Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 01/02/2010
CON CÁO VÀ CON CHÓ
Người thợ săn dẫn con chó săn đi kiểm tra những con vật phá hoại trong rừng. Con chó săn bổng chạy vụt vào trong rừng đuổi theo một con cáo, và bức nó chạy vào một góc để người thợ săn bắn nó.
Con cáo biết mình sắp chết bèn nói với con chó săn: “Lẽ nào anh không nghe nói cáo và chó là cùng một nhà hay sao ?”
Chó săn trả lời:
- “Nghe thì có nghe, nhưng đó là nói cho những đứa ngu và những đứa theo chủ nghĩa lý tưởng nghe. Thực sự việc cầu cứu như con người nhìn, thì tình thủ túc (anh em) là do trong quan hệ lợi và hại mà có.”
Suy tư:
Con chó săn khôn ngoan không dễ dàng gì mắc lừa con cáo, thế mới biết con cáo thì gian manh lừa đảo nhưng gặp phải con chó săn cao tay ấn hơn, bởi vì theo như nhận xét của con chó, thì tình cảm anh em (thủ túc) là dựa trên sự quan hệ có lợi và có hại mà phát sinh, chứ không phát xuất từ tâm hồn yêu thương, cho nên con cáo với nó chẳng là gì cả.
Người Ki-tô hữu là những người đang sống ở đời, sự quan hệ giữa họ với người khác không phải dựa trên sự có lợi và có hại, nhưng dựa vào tình yêu của Thiên Chúa, đó là nhìn thấy Ngài đang ở trong người anh em chị em để phục vụ, đó mới chính là tình thủ túc trong sáng và bền vững vậy, và đó cũng chính là dấu chỉ để người ta nhận biết họ là môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người thợ săn dẫn con chó săn đi kiểm tra những con vật phá hoại trong rừng. Con chó săn bổng chạy vụt vào trong rừng đuổi theo một con cáo, và bức nó chạy vào một góc để người thợ săn bắn nó.
Con cáo biết mình sắp chết bèn nói với con chó săn: “Lẽ nào anh không nghe nói cáo và chó là cùng một nhà hay sao ?”
Chó săn trả lời:
- “Nghe thì có nghe, nhưng đó là nói cho những đứa ngu và những đứa theo chủ nghĩa lý tưởng nghe. Thực sự việc cầu cứu như con người nhìn, thì tình thủ túc (anh em) là do trong quan hệ lợi và hại mà có.”
Suy tư:
Con chó săn khôn ngoan không dễ dàng gì mắc lừa con cáo, thế mới biết con cáo thì gian manh lừa đảo nhưng gặp phải con chó săn cao tay ấn hơn, bởi vì theo như nhận xét của con chó, thì tình cảm anh em (thủ túc) là dựa trên sự quan hệ có lợi và có hại mà phát sinh, chứ không phát xuất từ tâm hồn yêu thương, cho nên con cáo với nó chẳng là gì cả.
Người Ki-tô hữu là những người đang sống ở đời, sự quan hệ giữa họ với người khác không phải dựa trên sự có lợi và có hại, nhưng dựa vào tình yêu của Thiên Chúa, đó là nhìn thấy Ngài đang ở trong người anh em chị em để phục vụ, đó mới chính là tình thủ túc trong sáng và bền vững vậy, và đó cũng chính là dấu chỉ để người ta nhận biết họ là môn đệ của Chúa Giê-su Ki-tô.
---------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:20 01/02/2010
N2T |
17. Phương châm của Thiên Chúa vẫn là lấy nhiều báo ít, Thiên Chúa của chúng ta tuyệt đối không so đo chúng ta dâng cho Ngài bao nhiêu, mà chỉ nhìn tâm hồn của chúng ta có khảng khái hay không, vì nguyên nhân ấy mà Ngài đem cái rất ít làm cho rất nhiều.
(Thánh John Chrysostom)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:23 01/02/2010
N2T |
358. Tổng hòa của khôn ngoan chính là hết mình vì công việc, lại gia tăng thêm không lãng phí một phút một giây.
Phó Tế Vĩnh Viễn Hôm Nay # 5
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
17:11 01/02/2010
PHÓ TẾ VĨNH VIỄN HÔM NAY # 5
* Nguồn gốc: Các Thầy Phó tế được xuất phát từ thế kỷ thứ III, khi Giáo hội muốn thực hiện các công việc từ thiện và bác ái, trong giai đoạn người Tín hữu bị bách hại một cách tàn khốc tại Âu châu. Và lúc đó đã xuất hiện một ngôi sao sáng chói trong nền trời các Thầy Phó tế, đó là Thánh Lawrence.
Thánh nhân là Phó tế tối cao của Đức Giáo Hoàng Sixtus II, và là người được ngài tin tưởng để giao cho việc quản tất cả của cải và tài sản của cộng đồng.
ĐTC Benedictô yêu mến của chúng ta đã nói: “Sự lo lắng của Thánh Lawrence về người nghèo khó, sự phục vụ tận tâm và không mệt mỏi của ngài để giúp Giáo hội Rôma trong các công việc từ thiện và bác ái, và lòng trung thành của ngài với Đức Giáo Hoàng đương thời. Đã giúp ngài trở thành một người tử đạo, để làm chứng tá cho Chúa bằng chính máu của Ngài. Đó là một giai đoạn lịch sử của Hội Thánh mà nhiều người đều biết.”
* Trong Công Hàm gởi các Phó tế Vĩnh viễn ngày 10 tháng 8 năm 2009 vừa qua, Đức Hồng Y Claudio Hummes, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ của Tòa Thánh đã khích lệ các Phó tế như sau:
1- Việc thực hiện Mục vụ cho thế giới là một công việc đặc biệt của các Phó tế. Các Thầy hãy theo gương thánh Stephanô, Phó tế tử đạo trong công việc Mục vụ, và gương của thánh Lawrence, trong việc thực hiện các công cuộc từ thiện.
2- Tấm gương sáng ngời của Thánh Stephanô là một Phó tế tử đạo, đòi hỏi các Thầy phải luôn nỗ lực học tập và phấn đấu, mang điều sở học của mình ra áp dụng trong công việc Mục vụ, và trong công việc truyền bá đạo đức.
3- Sự chiêm niệm, đọc sách Thánh, cầu Kinh là phương pháp hay nhất để hiểu được Tin Mừng của Chúa, rút ra những kiến thức cá nhân, và căn bản giáo dục Thần học Giáo hội đã đào tạo.
4- Một Thầy Phó tế với những hiểu biết cập nhật và thâm sâu là một Mục vụ viên có giá trị trong công việc Giáo hội giao phó.
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định – Sưu tầm
* Nguồn gốc: Các Thầy Phó tế được xuất phát từ thế kỷ thứ III, khi Giáo hội muốn thực hiện các công việc từ thiện và bác ái, trong giai đoạn người Tín hữu bị bách hại một cách tàn khốc tại Âu châu. Và lúc đó đã xuất hiện một ngôi sao sáng chói trong nền trời các Thầy Phó tế, đó là Thánh Lawrence.
Thánh nhân là Phó tế tối cao của Đức Giáo Hoàng Sixtus II, và là người được ngài tin tưởng để giao cho việc quản tất cả của cải và tài sản của cộng đồng.
ĐTC Benedictô yêu mến của chúng ta đã nói: “Sự lo lắng của Thánh Lawrence về người nghèo khó, sự phục vụ tận tâm và không mệt mỏi của ngài để giúp Giáo hội Rôma trong các công việc từ thiện và bác ái, và lòng trung thành của ngài với Đức Giáo Hoàng đương thời. Đã giúp ngài trở thành một người tử đạo, để làm chứng tá cho Chúa bằng chính máu của Ngài. Đó là một giai đoạn lịch sử của Hội Thánh mà nhiều người đều biết.”
* Trong Công Hàm gởi các Phó tế Vĩnh viễn ngày 10 tháng 8 năm 2009 vừa qua, Đức Hồng Y Claudio Hummes, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Sĩ của Tòa Thánh đã khích lệ các Phó tế như sau:
1- Việc thực hiện Mục vụ cho thế giới là một công việc đặc biệt của các Phó tế. Các Thầy hãy theo gương thánh Stephanô, Phó tế tử đạo trong công việc Mục vụ, và gương của thánh Lawrence, trong việc thực hiện các công cuộc từ thiện.
2- Tấm gương sáng ngời của Thánh Stephanô là một Phó tế tử đạo, đòi hỏi các Thầy phải luôn nỗ lực học tập và phấn đấu, mang điều sở học của mình ra áp dụng trong công việc Mục vụ, và trong công việc truyền bá đạo đức.
3- Sự chiêm niệm, đọc sách Thánh, cầu Kinh là phương pháp hay nhất để hiểu được Tin Mừng của Chúa, rút ra những kiến thức cá nhân, và căn bản giáo dục Thần học Giáo hội đã đào tạo.
4- Một Thầy Phó tế với những hiểu biết cập nhật và thâm sâu là một Mục vụ viên có giá trị trong công việc Giáo hội giao phó.
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định – Sưu tầm
Tầm Sự Với Chúa - Tuần 4 Mùa Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
17:23 01/02/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 4 thường niên
Mc 5,1-20
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tấm bánh được bẻ ra cho con người. Chúa nuôi dưỡng hồn xác chúng con bằng sức sống thần linh của Chúa. Xin Mình máu Thánh Chúa bồi dưỡng tâm hồn và thân xác chúng con. Xin cho mỗi lần chúng con đón rước Chúa là một lần chúng con được đổi mới trong ân sủng và tình thương của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, quỷ ám luôn là nỗi sợ của con người. Người bị quỷ ám dễ bị ma quỷ lấy đi nhân tính, nhân phẩm của chính mình. Xin Chúa canh chừng và bảo vệ hồn xác chúng con khỏi mối hiểm nguy của ba thù. Xin cho lòng trí chúng con luôn hướng về Chúa để tâm hồn chúng con luôn thanh sạch khỏi bợn nhơ tội lỗi.
Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho những lần chúng con để tâm hồn mình cho ma quỷ chiếm giữ. Chúng con còn nuôi dưỡng trong lòng những ước muốn tầm thường, những tư tưởng lỗi đức trong sạch, những việc làm bất chính. Trong lòng chúng con còn chất chứa những ích kỷ, kiêu căng, những đam mê tội lỗi. Xin Chúa là Đấng mà ai được đụng chạm đến cũng được thanh tẩy, được đổi mới. Xin Mình Thánh Chúa đổi mới chúng con trong ân sủng của Chúa, để linh hồn chúng con nên trong trắng vẹn tuyền. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 4 thường niên
Mc 5,21-43
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Mỗi lần rước Chúa là một lần chúng con được đụng chạm đến Thánh Thể Chúa. Xin cho chúng con đủ đức tin để ơn lành của Chúa được ban đến cho chúng con, như những người Do Thái năm xưa, họ mong muốn được chạm vào thân thể Chúa để được chữa lành. Xin giúp chúng con biết siêng năng chạy đến cùng Chúa nơi bí tích Thánh Thể để lãnh nhận nguồn suối tình yêu của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc sống vốn là một phép lạ. Từng hơi thở của con người là một phép lạ. Từng mần sống triển nở trên trần gian là một phép lạ. Phép lạ biểu lộ tình yêu của Chúa dành cho con người chúng con. Xin Chúa hãy chúc lành cho cuộc sống chúng con. Xin Chúa ban niềm vui và bình an cho mỗi người chúng con. Xin Chúa hãy gìn giữ linh hồn và thân xác chúng con trong tình thương của Chúa. Chúng con xin phó dâng cuộc sống làm người cho Chúa.
Lạy Chúa Giê-su, chúng con cảm tạ Chúa, vì nhờ Chúa mà chúng con nhận ra gương mặt mới của Thiên Chúa: một vì Thiên Chúa giầu lòng xót thương. Một vì Thiên Chúa yêu thương hết mọi loài. Xin dạy chúng con biết sống sao cho xứng với tình yêu cao sâu của Chúa. Xin giúp chúng con biết dùng tài trì Chúa ban để ca khen tình thương Chúa cho nhân trần.Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 4 thường niên
Mc 6,1-6
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa yêu thương chúng con nên Chúa đã nhập thể cứu đời. Chúa hòa mình giữa dòng đời như bao phận người. Chúa trở nên một con người giống như chúng con ngoại trừ tội lỗi. Chúng con cám ơn Chúa đã mặc lấy thân phận con người để nâng chúng con lên làm con Thiên Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết gìn giữ phẩm giá làm con cái Thiên Chúa qua đời sống thánh thiện của mình.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, thói đời thường “gần chùa gọi Bụt bằng anh”. Con người thường đánh giá nhau theo định kiến có sẵn trong đầu. Đôi khi còn bị ác cảm, yên trí về địa vị, gia tộc và quá khứ của một người, khiến chúng con đánh giá sai lệch và nông cạn về nhau. Thực tế là vậy, khi chúng con đã không có cái nhìn khách quan sẽ dẫn đến những nhận định bất công và thiếu trung thực. Vì “Yêu ai thì nói quá ưa – Ghét ai nói thiếu nói thừa như không”. Xin giúp chúng con biết nhìn nhận nhau là anh em con một Cha trên trời. Xin giúp chúng con đối xử với nhau như đối xử với chính Chúa đã mang lấy thân phận con người. Xin cho chúng con luôn tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng với nhau. Xin loại trừ nơi chúng con những cái nhìn thiển cận, nông cạn và thiếu bác ái với nhau.
Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương và yêu thương cho đến cùng. Cho dù có bị xem thường, phản bội hay loại trừ. Xin giúp chúng con biết theo Chúa trên con đường phục vụ, cho dù có bị khinh khi giữa những người mà chúng con đang phục vụ. Amen
Thứ năm sau Chúa nhật 4 thường niên
Mc 6,7-13
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu và là con đường dẫn đến nguồn suối tình yêu. Chúa đã dành trọn cuộc đời để yêu thương và phục vụ tha nhân. Chúa đã vì yêu thương chúng con nên mang lấy thân phận con người, để cảm thông và chia sẻ với phận người chúng con. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Xin Chúa giúp chúng con sống một đời với trọn ý nghĩa là trở nên hữu ích cho tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin thắp sáng lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu của Chúa, để chúng con biết đem Tin mừng tình yêu Chúa đến cho những người chúng con gặp gỡ, cho môi trường chúng con đang sống. Xin cho chúng con biết ra đi với một tình yêu đầy lòng quảng đại để có thể cảm thông với nỗi khốn cùng của anh em. Một tình yêu bao dung để đón nhận mọi người trong tha thứ khiêm cung. Một tình yêu vô vị lợi để dám quên mình phục vụ anh em. Xin cho mỗi bước chân chúng con đi luôn để lại dấu tích của yêu thương mà không mong đền đáp. Xin cho cuộc đời chúng con luôn thanh thoát để đến với nhau trong tình nghĩa chân thành.
Lạy Chúa, Chúa hằng mong muốn quy tụ mọi người thành một đoàn dân duy nhất để tôn thờ Chúa. Xin cho chúng con luôn là những sợi chỉ để liên kết mọi người nên một với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà. Xin Chúa chúc lành cho những ước nguyện chân thành của chúng con. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 4 thường niên
Mc 6,14-29
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã đến trần gian để làm chứng cho sự thật. Chúa biết rằng sự thật sẽ giải thoát chúng con khỏi cái chết muôn đời. Chúa cho chúng con biết sự thật của chúng con là con cái của Chúa. Chúa tạo dựng chúng con để được sống hạnh phúc đời đời bên Chúa. Xin cho chúng con biết đón nhận sự thật với niềm tin sắt son. Xin giúp chúng con biết sống theo chân lý vẹn toàn là sống đúng với phẩm giá làm người và làm con cái Chúa.
Nhưng Chúa ơi, đã bao lần chúng con đã không sống với lương tri con người. Chúng con sống quanh co, giả dối. Chúng con sống thiếu công bình, bác ái. Chúng con còn chưa dám sống với những điều mình tin. Chúng con còn sợ hy sinh, ngại gian khó khi phải sống theo lời Chúa. Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin giúp chúng con luôn can đảm sống điều mình tin, cho dù phải trả giá bằng cả mạng sống như thánh Gioan năm xưa. Xin giúp chúng con dám sống chân thật và dám làm chứng cho sự thật. Xin ban ơn can đảm để chúng con biết sống theo lương tâm soi sáng, biết tránh xa sự xấu, và biết gìn giữ vẻ đẹp của linh hồn chúng con là hình ảnh của Chúa luôn trong trắng, tinh tuyền.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng chân thật. Xin giúp chúng con luôn can đảm làm chứng cho sự thật. Xin cho chúng con lòng trung thành tuyệt đối để có thể nói như thánh Phao-lô: “không có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến Chúa trong Chúa Giê-su Ky-tô”. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 4 thường niên
Mc 6,30-34
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Chúa luôn chạnh lòng thương xót những mảnh đời bất hạnh của tha nhân. Chúa yêu thương và yêu thương họ đến cùng. Xin cho chúng con biết siêng năng kết hợp với Chúa qua bí tích Thánh Thể, để được đón nhận sức sống của Chúa, và xin cho chúng con biết sống yêu thương theo khuôn mẫu của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Từng trang tin mừng là một bức họa chân dung yêu thương của Chúa. Chúa yêu thương nên hóa thân làm người. Chúa yêu thương nên chia sẻ cuộc đời trong thân phận nghèo khó. Chúa luôn đến với người nghèo. Chúa luôn xoa dịu những ai đang đau bệnh thể xác cũng như tinh thần. Chúa giải thoát những ai đang bị giam cầm bởi đam mê tội lỗi. Chúa là một vì Thiên Chúa nhưng mang trái tim con người. Chúa luôn có mặt trong từng nhịp thở của chúng con. Chúng con xin cám ơn Chúa đã cho chúng con biết thế nào là yêu thương. Một tình yêu không so đo tính toán. Một tình yêu cho đi đến cùng mà không mong đền đáp. Xin dạy chúng con biết sống cuộc đời yêu thương như Chúa.
Lạy Chúa, chúng con tin rằng Chúa luôn hiện diện và đồng hành với chúng con. Chúng con xin phó dâng cuộc đời cho lòng thương xót Chúa. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Mc 5,1-20
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tấm bánh được bẻ ra cho con người. Chúa nuôi dưỡng hồn xác chúng con bằng sức sống thần linh của Chúa. Xin Mình máu Thánh Chúa bồi dưỡng tâm hồn và thân xác chúng con. Xin cho mỗi lần chúng con đón rước Chúa là một lần chúng con được đổi mới trong ân sủng và tình thương của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, quỷ ám luôn là nỗi sợ của con người. Người bị quỷ ám dễ bị ma quỷ lấy đi nhân tính, nhân phẩm của chính mình. Xin Chúa canh chừng và bảo vệ hồn xác chúng con khỏi mối hiểm nguy của ba thù. Xin cho lòng trí chúng con luôn hướng về Chúa để tâm hồn chúng con luôn thanh sạch khỏi bợn nhơ tội lỗi.
Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho những lần chúng con để tâm hồn mình cho ma quỷ chiếm giữ. Chúng con còn nuôi dưỡng trong lòng những ước muốn tầm thường, những tư tưởng lỗi đức trong sạch, những việc làm bất chính. Trong lòng chúng con còn chất chứa những ích kỷ, kiêu căng, những đam mê tội lỗi. Xin Chúa là Đấng mà ai được đụng chạm đến cũng được thanh tẩy, được đổi mới. Xin Mình Thánh Chúa đổi mới chúng con trong ân sủng của Chúa, để linh hồn chúng con nên trong trắng vẹn tuyền. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 4 thường niên
Mc 5,21-43
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Mỗi lần rước Chúa là một lần chúng con được đụng chạm đến Thánh Thể Chúa. Xin cho chúng con đủ đức tin để ơn lành của Chúa được ban đến cho chúng con, như những người Do Thái năm xưa, họ mong muốn được chạm vào thân thể Chúa để được chữa lành. Xin giúp chúng con biết siêng năng chạy đến cùng Chúa nơi bí tích Thánh Thể để lãnh nhận nguồn suối tình yêu của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc sống vốn là một phép lạ. Từng hơi thở của con người là một phép lạ. Từng mần sống triển nở trên trần gian là một phép lạ. Phép lạ biểu lộ tình yêu của Chúa dành cho con người chúng con. Xin Chúa hãy chúc lành cho cuộc sống chúng con. Xin Chúa ban niềm vui và bình an cho mỗi người chúng con. Xin Chúa hãy gìn giữ linh hồn và thân xác chúng con trong tình thương của Chúa. Chúng con xin phó dâng cuộc sống làm người cho Chúa.
Lạy Chúa Giê-su, chúng con cảm tạ Chúa, vì nhờ Chúa mà chúng con nhận ra gương mặt mới của Thiên Chúa: một vì Thiên Chúa giầu lòng xót thương. Một vì Thiên Chúa yêu thương hết mọi loài. Xin dạy chúng con biết sống sao cho xứng với tình yêu cao sâu của Chúa. Xin giúp chúng con biết dùng tài trì Chúa ban để ca khen tình thương Chúa cho nhân trần.Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 4 thường niên
Mc 6,1-6
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa yêu thương chúng con nên Chúa đã nhập thể cứu đời. Chúa hòa mình giữa dòng đời như bao phận người. Chúa trở nên một con người giống như chúng con ngoại trừ tội lỗi. Chúng con cám ơn Chúa đã mặc lấy thân phận con người để nâng chúng con lên làm con Thiên Chúa. Xin Chúa giúp chúng con biết gìn giữ phẩm giá làm con cái Thiên Chúa qua đời sống thánh thiện của mình.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, thói đời thường “gần chùa gọi Bụt bằng anh”. Con người thường đánh giá nhau theo định kiến có sẵn trong đầu. Đôi khi còn bị ác cảm, yên trí về địa vị, gia tộc và quá khứ của một người, khiến chúng con đánh giá sai lệch và nông cạn về nhau. Thực tế là vậy, khi chúng con đã không có cái nhìn khách quan sẽ dẫn đến những nhận định bất công và thiếu trung thực. Vì “Yêu ai thì nói quá ưa – Ghét ai nói thiếu nói thừa như không”. Xin giúp chúng con biết nhìn nhận nhau là anh em con một Cha trên trời. Xin giúp chúng con đối xử với nhau như đối xử với chính Chúa đã mang lấy thân phận con người. Xin cho chúng con luôn tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng với nhau. Xin loại trừ nơi chúng con những cái nhìn thiển cận, nông cạn và thiếu bác ái với nhau.
Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương và yêu thương cho đến cùng. Cho dù có bị xem thường, phản bội hay loại trừ. Xin giúp chúng con biết theo Chúa trên con đường phục vụ, cho dù có bị khinh khi giữa những người mà chúng con đang phục vụ. Amen
Thứ năm sau Chúa nhật 4 thường niên
Mc 6,7-13
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu và là con đường dẫn đến nguồn suối tình yêu. Chúa đã dành trọn cuộc đời để yêu thương và phục vụ tha nhân. Chúa đã vì yêu thương chúng con nên mang lấy thân phận con người, để cảm thông và chia sẻ với phận người chúng con. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Xin Chúa giúp chúng con sống một đời với trọn ý nghĩa là trở nên hữu ích cho tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin thắp sáng lên trong lòng chúng con ngọn lửa tình yêu của Chúa, để chúng con biết đem Tin mừng tình yêu Chúa đến cho những người chúng con gặp gỡ, cho môi trường chúng con đang sống. Xin cho chúng con biết ra đi với một tình yêu đầy lòng quảng đại để có thể cảm thông với nỗi khốn cùng của anh em. Một tình yêu bao dung để đón nhận mọi người trong tha thứ khiêm cung. Một tình yêu vô vị lợi để dám quên mình phục vụ anh em. Xin cho mỗi bước chân chúng con đi luôn để lại dấu tích của yêu thương mà không mong đền đáp. Xin cho cuộc đời chúng con luôn thanh thoát để đến với nhau trong tình nghĩa chân thành.
Lạy Chúa, Chúa hằng mong muốn quy tụ mọi người thành một đoàn dân duy nhất để tôn thờ Chúa. Xin cho chúng con luôn là những sợi chỉ để liên kết mọi người nên một với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà. Xin Chúa chúc lành cho những ước nguyện chân thành của chúng con. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 4 thường niên
Mc 6,14-29
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã đến trần gian để làm chứng cho sự thật. Chúa biết rằng sự thật sẽ giải thoát chúng con khỏi cái chết muôn đời. Chúa cho chúng con biết sự thật của chúng con là con cái của Chúa. Chúa tạo dựng chúng con để được sống hạnh phúc đời đời bên Chúa. Xin cho chúng con biết đón nhận sự thật với niềm tin sắt son. Xin giúp chúng con biết sống theo chân lý vẹn toàn là sống đúng với phẩm giá làm người và làm con cái Chúa.
Nhưng Chúa ơi, đã bao lần chúng con đã không sống với lương tri con người. Chúng con sống quanh co, giả dối. Chúng con sống thiếu công bình, bác ái. Chúng con còn chưa dám sống với những điều mình tin. Chúng con còn sợ hy sinh, ngại gian khó khi phải sống theo lời Chúa. Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin giúp chúng con luôn can đảm sống điều mình tin, cho dù phải trả giá bằng cả mạng sống như thánh Gioan năm xưa. Xin giúp chúng con dám sống chân thật và dám làm chứng cho sự thật. Xin ban ơn can đảm để chúng con biết sống theo lương tâm soi sáng, biết tránh xa sự xấu, và biết gìn giữ vẻ đẹp của linh hồn chúng con là hình ảnh của Chúa luôn trong trắng, tinh tuyền.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng chân thật. Xin giúp chúng con luôn can đảm làm chứng cho sự thật. Xin cho chúng con lòng trung thành tuyệt đối để có thể nói như thánh Phao-lô: “không có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến Chúa trong Chúa Giê-su Ky-tô”. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 4 thường niên
Mc 6,30-34
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Chúa luôn chạnh lòng thương xót những mảnh đời bất hạnh của tha nhân. Chúa yêu thương và yêu thương họ đến cùng. Xin cho chúng con biết siêng năng kết hợp với Chúa qua bí tích Thánh Thể, để được đón nhận sức sống của Chúa, và xin cho chúng con biết sống yêu thương theo khuôn mẫu của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Từng trang tin mừng là một bức họa chân dung yêu thương của Chúa. Chúa yêu thương nên hóa thân làm người. Chúa yêu thương nên chia sẻ cuộc đời trong thân phận nghèo khó. Chúa luôn đến với người nghèo. Chúa luôn xoa dịu những ai đang đau bệnh thể xác cũng như tinh thần. Chúa giải thoát những ai đang bị giam cầm bởi đam mê tội lỗi. Chúa là một vì Thiên Chúa nhưng mang trái tim con người. Chúa luôn có mặt trong từng nhịp thở của chúng con. Chúng con xin cám ơn Chúa đã cho chúng con biết thế nào là yêu thương. Một tình yêu không so đo tính toán. Một tình yêu cho đi đến cùng mà không mong đền đáp. Xin dạy chúng con biết sống cuộc đời yêu thương như Chúa.
Lạy Chúa, chúng con tin rằng Chúa luôn hiện diện và đồng hành với chúng con. Chúng con xin phó dâng cuộc đời cho lòng thương xót Chúa. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH - Tư ngày 1 đến 15.2.2010
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
17:25 01/02/2010
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ ngày 01 đến 15-2-2010
Ngày 01-2-10: Tin Mừng chúng tôi rao giảng có bị che khuất, thì chỉ bị che khuất đối với những người hư mất. (2 Cor 4, 3)
Những ai ngoan cố theo thế gian, bị tối tăm không nghe được Lời Chúa sẽ bị diệt vong. Tôi quyêt trở về để lòng nghe thấy tiếng Chúa.
Ngày 02-2-10: Đối với những kẻ không tin, vì tên ác thần của đời này đã làm cho tâm trí họ ra mù quáng, khiến họ không thấy bừng sáng lên Tin Mừng nói về vinh quang của Đức Kitô… (2 Cor 4, 4)
Tên ác thần của đời này là Xatan, ma quỉ, là thế giới đam mê tội lỗi. Tôi quyết lánh xa những tà thần này để thấy ánh sáng Lời Chúa.
Ngày 03-2-10: Bởi chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Giêsu là Chúa, còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu. (2 Cor 4, 5) -- Thánh Phaolô luôn khiêm tốn khi rao giảng Đức Giêsu và nhận mình chỉ là kẻ hèn mọn. Tôi noi gương ngài hạ mình trong lúc phục vụ Lời Chúa cho các Tín hữu.
Ngày 04-2-10: Hỡi những người Ga-lat ngu xuẩn, ai đã mê hoặc anh em là những người đã được thấy hình ảnh Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh..? (Gl 3, 1) -- Người đời cho thập giá là điên dại,. Nhờ Thần khí tác động, tôi tuyên xưng Chúa Giêsu đã chết và sống lại cho tôi.
Ngày 05-2-10: Tôi muốn anh em cho tôi biết điều này thôi: anh em đã nhận được Thần Khí vì đã làm những gì Luật dạy, hay vì đã tin vì được nghe? (Gl 3, 2) -- Chính Thánh Linh đã chỉ cho Tín hữu biết khi nghe Lời Chúa họ có đức tin, chứ không phải làm theo Luật.
Ngày 06-2-10: Anh em ngu xuẩn như thế sao ? Anh em đã khởi sự nhờ Thần Khí, nay lại kết thúc nhờ xác thịt sao? (Gl 3, 3)
Phaolô nói Tín hữu đang sống trong Thánh Thần, nên không thể phục vụ Luật Mô-sê. Tôi không mê theo thế gian mà bỏ Lời Chúa.
Ngày 07-2-10: Thuở ấy anh em không có Đấng Kitô,..xa lạ với Giao ước dựa trên Lời hứa của Thiên Chúa, không có niềm hy vọng, không có Thiên Chúa ở trần gian này. (Êp 2, 12) -- Không có Chúa, không có niềm hy vọng. Họ vô thần vì chưa nhân biết Thiên Chúa…
Ngày 08-2-10: Trước kia anh em là những người ở xa, nhưng nay trong Đức Giêsu, nhờ máu Đức Kito đổ ra, anh em đã trở nên những người ở gần. (Êp 2, 13) -- Đó là sự liên kết các dân tộc lại nhờ cái chết của Chúa, con người được hòa giải với Thiên Chúa. Không còn phân rẽ chủng tộc, ngôn ngữ..; nhưng được hết hợp trong Hội Thánh.
Ngày 09-2-10: Thật vậy, chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do thái và dân ngoại thành một…(Êp 2, 14)
Nhờ Thập giá Chúa đã hòa giải ta lại trong một thân thể của Người. Tôi theo gương Chúa tiêu diệt sự thù ghét và xích lại gần với nhau.
Ngày 10-2-10: Khi vừa nghe danh thánh Chúa Giêsu, cả trên trời dưới đất và nơi trong âm phủ, muôn vật phải bái quì. (Pl 2, 10)
Người Tôi Trung của Đức Chúa, đã được tôn vinh làm chủ tể vạn vật. Tôi thờ lạy Đức Kitô là đầu của Hội thánh trong thế giới này.
Ngày 11-2-10: Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giêsu Kitô là Chúa.” (Pl 2, 11)
Hãy ca ngợi Chúa Cha vì những việc làm của Đức Giêsu trên trần gian. Với niềm tin yêu, tôi tuyên xưng danh Chúa Giêsu mọi lúc.
Ngày 12-2-10: Anh em là những người luôn luôn vâng phục không những khi tôi có mặt, mà nhất là bây giờ, khi tôi vắng mặt, anh em hãy biết run sợ mà gắng sức sao lo cho mình được cứu độ. (Pl 2,12)
Nói theo Kinh Thánh là luôn chân thành, khiêm tốn, trọng kính. Tôi tích cực thực hành ơn gọi của mình, để cùng cộng tác với Giáo hội.
Ngày 13-2-10: Vậy đừng ai xét đoán anh em về chuyện đồ ăn thức uống, hay về mục ngày lễ, ngày đầu tháng, ngày sabat. (Cl 2, 16)
Xét về những kiêng giữ trên là sống theo kiểu Do thái. Tôi đã cùng chết với Đức Kitô và cùng sống lại với Người, thì tôi cũng chết với những quy tắc lỗi thời cũ kỹ, để sống một đời sống mới theo Chúa.
Ngày 14-2-10: Đừng ai viện cớ khiêm nhường và sùng kính các thiên thần mà làm cho anh em mất phần thưởng chiến thắng; họ chìm đắm trong những thị kiến của mình, vênh váo vì những suy tưởng theo lối người phàm. (Cl 2, 18) -- Tôi luôn lắng nghe những tiếng nói của Chúa Thánh Linh và Giáo huấn của Giáo hội để thực hành Lời Chúa.
Ngày 15-2-10: Họ không gắn chặt với Đức Kitô là Đầu, chính Người làm cho toàn thân được nuôi dưỡng, được kết cấu chặt chẽ nhờ mọi thứ gân mạch..và được lớn lên nhờ sức Thiên Chúa ban. (Cl 2, 19)
Chúa Kitô là Đầu trong thân thể là Hội Thánh hôm nay. Tôi luôn sống chu toàn ba chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương giả của Chúa.
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Từ ngày 01 đến 15-2-2010
Ngày 01-2-10: Tin Mừng chúng tôi rao giảng có bị che khuất, thì chỉ bị che khuất đối với những người hư mất. (2 Cor 4, 3)
Những ai ngoan cố theo thế gian, bị tối tăm không nghe được Lời Chúa sẽ bị diệt vong. Tôi quyêt trở về để lòng nghe thấy tiếng Chúa.
Ngày 02-2-10: Đối với những kẻ không tin, vì tên ác thần của đời này đã làm cho tâm trí họ ra mù quáng, khiến họ không thấy bừng sáng lên Tin Mừng nói về vinh quang của Đức Kitô… (2 Cor 4, 4)
Tên ác thần của đời này là Xatan, ma quỉ, là thế giới đam mê tội lỗi. Tôi quyết lánh xa những tà thần này để thấy ánh sáng Lời Chúa.
Ngày 03-2-10: Bởi chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Giêsu là Chúa, còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu. (2 Cor 4, 5) -- Thánh Phaolô luôn khiêm tốn khi rao giảng Đức Giêsu và nhận mình chỉ là kẻ hèn mọn. Tôi noi gương ngài hạ mình trong lúc phục vụ Lời Chúa cho các Tín hữu.
Ngày 04-2-10: Hỡi những người Ga-lat ngu xuẩn, ai đã mê hoặc anh em là những người đã được thấy hình ảnh Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh..? (Gl 3, 1) -- Người đời cho thập giá là điên dại,. Nhờ Thần khí tác động, tôi tuyên xưng Chúa Giêsu đã chết và sống lại cho tôi.
Ngày 05-2-10: Tôi muốn anh em cho tôi biết điều này thôi: anh em đã nhận được Thần Khí vì đã làm những gì Luật dạy, hay vì đã tin vì được nghe? (Gl 3, 2) -- Chính Thánh Linh đã chỉ cho Tín hữu biết khi nghe Lời Chúa họ có đức tin, chứ không phải làm theo Luật.
Ngày 06-2-10: Anh em ngu xuẩn như thế sao ? Anh em đã khởi sự nhờ Thần Khí, nay lại kết thúc nhờ xác thịt sao? (Gl 3, 3)
Phaolô nói Tín hữu đang sống trong Thánh Thần, nên không thể phục vụ Luật Mô-sê. Tôi không mê theo thế gian mà bỏ Lời Chúa.
Ngày 07-2-10: Thuở ấy anh em không có Đấng Kitô,..xa lạ với Giao ước dựa trên Lời hứa của Thiên Chúa, không có niềm hy vọng, không có Thiên Chúa ở trần gian này. (Êp 2, 12) -- Không có Chúa, không có niềm hy vọng. Họ vô thần vì chưa nhân biết Thiên Chúa…
Ngày 08-2-10: Trước kia anh em là những người ở xa, nhưng nay trong Đức Giêsu, nhờ máu Đức Kito đổ ra, anh em đã trở nên những người ở gần. (Êp 2, 13) -- Đó là sự liên kết các dân tộc lại nhờ cái chết của Chúa, con người được hòa giải với Thiên Chúa. Không còn phân rẽ chủng tộc, ngôn ngữ..; nhưng được hết hợp trong Hội Thánh.
Ngày 09-2-10: Thật vậy, chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do thái và dân ngoại thành một…(Êp 2, 14)
Nhờ Thập giá Chúa đã hòa giải ta lại trong một thân thể của Người. Tôi theo gương Chúa tiêu diệt sự thù ghét và xích lại gần với nhau.
Ngày 10-2-10: Khi vừa nghe danh thánh Chúa Giêsu, cả trên trời dưới đất và nơi trong âm phủ, muôn vật phải bái quì. (Pl 2, 10)
Người Tôi Trung của Đức Chúa, đã được tôn vinh làm chủ tể vạn vật. Tôi thờ lạy Đức Kitô là đầu của Hội thánh trong thế giới này.
Ngày 11-2-10: Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giêsu Kitô là Chúa.” (Pl 2, 11)
Hãy ca ngợi Chúa Cha vì những việc làm của Đức Giêsu trên trần gian. Với niềm tin yêu, tôi tuyên xưng danh Chúa Giêsu mọi lúc.
Ngày 12-2-10: Anh em là những người luôn luôn vâng phục không những khi tôi có mặt, mà nhất là bây giờ, khi tôi vắng mặt, anh em hãy biết run sợ mà gắng sức sao lo cho mình được cứu độ. (Pl 2,12)
Nói theo Kinh Thánh là luôn chân thành, khiêm tốn, trọng kính. Tôi tích cực thực hành ơn gọi của mình, để cùng cộng tác với Giáo hội.
Ngày 13-2-10: Vậy đừng ai xét đoán anh em về chuyện đồ ăn thức uống, hay về mục ngày lễ, ngày đầu tháng, ngày sabat. (Cl 2, 16)
Xét về những kiêng giữ trên là sống theo kiểu Do thái. Tôi đã cùng chết với Đức Kitô và cùng sống lại với Người, thì tôi cũng chết với những quy tắc lỗi thời cũ kỹ, để sống một đời sống mới theo Chúa.
Ngày 14-2-10: Đừng ai viện cớ khiêm nhường và sùng kính các thiên thần mà làm cho anh em mất phần thưởng chiến thắng; họ chìm đắm trong những thị kiến của mình, vênh váo vì những suy tưởng theo lối người phàm. (Cl 2, 18) -- Tôi luôn lắng nghe những tiếng nói của Chúa Thánh Linh và Giáo huấn của Giáo hội để thực hành Lời Chúa.
Ngày 15-2-10: Họ không gắn chặt với Đức Kitô là Đầu, chính Người làm cho toàn thân được nuôi dưỡng, được kết cấu chặt chẽ nhờ mọi thứ gân mạch..và được lớn lên nhờ sức Thiên Chúa ban. (Cl 2, 19)
Chúa Kitô là Đầu trong thân thể là Hội Thánh hôm nay. Tôi luôn sống chu toàn ba chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương giả của Chúa.
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Mẹ và Con
Lm. Lê Công Đức
20:16 01/02/2010
Tháng năm dưới cầu nước chảy,
vò võ thân cò, tóc mẹ điểm sương...
Có những cái phi thường rất thường - và vì thường quá nên người ta dễ xem thường. Nhưng đâu phải vì bị xem thường mà một điều phi thường phải biến thành thường. Và có những lúc nào đó giữa cuộc đời thường, do một cơ duyên bất chợt, người ta sững sờ nhận ra điều mình vẫn tưởng là thường ấy thực sự không phải là thường.
Mỗi lần như thế, họ thấy mình lớn lên hơn một chút, bớt kiêu ngạo hơn một chút, và 'người' hơn một chút...
Một trong những thực tại hẩm hiu đó là người MẸ!
Còn gì thường hơn ý nghĩ rằng tôi có mẹ - thường đến nỗi tôi chẳng bao giờ tò mò nghĩ xa hơn. Trong số những thứ mà tôi có, tôi có mẹ, thế thôi! Đó không là vấn đề, cũng chẳng là mầu nhiệm. Tôi cho sự hiện hữu của mình là tất nhiên, tất yếu. Thế giới thụ tạo này đều bất tất, ngoại trừ... tôi!
Ồ không, đã có một lúc tôi bắt đầu có. Thiên Chúa có thể và thực sự dựng nên tôi từ hư không; nhưng Ngài đã muốn dùng mẹ làm chặng đường cuối cùng để chuyển hư không thành thực hữu - là tôi đây.
Đi trong cuộc đời, tôi mải lo chiếm hữu - nếu không những điều xấu thì những điều tốt. Tôi thường hướng về Chúa để bày tỏ lòng tri ân về những điều tốt lành mà mình có được: kiến thức, danh dự, tiền bạc, tình bạn, tình yêu... Tôi ít khi nhớ tạ ơn về cái có đầu tiên của mình: tôi có. Chính vì thế mà với tôi, mẹ vẫn nhàn nhạt, xa xa.
Từ khi có tôi, tôi có mẹ. Mẹ là gia nghiệp tôi lãnh nhận trước nhất và trực tiếp nhất, ở ngoài tôi. Gia nghiệp này đã dọn sẵn cho tôi.
Ấy chính người đàn bà ấy, với tất cả những hay dở của bà -chứ không phải một ai khác - là mẹ tôi, trong ý định muôn đời của Đấng Tạo Thành.
Như bất kỳ ai, chàng trai Giêsu Nadarét cũng có một người mẹ:
"Tháng thứ sáu, Thiên Chúa sai thiên sứ Gabrien tới một thành của Galilê tên là Nadarét, đến với một trinh nữ... trinh nữ ấy tên là Maria." (Lc 1,26-27).
Mẹ là mạc khải đầu tiên, từ khi tôi còn chưa biết đọc Thánh Kinh, chưa biết nghe giáo lý - rằng Thiên Chúa sáng tạo vì yêu thương, và rằng Ngài trung tín yêu thương vì Ngài đã sáng tạo. Thật vậy, phải mất một thời gian khá lâu tôi mới bập bẹ được tiếng "mẹ" đầu tiên - tiếng "mẹ" ấy hầu như chỉ là một vỏ âm thanh vô tư, vô tình, vô nghĩa lý. Nhưng mẹ thì đã gọi "con ơi" thật nồng nàn thiết tha trong sâu thẳm lòng bà, tự thuở nào tôi mới tượng hình trong dạ. Tình yêu ấy bằng lời thì ít, bằng im lặng thì nhiều. Mẹ đã một lần rút ruột sinh con, mẹ chấp nhận suốt một đời làm thân tằm rút ruột. Tôi chỉ có một việc là nhận lãnh, nhận lãnh và nhận lãnh...
Lớn lên, trường đời dạy tôi: Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại! Tôi hiểu rằng nhận lãnh một chiều là bóc lột. Nhưng cơ hồ đó là cái hiểu chỉ để sống với đời - chứ không phải để sống với mẹ tôi. Đã bao lần tôi phải trả giá đắng cay, vì lỡ không sòng phẳng với đời; nhưng tôi đâu có phải trả giá nào vì không sòng phẳng với mẹ tôi đâu! Kỳ thực, mẹ cũng chẳng bao giờ quyết liệt lập luận với tôi: hòn đất ném đi hòn chì ném lại!
Mẹ không lập luận, không đòi buộc. Mẹ chỉ biết yêu thương và âm thầm nhẫn nại đợi chờ. Tình yêu giúp người ta hy vọng. Mẹ vẫn hy vọng một ngày tình yêu của tôi lên tiếng - và cơ sở của niềm hy vọng ấy không phải gì khác ngoài tình mẹ yêu tôi.
Ngày Giêsu vừa đến tuổi khôn, mải mê lêu lổng, đến độ lạc mất mẹ ba ngày. Kiếm tìm đôn đáo, gặp được, mẹ Người nói:
"Sao con nỡ làm thế? Cha con và mẹ đã lo lắng tìm con." (Lc 2,48).
Một lời trách nhẹ! Hơn một lời trách: một xác nhận yêu thương! Và hơn cả một lời xác nhận yêu thương: một diễn tả niềm hy vọng tình yêu được đáp trả. Đừng quên, Giêsu bấy giờ đã lớn khôn rồi.
Với thời gian, tôi cũng lớn khôn. Mẹ thì già đi. Tháng năm làm thân cò vò võ. Tôi bước ra với đời, chân trời lồng lộng thênh thang. Mẹ rút về ở phía sau, dõi trông theo, bồn chồn, hy vọng. Không phải vì mẹ vuột mất tôi (bà nào có ý níu tôi bao giờ!) - nhưng vì đó là qui luật của tình yêu. Tình yêu thật thì mở rộng ra chứ có thể nào khép lại? Mẹ tự đồng hoá với tôi; và khi dâng hiến tôi cho đời, ấy là mẹ tự hiến cho đời.
Một cách nào đó, thật bất ngờ, mẹ sẽ hiện diện với tôi trong lần cuối cùng dâng hiến - như:
"Đứng bên thập giá Đức Giêsu, có mẹ Ngài..." (Ga 19,25).
Có những cái phi thường rất thường. Song đừng vì thường quá mà nỡ xem thường, người ơi!
vò võ thân cò, tóc mẹ điểm sương...
Có những cái phi thường rất thường - và vì thường quá nên người ta dễ xem thường. Nhưng đâu phải vì bị xem thường mà một điều phi thường phải biến thành thường. Và có những lúc nào đó giữa cuộc đời thường, do một cơ duyên bất chợt, người ta sững sờ nhận ra điều mình vẫn tưởng là thường ấy thực sự không phải là thường.
Mỗi lần như thế, họ thấy mình lớn lên hơn một chút, bớt kiêu ngạo hơn một chút, và 'người' hơn một chút...
Một trong những thực tại hẩm hiu đó là người MẸ!
Còn gì thường hơn ý nghĩ rằng tôi có mẹ - thường đến nỗi tôi chẳng bao giờ tò mò nghĩ xa hơn. Trong số những thứ mà tôi có, tôi có mẹ, thế thôi! Đó không là vấn đề, cũng chẳng là mầu nhiệm. Tôi cho sự hiện hữu của mình là tất nhiên, tất yếu. Thế giới thụ tạo này đều bất tất, ngoại trừ... tôi!
Ồ không, đã có một lúc tôi bắt đầu có. Thiên Chúa có thể và thực sự dựng nên tôi từ hư không; nhưng Ngài đã muốn dùng mẹ làm chặng đường cuối cùng để chuyển hư không thành thực hữu - là tôi đây.
Đi trong cuộc đời, tôi mải lo chiếm hữu - nếu không những điều xấu thì những điều tốt. Tôi thường hướng về Chúa để bày tỏ lòng tri ân về những điều tốt lành mà mình có được: kiến thức, danh dự, tiền bạc, tình bạn, tình yêu... Tôi ít khi nhớ tạ ơn về cái có đầu tiên của mình: tôi có. Chính vì thế mà với tôi, mẹ vẫn nhàn nhạt, xa xa.
Từ khi có tôi, tôi có mẹ. Mẹ là gia nghiệp tôi lãnh nhận trước nhất và trực tiếp nhất, ở ngoài tôi. Gia nghiệp này đã dọn sẵn cho tôi.
Ấy chính người đàn bà ấy, với tất cả những hay dở của bà -chứ không phải một ai khác - là mẹ tôi, trong ý định muôn đời của Đấng Tạo Thành.
Như bất kỳ ai, chàng trai Giêsu Nadarét cũng có một người mẹ:
"Tháng thứ sáu, Thiên Chúa sai thiên sứ Gabrien tới một thành của Galilê tên là Nadarét, đến với một trinh nữ... trinh nữ ấy tên là Maria." (Lc 1,26-27).
Mẹ là mạc khải đầu tiên, từ khi tôi còn chưa biết đọc Thánh Kinh, chưa biết nghe giáo lý - rằng Thiên Chúa sáng tạo vì yêu thương, và rằng Ngài trung tín yêu thương vì Ngài đã sáng tạo. Thật vậy, phải mất một thời gian khá lâu tôi mới bập bẹ được tiếng "mẹ" đầu tiên - tiếng "mẹ" ấy hầu như chỉ là một vỏ âm thanh vô tư, vô tình, vô nghĩa lý. Nhưng mẹ thì đã gọi "con ơi" thật nồng nàn thiết tha trong sâu thẳm lòng bà, tự thuở nào tôi mới tượng hình trong dạ. Tình yêu ấy bằng lời thì ít, bằng im lặng thì nhiều. Mẹ đã một lần rút ruột sinh con, mẹ chấp nhận suốt một đời làm thân tằm rút ruột. Tôi chỉ có một việc là nhận lãnh, nhận lãnh và nhận lãnh...
Lớn lên, trường đời dạy tôi: Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại! Tôi hiểu rằng nhận lãnh một chiều là bóc lột. Nhưng cơ hồ đó là cái hiểu chỉ để sống với đời - chứ không phải để sống với mẹ tôi. Đã bao lần tôi phải trả giá đắng cay, vì lỡ không sòng phẳng với đời; nhưng tôi đâu có phải trả giá nào vì không sòng phẳng với mẹ tôi đâu! Kỳ thực, mẹ cũng chẳng bao giờ quyết liệt lập luận với tôi: hòn đất ném đi hòn chì ném lại!
Mẹ không lập luận, không đòi buộc. Mẹ chỉ biết yêu thương và âm thầm nhẫn nại đợi chờ. Tình yêu giúp người ta hy vọng. Mẹ vẫn hy vọng một ngày tình yêu của tôi lên tiếng - và cơ sở của niềm hy vọng ấy không phải gì khác ngoài tình mẹ yêu tôi.
Ngày Giêsu vừa đến tuổi khôn, mải mê lêu lổng, đến độ lạc mất mẹ ba ngày. Kiếm tìm đôn đáo, gặp được, mẹ Người nói:
"Sao con nỡ làm thế? Cha con và mẹ đã lo lắng tìm con." (Lc 2,48).
Một lời trách nhẹ! Hơn một lời trách: một xác nhận yêu thương! Và hơn cả một lời xác nhận yêu thương: một diễn tả niềm hy vọng tình yêu được đáp trả. Đừng quên, Giêsu bấy giờ đã lớn khôn rồi.
Với thời gian, tôi cũng lớn khôn. Mẹ thì già đi. Tháng năm làm thân cò vò võ. Tôi bước ra với đời, chân trời lồng lộng thênh thang. Mẹ rút về ở phía sau, dõi trông theo, bồn chồn, hy vọng. Không phải vì mẹ vuột mất tôi (bà nào có ý níu tôi bao giờ!) - nhưng vì đó là qui luật của tình yêu. Tình yêu thật thì mở rộng ra chứ có thể nào khép lại? Mẹ tự đồng hoá với tôi; và khi dâng hiến tôi cho đời, ấy là mẹ tự hiến cho đời.
Một cách nào đó, thật bất ngờ, mẹ sẽ hiện diện với tôi trong lần cuối cùng dâng hiến - như:
"Đứng bên thập giá Đức Giêsu, có mẹ Ngài..." (Ga 19,25).
Có những cái phi thường rất thường. Song đừng vì thường quá mà nỡ xem thường, người ơi!
Chúa không lầm
LM. Anphong Trần Đức Phương
09:19 01/02/2010
CHÚA KHÔNG LẦM
(CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
(Bài Đọc I: Isaia 6: 1-2, 3-8); Bài Đọc II: 1 Corintô 15: 1-11; Bài Phúc Âm: Luca 5: 1-11)
Trong kinh “Vinh Danh” chúng ta đọc trong Thánh Lễ có câu “Chỉ có Chúa là Đấng Thánh”, và trong Phúc Âm, khi một người đến thưa với Đức Kitô “Lạy Thày Nhân Lành…” Đức Kitô, với tư cách như một con người, đã nói với anh: Tại sao anh gọi tôi là Đấng Nhân lành… Chẳng có ai là Nhân Lành cả, chỉ có Thiên Chúa là Đấng Nhân Lành mà thôi…” (Luca 18:18-19).
Trước mặt Thiên Chúa là “Đấng chí thánh, ngàn trùng chí thánh!” chúng ta cảm thấy mình yếu đuối, tội lỗi. Vua Đavid phải thú nhận với Chúa “Con là kẻ tội lỗi… Con được hoài thai trong tội lỗi… (Thánh Vịnh 50). Thánh Phaolô cũng thú nhận: “Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối…” (2 Corintô 11: 29). Thánh Gioan Tông Đồ nói: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, thì chúng ta đã tự lừa dối mình …” (1 Gioan 1: 8).
Trong Bài Phúc Âm hôm nay, khi ông Phêrô kinh ngạc trước mẻ cá đánh được cách lạ lùng do “Vâng lời Thày, con thả lưới…” đã sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và thưa: “Lạy Chúa, xin tránh xa con ra vì con là kẻ tội lỗi…” Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã nói với Phêrô: “Đừng sợ, từ nay con sẽ là kẻ đánh lưới người”. Những năm tháng sống bên Chúa Giêsu, Phêrô có những lần bị Chúa Giêsu quở mắng vì tính nóng nảy và hay nói bộc trực. Cũng chính Phêrô đã quá yếu đuối đến nỗi chối Chúa tới 3 lần, dù Chúa đã cảnh cáo trước “Chính đêm nay, con sẽ chối Thày 3 lần…” (Matthêu 26: 69-75) Dầu vậy, Chúa Giêsu vẫn chọn Phêrô làm Tông Đồ và là vị lãnh đạo đầu tiên của Giáo Hội Chúa tại trần gian vào những ngày sóng gió nhất của lịch sử khởi đầu phát triển Giáo Hội trong Đế Quốc Rôma. Trên đường truyền giáo, Chúa đưa đẩy để Phêrô có thể đi đến Rôma và chịu tử đạo tại đó.
Trong Bài Đọc I hôm nay, chúng ta cũng đọc được câu chuyện thật cảm động về ơn gọi của Isaia: Khi cảm nghiệm được sự uy nghi cao cả của Thiên Chúa “Chí Thánh, Ngàn Trùng Chí Thánh”, Isaia đã quá sợ hãi và kêu lên “Vô phúc cho tôi, tôi chết mất! Miệng tôi thật nhơ bẩn trước sự thánh thiện của Thiên Chúa!” Nhưng Chúa đã sai Thiên Thần sốt mến, lấy than lửa tẩy sạch lưỡi Tiên tri và kêu gọi ông để ông đáp lại tiếng Chúa: “Này tôi đây, xin Chúa hãy sai tôi đi…” Isaia đã trở nên một tiên tri lớn trong Cựu Ước, và trong cuộc đời ra đi rao giảng mệnh lệnh Chúa, ông đã gặp biết bao khó khăn, chống đối, nhưng ông luôn trung thành với Ơn Gọi cho đến cùng. Các Tiên tri trong Cựu Ước cũng đều cảm thấy ‘sợ hãi’ khi nghe tiếng Chúa gọi, vì cảm thấy mình thật bé nhỏ, yếu đuối trước những sứ mệnh cao cả Chúa trao phó. Tiên tri Giona đã phải trốn đi, nhưng rồi Chúa vẫn tìm cách đưa ông đi làm nhiệm vụ mà Chúa muốn ông phải thi hành.
Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô cũng phải thốt lên: “Tôi là người hèn mọn nhất trong các Tông đồ, tôi không xứng đáng được gọi là Tông Đồ, tôi đã ngược đãi Hội Thánh Chúa lúc ban đầu… Nếu tôi có là gì, cũng là do bởi ơn Thiên Chúa…”
Dù là ai, dù ở địa vị nào, chúng ta đều là những con người đầy khuyết điểm và mang thân phận yếu đuối, dễ sa ngã phạm tội. Nhưng Thánh Gioan nói: “Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta… Anh em đừng phạm tội; nhưng nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng bảo trợ trước mặt Chúa, đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính. Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền tội vì tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn vì tội lỗi của cả thế gian nữa…” (1 Gioan 1: 9, 2: 1-2). Dù chúng ta tội lỗi mấy mặc lòng, nhưng hãy tin tưởng: “Ơn Chúa đủ cho con! Vì sức mạnh của Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của con người…” (2 Corintô 12: 9). Miễn là chúng ta đừng bao giờ thất vọng, lià xa Chúa. Phêrô đã chối Chúa 3 lần, nhưng đã không thất vọng chán nản trở về với Chúa và được ơn tha thứ. Giuđa cũng đã hối hận tội lỗi của mình, xấu hổ vì đã phản bội Thày, và đã trả lại món tiền cho các kỳ mục (Matthêu 27: 3-5); nhưng thay vì trở về với Chúa, Giuđa đã thất vọng lìa xa Chúa và ra đi tự tử. Thật tội nghiệp!
“Chúa không lầm khi dựng nên chúng ta” và trao cho chúng ta cuộc sống, trao cho chúng ta mỗi người một ‘sứ mệnh’ để xây dựng Giáo Hội Chúa và xây dựng thế giới này mà chính Chúa đã dựng nên. Dù Chúa thấy rõ mọi yếu đuối, mọi khuyết điểm của chúng ta, nhưng Chúa vẫn muốn dùng chúng ta làm các công việc của Chúa. Hãy luôn tin tưởng vào lòng từ ái của Chúa. Hãy đứng lên mỗi lần trượt chân sa ngã.
Hơn nữa, dù là Chủ chăn, linh mục, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta đều được Chúa mời gọi để ‘đánh lưới người’. Chúng ta hãy mau mắn thưa với Chúa như tiên tri Isaia xưa: “Này con đây, xin sai con đi!” Nhiệm vụ thật khó khăn và nhiều khi có vẻ như “luống công vô ích!”, nhưng không, Chúa sẽ đem lại kết qủa bất ngờ, miễn là chúng ta phải biết thưa với Chúa ‘Dù khó nhọc suốt đêm mà chẳng được con cá nào… Nhưng vâng lệnh Thày, con xin thả lưới!’
Ngoài ra, dù ở địa vị nào, tất cả chúng ta chỉ là những con người, nên chúng ta đừng to tiếng phê bình chỉ trích người khác, nhưng hãy thông cảm khuyết điểm của nhau và thành thực giúp nhau sửa đổi. Nhờ vậy, đường đời chúng ta đi sẽ trở nên dễ dàng hơn, cuộc sống vui tươi hơn, nhiệm vụ đỡ khó khăn hơn. Chúng ta sẽ lạc quan với chính mình và tha nhân, lòng luôn tâm niệm: “Dù tôi thân phận yếu hèn, nhưng Chúa là Cha nhân từ, Người vẫn thương tôi!”
“Chúa không lầm khi Ngài dựng nên con, dù Lời Ngài con không giữ trọn. Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa, rằng thân con bởi tro bụi, và được cưu mang trong tội lổi.
Chúa không lầm khi Ngài đành hy sinh, để rồi nhìn con không đáp tình. Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa, còn mang thân thể nặng nề, là còn luôn mê mải trần thế.
Chúa không lầm khi Ngài gọi con theo, dù đời dạt trôi theo cánh bèo. Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa, một khi hơi thở chưa tàn, là đời chưa qua hẳn sầu oán.
Chúa không lầm khi Ngài dìu con lên, dù rằng đời con bao yếu hèn. Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa, nhiều khi con chẳng trung thành, là vì đâu con phải thần thánh.
Chúa không lầm khi Ngài dạy con yêu, dù đường tình con oan trái nhiều. Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa, từng giây rung cảm trong lòng, là từng giây hơi thở rực nóng.”
“Nhưng lòng Chúa vẫn bao la, dù bao phen con yếu đuối, thành tâm xin ăn năn thống hối, là Ngài lại thứ tha…” (Kim Long: Thánh Ca “Chúa Không Lầm”).
(CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
(Bài Đọc I: Isaia 6: 1-2, 3-8); Bài Đọc II: 1 Corintô 15: 1-11; Bài Phúc Âm: Luca 5: 1-11)
Trước mặt Thiên Chúa là “Đấng chí thánh, ngàn trùng chí thánh!” chúng ta cảm thấy mình yếu đuối, tội lỗi. Vua Đavid phải thú nhận với Chúa “Con là kẻ tội lỗi… Con được hoài thai trong tội lỗi… (Thánh Vịnh 50). Thánh Phaolô cũng thú nhận: “Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối…” (2 Corintô 11: 29). Thánh Gioan Tông Đồ nói: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, thì chúng ta đã tự lừa dối mình …” (1 Gioan 1: 8).
Trong Bài Phúc Âm hôm nay, khi ông Phêrô kinh ngạc trước mẻ cá đánh được cách lạ lùng do “Vâng lời Thày, con thả lưới…” đã sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và thưa: “Lạy Chúa, xin tránh xa con ra vì con là kẻ tội lỗi…” Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã nói với Phêrô: “Đừng sợ, từ nay con sẽ là kẻ đánh lưới người”. Những năm tháng sống bên Chúa Giêsu, Phêrô có những lần bị Chúa Giêsu quở mắng vì tính nóng nảy và hay nói bộc trực. Cũng chính Phêrô đã quá yếu đuối đến nỗi chối Chúa tới 3 lần, dù Chúa đã cảnh cáo trước “Chính đêm nay, con sẽ chối Thày 3 lần…” (Matthêu 26: 69-75) Dầu vậy, Chúa Giêsu vẫn chọn Phêrô làm Tông Đồ và là vị lãnh đạo đầu tiên của Giáo Hội Chúa tại trần gian vào những ngày sóng gió nhất của lịch sử khởi đầu phát triển Giáo Hội trong Đế Quốc Rôma. Trên đường truyền giáo, Chúa đưa đẩy để Phêrô có thể đi đến Rôma và chịu tử đạo tại đó.
Trong Bài Đọc I hôm nay, chúng ta cũng đọc được câu chuyện thật cảm động về ơn gọi của Isaia: Khi cảm nghiệm được sự uy nghi cao cả của Thiên Chúa “Chí Thánh, Ngàn Trùng Chí Thánh”, Isaia đã quá sợ hãi và kêu lên “Vô phúc cho tôi, tôi chết mất! Miệng tôi thật nhơ bẩn trước sự thánh thiện của Thiên Chúa!” Nhưng Chúa đã sai Thiên Thần sốt mến, lấy than lửa tẩy sạch lưỡi Tiên tri và kêu gọi ông để ông đáp lại tiếng Chúa: “Này tôi đây, xin Chúa hãy sai tôi đi…” Isaia đã trở nên một tiên tri lớn trong Cựu Ước, và trong cuộc đời ra đi rao giảng mệnh lệnh Chúa, ông đã gặp biết bao khó khăn, chống đối, nhưng ông luôn trung thành với Ơn Gọi cho đến cùng. Các Tiên tri trong Cựu Ước cũng đều cảm thấy ‘sợ hãi’ khi nghe tiếng Chúa gọi, vì cảm thấy mình thật bé nhỏ, yếu đuối trước những sứ mệnh cao cả Chúa trao phó. Tiên tri Giona đã phải trốn đi, nhưng rồi Chúa vẫn tìm cách đưa ông đi làm nhiệm vụ mà Chúa muốn ông phải thi hành.
Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô cũng phải thốt lên: “Tôi là người hèn mọn nhất trong các Tông đồ, tôi không xứng đáng được gọi là Tông Đồ, tôi đã ngược đãi Hội Thánh Chúa lúc ban đầu… Nếu tôi có là gì, cũng là do bởi ơn Thiên Chúa…”
Dù là ai, dù ở địa vị nào, chúng ta đều là những con người đầy khuyết điểm và mang thân phận yếu đuối, dễ sa ngã phạm tội. Nhưng Thánh Gioan nói: “Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta… Anh em đừng phạm tội; nhưng nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng bảo trợ trước mặt Chúa, đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính. Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền tội vì tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn vì tội lỗi của cả thế gian nữa…” (1 Gioan 1: 9, 2: 1-2). Dù chúng ta tội lỗi mấy mặc lòng, nhưng hãy tin tưởng: “Ơn Chúa đủ cho con! Vì sức mạnh của Chúa được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối của con người…” (2 Corintô 12: 9). Miễn là chúng ta đừng bao giờ thất vọng, lià xa Chúa. Phêrô đã chối Chúa 3 lần, nhưng đã không thất vọng chán nản trở về với Chúa và được ơn tha thứ. Giuđa cũng đã hối hận tội lỗi của mình, xấu hổ vì đã phản bội Thày, và đã trả lại món tiền cho các kỳ mục (Matthêu 27: 3-5); nhưng thay vì trở về với Chúa, Giuđa đã thất vọng lìa xa Chúa và ra đi tự tử. Thật tội nghiệp!
“Chúa không lầm khi dựng nên chúng ta” và trao cho chúng ta cuộc sống, trao cho chúng ta mỗi người một ‘sứ mệnh’ để xây dựng Giáo Hội Chúa và xây dựng thế giới này mà chính Chúa đã dựng nên. Dù Chúa thấy rõ mọi yếu đuối, mọi khuyết điểm của chúng ta, nhưng Chúa vẫn muốn dùng chúng ta làm các công việc của Chúa. Hãy luôn tin tưởng vào lòng từ ái của Chúa. Hãy đứng lên mỗi lần trượt chân sa ngã.
Hơn nữa, dù là Chủ chăn, linh mục, tu sĩ hay giáo dân, chúng ta đều được Chúa mời gọi để ‘đánh lưới người’. Chúng ta hãy mau mắn thưa với Chúa như tiên tri Isaia xưa: “Này con đây, xin sai con đi!” Nhiệm vụ thật khó khăn và nhiều khi có vẻ như “luống công vô ích!”, nhưng không, Chúa sẽ đem lại kết qủa bất ngờ, miễn là chúng ta phải biết thưa với Chúa ‘Dù khó nhọc suốt đêm mà chẳng được con cá nào… Nhưng vâng lệnh Thày, con xin thả lưới!’
Ngoài ra, dù ở địa vị nào, tất cả chúng ta chỉ là những con người, nên chúng ta đừng to tiếng phê bình chỉ trích người khác, nhưng hãy thông cảm khuyết điểm của nhau và thành thực giúp nhau sửa đổi. Nhờ vậy, đường đời chúng ta đi sẽ trở nên dễ dàng hơn, cuộc sống vui tươi hơn, nhiệm vụ đỡ khó khăn hơn. Chúng ta sẽ lạc quan với chính mình và tha nhân, lòng luôn tâm niệm: “Dù tôi thân phận yếu hèn, nhưng Chúa là Cha nhân từ, Người vẫn thương tôi!”
“Chúa không lầm khi Ngài dựng nên con, dù Lời Ngài con không giữ trọn. Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa, rằng thân con bởi tro bụi, và được cưu mang trong tội lổi.
Chúa không lầm khi Ngài đành hy sinh, để rồi nhìn con không đáp tình. Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa, còn mang thân thể nặng nề, là còn luôn mê mải trần thế.
Chúa không lầm khi Ngài gọi con theo, dù đời dạt trôi theo cánh bèo. Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa, một khi hơi thở chưa tàn, là đời chưa qua hẳn sầu oán.
Chúa không lầm khi Ngài dìu con lên, dù rằng đời con bao yếu hèn. Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa, nhiều khi con chẳng trung thành, là vì đâu con phải thần thánh.
Chúa không lầm khi Ngài dạy con yêu, dù đường tình con oan trái nhiều. Vì Chúa đã biết từ ngàn xưa, từng giây rung cảm trong lòng, là từng giây hơi thở rực nóng.”
“Nhưng lòng Chúa vẫn bao la, dù bao phen con yếu đuối, thành tâm xin ăn năn thống hối, là Ngài lại thứ tha…” (Kim Long: Thánh Ca “Chúa Không Lầm”).
Ánh sáng trần gian
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:21 01/02/2010
Ánh sáng trần gian
Đời sống con người chúng ta cần có ánh sáng. Ánh sáng là căn bản nền tảng cho sự sống nẩy nở phát triển vươn lên. Vì thế ngay từ thuở ban đầu, khi tạo dựng trời đất, Thiên Chúa đã tạo dựng ánh sáng trước tiên làm căn bản cho sự sống: Hãy có ánh sáng, và liền có ánh sáng! ( Sáng thế ký 1,3-5 ).
Ngày nào có mặt trời tỏa chiếu ánh sáng, con người cảm thấy khoan khoái vui tươi hơn ngày có mây mù che khuất ánh sáng mặt trời.
Cây cỏ cùng thú vật cũng cần ánh sáng. Một chậu cây đem để nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu dọi tới, cây có phát triển lớn lên nhưng không có cành lá xanh tươi tốt, thân cây mềm yếu không phát triển cứng vững.
Ánh sáng không chỉ làm cho ngày được sáng tỏ, nhưng còn gây tạo ảnh hưởng niềm vui sự phấn khởi cho trái tim con người nữa.
Mỗi niềm vui, từng sự giúp đỡ, sự quan tâm chú ý, sự niềm nở thiện cảm làm hay trao tặng cho người khác, khác nào như ánh sáng chiếu tỏa vào bóng mờ u tối buồn thảm, thất vọng trong đời sống con người!
Ánh sáng như thế quan trọng cần thiết cho đời sống con người.
Hài nhi Giêsu được đem dâng hiến trong đền thờ cho Thiên Chúa. Lẽ dĩ nhiên ông bà cha mẹ vui mừng hân hoan vì con trẻ Giêsu. Nhưng như thế đâu đã hết. Hài nhi Giêsu còn được ca tụng nhìn nhận là đấng Cứu thế mà mọi người đang trông mong chờ đợi. Ông Tiên tri Simeon đã vui mừng nói lên tâm tình cám ơn Thiên Chúa đã cho ông được tận mắt nhìn thấy Chúa Giêsu, đấng là ánh sáng cứu độ trần gian cho con người, trước khi ông nhắm mắt lìa đời:
„Muôn lạy Chúa, giờ đây xin để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an. Vì mắt tôi đã nhìn thấy ơn Cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: đó là ánh sáng soi đường cho muôn dân, là vinh quang của Israel dân Ngài“ ( Lc 2,29-32)
Chúa Giêsu khi nói về mình đã qủa quyết „ Thầy là ánh sáng trần gian“. Ánh sáng giúp đỡ, soi dẫn cho con người tìm về Thiên Chúa, Đấng là sự sống, sự thật và đường. Ánh sáng đó là lời nhắc nhở tâm hồn con người trở về với Thiên Chúa, nguồn ơn tha thứ làm hòa.
Ánh sáng mặt trời chiếu tỏa hằng ngày từ trời cao xuống mặt đất cho mọi loài sinh sống, trong đó có con người, là do Thiên Chúa tạo dựng nên.
Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng cứu độ cho trần gian, Đấng khi xuống trần gian làm người mang ánh sáng đức tin vào Thiên Chúa, ánh sáng tình yêu Thiên Chúa, ánh sáng hòa bình từ trời cao và ánh sáng ơn tha thứ làm hòa giữa Thhên Chúa với con người và con người với nhau.
Cha mẹ là ánh sáng cho con cái mình, khi họ nuôi dưỡng giáo dục con cái trong đời sống, nhất là khi họ uốn nắn đức tin tinh thần đạo giáo cho con cái mình.
Mỗi người từ khi lãnh nhận làn nước Bí tích Rửa tội cùng với ánh sáng đức tin từ cây nến Chúa Giêsu phục sinh, luôn mang trong tâm hồn ánh sáng Chúa Kitô cho chính mình cùng cho người khác, mỗi khi thực hành đức tin vào Chúa và việc làm bác ái cho người khác.
Lễ Nến 2010
Đời sống con người chúng ta cần có ánh sáng. Ánh sáng là căn bản nền tảng cho sự sống nẩy nở phát triển vươn lên. Vì thế ngay từ thuở ban đầu, khi tạo dựng trời đất, Thiên Chúa đã tạo dựng ánh sáng trước tiên làm căn bản cho sự sống: Hãy có ánh sáng, và liền có ánh sáng! ( Sáng thế ký 1,3-5 ).
Ngày nào có mặt trời tỏa chiếu ánh sáng, con người cảm thấy khoan khoái vui tươi hơn ngày có mây mù che khuất ánh sáng mặt trời.
Cây cỏ cùng thú vật cũng cần ánh sáng. Một chậu cây đem để nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu dọi tới, cây có phát triển lớn lên nhưng không có cành lá xanh tươi tốt, thân cây mềm yếu không phát triển cứng vững.
Ánh sáng không chỉ làm cho ngày được sáng tỏ, nhưng còn gây tạo ảnh hưởng niềm vui sự phấn khởi cho trái tim con người nữa.
Mỗi niềm vui, từng sự giúp đỡ, sự quan tâm chú ý, sự niềm nở thiện cảm làm hay trao tặng cho người khác, khác nào như ánh sáng chiếu tỏa vào bóng mờ u tối buồn thảm, thất vọng trong đời sống con người!
Ánh sáng như thế quan trọng cần thiết cho đời sống con người.
Hài nhi Giêsu được đem dâng hiến trong đền thờ cho Thiên Chúa. Lẽ dĩ nhiên ông bà cha mẹ vui mừng hân hoan vì con trẻ Giêsu. Nhưng như thế đâu đã hết. Hài nhi Giêsu còn được ca tụng nhìn nhận là đấng Cứu thế mà mọi người đang trông mong chờ đợi. Ông Tiên tri Simeon đã vui mừng nói lên tâm tình cám ơn Thiên Chúa đã cho ông được tận mắt nhìn thấy Chúa Giêsu, đấng là ánh sáng cứu độ trần gian cho con người, trước khi ông nhắm mắt lìa đời:
„Muôn lạy Chúa, giờ đây xin để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an. Vì mắt tôi đã nhìn thấy ơn Cứu độ Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: đó là ánh sáng soi đường cho muôn dân, là vinh quang của Israel dân Ngài“ ( Lc 2,29-32)
Chúa Giêsu khi nói về mình đã qủa quyết „ Thầy là ánh sáng trần gian“. Ánh sáng giúp đỡ, soi dẫn cho con người tìm về Thiên Chúa, Đấng là sự sống, sự thật và đường. Ánh sáng đó là lời nhắc nhở tâm hồn con người trở về với Thiên Chúa, nguồn ơn tha thứ làm hòa.
Ánh sáng mặt trời chiếu tỏa hằng ngày từ trời cao xuống mặt đất cho mọi loài sinh sống, trong đó có con người, là do Thiên Chúa tạo dựng nên.
Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng cứu độ cho trần gian, Đấng khi xuống trần gian làm người mang ánh sáng đức tin vào Thiên Chúa, ánh sáng tình yêu Thiên Chúa, ánh sáng hòa bình từ trời cao và ánh sáng ơn tha thứ làm hòa giữa Thhên Chúa với con người và con người với nhau.
Cha mẹ là ánh sáng cho con cái mình, khi họ nuôi dưỡng giáo dục con cái trong đời sống, nhất là khi họ uốn nắn đức tin tinh thần đạo giáo cho con cái mình.
Mỗi người từ khi lãnh nhận làn nước Bí tích Rửa tội cùng với ánh sáng đức tin từ cây nến Chúa Giêsu phục sinh, luôn mang trong tâm hồn ánh sáng Chúa Kitô cho chính mình cùng cho người khác, mỗi khi thực hành đức tin vào Chúa và việc làm bác ái cho người khác.
Lễ Nến 2010
Giờ chầu Ngày Đời sống thánh hiến (2-2-2-10)
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
15:44 01/02/2010
GIỜ CHẦU NGÀY ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
Lễ Dâng Chúa vào Đền Thánh, thứ ba 2-2-2010
Gồm 3 phần, mỗi phần gồm:
-Lời Chúa
-Bài hát
-Suy niệm
Đặt Mình Thánh
Hát: ĐK. Từ muôn thủa Chúa đã yêu con, một tình yêu không bờ bến, nay con biết lấy chi báo đền, lòng từ ái Chúa bao la.
1. Trong khi tạo dựng đất trời, cho muôn vật được sinh sống, trước khi con xuất hiện trên đời, thì Chúa đã yêu con.
2. Con dâng trọn cả xác hồn trên con đường về núi Thánh, lúc ca vui lúc nặng u buồn, nguyện mến Chúa trung kiên
Lời dẫn:
Chúng ta đang sống trong Năm Thánh của Hội Thánh Việt Nam, trong Năm Thánh này, Hội Thánh Việt Nam muốn suy tư về bản chất của Giáo Hội dựa trên bộ ba: Mầu nhiệm, Hiệp thông, Sứ vụ. Chúng ta, những người sống đời thánh hiến cũng hãy dựa trên bộ ba đó để suy tư về bản chất của mình.
(thinh lặng giây lát)
PHẦN I. MẦU NHIỆM
Đề Cương Năm Thánh khi suy tư về Giáo Hội là Mầu Nhiệm đã lấy lại tư tưởng của CĐ Vatican II trong Hiến Chế tín lý về Giáo Hội, rằng Giáo Hội là mầu nhiệm vì phát xuất từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha có sáng kiến thiết lập Giáo Hội, Chúa Con thực thi sáng kiến đó, và Chúa Thánh Thần duy trì, phát triển và canh tân Giáo Hội.
Đề Cương Năm Thánh còn suy tư nhiều về bản chất của mình xét dưới góc độ mầu nhiệm này, như: Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, là Thân Mình Chúa Kitô, là Đền Thờ Chúa Thánh Thần.
Liên hệ tới tu sĩ chúng ta, những người sống đời thánh hiến, Đề Cương Năm Thánh trong phần Mầu Nhiệm đã ý thức: Giáo Hội là thánh, nhưng còn phải nên thánh, bởi bao gồm cả những tội nhân.
Chúa Giêsu đã kêu gọi ta vào đời thánh hiến. Ta phải sống thánh để xứng danh tu sĩ và để làm chứng cho Giáo Hội là thánh.
Kính mời đứng lên lắng nghe Lời Chúa (Ga 17, 6-19)
Khi ấy Chúa Giêsu lên tiếng: “Lạy Cha, 6 những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con, và họ đã tuân giữ lời Cha.
7 Giờ đây, họ biết rằng tất cả những gì Cha ban cho con đều do bởi Cha, 8 vì con đã ban cho họ lời mà Cha đã ban cho con; họ đã nhận những lời ấy, họ biết thật rằng con đã từ Cha mà đến, và họ đã tin là Cha đã sai con.
9 Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. 10 Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con; và con được tôn vinh nơi họ. 11 Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha.
Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. 12 Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh. 13 Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con. 14 Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. 15 Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. 16 Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. 17 Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. 18 Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. 19 Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.
Quì hát:
ĐK. Chúa ơi, từ đây trọn đời con ước nguyện dâng hiến Chúa: thân xác, linh hồn, nguyện cầu Chúa dẫn đưa trên đời.
1. Ôi êm đềm giờ này Chúa nhân từ đã dủ thương phận hèn tôi tớ. Muôn ơn lành Người đổ xuống chan hoà, vì tình yêu không bến không bờ.
2. Muôn cung đàn nhịp nhàng tấu vang trời, hoà lời con tụng ca Danh Thánh. Xin dâng Người niềm trìu mến muôn đời, nguồn ơn thiêng mưa tưới chan hoà.
Ngồi, suy niệm:
Dẫn: Tôi tin Giáo hội duy nhất, thánh thiện. Giáo hội thánh, nhưng vẫn bao gồm cả tội nhân. Giáo hội thánh vì kêu mời mọi người sống thánh, đặc biệt kêu gọi tu sĩ hãy sống thánh vì họ được gọi sống đời thánh hiến.
Trích Hiến chế Tín lý về Giáo Hội:
39. Sự thánh thiện trong Giáo Hội. Chúng tôi tin Giáo Hội, một mầu nhiệm được Thánh Công Ðồng trình bày, có tính cách thánh thiện, bất khả khuyết. Thực vậy, Chúa Kitô Con Thiên Chúa, Ðấng cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, được ca tụng là "Ðấng thánh duy nhất" 1, đã yêu dấu Giáo Hội như hiền thê mình và đã hiến thân để thánh hóa Giáo Hội (x. Eph 5,25-26). Người kết hiệp với Giáo Hội như thân thể Người và ban cho dư đầy ơn Thánh Thần để làm vinh danh Thiên Chúa. Vì thế, tất cả mọi người trong Giáo Hội - hoặc thuộc hàng giáo phẩm, hoặc được hàng giáo phẩm dìu dắt - đều được kêu gọi nên Thánh, như lời Thánh Tông Ðồ dạy: "Vì Thiên Chúa muốn anh em được thánh hóa" (1Th 4,3; x. Eph 1,4); sự thánh thiện này của Giáo Hội luôn được biểu lộ và phải được biểu lộ qua những hoa trái ân sủng mà Thánh Thần đã kết sinh nơi các tín hữu; sự thánh thiện ấy được diễn tả dưới nhiều hình thức nơi tất cả những ai đang cố đạt tới Ðức Ái trọn hảo trong bậc sống của mình trong khi xây dựng kẻ khác. Ðặc biệt hơn, sự thánh thiện đó tỏ lộ trong việc thực hành các lời khuyên, quen gọi là lời khuyên của Phúc Âm. Nhờ Chúa Thánh Thần thúc đẩy, nhiều Kitô hữu thực hành các lời khuyên ấy với tư cách cá nhân hoặc trong những lối sống hay bậc sống đã được GiáoHội công nhận; việc thực hành đó mang lại và phải mang lại cho thế giới một bằng chứng và một mẫu gương rạng ngời về sự thánh thiện của Giáo Hội. 51*
44. Bản tính và tầm quan trọng của bậc tu trì. Người Kitô hữu tự buộc mình tuân giữ ba lời khuyên của Phúc Âm qua lời khấn hay qua những ràng buộc thánh khác tương tự như lời khấn dòng; nhờ đó họ hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa chí ái, để phụng sự và làm vinh danh Ngài với một danh hiệu mới mẻ và đặc biệt. Nhờ phép Thánh Tẩy, họ đã chết cho tội lỗi và được cung hiến cho Thiên Chúa; nhưng để có thể thâu lượm dồi dào ơn ích của bí tích ấy, người Kitô hữu muốn nhờ việc khấn giữ ba lời khuyên của Phúc Âm trong Giáo Hội, thoát ly khỏi những ngăn trở có thể làm họ không nhiệt tâm yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa cách hoàn hảo; và họ tận hiến để phụng sự Thiên Chúa cách thân tình hơn 4. Việc cung hiến đó càng trở nên hoàn hảo hơn khi việc Chúa Kitô hiệp nhất với Giáo Hội, hiền thê của Người, bằng mối dây bất khả phân ly càng được phản ảnh trong những mối dây ràng buộc chắc chắn và vững bền hơn.
[…] Việc khấn giữ các lời khuyên của Phúc Âm thực là một dấu chỉ có thể và phải lôi cuốn hữu hiệu tất cả mọi chi thể của Giáo Hội đến việc can đảm chu toàn ơn gọi làm Kitô hữu. Thực vậy, dân Thiên Chúa không đặt thành trì vĩnh viễn ở đời này, nhưng đi tìm một thành trì mai sau. Bậc tu trì giải thoát người tu sĩ bớt những lo lắng trần tục, cùng tỏ lộ cách hoàn hảo hơn cho mọi tín hữu thấy của cải trên trời đã có ngay dưới trần gian này, và làm chứng rằng ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đã đem lại một đời sống mới và vĩnh cửu, đồng thời tiên báo sự phục sinh tương lai và vinh quang của Nước Trời. Hơn nữa, bậc sống tu trì bắt chước cách chính xác hơn và thực hiện liên tục trong Giáo Hội nếp sống mà Con Thiên Chúa đã nhận khi Người xuống thế để thi hành thánh ý Chúa Cha và cũng là nếp sống mà Người đã đề ra cho các môn đệ theo Người. […]
Vì thế, bậc sống được thiết lập do việc tuyên khấn các lời khuyên của Phúc Âm, tuy không liên quan đến cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, nhưng dĩ nhiên cũng gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội. 57*
PHẦN II: HIỆP THÔNG
Dẫn: Giáo Hội là mầu nhiệm vì được sinh ra từ sự hiệp thông giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần
(mời đứng lên nghe Lời Chúa Ga 17, 20-26)
Khi ấy Chúa Giêsu lên tiếng cầu nguyện: Lạy Cha, 20 Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, 21 để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. 22 Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: 23 Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.
24 Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành. 25 Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. 26 Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa."
(mời quỳ xuống, hát)
Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một,
như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha,
xin Cha cho mọi người nên một trong Chúng Ta,
hầu cho thế gian tin rằng Cha đã sai Con.
(hát 3 lần)
(ngồi suy niệm)
Dẫn: Giáo Hội là sự hiệp thông, và là hiệp thông để tham gia vào sứ vụ. Giáo hội Hiệp thông dẫn tới Giáo hội Tham gia như thế nào, chúng ta cùng lắng nghe:
(có thể bỏ bớt một số đoạn)
Trích Đề Cương Năm Thánh:
17. Giáo Hội là một mầu nhiệm vì xuất phát từ sự hiệp thông của Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Đây chính là nền tảng cho đời sống cũng như sứ mệnh của Giáo Hội. Điều ấy muốn nói:
(1) mầu nhiệm Giáo Hội hiệp thông đặt nền trên sự hiệp thông Ba Ngôi; (2) Giáo Hội, dân giao ước mới, là dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại; (3) Giáo Hội cốt yếu là sự hiệp thông của tất cả các tín hữu với Chúa Kitô và với nhau; (4) Giáo Hội là nơi chốn (locus) và biểu tượng của sự hiệp thông giữa các dân tộc. Bốn yếu tố này còn nói lên rằng mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đang được thực hiện qua Giáo Hội trong lịch sử nhân loại. Đó chính là câu trả lời của Thiên Chúa cho khát vọng yêu thương và hiệp nhất vốn là khát vọng thâm sâu của con người, nhưng lại thường xuyên bị chia rẽ do hận thù và ích kỷ.
20. Trong việc xây dựng một Giáo Hội hiệp thông, điều cần quan tâm là xây dựng sự hiệp thông giữa các thành phần Dân Chúa. Vì Giáo Hội là của mọi người tín hữu, nên mọi thành phần trong Giáo Hội đều phải liên kết với nhau và cùng chia sẻ trách nhiệm. Vẫn biết không dễ gì hiện thực ngay được ý thức đó trong đời sống, thế nhưng, đây lại chính là điều cần làm ngay. Chính các Giám mục Việt Nam đã nói đến nhu cầu cấp bách này trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Á châu như sau: “Cần thiết phải xây dựng Giáo Hội như một gia đình của những con cái Thiên Chúa hơn là như một phẩm trật được phú ban với những cơ cấu và luật lệ nghiêm minh. Giáo Hội như một gia đình sẽ hòa nhập tốt hơn vào xã hội Việt Nam”. Những lá thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng liên tục nhắc lại lời mời gọi mọi phần tử trong Giáo Hội, chủ chăn cũng như giáo dân, đang hoạt động hoặc còn đang được đào tạo nơi các chủng viện, dòng tu, phải thật sự canh tân, đổi mới tư duy để cùng dựng xây một Giáo Hội như lòng Chúa mong muốn. Rõ ràng là các tín hữu, tu sĩ hoặc giáo dân, đã và đang đóng góp rất nhiệt tình vào bước tiến của Giáo Hội tại Việt Nam. Tại nhiều nơi, các giáo điểm được thành lập ngay cả trước khi có sự hiện diện của hàng giáo sĩ.
21. Với ý thức chân chính về mối hiệp thông giữa các thành phần dân Chúa, chúng ta nên mạnh dạn và nhanh chóng rời bỏ những cách hành xử “bao cấp” hay “quan liêu”, theo kiểu giáo sĩ cung ứng tất cả mọi sự, giáo dân phải lệ thuộc giáo sĩ, để xây dựng một Giáo Hội tham gia. Giáo Hội ấy, như thánh Phaolô mô tả, “không còn là Do Thái hay Hy Lạp” (1 Cr 3,28), nhưng chỉ là một trong đức tin, đức cậy, và đức mến, nhiệt tình trong một sứ mệnh duy nhất. Đức Gioan Phaolô II diễn tả Giáo Hội tham gia là Giáo Hội “trong đó tất cả đều sống ơn gọi riêng của mình và hoàn thành vai trò riêng của mình, đặc sủng độc đáo của mỗi phần tử cần được nhìn nhận, phát triển và sử dụng cách hiệu quả". Trong các cộng đoàn, giáo dân, tu sĩ cũng như giáo sĩ nhìn nhận và đón nhận nhau như anh chị em. Tất cả cùng được kêu gọi và quy tụ bởi Lời Chúa, bởi Đức Kitô phục sinh đang hiện diện thúc đẩy họ tham gia vào các hội đoàn hay các nhóm nhỏ Kitô hữu để kinh nghiệm thế nào là mầu nhiệm Giáo Hội qua việc cầu nguyện và chia sẻ lời Chúa, sống phục vụ và yêu thương trong sự đồng tâm nhất trí. Chính nhờ thế mà cảm thức thuộc về một Gia đình của Đức Kitô được triển nở, đến nỗi mọi người có thể nói bằng tất cả trách nhiệm và niềm hãnh diện rằng “Tôi là Giáo Hội”. Đó là cách sống mầu nhiệm Giáo Hội cách mới mẻ mà Giáo Hội tại Việt Nam cần thực hiện. Vì vậy, “cần cổ xúy giáo dân và tu sĩ nam nữ tham dự nhiều hơn vào việc bàn thảo kế hoạch mục vụ, cũng như vào tiến trình đi đến quyết định, qua những cơ cấu có tính tham gia như các hội đồng mục vụ giáo xứ và hội nghị giáo xứ”.
Liên Hội Đồng Giám mục Á châu đã cho chúng ta những điều cốt yếu không thể thiếu trong nhận thức về mô hình Giáo Hội tham gia:
(1) mọi người tín hữu đều bình đẳng và không ai là công dân hạng hai, vì cùng một ơn gọi, vì nhận được cùng một Thần khí, và đón nhận nhau như anh chị em; (2) mỗi phần tử đều được trân trọng chứ không phải là một kẻ vô danh; (3) tất cả đều đồng trách nhiệm, vì đã cùng nhận lệnh loan báo Tin Mừng; (4) mọi người, kể cả phụ nữ, đều phải được tham gia và có trách nhiệm đối với những quyết định chung, liên quan đến đời sống Giáo Hội.
Hơn bao giờ hết, Giáo Hội tại Việt Nam nhận biết rằng “không có kiểu canh tân một chiều của riêng giáo sĩ hoặc giáo dân. Trong một Giáo Hội hiệp thông, tất cả mọi người, giáo sĩ cũng như giáo dân, đều liên hệ với nhau và có ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Chúng ta cảm nhận cần phải thay đổi cả khối óc cũng như con tim”. Để xây dựng một Giáo Hội tham gia, cần có sự lãnh đạo mang tính tham gia vượt lên khỏi những phân biệt đối xử, đặt nền trên tinh thần đồng trách nhiệm và tập đoàn tính. Điều này tuyệt đối không hề phủ nhận vai trò chủ chăn của các Giám mục cũng như những cộng sự viên của các ngài. Trái lại, Giáo Hội tại Việt Nam luôn xác tín Giám mục có vai trò lãnh đạo với tư cách là thầy dạy và người bảo vệ Đức tin. Vì lợi ích của dân Thiên Chúa, Thánh Thần ban riêng cho các ngài đặc ân đó cùng với ơn biện biệt các thần khí.
22. Hình ảnh Giáo Hội tham gia sẽ làm nổi bật con đường mà Chúa Kitô muốn chúng ta bước theo. Tất cả và từng người tín hữu đều được gia nhập Dân Thiên Chúa qua bí tích Thánh Tẩy và Thêm sức, được tháp nhập vào Thân Mình Đức Kitô. Tuy nhiên, sự hiệp thông với Đức Kitô không chỉ mang tính cách cá nhân khi mỗi người dự phần vào mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài - chết để vươn tới đời sống mới trong Chúa Thánh Thần - nhưng còn mang tính cộng đoàn Giáo Hội, trong việc chống lại mọi hình thức sự dữ, cùng chia sẻ nỗi đau và khổ cực của dân tộc và của cả nhân loại, cùng đưa mọi người đến với Thiên Chúa. Để có thể thực sự “cắm rễ trong Đức Kitô”, chúng ta phải cùng lúc hiệp thông với Ngài và với dân Ngài”. Đó là một sự hoán cải mới cho sứ vụ trong thời đại mới.
Nhận thức về Giáo Hội tham gia đưa đến nhu cầu canh tân trong lãnh vực mục vụ. Giáo xứ không phải là một đơn vị sinh hoạt mang nặng tính cục bộ địa phương và chỉ do một mình linh mục chủ trị, nhưng là một gia đình yêu thương, trong đó giáo dân cũng là những phần tử sinh động, cũng nhận được các đặc sủng, và cũng có trách nhiệm đối với cộng đoàn. Cộng đoàn giáo xứ chan hoà tình gia đình của các môn đệ Chúa Kitô sẽ là chứng từ đầy thuyết phục cho lời rao giảng về Thiên Chúa Tình yêu. Đoàn Dân Chúa khi sống trọn vẹn tình hiệp thông giữa lòng Giáo Hội (ad intra), sẽ thêm nhiệt thành khi gặp gỡ và đối thoại với thế giới chung quanh (ad extra). Thật vậy, “bất cứ ở đâu sự hiệp thông suy yếu thì chứng từ và công việc truyền giáo của Giáo Hội bị suy giảm”. Giáo Hội hiệp thông sẽ là điểm xuất phát đầy năng lực cho sứ vụ tông đồ hướng đến một Vương quốc Thiên Chúa không biên giới.
PHẦN III: SỨ VỤ
Dẫn: Giáo Hội phát sinh từ sứ vụ và vì sứ vụ. Giáo Hội không thể không loan báo Tin Mừng vì đó là lý do hiện hữu, là lẽ sống của Giáo Hội.
Kính mời đứng lên lắng nghe Lời Chúa (Lc 24,33-52)
33 Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. 34 Những người này bảo hai ông: "Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-môn." 35 Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
36 Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em !" 37 Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. 38 Nhưng Người nói: "Sao lại hoảng hốt ? Sao lòng anh em còn ngờ vực ? 39 Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà ! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây ?" 40 Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. 41 Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không ?" 42 Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. 43 Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
44 Rồi Người bảo: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm." 45 Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh 46 và Người nói: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; 47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. 48 Chính anh em là chứng nhân về những điều này.
49 "Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống."
50 Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. 51 Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. 52 Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỷ.
(tiếp tục đứng, hát)
1. Từ rất xa khơi, Người đã gọi tôi đi giữa lòng đời, rao truyền Tin Mới. Từ rất xa khơi Người đã chọn tôi đi vào thế giới rắc gieo tình Người.
ĐK Xin cho đôi chân tôi miệt mài để từ đây bước đi hoài, ngọt lời rao Tin Mới. Tôi xin đôi tay giang vời vợi, để tình thương lan khắp nơi, và vòng tay ôm trùng khơi.
2. Từ rất xa khơi, Người muốn đời tôi như đuốc rạng ngời soi miền tăm tối. Từ rất xa khơi, Người đã đặt tôi như là muối đất ướp thêm mặn đời.
3. Từ rất xa khơi Người đã chọn tôi trong những bạn bè nơi lòng dương thế, và đỡ nâng tôi Người biến luyện tôi nên hạt giống tốt gieo trên mọi miền.
(mời ngồi nghe suy niệm)
Trích Đề Cương Năm Thánh
23. Sứ vụ duy nhất. Giáo Hội phát sinh từ sứ vụ và vì sứ vụ. Giáo Hội không thể không loan báo Tin Mừng vì đó là lý do hiện hữu, là lẽ sống của Giáo Hội. Thật vậy, ơn gọi Kitô hữu tự bản chất là ơn gọi tông đồ. Mỗi người tín hữu đều phải rao giảng Tin Mừng vì nhờ phép Thánh tẩy, họ đã được tháp nhập vào Giáo Hội vốn mang đặc tính truyền giáo tự bản chất. Cũng thế, Giáo Hội tại Việt Nam loan báo Tin Mừng vì đã nhận lệnh từ Chúa Giêsu và đã được Ngài sai đi và cũng bởi tin chắc rằng chính qua việc rao giảng Tin Mừng mà Giáo Hội trở thành ánh sáng, thành muối men làm cho đất nước này được thực sự biến đổi và được cứu độ.
Được Tin Mừng hoá từ chính Thiên Chúa Tình Yêu, Giáo Hội hiểu ra rằng chỉ có một sứ vụ duy nhất khởi phát từ Chúa Cha trao cho Chúa Con và được chuyển giao cho Giáo Hội trong Chúa Thánh Thần: “như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Đồng thời, sứ vụ duy nhất này cũng được ủy thác cho Giáo Hội ngay trên dòng lịch sử dân tộc mình. Hơn nữa, nếu Chúa Cha làm việc không ngừng và Đức Giêsu cũng làm việc không ngừng, thì chúng ta xác tín rằng Thánh Thần cũng hoạt động không ngừng trong tâm hồn người dân Việt và hoạt động này không bao giờ “tách khỏi hoạt động của Người bên trong Thân Mình Đức Kitô là Giáo Hội”.
30. Ngày nay loan báo Tin Mừng là cả một công trình phức tạp gồm nhiều tác vụ chủ yếu như làm chứng cho Tin Mừng, hoạt động cho những giá trị của vương quốc, đấu tranh cho sự thăng tiến con người toàn diện, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về Thiên Chúa, hội nhập văn hoá, đối thoại với các tôn giáo. Chính vì thế, Giáo Hội tại Việt Nam cần tìm ra phương thức mới để loan báo Tin Mừng. Chính mầu nhiệm Đức Kitô Nhập thể và Thánh Thần sáng tạo sẽ là khuôn mẫu cho phương pháp mới trong sứ vụ truyền giáo. Cứ điểm của phương pháp này không gì khác hơn “là phong cách của Đức Giêsu-trong-sứ-vụ, là tư cách của một môn đệ chân chính” trong bối cảnh Việt Nam thời đại mới. Không phải như một người đang ban phát vì tự hào mình có mọi sự, nhưng như một người chung phần, người tín hữu Việt Nam muốn sống trong tình bạn với tất cả những người dân Việt khi họ cầu kinh, làm việc, chịu đựng và đấu tranh cho một đời sống nhân bản tốt đẹp hơn, và khi họ tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống và tiến bộ của con người. Giáo Hội tại Việt Nam phải bước đi với quê hương đất nước trong tình huynh đệ nhân loại.
Nếu người tín hữu bình thường đã phải loan báo Tin Mừng, thì người tu sĩ càng phải loan báo, và nhất là với 3 lời khấn, làm chứng cho thực tại Tin Mừng là Nước Trời đang hoàn thành tại trần gian này.
Chính vì vậy, chúng ta không bao giờ tách rời đức tin khỏi cuộc sống, không chỉ chăm chú vào những thực hành tôn giáo để rồi thờ ơ với các hoạt động xã hội. Niềm mong đợi trời mới đất mới không cho phép người Kitô hữu xao nhãng việc thăng tiến xã hội trần thế theo đúng tinh thần Tin Mừng. Đối với Giáo Hội, “sứ vụ là hoạt động có tính chiêm niệm và là chiêm niệm mang tính hoạt động”. Vì thế, hoạt động cho công bằng, bác ái và xót thương có tương quan chặt chẽ với đời sống cầu nguyện và chiêm niệm đích thực.
Hát: Này con là đá
Hát: Tantum Ergo
Phép lành Mình Thánh Chúa
Hát kết thúc (tạ ơn Chúa với Mẹ)
ĐK. Chúng con xin tạ ơn Chúa uy quyền toàn năng, tình yêu Chúa nào biết chi báo đền. Chúa muôn đời là Chúa, khắp vũ trụ trời đất, ngàn vinh quang cao chiếu hiển trị đời đời.
1. Vì tình Chúa đã chất chứa trong trái tim Mẹ hiền luôn trìu mến mãi cứu giúp chở che nguyện cầu. Ngàn phúc ân vẫn nhờ Mẹ, ngàn khổ đau cũng nhờ Mẹ, nhờ Mẹ thương dâng Chúa trót đời tạ ơn.
Lễ Dâng Chúa vào Đền Thánh, thứ ba 2-2-2010
Gồm 3 phần, mỗi phần gồm:
-Lời Chúa
-Bài hát
-Suy niệm
Đặt Mình Thánh
Hát: ĐK. Từ muôn thủa Chúa đã yêu con, một tình yêu không bờ bến, nay con biết lấy chi báo đền, lòng từ ái Chúa bao la.
1. Trong khi tạo dựng đất trời, cho muôn vật được sinh sống, trước khi con xuất hiện trên đời, thì Chúa đã yêu con.
2. Con dâng trọn cả xác hồn trên con đường về núi Thánh, lúc ca vui lúc nặng u buồn, nguyện mến Chúa trung kiên
Lời dẫn:
Chúng ta đang sống trong Năm Thánh của Hội Thánh Việt Nam, trong Năm Thánh này, Hội Thánh Việt Nam muốn suy tư về bản chất của Giáo Hội dựa trên bộ ba: Mầu nhiệm, Hiệp thông, Sứ vụ. Chúng ta, những người sống đời thánh hiến cũng hãy dựa trên bộ ba đó để suy tư về bản chất của mình.
(thinh lặng giây lát)
PHẦN I. MẦU NHIỆM
Đề Cương Năm Thánh khi suy tư về Giáo Hội là Mầu Nhiệm đã lấy lại tư tưởng của CĐ Vatican II trong Hiến Chế tín lý về Giáo Hội, rằng Giáo Hội là mầu nhiệm vì phát xuất từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha có sáng kiến thiết lập Giáo Hội, Chúa Con thực thi sáng kiến đó, và Chúa Thánh Thần duy trì, phát triển và canh tân Giáo Hội.
Đề Cương Năm Thánh còn suy tư nhiều về bản chất của mình xét dưới góc độ mầu nhiệm này, như: Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, là Thân Mình Chúa Kitô, là Đền Thờ Chúa Thánh Thần.
Liên hệ tới tu sĩ chúng ta, những người sống đời thánh hiến, Đề Cương Năm Thánh trong phần Mầu Nhiệm đã ý thức: Giáo Hội là thánh, nhưng còn phải nên thánh, bởi bao gồm cả những tội nhân.
Chúa Giêsu đã kêu gọi ta vào đời thánh hiến. Ta phải sống thánh để xứng danh tu sĩ và để làm chứng cho Giáo Hội là thánh.
Kính mời đứng lên lắng nghe Lời Chúa (Ga 17, 6-19)
Khi ấy Chúa Giêsu lên tiếng: “Lạy Cha, 6 những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con, và họ đã tuân giữ lời Cha.
7 Giờ đây, họ biết rằng tất cả những gì Cha ban cho con đều do bởi Cha, 8 vì con đã ban cho họ lời mà Cha đã ban cho con; họ đã nhận những lời ấy, họ biết thật rằng con đã từ Cha mà đến, và họ đã tin là Cha đã sai con.
9 Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. 10 Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con; và con được tôn vinh nơi họ. 11 Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha.
Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta. 12 Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh. 13 Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con. 14 Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. 15 Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. 16 Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. 17 Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. 18 Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. 19 Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.
Quì hát:
ĐK. Chúa ơi, từ đây trọn đời con ước nguyện dâng hiến Chúa: thân xác, linh hồn, nguyện cầu Chúa dẫn đưa trên đời.
1. Ôi êm đềm giờ này Chúa nhân từ đã dủ thương phận hèn tôi tớ. Muôn ơn lành Người đổ xuống chan hoà, vì tình yêu không bến không bờ.
2. Muôn cung đàn nhịp nhàng tấu vang trời, hoà lời con tụng ca Danh Thánh. Xin dâng Người niềm trìu mến muôn đời, nguồn ơn thiêng mưa tưới chan hoà.
Ngồi, suy niệm:
Dẫn: Tôi tin Giáo hội duy nhất, thánh thiện. Giáo hội thánh, nhưng vẫn bao gồm cả tội nhân. Giáo hội thánh vì kêu mời mọi người sống thánh, đặc biệt kêu gọi tu sĩ hãy sống thánh vì họ được gọi sống đời thánh hiến.
Trích Hiến chế Tín lý về Giáo Hội:
39. Sự thánh thiện trong Giáo Hội. Chúng tôi tin Giáo Hội, một mầu nhiệm được Thánh Công Ðồng trình bày, có tính cách thánh thiện, bất khả khuyết. Thực vậy, Chúa Kitô Con Thiên Chúa, Ðấng cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, được ca tụng là "Ðấng thánh duy nhất" 1, đã yêu dấu Giáo Hội như hiền thê mình và đã hiến thân để thánh hóa Giáo Hội (x. Eph 5,25-26). Người kết hiệp với Giáo Hội như thân thể Người và ban cho dư đầy ơn Thánh Thần để làm vinh danh Thiên Chúa. Vì thế, tất cả mọi người trong Giáo Hội - hoặc thuộc hàng giáo phẩm, hoặc được hàng giáo phẩm dìu dắt - đều được kêu gọi nên Thánh, như lời Thánh Tông Ðồ dạy: "Vì Thiên Chúa muốn anh em được thánh hóa" (1Th 4,3; x. Eph 1,4); sự thánh thiện này của Giáo Hội luôn được biểu lộ và phải được biểu lộ qua những hoa trái ân sủng mà Thánh Thần đã kết sinh nơi các tín hữu; sự thánh thiện ấy được diễn tả dưới nhiều hình thức nơi tất cả những ai đang cố đạt tới Ðức Ái trọn hảo trong bậc sống của mình trong khi xây dựng kẻ khác. Ðặc biệt hơn, sự thánh thiện đó tỏ lộ trong việc thực hành các lời khuyên, quen gọi là lời khuyên của Phúc Âm. Nhờ Chúa Thánh Thần thúc đẩy, nhiều Kitô hữu thực hành các lời khuyên ấy với tư cách cá nhân hoặc trong những lối sống hay bậc sống đã được GiáoHội công nhận; việc thực hành đó mang lại và phải mang lại cho thế giới một bằng chứng và một mẫu gương rạng ngời về sự thánh thiện của Giáo Hội. 51*
44. Bản tính và tầm quan trọng của bậc tu trì. Người Kitô hữu tự buộc mình tuân giữ ba lời khuyên của Phúc Âm qua lời khấn hay qua những ràng buộc thánh khác tương tự như lời khấn dòng; nhờ đó họ hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa chí ái, để phụng sự và làm vinh danh Ngài với một danh hiệu mới mẻ và đặc biệt. Nhờ phép Thánh Tẩy, họ đã chết cho tội lỗi và được cung hiến cho Thiên Chúa; nhưng để có thể thâu lượm dồi dào ơn ích của bí tích ấy, người Kitô hữu muốn nhờ việc khấn giữ ba lời khuyên của Phúc Âm trong Giáo Hội, thoát ly khỏi những ngăn trở có thể làm họ không nhiệt tâm yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa cách hoàn hảo; và họ tận hiến để phụng sự Thiên Chúa cách thân tình hơn 4. Việc cung hiến đó càng trở nên hoàn hảo hơn khi việc Chúa Kitô hiệp nhất với Giáo Hội, hiền thê của Người, bằng mối dây bất khả phân ly càng được phản ảnh trong những mối dây ràng buộc chắc chắn và vững bền hơn.
[…] Việc khấn giữ các lời khuyên của Phúc Âm thực là một dấu chỉ có thể và phải lôi cuốn hữu hiệu tất cả mọi chi thể của Giáo Hội đến việc can đảm chu toàn ơn gọi làm Kitô hữu. Thực vậy, dân Thiên Chúa không đặt thành trì vĩnh viễn ở đời này, nhưng đi tìm một thành trì mai sau. Bậc tu trì giải thoát người tu sĩ bớt những lo lắng trần tục, cùng tỏ lộ cách hoàn hảo hơn cho mọi tín hữu thấy của cải trên trời đã có ngay dưới trần gian này, và làm chứng rằng ơn cứu chuộc của Chúa Kitô đã đem lại một đời sống mới và vĩnh cửu, đồng thời tiên báo sự phục sinh tương lai và vinh quang của Nước Trời. Hơn nữa, bậc sống tu trì bắt chước cách chính xác hơn và thực hiện liên tục trong Giáo Hội nếp sống mà Con Thiên Chúa đã nhận khi Người xuống thế để thi hành thánh ý Chúa Cha và cũng là nếp sống mà Người đã đề ra cho các môn đệ theo Người. […]
Vì thế, bậc sống được thiết lập do việc tuyên khấn các lời khuyên của Phúc Âm, tuy không liên quan đến cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, nhưng dĩ nhiên cũng gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội. 57*
PHẦN II: HIỆP THÔNG
Dẫn: Giáo Hội là mầu nhiệm vì được sinh ra từ sự hiệp thông giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần
(mời đứng lên nghe Lời Chúa Ga 17, 20-26)
Khi ấy Chúa Giêsu lên tiếng cầu nguyện: Lạy Cha, 20 Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, 21 để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. 22 Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: 23 Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.
24 Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành. 25 Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. 26 Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa."
(mời quỳ xuống, hát)
Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một,
như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha,
xin Cha cho mọi người nên một trong Chúng Ta,
hầu cho thế gian tin rằng Cha đã sai Con.
(hát 3 lần)
(ngồi suy niệm)
Dẫn: Giáo Hội là sự hiệp thông, và là hiệp thông để tham gia vào sứ vụ. Giáo hội Hiệp thông dẫn tới Giáo hội Tham gia như thế nào, chúng ta cùng lắng nghe:
(có thể bỏ bớt một số đoạn)
Trích Đề Cương Năm Thánh:
17. Giáo Hội là một mầu nhiệm vì xuất phát từ sự hiệp thông của Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Đây chính là nền tảng cho đời sống cũng như sứ mệnh của Giáo Hội. Điều ấy muốn nói:
(1) mầu nhiệm Giáo Hội hiệp thông đặt nền trên sự hiệp thông Ba Ngôi; (2) Giáo Hội, dân giao ước mới, là dấu chỉ và khí cụ của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại; (3) Giáo Hội cốt yếu là sự hiệp thông của tất cả các tín hữu với Chúa Kitô và với nhau; (4) Giáo Hội là nơi chốn (locus) và biểu tượng của sự hiệp thông giữa các dân tộc. Bốn yếu tố này còn nói lên rằng mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đang được thực hiện qua Giáo Hội trong lịch sử nhân loại. Đó chính là câu trả lời của Thiên Chúa cho khát vọng yêu thương và hiệp nhất vốn là khát vọng thâm sâu của con người, nhưng lại thường xuyên bị chia rẽ do hận thù và ích kỷ.
20. Trong việc xây dựng một Giáo Hội hiệp thông, điều cần quan tâm là xây dựng sự hiệp thông giữa các thành phần Dân Chúa. Vì Giáo Hội là của mọi người tín hữu, nên mọi thành phần trong Giáo Hội đều phải liên kết với nhau và cùng chia sẻ trách nhiệm. Vẫn biết không dễ gì hiện thực ngay được ý thức đó trong đời sống, thế nhưng, đây lại chính là điều cần làm ngay. Chính các Giám mục Việt Nam đã nói đến nhu cầu cấp bách này trong Thượng Hội Đồng Giám Mục Á châu như sau: “Cần thiết phải xây dựng Giáo Hội như một gia đình của những con cái Thiên Chúa hơn là như một phẩm trật được phú ban với những cơ cấu và luật lệ nghiêm minh. Giáo Hội như một gia đình sẽ hòa nhập tốt hơn vào xã hội Việt Nam”. Những lá thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng liên tục nhắc lại lời mời gọi mọi phần tử trong Giáo Hội, chủ chăn cũng như giáo dân, đang hoạt động hoặc còn đang được đào tạo nơi các chủng viện, dòng tu, phải thật sự canh tân, đổi mới tư duy để cùng dựng xây một Giáo Hội như lòng Chúa mong muốn. Rõ ràng là các tín hữu, tu sĩ hoặc giáo dân, đã và đang đóng góp rất nhiệt tình vào bước tiến của Giáo Hội tại Việt Nam. Tại nhiều nơi, các giáo điểm được thành lập ngay cả trước khi có sự hiện diện của hàng giáo sĩ.
21. Với ý thức chân chính về mối hiệp thông giữa các thành phần dân Chúa, chúng ta nên mạnh dạn và nhanh chóng rời bỏ những cách hành xử “bao cấp” hay “quan liêu”, theo kiểu giáo sĩ cung ứng tất cả mọi sự, giáo dân phải lệ thuộc giáo sĩ, để xây dựng một Giáo Hội tham gia. Giáo Hội ấy, như thánh Phaolô mô tả, “không còn là Do Thái hay Hy Lạp” (1 Cr 3,28), nhưng chỉ là một trong đức tin, đức cậy, và đức mến, nhiệt tình trong một sứ mệnh duy nhất. Đức Gioan Phaolô II diễn tả Giáo Hội tham gia là Giáo Hội “trong đó tất cả đều sống ơn gọi riêng của mình và hoàn thành vai trò riêng của mình, đặc sủng độc đáo của mỗi phần tử cần được nhìn nhận, phát triển và sử dụng cách hiệu quả". Trong các cộng đoàn, giáo dân, tu sĩ cũng như giáo sĩ nhìn nhận và đón nhận nhau như anh chị em. Tất cả cùng được kêu gọi và quy tụ bởi Lời Chúa, bởi Đức Kitô phục sinh đang hiện diện thúc đẩy họ tham gia vào các hội đoàn hay các nhóm nhỏ Kitô hữu để kinh nghiệm thế nào là mầu nhiệm Giáo Hội qua việc cầu nguyện và chia sẻ lời Chúa, sống phục vụ và yêu thương trong sự đồng tâm nhất trí. Chính nhờ thế mà cảm thức thuộc về một Gia đình của Đức Kitô được triển nở, đến nỗi mọi người có thể nói bằng tất cả trách nhiệm và niềm hãnh diện rằng “Tôi là Giáo Hội”. Đó là cách sống mầu nhiệm Giáo Hội cách mới mẻ mà Giáo Hội tại Việt Nam cần thực hiện. Vì vậy, “cần cổ xúy giáo dân và tu sĩ nam nữ tham dự nhiều hơn vào việc bàn thảo kế hoạch mục vụ, cũng như vào tiến trình đi đến quyết định, qua những cơ cấu có tính tham gia như các hội đồng mục vụ giáo xứ và hội nghị giáo xứ”.
Liên Hội Đồng Giám mục Á châu đã cho chúng ta những điều cốt yếu không thể thiếu trong nhận thức về mô hình Giáo Hội tham gia:
(1) mọi người tín hữu đều bình đẳng và không ai là công dân hạng hai, vì cùng một ơn gọi, vì nhận được cùng một Thần khí, và đón nhận nhau như anh chị em; (2) mỗi phần tử đều được trân trọng chứ không phải là một kẻ vô danh; (3) tất cả đều đồng trách nhiệm, vì đã cùng nhận lệnh loan báo Tin Mừng; (4) mọi người, kể cả phụ nữ, đều phải được tham gia và có trách nhiệm đối với những quyết định chung, liên quan đến đời sống Giáo Hội.
Hơn bao giờ hết, Giáo Hội tại Việt Nam nhận biết rằng “không có kiểu canh tân một chiều của riêng giáo sĩ hoặc giáo dân. Trong một Giáo Hội hiệp thông, tất cả mọi người, giáo sĩ cũng như giáo dân, đều liên hệ với nhau và có ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Chúng ta cảm nhận cần phải thay đổi cả khối óc cũng như con tim”. Để xây dựng một Giáo Hội tham gia, cần có sự lãnh đạo mang tính tham gia vượt lên khỏi những phân biệt đối xử, đặt nền trên tinh thần đồng trách nhiệm và tập đoàn tính. Điều này tuyệt đối không hề phủ nhận vai trò chủ chăn của các Giám mục cũng như những cộng sự viên của các ngài. Trái lại, Giáo Hội tại Việt Nam luôn xác tín Giám mục có vai trò lãnh đạo với tư cách là thầy dạy và người bảo vệ Đức tin. Vì lợi ích của dân Thiên Chúa, Thánh Thần ban riêng cho các ngài đặc ân đó cùng với ơn biện biệt các thần khí.
22. Hình ảnh Giáo Hội tham gia sẽ làm nổi bật con đường mà Chúa Kitô muốn chúng ta bước theo. Tất cả và từng người tín hữu đều được gia nhập Dân Thiên Chúa qua bí tích Thánh Tẩy và Thêm sức, được tháp nhập vào Thân Mình Đức Kitô. Tuy nhiên, sự hiệp thông với Đức Kitô không chỉ mang tính cách cá nhân khi mỗi người dự phần vào mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài - chết để vươn tới đời sống mới trong Chúa Thánh Thần - nhưng còn mang tính cộng đoàn Giáo Hội, trong việc chống lại mọi hình thức sự dữ, cùng chia sẻ nỗi đau và khổ cực của dân tộc và của cả nhân loại, cùng đưa mọi người đến với Thiên Chúa. Để có thể thực sự “cắm rễ trong Đức Kitô”, chúng ta phải cùng lúc hiệp thông với Ngài và với dân Ngài”. Đó là một sự hoán cải mới cho sứ vụ trong thời đại mới.
Nhận thức về Giáo Hội tham gia đưa đến nhu cầu canh tân trong lãnh vực mục vụ. Giáo xứ không phải là một đơn vị sinh hoạt mang nặng tính cục bộ địa phương và chỉ do một mình linh mục chủ trị, nhưng là một gia đình yêu thương, trong đó giáo dân cũng là những phần tử sinh động, cũng nhận được các đặc sủng, và cũng có trách nhiệm đối với cộng đoàn. Cộng đoàn giáo xứ chan hoà tình gia đình của các môn đệ Chúa Kitô sẽ là chứng từ đầy thuyết phục cho lời rao giảng về Thiên Chúa Tình yêu. Đoàn Dân Chúa khi sống trọn vẹn tình hiệp thông giữa lòng Giáo Hội (ad intra), sẽ thêm nhiệt thành khi gặp gỡ và đối thoại với thế giới chung quanh (ad extra). Thật vậy, “bất cứ ở đâu sự hiệp thông suy yếu thì chứng từ và công việc truyền giáo của Giáo Hội bị suy giảm”. Giáo Hội hiệp thông sẽ là điểm xuất phát đầy năng lực cho sứ vụ tông đồ hướng đến một Vương quốc Thiên Chúa không biên giới.
PHẦN III: SỨ VỤ
Dẫn: Giáo Hội phát sinh từ sứ vụ và vì sứ vụ. Giáo Hội không thể không loan báo Tin Mừng vì đó là lý do hiện hữu, là lẽ sống của Giáo Hội.
Kính mời đứng lên lắng nghe Lời Chúa (Lc 24,33-52)
33 Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. 34 Những người này bảo hai ông: "Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-môn." 35 Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
36 Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em !" 37 Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. 38 Nhưng Người nói: "Sao lại hoảng hốt ? Sao lòng anh em còn ngờ vực ? 39 Nhìn chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà ! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây ?" 40 Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. 41 Các ông còn chưa tin vì mừng quá, và còn đang ngỡ ngàng, thì Người hỏi: "Ở đây anh em có gì ăn không ?" 42 Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. 43 Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.
44 Rồi Người bảo: "Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm." 45 Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh 46 và Người nói: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; 47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. 48 Chính anh em là chứng nhân về những điều này.
49 "Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống."
50 Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. 51 Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. 52 Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỷ.
(tiếp tục đứng, hát)
1. Từ rất xa khơi, Người đã gọi tôi đi giữa lòng đời, rao truyền Tin Mới. Từ rất xa khơi Người đã chọn tôi đi vào thế giới rắc gieo tình Người.
ĐK Xin cho đôi chân tôi miệt mài để từ đây bước đi hoài, ngọt lời rao Tin Mới. Tôi xin đôi tay giang vời vợi, để tình thương lan khắp nơi, và vòng tay ôm trùng khơi.
2. Từ rất xa khơi, Người muốn đời tôi như đuốc rạng ngời soi miền tăm tối. Từ rất xa khơi, Người đã đặt tôi như là muối đất ướp thêm mặn đời.
3. Từ rất xa khơi Người đã chọn tôi trong những bạn bè nơi lòng dương thế, và đỡ nâng tôi Người biến luyện tôi nên hạt giống tốt gieo trên mọi miền.
(mời ngồi nghe suy niệm)
Trích Đề Cương Năm Thánh
23. Sứ vụ duy nhất. Giáo Hội phát sinh từ sứ vụ và vì sứ vụ. Giáo Hội không thể không loan báo Tin Mừng vì đó là lý do hiện hữu, là lẽ sống của Giáo Hội. Thật vậy, ơn gọi Kitô hữu tự bản chất là ơn gọi tông đồ. Mỗi người tín hữu đều phải rao giảng Tin Mừng vì nhờ phép Thánh tẩy, họ đã được tháp nhập vào Giáo Hội vốn mang đặc tính truyền giáo tự bản chất. Cũng thế, Giáo Hội tại Việt Nam loan báo Tin Mừng vì đã nhận lệnh từ Chúa Giêsu và đã được Ngài sai đi và cũng bởi tin chắc rằng chính qua việc rao giảng Tin Mừng mà Giáo Hội trở thành ánh sáng, thành muối men làm cho đất nước này được thực sự biến đổi và được cứu độ.
Được Tin Mừng hoá từ chính Thiên Chúa Tình Yêu, Giáo Hội hiểu ra rằng chỉ có một sứ vụ duy nhất khởi phát từ Chúa Cha trao cho Chúa Con và được chuyển giao cho Giáo Hội trong Chúa Thánh Thần: “như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Đồng thời, sứ vụ duy nhất này cũng được ủy thác cho Giáo Hội ngay trên dòng lịch sử dân tộc mình. Hơn nữa, nếu Chúa Cha làm việc không ngừng và Đức Giêsu cũng làm việc không ngừng, thì chúng ta xác tín rằng Thánh Thần cũng hoạt động không ngừng trong tâm hồn người dân Việt và hoạt động này không bao giờ “tách khỏi hoạt động của Người bên trong Thân Mình Đức Kitô là Giáo Hội”.
30. Ngày nay loan báo Tin Mừng là cả một công trình phức tạp gồm nhiều tác vụ chủ yếu như làm chứng cho Tin Mừng, hoạt động cho những giá trị của vương quốc, đấu tranh cho sự thăng tiến con người toàn diện, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về Thiên Chúa, hội nhập văn hoá, đối thoại với các tôn giáo. Chính vì thế, Giáo Hội tại Việt Nam cần tìm ra phương thức mới để loan báo Tin Mừng. Chính mầu nhiệm Đức Kitô Nhập thể và Thánh Thần sáng tạo sẽ là khuôn mẫu cho phương pháp mới trong sứ vụ truyền giáo. Cứ điểm của phương pháp này không gì khác hơn “là phong cách của Đức Giêsu-trong-sứ-vụ, là tư cách của một môn đệ chân chính” trong bối cảnh Việt Nam thời đại mới. Không phải như một người đang ban phát vì tự hào mình có mọi sự, nhưng như một người chung phần, người tín hữu Việt Nam muốn sống trong tình bạn với tất cả những người dân Việt khi họ cầu kinh, làm việc, chịu đựng và đấu tranh cho một đời sống nhân bản tốt đẹp hơn, và khi họ tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống và tiến bộ của con người. Giáo Hội tại Việt Nam phải bước đi với quê hương đất nước trong tình huynh đệ nhân loại.
Nếu người tín hữu bình thường đã phải loan báo Tin Mừng, thì người tu sĩ càng phải loan báo, và nhất là với 3 lời khấn, làm chứng cho thực tại Tin Mừng là Nước Trời đang hoàn thành tại trần gian này.
Chính vì vậy, chúng ta không bao giờ tách rời đức tin khỏi cuộc sống, không chỉ chăm chú vào những thực hành tôn giáo để rồi thờ ơ với các hoạt động xã hội. Niềm mong đợi trời mới đất mới không cho phép người Kitô hữu xao nhãng việc thăng tiến xã hội trần thế theo đúng tinh thần Tin Mừng. Đối với Giáo Hội, “sứ vụ là hoạt động có tính chiêm niệm và là chiêm niệm mang tính hoạt động”. Vì thế, hoạt động cho công bằng, bác ái và xót thương có tương quan chặt chẽ với đời sống cầu nguyện và chiêm niệm đích thực.
Hát: Này con là đá
Hát: Tantum Ergo
Phép lành Mình Thánh Chúa
Hát kết thúc (tạ ơn Chúa với Mẹ)
ĐK. Chúng con xin tạ ơn Chúa uy quyền toàn năng, tình yêu Chúa nào biết chi báo đền. Chúa muôn đời là Chúa, khắp vũ trụ trời đất, ngàn vinh quang cao chiếu hiển trị đời đời.
1. Vì tình Chúa đã chất chứa trong trái tim Mẹ hiền luôn trìu mến mãi cứu giúp chở che nguyện cầu. Ngàn phúc ân vẫn nhờ Mẹ, ngàn khổ đau cũng nhờ Mẹ, nhờ Mẹ thương dâng Chúa trót đời tạ ơn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những bài học ngôn ngữ mới Tòa thánh cần áp dụng
Phụng Nghi
10:07 01/02/2010
VATICAN CITY (CNS) - Đức giáo hoàng Benedict XVI mới đây đã thúc giục các linh mục trên thế giới sử dụng tốt hơn các phương tiện truyền thông mới, nhưng ở ngay sân sau nhà ngài, cuộc cách mạng kỹ thuật số dường như vẫn còn chỗ thế này chỗ thế khác.
Trang Web của Tòa thánh phần lớn vẫn chỉ là nơi lưu trữ các văn bản đã được in rồi, còn cách thức trình bầy được thiết kế trông giống như trang giấy làm bằng da. Và tuy đã có hơn một thập niên thảo luận về nhu cầu làm cho mạng lưới trở thành nơi tương tác, mạng www.vatican.va vẫn tiếp tục đưa ra những thông tin chỉ theo một chiều hướng duy nhất: đó là từ Tòa thánh tới độc giả.
Một số các cơ quan của Tòa thánh đã áp dụng những khả năng kỹ thuật số, đáng chú ý là Đài Phát thanh Vatican, đã phát đi các chương trình trên mạng, các podcast và các RSS feed, cùng với những hình ảnh và bản tin chính in ra giấy được.
Còn các phân bộ khác của Tòa thánh vẫn thích bay bên dưới tầm radar. Thánh bộ Rao truyền Tin mừng cho các Dân tộc, chẳng hạn, suốt ba năm nay chỉ đưa lên trang mạng của mình duy nhất một bản tin mới.
Cái cảm tưởng rằng Vatican đã chậm chạp trong chiều hướng sử dụng những khả năng của Internet, đã được khẳng định mới đây khi một Twitter feed của “Tòa thánh Vatican” lại hóa ra là một kẻ giả danh Vatican. Thực ra đó là một trường hợp tin tặc (Twitterjacking) vô thưởng vô phạt, nhưng đã làm phát sinh ra một câu hỏi là: Tại sao Vatican không có một Twitter feed thực sự?
Trong số ít oi các viên chức của Tòa thánh muốn đề cập đến những vấn đề đụng chạm như thế, phải kể đến Tổng giám mục Claudio Celli, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông xã hội. Ngài gặp các ký giả để trình bầy sứ điệp Ngày Truyền thông Thế giới của Đức giáo hoàng hôm 23 tháng giêng. Thông điệp này kêu gọi sử dụng tốt đẹp hơn các kỹ thuật truyền thông mới, và nói rằng thông điệp chứa đựng những bài học cho những ai đang phục vụ trong giáo hội.
Ngài nói: “Nguy cơ là những trang mạng của chúng ta sẽ chỉ đưa lên tin tức, mà không phải là chỗ gặp gỡ thực sự.”
Tổng giám mục Celli là người đã giúp thúc đẩy Vatican hướng nhiều hơn về lãnh vực tương tác. Năm ngoái, hội đồng của ngài thiết kế và tung ra một trang mạng đặc biệt của Tòa thánh (www.pope2you.net), để mang vị giáo hoàng lại gần hơn với lớp khán thính giả trẻ tuổi. Trang mạng có các ứng dụng dành cho iPhone và Facebook, và người truy cập đã dùng mạng này gửi đi gần 300 ngàn thiệp điện tử (e-card) cho bạn bè, mỗi thiệp có mang một đoạn trích ngắn lời giảng huấn của Đức giáo hoàng Benedict.
Lễ Giáng sinh năm rồi, pope2you.net đã mời người truy cập gửi lời chúc mừng Giáng sinh bằng hình ảnh và văn bản cá nhân tới Đức giáo hoàng, sau đó được post vào một trương mục Flickr đã nối kết. Đáp ứng là tràn ngập những lời nhắn gửi đến từ tín hữu cũng như từ những người không tôn giáo khắp nơi trên thế giới. Tháng giêng, Tổng giám mục Celli đã bận rộn kết hợp những tin nhắn này lại thành một hình thức hồ sơ chọn lọc có tính cách đại diện để cho Đức giáo hoàng đọc.
Khi Đức giáo hoàng công bố sứ điệp ngày truyền thông, thúc giục các linh mục lợi dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số, Tổng giám mục Celli đã làm một điều ngược lại với thứ tự đẳng cấp thông tin thường dùng trong giáo hội: Trang mạng của ngài khuyến khích giới trẻ, sau khi đọc thông điệp của Đức giáo hoàng, hãy bấm chuột vào một link để chuyển thẳng sứ điệp đó cho các vị chánh xứ họ thuộc quyền.
Tổng giám mục Celli, một giáo sĩ nay 68 tuổi đã phục vụ trọn cả đời người tại Giáo triều Roma, nhận biết rằng những điều mới mẻ về truyền thông thường được đưa vào sử dụng tại Vatican một cách rất chậm rãi nhẹ nhàng. Ngài sẵn sàng thừa nhận là, ở lớp tuổi của ngài, khi phải tiếp cận với kỹ thuật truyền thông mới, ngài có thể gặp phải trở ngại.
“Chúng tôi có những phân cách về kỹ thuật số. Tôi nghĩ về mình thế này: Tôi không sinh vào thế hệ kỹ thuật số. Tôi thuộc vào một thời kỳ mà người ta cảm thấy thoải mái hơn khi cầm quyển sách trên tay.” Ngài nói với các ký giả như thế. Chẳng hạn như, theo lời ngài, ngài thật ngỡ ngàng thán phục Kindle (sách điện tử), nhưng thật khó mà tưởng tượng ra cảnh thấy mình “ngồi trên ghế, nhìn các trang sách trôi chảy qua như một dòng suối trên màn hình nhỏ bé.”
Ngài nói: Điều thách đố cho giáo hội không phải là khuyến khích các linh mục và các chủng sinh trẻ dùng truyền tin kỹ thuật số, vì họ đã làm như thế rồi. Vấn đề khó khăn hơn là thuyết phục các linh mục trung niên hay trong lớp tuổi già áp dụng những khả năng đó.
Tổng giám mục Celli nói hội đồng của ngài cũng ao ước giải quyết một vấn đề tế nhị hơn nhiều – về nhiều mặt, đây là vấn đề cốt lõi – trong hoạt động truyền thông của Vatican: đó là vấn nạn về ngôn ngữ.
“Đây là một đề tài chúng ta cần đương đầu bằng một cung cách rõ ràng dứt khoát. Nhiều khi chúng ta nói, nhưng bằng một thứ ngôn ngữ không còn dễ hiểu nữa.” Đó là một điều có thể đặt làm trọng tâm của cuộc họp khoáng đại sắp tới trong hội đồng của ngài.
Nói thứ ngôn ngữ của truyền thông mới, là một vấn đề tế nhị chính bởi vì nhiều viên chức tại Vatican không có niềm tin chắc chắn rằng những lối truyền thông này có thể diễn đạt chính xác về giáo hội, mà chỉ đặt con người vào một trình độ còn nông cạn hơn. Họ nghi ngại không biết ngôn ngữ của Internet có tương hợp với vẻ đẹp và chiều sâu của thần học và phụng vụ Công giáo hay không.
Đức ông Paul Tighe, bí thư hội đồng truyền thông, đã tung ra điều có thể gọi là một trái banh thăm dò về vấn đề ngôn ngữ trong một bài gần đây trên báo Văn hóa và Đức tin, do Hội đồng Giáo hoàng và Văn hóa phát hành.
Trong khi công nhận những nguy cơ về tính nông cạn, ngài nói rằng người ta nên nhớ là ngôn ngữ của nền văn hóa số không thể thay thế cho tín điều hoặc thần học, nhưng nên được sử dụng chủ yếu là để tiếp cận lần đầu với những người xa lạ với đức tin.
Ngài nói: Như sự kiện cho thấy, giáo hội dựa quá nhiều vào văn bản, thường dùng một thứ ngữ vựng và hình thái phát biểu được coi là “khó hiểu và làm bối rối ngay cả đối với lớp độc giả có cảm tình.”
Ngài nói giáo hội cần công nhận rằng lớp thính giả trẻ trung ngày nay thông thạo một “ngôn ngữ bén rễ sâu từ điểm hội tụ của văn bản, âm thanh và hình ảnh”, và sẽ mau chóng lướt qua nếu sự chú ý của họ không được lôi kéo ngay lập tức.
Đức ông nói rằng chung cuộc, giáo hội nên nhìn vào tấm gương Chúa Kitô: Người đã nói với lớp dân chúng cùng thời bằng các từ ngữ, chuyện kể và dụ ngôn, cũng như những việc làm và hành động. Giáo hội cũng có thể quay về với gia tài phong phú là âm nhạc và nghệ thuật.
“Tương tự như những hình ảnh trên tranh ghép bằng kiếng mầu ở các nhà thờ chính tòa thời trung cổ ngày xưa đã nói với lớp thính giả thất học (illiterate) cho họ hiểu được, chúng ta cũng phải tìm ra những hình thức truyền đạt phù hợp với một thế hệ học nhiều hiểu rộng, được mô tả bằng từ ngữ hậu trí thức (post-literate).
Trang Web của Tòa thánh phần lớn vẫn chỉ là nơi lưu trữ các văn bản đã được in rồi, còn cách thức trình bầy được thiết kế trông giống như trang giấy làm bằng da. Và tuy đã có hơn một thập niên thảo luận về nhu cầu làm cho mạng lưới trở thành nơi tương tác, mạng www.vatican.va vẫn tiếp tục đưa ra những thông tin chỉ theo một chiều hướng duy nhất: đó là từ Tòa thánh tới độc giả.
Một số các cơ quan của Tòa thánh đã áp dụng những khả năng kỹ thuật số, đáng chú ý là Đài Phát thanh Vatican, đã phát đi các chương trình trên mạng, các podcast và các RSS feed, cùng với những hình ảnh và bản tin chính in ra giấy được.
Còn các phân bộ khác của Tòa thánh vẫn thích bay bên dưới tầm radar. Thánh bộ Rao truyền Tin mừng cho các Dân tộc, chẳng hạn, suốt ba năm nay chỉ đưa lên trang mạng của mình duy nhất một bản tin mới.
Cái cảm tưởng rằng Vatican đã chậm chạp trong chiều hướng sử dụng những khả năng của Internet, đã được khẳng định mới đây khi một Twitter feed của “Tòa thánh Vatican” lại hóa ra là một kẻ giả danh Vatican. Thực ra đó là một trường hợp tin tặc (Twitterjacking) vô thưởng vô phạt, nhưng đã làm phát sinh ra một câu hỏi là: Tại sao Vatican không có một Twitter feed thực sự?
Trong số ít oi các viên chức của Tòa thánh muốn đề cập đến những vấn đề đụng chạm như thế, phải kể đến Tổng giám mục Claudio Celli, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông xã hội. Ngài gặp các ký giả để trình bầy sứ điệp Ngày Truyền thông Thế giới của Đức giáo hoàng hôm 23 tháng giêng. Thông điệp này kêu gọi sử dụng tốt đẹp hơn các kỹ thuật truyền thông mới, và nói rằng thông điệp chứa đựng những bài học cho những ai đang phục vụ trong giáo hội.
Ngài nói: “Nguy cơ là những trang mạng của chúng ta sẽ chỉ đưa lên tin tức, mà không phải là chỗ gặp gỡ thực sự.”
Tổng giám mục Celli là người đã giúp thúc đẩy Vatican hướng nhiều hơn về lãnh vực tương tác. Năm ngoái, hội đồng của ngài thiết kế và tung ra một trang mạng đặc biệt của Tòa thánh (www.pope2you.net), để mang vị giáo hoàng lại gần hơn với lớp khán thính giả trẻ tuổi. Trang mạng có các ứng dụng dành cho iPhone và Facebook, và người truy cập đã dùng mạng này gửi đi gần 300 ngàn thiệp điện tử (e-card) cho bạn bè, mỗi thiệp có mang một đoạn trích ngắn lời giảng huấn của Đức giáo hoàng Benedict.
Lễ Giáng sinh năm rồi, pope2you.net đã mời người truy cập gửi lời chúc mừng Giáng sinh bằng hình ảnh và văn bản cá nhân tới Đức giáo hoàng, sau đó được post vào một trương mục Flickr đã nối kết. Đáp ứng là tràn ngập những lời nhắn gửi đến từ tín hữu cũng như từ những người không tôn giáo khắp nơi trên thế giới. Tháng giêng, Tổng giám mục Celli đã bận rộn kết hợp những tin nhắn này lại thành một hình thức hồ sơ chọn lọc có tính cách đại diện để cho Đức giáo hoàng đọc.
Khi Đức giáo hoàng công bố sứ điệp ngày truyền thông, thúc giục các linh mục lợi dụng phương tiện truyền thông kỹ thuật số, Tổng giám mục Celli đã làm một điều ngược lại với thứ tự đẳng cấp thông tin thường dùng trong giáo hội: Trang mạng của ngài khuyến khích giới trẻ, sau khi đọc thông điệp của Đức giáo hoàng, hãy bấm chuột vào một link để chuyển thẳng sứ điệp đó cho các vị chánh xứ họ thuộc quyền.
Tổng giám mục Celli, một giáo sĩ nay 68 tuổi đã phục vụ trọn cả đời người tại Giáo triều Roma, nhận biết rằng những điều mới mẻ về truyền thông thường được đưa vào sử dụng tại Vatican một cách rất chậm rãi nhẹ nhàng. Ngài sẵn sàng thừa nhận là, ở lớp tuổi của ngài, khi phải tiếp cận với kỹ thuật truyền thông mới, ngài có thể gặp phải trở ngại.
“Chúng tôi có những phân cách về kỹ thuật số. Tôi nghĩ về mình thế này: Tôi không sinh vào thế hệ kỹ thuật số. Tôi thuộc vào một thời kỳ mà người ta cảm thấy thoải mái hơn khi cầm quyển sách trên tay.” Ngài nói với các ký giả như thế. Chẳng hạn như, theo lời ngài, ngài thật ngỡ ngàng thán phục Kindle (sách điện tử), nhưng thật khó mà tưởng tượng ra cảnh thấy mình “ngồi trên ghế, nhìn các trang sách trôi chảy qua như một dòng suối trên màn hình nhỏ bé.”
Ngài nói: Điều thách đố cho giáo hội không phải là khuyến khích các linh mục và các chủng sinh trẻ dùng truyền tin kỹ thuật số, vì họ đã làm như thế rồi. Vấn đề khó khăn hơn là thuyết phục các linh mục trung niên hay trong lớp tuổi già áp dụng những khả năng đó.
Tổng giám mục Celli nói hội đồng của ngài cũng ao ước giải quyết một vấn đề tế nhị hơn nhiều – về nhiều mặt, đây là vấn đề cốt lõi – trong hoạt động truyền thông của Vatican: đó là vấn nạn về ngôn ngữ.
“Đây là một đề tài chúng ta cần đương đầu bằng một cung cách rõ ràng dứt khoát. Nhiều khi chúng ta nói, nhưng bằng một thứ ngôn ngữ không còn dễ hiểu nữa.” Đó là một điều có thể đặt làm trọng tâm của cuộc họp khoáng đại sắp tới trong hội đồng của ngài.
Nói thứ ngôn ngữ của truyền thông mới, là một vấn đề tế nhị chính bởi vì nhiều viên chức tại Vatican không có niềm tin chắc chắn rằng những lối truyền thông này có thể diễn đạt chính xác về giáo hội, mà chỉ đặt con người vào một trình độ còn nông cạn hơn. Họ nghi ngại không biết ngôn ngữ của Internet có tương hợp với vẻ đẹp và chiều sâu của thần học và phụng vụ Công giáo hay không.
Đức ông Paul Tighe, bí thư hội đồng truyền thông, đã tung ra điều có thể gọi là một trái banh thăm dò về vấn đề ngôn ngữ trong một bài gần đây trên báo Văn hóa và Đức tin, do Hội đồng Giáo hoàng và Văn hóa phát hành.
Trong khi công nhận những nguy cơ về tính nông cạn, ngài nói rằng người ta nên nhớ là ngôn ngữ của nền văn hóa số không thể thay thế cho tín điều hoặc thần học, nhưng nên được sử dụng chủ yếu là để tiếp cận lần đầu với những người xa lạ với đức tin.
Ngài nói: Như sự kiện cho thấy, giáo hội dựa quá nhiều vào văn bản, thường dùng một thứ ngữ vựng và hình thái phát biểu được coi là “khó hiểu và làm bối rối ngay cả đối với lớp độc giả có cảm tình.”
Ngài nói giáo hội cần công nhận rằng lớp thính giả trẻ trung ngày nay thông thạo một “ngôn ngữ bén rễ sâu từ điểm hội tụ của văn bản, âm thanh và hình ảnh”, và sẽ mau chóng lướt qua nếu sự chú ý của họ không được lôi kéo ngay lập tức.
Đức ông nói rằng chung cuộc, giáo hội nên nhìn vào tấm gương Chúa Kitô: Người đã nói với lớp dân chúng cùng thời bằng các từ ngữ, chuyện kể và dụ ngôn, cũng như những việc làm và hành động. Giáo hội cũng có thể quay về với gia tài phong phú là âm nhạc và nghệ thuật.
“Tương tự như những hình ảnh trên tranh ghép bằng kiếng mầu ở các nhà thờ chính tòa thời trung cổ ngày xưa đã nói với lớp thính giả thất học (illiterate) cho họ hiểu được, chúng ta cũng phải tìm ra những hình thức truyền đạt phù hợp với một thế hệ học nhiều hiểu rộng, được mô tả bằng từ ngữ hậu trí thức (post-literate).
Linh mục truyền thông Lời Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:38 01/02/2010
LINH MỤC TRUYỀN THÔNG LỜI CHÚA.
Sứ điệp Ngày Quốc Tế Truyền Thông thứ 43, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đặc biệt mời gọi người trẻ trở thành các người loan báo Tin Mừng và các giá trị Kitô trong thế giới vi tính.
Ngày 24-1-2009 lễ thánh Phanxicô de Sales bổn mạng giới truyền thông công giáo, Đức Thánh Cha đã cho công bố sứ điệp Ngày Quốc Tế Truyền Thông thứ 43 tựa đề ”Kỹ thuật mới, tương quan mới. Thăng tiến một nền văn hóa tôn trọng, đối thoại và thân hữu”.
Trong sứ điệp Đức Thánh Cha khẳng định rằng các phương tiện kỹ thuật truyền thông tối tân ngày nay là một món qùa qúy báu cho nhân loại, vì chúng thăng tiến sự cảm thông và tình liên đới giữa con người với nhau, đặc biệt đối với các cộng đoàn và các người cần được trợ giúp và dễ bị tổn thương nhất. Hệ thống vi tinh liên mạng và điện thoại di động cho phép con người liên lạc với nhau và trao đổi tin tức hình ảnh trong nháy mắt. Chúng giúp con người đối thoại với nhau, sống tình yêu thương hiệp thông và thân hữu giữa các thành phần trong đại gia đình của Thiên Chúa. Chúng cũng giúp con người kiếm tìm chân thiện mỹ, thăng tiến phát triển, công bằng hòa bình, các quyền con người, việc tôn trọng sự sống và thiên nhiên, cũng như tinh thần đồng trách nhiệm và sự cộng tác giữa các cá nhân và các dân tộc. Chúng giúp con người chia sẻ trao đổi các giá trị hay đẹp giữa các nền văn hóa và qua đó củng cố sự cảm thông, tinh thần đại đồng và lòng khoan nhượng. Dĩ nhiên cần phải cẩn thận trong việc sử dụng và có óc phán đoán phân định lành mạnh, vì các phương tiện kỹ thuật truyền thông tân tiến này cũng có thể bị dùng cho các mục tiêu xấu xa tha hóa con người. Chúng cũng có nguy cơ khiến cho người trẻ rơi vào thế giới ảo ảnh, bị cô lập và cắt đứt với thực tại cuộc sống.
Dịp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới bàn về Lời Chúa vừa qua, đã có lời đề nghị Đức Thánh Cha nên thiết lập một “tư trang” (blog) để giao tiếp trên mạng. Điều ấy cho thấy Liên mạng được coi là quan trọng như thế nào trong việc phúc âm hóa xã hội ngày nay. Và điều ấy càng đúng khi Đức Đương Kim Giáo Hoàng thực hiện lời đề nghị ấy.
Toà thánh phát động một kênh trên YouTube vào ngày 23 tháng 1 năm 2009 tại địa chỉ:www.youtube.com/vatican.
Theo Cha Lombardi, Đức Thánh Cha là người đầu tiên ủng hộ sáng kiến này. Dự án đã được chuẩn bị hơn một năm rưỡi kể từ lúc Trung Tâm Truyền Thanh và Truyền Hình Vatican bắt đầu công bố các trích đoạn video trên các trang mạng của mình để cho các đài truyền hình và các trang mạng sử dụng. Theo cha, khắp nơi trên thế giới, có những người chú tâm tới các sứ điệp và các đề nghị của một thẩm quyền cao về luân lý, như Đức Giáo Hoàng và nói chung Giáo Hội Công Giáo chẳng hạn, liên quan tới các vấn đề lớn lao của thời đại. Đó chính là lý do khiến ta chọn YouTube làm một cái bục thích đáng để hiện diện trên Mạng, trong một đồi Areopagus vĩ đại (nơi Thánh Phaolô giảng Đạo tại Athens) của ngành truyền thông thế giới hiện nay, và hiện diện cách thường xuyên, đem lại một điểm quy chiếu đáng tin, và tiếp tục vượt qua những rời rạc đầy rẫy trong cách thông tin về Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh ở trên mạng, vuợt qua một cách nhẹ nhàng, không trịnh trọng.
Kênh này cũng giúp người ta khả năng gửi điện thư tới Tòa Thánh. Các điện thư này sẽ được văn phòng của Cha Lombardi tiếp nhận. Ngài cũng cho biết việc phát động kênh truyền thông này mới chỉ là bước đầu. Với sự cộng tác của Google, Toà Thánh còn dự trù nhiều khai triển và cải thiện khác cả về nội dung lẫn kỹ thuật.
Năm nay 2010, ĐTC Biển Đức XVI gởi sứ điệp truyền thông đến các linh mục. “Thật thích hợp được lồng vào trong hành trình của Năm Linh Mục, và đặt lên hàng đầu suy tư về một lãnh vực mục vụ rộng lớn và tế nhị như lãnh vực của truyền thông và của thế giới kỹ thuật số, trong đó người linh mục được ban tặng những khả năng mới mẻ thực thi thừa tác vụ phục vụ Lời Chúa của mình”. Ngài mời gọi các linh mục tận dụng các phương tiện truyền thông tân tiến, đặc biệt là Internet, để làm việc mục vụ và rao giảng Lời Chúa. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp công bố ngày 23-1-2010, nhân Ngày Thế Giới truyền thông xã hội lần thứ 44 sẽ được cử hành vào chúa nhật 16-5 năm nay về đề tài ”Linh mục và việc mục vụ trong thế giới kỹ thuật số (digital): các phương tiện truyền thông mới phục vụ Lời Chúa”.
Trong sứ điệp, ĐTC nói đến nghĩa vụ ưu tiên của LM là rao giảng Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa nhập thể làm người, và thông truyền ơn thánh đa dạng của Thiên Chúa, mang lại ơn cứu độ qua các bí tích. Ngài cũng khẳng định rằng: Để mang lại câu trả lời thích hợp cho những câu hỏi giữa lòng những thay đổi lớn về văn hóa, rất được giới trẻ cảm nghiệm thấy, những con đường thông tin do các khám phá kỹ thuật mở ra ngày nay là một phương thế không thể thiếu được. Thực vậy, thế giới kỹ thuật số, mang lại những phương tiện giúp người ta có khả năng diễn tả hầu như vô tận, đang mở ra những viễn tượng quan trọng và thực hiện lời nhắn nhủ của thánh Phaolô: ”Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16).
ĐTC khuyến khích các linh mục hãy nắm giữ chức năng lãnh đạo cả trong những cộng đoàn thuộc ”thế giới kỹ thuật số”, sử dụng cả các Blog và Video trực tuyến để rao giảng Tin Mừng và giảng dạy giáo lý. Ngài cũng nhắc nhở rằng: Các linh mục được yêu cầu có khả năng hiện diện trong thế giới kỹ thuật số, với lòng trung thành liên lỷ đối với sứ điệp Tin Mừng, để thực thi vai trò linh hoạt cộng đoàn; ngày nay họ lên tiếng qua bao nhiêu ”tiếng nói” nảy sinh từ thế giới kỹ thuật số, và rao giảng Tin Mừng, bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông mới mẻ, bên cạnh những phương tiện truyền thống. Qua các phương tiện tối tân này, linh mục có thể phổ biến đời sống Giáo Hội và giúp con người ngày nay khám phá tôn nhan Chúa Kitô... Cả trong thế giới kỹ thuật số, cần làm sao để sự quan tâm yêu thương của Thiên Chúa trong Chúa Kitô đối với chúng ta không phải là một điều quá khứ, hay là một lý thuyết uyên bác, nhưng là một thực tại rất cụ thể và thời sự. Thực vậy, việc mục vụ trong thế giới kỹ thuật số phải có thể tỏ cho con người ngày nay, và cho nhân loại lạc hướng ngày nay, biết rằng ”Thiên Chúa ở gần bên, và trong Chúa Kitô, tất cả chúng ta thuộc về nhau”. (Biển Đức 16, Dv với giáo triều Roma, Oss.Rom. 21-22/12/2009, p.6).
Sau cùng, ĐTC kêu gọi đưa việc huấn luyện về các kỹ thuật truyền thông tân tiến vào trong việc đào tạo linh mục. Các kiến thức thực hành này phải được liên kết với sự chuẩn bị chắc chắn về thần học và tu đức. (SD 23-1-2010). (Lm G.Trần Đức Anh OP,CN, 24/01/2010)
Đức Thánh Cha cũng đã từng mời gọi các Giám mục sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như không gian của sứ vụ. Nhân Ngày Thế giới Truyền thông (Chúa nhật 20/5/2007) với chủ đề ”Trẻ em và những phương tiện truyền thông: một thách thức cho sự giáo dục”, ĐGM John Foley, chủ tịch Bộ Truyền thông Xã hội đã trả lời những câu hỏi của thông tấn Fides tại Aparecida, nơi diễn ra Hội nghị các Giám mục châu Mỹ La tinh lần thứ năm.
Câu hỏi: Trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị Aparecida, ĐGH Bênêđictô XVI đã mời gọi một cách rõ ràng các giám mục xử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như không gian của sứ vụ. Đâu là vai trò của truyền thông trong văn hoá hiện đại, thưa ĐC ?
ĐGM Foley: Văn hoá hiện đại không thể hiểu được nếu người ta không biết hiện thực của truyền thông. Học thuyết Giáo Hội rất rõ ràng về đề tài này ngay từ Công đồng Vatican II và trở nên mạnh mẽ đặc biệt với ĐGH Gioan Phaolô II và hiện nay với ĐGH Bênêđictô XVI. Chúng ta được mời gọi phải ý thức rằng những người mà sứ điệp của Đức Kitô nhắm tới hôm nay, họ suy nghĩ và hiểu biết thế giới theo thể loại mà các phương tiện truyền thông cung cấp, đôi khi trong một mức độ to lớn hơn là những điều đến từ gia đình, trường học, đảng phái chính trị hay các Giáo Hội. Chúng ta không thể nghĩ đến một sứ vụ hữu hiệu nếu không đi theo thực tại ăn sâu trong não trạng của con người hiện đại này.
Câu hỏi: Giáo Hội châu Mỹ La tinh trông cậy nhiều vào các phương tiện này để quảng bá sứ điệp của mình. ĐC gợi ý gì với các giám mục để lợi dụng tối đa những không gian văn hoá này ?
ĐGM Foley: Chính các giám mục châu Mỹ La tinh đã bảo vệ và khuyến khích ngày càng nhiều các phương tiện truyền thông trên lục địa với nhiều cố gắng và can đảm. Chắc chắn các ngài biết dùng phương tiện lớn này, nhưng có lẽ phải cần liên kết nó với công việc truyền giáo hơn thôi, để truyền thông và mục vụ không phải là hai thế giới riêng biệt, nhưng truyền thông hữu hiệu củng cố tất cả các phần trong công việc của chúng ta và tạo nên những không gian truyền thông. Chúng ta đừng quên rằng truyền giáo tự nó là một sự truyền thông !
Câu hỏi: Thưa ĐC, ĐC có nghĩ là các linh mục, các tu sĩ nam nữ và các giáo dân mục vụ đã được chuẩn bị để đối đầu với thách thức của nền văn hoá truyền thông trong thời đại này không ?
ĐGM Foley: Trong hội nghị của Bộ Truyền thông Xã hội, nhu cầu thiết lập một cơ quan thụ huấn trong lãnh vực này đã được mang ra ánh sáng. Tất cả đã được khuyến khích đề nghị loại sáng kiến này để các nhân viên mục vụ, nhất là các linh mục và các tu sĩ hiểu biết những chìa khoá của nền văn hoá mới này và biết sử dụng hữu hiệu các loại ngôn ngữ của nó, nhất là trong giới trẻ và các em nhỏ. Chúng ta đặc biệt phải nhắm đến chúng, đó là điều mà ĐGH đã nhắc nhở trong sứ điệp của ngài…(Thông tấn Zenit, Lang Biang dịch).
Như thế, trong những năm qua Đức Thánh Cha đã gởi sứ điệp truyền thông mời gọi các Giám mục rồi giới trẻ và linh mục sử sụng các phương tiện truyền thông phục vụ Lời Chúa.
Hiệu năng của thừa tác vụ Lời Chúa tùy thuộc thiết yếu vào sự trợ giúp của Chúa, nhưng nó cũng đòi hỏi sự hoàn hảo thuộc bình diện nhân loại ở trình độ cao nhất có thể. Ngày 19.3.1999, Bộ Giáo Sĩ đã đưa ra tài liệu“Linh mục và ngàn năm Kitô giáo thứ ba: Thầy dạy Lời Chúa, Thừa tác viên bí tích và người lãnh đạo cộng đoàn”, nói đến một số điều kiện để rao giảng Lời Chúa có kết quả: Việc giảng dạy đòi hỏi linh mục phải đặc biệt lưu ý đến tầm quan trọng của sự chuẩn bị xa. Việc chuẩn bị này được cụ thể hóa qua việc học hỏi và tìm tòi những gì có thể giúp các linh mục trong khi chuẩn bị. Là thầy dạy Lời Chúa, linh mục phải có tính nhạy cảm mục vụ để nhận thức các vấn đề thế giới ngày nay đang quan tâm và còn có thể đề ra những giải pháp cho họ, như Sắc Lệnh “về thừa tác vụ và đời sống linh mục” của Công Đồng Vatican II đã nêu ra: “Ngoài ra, để trả lời thỏa đáng những vấn đề do người thời nay nêu lên, các linh mục phải hiểu cho thấu đáo những tài liệu của Huấn Quyền, nhất là của các Công Đồng và của các Đức Giáo Hoàng, cũng như phải tham khảo những tác giả thần học thời danh nhất và đã được thừa nhận” cũng như “sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo”.
Truyền thông là một vấn đề thời đại. Đức Thánh Cha mời gọi: Các linh mục rất quý mến, tôi lặp lại lời mời gọi nắm bắt cách khôn ngoan những cơ hội đặc biệt mà truyền thông hiện đại mang lại. Xin Chúa biến anh em thành những người loan báo say mê Tin Mừng ngay cả trong “công trường” do các phương tiện truyền thông hiện nay tạo nên.
Sử dụng truyền thông để rao giảng Lời Chúa, các linh mục cần dựa vào nền tảng thần học truyền thông. Linh mục Paul A. Soukup, S.J.Trưởng khoa Phân khoa Truyền thông của đại học Santa Clara, tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ, đã viết bài khảo luận “Thần học truyền thông, nền tảng cho việc đào tạo truyền thông xã hội”. Ngài trình bày ảnh hưởng của việc truyền thông trong Giáo Hội và xã hội;liệt kê một số hệ quả của việc truyền thông đối với thần học; liệt kê một số hệ quả của việc truyền thông đối với tác vụ linh mục; liệt kê một số hệ quả của thần học truyền thông đối với đời sống con người.
1. Ảnh hưởng của việc truyền thông
Trong vòng 20 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông trên hầu hết các khu vực của toàn thế giới. Nhờ phát minh được con chíp cực nhỏ mà các thiết bị viễn thông trở nên rẻ, nhỏ và dễ sử dụng hơn. Được sự hỗ trợ của các hệ thống truyền thông đang phát triển trên khắp thế giới, các phương tiện truyền thông này đã liên kết được với nhau, nối kết mọi người và mọi địa điểm thông qua các mạng thông tin toàn cầu (Internet), các mạng truyền thanh và các mạng truyền hình. Song song với sự phát triển cơ sở hạ tầng ấy, người ta cũng thấy việc thương mại hoá các mạng và các thiết bị tăng lên, kéo theo các cơ chế lập trình, quảng cáo và cả một nền văn hoá truyền thông đại chúng. Dựa trên những gì các nhà nghiên cứu đã khám phá về ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông tương đối “cũ” như truyền hình, chúng ta có thể biết được tại sao một thế giới truyền thông đang phát triển đã tác động lên xã hội loài người nói chung và thần học nói riêng bằng cách điểm qua chín lĩnh vực này1.
a. Các nguồn kiến thức
Con người hôm nay có thể tiếp cận một lượng thông tin khổng lồ về thế giới qua các bản tin từng giờ hay nhanh hơn nữa, các bài tường thuật từ mọi ngõ ngách trên thế giới, những bài bình luận và thảo luận từ vấn đề này tới vấn đề khác. Trong quá khứ, người ta chỉ biết những gì mình đã trải nghiệm, những gì hàng xóm nói và những gì nghe được tại các nơi tụ tập đông người như nhà thờ hay quán rượu. Còn bây giờ, chúng ta có kinh nghiệm gián tiếp về một thế giới rộng lớn hơn nhiều - thế giới được truyền thông. Chúng ta càng ngày càng thu thập được nhiều kiến thức qua các mạng truyền thông hơn là trực tiếp thu được qua nghiên cứu, học hỏi. Vì tiến trình ấy quá hiển nhiên, rõ ràng nên nhiều khi chúng ta quên mất đó là những kiến thức tiếp nhận được qua các phương tiện truyền thông. Nó được chọn lọc bởi các phóng viên, nhà xuất bản, nhà sản xuất và hệ thống các phương tiện truyền thông. Dù sao, bất kể theo phương cách nào, số thông tin về thế giới mà chúng ta thu được hiện nay lớn hơn bất cứ kỳ thời đại nào trước đây.
b. Sử dụng thời giờ
Tất cả chúng ta chỉ có một lượng thời gian hữu hạn, vì thế, chúng ta phải phân chia thời gian ra cho nhiều công việc khác nhau, kể cả giải trí và thư giãn. Các nhà nghiên cứu đã lập biểu đồ để biết được số lượng thời gian chúng ta dành cho việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhật báo, tạp chí, phim ảnh, phát thanh và truyền hình đã chiếm khá nhiều thời giờ của chúng ta, thường được xếp hàng thứ ba sau ngủ nghỉ và làm việc trong tổng số thời gian chúng ta phân phối. Một người lớn tiêu biểu ở phương Tây trung bình mỗi ngày xem truyền hình trên ba giờ đồng hồ. Truyền hình đã làm thay đổi cách người ta sử dụng thời gian rảnh của mình: người ta đã bỏ những công việc của cộng đồng, các việc đạo đức ở nhà thờ, các trò giải trí tại gia đình và nhiều hoạt động trao đổi trực tiếp khác để xem các chương trình ưa thích trên truyền hình hay chỉ để thư giãn với các phương tiện truyền thông. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng Internet đã lấn vào số thời gian chúng ta quen dành cho các phương tiện truyền thông khác. Lần đầu tiên trong nhiều thập niên, việc xem truyền hình tại Hoa Kỳ chẳng hạn đã bị xếp sau các trò chơi điện tử, trao đổi thư điện tử và những hoạt động khác của Internet.
c. Đo lường tầm mức quan trọng
Người ta đang dựa vào các phương tiện truyền thông để biết đâu là điều quan trọng trên thế giới. Các bài tường thuật tin tức sẽ đặc biệt quan tâm đến một số sự kiện và biến cố, gián tiếp cho thấy rằng đó là những điều xứng đáng được văn hoá quan tâm. Nhà Xã hội học Bernard Cohen, người Hoa Kỳ, đã lưu ý điều này cách đây gần 40 năm, khi ông viết rằng các phương tiện truyền thông “có lẽ không thành công nhiều lắm khi muốn cho người ta biết phải suy nghĩ thế nào, mà chỉ thành công khi cho người ta biết phải suy nghĩ về điều gì”2. Chúng ta càng nghe nói nhiều về đề tài nào trên đài phát thanh, càng xem chương trình nào được trình diễn nhiều trên truyền hình hay càng đọc đề tài nào được viết nhiều trên báo, chúng ta càng cho đó là những vấn đề quan trọng. Một hiện tượng tương tự cũng xảy ra đối với điện ảnh: chúng ta thần tượng hoá các ngôi sao điện ảnh và trân trọng các vai họ diễn trong phim, không phải do phê phán một cách có lý luận mà chỉ vì họ đã xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Một số người, đặc biệt là Gaye Tuchmann, đã lý luận rằng có thể áp dụng cách đo lường này một cách ngược lại: cái gì không xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thì đó là điều không quan trọng; và điều này có thể dẫn tới tình trạng “triệt tiêu một cách tượng trưng” các nhóm sắc tộc khác nhau, các phụ nữ và các ngành nghề khác. Cũng thế, nếu Chúa hay Giáo Hội không tìm được chỗ đứng trên thế giới này, thì đó là dấu chứng tỏ Chúa và Giáo Hội không còn quan trọng nữa đối với nhiều thành phần trong văn hoá truyền thông.
d. Hiểu biết đối kháng với thực tiễn
Nói tới truyền thông, nhiều người thường nghĩ tới việc chuyển giao một thông điệp, một hiểu biết hay một ý nghĩa từ chỗ này sang chỗ khác. Một nhà nghiên cứu khác, James Carey, người Hoa Kỳ, nhắc chúng ta rằng trình bày việc truyền thông theo “mô hình di chuyển” như thế sẽ khiến người ta có một cái nhìn về truyền thông không khác gì một công cụ và không thể hiểu hết kinh nghiệm con người trong đó. Ông đề xuất cái gọi là “mô hình nghi thức” để đưa việc truyền thông vào đúng chức năng của nó3. Việc truyền thông của con người là một cái gì còn hơn thế nữa, chứ không chỉ là gửi những thông điệp hay một mớ kiến thức từ chỗ này sang chỗ khác. Ngay cả khi chúng ta sử dụng các phương tiện truyền thông, chúng ta cũng đang cử hành một nghi thức: đọc báo vào buổi sáng, xem một chương trình nào đó mình thích trên truyền hình, nghe đài trong khi lái xe - tất cả những việc ấy đều là những nghi thức nối kết chúng ta với một cộng đồng lớn hơn. Bên cạnh việc xử lý kiến thức, truyền thông còn giúp xây dựng cộng đồng, một việc đưa chúng ta đến những cách thức gián tiếp hiểu biết của riêng mỗi cộng đồng.
e. Phát biểu cho có hiệu quả
Các phương tiện truyền thông cũng dạy người ta biết phải làm gì để phát ngôn cho có hiệu quả. Truyền hình dạy chúng ta những cách nói ngắn gọn, rõ ràng để cuốn hút sự chú ý của khán giả hoặc tóm tắt một quan điểm hay một lập trường. Hiện nay, rất ít người thuyết phục được người khác bằng lập luận dài dòng; chỉ có một số thành phần ưu tú còn được báo chí đề cao mới làm thế. Nhưng nói như thế không có nghĩa là các phương tiện truyền thông đại chúng không thể đề cập đến những vấn đề nghiêm túc hay phức tạp. Chúng vẫn làm được việc ấy, nhưng trình bày theo những cách thức phù hợp hơn với bản chất của các phương tiện ấy như kể truyện, cung cấp hình ảnh và trình bày với đầy cảm xúc. Khi đưa các vấn đề nghiêm túc đến với quần chúng theo những phương cách có thể tiếp cận được, các phương tiện truyền thông đại chúng đã trở thành một “diễn đàn văn hoá” cho mọi người tự do thảo luận và bàn bạc các vấn đề nóng bỏng4. Một cách thức bổ sung cho các hình thức ấy ít hấp dẫn hơn, là trình bày các vấn đề thành những bài viết, những bài nói chuyện có lý luận chặt chẽ, có lẽ không được công chúng dễ dàng tiếp nhận.
g. Thay đổi vị trí
Các phương tiện truyền thông còn có một ảnh hưởng sâu xa hơn trên xã hội, chứ không chỉ tạo ra kiến thức hay phát biểu tư tưởng. Joshua Meyrowitz5 đã cho thấy các phương tiện truyền thông như truyền hình, phim ảnh và phát thanh làm thay đổi “ý thức về nơi chốn” của chúng ta theo hai cách. Trước hết, chúng ta cảm nghiệm như mình đang cùng một lúc ở hai nơi, dù chỉ là tưởng tượng: trong khi ngồi thoải mái tại nhà, chúng ta có thể đồng thời nắm bắt những gì đang diễn ra trên khắp thế giới. Nhưng cái cảm nghiệm mình đang ở một thế giới xa hơn chung quanh mình cũng đưa chúng ta tới chỗ mong muốn được trông thấy, được tiếp cận những gì mà trước đây mình không thể trông thấy hay tiếp cận. Cách đây nhiều thế hệ, con người chỉ kinh nghiệm được những gì mà vị trí xã hội của mình cho phép. Dân thường không thể trao đổi với các nhà lãnh đạo hay với các chức sắc cao cấp của Giáo Hội. Nhưng cứ quen nhìn mọi thứ (khắp thế giới, đằng sau sân khấu, chỗ thân mật riêng tư của người khác như phim ảnh và truyền hình đã dàn dựng), chúng ta sẽ khao khát được trông thấy tất cả mọi sự. Và thế là, người ta đánh mất đi cái ý thức về vị trí, mà qua đó chúng ta đã từng tôn trọng sự riêng tư của người khác hay mặc nhiên tôn kính các vị có thẩm quyền. Ngày nay, người ta mong muốn được biết cả những chi tiết riêng tư nhất của đời sống các nhà chính trị, các diễn viên và cả các giáo sĩ.
h. Kiểm soát
Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông, và hiện nay là sự xuất hiện của các ngành công nghệ kỹ thuật số đã làm thay đổi việc kiểm soát thông tin. Trong quá khứ, các chính phủ và các tổ chức như Giáo Hội thường kiểm soát các thông tin ở một mức độ nào đó, như quyết định những gì người ta có thể xuất bản hay những gì công dân có thể phát hành. Thế nhưng, các tập đoàn công nghệ thông tin và giải trí hiện nay đã tước mất quyền kiểm soát khỏi tay các chính phủ và đòi quyền tự do phổ biến hay không phổ biến những thông tin mình đang có. Đã được tự do khỏi bị lề luật chèn ép, người ta cũng đòi quyền tác giả để bảo vệ những gì mình đã đầu tư trong lĩnh vực thông tin. Tuy nhiên, ngay cả điều này cũng đang bị công nghệ kỹ thuật số phá vỡ, như các vụ án gần đây liên quan đến chương trình Napster và nhiều chương trình thưởng thức âm nhạc chung đã cho thấy. Giáo Hội cũng mất hầu hết sự kiểm soát trên sách báo; rất ít người xin “Imprimatur” (xác nhận: được phép in); Internet cũng giúp người ta tự do phổ biến các tin tức tôn giáo bằng con đường trực tuyến.
i. Một cử toạ ngày càng khó tính
Sau 50 năm truyền hình và hơn 100 năm điện ảnh ra đời, khán giả bây giờ đã trở nên rất khó tính. Người ta không còn tiếp nhận một cách ngây thơ bất cứ điều gì được trình chiếu. Thay vào đó, họ lựa chọn các chương trình theo nhu cầu của mình và bình luận các chương trình ấy tuỳ theo quan điểm riêng của mình về xã hội, kinh tế, giáo dục hay giới tính. Nhiều khán giả tiếp nhận các sản phẩm của truyền thông với một chút nghi ngờ - nghi ngờ về động cơ của các nhà sản xuất, các nhà quảng cáo, các nhà điều hành chính phủ và của bất cứ ai muốn lợi dụng một điều gì đó nơi họ. So với trước đây, các nhà sáng tạo và sản xuất chương trình hiện nay không còn nhiều quyền ấn định thông điệp mình muốn chuyển tải nữa. Mà đúng hơn, ngay trong chương trình họ làm ra, họ phải tranh đua với khán giả để tìm ra cách minh giải. Nói thế không có nghĩa là khán giả bây giờ không thể nào bị lèo lái hay điều khiển nữa, nhưng chỉ muốn cho thấy rằng khán giả hôm nay bước một cách thận trọng theo hướng mà nhà sản xuất chương trình vạch ra. Khán giả có thể mang theo mình nhiều kỹ năng và tài cán, khiến cho Giáo Hội cũng có thể bị nghi ngờ và bị yêu sách khi làm công tác truyền thông của mình.
j. Những thay đổi trong nhận thức
Thay vì chỉ truyền đạt một thông điệp hay miêu tả một số nghi thức phải làm, các phương tiện truyền thông còn tác động lên cả cách thức suy nghĩ của người khác nữa. Khi nghiên cứu các nền văn hoá truyền khẩu và thành văn, người ta khám phá được việc làm thế nào để một thói quen căn bản như viết lách có thể tác động lên cách mỗi cá nhân hình thành nên kiến thức và tổ chức thế giới6. Đối với các nền văn hoá truyền khẩu, để nhớ những gì mình cho là có giá trị, người ta sẽ lưu ý tới trí nhớ và tìm cách xây dựng kiến thức bằng những truyện kể, dùng những nhân vật đặc biệt để nối kết các câu chuyện lại với nhau. Người ta cô đọng những gì mình biết thành những công thức và vần điệu dễ nhớ. Người ta bám vào những biến cố và những con người cụ thể, tìm cách làm cho chúng diễn lại trong hiện tại. Lịch sử của một nền văn hoá truyền khẩu phải có mặt thật sự đối với các thành viên vì đó chính là cách giúp các thành viên của nền văn hoá ấy giữ lại trong ký ức của mình những biến cố đã qua. Nền văn hoá truyền khẩu tìm cách triển khai các lược đồ dễ nhớ và các nghi thức tập thể để bảo đảm không bị tam sao thất bổn khi truyền thông.
Còn các nền văn hoá thành văn lại tìm hiểu thế giới cách khác hẳn. Các nền văn hoá ấy mang tính phân tích nhiều hơn vì chúng tách những kiến thức ra khỏi trí nhớ bằng cách ghi chép các kiến thức ấy. Nhờ khoảng cách mà một bản văn viết có thể mang lại, người ta sẽ có thể xem xét tỉ mỉ những gì mình biết. Người ta cũng có thể mở rộng kiến thức của mình bằng cách chia sẻ những thông tin đã viết ấy vượt khỏi không gian địa lý và bằng cách gia tăng số người cùng với mình xây dựng kho tàng kiến thức. Người ta không còn cần phải có mặt tại chỗ để có thể tham gia vào kiến thức của tập thể. Văn hoá chữ viết cũng sẽ giúp tổ chức các sự việc một cách khác. Muốn tổ chức các sự việc, người ta không cần phải theo các vần điệu hay những sự gom góp cụ thể. Thay vào đó, người ta có thể tổ chức các sự việc một cách trừu tượng hơn, theo thứ tự các mẫu tự chẳng hạn. Vì đọc và viết sẽ trở nên phổ biến rộng rãi hơn nhờ có sẵn vô số sách báo rẻ do các nhà in phát hành, nên văn hoá chữ viết sẽ càng phát huy nhiều tác dụng. Chẳng hạn học hành bây giờ không còn phải là luyện tập từng li từng tí hay học thuộc lòng từng điều một, mà đã chuyển sang đọc sách báo. Việc học trở nên cá nhân hơn, các tập quán mới để tư duy cũng được phổ biến, như các nước Tây Âu đã chứng kiến trong thời kỳ Ánh Sáng.
Điều này, cũng như những điều đã đề cập trước, sẽ ảnh hưởng tới thần học. Trong kỷ nguyên Kitô giáo, thần học đã chuyển từ một di sản truyền khẩu gồm các truyện kể của Thánh Kinh sang một lô công thức tín điều đã được các nhà thần học Trung Cổ bàn cãi. Rồi, khi chữ viết đã được phổ biến, người ta lại chuyển thần học thành một khoa học lý luận chặt chẽ, phân tích thấu đáo và có văn bản hẳn hoi7. Đến khi nền văn hoá đương đại tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta lại chứng kiến một sự thay đổi nữa trong tư duy và trong cách tổ chức kiến thức, một phần trở lại với vài mô hình truyền khẩu như kể truyện, còn thì đa số dựa trên các bản văn viết. Sự xuất hiện của Internet là một nỗ lực khác của nền văn hoá đương đại muốn tổ chức các kiến thức của mình thông qua việc kết nối vô số bản văn và thông qua những thiết bị khác.
Tất cả những sự kiện này sẽ dẫn thần học đi đến đâu? Trước hết, là một môn học dựa trên văn bản, thần học không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp trên nhiều nền văn hoá lấy hình ảnh và truyện kể làm những phương cách gia tăng hiểu biết và tìm hiểu thế giới. Thứ đến, thần học không còn là nguồn hiểu biết cho những ai không coi đó là nguồn hiểu biết quan trọng, vì thần học hàn lâm không còn xuất hiện trong thế giới truyền thông nơi họ sinh sống nữa. Sau cùng, khi nhấn mạnh hiểu biết hơn thực tiễn và khi đòi khán giả phải toàn tâm toàn ý tin theo, thần học đã làm cho mình trở nên không còn thích hợp nữa với thế giới hôm nay.
Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là người ta đã mất hết sự quan tâm đối với thần học. Con người vẫn đi tìm câu trả lời cho những vấn nạn thần học hết sức căn bản, nhưng người ta sẽ tìm chúng trong thế giới truyền thông. Có bao nhiêu nhà thần học (hay chức sắc Giáo Hội), cách đây 10 năm, dám tiên đoán rằng người ta sẽ rất quan tâm tới khoa thiên thần học, như trong một chương trình truyền hình đang được nhiều người theo dõi, mang tên “Được một thiên thần chạm đến” (Touched by an Angel)? Điện ảnh và truyền hình liên tục nêu ra vấn đề sự dữ trên thế giới (qua hình ảnh của ma quỷ và các mối đe doạ khác), vấn đề có thụ tạo nào tốt lành bên ngoài thế giới chúng ta (như thường thấy qua hình ảnh các vị khách lạ từ hành tinh khác), có thể có một vị cứu tinh khác không (từ chính nền công nghệ của chúng ta, như trong phim “Ma trận”). Các nhà văn, nhà sản xuất, nhà đạo diễn và những người làm công tác truyền thông đã trở thành những nhà thần học của ngày hôm nay, khi họ đặt ra những câu hỏi căn bản của thần học: làm sao nói về Thiên Chúa cho con người hôm nay? Làm sao kinh nghiệm về Thiên Chúa? Chúng ta sống để làm gì?
Thế giới truyền thông hiện nay cho thấy thần học và suy tư tôn giáo đang đối diện với một thế giới khác hẳn cái thế giới mà thần học hàn lâm đã để lại. Nói thế không có nghĩa là thần học hàn lâm không có chỗ đứng, cũng không có mục tiêu, nhưng chỉ muốn nói là thần học cần phải quan tâm nhiều hơn tới việc truyền thông.
2. Một số hệ quả của việc truyền thông đối với thần học
Dùng viễn tượng truyền thông để nhìn thần học không có nghĩa là đưa ra một khoá học về truyền thông hay về các phương tiện truyền thông vào trong chương trình thần học. Mà đúng hơn, đó là lấy những cái nhìn của truyền thông để nhìn các vấn đề thần học, rồi nhìn xem làm thế nào để những cách hiểu thần học ấy có thể đến được với con người hôm nay. Trong phần này, chúng ta sẽ khảo sát vắn tắt sự việc ấy trong bốn lĩnh vực thần học là: thần học hệ thống và Kitô học, mặc khải, giáo hội học và thần học luân lý.
a. Thiên Chúa tự thông truyền chính mình
Hiến chế về Mạc khải và các tác phẩm của các nhà thần học, như Karl Rahner, đã trình bày lịch sử cứu độ như lịch sử Thiên Chúa tự thông truyền chính mình, lịch sử khai mở dần mầu nhiệm của Thiên Chúa, hoàn toàn do Chúa ban cho chúng ta để chúng ta có thể hiểu biết Ngài. Đồng thời, có thể nói chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa, nên cũng tham gia vào tiến trình tự thông truyền ấy8 qua chính công việc thông truyền của loài người chúng ta. Từ chỗ chỉ là một khoa nhân học mang tính thần học, việc khảo sát hoạt động truyền thông của con người sẽ đưa chúng ta vào sâu hơn trong mầu nhiệm Thiên Chúa, đồng thời cũng chính mầu nhiệm ấy sẽ giúp định hình lại việc truyền thông của chúng ta.
Mọi sự truyền thông đều bắt đầu với Thiên Chúa Ba Ngôi, tức là sự hiệp thông giữa ba ngôi vị9, ngôi này hoàn toàn nên một với ngôi kia. Thiên Chúa muốn chia sẻ sự kết hợp ấy cho các thụ tạo, trong thiên ý mầu nhiệm của Ngài, Ngài cũng muốn hiệp thông với các thụ tạo là chúng ta. Thế nên, Thiên Chúa đã tạo ra sự hiệp thông ấy trong hành động đầu tiên là tự thông truyền chính mình, rồi kiện toàn sự hiệp thông ấy bằng cách đích thân tham gia sự hiệp thông qua Mầu nhiệm Nhập thể. Toàn bộ lịch sử cứu độ chỉ là sự khai mở dần kế hoạch và việc tự thông truyền ấy. Thiên Chúa ban cho chúng ta một giao ước để chúng ta có thể cảm nghiệm được thế nào là kết hợp với Chúa, và Thiên Chúa hoàn thành giao ước ấy để chúng ta biết được thế nào là sự tự thông truyền của Thiên Chúa khi đạt tới mức viên mãn.
Nói theo ngôn ngữ truyền thông, nhập thể là sự mở rộng ra trong lịch sử và trong công trình tạo dựng sự hiệp thông (communio) của Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhập thể không phải chỉ là truyền đạt một thông điệp như ngày nay người ta quen hiểu khi làm việc truyền thông, mà đó còn là cử hành “nghi thức” hay thực hiện cuộc sống từ ngày này sang ngày khác tới mức làm cho chúng ta trở thành người cùng hội cùng thuyền với Chúa.
Trong việc này chúng ta thấy việc truyền thông đã được thực hiện một cách hoàn toàn vô vị lợi, truyền thông chỉ vì tình yêu. Chúng ta cũng thấy truyền thông là một sự mạc khải dần mầu nhiệm của một ngôi vị, ở đây là các ngôi Thiên Chúa. Việc truyền thông này không thể xảy ra một lần là xong, cũng không bao giờ có thể hoàn tất, mà luôn diễn ra trong thế biện chứng vừa tiết lộ vừa ẩn giấu. Vì Thiên Chúa tạo dựng chúng ta là để truyền thông - là để tiếp nhận sự tự thông truyền của Thiên Chúa - nên chúng ta có khả năng truyền thông và nhờ đó có khả năng nhìn ra mầu nhiệm của Thiên Chúa: là sự hiệp thông giữa các ngôi, cho phép chúng ta được tham gia vào sự hiệp thông ấy, nói năng với chúng ta như với những ngôi vị, tự mạc khải dần cho chúng ta theo một hướng càng ngày càng mang tính cá nhân10.
Nhìn sự truyền thông theo quan điểm nhân học có tính thần học như thế sẽ giúp chúng ta vừa hiểu biết bản thân mình vừa hiểu biết Thiên Chúa. Nó cũng bắt chúng ta phải tôn trọng việc truyền thông, vì từ nay chúng ta đã hiểu truyền thông là hành động sáng tạo của Thiên Chúa. Sau cùng, hiểu như thế cũng sẽ giúp chúng ta nhìn ra mục đích và tiêu chuẩn của việc truyền thông giữa con người với nhau, truyền thông của con người phải phỏng theo việc truyền thông của chính Đức Kitô11.
b. Mạc khải
Áp dụng những khái niệm truyền thông trên đây cho các chân lý thần học có thể giúp chúng ta hiểu các chân lý ấy sâu xa hơn, nhất là khi cho phép chúng ta mở rộng điều David Tracy gọi là phép “tưởng tượng loại suy”. Khi đọc lại “Dei Verbum”, Hiến chế của Công đồng Vatican II về Mạc khải, chúng ta được mời gọi suy niệm lại hành động của Thiên Chúa và sự tiếp nhận của chúng ta. Chúng ta cũng theo phép loại suy áp dụng những khái niệm truyền thông cho sự mạc khải của Thiên Chúa, ứng dụng những khái niệm ấy vừa cho việc truyền thông của con người vừa cho sự mạc khải của Thiên Chúa.
Hiến chế bắt đầu bằng cách nhìn nhận có một yêu cầu bắt phải truyền thông. Lấy lại câu mở đầu thư thứ nhất của Gioan, Hiến chế nêu ra một nguyên do đưa tới việc truyền thông: đó chính là vì muốn chia sẻ hồng ân của Thiên Chúa - chia sẻ điều chúng tôi đã thấy, đã nghe và đã đụng chạm đến. Hiến chế tiếp tục bằng cách ghi nhận rằng lời nói và việc làm của Chúa có liên quan với nhau. Lời Chúa cũng là việc làm của Chúa. Đức Kitô vừa là trung gian mạc khải vừa là chính mạc khải trọn vẹn (số 2). Hầu hết các bảng phân tích việc truyền thông đều tách cơ quan trung gian với thông điệp chuyển tới, xem xét hai điều ấy hoàn toàn riêng rẽ. Nhưng làm như thế là đã coi truyền thông chỉ là một dụng cụ không hơn không kém và đã để mất đi sự truyền thông sâu xa nhất của con người, qua đó mỗi người tỏ lộ chính bản thân mình. Lời nói và việc làm có thể liên kết với nhau, như lời thi sĩ Gerard Manley Hopkins12(…). Bản tính của Thiên Chúa được mặc khải là truyền thông, bản tính con người cũng vậy: nó vừa là trung gian mạc khải vừa là thông điệp được mạc khải. Hiến chế tiếp tục (số 4) đề cao vai trò của Chúa Thánh Thần: mạc khải là hành động của cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Thánh Thần là sức mạnh truyền thông, đang kêu lên trong lòng chúng ta, đang gào lên vì mong nghe lời con người nói (x. Rm 8,26). Thánh Thần là sức mạnh của trí nhớ, nhắc chúng ta nhớ đến tất cả những gì Đức Giêsu đã dạy (x. Ga 14,26). Giống như văn hoá truyền khẩu cần giữ gìn sao cho thông điệp của mình được nguyên vẹn khi truyền thông, Chúa Thánh Thần cũng sẽ bảo đảm cho sự mạc khải của Thiên Chúa được nguyên vẹn.
Hiến chế tiếp tục khảo sát sự đáp trả của con người trước mạc khải của Chúa: vâng lời trong đức tin (số 5). Nói thế có nghĩa là việc truyền thông không chỉ đòi hỏi được đáp lại mà còn để đáp lại. “Người ta không thể không truyền thông”, đó là câu nói mà các học giả về truyền thông thường nói13. Ngay cả sự thinh lặng cũng là một cách trả lời, một hình thức truyền thông. Trong khuôn khổ ấy, chúng ta được mời gọi xem lại sự đáp trả của chúng ta trước việc Thiên Chúa tự truyền thông cho chúng ta, đáp trả một cách rộng rãi hơn bằng cả cuộc sống một con người. Sự mạc khải của Thiên Chúa đến với chúng ta qua Thánh Kinh và truyền thống (số 8), điều ấy càng củng cố cho điều chúng ta vừa nói, làm chúng ta nhớ tới những phương thức truyền thông khác nhau - truyền thông bằng văn bản, lời nói và việc làm. Cũng thế, chúng ta đáp trả Thiên Chúa là đáp trả bằng toàn bộ sự truyền thông của chúng ta. Trong tư cách là tôi tớ và là người giữ gìn Thánh Kinh, có thể nói Giáo Hội là một cộng đồng sống bằng văn bản - các nhà nghiên cứu về truyền thông thường áp dụng kiểu nói này cho những tập thể được quy tụ xoay quanh một bản văn đặc biệt nào đó. Mọi hoạt động của Giáo Hội - từ cầu nguyện, phụng vụ, chiêm ngắm, thần học cho đến các việc bác ái - đều khởi sự và thành hình trong Kinh Thánh (số 9).
Giáo Hội có thẩm quyền giảng dạy và đã nhận được sứ mạng giải thích Thánh Kinh cách chính thức (số 10), sự kiện ấy soi sáng cho chúng ta hiểu bản chất truyền thông của Thánh Kinh. Vì Thánh Kinh là sự truyền thông tập thể, chứ không phải là sự truyền thông cá nhân. Thánh Kinh làm chúng ta ý thức chiều kích cộng đoàn của việc truyền thông, như chúng ta đã thấy trong các nền văn hoá truyền khẩu hay trong các nhóm làm nên bản văn. Đây cũng là điều cần thiết để sửa chữa niềm tin phổ biến hiện nay cho rằng truyền thông luôn luôn là việc của cá nhân và riêng tư (có lẽ là do người ta quen đọc sách báo riêng, trong thinh lặng). Niềm tin này mạnh đến nỗi làm người ta quên mất sự cộng tác để làm ra những sản phẩm mang tính truyền thông cao nhất.
Điểm cuối cùng: Hiến chế về Mạc khải cho biết mầu nhiệm cứu độ được bày tỏ nơi Đức Giêsu đã được tường thuật trong Tân Ước (số 17) và từ đó được truyền đạt cho chúng ta. Nếu nhìn trong viễn tượng truyền thông, chúng ta sẽ tự hỏi làm sao một bản tường thuật thành văn hay một bản văn trung gian thuần tuý như thế lại có thể làm được điều mà “nguyên bản” làm. Muốn phân tích điều này, chúng ta cần trở lại các lý thuyết về “ý nghĩa”. Bản văn trung gian hay bản dịch nào bất kỳ cũng vừa là nguyên bản14 và vì thế, nó vừa có thể tự mình tác động lên người tiếp nhận, lại còn giúp chúng ta liên hệ đến nguyên bản. Viễn tượng truyền thông ấy cũng giúp chúng ta giải thích hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Thánh Kinh, theo đó, việc Thiên Chúa tự truyền thông đã được thực hiện theo mô hình việc truyền thông của con người, nghĩa là biểu thị điều gì là đặt chúng ta quan hệ với điều được biểu thị.
Muốn tiếp xúc với thần học thông qua việc truyền thông dựa trên nền tảng là khoa nhân học mang tính thần học như trên đây, người ta cần phải tìm hiểu xem đâu là những điều kiện để có thể có được sự truyền thông ấy, theo phương pháp siêu nghiệm. Điều kiện nào giúp chúng ta thực hiện việc truyền thông cũng sẽ giúp chúng ta đón nhận lời mạc khải của Thiên Chúa.
Việc truyền thông hiện nay và những thay đổi do nó đưa vào trong xã hội đã tác động đến việc đào tạo linh mục, đến thần học và các lĩnh vực khác. Để chứng minh một cách thuyết phục hơn tại sao các chủng sinh - thật ra, tất cả mọi phân khoa thần học - cần quan tâm tới việc truyền thông, bài khảo luận này sẽ tìm hiểu tại sao một nền “thần học truyền thông”, tức là một nền thần học quan tâm tới việc truyền thông và mang ý tưởng truyền thông, sẽ giúp chúng ta hiểu biết về Thiên Chúa, Giáo Hội và đời sống con người. Chúng tôi sẽ tiến hành làm việc này qua bốn bước: 1/ xem lại ảnh hưởng của việc truyền thông trong Giáo Hội và xã hội; 2/ liệt kê một số hệ quả của việc truyền thông đối với thần học; 3/ liệt kê một số hệ quả của việc truyền thông đối với tác vụ linh mục; 4/ liệt kê một số hệ quả của thần học truyền thông đối với đời sống con người.
c. Giáo hội học
Trong vài khảo luận của mình, cha Avery Dulles đã lý luận rằng “Giáo Hội là sự truyền thông”16 và “thần học truyền thông chính là khoa nghiên cứu xem Thiên Chúa đã làm thế nào mà tạo ra những niềm xác tín và những sự cam kết có liên quan đến niềm tin tôn giáo”. Nhìn theo viễn tượng ấy, truyền thông là một phần của khoa Giáo hội học, vì tìm hiểu Giáo Hội cũng là tìm hiểu làm sao đức tin được lan rộng trong lịch sử và làm sao đức tin được gìn giữ trong cuộc đời của các chi thể thuộc Thân Mình Đức Kitô. Trong một tác phẩm mới đây, Dulles đã trình bày Giáo hội học của Công đồng Vatican II và cho biết Công đồng đã giới thiệu ít là năm mô hình Giáo Hội: Giáo Hội xét như một tổ chức hay phẩm trật, Giáo Hội là sứ giả Tin Mừng, Giáo Hội là bí tích, Giáo Hội là sự hiệp thông và Giáo Hội là nữ tỳ17. Trong khảo luận năm 1989, Dulles còn móc nối các mô hình Giáo Hội ấy với các loại truyền thông điển hình. Chúng ta có thể thấy điều đáng giá trong bài giới thiệu ấy là Công đồng cho rằng không có mô hình nào có thể một mình miêu tả Giáo Hội đầy đủ. Cũng thế, không có hình thức truyền thông nào thoả mãn các nhu cầu truyền thông của Giáo Hội.
Mô hình Giáo Hội là tổ chức hay phẩm trật sẽ ủng hộ việc truyền thông đại chúng, vì tổ chức phẩm trật theo kiểu trung ương tập quyền như thế sẽ phù hợp với việc truyền thông đại chúng thường được tổ chức tập trung, chỉ có một trung tâm truyền phát một thông điệp y hệt nhau cho hết mọi người. Dulles đã triển khai mô hình ấy theo lược đồ sau đây:
Ai truyền thông?
Hàng giáo phẩm
Truyền thông điều gì?
Giáo lý
Bằng cách nào?
In ấn
Chờ đợi điều gì?
Thần phục, chấp nhận
Mô hình này chỉ làm người ta chú ý tới một khía cạnh của Giáo Hội; nó cũng cho thấy làm thế nào việc truyền thông có thể phù hợp với nhu cầu của mô hình ấy.
Còn nếu Giáo Hội là sứ giả Tin Mừng, điều ấy sẽ làm nổi rõ Giáo Hội đang công bố Tin Mừng của Đức Giêsu và đang cất tiếng nói của một ngôn sứ đối với thế giới. Việc truyền thông được ưa chuộng ở đây là công bố, có thể dưới nhiều hình thức truyền thông khác nhau, dù vẫn ưu tiên ủng hộ việc trực tiếp ngỏ lời. Tiếp xúc trực tiếp giữa hai bên vẫn là đặc điểm của mô hình này.
Ai truyền thông?
Toàn thể Giáo Hội
Truyền thông điều gì?
Tin Mừng của Đức Giêsu
Bằng cách nào?
Công bố
Chờ đợi điều gì?
Cải đạo
Mô hình bí tích là mô hình trình bày Giáo Hội như dấu chỉ hay bí tích của Đức Kitô; Ngài cũng là bí tích của giao ước với Thiên Chúa. Ở đây, việc truyền thông diễn ra qua các con người và biến cố, vì Đức Kitô là dấu chỉ bí tích cũng qua con người và việc làm của Ngài. Là Thân Thể Đức Kitô, Giáo Hội cũng tiếp tục sự hiện diện của Ngài trong thế giới.
Ai truyền thông?
Thiên Chúa và Giáo Hội
Truyền thông điều gì?
Sự cứu độ
Bằng cách nào?
Hoạt động có tính bí tích: phụng vụ…
Chờ đợi điều gì?
Thánh hoá
Giáo Hội cũng có thể theo mô hình hiệp thông hay mô hình cộng đoàn hoặc mô hình đối thoại. Dulles ghi nhận mô hình này bắt nguồn từ trong thần học đối thoại với thế giới, một nền thần học khám phá ra những giá trị trong thế giới và kêu gọi Giáo Hội dấn thân để có thể học hỏi nơi thế giới. Viễn tượng này có nền tảng sau cùng là do Thiên Chúa vừa là tạo hoá vừa là vị cứu tinh của thế giới, nên Ngài có thể nói lời cứu độ trong bất cứ công trình sáng tạo nào của Ngài. Phương pháp truyền thông được ưa chuộng ở đây là đối thoại, một sự đối thoại giúp tạo ra sự hiệp thông trong Giáo Hội.
Ai truyền thông?
Giáo Hội và thế giới
Truyền thông điều gì?
Hiểu biết nhau, tình bạn, sự sống, sự thật
Bằng cách nào?
Đối thoại
Chờ đợi điều gì?
Tôn trọng nhau hơn
Sau cùng, chúng ta có thể mô tả Giáo Hội là nữ tỳ, vì Giáo Hội noi gương Đức Kitô, Đấng đã đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ. Giáo Hội có mặt trong thế giới để làm nữ tỳ bằng cách làm việc cho người khác, bằng các việc công bình, bác ái… Việc truyền thông điển hình của mô hình này là làm nhiều hơn nói.
Ai truyền thông?
Toàn thể Giáo Hội
Truyền thông điều gì?
Yêu thương tha nhân
Bằng cách nào?
Mọi hành động phục vụ
Chờ đợi điều gì?
Đủ thứ khác nhau
Muốn liên kết các mô hình Giáo Hội khác nhau với các phương cách truyền thông khác nhau, chúng ta cần phải hiểu Giáo Hội sâu sắc hơn và kêu gọi Giáo Hội hưởng ứng với nhiều sức truyền thông hơn. Chúng ta cũng cần phải có một chiến thuật truyền thông với nhiều hướng khác nhau, để Giáo Hội có thể hiện diện giữa lòng thế giới và hiện diện với các thành viên của mình bằng nhiều cách khác nhau. Sau cùng, chúng ta phải sửa chữa một sai lầm về Giáo hội học, là chỉ bênh vực một hình thức truyền thông nhất định, khiến mọi người hiểu sai bản chất của Giáo Hội.
d. Thần học luân lý
Dù đây không phải là mục tiêu duy nhất của mình, nhưng các văn kiện của Giáo Hội về việc truyền thông cũng đều vạch ra một nền thần học luân lý, nhờ đó chúng ta có thể phê phán các sản phẩm truyền thông. Những nguyên tắc rút ra từ các văn kiện này đã gián tiếp cho thấy còn có một cách khác để đưa viễn tượng truyền thông vào thần học. Các văn kiện về truyền thông trong 50 năm qua luôn nhắc chúng ta truyền thông và các phương tiện truyền thông là những quà tặng của Thiên Chúa18 và vì thế, có liên quan đến con người, tuỳ theo cách con người sử dụng chúng. Đức Piô XII đã tiếp tục sự suy tư ấy khi xác định hai vai trò của việc truyền thông: đó là chia sẻ quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa và tham gia vào tiến trình Thiên Chúa tự truyền thông bản thân mình. Những chân lý thần học này dẫn chúng ta tới những đòi hỏi luân lý, như rút ra kết luận từ luật tự nhiên vậy. Hiểu các mô hình truyền thông là quà tặng của Thiên Chúa, cũng như tham gia vào tiến trình mạc khải của Thiên Chúa, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn mình phải sử dụng các phương tiện truyền thông ấy như thế nào.
Những tài liệu gần đây của Giáo Hội còn đi xa hơn khi nhìn nhận khả năng phạm tội trong việc truyền thông và khi nhắc nhở chúng ta rằng chính Đức Giêsu đã dạy: truyền thông là một hành vi luân lý19, và vì thế buộc con người phải hành động cho đúng. Theo viễn tượng luân lý ấy, việc truyền thông của con người có thể ví như một hành trình đi từ tháp Baben - nơi thất bại của việc truyền thông đến biến cố Ngày lễ Ngũ Tuần20. Dù sao, người Công giáo cũng phản ứng như thánh Phaolô: ở đâu có tội thì ở đó có nhiều ân sủng hơn. Thế nên, người ta có thể làm việc truyền thông hợp luân lý khi hiểu bản chất của việc truyền thông và những cách thế khiến việc truyền thông ấy thất bại.
Cũng trong viễn tượng ấy, các nhà thần học luân lý được mời gọi hãy chú ý hơn tới việc truyền thông trong các hoàn cảnh khác nhau. Nếu các văn kiện Giáo Hội tập trung vào việc truyền thông đại chúng, thì việc truyền thông ấy thất bại hay băng hoại thường là có kèm theo những sự sa sút trong luân lý: bất trung trong hôn nhân, tuyệt vọng, bất công, trộm cắp,… Các nhà thần học luân lý có thể dùng việc truyền thông làm công cụ phân tích sự việc.
Với những khảo sát sơ qua trên đây, chúng ta được mời gọi hãy để việc truyền thông liên hệ với những ngành thần học khác nhau, không phải như một điều gì đó từ bên ngoài mà là từ bên trong các ngành thần học ấy. Thí dụ nào - của thần học hệ thống và Kitô học, mạc khải, hay của Giáo hội học và thần học luân lý - cũng đều cho chúng ta thấy một phương pháp luận hơi khác, để chúng ta có thể sẵn sàng chấp nhận rằng việc truyền thông chính là cơ sở để chúng ta hiểu biết thần học rộng rãi hơn.
3. Một số hệ quả của việc truyền thông đối với tác vụ linh mục
Thần học truyền thông như vừa trình bày đưa tới ít nhất hai hệ quả cho tác vụ linh mục, một hệ quả do văn hoá và một hệ quả do các vai trò của người linh mục trong Giáo Hội và xã hội. Thần học truyền thông nhấn mạnh tới việc hội nhập văn hoá, nhưng không phải là những nền văn hoá khu vực hay của các sắc tộc, nhưng là điều mà Đức Gioan Phaolô II gọi là nền “văn hoá mới” trong thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Thế (số 37c) hay nền văn hoá của các phương tiện truyền thông. Văn hoá hiện nay - nhất là đối với giới trẻ - là văn hoá kỹ thuật số, văn hoá đại chúng, được quảng cáo là dành cho giới trẻ và có thần học riêng của mình. Như bất cứ nền văn hoá nào, nền văn hoá này cũng tự đặt ra và trả lời những câu hỏi thần học như: “Được cứu độ nghĩa là gì?”, “Chúng ta phải làm gì để được cứu độ ?” - những câu hỏi này rất thường được trả lời trong quảng cáo như phải mua sản phẩm nào, ăn mặc thế nào, hành động ra sao để được cứu. Cứ theo loại thần học về quảng cáo và văn hoá phổ biến này, một người có giá trị là tuỳ theo mức sản xuất và tiêu thụ của người ấy.
Nền văn hoá thời thượng này cũng đang là văn hoá của các chủng sinh và của những người mà họ sẽ phục vụ sau này. Thần học truyền thông bắt họ phải biết nền văn hoá ấy và biết cách bộc lộ chính mình một cách hiệu quả qua nền văn hoá ấy. Chúng ta sẽ không phục vụ họ chút nào khi lấy đi của họ cơ hội tiếp xúc với nền văn hoá ấy, khi cho rằng xem truyền hình là xấu và sử dụng Internet là có hại. Họ cần phải từ từ học hỏi văn hoá của mình, hiểu biết nền văn hoá ấy để có thể công bố Lời Chúa cho thế giới một cách có chất lượng hơn.
Dẫu vậy, tình trạng của các linh mục bây giờ và các linh mục tương lai còn phức tạp nhiều hơn nữa vì hai sự kiện không thể chối cãi được sau đây. Trước hết, nền văn hoá phổ biến, có sử dụng các phương tiện truyền thông, cùng tồn tại bên cạnh các nền văn hoá sắc tộc, khu vực và truyền thống. Thứ đến, con người trong thế giới hôm nay đang sống trong nhiều nền văn hoá thay vì chỉ có một, ngay khi con người tham gia vào các hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động diễn tả một phần con người. Một người đàn ông có thể làm cha, làm thợ ống nước, làm người Công giáo và làm thành viên cộng đoàn; một người phụ nữ có thể làm vợ, làm giáo viên, làm huấn luyện viên cho một đội thể thao của thiếu nhi, làm giáo lý viên và làm nhà hoạt động chính trị. Mỗi hoạt động xã hội này đều kéo theo một tập hợp các điều mình phải kỳ vọng và các cách mình phải ứng xử theo văn hoá. Với sự phân cách ngày càng tăng giữa văn hoá và tôn giáo, tôn giáo chỉ còn là một hoạt động trong nhiều hoạt động. Các linh mục hôm nay đang phải làm việc trong tình thế ấy. Họ phục vụ dân chúng sống trong nhiều nền văn hoá - trong khi họ cũng như toàn thể dân chúng đều bị tác động bởi cả khối lượng lớn lao của nền văn hoá truyền thông đại chúng. Và cứ như thế các linh mục phải trở thành người chuyên môn trong lĩnh vực đa văn hoá này.
Thứ đến, nền thần học truyền thông kéo người ta chú ý đến các vai trò đa dạng của người linh mục. Cũng như khoa Giáo hội học muốn đầy đủ thì phải mô tả Giáo Hội theo nhiều mô hình khác nhau, không có mô hình nào đủ sức diễn tả tính phức tạp của Giáo Hội, muốn hiểu chức linh mục đầy đủ người ta cũng cần ý thức các linh mục đang cùng lúc chu toàn nhiều vai trò khác nhau. Theo truyền thống, chúng ta thường miêu tả Đức Kitô qua ba vai trò tư tế, ngôn sứ và lãnh đạo. Vì các vai trò này cho biết con người Đức Kitô, nên các linh mục cũng phải thi hành nhiều chức năng khác nhau. Dù không dám cho là đầy đủ, nhưng chúng ta có thể nói linh mục phải là một thừa tác viên bí tích, một người thánh, một giảng viên, một nhà truyền giảng Tin Mừng hay nhà truyền giáo, một người đại diện Giáo Hội, một người lãnh đạo cộng đoàn hay đào tạo cộng đoàn, một đại biểu trong hội đồng nhân dân. Thần học truyền thông sẽ cho chúng ta biết mỗi vai trò ấy đòi một cách thức truyền thông khác.
Vai trò bí tích và nên thánh của người linh mục nhắc chúng ta rằng người ta không thể tách biệt việc truyền thông xã hội với việc truyền thông cá nhân. Linh mục sẽ lấy Đức Kitô làm mẫu cho mình trong việc này - một Đức Kitô đã thống nhất việc làm, lời nói và cuộc sống. Linh mục được Lời Chúa đào tạo để có thể bày tỏ Lời ấy. Như trong bí tích Thánh Thể, chúng ta ăn gì thì trở nên cái ấy (Thánh Augustinô), khi nghe Lời Chúa chúng ta cũng truyền thông những gì đã nghe. Trên hết, linh mục là người bước theo Đức Kitô - nhà truyền thông tuyệt vời - “sẽ đồng hoá mình với những người tiếp nhận sự truyền thông và sẽ trao gửi thông điệp không chỉ bằng lời nói mà còn bằng toàn bộ cách sống của mình” (Hiệp thông và tiến bộ, số 11).
Với vai trò giảng dạy và rao giảng Tin Mừng, linh mục sẽ tận dụng mọi phương thế mình có được21, từ truyền thông luôn luôn giữa người với người đến truyền thông qua các phương tiện và công nghệ kỹ thuật số. Muốn làm thế, người linh mục phải học cách diễn đạt riêng của mỗi phương thế: nghệ thuật tu từ, hình ảnh, lời nói. Vì khán thính giả ngày nay ngày càng tinh vi, nên việc truyền thông tôn giáo cũng phải tinh vi như thế, dù đó là sự tinh vi xuất phát từ sự đơn sơ22. Sau cùng, linh mục còn đóng vai trò trung gian Lời Chúa và vì thế, là người “thông dịch” mạc khải. Những hình thức công bố xem ra phù hợp nhất với các vai trò này.
Còn trong vai trò lãnh đạo hay đào tạo cộng đoàn, linh mục sẽ mô phỏng theo sự hiệp thông hay đối thoại của Giáo Hội. Sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa thôi thúc họ cũng tạo sự bình đẳng tương tự trong cộng đoàn Giáo Hội. Việc truyền thông của người linh mục cần cổ vũ việc tự truyền thông của Thiên Chúa để toàn thể Giáo Hội có thể tham gia vào giao ước mà Chúa đã gởi đến nơi Đức Kitô Giêsu. Tinh thần đối thoại ấy cũng sẽ là tinh thần của người linh mục khi truyền thông với cộng đồng dân sự, trong đó cộng đoàn Giáo hội địa phương đang hoạt động.
Thần học truyền thông sẽ chỉ ra cho mọi người thấy nguy cơ thực sự đối với người linh mục chính là sự lẫn lộn không biết lựa chọn và áp dụng các kiểu truyền thông khác nhau đi đôi với các vai trò đa dạng của người linh mục. Lấy mô hình truyền thông bằng công bố thay cho mô hình truyền thông bằng đối thoại có thể khiến người linh mục bị cô lập khỏi những người đang cần được lắng nghe và từ đó, có thể làm hại tới sự hiệp thông mà linh mục đó muốn xây dựng. Cũng thế, lấy mô hình truyền thông bằng đối thoại thay cho mô hình truyền thông bằng công bố có thể làm người linh mục không chu toàn nhiệm vụ ngôn sứ của mình. Khi truyền thông, người linh mục phải biết phân định rõ ràng.
4. Một số hệ quả của việc truyền thông đối với đời sống con người
Suy tư thần học về việc truyền thông của con người còn giúp chúng ta có một cách khác để suy nghĩ về những gì mà thần học truyền thông có thể đóng góp cho việc đào tạo chủng sinh. Đức Hồng y Carlo Martini của giáo phận Milano có phác thảo một bài suy niệm Thánh Kinh về việc truyền thông trong thư mục vụ của ngài năm 199223 mà chúng tôi sẽ dựa vào để viết ra phần này, Ngài bắt đầu bằng cách đọc lại bản văn Thánh Kinh theo cách của nhà truyền thông, hay có thể nói đó là việc truyền thông nhìn dưới ánh sáng Thánh Kinh. (Phương pháp này khác với phương pháp đã nêu ra ở phần 1.9 trên đây, cho biết chúng ta sẽ học được gì nơi Thánh Kinh từ phương pháp nghiên cứu sự truyền thông, chẳng hạn nghiên cứu bản chất truyền khẩu của đoạn Thánh Kinh,…). Ở đây, chúng ta sẽ xem thử mình sẽ học được gì về việc truyền thông dựa vào chính sự truyền thông của Đức Giêsu.
Hồng y Martini bắt đầu với bài tường thuật của Marcô về việc chữa lành một người vừa không thể nghe cũng không thể nói (vừa điếc vừa câm) (x. Mc 7,31-37). Marcô cho biết dân chúng đưa người ấy đến với Đức Giêsu; Ngài tách anh ta ra khỏi đám đông, đặt tay lên tai anh, lấy nước bọt bôi lên lưỡi anh. Rồi Ngài cầu nguyện và hô lên: “Ephphatha! Hãy mở ra!” Lưỡi anh buông ra và tai anh mở ra, anh bắt đầu nói được và ca tụng Thiên Chúa.
Câu chuyện này có ba phần: tình trạng không thể truyền thông; những dấu chỉ và cử điệu chữa lành; phép lạ và hiệu quả sau đó. Nếu áp dụng vào bản thân mình, chúng ta cũng thấy mình đã đi vào từng giai đoạn như thế.
Do đâu chúng ta không có khả năng truyền thông? Dù có thể chúng ta không mất khả năng nghe và nói, nhưng chúng ta cảm thấy như sự truyền thông của mình bị tắc nghẽn. Hồng y Martini nêu ra bốn nguyên nhân của tình trạng ấy. (1) Có khái niệm hay ý nghĩ sai về truyền thông. Vì cứ đi tìm một sự truyền thông hoàn hảo, nên chúng ta đâm ra thất vọng khi thấy những giới hạn của mình. Chúng ta đã chờ đợi rất nhiều nơi người khác và lên án họ nên đã có những bước truyền thông sai lầm. (2) Chúng ta truyền thông là vì muốn chiếm lấy người khác. Chúng ta truyền thông không phải để chia sẻ, mà để chiếm lấy và vì thế làm người khác luôn cảnh giác chúng ta, không sẵn sàng truyền thông. (3) Sử dụng việc truyền thông như một cách cho thấy ước muốn thống trị người khác. Thay vì tìm sự hiệp thông dưới bất kỳ hình thức nào, chúng ta lại tìm quyền lực. (4) Vội vàng truyền thông, đòi trả lời ngay, đòi có quan hệ lập tức với người khác, đòi một sự thông tin đầy đủ. Những sự ngăn chặn truyền thông ấy ảnh hưởng lên chúng ta không chỉ trong tư cách cá nhân, mà chúng còn phản ảnh những triệu chứng của sự truyền thông đang bị ngăn chặn trong Giáo Hội hay trong một tổ chức nào khác.
Ở phần hai của câu chuyện, chúng ta thấy những dấu chỉ và cử điệu khai thông của Đức Giêsu. Đức Giêsu dẫn người ấy ra khỏi đám đông và khi như làm thế, Ngài cho anh thấy sự tôn trọng của Ngài dành cho anh. Ngài chữa bệnh không nhằm để làm những dấu lạ cho dân chúng thán phục. Nhưng bước đầu tiên của việc chữa lành, cũng là bước đầu tiên để phá vỡ bế tắc truyền thông là kính trọng nhau. Kế đó, Đức Giêsu tiếp xúc với người bệnh bằng đủ mọi hình thức truyền thông đang có, tượng trưng qua việc đụng chạm đến tai và lưỡi của anh. Rồi Ngài đọc một lời, tượng trưng cho khả năng truyền thông đã được phục hồi. Qua những dấu chỉ và cử điệu chữa lành ấy, Đức Giêsu đã làm cùng một cách như Thiên Chúa tự truyền thông: kính trọng và yêu mến, tiếp xúc hay đi bước trước, ngỏ lời với đương sự.
Trong phần ba - tức là phép lạ - chúng ta không những thấy sự lành bệnh mà còn thấy những hiệu quả của việc ấy: đương sự quay lại với cộng đoàn và được hội nhập hoàn toàn vào cộng đoàn. Đương sự cùng với người khác ca ngợi Chúa. Đây cũng là một khuôn mẫu cho chúng ta làm việc truyền thông, đó là liên kết việc phục vụ con người với việc phục vụ Chúa.
Hồng y Martini ghi nhận rằng muốn sự truyền thông của con người được tốt đẹp thì phải bắt chước việc Thiên Chúa tự truyền thông bản thân mình. Thiên Chúa đã chuẩn bị việc truyền thông ấy trong thinh lặng của Ngài, rồi dần dần trải ra trong dòng lịch sử nhân loại. Đó là một việc truyền thông tiệm tiến và diễn ra trong thế biện chứng hết mạc khải lại che giấu và cứ thế, vì truyền thông là một việc không bao giờ chấm dứt. Việc truyền thông của Thiên Chúa vừa có tính cá nhân vừa có tính liên vị, vì nó liên hệ đến mỗi người chúng ta, ngỏ lời với chính mỗi người chúng ta. Việc truyền thông của chúng ta cũng phải bắt chước như thế. Nó phải được cưu mang trong thinh lặng, từ chỗ biết mình và hiểu mình dần dần. Chúng ta cần phải nhìn nhận truyền thông là một việc làm không nóng vội, cho cả hai phía. Chúng ta cần có thời gian để biết mình và hiến mình, chúng ta cũng cần cho người khác thời gian. Truyền thông không bao giờ được có ngay, xong ngay. Vì được tạo dựng trong thời gian, nên chúng ta cũng cần nhớ rằng mọi sự truyền thông đều có hai mặt vừa sáng vừa tối - và đây là điều bình thường, không thể làm chúng ta thất vọng. Vì truyền thông bao gồm việc đối thoại hay trò chuyện giữa các thành viên hay đối tác, nên lắng nghe chính là một khía cạnh rất căn bản.
Giải thích đoạn Thánh Kinh trên đây theo thần học truyền thông đã đem lại một số hệ quả cho đời sống chúng ta và cho việc đào tạo chủng sinh. Việc truyền thông của cá nhân hay của Giáo Hội phải luôn được chuẩn bị trong thinh lặng, bằng cách lắng nghe tiếng Chúa và lắng nghe nhau. Chúng ta phải cho người khác được tự do, gác sang một bên những ước muốn thống trị và quyền lực. Ở đây, cũng như ở mọi chỗ khác, Đức Kitô luôn luôn là khuôn mẫu của chúng ta. Ngài không bám riết vào thiên tính của mình, nhưng đã trút bỏ tất cả và mang lấy bản tính của người nô lệ (x. Pl 2,7). Truyền thông là một việc diễn biến trong thời gian, không bao giờ xong hoàn toàn. Nó kêu gọi chúng ta phải kiên nhẫn và biết cảm thông. Một khi đã được tháo gỡ khỏi mọi trở ngại, việc truyền thông cũng đòi chúng ta phải hiểu mình và hiểu biết người khác.
Như thế, trong việc đào tạo truyền thông xã hội cần phải có nhiều bước thực hành, như chúng ta đã thấy qua bài khảo luận này. Chúng tôi chỉ xin liệt kê ra đây. (1) Chúng ta phải học hỏi các nền văn hoá của cộng đồng bằng cách lắng nghe họ. (2) Cần phải có kinh nghiệm về những nền văn hoá ấy để (3) chúng ta có thể tìm ra các phương cách diễn tả thích hợp nhất. (4) Cố gắng nhận ra đâu là những trở ngại cho việc truyền thông khi xem xét mình và xem xét tình cảnh của chúng ta. (5) Học hỏi những phương cách truyền thông có sẵn. Ở đây, chúng ta cần nhìn nhận các phương thế truyền thông không hề vô thưởng vô phạt. Các phương thế ấy là những dụng cụ vô cùng mềm dẻo, chúng mang theo những giá trị đặc biệt có thể ảnh hưởng nhiều hay ít trên cách chúng ta làm việc truyền thông. Chẳng hạn, việc truyền thông đại chúng có thể củng cố và giải thích tại sao người ta lại có ý thức về quyền lực tập trung - nghĩa là quyền lực của một người có thể ngỏ lời với nhiều người. Việc truyền thông ấy có thể gây hiểu sai về sự hiệp thông và cộng đồng, nhưng cũng có thể giúp tạo ra một loại cộng đồng đặc biệt nào đó. (6) Chúng ta luôn sẵn sàng ngỏ lời xin giúp đỡ, xin người khác phản hồi lại để có thể biết họ và trong khi biết họ, chúng ta sẽ yêu mến họ. (7) Cuối cùng, cần phải biết thông điệp mà mình muốn truyền đi. Chúng ta sẽ làm việc này thông qua cầu nguyện và suy niệm Thánh Kinh, thông qua việc Thiên Chúa tự truyền thông mình nơi Đức Kitô. Để đào tạo truyền thông xã hội và xây dựng nền thần học truyền thông, chúng ta cần nhìn nhận Đức Kitô là sự truyền thông viên mãn, Đức Kitô chính là trung tâm của việc truyền thông. Thiên Chúa tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của Ngài, theo hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, là hình ảnh có sức truyền thông và thông qua việc truyền thông ấy, sẽ đem lại sự sống, ơn cứu độ cho tất cả mọi người.
Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, trong Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục “Pastores dabo vobis” đã nói đến cội nguồn của thừa tác vụ linh mục là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mục đích của thừa tác vụ linh mục là phục vụ Giáo Hội và cứu độ thế giới với hướng đi truyền giáo thật bao la, chứ không hạn hẹp, và quy chiếu về Chúa Kitô là chìa khoá tuyệt đối cần thiết để có thể thấu hiểu thực tại linh mục (PDV 12).Trong ba chức năng: rao giảng, thánh hóa và lãnh đạo của linh mục, Tông huấn “Pastores dabo vobis” đã nói đến chức năng đầu tiên của linh mục là rao giảng Tin Mừng: “Trước hết, linh mục là thừa tác viên Lời Chúa. Linh mục được hiến thánh và sai đi để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người, mời gọi mọi người vâng phục đức tin và hướng dẫn các tin hữu, để mỗi ngày họ một hiểu biết và thông hiệp sâu xa hơn vào mầu nhiệm của Thiên Chúa, đã được Đức Kitô mạc khải và truyền đạt cho chúng ta” (PDV 26).
Để trở nên thừa tác viên Lời Chúa trong thời đại kỹ thuật số, xin
cùng nhau đọc lại một lời kinh thật đẹp của thánh Augustinô xin cho được ơn hiểu biết Lời Chúa trong cuốn Confesssion: “Xin hãy để Lời Chúa nên nguồn vui thanh khiết cho con. Xin đừng để con bị lừa lọc trong đó hay lấy đó mà lừa lọc người khác…Xin lắng nghe hồn con và nghe tiếng than thở từ vực sâu kêu lên đến Chúa…Xin rộng ban cho con thời giờ để suy ngắm các điều kín nhiệm của luật Chúa và đừng đóng luật Chúa khi con gõ tìm. Vì chẳng phải vô cớ mà Chúa đã muốn có ngần ấy trang sách viết đầy dẫy những điều kín nhiệm như thế… Ôi lạy Chúa, xin hoàn tất việc Chúa nơi con và soi sáng những trang ấy cho con ! Này đây tiếng Chúa là niềm hoan lạc của con; tiếng Chúa vượt qua mọi niềm vui. Xin ban cho con điều con yêu mến… Đừng khước từ thứ cỏ rả của Chúa khi nó đang đói khát Chúa… Chớ gì các điều bí nhiệm trong Lời Chúa mở toang cho con khi con gõ tìm. Con nài xin Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, …nơi Ngài tàng chứa mọi kho tàng khôn ngoan và thông hiểu (Cl 2,3). Đây là những kho tàng mà con tìm trong các sách của Chúa”.
Nguyện xin Mẹ Thiên Chúa và Cha Sở Thánh xứ Ars bảo trợ cho anh em linh mục chúng con trong thừa tác vụ Lời Chúa giữa thời đại kỹ thuật số hôm nay.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Chú thích:
1 Paul Soukup, SJ., Francis Buckley và David C. Robinson, The Influence of Information Technologies on Theology, Theological Studies, May 2001.
2 Bernard Cohen, The Press and Foreign Policy (Princeton: Princeton University Press, 1963) 13.
3 James W. Carey, A cultural approach to communication, in lại trong J.W.Carey, Communication as Culture: Essays on the Media and Society (Boston: Unwin Hyman, 1989) 13-16.
4 Horace Newcomb và Paul Hirsch, Television as a cultural form. Trong H. Newcomb (ed.), Television: The Critical View (4th. Ed.) (New York: Oxford University Press, 1987), 455-470.
5 Joshua Meyrowitz, No Sense of Place: The Impact of Electronic Media on Social Behaviour (New York: Oxford University Press, 1985).
6 Walter J. Ong., S.J., Orality and Literacy: The Technologizing of the Word (London: Methuen, 1982).
7 Walter J. Ong, S.J., Communication medi a and the state of theology. Cross Currents, 19 (1969) 462-480.
8 Đức Piô XII, Miranda Prorsus, số 25.
9 Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, Hiệp thông và tiến bộ, số 8
10 X. Hồng y Martini. Effata, Apriti. Communicating Christ to the Word: The pastoral Letters Effata, Apriti and Il Lembo del Mantello. Bản dịch của Thomas Lucas, S.J. Kansas City: Sheed & Ward, 1992, tr. 1-76.
11 Hội đồng Giáo hoàng, Hiệp thông và tiến bộ, số 11.
12 Gerard Manley Hopkins. As Kingfishers Catch Fire (bài thơ 34). Văn vần và văn xuôi của Gerard Manley Hopkins. Ed. W.H. Gardner. London: Penguin, 1988: tr. 51.
13 Paul Watzlawick, Janice Beavin và Don Jackson. The Pragmatics of Human Communication: A study of interactional patterns, pathologies and paradoxes, New York: Norton, 1967.
14 Ulbaldo Stecconi. Peirce’s Semiotics for Translation. Fidelity and Translation: Communicating the Bible in New Media. Eds. Paul A Soukup và Robert Hodgson. Franklin, WI: Sheed & Ward, New York: American Bible Society, 1999, tr. 249-261.
15 Avery Dulles, The Church is Communications. Multimedia International 1 (1971).
16 Dulles, Avery. Vatican II và truyền thông. Trong Latourelle, R. (ed.) Vatican II: Assessment and Perspective, ba tập. New York: Paulist Press, 1989, tr. 529.
17 Avery Dulles, Models of the Church, Garden City, NY: Doubleday, 1987: tr. 34-102. Xuất bản lần đầu 1974.
18 Đức Piô XI, Vigilanti Cura, số 9; Đức Piô XII, Miranda Prosrsus, số 24; Vatican II, Inter Mirifica, số 1.
19 Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, Đạo đức trong truyền thông, số 32.
20 Đạo đức trong truyền thông, số 3.
21 X. Đức Phaolô VI, Loan báo Tin Mừng, số 41.
22 Augustinô bàn về vấn đề này trong tập IV De Doctrina Christiana bằng cách sử dụng tu từ học, là công nghệ truyền thông hàng đầu thời ấy.
23 Martini, OP. cit., đặc biệt tr. 16-19.
(Trích trong “THẦN HỌC TRUYỀN THÔNG, nền tảng cho việc đào tạo truyền thông xã hội”.Tác giả F. Paul A. Soukup, S.J.Trưởng khoa Phân khoa Truyền thông của đại học Santa Clara, tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ. Đăng trong tạp chí Social Communication Formation in Priestly Ministry, do Franz-Josef Eilers, svd. chủ biên, Logos Publications, Inc. xuất bản tại Manila 2002; Lm Phêrô Đặng Xuân Thành chuyển dịch.)
Sứ điệp Ngày Quốc Tế Truyền Thông thứ 43, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đặc biệt mời gọi người trẻ trở thành các người loan báo Tin Mừng và các giá trị Kitô trong thế giới vi tính.
Trong sứ điệp Đức Thánh Cha khẳng định rằng các phương tiện kỹ thuật truyền thông tối tân ngày nay là một món qùa qúy báu cho nhân loại, vì chúng thăng tiến sự cảm thông và tình liên đới giữa con người với nhau, đặc biệt đối với các cộng đoàn và các người cần được trợ giúp và dễ bị tổn thương nhất. Hệ thống vi tinh liên mạng và điện thoại di động cho phép con người liên lạc với nhau và trao đổi tin tức hình ảnh trong nháy mắt. Chúng giúp con người đối thoại với nhau, sống tình yêu thương hiệp thông và thân hữu giữa các thành phần trong đại gia đình của Thiên Chúa. Chúng cũng giúp con người kiếm tìm chân thiện mỹ, thăng tiến phát triển, công bằng hòa bình, các quyền con người, việc tôn trọng sự sống và thiên nhiên, cũng như tinh thần đồng trách nhiệm và sự cộng tác giữa các cá nhân và các dân tộc. Chúng giúp con người chia sẻ trao đổi các giá trị hay đẹp giữa các nền văn hóa và qua đó củng cố sự cảm thông, tinh thần đại đồng và lòng khoan nhượng. Dĩ nhiên cần phải cẩn thận trong việc sử dụng và có óc phán đoán phân định lành mạnh, vì các phương tiện kỹ thuật truyền thông tân tiến này cũng có thể bị dùng cho các mục tiêu xấu xa tha hóa con người. Chúng cũng có nguy cơ khiến cho người trẻ rơi vào thế giới ảo ảnh, bị cô lập và cắt đứt với thực tại cuộc sống.
Dịp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới bàn về Lời Chúa vừa qua, đã có lời đề nghị Đức Thánh Cha nên thiết lập một “tư trang” (blog) để giao tiếp trên mạng. Điều ấy cho thấy Liên mạng được coi là quan trọng như thế nào trong việc phúc âm hóa xã hội ngày nay. Và điều ấy càng đúng khi Đức Đương Kim Giáo Hoàng thực hiện lời đề nghị ấy.
Toà thánh phát động một kênh trên YouTube vào ngày 23 tháng 1 năm 2009 tại địa chỉ:www.youtube.com/vatican.
Theo Cha Lombardi, Đức Thánh Cha là người đầu tiên ủng hộ sáng kiến này. Dự án đã được chuẩn bị hơn một năm rưỡi kể từ lúc Trung Tâm Truyền Thanh và Truyền Hình Vatican bắt đầu công bố các trích đoạn video trên các trang mạng của mình để cho các đài truyền hình và các trang mạng sử dụng. Theo cha, khắp nơi trên thế giới, có những người chú tâm tới các sứ điệp và các đề nghị của một thẩm quyền cao về luân lý, như Đức Giáo Hoàng và nói chung Giáo Hội Công Giáo chẳng hạn, liên quan tới các vấn đề lớn lao của thời đại. Đó chính là lý do khiến ta chọn YouTube làm một cái bục thích đáng để hiện diện trên Mạng, trong một đồi Areopagus vĩ đại (nơi Thánh Phaolô giảng Đạo tại Athens) của ngành truyền thông thế giới hiện nay, và hiện diện cách thường xuyên, đem lại một điểm quy chiếu đáng tin, và tiếp tục vượt qua những rời rạc đầy rẫy trong cách thông tin về Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh ở trên mạng, vuợt qua một cách nhẹ nhàng, không trịnh trọng.
Kênh này cũng giúp người ta khả năng gửi điện thư tới Tòa Thánh. Các điện thư này sẽ được văn phòng của Cha Lombardi tiếp nhận. Ngài cũng cho biết việc phát động kênh truyền thông này mới chỉ là bước đầu. Với sự cộng tác của Google, Toà Thánh còn dự trù nhiều khai triển và cải thiện khác cả về nội dung lẫn kỹ thuật.
Năm nay 2010, ĐTC Biển Đức XVI gởi sứ điệp truyền thông đến các linh mục. “Thật thích hợp được lồng vào trong hành trình của Năm Linh Mục, và đặt lên hàng đầu suy tư về một lãnh vực mục vụ rộng lớn và tế nhị như lãnh vực của truyền thông và của thế giới kỹ thuật số, trong đó người linh mục được ban tặng những khả năng mới mẻ thực thi thừa tác vụ phục vụ Lời Chúa của mình”. Ngài mời gọi các linh mục tận dụng các phương tiện truyền thông tân tiến, đặc biệt là Internet, để làm việc mục vụ và rao giảng Lời Chúa. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp công bố ngày 23-1-2010, nhân Ngày Thế Giới truyền thông xã hội lần thứ 44 sẽ được cử hành vào chúa nhật 16-5 năm nay về đề tài ”Linh mục và việc mục vụ trong thế giới kỹ thuật số (digital): các phương tiện truyền thông mới phục vụ Lời Chúa”.
Trong sứ điệp, ĐTC nói đến nghĩa vụ ưu tiên của LM là rao giảng Chúa Kitô, Lời của Thiên Chúa nhập thể làm người, và thông truyền ơn thánh đa dạng của Thiên Chúa, mang lại ơn cứu độ qua các bí tích. Ngài cũng khẳng định rằng: Để mang lại câu trả lời thích hợp cho những câu hỏi giữa lòng những thay đổi lớn về văn hóa, rất được giới trẻ cảm nghiệm thấy, những con đường thông tin do các khám phá kỹ thuật mở ra ngày nay là một phương thế không thể thiếu được. Thực vậy, thế giới kỹ thuật số, mang lại những phương tiện giúp người ta có khả năng diễn tả hầu như vô tận, đang mở ra những viễn tượng quan trọng và thực hiện lời nhắn nhủ của thánh Phaolô: ”Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16).
ĐTC khuyến khích các linh mục hãy nắm giữ chức năng lãnh đạo cả trong những cộng đoàn thuộc ”thế giới kỹ thuật số”, sử dụng cả các Blog và Video trực tuyến để rao giảng Tin Mừng và giảng dạy giáo lý. Ngài cũng nhắc nhở rằng: Các linh mục được yêu cầu có khả năng hiện diện trong thế giới kỹ thuật số, với lòng trung thành liên lỷ đối với sứ điệp Tin Mừng, để thực thi vai trò linh hoạt cộng đoàn; ngày nay họ lên tiếng qua bao nhiêu ”tiếng nói” nảy sinh từ thế giới kỹ thuật số, và rao giảng Tin Mừng, bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông mới mẻ, bên cạnh những phương tiện truyền thống. Qua các phương tiện tối tân này, linh mục có thể phổ biến đời sống Giáo Hội và giúp con người ngày nay khám phá tôn nhan Chúa Kitô... Cả trong thế giới kỹ thuật số, cần làm sao để sự quan tâm yêu thương của Thiên Chúa trong Chúa Kitô đối với chúng ta không phải là một điều quá khứ, hay là một lý thuyết uyên bác, nhưng là một thực tại rất cụ thể và thời sự. Thực vậy, việc mục vụ trong thế giới kỹ thuật số phải có thể tỏ cho con người ngày nay, và cho nhân loại lạc hướng ngày nay, biết rằng ”Thiên Chúa ở gần bên, và trong Chúa Kitô, tất cả chúng ta thuộc về nhau”. (Biển Đức 16, Dv với giáo triều Roma, Oss.Rom. 21-22/12/2009, p.6).
Sau cùng, ĐTC kêu gọi đưa việc huấn luyện về các kỹ thuật truyền thông tân tiến vào trong việc đào tạo linh mục. Các kiến thức thực hành này phải được liên kết với sự chuẩn bị chắc chắn về thần học và tu đức. (SD 23-1-2010). (Lm G.Trần Đức Anh OP,CN, 24/01/2010)
Đức Thánh Cha cũng đã từng mời gọi các Giám mục sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như không gian của sứ vụ. Nhân Ngày Thế giới Truyền thông (Chúa nhật 20/5/2007) với chủ đề ”Trẻ em và những phương tiện truyền thông: một thách thức cho sự giáo dục”, ĐGM John Foley, chủ tịch Bộ Truyền thông Xã hội đã trả lời những câu hỏi của thông tấn Fides tại Aparecida, nơi diễn ra Hội nghị các Giám mục châu Mỹ La tinh lần thứ năm.
Câu hỏi: Trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị Aparecida, ĐGH Bênêđictô XVI đã mời gọi một cách rõ ràng các giám mục xử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như không gian của sứ vụ. Đâu là vai trò của truyền thông trong văn hoá hiện đại, thưa ĐC ?
ĐGM Foley: Văn hoá hiện đại không thể hiểu được nếu người ta không biết hiện thực của truyền thông. Học thuyết Giáo Hội rất rõ ràng về đề tài này ngay từ Công đồng Vatican II và trở nên mạnh mẽ đặc biệt với ĐGH Gioan Phaolô II và hiện nay với ĐGH Bênêđictô XVI. Chúng ta được mời gọi phải ý thức rằng những người mà sứ điệp của Đức Kitô nhắm tới hôm nay, họ suy nghĩ và hiểu biết thế giới theo thể loại mà các phương tiện truyền thông cung cấp, đôi khi trong một mức độ to lớn hơn là những điều đến từ gia đình, trường học, đảng phái chính trị hay các Giáo Hội. Chúng ta không thể nghĩ đến một sứ vụ hữu hiệu nếu không đi theo thực tại ăn sâu trong não trạng của con người hiện đại này.
Câu hỏi: Giáo Hội châu Mỹ La tinh trông cậy nhiều vào các phương tiện này để quảng bá sứ điệp của mình. ĐC gợi ý gì với các giám mục để lợi dụng tối đa những không gian văn hoá này ?
ĐGM Foley: Chính các giám mục châu Mỹ La tinh đã bảo vệ và khuyến khích ngày càng nhiều các phương tiện truyền thông trên lục địa với nhiều cố gắng và can đảm. Chắc chắn các ngài biết dùng phương tiện lớn này, nhưng có lẽ phải cần liên kết nó với công việc truyền giáo hơn thôi, để truyền thông và mục vụ không phải là hai thế giới riêng biệt, nhưng truyền thông hữu hiệu củng cố tất cả các phần trong công việc của chúng ta và tạo nên những không gian truyền thông. Chúng ta đừng quên rằng truyền giáo tự nó là một sự truyền thông !
Câu hỏi: Thưa ĐC, ĐC có nghĩ là các linh mục, các tu sĩ nam nữ và các giáo dân mục vụ đã được chuẩn bị để đối đầu với thách thức của nền văn hoá truyền thông trong thời đại này không ?
ĐGM Foley: Trong hội nghị của Bộ Truyền thông Xã hội, nhu cầu thiết lập một cơ quan thụ huấn trong lãnh vực này đã được mang ra ánh sáng. Tất cả đã được khuyến khích đề nghị loại sáng kiến này để các nhân viên mục vụ, nhất là các linh mục và các tu sĩ hiểu biết những chìa khoá của nền văn hoá mới này và biết sử dụng hữu hiệu các loại ngôn ngữ của nó, nhất là trong giới trẻ và các em nhỏ. Chúng ta đặc biệt phải nhắm đến chúng, đó là điều mà ĐGH đã nhắc nhở trong sứ điệp của ngài…(Thông tấn Zenit, Lang Biang dịch).
Như thế, trong những năm qua Đức Thánh Cha đã gởi sứ điệp truyền thông mời gọi các Giám mục rồi giới trẻ và linh mục sử sụng các phương tiện truyền thông phục vụ Lời Chúa.
Hiệu năng của thừa tác vụ Lời Chúa tùy thuộc thiết yếu vào sự trợ giúp của Chúa, nhưng nó cũng đòi hỏi sự hoàn hảo thuộc bình diện nhân loại ở trình độ cao nhất có thể. Ngày 19.3.1999, Bộ Giáo Sĩ đã đưa ra tài liệu“Linh mục và ngàn năm Kitô giáo thứ ba: Thầy dạy Lời Chúa, Thừa tác viên bí tích và người lãnh đạo cộng đoàn”, nói đến một số điều kiện để rao giảng Lời Chúa có kết quả: Việc giảng dạy đòi hỏi linh mục phải đặc biệt lưu ý đến tầm quan trọng của sự chuẩn bị xa. Việc chuẩn bị này được cụ thể hóa qua việc học hỏi và tìm tòi những gì có thể giúp các linh mục trong khi chuẩn bị. Là thầy dạy Lời Chúa, linh mục phải có tính nhạy cảm mục vụ để nhận thức các vấn đề thế giới ngày nay đang quan tâm và còn có thể đề ra những giải pháp cho họ, như Sắc Lệnh “về thừa tác vụ và đời sống linh mục” của Công Đồng Vatican II đã nêu ra: “Ngoài ra, để trả lời thỏa đáng những vấn đề do người thời nay nêu lên, các linh mục phải hiểu cho thấu đáo những tài liệu của Huấn Quyền, nhất là của các Công Đồng và của các Đức Giáo Hoàng, cũng như phải tham khảo những tác giả thần học thời danh nhất và đã được thừa nhận” cũng như “sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo”.
Truyền thông là một vấn đề thời đại. Đức Thánh Cha mời gọi: Các linh mục rất quý mến, tôi lặp lại lời mời gọi nắm bắt cách khôn ngoan những cơ hội đặc biệt mà truyền thông hiện đại mang lại. Xin Chúa biến anh em thành những người loan báo say mê Tin Mừng ngay cả trong “công trường” do các phương tiện truyền thông hiện nay tạo nên.
Sử dụng truyền thông để rao giảng Lời Chúa, các linh mục cần dựa vào nền tảng thần học truyền thông. Linh mục Paul A. Soukup, S.J.Trưởng khoa Phân khoa Truyền thông của đại học Santa Clara, tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ, đã viết bài khảo luận “Thần học truyền thông, nền tảng cho việc đào tạo truyền thông xã hội”. Ngài trình bày ảnh hưởng của việc truyền thông trong Giáo Hội và xã hội;liệt kê một số hệ quả của việc truyền thông đối với thần học; liệt kê một số hệ quả của việc truyền thông đối với tác vụ linh mục; liệt kê một số hệ quả của thần học truyền thông đối với đời sống con người.
1. Ảnh hưởng của việc truyền thông
Trong vòng 20 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông trên hầu hết các khu vực của toàn thế giới. Nhờ phát minh được con chíp cực nhỏ mà các thiết bị viễn thông trở nên rẻ, nhỏ và dễ sử dụng hơn. Được sự hỗ trợ của các hệ thống truyền thông đang phát triển trên khắp thế giới, các phương tiện truyền thông này đã liên kết được với nhau, nối kết mọi người và mọi địa điểm thông qua các mạng thông tin toàn cầu (Internet), các mạng truyền thanh và các mạng truyền hình. Song song với sự phát triển cơ sở hạ tầng ấy, người ta cũng thấy việc thương mại hoá các mạng và các thiết bị tăng lên, kéo theo các cơ chế lập trình, quảng cáo và cả một nền văn hoá truyền thông đại chúng. Dựa trên những gì các nhà nghiên cứu đã khám phá về ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông tương đối “cũ” như truyền hình, chúng ta có thể biết được tại sao một thế giới truyền thông đang phát triển đã tác động lên xã hội loài người nói chung và thần học nói riêng bằng cách điểm qua chín lĩnh vực này1.
a. Các nguồn kiến thức
Con người hôm nay có thể tiếp cận một lượng thông tin khổng lồ về thế giới qua các bản tin từng giờ hay nhanh hơn nữa, các bài tường thuật từ mọi ngõ ngách trên thế giới, những bài bình luận và thảo luận từ vấn đề này tới vấn đề khác. Trong quá khứ, người ta chỉ biết những gì mình đã trải nghiệm, những gì hàng xóm nói và những gì nghe được tại các nơi tụ tập đông người như nhà thờ hay quán rượu. Còn bây giờ, chúng ta có kinh nghiệm gián tiếp về một thế giới rộng lớn hơn nhiều - thế giới được truyền thông. Chúng ta càng ngày càng thu thập được nhiều kiến thức qua các mạng truyền thông hơn là trực tiếp thu được qua nghiên cứu, học hỏi. Vì tiến trình ấy quá hiển nhiên, rõ ràng nên nhiều khi chúng ta quên mất đó là những kiến thức tiếp nhận được qua các phương tiện truyền thông. Nó được chọn lọc bởi các phóng viên, nhà xuất bản, nhà sản xuất và hệ thống các phương tiện truyền thông. Dù sao, bất kể theo phương cách nào, số thông tin về thế giới mà chúng ta thu được hiện nay lớn hơn bất cứ kỳ thời đại nào trước đây.
b. Sử dụng thời giờ
Tất cả chúng ta chỉ có một lượng thời gian hữu hạn, vì thế, chúng ta phải phân chia thời gian ra cho nhiều công việc khác nhau, kể cả giải trí và thư giãn. Các nhà nghiên cứu đã lập biểu đồ để biết được số lượng thời gian chúng ta dành cho việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhật báo, tạp chí, phim ảnh, phát thanh và truyền hình đã chiếm khá nhiều thời giờ của chúng ta, thường được xếp hàng thứ ba sau ngủ nghỉ và làm việc trong tổng số thời gian chúng ta phân phối. Một người lớn tiêu biểu ở phương Tây trung bình mỗi ngày xem truyền hình trên ba giờ đồng hồ. Truyền hình đã làm thay đổi cách người ta sử dụng thời gian rảnh của mình: người ta đã bỏ những công việc của cộng đồng, các việc đạo đức ở nhà thờ, các trò giải trí tại gia đình và nhiều hoạt động trao đổi trực tiếp khác để xem các chương trình ưa thích trên truyền hình hay chỉ để thư giãn với các phương tiện truyền thông. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng Internet đã lấn vào số thời gian chúng ta quen dành cho các phương tiện truyền thông khác. Lần đầu tiên trong nhiều thập niên, việc xem truyền hình tại Hoa Kỳ chẳng hạn đã bị xếp sau các trò chơi điện tử, trao đổi thư điện tử và những hoạt động khác của Internet.
c. Đo lường tầm mức quan trọng
Người ta đang dựa vào các phương tiện truyền thông để biết đâu là điều quan trọng trên thế giới. Các bài tường thuật tin tức sẽ đặc biệt quan tâm đến một số sự kiện và biến cố, gián tiếp cho thấy rằng đó là những điều xứng đáng được văn hoá quan tâm. Nhà Xã hội học Bernard Cohen, người Hoa Kỳ, đã lưu ý điều này cách đây gần 40 năm, khi ông viết rằng các phương tiện truyền thông “có lẽ không thành công nhiều lắm khi muốn cho người ta biết phải suy nghĩ thế nào, mà chỉ thành công khi cho người ta biết phải suy nghĩ về điều gì”2. Chúng ta càng nghe nói nhiều về đề tài nào trên đài phát thanh, càng xem chương trình nào được trình diễn nhiều trên truyền hình hay càng đọc đề tài nào được viết nhiều trên báo, chúng ta càng cho đó là những vấn đề quan trọng. Một hiện tượng tương tự cũng xảy ra đối với điện ảnh: chúng ta thần tượng hoá các ngôi sao điện ảnh và trân trọng các vai họ diễn trong phim, không phải do phê phán một cách có lý luận mà chỉ vì họ đã xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Một số người, đặc biệt là Gaye Tuchmann, đã lý luận rằng có thể áp dụng cách đo lường này một cách ngược lại: cái gì không xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thì đó là điều không quan trọng; và điều này có thể dẫn tới tình trạng “triệt tiêu một cách tượng trưng” các nhóm sắc tộc khác nhau, các phụ nữ và các ngành nghề khác. Cũng thế, nếu Chúa hay Giáo Hội không tìm được chỗ đứng trên thế giới này, thì đó là dấu chứng tỏ Chúa và Giáo Hội không còn quan trọng nữa đối với nhiều thành phần trong văn hoá truyền thông.
d. Hiểu biết đối kháng với thực tiễn
Nói tới truyền thông, nhiều người thường nghĩ tới việc chuyển giao một thông điệp, một hiểu biết hay một ý nghĩa từ chỗ này sang chỗ khác. Một nhà nghiên cứu khác, James Carey, người Hoa Kỳ, nhắc chúng ta rằng trình bày việc truyền thông theo “mô hình di chuyển” như thế sẽ khiến người ta có một cái nhìn về truyền thông không khác gì một công cụ và không thể hiểu hết kinh nghiệm con người trong đó. Ông đề xuất cái gọi là “mô hình nghi thức” để đưa việc truyền thông vào đúng chức năng của nó3. Việc truyền thông của con người là một cái gì còn hơn thế nữa, chứ không chỉ là gửi những thông điệp hay một mớ kiến thức từ chỗ này sang chỗ khác. Ngay cả khi chúng ta sử dụng các phương tiện truyền thông, chúng ta cũng đang cử hành một nghi thức: đọc báo vào buổi sáng, xem một chương trình nào đó mình thích trên truyền hình, nghe đài trong khi lái xe - tất cả những việc ấy đều là những nghi thức nối kết chúng ta với một cộng đồng lớn hơn. Bên cạnh việc xử lý kiến thức, truyền thông còn giúp xây dựng cộng đồng, một việc đưa chúng ta đến những cách thức gián tiếp hiểu biết của riêng mỗi cộng đồng.
e. Phát biểu cho có hiệu quả
Các phương tiện truyền thông cũng dạy người ta biết phải làm gì để phát ngôn cho có hiệu quả. Truyền hình dạy chúng ta những cách nói ngắn gọn, rõ ràng để cuốn hút sự chú ý của khán giả hoặc tóm tắt một quan điểm hay một lập trường. Hiện nay, rất ít người thuyết phục được người khác bằng lập luận dài dòng; chỉ có một số thành phần ưu tú còn được báo chí đề cao mới làm thế. Nhưng nói như thế không có nghĩa là các phương tiện truyền thông đại chúng không thể đề cập đến những vấn đề nghiêm túc hay phức tạp. Chúng vẫn làm được việc ấy, nhưng trình bày theo những cách thức phù hợp hơn với bản chất của các phương tiện ấy như kể truyện, cung cấp hình ảnh và trình bày với đầy cảm xúc. Khi đưa các vấn đề nghiêm túc đến với quần chúng theo những phương cách có thể tiếp cận được, các phương tiện truyền thông đại chúng đã trở thành một “diễn đàn văn hoá” cho mọi người tự do thảo luận và bàn bạc các vấn đề nóng bỏng4. Một cách thức bổ sung cho các hình thức ấy ít hấp dẫn hơn, là trình bày các vấn đề thành những bài viết, những bài nói chuyện có lý luận chặt chẽ, có lẽ không được công chúng dễ dàng tiếp nhận.
g. Thay đổi vị trí
Các phương tiện truyền thông còn có một ảnh hưởng sâu xa hơn trên xã hội, chứ không chỉ tạo ra kiến thức hay phát biểu tư tưởng. Joshua Meyrowitz5 đã cho thấy các phương tiện truyền thông như truyền hình, phim ảnh và phát thanh làm thay đổi “ý thức về nơi chốn” của chúng ta theo hai cách. Trước hết, chúng ta cảm nghiệm như mình đang cùng một lúc ở hai nơi, dù chỉ là tưởng tượng: trong khi ngồi thoải mái tại nhà, chúng ta có thể đồng thời nắm bắt những gì đang diễn ra trên khắp thế giới. Nhưng cái cảm nghiệm mình đang ở một thế giới xa hơn chung quanh mình cũng đưa chúng ta tới chỗ mong muốn được trông thấy, được tiếp cận những gì mà trước đây mình không thể trông thấy hay tiếp cận. Cách đây nhiều thế hệ, con người chỉ kinh nghiệm được những gì mà vị trí xã hội của mình cho phép. Dân thường không thể trao đổi với các nhà lãnh đạo hay với các chức sắc cao cấp của Giáo Hội. Nhưng cứ quen nhìn mọi thứ (khắp thế giới, đằng sau sân khấu, chỗ thân mật riêng tư của người khác như phim ảnh và truyền hình đã dàn dựng), chúng ta sẽ khao khát được trông thấy tất cả mọi sự. Và thế là, người ta đánh mất đi cái ý thức về vị trí, mà qua đó chúng ta đã từng tôn trọng sự riêng tư của người khác hay mặc nhiên tôn kính các vị có thẩm quyền. Ngày nay, người ta mong muốn được biết cả những chi tiết riêng tư nhất của đời sống các nhà chính trị, các diễn viên và cả các giáo sĩ.
h. Kiểm soát
Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông, và hiện nay là sự xuất hiện của các ngành công nghệ kỹ thuật số đã làm thay đổi việc kiểm soát thông tin. Trong quá khứ, các chính phủ và các tổ chức như Giáo Hội thường kiểm soát các thông tin ở một mức độ nào đó, như quyết định những gì người ta có thể xuất bản hay những gì công dân có thể phát hành. Thế nhưng, các tập đoàn công nghệ thông tin và giải trí hiện nay đã tước mất quyền kiểm soát khỏi tay các chính phủ và đòi quyền tự do phổ biến hay không phổ biến những thông tin mình đang có. Đã được tự do khỏi bị lề luật chèn ép, người ta cũng đòi quyền tác giả để bảo vệ những gì mình đã đầu tư trong lĩnh vực thông tin. Tuy nhiên, ngay cả điều này cũng đang bị công nghệ kỹ thuật số phá vỡ, như các vụ án gần đây liên quan đến chương trình Napster và nhiều chương trình thưởng thức âm nhạc chung đã cho thấy. Giáo Hội cũng mất hầu hết sự kiểm soát trên sách báo; rất ít người xin “Imprimatur” (xác nhận: được phép in); Internet cũng giúp người ta tự do phổ biến các tin tức tôn giáo bằng con đường trực tuyến.
i. Một cử toạ ngày càng khó tính
Sau 50 năm truyền hình và hơn 100 năm điện ảnh ra đời, khán giả bây giờ đã trở nên rất khó tính. Người ta không còn tiếp nhận một cách ngây thơ bất cứ điều gì được trình chiếu. Thay vào đó, họ lựa chọn các chương trình theo nhu cầu của mình và bình luận các chương trình ấy tuỳ theo quan điểm riêng của mình về xã hội, kinh tế, giáo dục hay giới tính. Nhiều khán giả tiếp nhận các sản phẩm của truyền thông với một chút nghi ngờ - nghi ngờ về động cơ của các nhà sản xuất, các nhà quảng cáo, các nhà điều hành chính phủ và của bất cứ ai muốn lợi dụng một điều gì đó nơi họ. So với trước đây, các nhà sáng tạo và sản xuất chương trình hiện nay không còn nhiều quyền ấn định thông điệp mình muốn chuyển tải nữa. Mà đúng hơn, ngay trong chương trình họ làm ra, họ phải tranh đua với khán giả để tìm ra cách minh giải. Nói thế không có nghĩa là khán giả bây giờ không thể nào bị lèo lái hay điều khiển nữa, nhưng chỉ muốn cho thấy rằng khán giả hôm nay bước một cách thận trọng theo hướng mà nhà sản xuất chương trình vạch ra. Khán giả có thể mang theo mình nhiều kỹ năng và tài cán, khiến cho Giáo Hội cũng có thể bị nghi ngờ và bị yêu sách khi làm công tác truyền thông của mình.
j. Những thay đổi trong nhận thức
Thay vì chỉ truyền đạt một thông điệp hay miêu tả một số nghi thức phải làm, các phương tiện truyền thông còn tác động lên cả cách thức suy nghĩ của người khác nữa. Khi nghiên cứu các nền văn hoá truyền khẩu và thành văn, người ta khám phá được việc làm thế nào để một thói quen căn bản như viết lách có thể tác động lên cách mỗi cá nhân hình thành nên kiến thức và tổ chức thế giới6. Đối với các nền văn hoá truyền khẩu, để nhớ những gì mình cho là có giá trị, người ta sẽ lưu ý tới trí nhớ và tìm cách xây dựng kiến thức bằng những truyện kể, dùng những nhân vật đặc biệt để nối kết các câu chuyện lại với nhau. Người ta cô đọng những gì mình biết thành những công thức và vần điệu dễ nhớ. Người ta bám vào những biến cố và những con người cụ thể, tìm cách làm cho chúng diễn lại trong hiện tại. Lịch sử của một nền văn hoá truyền khẩu phải có mặt thật sự đối với các thành viên vì đó chính là cách giúp các thành viên của nền văn hoá ấy giữ lại trong ký ức của mình những biến cố đã qua. Nền văn hoá truyền khẩu tìm cách triển khai các lược đồ dễ nhớ và các nghi thức tập thể để bảo đảm không bị tam sao thất bổn khi truyền thông.
Còn các nền văn hoá thành văn lại tìm hiểu thế giới cách khác hẳn. Các nền văn hoá ấy mang tính phân tích nhiều hơn vì chúng tách những kiến thức ra khỏi trí nhớ bằng cách ghi chép các kiến thức ấy. Nhờ khoảng cách mà một bản văn viết có thể mang lại, người ta sẽ có thể xem xét tỉ mỉ những gì mình biết. Người ta cũng có thể mở rộng kiến thức của mình bằng cách chia sẻ những thông tin đã viết ấy vượt khỏi không gian địa lý và bằng cách gia tăng số người cùng với mình xây dựng kho tàng kiến thức. Người ta không còn cần phải có mặt tại chỗ để có thể tham gia vào kiến thức của tập thể. Văn hoá chữ viết cũng sẽ giúp tổ chức các sự việc một cách khác. Muốn tổ chức các sự việc, người ta không cần phải theo các vần điệu hay những sự gom góp cụ thể. Thay vào đó, người ta có thể tổ chức các sự việc một cách trừu tượng hơn, theo thứ tự các mẫu tự chẳng hạn. Vì đọc và viết sẽ trở nên phổ biến rộng rãi hơn nhờ có sẵn vô số sách báo rẻ do các nhà in phát hành, nên văn hoá chữ viết sẽ càng phát huy nhiều tác dụng. Chẳng hạn học hành bây giờ không còn phải là luyện tập từng li từng tí hay học thuộc lòng từng điều một, mà đã chuyển sang đọc sách báo. Việc học trở nên cá nhân hơn, các tập quán mới để tư duy cũng được phổ biến, như các nước Tây Âu đã chứng kiến trong thời kỳ Ánh Sáng.
Điều này, cũng như những điều đã đề cập trước, sẽ ảnh hưởng tới thần học. Trong kỷ nguyên Kitô giáo, thần học đã chuyển từ một di sản truyền khẩu gồm các truyện kể của Thánh Kinh sang một lô công thức tín điều đã được các nhà thần học Trung Cổ bàn cãi. Rồi, khi chữ viết đã được phổ biến, người ta lại chuyển thần học thành một khoa học lý luận chặt chẽ, phân tích thấu đáo và có văn bản hẳn hoi7. Đến khi nền văn hoá đương đại tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta lại chứng kiến một sự thay đổi nữa trong tư duy và trong cách tổ chức kiến thức, một phần trở lại với vài mô hình truyền khẩu như kể truyện, còn thì đa số dựa trên các bản văn viết. Sự xuất hiện của Internet là một nỗ lực khác của nền văn hoá đương đại muốn tổ chức các kiến thức của mình thông qua việc kết nối vô số bản văn và thông qua những thiết bị khác.
Tất cả những sự kiện này sẽ dẫn thần học đi đến đâu? Trước hết, là một môn học dựa trên văn bản, thần học không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp trên nhiều nền văn hoá lấy hình ảnh và truyện kể làm những phương cách gia tăng hiểu biết và tìm hiểu thế giới. Thứ đến, thần học không còn là nguồn hiểu biết cho những ai không coi đó là nguồn hiểu biết quan trọng, vì thần học hàn lâm không còn xuất hiện trong thế giới truyền thông nơi họ sinh sống nữa. Sau cùng, khi nhấn mạnh hiểu biết hơn thực tiễn và khi đòi khán giả phải toàn tâm toàn ý tin theo, thần học đã làm cho mình trở nên không còn thích hợp nữa với thế giới hôm nay.
Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là người ta đã mất hết sự quan tâm đối với thần học. Con người vẫn đi tìm câu trả lời cho những vấn nạn thần học hết sức căn bản, nhưng người ta sẽ tìm chúng trong thế giới truyền thông. Có bao nhiêu nhà thần học (hay chức sắc Giáo Hội), cách đây 10 năm, dám tiên đoán rằng người ta sẽ rất quan tâm tới khoa thiên thần học, như trong một chương trình truyền hình đang được nhiều người theo dõi, mang tên “Được một thiên thần chạm đến” (Touched by an Angel)? Điện ảnh và truyền hình liên tục nêu ra vấn đề sự dữ trên thế giới (qua hình ảnh của ma quỷ và các mối đe doạ khác), vấn đề có thụ tạo nào tốt lành bên ngoài thế giới chúng ta (như thường thấy qua hình ảnh các vị khách lạ từ hành tinh khác), có thể có một vị cứu tinh khác không (từ chính nền công nghệ của chúng ta, như trong phim “Ma trận”). Các nhà văn, nhà sản xuất, nhà đạo diễn và những người làm công tác truyền thông đã trở thành những nhà thần học của ngày hôm nay, khi họ đặt ra những câu hỏi căn bản của thần học: làm sao nói về Thiên Chúa cho con người hôm nay? Làm sao kinh nghiệm về Thiên Chúa? Chúng ta sống để làm gì?
Thế giới truyền thông hiện nay cho thấy thần học và suy tư tôn giáo đang đối diện với một thế giới khác hẳn cái thế giới mà thần học hàn lâm đã để lại. Nói thế không có nghĩa là thần học hàn lâm không có chỗ đứng, cũng không có mục tiêu, nhưng chỉ muốn nói là thần học cần phải quan tâm nhiều hơn tới việc truyền thông.
2. Một số hệ quả của việc truyền thông đối với thần học
Dùng viễn tượng truyền thông để nhìn thần học không có nghĩa là đưa ra một khoá học về truyền thông hay về các phương tiện truyền thông vào trong chương trình thần học. Mà đúng hơn, đó là lấy những cái nhìn của truyền thông để nhìn các vấn đề thần học, rồi nhìn xem làm thế nào để những cách hiểu thần học ấy có thể đến được với con người hôm nay. Trong phần này, chúng ta sẽ khảo sát vắn tắt sự việc ấy trong bốn lĩnh vực thần học là: thần học hệ thống và Kitô học, mặc khải, giáo hội học và thần học luân lý.
a. Thiên Chúa tự thông truyền chính mình
Hiến chế về Mạc khải và các tác phẩm của các nhà thần học, như Karl Rahner, đã trình bày lịch sử cứu độ như lịch sử Thiên Chúa tự thông truyền chính mình, lịch sử khai mở dần mầu nhiệm của Thiên Chúa, hoàn toàn do Chúa ban cho chúng ta để chúng ta có thể hiểu biết Ngài. Đồng thời, có thể nói chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa, nên cũng tham gia vào tiến trình tự thông truyền ấy8 qua chính công việc thông truyền của loài người chúng ta. Từ chỗ chỉ là một khoa nhân học mang tính thần học, việc khảo sát hoạt động truyền thông của con người sẽ đưa chúng ta vào sâu hơn trong mầu nhiệm Thiên Chúa, đồng thời cũng chính mầu nhiệm ấy sẽ giúp định hình lại việc truyền thông của chúng ta.
Mọi sự truyền thông đều bắt đầu với Thiên Chúa Ba Ngôi, tức là sự hiệp thông giữa ba ngôi vị9, ngôi này hoàn toàn nên một với ngôi kia. Thiên Chúa muốn chia sẻ sự kết hợp ấy cho các thụ tạo, trong thiên ý mầu nhiệm của Ngài, Ngài cũng muốn hiệp thông với các thụ tạo là chúng ta. Thế nên, Thiên Chúa đã tạo ra sự hiệp thông ấy trong hành động đầu tiên là tự thông truyền chính mình, rồi kiện toàn sự hiệp thông ấy bằng cách đích thân tham gia sự hiệp thông qua Mầu nhiệm Nhập thể. Toàn bộ lịch sử cứu độ chỉ là sự khai mở dần kế hoạch và việc tự thông truyền ấy. Thiên Chúa ban cho chúng ta một giao ước để chúng ta có thể cảm nghiệm được thế nào là kết hợp với Chúa, và Thiên Chúa hoàn thành giao ước ấy để chúng ta biết được thế nào là sự tự thông truyền của Thiên Chúa khi đạt tới mức viên mãn.
Nói theo ngôn ngữ truyền thông, nhập thể là sự mở rộng ra trong lịch sử và trong công trình tạo dựng sự hiệp thông (communio) của Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhập thể không phải chỉ là truyền đạt một thông điệp như ngày nay người ta quen hiểu khi làm việc truyền thông, mà đó còn là cử hành “nghi thức” hay thực hiện cuộc sống từ ngày này sang ngày khác tới mức làm cho chúng ta trở thành người cùng hội cùng thuyền với Chúa.
Trong việc này chúng ta thấy việc truyền thông đã được thực hiện một cách hoàn toàn vô vị lợi, truyền thông chỉ vì tình yêu. Chúng ta cũng thấy truyền thông là một sự mạc khải dần mầu nhiệm của một ngôi vị, ở đây là các ngôi Thiên Chúa. Việc truyền thông này không thể xảy ra một lần là xong, cũng không bao giờ có thể hoàn tất, mà luôn diễn ra trong thế biện chứng vừa tiết lộ vừa ẩn giấu. Vì Thiên Chúa tạo dựng chúng ta là để truyền thông - là để tiếp nhận sự tự thông truyền của Thiên Chúa - nên chúng ta có khả năng truyền thông và nhờ đó có khả năng nhìn ra mầu nhiệm của Thiên Chúa: là sự hiệp thông giữa các ngôi, cho phép chúng ta được tham gia vào sự hiệp thông ấy, nói năng với chúng ta như với những ngôi vị, tự mạc khải dần cho chúng ta theo một hướng càng ngày càng mang tính cá nhân10.
Nhìn sự truyền thông theo quan điểm nhân học có tính thần học như thế sẽ giúp chúng ta vừa hiểu biết bản thân mình vừa hiểu biết Thiên Chúa. Nó cũng bắt chúng ta phải tôn trọng việc truyền thông, vì từ nay chúng ta đã hiểu truyền thông là hành động sáng tạo của Thiên Chúa. Sau cùng, hiểu như thế cũng sẽ giúp chúng ta nhìn ra mục đích và tiêu chuẩn của việc truyền thông giữa con người với nhau, truyền thông của con người phải phỏng theo việc truyền thông của chính Đức Kitô11.
b. Mạc khải
Áp dụng những khái niệm truyền thông trên đây cho các chân lý thần học có thể giúp chúng ta hiểu các chân lý ấy sâu xa hơn, nhất là khi cho phép chúng ta mở rộng điều David Tracy gọi là phép “tưởng tượng loại suy”. Khi đọc lại “Dei Verbum”, Hiến chế của Công đồng Vatican II về Mạc khải, chúng ta được mời gọi suy niệm lại hành động của Thiên Chúa và sự tiếp nhận của chúng ta. Chúng ta cũng theo phép loại suy áp dụng những khái niệm truyền thông cho sự mạc khải của Thiên Chúa, ứng dụng những khái niệm ấy vừa cho việc truyền thông của con người vừa cho sự mạc khải của Thiên Chúa.
Hiến chế bắt đầu bằng cách nhìn nhận có một yêu cầu bắt phải truyền thông. Lấy lại câu mở đầu thư thứ nhất của Gioan, Hiến chế nêu ra một nguyên do đưa tới việc truyền thông: đó chính là vì muốn chia sẻ hồng ân của Thiên Chúa - chia sẻ điều chúng tôi đã thấy, đã nghe và đã đụng chạm đến. Hiến chế tiếp tục bằng cách ghi nhận rằng lời nói và việc làm của Chúa có liên quan với nhau. Lời Chúa cũng là việc làm của Chúa. Đức Kitô vừa là trung gian mạc khải vừa là chính mạc khải trọn vẹn (số 2). Hầu hết các bảng phân tích việc truyền thông đều tách cơ quan trung gian với thông điệp chuyển tới, xem xét hai điều ấy hoàn toàn riêng rẽ. Nhưng làm như thế là đã coi truyền thông chỉ là một dụng cụ không hơn không kém và đã để mất đi sự truyền thông sâu xa nhất của con người, qua đó mỗi người tỏ lộ chính bản thân mình. Lời nói và việc làm có thể liên kết với nhau, như lời thi sĩ Gerard Manley Hopkins12(…). Bản tính của Thiên Chúa được mặc khải là truyền thông, bản tính con người cũng vậy: nó vừa là trung gian mạc khải vừa là thông điệp được mạc khải. Hiến chế tiếp tục (số 4) đề cao vai trò của Chúa Thánh Thần: mạc khải là hành động của cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Thánh Thần là sức mạnh truyền thông, đang kêu lên trong lòng chúng ta, đang gào lên vì mong nghe lời con người nói (x. Rm 8,26). Thánh Thần là sức mạnh của trí nhớ, nhắc chúng ta nhớ đến tất cả những gì Đức Giêsu đã dạy (x. Ga 14,26). Giống như văn hoá truyền khẩu cần giữ gìn sao cho thông điệp của mình được nguyên vẹn khi truyền thông, Chúa Thánh Thần cũng sẽ bảo đảm cho sự mạc khải của Thiên Chúa được nguyên vẹn.
Hiến chế tiếp tục khảo sát sự đáp trả của con người trước mạc khải của Chúa: vâng lời trong đức tin (số 5). Nói thế có nghĩa là việc truyền thông không chỉ đòi hỏi được đáp lại mà còn để đáp lại. “Người ta không thể không truyền thông”, đó là câu nói mà các học giả về truyền thông thường nói13. Ngay cả sự thinh lặng cũng là một cách trả lời, một hình thức truyền thông. Trong khuôn khổ ấy, chúng ta được mời gọi xem lại sự đáp trả của chúng ta trước việc Thiên Chúa tự truyền thông cho chúng ta, đáp trả một cách rộng rãi hơn bằng cả cuộc sống một con người. Sự mạc khải của Thiên Chúa đến với chúng ta qua Thánh Kinh và truyền thống (số 8), điều ấy càng củng cố cho điều chúng ta vừa nói, làm chúng ta nhớ tới những phương thức truyền thông khác nhau - truyền thông bằng văn bản, lời nói và việc làm. Cũng thế, chúng ta đáp trả Thiên Chúa là đáp trả bằng toàn bộ sự truyền thông của chúng ta. Trong tư cách là tôi tớ và là người giữ gìn Thánh Kinh, có thể nói Giáo Hội là một cộng đồng sống bằng văn bản - các nhà nghiên cứu về truyền thông thường áp dụng kiểu nói này cho những tập thể được quy tụ xoay quanh một bản văn đặc biệt nào đó. Mọi hoạt động của Giáo Hội - từ cầu nguyện, phụng vụ, chiêm ngắm, thần học cho đến các việc bác ái - đều khởi sự và thành hình trong Kinh Thánh (số 9).
Giáo Hội có thẩm quyền giảng dạy và đã nhận được sứ mạng giải thích Thánh Kinh cách chính thức (số 10), sự kiện ấy soi sáng cho chúng ta hiểu bản chất truyền thông của Thánh Kinh. Vì Thánh Kinh là sự truyền thông tập thể, chứ không phải là sự truyền thông cá nhân. Thánh Kinh làm chúng ta ý thức chiều kích cộng đoàn của việc truyền thông, như chúng ta đã thấy trong các nền văn hoá truyền khẩu hay trong các nhóm làm nên bản văn. Đây cũng là điều cần thiết để sửa chữa niềm tin phổ biến hiện nay cho rằng truyền thông luôn luôn là việc của cá nhân và riêng tư (có lẽ là do người ta quen đọc sách báo riêng, trong thinh lặng). Niềm tin này mạnh đến nỗi làm người ta quên mất sự cộng tác để làm ra những sản phẩm mang tính truyền thông cao nhất.
Điểm cuối cùng: Hiến chế về Mạc khải cho biết mầu nhiệm cứu độ được bày tỏ nơi Đức Giêsu đã được tường thuật trong Tân Ước (số 17) và từ đó được truyền đạt cho chúng ta. Nếu nhìn trong viễn tượng truyền thông, chúng ta sẽ tự hỏi làm sao một bản tường thuật thành văn hay một bản văn trung gian thuần tuý như thế lại có thể làm được điều mà “nguyên bản” làm. Muốn phân tích điều này, chúng ta cần trở lại các lý thuyết về “ý nghĩa”. Bản văn trung gian hay bản dịch nào bất kỳ cũng vừa là nguyên bản14 và vì thế, nó vừa có thể tự mình tác động lên người tiếp nhận, lại còn giúp chúng ta liên hệ đến nguyên bản. Viễn tượng truyền thông ấy cũng giúp chúng ta giải thích hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Thánh Kinh, theo đó, việc Thiên Chúa tự truyền thông đã được thực hiện theo mô hình việc truyền thông của con người, nghĩa là biểu thị điều gì là đặt chúng ta quan hệ với điều được biểu thị.
Muốn tiếp xúc với thần học thông qua việc truyền thông dựa trên nền tảng là khoa nhân học mang tính thần học như trên đây, người ta cần phải tìm hiểu xem đâu là những điều kiện để có thể có được sự truyền thông ấy, theo phương pháp siêu nghiệm. Điều kiện nào giúp chúng ta thực hiện việc truyền thông cũng sẽ giúp chúng ta đón nhận lời mạc khải của Thiên Chúa.
Việc truyền thông hiện nay và những thay đổi do nó đưa vào trong xã hội đã tác động đến việc đào tạo linh mục, đến thần học và các lĩnh vực khác. Để chứng minh một cách thuyết phục hơn tại sao các chủng sinh - thật ra, tất cả mọi phân khoa thần học - cần quan tâm tới việc truyền thông, bài khảo luận này sẽ tìm hiểu tại sao một nền “thần học truyền thông”, tức là một nền thần học quan tâm tới việc truyền thông và mang ý tưởng truyền thông, sẽ giúp chúng ta hiểu biết về Thiên Chúa, Giáo Hội và đời sống con người. Chúng tôi sẽ tiến hành làm việc này qua bốn bước: 1/ xem lại ảnh hưởng của việc truyền thông trong Giáo Hội và xã hội; 2/ liệt kê một số hệ quả của việc truyền thông đối với thần học; 3/ liệt kê một số hệ quả của việc truyền thông đối với tác vụ linh mục; 4/ liệt kê một số hệ quả của thần học truyền thông đối với đời sống con người.
c. Giáo hội học
Trong vài khảo luận của mình, cha Avery Dulles đã lý luận rằng “Giáo Hội là sự truyền thông”16 và “thần học truyền thông chính là khoa nghiên cứu xem Thiên Chúa đã làm thế nào mà tạo ra những niềm xác tín và những sự cam kết có liên quan đến niềm tin tôn giáo”. Nhìn theo viễn tượng ấy, truyền thông là một phần của khoa Giáo hội học, vì tìm hiểu Giáo Hội cũng là tìm hiểu làm sao đức tin được lan rộng trong lịch sử và làm sao đức tin được gìn giữ trong cuộc đời của các chi thể thuộc Thân Mình Đức Kitô. Trong một tác phẩm mới đây, Dulles đã trình bày Giáo hội học của Công đồng Vatican II và cho biết Công đồng đã giới thiệu ít là năm mô hình Giáo Hội: Giáo Hội xét như một tổ chức hay phẩm trật, Giáo Hội là sứ giả Tin Mừng, Giáo Hội là bí tích, Giáo Hội là sự hiệp thông và Giáo Hội là nữ tỳ17. Trong khảo luận năm 1989, Dulles còn móc nối các mô hình Giáo Hội ấy với các loại truyền thông điển hình. Chúng ta có thể thấy điều đáng giá trong bài giới thiệu ấy là Công đồng cho rằng không có mô hình nào có thể một mình miêu tả Giáo Hội đầy đủ. Cũng thế, không có hình thức truyền thông nào thoả mãn các nhu cầu truyền thông của Giáo Hội.
Mô hình Giáo Hội là tổ chức hay phẩm trật sẽ ủng hộ việc truyền thông đại chúng, vì tổ chức phẩm trật theo kiểu trung ương tập quyền như thế sẽ phù hợp với việc truyền thông đại chúng thường được tổ chức tập trung, chỉ có một trung tâm truyền phát một thông điệp y hệt nhau cho hết mọi người. Dulles đã triển khai mô hình ấy theo lược đồ sau đây:
Ai truyền thông?
Hàng giáo phẩm
Truyền thông điều gì?
Giáo lý
Bằng cách nào?
In ấn
Chờ đợi điều gì?
Thần phục, chấp nhận
Mô hình này chỉ làm người ta chú ý tới một khía cạnh của Giáo Hội; nó cũng cho thấy làm thế nào việc truyền thông có thể phù hợp với nhu cầu của mô hình ấy.
Còn nếu Giáo Hội là sứ giả Tin Mừng, điều ấy sẽ làm nổi rõ Giáo Hội đang công bố Tin Mừng của Đức Giêsu và đang cất tiếng nói của một ngôn sứ đối với thế giới. Việc truyền thông được ưa chuộng ở đây là công bố, có thể dưới nhiều hình thức truyền thông khác nhau, dù vẫn ưu tiên ủng hộ việc trực tiếp ngỏ lời. Tiếp xúc trực tiếp giữa hai bên vẫn là đặc điểm của mô hình này.
Ai truyền thông?
Toàn thể Giáo Hội
Truyền thông điều gì?
Tin Mừng của Đức Giêsu
Bằng cách nào?
Công bố
Chờ đợi điều gì?
Cải đạo
Mô hình bí tích là mô hình trình bày Giáo Hội như dấu chỉ hay bí tích của Đức Kitô; Ngài cũng là bí tích của giao ước với Thiên Chúa. Ở đây, việc truyền thông diễn ra qua các con người và biến cố, vì Đức Kitô là dấu chỉ bí tích cũng qua con người và việc làm của Ngài. Là Thân Thể Đức Kitô, Giáo Hội cũng tiếp tục sự hiện diện của Ngài trong thế giới.
Ai truyền thông?
Thiên Chúa và Giáo Hội
Truyền thông điều gì?
Sự cứu độ
Bằng cách nào?
Hoạt động có tính bí tích: phụng vụ…
Chờ đợi điều gì?
Thánh hoá
Giáo Hội cũng có thể theo mô hình hiệp thông hay mô hình cộng đoàn hoặc mô hình đối thoại. Dulles ghi nhận mô hình này bắt nguồn từ trong thần học đối thoại với thế giới, một nền thần học khám phá ra những giá trị trong thế giới và kêu gọi Giáo Hội dấn thân để có thể học hỏi nơi thế giới. Viễn tượng này có nền tảng sau cùng là do Thiên Chúa vừa là tạo hoá vừa là vị cứu tinh của thế giới, nên Ngài có thể nói lời cứu độ trong bất cứ công trình sáng tạo nào của Ngài. Phương pháp truyền thông được ưa chuộng ở đây là đối thoại, một sự đối thoại giúp tạo ra sự hiệp thông trong Giáo Hội.
Ai truyền thông?
Giáo Hội và thế giới
Truyền thông điều gì?
Hiểu biết nhau, tình bạn, sự sống, sự thật
Bằng cách nào?
Đối thoại
Chờ đợi điều gì?
Tôn trọng nhau hơn
Sau cùng, chúng ta có thể mô tả Giáo Hội là nữ tỳ, vì Giáo Hội noi gương Đức Kitô, Đấng đã đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ. Giáo Hội có mặt trong thế giới để làm nữ tỳ bằng cách làm việc cho người khác, bằng các việc công bình, bác ái… Việc truyền thông điển hình của mô hình này là làm nhiều hơn nói.
Ai truyền thông?
Toàn thể Giáo Hội
Truyền thông điều gì?
Yêu thương tha nhân
Bằng cách nào?
Mọi hành động phục vụ
Chờ đợi điều gì?
Đủ thứ khác nhau
Muốn liên kết các mô hình Giáo Hội khác nhau với các phương cách truyền thông khác nhau, chúng ta cần phải hiểu Giáo Hội sâu sắc hơn và kêu gọi Giáo Hội hưởng ứng với nhiều sức truyền thông hơn. Chúng ta cũng cần phải có một chiến thuật truyền thông với nhiều hướng khác nhau, để Giáo Hội có thể hiện diện giữa lòng thế giới và hiện diện với các thành viên của mình bằng nhiều cách khác nhau. Sau cùng, chúng ta phải sửa chữa một sai lầm về Giáo hội học, là chỉ bênh vực một hình thức truyền thông nhất định, khiến mọi người hiểu sai bản chất của Giáo Hội.
d. Thần học luân lý
Dù đây không phải là mục tiêu duy nhất của mình, nhưng các văn kiện của Giáo Hội về việc truyền thông cũng đều vạch ra một nền thần học luân lý, nhờ đó chúng ta có thể phê phán các sản phẩm truyền thông. Những nguyên tắc rút ra từ các văn kiện này đã gián tiếp cho thấy còn có một cách khác để đưa viễn tượng truyền thông vào thần học. Các văn kiện về truyền thông trong 50 năm qua luôn nhắc chúng ta truyền thông và các phương tiện truyền thông là những quà tặng của Thiên Chúa18 và vì thế, có liên quan đến con người, tuỳ theo cách con người sử dụng chúng. Đức Piô XII đã tiếp tục sự suy tư ấy khi xác định hai vai trò của việc truyền thông: đó là chia sẻ quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa và tham gia vào tiến trình Thiên Chúa tự truyền thông bản thân mình. Những chân lý thần học này dẫn chúng ta tới những đòi hỏi luân lý, như rút ra kết luận từ luật tự nhiên vậy. Hiểu các mô hình truyền thông là quà tặng của Thiên Chúa, cũng như tham gia vào tiến trình mạc khải của Thiên Chúa, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn mình phải sử dụng các phương tiện truyền thông ấy như thế nào.
Những tài liệu gần đây của Giáo Hội còn đi xa hơn khi nhìn nhận khả năng phạm tội trong việc truyền thông và khi nhắc nhở chúng ta rằng chính Đức Giêsu đã dạy: truyền thông là một hành vi luân lý19, và vì thế buộc con người phải hành động cho đúng. Theo viễn tượng luân lý ấy, việc truyền thông của con người có thể ví như một hành trình đi từ tháp Baben - nơi thất bại của việc truyền thông đến biến cố Ngày lễ Ngũ Tuần20. Dù sao, người Công giáo cũng phản ứng như thánh Phaolô: ở đâu có tội thì ở đó có nhiều ân sủng hơn. Thế nên, người ta có thể làm việc truyền thông hợp luân lý khi hiểu bản chất của việc truyền thông và những cách thế khiến việc truyền thông ấy thất bại.
Cũng trong viễn tượng ấy, các nhà thần học luân lý được mời gọi hãy chú ý hơn tới việc truyền thông trong các hoàn cảnh khác nhau. Nếu các văn kiện Giáo Hội tập trung vào việc truyền thông đại chúng, thì việc truyền thông ấy thất bại hay băng hoại thường là có kèm theo những sự sa sút trong luân lý: bất trung trong hôn nhân, tuyệt vọng, bất công, trộm cắp,… Các nhà thần học luân lý có thể dùng việc truyền thông làm công cụ phân tích sự việc.
Với những khảo sát sơ qua trên đây, chúng ta được mời gọi hãy để việc truyền thông liên hệ với những ngành thần học khác nhau, không phải như một điều gì đó từ bên ngoài mà là từ bên trong các ngành thần học ấy. Thí dụ nào - của thần học hệ thống và Kitô học, mạc khải, hay của Giáo hội học và thần học luân lý - cũng đều cho chúng ta thấy một phương pháp luận hơi khác, để chúng ta có thể sẵn sàng chấp nhận rằng việc truyền thông chính là cơ sở để chúng ta hiểu biết thần học rộng rãi hơn.
3. Một số hệ quả của việc truyền thông đối với tác vụ linh mục
Thần học truyền thông như vừa trình bày đưa tới ít nhất hai hệ quả cho tác vụ linh mục, một hệ quả do văn hoá và một hệ quả do các vai trò của người linh mục trong Giáo Hội và xã hội. Thần học truyền thông nhấn mạnh tới việc hội nhập văn hoá, nhưng không phải là những nền văn hoá khu vực hay của các sắc tộc, nhưng là điều mà Đức Gioan Phaolô II gọi là nền “văn hoá mới” trong thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Thế (số 37c) hay nền văn hoá của các phương tiện truyền thông. Văn hoá hiện nay - nhất là đối với giới trẻ - là văn hoá kỹ thuật số, văn hoá đại chúng, được quảng cáo là dành cho giới trẻ và có thần học riêng của mình. Như bất cứ nền văn hoá nào, nền văn hoá này cũng tự đặt ra và trả lời những câu hỏi thần học như: “Được cứu độ nghĩa là gì?”, “Chúng ta phải làm gì để được cứu độ ?” - những câu hỏi này rất thường được trả lời trong quảng cáo như phải mua sản phẩm nào, ăn mặc thế nào, hành động ra sao để được cứu. Cứ theo loại thần học về quảng cáo và văn hoá phổ biến này, một người có giá trị là tuỳ theo mức sản xuất và tiêu thụ của người ấy.
Nền văn hoá thời thượng này cũng đang là văn hoá của các chủng sinh và của những người mà họ sẽ phục vụ sau này. Thần học truyền thông bắt họ phải biết nền văn hoá ấy và biết cách bộc lộ chính mình một cách hiệu quả qua nền văn hoá ấy. Chúng ta sẽ không phục vụ họ chút nào khi lấy đi của họ cơ hội tiếp xúc với nền văn hoá ấy, khi cho rằng xem truyền hình là xấu và sử dụng Internet là có hại. Họ cần phải từ từ học hỏi văn hoá của mình, hiểu biết nền văn hoá ấy để có thể công bố Lời Chúa cho thế giới một cách có chất lượng hơn.
Dẫu vậy, tình trạng của các linh mục bây giờ và các linh mục tương lai còn phức tạp nhiều hơn nữa vì hai sự kiện không thể chối cãi được sau đây. Trước hết, nền văn hoá phổ biến, có sử dụng các phương tiện truyền thông, cùng tồn tại bên cạnh các nền văn hoá sắc tộc, khu vực và truyền thống. Thứ đến, con người trong thế giới hôm nay đang sống trong nhiều nền văn hoá thay vì chỉ có một, ngay khi con người tham gia vào các hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động diễn tả một phần con người. Một người đàn ông có thể làm cha, làm thợ ống nước, làm người Công giáo và làm thành viên cộng đoàn; một người phụ nữ có thể làm vợ, làm giáo viên, làm huấn luyện viên cho một đội thể thao của thiếu nhi, làm giáo lý viên và làm nhà hoạt động chính trị. Mỗi hoạt động xã hội này đều kéo theo một tập hợp các điều mình phải kỳ vọng và các cách mình phải ứng xử theo văn hoá. Với sự phân cách ngày càng tăng giữa văn hoá và tôn giáo, tôn giáo chỉ còn là một hoạt động trong nhiều hoạt động. Các linh mục hôm nay đang phải làm việc trong tình thế ấy. Họ phục vụ dân chúng sống trong nhiều nền văn hoá - trong khi họ cũng như toàn thể dân chúng đều bị tác động bởi cả khối lượng lớn lao của nền văn hoá truyền thông đại chúng. Và cứ như thế các linh mục phải trở thành người chuyên môn trong lĩnh vực đa văn hoá này.
Thứ đến, nền thần học truyền thông kéo người ta chú ý đến các vai trò đa dạng của người linh mục. Cũng như khoa Giáo hội học muốn đầy đủ thì phải mô tả Giáo Hội theo nhiều mô hình khác nhau, không có mô hình nào đủ sức diễn tả tính phức tạp của Giáo Hội, muốn hiểu chức linh mục đầy đủ người ta cũng cần ý thức các linh mục đang cùng lúc chu toàn nhiều vai trò khác nhau. Theo truyền thống, chúng ta thường miêu tả Đức Kitô qua ba vai trò tư tế, ngôn sứ và lãnh đạo. Vì các vai trò này cho biết con người Đức Kitô, nên các linh mục cũng phải thi hành nhiều chức năng khác nhau. Dù không dám cho là đầy đủ, nhưng chúng ta có thể nói linh mục phải là một thừa tác viên bí tích, một người thánh, một giảng viên, một nhà truyền giảng Tin Mừng hay nhà truyền giáo, một người đại diện Giáo Hội, một người lãnh đạo cộng đoàn hay đào tạo cộng đoàn, một đại biểu trong hội đồng nhân dân. Thần học truyền thông sẽ cho chúng ta biết mỗi vai trò ấy đòi một cách thức truyền thông khác.
Vai trò bí tích và nên thánh của người linh mục nhắc chúng ta rằng người ta không thể tách biệt việc truyền thông xã hội với việc truyền thông cá nhân. Linh mục sẽ lấy Đức Kitô làm mẫu cho mình trong việc này - một Đức Kitô đã thống nhất việc làm, lời nói và cuộc sống. Linh mục được Lời Chúa đào tạo để có thể bày tỏ Lời ấy. Như trong bí tích Thánh Thể, chúng ta ăn gì thì trở nên cái ấy (Thánh Augustinô), khi nghe Lời Chúa chúng ta cũng truyền thông những gì đã nghe. Trên hết, linh mục là người bước theo Đức Kitô - nhà truyền thông tuyệt vời - “sẽ đồng hoá mình với những người tiếp nhận sự truyền thông và sẽ trao gửi thông điệp không chỉ bằng lời nói mà còn bằng toàn bộ cách sống của mình” (Hiệp thông và tiến bộ, số 11).
Với vai trò giảng dạy và rao giảng Tin Mừng, linh mục sẽ tận dụng mọi phương thế mình có được21, từ truyền thông luôn luôn giữa người với người đến truyền thông qua các phương tiện và công nghệ kỹ thuật số. Muốn làm thế, người linh mục phải học cách diễn đạt riêng của mỗi phương thế: nghệ thuật tu từ, hình ảnh, lời nói. Vì khán thính giả ngày nay ngày càng tinh vi, nên việc truyền thông tôn giáo cũng phải tinh vi như thế, dù đó là sự tinh vi xuất phát từ sự đơn sơ22. Sau cùng, linh mục còn đóng vai trò trung gian Lời Chúa và vì thế, là người “thông dịch” mạc khải. Những hình thức công bố xem ra phù hợp nhất với các vai trò này.
Còn trong vai trò lãnh đạo hay đào tạo cộng đoàn, linh mục sẽ mô phỏng theo sự hiệp thông hay đối thoại của Giáo Hội. Sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa thôi thúc họ cũng tạo sự bình đẳng tương tự trong cộng đoàn Giáo Hội. Việc truyền thông của người linh mục cần cổ vũ việc tự truyền thông của Thiên Chúa để toàn thể Giáo Hội có thể tham gia vào giao ước mà Chúa đã gởi đến nơi Đức Kitô Giêsu. Tinh thần đối thoại ấy cũng sẽ là tinh thần của người linh mục khi truyền thông với cộng đồng dân sự, trong đó cộng đoàn Giáo hội địa phương đang hoạt động.
Thần học truyền thông sẽ chỉ ra cho mọi người thấy nguy cơ thực sự đối với người linh mục chính là sự lẫn lộn không biết lựa chọn và áp dụng các kiểu truyền thông khác nhau đi đôi với các vai trò đa dạng của người linh mục. Lấy mô hình truyền thông bằng công bố thay cho mô hình truyền thông bằng đối thoại có thể khiến người linh mục bị cô lập khỏi những người đang cần được lắng nghe và từ đó, có thể làm hại tới sự hiệp thông mà linh mục đó muốn xây dựng. Cũng thế, lấy mô hình truyền thông bằng đối thoại thay cho mô hình truyền thông bằng công bố có thể làm người linh mục không chu toàn nhiệm vụ ngôn sứ của mình. Khi truyền thông, người linh mục phải biết phân định rõ ràng.
4. Một số hệ quả của việc truyền thông đối với đời sống con người
Suy tư thần học về việc truyền thông của con người còn giúp chúng ta có một cách khác để suy nghĩ về những gì mà thần học truyền thông có thể đóng góp cho việc đào tạo chủng sinh. Đức Hồng y Carlo Martini của giáo phận Milano có phác thảo một bài suy niệm Thánh Kinh về việc truyền thông trong thư mục vụ của ngài năm 199223 mà chúng tôi sẽ dựa vào để viết ra phần này, Ngài bắt đầu bằng cách đọc lại bản văn Thánh Kinh theo cách của nhà truyền thông, hay có thể nói đó là việc truyền thông nhìn dưới ánh sáng Thánh Kinh. (Phương pháp này khác với phương pháp đã nêu ra ở phần 1.9 trên đây, cho biết chúng ta sẽ học được gì nơi Thánh Kinh từ phương pháp nghiên cứu sự truyền thông, chẳng hạn nghiên cứu bản chất truyền khẩu của đoạn Thánh Kinh,…). Ở đây, chúng ta sẽ xem thử mình sẽ học được gì về việc truyền thông dựa vào chính sự truyền thông của Đức Giêsu.
Hồng y Martini bắt đầu với bài tường thuật của Marcô về việc chữa lành một người vừa không thể nghe cũng không thể nói (vừa điếc vừa câm) (x. Mc 7,31-37). Marcô cho biết dân chúng đưa người ấy đến với Đức Giêsu; Ngài tách anh ta ra khỏi đám đông, đặt tay lên tai anh, lấy nước bọt bôi lên lưỡi anh. Rồi Ngài cầu nguyện và hô lên: “Ephphatha! Hãy mở ra!” Lưỡi anh buông ra và tai anh mở ra, anh bắt đầu nói được và ca tụng Thiên Chúa.
Câu chuyện này có ba phần: tình trạng không thể truyền thông; những dấu chỉ và cử điệu chữa lành; phép lạ và hiệu quả sau đó. Nếu áp dụng vào bản thân mình, chúng ta cũng thấy mình đã đi vào từng giai đoạn như thế.
Do đâu chúng ta không có khả năng truyền thông? Dù có thể chúng ta không mất khả năng nghe và nói, nhưng chúng ta cảm thấy như sự truyền thông của mình bị tắc nghẽn. Hồng y Martini nêu ra bốn nguyên nhân của tình trạng ấy. (1) Có khái niệm hay ý nghĩ sai về truyền thông. Vì cứ đi tìm một sự truyền thông hoàn hảo, nên chúng ta đâm ra thất vọng khi thấy những giới hạn của mình. Chúng ta đã chờ đợi rất nhiều nơi người khác và lên án họ nên đã có những bước truyền thông sai lầm. (2) Chúng ta truyền thông là vì muốn chiếm lấy người khác. Chúng ta truyền thông không phải để chia sẻ, mà để chiếm lấy và vì thế làm người khác luôn cảnh giác chúng ta, không sẵn sàng truyền thông. (3) Sử dụng việc truyền thông như một cách cho thấy ước muốn thống trị người khác. Thay vì tìm sự hiệp thông dưới bất kỳ hình thức nào, chúng ta lại tìm quyền lực. (4) Vội vàng truyền thông, đòi trả lời ngay, đòi có quan hệ lập tức với người khác, đòi một sự thông tin đầy đủ. Những sự ngăn chặn truyền thông ấy ảnh hưởng lên chúng ta không chỉ trong tư cách cá nhân, mà chúng còn phản ảnh những triệu chứng của sự truyền thông đang bị ngăn chặn trong Giáo Hội hay trong một tổ chức nào khác.
Ở phần hai của câu chuyện, chúng ta thấy những dấu chỉ và cử điệu khai thông của Đức Giêsu. Đức Giêsu dẫn người ấy ra khỏi đám đông và khi như làm thế, Ngài cho anh thấy sự tôn trọng của Ngài dành cho anh. Ngài chữa bệnh không nhằm để làm những dấu lạ cho dân chúng thán phục. Nhưng bước đầu tiên của việc chữa lành, cũng là bước đầu tiên để phá vỡ bế tắc truyền thông là kính trọng nhau. Kế đó, Đức Giêsu tiếp xúc với người bệnh bằng đủ mọi hình thức truyền thông đang có, tượng trưng qua việc đụng chạm đến tai và lưỡi của anh. Rồi Ngài đọc một lời, tượng trưng cho khả năng truyền thông đã được phục hồi. Qua những dấu chỉ và cử điệu chữa lành ấy, Đức Giêsu đã làm cùng một cách như Thiên Chúa tự truyền thông: kính trọng và yêu mến, tiếp xúc hay đi bước trước, ngỏ lời với đương sự.
Trong phần ba - tức là phép lạ - chúng ta không những thấy sự lành bệnh mà còn thấy những hiệu quả của việc ấy: đương sự quay lại với cộng đoàn và được hội nhập hoàn toàn vào cộng đoàn. Đương sự cùng với người khác ca ngợi Chúa. Đây cũng là một khuôn mẫu cho chúng ta làm việc truyền thông, đó là liên kết việc phục vụ con người với việc phục vụ Chúa.
Hồng y Martini ghi nhận rằng muốn sự truyền thông của con người được tốt đẹp thì phải bắt chước việc Thiên Chúa tự truyền thông bản thân mình. Thiên Chúa đã chuẩn bị việc truyền thông ấy trong thinh lặng của Ngài, rồi dần dần trải ra trong dòng lịch sử nhân loại. Đó là một việc truyền thông tiệm tiến và diễn ra trong thế biện chứng hết mạc khải lại che giấu và cứ thế, vì truyền thông là một việc không bao giờ chấm dứt. Việc truyền thông của Thiên Chúa vừa có tính cá nhân vừa có tính liên vị, vì nó liên hệ đến mỗi người chúng ta, ngỏ lời với chính mỗi người chúng ta. Việc truyền thông của chúng ta cũng phải bắt chước như thế. Nó phải được cưu mang trong thinh lặng, từ chỗ biết mình và hiểu mình dần dần. Chúng ta cần phải nhìn nhận truyền thông là một việc làm không nóng vội, cho cả hai phía. Chúng ta cần có thời gian để biết mình và hiến mình, chúng ta cũng cần cho người khác thời gian. Truyền thông không bao giờ được có ngay, xong ngay. Vì được tạo dựng trong thời gian, nên chúng ta cũng cần nhớ rằng mọi sự truyền thông đều có hai mặt vừa sáng vừa tối - và đây là điều bình thường, không thể làm chúng ta thất vọng. Vì truyền thông bao gồm việc đối thoại hay trò chuyện giữa các thành viên hay đối tác, nên lắng nghe chính là một khía cạnh rất căn bản.
Giải thích đoạn Thánh Kinh trên đây theo thần học truyền thông đã đem lại một số hệ quả cho đời sống chúng ta và cho việc đào tạo chủng sinh. Việc truyền thông của cá nhân hay của Giáo Hội phải luôn được chuẩn bị trong thinh lặng, bằng cách lắng nghe tiếng Chúa và lắng nghe nhau. Chúng ta phải cho người khác được tự do, gác sang một bên những ước muốn thống trị và quyền lực. Ở đây, cũng như ở mọi chỗ khác, Đức Kitô luôn luôn là khuôn mẫu của chúng ta. Ngài không bám riết vào thiên tính của mình, nhưng đã trút bỏ tất cả và mang lấy bản tính của người nô lệ (x. Pl 2,7). Truyền thông là một việc diễn biến trong thời gian, không bao giờ xong hoàn toàn. Nó kêu gọi chúng ta phải kiên nhẫn và biết cảm thông. Một khi đã được tháo gỡ khỏi mọi trở ngại, việc truyền thông cũng đòi chúng ta phải hiểu mình và hiểu biết người khác.
Như thế, trong việc đào tạo truyền thông xã hội cần phải có nhiều bước thực hành, như chúng ta đã thấy qua bài khảo luận này. Chúng tôi chỉ xin liệt kê ra đây. (1) Chúng ta phải học hỏi các nền văn hoá của cộng đồng bằng cách lắng nghe họ. (2) Cần phải có kinh nghiệm về những nền văn hoá ấy để (3) chúng ta có thể tìm ra các phương cách diễn tả thích hợp nhất. (4) Cố gắng nhận ra đâu là những trở ngại cho việc truyền thông khi xem xét mình và xem xét tình cảnh của chúng ta. (5) Học hỏi những phương cách truyền thông có sẵn. Ở đây, chúng ta cần nhìn nhận các phương thế truyền thông không hề vô thưởng vô phạt. Các phương thế ấy là những dụng cụ vô cùng mềm dẻo, chúng mang theo những giá trị đặc biệt có thể ảnh hưởng nhiều hay ít trên cách chúng ta làm việc truyền thông. Chẳng hạn, việc truyền thông đại chúng có thể củng cố và giải thích tại sao người ta lại có ý thức về quyền lực tập trung - nghĩa là quyền lực của một người có thể ngỏ lời với nhiều người. Việc truyền thông ấy có thể gây hiểu sai về sự hiệp thông và cộng đồng, nhưng cũng có thể giúp tạo ra một loại cộng đồng đặc biệt nào đó. (6) Chúng ta luôn sẵn sàng ngỏ lời xin giúp đỡ, xin người khác phản hồi lại để có thể biết họ và trong khi biết họ, chúng ta sẽ yêu mến họ. (7) Cuối cùng, cần phải biết thông điệp mà mình muốn truyền đi. Chúng ta sẽ làm việc này thông qua cầu nguyện và suy niệm Thánh Kinh, thông qua việc Thiên Chúa tự truyền thông mình nơi Đức Kitô. Để đào tạo truyền thông xã hội và xây dựng nền thần học truyền thông, chúng ta cần nhìn nhận Đức Kitô là sự truyền thông viên mãn, Đức Kitô chính là trung tâm của việc truyền thông. Thiên Chúa tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của Ngài, theo hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, là hình ảnh có sức truyền thông và thông qua việc truyền thông ấy, sẽ đem lại sự sống, ơn cứu độ cho tất cả mọi người.
Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, trong Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục “Pastores dabo vobis” đã nói đến cội nguồn của thừa tác vụ linh mục là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mục đích của thừa tác vụ linh mục là phục vụ Giáo Hội và cứu độ thế giới với hướng đi truyền giáo thật bao la, chứ không hạn hẹp, và quy chiếu về Chúa Kitô là chìa khoá tuyệt đối cần thiết để có thể thấu hiểu thực tại linh mục (PDV 12).Trong ba chức năng: rao giảng, thánh hóa và lãnh đạo của linh mục, Tông huấn “Pastores dabo vobis” đã nói đến chức năng đầu tiên của linh mục là rao giảng Tin Mừng: “Trước hết, linh mục là thừa tác viên Lời Chúa. Linh mục được hiến thánh và sai đi để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người, mời gọi mọi người vâng phục đức tin và hướng dẫn các tin hữu, để mỗi ngày họ một hiểu biết và thông hiệp sâu xa hơn vào mầu nhiệm của Thiên Chúa, đã được Đức Kitô mạc khải và truyền đạt cho chúng ta” (PDV 26).
Để trở nên thừa tác viên Lời Chúa trong thời đại kỹ thuật số, xin
cùng nhau đọc lại một lời kinh thật đẹp của thánh Augustinô xin cho được ơn hiểu biết Lời Chúa trong cuốn Confesssion: “Xin hãy để Lời Chúa nên nguồn vui thanh khiết cho con. Xin đừng để con bị lừa lọc trong đó hay lấy đó mà lừa lọc người khác…Xin lắng nghe hồn con và nghe tiếng than thở từ vực sâu kêu lên đến Chúa…Xin rộng ban cho con thời giờ để suy ngắm các điều kín nhiệm của luật Chúa và đừng đóng luật Chúa khi con gõ tìm. Vì chẳng phải vô cớ mà Chúa đã muốn có ngần ấy trang sách viết đầy dẫy những điều kín nhiệm như thế… Ôi lạy Chúa, xin hoàn tất việc Chúa nơi con và soi sáng những trang ấy cho con ! Này đây tiếng Chúa là niềm hoan lạc của con; tiếng Chúa vượt qua mọi niềm vui. Xin ban cho con điều con yêu mến… Đừng khước từ thứ cỏ rả của Chúa khi nó đang đói khát Chúa… Chớ gì các điều bí nhiệm trong Lời Chúa mở toang cho con khi con gõ tìm. Con nài xin Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, …nơi Ngài tàng chứa mọi kho tàng khôn ngoan và thông hiểu (Cl 2,3). Đây là những kho tàng mà con tìm trong các sách của Chúa”.
Nguyện xin Mẹ Thiên Chúa và Cha Sở Thánh xứ Ars bảo trợ cho anh em linh mục chúng con trong thừa tác vụ Lời Chúa giữa thời đại kỹ thuật số hôm nay.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Chú thích:
1 Paul Soukup, SJ., Francis Buckley và David C. Robinson, The Influence of Information Technologies on Theology, Theological Studies, May 2001.
2 Bernard Cohen, The Press and Foreign Policy (Princeton: Princeton University Press, 1963) 13.
3 James W. Carey, A cultural approach to communication, in lại trong J.W.Carey, Communication as Culture: Essays on the Media and Society (Boston: Unwin Hyman, 1989) 13-16.
4 Horace Newcomb và Paul Hirsch, Television as a cultural form. Trong H. Newcomb (ed.), Television: The Critical View (4th. Ed.) (New York: Oxford University Press, 1987), 455-470.
5 Joshua Meyrowitz, No Sense of Place: The Impact of Electronic Media on Social Behaviour (New York: Oxford University Press, 1985).
6 Walter J. Ong., S.J., Orality and Literacy: The Technologizing of the Word (London: Methuen, 1982).
7 Walter J. Ong, S.J., Communication medi a and the state of theology. Cross Currents, 19 (1969) 462-480.
8 Đức Piô XII, Miranda Prorsus, số 25.
9 Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, Hiệp thông và tiến bộ, số 8
10 X. Hồng y Martini. Effata, Apriti. Communicating Christ to the Word: The pastoral Letters Effata, Apriti and Il Lembo del Mantello. Bản dịch của Thomas Lucas, S.J. Kansas City: Sheed & Ward, 1992, tr. 1-76.
11 Hội đồng Giáo hoàng, Hiệp thông và tiến bộ, số 11.
12 Gerard Manley Hopkins. As Kingfishers Catch Fire (bài thơ 34). Văn vần và văn xuôi của Gerard Manley Hopkins. Ed. W.H. Gardner. London: Penguin, 1988: tr. 51.
13 Paul Watzlawick, Janice Beavin và Don Jackson. The Pragmatics of Human Communication: A study of interactional patterns, pathologies and paradoxes, New York: Norton, 1967.
14 Ulbaldo Stecconi. Peirce’s Semiotics for Translation. Fidelity and Translation: Communicating the Bible in New Media. Eds. Paul A Soukup và Robert Hodgson. Franklin, WI: Sheed & Ward, New York: American Bible Society, 1999, tr. 249-261.
15 Avery Dulles, The Church is Communications. Multimedia International 1 (1971).
16 Dulles, Avery. Vatican II và truyền thông. Trong Latourelle, R. (ed.) Vatican II: Assessment and Perspective, ba tập. New York: Paulist Press, 1989, tr. 529.
17 Avery Dulles, Models of the Church, Garden City, NY: Doubleday, 1987: tr. 34-102. Xuất bản lần đầu 1974.
18 Đức Piô XI, Vigilanti Cura, số 9; Đức Piô XII, Miranda Prosrsus, số 24; Vatican II, Inter Mirifica, số 1.
19 Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, Đạo đức trong truyền thông, số 32.
20 Đạo đức trong truyền thông, số 3.
21 X. Đức Phaolô VI, Loan báo Tin Mừng, số 41.
22 Augustinô bàn về vấn đề này trong tập IV De Doctrina Christiana bằng cách sử dụng tu từ học, là công nghệ truyền thông hàng đầu thời ấy.
23 Martini, OP. cit., đặc biệt tr. 16-19.
(Trích trong “THẦN HỌC TRUYỀN THÔNG, nền tảng cho việc đào tạo truyền thông xã hội”.Tác giả F. Paul A. Soukup, S.J.Trưởng khoa Phân khoa Truyền thông của đại học Santa Clara, tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ. Đăng trong tạp chí Social Communication Formation in Priestly Ministry, do Franz-Josef Eilers, svd. chủ biên, Logos Publications, Inc. xuất bản tại Manila 2002; Lm Phêrô Đặng Xuân Thành chuyển dịch.)
Đức Giáo Hoàng cầu cho những người thất nghiệp
Peter Nguyễn Minh Trung
15:26 01/02/2010
VATICAN, 31-01-2010 (ZENIT) -- Hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn đang tiếp tục khiến nhiều người mất công ăn việc làm, vì thế Đức Giáo Hoàng Benedict XVI kêu gọi mọi người mặc lấy “tinh thần trách nhiệm to lớn” để có thể khuynh đảo lại cơn suy thoái toàn cầu.
Đức Thánh Cha đã thúc đẩy những lời trên sau buổi đọc Kinh Truyền Tin với nhiều nhóm tập họp tại Quảng trường Thánh Phêrô vào hôm qua.
Ngài nói thêm: “Cuộc khủng hoảng kinh tế đang tạo ra những sa thải việc làm với nhiều người, và tình trạng này đòi hỏi phải có một tinh thần trách nhiệm to lớn của mỗi người: từ người chủ, đến công nhân, và chính phủ.”
Đức Giáo Hoàng cũng đề cập đến vài trường hợp đặc biệt như ở Termini Imerese, Italia, nơi một nhà máy chế tạo của hãng xe FIAT với hơn 3000 nhân công đã phải tạm ngừng hoạt động và sẽ đóng cửa vĩnh viễn vào năm 2012; một trường hợp khác ở Portovesme, Italia, nơi công ty Alcoa có trụ sở đóng tại Pennsylvania, Hoa Kỳ vừa đóng cửa tạm thời một nhà máy.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng ngài cùng với Hội Đồng Giám Mục Italia đang yêu cầu chính phủ và các doanh nghiệp làm “mọi thứ có thể để bảo vệ quyền lợi, và gia tăng lao động cho người dân, sao cho các gia đình có công việc làm ăn xứng đáng và được hỗ trợ đầy đủ.”
Đức Thánh Cha đã thúc đẩy những lời trên sau buổi đọc Kinh Truyền Tin với nhiều nhóm tập họp tại Quảng trường Thánh Phêrô vào hôm qua.
Ngài nói thêm: “Cuộc khủng hoảng kinh tế đang tạo ra những sa thải việc làm với nhiều người, và tình trạng này đòi hỏi phải có một tinh thần trách nhiệm to lớn của mỗi người: từ người chủ, đến công nhân, và chính phủ.”
Đức Giáo Hoàng cũng đề cập đến vài trường hợp đặc biệt như ở Termini Imerese, Italia, nơi một nhà máy chế tạo của hãng xe FIAT với hơn 3000 nhân công đã phải tạm ngừng hoạt động và sẽ đóng cửa vĩnh viễn vào năm 2012; một trường hợp khác ở Portovesme, Italia, nơi công ty Alcoa có trụ sở đóng tại Pennsylvania, Hoa Kỳ vừa đóng cửa tạm thời một nhà máy.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng ngài cùng với Hội Đồng Giám Mục Italia đang yêu cầu chính phủ và các doanh nghiệp làm “mọi thứ có thể để bảo vệ quyền lợi, và gia tăng lao động cho người dân, sao cho các gia đình có công việc làm ăn xứng đáng và được hỗ trợ đầy đủ.”
Tân TGM Iraq kêu gọi các tín hữu bị bách hại hy vọng
Peter Nguyễn Minh Trung
15:28 01/02/2010
MOSUL, IRAQ (CNA) -- Đức tân Tổng Giám Mục Mosul, thay thế cho vị tiền nhiệm bị bắt cóc và đã chết trong lúc bị giam cầm, nói rằng sứ mệnh của ngài là mang lại “niềm hy vọng và lòng cậy tin” cho các tín hữu bị bách hại, những người đang phải đối mặt với việc đe dọa đánh bom, giết chóc và những áp lực khác buộc phải rời thành phố, một trung tâm Kitô giáo lâu đời.
Đức tân Tổng Giám Mục 42 tuổi Amil Shamaaoun Nona được Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm thế chỗ của Đức cố Tổng Giám Mục Paulos Faraj Rahho, người bị bắt cóc bên ngoài Vương Cung Thánh Đường của giáo phận Mosul 2 năm trước, và chết 10 ngày sau đó vì trụy tim và thiếu thuốc men. Vị tân Tổng Giám Mục, trước đây là linh mục của giáo phận Alqosh kế bên, đã làm lễ nhậm chức tại Nhà thờ Chánh tòa Mosul hôm 22-01-2010 vừa qua, khoảng hai tuần sau khi được tấn phong Giám mục.
Trong một thông báo gửi Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ (ACN), tân TGM Nona nói các vụ tàn sát, bắt cóc Kitô hữu vẫn tiếp diễn, đánh bom các nhà thờ và trung tâm thuộc Giáo hội trên khắp thành phố Mosul.
TGM Nona nhấn mạnh: “Sứ mạng mới của tôi là mang đến niềm hy vọng và lòng cậy tin cho các tín hữu ở Mosul, làm cho họ thấy vị mục tử của họ luôn bên cạnh họ dù trong những lúc khó khăn, gian truân nhất.”
Từ khi bạo lực và sự đe dọa chống các Kitô hữu dấy lên mạnh mẽ vào năm 2003, cộng đồng Công giáo nghi lễ Chalde ở Mosul đã thu nhỏ lại đến 2 phần 3, và số người Công giáo tại đây bây giờ chỉ vào khoảng 5000.
Có nhiều báo cáo cho thấy các cuộc tấn công vào người Kitô giáo là một thủ đoạn của các nhóm cực đoan muốn thu hút sự chú ý của công luận quốc tế.
Đức TGM Nona nói: “Điều cần thiết là phải có một áp lực quốc tế mạnh mẽ lên các đảng có uy thế, ảnh hưởng tại Iraq để khiến họ đừng lôi người Kitô giáo vào đau khổ trong các cuộc tranh giành quyền lực.”
Tháng 12-2009, một ngày trước Đêm Giáng Sinh, nhiều quả bom đã phát nổ ở một số nhà thờ, bao gồm vụ nổ tại ngôi Thánh đường St. Thomas 1200 năm tuổi. Trong vụ đó, 2 người đã bị giết và 5 người khác bị thương, theo ACN.
Tổng Giám Mục nghi lễ Latinh của Baghdad là Đức cha Jean Sleiman đã chỉ trích “sự im lặng của giới truyền thông” về những bách hại đối với Giáo hội ở Iraq.
Trả lời phỏng vấn thông tấn xã SIR gần đây, ngài nói: “Chúng ta hãy phá tan bức tường của sự im lặng đang bao bọc lấy những tội ác và giết chóc người Kitô giáo tại Mosul cũng như Iraq.”
“Nhà nước chẳng làm gì khi chứng kiến các Kitô hữu bị giết ở Mosul. Các lực lượng an ninh tại những nơi xảy ra tấn công và giết chóc làm ra vẻ: không thấy, không nghe, không biết.”
Đức TGM Nona nói Giáo hội là nguồn mạch hy vọng duy nhất cho nhiều Kitô hữu ở Mosul.
“Điều duy nhất các tín hữu vẫn còn bám chặt vào, chính là Giáo hội. Vì lẽ đó, Giáo hội, mà đại diện là vị Giám mục bản quyền, phải có nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên mình và giúp họ cảm thấy an lòng qua sự hiện diện của vị Giám mục bên cạnh và ở giữa đoàn chiên”, Đức TGM Nona nói.
Mosul là thành phố nằm bên bờ sông Tigris và có liên hệ với thành Ninivê trong Kinh Thánh. Nơi đây trong lịch sử được coi là trái tim của Kitô giáo tại Iraq và theo truyền thống luôn có cộng đồng Kitô hữu lớn nhất tại Iraq.
Trong một thông báo gửi Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ (ACN), tân TGM Nona nói các vụ tàn sát, bắt cóc Kitô hữu vẫn tiếp diễn, đánh bom các nhà thờ và trung tâm thuộc Giáo hội trên khắp thành phố Mosul.
TGM Nona nhấn mạnh: “Sứ mạng mới của tôi là mang đến niềm hy vọng và lòng cậy tin cho các tín hữu ở Mosul, làm cho họ thấy vị mục tử của họ luôn bên cạnh họ dù trong những lúc khó khăn, gian truân nhất.”
Từ khi bạo lực và sự đe dọa chống các Kitô hữu dấy lên mạnh mẽ vào năm 2003, cộng đồng Công giáo nghi lễ Chalde ở Mosul đã thu nhỏ lại đến 2 phần 3, và số người Công giáo tại đây bây giờ chỉ vào khoảng 5000.
Có nhiều báo cáo cho thấy các cuộc tấn công vào người Kitô giáo là một thủ đoạn của các nhóm cực đoan muốn thu hút sự chú ý của công luận quốc tế.
Đức TGM Nona nói: “Điều cần thiết là phải có một áp lực quốc tế mạnh mẽ lên các đảng có uy thế, ảnh hưởng tại Iraq để khiến họ đừng lôi người Kitô giáo vào đau khổ trong các cuộc tranh giành quyền lực.”
Tháng 12-2009, một ngày trước Đêm Giáng Sinh, nhiều quả bom đã phát nổ ở một số nhà thờ, bao gồm vụ nổ tại ngôi Thánh đường St. Thomas 1200 năm tuổi. Trong vụ đó, 2 người đã bị giết và 5 người khác bị thương, theo ACN.
Tổng Giám Mục nghi lễ Latinh của Baghdad là Đức cha Jean Sleiman đã chỉ trích “sự im lặng của giới truyền thông” về những bách hại đối với Giáo hội ở Iraq.
Trả lời phỏng vấn thông tấn xã SIR gần đây, ngài nói: “Chúng ta hãy phá tan bức tường của sự im lặng đang bao bọc lấy những tội ác và giết chóc người Kitô giáo tại Mosul cũng như Iraq.”
“Nhà nước chẳng làm gì khi chứng kiến các Kitô hữu bị giết ở Mosul. Các lực lượng an ninh tại những nơi xảy ra tấn công và giết chóc làm ra vẻ: không thấy, không nghe, không biết.”
Đức TGM Nona nói Giáo hội là nguồn mạch hy vọng duy nhất cho nhiều Kitô hữu ở Mosul.
“Điều duy nhất các tín hữu vẫn còn bám chặt vào, chính là Giáo hội. Vì lẽ đó, Giáo hội, mà đại diện là vị Giám mục bản quyền, phải có nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên mình và giúp họ cảm thấy an lòng qua sự hiện diện của vị Giám mục bên cạnh và ở giữa đoàn chiên”, Đức TGM Nona nói.
Mosul là thành phố nằm bên bờ sông Tigris và có liên hệ với thành Ninivê trong Kinh Thánh. Nơi đây trong lịch sử được coi là trái tim của Kitô giáo tại Iraq và theo truyền thống luôn có cộng đồng Kitô hữu lớn nhất tại Iraq.
Đức Giáo Hoàng cầu cho các học giả tìm thấy được Thiên Chúa
Peter Nguyễn Minh Trung
15:28 01/02/2010
VATICAN, 31-01-2010 (ZENIT) -- Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã tái xác nhận rằng không có mâu thuẫn giữa đức tin và khoa học. Tháng này, ý chỉ của ngài là cầu nguyện cho tất cả các học giả và trí thức tìm đến và học biết Chúa qua các nghiên cứu khoa học.
Hội Tông Đồ Cầu Nguyện đã loan báo ý chỉ trên được Đức Giáo Hoàng chọn để cầu nguyện trong tháng hai.
Đại ý của Đức Thánh Cha là: “Cầu cho tất cả các học giả và trí thức, bằng phương tiện nghiên cứu chân thật, khi tìm kiếm chân lý sẽ đến được và hiểu biết Thiên Chúa - Chân lý Đích thực”.
Mỗi tháng Đức Giáo Hoàng đều có ý chỉ cầu nguyện riêng.
Ý chỉ của tháng hai này còn có: “Giáo hội nhận biết được căn tính truyền giáo của mình, và cố gắng trung thành bước theo chân Chúa để loan truyền Phúc Âm tới mọi dân muôn nước”.
Hội Tông Đồ Cầu Nguyện đã loan báo ý chỉ trên được Đức Giáo Hoàng chọn để cầu nguyện trong tháng hai.
Đại ý của Đức Thánh Cha là: “Cầu cho tất cả các học giả và trí thức, bằng phương tiện nghiên cứu chân thật, khi tìm kiếm chân lý sẽ đến được và hiểu biết Thiên Chúa - Chân lý Đích thực”.
Mỗi tháng Đức Giáo Hoàng đều có ý chỉ cầu nguyện riêng.
Ý chỉ của tháng hai này còn có: “Giáo hội nhận biết được căn tính truyền giáo của mình, và cố gắng trung thành bước theo chân Chúa để loan truyền Phúc Âm tới mọi dân muôn nước”.
Philippines: Cuộc tuần hành vĩ đại của hàng giáo sĩ
Peter Nguyễn Minh Trung
15:32 01/02/2010
MANILA, PHILIPPINES, 30-01-2010 (CNA) -- Hội nghị Linh mục Toàn quốc lần thứ hai (NCC II) của Philippines kéo dài trong năm ngày đã kết thúc vào hôm thứ sáu tuần rồi với cuộc tuần hành ra đường phố của hơn 5500 linh mục, trên tổng số 7000 linh mục nước này, đến từ 87 giáo phận và cả hải ngoại. Linh mục Thần học gia Phủ Giáo Hoàng Raniero Cantalamessa, OFM đã có bài giảng tĩnh tâm về khía cạnh của sự quy tụ.
Cuộc hội ngộ quá lớn của các linh mục tham dự viên đã khiến ban tổ chức không đủ số áo lễ, dây stola và áo alba để phân phát. Hội Đồng Giám Mục Philippines cho biết ban tổ chức chỉ chuẩn bị 5300 bộ đồ lễ, trong khi số linh mục đến tham dự là hơn 5500.
Ông Henrietta de Villa, cựu Đại sứ Philippines tại Tòa Thánh, kiêm Chủ tịch Ủy ban Điều phối Trung ương NCC II, cho biết: “Chúng tôi đã bổ sung thêm một trăm bộ đồ lễ khi thấy thiếu, nhưng vẫn không đủ, số linh mục còn lại đành phải dùng tạm áo alba mà thiếu dây stola.”
Hội nghị Linh mục Toàn quốc, còn được xem là tuần tĩnh tâm, với sự tham gia đặc biệt chủ Cha Cantalamessa trong vai trò giảng thuyết.
Linh mục Thần học gia Phủ Giáo Hoàng giảng về nhu cầu của sự canh tân từ bên trong và hướng dẫn các linh mục suy tư phép Thánh Thể, Bí tích Hòa giải và lập lại lời thề khi lãnh chức linh mục.
“Chỉ ở Philippines những điều này mới có thể xảy ra, thật nhiều linh mục quy về một mối”, Cha Cantalamessa nhấn mạnh.
Số tham dự viên Hội nghị Linh mục Toàn quốc lần thứ hai ở Philippines đã vượt qua con số 1500 linh mục quy tụ tại cuộc họp mặt quốc tế ở Ars, Pháp vào năm ngoái khi mở đầu Năm Linh Mục.
Hôm thứ năm, một ngày trước lễ bế mạc, Cha Cantalamessa đã đọc bài diễn văn tới các tín hữu Philippines về đề tài “Mối tương giao giữa Giáo sĩ và Giáo dân” và “Hôn nhân và Gia đình theo Kinh Thánh”.
Vị Thần học gia nổi tiếng khắp thế giới về giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng cũng có cuộc nói chuyện riêng với các linh mục Dòng Phanxicô hôm thứ sáu sau lễ bế mạc.
Ý chỉ của tháng hai này còn có: “Giáo hội nhận biết được căn tính truyền giáo của mình, và cố gắng trung thành bước theo chân Chúa để loan truyền Phúc Âm tới mọi dân muôn nước”.
Ông Henrietta de Villa, cựu Đại sứ Philippines tại Tòa Thánh, kiêm Chủ tịch Ủy ban Điều phối Trung ương NCC II, cho biết: “Chúng tôi đã bổ sung thêm một trăm bộ đồ lễ khi thấy thiếu, nhưng vẫn không đủ, số linh mục còn lại đành phải dùng tạm áo alba mà thiếu dây stola.”
Hội nghị Linh mục Toàn quốc, còn được xem là tuần tĩnh tâm, với sự tham gia đặc biệt chủ Cha Cantalamessa trong vai trò giảng thuyết.
Linh mục Thần học gia Phủ Giáo Hoàng giảng về nhu cầu của sự canh tân từ bên trong và hướng dẫn các linh mục suy tư phép Thánh Thể, Bí tích Hòa giải và lập lại lời thề khi lãnh chức linh mục.
“Chỉ ở Philippines những điều này mới có thể xảy ra, thật nhiều linh mục quy về một mối”, Cha Cantalamessa nhấn mạnh.
Số tham dự viên Hội nghị Linh mục Toàn quốc lần thứ hai ở Philippines đã vượt qua con số 1500 linh mục quy tụ tại cuộc họp mặt quốc tế ở Ars, Pháp vào năm ngoái khi mở đầu Năm Linh Mục.
Hôm thứ năm, một ngày trước lễ bế mạc, Cha Cantalamessa đã đọc bài diễn văn tới các tín hữu Philippines về đề tài “Mối tương giao giữa Giáo sĩ và Giáo dân” và “Hôn nhân và Gia đình theo Kinh Thánh”.
Vị Thần học gia nổi tiếng khắp thế giới về giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng cũng có cuộc nói chuyện riêng với các linh mục Dòng Phanxicô hôm thứ sáu sau lễ bế mạc.
Ý chỉ của tháng hai này còn có: “Giáo hội nhận biết được căn tính truyền giáo của mình, và cố gắng trung thành bước theo chân Chúa để loan truyền Phúc Âm tới mọi dân muôn nước”.
Những ngộ nhận về con người tạo thời cuộc Scott Brown
Trần Mạnh Trác
17:12 01/02/2010
Trong cuộc bầu cử đặc biệt ngày 19 tháng 1 để điền vào ghế trống từng được Thượng nghị sĩ Ted Kennedy Dân chủ nắm giữ từ năm 1962, Scott Brown, một người tương đối ít tên tuổi cuả đảng Cộng Hoà, đã đánh bại nhân vật được sủng ái cuả đảng Dân Chủ, Chưởng Lý Massachusetts bà Martha Coakley, một người Công giáo ủng hộ phá thai hợp pháp, bằng một tỷ số áp đảo 52-47 phần trăm.
Chiến thắng cuả Brown đã làm đảng Dân Chủ té ngửa. Cho tới nay họ vẫn chưa chỗi dậy và tìm được một hướng đi nào trước thực tế mới này. Và dự luật Cải Tổ Y Tế, từng bị các Giám Mục Công Giáo chỉ trích, thông qua nhờ những chiến thuật lấy thịt đè người, cũng bị khựng lại vô thời hạn.
Theo dõi những quan điểm tích cực cuả giới Công giáo và cuả những nhóm phò sự sống trước và sau cuộc bầu cử, nhiều người tưởng rằng Brown là một người Công giáo và phò sự sống 100%. Nhưng đó là hai ngộ nhận lớn.
Brown và gia đình là thành viên cuả New England Chapel tại Franklin, Mass, thuộc Christian Reformed Church, gốc rễ từ phong trào Cải Cách Tin Lành.
Và mặc dù Brown phản đối phá thai và hỗ trợ việc thông báo cho cha mẹ trước khi một trẻ vị thành niên có thể phá thai, ông tin rằng quyết định phá thai "cuối cùng, nên được thực hiện bởi chính người phụ nữ tham vấn với bác sĩ của mình", theo quan điểm viết trên trang web tranh cử.
Trường hợp cuả Brown cho thấy giáo hội Công Giáo đang phải lựa chọn giữa những bất toàn cuả thực tại chính trị. Trong trường hợp này, ủng hộ một người Tin Lành không cam kết thì vẫn ít nguy hiểm hơn là cho một người Công Giáo phò phá thai.
Ông CJ Doyle, giám đốc điều hành Catholic Action League (Liên Minh Công Giáo Hành Động) cuả Massachusetts, cho biết Brown được xem là gần gũi hơn với lời dạy của giáo hội về phá thai hơn là Coakley.
"Chúng tôi né một viên đạn bằng cách tránh một người sẽ làm tổn hại lớn đến phong trào phò sự sống," ông nói thêm.
Ông Victor Pap III, giám đốc điều hành của Catholic Citizenship (Người Công Dân Công Giáo), một tổ chức giáo dục và vận động, trụ sở ở Woburn, Mass, nói trong một bản tin rằng “chiến thắng bất ngờ cuả ông Brown chứng minh một cách rất rõ ràng rằng những ứng viên có một chủ trương “Trung Hữu’ về vấn đề phá thai (tức là chống tài trợ công cộng cho phá thai, gia tăng thông tin về các lựa chọn có thể thay thế cho phá thai và duy trì lệnh cấm partial-birth procedures (phá thai bằng cách cắt đầu đứa bé trong lúc sinh)). .. có thể lôi cuốn cử tri độc lập và những đảng viên Dân chủ chống phá thai. "
Mặc dù không đề cập thẳng đến lập trường của Brown về phá thai, Đức Hồng Y Sean P. O'Malley của Boston nói ngài cảm thấy vui mừng vì "người dân của tiểu bang Massachusetts đã bỏ phiếu độc lập chứ không theo lệnh cuả các đảng phái."
"Trong nhà thờ chúng tôi luôn luôn khuyến khích người dân hãy bỏ phiếu vì các vấn đề hơn là vì đảng phái hoặc vì giáo phái," ngài viết trên tờ báo cuả tổng giáo phận Boston,the Pilot.
Mặc dù không phải là người Công giáo, Brown và vợ ông, phóng viên truyền hình Gail Huff, có một mối quan hệ đặc biệt với 48 nữ tu dòng Si Tô (Cistercian ) ở đan viện Mount St Mary.
"Brown đã quyên tiền để mua một xe golf đặc biệt dùng chuyên chở các sơ già yếu" và vợ chồng ông "đã góp phần tổ chức lạc quyên $5.5 triệu để thay thế nhà máy sản xuất bánh kẹo đã 50 năm cũ bằng một nhà máy thân thiện với môi trường, hoàn chỉnh với các tấm pin dùng năng lượng mặt trời và một tuốc bin gió, " theo tin cuả the Globe.
Đan viện Mount St Mary, thành lập năm 1949 và được coi là tu viện đầu tiên của dòng Si Tô nữ tại Hoa Kỳ, sống nhờ việc bán kẹo Trappistine và fudge.
Ông Brown, khi còn là một luật sư, lần đầu tiên gặp các nữ tu khi họ liên lạc với ông về một vấn đề di trú.
"Cuộc gặp gỡ đã trở thành một tình bạn đẹp,"The Globe trích dẫn lời sơ Katie McNamara "Chúng tôi cầu nguyện cho họ mỗi ngày."
Ông Brown nói với tờ báo rằng "khi bạn có những nữ tu cầu nguyện cho bạn ba lần một ngày và bạn lại không phải là Công Giáo, thì bất cứ điều gì (xấu) ngươì ta làm hoặc nói về bạn, thì đều như là có một tấm phên che làm bằng Teflon. Nó dội ngược lại ngay."
Chiến thắng cuả Brown đã làm đảng Dân Chủ té ngửa. Cho tới nay họ vẫn chưa chỗi dậy và tìm được một hướng đi nào trước thực tế mới này. Và dự luật Cải Tổ Y Tế, từng bị các Giám Mục Công Giáo chỉ trích, thông qua nhờ những chiến thuật lấy thịt đè người, cũng bị khựng lại vô thời hạn.
Theo dõi những quan điểm tích cực cuả giới Công giáo và cuả những nhóm phò sự sống trước và sau cuộc bầu cử, nhiều người tưởng rằng Brown là một người Công giáo và phò sự sống 100%. Nhưng đó là hai ngộ nhận lớn.
Brown và gia đình là thành viên cuả New England Chapel tại Franklin, Mass, thuộc Christian Reformed Church, gốc rễ từ phong trào Cải Cách Tin Lành.
Và mặc dù Brown phản đối phá thai và hỗ trợ việc thông báo cho cha mẹ trước khi một trẻ vị thành niên có thể phá thai, ông tin rằng quyết định phá thai "cuối cùng, nên được thực hiện bởi chính người phụ nữ tham vấn với bác sĩ của mình", theo quan điểm viết trên trang web tranh cử.
Trường hợp cuả Brown cho thấy giáo hội Công Giáo đang phải lựa chọn giữa những bất toàn cuả thực tại chính trị. Trong trường hợp này, ủng hộ một người Tin Lành không cam kết thì vẫn ít nguy hiểm hơn là cho một người Công Giáo phò phá thai.
Ông CJ Doyle, giám đốc điều hành Catholic Action League (Liên Minh Công Giáo Hành Động) cuả Massachusetts, cho biết Brown được xem là gần gũi hơn với lời dạy của giáo hội về phá thai hơn là Coakley.
"Chúng tôi né một viên đạn bằng cách tránh một người sẽ làm tổn hại lớn đến phong trào phò sự sống," ông nói thêm.
Ông Victor Pap III, giám đốc điều hành của Catholic Citizenship (Người Công Dân Công Giáo), một tổ chức giáo dục và vận động, trụ sở ở Woburn, Mass, nói trong một bản tin rằng “chiến thắng bất ngờ cuả ông Brown chứng minh một cách rất rõ ràng rằng những ứng viên có một chủ trương “Trung Hữu’ về vấn đề phá thai (tức là chống tài trợ công cộng cho phá thai, gia tăng thông tin về các lựa chọn có thể thay thế cho phá thai và duy trì lệnh cấm partial-birth procedures (phá thai bằng cách cắt đầu đứa bé trong lúc sinh)). .. có thể lôi cuốn cử tri độc lập và những đảng viên Dân chủ chống phá thai. "
Mặc dù không đề cập thẳng đến lập trường của Brown về phá thai, Đức Hồng Y Sean P. O'Malley của Boston nói ngài cảm thấy vui mừng vì "người dân của tiểu bang Massachusetts đã bỏ phiếu độc lập chứ không theo lệnh cuả các đảng phái."
"Trong nhà thờ chúng tôi luôn luôn khuyến khích người dân hãy bỏ phiếu vì các vấn đề hơn là vì đảng phái hoặc vì giáo phái," ngài viết trên tờ báo cuả tổng giáo phận Boston,the Pilot.
Mặc dù không phải là người Công giáo, Brown và vợ ông, phóng viên truyền hình Gail Huff, có một mối quan hệ đặc biệt với 48 nữ tu dòng Si Tô (Cistercian ) ở đan viện Mount St Mary.
"Brown đã quyên tiền để mua một xe golf đặc biệt dùng chuyên chở các sơ già yếu" và vợ chồng ông "đã góp phần tổ chức lạc quyên $5.5 triệu để thay thế nhà máy sản xuất bánh kẹo đã 50 năm cũ bằng một nhà máy thân thiện với môi trường, hoàn chỉnh với các tấm pin dùng năng lượng mặt trời và một tuốc bin gió, " theo tin cuả the Globe.
Đan viện Mount St Mary, thành lập năm 1949 và được coi là tu viện đầu tiên của dòng Si Tô nữ tại Hoa Kỳ, sống nhờ việc bán kẹo Trappistine và fudge.
Ông Brown, khi còn là một luật sư, lần đầu tiên gặp các nữ tu khi họ liên lạc với ông về một vấn đề di trú.
"Cuộc gặp gỡ đã trở thành một tình bạn đẹp,"The Globe trích dẫn lời sơ Katie McNamara "Chúng tôi cầu nguyện cho họ mỗi ngày."
Ông Brown nói với tờ báo rằng "khi bạn có những nữ tu cầu nguyện cho bạn ba lần một ngày và bạn lại không phải là Công Giáo, thì bất cứ điều gì (xấu) ngươì ta làm hoặc nói về bạn, thì đều như là có một tấm phên che làm bằng Teflon. Nó dội ngược lại ngay."
Haiti: Các cha Dòng Tên nói 700.000 người thiếu nước
Peter Nguyễn Minh Trung
15:45 01/02/2010
BANGKOK, 01-02-2010 (UCAN) -- Khoảng 700.000 trong số 1 triệu người mất nhà cửa ở thủ đô Port-au-Prince, Haiti, đang thiếu nước sạch, Ủy ban Người tị nạn Dòng Tên (JRS) cho biết.
JRS nói: “Nước được phân phát hằng ngày ở Port-au-Prince chỉ đến được tay khoảng 308.000 người.”
Con số đó chỉ là ¼ của những người đang cần tiếp tế thực phẩm.
“Bên cạnh đó, số thực phẩm cứu trợ chỉ đến được hơn 500.000 người trong số 2 triệu người đang đói lả, hàng tiếp tế đang bị cản trở do sự chen chúc và tắc nghẽn tại sân bay”, JRS nói.
Caritas Haiti và Cơ quan Cứu trợ Công giáo đã phân phát gần hết 100 tấn lương thực để giúp hơn 50.000 người tại Petionville Club, một trong những khu tạm cư lớn nhất ở thủ đô Port-au-Prince.
Chính phủ Haiti cho biết số người chết được tìm thấy đã gần 200.000 và hơn 196.000 người khác bị thương.
Mạng lưới truyền thông bị tê liệt đang gây cản trở công tác điều phối giữa các nhóm nhân đạo khác nhau, JRS cho biết.
Trẻ em là đối tượng thiếu lương thực nhiều nhất. Các chuyên gia y tế quốc tế đang nỗ lực ưu tiên điều trị các trẻ dưới 2 tuổi khỏi bị suy dinh dưỡng cấp tính và để chúng không thiếu các thành phần dinh dưỡng cần thiết.
Con số đó chỉ là ¼ của những người đang cần tiếp tế thực phẩm.
“Bên cạnh đó, số thực phẩm cứu trợ chỉ đến được hơn 500.000 người trong số 2 triệu người đang đói lả, hàng tiếp tế đang bị cản trở do sự chen chúc và tắc nghẽn tại sân bay”, JRS nói.
Caritas Haiti và Cơ quan Cứu trợ Công giáo đã phân phát gần hết 100 tấn lương thực để giúp hơn 50.000 người tại Petionville Club, một trong những khu tạm cư lớn nhất ở thủ đô Port-au-Prince.
Chính phủ Haiti cho biết số người chết được tìm thấy đã gần 200.000 và hơn 196.000 người khác bị thương.
Mạng lưới truyền thông bị tê liệt đang gây cản trở công tác điều phối giữa các nhóm nhân đạo khác nhau, JRS cho biết.
Trẻ em là đối tượng thiếu lương thực nhiều nhất. Các chuyên gia y tế quốc tế đang nỗ lực ưu tiên điều trị các trẻ dưới 2 tuổi khỏi bị suy dinh dưỡng cấp tính và để chúng không thiếu các thành phần dinh dưỡng cần thiết.
Top Stories
VIETNAM: Les catholiques de Côn Dâu luttent contre les empiétements d’une urbanisation sans âme
Eglises d'Asie
10:28 01/02/2010
Le combat des catholiques du petit village de Côn Dâu pour éviter leur expulsion suscite une certaine émotion à l’intérieur et à l’extérieur de l’Eglise du Vietnam. A Da Nang, les responsables du diocèse ont manifesté leur solidarité à cette petite paroisse. Par ailleurs, comme vient de le mettre en valeur le curé doyen de Hoi An, pour beaucoup, cette lutte apparaît symbolique de la résistance de ceux qui ne se résignent pas à voir le développement urbain incontrôlé et sans souci éthique fouler aux pieds une certaine tradition culturelle vietnamienne, un mode de vie lié à la paysannerie.
Dans la journée du 31 janvier, l’évêque du diocèse de Da Nang, Mgr Joseph Châu Ngoc Chi, accompagné de quelques-uns de ses prêtres, est venu exprimer sa solidarité et son soutien à la paroisse de Côn Dâu (1), dont les fidèles sont menacés d’expulsion pour laisser la place à une zone de développement de la ville de Da Nang. Il a présidé la célébration eucharistique dominicale.
Le président du Conseil paroissial, auteur de la lettre ayant alerté sur les menaces d’expulsion qui pèsent sur la communauté paroissiale, avait profité de la venue de l’évêque pour revenir discrètement dans le village. Il s’en était éloigné depuis près d’une semaine, depuis que la police a investi le village pour forcer les habitants à signer les documents d’expertise des maisons et des biens, préalable à la confiscation définitive. Deux jours auparavant, alors qu’un groupe de cadres s’était introduit dans sa maison en son absence pour y procéder à une expertise, une altercation avait eu lieu entre eux et son épouse (2).
A son entrée dans l’église, l’évêque a été accueilli par des applaudissements des fidèles venus nombreux. Il leur a conseillé de garder le courage, la confiance en Dieu et la maîtrise de soi dans leur combat pour la défense de leurs intérêts légitimes. Un combat qui n’a rien d’illégal, a-t-il précisé.
Par ailleurs, le P. Antoine Nguyên Truong Thang, responsable du doyenné de Hôi An, duquel dépend la paroisse de Côn Dâu, a lancé un appel pour la sauvegarde de cette petite paroisse, menacée aujourd’hui d’être absorbée corps et biens par le développement de la ville de Da Nang (3). Grâce à elle, souligne le curé doyen de Hoi An, survit encore un admirable échantillon de la campagne traditionnelle du Vietnam. L’ironie, remarque-t-il, c’est que ce morceau de nature où le génie culturel vietnamien s’est inscrit sous forme de maisons paysannes, de rizières et le jardin va être remplacé par une zone qui s’intitule pompeusement « écologique » (sinh thai). Sans toit et sans ressources, les anciens paysans, nouveaux prolétaires, seront relogés dans des immeubles-cages-à-lapins qui surgissent nombreux dans la périphérie de la ville. Le texte du P. Thang ne concerne pas seulement le village en question mais l’ensemble de la région entourant la ville. Les admirables sites naturels, les richesses culturelles sont mutilées au profit d’intérêts et de capitaux étrangers et vietnamiens.
Le prêtre conclut: les habitants de cette petite paroisse veulent vivre à l’ombre de leur église, cultiver leurs rizières et perpétuer la tradition culturelle et religieuse transmise par leurs ancêtres. Ils ne déparent pas le paysage, bien au contraire. Le curé doyen en donne pour preuve les photos prises par lui (4) et il s’écrie: « Laissez Côn Dâu rester ce qu’elle est ! Elle n’a pas besoin de votre richesse ! »
(1) http://www.vietcatholic.net/News/Html/76351.htm; voir la dépêche diffusée par EDA le 28 janvier 2010
(2) http://www.vietcatholic.net/News/Html/76276.htm
(3) http://www.vietcatholic.net/News/Html/76323.htm
(4) Voir photo
(Source: Eglises d'Asie, 1er février 2010)
Côn Dâu n’a guère besoin de devenir « écologique !» |
Le président du Conseil paroissial, auteur de la lettre ayant alerté sur les menaces d’expulsion qui pèsent sur la communauté paroissiale, avait profité de la venue de l’évêque pour revenir discrètement dans le village. Il s’en était éloigné depuis près d’une semaine, depuis que la police a investi le village pour forcer les habitants à signer les documents d’expertise des maisons et des biens, préalable à la confiscation définitive. Deux jours auparavant, alors qu’un groupe de cadres s’était introduit dans sa maison en son absence pour y procéder à une expertise, une altercation avait eu lieu entre eux et son épouse (2).
A son entrée dans l’église, l’évêque a été accueilli par des applaudissements des fidèles venus nombreux. Il leur a conseillé de garder le courage, la confiance en Dieu et la maîtrise de soi dans leur combat pour la défense de leurs intérêts légitimes. Un combat qui n’a rien d’illégal, a-t-il précisé.
Par ailleurs, le P. Antoine Nguyên Truong Thang, responsable du doyenné de Hôi An, duquel dépend la paroisse de Côn Dâu, a lancé un appel pour la sauvegarde de cette petite paroisse, menacée aujourd’hui d’être absorbée corps et biens par le développement de la ville de Da Nang (3). Grâce à elle, souligne le curé doyen de Hoi An, survit encore un admirable échantillon de la campagne traditionnelle du Vietnam. L’ironie, remarque-t-il, c’est que ce morceau de nature où le génie culturel vietnamien s’est inscrit sous forme de maisons paysannes, de rizières et le jardin va être remplacé par une zone qui s’intitule pompeusement « écologique » (sinh thai). Sans toit et sans ressources, les anciens paysans, nouveaux prolétaires, seront relogés dans des immeubles-cages-à-lapins qui surgissent nombreux dans la périphérie de la ville. Le texte du P. Thang ne concerne pas seulement le village en question mais l’ensemble de la région entourant la ville. Les admirables sites naturels, les richesses culturelles sont mutilées au profit d’intérêts et de capitaux étrangers et vietnamiens.
Le prêtre conclut: les habitants de cette petite paroisse veulent vivre à l’ombre de leur église, cultiver leurs rizières et perpétuer la tradition culturelle et religieuse transmise par leurs ancêtres. Ils ne déparent pas le paysage, bien au contraire. Le curé doyen en donne pour preuve les photos prises par lui (4) et il s’écrie: « Laissez Côn Dâu rester ce qu’elle est ! Elle n’a pas besoin de votre richesse ! »
(1) http://www.vietcatholic.net/News/Html/76351.htm; voir la dépêche diffusée par EDA le 28 janvier 2010
(2) http://www.vietcatholic.net/News/Html/76276.htm
(3) http://www.vietcatholic.net/News/Html/76323.htm
(4) Voir photo
(Source: Eglises d'Asie, 1er février 2010)
Vietnam: Persistance de la tension autour de la paroisse de Dông Chiêm
Eglises d'Asie
11:02 01/02/2010
Certains signes montrent que le calme qui règne provisoirement à Dông Chiêm n’est qu’apparent. Un nouvel incident vient de confirmer que la surveillance policière qui s’exerce sur la paroisse, depuis que le 6 janvier dernier les autorités y ont détruit une croix monumentale, n’a pas encore été levée. Le 30 janvier, un étudiant, appartenant à l’Association de Saint-Antoine-de-Padoue, qui venait de rendre visite à la paroisse et à son église, a été arrêté, arrestation suivie de celle de deux de ses camarades, plus tard, dans la soirée à Hanoi. Par ailleurs, deux rapports officiels diffusés sur Internet montrent que les autorités continuent leur enquête sur la résistance menée par les fidèles après la destruction de la croix.
Dans la matinée du 30 janvier, aux environs de 8h00 du matin, trois étudiants étaient venus rendre visite à la paroisse. Après avoir prié pendant quelque temps dans l’église, ils ont repris la route de Hanoi, où ils poursuivent leurs études. Arrivés à la hauteur d’An Tien, à environ 1 km de Dông Chiêm, ils ont rencontré des agents de la Sécurité qui se sont précipités vers eux. L’un des étudiants, Antoine Tran Van Son, s’est jeté dans le fossé, a essayé de s’échapper, mais a été finalement rattrapé. Les agents ont conduit les trois étudiants au Comité populaire d’An Tien. Après avoir examiné leurs pièces d’identité, ils ont retenu Antoine Son. On a appris plus tard que, vers 23h30, les mêmes agents avaient amené Antoine Son jusqu’à la pension où il résidait. Après perquisition et fouille des lieux, ils avaient arrêté deux autres étudiants, vivant avec lui.
Antoine Son étudie dans une école spécialisée dans les matières médicales. Lui et ses deux camarades sont originaires de la province de Ha Tinh, du diocèse de Vinh dans le centre du Vietnam. Tous trois appartiennent à l’association des catholiques originaires de Vinh résidant à Hanoi. Celle-ci a vigoureusement protesté et invité tous ses membres ainsi que les étudiants catholiques de Hanoi et l’ensemble des catholiques à venir participer à une assemblée de prière en communion avec les jeunes étudiants arrêtés. Elle aura lieu à la paroisse de Thai Ha, dans la soirée du 2 février 2010 (1).
Par ailleurs, deux rapports rédigés par les autorités locales viennent d’être mis en ligne. Ils montrent que celles-ci sont en train d’établir une liste des responsables du mouvement de protestation qui a suivi la profanation de la croix. Un premier rapport (2), émanant de la commune d’An Phu (duquel dépend la paroisse de Dông Chiêm), daté du 21 janvier, met particulièrement en cause certains laïcs, mais surtout de nombreux prêtres rédemptoristes impliqués dans le mouvement. Chacun est soigneusement cité par son nom. Le second rapport a été envoyé par le district de My Duc (duquel dépend Dông Chiêm) aux autorités de Hanoi (3). Il a pour cible directe l’archevêché de la capitale. En effet, il vise directement le P. Le Trong Cung, chancelier de l’archevêché et signataire des deux communiqués qui ont dénoncé la profanation et l’ont fait connaître à la presse et au monde. Il est accusé d’avoir déformé la vérité et d’avoir calomnié les autorités locales. Cependant, selon le rapport, la principale responsabilité du mouvement de protestation incombe à l’archevêque lui-même, Mgr Joseph Ngo Quang Kiêt. Ce serait lui qui, dès le 6 janvier, aurait mobilisé les prêtres du doyenné pour le soutien de la paroisse agressé. Ce serait également avec son accord que le chancelier de l’archevêché aurait publié ses communiqués.
(1) Les faits ont été rapportés par des communiqués de l’association des catholiques de Vinh à Hanoi, publié par VietCatholic News, le 30 janvier 2010.
(2) http://dcctvn.net/zzweb/99870dc.html
(3) http://dcctvn.net/zzweb/99871dc.html
(Source: Eglises d'Asie, 1er février 2010)
Dans la matinée du 30 janvier, aux environs de 8h00 du matin, trois étudiants étaient venus rendre visite à la paroisse. Après avoir prié pendant quelque temps dans l’église, ils ont repris la route de Hanoi, où ils poursuivent leurs études. Arrivés à la hauteur d’An Tien, à environ 1 km de Dông Chiêm, ils ont rencontré des agents de la Sécurité qui se sont précipités vers eux. L’un des étudiants, Antoine Tran Van Son, s’est jeté dans le fossé, a essayé de s’échapper, mais a été finalement rattrapé. Les agents ont conduit les trois étudiants au Comité populaire d’An Tien. Après avoir examiné leurs pièces d’identité, ils ont retenu Antoine Son. On a appris plus tard que, vers 23h30, les mêmes agents avaient amené Antoine Son jusqu’à la pension où il résidait. Après perquisition et fouille des lieux, ils avaient arrêté deux autres étudiants, vivant avec lui.
Antoine Son étudie dans une école spécialisée dans les matières médicales. Lui et ses deux camarades sont originaires de la province de Ha Tinh, du diocèse de Vinh dans le centre du Vietnam. Tous trois appartiennent à l’association des catholiques originaires de Vinh résidant à Hanoi. Celle-ci a vigoureusement protesté et invité tous ses membres ainsi que les étudiants catholiques de Hanoi et l’ensemble des catholiques à venir participer à une assemblée de prière en communion avec les jeunes étudiants arrêtés. Elle aura lieu à la paroisse de Thai Ha, dans la soirée du 2 février 2010 (1).
Par ailleurs, deux rapports rédigés par les autorités locales viennent d’être mis en ligne. Ils montrent que celles-ci sont en train d’établir une liste des responsables du mouvement de protestation qui a suivi la profanation de la croix. Un premier rapport (2), émanant de la commune d’An Phu (duquel dépend la paroisse de Dông Chiêm), daté du 21 janvier, met particulièrement en cause certains laïcs, mais surtout de nombreux prêtres rédemptoristes impliqués dans le mouvement. Chacun est soigneusement cité par son nom. Le second rapport a été envoyé par le district de My Duc (duquel dépend Dông Chiêm) aux autorités de Hanoi (3). Il a pour cible directe l’archevêché de la capitale. En effet, il vise directement le P. Le Trong Cung, chancelier de l’archevêché et signataire des deux communiqués qui ont dénoncé la profanation et l’ont fait connaître à la presse et au monde. Il est accusé d’avoir déformé la vérité et d’avoir calomnié les autorités locales. Cependant, selon le rapport, la principale responsabilité du mouvement de protestation incombe à l’archevêque lui-même, Mgr Joseph Ngo Quang Kiêt. Ce serait lui qui, dès le 6 janvier, aurait mobilisé les prêtres du doyenné pour le soutien de la paroisse agressé. Ce serait également avec son accord que le chancelier de l’archevêché aurait publié ses communiqués.
(1) Les faits ont été rapportés par des communiqués de l’association des catholiques de Vinh à Hanoi, publié par VietCatholic News, le 30 janvier 2010.
(2) http://dcctvn.net/zzweb/99870dc.html
(3) http://dcctvn.net/zzweb/99871dc.html
(Source: Eglises d'Asie, 1er février 2010)
Letter of Thanksgiving to organisers of the Polish National Day of Prayer for Vietnamese Catholics
Rev. Paul Van Chi Chu.
21:35 01/02/2010
Letter of Thanksgiving to Dr. Tomasz Atłas, Secretary of Polish Episcopal Council and The Redemptorist Provincial Order of Poland
Sydney Australia Feb 1, 2010
Dear Fr. Tomasz Atłas, Secretary of Polish Episcopal Council and The Redemptorist Provincial Order of Poland
Dear Reverends,
From Polish Catholic News Agency KAI we have learned that the upcoming Thursday, February 4 will be the Polish National Day of Prayer for Vietnamese Catholics who are victims of persecution in Vietnam. This precious, innovative idea of the Missionary Committee of the Polish Episcopal Council has been such a source of encouragement, comfort and a great communion for the Vietnamese Church and our country in general. This loving gesture also provides the much needed encouragement, comfort and a communion for the faithful of Dong Chiem, as well as of Loan Ly, Thai Ha, and Bau Sen parishes in their current ordeal. These parishioners represent the Mystical Body of Christ, our brothers and sisters. They are facing a brutal and dramatic persecution brought on by the Vietnamese government.
We, on behalf of the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, would like to extend our sincere thanks and gratitude to the great Polish Catholic Church and the Polish Redemptorist Order which have been continuously offering prayers in a spririt of communion with the pain and suffering of the faithful in Hanoi Archdiocese in particular and of the Vietnamese Church in general. How painful it was when we heard about this news “The Vietnamese Communist government had used explosives to blow up the Dong Chiem crucifix, a symbol of Faith for billions of people worldwide.” This was an act of challenging the conscience of all Catholics as father Tomasz Atłas has publicly shared with the world.
In addition, we are grateful for Fr. Thomas Atłas' announcing to the world the specific actions actively taken by the Polish Catholics to share, pray and be in communion with our Church and our country of Vietnam: “we cannot remain indifferent. We invite everyone to be involved in our initiative, "chain of hearts", whose aim is to provide spiritual support for the Church in Vietnam and firm opposition to repression and religious persecution, whose expression is the e-mails, letters and calls addressed to the Vietnamese diplomatic mission in our country"
The specific activities have spoken volume about the best in terms of communion the Church and our country of Vietnam can receive, especially for the parishioners in Dong Chiem, Con Dau, Thai Ha, Loan Ly, and Bau Sen who are right now going through such misery and confusion.
Once again, the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media would like to thank you, father Tomasz Atłas, the great church of Poland and the Polish Redemptorist Order for your continuous prayers, communion, and companionship offered to our Church and country of Vietnam in this very difficult circumstance.
May our God of love and Peace, through the Intervention of Our Lady of La Vang, bestows grace and blessings upon you, the Church of Poland, and the Polish Redemptorist order always.
In Christ,
Rev. Paul Van Chi Chu.
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
Tel: (02) 97730933
Mobile: 0410 552 650
Email: paulvanchi@yahoo.com
Sydney Australia Feb 1, 2010
Dear Fr. Tomasz Atłas, Secretary of Polish Episcopal Council and The Redemptorist Provincial Order of Poland
Dear Reverends,
From Polish Catholic News Agency KAI we have learned that the upcoming Thursday, February 4 will be the Polish National Day of Prayer for Vietnamese Catholics who are victims of persecution in Vietnam. This precious, innovative idea of the Missionary Committee of the Polish Episcopal Council has been such a source of encouragement, comfort and a great communion for the Vietnamese Church and our country in general. This loving gesture also provides the much needed encouragement, comfort and a communion for the faithful of Dong Chiem, as well as of Loan Ly, Thai Ha, and Bau Sen parishes in their current ordeal. These parishioners represent the Mystical Body of Christ, our brothers and sisters. They are facing a brutal and dramatic persecution brought on by the Vietnamese government.
We, on behalf of the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, would like to extend our sincere thanks and gratitude to the great Polish Catholic Church and the Polish Redemptorist Order which have been continuously offering prayers in a spririt of communion with the pain and suffering of the faithful in Hanoi Archdiocese in particular and of the Vietnamese Church in general. How painful it was when we heard about this news “The Vietnamese Communist government had used explosives to blow up the Dong Chiem crucifix, a symbol of Faith for billions of people worldwide.” This was an act of challenging the conscience of all Catholics as father Tomasz Atłas has publicly shared with the world.
In addition, we are grateful for Fr. Thomas Atłas' announcing to the world the specific actions actively taken by the Polish Catholics to share, pray and be in communion with our Church and our country of Vietnam: “we cannot remain indifferent. We invite everyone to be involved in our initiative, "chain of hearts", whose aim is to provide spiritual support for the Church in Vietnam and firm opposition to repression and religious persecution, whose expression is the e-mails, letters and calls addressed to the Vietnamese diplomatic mission in our country"
The specific activities have spoken volume about the best in terms of communion the Church and our country of Vietnam can receive, especially for the parishioners in Dong Chiem, Con Dau, Thai Ha, Loan Ly, and Bau Sen who are right now going through such misery and confusion.
Once again, the Federation of Vietnamese Catholic Mass Media would like to thank you, father Tomasz Atłas, the great church of Poland and the Polish Redemptorist Order for your continuous prayers, communion, and companionship offered to our Church and country of Vietnam in this very difficult circumstance.
May our God of love and Peace, through the Intervention of Our Lady of La Vang, bestows grace and blessings upon you, the Church of Poland, and the Polish Redemptorist order always.
In Christ,
Rev. Paul Van Chi Chu.
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
Tel: (02) 97730933
Mobile: 0410 552 650
Email: paulvanchi@yahoo.com
“Patriotic” Catholics against Hanoi archbishop and Redemptorists
Asia-News
15:09 01/02/2010
The pro-government Vietnam Committee for Catholic Solidarity sides with state media on the Dong Chiem affair, Redemptorist superior says, in trying to lure the archbishop into a trap.
Hanoi (AsiaNews) – On its new, government-approved website, the ‘Vietnam Committee for Catholic Solidarity’ has called for harsh punishment for anyone who does wrong things in the name of religion. For practical purposes, this means encouraging the persecution of the clergy and the members of the Dong Chiem parish—who have already endured beatings, threats and arrests—as well as that of their pastor, the archbishop of Hanoi. Originally called the ‘Liaison Committee of Patriotic and Peace-Loving Catholics, the pro-government Catholic group was set up by the Communist Party in 1955 with the goal of establishing a “patriotic Church” along Chinese lines, separate from Rome.
Indeed, neither the committee, nor government authorities have called for an investigation into the violent attack against Anthony Nguyen Van Tang, a brother at the Thai Ha monastery who was attacked by police and thugs, or even an apology. “No one from the government has tried to get in touch with me on that issue,” said Fr Pham Trung Thanh, Redemptorist superior of Vietnam. “Of course, no one has apologised or offered to pay compensation either. Instead, Hà Nội Mới (New Hanoi daily) continues to accuse Thai Ha clergymen of ‘instigating riots’. The so-called Vietnam Committee for Catholic Solidarity has joined the newspaper and repeated and exaggerated their accusations”.
“This is not surprising. In the past, in the incidents at the apostolic delegation in Hanoi, Thai Ha, Loan Ly, Tam Toa, Bat Nha, etc, the government set up organisations, which according to officials and state media emerged as a result of ‘spontaneous mass action’. They are aggressive and well organised. Under police protection, they attack everyone, including clergy and the faithful. Once their job is done, they withdraw without leaving a trace. For state media, what they do is the result of ‘spontaneous mass action’. Moreover, the existing Penal Code does not carry any penalty for such brutal “’spontaneous’ actions.”
Last Saturday, in an open letter to Fr Peter Nguyen Cong Danh, so-called president of the Vietnam Committee for Catholic Solidarity, Fr Joseph Dinh Huu Thoai, secretary of Vietnamese Redemptorists, tried to appeal to the conscience of the committee members.
“It is absolutely true that Hanoi authorities destroyed the crucifix in Dong Chiem, that they brutally beat the faithful and clergymen, terrorised members of the Church, and deeply affected people’s lives. The parish, the archbishop of Hanoi, the bishops in the northern provinces and people from all walks of life raised their voice to protest.”
What did the Vietnam Committee for Catholic Solidarity do? It “published on article titled ‘Peace returns to Dong Chiem’.” In it, it clearly indicated that it was “not on the side of the Church in defence of the truth. On the contrary, it joined state media (Hà Nội Mới, An Ninh Thủ Đô, etc) in distorting the truth and throwing accusations against the archbishop of Hanoi and Thai Ha Monastery Redemptorists.”
Br Anthony Nguyen is back in the monastery now, where “he is doing better,” the Redemptorist superior said. “His wounds are healing,” but “he is still suffering from dizziness, headaches, tiredness, fatigue, and loss of appetite. He cannot yet make long walks by himself. Via the media, he wants to thank everyone, and ask them to continue praying. With faith in the power of God, he is in a high spirits and optimistic, even if healing will take a long time. Those who attacked him knew what they were doing. They caused internal injuries that are worst that those that can be seen on the outside. His treatment will be complex and take time.”
Even though “it might be hard to understand” what is behind what happened in Dong Chiem, “after a survey of articles in state media and relevant government documents, we can recognise the main point. The government is trying its best to lure the archbishop of Hanoi and Thai ha Redemptorists into a trap in which the tiniest mistake [on their part] would give the government an opportunity for open persecution, or at least an excuse to launch accusations against them.”
Yet, despite everything, Fr Pham Trung Thanh still believes that “everyone has a conscience, whether they believe in God or not. In everyone’s heart, there is a desire for God who is the truth. I believe in the power of prayer and that Divine Providence accompanies everyone on their quest for justice. I believe in the conscience of the world, the communion of human beings, of everyone and all peoples. I especially believe in Jesus Christ, Lord of History, who has providential control over all of history.”
Hanoi (AsiaNews) – On its new, government-approved website, the ‘Vietnam Committee for Catholic Solidarity’ has called for harsh punishment for anyone who does wrong things in the name of religion. For practical purposes, this means encouraging the persecution of the clergy and the members of the Dong Chiem parish—who have already endured beatings, threats and arrests—as well as that of their pastor, the archbishop of Hanoi. Originally called the ‘Liaison Committee of Patriotic and Peace-Loving Catholics, the pro-government Catholic group was set up by the Communist Party in 1955 with the goal of establishing a “patriotic Church” along Chinese lines, separate from Rome.
Indeed, neither the committee, nor government authorities have called for an investigation into the violent attack against Anthony Nguyen Van Tang, a brother at the Thai Ha monastery who was attacked by police and thugs, or even an apology. “No one from the government has tried to get in touch with me on that issue,” said Fr Pham Trung Thanh, Redemptorist superior of Vietnam. “Of course, no one has apologised or offered to pay compensation either. Instead, Hà Nội Mới (New Hanoi daily) continues to accuse Thai Ha clergymen of ‘instigating riots’. The so-called Vietnam Committee for Catholic Solidarity has joined the newspaper and repeated and exaggerated their accusations”.
“This is not surprising. In the past, in the incidents at the apostolic delegation in Hanoi, Thai Ha, Loan Ly, Tam Toa, Bat Nha, etc, the government set up organisations, which according to officials and state media emerged as a result of ‘spontaneous mass action’. They are aggressive and well organised. Under police protection, they attack everyone, including clergy and the faithful. Once their job is done, they withdraw without leaving a trace. For state media, what they do is the result of ‘spontaneous mass action’. Moreover, the existing Penal Code does not carry any penalty for such brutal “’spontaneous’ actions.”
Last Saturday, in an open letter to Fr Peter Nguyen Cong Danh, so-called president of the Vietnam Committee for Catholic Solidarity, Fr Joseph Dinh Huu Thoai, secretary of Vietnamese Redemptorists, tried to appeal to the conscience of the committee members.
“It is absolutely true that Hanoi authorities destroyed the crucifix in Dong Chiem, that they brutally beat the faithful and clergymen, terrorised members of the Church, and deeply affected people’s lives. The parish, the archbishop of Hanoi, the bishops in the northern provinces and people from all walks of life raised their voice to protest.”
What did the Vietnam Committee for Catholic Solidarity do? It “published on article titled ‘Peace returns to Dong Chiem’.” In it, it clearly indicated that it was “not on the side of the Church in defence of the truth. On the contrary, it joined state media (Hà Nội Mới, An Ninh Thủ Đô, etc) in distorting the truth and throwing accusations against the archbishop of Hanoi and Thai Ha Monastery Redemptorists.”
Br Anthony Nguyen is back in the monastery now, where “he is doing better,” the Redemptorist superior said. “His wounds are healing,” but “he is still suffering from dizziness, headaches, tiredness, fatigue, and loss of appetite. He cannot yet make long walks by himself. Via the media, he wants to thank everyone, and ask them to continue praying. With faith in the power of God, he is in a high spirits and optimistic, even if healing will take a long time. Those who attacked him knew what they were doing. They caused internal injuries that are worst that those that can be seen on the outside. His treatment will be complex and take time.”
Even though “it might be hard to understand” what is behind what happened in Dong Chiem, “after a survey of articles in state media and relevant government documents, we can recognise the main point. The government is trying its best to lure the archbishop of Hanoi and Thai ha Redemptorists into a trap in which the tiniest mistake [on their part] would give the government an opportunity for open persecution, or at least an excuse to launch accusations against them.”
Yet, despite everything, Fr Pham Trung Thanh still believes that “everyone has a conscience, whether they believe in God or not. In everyone’s heart, there is a desire for God who is the truth. I believe in the power of prayer and that Divine Providence accompanies everyone on their quest for justice. I believe in the conscience of the world, the communion of human beings, of everyone and all peoples. I especially believe in Jesus Christ, Lord of History, who has providential control over all of history.”
I cattolici “patriottici” contro l’arcivescovo di Hanoi e i redentoristi
Asia-News
15:10 01/02/2010
Il superiore dell’ordine religioso spiega che il filogovernativo “Comitato di solidarietà dei cattolici vietnamiti” si è schierato con i media statali nella vicenda di Dong Chiem, una vera “trappola” organizzata contro mons. Kiet.
Hanoi (AsiaNews) – Sul sito nuovo di zecca, autorizzato dal governo vietnamita, hanno chiesto la “rigorosa punizione” di “chiunque commette cattive azioni nel nome della religione”. Dietro alla frase, c’è la richiesta di perseguire sacerdoti e fedeli della parrocchia di Dong Chiem - già picchiati, minacciati e arrestati - e il loro pastore, l’arcivescovo di Hanoi. A domandarlo, il “Comitato di solidarietà dei cattolici vietnamiti”, organismo creato - con risultati fallimentari - dal Partito comunista fin dal 1955 - allora si chiamava “Comitato di collegamento per cattolici patriottici e amanti della pace” - con l’obiettivo di creare una “Chiesa patriottica” sul modello cinese, staccata da Roma.
Né da loro, né dalle autorità statali, come riferisce ad AsiaNews padre Vincent Pham Trung Thanh, superiore dei redentoristi del Vietnam, è arrivata invece alcuna richiesta di individuare i colpevoli o sono state fatte delle scuse per il violento attacco contro Anthony Nguyen Van Tang, il fratello del monastero di Thai Ha ferito da agenti e attivisti. “No. dice – nessuno padre Pham Trung Thanh – nessuno del governo ha preso contatto con me a tale proposito. A quanto ne so – aggiunge – nessuna indagine è in corso, né, naturalmente, sono state fate scuse o offerto un risarcimento. Al contrario, Hà Nội Mới (New Hanoi) continua ad accusare i religiosi di Thai Ha di ‘istigazione di sommosse’. E il cosiddetto ‘Comitato di solidarietà dei cattolici vietnamiti’ si è unito, ripetendo e aumentando queste accuse”.
“La cosa non ci sorprende. Già in passato, negli incidenti alla delegazione apstolica di Hanoi, a Thai Ha, Loan Ly, Tam Toa, Bat Nha… il governo ha sempre creato organizzazioni che funzionari e media statali definiscono ‘azione spontanea di massa’. Sono molto aggressive e bene organizzate: attaccano chiunque, compresi sacerdoti, religiosi e fedeli sotto la protezione della polizia. Sono ben addestrati e hanno causato ferite mortali alle loro vittime. Alla fine del loro compito, si ritirano senza lasciare traccia. I media statali attribuiscono gli attacchi alla ‘spontanea azione di massa’ e l’attuale Codice penale non prevede punizioni per questi brutali atti di ‘gente spontanea’”,
Alla “coscienza sacerdotale” degli aderenti al Comitato si è invece rivolto con una lettera aperta il capo del segretariato dei redentoristi vietnamiti, padre Joseph Dinh Huu Thoai. Datato 30 gennaio, il documento è indirizzato a padre Peter Nguyen Cong Danh, presidente del “Comitato”.
“E’ assolutamente vero - vi si legge – che le autorità di Hanoi hanno distrutto il crocefisso a Dong Chiem, hanno brutalmente picchiato fedeli e religiosi, terrorizzato la chiesa, pesantemente colpito la vita delle persone. La parrocchia, l’arcivescovo di Hanoi, i vescovi delle province del Nord e persone di ogni categoria hanno alzato la voce per protestare”. Invece, “il sito del Comitato di solidarietà dei cattolici vietnamiti ha pubblicato un articolo intitolato ‘La pace torna a Dong Chiem’, nel quale il Comitato non è a fianco della Chiesa cattolica per difendere la verità. Al contrario si è unito ai media statali (Hà Nội Mới, An Ninh Thủ Đô... ) per distorcere la verità e accusare l’arcivescovo di Hanoi e i redentoristi del monastero di Thai Ha”.
Dove è tornato fratel Anthony Nguyen. “Sta meglio - riferisce il superiore – e le sue ferite cominciano a mostrare segni di guarigione. Comunque, soffre ancora di vertigini, mal di testa, fiacchezza e perdita di appetito, non riesce a camminare a lungo da solo. Attraverso i mezzi di comunicazione, vuole ringraziare tutti e chiedere ulteriori preghiere. Avendo fede nella potenza di Dio, conserva la fiducia ed è ottimista, malgrado il fatto che la guarigione chiederà molto tempo. Quelli che lo hanno attaccato erano ben addestrati: gli hanno causato danni interni ben più gravi delle ferite esterne. La cura, quindi, è più complessa e richiede tempo”.
Peraltro, “anche se è molto difficile capire” cosa c’è dietro a quanto accaduto a Dong Chiem, “dopo uno studio approfondito degli articoli sui media statali e sui principali documenti delle autorità, abbiamo individuato l’obiettivo centrale. Il governo ha fatto del suo meglio per attirare l’arcivescovo di Hanoi e i redentoristi di Thai Ha in una trappola, nella quale un loro piccolo errore avrebbe dato alle autorità buoni pretesti per una aperta persecuzione, o almeno l’occasione per lanciare accuse contro di loro”.
Malgrado tutto, padre Pham Trung Thanh conserva “grande speranza”. “Credo - dice - che ognuno ha la coscienza malgrado chi egli sia, che creda o no in Dio. Nel profondo del cuore, ognuno ha davvero desiderio di Dio, che è la Verità. Credo nel potere della preghiera e che la Divina Provvidenza accompagna tutti nella strada per la nostra richiesta di giustizia. Credo nella coscienza del mondo, la comunione degli esseri umani, di tutte le persone e di tutti i popoli. E soprattutto credo in Gesù Cristo, il Signore della storia, che ha un provvidenziale controllo su tutta la storia”.
Hanoi (AsiaNews) – Sul sito nuovo di zecca, autorizzato dal governo vietnamita, hanno chiesto la “rigorosa punizione” di “chiunque commette cattive azioni nel nome della religione”. Dietro alla frase, c’è la richiesta di perseguire sacerdoti e fedeli della parrocchia di Dong Chiem - già picchiati, minacciati e arrestati - e il loro pastore, l’arcivescovo di Hanoi. A domandarlo, il “Comitato di solidarietà dei cattolici vietnamiti”, organismo creato - con risultati fallimentari - dal Partito comunista fin dal 1955 - allora si chiamava “Comitato di collegamento per cattolici patriottici e amanti della pace” - con l’obiettivo di creare una “Chiesa patriottica” sul modello cinese, staccata da Roma.
Né da loro, né dalle autorità statali, come riferisce ad AsiaNews padre Vincent Pham Trung Thanh, superiore dei redentoristi del Vietnam, è arrivata invece alcuna richiesta di individuare i colpevoli o sono state fatte delle scuse per il violento attacco contro Anthony Nguyen Van Tang, il fratello del monastero di Thai Ha ferito da agenti e attivisti. “No. dice – nessuno padre Pham Trung Thanh – nessuno del governo ha preso contatto con me a tale proposito. A quanto ne so – aggiunge – nessuna indagine è in corso, né, naturalmente, sono state fate scuse o offerto un risarcimento. Al contrario, Hà Nội Mới (New Hanoi) continua ad accusare i religiosi di Thai Ha di ‘istigazione di sommosse’. E il cosiddetto ‘Comitato di solidarietà dei cattolici vietnamiti’ si è unito, ripetendo e aumentando queste accuse”.
“La cosa non ci sorprende. Già in passato, negli incidenti alla delegazione apstolica di Hanoi, a Thai Ha, Loan Ly, Tam Toa, Bat Nha… il governo ha sempre creato organizzazioni che funzionari e media statali definiscono ‘azione spontanea di massa’. Sono molto aggressive e bene organizzate: attaccano chiunque, compresi sacerdoti, religiosi e fedeli sotto la protezione della polizia. Sono ben addestrati e hanno causato ferite mortali alle loro vittime. Alla fine del loro compito, si ritirano senza lasciare traccia. I media statali attribuiscono gli attacchi alla ‘spontanea azione di massa’ e l’attuale Codice penale non prevede punizioni per questi brutali atti di ‘gente spontanea’”,
Alla “coscienza sacerdotale” degli aderenti al Comitato si è invece rivolto con una lettera aperta il capo del segretariato dei redentoristi vietnamiti, padre Joseph Dinh Huu Thoai. Datato 30 gennaio, il documento è indirizzato a padre Peter Nguyen Cong Danh, presidente del “Comitato”.
“E’ assolutamente vero - vi si legge – che le autorità di Hanoi hanno distrutto il crocefisso a Dong Chiem, hanno brutalmente picchiato fedeli e religiosi, terrorizzato la chiesa, pesantemente colpito la vita delle persone. La parrocchia, l’arcivescovo di Hanoi, i vescovi delle province del Nord e persone di ogni categoria hanno alzato la voce per protestare”. Invece, “il sito del Comitato di solidarietà dei cattolici vietnamiti ha pubblicato un articolo intitolato ‘La pace torna a Dong Chiem’, nel quale il Comitato non è a fianco della Chiesa cattolica per difendere la verità. Al contrario si è unito ai media statali (Hà Nội Mới, An Ninh Thủ Đô... ) per distorcere la verità e accusare l’arcivescovo di Hanoi e i redentoristi del monastero di Thai Ha”.
Dove è tornato fratel Anthony Nguyen. “Sta meglio - riferisce il superiore – e le sue ferite cominciano a mostrare segni di guarigione. Comunque, soffre ancora di vertigini, mal di testa, fiacchezza e perdita di appetito, non riesce a camminare a lungo da solo. Attraverso i mezzi di comunicazione, vuole ringraziare tutti e chiedere ulteriori preghiere. Avendo fede nella potenza di Dio, conserva la fiducia ed è ottimista, malgrado il fatto che la guarigione chiederà molto tempo. Quelli che lo hanno attaccato erano ben addestrati: gli hanno causato danni interni ben più gravi delle ferite esterne. La cura, quindi, è più complessa e richiede tempo”.
Peraltro, “anche se è molto difficile capire” cosa c’è dietro a quanto accaduto a Dong Chiem, “dopo uno studio approfondito degli articoli sui media statali e sui principali documenti delle autorità, abbiamo individuato l’obiettivo centrale. Il governo ha fatto del suo meglio per attirare l’arcivescovo di Hanoi e i redentoristi di Thai Ha in una trappola, nella quale un loro piccolo errore avrebbe dato alle autorità buoni pretesti per una aperta persecuzione, o almeno l’occasione per lanciare accuse contro di loro”.
Malgrado tutto, padre Pham Trung Thanh conserva “grande speranza”. “Credo - dice - che ognuno ha la coscienza malgrado chi egli sia, che creda o no in Dio. Nel profondo del cuore, ognuno ha davvero desiderio di Dio, che è la Verità. Credo nel potere della preghiera e che la Divina Provvidenza accompagna tutti nella strada per la nostra richiesta di giustizia. Credo nella coscienza del mondo, la comunione degli esseri umani, di tutte le persone e di tutti i popoli. E soprattutto credo in Gesù Cristo, il Signore della storia, che ha un provvidenziale controllo su tutta la storia”.
New burst of police violence at Hanoi parish
Catholic World News
15:11 01/02/2010
Despite mass public protests by Vietnamese Catholics and expressions of concern from around the world, state officials have renewed their assault on a Hanoi parish. Three novices of the Society of St. Anthony of Padua were severely beaten and imprisoned when they joined lay parishioners in prayer at the site of several recent clashes.
“A group of police attacked the three novices after they had attended Eucharistic adoration at Dong Chiem church,” Father John Luu Ngoc Quynh, the spiritual adviser of the congregation reported.
On January 25, state media had reported the withdrawal of hundreds of police from Dong Chiem “in order to restore normalcy in life there.” However, a local parish source has reporte the presence of a large number of plainclothes policemen who are ready to assault any outsiders trying to enter the building-- thus putting the virtually under siege
“A group of police attacked the three novices after they had attended Eucharistic adoration at Dong Chiem church,” Father John Luu Ngoc Quynh, the spiritual adviser of the congregation reported.
On January 25, state media had reported the withdrawal of hundreds of police from Dong Chiem “in order to restore normalcy in life there.” However, a local parish source has reporte the presence of a large number of plainclothes policemen who are ready to assault any outsiders trying to enter the building-- thus putting the virtually under siege
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chút tình người ngày tết
LM. Anmai, CSsR
20:32 01/02/2010
Vẫn biết rằng truyền giáo không bằng vật chất nhưng rồi lòng nó cứ làm sao đó trước những mảnh đời bất hạnh.
Vẫn biết rằng sẽ bị những người vùng khác săm soi nhưng biết sao được ở với cái vùng đất nghèo này.
Với những nơi đô hội, với những chốn thị thành thì chẳng cần quan tâm gì đến dăm ba ngày Tết cả vì lẽ ở những nơi ấy người ta quá đầy đủ. Ở những vùng ấy người ta không bao giờ có cái câu hỏi là ăn tết với cái gì nhưng người ta sẽ hỏi nhau “năm nay ăn tết như thế nào cho đúng thời đúng mốt”. Ngược lại, ở những nơi mà bữa no bữa đói thì người ta lại cố gắng sao trong nhà có chút gì đó no hơn, đủ hơn những ngày thường một chút.
Với những cái kẻ “đơn thân độc mã” như kẻ mọn này thì chẳng cần phải lo, dăm ba gói mì, dăm ba cọng cải cũng xong bữa cơm nhưng với một gia đình có cha có mẹ, có con có cái thì chuyện ăn chuyện uống quả là chuyện lớn. Chẳng lẽ cứ vịn cái cớ “đèn nhà ai nấy rạng” hay là “liên quan đến từng vụ việc cụ thể tại từng địa phương” được. Cũng lo âu, cũng băn khoăn ấy nhưng hình như những nỗi lo ấy, những nỗi băn khoăn ấy cứ ngoài tầm tay với.
Ở cái vùng nghèo biển mặn này đâu chỉ có những gia cảnh thiếu trước hụt sau, bên cạnh cái nghèo ấy còn cả mớ trẻ khuyết tật và mồ côi. Ngần ấy đứa bơ vơ cũng là mệt mỏi rồi chứ làm gì nghĩ đến chuyện đa đoan. Thôi thì cứ bắt chước lời của Thánh vịnh 37 câu 5.
Bạn hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay ! (Tv 37, 5). Câu Thánh vịnh xem ra quen thuộc ấy vậy mà hay. Sống tâm tình của Thánh vịnh này xem ra cũng hiệu nghiệm đấy chứ !
Đang loay hoay dọn dẹp nhà cửa cho sạch hơn chút thì bỗng dưng chuông điện thoại đổ. Bên kia là một giọng nói chưa một lần nghe: “Dạ thưa Cha ! Năm nay chúng con muốn xuống chỗ Cha ! Năm nay con xin góp hai chục để cho bà con nghèo có chút gì đó trong ba ngày tết. Ngày nào xuống con sẽ thưa lại cho Cha biết !”
“Buồn ngủ gặp chiếu manh” hay là “gà mù gặp cá rán” thì phải. Đang lo toan, đang suy nghĩ làm sao với những hoàn cảnh nghèo bỗng dưng có “wớn nhơn” phù trợ !
Chân thành cảm ơn người bên kia ống nói đã có chút gì đó cho những mảnh đời đói kém. Sau cuộc trò chuyện là lời hẹn sẽ thăm bà con nghèo nhân dịp năm hết Tết đến.
Chúa vẫn có cách của Chúa và Chúa vẫn sắp xếp theo sự quan phòng của Ngài. Năm nay người này lo năm tới người khác lo. Không có mình thì cũng có sự hiện diện của người khác. Chuyện Chúa làm bận tâm chi cho mệt. Chuyện cần là mình sống làm sao và có tín thác đường đời vào tay của Chúa hay không mà thôi.
Hình như Thiên Chúa vẫn có sự an bài tuyệt vời của Ngài mà ta không thể nào biết được. Nhiều lúc ta muốn tính đi chăng nữa thì ta cũng không thể nào tính được. Năm nay, tấm lòng sẻ chia của các cơ sở, công ty như Thép Việt, Hồng Ân, Ánh Hồng, Kim Minh, A Tỷ, Kiến Lương, cơm tấm Cali, Changsin … trại mai táng Tiến Đệ, trường dạy lái xe Hải Nam, hay là của Hội bác ái tình thương, Hội bác ái Phanxicô, con cái của Mẹ Hằng Cứu Giúp tại đền Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng … Những đơn vị ấy với tấm lòng chung chia đã sẻ chia chút vật chất. Bên cạnh đó còn có những người nghèo, chia sẻ bằng sự hiện diện hết sức thực tế như là hội Lêgiô giáo xứ Lam Sơn, giới trẻ giáo xứ Bình Thuận, giới trẻ Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đội Lêgiô Mẹ Trung Tín – Tân Phú, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm – Gia Định, tập thể giáo viên trường anh ngữ Việt Mỹ, trường Bolton … Còn nhiều, còn nhiều tập thể và cá nhân đã bằng cách này hay cách khác vẫn ngày đêm âm thầm chung chia gánh vác với giáo điểm nghèo.
Có thể những phần quà ấy chẳng là chi nơi phồn vinh đô hội nhưng những phần quà ấy lớn lắm với những con người chân lấm tay bùn mò cua bắt ốc. Những phần quà ấy cũng chẳng là gì so với quãng đường dài đói lả nhưng cũng mang lại chút gì đó ấm áp trong ba ngày Xuân.
Chẳng là gì đâu so với cái vùng đất nghèo này nhưng là chút tình người dăm ba ngày tết.
Biết rằng còn nhiều người và nhiều nơi rất cần sự chia sẻ, sự chung chia. Nơi mình trú ngụ cũng là những nơi cần như vậy nhưng biết gõ “nơi mô” ! Thôi thì được lần nào hay lần đó, được chỗ nào cảm ơn chỗ đó.
Xin cảm ơn những tấm lòng thơm thảo đã nhớ đến những con người nghèo nơi vùng biển mặn đói kém này. Xin cảm ơn những tấm lòng thơm thảo đã chung chia nỗi bận tâm của những tâm hồn nhỏ bé của những vị chủ chăn nghèo.
Vẫn biết rằng sẽ bị những người vùng khác săm soi nhưng biết sao được ở với cái vùng đất nghèo này.
Với những nơi đô hội, với những chốn thị thành thì chẳng cần quan tâm gì đến dăm ba ngày Tết cả vì lẽ ở những nơi ấy người ta quá đầy đủ. Ở những vùng ấy người ta không bao giờ có cái câu hỏi là ăn tết với cái gì nhưng người ta sẽ hỏi nhau “năm nay ăn tết như thế nào cho đúng thời đúng mốt”. Ngược lại, ở những nơi mà bữa no bữa đói thì người ta lại cố gắng sao trong nhà có chút gì đó no hơn, đủ hơn những ngày thường một chút.
Với những cái kẻ “đơn thân độc mã” như kẻ mọn này thì chẳng cần phải lo, dăm ba gói mì, dăm ba cọng cải cũng xong bữa cơm nhưng với một gia đình có cha có mẹ, có con có cái thì chuyện ăn chuyện uống quả là chuyện lớn. Chẳng lẽ cứ vịn cái cớ “đèn nhà ai nấy rạng” hay là “liên quan đến từng vụ việc cụ thể tại từng địa phương” được. Cũng lo âu, cũng băn khoăn ấy nhưng hình như những nỗi lo ấy, những nỗi băn khoăn ấy cứ ngoài tầm tay với.
Ở cái vùng nghèo biển mặn này đâu chỉ có những gia cảnh thiếu trước hụt sau, bên cạnh cái nghèo ấy còn cả mớ trẻ khuyết tật và mồ côi. Ngần ấy đứa bơ vơ cũng là mệt mỏi rồi chứ làm gì nghĩ đến chuyện đa đoan. Thôi thì cứ bắt chước lời của Thánh vịnh 37 câu 5.
Bạn hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay ! (Tv 37, 5). Câu Thánh vịnh xem ra quen thuộc ấy vậy mà hay. Sống tâm tình của Thánh vịnh này xem ra cũng hiệu nghiệm đấy chứ !
Đang loay hoay dọn dẹp nhà cửa cho sạch hơn chút thì bỗng dưng chuông điện thoại đổ. Bên kia là một giọng nói chưa một lần nghe: “Dạ thưa Cha ! Năm nay chúng con muốn xuống chỗ Cha ! Năm nay con xin góp hai chục để cho bà con nghèo có chút gì đó trong ba ngày tết. Ngày nào xuống con sẽ thưa lại cho Cha biết !”
“Buồn ngủ gặp chiếu manh” hay là “gà mù gặp cá rán” thì phải. Đang lo toan, đang suy nghĩ làm sao với những hoàn cảnh nghèo bỗng dưng có “wớn nhơn” phù trợ !
Chân thành cảm ơn người bên kia ống nói đã có chút gì đó cho những mảnh đời đói kém. Sau cuộc trò chuyện là lời hẹn sẽ thăm bà con nghèo nhân dịp năm hết Tết đến.
Chúa vẫn có cách của Chúa và Chúa vẫn sắp xếp theo sự quan phòng của Ngài. Năm nay người này lo năm tới người khác lo. Không có mình thì cũng có sự hiện diện của người khác. Chuyện Chúa làm bận tâm chi cho mệt. Chuyện cần là mình sống làm sao và có tín thác đường đời vào tay của Chúa hay không mà thôi.
Hình như Thiên Chúa vẫn có sự an bài tuyệt vời của Ngài mà ta không thể nào biết được. Nhiều lúc ta muốn tính đi chăng nữa thì ta cũng không thể nào tính được. Năm nay, tấm lòng sẻ chia của các cơ sở, công ty như Thép Việt, Hồng Ân, Ánh Hồng, Kim Minh, A Tỷ, Kiến Lương, cơm tấm Cali, Changsin … trại mai táng Tiến Đệ, trường dạy lái xe Hải Nam, hay là của Hội bác ái tình thương, Hội bác ái Phanxicô, con cái của Mẹ Hằng Cứu Giúp tại đền Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng … Những đơn vị ấy với tấm lòng chung chia đã sẻ chia chút vật chất. Bên cạnh đó còn có những người nghèo, chia sẻ bằng sự hiện diện hết sức thực tế như là hội Lêgiô giáo xứ Lam Sơn, giới trẻ giáo xứ Bình Thuận, giới trẻ Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đội Lêgiô Mẹ Trung Tín – Tân Phú, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm – Gia Định, tập thể giáo viên trường anh ngữ Việt Mỹ, trường Bolton … Còn nhiều, còn nhiều tập thể và cá nhân đã bằng cách này hay cách khác vẫn ngày đêm âm thầm chung chia gánh vác với giáo điểm nghèo.
Có thể những phần quà ấy chẳng là chi nơi phồn vinh đô hội nhưng những phần quà ấy lớn lắm với những con người chân lấm tay bùn mò cua bắt ốc. Những phần quà ấy cũng chẳng là gì so với quãng đường dài đói lả nhưng cũng mang lại chút gì đó ấm áp trong ba ngày Xuân.
Chẳng là gì đâu so với cái vùng đất nghèo này nhưng là chút tình người dăm ba ngày tết.
Biết rằng còn nhiều người và nhiều nơi rất cần sự chia sẻ, sự chung chia. Nơi mình trú ngụ cũng là những nơi cần như vậy nhưng biết gõ “nơi mô” ! Thôi thì được lần nào hay lần đó, được chỗ nào cảm ơn chỗ đó.
Xin cảm ơn những tấm lòng thơm thảo đã nhớ đến những con người nghèo nơi vùng biển mặn đói kém này. Xin cảm ơn những tấm lòng thơm thảo đã chung chia nỗi bận tâm của những tâm hồn nhỏ bé của những vị chủ chăn nghèo.
Đức Thánh Cha cầu cho ơn gọi linh mục: Xin cho Lời Chúa đánh động nhiều người trẻ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:09 01/02/2010
ROMA, 31/01/2010 (zenit.org)- Đức Thánh Cha mời gọi cầu nguyện để cho « Lời Chúa đánh động nhiều người trẻ ».
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã ngỏ lời này với những khách hành hương khối Pháp Ngữ sau buổi đọc kinh Truyền Tin: «Hôm nay, Lời Chúa thúc giục chúng ta đón nhận trong đức tin ơn gọi Kitô hữu, bởi vì mỗi chúng ta được mời gọi làm triển nở những năng khiếu được nhận lãnh để xây dựng Giáo Hội ».
Sau đó, ngài nhắc đến Năm Linh Mục bằng việc mời gọi các Kitô hữu « kêu xin Thiên Chúa cho nhiều người trẻ được đánh động bởi Lời Chúa để họ có thể lắng nghe tiếng Đức Giêsu kêu mời mà đi theo Người trong chức linh mục và để họ có thể quảng đại đáp trả lại tiếng gọi ấy ».
« Nguyện xin Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội, nâng đỡ tất cả những ai sống cam kết trong khiêm tốn và hoan hỉ thừa tác vụ tư tế », Đức Thánh Cha nói tiếp.
Trước giờ Kinh Truyền Tin, nói bằng Tiếng Ý, trong khi nhắc đến các thánh, ngài nêu cách riêng đến thánh Gioan Bosco, « Đấng sáng lập dòng Salêdiêng và quan thầy của giới trẻ » mà lễ nhớ trùng vào Chúa Nhật hôm nay 31/01. « Trong Năm Linh Mục, tôi nài xin lời chuyển cầu của thánh Don Bosco để cho các linh mục được trở nên nhà giáo dục và người cha của các bạn trẻ; ngõ hầu trong khi thực thi kinh nghiệm về nhân đức này, nhiều người trẻ đón nhận tiếng gọi mà dâng hiến đời mình cho Chúa Kitô và cho Tin Mừng. Nguyện Xin Trinh Nữ Maria Trợ Tá, khuôn mẫu của đức ái, cho chúng ta đạt được những hồng phúc này », Đức Thánh Cha ước mong.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã ngỏ lời này với những khách hành hương khối Pháp Ngữ sau buổi đọc kinh Truyền Tin: «Hôm nay, Lời Chúa thúc giục chúng ta đón nhận trong đức tin ơn gọi Kitô hữu, bởi vì mỗi chúng ta được mời gọi làm triển nở những năng khiếu được nhận lãnh để xây dựng Giáo Hội ».
Sau đó, ngài nhắc đến Năm Linh Mục bằng việc mời gọi các Kitô hữu « kêu xin Thiên Chúa cho nhiều người trẻ được đánh động bởi Lời Chúa để họ có thể lắng nghe tiếng Đức Giêsu kêu mời mà đi theo Người trong chức linh mục và để họ có thể quảng đại đáp trả lại tiếng gọi ấy ».
« Nguyện xin Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội, nâng đỡ tất cả những ai sống cam kết trong khiêm tốn và hoan hỉ thừa tác vụ tư tế », Đức Thánh Cha nói tiếp.
Trước giờ Kinh Truyền Tin, nói bằng Tiếng Ý, trong khi nhắc đến các thánh, ngài nêu cách riêng đến thánh Gioan Bosco, « Đấng sáng lập dòng Salêdiêng và quan thầy của giới trẻ » mà lễ nhớ trùng vào Chúa Nhật hôm nay 31/01. « Trong Năm Linh Mục, tôi nài xin lời chuyển cầu của thánh Don Bosco để cho các linh mục được trở nên nhà giáo dục và người cha của các bạn trẻ; ngõ hầu trong khi thực thi kinh nghiệm về nhân đức này, nhiều người trẻ đón nhận tiếng gọi mà dâng hiến đời mình cho Chúa Kitô và cho Tin Mừng. Nguyện Xin Trinh Nữ Maria Trợ Tá, khuôn mẫu của đức ái, cho chúng ta đạt được những hồng phúc này », Đức Thánh Cha ước mong.
Cộng Đoàn Don Bosco Tân Hà Bảo Lộc mừng lễ thánh Gioan Bosco
Francesco Đức Thịnh
11:25 01/02/2010
LÂM ĐỒNG - Chúa nhật 31/01/2010 - Giáo Hội mừng Kính Thánh Gioan Bosco Linh Mục, Đấng Sáng Lập Tu Hội Salêdiêng, Tu Hội Con Cái Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu và Hiệp Hội Cộng Tác Viên Salêdiêng. Cha Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco đã đến chủ sự nghi thức làm phép Tượng Đài Don Bosco và cử hành Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Gioan Bosco tại Cộng Thể Don Bosco Tân Hà - Bảo Lộc.
Hình ảnh mừng lễ thánh Gioan Bosco
Cộng Đoàn Don Bosco Tân Hà - Bảo Lộc toạ lạc tại số 752 Trần Phú - Khu Phố 1 - Phường Lộc Tiến - Thị Xã Bảo Lộc - Tỉnh Lâm Đồng - Giáo Phận Đà Lạt, đồng thời cũng là Trung Tâm Huấn Nghệ của Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam nằm trong địa bàn Tỉnh Lâm Đồng. Ngày 19 tháng 02 năm 2008, Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Lâm Đồng đã trao Quyết Định số 447/QĐ - UBDN cho phép Thành Lập Trường Trung Cấp Nghề Tư Thục Tân Tiến trên cơ sở nâng cấp từ Trung Tâm Dạy Nghề Tư Thục Tân Tiến, nhằm phục vụ và huấn nghiệp cho các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay con số các em theo học nghề nghiệp tại đây cũng đã lên đến con số khá đông. Thời gian gần đây, các Tu Sỹ của Cộng Đoàn Don Bosco Tân Hà cũng đã tổ chức thêm các Lớp học Bổ Túc văn Hoá dành cho những em vì hoàn cảnh đã bỏ học dở dang, nhằm giúp các em có thêm kiến thức văn hoá cho việc học nghề của các em. Con số các em học sinh nội trú ngay tại Cộng Đoàn Don Bosco và học nghề tại Trường cũng lên đến con số đông, nơi đây các em có được môi trường rất thuận tiện để học tập, học nghề và thăng tiến đời sống cũng như rèn luyện nhân bản, các em được giáo dục và dạy dỗ với sự tận tuỵ của các Anh Em Tu Sỹ trong Cộng Đoàn, nhiều em xuất phát từ gia đình với những hoàn cảnh hết sức khó khăn, đã phải bỏ học dở dang vì nhiều lý do mê chơi điện tử, lười học, đua đòi và bỏ học vv...nhưng khi được gửi đến đây học nghề và học văn hoá, các em được hướng dẫn và dạy dỗ của các Cha, các Thầy trong Cộng Đoàn chính các em đã nhận ra được giá trị của việc học tập, trau dồi kiến thức phổ thông và nghề nghiệp cho bản thân, nhiều em không muốn bỏ về và ngày càng thể hiện một nếp sống đạo đức và ngoan hơn.
Hôm qua, ngày 31 tháng 01 năm 2010, Cha Bề Trên Giám Tỉnh - Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam đã tới Cộng Đoàn Don Bosco Tân Hà và chủ sự Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Gioan Bosco cùng với Cộng Đoàn và các em học sinh nội trú. Thánh Lễ đồng tế được cử hành vào lúc 10 giờ sáng, cùng đồng tế với Cha Bề Trên Giám Tỉnh có sự hiện diện của Cha Giuse Tạ Đức Tuấn - Giám Đốc Cộng Đoàn, Cha Phó Giám Đốc, cùng Quý Cha, Quý Tu Sỹ Nam Nữ và Quý Thân Nhân của các Anh Em Tu Sỹ trong Cộng Đoàn, Quý Anh Chị Em Cộng tác Viên - Cựu học Viên Slaêdiêng và Quý Khách mời. Trước Thánh Lễ là phần làm phép và Khánh Thành Tượng Đài Don Bosco.
Giảng trong Thánh Lễ, Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã quảng diễn tình phụ tử yêu thương của Cha Thánh Gioan Bosco trong việc giáo dục, huấn nghiệp và phục vụ các thanh thiếu niên nghèo khổ và bị bỏ rơi trong thời đại của ngài, và ngày hôm nay các Tu Sỹ con cái của Don Bosco tại Việt Nam cũng muốn sống và thực hiện Sứ Mệnh Yêu Thương, giáo dục và dạy dỗ thanh thiếu niên nghèo khổ theo tinh thần và Sứ Mệnh của Đấng Sáng Lập. Từ đây, Cha Bề Trên Giám Tỉnh cũng mời gọi các bậc Phụ Huynh cùng cộng tác với các Anh Em Tu Sỹ của Dòng Salêdiêng Don Bosco trong việc Giáo Dục những người trẻ của thời đại ngày hôm nay. Bởi lẽ hơn bao giờ hết ngày hôm nay việc giáo dục Thanh Thiếu Niên trở thành những Công dân tốt, những người Kitô hữu đạo đức đang là một thách đố hết sức khó khăn cho các Gia Đình.
Trong phần Lời Nguyện Tín Hữu, một đại diện của anh chị em Cộng tác viên Salêdiêng đã đọc lên những lời nguyện cầu cho các Bề Trên, các linh mục - tu sỹ Salêdiêng, cầu nguyện cho Tu Hội Salêdiêng, và các thành phần trong Đại Gia Đình Salêdiêng luôn trung thành với Đoàn Sủng Salêdiêng là yêu thương và Giáo Dục phục vụ những người trẻ, đặc biệt các thanh thiếu niên nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Cuối Thánh Lễ, đại diện nhóm Anh Chị Em Cựu Học Sinh đã ngỏ lời chúc mừng Lễ Don Bosco đến Cha Bề Trên Giám Tỉnh cùng Quý Cha - Quý Thầy Dòng Don Bosco và bày tỏ lòn biết ơn Nhà Dòng vì đã họ đã lãnh nhận được nền giáo dục trong nhà Cha Bosco, niềm vui và lòng biết ơn này được thể hiện bằng những lẵng hoa tươi thắm rực rỡ.
Sau Thánh Lễ, Cộng Đoàn Don Bosco Tân Hà đã mời tất cả mọi người tham dự Bữa cơm trưa Gia Đình trong ngày mừng lễ, xen kẽ trong bữa tiệc là những tiết mục văn nghệ, hoà tấu, diễn nguyện và nhảy hip hop vv... đã được các em học sinh nội trú thực hiện rất vui nhộn và phấn khởi của những tâm hồn trẻ trung và tràn đầy sức năng động.
Hình ảnh mừng lễ thánh Gioan Bosco
Cộng Đoàn Don Bosco Tân Hà - Bảo Lộc toạ lạc tại số 752 Trần Phú - Khu Phố 1 - Phường Lộc Tiến - Thị Xã Bảo Lộc - Tỉnh Lâm Đồng - Giáo Phận Đà Lạt, đồng thời cũng là Trung Tâm Huấn Nghệ của Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam nằm trong địa bàn Tỉnh Lâm Đồng. Ngày 19 tháng 02 năm 2008, Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Lâm Đồng đã trao Quyết Định số 447/QĐ - UBDN cho phép Thành Lập Trường Trung Cấp Nghề Tư Thục Tân Tiến trên cơ sở nâng cấp từ Trung Tâm Dạy Nghề Tư Thục Tân Tiến, nhằm phục vụ và huấn nghiệp cho các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay con số các em theo học nghề nghiệp tại đây cũng đã lên đến con số khá đông. Thời gian gần đây, các Tu Sỹ của Cộng Đoàn Don Bosco Tân Hà cũng đã tổ chức thêm các Lớp học Bổ Túc văn Hoá dành cho những em vì hoàn cảnh đã bỏ học dở dang, nhằm giúp các em có thêm kiến thức văn hoá cho việc học nghề của các em. Con số các em học sinh nội trú ngay tại Cộng Đoàn Don Bosco và học nghề tại Trường cũng lên đến con số đông, nơi đây các em có được môi trường rất thuận tiện để học tập, học nghề và thăng tiến đời sống cũng như rèn luyện nhân bản, các em được giáo dục và dạy dỗ với sự tận tuỵ của các Anh Em Tu Sỹ trong Cộng Đoàn, nhiều em xuất phát từ gia đình với những hoàn cảnh hết sức khó khăn, đã phải bỏ học dở dang vì nhiều lý do mê chơi điện tử, lười học, đua đòi và bỏ học vv...nhưng khi được gửi đến đây học nghề và học văn hoá, các em được hướng dẫn và dạy dỗ của các Cha, các Thầy trong Cộng Đoàn chính các em đã nhận ra được giá trị của việc học tập, trau dồi kiến thức phổ thông và nghề nghiệp cho bản thân, nhiều em không muốn bỏ về và ngày càng thể hiện một nếp sống đạo đức và ngoan hơn.
Hôm qua, ngày 31 tháng 01 năm 2010, Cha Bề Trên Giám Tỉnh - Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam đã tới Cộng Đoàn Don Bosco Tân Hà và chủ sự Thánh Lễ Mừng Kính Thánh Gioan Bosco cùng với Cộng Đoàn và các em học sinh nội trú. Thánh Lễ đồng tế được cử hành vào lúc 10 giờ sáng, cùng đồng tế với Cha Bề Trên Giám Tỉnh có sự hiện diện của Cha Giuse Tạ Đức Tuấn - Giám Đốc Cộng Đoàn, Cha Phó Giám Đốc, cùng Quý Cha, Quý Tu Sỹ Nam Nữ và Quý Thân Nhân của các Anh Em Tu Sỹ trong Cộng Đoàn, Quý Anh Chị Em Cộng tác Viên - Cựu học Viên Slaêdiêng và Quý Khách mời. Trước Thánh Lễ là phần làm phép và Khánh Thành Tượng Đài Don Bosco.
Giảng trong Thánh Lễ, Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã quảng diễn tình phụ tử yêu thương của Cha Thánh Gioan Bosco trong việc giáo dục, huấn nghiệp và phục vụ các thanh thiếu niên nghèo khổ và bị bỏ rơi trong thời đại của ngài, và ngày hôm nay các Tu Sỹ con cái của Don Bosco tại Việt Nam cũng muốn sống và thực hiện Sứ Mệnh Yêu Thương, giáo dục và dạy dỗ thanh thiếu niên nghèo khổ theo tinh thần và Sứ Mệnh của Đấng Sáng Lập. Từ đây, Cha Bề Trên Giám Tỉnh cũng mời gọi các bậc Phụ Huynh cùng cộng tác với các Anh Em Tu Sỹ của Dòng Salêdiêng Don Bosco trong việc Giáo Dục những người trẻ của thời đại ngày hôm nay. Bởi lẽ hơn bao giờ hết ngày hôm nay việc giáo dục Thanh Thiếu Niên trở thành những Công dân tốt, những người Kitô hữu đạo đức đang là một thách đố hết sức khó khăn cho các Gia Đình.
Trong phần Lời Nguyện Tín Hữu, một đại diện của anh chị em Cộng tác viên Salêdiêng đã đọc lên những lời nguyện cầu cho các Bề Trên, các linh mục - tu sỹ Salêdiêng, cầu nguyện cho Tu Hội Salêdiêng, và các thành phần trong Đại Gia Đình Salêdiêng luôn trung thành với Đoàn Sủng Salêdiêng là yêu thương và Giáo Dục phục vụ những người trẻ, đặc biệt các thanh thiếu niên nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Cuối Thánh Lễ, đại diện nhóm Anh Chị Em Cựu Học Sinh đã ngỏ lời chúc mừng Lễ Don Bosco đến Cha Bề Trên Giám Tỉnh cùng Quý Cha - Quý Thầy Dòng Don Bosco và bày tỏ lòn biết ơn Nhà Dòng vì đã họ đã lãnh nhận được nền giáo dục trong nhà Cha Bosco, niềm vui và lòng biết ơn này được thể hiện bằng những lẵng hoa tươi thắm rực rỡ.
Sau Thánh Lễ, Cộng Đoàn Don Bosco Tân Hà đã mời tất cả mọi người tham dự Bữa cơm trưa Gia Đình trong ngày mừng lễ, xen kẽ trong bữa tiệc là những tiết mục văn nghệ, hoà tấu, diễn nguyện và nhảy hip hop vv... đã được các em học sinh nội trú thực hiện rất vui nhộn và phấn khởi của những tâm hồn trẻ trung và tràn đầy sức năng động.
Đại Hội Lớn Nhất Của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Tại Hoa Kỳ
Thiếu Nhi Thánh Thể
11:28 01/02/2010
Đại Hội Về Đất Hứa Kỳ 5 là một hội nghị lớn nhất quy tụ Quý Cha Tuyên Úy, Quý Trợ Úy, Quý Trợ Tá và Huynh Trưởng các cấp trên toàn quốc. Đại Hội được tổ chức 4 năm một lần và đây là sự kiện vĩ đại nhằm mục đích truyền đạt và tăng trưởng đức tin cho tất cả các thành viên trong Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Năm nay Đại Hội sẽ được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 7 năm 2010 tại trường Đại Học Chapman ở Orange, California.
Đại Hội sẽ bao gồm các diễn giả, hội thảo, sinh hoạt, thể thao, giải trí và quan trọng nhất là cầu nguyện, Thánh Lễ và chầu Thánh Thể. Mục đích của tất cả các hoạt động nhằm tạo cho các tham dự viên có một cơ hội để:
Cùng nhau cầu nguyện và thờ phượng Chúa Giêsu Thánh Thể.
Tìm hiểu thêm về ơn gọi của mình như là một thành viên của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể và là một phần tử trong Giáo Hội Công Giáo.
Học hỏi thêm kiến thức để mang về phục vụ và nâng cao các hoạt động của đoàn tại địa phương.
Gặp gỡ những bạn trẻ khác có cùng một tinh thần phục vụ Giáo Hội Công Giáo.
Hãy đón xem các bản tin hàng tháng để biết thêm thông tin về những hoạch định đã được đặt ra cho Đại Hội Kỳ này.
Tin Tức Về Đại Hội
Chủ Đề của Đại Hội: “Hãy Theo Thầy” Gioan 21:19
Chủ đề đại hội năm nay tập trung vào ơn gọi của mỗi thành viên trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể và của Giáo Hội Hoàn Vũ. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta “phải có nhận thức…để yêu…để làm theo…và để phục vụ.” Là thành viên của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Việt Nam, chúng ta đã cam kết cuộc sống của chúng ta để nhận biết Thiên Chúa, để yêu mến Thiên Chúa sâu đậm, để trung thành theo Chúa và phục vụ Chúa hết lòng. Phong Trào mời gọi mọi thành viên hãy tham dự Đại Hội Về Đất Hứa kỳ này hầu đạt được sự hiểu biết về cách sống thế nào để trở thành một người Kitô Hữu hoàn hảo, một thành viên của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể biết hy sinh phục vụ, và một thân thể trong Chúa Kitô.
Thông báo những kế hoạch cho Đại Hội
Tất cả Ban Tổ Chức đang làm việc hết sức mình để hoàn tất các chi tiết cần thiết cho các hoạt động tại Đại Hội. Mỗi thành viên trong ban tổ chức bao gồm các Huynh Trưởng các cấp từ tám miền đã họp nhau lại để mang lại những ý tưởng sáng tạo cho Đại Hội kỳ này. Hãy xem những thông tin của Đại Hội trong những ngày tháng tới để biết thêm chi tiệt về những người giảng thuyết, các buổi hội thảo và những hoạt động khác.
Thông Tin Về Việc Ghi Danh
Chúc mừng đến 50 thành viên đã ghi danh đầu tiên!
Ghi Danh đã chính thức bắt đầu từ lúc nửa đêm ngày 01 tháng 01 năm 2010. Những bữa tiệc chuẩn bị cho việc bắt đầu ghi danh đã diễn ra trên toàn quốc. Nhiều đoàn đã nghe TNTT-Radio qua hệ thống viễn thông để biết những tin tức từ Ban Tổ Chức. Các trưởng trong Miền Tây đã trực tiếp thu hình bữa tiệc của họ để cho mọi người biết sự phấn khởi của mình trong việc chờ đợi giờ ghi danh bắt đầu.
Năm mươi người ghi danh và trả lệ phí đầu tiên sẽ nhận được phần thưởng đặc biệt khi họ đến Đại Hội. Ngoài ra Trưởng Antôn Đỗ Quang Thăng (Miền Tây Nam) và Trưởng Giuse Đoàn Thanh Sơn (Miền Đông Bắc) là hai thành viên đã hoàn tất thủ tục ghi danh đầu tiên và sẽ được nhận được áo jacket mới của Phong Trào.
Tất cả 50 người đăng ký đầu tiên đã được đưa vào bốc thăm để trúng giải 1 giải “tham dự Đại Hội miễn phí” do Cha Martinô Nguyễn Bá Thông, Phó Tổng Tuyên Uý Nghiên Huấn ủng hộ. Cha Tuyên Úy Đại Hội Francis Trần Anh Vũ đã bốc thăm người trúng giải – Chúc mừng Trưởng Fatima Maria Nguyễn Tú Anh (Miền Tây Bắc) là người trúng giải này và sẽ nhận được $180 để trả lệ phí cho việc ghi danh của mình. Cám ơn lòng rộng rãi ủng hộ của Cha Thông.
Tính đến ngày 27 tháng 01, đã có 105 người ghi danh. Các miền sau đây đang dẫn đầu:
Tây Nam (34 tham dự viên)
Trung (21 tham dự viên)
Tây (20 tham dự viên)
Hãy ủng hộ miền của mình và đăng ký online ngay ngày hôm nay! Mọi chi tiết về lệ phí ghi danh, các điều lệ và danh sách của các thành viên đã đăng ký được đăng trên trang mạng: https://www.tntt.org/vdh5/ghidanh/default.aspx
Đại Hội sẽ bao gồm các diễn giả, hội thảo, sinh hoạt, thể thao, giải trí và quan trọng nhất là cầu nguyện, Thánh Lễ và chầu Thánh Thể. Mục đích của tất cả các hoạt động nhằm tạo cho các tham dự viên có một cơ hội để:
Cùng nhau cầu nguyện và thờ phượng Chúa Giêsu Thánh Thể.
Tìm hiểu thêm về ơn gọi của mình như là một thành viên của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể và là một phần tử trong Giáo Hội Công Giáo.
Học hỏi thêm kiến thức để mang về phục vụ và nâng cao các hoạt động của đoàn tại địa phương.
Gặp gỡ những bạn trẻ khác có cùng một tinh thần phục vụ Giáo Hội Công Giáo.
Hãy đón xem các bản tin hàng tháng để biết thêm thông tin về những hoạch định đã được đặt ra cho Đại Hội Kỳ này.
Tin Tức Về Đại Hội
Chủ Đề của Đại Hội: “Hãy Theo Thầy” Gioan 21:19
Chủ đề đại hội năm nay tập trung vào ơn gọi của mỗi thành viên trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể và của Giáo Hội Hoàn Vũ. Chúa mời gọi mỗi người chúng ta “phải có nhận thức…để yêu…để làm theo…và để phục vụ.” Là thành viên của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Việt Nam, chúng ta đã cam kết cuộc sống của chúng ta để nhận biết Thiên Chúa, để yêu mến Thiên Chúa sâu đậm, để trung thành theo Chúa và phục vụ Chúa hết lòng. Phong Trào mời gọi mọi thành viên hãy tham dự Đại Hội Về Đất Hứa kỳ này hầu đạt được sự hiểu biết về cách sống thế nào để trở thành một người Kitô Hữu hoàn hảo, một thành viên của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể biết hy sinh phục vụ, và một thân thể trong Chúa Kitô.
Thông báo những kế hoạch cho Đại Hội
Tất cả Ban Tổ Chức đang làm việc hết sức mình để hoàn tất các chi tiết cần thiết cho các hoạt động tại Đại Hội. Mỗi thành viên trong ban tổ chức bao gồm các Huynh Trưởng các cấp từ tám miền đã họp nhau lại để mang lại những ý tưởng sáng tạo cho Đại Hội kỳ này. Hãy xem những thông tin của Đại Hội trong những ngày tháng tới để biết thêm chi tiệt về những người giảng thuyết, các buổi hội thảo và những hoạt động khác.
Thông Tin Về Việc Ghi Danh
Chúc mừng đến 50 thành viên đã ghi danh đầu tiên!
Ghi Danh đã chính thức bắt đầu từ lúc nửa đêm ngày 01 tháng 01 năm 2010. Những bữa tiệc chuẩn bị cho việc bắt đầu ghi danh đã diễn ra trên toàn quốc. Nhiều đoàn đã nghe TNTT-Radio qua hệ thống viễn thông để biết những tin tức từ Ban Tổ Chức. Các trưởng trong Miền Tây đã trực tiếp thu hình bữa tiệc của họ để cho mọi người biết sự phấn khởi của mình trong việc chờ đợi giờ ghi danh bắt đầu.
Năm mươi người ghi danh và trả lệ phí đầu tiên sẽ nhận được phần thưởng đặc biệt khi họ đến Đại Hội. Ngoài ra Trưởng Antôn Đỗ Quang Thăng (Miền Tây Nam) và Trưởng Giuse Đoàn Thanh Sơn (Miền Đông Bắc) là hai thành viên đã hoàn tất thủ tục ghi danh đầu tiên và sẽ được nhận được áo jacket mới của Phong Trào.
Tất cả 50 người đăng ký đầu tiên đã được đưa vào bốc thăm để trúng giải 1 giải “tham dự Đại Hội miễn phí” do Cha Martinô Nguyễn Bá Thông, Phó Tổng Tuyên Uý Nghiên Huấn ủng hộ. Cha Tuyên Úy Đại Hội Francis Trần Anh Vũ đã bốc thăm người trúng giải – Chúc mừng Trưởng Fatima Maria Nguyễn Tú Anh (Miền Tây Bắc) là người trúng giải này và sẽ nhận được $180 để trả lệ phí cho việc ghi danh của mình. Cám ơn lòng rộng rãi ủng hộ của Cha Thông.
Tính đến ngày 27 tháng 01, đã có 105 người ghi danh. Các miền sau đây đang dẫn đầu:
Tây Nam (34 tham dự viên)
Trung (21 tham dự viên)
Tây (20 tham dự viên)
Hãy ủng hộ miền của mình và đăng ký online ngay ngày hôm nay! Mọi chi tiết về lệ phí ghi danh, các điều lệ và danh sách của các thành viên đã đăng ký được đăng trên trang mạng: https://www.tntt.org/vdh5/ghidanh/default.aspx
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thông cáo của TGM Đà Nẵng về những vấn đề liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu
+ GM Giuse Châu Ngọc Tri
09:57 01/02/2010
LTS: Chúng tôi vừa nhận được Thông cáo chính thức của Toà Giám mục Đà Nẵng về những vấn đề liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu đang nổi cộm trong những ngày qua. Theo Văn phòng TGM Đà Nẵng cho biết "Thông cáo này phản ảnh chính thức đường lối mục vụ và truyền giáo của Toà Giám mục Đà Nẵng".
THÔNG CÁO CỦA TÒA GIÁM MỤC ĐÀ NẴNG
Về những vấn đề liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu
Trong những ngày vừa qua, thông tin trên các phương tiện truyền thông hải ngoại đề cập nhiều đến vấn đề tranh chấp đất đai giữa chính quyền Thành phố Đà Nẵng và người dân thôn Cồn Dầu, xã Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng. Xung đột này liên quan đến kế hoạch giải toả 4 thôn làng thuộc xã Hoà Xuân, trong đó có thôn Công giáo Cồn Dầu, để xây dựng khu sinh thái Hoà Xuân. Sự kiện bắt đầu từ “Đơn khiếu kiện khẩn cấp về việc chính quyền thu hồi đất của giáo dân Cồn Dầu - Đà Nẵng” có xuất xứ và tác giả là: “Đà Nẵng, ngày 26 tháng 1 năm 2010, Người dân thôn Cồn Dầu đồng ký tên”, được VietCatholic News đăng tải vào lúc 10:48 ngày 26/01/2010.
Được tin, Toà Giám mục Đà Nẵng đã gặp ngay Cha Emmanuel Nguyễn Tấn Lục, Quản xứ Cồn Dầu, và được Ngài cho biết sự vụ đang căng thẳng tại thôn Cồn Dầu trong vài ngày qua, khi các đoàn công tác của quận Cẩm Lệ đến một số gia đình để kiểm định tài sản mà không có sự đồng thuận của họ. Một vài trường hợp đã dẫn đến căng thẳng. Về lá đơn khiếu nại khẩn cấp, Cha Lục cho biết, Ngài cũng bất ngờ, chỉ nghe nói mà chưa đọc, và cũng không biết phát xuất từ đâu. Về nhân vật có chức danh trong bản tin khẩn kèm theo lá đơn là “Ông Chủ tịch HĐGX”, Cha Quản xứ cho biết vị này là một trong số những người thuộc thôn Cồn Dầu đã đồng ý để tài sản được kiểm định từ lâu, nên không thể là tác giả lá đơn này.
Sáng Chúa Nhật hôm qua, 31 tháng 01 năm 2010, Giám mục Giáo phận, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, cùng với Cha Chưởng Ấn TGM Phêrô Hoàng Gia Thành, Cha Phụ tá Văn phòng TGM Gioan B. Trần Ngọc Tuyến, Cha Tân Quản xứ An Thượng Têphanô Trần Ngọc Nhơn đã bất ngờ đến thăm và dâng Thánh Lễ tại Nhà thờ Giáo xứ Cồn Dầu, với Cha Quản xứ Emmanuel Nguyễn Tấn Lục. Đây là lần thứ tư trong vòng một năm, Giám mục Giáo phận đã đến Cồn Dầu dâng Thánh Lễ, gặp gỡ, lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn họ cách hành xử đúng đắn với chính quyền, với lương dân và với nhau. Ngài nhắc lại với họ học thuyết xã hội của Giáo Hội về sự công bằng và những quyền căn bản của con người, khẳng định lập trường của Ngài về vấn đề qui hoạch khu sinh thái Hoà Xuân hiện nay. Qui hoạch để thành phố có bộ mặt hiện đại văn minh hơn, nhưng phải bảo đảm cuộc sống cho người dân liên hệ, nhất là người nghèo. Họ là những người trước tiên phải được chia sẻ những phúc lợi do việc qui hoạch mang lại, chứ không thể bị đặt ra ngoài.
Ngài nhắc nhở họ: trong tư cách công dân, họ có quyền phát biểu ý kiến và đấu tranh ôn hoà để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, bên cạnh những người anh em lương dân đồng cảnh ngộ, tránh nguy cơ chia rẽ lương giáo, cũng như đoàn kết nội bộ nhưng trong sự tôn trọng tự do của mỗi người, tránh tình trạng gây áp lực lên nhau. Giáo Hội luôn bênh vực quyền lợi của người nghèo và người cô thế, nhưng mọi người công dân đều phải chu toàn nghĩa vụ dân sự của mình.
Ngài cũng khẳng định đã nhiều lần khuyến cáo các cấp chính quyền quan tâm đến quyền lợi vật chất và tinh thần của người dân khi hoạch định những chính sách liên hệ sâu sắc đến cuộc sống của họ, mỗi nơi mỗi hoàn cảnh khác nhau, vấn đề dân sinh phải được đặt lên hàng đầu. Ngài cũng bày tỏ sự quan ngại khi hoạch định chính sách không hợp lý, sẽ đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, làm cho sự bất bình đẳng và mất cân đối trong lãnh vực xã hội cũng như kinh tế ngày càng thêm trầm trọng. Nhà cầm quyền cũng không được gây sức ép hay dùng bạo lực đối với dân chúng trong tiến trình kêu gọi sự hợp tác, cũng như khi giải quyết những xung đột dân sự. Một thành phố văn minh không phải chỉ là xây dựng các kiến trúc hay hạ tầng hiện đại, nhưng văn hoá ứng xử công dân qua việc xây dựng và thực thi pháp chế cũng phải được “hiện đại hoá” từ trên xuống dưới.
Đức Cha cũng đã thẳng thắn kêu gọi cả chính quyền lẫn người dân trong khi thực thi chính sách và quyền lợi dân sự, phải quan tâm đến công lý và công ích. Hai tiêu chuẩn cho mọi hành động tương quan của con người là công bằng và công ích. Nếu chỉ đề cập đến công bằng mà coi nhẹ tính công ích, thì sẽ đẩy xã hội dân sự đến đường cùng. Đây cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng trong Thông điệp Caritas in Veritate (Bác Ái trong Chân Lý) của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI vừa ban hành vào cuối năm ngoái.
Đối với riêng thôn Cồn Dầu, trong quá trình vận động, chính quyền đã tổ chức được đến 20 lần tiếp xúc giữa nhân dân và những người thi hành chương trình qui hoạch này ở các cấp. Tuy chưa đạt được sự đồng thuận, nhưng đã là một nỗ lực không nhỏ của các bên liên hệ, xưa nay chưa có tiền lệ ở một thành phố đã từng hãnh diện với “thành tích”qui hoạch giải toả đến 85 ngàn căn hộ, làm thay đổi bộ mặt thành phố này. Nhưng đột nhiên, sự nhẫn nại đã bị mất kiểm soát, chính quyền có vẻ mạnh tay hơn trong việc kiểm định và kết quả là “thư kêu cứu” được phát tán vào ngày 26/01/2010. Rất tiếc là tác giả bức thư vì vô tình hay thiếu hiểu biết, đã biến một tranh chấp dân sự giữa công dân với chính quyền thành xung đột giữa tôn giáo và nhà nước. Khó khăn rắc rối lại tập trung vào Giáo Hội, nhất là Giáo Hội địa phương, nơi sự vụ diễn ra.
Bình tĩnh nắm bắt và cân nhắc sự việc, chúng tôi quyết định thay đổi lịch mục vụ để dến dâng Thánh lễ tại Giáo xứ Cồn Dầu. Thánh lễ và câu chuyện cuối lễ của Đức Giám mục đã kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Bầu khí phụng vụ trang trọng với giáo dân đông đúc như thường lệ, dù chúng tôi đến cách bất ngờ. Ông Thái Văn Liên cũng công khai hiện diện trong suốt Thánh Lễ, và là một trong những người cuối cùng tiễn chân Đức Giám mục lên xe ra về - chứ không phải là Ông Liên “tháp tùng với Đức Cha Giuse về Cồn Dầu” như tác giả Xuân Hòa nào đó đã viết và được VietCatholic News đưa tin trong bài: “Đức Giám mục và các Linh mục Đà Nẵng đến thăm và dâng thánh lễ cho giáo dân xứ Cồn Dầu” đăng tải lúc 00:01 ngày 31/01/2010. Ông Liên là người đã trả lời phỏng vấn của phái viên Nam Phong đài RFI, được cho là đang phải cư trú “từ một nơi bên ngoài thôn Cồn Dầu”. VietCatholic News trích đăng tin này lúc 17:21 ngày 27/01/2010, được ngành truyền thông phổ biến khá rộng rãi trong những ngày gần đây. Một áng mây mờ như đang phủ xuống bầu trời Đà Nẵng.
Qua chuỗi biến cố liên quan đến Cồn Dầu, đã phức tạp do chính vụ việc, lại càng phức tạp hơn do nhiễu thông tin, nên Toà Giám mục Đà Nẵng chúng tôi rất thận trọng cân nhắc và gửi đi thông cáo này với những góp ý chân thành, đến những ai quan tâm muốn tìm hiểu vụ việc cách khách quan nhất, và thành tâm muốn chia sẻ những trăn trở của chúng tôi, để cùng xây dựng một đường hướng mục vụ-truyền giáo hiệu quả trong hoàn cảnh hiện nay của Đất Nước và Giáo Hội Việt Nam quê nhà.
1. Cần phân biệt những hành vi dân sự và hành vi tôn giáo. Tranh chấp dân sự về chương trình qui hoạch tại xã Hoà Xuân không phải là tranh chấp tôn giáo, vì liên quan đến 1500 gia đình phải di dời, mà giáo dân Công giáo chỉ chiếm ¼ sinh sống tại thôn Cồn Dầu. Hơn nữa, Thánh đường và các công trình chung của Giáo xứ không thuộc diện qui hoạch. Giáo xứ Cồn Dầu gồm những giáo dân hôm nay và tương lai không thể bị xóa sổ, dù sinh hoạt có thể ít nhiều thay đổi. Trước đây, đã có những giáo xứ trong Giáo phận từng trải qua kinh nghiệm này ở những mức độ qui hoạch và hoàn cảnh khác nhau như Tam Toà, Thanh Bình, Ngọc Quang, An Hải, An Ngãi, Hoà Ninh, Hoà Cường.
2. Một người hay một nhóm giáo dân nào đó không thể nhân danh tổ chức Giáo hội địa phương, để thực hiện một hành vi hay tuyên bố một quan điểm liên quan đến tôn giáo. Hành vi này không đủ yếu tố pháp lý về mặt tôn giáo thuần tuý hay pháp lý dân sự về tôn giáo. Nhất là khi mang hình thức nặc danh, không có người chịu trách nhiệm. Chúng ta cần cẩn thận với những loại thông tin này.
3. Ý kiến của Bản quyền Giáo phận về những gì liên quan đến một Giáo phận cần được chú ý lắng nghe và tôn trọng, không chỉ trong nội bộ Giáo Hội, mà cả những vị hữu trách dân sự. Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó. Hơn ai hết, những người có trách nhiệm mục vụ tại địa phương biết phải nói gì và không nên nói gì, nói như thế nào, lúc nào và trong giới hạn nào, để đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động quản trị và mục vụ truyền giáo tại địa phương mình, trong tinh thần tôn trọng sự thật, xây dựng tình hiệp thông, đối thoại và hợp tác lành mạnh. Nhiều khi chỉ cần âm thầm hành động mà không cần phải nói năng gì.
4. Truyền thông Công giáo cần được xây dựng như một ngành mục vụ thực sự, có đường lối chủ trương rõ ràng theo tinh thần Tin Mừng, để rao giảng chân lý và xây dựng hoà bình, biết thao thức đem Chúa đến cho những người chưa tin, biết quảng bá hình ảnh Giáo Hội như một người mẹ hiền luôn dang tay chờ đón tất cả mọi thành phần trong đại gia đình nhân loại, kể cả những thành phần đối kháng. Bởi thế, để giảm thiểu những nguy cơ có thể gây nên xung đột, nghi kỵ, vì quá tuỳ tiện đưa tin hoặc đăng bài, các cơ quan truyền thông Công giáo cần nhẫn nại kiểm chứng các thông tin trước khi đăng tải, và tôn trọng sự thật khách quan của sự kiện được thông tin. Không nên dễ dàng chấp nhận những cộng tác viên nặc danh hoặc ẩn danh trong những đề tài và nội dung nhạy cảm, khiến chúng ta dễ bị lầm lẫn trong một thế giới ảo và quá dễ dãi như internet.
5. Toà Giám mục Đà Nẵng vẫn muốn theo đuổi đường lối đối thoại ôn hoà theo tinh thần của Công đồng Vatican II, của Toà Thánh, theo học thuyết xã hội của Giáo Hội Công giáo và theo đường lối của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Tất cả đều dẫn đến Tin Mừng. Nhìn nhận rằng đối thoại là con đường tuy gian khó và nhiều thách đố nhất, nhưng cũng bảo đảm nhất giúp tìm ra công lý và xây dựng hoà bình, công ích. Vì chấp nhận đối thoại, chúng tôi cũng tôn trọng đối tác, tôn trọng ý kiến và danh dự của nhau, nên cũng không có chủ trương đưa những thông tin thuộc loại nhạy cảm lên mạng, chỉ nỗ lực tiếp cận để giải quyết tại chỗ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Giáo Hội địa phương. Thông cáo này hy vọng sẽ là trường hợp ngoại lệ duy nhất.
6. Nhân cơ hội này, chúng tôi cũng xin đề cập đến một tiến trình đối thoại hơn hai năm qua với chính quyền Thành phố Đà Nẵng về một biến cố cũng khá nhạy cảm, được nhiều người quan tâm theo dõi và cả thắc mắc. Chính quyền Thành phố Đà Nẵng giải toả Trường Trần Phú, nguyên là Trường Sao Mai của Giáo phận Đà Nẵng trước năm 1975, vì ngôi trường nằm trên trục đường của cây cầu mới băng qua sông Hàn, nối liền phi trường với đường ven biển. Nhân sự kiện này, Toà Giám mục Đà Nẵng đã đề cập với chính quyền Thành phố về chính sách xã hội hoá giáo dục của Nhà Nước hiện nay và khả năng đáp ứng của Giáo phận trong lãnh vực này. Sau một thời gian dài trao đổi thảo luận, kết quả bước đầu là Thành phố đã có văn bản thống nhất chủ trương để Toà Giám mục Đà Nẵng xây dựng một ngôi trường trung học tư thục bằng văn thư số 6807/UBND-QLĐTh do Ông Chủ tịch UBND Thành phố Trần Văn Minh ký ngày 20 tháng 10 năm 2009. Sau khi TGM lập và gửi đề án thành lập trường, cũng như trực tiếp làm việc với Sở Xây dựng về vấn đề đất đai, với Sở Giáo dục và Đào tạo về thủ tục hành chánh, UBND Thành phố đã có văn thư số 8279/UBND-NCPC cũng do chính Ông Chủ tịch UBND Trần Văn Minh ký ngày 18 tháng 12 năm 2009, đề xuất về Trung ương xin ý kiến của Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, với câu kết rất tích cực: “Rất mong Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm giải quyết”. Và theo thông tin không chính thức, đề nghị này của Thành phố cùng với đề án mở trường tư thục của Giáo phận Đà Nẵng đã được đặt lên bàn làm việc của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều người có lý do và kinh nghiệm đã chân thành chia sẻ với chúng tôi rằng Toà Giám mục Đà Nẵng xem chừng đã quá tin vào lời hứa của các quan chức và thủ tục hành chánh lòng vòng để né tránh vấn đề của Nhà Nước hiện nay. Tin rằng thiện chí sẽ được đền đáp, chúng tôi lạc quan nghĩ rằng một khi con đường đối thoại được mở ra, dù cong queo gập ghềnh sỏi đá, muốn tới đích phải chịu đau chân nhẫn nại đi theo đến cùng. Hơn nữa, đề xuất bằng văn bản nghiêm chỉnh lên cấp Trung ương, mà chúng tôi cũng được thông báo bằng một văn bản chính thức, mang chữ ký của vị Chủ tịch, đại diện cao nhất của chính quyền một thành phố trực thuộc trung ương như Đà Nẵng, với ấn triện và quốc huy, sao lại có thể biến thành một “trò lừa bịp” công khai trước thiện chí của một tổ chức công dân tôn giáo muốn góp phần xây dựng đất nước theo đúng chính sách hiện hành. Chúng tôi đang chờ đợi kết quả và cũng ý thức rằng đường đi sẽ còn dài.
Xin cũng đừng lo lắng là chúng tôi buộc thế phải xin xỏ hay luồn lách. Chúng tôi đã thẳng thắn nói với các vị hữu trách dân sự rằng: “Với chính sách xã hội hoá giáo dục, đúng ra là Nhà Nước phải xin nhân dân cùng làm. Nhưng ở đây, theo đúng qui định, chúng tôi phải làm thủ tục để xin Nhà Nước cho phép làm. Nhưng quí vị nên biết, chúng tôi chỉ đứng thẳng mà xin, chứ không bao giờ quỳ gối”.
Tin Mừng Chúa Nhật hôm qua, 31/01/2010, Thánh Luca kể lại việc Chúa Giêsu bị người đồng hương chống đối, trục xuất và thậm chí muốn xô Người xuống vực thẳm, “Nhưng Người đã rẽ qua giữa họ mà đi” (Lc 4,30). Sống Tin Mừng hôm nay trên quê hương Việt Nam, chúng ta không được phép sợ hãi, né tránh, luồn lách, đứng xa xa, hay gây chiến, đối đầu… nhưng phải can đảm và sáng suốt theo gương Chúa Giêsu, tìm cách “rẽ qua giữa họ mà đi”, dù là đi về hướng đồi Can-vê.
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 02 năm 2010
+ Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận.
LM Phêrô Hoàng Gia Thành, Chưởng Ấn, VP Toà Giám mục.
Đồng ký tên.
THÔNG CÁO CỦA TÒA GIÁM MỤC ĐÀ NẴNG
Về những vấn đề liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu
Được tin, Toà Giám mục Đà Nẵng đã gặp ngay Cha Emmanuel Nguyễn Tấn Lục, Quản xứ Cồn Dầu, và được Ngài cho biết sự vụ đang căng thẳng tại thôn Cồn Dầu trong vài ngày qua, khi các đoàn công tác của quận Cẩm Lệ đến một số gia đình để kiểm định tài sản mà không có sự đồng thuận của họ. Một vài trường hợp đã dẫn đến căng thẳng. Về lá đơn khiếu nại khẩn cấp, Cha Lục cho biết, Ngài cũng bất ngờ, chỉ nghe nói mà chưa đọc, và cũng không biết phát xuất từ đâu. Về nhân vật có chức danh trong bản tin khẩn kèm theo lá đơn là “Ông Chủ tịch HĐGX”, Cha Quản xứ cho biết vị này là một trong số những người thuộc thôn Cồn Dầu đã đồng ý để tài sản được kiểm định từ lâu, nên không thể là tác giả lá đơn này.
Sáng Chúa Nhật hôm qua, 31 tháng 01 năm 2010, Giám mục Giáo phận, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, cùng với Cha Chưởng Ấn TGM Phêrô Hoàng Gia Thành, Cha Phụ tá Văn phòng TGM Gioan B. Trần Ngọc Tuyến, Cha Tân Quản xứ An Thượng Têphanô Trần Ngọc Nhơn đã bất ngờ đến thăm và dâng Thánh Lễ tại Nhà thờ Giáo xứ Cồn Dầu, với Cha Quản xứ Emmanuel Nguyễn Tấn Lục. Đây là lần thứ tư trong vòng một năm, Giám mục Giáo phận đã đến Cồn Dầu dâng Thánh Lễ, gặp gỡ, lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn họ cách hành xử đúng đắn với chính quyền, với lương dân và với nhau. Ngài nhắc lại với họ học thuyết xã hội của Giáo Hội về sự công bằng và những quyền căn bản của con người, khẳng định lập trường của Ngài về vấn đề qui hoạch khu sinh thái Hoà Xuân hiện nay. Qui hoạch để thành phố có bộ mặt hiện đại văn minh hơn, nhưng phải bảo đảm cuộc sống cho người dân liên hệ, nhất là người nghèo. Họ là những người trước tiên phải được chia sẻ những phúc lợi do việc qui hoạch mang lại, chứ không thể bị đặt ra ngoài.
Ngài nhắc nhở họ: trong tư cách công dân, họ có quyền phát biểu ý kiến và đấu tranh ôn hoà để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, bên cạnh những người anh em lương dân đồng cảnh ngộ, tránh nguy cơ chia rẽ lương giáo, cũng như đoàn kết nội bộ nhưng trong sự tôn trọng tự do của mỗi người, tránh tình trạng gây áp lực lên nhau. Giáo Hội luôn bênh vực quyền lợi của người nghèo và người cô thế, nhưng mọi người công dân đều phải chu toàn nghĩa vụ dân sự của mình.
Ngài cũng khẳng định đã nhiều lần khuyến cáo các cấp chính quyền quan tâm đến quyền lợi vật chất và tinh thần của người dân khi hoạch định những chính sách liên hệ sâu sắc đến cuộc sống của họ, mỗi nơi mỗi hoàn cảnh khác nhau, vấn đề dân sinh phải được đặt lên hàng đầu. Ngài cũng bày tỏ sự quan ngại khi hoạch định chính sách không hợp lý, sẽ đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, làm cho sự bất bình đẳng và mất cân đối trong lãnh vực xã hội cũng như kinh tế ngày càng thêm trầm trọng. Nhà cầm quyền cũng không được gây sức ép hay dùng bạo lực đối với dân chúng trong tiến trình kêu gọi sự hợp tác, cũng như khi giải quyết những xung đột dân sự. Một thành phố văn minh không phải chỉ là xây dựng các kiến trúc hay hạ tầng hiện đại, nhưng văn hoá ứng xử công dân qua việc xây dựng và thực thi pháp chế cũng phải được “hiện đại hoá” từ trên xuống dưới.
Đức Cha cũng đã thẳng thắn kêu gọi cả chính quyền lẫn người dân trong khi thực thi chính sách và quyền lợi dân sự, phải quan tâm đến công lý và công ích. Hai tiêu chuẩn cho mọi hành động tương quan của con người là công bằng và công ích. Nếu chỉ đề cập đến công bằng mà coi nhẹ tính công ích, thì sẽ đẩy xã hội dân sự đến đường cùng. Đây cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng trong Thông điệp Caritas in Veritate (Bác Ái trong Chân Lý) của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI vừa ban hành vào cuối năm ngoái.
Đối với riêng thôn Cồn Dầu, trong quá trình vận động, chính quyền đã tổ chức được đến 20 lần tiếp xúc giữa nhân dân và những người thi hành chương trình qui hoạch này ở các cấp. Tuy chưa đạt được sự đồng thuận, nhưng đã là một nỗ lực không nhỏ của các bên liên hệ, xưa nay chưa có tiền lệ ở một thành phố đã từng hãnh diện với “thành tích”qui hoạch giải toả đến 85 ngàn căn hộ, làm thay đổi bộ mặt thành phố này. Nhưng đột nhiên, sự nhẫn nại đã bị mất kiểm soát, chính quyền có vẻ mạnh tay hơn trong việc kiểm định và kết quả là “thư kêu cứu” được phát tán vào ngày 26/01/2010. Rất tiếc là tác giả bức thư vì vô tình hay thiếu hiểu biết, đã biến một tranh chấp dân sự giữa công dân với chính quyền thành xung đột giữa tôn giáo và nhà nước. Khó khăn rắc rối lại tập trung vào Giáo Hội, nhất là Giáo Hội địa phương, nơi sự vụ diễn ra.
Bình tĩnh nắm bắt và cân nhắc sự việc, chúng tôi quyết định thay đổi lịch mục vụ để dến dâng Thánh lễ tại Giáo xứ Cồn Dầu. Thánh lễ và câu chuyện cuối lễ của Đức Giám mục đã kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ. Bầu khí phụng vụ trang trọng với giáo dân đông đúc như thường lệ, dù chúng tôi đến cách bất ngờ. Ông Thái Văn Liên cũng công khai hiện diện trong suốt Thánh Lễ, và là một trong những người cuối cùng tiễn chân Đức Giám mục lên xe ra về - chứ không phải là Ông Liên “tháp tùng với Đức Cha Giuse về Cồn Dầu” như tác giả Xuân Hòa nào đó đã viết và được VietCatholic News đưa tin trong bài: “Đức Giám mục và các Linh mục Đà Nẵng đến thăm và dâng thánh lễ cho giáo dân xứ Cồn Dầu” đăng tải lúc 00:01 ngày 31/01/2010. Ông Liên là người đã trả lời phỏng vấn của phái viên Nam Phong đài RFI, được cho là đang phải cư trú “từ một nơi bên ngoài thôn Cồn Dầu”. VietCatholic News trích đăng tin này lúc 17:21 ngày 27/01/2010, được ngành truyền thông phổ biến khá rộng rãi trong những ngày gần đây. Một áng mây mờ như đang phủ xuống bầu trời Đà Nẵng.
Qua chuỗi biến cố liên quan đến Cồn Dầu, đã phức tạp do chính vụ việc, lại càng phức tạp hơn do nhiễu thông tin, nên Toà Giám mục Đà Nẵng chúng tôi rất thận trọng cân nhắc và gửi đi thông cáo này với những góp ý chân thành, đến những ai quan tâm muốn tìm hiểu vụ việc cách khách quan nhất, và thành tâm muốn chia sẻ những trăn trở của chúng tôi, để cùng xây dựng một đường hướng mục vụ-truyền giáo hiệu quả trong hoàn cảnh hiện nay của Đất Nước và Giáo Hội Việt Nam quê nhà.
1. Cần phân biệt những hành vi dân sự và hành vi tôn giáo. Tranh chấp dân sự về chương trình qui hoạch tại xã Hoà Xuân không phải là tranh chấp tôn giáo, vì liên quan đến 1500 gia đình phải di dời, mà giáo dân Công giáo chỉ chiếm ¼ sinh sống tại thôn Cồn Dầu. Hơn nữa, Thánh đường và các công trình chung của Giáo xứ không thuộc diện qui hoạch. Giáo xứ Cồn Dầu gồm những giáo dân hôm nay và tương lai không thể bị xóa sổ, dù sinh hoạt có thể ít nhiều thay đổi. Trước đây, đã có những giáo xứ trong Giáo phận từng trải qua kinh nghiệm này ở những mức độ qui hoạch và hoàn cảnh khác nhau như Tam Toà, Thanh Bình, Ngọc Quang, An Hải, An Ngãi, Hoà Ninh, Hoà Cường.
2. Một người hay một nhóm giáo dân nào đó không thể nhân danh tổ chức Giáo hội địa phương, để thực hiện một hành vi hay tuyên bố một quan điểm liên quan đến tôn giáo. Hành vi này không đủ yếu tố pháp lý về mặt tôn giáo thuần tuý hay pháp lý dân sự về tôn giáo. Nhất là khi mang hình thức nặc danh, không có người chịu trách nhiệm. Chúng ta cần cẩn thận với những loại thông tin này.
3. Ý kiến của Bản quyền Giáo phận về những gì liên quan đến một Giáo phận cần được chú ý lắng nghe và tôn trọng, không chỉ trong nội bộ Giáo Hội, mà cả những vị hữu trách dân sự. Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó. Hơn ai hết, những người có trách nhiệm mục vụ tại địa phương biết phải nói gì và không nên nói gì, nói như thế nào, lúc nào và trong giới hạn nào, để đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động quản trị và mục vụ truyền giáo tại địa phương mình, trong tinh thần tôn trọng sự thật, xây dựng tình hiệp thông, đối thoại và hợp tác lành mạnh. Nhiều khi chỉ cần âm thầm hành động mà không cần phải nói năng gì.
4. Truyền thông Công giáo cần được xây dựng như một ngành mục vụ thực sự, có đường lối chủ trương rõ ràng theo tinh thần Tin Mừng, để rao giảng chân lý và xây dựng hoà bình, biết thao thức đem Chúa đến cho những người chưa tin, biết quảng bá hình ảnh Giáo Hội như một người mẹ hiền luôn dang tay chờ đón tất cả mọi thành phần trong đại gia đình nhân loại, kể cả những thành phần đối kháng. Bởi thế, để giảm thiểu những nguy cơ có thể gây nên xung đột, nghi kỵ, vì quá tuỳ tiện đưa tin hoặc đăng bài, các cơ quan truyền thông Công giáo cần nhẫn nại kiểm chứng các thông tin trước khi đăng tải, và tôn trọng sự thật khách quan của sự kiện được thông tin. Không nên dễ dàng chấp nhận những cộng tác viên nặc danh hoặc ẩn danh trong những đề tài và nội dung nhạy cảm, khiến chúng ta dễ bị lầm lẫn trong một thế giới ảo và quá dễ dãi như internet.
5. Toà Giám mục Đà Nẵng vẫn muốn theo đuổi đường lối đối thoại ôn hoà theo tinh thần của Công đồng Vatican II, của Toà Thánh, theo học thuyết xã hội của Giáo Hội Công giáo và theo đường lối của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Tất cả đều dẫn đến Tin Mừng. Nhìn nhận rằng đối thoại là con đường tuy gian khó và nhiều thách đố nhất, nhưng cũng bảo đảm nhất giúp tìm ra công lý và xây dựng hoà bình, công ích. Vì chấp nhận đối thoại, chúng tôi cũng tôn trọng đối tác, tôn trọng ý kiến và danh dự của nhau, nên cũng không có chủ trương đưa những thông tin thuộc loại nhạy cảm lên mạng, chỉ nỗ lực tiếp cận để giải quyết tại chỗ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Giáo Hội địa phương. Thông cáo này hy vọng sẽ là trường hợp ngoại lệ duy nhất.
6. Nhân cơ hội này, chúng tôi cũng xin đề cập đến một tiến trình đối thoại hơn hai năm qua với chính quyền Thành phố Đà Nẵng về một biến cố cũng khá nhạy cảm, được nhiều người quan tâm theo dõi và cả thắc mắc. Chính quyền Thành phố Đà Nẵng giải toả Trường Trần Phú, nguyên là Trường Sao Mai của Giáo phận Đà Nẵng trước năm 1975, vì ngôi trường nằm trên trục đường của cây cầu mới băng qua sông Hàn, nối liền phi trường với đường ven biển. Nhân sự kiện này, Toà Giám mục Đà Nẵng đã đề cập với chính quyền Thành phố về chính sách xã hội hoá giáo dục của Nhà Nước hiện nay và khả năng đáp ứng của Giáo phận trong lãnh vực này. Sau một thời gian dài trao đổi thảo luận, kết quả bước đầu là Thành phố đã có văn bản thống nhất chủ trương để Toà Giám mục Đà Nẵng xây dựng một ngôi trường trung học tư thục bằng văn thư số 6807/UBND-QLĐTh do Ông Chủ tịch UBND Thành phố Trần Văn Minh ký ngày 20 tháng 10 năm 2009. Sau khi TGM lập và gửi đề án thành lập trường, cũng như trực tiếp làm việc với Sở Xây dựng về vấn đề đất đai, với Sở Giáo dục và Đào tạo về thủ tục hành chánh, UBND Thành phố đã có văn thư số 8279/UBND-NCPC cũng do chính Ông Chủ tịch UBND Trần Văn Minh ký ngày 18 tháng 12 năm 2009, đề xuất về Trung ương xin ý kiến của Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, với câu kết rất tích cực: “Rất mong Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm giải quyết”. Và theo thông tin không chính thức, đề nghị này của Thành phố cùng với đề án mở trường tư thục của Giáo phận Đà Nẵng đã được đặt lên bàn làm việc của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều người có lý do và kinh nghiệm đã chân thành chia sẻ với chúng tôi rằng Toà Giám mục Đà Nẵng xem chừng đã quá tin vào lời hứa của các quan chức và thủ tục hành chánh lòng vòng để né tránh vấn đề của Nhà Nước hiện nay. Tin rằng thiện chí sẽ được đền đáp, chúng tôi lạc quan nghĩ rằng một khi con đường đối thoại được mở ra, dù cong queo gập ghềnh sỏi đá, muốn tới đích phải chịu đau chân nhẫn nại đi theo đến cùng. Hơn nữa, đề xuất bằng văn bản nghiêm chỉnh lên cấp Trung ương, mà chúng tôi cũng được thông báo bằng một văn bản chính thức, mang chữ ký của vị Chủ tịch, đại diện cao nhất của chính quyền một thành phố trực thuộc trung ương như Đà Nẵng, với ấn triện và quốc huy, sao lại có thể biến thành một “trò lừa bịp” công khai trước thiện chí của một tổ chức công dân tôn giáo muốn góp phần xây dựng đất nước theo đúng chính sách hiện hành. Chúng tôi đang chờ đợi kết quả và cũng ý thức rằng đường đi sẽ còn dài.
Xin cũng đừng lo lắng là chúng tôi buộc thế phải xin xỏ hay luồn lách. Chúng tôi đã thẳng thắn nói với các vị hữu trách dân sự rằng: “Với chính sách xã hội hoá giáo dục, đúng ra là Nhà Nước phải xin nhân dân cùng làm. Nhưng ở đây, theo đúng qui định, chúng tôi phải làm thủ tục để xin Nhà Nước cho phép làm. Nhưng quí vị nên biết, chúng tôi chỉ đứng thẳng mà xin, chứ không bao giờ quỳ gối”.
Tin Mừng Chúa Nhật hôm qua, 31/01/2010, Thánh Luca kể lại việc Chúa Giêsu bị người đồng hương chống đối, trục xuất và thậm chí muốn xô Người xuống vực thẳm, “Nhưng Người đã rẽ qua giữa họ mà đi” (Lc 4,30). Sống Tin Mừng hôm nay trên quê hương Việt Nam, chúng ta không được phép sợ hãi, né tránh, luồn lách, đứng xa xa, hay gây chiến, đối đầu… nhưng phải can đảm và sáng suốt theo gương Chúa Giêsu, tìm cách “rẽ qua giữa họ mà đi”, dù là đi về hướng đồi Can-vê.
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 02 năm 2010
+ Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận.
LM Phêrô Hoàng Gia Thành, Chưởng Ấn, VP Toà Giám mục.
Đồng ký tên.
Sơ lược lịch sử giáo xứ Cồn Dầu
KH
10:58 01/02/2010
Sự có mặt của Người chủ chăn đứng đầu Giáo Phận, là nguồn khích lệ vô cùng lớn lao cho toàn thể Giáo dân GX Cồn Dầu.
Ở nơi xa chúng tôi rất vui mừng và cảm đồng vì biết được Giáo dân Cồn Dầu không bị lẻ loi… Họ sẽ được các Đấng, Bậc quan tâm và cộng đồng dân Chúa khắp nơi luôn hiệp thông và hướng về Họ.
Tôi cũng vừa tìm ra trong tập “Tri Ân Kỷ Niệm Lễ giỗ Cha Cố Tađêô” của GX Cồn Dầu có ghi lại: Sơ Lược Lai Lịch, Hoàn Cảnh Lịch Sử Giáo Xứ Cồn Dầu. Chúng tôi photocopy lại sơ lược lịch sử Giáo Xứ Cồn Dầu để chúng ta cùng hiệp thông cầu nguyện cho Giáo dân Cồn Dầu. Chúng ta cùng góp lời cầu nguyện cho Giáo Xứ Cồn Dầu luôn đoàn kết, kiên cường, và đoàn kết trong sứ mạng bảo vệ và xây dựng giáo xứ của mình.
Cộng Đồng CGVN tại Oregon hiệp thông cầu nguyện cho Giáo xứ Đồng Chiêm.
Phan Hoàng Phú Quý
11:07 01/02/2010
PORTLAND, Oregon -- Trong tinh thần liên đới hiệp thông cầu nguyện cho quý anh chi em giáo dân tại giáo xứ Đồng Chiêm thuộc giáo phận Hà Nội đang bị chính quyèn cọng sản Việt Nam ngày đêm khủng bố, phong tỏa, bắt bớ, đánh đập, và bỏ tù những giáo dân vô tội một cách trái phép, cũng như vụ việc chính quyền viêt cọng đã huy động một lực lượng đông đảo công an cảnh sát Ha Nội đến trong đêm tối và dùng búa mìn phá sập thánh giá trên Núi Thờ và lấy dùi cui roi điện đàn áp giáo dân gây nên hiện tượng Đồng Chiêm khiến cả thế giới bàng hoàng xúc động. Cộng đồng công giáo Viẹt Nam tại tiểu bang Oregon đã tổ chức thánh lễ Hiệp Thông Cầu Nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm tại Thánh Đường Đức Mẹ La Vang, vào lúc 6 giờ chiều ngày thứ Bảy 30-1-2010 vừa qua. với bài thánh ca mỡ đầu:
Lạy Chúa con đường nào Chúa đã đi qua
Con đường nào Ngài ra pháp trường
Mão gai nào hằn sâu trên trán
Lạy Chúa Thánh giá nào Ngài vác trên vai
Đau thương nào phủ kín tâm tư
Đường tình đó Ngài dành cho con
Lạy Chúa xin cho con bước đi với Ngài
Xin cho con cùng vác với Ngài
Thập giá trên đường đời con đi
Lạy Chúa xin cho con đóng đinh vớI Ngài
Xin cho con cùng chết với Ngài
Để được sống với Ngài vinh quang.
Trong thánh lễ đồng tế hôm nay chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của linh mục quản nhiệm Batôlômêô Phạm Hữu Đạt, linh mục phụ tá Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh và linh mục Giuse Nguyễn Đức Hậu, quy sơ Mên Thánh Giá Đà lạt Miền PortLand, quý vị đại diện Hội Đồng Giáo Xứ, quý ban ngành, quý hội đồng hương, và rất đông giáo dân tham dự.
Linh muc Đoàn Hoàng Anh Khôi đã chia sẽ về Thánh Giá của người KiTô giáo, Thánh Giá là biểu tượng của Niềm tin, của Hy Vọng, của Công Lý, kẻ phá Thánh Giá là kẻ dám dơ gót đạp mũi nhọn, Thiên Chúa đã phán “khốn cho những kẻ lấy gót đạp mũi nhọn” Ngài cũng lên án những nhà lãnh đạo cọng sản tại ViệtNam, khi đã ban hành lệnh tháo gỡ và đập phá Thánh giá tại Đồng Chiêm, tuy nhiên có một nơi mà Thánh giá không một ai có thể tháo gở được, đó là dấu ấn Thánh giá trên trán, khi mỗi người chúng ta được nhận lãnh Bí tích Rữa Tội. Thánh giá mang lại cho chúng ta một niềm tin, một hồng ân cứu độ, một tấm lòng vị tha và bình an, mỗi lần chúng ta mang sự thù hận, ghen ghét, bất hòa, sẽ là những lần chúng ta tháo gở Thánh giá ra khỏi lòng trí chúng ta.
Trong tâm tình cầu nguyện, vi chủ tế cũng xin mọi người hiệp ý cầu cho nhà cầm quyền tại VN sớm ý thức trách nhiệm, biết quay về với con đường lẽ phải, điều ngay, biết thương dân, mến dân và lo cho hạnh phúc của người dân, nhất là trong lãnh vực tự do tôn giáo và nhân quyền, cầu cho những người đang bị bách hại vì tôn giáo, bị bắt bớ, tù đày, đánh đập dã man và khủng bố về tinh thần, được hồn an xác mạnh.
Bài thánh ca Mẹ Ơi Đoái Thương Xem Nước Việt Nam được ca đoàn Hồng Ân va mọi người cất lên làm xao xuyến bao con tim hiện diện.
Mẹ ơi ! Đoái thương xem nước Việt Nam
Nạn tham ô, bất công lan tràn
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an
Đưa Việt Nam qua phút nguy nan
Sau thánh lễ là phần thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm, một đoạn phim ngắn trính chìếu những hình ảnh công an, cánh sát đập phá Thánh giá trên Núi Thờ, những mãnh vụn cùa thánh giá vung vải khắp đó đây, những hinh ảnh giáo dân bị đánh đập với các vết thương trầm trọng, những con đường bị đắp ụ. những nốt chặn của công an trên những nẻo đường đi vào Đồng Chiêm và cuối cùng là những vành khăn tang, những giọt lệ thương khóc cho Thánh giá Chúa bị xúc phạm, cho sự phạm thượng của cọng sản vô thần và cho người dân vô tội phải chịu cảnh khổ nạn, áp bức.
Mọi con tim cùng một tấm lòng nghẹn ngào xúc động trong bài thánh ca Hiêp Thông cùng Đồng Chiêm
Đồng Chiêm ơi! Đồng Chiêm ơi !
Đêm linh thiêng máu đổ lệ rơi
Đêm đàn chiên gục ngã tơi bời
Núi Thờ một Chúa cao siêu
Ai đem lữa khói xóa mờ Tin Yêu
Đồng Chiêm ơi! Đồng Chiêm ơì !
Đem yêu thương xóa bỏ hờn căm
Đem bính an vào chốn lỗi lầm
Giữ gìn tình Chúa khoan nhân
Yêu thương hiệp nhất, một lòng xin vâng
Cả thế giới hãy cùng Đồng Chiêm, hiệp thông nguyện cầu
Hãy nhìn Thánh giá, biểu tượng niềm tin trên khắp địa cầu
Đức tin rạng ngời dẫn đưa, kết liên một lòng tinh yêu xóa tan bạo tàn
Đồng Chiêm ơi! Đồng Chiêm ơi!
Con đường nào Ngài ra pháp trường
Mão gai nào hằn sâu trên trán
Lạy Chúa Thánh giá nào Ngài vác trên vai
Đau thương nào phủ kín tâm tư
Đường tình đó Ngài dành cho con
Lạy Chúa xin cho con bước đi với Ngài
Xin cho con cùng vác với Ngài
Thập giá trên đường đời con đi
Lạy Chúa xin cho con đóng đinh vớI Ngài
Xin cho con cùng chết với Ngài
Để được sống với Ngài vinh quang.
Trong thánh lễ đồng tế hôm nay chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của linh mục quản nhiệm Batôlômêô Phạm Hữu Đạt, linh mục phụ tá Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh và linh mục Giuse Nguyễn Đức Hậu, quy sơ Mên Thánh Giá Đà lạt Miền PortLand, quý vị đại diện Hội Đồng Giáo Xứ, quý ban ngành, quý hội đồng hương, và rất đông giáo dân tham dự.
Linh muc Đoàn Hoàng Anh Khôi đã chia sẽ về Thánh Giá của người KiTô giáo, Thánh Giá là biểu tượng của Niềm tin, của Hy Vọng, của Công Lý, kẻ phá Thánh Giá là kẻ dám dơ gót đạp mũi nhọn, Thiên Chúa đã phán “khốn cho những kẻ lấy gót đạp mũi nhọn” Ngài cũng lên án những nhà lãnh đạo cọng sản tại ViệtNam, khi đã ban hành lệnh tháo gỡ và đập phá Thánh giá tại Đồng Chiêm, tuy nhiên có một nơi mà Thánh giá không một ai có thể tháo gở được, đó là dấu ấn Thánh giá trên trán, khi mỗi người chúng ta được nhận lãnh Bí tích Rữa Tội. Thánh giá mang lại cho chúng ta một niềm tin, một hồng ân cứu độ, một tấm lòng vị tha và bình an, mỗi lần chúng ta mang sự thù hận, ghen ghét, bất hòa, sẽ là những lần chúng ta tháo gở Thánh giá ra khỏi lòng trí chúng ta.
Trong tâm tình cầu nguyện, vi chủ tế cũng xin mọi người hiệp ý cầu cho nhà cầm quyền tại VN sớm ý thức trách nhiệm, biết quay về với con đường lẽ phải, điều ngay, biết thương dân, mến dân và lo cho hạnh phúc của người dân, nhất là trong lãnh vực tự do tôn giáo và nhân quyền, cầu cho những người đang bị bách hại vì tôn giáo, bị bắt bớ, tù đày, đánh đập dã man và khủng bố về tinh thần, được hồn an xác mạnh.
Bài thánh ca Mẹ Ơi Đoái Thương Xem Nước Việt Nam được ca đoàn Hồng Ân va mọi người cất lên làm xao xuyến bao con tim hiện diện.
Mẹ ơi ! Đoái thương xem nước Việt Nam
Nạn tham ô, bất công lan tràn
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an
Đưa Việt Nam qua phút nguy nan
Sau thánh lễ là phần thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm, một đoạn phim ngắn trính chìếu những hình ảnh công an, cánh sát đập phá Thánh giá trên Núi Thờ, những mãnh vụn cùa thánh giá vung vải khắp đó đây, những hinh ảnh giáo dân bị đánh đập với các vết thương trầm trọng, những con đường bị đắp ụ. những nốt chặn của công an trên những nẻo đường đi vào Đồng Chiêm và cuối cùng là những vành khăn tang, những giọt lệ thương khóc cho Thánh giá Chúa bị xúc phạm, cho sự phạm thượng của cọng sản vô thần và cho người dân vô tội phải chịu cảnh khổ nạn, áp bức.
Mọi con tim cùng một tấm lòng nghẹn ngào xúc động trong bài thánh ca Hiêp Thông cùng Đồng Chiêm
Đồng Chiêm ơi! Đồng Chiêm ơi !
Đêm linh thiêng máu đổ lệ rơi
Đêm đàn chiên gục ngã tơi bời
Núi Thờ một Chúa cao siêu
Ai đem lữa khói xóa mờ Tin Yêu
Đồng Chiêm ơi! Đồng Chiêm ơì !
Đem yêu thương xóa bỏ hờn căm
Đem bính an vào chốn lỗi lầm
Giữ gìn tình Chúa khoan nhân
Yêu thương hiệp nhất, một lòng xin vâng
Cả thế giới hãy cùng Đồng Chiêm, hiệp thông nguyện cầu
Hãy nhìn Thánh giá, biểu tượng niềm tin trên khắp địa cầu
Đức tin rạng ngời dẫn đưa, kết liên một lòng tinh yêu xóa tan bạo tàn
Đồng Chiêm ơi! Đồng Chiêm ơi!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Trời Nắng Ấm
Nguyễn Đức Cung
23:13 01/02/2010
BÊN TRỜI NẮNG ẤM
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Dưới bầu trời xanh choàng nắng ấm
Bỗng thấy ông Trời...thật dễ thương!
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền