Ngày 28-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:22 28/01/2008
TRÂU MÀU ĐEN ĐẺ RA NGHÉ MÀU TRẮNG

N2T


Có một người ở nước Tống luôn giảng về nhân trọng nghĩa, một nhà ba đời làm người đều nổ lực phấn đấu, những người trong nhà sống với nhau rất hòa hiệp, trong nhà chưa hề phát sinh sự cố, nhưng con trâu màu đen của nhà họ thì lại sinh ra con nghé màu trắng, khiến trong lòng ông ta có thút phiền muộn.

Thế là ông ta đi thỉnh giáo Khổng tử, Khổng tử nói với ông ta: “Đó là chuyện tốt lành, đem con nghé trắng ấy đi hiến tế là vừa.”

Qua một năm sau, người nước Tống ấy không hiểu sao lại bị mù mắt, mà con trâu màu đen lại sinh ra thêm một con trâu con màu trắng nữa, ông ta kêu con trai mình đi hỏi lại Khổng tử, Khổng tử nói: “Tốt lành lắm !” lại còn kêu họ tế trời đất.

Lại qua một năm nữa, con trai của ông ta cũng không biết vì sao mà lại bị mù mắt, tiếp theo lại có chiến sự bùng nổ, nước Sở xuất binh đến đánh nước Tống, từng đoàn từng đoàn bao vây đô thành nước Tống. Những thanh niên mạnh khỏe cường tráng của nước Tống đều bị bức lên thành chiến đấu để giải vây cho đô thành, tình hình khốc liệt, hơn một nửa dân của nước Tống bị chết và bị thương.

Nhưng người nước Tống ấy và con trai của ông ta vị bị mù không cần phải đi chiến trận, nên bảo toàn được thân thể và tính mạng. Đợi sau khi đô thành được giải vây xong, mắt của hai cha con không biết sao lại nhìn thấy được, người trong nhà đều cảm thấy không thể tưởng tượng được.

(Liệt tử: Thuyết phù)

Suy tư:

Ngày xưa con trâu mẹ màu đen mà đẻ trâu nghé màu trắng là chuyện kỳ dị, là điềm xui xẻo; nhưng thời nay chuyện trâu đen đẻ trâu trắng là chuyện thường, khoa học có thể lai tạo giống trâu màu vàng màu đỏ cũng được...

Chuyện may rủi, điềm lành điềm xấu không hệ tại nơi con trâu đen trâu trắng, cũng không hệ tại nơi vật chất, nhưng hệ tại nơi con người, nói cách chính xác hơn là tùy thuộc vào cách suy nghĩ và ý thức của con người: anh phạm pháp là bị pháp luật hỏi tội, anh đánh người thì bị người đánh lại, anh ăn cướp ăn trộm của người khác thì hậu quả chắc chắn là xấu chứ không tốt, anh vu oan giá họa cho người khác thì sẽ bị pháp luật trừng trị hoặc bị người khác chê ghét, đó chính là những hậu quả ở đời này.

Hậu quả ở đời sau thì càng khốc liệt hơn, chắc chắn người suốt đời làm điều ác sẽ bị phạt đời đời trong hỏa ngục, bởi vì con người là loài có trí khôn, nên phải chịu trách nhiệm những hành vi của mình trước mặt Thiên Chúa, là Đấng đã ban cho họ sự hiểu biết để sống cho mình và cho người khác...

Trâu màu đen đẻ ra nghé màu trắng thì không có gì phải sợ hãi và cho là điềm xấu, nhưng tâm hồn của con người màu trắng (thật thà, ngay thẳng, công chính, yêu thương, khiêm tốn...) biến thành màu đen mới đáng sợ vạn lần, vì một khi tâm hồn biến thành màu đen (gian ác, kiêu căng, trộm cướp, vu oan giá họa, gian dâm, hối lộ, tham nhũng...) thì tất cả mọi điều tệ hại nhất cho xã hội và cho người khác có thể sẽ xảy ra...
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:23 28/01/2008
N2T


18. Vâng lời là nhân đức đẹp duy nhất giành công lao của đức tin.

(Thánh Georginus)
 
ĐTC Gioan Phaolô II, một con người cầu nguyện
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
07:36 28/01/2008
ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLO II, MỘT CON NGƯỜI CẦU NGUYỆN

Ngày 31-10-2007, vọng lễ Các Thánh Nam Nữ, nhà xuất bản Fayard bên Pháp phát hành tác phẩm ”J'ai senti battre le coeur du monde - Tôi cảm nhận nhịp tim đập của thế giới”. Cuốn sách là thành quả các trao đổi chuyện trò giữa ký giả Bernard Lecomte và Đức Hồng Y Roger Etchegaray - 85 tuổi người Pháp - Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn. Chúng tôi trích dịch đoạn ngắn Đức Hồng Y nói về Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II (1978-2005): ”một con người cầu nguyện - un homme de prière”.

Xin giới thiệu vắn tắt về Đức Hồng Y Roger Etchegaray. Đức Hồng Y Roger chào đời ngày 25-9-1922 tại Espelette thuộc miền Pyrénées-Atlantiques ở miền Nam nước Pháp, giáp giới với nước Tây Ban Nha. Thụ phong Linh Mục ngày 13-7-1947, 12 năm sau, Cha Roger được Đức Giáo Hoàng Phaolo VI (1963-1978) chỉ định làm Giám Mục phụ tá Tổng Giáo Phận Paris. Vỏn vẹn một năm sau - 1970 - Đức Cha Roger Etchegaray được thuyên chuyển về Tổng Giáo Phận Marseille. Năm 1979 ngài được vinh thăng Hồng Y và 5 năm sau, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đưa ngài về Roma trao phó nhiệm vụ Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý Hòa Bình và COR UNUM (Đồng Tâm). Đức Hồng Y Roger Etchegaray chu toàn nghĩa vụ này trong vòng 14 năm từ 1984-1998. Sau đó Đức Hồng Y Roger Etchegaray được chỉ định làm Chủ Tịch Ủy Ban Đại Năm Thánh 2000.

Có thể nói, trong vòng 20 năm từ 1984 đến 2005, Đức Hồng Y Roger Etchegaray đã sát cánh bên Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II và được Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II tín nhiệm cử làm đặc sứ trong những chức vụ tế nhị vào những thời điểm thảm khốc nhất của vận mệnh thế giới và của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ.

Đức Hồng Y đã đi đến các vùng có chiến tranh hoặc xung đột sôi sục khói lửa hận thù như Kosovo, Cuba, Messico, Haiti, Rwanda, Irak, Trung Quốc và Việt Nam. Riêng Việt Nam, Đức Hồng Y Roger Etchegaray đến đây 3 lần.

Lần đầu tiên từ mồng 1 đến 13-7-1989. Đức Hồng Y viếng thăm Giáo Hội Công Giáo Việt Nam theo lời mời của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Lần thứ hai - với tư cách đặc sứ của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II - Đức Hồng Y Roger đến Hà Nội chủ sự Thánh Lễ an táng Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn (1921-1990) ngày 23-5-1990. Lần thứ ba, Đức Hồng Y Roger Etchegaray dẫn đầu Phái Đoàn Tòa Thánh chính thức viếng thăm và thảo luận với các cơ quan chức trách của chính phủ Việt Nam. Cuộc viếng thăm kéo dài từ mùng 5 đến 14-11-1990.

Trở lại với chứng từ về Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, Đức Hồng Y Roger Etchegaray nói. Vị Giáo Hoàng có ngôn từ cao cả, có cử điệu rộng rãi phong phú ấy trước tiên là một con người của cầu nguyện. Tôi trải qua thời gian 20 năm làm việc cho Đức Giáo Hoàng và bên cạnh Đức Giáo Hoàng. Nhưng chúng tôi không bao giờ tiến sâu vào chỗ thân mật, có lẽ do cá tính khác biệt giữa chúng tôi. Đức Giáo Hoàng người Ba Lan trong khi tôi người vùng Basque. Không bao giờ ngài trao cho tôi những chỉ thị rõ ràng có tính chất bắt buộc trước mỗi khi tôi lên đường thi hành một nhiệm vụ do ngài sai đến một vùng đất này hay nơi một xứ sở kia ở tận cùng bờ cõi trái đất. Ngài hoàn toàn tin tưởng nơi tôi. Hay nói đúng hơn, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II luôn luôn đặt trọn niềm tin tưởng nơi THIÊN CHÚA. . Đây cũng là điểm nổi bật nhất nơi con người Đức Gioan Phaolo II khiến cho tất cả cộng tác viên thân cận nhất của ngài phải ngỡ ngàng thán phục.

Vị Giáo Hoàng từng quyến dũ giới truyền thông bằng nhân cách ”trung gian”, vị Mục Tử có ngôn từ cao cả, có cử điệu phong phú dồi dào, lại là con người - trước hết và trên hết - con người của cầu nguyện. Từ sáng tinh sương đến tối khuya của ngày tàn, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II không bao giờ ngừng cầu nguyện. Chính ký giả André Frossard (1915-1995) - nếu tôi nhớ không lầm - từng ví Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II với ”khối cầu nguyện - bloc de prière”, sau một lần ông được diễm phúc tham dự Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II cử hành nơi nhà nguyện riêng ở nội thành Vatican.

Tất cả những ai từng cộng tác, từng làm việc chung với Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II, cũng như tất cả những ai từng tháp tùng ngài trong các chuyến công du mục vụ đều ngạc nhiên thán phục trước khả năng của Đức Giáo Hoàng - ở bất cứ nơi đâu trong bất cứ hoàn cảnh và trạng huống nào - cũng đều có thể tách rời khỏi mọi ồn ào huyên náo bên ngoài để lắng đọng vào bên trong và cầu nguyện. Chính vì lý do này mà đôi lúc Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II gieo rắc hoảng hốt lo âu cho những người có trách nhiệm tổ chức các chuyến công du, khi thấy Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đắm mình trong cuộc chuyện trò thân mật với Đức Chúa GIÊSU KITÔ - Đấng Cứu Thế - mặc cho sự chậm trễ của chương trình đã được hoạch định tỉ mỉ trước từng giây từng phút!

Tôi còn nhớ trong chuyến Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II viếng thăm nước Pháp lần thứ 5 vào năm 1996 từ ngày 19 đến 22 tháng 9, với trạm dừng đầu tiên là thành phố Tours. Trong Tu Viện nơi chúng tôi trú ngụ, tôi tình cờ bắt gặp Đức Gioan Phaolo II, vào sáng sớm ngày thứ sáu 20-9-1996, đang một mình gẫm chặng đàng Thánh Giá trong nhà nguyện. Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II không bao giờ bỏ qua một ngày thứ sáu nào mà không Đi Đàng Thánh Giá - dù cho ngài ở bất cứ nơi đâu.

Mỗi khi di chuyển bằng máy bay, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II luôn luôn cầm tràng hạt Mân Côi trong tay và ngoài những nghi thức ngoại giao ngài bắt buộc phải chu toàn, hoặc phải trả lời các cuộc phỏng vấn của các ký giả quốc tế tháp tùng chuyến công du mục vụ mà ngài luôn luôn nhã nhặn thi hành, ngoài tất cả các việc này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II lại đắm mình trong kinh nguyện. Ngài không bao giờ nhìn qua khung cửa máy bay để chiêm ngắm cảnh vật. Không bao giờ! Ngài chỉ thinh lặng cầu nguyện cho đến khi máy bay đáp xuống phi đạo của đất nước ngài sắp viếng thăm.

... ”Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện, thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn. Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn, Người sẽ cho bạn được phỉ chí toại lòng. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay. Chính nghĩa bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh, công lý bạn, Người sẽ cho huy hoàng như chính ngọ. Hãy lặng thinh trước mặt Chúa và đợi trông Người. Bạn chẳng nên nổi giận với kẻ được thành công hay với người xảo trá” (Thánh Vịnh 37,3-7).

(”Pèlerin”, L'Hebdo du Quotidien, n.6518, Jeudi 1er Novembre 2007, trang 32-39)
 
Ngày 28 tháng 1: Kính Thánh Thomas Aquinas
PhóTế Huỳnh Mai Trác
11:18 28/01/2008
Thánh Thomas Aquinas sinh trưởng trong một gia đình quý phái ở thành Naples, được giáo huấn tại tu viện Dòng Biển Đức ở Mont Cassin. Cha mẹ ngài muốn ngài nhập Dòng này để ngày sau được trở thành Viện phụ, nhưng ngài lại nhập Dòng Đa minh Anh em Thuyết giáo năm 19 tuổi.

Dòng Đa minh là Dòng nghèo khó nên gia đình không bằng lòng và đã bắt nhốt ngài. Một năm sau nhờ sự can thiệp của nhà vua nên gia đình phải cho phép ngài đi theo ơn gọi của mình.

Sau khi học xong ở Cologne mà các bạn học cười nhạo là “ Con bò câm”, nay “Con Bò câm” đến học ở Paris và cả thế giới bắt đầu nghe tiếng rống oai hùng của nó. Trở thành giáo sư ngài nghiên cứu các lý thuyết của Aristote. Theo như Aristote ngài tin tưởng là lý trí và thông minh của con người giúp rất nhiều trong việc tìm kiếm Thiên Chúa.

Ngài thông thạo về nhà triết học Aristote và các bình giải của ông, cũng như thông suốt Kinh Thánh và các truyền thống Công gíao của các giáo phụ, ngài đã viết thành nhiều luận đề với tư tưởng độc đáo trong “Tổng luận Thần học”. Những điều ngài dạy dỗ mới lạ nên có những điều Ðức Tổng Giám mục Paris không chấp nhận nên ngài đã trở về lại Naples.

Trên thực tế thì thánh Thomas Aquinas chưa có hoàn tất bản “Tổng luận Thần học.” Ngài ngừng viết từ tháng 12 năm 1273, khi ngài về sống ở nhà Dòng tại Naples để tránh những mâu thuẫn ở Paris. Khi hỏi tại sao ngài không tiếp tục viết nữa. Ngài nói: “ Tôi không thể tiếp tục... tôi đã viết nhiều hơn điều tôi được mặc khải.”

Dường như ngài thấy thời gian ở trần gian sắp hết, ba tháng sau trên đường đi dự Công Ðồng Lyons, ngài nhuốm bệnh phải dừng lại ở tu viện Fossa Nuova. Sau khi nhận lãnh mọi Bí Tích cuối cùng, ngài nói: “Lạy Chúa, con rước Chúa vào lòng, ơn cứu chuộc vô giá: mọi công việc của con, học hành, nghiên cứu, kinh nguyện tất cả đều vì lòng yêu mến Chúa. Con đã viết, đã dạy dỗ về Thánh Thể Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu Kitô. Lạy Chúa, con cũng đã dạy dỗ và đã viết với lòng tin sắt đá vào Chúa, vào Giáo Hội rất thánh của Chúa mà con hết lòng tùng phục và chấp nhận mọi điều giáo huấn.”

Thánh Thomas Aquinas qua đời vào ngày 7 tháng 3 năm 1274 lúc 49 tuổi.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhà báo có nghĩa vụ phục vụ sự thật
Đức Nguyên
06:16 28/01/2008
Vatican, (Zenit.org).- Những ai đang hành nghề truyền thông có trách nhiệm luân lý để quảng bá sự thật, Linh mục Federico Lombardi, Giám đốc văn phòng báo chí của Vatican đã tuyên bố như trên trong chương trình truyền hình của Vatican khi phân tích chủ đề của thông điệp mà đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã chọn dành cho Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 42.

Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 42 sẽ được tổ chức vào ngày 4 tháng 5, năm 2008 với chủ đề: “Truyền thông: trước hai lựa chọn tự tôn phong hay phục vụ. Tìm kiếm Sự Thật để chia sẻ với người khác.”

Linh mục Lombardi phát biểu rằng: “chúng ta phải tự hỏi mình cách nghiêm chỉnh rằng liệu truyền thông đang phục vụ công ích cho con người và xã hội. Thường thì chúng ta có lý do để nghi ngờ hoặc trở nên thất vọng một cách cay đắng bởi truyền thông không chỉ khẳng định rằng nó không đơn thuần đại diện cho sự thật, nhưng còn xác định sự thật, dựa trên sức mạnh gợi ý của truyền thông.”

Linh mục Lombardi trích lời của Giáo Hoàng Benedict: “việc này xảy ra khi truyền thông không được sử dụng vào mục đích đúng đắn là để truyền đạt thông tin, nhưng để tạo sự kiện, hoặc ít nhất là để làm gia tăng tầm quan trọng của những sự kiện, để biến đổi những ý nghĩa đúng đắn, hoặc để quảng diễn cho những lợi ích ý thức hệ, kinh tế và chính trị hoặc những mối lợi ích khác. Chúng ta không thể nhắc lại cho đủ về nguyên tắc căn bản: ngôn từ - ở dạng viết, nói hoặc vẽ - là được thực hiện cho sự thật, là để nói sự thật, để ủng hộ sự gặp gỡ trong tinh thần chia sẻ sự thật. Không phải là để cho sự lừa dối, không phải là để cho sự chia rẽ, không phải là để công cụ hóa và nô lệ hóa người khác.”

Linh mục Lombardi phát biểu tiếp: “Đây không phải là việc mơ một thế giới điền viên, nhưng mà là hiểu rằng chất lượng của tương lai của xã hội con người đang bị đe dọa. Câu hỏi là liệu sức mạnh của kỹ thuật truyền thông của thế giới toàn cầu có nên được dùng như là một công cụ của sức mạnh, hoặc như là một cơ hội để phát triển trong nhận thức. Sự phục vụ của sự thật không chỉ là lời rỗng, nhưng là một trách nhiệm luân lý, khiêm nhường và lớn lao, trong mỗi ngày, trong mỗi lời.”
 
Đức TGM lãnh đạo Chính Thống Giáo Hy Lạp tạ thế.
Nguyễn Long Thao
10:17 28/01/2008
ATHENS, Hy lạp -- Đức Tổng Giám Mục Christodoulos của Giáo Hội Chính Thống Giáo Hy Lạp đã qua đời vào ngày thứ Hai vì bệnh ung thư gan, hưởng thọ 69 tuổi.

Đức TGM Christodoulos là nhà lãnh đạo tinh thần Chính Thống Giáo Hy Lạp có 15 triệu tín hữu. Riêng tại Hy lạp có 10 triệu người theo chính Thống Giáo Hy Lạp, chiếm 90% dân số

Ngài hướng dẫn giáo Hội Chính Thống Hy Lạp trong 10 năm và đã đón tiếp ĐGH Gioan Phaolô II vào năm 2001. Đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng viếng thăm Chính Thống Giáo Hy Lạp sau hơn 1300 năm chia rẽ. Tại buổi gặp gỡ này, ĐGH Gioan Phaolô II đã chính thức xin lỗi Giáo Hội Chính Thống vì những hành động Công Giáo đã xử sự với Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp.

Thượng Hội Đồng Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp sẽ họp vào lúc 2 giờ chiếu hôm nay đê tiến hành thủ tục bầu người kế vị.

Theo luật, Hội đồng phải bầu ra người kế vị sau 20 ngày vị TGM tiền nhiệm tạ thế.

Đức TGM Christodoulos qua đời vào lúc 5 giờ 15 giờ chiều giờ địa phương tại nhà riêng ở ngoại ô thủ đô Athens. Ngài bị ung thư gan và mới đây Ngài sang Hoa Kỳ để thay gan nhưng không thành công.

Thi thể của ngài sẽ được quàn nơi công cộng trong ba ngày để tín hữu kính viếng.
 
Ngày lễ hội gia đình tại Madrid
Linh Tiến Khải
10:38 28/01/2008
Ngày lễ hội gia đình tại Madrid

Phỏng vấn ông Kiko Arguello, người sáng lập phong trào Con Đường Tân Dự Tòng, về Ngày Lễ Hội Gia Đình tại Madrid 30 tháng 12 vừa qua

Chúa Nhật 30-12-2007 lễ Thánh Gia Thất, 2 triệu tín hữu từ khắp nơi bên Tây Ban Nha đã tuốn về quảng trường Colón trong thủ đô Madrid để tham dự ”Ngày Lễ Gia Đình”, do phong trào Con Đường Tân Dự Tòng cùng tổ chức với nhiều hiệp hội và phong trào công giáo, với sự yểm trợ của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha. Ba đại lộ chính dẫn đến quảng trường cũng chật ních người tham dự. Cùng tham dự cũng đã có phái đoàn các nước Bồ Đào Nha, Đức và Áo. Hiện diện tại buổi lễ có 42 vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục. Các gia đình tham dự ngày lễ đã đem theo nhiều biểu ngữ đề cao và bảo vệ gia đình truyền thống gồm một người nam và môt người nữ, chống lại các hình thức lệch lạc ngày nay.

Giảng trong buổi cử hành Lời Chúa trước 2 triệu tín hữu hiện diện, Đức Hồng Y Antonio Maria Rouco Varela, Tổng Giám Mục Madrid, nói: ”Nếu có ai hỏi chúng ta đâu là ý nghĩa của buổi cử hành lớn này, thì chúng ta phải trả lời rằng các gia đình Tây Ban Nha muốn công khai làm chứng rằng trong kinh nghiệm của gia đình chúng ta khám phá ra, nhận lãnh và sống Ơn Tình Yêu Thương như của đầu mùa để sống vì tình yêu thương và với tình yêu thương mọi trạng huống riêng tư và công cộng của cuộc sống. Chúng ta cống hiến chứ không áp đặt chứng tá của chúng ta, bằng cách cầu xin Thánh Gia Thất cho chứng tá này được lương tâm xã hội và văn hóa hiểu biết. Chắc chắn khi cho thấy sự thật về tế bào đầu tiên của cuộc sống xã hội, chúng ta không thể không nhắc lại rằng trật tự tư pháp Tây Ban Nha đã có các bước thụt lùi đối với bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, công bố cách đây 60 năm, khẳng định rằng gia đình có quyền được xã hội và Nhà Nước bảo vệ. Cần phải trở lại với khẳng định ấy, mà ”không đưa ra các mưu mô biện chứng”.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin lúc 12 giờ trưa, qua hệ thống trực tiếp truyền hình, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã ngỏ lời với tín hữu tham dự ngày lễ gia đình tại Madrid. Đức Thánh Cha khẳng định rằng sự kiện Thiên Chúa muốn sinh ra bởi một người nữ và đi vào thế giới qua cuộc sống như tất cả mọi người, cho thấy Thiên Chúa đã thánh hóa thực thể gia đình, đổ tràn đầy ân sủng xuống gia đình và mặc khải ơn gọi và sứ mệnh của nó.

Tiếp đến Đức Thánh Cha nhắc lại giáo huấn Công Đồng Chung Vaticăng II về gia đình, trong đó hai vợ chồng hiện hữu cho nhau và cho con cái trong tư cách là chứng nhân cho lòng tin và tình yêu của Chúa Kitô... Thiện ích của con người và của xã hội gắn liền mật thiết với ”sức khoe” của gia đình. Vì thế Giáo Hội nỗ lực bảo vệ và cổ võ phẩm giá và giá trị linh thiêng của hôn nhân và gia đình.

Đức Thánh Cha mời gọi các gia đình Kitô can đảm chấp nhận sự hiện diện trìu mến của Thiên Chúa trong cuộc đời mình; đồng thời làm chứng trước mặt thế giới về vẻ đẹp của tình yêu, hôn nhân và gia đình. Gia đình được xây dựng trên sự kết hiệp bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ, tạo nên môi trường đặc biệt, nơi mà cuộc sống con người được đón tiếp và che chở từ lúc khởi đầu cho đến khi chết tự nhiên. Vì thế các bậc làm cha mẹ có quyền lợi và nghĩa vụ căn bản phải giáo dục con cái, theo đức tin và những gía trị thăng tiến đời sống con người. Vì thế hoạt động cho gia đình và cho hôn nhân là điều thật bõ công, cũng như thật bõ công hoạt động để bảo vệ sự sống con người, là thụ tạo cao qúy nhất do Thiên Chúa dựng nên.

Đức Thánh Cha cũng đặc biệt chào thăm các thiếu nhi và xin các em cầu nguyện cho cha mẹ và anh chị em của mình. Ngài cũng chào thăm các bạn trẻ và kêu gọi họ quảng đại theo đuổi ơn gọi hôn nhân, giáo sĩ và tu sĩ, nhờ tình yêu của cha mẹ thúc đẩy. Đức Thánh Cha cũng chào thăm những người già lão bệnh tật và cầu chúc họ tìm được sự giúp đỡ và cảm thông. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng tin tưởng nơi ơn thánh Chúa để tình yêu của họ mỗi ngày được thêm chung thủy và dồi dào.

Phát biểu trong buổi lễ gia đình, ông Andrea Riccardi, người sáng lập cộng đồng thánh Egidio nói: ”Trong một thế giới nơi người ta mua bán mọi sự, nơi tất cả đều tạm bợ, gia đình là không gian của sự nhưng không, một sự nhưng không gây vấp, phạm nhưng nó không tạm bợ. Nó ổn định vì được xây dựng trên sự trung thành của tình yêu.. Thế giới cần đến gia đình hơn, vì nó cần sự nhưng không”. Trong sứ điệp gửi các tham dự viên ngày lễ gia đình tại Madrid, chị Chiara Lubich, sáng lập viên phong trào Tổ Ấm, khẳng định rằng hơn bao giờ hết gia đình cần phải được che chở và bảo vệ.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Kiko Arguello, người sáng lập phong trào Con Đường Tân Dự Tòng, về Ngày Lễ Hội Gia Đình tại Madrid 30 tháng 12 vừa qua.

Hỏi: Thưa ông Kiko, nhật báo ”Đất Nước” đã gọi Ngày Lễ Gia Đình tại Madrid là ”sự huy động các đám đông lớn của Giáo Hội Công Giáo”. Ý tưởng quy tụ tín hữu đã nảy sinh như thế nào?

Đáp: Buổi cử hành lời Chúa ngày lễ Thánh Gia Thất tại quảng trường Colón trong thủ đô Madrid, đã bắt đầu do sự hiệp thông của tẩt cả các thực thể của Giáo Hội Tây Ban Nha. Chúng tôi đã đưa đề nghị lên Đức Hồng Y Rouco Varela, Tổng Giám Mục giáo phận thủ đô, và ngài đã chấp nhận như là sáng kiến của tổng giáo phận, có sự tham dự của các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục. Trước đó thì có việc chia sẻ các chứng từ của các cặp vợ chồng, già trẻ và của một vài nhân vật thuộc các phong trào và hiệp hội khác nhau, như ông Andrea Riccardi người sáng lập cộng đồng thánh Egidio, Linh Mục Julían Carrón Chủ tịch phong trào Hiệp Thông và Giái Phóng, sứ điệp của chị Chiara Lubich, người sáng lập phong trào Tổ Ấm, và đặc biệt là việc trực tiếp theo dõi buổi Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đọc kinh Truyền Tin chung với tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô, mà mọi người có thể theo dõi trên các màn hình khổng lồ tại Madrid.

Để chuẩn bị cho biến cố này Đức Hồng Y Rouco đã gửi cho tất cả các cha xứ một bức thư rất hay xin các vị để cho các gia đình kể lại chứng từ của họ trong ngày 23 tháng 12 và trong ngày lễ Giáng Sinh.

Hỏi: Như thế là cuộc gặp gỡ đặc biệt chú ý đến sứ điệp Kitô liên quan tới các gia đình?

Đáp: Vâng, vì khẩu hiệu của ngày lễ là ”Cho gia đình Kitô”. Và cũng không phải là điều tình cờ, vì Chúa Nhật 30 tháng 12 cũng là ngày kỷ niệm 25 năm Đức Gioan Phaolô II chủ sự lễ kính Thánh Gia Thất tại quảng trường Colón hồi năm 1988, trong đó Đức Cố Giáo Hoàng đã sai các gia đình ra đi với sứ mệnh là ”làm tất cả vì gia đình và không có gì chống lại gia đình”. Nghĩa là tất cả vì gia đình và cho gia đình. Buổi lễ Gia Đình bắt đầu bằng cuộc rước kiệu Đức Mẹ Almudena lên trên khán đài.

Hỏi: Thưa ông Kiko, tình hình gia đình tại Tây Ban Nha hiện nay ra sao?

Đáp: Gia đình đã bị tấn kích rất nhiều. Việc cho phép hôn nhân đồng phái đã khuynh đảo ý niệm về gia đình truyền thống. Rồi cái gọi là ”ly dị tốc hành” trong 6 tháng, như các nhật báo đã đăng, đã phá tán 90 ngàn gia đình. Con số các vụ ly dị gia tăng 75%. Đó là chưa nói đến cái gọi là giáo dục công dân. Nhưng đây là vấn đế của toàn Âu châu, chứ không phải chỉ là của Tây Ban Nha mà thôi. Tại Cộng Hòa Liên Bang Đức bà thủ tướng Angela Merkel đã phải thu hồi các sách giáo dục phái tính khỏi trường học vì sự phản đối mạnh mẽ của giới phụ huynh.

Hỏi: Trong một tình trạng như thế thì việc kêu gọi chú ý tới các nội dung Kitô có giúp cải tiến được gì không thưa ông?

Đáp: Vấn đề đó là hiện nay thiếu sự giáo dục Kitô sâu rộng, và vì thế đứng trước các áp lực của môi trường chung quanh các gia đình gặp khủng hoảng nặng. Ngoài ra sự kiện có một số đông các cặp vợ chồng ly dị, khiến cho tình trạng này trở thành một khuynh hướng không thể tránh được. Thế giới ngày nay hoàn toàn bị lạc hướng. Nó giống như một con tầu vượt đại dương, nhưng không đi về đâu cả. Không có câu trả lời nào cho sự khổ đau, nên khi đó câu trả lời là việc tự tử. Trước tình trạng như thế chúng ta phải mạnh mẽ nói lên rằng sự kiện cuộc sống chúng ta không đi về đâu là điều không đúng. Vì con tầu này đi về thành Giêrusalem thiên quốc.

Hỏi: Thưa ông Kiko, sự lạc hướng này của thế giới có các âm hưởng nào trên gia đình?

Đáp: Nó phá tán gia đình Kitô và các hậu qủa nghiêm trọng nhất rơi trên đầu người trẻ. Nó liên quan tới tương lai của nhân loại. Chỉ có gia đình Kitô mới trao ban cho người trẻ một căn cước sâu đậm, sự chắc chắn biết rằng họ đã được tạo dựng vì tình yêu thương, do ý muốn của Thiên Chúa. Họ được sinh ra từ sự kết hiệp giữa cha mẹ của họ. Ngoài ra các con cái, cả trong các đặc thái thể lý của họ, cũng diễn tả sự kết hiệp ấy của cha mẹ. Gia đình Kitô cũng trao ban cho người trẻ một nền luân lý và một lòng tin. Điều quan trọng hơn hết là trao ban cho họ một định mệnh vĩnh cửu. Nếu tất cả những điều này bị phá hủy, thì các nền tảng của xã hội cũng bị phá hủy.

Hỏi: Đây có phải là điều đang xảy ra tại Bắc Âu không?

Đáp: Thật ra chính quyền các nước Bắc Âu rất lo lắng vì có quá nhiều người sống một mình với các hậu qủa tiêu cực như nạn nghiện rượu và tử tự gia tăng. Và tình trạng này đang lan tràn rất nhanh tại các nước như Tây Ban Nha, Italia vv...

Cũng chính vì vậy cần cấp thiết tái khám phá ra giá trị của gia đình Kitô.

(Avvenire 29-12-2007; 2-1-2008)
 
Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ xây dựng hòa bình
Phụng Nghi
11:10 28/01/2008
Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ xây dựng hòa bình

Vatican (Zenit) – ĐGH Bênêđictô XVI khuyến khích những người trẻ trong tổ chức Công giáo Tiến hành tiếp tục con đường Đức Kitô đã vạch ra để kiến tạo một nền “hoà bình đích thực”.

Ngài đưa ra lời kêu gọi đó trước khi cùng với hai thiếu nhi Roma thả hai con chim bồ câu – một cử chỉ biểu trưng của hòa bình - để chấm dứt tháng dành để cầu nguyện cho hòa bình thế giới.

Hai em nhỏ này đại diện cho thanh thiếu niên trong đoàn Công giáo Tiến hành Roma, đã tập trung tại quảng trường Thánh Phêrô trưa hôm chủ nhật 27 tháng giêng để cùng Đức Thánh Cha đọc Kinh truyền tin.

Đoàn Công giáo Tiến hành đã tổ chức nhiều hoạt động đào tạo cho thiếu nhi và thanh niên trong tháng giêng, thường được gọi là Tháng Hòa Bình.

Đức Thánh Cha nói với các em: “Hỡi những người bạn nhỏ, Cha biết các con đang hoạt động cho các em cùng tuổi khác bị đau khổ vì chiến tranh và nghèo đói. Hãy tiếp tục con đường Đức Giêsu đã chỉ cho chúng ta đi nhằm xây dựng hoà bình đích thực!”

Đại diện cho tất cả các thanh thiếu nhi hiện diện, một em nhỏ thuộc Đoàn Công giáo Tiến hành thưa với ngài:” Đức Thánh Cha thân mến, chúng con học được từ nơi Đức Thánh Cha ý nghĩa thế nào để trở thành đích thực là những người làm việc hàng ngày cho nền hòa bình mà hôm nay chúng con cất cao tiếng cầu xin!”

“Chúng con cảm tạ Đức Thánh Cha bởi vì Cha luôn luôn nghĩ đến chúng con và giúp chúng con không bao giờ quên lãng rằng trên đường đời chúng con đi, dù có chuyện gì xảy ra chăng nữa thì Đức Giêsu luôn đi cùng với chúng con.

“Đức thánh Cha thân mến, Đoàn Công giáo Tiến hành Roma rất, rất yêu mến ngài!”

Năm nay, trái với điều đã xảy ra năm ngoái, những con chim câu được thả ra đã không bay trở lại cư xá nơi Đức Thánh Cha cư ngụ. Ngài nói trong tiếng cười: “Có đôi lần chúng quay trở lại nhưng lần này thật suông sẻ!”
 
Khoa học không được trở thành tiêu chuẩn cho điều thiện
Phụng Nghi
13:18 28/01/2008
Khoa học không được trở thành tiêu chuẩn cho điều thiện

Vatican (VIS) – Sáng hôm nay 28 tháng giêng tại Vatican ĐGH đã tiếp các tham dự viên một hội nghị liên học thuật có tên là “Căn tính có thể đổi thay của cá nhân” được đề xướng do Hàn lâm viện Khoa học Paris (Academie des Sciences de Paris) và Học viện Giáo hoàng về Khoa học (Pontifical Academy of Science).

Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha trước hết bày tỏ niềm vui ngài nhận thấy trong sự hợp tác liên học thuật mà theo ngài thì sẽ “mở ra một con đường cho sự nghiên cứu đa kỷ luật (multidisciplinary) rộng rãi và càng sâu xa thêm nữa”.

Đức Thánh Cha nói: “Ở thời đại chúng ta, những khoa học chính xác, cả về thiên nhiên và về con người, đã đạt được những tiến bộ phi thường trong việc tìm hiểu về con người và và vũ trụ của nó.” Tuy nhiên đồng thời lại “có một cám dỗ mạnh mẽ muốn hạn chế căn tính của con người và giam hãm nó vào những giới hạn của điều gì ta biết được…Muốn tránh việc đi xuống con đường đó, điều quan trọng là không được bỏ qua việc tìm tòi về nhân chủng học, triết học và thần học, sự tìm tòi làm nổi bật và duy trì sự huyền nhiệm của con người, bởi vì không có khoa học nào có thể trả lời được những câu hỏi: chúng ta là ai, chúng ta từ đâu đến và chúng ta đi về đâu. Hiểu biết về con người do đó là quan trọng nhất trong mọi loại hình thức hiểu biết.”

Đức Thánh Cha quả quyết: “Con người luôn luôn đứng xa hơn những điều được khoa học thấy và cảm nghiệm. Bỏ qua vấn nạn về “hữu thể” con người, chắc chắn sẽ dẫn đến sự chối bỏ khả năng tìm tòi sự thật khách quan về hữu thể…và do đó, dẫn tới một sự bất lực không nhận ra nền tảng trên đó đặt để phẩm giá con người, từ phôi thai cho đến lúc chết tự nhiên.”

“Khởi đi từ vấn đề hữu thể mới, được tạo ra do sự liên kết các tế bào và mang một gia sản di truyền mới và đặc biệt, quý vị đã làm nổi bật một số yếu tố chính yếu trong huyền nhiệm về con người. Con người có đặc điểm là tính liên hệ với người khác. Con người là một hữu thể được Thiên Chúa tạo dựng, một hữu thể mang hình ảnh của Thiên Chúa, một hữu thể được yêu thương và được tạo dựng để yêu thương. Là một con người, y không bao giờ nhốt kín trong chính mình. Y luôn là kẻ mang tính liên hệ với kẻ khác và ngay từ căn nguyên của mình, là một tương tác vớí các hữu thể nhân loại.

“Con người không phải chỉ thuần là kết quả của ngẫu nhiên, của những hoàn cảnh cùng hội tụ, của chủ nghĩa quyết định, của các phản ứng hóa học hỗ tương. Con người là một hữu thể được hưởng một sự tự do, …sự tự do làm thăng hoa bản tính của nó và là một dấu chỉ của huyền nhiệm về tính liên hệ với kẻ khác nó mang trong mình… Sự tự do này là đặc điểm của con người, có nghĩa là con người có thể hướng dẫn cuộc đời đến một chủ đích và làm nổi bật lên rằng cuộc sống con người có ý nghĩa ra sao. Trong việc thực thi quyền tự do chân chính này, cá nhân nhận thức ra được ơn gọi của mình, được thỏa mãn và thành hình căn tính sâu xa nhất của mình.”

Đức Thánh Cha kết luận: “Con người có khả năng đặc biệt phân biệt được điều thiện. Trong thời đại của chúng ta khi tiến bộ của khoa học lôi cuốn và khuyến dụ đi tìm các khả năng mà khoa học cung ứng, càng cần hơn bao giờ hết phải giáo dục lương tâm của những người đương thời để đảm bảo rằng khoa học không trở thành tiêu chuẩn của điều thiện, cũng như con người còn được tôn trọng như là trung tâm của sáng tạo, và con người không trở thành đối tượng cho sự lôi kéo về ý thức hệ, những quyết định độc đoán, hoặc các lạm dụng.”
 
Top Stories
The mass demonstration at the government-imposed deadline
Jos. Phuong Nguyen, C.Ss.R
02:20 28/01/2008
The Church property dispute regarding the old building of the apostolic delegation in Hanoi has reached to a higher level of crisis when the local authorities sent an ultimatum to Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt setting 5pm Sunday as deadline to end all protests, and to remove all statues of the Virgin Mary and a five-metre high crucifix out of the site. Hanoi Catholics responded by holding the largest demonstration to date.

Praying at the cross erected on January 25
Praying at the Pieta Virgin Mary statue
At 5 pm on Sunday, hundreds nuns prayed and sang making a circle around the cross on the steps of the building. Some other three thousands lay people surrounded them praying, singing and chanting late into night.

Since 18 December, when the first protest erupted, state-controlled media had been silent about the demonstrations. But, on Saturday and since then, they have been immobilized to denounce the Catholics’ protests. The radio and the television, and then newspapers started opening fire on the archbishop and the Catholic community. They accused Hanoi clergies and faithful of destroying state-owned properties, occupying state-owned land, gathering and praying illegally in public areas, attacking and insulting officials, disturbing public order, erecting illegally the cross in the garden of the site, and spreading distortions about the government on Internet.

These attacks, in a country where the population tends to interpret what state-controlled media spell out in a reverse way, seemed to have inverse effects. Hanoi Catholics suddenly became so popular that people rushed to the site to see by their own eyes "heroes" who dared to do such things. Some explicitly showed their admiration and solidarity to protesters in front of security officials. Some others believed that these sit-in Catholic protesters could not avoid from being involved in scuffles with police at the government-imposed deadline. They brought with them pairs of binocular to watch from a far distance.

In the lawn of the building, the congregation kept praying. Large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, were on the site, surrounding the protesters and mingling in their ranks, taking photos and filming with video cameras. The congregation focused only in their prayers in a defiant gesture to the ultimatum and threatening gestures around them.

As the deadline passed, Viet Catholics around the world monitored closely all developments. Some rang the protesters praying on the site. Some attended Candlelight Vigils some where in Australia, USA, France, Germany...

Two hours, three hours, then four hours.. passed by. Thanks God. Vietnam authorities, since accession to the WTO, probably learned how to behave better.
 
Hanoi’s Catholics continue protests defying the government’s ultimatum
Asia-News
06:30 28/01/2008
Hanoi’s Catholics continue protests defying the government’s ultimatum

by J.B. An Dang

The local government threatens “extreme action” if demonstrations do not cease. Media accuse the church of violence against public officials and of spreading public disorder. The diocese responds accusing media of manipulation and reaffirms its ownership of the Nunciature.

Hanoi (AsiaNews) – Over 3 thousand Catholics gathered in the gardens of the Apostolic Nunciature to pray in open defiance of the city government ultimatum to free the area and disperse demonstrations by 5 pm yesterday evening. Some Catholics even camped out in the residence gardens, part of the complex sequestered by the government in 1959 and which the Vietnamese Church has asked be returned now. Meanwhile the Archbishop of Hanoi Msgr. Joseph Ngô Quang Kiệt, today issued a statement reaffirming the Catholics right to protest in an area which has been unjustly taken from its rightful owner, the Catholic Church, by the government.

Praying at the cross erected on January 25
Praying at the Pieta Virgin Mary statue
On January 26th last, the Peoples Committee of Hanoi released a statement, threatening “extreme action” if demonstrations and the sit-in – ongoing since December 23rd last – were not called off by 5pm yesterday evening.

Signed by Ngo Thi Thanh Hang, the deputy chairwoman of the People's Committee in Hanoi, the statement “ordered” the Hanoi Archbishop to remove the cross and all statues of the Virgin Mary out of the site, and “to submit a report” to her “before 6pm of Sunday 27”.

Meanwhile government media have begun a campaign of misinformation regarding scuffles which took place January 25th, in which some Catholics entered the residence gardens to aid a women being beaten by police because she had entered the area to bring flowers to the statue of the Virgin present in the garden.

Press accuse Hanoi’s Catholics of having forcibly attacked security forces and ask the government to restore order taking severe measures if necessary.

Fr. Joseph Nguyen, who witnessed the January 25th episode, decried the press coverage as a “shameful distortion of the facts”. He tells AsiaNews: the protest prayer was held at 11:30, after the Mass. During the demonstration, a Hmong woman jumped over the Nunciature fence and placed some flowers at the feet of the statue which is in the grounds of the building”.

“Security personnel found her there and tried to grab hold of her. Without paying any attention to her explanation they began to beat her and kick her. There were at least 2 thousand Catholics there as witnesses. A commander of the security guards even shouted orders to his men to beat her to death”.

“Lawyer Lê Quoc Quan, present at the scene came to the woman’s rescue accusing the guards of breaking the law. So then they turned on him dragging him off to an office inside”.

“Seeing all of these happen, demonstrators had no other choice but to force the gate and clash with the security personnel. It is a massive lie however to say that they openly attacked the guards”.

Yesterday in churches throughout the capital, Catholics were informed of the ultimatum. Yet despite this they decided to demonstrate once again in front of the Nunciature, with song and prayer.

Today the office of the Archdiocese of Hanoi released a communiqué criticizing state media for not presenting the facts surrounding recent events in a “correct” manner.

State-controlled radio, television and news papers reported that the archdiocese in no way can challenge the ownership of the building because “on 24 November 1961, Fr. Nguyễn Tùng Cương,….. donated the property to the government”.

The archbishop has responded, setting the record straight; ‘.. the competent authority is the diocesan bishop with the consent of the finance council, the college of consulters and those concerned. The diocesan bishop himself also needs their consent to alienate the goods of the diocese”. The communiqué moreover clarifies “we know for sure he [fr. Nguyễn Tùng Cương] never made any donation, as he had no authority to do so”. It also recalls that the Vietnamese constitution safeguards religious freedom and places of worship, as underlined in ordinance 21/2004/PL-UBTVQH11, which specifies that the legal property of places of religious belief and of religious organizations is protected by law; any violation of this right is forbidden.

State media accuses Hanoi Catholics of attacking security personnel, disturbing public order, erecting illegally the cross in the garden of the site, and spreading distortions about the government on Internet.

The diocesan communiqué clarifies that the property in question does not belong to the state. “The government does not have any evidence that the Church in Vietnam did donate it, nor a decree saying that it was confiscated. Hence, it is still a property of the archdiocese”. From this point of view worshipping on the site belonging to the Church is protected by law and cannot be interpreted as “gathering and praying illegally in public areas”. Also, “the cross and statues of the Virgin Mary were there originally. The faithful just moved them back to where they were”.

Regarding the accusations of spreading distorted information about the government on the Internet, the prelate points out that these articles “have been posted by many people, the Hanoi Archdiocese cannot be held responsible”. But he continues, “most of them are accurate and it is the right of citizens protected by the Constitution” to spread information. On the contrary, concludes the communiqué, “It is the radio and the television of Hanoi, the New Hanoi newspaper, and the Capital Security newspaper who intentionally distorted the truths in order to humiliate our clergies and faithful”.

In a declaration dated January 14th last the Hanoi’s Peoples Committee accused the Capital’s Archbishop of “using religious freedom to provoke protest against the government” and in so doing “damaging relations between Vietnam and the Vatican”.
 
Cattolici di Hanoi continuano la protesta sfidando l’ultimatum del governo
Asia-News
06:39 28/01/2008
Cattolici di Hanoi continuano la protesta sfidando l’ultimatum del governo

di J.B. An Dang

Il governo locale minaccia “azioni estreme” se le dimostrazioni non cessano. I media accusano la Chiesa di violenze contro pubblici ufficiali e di minare l’ordine pubblico. La diocesi risponde accusando i media di manipolazione e rivendicando la proprietà della nunziatura da parte della Chiesa.

Hanoi (AsiaNews) – Più di 3 mila cattolici si sono radunati nel giardino della nunziatura apostolica di Hanoi a pregare, in aperta sfida all’ultimatum posto dal governo della città di liberare l’area e terminare le manifestazioni entro le 5 di ieri pomeriggio. Molti cattolici hanno perfino dormito nel giardino dell’edificio, sequestrato dal governo nel 1959 e che la Chiesa vietnamita continua a richiedere indietro, ora che si vuole utilizzare per costruire ristoranti e night club. Intanto l’arcivescovo di Hanoi, mons. Joseph Ngô Quang Kiệt ha diramato oggi un comunicato in cui rivendica il diritto dei cattolici a manifestare in un’area della Chiesa cattolica, sottratta ingiustamente dallo stato.

Il 26 gennaio scorso il Comitato del popolo di Hanoi ha emesso un comunicato, minacciando “azioni estreme” se le manifestazioni e il sit in - che continua dal 23 dicembre scorso – non terminavano entro le 5 del pomeriggio di ieri.

La dichiarazione a firma di Ngo Thi Thang Hang, la vice-presidente, esige dall’arcivescovo della città di ordinare ai cattolici di togliere la statua della Madonna, presente nel giardino della nunziatura, e la croce che i fedeli hanno piantato davanti all’entrata dell’edificio. Ngo Thi Thang Hang ha anche ordinato al vescovo di “presentare a lei un rapporto entro le 18” di ieri.

Intanto la stampa governativa ha aperto una campagna di disinformazione sui tafferugli avvenuti lo scorso 25 gennaio, in cui alcuni cattolici sono entrati nel giardino dell’edificio per salvare una donna picchiata dalla polizia perché era penetrata nell’area per portare dei fiori alla statua della Madonna presente in giardino.

La stampa accusa i cattolici di Hanoi di aver attaccato le forze di sicurezza e domandano la governo di ristabilire l’ordine prendendo le misure più severe.

Il p. Joseph Nguyen, che ha assistito agli scontri del 25 gennaio, bolla la lettura dei giornali comne una “svergognata distorsione”. E ad AsiaNews spiega: La preghiera di protesta si è tenuta alle 11.30, dopo la messa. Durante la dimostrazione, una donna Hmong ha saltato il cancello della nunziatura e ha deposto alcuni fiori alla statua della Madonna nell’area dell’edificio”.

“Il personale di sicurezza l’ha scoperta e ha cercato di afferrarla. Senza badare alle sue spiegazioni, essi hanno cominciato a picchiarla e a darle calci. Erano presenti almeno 2 mila cattolici come testimoni. Un comandante del personale di sicurezza ha perfino ordinato ad alta voce alle sue guardie di picchiare la donna fino a farla morire”.

“L’avvocato Lê Quoc Quan, lì presente, è intervenuto in difesa della donna, accusando le guardie di violare la legge. Le guardie allora hanno cominciato a picchiare anche lui, trascinandolo in un ufficio interno”.

“Vedendo tutto questo, i dimostranti non hanno avuto altra scelta che forzare il cancello e scontrarsi con la pubblica sicurezza. Dire però che i cattolici hanno attaccato il personale di sicurezza è una grossa menzogna”.

Ieri in tutte le messe nella capitale, i cattolici sono stati informati sull’ultimatum. Ma nonostante ciò, essi hanno deciso di manifestare ancora davanti alla nunziatura, con canti e preghiere.

Quest’oggi l’ufficio dell’arcidiocesi di Hanoi ha emesso un comunicato in cui si criticano i media statali di non presentare in modo “accurato” gli eventi di questi giorni.

Secondo radio, televisione e giornali di stato, l’arcidiocesi non può pretendere la proprietà dell’edificio perchè “il 24 novembre 1961, il p. Nguyễn Tùng Cương, allora amministratore della diocesi,… ha donato la proprietà al governo”.

L’arcivescovado risponde che l’autorità competente per tale transazione è solo “il vescovo diocesano, col consenso del consiglio finanziario e il collegio dei consultori”. Il comunicato precisa che “di sicuro egli [il p. Nguyễn Tùng Cương] non ha mai fatto alcuna donazione”. Esso ricorda pure che la Costituzione vietnamita difende la libertà religiosa e i luoghi di preghiera; inoltre, l’ordinanza 21/2004/PL-UBTVQH11 del 18 giugno 2004 specifica che le proprietà legali delle organizzazioni religiose sono protette dalla legge e che ogni violazione di tale diritto è proibito.

I media statali accusano i cattolici di Hanoi di distruggere proprietà dello stato, occupare suolo statale, radunarsi e pregare illegalmente su suolo pubblico, disturbare l’ordine publico erigendo una croce nel giardino della nunziatura, diffondere notizie distorte su internet.

Il comunicato della diocesi precisa che la proprietà in questione non è dello stato. “Il governo non ha alcuna prova che la Chiesa del Vietnam glielo ha donato, né vi è un decreto di confisca. Essa è perciò ancora proprietà della diocesi”. Da questo punto di vista, i raduni e le preghiere su una proprietà della Chiesa sono perfettamente legali e non possono essere interpretati come “raduni illegali su aree pubbliche”. Anche la statua della Vergine e la croce “erano lì in origine. I fedeli li hanno solo riportati dove erano prima”.

Sulle accuse di diffondere notizie distorte su internet, la diocesi sottolinea che tali articoli “sono stati messi da molte persone e l’arcidiocesi di Hanoi non ne è responsabile”. Ma, continua, “la maggior parte di essi sono accurati ed è diritto dei cittadini, protetto dalla Costituzione” il diffonderli. Al contrario, conclude il comunicato dell’arcidiocesi, “sono la radio e la televisione di Hanoi, il giornale ‘La Nuova Hanoi’ e il ‘Capital security’ ad aver in modo intenzionale distorto la verità dei fatti per umiliare i nostri sacerdoti e fedeli”.

In una dichiarazione del 14 gennaio scorso, il Comitato del popolo di Hanoi ha accusato l’arcivescovo della capitale di “usare la libertà di religione per provocare proteste contro il governo” e così “danneggiare le relazioni fra il Vietnam e il Vaticano”.
 
Vietnamese Faithful in Face of Ultimatum
Ecce Mater Tua
08:33 28/01/2008
The government of Vietnam set a deadline of 5pm Sunday (27th Jan) for Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt to end protests and remove all statues of the Virgin Mary and a 5m high crucifix from the confiscated offices of the Papal Nuncio.

VietCatholic News reports that as the deadline came, hundreds nuns prayed around the cross erected on 25th Jan on the steps of the building. Some 3,000 lay people surrounded them praying, and singing late into the night.

[image: Vietnamese Catholics pray at the Pieta outside the confiscated buildings of the Apostolic Delegation]

The dispute has been escalating for over a month, and on Saturday the government began launching media attacks on Catholics. But these attacks, in a country where the population tends to interpret what state-controlled media spell out in a reverse way, seemed to have inverse effects. Hanoi Catholics suddenly became so popular that people rushed to the site to see with their own eyes those who dared to do such things. Some explicitly showed their admiration and solidarity to protesters in front of security officials.

On the lawn of the building, the congregation kept praying. Large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, were on the site, surrounding the protesters and mingling in their ranks, taking photos and filming with video cameras. The congregation remained focused on their prayers in a gesture of defiance to the ultimatum and the threatening gestures around them.

As the deadline passed, Viet Catholics around the world closely monitored all developments. Some rang the protesters praying on the site. Some attended Candlelight Vigils in Australia, USA, France, Germany...

Two hours, three hours, then four hours... passed by. Thank God. The Vietnam authorities, since accession to the WTO, probably learned how to behave better.

Reported by Jos. Phuong Nguyen, C.Ss.R
 
Grievance Petition from the Archbishop of Hanoi Archdiocese
Rev. Lê Trọng Cung
09:28 28/01/2008

Grievance Petition from the Archbishop of Hanoi Archdiocese
Office of Hanoi Archbishop Rectory



No.: 025/TGM 08

Re: Complaint against the Hanoi Television Program;
New Hanoi Newspaper; and the Capital Security Newspaper

Hanoi January 28, 2008
Social Republic of Vietnam
Independence – Liberty – Happiness

Grievance Petition

To: -The Director of the Hanoi Television Station
-The Editor-in-Chief of the New Hanoi Newspaper;
-The Editor-in-Chief of the Capital Security Newspaper

In the evening program of the Hanoi Television Program aired on 1/26/2008, and on the New Hanoi Newspaper and the Capital Security Newspaper editions published on 1/27/2008, your reporting of the story on the old Catholic Embassy and the 1/25/2008 incident were a total fabrication from the true facts.

You have distorted the true facts regarding the land parcel belonging to the Hanoi Archdiocese, and especially the lot of the old Catholic Embassy. The Hanoi Archdiocese has full legal evidence regarding the true ownership of the land parcel and property therein.

The Executive Order No. 21/2004/PL-UBTVQH11 regarding Religions and Churches issued on 6/18/2004, clearly states: “Lawful properties belonging to a church are protected by the law and any act of violation to those properties are strictly prohibited” (section 26). Also, in the same Order, Article 1, Section 27 states: “Land having constructions being used by a religious church including pagodas, churches, temples, shrines, monastery, religious schools and offices, and other church properties are protected and allowed by the government for permanent operation.”

Your television station and the Hanoi newspapers quoted the responding correspondence no. 05/BXD – QLN dated 11/6/2007 that: “Implementing the Government’s policy on real property reorganization, father Nguyen Tung Cuong representing the management, on 11/24/1961, has transfer the control of the property no. 40a (now is 42 Nha Chung Street) to the Government” is a baseless report. The Rectory of Hanoi Archbishop has issued formal rejection of this correspondence. WE now wish to reiterate as follows:
The Roman Catholic Law Cannon 1292 provides: “...The presiding Bishop in agreement with the Economics Council and Advisory Council. The Bishop shall obtain the agreement from those councils when transferring property belonging to the Diocese.” Father Nguyen Tung Cuong at the time was only a manager of the Rectory. He certainly was not the owner of the property, having no authority to dispose of the property of the Church. We know for a fact that father Nguyen Tung Cuong only made a declaration of property but not a transfer. He had no power to transfer.
The above document of the Department of Construction also did not mention the Government’s which policy that deals with the reorganization of real property? Which legal document has jurisdiction over that act of appropriation of Church property?

Document 05/BXD – QLN dated 11/6/2007 states that “father Nguyen Tung Cuong had transferred the property located at 40a (now 42 Nha Chung Street) to the Government for proper care” is absolutely baseless and without legal authority. The property belongs to the Vietnamese Catholic Church, was not entrusted by the government, neither was it borrowed from, or issued by the government. Nor was it illegal property or entrusted by the court, therefore it simply could not be “transferred to the Government to be managed.”

No single priest may represent the Archbishop Rectory to transfer Church’s property to the Government. The property at 40 Nha Chung Street including the former Catholic Embassy was, now is, and continues to be the property of Vietnamese Catholic Church. Several Government agencies had used numerous methods to take control of it in unrighteous manners and using it to the present is an unlawful act.

You have distorted the truth about Catholic community activities on 1/25/2008. We categorically respond each point as follows:

1 – Destroying Government’s property (office of the Cultural Information and Cultural House of Hoan Kiem District)
-It is the Government who unilaterally removed and destroyed church’s property that we had owned since the past to the present. Particularly, the Government had removed the roof and hardwood floor in December 2008.

2 – Encroaching on public land, unlawful construction (installation of statue of the Virgin, the Cross, and 2 tents on the compound of 42 Nha Chung Street)
-Nobody had encroached on public property. This land belongs to the Hanoi Archdiocese who had never given, transferred or sold to anybody at anytime. Even there is no order confiscation. The temporary tents simply can not be called construction. At the base of the banyan tree, there existed the Nativity Scene, the Cross, and the statue of the Virgin. The act of enshrining the statue and the Cross is to restore to the original status as existent before the confiscation by the government.

3 – Gathering and unlawful habitation causing traffic interruption and interference at government office at no. 42 Nha Chung Street.
-The land certificate established in 1933 clearly stated that this land belongs to the Cathedral. Praying there is, therefore, inside the compound of the Cathedral. The faithful come there not to live but only to pray, therefore there is no unlawful habitation. Is it really a government office when it was used as a dance hall before? As to the signs “Cultural house,” “Cultural Information Office,” they were only recently posted there at 17:30 P.M. on 12/26/2007.

4 – Disorderly conduct, insults, and injuring to government employees and officials.
-What a fabrication! The parishioners only pray in peace and calmness. It was the government officials and enforcers who abused their power, had insulted, intimidated, and assaulted the innocent citizens severely. They are the ones who violated the laws and should be punished accordingly. We have in our possession photo proofs of those abuse and assaults.

5 – Organizing praying in violation of the Judicial Order on Religion: “Here, church members and some church officials had torn down 2 iron gates, stormed into the yard and battled the guards and some clerics who were working at the Cultural House of Hoan Kiem District. During the assault, some fanatic Catholics had physically assaulted some government officers among which one was severely injured and is still now being medically treated at the hospital. After this violent incident causing many injuries, some parishioners and cleric members installed a five-meter Cross inside the office of the Culture and Information House of the Hoan Kiem District. Thereafter, they broke the locks to the door, removed the official sign, hung the banners, construct nylon tents to live and pray on the compound of the house at 42 Nha Chung Street.”
-Praying is a legitimate and lawful activity of the parishioners. The under cover police had beaten and arrested them in an unlawful manner. In response, the parishioners had demanded justice and release of the innocent citizens. It is the unlawful arrests that cause people’s frustration. They poured into the compound to demand release of the innocents and punishment to the wrongdoers. The church officials always remain responsible. They had called for order and calm, and for peaceful resolution to the problems. Had the priests not intervened, there would be chaos. It was the Government officials who violently beaten the people causing severe injuries. We have full proofs to the incidents. The officials are responsible in causing the calamity when making false arrest and assaulted the parishioners.

As to some news that were posted on the internet by several people, the Hanoi Archbishop Rectory can not claim responsibility, but the postings are truthful and they are the rights of the citizens that are protected by the Constitution and Laws through Article 4 of the Media Law. It is the broadcasting by the Hanoi Television and the publications by the Hanoi and Capital News that are vicious lies and malicious distortion of the truth designed to slander the Catholic clergy and parishioners. Those acts had happened in broad daylight in full view of parishioners, people and passer-bys. They were also witnessed and reported by international press corp. The blunt act of distortion of the truth by your television station and the 2 newspapers is proof to your blatant violation of justice and the truth, bringing shame to the image of a country being ruled by law such as Vietnam. It is this act that negative affects the spirit of national unification at the present.

With the above reasons, and based on the Constitution, Vietnamese laws, and the Media law, (article 28), we hereby demand:

1- The Hanoi Television Program, the New Hanoi Newspaper and the Capital Security Newspaper must report the news truthfully and objectively, open an investigation and issue a retraction and correction according to the applicable laws, and to produce proof and evidence to support the reports.

2- Determine the responsible parties who have instigated the distortion and misinformation campaign.

3- Respond to us in a timely manner and according to applicable laws.

Greetings to you with the truth and justice

On behalf of the Hanoi Archbishop Rectory
Chancellor
(signed & sealed)
Reverend Le Trong Cung

To: -The addressees
-The Prime Minister
-People Committee of Hanoi City
-The Central Committee on Culture and Ideology
-The Ministry of Information and Communications
-File
 
Hanoi : malgré un ultimatum de la municipalité, les catholiques se pressent à une veillée de prière dans l’ancienne Délégation apostolique
Eglises d'Asie
11:09 28/01/2008
Hanoi: malgré un ultimatum de la municipalité, les catholiques se pressent à une veillée de prière dans l’ancienne Délégation apostolique

Dimanche 27 janvier, à 17 heures, heure fixée aux catholiques de Hanoi par un ultimatum de la municipalité pour vider les lieux, plus de 3 000 fidèles accompagnés de leur clergé étaient pacifiquement rassemblés pour prier à l’intérieur de la cour de la Délégation apostolique, dont le portail est désormais ouvert depuis les incidents du vendredi précédent (1). La foule des fidèles avait grossi tout au long de la journée, au fur et à mesure qu’approchait l’heure de l’ultimatum. Surveillée par des forces de police assez importantes, la veillée de prière s’est poursuivie toute la nuit, avec des centaines de participants, toute la nuit, sous des tentes spécialement aménagées du fait de la pluie froide qui tombe en cette saison. Dans la matinée du lundi, à l’issue de la messe de la cathédrale, un autre groupe venait relayer le premier. On ne signalait encore aucune intervention des autorités.

La veille, une dépêche en langue vietnamienne de l’agence Vietcatholic News annonçait que les autorités municipales de Hanoi venaient de lancer un ultimatum à l’archevêché de Hanoi. Dans une lettre adressée à celui-ci, le Comité populaire de la capitale lui signifiait que, le dimanche 27 janvier, à 17 heures, tous les symboles religieux devraient être retirés du domaine de l’ancienne Délégation apostolique, où ils avaient été placés ces derniers jours. Au cas où cet ordre ne serait pas suivi, des mesures « fortes » seraient prises.

Les symboles religieux dont les autorités demandaient le retrait immédiat sont, en réalité, une statue de la Pietà et une croix métallique de 4 m de haut. La statue de la Pietà avait été apportée par un groupe de fidèles, le 20 décembre dernier, deux jours après le début des manifestations de prière. C’est devant elle que, depuis, se rassemblent les prêtres et les fidèles pour prier pour la justice et la restitution de l’ancienne Délégation apostolique accaparée par l’Etat. Cette statue évoque de plus un événement ayant scandalisé les catholiques le 27 janvier 2007, date à laquelle des autorités locales avaient saccagé une statue de la Pietà dans une petite paroisse du diocèse de Phat Diêm (province de Ninh Binh). La croix, quant à elle, a été plantée dans l’après-midi du 25 janvier, après que le portail d’entrée de la Délégation apostolique eut été enfoncé. La foule avait alors pénétré dans la cour et quelques hommes y avaient transporté cette croix, sans que les agents de la Sécurité puissent les en empêcher. Avec le retrait de ce symbole religieux, c’est en fait la fin des manifestations de prière qu’exigent les autorités.

Ce refus d’obéir à l’ultimatum, succédant à la confrontation des fidèles avec les agents de la Sécurité ayant eu lieu deux jours plus tôt, marque une nouvelle étape dans l’affrontement non violent entre la communauté catholique de Hanoi et les autorités. Il avait commencé le 15 janvier dernier avec une lettre pastorale de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt protestant contre les travaux accomplis dans l’ancienne légation apostolique, et demandant aux fidèles de Hanoi de prier pour que justice leur soit rendue. Le 18 janvier suivant, une première procession se dirigeait depuis la cathédrale vers la Délégation apostolique pour y prier pendant une vingtaine de minutes. Le 20 janvier, après une ordination sacerdotale, les fidèles revenaient en grand nombre sur les lieux où était installée une statue de la Vierge. Ces manifestations de prière, auxquelles participent prêtres, religieux, religieuses et laïcs, se sont ensuite répétées à plusieurs reprises, surveillées de près par les forces de l’ordre mais sans débordements d’aucune sorte, jusqu’au 25 janvier dernier où de sérieux incidents ont eu lieu.

Dans une interview parue le 25 janvier, mais accordée quelques jours auparavant à un reporter de Vietcatholic News, l’archevêque avait dit son intention d’aller jusqu’au bout, tout en soulignant qu’il s’agissait là d’une action non violente et de nature spirituelle.

(1) Voir dépêche EDA 478 - 25 janvier 2008 - VIETNAM

(légende photo: La foule rassemblée autour de la croix et de la Pietà

Photo: ©Vietcatholic News)
 
Viet Catholics step up protests
CWN
14:45 28/01/2008
Viet Catholics step up protests

Praying at the cross erected on January 25
Praying at the Pieta Virgin Mary statue
Hanoi, Jan. 28, 2008 (CWNews.com) - Catholics in Hanoi have continued their demonstrations outside the former offices of the apostolic nuncio, despite ominous warnings from the Vietnamese government.

More than 3,000 Catholics gathered in the garden of the building that once housed the apostolic nuncio for a prayer vigil on Sunday, January 27, in defiance of a government order to vacate the site.

The protesters rejected a directive issued by Ngo Thi Thanh Hang, the deputy chairman of the People's Committee in Hanoi, who ordered the demonstrators to leave and to remove a Cross they had placed in the garden of the building. Ngo-- who had earlier accused Church leaders of undermining public order-- again riled the demonstrators by claiming that Catholics had attacked security guards at the site of the protests.

Ngo added to the protesters' ire by demanding a report from Hanoi's Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet about the protests. "Is she a Pope, demanding the archbishop make a report to her?" asked Father Joseph Nguyen

The archbishop did make a public statement in response to government claims that the office of the nuncio had been officially donated to the government by Church officials in 1961. He pointed out that the priest who signed a letter ceding the property to the Communist government-- almost certainly under duress-- did not have the authority to dispose of the building. The priest, the archbishop said, "was only a property manager; he himself was not the owner of the property and had no authority" to make a donation.

The government's claims about the donation of the building came after a long public silence on the protests orchestrated by Hanoi's Catholics. State-controlled media quickly publicized the government's claim, charging that Catholics were distorting history by claiming that the government had seized the building illegally. The archbishop rejected those charges, insisting that the Church has the only legal claim on the building.

Meanwhile in Ha Dong, a city of about 200,000 people located east of Hanoi, local Catholics staged their prayer vigil outside a parish building that had been seized by the Communist government. Evidently inspired by the protests in Hanoi, parishioners in Ha Dong walked in procession to the old parish building, where they prayed quietly for several hours, braving a cold rain.
 
Archbishop of Hanoi responds to government threats and accusations
Catholic News Agency
14:49 28/01/2008
Archbishop Joseph Ngô Quang Kiêt - Hanoi, Jan 28, 2008 / 12:48 pm (CNA).- Over the weekend, members of the Vietnamese government issued a statement about the recent Catholic protests in the capital city of Hanoi. In a response dated January 28, Archbishop Joseph Ngô of Hanoi disproved every accusation leveled against his flock by the government.

The statement comes after the city's governing body issued an order on January 26 giving the protestors until 5 p.m. Sunday to leave the premises and to remove statues of the Virgin Mary and the cross that they had erected on Friday, but none of the instructions were followed.

Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt
Instead, 3,000 Catholics showed up to sing, pray and demand the return of the Church’s property. “We are not afraid of death”, said Huong Nguyen, 34, one among hundreds who stayed all night to protect the statues and cross that Catholics have placed in front of the former Vatican embassy.

State-controlled radio, television and newspapers reported that the archdiocese in no way can challenge the ownership of the building because “on 24 November 1961, Fr. Nguyễn Tùng Cương, the then Financial Administrator and Property Manager of the Archdiocese, donated the property to the government.”

In answer to the claims of the government, the archbishop has responded by saying that Fr. “Canon 1292 specifies that ‘… the competent authority is the diocesan bishop with the consent of the finance council, the college of consultors and those concerned. The diocesan bishop himself also needs their consent to alienate the goods of the diocese.’ Fr Nguyễn Tùng Cương was only a Property Manager, he himself was not the owner of the property and had no authority to make such a decision. We know for sure he never did it. In fact, he simply made a report as required by laws, he did not donate [the property], he did not have authority to do so.”

The archbishop also pointed to the Vietnamese constitution, saying that “the legal property of places of religious belief and of religious organizations is protected by law; any violation of this right is forbidden.”

The statement, signed by Fr. John Lê Trọng Cung, chancellor of the archdiocese, also challenges attacks by the state controlled media. The media claim that Hanoi Catholics have destroyed state-owned properties, occupied state-owned land, gathered and held prayer services illegally in public areas, attacked and insulted officials, disturbed public order, illegally erected a cross in the garden of the former Vatican embassy, and spread distortions about the government on Internet.

Archbishop Joseph Ngô responded to these accusations by insisting that, “The government does not have any evidence that the Church in Vietnam did donate it, nor a decree saying that it was confiscated. Hence, it is still a property of the archdiocese”.

The prelate also argued that worship on the site, which is owned by the Church, is a right “protected by laws”. Therefore, it cannot be interpreted as “gathering and praying illegally in public areas”. Also, “the cross and statues of the Virgin Mary were there originally. The faithful just moved them back to where they were”.

The allegations of distortions being spread about the government on Internet, cannot be pinned on the archbishopric or the Church, but are the responsibility of those who posted them, said Archbishop Ngô. Nevertheless, "most of them are accurate and it is the right of citizens protected by the Constitution” to post their comments, he continued.

In fact, the archbishop said, “It is the radio and the television of Hanoi, the New Hanoi newspaper, and the Capital Security newspaper who intentionally distorted the truths in order to humiliate our clergies and faithful.”

The archbishop of Hanoi closed his statement by calling on the New Hanoi and Capital Security newspapers to “investigate thoroughly following legal procedures” attacks on the Church by their reporters and publicly reply to Hanoi Catholics.
 
河内天主教徒挑战政府最后通牒继续抗议活动
Asia-News
14:57 28/01/2008
河内天主教徒挑战政府最后通牒继续抗议活动

若翰 鄧明安

地方政府威胁,一旦示威者拒绝停止抗议将“采取极端措施”。媒体指责教会暴力侵犯公共场所、危害公共秩序。教会回应,谴责媒体受到操纵、要求归还宗座代表处旧址

河内(亚洲新闻)—昨天,三千多名天主教徒聚集在首都河内宗座代表处旧址花园祈祷,公开挑战政府要求示威者在昨天下午当地时间五点以前撤离示威场地、结束示威活动的最后通牒。许多教友甚至在花园内露宿,要求政府归还一九五九年强占的宗座代表处旧址。目前,这座建筑内建起了餐馆和夜总会。长期以来,地方天主教会不断要求政府归还教产。今天,河内总主教区总主教吴光杰蒙席正式发表声明,义正词严地指出天主教徒有权利收回属于教宗的财产;有权利继续在被政府不公正地强行占据的天主教会场地上举行示威。

一月二十六日,河内市人大常委会发表公告,威胁如示威者不在昨天下午当地时间十七时前结束自去年十二月二十三日开始的示威静坐,将“采取极端措施”。

由市人大副委员长签署的公告中,要求河内总主教命令天主教徒撤掉宗座代表处旧址花园中的圣母像、以及教友们矗立在入口处的十字架。他还命令主教“在昨晚十八时以前,向他递交报告”。

与此同时,越南国内媒体掀起了一场混淆视听的新闻战,歪曲一月二十五日发生的天主教徒与警方冲突。其间,部分天主教友闯进花园,救下一名遭到警方殴打的女教友。当时,这位女教友要给花园里的圣母像献花。

媒体指责河内的天主教徒攻击公安力量;要求政府采取严厉措施恢复社会秩序。

亲眼目睹了一月二十五日冲突的天主教会司铎阮神父指出,媒体的报道是“令人作呕的歪曲”。他告诉亚洲新闻通讯社,抗议祈祷活动是在十一点三十分,即弥撒圣祭后开始的。其间,一位女教友跳过了大门,将鲜花放在了圣母像前”。

“治安人员发现她后,试图制止她。他们根本不听她的解释,就开始打她、踢她。当时在场的至少两千名天主教徒,就是证人。一名负责保安的人,甚至高声下令打死这名女教友”。

“黎国军律师也在场,他挺身而出保护这位女教友,指责保安的违法行为。于是,保安开始连他一起打,并将他拖进了一间办公室里”。

“看到这一切,示威者别无选择,只能冲击大门,与治安人员起了冲突。但是,说天主教徒攻击治安人员绝对是天大的谎言”。

昨天,首都各圣堂举行的弥撒圣祭中都向教友们告知了政府的最后通牒。尽管如此,教友们仍然决定在宗座代表处前示威,用祈祷和圣歌来表达他们的抗议。

今天,河内总主教区办公室发表公告,言辞驳斥官方媒体连日来对这起事件进行的“不负责任”的报道。

越南官方广播、电视和报纸都纷纷宣称,河内总主教区没有权利要回宗座代表处旧址。因为,“一九六一年十一月二十四日,当时的教区署理阮神父……已经将这片土地送给了政府”。

为此,总主教区作出回应指出,将教会财产出让赠送的决定,只有“教区主教在获得教区财务委员会和咨议会同意的情况下”才能做出。公告中继续指出,“可以肯定,阮神父绝对没有作出任何赠送”的决定。

吴光杰总主教强调,越南宪法明确规定维护宗教自由、保护祈祷场所。此外,二OO四年六月十八日颁布的21/2004/PL-UBTVQH11法令更明文规定,宗教组织的合法财产受到法律的保护;禁止任何侵犯其权利的行径。

官方媒体指责河内天主教徒摧毁国家财产、占领国有领土、在公共场所非法集会祈祷、扰乱公共秩序,在宗座代表处旧址花园内竖立起十字架、在互联网上散布假消息。

河内总主教区公告中明确指出,所涉及的教产绝非国家财产。“政府没有任何证据证明越南教会(将其)赠送给了国家;也没有明确的征占(这片教产的)行政令。为此,仍然是教会财产”。为此,在教会财产内集会和祈祷完全合法;不能被称之为“在公共场所非法集会”。童贞圣母像和十字架“原本就在那里,教友们仅仅是物归原位”。

至于在互联网上散布假消息,教区强调,此类文章“是许多人放上去的,与河内总主教区无关”。但是,“绝大部分是可靠的消息;是宪法保障的公民基本权利”。为此,予以捍卫。公告最后指出,相反,“是官方广播、电视和《河内新闻》及《首都治安》等官方媒体有意歪曲事实,羞辱我们的天主教司铎和教友”。

一月十四日,河内市人大常委会指责首都总主教“利用宗教自由挑起反政府抗议”;并由此“损害了越南与梵蒂冈之间的关系”。
 
Vietnam: government issues ultimatum to Catholic protesters
Independent Catholic News
15:53 28/01/2008
Local government delivered an ultimatum to the Archbishop of Hanoi's Office ordering that sit-in protesters must leave the ground of the old building of the apostolic delegation, and that the cross erected on Friday and all the statues must be removed. The dateline was set at 5pm last night local time..

During the Friday clash with police, Hanoi Catholics took control the building for a while ­ long enough to put up a large cross in the garden. That cross "must be removed", said the ultimatum.

On their first vigil at the site, just before Christmas, Hanoi Catholics wheeled a Pieta Virgin Mary statue from St Joseph's Cathedral to the building where it had once been located before the communists illegally seized the building. That statue "must be removed" as well, said the ultimatum.

Despite cold rain, strong warnings and many other threatening gestures from security forces, Hanoi Catholics have been holding sit-in protests on the garden of the building since Friday. These people "must leave the ground of the building", the ultimatum ordered.

During Saturday, the government sent some officials to the site to persuade demonstrators to leave but to no avail.

Along with the ultimatum, some army and security units have been deployed hinting a crackdown is likely.

In weekend Masses, the Catholic community has been informed about the ultimatum, and urged to be united in prayer that God may bless, strengthen and guide them in the fight for justice. This indicates that Hanoi Catholics defy the ultimatum and continue protests.

© Independent Catholic News 2008
 
Vietnam Catholics Hold Vigil for Land
WashingtonPost
15:11 28/01/2008
HANOI, Vietnam -- Thousands of Catholics blocked a busy street in Vietnam's capital Friday in a rare public demonstration, chanting and praying for the Communist government to return land once owned by the church.

A priest in a white robe carrying a large cross led a procession of parishioners, accompanied by a marching band, from St. Joseph's Cathedral in downtown Hanoi to the adjacent site of the former Vatican embassy.

The embassy _ one of many church properties taken over by the Communist government after French colonialists were ousted in 1954 _ is one of several sites the church is asking the government to return. Church officials say they have documents showing the 2.5-acre property belongs to the diocese.

Foreign Ministry spokesman Le Dung insisted all land in Vietnam belongs to the state and no one is permitted to own private plots.

"Individuals and organizations only have land use rights," Dung said at a regular news briefing Thursday.

"The Hanoi People's Committee will consider the needs of land use by the Hanoi church and will handle it in accordance with the land laws," he said.

Church members have been holding daily prayer vigils at the site since late December, but Friday's gathering was the largest because many people from outside Hanoi had come to the capital to celebrate Cardinal Pham Dinh Tung's 90th birthday. No arrests were made and police did not break up the event.

"I haven't seen anything like this before," said parishioner Nguyen Ngoc Vinh, 70, who stood quietly in the rain as the marching band and a huge drum played. "We are not protesting, but we are just asking the government to give it back."

Church officials called on parishioners to show restraint as a number of protesters began pushing against the fence. At least two people who scaled the property's locked iron gate were beaten by guards.

"They did not respect human rights and the rights of religious freedom," said Trinh Duy Hung, a priest at the site, referring to the guards.

Protests are prohibited in Vietnam and most gatherings involving large numbers of people are broken up by police.

A police official said city officers were not involved in the clash. He declined to give his name because he was not authorized to speak to the media. He said police were not inside church property. Uniformed officers were seen blocking traffic and watching the demonstration from the street.

"They seized my camera and I was beaten by five or six security guards," said Le Quoc Quan, a lawyer and pro-democracy dissident who was detained for three months last year after returning from a fellowship at the National Endowment for Democracy in Washington, D.C.

The U.S. State Department pressured Hanoi for Quan's release, which came just before Vietnamese President Nguyen Minh Triet made a trip to Washington. Foreign diplomats, including representatives from the U.S. Embassy, were present at Friday's vigil.

There are about 6 million Catholics, the second-largest faith after Buddhism, in the country of 86 million people.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ý kiến độc giả: Cần phải lên án báo đài Nhà nước đăng tin sai sự thật!
Hừng Đông
01:02 28/01/2008
Ý kiến độc giả: Cần phải lên án báo đài Nhà nước đăng tin sai sự thật!

Tôi, một người giáo dân thấp cổ bé họng luôn luôn theo dõi sát sao sự việc ở Toà Khâm Sứ. Đó là nhờ hệ thống truyền thông của của VietCatholic và các phương tiện truyền thông khác qua Internet mà biết được những gì đang xẩy ra kèm với hình ảnh sống động.

Sau những biến động ngày Chủ Nhật 27-01-08 vừa qua tôi tự hỏi liệu chính quyền sẽ dùng cách nào để trấn áp giáo dân. Sau 17h ngày 27 tôi nghĩ chắc chính quyền sẽ không dám trấn áp thẳng tay với dùi cui súng ống, họ đủ khôn ngoan để hiểu rằng có hàng ngàn giáo dân đang hiện diện sẵn sàng hi sinh để bảo vệ tượng thánh. Và một cuộc đổ máu dưới ống kính máy quay máy ảnh và báo đài quốc tế là một giấy báo tử cho chính quyền. Thế chỉ làm tình hình tồi tệ thêm mà thôi.

Mấy ngày nay, các báo đài của nhà nước (tôi đảm bảo có sự chỉ đạo của Đảng "quang vinh") đã liên tiếp đăng tin bài xuyên tạc một cách trắng trợn về Toà Khâm Sứ. Thử hỏi mục đích của việc này là gì. Một thời gian báo đài im hơi lặng tiếng mà giờ đây lại đồng loạt đăng những tin tức sai sự thật đến mức không thể tưởng tượng nổi.

Tôi thiết nghĩ đây là đòn thâm độc của quỷ dữ đang rắp tâm chống phá giáo hội. Họ xử dụng những phương tiện truyền thông chính thống tung tin sai lệch gây dư luận xấu trong xã hội nhất là những người không được biết sự thật. Tạo ra làn sóng phản đối trong những người bị họ lừa bịp. Rồi nghe theo họ kích động lấy danh nghĩa người dân (cầm đầu có thể là tay sai của họ) đến Toà Khâm Sứ gây náo loạn đòi dỡ tượng thánh. Và như vậy là dùng dân để đánh dân còn chúng thì ngồi ngoài rung đùi ngư ông đắc lợi.Thật là nham hiểm.

Họ có thể lợi dụng tình hình đó nói đứng về phe "người dân","chính nghĩa" mà đàn áp những người "quá khích" đang cầu nguyện ôn hoà. Lý do "giúp" "dân" dẹp loạn.

Nếu vấn đề này không được làm sáng tỏ thì không chỉ bây giờ mà còn sau này rất nhiều người dân sẽ có cái nhìn sai lệch về người Công giáo.

Xin mọi người kịch liệt lên án phản đối báo đài nhà nuớc đăng tin sai sự thật và tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết bộ mặt thật của chính quyền.
 
Hà Nội mùa này vắng những... tin vui
Lm Vĩnh Sang DCCT
02:43 28/01/2008
Lần này tôi đến Hà Nội với những tâm tình khác lạ, dẫu rằng cái buốt lạnh bất ngờ vốn là khí trời mà tôi ưa thích, khác hẳn với cái nóng hần hập đầy bụi khói của phương Nam, Hà Nội co ro trong những cơn gió mạnh làm tăng thêm nỗi thương nỗi nhớ. Tôi vẫn thích Hà Nội giá rét là vậy, nhưng lần này thì nỗi thích không còn là tâm tình duy nhất, trong đó đang đan xen những nỗi buồn.

Tôi lẳng lặng đến, len lén vào Hà nội để cảm nhận nỗi cô đơn lạnh vắng, để như trân trọng những giây phút anh em Hà Nội đang đắm chìm trong kinh nguyện, trong cuộc bảo vệ Công Lý và Hòa Bình, cho dù tôi cũng thèm lắm một cuộc đón đưa, mà nếu cuộc đón đưa đó lại dừng ở một quán chả cá nào đấy của thủ đô thì thật tuyệt vời cho một người khách vừa lạ vừa quen của Hà Nội mùa cuối đông.

Thế nhưng tôi cũng đã rời Hà Nội và chẳng thể không mang theo bao nỗi nhớ.

Nỗi nhớ thương đầu tiên làm dao động lòng tôi đó là cuôc gặp gỡ T. Nghe tin tôi từ Sài-gòn ra Hà Nội, T. tìm cách điện thoại cho tôi, tôi được biết T. vừa sinh đứa con thứ hai được mười ngày. Trong cuộc điện đàm, T. muốn gặp tôi lắm nhưng vì vừa mới sinh nên không thể đến gặp được. Nhưng thật bất ngờ, chỉ vài phút sau cuộc nói chuyện, T. xuất hiện co ro trong những chiếc áo len to sù sụ..

“Con nhớ ông ngoại quá, con phải đi gặp ông ngoại mới được”. Tôi trách T: “Sao con liều thế ?” nhưng lòng tôi như giãn ra khi nghe T. vắn tắt vài lời về cuộc đời của T: “Anh ấy thương con lắm, anh coi cháu P. như là con ruột của anh ấy”.

Nhớ lại những ngày T. ngỡ ngàng đến với ngôi nhà Giê-ra-đô, nét mặt hoảng hốt còn lưu lại trên gương mặt, bị người tình phụ với bào thai còn non bé, T. đã tưởng chừng không qua được thử thách này. Rồi những ngày sau đó, mỗi lần tôi ra Hà Nội là mỗi lần tôi chứng kiến đứa bé ngoặt ngoẹo trên tay T. Hai mẹ con cố gắng sống lây lất qua ngày.

“Bây giờ chúng con có công ăn việc làm, gia đình chúng con no đủ, con muốn gởi ông ngoại một ít để ông ngoại về lo cho chị em”... “Con đang giúp hai em bị bỏ rơi, con nuôi trong nhà con, một em đã năm tháng và một em mới có thai ba tháng”... “Anh nhà con bằng lòng cho con làm việc này, anh ấy không phiền trách gì con”...

T. về rồi, tôi cứ bâng khuâng mãi, một ngôi nhà Tình Thương Giê-ra-đô khác đang hình thành ở Hà Nội. Tôi mang cả hình ảnh T. về lại Sài-gòn.

Màn trời chiếu đất để giữ đất nhà thờ
Tôi gặp những bà mẹ đã nằm lăn lóc trong đêm sương gió của Hà Nội, những bà mẹ mà ở Sài-gòn tôi chỉ được thấy trên hình ảnh, nhớ đêm 11 tháng 1, cả Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài-gòn đã vỗ tay vang dội khi hình những bà mẹ này được chiếu lên tấm màn trắng chăng ngang Cung Thánh.

“Cha biết không, con đi khắp thế giới mà không tốn một xu nào” Các bà có ý nói ảnh chụp các bà nay đã được loan đi khắp nơi, những gương mặt rạng rỡ vui tươi. “Từ ngày ra nằm ngoài trời sương gió, chúng con đâm... khỏe ra, cha ạ !” Tôi xót xa khi nghe những lời chia sẻ này, tại sao các bà lại phải dấn mình trong nỗi khó khăn nhọc nhằn thế ?

Một bà xông lên trong những tiếng cười nắc nẻ: “Cha có thấy con không ? Họ túm con lôi lên xe đấy !” A, tôi nhớ đến tấm ảnh một người đàn bà mặc áo len màu đỏ bị hai anh Công An túm lấy lôi đi, “Con không sợ !”... “Thế cháu nghe nói có bà nào bị Công An chụp hình lại lôi máy hình ra chụp lại nhỉ ? “Con ! con đấy !” Vừa nói bà vừa thò tay vào lật cánh áo ngoài lên, móc vào túi áo trong một chiếc điện thoại di động, bà giơ lên chụp tôi: “Con chụp được cha rồi nhá !” Thế là cả đám cười rân ran. “Gớm ! Cháu nó tập cho con chụp mỏi cả tay”.

Nỗi nhớ thứ hai tôi mang về Sài-gòn, nỗi nhớ những con người kiên trung với Hội Thánh, những con người không sợ gió sương.

Tôi gặp một tập thể cánh chị em đồng nát ( “đồng nát” là kiểu nói của miền Bắc, “chai bao” của miền Trung và “ve chai” của miền Nam ), họ đến Hà nội từ những đồng quê nghèo đói, họ đã gia nhập vào hàng ngũ những người cầu nguyện tại Hà Nội, họ đã bỏ những phiên chợ có thể kiếm được ít tiền lo cho gia đình, họ sẵn sàng hy sinh tất cả. Chỉ một chỗ ngủ qua đêm giờ này họ cũng bị những chủ nhà trọ dọa không cho mướn nếu không từ bỏ tham gia cầu nguyện. Tôi nói với cha Bề Trên: “Nếu họ bị áp bức như vậy, em đề nghị anh mở cửa Nhà Thờ cho họ nghỉ đêm”. Những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên những gương mặt nghèo khổ, họ hạnh phúc bởi Hội Thánh chọn đứng về phía người nghèo, người bị áp bức. “Con nằm ở hiên Nhà Thờ cũng được, cha ạ !”

Tôi về Sài-gòn mang theo những gương mặt đồng nát trong nỗi nhớ của tôi...

Ngỡ tưởng như thế là đã đầy nỗi nhớ, có ngờ đâu nỗi nhớ lại được đong thêm. Một buổi sáng lạnh rét tôi rời Hà Nội, trời còn sớm lắm, thành phố vẫn còn đang ngủ im, tôi lẳng lặng đi qua dãy phố, sương xuống ướt át phố phường, chợt tôi nhận ra trong đám người ngồi quanh một cái bàn, ánh lửa leo lét của chiếc đèn dầu nhỏ bé đặt ở giữa, có những gương mặt quen quen. “Thưa cha, bọn họ canh chúng con, chúng con canh lại bọn họ”, đám thanh niên quen biết đã thức cả đêm, chiếc bàn họ ngồi hút thuốc gần ngay chốt gác của Công An. Công Lý và Hòa Bình ở đâu sao họ phải vất vả tìm kiếm ?

Về lại Sài-gòn, có rất nhiều chuyện của Hà Nội để kể cho anh em nhưng sao chẳng có chuyện nào vui ! Hà Nội mùa này vắng những... tin vui !
 
Nữ Vương Hòa Bình - Tòa Khâm Sứ
Vinh Danh
06:06 28/01/2008
 
Đường Hy Vọng - Tòa Khâm Sứ
Vinh Danh
06:17 28/01/2008
 
Hãy đọc lời ai điếu cho một nền báo chí tay sai, bẻ cong ngòi bút
Người Sàigòn
07:53 28/01/2008
(Nhân sự kiện các báo An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới, Đài PT-TH Hà Nội ngày 26/1/2008 đưa tin sai sự thật về Cuộc cầu nguyện của giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ ngày 25/1/2008)

Gửi các nhà báo Việt Nam,

Tôi là một trong hàng triệu độc giả báo chí, hàng ngày vẫn tìm đến các phương tiện thông tin như đến với một người bạn đường đáng tin cậy và thân thiết.

Tôi cũng là một Kitô hữu. Như mọi anh em đồng đạo, hàng ngày tôi vẫn đọc và suy gẫm Lời Chúa- Lời của Sự Thật và Sự Sống Đời Đời- đồng thời đọc những lời của đời sống do báo chí và văn chương đem lại.

Nhờ lời của đời sống, tôi nhận biết cuộc đời đang cần những gì từ Lời của Sự Thật và Sự Sống.

Bởi vậy, tôi viết thư này gửi các nhà báo VN, những con người đang mang trọng trách nói thật mọi sự thật đang diễn ra trong đời sống con người hiện nay. Nói thật mọi sự thật và đưa thông tin nhanh chóng đến công chúng, đặng mọi người được thông hiểu mọi sự kiện đang diễn ra trên đất nước ta và thế giới. Đó là thiên chức của mọi nhà báo- báo chữ, báo hình, báo tiếng.

Nhà báo, người nói Lời của Đời, nên tôi rất kính trọng và tin tưởng.

Tuy nhiên qua nhiều sự kiện, vụ việc, lòng tin tưởng của tôi vào giới công chức-nhà báo (tôi muốn nói về các nhà báo ăn lương Nhà nước, để phân biệt với các nhà báo tự do, không do Nhà nước quản lý) đã giảm sút nghiêm trọng, nhất là qua những biến cố của hơn một tháng qua. Nào sự kiện thanh niên Hà Nội và TP HCM biểu tình, phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố sáp nhập Trường Sa và Hoàng Sa vào huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Và đặc biệt, sự kiện giáo dân Hà Nội ôn hòa yêu cầu nhà cầm quyền trả lại những phần đất của Giáo Hội bị Nhà Nước chiếm đoạt cách phi nghĩa và phi pháp.

Trước những sự kiện mà tin tức loang ra rất nhanh trên cả nước và khắp thế giới, tất cả mọi tờ báo và các đài phát thanh-truyền hình nước ta đều im hơi lặng tiếng.

Quý “đồng chí” nhà báo, các “đồng chí” ở đâu trong đời sống nhân dân?

Câu hỏi này có lẽ xúc phạm đến nhà báo.

Mà thật là xúc phạm, khi vẫn biết hàng ngày mọi phóng viên đều tỏa đi các nơi thu thập tin tức, viết bài, đưa tin, hướng dẫn dư luận. Đó là công việc đã được ấn định cho một nhà báo. Cho nên không thể không có bài đăng báo. Muốn có bài thì phải đi thực tế. Bởi vậy đặt câu hỏi ở đâu trong đời sống nhân dân có lẽ đã xúc phạm đến ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần chấp hành mệnh lệnh công tác của viên chức - nhà báo.

Bởi vì các nhà báo cũng còn là công chức Nhà nước.

Người công chức được Nhà nước trả lương để thực thi nhiệm vụ quốc gia nên phải làm tròn chức trách. Chức trách của nhà báo là thông tin cho đại chúng về đời sống của đất nước, nên đặt câu hỏi ở đâu trong đời sống nhân dân thì vừa xâm hại uy tín nhà báo đồng thời gây tổn hại thanh danh Nhà nước, người bổ nhiệm nhà báo vào chức trách phản ánh đời sống nhân dân.

Nhưng tôi không thể không đặt câu hỏi, vì trong những sự kiện vừa nêu, đã không thấy có bất kỳ sự phản ánh nào của một nhà báo được Nhà nước trả lương bằng thuế của nhân dân đóng góp.

Như vậy, hoặc nhà báo không chu toàn nhiệm vụ, hoặc Nhà nước thiếu kiểm tra đôn đốc nhà báo đi làm nhiệm vụ, không được bê trễ.

Điều đó có nghĩa là, hoặc nhà báo không đi thực tế - nếu vậy Nhà nước thiếu bổn phận đôn đốc, hoặc có đi thực tế, nắm bắt sự kiện, nhưng không viết bài, đưa tin – nếu vậy, Nhà nước chưa huấn luyện nhận thức, kỹ năng, sự nhạy bén để người phóng viên có đủ năng lực phản ánh đời sống.

Nếu loại trừ hai giả thiết trên, thì chỉ còn khả năng nhà báo có đi thực tế, nắm bắt tình hình rõ rệt, đầy đủ, nhưng nếu đưa tin về nhân dân thì bất lợi cho nhà nước, nhất là trong trường hợp sự kiện đang diễn ra hàm chứa mâu thuẫn giữa Nhà nước và nhân dân, có xung đột giữa quyền lợi của nhân dân và sự đáp ứng của Nhà nước.

Như vậy đặt câu hỏi nhà báo ở đâu trong đời sống nhân dân, cũng chính là tra vấn nhà báo: “đồng chí đứng về phía nhân dân hay nhà nước? ”.

Câu hỏi càng quyết liệt hơn nếu nhìn lại sự kiện giáo dân Hà Nội ôn hòa yêu cầu nhà cầm quyền trả lại những phần đất của Giáo Hội bị Nhà Nước chiếm đoạt cách phi nghĩa và phi pháp.

Không một tờ báo nào đưa tin, dù chỉ một dòng ngắn ngủi.

Thế mà cả thế giới đều biết diễn biến của sự việc kéo dài suốt từ đêm 18-12-2007, đến nay đã hơn 5 tuần.

Nếu cho rằng những giáo dân đang tụ tập cầu nguyện bất hợp pháp kia không phải/không còn là nhân dân nữa, thì chí ít cũng phải đưa vào loại tin “vụ án”, “hình sự” như các báo đã từng làm, và làm rất có nghề, về các loại tội phạm.

Vậy mà, các báo đều im hơi lặng tiếng.

Một “sự im lặng đáng sợ”.

Sự im lặng này cho thấy Nhà nước rất cân nhắc lợi hại trong các tin do nhà báo đưa. Nhà báo đưa tin phải có lợi cho Nhà nước, đó chính là yêu cầu và ưu tiên số một của Nhà nước đối với nhà báo. Nhược bằng bất lợi, có hại thì phải ngưng ngay.

Lợi ích của Nhà nước, nói một cách chính xác là lợi ích của nhà cầm quyền, nói rõ ràng hơn là của giai cấp thống trị, phải được đưa lên hàng đầu.

Còn sự thật đời sống thì không phải là điều cần bận tâm.

Vì thế, hỡi các nhà báo đang làm việc trong các cơ quan ngôn luận của Nhà nước, hãy xác định cho rõ chức trách của mình:

- nhà báo là người cầm bút phản ánh đời sống?

- nhà báo là người cầm bút viết theo chỉ đạo có lợi cho nhà cầm quyền/ giai cấp thống trị?

Tất nhiên các vị sẽ trả lời dõng dạc: Tôi viết theo lương tâm. Tôi nhận lệnh từ trái tim. Tôi chỉ có một sự vâng phục duy nhất trước tiếng nói của sự thật.

Nhưng thưa quý vị,

Lương tâm ở đâu, khi quý vị đều thấy rõ- nếu có mặt tại hiện trường, hoặc sẽ khó mà ngờ vực- nếu xem những phút phim quay nóng tại chỗ cảnh giáo dân cầu nguyện trong ôn hòa và cảnh bảo vệ/nhân viên an ninh rượt đánh người. Vậy mà ngòi bút của những nhà báo ANTĐ, HNM, PT-TH HN lẽ nào lại viết hoàn toàn ngược lại.

Trái tim ở đâu, khi quý vị chỉ biết “rung động” trước mệnh lệnh của thủ trưởng cơ quan và lãnh đạo thành phố, còn làm ngơ hoặc không thèm đếm xỉa đến đối tượng còn lại- giáo dân đang cầu nguyện, giáo sĩ đang thỉnh cầu.

Sự thật ở đâu, khi quý vị chỉ nhìn từ một phía- phía của người có quyền, còn nửa kia của sự thật- phía của giáo dân Hà Nội, quý vị đã đối xử với nó như thế nào qua các bài đăng tải ngày 26-1-2008?

Quý “đồng chí” nhà báo, các “đồng chí” đã tiếp cận đời sống như thế nào?

Tôi chỉ là một người đọc báo, không được đào tạo và không làm nghề báo. Nhưng khi nhìn lại mình đã đọc báo như thế nào, cần gì trong những bài báo, tôi đã hình dung công việc của người viết báo.

Đó là người sống gắn với đời, mong muốn thông tin về đời cho bạn đọc, cố gắng tìm hiểu cuộc đời từ nhiều hướng tiếp cận, cốt sao ghi lại trung thực những tin tức nóng hổi của đời sống với những diễn biến đúng thực tế…

Những diễn biến xung quanh sự kiện giáo dân yêu cầu nhà đương cục hoàn trả đất Tòa Khâm sứ cho Giáo Hội đã cho thấy có ba khía cạnh phải đưa tin:

- Quá trình Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đệ đạt nguyện vọng.

- Quá trình giáo dân bày tỏ quan điểm và ước nguyện được nhận lại đất đã bị chiếm bằng việc cầu nguyện bền bỉ trong ôn hòa.

- Quá trình chính quyền Hà Nội xem xét nguyện vọng của giáo dân và hàng giáo phẩm.

Thế mà các nhà báo đưa tin đã chỉ làm một việc mà bất kỳ học sinh tiểu học nào cũng có thể làm trong 60 phút: sao chép công văn của UBND TP Hà Nội gửi Tòa TGM Hà Nội. Nếu có gia công cho đúng mẫu văn bản báo chí, ra vẻ làm báo, theo thể thức một bài báo, cho có sự khác biệt với văn bản hành chánh-công vụ, thì chỉ cần thêm vài tiểu tiết- như mấy ngày qua có báo đã làm- ví dụ: Theo nguồn tin riêng của báo…

Đến đây có thể thấy nghiệp vụ báo chí của các phóng viên ăn lương Nhà nước thực thi triệt để mẫu hình thống nhất của thể chế công vụ:

- sự thống nhất về ý chí, tinh thần và hình thức thể hiện của các cơ quan Nhà nước- ở đây là cơ quan chính quyền Hà Nội và cơ quan báo chí (một bên viết công văn, bên kia sao lại làm bài báo).

- sự thống nhất về mục tiêu: mọi cơ quan Nhà nước phải chăm lo bảo vệ và củng cố quyền lực chính trị (do đó báo chí- một cơ quan nhà nước- phải nhất mực bảo vệ mọi ý kiến, quan điểm, quyết định của nhà cầm quyền, không thể thông tin nhiều chiều, không thể phản biện Nhà nước nếu có xuất hiện sự mâu thuẫn, xung đột, dị biệt giữa Nhà nước/kẻ cầm quyền và các bộ phận khác trong cơ cấu xã hội).

Như vậy con đường tiếp cận với các nguồn tin đều xuất phát từ ý muốn của lãnh đạo, kẻ cầm quyền. Không thể đưa tin nếu tin sẽ đưa chưa đúng ý hoặc không hài lòng lãnh đạo. Không thể viết bài nếu lãnh đạo chưa bật đèn xanh.

Báo không thể có quan điểm riêng khi lãnh đạo đã phát biểu, đặc biệt đối với những vấn đề “nhạy cảm” như tôn giáo. Đề tài tôn giáo bấy lâu nay được mặc nhiên xếp vào loại “cấm kỵ”, không có chỗ thảo luận, phản biện. Nhà cầm quyền giành cho mình quyền phát biểu và ý kiến của họ được coi là chân lý, không thể nói khác, không thể đảo ngược. Sự có mặt trên diễn đàn tôn giáo của các nhà nghiên cứu, hoạt động đoàn thể (Quốc Hội, Mặt trận Tổ Quốc, Ủy ban Đoàn kết Công giáo…) chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, trang trí cho có vẻ tự do.

Tính chất độc tài và thủ tiêu tự do ngôn luận được lộ rõ trong trường hợp này.

Làm sao các báo ở thủ đô có thể nói khác quan điểm với bà Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội về vấn đề đất đai và về những việc khác của Công giáo Hà Nội?!

Dù chỉ là một bà phó chủ tịch của một địa phương nhưng cũng đủ uy quyền có thể sai khiến cả một đội quân cầm bút đang chịu sự quản lý của Nhà nước địa phương.

Tuy nhiên tôi vẫn giữ lòng tin vào “thiên lương” của các nhà báo chân chính.

Bởi vì, trong bao nhiêu năm tháng phải sống và viết trong một điều kiện và hoàn cảnh mất tự do, chịu sự lãnh đạo, kiểm soát tư tưởng ngặt nghèo, nhiều tờ báo và không ít ngòi bút đã dũng cảm đương đầu với bạo quyền, đã khôn ngoan và đầy biến báo linh hoạt, đã rất mưu lược khi tìm cách viết bài, đưa tin, phanh phui nhiều sự việc động trời, khơi lên cho độc giả khát vọng sự thật, nuôi dưỡng niềm tin vào công lý của nhân dân. Tôi thực lòng tri ân các nhà báo can trường và tài giỏi này.

Chính các vị, những nhà báo can trường, đã cho thấy một sự thật hiển nhiên: khi đã được tình yêu và lòng tin vào Sự thật và Công lý thúc đẩy, thì không gì có thể bẻ cong ngòi bút, không sức mạnh nào có thể làm cho sự thật bị xuyên tạc trong những dòng chữ mạnh mẽ của nhà báo.

Do đó, thưa các công chức làm báo, mỗi khi cầm bút, ngồi trước trang giấy trắng/màn hình còn trống trơn, các vị hãy nhìn ngòi bút/bàn phím của mình. Ngòi bút không thẳng khi người cầm bút chưa thể nhìn thẳng. Bàn phím không ngay hàng thẳng lối khi tư tưởng, ý nghĩ còn nhuốm nỗi sợ kẻ quyền uy.

Các vị cũng đừng quên, bao lâu chưa thể làm nhà báo tự do, còn phải nhận lương từ ngân sách Nhà nước, sống thân phận công chức, các vị chớ quên đồng tiền trả lương cho mình là từ tiền đóng thuế của nhân dân. Hãy làm việc, viết lách cho xứng đáng với đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân, đừng thêm rồng vẽ rắn vào bài viết cho đẹp lòng lãnh đạo.

Đến đây, tôi nhớ nhà văn Nguyễn Minh Châu quá cố. Năm xưa, lúc sinh thời, nhà văn viết một bài báo lẫy lừng, đánh dấu sự khởi đầu của thời kì đổi mới văn học cũng đồng thời đổi mới đất nước. Nhan đề của bài báo là:

HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT NỀN VĂN NGHỆ MINH HỌA.

Xin mượn ý và chữ nghĩa của Nguyễn Minh Châu để nói với những nhà báo chân chính và cả những nhà báo chưa thể sống chân chính của nước ta, nhân sự kiện các báo An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới, Đài PT-TH Hà Nội ngày 26/1/2008 đưa tin sai sự thật về Cuộc cầu nguyện của giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ ngày 25/1/2008, rằng:

HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT NỀN BÁO CHÍ TAY SAI, BẺ CONG NGÒI BÚT.
 
Cẩm nang chống bạo động
Nguyễn Hà Thành
09:23 28/01/2008
<Ý kiến độc giả: CẨM NANG CHỐNG BẠO ĐỘNG.

Những gì xảy ra tại Hà Nội trong những ngày qua đang trở thành đề tài lớn khiến mọi người trên thế giới phải lưu tâm.

Nhà nước đã ra “Tối hậu thư “ yêu cầu Toà Tổng Giám Mục phải “dẹp” bỏ mọi thứ đang có trong khu đất Toà Khâm Sứ (cầu nguyện, người, tượng ảnh, lều bạt….)

Mọi người đều hiểu rằng Tòa Tổng Giám Mục cũng như giáo dân sẽ chẳng bao giờ làm chuyện ấy.

Như vậy ai sẽ là người “đứng” ra dọn dẹp?

Câu trả lời mà mọi người đã biết: Nhà Nước

Cụ thể hơn là Công An, Cảnh Sát và có thể cả quân đội!!!!!!

Như vậy là sẽ có……… BẠO ĐỘNG!!!!!

Điều đó chắc chắn sẽ xãy ra không sớm thì muộn!!!!!

Chúng ta không đươc ngủ quên khi mà chính quyền "chưa ra tay", không thể lơ là mất cảnh giác.

Vì thế trang viết này như một lời kêu gọi mọi người cùng góp ý với những người anh em chúng ta đang cầu nguyện tại Hà Nội.

Xin mọi người cùng hợp tác đưa lên những kinh nghiệm của đàn áp để các anh em Hà Nội biết mà đề phòng đồng thời biết phải làm gì khi đàn áp xảy tới.

Những gì đã xảy ra.

1- Những cuộc bắt bớ, hỏi cung và “dọn dẹp” của Nhà Nước thường xảy ra vào ban đêm, lúc mọi người đang say ngủ: tạo yếu tố bất ngờ và tránh ồn ào.

2- Trước khi “tấn công” các sóng điện thoại tại hiện trường sẽ bị mất - Cảnh sát có một xe đặc biệt -rất mắc tiền- trước mũi xe có một hộp thiết bị để phá sóng trong một khu vực rộng để ngay cả những nhà dân chung quanh cũng không thể thông tin ra ngoài được. Máy này đã được dùng với cuộc biểu tình đòi Hoàng Sa, Trường Sa của sinh viên Tp HCM trong những ngày vừa qua.

Các người cầu nguyện phải có một số người luôn luôn kiểm tra điện thoại di động để biết tình hỉnh. Khi tất cả di động đều mất sóng có nghiã là giờ “G” đã điểm.

Muốn thông tin phải chạy ra thật xa vùng “phá sóng”.

3- Cắt điện điạ bàn hoạt động, tạo sự hốt hoảng bất ngờ trong giây lát, và sau đó những đèn pha cực mạnh sẽ chiếu vào làm hoa mắt đám đông.

4- Những lực lượng xung kích sẽ ào ạt tràn vào và mỗi nhân viên đều có chỉ đạo để bắt nhửng ai được cho là cầm đầu, đầu sỏ.

5- Khi “dọn dẹp” sẽ phân tán mỏng lực lượng đối kháng, cô lập để không thể hỗ trợ lẫn nhau, đây thuộc lãnh vực tâm lý – điển hình là vụ các sinh viên Tp HCM mới đây biểu tình trước toà lãnh sự Trung Quôc.

6- Những ai có máy quay phim và chụp hình sẽ là những đối tượng thứ 2 để bắt, sau những người được cho là đầu sỏ, cầm đầu.

Xin đọc thêm góp ý của bạn Phương Lê ở phần cuối của trang nhà:

http://www.take2tango.com/News.aspx?NewsID=6900 với kinh nghiệm của Thiên An Môn.

Nếu là ban ngày:

1- Sẽ cô lập toàn vùng.

2- Cắt sóng điện thoại khu vực - giống như trên

3- Cảnh sát chống bạo động, với lá chắn, dùi cui, chó nghiệp vụ, lựu đạn cay, xe vòi rồng, xe còi hụ…được khai triển.

4- Cô lập khu vực “nóng” với hàng rào kẽm gai – Trong trường hợp tòa Khâm Sứ những khung cửa sắt mới, chắc chắn và kiên cố hơn sẽ được một đội đặc nhiệm lắp đặt cấp tốc trong vài phút – Nên nhớ là họ đã đến đo đạc – và như vậy cô lập hoàn toàn những người bên trong - nội bất xuất ngoại bất nhập.

Hành động

1- Cảnh sát với lá chắn, dùi cui sẽ được tung vào bên trong hàng rào.

2- Lựu đạn cay.

Chuẩn bị sẵn những bao nylon trong (PP) để chụp vào đầu, tránh hơi cay vào mắt và vẫn thấy đường để thoát thân.

Mang những miếng chanh cắt sẵn để bôi lên mắt khi bị hơi cay tấn công.

3- Chó nghiệp vụ.

Mang sẵn những bịch hạt tiêu đã được xay nhuyễn, thật nồng, khi cần tung ra chó sẽ bị dị ứng giảm khả năng tấn công.

4- Còi hụ, loa phóng thanh sẽ hoạt động tối đa để áp đảo làm khủng hoảng tinh thần.

• Có một giả thuyết đã được nêu trong một bài viết ở Vietcatholic là: sẽ bắt những người cầu nguyện ban đêm, bỏ lên xe bít bùng chở cách xa Hà Nội hơn 200km để cho các nạn nhân tự kiếm đường về.

• Không cần nói chúng ta đều biết là hiện nay nhà nước đang chú tâm vào một số các cha trong Toà Giám Mục (ví dụ: cha Quế, cha Lý, cha Cung…). Chắc chắn là các ngài biết đìều đó và rất cảnh giác. Nhưng đề nghị: mỗi khi các ngài có công việc phải đi ra ngoài nên có một vài thanh niên đi “hộ tống” cho an toàn.

Chúng ta là “con cái của sự Sáng” chúng ta đang đương đầu với những con người nham hiểm, gian ác và quỷ quyệt. Giờ đây họ đang tìm mọi “mưu thần chước quỷ” để triệt hạ chúng ta. Chuá dạy chúng ta phải “hiền lành như con bồ câu” nhưng cũng phải “khôn ngoan như con rắn”.

Vì thế một lần nữa: Xin tất cả những ai đã có kinh nghiệm và hiểu biết trong lãnh vực bạo động cùng lên tiếng đóng góp để giúp đỡ anh em chúng ta tại Hà Nội.

Xin chân thành cám ơn.
 
Ý kiến độc giả: Thử điểm mặt mấy vị quan tham Hà nội!
Hà Thạch
10:25 28/01/2008
Ý kiến độc giả: THỬ ĐIỂM MẶT MẤY VỊ QUAN THAM !

Tối qua, như mọi người công giáo khác, tôi thấp thỏm mong chờ, để được chứng kiến giây phút những người công giáo Việt Nam bước lên bục vinh quang vì đã dám hy sinh để được “giặt và tắm áo mình trong máu Con Chiên”. Cũng may, mọi chuyện đã chẳng xảy ra như “tối hậu thư” UBND thành phố ban ra thể hiện tại công văn 673/UBND-VX, do bà Ngô Thị Thanh Hằng ký.

Nhân nói về công văn 673 này, mấy đứa bạn của tôi – đứa là bác sĩ, đứa là kỹ sư... công giáo hay không công giáo, đều gọi đó là Công văn “vừa xấu, vừa bậy bạ” (673 = xấu, bậy, bạ) do bà Ngô Thị Thanh Hàng ký, nhưng mức độ tác hại và sự vu khống còn trắng trợn và rất nguy hiểm. Khác với lần trước, lần này, ngoài tờ công văn chính thức, thành phố Hà Nội còn huy động cả giới truyền thông vào cuộc, nhằm bôi nhọ và vu không Giáo hội công giáo.

Ở đây, không cần nói về những quy chụp nặng nề, những vu khống trắng trợn, việc đổi trắng thay đen và dã tâm của những người liên quan trong việc soạn thảo công văn này. Ở đây, cũng không nói tới chuyện cơ quan ngôn luận của UBND thành phố Hà Nội bỏ qua “đạo đức của người làm báo”, hùa theo những gì công văn 673 đã nói. Ở đây cũng không nói tới việc UBND thành phố Hà Nội coi thường dư luận mà bản thân tờ công văn cho thấy. Ở đây chỉ xin nói về một số vị cán bộ được nhắc tới trong các bài báo và tờ công văn nêu trên mà thôi.

Tác giả bài báo được đăng trên tờ báo Hà Nội Mới số ra ngày 26/1/2008 nói về vụ Toà Khâm Sứ cho biết những gì anh ta viết để vu khống, chụp mũ Giáo hội, là thông tin anh ta lấy được từ ông chủ tịch quận Hoàn Kiếm Hoàng Công Khôi. Bài báo viết: “Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự việc (vu khống) nêu trên, chúng tôi được ông Hoàng Công Khôi, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết...”.

Nhân nhắc đến nhân vật Khôi này, chúng ta thử tìm hiểu xem ông Chủ tịch này là ai?

- Nếu ai đã từng theo dõi vụ án nổi cộm nhất Hà Thành năm 2007: vụ “Vũ trường New Centery”, số 10B Tràng Thi, thì sẽ biết ông là ai. Vũ trường này là nơi buôn bán ma tuý nổi tiếng đất Hà Thành và ông Hoàng Công Khôi là người có phần trong đó. Vũ trường này tồn tại suốt 13 năm. Trong từng ấy năm, ông chủ tịch quận đã nhiều lần cấp bằng khen cho vũ trường này. Chuyện chỉ bị phát giác khi Bộ Công an vào cuộc. Sau vụ này, ông bị kỷ luật, nhưng không biết nhờ thế lực nào ông vẫn tại vị.

Nhiều người ở Hà nội cho rằng, sở dĩ ông còn tại vị, bởi ông từng là một công an được điều chuyển sang làm việc tại uỷ ban quận Hoàn Kiếm. Với một quá trình công tác trong cương vị là một chiến sĩ an ninh, ông đã có trong tay hồ sơ tham nhũng của cả những vị đã từng điều chuyển ông về công tác tại quận Hoàn Kiếm. Chính vì thế, khi ông gặp nạn, các vị lãnh đạo cần phải cứu ông, bởi cứu ông Khôi đồng nghĩa với cứu chính mình.

Người khác thì cho rằng, vũ trường New Centery là nơi ông Khôi đãi đằng các quan chức cấp cao mỗi khi các vị về Hoàn Kiếm công tác hay vào các dịp cuối tuần. Sở dĩ, nó đổ bể do những đấu đá nội bộ nhằm triệt hạ nhau, nhưng khi nó đổ bể người ta mới thấy nội lực nó mạnh quá, nên cho nó chìm xuồng.

Trong vụ việc Toà Khâm sứ mấy ngày qua, ông Khôi phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên. Chính ông là người đã cố tình thông tin sai sự thật, bóp méo sự thật, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khối đại đoàn kết toàn dân như ông Hồ từng dạy bảo.

Một người khác được nhiều người nhắc tới đó là người có tên Ngô thị Thanh Hằng từ khi xảy ra vụ Toà Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà. Bà trở thành nhân vật "nổi tiếng". Vậy bà là ai?

- Đó chính là đó là bà Phó chủ tịch UBND thành phố Hà nội, phụ trách khối Văn hóa Xã hội. Những người từng gặp bà thì đều nhận xét bà là một kẻ cơ hội, ít học, nói năng không ra lời, nhưng nhờ hậu thuẫn của những kẻ cơ hội mà được lên cao. Những phát biểu của bà trong những ngày gần đây càng chứng tỏ trí "thông minh" của bà tới mức độ nào! Hai công văn mà bà đã đặt bút ký cho thấy tầm mức hiểu biết và tài cán quản trị của bà ra sao. Nó cũng bộc lộ cách thức chằng chéo giải quyết vấn đề của guồng máy cai trị từ trung ương tới địa phương ở Hà nội là vô lối và loanh quanh, hơn thế còn có tính cách vu khống "cả vú lấp miệng em" và "vô trách nhiệm".

Không biết khi bà ký công văn này bà có xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên không? - Nhiều người nghĩ rằng chắc phải có. Nhưng, đàng khác, theo một nguồn tin cho biết như sau: vào chiều ngày 26/1/2008, ngay tại hiện trường, bà đã chỉ đạo một số cán bộ cấp dưới mà rất nhiều người nghe thấy rằng: “Làm được thì làm đi không cần chờ chỉ đạo của ai cả”. Cũng may là cấp dưới đã không thi hành, cũng như bà đã không chấp hành lệnh cấp trên, nên cho đến giờ này đã không xảy ra điều gì đáng tiếc.

Xem thế để biết nội tình của nhà nước Việt Nam và xem vậy để biết lời của vị cán bộ an ninh thuộc Bộ Công an nói với đức cha Thái Bình là hoàn toàn có cơ sở: “Trong vấn đề này chúng tôi ủng hộ các cụ và mong sớm được giải quyết, nhưng còn vướng vào một số vị lãnh đạo cấp cao ở bên phía thành phố mà các vị cán bộ cấp cao đó lại có “chân” trong Bộ Chính trị... Chúng tôi chỉ là cấp dưới thì làm sao có thể “qua mặt” họ được.”

Thực tế, qua chuyện ông Khôi và bà Hằng, thì cần phải nói thêm đến thủ tướng cũng phải “kiêng ông Khôi và bà Hằng” chứ đừng nói tới anh nhân viên an ninh cấp bộ, nếu không nể những người này thì tại sao thủ tướng lại để những ông quan, bà quan ấy tồn tại làm hại bộ máy công quyền.

Chiều nay, 24 tiếng sau giờ G, nhiều giáo dân vẫn tiếp tục túc trực tại hiện trường. Cả ngày nay, 42 Nhà Chung không ngừng lời kinh tiếng hát.

Nhiều người bảo nhau: Cv 673 là một “cái tát” vào mặt chính quyền.

28/1/2008
 
Thiệp cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình tại Việt Nam
VietCatholic Network
12:27 28/01/2008
 
Một cựu sĩ quan có nhiều kinh nghiệm xin góp ý về Chống Bạo Ðộng
Trần Qúy
15:47 28/01/2008
Một cựu sĩ quan có nhiều kinh nghiệm xin góp ý về Chống Bạo Ðộng:

1) Mỗi người nên mang theo trong người ít nhất 3 tép tỏi (một củ càng tốt).- Khi bị lựu đạn Cay hay lựu đạn Hơi Ngạt làm khó thở, lấy một tép, để nguyên vỏ, bóp dập, để vào một bên mũi, bịt bên kia lại, hít một hơi dài rồi rút ra. Bóp tép tỏi một lần nữa, bỏ vào mũi như lần trước, hít một hơi dài, nín thở tới lúc không nín được nữa thì thở ra và vất tép tỏi đi,

2) Ngoài ra, mỗi người cũng nên mang theo trong người từ 5 đến 10 lá chanh, nếu không có lá chanh thì lá bưởi cũng được, nhưng phải nhiều gấp đôi, hoặc lá giang (loại rau để nấu canh chua).- Trường hợp bị lựu đạn làm ngứa da, chỉ cần bóp dập nắm lá đem theo, xát đều lên làn da sẽ khỏi. Nếu thiếu những vật liệu trên, có thể đem theo ít muối hột, bỏ vài ba hột vào lòng bàn tay, nhổ nước miếng vào cho muối tan, rồi xát lên da cho đỡ xót hay ngứa.

Xin qúi vị nào có kinh nghiệm góp ý thêm, để nếu trường hợp công an và quân đội đàn áp người Công giáo đang cầu nguyện hòa bình ở Tòa Khâm Sứ thỉ họ phải biết làm sao chống đỡ.
 
Video cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ: Nhạc ảnh 'Vì ai Ánh hồng vinh quang'
Hoàng Nguyên
16:23 28/01/2008
 
Cuối năm tính sổ: 10 câu nói ấn tượng, 10 câu nói khôi hài, 10 gương mặt nổi cộm, 2 công văn khôi hài nhất Việt Nam
LM. Nguyễn Hữu Bình
18:52 28/01/2008
10 CÂU NÓI ẤN TƯỢNG NHẤT

1/CÂU NÓI “TỈNH BƠ” NHẤT: “Tôi ký giấy vì… tưởng tỉnh không có quyết định thu hồi đất”. (Ông Hoàng Tùng, nguyên Chủ tịch UBND xã Hưng Yên- bị can trong vụ án sai phạm khi triển khai dự án mở rộng quốc lộ 39A).

1/ CÂU NÓI “ĐAU KHỔ” NHẤT: “Mở mắt ra là thấy nhà ngập. Một tháng có tới 20 ngày nước ngập thì làm sao sống?” (Phát biểu của người dân phường 15, quận 8, TP.HCM).

3/CÂU NÓI “HỢP TÌNH HỢP LÝ” NHẤT: “Dự án cuối năm thực hiện ồ ạt là do quy định của ngân sách, của thuế chứ không phải là vô cớ mà cuối năm các quận huyện thi nhau làm. Nếu như cơ chế ngân sách thuế không thay đổi từ trung ương thì chuyện đào đường cuối năm sẽ còn dài dài”. (Ông Nguyễn Việt Sơn – Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính TP.HCM).

4/ CÂU NÓI “XUYÊN TẠC” NHẤT: “Chuông reo là… cởi” (Báo điện tử Vietnamnet nhận định về bộ phim “Chuông reo là bắn”).

5/ CÂU NÓI THỰC TẾ NHẤT: “Hầu hết các cuộc hội thảo ở nước ta toàn nói “vuốt đuôi” theo kiểu vấn đề anh phát biểu chúng tôi cơ bản đều nhất trí” (Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng).

6/ CÂU NÓI “BỨC XÚC” NHẤT: “Tôi không thể nào chịu được khi một vụ gây thất thoát hàng triệu USD của nhà nước mà kỷ luật thanh tra chỉ kiến nghị xử lý “kiểm điểm nghiêm khắc”. (Ông Vũ Phạm Quyết Thắng – nguyên Phó Tổng thanh tra chính phủ).

7/ CÂU NÓI “CHƠI CHỮ” NHẤT: “Hối lộ dường như chỉ hối khi bị lộ, chưa bị lộ thì người ta chưa chịu hối đâu.” (Bình luận viên Nguyễn Đông).

8/ CÂU NÓI “VÔ TƯ” NHẤT: “Đọc nghe thấy sướng tai thì cấp phép”. (Ông La Thành Việt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Bạc Liêu nói về việc cấp giấy phép phát hành băng đĩa).

9/ CÂU NÓI CÓ “UY LỰC” NHẤT: “Câm mồm”. (Đại diện viện kiểm sát quát một bị cáo trong phiên tòa xét xử Vũ Hoàng Anh cùng đồng bọn tội “giết người” tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

10/ CÂU NÓI “THẲNG THẮN” NHẤT: “Lương nhà nước thấp quá”. (Ông Lương Văn Lý, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM nói về lý do ông xin nghỉ việc).

10 CÂU NÓI KHÔI HÀI NHẤT

1/ Nhiều đại biểu không hiểu gì, ngay cả thu nhập GDP cũng không hiểu thì làm sao ông dám phát biểu. (Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc Hội Tráng A Pao với quan điểm cần nâng cao trình độ của đại biểu HĐND để tránh tình trạng… nghị gật).

2/ Các ki-ốt sạt lở chỉ hư hại có… 3 trái dưa hấu, không có người dân nào chết là sự hãnh diện của chính quyền địa phương. (Trưởng phòng Hạ tầng – Kinh tế Phong Điền Lê Văng Hậu đã trả lời trước thắc mắc của người dân trong vụ bờ kè Phong Điền (Cần Thơ)sạt lở khiến hơn 100 hộ dân phải “di tản”).

3/ Ta hay nói “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, nhưng móng tay nhọn thì vỏ quýt ngày càng dày ra để không bóc được! (TS Nguyễn Đình Lộc – nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp – nói về khả năng đối phó với nghị định minh bạch tài sản, thu nhập).

4/ Ngập “lẻ” giảm, ngập “sỉ” tăng. (Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Phương Thảo nhận xét khôi hài về tình hình chống ngập ở TP.HCM).

5/ Dư luận cho rằng việc học sinh “ngồi nhầm lớp” là một tai hại lớn cho ngành GD-ĐT, nhưng đứng nhầm lớp còn tai hại hơn. (Ông Bùi Trọng Liễu – nguyên giáo sư đại học Paris (Pháp) – nói về chất lượng giáo viên đại học ở nước ta).

6/Nhiều nơi mặn mà với việc cổ phần hóa không do yêu cầu về chính trị mà vì “tiềm năng” chia chác tài sản quốc gia. (PGS – TS Nguyễn Văn Nam nói về hiện tượng “lỗ rò” cổ phần hóa).

7/ Người dân nghèo quê tôi chỉ duy nhất một lần trong đời nhìn thấy bác sĩ khi có nhu cầu… làm giấy chứng tử! (Một người nông dân nghèo ở Đồng bằng sông Cữu Long).

8/ Cấp dưới thấy sai vẫn cứ làm. Cấp trên thấy sai nên… để cấp dưới làm. (Nhà báo BB bình về vụ chia chác đất đai ở Đồ Sơn).

9/ Nhà đầu tư chân chính đi một hồi thì… về nước luôn! Ai giỏi chạy, giỏi bôi trơn mới đi tiếp được. (Đại biểu HĐND Đặng Ngọc Khoa nói về cái vòng luẩn quẩn trong thủ tục đầu tư xây dựng).

10/ Ai đánh giá thế nào mặc kệ, có gì mà lo? (Vũ Đình Thuần – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Trưởng ban Đề án 112 – phát biểu khi vỡ lỡ chuyện xà xẻo trong ngân sách PMU 112).

10 GƯƠNG MẶT NỔI CỘM TRONG NĂM 2007

1/ TRẦN VĂN KHÁNH: Tổng giám đốc Công ty Vật tư Nông nghiệp: biến nhiều tải sản nhà nước thành của riêng. Chỉ riêng tiền tiếp khách trong 4 năm đã gần hết 8 tỉ đồng (hơn 6 triệu/ngày).

2/ VŨ ĐÌNH THUẦN: Nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Trưởng ban điều hành đề án 112. Điều hành dự án không hiệu quả làm lãng phí của nhà nước hàng ngàn tỉ đồng.

3/ NGUYỄN VĂN TẤN: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu cùng các phó giám đốc nhiều cán bộ phòng ban ở sở này nâng điểm thi tốt nghiệp THPT cho nhiều thí sinh vì có “sự gửi gắm”.

4/ NGUYỆN VĂN KHỎE (TÁM KHỎE): Nguyên Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn. Chưa học hết cấp 2 mà đã có bằng đại học thậm chí có cả thạc sĩ kinh tế. Cầm đầu đường dây tiêu cực “ăn đất” ở huyện, gây dựng cơ ngơi “cực kỳ… khỏe”.

5/ PHAN XUÂN TÙNG: Chuyên viên Sở Kế hoạch vả Đầu tư tỉnh Khánh Hòa “làm luật” ra giá trắng trợn và ẵm gọn 70.000 đô la Mỹ của một nhà đầu tư.

6/ ĐỖ HOÀI PHƯƠNG MINH: Nguyên Cảnh sát giao thông Bình Dương hết bắn tiếp viên thủng váy tới cãi cự và mở cốp xe lấy 2 cây kiếm Nhật ra dọa nhân viên an ninh trật tự ở sân bay Đà Nẵng.

7/ NGUYỄN HỮU LAI: Nguyên giáo viên trường tiểu học Đình Tổ 2, Thuận Thành - Bắc Ninh xem như điển hình cho tốp “dâm sư” vì đã hiếp dâm 11 lần với 7 em học sinh nữ 9 tuổi học sinh lớp 3!

8/ CẶP VỢ CHỒNG CHU MINH ĐỨC - TRỊNH THỊ PHƯƠNG chủ một cửa hàng bán phở hành hạ em Nguyễn Thị Bình suốt 13 năm trời tàn nhẫn mà các cấp chính quyền đoàn thể ở phường Thượng Đình – quận Thanh Xuân, Hà Nội không can thiệp.

9/ NGUYỄN NGỌC KIM: Nguyên phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai trưởng ban phòng chống buôn lậu và gian lận thuơng mại. Tiếp tay cho buôn lậu hoành hành trốn thuế hàng chục tỉ đồng, mở lối giải cứu hàng lậu.

10/ PHÙNG NHANH: Phó cục trưởng Cục thuế Quảng nam. Trong lúc cả nước đang hướng về bảo lụt miền Trung với những tất bật âu lo và chia sẻ thì ông này cùng một số quan chức ngành thuế tụ tập đánh bạc.

HAI CÔNG VĂN ẤN TƯỢNG NHẤT – KHÔI HÀI NHẤT ĐẦU NĂM 2008

Công văn số 273/UBND-VX, Ngày 11/01/2008 của UBND TP HÀ NỘI (đe dọa giáo dân Hà Nội)

Công văn số 673/UBND-VX, Ngày 26/01/2008 của UBND TP HÀ NỘI (Đe dọa giáo dân Hà Nội)

Lm Giuse Nguyễn Hữu Bình (từ báo chí và internette)
 
Dân Cử gốc Việt kêu gọi Hoa Kỳ bảo vệ những người Cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội
Dân cử gốc Việt
19:04 28/01/2008
Dân Cử Gốc Việt kêu gọi Hoa Kỳ bảo vệ những người Cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội

(Westminster, CA) – Hầu hết các vị dân cử gốc Việt tại Quận Cam đã ký tên vào một lá thư chung gởi đến Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice để kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ cấp tốc hành động để bảo vệ những giáo dân Việt Nam đang biểu tình tình trước Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội để đòi lại tài sản này cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Bức thư được gởi qua fax và thư hỏa tốc vào sáng ngày 28 tháng 1 trước nguồn tin khẩn cấp từ Việt Nam cho thấy chính quyền Cộng Sản Việt Nam đang chuẩn bị giải tán cuộc biểu tình bằng vũ lực.

Kể từ ngày 18 tháng 12 vừa qua, mỗi ngày có đến hàng trăm hay hàng ngàn giáo dân và tu sĩ Cộng Giáo tập trung cầu nguyện trước tòa Khâm Sứ tại Hà Nội để kêu gọi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trả lại tài sản này cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Lá thư chung đã giải thích rằng đã từ lâu, chính quyền Việt Nam vẫn hay tịch thâu tài sản của các cơ sở tôn giáo với bình phong là để xử dụng vào các mục đích công ích nhưng thực sự là để ngăn cấm các sinh hoạt thờ phượng của cộng đồng tín ngưỡng.

Lá thư còn kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ hãy duyệt lại các chính sách bang giao đối với Việt Nam trong khuôn khổ của Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ban hành năm 1998, Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam nằm 2007 đang được đệ trình trước Quốc Hội và chính sách chung của Hoa Kỳ trong nỗ lực cổ võ cho tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền, tự do và dân chủ trên toàn thế giới. Hành động cấp bách và cụ thể của Hoa Kỳ vào lúc này sẽ gởi một thông điệp mạnh mẽ nhằm khuyến khích Việt Nam thận trọng trong việc đối xử với những người đang biểu tình cũng như nới rộng quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam ngõ hầu Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng những lợi ích khác trong quan hệ ngoại giao và giao thương với Hoa Kỳ.

Lá thư chung được ký tên bởi các vị dân cử gốc Việt sau đây:
Hình các dân cử gốc Việt ký tên
Dân Biểu Tiểu Bang Trần Thái Văn,
Thị Trưởng Rosemead John Trần,
Nghị Viên Andy Quách và Tạ Đức Trí của Thành Phố Westminster,
Nghị Viên Dina Nguyễn của Thành Phố Garden Grove,
Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove Nguyễn Quốc Lân
và Phó Chủ Tịch Luật Nguyễn Quang Trung,
Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Westminster Andrew Nguyễn
Giám Đốc Đặc Khu Vệ Sinh Diệp Miên Trường.


 
Những điều Chênh lệch Trái Ngược ở Việt Nam trong Cùng Một Ngày
Hà Long
19:28 28/01/2008
Những điều Chênh lệch Trái Ngược ở Việt Nam trong Cùng Một Ngày

Chiều nay tôi có chút thời gian dạo bước trong các trang WEB tiếng Việt và đọc các tin tức chênh lệch trái ngược trong một ngày sống của người dân Việt Nam, được ví như trời với đất hoặc đêm với ngày như sau:

- Sáng 28.1.2008, nhiệt độ ngoài trời tại khu vực Hà Nội đã hạ xuống mức dưới 10 độ C. Hàng ngàn học sinh tiểu học được nghỉ học trong thời tiết giá lạnh này. Vui nhất vẫn là các em học sinh, kế đến là tầng lớp giáo viên. Đợt lạnh lại trùng vào những ngày giáp Tết nên càng có “giá trị” hơn với các cô giáo tiểu học, vốn là những người chuyên trách nhiệm vụ nội trợ trong nhà. Cô giáo Huyền hồ hởi kể: “Chưa khi nào được rảnh rang đi mua sắm như những ngày này”. Sướng như... giáo viên vào những ngày đại hàn! - - Ngược lại giá lạnh mùa đông mang lại bao nhiêu lo lắng cho dân nghèo, hàng trăm trẻ em phải vào bệnh viện vì rét. Những người sống ven sông Hồng trên các thuyền mong manh bằng nghề lượm rác đang chịu đói và rét không đủ tấm áo che thân. Ngày Tết càng trở nên bi thảm hơn với những số phận dập dềnh trên bãi sông Hồng, quận Long Biên, Hà Nội. Những con người mới nhìn là thấy khổ không thể cố gắng có được một ngày tết. Từ lâu trong đầu họ đã không tồn tại ý niệm về ngày tết dân tộc. Chị Linh bình thản nói: “Ở bãi, ngày tết cũng như ngày bình thường, người lớn đi nhặt rác nhiều hơn vào ngày tết, trẻ con, người già lủi thủi trông nhà như bao ngày bình thường khác”. Bãi sông Hồng có tất cả 20 hộ sinh sống. Hoàn cảnh éo le buộc họ phải nương náu nơi con sông này. Cái nghèo đeo bám những con người khốn khổ này như những con đỉa đói cả ngày lẫn đêm.

- Sáng 28.1.2008, Bà trùm bất động sản Sài Gòn, Dương Thị Bạch Diệp vừa bỏ ra 13,056 tỷ đồng để đóng thuế cho một chiếc ôtô Rolls-Royce Phantom đời 2008. Đây là chiếc xe đóng thuế cao nhất tại VN từ trước đến nay, theo đánh giá của cơ quan hải quan. Trong số 13,056 tỷ đồng tiền thuế thì có gần 4,75 tỷ đồng là thuế nhập khẩu, 6,39 tỷ đồng là thuế tiêu thụ đặc biệt. Hơn 1,91 tỷ còn lại là thuế VAT. Giá khai báo là 7,99 tỷ đồng, tương đương gần 500.000 USD. Như vậy, sau khi cộng các loại thuế, chi phí vận chuyển, chiếc Phantom có giá trị lên đến 21,05 tỷ đồng, tương đương 1.320.000 USD và được coi là xe siêu sang đắt nhất Việt Nam. - - Ngược lại cũng trong tin của báo hôm nay nhắc đến chị Bắc quê Hưng Yên lo lắng tất bật hơn. 20 năm nay, chị gắn bó với nghề bán hàng mã rong ruổi khắp phố phường Hà Nội. Tiết trời đang rét đậm rét hại, mưa lâm thâm dai dẳng làm đôi giầy vải của chị ướt nhẹp, có lẽ chị đã đỡ cóng hơn khi buộc tó vào hai bàn chân những chiếc túi ni lông màu hồng nhạt nhàu nhĩ. Khuôn mặt chị vốn vất vả, khi nói vẻ khắc khổ hằn lên rõ hơn. Chị Băc chép miệng than thở: “Giá cả, phân bón đồng loạt tăng giá đến chóng mặt. Tôi với nhà tôi làm 12 sào ruộng chỉ đủ đong gạo hàng ngày còn thì không biết làm gì mà ăn. Khổ lắm!”.

- Sáng 28.1.2008, thời gian gần đây, sự “đổi đời” bí ẩn thường xuyên xuất hiện tại các tỉnh ĐBSCL với một số người đi khỏi địa phương rồi trở về. Chỉ đến khi công an vào cuộc, sự thật kinh hoàng mới được hé lộ: những người này đã được đưa sang Trung Quốc để bán thận. Tại Hậu Giang, Cà Mau nhiều người dân vì nghèo khổ đang tìm cách bán một phần cơ thể của mình để kiếm miếng cơm manh áo. Có rất nhiều đường dây môi giới bán phủ tạng người đang âm ỉ hoạt động tại các vùng quê nghèo, dân ít hiểu biết. Tại ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Cơ quan công an đã xác định được 3 người theo Tám để bán thận, ngoài chị Phan Thị Hồng còn có anh Lâm Dương Nhi và anh Ngô Văn Khánh. Theo những người này, giá một quả thận được định sẵn là 70 triệu đồng. Những người bán chỉ cần đồng ý là được, không hề được tư vấn về sức khỏe của mình. Bản thân chị Hồng cũng không có nhận thức đầy đủ, miễn có lời là làm. Chị Hồng cho biết: “Do gia đình nghèo, có đông anh em, mẹ bị bệnh nặng, túng quẫn quá mới phải đi bán thận.“ Chị cho biết, có rất nhiều người nghèo sẵn sàng bán thận như chị. Tại Sóc Trăng và nhiều tỉnh lân cận, giới “cò thận” đã tìm được một thị trường tiềm năng để khai thác nhờ sự nghèo khó, thiếu hiểu biết của người dân. - - Ngược lại tại Hà Thành nhiều đại gia "chứng khoán" không ngại bỏ ra hàng triệu đồng để mua 1 cây bút hàng hiệu Parker hoặc Waterman tặng người thân, bạn bè để khai bút đầu năm lấy may. Những ngày giáp Tết, phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm bút hiệu Parker-Waterman ở đường Lê Thái Tổ và 44 Quang Trung (Hà Nội), bán chạy hơn ngày thường. Nhiều đại gia "chứng khoán" đến đây, tìm mua 1 cây bút hàng hiệu Parker hoặc Waterman tặng người thân, bạn bè. Theo chủ hai đại lý Parker tại Hà Nội, cách đây không lâu, đại lý Paker tại TPHCM đã bán một cây bút có giá tới 10.000 USD. Cây bút 10.000 USD này có đính kim cương quý. Ngòi bút là hợp chất vàng trắng, vàng tây và có lõi bằng titan. Còn Parker loại 25 triệu đồng, 11 triệu đồng thì ngoài Hà Nội đã có vài đại gia mua.

- Ngày 28-1, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì hội nghị tổng kết công tác năm 2007 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2008 của Văn phòng Chính phủ (VPCP). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu VPCP bám sát 5 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2008 của Chính phủ để tính toán, tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, giải pháp thiết thực và hiệu quả. Mục tiêu là quyết tâm hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đề ra đến năm 2010 ngay trong năm 2008, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, đồng thời giải quyết các vấn đề còn yếu, còn lúng túng trong điều hành nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, giá cả, nhập siêu, giải quyết khiếu kiện về đất đai. - - Điều chênh lệch trái ngược sau mỗi năm, sau mỗi kỳ họp đại hội đảng đã kéo dài suốt 33 năm trời từ 1975 thì sự phát triển xã hội, bảo đảm sự công bằng xã hội là một trong ba mục tiêu tổng quát, một trong ba trụ cột của sự phát triển bền vững mà nhà nước Việt Nam theo đuổi. Kết quả tổng hợp chỉ số phát triển con người bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường (HDI) quá khiêm tốn giản dị, có thể nói là quá nghèo đói. HDI của Việt Nam được xếp hạng gần cuối thứ 105 trên thế giới. Trong khi đó các còn rồng Á Châu láng giềng vững vàng tiến lên vùn vụt.

- Sáng nay 28.1.2008, báo Hà Nội Mới, tờ báo của thành uỷ đảng thành phố Hà Nội dùng chức năng XẢO TRÁ xuyên tạc viết rằng: Giáo dân rất muốn ở nhà chuẩn bị Tết trong gia đình ấm cúng, nhưng bị ép buộc bởi lãnh đạo giáo hội nên phải đến ở 42 Phố Nhà Chung cầu nguyện. Khi thấy người mới đến họ sung sướng vì có người đến thay cho mình để có thể về nhà… Bị lợi dụng và kích động, họ đã dùng kìm cộng lực, xà beng, gậy sắt phá cổng, phá hàng rào khuôn viên để dựng cây Thánh giá; đánh bị thương một số cán bộ, nhân viên đang làm nhiệm vụ (trong đó có người bị đánh trọng thương phải đưa đi cấp cứu). Đồng thời, trên mạng VietCatholic New cũng đăng tải nhiều bài viết với nội dung bịa đặt nhằm thúc giục giáo dân tiếp tục kéo về 42 Nhà Chung để “giữ đất của Chúa”, thậm chí có kẻ còn hô hào “sẵn sàng đổ máu... Trước những hành động sai trái đó, các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội, với mong muốn đặt lợi ích của nhân dân, trong đó có giáo dân lên trên hết, đã rất khoan dung, kiên nhẫn chờ đợi một số vị chức sắc, đặc biệt là các vị có trách nhiệm của Tòa Tổng giám mục Hà Nội tĩnh tâm suy nghĩ, hãy biến tình thương của Chúa được thể hiện trong những lời giảng Thánh kinh bằng việc làm thực tế đối với những con chiên đang phải dầm mình trong giá rét cuối năm". -

- Trái ngược lại, với một tin vui mừng cho công cuộc đấu tranh đòi công lý chống lại tham quan ô lại cộng sản tại Hà Thành, thì trên toàn nước Mỹ người dân Mỹ đã chính thức biết được tin tức về Tòa Khâm Sứ qua tờ báo nổi tiếng WashingtonPost đưa tin với chủ đề: „Vietnam Catholics Hold Vigil for Land - Người Công Giáo Việt Nam Canh Thức Cầu Nguyện Cho Đất Đai".

Những điều lật lọng gian trá của báo Hà Nội Mới đã được WashingtonPost công bố cho toàn thế giới hôm 25.1.2008 như sau:

„…Church members have been holding daily prayer vigils at the site since late December, but Friday's gathering was the largest because many people from outside Hanoi had come to the capital to celebrate Cardinal Pham Dinh Tung's 90th birthday. No arrests were made and police did not break up the event. "I haven't seen anything like this before," said parishioner Nguyen Ngoc Vinh, 70, who stood quietly in the rain as the marching band and a huge drum played. "We are not protesting, but we are just asking the government to give it back." Church officials called on parishioners to show restraint as a number of protesters began pushing against the fence. At least two people who scaled the property's locked iron gate were beaten by guards. "They did not respect human rights and the rights of religious freedom," said Trinh Duy Hung, a priest at the site, referring to the guards. A police official said city officers were not involved in the clash. He declined to give his name because he was not authorized to speak to the media. He said police were not inside church property. Uniformed officers were seen blocking traffic and watching the demonstration from the street. "They seized my camera and I was beaten by five or six security guards," said Le Quoc Quan, a lawyer and pro-democracy dissident who was detained for three months last year after returning from a fellowship at the National Endowment for Democracy in Washington, D.C. The U.S. State Department pressured Hanoi for Quan's release, which came just before Vietnamese President Nguyen Minh Triet made a trip to Washington. Foreign diplomats, including representatives from the U.S. Embassy, were present at Friday's vigil.” (http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2008/01/25/AR2008012500887.html)

Tôi cố gắng với vốn liếng ít ỏi về tiếng Anh tạm dịch như sau:

“… Những thành viên của Giáo Hội đã canh thức cầu nguyện ở nơi này (Tòa Khâm Sứ) từ hạ tuần tháng 12, nhưng cuộc gặp gỡ vào thứ sáu (25.1.2008) là ngày hội lớn nhất, bởi vì nhiều người từ ngoại Hà nội đã tuôn về thủ đô để mừng sinh nhật thứ 90 của Đức Hồng Hy Phan Đình Tụng. Không có bắt bớ và cảnh sát không ngăn cản cuộc hội này. Tín hữu Nguyễn Ngọc Vinh, 70 tuổi người đánh trống cái đã nói khi đoàn trống vừa dừng lại dưới cơn mưa: “Tôi chưa từng bao giờ” thấy lễ hội to lớn như thế. “Chúng tôi không biểu tình, nhưng chúng tôi xin chính quyền trả lại đất.” Các cha đã kêu gọi giáo dân ôn hòa bình tĩnh, khi thấy một số người bắt đầu lay chuyển hàng dậu. Ít nhất 2 người đã lọt vào sân trong sau cổng sắt và bị công an trật đánh đập. Cha Trịnh Duy Hùng nói ngay với người công an đang đứng bên cạnh: “Công an cảnh sát không coi trọng nhân quyền và không tôn trọng tự do tôn giáo.” Một người công an nói rằng cảnh sát không làm chuyện này. Tuy nhiên tên này đã chối từ không cho biết tên và hắn ta cho biết không phải là người nói chuyện với báo chí. Hắn nói cảnh sát không tham dự vào nội bộ nhà thờ. Những nhân viên anh ninh rào đường và đứng bên đường ngó vào đám đông cầu nguyện. “Họ giật lấy máy quay phim của tôi và tôi bị 5 đến 6 người trật tự đánh hội đồng” anh luật sư Lê Quốc Dân và là người theo phong trào dân chủ đã nói. Năm ngoái anh Dân là người đã bị giam giữ 3 tháng sau cuộc tham dự vào tổ chức nhân quyền tại thành phố Washington, D.C. Bộ ngoại giao Mỹ đã gia tăng áp lực đòi hỏi phải trả tự do cho anh Quân trước khi ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết tới thăm Washington, D.C. Nhiều người trong giới ngoại giao, kể cả vị đại diện của sứ quán Mỹ đã hiện diện trong buổi canh thức cầu nguyện tối thứ sáu.”

Nếu có đại diện ngoại giao hiện diện tham dự ngày 25.1.2008 và trong đêm cầu nguyện thì những gì báo Hà Nội Mới đưa tin xảo trá bịa đặt sẽ làm bẽ mặt nhà nước Việt Nam. Cho đến chủ tịch Triết cũng phải cúi đầu vâng lệnh nghe theo “giặc Mỹ” phán dậy: “Phải thả luật sư Quân thì mới được vác mặt qua Mỹ.” Nhục nhã quá thay cho vị chủ tịch nước.

Việc này cả nước Việt Nam đã dấu nhẹm người dân, cho đến bây giờ báo chí Mỹ mới khui ra cho chúng ta tỏ tường. Đoạn văn này rất quan trọng, chúng ta nên nhớ nằm lòng: “State Department pressured Hanoi for Quan's release, which came just before Vietnamese President Nguyen Minh Triet made a trip to Washington.”

Cuối cùng, chiều 28.1.2008 theo tin của TTXVN như sau: “Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam Ngô Quang Kiệt đã đến thăm và chúc mừng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu tý sắp tới. Tại buổi tiếp đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm đánh giá cao những đóng góp của các chức sắc Công giáo, toàn thể giáo dân địa phận Hà Nội đã luôn đồng hành và gắn bó với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt nhấn mạnh: "Chúng tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô và đất nước, thông qua các sinh hoạt tôn giáo. Các chức sắc công giáo luôn có ý thức động viên giáo dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội cũng như các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động".

- Lạ kỳ, các trang báo Việt Nam đều tung tin lên mạng tức khắc về cuộc viếng thăm chúc tết của Đức TGM Ngô Quang Kiệt vào chiều 28.1.2008, nhưng hoàn toàn không nhắc đến một chữ về Tòa Khâm Sứ và một điều trái ngược nữa ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng to hơn, lớn hơn, quan trọng vị đương kim thủ tướng. Vì cuộc viếng thăm của thủ tướng Dũng đến Tòa giám mục và ra sân Tòa Khâm Sứ vào ngày 31.12.2007 không xứng đáng được báo chí nhắc tới. Đây là điều ngược ngạo nhất của năm!

Trong cùng một ngày tờ báo của cộng sản XẢO TRÁ chê bai Giáo Hội Việt Nam, rồi khi gặp gỡ lại khen hết mình về “những đóng góp của các chức sắc Công giáo, toàn thể giáo dân địa phận Hà Nội đã luôn đồng hành và gắn bó với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Đúng là một lũ vô lương, lưỡi của chúng đã quá dài để kéo lên che mắt, che mũi, che miệng, che tai và che hết cả nhân phẩm quý trọng của con người là lòng tự trọng.

Các Bạn Công Giáo Việt Nam! Hôm qua chúng tôi đã viết là “Các Bạn Công Giáo Việt Nam Không Bị Bỏ Rơi” thì đúng như nhật báo nổi tiếng WashingtonPost của Mỹ đã xác nhận thật rõ ràng: “Foreign diplomats, including representatives from the U.S. Embassy, were present at Friday's vigil. - - Nhiều người lạ trong giới ngoại giao, kể cả vị đại diện của sứ quán Mỹ đã hiện diện trong buổi canh thức cầu nguyện tối thứ sáu (25.1.2008)".

Như vậy hiểu theo theo báo Hà Nội Mới thì “vị đại diện của sứ quán Mỹ” đã bị ép buộc bởi lãnh đạo giáo hội Việt Nam để đến cầu nguyện với người Công giáo Hà nội. Nếu được như vậy thì chúng ta đã có quyền dạy được chủ tịch Triết và thủ tưởng Dũng rồi, như người Mỹ đã làm với họ.

Ngày 28/1/2008: (Lượm lặt từ Tienphong, Thanhnien, Express, TTXVN, VietCatholic, WashingtonPost )
 
Báo Vẹm 'Hà Nội Mới'
Đinh Phan
19:35 28/01/2008
Báo Vẹm 'Hà Nội Mới'

Người Bắc gọi nó là con vẹt,
Người Nam thời kêu đó con két.
Con vẹt - con két giống như nhau,
Đảng nuôi ăn để rồi nói phét.

Đánh đập dân lành đòi lại đất,
Bị Tầu bắt nạt thì cúi rạp,
Thế mà vênh váo với nhân dân.
Cộng Sản nay đã lộ mặt thật.

Ngờ nghệch qúa vậy, chú vẹm ơi,
Bịp dân, bịp nước bao năm rồi.
Bà con bây giờ không hậu thuẫn!
Mau mau đổi mới tư duy thôi!

Hà Nội 29/08
 
Truyền thông cộng sản quảng cáo cho chúng ta!
Bs Vũ Linh Huy
19:36 28/01/2008
Truyền thông cộng sản quảng cáo cho chúng ta!

Độc tài, độc đảng bao năm rồi,
“Đảng là luật pháp”, dễ vậy thôi!
Ngược, xuôi, xuôi, ngược đều “nhất trí”,
Ai không nhất trí: có tù ngồi!

Suốt một tháng qua giưã thủ đô,
Dân về cầu nguyện, nước tràn bờ,
Đảng truyền báo chí im như thóc,
Giả câm, giả điếc, giả ngẩn ngơ!

Tuần này Đảng cho cóc mở mồm,
Báo, đài, ra rả thật om xòm,
Vu cho Dân Chuá bao tội lỗi,
Khác nào khủng bố sắp đánh bom!

Nhưng mà đảng đã tính quá sai,
Cả nước ai tin ở báo, đài?
Hễ “Vẹm” nói không là ắt có,
Dẫu rằng xướng hoạ đủ bản bài.

Cộng nô quảng cáo cho chúng ta,
Xôn xao cả nước, khắp gần xa,
Hỏi nhau: “Công Giáo làm gì thế?”
Tò mò, cố gắng kiếm cho ra.

Uổng công bưng bít suốt tháng nay,
Giờ bỗng xì ra, cả nước hay,
Cuống cuồng bịt lại, sao kịp nưã,
Thôi thì cứ dối, cứ đặt bày.

Nhắn với bạo quyền: "Tỉnh ngộ đi!
Tham nhũng đủ rồi, luyến tiếc chi?
Làm sao địch nổi Dân Thiên Chuá,
Kinh Thánh ghi rành, chớ khá nghi!"

Boston, ngày 28 tháng 1 năm 2008
 
Vị chủ chăn đáng phục (thơ)
Lê Dân Việt
19:49 28/01/2008
VỊ CHỦ CHĂN ĐÁNG PHỤC

Ngưỡng phục đức tổng Ngô Quang Kiệt
Đã sống xứng đáng giòng giống Việt
Vì đất Khâm Xứ ngài ra tay
Cùng đoàn chiên đông đảo hăng say

Ngài hiểu được vận mệnh đất nước
Nên cùng giáo dân nhất tề bước
Quyết tâm đòi hỏi những công lý
Cả giáo phận một lòng, mốt ý

Theo ngài đấu tranh bất bạo động
Mong quỉ vương mau sớm tỉnh mộng
Đốt nến, cầu kinh tụ tập đông
Mong sao thức tỉnh bọn lũ ngông

Thế nhưng vô thần vốn chai đá
Lời lẽ, ra tay đàn áp quá
Đức tổng đã khẳng khái nói ra
Nếu bắt chiên, thì hãy bắt ta

Ôi! Vị chủ chăn rất trân quí
Theo gương Thánh Tử Đạo cao quí
Dám hy sinh dũng cảm vì chiên
Đang cầu nguyện trước bọn lũ điên

Đã làm con vô cùng cảm phục
Tiếng nói của cha như thúc giục
Đánh động lòng người khắp quốc gia
Hãy cùng cha, đứng lên tham gia

Ta quyết đòi công lý, lẽ phải
Cùng toàn dân không hề sợ hãi
Kính phục ngài, đức tổng Quang Kiệt
Ngài xứng danh giòng giống hào kiệt

Cùng dân Việt ở xứ Hà Nội
Đã làm danh tiếng Chúa vang dội
Hãy đốt lửa thắp sáng lên thêm
Cho đời dân Việt sống dịu êm

Muôn ngàn ngọn nến sáng lung linh
Quyết đấu tranh, đem lại quang vinh
Cho tôn giáo, quê hương, dân tộc
Thoát đớn đau bởi lũ ác độc

Mong thành công đó, chẳng còn xa
Để cùng nhau xây lại quê cha.
 
Người được Bảo Quốc Huân Chương Nữ Hoàng Anh viết thư ủng hộ TGP Hà Nội
Vũ Khánh Thành
20:00 28/01/2008
Người được Bảo Quốc Huân Chương Nữ Hoàng Anh viết thư ủng hộ TGP Hà Nội

London, ngày 28 tháng 1 năm 2008

Kính gửi:
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI,
GIUSE NGÔ QUANG KIỆT,
40 Phố Nhà Chung, Hà Nội.

Kính thưa Đức Tổng Giám Mục,

Từ hơn một tháng nay, tất cả mọi người Việt Nam, đặc biệt là những người Công Giáo trong và ngòai nước, đã lo lắng theo dõi, hồi hộp đợi chờ những chuyện đã và sẽ xẩy ra trong việc giáo dân Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội đứng lên đòi công lý cho Tổng Giáo Phận qua việc nhà cầm quyền Hà Nội chiếm đọat tòa Khâm Sứ cũ, chiếm đọat đất đai của các giáo xứ Thái Hòa, Hà Đông và còn nhiều nữa của các Giáo Phận trong cả nước, của các tôn giáo khác, và của những người dân thấp cổ bé miệng. Chính Phủ CSVN còn nhừơng đất của tổ tiên là Trường Sa, Hòang Sa cho Trung Cộng. Người dân Việt Nam, giới trẻ Việt Nam ngày nay không còn sợ nữa. Họ đã và sẽ nhất lọat vùng lên đòi lẽ phải và công bằng xã hội cho mọi công dân Việt trước bạo quyền cộng sản Việt Nam.

Con cầu xin ơn Thiên Chúa cho Đức Tổng, các Đức Cha, quí Cha, các Tu Sĩ nam nữ và mọi Tín Hữu Việt Nam khôn ngoan, can đảm để làm chứng Đức Tin Công Giáo và nếu cần hy sinh mạng sống mình cho lẽ phải và tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Con đang khẩn cấp hòan tất hồ sơ các sự kiện có một không hai trong lịch sử hiện đại của Giáo Hội và Tổ Quốc hôm nay qua những thông tin trên các trang mạng, đặc biệt mạng lưới www.VietCatholic.net để đệ trình Chính Phủ và Giáo Hội Công Giáo Vương Quốc Anh và các cơ quan quốc tế bảo vệ nhân quyền, các cơ quan truyền thông về biến cố trọng đại này.

Con quyết tâm hỗ trợ và sẽ làm tất cả những gì có thể được cho Giáo Hội và Tổ Quốc Việt Nam.

Trân trọng kính chào Đức Tổng Giám Mục.

Vũ Khánh Thành, Mphil - MBE
- Nghị Viên Thành Phố Hackney London (2002-2006)
- Phó Chủ Tịch Chi Bộ người Việt người Hoa Đảng Lao Động Anh (2002 -2006)
- Trưởng gia đình Thường Vụ An Việt Tòan Cầu (www.anviettoancau.net)
- Chủ tịch Cộng Đòan Giáo Xứ Việt Nam tại Anh Quốc (1982 – 1986)

Chú thích của VietCatholic:
Ông Vũ Khánh Thành, là cựu Nghị viên Thành Phố Hackney London trong 4 nhiệm kỳ, và là Giám Đốc sáng lập và điều hành hội An Việt, một tổ chức văn hóa xã hội tại Hackney London, đã được Nữ Hoàng Anh sẽ trao tặng Huân Chương MBE (A Member of the Order of the British Empire) cho ông vào mùa hè năm 2006.
 
Đêm thứ hai giáo dân qua đêm tại Tòa Khâm Sứ dưới mưa rơi và giá rét: bỗng có vài sự kiện hồi hộp...
PV VietCatholic
20:16 28/01/2008
Đêm thứ hai giáo dân qua đêm tại Tòa Khâm Sứ dưới mưa rơi và giá rét: bỗng có vài sự kiện hồi hộp...

HÀ NỘI -- Không nghi ngờ gì nữa, lúc này Toà Khâm Sứ trở thành một nguyện đường sốt sắng nhất nước này. Từ sáng tinh sương cho mãi lúc đêm về, không khi nào ngớt văng vẳng lời kinh tiếng hát vang lên rộn ràng.

Tại Toà Khâm Sứ hầu như mọi thời khắc trong ngày đều có đủ các thành phần hiện diện: Có các linh mục thỉnh thoảng ghé qua cầu nguyện. Có các nam nữ tu sĩ thường trực. Có giáo dân của các giáo xứ xa gần về canh thức. Các giáo dân trong thành phố cứ mỗi khi có thể được là chạy thoáng qua, đọc một kinh và xem thế nào. Có ngày có người đến mấy bận.

Toà Khâm Sứ đã trở thành trung tâm quy tụ của Giáo phận Hà Nội và là nơi mà mọi người trong Giáo phận hướng về. Đây trở thành điểm gặp gỡ của toàn thể Giáo phận Hà Nội và phần nào là của các giáo phận khác. Giáo dân của các giáo xứ Nhà Thờ Chính Toà, Hàm Long, Cửa Bắc, Hàng Bột, Thái Hà, Phùng Khoang, Nam Ngư, Đồng Trì, Thượng Thuỵ, v.v.

Từ hôm qua 27.01. chúng tôi đã chứng kiến giáo dân của giáo xứ Khoan Vỹ trở về canh thức bên Đức Mẹ. Bà con mang theo chăn màn xoong nồi và lương thực thực phẩm với ý định cắm trại vài ngày. Cha xứ Khoan Vỹ Giuse Mai Xuân Lâm cùng giáo dân xứ này thật hăng hái và có tinh thần gia đình. Thấy Mẹ mình lâm cơn gian nan khốn khó chẳng đợi phải ai kêu, lập tức chạy về chia lửa. Họ còn ở lại đây đêm nay nữa. Có lẽ vì đoàn giáo dân đạo đức và có tinh thần hiếu thảo này mà tỉnh Hà Nam đã phái một xe cán bộ công an theo bà con lên đây để “hành hương” Toà Khâm Sứ.

Buổi sáng Đức cha F.X Nguyễn Văn Sang đến thăm hiện trường và ngồi cầu nguyện với bà con giáo dân. Sự kiện ngày 25.01 đã khiến ngài nhận diện rõ hơn hòan cảnh và vấn đề để bằng lời nói và hành động ngài đang chứng tỏ cho mọi người biết ngài đã chọn lựa những người thấp cổ bé miệng và đang đồng hành cùng họ dấn thân cùng họ trong một Giáo Hội của người nghèo và vì người nghèo. Tôi thấy hình ảnh một vị giám mục ngồi giữa trời mưa rét đọc kinh lần hạt với dân là hình ảnh đẹp nhất trong ngày.

Buổi chiều phái đoàn cán bộ đông đảo của phường Hàng Trống vào chúc tết Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội ở số 31 phố Nhà Chung, đối diện Toà Khâm Sứ. Sau đó, chúng tôi thấy mọi người trong đoàn đi ra gặp gỡ dân và làm công tác dân vận. Những giọng điệu và gương mặt giả nhân giả nghĩa rẻ tiền quen thuộc chẳng lừa mị được ai. Bà con nhóm tiếp tục đọc kinh, nhóm ngồi yên trong lều nhìn ra khiến cho cả đoàn cán bộ phải cụp đuôi về sớm. Tuy nhiên, có một câu hỏi cho thấy họ cũng biết khai thác vấn đề nào để có thể lợi dụng giáo dân và dư luận khi một ông nói: “Bà con nên về nhà để giữ gìn sức khoẻ chứ trời rét mướt thế này. Còn hiện tại ở đây ai có đau yếu gì, xin cứ ra phường báo cáo, phường sẽ chăm sóc và giúp đỡ”.

Buổi chiều tối giáo dân trẻ già đi làm, đi học về ghé qua đây cầu nguyện càng ngày càng đông khiến cho khu vực Toà Khâm Sứ trở nên tấp nập khác thường. Các bạn trẻ đến khá đông và tham gia các công việc phục vụ khá tốt. Người dọn dẹp vệ sinh, người đi thắp hương, thắp nến, người giúp nấu ăn, người đun nước, người lấy củi và lo giữ lửa.

Ba đống lửa sưởi ấm được đốt lên trong khu vực cầu nguyện để giúp cộng đoàn ngồi cầu nguyện trong mưa phùn gió bấc có thể chống chọi được với nhiệt độ xuống 8 độ ngoài trời. Có một thanh niên đi xe biển số xanh tiến vào trong sân, gíao dân thấy vậy tức tốc tiến ra quyết liệt ngăn chặn. Nhưng may thay đấy lại là cái xe chở củi đến cung cấp cho bà con. Thế mới biết tinh thần của dân mình thế nào!

Các thanh niên nam nữ đang tích cực lo liệu cho giáo dân có chỗ trú mưa rét tốt hơn. Các bạn cho nhổ đi cái lều bạt cọc gỗ với vài tấm bạt mỏng manh đối diện thánh giá giữa sân. Khoảng 10 đêm một cái lều bạt khác bằng khung sắt, chắc chắn hơn được dựng tiếp giáp vào cái lều thứ hai ở phía nam thánh giá tạo thành hai dãy lều hướng vào nhau và ở giữa là tượng Đức Mẹ và Tượng Thánh Giá. Rõ ràng là một không gian thờ phượng hợp lý hơn, đẹp mắt hơn đã hình thành.

Một người chở đến một đống ô to đổ ở trên tấm bạt phía trước cộng đoàn để ai cần thì lên lấy dùng tuỳ ý. Chúng tôi được biết đấy là một giáo dân xứ Hàm Long. Thật tuyệt vời. Không hổ thẹn là giáo xứ lớn nhất và đạo đức nhất Hà Nội.

Các đấng bậc muốn khuyên giáo dân đêm đến sang Nhà Chung ngủ cho ấp áp và khoẻ mạnh. nhưng giáo dân lại muốn ở lại bên Mẹ và bên Chúa hơn.

Trời về đêm mưa càng lúc càng to. Mưa lớn như mưa rào. Chúng tôi tưởng giáo dân sẽ tìm nơi nào trú ẩn. Nhưng không! Không một người nào rời bỏ vị trí cầu nguyện. Tiếng hát và lời nguyện cầu của họ lại trở nên tha thiết và thảm thiết hơn bao giờ. Một thanh niên chứng kiến cảnh tượng cảm động này đã phải thốt lên đẹp quá và anh chạy đi về lấy máy ảnh.

Tôi cũng không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh này và tôi tin Chúa hiểu tấm lòng của những con người đã chịu đựng nhiều hy sinh để còn có một đức tin vững chắc và một một tình yêu tràn đầy đối với Giáo Hội quê hương.

Họ biết Chúa ở cùng họ. Họ biết Đức Mẹ ở cùng họ. Họ biết họ không đơn côi. Họ biết anh chị em đồng đạo cả nước đang hướng về họ. Họ biết thế giới đang quan tâm tới họ và theo sát từng lời kinh tiếng hát của họ. Họ biết họ cần phải thắp lên ngọn lửa sưởi ấm nhân gian giá lạnh đầy cạm bẫy sa tan này.

Khoảng gần 200 con người tiếp tục không ngủ trong giá lạnh để lời nguyện cầu của họ được thi nhau thánh thót cùng những hạt mưa dài trong đêm thâu./.

Tường thuật từ hiện trường Tòa Khâm Sứ, đêm 28.01.2008
 
Báo Washington Post tại thủ đô Hoa Kỳ đăng tin về vụ Toà Khâm Sứ
James Phan
22:35 28/01/2008
Công Giáo Việt Nam Canh Thức Cầu Nguyện vì Đất đai (26/1/2008 6:25 sáng giờ Hoa Kỳ)

Hà Nội, Việt Nam. Hàng ngàn người công giáo đứng tắc nghẽn đường phố tại thủ đô hôm thứ Sáu trong một cuộc diễu hành, hát và cầu nguyện để chính quyền cộng sản trả lại mảnh đất vốn thuộc tài sản của Giáo hội.

Một linh mục trong áo dòng trắng mang thánh giá dẫn đầu cuộc rước của giáo dân, cùng với đội kèn, từ nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse ở trong tâm thành phố Hà Nội đến khu đất bên cạnh vốn là Toà Khâm Sứ của Vatican.

Toà Khâm Sứ--một trong nhiều tài sản của giáo hội đã bị nhà nước cộng sản tịch thu sau khi những người đô hộ Pháp phải rút khỏi—là một trong nhiều cơ sở của giáo hội đang được yều cầu nhà nước trả lại. Chức sắc của giáo hội nói họ có đủ giấy tờ điền thổ chứng minh mảnh đất 2.5 acre này thuộc về giáo phận.

Phát ngôn viên của bộ ngoại giao Lê Dũng nhấn mạnh rắng tất cả đất đai ở Việt Nam đều thuộc về nhà nước và không một ai được phép sở hữu đất riêng. “Cá nhân và tổ chức có quyền sử dụng mà thôi,” ông Dũng nói trong buổi họp báo thường lệ hôm thứ Năm. Ông nói: “Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xem xét nhu cầu về đất sử dụng của giáo phận Hà Nội và giải quyết theo đúng chính sách về luật đất đai.”

Giáo dân đã giữ canh thức cầu nguyện hằng ngày tại địa điểm này từ tháng 12, nhưng buổi tập trung thứ Sáu là lớn nhất bởi vì nhiều nguời từ ngoài Hà Nội đến thủ đô để dự lễ mừng thượng thọ 90 tuổi của ĐHY Phạm Đình Tụng. Không có bắt bớ xảy ra và cảnh sát không phá vỡ buổi tập trung.

Một giáo dân, ông Nguyễn Ngọc Vinh, 70 tuổi, đứng yên trong trời mưa khi băng kèn và trống lớn được nổi lên. Ông nói: “Chúng tôi không biểu tình, nhưng chúng tôi chỉ yêu cầu nhà nước trả lại mảnh đất cho chúng tôi.”

Chức sắc của giáo hội kêu gọi giáo dân kiềm chế khi một số người cầu nguyện bắt đầu đẩy hàng rào. Ít nhất hai người trèo qua cửa sắt khóa bị hành hung bởi nhân viên bảo vệ.

Linh mục T.D. Hung nói với chúng tôi tại hiện trường chi chỉ tay về những nhân viên bảo vệ: “Họ không tôn trọng quyền con người và quyền tự do tôn giáo.”

Biểu tình bị cấm ở Việt Nam và hầu như tất cả các cuộc tập trung đông người đều bị trấn áp bởi cảnh sát.

Nhân viên công an nói nhân viên thành phố không dính lứu đến vụ xô xát. Anh từ chối cho biết tên bởi vì không được phép phát biểu với truyền thông. Anh nói công an không có bên trong tòa nhà. Cảnh sát mặc thường phục được thấy chặn lại giao thông và theo dõi cuộc diễu hành từ bên hè phố.

Anh Lê Quốc Quân, một luật sư bất đồng chính kiến, phò dân chủ nói, “Họ lấy máy chụp hình và 5 hoặc 6 bảo vệ đánh đập tôi.” Anh bị bắt giữ trong 3 tháng trong năm vừa qua sau khi trở về từ Đại hội quốc gia vì dân chủ ở Washington DC.

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ gây áp lực Hà Nội để thả anh Quân, sự thả ra chỉ được thực hiện ngay trước khi chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết thăm Washington. Nhân viên bộ ngoại giao và đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ đều có mặt tại buổi cầu nguyện hôm thứ Sáu.

Có khoảng hơn 6 triệu người công giáo, đông thứ hai sau phật giáo, trong một quốc gia 86 triệu dân.

(Nguồn: Washington Post, do James Phan dịch)
 
Xin bình an cho người thiện tâm
Đinh Vinh Phúc
22:51 28/01/2008
Xin bình an cho người thiện tâm

Khi nghe nguời tín hữu đọc kinh tôi xúc động vô cùng. Cả một thời niên thiếu tôi đã lớn trong các xứ đạo ở miền quê với những kinh cầu đơn sơ, nhắc lại cuộc tử nạn của Chúa Cứu Thế, bây giờ lại nghe thấy ở nơi giáo hữu Hà Nội, nơi văn vật, cũng đọc kinh như dân quê, tôi mừng quá.

Giáo phận Hà nội bao gồm nhiều tỉnh, như Hoà Bình, nơi có đồng bào Mường, mà kinh nghiệm Phát Diệm cho thấy các phụ nữ Mường là những nghệ sĩ, lòng đạo sống động tự nhiên. Tôi cũng đã có dịp đi thăm viếng Thái Hà, xưa gọi là Ấp Thái Hà, đi theo con đường thênh thang từ Đống Đa tới trung tâm các cha dòng Chúa Cứu Thế.

Vào đầu thập niên 1950, mỗi ngày thứ bảy, là dịp cho người Hà Nội gặp nhau, vào xem tiệm sách, nghe các bài giảng, và quỳ trước ảnh Đức Mẹ, một icône mà người Nga đem theo khi đi biểu tình ở Nga hay ở Ukraine. Chung quanh một bức ảnh mà bao nhiêu cuộc đời và bao nhiêu tu viện đã nuôi dưỡng tâm hồn mình. Sự hiện diện một người Mẹ thiêng liêng, vừa là thân mẩu của Chúa, vừa là thân mẫu cho mỗi tín hữu, là một sức mạnh mầu nhiệm, đã giúp các cha dòng chia sẻ lòng tin và tình nghĩa con người.

Sau này tôi cũng có dịp trở lại Thái Hà, và bỡ ngỡ trước cảnh vật chẳng còn giống như những năm xưa.

Tiếc nuối quá. Tôi cũng có dịp được sống trong khu Phố Nhà Chung, dùng cơm, xem lễ, trò truyện với các thày kẻ giảng (danh từ nhà đạo, để chỉ các tu sĩ đi giúp các xứ, sống độc thân) nghe tiếng hát trai trẻ của các chủng sinh. Lúc đó tôi không ý thức về vấn đề đất đai. Gặp chủng sinh, tôi chỉ hỏi: Còn giữ vững lòng tin chứ? – Có chứ. Chúng em hoàn toàn tin tuởng. Họ trả lời dứt khoát như vậy, mà họ là những thanh niên, làm cho tôi an trí.

Rồi Hà Nội bị quên lãng trong óc tôi cho đến khi phong trào đòi lại đất đai xuất hiện vừa đây. Hà Nội liên hệ đến tôi là do ông chú, Vũ Khánh Tường và ông thầy, Trần Thái Đỉnh, giáo sư triết học có tiếng ở Sài Gòn.

Hồi 1945, còn có chủng viện Xuân Bích, dậy bằng tiếng Pháp. Mấy tu sĩ Bùi Chu quen với ngoại ngữ nhờ vào đi học ở Hà Nội. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, là ngày Chúa nhật đầu tháng 9, ngày lễ các vị anh hùng thời cấm đạo. Các xứ đạo náo nhiệt đi biểu tình. Các chủng sinh Hà Nội hiên ngang giơ tay hô Việt nam độc lập muôn năm! , giữa những tràng pháo tay của quần chúng.

Phan Bội Châu là những nhà ái quốc đầu tiên đặt hy vọng vào người công giáo thì bây giờ đây giáo dân hiện diện trong phong trào ái quốc. Chính phủ gởi những đại diện, như Võ Nguyên Giáp vào quỳ trong nhà thờ Lớn. Lời tuyên bố độc lập nhân danh Tạo Hóa, tức là Đấng Tạo Hóa (le Créateur) mang một ý nghiã mới lạ gần gụi đến đồng bào công giáo. Nguyễn Mạnh Hà, một nhân vật công giáo, được làm bộ trưởng thanh niên.

Ở Nam Định, Nình Bình, đi chỗ nào cũng thấy khẩu hiệu Lương Giáo Đoàn kết. Chính phủ gởi Vĩnh Thụy cầm đầu phái đoàn đến mừng lễ thụ phong của Lê Hữu Từ, tân giám mục Phát Diệm.Vào dịp lễ quyên vàng, Hồ Ngọc Cẩn, giám mục Bùi Chu, đưa giây vàng mà các giám mục thường đeo trước ngực đóng góp vào việc nước. Các xứ đạo đón tiếp các cuộc mít tinh, chủng sinh đi biểu tình, bầu khí thực vui mừng như chưa bao giờ có.

Thề rồi vào năm 1946, Hà nội bắt đầu tổ chức kháng chiến. Thanh niên công giáo tổ chức thành một đơn vị võ trang, sau này rút về bưng, và bị tiêu hủy toàn vẹn. Họ bị hy sinh vào các dịp tấn công vô vọng. Các giáo phận khác đều có Uỷ Ban Công Giáo Cứu Quốc. Nhưng vào lúc này vấn đề Cộng Sản được đặt ra, gây chia rẽ hàng ngũ kháng chiến. Đảng CS Đông Dương tự giải tán.

Nói dối đã quen miệng. Hồ Chí Minh về tận Phát Dìệm thương lượng với vị giám mục được chọn làm cố vấn. Thời đó, tại phòng khách tòa giám mục, có tấm tranh trình bày hai nhân vật đều mặc áo trắng đương trò truyện với nhau. Những hỡi ơi, đó chỉ là một hình ảnh thôi. Lê Hữu Từ đã từng làm giám đốc tại tu viện ở Châu Sơn, Ninh Bình, là một vùng chiến lược cộng sản. Ông Hồ không thể đánh lừa được người Phát Diệm, và qua đó người công giáo Bắc Việt.

Ý thức về hiện tượng CS xuất phát từ kinh nghiệm tại chỗ, chớ không từ ngoại bang đem vào. Rồi ai cũng còn nhớ phong trào tự vệ Bùi Chu - Phát Diệm cho đến năm 1954. Ý tưởng sau cùng của người Pháp trước khi rời Việt Nam là dành cho hai giáo phận này, trong lời tuyên bố đọc ở Genève. Nhưng lại chính một nhân vật công giáo, Ngô Đình Diệm tẩy chay người Pháp, gây một đoạn tuyệt tâm lý vĩnh viễn giữa hai dân tộc về khía cạnh tôn giáo.

Trong những năm gian truân đó, ngoài Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh với Hùng Lân, Nguyễn Khắc Xuyên, Hoài Đức, ít khi miền quê nghe nói tới Hà Nội. Thành phố Nam Định thuộc giáo phận Hà nội có nhóm Thanh Niên với Phạm Đình Khiêm, Phạm Đình Tân, lừng lẫy một thời.

Bên này sông Nam Định có Hải Linh nhạc sĩ, và Lương Kim Định, nhà triết học. Nhưng là thời chiến tranh, không xây dụng sự nghiệp lâu dài. Ông chú tôi bị đi tù, bị tố khổ, nhưng sau dược tha, sang du học bên Pháp, làm linh mục,về Sài Gòn lập một tu viện, rối sau cùng bị công an hành hạ, bỏ nhà thương về thì kiệt sức, chết trong điều kiện nào tôi cũng không rõ.

Mọi sự đã qua đi. Các giáo phận Bắc Việt đã trải qua những thập niên khốn khổ sau 1954.

Bây giờ như hồi sinh, với các tin hữu rủ nhau đi cầu nguyện ở Toà Khâm sứ, ở Thái Hà, ở Hà Đông. Nhìn những em bé xinh xắn, những cô gái Mường duyên dáng, bóng dáng các sơ khiêm tốn, bên cạnh các bà cụ ông cụ đáng kính… Lời cầu nguyện và bài thánh ca, tất cả là lời thỉnh cầu. Mọi quyền bính là Thiên Chúa giao cho, là những sứ mệnh, không phải là của tư hữu. Người tín hữu cầu xin ơn trên soi sáng các nhà lãnh đạo quốc gia để họ có đủ minh mẫn và công tâm Trong tinh thần đạo, không nhìn chính quyền là bạo quyền, và tin là giới lãnh đạo, dù có sai sót và tàn ác đến đâu cho tới ngày nay, vẫn có thể tìm lại trong thâm tâm một vài tia sáng giúp họ tìm lại được lòng nhân đạo. Điều mà con người bất lực, Thiên Chúa có toàn năng.

Không ở tại chỗ, tôi không cho ra được nhận xét nào về các diển biến hiện nay. Tôi chỉ gìữ tinh thần lạc quan, tin tưởng là đồng bào công giáo cũng như nhà chức trách sẽ tìm được giải pháp ổn thỏa.

Hãy tìm mọi cách hàn gắn lại sự đứt đoạn giữa ông Hồ và người công giáo Việt Nam. Đáng lẽ ông Hồ nên thẳng thắn giải tán đảng CS ngay từ đầu, thay vì dùng mưu mẹo lừa lọc. Đáng lẽ người công giáo đã có thể đóng góp tích cực vào việc xây dụng đất nước ngay từ hồi 1945. Lịch sử tiếp tục. Người tìn hữu đem lòng đạo mà đối với đời. Giáo dân Hà nội là đại diện cho tất cả các giáo phận miền Bắc. Con đường nào cũng dẫn tới Hà Nội. Gây một bầu khí thông cảm ở Hà nội là bảo sự hòa hợp cho tất cả giới công giáo.

Trong bài hát Hà Nội Phố, có câu: Tan lễ chiều, ta còn vọng tiếng chuông ngân. Câu này có thể là lời kết cho các vụ tranh chấp hiện nay. Chỉ nên giữ lại trong trí nhớ dư âm của tiếng chuông, như lời chúc an bình cho người thiện tâm, trong những Ngày Xuân sắp đến cũng như cho suốt năm.

Paris 28-1-2008
 
Thợ Nề New York muốn hỏi Bác Thợ Gặt vài câu
Thợ Nề NewYork
23:00 28/01/2008
Thợ Nề New York muốn hỏi Bác Thợ Gặt vài câu

Trước hết tôi xin kính chúc bác Thợ Gặt một năm mới được mùa. Vụ Chiêm cũng như vụ Đông Xuân sẽ bội thu trăm phần hơn hẳn những năm qua. Kế đến, tôi xin tự giới thiệu với bác tôi là Thợ Nề. Tôi chuyên trị sửa Nhà cho thiên hạ ở Hoa Kỳ đã nhiều năm. Đặc biệt Nhà thiên hạ hỏng chỗ nào tôi chữa chỗ đó. Được cái tôi chỉ là thợ, không phải chuyên gia. Chứ không thì càng sửa càng sai đấy bác. Tuy nhiên bác và tôi cùng là Thợ với nhau cả nên tôi xin được phép hầu chuyện với bác nhân dịp đần xuân về sự cố mới đây ở Hà Nội.

Thực tình mà nói thấy Bác Thợ Gặt lộn nghề bắt mạch cho toa, Thợ Nề tôi cũng thấy ngứa nghề muốn đem thước thợ đo đạc coi chuyện nước nhà còn phải quá độ tới bao xa.

1. Nhận Định

Trong bài “Thử Vào Vai” bác nhận định rằng: “Nhà Nước Việt Nam đã có kinh nghiệm hơn 60 năm ứng phó với các tôn giáo, nhất là công Giáo…” Bác nói đúng nhưng chỉ đúng có một nửa thôi bác ạ. Vì trong “Tiếp Tục Vào Vai” cái nguyên tắc làm cho mọi chuyện trở nên rắc rối và khó khăn đó là: “Đảng Lãnh Đạo, Nhà Nước Quản Lý, Nhân Dân Làm Chủ.” Đúng lẽ ra bác phải nói: “Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có kinh nghiệm đối phó với các tôn giáo nhất là công giáo qua hơn 60 năm Cướp Chính Quyền.” Một điều nữa bàc bỏ quên là những người công giáo sống trên đât nước Việt Nam thì họ cũng là người Việt Nam. Đặc biệt họ là người Hà Nội. Họ là biểu tượng của ý chí kiên cường, bất khuất cả ngàn năm nay của dân tộc Việt Nam. Do đó một khi họ cựa mình đói hỏi công lý thì Đảng cộng sản phải trả lời bằng công bằng và lẽ phải chứ chớ dại dột mà dương oai thị võ bằng vũ lực với họ. Việc dùng võ lực đối với nhân dân đẻ chứng tỏ quyền uy chắc chắn không phải là thái độ của một Nhà Nước của nhân dân, nhưng là đướng lối chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

2. Tình Hình Hiện nay

Thực trạng hiện nay của những người dân sống tai Việt Nam đã hoàn toàn khác trước đây.

Bác Thợ Gặt viện cớ là vì áp lực của Đế Quốc Tầu phương Bắc đe dọa nên nhà nước mới có thái độ nhu nhược hiện nay, dường như bác muôn khép tội những người dân kêu oan, đòi hỏi công bằng và sở hữu chủ của minh là dựa theo ngoại bang để làm áp lực với nhà nứơc. Điều này hoàn toàn không đúng thưa bác. Bác thử nhắc nhở Nhà Nước ta lên tiếng đòi lại chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ đã bị cưỡng chiếm để coi nhưng người dân này đáp ứng như thế nào. Sở dĩ người dân Hà nội im lặng trong thời gian qua là vì những lý do sau đây.

Trước hết, tình hình đất nước chưa được ổn định.

Kế đến những thế hệ trước ít nhiều có lý lịch không được trong sạch đối với Đảng. Nếu có chuyện như ngày hôm nay, họ sẽ bị kết án là phản động và chờ đợi khai tử chứ không phải họ sẽ bị kết án vì tội đòi lại tái sản hay thắp nến cầu kinh.

Nghiệm được điều đó, cho nên phải tới ngày hôm nay với một thế hệ mới, đủ tiêu chuẩn và thời điểm thích hợp, để nói lên tiếng nói của một chủ nhân. Do đó, trước vấn đề tế nhị và nhạy bén này nếu Đảng lấy kinh nghiệm của 60 năm qua mà hành sử thì sai bét và hậu qủa sẽ không ai có thể lừơng trứơc đựơc.

3. Đảng lãnh đạo, Nhà Nước Quản Lý, nhân dân làm chủ.

Mấu chốt của vấn đề hiện nay là sự mâu thuẫn của nguyên tắc một cổ hai tròng này. Nếu là Đảng lãnh đạo thì đừơng lối của Đảng phải là chuyên chính vô sản chứ. Mà đã là chuyên chính vô sản thì người dân còn làm chủ cái gì nữa? Mà đã để cho người dân được quyền làm chủ thì làm gì còn chuyện chuyên chính vô sản nữa?

Nhưng mà điều khôi hài trong việc quản lý của nhà nứơc hiện nay, là chúng ta thực sự không biết ai đang lãnh đạo nhà nước. Đảng hay mấy ông Thợ Bàn? Hoặc là mấy ông Thợ Bàn cũng là Đảng. Nếu không thì tại sao các cơ quan Nhà Nứơc lại phải sợ, phải nghe theo, phải làm theo những điều xúi quẩy của Mấy ông Thợ bàn hơn là đi theo đường lối, chính sách do Đảng lãnh đạo?

Cái nguyên tắc này thực sự đã lỗi thới với tư duy của người dân Việt Nam. Một khi người dân thấy rằng Nhà Nước đã áp dụng nó như một câu thần chú để áp bức họ chứ thực ra các cơ quan nhà nước trên dưới không ai chịu nghe ai, thì tại sao họ lại phải tuân theo những lệnh lạc của nhà nước?

4. Trả Hay Không Trả

Ai là người thực sự phải quyết định trong vấn đề này? Đảng? Nhà Nưóc? Thành Phố Hà Nội? theo như Bác Thợ Gặt thì chảng có ai cả.

Bằng chứng là trong suốt gần một tháng nay Chủ Tịch cũng như Thủ Tướng vẫn giữ thái độ im lặng như thể là hai vị này không có quyền gì cả. Nhưng chỉ có Thành Phố Hà Nội, một đối nhân trong vụ tranh chấp chính ra phải có thái độ giữ im lặng trong thời gian tranh chấp thì lại lớn tiêng kết án đe dọa. Rất tiếc đây là việc phải làm ngay thì họ lại dửng dưng như người vô trách nhiệm. Chỉ cần một trong hai vị này lên tiếng thôi, không phải Đức Tổng Kiệt, không phài Đức Giáo Hoàng, mà là Chủ Tịch hoặc Thủ Tướng lên tiếng, tức thì đám đông sẽ được giải tán mà về nhà vui hưởng xuân an bình.

Thế nhưng phải lên tiếng làm sao đây? Trả hay không trả?

Dù cho Đảng có muốn không trả đi nữa thì đó cũng chỉ là ý kiến như là ý kiến của mấy ông Thợ Bàn chứ không có một giá trị của người quản lý. Còn Thủ Tướng mới thưc sự là người có quyền quyết định trả hay không trả.

Nếu cách đây mấy năm, Thủ Tướng có thể trả lời không trả một càch dễ dàng. Thế nhưng hôm nay thì không thể dược, vì đó là một trong những điều kiện mà Việt Nam đã cam kết để được tham gia với thế giới văn minh tiến bộ. Hy vọng rằng các vị lãnh đạo sáng suốt giải quyết sự viêc.
 
Độc giả Nguyệt san Dân Chúa Âu Châu hiệp thông trong lời cầu nguyện
LM Bùi Thượng Lưu
12:35 28/01/2008
Dân Chúa Âu Châu

Hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam và TGP Hà Nội

Cầu nguyện cho công lý và hoà bình tại Quê Hương


Stuttgart, ngày 28.01.2008

Trọng kính đức cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, chủ tịch HĐGMVN

Trọng kính đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, chủ chăn tổng giáo phận Hà Nội

Kính qúy cha, quý nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo dân,


Kể từ biến cố lịch sử 18.12.2007 và nhất là những giây phút nghiêm trọng của ngày hôm qua 27.1.2008, suốt trong đêm giá buốt trong sân Toà Khâm Sứ, chúng con, ban điều hành, biên tập, đại diện và cổ động viên cũng như các độc giả nguyệt san Dân Chúa Âu Châu ở khắp các nước châu Âu chắc chắn đã hiệp thông với toàn thể giáo hội Mẹ tại Việt Nam và đặc biệt với đức TGM, với hàng giáo sĩ, với các nam nữ tu sĩ và hàng ngàn giáo dân… qua tin tức hình ảnh thời sự nóng bỏng được các cơ quan truyền thông trong Liên Hiệp Truyền Thông Hải Ngoại và các đài phát thanh trực tiếp chuyển tin: hàng ngàn giáo dân, tu sĩ nam nữ và giáo sĩ can trường và sốt sắng cầu nguyện dưới chân Thánh Giá, vây quanh Mẹ Sầu Bi, chỉ với lòng tin son sắt, với ánh mắt cậy trông không bến bờ, với ước nguyện thành khẩn cho công lý và tự do được mau thể hiện tại Quê Hương…

Chúng con cảm phục hơn nữa vì xuyên suốt hơn 60 năm qua, các giáo phận miền Bắc và nhất là tổng giáo phận Hà Nội, đã sống dưới bức màn sắt, bị vây bọc chung quanh và chèn ép bởi trăm mưu ngàn chước do cộng sản vô thần, quyết vùi dập đức tin, quyết phá đổ nền tảng gia đình, quyết loại trừ mọi ảnh hưởng của Giáo Hội và đức tin Kitô giáo ra khỏi xã hội chủ nghĩa, quyết biến con người thành vô thần theo chủ thuyết tam vô !!! Vậy mà, trong những ngày tháng lịch sử vừa qua, chúng con đã cảm động chứng kiến một cộng đồng đức tin vô cùng sống động, vô cùng hào hùng và can trường của hàng ngàn nam phụ lão ấu, của hàng trăm nam nữ tu sĩ và giáo sĩ, thái độ kiên cường của hàng giám mục… trước cường quyền vây bọc tư bề hăm dọa và hành xử bất chấp công lý luật pháp…

Chúng con hoàn toàn hiệp thông cầu nguyện với toàn thể Giáo Hội Việt Nam, với tất cả các cộng đồng Công Giáo Việt Nam hải ngoại, trong chiến dịch cầu nguyện cho công lý và hoà bình tại Quê Hương thân yêu, nhất là trong những ngày cuối năm và những Ngày Đầu Xuân linh thiêng Mậu Tý, không những tại các cộng đoàn mà trong giờ kinh tối sớm của gia đình.

Các độc giả Dân Chúa Châu Âu chúng con đang sống rải rắc khắp các cộng đoàn: chúng con sẽ cùng với các vị đại diện và cổ động viên tại mỗi nước, cố gắng cộng tác với các cộng đoàn địa phuơng, với các tổ chức mục vụ và thiện nguyện Công Giáo Việt Nam tại các nước châu Âu, trong các sáng kiến cầu nguyện hay hoạt động cụ thể tại địa phương để tỏ tình liên đới với Giáo Hội Mẹ tại Việt Nam.

Chúng con nguyện góp phần vật chất: mỗi tín hữu, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn và tổ chức, chúng ta tìm cách vận động gây quỹ, đóng góp tùy theo khả năng, nhất là bớt chi tiêu xa sỉ trong dịp Đầu Xuân Mậu Tý… để góp phần với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong chiến dịch cầu nguyện cho Công lý này qua QUỸ YỂM TRỢ CHIẾN DỊCH CẦU NGUYỆN CHO CÔNG LÝ TẠI VIỆT NAM.

Nguyện mong cho Giáo Hội Mẹ, cho các cộng đồng CGVN hải ngoại, cho mỗi gia đình và tín hữu CGVN khắp nơi trở nên “ khí cụ bình an của Chúa, để đem yêu thưong vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm”.

Nguyện cầu cho Quê Hương, qua sự che chở của Thánh Giá Chúa, của Mẹ Sầu Bi, của hàng trăm ngàn Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam chuyển cầu cho Quốc Thái Dân An và Giáo Hội cũng như các tôn giáo được tự do tôn giáo và được góp phần xây dựng cho tiền đồ của Tổ Quốc, cho toàn thể dân tộc được mau hưởng một Mùa Xuân thanh bình ấm no.

Trân trọng

Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu

TM/ Ban Điều Hành, Biên Tập Viên,

Đại Diện – Cổ Động Viên và toàn thể độc giả Dân Chúa Âu Châu
 
Báo Vẹm ''Hà Nội Mới'' lại xuyên tạc: Giáo dân cầu nguyện vì bị cưỡng bức
Hà Nguyên
15:15 28/01/2008
Báo Vẹm "Hà Nội Mới" lại xuyên tạc: Giáo dân cầu nguyện vì bị cưỡng bức

HÀ NỘI -- Hôm NAY 28/1/2008, báo Hà Nội Mới, tờ báo của thành uỷ đảng thành phố Hà Nội lại tiếp tục xuyên tạc viết rằng: Giáo dân rất muốn ở nhà chuẩn bị Tết trong gia đình ấm cúng, nhưng bị ép buộc bởi lãnh đạo giáo hội nên phải đến ở 42 Phố Nhà Chung cầu nguyện. Khi thấy người mới đến họ sung sướng vì có người đến thay cho mình để có thể về nhà.

Rõ rằng một giọng điệu vẹm ấu trí, chỉ để những người không biết công giáo và đảng viên mới đọc và tin điều đó. Bụng ta suy ra bụng người. Những thập niên 60, 70, 80 đảng vẹm thưòng cưỡng ép dân chúng đi mit tinh biểu tình. Ai không không đi thì không yên đưọc với vẹm. Những công nhân thì buộc phải đi thay vì đi làm. Học sinh đi biểu tình thay cho đi học. Chợ búa đóng cửa vào lúc mit tinh biểu tình. Ai cũng phải đi. Không đi thì vẹm sinh sự đủ điều. Chẳng ai thích nhưng cũng phải đi. Vẹm cũng cho rằng giáo dân bị ép buộc theo kiểu đó chăng?

Xin thưa giáo hội chẳng có sức mạnh ép lực nào bắt giáo dân đến nhà thờ hay đi cầu nguyện tại Toà Khâm Sứ. Cũng như nhà chùa chẳng có quân đội công an nào trong tay để ép phật tử đi lễ chùa. Hoàn tòan tự nguyện thôi. Họ có niềm tin mà vẹm không thể hiểu nổi.

Ai cũng nhớ cuối những năm 60 vẹm dùng bàn tay sắt khủng bố Giáo Hội. Chúng bắt Cha Vinh, Cha Thông và Cha Oánh. Chúng khám phòng các cha và công bố khi họp với giáo dân của các xứ rằng trong phòng những cố đạo này có tài liệu phản động. Thì ra vẹm đến tiếng Việt còn viết đánh vần không xong làm sao mà đọc được tiếng Anh, Pháp và Latin. Thế nên vẹm cho là tài liệu phản động và kết tội các cha là gián điệp hết. Vẹm còn tuyên bố trong phòng các cố đạo nào giữ hình con gái khỏa thân. Chẳng ai tin được vẹm nhưng vẹm vẫn bắt ngồi nghe, ai có ý kiến phản đối thì vẹm vu cho ngay là phản động ngay.

Những ngày trưóc lễ lớn như Giáng Sinh, Phục Sinh vẹm triệu tập giáo dân để nói xấu và vu khống đủ điều. Nên với nhiều người không công giáo, họ sợ hãi ác cảm khi nghe đến danh từ “cố đạo.” Với họ cố đạo là phản động, là những kẻ cưỡng trinh của các cô gái khi xưng tội hay trước khi cưới phải nộp mình cho cố đạo. Đó là sự tuyên truyền của đảng vẹm về công giáo.

Hôm nay, báo Hà Nội Mới lai cho đăng những ý kiến búc xúc của nhân dân, giáo dân trong và ngoài nước về việc Toà Tổng Giám không làm theo điều Chúa dạy, kích động giáo dân là rối loạn trật tự ở 42 Nhà Chung.” Nực cười nhất là xem những bài ‘ý kiến’ của “giáo dân.” Ai cũng nhận ra đây là bài của công an, có thể công an tôn giáo đang thực tập viết bài. Hãy xem vẹm viết hôm nay, vận một giọng điệu xuyên tạc vu khống:

Bị lợi dụng và kích động, họ đã dùng kìm cộng lực, xà beng, gậy sắt phá cổng, phá hàng rào khuôn viên để dựng cây Thánh giá; đánh bị thương một số cán bộ, nhân viên đang làm nhiệm vụ (trong đó có người bị đánh trọng thương phải đưa đi cấp cứu). Đồng thời, trên mạng VietCatholic New cũng đăng tải nhiều bài viết với nội dung bịa đặt nhằm thúc giục giáo dân tiếp tục kéo về 42 Nhà Chung để “giữ đất của Chúa”, thậm chí có kẻ còn hô hào “sẵn sàng đổ máu”...

Trước những hành động sai trái đó, các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội, với mong muốn đặt lợi ích của nhân dân, trong đó có giáo dân lên trên hết, đã rất khoan dung, kiên nhẫn chờ đợi một số vị chức sắc, đặc biệt là các vị có trách nhiệm của Tòa Tổng giám mục Hà Nội tĩnh tâm suy nghĩ, hãy biến tình thương của Chúa được thể hiện trong những lời giảng Thánh kinh bằng việc làm thực tế đối với những con chiên đang phải dầm mình trong giá rét cuối năm.

Tiếc rằng, những hành động thiện chí của chính quyền vẫn chưa được đáp ứng. Trái lại, họ vẫn tiếp tục lấn tới, kích động giáo dân từ những vùng quê kéo về Hà Nội giữa trời mưa rét để “hành xác”, dựng thêm lều. Những hành vi vi phạm pháp luật nêu trên, trách nhiệm trước hết thuộc về một số vị chức sắc trong Hội đồng giám mục, nhất là của Tòa Tổng giám mục Hà Nội.

Chịu trách nhiệm trước Chúa về chăn dắt các con chiên, nhưng họ đã không làm tròn bổn phận của mình là đem tình thương yêu của Chúa đến cho mọi người, đặt lợi ích của giáo dân và cộng đồng lên trên. Chăn dắt con tin kiểu gì mà họ lại đang tâm kích động, lôi kéo giáo dân phải “hành xác” giữa trời mưa rét tái tê suốt đêm ngày ? Họ đang theo đuổi điều gì mà đang tâm đẩy giáo dân đối đầu với chính quyền? Phải chăng bằng cách đó họ mới tạo dựng được thanh thế? Lợi dụng đức tin cũng như sự cả tin của giáo dân, biến họ thành công cụ để phục vụ những ý đồ riêng không trong sáng của mình là đi ngược lại chính lời răn của Chúa. Vì sao các giáo dân “đi cầu nguyện rất ôn hòa và bình tĩnh” như họ nói mà nhiều người lại mang theo cả kìm cộng lực, xà beng, gậy sắt?

Để ngăn chặn tình hình vi phạm pháp luật, căn cứ Điều 143, 245 và 257 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam; Cơ quan Cảnh sát điều tra, CA quận Hoàn Kiếm đã ra Quyết định số 60/CAHK ngày 26-1-2008 quyết định khởi tố vụ án hình sự “Hủy hoại tài sản, Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại 42 Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, luôn tạo điều kiện cho đồng bào theo đạo thể hiện đức tin của mình. Nhưng ai đó cố tình lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng, vi phạm pháp luật, vì các mưu đồ xấu thì phải bị xử lý nghiêm minh.

Với bổn phận trước Chúa và cộng đồng xã hội của những người chăn dắt giáo dân, những vị có trách nhiệm tại Tòa Tổng giám mục cần chủ động hợp tác chặt chẽ với chính quyền, vận động các giáo sĩ, giáo dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, chấm dứt ngay các hành vi vi phạm pháp luật để họ sớm trở về quê hương, hưởng một cái tết yên bình. Có như vậy mọi hoạt động tôn giáo mới được hanh thông theo đúng tôn chỉ, mục đích là để phục vụ lợi ích của cả cộng đồng, như sách Giáo lý Hội thánh Công giáo và Kinh thánh đã răn dạy: “Xã hội là tập thể những người sống liên kết với nhau theo một nguyên lý hợp nhất, vượt lên trên từng cá nhân. Mỗi người phải đóng góp cho cộng đồng mà mình là thành viên và phải tôn trọng các người cầm quyền có trách nhiệm mưu cầu công ích”. Kích động gây rối, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của cộng đồng sẽ chẳng có lợi cho ai.


Hãy xem vẹm đang lấy giọng đạo đức để dạy giáo dân và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.

Thật đúng là báo Vẹm!!

Hà Nội 29/1/2008

(Một giáo dân Hà Nội)
 
Làm sao phản đối các báo Vẹm đang bịa đặt và viết sai sự thật về các buổi cầu nguyện ở Tòa Khâm Sứ.
Tim Nguyễn
15:42 28/01/2008
Làm sao phản đối các báo Vẹm đang bịa đặt và vu khống các buổi cầu nguyện

LTS: Sau đây là một email của một độc giả cho ý kiến làm thế nào đồng bào Việt Nam khắp nơi có thể phản bác những bài viết và các luận điệu đổi trắng thay đen, bịa đặt những truyện hoang tưởng, vu khống chính nghĩa của các Buổi Cầu Nguyện của những người công giáo Hà nội đang anh dũng bảo vệ Đức Tin và chiến đấu cho Công lý tại khu Tòa Khâm Sứ. Vị độc giả này đề nghị như sau:

Kính gửi Ban Điều Hành tờ báo điện tử VietCatholic,

Tôi đề nghị qúi vị kêu gọi đồng bào khắp nơi trên thế giới dùng kĩ thuật thông tin để phản đối các Cơ quan truyền thông Cộng sản đã đăng sai sự thật về cuộc đấu tranh bất bạo động của đồng bào Công giáo ở Hà nội bằng cách cho đăng số điện thoại và email của các đài TV, Radio và báo chí Việt nam đã đăng tin sai sự thật và vu khống cuộc đấu tranh của đồng bào Công giáo.

Đây là thời đại của thông tin nên cuộc đấu tranh bất bạo động của đồng bào cần sử dụng kĩ thuật thông tin để phản đối những cơ quan truyền thông Việt nam bằng cách gọi điện thoại hoặc gửi email đến các cơ quan truyền thông này để phản đối.

Bằng cách gửi hằng trăm ngàn email hoặc hằng ngàn cú điện thoại gọi vào để phản đối và giải thích trong tinh thần bất bạo động, các cơ quan truyên2 thông Cộng sản sẽ học được bài học là họ sẽ bị phản đối quyết liệt chứ không phải chỉ có các bài viết phản đối bình thường trên mạng internet.

Mỗi khi cơ quan truyền thông Nhà nước Việt Nam đẵng những bài vô trách nhiệm và sai sự thật thì họ phải được đáp lại bằng trăm ngàn cú điện thoại hoặc email (điện thư) từ khắp nơi trên thế giới để họ hiểu được sự phản đối quyết liệt của đồng bào Việt Nam.

Tuy nhiên, có vấn đề tế nhị đối với đồng bào còn sống tại Việt Nam, xin nhắc cẩn thận dừng để họ biết tên tuổi hoặc nơi cư trú của mình, họ có thể cho nhân viên an ninh theo dõi. Cách tốt nhất là dùng những email do các hãng internet ngoại quốc cấp phát như của gmail.com, yahoo.com, hay hotmail.com, chứ cũng không nên sử dụng emails do các hãng dịch vụ nối mạng ở Việt Nam cấp phát.

Sau đây là địa chỉ, điện thoại và email của các cơ quan truyền thông nói láo:

Báo: Hà Nội Mới
Tổng biên tập: Hồ Quang Lợi.
Tòa soạn: ĐT-Fax: (04) 9287445 / 048287335
E-mail: webmaster@hanoimoi.com.vn

Báo: An Ninh Thủ Đô
ĐT: 04.9426618 / 090.328.9922 / 84-4-9426355
E-mail: antdonline@anninhthudo.vn

Báo: Thanh Niên
248 Cống Quỳnh St.,
Quận 1, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Tel: 84 8 8 394 046 / Fax: 84 8 8 322 025
E-mail: toasoan@thanhnien.com.vn
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lãnh Đạo trong lòng Quê Hương : những động tác thiết yếu cần thực hiện…
Nguyễn Văn Thành
06:41 28/01/2008
LỜI NÓI ĐẦU: Sau khi bài chia sẻ « Tâm sự của người lái đò… » đã xuất hiện đó đây trên các tờ Thông Tin Điện Tử, nhiều « người em » đã có dịp tham dự các lớp hè ở Hà Nội và TP HCM, như Q và H, B và Ch, Th và N … từ từ gửi điện thư về chất vấn tôi như sau: « Ông ơi, thông thường khi dạy cho bọn em, về cách giáo dục và lắng nghe các cháu có vấn đề nguy cơ Tự Kỷ, ông luôn luôn liệt kê những động tác cụ thể hay là những bước đi lên và đi tới theo thứ tự, từ khởi điểm… cho đến khi thâu đạt mục đích cuối cùng. Ông thường gọi đó là Tư Duy Cấu Trúc (Systemsthinking). Lần nầy, khi ông đề cập đến vấn đề Lãnh Đạo trong lòng Đất Nước, sao ông không chọn lựa cách trình bày « Những bước đi lên cụ thể » ? Nếu ông định nghĩa Lãnh Đạo, với những ĐỘNG TÁC CỤ THỂ (définition opérationnelle), họa may bọn em mai ngày sẽ dễ dàng biết cách làm việc tốt hơn và đúng hơn, khi tiếp xúc với người dân, hay là với anh chị em đồng bào, ở cấp Trung Ương cũng như trong các phường khóm. Thêm vào đó, có một câu hỏi « cơ bản» bọn em không thể lẫn tránh: Ai là người anh chị em đồng bào thực sự ? Phải chăng họ có mặt trong những người chủ trương hay là xúi giục bạo động và hận thù ?

Nhằm trả lời cho các người em ấy –họ thích gọi tôi là ông, thay mặt cho con cái- sau đây là lá thư trả lời, được viết ra « với tất cả tấm lòng » theo lối nói của Cụ NGUYỄN TRÃI, và gửi đi dưới dạng một bài chia sẻ.

***

Các bạn trẻ và các em thân mến,

Trước tiên, tôi xin cám ơn các em đã khiêm tốn đặt ra cho tôi những câu hỏi về Lãnh Đạo, một cách rất đơn sơ, trực tiếp và chân thành. Nếu trong nhiều tầng lớp cán bộ, ai ai cũng giống như các em, quyết tâm thăng tiến cách làm và cách sống hằng ngày của mình, từ việc nhỏ đến việc lớn, chẳng bao lâu Đất Nước của chúng ta sẽ đuổi bắt kịp thời những bước đi khổng lồ của Thánh Gióng -hay là Phù Dổng Thiên Vương- trên mọi nẻo đường ngang dọc, với mục đích xây dựng Quê Hương và phục vụ anh chị em đồng bào.

Lẽ đương nhiên, trong khuôn khổ của một bài chia sẻ, tôi không thể nào tát cạn hết tất cả mọi vấn nạn trọng yếu, có liên hệ đến trách nhiệm của người Lãnh Đạo.

Thể theo cách phân biệt đã trở nên cổ điển về năm loại sinh hoạt tâm lý và xã hội của con người:

* sinh hoạt năm giác quan,

* sinh hoạt tư duy,

* sinh hoạt xúc động,

* sinh hoạt ngôn ngữ,

* sinh hoạt quan hệ tiếp xúc và trao đổi giữa người với người,

hôm nay tôi chỉ đặt trọng tâm vào việc trình bày năm bước đi lên cụ thể và tất yếu, mỗi khi Người Lãnh Đạo có nhiệm vụ tiếp xúc và trao đổi với người dân, trong bất cứ tình huống nào. Tôi hy vọng sẽ có những dịp khác để trình bày cách rốt ráo và chi ly hơn về Lãnh Đạo, trong một tác phẫm có chất lượng và kích thước quan trọng hơn.

***

BƯỚC THỨ NHẤT: Trước hết, người Lãnh Đạo cần vận dụng năm giác quan của mình một cách tinh tế. Mục đích tối hậu cần nhắm tới là THẤY và NGHE cũng như TIẾP CẬN, một cách cụ thể và khách quan, những tin tức thiết yếu xuất phát từ anh chị em đồng bào.

Hẳn thực, cũng như trên bình diện sức khỏe thể lý, chúng ta sẽ « khốn nạn và tê liệt », đến chừng nào, nếu bộ não trên đầu không có khả năng tiếp nhận những tin tức cần thiết từ mọi vùng ngoại vi của cơ thể, lần lượt gửi về, trong từng phút từng giây của cuộc sống ?

Cũng y hệt như vậy, Đất Nước sẽ đi vào con đường bế tắc, nếu người Lãnh Đạo chỉ « rót xuống », từ trên những mệnh lệnh, hay là áp đặt từ ngoài những chương trình, những đường lối, những kế hoạch…Và người dân chỉ được phép trả lời « dạ dạ, vâng vâng ».

Thể theo lối nhìn của tác giả người Anh, Edward DE BONO, dù muốn dù không, nhân loại cần dấn bước trên con đường văn minh và tiến bộ, vào thiên niên kỷ thứ ba. Do đó, thể thức Lãnh Đạo hàng dọc, độc lộ và một chiều –từ trên ban phát xuống dưới- phải sáng suốt nhường bước cho cách Lãnh Đạo chiều ngang.

Loại lãnh đạo thứ hai nầy đặt nền tảng trên những quan hệ tiếp xúc và trao đổi qua lại hai chiều, giữa những người bình đẳng có giá trị làm người, giống như nhau, ngang hàng nhau, tuy dù họ có những chức vụ và địa vị khác nhau. Khác nhau, nhưng bổ túc cho nhau một cách mật thiết.

Trong tinh thần và lăng kính ấy, không ai có thể lãnh đạo một Đất Nước, nếu người ấy không đi lại con đường của Bồ Tát Quan Thế Âm: Nhìn Đất Nước với một trăm con mắt, lắng nghe anh chị em đồng bào với một trăm lỗ tai, phục vụ mọi người dân với một trăm cánh tay, yêu thương mỗi người dân với một trăm quả tim. Sẵn sàng sử dụng một trăm đôi chân, để tìm đến với những thành phần nghèo đói, đang còn thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu một mái nhà… trên mọi nẻo đường của Quê Hương, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau.

Không đồng cảm và chia sẻ ngọt, bùi, đắng, cay với từng người dân, giàu cũng như nghèo, Bắc cũng như Nam, trong nhiều lãnh vực khác nhau như chính trị và tôn giáo, giáo dục cũng như kinh tế…làm sao chúng ta có thể phục vụ và xây dựng Đất Nước.Không lắng nghe, trao đổi qua lại với mỗi người anh chị em đồng bào, công việc mà chúng ta gọi tên là Lãnh Đạo, chỉ là xu thế « vơ đũa cả nắm, bóp méo xuyên tạc hay là suy bụng ta ra bụng người… ». Trong lãnh vực khoa học, những cách làm ấy mang tên là cơ chế tổng quát hóa, chủ quan hóa và gạn lọc một chiều. Với ba cơ chế nầy, chúng ta dập tắt mọi tiếng nói và đàn áp nguyện vọng của người anh chị em đồng bào, thay vì phục vụ và xây dựng Quê Hương, thể theo mẫu thức của những người cha ông đi trước như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…

***

BƯỚC THỨ HAI: Người Lãnh Đạo quyết tâm khẳng định lối nhìn của mình với tất cả niềm xác tín cần thiết, thay vì lượn lẹo, ba phải, ve vãn, làm vừa lòng « cấp trên », đàn áp « cấp dưới ». Đồng thời, họ có khả năng trân trọng, ghi nhận và phản ánh quan điểm cũng như lập trường của mỗi người dân, mà họ tìm đến, gặp gỡ, tham khảo, lắng nghe…trên mỗi nẻo đường của Non Sông.

Nói khác đi, người Lãnh Đạo vừa làm ngọn hải đăng sáng soi con đường đi của người dân, trong những giai đọan bão bùng, sấm sét. Đồng thời, Lãnh Đạo là gì, nếu không phải là tạo điều kiện thuận lợi, để mỗi anh chị em đồng bào tham gia và đóng góp phần tinh túy của mình, trong công việc dựng Nước và giữ Nước, nghĩa là mang lại ấm no và hạnh phúc cho mỗi người dân cùng chung sống trong môi trường, không loại trừ một ai.

Làm sao có thể thành tựu hai hơi thở ra vào nầy, nếu người Lãnh Đạo không ngày ngày mài nhọn và đánh sáng khả năng Tư Duy của mình ? Thể theo phương pháp do tác giả Edward DE BONO đề nghị, người Lãnh Đạo cần quyết tâm thường xuyên học tập, bắng cách đội lên đầu sáu chiếc mũ có sáu màu sắc khác nhau:

- Chiếc mũ màu trắng thúc giục người Lãnh Đạo đi tìm những sự kiện cụ thể và khách quan, trước khi đưa ra một nhận định về mình và về người khác,

- Chiếc mũ màu đen gọi mời người Lãnh Đạo hãy can đảm nhìn nhận những khuyết điểm, trong lời ăn tiếng nói và nhất là trong tác phong của mình, cũng như trong mọi chương trình họat động, do mình đề xuất và được đánh giá sau mỗi giai đoạn thực hiện.

- Chiếc mũ màu vàng mặt trời khuyến khích người Lãnh Đạo hãy phát huy một cách cụ thể những tiềm năng phong phú của Đất Nước trên cả hai bình diện vật chất và tinh thần. Một cách đặc biệt, giới trẻ từ 15 đến 35 tuổi, được họ chuẩn bị và đào tạo, một cách kỹ lưỡng, để mai ngày thay thế họ trong những vị trí trọng yếu, theo tinh thần « Con hơn cha là nhà có phúc »,

- Chiếc mũ màu đỏ ngày ngày gây ý thức cho họ về vai trò và tầm quan trọng của xúc động, trong mỗi quan hệ giữa người với người. Chỉ cần một phút giây thiếu thức tỉnh, xúc động đã biến thành bạo động, khả dĩ gieo mầm mống hoang tàn, hận thù và chiến tranh, trong bao nhiêu tâm hồn của bà con xa gần.

- Chiếc mũ màu xanh da trời có chức năng nhắc nhủ cho mỗi người trong chúng ta:

« Ánh mắt con là cả một bầu trời,

« Bàn tay con huyền nhiệm thấu tầng mây,

« Bước chân con gieo hạnh phúc cho đời,

« Quả tim con là nguồn suối không bao giờ cạn vơi ».

- Sau hết, chiếc mũ màu xanh lá cây kêu mời người Lãnh Đạo hãy dốc toàn tâm và toàn lực, để tạo nên mùa xuân an bình và hạnh phúc, trong tâm hồn của mỗi người anh chị em đồng bào, cũng như trên từng tấc đất của Quê Hương.

Nhờ sức tác động của tất cả sáu chiếc mũ nầy, mỗi người Lãnh Đạo sẽ biết dừng lại, không thả mình trôi theo những phản ứng so sánh và phân biệt:

- Tao tốt mày xấu,

- Tao đúng mày sai,

- Tao hơn mày thua,

- Tao chính mày ngụy,

- Tao yêu Nước mày bán Nước,

- Tao là loại người hạng nhất mày là loại người hạng hai…

Chính vì loại tư duy nhị nguyên hay là lưỡng năng, lưỡng cực nầy, con người Việt Nam, qua bao nhiêu thế hệ, vẫn tiếp tục làm « gà một nhà bôi mặt đá nhau ». Nói khác đi, hai phe « Sơn Tinh và Thủy Tinh », với những nhãn hiệu và mặt nạ « đổi mới », vẫn tiếp tục tìm cách sát hại lẫn nhau, trên những vùng đất thuộc Văn Hóa Sông Hồng.

***

BƯỚC THỨ BA: Không kêu tên và gọi ra vùng ánh sáng của ý thức, cũng như tìm cách hóa giải những xúc động như Lo Sợ, Đau Buồn và Tức Giận, người Lãnh Đạo sẽ lặp lại y hệt hành vi của Vua Thục An Dương Vương: Rút thanh gươm cứu Nước cứu Nhà -quà tặng của Thần Kim Qui tại Đền Cổ Loa- để chém đứt đầu đứa con gái độc nhất của mình.

Nhằm phát huy với tha nhân những quan hệ đồng cảm và chia sẻ, hiểu biết và bất bạo động, người Lãnh Đạo cũng như tất cả những ai cố quyết sống cuộc đời « làm người », hãy học tập lắng nghe người anh chị em và chọn làm của mình, bốn giai đoạn đi tới của tác giả M. B. ROSENBERG, vừa khi cảm nhận một xúc động đang hiện hình và bắt đầu tác yêu tác quái, trong nội tâm:

Giai đoạn thứ nhất là ghi nhận và phản ánh bằng ngôn ngữ chính xác, những gì đang xảy ra một cách cụ thể trong hành vi của chính mình, hay là trong tác phong của người đang có mặt với mình,

Giai đoạn thứ hai là gọi tên hay là đặt tên cho xúc động đang từ từ xuất hiện trong nội tâm và tìm cách trốn thoát ra ngoài bằng những phản ứng thể lý như khóc la, tăng động, hay là ù lì, bị động…

Giai đoạn thứ ba là khám phá một hay nhiều nhu cầu cơ bản của mình và của người khác, ẩn núp ở bên dưới mỗi xúc động đang xuất đầu lộ diện,

Giai đoạn thứ bốn là tìm cách thỏa mãn nhu cầu chính đáng của mình và đáp ứng lời yêu cầu của kẻ khác, tùy vào những điều kiện hiện hữu.

Khi diễn tả những xúc động của bản thân, cũng như khi tạo điều kiện hiểu biết và lắng nghe, nhằm giúp kẻ khác bộc lộ nội tâm, người Lãnh Đạo không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình. Họ nhạy bén, biết cách dùng sứ điệp ngôi thứ nhất « TÔI », hay là những đại danh từ khác có giá trị tương đương, để khẳng định những ý kiến chủ quan của mình. Không tôi luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách sáng suốt và thức tỉnh như vậy, họ sẽ thả mình trôi theo những hành vi tố cáo, tấn công, kết án, và ức chế…nhắm người khác đang có mặt và trao đổi với mình.

***

BƯỚC THỨ BỐN : Tất cả những gì được cưu mang trong nội tâm của người Lãnh Đạo, không sớm thì muộn, sẽ xuất đầu lộ diện trong ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời của họ. Một cách đặc biệt, có ba loại người mang danh hiệu là Lãnh Đạo. Tuy nhiên trong thực tế của hành động, họ chỉ là những con Tinh Yêu Ma quái, cơ hồ Mộc Tinh, Ngư Tinh và Hồ Tinh dẫn đưa Đất Nước vào vòng suy đồi và diệt vong. Chỗ nào họ xuất hiện, người anh chị em đồng bào trở thành vong thân và vong bản:

Loại thứ nhất là Lãnh Đạo Bao Cấp, quản lý từng ký đường, từng phần gạo… thậm chí công việc ăn nằm vợ chồng của người dân.

Loại thứ hai là Lãnh Đạo Độc Tài hay Kiểm Duyệt. Người dân chỉ nói được những điều họ cho phép nói, chỉ viết được những điều họ cho phép viết. Nếu không chấp hành một cách đứng đắn, tức khắc họ sẽ bị bịt miệng, bịt mồm, hay là dẫn độ vào tù ngục, được đổi tên là trại học tập.

Loại thứ ba là Lãnh Đạo Nghi Kỵ, Nạn Nhân, nhìn thấy mọi người là địch thù, khám phá khắp mọi nơi những ý đồ phản động và phá hoại.

Nói một cách đơn sơ và dễ hiểu, người Lãnh Đạo trong lăng kính vừa được trình bày, tìm ra mọi thủ thuật để hạn chế người dân, bằng cách bịt tai, bịt miệng và bịt mắt mọi người, không cho phép họ nói, không cho phép họ nghe, không cho phép họ thấy.

Sau một thời gian trên dưới chừng 50 năm, những loại người Lãnh Đạo ấy đã bị lật đổ, xua đuổi. Thế nhưng vết thương rướm máu, do họ tạo ra trong cõi lòng của mọi người vẫn còn lê lết kéo dài, từ đời nọ qua đời khác.

Những phân tích chi ly ấy cho chúng ta thấy rõ: Bao lâu chưa tin vào mình, cho dù người Lãnh Đạo là chủ tịch, là thủ tướng, là bộ trưởng, hay là gì gì đi nữa, làm sao họ có thể có một chương trình, một thái độ « xây dựng lòng tin », cho Đất Nước và anh chị em đồng bào của mình ?

Chính vì những lý do đó, chúng ta hãy có gan làm Trần Bình Trọng, ngày ngày khẳng định mình: Ta thà làm tôi của Nước Nam, hơn là làm vua ở Đất Bắc.

***

BƯỚC THỨ NĂM: Quyết tâm làm người Lãnh Đạo, kết dệt những quan hệ Lắng nghe, Yêu thương và Hiểu biết giữa người với người, theo mẫu thức của ba vị Bồ Tát mang tên là TRÌ ĐỊA, THƯỜNG BẤT KINH và ĐỊA TẠNG:

- Trì Địa ngày ngày đi nối lại những con đường hư, bắc lại những chiếc cầu đồng cảm và chia sẻ, thứ tha và hiểu biết, yêu thương và an bình.

- Thường Bất Kinh, trên mọi nẻo đường của Quê Hương, gieo rắc niền tin, tinh thần tự lực và tự cường. Đi đâu, Ngài cũng rỉ vào tai cho mọi người: « Bạn có đủ khả năng để đứng thẳng và bước tới trước ».

- Địa Tạng đến thăm viếng những miền của Quê Hương, mang tên là địa ngục. Bao lâu địa ngục chưa trống không và biến thành địa đàng, Địa Tạng vẫn còn ở lại đó với anh chị em đồng bào.

Riêng đối những người Em sống Đức Tin vào Đức Kitô: nếu các em « tràn đầy và thấm nhuần Chúa Thánh Thần », các em cũng có khả năng « dời núi lấp sông », giống như ba vị Bố Tát Trì Địa, Thường Bất Kinh và Địa Tạng.

Ngày 27 tháng 01 năm 2008 - ORSONNENS/ Fribourg, Thụy Sĩ
 
Văn Hóa
Cứu dân tộc, tôn giáo (thơ)
Lê Dân Việt
16:41 28/01/2008
CỨU DÂN TỘC, TÔN GIÁO

Dân tộc ta, đâu phải tất hèn nhát
Hở ra là, chúng dọa nạt bốp chát
Vì công lý, sẽ sát cánh bên nhau
Cùng đứng lên, kẻ bước trước, bước sau

Đối đầu đảng, bi, trí, dũng hô hào
Cùng hưởng ứng, cả muôn triệu đồng bào
Quyết đấu tranh, không chịu hèn luồn cúi
Chúng vơ vét, tiền của dân bạc núi

Nên dân tộc, quá căm hờn buồn tủi
Thương dân tộc, thời thế đã dun dủi
Đời bể dâu, cuộc sống quá khó khăn
Làm cật lực, nhưng mãi cứ thiếu ăn

Thân con người, khô cằn như cơm vữa
Đói từng ngày, chạy gạo ăn từng bữa
Nhà đất mất, đâu còn chỗ để dựa
Tất đấu tranh, đâu còn gì chọn lựa

Đạp xích xiềng, sau năm tháng lặng im
Phải dấn thân, cho lửa bốc vào tim
Vì đau thương, dân tộc đã bị dìm
Vì tự do, công lý phải đi tìm

Phải cứu dân, giáo oan, cứu đất nước
Xây dân chủ, toàn dân đang mong ước
Bước đi nào, cùng nhau ta bước mau
Hết lũ cộng, tức là hết đớn đau

Là tôn giáo, sẽ hoàn toàn tự do
Toàn dân Việt sẽ thoải mái ấm no
Còn chờ gì, mà không chịu ra tay
Cứu dân tộc, tôn giáo hết đắng cay.
 
Bánh chưng
Lm Vũđình Tường
07:04 28/01/2008
Thằng tù Tám. Gọi nó là thằng tù Tám vì người ta chủ trương không gọi nhau bằng tên thật mục đích tránh người này nhận biết người kia. Càng ít liên lạc được với nhau càng tốt. Cô lập để dọa, nạt, điều tra, vu khống, hành hình, lừa đảo, gài bẫy, đặt người theo dõi, mua chuộc bán rẻ nhau, gây nghi kị, chia rẽ, là cách vừa trừng phạt vừa chia rẽ để trị.

Cai tù xỉ vả:

- Chúng mày không đáng gọi bằng tên vì chúng mày không phải là con người.

Người tù nghĩ bụng họ không coi mình là người, bọn họ sống chung với mình thì họ có khác chi đâu. Hơn gì mình. Có chăng là hơn được nói, còn mình không được ăn, cũng chẳng được nói. Nghĩ thế nhưng vẫn thấy phẫn uất. Cãi, lí luận với kẻ thiếu hiểu biết chỉ gây cho cai tù bực mình vì cái tự ái của kẻ có quyền. Cai tù sẽ kết án là cãi lại lệnh cấp trên. Trong tù hơi một chút là có án, ít nhiều cũng thành án mà có án thì phải thi hành. Cai tù là người kết án và cũng là người thi hành án. Nặng nhẹ tùy theo cái tự ái của cai tù. Tự ái nhiều án nặng, tự ái ít án nhẹ hơn.

Người tù tự an ủi. Cai tù là kẻ thừa hành ngu xuẩn. Cãi với người ngu vừa thiệt thân, vừa hạ mình ngang hàng với chúng.

NHẬN QUÀ

Người bạn tù báo tin:

- Anh có người gởi quà ra mà nhận.

Tù Tám ậm ừ cho xong chuyện vì biết tỏng tòng tong không ai gởi quà cho. Mấy năm nay rồi không hề có ai gởi cho lấy môt cái kẹo. Đã quen rồi, quen lắm rồi. Những ngày đầu còn trông mong quà cáp, mong ngày này qua tháng nọ đến năm kia. Cái mong đợi đó chết từ lâu. Mọi người đã quên. Coi như không thân nhân, thân thích, thầy trò. Tất cả đều quên.

Người bạn dục lần thứ hai:

- Có quà thật đấy ra mà lãnh.

Nghe bạn dục chân thành quá anh gượng đứng dậy mò mẫm đến văn phòng nhận quà. Số người chờ chực đã vãn, thưa thớt còn lại vài ba ngoe. Trông thấy anh người cai tù ngoắc tay vì đây là lần đầu tiên anh nhận quà. Chưa kịp thưa gởi, cai tù cúi xuống xách một gói quà để trên bàn. Trông thấy gói giấy trên bàn anh vẫn chưa tin mình có quà.

Câu hỏi đầu tiên trong đầu nhoi lên. Ai gởi quà cho mình nhỉ. Người nào còn nhớ đến mình nhỉ.

Chưa tìm được câu trả lời thì cai tù hất hàm ra lệnh:

- Ngồi xuống ghế chứng kiến xét quà.

- Quà này do bà …. gởi cho, mày có biết bà đó không?

- Dạ thưa, bà đó là dì ruột.

- Ruột với thịt gì. Mở bọc giấy ra xem, có phải đồ cấm không?

Hai tay run run xé cái bọc giấy nhựa mãi không rách.

Cai tù dục:

- Khẩn trương lên.

Bọc giấy bung ra, hai cái bánh chưng cột sát nhau bắt mắt. Chất nhựa của gạo dính quanh lớp lá dong thành chất nhờn nhờn, mùi chua xông lên. Cai tù hất hàm:

- Bánh chưng này thiu rồi, không ăn được nữa. Bỏ đi, ăn vào ốm đau lại đổ thừa.

Tù Tám chưa kịp lên tiếng, còn đang suy nghĩ cách trả lời thì nghe tiếng phán:

- Cầm lấy mang về, cái bánh thiu đấy.

Tám Tù nhìn quen đoán được mỗi lần cai tù nói thì nó hất hàm lên rồi tiếng nói mới phát ra. Những lần hất hàm như thế không độc địa, chua cay nên không đáng sợ. Nhưng nếu cai tù đỏ mặt, tai nó rung rung thì thế nào cũng khổ. Nó bực đến tận mang tai thì tù khốn khổ xuống tận gót chân, nghĩa là phải khổ hơn nó bội phần.

Tù Tám chộp vội lấy cái bánh thiu, miệng ríu rít cám ơn rồi quay ngoắt đi. Sợ chờ lâu cai tù đổi ý thì hỏng to.

VỀ CHỖ NGỤ

Trịnh trọng ôm chặt hai cái bánh chưng vào lòng bước đi. Chân bước đều hơn, thoăn thoắt hơn lúc ra đi. Hình như chất bánh chưng trong tay mang đến cho anh sức sống mới, ít ra năm nay đúng ngày tết có bánh chưng thiu để thưởng thức hương vị tết. Đã bao năm anh ăn bánh vẽ, toàn những loại bánh chưng cao cấp được nói đến trong các bài thuyết trình, nhưng chưa bao giờ lưỡi được diễm phúc liếm qua cái lá gói bánh, nói chi đến thưởng thức bánh. Bánh chưng cao cấp chỉ nghe nói đến, còn thực sự bánh đó hương vị ra sao thì cứ việc tưởng tượng ra mà thưởng thức.

Niềm vui dâng lên dạt dào, một phần do có thêm của ăn chống cơn đói, phần khác quan trọng hơn vì anh đang ôm trong tay một tấm lòng, một tâm tình yêu thương người thân dành cho. Tình thân dâng trào trong tim khiến anh vui đến nghẹn ngào.

Vừa đi tù Tám vừa mừng thầm trong bụng nếu cái bánh không thiu có lẽ cũng chẳng đến tay, hay ít ra cũng phải đóng thuế cho cai tù một cái. Nâng niu hai cái bánh trong tay tù Tám thỏ thẻ:

- Mày mà không thiu thì không đến tay tao.

Đến nơi anh em chào đón, mừng anh bớt tủi thân vì có người nhớ đến gởi quà cho.

Anh đáp:

- của dì gởi cho.

Một người chòng ghẹo:

- Từ nay có dì gởi quà rồi, không còn là con nuôi nữa.

Anh đáp,

- ăn thua gì. Dì ở cách đây non hai ngàn cây số.

Mấy người bạn tù cùng thốt nên:

- Thảo nào.

Tù Tám ngơ ngác:

- Thắc mắc thảo nào cái gì?

-Còn cái gì nữa.

-Cái bánh chưng đã thiu rồi, mùi chua rồi.

Đúng vậy, bánh nóng gói kĩ, đi đường xa năm bảy ngày mới đến nơi, nóng bức làm bánh mau thiu. Thôi có sao dùng vậy.

Từ trước tới nay tù Tám được anh em thương chia cho phần quà gia đình gởi cho. Nay nhận được quà, hẳn nhiên là ăn chung. Bánh đã thiu để lâu sao được, hơn nữa hôm nay cũng đúng là ngày tết, ăn bánh chưng, nằm nhà nghỉ thoải mái. Nghĩ đến đây anh thấy đời nhẹ nhõm, tạm quên u sầu, tủi nhục khi ngồi khom lưng nghe cai tù xỉ vả.

Mấy anh em nhặt được ít cành cây gần đó, bẻ ra nướng bánh. Trước khi nướng bánh anh em gỡ địa chỉ trên tấm bánh đưa cho dặn nếu sống sót trở về nhớ đến cám ơn bà dì dùm chúng tao.

Hơi khói quyện với thịt mỡ xông lên mùi thơm ngát. Mấy anh em ngồi quanh nướng bánh. Vài ba câu chuyện vui nổ ran, mắt theo dõi cái lá dong bị lưỡi lửa hâm nóng, quăn lên, đổi màu từ xanh ra vàng rồi đỏ trước khi biến thành đen sạm. Một bạn nói:

- Chín rồi, cháy tới bánh rồi còn gì.

Anh khác nói:

- Chờ cho bánh dòn một chút ăn mới đã.

Người kia bàn them:

- Lửa lớn cháy lớp lá ngoài, trong chắc gì đã nóng tới, chờ chút nữa thì tốt hơn.

Một anh chen vào:

- Thôi đi các bố, tham thì thâm đấy. Thơm quá cai tù ngửi mùi xuống viếng thì chúng ta chỉ còn nước ăn hương ăn hoa.

Câu nói có giá trị thực tiễn, nặng cân làm bặt mọi ý kiến.

Hai người một cái, mùi bánh chua biến mất. Mùi bánh thơm toả lan, ứa nước miếng.

Một anh nói:

- May quá, bánh này nhiều nhân mỡ thế này thì tốt lắm.

Tất cả được một bữa no nê.

Lần đầu tiên trong tù được một bữa bánh chưng no đến thế, trước kia cũng có nhưng chỉ một miếng, còn để dành cho ngày khác. Hôm nay bánh thiu không để dành được, phải xơi ngay.

GẶP LẠI

Hơn hai mươi năm sau chuyện cái bánh được khơi lại trong ngày hội ngộ. Người tù sống sót trở về, người gởi bánh cho cũng di chuyển chỗ ở mãi hơn hai mươi năm sau mới có cơ hội gặp lại. Trong bữa cơm gia đình, chuyện cũ sống lại, kí ức hiện về vì chão xôi bốc khóc. Người cựu tù gắp miếng xôi lên không ăn ngay, dơ cao miếng xôi nói chuyện cũ:

- Hơn hai mươi năm trước có lần con cũng ăn miếng bánh chưng Dì gởi cho, ngồi xổm ăn miếng bánh nóng bốc khói. Hôm nay gặp lại cũng ăn nếp nhớ chuyện xưa.

Dì đã già không nhớ gởi bánh chưng khi nào. Sau dăm bảy câu chuyện nhắc về quá khứ, kể lể dài dòng hết ông đầu xóm thăm tù, đến bà cuối thôn thăm tù. Nhờ thế mà nhớ lại việc cũ:

- Đúng, lúc trước dì có gởi bánh cho, không phải một lần mà nhiều lần. Biết các con tù tội, đói khổ, nhưng không biết ở đâu mà gởi quà tiếp tế. Trong xóm có ai đi thăm thân nhân dì đều nhờ họ mang cho chút quà, nhắn là tên người cháu như vậy, như vậy. Nếu gặp được làm ơn gởi cho. Cũng có người nhận quà, cũng có người chối, cũng có người nói chuyển cho. Không thấy tin tức về, biết là thời buổi khó khăn. Cám ơn họ làm phước cho. Bánh có đến tay hay không thì chịu.

Ngưng một chút lấy hơi dì tiếp:

- Không đến tay con cháu, thì người tù khác hưởng cũng không sao, lúc đói mà, chút gì cũng quí. Mỗi năm dì gởi hàng chục bánh, vừa của nhà mua, vừa bánh biếu gom lại cả chục, đến hơn một chục bánh. Dì nhớ đến con cháu, thương lắm nên cứ gởi đại vậy. Ai đi thăm nuôi cũng gởi. Dì gởi hàng chục năm như vậy, chứ không phải một hai năm đâu. Con nhận được là phần phước của con. Kể ra người mang quà dùm họ cũng tốt, cũng thành thật đấy.

- Con nhận được có một lần.

Dì tiếp câu chuyện:

- Cứ nghe có người quen đi thăm các anh là gởi. Không cần biết đến tay ai. Thấy tội nghiệp. Gởi cầu may nên không gởi nhiều vả lại họ cũng ngại nhận, nể lắm mới nhận dùm. Gởi có lẽ hàng trăm bánh, năm nào cũng gởi hàng chục mà gởi mười mấy năm liền.

Người cháu cướp lời:

- Cũng có thể là cai tù ăn vì họ cũng đói lắm. Đâu có hơn gì tù chúng con.

Ngưng một chút, người cháu nói:

- Trước ngày sang thăm dì con có nói với mấy người bạn tù cũ là sang thăm dì. Họ nhắn gởi lời cám ơn. Họ vẫn còn nhớ đấy, nhớ kĩ lắm.

- Cám ơn con. Lâu quá rồi dì cũng chẳng nhớ nữa.

Người cháu tiếp lời:

- Chúng con nhớ suốt đời dì ạ. Lúc đói khổ được tấm bánh như vậy vừa ăn ngon, lấy lại sức vừa tăng thêm tinh thần sống. Sống bằng tình thương. Trong tù đói nhất là tình người khi biết bên ngoài còn thân nhân thương đến, nhớ đến. Được an ủi nhiều lắm dì ạ.

Nói đến đây anh xúc động phát âm không ra nên bỏ dở câu nói.

Cả mắt cháu lẫn mắt dì đều đỏ.

Người thi ơn đã quên nhưng người thọ ơn nhớ mãi. Ước chi chúng ta nhớ mãi đến những ơn Chúa ban trong đời.

CHÚC MỪNG NĂM MỚI.

TÌM BÀI CŨ:

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
 
Xuân Vịnh
Hoàng Quang
10:33 28/01/2008
XUÂN VỊNH

Mây nghỉ Tết giăng nền trời xanh biếc,
Gió Xuân về sau biền biệt mùa Đông …
Chút se se lùa áo lạnh chăn bông,
Cô hàng xóm, má hồng soi bóng sớm !

Mai cởi nụ khoe giọt sương vàng thắm,
Cánh én chao liệng xa thẳm chân trời …
Lũ trẻ con đùa xúng xính môi cười,
Tròn xoe mắt, ngóng lì xì, trước ngõ !

Khúc nhạc vui
Tràn âm thanh xóm nhỏ,
Con cún vẫy đuôi mừng khách đỗ bên thềm !
Chén rượu nồng
Ngâm câu đối Tân niên,
Màu ngói đỏ chen xiên tường vôi mới !

Trong mỗi tận
Tâm hồn người
Phơi phới
Nở thì thầm
Điều mong đợi
Mỏng manh !!!........

Hoàng Quang - Khai Phá
Chào xuân Mậu Tý 2008
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Xế Chiều Vùng Núi
Nguyễn T. Hoà
00:38 28/01/2008

XẾ CHIỀU VÙNG NÚI



Ảnh của Nguyễn T. Hoà.

Ta về nghe núi rừng than thở!

Liễu rũ bên hồ dáng xác xơ..

Chiều xuống, sương mù giăng bóng nước

Dốc buồn nắng nhạt gót bơ vơ

(Trích thơ của Đỗ Bình)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền