Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Quanh Năm 04/2/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:47 03/02/2018
Bài Ðọc I: G 7, 1-4. 6-7
"Tôi phải buồn sầu mãi cho đến tối".
Trích sách Gióp.
Bấy giờ Gióp nói rằng: "Khổ dịch là đời sống của con người trên trái đất, ngày của họ giống như ngày của người làm công. Cũng như người nô lệ khát khao bóng mát, như người làm công ước mong lãnh tiền công thế nào, thì tôi cũng có những tháng nhàn rỗi, có những đêm người ta bắt tôi làm việc cực nhọc. Nếu tôi đi ngủ, thì tôi lại nói: "Chừng nào tôi mới thức dậy, và chừng nào là đến chiều? Tôi phải buồn sầu mãi cho đến tối". Ngày của tôi qua nhanh hơn chiếc thoi đưa, nó tàn lụn đi mà không mang lại tia hy vọng nào. Hãy nhớ rằng đời sống tôi chỉ là một hơi thở! Mắt tôi sẽ không nhìn thấy hạnh phúc".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 146, 1-2. 3-4. 5-6
Ðáp: Hãy chúc tụng Chúa, Ðấng cứu chữa những kẻ giập nát tâm can
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: Hãy ngợi khen Chúa, vì Người hảo tâm; hãy ca mừng Thiên Chúa chúng ta, vì Người êm ái, thực Người rất đáng ngợi khen. Chúa xây dựng lại Giêrusalem, tập họp con cái Israel phân tán.
Xướng: Chính Người chữa những kẻ giập nát tâm can, và băng bó vết thương của lòng họ. Người ấn định con số các ngôi sao, và gọi đích danh từng ngôi một.
Xướng: Chúa chúng ta cao cả và mãnh liệt quyền năng, sự khôn ngoan của Người thực là vô lượng. Chúa nâng cao những kẻ khiêm cung, Người đè bẹp đứa ác nhân xuống tận đất.
Bài Ðọc II: 1 Cr 9, 16-19. 22-23
"Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, nếu tôi rao giảng Tin Mừng, thì không phải để làm cho tôi vinh quang, mà vì đó là một nhu cầu đối với tôi. Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng. Giả như nếu tôi tự ý đảm nhận việc ấy, thì tôi có công; nhưng nếu tôi bị ép buộc, thì tôi phải làm trọn nghĩa vụ đã giao phó cho tôi. Vậy thì phần thưởng của tôi ở đâu? Khi rao giảng Tin Mừng, tôi đem Tin Mừng biếu không, tôi không dùng quyền mà Tin Mừng dành cho tôi. Mặc dầu tôi được tự do đối với tất cả mọi người, tôi đã đành làm nô lệ cho mọi người, hầu thu hút được nhiều người hơn. Tôi đã ăn ở như người yếu đau đối với những kẻ yếu đau, để thu hút người yếu đau. Tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu rỗi. Tất cả những việc đó, tôi làm vì Tin Mừng để được thông phần vào lợi ích của Tin Mừng.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Chiên của Ta nghe biết tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 1, 29-39
"Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi hội đường, Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài.
Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám: và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người.
Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm thấy Người, các ông nói cùng Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy". Nhưng Người đáp: "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa". Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ.
Ðó là lời Chúa.
"Tôi phải buồn sầu mãi cho đến tối".
Trích sách Gióp.
Bấy giờ Gióp nói rằng: "Khổ dịch là đời sống của con người trên trái đất, ngày của họ giống như ngày của người làm công. Cũng như người nô lệ khát khao bóng mát, như người làm công ước mong lãnh tiền công thế nào, thì tôi cũng có những tháng nhàn rỗi, có những đêm người ta bắt tôi làm việc cực nhọc. Nếu tôi đi ngủ, thì tôi lại nói: "Chừng nào tôi mới thức dậy, và chừng nào là đến chiều? Tôi phải buồn sầu mãi cho đến tối". Ngày của tôi qua nhanh hơn chiếc thoi đưa, nó tàn lụn đi mà không mang lại tia hy vọng nào. Hãy nhớ rằng đời sống tôi chỉ là một hơi thở! Mắt tôi sẽ không nhìn thấy hạnh phúc".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 146, 1-2. 3-4. 5-6
Ðáp: Hãy chúc tụng Chúa, Ðấng cứu chữa những kẻ giập nát tâm can
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: Hãy ngợi khen Chúa, vì Người hảo tâm; hãy ca mừng Thiên Chúa chúng ta, vì Người êm ái, thực Người rất đáng ngợi khen. Chúa xây dựng lại Giêrusalem, tập họp con cái Israel phân tán.
Xướng: Chính Người chữa những kẻ giập nát tâm can, và băng bó vết thương của lòng họ. Người ấn định con số các ngôi sao, và gọi đích danh từng ngôi một.
Xướng: Chúa chúng ta cao cả và mãnh liệt quyền năng, sự khôn ngoan của Người thực là vô lượng. Chúa nâng cao những kẻ khiêm cung, Người đè bẹp đứa ác nhân xuống tận đất.
Bài Ðọc II: 1 Cr 9, 16-19. 22-23
"Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, nếu tôi rao giảng Tin Mừng, thì không phải để làm cho tôi vinh quang, mà vì đó là một nhu cầu đối với tôi. Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng. Giả như nếu tôi tự ý đảm nhận việc ấy, thì tôi có công; nhưng nếu tôi bị ép buộc, thì tôi phải làm trọn nghĩa vụ đã giao phó cho tôi. Vậy thì phần thưởng của tôi ở đâu? Khi rao giảng Tin Mừng, tôi đem Tin Mừng biếu không, tôi không dùng quyền mà Tin Mừng dành cho tôi. Mặc dầu tôi được tự do đối với tất cả mọi người, tôi đã đành làm nô lệ cho mọi người, hầu thu hút được nhiều người hơn. Tôi đã ăn ở như người yếu đau đối với những kẻ yếu đau, để thu hút người yếu đau. Tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu rỗi. Tất cả những việc đó, tôi làm vì Tin Mừng để được thông phần vào lợi ích của Tin Mừng.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Chiên của Ta nghe biết tiếng Ta; Ta biết chúng và chúng theo Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 1, 29-39
"Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi hội đường, Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài.
Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám: và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người.
Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm thấy Người, các ông nói cùng Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy". Nhưng Người đáp: "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa". Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ.
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vatican cấm cửa nguyên tổng thống Ái Nhĩ Lan
Đặng Tự Do
01:08 03/02/2018
Cựu tổng thống Ái Nhĩ Lan Mary McAleese đã bị cấm không được tham dự một cuộc họp phụ nữ tại Vatican. Để đối phó các nhà tổ chức chuyển cuộc họp này sang một địa điểm khác.
Chantal Götz, giám đốc điều hành Voices of Faith, cho biết nguyên tổng thống McAleese đã không nhận được sự chấp thuận của Đức Hồng Y Kevin Farrell, một người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan, là Tổng Trưởng Bộ Gia đình và Cuộc sống.
Chantal Götz nói với tờ Irish Times: “Đức Hồng Y Farrell gửi lại cho tôi danh sách những người mà ngài cho phép. Mary McAleese và hai người khác đã không được tham dự. Chúng tôi đã thuyết phục ngài nhưng thật không may, những nỗ lực của chúng tôi đã không khiến cho Đức Hồng Y đổi ý.”
Một trong những người bị cấm khác là Ssenfuka Joanita Warry, một nhà hoạt động đồng tính người Uganda.
Thay vì loại bỏ các diễn giả, các nhà tổ chức đã chuyển cuộc họp tới trụ sở của Dòng Tên ở ngay bên ngoài Vatican.
Một phát ngôn viên của bà McAleese nói với tờ Crux rằng bà cựu tổng thống đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng về vấn đề này và hiện đang chờ câu trả lời, và trong lúc này bà sẽ không đưa ra bất kỳ bình luận nào thêm.
Cựu tổng thống Ái Nhĩ Lan Mary McAleese, năm nay 66 tuổi, là tổng thống thứ 8 của Cộng Hoà Ái Nhĩ Lan trong nhiệm kỳ 1997 – 2011. Tuy là người Công Giáo, bà thường xuyên chế nhạo các giáo huấn của Công Giáo về hôn nhân đồng tính, an tử và trợ tử.
Source: Crux Former Irish president barred from speaking at Vatican
Chantal Götz, giám đốc điều hành Voices of Faith, cho biết nguyên tổng thống McAleese đã không nhận được sự chấp thuận của Đức Hồng Y Kevin Farrell, một người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan, là Tổng Trưởng Bộ Gia đình và Cuộc sống.
Chantal Götz nói với tờ Irish Times: “Đức Hồng Y Farrell gửi lại cho tôi danh sách những người mà ngài cho phép. Mary McAleese và hai người khác đã không được tham dự. Chúng tôi đã thuyết phục ngài nhưng thật không may, những nỗ lực của chúng tôi đã không khiến cho Đức Hồng Y đổi ý.”
Một trong những người bị cấm khác là Ssenfuka Joanita Warry, một nhà hoạt động đồng tính người Uganda.
Thay vì loại bỏ các diễn giả, các nhà tổ chức đã chuyển cuộc họp tới trụ sở của Dòng Tên ở ngay bên ngoài Vatican.
Một phát ngôn viên của bà McAleese nói với tờ Crux rằng bà cựu tổng thống đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng về vấn đề này và hiện đang chờ câu trả lời, và trong lúc này bà sẽ không đưa ra bất kỳ bình luận nào thêm.
Cựu tổng thống Ái Nhĩ Lan Mary McAleese, năm nay 66 tuổi, là tổng thống thứ 8 của Cộng Hoà Ái Nhĩ Lan trong nhiệm kỳ 1997 – 2011. Tuy là người Công Giáo, bà thường xuyên chế nhạo các giáo huấn của Công Giáo về hôn nhân đồng tính, an tử và trợ tử.
Source: Crux Former Irish president barred from speaking at Vatican
Các Giám Mục El Salavador đến Hoa Kỳ để tìm cách giúp các di dân bất hợp pháp
Đặng Tự Do
01:24 03/02/2018
Một phái đoàn gồm bốn giám mục của El Salavador sẽ đến Hoa Kỳ để gặp các Giám mục Mỹ, với mục đích phối hợp các hành động nhằm giúp giải quyết tình trạng di dân của những người Salvador đang ở trong tình trạng được bảo vệ tạm thời (TPS). TPS là một chính sách của Hoa Kỳ nhằm giúp công dân các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc các vấn đề nội bộ khác.
Hội Đồng Giám Mục Salvador đã công bố như trên vào lúc kết thúc hội nghị khoáng đại thường niên hôm 27 tháng Giêng.
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết tình trạng pháp lý của những người nhập cư Salvador ở Hoa Kỳ và những cuộc bầu cử vào tháng 3 năm tới là hai vấn đề chính trị và xã hội quan trọng nhất mà các Giám mục đã thảo luận.
Hôm 8 tháng Giêng, Hoa Kỳ tuyên bố rằng có 195,000 người Salvador được bảo vệ theo luật TPS. Họ sẽ có thời gian cho đến tháng 9 năm 2019 để rời khỏi Hoa Kỳ hoặc hợp thức hóa tình trạng của họ. Tuy nhiên, theo các cuộc khảo sát gần đây, 2 triệu người Salvador đang sống bất hợp pháp trên đất Mỹ.
Đức Tổng Giám Mục José Luis Escobar Alas của thủ đô San Salvador nói:
“Cùng với các Giám mục Hoa Kỳ, những người đã ủng hộ chúng tôi rất nhiều, chúng tôi muốn cố gắng tạo một ảnh hưởng nào đó với các quan chức dân sự, để tìm ra giải pháp phù hợp với các anh chị em Salvador của chúng tôi”.
Source: Fides - AMERICA/EL SALVADOR - Appeal of Salvadoran Bishops: Rights of migrants and responsible vote
Hội Đồng Giám Mục Salvador đã công bố như trên vào lúc kết thúc hội nghị khoáng đại thường niên hôm 27 tháng Giêng.
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết tình trạng pháp lý của những người nhập cư Salvador ở Hoa Kỳ và những cuộc bầu cử vào tháng 3 năm tới là hai vấn đề chính trị và xã hội quan trọng nhất mà các Giám mục đã thảo luận.
Hôm 8 tháng Giêng, Hoa Kỳ tuyên bố rằng có 195,000 người Salvador được bảo vệ theo luật TPS. Họ sẽ có thời gian cho đến tháng 9 năm 2019 để rời khỏi Hoa Kỳ hoặc hợp thức hóa tình trạng của họ. Tuy nhiên, theo các cuộc khảo sát gần đây, 2 triệu người Salvador đang sống bất hợp pháp trên đất Mỹ.
Đức Tổng Giám Mục José Luis Escobar Alas của thủ đô San Salvador nói:
“Cùng với các Giám mục Hoa Kỳ, những người đã ủng hộ chúng tôi rất nhiều, chúng tôi muốn cố gắng tạo một ảnh hưởng nào đó với các quan chức dân sự, để tìm ra giải pháp phù hợp với các anh chị em Salvador của chúng tôi”.
Source: Fides - AMERICA/EL SALVADOR - Appeal of Salvadoran Bishops: Rights of migrants and responsible vote
Hội Đồng Giám Mục Colombia lên tiếng về nền hòa bình mong manh của quốc gia này
Đặng Tự Do
01:52 03/02/2018
Chỉ chưa đầy 24 giờ, các phiến quân cộng sản đã mở 3 cuộc tấn công vào 3 trạm cảnh sát trên bờ biển Caribê của Colombia.
“Các sự kiện như thế không thể đe dọa chúng tôi, họ không thể làm cho chúng tôi rơi vào thất vọng. Tất cả chúng ta đều được mời gọi sống chung với nhau, như những anh chị em và chúng ta phải tôn trọng lẫn nhau và đánh giá cao mạng sống của mọi người”, Đức Cha Pablo Emiro Salas Anteliz, Tổng giám mục Barranquilla, nói trong một tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Colombia, được gửi đến thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Vụ tấn công đầu tiên xảy ra vào những giờ sáng sớm thứ Bảy, 27 Tháng Giêng. Du kích cộng sản của cái gọi là Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia, viết tắt là ELN đã tấn công dữ dội vào đồn cảnh sát San Jose ở phía nam Barranquilla, giết chết 5 cảnh sát viên và làm bị thương 41 người khác, nhiều người trong số này đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Tối hôm đó, một cuộc tấn công khác xảy ra tại trạm biến áp Buenavista ở Santa Rosa, phía Nam Bolivar, làm 2 cảnh sát viên thiệt mạng.
Mờ sáng ngày 28 tháng Giêng, một vụ tấn công thứ ba diễn ra tại đồn cảnh sát của thành phố Soledad, Atlántico, gây thương tích cho 7 người.
“Chúng ta đặt tất cả các nạn nhân của những vụ tấn công này trong tay Chúa.” Đức Tổng Giám Mục Anteliz nói. Ngài nói thêm rằng các Giám Mục Colombia “khuyến khích tất cả mọi người bình tĩnh đừng để những sự kiện này ảnh hưởng đến con đường hòa bình.”
Đầu tháng 9 năm ngoái 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tông du nước này và cố gắng thuyết phục dân chúng Colombia chấp nhận một thoả hiệp ngừng bắn với lực lượng du kích FARC. ELN là nhóm du kích cộng sản lớn thứ hai sau FARC. Đến nay, chính quyền nước này vẫn chưa đạt được một thoả thuận hòa bình với nhóm ELN.
Trước khi giã từ Colombia, Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em thân mến, tôi muốn để lại cho anh chị em một từ cuối cùng. Chúng ta không hài lòng với ‘bước đầu tiên’. Thay vào đó, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình mới mỗi ngày, đi gặp người khác và khuyến khích sự hòa hợp và tình huynh đệ. Chúng ta không thể đứng yên.
Anh chị em thân mến, Colombia cần đến anh chị em. Hãy tiến ra ngoài để gặp gỡ họ. Dẫn dắt họ đến việc chấp nhận hòa bình, không bạo lực. Hãy là ‘những nô lệ của hòa bình, mãi mãi’. Hãy là ‘NHỮNG NÔ LỆ CỦA HÒA BÌNH, MÃI MÃI’”
“Các sự kiện như thế không thể đe dọa chúng tôi, họ không thể làm cho chúng tôi rơi vào thất vọng. Tất cả chúng ta đều được mời gọi sống chung với nhau, như những anh chị em và chúng ta phải tôn trọng lẫn nhau và đánh giá cao mạng sống của mọi người”, Đức Cha Pablo Emiro Salas Anteliz, Tổng giám mục Barranquilla, nói trong một tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Colombia, được gửi đến thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Vụ tấn công đầu tiên xảy ra vào những giờ sáng sớm thứ Bảy, 27 Tháng Giêng. Du kích cộng sản của cái gọi là Quân Đội Giải Phóng Quốc Gia, viết tắt là ELN đã tấn công dữ dội vào đồn cảnh sát San Jose ở phía nam Barranquilla, giết chết 5 cảnh sát viên và làm bị thương 41 người khác, nhiều người trong số này đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Tối hôm đó, một cuộc tấn công khác xảy ra tại trạm biến áp Buenavista ở Santa Rosa, phía Nam Bolivar, làm 2 cảnh sát viên thiệt mạng.
Mờ sáng ngày 28 tháng Giêng, một vụ tấn công thứ ba diễn ra tại đồn cảnh sát của thành phố Soledad, Atlántico, gây thương tích cho 7 người.
“Chúng ta đặt tất cả các nạn nhân của những vụ tấn công này trong tay Chúa.” Đức Tổng Giám Mục Anteliz nói. Ngài nói thêm rằng các Giám Mục Colombia “khuyến khích tất cả mọi người bình tĩnh đừng để những sự kiện này ảnh hưởng đến con đường hòa bình.”
Đầu tháng 9 năm ngoái 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tông du nước này và cố gắng thuyết phục dân chúng Colombia chấp nhận một thoả hiệp ngừng bắn với lực lượng du kích FARC. ELN là nhóm du kích cộng sản lớn thứ hai sau FARC. Đến nay, chính quyền nước này vẫn chưa đạt được một thoả thuận hòa bình với nhóm ELN.
Trước khi giã từ Colombia, Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em thân mến, tôi muốn để lại cho anh chị em một từ cuối cùng. Chúng ta không hài lòng với ‘bước đầu tiên’. Thay vào đó, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình mới mỗi ngày, đi gặp người khác và khuyến khích sự hòa hợp và tình huynh đệ. Chúng ta không thể đứng yên.
Anh chị em thân mến, Colombia cần đến anh chị em. Hãy tiến ra ngoài để gặp gỡ họ. Dẫn dắt họ đến việc chấp nhận hòa bình, không bạo lực. Hãy là ‘những nô lệ của hòa bình, mãi mãi’. Hãy là ‘NHỮNG NÔ LỆ CỦA HÒA BÌNH, MÃI MÃI’”
Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô với các tham dự viên Hội Nghị: “Đương đầu với bạo lực nhân danh tôn giáo”
J.B. Đặng Minh An dịch
03:23 03/02/2018
Lúc 9 giờ 30 sáng thứ Sáu 2 tháng 2, tại Hội trường Clêmentê của dinh Tông Tòa Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ với các tham dự viên của Hội nghị “Đương đầu với bạo lực nhân danh tôn giáo”.
Trong diễn từ với những người hiện diện, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Tôi chào đón nồng nhiệt và tôi cảm ơn sự hiện diện của anh chị em. Điều rất quan trọng là các nhà chức trách dân sự và các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể gặp nhau để thảo luận làm thế nào để đối phó với các hành vi bạo lực đã và đang được thực hiện dưới danh nghĩa tôn giáo.
Tôi sẽ bắt đầu bằng cách lặp lại những gì tôi thường nói, và đặc biệt là điều tôi đã nói trong chuyến viếng thăm của tôi đến Ai Cập: “Thiên Chúa, Đấng yêu mến sự sống, không ngừng yêu thương con người, và vì thế Người khuyên chúng ta nên từ khước con đường bạo lực như là điều kiện cần thiết cho mọi ‘giao ước’ trần thế. Trên tất cả và đặc biệt trong thời của chúng ta, các tôn giáo được kêu gọi tôn trọng mệnh lệnh này, bởi vì, trước tất cả ước vọng của chúng ta về Đấng Tuyệt đối, điều thiết yếu là chúng ta từ chối bất kỳ ‘sự tuyệt đối hóa’ nào có thể biện minh cho bạo lực. Vì bạo lực là sự phủ nhận của mọi biểu hiện tôn giáo đích thực. Chúng ta có nghĩa vụ tố cáo những vi phạm nhân phẩm và nhân quyền, vạch trần những nỗ lực nhằm biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo, và lên án những nỗ lực đó như những bức biếm hoạ bôi bác Thiên Chúa” (Diễn từ tại Hội nghị Hoà bình Quốc tế, Trung tâm Hội nghị Al-Azhar, Cairo, ngày 28 tháng 4 năm 2017).
Bạo lực được cổ vũ và được thực hiện nhân danh tôn giáo chỉ có thể làm mất uy tín của chính tôn giáo ấy. Do đó, những thứ bạo lực như thế phải được tất cả mọi người lên án, và nhất là bởi những người có niềm tin tôn giáo thực sự, là những người biết rằng Thiên Chúa luôn luôn tốt lành, yêu thương và từ bi, và trong Người không có chỗ cho hận thù, oán giận hoặc trả thù trả oán. Người có niềm tin tôn giáo biết rằng trong số những lời báng bổ khốn nạn nhất chống lại Thiên Chúa có tội kêu cầu danh Chúa để biện minh cho tội lỗi và tội ác của mình, kêu cầu Ngài để biện minh cho việc giết người, thảm sát hàng loạt, nô dịch, bóc lột bằng bất cứ hình thức nào, áp bức và bách hại cá nhân hay toàn thể dân chúng.
Người có niềm tin tôn giáo biết rằng Thiên Chúa là Đấng Thánh, và rằng không ai có thể viện đến danh Ngài để làm điều ác. Mỗi nhà lãnh đạo tôn giáo được kêu gọi để lột mặt nạ bất kỳ nỗ lực nào lợi dụng danh Thiên Chúa cho những mục đích không liên quan gì đến Ngài hay vinh quang của Ngài. Chúng ta cần phải chứng tỏ với những nỗ lực không ngừng nghỉ rằng mọi cuộc sống con người đều là thánh thiêng, xứng đáng được tôn trọng, yêu mến, trắc ẩn và liên đới, bất kể sắc tộc, tôn giáo, văn hoá, hoặc ý thức hệ hay xác tín chính trị của người đó.
Việc theo một tôn giáo nào đó không trao thêm phẩm giá hay quyền hành trên các cá nhân nhân khác, và việc không theo một tôn giáo nào cũng không thể vì thế mà bị tước mất hay giảm thiểu phẩm giá và quyền lợi.
Do đó, cần có một cam kết chung của các nhà chức trách dân sự, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các thầy cô giáo và những ai làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và thông tin liên lạc, là phải cảnh báo tất cả những người bị cám dỗ bởi những hình thức tín ngưỡng sai lạc rằng những hình thức bạo lực không thể được xem là việc tuyên xưng một niềm tin tôn giáo đúng với ý nghĩa của danh xưng này.
Điều này sẽ giúp tất cả những người có thiện chí đang tìm kiếm Thiên Chúa có thể gặp gỡ Chúa trong sự thật, gặp gỡ Đấng giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi, hận thù và bạo lực, và gặp gỡ với Đấng muốn sử dụng khả năng sáng tạo và năng lực của mỗi người để truyền bá kế hoạch yêu thương và hòa bình của Ngài, được ban cho tất cả mọi người.
Thưa quý vị, tôi xin lặp lại nơi đây lời cảm ơn của tôi trước sự sẵn sàng tham gia vào việc suy tư và đối thoại về một chủ đề rất quan trọng này, và sự đóng góp các kinh nghiệm chuyên môn cho sự phát triển của nền văn hoá hòa bình luôn đặt nền tảng trên sự thật và tình yêu. Xin Thiên Chúa ban phép lành cho anh chị em và công việc của anh chị em. Cảm ơn anh chị em.
Source: Holy Press Office - Audience with participants in the Conference “Tackling violence committed in the name of religion”, 02.02.2018
Trong diễn từ với những người hiện diện, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Tôi chào đón nồng nhiệt và tôi cảm ơn sự hiện diện của anh chị em. Điều rất quan trọng là các nhà chức trách dân sự và các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể gặp nhau để thảo luận làm thế nào để đối phó với các hành vi bạo lực đã và đang được thực hiện dưới danh nghĩa tôn giáo.
Tôi sẽ bắt đầu bằng cách lặp lại những gì tôi thường nói, và đặc biệt là điều tôi đã nói trong chuyến viếng thăm của tôi đến Ai Cập: “Thiên Chúa, Đấng yêu mến sự sống, không ngừng yêu thương con người, và vì thế Người khuyên chúng ta nên từ khước con đường bạo lực như là điều kiện cần thiết cho mọi ‘giao ước’ trần thế. Trên tất cả và đặc biệt trong thời của chúng ta, các tôn giáo được kêu gọi tôn trọng mệnh lệnh này, bởi vì, trước tất cả ước vọng của chúng ta về Đấng Tuyệt đối, điều thiết yếu là chúng ta từ chối bất kỳ ‘sự tuyệt đối hóa’ nào có thể biện minh cho bạo lực. Vì bạo lực là sự phủ nhận của mọi biểu hiện tôn giáo đích thực. Chúng ta có nghĩa vụ tố cáo những vi phạm nhân phẩm và nhân quyền, vạch trần những nỗ lực nhằm biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo, và lên án những nỗ lực đó như những bức biếm hoạ bôi bác Thiên Chúa” (Diễn từ tại Hội nghị Hoà bình Quốc tế, Trung tâm Hội nghị Al-Azhar, Cairo, ngày 28 tháng 4 năm 2017).
Bạo lực được cổ vũ và được thực hiện nhân danh tôn giáo chỉ có thể làm mất uy tín của chính tôn giáo ấy. Do đó, những thứ bạo lực như thế phải được tất cả mọi người lên án, và nhất là bởi những người có niềm tin tôn giáo thực sự, là những người biết rằng Thiên Chúa luôn luôn tốt lành, yêu thương và từ bi, và trong Người không có chỗ cho hận thù, oán giận hoặc trả thù trả oán. Người có niềm tin tôn giáo biết rằng trong số những lời báng bổ khốn nạn nhất chống lại Thiên Chúa có tội kêu cầu danh Chúa để biện minh cho tội lỗi và tội ác của mình, kêu cầu Ngài để biện minh cho việc giết người, thảm sát hàng loạt, nô dịch, bóc lột bằng bất cứ hình thức nào, áp bức và bách hại cá nhân hay toàn thể dân chúng.
Người có niềm tin tôn giáo biết rằng Thiên Chúa là Đấng Thánh, và rằng không ai có thể viện đến danh Ngài để làm điều ác. Mỗi nhà lãnh đạo tôn giáo được kêu gọi để lột mặt nạ bất kỳ nỗ lực nào lợi dụng danh Thiên Chúa cho những mục đích không liên quan gì đến Ngài hay vinh quang của Ngài. Chúng ta cần phải chứng tỏ với những nỗ lực không ngừng nghỉ rằng mọi cuộc sống con người đều là thánh thiêng, xứng đáng được tôn trọng, yêu mến, trắc ẩn và liên đới, bất kể sắc tộc, tôn giáo, văn hoá, hoặc ý thức hệ hay xác tín chính trị của người đó.
Việc theo một tôn giáo nào đó không trao thêm phẩm giá hay quyền hành trên các cá nhân nhân khác, và việc không theo một tôn giáo nào cũng không thể vì thế mà bị tước mất hay giảm thiểu phẩm giá và quyền lợi.
Do đó, cần có một cam kết chung của các nhà chức trách dân sự, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các thầy cô giáo và những ai làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và thông tin liên lạc, là phải cảnh báo tất cả những người bị cám dỗ bởi những hình thức tín ngưỡng sai lạc rằng những hình thức bạo lực không thể được xem là việc tuyên xưng một niềm tin tôn giáo đúng với ý nghĩa của danh xưng này.
Điều này sẽ giúp tất cả những người có thiện chí đang tìm kiếm Thiên Chúa có thể gặp gỡ Chúa trong sự thật, gặp gỡ Đấng giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi, hận thù và bạo lực, và gặp gỡ với Đấng muốn sử dụng khả năng sáng tạo và năng lực của mỗi người để truyền bá kế hoạch yêu thương và hòa bình của Ngài, được ban cho tất cả mọi người.
Thưa quý vị, tôi xin lặp lại nơi đây lời cảm ơn của tôi trước sự sẵn sàng tham gia vào việc suy tư và đối thoại về một chủ đề rất quan trọng này, và sự đóng góp các kinh nghiệm chuyên môn cho sự phát triển của nền văn hoá hòa bình luôn đặt nền tảng trên sự thật và tình yêu. Xin Thiên Chúa ban phép lành cho anh chị em và công việc của anh chị em. Cảm ơn anh chị em.
Source: Holy Press Office - Audience with participants in the Conference “Tackling violence committed in the name of religion”, 02.02.2018
Bối cảnh Hội Nghị: “Đương đầu với bạo lực nhân danh tôn giáo”
Đặng Tự Do
05:04 03/02/2018
Tháng 10 năm 2016, quân Iraq mở cuộc tấn công vào vùng bình nguyên Ninivê. Đầu tháng Giêng 2017, bọn khủng bố Hồi Giáo IS bị vây chặt trong thành Mosul. Những biến chuyển ấy khiến nhiều người lạc quan tin rằng làn sóng bách hại các Kitô hữu trên thế giới sẽ phải chậm lại. Nhưng không, tổ chức Open Doors vừa công bố một báo cáo cho thấy 3,066 Kitô hữu đã bị giết vì niềm tin Kitô của mình trong năm ngoái 2017, nhiều gấp hai lần năm 2016.
Tất cả 11 nước vẫn thường được xem là bạc đãi các Kitô hữu nhất giờ đây đều được coi là những nơi bách hại dã man hơn bao giờ hết trong 26 năm theo dõi của Open Doors. Dựa trên các dữ liệu về năm lĩnh vực của cuộc sống - cuộc sống riêng tư, gia đình, cộng đồng, quốc gia và Giáo Hội, Open Doors khẳng định rằng trên toàn thế giới có đến 50 quốc gia nơi sự bách hại các tín hữu Kitô đã lên đến mức cực đoan một cách đáng báo động.
Bắc Triều Tiên vẫn giữ vị trí số một trong việc khủng bố các Kitô hữu, theo sau là Afghanistan và Somalia, nơi mà các Kitô hữu thường xuyên phải gánh chịu những hình thái bạo lực của người Hồi giáo.
Báo cáo mới nhất của Open Doors nêu bật những mức độ bức hại chưa từng thấy ở Ai Cập, là nơi năm ngoái có hơn 200 Kitô hữu bị đuổi ra khỏi nhà và 128 người bị giết vì đức tin của họ. Ai Cập là nơi sinh sống của cộng đồng Coptic lớn nhất ở Trung Đông, phần lớn là người theo Chính Thống Giáo. Trong ngày Giáng sinh vừa qua, các Kitô hữu đã tham dự các nghi lễ cùng với những người lính giữa các hàng rào an ninh nghiêm nhặt. Lễ Phục Sinh năm ngoái hai vụ đánh bom nhà thờ đã giết chết 49 người.
Theo những tác giả của báo cáo này, việc bọn khủng bố Hồi giáo bị đẩy lùi khỏi Iraq và Syria đã góp phần làm gia tăng mức độ bạo lực ở các nước xung quanh.
Cựu Giám đốc điều hành của Open Doors tại Vương quốc Anh và Ái Nhĩ Lan là bà Lisa Pearce nói: “Kitô hữu ở Ai Cập đang phải đối mặt với một sự phân biệt và đe dọa nặng nề, nhưng họ quyết liệt không chối bỏ niềm tin của mình. Chúng ta những người sống ở Anh và Ái Nhĩ Lan khó tưởng tượng hết nổi những khía cạnh đau thương mà họ phải gánh chịu.”
Bà nói rằng các hình thức phân biệt đối xử bao gồm việc không có việc làm, bị từ chối giấy phép quy hoạch gia cư và là mục tiêu của các cuộc tấn công khi họ đi nhà thờ.
Danh sách của Open Doors cũng nhấn mạnh đến trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, là nước trong ba năm gần đây đã tăng đều đặn lên đến hạng 31 trong năm nay.
Các khu vực đáng quan tâm khác là chủ nghĩa cực đoan Hindu ở Ấn Độ và Nepal, cũng như xu hướng bách hại đang nổi lên ở Đông Nam Á, được thúc đẩy bởi chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở Malaysia.
Theo báo cáo, cuộc bách hại tiếp tục gia tăng trên khắp châu Phi, với Sudan, Somalia, Eritrea và Libya là những quốc gia trong số 11 nước tồi tệ nhất.
Source: The Tablet Double the number of Christians killed worldwide last year
Tất cả 11 nước vẫn thường được xem là bạc đãi các Kitô hữu nhất giờ đây đều được coi là những nơi bách hại dã man hơn bao giờ hết trong 26 năm theo dõi của Open Doors. Dựa trên các dữ liệu về năm lĩnh vực của cuộc sống - cuộc sống riêng tư, gia đình, cộng đồng, quốc gia và Giáo Hội, Open Doors khẳng định rằng trên toàn thế giới có đến 50 quốc gia nơi sự bách hại các tín hữu Kitô đã lên đến mức cực đoan một cách đáng báo động.
Bắc Triều Tiên vẫn giữ vị trí số một trong việc khủng bố các Kitô hữu, theo sau là Afghanistan và Somalia, nơi mà các Kitô hữu thường xuyên phải gánh chịu những hình thái bạo lực của người Hồi giáo.
Báo cáo mới nhất của Open Doors nêu bật những mức độ bức hại chưa từng thấy ở Ai Cập, là nơi năm ngoái có hơn 200 Kitô hữu bị đuổi ra khỏi nhà và 128 người bị giết vì đức tin của họ. Ai Cập là nơi sinh sống của cộng đồng Coptic lớn nhất ở Trung Đông, phần lớn là người theo Chính Thống Giáo. Trong ngày Giáng sinh vừa qua, các Kitô hữu đã tham dự các nghi lễ cùng với những người lính giữa các hàng rào an ninh nghiêm nhặt. Lễ Phục Sinh năm ngoái hai vụ đánh bom nhà thờ đã giết chết 49 người.
Theo những tác giả của báo cáo này, việc bọn khủng bố Hồi giáo bị đẩy lùi khỏi Iraq và Syria đã góp phần làm gia tăng mức độ bạo lực ở các nước xung quanh.
Cựu Giám đốc điều hành của Open Doors tại Vương quốc Anh và Ái Nhĩ Lan là bà Lisa Pearce nói: “Kitô hữu ở Ai Cập đang phải đối mặt với một sự phân biệt và đe dọa nặng nề, nhưng họ quyết liệt không chối bỏ niềm tin của mình. Chúng ta những người sống ở Anh và Ái Nhĩ Lan khó tưởng tượng hết nổi những khía cạnh đau thương mà họ phải gánh chịu.”
Bà nói rằng các hình thức phân biệt đối xử bao gồm việc không có việc làm, bị từ chối giấy phép quy hoạch gia cư và là mục tiêu của các cuộc tấn công khi họ đi nhà thờ.
Danh sách của Open Doors cũng nhấn mạnh đến trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, là nước trong ba năm gần đây đã tăng đều đặn lên đến hạng 31 trong năm nay.
Các khu vực đáng quan tâm khác là chủ nghĩa cực đoan Hindu ở Ấn Độ và Nepal, cũng như xu hướng bách hại đang nổi lên ở Đông Nam Á, được thúc đẩy bởi chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở Malaysia.
Theo báo cáo, cuộc bách hại tiếp tục gia tăng trên khắp châu Phi, với Sudan, Somalia, Eritrea và Libya là những quốc gia trong số 11 nước tồi tệ nhất.
Source: The Tablet Double the number of Christians killed worldwide last year
Ba Lan thông qua dự luật về Holocaust gây khó chịu cho Do Thái
Đặng Tự Do
05:30 03/02/2018
Các nhà lập pháp Ba Lan đã thông qua một dự luật vào hôm thứ Năm 1 tháng Hai theo đó chính quyền sẽ áp đặt lệnh bắt giam với những ai cho rằng Ba Lan đã đồng lõa với Đức Quốc Xã trong cuộc tàn sát người Do Thái. Diễn biến này thu hút sự quan tâm của Hoa Kỳ và sự phẫn nộ từ Israel với những cáo buộc cho rằng Ba Lan đang cố gắng “thay đổi chân lý lịch sử”.
Đảng Pháp Luật và Công Lý là đảng đang cầm quyền tại Ba Lan cho biết dự luật này là cần thiết để bảo vệ danh tiếng của Ba Lan và bảo đảm rằng các nhà sử học nhận ra rằng không chỉ có người Do Thái mà rất đông người Ba Lan cũng đã bị giết hại dưới thời Đức Quốc xã.
Thượng viện đã bỏ phiếu cho dự luật vào những giờ đầu của ngày thứ Năm và sẽ được gửi đến Tổng thống Andrzej Duda, để ký ban hành luật này trong vòng 21 ngày.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết: “Cái chết và những đau khổ ở các trại tập trung Đức Quốc xã là một kinh nghiệm được chia sẻ giữa người Do Thái, Ba Lan và nhiều quốc gia khác, và thêm rằng Ba Lan sẽ không bao giờ giới hạn cuộc tranh luận về cuộc diệt chủng người Do Thái, hay thường được gọi là Holocaust.
Phó Thủ tướng Beata Szydlo cho biết hôm thứ Tư trước cuộc bỏ phiếu rằng “Tất cả người dân Ba Lan đều có nghĩa vụ bảo vệ danh tiếng của đất nước”.
Tổng thống Andrzej Duda chưa cho biết liệu ông sẽ ký vào dự luật này hay không, nhưng ông đã gợi ý rằng ông có thiện cảm với mục đích của dự luật này. Ông nói với truyền hình nhà nước vào hôm thứ Hai: “Vấn đề cần được giải thích một cách bình tĩnh, nhưng chúng ta hoàn toàn không thể quay trở lại.”
Dự luật này sẽ áp dụng hình phạt tù ba năm với bất cứ ai sống trên lãnh thổ Ba Lan đề cập đến cụm từ “trại tử thần Ba Lan”, mặc dù dự luật bảo đảm rằng các nghiên cứu khoa học về chiến tranh thế giới thứ hai sẽ không bị hạn chế.
Bộ Ngoại giao Israel hôm thứ Năm cho biết Israel “cương quyết phản đối” dự luật này.
Source: Reuters - Polish lawmakers back Holocaust bill, drawing Israeli outrage, U.S. concern
Đảng Pháp Luật và Công Lý là đảng đang cầm quyền tại Ba Lan cho biết dự luật này là cần thiết để bảo vệ danh tiếng của Ba Lan và bảo đảm rằng các nhà sử học nhận ra rằng không chỉ có người Do Thái mà rất đông người Ba Lan cũng đã bị giết hại dưới thời Đức Quốc xã.
Thượng viện đã bỏ phiếu cho dự luật vào những giờ đầu của ngày thứ Năm và sẽ được gửi đến Tổng thống Andrzej Duda, để ký ban hành luật này trong vòng 21 ngày.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết: “Cái chết và những đau khổ ở các trại tập trung Đức Quốc xã là một kinh nghiệm được chia sẻ giữa người Do Thái, Ba Lan và nhiều quốc gia khác, và thêm rằng Ba Lan sẽ không bao giờ giới hạn cuộc tranh luận về cuộc diệt chủng người Do Thái, hay thường được gọi là Holocaust.
Phó Thủ tướng Beata Szydlo cho biết hôm thứ Tư trước cuộc bỏ phiếu rằng “Tất cả người dân Ba Lan đều có nghĩa vụ bảo vệ danh tiếng của đất nước”.
Tổng thống Andrzej Duda chưa cho biết liệu ông sẽ ký vào dự luật này hay không, nhưng ông đã gợi ý rằng ông có thiện cảm với mục đích của dự luật này. Ông nói với truyền hình nhà nước vào hôm thứ Hai: “Vấn đề cần được giải thích một cách bình tĩnh, nhưng chúng ta hoàn toàn không thể quay trở lại.”
Dự luật này sẽ áp dụng hình phạt tù ba năm với bất cứ ai sống trên lãnh thổ Ba Lan đề cập đến cụm từ “trại tử thần Ba Lan”, mặc dù dự luật bảo đảm rằng các nghiên cứu khoa học về chiến tranh thế giới thứ hai sẽ không bị hạn chế.
Bộ Ngoại giao Israel hôm thứ Năm cho biết Israel “cương quyết phản đối” dự luật này.
Source: Reuters - Polish lawmakers back Holocaust bill, drawing Israeli outrage, U.S. concern
Cộng đoàn Thánh Edigio mở trường cho các thiếu nhi Rohingya tị nạn
Đặng Tự Do
05:53 03/02/2018
Người Rohingya sống trong những chòi tre nhỏ bé làm bằng tre nứa và những miếng vải nhựa trong các trại tị nạn; nước uống và thực phẩm vẫn còn rất khan hiếm. Có hơn 500,000 trẻ em đang khao khát một tương lai không hề tồn tại. Tôi vừa mới đến thăm các trại tị nạn Rohingya ở Bangladesh: gần một triệu người đã trốn khỏi Miến Điện để thoát chết. Để đáp lại nhu cầu lớn lao của trẻ em, chiếm hơn một nửa số người Rohingya trong các trại, cộng đoàn Thánh Egidio đã mở một trường học cho 300 trẻ em trong trại tị nạn Jamtholi”. Anh Alberto Quattrucci, một phái viên của cộng đoàn Thánh Egidio ở Bangladeh, đã cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, biết như trên sau chuyến viếng thăm các trại tị nạn dành cho những người Rohingya trốn khỏi Miến Điện.
Anh Quattrucci nói tiếp: “Những người lính Miến Điện đã phá hủy các ngôi làng của người Rohingya, đốt nhà cửa của họ, tra tấn những người đàn ông và hãm hiếp phụ nữ, giết chết hơn 7,000 người chỉ trong năm ngoái mà thôi. Vì vậy, người Rohingya phải bỏ trốn mang theo gia đình hoặc những gì còn sót lại với họ. Đây là những người không có quốc tịch đông nhất trên thế giới. Đó là những người không tồn tại về mặt pháp lý và do đó không có bất kỳ quyền lợi nào. Chúng ta đang nói về chính sách thanh lọc sắc tộc bi đát nhất trong thế kỷ của chúng ta”.
Một hạt giống hy vọng, trong tình huống bi thảm này, là một trường mới vừa được khởi động ở trại tị nạn Jamtholi. Nhà trường mở cửa sáu ngày một tuần, từ thứ Bảy đến thứ Năm, nghỉ ngày thứ Sáu, từ 9 giờ đến 3 giờ chiều, gồm ba ca, mỗi ca dành cho 100 đứa trẻ. Khác với các Kitô hữu, người Hồi Giáo nghỉ vào ngày thứ Sáu thay vì Chúa Nhật.
Anh Quattrucci giải thích rằng các giáo viên là bốn người tị nạn Rohingya. Họ là những giáo viên ở bang Rakhine Miến Điện trước khi trốn sang Bangladesh. Các lớp học đang được tổ chức tại một túp lều tạm thời, trong khi chờ đợi ngày khởi công xây dựng một ngôi trường rộng rãi và ổn định hơn trên một mảnh đất đã được chính quyền cho phép.
Source: Fides ASIA/BANGLADESH - A school for Rohingya refugee children
Anh Quattrucci nói tiếp: “Những người lính Miến Điện đã phá hủy các ngôi làng của người Rohingya, đốt nhà cửa của họ, tra tấn những người đàn ông và hãm hiếp phụ nữ, giết chết hơn 7,000 người chỉ trong năm ngoái mà thôi. Vì vậy, người Rohingya phải bỏ trốn mang theo gia đình hoặc những gì còn sót lại với họ. Đây là những người không có quốc tịch đông nhất trên thế giới. Đó là những người không tồn tại về mặt pháp lý và do đó không có bất kỳ quyền lợi nào. Chúng ta đang nói về chính sách thanh lọc sắc tộc bi đát nhất trong thế kỷ của chúng ta”.
Một hạt giống hy vọng, trong tình huống bi thảm này, là một trường mới vừa được khởi động ở trại tị nạn Jamtholi. Nhà trường mở cửa sáu ngày một tuần, từ thứ Bảy đến thứ Năm, nghỉ ngày thứ Sáu, từ 9 giờ đến 3 giờ chiều, gồm ba ca, mỗi ca dành cho 100 đứa trẻ. Khác với các Kitô hữu, người Hồi Giáo nghỉ vào ngày thứ Sáu thay vì Chúa Nhật.
Anh Quattrucci giải thích rằng các giáo viên là bốn người tị nạn Rohingya. Họ là những giáo viên ở bang Rakhine Miến Điện trước khi trốn sang Bangladesh. Các lớp học đang được tổ chức tại một túp lều tạm thời, trong khi chờ đợi ngày khởi công xây dựng một ngôi trường rộng rãi và ổn định hơn trên một mảnh đất đã được chính quyền cho phép.
Source: Fides ASIA/BANGLADESH - A school for Rohingya refugee children
Dịch cúm lan rộng khiến nhiều giáo phận Hoa Kỳ yêu cầu các tín hữu đừng bắt tay trao bình an, gật đầu thôi là đủ
Đặng Tự Do
06:20 03/02/2018
Sự bùng phát dịch cúm ở Hoa Kỳ đã thúc đẩy các giáo phận phải thực hiện các bước cần thiết trong đó có việc đình chỉ các nghi thức truyền thống nhằm ngăn chặn sự lan truyền của vi khuẩn càng nhiều càng tốt.
Nhiều giáo phận Mỹ khuyến khích anh chị em giáo dân đừng bắt tay khi trao bình an, nhưng chỉ đơn giản là gật đầu hoặc nở một nụ cười thôi là đủ. Nhiều giáo phận còn làm cạn các bình nước thánh trước tình trạng bệnh cúm lan truyền khắp hầu hết mọi miền đất nước một cách tồi tệ nhất trong gần một thập niên qua.
Các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh cúm cho biết đông đảo người Mỹ đang bị nhiễm vi khuẩn cúm B, hoặc H3N2. Hàng chục ngàn người đã phải vào bệnh viện từ ngày 1 tháng 10 năm ngoái, khi bắt đầu mùa cúm.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã dành hẳn một trang trên trang web của mình để hướng dẫn về những liên quan giữa phụng vụ và bệnh cúm. Trang web này cung cấp thông tin về bệnh cúm cũng như cách ngăn ngừa sự lây lan của căn bệnh này trong các buổi cử hành phụng vụ.
Đức Giám Mục Edward Malesic của Greensburg, Pennsylvania, đã khuyên các giáo dân đừng bắt tay nhau khi trao đổi bình an và ngừng sử dụng rượu thánh khi Rước Lễ.
Tại giáo phận El Paso, Texas, phát ngôn viên Patricia Fierro đã gửi một bản ghi nhớ cho tất cả các giáo xứ để các giáo sĩ và anh chị em giáo dân thực hành các biện pháp vệ sinh trong mùa cúm. Đặc biệt, giáo phận yêu cầu anh chị em giáo dân bị bệnh cúm đừng rước Máu Thánh Chúa trong các thánh lễ.
Bà Patricia nói:
“Khi bạn rước lễ, bạn sẽ đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, ngay cả khi bạn chỉ rước Mình Thánh Chúa mà thôi”.
Source: Catholic Herald - More dioceses suspend sign of peace amid flu outbreak
Nhiều giáo phận Mỹ khuyến khích anh chị em giáo dân đừng bắt tay khi trao bình an, nhưng chỉ đơn giản là gật đầu hoặc nở một nụ cười thôi là đủ. Nhiều giáo phận còn làm cạn các bình nước thánh trước tình trạng bệnh cúm lan truyền khắp hầu hết mọi miền đất nước một cách tồi tệ nhất trong gần một thập niên qua.
Các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh cúm cho biết đông đảo người Mỹ đang bị nhiễm vi khuẩn cúm B, hoặc H3N2. Hàng chục ngàn người đã phải vào bệnh viện từ ngày 1 tháng 10 năm ngoái, khi bắt đầu mùa cúm.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã dành hẳn một trang trên trang web của mình để hướng dẫn về những liên quan giữa phụng vụ và bệnh cúm. Trang web này cung cấp thông tin về bệnh cúm cũng như cách ngăn ngừa sự lây lan của căn bệnh này trong các buổi cử hành phụng vụ.
Đức Giám Mục Edward Malesic của Greensburg, Pennsylvania, đã khuyên các giáo dân đừng bắt tay nhau khi trao đổi bình an và ngừng sử dụng rượu thánh khi Rước Lễ.
Tại giáo phận El Paso, Texas, phát ngôn viên Patricia Fierro đã gửi một bản ghi nhớ cho tất cả các giáo xứ để các giáo sĩ và anh chị em giáo dân thực hành các biện pháp vệ sinh trong mùa cúm. Đặc biệt, giáo phận yêu cầu anh chị em giáo dân bị bệnh cúm đừng rước Máu Thánh Chúa trong các thánh lễ.
Bà Patricia nói:
“Khi bạn rước lễ, bạn sẽ đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, ngay cả khi bạn chỉ rước Mình Thánh Chúa mà thôi”.
Source: Catholic Herald - More dioceses suspend sign of peace amid flu outbreak
Nữ tu bị bắt cóc tại Mali khẩn khoản xin Đức Thánh Cha can thiệp
Đặng Tự Do
06:36 03/02/2018
“Chúng tôi đã xem video và chúng tôi rất vui khi biết sơ ấy còn sống và điều này thúc đẩy chúng tôi tiếp tục những lời cầu nguyện và những nỗ lực của mình để sơ ấy được thả ra”, Đức Cha Jean-Baptiste Tiama, Giám mục giáo phận Sikasso, ở Mali, cho thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc biết như trên sau khi khủng bố Hồi Giáo tung lên Net một video về nữ tu Gloria Cecilia Narvaez Argoti.
Sơ Gloria là nữ tu người Colombia thuộc dòng Thánh Phanxicô của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên tội. Sơ bị bắt cóc vào ngày 8 tháng 2 năm 2017 tại Karangasso ở phía Nam Mali.
Đức Cha Toma nhấn mạnh rằng: “Điều an ủi chúng tôi là thấy rằng sơ Gloria xuất hiện trong tình trạng sức khoẻ tốt và thực tế là sơ ấy đã đề cập đến chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Chí Lợi và Peru làm cho chúng tôi nghĩ rằng video này mới được thu hình gần đây thôi. Và điều này mang lại cho chúng tôi nhiều hy vọng”.
Đức Giám Mục cho biết thêm “vào tuần tới, một năm sau khi sơ Gloria bị bắt cóc, chúng tôi sẽ tổ chức các buổi cầu nguyện. Toàn thể cộng đồng giáo phận sẽ đi đến chỗ sơ bị bắt cóc để cầu nguyện và yêu cầu trả tự do cho sơ”
Tháng 7 năm 2017, nhóm “Ủng hộ Hồi giáo và các tín hữu Hồi” liên kết với Al Qaida cũng đã tung ra một video về nữ tu Gloria.
Trong video mới kéo dài 4 phút 44 giây, nữ tu Gloria đã đề cập đến Đức Thánh Cha Phanxicô và khẩn khoản xin ngài can thiệp để sơ được trả tự do.
Source: Fides - AFRICA/MALI - A new video of the kidnapped Colombian nun; "An encouraging sign" says the Bishop of Sikasso
Sơ Gloria là nữ tu người Colombia thuộc dòng Thánh Phanxicô của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên tội. Sơ bị bắt cóc vào ngày 8 tháng 2 năm 2017 tại Karangasso ở phía Nam Mali.
Đức Cha Toma nhấn mạnh rằng: “Điều an ủi chúng tôi là thấy rằng sơ Gloria xuất hiện trong tình trạng sức khoẻ tốt và thực tế là sơ ấy đã đề cập đến chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Chí Lợi và Peru làm cho chúng tôi nghĩ rằng video này mới được thu hình gần đây thôi. Và điều này mang lại cho chúng tôi nhiều hy vọng”.
Đức Giám Mục cho biết thêm “vào tuần tới, một năm sau khi sơ Gloria bị bắt cóc, chúng tôi sẽ tổ chức các buổi cầu nguyện. Toàn thể cộng đồng giáo phận sẽ đi đến chỗ sơ bị bắt cóc để cầu nguyện và yêu cầu trả tự do cho sơ”
Tháng 7 năm 2017, nhóm “Ủng hộ Hồi giáo và các tín hữu Hồi” liên kết với Al Qaida cũng đã tung ra một video về nữ tu Gloria.
Trong video mới kéo dài 4 phút 44 giây, nữ tu Gloria đã đề cập đến Đức Thánh Cha Phanxicô và khẩn khoản xin ngài can thiệp để sơ được trả tự do.
Source: Fides - AFRICA/MALI - A new video of the kidnapped Colombian nun; "An encouraging sign" says the Bishop of Sikasso
Đức Giám Mục giáo phận Saginaw cho biết ngài bị ung thư phổi và xin anh chị em giáo dân cầu nguyện
Đặng Tự Do
07:07 03/02/2018
Đức Cha Joseph Cistone là Giám Mục Saginaw, bang Michigan, Hoa Kỳ đã xin anh chị em giáo dân cầu nguyện cho ngài và thông cảm cho việc thực thi các kế hoạch mục vụ đã được đề ra sau khi các bác sĩ chẩn đoán ngài bị ung thư phổi.
Trong một bức thư gửi các linh mục và các nhà lãnh đạo giáo phận ngày thứ Năm 1 tháng 2, Đức Cha Saginaw nói rằng báo cáo chẩn đoán của ngài được đưa ra sau một loạt các cuộc kiểm tra, sau những cơn ho dai dẳng và tình trạng khó thở kéo dài không dứt từ tháng 9 năm ngoái.
“Trong hai tháng qua, tôi đã trải qua một loạt các xét nghiệm và bây giờ đã được báo cho biết rằng tôi bị ung thư phổi”. Ngài nói thêm: “Tin tốt lành là, vì tôi chưa bao giờ hút thuốc nên nó là một dạng ung thư phổi có thể điều trị được và có khả năng chữa khỏi.”
Đức Cha Cistone là giám mục thứ sáu của giáo phận Saginaw, và được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm vào năm 2009. Trước đó, ngài là Giám Mục Phụ Tá Pennsylvania. Ngài được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo phận Philadelphia năm 1975, và được bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá vào năm 2004.
Vì phải theo một khóa điều trị kéo dài sáu tuần bao gồm hóa trị và xạ trị, Đức Cha Cistone nói ngài có thể cần phải bỏ qua những sự kiện đã được lên kế hoạch, nhưng ngài có kế hoạch duy trì các trách nhiệm hành chính và sự tham gia của mình vào các mối quan tâm mục vụ “hết khả năng” của ngài.
Ngài cũng lưu ý các giáo xứ không nên thay đổi lịch trình các cuộc thăm viếng của ngài trừ khi họ nhận được những chỉ dẫn trực tiếp từ tòa giám mục.
Đức Cha Cistone được các bác sĩ cho biết rằng những triệu chứng như ho và khó thở sẽ bớt đi trong hai tuần đầu tiên được điều trị. Dự kiến khóa điều trị kéo dài sáu tuần sẽ được hoàn thành trước Lễ Phục Sinh.
Trong thư gởi cho linh mục giáo phận, Đức Cha viết:
“Với ơn Chúa, cầu xin cho chúng ta có thể cùng nhau cử hành Thánh Lễ Dầu với những lời cầu nguyện xuất phát từ lòng biết ơn. Trong khi chờ đợi, tôi cầu xin những lời cầu nguyện của anh em và những giáo dân của anh em, tôi bảo đảm với anh em những lời cầu nguyện của tôi dành cho anh em và những người được ủy thác cho anh em chăm sóc”.
Source: Catholic News Agency - Bishop of Saginaw asks for prayers following lung cancer diagnosis
Trong một bức thư gửi các linh mục và các nhà lãnh đạo giáo phận ngày thứ Năm 1 tháng 2, Đức Cha Saginaw nói rằng báo cáo chẩn đoán của ngài được đưa ra sau một loạt các cuộc kiểm tra, sau những cơn ho dai dẳng và tình trạng khó thở kéo dài không dứt từ tháng 9 năm ngoái.
“Trong hai tháng qua, tôi đã trải qua một loạt các xét nghiệm và bây giờ đã được báo cho biết rằng tôi bị ung thư phổi”. Ngài nói thêm: “Tin tốt lành là, vì tôi chưa bao giờ hút thuốc nên nó là một dạng ung thư phổi có thể điều trị được và có khả năng chữa khỏi.”
Đức Cha Cistone là giám mục thứ sáu của giáo phận Saginaw, và được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm vào năm 2009. Trước đó, ngài là Giám Mục Phụ Tá Pennsylvania. Ngài được thụ phong linh mục tại Tổng Giáo phận Philadelphia năm 1975, và được bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá vào năm 2004.
Vì phải theo một khóa điều trị kéo dài sáu tuần bao gồm hóa trị và xạ trị, Đức Cha Cistone nói ngài có thể cần phải bỏ qua những sự kiện đã được lên kế hoạch, nhưng ngài có kế hoạch duy trì các trách nhiệm hành chính và sự tham gia của mình vào các mối quan tâm mục vụ “hết khả năng” của ngài.
Ngài cũng lưu ý các giáo xứ không nên thay đổi lịch trình các cuộc thăm viếng của ngài trừ khi họ nhận được những chỉ dẫn trực tiếp từ tòa giám mục.
Đức Cha Cistone được các bác sĩ cho biết rằng những triệu chứng như ho và khó thở sẽ bớt đi trong hai tuần đầu tiên được điều trị. Dự kiến khóa điều trị kéo dài sáu tuần sẽ được hoàn thành trước Lễ Phục Sinh.
Trong thư gởi cho linh mục giáo phận, Đức Cha viết:
“Với ơn Chúa, cầu xin cho chúng ta có thể cùng nhau cử hành Thánh Lễ Dầu với những lời cầu nguyện xuất phát từ lòng biết ơn. Trong khi chờ đợi, tôi cầu xin những lời cầu nguyện của anh em và những giáo dân của anh em, tôi bảo đảm với anh em những lời cầu nguyện của tôi dành cho anh em và những người được ủy thác cho anh em chăm sóc”.
Source: Catholic News Agency - Bishop of Saginaw asks for prayers following lung cancer diagnosis
Đức Thánh Cha Phanxicô lên án nạn cho vay ăn lời cắt cổ
Đặng Tự Do
07:44 03/02/2018
Sáng thứ Bẩy 3 tháng 2, phát biểu với các thành viên của Hiệp Hội Toàn Quốc Chống Cho Vay Ăn Lời Cắt Cổ Italia, Đức Thánh Cha đã lên án việc khai thác tài chính và kêu gọi một nền giáo dục đối phó với nạn cho vay nặng lãi và tham nhũng.
Hiệp Hội “Gioan Phaolô II” Chống Cho Vay Ăn Lời Cắt Cổ của Italia là tổ chức cung cấp các trợ giúp cho các nạn nhân của các hình thức khai thác tài chính.
Cho vay ăn lời cắt cổ là làm nhục và giết người
Đức Thánh Cha nói: “Cho vay ăn lời cắt cổ là làm nhục và giết người. Cho vay nặng lãi là một tội trọng. Nó giết chết cuộc sống, chà đạp nhân phẩm, thúc đẩy tham nhũng, và gây ra những trở ngại cho thiện ích chung.”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng loại hình khai thác tài chính này - bao gồm việc cho vay tiền với lãi suất cao một cách bất hợp lý - là một tội ác đã có từ xa xưa và phải được ngăn chặn thông qua giáo dục.
Nhu cầu giáo dục tài chính
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chúng ta cần dạy cho mọi người biết sống một lối sống giản dị, “biết cách phân biệt giữa những gì không cần thiết và những gì cần thiết” là bước đầu tiên để ngăn ngừa sự ác này.
Ngài nói thêm rằng giáo dục tài chính phải làm cho mọi người biết chịu trách nhiệm về hành động của mình và giúp họ đừng mắc nợ vào thân chỉ vì muốn mua sắm những thứ không cần thiết, những thứ mà người ta có thể sống được dễ dàng mà không cần có những thứ ấy.
Đức Thánh Cha nói: “nhân đức khó nghèo và hy sinh” cần phải được tái khám phá vì sự thanh bần giúp ta tránh được tình cảnh làm “nô lệ cho mọi thứ”, trong khi sự hy sinh giải thoát chúng ta khỏi lòng ao ước chiếm hữu được mọi sự trong cuộc sống.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói rằng giáo dục chống lại việc cho vay ăn lời cắt cổ phải bao gồm việc thấm nhuần một tư duy trung thực và hợp pháp, cùng với lòng mong muốn giúp đỡ những người túng quẫn thông qua các công việc thiện nguyện.
Lòng biết ơn đối với dịch vụ do Hiệp hội cung cấp
Đức Giáo Hoàng cảm ơn Hiệp Hội Toàn Quốc Chống Cho Vay Ăn Lời Cắt Cổ Italia vì đã phục vụ suốt 26 năm qua trong việc chống lại việc khai thác tài chính.
Ngài nói những nỗ lực của họ đã cứu được hơn 25,000 gia đình và các doanh nghiệp nhỏ khỏi những món nợ nặng lãi và giúp họ khôi phục được nhân phẩm.
“Bằng cách chống lại nạn cho vay nặng lãi và tham nhũng, anh chị em đã có thể truyền tải hy vọng và sức mạnh cho các nạn nhân, để họ có thể phục hồi sự tự tin và thoát ra được tình trạng túng thiếu”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi “một chủ nghĩa nhân bản kinh tế mới,” chấm dứt nền kinh tế bất hợp lý và bất công “giết chết” và làm hạ giá con người đến mức chỉ còn là “các công cụ của một nền văn hoá lãng phí”.
Source: Vatican News - Pope Francis: ‘Usury humiliates and kills’
Hiệp Hội “Gioan Phaolô II” Chống Cho Vay Ăn Lời Cắt Cổ của Italia là tổ chức cung cấp các trợ giúp cho các nạn nhân của các hình thức khai thác tài chính.
Cho vay ăn lời cắt cổ là làm nhục và giết người
Đức Thánh Cha nói: “Cho vay ăn lời cắt cổ là làm nhục và giết người. Cho vay nặng lãi là một tội trọng. Nó giết chết cuộc sống, chà đạp nhân phẩm, thúc đẩy tham nhũng, và gây ra những trở ngại cho thiện ích chung.”
Đức Thánh Cha nhận xét rằng loại hình khai thác tài chính này - bao gồm việc cho vay tiền với lãi suất cao một cách bất hợp lý - là một tội ác đã có từ xa xưa và phải được ngăn chặn thông qua giáo dục.
Nhu cầu giáo dục tài chính
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chúng ta cần dạy cho mọi người biết sống một lối sống giản dị, “biết cách phân biệt giữa những gì không cần thiết và những gì cần thiết” là bước đầu tiên để ngăn ngừa sự ác này.
Ngài nói thêm rằng giáo dục tài chính phải làm cho mọi người biết chịu trách nhiệm về hành động của mình và giúp họ đừng mắc nợ vào thân chỉ vì muốn mua sắm những thứ không cần thiết, những thứ mà người ta có thể sống được dễ dàng mà không cần có những thứ ấy.
Đức Thánh Cha nói: “nhân đức khó nghèo và hy sinh” cần phải được tái khám phá vì sự thanh bần giúp ta tránh được tình cảnh làm “nô lệ cho mọi thứ”, trong khi sự hy sinh giải thoát chúng ta khỏi lòng ao ước chiếm hữu được mọi sự trong cuộc sống.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói rằng giáo dục chống lại việc cho vay ăn lời cắt cổ phải bao gồm việc thấm nhuần một tư duy trung thực và hợp pháp, cùng với lòng mong muốn giúp đỡ những người túng quẫn thông qua các công việc thiện nguyện.
Lòng biết ơn đối với dịch vụ do Hiệp hội cung cấp
Đức Giáo Hoàng cảm ơn Hiệp Hội Toàn Quốc Chống Cho Vay Ăn Lời Cắt Cổ Italia vì đã phục vụ suốt 26 năm qua trong việc chống lại việc khai thác tài chính.
Ngài nói những nỗ lực của họ đã cứu được hơn 25,000 gia đình và các doanh nghiệp nhỏ khỏi những món nợ nặng lãi và giúp họ khôi phục được nhân phẩm.
“Bằng cách chống lại nạn cho vay nặng lãi và tham nhũng, anh chị em đã có thể truyền tải hy vọng và sức mạnh cho các nạn nhân, để họ có thể phục hồi sự tự tin và thoát ra được tình trạng túng thiếu”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi “một chủ nghĩa nhân bản kinh tế mới,” chấm dứt nền kinh tế bất hợp lý và bất công “giết chết” và làm hạ giá con người đến mức chỉ còn là “các công cụ của một nền văn hoá lãng phí”.
Source: Vatican News - Pope Francis: ‘Usury humiliates and kills’
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng Hai: Hãy nói “Không” với tham nhũng
Đặng Tự Do
08:21 03/02/2018
Hôm thứ Năm 1 tháng 2, Hội Cầu Nguyện Toàn Cầu Theo Ý Đức Thánh Cha - The Pope’s Worldwide Prayer Network - đã công bố một đoạn băng video trình bày các ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 2 năm 2018.
Chủ đề của tháng này là “Nói 'Không' với tham nhũng”, và xin cho những người có quyền lực vật chất, chính trị hoặc tinh thần biết chống lại những cám dỗ tham nhũng.
Trong video, Đức Thánh Cha nói:
Đâu là căn cội của chế độ nô lệ, của tình trạng thất nghiệp và sự thiếu quan tâm đến thiên nhiên cũng như sự lơ là với công ích? Đó chính là tham nhũng. Tham nhũng là một quá trình chết chóc, là điều nuôi dưỡng nền văn hóa sự chết.
Bởi vì lòng khao khát quyền lực và của cải thì bất tận.
Không thể chống lại tham nhũng bằng sự im lặng.
Chúng ta phải nói về nó, tố cáo những điều xấu xa của nó, và cố gắng hiểu nó để thể hiện quyết tâm của chúng ta là làm cho lòng thương xót thống trị trên sự bất công, và vẻ đẹp chiến thắng sự trống rỗng.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người có quyền lực vật chất, chính trị hoặc tinh thần biết chống lại những cám dỗ tham nhũng.
Source: Vatican News Pope Francis’ prayer intention for February: Say “No” to Corruption
Chủ đề của tháng này là “Nói 'Không' với tham nhũng”, và xin cho những người có quyền lực vật chất, chính trị hoặc tinh thần biết chống lại những cám dỗ tham nhũng.
Trong video, Đức Thánh Cha nói:
Đâu là căn cội của chế độ nô lệ, của tình trạng thất nghiệp và sự thiếu quan tâm đến thiên nhiên cũng như sự lơ là với công ích? Đó chính là tham nhũng. Tham nhũng là một quá trình chết chóc, là điều nuôi dưỡng nền văn hóa sự chết.
Bởi vì lòng khao khát quyền lực và của cải thì bất tận.
Không thể chống lại tham nhũng bằng sự im lặng.
Chúng ta phải nói về nó, tố cáo những điều xấu xa của nó, và cố gắng hiểu nó để thể hiện quyết tâm của chúng ta là làm cho lòng thương xót thống trị trên sự bất công, và vẻ đẹp chiến thắng sự trống rỗng.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người có quyền lực vật chất, chính trị hoặc tinh thần biết chống lại những cám dỗ tham nhũng.
Source: Vatican News Pope Francis’ prayer intention for February: Say “No” to Corruption
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Lễ Đức Mẹ dâng con vào đền thờ
Văn Minh
10:04 03/02/2018
“Chúng ta hãy phó thác cuộc đời của các trẻ nhỏ vào trong vòng tay của Thiên Chúa, để ánh sáng của Ngài chiếu rọi trong tâm hồn các em”.
Đó là lời chia sẻ của cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, trong Thánh lễ (Nến) được diễn ra lúc 17g30 thứ Sáu ngày 02.02.2018, do ngài chủ sự.
Xem Hình
Khởi đầu Thánh lễ, cha chủ tế cử hành nghi thức làm phép nến trước tiền sảnh nhà thờ, và mời gọi bố mẹ các em thắp nến sáng cầm trên tay bế các em tiến vào trong thánh đường hiệp dâng Thánh lễ.
Trong phần giảng lễ, cha Gioakim chia sẻ: Trong cuộc sống ngày nay, thường thì các bậc cha mẹ luôn lo cho con em của mình vào các trường học danh tiếng và đạt được nhiều bằng cấp thì sẽ được nhiều người kính trọng. Riêng đối với người kitô hữu, chúng ta được mời gọi sống nêu gương Đức Maria và Thánh Giuse với lòng vâng phục, tín thác, và niềm trông cậy vào sự quan phòng của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Mừng lễ nến hôm nay, chúng ta hãy phó thác cuộc đời của các trẻ nhỏ vào trong vòng tay của Thiên Chúa, để ánh sáng của Ngài chiếu rọi trong tâm hồn các em. Đồng thời, chúng ta cũng phải yêu thương, dưỡng nuôi và ôm ấp món quà quý giá mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta.
Sau bài giảng, cha Gioakim đọc lời nguyện đặt tay chúc lành và rẩy nước phép trên các em.
Thánh lễ nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 18g30.
Trước khi ra về, cha xứ nhắn nhủ các bậc cha mẹ luôn quan tâm hướng dẫn con cháu không chỉ dừng lại ở vật chất, mà còn sống đức tin và siêng năng tham dự Thánh lễ cùng các giờ kinh tối trong gia đình, và thắp nến sáng cùng nhau đọc một kinh lạy cha, ba kinh kính mừng, một kinh sáng danh, và cầu nguyện cùng thánh bổn mạng cho gia đình được bình an.
Đó là lời chia sẻ của cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, trong Thánh lễ (Nến) được diễn ra lúc 17g30 thứ Sáu ngày 02.02.2018, do ngài chủ sự.
Xem Hình
Khởi đầu Thánh lễ, cha chủ tế cử hành nghi thức làm phép nến trước tiền sảnh nhà thờ, và mời gọi bố mẹ các em thắp nến sáng cầm trên tay bế các em tiến vào trong thánh đường hiệp dâng Thánh lễ.
Trong phần giảng lễ, cha Gioakim chia sẻ: Trong cuộc sống ngày nay, thường thì các bậc cha mẹ luôn lo cho con em của mình vào các trường học danh tiếng và đạt được nhiều bằng cấp thì sẽ được nhiều người kính trọng. Riêng đối với người kitô hữu, chúng ta được mời gọi sống nêu gương Đức Maria và Thánh Giuse với lòng vâng phục, tín thác, và niềm trông cậy vào sự quan phòng của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Mừng lễ nến hôm nay, chúng ta hãy phó thác cuộc đời của các trẻ nhỏ vào trong vòng tay của Thiên Chúa, để ánh sáng của Ngài chiếu rọi trong tâm hồn các em. Đồng thời, chúng ta cũng phải yêu thương, dưỡng nuôi và ôm ấp món quà quý giá mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta.
Sau bài giảng, cha Gioakim đọc lời nguyện đặt tay chúc lành và rẩy nước phép trên các em.
Thánh lễ nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể và kết thúc lúc 18g30.
Trước khi ra về, cha xứ nhắn nhủ các bậc cha mẹ luôn quan tâm hướng dẫn con cháu không chỉ dừng lại ở vật chất, mà còn sống đức tin và siêng năng tham dự Thánh lễ cùng các giờ kinh tối trong gia đình, và thắp nến sáng cùng nhau đọc một kinh lạy cha, ba kinh kính mừng, một kinh sáng danh, và cầu nguyện cùng thánh bổn mạng cho gia đình được bình an.
Buổi họp mặt các ban thường vụ Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ GP Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
11:12 03/02/2018
Gặp mặt Các Ban Thường vụ Hội đồng Mục vụ Giáo xứ - Giáo phận Đà Nẵng Xuân Mậu Tuất 2018
Nhân dịp tất niên năm Đinh Dậu và đón mừng năm mới Mậu Tuất, lúc 8 giờ 30 sáng 3 / 2 / 2018, tại Tòa Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Ban đặc trách Giáo dân tổ chức gặp mặt cho 210 Ủy viên Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ Giáo xứ của 50 giáo xứ và 6 Giáo họ biệt lập của Giáo phận Đà Nẵng đến tham dự.
Xem Hình
Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận đã đến chào thăm và chung chia niềm vui trong tình Cha con và anh em một nhà Giáo phận. Đức Cha đã huấn giáo các đức tính nhân bản và đạo đức cần có của các thành viên Hội đồng mục vụ giáo xứ ( HĐMV) , vai trò Người Giáo dân trong Giáo Hội, Thành viên HĐMV được mời gọi và tuyển chọn để cộng tác với hàng Giáo Sĩ và điều hành cộng đoàn. Đức Cha Giuse nói : “ mỗi người ( Thành viên HĐMV) cần có đức độ về tự nhiên và siêu nhiên, gương mẫu, êm ấm, thành công trong việc giáo dục con cái… tự trọng, tự tin trong các quyết định … là cầu nối trung gian giữa Cha Quản xứ và người Giáo dân. Thành viên HĐMV cấn tự chủ, làm chủ ý mình, nhận định đúng đắn trong đối thoại của tình yêu thương. … vui tươi hòa nhã, khoan dung độ lượng, quảng đại, gặp gỡ sẻ chia…công bằng trong đức ái, đứng về luật tình thương, bình tĩnh sáng suốt, luôn trau dồi kiến thức về Hội Thánh để hướng dẫn cho anh chị em trong cộng đoàn một cách chính xác theo đường hướng Giáo Hội, khiêm tốn, thành thật, được mời gọi sống tâm tình hiệp nhất và yêu thương.”
Đức Cha Giuse cũng nói đến năm Mậu Tuất, hình ảnh của loài chó, có từ trong Cựu Ước và Tân Ước, sự trung thảnh thân thương của loàn này. Mỗi người được mời gọi trung thành trung tín với Thiên Chúa, chung thủy vợ chồng, trung thành với Ơn gọi làm Ki-tô hữu và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, chu toàn bổn phận trách nhiệm trong gia đình, trong Giáo Hội và xã hội.
Đức Cha cám ơn và trân trọng sự đóng góp về nhân lực và vật lực của mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận trong thời gian qua… Đức Cha mời gọi Cộng đoàn cộng tác cho dự tính và thực hiện các chương trình của Giáo phận trong thời gian sắp đến, công trinh xây nhà hưu dưỡng cho các Linh mục lớn tuổi đã dâng hiến cả cuộc đời cho Thiên Chúa và Giáo Hội. Đức Cha thông tin một số hoạt động cơ bản của các Ban và chăm lo cho Ơn Gọi trong Giáo phận và các khoản chi cần thiết do Ban Kinh tế Giáo phận quyết định.
Đức Cha gởi Thiệp mừng xuân Mậu Tuất và Lộc xuân Lời Chúa đến từng gia đình trong Giáo phận… Ngài cám ơn sự cộng tác dấn thân của mọi người và xin Chúa chúc lành cho sự nhiệt thành, khiêm hạ cộng tác để cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa, và luôn sống tinh thần “ Hiệp nhất, yêu thương và loan báo Tin Mừng” ( Đại Hội dân Chúa 2012)
Đại diện của các Giáo xứ và Giáo Họ biệt lập đã Dâng lên Đức Cha với lòng thành đoàn con hiếu thảo, những món quà mừng Tết đậm đà hương sắc, là đặc sản của các vùng miền trong Giáo phận.
Trong lời tri ân và chúc mừng năm mới, Ông Trưởng Ban Thường vụ giáo xứ Thanh Đức, Đại diện tất cả Thành viên HĐMV hiện diện, nói lên niềm vui gặp gỡ thân mật Cha con và Anh chị em trong Giáo phận. Ông đã dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn Ngài đã ân ban cho Giáo Hội, cách riêng cho Giáo phận, cho Đức Cha, Quý Cha và mỗi người trong giáo phận trong năm đã qua. Với ơn Chúa trợ giúp, với sự hướng dẫn sống đường lối Chúa của Đức Cha qua các Cha Quản xứ, đoàn con dân Chúa được dồi dào Ân Thánh, bước đi trong đường lối Chúa, dẩu bao nhiêu thử thách của cuộc đời, nhưng đời sống Đạo nhiều khởi sắc trong tinh thần rao truyền lòng thương xót của Chúa cho anh em xung quanh nơi mình đang sống và làm việc. Ông đã cám ơn Đức Cha , quý Cha, quý Tu sĩ cộng tác giúp đỡ cho các giáo xứ, đã cùng chia ngọt sẻ bùi, luôn đồng hành trong mọi hoạt động mục vụ tại các giáo xứ. Với lòng hiếu thảo, Vị Đại diện nói lên tấm lòng của tất cả mỗi người, dâng lên Chúa lời cầu nguyện tha thiết : Trong năm mới, xin Chúa tiếp tục gìn giữ Đức Cha, Quý Cha quý Tu sĩ trong bình an hạnh phúc yêu thương của Thiên Chúa.
Trong dịp này, Thành viên Ban Thường vụ các giáo xứ đã bầu Đại diện Ban Thường vụ HĐMV giáo hạt, mỗi giáo hạt 2 Vị . Các Vị trong các Giáo hạt được bầu, đã bầu chọn được 2 Vị ( Ông FX Nguyễn Văn Hiến- Trưởng BTV HĐMV GX Chính Tòa và Ông Anre Nguyễn Phú- Trưởng BTV HĐMV GX Hòa Khánh) vào Hội đồng mục vụ Giáo phận.
Tiếp đó, các Thành viên Chầu đền tạ Thánh Thể Chúa tại nhà thờ Chính Tòa. Cám ơn Thiên Chúa mọi ơn lành, dâng lên mọi yếu đuối lỗi lầm trong năm đã qua, xin Chúa yêu thương nâng đỡ. “ lòng nhân hậu của Thiên Chúa , ấp ủ con suốt cả cuộc đời” ( TV) . Đoàn con xin Dâng lên Thiên Chúa bao âu lo, biến cố vui buồn trong tương lai … và mỗi chúng con luôn sống tâm tình yêu mến ngợi khen lòng yêu thương Thiên Chúa dành cho mỗi người.
Chúa là chủ thời gian và không gian,
Mọi sự từ Chúa mà ra, từ Chúa mà đến!
Trong tâm tình tin yêu và phó thác …. Mọi Thành viên cùng cất cao lời ca : “ xin giúp con, để con phụng sự Chúa. Con phụng sự Chúa trong suốt đời con, dù khi mỏi mệt, dù khi chán chường….dù khi thất vọng, dù khi mỏi mòn con vẫn cậy trông. Nguyện xin Chúa giúp con bắt đầu và lại bắt đầu, này con chiến thắng tươi sáng hy vọng. ( bài hát Xin Giữ Con)
Sau giờ Chầu Thánh Thể, các Thành viên HĐMV cùng chụp hình lưu niệm với Đức Cha, Cha Tổng Đại diện , Quý Cha trong Ban Tông Đồ Giáo dân tại tiền đường nhà thờ Chính Tòa và buỗi cơm trưa thắm tình Cha con anh chị em một nhà Giáo phận tại hội trường nhà xứ Chính tòa, đã khép lại ngày gặp mặt các Thành viên Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ Giáo xứ Giáo phận trong dịp tiển Năm Đinh Dậu và đón Năm Mậu Tuất 2018.
Toma Trương Văn Ân
Nhân dịp tất niên năm Đinh Dậu và đón mừng năm mới Mậu Tuất, lúc 8 giờ 30 sáng 3 / 2 / 2018, tại Tòa Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, Ban đặc trách Giáo dân tổ chức gặp mặt cho 210 Ủy viên Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ Giáo xứ của 50 giáo xứ và 6 Giáo họ biệt lập của Giáo phận Đà Nẵng đến tham dự.
Xem Hình
Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận đã đến chào thăm và chung chia niềm vui trong tình Cha con và anh em một nhà Giáo phận. Đức Cha đã huấn giáo các đức tính nhân bản và đạo đức cần có của các thành viên Hội đồng mục vụ giáo xứ ( HĐMV) , vai trò Người Giáo dân trong Giáo Hội, Thành viên HĐMV được mời gọi và tuyển chọn để cộng tác với hàng Giáo Sĩ và điều hành cộng đoàn. Đức Cha Giuse nói : “ mỗi người ( Thành viên HĐMV) cần có đức độ về tự nhiên và siêu nhiên, gương mẫu, êm ấm, thành công trong việc giáo dục con cái… tự trọng, tự tin trong các quyết định … là cầu nối trung gian giữa Cha Quản xứ và người Giáo dân. Thành viên HĐMV cấn tự chủ, làm chủ ý mình, nhận định đúng đắn trong đối thoại của tình yêu thương. … vui tươi hòa nhã, khoan dung độ lượng, quảng đại, gặp gỡ sẻ chia…công bằng trong đức ái, đứng về luật tình thương, bình tĩnh sáng suốt, luôn trau dồi kiến thức về Hội Thánh để hướng dẫn cho anh chị em trong cộng đoàn một cách chính xác theo đường hướng Giáo Hội, khiêm tốn, thành thật, được mời gọi sống tâm tình hiệp nhất và yêu thương.”
Đức Cha Giuse cũng nói đến năm Mậu Tuất, hình ảnh của loài chó, có từ trong Cựu Ước và Tân Ước, sự trung thảnh thân thương của loàn này. Mỗi người được mời gọi trung thành trung tín với Thiên Chúa, chung thủy vợ chồng, trung thành với Ơn gọi làm Ki-tô hữu và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, chu toàn bổn phận trách nhiệm trong gia đình, trong Giáo Hội và xã hội.
Đức Cha cám ơn và trân trọng sự đóng góp về nhân lực và vật lực của mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận trong thời gian qua… Đức Cha mời gọi Cộng đoàn cộng tác cho dự tính và thực hiện các chương trình của Giáo phận trong thời gian sắp đến, công trinh xây nhà hưu dưỡng cho các Linh mục lớn tuổi đã dâng hiến cả cuộc đời cho Thiên Chúa và Giáo Hội. Đức Cha thông tin một số hoạt động cơ bản của các Ban và chăm lo cho Ơn Gọi trong Giáo phận và các khoản chi cần thiết do Ban Kinh tế Giáo phận quyết định.
Đức Cha gởi Thiệp mừng xuân Mậu Tuất và Lộc xuân Lời Chúa đến từng gia đình trong Giáo phận… Ngài cám ơn sự cộng tác dấn thân của mọi người và xin Chúa chúc lành cho sự nhiệt thành, khiêm hạ cộng tác để cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa, và luôn sống tinh thần “ Hiệp nhất, yêu thương và loan báo Tin Mừng” ( Đại Hội dân Chúa 2012)
Đại diện của các Giáo xứ và Giáo Họ biệt lập đã Dâng lên Đức Cha với lòng thành đoàn con hiếu thảo, những món quà mừng Tết đậm đà hương sắc, là đặc sản của các vùng miền trong Giáo phận.
Trong lời tri ân và chúc mừng năm mới, Ông Trưởng Ban Thường vụ giáo xứ Thanh Đức, Đại diện tất cả Thành viên HĐMV hiện diện, nói lên niềm vui gặp gỡ thân mật Cha con và Anh chị em trong Giáo phận. Ông đã dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn Ngài đã ân ban cho Giáo Hội, cách riêng cho Giáo phận, cho Đức Cha, Quý Cha và mỗi người trong giáo phận trong năm đã qua. Với ơn Chúa trợ giúp, với sự hướng dẫn sống đường lối Chúa của Đức Cha qua các Cha Quản xứ, đoàn con dân Chúa được dồi dào Ân Thánh, bước đi trong đường lối Chúa, dẩu bao nhiêu thử thách của cuộc đời, nhưng đời sống Đạo nhiều khởi sắc trong tinh thần rao truyền lòng thương xót của Chúa cho anh em xung quanh nơi mình đang sống và làm việc. Ông đã cám ơn Đức Cha , quý Cha, quý Tu sĩ cộng tác giúp đỡ cho các giáo xứ, đã cùng chia ngọt sẻ bùi, luôn đồng hành trong mọi hoạt động mục vụ tại các giáo xứ. Với lòng hiếu thảo, Vị Đại diện nói lên tấm lòng của tất cả mỗi người, dâng lên Chúa lời cầu nguyện tha thiết : Trong năm mới, xin Chúa tiếp tục gìn giữ Đức Cha, Quý Cha quý Tu sĩ trong bình an hạnh phúc yêu thương của Thiên Chúa.
Trong dịp này, Thành viên Ban Thường vụ các giáo xứ đã bầu Đại diện Ban Thường vụ HĐMV giáo hạt, mỗi giáo hạt 2 Vị . Các Vị trong các Giáo hạt được bầu, đã bầu chọn được 2 Vị ( Ông FX Nguyễn Văn Hiến- Trưởng BTV HĐMV GX Chính Tòa và Ông Anre Nguyễn Phú- Trưởng BTV HĐMV GX Hòa Khánh) vào Hội đồng mục vụ Giáo phận.
Tiếp đó, các Thành viên Chầu đền tạ Thánh Thể Chúa tại nhà thờ Chính Tòa. Cám ơn Thiên Chúa mọi ơn lành, dâng lên mọi yếu đuối lỗi lầm trong năm đã qua, xin Chúa yêu thương nâng đỡ. “ lòng nhân hậu của Thiên Chúa , ấp ủ con suốt cả cuộc đời” ( TV) . Đoàn con xin Dâng lên Thiên Chúa bao âu lo, biến cố vui buồn trong tương lai … và mỗi chúng con luôn sống tâm tình yêu mến ngợi khen lòng yêu thương Thiên Chúa dành cho mỗi người.
Chúa là chủ thời gian và không gian,
Mọi sự từ Chúa mà ra, từ Chúa mà đến!
Trong tâm tình tin yêu và phó thác …. Mọi Thành viên cùng cất cao lời ca : “ xin giúp con, để con phụng sự Chúa. Con phụng sự Chúa trong suốt đời con, dù khi mỏi mệt, dù khi chán chường….dù khi thất vọng, dù khi mỏi mòn con vẫn cậy trông. Nguyện xin Chúa giúp con bắt đầu và lại bắt đầu, này con chiến thắng tươi sáng hy vọng. ( bài hát Xin Giữ Con)
Sau giờ Chầu Thánh Thể, các Thành viên HĐMV cùng chụp hình lưu niệm với Đức Cha, Cha Tổng Đại diện , Quý Cha trong Ban Tông Đồ Giáo dân tại tiền đường nhà thờ Chính Tòa và buỗi cơm trưa thắm tình Cha con anh chị em một nhà Giáo phận tại hội trường nhà xứ Chính tòa, đã khép lại ngày gặp mặt các Thành viên Ban Thường vụ Hội đồng mục vụ Giáo xứ Giáo phận trong dịp tiển Năm Đinh Dậu và đón Năm Mậu Tuất 2018.
Toma Trương Văn Ân
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lời Cầu Vật Lộn Của Giacóp
Vũ Văn An
18:48 03/02/2018
“Đêm đó, ông Gia-cóp dậy, đem theo hai bà vợ, hai người nữ tỳ và mười một đứa con, và ông lội qua sông Giáp-bốc. Ông đem họ theo, đưa họ qua sông, rồi đưa tài sản của ông qua. Ông Gia-cóp ở lại một mình.
Có một người vật lộn với ông cho đến lúc rạng đông. Thấy không thắng được ông, người đó bèn đánh vào khớp xương hông của ông, và khớp xương hông của ông Gia-cóp bị trật đang khi ông vật lộn với người đó. Người đó nói: "Buông ta ra, vì đã rạng đông rồi." Nhưng ông đáp: "Tôi sẽ không buông ngài ra, nếu ngài không chúc phúc cho tôi." Người đó hỏi ông: "Tên ngươi là gì? " Ông đáp: "Tên tôi là Gia-cóp." Người đó nói: "Người ta sẽ không gọi tên ngươi là Gia-cóp nữa, nhưng là Ít-ra-en, vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và với người ta, và ngươi đã thắng." Ông Gia-cóp hỏi: "Xin cho tôi biết tên ngài." Người đó nói: "Sao ngươi lại hỏi tên ta? " Và người đó chúc phúc cho ông tại đấy.
Ông Gia-cóp đặt tên cho nơi đó là Pơ-nu-ên, "vì -ông nói- tôi đã thấy Thiên Chúa mặt đối mặt, mà tôi đã được tha mạng." Khi mặt trời mọc, ông đi qua Pơ-nu-ên; ông đi khập khiễng vì bị trật xương hông. Bởi thế, con cái Ít-ra-en, cho đến nay, không ăn cái gân đùi ở khớp xương hông, vì người đó đã đánh vào khớp xương hông của ông Gia-cóp, vào gân đùi” (Sáng thế, 32:23-33).
Phần lớn các nhà chú giải cho đoạn văn này là một trong các đoạn văn kỳ lạ, khó hiểu hơn cả của Cựu Ước. Khi bình luận đoạn này, Cha Nguyễn Thế Thuấn cho biết đoạn này tương tự như đoạn Xuất Hành 4, các câu 24-26 trong đó Giavê xông đánh Mô-sê ban đêm và muốn giết ông. Dĩ nhiên có sự dị biệt: Mô-sê không đánh trả Gia-vê hay đúng hơn không biết gì về việc Giavê xông đánh ông đêm đó. Ở đây, Gia-cóp đã đánh lại và gần như đã thắng nếu như không bị “người kia” đá vào hông khiến ông cà nhắc. Tuy nhiên, ông vẫn không chịu buông tha cho “người kia” dù “trời đã rạng đông rồi”. Một phần vì cung cách xuất hiện đột ngột, không có mào đầu chi, của “người kia”, một phần vì khi nghe “người kia” xin mình buông tha “vì trời đã rạng đông rồi” mà Gia-cóp đã nghi người lạ mặt này không phải là người nên đã cố cưỡng bắt ông ta phải chúc lành cho mình.
Có người cho rằng câu truyện đấu vật này được đưa vào đây để giải thích tầm nguyên cho cái tên Israel của Gia-cóp. Theo Cha Thuấn, từ yeabeg (đấu) của Hípri chọi với từ yabboq (tên con sông Gia-cóp vượt qua trong truyện này) thành ra từ Israel. Richard J. Clifford SJ và Roland E. Murphy O.Carm cũng đồng ý như thế khi cho rằng ’abaq (đấu) là cách chơi chữ đối với tên con sông yabboq (Giáp-bốc); trong khi từ yisra’el thì tuy tầm nguyên không rõ ràng (rất có thể có nghĩa là “Chúa hãy thống trị”), nhưng người bình dân vẫn hiểu nghĩa là “ngươi đã đấu” (sarita, xem Hs 12:4) với ’elohim (Chúa, thần)...
Truyện này còn đề cập đến một tầm nguyên khác về tên Peniel hay Penuel (Pơ-nu-ên=mặt Thiên Chúa”. Một giải thích có tính tầm nguyên khác trong câu truyện này là tục dân Do Thái không ăn cái gân đùi ở khớp xương hông, một cấm kỵ, theo Cha Thuấn, không thấy nhắc đến ở đâu nữa trong Thánh Kinh.
Truyện không nói rõ tại sao Gia-cóp nhận ra người vật lộn với mình chính là Thiên Chúa, đến nỗi dám quả quyết là mình đã được diện dối diện với Thiên Chúa mà vẫn toàn mạng, và do đó đã đặt tên cho nơi ấy là “Mặt Thiên Chúa”. Trên kia, có nói đến việc người vật lộn xuất hiện cách đột ngột và cung cách “cữ” ban ngày của người ấy khiến Gia-cóp nghĩ rằng người này không phải là người trần. Nhưng cùng lắm ông chỉ dám nghĩ đó là người trời sai đến (Hôsê 12:4 cho là một thần sứ) mà thôi. Mà người trời sai đến là điều ông đang rất cần, đang rất ước mong, để nhận được sức mạnh hay khôn ngoan đủ để đương đầu với người anh mà ông từng đã dùng đủ mọi mưu cách cầu hòa nhưng vẫn chưa thành công. Đàng này, ông lại dám quả quyết đó chính là Thiên Chúa. Do đâu? Do đâu ông biết chắc như thế?
Có người cho rằng người đấu vật với Gia-cóp có một sức mạnh siêu phàm: dù bị ông ôm cứng, nhưng người ấy “không biết làm cách nào” đã đánh được vào xương hông làm ông ra cà thọt. Cũng vẫn chưa đủ để giải thích việc ông nhận ra người ấy là Thiên Chúa. Phải chăng vì việc người ấy dám “tự ý” đổi tên ông trong khi dấu nhẹm tên mình dù được Gia-cóp yêu cầu tỏ lộ.
Theo Richard J. Clifford S.J và Roland E. Murphy O.Carm, biết tên ai đem đến cho người biết một quyền lực trên người có tên. Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa không mạc khải tên của Người cho một ai: mãi đến lúc Mô-sê khẩn khoản yêu cầu, Người mới bảo: Tên Ta là Đấng Tự Hữu (Ta Có Sao Ta Có Vậy), một cái tên mà nếu Mô-sê có nói lại cho Dân Do Thái nghe, thì họ cũng ‘như vịt nghe sấm”, không hiểu gì, nên sau đó, Thiên Chúa vẫn thích dùng danh hiệu “Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của I-xa-ác, và Thiên Chúa của Gia-cóp” để chỉ về mình.
Nhận xét về việc này, ông Lý Minh Tuấn, trong “Công Giáo và Đức Kitô, Kinh Thánh Qua Cái Nhìn Từ Đông Phương”, trích lời Lão Tử trong Đạo Đức Kinh mà cho rằng “danh khả danh, phi thường danh” (cái tên mà có thể gọi ra tên, chẳng phải là tên đích thực). Chưa đến lúc Thiên Chúa mạc khải tên của mình ra như sau này với Mô-sê (Đấng Tự Hữu) và nhất là với Chúa Kitô (Cha, Con, Thánh Thần).
Bởi thế, tên liên quan đến “bản thể” sự vật, đến yếu tính của sự vật. Quan điểm Sách Sáng Thế rõ ràng là: đặt tên cho sự vật thuộc về Thiên Chúa hay người được Thiên Chúa minh nhiên ủy quyền (Ađam được Chúa minh nhiên ủy quyền đặt tên cho mọi loài kể cả tên người bạn đời Evà của mình). Và trong Sách Sáng Thế, Gia-cóp biết rõ: đổi tên tuyệt đối là thẩm quyền của Thiên Chúa mà lịch sử đã chứng minh qua trường hợp Áp-ram thành Ápraham, ông nội Ông.
Cho nên khi thấy người đấu vật với mình không chịu nói tên ra nhưng lại “tự ý” đổi tên ông từ Gia-cóp ra Israel, ông hiểu ngay Người chính là Thiên Chúa, Thiên Chúa của Ông Nội Ông, Thiên Chúa của Cha Ông và Thiên Chúa của chính Ông.
Phần lớn các nhà chú giải không cho cuộc đấu vật này là một cách cầu nguyện. Các vị này cho rằng trước đó, trước cuộc vật lộn này, trong cơn bĩ không biết phải hành động ra sao để cầu hòa với người anh mà mình đã cướp quyền trưởng nam, Gia-cóp đã tìm tới Chúa mà cầu xin như sau:
"Lạy Thiên Chúa của tổ phụ con là ông Ápraham, Thiên Chúa của cha con là ông I-xa-ác, lạy Thiên Chúa, Đấng đã phán bảo con: ‘Hãy trở về xứ sở, về với họ hàng ngươi, và Ta sẽ đối xử nhân hậu với ngươi’, con bé nhỏ, đâu xứng với tất cả mọi ân huệ và tất cả lòng thành tín mà Ngài đã tỏ cho tôi tớ Ngài đây. Thật vậy, khi qua sông Gio-đan, con chỉ có cây gậy, thế mà giờ đây đã thành ra hai trại. Xin giải thoát con khỏi tay anh con, khỏi tay anh Ê-xau, vì con sợ anh ấy, sợ anh ấy đến đánh chúng con, đánh cả mẹ lẫn con. Chính Ngài đã phán với con: ‘Ta sẽ đối xử rất nhân hậu với ngươi, và sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên nhiều như cát ngoài biển, không thể đếm được vì quá đông.’” (St 32:10-14).
Cha Thuấn cho đây là một lời cầu nguyện “đơn giản, hợp với hoàn cảnh hồn nhiên chứ không công thức, lòng đạo thấm thía biến cả bầu khí của một câu chuyện có vẻ quá trần tục”.
Richard J. Clifford S.J và Roland E. Murphy O.Carm thì cho rằng lời cầu nguyện này có một cấu trúc rõ ràng: ngỏ lời với Chúa đích danh với đủ thuộc từ, nhắc đến cả các lời Người đã hứa; tự hạ mình, và việc tự hạ này càng được nhấn mạnh nhiều hơn bằng tình huống bi thảm hiện nay; cầu xin và mô tả tình thế bi đát; thúc giục Chúa ra tay can thiệp, bằng cách nhắc lại lời Người đã hứa (xem thêm St 28:13-15, 31:3). “Chiến thuật” cầu xin của Gia-cóp là nhấn mạnh đến sự vô dụng của mình để đề cao quyền năng Thiên Chúa.
Chỉ có John White, trong tác phẩm đã dẫn, coi câu truyện này như một lối cầu nguyện đầy vật lộn và đã thắng thế. Ông đặt câu hỏi: “ai trong chúng ta sẽ vật lộn trong cầu nguyện như Gia-cóp đã vật lộn, và thắng thế như Gia-cóp đã thắng thế? Thắng thế Thiên Chúa?”.
Theo White, việc đầu tiên cần ghi nhận: Gia-cóp không phải là người gây hấn. Thánh Kinh ghi nhận rõ ràng: “có một người vật lộn với ông cho đến lúc rạng đông”. Khi bạn bị ai tấn công, bạn có hai lựa chọn: đánh trả hay bỏ chạy. Nhưng bị một ai vật lộn, thì chả còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải vật lộn lại để một là thoát thân hai là dạy người kia một bài học. Gia-cóp không vật lộn vì được lựa chọn mà vì buộc phải làm như thế. “Người” kia ráng hạ ông đo ván.
Vấn đề tại sao Thiên Chúa lại bận tâm đến chuyện vật lộn quả là vấn đề không ai hiểu nổi. Nhưng rõ ràng Người muốn thu nhỏ mình xuống tầm cỡ Gia-cóp. Người không chịu ở thế thượng phong đối với một địch thủ yếu thế. Ít nhất thì Người cũng đã làm thế cho đến lúc thấy Gia-cóp không có ý định bỏ cuộc. Điều này có nghĩa gì? Điều ấy cho thấy cả cuộc đời mình, Gia-cóp luôn phải “vật lộn” với Thiên Chúa. Cuộc tay đôi bên giòng sông Giáp-bốc chỉ là biểu tượng cho cuộc trường chinh suốt đời của ông. Cuộc sống trước đây của ông đã dẫn ông xuống tới điểm này và cuộc sống còn lại của ông từ điểm này sẽ đi lên. Cho đến lúc khẩn trương này, đời ông vốn là một cố gắng dài cưỡng lại lòng tốt của Chúa. Buồn cười thay, nó lại là cuộc tranh đấu chống lại một Thiên Chúa chỉ có một quyết tâm duy nhất là chúc lành cho ông, là trợ giúp ông.
Cuộc vật lộn bắt đầu
Rê-bê-ca, mẹ Gia-cóp, rõ ràng mang thai một cách khó khăn. Các chuyển động trong dạ bà không nhẹ nhàng như cánh chim nhưng “đụng nhau” chí chóe khiến bà hãi sợ phải “thỉnh ý Thiên Chúa”. Người bảo bà: “có hai dân tộc trong lòng ngươi, hai dân từ dạ ngươi sinh ra và sẽ chia rẽ nhau. Dân này sẽ mạnh hơn dân kia, đứa lớn sẽ làm tôi đứa bé” (St 25:22-23).
Đứa ra trước đỏ hoe, mình đầy lông, tên Ê-xau, sẽ trở thành ông tổ nghề săn bắn. Đứa ra sau, “tay nắm gót” thằng anh (St 25:26), được đặt tên là Gia-cóp. Những sự kiện ấy cho thấy Gia-cóp đã phải vật lộn ngay trong lòng mẹ và lúc từ dạ mẹ sinh ra. Khổ một điều, Ê-xau là một người lực lưỡng, bay nhẩy, hiếu động, được cha yêu thương. Gia-cóp “trầm tĩnh” chỉ quanh quẩn bên lều, xem ra thua xa thằng anh, làm sao có chuyện “đứa lớn làm tôi đứa bé” được. Tuy nhiên, cậu sẵn sàng âm thầm chờ đợi thời cơ để lời Thiên Chúa phán với mẹ về cậu sẽ thành sự thật. Điều Thiên Chúa đã nói thì sẽ phải trở thành sự thật mà thôi.
Tuy nhiên, hình như cả Gia-cóp lẫn mẹ cậu đều không hoàn toàn tin tưởng vào lời Thiên Chúa. Kết quả là họ đã dùng đến thủ đoạn để lời Thiên Chúa kia trở thành sự thật. Thủ đoạn này gồm hai yếu tố: đánh vào điểm yếu của Ê-xau (đói) và đánh lừa (cha). Cuối cùng, Gia-cóp đã đạt được điều mà chính Thiên Chúa đã có kế hoạch ban cho ông: quyền trưởng nam, phúc lành của cha, nhưng với một cái giá khá đắt: 21 năm sống trong lo âu sợ sệt, không một chút bình an trong tâm hồn. Việc dùng cố gắng của con người để đạt được điều Thiên Chúa từng có kế hoạch dành cho mình sẽ trở thành mẫu mực cho các cuộc đấu tranh sau này của Gia-cóp: vật lộn để thắng được điều chính ra ông có thể có được cách nhưng không.
Không an bình không che chở
Vì cơn giận của thằng anh Ê-xau, Gia-cóp phải trốn khỏi nhà, lấy lý do đi kiếm vợ. Nhưng chính nhờ thế mà ông giáp mặt được với Thiên Chúa: Trên đường trốn chạy, ông mơ thấy chiếc thang bắc từ đất lên trời, có thiên thần lên xuống và Thiên Chúa bên cạnh Gia-cóp. Người hứa với ông nhiều điều: lãnh thổ mênh mông chung quanh sẽ thuộc dòng dõi ông, không những thế, nhờ dòng dõi này, toàn thế giới sẽ được chúc phúc (St 28:14); mặt khác, Người sẽ hiện diện bên cạnh và đích thân che chở ông khỏi mọi hiểm nghèo cho đến ngày ông hồi cư an toàn trở về quê cha đất tổ. Tỉnh thức, Gia-cóp gọi tên chỗ ấy là Bethel (Nhà Thiên Chúa) và long trọng đưa ra một cam kết: Nếu Thiên Chúa đem ông trở lại an toàn, thì Thiên Chúa sẽ là Thiên Chúa của Gia-cóp, và Gia-cóp sẽ dâng một phần mười của cải của mình cho Người.
Thật khó mà biết tại sao Gia-cóp lại đưa ra một cam kết như thế. Phải chăng ông không tin tưởng vào lời hứa của Chúa mà phải đặt điều kiện với Người? Điều ấy ta không rõ, nhưng điều ta biết chắc là Gia-cóp chọn thái độ chờ xem sao (wait-and-see) đối với các lời Chúa hứa với ông. Và căn cứ vào các hành động sau này của ông, ta thấy ông luôn “giúp” tay cho các lời hứa ấy bằng đủ mọi phương kế ông nghĩ ra được.
Nhiều người tỏ ra phê phán Gia-cóp nặng nề. Nhưng nghĩ cho cùng, ta có hơn gì Gia-cóp? Chúa không trực tiếp nói với ta như nói với Gia-cóp, Người nói với ta qua truyền thống 4, 5 ngàn năm của Thánh Kinh và Huấn Quyền, của các Thánh, của các bằng hữu rất thân cận của Người, những người truyện trò với Người như cơm bữa. Còn Gia-cóp, Chúa nói trực tiếp với ông. Nhưng nào có khác gì nhau? Gia-cóp cũng như ta, cả hai đều cần đức tin mới tiếp nhận được lời Thiên Chúa. Truyền thống lời Chúa đối với Gia-cóp chỉ có mấy trăm năm. Truyền thống lời Chúa đối với chúng ta “dầy” hơn gấp bội. Mà có phải lúc nào chúng ta cũng tin lời Người!
Dù gì, thái độ Gia-cóp cũng dạy ta một điều: Chúa chỉ giúp những ai biết tự giúp mình. Có lẽ đây không hẳn là một dấu chỉ của lòng bất tín khi ta tích cực làm việc để bảo đảm có được sự đáp ứng đối với lời ta cầu xin. Mọi sự tùy thuộc vào nguyên động lực của ta. Có những hoạt động nẩy sinh từ niềm tin, và có những hoạt động nẩy sinh từ việc thiếu niềm tin ấy. Trong trường hợp Gia-cóp, rõ ràng không phải vì thiếu lòng tin, mà chỉ là để nhấn mạnh đến đặc điểm trong đáp ứng của ông với Thiên Chúa. Khi xin gì cùng Thiên Chúa, bạn nên trung thực như Gia-cóp đã trung thực. Ông chỉ muốn có thêm đảm bảo cho lời Chúa Hứa.
Vỏ qúit dầy có móng tay nhọn. Sự tính toán hơn thua và mưu mẹo của Gia-cóp đụng độ chát chúa với sự tính toán hơn thua và mưu mẹo của Laban, người cậu ruột của ông. Làm việc quần quật suốt bẩy năm trường, “rạng ngày sang trống canh năm” người yêu dấu Rachel đâu không thấy, thấy chình ình nàng Leah xấu xí bên cạnh. Nhưng nào có nản, ông sẵn sàng dành bẩy năm quần quật làm việc nữa để “quật ngã” ông cậu Laban mà cưới cho bằng được người yêu dấu kiều diễm Rachel.
Mười bốn năm dài đằng đẵng, hai người vợ lúc nào cũng ghen tương lẫn nhau khiến ông trở thành như một tên điếm đực chứ không hẳn người chồng hạnh phúc (St 30:14-16), một ông cậu kiêm bố vợ lúc nào cũng tìm cách chèn ép: bắt ông phải lấy trâu bò riêng mà thường lại những mất mát trâu bò cho ông cậu... Phải mưu cao chước độc lắm, ông mới tạo cho mình một đàn vật khổng lồ, có tôi trai tớ gái, lạc đà và lừa (xem ST 30:25-43). Những năm tháng đằng đẵng ấy, khó lòng Gia-cóp có được an bình thảnh thơi. Theo lời trần tình của ông với Leah và Rachel trước lúc trốn chạy khỏi Laban, ta thấy càng lúc ông càng cảm thấy mình bị đe doạ, dù Thiên Chúa không bao giờ có ý định cho phép Laban ám hại ông (St 31:24). Ông biết rõ điều đó, nhưng ông vẫn cảm thấy không được bình an. Toàn bộ vấn đề trong tương quan với Thiên Chúa không nằm ở chỗ người ta có được an toàn bản thân hay giàu có phú qúy mà là trong tình bằng hữu với Người và được yên ổn trong tâm hồn. Dường như cả hai thứ này, Gia-cóp đều không cảm nhận được. Ông là người bị ám ảnh bởi tham lam, bởi khủng bố và bởi lộn xộn trong cuộc sống gia đình.
Sói rừng chìa cổ
Thế là vì sợ Laban và các con trai của ông này, Gia-cóp phải cùng vợ con và đoàn tùy tùng và đoàn súc vật lên đường rời khỏi Kha-ran mà trở lại Ca-na-an, quê cha, nơi Ê-xau đang chờ ông, rất có thể để trả thù! Mà xem ra quả tình như thế, vì Ê-xau sai tới 400 tráng đinh đến gặp ông. Tính toán và mưu mẹo lại phải được Gia-cóp dùng đến. Ông sắp xếp đoàn vật, gia nhân và cả gia đình ông nữa như một đại tướng dàn binh bố trận. Lại dùng đến cả tâm lý chiến để thu phục Ê-xau: hàng tấn quà cáp được gia nhân mang dâng cho “ngài Ê-xau” từ “tôi tớ Gia-cóp”. Sau đó còn cho hai bà vợ và các con qua Giáp-bốc trước. Hành động liều lĩnh chường vợ con cho “địch” giống hệt tác phong sói con được các nhà nghiên cứu tác phong thú vật (ethologist) quan sát: khi sói con thách thức quyền chỉ huy của thủ lãnh sói và thua, nó chỉ còn biết dâng cổ họng cho hàm răng lãnh tụ. Lạ một điều, thấy thế, lãnh tụ sói lại mất hết cả sức hung hãn, đành quay đi tìm chỗ tiểu tiện, trong khi sói con quay đi liếm các vết thương của mình. Gia-cóp quả đang dâng cổ họng mình cho Ê-xau.
Chính cái đêm hôm ấy, cái đêm Gia-cóp dâng cổ họng cho Ê-xau, ông ta thấy mình vật lộn với Thiên Chúa ở bên này sông Giáp-bốc.
Theo White, không nên hình dung cuộc vật lộn giữa Gia-cóp với Thiên Chúa như một cố gắng của Gia-cóp để thắng được điều gì đó từ nơi Thiên Chúa. Cần phân biệt điều quan trọng này: khi bạn đến với Thiên Chúa với quyết tâm cầu xin cho bằng được lời mình cầu xin, như thể thành công của cầu nguyện hoàn toàn tùy thuộc cố gắng đầy quyết tâm của bạn, thì chắc chắn bạn sẽ phải thất vọng ê chề. Cho nên phải hiểu thế nào là cầu xin cho bằng được (pray through). Một số người cho rằng lối cầu xin này có nghĩa là phải chờ đợi Thiên Chúa cho tới lúc bạn có được sự soi sáng hoàn toàn, hiểu rõ được ý định của Người, để thay đổi được cái nhìn của bạn. Đây chính là lối cầu nguyện của Ápraham nhân biến cố Xơ-đôm. Có người lại hiểu cầu xin cho bằng được có nghĩa là dùng cường lực mở đường qua mọi trở ngại, mọi chống đối cho tới khi gặp được Chúa, là tiếp tục dùng nắm đấm đã đẫm máu mà liên tiếp đập mạnh vào cửa trời cho tới khi vào được.
Điều ấy xem ra như một hình thức thống dâm (masochism) mà trên thực tế không những làm nản lòng người cầu mà còn làm Chúa mất mặt. Có bạn sẽ nói: ma qủy quả có tìm cách chống lại, kháng cự lại lời cầu nguyện của ta, nên ta phải tìm cách thắng vượt sự chống đối của nó chứ? Điều ấy đúng, nhưng ít nhất ở đây, Gia-cóp đâu có vật lộn với ma qủy, ông vật lộn với Thiên Chúa mà! White cho rằng: trong cầu nguyện, quả là sai lầm nếu ta cứ cố gắng tạo ra một thứ ‘sốt sắng’ giả hiệu (pseudofervor). Điều ấy không những không dẫn bạn tới đâu mà rốt cuộc, còn một là tạo ra kiêu ngạo thiêng liêng hai là tự làm cho mình thất vọng sâu xa. Cho nên, khi không cảm thấy bất cứ một xúc động sâu sắc nào trong khi cầu nguyện, thì hãy quên cảm xúc đi. Đức tin là thái độ muốn nói rằng: “Bất kể tôi có cảm nhận được việc Chúa hiện diện ở đây hay không, có cảm nhận được việc Người sẵn sàng lưu ý tới tôi hay không, Lời của Người vẫn cho tôi hay Người đang lắng nghe tôi và trả lời tôi, và tôi sẵn sàng trông cậy vào điều ấy.
Chiến thắng nhờ tùy thuộc
Như trên đã nói, Gia-cóp vật lộn với Chúa vì ông không có chọn lựa nào khác. Ông chỉ tự vệ, không tấn công. Ấy thế nhưng kết thúc trình thuật lại cho ta thấy ông chiến thắng. "Người ta sẽ không gọi tên ngươi là Gia-cóp nữa, nhưng là Ít-ra-en, vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và với người ta, và ngươi đã thắng” (St 32:28). Một trong các ý nghĩa của tên Israel là “Thiên Chúa đấu”. Nếu Thiên Chúa đấu thì quả tình Người là Đấng đã khởi diễn ra cuộc vật lộn. Nhưng Gia-cóp chiến thắng, là chiến thắng theo nghĩa nào? Hãy đọc lại trình thuật và coi cuộc vật lộn như việc Thiên Chúa tìm cách giúp Gia-cóp hiểu ra điều gì đó, hình dung như thể Người đang cổ vũ các chân lý mà Gia-cóp không muốn nhìn ra, như thể trong lúc vật lộn, Người muốn cho Gia-cóp thấy Người không muốn gây họa cho ông mà chỉ có ý biệu lộ lòng từ bi với ông.
Nhưng Gia-cóp quá sợ hãi. Suốt đời, ông chỉ học được có mỗi một bài học: đừng quá tin ai là hơn cả, ông phải đánh trận đánh của riêng ông. Cho nên cứ thế ông vật lộn, không dám bỏ cuộc. Nhưng rồi cơn đau khủng khiếp và một chiếc chân trở thành vô dụng. Chính trong cái đau và nỗi kinh hoàng ấy, một lời nói vang lên: “Buông ta ra, vì đã rạng đông rồi”. Làm sao buông ra được? Làm sao ông dám buông người đó ra khi ông biết rõ đến bước đi ông cũng chưa chắc đã làm được? Bởi ngay sau đó, ông hiểu rất rõ rằng người đấu với ông, người mà giờ đây ông đang hổn hển và nhầy nhụa mồ hôi tựa nương vào chính là Thiên Chúa, Đấng Thiên Chúa của cha ông ông; nhanh như cắt, Gia-cóp xoay hẳn cái ương ngạnh của ông về hướng khác hẳn, cái hướng thật “ăn tiền”: "Tôi sẽ không buông ngài ra, nếu ngài không chúc phúc cho tôi”.
Thiên Chúa chờ đợi câu nói ấy đã hơn 40 năm nay. Đã từ rất lâu, Người luôn chờ đợi Gia-cóp nhìn nhận sự yếu đuối của mình và trông cậy vào lòng nhân hậu của Người. Người đâu muốn dồn ông vào tình huống cùng cực đến thế, nhưng Gia-cóp dành cho Người quá ít lựa chọn. Đáp trả của Thiên Chúa đến nhanh như chớp. Và Gia-cóp chiến thắng nhờ biết vô vọng tùy thuộc.
Có một người vật lộn với ông cho đến lúc rạng đông. Thấy không thắng được ông, người đó bèn đánh vào khớp xương hông của ông, và khớp xương hông của ông Gia-cóp bị trật đang khi ông vật lộn với người đó. Người đó nói: "Buông ta ra, vì đã rạng đông rồi." Nhưng ông đáp: "Tôi sẽ không buông ngài ra, nếu ngài không chúc phúc cho tôi." Người đó hỏi ông: "Tên ngươi là gì? " Ông đáp: "Tên tôi là Gia-cóp." Người đó nói: "Người ta sẽ không gọi tên ngươi là Gia-cóp nữa, nhưng là Ít-ra-en, vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và với người ta, và ngươi đã thắng." Ông Gia-cóp hỏi: "Xin cho tôi biết tên ngài." Người đó nói: "Sao ngươi lại hỏi tên ta? " Và người đó chúc phúc cho ông tại đấy.
Ông Gia-cóp đặt tên cho nơi đó là Pơ-nu-ên, "vì -ông nói- tôi đã thấy Thiên Chúa mặt đối mặt, mà tôi đã được tha mạng." Khi mặt trời mọc, ông đi qua Pơ-nu-ên; ông đi khập khiễng vì bị trật xương hông. Bởi thế, con cái Ít-ra-en, cho đến nay, không ăn cái gân đùi ở khớp xương hông, vì người đó đã đánh vào khớp xương hông của ông Gia-cóp, vào gân đùi” (Sáng thế, 32:23-33).
Phần lớn các nhà chú giải cho đoạn văn này là một trong các đoạn văn kỳ lạ, khó hiểu hơn cả của Cựu Ước. Khi bình luận đoạn này, Cha Nguyễn Thế Thuấn cho biết đoạn này tương tự như đoạn Xuất Hành 4, các câu 24-26 trong đó Giavê xông đánh Mô-sê ban đêm và muốn giết ông. Dĩ nhiên có sự dị biệt: Mô-sê không đánh trả Gia-vê hay đúng hơn không biết gì về việc Giavê xông đánh ông đêm đó. Ở đây, Gia-cóp đã đánh lại và gần như đã thắng nếu như không bị “người kia” đá vào hông khiến ông cà nhắc. Tuy nhiên, ông vẫn không chịu buông tha cho “người kia” dù “trời đã rạng đông rồi”. Một phần vì cung cách xuất hiện đột ngột, không có mào đầu chi, của “người kia”, một phần vì khi nghe “người kia” xin mình buông tha “vì trời đã rạng đông rồi” mà Gia-cóp đã nghi người lạ mặt này không phải là người nên đã cố cưỡng bắt ông ta phải chúc lành cho mình.
Có người cho rằng câu truyện đấu vật này được đưa vào đây để giải thích tầm nguyên cho cái tên Israel của Gia-cóp. Theo Cha Thuấn, từ yeabeg (đấu) của Hípri chọi với từ yabboq (tên con sông Gia-cóp vượt qua trong truyện này) thành ra từ Israel. Richard J. Clifford SJ và Roland E. Murphy O.Carm cũng đồng ý như thế khi cho rằng ’abaq (đấu) là cách chơi chữ đối với tên con sông yabboq (Giáp-bốc); trong khi từ yisra’el thì tuy tầm nguyên không rõ ràng (rất có thể có nghĩa là “Chúa hãy thống trị”), nhưng người bình dân vẫn hiểu nghĩa là “ngươi đã đấu” (sarita, xem Hs 12:4) với ’elohim (Chúa, thần)...
Truyện này còn đề cập đến một tầm nguyên khác về tên Peniel hay Penuel (Pơ-nu-ên=mặt Thiên Chúa”. Một giải thích có tính tầm nguyên khác trong câu truyện này là tục dân Do Thái không ăn cái gân đùi ở khớp xương hông, một cấm kỵ, theo Cha Thuấn, không thấy nhắc đến ở đâu nữa trong Thánh Kinh.
Truyện không nói rõ tại sao Gia-cóp nhận ra người vật lộn với mình chính là Thiên Chúa, đến nỗi dám quả quyết là mình đã được diện dối diện với Thiên Chúa mà vẫn toàn mạng, và do đó đã đặt tên cho nơi ấy là “Mặt Thiên Chúa”. Trên kia, có nói đến việc người vật lộn xuất hiện cách đột ngột và cung cách “cữ” ban ngày của người ấy khiến Gia-cóp nghĩ rằng người này không phải là người trần. Nhưng cùng lắm ông chỉ dám nghĩ đó là người trời sai đến (Hôsê 12:4 cho là một thần sứ) mà thôi. Mà người trời sai đến là điều ông đang rất cần, đang rất ước mong, để nhận được sức mạnh hay khôn ngoan đủ để đương đầu với người anh mà ông từng đã dùng đủ mọi mưu cách cầu hòa nhưng vẫn chưa thành công. Đàng này, ông lại dám quả quyết đó chính là Thiên Chúa. Do đâu? Do đâu ông biết chắc như thế?
Có người cho rằng người đấu vật với Gia-cóp có một sức mạnh siêu phàm: dù bị ông ôm cứng, nhưng người ấy “không biết làm cách nào” đã đánh được vào xương hông làm ông ra cà thọt. Cũng vẫn chưa đủ để giải thích việc ông nhận ra người ấy là Thiên Chúa. Phải chăng vì việc người ấy dám “tự ý” đổi tên ông trong khi dấu nhẹm tên mình dù được Gia-cóp yêu cầu tỏ lộ.
Theo Richard J. Clifford S.J và Roland E. Murphy O.Carm, biết tên ai đem đến cho người biết một quyền lực trên người có tên. Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa không mạc khải tên của Người cho một ai: mãi đến lúc Mô-sê khẩn khoản yêu cầu, Người mới bảo: Tên Ta là Đấng Tự Hữu (Ta Có Sao Ta Có Vậy), một cái tên mà nếu Mô-sê có nói lại cho Dân Do Thái nghe, thì họ cũng ‘như vịt nghe sấm”, không hiểu gì, nên sau đó, Thiên Chúa vẫn thích dùng danh hiệu “Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của I-xa-ác, và Thiên Chúa của Gia-cóp” để chỉ về mình.
Nhận xét về việc này, ông Lý Minh Tuấn, trong “Công Giáo và Đức Kitô, Kinh Thánh Qua Cái Nhìn Từ Đông Phương”, trích lời Lão Tử trong Đạo Đức Kinh mà cho rằng “danh khả danh, phi thường danh” (cái tên mà có thể gọi ra tên, chẳng phải là tên đích thực). Chưa đến lúc Thiên Chúa mạc khải tên của mình ra như sau này với Mô-sê (Đấng Tự Hữu) và nhất là với Chúa Kitô (Cha, Con, Thánh Thần).
Bởi thế, tên liên quan đến “bản thể” sự vật, đến yếu tính của sự vật. Quan điểm Sách Sáng Thế rõ ràng là: đặt tên cho sự vật thuộc về Thiên Chúa hay người được Thiên Chúa minh nhiên ủy quyền (Ađam được Chúa minh nhiên ủy quyền đặt tên cho mọi loài kể cả tên người bạn đời Evà của mình). Và trong Sách Sáng Thế, Gia-cóp biết rõ: đổi tên tuyệt đối là thẩm quyền của Thiên Chúa mà lịch sử đã chứng minh qua trường hợp Áp-ram thành Ápraham, ông nội Ông.
Cho nên khi thấy người đấu vật với mình không chịu nói tên ra nhưng lại “tự ý” đổi tên ông từ Gia-cóp ra Israel, ông hiểu ngay Người chính là Thiên Chúa, Thiên Chúa của Ông Nội Ông, Thiên Chúa của Cha Ông và Thiên Chúa của chính Ông.
Phần lớn các nhà chú giải không cho cuộc đấu vật này là một cách cầu nguyện. Các vị này cho rằng trước đó, trước cuộc vật lộn này, trong cơn bĩ không biết phải hành động ra sao để cầu hòa với người anh mà mình đã cướp quyền trưởng nam, Gia-cóp đã tìm tới Chúa mà cầu xin như sau:
"Lạy Thiên Chúa của tổ phụ con là ông Ápraham, Thiên Chúa của cha con là ông I-xa-ác, lạy Thiên Chúa, Đấng đã phán bảo con: ‘Hãy trở về xứ sở, về với họ hàng ngươi, và Ta sẽ đối xử nhân hậu với ngươi’, con bé nhỏ, đâu xứng với tất cả mọi ân huệ và tất cả lòng thành tín mà Ngài đã tỏ cho tôi tớ Ngài đây. Thật vậy, khi qua sông Gio-đan, con chỉ có cây gậy, thế mà giờ đây đã thành ra hai trại. Xin giải thoát con khỏi tay anh con, khỏi tay anh Ê-xau, vì con sợ anh ấy, sợ anh ấy đến đánh chúng con, đánh cả mẹ lẫn con. Chính Ngài đã phán với con: ‘Ta sẽ đối xử rất nhân hậu với ngươi, và sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên nhiều như cát ngoài biển, không thể đếm được vì quá đông.’” (St 32:10-14).
Cha Thuấn cho đây là một lời cầu nguyện “đơn giản, hợp với hoàn cảnh hồn nhiên chứ không công thức, lòng đạo thấm thía biến cả bầu khí của một câu chuyện có vẻ quá trần tục”.
Richard J. Clifford S.J và Roland E. Murphy O.Carm thì cho rằng lời cầu nguyện này có một cấu trúc rõ ràng: ngỏ lời với Chúa đích danh với đủ thuộc từ, nhắc đến cả các lời Người đã hứa; tự hạ mình, và việc tự hạ này càng được nhấn mạnh nhiều hơn bằng tình huống bi thảm hiện nay; cầu xin và mô tả tình thế bi đát; thúc giục Chúa ra tay can thiệp, bằng cách nhắc lại lời Người đã hứa (xem thêm St 28:13-15, 31:3). “Chiến thuật” cầu xin của Gia-cóp là nhấn mạnh đến sự vô dụng của mình để đề cao quyền năng Thiên Chúa.
Chỉ có John White, trong tác phẩm đã dẫn, coi câu truyện này như một lối cầu nguyện đầy vật lộn và đã thắng thế. Ông đặt câu hỏi: “ai trong chúng ta sẽ vật lộn trong cầu nguyện như Gia-cóp đã vật lộn, và thắng thế như Gia-cóp đã thắng thế? Thắng thế Thiên Chúa?”.
Theo White, việc đầu tiên cần ghi nhận: Gia-cóp không phải là người gây hấn. Thánh Kinh ghi nhận rõ ràng: “có một người vật lộn với ông cho đến lúc rạng đông”. Khi bạn bị ai tấn công, bạn có hai lựa chọn: đánh trả hay bỏ chạy. Nhưng bị một ai vật lộn, thì chả còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải vật lộn lại để một là thoát thân hai là dạy người kia một bài học. Gia-cóp không vật lộn vì được lựa chọn mà vì buộc phải làm như thế. “Người” kia ráng hạ ông đo ván.
Vấn đề tại sao Thiên Chúa lại bận tâm đến chuyện vật lộn quả là vấn đề không ai hiểu nổi. Nhưng rõ ràng Người muốn thu nhỏ mình xuống tầm cỡ Gia-cóp. Người không chịu ở thế thượng phong đối với một địch thủ yếu thế. Ít nhất thì Người cũng đã làm thế cho đến lúc thấy Gia-cóp không có ý định bỏ cuộc. Điều này có nghĩa gì? Điều ấy cho thấy cả cuộc đời mình, Gia-cóp luôn phải “vật lộn” với Thiên Chúa. Cuộc tay đôi bên giòng sông Giáp-bốc chỉ là biểu tượng cho cuộc trường chinh suốt đời của ông. Cuộc sống trước đây của ông đã dẫn ông xuống tới điểm này và cuộc sống còn lại của ông từ điểm này sẽ đi lên. Cho đến lúc khẩn trương này, đời ông vốn là một cố gắng dài cưỡng lại lòng tốt của Chúa. Buồn cười thay, nó lại là cuộc tranh đấu chống lại một Thiên Chúa chỉ có một quyết tâm duy nhất là chúc lành cho ông, là trợ giúp ông.
Cuộc vật lộn bắt đầu
Rê-bê-ca, mẹ Gia-cóp, rõ ràng mang thai một cách khó khăn. Các chuyển động trong dạ bà không nhẹ nhàng như cánh chim nhưng “đụng nhau” chí chóe khiến bà hãi sợ phải “thỉnh ý Thiên Chúa”. Người bảo bà: “có hai dân tộc trong lòng ngươi, hai dân từ dạ ngươi sinh ra và sẽ chia rẽ nhau. Dân này sẽ mạnh hơn dân kia, đứa lớn sẽ làm tôi đứa bé” (St 25:22-23).
Đứa ra trước đỏ hoe, mình đầy lông, tên Ê-xau, sẽ trở thành ông tổ nghề săn bắn. Đứa ra sau, “tay nắm gót” thằng anh (St 25:26), được đặt tên là Gia-cóp. Những sự kiện ấy cho thấy Gia-cóp đã phải vật lộn ngay trong lòng mẹ và lúc từ dạ mẹ sinh ra. Khổ một điều, Ê-xau là một người lực lưỡng, bay nhẩy, hiếu động, được cha yêu thương. Gia-cóp “trầm tĩnh” chỉ quanh quẩn bên lều, xem ra thua xa thằng anh, làm sao có chuyện “đứa lớn làm tôi đứa bé” được. Tuy nhiên, cậu sẵn sàng âm thầm chờ đợi thời cơ để lời Thiên Chúa phán với mẹ về cậu sẽ thành sự thật. Điều Thiên Chúa đã nói thì sẽ phải trở thành sự thật mà thôi.
Tuy nhiên, hình như cả Gia-cóp lẫn mẹ cậu đều không hoàn toàn tin tưởng vào lời Thiên Chúa. Kết quả là họ đã dùng đến thủ đoạn để lời Thiên Chúa kia trở thành sự thật. Thủ đoạn này gồm hai yếu tố: đánh vào điểm yếu của Ê-xau (đói) và đánh lừa (cha). Cuối cùng, Gia-cóp đã đạt được điều mà chính Thiên Chúa đã có kế hoạch ban cho ông: quyền trưởng nam, phúc lành của cha, nhưng với một cái giá khá đắt: 21 năm sống trong lo âu sợ sệt, không một chút bình an trong tâm hồn. Việc dùng cố gắng của con người để đạt được điều Thiên Chúa từng có kế hoạch dành cho mình sẽ trở thành mẫu mực cho các cuộc đấu tranh sau này của Gia-cóp: vật lộn để thắng được điều chính ra ông có thể có được cách nhưng không.
Không an bình không che chở
Vì cơn giận của thằng anh Ê-xau, Gia-cóp phải trốn khỏi nhà, lấy lý do đi kiếm vợ. Nhưng chính nhờ thế mà ông giáp mặt được với Thiên Chúa: Trên đường trốn chạy, ông mơ thấy chiếc thang bắc từ đất lên trời, có thiên thần lên xuống và Thiên Chúa bên cạnh Gia-cóp. Người hứa với ông nhiều điều: lãnh thổ mênh mông chung quanh sẽ thuộc dòng dõi ông, không những thế, nhờ dòng dõi này, toàn thế giới sẽ được chúc phúc (St 28:14); mặt khác, Người sẽ hiện diện bên cạnh và đích thân che chở ông khỏi mọi hiểm nghèo cho đến ngày ông hồi cư an toàn trở về quê cha đất tổ. Tỉnh thức, Gia-cóp gọi tên chỗ ấy là Bethel (Nhà Thiên Chúa) và long trọng đưa ra một cam kết: Nếu Thiên Chúa đem ông trở lại an toàn, thì Thiên Chúa sẽ là Thiên Chúa của Gia-cóp, và Gia-cóp sẽ dâng một phần mười của cải của mình cho Người.
Thật khó mà biết tại sao Gia-cóp lại đưa ra một cam kết như thế. Phải chăng ông không tin tưởng vào lời hứa của Chúa mà phải đặt điều kiện với Người? Điều ấy ta không rõ, nhưng điều ta biết chắc là Gia-cóp chọn thái độ chờ xem sao (wait-and-see) đối với các lời Chúa hứa với ông. Và căn cứ vào các hành động sau này của ông, ta thấy ông luôn “giúp” tay cho các lời hứa ấy bằng đủ mọi phương kế ông nghĩ ra được.
Nhiều người tỏ ra phê phán Gia-cóp nặng nề. Nhưng nghĩ cho cùng, ta có hơn gì Gia-cóp? Chúa không trực tiếp nói với ta như nói với Gia-cóp, Người nói với ta qua truyền thống 4, 5 ngàn năm của Thánh Kinh và Huấn Quyền, của các Thánh, của các bằng hữu rất thân cận của Người, những người truyện trò với Người như cơm bữa. Còn Gia-cóp, Chúa nói trực tiếp với ông. Nhưng nào có khác gì nhau? Gia-cóp cũng như ta, cả hai đều cần đức tin mới tiếp nhận được lời Thiên Chúa. Truyền thống lời Chúa đối với Gia-cóp chỉ có mấy trăm năm. Truyền thống lời Chúa đối với chúng ta “dầy” hơn gấp bội. Mà có phải lúc nào chúng ta cũng tin lời Người!
Dù gì, thái độ Gia-cóp cũng dạy ta một điều: Chúa chỉ giúp những ai biết tự giúp mình. Có lẽ đây không hẳn là một dấu chỉ của lòng bất tín khi ta tích cực làm việc để bảo đảm có được sự đáp ứng đối với lời ta cầu xin. Mọi sự tùy thuộc vào nguyên động lực của ta. Có những hoạt động nẩy sinh từ niềm tin, và có những hoạt động nẩy sinh từ việc thiếu niềm tin ấy. Trong trường hợp Gia-cóp, rõ ràng không phải vì thiếu lòng tin, mà chỉ là để nhấn mạnh đến đặc điểm trong đáp ứng của ông với Thiên Chúa. Khi xin gì cùng Thiên Chúa, bạn nên trung thực như Gia-cóp đã trung thực. Ông chỉ muốn có thêm đảm bảo cho lời Chúa Hứa.
Vỏ qúit dầy có móng tay nhọn. Sự tính toán hơn thua và mưu mẹo của Gia-cóp đụng độ chát chúa với sự tính toán hơn thua và mưu mẹo của Laban, người cậu ruột của ông. Làm việc quần quật suốt bẩy năm trường, “rạng ngày sang trống canh năm” người yêu dấu Rachel đâu không thấy, thấy chình ình nàng Leah xấu xí bên cạnh. Nhưng nào có nản, ông sẵn sàng dành bẩy năm quần quật làm việc nữa để “quật ngã” ông cậu Laban mà cưới cho bằng được người yêu dấu kiều diễm Rachel.
Mười bốn năm dài đằng đẵng, hai người vợ lúc nào cũng ghen tương lẫn nhau khiến ông trở thành như một tên điếm đực chứ không hẳn người chồng hạnh phúc (St 30:14-16), một ông cậu kiêm bố vợ lúc nào cũng tìm cách chèn ép: bắt ông phải lấy trâu bò riêng mà thường lại những mất mát trâu bò cho ông cậu... Phải mưu cao chước độc lắm, ông mới tạo cho mình một đàn vật khổng lồ, có tôi trai tớ gái, lạc đà và lừa (xem ST 30:25-43). Những năm tháng đằng đẵng ấy, khó lòng Gia-cóp có được an bình thảnh thơi. Theo lời trần tình của ông với Leah và Rachel trước lúc trốn chạy khỏi Laban, ta thấy càng lúc ông càng cảm thấy mình bị đe doạ, dù Thiên Chúa không bao giờ có ý định cho phép Laban ám hại ông (St 31:24). Ông biết rõ điều đó, nhưng ông vẫn cảm thấy không được bình an. Toàn bộ vấn đề trong tương quan với Thiên Chúa không nằm ở chỗ người ta có được an toàn bản thân hay giàu có phú qúy mà là trong tình bằng hữu với Người và được yên ổn trong tâm hồn. Dường như cả hai thứ này, Gia-cóp đều không cảm nhận được. Ông là người bị ám ảnh bởi tham lam, bởi khủng bố và bởi lộn xộn trong cuộc sống gia đình.
Sói rừng chìa cổ
Thế là vì sợ Laban và các con trai của ông này, Gia-cóp phải cùng vợ con và đoàn tùy tùng và đoàn súc vật lên đường rời khỏi Kha-ran mà trở lại Ca-na-an, quê cha, nơi Ê-xau đang chờ ông, rất có thể để trả thù! Mà xem ra quả tình như thế, vì Ê-xau sai tới 400 tráng đinh đến gặp ông. Tính toán và mưu mẹo lại phải được Gia-cóp dùng đến. Ông sắp xếp đoàn vật, gia nhân và cả gia đình ông nữa như một đại tướng dàn binh bố trận. Lại dùng đến cả tâm lý chiến để thu phục Ê-xau: hàng tấn quà cáp được gia nhân mang dâng cho “ngài Ê-xau” từ “tôi tớ Gia-cóp”. Sau đó còn cho hai bà vợ và các con qua Giáp-bốc trước. Hành động liều lĩnh chường vợ con cho “địch” giống hệt tác phong sói con được các nhà nghiên cứu tác phong thú vật (ethologist) quan sát: khi sói con thách thức quyền chỉ huy của thủ lãnh sói và thua, nó chỉ còn biết dâng cổ họng cho hàm răng lãnh tụ. Lạ một điều, thấy thế, lãnh tụ sói lại mất hết cả sức hung hãn, đành quay đi tìm chỗ tiểu tiện, trong khi sói con quay đi liếm các vết thương của mình. Gia-cóp quả đang dâng cổ họng mình cho Ê-xau.
Chính cái đêm hôm ấy, cái đêm Gia-cóp dâng cổ họng cho Ê-xau, ông ta thấy mình vật lộn với Thiên Chúa ở bên này sông Giáp-bốc.
Theo White, không nên hình dung cuộc vật lộn giữa Gia-cóp với Thiên Chúa như một cố gắng của Gia-cóp để thắng được điều gì đó từ nơi Thiên Chúa. Cần phân biệt điều quan trọng này: khi bạn đến với Thiên Chúa với quyết tâm cầu xin cho bằng được lời mình cầu xin, như thể thành công của cầu nguyện hoàn toàn tùy thuộc cố gắng đầy quyết tâm của bạn, thì chắc chắn bạn sẽ phải thất vọng ê chề. Cho nên phải hiểu thế nào là cầu xin cho bằng được (pray through). Một số người cho rằng lối cầu xin này có nghĩa là phải chờ đợi Thiên Chúa cho tới lúc bạn có được sự soi sáng hoàn toàn, hiểu rõ được ý định của Người, để thay đổi được cái nhìn của bạn. Đây chính là lối cầu nguyện của Ápraham nhân biến cố Xơ-đôm. Có người lại hiểu cầu xin cho bằng được có nghĩa là dùng cường lực mở đường qua mọi trở ngại, mọi chống đối cho tới khi gặp được Chúa, là tiếp tục dùng nắm đấm đã đẫm máu mà liên tiếp đập mạnh vào cửa trời cho tới khi vào được.
Điều ấy xem ra như một hình thức thống dâm (masochism) mà trên thực tế không những làm nản lòng người cầu mà còn làm Chúa mất mặt. Có bạn sẽ nói: ma qủy quả có tìm cách chống lại, kháng cự lại lời cầu nguyện của ta, nên ta phải tìm cách thắng vượt sự chống đối của nó chứ? Điều ấy đúng, nhưng ít nhất ở đây, Gia-cóp đâu có vật lộn với ma qủy, ông vật lộn với Thiên Chúa mà! White cho rằng: trong cầu nguyện, quả là sai lầm nếu ta cứ cố gắng tạo ra một thứ ‘sốt sắng’ giả hiệu (pseudofervor). Điều ấy không những không dẫn bạn tới đâu mà rốt cuộc, còn một là tạo ra kiêu ngạo thiêng liêng hai là tự làm cho mình thất vọng sâu xa. Cho nên, khi không cảm thấy bất cứ một xúc động sâu sắc nào trong khi cầu nguyện, thì hãy quên cảm xúc đi. Đức tin là thái độ muốn nói rằng: “Bất kể tôi có cảm nhận được việc Chúa hiện diện ở đây hay không, có cảm nhận được việc Người sẵn sàng lưu ý tới tôi hay không, Lời của Người vẫn cho tôi hay Người đang lắng nghe tôi và trả lời tôi, và tôi sẵn sàng trông cậy vào điều ấy.
Chiến thắng nhờ tùy thuộc
Như trên đã nói, Gia-cóp vật lộn với Chúa vì ông không có chọn lựa nào khác. Ông chỉ tự vệ, không tấn công. Ấy thế nhưng kết thúc trình thuật lại cho ta thấy ông chiến thắng. "Người ta sẽ không gọi tên ngươi là Gia-cóp nữa, nhưng là Ít-ra-en, vì ngươi đã đấu với Thiên Chúa và với người ta, và ngươi đã thắng” (St 32:28). Một trong các ý nghĩa của tên Israel là “Thiên Chúa đấu”. Nếu Thiên Chúa đấu thì quả tình Người là Đấng đã khởi diễn ra cuộc vật lộn. Nhưng Gia-cóp chiến thắng, là chiến thắng theo nghĩa nào? Hãy đọc lại trình thuật và coi cuộc vật lộn như việc Thiên Chúa tìm cách giúp Gia-cóp hiểu ra điều gì đó, hình dung như thể Người đang cổ vũ các chân lý mà Gia-cóp không muốn nhìn ra, như thể trong lúc vật lộn, Người muốn cho Gia-cóp thấy Người không muốn gây họa cho ông mà chỉ có ý biệu lộ lòng từ bi với ông.
Nhưng Gia-cóp quá sợ hãi. Suốt đời, ông chỉ học được có mỗi một bài học: đừng quá tin ai là hơn cả, ông phải đánh trận đánh của riêng ông. Cho nên cứ thế ông vật lộn, không dám bỏ cuộc. Nhưng rồi cơn đau khủng khiếp và một chiếc chân trở thành vô dụng. Chính trong cái đau và nỗi kinh hoàng ấy, một lời nói vang lên: “Buông ta ra, vì đã rạng đông rồi”. Làm sao buông ra được? Làm sao ông dám buông người đó ra khi ông biết rõ đến bước đi ông cũng chưa chắc đã làm được? Bởi ngay sau đó, ông hiểu rất rõ rằng người đấu với ông, người mà giờ đây ông đang hổn hển và nhầy nhụa mồ hôi tựa nương vào chính là Thiên Chúa, Đấng Thiên Chúa của cha ông ông; nhanh như cắt, Gia-cóp xoay hẳn cái ương ngạnh của ông về hướng khác hẳn, cái hướng thật “ăn tiền”: "Tôi sẽ không buông ngài ra, nếu ngài không chúc phúc cho tôi”.
Thiên Chúa chờ đợi câu nói ấy đã hơn 40 năm nay. Đã từ rất lâu, Người luôn chờ đợi Gia-cóp nhìn nhận sự yếu đuối của mình và trông cậy vào lòng nhân hậu của Người. Người đâu muốn dồn ông vào tình huống cùng cực đến thế, nhưng Gia-cóp dành cho Người quá ít lựa chọn. Đáp trả của Thiên Chúa đến nhanh như chớp. Và Gia-cóp chiến thắng nhờ biết vô vọng tùy thuộc.
Thông Báo
Phân ưu: Cụ Đa-Minh Đinh Viết Ngôn qua đời tại Orange, Nam California
LM John Trần Công Nghị
18:09 03/02/2018
Trong niềm tin cậy và phó thác vào Chúa Ki-tô Phục Sinh, chúng tôi vừa nhận được tin:
Cụ Đaminh Đinh Viết Ngôn
Sinh ngày 10 tháng 10 năm 1927 Tại Thức Hóa-Bùi Chu, Nam Định, Việt Nam
được Chúa gọi về Quê Hương Trên Trời lúc 3 giờ 12 phút chiều Ngày 26 tháng 1 năm 2018 Tại Orange, California, USA
Hưởng thọ 90 tuổi.
CHƯƠNG TRÌNH CẦU NGUYỆN - PHÁT TANG - AN TÁNG
Thứ Năm, ngày 8 tháng 2 năm 2018
Tại Peek Family Funeral Home (7801 Bolsa Ave. Westminster, CA 92683) 714-893-3525
12 PM – 8 PM : Thăm viếng & Cầu nguyện (Peek Family Phòng Số 5)
2 PM: Nghi thức phát tang và làm phép xác
Thứ Sáu, ngày 9 tháng 2 năm 2018
Tại Peek Family Funeral Home (7801 Bolsa Ave. Westminster, CA 92683) 714-893-3525
12 PM – 7 PM: Thăm viếng & Cầu nguyện (Peek Family Phòng Số 5)
7 PM -- 8 PM: Gia Đình chia sẻ - Tiễn Biệt
Thứ Bảy ngày 10 tháng 2 năm 2018
Tại Nhà thờ Chính Tòa Chúa Kitô: 13280 Chapman Ave. Garden Grove, Ca 92840 (714-971-2141)
8 AM: Thánh lễ an táng tại Aboretum.
Sau Thánh Lễ, linh cữu sẽ được an tang tại nghĩa trang Cathedral Memorial Gardens
Xin thành kính phân ưu cùng Đại Gia Đình Họ Đinh, các con cái và cháu chắt của Cụ Đa Minh.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha nhân từ đón linh hồng Đa Minh về Thiên quốc trong cuộc sống mới muôn đời.
LM John Trần Công Nghị và gia đình thông gia
Văn Hóa
Mừng Xuân Mậu Tuất
Lm Phêrô Hồng Phúc
09:51 03/02/2018
Rộn ràng đất nước xuân sang
Tràn đầy sức sống huy hoàng phúc vinh.
Lời rằng "Khuyển mã chi tình"
Mừng xuân Mậu Tuất thanh bình an khang.
Hương hoa ngày tết xốn xang cổ truyền.
Cành đào rực rỡ thiên nhiên,
Vườn cây quất, quýt, trở nên Lộc nhà.
Ra đi chứng kiến gần xa
Trung thành, thân thiện Tuất là Tuất ơi !
Tuất luôn phân biệt tuyệt vời
Đâu là chủ - khách, đâu người thật - gian.
Mong sao thực phẩm tràn lan
Nhờ năm Mậu Tuất chỉ toàn sạch, tươi.
Hàng gian, hàng nhái, thói đời...
Công bằng, chính đạo gọi mời canh tân.
Xuân Mậu Tuất sống tình thân
Chân thành, trung tín xa gần yêu thương.
Viết lên từ giữa quê hương
Vẽ vào cuộc sống con đường tình yêu
Thực thi trong mỗi sáng chiều
Các đôi bạn trẻ cần nhiều quan tâm !
Nắng chiều vách núi hẹn thầm
Bình minh lại sáng, Đông trầm Xuân sang
Yêu sao đất nước Việt Nam
Mong sao Xuân mới xuân càng xuân hơn./.
Lm Phêrô Hồng Phúc
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hào Quang Thánh Giá
Tấn Đạt
08:59 03/02/2018
Ảnh của Tấn Đạt
Yêu con Chúa vác thập hình
Đời xin phó thác trọn tình tay Cha
Thương nhìn Ngài đứng phía xa
Cho con nồng thắm thiết tha chan hòa
Ôi vinh quang Chúa thiên tòa
(KD)