kính dâng, nguyện giữ vuông tròn
Noi gương tiên tổ ấm nồng thất gia.
CÚC CUNG BÁI(3). THÀNH KÍNH DÂNG(3)
Dâng hoa quả bánh trái
Chúa ban lương thực nuôi người
Cha vun mẹ xới một đời gian nan
Nên hoa nên quả muôn ngàn
Cho con cho cháu bình an hưởng dùng
Muôn lòng xứ Hiệp nguyện chung
Ra công gắng sức trên đồng trên nương.
CÚC CUNG BÁI(3). THÀNH KÍNH DÂNG(3)
Dâng Hương
Hương trầm thơm tựa lời kinh
Dâng lên tới cõi thiên đình sớm hôm
Nguyện xin Chúa cả càn khôn
Ban muôn phước lộc cho ông cho bà
Kính dâng nguyện hứa thiết tha
Tối kinh sáng lễ nhà nhà an vui
CÚC CUNG BÁI(3). THÀNH KÍNH DÂNG(3)
Dâng bánh rượu
Cùng dâng lên Chúa trên trời
Bánh thơm hạt miến ruộng đời tân toan
Rượu nồng nho chín ân ban
Hiệp cùng hy lễ của Con Chúa Trời
Nguyện xin dâng cả cuộc đời
Noi gương tiên tổ rạng ngời danh Cha
CÚC CUNG BÁI(3). THÀNH KÍNH DÂNG(3)
(Tiến lễ vật lên bàn thờ. Ca đoàn Hát Dâng Lễ. Thánh Lễ tiếp tục)
Xuân Kỷ Sửu
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC tiếp kiến 18 GM Công Giáo Canđê Iraq
G. Trần Đức Anh OP
13:43 25/01/2009
VATICAN. Sáng 24-1-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 18 GM Công Giáo Canđê. Ngài khích lệ các GM tăng cường tình hiệp nhất, và khuyến khích các tín hữu làm chứng về Tin Mừng giữa hoàn cảnh khó khăn và bạo lực hiện nay.
Các GM Canđê trong và ngoài Irak về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh trong tuần này, dưới sự hướng dẫn của ĐHY Thượng Phụ Giáo Chủ Emmanuel III Delly.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nói: ”Tôi cầu khẩn Chúa Thánh Linh ngày càng làm gia tăng nơi anh em sự hiệp nhất và tin tưởng nhau, để công việc mục vụ của anh em được thực thi trọn vẹn, mưu ích lớn nhất cho Giáo Hội và mọi phần tử.. Đàng khác, vì Giáo Hội Canđê chiếm đa số tín hữu Kitô tại Irak, nên Giáo Hội này càng có trách nhiệm đặc biệt trong việc thăng tiến tình hiệp thông và hiệp nhất của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Tôi khuyến khích anh em tiếp tục các cuộc gặp gỡ với các vị chủ chăn của các Giáo Hội tự quản khác cũng như các vị lãnh đạo của các Giáo Hội Kitô khác, để đẩy mạnh đại kết”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Trong số những điều cấp thiết anh em đang phải đương đầu có tình trạng các tín hữu gặp phải bạo lực hằng ngày. Tôi chào mừng sự can đảm và kiên trì của họ trước những thử thách và đe dọa họ gặp phải, nhất là tại Irak. Chứng tá của họ về Tin Mừng là một dấu chỉ hùng hồn nói lên đức tin sống động và sức mạnh của niềm hy vọng nơi họ. Tôi khuyến khích anh em hãy nâng đỡ các tín hữu để hp khắc phục những khó khăn hiện nay, và khẳng định sự hiện diện của họ, nhất là kêu gọi chính quyền hữu trách hãy nhìn nhận các nhân quyền và dân quyền của họ, khuyến khích họ yêu mến quê hương của tổ tiên”.
ĐTC không quên nhắc nhở các GM Công Giáo Canđê gia tăng mục vụ cho các tín hữu ở hải ngoại ngày càng đông đảo, giúp họ duy trì căn tính, cũng như mối liên hệ với tòa Thượng Phụ, trung tâm sự hiệp nhất của họ”.
Trong buổi tiếp kiến, các GM Canđê đã tặng ĐTC chiếc áo choàng của Đức Cha Paul Faraj Rahho, TGM giáo phận Mossul, và dây stola của cha Ragheed Aziz Ganni, bị sát hại. Áo choàng và dây stola này vẫn được hai vị sử dụng khi dâng thánh lễ. ĐTC cảm động đón nhận và cám ơn về cử chỉ này, và ngày đặc biệt nhắc nhớ đến hai vị cũng như bao nhiêu LM và tín hữu trung thành khác của Giáo Hội Công Giáo Canđê”.
Irak rộng hơn 434 ngàn cây số vuông, với dân số vào khoảng 27 triệu người, đa số theo Hồi giáo Shiite, và gần 4% là tín hữu Kitô, trong số này 1,1% là tín hữu Công Giáo, tương đương với 290 ngàn người, trong đó đa số theo nghi lễ Canđê. Tuy nhiên do các cuộc bách hại và sách nhiễu sau chiến tranh năm 2003 do Hoa Kỳ khởi xướng, có tới 1 nửa các tín hữu Kitô Irak phải di tản, trong đó có hàng triệu người tị nạn ra nước ngoài. (SD 24-1-2009)
Các GM Canđê trong và ngoài Irak về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh trong tuần này, dưới sự hướng dẫn của ĐHY Thượng Phụ Giáo Chủ Emmanuel III Delly.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nói: ”Tôi cầu khẩn Chúa Thánh Linh ngày càng làm gia tăng nơi anh em sự hiệp nhất và tin tưởng nhau, để công việc mục vụ của anh em được thực thi trọn vẹn, mưu ích lớn nhất cho Giáo Hội và mọi phần tử.. Đàng khác, vì Giáo Hội Canđê chiếm đa số tín hữu Kitô tại Irak, nên Giáo Hội này càng có trách nhiệm đặc biệt trong việc thăng tiến tình hiệp thông và hiệp nhất của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Tôi khuyến khích anh em tiếp tục các cuộc gặp gỡ với các vị chủ chăn của các Giáo Hội tự quản khác cũng như các vị lãnh đạo của các Giáo Hội Kitô khác, để đẩy mạnh đại kết”.
ĐTC nói thêm rằng: ”Trong số những điều cấp thiết anh em đang phải đương đầu có tình trạng các tín hữu gặp phải bạo lực hằng ngày. Tôi chào mừng sự can đảm và kiên trì của họ trước những thử thách và đe dọa họ gặp phải, nhất là tại Irak. Chứng tá của họ về Tin Mừng là một dấu chỉ hùng hồn nói lên đức tin sống động và sức mạnh của niềm hy vọng nơi họ. Tôi khuyến khích anh em hãy nâng đỡ các tín hữu để hp khắc phục những khó khăn hiện nay, và khẳng định sự hiện diện của họ, nhất là kêu gọi chính quyền hữu trách hãy nhìn nhận các nhân quyền và dân quyền của họ, khuyến khích họ yêu mến quê hương của tổ tiên”.
ĐTC không quên nhắc nhở các GM Công Giáo Canđê gia tăng mục vụ cho các tín hữu ở hải ngoại ngày càng đông đảo, giúp họ duy trì căn tính, cũng như mối liên hệ với tòa Thượng Phụ, trung tâm sự hiệp nhất của họ”.
Trong buổi tiếp kiến, các GM Canđê đã tặng ĐTC chiếc áo choàng của Đức Cha Paul Faraj Rahho, TGM giáo phận Mossul, và dây stola của cha Ragheed Aziz Ganni, bị sát hại. Áo choàng và dây stola này vẫn được hai vị sử dụng khi dâng thánh lễ. ĐTC cảm động đón nhận và cám ơn về cử chỉ này, và ngày đặc biệt nhắc nhớ đến hai vị cũng như bao nhiêu LM và tín hữu trung thành khác của Giáo Hội Công Giáo Canđê”.
Irak rộng hơn 434 ngàn cây số vuông, với dân số vào khoảng 27 triệu người, đa số theo Hồi giáo Shiite, và gần 4% là tín hữu Kitô, trong số này 1,1% là tín hữu Công Giáo, tương đương với 290 ngàn người, trong đó đa số theo nghi lễ Canđê. Tuy nhiên do các cuộc bách hại và sách nhiễu sau chiến tranh năm 2003 do Hoa Kỳ khởi xướng, có tới 1 nửa các tín hữu Kitô Irak phải di tản, trong đó có hàng triệu người tị nạn ra nước ngoài. (SD 24-1-2009)
Đức Thánh Cha chúc Tết các nước Á Đông
Bình Hòa
23:42 25/01/2009
Kinh Truyền tin Chúa Nhật 25-1
Hôm qua là ngày 25 tháng giêng, lễ thánh Phaolô tông đồ trở lại. Năm nay tuy trùng vào Chúa Nhật, nhưng vẫn được cử hành đặc biệt bởi vì chúng ta đang mừng kỷ niệm hai ngàn năm sinh nhật của thánh Phaolô. Cũng như những năm trước, đức thánh cha đã ra đền thờ thánh Phaolô ngoại thành để chủ toạ phụng vụ Kinh chiều, bế mạc tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu được hợp nhất. Những chủ đề chính của bài giảng được tóm lại trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin. Ngoài ra, hôm qua cũng trùng với vài cơ hội đáng nhớ khác, chẳng hạn như ngày quốc tế dành cho các bệnh nhân phong cùi, và tại Italia là ngày kết thúc tháng học tập dành cho các thiếu nhi thuộc phong trào Công giáo tiến hành. Nhất là hôm qua là ngày áp Tết, và đức Bênêđictô XVI đã gửi lời chúc mừng đến nhân dân các nước Á Đông như sau:
Nhân dân tại nhiều quốc gia Á đông chuẩn bị mừng năm mới âm lịch. Tôi cầu chúc họ được sống những lễ này trong niềm hoan hỉ. Sự hoan hỉ bộc lộ tình trạng của con người sống hoà hợp với bản thân, và điều này chỉ có thể có được khi con người sống hoà hợp với Thiên Chúa và với vạn vật. Nguyện cầu cho niềm hoan hỉ luôn được sống động trong tâm hồn của hết mọi người trong các quốc gia mà tôi rất quý mến, và lan toả ra khắp thế giới.
Đề tài chính của bài huấn dụ nhằm giải thích ý nghĩa của lễ thánh Phaolô trở lại, trong tiếng latinh là “conversio”, quen dịch là “hoán cải”. Đây cũng là chủ đề của bài Tin mừng Chúa Nhật thứ ba mùa thường niên, thuật lại những lời kêu gọi của Chúa Giêsu vào lúc khai mạc sú vụ ở Galilê. Việc trở lại (hoán cải) không chỉ giới hạn vào sự từ bỏ con đường tội lỗi, nhưng cốt yếu là tin vào Chúa Giêsu Kitô, phó thác tất cả cuộc đời cho Chúa dẫn dắt. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin mừng Chúa Nhật hôm nay vang lên những lời giảng đầu tiên của Đức Giêsu ở miền Galilê: “Thời gian đã hoàn tất, vương triều Thiên Chúa đã gần kề: hãy hoán cải và tin vào Tin mừng” (Mc 1,15). Và đúng vào ngày hôm nay 25 tháng giêng là lễ kính việc hoán cải của thánh Phaolô. Thật là một cuộc trùng hợp may mắn, đặc biệt trong năm thánh Phaolô, nhờ thế chúng ta có thể hiểu rõ ý nghĩa của từ “hoán cải” – metanoia – khi nhìn vào kinh nghiệm của thánh tông đồ. Nói đúng ra, trong trường hợp của ông Phaolô, có vài người muốn tránh danh từ này, bởi vì theo họ, ông đã là một tín đồ rồi, thậm chí một tín đồ Do thái nhiệt thành, vì thế không phải là ông chuyển hoán từ chỗ vô đạo đến chỗ theo đạo, từ chỗ thờ tà thần đến chỗ tin nhận Thiên Chúa thật, và ông cũng không từ bỏ tín ngưỡng Do thái để tin theo Chúa Kitô. Thực ra, kinh nghiệm của ông Phaolô có thể trở thành khuôn mẫu cho mọi thứ hoán cải Kitô giáo.
Cuộc hoán cải của ông Phaolô đã chín mùi trong cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Phục sinh; chính cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của ông. Trên đường đi Đamascô đã xảy ra cho ông điều mà Chúa Giêsu đòi hỏi trong bài Tin mừng hôm nay: ông Saulô đã hoán cải, bởi vì nhờ ánh sáng của Chúa, ông đã “tin vào Tin mừng”. Đây là cốt yếu của việc hoán cải của ông Phaolô và của chúng ta, đó là tin vào Chúa Giêsu đã chết và sống lại, và mở lòng để cho ân sủng Chúa chiếu soi. Từ lúc đó, ông Saulô hiểu rằng sự cứu rỗi không tuỳ thuộc vào những việc thiện mà ông đã thi hành theo Lề luật Moisen, nhưng tuỳ thuộc vào việc Chúa Kitô đã chịu chết cho mình là một kẻ bách hại ngài, và đã sống lại. Chân lý này, chiếu soi cuộc đời của mọi Kitô hữu nhờ bí tích thánh tẩy, đã lật ngược nếp sống của chúng ta. Hoán cải, kể cả đối với chúng ta, có nghĩa là tin rằng Chúa Giêsu “đã trao hiến mình vì tôi” qua việc chết trên thập giá (xc Gl 2,20), và sống lại, Người sống với tôi và trong tôi. Nhờ việc tín thác vào quyền năng tha thứ của Người, để cho Người cầm tay dẫn dắt, tôi có thể ra khỏi bãi cát lún của tính kiêu ngạo và tội lỗi, của tật gian dối và buồn phiền, của tính ích kỷ và an toàn giả tạo, để nhận biết và sống tình thương phong phú của Người.
Các bạn thân mến, lời kêu gọi hoán cải, được củng cố nhờ chứng từ của thánh Phaolô, vang lên ngày hôm nay, mang tính cách quan trọng cho cả lãnh vực đại kết, vào lúc kết thúc Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu được hợp nhất. Thánh Tông đồ đã chỉ dạy chúng ta thái độ tinh thần cần thiết để có thể tiến tới trên con đường hiệp thông. Người viết trong thư gửi các tín hữu Philippê (3,12): “tôi chưa đạt tới đich, tôi chưa đạt sự hoàn thiện, nhưng tôi cố gắng để chiếm đoạt nó, bởi vì chính tôi đã được Chúa Kitô Giêsu chinh phục”. Các Kitô hữu chúng ta chưa đạt được đích điểm của sự hợp nhất toàn diện, nhưng nếu chúng ta để Chúa Giêsu cải hoán chúng ta liên lỉ, thì chắc chắn chúng ta sẽ đến. Xin Đức trinh nữ Maria là Mẹ của Hội thánh duy nhất và thánh thiện, cầu cho chúng ta được ơn hoán cải chân thành, ngõ hầu sớm thể hiện niềm mong đợi của Chúa Kitô: Ut unum sint (Xin cho tất cả nên một), Chúng ta hãy ký thác cho Mẹ buổi nguyện kinh chiều nay mà tôi sẽ chủ toạ ở đền thánh Phaolô ngoại thành, và cũng như mọi năm, sẽ có sự tham dự của các đại diện của các giáo hội và giáo đoàn hiện diện tại Rôma
Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức thánh cha còn nhắc tới ngày dành cho các bệnh nhân phong cùi, được thiết lập cách đây 55 năm do sáng kiến của ông Raoul Follereau. Giáo hội luôn bày tỏ lòng quan tâm đối với các bệnh nhân, và hỗ trợ tất cả những dự án nhằm giúp cho các bệnh nhân được lành bệnh và hội nhập vào xã hội. Chính vì thế mà Giáo hội hoan nghênh phủ Cao Uỷ Liên hợp quốc phụ trách nhân quyền, vì tuyên ngôn mới đây thúc đẩy các quốc gia hãy tìm cách vượt qua sự kỳ thị các bệnh nhân và thân nhân của họ.
Kế đó, các em thiếu nhi thuộc phong trào Công giáo tiến hành đã đến trình bày kết quả của cuộc học tập trong tháng giêng vừa qua, nhằm cổ võ hoà bình qua tình liên đới đối với người nghèo. Từ cửa sổ văn phòng đức thánh cha, các em đã tung lên không trung 2 chim bồ câu như dấu hiệu của ý chí xây dựng hoà bình.
Hôm qua là ngày 25 tháng giêng, lễ thánh Phaolô tông đồ trở lại. Năm nay tuy trùng vào Chúa Nhật, nhưng vẫn được cử hành đặc biệt bởi vì chúng ta đang mừng kỷ niệm hai ngàn năm sinh nhật của thánh Phaolô. Cũng như những năm trước, đức thánh cha đã ra đền thờ thánh Phaolô ngoại thành để chủ toạ phụng vụ Kinh chiều, bế mạc tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu được hợp nhất. Những chủ đề chính của bài giảng được tóm lại trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin. Ngoài ra, hôm qua cũng trùng với vài cơ hội đáng nhớ khác, chẳng hạn như ngày quốc tế dành cho các bệnh nhân phong cùi, và tại Italia là ngày kết thúc tháng học tập dành cho các thiếu nhi thuộc phong trào Công giáo tiến hành. Nhất là hôm qua là ngày áp Tết, và đức Bênêđictô XVI đã gửi lời chúc mừng đến nhân dân các nước Á Đông như sau:
Nhân dân tại nhiều quốc gia Á đông chuẩn bị mừng năm mới âm lịch. Tôi cầu chúc họ được sống những lễ này trong niềm hoan hỉ. Sự hoan hỉ bộc lộ tình trạng của con người sống hoà hợp với bản thân, và điều này chỉ có thể có được khi con người sống hoà hợp với Thiên Chúa và với vạn vật. Nguyện cầu cho niềm hoan hỉ luôn được sống động trong tâm hồn của hết mọi người trong các quốc gia mà tôi rất quý mến, và lan toả ra khắp thế giới.
Đề tài chính của bài huấn dụ nhằm giải thích ý nghĩa của lễ thánh Phaolô trở lại, trong tiếng latinh là “conversio”, quen dịch là “hoán cải”. Đây cũng là chủ đề của bài Tin mừng Chúa Nhật thứ ba mùa thường niên, thuật lại những lời kêu gọi của Chúa Giêsu vào lúc khai mạc sú vụ ở Galilê. Việc trở lại (hoán cải) không chỉ giới hạn vào sự từ bỏ con đường tội lỗi, nhưng cốt yếu là tin vào Chúa Giêsu Kitô, phó thác tất cả cuộc đời cho Chúa dẫn dắt. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến,
Trong bài Tin mừng Chúa Nhật hôm nay vang lên những lời giảng đầu tiên của Đức Giêsu ở miền Galilê: “Thời gian đã hoàn tất, vương triều Thiên Chúa đã gần kề: hãy hoán cải và tin vào Tin mừng” (Mc 1,15). Và đúng vào ngày hôm nay 25 tháng giêng là lễ kính việc hoán cải của thánh Phaolô. Thật là một cuộc trùng hợp may mắn, đặc biệt trong năm thánh Phaolô, nhờ thế chúng ta có thể hiểu rõ ý nghĩa của từ “hoán cải” – metanoia – khi nhìn vào kinh nghiệm của thánh tông đồ. Nói đúng ra, trong trường hợp của ông Phaolô, có vài người muốn tránh danh từ này, bởi vì theo họ, ông đã là một tín đồ rồi, thậm chí một tín đồ Do thái nhiệt thành, vì thế không phải là ông chuyển hoán từ chỗ vô đạo đến chỗ theo đạo, từ chỗ thờ tà thần đến chỗ tin nhận Thiên Chúa thật, và ông cũng không từ bỏ tín ngưỡng Do thái để tin theo Chúa Kitô. Thực ra, kinh nghiệm của ông Phaolô có thể trở thành khuôn mẫu cho mọi thứ hoán cải Kitô giáo.
Cuộc hoán cải của ông Phaolô đã chín mùi trong cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Phục sinh; chính cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của ông. Trên đường đi Đamascô đã xảy ra cho ông điều mà Chúa Giêsu đòi hỏi trong bài Tin mừng hôm nay: ông Saulô đã hoán cải, bởi vì nhờ ánh sáng của Chúa, ông đã “tin vào Tin mừng”. Đây là cốt yếu của việc hoán cải của ông Phaolô và của chúng ta, đó là tin vào Chúa Giêsu đã chết và sống lại, và mở lòng để cho ân sủng Chúa chiếu soi. Từ lúc đó, ông Saulô hiểu rằng sự cứu rỗi không tuỳ thuộc vào những việc thiện mà ông đã thi hành theo Lề luật Moisen, nhưng tuỳ thuộc vào việc Chúa Kitô đã chịu chết cho mình là một kẻ bách hại ngài, và đã sống lại. Chân lý này, chiếu soi cuộc đời của mọi Kitô hữu nhờ bí tích thánh tẩy, đã lật ngược nếp sống của chúng ta. Hoán cải, kể cả đối với chúng ta, có nghĩa là tin rằng Chúa Giêsu “đã trao hiến mình vì tôi” qua việc chết trên thập giá (xc Gl 2,20), và sống lại, Người sống với tôi và trong tôi. Nhờ việc tín thác vào quyền năng tha thứ của Người, để cho Người cầm tay dẫn dắt, tôi có thể ra khỏi bãi cát lún của tính kiêu ngạo và tội lỗi, của tật gian dối và buồn phiền, của tính ích kỷ và an toàn giả tạo, để nhận biết và sống tình thương phong phú của Người.
Các bạn thân mến, lời kêu gọi hoán cải, được củng cố nhờ chứng từ của thánh Phaolô, vang lên ngày hôm nay, mang tính cách quan trọng cho cả lãnh vực đại kết, vào lúc kết thúc Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu được hợp nhất. Thánh Tông đồ đã chỉ dạy chúng ta thái độ tinh thần cần thiết để có thể tiến tới trên con đường hiệp thông. Người viết trong thư gửi các tín hữu Philippê (3,12): “tôi chưa đạt tới đich, tôi chưa đạt sự hoàn thiện, nhưng tôi cố gắng để chiếm đoạt nó, bởi vì chính tôi đã được Chúa Kitô Giêsu chinh phục”. Các Kitô hữu chúng ta chưa đạt được đích điểm của sự hợp nhất toàn diện, nhưng nếu chúng ta để Chúa Giêsu cải hoán chúng ta liên lỉ, thì chắc chắn chúng ta sẽ đến. Xin Đức trinh nữ Maria là Mẹ của Hội thánh duy nhất và thánh thiện, cầu cho chúng ta được ơn hoán cải chân thành, ngõ hầu sớm thể hiện niềm mong đợi của Chúa Kitô: Ut unum sint (Xin cho tất cả nên một), Chúng ta hãy ký thác cho Mẹ buổi nguyện kinh chiều nay mà tôi sẽ chủ toạ ở đền thánh Phaolô ngoại thành, và cũng như mọi năm, sẽ có sự tham dự của các đại diện của các giáo hội và giáo đoàn hiện diện tại Rôma
Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức thánh cha còn nhắc tới ngày dành cho các bệnh nhân phong cùi, được thiết lập cách đây 55 năm do sáng kiến của ông Raoul Follereau. Giáo hội luôn bày tỏ lòng quan tâm đối với các bệnh nhân, và hỗ trợ tất cả những dự án nhằm giúp cho các bệnh nhân được lành bệnh và hội nhập vào xã hội. Chính vì thế mà Giáo hội hoan nghênh phủ Cao Uỷ Liên hợp quốc phụ trách nhân quyền, vì tuyên ngôn mới đây thúc đẩy các quốc gia hãy tìm cách vượt qua sự kỳ thị các bệnh nhân và thân nhân của họ.
Kế đó, các em thiếu nhi thuộc phong trào Công giáo tiến hành đã đến trình bày kết quả của cuộc học tập trong tháng giêng vừa qua, nhằm cổ võ hoà bình qua tình liên đới đối với người nghèo. Từ cửa sổ văn phòng đức thánh cha, các em đã tung lên không trung 2 chim bồ câu như dấu hiệu của ý chí xây dựng hoà bình.
Top Stories
New Year Greetings from Asia-News
P. Bernardo Cervellera PIME
11:53 25/01/2009
Dear Friends,
Happy New Year of the OX.
That God may give us the strength of a buffalo (Ps. 90), and we can, as the ox, always recognize our Owner (Is 1,3) an be fed all the year without a muzzle ( 1 Cor 9, 9).
P. Bernardo Cervellera PIME
Direttore AsiaNews
Pontifical Institute for Foreign Missions
Via Guerrazzi, 11
00152 Roma RM
ITALY
www.asianews.it
Happy New Year of the OX.
That God may give us the strength of a buffalo (Ps. 90), and we can, as the ox, always recognize our Owner (Is 1,3) an be fed all the year without a muzzle ( 1 Cor 9, 9).
P. Bernardo Cervellera PIME
Direttore AsiaNews
Pontifical Institute for Foreign Missions
Via Guerrazzi, 11
00152 Roma RM
ITALY
www.asianews.it
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tu sĩ và Sinh viên Giáo xứ Cẩm Trường họp mặt mừng Xuân Kỷ Sửu.
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
00:54 25/01/2009
VINH - Trong bầu khí vui tươi, phấn khởi chào đón Xuân Kỷ Sửu, sáng nay, 23 – 1 – 2009 (tức ngày 28 – 12 – năm Mậu Tý), Hội Tu Sĩ - Sinh viên giáo xứ Cẩm Trường đã long trọng tổ chức buổi họp mặt truyền thống Xuân Kỷ Sửu.
Với lần họp mặt truyền thống này, Hội Tu sĩ - Sinh viên Cẩm Trường bước sang tuổi thứ 11. Dịp gặp gỡ truyền thống (28 – 12 – năm Mậu Tý) là cơ hội quý giá, giúp anh chị em Tu sĩ - Sinh viên Cẩm Trường nhìn lại tình hình hoạt động một năm qua của Hội; đồng thời nói lên tâm tình cảm tạ tình thương Thiên Chúa, sự tâm huyết giúp đỡ của Cha xứ, các đấng bậc sinh thành, các ban ngành trong giáo xứ đã cưu mang, đồng hành cùng Hội trong sứ vụ sống chứng tá Tin Mừng giữa lòng đời hôm nay, cũng như việc góp phần xây dựng quê hương Cẩm Trường ngày thêm giàu đẹp.
Mặc dù bận rộn nhiều công việc trong dịp Tết, đặc biệt phải đảm đương công trình thánh đường giáo xứ đang trong thời gian thi công, Cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Thanh đã tới dự và dành nhiều tâm tình chia sẻ bổ ích thiết thực đối với Hội. Cha cũng khích lệ, động viên mọi thành viên trong Hội hãy kiên tâm, đặt hết niềm tín thác vào Thiên Chúa trước những khó khăn, thúc bách mà anh chị em đang phải đối diện. Theo Cha, người tu sỹ - sinh viên hôm nay “muốn thành đạt phải biết vác thập giá theo Đức Kitô”, phải biết khước từ trước những ma lực của đời sống vật chất, những mê lầm của lối sống hưởng thụ... Cha mong muốn các thành viên trong Hội hãy dành những thời khắc vàng ngọc cuối năm để hồi tâm và cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa, cảm nghiệm sứ vụ cao cả của thiên chức linh mục, của đời sống tu trì và niềm vinh hạnh góp phần mở mang Giáo hội bằng con đường tri thức; hãy sống sao cho xứng với truyền thống của quê hương, với niềm mong mỏi của gia đình, đừng để phụ lòng cha mẹ, đừng làm điều bất chính kẻo ân hận suốt đời... Cha đã mượn lời Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II để kêu gọi và khích lệ các thành viên: “Đừng sợ !...hãy sợ những gì làm trái lương tâm con !”.
Thay mặt cho Hội, Thầy F.x Nguyễn Hồng Ân (chủng sinh khoá X, ĐCV Vinh – Thanh), đã bày tỏ tâm tình biết ơn sâu nặng của anh chị em trong Hội trước sự tâm huyết đầy yêu thương mà Cha Antôn đã dành trọn cho Hội trong thời gian gần ba năm kể từ ngày Cha về quản nhiệm xứ; tin tưởng và hy vọng Cha tiếp tục đồng hành nâng đỡ Hội trong năm mới. Toàn thể anh chị em trong Hội gửi đến Cha ước mong và nguyện chúc Cha được tràn đầy sức khoẻ, bình an, hạnh phúc và dồi dào nghị lực trong năm mới để Cha chu toàn sứ vụ mà Chúa và Giáo hội đã trao mời. Lẵng hoa tươi thắm là biểu tượng cho tấm lòng thành của Hội kính dâng lên Cha.
Sau lời chúc tết Cha xứ, Thầy Nguyễn Hồng Ân đã đọc “BẢN TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TU SĨ – SINH VIÊN GIÁO XỨ CẨM TRƯỜNG NĂM 2008”. Năm qua, nhờ sự giúp đỡ tận tình của Cha xứ và Hội khuyến học giáo xứ, sự nỗ lực và tình thần tự nguyện của các thành viên, Hội đã tổ chức được một số lớp học nhằm nâng cao kiến thức cho các em trong giáo xứ và đã đạt được những thành quả nhất định. Số em đạt tốt nghiệp PTTH rất cao ( 77 % số dự thi). Năm học 2008 – 2009, số sinh viên Cẩm Trường học tại các trường ĐH – CĐ – THCN là 38 người... Bên cạnh những kết quả khả quan của phía sinh viên là sự lớn mạnh của giới tu sĩ trong giáo xứ. Ngày càng có nhiều bạn trẻ Cẩm Trường nghe tiếng Chúa gọi, đã lên đường dấn thân theo sứ vụ tông đồ, dâng hiến trọn đời cho Chúa, phục vụ tha nhân. Số nam nữ tu sĩ Cẩm Trường hiện tại là 96 người... Bên cạnh những thuận lợi và thành quả đạt được, Hội vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại cần khắc phục. Đó cũng là những kinh nghiệm tốt cho Hội trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và có những đóng góp tích cực cho sự vươn lên của giáo xứ trong năm mới.
Hội ngộ trong ngày truyền thống, đa số tu sĩ – sinh viên Cẩm Trường đã trở về từ khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam. Các anh chị em đã đem về đây những hương vị riêng từ những vùng miền, đã bộc bạch nhiều tâm sự quý báu, những kinh nghiệm bổ ích mà mỗi thành viên được cảm nếm từ thực tiễn của cuộc sống nói chung, và nói riêng trong môi trường tu trì và giảng đường. Tất cả được gói trọn trong món quà thiêng duy nhất, hàm chứa những thao thức trăn trở, nguyện ước của mỗi người dâng lên Thiên Chúa trong ngày đầu xuân.
Buổi họp mặt Tu sĩ – Sinh viên Cẩm trường kết thúc trong lời Kinh Tạ ơn và Kinh Hoà Bình. Mọi người cùng xích lại bên nhau, đồng cất lên tiếng lòng tri ân, tán tạ Thiên Chúa đã thương ban muôn phúc lành cho quê nhà Cẩm Trường và Hội trong suốt năm qua; cùng nguyện cầu cho quê hương, cho mỗi người được vui sống và dấn thân bước đi trên con đường Sự Thật – Công Lý – Hoà Bình trong năm mới.
Cẩm Trường ơi, Xuân đang về đẹp lắm
Đẹp Tình Chúa, Đẹp tình nghĩa con người
Đẹp quê hương, hồng tươi Xứ sở
Đẹp bước chân muôn người trẻ ra khơi...
Xin một lòng ghi tâm, khắc cốt:
TÔ ĐẸP QUÊ HƯƠNG, TÔ ĐẸP TÌNH NGƯỜI !!!
Với lần họp mặt truyền thống này, Hội Tu sĩ - Sinh viên Cẩm Trường bước sang tuổi thứ 11. Dịp gặp gỡ truyền thống (28 – 12 – năm Mậu Tý) là cơ hội quý giá, giúp anh chị em Tu sĩ - Sinh viên Cẩm Trường nhìn lại tình hình hoạt động một năm qua của Hội; đồng thời nói lên tâm tình cảm tạ tình thương Thiên Chúa, sự tâm huyết giúp đỡ của Cha xứ, các đấng bậc sinh thành, các ban ngành trong giáo xứ đã cưu mang, đồng hành cùng Hội trong sứ vụ sống chứng tá Tin Mừng giữa lòng đời hôm nay, cũng như việc góp phần xây dựng quê hương Cẩm Trường ngày thêm giàu đẹp.
Mặc dù bận rộn nhiều công việc trong dịp Tết, đặc biệt phải đảm đương công trình thánh đường giáo xứ đang trong thời gian thi công, Cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Thanh đã tới dự và dành nhiều tâm tình chia sẻ bổ ích thiết thực đối với Hội. Cha cũng khích lệ, động viên mọi thành viên trong Hội hãy kiên tâm, đặt hết niềm tín thác vào Thiên Chúa trước những khó khăn, thúc bách mà anh chị em đang phải đối diện. Theo Cha, người tu sỹ - sinh viên hôm nay “muốn thành đạt phải biết vác thập giá theo Đức Kitô”, phải biết khước từ trước những ma lực của đời sống vật chất, những mê lầm của lối sống hưởng thụ... Cha mong muốn các thành viên trong Hội hãy dành những thời khắc vàng ngọc cuối năm để hồi tâm và cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa, cảm nghiệm sứ vụ cao cả của thiên chức linh mục, của đời sống tu trì và niềm vinh hạnh góp phần mở mang Giáo hội bằng con đường tri thức; hãy sống sao cho xứng với truyền thống của quê hương, với niềm mong mỏi của gia đình, đừng để phụ lòng cha mẹ, đừng làm điều bất chính kẻo ân hận suốt đời... Cha đã mượn lời Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II để kêu gọi và khích lệ các thành viên: “Đừng sợ !...hãy sợ những gì làm trái lương tâm con !”.
Thay mặt cho Hội, Thầy F.x Nguyễn Hồng Ân (chủng sinh khoá X, ĐCV Vinh – Thanh), đã bày tỏ tâm tình biết ơn sâu nặng của anh chị em trong Hội trước sự tâm huyết đầy yêu thương mà Cha Antôn đã dành trọn cho Hội trong thời gian gần ba năm kể từ ngày Cha về quản nhiệm xứ; tin tưởng và hy vọng Cha tiếp tục đồng hành nâng đỡ Hội trong năm mới. Toàn thể anh chị em trong Hội gửi đến Cha ước mong và nguyện chúc Cha được tràn đầy sức khoẻ, bình an, hạnh phúc và dồi dào nghị lực trong năm mới để Cha chu toàn sứ vụ mà Chúa và Giáo hội đã trao mời. Lẵng hoa tươi thắm là biểu tượng cho tấm lòng thành của Hội kính dâng lên Cha.
Sau lời chúc tết Cha xứ, Thầy Nguyễn Hồng Ân đã đọc “BẢN TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI TU SĨ – SINH VIÊN GIÁO XỨ CẨM TRƯỜNG NĂM 2008”. Năm qua, nhờ sự giúp đỡ tận tình của Cha xứ và Hội khuyến học giáo xứ, sự nỗ lực và tình thần tự nguyện của các thành viên, Hội đã tổ chức được một số lớp học nhằm nâng cao kiến thức cho các em trong giáo xứ và đã đạt được những thành quả nhất định. Số em đạt tốt nghiệp PTTH rất cao ( 77 % số dự thi). Năm học 2008 – 2009, số sinh viên Cẩm Trường học tại các trường ĐH – CĐ – THCN là 38 người... Bên cạnh những kết quả khả quan của phía sinh viên là sự lớn mạnh của giới tu sĩ trong giáo xứ. Ngày càng có nhiều bạn trẻ Cẩm Trường nghe tiếng Chúa gọi, đã lên đường dấn thân theo sứ vụ tông đồ, dâng hiến trọn đời cho Chúa, phục vụ tha nhân. Số nam nữ tu sĩ Cẩm Trường hiện tại là 96 người... Bên cạnh những thuận lợi và thành quả đạt được, Hội vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại cần khắc phục. Đó cũng là những kinh nghiệm tốt cho Hội trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và có những đóng góp tích cực cho sự vươn lên của giáo xứ trong năm mới.
Hội ngộ trong ngày truyền thống, đa số tu sĩ – sinh viên Cẩm Trường đã trở về từ khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam. Các anh chị em đã đem về đây những hương vị riêng từ những vùng miền, đã bộc bạch nhiều tâm sự quý báu, những kinh nghiệm bổ ích mà mỗi thành viên được cảm nếm từ thực tiễn của cuộc sống nói chung, và nói riêng trong môi trường tu trì và giảng đường. Tất cả được gói trọn trong món quà thiêng duy nhất, hàm chứa những thao thức trăn trở, nguyện ước của mỗi người dâng lên Thiên Chúa trong ngày đầu xuân.
Buổi họp mặt Tu sĩ – Sinh viên Cẩm trường kết thúc trong lời Kinh Tạ ơn và Kinh Hoà Bình. Mọi người cùng xích lại bên nhau, đồng cất lên tiếng lòng tri ân, tán tạ Thiên Chúa đã thương ban muôn phúc lành cho quê nhà Cẩm Trường và Hội trong suốt năm qua; cùng nguyện cầu cho quê hương, cho mỗi người được vui sống và dấn thân bước đi trên con đường Sự Thật – Công Lý – Hoà Bình trong năm mới.
Cẩm Trường ơi, Xuân đang về đẹp lắm
Đẹp Tình Chúa, Đẹp tình nghĩa con người
Đẹp quê hương, hồng tươi Xứ sở
Đẹp bước chân muôn người trẻ ra khơi...
Xin một lòng ghi tâm, khắc cốt:
TÔ ĐẸP QUÊ HƯƠNG, TÔ ĐẸP TÌNH NGƯỜI !!!
Thiếu nhi giáo xứ An Hòa, Đà Lạt, vui Xuân Kỷ Sửu
An Hòa
01:03 25/01/2009
ĐÀ LẠT - Theo truyền thống tốt đẹp của giáo xứ An Hòa, giáo hạt Đức Trọng, giáo phận Đà Lạt, hàng năm giáo xứ tổ chứ Hội Chợ vui Xuân cho thiếu nhi trong xứ.
Năm nay, đến hẹn lại lên, sáng ngày 21 tháng 1 năm 2009, (nhằm ngày 26 Tết Kỷ Sửu )thiếu nhi Gx. An Hòa lại được vui chơi hội chợ. Cha Giuse Nguyễn Văn Bảo chánh xứ và cũng là cha Quản hạt hạt Đức Trọng cho biết: việc tổ chức hội chợ nhằm.
Xem hình ảnh
- Khích lệ các em thiếu nhi chăm ngoan hơn trong việc học giáo lý và siêng năng tham dự thánh lễ. - Củng cố đời sống đức tin và nhân bản cho các em, đặc biệt là trong mối tương giao giữa các em với nhau và với mọi người chung quanh. Tạo cho các em có cơ hội trong giao tiếp ứng xử. - Củng cố và rèn cho các em có những hành vi và thói quen văn minh trong cuộc sống. Sáng sớm, trời còn khaù lạnh, thiếu nhi An Hòa đã í ới gọi nhau ở các góc đường đi lên nhà thờ. Hôm nay, khuôn viên nhà thờ An Hòa đẹp được trang trí nhiều màu sắc, nhiều gian haøng hội chợ trông bắt mắt các “ thượng đế” nhí. Một vài phụ huynh cho biết con của mình đã dạy từ lúc 5g sáng để đi hội chợ… không một thiếu nhi nào ở An Hòa lại không náo nức trong ngày hội chợ này. Niềm vui đong đầy trên môi, trên mắt và tràn ra khóe môi cười rạng rỡ. Mùa Xuân của trẻ thơ là vậy và người lớn còn mong gì hơn khi các em có được những nụ cười đáng yêu như thế. Và người viết cũng chắc chắn rằng: Cha Xứ, cha Phó, các Soeurs Mến Thánh Giá và các anh chị Giáo Lý Viên trong ban tổ chức thực sự hài lòng vì đã tạo cho các em một sân chơi lành mạnh như thế này trong những ngày chuẩn bị đón năm mới.
Đặc biệt hơn, thiếu nhi dân tộc cách xa nhà thờ ít là 3 cây số, co nhöõng em ôû xa 5km cũng lội bộ bằng đôi chân tí hon của mình để chung vui cùng các bạn. Chưa đến giờ khai mạc mà sân nhà thờ đã khá đông. Các bạn thiếu nhi cứ chạy lăng quăng từ gian hàng này đến gian hàng khác để chỉ trỏ, để tìm “ địa thế” thích hợp chuẩn bị lát nữa chơi… tiếng cười, tiếng nói trẻ thơ vọng khắp khuôn viên nhà thờ.
Đúng 7g, các bạn nhanh chóng theo lời hiệu triệu của các anh chị giáo lý viên tề tựu tại nhà giáo lý, các bạn xếp haøng nhanh không ngờ ! Các bạn được các các anh chị GLV phát phiếu chơi hội chợ. Các bạn nào siêng đi lễ thì sẽ có nhiều phiếu hơn vì đã tích lũy được một “ kho tàng” trước đó.
Sau khi một đại diện giáo lý viên tuyên bố lý do, một bạn thiếu nhi chúc Tết cha xứ, cha phó, các Soeurs và các anh chị GLV. Cha Giuse Nguyễn Văn Bảo, chánh xứ An Hòa đã đáp lời và chúc các bạn thiếu nhi tràn đầy niềm vui, haïnh phuùc và đầy ơn Chúa trong mùa xuân Kỷ Sửu này. Sau khi chúc Tết, cha đã thả một chum bong bóng bay, với hy vọng những lời chúc tốt đẹp mà mọi người dành cho nhau trong mùa xuân này sẽ được dâng lên Thiên Chúa và Ngài sẽ chúc lành.
Sau khi nghe thể lệ của hội chợ, các em chạy nhanh đến các gian hang thả bóng, bong rổ, thả xe, chuột bạch, thám hiểm không gian, máy bay, lô tô, sổ xố… để “ kiếm tiền” tại các gian hàng này. Các anh chị GLV đã phải làm việc hết tốc lực để phục vụ các “ thượng đế” nhí này. Chỉ sau khoảng nửa giờ đồng hồ, sau khi đã kiếm một số vốn kha khá, một số em đến các gian hàng mua sắm. Lúc này như siêu thị giáp tết, khu vực mua sắm trở nên sầm uất và trở nên quá tải. Ngoài các đồ dùng thường ngày như khăn rửa mặt, mũ, nơ cài tóc, dụng cụ học sinh, các loại đồ chơi, bánh kẹo, nước ngọt, mì tôm… gian hàng bánh mì kẹp thịt và kem được các “ khách hàng” chiếu cố đặc biệt.
10g30 các em tham dự kết quả sổ xố dành cho thiếu nhi. 11g sổ xố dành cho người lớn, đặc biệt ở giải này đã có 3 bạn trong ban Lễ Sinh trúng giải an ủi, giải nhì và giải nhất, còn giải đặc biệt rơi vào tay một chị “ chuyên cần” đi lễ hàng ngày….
11g30 hội chợ kết thúc, các bạn thiếu nhi ra về mà trên tay nặng trĩu quà của ngày hội chợ, trên gương mặt trẻ thợ ngời ngời niềm vui và người viết bài còn nhìn thấy trên gương mặt của hai cha, của quý soeurs, và của ban tổ chức niềm vui còn rạng ngời hơn. Vì các em được vui, được sống trọn vẹn niềm vui tuổi thơ, được gặp gỡ, được nói cười và sánh vai nhau cùng chơi và nhất là các em thiếu nhi có một tinh thần chung rất cao: sau buổi hội chợ, khuôn viên của nhà thờ, nhà xứ và khu vực hội chợ được các em dọn dẹp sạch sẽ không có một cọng rác. Một hình ảnh đẹp trong những ngày sắp bước sang năm mới, Kỷ Sửu 2009.
Năm nay, đến hẹn lại lên, sáng ngày 21 tháng 1 năm 2009, (nhằm ngày 26 Tết Kỷ Sửu )thiếu nhi Gx. An Hòa lại được vui chơi hội chợ. Cha Giuse Nguyễn Văn Bảo chánh xứ và cũng là cha Quản hạt hạt Đức Trọng cho biết: việc tổ chức hội chợ nhằm.
Xem hình ảnh
- Khích lệ các em thiếu nhi chăm ngoan hơn trong việc học giáo lý và siêng năng tham dự thánh lễ. - Củng cố đời sống đức tin và nhân bản cho các em, đặc biệt là trong mối tương giao giữa các em với nhau và với mọi người chung quanh. Tạo cho các em có cơ hội trong giao tiếp ứng xử. - Củng cố và rèn cho các em có những hành vi và thói quen văn minh trong cuộc sống. Sáng sớm, trời còn khaù lạnh, thiếu nhi An Hòa đã í ới gọi nhau ở các góc đường đi lên nhà thờ. Hôm nay, khuôn viên nhà thờ An Hòa đẹp được trang trí nhiều màu sắc, nhiều gian haøng hội chợ trông bắt mắt các “ thượng đế” nhí. Một vài phụ huynh cho biết con của mình đã dạy từ lúc 5g sáng để đi hội chợ… không một thiếu nhi nào ở An Hòa lại không náo nức trong ngày hội chợ này. Niềm vui đong đầy trên môi, trên mắt và tràn ra khóe môi cười rạng rỡ. Mùa Xuân của trẻ thơ là vậy và người lớn còn mong gì hơn khi các em có được những nụ cười đáng yêu như thế. Và người viết cũng chắc chắn rằng: Cha Xứ, cha Phó, các Soeurs Mến Thánh Giá và các anh chị Giáo Lý Viên trong ban tổ chức thực sự hài lòng vì đã tạo cho các em một sân chơi lành mạnh như thế này trong những ngày chuẩn bị đón năm mới.
Đặc biệt hơn, thiếu nhi dân tộc cách xa nhà thờ ít là 3 cây số, co nhöõng em ôû xa 5km cũng lội bộ bằng đôi chân tí hon của mình để chung vui cùng các bạn. Chưa đến giờ khai mạc mà sân nhà thờ đã khá đông. Các bạn thiếu nhi cứ chạy lăng quăng từ gian hàng này đến gian hàng khác để chỉ trỏ, để tìm “ địa thế” thích hợp chuẩn bị lát nữa chơi… tiếng cười, tiếng nói trẻ thơ vọng khắp khuôn viên nhà thờ.
Đúng 7g, các bạn nhanh chóng theo lời hiệu triệu của các anh chị giáo lý viên tề tựu tại nhà giáo lý, các bạn xếp haøng nhanh không ngờ ! Các bạn được các các anh chị GLV phát phiếu chơi hội chợ. Các bạn nào siêng đi lễ thì sẽ có nhiều phiếu hơn vì đã tích lũy được một “ kho tàng” trước đó.
Sau khi một đại diện giáo lý viên tuyên bố lý do, một bạn thiếu nhi chúc Tết cha xứ, cha phó, các Soeurs và các anh chị GLV. Cha Giuse Nguyễn Văn Bảo, chánh xứ An Hòa đã đáp lời và chúc các bạn thiếu nhi tràn đầy niềm vui, haïnh phuùc và đầy ơn Chúa trong mùa xuân Kỷ Sửu này. Sau khi chúc Tết, cha đã thả một chum bong bóng bay, với hy vọng những lời chúc tốt đẹp mà mọi người dành cho nhau trong mùa xuân này sẽ được dâng lên Thiên Chúa và Ngài sẽ chúc lành.
Sau khi nghe thể lệ của hội chợ, các em chạy nhanh đến các gian hang thả bóng, bong rổ, thả xe, chuột bạch, thám hiểm không gian, máy bay, lô tô, sổ xố… để “ kiếm tiền” tại các gian hàng này. Các anh chị GLV đã phải làm việc hết tốc lực để phục vụ các “ thượng đế” nhí này. Chỉ sau khoảng nửa giờ đồng hồ, sau khi đã kiếm một số vốn kha khá, một số em đến các gian hàng mua sắm. Lúc này như siêu thị giáp tết, khu vực mua sắm trở nên sầm uất và trở nên quá tải. Ngoài các đồ dùng thường ngày như khăn rửa mặt, mũ, nơ cài tóc, dụng cụ học sinh, các loại đồ chơi, bánh kẹo, nước ngọt, mì tôm… gian hàng bánh mì kẹp thịt và kem được các “ khách hàng” chiếu cố đặc biệt.
10g30 các em tham dự kết quả sổ xố dành cho thiếu nhi. 11g sổ xố dành cho người lớn, đặc biệt ở giải này đã có 3 bạn trong ban Lễ Sinh trúng giải an ủi, giải nhì và giải nhất, còn giải đặc biệt rơi vào tay một chị “ chuyên cần” đi lễ hàng ngày….
11g30 hội chợ kết thúc, các bạn thiếu nhi ra về mà trên tay nặng trĩu quà của ngày hội chợ, trên gương mặt trẻ thợ ngời ngời niềm vui và người viết bài còn nhìn thấy trên gương mặt của hai cha, của quý soeurs, và của ban tổ chức niềm vui còn rạng ngời hơn. Vì các em được vui, được sống trọn vẹn niềm vui tuổi thơ, được gặp gỡ, được nói cười và sánh vai nhau cùng chơi và nhất là các em thiếu nhi có một tinh thần chung rất cao: sau buổi hội chợ, khuôn viên của nhà thờ, nhà xứ và khu vực hội chợ được các em dọn dẹp sạch sẽ không có một cọng rác. Một hình ảnh đẹp trong những ngày sắp bước sang năm mới, Kỷ Sửu 2009.
Giáo phận Bắc Ninh chúc mừng năm mới Đức Hồng Y và Đức TGM Hà nội
Giuse Trần Ngọc Huấn
01:21 25/01/2009
HÀ NỘI - Trong không khí của những ngày giáp tết, sáng ngày 29 tháng Chạp (Âm lịch), Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Cha Tổng Đại Diện đã dẫn đầu một phái đoàn gồm đại diện mọi thành phần dân Chúa của giáo phận Bắc Ninh đến thăm và chúc mừng năm mới Đức Hồng Y Phaolo Giuse và Đức Tổng Giám mục Giuse.
Đoàn đã vào thăm và dâng thánh lễ với Đức Hồng Y Phaolo Giuse nhân dịp lễ kính thánh Phaolo – bổn mạng của Ngài. Đức Hồng Y nguyên là giám mục giáo phận Bắc Ninh từ năm 1963. Giáo phận Bắc ninh có địa bàn rộng lớn, số linh mục lại quá ít, Ngài đã xây dựng và huấn luyện hàng ngũ tông đồ giáo dân. Ban hành giáo đã trở nên những cộng sự viên tích cực và trung thành cho công việc mục vụ. Thêm vào đó, Đức Hồng Y đã thành lập các đoàn thể Công giáo như: huynh đoàn Đaminh giáo dân, Hội các bà mẹ Công giáo, ca đoàn, giới trẻ, giáo lý viên, thiếu nhi Thánh Thể… được đào tạo để trở nên nòng cốt trong việc đọc kinh, cầu nguyện, học hỏi và sống lời Chúa.
Trong những năm tháng phục vụ đoàn chiên tại giáo phận Bắc Ninh, Đức Hồng Y đã dành sự chăm lo cho từng giáo xứ, từng giáo dân. Chính sự ân cần này cộng với gương thánh thiện của Ngài, Ngài đã được nhiều người mến mộ. Vì thế, khi Đức Hồng Y thuyên chuyển về làm Tổng Giám mục Hà nội, giáo phận Bắc Ninh đã ngậm ngùi luyến nhớ.
Trong căn phòng nhỏ của Đức Hồng Y, Đức Cha Cosma cùng với đại diên các linh mục, tu sĩ và giáo dân Bắc Ninh cùng hiệp dâng Thánh lễ cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, mừng kính Thánh bổn mạng và cầu nguyện cho Đức Hồng Y. Tuy sức khỏe yếu không thể nói được nhưng Đức Hồng Y vẫn lắng nghe và thấu hiểu tâm sự của mọi người đến với mình. Ngài đáp lại bằng ánh mắt thân thương trìu mến và tấm lòng chan chứa yêu thương.
Sau khi dâng thánh lễ và chúc mừng Đức Hồng Y, đoàn giáo phận Bắc Ninh đã đến chào thăm Đức Tổng Giám Mục Giuse – nguyên là giám quản giáo phận Bắc Ninh khi Đức Cha Giuse về nhà Cha.
Tuy thời gian Đức Tổng giám quản Bắc Ninh không lâu nhưng đã để lại nhiều ấn tượng, sự cảm phục và niềm yêu mến cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận. Ngài đã đi thăm mục vụ hầu hết các giáo xứ, quan tâm đến hàng ngũ linh mục, chủng sinh, tu sĩ và mọi người với một sự chân thành và cởi mở.
Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã thay mặt phái đoàn nói lên tâm tình tri ân Đức Tổng Giám mục vì sự quan tâm và những đóng góp của Ngài làm thăng tiến mọi mặt cho giáo phận Bắc Ninh trong thời gian qua. Ngài cho biết: trong những biến cố gần đây xảy ra trong Tổng Giáo phận Hà Nội và nhất là những sóng gió của vị chủ chăn giáo tỉnh, giáo phận Bắc Ninh luôn hiệp thông và cầu nguyện cho Hà Nội, đặc biệt là cho Đức Tổng Giám mục. Đặc biệt, trong số 8 anh chị em giáo dân Thái Hà phải ra tòa, cũng có một giáo dân Bắc Ninh, theo Đức Cha Cosma, đó là niềm vinh dự cho giáo phận.
Đáp lời, Đức Tổng Giám mục đã cảm ơn Đức Cha Cosma và giáo phận Bắc Ninh đã luôn đồng hành và cộng tác với Ngài để xây dựng nước Chúa. Ngài cũng nói lên sự hiệp thông khăng khít giữa Bắc Ninh và Hà nội: năm 1963, một người con của Giáo phân Hà nội được bổ nhiệm làm giám mục Bắc Ninh, sau đó năm 1994 lại được bổ nhiệm về làm Tổng Giám Mục Hà nội, rồi đến những ngày đáng nhớ khi Ngài được bổ nhiệm giám quản Bắc Ninh sau khi Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến qua đời, và gần đây nhất, Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – giáo sư của Đại Chủng Viện Hà nội – lại được bổ nhiệm làm giám mục Bắc Ninh… tất cả nói lên sự hiệp thông giữa hai giáo phận thật sâu sắc.
Đức Tổng giám mục Giuse cũng chia sẻ với cộng đoàn về những cảm nghiệm của Ngài qua những biến cố căng thăng xảy đến với Tổng Giáo phận Hà Nội, cách riêng đối với bản thân Ngài trong những tháng vừa qua. Qua tất cả những biến cố đó, mọi người đã cảm nhận được sức mạnh của lời cầu nguyện và sự hiệp thông trong giáo hội. Ơn Chúa xuống tràn trề đã gìn giữ mọi thành phần dân Chúa qua mọi cơn sóng gió do cuộc đời và xã hội mang đến.
Một mùa xuân đang đến, một cái Tết lại về, mọi người cùng cầu chúc nhau những niềm vui và ơn lành trong năm mới.
Đoàn đã vào thăm và dâng thánh lễ với Đức Hồng Y Phaolo Giuse nhân dịp lễ kính thánh Phaolo – bổn mạng của Ngài. Đức Hồng Y nguyên là giám mục giáo phận Bắc Ninh từ năm 1963. Giáo phận Bắc ninh có địa bàn rộng lớn, số linh mục lại quá ít, Ngài đã xây dựng và huấn luyện hàng ngũ tông đồ giáo dân. Ban hành giáo đã trở nên những cộng sự viên tích cực và trung thành cho công việc mục vụ. Thêm vào đó, Đức Hồng Y đã thành lập các đoàn thể Công giáo như: huynh đoàn Đaminh giáo dân, Hội các bà mẹ Công giáo, ca đoàn, giới trẻ, giáo lý viên, thiếu nhi Thánh Thể… được đào tạo để trở nên nòng cốt trong việc đọc kinh, cầu nguyện, học hỏi và sống lời Chúa.
Trong những năm tháng phục vụ đoàn chiên tại giáo phận Bắc Ninh, Đức Hồng Y đã dành sự chăm lo cho từng giáo xứ, từng giáo dân. Chính sự ân cần này cộng với gương thánh thiện của Ngài, Ngài đã được nhiều người mến mộ. Vì thế, khi Đức Hồng Y thuyên chuyển về làm Tổng Giám mục Hà nội, giáo phận Bắc Ninh đã ngậm ngùi luyến nhớ.
Trong căn phòng nhỏ của Đức Hồng Y, Đức Cha Cosma cùng với đại diên các linh mục, tu sĩ và giáo dân Bắc Ninh cùng hiệp dâng Thánh lễ cảm tạ hồng ân Thiên Chúa, mừng kính Thánh bổn mạng và cầu nguyện cho Đức Hồng Y. Tuy sức khỏe yếu không thể nói được nhưng Đức Hồng Y vẫn lắng nghe và thấu hiểu tâm sự của mọi người đến với mình. Ngài đáp lại bằng ánh mắt thân thương trìu mến và tấm lòng chan chứa yêu thương.
Sau khi dâng thánh lễ và chúc mừng Đức Hồng Y, đoàn giáo phận Bắc Ninh đã đến chào thăm Đức Tổng Giám Mục Giuse – nguyên là giám quản giáo phận Bắc Ninh khi Đức Cha Giuse về nhà Cha.
Tuy thời gian Đức Tổng giám quản Bắc Ninh không lâu nhưng đã để lại nhiều ấn tượng, sự cảm phục và niềm yêu mến cho mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận. Ngài đã đi thăm mục vụ hầu hết các giáo xứ, quan tâm đến hàng ngũ linh mục, chủng sinh, tu sĩ và mọi người với một sự chân thành và cởi mở.
Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt đã thay mặt phái đoàn nói lên tâm tình tri ân Đức Tổng Giám mục vì sự quan tâm và những đóng góp của Ngài làm thăng tiến mọi mặt cho giáo phận Bắc Ninh trong thời gian qua. Ngài cho biết: trong những biến cố gần đây xảy ra trong Tổng Giáo phận Hà Nội và nhất là những sóng gió của vị chủ chăn giáo tỉnh, giáo phận Bắc Ninh luôn hiệp thông và cầu nguyện cho Hà Nội, đặc biệt là cho Đức Tổng Giám mục. Đặc biệt, trong số 8 anh chị em giáo dân Thái Hà phải ra tòa, cũng có một giáo dân Bắc Ninh, theo Đức Cha Cosma, đó là niềm vinh dự cho giáo phận.
Đáp lời, Đức Tổng Giám mục đã cảm ơn Đức Cha Cosma và giáo phận Bắc Ninh đã luôn đồng hành và cộng tác với Ngài để xây dựng nước Chúa. Ngài cũng nói lên sự hiệp thông khăng khít giữa Bắc Ninh và Hà nội: năm 1963, một người con của Giáo phân Hà nội được bổ nhiệm làm giám mục Bắc Ninh, sau đó năm 1994 lại được bổ nhiệm về làm Tổng Giám Mục Hà nội, rồi đến những ngày đáng nhớ khi Ngài được bổ nhiệm giám quản Bắc Ninh sau khi Đức Cha Giuse Nguyễn Quang Tuyến qua đời, và gần đây nhất, Cha Cosma Hoàng Văn Đạt – giáo sư của Đại Chủng Viện Hà nội – lại được bổ nhiệm làm giám mục Bắc Ninh… tất cả nói lên sự hiệp thông giữa hai giáo phận thật sâu sắc.
Đức Tổng giám mục Giuse cũng chia sẻ với cộng đoàn về những cảm nghiệm của Ngài qua những biến cố căng thăng xảy đến với Tổng Giáo phận Hà Nội, cách riêng đối với bản thân Ngài trong những tháng vừa qua. Qua tất cả những biến cố đó, mọi người đã cảm nhận được sức mạnh của lời cầu nguyện và sự hiệp thông trong giáo hội. Ơn Chúa xuống tràn trề đã gìn giữ mọi thành phần dân Chúa qua mọi cơn sóng gió do cuộc đời và xã hội mang đến.
Một mùa xuân đang đến, một cái Tết lại về, mọi người cùng cầu chúc nhau những niềm vui và ơn lành trong năm mới.
Nhóm Bông Hồng Xanh phát quà tại giáo họ Ruộng Tre, giáo phận Bà Rịa
Maria Vũ Loan
05:43 25/01/2009
BÀ RỊA - Ngày 27 Tết Kỷ Sửu, nhóm Bông Hồng Xanh lại đến vùng Bà Rịa, như năm ngoái, nhưng chúng tôi dừng chân tại giáo họ Ruộng Tre (thuộc giáo xứ Vinh Châu) nằm ở xã Bình Trung, huyện Châu Đức, nơi có đa số người dân tộc K’ho sinh sống và số giáo dân cả người lớn lẫn trẻ em khoảng 500 người.
Xem hình ảnh
Để chuẩn bị chuyến đi này, chúng tôi khá vất vả vì quà Tết là gạo, đường, nước mắm, mì gói…và bất ngờ lại chọn cách giao lưu vui tươi trẻ trung là mặc khăn đống áo dài màu xanh đỏ vàng cho trang trọng không khí ngày Tết. Mời quí vị cùng theo dõi bước chân của chúng tôi.
Tại sao chúng tôi không chọn quà tết là bánh mứt, kẹo…mà chỉ chọn những thứ là thực phẩm thiết thực? Xin thưa vì đối với người dân vùng xa, cuộc sống bấp bênh thì những ngày Tết có đủ ăn là vui rồi, bánh mứt làm chi cho xa xỉ.
Chiếc xe nặng chịch vì gạo vừa lăn bánh là chúng tôi đã ăn lặt vặt và cười đùa vì đây là dịp Tết, gặp nhau dễ vui. Sau đó ngủ trên xe rồi thức dậy lại cười đùa để nuốt đi chặng đường dài hơn 100 cây số. Có mấy bạn trong nhóm chưa lập gia đình, thế là tôi cầm tay một bạn trai và một bạn gái: “Rô-mi-nê Quỳnh, con có nhận La-va-bô Vy làm vợ và hứa giữ lòng chung thủy, dù chứng khoán lên hay xuống, dù giá vàng hay đô-la chao đảo hay không?” Thế là mỗi bạn một câu ráp lại, cứ cười thoải mái cho đến khi xe dừng lại tại một nhà thờ.
Nhà thờ Vinh Châu cách đường cái có hai mươi mét mà chúng tôi quên không chụp hình, còn nhà cha xứ thì đẹp như một biệt thự trên cao nguyên. Đến nhà cha trao đổi một chút, tôi được hai ông trùm xứ đạo dắt đến thăm một số gia đình nghèo tại giáo họ để trao riêng phong bì lì xì. Ở đây chúng tôi gặp một thanh niên mới bị nằm một chỗ vì tai nạn giao thông. Bệnh viện Chợ Rẫy và Thống Nhất đã cho về, gia đình còn hy vọng đưa lên bệnh viện Thánh Tâm vì có người nói một số thầy dòng vừa chữa vừa cầu nguyện thì mới hy vọng khỏi. Nhóm hứa sẽ cho anh này khoảng 200 USD nếu có một cuộc giải phẫu để anh có thể đi lại bình thường.
Con đường đến giáo họ Ruộng Tre có vẻ buồn vì hai bên cây xơ xác, lá bị phủ bởi bụi đất đỏ Bazan, một loại đất hợp với việc trồng tiêu. Mấy khoảnh đất trồng dưa hấu chỉ còn trơ dây chằng chịt vì quả đã được hái đi. Đa số người dân làm ruộng rẫy, một số hộ nuôi bò, còn lại đa số là làm mướn. Trẻ con ở đây khá đông, trông chúng gầy và đen nhẻm. Giáo họ được thành lập hơn mười năm nay mà nơi dâng lễ trống hốc ba mặt, chỉ sau cung thánh là có tường xây. Dù cách giáo xứ lớn có hai cây số nhưng hàng tháng chỉ có một thánh lễ chiều, còn những ngày Giáng Sinh,Tết, lễ bổn mạng giáo họ là thánh Phaolô trở lại và thánh Têrêsa thì mới có thánh lễ.
Một thành viên trong nhóm có cha mẹ sinh sống ở vùng này nên bạn đã dẫn chúng tôi đến một quán nhà lá ăn thịt dê. Thịt dê sống chỉ có khoảng 2 usd một kí-lô-gam, các món chế biến cũng giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của người chăm lao động và thích “nhậu”.
Hai giờ chiều, chúng tôi tiến hành phát quà. Những bọc gạo được xếp trên ghế còn những túi quà màu đỏ xếp đầy trên bàn thờ và cung thánh. Mở đầu, tôi thay mặt nhóm chào hỏi và cầu chúc mọi người những điều tốt lành trong năm mới, cha xứ phát biểu và nối tiếp bằng một chương trình văn nghệ bỏ túi. Tôi tươi cười hát bài Đón Xuân, có lời phụ họa của nhóm. Ái chà, một “ca sĩ” U 50 mà hát thì phải có nụ cười bồi đắp mới thêm phần hấp dẫn, thế nên tôi cười miết!
Mấy bạn nhỏ xung phong lên hát. Có thằng bé mặc quần đùi hát rất tự nhiên: “Bốn phương trời ta về đây chăn trâu, không chăn trâu là tao đá u đầu…..”, tôi bật cười vang trong micrô vì nhóc tì này quậy vui quá. Thế là các nhóc khác cũng phấn khởi giơ tay đòi hát. Bạn nào hát xong được một cái áo mới, còn các bạn khác được chia bánh kẹo. Cái giáo họ buồn tẻ bỗng dưng vui hẳn lên. Có bé khác lên hát bẽn lẽn thì cả ba chúng tôi múa phụ họa cho vui.
Chia quà cho người lớn thì dễ thôi, ông trùm cầm danh sách đọc tên, mỗi gia đình lên nhận một bọc gạo và một túi quà màu đỏ từ hai bạn mặc áo vàng và đỏ, còn tôi với các bạn khác lo sinh hoạt với trẻ em. Tôi thấy một cậu bé khoảng 13 tuổi thay thế gia đình đi nhận quà, không hiểu sao có đứa khác cũng trạc tuổi ấy cứ đi theo nó để giựt lấy bọc gạo, tôi phải can thiệp mạnh, thằng bé kia mới bỏ đi. Tôi không hiểu vì sao lại có chuyện như thế vì ở đây có bao nhiêu gia đình thì chúng tôi mời ra nhận quà bấy nhiêu.
Vì là điểm truyền giáo nên có một số đoàn từ thiện cũng đến đây tặng quà nhưng một ông trùm nhận xét là nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đã tạo được bầu khí vui tươi nhất vì có áo dài khăn đống, có hoa mai vàng và có múa hát sinh động.
Trời tắt nắng khá lâu thì chúng tôi mới lên xe ra về. Ngày Tết mà có một chuyến đi như thế thì những người như tôi rất vui. Xin cảm ơn gia đình anh Phan Văn Tịnh, một kỹ sư ở Châu Âu, rất thương người nghèo mà thích sự âm thầm; gia đình anh chị Tùng ở Úc châu và cô Mỹ Hạnh ở Texas đã tài trợ cho chương trình Tết này.
Mùa xuân đến, mùa của vui tươi và hy vọng, nhưng ngày nào cũng có mùa xuân trong lòng thì hạnh phúc biết bao. Cảm ơn Quí vị đã theo dõi bước chân của chúng tôi trong những ngày Tết bận rộn.
Xem hình ảnh
Để chuẩn bị chuyến đi này, chúng tôi khá vất vả vì quà Tết là gạo, đường, nước mắm, mì gói…và bất ngờ lại chọn cách giao lưu vui tươi trẻ trung là mặc khăn đống áo dài màu xanh đỏ vàng cho trang trọng không khí ngày Tết. Mời quí vị cùng theo dõi bước chân của chúng tôi.
Tại sao chúng tôi không chọn quà tết là bánh mứt, kẹo…mà chỉ chọn những thứ là thực phẩm thiết thực? Xin thưa vì đối với người dân vùng xa, cuộc sống bấp bênh thì những ngày Tết có đủ ăn là vui rồi, bánh mứt làm chi cho xa xỉ.
Chiếc xe nặng chịch vì gạo vừa lăn bánh là chúng tôi đã ăn lặt vặt và cười đùa vì đây là dịp Tết, gặp nhau dễ vui. Sau đó ngủ trên xe rồi thức dậy lại cười đùa để nuốt đi chặng đường dài hơn 100 cây số. Có mấy bạn trong nhóm chưa lập gia đình, thế là tôi cầm tay một bạn trai và một bạn gái: “Rô-mi-nê Quỳnh, con có nhận La-va-bô Vy làm vợ và hứa giữ lòng chung thủy, dù chứng khoán lên hay xuống, dù giá vàng hay đô-la chao đảo hay không?” Thế là mỗi bạn một câu ráp lại, cứ cười thoải mái cho đến khi xe dừng lại tại một nhà thờ.
Nhà thờ Vinh Châu cách đường cái có hai mươi mét mà chúng tôi quên không chụp hình, còn nhà cha xứ thì đẹp như một biệt thự trên cao nguyên. Đến nhà cha trao đổi một chút, tôi được hai ông trùm xứ đạo dắt đến thăm một số gia đình nghèo tại giáo họ để trao riêng phong bì lì xì. Ở đây chúng tôi gặp một thanh niên mới bị nằm một chỗ vì tai nạn giao thông. Bệnh viện Chợ Rẫy và Thống Nhất đã cho về, gia đình còn hy vọng đưa lên bệnh viện Thánh Tâm vì có người nói một số thầy dòng vừa chữa vừa cầu nguyện thì mới hy vọng khỏi. Nhóm hứa sẽ cho anh này khoảng 200 USD nếu có một cuộc giải phẫu để anh có thể đi lại bình thường.
Con đường đến giáo họ Ruộng Tre có vẻ buồn vì hai bên cây xơ xác, lá bị phủ bởi bụi đất đỏ Bazan, một loại đất hợp với việc trồng tiêu. Mấy khoảnh đất trồng dưa hấu chỉ còn trơ dây chằng chịt vì quả đã được hái đi. Đa số người dân làm ruộng rẫy, một số hộ nuôi bò, còn lại đa số là làm mướn. Trẻ con ở đây khá đông, trông chúng gầy và đen nhẻm. Giáo họ được thành lập hơn mười năm nay mà nơi dâng lễ trống hốc ba mặt, chỉ sau cung thánh là có tường xây. Dù cách giáo xứ lớn có hai cây số nhưng hàng tháng chỉ có một thánh lễ chiều, còn những ngày Giáng Sinh,Tết, lễ bổn mạng giáo họ là thánh Phaolô trở lại và thánh Têrêsa thì mới có thánh lễ.
Một thành viên trong nhóm có cha mẹ sinh sống ở vùng này nên bạn đã dẫn chúng tôi đến một quán nhà lá ăn thịt dê. Thịt dê sống chỉ có khoảng 2 usd một kí-lô-gam, các món chế biến cũng giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của người chăm lao động và thích “nhậu”.
Hai giờ chiều, chúng tôi tiến hành phát quà. Những bọc gạo được xếp trên ghế còn những túi quà màu đỏ xếp đầy trên bàn thờ và cung thánh. Mở đầu, tôi thay mặt nhóm chào hỏi và cầu chúc mọi người những điều tốt lành trong năm mới, cha xứ phát biểu và nối tiếp bằng một chương trình văn nghệ bỏ túi. Tôi tươi cười hát bài Đón Xuân, có lời phụ họa của nhóm. Ái chà, một “ca sĩ” U 50 mà hát thì phải có nụ cười bồi đắp mới thêm phần hấp dẫn, thế nên tôi cười miết!
Mấy bạn nhỏ xung phong lên hát. Có thằng bé mặc quần đùi hát rất tự nhiên: “Bốn phương trời ta về đây chăn trâu, không chăn trâu là tao đá u đầu…..”, tôi bật cười vang trong micrô vì nhóc tì này quậy vui quá. Thế là các nhóc khác cũng phấn khởi giơ tay đòi hát. Bạn nào hát xong được một cái áo mới, còn các bạn khác được chia bánh kẹo. Cái giáo họ buồn tẻ bỗng dưng vui hẳn lên. Có bé khác lên hát bẽn lẽn thì cả ba chúng tôi múa phụ họa cho vui.
Chia quà cho người lớn thì dễ thôi, ông trùm cầm danh sách đọc tên, mỗi gia đình lên nhận một bọc gạo và một túi quà màu đỏ từ hai bạn mặc áo vàng và đỏ, còn tôi với các bạn khác lo sinh hoạt với trẻ em. Tôi thấy một cậu bé khoảng 13 tuổi thay thế gia đình đi nhận quà, không hiểu sao có đứa khác cũng trạc tuổi ấy cứ đi theo nó để giựt lấy bọc gạo, tôi phải can thiệp mạnh, thằng bé kia mới bỏ đi. Tôi không hiểu vì sao lại có chuyện như thế vì ở đây có bao nhiêu gia đình thì chúng tôi mời ra nhận quà bấy nhiêu.
Vì là điểm truyền giáo nên có một số đoàn từ thiện cũng đến đây tặng quà nhưng một ông trùm nhận xét là nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đã tạo được bầu khí vui tươi nhất vì có áo dài khăn đống, có hoa mai vàng và có múa hát sinh động.
Trời tắt nắng khá lâu thì chúng tôi mới lên xe ra về. Ngày Tết mà có một chuyến đi như thế thì những người như tôi rất vui. Xin cảm ơn gia đình anh Phan Văn Tịnh, một kỹ sư ở Châu Âu, rất thương người nghèo mà thích sự âm thầm; gia đình anh chị Tùng ở Úc châu và cô Mỹ Hạnh ở Texas đã tài trợ cho chương trình Tết này.
Mùa xuân đến, mùa của vui tươi và hy vọng, nhưng ngày nào cũng có mùa xuân trong lòng thì hạnh phúc biết bao. Cảm ơn Quí vị đã theo dõi bước chân của chúng tôi trong những ngày Tết bận rộn.
Cộng đoàn nữ tu thánh Phaolô Saint Marie mừng kính thánh Phaolô bổn mạng.
Giuse Trần Ngọc Huấn
05:47 25/01/2009
HÀ NỘI - 18h chiều ngày 24 tháng 1 năm 2009, tại nguyện đường Saint Marie, cộng đoàn dòng Thánh Phaolô thành Chatres đã long trọng mừng lễ kính thánh bổn mạng của hội dòng do Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự. Tham dự Thánh lễ và chia sẻ niềm vui với các soeur hôm nay còn đó hàng trăm giáo dân đến từ nhiều giáo xứ và anh chị em di dân.
Cộng đoàn Phaolô đã hiện diện tại Hà Nội từ hơn 125 năm nay. Suốt hơn một thế kỷ đó, hội dòng đã trải qua những trang sử đầy thử thách cam go, nhiều lúc tưởng như bị xóa sổ khỏi vùng Hà Nội này. Dù vậy, với ơn Chúa, sự nhiệt thành cầu nguyện và hăng say trong công việc tông đồ, hiện nay số lượng các nữ tu trong Tổng giáo phận Hà Nội đã được tăng lên và có nhiều đóng góp vào công việc tông đồ từ thiện bác ái, đem Chúa đến cho mọi người. Hôm nay, trong ngôi nguyện đường cổ kính đã ghi dấu bao sóng gió của lịch sử hội dòng, các soeur cùng với bề trên giáo phận long trọng mừng kính thánh bổn mạng của mình.
Trước khi bước vào Thánh lễ, soeur đại diện đã ngỏ lời với cộng đoàn phụng vụ về ý nghĩa của ngày lễ hôm nay, cách riêng đối với hội dòng thánh Phaolô. Trải qua những biến chuyển đầy thử thách của lịch sử hơn 125 năm kể từ ngày đặt bước chân truyền giáo đầu tiên tại Bắc Việt, nhờ lời chuyển cầu của thánh bổn mạng, hội dòng đã đứng vững trong ơn Chúa và can đảm bảo vệ và làm chứng cho Tin Mừng qua những nhiệt thành tông đồ.
Đức Tổng Giám mục Giuse đã chia sẻ với cộng đoàn về gương sáng đời sống thánh thiệt và hăng say truyền giáo của vị Tông đồ dân ngoại Phaolô. Dù cuộc đời đã trải qua nhiều lầm lỗi, đã bắt bớ Đạo Chúa cách gắt gao nhưng khi được ơn trở lại, với ơn Chúa tuôn tràn, Phaolô đã trở nên một vị Tông đồ, được Chúa trực tiếp mạc khải chân lý Phúc Âm của Ngài để từ đó Phaolô can trường rao giảng Phúc Âm, bất chấp mọi nguy nan sóng gió cuộc đời đưa đẩy, đến mức trở nên một người tù của Đức Kitô, trở nên tất cả cho Chúa và cho mọi người. Đức Tổng giám mục mời gọi cộng đoàn noi gương thánh Phaolô trong việc tuân giữ và truyền rao Tin Mừng của Chúa cho mọi người.
Soeur nhất của cộng đoàn Saint Marie đã thay mặt các chị em và cộng đoàn nói lên tâm tình cảm tạ Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phaolô đã ban xuống trên hội dòng muôn ơn lành và sự bình an. Soeur cũng chân thành cảm ơn Đức Tổng Giám mục đã luôn quan tâm và dành nhiều sự ưu ái cho cộng đoàn Saint Marie, đây là nơi đầu tiên mà Đức Tổng dâng thánh lễ sau khi Ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Hà Nội và từ đó, cứ mỗi tháng hai lần, Ngài đến để cử hành thánh lễ với cộng đoàn.
Được biết, từ những năm trước, sau khi đã trưng thu hầu hết cơ sở của các nữ tu để làm bệnh viện,… nhà nước đã liên tục có những chèn ép sinh hoạt tôn giáo tại đây, đến nỗi có những năm chỉ còn lại vài nữ tu cao niên với sức khỏe yếu kém. Khi Đức Cha Giuse được thuyên chuyển về làm Tổng Giám mục Hà Nội, Ngài đã không ngừng cổ võ và làm sống dậy bầu khí tôn giáo ở nơi đây, hàng tuần đều cử các linh mục đến dâng lễ và thăm viếng cộng đoàn, nguyện đường Saint Marie đã trở nên một địa chỉ quen thuộc của các anh chị em di dân đến tham dự thánh lễ mỗi chiều thứ bảy hàng tuần. Nhờ đó, bầu khí trong ngôi nguyện đường cổ kính cũng trở nên ấm cúng và sốt sắng hơn.
Cộng đoàn Phaolô đã hiện diện tại Hà Nội từ hơn 125 năm nay. Suốt hơn một thế kỷ đó, hội dòng đã trải qua những trang sử đầy thử thách cam go, nhiều lúc tưởng như bị xóa sổ khỏi vùng Hà Nội này. Dù vậy, với ơn Chúa, sự nhiệt thành cầu nguyện và hăng say trong công việc tông đồ, hiện nay số lượng các nữ tu trong Tổng giáo phận Hà Nội đã được tăng lên và có nhiều đóng góp vào công việc tông đồ từ thiện bác ái, đem Chúa đến cho mọi người. Hôm nay, trong ngôi nguyện đường cổ kính đã ghi dấu bao sóng gió của lịch sử hội dòng, các soeur cùng với bề trên giáo phận long trọng mừng kính thánh bổn mạng của mình.
Trước khi bước vào Thánh lễ, soeur đại diện đã ngỏ lời với cộng đoàn phụng vụ về ý nghĩa của ngày lễ hôm nay, cách riêng đối với hội dòng thánh Phaolô. Trải qua những biến chuyển đầy thử thách của lịch sử hơn 125 năm kể từ ngày đặt bước chân truyền giáo đầu tiên tại Bắc Việt, nhờ lời chuyển cầu của thánh bổn mạng, hội dòng đã đứng vững trong ơn Chúa và can đảm bảo vệ và làm chứng cho Tin Mừng qua những nhiệt thành tông đồ.
Đức Tổng Giám mục Giuse đã chia sẻ với cộng đoàn về gương sáng đời sống thánh thiệt và hăng say truyền giáo của vị Tông đồ dân ngoại Phaolô. Dù cuộc đời đã trải qua nhiều lầm lỗi, đã bắt bớ Đạo Chúa cách gắt gao nhưng khi được ơn trở lại, với ơn Chúa tuôn tràn, Phaolô đã trở nên một vị Tông đồ, được Chúa trực tiếp mạc khải chân lý Phúc Âm của Ngài để từ đó Phaolô can trường rao giảng Phúc Âm, bất chấp mọi nguy nan sóng gió cuộc đời đưa đẩy, đến mức trở nên một người tù của Đức Kitô, trở nên tất cả cho Chúa và cho mọi người. Đức Tổng giám mục mời gọi cộng đoàn noi gương thánh Phaolô trong việc tuân giữ và truyền rao Tin Mừng của Chúa cho mọi người.
Soeur nhất của cộng đoàn Saint Marie đã thay mặt các chị em và cộng đoàn nói lên tâm tình cảm tạ Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phaolô đã ban xuống trên hội dòng muôn ơn lành và sự bình an. Soeur cũng chân thành cảm ơn Đức Tổng Giám mục đã luôn quan tâm và dành nhiều sự ưu ái cho cộng đoàn Saint Marie, đây là nơi đầu tiên mà Đức Tổng dâng thánh lễ sau khi Ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Hà Nội và từ đó, cứ mỗi tháng hai lần, Ngài đến để cử hành thánh lễ với cộng đoàn.
Được biết, từ những năm trước, sau khi đã trưng thu hầu hết cơ sở của các nữ tu để làm bệnh viện,… nhà nước đã liên tục có những chèn ép sinh hoạt tôn giáo tại đây, đến nỗi có những năm chỉ còn lại vài nữ tu cao niên với sức khỏe yếu kém. Khi Đức Cha Giuse được thuyên chuyển về làm Tổng Giám mục Hà Nội, Ngài đã không ngừng cổ võ và làm sống dậy bầu khí tôn giáo ở nơi đây, hàng tuần đều cử các linh mục đến dâng lễ và thăm viếng cộng đoàn, nguyện đường Saint Marie đã trở nên một địa chỉ quen thuộc của các anh chị em di dân đến tham dự thánh lễ mỗi chiều thứ bảy hàng tuần. Nhờ đó, bầu khí trong ngôi nguyện đường cổ kính cũng trở nên ấm cúng và sốt sắng hơn.
Nam Úc, Thánh Lễ Đón Giao Thừa, Tết Kỷ Sửu
Jos. Vĩnh SA
21:39 25/01/2009
Nam Úc, Thánh Lễ Đón Giao Thừa, Tết Kỷ Sửu
Chúa Nhật ngày 25 tháng 01 Dương Lịch, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc đã tổ chức Thánh Lễ đón Giao Thừa mừng Tết Kỷ Sửu.
Thánh Lễ do Đức Cha Greg. O’Kelly Sj. Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận chủ tế, cùng đồng tế có Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm và Lm. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm Cộng Đồng, Lm. Trịnh Văn Phát phó xư Salibury, Lm. Trần Quang Tòng phó xứ Hectovllie, Lm. Nguyễn Văn Toàn OP giáo xứ North Adelaide, Lm. Nguyễn Thanh Liêm từ Brisbane và một Linh Mục khách từ quần đảo Samoa cũng đến tham dự Tết Nguyên Đán với Cộng Đồng Việt Nam.
Mở đầu Thánh Lễ đoàn đồng tế từ cuối hội trường tiến lên trước bàn thờ, sau đó ban tế lễ Cộng Đồng do Đức Ông Minh Tâm chánh tế đến trước bàn thờ Tổ Tiên dâng nhang, tế lễ quốc tổ.
Có khoảng gần 2,000 người đến tham dự Thánh Lễ, trong đó có rất nhiều nữ tu Việt Nam và Úc đang phục vụ trong TGP Adelaide cùng hiện diện tham dự.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ ông Chủ Tịch Cộng Đồng đã lên chúc Tết Đức Cha, quí Cha, quí tu sĩ nam nữ và toàn thể Cộng Đồng. Sau đó Cộng Đồng đã chúc Tết chủ tế đoàn và các tu sĩ, mỗi vị một tấm bánh chưng Việt Hương để mừng Xuân.
Sau Thánh Lễ Đức Cha làm phép cây Lộc Xuân, rồi Ngài hái 3 quả Lộc Xuân: Một cho Cộng Đồng, một cho Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson và một cho chính Ngài.
Các Lộc Xuân được viết bằng song ngữ Anh Việt. Sau khi Đức Cha hái Lộc Xuân, Ngài mở ra và công bố bằng tiếng Anh, Đức Ông Minh Tâm đọc lại bằng tiếng Việt.
Các Lộc Xuân được thực hiện bằng những câu Kinh Thánh Anh và Việt ngữ để làm kim chỉ nam cho mỗi cá nhân trong suốt năm.
Sau Thánh Lễ Đức Cha ra đã sân giải lao khu vực cánh buồn để uống cà phê, trà đàm và vui xuân với các đồng hương tín hữu Việt Nam.
Chúa Nhật ngày 25 tháng 01 Dương Lịch, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc đã tổ chức Thánh Lễ đón Giao Thừa mừng Tết Kỷ Sửu.
Thánh Lễ do Đức Cha Greg. O’Kelly Sj. Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận chủ tế, cùng đồng tế có Đức ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm và Lm. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiệm Cộng Đồng, Lm. Trịnh Văn Phát phó xư Salibury, Lm. Trần Quang Tòng phó xứ Hectovllie, Lm. Nguyễn Văn Toàn OP giáo xứ North Adelaide, Lm. Nguyễn Thanh Liêm từ Brisbane và một Linh Mục khách từ quần đảo Samoa cũng đến tham dự Tết Nguyên Đán với Cộng Đồng Việt Nam.
Mở đầu Thánh Lễ đoàn đồng tế từ cuối hội trường tiến lên trước bàn thờ, sau đó ban tế lễ Cộng Đồng do Đức Ông Minh Tâm chánh tế đến trước bàn thờ Tổ Tiên dâng nhang, tế lễ quốc tổ.
Có khoảng gần 2,000 người đến tham dự Thánh Lễ, trong đó có rất nhiều nữ tu Việt Nam và Úc đang phục vụ trong TGP Adelaide cùng hiện diện tham dự.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ ông Chủ Tịch Cộng Đồng đã lên chúc Tết Đức Cha, quí Cha, quí tu sĩ nam nữ và toàn thể Cộng Đồng. Sau đó Cộng Đồng đã chúc Tết chủ tế đoàn và các tu sĩ, mỗi vị một tấm bánh chưng Việt Hương để mừng Xuân.
Sau Thánh Lễ Đức Cha làm phép cây Lộc Xuân, rồi Ngài hái 3 quả Lộc Xuân: Một cho Cộng Đồng, một cho Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson và một cho chính Ngài.
Các Lộc Xuân được viết bằng song ngữ Anh Việt. Sau khi Đức Cha hái Lộc Xuân, Ngài mở ra và công bố bằng tiếng Anh, Đức Ông Minh Tâm đọc lại bằng tiếng Việt.
Các Lộc Xuân được thực hiện bằng những câu Kinh Thánh Anh và Việt ngữ để làm kim chỉ nam cho mỗi cá nhân trong suốt năm.
Sau Thánh Lễ Đức Cha ra đã sân giải lao khu vực cánh buồn để uống cà phê, trà đàm và vui xuân với các đồng hương tín hữu Việt Nam.
Hái Lộc Xuân |
Phóng sự Đêm Giao Thừa tại Tây Úc
Mộng Tuyền
22:21 25/01/2009
Cũng như tại các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên toàn cõi Úc Đại Lợi, thánh lễ đêm Giao Thừa tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc đã diễn ra trong bầu khí long trọng và sốt sắng với chủ đề tạ ơn. Tạ ơn vì muôn hồng ân Chúa ban cho cộng đoàn được trải qua một năm trên đất nước mới tự do, an bình và phú cường.
Các linh mục đang làm mục vụ tại các giáo xứ trong tổng giáo phận Perth, có nhiều vị đã vượt hàng trăm cây số, đã đến dâng lễ chung vui với cộng đoàn. Trong thánh lễ còn có sự hiện diện của các nữ tu người Úc đã làm việc nhiều năm với cộng đoàn, các tu sĩ nam nữ từ các tiểu bang khác về nhà đón Tết, và hàng ngàn anh chị em giáo dân từ khắp nơi tụ về.
Gian cung thánh được trang hoàng thật đẹp và uy nghi với những dây đèn lung linh, những lẵng hoa, những dây pháo đỏ rực, và những cành đào cành mai mang lại cho cộng đoàn không khí Tết của những ngày còn ở quê nhà. Tiếng trống, tiếng cồng trong phần Nhập Lễ cũng gợi lòng người nhớ đến hồn thiêng sông núi của quê hương xa mờ.
Đêm giao thừa từ giã năm Đinh Hợi bước qua năm Kỷ Sửu cũng đánh dấu những thay đổi trong Ban Tuyên Úy với quyết định bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Minh Thúy quản nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc về làm chánh xứ giáo xứ St. Columban Bayswater thay cho linh mục nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh về làm quản nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc. Cộng đoàn cũng chào đón cha Micae Phạm Quang Hồng về giúp cộng đoàn trong vai trò linh mục phụ tá.
Trong phạm vi tổng giáo phận Perth, trong tháng qua cũng đã có một số thay đổi về nhân sự liên quan đến các linh mục Việt Nam như cha Francis Lý Văn Ca, chánh xứ Maddington, được bổ nhiệm chánh xứ nhà thờ Chúa Chiên Lành Lockridge thay cho cha Giuse Đồng Văn Vinh, được bổ nhiệm chánh xứ Greenwood, một họ đạo lớn vùng ven biển Tây Úc.
Đêm Giao Thừa đã diễn ra thật vui. Cộng đoàn đã có những trận cười nghiêng ngả với phần “tấu hài” của ba Táo quân với những sớ táo dài lê thê điểm lại những chuyện cũ, chuyện mới, chuyện xưa chuyện nay, chuyện dài, chuyện ngắn… với các giọng đọc hài hước châm biếm khen chê đủ kiểu. Các em bé cũng góp vui với những lời Chúc Xuân cho Ông Bà Cha Mẹ.
Các linh mục đang làm mục vụ tại các giáo xứ trong tổng giáo phận Perth, có nhiều vị đã vượt hàng trăm cây số, đã đến dâng lễ chung vui với cộng đoàn. Trong thánh lễ còn có sự hiện diện của các nữ tu người Úc đã làm việc nhiều năm với cộng đoàn, các tu sĩ nam nữ từ các tiểu bang khác về nhà đón Tết, và hàng ngàn anh chị em giáo dân từ khắp nơi tụ về.
Gian cung thánh được trang hoàng thật đẹp và uy nghi với những dây đèn lung linh, những lẵng hoa, những dây pháo đỏ rực, và những cành đào cành mai mang lại cho cộng đoàn không khí Tết của những ngày còn ở quê nhà. Tiếng trống, tiếng cồng trong phần Nhập Lễ cũng gợi lòng người nhớ đến hồn thiêng sông núi của quê hương xa mờ.
Đêm giao thừa từ giã năm Đinh Hợi bước qua năm Kỷ Sửu cũng đánh dấu những thay đổi trong Ban Tuyên Úy với quyết định bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn Minh Thúy quản nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc về làm chánh xứ giáo xứ St. Columban Bayswater thay cho linh mục nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh về làm quản nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc. Cộng đoàn cũng chào đón cha Micae Phạm Quang Hồng về giúp cộng đoàn trong vai trò linh mục phụ tá.
Trong phạm vi tổng giáo phận Perth, trong tháng qua cũng đã có một số thay đổi về nhân sự liên quan đến các linh mục Việt Nam như cha Francis Lý Văn Ca, chánh xứ Maddington, được bổ nhiệm chánh xứ nhà thờ Chúa Chiên Lành Lockridge thay cho cha Giuse Đồng Văn Vinh, được bổ nhiệm chánh xứ Greenwood, một họ đạo lớn vùng ven biển Tây Úc.
Đêm Giao Thừa đã diễn ra thật vui. Cộng đoàn đã có những trận cười nghiêng ngả với phần “tấu hài” của ba Táo quân với những sớ táo dài lê thê điểm lại những chuyện cũ, chuyện mới, chuyện xưa chuyện nay, chuyện dài, chuyện ngắn… với các giọng đọc hài hước châm biếm khen chê đủ kiểu. Các em bé cũng góp vui với những lời Chúc Xuân cho Ông Bà Cha Mẹ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chính phủ VN mở cuộc Tổng tấn công mới vào dịp Tết
VOA
05:34 25/01/2009
Với tựa đề 'Tổng Công Kích mới vào dịp Tết của Hà Nội', nhật báo Wall Street Journal, ấn bản Á Châu, loan tin rằng trong những năm gần đây, chính phủ độc đoán tại Việt Nam có thói quen đàn áp những người bất đồng chính kiến vào dịp Tết Nguyên Ðán, và năm nay cũng vậy.
Bài báo cho biết tuần trước một tòa án tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã dành bản án tù 3 năm cho nữ mục sư Nguyễn Thị Hồng của Hội Thánh Tin Lành Mennonite về tội mà tòa cho là không thanh toán những khoản tiền nợ của người chồng đầu tiên đã quá cố.
Luật sư biện hộ trình bày trước tòa rằng những khoản nợ này đã được thanh toán. Theo Wall Street Journal, tội thật sự của nữ mục sư này là đã liên hệ với thành viên của một chi nhánh khác thuộc Hội Thánh Tin Lành Mennonite không được nhà nước nhìn nhận và các thành viên này đã tham gia vào những hoạt động bị chính phủ coi như một mối đe dọa.
Trong quá khứ, nhà cầm quyền đã tìm cách đóng cửa ít nhất một trong những chi nhánh của hội thánh thờ phụng tại gia không được nhà nước nhìn nhận.
Bài báo của Wall Street Journal cho rằng quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam cũng bị tấn công. Bài báo nhắc lại trường hợp hai tổng biên tập của hai nhật báo quốc doanh đã bị cho nghỉ việc trong tháng này chỉ vì đã phản đối vụ truy tố các phóng viên để ngăn chặn chuyện phanh phui những vụ lạm dụng quyền hành tại Bộ Giao Thông Vận Tải năm 2006.
Không có lý do nào được đưa ra trong vụ sa thải hai tổng biên tập vừa kể. Dù một trong hai phóng viên bị truy tố và đưa ra tòa hồi tháng 10 năm ngoái giờ đây đã được trả tự do trước thời hạn, các quan sát viên nước ngoài lo ngại rằng hành động của chính quyền sẽ làm nản lòng những nhà báo nào muốn theo đuổi những vụ phanh phui tương tự.
Theo bài báo, những sự kiện vừa kể đã xảy ra trùng hợp với việc Hà Nội tiếp tục đàn áp các bloggers viết về chính trị qua một chính sách được loan báo tháng trước, cấm chỉ mọi thảo luận về những chuyện thời sự trên internet.
Diễn biến vừa kể đánh dấu việc Hà Nội phát huy nỗ lực nhằm cắt bỏ mọi hình thức thông tin liên lạc từng giúp cho các hoạt động hậu thuẫn cho dân chủ được dễ dàng, nhất là hoạt động của phong trào Khối 8406 năm 2006.
Theo Wall Street Journal, những vụ đàn áp mới nhất của chính phủ Việt Nam nhắm vào quyền tự do ngôn luận là một nhắc nhở cho mọi người thấy rằng dù quyền hành đã được chuyển giao tại Hoa Kỳ, người dân Việt vẫn bị kẹt dưới một chế độ cũ tại Hà Nội.
Bài báo kết luận rằng một trong nhiều thách đố về chính sách đối ngoại của chính phủ Obama mới là soạn thảo một chính sách hậu thuẫn cho nỗ lực của người dân Việt để tạo ra những thay đổi chính trị tại Việt Nam.
(Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/2009-01-23-voa10.cfm)
Bài báo cho biết tuần trước một tòa án tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã dành bản án tù 3 năm cho nữ mục sư Nguyễn Thị Hồng của Hội Thánh Tin Lành Mennonite về tội mà tòa cho là không thanh toán những khoản tiền nợ của người chồng đầu tiên đã quá cố.
Luật sư biện hộ trình bày trước tòa rằng những khoản nợ này đã được thanh toán. Theo Wall Street Journal, tội thật sự của nữ mục sư này là đã liên hệ với thành viên của một chi nhánh khác thuộc Hội Thánh Tin Lành Mennonite không được nhà nước nhìn nhận và các thành viên này đã tham gia vào những hoạt động bị chính phủ coi như một mối đe dọa.
Trong quá khứ, nhà cầm quyền đã tìm cách đóng cửa ít nhất một trong những chi nhánh của hội thánh thờ phụng tại gia không được nhà nước nhìn nhận.
Bài báo của Wall Street Journal cho rằng quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam cũng bị tấn công. Bài báo nhắc lại trường hợp hai tổng biên tập của hai nhật báo quốc doanh đã bị cho nghỉ việc trong tháng này chỉ vì đã phản đối vụ truy tố các phóng viên để ngăn chặn chuyện phanh phui những vụ lạm dụng quyền hành tại Bộ Giao Thông Vận Tải năm 2006.
Không có lý do nào được đưa ra trong vụ sa thải hai tổng biên tập vừa kể. Dù một trong hai phóng viên bị truy tố và đưa ra tòa hồi tháng 10 năm ngoái giờ đây đã được trả tự do trước thời hạn, các quan sát viên nước ngoài lo ngại rằng hành động của chính quyền sẽ làm nản lòng những nhà báo nào muốn theo đuổi những vụ phanh phui tương tự.
Theo bài báo, những sự kiện vừa kể đã xảy ra trùng hợp với việc Hà Nội tiếp tục đàn áp các bloggers viết về chính trị qua một chính sách được loan báo tháng trước, cấm chỉ mọi thảo luận về những chuyện thời sự trên internet.
Diễn biến vừa kể đánh dấu việc Hà Nội phát huy nỗ lực nhằm cắt bỏ mọi hình thức thông tin liên lạc từng giúp cho các hoạt động hậu thuẫn cho dân chủ được dễ dàng, nhất là hoạt động của phong trào Khối 8406 năm 2006.
Theo Wall Street Journal, những vụ đàn áp mới nhất của chính phủ Việt Nam nhắm vào quyền tự do ngôn luận là một nhắc nhở cho mọi người thấy rằng dù quyền hành đã được chuyển giao tại Hoa Kỳ, người dân Việt vẫn bị kẹt dưới một chế độ cũ tại Hà Nội.
Bài báo kết luận rằng một trong nhiều thách đố về chính sách đối ngoại của chính phủ Obama mới là soạn thảo một chính sách hậu thuẫn cho nỗ lực của người dân Việt để tạo ra những thay đổi chính trị tại Việt Nam.
(Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/2009-01-23-voa10.cfm)
Một con én không làm nên Mùa Xuân
Pm. Cao Huy Hoàng
05:38 25/01/2009
Một con én không làm nên mùa xuân. Bởi vì, mùa xuân không chỉ là sự xuất hiện của những con hải yến trong bầu trời xanh mượt, mà cả một vũ trụ đang thay da đổi thịt, thay từ tận bên trong ra tới tận bên ngoài, thay từ tấm lòng đến bờ môi, nụ cười, chiếc áo… Những thay đổi ấy không phải báo hiệu thời gian, mà nhờ chính sự xoay vần của thời gian làm nên muôn điều mới kỳ diệu nơi mỗi tạo vật.
Mùa xuân vẫn được đại diện cho thời gian, để nói với thiên hạ rằng, thời gian thật ấm nồng, thật đáng trân quí, thật ý nghĩa, thật hạnh phúc. Mùa xuân đã hiển hiện bao kỳ công của sự sống mới, từ cành ô-liu con chim bồ câu của Ông Noe ngậm trên miệng bay về kính cẩn thông tin cho những con người nổi trôi qua cơn hồng thủy, đến những nụ mầm mới nhú trên những cành cây sau những ngày đông băng giá khô trụi, và đến những chuyển biến lạ thường trong mỗi tâm hồn bi thương. Những em bé thơ ngây vui chào tuổi mới. Cả những cụ già bềnh bồng hơi thở lúc tàn đông cũng thấy vui mừng vì một nguồn sinh khí mới. Tất cả đang đổi mới để làm nên một mùa xuân, hay ngược lại, mùa xuân tiếp thêm một nguồn khí thiêng thôi thúc mọi tạo vật phải đổi mới.
Có biết bao con người muốn làm chủ cả trái đất, bởi vì lầm tưởng rằng ta có thể thay Thượng Đế để tạo ra cho mình đủ loại phương tiện, tiện nghi, kể cả sự sống con người, nhưng có nhà khoa học nào dám khẳng định rằng mình đã làm ra được thời gian cho chính mình, thay đổi được qui trình tinh vi của ngày đêm, mùa và khí tiết? Có ai dám trì hoãn bước chân của mùa xuân, hoặc biến mùa xuân thành mùa hè rực lửa, thành mùa thu vàng úa, hay mùa đông nặng khí âm u. Không ai có thể, vì Thời gian là của Thiên Chúa. Mùa Xuân là phân đoạn thời gian của Thiên Chúa Sáng tạo đã đặt định từ ngàn đời do lòng yêu thương vô bờ vô bến. Và chính trong thời gian, Thiên Chúa thực hiện chương trình yêu thương của Ngài khi “giờ của Chúa đã đến”.
Không có sự đổi mới nào ngẫu nhiên hay tình cờ, hoặc con người cố công thực hiện mà có được, nếu không có sự can thiệp của Thiên Chúa. Mùa xuân với bao đổi mới. Cũng có thể nói, mỗi sự đổi mới đều là mùa xuân của Thiên Chúa dưới cái nhìn “Thiên Chúa quan phòng”.
Thử nhìn lại những thay đổi, những đổi mới trên thế giới và trong đất nước, có thể nhận ra Thiên Chúa đang làm những mùa xuân cho con cái của Ngài. Nếu không có sự thay đổi- cho dù là bất đắc dĩ, theo cái nhìn của con người- năm 1954, thì chưa chắc Giáo Hội Công Giáo Miền Nam có một bề thế như hôm nay. Nếu không có thời gian khởi đầu của một Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, vẫn được xem là một Đức Giáo Hoàng thua kém các vị tiền nhiệm về mọi mặt, thì làm sao có một mùa xuân Công Đồng Vaticano II vĩ đại và hiệu quả? Cho dẫu một Đức Gioan XXIII không làm nên một Công Đồng Vaticanô II tuyệt mỹ, vì Ngài hết thời gian mà Thiên Chúa thượng trí ấn định cho Ngài, nhưng, Ngài đã bắt đầu cho giờ của Thiên Chúa thực hiện điều Thiên Chúa muốn. Và quả thực, các đấng kế vị đã tiếp bước Ngài trong thời gian, để thực hiện công cuộc mà Thiên Chúa cho Ngài khởi đầu.
Cũng vậy, nếu không có một Tòa Khâm Sứ Hà Hội, một Thái Hà, một Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt thì bao giờ mùa xuân tự do tôn giáo ở Việt Nam mới khởi đầu. Thời gian khởi đầu luôn là phân đoạn quan trọng trong chương trình của Thiên Chúa. Vì thế, không thể ép buộc Thiên Chúa phải thực hiện ngay ý định yêu thương của Ngài qua một Đức Tổng Giám Mục cho dù là Ngài “sẵn sàng chết thay cho những người bị áp bức”. Một con én không làm nên mùa xuân nhưng là tín hiệu đáng vui mừng, để tất cả tạo vật cùng chuẩn bị cho một mùa xuân thực sự của đời sống mới. Mùa xuân ấy đã bắt đầu, và sẽ viên mãn khi ý định của Thiên Chúa được tất cả các tạo vật góp phần mình vào công cuộc của Ngài; không nhất thiết phải viên mãn ngay tức thì như ý con người chỉ muốn mà không cụ thể đóng góp phần mình vào đại cuộc.
Mùa Xuân đã bắt đầu, tất cả tạo vật chung quanh con người đang đổi mới, nhưng có thể nói, chỉ có con người vẫn còn tiếc nuối cái dung nhan tàn tạ, ngại nứt thịt nứt da để đâm chồi lộc mới, hoặc muốn thư thả nhàn hạ trong cái vỏ ốc an thân, nên không muốn hòa mình với Thiên Nhiên, không muốn hòa mình với ý định của Thiên Chúa để làm nên một mùa xuân viên mãn. Trong đó, có thể có tôi, có bạn đang ung dung vui một mùa xuân mới, thật vô tình.
Xuân Kỷ Sửu
Mùa xuân vẫn được đại diện cho thời gian, để nói với thiên hạ rằng, thời gian thật ấm nồng, thật đáng trân quí, thật ý nghĩa, thật hạnh phúc. Mùa xuân đã hiển hiện bao kỳ công của sự sống mới, từ cành ô-liu con chim bồ câu của Ông Noe ngậm trên miệng bay về kính cẩn thông tin cho những con người nổi trôi qua cơn hồng thủy, đến những nụ mầm mới nhú trên những cành cây sau những ngày đông băng giá khô trụi, và đến những chuyển biến lạ thường trong mỗi tâm hồn bi thương. Những em bé thơ ngây vui chào tuổi mới. Cả những cụ già bềnh bồng hơi thở lúc tàn đông cũng thấy vui mừng vì một nguồn sinh khí mới. Tất cả đang đổi mới để làm nên một mùa xuân, hay ngược lại, mùa xuân tiếp thêm một nguồn khí thiêng thôi thúc mọi tạo vật phải đổi mới.
Có biết bao con người muốn làm chủ cả trái đất, bởi vì lầm tưởng rằng ta có thể thay Thượng Đế để tạo ra cho mình đủ loại phương tiện, tiện nghi, kể cả sự sống con người, nhưng có nhà khoa học nào dám khẳng định rằng mình đã làm ra được thời gian cho chính mình, thay đổi được qui trình tinh vi của ngày đêm, mùa và khí tiết? Có ai dám trì hoãn bước chân của mùa xuân, hoặc biến mùa xuân thành mùa hè rực lửa, thành mùa thu vàng úa, hay mùa đông nặng khí âm u. Không ai có thể, vì Thời gian là của Thiên Chúa. Mùa Xuân là phân đoạn thời gian của Thiên Chúa Sáng tạo đã đặt định từ ngàn đời do lòng yêu thương vô bờ vô bến. Và chính trong thời gian, Thiên Chúa thực hiện chương trình yêu thương của Ngài khi “giờ của Chúa đã đến”.
Không có sự đổi mới nào ngẫu nhiên hay tình cờ, hoặc con người cố công thực hiện mà có được, nếu không có sự can thiệp của Thiên Chúa. Mùa xuân với bao đổi mới. Cũng có thể nói, mỗi sự đổi mới đều là mùa xuân của Thiên Chúa dưới cái nhìn “Thiên Chúa quan phòng”.
Thử nhìn lại những thay đổi, những đổi mới trên thế giới và trong đất nước, có thể nhận ra Thiên Chúa đang làm những mùa xuân cho con cái của Ngài. Nếu không có sự thay đổi- cho dù là bất đắc dĩ, theo cái nhìn của con người- năm 1954, thì chưa chắc Giáo Hội Công Giáo Miền Nam có một bề thế như hôm nay. Nếu không có thời gian khởi đầu của một Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, vẫn được xem là một Đức Giáo Hoàng thua kém các vị tiền nhiệm về mọi mặt, thì làm sao có một mùa xuân Công Đồng Vaticano II vĩ đại và hiệu quả? Cho dẫu một Đức Gioan XXIII không làm nên một Công Đồng Vaticanô II tuyệt mỹ, vì Ngài hết thời gian mà Thiên Chúa thượng trí ấn định cho Ngài, nhưng, Ngài đã bắt đầu cho giờ của Thiên Chúa thực hiện điều Thiên Chúa muốn. Và quả thực, các đấng kế vị đã tiếp bước Ngài trong thời gian, để thực hiện công cuộc mà Thiên Chúa cho Ngài khởi đầu.
Cũng vậy, nếu không có một Tòa Khâm Sứ Hà Hội, một Thái Hà, một Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt thì bao giờ mùa xuân tự do tôn giáo ở Việt Nam mới khởi đầu. Thời gian khởi đầu luôn là phân đoạn quan trọng trong chương trình của Thiên Chúa. Vì thế, không thể ép buộc Thiên Chúa phải thực hiện ngay ý định yêu thương của Ngài qua một Đức Tổng Giám Mục cho dù là Ngài “sẵn sàng chết thay cho những người bị áp bức”. Một con én không làm nên mùa xuân nhưng là tín hiệu đáng vui mừng, để tất cả tạo vật cùng chuẩn bị cho một mùa xuân thực sự của đời sống mới. Mùa xuân ấy đã bắt đầu, và sẽ viên mãn khi ý định của Thiên Chúa được tất cả các tạo vật góp phần mình vào công cuộc của Ngài; không nhất thiết phải viên mãn ngay tức thì như ý con người chỉ muốn mà không cụ thể đóng góp phần mình vào đại cuộc.
Mùa Xuân đã bắt đầu, tất cả tạo vật chung quanh con người đang đổi mới, nhưng có thể nói, chỉ có con người vẫn còn tiếc nuối cái dung nhan tàn tạ, ngại nứt thịt nứt da để đâm chồi lộc mới, hoặc muốn thư thả nhàn hạ trong cái vỏ ốc an thân, nên không muốn hòa mình với Thiên Nhiên, không muốn hòa mình với ý định của Thiên Chúa để làm nên một mùa xuân viên mãn. Trong đó, có thể có tôi, có bạn đang ung dung vui một mùa xuân mới, thật vô tình.
Xuân Kỷ Sửu
Mừng Xuân nhớ Quê (thơ)
Lê Dân Việt
14:55 25/01/2009
MỪNG XUÂN NHỚ QUÊ
Thái Hà, Tòa Khâm đã trôi qua
Công lý cộng nô đã đạp chà
Biến hóa vườn hoa, thành điểm tụ
Luật pháp đạp đổ, dân xót xa
Đón mới xuân về lòng nát tan
Đạo lý, tình người cứ lụi tàn
Biển, đất mất, lòng dân oán hận
Cũng vì ai? Nước mất nhà tan!!!
Bé gái bán thân đời héo hon
Còn phường cộng nô cứ no tròn
Nhìn xuân, vận nước lòng cay đắng
Toàn dân cứu nước phải sắt son
Cùng nhau trị tội lũ quỉ vương
Để cho xuân vui khắp nẻo đường
Để cho trẻ thơ vui đón tết
Chúa Xuân đổ tràn muôn ơn phước
Cho Nước Việt ta, lại thơm hương
XUÂN QUÊ HƯƠNG
Xuân về vận nước tang thương
Biển đất tổ mất, bởi phường cộng bay
Dân oan kiếp sống đọa đày
Việt gian khắp chốn, mưu bày ngoài trong
Xuân khổ bởi lũ cuồng ngông
Dân chủ khốn khổ, bị đày ngục lao
Dân Nam mở miệng kêu gào
Đứng lên đuổi lũ, hại bao cơ đồ
Xây dựng người dân ấm no
Xây dựng đất nước, tự do, an bình
XUÂN QUÊ HƯƠNG BUỒN
Xuân đến mà dân buồn chất đống
Dân lang thang, xuân lấy gì làm tươi
Khi cuộc đời đang dở khóc, dở cười
Dù đào, mai có muôn vàn sắc thắm
Người dân Nam, theo đời mà ngụp lặn
Bởi quỉ về, đày dân đến kiếp khinh
Chủ nghĩa Mác xé nát cả dân tình
Trấn lột dân, cho cuộc đời chới với
Xuân đến rồi, mà nghe lòng dịu vợi
Pháo nổ vang, mà đau ngập tràn sâu
Đời héo hon, lòng dạ úa u sầu
Biển, đất mất mà đau buồn chất ứ
Hỡi dân Nam, còn gì để vinh dự
Nhìn nước mất, mà đau buốt thấu hồn
Kẻ vô tâm, mới cảm thấy vô ơn
Để đất tổ, mất đi vì học thuyết
Đưa dân Nam đến tận cùng ngõ tuyệt
Chúng bợ Tàu, nịnh hót như bày tôi
Xuân đến rồi, đâu thấy đời đẹp tươi
Xuân đã chết, vì lòng dân tiu ngỉu.
Thái Hà, Tòa Khâm đã trôi qua
Công lý cộng nô đã đạp chà
Biến hóa vườn hoa, thành điểm tụ
Luật pháp đạp đổ, dân xót xa
Đón mới xuân về lòng nát tan
Đạo lý, tình người cứ lụi tàn
Biển, đất mất, lòng dân oán hận
Cũng vì ai? Nước mất nhà tan!!!
Bé gái bán thân đời héo hon
Còn phường cộng nô cứ no tròn
Nhìn xuân, vận nước lòng cay đắng
Toàn dân cứu nước phải sắt son
Cùng nhau trị tội lũ quỉ vương
Để cho xuân vui khắp nẻo đường
Để cho trẻ thơ vui đón tết
Chúa Xuân đổ tràn muôn ơn phước
Cho Nước Việt ta, lại thơm hương
XUÂN QUÊ HƯƠNG
Xuân về vận nước tang thương
Biển đất tổ mất, bởi phường cộng bay
Dân oan kiếp sống đọa đày
Việt gian khắp chốn, mưu bày ngoài trong
Xuân khổ bởi lũ cuồng ngông
Dân chủ khốn khổ, bị đày ngục lao
Dân Nam mở miệng kêu gào
Đứng lên đuổi lũ, hại bao cơ đồ
Xây dựng người dân ấm no
Xây dựng đất nước, tự do, an bình
XUÂN QUÊ HƯƠNG BUỒN
Xuân đến mà dân buồn chất đống
Dân lang thang, xuân lấy gì làm tươi
Khi cuộc đời đang dở khóc, dở cười
Dù đào, mai có muôn vàn sắc thắm
Người dân Nam, theo đời mà ngụp lặn
Bởi quỉ về, đày dân đến kiếp khinh
Chủ nghĩa Mác xé nát cả dân tình
Trấn lột dân, cho cuộc đời chới với
Xuân đến rồi, mà nghe lòng dịu vợi
Pháo nổ vang, mà đau ngập tràn sâu
Đời héo hon, lòng dạ úa u sầu
Biển, đất mất mà đau buồn chất ứ
Hỡi dân Nam, còn gì để vinh dự
Nhìn nước mất, mà đau buốt thấu hồn
Kẻ vô tâm, mới cảm thấy vô ơn
Để đất tổ, mất đi vì học thuyết
Đưa dân Nam đến tận cùng ngõ tuyệt
Chúng bợ Tàu, nịnh hót như bày tôi
Xuân đến rồi, đâu thấy đời đẹp tươi
Xuân đã chết, vì lòng dân tiu ngỉu.
Lì xì cho... Chúa Giêsu
Lm Lê Quang Uy DCCT
22:59 25/01/2009
Sáng kiến ban đầu có lẽ là của các bạn Nhóm DOJ ( Disciples of Jesus – Môn Đệ Chúa Giêsu ) từ cách đây 3 năm. Nghe “lì xì cho Chúa Giêsu”, chắc không ít người trợn mắt kết luận: “Bậy bạ ! Vớ vẩn !” Chúa Giêsu chứ có phải trẻ con đâu mà dám bảo là lì xì ? Nhưng nếu bình tâm một chút, lại chịu khó đi một chuyến với DOJ trong Đêm Giao Thừa, ta mới ngộ được, và cười xòa một cái.
Phản ứng hồi ấy của tôi cũng thế. Năm 2007 tôi ra Bắc lo bánh chưng Tết cho các bệnh nhân phong, về lại Sài-gòn nghe các bạn có đi “lì xì cho Chúa Giêsu” kể lại mới hiểu ra và thấy dễ thương quá.
Đến năm ngoái 2008 thì tôi xin nhập cuộc luôn, và Đêm Giao Thừa, tôi đã được giao nhiệm vụ, xuất phát từ sân Nhà Thờ Hy Vọng, chỉ huy một “cánh quân” mấy chục bạn trẻ tỏa ra thành nhiều toán nhỏ, mất hút về hướng các quận Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn. Chúng tôi tay xách nách mang, có lúc cưỡi Honda tạt vào bên vệ đường, có lúc cuốc bộ chui sâu trong ngõ hẻm. Mãi đến 3g sáng Mùng Một Tết, hết sạch quà thì coi như hoàn thành công tác. Mọi người í ới gọi điện thoại hỏi thăm nhau ở các cánh. Cười cười nói nói, có bạn nghẹn ngào khóc: “Cha ơi, đúng là con đã gặp được Chúa Giêsu đêm nay...”
Năm nay, Tết Kỷ Sửu, không thấy thủ lĩnh Ngọc Danh của Nhóm DOJ đứng ra tổ chức, nhưng tinh thần đi “lì xì cho Chúa Giêsu” vẫn được thực hiện. Không chỉ một cánh do Nhóm Fiat, mà còn thêm nhiều cánh khác do các nhóm có tên lẫn không có tên, đã từng tham gia với DOJ mấy năm trước, bây giờ cứ tự động họp lại, ai cho gì cũng nhận hết, lại mua thêm các món như mứt, đường, muối, xì dầu, mì tôm, đặt thêm bánh tét, gói tất cả thành những món quà trân trọng xinh xắn dành cho người nghèo, dù trị giá vật chất chỉ đáng mấy chục ngàn, tép riu so với các thứ quà cáp biếu xén xếp lớn hoặc hối lộ cán bộ !
Nhưng “nghèo” ở đây là thế nào ? Tinh thần của Nhóm DOJ đã chủ trương ngay từ đầu rằng: tất cả những ai đúng Đêm Giao Thừa rồi mà vẫn còn phải lang thang vất vưởng ngoài đường khuya, còn vật vã co ro bên mái hiên nhà người ta, có quê ở đâu đó xa tít mà không về được, đã từng có một mái ấm ngày xửa ngày xưa mà nay phải ly tán để tha phương cầu thực, tất cả, tất cả đều trở thành những... Giêsu của Sài-gòn hoa lệ và hiện đại hôm nay.
Vậy, ai muốn gặp Giêsu, xin hãy cùng chúng tôi ra đường đúng Đêm Giao Thừa. Gói quà đem trao thật ra chỉ là cái cớ để bắt chuyện, để hỏi thăm một lời tử tế. Cái chính để “lì xì” cho nhau, cả hai bên, kẻ đi thăm cũng như người gặp được, lại chính là tấm lòng, là tình người.
Của đáng tội, những cái gọi là “tấm lòng”, là “tình người” bây giờ hình như thành chuyện xa xỉ, chuyện văn chương lãng mạn. Chủ nghĩa xã hội chọn theo lý thuyết duy vật vô thần nên cứ lần hồi làm biến thái lương tri con người ta, khiến con người ta chỉ còn biết quay quắt làm nô lệ cho cái bụng của bản thân, từ đấy thành ra vô nhân vô đạo, nhẹ nhất cũng là vô cảm vô tình, thản nhiên đối với những người cũng là người y như mình, đang sống bên cạnh mình, ngay chung quanh mình.
Trịnh Công Sơn ôm đàn hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...” Hóa ra, con người ta sống trong cái thế giới thiếu tấm lòng nhiều quá, thì đến một hôm, chính tấm lòng mình chợt thức tỉnh, tự nhủ không thể cứ sống mãi thế này, buồn lắm, khốn nạn lắm, phải sống khác, suy nghĩ khác, cư xử khác. Rồi đang lúc loay hoay chưa biết khởi đi từ đâu để hồi sinh tấm lòng của chính mình và của mọi người, thì những sáng kiến như của Nhóm DOJ bật ra, ai bắt được thì thấy rộn lên một nỗi vui, hưởng ứng ngay.
Tôi nhớ năm đầu tiên tổ chức đi “lì xì cho Chúa Giêsu”, có anh bạn trẻ đến gần Giao Thừa rồi mà chưa kiếm được cớ gì chính đáng để thoát ra khỏi nhà mà đi lang thang với các bạn trong nhóm. Đương nhiên bầu khí sum họp gia đình là thiêng liêng, đâu có bỏ đi được, thế nhưng vẫn có một vẫy gọi của tấm lòng nó mạnh quá, khiến cho cậu nhấp nha nhấp nhổm. Ông bố trong nhà, vốn là dân tu xuất, để ý thấy, nghi cậu con muốn lỉnh ra khỏi nhà đi chơi với bồ, ông trừng mắt truy hỏi. Thế là cậu con đành khai ra sự thể nguồn cơn. Ông bố buột miệng bảo: “Ơ, chuyện hay thế, sao không nói sớm cho bố biết...” Vậy là Đêm Giao Thừa ấy có cả một gia đình vợ chồng con cái kéo hết ra đường đi... “lì xì cho Chúa Giêsu” !
Năm nay suy thoái kinh tế thế giới trầm trọng, còn kinh tế trong nước thì mấy ông bộ trưởng, mấy tay giám đốc sở của ta vốn đã kém tài lại yếu đức, toàn là làm láo báo cáo hay, tham nhũng choe choét, đâm ra dân khổ quá, khổ hơn mấy năm trước nhiều. Cái khổ khách quan đã là khổ, nhưng còn phải è cổ gánh thêm cái khổ gây ra do chính những “đầy tớ nhân dân”, thì ôi chao, khổ không còn biết để vào đâu !
Nông dân được mùa nhưng thóc lúa bị tư thương phối hợp ngầm với cán bộ nhà nước để ép giá mua rẻ. Đến người trồng hoa chỉ hy vọng bán được mùa Tết, vậy mà bây giờ phải đem hoa, đem cây cảnh đổ hết ra hai bên Quốc Lộ mà bán tống bán tháo. Công nhân các nhà máy bị quịt lương sau bao nhiêu ngày tăng ca, nhiều nơi còn bị sa thải hàng loạt mà không có trợ cấp thất nghiệp.
Tôi biết ở một quận vùng ven, có nơi anh em xa quê đến Tết, không những không có tiền về lại quê, lại còn không đủ tiền trả nhà trọ, bị chủ nhà tống khứ hết, đành ra nghĩa địa che chắn mấy cái vỏ thùng cáctông, chắp vá thêm mấy tấm bạt nilông cũ rách mà sống chung với người đã chết. Hết mùa mưa cũng đỡ khổ, nhưng lại trúng đợt Sài-gòn trở lạnh khác hẳn mọi năm, cứ phải đốt giấy rác mà sưởi.
Bên Công Giáo mình anh chị em Tông Đồ Giáo Dân biết được về báo với cha, đang còn họp bàn tìm cách giúp họ thế nào, thì được tin bên Phật Giáo họ đã mở toang cửa Nhà Chùa đón những người cơ nhỡ đáng thương ấy vào nương náu. Vừa mừng vừa buồn, mừng vì thấy người nghèo đã được trợ giúp đến nơi đến chốn, nhưng lại buồn vì thấy hệ thống và cơ chế đạo mình còn nặng nề quá, chẳng Dòng Tu nào, chẳng Nhà Thờ Giáo Xứ nào dám “chơi đẹp” như bên Nhà Chùa !
Vậy ra, có tấm lòng không thôi, quý đấy, nhưng vẫn chưa đủ. Còn cần phải hành động nữa. Thì đây, chẳng phải kế hoạch quy mô hành động gì to tát, cứ Đêm Giao Thừa, các bạn trẻ lại “xuống đường” hành động với tất cả tấm lòng bằng việc đi “lì xì cho Chúa Giêsu” !
Vậy nếu có ai đêm nay xuất hành xông đất khuya, có ai ngồi nhà hàng ăn bát phở nóng Giao Thừa, chợt trông thấy một nhóm mấy bạn trẻ cứ rà rà xe Honda, đảo tới đảo lui trong ngõ hẻm, dưới gầm cầu, nơi xó chợ vắng tanh, lại chở theo những túi quà đựng trong bao xốp màu trắng, mắt nhìn quanh như tìm kiếm ai trong đêm, thì xin thưa: ấy chính là những “tấm lòng” đang để cho Thần Khí cuốn đi gặp gỡ chính Chúa Giêsu giữa lòng đời !
Giao Thừa Kỷ Sửu, Chúa Nhật 25.1.2009
Phản ứng hồi ấy của tôi cũng thế. Năm 2007 tôi ra Bắc lo bánh chưng Tết cho các bệnh nhân phong, về lại Sài-gòn nghe các bạn có đi “lì xì cho Chúa Giêsu” kể lại mới hiểu ra và thấy dễ thương quá.
Đến năm ngoái 2008 thì tôi xin nhập cuộc luôn, và Đêm Giao Thừa, tôi đã được giao nhiệm vụ, xuất phát từ sân Nhà Thờ Hy Vọng, chỉ huy một “cánh quân” mấy chục bạn trẻ tỏa ra thành nhiều toán nhỏ, mất hút về hướng các quận Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn. Chúng tôi tay xách nách mang, có lúc cưỡi Honda tạt vào bên vệ đường, có lúc cuốc bộ chui sâu trong ngõ hẻm. Mãi đến 3g sáng Mùng Một Tết, hết sạch quà thì coi như hoàn thành công tác. Mọi người í ới gọi điện thoại hỏi thăm nhau ở các cánh. Cười cười nói nói, có bạn nghẹn ngào khóc: “Cha ơi, đúng là con đã gặp được Chúa Giêsu đêm nay...”
Năm nay, Tết Kỷ Sửu, không thấy thủ lĩnh Ngọc Danh của Nhóm DOJ đứng ra tổ chức, nhưng tinh thần đi “lì xì cho Chúa Giêsu” vẫn được thực hiện. Không chỉ một cánh do Nhóm Fiat, mà còn thêm nhiều cánh khác do các nhóm có tên lẫn không có tên, đã từng tham gia với DOJ mấy năm trước, bây giờ cứ tự động họp lại, ai cho gì cũng nhận hết, lại mua thêm các món như mứt, đường, muối, xì dầu, mì tôm, đặt thêm bánh tét, gói tất cả thành những món quà trân trọng xinh xắn dành cho người nghèo, dù trị giá vật chất chỉ đáng mấy chục ngàn, tép riu so với các thứ quà cáp biếu xén xếp lớn hoặc hối lộ cán bộ !
Nhưng “nghèo” ở đây là thế nào ? Tinh thần của Nhóm DOJ đã chủ trương ngay từ đầu rằng: tất cả những ai đúng Đêm Giao Thừa rồi mà vẫn còn phải lang thang vất vưởng ngoài đường khuya, còn vật vã co ro bên mái hiên nhà người ta, có quê ở đâu đó xa tít mà không về được, đã từng có một mái ấm ngày xửa ngày xưa mà nay phải ly tán để tha phương cầu thực, tất cả, tất cả đều trở thành những... Giêsu của Sài-gòn hoa lệ và hiện đại hôm nay.
Vậy, ai muốn gặp Giêsu, xin hãy cùng chúng tôi ra đường đúng Đêm Giao Thừa. Gói quà đem trao thật ra chỉ là cái cớ để bắt chuyện, để hỏi thăm một lời tử tế. Cái chính để “lì xì” cho nhau, cả hai bên, kẻ đi thăm cũng như người gặp được, lại chính là tấm lòng, là tình người.
Của đáng tội, những cái gọi là “tấm lòng”, là “tình người” bây giờ hình như thành chuyện xa xỉ, chuyện văn chương lãng mạn. Chủ nghĩa xã hội chọn theo lý thuyết duy vật vô thần nên cứ lần hồi làm biến thái lương tri con người ta, khiến con người ta chỉ còn biết quay quắt làm nô lệ cho cái bụng của bản thân, từ đấy thành ra vô nhân vô đạo, nhẹ nhất cũng là vô cảm vô tình, thản nhiên đối với những người cũng là người y như mình, đang sống bên cạnh mình, ngay chung quanh mình.
Trịnh Công Sơn ôm đàn hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...” Hóa ra, con người ta sống trong cái thế giới thiếu tấm lòng nhiều quá, thì đến một hôm, chính tấm lòng mình chợt thức tỉnh, tự nhủ không thể cứ sống mãi thế này, buồn lắm, khốn nạn lắm, phải sống khác, suy nghĩ khác, cư xử khác. Rồi đang lúc loay hoay chưa biết khởi đi từ đâu để hồi sinh tấm lòng của chính mình và của mọi người, thì những sáng kiến như của Nhóm DOJ bật ra, ai bắt được thì thấy rộn lên một nỗi vui, hưởng ứng ngay.
Tôi nhớ năm đầu tiên tổ chức đi “lì xì cho Chúa Giêsu”, có anh bạn trẻ đến gần Giao Thừa rồi mà chưa kiếm được cớ gì chính đáng để thoát ra khỏi nhà mà đi lang thang với các bạn trong nhóm. Đương nhiên bầu khí sum họp gia đình là thiêng liêng, đâu có bỏ đi được, thế nhưng vẫn có một vẫy gọi của tấm lòng nó mạnh quá, khiến cho cậu nhấp nha nhấp nhổm. Ông bố trong nhà, vốn là dân tu xuất, để ý thấy, nghi cậu con muốn lỉnh ra khỏi nhà đi chơi với bồ, ông trừng mắt truy hỏi. Thế là cậu con đành khai ra sự thể nguồn cơn. Ông bố buột miệng bảo: “Ơ, chuyện hay thế, sao không nói sớm cho bố biết...” Vậy là Đêm Giao Thừa ấy có cả một gia đình vợ chồng con cái kéo hết ra đường đi... “lì xì cho Chúa Giêsu” !
Năm nay suy thoái kinh tế thế giới trầm trọng, còn kinh tế trong nước thì mấy ông bộ trưởng, mấy tay giám đốc sở của ta vốn đã kém tài lại yếu đức, toàn là làm láo báo cáo hay, tham nhũng choe choét, đâm ra dân khổ quá, khổ hơn mấy năm trước nhiều. Cái khổ khách quan đã là khổ, nhưng còn phải è cổ gánh thêm cái khổ gây ra do chính những “đầy tớ nhân dân”, thì ôi chao, khổ không còn biết để vào đâu !
Nông dân được mùa nhưng thóc lúa bị tư thương phối hợp ngầm với cán bộ nhà nước để ép giá mua rẻ. Đến người trồng hoa chỉ hy vọng bán được mùa Tết, vậy mà bây giờ phải đem hoa, đem cây cảnh đổ hết ra hai bên Quốc Lộ mà bán tống bán tháo. Công nhân các nhà máy bị quịt lương sau bao nhiêu ngày tăng ca, nhiều nơi còn bị sa thải hàng loạt mà không có trợ cấp thất nghiệp.
Tôi biết ở một quận vùng ven, có nơi anh em xa quê đến Tết, không những không có tiền về lại quê, lại còn không đủ tiền trả nhà trọ, bị chủ nhà tống khứ hết, đành ra nghĩa địa che chắn mấy cái vỏ thùng cáctông, chắp vá thêm mấy tấm bạt nilông cũ rách mà sống chung với người đã chết. Hết mùa mưa cũng đỡ khổ, nhưng lại trúng đợt Sài-gòn trở lạnh khác hẳn mọi năm, cứ phải đốt giấy rác mà sưởi.
Bên Công Giáo mình anh chị em Tông Đồ Giáo Dân biết được về báo với cha, đang còn họp bàn tìm cách giúp họ thế nào, thì được tin bên Phật Giáo họ đã mở toang cửa Nhà Chùa đón những người cơ nhỡ đáng thương ấy vào nương náu. Vừa mừng vừa buồn, mừng vì thấy người nghèo đã được trợ giúp đến nơi đến chốn, nhưng lại buồn vì thấy hệ thống và cơ chế đạo mình còn nặng nề quá, chẳng Dòng Tu nào, chẳng Nhà Thờ Giáo Xứ nào dám “chơi đẹp” như bên Nhà Chùa !
Vậy ra, có tấm lòng không thôi, quý đấy, nhưng vẫn chưa đủ. Còn cần phải hành động nữa. Thì đây, chẳng phải kế hoạch quy mô hành động gì to tát, cứ Đêm Giao Thừa, các bạn trẻ lại “xuống đường” hành động với tất cả tấm lòng bằng việc đi “lì xì cho Chúa Giêsu” !
Vậy nếu có ai đêm nay xuất hành xông đất khuya, có ai ngồi nhà hàng ăn bát phở nóng Giao Thừa, chợt trông thấy một nhóm mấy bạn trẻ cứ rà rà xe Honda, đảo tới đảo lui trong ngõ hẻm, dưới gầm cầu, nơi xó chợ vắng tanh, lại chở theo những túi quà đựng trong bao xốp màu trắng, mắt nhìn quanh như tìm kiếm ai trong đêm, thì xin thưa: ấy chính là những “tấm lòng” đang để cho Thần Khí cuốn đi gặp gỡ chính Chúa Giêsu giữa lòng đời !
Giao Thừa Kỷ Sửu, Chúa Nhật 25.1.2009
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ báo cáo Tổng Kết Giúp Lũ Lụt Việt Nam 2008
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
14:33 25/01/2009
Tổng Kết Giúp Lũ Lụt Việt Nam 2008
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ chân thành cám ơn Tấm Lòng Vàng giúp Lũ Lụt Việt Nam 2008 của quý Linh Mục Chính Xứ, Quản Nhiệm, Giáo Xứ, Cộng Đoàn, Hội Đoàn, và tất cả quý ân nhân có tên dưới đây. Xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang chúc lành cho quý vị và gia đình. Linh Mục Chủ Tịch Liên Đoàn Giuse Nguyễn Thanh Liêm đã viết thư Cám Ơn riêng & Chứng Nhận để quý vị tiện dùng khai thuế. Xin vui lòng liên lạc với văn phòng nếu thư không đến hoặc danh sách dưới đây có sai sót. Chân thành cảm tạ. Văn Phòng Chủ Tịch LĐ.
THU: $133,839.47
CHI: Văn Phòng Liên Đoàn đã chuyển tiền về như sau, và sẽ tiếp tục chuyển số tiền còn lại trong thời gian tới:
+ Ngày 5/12/08:
Nhóm Bác Ái Miền Trung cứu trợ trực tiếp: $10,000
+ Ngày 11/12/08:
- HĐGM Việt Nam, UB Bác Ái Xã Hội - Caritas: $20,000 (đợt 1)
- HĐGM Việt Nam, UB Bác Ái Xã Hội - Caritas: $10,392.30 (đợt 2)
- Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội: $10,000.
+ Ngày 13/01/09:
- HĐGM Việt Nam, UB Bác Ái Xã Hội - Caritas: $20,000 (đợt 3)
- Tòa Tổng Giám Mục Huế: $10,000
- Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội: $15,000 (đợt 2).
DANH SÁCH TẤT CẢ QUÝ ÂN NHÂN:
Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, LM. Nguyễn Đức Vượng, | Arlington, VA |$10,048. (Do các đóng góp của các ân nhân ẩn danh và các vị sau: Lan T. Nguyen, Alexandria, VA $300 - John Duy An Nguyen, Alexandria, Va $200 - OB Bai Kim Tran, Vienna, VA, $200 - OB Tuan Quoc Tran, South Riding, VA $200 - OB Bot T. Nguyen, South Riding, VA $200 - OB Hung D. Nguyen $200 - Tiep Si Nguyen $200 - OB Diem Nguyen & Regina Vu, Reston, VA $150 - OB Phep V Nguyen, Annandale, VA $150 - OB Dien T. Nguyen, Sterling, VA $100 - Ton H. Ho, Reston, VA $100 - Mai T. Tran, Burke, VA $100 - OB Hung Nguyen, Herndon, VA $100 - OB Luyen Ngoc Mai, Ashburn, VA $100 - Lieu Nguyen, Ashburn, VA $100 - OB Quan Q. Nguyen MD, Falls Church, VA $100 - Kennedy Tuan Luong, Falls Church, VA $100 - Bao Tram N. Le, Mclean, VA $100 - Phong & Loi Vo, Arlington, VA $100 - OB Charles Huff, Falls Church, VA $100 - Mai Thi Nhu Mai, Arlington, VA $100 - OB Viet Quoc Nguyen, Falls Church, VA $100 - OB Michael P. Tran, Alexandria, VA $50 - Lieu Nguyen, Ashburn, VA $50 - OB Tien M. Dinh, Annandale, VA, $50 - Bach Lưu T. Nguyen, Arlington, VA $20 - Luyen Thi Trieu, Springfiled, VA $20 - OB Vincent T. Nguyen, VA $100 - MS. Quoc Thi Bui, Arlington, VA $100 - OB Viet Q. Nguyen, Falls Church, VA $101 - OB Tu Dinh Nguyen, Arlington, VA $50 - OB Hong Xuan Do, Falls Church, VA $50 - Mrs. Kimberly Phung Nguyen, Lansdowne, VA $20 - Mrs. Lich Nguyen, Alexandria, VA $50 - Mr. Hung Ngoc Ngo, Arlington, VA $50).
Giáo Xứ Trinh Vương, LM. Nguyễn Huy Quyền, Glen Ellyn, IL $6,000
Cộng Đoàn Phục Sinh, San Gabriel Mission, Rev. Nguyễn Văn Bỉnh,
do Mr. Nguyễn Ngọc Vân Chủ Tịch CĐ chuyển, San Gabriel, CA $5,000
Giáo Xứ Đức Mẹ Việt Nam, LM Vũ Văn Vinh, CMC, Amarillo, TX $4,000
GX Mẹ Lavang, LM. Bùi Mạnh Tín, ABQ.,NM $4,737
Cộng Đồng CGVN TGP Philadelphia, PA, $3493. (Đóng góp của: CĐ Thánh Thomas Aquinas, LM Đinh C. Huỳnh, $600 - CĐ Đức Mẹ Mân Côi, LM Nguyễn Xuân Quýnh, $650 - CĐ Đức Mẹ La Vang, ĐO Trịnh Minh Trí, $281 - CĐ Đức Mẹ Thăm Viếng, LM Đậu D. Luyện, $884 - CĐ Thánh Helena, ĐO Trịnh Minh Trí, $1078).
Giáo Xứ Đức Mẹ LaVang, LM Trịnh Thế Huy, Houston, TX $2,718
CĐVN St. Anthony of Padua, LM. Mai X. Khoa, Palacios, TX $1,774
Cộng Đoàn Thánh Giuse, LM. Vu Lam, Vista, CA $2,240
Giáo Xứ Đức Mẹ Lavang, LM Joseph Phiên Nguyễn, Norfork, VA $1,600
Giáo Đoàn Thánh Giuse, LM. Nguyễn Thanh Châu, Polk County, FL $1,205
CĐCGVN St. Henry Church, LM. Hà Văn Vịnh, Chicago, IL $1,193
Giáo Đoàn Thánh Giuse, LM Nguyễn Ngọc Tước, Tampa, FL $1,295
Our Lady of Vilna Parish, LM. Bùi Minh Tâm, Worcester, MA $1,000
Our Lady of Grace Parish, LM Nguyễn An Ninh, Eastpointe, MI $831
Giáo Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc, LM Bùi Dũng, Melbourne, FL $581
Giáo Đoàn Đức Mẹ Lavang, LM Phạm Văn Chính, Sarasota, FL $550
Đạo Binh Fatima của GX Mẹ VN, DC Huong Nguyen chuyển, Germantown, MD $1,000
QuiNhơn Missionary Sisters of the Holy Cross - đợt 2 (từ Hội Các Bà Mẹ CG $230, chị Hoàng Hạnh, S.F, $100 và ẩn danh S.F. $100), Daly City, CA $430
Nữ Vương VN Các Thánh Tử Đạo, Rev. Anthony Long, Dekalb, IL $200
LM. Nguyễn Tiến Huân, Cincinnati, OH $500
Hội Dòng MTG Los Angeles và 4 Giáo Lý Viên Xứ Thánh Linh, Santa Ana, CA $530
OB. Hung & Angela Nguyen, Vancouver, WA $500
QN Missionary Sisters of the Holy Cross và các bà Trù, Hưng, Hiệp, Bông, Toàn (S.F), Daly City, CA $200
Mr. Vinh Vuong, City College of San Francisco, CA $200
David Tran, Tamarac, FL $100
Lisa Dao, North Hills, CA $200 (lần 2)
OB. Manh & Dan Nguyen, Des Moines, VA, $200
Rev. Quan Trinh, Our Lady of Calvary Church, Philadelphia, PA $200
Phó Tế Trần Văn Luận, Bay City, TX $200
Tien V. Dao & Pham T. Giang, San Diego, CA $150
OB Anh & Christie Tran, Sacramento, CA $100
Tien D. Duong, Batavia, OH $100
Tinh Quang Tran, Lafayette, LA $100
Ân nhân Ẩn Danh, Kansas City, MO $100
Hien & Ha Pham, Kansas City, MO $100
OB Khanh Q. Do, San Jose, CA $60
Trang U. Vu, Springfield, IL $50
Hue Walks, Palm City, FL $50
Nhat H. Le, Mount Prospect, IL $50
Maria Tran Sang, Canada, $50 Canada
OB Vincent Quy Tran, Richland, WA $300
OB Khuyen Tran, San Antonio, TX $200
OB Tuynh Van Bui, Orlando, FL $200
OB Binh V. Dinh, Annadale, VA $200
OB Moc Chau Nguyen, Lexington Park, MD $200
Huong T. Luong, Tigard, OR $200
Nga Nguyễn, Moose Jaw, SK, Canada $200
Bà Hảo Thị Nguyễn, Tulsa, OK $150
OB Joseph Tran, Waterbury, CT $100
Duyen Myta, Blaine, MN $100
Lam T. Le, Gulfport, MS $100
Bon Van Nguyen, York, PA $100
Cecile Upton & Lien Nguyen, Fallschurch, VA $100
LM. Khoa P. Vo, Biloxi, MS $50
OB Thu Quang Tran, Lancaster, PA $50
LM. Joseph Quoc Vuong, St. Peter Forest Lake, MN $50
OB Lac Hoang, Anaheim, CA $30
OB Huong Dinh & Tham Dinh, Wichita, KS $20
OB Thieu Quang Vu, Anaheim, CA $20
OB Nam Nguyen, Toms River, NJ $20
Our Lady of Lavang Church, LM Hoàng Xuân Nghiêm, Wyoming, MI $7,791.55
Vietnamese Martyrs' Church, LM Vũ Thành, Houston, TX $4,500
Our Lady of Lourdes Church, LM Hoàng Văn Thiên, Houston, TX $6,900
Vietnamese Catholic Community, St. Lawrence O'Toole, Hartford, CT $2,000
Họ Đạo Các Thánh Tử Đạo VN, LM Trần Quốc Tuấn, Norcross, GA $3,933.92
CĐ Công Giáo Việt Nam, St. Raphael Church, LM. Phan Văn Ngoãn, San Rafael, CA $1,300
Our Lady of Lavang Church, Tucson, AZ, $1,300
Catholic Community of St. Adalbert, Saint Paul, MN $1,000
Vietnamese Catholic Community of Ss. Peter & Paul, LM Francis Sang, Deer Park, NY $645
Các Chị Dòng Mến Thánh Giá, Portland, OR $200
Hoa Dao, Arlington, TX $1,000
Sy Van Nguyen (Check's name Ninh Nguyen), Wichita, KS $1,000
Mark Thanh Nguyen & Lisa Huong Nguyen, Bothell, WA $1,000
GX Khiết Tâm Mẹ (Ban Tương Trợ Bác Ái), Lincoln, NE $800
Hoang Tran & ThienHuong Vu, San Jose, CA $520
Francoise Vu, Montreal & Dòng MTG Qui Nhơn, Daly City, CA $400
Karen Tran & George Nguyen (Check Hung Duy Ng), Stockton, CA $400
Peter Thanh Dang & Chinh T. Dang, Pomona, CA $380
Linh T Vu, W. Hartford, CT $300
(Nguyễn Thuận $50, Sơn Lữ $50, Quang Lữ $50, Bà Lê Lục $40 và Nguyễn Tám $20, Liberal, KS) Tổng cộng $210
OB Henry Kim, Arlington, VA $200
Thuan Vo, Cedar Hill, TX $200
OB Hung Q Truong, Philadelphia, PA $200
OB Quang Nguyen, Puyallup, WA $200
Qua Phieu Nguyen, Papillion, NE $200
Pham Quoc Tuan, Silver Spring, MD $200
Quynh Nhu Nguyen & Hy Chung Lam, San Francisco, CA $200
Thanh Hang Nguyen, Tacoma, WA $200
Hong Hai Thi Nguyen, Irving, TX $200
OB Joseph Le & Lily Hoang, Houston, TX $150
My-Hoa D Nguyen, Tacoma, WA $150
Loan Doan, Lafayette, LA $100
OB Vinh & Anh Tuyet Nguyen, Tigard, OR $100
Mrs. Quan Pham, Pearland, TX $100
OB Tinh Nguyen & Thao Pham, Frederickburg, VA $100
OB Dung Duong & Trang Pham, Harrisburg, PA $100
OB Cap Nguyen & Len Nguyen, West Hartford, CT $100
Sung The Dinh, Kent, WA $100
Spa Nails LLC, Florence, KY $100
Timothy Anh Nguyen, Lincoln, NE $100
Bau Nguyen, Fairfax, VA $100
OB Mai Van Tran, Paramount, CA $100
Nghi Vu, San Jose, CA $100
Viet Nguyen, Bellingham, WA $100
Tuyen N. Vu & Bich N. Pham, Puyallup, WA $100
G/đ Peter Nguyễn Quới & Từ Ngọc Nhung, Houston, TX $100
Huong Thi Nguyen & Thai Quang Dinh, Houston, TX $100
Tazan Simeles & My Thanh Nguyen, Tigard OR $100
Hung Van Vu & Ca Thi Le, Everett, WA $100
Nam Phuong M Chu, Irvine, CA $50
Dung Thi Kim Tran, Houston, TX $50
The Nguyen Family, Houston, TX $50
Phuoc T. Nguyen, Oklahoma City, OK $50
Lucky Brothers Motor Inc, Charlotte, NC $50
OB Phu & Hoa, Easton Boston, MA $50
Minh T. Nguyen, Riverton, UT $50
OB Khoi & Christy Nguyen, Littleton, CO $50
Dau Hong Tran, Iowa City, IA $40
Trịnh Hiếu Tâm & Minh Ngân (Check Thu Ha Tran), Lincoln, NE $30
Lien & Phan Ha, Prairie Village, KS $30
Tuyen Q. Vo & Du T. Nguyen, Sacramento, CA $30
Cộng Đoàn CGVN Columbus, LM Nguyễn Bảy, OH $5,000
GX St. Joseph Catholic Church, LM Nguyễn Văn Đô, Tulsa, OK $4,248
GX Mẹ Việt Nam, LM. Vũ An, Silver Spring, MD $3,000
GX Thánh Mẫu La Vang (Ca Đoàn: $1,569; Giáo Xứ: $527; Nhà Hàng: $200), LM Tu Minh Nguyen, Buffalo, NY $2,296
Cộng Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc, LM Đỗ Duy Nho, Little Rock, AR, $2043
Cộng Đoàn CGVN Đức Mẹ La Vang, Miami, FL $1,220
Chương X. Nghiêm & Thanh Thi Do, Worcester, MA $500
Nhung Samantha Pham, Galena, OH $500
Tôn Khiêm Nguyễn & Oanh T Nguyễn, San Diego, CA $350
Than & Lorie Nguyen, Garden City, KS $500
NTD, Escondido, CA $400
Tam Van Nguyen, League City, TX $200
Peter Toan Tran & Nga Linh Tu, Vista, CA $200
Paul H. Nguyen & Hoa Kim Dang, Wichita, KS $200
Huong T Vu & Ninh Bui, Union City, CA $200
Hien Thi Vu, Union City, CA $50
Hoang V. Nguyen, Houston, TX $150
Huong Ngoc Le & Loan Kim Nguyen, Wichita, KS $120
Hang Thuy Tran, Boyds, MD $100
Tường, Chiêu và Khôi (con OB Vy & Thúy), Cypress, TX $100
G/đ Phuc Mai, San Diego, CA $100
Hien T. Nguyen, San Jose, CA $100
Hien Nguyen & Van Vu, Brooklyn Center, MN $100
OB Dung Dang Vu, Falls Church, VA $100
Hoach Van Tran & Tho Ly Thi, Richardson, TX $100
Các Em HS trường Anrê Phú Yên (PT. Hoàng Quý chuyển), Fort Worth, TX $100
Luan Dinh Nguyen, Tigard, OR $100
Truong Van Nguyen & Quynh T Nguyen, San Diego, CA $100
Lien K. Nguyen & Kim Oanh Nguyen, Riverdale, GA $100
Dung T Nguyen & Thu Nguyen, Piscataway, NJ $60
Michael Giang Nguyen & Lynn Khanh Dinh, Sacramento, CA $50
Andrew Hoang & Julie Xuan Vinh Nguyen, Westminster, CO $40
Thinh Van Nguyen, Los Angeles, CA $30
Hieu & Trang Nguyen, Sterling, VA $25
GX St. Philip Phan Văn Minh, LM Nguyễn Thanh Châu, Orlando, $3,500
GX Christ the King, LM Hà Phạm, Fort Worth, TX $3,232
OB Vinh Quang Nguyen, Grandville, MI $1,000
LM. Nguyễn Duy Hùng, St. Anne's Church, Lodi, CA $500
Lisa Huong Dao, North Hills, CA $500
Cuong Q Phan, Forest Hills, NY $500
Ngoc Hoa Tran, Costa Mesa, CA $500
Andy Pham & Tracey Nguyen, Seattle, WA $300
Joseph VietVu & Nuong Minh N Nguyen, San Jose, CA $300
Viet H. Bui & HaHuyen T. Nguyen, San Jose, CA $300
Thomas U. Nguyen & Marie M. Nguyen, Lewisville, TX $200
T. Nguyen & TL Nguyen, Chandler, AZ $200
LM. Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn, Toccoa, GA $200
Thu Ha T. Nguyen, Apple Valley, MN $200
Trinh Pham, Newburgh, NY $200
Nga Bich Nguyen & Son P. Ho, Garland, TX $200
Tom V. Nguyen & Amy V Nguyen, Orlando, FL $250
Vinh H. Nguyen & KimDzung T. Nguyen, Union, NJ $100
Tinh Quang Tran & Linh Tuyen Thi Tran, Lancaster, PA $100
Quang Chu, St. Petersburg, FL $100
Hong Diem Nguyen, Okemos, MI $100
Francis Truong, Houston, TX $50
Annie N Hoang & Y Uyen Hoang, Elk Grove, CA $100
Michael Yeung & Cindy Yeung, Houston, TX $100
Peter Tran & Hong Phan, South Bend, IN $50
VTV, WC, PA $70
Rop Van Dinh & Minh Nguyen Dinh, Stillwater, MN $50
Martin Hoang Dinh, San Jose, CA $100
Anh H Nguyen & Bach Kim Thi Tran, Troutdale, OR $50
Anthony Bao N. Nguyen, Oklahoma City, OK $100
Dong Thai Nguyen & Nga Thuy Tran, Houston, TX $100
Loi Van Nguyen, Monrovia, CA $150
Kinh Dinh Vu & Oanh Thi Nguyen, Dorchester, MA $50
Thanh T. Hoang, Lincolnwood, IL $100
Michael Van Nguyen & Thu Hong T. Nguyen, Falls Church, VA $50
LM. Vincent Huu Phan, St. Ignatius Church, Mobile, AL $150
Anh Dao Mai, King of Prussia, PA, $100
Dinh Phung, Champaign, IL $100
Marie Gabrielle Hà, MTL, Canada, $100
Sandrine Hongvan Ho, Irvine, CA $100
Phi Pham, Columbus, OH $100
Phuong Thi M. Pham, Reseda, CA $50
Tony Luong & Phuong Lisa Truong, San Jose, CA $50
OB Phạm Bá Phán (D. Hoang & J. Pham), San Jose, CA $100
Tin Quang Cao & Tuyet Y Do, San Diego, CA $50
LM. John Phan, St. Mary of Gostyn Church, Downers Grove, IL $150
Tina Mai, Westminster, CA $100
Quang T. Tran & Thu Thao Hoang, Belleville, NJ $50
Thang Van Nguyen & Duyen M. Tran, Urbana, IL $100
Toan Cong Tran, Potomac Falls, VA $50
Thien Ho, Kentwood, MI $50
Quoc Tuan Nguyen & Hue Anh Duong JT Ten, Palm Bay, FL $150
Victoria Tonnu (Pacific Pharmacy), Westminster, CA $100
Long Tran & Marie Tran, Houston, TX $40
Khai Van Nguyen & Kim Loan Mai, Lincoln, NE $30.
Chân Thành Cảm Tạ
Tâm Thư Xuân Kỷ Sửu 2009 của Linh Mục Chủ Tịch Liên Đoàn
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
14:38 25/01/2009
Tâm Thư Xuân Kỷ Sửu 2009
của Linh Mục Chủ Tịch Liên Đoàn
Kính thưa quý Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục,
quý Đức Ông, Linh Mục, Phó Tế, Tu Sĩ,
và cộng đoàn Dân Chúa tại Hoa Kỳ,
Lại một lần nữa, mùa Xuân đến với chúng ta! Thay mặt Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn, chúng con kính chúc Quý Vị luôn được Thiên Chúa và Mẹ La Vang ban nhiều ân sủng, phúc lành và thịnh vượng xuống cho từng người.
Chúng ta bước vào năm mới 2009 - năm Kỷ Sửu - với những ước vọng tốt lành và thánh thiện. Tuy thế, với tình hình và hoàn cảnh thực tế, không ít người trong chúng ta chất chứa nhiều nỗi ưu tư và lo lắng khi phải đối phó với những vấn đề ảnh hưởng đến chính cuộc sống của chúng ta. Hơn lúc nào hết, thế giới đang phải đối phó với cơn khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến cả toàn cầu. Đất nước và người dân Hoa Kỳ đang hân hoan chào đón cũng như kỳ vọng nhiều nơi vị Tổng Thống Tân Cử Barack Obama, Tổng Thống đời thứ 44 và là vị Tổng Thống da màu đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong bài diễn văn nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng, 2009 ở thủ đô Washington DC vừa qua, Tổng Thống Obama cũng đã thẳng thắn nhận định rằng 'chúng ta hiện đang trong cuộc khủng hoảng', 'nhà mất, việc không, kinh doanh đình đốn'. Tuy nhiên, tân Tổng Thống cũng khẳng định sẽ cùng với mọi người dân nỗ lực làm việc để vượt qua những thử thách và khó khăn.
Tuy nhiên, về phương diện khác, đa số người Công Giáo tại đây đang đứng phía sau Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ khi các vị cùng lên tiếng công khai bày tỏ mối quan ngại về đường lối và một vài chính sách của tân chính phủ đi ngược lại với các Giáo Huấn và Đức Tin của Giáo Hội Công Giáo. Chẳng hạn, việc cho phép phá thai rộng rãi, kể cả việc có thể được tài trợ từ chính đồng tiền thuế của người dân, trong đó có sự đóng góp đáng kể của nhiều chục triệu người Công Giáo! Số phận của nhiều triệu thai nhi từ nay sẽ vô cùng đen tối vì không có khả năng chào đời hoặc bị hủy diệt ngay trong cung lòng của mẹ, nếu cha mẹ chúng nhân danh Tự Do Lựa Chọn dưới sự bảo trợ của chính phủ!
Nhìn về các quốc gia khác, tình hình an ninh, quân sự của Iraq, Iran, Afghanistan, Bắc Hàn, Nam Hàn, Tây Tạng, Thái Lan, Do Thái... vẫn hết sức căng thẳng. Người dân luôn sống trong tình trạng và bầu khí khủng bố, bạo loạn và đổ máu. Ở các quốc gia Phi Châu, chiến tranh chủng tộc, bệnh dịch, bệnh HIV, và nhất là nạn đói vẫn diễn ra hàng ngày và cũng không có dấu hiệu gì chấm dứt. Nhiều triệu người đã phải chết hay đang sống trong sự cùng cực. Tại một số quốc gia thuộc Âu Châu, tình trạng đạo giáo bị đóng băng kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vào năm 1945 đang ở mức báo động khẩn trương. Nhiều nhà thờ, giáo đường vắng bóng Linh Mục lẫn... giáo dân. Đời sống tinh thần, đạo đức tuột dốc khi nhiều người chỉ lo hưởng thụ cuộc sống vật chất tiện nghi mà không chú trọng đến đời sống tâm linh.
Nhìn về quê hương Việt Nam, những cơn bão tố, mưa lũ vào cuối năm qua, đã làm cho cả trăm người bị thiệt mạng. Hiện tại, vẫn còn hàng trăm ngàn người phải đối đầu với những vất vả và khó khăn trong cuộc sống khi nhà cửa, tài sản, ruộng vườn của họ bị thiệt hại nặng nề. Khó khăn lại chồng chất khó khăn khi khủng hoảng kinh tế cũng không buông tha đất nước và người dân Việt Nam.
Hai tháng vừa qua, Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, trong tinh thần Hiệp Thông, đã quyết định mở chiến dịch Lạc Quyên tại Hoa Kỳ, để Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua Ủy Ban Bác Ái Xã Hội - Caritas, các Giáo Tỉnh liên hệ, và các nhóm thiện nguyện có thêm phương tiện để giúp đỡ những nạn nhân và gia đình nghèo gặp nạn lũ lụt. Xin chân thành cám ơn quý Linh Mục Chính Xứ, Quản Nhiệm, các Giáo Xứ, Cộng Đoàn, Hội Đoàn và quý Ân Nhân có Tấm Lòng Vàng khắp nơi đã tích cực hưởng ứng đóng góp, nhờ đó giúp xoa dịu phần nào nỗi đau và mất mát của một số anh chị em trong Chúa chúng ta.
Ở lãnh vực khác, đáng tiếc vẫn còn tồn đọng một số vấn đề chưa được giải quyết rốt ráo tại một số địa phương như trong vụ việc đất đai, giáo dục và mục vụ làm cho lòng người trong nước lẫn ở hải ngoại không được ổn định. Trong năm mới này, chúng ta hy vọng Việt Nam cũng sẽ có những đổi thay cần thiết, để có thể chen vai thích cánh cùng tiến bước với trào lưu phát triển và tiến bộ chung của cộng đồng nhân loại.
Chúng ta hy vọng sẽ có những cuộc đối thoại đầy thiện chí và xây dựng tiếp nối giữa Hàng Giáo Phẩm Việt Nam với các cấp chính quyền. Chúng ta cũng có thể tin tưởng rằng qua con đường Đối Thoại, con đường đứng đắn và duy nhất mà Tòa Thánh luôn chủ trương và theo đuổi, mới có thể nảy sinh ra những giải pháp hợp tình, hợp lý cho các vấn đề nêu trên, để Giáo Hội Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc phục vụ phúc lợi và công ích cho đất nước và người dân Việt Nam.
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong bản 'Quan Điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Một Số Vấn Đề Trong Hoàn Cảnh Hiện Nay', đề ngày 25 tháng 9, 2008, cũng đã khẳng định: 'Giáo Hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội'. Thật vậy, Giáo Hội Việt Nam, nhìn lại lịch sử, dù trải qua các triều đại nào hay dưới bất cứ thể chế chính trị nào, tiên vàn là phụng sự Thiên Chúa, thứ đến quan tâm phục vụ Con Người, đặc biệt những người thuộc giai tầng dưới đáy xã hội: già lão, bệnh hoạn, nghèo khổ; những thanh niên, thiếu nữ lầm lỡ; những người neo đơn; và trong những năm gần đây của hàng trăm ngàn 'di dân' bất đắc dĩ rời nông thôn đi về thành phố mong kiếm tìm việc làm, hay cơ hội cho cuộc sống khá hơn. Những chương trình của Giáo Hội Việt Nam trên khắp ba miền đất nước như trợ cấp y tế, thuốc men, phục vụ và chăm sóc người vướng bệnh HIV, bệnh cùi, trẻ em bẩm sinh khuyết tật, mù lòa, các chương trình tư vấn sức khỏe, cung cấp cơm gạo, thực phẩm cho những gia đình nghèo, các chương trình huấn nghệ, giáo dục kỷ năng, cứu trợ bão lụt v.v.. tuy có đạt được một số thành quả khả quan, nhưng cũng gặp nhiều hạn chế và khó khăn, trong đó phải kể đến thiếu thốn nhân sự được đào tạo chuyên môn và nguồn tài chánh.
Trong tinh thần Yêu Mến và Hiệp Thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, Liên Đoàn trong bao nhiêu năm qua, cũng đã kêu gọi mọi thành phần dân Chúa ở Hoa Kỳ cùng nhau cộng tác và yểm trợ, đặc biệt trong các lãnh vực Giáo Dục, Y Tế và Mục Vụ. Đây cũng là những mục tiêu Liên Đoàn sẽ tiếp tục chú trọng trong những năm tới. Dĩ nhiên, việc phục vụ cho cộng đoàn dân Chúa tại Hoa Kỳ vẫn luôn là trọng tâm của Liên Đoàn.
Trong năm Kỷ Sửu này, chúng con đề nghị mọi thành viên của Liên Đoàn cùng thực hiện ba việc sau: Cầu Nguyện, Yêu Thương và Hiệp Nhất.
1- Cầu Nguyện: Hơn lúc nào hết, chúng ta hãy khuyên bảo nhau siêng năng cầu nguyện hơn. Hãy cầu nguyện trong và với giáo xứ, cộng đoàn, hội đoàn, phong trào, đoàn thể, gia đình. Chỉ qua Cầu Nguyện, chúng ta mới có thể gặp gỡ và tiếp cận thân tình với Thiên Chúa. Qua cầu nguyện, chúng ta mới có thể múc kín những nguồn mạch sự sống, sự thật và yêu thương từ nơi Ngài. Cũng qua cầu nguyện, Thiên Chúa sẽ nhận lời giúp chúng ta trong những cơn thử thách hay các khó khăn chúng ta đang đối mặt hàng ngày.
2- Yêu Thương: Chúng ta cũng được hưởng hoa trái từ sự cầu nguyện đó là sự Yêu Thương. Sự Yêu Thương mà chính Thiên Chúa đã làm gương, và chính ngài cũng mời gọi chúng ta: 'Anh em hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương anh em' (Jn 15,12). Tình yêu thật cần sự Hy Sinh của bản thân. Hy sinh từ bỏ cái Tôi của mình, để ôm lấy cái Chúng Tôi của nhau. Hy sinh để lo lắng, chăm sóc cho người khác hơn là chờ đợi người khác phải lo lắng, chăm sóc cho mình.
3- Hiệp Nhất: Tình Yêu Thiên Chúa và Nhân Loại sẽ thăng hoa hơn trong sự Hiệp Nhất: Hiệp Nhất với Thiên Chúa, Hiệp Nhất với Giáo Hội và Hiệp Nhất với nhau. Chúa đã làm gương Hiệp Nhất với nhân loại qua việc sinh hạ làm Người và ở cùng với chúng ta. Trong năm mới này, chúng ta hãy quyết tâm Hiệp Nhất với nhau hơn nữa! Hiệp Nhất với Giáo Hội Hoàn Vũ, Hiệp Nhất với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, Hiệp Nhất trong Liên Đoàn, Hiệp Nhất trong Giáo Xứ, Hiệp Nhất trong Cộng Đoàn, và Hiệp Nhất trong Gia Đình, để cùng giúp nhau vượt qua những thách đố và khó khăn.
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ hiện đang tiếp tục triển khai những chương trình và dự án để giúp cho ba điều: Cầu Nguyện, Yêu Thương và Hiệp Nhất nêu trên đạt được kết quả tốt đẹp, nhất là thông qua Chương Trình tâm linh Sống Đạo, Nên Thánh và Ra Đi Loan Báo Tin Mừng. Các Tiểu Ban chuyên môn của Liên Đoàn: Thần Học, Giáo Lý, Văn Hóa, Thánh Nhạc, Giáo Luật, Mục Vụ Gia Đình, Thăng Tiến Hôn Nhân, đang có những hoạt động thực tế: lần lượt quảng bá và giới thiệu rộng rãi những tài liệu học hỏi đến từng Giáo Xứ, Cộng Đoàn Việt Nam tại Hoa Kỳ hầu giúp cho mọi thành phần dân Chúa có cơ hội đào sâu, mở mang kiến thức cũng như thực hành đời sống đạo.
Bên cạnh đó, Liên Đoàn tiếp tục mời gọi mọi người cộng tác và yểm trợ các chương trình bác ái, từ thiện, đặc biệt giúp cho các chương trình của Giáo Hội Mẹ Việt Nam. Hiện tại, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra một chương trình Chung lần đầu tiên cho tất cả 26 giáo phận ở Việt Nam, đó là chương trình trợ giúp cho các Linh Mục già yếu, bệnh tật, hưu dưỡng tại Việt Nam. Các đấng đã một đời hết lòng hy sinh, tận tụy phục vụ cho Chúa, Giáo Hội và giáo dân, nhưng những ngày cuối đời lại sống thật vất vả và khó khăn, rất đáng và rất cần được mọi người quan tâm giúp đỡ.
Cũng trong năm 2009 này, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tích cực chuẩn bị và kính mời gọi toàn thể Cộng Đoàn dân Chúa về tham dự các biến cố và chương trình dưới đây:
1. Hành Hương Về Với Mẹ La Vang lần thứ II: Từ ngày 18,19 và 20 tháng Sáu, 2009 tại Thủ Đô Washington D.C., với sự hiện diện của Đức Sứ Thần Tòa Thánh TGM Pierre Nguyễn Văn Tốt ở Costa Rica, và đại diện hàng giáo phẩm Hoa Kỳ. Trưởng Ban Tổ Chức là LM. GB. Nguyễn Đức Vượng, OP, đệ I Phó Chủ Tịch Liên Đoàn, và là Chính Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Arlington, Virginia; Phó Ban là Giáo Sư Bùi Hữu Thư, Chủ Tịch Giáo Dân Miền Trung Đông Hoa Kỳ.
2. Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam kỳ III (Vietnamese Youth Conference - VYC III) vào những ngày 3,4 và 5 tháng Bảy, 2009 tại Universtity of Long Beach, Long Beach, California do LM. Joseph Đồng Minh Quang, Trưởng Ban Giới Trẻ Liên Đoàn cộng tác với các Linh Mục, Tu Sĩ, anh Nguyễn Mạnh Chí, Trưởng Ban Tổ Chức, và nhiều bạn trẻ trên các tiểu bang Hoa Kỳ;
3. Đại Hội Phó Tế Vĩnh Viễn Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 31 tháng Bảy, mùng 1 và 2 tháng Tám, 2009 tại Trung Tâm Công Giáo Mary Wood Center Giáo Phận Orange County. Trưởng Ban Tổ Chức là Phó Tế Nguyễn Ánh, Chủ Tịch Cộng Đồng Phó Tế Vĩnh Viễn Liên Đoàn;
4. Đại Hội Thánh Mẫu của Tỉnh Dòng Đồng Công, vào những ngày 6, 7, 8, 9 tháng Tám, 2009 ở Missouri. Trưởng Ban Tổ Chức là LM. Louis Vũ Minh Nhiên, CMC, cũng là Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình của Liên Đoàn.
5. Đại Hội Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ - Hành Trình Emmaus III sẽ diễn ra vào các ngày 24, 25, 26 và 27 tháng Tám, 2009 tại Mercy Center, Burlingame, CA. Trưởng Ban Tổ Chức là LM. Paul Phan Quang Cường, Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Sĩ & Nam Tu Sĩ Miền Tây;
6. Cuối cùng, có rất nhiều Đại Hội, Hành Hương, hay hội họp cấp Miền và địa phương cũng được các Ban Tổ Chức liên hệ chuẩn bị, giúp cho mọi người có cơ hội về gặp gỡ nhau.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho những dự định và chương trình của Ngài và cho tất cả chúng ta trong năm mới Kỷ Sửu này.
Rất thân mến,
Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vatican và Vấn Đề Diệt Chủng
Vũ Văn An
02:07 25/01/2009
VATICAN VÀ VẤN ĐỀ DIỆT CHỦNG
Trong bài Vatican Và Vấn Đề Tài Liệu, ta thấy Ủy Ban Sử Học Do-Thái và Công Giáo một mặt nằng nặc đòi Vatican, bất chấp mọi luật lệ riêng của mình, phải mở cửa mọi văn khố, kể cả những văn khố thuần túy tôn giáo, một mặt lại cho rằng dù được phép đọc hết các văn khố vẫn không nhất thiết giải quyết dứt điểm các câu hỏi vây quanh vai trò của Tòa Thánh và nạn Diệt Chủng. Hình như họ đang đi tìm điều gì khác chứ không hẳn các tài liệu của văn khố Vatican hay bất cứ văn khố nào khác. Và phải chăng vấn đề chỉ được giải quyết khi Vatican nhìn nhận mình trực tiếp can dự vào biến cố Diệt Chủng?
Một lịch sử sóng gío và tiêu cực
Phải nhận rằng đấy là chủ trương của những người theo chủ nghĩa Zionism. Giáo hội Công Giáo không hẳn không nhận phần trách nhiệm của mình. Nhưng trách nhiệm đó đến đâu là điều cần được phân định.
Trong tài liệu Chúng Ta Tưởng Nhớ, Một Suy Tư về Nạn Diệt Chủng của Toà Thánh do Đức Hồng Y Edward Idris Cassidy công bố ngày 16 tháng 3 năm 1998, người ta thấy liên hệ giữa người Do-Thái và các Kitô hữu có một lịch sử khá sóng gió và xét chung khá tiêu cực. Ngay sau khi Đức Kitô bị đóng đinh, đã có những tranh luận gay gắt giữa Giáo hội sơ khai và các nhà lãnh đạo cũng như dân chúng Do-Thái, là những người vì trung thành với Lề Luật, đôi khi đã bạo hành chống lại các giảng viên Phúc Âm và các tín hũu Kitô đầu hết. Ðầu thời Ðế Quốc Rôma ngoại giáo, Do-Thái Giáo và Kitô giáo được bảo vệ như nhau không phân biệt, nhưng chẳng bao lâu sau Kitô hữu bị nhà nước Rôma bách hại thảm thương. Khi các hoàng đế Rôma trở lại Công Giáo, họ vẫn tiếp tục che chở người Do-Thái. Nhưng quần chúng Kitô hữu, khi tấn công các đền thờ ngoại giáo, đôi lúc xâm phạm cả đến các hội đường Do-Thái, vì ít nhiều bị các giải thích sai lạc về Tân Ước ảnh hưởng. Những giải thích sai lạc này cứ thế loan truyền tạo nên cả môt làn sóng bài Do-Thái kéo dài trong lịch sử, dẫn đến việc người Do-Thái nói chung bị đối xử phân biệt, đôi khi bị trục xuất hoặc bị buộc phải biến thành Công giáo.
Trong thế giới “Kitô giáo” cho đến tận cuối thế kỷ 18, những ai không phải là Kitô hữu không phải lúc nào cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi luật pháp. Dù vậy, người Do-Thái trong khắp thế giới Kitô giáo vẫn duy trì các truyền thống tôn giáo và các tập tục cộng đoàn của họ. Và do đó họ bị nhìn một cách hoài nghi, không đáng tin.Trong những lúc đói kém, chiến tranh, dịch bệnh hay căng thẳng xã hội, thiểu số Do-Thái thường bị coi như dê thế tội và trở thành nạn nhân của bạo lực, cướp bóc và ngay cả sát hại nữa.
Cuối thế kỷ 18 qua đầu thế kỷ 19, người Do-Thái nói chung đạt được thế đứng ngang hàng với các công dân khác tại hầu hết các nước và một số thành viên còn nắm giữ những chức vụ quan trọng trong xã hội. Nhưng cũng cùng trong một đồng văn lịch sử ấy, nhất là trong thế kỷ 19, một chủ nghĩa quốc gia giả hiệu và quá khích xuất hiện. Trong bầu không khí thay đổi xã hội đầy nhiễu nhương, người Do-Thái thường hay bị tố cáo nắm giữ nhiều ảnh hưởng bất cân với số người của họ. Từ đó lan tràn ra hầu hết Âu Châu một chủ nghĩa bài Do-Thái, nặng về xã hội và chính trị hơn là tôn giáo. Ðồng thời, xuất hiện nhiều học thuyết bác khước tính đơn nhất của loài người, cho rằng nguyên thủy đã có sự khác biệt chủng tộc. Qua thế kỷ 20, Chủ Nghĩa Quốc Xã tại Ðức sử dụng các ý niệm này như một căn bản khoa học để phân biệt một bên điều họ gọi là các chủng tộc Aryan Phương Bắc (Nordic-Aryan) và một bên là các chủng tộc bị họ coi là hạ đẳng. Hình thức cực đoan của chủ nghĩa quốc gia càng lên cao tại Ðức vì những thất bại trong Thế Chiến I và những điều kiện khắc nghiệt do kẻ chiến thắng đặt để. Hậu quả là nhiều người Ðức coi chủ nghĩa Quốc Xã như một giải pháp cho các vấn đề của đất nước họ, do đó họ cộng tác chính trị với phong trào ấy.
Phản đối Quốc Xã ngay từ đầu
Giáo hội Công Giáo tại Ðức phản đối chủ nghĩa ấy ngay từ những ngày đầu, qua lời giảng dạy của hàng giáo sĩ, qua giáo huấn công khai của các giám mục, và qua các bài viết của các nhà báo giáo dân Công giáo. Ngay trong tháng 2 và 3 năm 1931, các Đức Hồng Y Bertram của Breslau, Faulhaber và các Giám Mục Bavaria, Cologne cũng như Freiburg đã cho công bố các thư mục vụ lên án chủ nghĩa Quốc Xã trong việc ngẫu tượng hóa chủng tộc và nhà nước. Các bài giảng nổi tiếng trong Mùa Vọng của Đức Hồng Y Faulhaber năm 1933, năm Quốc Xã lên cầm quyền, ngỏ với không những chỉ người Công giáo mà có cả người Thệ Phản lẫn Do-Thái dự thính, rõ ràng đã lên án bộ máy tuyên truyền chống Do-Thái của Quốc Xã.
Người ta cũng không quên linh mục Bernard Lichtenberg, Cha sở Nhà Thờ Chánh Tòa Berlin, lên tiếng yêu cầu mọi người cầu nguyện cho người Do-Thái. Sau này, ngài bị Quốc Xã giam tại Dachau và chết tại đó. Ðức Piô XI lên án chủ nghĩa này qua tông thư Mit brennender Sorge, được đọc trong tất cả các nhà thờ Ðức vào Chúa Nhật Chịu Nạn năm 1937.
Với các người hành hương Bỉ ngày 6 tháng 9 năm 1938, đức Piô XI khẳng định rằng “Không thể chấp nhận được chủ nghĩa bài Do-Thái. Chúng ta tất cả đều là Do-Thái theo nghĩa thiêng liêng”. Ðức Piô XII trong tông thư đầu tiên Summi Pontificatus (20/10/1939) lên tiếng cảnh cáo các học thuyết từ chối tính đơn nhất của loài người và thần thánh hoá nhà nước, tất cả sẽ dẫn đến “giờ phút đen tối” thực sự.
Ý thức hệ Quốc Xã
Như thế cần nhận ra sự khác nhau giữa chủ nghĩa bài Do-Thái (anti-Semitism) dựa vào các học thuyết trái với giáo huấn của Giáo Hội, một giáo huấn vốn chủ trương tính đơn nhất của loài người và phẩm giá bằng nhau của mọi chủng tộc và con người, và những cảm quan bất tin tưởng và thù nghịch vốn có từ xưa mà ta gọi là chủ nghĩa bài Do-Thái giáo (anti-Judaism). Ý thức hệ Quốc Xã còn đi xa hơn theo nghĩa nó từ khước không nhìn nhận một thực tại siêu việt làm nguồn gốc sự sống và tiêu chuẩn của sự thiện luân lý. Hậu quả là một nhóm người, và cái nhà nước mà nhóm này tự đồng hóa với, tự cấp cho mình vị thế tuyệt đối và nhất quyết loại bỏ chính sự hiện hữu của dân tộc Do-Thái, một dân tộc được mời gọi làm chứng cho Thiên Chúa duy nhất và Lề Luật Giao Ước. Trên bình diện suy tư thần học, ta không thể bỏ qua sự kiện này là không ít đảng viên Quốc Xã không những khinh ghét ý niệm Thiên Chúa Quan Phòng tác động vào công việc nhân loại, mà còn chứng tỏ họ thù ghét chính Thiên Chúa nữa. Theo luận lý, một thái độ như thế tất yếu sẽ dẫn tới việc từ bỏ Kitô giáo và ý muốn tiêu diệt Giáo Hội hay ít nhất cũng khuất phục Giáo Hội dưới quyền lợi của Nhà Nước Quốc Xã.
Chính cái ý thức hệ quá khích trên đã trở thành nền tảng cho các biện pháp được đưa ra, trước nhất để đẩy người Do-Thái ra khỏi nhà họ và sau đó tiêu diệt họ. Biến cố Shoah vì thế là công việc của một chế độ hiện đại hoàn toàn tân ngoại giáo. Cái gốc rễ bài Do-Thái của nó nằm ngoài Kitô giáo, cho nên khi theo đuổi các mục tiêu của mình, nó không ngần ngại chống đối Giáo Hội và bách hại các thành viên của Giáo Hội.
Nhưng người ta có thể hỏi cơn bách hại người Do-Thái của Quốc Xã há đã không trở nên dễ dàng nhờ các thiên kiến vốn có trong tâm trí các Kitô hữu đó sao! Các cảm quan bài Do-Thái nơi các Kitô hữu há đã không làm họ ít nhậy cảm, ngay cả dửng dưng trước chiến dịch bách hại người Do-Thái được đưa ra khi Quốc Xã lên nắm chính quyền đó sao!
Bất cứ câu trả lời nào cho các câu hỏi trên đây cũng phải lưu ý rằng ta đang bàn đến lịch sử các thái độ và các cách suy nghĩ của người ta, vốn chịu ảnh hưởng từ nhiều phía. Hơn nữa, nhiều người không biết chút gì về “giải pháp chung cuộc” đang được đưa ra lúc ấy chống lại cả một dân tộc; nhiều người khác sợ cho chính bản thân và những người thân cận của mình; một số lợi dụng thời cơ; số khác bị lay động vì ganh ghét. Câu trả lời vì thế cần nhằm từng trường hợp một. Tuy nhiên để làm việc đó, điều cần là phải biết đích xác đâu là động lực của người ta trong một hoàn cảnh cá biệt.
Đóng cửa biên giới
Trước nhất, các nhà lãnh đạo Ðệ Tam Liên Bang tìm cách trục xuất các người Do-Thái. Không may, các chính phủ của một số quốc gia Tây Phương vốn theo truyền thống Kitô giáo, kể cả một số nước Bắc và Nam Mỹ, ngần ngại không chịu mở biên giới đón nhận những người Do-Thái bị bách hại này. Mặc dù họ không thấy trước được việc các chức sắc Quốc Xã tiến bao xa trong các ý định tội ác của chúng, các nhà lãnh đạo các quốc gia này biết rất rõ các khó khăn và nguy hiểm mà người Do-Thái sinh sống trong các lãnh thổ của Ðệ Tam Liên Bang đang phải chịu đựng. Việc đóng biên giới không tiếp nhận di dân Do-Thái trong các hoàn cảnh như thế, bất kể do lòng thù ghét hay ngờ vực Do-Thái, do nhát gan chính trị hoặc do thiển cận, hay do vị kỷ dân tộc, đều đã đè một gánh khá nặng lên lương tâm các nhà cầm quyền lúc ấy. Trong các xứ bọn Quốc Xã thi hành việc trục xuất hàng loạt, sự tàn bạo chung quanh những vụ trục xuất cưỡng bức những con người tuyệt vọng này lý ra phải khiến người ta hoài nghi mới đúng. Các Kitô hữu có giúp đỡ trong khả năng những con người bị bách hại này, và đặc biệt các người Do-Thái bị bách hại này hay không?
Mở cửa tâm hồn
Nhiều người có, nhiều người không. Những ai giúp cứu sống người Do-Thái trong khả năng của họ, dù bị nguy đến chính tính mạng mình, phải được nhắc đến. Trong và sau Chiến Tranh, các cộng đồng và các lãnh tụ Do-Thái đã ngỏ lời cám ơn những gì người ta đã làm cho họ, kể cả những gì Đức Piô XII thân hành làm hay qua các đại diện của ngài làm để cứu hàng trăm ngàn mạng sống Do-Thái. Rất nhiều các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Công Giáo đã được Nhà Nước Israel tuyên dương vì lý do trên.
Tuy nhiên, như Đức Gioan Phaolô II đã nhìn nhận, bên cạnh những con người can đảm trên, sự đối kháng thiêng liêng và hành động cụ thể của nhiều Kitô hữu khác không hề là điều người ta chờ mong từ các Môn Ðệ của Ðức Kitô. Ta không thể biết có bao nhiêu Kitô hữu trong các xứ bị chiếm đóng hoặc bị cai trị bởi quyền lực Quốc Xã hay đồng minh của chúng tuy kinh hồn trước sự mất mạng của hàng xóm Do-Thái nhưng đã không mạnh bạo đủ để lên tiếng phản kháng chống lại. Ðối với Kitô hữu, cái gánh nặng lương tâm này của các anh chị em mình trong Thế Chiến II phải là lời mời gọi thống hối.
Tài liệu viết tiếp: ”Chúng tôi sâu xa hối tiếc các sai lầm và thiếu sót của con cái Giáo Hội. Chúng tôi xin muợn lời của Công Ðồng Vatican II trong tuyên ngôn Nostra Aetate làm lời của riêng mình mà khẳng nhận không hàm hồ rằng “Giáo hội… ý thức được gia tài chung với người Do-Thái, và được tác động bởi tình yêu thiêng liêng từ Phúc Âm chứ không do các xem sét chính trị, lên án lòng thù ghét, sự bách hại và các biểu hiện bài Do-Thái nhằm vào người Do-Thái ở bất cứ thời nào và do nguồn gốc nào”.
“Chúng tôi nhớ lại và tuân thủ điều Ðức Gioan Phaolô II đã tuyên bố khi nói truyện với các lãnh tụ cộng đồng Do-Thái tại Strasbourg năm 1988: “Tôi xin nhắc lại với qúi vị sự lên án mạnh mẽ nhất (của tôi) đối với chủ nghĩa bài Do-Thái và chủ nghĩa chủng tộc, là những chủ nghĩa đi ngược lại các nguyên tắc của Kitô giáo”.
Sau đó Tài liệu mở rộng đến những nhóm người khác từng chịu đau khổ do bàn tay con người tạo nên: “Giáo hội Công Giáo vì thế từ bỏ mọi hình thức bách hại chống lại một dân tộc hoặc một nhóm nhân bản nào bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Giáo hội tuyệt đối lên án mọi hình thức diệt chủng, cũng như mọi ý thức hệ duy chủng tộc đưa lại các hình thức diệt chủng trên. Nhìn lại thế kỷ qua, chúng tôi hết sức đau buồn bởi việc bạo hành trùm phủ lên cả một nhóm dân tộc và quốc gia. Ðặc biệt chúng tôi nhớ đến vụ thảm sát người Armenia, biết bao nạn nhân khác tại Ukraine trong thập niên 1930, nạn diệt chủng đối với người Gypsies và những thảm trạng diệt chủng khác tại Mỹ Châu, Phi Châu và vùng Balkans. Chúng tôi cũng không quên hàng triệu nạn nhân của ý thức hệ độc trị tại Liên Bang Xô Viết, tại Trung Cộng, Cambodia và các nơi khác. Chúng tôi cũng không quên thảm kịch tại Trung Ðông. Và trong khi đang suy tư như thế này, “nhiều con người vẫn còn là nạn nhân của anh em mình”.
Người Do Thái là anh chị em tôi
Trở về với Cộng Ðồng Do-Thái, Tài liệu nói thêm: “Nhìn về tương lai các mối liên hệ giữa Kitô hữu và người Do-Thái, trước nhất chúng tôi kêu gọi anh chị em Công Giáo của chúng tôi canh tân ý thức của mình về nguồn cội Do-Thái trong đức tin của mình. Chúng tôi yêu cầu họ nhớ rằng đức Giêsu vốn là dòng dõi David; rằng Trinh Nữ Maria và các Tông Ðồ đều thuộc dân tộc Do-Thái; rằng Giáo Hội hút được nhựa sống từ rễ cây ôliu tốt lành vốn được tháp vào các nhành ôliu dân ngoại ( xem Thư La Mã 11:17-24); rằng người Do-Thái là anh chị em thân thương của chúng tôi, đúng hơn theo một nghĩa nào đó là “anh cả của chúng tôi”.
Ðoạn cuối cùng của tài liệu phát biểu như sau: “Ở cuối thiên niên kỷ này, Giáo Hội Công Giáo muốn bày tỏ nỗi buồn sầu sâu sắc của mình đối với những thiếu sót của con cái thuộc mọi thời đại. Ðây là một hành vi thống hối (teshuva), bởi vì trong tư cách thành viên Giáo Hội, chúng ta liên kết với các tội lỗi cũng như các công phúc của tất cả các con cái Giáo Hội. Với một lòng kính trọng và thương cảm sâu xa, Giáo Hội tiếp cận kinh nghiệm diệt chủng, shoah, mà dân tộc Do-Thái đã phải chịu trong Thế Chiến II. Ðây không phải chỉ là vấn đề ngôn từ mà thôi, nhưng quả là một cam kết trói buộc. ‘Nếu chúng ta không dấn thân cam kết rằng sự ác không thể thắng vượt sự thiện như đã từng xẩy ra cho hàng triệu con dân Do-Thái, chúng ta sẽ liều mình khiến cho các nạn nhân của những cái chết tàn bạo nhất chết một lần nữa… Nhân loại không thể cho phép tất cả những điều đó xẩy ra một lần nữa”. Sau cùng, Tài liệu liên kết chủ nghĩa bài Do-thái giáo (anti-judaism) với chủ nghĩa bài Do-Thái (anti-Semitism) lại với nhau, khi nói rằng: “những hạt giống hư thối của chủ nghĩa bài Do-thái-giáo và chủ nghĩa bài Do-Thái sẽ không bao giờ được phép bén rễ trong tâm hồn nhân loại”.
Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo và Do Thái
Giám mục Michael Putney của Tổng Ðịa Phận Brisbane, trên tam cá nguyệt san The Australasian Catholic Record, số tháng 7 năm 1999, có thuật lại cuộc gặp gỡ của Ủy Ban Liên Lạc Quốc Tế giữa Công Giáo và Do-Thái tại Vatican, tháng 3 năm 1998 liền ngay sau khi tài liệu trên được công bố. Trong cuộc gặp gỡ này, Geoffrey Wigoder thuộc Ủy Ban Liên Tôn Israel đã nói với đức Gioan Phaolô II rằng: “người ta cảm thấy lời tự phê, dù rất quan trọng, đã không đi xa đủ và sự nối kết giữa lịch sử lâu dài của việc điều kiện hóa bài Do-Thái dưới sự đỡ đầu của Kitô giáo với chủ nghĩa dửng dưng phổ quát và ngay cả hợp tác khắp Âu Châu trong thời Diệt Chủng đã không được nói lên một cách không hàm hồ và rõ ràng đầy đủ”. Còn Phó Chủ Tịch của Hiệp Hội Do-Thái Thế Giới (World Jewish Congress), Tiến Sĩ Gerhard Reigner, thì đưa ra lời phê bình sau: “Tài liệu cố gắng miễn trừ chính giáo hội khỏi mọi trách cứ và chỉ tố giác các cá nhân Kitô hữu hay ‘thế giới Kitô giáo’ phải chịu trách nhiệm đối với ‘những giải thích sai lạc và bất công của Tân Ước liên quan tới dân tộc Do-Thái và các tội lỗi bị tố giác của họ là những thứ đã làm phát sinh ra các cảm quan thù nghịch chống lại người Do-Thái’”.
Đức Hồng Y Cassidy đã cố gắng trả lời phần nào cho các phẩm bình này. Ngài cho rằng hạn từ giáo hội trong tài liệu, đối với người Công Giáo, có ý chỉ về hiền thê huyền nhiệm và không sai lầm của Ðức Kitô, trong khi hạn từ con cái của giáo hội bao hàm mọi thành viên của giáo hội bất luận ở bình diện nào. Ðây là một vấn đề thường xẩy ra đối việc Vatican sử dụng ngôn từ khi nói đến chính giáo hội và các thành viên của giáo hội. Chính giáo hội thì luôn luôn được miễn trừ khỏi tội; tội chỉ có nơi các thành viên của giáo hội mà thôi. Nếu người đọc nghĩ rằng ‘giáo hội’ ám chỉ hàng giáo phẩm hay Vatican, thì đương nhiên họ sẽ bị lẫn lộn khi đọc các văn kiện chính thức của Công giáo.
Khỏi nói thì ai cũng thấy việc sám hối của Giáo Hội Công Giáo không làm cho mọi giới Do-Thái hài lòng hoàn toàn. Ðiều này nghĩ cho cùng cũng dễ hiểu vì một lịch sử lâu dài như lịch sử liên hệ giữa Kitô giáo và Do-Thái không thể nhất đán một sớm một chiều có thể sáng tỏ ngay được. Có điều, trong khi Giáo Hội Công Giáo ráng xích gần lại người Do-Thái, thì một số các nhà lãnh đạo của họ vẫn khư khư những thiên kiến cũ. Thực thế, Tập San Catholic World Report, số Tháng Mười Năm 1999, tường trình rằng tại một hội nghị về Các Mối Liên Hệ Công Giáo và Do-Thái họp tại Tel Aviv vào tháng Bẩy cùng năm, một đại biểu của Vatican đã phát biểu rằng các căng thẳng giữa hai tôn giáo không phải chỉ do điều người ta gọi là chính sách bài Do-Thái của Công-Giáo mà thôi, mà cũng do sự thù nghịch của Do-Thái đối với Kitô Giáo. Linh mục David Yager nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo không bài Do-Thái. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội xưa nay vẫn cố gắng loại trừ mọi dấu vết của ý thức hệ bài Do-Thái khỏi các định chế của Giáo Hội, trong khi ấy chính phủ Israel vẫn còn chứa chấp các thiên kiến chống Công-Giáo gây hại cho viễn tượng đưa lại những mối liên hệ thân hữu hơn. Ðặc biệt, Linh Mục Yager trích dẫn hàng loạt những lời kết án do các nhà lãnh đạo Do-Thái đưa ra tố cáo Ðức Piô XII hợp tác với chính phủ Quốc Xã trong Thế Chiến II.
Đổ lỗi, dấu tội
Cũng trên Số báo trên, Tập San Catholic Worl Report có đăng một số ý kiến bạn đọc. Trong đó có ý kiến của Jerome Kavaney, ở Fairchild, Wisconsin, tựa là “Pointing fingers, hiding guilt” (đổ lỗi, dấu tội) như sau: Bạn tự hỏi tại sao Ðạo Trưởng Hier lại đưa ra những lời cáo buộc có tính mạ lỵ về “sự im lặng” của Giáo Hoàng Piô XII (Xã Luận, July 1999). Tôi tin rằng người Do-Thái đang chỉ tay lên án người khác, để giấu giếm mặc cảm tội lỗi của chính mình bởi rất nhiều người trong số họ biết chuyện gì đang xẩy ra lúc đó nhưng đã không làm gì cả, bất cứ vì lý do gì”.
Tại Ðức năm 1933, con số người Ðức gốc Do-Thái lên đến 525,000 người gồm cả những người lãnh đạo các ngành văn chương, y khoa, khoa học, và tài chánh. Phần đông những người này muốn được coi là người Ðức, tự hào mình là người Ðức gốc Do-Thái. Khi Ðạo trưởng Stephen Wise, một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng và được kính trọng nhất trong cộng đồng Do-Thái tại Mỹ, tổ chức một cuộc biểu tình tại New York để phản đối việc Quốc Xã đối xử với người Do-Thái, ông ta đã nhận được một thông điệp của các đạo trưởng lãnh đạo từ Ðức nói là đừng có mắc mớ vào vì cho rằng các người Do-Thái tại Mỹ làm như thế chỉ là để phục vụ các mục tiêu riêng của họ, và làm như thế họ chỉ phá hoại nước Ðức, là nước mà người Do-Thái tại Ðức rất yêu mến.
Theo số báo tháng 7/8 của tờ American Heritage, năm 1933, 37,000 người Do-Thái ra khỏi Ðức, nhưng trong không khí tương đối yên ổn vào năm sau, 16,000 đã trở lại. Nói cho ngay, người ta phải hiểu rằng lúc đó chưa ai dự cảm được là việc bách hại của Quốc Xã lại sẽ dẫn đến việc diệt chủng (holocaust). Các hành động của chính phủ Ðức phần đông được cả các nạn nhân lẫn khách bàng quang hiểu như là việc trở lại cái hình thức bách hại của các thế kỷ trước, chứ không phải như những bước chuẩn bị dẫn đến việc diệt chủng. Người Do-Thái ngồi xổm chờ cho qua cơn bão, như họ vẫn từng làm trong quá khứ.
Độc quyền “diệt chủng”
Kavaney nhấn mạnh rằng: “Nếu người Do-Thái nghĩ rằng họ có độc quyền đối với đau khổ hoặc có bản quyền đối với hạn từ ‘holocaust’ thì quả là lầm; họ nên ra khỏi họ để vươn tới những người hiện đang chịu những ‘holocausts’ tương tự tại Balkans, Sudan, Rwanda, Cambodia, và các nơi khác trên thế giới. Các tổ tiên Ái Nhĩ Lan của riêng tôi từng bị phân thây cách có hệ thống bởi chính sách diệt chủng của người Anh đối với Ái Nhĩ Lan. Họ chết không phải trong các lò thiêu của tử trại mà chết trong các rạch hào của Kilala và Skibbereen. Và họ bị trừ khử cùng một lý lẽ: vì chủng tộc và tôn giáo của họ. Tôi xưa nay vẫn tự coi mình là một thứ ‘diều hâu Do-Thái’ cho đến khi người ta bắt đầu chống báng cây thánh giá được dựng lên trước đó tại Auschwitz để tôn kính những người không phải là Do-Thái chết tại đó. Chín triệu thường dân không phải là Do-Thái từng bị Quốc Xã sát hại. Cộng với ba triệu tù binh chiến tranh Xô Viết”.
Gavin Stevens ở Memphis, Tennessee thì cho rằng cái thứ đại kết bằng bất cứ giá nào đã đưa lại ảo tưởng khiến người ta quên cả thực tại. Bởi nó thúc giục người ta quên đi lịch sử, coi những vấn đề khúc mắc và các khác biệt tôn giáo là điều không quan trọng. Mục tiêu để tạo ra một cảm thức giả tạo về một thứ ‘tình anh em’ dân chủ, mà nội dung chính xác chẳng ai biết là cái quái gì. Nhờ thế, cái Do-Thái giáo của Talmud, một thứ Do-Thái giáo thù ghét Kitô giáo, đấng sáng lập ra nó là Ðức Giêsu, Mẹ Ngài và Giáo hội, đã được phép mặc tình mạ lỵ và vu khống vô tội vạ. Sự thù ghét ấy có ngay trong Talmud và tiếp tục sống với lịch sử. Kitô giáo và Kitô hữu hiểu điều đó đã 500 năm nay.
Ðối với John Loranger ở Sparks, Nevada, căn cứ vào sự kiện Ðức Piô XII cứu sống rất nhiều người Do-Thái (ít nhất 800,000 người theo Bách Khoa Từ Ðiển World Book), thì những lời tố cáo chống lại Ngài tệ nhất phải được coi là quỉ quái, mà nhẹ ra cũng là khùng điên. Cần phải nhớ rằng không phải chỉ có người Do-Thái bị Quốc Xã sát hại: có ít nhất năm triệu người không phải là Do-Thái cũng đã bị bọn chúng bức tử. Sự kiện ấy kẻ thù của Ðức Piô XII muốn mọi người đừng có nhớ. Nếu điều được gọi là sự im lặng của Ngài nhất thiết bao gồm cả việc làm ngơ trước cái chết của hàng triệu người Công giáo nữa, thì điều ấy rõ ràng đã làm những lời tố cáo của họ càng trở nên vô lý hơn người ta tưởng.
Trong bài Vatican Và Vấn Đề Tài Liệu, ta thấy Ủy Ban Sử Học Do-Thái và Công Giáo một mặt nằng nặc đòi Vatican, bất chấp mọi luật lệ riêng của mình, phải mở cửa mọi văn khố, kể cả những văn khố thuần túy tôn giáo, một mặt lại cho rằng dù được phép đọc hết các văn khố vẫn không nhất thiết giải quyết dứt điểm các câu hỏi vây quanh vai trò của Tòa Thánh và nạn Diệt Chủng. Hình như họ đang đi tìm điều gì khác chứ không hẳn các tài liệu của văn khố Vatican hay bất cứ văn khố nào khác. Và phải chăng vấn đề chỉ được giải quyết khi Vatican nhìn nhận mình trực tiếp can dự vào biến cố Diệt Chủng?
Một lịch sử sóng gío và tiêu cực
Phải nhận rằng đấy là chủ trương của những người theo chủ nghĩa Zionism. Giáo hội Công Giáo không hẳn không nhận phần trách nhiệm của mình. Nhưng trách nhiệm đó đến đâu là điều cần được phân định.
Trong tài liệu Chúng Ta Tưởng Nhớ, Một Suy Tư về Nạn Diệt Chủng của Toà Thánh do Đức Hồng Y Edward Idris Cassidy công bố ngày 16 tháng 3 năm 1998, người ta thấy liên hệ giữa người Do-Thái và các Kitô hữu có một lịch sử khá sóng gió và xét chung khá tiêu cực. Ngay sau khi Đức Kitô bị đóng đinh, đã có những tranh luận gay gắt giữa Giáo hội sơ khai và các nhà lãnh đạo cũng như dân chúng Do-Thái, là những người vì trung thành với Lề Luật, đôi khi đã bạo hành chống lại các giảng viên Phúc Âm và các tín hũu Kitô đầu hết. Ðầu thời Ðế Quốc Rôma ngoại giáo, Do-Thái Giáo và Kitô giáo được bảo vệ như nhau không phân biệt, nhưng chẳng bao lâu sau Kitô hữu bị nhà nước Rôma bách hại thảm thương. Khi các hoàng đế Rôma trở lại Công Giáo, họ vẫn tiếp tục che chở người Do-Thái. Nhưng quần chúng Kitô hữu, khi tấn công các đền thờ ngoại giáo, đôi lúc xâm phạm cả đến các hội đường Do-Thái, vì ít nhiều bị các giải thích sai lạc về Tân Ước ảnh hưởng. Những giải thích sai lạc này cứ thế loan truyền tạo nên cả môt làn sóng bài Do-Thái kéo dài trong lịch sử, dẫn đến việc người Do-Thái nói chung bị đối xử phân biệt, đôi khi bị trục xuất hoặc bị buộc phải biến thành Công giáo.
Trong thế giới “Kitô giáo” cho đến tận cuối thế kỷ 18, những ai không phải là Kitô hữu không phải lúc nào cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi luật pháp. Dù vậy, người Do-Thái trong khắp thế giới Kitô giáo vẫn duy trì các truyền thống tôn giáo và các tập tục cộng đoàn của họ. Và do đó họ bị nhìn một cách hoài nghi, không đáng tin.Trong những lúc đói kém, chiến tranh, dịch bệnh hay căng thẳng xã hội, thiểu số Do-Thái thường bị coi như dê thế tội và trở thành nạn nhân của bạo lực, cướp bóc và ngay cả sát hại nữa.
Cuối thế kỷ 18 qua đầu thế kỷ 19, người Do-Thái nói chung đạt được thế đứng ngang hàng với các công dân khác tại hầu hết các nước và một số thành viên còn nắm giữ những chức vụ quan trọng trong xã hội. Nhưng cũng cùng trong một đồng văn lịch sử ấy, nhất là trong thế kỷ 19, một chủ nghĩa quốc gia giả hiệu và quá khích xuất hiện. Trong bầu không khí thay đổi xã hội đầy nhiễu nhương, người Do-Thái thường hay bị tố cáo nắm giữ nhiều ảnh hưởng bất cân với số người của họ. Từ đó lan tràn ra hầu hết Âu Châu một chủ nghĩa bài Do-Thái, nặng về xã hội và chính trị hơn là tôn giáo. Ðồng thời, xuất hiện nhiều học thuyết bác khước tính đơn nhất của loài người, cho rằng nguyên thủy đã có sự khác biệt chủng tộc. Qua thế kỷ 20, Chủ Nghĩa Quốc Xã tại Ðức sử dụng các ý niệm này như một căn bản khoa học để phân biệt một bên điều họ gọi là các chủng tộc Aryan Phương Bắc (Nordic-Aryan) và một bên là các chủng tộc bị họ coi là hạ đẳng. Hình thức cực đoan của chủ nghĩa quốc gia càng lên cao tại Ðức vì những thất bại trong Thế Chiến I và những điều kiện khắc nghiệt do kẻ chiến thắng đặt để. Hậu quả là nhiều người Ðức coi chủ nghĩa Quốc Xã như một giải pháp cho các vấn đề của đất nước họ, do đó họ cộng tác chính trị với phong trào ấy.
Phản đối Quốc Xã ngay từ đầu
Giáo hội Công Giáo tại Ðức phản đối chủ nghĩa ấy ngay từ những ngày đầu, qua lời giảng dạy của hàng giáo sĩ, qua giáo huấn công khai của các giám mục, và qua các bài viết của các nhà báo giáo dân Công giáo. Ngay trong tháng 2 và 3 năm 1931, các Đức Hồng Y Bertram của Breslau, Faulhaber và các Giám Mục Bavaria, Cologne cũng như Freiburg đã cho công bố các thư mục vụ lên án chủ nghĩa Quốc Xã trong việc ngẫu tượng hóa chủng tộc và nhà nước. Các bài giảng nổi tiếng trong Mùa Vọng của Đức Hồng Y Faulhaber năm 1933, năm Quốc Xã lên cầm quyền, ngỏ với không những chỉ người Công giáo mà có cả người Thệ Phản lẫn Do-Thái dự thính, rõ ràng đã lên án bộ máy tuyên truyền chống Do-Thái của Quốc Xã.
Người ta cũng không quên linh mục Bernard Lichtenberg, Cha sở Nhà Thờ Chánh Tòa Berlin, lên tiếng yêu cầu mọi người cầu nguyện cho người Do-Thái. Sau này, ngài bị Quốc Xã giam tại Dachau và chết tại đó. Ðức Piô XI lên án chủ nghĩa này qua tông thư Mit brennender Sorge, được đọc trong tất cả các nhà thờ Ðức vào Chúa Nhật Chịu Nạn năm 1937.
Với các người hành hương Bỉ ngày 6 tháng 9 năm 1938, đức Piô XI khẳng định rằng “Không thể chấp nhận được chủ nghĩa bài Do-Thái. Chúng ta tất cả đều là Do-Thái theo nghĩa thiêng liêng”. Ðức Piô XII trong tông thư đầu tiên Summi Pontificatus (20/10/1939) lên tiếng cảnh cáo các học thuyết từ chối tính đơn nhất của loài người và thần thánh hoá nhà nước, tất cả sẽ dẫn đến “giờ phút đen tối” thực sự.
Ý thức hệ Quốc Xã
Như thế cần nhận ra sự khác nhau giữa chủ nghĩa bài Do-Thái (anti-Semitism) dựa vào các học thuyết trái với giáo huấn của Giáo Hội, một giáo huấn vốn chủ trương tính đơn nhất của loài người và phẩm giá bằng nhau của mọi chủng tộc và con người, và những cảm quan bất tin tưởng và thù nghịch vốn có từ xưa mà ta gọi là chủ nghĩa bài Do-Thái giáo (anti-Judaism). Ý thức hệ Quốc Xã còn đi xa hơn theo nghĩa nó từ khước không nhìn nhận một thực tại siêu việt làm nguồn gốc sự sống và tiêu chuẩn của sự thiện luân lý. Hậu quả là một nhóm người, và cái nhà nước mà nhóm này tự đồng hóa với, tự cấp cho mình vị thế tuyệt đối và nhất quyết loại bỏ chính sự hiện hữu của dân tộc Do-Thái, một dân tộc được mời gọi làm chứng cho Thiên Chúa duy nhất và Lề Luật Giao Ước. Trên bình diện suy tư thần học, ta không thể bỏ qua sự kiện này là không ít đảng viên Quốc Xã không những khinh ghét ý niệm Thiên Chúa Quan Phòng tác động vào công việc nhân loại, mà còn chứng tỏ họ thù ghét chính Thiên Chúa nữa. Theo luận lý, một thái độ như thế tất yếu sẽ dẫn tới việc từ bỏ Kitô giáo và ý muốn tiêu diệt Giáo Hội hay ít nhất cũng khuất phục Giáo Hội dưới quyền lợi của Nhà Nước Quốc Xã.
Chính cái ý thức hệ quá khích trên đã trở thành nền tảng cho các biện pháp được đưa ra, trước nhất để đẩy người Do-Thái ra khỏi nhà họ và sau đó tiêu diệt họ. Biến cố Shoah vì thế là công việc của một chế độ hiện đại hoàn toàn tân ngoại giáo. Cái gốc rễ bài Do-Thái của nó nằm ngoài Kitô giáo, cho nên khi theo đuổi các mục tiêu của mình, nó không ngần ngại chống đối Giáo Hội và bách hại các thành viên của Giáo Hội.
Nhưng người ta có thể hỏi cơn bách hại người Do-Thái của Quốc Xã há đã không trở nên dễ dàng nhờ các thiên kiến vốn có trong tâm trí các Kitô hữu đó sao! Các cảm quan bài Do-Thái nơi các Kitô hữu há đã không làm họ ít nhậy cảm, ngay cả dửng dưng trước chiến dịch bách hại người Do-Thái được đưa ra khi Quốc Xã lên nắm chính quyền đó sao!
Bất cứ câu trả lời nào cho các câu hỏi trên đây cũng phải lưu ý rằng ta đang bàn đến lịch sử các thái độ và các cách suy nghĩ của người ta, vốn chịu ảnh hưởng từ nhiều phía. Hơn nữa, nhiều người không biết chút gì về “giải pháp chung cuộc” đang được đưa ra lúc ấy chống lại cả một dân tộc; nhiều người khác sợ cho chính bản thân và những người thân cận của mình; một số lợi dụng thời cơ; số khác bị lay động vì ganh ghét. Câu trả lời vì thế cần nhằm từng trường hợp một. Tuy nhiên để làm việc đó, điều cần là phải biết đích xác đâu là động lực của người ta trong một hoàn cảnh cá biệt.
Đóng cửa biên giới
Trước nhất, các nhà lãnh đạo Ðệ Tam Liên Bang tìm cách trục xuất các người Do-Thái. Không may, các chính phủ của một số quốc gia Tây Phương vốn theo truyền thống Kitô giáo, kể cả một số nước Bắc và Nam Mỹ, ngần ngại không chịu mở biên giới đón nhận những người Do-Thái bị bách hại này. Mặc dù họ không thấy trước được việc các chức sắc Quốc Xã tiến bao xa trong các ý định tội ác của chúng, các nhà lãnh đạo các quốc gia này biết rất rõ các khó khăn và nguy hiểm mà người Do-Thái sinh sống trong các lãnh thổ của Ðệ Tam Liên Bang đang phải chịu đựng. Việc đóng biên giới không tiếp nhận di dân Do-Thái trong các hoàn cảnh như thế, bất kể do lòng thù ghét hay ngờ vực Do-Thái, do nhát gan chính trị hoặc do thiển cận, hay do vị kỷ dân tộc, đều đã đè một gánh khá nặng lên lương tâm các nhà cầm quyền lúc ấy. Trong các xứ bọn Quốc Xã thi hành việc trục xuất hàng loạt, sự tàn bạo chung quanh những vụ trục xuất cưỡng bức những con người tuyệt vọng này lý ra phải khiến người ta hoài nghi mới đúng. Các Kitô hữu có giúp đỡ trong khả năng những con người bị bách hại này, và đặc biệt các người Do-Thái bị bách hại này hay không?
Mở cửa tâm hồn
Nhiều người có, nhiều người không. Những ai giúp cứu sống người Do-Thái trong khả năng của họ, dù bị nguy đến chính tính mạng mình, phải được nhắc đến. Trong và sau Chiến Tranh, các cộng đồng và các lãnh tụ Do-Thái đã ngỏ lời cám ơn những gì người ta đã làm cho họ, kể cả những gì Đức Piô XII thân hành làm hay qua các đại diện của ngài làm để cứu hàng trăm ngàn mạng sống Do-Thái. Rất nhiều các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân Công Giáo đã được Nhà Nước Israel tuyên dương vì lý do trên.
Tuy nhiên, như Đức Gioan Phaolô II đã nhìn nhận, bên cạnh những con người can đảm trên, sự đối kháng thiêng liêng và hành động cụ thể của nhiều Kitô hữu khác không hề là điều người ta chờ mong từ các Môn Ðệ của Ðức Kitô. Ta không thể biết có bao nhiêu Kitô hữu trong các xứ bị chiếm đóng hoặc bị cai trị bởi quyền lực Quốc Xã hay đồng minh của chúng tuy kinh hồn trước sự mất mạng của hàng xóm Do-Thái nhưng đã không mạnh bạo đủ để lên tiếng phản kháng chống lại. Ðối với Kitô hữu, cái gánh nặng lương tâm này của các anh chị em mình trong Thế Chiến II phải là lời mời gọi thống hối.
Tài liệu viết tiếp: ”Chúng tôi sâu xa hối tiếc các sai lầm và thiếu sót của con cái Giáo Hội. Chúng tôi xin muợn lời của Công Ðồng Vatican II trong tuyên ngôn Nostra Aetate làm lời của riêng mình mà khẳng nhận không hàm hồ rằng “Giáo hội… ý thức được gia tài chung với người Do-Thái, và được tác động bởi tình yêu thiêng liêng từ Phúc Âm chứ không do các xem sét chính trị, lên án lòng thù ghét, sự bách hại và các biểu hiện bài Do-Thái nhằm vào người Do-Thái ở bất cứ thời nào và do nguồn gốc nào”.
“Chúng tôi nhớ lại và tuân thủ điều Ðức Gioan Phaolô II đã tuyên bố khi nói truyện với các lãnh tụ cộng đồng Do-Thái tại Strasbourg năm 1988: “Tôi xin nhắc lại với qúi vị sự lên án mạnh mẽ nhất (của tôi) đối với chủ nghĩa bài Do-Thái và chủ nghĩa chủng tộc, là những chủ nghĩa đi ngược lại các nguyên tắc của Kitô giáo”.
Sau đó Tài liệu mở rộng đến những nhóm người khác từng chịu đau khổ do bàn tay con người tạo nên: “Giáo hội Công Giáo vì thế từ bỏ mọi hình thức bách hại chống lại một dân tộc hoặc một nhóm nhân bản nào bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Giáo hội tuyệt đối lên án mọi hình thức diệt chủng, cũng như mọi ý thức hệ duy chủng tộc đưa lại các hình thức diệt chủng trên. Nhìn lại thế kỷ qua, chúng tôi hết sức đau buồn bởi việc bạo hành trùm phủ lên cả một nhóm dân tộc và quốc gia. Ðặc biệt chúng tôi nhớ đến vụ thảm sát người Armenia, biết bao nạn nhân khác tại Ukraine trong thập niên 1930, nạn diệt chủng đối với người Gypsies và những thảm trạng diệt chủng khác tại Mỹ Châu, Phi Châu và vùng Balkans. Chúng tôi cũng không quên hàng triệu nạn nhân của ý thức hệ độc trị tại Liên Bang Xô Viết, tại Trung Cộng, Cambodia và các nơi khác. Chúng tôi cũng không quên thảm kịch tại Trung Ðông. Và trong khi đang suy tư như thế này, “nhiều con người vẫn còn là nạn nhân của anh em mình”.
Người Do Thái là anh chị em tôi
Trở về với Cộng Ðồng Do-Thái, Tài liệu nói thêm: “Nhìn về tương lai các mối liên hệ giữa Kitô hữu và người Do-Thái, trước nhất chúng tôi kêu gọi anh chị em Công Giáo của chúng tôi canh tân ý thức của mình về nguồn cội Do-Thái trong đức tin của mình. Chúng tôi yêu cầu họ nhớ rằng đức Giêsu vốn là dòng dõi David; rằng Trinh Nữ Maria và các Tông Ðồ đều thuộc dân tộc Do-Thái; rằng Giáo Hội hút được nhựa sống từ rễ cây ôliu tốt lành vốn được tháp vào các nhành ôliu dân ngoại ( xem Thư La Mã 11:17-24); rằng người Do-Thái là anh chị em thân thương của chúng tôi, đúng hơn theo một nghĩa nào đó là “anh cả của chúng tôi”.
Ðoạn cuối cùng của tài liệu phát biểu như sau: “Ở cuối thiên niên kỷ này, Giáo Hội Công Giáo muốn bày tỏ nỗi buồn sầu sâu sắc của mình đối với những thiếu sót của con cái thuộc mọi thời đại. Ðây là một hành vi thống hối (teshuva), bởi vì trong tư cách thành viên Giáo Hội, chúng ta liên kết với các tội lỗi cũng như các công phúc của tất cả các con cái Giáo Hội. Với một lòng kính trọng và thương cảm sâu xa, Giáo Hội tiếp cận kinh nghiệm diệt chủng, shoah, mà dân tộc Do-Thái đã phải chịu trong Thế Chiến II. Ðây không phải chỉ là vấn đề ngôn từ mà thôi, nhưng quả là một cam kết trói buộc. ‘Nếu chúng ta không dấn thân cam kết rằng sự ác không thể thắng vượt sự thiện như đã từng xẩy ra cho hàng triệu con dân Do-Thái, chúng ta sẽ liều mình khiến cho các nạn nhân của những cái chết tàn bạo nhất chết một lần nữa… Nhân loại không thể cho phép tất cả những điều đó xẩy ra một lần nữa”. Sau cùng, Tài liệu liên kết chủ nghĩa bài Do-thái giáo (anti-judaism) với chủ nghĩa bài Do-Thái (anti-Semitism) lại với nhau, khi nói rằng: “những hạt giống hư thối của chủ nghĩa bài Do-thái-giáo và chủ nghĩa bài Do-Thái sẽ không bao giờ được phép bén rễ trong tâm hồn nhân loại”.
Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo và Do Thái
Giám mục Michael Putney của Tổng Ðịa Phận Brisbane, trên tam cá nguyệt san The Australasian Catholic Record, số tháng 7 năm 1999, có thuật lại cuộc gặp gỡ của Ủy Ban Liên Lạc Quốc Tế giữa Công Giáo và Do-Thái tại Vatican, tháng 3 năm 1998 liền ngay sau khi tài liệu trên được công bố. Trong cuộc gặp gỡ này, Geoffrey Wigoder thuộc Ủy Ban Liên Tôn Israel đã nói với đức Gioan Phaolô II rằng: “người ta cảm thấy lời tự phê, dù rất quan trọng, đã không đi xa đủ và sự nối kết giữa lịch sử lâu dài của việc điều kiện hóa bài Do-Thái dưới sự đỡ đầu của Kitô giáo với chủ nghĩa dửng dưng phổ quát và ngay cả hợp tác khắp Âu Châu trong thời Diệt Chủng đã không được nói lên một cách không hàm hồ và rõ ràng đầy đủ”. Còn Phó Chủ Tịch của Hiệp Hội Do-Thái Thế Giới (World Jewish Congress), Tiến Sĩ Gerhard Reigner, thì đưa ra lời phê bình sau: “Tài liệu cố gắng miễn trừ chính giáo hội khỏi mọi trách cứ và chỉ tố giác các cá nhân Kitô hữu hay ‘thế giới Kitô giáo’ phải chịu trách nhiệm đối với ‘những giải thích sai lạc và bất công của Tân Ước liên quan tới dân tộc Do-Thái và các tội lỗi bị tố giác của họ là những thứ đã làm phát sinh ra các cảm quan thù nghịch chống lại người Do-Thái’”.
Đức Hồng Y Cassidy đã cố gắng trả lời phần nào cho các phẩm bình này. Ngài cho rằng hạn từ giáo hội trong tài liệu, đối với người Công Giáo, có ý chỉ về hiền thê huyền nhiệm và không sai lầm của Ðức Kitô, trong khi hạn từ con cái của giáo hội bao hàm mọi thành viên của giáo hội bất luận ở bình diện nào. Ðây là một vấn đề thường xẩy ra đối việc Vatican sử dụng ngôn từ khi nói đến chính giáo hội và các thành viên của giáo hội. Chính giáo hội thì luôn luôn được miễn trừ khỏi tội; tội chỉ có nơi các thành viên của giáo hội mà thôi. Nếu người đọc nghĩ rằng ‘giáo hội’ ám chỉ hàng giáo phẩm hay Vatican, thì đương nhiên họ sẽ bị lẫn lộn khi đọc các văn kiện chính thức của Công giáo.
Khỏi nói thì ai cũng thấy việc sám hối của Giáo Hội Công Giáo không làm cho mọi giới Do-Thái hài lòng hoàn toàn. Ðiều này nghĩ cho cùng cũng dễ hiểu vì một lịch sử lâu dài như lịch sử liên hệ giữa Kitô giáo và Do-Thái không thể nhất đán một sớm một chiều có thể sáng tỏ ngay được. Có điều, trong khi Giáo Hội Công Giáo ráng xích gần lại người Do-Thái, thì một số các nhà lãnh đạo của họ vẫn khư khư những thiên kiến cũ. Thực thế, Tập San Catholic World Report, số Tháng Mười Năm 1999, tường trình rằng tại một hội nghị về Các Mối Liên Hệ Công Giáo và Do-Thái họp tại Tel Aviv vào tháng Bẩy cùng năm, một đại biểu của Vatican đã phát biểu rằng các căng thẳng giữa hai tôn giáo không phải chỉ do điều người ta gọi là chính sách bài Do-Thái của Công-Giáo mà thôi, mà cũng do sự thù nghịch của Do-Thái đối với Kitô Giáo. Linh mục David Yager nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo không bài Do-Thái. Các nhà lãnh đạo Giáo Hội xưa nay vẫn cố gắng loại trừ mọi dấu vết của ý thức hệ bài Do-Thái khỏi các định chế của Giáo Hội, trong khi ấy chính phủ Israel vẫn còn chứa chấp các thiên kiến chống Công-Giáo gây hại cho viễn tượng đưa lại những mối liên hệ thân hữu hơn. Ðặc biệt, Linh Mục Yager trích dẫn hàng loạt những lời kết án do các nhà lãnh đạo Do-Thái đưa ra tố cáo Ðức Piô XII hợp tác với chính phủ Quốc Xã trong Thế Chiến II.
Đổ lỗi, dấu tội
Cũng trên Số báo trên, Tập San Catholic Worl Report có đăng một số ý kiến bạn đọc. Trong đó có ý kiến của Jerome Kavaney, ở Fairchild, Wisconsin, tựa là “Pointing fingers, hiding guilt” (đổ lỗi, dấu tội) như sau: Bạn tự hỏi tại sao Ðạo Trưởng Hier lại đưa ra những lời cáo buộc có tính mạ lỵ về “sự im lặng” của Giáo Hoàng Piô XII (Xã Luận, July 1999). Tôi tin rằng người Do-Thái đang chỉ tay lên án người khác, để giấu giếm mặc cảm tội lỗi của chính mình bởi rất nhiều người trong số họ biết chuyện gì đang xẩy ra lúc đó nhưng đã không làm gì cả, bất cứ vì lý do gì”.
Tại Ðức năm 1933, con số người Ðức gốc Do-Thái lên đến 525,000 người gồm cả những người lãnh đạo các ngành văn chương, y khoa, khoa học, và tài chánh. Phần đông những người này muốn được coi là người Ðức, tự hào mình là người Ðức gốc Do-Thái. Khi Ðạo trưởng Stephen Wise, một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng và được kính trọng nhất trong cộng đồng Do-Thái tại Mỹ, tổ chức một cuộc biểu tình tại New York để phản đối việc Quốc Xã đối xử với người Do-Thái, ông ta đã nhận được một thông điệp của các đạo trưởng lãnh đạo từ Ðức nói là đừng có mắc mớ vào vì cho rằng các người Do-Thái tại Mỹ làm như thế chỉ là để phục vụ các mục tiêu riêng của họ, và làm như thế họ chỉ phá hoại nước Ðức, là nước mà người Do-Thái tại Ðức rất yêu mến.
Theo số báo tháng 7/8 của tờ American Heritage, năm 1933, 37,000 người Do-Thái ra khỏi Ðức, nhưng trong không khí tương đối yên ổn vào năm sau, 16,000 đã trở lại. Nói cho ngay, người ta phải hiểu rằng lúc đó chưa ai dự cảm được là việc bách hại của Quốc Xã lại sẽ dẫn đến việc diệt chủng (holocaust). Các hành động của chính phủ Ðức phần đông được cả các nạn nhân lẫn khách bàng quang hiểu như là việc trở lại cái hình thức bách hại của các thế kỷ trước, chứ không phải như những bước chuẩn bị dẫn đến việc diệt chủng. Người Do-Thái ngồi xổm chờ cho qua cơn bão, như họ vẫn từng làm trong quá khứ.
Độc quyền “diệt chủng”
Kavaney nhấn mạnh rằng: “Nếu người Do-Thái nghĩ rằng họ có độc quyền đối với đau khổ hoặc có bản quyền đối với hạn từ ‘holocaust’ thì quả là lầm; họ nên ra khỏi họ để vươn tới những người hiện đang chịu những ‘holocausts’ tương tự tại Balkans, Sudan, Rwanda, Cambodia, và các nơi khác trên thế giới. Các tổ tiên Ái Nhĩ Lan của riêng tôi từng bị phân thây cách có hệ thống bởi chính sách diệt chủng của người Anh đối với Ái Nhĩ Lan. Họ chết không phải trong các lò thiêu của tử trại mà chết trong các rạch hào của Kilala và Skibbereen. Và họ bị trừ khử cùng một lý lẽ: vì chủng tộc và tôn giáo của họ. Tôi xưa nay vẫn tự coi mình là một thứ ‘diều hâu Do-Thái’ cho đến khi người ta bắt đầu chống báng cây thánh giá được dựng lên trước đó tại Auschwitz để tôn kính những người không phải là Do-Thái chết tại đó. Chín triệu thường dân không phải là Do-Thái từng bị Quốc Xã sát hại. Cộng với ba triệu tù binh chiến tranh Xô Viết”.
Gavin Stevens ở Memphis, Tennessee thì cho rằng cái thứ đại kết bằng bất cứ giá nào đã đưa lại ảo tưởng khiến người ta quên cả thực tại. Bởi nó thúc giục người ta quên đi lịch sử, coi những vấn đề khúc mắc và các khác biệt tôn giáo là điều không quan trọng. Mục tiêu để tạo ra một cảm thức giả tạo về một thứ ‘tình anh em’ dân chủ, mà nội dung chính xác chẳng ai biết là cái quái gì. Nhờ thế, cái Do-Thái giáo của Talmud, một thứ Do-Thái giáo thù ghét Kitô giáo, đấng sáng lập ra nó là Ðức Giêsu, Mẹ Ngài và Giáo hội, đã được phép mặc tình mạ lỵ và vu khống vô tội vạ. Sự thù ghét ấy có ngay trong Talmud và tiếp tục sống với lịch sử. Kitô giáo và Kitô hữu hiểu điều đó đã 500 năm nay.
Ðối với John Loranger ở Sparks, Nevada, căn cứ vào sự kiện Ðức Piô XII cứu sống rất nhiều người Do-Thái (ít nhất 800,000 người theo Bách Khoa Từ Ðiển World Book), thì những lời tố cáo chống lại Ngài tệ nhất phải được coi là quỉ quái, mà nhẹ ra cũng là khùng điên. Cần phải nhớ rằng không phải chỉ có người Do-Thái bị Quốc Xã sát hại: có ít nhất năm triệu người không phải là Do-Thái cũng đã bị bọn chúng bức tử. Sự kiện ấy kẻ thù của Ðức Piô XII muốn mọi người đừng có nhớ. Nếu điều được gọi là sự im lặng của Ngài nhất thiết bao gồm cả việc làm ngơ trước cái chết của hàng triệu người Công giáo nữa, thì điều ấy rõ ràng đã làm những lời tố cáo của họ càng trở nên vô lý hơn người ta tưởng.
Tin Đáng Chú Ý
Phi công Vietnam Airlines thú nhận buôn lậu
BBC
02:28 25/01/2009
Phi công Vietnam Airlines thú nhận buôn lậu
Không chỉ tiếp viên mà cả phi công Vietnam Airlines cũng chuyển lậu tiền
Truyền thông Nhật Bản đưa tin phi công Vietnam Airlines đã thú nhận với cơ quan điều tra Nhật Bản dính líu tới đường dây buôn lậu nhiều loại hàng hoá ra vào Nhật Bản.
Tờ Yomiuri Shimbun cho hay phi công Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi, nhân viên hãng hàng không Vietnam Airlines đã thú nhận với cơ quan điều tra nhận tiền để vận chuyển các hàng hoá bị đánh cắp từ Nhật Bản về Việt Nam.
Một ban điều tra đặc biệt của Nhật Bản mới đây đã được thành lập, bao gồm 14 chuyên viên đến từ các cơ quan cảnh sát từ Yamaguchi, Saitama và Hyogo, nhằm điều tra đường dây buôn lậu có liên quan tới phi công có quốc tịch Việt Nam này.
Phi công Hợp đã bị bắt giữ vào tháng 12 do bị nghi ngờ tiếp tay chuyển hàng ăn cắp của các nhóm tội phạm người Việt hoạt động tại Nhật Bản. Phi công này sau đó đã nhận được cáo buộc chính thức vì hành vi phạm pháp vào hôm 7 tháng Giêng.
Phi công Hải được truyền thông Nhật trích dẫn nói tất cả các đồng nghiệp của phi công này đều nhận tiền vận chuyển như vậy.
Theo cơ quan điều tra Nhật Bản, các phi công và các tiếp viên của Vietnam Airlines thường vận chuyển các khối lượng lớn bất thường hành lý mỗi khi tới Nhật Bản.
'Mang đồ kỷ niệm'
Lý do của các nhân viên phi hành đoàn và đoàn tiếp viên đưa ra trước hải quan Nhật là họ mang theo đồ kỷ niệm (souvenirs).
Tuy nhiên, qua điều tra, cảnh sát và hải quan Nhật còn tin rằng một số nhân viên Vietnam Airlines đã nhập lậu vào Nhật bản các loại thuỷ sản đắt tiền như lươn ướp lạnh, sau đó họ rời Nhật với các khối lượng lớn đồ mỹ phẩm khi bay trở lại Việt Nam.
Hồi tháng Tư năm ngoái, Vietnam Airlines đã sa thải hai tiếp viên vì chuyển lậu một lượng lớn ngoại tệ vào nước láng giềng của Nhật Bản là Hàn Quốc.
Hai tiếp viên Nguyễn Quý Hiển và Nguyễn Hoàng Hương Xuân được biết đã thừa nhận đã mang 300.000 đôla Mỹ trong hành lý xách tay vào Hàn Quốc hôm 19.03.2008.
Không chỉ ở tuyến bay Đông Á, hồi tháng 04/2008, một phi công Việt Nam của Vietnam Airlines đã bị bắt tại Úc do chuyển lậu gần 4 triệu đôla Mỹ ra khỏi Australia. Trong hai năm 2005 và 2006, viên phi công này đã 17 lần mang tiền trót lọt qua các cửa kiểm tra.
Trong một động thái khác, hồi cuối năm 2007, Vietnam Airlines đã thuyên chuyển công tác hai tiếp viên vì phát hiện họ chuyển tiền trái phép vào Việt Nam.
Không chỉ tiếp viên mà cả phi công Vietnam Airlines cũng chuyển lậu tiền
Truyền thông Nhật Bản đưa tin phi công Vietnam Airlines đã thú nhận với cơ quan điều tra Nhật Bản dính líu tới đường dây buôn lậu nhiều loại hàng hoá ra vào Nhật Bản.
Tờ Yomiuri Shimbun cho hay phi công Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi, nhân viên hãng hàng không Vietnam Airlines đã thú nhận với cơ quan điều tra nhận tiền để vận chuyển các hàng hoá bị đánh cắp từ Nhật Bản về Việt Nam.
Một ban điều tra đặc biệt của Nhật Bản mới đây đã được thành lập, bao gồm 14 chuyên viên đến từ các cơ quan cảnh sát từ Yamaguchi, Saitama và Hyogo, nhằm điều tra đường dây buôn lậu có liên quan tới phi công có quốc tịch Việt Nam này.
Phi công Hợp đã bị bắt giữ vào tháng 12 do bị nghi ngờ tiếp tay chuyển hàng ăn cắp của các nhóm tội phạm người Việt hoạt động tại Nhật Bản. Phi công này sau đó đã nhận được cáo buộc chính thức vì hành vi phạm pháp vào hôm 7 tháng Giêng.
Phi công Hải được truyền thông Nhật trích dẫn nói tất cả các đồng nghiệp của phi công này đều nhận tiền vận chuyển như vậy.
Theo cơ quan điều tra Nhật Bản, các phi công và các tiếp viên của Vietnam Airlines thường vận chuyển các khối lượng lớn bất thường hành lý mỗi khi tới Nhật Bản.
'Mang đồ kỷ niệm'
Lý do của các nhân viên phi hành đoàn và đoàn tiếp viên đưa ra trước hải quan Nhật là họ mang theo đồ kỷ niệm (souvenirs).
Tuy nhiên, qua điều tra, cảnh sát và hải quan Nhật còn tin rằng một số nhân viên Vietnam Airlines đã nhập lậu vào Nhật bản các loại thuỷ sản đắt tiền như lươn ướp lạnh, sau đó họ rời Nhật với các khối lượng lớn đồ mỹ phẩm khi bay trở lại Việt Nam.
Hồi tháng Tư năm ngoái, Vietnam Airlines đã sa thải hai tiếp viên vì chuyển lậu một lượng lớn ngoại tệ vào nước láng giềng của Nhật Bản là Hàn Quốc.
Hai tiếp viên Nguyễn Quý Hiển và Nguyễn Hoàng Hương Xuân được biết đã thừa nhận đã mang 300.000 đôla Mỹ trong hành lý xách tay vào Hàn Quốc hôm 19.03.2008.
Không chỉ ở tuyến bay Đông Á, hồi tháng 04/2008, một phi công Việt Nam của Vietnam Airlines đã bị bắt tại Úc do chuyển lậu gần 4 triệu đôla Mỹ ra khỏi Australia. Trong hai năm 2005 và 2006, viên phi công này đã 17 lần mang tiền trót lọt qua các cửa kiểm tra.
Trong một động thái khác, hồi cuối năm 2007, Vietnam Airlines đã thuyên chuyển công tác hai tiếp viên vì phát hiện họ chuyển tiền trái phép vào Việt Nam.
Văn Hóa
Vui như Tết!
L.Q. Vinh
01:27 25/01/2009
Khi thằng bạn cuối cùng xách giỏ ra khỏi phòng thì Huy ngã người ra giường cười ha ha đến hai ba phút, khiến mấy đứa ở phòng khác đang đi vội vã ngoài hành lang cũng phải dừng bước tò mò nhìn vào. Huy nhổm dậy thò đầu ra cửa hét lên: “Ê chúc tụi bay về ăn Tết vui vẻ nha. Khi lên nhớ mang theo bánh mứt, hoặc là nhiều nhiều tiền lẻ”. Nói xong, Huy kéo sập cửa lại và ngồi thừ người ra cũng mất đến hai ba phút. Nó không biết diễn tả tâm trạng nó thế nào bây giờ. Lo lắng. Buồn. Tủi thân. Đây là lần đầu tiên nó sẽ phải ăn Tết xa nhà, ở lại trong ký túc xá vắng vẻ như thế này. Năm nay hầu hết sinh viên về quê, chỉ có mấy đứa ở quá xa hoặc cạn tiền như Huy mới phải “giũ áo phong sương trên gác trọ, lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang”.
Chuyện đầu tiên Huy làm để đón Tết là quét nhà. Phòng tụi nó nổi tiếng là... dơ, hai ba tuần mới quét một lần, mỗi học kỳ lau nhà hai lần! Các phòng khác thì khi vô phòng phải bỏ dép ra, còn phòng Huy thì khi ở trong phòng ra phải cởi dép kẻo dơ hành lang. Chuyện quét nhà thì dễ ợt nhưng vấn đề là lấy chổi đâu mà quét. Trong năm thì mượn của các phòng khác nhưng bây giờ tụi nó về quê hết rồi. Huy nghĩ ra một diệu kế là gom báo cũ lại, bó thành một bó rồi một hai ba... phẩy! Bụi tung mịt mù. Huy nhắm mắt lại phất y như người ta chơi tennis. Ấy vậy mà căn phòng cũng sạch, dĩ nhiên theo cái nhìn của Huy. Tiếp theo là gì nhỉ. Ngủ. Huy ngủ một lèo cho tới khi trời tối mịt mới lò dò chạy xuống cổng ký túc xá mua nửa ổ bánh mì vừa gặm vừa nhìn “những chiếc giỏ xe chở đầy bánh mứt” lượn lờ trước mặt. “Phải chi mình có bồ”. Huy lẩm bẩm khi thấy hai anh chị chở nhau trên chiếc xe đạp Trung Quốc chạy ngang qua, anh thì cười toe còn chị thì líu lo như chim hoạ mi. “Có bồ thì vui nhưng chắc là đói hơn”. Huy tự an ủi như thế rồi lên phòng, định ngủ cho quên buồn. Nhưng vừa ngả lưng thì có tiếng gõ cửa. Tiếng gõ như búa nện thế kia thì đích thị là ban quản lý ký túc xá rồi. Huy mừng rỡ, mặc vội áo quần rồi ra mở cửa. Này nhé, bánh chưng, hạt dưa, mứt và cả bao lì xì nữa. Tha hồ ăn tết nhé mày, Huy ơi. Nhưng trước mặt Huy là anh bảo vệ oai phong: “Mày cứng đầu hở. Đã bảo đứa nào ở lại dồn hết xuống một lẻ một sao mày không nghe?”. “Dạ mai em xuống”. Trước khi bỏ đi, anh ta còn nói thêm:”Không nghe thì ra nhà ngoài mà ở lại nhé”. Huy nói nhỏ: “Không ra nhà ngoài thì nghe nhé”. Tiếc là bảo vệ không kịp nghe nó nói. Xuống lầu một cũng chẳng sao, nhưng uổng công nó đã lỡ quét nhà.
Dồn xuống một lẻ một cũng được chục đứa, đủ các khoa từ năm một đến năm tư, chẳng đứa nào quen đứa nào. Nhưng kẻ tha hương thì cảm thông nhau dễ dàng nên chỉ mười phút sau là đã hình thành cái chợ tết. Trên lầu, phòng hai lẻ một dành cho con gái ở lại, cũng ồn ào không kém. Bọn con gái la hét om sòm, còn chơi nhạc rap nữa. Thế nào tụi nó cũng có đồ ăn, nhưng sao chẳng thấy mời? Bỗng một đứa trong phòng gọi Huy: “Huy, có kim chỉ cho tao mượn vá áo coi”. Huy gập người cười rũ rượi: “Tao mà có kim với chỉ. Cái áo mặc đón giao thừa tao còn chưa khâu kịp mấy hột nút đứt nữa kìa mày”. “Hay là lên lầu nhờ con gái may giúp”. Có đứa phản đối cái ý kiến táo bạo ấy. Nhưng cuối cùng thì cũng đành hạ mình đi cầu cứu các nàng thôi. Và Huy được chọn làm sứ giả thay mặt anh em đi sứ sang vương quốc nữ giới. Hắn lượn qua lượn lại trước phòng vài bận cho đỡ hồi hộp rồi gõ cửa. Tiếng gõ oai vệ quá nên bọn con gái nhốn nháo:”Chết rồi, bảo vệ”. Có tiếng lạch cạch leng keng trong phòng, cái âm thanh quen thuộc của động tác giấu bếp điện ấy mà. Huy giả giọng ồm ồm: “Mở cửa ngay và giữ nguyên mọi động tác”. Im lặng. Mấy phút sau cửa mở, hai ba cái đầu thò ra cùng lúc và thụt vào cũng cùng lúc, rất nhịp nhàng. Cửa khép nhanh và mở ra lại nhanh hơn. Lần này thì một khuôn mặt khác, chịu chơi hơn mấy gương mặt lúc nãy: “Ê bộ ông định hù doạ sinh viên chân chính hở”. Huy hết hồn lắp bắp: “Dạ không, em... à tôi cần gặp...”. “Gặp ai?” Huy nói ngay:”Ai cũng được”. “Sao lại ai cũng được?”. Lúc bấy giờ cửa phòng bật tung, nguyên cả phòng đến hơn mười cô, người đứng kẻ ngồi, người tựa vào cánh cửa nhìn Huy:”Đã lọt vào lãnh địa của bổn phái Nga Mi thì bạn phải thành thật cho biết ý đồ, cụ thể là cần gặp ai trong những khuôn mặt kiều diễm này ?”. Huy hết hồn tính bỏ chạy thì một giọng khác cất lên nhẹ nhàng từ tốn: “Không việc gì phải sợ. Các chị đây rất thông cảm. Cần gì thì khai rõ, không thì khó nguyên vẹn trở về”. Rồi cả phòng cùng bật cười như nắc nẻ. Huy đánh bạo nói luôn: “Tôi lên nhờ các bạn vá giùm mấy cái áo”. Cả phòng nữa đồng loạt kêu lên: “À ra thế”. Huy đưa vội ba bốn cái áo cho cô bạn đứng gần nhất rồi vừa nói bái bai vừa phi vội xuống cầu thang, mà lòng không chắc là những chiếc áo kia có được chăm sóc cho không. Nếu Huy quay lại chắc Huy sẽ ngất xỉu khi thấy những nét mặt của các cô bạn quí lúc ấy.
Rồi cũng đến giao thừa. Phút giây linh thiêng của trời đất cũng ghé ngang qua ký túc xá lạnh lẽo và buồn buồn, thổi cho nó chút háo hức cho một năm mới. Huy và tụi bạn vừa đi nhà thờ hoặc đi chùa về, lòng thanh thản và háo hức như những ngày còn cùng gia đình ngồi canh nồi bánh chưng bánh tét. Tiếng reo “chúc mừng năm mới”, “happy new year” và “chúc thành công” vang lên từ cầu thang lên đến căn phòng mới được trang hoàng lại. Khi tiếng ồn lắng xuống, Huy nói: “Bây giờ mình lên chúc Tết các nàng, cám ơn vì quà Tết”. Dĩ nhiên là đứa nào cũng ủng hộ. Buổi chiều ba mươi, khi tụi nó đang lo cho số phận những chiếc áo thì có tiếng gõ cửa. Mở ra chẳng thấy ai cả, chỉ thấy một gói đồ to tướng đặt ở ngay cửa. Trong gói đồ là những chiếc áo đã được vá sửa cẩn thận, khéo léo, và có thêm một gói hạt dưa với hàng chữ “chúc mừng năm mới” bằng tiếng Việt, Anh và tiếng Hoa nữa. Cho nên bây giờ lên cám ơn các nàng là hợp lý lắm rồi.
Dường như bọn con gái đoán trước thế nào đám láng giếng này cũng lên thăm cho nên các nàng trang hoàng phòng đẹp như hội chợ tết, có hoa giấy giăng đầy, bánh mứt bày sẵn. Cửa phòng thì mở toang nhưng trong phòng không có ai cả. Đám con trai ngạc nhiên đứng nhìn giây lát rồi la to:”Happy new year. Các bạn ơi, đi đâu cả rồi”. Tự dưng có tiếng cười lớn, tiếng la happy new year va tiếng mời vào từ trong phòng phát ra, nhưng chẳng có người trong phòng. Rõ ràng là không có người, phòng lại không có ngóc ngách nào cả. Tiếng cười, tiếng la lại lặp lại. Thằng Hiển vốn yếu bóng vía nói nhỏ:”Ma tụi mày ạ”. Huy trầm ngâm một lát, và khi nghe tiếng cười tiếng la lặp lại thì nó vỗ tay thật kêu: “Thông minh, thông minh quá. Tụi bay biết không, các nàng thâu vào băng cassette để hù tụi mình đó”. Đứa nào cũng ngớ ra rồi bật cười. Đúng là các nàng thông minh và lắm trò. Rồi một trận mưa hoa confetti từ trong bóng tối của hành lang tung ra, những tiếng cười như nắc nẻ và thế là chúng nó vỗ tay, tràng pháo tay kéo dài mãi cho đến khi tất cả đã ngồi yên chỗ dù hơi chen chúc trong căn phòng thật ấm cúng. Mọi người quen nhau nhanh chóng. Cụng ly, cắn hạt dưa, hát hò và chơi trò chơi. Cái Tết đã đến từ lúc nào và lặng lẽ phủ xuống trên căn phòng tất cả niềm vui và sự rạo rực. Không ai thấy buồn tủi vì xa nhà nữa. “Cuộc sống vẫn tuyệt vời mà”, có đứa lên tiếng nói. Lập tức một tràng pháo tay dài lại vang lên.
Khi tiệc tàn thì trời đã bắt đầu sáng. Mồng một Tết. Ngày thiêng liêng nhất của một năm. Tiếng “chúc mừng năm mới” lại vang lên. Huy nói: “Tụi mình vậy cũng vui quá rồi, đâu cần phải về nhà”, nhưng không hiểu sao tự dưng giọng nó chùng hẳn xuống. Bên con gái có tiếng nói nhỏ: “Mọi năm giờ này...” rồi im bặt. Tự dưng đứa nào cũng im lặng, sự im lặng chứa đầy tiếc nuối về ngày Tết của những năm trước. Huy muốn phá tan sự im lặng ấy, nhưng khi nó vừa nói: “Mình chơi trò chơi con thỏ đi”, thì bên con gái có một tiếng nấc nhỏ, và bọn con gái tự dưng ai cũng ngân ngấn nước mắt. Và bọn con trai đứng lên, hét to: “Chúc mừng năm mới” rồi tự động kéo đi, tiếng bước chân lần này nhẹ nhàng hơn, và bên ngoài thì trời đã sáng, nhưng ánh nắng mồng một Tết dường như cũng ít lung linh.
Chuyện đầu tiên Huy làm để đón Tết là quét nhà. Phòng tụi nó nổi tiếng là... dơ, hai ba tuần mới quét một lần, mỗi học kỳ lau nhà hai lần! Các phòng khác thì khi vô phòng phải bỏ dép ra, còn phòng Huy thì khi ở trong phòng ra phải cởi dép kẻo dơ hành lang. Chuyện quét nhà thì dễ ợt nhưng vấn đề là lấy chổi đâu mà quét. Trong năm thì mượn của các phòng khác nhưng bây giờ tụi nó về quê hết rồi. Huy nghĩ ra một diệu kế là gom báo cũ lại, bó thành một bó rồi một hai ba... phẩy! Bụi tung mịt mù. Huy nhắm mắt lại phất y như người ta chơi tennis. Ấy vậy mà căn phòng cũng sạch, dĩ nhiên theo cái nhìn của Huy. Tiếp theo là gì nhỉ. Ngủ. Huy ngủ một lèo cho tới khi trời tối mịt mới lò dò chạy xuống cổng ký túc xá mua nửa ổ bánh mì vừa gặm vừa nhìn “những chiếc giỏ xe chở đầy bánh mứt” lượn lờ trước mặt. “Phải chi mình có bồ”. Huy lẩm bẩm khi thấy hai anh chị chở nhau trên chiếc xe đạp Trung Quốc chạy ngang qua, anh thì cười toe còn chị thì líu lo như chim hoạ mi. “Có bồ thì vui nhưng chắc là đói hơn”. Huy tự an ủi như thế rồi lên phòng, định ngủ cho quên buồn. Nhưng vừa ngả lưng thì có tiếng gõ cửa. Tiếng gõ như búa nện thế kia thì đích thị là ban quản lý ký túc xá rồi. Huy mừng rỡ, mặc vội áo quần rồi ra mở cửa. Này nhé, bánh chưng, hạt dưa, mứt và cả bao lì xì nữa. Tha hồ ăn tết nhé mày, Huy ơi. Nhưng trước mặt Huy là anh bảo vệ oai phong: “Mày cứng đầu hở. Đã bảo đứa nào ở lại dồn hết xuống một lẻ một sao mày không nghe?”. “Dạ mai em xuống”. Trước khi bỏ đi, anh ta còn nói thêm:”Không nghe thì ra nhà ngoài mà ở lại nhé”. Huy nói nhỏ: “Không ra nhà ngoài thì nghe nhé”. Tiếc là bảo vệ không kịp nghe nó nói. Xuống lầu một cũng chẳng sao, nhưng uổng công nó đã lỡ quét nhà.
Dồn xuống một lẻ một cũng được chục đứa, đủ các khoa từ năm một đến năm tư, chẳng đứa nào quen đứa nào. Nhưng kẻ tha hương thì cảm thông nhau dễ dàng nên chỉ mười phút sau là đã hình thành cái chợ tết. Trên lầu, phòng hai lẻ một dành cho con gái ở lại, cũng ồn ào không kém. Bọn con gái la hét om sòm, còn chơi nhạc rap nữa. Thế nào tụi nó cũng có đồ ăn, nhưng sao chẳng thấy mời? Bỗng một đứa trong phòng gọi Huy: “Huy, có kim chỉ cho tao mượn vá áo coi”. Huy gập người cười rũ rượi: “Tao mà có kim với chỉ. Cái áo mặc đón giao thừa tao còn chưa khâu kịp mấy hột nút đứt nữa kìa mày”. “Hay là lên lầu nhờ con gái may giúp”. Có đứa phản đối cái ý kiến táo bạo ấy. Nhưng cuối cùng thì cũng đành hạ mình đi cầu cứu các nàng thôi. Và Huy được chọn làm sứ giả thay mặt anh em đi sứ sang vương quốc nữ giới. Hắn lượn qua lượn lại trước phòng vài bận cho đỡ hồi hộp rồi gõ cửa. Tiếng gõ oai vệ quá nên bọn con gái nhốn nháo:”Chết rồi, bảo vệ”. Có tiếng lạch cạch leng keng trong phòng, cái âm thanh quen thuộc của động tác giấu bếp điện ấy mà. Huy giả giọng ồm ồm: “Mở cửa ngay và giữ nguyên mọi động tác”. Im lặng. Mấy phút sau cửa mở, hai ba cái đầu thò ra cùng lúc và thụt vào cũng cùng lúc, rất nhịp nhàng. Cửa khép nhanh và mở ra lại nhanh hơn. Lần này thì một khuôn mặt khác, chịu chơi hơn mấy gương mặt lúc nãy: “Ê bộ ông định hù doạ sinh viên chân chính hở”. Huy hết hồn lắp bắp: “Dạ không, em... à tôi cần gặp...”. “Gặp ai?” Huy nói ngay:”Ai cũng được”. “Sao lại ai cũng được?”. Lúc bấy giờ cửa phòng bật tung, nguyên cả phòng đến hơn mười cô, người đứng kẻ ngồi, người tựa vào cánh cửa nhìn Huy:”Đã lọt vào lãnh địa của bổn phái Nga Mi thì bạn phải thành thật cho biết ý đồ, cụ thể là cần gặp ai trong những khuôn mặt kiều diễm này ?”. Huy hết hồn tính bỏ chạy thì một giọng khác cất lên nhẹ nhàng từ tốn: “Không việc gì phải sợ. Các chị đây rất thông cảm. Cần gì thì khai rõ, không thì khó nguyên vẹn trở về”. Rồi cả phòng cùng bật cười như nắc nẻ. Huy đánh bạo nói luôn: “Tôi lên nhờ các bạn vá giùm mấy cái áo”. Cả phòng nữa đồng loạt kêu lên: “À ra thế”. Huy đưa vội ba bốn cái áo cho cô bạn đứng gần nhất rồi vừa nói bái bai vừa phi vội xuống cầu thang, mà lòng không chắc là những chiếc áo kia có được chăm sóc cho không. Nếu Huy quay lại chắc Huy sẽ ngất xỉu khi thấy những nét mặt của các cô bạn quí lúc ấy.
Rồi cũng đến giao thừa. Phút giây linh thiêng của trời đất cũng ghé ngang qua ký túc xá lạnh lẽo và buồn buồn, thổi cho nó chút háo hức cho một năm mới. Huy và tụi bạn vừa đi nhà thờ hoặc đi chùa về, lòng thanh thản và háo hức như những ngày còn cùng gia đình ngồi canh nồi bánh chưng bánh tét. Tiếng reo “chúc mừng năm mới”, “happy new year” và “chúc thành công” vang lên từ cầu thang lên đến căn phòng mới được trang hoàng lại. Khi tiếng ồn lắng xuống, Huy nói: “Bây giờ mình lên chúc Tết các nàng, cám ơn vì quà Tết”. Dĩ nhiên là đứa nào cũng ủng hộ. Buổi chiều ba mươi, khi tụi nó đang lo cho số phận những chiếc áo thì có tiếng gõ cửa. Mở ra chẳng thấy ai cả, chỉ thấy một gói đồ to tướng đặt ở ngay cửa. Trong gói đồ là những chiếc áo đã được vá sửa cẩn thận, khéo léo, và có thêm một gói hạt dưa với hàng chữ “chúc mừng năm mới” bằng tiếng Việt, Anh và tiếng Hoa nữa. Cho nên bây giờ lên cám ơn các nàng là hợp lý lắm rồi.
Dường như bọn con gái đoán trước thế nào đám láng giếng này cũng lên thăm cho nên các nàng trang hoàng phòng đẹp như hội chợ tết, có hoa giấy giăng đầy, bánh mứt bày sẵn. Cửa phòng thì mở toang nhưng trong phòng không có ai cả. Đám con trai ngạc nhiên đứng nhìn giây lát rồi la to:”Happy new year. Các bạn ơi, đi đâu cả rồi”. Tự dưng có tiếng cười lớn, tiếng la happy new year va tiếng mời vào từ trong phòng phát ra, nhưng chẳng có người trong phòng. Rõ ràng là không có người, phòng lại không có ngóc ngách nào cả. Tiếng cười, tiếng la lại lặp lại. Thằng Hiển vốn yếu bóng vía nói nhỏ:”Ma tụi mày ạ”. Huy trầm ngâm một lát, và khi nghe tiếng cười tiếng la lặp lại thì nó vỗ tay thật kêu: “Thông minh, thông minh quá. Tụi bay biết không, các nàng thâu vào băng cassette để hù tụi mình đó”. Đứa nào cũng ngớ ra rồi bật cười. Đúng là các nàng thông minh và lắm trò. Rồi một trận mưa hoa confetti từ trong bóng tối của hành lang tung ra, những tiếng cười như nắc nẻ và thế là chúng nó vỗ tay, tràng pháo tay kéo dài mãi cho đến khi tất cả đã ngồi yên chỗ dù hơi chen chúc trong căn phòng thật ấm cúng. Mọi người quen nhau nhanh chóng. Cụng ly, cắn hạt dưa, hát hò và chơi trò chơi. Cái Tết đã đến từ lúc nào và lặng lẽ phủ xuống trên căn phòng tất cả niềm vui và sự rạo rực. Không ai thấy buồn tủi vì xa nhà nữa. “Cuộc sống vẫn tuyệt vời mà”, có đứa lên tiếng nói. Lập tức một tràng pháo tay dài lại vang lên.
Khi tiệc tàn thì trời đã bắt đầu sáng. Mồng một Tết. Ngày thiêng liêng nhất của một năm. Tiếng “chúc mừng năm mới” lại vang lên. Huy nói: “Tụi mình vậy cũng vui quá rồi, đâu cần phải về nhà”, nhưng không hiểu sao tự dưng giọng nó chùng hẳn xuống. Bên con gái có tiếng nói nhỏ: “Mọi năm giờ này...” rồi im bặt. Tự dưng đứa nào cũng im lặng, sự im lặng chứa đầy tiếc nuối về ngày Tết của những năm trước. Huy muốn phá tan sự im lặng ấy, nhưng khi nó vừa nói: “Mình chơi trò chơi con thỏ đi”, thì bên con gái có một tiếng nấc nhỏ, và bọn con gái tự dưng ai cũng ngân ngấn nước mắt. Và bọn con trai đứng lên, hét to: “Chúc mừng năm mới” rồi tự động kéo đi, tiếng bước chân lần này nhẹ nhàng hơn, và bên ngoài thì trời đã sáng, nhưng ánh nắng mồng một Tết dường như cũng ít lung linh.
Truyện ngắn: Thanh hỏa trà, Hồng huyết lan
Nguyễn Trung Tây, SVD
09:46 25/01/2009
Truyện ngắn: Thanh Hỏa trà, Hồng Huyết lan
Chuyện kể rằng hoàng đế Quang Trung trên đường kéo quân ra Bắc diệt quân Mãn Thanh, ngài ghé vào gặp La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hỏi về kế sách đánh giặc. Nguyễn Thiếp nói, “Quân Mãn Thanh vừa kéo sang nước ta, kiêu căng ngạo mạn và khinh địch. Doanh trại chưa thiết lập xong. Nếu đánh nhanh, tất chiến thắng”…Trời mấy ngày hôm nay lạnh buốt. Cái giá rét cuối năm thổi về huyện La Sơn lạnh se da thịt khiến cụ Nguyễn thêm nặng giọng ho khan vào những buổi tối bên chung trà có màu nước vàng đặc như mật ong. Khoác vào người chiếc áo bông dầy màu trắng ngà, cụ Nguyễn loay hoay nấu thêm bình nước nóng cho ấm trà mới. Bóng cụ cô đơn, khẳng khiu, đổ dài bên lò than hồng. Than hồng tí tách nổ văng tung tóe trong đêm đen tựa như những ngôi sao băng trên nền trời cuối năm. Miệng húng hắng ho nhưng cụ vẫn nhận ra được tiếng chân đạp trên lá khô ngoài ngõ vắng. Ngẩng đầu nhìn ra khung cửa sổ, mặt cụ tươi vui hẳn lên. Cụ Nguyễn cất tiếng chào,
— Chào cụ Nghè.
— Không dám, chào cụ.
Từ hồi tóc còn để chỏm, học lớp cụ Tú Chuyên trong làng, cụ Nghè Văn Tiên và cụ Nguyễn Thiếp đã biết và thân với nhau. Học được với cụ Tú Chuyên mấy năm, Văn Tiên chuyển sang huyện bên cạnh theo cửa môn của cụ Nghè Thanh Hậu, một người khoa mục nổi tiếng văn hay chữ tốt không phải chỉ trong tỉnh Nghệ An mà cả vùng Bắc Hà. Năm Nhâm Tuất, năm vỡ con đê khúc sông Ðáy đổ vào sông Nhị Hà, Văn Tiên hai mươi hai tuổi đỗ thủ khoa trường Nghệ. Ba mươi tuổi Nghè Văn Tiên đỗ tiến sĩ, được bổ làm Tri Phủ quyền thụ Án Sát. Trước khi quân Ó tiến vào kinh thành Thăng Long chấm dứt cơ nghiệp 200 năm của Chúa Trịnh, viện cớ thân phụ cao tuổi, cụ Nghè Văn Tiên từ quan về lại làng. Riêng cụ Nguyễn, ngoại trừ thời gian ngồi dạy học tại nhà Ðề Lĩnh ở Thăng Long, sau mấy kỳ lận đận với thi cử, quyết định về làng mở trường dạy sách thánh hiền cho con cháu và dân chúng trong huyện La Sơn. Bởi vậy người trong huyện gọi cụ là La Sơn Phu Tử. Cụ Nguyễn và cụ Nghè nể nhau về tài học, trọng nhau về đức độ. Riêng cụ Nghè Văn Tiên kính trọng La Sơn Phu Tử về cái kiến thức thông thiên bác cổ. Có lần, trong tiệc rượu tân niên bên nhà quan huyện Hương Sơn, cụ Nghè nói,
— Thời Tam Quốc có Ngọa Long tiên sinh nằm trong nhà cỏ nhưng vẫn biết thiên hạ sẽ chia ba. Bây giờ Bắc Hà có Nguyễn tiên sinh. Một đời lận đận với thi cử, không mấy khi rời bước khỏi làng, nhưng những chuyện trong thiên hạ không đâu cụ không biết. Đến là tài.
Quan huyện Hương Sơn vuốt râu khẽ góp ý,
— Nghe nói La Sơn Phu tử còn biết cả đông y.
Cụ Nghè Văn Tiên tiếp lời,
— Quan nói đúng. La Sơn Phu Tử chính là một vị đông y tài sánh với Hải Thượng Lãn Ông của huyện nhà. Có nhiều con bệnh hiểm nghèo, thầy thuốc chê, người nhà chuẩn bị áo quan, tìm kiếm mộ phần. Đưa đến tiên sinh, ngài cứu sống bẩy tám. Trong thời gian dạy học tại kinh đô, Phu Tử và Lãn Ông vẫn thường xuyên gặp gỡ trao đổi về đông y học. Trong thời gian chữa bệnh cho Thế Tử Trịnh Cán, có hai ba lần Hải Thượng Lãn Ông triệu mời Nguyễn tiên sinh tới Phủ Chúa chẩn mạch cho Thế Tử tại lầu Tử Các. Bởi vậy có lần Hải Thượng Lãn Ông vắng nhà, hình như vô rừng hái thuốc, trong khi đó Chúa Trịnh Khải ngã bệnh nặng. Có người chợt nhớ tới vị đông y bạn của Hải Thượng Lãn Ông. La Sơn Phu Tử lập tức được triệu mời vào kinh đô. Chỉ qua hai thang thuốc, Chúa Trịnh dần dần hồi phục. Từ đó Chúa coi tiên sinh là đại ân nhân, ăn cơm mời ngồi cùng mâm. Biết tiên sinh là người thông thiên bác cổ, Thái Thượng Hoàng (1) và Chúa Trịnh thường xuyên mời ra kinh đô vấn kế. Nếu không có nạn quân Ó, có lẽ tiên sinh đã về lại kinh thành Thăng Long làm việc hẳn trong Phủ Chúa rồi. Có lần thân mẫu của La Sơn Phu Tử ngã bệnh. Nếu không có nhân sâm trong Phủ Chúa, e khó sống. Tiên sinh lên kinh đô diện kiến Chúa Trịnh. Chính tay Chúa Công mở cửa kho thuốc, trao một lạng nhân sâm cho tiên sinh.
Cụ Nguyễn rót nước trà mời khách, những giọt nước trà óng ánh màu mật ong,
— Mời cụ Nghè.
— Không dám. Mời cụ.
Cụ Nghè Văn Tiên đưa chung trà màu nâu đỏ nhỏ tựa hột trứng gà con so lên miệng. Uống một ngụm, cụ đặt chung trà xuống mặt bàn.
— Hương trà thơm. Mới đưa vào miệng, vị chát. Nhưng nuốt vào tới cổ họng, vị ngọt đượm quanh cần cổ. Cụ đặt mua trà này ở đâu vậy?
— Tôi có người cháu gọi bằng bác từ phía Đàng Trong gửi tặng. Người Nam Hà họ cũng có nhiều loại trà khá lạ. Tôi thoạt tiên cứ tưởng thằng cháu mua của người Minh Hương mạn Hà Tiên. Sau mới biết không phải. Trà này của người Nam Hà.
Cụ Nghè ngạc nhiên,
— Trà Nam Hà? Cụ mà không nói, chắc cứ tưởng đang uống trà tàu.
— Trà này người Ðàng Trong gọi là Thanh Hỏa Trà, chỉ xuất hiện trên vùng đất có chất diêm, khí hậu lạnh quanh năm. Thanh Hỏa Trà vị đắng. Màu vàng tươi, óng ánh như mật ong. Người suy nhược uống vào, thần khí trở lại bình thường. Đặc biệt Thanh Hỏa Trà ngừa và giải được độc tính của lá Hồng Huyết.
Cụ Nghè nhíu đôi chân mày,
— Cụ muốn nói đến Hồng Huyết Lan?
Cụ Nguyễn gật đầu. Cụ Nghè Văn Tiên kể chuyện,
— Ở nhà, tôi có một giò Hồng Huyết Lan do một người thân gửi biếu Tết. Người này dặn đừng tưới nước, đúng giờ Giao Thừa Hồng Huyết Lan sẽ nở. Tôi, tôi chưa bao giờ nghe nói tới chuyện Hồng Huyết Lan có độc tính.
Dừng lại nhìn cụ Nguyễn, ánh mắt cụ Nghè Văn Tiên dò hỏi. Khe khẽ cười, cụ Nguyễn chậm rãi nói,
— Hồng Huyết Lan chỉ xuất hiện trên mạn ngược. Khi nở, hoa hình trái tim đỏ như máu tươi. Lá cắt nhỏ, phơi khô ba sương bốn nắng. Giã nát thành bột, bột mang tính độc dược. Hồng Huyết Lan dùng đúng liều lượng có khả năng cứu sống người bị thổ tả. Nhưng nếu đốt trên lò than, mùi thơm hơn trầm hương. Người ngửi phải khói Hồng Huyết Lan, sau ba canh giờ, thất khiếu bắt đầu ứa máu mà chết.
Đứng dậy mở cửa tủ gỗ cẩm xà cừ bóng lộn nằm dưới bàn thờ, cụ Nguyễn chỉ vào lọ thuốc màu hồng ngọc,
— Đây là Hồng Huyết Lan.
Cụ chỉ vào lọ thuốc bạch ngọc nằm ngay bên cạnh,
— Đây là trầm hương.
Cầm lọ bạch ngọc trên tay, cụ rắc nhẹ trầm vào lư hương bằng đồng óng ánh đặt trên mặt tủ gỗ. Nhìn khói trắng quyện tròn bốc cao, cụ Nghè nhấp một ngụm trà, miệng cười hóm hỉnh,
— Giờ này cụ có đốt trầm hương trộn Hồng Huyết Lan, tôi vẫn chưa có cơ hội dạo chơi cõi tuyền đài.
Cụ Nguyễn cười dòn tan,
— Cụ nói đúng, bởi ta đang uống trà Thanh Hỏa. Nhưng cụ yên chí, lương y như từ mẫu, tôi chỉ cứu người...
Cụ Nguyễn dừng ngang tiếng cười, sát khí bỗng dưng nổi cộm dầy như mây xám vần vũ bám đen vầng trán, giọng cụ bỗng khô khốc,
— Họa may, ngoại lệ, chắc chỉ có một người...
Cụ Nghè nhíu mày nhận ra người bạn vong niên ngước mắt nhìn lên bàn thờ gia tiên. Cụ nhìn theo. Trên bàn thờ, bức hoành sơn đỏ thêu chữ Lê đại tự kim tuyến và linh bài có khắc năm chữ Ðoan Nam Vương Trịnh Tôn (2) mờ ảo trong ánh sáng chập chờn của hai ngọn nến đỏ tươi. Cụ Nghè vẻ đăm chiêu,
— Nếu vậy chắc cụ biết Hồng Huyết Lan chỉ nở vào cuối tháng Chạp, đầu tháng Giêng, hơn ba tháng hoa chưa tàn. Nhưng đặc biệt Hồng Huyết Lan sẽ không đỏ thắm màu máu nếu không có máu đổ thịt rơi!
Dừng lại, cụ dường như thì thầm,
— Tôi nghe nói nhìn Hồng Huyết Lan, biết tình hình thời cuộc. Nếu hoa nở đỏ màu máu, người ta biết nhân gian sắp sửa trải qua một cuộc binh đao.
Cụ Nghè ngưng lại, nâng cao chung trà,
— Tôi theo lời dặn, từ ngày được hoa không tưới nước. Thật là bất ngờ sáng hôm qua tự nhiên lan hé nụ. Ngạc nhiên tôi hỏi người trong nhà có ai đụng chạm tới giò lan hay không? Đứa con dâu thứ rụt rè nói cách đây hai hôm tôi đi vắng, thằng cháu tinh nghịch đổ nước tưới lan.
Một lần nữa cụ xuống giọng, thì thào nho nhỏ,
— Tôi nhìn hoa Hồng Huyết mà rùng mình, hoa hình trái tim đỏ tươi màu máu. Những nụ còn lại đang chuẩn bị hé nở, nhìn vào bên trong, màu máu đỏ tươi! Ngửi được cả mùi máu tanh nồng nặc!
Cụ Nghè dừng lại, không nói gì thêm. Cụ Nguyễn lặng thinh nhìn ra ngoài khung cửa. Bên ngoài trời tháng Chạp vẫn tối đen như mực. Cụ Nghè Văn Tiên lên tiếng đánh đổ bức tường yên lặng vây bọc chung quanh,
— Chắc cụ cũng biết tình hình Bắc Hà ngày càng rối loạn. Sau ngày Chỉnh bị Nhậm đánh đuổi, Hoàng Thượng bỏ kinh thành Thăng Long chạy sang Bắc Kinh. Cống Chỉnh bỏ đi, Văn Nhậm một mình hùng cứ đất Bắc. Bắc Hà thay đổi từ vua sang chúa, từ chúa sang công (3), từ công sang tướng. Nhưng, một lần nữa Huệ kéo quân Ó ra lại Bắc Hà, thế lực của võ biền Văn Nhậm tan biến. Quân Ó bỏ về lại Nam Hà, 20 vạn quân Thanh dưới quyền Lưỡng Quảng Tổng Ðốc Tôn Sĩ Nghị vượt biên giới Lạng Sơn kéo xuống kinh thành. Thời Nhậm bỏ trống Thăng Long, kéo quân về đóng tại núi Tam Ðiệp.
Cụ Nghè nhìn bạn, thở dài,
— Tôi nghe nói Hoàng Thượng lơ là việc triều đình, ngày đêm chỉ lo báo thù trả oán. Trong khi đó, hai mươi vạn lính Thanh trấn đóng kinh thành ngày đêm hà hiếp dân chúng.
Cụ Nghè đăm chiêu, lắc đầu,
— Nghĩ hoài mà vẫn không hiểu tình hình Bắc Hà rồi sẽ ra sao.
Quay sang người đối diện, cụ thở than,
— Mấy đêm rồi tôi ngủ không được, trằn trọc tới lui. Chiều nay tôi nói phải ghé vào cụ. Cụ bác học, thông thiên địa lý, chắc chắn phải có nhiều cao kiến…
Đưa chung trà thơm lên miệng, uống một ngụm nhỏ, cụ Nguyễn cười,
— Cụ Nghè hỏi thì chắc cũng phải xin góp nhặt một vài điều để hầu cụ. Nhưng, cụ đã hỏi thì tôi áng chắc trong đầu cụ cũng đã có một vài cao kiến.
Cụ Nghè lắc đầu cười xòa,
— Tôi, tôi rối bời qua đây kiếm cụ tâm sự, vấn kế, ai ngờ bị hỏi ngược lại. Nhưng thôi, đã bị hỏi thì chắc cũng phải nói.
Nhìn ra ngoài khung cửa sổ, cụ Nghè Văn Tiên trầm ngâm mơ màng. Quay vào nhìn chung trà, rồi chăm chú nhìn lên bản đồ Thăng Long dán trên vách tường chi chít những khoanh tròn màu mực đỏ những cửa ải hiểm yếu dẫn vào kinh thành, cụ Nghè chậm rãi nói,
— Từ ngày Lê Thái Tổ lên ngôi năm Mậu Thân, đất Thăng Long từ đó đến nay vẫn chưa đổi chủ, mặc dù con cháu tướng quân Trịnh Kiểm và Hữu Vệ Điện Tiền Nguyễn Kim lập hai phủ Chúa tại Thăng Long và Phú Xuân lấn áp vua Lê. Hai trăm năm rồi Trịnh Nguyễn phân chia đất nước, hùng cứ một phương. Nhưng Bắc Hà và Nam Hà trên danh nghĩa vẫn thuộc vua Lê, bởi ngai vàng của Thái Tổ vẫn còn đó. Thêm vào đó, mặc dù là dân của hai quốc gia, người Bắc và người Nam Hà đều răng nhuộm đen ăn trầu xanh. Ngày Tết, người của song Hà vẫn đốt pháo, dựng nêu, đưa ông Táo về trời, nấu bánh chưng xanh, cúng tổ tiên vào giờ Giao Thừa. Nhưng thật là bất ngờ, anh em Tây Sơn nông dân chân lấm tay bùn nổi lên từ Quy Nhơn dẹp đổ vương quyền của Chúa Nguyễn, của Trương Phúc Loan. Lần thứ nhất quân Ó vượt sông Gianh, Phủ Chúa tại kinh đô truyền nối trong vòng hai trăm năm sụp đổ. Lần thứ hai quân Ó kéo ra Thăng Long, quyền hành của Nhậm tan theo gió bụi.
Cụ Nghè Văn Tiên dừng lại, mặt trầm tư,
— Nhưng tình hình lần này hoàn toàn khác. Hai lần trước, quân Ó kéo ra kinh thành cũng chỉ đụng phải đám tàn quân kiêu binh Tam Phủ, một Văn Nhậm vô mưu. Lần này hai mươi vạn quân thiện chiến Mãn Thanh, dưới quyền điều động của danh tướng Lưỡng Quảng Tôn Tổng Ðốc, vượt biên giới Lạng Sơn. Bởi vậy tướng Tây Sơn Thời Nhậm khiếp sợ, chưa giao tranh chưa đụng trận đã cuốn cờ kéo quân Ó bỏ chạy về núi Tam Điệp.
Lắc đầu, cụ Nghè thở dài,
— Có một điều tôi không hiểu. Nghe nói Hoàng Thượng về lại kinh thành nhưng đất Bắc Hà vẫn như vô chủ, bởi từ ngày về lại Thăng Long, Hoàng Thượng ngày ngày bỏ ngai vàng, thân chinh vào tận Tây Long Cung, trại đóng binh của Lưỡng Tổng Đốc hỏi han việc quốc sự.
Cụ Nghè đăm chiêu,
— Chỉ với cụ tôi mới dám thổ lộ điều tâm huyết.
Cụ Nghè ngần ngừ,
— Một phần tôi mong Hoàng Thượng mau chóng khôi phục ngai vàng, phủ Chúa được lập lại. Nhưng nhìn vào Thăng Long với hai mươi vạn quân thiện chiến rợp bóng kinh thành, tự nhiên, thật tình mà nói…
Cụ Nghè giọng nhỏ lại, gần như thì thầm,
— Tôi lại nghĩ tới quân Ó…
Bên ngoài tối đen. Một vài tiếng pháo chuột nổ đì đùng xa xa. Than hồng bám tro tàn ngủ quên trong lò. Bóng của hai người lu mờ câm lặng trên vách tường nhà. Trống điểm canh buồn rầu vang dội đêm đen. Giờ này giờ Hợi.
oOo
Tiễn bước người bạn vong niên ra khỏi cửa ngõ, cụ Nguyễn quay vào nhà. Tiếng chó sủa vang đầu ngõ khiến cụ nhíu mày ngạc nhiên, bầy chó trong nhà không lạ gì cụ Nghè Văn Tiên. Bước vào căn phòng khách, cụ giật mình. Trong làn ánh sáng mờ mờ của ngọn đèn dầu, cụ Nguyễn nhận ra một người lạ mặt mặc quần áo dạ hành đen tuyền bó sát người, lưng quay lại cánh cửa, mặt hướng lên bàn thờ nhìn bức hoành sơn đỏ thêu chữ Lê đại tự kim tuyến và linh bài có khắc chữ Ðoan Nam Vương Trịnh Tôn. Biết cụ bước vào, người lạ mặt chậm rãi xoay ngang, cất tiếng chào, âm giọng trầm, tiếng ngân vang,
— Kính chào Nguyễn tiên sinh.
Cụ Nguyễn khơi cao ngọn đèn, người lạ mặt hiện ra rõ từng nét. Dáng cao, hai bờ vai rộng, nước da đen sậm, mắt sáng long lanh trong đêm tối. Giọng người khách nghe lạ không phải của Bắc Hà,
— Xin lỗi, tôi ghé nhà hơi đường đột. Nghe danh La Sơn Phu Tử nổi tiếng một vùng. Đã hai lần có công chuyện đi ngang qua, tôi đều muốn ghé vào thăm hỏi. Nhưng cả hai lần đều lỡ dịp. Nay tôi quyết định gác qua mọi chuyện, ghé vào thăm hỏi tiên sinh, sau có một vài tâm ý muốn xin được chỉ giáo.
Cụ Nguyễn giơ tay,
— Mời đại nhân.
Người khách ngồi xuống. Cụ Nguyễn đưa tay nhấc ấm trà, ấm trà nhẹ tênh. Nhìn quanh, cụ lưỡng lự đứng dậy, rồi lại ngồi xuống nhìn người đối diện. Người khách lạ nhìn lên bàn thờ, rồi lại nhìn quanh căn phòng khách, ánh mắt dừng lại nơi có bản đồ kinh thành Thăng Long được đánh dấu với chi chít những khoanh tròn màu mực đỏ những cửa ải chiến lược. Nhìn theo người khách, cụ Nguyễn nhíu mày, cất giọng khô khốc,
— Cám ơn cho những lời quá khen. Lần trước ngài ra Bắc chấm dứt cơ nghiệp trăm năm của Chúa Trịnh, lần thứ hai ngài lại ra Bắc Hà bắt sống Vũ văn Nhậm, đã hai lần đại nhân đi ngang qua đây, cả hai lần tôi đều lỡ dịp được hầu tiếp ngài.
Cụ Nguyễn đứng dậy, cổ bật ra những tiếng ho khan,
— Xin lỗi đại nhân. Trời cuối năm lạnh se da thịt. Tôi thì lại đã có tuổi. Mấy năm nay thường hay đau yếu…
Cụ Nguyễn hạ khung cửa sổ xuống. Chậm rãi quay lại tủ gỗ cẩm xà cừ, cụ lấy ra lọ thuốc hồng ngọc Hồng Huyết Lan. Mở nắp lư hương, cụ Nguyễn rắc nhè nhẹ hương trầm Hồng Huyết Lan lên than hồng. Đụng lửa, khói trắng bốc cao tỏa hương thơm ngào ngạt dầy đặc không gian nhỏ bé của căn phòng khách. Cụ Nguyễn bỏ về ghế, ngồi xuống. Người khách lạ nhìn cụ Nguyễn, khẽ cười, bắt đầu nói,
— Tôi xuất thân từ chốn quê mùa, ngưu ẩm, không biết đốt hương trầm, không biết gẩy đàn, không biết nhiều chữ thánh hiền, nhưng cũng được một vài dịp đi tới lui. Tôi nhớ có nhiều lần ghé vào kinh thành, gặp người Mãn Châu. Người Thanh cụ biết thuộc phương Bắc, to cao lực lưỡng, lấn chiếm xuống Trung Nguyên chấm dứt nhà Minh. Tới thời Khang Hy, tiêu diệt Thiên Địa Hội, chấn chỉnh lại nhà Đại Thanh. Tới thời Càn Long, hùng khí vươn cao.
Người khách lạ dừng lại, giọng trầm buồn,
— Từ bao lâu nay phương Bắc vẫn ỷ lớn coi thường người phương Nam. Người nước Nam, rất tiếc, thời của Lý Đại Tướng với Bắc đánh Tống Nam bình Chiêm, thời của Trần Đại Tướng chỉ sông Hóa thề không trở về nếu không dẹp tan giặc Mông Cổ, thời của Lê Thái Tổ mười năm nằm gai nếm mật tại Lam Sơn đã qua. Hai trăm năm rồi, hai phủ Chúa dùng danh hiệu Thái Tổ hiệu lệnh thiên hạ. Hai trăm năm rồi, Bắc Hà và Nam Hà đoạn giao, coi nhau là thù địch. Người Bắc Hà coi người nằm sau dòng sông Gianh là ngoại tộc, man di mọi rợ. Người Nam Hà coi người nằm trên dòng sông Gianh là hủ nho, cổ hũ, không thức thời. Cũng là người Việt, cũng là con cháu của mẹ Âu Cơ, của Mười Tám đời vua Hùng, thế mà anh em trong nhà quay sang chống đối, hận thù, giết nhau, gây ra bẩy lần cảnh nồi da xáo thịt (4).
Nhìn ấm trà nguội lạnh nằm giữa bàn, người khách lạ yên lặng trong giây phút, rồi lại tiếp tục,
— Tôi nhớ có lần ra tới Thăng Long, đi ngang qua chợ tôi gặp những người Mãn Châu đầu thắt bím, quần áo xuề xòa, dáng vẻ thương buôn, dạo chơi kinh thành. Vừa đi họ vừa nhổ xoèn xoẹt xuống mặt đường. Những người này tới đâu, dân Thăng Long nhìn theo với ánh mắt sợ hãi, chiêm ngưỡng. Có hai ba người học trò, và cả những người con gái nhoẻn miệng cười duyên dáng, mở miệng bập bẹ một vài tiếng Mãn Châu với người Thanh. Nhưng người Mãn Châu nói tiếng Hán, tủm tỉm cười với nhau, không thèm trả lời, bỏ đi thẳng một nước.
Người khách lạ mặt lạnh như tiền,
— Về phòng trọ, tối hôm đó tôi trằn trọc cả đêm.
Tiếp tục nhìn ấm trà nguội lạnh nằm giữa bàn, người khách lạ cười khẩy,
— Có một thời tiên sinh ở kinh thành, tôi tin ngài cũng đã nhìn thấy hàng tơ lụa của người phương Bắc tràn ngập Thăng Long. Người Bắc Hà ghé vào xem, trầm trồ khen ngợi. Bắc Hà cũng như Nam Hà, người ta hát nhạc Mãn Châu. Gần đây tôi thấy có người bắt đầu cạo đầu thắt bím, mặc quần áo Mãn Châu. Dân kinh thành đua nhau học tiếng Mãn. Người người đọc sách nhà Thanh.
Nhìn khung cửa sổ đóng kín rồi nhìn khói của hương trầm thơm ngát trong bầu không khí, người khách tiếp tục,
— Có hai ba lần, tôi gặp những người tuổi trẻ của cả Bắc Hà và Nam Hà. Tôi hỏi họ về Gia Huấn Ca của Vương Hầu Nguyễn Trãi, không mấy người biết. Tôi hỏi họ về sự tích Trầu Cau, chẳng ai hay. Tôi kể chuyện tổ tiên Hùng Vương Mười Tám đời, họ tưởng đó là chuyện của ai. Chuyện tích về nguồn gốc dân tộc, người tuổi trẻ của song Hà đều không hay không biết. Nhưng hỏi họ về nguồn gốc của người Thanh, của nhà Minh, của nhà Hán, hay của thời Ðường không ai không biết. Thơ Lý Bạch, thơ Thôi Hộ, người tuổi trẻ của song Hà đều thuộc nằm lòng. Tôi ngạc nhiên.
Người khách lạ dừng lại nhìn người đối diện,
— Tôi nhớ hai ba lần ghé qua bên Xiêm. Xiêm La theo chế độ cưỡng bách giáo dục, tất cả trẻ em đều phải cắp sách đến trường. Mười tám tuổi, thanh niên vô chùa tu học hai năm. Chùa chiền và trường học xuất hiện khắp nơi trong nước. Cứ khoảng một dãy phố lại thấy một ngôi trường và một cảnh chùa. Ghé vào những khu vực san sát nhà cửa, lâu đài mọc cao như nấm, ngựa xe tấp nập trong kinh thành Vọng Các, tôi ngạc nhiên nhận ra đó là khu vực của người Đại Việt. Hỏi ra mới biết những người này trước đó ở bên nước ta họ không có một tấc đất để cắm dùi. Nhưng một lần bỏ quê cha đất tổ, đời sống họ thay đổi. Họ trắng da thắm thịt. Tôi cũng gặp rất nhiều thanh niên của Bắc Hà và Nam Hà thông minh tráng kiện làm việc trong triều đình vua Xiêm. Nhìn họ cao lớn, tưởng người Xiêm. Có người dậy học cho những hoàng tử Xiêm. Hỏi chuyện tôi mới biết khi còn ở bên nước Nam ta, họ là những trẻ mục đồng, không biết mặt của chữ nhất. Tôi bàng hoàng không tin vào con mắt của mình.
Người khách lạ khẽ thở dài, nhìn lên hoành sơn có chữ Lê,
— Tôi vẫn còn nhớ vào thời Ức Trai tiên sinh, ngài viết trong bản Bình Ngô Đại Cáo, “tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu”. Chuyện thời Ức Trai, thời của Lê Thái Tổ, chuyện lâu rồi mà cũng còn như mới. Thời của mười năm liền đất nước Văn Lang mở ngõ cho giặc Minh phá bỏ. Thời của người nước Nam bị đày xuống biển mò ngọc trai, lên rừng kiếm ngà voi cho giặc Minh. Hào khí của người Lạc Việt xuống thấp. Nhiều người bỏ sang Vạn Tượng, Nam Vang, Vọng Các sống một đời tha hương. Nhờ vượng khí nước Nam, nhà Lê nổi lên từ Lam Sơn với mười năm nằm gai nếm mật. Cuối cùng Liễu Thăng đầu rụng tại Chi Lăng, Vương Thông đầu hàng tại Đông Quan. Kinh thành Thăng Long vươn mình bước vào vận hội mới.
Dừng lại trong một thoáng, đôi mắt người khách lạ long lanh màu của lửa,
— Bây giờ Càn Long dựa vào Hoàng tôn Lê Duy Kỳ, sai Tôn Sĩ Nghị đưa hai mươi vạn quân tiến vào Thăng Long. Kinh thành hiện giờ đang ngập bóng người thắt bím. Hoàng tôn Lê Duy Kỳ xưng làm vua, làm cha mẹ của dân. Nhưng thay vì lo đến tương lai của con cái, chỉ vì tư lợi riêng tư, Chiêu Thống dám hy sinh vận mạng của cả một đất nước, của một dân tộc, cõng rắn cắn gà nhà, tạo thêm một cơ hội ngàn vàng cho ngoại bang dầy xéo người nước Nam ta.
Nhìn thẳng vào người đối diện, người khách lạ nói chậm nhưng rõ,
— Tiên sinh là người thông thiên bác học của Bắc Hà. Xin được tiên sinh chỉ giáo cho những điều tâm huyết mà tôi vừa trình bày…
Bên ngoài gió lạnh cuối năm buồn rầu than thở qua khe hở của khung cửa. Trong chiếc áo bông dầy cộm, cụ Nguyễn yên lặng cúi nhìn đất đen, không nói chi. Gió lạnh tiếp tục xào xạc bên ngoài khung cửa, cụ Nguyễn nhìn lên làn khói trắng thơm ngào ngạt quyện bay trong bầu không khí. Cụ nghĩ ngợi. Cụ đứng dậy mở toang khung cửa sổ liếp tre. Gió lạnh ngập tràn bầu không khí thơm ngát trầm hương Hồng Huyết Lan. Sương lạnh bên ngoài thổi hắt vào mặt bật ra những tiếng ho húng hắng nơi cổ họng của cụ Nguyễn. Người khách lạ nhìn cụ Nguyễn, ánh mắt thoáng ngạc nhiên. Cụ Nguyễn miệng húng hắng ho,
— Xin lỗi đại nhân! Tôi lỡ tay đốt nhiều trầm quá, khói bay xông xốc vào cổ họng, ngứa ran cả cổ. Mở cửa sổ ra thì tốt hơn. Sương có lạnh một chút nhưng không khí trong lành không vương khói trầm hương.
Bước tới tủ gỗ cẩm xà, cụ Nguyễn cất giọng thân tình,
— Tôi có một loại trà quý của Nam Hà. Những lúc tối trời giá lạnh, hay pha uống. Trà đặc sánh màu vàng tương tự mật ong. Uống vào, vị đắng, nhưng xuống tới cổ đổi sang dịu ngọt. Trong trà có linh dược giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng không kém gì nhân sâm.
Người khách lạ cười,
— Cụ muốn nói tới Thanh Hỏa Trà được trồng trên vùng cao nguyên đất đỏ, khí hậu quanh năm sương mù giá rét của Nam Hà?
— Ðúng, Thanh Hỏa Trà của người nước Nam. Ngài vó ngựa vạn dậm từ Nam Hà kéo tới đây. Chắc là mệt mỏi lắm rồi. Mời ngài chung ẩm với tôi một ấm trà để bồi dưỡng sức khỏe nhé.
Cụ Nguyễn đặt chung trà nhỏ màu nâu đỏ trước mặt người khách lạ. Cụ Nguyễn cất giọng,
— Kính mời ngài.
Một vài tiếng pháo cối nổ vang dội đêm đen. Bóng của cả hai người một già một trẻ lung linh nhảy múa trên vách tường nhà. Than hồng cháy đỏ tươi vui tiếp tục tí tách trong đêm đen. Trời đã khuya lắm rồi. Trống điểm sang canh, giờ này giờ Tý. Lắng nghe tiếng pháo nổ xa xa, lắng nghe tiếng mõ điểm canh, người khách lạ cất tiếng hỏi,
— Nay quân Mãn Thanh kéo quân sang đây, thế giặc mạnh như chém sắt chẻ tre. Thầy, thầy nghĩ chúng ta phải làm sao?
Cụ Nguyễn đứng lên, ngón tay chỉ vào bản đồ kinh thành Thăng Long dán trên vách tường,
— Quân Mãn Thanh vừa kéo sang nước ta, kiêu căng và khinh địch. Doanh trại chưa thiết lập xong. Nếu đánh nhanh tất chiến thắng…
oOo
Mùa Xuân Nhâm Tý 1792, trong khi đang tiến đánh Nguyễn Ánh tại thành Gia Định, vua Quang Trung tự dưng quỵ ngã, rồi dần dần thiếp đi trong hôn mê, sau cùng băng hà tại điện Trung Hòa vào ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý, thọ bốn mươi tuổi, ở ngôi hoàng đế được năm năm. Không ai rõ lý do và nguyên nhân đã dẫn đến cái chết của đại hoàng đế nước Nam. Có người suy đoán nói hoàng đế Quang Trung, do làm việc nhiều, suy nghĩ nhiều, bị cao huyết áp, đứt mạch máu não mà chết. Có người nghi vấn đặt vấn đề có thể hoàng đế bị đầu độc hoặc đã từng bị đầu độc trong quá khứ. Nếu đúng là như vậy, ai là người có khả năng đến gần long thể để đầu độc được hoàng đế nước Nam?
Chú thích
[1] Vua Lê Hiển Tôn
[2] Chúa Trịnh Khải
[3] Vua Lê Chiêu Thống phong Nguyễn Hữu Chỉnh danh hiệu Ðại Tư Ðồ Bằng Trung Công.
[4] Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn giao tranh bẩy lần, (1) Ðinh Mão (1627), (2) Canh Ngọ (1630), (3) Ất Hợi (1635), Mậu Tý (1648), Ất Mùi (1655), Tân Sửu (1661), và Nhâm Tý (1672).
www.nguyentrungtay.com