Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 5 tháng 2: Kính Thánh Agatha
PhóTế Huỳnh Mai Trác
09:53 05/02/2008
Thánh Agatha được các giáo hữu sùng kính từ xa xưa vào khoảng thế kỷ thứ sáu, thánh nhân sinh trưởng ở Sicily và tử vì đạo cũng tại đó.
Là một thiếu nữ trẻ, đẹp và giàu có, nhưng từ nhỏ đã dâng hiến cuộc đời mình lên Thiên Chúa và quyết tâm trung kiên giữ trinh tiết với Ðấng Kitô mà mình yêu mến và thờ phuợng. Trong những người say mê Agatha có quan tòa Quintain, hắn muốn cưới và chiếm đoạt luôn tài sản của Agatha nhưng hắn đã bị cự tuyệt.
Lợi dụng sắc lệnh bắt đạo của hoàng đế Decius, hắn bắt giam Agatha và đem ra xử án. Trước tòa, Agatha đã can đảm xưng danh Chúa Kitô và cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Ngài là Chúa của con, Chúa biết con yêu Chúa, Chúa biết những ước muốn của con. Xin Chúa nhận lấy con, là chiên của Chúa, xin giúp con chiến thắng quỷ dữ.”
Theo như lời truyền tụng thì Agatha bị Quintian nhốt vào nhà điếm để làm nhục và mong Agatha thay đổi ý mà tùng phục hắn nhưng hắn đã thất bại trước ý chí cương quyết theo Chúa Giêsu đến cùng của Agatha.
Lần thứ hai hắn đem Agatha ra hành hạ bằng cách buộc Agatha vào con ngựa gỗ dùng roi có móc sắt mà đánh và cuối cùng hắn ra lệnh xẻo vú của Agatha. Agatha đã trả lời với tên quan tòa gian ác như sau: “Hởi con người tàn ác, ngươi quên mẹ ngươi rồi sao, quên những núm vú đã cho ngươi bú mớm mà ngươi dám làm điều gian ác như vậy sao?” Tức giận, hắn cấm không ai được dùng thuốc men chữa chạy cho Agatha nhưng Chúa đã chữa lành cho Agatha.
Lần cuối cùng hắn đem Agatha nướng sống trần truồng trên than hồng. Trong lúc đó một cơn động đất dữ dội làm sụp đổ tất cả thành phố. Agatha cám ơn Chúa đã đến nâng đỡ với lời cầu nguyện cuối cùng: “Lạy Chúa Ðấng đã ban cho con sự sống, Chúa đã giữ gìn con từ lúc nằm nôi, Chúa đã đem con ra khỏi thế gian và giúp con chịu đựng đau khổ. Xin Chúa nhận lấy linh hồn con.” Rồi thánh Agatha từ từ ngất lịm đi và lià khỏi cuộc đời.
Là một thiếu nữ trẻ, đẹp và giàu có, nhưng từ nhỏ đã dâng hiến cuộc đời mình lên Thiên Chúa và quyết tâm trung kiên giữ trinh tiết với Ðấng Kitô mà mình yêu mến và thờ phuợng. Trong những người say mê Agatha có quan tòa Quintain, hắn muốn cưới và chiếm đoạt luôn tài sản của Agatha nhưng hắn đã bị cự tuyệt.
Lợi dụng sắc lệnh bắt đạo của hoàng đế Decius, hắn bắt giam Agatha và đem ra xử án. Trước tòa, Agatha đã can đảm xưng danh Chúa Kitô và cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Ngài là Chúa của con, Chúa biết con yêu Chúa, Chúa biết những ước muốn của con. Xin Chúa nhận lấy con, là chiên của Chúa, xin giúp con chiến thắng quỷ dữ.”
Theo như lời truyền tụng thì Agatha bị Quintian nhốt vào nhà điếm để làm nhục và mong Agatha thay đổi ý mà tùng phục hắn nhưng hắn đã thất bại trước ý chí cương quyết theo Chúa Giêsu đến cùng của Agatha.
Lần thứ hai hắn đem Agatha ra hành hạ bằng cách buộc Agatha vào con ngựa gỗ dùng roi có móc sắt mà đánh và cuối cùng hắn ra lệnh xẻo vú của Agatha. Agatha đã trả lời với tên quan tòa gian ác như sau: “Hởi con người tàn ác, ngươi quên mẹ ngươi rồi sao, quên những núm vú đã cho ngươi bú mớm mà ngươi dám làm điều gian ác như vậy sao?” Tức giận, hắn cấm không ai được dùng thuốc men chữa chạy cho Agatha nhưng Chúa đã chữa lành cho Agatha.
Lần cuối cùng hắn đem Agatha nướng sống trần truồng trên than hồng. Trong lúc đó một cơn động đất dữ dội làm sụp đổ tất cả thành phố. Agatha cám ơn Chúa đã đến nâng đỡ với lời cầu nguyện cuối cùng: “Lạy Chúa Ðấng đã ban cho con sự sống, Chúa đã giữ gìn con từ lúc nằm nôi, Chúa đã đem con ra khỏi thế gian và giúp con chịu đựng đau khổ. Xin Chúa nhận lấy linh hồn con.” Rồi thánh Agatha từ từ ngất lịm đi và lià khỏi cuộc đời.
Mùa Chay: Một cõi riêng tư
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
10:08 05/02/2008
MỘT CÕI RIÊNG TƯ.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết ca khúc "Một cõi đi về “ với giai điệu slow trữ tình đưa tâm hồn vào cõi xa xăm, cõi đi về, suy tư thân phận mỏng manh mau qua của kiếp người.
Linh mục nhạc sĩ Thái Nguyên cũng đã viết ca khúc “Một cõi riêng tư” với giai điệu slow shop nhẹ nhàng tha thiết, những trăn trở thao thức giữa cuộc sống tất bật cần dành một cõi riêng tư cho tâm hồn mình với Chúa.
Nếu bài ca “một cõi đi về” mang tâm trạng kể lễ chia ly buồn man mác thì ca khúc “một cõi riêng tư” lại chan chứa một niềm vui sâu lắng trong nội tâm, niềm vui gặp gỡ Chúa.
Những khi thư giãn sau những giờ làm việc tôi ôm đàn ghita hát “một cõi riêng tư”,hát đi hát lại vài lần. Lời ca, điệu nhạc làm tâm hồn tôi thanh thản an bình: “Một cõi riêng tư trong lòng con xin dành cho Chúa. Một cõi riêng tư trong lòng con Chúa thương ngự trị. Chúa là điểm hẹn nơi con phát xuất ra đi dấn thân cho cuộc đời nhân trần. Chúa là đỉnh cao nơi con trở lại để sống trong ân tình, niềm vui phút an bình”. Lúc ấy tôi chợt nhận ra: cầu nguyện không chỉ là quỳ gối trong nhà thờ, khi đọc kinh nguyện mà khi ôm đàn hát lên một ca khúc phụng vụ cũng là cầu nguyện. Quả như lời Thánh Augustinô: hát hay là cầu nguyện hai lần.
Bước vào Mùa Chay, mỗi người Kitô hữu chúng ta đều cần một cõi riêng tư dành cho Chúa, để gặp gỡ Chúa, để sống với Chúa.
Giữa những xao động, những bôn ba, những lo toan, những tất bật của cuộc sống, cần nghĩ ngơi, cần dành một thời gian tĩnh lặng cho tâm hồn gặp gỡ Đấng tình yêu thẳm sâu.
Cuộc sống hôm nay quá nhiều bận rộn, người ta ít dành riêng thời giờ cho Chúa. Công việc làm ăn, hưởng thụ cuốn hút con người say mê. Chạy theo tiện nghi vật chất hiện đại con người bị xoáy vào cơn lốc tiêu thụ. Cần lắm những giây phút an bình cho đời sống nội tâm.
Có những người một tuần chỉ tham dự lễ Chúa nhật, đi trễ về sớm, đứng xa xa, dự lễ cho khỏi lỗi luật, khỏi sợ người ta nói chứ chẳng có tâm tình yêu mến gì. Ngồi uống cà phê, nhậu nhẹt với bạn bè từ giờ này qua giờ khác, tán dóc đủ mọi chuyện trên trời dưới đất nhưng dành năm hay mười phút để cầu nguyện thì không có và nếu có lại cảm thấy dài lê thê nặng nề. Cần lắm sự nổ lực bản thân để có cõi riêng tư dành cho Chúa mỗi ngày.
Các Tông Đồ bị cuốn vào cơn lốc công việc. Chúa Giêsu đã nhắc nhở các môn đệ: ”anh em hãy đi riêng ra một nơi vắng vẻ mà nghĩ ngơi đôi chút.” (Mc 6,31). Công việc rao giảng, chữa bệnh, xua trừ ma quỷ dày đặc trong ngày nhưng Chúa Giêsu đã dành nhiều “cõi riêng tư” để sống với Chúa Cha
Cần một chút nghĩ ngơi cho thân xác. Cần một chút riêng tư, trầm lắng cho tâm hồn. Chỉ cần một chút thôi, năm phút, mười phút. Ai cũng cần một chút lặng lẽ mỗi ngày của cõi riêng tư để trở lại nơi sâu thẳm lòng mình, nghe tiếng mời gọi của Chúa. Một chút sâu lắng của cõi riêng tư trở lại trong ân tình tìm gặp niềm vui phút an bình.
Mùa Chay, các giáo xứ dành nhiều thời giờ để tĩnh tâm, giải tội cho từng giới, từng đoàn thể. Mục đích của Mùa Chay là giúp ta trở về với Chúa và với anh em bằng sám hối nhìn nhận tội lỗi của chính mình. Việc xức tro, ăn chay, cầu nguyện, làm việc thiện, chỉ là những phương tiện. Bởi thế, để gặp Chúa cần có một cõi riêng tư dành cho Ngài. Chúa là nơi ta phát xuất ra đi dấn thân và Ngài đỉnh cao nơi ta trở lại.Trong thinh lặng của tâm tình mùa chay, ta sẽ gặp gỡ, sẽ đón nhận thánh ý Chúa.
Mẹ Têrêxa Calcutta đã dâng lời cầu nguyện tha thiết.
Lạy Thiên Chúa,Đấng ưa thích sự thinh lặng,xin dạy chúng con thinh lặng để ở một mình với Ngài, trò chuyện, lắng nghe và thấm nhuần Lời hằng sống.
Xin dạy chúng con thinh lặng nơi con mắt, biết nhắm lại trước những vấp váp của tha nhân, biết quay đi trước những dịp tội gây xao xuyến.
Xin dạy chúng con thinh lặng nơi đôi tai, để nghe được tiếng kêu của người nghèo đói,để khép lại trước những mời mọc của ma quỷ.
Xin dạy chúng con thinh lặng nơi miệng lưỡi, để biết ca tụng Chúa và đem lại an vui cho muôn người, tránh cho mọi lời nói gây đau đớn đổ vỡ
Xin dạy chúng con thinh lặng nơi trí khôn, để mở ra trước sự thật và khép lại trước dối trá.
Cuối cùng xin dạy chúng con thinh lặng nơi quả tim, để tránh xa mọi ích kỷ, thù hằn, ghen ghét, để yêu mến và ước ao Thiên Chúa trên hết mọi sự.Amen.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết ca khúc "Một cõi đi về “ với giai điệu slow trữ tình đưa tâm hồn vào cõi xa xăm, cõi đi về, suy tư thân phận mỏng manh mau qua của kiếp người.
Linh mục nhạc sĩ Thái Nguyên cũng đã viết ca khúc “Một cõi riêng tư” với giai điệu slow shop nhẹ nhàng tha thiết, những trăn trở thao thức giữa cuộc sống tất bật cần dành một cõi riêng tư cho tâm hồn mình với Chúa.
Nếu bài ca “một cõi đi về” mang tâm trạng kể lễ chia ly buồn man mác thì ca khúc “một cõi riêng tư” lại chan chứa một niềm vui sâu lắng trong nội tâm, niềm vui gặp gỡ Chúa.
Những khi thư giãn sau những giờ làm việc tôi ôm đàn ghita hát “một cõi riêng tư”,hát đi hát lại vài lần. Lời ca, điệu nhạc làm tâm hồn tôi thanh thản an bình: “Một cõi riêng tư trong lòng con xin dành cho Chúa. Một cõi riêng tư trong lòng con Chúa thương ngự trị. Chúa là điểm hẹn nơi con phát xuất ra đi dấn thân cho cuộc đời nhân trần. Chúa là đỉnh cao nơi con trở lại để sống trong ân tình, niềm vui phút an bình”. Lúc ấy tôi chợt nhận ra: cầu nguyện không chỉ là quỳ gối trong nhà thờ, khi đọc kinh nguyện mà khi ôm đàn hát lên một ca khúc phụng vụ cũng là cầu nguyện. Quả như lời Thánh Augustinô: hát hay là cầu nguyện hai lần.
Bước vào Mùa Chay, mỗi người Kitô hữu chúng ta đều cần một cõi riêng tư dành cho Chúa, để gặp gỡ Chúa, để sống với Chúa.
Giữa những xao động, những bôn ba, những lo toan, những tất bật của cuộc sống, cần nghĩ ngơi, cần dành một thời gian tĩnh lặng cho tâm hồn gặp gỡ Đấng tình yêu thẳm sâu.
Cuộc sống hôm nay quá nhiều bận rộn, người ta ít dành riêng thời giờ cho Chúa. Công việc làm ăn, hưởng thụ cuốn hút con người say mê. Chạy theo tiện nghi vật chất hiện đại con người bị xoáy vào cơn lốc tiêu thụ. Cần lắm những giây phút an bình cho đời sống nội tâm.
Có những người một tuần chỉ tham dự lễ Chúa nhật, đi trễ về sớm, đứng xa xa, dự lễ cho khỏi lỗi luật, khỏi sợ người ta nói chứ chẳng có tâm tình yêu mến gì. Ngồi uống cà phê, nhậu nhẹt với bạn bè từ giờ này qua giờ khác, tán dóc đủ mọi chuyện trên trời dưới đất nhưng dành năm hay mười phút để cầu nguyện thì không có và nếu có lại cảm thấy dài lê thê nặng nề. Cần lắm sự nổ lực bản thân để có cõi riêng tư dành cho Chúa mỗi ngày.
Các Tông Đồ bị cuốn vào cơn lốc công việc. Chúa Giêsu đã nhắc nhở các môn đệ: ”anh em hãy đi riêng ra một nơi vắng vẻ mà nghĩ ngơi đôi chút.” (Mc 6,31). Công việc rao giảng, chữa bệnh, xua trừ ma quỷ dày đặc trong ngày nhưng Chúa Giêsu đã dành nhiều “cõi riêng tư” để sống với Chúa Cha
Cần một chút nghĩ ngơi cho thân xác. Cần một chút riêng tư, trầm lắng cho tâm hồn. Chỉ cần một chút thôi, năm phút, mười phút. Ai cũng cần một chút lặng lẽ mỗi ngày của cõi riêng tư để trở lại nơi sâu thẳm lòng mình, nghe tiếng mời gọi của Chúa. Một chút sâu lắng của cõi riêng tư trở lại trong ân tình tìm gặp niềm vui phút an bình.
Mùa Chay, các giáo xứ dành nhiều thời giờ để tĩnh tâm, giải tội cho từng giới, từng đoàn thể. Mục đích của Mùa Chay là giúp ta trở về với Chúa và với anh em bằng sám hối nhìn nhận tội lỗi của chính mình. Việc xức tro, ăn chay, cầu nguyện, làm việc thiện, chỉ là những phương tiện. Bởi thế, để gặp Chúa cần có một cõi riêng tư dành cho Ngài. Chúa là nơi ta phát xuất ra đi dấn thân và Ngài đỉnh cao nơi ta trở lại.Trong thinh lặng của tâm tình mùa chay, ta sẽ gặp gỡ, sẽ đón nhận thánh ý Chúa.
Mẹ Têrêxa Calcutta đã dâng lời cầu nguyện tha thiết.
Lạy Thiên Chúa,Đấng ưa thích sự thinh lặng,xin dạy chúng con thinh lặng để ở một mình với Ngài, trò chuyện, lắng nghe và thấm nhuần Lời hằng sống.
Xin dạy chúng con thinh lặng nơi con mắt, biết nhắm lại trước những vấp váp của tha nhân, biết quay đi trước những dịp tội gây xao xuyến.
Xin dạy chúng con thinh lặng nơi đôi tai, để nghe được tiếng kêu của người nghèo đói,để khép lại trước những mời mọc của ma quỷ.
Xin dạy chúng con thinh lặng nơi miệng lưỡi, để biết ca tụng Chúa và đem lại an vui cho muôn người, tránh cho mọi lời nói gây đau đớn đổ vỡ
Xin dạy chúng con thinh lặng nơi trí khôn, để mở ra trước sự thật và khép lại trước dối trá.
Cuối cùng xin dạy chúng con thinh lặng nơi quả tim, để tránh xa mọi ích kỷ, thù hằn, ghen ghét, để yêu mến và ước ao Thiên Chúa trên hết mọi sự.Amen.
Mồng Hai Tết: Từ đạo hiếu đến đạo Chúa
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
10:12 05/02/2008
MỒNG 2 TẾT: TỪ ĐẠO HIẾU ĐẾN ĐẠO CHÚA
(Mt 6,25-34)
Các nhà nghiên cứu tôn giáo ở Việt nam đều nhất trí cho rằng người Việt Nam, ngoài Kitô giáo thì còn có một tôn giáo tổng hợp ba đạo: Đạo Lão,Đạo Khổng và Đạo Phật. Đó là tam giáo hoà đồng.Một cách giản lược có thể nói rằng:
- Về phương diện đạo lý người ta theo Phật mà tiêu biểu nhất là tin vào thuyết nhân quả và hệ luỵ của nó là thuyết luân hồi hay gọi chung là thuyết luân hồi nghiệp báo.
- Về phương diện đạo đức,người ta theo Khổng giáo lấy tam cương ngũ thường cho căn bản đời sống xã hội.
- Trong thực hành tôn giáo cũng như những tục lệ,người ta chịu ảnh hưởng của Lão giáo.
Ngoài những yếu tố tam giáo,mỗi người việt nam thực ra còn có một cái đạo rất gần gũi và cơ bản nhất đó là Đạo Ong Bà.Nói tới Đạo Ong Bà trước tiên chúng ta nghĩ ngay đến bàn thờ tổ tiên,tới cúng giỗ và tất cả những thực hành diễn ra ngay trong nơi sinh sống hàng ngày tại gia đình chứ không phải trong đình chùa hay thánh thất. Điều người ta lo lắng là phải có kẻ nối dõi tông đường, lo việc cúng giỗ.Cái mà người ta lo sợ khi nhắm mắt lìa đời là gặp cảnh hương khói vắng lạnh.
Mỗi gia đình dù nghèo khổ đến đâu cũng dành một chỗ riêng, thường là chỗ trang trọng nhất làm bàn thờ tổ tiên ông bà.Cái linh thiêng như vậy rất gần gũi, thân thương,đạo bất viễn nhân.Một tấm lòng thành kính và tâm tình biết ơn những bậc sinh thành.Đạo Ong Bà tiếp nối Đạo Hiếu.Tổ tiên ông bà cha mẹ chúng ta không chết nhưng là khuất núi, là khuất bóng, là sang bên kia thế giới, là xuống suối vàng, là quy tiên chầu trời. Vì tổ tiên ông bà không mất hoàn toàn hiện hữu nhưng vẫn còn hiện diện đâu đó nên phải lo sao cho trọn đạo với các ngài.”Sự tử như sự sinh”,phải đối xử với các ngài như khi các ngài còn sống hay nói đúng hơn như các ngài vẫn sống.Bởi thế mà có việc cúng bái “Sống Tết chết giỗ”.Giỗ đây là một cách tết ông bà tổ tiên.Bởi đó người Việt nam bao giờ cũng đi thăm mồ mả ông bà cha mẹ vào dịp giỗ, dịp Tết Nguyên Đán.Bao người đi xa cũng về với gia đình.Con cháu đi mừng thọ dâng lễ vật cho ông bà cha mẹ.
Người Việt nam cho rằng con người chỉ thực sự hạnh phúc khi cùng chia sẽ hạnh phúc đó với những người thân yêu nhất của mình.Bởi vì kinh nghiệm ở đời này cho thấy con người chỉ được hạnh phúc trong một gia đình hoà thuận đầm ấm.Quan niệm “Đa tử đa tôn đa phú quý” một gia đình đông con nhiều cháu là phúc lộc trời ban cho, đó là một truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt nam chúng ta.
Người Việt nam cũng nặng tình với nơi chôn nhau cắt rốn,”Sống chết có nhau”. Vì thế kẻ sống người chết tuy có khuất hình khuất bóng nhưng không xa cách mà vẫn hiện diện bên nhau trong yêu thương tưởng nhớ và trong những hành vi tôn kính cụ thể.Đặt một bức ảnh trên bàn thờ; sắp một đĩa trái cây;thắp một nén nhang;những cử chỉ đó chưa phải là đã có tính cách tôn giáo theo quan niệm của Tây phương nhưng đó lại là bước đầu cũa tôn giáo.Niềm tin và cử chỉ ấy đặt con ngưởi vào trong tương quan với cái bên kia của cuộc đời.
Nền tảng của Đức Hiếu Thảo là “ Muôn vật gốc ở Trời,con người gốc ở Tổ”, ” Hiếu là cái gốc của Đức”.Người ta có một trăm nết nhưng hàng đầu là hiếu.Chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất trung, cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.
Cốt tuỷ của Hiếu là phải bắt đầu bằng: Tôn kính cha mẹ lúc còn sống.Thờ phụng cha mẹ khi các ngài qua đời.Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh, bằng thờ cúng tổ tiên.Đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là phẩm chất tối cao của con người.Càng có địa vị cao càng phải Đại Hiếu.Người lãnh đạo mà bất hiếu thì làm sao có ân nghĩa với ai !
Khởi đi từ tâm thức Đạo Hiếu của người Việt nam, các nhà truyền giáo đã hội nhập văn hoá, mang Tin mừng của Chúa thấm nhập vào cuộc sống.Đạo Hiếu gần gũi với Đạo Chúa.
Sau huấn thị “Plane compertum” của Đức Thánh Cha PIÔ XII ngày 8.12.1939,công nhận những nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên ông bà ở Việt nam và các bậc anh hùng liệt sĩ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có những quy định và những giáo huấn liên quan đến việc thờ phượng ông bà tổ tiên trong sứ mạng truyền giáo tại Việt nam.
Qua các hội nghị tại Đà lạt năm 1965, tại Nha Trang 1974, HĐGMVN đã ra giáo huấn xác định 6 điểm quan trọng
1. Bàn thờ gia tiên để kính nhớ ông bà tổ tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đình miễn là trên bàn thờ không bày biện gì mê tín dị đoan như hồn bạch.
2. Việc đốt hương nhang đèn nến trên bàn thờ gia tiên và bái lạy trước bàn thờ gia tiên là những cử chỉ thái độ hiếu thảo tôn kính được phép làm.
3. Ngày giỗ được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương,miễn là loại bỏ mê tín dị đoan.
4. Trong hôn lễ,dâu rễ được làm lễ tổ,lễ gia tiên trước bàn thờ vì đó là nghi lễ tỏ lòng biết ơn hiếu kính trình diện với ông bà.
5. Trong tang lễ được vái lạy,đốt nến xông hương trước thi hài người quá cố để tỏ lòng tôn kính người đã khuất.
6. Được tham dự nghi lễ tôn kính vị thần hoàng để tỏ lòng cung kính biết ơn những vị có công với dân tộc, ân nhân của dân làng.
Người Kitô hữu càng phải sống Đạo Hiếu hơn vì điều răn thứ bốn đã dạy: Hãy thảo kính cha mẹ.Chính Chúa Giêsu đã hai lần trưng dẫn và xác nhận điều răn này.
Thảo kính cha mẹ là do mầu nhiệm sự sống.Cha mẹ là người cộng tác với Thiên Chúa trong mầu nhiệm này và cha mẹ có trách nhiệm quan trọng về con cái trước mặt Chúa.
Tinh thần kính trọng bên trong cần phải được diễn tả qua những cử chỉ bên ngoài.Nhiều người con tỏ ra xấu hổ về cha mẹ mình, phủ nhận cha mẹ mình chỉ vì họ nghèo hèn.Có khi còn dùng lời lẽ xúc phạm để nói với cha mẹ.,đối xử với cha mẹ cách khinh miệt như đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để rảnh nợ tang bồng.Chống lại cha mẹ đó là tội bất hiếu.
Ngày Mồng Hai Tết,Giáo hội mời gọi con cái mình kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ.Giáo hội mời gọi con cái mình sống Đạo Hiếu.Tình yêu của con cháu đối với ông bà cha mẹ trước hết phải là một tình yêu mang sắc thái của lòng biết ơn.Mỗi người con trong gia đình sống vâng phục, sống yêu mến biết ơn cha mẹ sẽ tạo nên sự ấm êm cũng như nâng cao thanh danh của gia đình. Các giáo xứ tổ chức tặng quà chúc thọ các cụ ông, cụ bà trong thánh lễ Mồng Hai Tết, điều này thật ý nghĩa, có giá trị giáo dục con cháu sống hiếu thảo.Thánh lễ cũng được cử hành nơi nghĩa trang giáo xứ ngày Mồng Hai tết.Người sống, kẻ chết gặp nhau trong yêu thương tưởng nhớ trong mầu nhiệm hiệp thông của giáo hội.
Chính từ cha mẹ tổ tiên ông bà mà người việt nam có thể và đi xa hơn, lên cao hơn tới chốn trời cao siêu nhiên huyền bí của cõi linh thiêng của thần thánh.Từ đó tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên tời dưới đất.
Đạo Ong Bà, Đạo Hiếu không những chẳng đối nghịch, chẳng cản trở đối với Đạo Thiên Chúa mà còn là một điểm tựa,một bước khởi đầu thuận lợi,một lối đi dễ dàng và gần gũi nhất có thể đưa con người đi vào Đạo Thiên Chúa.
Tình yêu và lòng yêu mến biết ơn đối với ông bà cha mẹ càng làm cho người tín hữu hướng về Thiên Chúa là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất.
LM Giuse Nguyễn Hữu An
CHƯƠNG TRÌNH GIA TIÊN -MỒNG 2 TẾT I.Chuẩn Bị: 1Bàn thờ tổ tiên - 1 Trống đại – 1 chiêng 1 Giới thiệu viên ( Xướng ngôn viên) 1 Nghi lễ viên ( Lễ sinh) áo thụng khăn đóng 1 chủ sự ( Người đọc văn tế) áo thụng khăn đóng 2 giúp lễ ( Thiếu nhi) áo giúp lễ khăn đóng 8 dâng lễ vật ( Nữ: Ao dài,khăn đóng – Nam: Khăn đóng, áo thụng) Lễ nghi cử hành sau lời nguyện hiệp lễ
A. MỞ ĐẦU: ( Tất cả ổn định ở hàng ngũ ở cuối nhà thờ)
Lời giới thiệu: ( XNV) Hằng nămvào dịp Tết Nguyên Đán,con cháu quây quần mừng tuổi ông bà cha mẹ,tưởng nhớ tổ tiên,các bậc sinh thành đã an giấc ngàn thu.Trước là để bày tỏ tấm lòng thành kính mến yêu,sau là dâng lễ chúc mừng tuổi thọ và cầu xin ơn trên ban phước. Hôm nay trong bầu khí tưng bừng đón xuân mới Mậu Tý,con cháu trăm họ trong giáo xứ …………………… thân yêu thành kính tỏ bày mối tình con thảo với ông bà cha mẹ và các bậc tổ tiên còn sống cũng như đã an giấc yên nghĩ. Với những món quà khiêm tốn tượng trưng,qua nghi lễ gia tiên đơn thành,con cháu xin cúi đầu tạ tội vì những lỗi lầm đã qua,đồng kính dâng lên tổ tiên,ông bà cha mẹ và các Bô lão tâm tình hiếu thảo và lòng kính yêu,niềm tri ân sâu xa.Lễ gia Tiên bắt đầu. ( Một hồi chiêng trống dài,cac đoàn hát một bài ca vui xuân,đoàn nghi lễ từ cuối nhà thờ tiến lên theo thứ tự: 4 đôi lễ vật - lễ sinh - giúp lễ - Chủ sự. Tất cả đứng thành hàng ngang ở bậc cung thánh,bái đầu, lễ sinh lên giảng đài)
B. CHÍNH LỄ.
Kính thưa cộng đoàn Cây có cội nước có nguồn,con người có tổ có tông.Khởi đầu năm mới,chúng ta tưởng nhớ đến các bậc tiền bối đã có công với xứ sở,với non sông đất nước.Là những người đi trước, các Ngài đã dẫn đường chỉ lối cho chúng ta.Trải qua mọi thờiđại,các Ngài đã để lại một gia tài công đức vô cùng quý báu.Nào là công đức sinh thành dưỡng dục.Nào là bao tấm gương anh dũng.Nào là tình thương lai láng như bể khơi.Nào là cuộc sống thánh htiện muôn đời ngời sáng. Do đó, uống nước phải nhớ nguồn, ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.Chúng ta đây,con bầy cháu đống,đừng chỉ đánh trống khua chiêng,nhưng phải gắng giữ cho vuông tròn đạo hiếu,sớm chiều trong tư tưởng lời nói việc làm cần thể hiện lòng kính mến biết ơn đối với các bậc tổ tiên đã khuất và đối với ông bà cha mẹ, với các Bô lão …
(Kính mời cộng đoàn đứng lên nghe Lời Chúa) LỜI CHÚA: ( Hc 44,17-8;11-15) Lời Chúa trong sách Đức Huấn Ca: tôi muốn ca tụng những người nhân đức,cha ông chúg ta đời đời kế tiếp.Sinh thời hết thảy họ được tôn trọng và được hiển dương ngày ngày đời họ.Trong họ có những người đã lưu lại tên tuổi,thiên hạ còn ngợi khen nhắc đến.Nơi giòng giống họ phúc ấm bền lâu,cơ nghiệp của họ truyền lại hết đời con đến cháu.Trong giao ước của họ,giòng giống của họ sẽ đứng vững,và nhờ họ,con cháu họ sẽ trung kiên,ký ức của họ sẽ lưu truyền vạn đại,đức nghĩa của họ sẽ không hề bị lãng quên.Thân xác của họ được chôn cất bình an.Tên tuổi của họ sẽ sống đời này qua đời nọ.Sự khôn ngoan của họ cộng đoàn truyền tụngvà công hội thuật lại lời ngợi khen của họ.Đó là Lời Chúa.
ĐÁP CA: Ca đoàn hát bài: Cây có cội nước có nguồn.
VĂN TẾ: Văn tế kính dâng ông bà tổ tiên,cha mẹ, cùng các cụ ông cụ bà.
( Một hồi chiêng trống ngắn, 2 giúp lễ rước chủ sự đến bàn thờ tổ tiên) Ghi Chú:
* Văn tế đọc theo cung giọng. Trong khi đọc có đệm chiêng trống. * Dấu hiệu 1: 1 tiếng trống,1 tiếng chiêng. * Dấu hiệu 3: 3 tiếng trống, 3 tiếng chiêng ( 2 tiếng trước liền nhau) * Dứt bài văn tế,một hồi trống chiêngdài. VĂN TẾ Chúc mừng Bô lão – Kính bái ông bà – cúi chào cha mẹ Nhân ngày thánh hoá – lão bà lão ông – Mồng Hai Quý Mùi Con cháu quây quần – đền ơn đáp nghĩa – Cha mẹ ông bà XNV: CÚC - CUNG – BÁI ( 3) Đoàn con kính cẩn cúi đầu – Ghi ơn tưởng nhớ – Tình sâu nghĩa nặng Công sinh thành như núi Thái sơn – Nợ tình thương biển khơi chan chứa Dẫu cho ngày tháng thoi đưa – Tựa bóng câu ngang cửa Nhâm Ngọ đi qua – Quý Mùi bước tới XNV: CÚC – CUNG – BÁI Xuân đến xuân đi,lòng hiếu thảo làm sao quên được ( 1).Bao ân tình lớn lao,dù cho sông chảy núi mòn,tình con sau trước vẫn còn thiết tha (3)-Kẻ gần người xa,họp mặt sum vầy.Con bầy cháu đống tiến về nơi đây,chúc thọ ông bà,mừng tuổi mẹ cha ( 1). Thành kính dâng lên một bài trường ca tán dương công đức (3).Các bậc hiền nhân để lại thế trần,công ơn trời bể (1).Hỡi đàn con cháu thế hệ mai sau,quyết cùng nhau đáp đền (3).Cha ông khóc đừng quên an ủi.Bô lão vui chia sẽ ngọt bùi.Kính tôn bậc già lão,hiếu thảo cùng mẹ cha(1).Tận tuỵ với ông bà,quyết một lòng chung thuỷ giữ trọn hiếu trung (3).Đến ngày cùng tháng tận,ai cũng một lần ra đi (1).Thi hài đem chôn cất,tống táng thật tươm tất,lo mã đẹp mồ yên (3).Kính mong cho ơn trên xuống phước cho kẻ trước người sau(I).Con cháu là gia sản châu báu,giòng giống trung hậu dài lâu vạn kiếp. ( Một hồi chiêng trống ngắn,chủ tế và 2 giúp lễ bái đầu,lùi ra sau 2 bước,chuẩn bị nhường chỗ cho đội dâng lễ vật)
CA ĐOÀN HÁT BÀI: ƠN NGHĨA SINH THÀNH
C. KẾT THÚC ( XNV ):
Kết thúc lễ gia tiên hôm nay là phần dâng lễ vật.Đoàn con cháu cúng con,kính dâng lên ông bà tổ tiên,cha mẹ và các Bô lão những lễ vật tượngtrưng: Trầu rượu – Bánh Tết –Hoa quả và những nén hương. DÂNG TRẦU RƯỢU ( XNV): Miếng trầu là đầu câu chuyện.Ly rượu nồng hâm nóng tâm can.Có trầu có rượu sầu buồn tan biến. CÚC – CUNG – BÁI ( 3) THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3) – Cơi trầu khay rượu tượng trưng lòng thảo hiếu của con cháu đối với ông bà cha mẹ. DÂNG BÁNH TẾT (XNV): Bổn phận con cháu kính tôn thảo hiếu,sớm hôm biết khéo lo liệu,có cơm ngon canh ngọt cho ông bà cha mẹ.Ở gần nhà năng lui tới viếng thăm,sống xa nhà gởi quà gởi bánh. CÚC – CUNG – BÁI (3)THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3). DÂNG HOA QUẢ (XNV): Hoa quả, tượng trưng cho bao lao công khó nhọc,mồ hôi nước mắt,bao hy sinh vất vả mà ông bà cha mẹ,các bậc tiền bối đã dâng hiến cho con cháu và bao đời mai hậu. CÚC – CUNG – BÁI (3) THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3) DÂNG HƯƠNG KHÓI (XNV): Con cháu thảo hiếu luôn biết điều.Sớm hôm an ủi vỗ về,đừng để ông bà cha mẹ nay phiền muộn mai lo lắng.Khi ông bà cha mẹ qua đời,nhớ lời trăn trối mà thực thi.Sớm tối cầu nguyện,lại lo lắng cho các Ngài mồ yên mã đẹp,nhang khói phân minh. CÚC – CUNG – BÁI (3)THÀNH KÍNH DÂNG LÊN (3)
XNV. Lễ gia tiên đến đây đã kết thúc.mời cộng đoànđứng lên đón nhận Phép lành cuối lễ.
Thân Phận Cát Bụi
Mai Trần
13:21 05/02/2008
Thân Phận Cát Bụi
Lậy Thiên Chúa Đấng Dấu Ái Nhân Từ Vô Cùng!
Từ nguyên thủy, con là gì? Phải chăng con chỉ là hạt bụi, ngước mắt nhìn lên, thấy mình quá bé nhỏ và vô dụng, dưới vòm trời bao la bát ngát, không biết đâu là bến bờ? Công trình sáng tạo của Chúa thật hoàn hảo, kỳ diệu, tuyệt mỹ, tuyệt vời, và huyền bí vô cùng. Thân phận của con chẳng đáng được Thiên Chúa ghé mắt, so với những tác phẩm vĩ đại của Chúa đã tác tạo. Nhưng khi Chúa đã có ý tạo dựng nên loài người chúng con từ bùn đất, với một thân xác theo hình ảnh giống Chúa cùng bộ óc biết suy nghĩ, Chúa rất hài lòng và yêu thương chúng con rất mực, nên đã cho chúng con làm chủ tất cả mọi tạo vật mà Chúa đã dựng nên.
Nhân loại chúng con trên khắp cùng địa cầu, dâng lên Thiên Chúa là Chúa Tể muôn loài, muôn vàn lời Cảm Tạ và Tri Ân, đã yêu thương chúng con từ khi thân phận còn là bụi đất. Chúng con cố gắng và quyết tâm chừa bỏ những đam mê, tội lỗi, của dục vọng, những thói hư tật xấu, để trở về với Chủ Chiên Nhân Từ và nguyện sống một cuộc đời yêu thương, thánh thiện, nhất là từ bỏ những gì ràng buộc của thế gian. Có phải khi chúng con từ bỏ tất cả là khi chúng con được tự do đích thực? Tự do để thở? Tự do để yêu và giúp đỡ đồng loại đang thiếu thốn và đau khổ? Yêu cả những người thiếu thốn tấm lòng bác ái? Yêu cả những người bị ràng buộc vì Danh, Lợi, Thú, Trần? Yêu cả những ai đang tất bật ngược xuôi vì muốn được cả thế gian?
Nhân ngày Lễ Tro, xin được chia sẻ với anh chị em bài hát "Đường Về Thiên Quốc" để nhắc nhở tất cả chúng ta chỉ là Tro Bụi và nhờ vào Tình Yêu vô bờ bến của Thiên Chúa, đã ban cho chúng ta có sự sống. Nguyện xin Thiên Chúa sẽ ban cho tất cả chúng ta sự sống sung mãn muôn đời trên Nước Vĩnh Hằng. Amen.
Đường Về Thiên Quốc
Thân con như bụi đất giữa khung trời rộng
Nguyện Chúa là mặt trời buổi rạng đông
Chúa là ánh sáng vinh quang
Là nắng ấm mơn man
Là hạnh phúc nhân gian ngút ngàn
Cho con ơn bền đỗ suốt cuộc đời này
Nguyện Chúa hằng phù trì ủ ấp hồn con
Chúa là sức sống trong con
Là lẽ sống cho con
Là hạnh phúc bên con suốt đời
ĐK (1)
Xin Cha dẫn dắt lối đường trở về Quê Cha
Nhà Cha dấu yêu đời đời vĩnh phúc
Cho những ai cùng vác Thánh Giá theo chân Chúa
Tiền của thế gian đều là phù phiếm
Danh lợi thế trần có mấy thuở có mấy đời người
Giữ mãi được không?
Thân con như hạt cát giữa sa mạc đầy
Nguyện Chúa là một giòng suối mát bình yên
Chúa là bóng mát con che
Là cỏ mát xanh tươi
Là hạnh phúc an vui suốt đời
ĐK (2)
Anh em hãy nhớ Nước Trời thuộc về anh em
Là của chúng ta đường về Quê Cha
Cho những ai chịu bỏ tất cả theo chân Chúa
Bạc vàng thế gian còn nay mai mất
Cao quyền chức trọng có mấy thuở có mấy đời người
Giữ mãi được không?
Lậy Thiên Chúa Đấng Dấu Ái Nhân Từ Vô Cùng!
Từ nguyên thủy, con là gì? Phải chăng con chỉ là hạt bụi, ngước mắt nhìn lên, thấy mình quá bé nhỏ và vô dụng, dưới vòm trời bao la bát ngát, không biết đâu là bến bờ? Công trình sáng tạo của Chúa thật hoàn hảo, kỳ diệu, tuyệt mỹ, tuyệt vời, và huyền bí vô cùng. Thân phận của con chẳng đáng được Thiên Chúa ghé mắt, so với những tác phẩm vĩ đại của Chúa đã tác tạo. Nhưng khi Chúa đã có ý tạo dựng nên loài người chúng con từ bùn đất, với một thân xác theo hình ảnh giống Chúa cùng bộ óc biết suy nghĩ, Chúa rất hài lòng và yêu thương chúng con rất mực, nên đã cho chúng con làm chủ tất cả mọi tạo vật mà Chúa đã dựng nên.
Nhân loại chúng con trên khắp cùng địa cầu, dâng lên Thiên Chúa là Chúa Tể muôn loài, muôn vàn lời Cảm Tạ và Tri Ân, đã yêu thương chúng con từ khi thân phận còn là bụi đất. Chúng con cố gắng và quyết tâm chừa bỏ những đam mê, tội lỗi, của dục vọng, những thói hư tật xấu, để trở về với Chủ Chiên Nhân Từ và nguyện sống một cuộc đời yêu thương, thánh thiện, nhất là từ bỏ những gì ràng buộc của thế gian. Có phải khi chúng con từ bỏ tất cả là khi chúng con được tự do đích thực? Tự do để thở? Tự do để yêu và giúp đỡ đồng loại đang thiếu thốn và đau khổ? Yêu cả những người thiếu thốn tấm lòng bác ái? Yêu cả những người bị ràng buộc vì Danh, Lợi, Thú, Trần? Yêu cả những ai đang tất bật ngược xuôi vì muốn được cả thế gian?
Nhân ngày Lễ Tro, xin được chia sẻ với anh chị em bài hát "Đường Về Thiên Quốc" để nhắc nhở tất cả chúng ta chỉ là Tro Bụi và nhờ vào Tình Yêu vô bờ bến của Thiên Chúa, đã ban cho chúng ta có sự sống. Nguyện xin Thiên Chúa sẽ ban cho tất cả chúng ta sự sống sung mãn muôn đời trên Nước Vĩnh Hằng. Amen.
Đường Về Thiên Quốc
Thân con như bụi đất giữa khung trời rộng
Nguyện Chúa là mặt trời buổi rạng đông
Chúa là ánh sáng vinh quang
Là nắng ấm mơn man
Là hạnh phúc nhân gian ngút ngàn
Cho con ơn bền đỗ suốt cuộc đời này
Nguyện Chúa hằng phù trì ủ ấp hồn con
Chúa là sức sống trong con
Là lẽ sống cho con
Là hạnh phúc bên con suốt đời
ĐK (1)
Xin Cha dẫn dắt lối đường trở về Quê Cha
Nhà Cha dấu yêu đời đời vĩnh phúc
Cho những ai cùng vác Thánh Giá theo chân Chúa
Tiền của thế gian đều là phù phiếm
Danh lợi thế trần có mấy thuở có mấy đời người
Giữ mãi được không?
Thân con như hạt cát giữa sa mạc đầy
Nguyện Chúa là một giòng suối mát bình yên
Chúa là bóng mát con che
Là cỏ mát xanh tươi
Là hạnh phúc an vui suốt đời
ĐK (2)
Anh em hãy nhớ Nước Trời thuộc về anh em
Là của chúng ta đường về Quê Cha
Cho những ai chịu bỏ tất cả theo chân Chúa
Bạc vàng thế gian còn nay mai mất
Cao quyền chức trọng có mấy thuở có mấy đời người
Giữ mãi được không?
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 05/02/2008
HÀ THỊ DÂNG NGỌC
Người nước Sở họ Hà tìm được viên đá thạch ở trong núi, ông ta có cặp mắt biết thưởng thức đá ngọc, chỉ cần mài giũa thêm chút xíu thì đá thạch nhất định biến thành viên ngọc quý giá hảo hạng, cho nên ông ta đem viên đá ngọc ấy dâng cho Sở Lệ vương.
Lệ vương mời thợ giám định ngọc đến, thợ giám định ngọc nói đó chỉ là một viên đá bình thường mà thôi, Lệ vương lập tức kêu người chặt chân trái của Hà Thị để trừng phạt ông ta tội nói dối nhà vua. Hà Thị bi phẫn ôm đá ngọc ra về.
Lệ vương chết rồi thì lập Võ vương kế nghiệp, Hà Thị lại vào dâng đá ngọc, lần này ông ta lại bị chắt mất chân phải.
Võ vương chết thì lập Văn vương kế nghiệp. Hà Thị ôm tảng đá ngọc ấy ngồi dưới núi Sở không ba ngày ba đêm, khóc đến nổi mắt chảy ra máu, Văn vương sai người đi hỏi ông ta: “Người bị chặt chân trong thiên hạ rất nhiều, tại sao ngươi khóc bi thương đến như vậy ?”
Hà Thị đau khổ nói: “Không phải tôi khóc vì cái chân của mình, mà là khóc vì viên ngọc đá rất quý lại bị coi là cục đá, người quân tử thành tín thị bị nói là kẻ lừa dối, đó mới là nguyên nhân khiến tôi phải đau khổ mà khóc đó.”
Văn vương bèn cho người gọt giũa viên đá ngọc, quả nhiên được một viên ngọc bích đẹp đẽ vô song, nên đặt tên là “ngọc Hà Thị”.
(Hàn Phi tử: Hà thị)
Suy tư:
Người quân tử thành tâm thiện chí thì thời nào cũng bị hiểu lầm, bị đì cho sói trán, bị đày.v.v...là bởi vì người quân tử chính nhân thì luôn làm theo lương tâm của mình, mà quan quyền bạo lực thì luôn làm trái với lương tâm, nên nhìn người quân tử không “thuận” mắt của mình...
Người Ki-tô hữu qua mọi thời đại đều bị quan quyền và những kẻ thiển cận bách hại, bỏ tù, xử trảm, tử hình, nhưng Ki-tô thì vẫn là cứ Ki-tô hữu, họ chính là những chính nhân quân tử của mọi thời đại luôn nói lên sự thật, không phải cho mình mà thôi, nhưng là cho tha nhân, và nhất là vì danh Chúa Giê-su, Đấng đã dám nói sự thật trước mặt quan tổng trấn Phi-la—tô, và do đó mà họ luôn bị những kẻ đứng về sự ác, gian dối và kiêu ngạo lên án bách hại.
Lệ vương và Võ vương đều không thấy giá trị của viên ngọc đá nên đã chặt chân của Hà Thị, nhưng viên đá ngọc vẫn là viên ngọc quý báu.
Các vua chúa quan quyền thế gian vì không nhìn thấy những đóng góp tích cực của người Ki-tô hữu nên coi họ là kẻ thù, không nhìn thấy Đấng mà họ tôn thờ là Thiên Chúa thật nên đã bách hại họ và giết chết họ, nhưng Thiên Chúa muôn đời vẫn là Thiên Chúa, người Ki-tô hữu thì vẫn mãi mãi là người Ki-tô hữu: họ bị dồn ép tứ bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. ( 2 Cr 4, 8-9)
N2T |
Người nước Sở họ Hà tìm được viên đá thạch ở trong núi, ông ta có cặp mắt biết thưởng thức đá ngọc, chỉ cần mài giũa thêm chút xíu thì đá thạch nhất định biến thành viên ngọc quý giá hảo hạng, cho nên ông ta đem viên đá ngọc ấy dâng cho Sở Lệ vương.
Lệ vương mời thợ giám định ngọc đến, thợ giám định ngọc nói đó chỉ là một viên đá bình thường mà thôi, Lệ vương lập tức kêu người chặt chân trái của Hà Thị để trừng phạt ông ta tội nói dối nhà vua. Hà Thị bi phẫn ôm đá ngọc ra về.
Lệ vương chết rồi thì lập Võ vương kế nghiệp, Hà Thị lại vào dâng đá ngọc, lần này ông ta lại bị chắt mất chân phải.
Võ vương chết thì lập Văn vương kế nghiệp. Hà Thị ôm tảng đá ngọc ấy ngồi dưới núi Sở không ba ngày ba đêm, khóc đến nổi mắt chảy ra máu, Văn vương sai người đi hỏi ông ta: “Người bị chặt chân trong thiên hạ rất nhiều, tại sao ngươi khóc bi thương đến như vậy ?”
Hà Thị đau khổ nói: “Không phải tôi khóc vì cái chân của mình, mà là khóc vì viên ngọc đá rất quý lại bị coi là cục đá, người quân tử thành tín thị bị nói là kẻ lừa dối, đó mới là nguyên nhân khiến tôi phải đau khổ mà khóc đó.”
Văn vương bèn cho người gọt giũa viên đá ngọc, quả nhiên được một viên ngọc bích đẹp đẽ vô song, nên đặt tên là “ngọc Hà Thị”.
(Hàn Phi tử: Hà thị)
Suy tư:
Người quân tử thành tâm thiện chí thì thời nào cũng bị hiểu lầm, bị đì cho sói trán, bị đày.v.v...là bởi vì người quân tử chính nhân thì luôn làm theo lương tâm của mình, mà quan quyền bạo lực thì luôn làm trái với lương tâm, nên nhìn người quân tử không “thuận” mắt của mình...
Người Ki-tô hữu qua mọi thời đại đều bị quan quyền và những kẻ thiển cận bách hại, bỏ tù, xử trảm, tử hình, nhưng Ki-tô thì vẫn là cứ Ki-tô hữu, họ chính là những chính nhân quân tử của mọi thời đại luôn nói lên sự thật, không phải cho mình mà thôi, nhưng là cho tha nhân, và nhất là vì danh Chúa Giê-su, Đấng đã dám nói sự thật trước mặt quan tổng trấn Phi-la—tô, và do đó mà họ luôn bị những kẻ đứng về sự ác, gian dối và kiêu ngạo lên án bách hại.
Lệ vương và Võ vương đều không thấy giá trị của viên ngọc đá nên đã chặt chân của Hà Thị, nhưng viên đá ngọc vẫn là viên ngọc quý báu.
Các vua chúa quan quyền thế gian vì không nhìn thấy những đóng góp tích cực của người Ki-tô hữu nên coi họ là kẻ thù, không nhìn thấy Đấng mà họ tôn thờ là Thiên Chúa thật nên đã bách hại họ và giết chết họ, nhưng Thiên Chúa muôn đời vẫn là Thiên Chúa, người Ki-tô hữu thì vẫn mãi mãi là người Ki-tô hữu: họ bị dồn ép tứ bề, nhưng không bị đè bẹp; hoang mang, nhưng không tuyệt vọng; bị ngược đãi, nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã, nhưng không bị tiêu diệt. ( 2 Cr 4, 8-9)
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:35 05/02/2008
N2T |
26. Ngoài sự vâng phục ra, thì không bình luận ưu thế của mình.
(Thánh John Berchmens)Phụng Vụ Lời Chúa Tết Nguyên Đán
Ngọc Loan
23:38 05/02/2008
TẾT NGUYÊN ĐÁN
Thánh lễ Tất Niên
Bài đọc 1 Is 63,7-9
Tôi xin dâng lời ca tụng Đức Chúa, vì lòng nhân hậu lớn lao của Người.
Lời Chúa trong sách ngôn sứ I-sai-a.
Tôi xin nhắc lại ân nghĩa Đức Chúa,
dâng lời ca tụng Đức Chúa,
vì tất cả những gì Đức Chúa đã thực hiện cho chúng tôi,
vì lòng nhân hậu lớn lao của Người đối với nhà Ít-ra-en,
vì những gì Người đã thực hiện,
bởi lòng Người đầy thương xót và lắm nghĩa giàu ân.
Người đã phán: “Thật, chúng là dân của Ta,
là những đứa con không biết lừa dối !”
Và đối với họ, Người đã là một vị cứu tinh,
trong mọi cơn quẫn bách.
Không phải là một sứ giả hay một thiên thần đã cứu thoát họ,
nhưng là chính tôn nhan Người.
Vì yêu mến và thương cảm, chính Người đã chuộc họ về,
đã vực họ dậy và mang họ đi suốt thời gian quá khứ.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 135,1 và 3.4 và 23.25-26 (Đ. c.1b)
Đ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Hãy tạ ơn Chúa các Chúa,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Đ.
Chỉ có Người làm nên những kỳ công vĩ đại,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Chúa đã nhớ đến ta giữa cảnh nhục nhằn,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Đ.
Người ban lương thực cho tất cả chúng sinh,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Hãy tạ ơn Thiên Chúa cửu trùng,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Đ.
Bài đọc 2 1 Cr 1,3-9
Chúng ta mong đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người.
Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.
Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giê-su. Quả vậy, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người. Thật thế, lời chứng về Đức Ki-tô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người. Chính Người sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em trong Ngày của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô. Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng Lc 1,49
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn ! Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Lc 1,39-55
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả: Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường, vội vã đi đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy Thánh Thần. Bà Ê-li-sa-bét kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ? Quả thật, này tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vì vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn !
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
và cho con cháu đến muôn đời.”
Đó là lời Chúa.
Thánh lễ Giao Thừa
Cầu bình an cho Năm Mới
Bài đọc 1 Ds 6,22-27
Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em !
Lời Chúa trong sách Dân số.
Đức Chúa phán với ông Mô-sê: “Hãy nói với A-ha-ron và các con ông ấy rằng: Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này:
‘Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em !
Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em,
và dủ lòng thương anh em !
Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn,
và ban bình an cho anh em !’
Chúc như thế là đặt con cái Ít-ra-en dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng.”
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 120,1-2.3-4.5-6.7-8 (Đ. x. c.2)
Đ. Ơn phù hộ chúng ta ở nơi danh Chúa,
là Đấng dựng nên cả đất trời.
Tôi ngước mắt nhìn lên rặng núi,
ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao ?
Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa
là Đấng dựng nên cả đất trời. Đ.
Xin Đấng gìn giữ bạn
đừng để bạn lỡ chân trật bước,
xin Người chớ ngủ quên.
Đấng gìn giữ Ít-ra-en,
lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành ! Đ.
Chính Chúa là Đấng canh giữ bạn,
chính Chúa là Đấng vẫn chở che,
Người luôn luôn ở gần kề.
Ngày sáu khắc, vầng ô không tác hoạ,
đêm năm canh, vành nguyệt chẳng hại chi. Đ.
Chúa giữ gìn bạn khỏi mọi điều bất hạnh,
giữ gìn cho sinh mệnh an toàn.
Chúa giữ gìn bạn lúc ra vào lui tới,
từ giờ đây cho đến mãi muôn đời. Đ.
Bài đọc 2 1 Tx 5,16-26.28
Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca.
Thưa anh em, anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giê-su.
Anh em đừng dập tắt Thần Khí. Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. Hãy cân nhắc mọi sự: điều gì tốt thì giữ; còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa.
Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó.
Thưa anh em, xin anh em cũng cầu nguyện cho chúng tôi nữa. Tất cả anh em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện. Chúc anh em được đầy ân sủng của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng Lc 11,28
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Mt 5,1-10
Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Một hôm, thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy họ rằng:
“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.”
Đó là lời Chúa.
Mồng Một
Thánh lễ Tân Niên
Mẫu A
Bài đọc 1 St 1,14-18
Phải có những vầng sáng. .. xác định các đại lễ, ngày và năm.
Lời Chúa trong sách Sáng thế.
Thiên Chúa phán: “Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm. Đó sẽ là những vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất.” Liền có như vậy. Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao. Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất, để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng với bóng tối. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 36,3-4.5-6.23-24.25-26 (Đ. x. c.5)
Đ. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, chính Người sẽ ra tay.
Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện,
thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn.
Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn,
Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng. Đ.
Hãy ký thác đường đời cho Chúa,
tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay.
Chính nghĩa bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh,
công lý bạn, Người sẽ cho huy hoàng như chính ngọ. Đ.
Chúa giúp con người bước đi vững chãi,
ưa chuộng đường lối họ dõi theo.
Dầu họ có vấp cũng không ngã gục,
bởi vì đã có Chúa cầm tay. Đ.
Từ nhỏ dại tới nay tôi già cả,
chưa thấy người công chính bị bỏ rơi,
hoặc dòng giống phải ăn mày thiên hạ.
Ngày ngày họ thông cảm và cho mượn cho vay,
dòng giống mai sau hưởng phúc lành. Đ.
Bài đọc 2 Pl 4,4-8
Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em !
Lời Chúa trong thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Phi-líp-phê.
Thưa anh em, anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em ! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su. Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Ngày lại ngày, chúng con ca ngợi Chúa, mãi ngàn năm, xin chúc tụng danh Ngài. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Mt 6,25-34
Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo lắng cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo lắng cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao ? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không ?
Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì ? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém lòng tin !
Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.
Đó là lời Chúa.
Mẫu B
Bài đọc 1 Is 65,17-21
Này Ta sáng tạo trời mới đất mới.
Lời Chúa trong sách ngôn sứ I-sai-a.
Đức Chúa phán như sau:
“Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới,
không còn ai nhớ đến thuở ban đầu
và nhắc lại trong tâm trí nữa.
Nhưng thiên hạ sẽ vui mừng và luôn mãi hỷ hoan
vì những gì chính Ta sáng tạo.
Phải, này đây Ta sẽ tạo Giê-ru-sa-lem nên nguồn hoan hỷ
và dân ở đó thành nỗi vui mừng.
Vì Giê-ru-sa-lem, Ta sẽ hoan hỷ, vì dân Ta, Ta sẽ nhảy mừng.
Nơi đây, sẽ không còn nghe thấy tiếng than khóc kêu la.
Nơi đây, sẽ không còn trẻ sơ sinh chết yểu
và người già tuổi thọ không tròn;
vì trăm tuổi mà chết là chết trẻ,
và chưa tròn trăm tuổi mà chết là bị nguyền rủa.
Người ta sẽ xây nhà và được ở,
sẽ trồng nho và được ăn trái.”
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 29,2.5-6.11-12.13 (Đ. c.2a)
Đ. Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài,
vì đã thương cứu vớt.
Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài,
vì đã thương cứu vớt,
không để quân thù đắc chí nhạo cười con. Đ.
Hỡi những kẻ tín trung,
hãy đàn ca mừng Chúa,
cảm tạ thánh danh Người.
Người nổi giận, giận trong giây lát,
nhưng yêu thương, thương suốt cả đời.
Lệ có rơi khi màn đêm buông xuống,
hừng đông về đã vọng tiếng hò reo. Đ.
Lạy Chúa, xin lắng nghe và xót thương con,
lạy Chúa, xin phù trì nâng đỡ.
Khúc ai ca, Chúa đổi thành vũ điệu,
cởi áo sô, mặc cho con lễ phục huy hoàng. Đ.
Vì thế, tâm hồn con ca ngợi Chúa,
và không hề nín lặng.
Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ,
xin tạ ơn Ngài mãi mãi ngàn thu. Đ.
Bài đọc 2 Kh 21,1-6
Tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất.
Lời Chúa trong sách Khải huyền của thánh Gio-an tông đồ.
Tôi là Gio-an, tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. Và tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.”
Đấng ngự trên ngai phán: “Này đây Ta đổi mới mọi sự.” Người lại phán: “Ngươi hãy viết: Đây là những lời đáng tin cậy và chân thật.” Người còn phán với tôi: “Xong cả rồi ! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Khởi Nguyên và Tận Cùng. Chính Ta sẽ ban cho ai khát được uống nơi nguồn nước trường sinh, mà không phải trả tiền.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng 1 Ga 2,5
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Ai giữ lời Đức Ki-tô dạy, thì nơi kẻ ấy, tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Mt 5,43-48
Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi ? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao ? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu ? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao ? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.
Đó là lời Chúa.
Mẫu C
Bài đọc 1 Is 11,1-9
Sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ.
Lời Chúa trong sách ngôn sứ I-sai-a.
Từ gốc tổ Gie-sê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ,
từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non.
Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này:
thần khí khôn ngoan và minh mẫn,
thần khí mưu lược và dũng mãnh,
thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa.
Lòng kính sợ Đức Chúa làm cho Người hứng thú,
Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài,
cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói,
nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng,
và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở.
Lời Người nói là cây roi đánh vào xứ sở,
hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà.
Đai thắt ngang lưng là đức công chính,
giải buộc bên sườn là đức tín thành.
Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ.
Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau,
một cậu bé sẽ chăn dắt chúng.
Bò cái kết thân cùng gấu cái,
con của chúng nằm chung một chỗ,
sư tử cũng ăn rơm như bò.
Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục,
trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang.
Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá
trên khắp núi thánh của Ta,
vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này,
cũng như nước lấp đầy lòng biển.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 71,3.7-8.12-13.17 (Đ. x. c.7)
Đ. Triều đại Người, đua nở hoa công lý,
và thái bình thịnh trị đến muôn đời.
Núi đem lại cảnh hoà bình trăm họ,
đồi rước về nền công lý vạn dân. Đ.
Triều đại Người, đua nở hoa công lý
và thái bình thịnh trị
tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn.
Người làm bá chủ từ biển này qua biển nọ,
từ Sông Cả đến tận cùng trái đất. Đ.
Người giải thoát bần dân kêu khổ
và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương,
chạnh lòng thương ai bé nhỏ khó nghèo.
Mạng sống dân nghèo, Người ra tay tế độ. Đ.
Danh thơm Người sẽ trường tồn vạn kỷ,
nức tiếng gần xa dưới ánh mặt trời.
Ước gì mọi sắc tộc trần gian,
nhờ Người được chúc lành,
và muôn dân thiên hạ
ngợi khen Người có phúc. Đ.
Bài đọc 2 Cl 3,12-17
Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em.
Lời Chúa trong thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-lô-xê.
Thưa anh em, anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân.
Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su, và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng Ga 14,23
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói: Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến với Người ấy. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Ga 14,23-27
Thầy ban cho anh em phúc bình an của chính Thầy.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em. Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.”
Đó là lời Chúa.
Mồng Hai
Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ
Bài đọc 1 Hc 44,1.10-15
Chúng ta hãy ca tụng các bậc cha ông của chúng ta đã sống qua các thời đại.
Lời Chúa trong sách Huấn ca.
Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân,
cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.
Các ngài là những vị đạo hạnh,
công đức của các ngài không chìm vào quên lãng.
Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu
đó là lũ cháu đàn con.
Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước;
nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành.
Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại,
vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ.
Các ngài được mồ yên mả đẹp
và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế.
Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài
và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 127,1-2.3.4-5a.5b-6 (Đ. c.1)
Đ. Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa,
ăn ở theo đường lối của Người.
Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa,
ăn ở theo đường lối của Người.
Công khó tay bạn làm, bạn đượ
TẾT NGUYÊN ĐÁN
Thánh lễ Tất Niên
Bài đọc 1 Is 63,7-9
Tôi xin dâng lời ca tụng Đức Chúa, vì lòng nhân hậu lớn lao của Người.
Lời Chúa trong sách ngôn sứ I-sai-a.
Tôi xin nhắc lại ân nghĩa Đức Chúa,
dâng lời ca tụng Đức Chúa,
vì tất cả những gì Đức Chúa đã thực hiện cho chúng tôi,
vì lòng nhân hậu lớn lao của Người đối với nhà Ít-ra-en,
vì những gì Người đã thực hiện,
bởi lòng Người đầy thương xót và lắm nghĩa giàu ân.
Người đã phán: “Thật, chúng là dân của Ta,
là những đứa con không biết lừa dối !”
Và đối với họ, Người đã là một vị cứu tinh,
trong mọi cơn quẫn bách.
Không phải là một sứ giả hay một thiên thần đã cứu thoát họ,
nhưng là chính tôn nhan Người.
Vì yêu mến và thương cảm, chính Người đã chuộc họ về,
đã vực họ dậy và mang họ đi suốt thời gian quá khứ.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 135,1 và 3.4 và 23.25-26 (Đ. c.1b)
Đ. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Hãy tạ ơn Chúa các Chúa,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Đ.
Chỉ có Người làm nên những kỳ công vĩ đại,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Chúa đã nhớ đến ta giữa cảnh nhục nhằn,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Đ.
Người ban lương thực cho tất cả chúng sinh,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
Hãy tạ ơn Thiên Chúa cửu trùng,
Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Đ.
Bài đọc 2 1 Cr 1,3-9
Chúng ta mong đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người.
Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.
Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giê-su. Quả vậy, trong Đức Ki-tô Giê-su, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người. Thật thế, lời chứng về Đức Ki-tô đã ăn sâu vững chắc vào lòng trí anh em, khiến anh em không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người. Chính Người sẽ làm cho anh em nên vững chắc đến cùng, nhờ thế không ai có thể trách cứ được anh em trong Ngày của Chúa chúng ta là Đức Giê-su Ki-tô. Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng Lc 1,49
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn ! Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Lc 1,39-55
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả: Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Hồi ấy, bà Ma-ri-a lên đường, vội vã đi đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa. Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào bà Ê-li-sa-bét. Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy Thánh Thần. Bà Ê-li-sa-bét kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này ? Quả thật, này tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vì vui sướng. Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
Bấy giờ bà Ma-ri-a nói:
“Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời
sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi
biết bao điều cao cả,
danh Người thật chí thánh chí tôn !
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người,
như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Áp-ra-ham
và cho con cháu đến muôn đời.”
Đó là lời Chúa.
Thánh lễ Giao Thừa
Cầu bình an cho Năm Mới
Bài đọc 1 Ds 6,22-27
Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em !
Lời Chúa trong sách Dân số.
Đức Chúa phán với ông Mô-sê: “Hãy nói với A-ha-ron và các con ông ấy rằng: Khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en, anh em hãy nói thế này:
‘Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em !
Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em,
và dủ lòng thương anh em !
Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn,
và ban bình an cho anh em !’
Chúc như thế là đặt con cái Ít-ra-en dưới quyền bảo trợ của danh Ta, và Ta, Ta sẽ chúc lành cho chúng.”
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 120,1-2.3-4.5-6.7-8 (Đ. x. c.2)
Đ. Ơn phù hộ chúng ta ở nơi danh Chúa,
là Đấng dựng nên cả đất trời.
Tôi ngước mắt nhìn lên rặng núi,
ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao ?
Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa
là Đấng dựng nên cả đất trời. Đ.
Xin Đấng gìn giữ bạn
đừng để bạn lỡ chân trật bước,
xin Người chớ ngủ quên.
Đấng gìn giữ Ít-ra-en,
lẽ nào chợp mắt ngủ quên cho đành ! Đ.
Chính Chúa là Đấng canh giữ bạn,
chính Chúa là Đấng vẫn chở che,
Người luôn luôn ở gần kề.
Ngày sáu khắc, vầng ô không tác hoạ,
đêm năm canh, vành nguyệt chẳng hại chi. Đ.
Chúa giữ gìn bạn khỏi mọi điều bất hạnh,
giữ gìn cho sinh mệnh an toàn.
Chúa giữ gìn bạn lúc ra vào lui tới,
từ giờ đây cho đến mãi muôn đời. Đ.
Bài đọc 2 1 Tx 5,16-26.28
Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca.
Thưa anh em, anh em hãy vui mừng luôn mãi và cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giê-su.
Anh em đừng dập tắt Thần Khí. Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. Hãy cân nhắc mọi sự: điều gì tốt thì giữ; còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa.
Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hoá toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó.
Thưa anh em, xin anh em cũng cầu nguyện cho chúng tôi nữa. Tất cả anh em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện. Chúc anh em được đầy ân sủng của Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng Lc 11,28
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Mt 5,1-10
Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Một hôm, thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy họ rằng:
“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.”
Đó là lời Chúa.
Mồng Một
Thánh lễ Tân Niên
Mẫu A
Bài đọc 1 St 1,14-18
Phải có những vầng sáng. .. xác định các đại lễ, ngày và năm.
Lời Chúa trong sách Sáng thế.
Thiên Chúa phán: “Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm. Đó sẽ là những vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất.” Liền có như vậy. Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao. Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất, để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng với bóng tối. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 36,3-4.5-6.23-24.25-26 (Đ. x. c.5)
Đ. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, chính Người sẽ ra tay.
Cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện,
thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn.
Hãy lấy Chúa làm niềm vui của bạn,
Người sẽ cho được phỉ chí toại lòng. Đ.
Hãy ký thác đường đời cho Chúa,
tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay.
Chính nghĩa bạn, Chúa sẽ làm rực rỡ tựa bình minh,
công lý bạn, Người sẽ cho huy hoàng như chính ngọ. Đ.
Chúa giúp con người bước đi vững chãi,
ưa chuộng đường lối họ dõi theo.
Dầu họ có vấp cũng không ngã gục,
bởi vì đã có Chúa cầm tay. Đ.
Từ nhỏ dại tới nay tôi già cả,
chưa thấy người công chính bị bỏ rơi,
hoặc dòng giống phải ăn mày thiên hạ.
Ngày ngày họ thông cảm và cho mượn cho vay,
dòng giống mai sau hưởng phúc lành. Đ.
Bài đọc 2 Pl 4,4-8
Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em !
Lời Chúa trong thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Phi-líp-phê.
Thưa anh em, anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em ! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi, Chúa đã gần đến. Anh em đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa là bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su. Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Ngày lại ngày, chúng con ca ngợi Chúa, mãi ngàn năm, xin chúc tụng danh Ngài. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Mt 6,25-34
Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo lắng cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo lắng cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao ? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không ?
Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì ? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém lòng tin !
Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.
Đó là lời Chúa.
Mẫu B
Bài đọc 1 Is 65,17-21
Này Ta sáng tạo trời mới đất mới.
Lời Chúa trong sách ngôn sứ I-sai-a.
Đức Chúa phán như sau:
“Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới,
không còn ai nhớ đến thuở ban đầu
và nhắc lại trong tâm trí nữa.
Nhưng thiên hạ sẽ vui mừng và luôn mãi hỷ hoan
vì những gì chính Ta sáng tạo.
Phải, này đây Ta sẽ tạo Giê-ru-sa-lem nên nguồn hoan hỷ
và dân ở đó thành nỗi vui mừng.
Vì Giê-ru-sa-lem, Ta sẽ hoan hỷ, vì dân Ta, Ta sẽ nhảy mừng.
Nơi đây, sẽ không còn nghe thấy tiếng than khóc kêu la.
Nơi đây, sẽ không còn trẻ sơ sinh chết yểu
và người già tuổi thọ không tròn;
vì trăm tuổi mà chết là chết trẻ,
và chưa tròn trăm tuổi mà chết là bị nguyền rủa.
Người ta sẽ xây nhà và được ở,
sẽ trồng nho và được ăn trái.”
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 29,2.5-6.11-12.13 (Đ. c.2a)
Đ. Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài,
vì đã thương cứu vớt.
Lạy Chúa, con xin tán dương Ngài,
vì đã thương cứu vớt,
không để quân thù đắc chí nhạo cười con. Đ.
Hỡi những kẻ tín trung,
hãy đàn ca mừng Chúa,
cảm tạ thánh danh Người.
Người nổi giận, giận trong giây lát,
nhưng yêu thương, thương suốt cả đời.
Lệ có rơi khi màn đêm buông xuống,
hừng đông về đã vọng tiếng hò reo. Đ.
Lạy Chúa, xin lắng nghe và xót thương con,
lạy Chúa, xin phù trì nâng đỡ.
Khúc ai ca, Chúa đổi thành vũ điệu,
cởi áo sô, mặc cho con lễ phục huy hoàng. Đ.
Vì thế, tâm hồn con ca ngợi Chúa,
và không hề nín lặng.
Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ,
xin tạ ơn Ngài mãi mãi ngàn thu. Đ.
Bài đọc 2 Kh 21,1-6
Tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất.
Lời Chúa trong sách Khải huyền của thánh Gio-an tông đồ.
Tôi là Gio-an, tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. Và tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang. Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to: “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất.”
Đấng ngự trên ngai phán: “Này đây Ta đổi mới mọi sự.” Người lại phán: “Ngươi hãy viết: Đây là những lời đáng tin cậy và chân thật.” Người còn phán với tôi: “Xong cả rồi ! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Khởi Nguyên và Tận Cùng. Chính Ta sẽ ban cho ai khát được uống nơi nguồn nước trường sinh, mà không phải trả tiền.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng 1 Ga 2,5
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Ai giữ lời Đức Ki-tô dạy, thì nơi kẻ ấy, tình yêu Thiên Chúa đã thực sự nên hoàn hảo. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Mt 5,43-48
Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi ? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao ? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu ? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao ? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.
Đó là lời Chúa.
Mẫu C
Bài đọc 1 Is 11,1-9
Sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ.
Lời Chúa trong sách ngôn sứ I-sai-a.
Từ gốc tổ Gie-sê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ,
từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non.
Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này:
thần khí khôn ngoan và minh mẫn,
thần khí mưu lược và dũng mãnh,
thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa.
Lòng kính sợ Đức Chúa làm cho Người hứng thú,
Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài,
cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói,
nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng,
và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở.
Lời Người nói là cây roi đánh vào xứ sở,
hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà.
Đai thắt ngang lưng là đức công chính,
giải buộc bên sườn là đức tín thành.
Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ.
Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau,
một cậu bé sẽ chăn dắt chúng.
Bò cái kết thân cùng gấu cái,
con của chúng nằm chung một chỗ,
sư tử cũng ăn rơm như bò.
Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục,
trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang.
Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá
trên khắp núi thánh của Ta,
vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này,
cũng như nước lấp đầy lòng biển.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 71,3.7-8.12-13.17 (Đ. x. c.7)
Đ. Triều đại Người, đua nở hoa công lý,
và thái bình thịnh trị đến muôn đời.
Núi đem lại cảnh hoà bình trăm họ,
đồi rước về nền công lý vạn dân. Đ.
Triều đại Người, đua nở hoa công lý
và thái bình thịnh trị
tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn.
Người làm bá chủ từ biển này qua biển nọ,
từ Sông Cả đến tận cùng trái đất. Đ.
Người giải thoát bần dân kêu khổ
và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương,
chạnh lòng thương ai bé nhỏ khó nghèo.
Mạng sống dân nghèo, Người ra tay tế độ. Đ.
Danh thơm Người sẽ trường tồn vạn kỷ,
nức tiếng gần xa dưới ánh mặt trời.
Ước gì mọi sắc tộc trần gian,
nhờ Người được chúc lành,
và muôn dân thiên hạ
ngợi khen Người có phúc. Đ.
Bài đọc 2 Cl 3,12-17
Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em.
Lời Chúa trong thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-lô-xê.
Thưa anh em, anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân.
Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su, và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng Ga 14,23
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói: Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến với Người ấy. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Ga 14,23-27
Thầy ban cho anh em phúc bình an của chính Thầy.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em. Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.”
Đó là lời Chúa.
Mồng Hai
Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ
Bài đọc 1 Hc 44,1.10-15
Chúng ta hãy ca tụng các bậc cha ông của chúng ta đã sống qua các thời đại.
Lời Chúa trong sách Huấn ca.
Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân,
cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.
Các ngài là những vị đạo hạnh,
công đức của các ngài không chìm vào quên lãng.
Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu
đó là lũ cháu đàn con.
Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước;
nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành.
Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại,
vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ.
Các ngài được mồ yên mả đẹp
và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế.
Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài
và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 127,1-2.3.4-5a.5b-6 (Đ. c.1)
Đ. Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa,
ăn ở theo đường lối của Người.
Hạnh phúc thay bạn nào kính sợ Chúa,
ăn ở theo đường lối của Người.
Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng,
bạn quả là lắm phúc nhiều may. Đ.
Hiền thê bạn trong cửa trong nhà
khác nào cây nho đầy hoa trái,
và bầy con tựa những cây ô-liu mơn mởn,
xúm xít tại bàn ăn. Đ.
Đó chính là phúc lộc
Chúa dành cho kẻ kính sợ Người.
Xin Chúa từ Xi-on
xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc. Đ.
Ước chi trong suốt cả cuộc đời
bạn được thấy Giê-ru-sa-lem phồn thịnh,
được sống lâu bên đàn con cháu.
Nguyện chúc Ít-ra-en vui hưởng thái bình. Đ.
Bài đọc 2 Ep 6,1-4.18-23
Hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này.
Lời Chúa trong thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-xô.
Thưa anh em, kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.
Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Để được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể dân thánh. Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng; tôi là sứ giả của Tin Mừng này cả khi tôi đang bị xiềng xích. Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận tôi phải nói.
Anh Ty-khi-cô, người anh em yêu quý của tôi và là người trung thành phục vụ Chúa, sẽ cho anh em mọi tin tức, để cả anh em nữa cũng biết tôi ra sao, và tôi đang làm gì. Tôi phái anh đến với anh em vì mục đích ấy, để anh em được biết hiện tình của chúng tôi, và để anh khích lệ tâm hồn anh em.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha, và nguyện xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ơn bình an và lòng mến cùng với lòng tin.
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng Tv 111,1-2
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Hạnh phúc thay, người kính sợ Chúa,
những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban.
Trên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường,
dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Mt 15,1-6
Ngươi hãy thảo kính cha mẹ.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Bấy giờ có mấy người Pha-ri-sêu và mấy kinh sư từ Giê-ru-sa-lem đến gặp Đức Giê-su và nói rằng: “Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa ?” Người trả lời: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa ? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: ‘Ai nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa’. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa.”
Đó là lời Chúa.
Mồng Ba
Thánh hoá Công Ăn Việc Làm
Bài đọc 1 St 2,4b-9.15
Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen để con người canh tác và coi sóc đất đai.
Lời Chúa trong sách Sáng thế.
Ngày Đức Chúa là Thiên Chúa làm ra đất và trời, chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên mặt đất, chưa có đám cỏ ngoài đồng nào mọc lên, vì Đức Chúa là Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và không có người để cày cấy đất đai. Nhưng có một dòng nước từ đất trào lên và tưới khắp mặt đất. Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật. Rồi Đức Chúa là Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do chính mình nặn ra.
Đức Chúa là Thiên Chúa khiến mọc lên từ đất đai đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác. Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai.
Đó là lời Chúa.
Đáp ca Tv 103,1bc và 14a.14b-15.20-21.22-23.24 (Đ. c.1bc)
Đ. Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ,
Chúa muôn trùng cao cả !
Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ,
Chúa muôn trùng cao cả !
Ngài khiến mọc cỏ xanh
nuôi sống đàn gia súc,
làm tốt tươi thảo mộc
cho người thế hưởng dùng. Đ.
Từ ruộng đất, họ kiếm ra cơm bánh,
chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người,
xức dầu thơm cho gương mặt sáng tươi,
nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ. Đ.
Đêm trở lại khi Chúa buông màn tối,
chốn rừng sâu, muôn thú tung hoành.
Tiếng sư tử gầm lên vang dội,
chúng săn mồi, gào xin Chúa cho ăn. Đ.
Ánh dương lên, chúng bảo nhau về,
tìm hang hốc, chui vào nằm nghỉ.
Đến lượt con người ra đi làm lụng,
những mải mê tới lúc chiều tà. Đ.
Công trình Ngài, lạy Chúa,
quả thiên hình vạn trạng !
Chúa hoàn thành tất cả thật khôn ngoan,
những loài Chúa dựng nên lan tràn mặt đất. Đ.
Bài đọc 2 Cv 20,32-35
Những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, chính đôi tay này tự cung cấp lấy.
Lời Chúa trong sách Công vụ Tông Đồ.
Khi ấy, ông Phao-lô ngỏ lời cùng các kỳ mục trong cộng đoàn Ê-phê-xô rằng: “Giờ đây, tôi xin phó thác anh em cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, là lời có sức xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến.
“Vàng bạc hay quần áo của bất cứ ai, tôi đã chẳng ham. Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp. Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận. ”
Đó là lời Chúa.
Tung hô Tin Mừng Ga 15,4a.5b
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói: Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Ai ở lại trong Thầy, thì sinh nhiều hoa trái. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Mt 25,14-30
Ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Bấy giờ, Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Người kia sắp đi xa, gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông đưa cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ ấy đến và yêu cầu họ thanh toán sổ sách. Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây.’ Ông chủ nói với người ấy: ‘Khá lắm ! Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành ! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh !’ Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: ‘Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây.’ Ông chủ nói với người ấy: ‘Khá lắm ! Anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành ! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh !’ Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: ‘Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông vẫn còn nguyên đây này !’ Ông chủ đáp: ‘Anh thật là tôi tớ xấu xa và biếng nhác ! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ ! Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng’.”
Đó là lời Chúa.
Trích SÁCH BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ
Bản dịch Kinh Thánh do
Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ thực hiện
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Antonio Canizares than phiền về những tấn công của Đảng Xã Hội Tây Ban Nha
Thúy Dung
14:39 05/02/2008
Đức Hồng Y Antonio Canizares, Tổng Giám Mục Toledo, lên tiếng than phiền về những tấn công của Đảng Xã Hội Tây Ban Nha nhắm vào các Đức Giám Mục nước này sau khi các ngài công bố cẩm nang hướng dẫn các cử tri Tây Ban Nha đừng đi ngược với Tin Mừng.
Trong một Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Toledo, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng các Đức Giám Mục nước này đã đưa ra cẩm nang này thuần tuý vì những đòi buộc của Tin Mừng. Giáo Hội có bổn phận lên tiếng “bảo vệ mạng sống con người trong mọi giai đoạn của cuộc đời họ, từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên, và Giáo Hội đang chỉ ra là xã hội này vi phạm quyền tối thượng và căn bản này của nhân loại như thế nào với phá thai, an tử, phúc chế phôi thai người và khủng bố”.
Đức Hồng Y nói thêm “Vì lý do này, Giáo Hội công bố và đòi buộc là trong tất cả các trường hợp, phẩm giá và những quyền bất khả xâm phạm của con người bao gồm quyền tự do lương tâm, tự do tôn giáo trong mọi khía cạnh, và quyền tự do giáo dục phải được tôn trọng. Cũng vì lý do đó, Giáo Hội công bố ở mọi thời Tin Mừng và sự thật về gia đình, và Giáo Hội đòi hỏi mọi người hoạt động cho gia đình vì hoạt động cho gia đình là hoạt động cho con người và không làm như thế là chống lại con người”.
Đức Hồng Y Canizares nhấn mạnh rằng ưu tư lớn nhất của Giáo Hội là con người vì Thiên Chúa “đã yêu thương con người tới cùng và muốn con người được hạnh phúc. Đây là lý do cho hành động của Giáo Hội, ngay cả làm như thế là gây khó khăn cho mình, gánh chịu những sỉ nhục, bôi bác và ngay cả trở thành đối tượng cho những phán xét sai lầm và bất công”. Giáo Hội không bao giờ yên lặng về Chúa Kitô “bất kể người ta muốn Giáo Hội câm nín và gói gọn trong lãnh vực riêng tư đến mức nào”.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng cẩm nang của các Đức Giám Mục Tây Ban Nha bao gồm “những lời kêu gọi không thể nào có tính chất chính trị và áp đặt” như lời cáo buộc của chính phủ Xã Hội do ông Zapatero lãnh đạo.
Hôm thứ Hai 4/2, chính phủ xã hội của thủ tướng José Luis Zapatero đưa ra lời phản đối về điều mà họ gọi là sự can dự chính trị của Giáo Hội Công Giáo tại Tây Ban Nha.
Bộ trưởng ngoại giao Miguel Angel Moratinos nói với các phóng viên tại Madrid rằng vào thời điểm ông ta đang nói chuyện với họ thì tại Vatican, đại sứ Francisco Vazquez của Tây Ban Nha đang trình bày với Tòa Thánh về “sự hoang mang và kinh ngạc” của chính phủ nước này sau khi các Giám Mục Tây Ban Nha ban hành cẩm nang dành cho các cử tri nước này.
Cẩm nang dành cho các cử tri, được đưa ra hồi tuần qua, đã khuyến cáo các tín hữu Công Giáo nước này đừng bầu cho những ai phò phá thai và hôn nhân đồng tính. Các Đức Giám Mục cũng lên tiếng chê trách chính phủ xã hội về việc thương lượng với quân khủng bố Basque.
Mặc dù các Đức Giám Mục nói rằng người Công Giáo có quyền tự do lương tâm để ủng hộ một đảng nào đó, những chỉ dẫn của các ngài liên hệ đến phá thai và hôn nhân đồng tính được xem là một đòn tấn công rất mạnh vào đảng xã hội của Zapatero là đảng thường xuyên xung đột với Giáo Hội Công Giáo.
ĐHY Antonio Canizares |
Đức Hồng Y nói thêm “Vì lý do này, Giáo Hội công bố và đòi buộc là trong tất cả các trường hợp, phẩm giá và những quyền bất khả xâm phạm của con người bao gồm quyền tự do lương tâm, tự do tôn giáo trong mọi khía cạnh, và quyền tự do giáo dục phải được tôn trọng. Cũng vì lý do đó, Giáo Hội công bố ở mọi thời Tin Mừng và sự thật về gia đình, và Giáo Hội đòi hỏi mọi người hoạt động cho gia đình vì hoạt động cho gia đình là hoạt động cho con người và không làm như thế là chống lại con người”.
Đức Hồng Y Canizares nhấn mạnh rằng ưu tư lớn nhất của Giáo Hội là con người vì Thiên Chúa “đã yêu thương con người tới cùng và muốn con người được hạnh phúc. Đây là lý do cho hành động của Giáo Hội, ngay cả làm như thế là gây khó khăn cho mình, gánh chịu những sỉ nhục, bôi bác và ngay cả trở thành đối tượng cho những phán xét sai lầm và bất công”. Giáo Hội không bao giờ yên lặng về Chúa Kitô “bất kể người ta muốn Giáo Hội câm nín và gói gọn trong lãnh vực riêng tư đến mức nào”.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng cẩm nang của các Đức Giám Mục Tây Ban Nha bao gồm “những lời kêu gọi không thể nào có tính chất chính trị và áp đặt” như lời cáo buộc của chính phủ Xã Hội do ông Zapatero lãnh đạo.
Hôm thứ Hai 4/2, chính phủ xã hội của thủ tướng José Luis Zapatero đưa ra lời phản đối về điều mà họ gọi là sự can dự chính trị của Giáo Hội Công Giáo tại Tây Ban Nha.
Bộ trưởng ngoại giao Miguel Angel Moratinos nói với các phóng viên tại Madrid rằng vào thời điểm ông ta đang nói chuyện với họ thì tại Vatican, đại sứ Francisco Vazquez của Tây Ban Nha đang trình bày với Tòa Thánh về “sự hoang mang và kinh ngạc” của chính phủ nước này sau khi các Giám Mục Tây Ban Nha ban hành cẩm nang dành cho các cử tri nước này.
Cẩm nang dành cho các cử tri, được đưa ra hồi tuần qua, đã khuyến cáo các tín hữu Công Giáo nước này đừng bầu cho những ai phò phá thai và hôn nhân đồng tính. Các Đức Giám Mục cũng lên tiếng chê trách chính phủ xã hội về việc thương lượng với quân khủng bố Basque.
Mặc dù các Đức Giám Mục nói rằng người Công Giáo có quyền tự do lương tâm để ủng hộ một đảng nào đó, những chỉ dẫn của các ngài liên hệ đến phá thai và hôn nhân đồng tính được xem là một đòn tấn công rất mạnh vào đảng xã hội của Zapatero là đảng thường xuyên xung đột với Giáo Hội Công Giáo.
Nữ tu Salêdiêng Don Bosco mừng 100 năm hiện diện tại Hoa Kỳ
LM Hoàng Xuân Viện, SDB
16:18 05/02/2008
NỮ TU SALÊDIÊNG DON BOSCO MỪNG 100 NĂM HIỆN DIỆN TẠI HOA KỲ
NEW ORLEANS, LA -- Nhân dịp lễ bổn mạng cha thánh Bosco, các nữ tu Salêdiêng Don Bosco tại New Orleans, Louisiana đã long trọng mừng 100 năm hiện diện tại Hoa Kỳ.
Ngay từ 8 giờ sáng, các đoàn giới trẻ và học sinh trong các trường, các tổ chức khác nhau do các tu sỹ nam nữ Salêdiêng đảm trách đã tuôn về phía thành phố New Orleans, có tên cúng cơm “Thành Phố Trăng Lưỡi Liềm”, để tham dự lễ mừng cha Thánh Don Bosco đồng thời mừng kỷ niệm 100 năm các nữ tu Salêdiêng Don Bosco hiện diện tại Hoa Kỳ.
Ngày lễ được long trọng tổ chức tại tòa nhà New Orleans Convention Center. Trước giờ khởi sự Thánh Lễ, từng đoàn thể giới trẻ tự do tham dực các trò chơi, hoặc nhảy nhót theo những điệu nhạc kích động. Sau đó là những hoạt cảnh diễn lại những kỷ niệm khi các nữ tu Salêdiêng đặt chân lên thành phố New York vào năm 1908 và những vũ khúc phụng vụ tạo thành những lời kinh nguyện dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì những hồng ân Ngài đã ban cho các nữ tu Salêdiêng trên mảnh đất Hoa Kỳ này.
Theo chương trình dự liệu, Thánh Lễ đồng tế sẽ do Đức Tổng Giám Mục Alfred Hughes, Tổng Giám Mục Giáo Phận New Orleans, chủ tọa và giảng thuyết. Thế nhưng vào ngày chót, Đức Tổng Giám Mục có công việc đột xuất, do đó phần giảng thuyết của ngài đã được ghi vào video để chiếu lên màn ảnh rộng lớn, đã thu hút sự chú ý của những thành phần tham dự Thánh Lễ.
Dòng nữ Salêdiêng do Don Bosco thành lập với sự cộng tác đặc biệt (đồng sáng lập) của nữ tu Maria Domenica Mazzarello (được Đức Thánh Cha Piô XII phong thánh ngày 24 tháng sáu, năm 1951) để chuyên lo giáo dục cho các thanh thiếu nữ. Dòng mới này mang tên Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ. Ngày nay nhiều người vẫn thường gọi tu hội đó là Dòng Nữ Salêdiêng Don Bosco. Khi Mazzarello qua đời, dòng mới này đã có 166 nữ tu và làm việc tại 25 trung tâm. Ngày nay, dòng có 16,000 nữ tu hoạt động trên 89 quốc gia.
Năm 1908, một nhóm nữ tu Salêdiêng Don Bosco tiên khởi đặt chân lên thành phố New York, nơi tượng Nữ Thần Tự Do chào đón từng đoàn người di cư đến từ các quốc gia Âu Châu để tìm kiếm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Trong thời gian đầu, các nữ tu này đến để truyền giáo và phục vụ những người di dân đến từ Âu Châu, đặc biệt là giới trẻ còn đang ngỡ ngàng trên mảnh đất xa lạ.
Thời gia trôi qua, nhu cầu phục vụ được bành trướng không chỉ cho giới trẻ di dân, nhưng còn mở trường học phục vụ giới trẻ địa phương. Chẳng bao lâu, từ một trung tâm nhỏ bé tại New York, các cơ sở mới từ từ được mọc lên tại các địa điểm khác nhau, rồi lan sang tiểu bang New Yersey, Florida, New Orleans, California, Texas, Arizona, Colorado v.v. Ngày nay dòng đã có mặt trên nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện trên quốc gia Hoa Kỳ, cầu chúc tu hội tiếp tục bành trướng để chăm lo cho các thanh thiếu nữ trong cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội Hoa Kỳ.
NEW ORLEANS, LA -- Nhân dịp lễ bổn mạng cha thánh Bosco, các nữ tu Salêdiêng Don Bosco tại New Orleans, Louisiana đã long trọng mừng 100 năm hiện diện tại Hoa Kỳ.
Ngay từ 8 giờ sáng, các đoàn giới trẻ và học sinh trong các trường, các tổ chức khác nhau do các tu sỹ nam nữ Salêdiêng đảm trách đã tuôn về phía thành phố New Orleans, có tên cúng cơm “Thành Phố Trăng Lưỡi Liềm”, để tham dự lễ mừng cha Thánh Don Bosco đồng thời mừng kỷ niệm 100 năm các nữ tu Salêdiêng Don Bosco hiện diện tại Hoa Kỳ.
Ngày lễ được long trọng tổ chức tại tòa nhà New Orleans Convention Center. Trước giờ khởi sự Thánh Lễ, từng đoàn thể giới trẻ tự do tham dực các trò chơi, hoặc nhảy nhót theo những điệu nhạc kích động. Sau đó là những hoạt cảnh diễn lại những kỷ niệm khi các nữ tu Salêdiêng đặt chân lên thành phố New York vào năm 1908 và những vũ khúc phụng vụ tạo thành những lời kinh nguyện dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì những hồng ân Ngài đã ban cho các nữ tu Salêdiêng trên mảnh đất Hoa Kỳ này.
Theo chương trình dự liệu, Thánh Lễ đồng tế sẽ do Đức Tổng Giám Mục Alfred Hughes, Tổng Giám Mục Giáo Phận New Orleans, chủ tọa và giảng thuyết. Thế nhưng vào ngày chót, Đức Tổng Giám Mục có công việc đột xuất, do đó phần giảng thuyết của ngài đã được ghi vào video để chiếu lên màn ảnh rộng lớn, đã thu hút sự chú ý của những thành phần tham dự Thánh Lễ.
Dòng nữ Salêdiêng do Don Bosco thành lập với sự cộng tác đặc biệt (đồng sáng lập) của nữ tu Maria Domenica Mazzarello (được Đức Thánh Cha Piô XII phong thánh ngày 24 tháng sáu, năm 1951) để chuyên lo giáo dục cho các thanh thiếu nữ. Dòng mới này mang tên Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ. Ngày nay nhiều người vẫn thường gọi tu hội đó là Dòng Nữ Salêdiêng Don Bosco. Khi Mazzarello qua đời, dòng mới này đã có 166 nữ tu và làm việc tại 25 trung tâm. Ngày nay, dòng có 16,000 nữ tu hoạt động trên 89 quốc gia.
Năm 1908, một nhóm nữ tu Salêdiêng Don Bosco tiên khởi đặt chân lên thành phố New York, nơi tượng Nữ Thần Tự Do chào đón từng đoàn người di cư đến từ các quốc gia Âu Châu để tìm kiếm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Trong thời gian đầu, các nữ tu này đến để truyền giáo và phục vụ những người di dân đến từ Âu Châu, đặc biệt là giới trẻ còn đang ngỡ ngàng trên mảnh đất xa lạ.
Thời gia trôi qua, nhu cầu phục vụ được bành trướng không chỉ cho giới trẻ di dân, nhưng còn mở trường học phục vụ giới trẻ địa phương. Chẳng bao lâu, từ một trung tâm nhỏ bé tại New York, các cơ sở mới từ từ được mọc lên tại các địa điểm khác nhau, rồi lan sang tiểu bang New Yersey, Florida, New Orleans, California, Texas, Arizona, Colorado v.v. Ngày nay dòng đã có mặt trên nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ hiện diện trên quốc gia Hoa Kỳ, cầu chúc tu hội tiếp tục bành trướng để chăm lo cho các thanh thiếu nữ trong cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội Hoa Kỳ.
ĐGH sẽ sửa đổi các lời cầu nguyện trong Thánh lễ theo nghi thức Triđentinô ?
Phung Nghi
10:05 05/02/2008
ĐGH sẽ sửa đổi các lời cầu nguyện trong Thánh lễ theo nghi thức Triđentinô ?
London (CNA) – Báo Jerusalem Post tường trình rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ sửa đổi những lời cầu nguyện thường đọc ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong các thánh lễ theo nghi thức Triđentinô, vì sự chống đối của các lãnh tụ người Do thái cho biết họ thấy những lời cầu nguyện này có tính cách xúc phạm.
Tháng 7 vừa qua, bằng tự sắc “Motu Proprio” ĐGH cho phép xử dụng rộng rãi sách lễ Latinh năm 1962. Trong sách lễ này có những lời cầu nguyện bằng tiếng Latinh đọc vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh thúc giục người Công giáo “cầu cho những người Do thái để Chúa chúng ta vén mở lòng họ và để cho họ nhận biết Đức Giêsu Chúa chúng ta”, xin Chúa “đừng từ chối lòng thương xót cả với người Do thái; xin nghe lời chúng con cầu khẩn cho sự mù quáng của dân tộc đó để họ nhận biết ánh sáng từ chân lý của Chúa, là Đấng Kitô, và được giải thoát ra khỏi sự tăm tối.”
Sau khi Đức Thánh Cha cho phép sử dụng rộng rãi sách lễ theo nghi thức Triđentinô, ông Abraham H. Foxman, giám đốc tại Hoa kỳ của Liên minh Chống Phỉ báng, lên tiếng chỉ trích các lời cầu nguyện đó. Ông nói ông “cực kỳ bất mãn và thấy bị xúc phạm nặng nề” vì sự sử dụng “ngôn ngữ xỉ nhục người Do thái nay cho phép người Công giáo được dùng để thốt lên những từ ngữ gây đau đớn và xỉ nhục đến thế.”
Theo báo Jerusalem Post, ông Foxman nói rằng đem dùng lại các lời cầu nguyện bằng tiếng La tinh như thế là “bước giật lùi về thần học trong đời sống tôn giáo của người Công giáo và là thất bại nặng nề trong mối liên lạc giữa Công giáo và Do thái.
Vị Giáo Trưởng Đoàn Giáo sĩ Do thái cũng đã viết thư cho ĐGH để bày tỏ mối quan tâm.
Trong cuộc phỏng vấn của nhật báo Công giáo Ý là Avvenire hồi tháng 7, Đức Tổng giám mục Angelo Amato bác bỏ quan niệm cho rằng những lời cầu nguyện đọc vào thứ Sáu Tuần thánh có tính cách bài Do thái. Ngài nói rằng người Công giáo trước hết cầu nguyện cho chính mình được trở lại, “và sau đó chúng ta cầu cho sự trở lại của mọi người theo Thiên Chúa giáo và người không theo Thiên Chúa giáo. Tin Mừng dành cho tất cả mọi người.”
Ngày 18 tháng giêng vừa qua nhật báo Il Giornale tại Milano (Ý) đưa tin cho biết văn bản mới của các lời cầu nguyện sẽ loại bỏ tất cả những từ ngữ đề cập đến “sự mù quáng” của người Do thái. Báo này cũng đưa tin rằng ĐGH đã soạn thảo một lời cầu nguyện mới sẽ được phổ biến kịp cho Tuần thánh năm nay nhằm vào tháng ba.
Giáo trưởng David Rosen, chủ tịch Ủy ban Do thái Quốc tế về Tham khảo Liên tôn giáo, cho báo Jerusalem Post biết rằng việc bỏ đi những lời đề cập đến “sự tối tăm” và “sự mù quáng” của người Do thái không công nhận Đức Giêsu là đấng Cứu thế, là một dấu hiệu cho biết ĐGH Bênêđictô XVI “cam kết sâu xa việc xúc tiến quan hệ với Cộng đồng Do thái.”
Theo báo Jerusalem Post cho biết, Giáo trưởng Rosen nói rằng tự sắc Motu Proprio không có gì liên quan đến người Do thái cả, mà có sự lầm lẫn trong ý niệm về sự trở lại. Ông nói: “Được dùng trong ý nghĩa mà Tổng Giám mục Amato sử dụng, từ ngữ “trở lại” không có nghĩa là chấp nhận đức tin Kitô giáo của người không theo đạo Kitô.”
Rosen nói rằng theo những nguồn tin của ông cho biết từ Vatican thì văn bản mới không kêu gọi người Do thái chấp nhận đức tin Kitô giáo. Ông cho hay, giống như lời cầu nguyện do Giáo hội thường dùng từ năm 1970, bản văn mới chỉ “cầu cho phúc lợi vật chất và tinh thần của người Do thái.”
Tòa thánh Vatican không xác nhận tin tức do nhật báo Il Giornale loan.
London (CNA) – Báo Jerusalem Post tường trình rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ sửa đổi những lời cầu nguyện thường đọc ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trong các thánh lễ theo nghi thức Triđentinô, vì sự chống đối của các lãnh tụ người Do thái cho biết họ thấy những lời cầu nguyện này có tính cách xúc phạm.
Tháng 7 vừa qua, bằng tự sắc “Motu Proprio” ĐGH cho phép xử dụng rộng rãi sách lễ Latinh năm 1962. Trong sách lễ này có những lời cầu nguyện bằng tiếng Latinh đọc vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh thúc giục người Công giáo “cầu cho những người Do thái để Chúa chúng ta vén mở lòng họ và để cho họ nhận biết Đức Giêsu Chúa chúng ta”, xin Chúa “đừng từ chối lòng thương xót cả với người Do thái; xin nghe lời chúng con cầu khẩn cho sự mù quáng của dân tộc đó để họ nhận biết ánh sáng từ chân lý của Chúa, là Đấng Kitô, và được giải thoát ra khỏi sự tăm tối.”
Sau khi Đức Thánh Cha cho phép sử dụng rộng rãi sách lễ theo nghi thức Triđentinô, ông Abraham H. Foxman, giám đốc tại Hoa kỳ của Liên minh Chống Phỉ báng, lên tiếng chỉ trích các lời cầu nguyện đó. Ông nói ông “cực kỳ bất mãn và thấy bị xúc phạm nặng nề” vì sự sử dụng “ngôn ngữ xỉ nhục người Do thái nay cho phép người Công giáo được dùng để thốt lên những từ ngữ gây đau đớn và xỉ nhục đến thế.”
Theo báo Jerusalem Post, ông Foxman nói rằng đem dùng lại các lời cầu nguyện bằng tiếng La tinh như thế là “bước giật lùi về thần học trong đời sống tôn giáo của người Công giáo và là thất bại nặng nề trong mối liên lạc giữa Công giáo và Do thái.
Vị Giáo Trưởng Đoàn Giáo sĩ Do thái cũng đã viết thư cho ĐGH để bày tỏ mối quan tâm.
Trong cuộc phỏng vấn của nhật báo Công giáo Ý là Avvenire hồi tháng 7, Đức Tổng giám mục Angelo Amato bác bỏ quan niệm cho rằng những lời cầu nguyện đọc vào thứ Sáu Tuần thánh có tính cách bài Do thái. Ngài nói rằng người Công giáo trước hết cầu nguyện cho chính mình được trở lại, “và sau đó chúng ta cầu cho sự trở lại của mọi người theo Thiên Chúa giáo và người không theo Thiên Chúa giáo. Tin Mừng dành cho tất cả mọi người.”
Ngày 18 tháng giêng vừa qua nhật báo Il Giornale tại Milano (Ý) đưa tin cho biết văn bản mới của các lời cầu nguyện sẽ loại bỏ tất cả những từ ngữ đề cập đến “sự mù quáng” của người Do thái. Báo này cũng đưa tin rằng ĐGH đã soạn thảo một lời cầu nguyện mới sẽ được phổ biến kịp cho Tuần thánh năm nay nhằm vào tháng ba.
Giáo trưởng David Rosen, chủ tịch Ủy ban Do thái Quốc tế về Tham khảo Liên tôn giáo, cho báo Jerusalem Post biết rằng việc bỏ đi những lời đề cập đến “sự tối tăm” và “sự mù quáng” của người Do thái không công nhận Đức Giêsu là đấng Cứu thế, là một dấu hiệu cho biết ĐGH Bênêđictô XVI “cam kết sâu xa việc xúc tiến quan hệ với Cộng đồng Do thái.”
Theo báo Jerusalem Post cho biết, Giáo trưởng Rosen nói rằng tự sắc Motu Proprio không có gì liên quan đến người Do thái cả, mà có sự lầm lẫn trong ý niệm về sự trở lại. Ông nói: “Được dùng trong ý nghĩa mà Tổng Giám mục Amato sử dụng, từ ngữ “trở lại” không có nghĩa là chấp nhận đức tin Kitô giáo của người không theo đạo Kitô.”
Rosen nói rằng theo những nguồn tin của ông cho biết từ Vatican thì văn bản mới không kêu gọi người Do thái chấp nhận đức tin Kitô giáo. Ông cho hay, giống như lời cầu nguyện do Giáo hội thường dùng từ năm 1970, bản văn mới chỉ “cầu cho phúc lợi vật chất và tinh thần của người Do thái.”
Tòa thánh Vatican không xác nhận tin tức do nhật báo Il Giornale loan.
Qúy tử trùm khủng bố Osamar bin Laden muốn viếng thăm Tòa Thánh Vatican
Nguyễn Long Thao
10:38 05/02/2008
ROME 4 /2/08 - Nguồn tin của hãng thông tấn AGI của Ý loan tin Omar Bin Laden, 26-tuổi, con ông trùm Osamar Bin Laden, lãnh tụ tổ chức khủng bố al Qaeda đã đến Roma vào ngày 3 tháng 2.
Buổi tối cùng ngày, ông dự vào một chương trình truyền hình do Antonello Piroso, giới thiệu vào lúc 21 giờ tối trên băng tần La7
Con ông trùm khủng bố từ Thụy Sĩ đến Rome trên một chuyến máy bay và có hai nhân viên cận vệ đi theo để bảo đảm sinh mạng cho ông.
Ông Omar Bin Laden cùng với vợ tạm trú tại một khách sạn gần Tòa Thánh Vatican. Sau bữa ăn tối ngày hôm qua, qúy tử ông Trùm đã tuyên bố rằng ông muốn đến viếng thăm Tòa Thánh Vatican.
Sáng ngày 4 tháng 2 hai vợ chồng Omar bin Laden đã đến viếng thăm đấu trường Colosseum và tỏ ra rất khâm phục công trình kiến trúc vĩ đại này. Trước đó qúy tử đã đi mua sắm hàng hóa trên đường Via dei Condotti ở Roma.
Buổi tối cùng ngày, ông dự vào một chương trình truyền hình do Antonello Piroso, giới thiệu vào lúc 21 giờ tối trên băng tần La7
Con ông trùm khủng bố từ Thụy Sĩ đến Rome trên một chuyến máy bay và có hai nhân viên cận vệ đi theo để bảo đảm sinh mạng cho ông.
Ông Omar Bin Laden cùng với vợ tạm trú tại một khách sạn gần Tòa Thánh Vatican. Sau bữa ăn tối ngày hôm qua, qúy tử ông Trùm đã tuyên bố rằng ông muốn đến viếng thăm Tòa Thánh Vatican.
Sáng ngày 4 tháng 2 hai vợ chồng Omar bin Laden đã đến viếng thăm đấu trường Colosseum và tỏ ra rất khâm phục công trình kiến trúc vĩ đại này. Trước đó qúy tử đã đi mua sắm hàng hóa trên đường Via dei Condotti ở Roma.
Ấn Độ: Giáo hội sẽ trỗi dậy mạnh mẽ từ đống tro tàn
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:40 05/02/2008
AsiaNews - Trong cuộc trao đổi với Tin Tức Á Châu, Đức Hồng Y Telesphore Toppo, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Ấn Độ đã nói về chuyến viếng thăm của ngài tới Bubhaneshwar mới đây, nơi là trung tâm của bạo lực chống lại cộng đồng Kitô giáo trong mùa Giáng Sinh vừa qua. Nơi đây, sự giận dữ của những người quá khích đã cướp đi sinh mạng của sáu người và làm phá huỷ hàng tá nhà cửa và nhà thờ. Hàng ngàn người tị nạn sợ hãi phải trở về nhà. Nhưng “dù cho đau khổ vẫn ánh lên niềm hy vọng trong mặt của các Kitô hữu”. Dưới đây là những phát biểu của ngài:
Những đống tro tàn rộng lớn là những gì còn lại trong khu vực bị ảnh hưởng bởi làn sống bạo lực chống Kitô giáo ở bang Orissa trong mùa Giáng Sinh vừa qua. Đó là điều độc ác, nhà thờ bị báng bổ, nhà cửa bị đốt cháy. Các làng mạc bị những người quá khích Ấn giáo dùng bạo lực huỷ diệt nay thành đống tro tàn rộng lớn.
Những người quá khích Ấn giáo đã phá huỷ mọi thứ. Kitô hữu bị tấn công đơn giản chỉ vì lỗi lầm nào đó hoặc do một sự đối nghịch hay do sự xúi giục, hoàn toàn không có lý lẽ cho những vụ trả đủa như thế. Điều này cho thấy là đã có kế hoạch trước. Trong lịch sử Kitô giáo, Giáo Hội luôn bị đau thương và trên đống tro tàn một Giáo hội mới sẽ trỗi dậy. Các Kitô hữu đã hết sức đau khổ trong lịch sử, nhưng chúng ta không thể đau khổ hơn chính bản thân Chúa Giêsu Kitô.
Với những đau khổ của người dân như thế, tôi đã luôn động việc bằng tinh thần với người dân. Tôi đã thăm viếng các trại tị nạn, nơi đó có thật nhiều hy vọng trong ánh mắt của người dân. Họ mạnh mẽ trong đức tin. Khi người dân nhìn thấy tôi, gương mặt họ rạng rỡ niềm hy vọng và niềm trông cậy nơi ánh mắt họ. Họ mong đợi người dân Ấn Độ giúp họ tái thiết cuộc sống. Họ đã chịu đau khổ về thể lý, nhưng những thế lực tội ác không thể tiêu diệt họ về tinh thần. Tinh thần của con người sẽ không bao giờ chấp nhận những tội ác trầm trọng như thế, và sẽ chống đối những biểu hiện tội ác tàn ác và phi nhân như thế. Vì thế tôi tin chắc là Thiên Chúa sẽ soi sáng những chỗ quanh co tối tăm và người dân Ấn Độ sẽ không cho phép tội ác này chế ngự tinh thần của con người.
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, một nước cộng hoà dân chủ thế tục, tôi thúc giục nhà chức trách thực thi công lý cho các Kitô hữu chúng tôi. Tôi kêu gọi những ai muốn tháo gỡ sự ngự trị của lo sợ của người Kitô ở bang Orissa hãy thực thi trách nhiệm của mình, nhưng Triều đại của Chúa Kitô và sứ mệnh của Ngài sẽ được thực thi trên quê hương Ấn Độ rộng lớn này mãi mãi.
Trong thời điểm này, chúng tôi hằng ghi nhớ diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, người đã khai sáng chúng tôi với thông điệp Spe Salvi (Chúng Ta Được Cứu Rỗi Trong Hy Vọng). Chúng tôi cần giải thích điều này trên quan điểm Kitô giáo, đó là Chúa Thánh Thần là Đấng soi dẫn Giáo Hội. Trong ánh sáng của sự bách hại mà người Kitô đã phải trải qua trong các trại tị nạn, niềm hy vọng có tầm quan trọng quyết định khả năng tinh thần của con người trong việc đối mặt với những vấn đề và những khó khăn tồn tại.
Những đống tro tàn rộng lớn là những gì còn lại trong khu vực bị ảnh hưởng bởi làn sống bạo lực chống Kitô giáo ở bang Orissa trong mùa Giáng Sinh vừa qua. Đó là điều độc ác, nhà thờ bị báng bổ, nhà cửa bị đốt cháy. Các làng mạc bị những người quá khích Ấn giáo dùng bạo lực huỷ diệt nay thành đống tro tàn rộng lớn.
Những người quá khích Ấn giáo đã phá huỷ mọi thứ. Kitô hữu bị tấn công đơn giản chỉ vì lỗi lầm nào đó hoặc do một sự đối nghịch hay do sự xúi giục, hoàn toàn không có lý lẽ cho những vụ trả đủa như thế. Điều này cho thấy là đã có kế hoạch trước. Trong lịch sử Kitô giáo, Giáo Hội luôn bị đau thương và trên đống tro tàn một Giáo hội mới sẽ trỗi dậy. Các Kitô hữu đã hết sức đau khổ trong lịch sử, nhưng chúng ta không thể đau khổ hơn chính bản thân Chúa Giêsu Kitô.
Với những đau khổ của người dân như thế, tôi đã luôn động việc bằng tinh thần với người dân. Tôi đã thăm viếng các trại tị nạn, nơi đó có thật nhiều hy vọng trong ánh mắt của người dân. Họ mạnh mẽ trong đức tin. Khi người dân nhìn thấy tôi, gương mặt họ rạng rỡ niềm hy vọng và niềm trông cậy nơi ánh mắt họ. Họ mong đợi người dân Ấn Độ giúp họ tái thiết cuộc sống. Họ đã chịu đau khổ về thể lý, nhưng những thế lực tội ác không thể tiêu diệt họ về tinh thần. Tinh thần của con người sẽ không bao giờ chấp nhận những tội ác trầm trọng như thế, và sẽ chống đối những biểu hiện tội ác tàn ác và phi nhân như thế. Vì thế tôi tin chắc là Thiên Chúa sẽ soi sáng những chỗ quanh co tối tăm và người dân Ấn Độ sẽ không cho phép tội ác này chế ngự tinh thần của con người.
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn, một nước cộng hoà dân chủ thế tục, tôi thúc giục nhà chức trách thực thi công lý cho các Kitô hữu chúng tôi. Tôi kêu gọi những ai muốn tháo gỡ sự ngự trị của lo sợ của người Kitô ở bang Orissa hãy thực thi trách nhiệm của mình, nhưng Triều đại của Chúa Kitô và sứ mệnh của Ngài sẽ được thực thi trên quê hương Ấn Độ rộng lớn này mãi mãi.
Trong thời điểm này, chúng tôi hằng ghi nhớ diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, người đã khai sáng chúng tôi với thông điệp Spe Salvi (Chúng Ta Được Cứu Rỗi Trong Hy Vọng). Chúng tôi cần giải thích điều này trên quan điểm Kitô giáo, đó là Chúa Thánh Thần là Đấng soi dẫn Giáo Hội. Trong ánh sáng của sự bách hại mà người Kitô đã phải trải qua trong các trại tị nạn, niềm hy vọng có tầm quan trọng quyết định khả năng tinh thần của con người trong việc đối mặt với những vấn đề và những khó khăn tồn tại.
Sứ điệp Mùa Chay của Đức Giáo Hoàng tập trung về sự giúp đỡ người nghèo
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
23:27 05/02/2008
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói mùa Chay là một mùa tuyệt diệu để giúp kẻ nghèo, nhưng ngài nhắc các Kitô hữu bố thí chỉ với ý tìm kiếm vinh quang Thiên Chúa mà thôi.
Đức Giáo Hoàng khuyên khích việc bố thí trong sứ điệp mùa Chay của ngài, soạn thảo ngày 30/10/2007. và Tòa Thánh Vatican đã cho phổ biến. Chủ đề sứ điệp là “Chúa Kitô tự nên nghèo vì anh em.”
Đức Thánh Cha nói, “Mùa Chay […) thúc giục chúng ta tái khám phá lòng thương xót của Chúa ngõ hầu, tới phiên mình, chúng ta đầy lòng thương xót hơn đối với các anh em và các chị em chúng ta.”
Ngài nhắc lại những nhiệm vụ đặc biệt được Giáo Hội đề nghị—sự cầu nguyện, ăn chay và bố thí—và dành sứ điệp để suy tư việc bố thí, “ một cách đặc biệt giúp dỡ những kẻ túng thiếu và, đồng thời, một thực hành từ bỏ mình để giải thoát chúng ta khỏi dính bén những của cài trần thế.”
Chúa Giêsu khẳng định một cách kiên quyết “Sức mạnh hấp dẫn tới những của cải vật chất và làm thế nào mà sự quyết định dứt khoát của chúng ta không biến chúng thành một thần tượng: ‘Các ông không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền của,”’ Việc bố thí giúp chúng ta chiến thắng sự cám dỗ kiên trì này, dạy chúng ta đáp ứng những nhu cầu kẻ thân cận chúng ta và chia sẻ với những kẻ khác bất cứ điều gì chúng ta có nhờ lòng nhân hậu của Thiên Chúa.
“Đó là mục đích của những vụ quyên góp đặc biệt giúp đỡ người nghèo, điều được cổ võ trong Mùa Chay trong nhiều nơi thế giới. Bằng cách này, sự thanh tẩy nội tại được đồng hành bởi một cử chỉ hiệp thông giáo hội, phản chiếu điều đã xảy ra trong Giáo Hội sơ khai.”
Cương vị phục vụ
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận Tin Mừng dạy chúng ta rằng chúng ta chỉ là những kẻ quản lý, không phải là những ông chủ của cải vật chất.
Đức Thánh Cha giải thích của cải là “những phương tiện Chúa sử dụng để gọi mỗi người chúng ta hành động như một kẻ quản lý của Chúa quan phòng cho người thân cận chúng ta”.
Đức Thánh Cha nói việc mời giữ cương vị phục vụ còn lớn hơn trong những quốc gia đa phần là Kitô hữu: “Trong những quốc gia mà dân chúng đa phần là Kitô hữu, tiếng gọi chia sẻ còn khẩn cấp hơn, bởi vì trách nhiệm của họ đối với nhiều người đang chịu cảnh nghèo và sự bỏ rơi còn cao hơn. Tới sự giúp đỡ họ là một nhiệm vụ công bình còn trước là một hành động bác ái.”
Tình yêu ẩn giấu
Tuy nhiên Đức Giáo Hoàng nói rõ rằng đức bác ái Tin Mừng phải được ẩn giấu.
Như vậy, mọi việc phải được làm vì vinh quang Thiên Chúa và không phải vì vinh quang chúng ta, “ ngài nói.” Sự hiểu biết này, thưa anh chị em thân mến, phải đồng hành mọi cử chỉ giúp đở người thân cận chúng ta, tránh biến nó thành một phương tiện làm cho chúng ta nên trung tâm sự chú ý. Nếu, khi thực hành một việc lành, chúng ta không nhằm mục đích làm vinh quang Chúa và mang lại hạnh phúc thật cho các anh chị em chúng ta, mà coi trọng việc nhắm tư lợi cá nhân hay mong được ca tụng mà thôi, thì chúng ta tự đặt mình ngoài tầm Tin Mừng.
“Trong thế giới hình ảnh ngày nay, cần sự tỉnh thức chăm chú, bởi vì sự cám dỗ thì lớn. Việc bố thí, theo Tin Mừng, không phải là một nhân đạo thuần túy: Đúng hơn đó là một sự diễn tả cụ thể đức bác ái, một nhơn đứng đối thần đòi hỏi sự trở lại nội tâm với tình yêu Chúa và tha nhân, theo gương Chúa Giêsu Kitô, Đấng, khi chết trên thánh giá, đã thí toàn mạng Người cho chúng ta.”
Niềm vui mừng của Thiên Chúa
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã quan sát những ơn lành vì bố thí cho kẻ bố thí.
Ngài nói: “Khi mời chúng ta xem sự bố thí với một sự nhìn sâu xa hơn vượt qua những chiều kích thuần túy vật chất, Kinh Thánh dạy chúng ta rằng có niềm vui khi cho hơn là là khi nhận. Khi chúng ta làm những sự vì tình yêu, chúng ta diễn tả sự thật của bản thể chúng ta; trên thực tế, chúng ta đã được tạo dựng không phải cho chúng ta nhưng cho Chúa và cho các anh chị em chúng ta.”
“Mỗi khi, vì tình yêu Chúa, chúng ta chia sẻ những của cải chúng ta với người thân cận chúng ta đang túng thiếu, chúng ta khám phá sự viên mãn sự sống đến từ tình yêu và tất cả trở về chúng ta như một phúc lành trong hình thức bình yên, thoả mãn và niềm vui nội tâm. Chúa chúng ta trên trời thưởng việc bố thí của chúng ta với niềm vui của Người.”
“Mùa Chay, cũng qua việc bố thí, linh hứng chúng ta theo gương [Chúa Kitô], Đức Giáo Hoàng nói thêm. “ Trong trường dạy của Người, chúng ta có thể học biến những cuộc sống chúng ta thành một quà tặng hoàn toàn; khi bắt chước Người, chúng ta có khả năng làm chúng ta nên sẵn sàng, không hẳn trong sự cho đi một phần của cải chúng ta, nhưng cho chính chúng ta. Toàn diện Tin Mừng không thể tổng hợp trong một giới răn tình yêu hay sao?
Việc bố thí Mùa Chay như vậy trở thành một phương tiện đào sâu ơn gọi Kitô hữu chúng ta. Khi hiến mình nhưng không, người Kitô hữu minh chứng rằng chính tình yêu chớ không phải sự giàu có vật chất ấn định những luật sống của họ. Như vậy, tình yêu làm cho việc bố thí có giá trị.”
Đức Giáo Hoàng khuyên khích việc bố thí trong sứ điệp mùa Chay của ngài, soạn thảo ngày 30/10/2007. và Tòa Thánh Vatican đã cho phổ biến. Chủ đề sứ điệp là “Chúa Kitô tự nên nghèo vì anh em.”
Đức Thánh Cha nói, “Mùa Chay […) thúc giục chúng ta tái khám phá lòng thương xót của Chúa ngõ hầu, tới phiên mình, chúng ta đầy lòng thương xót hơn đối với các anh em và các chị em chúng ta.”
Ngài nhắc lại những nhiệm vụ đặc biệt được Giáo Hội đề nghị—sự cầu nguyện, ăn chay và bố thí—và dành sứ điệp để suy tư việc bố thí, “ một cách đặc biệt giúp dỡ những kẻ túng thiếu và, đồng thời, một thực hành từ bỏ mình để giải thoát chúng ta khỏi dính bén những của cài trần thế.”
Chúa Giêsu khẳng định một cách kiên quyết “Sức mạnh hấp dẫn tới những của cải vật chất và làm thế nào mà sự quyết định dứt khoát của chúng ta không biến chúng thành một thần tượng: ‘Các ông không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền của,”’ Việc bố thí giúp chúng ta chiến thắng sự cám dỗ kiên trì này, dạy chúng ta đáp ứng những nhu cầu kẻ thân cận chúng ta và chia sẻ với những kẻ khác bất cứ điều gì chúng ta có nhờ lòng nhân hậu của Thiên Chúa.
“Đó là mục đích của những vụ quyên góp đặc biệt giúp đỡ người nghèo, điều được cổ võ trong Mùa Chay trong nhiều nơi thế giới. Bằng cách này, sự thanh tẩy nội tại được đồng hành bởi một cử chỉ hiệp thông giáo hội, phản chiếu điều đã xảy ra trong Giáo Hội sơ khai.”
Cương vị phục vụ
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI ghi nhận Tin Mừng dạy chúng ta rằng chúng ta chỉ là những kẻ quản lý, không phải là những ông chủ của cải vật chất.
Đức Thánh Cha giải thích của cải là “những phương tiện Chúa sử dụng để gọi mỗi người chúng ta hành động như một kẻ quản lý của Chúa quan phòng cho người thân cận chúng ta”.
Đức Thánh Cha nói việc mời giữ cương vị phục vụ còn lớn hơn trong những quốc gia đa phần là Kitô hữu: “Trong những quốc gia mà dân chúng đa phần là Kitô hữu, tiếng gọi chia sẻ còn khẩn cấp hơn, bởi vì trách nhiệm của họ đối với nhiều người đang chịu cảnh nghèo và sự bỏ rơi còn cao hơn. Tới sự giúp đỡ họ là một nhiệm vụ công bình còn trước là một hành động bác ái.”
Tình yêu ẩn giấu
Tuy nhiên Đức Giáo Hoàng nói rõ rằng đức bác ái Tin Mừng phải được ẩn giấu.
Như vậy, mọi việc phải được làm vì vinh quang Thiên Chúa và không phải vì vinh quang chúng ta, “ ngài nói.” Sự hiểu biết này, thưa anh chị em thân mến, phải đồng hành mọi cử chỉ giúp đở người thân cận chúng ta, tránh biến nó thành một phương tiện làm cho chúng ta nên trung tâm sự chú ý. Nếu, khi thực hành một việc lành, chúng ta không nhằm mục đích làm vinh quang Chúa và mang lại hạnh phúc thật cho các anh chị em chúng ta, mà coi trọng việc nhắm tư lợi cá nhân hay mong được ca tụng mà thôi, thì chúng ta tự đặt mình ngoài tầm Tin Mừng.
“Trong thế giới hình ảnh ngày nay, cần sự tỉnh thức chăm chú, bởi vì sự cám dỗ thì lớn. Việc bố thí, theo Tin Mừng, không phải là một nhân đạo thuần túy: Đúng hơn đó là một sự diễn tả cụ thể đức bác ái, một nhơn đứng đối thần đòi hỏi sự trở lại nội tâm với tình yêu Chúa và tha nhân, theo gương Chúa Giêsu Kitô, Đấng, khi chết trên thánh giá, đã thí toàn mạng Người cho chúng ta.”
Niềm vui mừng của Thiên Chúa
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã quan sát những ơn lành vì bố thí cho kẻ bố thí.
Ngài nói: “Khi mời chúng ta xem sự bố thí với một sự nhìn sâu xa hơn vượt qua những chiều kích thuần túy vật chất, Kinh Thánh dạy chúng ta rằng có niềm vui khi cho hơn là là khi nhận. Khi chúng ta làm những sự vì tình yêu, chúng ta diễn tả sự thật của bản thể chúng ta; trên thực tế, chúng ta đã được tạo dựng không phải cho chúng ta nhưng cho Chúa và cho các anh chị em chúng ta.”
“Mỗi khi, vì tình yêu Chúa, chúng ta chia sẻ những của cải chúng ta với người thân cận chúng ta đang túng thiếu, chúng ta khám phá sự viên mãn sự sống đến từ tình yêu và tất cả trở về chúng ta như một phúc lành trong hình thức bình yên, thoả mãn và niềm vui nội tâm. Chúa chúng ta trên trời thưởng việc bố thí của chúng ta với niềm vui của Người.”
“Mùa Chay, cũng qua việc bố thí, linh hứng chúng ta theo gương [Chúa Kitô], Đức Giáo Hoàng nói thêm. “ Trong trường dạy của Người, chúng ta có thể học biến những cuộc sống chúng ta thành một quà tặng hoàn toàn; khi bắt chước Người, chúng ta có khả năng làm chúng ta nên sẵn sàng, không hẳn trong sự cho đi một phần của cải chúng ta, nhưng cho chính chúng ta. Toàn diện Tin Mừng không thể tổng hợp trong một giới răn tình yêu hay sao?
Việc bố thí Mùa Chay như vậy trở thành một phương tiện đào sâu ơn gọi Kitô hữu chúng ta. Khi hiến mình nhưng không, người Kitô hữu minh chứng rằng chính tình yêu chớ không phải sự giàu có vật chất ấn định những luật sống của họ. Như vậy, tình yêu làm cho việc bố thí có giá trị.”
Chính trị gia Tây Ban Nha dọa trả miếng Giáo Hội Công Giáo.
Nguyễn Long Thao
12:39 05/02/2008
Madrid, 5/2/08 – Chính trị gia hàng đầu của Tây ban Nha dọa sẽ áp dụng những biện pháp trả miếng chống lại Giáo Hội Công Giáo sau một tuyên cáo của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha về một số vấn đề chính trị và xã hội của nước này.
Nhật báo ABC của Tây Ban Nha loan tin Chủ Tịch Đảng Công Nhân Xã Hội là ông José Blanco tuyên bố rằng đảng của ông sẽ ngưng các ngân khoản của chính phủ và điều ông gọi là “đặc quyền” cho Giáo Hội Công Giáo ở Tây Ban Nha. Ông Blanco đề nghị là các vị Giám Mục Tây Ban Nha sẽ không còn được mời cử hành các nghi lễ quốc tang.
Lời đe dọa trả miếng của ông chủ tịch đảng đưa ra sau khi ông Đại Sứ Tây Ban Nha cạnh Thánh đưa ra lời phản đối tuyên cáo của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha đã nghiêm khắc lên án các chính trị gia ủng hộ việc phá thai và hôn nhân đồng tính. Đồng thời chính quyền còn chủ trương đối thoại với các kẻ khủng bố người Basque. Những chính sách này đang được đảng Xã Hội cầm quyền chủ trương.
Được biết ông José Blanco là nhân vật số 2 của đảng xả hội Tây Ban Nha sau ông José Luis Rodriguez Zapatero đang nắm chức vụ Thủ Tướng.
Nhật báo ABC của Tây Ban Nha loan tin Chủ Tịch Đảng Công Nhân Xã Hội là ông José Blanco tuyên bố rằng đảng của ông sẽ ngưng các ngân khoản của chính phủ và điều ông gọi là “đặc quyền” cho Giáo Hội Công Giáo ở Tây Ban Nha. Ông Blanco đề nghị là các vị Giám Mục Tây Ban Nha sẽ không còn được mời cử hành các nghi lễ quốc tang.
Lời đe dọa trả miếng của ông chủ tịch đảng đưa ra sau khi ông Đại Sứ Tây Ban Nha cạnh Thánh đưa ra lời phản đối tuyên cáo của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha đã nghiêm khắc lên án các chính trị gia ủng hộ việc phá thai và hôn nhân đồng tính. Đồng thời chính quyền còn chủ trương đối thoại với các kẻ khủng bố người Basque. Những chính sách này đang được đảng Xã Hội cầm quyền chủ trương.
Được biết ông José Blanco là nhân vật số 2 của đảng xả hội Tây Ban Nha sau ông José Luis Rodriguez Zapatero đang nắm chức vụ Thủ Tướng.
Top Stories
Vietnam: Catholics called to help the poor celebrate Tet in dignity
Independent Catholic News
08:11 05/02/2008
Catholics in Vietnam observe Ash Wednesday today, on the eve of their lunar New Year, known as Tet. Bishops have encouraged them to help the poor celebrate this festival as a practical gesture of almsgiving in the first day of the Lent season.
The country's Gross Domestic Product (GDP) grew 8.5 percent in 2007. However, the poverty rate still stands at 14.7 percent. Also, natural disasters including typhoons and flooding killed thousands people and injured thousands others. The country was also facing foot and mouth disease, which killed thousands of animals.
Church leaders concern that so many people in Vietnam have to suffer more in Tet when everything costs much more than normal. They fear that some even do not have enough food for their daily meals.
In Hai Phong, Fr John Baptist Vu Van Kien reported that the diocese had launched a charity plan to give 6,000 kg of rice to poor families in the province. Charity groups in parishes helped distribute in the metro and in the rural areas.
"The amount of rice to be distributed to each family was not a whole lot", said Vincent Kien from Hai Phong, "but by sharing this gift with the poor, the underprivileged, the bishop and his priests had brought warmth to their hearts as much as food to their stomachs, especially during the last days of the lunar new year when the weather is cold and families are gathering to celebrate the coming of a new year."
Bishop Joseph Vu Van Thien of Hai Phong, sent gifts to leprosy patients at Chi Linh Leprosarium in Hai Duong province during the upcoming Tet festival. Also, "Recycle for Humanity", a volunteer group, working actively in the diocese, will bring gifts to HIV patients, poor families and children who are attending classes funded and operated by the diocese.
It has become a tradition in the diocese that everyone, every family is trying to do good deeds to others as a way to welcome the New Year, bringing nas much happiness and warmth to the poor and the sick as possible.
In Thai Binh diocese, Bishop Francis Nguyen Van Sang has urges his faithful to promote social and charitable works in the Tet festival. "Every parish", he said "would participate in this project by observing and making a list of families in need. Subsequently a visit to these families will be made in order to provide them with material and or spiritual assistance they truly need. Also being highly encouraged is the participation in movements beneficial to social welfare such as building houses for the needy, aiding the flood victims, visiting patients with HIV".
Hoa Trang
© Independent Catholic News 2008
The country's Gross Domestic Product (GDP) grew 8.5 percent in 2007. However, the poverty rate still stands at 14.7 percent. Also, natural disasters including typhoons and flooding killed thousands people and injured thousands others. The country was also facing foot and mouth disease, which killed thousands of animals.
Church leaders concern that so many people in Vietnam have to suffer more in Tet when everything costs much more than normal. They fear that some even do not have enough food for their daily meals.
In Hai Phong, Fr John Baptist Vu Van Kien reported that the diocese had launched a charity plan to give 6,000 kg of rice to poor families in the province. Charity groups in parishes helped distribute in the metro and in the rural areas.
"The amount of rice to be distributed to each family was not a whole lot", said Vincent Kien from Hai Phong, "but by sharing this gift with the poor, the underprivileged, the bishop and his priests had brought warmth to their hearts as much as food to their stomachs, especially during the last days of the lunar new year when the weather is cold and families are gathering to celebrate the coming of a new year."
Bishop Joseph Vu Van Thien of Hai Phong, sent gifts to leprosy patients at Chi Linh Leprosarium in Hai Duong province during the upcoming Tet festival. Also, "Recycle for Humanity", a volunteer group, working actively in the diocese, will bring gifts to HIV patients, poor families and children who are attending classes funded and operated by the diocese.
It has become a tradition in the diocese that everyone, every family is trying to do good deeds to others as a way to welcome the New Year, bringing nas much happiness and warmth to the poor and the sick as possible.
In Thai Binh diocese, Bishop Francis Nguyen Van Sang has urges his faithful to promote social and charitable works in the Tet festival. "Every parish", he said "would participate in this project by observing and making a list of families in need. Subsequently a visit to these families will be made in order to provide them with material and or spiritual assistance they truly need. Also being highly encouraged is the participation in movements beneficial to social welfare such as building houses for the needy, aiding the flood victims, visiting patients with HIV".
Hoa Trang
© Independent Catholic News 2008
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thăm giáo họ Hòa Vinh những ngày giáp Tết
Maria Vũ Loan
10:58 05/02/2008
THĂM GIÁO HỌ HÒA VINH NHỮNG NGÀY GIÁP TẾT
BÀ RỊA -- Ngày 26 và 27 Tết Mậu Tý, tôi cùng với các bạn trẻ Bông Hồng Xanh lên đường vào một vùng sâu của giáo phận Bà Rịa để chia quà Tết và tổ chức Hội Vui Xuân cho các cháu thiếu nhi. Tôi cứ tưởng mọi việc diễn ra na ná như những chuyến đi trước, nào ngờ lần này thật vui lạ, khác hẳn với những suy nghĩ của tôi.
Giáo họ Hòa Vinh thuộc giáo xứ HòaThuận 2, hạt Phước lệ; trên địa bàn xã Hòa Hiệp (Bưng Kè) huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Giáo họ được thành lập năm 1992. Trên diện tích 667 mét vuông, có nhà thờ đơn sơ vách gỗ. Trong tuần chỉ có ba thánh lễ vào Chúa nhật, thứ tư và thứ sáu vì thiếu linh mục. Nói chung, cái gì ở đây cũng đơn sơ, thiếu thốn, chỉ có một điều tuyệt vời là giáo dân sống đạo tốt, hằng năm có khoảng gần hai chục người theo đạo.
Căn nhà chúng tôi dừng chân lại là cộng đoàn có một linh mục và hai thầy thuộc tu hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn (vì thế tôi chỉ cho các bạn nam thanh niên đi chuyến công tác này). Linh mục trẻ GB. Nguyễn Quyết Chiến vừa trông coi giáo họ vừa phụ tá giáo xứ lớn trên mười ngàn giáo dân, thế nên cha tất bật và nghèo nàn thời gian đến tội nghiệp!
Chuyện phát quà Tết thì quen quá rồi, nhưng chuẩn bị tổ chức hội chợ thì làm cho tôi lo lắng và chộn rộn hẳn lên vì lần đầu tiên nhóm chúng tôi làm loại hình sinh hoạt này. Vì là Tết Mậu Tý, tôi đi tìm con chuột trắng để làm cửa hàng chuột chạy vào những ô số có trúng thưởng.Tìm không ra, tôi nói với linh mục trẻ:
“ -Không có chuột trắng, cha lấy đại con chuột cống rồi sơn trắng nó đi, cũng đẹp chán!” Cha cười hấc hấc rồi nói:
- Chuột cống nó sợ người lắm chị ơi, nó không biết chạy vào các ô số đâu!”
- Vậy cha thay thế bằng cửa hàng lắc Bầu Cua đi, con sẽ lắc cho, cái đó là nghề của con ngày Tết mà!
- Ô kê!”
Tôi hớn hở hẳn lên và làm cái bảng “Tôm Cua Cá Chuột” vì hai năm nữa mới là năm con cọp mà! Lòng thì vui nhưng cứ nghĩ đến tiền thuê xe lại xót cả ruột. Tôi định nhờ mấy ông trùm giáo họ mua dùm quà rồi cùng các bạn trẻ đi xe khách bên ngoài; nhưng báo chí diễn tả cảnh mua vé ở bến xe miền Đông làm tôi phát hoảng, đành phải thuê xe với giá 120 usd. Làm công tác xã hội mà tiêu xài tiền không tính toán thì cũng có ngày “phá sản” chứ không phải đùa!
Xe lăn đến vùng đất đỏ, cái nóng mùa khô của miền Nam đã gay gắt nhưng vì có gió nên cũng thấy thoáng. Trên một mảnh đất rộng trồng chuối, đu đủ, dưa Tây, nhãn………. .căn nhà của cha và quí thầy sạch sẽ gọn gàng, đơn sơ đúng theo tinh thần của dòng. Tôi được tạm trú trong cái phòng nhỏ xíu có cái giường bé và bàn học. Còn các em nam thì lăn lóc ở phòng khách.Vì thường là trưởng đoàn công tác, tính nết lại khó ăn khó ở nên tôi được ưu tiên; tôi thấy mình chưa “nên thánh” được vì không biết sống thích nghi,“bụi đời”.
Chúng tôi ăn trưa trong một cái chòi đẹp với món “gà vụt”, tức là thầy dòng cầm roi quất được con gà nào thì làm thịt con đó. Món ếch xào xả, món lẩu lươn và gỏi bắp cải. Tôi nói: “Thầy tàn nhẫn quá! Quả là bất hạnh cho con gà mái dầu khi đoàn từ thiện thăm vùng này! Thầy cười đắc chí: “Tàn nhẫn như vậy ăn mới ngon chị ạ!”
Nghỉ trưa được độ mười lăm phút, chúng tôi bắt đầu lên xe đi phát quà. Địa bàn rộng, nhà này cách nhà kia một quãng tương đối xa nên chia bốn chục phần quà cũng thấm mệt. Quà của chúng tôi là những món thiết thực như đường, bột ngọt, dầu ăn, bánh, hạt dưa, dầu gió. Đi cùng chúng tôi có cha và ông trùm trưởng giáo họ. Có đi đến từng nhà mới biết, ở đây người ta sống bằng việc trồng lúa, tiêu, điều, bắp, mì, cây ăn trái.
Nhiều người trồng khoai mì rồi chặt ra phơi khô bán cho nhà máy làm bột ngọt Vê-đan hay công ty cám Con Cò. Họ phơi trắng cả một khoảnh đất. Chỉ khổ một nỗi khoai mì trông “tầm thường” vậy mà mỗi năm cũng chỉ trồng được một vụ khoảng năm, sáu tháng rồi thời gian còn lại là đất bỏ hoang. Trồng khoai mì không tốn nhiều công sức và phân bón, nhưng bán nguyên củ chỉ được 1.000 đồng một kg, nếu phơi khô rồi thì được 3.000 đồng một kg, tức là 1 usd mua được 5,5 kg. Thế nên ở đây, phần đông người ta chỉ đủ ăn chứ không khá hay giàu lên được. Những người trồng tiêu hay trồng điều mà trúng thì cũng khá lên chút đỉnh mà thôi.
Ông trùm giáo họ còn nói một câu làm tôi hết hồn: “Các gia đình ở đây thường thì có bốn con trở lên, nhiều người có tám, hoặc mười hai con nữa!”. Thảo nào mà giáo xứ Hòa Thuận vào ngày Chúa nhật có đến hai thánh lễ dành cho thiếu nhi vì các cháu có đến 2.000 em, còn giáo họ bé xíu này có khoảng 150 em.
Thăm từng hộ thì thấy ở đây nhà cửa lại cũng trống huơ trống hoác, quá thiếu thốn tiện nghi như các vùng sâu vùng xa khác. Có một linh mục ở Canada đã trợ giúp xây nhà tình thương cho nơi này 8 căn, mỗi căn là 550 usd; còn cộng đoàn Vinh Sơn mới xin được 3 căn.
Lòng tôi còn thắt lại khi đi ngang qua mấy khu nhà không có đạo. Họ ở san sát nhau, trông nghèo nàn hết sức. Dịp nào có tiền, tôi nhất định trở lại đây để cho người ngoại giáo, còn những con chiên hiền lành, đã có các cha lo.
Về đến nhà dòng, chúng tôi lại ăn vội vã để chuẩn bị cho buổi gặp gỡ tối nay ở nhà thờ chính, tức là giáo xứ Hòa Thuận. Cha dòng mời tôi nói chuyện với gần 50 em nam nữ trong Lớp Ơn Gọi do cha tổ chức. Đó là những em học từ lớp 8 đến lớp 12, đang nhen nhúm ý tưởng đi tu, đang được cha huấn luyện từ từ.
Tôi hơi mệt nhưng rất phấn khởi chia sẻ đề tài làm công tác xã hội. Áp dụng phương pháp đối thoại khi giảng dạy tôi rất ngạc nhiên vì các em đặt nhiều câu hỏi sâu sắc. Thí dụ như: “Làm công tác xã hội, đem niềm vui đến cho người khác, có khi nào cô cảm thấy buồn, thất vọng, muốn bỏ cuộc không?” “ Cô chia sẻ, tâm sự vui buồn với ai sau một chuyến công tác dù thành công hay thất bại?” Tôi trả lời rất thật những gì tôi đã trải qua, dù đang có cha dòng ở đó. Tôi xúc động khi một em trai chia sẻ: “Không phải nhà con nghèo mà con có ý tưởng đi tu nhưng vì con thấy đời sống tinh thần của các cha vui quá; rồi còn cả một phần thưởng trên thiên đàng nữa……..”
Sáng sớm hôm sau, tức là Chúa nhật ngày 27 Tết, 4 giờ 30 chúng tôi đã lên xe cùng cha xứ đến giáo họ cách đó gần 5 km. Khi đến nơi, tôi đã thấy trẻ con có mặt đông đủ. Tôi bỗng thấy thương thương và khâm phục đám trẻ, vì dậy sớm quá, thế mà chúng còn phải đi bộ một quãng đường xa mới đến nhà thờ. Nếu Chúa nhật hôm nay không là ngày Tết, các em đã phải học giáo lý dưới gốc cây điều rồi vì có bảy lớp mà chỉ có một phòng để học.
Sau thánh lễ, tôi phát quà cho người lớn, trong khi các bạn trẻ Bông Hồng Xanh khác chuẩn bị các gian hàng hội chợ. Cha chọn những gia đình nghèo, đạo đức, lịch sự, có nếp sống văn hóa để giới thiệu với chúng tôi.
Đặc biệt nhất là phần Hội Vui Xuân. Một đội lân xuất hiện trong tiếng trống tiếng cheng làm cho thiếu nhi hớn hở hẳn lên. Có sáu cửa hàng: ném lon, thẩy vòng vào đầu vịt, phi tiêu vào bảng xốp, ném banh trúng vào rổ, thẩy vòng vào cổ chai bia, và quầy lắc Bầu Cua. Mỗi em thiếu nhi được phát 6 vé, đủ để đến 6 cửa hàng. Các cửa hàng của chúng tôi xem ra cũng chuyên nghiệp ra phết! Vui ơi là vui!
Sau hội chợ, những con vịt “tội nghiệp” phục vụ cuộc vui sẽ được nấu cháo để đãi cha, Ban hành giáo, Giáo lý viên, đội lân và chúng tôi. Còn dư một số gói bánh snach, một ông trùm có sáng kiến, ông đứng giữa sân hô to: “Ai nhặt rác sẽ đổi được bánh đây! Mại dzo, mại dzô!”, thế là một lát sau, sân giáo họ sạch boong.
Vừa dọn dẹp tôi vừa nghĩ ngợi lung tung. Đây chính là một vùng sâu vùng xa cần giúp đỡ nhất. Cách Sài Gòn 150 cây số mà cuộc sống cách biệt quá mức. Tôi lại hẹn với lòng, nếu có tiền, tháng tám năm nay nhất định phải tặng học bổng nơi này, cả trẻ không có đạo nữa.
An tượng nhất là bữa tiệc tất niên của giáo họ. Chúng tôi được ngồi cùng bàn với cha, có ba thầy (theo kế hoạch thì chỉ ít tháng nữa là chịu chức linh mục), quí ông Ban hành giáo. Những câu chuyện làm tôi cười đứt ruột, về nhà còn khàn cả tiếng.
Mở đầu bữa tiệc, một thầy hát: “Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy có trăm phần trăm……….. Dzô! Thế là cụng ly. Rồi cha gắp cho tôi một miếng thịt gà; tôi than thở: “Cha quí hóa con quá nên gắp cho miếng phao câu rõ là béo đây nè!” Cha hốt hoảng: ‘Đâu?” Thế là bao tiếng cười tội lỗi nảy sinh từ miếng thịt phao câu đó. Rồi có lẽ ham vui, một thầy dòng nâng ly, ngẫu hứng hát lên, thế là cả bàn cùng hát, tôi ngồi bên cạnh đưa hai tay lên múa phụ họa, ông trùm họ đạo có bốn con ngồi bên tôi cũng gõ vào lon bia cười ha hả. Nhiều câu chuyện cười vui được kể cho nhau nghe. Sau cùng là món lẩu, tôi còn cố hát: “Lẩu chiên bò Chúa không ưng, lẩu mắm lẩu dê Chúa không nhận, thì này con đến để nhậu... .lẩu Thái Lan!
Sau tiệc, mọi người giã từ nhau có phần bịn rịn. Chắc là ở vùng quê thì buồn, những cuộc gặp thế này xem ra quí ông trùm họ đạo rất thích. Tôi hẹn rằng sẽ trở lại làm ai cũng vui.
Chúng tôi ra về sớm hơn dự định và bỏ qua cơ hội đến biển hồ Cốc cách đó 15 km dù nghe nói ở đây bây giờ rất đẹp và cả suối nước nóng Bình Châu cách đó vài chục cây số nữa. Trên xe, tôi nhắm mắt, tự nhiên tôi muốn cảm ơn những gia đình nghèo và nhiều đứa trẻ gầy còm ở đây vì đã đưa đôi tay nhỏ bé ra nhận quà của quí ân nhân, từ tay chúng tôi. Chính họ đã đem lại niềm vui lớn trong cái Tết buồn nhất cuộc đời của tôi. Tôi cũng thầm biết ơn cha Gioan, Giám đốc VietCatholic, nhờ cha mà bốn năm qua nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đã được trợ giúp để có được những chuyến đi vào vùng sâu vùng xa thế này. Xin được hẹn một chuyến đi khác.
BÀ RỊA -- Ngày 26 và 27 Tết Mậu Tý, tôi cùng với các bạn trẻ Bông Hồng Xanh lên đường vào một vùng sâu của giáo phận Bà Rịa để chia quà Tết và tổ chức Hội Vui Xuân cho các cháu thiếu nhi. Tôi cứ tưởng mọi việc diễn ra na ná như những chuyến đi trước, nào ngờ lần này thật vui lạ, khác hẳn với những suy nghĩ của tôi.
Giáo họ Hòa Vinh thuộc giáo xứ HòaThuận 2, hạt Phước lệ; trên địa bàn xã Hòa Hiệp (Bưng Kè) huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Giáo họ được thành lập năm 1992. Trên diện tích 667 mét vuông, có nhà thờ đơn sơ vách gỗ. Trong tuần chỉ có ba thánh lễ vào Chúa nhật, thứ tư và thứ sáu vì thiếu linh mục. Nói chung, cái gì ở đây cũng đơn sơ, thiếu thốn, chỉ có một điều tuyệt vời là giáo dân sống đạo tốt, hằng năm có khoảng gần hai chục người theo đạo.
Căn nhà chúng tôi dừng chân lại là cộng đoàn có một linh mục và hai thầy thuộc tu hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn (vì thế tôi chỉ cho các bạn nam thanh niên đi chuyến công tác này). Linh mục trẻ GB. Nguyễn Quyết Chiến vừa trông coi giáo họ vừa phụ tá giáo xứ lớn trên mười ngàn giáo dân, thế nên cha tất bật và nghèo nàn thời gian đến tội nghiệp!
Chuyện phát quà Tết thì quen quá rồi, nhưng chuẩn bị tổ chức hội chợ thì làm cho tôi lo lắng và chộn rộn hẳn lên vì lần đầu tiên nhóm chúng tôi làm loại hình sinh hoạt này. Vì là Tết Mậu Tý, tôi đi tìm con chuột trắng để làm cửa hàng chuột chạy vào những ô số có trúng thưởng.Tìm không ra, tôi nói với linh mục trẻ:
“ -Không có chuột trắng, cha lấy đại con chuột cống rồi sơn trắng nó đi, cũng đẹp chán!” Cha cười hấc hấc rồi nói:
- Chuột cống nó sợ người lắm chị ơi, nó không biết chạy vào các ô số đâu!”
- Vậy cha thay thế bằng cửa hàng lắc Bầu Cua đi, con sẽ lắc cho, cái đó là nghề của con ngày Tết mà!
- Ô kê!”
Tôi hớn hở hẳn lên và làm cái bảng “Tôm Cua Cá Chuột” vì hai năm nữa mới là năm con cọp mà! Lòng thì vui nhưng cứ nghĩ đến tiền thuê xe lại xót cả ruột. Tôi định nhờ mấy ông trùm giáo họ mua dùm quà rồi cùng các bạn trẻ đi xe khách bên ngoài; nhưng báo chí diễn tả cảnh mua vé ở bến xe miền Đông làm tôi phát hoảng, đành phải thuê xe với giá 120 usd. Làm công tác xã hội mà tiêu xài tiền không tính toán thì cũng có ngày “phá sản” chứ không phải đùa!
Xe lăn đến vùng đất đỏ, cái nóng mùa khô của miền Nam đã gay gắt nhưng vì có gió nên cũng thấy thoáng. Trên một mảnh đất rộng trồng chuối, đu đủ, dưa Tây, nhãn………. .căn nhà của cha và quí thầy sạch sẽ gọn gàng, đơn sơ đúng theo tinh thần của dòng. Tôi được tạm trú trong cái phòng nhỏ xíu có cái giường bé và bàn học. Còn các em nam thì lăn lóc ở phòng khách.Vì thường là trưởng đoàn công tác, tính nết lại khó ăn khó ở nên tôi được ưu tiên; tôi thấy mình chưa “nên thánh” được vì không biết sống thích nghi,“bụi đời”.
Chúng tôi ăn trưa trong một cái chòi đẹp với món “gà vụt”, tức là thầy dòng cầm roi quất được con gà nào thì làm thịt con đó. Món ếch xào xả, món lẩu lươn và gỏi bắp cải. Tôi nói: “Thầy tàn nhẫn quá! Quả là bất hạnh cho con gà mái dầu khi đoàn từ thiện thăm vùng này! Thầy cười đắc chí: “Tàn nhẫn như vậy ăn mới ngon chị ạ!”
Nghỉ trưa được độ mười lăm phút, chúng tôi bắt đầu lên xe đi phát quà. Địa bàn rộng, nhà này cách nhà kia một quãng tương đối xa nên chia bốn chục phần quà cũng thấm mệt. Quà của chúng tôi là những món thiết thực như đường, bột ngọt, dầu ăn, bánh, hạt dưa, dầu gió. Đi cùng chúng tôi có cha và ông trùm trưởng giáo họ. Có đi đến từng nhà mới biết, ở đây người ta sống bằng việc trồng lúa, tiêu, điều, bắp, mì, cây ăn trái.
Nhiều người trồng khoai mì rồi chặt ra phơi khô bán cho nhà máy làm bột ngọt Vê-đan hay công ty cám Con Cò. Họ phơi trắng cả một khoảnh đất. Chỉ khổ một nỗi khoai mì trông “tầm thường” vậy mà mỗi năm cũng chỉ trồng được một vụ khoảng năm, sáu tháng rồi thời gian còn lại là đất bỏ hoang. Trồng khoai mì không tốn nhiều công sức và phân bón, nhưng bán nguyên củ chỉ được 1.000 đồng một kg, nếu phơi khô rồi thì được 3.000 đồng một kg, tức là 1 usd mua được 5,5 kg. Thế nên ở đây, phần đông người ta chỉ đủ ăn chứ không khá hay giàu lên được. Những người trồng tiêu hay trồng điều mà trúng thì cũng khá lên chút đỉnh mà thôi.
Ông trùm giáo họ còn nói một câu làm tôi hết hồn: “Các gia đình ở đây thường thì có bốn con trở lên, nhiều người có tám, hoặc mười hai con nữa!”. Thảo nào mà giáo xứ Hòa Thuận vào ngày Chúa nhật có đến hai thánh lễ dành cho thiếu nhi vì các cháu có đến 2.000 em, còn giáo họ bé xíu này có khoảng 150 em.
Thăm từng hộ thì thấy ở đây nhà cửa lại cũng trống huơ trống hoác, quá thiếu thốn tiện nghi như các vùng sâu vùng xa khác. Có một linh mục ở Canada đã trợ giúp xây nhà tình thương cho nơi này 8 căn, mỗi căn là 550 usd; còn cộng đoàn Vinh Sơn mới xin được 3 căn.
Lòng tôi còn thắt lại khi đi ngang qua mấy khu nhà không có đạo. Họ ở san sát nhau, trông nghèo nàn hết sức. Dịp nào có tiền, tôi nhất định trở lại đây để cho người ngoại giáo, còn những con chiên hiền lành, đã có các cha lo.
Về đến nhà dòng, chúng tôi lại ăn vội vã để chuẩn bị cho buổi gặp gỡ tối nay ở nhà thờ chính, tức là giáo xứ Hòa Thuận. Cha dòng mời tôi nói chuyện với gần 50 em nam nữ trong Lớp Ơn Gọi do cha tổ chức. Đó là những em học từ lớp 8 đến lớp 12, đang nhen nhúm ý tưởng đi tu, đang được cha huấn luyện từ từ.
Tôi hơi mệt nhưng rất phấn khởi chia sẻ đề tài làm công tác xã hội. Áp dụng phương pháp đối thoại khi giảng dạy tôi rất ngạc nhiên vì các em đặt nhiều câu hỏi sâu sắc. Thí dụ như: “Làm công tác xã hội, đem niềm vui đến cho người khác, có khi nào cô cảm thấy buồn, thất vọng, muốn bỏ cuộc không?” “ Cô chia sẻ, tâm sự vui buồn với ai sau một chuyến công tác dù thành công hay thất bại?” Tôi trả lời rất thật những gì tôi đã trải qua, dù đang có cha dòng ở đó. Tôi xúc động khi một em trai chia sẻ: “Không phải nhà con nghèo mà con có ý tưởng đi tu nhưng vì con thấy đời sống tinh thần của các cha vui quá; rồi còn cả một phần thưởng trên thiên đàng nữa……..”
Sáng sớm hôm sau, tức là Chúa nhật ngày 27 Tết, 4 giờ 30 chúng tôi đã lên xe cùng cha xứ đến giáo họ cách đó gần 5 km. Khi đến nơi, tôi đã thấy trẻ con có mặt đông đủ. Tôi bỗng thấy thương thương và khâm phục đám trẻ, vì dậy sớm quá, thế mà chúng còn phải đi bộ một quãng đường xa mới đến nhà thờ. Nếu Chúa nhật hôm nay không là ngày Tết, các em đã phải học giáo lý dưới gốc cây điều rồi vì có bảy lớp mà chỉ có một phòng để học.
Sau thánh lễ, tôi phát quà cho người lớn, trong khi các bạn trẻ Bông Hồng Xanh khác chuẩn bị các gian hàng hội chợ. Cha chọn những gia đình nghèo, đạo đức, lịch sự, có nếp sống văn hóa để giới thiệu với chúng tôi.
Đặc biệt nhất là phần Hội Vui Xuân. Một đội lân xuất hiện trong tiếng trống tiếng cheng làm cho thiếu nhi hớn hở hẳn lên. Có sáu cửa hàng: ném lon, thẩy vòng vào đầu vịt, phi tiêu vào bảng xốp, ném banh trúng vào rổ, thẩy vòng vào cổ chai bia, và quầy lắc Bầu Cua. Mỗi em thiếu nhi được phát 6 vé, đủ để đến 6 cửa hàng. Các cửa hàng của chúng tôi xem ra cũng chuyên nghiệp ra phết! Vui ơi là vui!
Sau hội chợ, những con vịt “tội nghiệp” phục vụ cuộc vui sẽ được nấu cháo để đãi cha, Ban hành giáo, Giáo lý viên, đội lân và chúng tôi. Còn dư một số gói bánh snach, một ông trùm có sáng kiến, ông đứng giữa sân hô to: “Ai nhặt rác sẽ đổi được bánh đây! Mại dzo, mại dzô!”, thế là một lát sau, sân giáo họ sạch boong.
Vừa dọn dẹp tôi vừa nghĩ ngợi lung tung. Đây chính là một vùng sâu vùng xa cần giúp đỡ nhất. Cách Sài Gòn 150 cây số mà cuộc sống cách biệt quá mức. Tôi lại hẹn với lòng, nếu có tiền, tháng tám năm nay nhất định phải tặng học bổng nơi này, cả trẻ không có đạo nữa.
An tượng nhất là bữa tiệc tất niên của giáo họ. Chúng tôi được ngồi cùng bàn với cha, có ba thầy (theo kế hoạch thì chỉ ít tháng nữa là chịu chức linh mục), quí ông Ban hành giáo. Những câu chuyện làm tôi cười đứt ruột, về nhà còn khàn cả tiếng.
Mở đầu bữa tiệc, một thầy hát: “Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy có trăm phần trăm……….. Dzô! Thế là cụng ly. Rồi cha gắp cho tôi một miếng thịt gà; tôi than thở: “Cha quí hóa con quá nên gắp cho miếng phao câu rõ là béo đây nè!” Cha hốt hoảng: ‘Đâu?” Thế là bao tiếng cười tội lỗi nảy sinh từ miếng thịt phao câu đó. Rồi có lẽ ham vui, một thầy dòng nâng ly, ngẫu hứng hát lên, thế là cả bàn cùng hát, tôi ngồi bên cạnh đưa hai tay lên múa phụ họa, ông trùm họ đạo có bốn con ngồi bên tôi cũng gõ vào lon bia cười ha hả. Nhiều câu chuyện cười vui được kể cho nhau nghe. Sau cùng là món lẩu, tôi còn cố hát: “Lẩu chiên bò Chúa không ưng, lẩu mắm lẩu dê Chúa không nhận, thì này con đến để nhậu... .lẩu Thái Lan!
Sau tiệc, mọi người giã từ nhau có phần bịn rịn. Chắc là ở vùng quê thì buồn, những cuộc gặp thế này xem ra quí ông trùm họ đạo rất thích. Tôi hẹn rằng sẽ trở lại làm ai cũng vui.
Chúng tôi ra về sớm hơn dự định và bỏ qua cơ hội đến biển hồ Cốc cách đó 15 km dù nghe nói ở đây bây giờ rất đẹp và cả suối nước nóng Bình Châu cách đó vài chục cây số nữa. Trên xe, tôi nhắm mắt, tự nhiên tôi muốn cảm ơn những gia đình nghèo và nhiều đứa trẻ gầy còm ở đây vì đã đưa đôi tay nhỏ bé ra nhận quà của quí ân nhân, từ tay chúng tôi. Chính họ đã đem lại niềm vui lớn trong cái Tết buồn nhất cuộc đời của tôi. Tôi cũng thầm biết ơn cha Gioan, Giám đốc VietCatholic, nhờ cha mà bốn năm qua nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đã được trợ giúp để có được những chuyến đi vào vùng sâu vùng xa thế này. Xin được hẹn một chuyến đi khác.
Giới trẻ giáo xứ Việt Nam Paris mừng xuân Mậu Tý
GS. Trần Văn Cảnh
13:22 05/02/2008
Giới trẻ mừng xuân MẬU TÝ
Giáo Xứ Việt Nam Paris
chủ nhật 03.02.2008
Hơn 200 bạn trẻ Giáo Xứ Việt Nam đã họp nhau mừng xuân MẬU TÝ hôm nay, chủ nhật 03.02.2008.
Trước thềm năm mới, Mừng xuân Mậu Tý tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, Thân Hữu Taxi đã mở màn ngày 19.01.2008 với trên 400 bạn hữu tại nhà hàng Asia Palace với tên là « Xuân Bác ái Mậu Tý TẤM LÒNG VÀNG cho các em mồ côi và khuyết tật tại Việt Nam ». Cộng Ðoàn Antony nối tiếp tổ chức mừng xuân vào chủ nhật 20.01.2008.
Chủ nhật 27.01.2008, Hội Ðồng Mục Vụ đã tổ chức tiệc truyền thống « Tiệc Xuân Thân Hữu » cho toàn cộng đoàn.. Thứ năm 31.01.2008, Lớp Pháp Văn tổ chức Lễ Xuân cho gần 200 học viên.
Sau giới trẻ hôm nay, tối thứ tư tới, ngày 06.02.2008, toàn thể cộng đoàn giáo xứ sẽ quây quần quanh nhau, bên Ban Giám Ðốc, mừng Lễ Giao Thừa bên Bàn Thờ và « Ăn Tết » Năm Mới chung với nhau.
Năm mới, Chủ nhật 10.02.2004, Cộng đoàn Cergy và Cộng đoàn Sarcelles, mỗi địa điểm đều tổ chức Lễ mừng Xuân. Thứ bảy 16.02.2008 Cộng đoàn Villiers-Le-Bel và Hội Liên Tu Sĩ cùng tổ chức mừng xuân tại trụ sở Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, chung vui 350 năm thành lập hội với các cha thừa sai.
Chủ nhật 17.02.2008, ba Lễ Xuân sẽ được ba đơn vị tổ chức: Cộng Ðoàn Marne-La-Vallée, Cộng Ðoàn Ermont và Ðoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Kytô Vua.
Năm mới, tâm hồn mới.
Khởi đầu Lễ Xuân của giới trẻ, một thánh lễ đã được cử hành do một linh mục trẻ, vừa chịu chức năm 2007, cha BÙI TRẦN XUÂN TRIẾT, với sự đồng tế của hai cha tuyên úy Ðinh Ðồng Thượng Sách, Nguyễn Thanh Ðiển và một cha khách. Chia sẻ lời Chúa, cha Triết đã nói về « Năm mới, tâm hồn mới »:
« Năm mới sắp đến, sắp đến với bao chương trình mới, kế hoạch mới, đường lối mới. năm mùới cũng sẽ được mới nhờ cơn nắng mới, làn khí mới, nhà cửa mới, đường ngõ mới. Năm mới còn mới nhờ quần áo mới, xe mới, giầy mới.
Nhưng tất cả những cái mới đi theo năm mới vừa kể mới chỉ là những cái mới chung chung, tập tục và có tính cách qui hoạch bên ngoài. Những cái mới này thường ồn ào đến, chóng vánh về và vội vã đi…
Có một cái mới âm thầm, kín đáo, thanh thoát nhẹ nhàng, căn bản và phong phú, một cái mới cần phải có, cần phải tìm, cái mới này có sức sáng tạo và làm mới được tất cả, xây dửng lại tất cả, tổ chức lại tất cả, giao hòa được tất cả. Cái mới đó chính là một tâm hồn mới.
Thực vậy, tất cả mọi cái mới khác sẽ không thể tồn tại và phát triển, nếu thiếu vắng một tâm hồn mới. Dù năm mới có kéo theo gió mới, nắng mới, đất mới, trời mới, nhưng nếu tâm hồn tôi không mới, thì hạnh phúc, an bình và niềm vui thực sự sẽ không chịu cư ngụ trong tôi.
Dú cảnh vật đã sang xuân đổi mới, nhưng nếu lòng tôi vẫn cũ xì, thì nụ cười trong tim tôi không thể hân hoan rạng rỡ với nắng xuân.
Dù chương trình mới đã nên khuôn, kế hoạch mới đã thành hình, nhưng hồn tôi vẫn nằm lì trong han dỉ, thì đôi chân cuộc đời tôi vẫn án binh bất động.
Tâm hồn mới là chìa khóa mở cửa cho ta đi vào tổ ấm mới; là cánh đại bàng đem ta vào trời mới bao la, vô tận; là nhịp cầu cho ta qua miền đất mới; là con đò đưa ta cập bến mới bình an. Nhưng thế nào là một tâm hồn mới ?
Tâm hồn mới là một tâm hồn biết chìm xuống thật sâu để nhận ra mình thiếu thốn tất cả, dòn mỏng, mong manh, yếu đuối, bất toàn; Nên tâm hồn mới trước hết là một tâm hồn khiêm tốn và luôn ý thức thân phận làm người của mình.
Tâm hồn mới là một tâm hồn không tự mãn, tự đủ, để tự chôn kín đời mình trong tháp ngà ích kỷ, nhưng luôn thấy mình cần đến người khác để được nâng đỡ, cảm thông.
Tâm hồn mới là một tâm hồn không chỉ chiêm ngắm mình, nhưng biết hướng tầm nhìn đến người khác để chân thành cộng tác và quảng đại chia sẻ.
Tâm hồn mới là một tâm hồn không khép kín vì lo sợ, không lẩn tránh vì gian dối, không hèn nhát vì ham sống sợ chết, không do dự vì bon chen tính toán, càng không dửng dưng vì hững hờ khinh mạn; nhưng can đảm trước trách nhiệm, liều lĩnh vì yêu thương, nhẫn nại bởi nhân hậu, sy sinh vì ích chung, trung tín cho một chọn lựa.
Ðể có được một tâm hồn mới, chúng ta phải cầu xin với Ðấng luôn làm mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Không có Ngài, ta không thể đổi mới tâm hồn, chỉ vì ta rất yếu đuối và những điều kiện ngoạt tại thường rất éo le, khắc nghiệt, luôn kềm giữ, trói buộc ta, bắt ta phải ở lì mâi trong bùn nhơ, cũ kỹ… Ðể có thể đứng dậy, cất bước trở về nhà cha, người con hoang đàng đã cần đến giòng lệ thương nhớ của cha già hằng ngày ra ngõ ngóng trông. Ðể có can đảm dứt bỏ đời tội lụy, người con phung phá đã phải bắt đầu bằng nhận ra mình có lỗi và tâm tình thương cha, nhớ nhà.
Cầu xin ơn đổi mới, chính là khởi điểm quan trọng, là bước chân thứ nhất Chúa đòi ta phải thực hiện mỗi ngày; vì mỗi ngày Chúa đều âm thầm, nhỏ nhẹ, mời gọi mỗi người chúng ta bướv thêm một bước nữa, để đến gần Chúa hơn.
Trước thềm năm mới, chúng ta chúc nhau có được một tâm hồn mới trong năm mới, một trái tim mới cho mùa xuân mới. Thiên Chúa đợi chờ ở chúng ta một quà tặng. Quà tặng đẹo lòng Ngài nhất, chính là tâm hồn mới. Amen
Tiệc và Văn nghệ « Hồng Ân »
Sau thánh lễ, là tiệc xuân và văn nghệ xuân « Hồng Ân ».
Hơn 200 bạn trẻ đã cùng gia đình và thân hữu « Nâng ly rượu mừng ngày xuân », cùng nhau dùng miếng gỏi, miếng xôi, miếng thịt,.. Tiệc xuân được hầu tiếp trên 20 bàn tiệc dài với tám món: Súp măng cua, Tôm chiên, Hoành thánh tôm chiên, Gỏi ngó sen tôm thịt, Thịt heo quay, Vịt quay, Xôi thập cẩm, Chè bà Ba.
Tiệc vừa bắt đầu, một bạn trẻ từ đâu đi lại, mang theo một chai rượu đỏ Bordeau để trước mặt tôi và nói: « Thưa bác, cháu xin biếu bác chai rượu xuân, và trước thềm năm mới, cháu xin chúc bác và gia đình mọi điều may mắn ». Cảm động ra mặt, tôi trả lời cháu: « Cám ơn cháu, bác cũng xin chúc cháu và gia đình một năm mới hạnh phúc, khoẻ mạnh và thành đạt ». Ngồi cùng bàn với tôi, bố cháu cũng đã có nhã ý tặng bàn một chai rượu.
Tôi đi một vòng 20 bàn tiệc và lắng nghe xem họ nói gì với nhau trong tiệc xuân. Người thì kể chuyện học hành, làm ăn năm cũ,… Kẻ thì nghị luận những biến cố đang xẩy ra trên quê hương Việt Nam, trên xứ Pháp, trên thế giới,… Người lại nói về dự tính tương lai, đi JMJ Ngày Thế Giới Giới Trẻ, … Mấy cô mấy bà hay nói về con cái của mình, về hàng bán « hạ giá »,… Chỗ mấy thanh niên, tôi nghe họ hỏi nhau về kinh nghiệm nâng cao trình độ học hành, thăng tiến công việc, sắm sửa vật dụng, mua tậu nhà cửa,…Mỗi bàn, mỗi góc là một câu chuyện khác nhau.
Trong một góc nọ, hơi lạ, mấy bạn trẻ đang nói chuyện về buổi văn nghệ « Triều Nguyên Ơn Phước cả » tổ chức tại giáo xứ ngày chủ nhật 30.12.2007 vừa qua. Rồi thi nhau đọc thơ về « Chuột ». Tôi nghe lỏm được mấy câu ca dao, đại loại như:
Tuổi Tý là tuổi con chuột chù,
Bắt gà bắt chuột đem thuồn xuống hang,…
Chuột chù chê khỉ rằng hôi,
khỉ mới trả lời « cả họ mày thơm ? »…
Con mèo, con mẻo con meo,
muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà,…
Con mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa,
Mua mắm mưa muối giỗ cha chú méo…
Cảm động, tôi dừng lại khen mấy anh chị có tinh thần « văn hóa dân tộc ». Tôi bị mấy anh chị bắt bí. « Thế thì xin bác góp phần, cho chúng cháu mấy câu thơ ». Trời ơi, chết rồi, ai bảo dại đi vào hang cọp, tôi tự nhủ. May thay, mấy ngày vừa qua một ý tưởng « Xuân hy vọng » cứ luẩn quẩn trong đầu. Tôi liền móc óc đọc:
Gương trong hồ nước, tráng bóng trời
Cỏ hoa khoe sắc, trải khắp nơi
Chim ca ríu rít, chào muôn lối
Nhi đồng áo mới, nở nụ cười
Nụ cười trao tặng một niềm tin
Lời nói chia phần vạn tâm tình
Ánh mắt trao nhau niềm hy vọng
Câu ca nhắn nhủ tiếng thánh linh
Em mong ước gì trong tương lai ?
Em thương mến ai, đợi chờ ai ?
Em tin cái gì, tin ai chứ ?
Em hy vọng gì ở ngày mai ?
Thanh Hương_Ðón xuân Mậu Tý_Paris, 2008
Trong khi các bạn trẻ cùng gia đình và bạn bè dự tiệc, hai cha tuyên úy Ðinh Ðồng Thượng Sách và Nguyễn Thanh Ðiển cùng lên trên sân khấu chúc mừng năm mới mọi người và cầu mong cho các bạn trẻ trong năm « Mậu Tý » sẽ vẫn và càng tham gia đông đủ hơn trong các thánh lễ giới trẻ đầu tháng.
Sau đó, một buổi văn nghệ rầt linh động và trẻ trung đã được các bạn trẻ góp phần với nhiều bài ca dân tộc, điệu múa quê hương, câu thơ non nước.
Paris, ngày 04 tháng 02 năm 2008
Giáo Xứ Việt Nam Paris
chủ nhật 03.02.2008
Hơn 200 bạn trẻ Giáo Xứ Việt Nam đã họp nhau mừng xuân MẬU TÝ hôm nay, chủ nhật 03.02.2008.
Trước thềm năm mới, Mừng xuân Mậu Tý tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, Thân Hữu Taxi đã mở màn ngày 19.01.2008 với trên 400 bạn hữu tại nhà hàng Asia Palace với tên là « Xuân Bác ái Mậu Tý TẤM LÒNG VÀNG cho các em mồ côi và khuyết tật tại Việt Nam ». Cộng Ðoàn Antony nối tiếp tổ chức mừng xuân vào chủ nhật 20.01.2008.
Chủ nhật 27.01.2008, Hội Ðồng Mục Vụ đã tổ chức tiệc truyền thống « Tiệc Xuân Thân Hữu » cho toàn cộng đoàn.. Thứ năm 31.01.2008, Lớp Pháp Văn tổ chức Lễ Xuân cho gần 200 học viên.
Sau giới trẻ hôm nay, tối thứ tư tới, ngày 06.02.2008, toàn thể cộng đoàn giáo xứ sẽ quây quần quanh nhau, bên Ban Giám Ðốc, mừng Lễ Giao Thừa bên Bàn Thờ và « Ăn Tết » Năm Mới chung với nhau.
Năm mới, Chủ nhật 10.02.2004, Cộng đoàn Cergy và Cộng đoàn Sarcelles, mỗi địa điểm đều tổ chức Lễ mừng Xuân. Thứ bảy 16.02.2008 Cộng đoàn Villiers-Le-Bel và Hội Liên Tu Sĩ cùng tổ chức mừng xuân tại trụ sở Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, chung vui 350 năm thành lập hội với các cha thừa sai.
Chủ nhật 17.02.2008, ba Lễ Xuân sẽ được ba đơn vị tổ chức: Cộng Ðoàn Marne-La-Vallée, Cộng Ðoàn Ermont và Ðoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Kytô Vua.
Năm mới, tâm hồn mới.
Khởi đầu Lễ Xuân của giới trẻ, một thánh lễ đã được cử hành do một linh mục trẻ, vừa chịu chức năm 2007, cha BÙI TRẦN XUÂN TRIẾT, với sự đồng tế của hai cha tuyên úy Ðinh Ðồng Thượng Sách, Nguyễn Thanh Ðiển và một cha khách. Chia sẻ lời Chúa, cha Triết đã nói về « Năm mới, tâm hồn mới »:
« Năm mới sắp đến, sắp đến với bao chương trình mới, kế hoạch mới, đường lối mới. năm mùới cũng sẽ được mới nhờ cơn nắng mới, làn khí mới, nhà cửa mới, đường ngõ mới. Năm mới còn mới nhờ quần áo mới, xe mới, giầy mới.
Nhưng tất cả những cái mới đi theo năm mới vừa kể mới chỉ là những cái mới chung chung, tập tục và có tính cách qui hoạch bên ngoài. Những cái mới này thường ồn ào đến, chóng vánh về và vội vã đi…
Có một cái mới âm thầm, kín đáo, thanh thoát nhẹ nhàng, căn bản và phong phú, một cái mới cần phải có, cần phải tìm, cái mới này có sức sáng tạo và làm mới được tất cả, xây dửng lại tất cả, tổ chức lại tất cả, giao hòa được tất cả. Cái mới đó chính là một tâm hồn mới.
Thực vậy, tất cả mọi cái mới khác sẽ không thể tồn tại và phát triển, nếu thiếu vắng một tâm hồn mới. Dù năm mới có kéo theo gió mới, nắng mới, đất mới, trời mới, nhưng nếu tâm hồn tôi không mới, thì hạnh phúc, an bình và niềm vui thực sự sẽ không chịu cư ngụ trong tôi.
Dú cảnh vật đã sang xuân đổi mới, nhưng nếu lòng tôi vẫn cũ xì, thì nụ cười trong tim tôi không thể hân hoan rạng rỡ với nắng xuân.
Dù chương trình mới đã nên khuôn, kế hoạch mới đã thành hình, nhưng hồn tôi vẫn nằm lì trong han dỉ, thì đôi chân cuộc đời tôi vẫn án binh bất động.
Tâm hồn mới là chìa khóa mở cửa cho ta đi vào tổ ấm mới; là cánh đại bàng đem ta vào trời mới bao la, vô tận; là nhịp cầu cho ta qua miền đất mới; là con đò đưa ta cập bến mới bình an. Nhưng thế nào là một tâm hồn mới ?
Tâm hồn mới là một tâm hồn biết chìm xuống thật sâu để nhận ra mình thiếu thốn tất cả, dòn mỏng, mong manh, yếu đuối, bất toàn; Nên tâm hồn mới trước hết là một tâm hồn khiêm tốn và luôn ý thức thân phận làm người của mình.
Tâm hồn mới là một tâm hồn không tự mãn, tự đủ, để tự chôn kín đời mình trong tháp ngà ích kỷ, nhưng luôn thấy mình cần đến người khác để được nâng đỡ, cảm thông.
Tâm hồn mới là một tâm hồn không chỉ chiêm ngắm mình, nhưng biết hướng tầm nhìn đến người khác để chân thành cộng tác và quảng đại chia sẻ.
Tâm hồn mới là một tâm hồn không khép kín vì lo sợ, không lẩn tránh vì gian dối, không hèn nhát vì ham sống sợ chết, không do dự vì bon chen tính toán, càng không dửng dưng vì hững hờ khinh mạn; nhưng can đảm trước trách nhiệm, liều lĩnh vì yêu thương, nhẫn nại bởi nhân hậu, sy sinh vì ích chung, trung tín cho một chọn lựa.
Ðể có được một tâm hồn mới, chúng ta phải cầu xin với Ðấng luôn làm mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Không có Ngài, ta không thể đổi mới tâm hồn, chỉ vì ta rất yếu đuối và những điều kiện ngoạt tại thường rất éo le, khắc nghiệt, luôn kềm giữ, trói buộc ta, bắt ta phải ở lì mâi trong bùn nhơ, cũ kỹ… Ðể có thể đứng dậy, cất bước trở về nhà cha, người con hoang đàng đã cần đến giòng lệ thương nhớ của cha già hằng ngày ra ngõ ngóng trông. Ðể có can đảm dứt bỏ đời tội lụy, người con phung phá đã phải bắt đầu bằng nhận ra mình có lỗi và tâm tình thương cha, nhớ nhà.
Cầu xin ơn đổi mới, chính là khởi điểm quan trọng, là bước chân thứ nhất Chúa đòi ta phải thực hiện mỗi ngày; vì mỗi ngày Chúa đều âm thầm, nhỏ nhẹ, mời gọi mỗi người chúng ta bướv thêm một bước nữa, để đến gần Chúa hơn.
Trước thềm năm mới, chúng ta chúc nhau có được một tâm hồn mới trong năm mới, một trái tim mới cho mùa xuân mới. Thiên Chúa đợi chờ ở chúng ta một quà tặng. Quà tặng đẹo lòng Ngài nhất, chính là tâm hồn mới. Amen
Tiệc và Văn nghệ « Hồng Ân »
Sau thánh lễ, là tiệc xuân và văn nghệ xuân « Hồng Ân ».
Hơn 200 bạn trẻ đã cùng gia đình và thân hữu « Nâng ly rượu mừng ngày xuân », cùng nhau dùng miếng gỏi, miếng xôi, miếng thịt,.. Tiệc xuân được hầu tiếp trên 20 bàn tiệc dài với tám món: Súp măng cua, Tôm chiên, Hoành thánh tôm chiên, Gỏi ngó sen tôm thịt, Thịt heo quay, Vịt quay, Xôi thập cẩm, Chè bà Ba.
Tiệc vừa bắt đầu, một bạn trẻ từ đâu đi lại, mang theo một chai rượu đỏ Bordeau để trước mặt tôi và nói: « Thưa bác, cháu xin biếu bác chai rượu xuân, và trước thềm năm mới, cháu xin chúc bác và gia đình mọi điều may mắn ». Cảm động ra mặt, tôi trả lời cháu: « Cám ơn cháu, bác cũng xin chúc cháu và gia đình một năm mới hạnh phúc, khoẻ mạnh và thành đạt ». Ngồi cùng bàn với tôi, bố cháu cũng đã có nhã ý tặng bàn một chai rượu.
Tôi đi một vòng 20 bàn tiệc và lắng nghe xem họ nói gì với nhau trong tiệc xuân. Người thì kể chuyện học hành, làm ăn năm cũ,… Kẻ thì nghị luận những biến cố đang xẩy ra trên quê hương Việt Nam, trên xứ Pháp, trên thế giới,… Người lại nói về dự tính tương lai, đi JMJ Ngày Thế Giới Giới Trẻ, … Mấy cô mấy bà hay nói về con cái của mình, về hàng bán « hạ giá »,… Chỗ mấy thanh niên, tôi nghe họ hỏi nhau về kinh nghiệm nâng cao trình độ học hành, thăng tiến công việc, sắm sửa vật dụng, mua tậu nhà cửa,…Mỗi bàn, mỗi góc là một câu chuyện khác nhau.
Trong một góc nọ, hơi lạ, mấy bạn trẻ đang nói chuyện về buổi văn nghệ « Triều Nguyên Ơn Phước cả » tổ chức tại giáo xứ ngày chủ nhật 30.12.2007 vừa qua. Rồi thi nhau đọc thơ về « Chuột ». Tôi nghe lỏm được mấy câu ca dao, đại loại như:
Tuổi Tý là tuổi con chuột chù,
Bắt gà bắt chuột đem thuồn xuống hang,…
Chuột chù chê khỉ rằng hôi,
khỉ mới trả lời « cả họ mày thơm ? »…
Con mèo, con mẻo con meo,
muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà,…
Con mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa,
Mua mắm mưa muối giỗ cha chú méo…
Cảm động, tôi dừng lại khen mấy anh chị có tinh thần « văn hóa dân tộc ». Tôi bị mấy anh chị bắt bí. « Thế thì xin bác góp phần, cho chúng cháu mấy câu thơ ». Trời ơi, chết rồi, ai bảo dại đi vào hang cọp, tôi tự nhủ. May thay, mấy ngày vừa qua một ý tưởng « Xuân hy vọng » cứ luẩn quẩn trong đầu. Tôi liền móc óc đọc:
Gương trong hồ nước, tráng bóng trời
Cỏ hoa khoe sắc, trải khắp nơi
Chim ca ríu rít, chào muôn lối
Nhi đồng áo mới, nở nụ cười
Nụ cười trao tặng một niềm tin
Lời nói chia phần vạn tâm tình
Ánh mắt trao nhau niềm hy vọng
Câu ca nhắn nhủ tiếng thánh linh
Em mong ước gì trong tương lai ?
Em thương mến ai, đợi chờ ai ?
Em tin cái gì, tin ai chứ ?
Em hy vọng gì ở ngày mai ?
Thanh Hương_Ðón xuân Mậu Tý_Paris, 2008
Trong khi các bạn trẻ cùng gia đình và bạn bè dự tiệc, hai cha tuyên úy Ðinh Ðồng Thượng Sách và Nguyễn Thanh Ðiển cùng lên trên sân khấu chúc mừng năm mới mọi người và cầu mong cho các bạn trẻ trong năm « Mậu Tý » sẽ vẫn và càng tham gia đông đủ hơn trong các thánh lễ giới trẻ đầu tháng.
Sau đó, một buổi văn nghệ rầt linh động và trẻ trung đã được các bạn trẻ góp phần với nhiều bài ca dân tộc, điệu múa quê hương, câu thơ non nước.
Paris, ngày 04 tháng 02 năm 2008
Hình ảnh Hội Chợ Tết, múa lân và mừng Tân Xuân tại giáo họ Hòa Vinh, Bà Rịa
Maria Vũ Loan
14:10 05/02/2008
http:vietcatholic.net/Albums/80204MuaLan03022008/
Thánh Lễ Tân Niên Năm Mậu Tý 2008: Lễ nghi tôn kính Tổ Tiên
Bản mẫu đề nghị
18:11 05/02/2008
Thánh Lễ Tân Niên Năm Mậu Tý 2008: Lễ nghi tôn kính Tổ Tiên
I. Lễ Nghi Tôn Kính Tổ Tiên
1.Chiêng trống ba hồi
2.Hát Ca Nhập Lễ và rước các linh mục ra bàn thờ
3.Tuyên Đọc Công Đức Tổ Tiên
(Người xướng ngôn NXN):
Hôm nay, trong bầu không khí linh thiêng của (những)Ngày Đầu Năm Mới, chúng ta họp nhau nơi đây để cảm tạ Chúa về mọi ơn lành Người đã ban cho chúng ta trong năm vừa qua, xin Người thứ tha mọi lỗi lầm trong năm cũ và chúc lành cho chúng ta trong năm mới. Theo truyền thống văn hoá tốt đẹp từ ngàn xưa của dân tộc Việt, chúng ta cũng nhân dịp này tưởng nhớ công đức của các bậc tổ tiên, nhớ tới mọi người thân yêu đã khuất. Đồng thời với tâm tình biết ơn sâu sa, chúng ta cũng tuởng nhớ công đức của các bậc Quốc Tổ và anh hùng dân tộc của cả hai quốc gia Việt, Mỹ, đặc biệt là các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hịa, Hoa Kỳ và Đồng Minh đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam, cũng như mọi người đã hy sinh mạng sống để bảo vệ tự do và hạnh phúc cho chúng ta, trong đó có các chiến sĩ cảnh sát, cứu hoả, nhân viên cấp cứu y tế và các binh sĩ trong quân lực Hoa Kỳ đã ngã xuống trong khi thi hành nhiệm vụ.
Giờ đây, đại diện của hàng giáo sĩ và cộng đoàn sẽ dâng hương để tỏ lòng tôn kính các bậc tổ tiên của các gia đình cũng như các anh hùng dân tộc. Xin cộng đoàn hướng về bàn thờ tổ tiên. Mỗi khi nghe hiệu chiêng trống, xin mọi người cúi đầu hành lễ.
4.Lễ Niệm Hương Tôn Kính Tổ Tiên (do Hàng Giáo Sĩ và Đại Diện Cộng Đoàn)
5. Lời Nguyện Kết Thúc Lễ Niệm Hương (cha Chủ tế):
Lạy Cha là Chúa của tình yêu và lòng thương xót, Chúa đã dạy chúng con tôn kính ông bà, cha mẹ, và các bậc tổ tiên, xin nghe lời chúng con cầu nguyện mà rủ lòng thương đến các bậc tổ tiên và thân bằng quyến thuộc của chúng con đã qua đời, cũng như tất cả mọi người đã hy sinh mạng sống để bảo vệ tự do và hạnh phúc cho chúng con. Xin cho họ được vui hưởng vinh quang và hạnh phúc nước trời. Chúng con nguyện xin nhờ Đức Kitơ, Chúa chúng con. Amen.
II. Thánh Lễ
(cử hành như thường lệ ngoại trừ phần dâng lễ vật và cầu nguyện cho cha mẹ sau rước lễ)
1.Dâng Lễ Vật.
a. Bánh Dầy, Bánh Chưng
(NXN): Bánh dầy hình tròn tượng trưng cho trời, bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất; chúng ta dâng lên Chúa để cảm tạ Chúa vì muôn điều kỳ diệu Chúa đã làm trên trời, dưới đất vì lòng yêu thương chúng ta, và nhất là đã sai Đức Kitô đến để giao hoà đất với trời, giao hoà tội nhân với Thiên Chúa.
b. Giỏ Trái Cây
(NXN): Giỏ trái cây này tượng trưng cho hoa màu của tiểu bang Massachusetts, vùng New England cũng như của toàn nước Mỹ. Chúng ta dâng lên Chúa để cảm tạ Chúa đã đưa chúng ta đến miền đất hứa này, cho chúng ta có cơ hội xây dựng lại cuộc đời trong tự do và thanh bình.
c. Một Cuốn Sách Giáo Khoa
(NXN): Cuốn sách giáo khoa này tượng trưng cho giáo dục và thăng tiến. Chúng ta dâng lại cho Chúa để cám ơn Ngài đã cho chúng ta và con em chúng ta có cơ hội học hành để thăng tiến bản thân, ngang hàng với mọi sắc dân khác.
d. Bánh và Rượu
(NXN): Bánh và rượu tượng trưng cho hoa màu của đất và lao công của con người. Cùng với của lễ này chúng ta dâng lên Chúa mọi nỗi vui buồn, mọi ước mơ và thất vọng, mọi thành công và thất bại của chúng ta với niềm tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu vô biên của Ngài.
2 Cầu Cho Cha Mẹ (sau rước lễ)
(NXN): Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Trong giây phút này, chúng ta hợp lời với ca đoàn để dâng lên Chúa bài hát cầu nguyện cho cha mẹ thân yêu của chúng ta. Xin Chúa cho cha mẹ chúng ta tràn đầy ân sủng Chúa trong Năm Mới và cho chúng ta biết sống hiếu thảo với cha mẹ như lời Chúa dạy.
(Ca đoàn cùng với giáo dân hát một bài cầu cho cha mẹ)
Happy New Year: The New Year Holy Mass of The New Year 2008
I. Honoring The Ancestors
1. Drum rolling and gong striking
2. Entrance song and procession of the celebrants
3. Acknowledging the Virtues And Merit of Our Ancestors
(Announcer): This morning, in these sacred hours of the New Year Day(s), we gather together in this beloved church as a family of God’s people. Let us thank God for all the good things He has granted us so generously for the past year and ask Him to forgive our trespasses and bless us in the coming year. Following the long and respectable tradition of the Vietnamese culture, let us take this opportunity to honor, remember, and pray for our ancestors and all beloved departed relatives. With deep gratitude, let us also honor, remember, and pray for the forefathers and heroes of the two countries, Vietnam and the United States of America, and all those who have sacrificed their lives for our freedom and happiness, among them are the members of the Vietnamese, American, and Allies’ Arm Forces who died for the cause of freedom in the Vietnam War and all police officers, firefighters, medical emergency personnel, and American soldiers who have fallen in the line of duty.
Now on our behalf, representatives of the clergy and the congregation will offer incense on the altar of ancestors. We would like to ask the congregation to turn to the ancestors’ altar. Each time you hear the gong and drum, please bow you head.
4. Offering Incense to Our Ancestors
(by priests, deacons and representatives of the congregation)
5.Concluding Prayer (theCelebrant):
Heavenly Father, God of love and mercy! You have commanded us to honor our parents, grandparents, and ancestors, please hear our prayers and show your mercy to our ancestors and departed relatives and all those who have sacrificed their lives for our freedom and happiness, and welcome them into Your Kingdom. We ask this in the Name of Jesus, the Lord. Amen.
II. Holy Mass (to be celebrated as usual, except the presentation of gifts and praying for parents)
1.Presentation of The Gifts
a. The Round-shaped Cake and the Square-shaped Cake.
(Announcer): The round-shaped cake is the symbol of the Heaven. The square-shaped cake is the symbol of the Earth. With these gifts we thank God for all the wonders he has done in the heaven and on the earth because he loves us, and for sending His Only Son to this world to reconcile heaven and earth, sinners and the almighty God.
b. A Fruit Basket
(Announcer): This fruit basket represents the fruits and vegetables from the land of Massachusetts, the New England States, and all the United States of America. With this gift, we thank God for letting us settle in this promised land and giving us the opportunities to rebuild our lives in freedom and peace.
c. A Textbook
(Anncouncer): This textbook represents education and advancement. With this gift, we thank God for letting us enjoy the blessing of excellent education so that we may have an equal opportunity to better ourselves along with our fellow Americans of different ethnic origins
d. Bread and Wine
(Announcer): Bread and Wine are products of the earth and mankind’s labor. Along with these gifts, we also bring to God our happiness and sufferings, dreams and disappointments, successes and failures with our absolute trust in His unlimited love.
2. Praying For Parents (after the Holy Communion)
(Announcer): Our parents have worked so hard to raise and educate us. They have sacrificed so much for our future. In this moment, please join the choir to pray for our parents. May God bless them in the New Year. May God help us respect, honor, and support them in accordance with His teachings. (The choir leads the congregation singing a song praying for parents)
I. Lễ Nghi Tôn Kính Tổ Tiên
1.Chiêng trống ba hồi
2.Hát Ca Nhập Lễ và rước các linh mục ra bàn thờ
3.Tuyên Đọc Công Đức Tổ Tiên
(Người xướng ngôn NXN):
Hôm nay, trong bầu không khí linh thiêng của (những)Ngày Đầu Năm Mới, chúng ta họp nhau nơi đây để cảm tạ Chúa về mọi ơn lành Người đã ban cho chúng ta trong năm vừa qua, xin Người thứ tha mọi lỗi lầm trong năm cũ và chúc lành cho chúng ta trong năm mới. Theo truyền thống văn hoá tốt đẹp từ ngàn xưa của dân tộc Việt, chúng ta cũng nhân dịp này tưởng nhớ công đức của các bậc tổ tiên, nhớ tới mọi người thân yêu đã khuất. Đồng thời với tâm tình biết ơn sâu sa, chúng ta cũng tuởng nhớ công đức của các bậc Quốc Tổ và anh hùng dân tộc của cả hai quốc gia Việt, Mỹ, đặc biệt là các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hịa, Hoa Kỳ và Đồng Minh đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam, cũng như mọi người đã hy sinh mạng sống để bảo vệ tự do và hạnh phúc cho chúng ta, trong đó có các chiến sĩ cảnh sát, cứu hoả, nhân viên cấp cứu y tế và các binh sĩ trong quân lực Hoa Kỳ đã ngã xuống trong khi thi hành nhiệm vụ.
Giờ đây, đại diện của hàng giáo sĩ và cộng đoàn sẽ dâng hương để tỏ lòng tôn kính các bậc tổ tiên của các gia đình cũng như các anh hùng dân tộc. Xin cộng đoàn hướng về bàn thờ tổ tiên. Mỗi khi nghe hiệu chiêng trống, xin mọi người cúi đầu hành lễ.
4.Lễ Niệm Hương Tôn Kính Tổ Tiên (do Hàng Giáo Sĩ và Đại Diện Cộng Đoàn)
5. Lời Nguyện Kết Thúc Lễ Niệm Hương (cha Chủ tế):
Lạy Cha là Chúa của tình yêu và lòng thương xót, Chúa đã dạy chúng con tôn kính ông bà, cha mẹ, và các bậc tổ tiên, xin nghe lời chúng con cầu nguyện mà rủ lòng thương đến các bậc tổ tiên và thân bằng quyến thuộc của chúng con đã qua đời, cũng như tất cả mọi người đã hy sinh mạng sống để bảo vệ tự do và hạnh phúc cho chúng con. Xin cho họ được vui hưởng vinh quang và hạnh phúc nước trời. Chúng con nguyện xin nhờ Đức Kitơ, Chúa chúng con. Amen.
II. Thánh Lễ
(cử hành như thường lệ ngoại trừ phần dâng lễ vật và cầu nguyện cho cha mẹ sau rước lễ)
1.Dâng Lễ Vật.
a. Bánh Dầy, Bánh Chưng
(NXN): Bánh dầy hình tròn tượng trưng cho trời, bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất; chúng ta dâng lên Chúa để cảm tạ Chúa vì muôn điều kỳ diệu Chúa đã làm trên trời, dưới đất vì lòng yêu thương chúng ta, và nhất là đã sai Đức Kitô đến để giao hoà đất với trời, giao hoà tội nhân với Thiên Chúa.
b. Giỏ Trái Cây
(NXN): Giỏ trái cây này tượng trưng cho hoa màu của tiểu bang Massachusetts, vùng New England cũng như của toàn nước Mỹ. Chúng ta dâng lên Chúa để cảm tạ Chúa đã đưa chúng ta đến miền đất hứa này, cho chúng ta có cơ hội xây dựng lại cuộc đời trong tự do và thanh bình.
c. Một Cuốn Sách Giáo Khoa
(NXN): Cuốn sách giáo khoa này tượng trưng cho giáo dục và thăng tiến. Chúng ta dâng lại cho Chúa để cám ơn Ngài đã cho chúng ta và con em chúng ta có cơ hội học hành để thăng tiến bản thân, ngang hàng với mọi sắc dân khác.
d. Bánh và Rượu
(NXN): Bánh và rượu tượng trưng cho hoa màu của đất và lao công của con người. Cùng với của lễ này chúng ta dâng lên Chúa mọi nỗi vui buồn, mọi ước mơ và thất vọng, mọi thành công và thất bại của chúng ta với niềm tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu vô biên của Ngài.
2 Cầu Cho Cha Mẹ (sau rước lễ)
(NXN): Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Trong giây phút này, chúng ta hợp lời với ca đoàn để dâng lên Chúa bài hát cầu nguyện cho cha mẹ thân yêu của chúng ta. Xin Chúa cho cha mẹ chúng ta tràn đầy ân sủng Chúa trong Năm Mới và cho chúng ta biết sống hiếu thảo với cha mẹ như lời Chúa dạy.
(Ca đoàn cùng với giáo dân hát một bài cầu cho cha mẹ)
Happy New Year: The New Year Holy Mass of The New Year 2008
I. Honoring The Ancestors
1. Drum rolling and gong striking
2. Entrance song and procession of the celebrants
3. Acknowledging the Virtues And Merit of Our Ancestors
(Announcer): This morning, in these sacred hours of the New Year Day(s), we gather together in this beloved church as a family of God’s people. Let us thank God for all the good things He has granted us so generously for the past year and ask Him to forgive our trespasses and bless us in the coming year. Following the long and respectable tradition of the Vietnamese culture, let us take this opportunity to honor, remember, and pray for our ancestors and all beloved departed relatives. With deep gratitude, let us also honor, remember, and pray for the forefathers and heroes of the two countries, Vietnam and the United States of America, and all those who have sacrificed their lives for our freedom and happiness, among them are the members of the Vietnamese, American, and Allies’ Arm Forces who died for the cause of freedom in the Vietnam War and all police officers, firefighters, medical emergency personnel, and American soldiers who have fallen in the line of duty.
Now on our behalf, representatives of the clergy and the congregation will offer incense on the altar of ancestors. We would like to ask the congregation to turn to the ancestors’ altar. Each time you hear the gong and drum, please bow you head.
4. Offering Incense to Our Ancestors
(by priests, deacons and representatives of the congregation)
5.Concluding Prayer (theCelebrant):
Heavenly Father, God of love and mercy! You have commanded us to honor our parents, grandparents, and ancestors, please hear our prayers and show your mercy to our ancestors and departed relatives and all those who have sacrificed their lives for our freedom and happiness, and welcome them into Your Kingdom. We ask this in the Name of Jesus, the Lord. Amen.
II. Holy Mass (to be celebrated as usual, except the presentation of gifts and praying for parents)
1.Presentation of The Gifts
a. The Round-shaped Cake and the Square-shaped Cake.
(Announcer): The round-shaped cake is the symbol of the Heaven. The square-shaped cake is the symbol of the Earth. With these gifts we thank God for all the wonders he has done in the heaven and on the earth because he loves us, and for sending His Only Son to this world to reconcile heaven and earth, sinners and the almighty God.
b. A Fruit Basket
(Announcer): This fruit basket represents the fruits and vegetables from the land of Massachusetts, the New England States, and all the United States of America. With this gift, we thank God for letting us settle in this promised land and giving us the opportunities to rebuild our lives in freedom and peace.
c. A Textbook
(Anncouncer): This textbook represents education and advancement. With this gift, we thank God for letting us enjoy the blessing of excellent education so that we may have an equal opportunity to better ourselves along with our fellow Americans of different ethnic origins
d. Bread and Wine
(Announcer): Bread and Wine are products of the earth and mankind’s labor. Along with these gifts, we also bring to God our happiness and sufferings, dreams and disappointments, successes and failures with our absolute trust in His unlimited love.
2. Praying For Parents (after the Holy Communion)
(Announcer): Our parents have worked so hard to raise and educate us. They have sacrificed so much for our future. In this moment, please join the choir to pray for our parents. May God bless them in the New Year. May God help us respect, honor, and support them in accordance with His teachings. (The choir leads the congregation singing a song praying for parents)
Qua vụ Tòa Khâm Sứ, từ người vô thần tin có Thiên Chúa
Ngọc Loan
23:34 05/02/2008
Sau đây là bút ký của Việt Hoàng:
Những lời cầu nguyện cho Mùa Xuân Dân Tộc
“… đây là những cuộc cầu nguyện không riêng gì cho Giáo hội Công giáo mà còn là những lời cầu nguyện cho Mùa Xuân Dân Tộc…”
Tôi không phải là Giáo dân, cũng không là Phật tử, tôi là kẻ “vô thần” bởi vì bố tôi là cộng sản. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tôi không tin vào thế giới thần linh. Ngày mồng một và ngày rằm tôi vẫn thắp hương.
Tôi tin vào thuyết luân hồi của nhà Phật, tôi tin rằng sẽ có “quả báo”, tôi tin rằng kẻ “gieo gió” sẽ có ngày “gặt bão”, tôi tin rằng “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, tôi tin rằng “ở hiền gặp lành”, tôi tin rằng có thế giới của thần linh, và hôm nay tôi đã tin rằng có Thiên Chúa.
Có lẽ, thời tuổi thơ cắp sách đến trường, với đầu óc non nớt của mình, chúng tôi (những người thuộc thế hệ 6x, 7x) luôn được “giáo dục” rằng Công giáo là một tôn giáo của thực dân và rất “phản động”, luôn chống lại chính quyền (cộng sản) và vì thế chúng tôi nhìn Nhà thờ và giáo dân một cách rụt rè pha lẫn chút sợ hãi.
Cái cảm giác e dè đó theo chân tôi một thời gian dài, thế rồi từ ngày tiếp cận được với nguồn báo chí tự do, trung thực và phi chính thống tôi đã vỡ lẽ ra nhiều điều. Thế nhưng phải đợi đến khi được đọc và được “biết” đến những ngôn sứ xuất sắc của Thiên Chúa thì tôi thật sự đã có cảm tình với một trong những giáo hội lớn nhất Việt Nam và thế giới đó là Giáo Hội Thiên Chúa Giáo.
Những ngôn sứ mang một sứ mạng cao cả của Thiên Chúa là đi rao giảng Tin Mừng, mang niềm tin và hy vọng đến cho những con người cùng khổ mà tôi muốn nói đến là các Linh mục Nguyễn Văn Lý, linh mục Chân Tín, linh mục Phan Văn Lợi, linh mục Nguyễn Hữu Giải và nhiều vị linh mục, giáo dân khác trong giáo hội Công giáo Việt Nam.
Ngày hôm nay đây, cả nhân loại đang sống trong những giờ phút căng thẳng, lo âu nhưng cũng không kém phần hãnh diện và hy vọng khi được chứng kiến những cuộc cầu nguyện của Giáo dân công giáo tại Hà Nội, Thái Hà, Hà Đông cũng như khắp đất nước Việt Nam để đòi lại những tài sản đã bị nhà cầm quyền chiếm đoạt bất hợp pháp hơn nửa thế kỷ qua. Tài sản của Giáo hội dù lớn nhưng cái còn lớn hơn rất nhiều là Hòa Bình và Công Lý.
Cho dù chúng ta có khác nhau về tín ngưỡng hoặc tôn giáo nhưng những quyền cơ bản của con người thì tôn giáo nào cũng cần như nhau. Ước muốn lớn nhất của con người là được sống trong Hòa bình và Công Lý, những ước mong đó không thể có được dưới chế độ cộng sản, nơi mà những người lãnh đạo không được dân bầu, nơi mà quyền tư hữu không được công nhận, nơi mà báo chí không được tự do, các tiếng nói bất đồng với chính quyền đều bị đàn áp.
Nơi đó là bóng tối, là đêm đen. Ánh sáng của Thiên Chúa có xua đi được màn đêm đen đó không? Quyền năng của Thiên Chúa có thể mang lại một tương lai tươi sáng cho hơn 80 triệu người dân Việt Nam đã chịu quá nhiều đau khổ hay không?
Nhìn vào những gì đang diễn ra trên quê hương tôi tin rằng: CÓ!
Đã có lúc tôi thầm trách những vị lãnh đạo của giáo hội Công giáo Việt Nam khi thấy Linh mục Nguyễn Văn Lý bị tù đày mà các vị không lên tiếng, đã có lúc tôi thất vọng vì các vị chủ chăn im lặng khi công lý không còn tồn tại, đạo đức con người băng hoại, người ta sẵn sàng giết nhau chỉ vì vài chục nghìn đồng tiền Việt Nam. Tin Mừng ở đâu? Lòng Bác ái và sự chia sẻ của Chúa ở đâu? Đã có lúc tôi cảm tưởng như là Giáo hội công giáo không còn tồn tại ở Việt Nam nữa.
Tôi đã lầm! Chúng ta đang chứng kiến một khúc quanh của lịch sử, không biết rồi ngày mai sẽ ra sao, nhưng tôi vui mừng và xúc động khi thấy Giáo hội Công giáo xuất hiện trong cuộc đấu tranh “đòi quyền sống” cho giáo hội và cho cả dân tộc Việt Nam.
Từ xưa nay rất ít khi Giáo hội bày tỏ những chính kiến của mình, nhất là từ những vị chủ chăn của giáo hội. Chúng ta chỉ biết nhiều đến những tiếng nói bất khuất của các vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ. Đặc biệt là Hòa thượng Thích Quảng Độ, người đã đấu tranh kiên cường và không mệt mỏi cho sự tồn vong của Giáo hội Phật giáo, một người đã nhiều lần được đề cử giải thưởng Nobel về Hòa bình.
Mọi sự đã không còn như cũ, những cơn sóng ngầm đã biến thành bão tố. Các vị lãnh đạo của Giáo hội Công giáo đã lên tiếng và lên tiếng một cách dứt khoát. Khi Giáo hội Công giáo đã “đứng dậy” thì bão đã nổi lên, không dễ gì nhà cầm quyền có thể đàn áp họ được. Giáo hội Công giáo là Giáo hội có tổ chức chặt chẽ, các giáo dân biết tuân phục bề trên và quan trọng nhất là Giáo dân có một niềm tin rất mãnh liệt vào Thiên Chúa. Niềm tin đó lớn hơn tất cả, lớn hơn cả Đảng, cả nhà tù và súng đạn.
Cuộc đấu tranh của Giáo hội Công giáo chỉ kết thúc nhanh chóng khi nhà cầm quyền nhượng bộ hoặc các vị chủ chăn Giáo hội “đầu hàng” chính quyền, cả hai trường hợp đều khó xảy ra. “Nhượng bộ” không phải là cách hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam, vốn luôn dựa vào sức mạnh của bạo lực để đàn áp nhân dân. Còn Giáo hội cũng khó mà “nhượng bộ” chính quyền vì rằng sự việc đã lan truyền khắp thế giới, các vị chủ chăn muốn dừng cũng muộn mất rồi. Điều quan trọng nhất là chính quyền cộng sản quá coi thường và đối xử bất dung với Giáo hội Công giáo.
Tôi có một niềm tin rằng đây là những cuộc cầu nguyện không riêng gì cho Giáo hội Công giáo mà còn là những lời cầu nguyện cho Mùa Xuân Của Dân Tộc. Nếu điều đó xảy ra thì tất cả mọi người Việt Nam đều phải cảm ơn Thiên Chúa.
Những người dân Việt Nam bất hạnh, những dân oan, những kẻ khốn cùng, những kẻ không còn biết dựa và tin vào ai hãy đến với Thiên Chúa, hãy đến với cộng đồng Giáo dân Việt Nam.
Mùa Xuân luôn là mùa của Hy Vọng, Tổ quốc mãi mãi trường tồn. Trong giờ phút lịch sử này tôi rất mong các tôn giáo khác ở Việt Nam như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Cao Đài, các hệ phái Tin Lành hãy cùng hiệp thông và cầu nguyện với Giáo hội Công giáo.
Mỗi người Việt Nam, không phân biệt tín ngưỡng hãy lên tiếng ủng hộ hành động chính nghĩa của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Khi Giáo hội có được Công lý và Hòa bình thì khi đó mỗi người dân Việt Nam sẽ có Công lý và Hòa Bình.
Đảng cộng sản Việt Nam phải trả món nợ lịch sử cho Giáo hội Công Giáo, đối đầu hay đàn áp Giáo hội cũng có nghĩa là tự diệt mình. Bài học từ Balan vẫn còn đó. Giáo hội và Giáo dân Balan đã đứng dậy theo lời kêu gọi của Giáo Hoàng Gioan PhaoLồ Đệ Nhị rằng “Các con đừng sợ hãi”, đảng cộng sản Ba Lan và Đông Âu đã cáo chung sau đó.
Nhân dịp Năm Mới tôi cũng có đọc được một “bản trường ca” là “Bài thơ về gia đình cụ Bá” của tác giả Bạch Tâm-Phạm Hồng Đức trên mạng Đối Thoại. Bài thơ này rất đáng chú ý, đầu tiên là nó rất dài, gồm 3254 câu thơ và đã được viết khá lâu, vào năm 30/10/2000 là năm cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai. Bài thơ này là “một bức tranh toàn cảnh” của xã hội Việt Nam dưới thời cộng sản. Bài thơ đã phản ánh đầy đủ và trung thực sự thối nát, đảo điên của một xã hội được lãnh đạo bởi “đảng cộng sản Việt Nam và quang vinh” thông qua số phận của các thành viên trong gia đình cụ Trần Bá.
Trong bản trường ca này có mấy điều “tiên đoán” khiến ta giật mình. Đó là Đảng cộng sản Việt Nam sẽ “giải tán” vào năm 2009:
Đảng tan năm sửu cung đoài
Rõ là tuổi Bác, đảng thời bằng nhau
Tác giả cũng tiên đoán rằng khi thời thế đã chuyển xoay vẫn có ít kẻ vì quyền lợi và ngu muội nên vẫn cố tình chống lại bánh xe lịch sử:
Nực cười những lũ bàng quan
Cờ tàn lại muốn mưu bàn đấm xe
Thôi ! Thôi! mặc lũ thằng hề
Gió mây ta lại đi về gió mây
Thế nhưng theo tác giả thì sau đấy mọi chuyện sẽ tốt đẹp đâu vào đấy:
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
Đông tây vô sự nam thành quốc gia
Một sự kiện trùng lặp khá ngẫu nhiên với những gì đang xảy ra là nhân vật Trần Hồng, con cụ Trần Bá, một người đã từ bỏ tất cả để đi theo Việt Minh. Anh ta trở thành một người cực đoan, luôn hô hào và ca ngợi Đảng cộng sản, sau đó chỉ vì cô em út “chiêu hồi” trong khi xuống thành phố mua thuốc men mang lên rừng mà Trần Hồng bị Đảng bắt và hành hạ suốt bao năm. Trong tù Trần Hồng đã gặp và sống với linh mục Điềm, linh mục Thơ, sau đó là với giáo dân tên Vinh làm nghề thợ xây. Sự mầu nhiệm của Thiên Chúa đã cải hoá con người Trần Hồng, Trần Hồng đã tin nhận Chúa trời. Sau khi tha về thì vợ con Trần Hồng đã bị bố mẹ ruột đuổi đi (vì có chồng đi tù), ông này làm đến bộ trưởng. Vợ Trần Hồng là Hương trong lúc bệnh tật đói khát, lúc sắp chết thì được linh mục Can cứu chữa và sau đó cưu mang cả hai mẹ con. Cuối cùng thì Trần Hồng cũng tìm được vợ con, cả gia đình sống hạnh phúc, cả hai đều trở thành những giáo dân và sống an bình trong cộng đồng Thiên Chúa.
Bài thơ đã dành hàng trăm câu thơ ca ngợi Thiên Chúa và chính Thiên Chúa đã cải hoá con người lầm lạc Trần Hồng. Thiên Chúa đã chiến thắng tất cả để mang lại một kết cục rất tốt đẹp cho gia đình cụ Trần Bá.
Những gì thuộc về tương lai thì đều chỉ là dự đoán, chúng ta hãy cùng chờ xem.
Cuộc cầu nguyện của giáo dân Việt Nam hôm nay có rất nhiều điều tương hợp với bài thơ cụ Bá, nên tôi viết ra đây để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.
Tôi tin rằng Thiên Chúa sẽ mang lại mùa xuân vĩnh hằng cho dân tộc Việt Nam.
Xuân Mậu Tý 2008
Việt Hoàng
Những lời cầu nguyện cho Mùa Xuân Dân Tộc
“… đây là những cuộc cầu nguyện không riêng gì cho Giáo hội Công giáo mà còn là những lời cầu nguyện cho Mùa Xuân Dân Tộc…”
Tôi không phải là Giáo dân, cũng không là Phật tử, tôi là kẻ “vô thần” bởi vì bố tôi là cộng sản. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tôi không tin vào thế giới thần linh. Ngày mồng một và ngày rằm tôi vẫn thắp hương.
Tôi tin vào thuyết luân hồi của nhà Phật, tôi tin rằng sẽ có “quả báo”, tôi tin rằng kẻ “gieo gió” sẽ có ngày “gặt bão”, tôi tin rằng “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, tôi tin rằng “ở hiền gặp lành”, tôi tin rằng có thế giới của thần linh, và hôm nay tôi đã tin rằng có Thiên Chúa.
Có lẽ, thời tuổi thơ cắp sách đến trường, với đầu óc non nớt của mình, chúng tôi (những người thuộc thế hệ 6x, 7x) luôn được “giáo dục” rằng Công giáo là một tôn giáo của thực dân và rất “phản động”, luôn chống lại chính quyền (cộng sản) và vì thế chúng tôi nhìn Nhà thờ và giáo dân một cách rụt rè pha lẫn chút sợ hãi.
Cái cảm giác e dè đó theo chân tôi một thời gian dài, thế rồi từ ngày tiếp cận được với nguồn báo chí tự do, trung thực và phi chính thống tôi đã vỡ lẽ ra nhiều điều. Thế nhưng phải đợi đến khi được đọc và được “biết” đến những ngôn sứ xuất sắc của Thiên Chúa thì tôi thật sự đã có cảm tình với một trong những giáo hội lớn nhất Việt Nam và thế giới đó là Giáo Hội Thiên Chúa Giáo.
Những ngôn sứ mang một sứ mạng cao cả của Thiên Chúa là đi rao giảng Tin Mừng, mang niềm tin và hy vọng đến cho những con người cùng khổ mà tôi muốn nói đến là các Linh mục Nguyễn Văn Lý, linh mục Chân Tín, linh mục Phan Văn Lợi, linh mục Nguyễn Hữu Giải và nhiều vị linh mục, giáo dân khác trong giáo hội Công giáo Việt Nam.
Ngày hôm nay đây, cả nhân loại đang sống trong những giờ phút căng thẳng, lo âu nhưng cũng không kém phần hãnh diện và hy vọng khi được chứng kiến những cuộc cầu nguyện của Giáo dân công giáo tại Hà Nội, Thái Hà, Hà Đông cũng như khắp đất nước Việt Nam để đòi lại những tài sản đã bị nhà cầm quyền chiếm đoạt bất hợp pháp hơn nửa thế kỷ qua. Tài sản của Giáo hội dù lớn nhưng cái còn lớn hơn rất nhiều là Hòa Bình và Công Lý.
Cho dù chúng ta có khác nhau về tín ngưỡng hoặc tôn giáo nhưng những quyền cơ bản của con người thì tôn giáo nào cũng cần như nhau. Ước muốn lớn nhất của con người là được sống trong Hòa bình và Công Lý, những ước mong đó không thể có được dưới chế độ cộng sản, nơi mà những người lãnh đạo không được dân bầu, nơi mà quyền tư hữu không được công nhận, nơi mà báo chí không được tự do, các tiếng nói bất đồng với chính quyền đều bị đàn áp.
Nơi đó là bóng tối, là đêm đen. Ánh sáng của Thiên Chúa có xua đi được màn đêm đen đó không? Quyền năng của Thiên Chúa có thể mang lại một tương lai tươi sáng cho hơn 80 triệu người dân Việt Nam đã chịu quá nhiều đau khổ hay không?
Nhìn vào những gì đang diễn ra trên quê hương tôi tin rằng: CÓ!
Đã có lúc tôi thầm trách những vị lãnh đạo của giáo hội Công giáo Việt Nam khi thấy Linh mục Nguyễn Văn Lý bị tù đày mà các vị không lên tiếng, đã có lúc tôi thất vọng vì các vị chủ chăn im lặng khi công lý không còn tồn tại, đạo đức con người băng hoại, người ta sẵn sàng giết nhau chỉ vì vài chục nghìn đồng tiền Việt Nam. Tin Mừng ở đâu? Lòng Bác ái và sự chia sẻ của Chúa ở đâu? Đã có lúc tôi cảm tưởng như là Giáo hội công giáo không còn tồn tại ở Việt Nam nữa.
Tôi đã lầm! Chúng ta đang chứng kiến một khúc quanh của lịch sử, không biết rồi ngày mai sẽ ra sao, nhưng tôi vui mừng và xúc động khi thấy Giáo hội Công giáo xuất hiện trong cuộc đấu tranh “đòi quyền sống” cho giáo hội và cho cả dân tộc Việt Nam.
Từ xưa nay rất ít khi Giáo hội bày tỏ những chính kiến của mình, nhất là từ những vị chủ chăn của giáo hội. Chúng ta chỉ biết nhiều đến những tiếng nói bất khuất của các vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ. Đặc biệt là Hòa thượng Thích Quảng Độ, người đã đấu tranh kiên cường và không mệt mỏi cho sự tồn vong của Giáo hội Phật giáo, một người đã nhiều lần được đề cử giải thưởng Nobel về Hòa bình.
Mọi sự đã không còn như cũ, những cơn sóng ngầm đã biến thành bão tố. Các vị lãnh đạo của Giáo hội Công giáo đã lên tiếng và lên tiếng một cách dứt khoát. Khi Giáo hội Công giáo đã “đứng dậy” thì bão đã nổi lên, không dễ gì nhà cầm quyền có thể đàn áp họ được. Giáo hội Công giáo là Giáo hội có tổ chức chặt chẽ, các giáo dân biết tuân phục bề trên và quan trọng nhất là Giáo dân có một niềm tin rất mãnh liệt vào Thiên Chúa. Niềm tin đó lớn hơn tất cả, lớn hơn cả Đảng, cả nhà tù và súng đạn.
Cuộc đấu tranh của Giáo hội Công giáo chỉ kết thúc nhanh chóng khi nhà cầm quyền nhượng bộ hoặc các vị chủ chăn Giáo hội “đầu hàng” chính quyền, cả hai trường hợp đều khó xảy ra. “Nhượng bộ” không phải là cách hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam, vốn luôn dựa vào sức mạnh của bạo lực để đàn áp nhân dân. Còn Giáo hội cũng khó mà “nhượng bộ” chính quyền vì rằng sự việc đã lan truyền khắp thế giới, các vị chủ chăn muốn dừng cũng muộn mất rồi. Điều quan trọng nhất là chính quyền cộng sản quá coi thường và đối xử bất dung với Giáo hội Công giáo.
Tôi có một niềm tin rằng đây là những cuộc cầu nguyện không riêng gì cho Giáo hội Công giáo mà còn là những lời cầu nguyện cho Mùa Xuân Của Dân Tộc. Nếu điều đó xảy ra thì tất cả mọi người Việt Nam đều phải cảm ơn Thiên Chúa.
Những người dân Việt Nam bất hạnh, những dân oan, những kẻ khốn cùng, những kẻ không còn biết dựa và tin vào ai hãy đến với Thiên Chúa, hãy đến với cộng đồng Giáo dân Việt Nam.
Mùa Xuân luôn là mùa của Hy Vọng, Tổ quốc mãi mãi trường tồn. Trong giờ phút lịch sử này tôi rất mong các tôn giáo khác ở Việt Nam như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Cao Đài, các hệ phái Tin Lành hãy cùng hiệp thông và cầu nguyện với Giáo hội Công giáo.
Mỗi người Việt Nam, không phân biệt tín ngưỡng hãy lên tiếng ủng hộ hành động chính nghĩa của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Khi Giáo hội có được Công lý và Hòa bình thì khi đó mỗi người dân Việt Nam sẽ có Công lý và Hòa Bình.
Đảng cộng sản Việt Nam phải trả món nợ lịch sử cho Giáo hội Công Giáo, đối đầu hay đàn áp Giáo hội cũng có nghĩa là tự diệt mình. Bài học từ Balan vẫn còn đó. Giáo hội và Giáo dân Balan đã đứng dậy theo lời kêu gọi của Giáo Hoàng Gioan PhaoLồ Đệ Nhị rằng “Các con đừng sợ hãi”, đảng cộng sản Ba Lan và Đông Âu đã cáo chung sau đó.
Nhân dịp Năm Mới tôi cũng có đọc được một “bản trường ca” là “Bài thơ về gia đình cụ Bá” của tác giả Bạch Tâm-Phạm Hồng Đức trên mạng Đối Thoại. Bài thơ này rất đáng chú ý, đầu tiên là nó rất dài, gồm 3254 câu thơ và đã được viết khá lâu, vào năm 30/10/2000 là năm cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai. Bài thơ này là “một bức tranh toàn cảnh” của xã hội Việt Nam dưới thời cộng sản. Bài thơ đã phản ánh đầy đủ và trung thực sự thối nát, đảo điên của một xã hội được lãnh đạo bởi “đảng cộng sản Việt Nam và quang vinh” thông qua số phận của các thành viên trong gia đình cụ Trần Bá.
Trong bản trường ca này có mấy điều “tiên đoán” khiến ta giật mình. Đó là Đảng cộng sản Việt Nam sẽ “giải tán” vào năm 2009:
Đảng tan năm sửu cung đoài
Rõ là tuổi Bác, đảng thời bằng nhau
Tác giả cũng tiên đoán rằng khi thời thế đã chuyển xoay vẫn có ít kẻ vì quyền lợi và ngu muội nên vẫn cố tình chống lại bánh xe lịch sử:
Nực cười những lũ bàng quan
Cờ tàn lại muốn mưu bàn đấm xe
Thôi ! Thôi! mặc lũ thằng hề
Gió mây ta lại đi về gió mây
Thế nhưng theo tác giả thì sau đấy mọi chuyện sẽ tốt đẹp đâu vào đấy:
Hiệu xưng thiên hạ thái bình
Đông tây vô sự nam thành quốc gia
Một sự kiện trùng lặp khá ngẫu nhiên với những gì đang xảy ra là nhân vật Trần Hồng, con cụ Trần Bá, một người đã từ bỏ tất cả để đi theo Việt Minh. Anh ta trở thành một người cực đoan, luôn hô hào và ca ngợi Đảng cộng sản, sau đó chỉ vì cô em út “chiêu hồi” trong khi xuống thành phố mua thuốc men mang lên rừng mà Trần Hồng bị Đảng bắt và hành hạ suốt bao năm. Trong tù Trần Hồng đã gặp và sống với linh mục Điềm, linh mục Thơ, sau đó là với giáo dân tên Vinh làm nghề thợ xây. Sự mầu nhiệm của Thiên Chúa đã cải hoá con người Trần Hồng, Trần Hồng đã tin nhận Chúa trời. Sau khi tha về thì vợ con Trần Hồng đã bị bố mẹ ruột đuổi đi (vì có chồng đi tù), ông này làm đến bộ trưởng. Vợ Trần Hồng là Hương trong lúc bệnh tật đói khát, lúc sắp chết thì được linh mục Can cứu chữa và sau đó cưu mang cả hai mẹ con. Cuối cùng thì Trần Hồng cũng tìm được vợ con, cả gia đình sống hạnh phúc, cả hai đều trở thành những giáo dân và sống an bình trong cộng đồng Thiên Chúa.
Bài thơ đã dành hàng trăm câu thơ ca ngợi Thiên Chúa và chính Thiên Chúa đã cải hoá con người lầm lạc Trần Hồng. Thiên Chúa đã chiến thắng tất cả để mang lại một kết cục rất tốt đẹp cho gia đình cụ Trần Bá.
Những gì thuộc về tương lai thì đều chỉ là dự đoán, chúng ta hãy cùng chờ xem.
Cuộc cầu nguyện của giáo dân Việt Nam hôm nay có rất nhiều điều tương hợp với bài thơ cụ Bá, nên tôi viết ra đây để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.
Tôi tin rằng Thiên Chúa sẽ mang lại mùa xuân vĩnh hằng cho dân tộc Việt Nam.
Xuân Mậu Tý 2008
Việt Hoàng
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư Chúc Tết của Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
+GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
14:22 05/02/2008
Thư Chúc Tết của Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Đà lạt, ngày 4.1.2008
Cha Chủ tịch Nguyễn Thanh Liên kính mến,
Cám ơn cha đã gửi thư thăm và chúc Tết tôi.
Chỉ còn hôm nay và ngày mai là hết năm đinh Hợi để bước sang giờ phút linh thiêng đón chào Xuân Mậy Tý.
Cầu chúc Cha và Anh Chị Em nơi hải ngoại, tuy không có những thời khắc như ở Việt Nam nhưng với truyền thống đón Xuân vẫn có tâm tình hiệp thông và bao điều khác nữa với bà con nơi quê nhà.
Trong Năm Mới Mậu Tý, xin chúc Cha và toàn thể Anh Chị Em được tràn đầy niềm vui, sự an bình và ơn thánh Chúa.
+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Chủ tịch HĐGMVN
Giám mục giáo phận Đà Lạt
Đà lạt, ngày 4.1.2008
Cha Chủ tịch Nguyễn Thanh Liên kính mến,
Cám ơn cha đã gửi thư thăm và chúc Tết tôi.
Chỉ còn hôm nay và ngày mai là hết năm đinh Hợi để bước sang giờ phút linh thiêng đón chào Xuân Mậy Tý.
Cầu chúc Cha và Anh Chị Em nơi hải ngoại, tuy không có những thời khắc như ở Việt Nam nhưng với truyền thống đón Xuân vẫn có tâm tình hiệp thông và bao điều khác nữa với bà con nơi quê nhà.
Trong Năm Mới Mậu Tý, xin chúc Cha và toàn thể Anh Chị Em được tràn đầy niềm vui, sự an bình và ơn thánh Chúa.
+ Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Chủ tịch HĐGMVN
Giám mục giáo phận Đà Lạt
Buổi Cầu Nguyện Cho Tổng Giáo Phận Hà Nội tại Giáo Xứ Thánh Phanxicô thành Assisi, San Jose
Bảo Thôi
16:30 05/02/2008
Buổi Cầu Nguyện Cho Tổng Giáo Phận Hà Nội tại Giáo Xứ Thánh Phanxicô thành Assisi – San Jose ngày 3 tháng 2 năm 2008.
Mưa đã ngừng rơi trong buổi chiều Chúa Nhật vùng San Jose, bắc California. Trời chiều trong ánh nắng nhạt nhòa đem chút hơi ấm cho cái đông lạnh vùng Bay Area.
Tôi cùng gia đình đến tham dự thánh lễ Tết Nguyên Đán, Xuân Mậu Tý và buổi cầu nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội tại giáo xứ Thánh Phanxicô thành Assisi của cộng đồng Việt Nam, một cộng đồng người Việt trong một giáo xứ Mỹ.
Khuôn viên giáo đường hôm nay rộn ràng hơn với những tà áo dài truyền thống đủ mầu. Bước vào trong, không khí Tết được đậm nét hơn với những trang trí rất truyền thống dân tộc nơi bàn thờ. Nhìn quanh, tôi thấy môt số người đang quây quần bên hai tờ bích chương lớn nơi gần giếng Rửa Tội. Đó là hai bích chương với những hình ảnh và tóm lược về những biến cố xẩy ra tại Tổng Giáo Phận Hà Nội bằng song ngữ - Việt và Mỹ.
Thánh lễ bắt đầu với những cung nhạc réo rắt tươi vui của mùa xuân trong Chúa, đầm ấm thánh thiêng và chan hòa tình tự. Cha chủ tế nhắc nhở mọi người, bằng song ngữ, nhớ về “cội nguồn” trong thánh lễ mừng Tết và kêu mời hợp ý cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa về tin vui từ Tổng Giáo Phận Hà Nội. Thánh lễ hôm nay, có thêm sự hiện diện của Đức Ông John Sandersfeld, chánh xứ và một vài đại diện của giáo xứ Mỹ.
Lời nguyện cầu và kinh Hoà Bình trong buổi cầu nguyện cho tâm tư mọi người lắng đọng, trầm tư trong kinh nguyện. Tôi nghe như có những “hạt lệ trong hạt kinh”, rất gần, rất thân quen, đượm tình tự dân tộc trong niềm chia sẻ hiệp thông của những người Mỹ trong giáo xứ Thánh Phanxicô thành Assisi.
Lòng tôi thật sự chùng xuống với “hạt kinh, hạt lệ” quyện trong tiếng hát câu kinh.
Lời cầu kinh là vũ khí không súng đạn, là “truyền thông” liên lục địa không cần hỏa tiễn, là “tiếp thị” không cần thị trường, là tình thân thương liên hiệp không biên giới. Và lời cầu kinh của giáo dân giáo phận Hà Nội trong an hòa, tự chế, trung kiên, liên kết vững bền nhịp nhàng với Chủ Chăn, đã cho thấy sức mạnh đó. Cả thế giới đều ngưỡng mộ và ca ngợi tinh thần cầu nguyện đó.
“Lạy Chúa xin hãy dùng con, như khí cụ bình an của Chúa.”
“Make me a channel of your peace.”
“Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù.”
“Where there is hatred, let me bring your peace.”
“Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ.”
“It is in pardoning that we are pardoned.”
“Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn an bình”.
Tôi bước ra ngòai giáo đường, thấy thật ấm lòng trong cái Tết tha hương. Cụm mây trắng lững lờ trên một ngọn đồi cao của Thung Lũng Hoa Vàng, trôi bềnh bồng về quê hương Việt Nam cách trở, về Giáo Hội Mẹ Việt Nam nghìn trùng, về tổng giáo phận Hà Nội ngăn cách, chuyên chở những lời kinh trong hiệp thông cho Tình Chúa và Tình Người. Tôi thầm tự nhủ “Kinh nguyện là sức mạnh của Dân Chúa; và là sự “yếu đuối” của Thiên Chúa vạn năng”. (Thánh Augustinô).
Mưa đã ngừng rơi trong buổi chiều Chúa Nhật vùng San Jose, bắc California. Trời chiều trong ánh nắng nhạt nhòa đem chút hơi ấm cho cái đông lạnh vùng Bay Area.
Tôi cùng gia đình đến tham dự thánh lễ Tết Nguyên Đán, Xuân Mậu Tý và buổi cầu nguyện cho Tổng Giáo Phận Hà Nội tại giáo xứ Thánh Phanxicô thành Assisi của cộng đồng Việt Nam, một cộng đồng người Việt trong một giáo xứ Mỹ.
Khuôn viên giáo đường hôm nay rộn ràng hơn với những tà áo dài truyền thống đủ mầu. Bước vào trong, không khí Tết được đậm nét hơn với những trang trí rất truyền thống dân tộc nơi bàn thờ. Nhìn quanh, tôi thấy môt số người đang quây quần bên hai tờ bích chương lớn nơi gần giếng Rửa Tội. Đó là hai bích chương với những hình ảnh và tóm lược về những biến cố xẩy ra tại Tổng Giáo Phận Hà Nội bằng song ngữ - Việt và Mỹ.
Thánh lễ bắt đầu với những cung nhạc réo rắt tươi vui của mùa xuân trong Chúa, đầm ấm thánh thiêng và chan hòa tình tự. Cha chủ tế nhắc nhở mọi người, bằng song ngữ, nhớ về “cội nguồn” trong thánh lễ mừng Tết và kêu mời hợp ý cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa về tin vui từ Tổng Giáo Phận Hà Nội. Thánh lễ hôm nay, có thêm sự hiện diện của Đức Ông John Sandersfeld, chánh xứ và một vài đại diện của giáo xứ Mỹ.
Lời nguyện cầu và kinh Hoà Bình trong buổi cầu nguyện cho tâm tư mọi người lắng đọng, trầm tư trong kinh nguyện. Tôi nghe như có những “hạt lệ trong hạt kinh”, rất gần, rất thân quen, đượm tình tự dân tộc trong niềm chia sẻ hiệp thông của những người Mỹ trong giáo xứ Thánh Phanxicô thành Assisi.
Lòng tôi thật sự chùng xuống với “hạt kinh, hạt lệ” quyện trong tiếng hát câu kinh.
Lời cầu kinh là vũ khí không súng đạn, là “truyền thông” liên lục địa không cần hỏa tiễn, là “tiếp thị” không cần thị trường, là tình thân thương liên hiệp không biên giới. Và lời cầu kinh của giáo dân giáo phận Hà Nội trong an hòa, tự chế, trung kiên, liên kết vững bền nhịp nhàng với Chủ Chăn, đã cho thấy sức mạnh đó. Cả thế giới đều ngưỡng mộ và ca ngợi tinh thần cầu nguyện đó.
“Lạy Chúa xin hãy dùng con, như khí cụ bình an của Chúa.”
“Make me a channel of your peace.”
“Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù.”
“Where there is hatred, let me bring your peace.”
“Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ.”
“It is in pardoning that we are pardoned.”
“Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn an bình”.
Tôi bước ra ngòai giáo đường, thấy thật ấm lòng trong cái Tết tha hương. Cụm mây trắng lững lờ trên một ngọn đồi cao của Thung Lũng Hoa Vàng, trôi bềnh bồng về quê hương Việt Nam cách trở, về Giáo Hội Mẹ Việt Nam nghìn trùng, về tổng giáo phận Hà Nội ngăn cách, chuyên chở những lời kinh trong hiệp thông cho Tình Chúa và Tình Người. Tôi thầm tự nhủ “Kinh nguyện là sức mạnh của Dân Chúa; và là sự “yếu đuối” của Thiên Chúa vạn năng”. (Thánh Augustinô).
Người Việt Nam Công Giáo: Quyền sở hữu và cầu nguyện vì Công lý (tiếp theo)
Hà-Minh Thảo
10:52 05/02/2008
NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO (10)
CHƯƠNG VIII: QUYỀN SỞ HỮU VÀ CẦU NGUYỆN VÌ CÔNG LÝ (tiếp theo)
IV. CẦU NGUYỆN VÌ ĐỐI XỬ THIÊN LỆCH.
1. Ngày 03.12.2007, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài gòn, đã gởi Tâm Thư đến tín hữu công giáo Giáo phận cho biết việc Đức Hồng Y khiếu nại với Chánh quyền về đất đai của Chủng viện Thánh Giuse. Đức Tổng Giám mục viết: “… Năm 2004, qua cha Tổng đại diện của giáo phận, Đức Hồng Y nhắc lại với Chính quyền Thành phố lời đề nghị của giáo phận mong muốn được hoàn trả lại khu nhà đất 4.000m2 (1) (1) nói trên và Người đã không nhận một câu trả lời nào. Cách đây hai tuần, Uỷ ban nhân dân thành phố gửi cho Người một văn thư, trong đó xác định rằng việc Toà Tổng Giám Mục đòi lại khu nhà đất 11 Nguyễn Du là ‘không có cơ sở xem xét giải quyết’. Đức Hồng Y cũng được báo tin rằng Công ty Quản lý nhà quận I cho tiến hành đo vẽ xác định hiện trạng và lập hồ sơ kỹ thuật bán nhà cho các hộ gia đình sinh sống tại đây.”
2. Ngày 15.12.2007, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà nội, lên tiếng với chính quyền về đất Tòa Khâm Sứ (2) (2) cũ và xin dân Chúa cầu nguyện:
“… - Từ nhiều năm qua, sinh họat của Tổng Giáo phận bị giới hạn vì thiếu thốn cơ sở vật chất. Có những Thánh Lễ, người tham dự phải tràn ra đường phố.
- Hội đồng Giám mục Việt-Nam, tổ chức đứng đầu Giáo hội Công giáo tại Việt-Nam, chưa có một địa điểm để đặt trụ sở chính.
Từ nhiều năm nay, Tòa Tổng Giám mục và Hội đồng Giám mục đã nhiều lần đệ đơn lên Chính quyền các cấp xin giao lại Tòa Khâm sứ để Giáo hội có đủ phương tiện cần thiết cho những họat động tôn giáo tối thiểu. Đề nghị chính đáng của tôn giáo chưa được đáp ứng, trong khi đó Quận Hoàn Kiếm lại dùng Tòa Khâm sứ để kinh doanh buôn bán. Trước đây đã bán phở, nay lại mở ngân hàng. Và ngày 13.12.2007 vừa qua thêm kinh doanh giữ xe với quang cảnh thật hỗn độn.
Vì thế, xin anh chị em hãy tích cực cầu nguyện để những nơi tôn nghiêm của tôn giáo được tôn trọng, nhu cầu chính đáng của Giáo phận và của Hội đồng Giám mục được đáp ứng và những sinh họat tôn giáo được thuận lợi, góp phần xây dựng xã hội, đặc biệt khuôn mặt của thủ đô được tốt đẹp.”
Tín hữu Công giáo Việt-Nam, trong và ngoài nước, nhiều nơi đã đáp ứng lời kêu gọi của các Đức Giám mục trong việc yêu cầu Chánh quyền trả lại các cơ sở của Giáo hội, không những để Giáo hội có đủ phương tiện cần thiết cho những hoạt động tôn giáo tối thiểu mà còn vì sự công bằng xã hội. Riêng tại Hà nội, trước Tòa Khâm sứ cũ, những buổi cầu nguyện, bắt đầu đêm 18.12.2007, trong cái se lạnh của đợt gió mùa mới, hàng ngàn người đã thắp lên những ngọn nến cháy sáng trong tay, cùng nhau hát Kinh Hoà Bình, tiến bước ‘đem chân lý vào chốn lỗi lầm’. Đi đầu là Thánh Giá – biểu tượng của niềm tin và hy vọng -. Tiếp sau là đoàn người đông đảo, với nến sáng trong tay và lời hát thắm đượm yêu thương. Trời đông Hà Nội nhưng ai cũng thấy ấm áp bởi tình Chúa, tình người và những hy vọng vào hoà bình, công lý. Muôn tâm hồn như một. Các tín hữu Giáo phận đã đáp lời Vị Chủ Chăn, đã hướng về Tòa Khâm sứ cũ để cầu nguyện trong tinh thần:
Tiến lên với ngọn nến sáng trong tay.
Tiến lên với lời thánh ca tha thiết trên môi miệng
Tiến lên trong lối đi rực ánh đèn mầu đón Chúa Giánh Sinh.
Tiến lên trong trật tự, trang nghiêm và an bình.
Không một khẩu hiệu nào được hô lên.
Không một cánh tay nào được vung lên.
Không một người nào chen lấn xô đẩy.
(VietCatholic News 18/12/2007)
Sáng 20.12.2007, khoảng 4.000 người đến cầu nguyện ở khu vực Tòa Tổng Giám mục và Tòa Khâm sứ cũ, bắt đầu từ lúc 8 giờ 30. Bất ngờ một nhóm cùng nhau khiêng Tượng Đức Mẹ Sầu Bi (PIETA). Tại sao Đức Mẹ Sầu Bi? Vì, ở Việt-Nam, nơi nào là không có đau khổ và gần đây, ngày 30.01.2007, Đức Mẹ Sầu Bi, đặt tại núi Gò (Đồng Đinh), nằm trên triều sông Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình. bị đập vỡ mặt, đầu gần đứt hết, chỉ còn một ít bêtông dính vào cốt thép nơi phần cổ… Đây là một tác phẩm của nghệ sĩ Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (Michel-Ange) mà bản chính được kính tại Saint-Pierre-de-Rome, diễn tả xác Chúa Giêsu, nằm trong đôi cánh tay của người Mẹ Sầu Bi, sau khi được nhổ đinh từ Thánh Giá xuống, được điêu khắc trên đá hoa trắng.
Sau Thánh Lễ phong chức, 18 tân Linh mục đến trước Đức Mẹ Sầu Bi, cùng với gia đình và giáo dân, để Tạ Ơn trong ng ày 20.12.2007.
Sáng Chúa Nhật ngày 30.12.2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Tòa Tổng Giám mục để gặp và trao đổi với Đức Tổng Giám mục Ngô quang Kiệt về những gì đang xảy ra xung quanh vụ việc Toà Khâm Sứ trong khoảng nửa tiếng đồng hồ. Sau đó, Đức Tổng Giám Mục và Thủ tướng đã sang quan sát Toà Khâm Sứ cũ và nghe giải thích của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt. Thủ tướng cũng thấy những người đang cầu nguyện và ký tên vào kiến nghị yêu cầu trả nhà đất Toà Khâm Sứ… Điều chắc chắn là cuộc cầu nguyện và hát ‘Kinh Hòa Bình’ không là một hành vi phạm pháp vì chẳng lẽ Thủ tướng lại đến thăm viếng một nơi đang xảy ra những diễn tiến bất hợp pháp, hỡi những ai đã lên án ?
Cuộc ‘cầu nguyện đông ngươi’ vẫn tiếp diễn đi vào Năm Mới 2008…
Ngày 25.01.2008, lúc 9 giờ, một loạt cồng chiêng âm vang dạo đầu, rồi một đợt trống nổi dồn dập, và, sau đó, là tiếng kèn đầy khí thế với bài: Tiếng nhạc oai hùng, vang lên khắp cõi trời Việt Nam… Đó là đoàn cồng chiêng của Mường Riệc, đội trống Nội Hồ, Thạch Bích và đoàn kèn đồng của Thượng Thụy và Hàm Long. Cả ba khối đều mặc đồng phục trông thật đẹp mắt. Phía sau là cả một đoàn người đông đảo gồm các linh mục tu sĩ và giáo dân về đây từ nhiều tỉnh thành trong ngoài giáo phận, để dự Thánh Lễ mừng Đức Hồng Y Phaolô-Giuse Phạm đình Tụng, nhân kỷ niệm 90 tuổi, 60 năm Linh mục, 45 năm Giám mục, 15 năm Hồng y, tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội..
Khoảng 11 giờ 30, Thánh lễ chấm dứt, đoàn người rước trở lại khu vực Toà Khâm Sứ cũ, dưới mưa, trong tiếng kèn, trống cùng và lời hát. Tới nơi, một chị người Mường trèo lên hàng rào, để và dâng hoa Đức Mẹ Sầu Bi. Lập tức hơn một chục bảo vệ bắt chị. Mấy nữ công an hình sự chìm hung hăng khống chế nặng tay với chị. Khi đó, Luật sư Lê quốc Quân, tay cầm máy quay phim leo rào vào quay cảnh đuổi bắt. Lập tức các công an buông chị phụ nữ để quay về bắt giữ anh Quân. Họ lôi anh về phía quán phở. Nơi đó, có ngôi nhà nhỏ và một lối đi nhỏ. Họ tống anh vào đó và đánh anh. Vài linh mục và giáo dân chạy vào lối đi nhỏ bên trong quán phở để yêu cầu bảo vệ bên trong thả anh Quân: “Các anh không cho người ta cắm hoa, thì thả người ta ra. Không được giữ người. Không được đánh người!”.
Một anh bảo vệ đứng bên trong cửa cứ làm thinh. Giáo dân bắt đầu đập cánh cửa sắt nhỏ. Nhưng nó quá vững. Tức thì, một người chạy ra về Tòa Khâm sứ cũ dùng micro kêu gọi can thiệp: “Xin cộng đoàn chúng ta dừng đọc kinh. Yêu cầu các nhân viên bên trong thả người của chúng tôi ra. Phản đối hành vi bắt giữ người. Phản đối hành vi đánh người.” Mọi người trả lời: “Phản đối.” và lời kêu gọi được nhắc lại nhiều lần. Vẫn không thấy anh Quân và các nhân viên bảo về trở lại ra sân, cả cộng đoàn đứng bên hàng rào sắt bắt đầu lay hàng rào. Hàng rào đung đưa dữ dội và sớm bị đổ sập, nhiều người vào giải cứu anh Quân và bảo vệ chị phụ nữ.
Cộng đoàn tràn vào sân tiến đến chỗ tượng Đức Mẹ và cầu nguyện. Các đoàn kèn trống cũng vào được và mau chóng nhập đội hình và “tiếng nhạc oai hùng, vang lên khắp cõi trời Việt Nam…” lại tiếp tục. Khi ấy, một nhóm giáo dân khiêng đến một cây thánh giá sắt khá lớn và, trong nháy mắt Thánh Giá đã được dựng lên, không phải chỉ bằng gạch đá bê tông cốt thép mà trước nhất và trên hết là bằng niềm Tin.
Lúc 22 giờ, giáo dân, bắt đầu canh thức và cầu nguyện tại sân Toà Khâm Sư cũ, hướng về Mẹ Sầu Bi và Thánh Giá. Công an đến đòi giải tán, nhưng giáo dân và nam nữ tu sĩ phản đối. Về khuya, một nhóm sinh viên công giáo đến cùng cầu nguyện. Đến 6 giờ 30 sáng 26.01.2008, các giáo dân ra về bình an, một nhóm khác vừa đến để tiếp cầu nguyện.
Ngày 26.01.2008, qua công văn số 673/UBNH-VX, Bà Ngô thị Thanh Hằng, phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà nội ký, về việc phối hợp giải quyết tình hình vi phạm pháp luật của một số giáo sỹ và giáo dân tại số 42 phố Nhà Chung (Trụ sở VHTT và Nhà Văn hóa quận Hoàn Kiếm) cho Tòa Tổng Giám mục Hà nội và Hội đồng Giám mục Việt-Nam. Trong đó, bà phó Chủ tịch cũng tố cáo các mạng điện tử của Giáo hội đã đưa nhiều tin, bài, ảnh về việc này, xuyên tạc sự thật. Tiếp theo, bà Hằng cho thời hạn cuối cùng là 17 giờ ngày 27.01.2008 để thu dọn sạch sân Tòa Khâm sứ cũ và yêu cầu Đức Tổng Giám mục Hà nội báo cáo Ủy ban Nhân dân bằng văn bản lúc 18 giờ cùng ngày. Bà còn viết thêm rằng để thực hiện chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cửa, ngày 24/11/1961, Linh mục Nguyễn Tùng Cương (3)(3) (đại diện quản lý) đã bàn giao cơ sở nhà đất 40a (nay là số nhà 42) Nhà Chung qua Nhà nước thống nhất quản lý… Bức thư của Bà phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà nội chứa đựng những điều không đúng đã được Cha Lê trọng Cung, Chánh Văn Phòng Tòa Tổng Giám mục Hà nội, trả lời điểm một. Đài truyền hình Hà nội và hai báo An ninh Thủ đô và Hà nội mới cũng đã có những tuyên truyền xuyên tạc nội dung y như công văn số 673/UBNH-VX của phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà nội. Cha Lê trọng Cung cũng có những lời phản bác qua Đơn Khiếu nại đề ngày 28.01.2008.
Hai ngày 27 (ultimatum lúc 17 giờ) và 29.01.2008 (khoảng 22 giờ), điểm nóng Tòa Khâm sứ cũ có những lúc đã đến độ sôi 100. Người Việt-Nam, nói chung, và người Việt-Nam Công giáo, nói riêng, đã theo dõi sát diễn tiến thời sự tại Tòa Khâm sứ cũ, qua Internet. Những dòng chữ hay hình ảnh không những khiến người xem chỉ nhìn thấy những người đang cầu nguyện, mà còn nghĩ đến những ‘dân oan’ khác tại trụ sở Tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội cũng như bao nhiêu người nghèo khổ trên toàn Việt-Nam. Người ta còn thấy các công an và, nhất là các thu hình viên mà ống kính mở lớn đang hướng về. Cái lạnh thấu xương hòa lẫn với những giọt mưa cùng sương rơi chưa làm họ sờn lòng thì họ quan tâm chi cho sự đe đọa của những ống kính đó. Mắt họ hướng về Chúa Giêsu và Mẹ Maria, với tất cả Đức Tin, để khẩn cầu vì Công Lý cho toàn nước Việt:
Tiếng chuông não nùng, Việt-Nam nguyện cầu.
Tiếng chuông ngân trầm, Việt-Nam buồn thảm.
Tiếng chuông vang lừng, Việt-Nam khởi hoàn.
Tiếng chuông thanh thót, Việt-Nam hy vọng.
Con có một tổ quốc: Việt-Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời,
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang,
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
Núi cao cao, xương chất cao hơn.
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết,
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của dân tộc.
Một nước Việt-Nam,
Một dân tộc Việt-Nam,
Một tâm hồn Việt-Nam,
Một văn hoá Việt-Nam,
Một truyền thống Việt-Nam,
Là người Công giáo Việt-Nam,
Con phải yêu tổ quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội thánh bảo con,
Cha mong dòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con.
(Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)
Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà nội chọn ngày 27.01.2008 là một điều không hay cho họ vì nhằm vào ngày Chúa nhật tức ngày của Chúa, là ngày mọi người Công giáo phải đi dâng Thánh Lễ, để đi nghe lời Chúa qua hai bài Thánh Thư, Đáp Ca và bài Phúc Âm. Chúng ta thấy gì trong bài Đọc I, ngày Chúa nhật thứ 3 Thường niên năm A?
Tiên tri I-sai-a đã nói:
“… Dân đang lần bước giữa tối tăm
đã thấy một ánh sáng huy hoàng;
đám người sống trong vùng bóng tối,
nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi…
Đáp ca Thánh vịnh 26
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi,
tôi còn sợ người nào ?
Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi,
tôi khiếp gì ai nữa ?
Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi…
Trong bài Đọc II, Thánh Phaolô tông đồ nhắc nhở Kitô hữu: “… Anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hoà thuận, một lòng một ý với nhau… thuộc về Đức Ki-tô, đã chịu đóng đinh vào khổ giá vì anh em…”. Trong giờ phút bị đe dọa, 3.000 Kitô hữu chỉ biết hướng về Thánh Giá và cầu nguyện.
Bài Tin Mừng đã nhắc đến Thánh Gioan Tiền Hô bị bắt vì đã trình bày sự thật, bảo vệ sự thật làm cho họ thêm Đức Tin để sẵn sàng noi gương Thánh Gioan tử vì đạo. Họ đã hát đi hát lại câu ‘chết bên Mẹ con sợ chi, con ngại chi’.
Ngày 29.01.2008, Công An Hà nội cho biết Công An Quận Hoàn Kiếm ra Quyết định khởi tố số 60/CAHK ngày 26.01.2008 về hình sự ‘Hủy hoại tài sản, Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ’ xảy ra tại nơi trước đây là Tòa Khâm Sứ. Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà nội cho biết: nếu có phải đi tù, thì chính Đức Cha phải đi vì Đức Cha đã yêu cầu họ cầu nguyện cho việc đòi trả Tòa Khâm sứ cũ.
Lúc 16 giờ ngày 29.01.2008, Toà Tổng Giám Mục Hà Nội đã sang chúc tết Ủy ban Nhân dân TP. Hà nội. Sau khi trao đổi lời chúc Năm Mới, Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà nội nói vì sự an ninh trật tự của thành phố Bà xin Toà Tổng Giám mục cho chấm dứt các sự việc đang diễn ra tại Toà Khâm Sứ. Bà cũng đề nghị Toà Giám Mục tôn trọng kỷ cương và cùng chính quyền đối thoại để giải quyết vấn đề.
Đức Tổng Giám Mục đáp lời rằng phải tôn trọng trật tự kỷ cương nhưng khi con nó khóc thì cha mẹ cũng phải xem đến. Hơn nữa, đối thoại phải bắt đầu bằng việc tôn trọng sự thật, chấm dứt vu cáo và xuyên tạc Tòa Giám Mục. Đối thọai phải dựa trên căn bản thực tế và pháp lý. Không nên mệnh lệnh cửa quyền, duy ý chí. Phải biết lắng nghe nhau chứ không phải chỉ có một bên nói. Không thể nào quy trách nhiệm cho một bên, chỉ có nhìn phía mình mà không nhìn phía bên kia thì không thể đối thoại được. Khi Bà Phó Chủ tịch đề cập đến chuyện đổi mới, Đức Tổng Giám Mục cũng nói: phải đổi mới và đổi mới bên ngoài thôi thì chưa được, quan trọng hơn là phải đổi mới con người từ bên trong, từ trong cái đầu, trong tư tưởng.
Ngày 31.01.2008, một bản tin của thông tấn Đức DPA cho biết các viên chức Nhà Nước Việt-Nam khi họp vào ngày hôm qua với các vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo ở Hà Nội đã nói rằng họ sẽ hoàn trả Tòa Khâm Sứ cũ cho Giáo hội nếu chịu ngưng biểu tình nơi này suốt mấy tuần qua. Thứ Trưởng Công An Nguyễn Văn Hưởng đã hứa sẽ giải quyết vấn đề từng bước, kết thúc là sẽ bàn giao đất này cho Giáo hội Công giáo.
Trong thư đề ngày 01.02.2008 gửi đến giáo sĩ và giáo dân Hà nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô quang Kiệt viết (đại ý): Hơn bốn mươi ngày qua chúng ta đã sống một lễ Hiện Xuống mới. Mọi người đồng tâm nhất trí với nhau, chuyên tâm cầu nguyện và hăng hái rao giảng Tin mừng hòa bình, bất chấp những khó khăn gian khổ, tạo nên một bầu khí hiệp thông rộng lớn không chỉ trong Tổng Giáo phận mà còn khắp nơi trên thế giới. Chưa bao giờ lòng yêu mến Chúa, yêu mến Giáo hội dâng cao như thế. Chưa bao giờ tình cảm gắn bó giữa chủ chăn và đoàn chiên chặt chẽ đến thế. Chưa bao giờ tình bác ái huynh đệ chan hòa nồng nàn đến thế. Chưa bao giờ lời cầu nguyện chung cho lợi ích của Giáo hội tha thiết đến thế. Thật là một hồng ân lớn lao Chúa ban cho chúng ta. Tôi không ngừng tạ ơn Chúa và cám ơn anh chị em về hồng ân cao quí này.
Nhờ lời cầu nguyện tha thiết của anh chị em, công việc đã có kết quả (đóng cửa quán phở), giáo dân tháo gỡ lều bạt và cung nghinh thánh giá về... Hãy cầu nguyện kiên trì. Hãy cầu nguyện tha thiết. Tôi luôn ở bên anh chị em và mọi người (cả Đức Thánh Cha Bênêđictô và Tòa Thánh) ở mọi nơi cũng luôn ở bên chúng ta.
Cùng ngày 01.02.2008, hãng tin AsiaNews cho biết, theo nguồn tin từ Giáo hội Công giáo Việt-Nam, nhà cầm quyền đã quyết định để cho người Công Giáo sử dụng cơ sở nói trên mà theo nguyên văn bài báo AsiaNews là ‘để tỏ thiện chí và sự kính trọng của nhà cầm quyền đối với đức Thánh Cha’.
Sau đó, thư của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (4)(4) viết bằng tiếng Pháp, gửi Đức Cha Ngô Quang Kiệt, được công bố. Theo đó, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, bày tỏ sự khâm phục đối với giáo dân Hà Nội và những cuộc biểu dương ôn hòa của họ, đồng thời Ngài cũng bày tỏ mối quan ngại về cuộc biểu dương có thể vượt khỏi sự kiểm soát. Vì lý do này Đức Hồng Y thúc giục mọi người trở về tình trạng bình thường. Vì thế, nhân danh Đức Thánh Cha, người thường xuyên được báo cáo về những diễn biến đang xảy ra, Đức Hồng Y xin Đức Cha vui lòng can thiệp, để tránh được những hành động có thể gây mất trật tự công và để có thể tái lập cuộc đối thoại với giới Cầm Quyền hầu tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề tế nhị này. Đức Hồng Y đoan chắc rằng Tòa Thánh, như vẫn làm từ trước tới nay, sẽ luôn chuyển đạt những nguyện vọng chính đáng của người công giáo Việt-Nam lên Chính Phủ nước của Đức Cha.
Những ai đã chân thành cầu nguyện dưới Thánh Giá và bên Mẹ Sầu Bi thật xứng đáng đón nhận sự khâm phục từ Đức Hồng Y Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Thiên Chúa đã sai Tổng lãnh Thiên Thần đến che chở đồng bào để ‘người ta’đã đến và phải đi hôm 27 và 29.01.2008. Ngoài ra, Bài Tin Mừng đọc trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật 03.02.2008 là niềm an ủi cho những ai biết nghe lời Đức Kitô. Tám Mối Phúc Thật không những là một thách đố, nhưng còn đem lại niềm hy vọng và sức sống cho Kitô hữu chúng ta.
Chúng ta hãy cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa, Người đã lảm những điều kỳ diệu nơi Dân Người.
Như vậy, đến nay, ngày 04.01.2008, vấn đề Tòa Khâm sứ cũ đang trong hy vọng… trong khi còn nhiều vụ ‘đòi đất đai’ khác, như tại Giáo xứ Thái Hà.
3. Lợi dụng lúc cuối tuần, chiều thứ Bảy ngày 05.01.2008, Xí nghiệp May Chiến Thắng, xây trên đất của Giáo xứ Thái Hà, lén lút xây tường bao phía đường Hoàng Cầu. Phường Quang Trung. Giáo dân phản đối đã được chánh quyền cam kết là sẽ không cho việc xây dựng không phép đó tiếp tục. Nhưng đến sáng Chủ nhật 05.01.2008, khi thấy công an, dân phòng và cảnh sát 113 kéo đến, người dân sang khu Thảm Len của xí nghiệp thì mới thấy nhân viên an ninh, thanh tra xây dựng và cả một viên chức phường Quang Trung đang chỉ đạo công nhân sắp xếp, dựng thêm hàng rào bằng lưới B40 và giây thép gai cho xí nghiệp May Chiến Thắng. Họ phải giằng co với những người lớn tuổi, để vừa bảo đảm an toàn cho họ, mà cũng để công nhân xây dựng rảnh tay dựng hàng rào. Sau đó, việc dựng hàng rào được tạm ngưng, và các cụ ông cụ bà cũng tạm dừng phản đối, dù vẫn bảo nhau cắt cử người trông chừng.
Năm 1954, dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà chỉ còn lại một vài linh mục như cha Vũ Ngọc Bích, cha Denis Paquette, cha Thomas Côté cùng vài tu sĩ khác. Hai linh mục người Pháp bị trục xuất vào những năm 1958 và 1959, chỉ còn lại một mình linh mục Vũ Ngọc Bích ra sức kiên trì cầm cự. Mảnh đất của dòng từ 61.455 m2, bị trưng dụng lần hồi chỉ còn lại 2.700 m2 bây giờ. Nhà Nước lập bệnh viện Đống Đa và dùng những phần đất còn lại cho các doanh nghiệp quốc doanh sử dụng.
Từ nhiều năm nay, giáo xứ Thái Hà nhiều lần lên tiếng yêu cầu chính quyền trả lại đất đai của giáo hội theo tinh thần nghị định số 379/Ttg ngày 23.07.1993, nói rằng những nơi thờ phượng phải trả lại cho nguyên chủ, nếu mục tiêu khi trưng dụng không còn đúng nữa.
Nhà dòng đồng ý: bệnh viện Đống Đa phục vụ dân sinh là đúng, nhưng xí nghiệp May Chiến Thắng là sai. Xí nghiệp này thua lỗ, đã bán toàn bộ cho công ty Phuớc Điền có trụ sở ở Sàigòn, và cho một quan chức cao cấp. Chính quyền địa phương nhiều lần đánh tiếng cho rằng đất dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà đã được cố linh mục Vũ Ngọc Bích hiến tặng Nhà Nước, nhưng không có văn bản làm bằng chứng.
Trả lời cuộc phỏng vấn của Radio France Internationale, ngày 01.02.2008, Cha Phêrô Nguyễn văn Khải cho biết đất đai bị xâm chiếm từ năm 1961. Nhà Nước đã hứa ba lần sẽ có phiên họp giữa Giáo xứ Thái Hà với đại điện Thủ tướng và Công ty May Chiến Thắng mà lần thứ ba đã trôi qua ba tuần, nhưng chưa thấy gì xảy ra.
V. CĂN BẢN PHÁP LÝ.
1. Các văn bản.
- Điều 70 Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam, ngày 15.04.1992, qui định: «… Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ…”
- Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 04.12.1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23.07.1993, về hoạt động tôn giáo nêu rõ: “Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định.”
- Thông tư 01/1999/TT-TGCP ngày 16.06.1999 của Ban tôn giáo Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị Định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19.04.1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, nhấn mạnh: “Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo.”
- Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18.06.2004, viết: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó.”
- Nghị Định Số 26/1999/ND-CP nhấn mạnh rằng: “Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo.”
- Điều 26 Quy Định Số 21/2004-PL-UBTVQH11 của ngày 18.06.2004 có liên quan tới Tín Ngưỡng Tôn Giáo và Các Tổ Chức Tôn Giáo: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.
Mặc cho lời yêu cầu liên tiếp của Hội đồng Giám mục Công giáo Việt-Nam cũng như từng Giám mục trong việc kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trao trả lại hết tất cả các tài sản của Giáo Hội đã bị tịch thu, mà cụ thể hơn nữa là các tài sản đã được nêu rõ ra ở trên, chính quyền Việt Nam cho tới nay vẫn chưa đã động gì cả.
2. Lời tuyên bố của Ban Tôn giáo Chính phủ Việt-Nam.
Ngày 23.01.2007, hai hôm trước buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hồng Bênêđictô 16, trong bài ‘Việt Nam trong nỗ lực cải thiện các quan hệ với Vatican’, Gia Minh, phóng viên đài Á châu Tự do (RFA) phỏng vấn ông Nguyễn Thế Danh, phó Ban Tôn giáo Chính phủ Việt-Nam, đã hỏi:
- Đối với Giáo hội công giáo thì có nhiều cơ sở được mượn từ năm 1975, nay người ta muốn trả lại thì nay được giải quyết thế nào?
và ông Nguyễn Thế Danh: đã trả lời:
- Việt-Nam trải qua chiến tranh rất lâu nên có nhiều tồn tại. Về cơ sở tôn giáo thì không riêng gì của công giáo,chúng tôi có chính sách như luật đất đai, trong đó nói rằng chính quyền các cấp chủ yếu là Ủy ban Nhân dân UBND tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo, quỹ đất địa phương và nhu cầu sinh hoạt tôn giáo để xem xét cấp quyền sử dụng đất cho tổ chức tôn giáo để phục vụ cho mục đích sử dụng tôn giáo lâu dài mà không thu tiền sử dụng đất.
Nghĩa là nhà nước Việt Nam căn cứ vào nhu cầu thực tế của sinh hoạt tôn giáo và quỹ đất địa phương đáp ứng tối đa có thể được trong phạm vi của mình cho đất xây dựng cơ sở thờ tự đáp ứng nhu cầu của nhân dân không phụ thuộc vào trước – sau; không lệ thuộc vào sức ép, vào quá khứ nào.
Chỉ theo nhu cầu thực tế của của người dân. Còn những nơi mượn có giấy tờ thì phải trả lại; đó là mặt đạo lý chứ không riêng gì về tôn giáo đâu.
Nhưng khi trả lời phỏng vấn của đài BBC ngày 03.01.2008, ông Nguyễn thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đưa ra một cách xác định phạm vi vấn đề và việc dùng từ cho các bên liên quan: “Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại.”
Như vậy, ông Trưởng Ban Tôn giáo nên xem lại Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 04.12.1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ. Trong đó ông sẽ thấy chính Ban Tôn giáo đã dùng từ ‘trả lại’, chứ không phải các tôn giáo.
Hà Minh Thảo
Chú thích
(1) Trước năm 1975, Hội Đồng Quản Trị Giáo Phận Công Giáo đã để cho các linh mục người Pháp thuộc Hội thừa sai Paris (MEP) sử dụng. Năm 1976, khi các Cha bị trục xuất, Chánh quyền thành phố lúc đó đã trưng thu khu đất ấy mà không có sự bàn bạc và trao đổi trước với Toà Tổng Giám Mục. Có lẽ Chính quyền đã hiểu lầm rằng đây là tài sản của các linh mục MEP, trong khi đó là tài sản của Giáo phận chúng ta. Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã từng khiếu nại với Chính quyền về vấn đề này nhưng không nhận được câu trả lời nào.
(2) Đức Khâm sứ tại Việt-Nam.
Trong phiên họp tại Phát diệm (Giáo phận Thanh thành lập năm 1901 và đổi tên Phát diệm năm 1924) với 11 Đức Cha từ 04 đến 09.02.1923 và tại Sài gòn với 7 Đức Cha ngày 20.06.1923 dưới sự chủ tọa của Đức Cha Henri Lecroat, sj, Thanh tra Tông tòa (Visiteur Apostolique, tiếng Pháp; Apostolic Visitor, tiếng Anh), các Đại diện Tông tòa Đông Dương đề nghị Bộ Truyền giáo đổi tên những Giáo phận để mang tên các thành phố có Tòa Giám mục.
Năm 1922, Thượng thư Bộ Lại Nguyễn hữu Bài, thành viên phái đoàn vua Khải Định sang Pháp, đã sang Rôma yết kiến Đức Thánh Cha Piô XI để thỉnh cầu Người bổ nhiệm Đức Khâm sứ tại Việt-Nam và phong chức Đức Cha cho các Linh mục bản quốc.
Ngày 25.05.1925, Đức Thánh Cha Piô XI cử Đức Cha Constantin Ayuti, Tổng Giám mục hiệu tòa Phasis, làm Khâm sứ Tòa Thánh đầu tiên tại Đông Dương (Việt-Nam, Laos, và Cambodge), Đại diện Tòa Thánh để liên lạc giữa Rôma và các Giáo phận truyền giáo tại Việt-Nam, Cam bốt và Ai lao, đặt Tòa Khâm sứ tại Huế. Đức Cha qua đời năm 1928. Đức Cha Victor Colombanus Dreyer, O.F.M., Tổng Giám mục hiệu tòa Adulis, đảm nhận Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương từ ngày 24.11.1928 và hưu ngày 19.11.1936. Đức Cha Antonin-Fernand Drapier, O.P., Tổng Giám mục hiệu tòa Neocaesarea in Ponto, tiếp nối nhiệm vụ ngày 19.11.1928 đến ngày 18.10.1950, nghỉ hưu.
Ngày 18.10.1951, Đức Cha John Dooley S.S.C.M.E., Tổng Giám mục hiệu tòa Macra, nhận trách nhiệm Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương và dời Tòa Khâm sứ từ Huế ra Hà nội. Năm 1959, Đức Khâm sứ bị đưa đi khỏi Hà Nội trong một cơn bệnh nguy kịch. Vài tuần sau, các nhân viên Toà Khâm sứ bị trục xuất. Từ năm 1959, chính quyền thành phố Hà Nội lấy Toà Khâm sứ bị dùng vào các việc khác nhau. Đức Khâm sứ J. Dooley chấm dứt nhiệm vụ ngày 15.09.1959.
Sau Hiệp định Genève, vì Đức Khâm sứ không liên lạc được với các quốc gia thuộc quyền khác, nên, ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức Cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tông tòa tại Sài gòn để liên lạc được Miền Nam Việt-Nam, Laos, và Cambodge. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tông tòa ở Sài gòn được nâng lên hàng Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique). Năm 1959, khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội, Tòa Thánh liền thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn với Đức tân Khâm sứ Mario Brini. Đức Cha chỉ được thăng Tổng Giám mục hiệu tòa Alziza ngày 14.10.1961. Đức Khâm sứ Mario Brini đã góp công lớn trong việc thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ ngày 24.11.1960. Ngày 14.10.1961, Đức Cha rời Việt-Nam đến Ai cập để nhận chức Sứ thần Tòa Thánh.
Đức Cha Salvatore Asta được Đức Thánh Cha Gioan XXIII làm Tổng Giám mục hiệu tòa Aureliopolis in Lydia kiêm Đức Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, ngày 13.10.1962. Đức Cha đã rời Việt-Nam năm 1964 để nhận nhiệm vụ Sứ thần Tòa Thánh tại Iran.
Ngày 17.06.1964, vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương được đổi thành Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Đức Cha Angelo Palmas vào nhiệm vụ Tổng Giám mục hiệu tòa Vibiana và Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài gòn. Hình ảnh Đức Cha được ghi nhận là một Giáo sĩ niềm nở với mọi người Việt, lương cũng như giáo. Trong biến cố đau thương Tết Mậu thân 1968, Đức Cha đã lê gót khắp nơi để thăm viếng, uỷ lạo các nạn nhân, kể cả các chiến binh miền Bắc trong các trại giam. Đức Cha đã rời Việt-Nam ngày 19.04.1969, với những lời cám ơn nồng nhiệt của Chánh phủ và người dân Việt, để đi nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Colombia.
Đức Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam cuối cùng, cho đến hiện nay, là Đức Cha Henri Lemaỵtre được Đức Thánh Cha Phaolô VI cử vào chức vụ Tổng Giám mục hiệu tòa Tongres kiêm Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Cambodge, thường trú tại Sài gòn. Đức Cha đã đồng hành trong sự khó khăn như bao người dân miền Nam, sau ngày 30.04.1975. Bất chấp sự hành hung của nhóm linh mục và giáo dân ‘yêu nước’, Đức Khâm Sứ đã hoàụn thành nhiệm vụ đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, trước khi chánh quyền đã yêu cầu Đức Cha rời khỏi Việt-Nam, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican. Ngày 19.12.1975, Đức Cha nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Uganda.
Tóm lại, trong ngành ngoại giao, có hai chức vụ chính là:
- Khâm sứ Tòa Thánh (Délégué Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Delegate, tiếng Anh), cũng thuộc ngoại giao đoàn, chỉ là đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục quốc gia sở tại. Chử ‘Khâm mạng’ hay ‘Khâm sai’ cũng đồng nghĩa như Khâm sứ Tòa Thánh.
Chúng ta sẽ không tìm thấy các Đức Cha Henri Lecroat và Giuseppe Caprio trong danh sách các vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương hay Việt-Nam.
- Sứ thần Tòa Thánh (Nonce Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Noncio, tiếng Anh) là đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục quốc gia và Chính quyền quốc gia sở tại, là Đại sứ Tòa Thánh và thường là Niên trưởng ngoại giao đoàn.
(3) Cha Nguyễn Tùng Cương được phong Giám mục Giáo phận Hải phòng (1979-1999), an nghỉ trong Chú ngày 10.03.1999. Chánh quyền Hà nội khơng trưng được bằng chứng về sự hiến đất này.
(4) Quốc Vụ Khanh (Secrétaire d’État, tiếng Pháp, và Secretary of State, tiếng Anh), đồng vị với Thủ tướng tại các quốc gia khác và đại diện Đức Thánh Cha trong quan hệ với các quốc gia và những vấn đề thuộc luật quốc tế. Nhưng:
- Secretary of State là Bộ trưởng Ngoại giao tại Hoa kỳ;
- Secrétaire d’Eùtat chỉ là Bộ trưởng, làm việc dưới quyền một Tổng trưởng (Ministre).
Tòa Thánh (Saint Siège, tiếng Pháp, và Holy See, tiếng Anh).
CHƯƠNG VIII: QUYỀN SỞ HỮU VÀ CẦU NGUYỆN VÌ CÔNG LÝ (tiếp theo)
IV. CẦU NGUYỆN VÌ ĐỐI XỬ THIÊN LỆCH.
1. Ngày 03.12.2007, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài gòn, đã gởi Tâm Thư đến tín hữu công giáo Giáo phận cho biết việc Đức Hồng Y khiếu nại với Chánh quyền về đất đai của Chủng viện Thánh Giuse. Đức Tổng Giám mục viết: “… Năm 2004, qua cha Tổng đại diện của giáo phận, Đức Hồng Y nhắc lại với Chính quyền Thành phố lời đề nghị của giáo phận mong muốn được hoàn trả lại khu nhà đất 4.000m2 (1) (1) nói trên và Người đã không nhận một câu trả lời nào. Cách đây hai tuần, Uỷ ban nhân dân thành phố gửi cho Người một văn thư, trong đó xác định rằng việc Toà Tổng Giám Mục đòi lại khu nhà đất 11 Nguyễn Du là ‘không có cơ sở xem xét giải quyết’. Đức Hồng Y cũng được báo tin rằng Công ty Quản lý nhà quận I cho tiến hành đo vẽ xác định hiện trạng và lập hồ sơ kỹ thuật bán nhà cho các hộ gia đình sinh sống tại đây.”
2. Ngày 15.12.2007, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà nội, lên tiếng với chính quyền về đất Tòa Khâm Sứ (2) (2) cũ và xin dân Chúa cầu nguyện:
“… - Từ nhiều năm qua, sinh họat của Tổng Giáo phận bị giới hạn vì thiếu thốn cơ sở vật chất. Có những Thánh Lễ, người tham dự phải tràn ra đường phố.
- Hội đồng Giám mục Việt-Nam, tổ chức đứng đầu Giáo hội Công giáo tại Việt-Nam, chưa có một địa điểm để đặt trụ sở chính.
Từ nhiều năm nay, Tòa Tổng Giám mục và Hội đồng Giám mục đã nhiều lần đệ đơn lên Chính quyền các cấp xin giao lại Tòa Khâm sứ để Giáo hội có đủ phương tiện cần thiết cho những họat động tôn giáo tối thiểu. Đề nghị chính đáng của tôn giáo chưa được đáp ứng, trong khi đó Quận Hoàn Kiếm lại dùng Tòa Khâm sứ để kinh doanh buôn bán. Trước đây đã bán phở, nay lại mở ngân hàng. Và ngày 13.12.2007 vừa qua thêm kinh doanh giữ xe với quang cảnh thật hỗn độn.
Vì thế, xin anh chị em hãy tích cực cầu nguyện để những nơi tôn nghiêm của tôn giáo được tôn trọng, nhu cầu chính đáng của Giáo phận và của Hội đồng Giám mục được đáp ứng và những sinh họat tôn giáo được thuận lợi, góp phần xây dựng xã hội, đặc biệt khuôn mặt của thủ đô được tốt đẹp.”
Tín hữu Công giáo Việt-Nam, trong và ngoài nước, nhiều nơi đã đáp ứng lời kêu gọi của các Đức Giám mục trong việc yêu cầu Chánh quyền trả lại các cơ sở của Giáo hội, không những để Giáo hội có đủ phương tiện cần thiết cho những hoạt động tôn giáo tối thiểu mà còn vì sự công bằng xã hội. Riêng tại Hà nội, trước Tòa Khâm sứ cũ, những buổi cầu nguyện, bắt đầu đêm 18.12.2007, trong cái se lạnh của đợt gió mùa mới, hàng ngàn người đã thắp lên những ngọn nến cháy sáng trong tay, cùng nhau hát Kinh Hoà Bình, tiến bước ‘đem chân lý vào chốn lỗi lầm’. Đi đầu là Thánh Giá – biểu tượng của niềm tin và hy vọng -. Tiếp sau là đoàn người đông đảo, với nến sáng trong tay và lời hát thắm đượm yêu thương. Trời đông Hà Nội nhưng ai cũng thấy ấm áp bởi tình Chúa, tình người và những hy vọng vào hoà bình, công lý. Muôn tâm hồn như một. Các tín hữu Giáo phận đã đáp lời Vị Chủ Chăn, đã hướng về Tòa Khâm sứ cũ để cầu nguyện trong tinh thần:
Tiến lên với ngọn nến sáng trong tay.
Tiến lên với lời thánh ca tha thiết trên môi miệng
Tiến lên trong lối đi rực ánh đèn mầu đón Chúa Giánh Sinh.
Tiến lên trong trật tự, trang nghiêm và an bình.
Không một khẩu hiệu nào được hô lên.
Không một cánh tay nào được vung lên.
Không một người nào chen lấn xô đẩy.
(VietCatholic News 18/12/2007)
Sáng 20.12.2007, khoảng 4.000 người đến cầu nguyện ở khu vực Tòa Tổng Giám mục và Tòa Khâm sứ cũ, bắt đầu từ lúc 8 giờ 30. Bất ngờ một nhóm cùng nhau khiêng Tượng Đức Mẹ Sầu Bi (PIETA). Tại sao Đức Mẹ Sầu Bi? Vì, ở Việt-Nam, nơi nào là không có đau khổ và gần đây, ngày 30.01.2007, Đức Mẹ Sầu Bi, đặt tại núi Gò (Đồng Đinh), nằm trên triều sông Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình. bị đập vỡ mặt, đầu gần đứt hết, chỉ còn một ít bêtông dính vào cốt thép nơi phần cổ… Đây là một tác phẩm của nghệ sĩ Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (Michel-Ange) mà bản chính được kính tại Saint-Pierre-de-Rome, diễn tả xác Chúa Giêsu, nằm trong đôi cánh tay của người Mẹ Sầu Bi, sau khi được nhổ đinh từ Thánh Giá xuống, được điêu khắc trên đá hoa trắng.
Sau Thánh Lễ phong chức, 18 tân Linh mục đến trước Đức Mẹ Sầu Bi, cùng với gia đình và giáo dân, để Tạ Ơn trong ng ày 20.12.2007.
Sáng Chúa Nhật ngày 30.12.2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Tòa Tổng Giám mục để gặp và trao đổi với Đức Tổng Giám mục Ngô quang Kiệt về những gì đang xảy ra xung quanh vụ việc Toà Khâm Sứ trong khoảng nửa tiếng đồng hồ. Sau đó, Đức Tổng Giám Mục và Thủ tướng đã sang quan sát Toà Khâm Sứ cũ và nghe giải thích của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt. Thủ tướng cũng thấy những người đang cầu nguyện và ký tên vào kiến nghị yêu cầu trả nhà đất Toà Khâm Sứ… Điều chắc chắn là cuộc cầu nguyện và hát ‘Kinh Hòa Bình’ không là một hành vi phạm pháp vì chẳng lẽ Thủ tướng lại đến thăm viếng một nơi đang xảy ra những diễn tiến bất hợp pháp, hỡi những ai đã lên án ?
Cuộc ‘cầu nguyện đông ngươi’ vẫn tiếp diễn đi vào Năm Mới 2008…
Ngày 25.01.2008, lúc 9 giờ, một loạt cồng chiêng âm vang dạo đầu, rồi một đợt trống nổi dồn dập, và, sau đó, là tiếng kèn đầy khí thế với bài: Tiếng nhạc oai hùng, vang lên khắp cõi trời Việt Nam… Đó là đoàn cồng chiêng của Mường Riệc, đội trống Nội Hồ, Thạch Bích và đoàn kèn đồng của Thượng Thụy và Hàm Long. Cả ba khối đều mặc đồng phục trông thật đẹp mắt. Phía sau là cả một đoàn người đông đảo gồm các linh mục tu sĩ và giáo dân về đây từ nhiều tỉnh thành trong ngoài giáo phận, để dự Thánh Lễ mừng Đức Hồng Y Phaolô-Giuse Phạm đình Tụng, nhân kỷ niệm 90 tuổi, 60 năm Linh mục, 45 năm Giám mục, 15 năm Hồng y, tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội..
Khoảng 11 giờ 30, Thánh lễ chấm dứt, đoàn người rước trở lại khu vực Toà Khâm Sứ cũ, dưới mưa, trong tiếng kèn, trống cùng và lời hát. Tới nơi, một chị người Mường trèo lên hàng rào, để và dâng hoa Đức Mẹ Sầu Bi. Lập tức hơn một chục bảo vệ bắt chị. Mấy nữ công an hình sự chìm hung hăng khống chế nặng tay với chị. Khi đó, Luật sư Lê quốc Quân, tay cầm máy quay phim leo rào vào quay cảnh đuổi bắt. Lập tức các công an buông chị phụ nữ để quay về bắt giữ anh Quân. Họ lôi anh về phía quán phở. Nơi đó, có ngôi nhà nhỏ và một lối đi nhỏ. Họ tống anh vào đó và đánh anh. Vài linh mục và giáo dân chạy vào lối đi nhỏ bên trong quán phở để yêu cầu bảo vệ bên trong thả anh Quân: “Các anh không cho người ta cắm hoa, thì thả người ta ra. Không được giữ người. Không được đánh người!”.
Một anh bảo vệ đứng bên trong cửa cứ làm thinh. Giáo dân bắt đầu đập cánh cửa sắt nhỏ. Nhưng nó quá vững. Tức thì, một người chạy ra về Tòa Khâm sứ cũ dùng micro kêu gọi can thiệp: “Xin cộng đoàn chúng ta dừng đọc kinh. Yêu cầu các nhân viên bên trong thả người của chúng tôi ra. Phản đối hành vi bắt giữ người. Phản đối hành vi đánh người.” Mọi người trả lời: “Phản đối.” và lời kêu gọi được nhắc lại nhiều lần. Vẫn không thấy anh Quân và các nhân viên bảo về trở lại ra sân, cả cộng đoàn đứng bên hàng rào sắt bắt đầu lay hàng rào. Hàng rào đung đưa dữ dội và sớm bị đổ sập, nhiều người vào giải cứu anh Quân và bảo vệ chị phụ nữ.
Cộng đoàn tràn vào sân tiến đến chỗ tượng Đức Mẹ và cầu nguyện. Các đoàn kèn trống cũng vào được và mau chóng nhập đội hình và “tiếng nhạc oai hùng, vang lên khắp cõi trời Việt Nam…” lại tiếp tục. Khi ấy, một nhóm giáo dân khiêng đến một cây thánh giá sắt khá lớn và, trong nháy mắt Thánh Giá đã được dựng lên, không phải chỉ bằng gạch đá bê tông cốt thép mà trước nhất và trên hết là bằng niềm Tin.
Lúc 22 giờ, giáo dân, bắt đầu canh thức và cầu nguyện tại sân Toà Khâm Sư cũ, hướng về Mẹ Sầu Bi và Thánh Giá. Công an đến đòi giải tán, nhưng giáo dân và nam nữ tu sĩ phản đối. Về khuya, một nhóm sinh viên công giáo đến cùng cầu nguyện. Đến 6 giờ 30 sáng 26.01.2008, các giáo dân ra về bình an, một nhóm khác vừa đến để tiếp cầu nguyện.
Ngày 26.01.2008, qua công văn số 673/UBNH-VX, Bà Ngô thị Thanh Hằng, phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà nội ký, về việc phối hợp giải quyết tình hình vi phạm pháp luật của một số giáo sỹ và giáo dân tại số 42 phố Nhà Chung (Trụ sở VHTT và Nhà Văn hóa quận Hoàn Kiếm) cho Tòa Tổng Giám mục Hà nội và Hội đồng Giám mục Việt-Nam. Trong đó, bà phó Chủ tịch cũng tố cáo các mạng điện tử của Giáo hội đã đưa nhiều tin, bài, ảnh về việc này, xuyên tạc sự thật. Tiếp theo, bà Hằng cho thời hạn cuối cùng là 17 giờ ngày 27.01.2008 để thu dọn sạch sân Tòa Khâm sứ cũ và yêu cầu Đức Tổng Giám mục Hà nội báo cáo Ủy ban Nhân dân bằng văn bản lúc 18 giờ cùng ngày. Bà còn viết thêm rằng để thực hiện chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cửa, ngày 24/11/1961, Linh mục Nguyễn Tùng Cương (3)(3) (đại diện quản lý) đã bàn giao cơ sở nhà đất 40a (nay là số nhà 42) Nhà Chung qua Nhà nước thống nhất quản lý… Bức thư của Bà phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà nội chứa đựng những điều không đúng đã được Cha Lê trọng Cung, Chánh Văn Phòng Tòa Tổng Giám mục Hà nội, trả lời điểm một. Đài truyền hình Hà nội và hai báo An ninh Thủ đô và Hà nội mới cũng đã có những tuyên truyền xuyên tạc nội dung y như công văn số 673/UBNH-VX của phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà nội. Cha Lê trọng Cung cũng có những lời phản bác qua Đơn Khiếu nại đề ngày 28.01.2008.
Hai ngày 27 (ultimatum lúc 17 giờ) và 29.01.2008 (khoảng 22 giờ), điểm nóng Tòa Khâm sứ cũ có những lúc đã đến độ sôi 100. Người Việt-Nam, nói chung, và người Việt-Nam Công giáo, nói riêng, đã theo dõi sát diễn tiến thời sự tại Tòa Khâm sứ cũ, qua Internet. Những dòng chữ hay hình ảnh không những khiến người xem chỉ nhìn thấy những người đang cầu nguyện, mà còn nghĩ đến những ‘dân oan’ khác tại trụ sở Tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội cũng như bao nhiêu người nghèo khổ trên toàn Việt-Nam. Người ta còn thấy các công an và, nhất là các thu hình viên mà ống kính mở lớn đang hướng về. Cái lạnh thấu xương hòa lẫn với những giọt mưa cùng sương rơi chưa làm họ sờn lòng thì họ quan tâm chi cho sự đe đọa của những ống kính đó. Mắt họ hướng về Chúa Giêsu và Mẹ Maria, với tất cả Đức Tin, để khẩn cầu vì Công Lý cho toàn nước Việt:
Tiếng chuông não nùng, Việt-Nam nguyện cầu.
Tiếng chuông ngân trầm, Việt-Nam buồn thảm.
Tiếng chuông vang lừng, Việt-Nam khởi hoàn.
Tiếng chuông thanh thót, Việt-Nam hy vọng.
Con có một tổ quốc: Việt-Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời,
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang,
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
Núi cao cao, xương chất cao hơn.
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết,
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của dân tộc.
Một nước Việt-Nam,
Một dân tộc Việt-Nam,
Một tâm hồn Việt-Nam,
Một văn hoá Việt-Nam,
Một truyền thống Việt-Nam,
Là người Công giáo Việt-Nam,
Con phải yêu tổ quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội thánh bảo con,
Cha mong dòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con.
(Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)
Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà nội chọn ngày 27.01.2008 là một điều không hay cho họ vì nhằm vào ngày Chúa nhật tức ngày của Chúa, là ngày mọi người Công giáo phải đi dâng Thánh Lễ, để đi nghe lời Chúa qua hai bài Thánh Thư, Đáp Ca và bài Phúc Âm. Chúng ta thấy gì trong bài Đọc I, ngày Chúa nhật thứ 3 Thường niên năm A?
Tiên tri I-sai-a đã nói:
“… Dân đang lần bước giữa tối tăm
đã thấy một ánh sáng huy hoàng;
đám người sống trong vùng bóng tối,
nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi…
Đáp ca Thánh vịnh 26
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi,
tôi còn sợ người nào ?
Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi,
tôi khiếp gì ai nữa ?
Đ. Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi…
Trong bài Đọc II, Thánh Phaolô tông đồ nhắc nhở Kitô hữu: “… Anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hoà thuận, một lòng một ý với nhau… thuộc về Đức Ki-tô, đã chịu đóng đinh vào khổ giá vì anh em…”. Trong giờ phút bị đe dọa, 3.000 Kitô hữu chỉ biết hướng về Thánh Giá và cầu nguyện.
Bài Tin Mừng đã nhắc đến Thánh Gioan Tiền Hô bị bắt vì đã trình bày sự thật, bảo vệ sự thật làm cho họ thêm Đức Tin để sẵn sàng noi gương Thánh Gioan tử vì đạo. Họ đã hát đi hát lại câu ‘chết bên Mẹ con sợ chi, con ngại chi’.
Ngày 29.01.2008, Công An Hà nội cho biết Công An Quận Hoàn Kiếm ra Quyết định khởi tố số 60/CAHK ngày 26.01.2008 về hình sự ‘Hủy hoại tài sản, Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ’ xảy ra tại nơi trước đây là Tòa Khâm Sứ. Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà nội cho biết: nếu có phải đi tù, thì chính Đức Cha phải đi vì Đức Cha đã yêu cầu họ cầu nguyện cho việc đòi trả Tòa Khâm sứ cũ.
Lúc 16 giờ ngày 29.01.2008, Toà Tổng Giám Mục Hà Nội đã sang chúc tết Ủy ban Nhân dân TP. Hà nội. Sau khi trao đổi lời chúc Năm Mới, Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà nội nói vì sự an ninh trật tự của thành phố Bà xin Toà Tổng Giám mục cho chấm dứt các sự việc đang diễn ra tại Toà Khâm Sứ. Bà cũng đề nghị Toà Giám Mục tôn trọng kỷ cương và cùng chính quyền đối thoại để giải quyết vấn đề.
Đức Tổng Giám Mục đáp lời rằng phải tôn trọng trật tự kỷ cương nhưng khi con nó khóc thì cha mẹ cũng phải xem đến. Hơn nữa, đối thoại phải bắt đầu bằng việc tôn trọng sự thật, chấm dứt vu cáo và xuyên tạc Tòa Giám Mục. Đối thọai phải dựa trên căn bản thực tế và pháp lý. Không nên mệnh lệnh cửa quyền, duy ý chí. Phải biết lắng nghe nhau chứ không phải chỉ có một bên nói. Không thể nào quy trách nhiệm cho một bên, chỉ có nhìn phía mình mà không nhìn phía bên kia thì không thể đối thoại được. Khi Bà Phó Chủ tịch đề cập đến chuyện đổi mới, Đức Tổng Giám Mục cũng nói: phải đổi mới và đổi mới bên ngoài thôi thì chưa được, quan trọng hơn là phải đổi mới con người từ bên trong, từ trong cái đầu, trong tư tưởng.
Ngày 31.01.2008, một bản tin của thông tấn Đức DPA cho biết các viên chức Nhà Nước Việt-Nam khi họp vào ngày hôm qua với các vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo ở Hà Nội đã nói rằng họ sẽ hoàn trả Tòa Khâm Sứ cũ cho Giáo hội nếu chịu ngưng biểu tình nơi này suốt mấy tuần qua. Thứ Trưởng Công An Nguyễn Văn Hưởng đã hứa sẽ giải quyết vấn đề từng bước, kết thúc là sẽ bàn giao đất này cho Giáo hội Công giáo.
Trong thư đề ngày 01.02.2008 gửi đến giáo sĩ và giáo dân Hà nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô quang Kiệt viết (đại ý): Hơn bốn mươi ngày qua chúng ta đã sống một lễ Hiện Xuống mới. Mọi người đồng tâm nhất trí với nhau, chuyên tâm cầu nguyện và hăng hái rao giảng Tin mừng hòa bình, bất chấp những khó khăn gian khổ, tạo nên một bầu khí hiệp thông rộng lớn không chỉ trong Tổng Giáo phận mà còn khắp nơi trên thế giới. Chưa bao giờ lòng yêu mến Chúa, yêu mến Giáo hội dâng cao như thế. Chưa bao giờ tình cảm gắn bó giữa chủ chăn và đoàn chiên chặt chẽ đến thế. Chưa bao giờ tình bác ái huynh đệ chan hòa nồng nàn đến thế. Chưa bao giờ lời cầu nguyện chung cho lợi ích của Giáo hội tha thiết đến thế. Thật là một hồng ân lớn lao Chúa ban cho chúng ta. Tôi không ngừng tạ ơn Chúa và cám ơn anh chị em về hồng ân cao quí này.
Nhờ lời cầu nguyện tha thiết của anh chị em, công việc đã có kết quả (đóng cửa quán phở), giáo dân tháo gỡ lều bạt và cung nghinh thánh giá về... Hãy cầu nguyện kiên trì. Hãy cầu nguyện tha thiết. Tôi luôn ở bên anh chị em và mọi người (cả Đức Thánh Cha Bênêđictô và Tòa Thánh) ở mọi nơi cũng luôn ở bên chúng ta.
Cùng ngày 01.02.2008, hãng tin AsiaNews cho biết, theo nguồn tin từ Giáo hội Công giáo Việt-Nam, nhà cầm quyền đã quyết định để cho người Công Giáo sử dụng cơ sở nói trên mà theo nguyên văn bài báo AsiaNews là ‘để tỏ thiện chí và sự kính trọng của nhà cầm quyền đối với đức Thánh Cha’.
Sau đó, thư của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh (4)(4) viết bằng tiếng Pháp, gửi Đức Cha Ngô Quang Kiệt, được công bố. Theo đó, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, bày tỏ sự khâm phục đối với giáo dân Hà Nội và những cuộc biểu dương ôn hòa của họ, đồng thời Ngài cũng bày tỏ mối quan ngại về cuộc biểu dương có thể vượt khỏi sự kiểm soát. Vì lý do này Đức Hồng Y thúc giục mọi người trở về tình trạng bình thường. Vì thế, nhân danh Đức Thánh Cha, người thường xuyên được báo cáo về những diễn biến đang xảy ra, Đức Hồng Y xin Đức Cha vui lòng can thiệp, để tránh được những hành động có thể gây mất trật tự công và để có thể tái lập cuộc đối thoại với giới Cầm Quyền hầu tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề tế nhị này. Đức Hồng Y đoan chắc rằng Tòa Thánh, như vẫn làm từ trước tới nay, sẽ luôn chuyển đạt những nguyện vọng chính đáng của người công giáo Việt-Nam lên Chính Phủ nước của Đức Cha.
Những ai đã chân thành cầu nguyện dưới Thánh Giá và bên Mẹ Sầu Bi thật xứng đáng đón nhận sự khâm phục từ Đức Hồng Y Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Thiên Chúa đã sai Tổng lãnh Thiên Thần đến che chở đồng bào để ‘người ta’đã đến và phải đi hôm 27 và 29.01.2008. Ngoài ra, Bài Tin Mừng đọc trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật 03.02.2008 là niềm an ủi cho những ai biết nghe lời Đức Kitô. Tám Mối Phúc Thật không những là một thách đố, nhưng còn đem lại niềm hy vọng và sức sống cho Kitô hữu chúng ta.
Chúng ta hãy cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa, Người đã lảm những điều kỳ diệu nơi Dân Người.
Như vậy, đến nay, ngày 04.01.2008, vấn đề Tòa Khâm sứ cũ đang trong hy vọng… trong khi còn nhiều vụ ‘đòi đất đai’ khác, như tại Giáo xứ Thái Hà.
3. Lợi dụng lúc cuối tuần, chiều thứ Bảy ngày 05.01.2008, Xí nghiệp May Chiến Thắng, xây trên đất của Giáo xứ Thái Hà, lén lút xây tường bao phía đường Hoàng Cầu. Phường Quang Trung. Giáo dân phản đối đã được chánh quyền cam kết là sẽ không cho việc xây dựng không phép đó tiếp tục. Nhưng đến sáng Chủ nhật 05.01.2008, khi thấy công an, dân phòng và cảnh sát 113 kéo đến, người dân sang khu Thảm Len của xí nghiệp thì mới thấy nhân viên an ninh, thanh tra xây dựng và cả một viên chức phường Quang Trung đang chỉ đạo công nhân sắp xếp, dựng thêm hàng rào bằng lưới B40 và giây thép gai cho xí nghiệp May Chiến Thắng. Họ phải giằng co với những người lớn tuổi, để vừa bảo đảm an toàn cho họ, mà cũng để công nhân xây dựng rảnh tay dựng hàng rào. Sau đó, việc dựng hàng rào được tạm ngưng, và các cụ ông cụ bà cũng tạm dừng phản đối, dù vẫn bảo nhau cắt cử người trông chừng.
Năm 1954, dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà chỉ còn lại một vài linh mục như cha Vũ Ngọc Bích, cha Denis Paquette, cha Thomas Côté cùng vài tu sĩ khác. Hai linh mục người Pháp bị trục xuất vào những năm 1958 và 1959, chỉ còn lại một mình linh mục Vũ Ngọc Bích ra sức kiên trì cầm cự. Mảnh đất của dòng từ 61.455 m2, bị trưng dụng lần hồi chỉ còn lại 2.700 m2 bây giờ. Nhà Nước lập bệnh viện Đống Đa và dùng những phần đất còn lại cho các doanh nghiệp quốc doanh sử dụng.
Từ nhiều năm nay, giáo xứ Thái Hà nhiều lần lên tiếng yêu cầu chính quyền trả lại đất đai của giáo hội theo tinh thần nghị định số 379/Ttg ngày 23.07.1993, nói rằng những nơi thờ phượng phải trả lại cho nguyên chủ, nếu mục tiêu khi trưng dụng không còn đúng nữa.
Nhà dòng đồng ý: bệnh viện Đống Đa phục vụ dân sinh là đúng, nhưng xí nghiệp May Chiến Thắng là sai. Xí nghiệp này thua lỗ, đã bán toàn bộ cho công ty Phuớc Điền có trụ sở ở Sàigòn, và cho một quan chức cao cấp. Chính quyền địa phương nhiều lần đánh tiếng cho rằng đất dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà đã được cố linh mục Vũ Ngọc Bích hiến tặng Nhà Nước, nhưng không có văn bản làm bằng chứng.
Trả lời cuộc phỏng vấn của Radio France Internationale, ngày 01.02.2008, Cha Phêrô Nguyễn văn Khải cho biết đất đai bị xâm chiếm từ năm 1961. Nhà Nước đã hứa ba lần sẽ có phiên họp giữa Giáo xứ Thái Hà với đại điện Thủ tướng và Công ty May Chiến Thắng mà lần thứ ba đã trôi qua ba tuần, nhưng chưa thấy gì xảy ra.
V. CĂN BẢN PHÁP LÝ.
1. Các văn bản.
- Điều 70 Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam, ngày 15.04.1992, qui định: «… Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ…”
- Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 04.12.1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23.07.1993, về hoạt động tôn giáo nêu rõ: “Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định.”
- Thông tư 01/1999/TT-TGCP ngày 16.06.1999 của Ban tôn giáo Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều trong Nghị Định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19.04.1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, nhấn mạnh: “Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo.”
- Điều 26 Pháp Lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, ngày 18.06.2004, viết: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó.”
- Nghị Định Số 26/1999/ND-CP nhấn mạnh rằng: “Không để cơ sở thờ tự bị lấn chiếm. Nhà nước bảo hộ cơ sở thờ tự tôn giáo.”
- Điều 26 Quy Định Số 21/2004-PL-UBTVQH11 của ngày 18.06.2004 có liên quan tới Tín Ngưỡng Tôn Giáo và Các Tổ Chức Tôn Giáo: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”.
Mặc cho lời yêu cầu liên tiếp của Hội đồng Giám mục Công giáo Việt-Nam cũng như từng Giám mục trong việc kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trao trả lại hết tất cả các tài sản của Giáo Hội đã bị tịch thu, mà cụ thể hơn nữa là các tài sản đã được nêu rõ ra ở trên, chính quyền Việt Nam cho tới nay vẫn chưa đã động gì cả.
2. Lời tuyên bố của Ban Tôn giáo Chính phủ Việt-Nam.
Ngày 23.01.2007, hai hôm trước buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hồng Bênêđictô 16, trong bài ‘Việt Nam trong nỗ lực cải thiện các quan hệ với Vatican’, Gia Minh, phóng viên đài Á châu Tự do (RFA) phỏng vấn ông Nguyễn Thế Danh, phó Ban Tôn giáo Chính phủ Việt-Nam, đã hỏi:
- Đối với Giáo hội công giáo thì có nhiều cơ sở được mượn từ năm 1975, nay người ta muốn trả lại thì nay được giải quyết thế nào?
và ông Nguyễn Thế Danh: đã trả lời:
- Việt-Nam trải qua chiến tranh rất lâu nên có nhiều tồn tại. Về cơ sở tôn giáo thì không riêng gì của công giáo,chúng tôi có chính sách như luật đất đai, trong đó nói rằng chính quyền các cấp chủ yếu là Ủy ban Nhân dân UBND tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo, quỹ đất địa phương và nhu cầu sinh hoạt tôn giáo để xem xét cấp quyền sử dụng đất cho tổ chức tôn giáo để phục vụ cho mục đích sử dụng tôn giáo lâu dài mà không thu tiền sử dụng đất.
Nghĩa là nhà nước Việt Nam căn cứ vào nhu cầu thực tế của sinh hoạt tôn giáo và quỹ đất địa phương đáp ứng tối đa có thể được trong phạm vi của mình cho đất xây dựng cơ sở thờ tự đáp ứng nhu cầu của nhân dân không phụ thuộc vào trước – sau; không lệ thuộc vào sức ép, vào quá khứ nào.
Chỉ theo nhu cầu thực tế của của người dân. Còn những nơi mượn có giấy tờ thì phải trả lại; đó là mặt đạo lý chứ không riêng gì về tôn giáo đâu.
Nhưng khi trả lời phỏng vấn của đài BBC ngày 03.01.2008, ông Nguyễn thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ đưa ra một cách xác định phạm vi vấn đề và việc dùng từ cho các bên liên quan: “Thực ra là không có vấn đề trả lại, tức là ‘của anh hay của tôi’ nên về phía các tôn giáo hay dùng từ ‘trả lại’ tạo sự không thông cảm được với nhau. Không có chuyện đòi lại, trả lại.”
Như vậy, ông Trưởng Ban Tôn giáo nên xem lại Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 04.12.1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ. Trong đó ông sẽ thấy chính Ban Tôn giáo đã dùng từ ‘trả lại’, chứ không phải các tôn giáo.
Hà Minh Thảo
Chú thích
(1) Trước năm 1975, Hội Đồng Quản Trị Giáo Phận Công Giáo đã để cho các linh mục người Pháp thuộc Hội thừa sai Paris (MEP) sử dụng. Năm 1976, khi các Cha bị trục xuất, Chánh quyền thành phố lúc đó đã trưng thu khu đất ấy mà không có sự bàn bạc và trao đổi trước với Toà Tổng Giám Mục. Có lẽ Chính quyền đã hiểu lầm rằng đây là tài sản của các linh mục MEP, trong khi đó là tài sản của Giáo phận chúng ta. Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã từng khiếu nại với Chính quyền về vấn đề này nhưng không nhận được câu trả lời nào.
(2) Đức Khâm sứ tại Việt-Nam.
Trong phiên họp tại Phát diệm (Giáo phận Thanh thành lập năm 1901 và đổi tên Phát diệm năm 1924) với 11 Đức Cha từ 04 đến 09.02.1923 và tại Sài gòn với 7 Đức Cha ngày 20.06.1923 dưới sự chủ tọa của Đức Cha Henri Lecroat, sj, Thanh tra Tông tòa (Visiteur Apostolique, tiếng Pháp; Apostolic Visitor, tiếng Anh), các Đại diện Tông tòa Đông Dương đề nghị Bộ Truyền giáo đổi tên những Giáo phận để mang tên các thành phố có Tòa Giám mục.
Năm 1922, Thượng thư Bộ Lại Nguyễn hữu Bài, thành viên phái đoàn vua Khải Định sang Pháp, đã sang Rôma yết kiến Đức Thánh Cha Piô XI để thỉnh cầu Người bổ nhiệm Đức Khâm sứ tại Việt-Nam và phong chức Đức Cha cho các Linh mục bản quốc.
Ngày 25.05.1925, Đức Thánh Cha Piô XI cử Đức Cha Constantin Ayuti, Tổng Giám mục hiệu tòa Phasis, làm Khâm sứ Tòa Thánh đầu tiên tại Đông Dương (Việt-Nam, Laos, và Cambodge), Đại diện Tòa Thánh để liên lạc giữa Rôma và các Giáo phận truyền giáo tại Việt-Nam, Cam bốt và Ai lao, đặt Tòa Khâm sứ tại Huế. Đức Cha qua đời năm 1928. Đức Cha Victor Colombanus Dreyer, O.F.M., Tổng Giám mục hiệu tòa Adulis, đảm nhận Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương từ ngày 24.11.1928 và hưu ngày 19.11.1936. Đức Cha Antonin-Fernand Drapier, O.P., Tổng Giám mục hiệu tòa Neocaesarea in Ponto, tiếp nối nhiệm vụ ngày 19.11.1928 đến ngày 18.10.1950, nghỉ hưu.
Ngày 18.10.1951, Đức Cha John Dooley S.S.C.M.E., Tổng Giám mục hiệu tòa Macra, nhận trách nhiệm Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương và dời Tòa Khâm sứ từ Huế ra Hà nội. Năm 1959, Đức Khâm sứ bị đưa đi khỏi Hà Nội trong một cơn bệnh nguy kịch. Vài tuần sau, các nhân viên Toà Khâm sứ bị trục xuất. Từ năm 1959, chính quyền thành phố Hà Nội lấy Toà Khâm sứ bị dùng vào các việc khác nhau. Đức Khâm sứ J. Dooley chấm dứt nhiệm vụ ngày 15.09.1959.
Sau Hiệp định Genève, vì Đức Khâm sứ không liên lạc được với các quốc gia thuộc quyền khác, nên, ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức Cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tông tòa tại Sài gòn để liên lạc được Miền Nam Việt-Nam, Laos, và Cambodge. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tông tòa ở Sài gòn được nâng lên hàng Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique). Năm 1959, khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội, Tòa Thánh liền thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn với Đức tân Khâm sứ Mario Brini. Đức Cha chỉ được thăng Tổng Giám mục hiệu tòa Alziza ngày 14.10.1961. Đức Khâm sứ Mario Brini đã góp công lớn trong việc thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ ngày 24.11.1960. Ngày 14.10.1961, Đức Cha rời Việt-Nam đến Ai cập để nhận chức Sứ thần Tòa Thánh.
Đức Cha Salvatore Asta được Đức Thánh Cha Gioan XXIII làm Tổng Giám mục hiệu tòa Aureliopolis in Lydia kiêm Đức Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, ngày 13.10.1962. Đức Cha đã rời Việt-Nam năm 1964 để nhận nhiệm vụ Sứ thần Tòa Thánh tại Iran.
Ngày 17.06.1964, vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương được đổi thành Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Đức Cha Angelo Palmas vào nhiệm vụ Tổng Giám mục hiệu tòa Vibiana và Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài gòn. Hình ảnh Đức Cha được ghi nhận là một Giáo sĩ niềm nở với mọi người Việt, lương cũng như giáo. Trong biến cố đau thương Tết Mậu thân 1968, Đức Cha đã lê gót khắp nơi để thăm viếng, uỷ lạo các nạn nhân, kể cả các chiến binh miền Bắc trong các trại giam. Đức Cha đã rời Việt-Nam ngày 19.04.1969, với những lời cám ơn nồng nhiệt của Chánh phủ và người dân Việt, để đi nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Colombia.
Đức Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam cuối cùng, cho đến hiện nay, là Đức Cha Henri Lemaỵtre được Đức Thánh Cha Phaolô VI cử vào chức vụ Tổng Giám mục hiệu tòa Tongres kiêm Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Cambodge, thường trú tại Sài gòn. Đức Cha đã đồng hành trong sự khó khăn như bao người dân miền Nam, sau ngày 30.04.1975. Bất chấp sự hành hung của nhóm linh mục và giáo dân ‘yêu nước’, Đức Khâm Sứ đã hoàụn thành nhiệm vụ đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, trước khi chánh quyền đã yêu cầu Đức Cha rời khỏi Việt-Nam, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican. Ngày 19.12.1975, Đức Cha nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Uganda.
Tóm lại, trong ngành ngoại giao, có hai chức vụ chính là:
- Khâm sứ Tòa Thánh (Délégué Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Delegate, tiếng Anh), cũng thuộc ngoại giao đoàn, chỉ là đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục quốc gia sở tại. Chử ‘Khâm mạng’ hay ‘Khâm sai’ cũng đồng nghĩa như Khâm sứ Tòa Thánh.
Chúng ta sẽ không tìm thấy các Đức Cha Henri Lecroat và Giuseppe Caprio trong danh sách các vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương hay Việt-Nam.
- Sứ thần Tòa Thánh (Nonce Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Noncio, tiếng Anh) là đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục quốc gia và Chính quyền quốc gia sở tại, là Đại sứ Tòa Thánh và thường là Niên trưởng ngoại giao đoàn.
(3) Cha Nguyễn Tùng Cương được phong Giám mục Giáo phận Hải phòng (1979-1999), an nghỉ trong Chú ngày 10.03.1999. Chánh quyền Hà nội khơng trưng được bằng chứng về sự hiến đất này.
(4) Quốc Vụ Khanh (Secrétaire d’État, tiếng Pháp, và Secretary of State, tiếng Anh), đồng vị với Thủ tướng tại các quốc gia khác và đại diện Đức Thánh Cha trong quan hệ với các quốc gia và những vấn đề thuộc luật quốc tế. Nhưng:
- Secretary of State là Bộ trưởng Ngoại giao tại Hoa kỳ;
- Secrétaire d’Eùtat chỉ là Bộ trưởng, làm việc dưới quyền một Tổng trưởng (Ministre).
Tòa Thánh (Saint Siège, tiếng Pháp, và Holy See, tiếng Anh).
Mến thăm Dân Thánh Chúa Hà Nội (thơ)
Bs Vũ Linh Huy
10:54 05/02/2008
Mến thăm Dân Thánh Chuá Hà Nội
Hà Nội thân yêu hãy yên lòng,
Năm châu bè bạn vẫn dõi trông,
Khẩn cầu đất nước mau tươi sáng,
Nguyện cho dân tộc hết khốn cùng,
Mong mỏi Hoà Bình về ngự trị,
Trông vời Công Lý tỏ uy phong.
Gửi ai cầu nguyện trong giá rét,
Mấy vần mộc mạc viết chiều đông!
Boston, ngày 3 tháng 2 năm 2008
Hà Nội thân yêu hãy yên lòng,
Năm châu bè bạn vẫn dõi trông,
Khẩn cầu đất nước mau tươi sáng,
Nguyện cho dân tộc hết khốn cùng,
Mong mỏi Hoà Bình về ngự trị,
Trông vời Công Lý tỏ uy phong.
Gửi ai cầu nguyện trong giá rét,
Mấy vần mộc mạc viết chiều đông!
Boston, ngày 3 tháng 2 năm 2008
Cảm nghĩ về biến cố Tòa Khâm Sứ Hà Nội
Bảo Sơn
12:57 05/02/2008
Cảm nghĩ về biến cố Tòa Khâm Sứ Hà Nội
Nhật Ký cua một giáo dân.
Bắt chước Đức Cha Nguyễn Văn Sang, tôi tập viết nhật ký. Nhưng chẳng biết hôm nay có bắt đầu được không vì chiều nay là chiều Superbowl.
Thôi kệ cứ thử viết xem sao.
Ngày 3 tháng 2 năm 2007
2:30 PM Superbowwl 42 chuẩn bị kick off.
Từ hơn một tuần nay, khi phong trào Cầu Nguyện cho Công Lý ở Việt Nam diễn ra trong sân tòa Khâm Sứ Hà Nội cũ tại số 42 đuờng Nhà Chung và nhiều nơi trên thế giới đang lên đến cao điểm, và chính quyền Việt Nam có những dấu hiệu như sắp sửa ra tay đàn áp, thì nàng nhà tôi bắt đầu…nhập cuộc. Chẳng biết cô nàng đã đọc được mấy kinh Hail Mary cho công lý rồi mà lại cứ khoái theo dõi tin tức, hình ảnh, video, và các bài bình luận về biến cố này đến thế. Tôi mà đưa ra nhận định gì hay hay hoặc khi tình hình có phần căng thẳng hoặc khi có người tiên đoán ưu thế sắp nghiêng về một bên thì nàng bốc phôn thông báo cho đại gia đình của nàng ngay.
Còn 30 phút nữa là đến Superbowl 42.
Tôi vừa nối xong mạng internet thì nàng xuất hiện:
- Sao rồi? Tình hình tới đâu rồi bố?
- Thì tạm ngưng cầu nguyện trong khu vực tòa khâm sứ nhưng vẫn liên lỉ cầu nguyện để hai bên cùng nói chuyện.
Nàng nóng lòng hỏi ngay:
- Vậy ai thắng?
- Cầu nguyện chứ có phải đấu tranh đâu mà có người thắng.
- Nhưng cầu nguyện thì cũng phải cầu nguyện cho điều gì chứ.
- Thì cầu nguyện cho công lý đó.
Thấy nàng không mấy phấn khởi, tôi phải thêm:
- Cho đến giờ này thì cả hai bên đều thắng, nhưng có vài người thua.
- Hư, bố nói gì kỳ vậy? Sao lại hai bên đều thắng? Phải cò một thắng một thua chứ!!!
- Đã bảo cầu nguyện cho công lý mà lại. Đúng ra cả hai bên đều có điểm thắng, nhưng chưa có chung kết. Được chưa?
3:15 pm Superbowl 42 giữa đội GIANTS New York và PATRIOTS New England bắt đầu. Đội Giants có banh trước.
Về những buổi cầu nguyện cho công lý cho đến giờ này thì điểm thắng đầu tiên phải được dành cho tập thể giáo dân giáo phận Hà Nội đã đến cầu nguyện trong Tòa Khâm Sứ cũ, cùng với giáo dân xứ Thái Hà, và xứ Hà Đông tại những giáo xứ của họ. Tâm tình cầu nguyện và thái đọ cầu nguyện của những tập thể giáo dân này thì không cần phải nhắc lại và bàn ở đây nữa. Cứ nhìn lại các đoạn video và các hình ảnh thì biết họ can đảm, kiên trì, khôn ngoan, và tự chế đến mức nào. Cả thế giới ca ngợi lòng đạo đức và ngưỡng mộ sự tự chế của họ.
Ngày đầu tiên khi thấy giáo dân Hà Nội cầu nguyện ngoài trời, tôi đã mở lại clip video anh sinh viên Vương Đan đứng trước đoàn xe tăng trên công trường Tianmen Square năm 1998 để suy tư. Anh Vương Đan quần xanh áo trắng thư sinh, không một vũ khí trong tay, dù là một cái chổi hay một cái roi, anh cũng không có những hành vi khiêu khích đoàn xe, nhưng chỉ giơ tay chặn như người ta chặn đàn vịt. Chinh lòng yêu nước và ý chí của anh đã làm đoàn xe dừng lại. Cũng vậy lời cầu nguyện của giáo dân đã dẹp được tiệm phở, đã bỏ đi được bãi đậu xe, đã lợp lại được sàn nhà và mái của ngôi nhà thân yêu. Phải kể đây là một điểm thắng chứ.
Đội Giants thắng 3 điểm vào phút thứ 5 của hiệp nhất sau gần 10 lần tấn công.
Mỗi lần xem lại đoạn video anh Vương Đan, tôi lại có thêm một ấn tượng mới lạ, lúc đầu tôi ca ngợi và khâm phục anh, nhưng về sau tôi cũng lại khâm phục và ca ngợi những người tài xế xe tăng nữa. Anh Vương Đan can trường, nhưng những người lính xe tăng cũng rất tự chế. Và rồi tôi lại phục người phóng viên của đài NBC (hay ABC) can đảm và khôn ngoan (anh quay xong đoạn phim rồi giấu kỹ và để một cuốn khác vào máy).
- Một hay hai ngày sau khi chiến dịch cầu nguyện ở TKS bùng phát thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã đến quan sát hiện trường. Ông đã thực sự đã nói gì với Đức Tổng Kiệt thì không thấy ai tường thuật. Ông bảo cứ tiếp tục cầu nguyện hay phải ngưng ngay? Ông thực tình muốn giải quyết vấn đề hay chỉ đóng kịch để câu giờ. Tôi không biết, nhưng đến giờ này, có thể người ta trách cứ ông giải quyết chậm trễ, nhưng không thể trách ông hung bạo và tàn nhẫn. Gần 40 ngày đêm căng thăng, nhưng chưa hề có đổ máu. Tôi nghĩ phải cho ông điểm thắng (có thể là điếm may) vì chưa một quốc gia nào chính thức lên tiếng chỉ trích chính quyền của ông là dã man và ông vẫn giữ được liên hệ bình thường với Tòa Thánh Vatican. Giờ này ông có thể nói với mọi người: “quí vị thấy đó, dân chúng cầu nguyện và bày tỏ thái độ trong ôn hòa, chính quyền có bắt bớ hay bỏ tù ai đâu”. Cùng với ông cũng phải ghi điểm cho lực lượng công an và quân đội nữa vì có thể họ đã không muốn nhúng tay vào việc đàn áp dân, hay ít nhất là (họ cũng may mắn?) chưa nhúng tay vào.
Đội Patriots ghi một touch down đầu tiên. Tỉ số 7-3 nghiêng về đội Patriots
- Một tập thể khác được coi là có điểm thắng trong biến cố TKS là các cơ quan truyền thông. Họ là BBC, RFA, VietCatholíc, Việt Báo, Wahington Post, Asian News, Observatore Romano…Nói chung và thông dụng nhất là các websites.
Truyền thông đã trở thành một khí cụ tuyệt vời, tuyệt vời bén nhậy, tuyệt vời nhanh, và tuyệt vời thông minh trong biến cố này. Chị giáo dân người Mường vừa bị vây đánh thì 5 phút sau là cả thế giới đã nhìn thấy. Hình ảnh thì nói được nhiều hơn chữ viết ngàn lần và hình ảnh không thể nói dối được. Giả như biến cố hàng ngàn người cùng nhau cầu nguyện này xảy ra ở một vùng quê hẻo lánh hay ở một tỉnh lẻ thì cục diện chắc đã khác.
Rồi ta thấy các firewalls không thể tuyệt đối hữu hiệu được. Vỏ quýt dầy thì có móng tay nhọn. Có người khóa thì có người mở được. Rất nhiều lần tôi đã đọc các tin tức nóng và những bình luận qua các emails từ Saigon, từ Nha Trang, từ Long Xuyên mà người gởi lại trich lai từ RFA, BBC, hoặc Vietcatholic hay ChuaCuuThe. Người ta không thể giấu mặt trời trong nhà hay giấu cây kim trong túi áo được nữa. Trình độ dân trí ngày nay đã cao hơn, và người ta cũng bén nhậy với sự thật hơn. Không còn những Lê Văn Tám tẩm xăng lén rồi có người chạy vào đốt kho đạn của ngụy hay máy bay của ta trốn trong mây để chờ máy bay đich nữa!
Truyền thông ơi, nếu cứ truyền đi chân lý thì các bạn luôn là kẻ chiến thắng trong mọi tình huống. Tôi còn nhớ trong một bản tin, anh bảo vệ đã răn đe người chụp hinh: ”Chút nữa mà có hình tao trên internet là mày biết tay tao”.
New York Giants touch down. Tỉ số 10-7. Nàng nhà tôi từ trong bếp lên nhà:
- Trận banh này có hay không bố?
- Superbowl mà không hay sao được.
- Sao hay mà bố vừa xem vừa ôm computer?
- Vì thấy trấn banh hơi giống chiến dich cầu nguyện ở TKS nên vừa xem vừa viết nhật ký ấy mà. Nhìn lên màn ảnh tivi kìa, người ta thắp đèn giống Hà Nội thắp nến quá, và những người bình luận về trận banh hay không kém gì Thợ Cày, Thợ Gặt, hoặc Thợ Nề… Nguyễn Hữu Vinh hay Nguyễn Trần Lê…đó. Không biết số người theo dõi biến cố nào đông hơn?
- Một điểm thắng khác đến từ biến cố TKS này và thuộc về tòan dân Việt Nam đó là cách bày tỏ nguyện vọng, quyền lợi, quan điểm trong ôn hòa.
Nếu ông Nguyễn tấn Dũng có thể tự hào là chính quyền đã không trắng trợn đàn áp dân chúng cầu nguyện thì ngược lại từ nay dân chúng cũng có thể coi biến cố TKS như một cái mẫu/template để giải quyết các bất đồng, các tranh chấp. Dĩ nhiên là dân chúng phải khôn ngoan, đoàn kết, tự chế, can đảm, và kiên nhẫn. Và điều mà dân chúng đòi hỏi phải chân thật và công bằng.
Một nhà bình luận người Úc cũng đã nhận xét về biến cố này: ngày nay dân có thể bày tõ thái độ và nhà nước như đã có thể chấp nhận. Diểm thắng này to hay bé tùy người ta suy nghĩ và quan niệm vi Tòa Khâm Sứ chỉ là quả banh, còn công lý - được hiếu là công bằng và chân lý - mới là phần thưởng to lớn. Tòa Khâm Sứ chỉ là diện, còn công lý mới là điểm. Cũng như các cầu thủ dành banh trên tivi không phải vì trái banh mà là chiếc xe Callilac xinh đẹp, và vì chiếc nhẫn superbowl đắt giá, mà cũng chưa hẳn là vi chiếc xe hay tiền bạc mà là vinh dự sau chiếc nhẫn.
Còn 2 giây của hiệp hai, quaterback Eli Maning tháy một quả Hail Mary về cuối sân địch, nhưng không kết quả. Half time. Temp mort. Tỷ số vẫn là 10-7 nghiêng về Giants.
Trong half time, ta thử xét ai là người thua/ losers/mất mát trong biến cố TKS này:
- Trước hết điểm thua phải dành cho các tác giả của hai bức công văn của UBNDTP Hà Nội. Người ký tên là bà Ngô Thị Thanh Hẳng, nhưng tôi nghĩ chắc là do nhiều người cùng nhau viết ra nên gọi là các tác giả của công văn. Đã có qúa nhiều người phân tích về nội dung dối trá, dọa nạt, phi nhân phi lý, và kém văn hóa của các công văn này rồi, tôi cũng không muốn nhắc lại nữa. Chỉ nhớ có người nào đó đã trào lộng gọi công văn thứ nhất mang số 573 là “Năm Bậy Bạ” và công văn số hai mang số 673 là “Sao Bậy Bạ” cho nên tôi không bao giờ quên được những bức công văn để đời ấy. Không thể “cả vú lấp miệng em” như xưa được nữa.
- Rồi điếm thua phải viết cho các đài truyền hình và các tòa báo toa rập để tuyên truyền bôi nhọ tòa giám mục Hà Nội và cố tình lừa gạt dân chúng. Họ quên rằng mọi người đang sống trong thế kỷ 21 và họ không thể coi độc giả và khán giả như con nít được nữa. Họ bảo giáo dân đánh nhân viên công lực trong khi video cho thấy đám người dữ dằn lôi chị giáo dân người Mường như đám chó sói lôi một con nai con vào rừng để cắn xé. Họ bảo tòa giám mục đã hiến khu tòa khâm sứ cho nhà nước nhưng lại không đem ra được tài liệu chứng minh. Có người khi đọc những bản tin tuyên truyền phi lý này đã tiên đoán thật khôn khéo rằng: “Thật trả lại tòa khâm sứ cho tòa giám mục Hà Nội còn dễ hơn là chữa lại nhưng gì đã quá điêu ngoa trên mặt báo”. Không thể “lấy thung úp voi“ như xưa được nữa.
- Và điểm thua cũng phải dành cho nhóm người thứ ba là những người vội vàng kết án tòa giám mục không lo việc đại sự cho dân cho nước như là đòi lại Hoàng Sa Trường Sa mà lại đi đòi cái building cỏn con cũ ký. Đám người này không biết rằng Đức Cha Ngô Quang Kiệt chỉ là Tổng Giám Mục Hà Nội, là một vị tu hành khiêm tốn được giáo hội đặt lên để coi sóc giáo dân chứ không phải là một Tổng Tư Lệnh Quân Đội có đầy quyền lực và vũ khí trong tay. Việc đòi đất đòi biển trước hết thuộc về Thủ Tướng, thuộc về Tổng Thống, thuộc về Chủ tịch Nhà Nước, chứ không thuộc một nhà tu hành. Dĩ nhiên quốc gia hưng vong thất phu hữu trách, nhưng muốn làm đại sự và làm cho ra hồn thì phải hoàn tất nhiệm vụ của mình trước đã. Hơn nữa vận động đi tìm công lý cũng đâu phải truyện nhỏ. Và đây mới là chính việc làm của một nhà tu hành. Xin hãy thực tế và đừng “đội đá vá trời”.
Trên tivi có tiếng reo hò lớn. Patriots touch down. Tỷ số 14-10 ngiêng về Patriots.
Trận đấu trỏ nên hồi hộp và gây cấn hơn gấp bội trong hiệp thứ tư. Vẫn biết chiến thắng thuộc về đội có tài, nhưng tôi là fan của đội New York Giants từ ngày ông Bill Parcell làm coach nhiều năm về trước nên cứ cầu mong Giants là champion năm nay.
Còn 57 giây nữa là trận đấu chấm dứt. Patriots vẫn dẫn đầu 14-10.
Khó quá, nhưng Giants vẫn kiên trì và cố gắng. Quaterback Eli Maning lọt ra ngoái cái túi của đồng đội, bị đối thủ vật gần sát đất, nhưng anh cố vúng dậy và thoát nguy rồi đưa banh thành công cho đồng đội ở mức yard 25 của đối thủ. Và rồi vào giây thứ 40 cuối cùng của trận đấu anh đã bình tĩnh nối được touch down với cầu thủ số 17 ở cuối sân.
Tuyệt vời. Chiến thắng tuyệt vời trong đường tơ kẽ tóc. Và trân đấu cũng tuyệt vời cho cả đôi bên dù có người thắng kẻ bại, nhưng họ đều là những lực sĩ tài giỏi và có lối đáu rất cao thượng.
Trận superbowl 42 đã chấm dứt.
Còn cuộc vận động đòi trả lại TKS ở Hà Nội vẫn chưa kết thúc. Nhưng tôi tin tưởng nếu cả hai bên đều tôn trọng luật chơi dưới sự giám sát của các trọng tài công minh và các khán giả trưởng thành trong nước và trên toàn thế giới thì điếm chung kết chắc chắn sẽ thuộc về đội có chân lý và công bằng cũng như Champion của Superbowl 42 đã thuộc về đội New York Giants tài giỏi.
Tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện cho số 42 Nhà Chung như đã chăm chú theo dõi Superbowl 42 chiều nay.
Chúc mừng New York Giants!!!
Nhật Ký cua một giáo dân.
Bắt chước Đức Cha Nguyễn Văn Sang, tôi tập viết nhật ký. Nhưng chẳng biết hôm nay có bắt đầu được không vì chiều nay là chiều Superbowl.
Thôi kệ cứ thử viết xem sao.
Ngày 3 tháng 2 năm 2007
2:30 PM Superbowwl 42 chuẩn bị kick off.
Từ hơn một tuần nay, khi phong trào Cầu Nguyện cho Công Lý ở Việt Nam diễn ra trong sân tòa Khâm Sứ Hà Nội cũ tại số 42 đuờng Nhà Chung và nhiều nơi trên thế giới đang lên đến cao điểm, và chính quyền Việt Nam có những dấu hiệu như sắp sửa ra tay đàn áp, thì nàng nhà tôi bắt đầu…nhập cuộc. Chẳng biết cô nàng đã đọc được mấy kinh Hail Mary cho công lý rồi mà lại cứ khoái theo dõi tin tức, hình ảnh, video, và các bài bình luận về biến cố này đến thế. Tôi mà đưa ra nhận định gì hay hay hoặc khi tình hình có phần căng thẳng hoặc khi có người tiên đoán ưu thế sắp nghiêng về một bên thì nàng bốc phôn thông báo cho đại gia đình của nàng ngay.
Còn 30 phút nữa là đến Superbowl 42.
Tôi vừa nối xong mạng internet thì nàng xuất hiện:
- Sao rồi? Tình hình tới đâu rồi bố?
- Thì tạm ngưng cầu nguyện trong khu vực tòa khâm sứ nhưng vẫn liên lỉ cầu nguyện để hai bên cùng nói chuyện.
Nàng nóng lòng hỏi ngay:
- Vậy ai thắng?
- Cầu nguyện chứ có phải đấu tranh đâu mà có người thắng.
- Nhưng cầu nguyện thì cũng phải cầu nguyện cho điều gì chứ.
- Thì cầu nguyện cho công lý đó.
Thấy nàng không mấy phấn khởi, tôi phải thêm:
- Cho đến giờ này thì cả hai bên đều thắng, nhưng có vài người thua.
- Hư, bố nói gì kỳ vậy? Sao lại hai bên đều thắng? Phải cò một thắng một thua chứ!!!
- Đã bảo cầu nguyện cho công lý mà lại. Đúng ra cả hai bên đều có điểm thắng, nhưng chưa có chung kết. Được chưa?
3:15 pm Superbowl 42 giữa đội GIANTS New York và PATRIOTS New England bắt đầu. Đội Giants có banh trước.
Về những buổi cầu nguyện cho công lý cho đến giờ này thì điểm thắng đầu tiên phải được dành cho tập thể giáo dân giáo phận Hà Nội đã đến cầu nguyện trong Tòa Khâm Sứ cũ, cùng với giáo dân xứ Thái Hà, và xứ Hà Đông tại những giáo xứ của họ. Tâm tình cầu nguyện và thái đọ cầu nguyện của những tập thể giáo dân này thì không cần phải nhắc lại và bàn ở đây nữa. Cứ nhìn lại các đoạn video và các hình ảnh thì biết họ can đảm, kiên trì, khôn ngoan, và tự chế đến mức nào. Cả thế giới ca ngợi lòng đạo đức và ngưỡng mộ sự tự chế của họ.
Ngày đầu tiên khi thấy giáo dân Hà Nội cầu nguyện ngoài trời, tôi đã mở lại clip video anh sinh viên Vương Đan đứng trước đoàn xe tăng trên công trường Tianmen Square năm 1998 để suy tư. Anh Vương Đan quần xanh áo trắng thư sinh, không một vũ khí trong tay, dù là một cái chổi hay một cái roi, anh cũng không có những hành vi khiêu khích đoàn xe, nhưng chỉ giơ tay chặn như người ta chặn đàn vịt. Chinh lòng yêu nước và ý chí của anh đã làm đoàn xe dừng lại. Cũng vậy lời cầu nguyện của giáo dân đã dẹp được tiệm phở, đã bỏ đi được bãi đậu xe, đã lợp lại được sàn nhà và mái của ngôi nhà thân yêu. Phải kể đây là một điểm thắng chứ.
Đội Giants thắng 3 điểm vào phút thứ 5 của hiệp nhất sau gần 10 lần tấn công.
Mỗi lần xem lại đoạn video anh Vương Đan, tôi lại có thêm một ấn tượng mới lạ, lúc đầu tôi ca ngợi và khâm phục anh, nhưng về sau tôi cũng lại khâm phục và ca ngợi những người tài xế xe tăng nữa. Anh Vương Đan can trường, nhưng những người lính xe tăng cũng rất tự chế. Và rồi tôi lại phục người phóng viên của đài NBC (hay ABC) can đảm và khôn ngoan (anh quay xong đoạn phim rồi giấu kỹ và để một cuốn khác vào máy).
- Một hay hai ngày sau khi chiến dịch cầu nguyện ở TKS bùng phát thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã đến quan sát hiện trường. Ông đã thực sự đã nói gì với Đức Tổng Kiệt thì không thấy ai tường thuật. Ông bảo cứ tiếp tục cầu nguyện hay phải ngưng ngay? Ông thực tình muốn giải quyết vấn đề hay chỉ đóng kịch để câu giờ. Tôi không biết, nhưng đến giờ này, có thể người ta trách cứ ông giải quyết chậm trễ, nhưng không thể trách ông hung bạo và tàn nhẫn. Gần 40 ngày đêm căng thăng, nhưng chưa hề có đổ máu. Tôi nghĩ phải cho ông điểm thắng (có thể là điếm may) vì chưa một quốc gia nào chính thức lên tiếng chỉ trích chính quyền của ông là dã man và ông vẫn giữ được liên hệ bình thường với Tòa Thánh Vatican. Giờ này ông có thể nói với mọi người: “quí vị thấy đó, dân chúng cầu nguyện và bày tỏ thái độ trong ôn hòa, chính quyền có bắt bớ hay bỏ tù ai đâu”. Cùng với ông cũng phải ghi điểm cho lực lượng công an và quân đội nữa vì có thể họ đã không muốn nhúng tay vào việc đàn áp dân, hay ít nhất là (họ cũng may mắn?) chưa nhúng tay vào.
Đội Patriots ghi một touch down đầu tiên. Tỉ số 7-3 nghiêng về đội Patriots
- Một tập thể khác được coi là có điểm thắng trong biến cố TKS là các cơ quan truyền thông. Họ là BBC, RFA, VietCatholíc, Việt Báo, Wahington Post, Asian News, Observatore Romano…Nói chung và thông dụng nhất là các websites.
Truyền thông đã trở thành một khí cụ tuyệt vời, tuyệt vời bén nhậy, tuyệt vời nhanh, và tuyệt vời thông minh trong biến cố này. Chị giáo dân người Mường vừa bị vây đánh thì 5 phút sau là cả thế giới đã nhìn thấy. Hình ảnh thì nói được nhiều hơn chữ viết ngàn lần và hình ảnh không thể nói dối được. Giả như biến cố hàng ngàn người cùng nhau cầu nguyện này xảy ra ở một vùng quê hẻo lánh hay ở một tỉnh lẻ thì cục diện chắc đã khác.
Rồi ta thấy các firewalls không thể tuyệt đối hữu hiệu được. Vỏ quýt dầy thì có móng tay nhọn. Có người khóa thì có người mở được. Rất nhiều lần tôi đã đọc các tin tức nóng và những bình luận qua các emails từ Saigon, từ Nha Trang, từ Long Xuyên mà người gởi lại trich lai từ RFA, BBC, hoặc Vietcatholic hay ChuaCuuThe. Người ta không thể giấu mặt trời trong nhà hay giấu cây kim trong túi áo được nữa. Trình độ dân trí ngày nay đã cao hơn, và người ta cũng bén nhậy với sự thật hơn. Không còn những Lê Văn Tám tẩm xăng lén rồi có người chạy vào đốt kho đạn của ngụy hay máy bay của ta trốn trong mây để chờ máy bay đich nữa!
Truyền thông ơi, nếu cứ truyền đi chân lý thì các bạn luôn là kẻ chiến thắng trong mọi tình huống. Tôi còn nhớ trong một bản tin, anh bảo vệ đã răn đe người chụp hinh: ”Chút nữa mà có hình tao trên internet là mày biết tay tao”.
New York Giants touch down. Tỉ số 10-7. Nàng nhà tôi từ trong bếp lên nhà:
- Trận banh này có hay không bố?
- Superbowl mà không hay sao được.
- Sao hay mà bố vừa xem vừa ôm computer?
- Vì thấy trấn banh hơi giống chiến dich cầu nguyện ở TKS nên vừa xem vừa viết nhật ký ấy mà. Nhìn lên màn ảnh tivi kìa, người ta thắp đèn giống Hà Nội thắp nến quá, và những người bình luận về trận banh hay không kém gì Thợ Cày, Thợ Gặt, hoặc Thợ Nề… Nguyễn Hữu Vinh hay Nguyễn Trần Lê…đó. Không biết số người theo dõi biến cố nào đông hơn?
- Một điểm thắng khác đến từ biến cố TKS này và thuộc về tòan dân Việt Nam đó là cách bày tỏ nguyện vọng, quyền lợi, quan điểm trong ôn hòa.
Nếu ông Nguyễn tấn Dũng có thể tự hào là chính quyền đã không trắng trợn đàn áp dân chúng cầu nguyện thì ngược lại từ nay dân chúng cũng có thể coi biến cố TKS như một cái mẫu/template để giải quyết các bất đồng, các tranh chấp. Dĩ nhiên là dân chúng phải khôn ngoan, đoàn kết, tự chế, can đảm, và kiên nhẫn. Và điều mà dân chúng đòi hỏi phải chân thật và công bằng.
Một nhà bình luận người Úc cũng đã nhận xét về biến cố này: ngày nay dân có thể bày tõ thái độ và nhà nước như đã có thể chấp nhận. Diểm thắng này to hay bé tùy người ta suy nghĩ và quan niệm vi Tòa Khâm Sứ chỉ là quả banh, còn công lý - được hiếu là công bằng và chân lý - mới là phần thưởng to lớn. Tòa Khâm Sứ chỉ là diện, còn công lý mới là điểm. Cũng như các cầu thủ dành banh trên tivi không phải vì trái banh mà là chiếc xe Callilac xinh đẹp, và vì chiếc nhẫn superbowl đắt giá, mà cũng chưa hẳn là vi chiếc xe hay tiền bạc mà là vinh dự sau chiếc nhẫn.
Còn 2 giây của hiệp hai, quaterback Eli Maning tháy một quả Hail Mary về cuối sân địch, nhưng không kết quả. Half time. Temp mort. Tỷ số vẫn là 10-7 nghiêng về Giants.
Trong half time, ta thử xét ai là người thua/ losers/mất mát trong biến cố TKS này:
- Trước hết điểm thua phải dành cho các tác giả của hai bức công văn của UBNDTP Hà Nội. Người ký tên là bà Ngô Thị Thanh Hẳng, nhưng tôi nghĩ chắc là do nhiều người cùng nhau viết ra nên gọi là các tác giả của công văn. Đã có qúa nhiều người phân tích về nội dung dối trá, dọa nạt, phi nhân phi lý, và kém văn hóa của các công văn này rồi, tôi cũng không muốn nhắc lại nữa. Chỉ nhớ có người nào đó đã trào lộng gọi công văn thứ nhất mang số 573 là “Năm Bậy Bạ” và công văn số hai mang số 673 là “Sao Bậy Bạ” cho nên tôi không bao giờ quên được những bức công văn để đời ấy. Không thể “cả vú lấp miệng em” như xưa được nữa.
- Rồi điếm thua phải viết cho các đài truyền hình và các tòa báo toa rập để tuyên truyền bôi nhọ tòa giám mục Hà Nội và cố tình lừa gạt dân chúng. Họ quên rằng mọi người đang sống trong thế kỷ 21 và họ không thể coi độc giả và khán giả như con nít được nữa. Họ bảo giáo dân đánh nhân viên công lực trong khi video cho thấy đám người dữ dằn lôi chị giáo dân người Mường như đám chó sói lôi một con nai con vào rừng để cắn xé. Họ bảo tòa giám mục đã hiến khu tòa khâm sứ cho nhà nước nhưng lại không đem ra được tài liệu chứng minh. Có người khi đọc những bản tin tuyên truyền phi lý này đã tiên đoán thật khôn khéo rằng: “Thật trả lại tòa khâm sứ cho tòa giám mục Hà Nội còn dễ hơn là chữa lại nhưng gì đã quá điêu ngoa trên mặt báo”. Không thể “lấy thung úp voi“ như xưa được nữa.
- Và điểm thua cũng phải dành cho nhóm người thứ ba là những người vội vàng kết án tòa giám mục không lo việc đại sự cho dân cho nước như là đòi lại Hoàng Sa Trường Sa mà lại đi đòi cái building cỏn con cũ ký. Đám người này không biết rằng Đức Cha Ngô Quang Kiệt chỉ là Tổng Giám Mục Hà Nội, là một vị tu hành khiêm tốn được giáo hội đặt lên để coi sóc giáo dân chứ không phải là một Tổng Tư Lệnh Quân Đội có đầy quyền lực và vũ khí trong tay. Việc đòi đất đòi biển trước hết thuộc về Thủ Tướng, thuộc về Tổng Thống, thuộc về Chủ tịch Nhà Nước, chứ không thuộc một nhà tu hành. Dĩ nhiên quốc gia hưng vong thất phu hữu trách, nhưng muốn làm đại sự và làm cho ra hồn thì phải hoàn tất nhiệm vụ của mình trước đã. Hơn nữa vận động đi tìm công lý cũng đâu phải truyện nhỏ. Và đây mới là chính việc làm của một nhà tu hành. Xin hãy thực tế và đừng “đội đá vá trời”.
Trên tivi có tiếng reo hò lớn. Patriots touch down. Tỷ số 14-10 ngiêng về Patriots.
Trận đấu trỏ nên hồi hộp và gây cấn hơn gấp bội trong hiệp thứ tư. Vẫn biết chiến thắng thuộc về đội có tài, nhưng tôi là fan của đội New York Giants từ ngày ông Bill Parcell làm coach nhiều năm về trước nên cứ cầu mong Giants là champion năm nay.
Còn 57 giây nữa là trận đấu chấm dứt. Patriots vẫn dẫn đầu 14-10.
Khó quá, nhưng Giants vẫn kiên trì và cố gắng. Quaterback Eli Maning lọt ra ngoái cái túi của đồng đội, bị đối thủ vật gần sát đất, nhưng anh cố vúng dậy và thoát nguy rồi đưa banh thành công cho đồng đội ở mức yard 25 của đối thủ. Và rồi vào giây thứ 40 cuối cùng của trận đấu anh đã bình tĩnh nối được touch down với cầu thủ số 17 ở cuối sân.
Tuyệt vời. Chiến thắng tuyệt vời trong đường tơ kẽ tóc. Và trân đấu cũng tuyệt vời cho cả đôi bên dù có người thắng kẻ bại, nhưng họ đều là những lực sĩ tài giỏi và có lối đáu rất cao thượng.
Trận superbowl 42 đã chấm dứt.
Còn cuộc vận động đòi trả lại TKS ở Hà Nội vẫn chưa kết thúc. Nhưng tôi tin tưởng nếu cả hai bên đều tôn trọng luật chơi dưới sự giám sát của các trọng tài công minh và các khán giả trưởng thành trong nước và trên toàn thế giới thì điếm chung kết chắc chắn sẽ thuộc về đội có chân lý và công bằng cũng như Champion của Superbowl 42 đã thuộc về đội New York Giants tài giỏi.
Tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện cho số 42 Nhà Chung như đã chăm chú theo dõi Superbowl 42 chiều nay.
Chúc mừng New York Giants!!!
Vượt qua nỗi sợ
Nguyên Khai
13:17 05/02/2008
VƯỢT QUA NỖI SỢ
Các chính quyền cộng sản, từ bản chất, luôn luôn là chính quyền khủng bố, cho dù ở Liên-xô, Trung cộng, ở việt nam hay bất cứ nơi đâu. Để đạt mục đích đề ra, họ luôn luôn dùng tới cái gọi là “bạo lực cách mạng”. Bạo lực đã đáng sợ rồi mà “bạo lực cách mạng” thì còn khủng khiếp đến đâu nữa?
Bạo lực cách mạng là sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh vi, đầy sáng tạo các phương thức, đe dọa, dối gạt, gài bẫy, khủng bố mà các đỉnh cao trí tuệ loài người có thể nghĩ ra được.
Để đối phó với các “phần tử phản động” tức là những người không tuân lệnh nhà nước, không tán thành quan điểm của nhà nước, công khai phê phán những sai lầm của nhà nước, hoặc là những người bị nhà nước bắt phải nhận những tội mà họ không hề phạm, thì người cộng sản thường sử dụng các chiêu sau đây:
1. Đe dọa kết hợp với dụ dỗ và hứa hẹn. Nếu các chiêu này không kết quả, cộng sản sẽ triển khai các bước kế tiếp.
2. Khủng bố tinh thần: Bắt tới cơ quan trình diện để bị “làm việc” trong nhiều lần, hết ngày này qua ngày khác, mỗi ngày nhiều giờ. Bị thẩm vấn, bị tra khảo, bắt viết lý lịch tự thuật hàng trăm lần vẫn bị ép phải viết lại vì “chưa đúng, còn dấu diếm…”.
Đức Cha Nguyễn Văn Sang viết về ĐC Nguyễn Tùng Cương (được nhắc tới trong vụ Tòa Khâm Sứ Hà Nội) như sau: “Trong cương vị quản lý nhà chung (lúc còn là Linh mục), ngài bị nhiều lần triệu tập ra chính quyền. Có lần ngài bị triệu tập hai mươi mốt ngày đêm liền. Sau mỗi lần bị triệu tập về, ngài phờ phạc xanh xao như người sắp chết…”.
3. Bao vây kinh tế: Nếu đương sự là công nhân (dù làm việc cho tư nhân) thì sẽ bị mất việc. Người phối ngẫu cũng sẽ chịu cùng chung một số phận. Làm như thế là nhằm triệt hạ đường sinh sống của gia đình người ấy.
4. Cô lập người bị hại: Nhà nước áp dụng chính sách “bắt lầm hơn bỏ sót” bằng cách hăm dọa cha mẹ, con cái, họ hàng và bè bạn của người ấy khiến không ai còn dám thăm hỏi, giúp đỡ vì sợ cái tội “liên lụy”.
5. Ngụy tạo chứng cớ, bịa đặt tội danh. Các loa tuyên truyền của nhà nước (báo, đài) tha hồ dựng đứng lên những tình tiết tưởng tượng để bôi nhọ, vu khống, mạ lỵ và buộc tội trước khi tòa án bất công (chỉ biết vâng lời đảng) được dùng tới để hợp thức hóa việc bắt đương sự đi tù.
Với tất cả các biện pháp mà nhà nước cộng sản sử dụng để đối phó với người dân như kể trên thí ít ai có thể chịu đựng nổi. Vì thế mà các “chủ nhân” của đất nước sợ “đầy tớ” hơn sợ cọp!
Thế nhưng với biến cố Tòa Khâm Sứ Hà Nội trong những ngày qua (18-12-07 tới 01-2-08) tất cả những ai có quan tâm tới vấn đề, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, đều thấy rằng giáo dân Hà Nội đã KHÔNG CÒN SỢ cộng sản nữa. Họ đã VƯỢT QUA NỖI SỢ để bình thản ngồi cầu nguyện dưới chân Thánh Giá và Mẹ Sầu Bi. Họ hát vang lời Kinh Hòa Bình “… để con đem an vui vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục…” trước hàng chục ống kính thu hình của báo đài nô bộc và của dầy đặc công an. Họ an tâm vì tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa, vào Mẹ Sầu Bi, tin vào lẽ công chính và tin vào vị lãnh đạo tinh thần quả cảm của Tổng GP Hà Nội.
Những xuyên tạc trắng trợn, những cáo buộc ngoa nguyền của báo đài nhà nước khiến cả thế giới cười chê cái chính quyền vẫn tự nhận là “Dân Chủ triệu lần hơn dân chủ tư bản”.
Chú Giêsu đã nói “Anh em đừng sợ”. Nếu tất cả các giáo phận khác, các giáo xứ, các nhà dòng, các tôn giáo bạn, tất cả những nơi bị chiếm đoạt tài sản một cách bất công, có thể noi gương giáo dân Hà Nội “vượt qua nỗi sợ” để cùng cầu nguyện trong trật tự, ôn hòa, thì chắc chắn Chúa sẽ thương mà soi sáng cho nhà nước nhìn ra lẽ phải để họ hoàn trả lại các tài sản đã cưỡng chiếm. Chỉ có cầu nguyện, hàng trăm ngàn giáo dân cùng tụ họp cầu nguyện, thậm chí hàng triệu giáo dân các tôn giáo cùng họp nhau cầu nguyện thì chắc chắn phép lạ sẽ xẩy ra. Là con cháu các thánh Tử Đạo VN anh hùng, chúng ta phải noi gương các Ngài. Ngày nay nhà nước CS không thể xả súng bắn vào đám đông con chiên bổn đạo, tập trung cầu nguyện trên các cơ sở thuộc quyền sở hữu của Giáo hội, trước con mắt của sáu tỷ người trên trái đất này. Chắc chắn chúng không dám tái diễn “Đại Lộ Kinh hoàng” giữa thành phố trong thời bình.
Nhà nước đã có các thỏa thuận với Tổng Giáo Phận Hà Nội: Đóng cửa quán phở, ngưng các hoạt động của nhà nước trong cơ sở Tòa Khâm Sứ; giáo dân không tụ tập cầu nguyện ở đó nữa và tháo gỡ lều bạt về. Sau đó là tiến trình đối thoại để trao TKS lại cho TGP Hà nội.
Liệu có thể tin được nhà nuớc CS không? Truyền thống lừa gạt, dối trá và lật lọng của họ đã lên tới bậc “siêu thượng thừa” từ lâu rồi! Hãy đọc bức thư Đức Tổng Kiệt gởi cha Hiền Dòng Chúa Cứu Thế ngày 9-01-08 sẽ rõ “Sau khi đọc văn thư số 122/UBND-ĐCNN của UBND/TPHN ký ngày 8-1-08, tôi thực sự ngỡ ngàng trước quyết định của UB trái ngược hẳn với lời hứa của chính quyền các cấp chiều ngày 07-01-2008”.
Hứa chiều ngày hôm trước mà ngày hôm sau (chỉ qua một đêm) đã làm hoàn toàn trái ngược! Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 họ ký kết long trọng, có Quốc Tế giám sát; Ông Lê Đức Thọ còn được giải Nobel Hòa Bình. Ký xong Hiệp định Hòa Bình, họ dốc toàn bộ lực lượng miền Bắc (kể cả học sinh 15,16 tuổi) đưa vào Nam gây cảnh chém giết kinh hoàng, cố đè bẹp miền Nam để họ tha hồ vơ vét và rảnh tay dâng đất đai, hải đảo và vùng biển cho quan thầy Trung Cộng như mọi người đều đã rõ! Với những sự thất hứa trong quá khứ như vậy thì liệu lần này có tin được lời hứa của chính quyền Hà nội hay không?
Dù sao thì giáo dân Hà nội và toàn thể người Công giáo Việt nam đang rất bình tĩnh và ôn hòa, đang tạo cho chính quyền Hà nội cơ hội để giữ lời đã hứa.
Cả thế giới cũng đang chờ xem Nhà Nước CSVN có hoàn trả tòa Khâm Sứ Hà Nội lại cho Giáo Hội Công Giáo hay không.
Các chính quyền cộng sản, từ bản chất, luôn luôn là chính quyền khủng bố, cho dù ở Liên-xô, Trung cộng, ở việt nam hay bất cứ nơi đâu. Để đạt mục đích đề ra, họ luôn luôn dùng tới cái gọi là “bạo lực cách mạng”. Bạo lực đã đáng sợ rồi mà “bạo lực cách mạng” thì còn khủng khiếp đến đâu nữa?
Bạo lực cách mạng là sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh vi, đầy sáng tạo các phương thức, đe dọa, dối gạt, gài bẫy, khủng bố mà các đỉnh cao trí tuệ loài người có thể nghĩ ra được.
Để đối phó với các “phần tử phản động” tức là những người không tuân lệnh nhà nước, không tán thành quan điểm của nhà nước, công khai phê phán những sai lầm của nhà nước, hoặc là những người bị nhà nước bắt phải nhận những tội mà họ không hề phạm, thì người cộng sản thường sử dụng các chiêu sau đây:
1. Đe dọa kết hợp với dụ dỗ và hứa hẹn. Nếu các chiêu này không kết quả, cộng sản sẽ triển khai các bước kế tiếp.
2. Khủng bố tinh thần: Bắt tới cơ quan trình diện để bị “làm việc” trong nhiều lần, hết ngày này qua ngày khác, mỗi ngày nhiều giờ. Bị thẩm vấn, bị tra khảo, bắt viết lý lịch tự thuật hàng trăm lần vẫn bị ép phải viết lại vì “chưa đúng, còn dấu diếm…”.
Đức Cha Nguyễn Văn Sang viết về ĐC Nguyễn Tùng Cương (được nhắc tới trong vụ Tòa Khâm Sứ Hà Nội) như sau: “Trong cương vị quản lý nhà chung (lúc còn là Linh mục), ngài bị nhiều lần triệu tập ra chính quyền. Có lần ngài bị triệu tập hai mươi mốt ngày đêm liền. Sau mỗi lần bị triệu tập về, ngài phờ phạc xanh xao như người sắp chết…”.
3. Bao vây kinh tế: Nếu đương sự là công nhân (dù làm việc cho tư nhân) thì sẽ bị mất việc. Người phối ngẫu cũng sẽ chịu cùng chung một số phận. Làm như thế là nhằm triệt hạ đường sinh sống của gia đình người ấy.
4. Cô lập người bị hại: Nhà nước áp dụng chính sách “bắt lầm hơn bỏ sót” bằng cách hăm dọa cha mẹ, con cái, họ hàng và bè bạn của người ấy khiến không ai còn dám thăm hỏi, giúp đỡ vì sợ cái tội “liên lụy”.
5. Ngụy tạo chứng cớ, bịa đặt tội danh. Các loa tuyên truyền của nhà nước (báo, đài) tha hồ dựng đứng lên những tình tiết tưởng tượng để bôi nhọ, vu khống, mạ lỵ và buộc tội trước khi tòa án bất công (chỉ biết vâng lời đảng) được dùng tới để hợp thức hóa việc bắt đương sự đi tù.
Với tất cả các biện pháp mà nhà nước cộng sản sử dụng để đối phó với người dân như kể trên thí ít ai có thể chịu đựng nổi. Vì thế mà các “chủ nhân” của đất nước sợ “đầy tớ” hơn sợ cọp!
Thế nhưng với biến cố Tòa Khâm Sứ Hà Nội trong những ngày qua (18-12-07 tới 01-2-08) tất cả những ai có quan tâm tới vấn đề, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, đều thấy rằng giáo dân Hà Nội đã KHÔNG CÒN SỢ cộng sản nữa. Họ đã VƯỢT QUA NỖI SỢ để bình thản ngồi cầu nguyện dưới chân Thánh Giá và Mẹ Sầu Bi. Họ hát vang lời Kinh Hòa Bình “… để con đem an vui vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục…” trước hàng chục ống kính thu hình của báo đài nô bộc và của dầy đặc công an. Họ an tâm vì tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa, vào Mẹ Sầu Bi, tin vào lẽ công chính và tin vào vị lãnh đạo tinh thần quả cảm của Tổng GP Hà Nội.
Những xuyên tạc trắng trợn, những cáo buộc ngoa nguyền của báo đài nhà nước khiến cả thế giới cười chê cái chính quyền vẫn tự nhận là “Dân Chủ triệu lần hơn dân chủ tư bản”.
Chú Giêsu đã nói “Anh em đừng sợ”. Nếu tất cả các giáo phận khác, các giáo xứ, các nhà dòng, các tôn giáo bạn, tất cả những nơi bị chiếm đoạt tài sản một cách bất công, có thể noi gương giáo dân Hà Nội “vượt qua nỗi sợ” để cùng cầu nguyện trong trật tự, ôn hòa, thì chắc chắn Chúa sẽ thương mà soi sáng cho nhà nước nhìn ra lẽ phải để họ hoàn trả lại các tài sản đã cưỡng chiếm. Chỉ có cầu nguyện, hàng trăm ngàn giáo dân cùng tụ họp cầu nguyện, thậm chí hàng triệu giáo dân các tôn giáo cùng họp nhau cầu nguyện thì chắc chắn phép lạ sẽ xẩy ra. Là con cháu các thánh Tử Đạo VN anh hùng, chúng ta phải noi gương các Ngài. Ngày nay nhà nước CS không thể xả súng bắn vào đám đông con chiên bổn đạo, tập trung cầu nguyện trên các cơ sở thuộc quyền sở hữu của Giáo hội, trước con mắt của sáu tỷ người trên trái đất này. Chắc chắn chúng không dám tái diễn “Đại Lộ Kinh hoàng” giữa thành phố trong thời bình.
Nhà nước đã có các thỏa thuận với Tổng Giáo Phận Hà Nội: Đóng cửa quán phở, ngưng các hoạt động của nhà nước trong cơ sở Tòa Khâm Sứ; giáo dân không tụ tập cầu nguyện ở đó nữa và tháo gỡ lều bạt về. Sau đó là tiến trình đối thoại để trao TKS lại cho TGP Hà nội.
Liệu có thể tin được nhà nuớc CS không? Truyền thống lừa gạt, dối trá và lật lọng của họ đã lên tới bậc “siêu thượng thừa” từ lâu rồi! Hãy đọc bức thư Đức Tổng Kiệt gởi cha Hiền Dòng Chúa Cứu Thế ngày 9-01-08 sẽ rõ “Sau khi đọc văn thư số 122/UBND-ĐCNN của UBND/TPHN ký ngày 8-1-08, tôi thực sự ngỡ ngàng trước quyết định của UB trái ngược hẳn với lời hứa của chính quyền các cấp chiều ngày 07-01-2008”.
Hứa chiều ngày hôm trước mà ngày hôm sau (chỉ qua một đêm) đã làm hoàn toàn trái ngược! Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 họ ký kết long trọng, có Quốc Tế giám sát; Ông Lê Đức Thọ còn được giải Nobel Hòa Bình. Ký xong Hiệp định Hòa Bình, họ dốc toàn bộ lực lượng miền Bắc (kể cả học sinh 15,16 tuổi) đưa vào Nam gây cảnh chém giết kinh hoàng, cố đè bẹp miền Nam để họ tha hồ vơ vét và rảnh tay dâng đất đai, hải đảo và vùng biển cho quan thầy Trung Cộng như mọi người đều đã rõ! Với những sự thất hứa trong quá khứ như vậy thì liệu lần này có tin được lời hứa của chính quyền Hà nội hay không?
Dù sao thì giáo dân Hà nội và toàn thể người Công giáo Việt nam đang rất bình tĩnh và ôn hòa, đang tạo cho chính quyền Hà nội cơ hội để giữ lời đã hứa.
Cả thế giới cũng đang chờ xem Nhà Nước CSVN có hoàn trả tòa Khâm Sứ Hà Nội lại cho Giáo Hội Công Giáo hay không.
Sau cơn mưa mong trời lại sáng!
Lại Thế Lãng
13:31 05/02/2008
SAU CƠN MƯA MONG TRỜI LẠI SÁNG
Những ai thực sự quan tâm đến Giáo hội quê nhà hẳn đã thở phào và cảm thấy nhẹ nhõm sau khi tin tức cho hay vấn đề Tòa Khâm sứ đã có đường hướng giải quyết tốt đẹp. Nguyện vọng của giáo dân sẽ được giải quyết thỏa đáng trong những ngày sắp tới.
Trong thư gửi cho các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt viết rằng “Nhờ lời cầu nguyện tha thiết của anh chị em, công việc đã có kết quả. Sau những căng thẳng đã có đối thoại giữa Tòa tổng Giám Mục và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với các vị lãnh đạo cao cấp của nhà nước để đi đến một giải pháp tốt đẹp”.
Tin tức đã được phổ biến cho biết cho đến nay quán phở và quán cà phê dựng trên phần đất của Tòa Khâm sứ đã đóng cửa và không còn hoạt động nữa, mái nhà của Tòa Khâm sứ cũng đang được lợp lại. Những lều bạt do giáo dân dựng tạm trong sân Tòa Khâm sứ trong những ngày qua cũng đã được tháo gỡ và cây thánh giá lớn cũng đã được rước về bên Tòa Tổng Giám Mục. Đây được coi là thiện chí bước đầu của cả hai bên để đi đến bước kế tiếp là khu vực Tòa Khâm sứ sẽ được chính quyền trao cho Tòa Tổng Giám Mục để sử dụng.
Những người thận trọng có thể còn giữ thái độ dè dặt trước khi việc trao trả thực sự diễn ra. Tuy nhiên trước thái độ lạc quan của Đức Tổng Giám Mục hay của một số giáo sĩ đã bày tỏ khi đề cập đến vấn đề này chúng ta có thể tin tưởng nguyện vọng của giáo dân sẽ được như mong muốn. Ngoài ra tin tức còn cho rằng nhà nước cũng muốn vấn đề được giải quyết “để biểu lộ thiện chí và sự kính trọng đối với Đức Giáo Hoàng” càng làm cho người ta vững tin rằng sự việc sẽ sớm được giải quyết tốt đẹp.
Từ khi giáo dân Hà Nội bắt đầu những buổi cầu nguyện ở trước Tòa Khâm sứ người ta thấy nhiều lúc tình hình căng thẳng đến độ tưởng như không thể tìm ra lối thoát nhưng cuối cùng đã đi đến giải pháp êm đẹp. Thật đúng là “tiền hung hậu kiết”. Cách giải quyết này có thể nói là làm hài lòng mọi người. Nếu có người không vừa ý thì đó cũng chỉ là một thiểu số rất nhỏ.
Có người cho rằng nếu việc trao trả được thực hiện sớm hơn, vào đúng dịp mừng thượng thọ Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng thì có ý nghĩa biết mấy. Tuy nhiên chậm vẫn còn hơn không. Dù sao thì Đức Hồng Y cũng sẽ rất vui mừng khi Ngài biết được nguyện vọng Ngài ấp ủ bao nhiêu năm nay sẽ trở thành sự thật.
Nhìn lại những ngày qua và nếu cần có một nhận định khái quát đối với sự việc, tôi có thể nói cách ngắn gọn như thế này: Sự kiện tòa Khâm sứ đã tạo cho cả hai bên - người Công giáo cũng như nhà cầm quyền- hiểu mình hơn và hiểu nhau nhiều hơn. Về phía người Công giáo thì biết rằng mình đã trưởng thành để thoát ra khỏi sự sợ hãi khi cần biểu lộ niềm tin hoặc phải nói lên nguyện vọng của mình. Còn về phía nhà cầm quyền cũng đã nhìn người Công giáo dưới một nhãn quan khác và cũng đã chịu lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của họ.
Còn nếu ai hỏi tôi có cảm nghĩ gì sau sự việc vừa rồi thì tôi có ba điều để nói.
Thứ nhất tôi vô cùng cảm phục lòng dũng cảm, sự hy sinh, tinh thần đoàn kết và kỷ luật của Gíao dân Hà Nội. Tôi cũng kính phục các Đức Giám Mục, các linh mục và những nơi đã mạnh dạn bày tỏ sự hiệp thông với Tòa Tổng Giám Mục và giáo dân Hà Nội trong việc cầu nguyện để Nhà Nước sớm trả lại Tòa Khâm sứ cho Giáo Hội. Tôi cũng thật vui mừng khi thấy người Công giáo Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đều một lòng biểu lộ sự cảm thông đối với giáo dân và Tổng Giáo Phận Hà Nội trong những giờ phút khó khăn bằng các buổi cầu nguyện và bằng những việc làm thiết thực khác.
Thứ hai tôi lấy làm tiếc là chính quyền đã để cho sự việc trở nên phức tạp và kéo dài một cách không cần thiết. Tôi cũng cho rằng những sự xuyên tạc, vu khống, đổi trắng thay đen. ...nhằm mục đích tuyên truyền là không còn thích hợp trong thời đại ngày nay. Những việc làm như vậy càng không nên có trong cương vị của nhà cầm quyền.
Thứ ba tôi cũng nhận định rằng mạng lưới VietCatholic đã đóng một vai trò rất quan trọng trong biến cố vừa qua. Tin tức liên quan đến Tòa Khâm sứ trên VietCatholic rất dồi dào và được cập nhật liên tục đã là nguồn cung cấp tin tức cho các cơ quan truyền thông khác. Nhờ vậy độc giả khắp thế giới nắm bắt tin tức một cách mau chóng và đầy đủ. VietCatholic cũng là diễn đàn để mọi người ở khắp mọi nơi có dịp bày tỏ, trao đổi, góp ý, bàn luận hầu làm rõ vấn đề giúp cho độc giả hiểu cặn kẽ mọi vấn đề dưới những khía cạnh khác nhau.
Tết Mậu Tý đã gần kề. Mong rằng mọi người sẽ được hưởng một cái Tết thật an vui. Và sau những ngày Tết giáo dân Hà Nội sẽ đón nhận một niềm vui và hạnh phúc nữa khi Tòa Khâm sứ chính thức được giao hoàn cho Giáo hội.
Vermont 5/2/2008
Những ai thực sự quan tâm đến Giáo hội quê nhà hẳn đã thở phào và cảm thấy nhẹ nhõm sau khi tin tức cho hay vấn đề Tòa Khâm sứ đã có đường hướng giải quyết tốt đẹp. Nguyện vọng của giáo dân sẽ được giải quyết thỏa đáng trong những ngày sắp tới.
Trong thư gửi cho các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt viết rằng “Nhờ lời cầu nguyện tha thiết của anh chị em, công việc đã có kết quả. Sau những căng thẳng đã có đối thoại giữa Tòa tổng Giám Mục và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với các vị lãnh đạo cao cấp của nhà nước để đi đến một giải pháp tốt đẹp”.
Tin tức đã được phổ biến cho biết cho đến nay quán phở và quán cà phê dựng trên phần đất của Tòa Khâm sứ đã đóng cửa và không còn hoạt động nữa, mái nhà của Tòa Khâm sứ cũng đang được lợp lại. Những lều bạt do giáo dân dựng tạm trong sân Tòa Khâm sứ trong những ngày qua cũng đã được tháo gỡ và cây thánh giá lớn cũng đã được rước về bên Tòa Tổng Giám Mục. Đây được coi là thiện chí bước đầu của cả hai bên để đi đến bước kế tiếp là khu vực Tòa Khâm sứ sẽ được chính quyền trao cho Tòa Tổng Giám Mục để sử dụng.
Những người thận trọng có thể còn giữ thái độ dè dặt trước khi việc trao trả thực sự diễn ra. Tuy nhiên trước thái độ lạc quan của Đức Tổng Giám Mục hay của một số giáo sĩ đã bày tỏ khi đề cập đến vấn đề này chúng ta có thể tin tưởng nguyện vọng của giáo dân sẽ được như mong muốn. Ngoài ra tin tức còn cho rằng nhà nước cũng muốn vấn đề được giải quyết “để biểu lộ thiện chí và sự kính trọng đối với Đức Giáo Hoàng” càng làm cho người ta vững tin rằng sự việc sẽ sớm được giải quyết tốt đẹp.
Từ khi giáo dân Hà Nội bắt đầu những buổi cầu nguyện ở trước Tòa Khâm sứ người ta thấy nhiều lúc tình hình căng thẳng đến độ tưởng như không thể tìm ra lối thoát nhưng cuối cùng đã đi đến giải pháp êm đẹp. Thật đúng là “tiền hung hậu kiết”. Cách giải quyết này có thể nói là làm hài lòng mọi người. Nếu có người không vừa ý thì đó cũng chỉ là một thiểu số rất nhỏ.
Có người cho rằng nếu việc trao trả được thực hiện sớm hơn, vào đúng dịp mừng thượng thọ Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng thì có ý nghĩa biết mấy. Tuy nhiên chậm vẫn còn hơn không. Dù sao thì Đức Hồng Y cũng sẽ rất vui mừng khi Ngài biết được nguyện vọng Ngài ấp ủ bao nhiêu năm nay sẽ trở thành sự thật.
Nhìn lại những ngày qua và nếu cần có một nhận định khái quát đối với sự việc, tôi có thể nói cách ngắn gọn như thế này: Sự kiện tòa Khâm sứ đã tạo cho cả hai bên - người Công giáo cũng như nhà cầm quyền- hiểu mình hơn và hiểu nhau nhiều hơn. Về phía người Công giáo thì biết rằng mình đã trưởng thành để thoát ra khỏi sự sợ hãi khi cần biểu lộ niềm tin hoặc phải nói lên nguyện vọng của mình. Còn về phía nhà cầm quyền cũng đã nhìn người Công giáo dưới một nhãn quan khác và cũng đã chịu lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của họ.
Còn nếu ai hỏi tôi có cảm nghĩ gì sau sự việc vừa rồi thì tôi có ba điều để nói.
Thứ nhất tôi vô cùng cảm phục lòng dũng cảm, sự hy sinh, tinh thần đoàn kết và kỷ luật của Gíao dân Hà Nội. Tôi cũng kính phục các Đức Giám Mục, các linh mục và những nơi đã mạnh dạn bày tỏ sự hiệp thông với Tòa Tổng Giám Mục và giáo dân Hà Nội trong việc cầu nguyện để Nhà Nước sớm trả lại Tòa Khâm sứ cho Giáo Hội. Tôi cũng thật vui mừng khi thấy người Công giáo Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới đều một lòng biểu lộ sự cảm thông đối với giáo dân và Tổng Giáo Phận Hà Nội trong những giờ phút khó khăn bằng các buổi cầu nguyện và bằng những việc làm thiết thực khác.
Thứ hai tôi lấy làm tiếc là chính quyền đã để cho sự việc trở nên phức tạp và kéo dài một cách không cần thiết. Tôi cũng cho rằng những sự xuyên tạc, vu khống, đổi trắng thay đen. ...nhằm mục đích tuyên truyền là không còn thích hợp trong thời đại ngày nay. Những việc làm như vậy càng không nên có trong cương vị của nhà cầm quyền.
Thứ ba tôi cũng nhận định rằng mạng lưới VietCatholic đã đóng một vai trò rất quan trọng trong biến cố vừa qua. Tin tức liên quan đến Tòa Khâm sứ trên VietCatholic rất dồi dào và được cập nhật liên tục đã là nguồn cung cấp tin tức cho các cơ quan truyền thông khác. Nhờ vậy độc giả khắp thế giới nắm bắt tin tức một cách mau chóng và đầy đủ. VietCatholic cũng là diễn đàn để mọi người ở khắp mọi nơi có dịp bày tỏ, trao đổi, góp ý, bàn luận hầu làm rõ vấn đề giúp cho độc giả hiểu cặn kẽ mọi vấn đề dưới những khía cạnh khác nhau.
Tết Mậu Tý đã gần kề. Mong rằng mọi người sẽ được hưởng một cái Tết thật an vui. Và sau những ngày Tết giáo dân Hà Nội sẽ đón nhận một niềm vui và hạnh phúc nữa khi Tòa Khâm sứ chính thức được giao hoàn cho Giáo hội.
Vermont 5/2/2008
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Thư Chúc Tết của Linh mục Chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
LM Nguyễn Thanh Liêm
14:15 05/02/2008
Ngày 2 tháng 2, 2008
Thư Chúc Tết Mậu Tý 2008
của Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Kính thưa quý Đức Hồng Y, quý Đức Cha,
quý Linh Mục, quý Phó Tế, quý nam nữ Tu Sĩ,
quý cộng đoàn Dân Chúa, cùng tất cả quý anh chị em,
Năm Mậu Tý đến, thay mặt Ban Chấp Hành Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng tôi chân thành kính chúc tất cả quý vị một mùa xuân an bình, thịnh vượng và phát đạt.
Xin chân thành cám ơn tất cả quý vị, đã cùng đồng hành với Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua, để hiệp thông cầu nguyện cho, và với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đặc biệt với Giáo Phận Hà Nội, với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, hàng Giáo Sĩ và Giáo Dân trong sự việc Tòa Khâm Sứ.
Đáp lời mời gọi của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, chúng tôi xin mọi người chúng ta tiếp tục cầu nguyện. Chúng ta cầu nguyện trong tinh thần Hiệp Nhất, Yêu Thương với thái độ Ôn Hòa và Cảm Thông để những ước nguyện của Giáo Hội Việt Nam sớm thành hiện thực.
Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả quý vị đã quảng đại giúp đỡ đồng bào, nạn nhân lũ lụt ở quê nhà trong năm 2007 vừa qua. Nhờ những hy sinh và đóng góp của quý vị, Giáo Hội Việt Nam qua Ủy Ban Bác Ái Xã Hội trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng như các đoàn, nhóm cứu trợ trực tiếp do Liên Đoàn cộng tác gởi đi, đã có cơ hội giúp cho nhiều nạn nhân và gia đình nghèo ở Việt Nam những thực phẩm, quần áo và thuốc men cần thiết. Tất cả những đóng góp của các Giáo Xứ, Cộng Đoàn, Hội Đoàn, Phong Trào, Đoàn Thể và Cá Nhân đã được Liên Đoàn đúc kết trong Tờ Nội San Liên Đoàn đang chuẩn bị phát hành.
Cuối cùng, chúng tôi cũng mời gọi tất cả quý vị hãy chuẩn bị tinh thần và thời gian, để sẵn sàng "Cùng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Chúng Ta Về Bên Mẹ La Vang", nhân dịp Liên Đoàn tổ chức HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG, thủ đô Washington D.C., từ ngày thứ Năm 19/6/2008 đến trưa ngày thứ Bảy 21/6/2008.
Đây là dịp chúng ta kỷ niệm mừng 20 năm Đại Lễ Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, biệt kính hai Thánh Quan Thầy Liên Đoàn: Phêrô và Phaolô, và cũng là cơ hội để mọi người đưa gia đình đến cầu nguyện tại Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang trong Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, một công trình tâm linh Việt Nam, do nhiều người, nhiều giới đóng góp, và cũng là dịp để về thăm viếng thắng cảnh thủ đô.
Chúng ta sẽ có dịp đón tiếp Đức Hồng Y yêu quý Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Linh Mục Nguyễn Khảm, Giám Đốc Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn, cùng nghe giảng thuyết, hội thảo, tham dự Thánh Lễ, lãnh nhận bí tích Hòa Giải, cùng Chầu Thánh Thể, thưởng thức Văn Nghệ Thánh Nhạc, cùng Thắp Nến Cầu Nguyện và yểm trợ cho các chương trình từ thiện, giáo dục và mục vụ của Giáo Hội Việt Nam và các sinh hoạt của Liên Đoàn qua Chương Trình Xổ Số và Buổi Tiệc Gây Quỹ. Chương trình chi tiết sẽ được thông tin sau.
Xin Thiên Chúa và Đức Mẹ La Vang nhân lành trả công bội hậu cho những thiện ý và việc làm tốt đẹp của quý vị và gia quyến.
Trân trọng,
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ Tịch
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một vết thương nghìn đời vẫn còn rướm máu
Nguyễn Văn Thành
07:03 05/02/2008
Nhìn lại những vụ việc đã xảy ra ở Hà Nội…
Trong lịch sử của Đất Nước Việt Nam, những sự kiện như Nam Bắc phân tranh, Con Sông Bến Hải… tuy dù đã lùi dần vào quá khứ, vết thương vẫn còn rướm máu và nhức nhối, trong cõi lòng của tất cả những ai đang mang nặng mối tình Nước Non.
Hẳn thực, mặc cảm Sơn Tinh và Thủy Tinh, cho đến ngày hôm nay vào thời đại Nghìn Năm Thứ Ba, vẫn còn là một ung nhọt đang lở lói, lan tỏa, chưa được điều trị một cách dứt điểm, trong cõi lòng của mỗi người Việt Nam ở trong cũng như ngoài Nước..
Bao lâu chúng ta chưa có một tầm nhìn thẳng, cố quyết nhận diện và đối diện vết thương lòng ấy, một cách can đảm và trung thực, chúng ta sẽ không bao giờ tìm cách hóa giải mặc cảm ấy tận gốc rễ và ngọn nguồn. Bóng hình nó vẫn thấp thoáng đó đây, đeo đưổi tâm tư của nhiều người, len lỏi nằm vùng trong mọi công trình đóng góp và xây dựng của chúng ta. Và cứ như vậy, mỗi lần hai ba người Việt Nam có cơ hội ngồi lại với nhau, làm việc với nhau, trong bất cứ lãnh vực nào, mặc cảm Sơn Tinh và Thủy Tinh được hà hơi tiếp sức, sống lại và trở về. Họ chỉ gây ra bão lụt, mất mùa, đói khát, lầm than, chia rẽ, hận thù, chiến tranh và tàn hoại, trong chính cuộc đời và bản thân mình. Có bao giờ họ biết giật mình, thức tỉnh, nhận thức một cách sáng suốt rằng tất cả anh chị em đồng bào, không loại trừ một ai, đang khát khao hòa bình, hạnh phúc, no cơm ấm áo, trên mỗi nẻo đường của Quê Hương, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau ?
Dưới ánh sáng của FREUD, tôi muốn phân tích cặn kẽ và chi li, mặc cảm Sơn Tinh và Thủy Tinh. Tôi cố gắng đào bới lên, để khám phá cho kỳ được bao nhiêu tầng lớp đã đóng lớp rêu phong ztong tâm hồn của người Việt Nam và tạo nên một thế kẹt, từ đời nầy qua đời khác. Nói khác đi, nội kết hay là thế kẹt nghìn đời của chúng ta nằm ở đâu, bao gồm những yếu tố nào ? Khi nhận diện và đối diện, một cách thành tâm và can trường, ba cấu trúc Tự Ngã, Bản Ngã và Siêu Ngã, đang có mặt trong nội tâm, chúng ta sẽ có cơ may chuyển hóa bao nhiêu vấn đề đang bủa vây và làm tê liệt mọi công trình xây dựng Đất Nước và phục vụ anh chị em đồng bào.
1.- SIÊU NGÃ CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ ?
Tác giả HOÀNG Trọng Miên, trong tác phẩm « Việt Nam Văn Học Toàn Thư », do Tiếng Đông Phương xuất bản, Saigon 1973, đã đưa ra những dữ kiện sau đây:
« Thuở bấy giờ, Vua Hùng Vương đang trị vì ở Phong Châu, có người con gái rất đẹp tên là Mỵ Nương…Hùng Vương, trước lời xin cầu hôn cùng một lượt của hai thần Sơn Tinh và Thủy Tinh, mới bảo đôi bên thi tài. Thấy cả hai thần đều tài giỏi, không ai kém sút ai, Hùng Vương không biết nhận lời bên nào, mới hứa gả cho ai đem nhiều vật lạ của quý làm đồ sính lễ đến trước nhất, trong ngày hôm sau. Sơn Tinh đến trước. Hùng Vương giữ đúng lời hứa, cho Sơn Tinh rước Mỵ Nương về Núi Tản Viên ».
Trong câu chuyện nầy, nhằm tìm hiểu Siêu Ngã là gì, chúng ta cần ghi nhận những yếu tố cơ bản sau đây:
Thứ nhất, trong vấn đề tương lai và hạnh phúc đôi lứa của đứa con gái của mình, Vua Hùng Vương, với tư cách là người cha, đã đơn phương quyết định mọi chuyện, không có một lời và một lần tham khảo ý kiến của đứa con gái, như «Con yêu người nào trong hai thần Núi và Sông ».
Thứ hai, động cơ thúc đẩy hành động và tiêu chuẩn quyết định, trong vấn đề chọn lựa giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, là «Ai tài giỏi hơn ai ». Và vì hai người có tài ngang nhau, Vua Hùng Vương đã nêu ra một tiêu chuẩn thứ hai. Nhưng tiêu chuẩn nầy nằm ở ngoài con người của hai thần. Đó là tiêu chuẩn thời gian «Ai đến trước, người ấy sẽ là người thắng cuộc ».
Xét cho cùng, đây là một loại quyết định « Tránh Né ». Khi phó thác trách nhiệm cho yếu tố thời gian, Vua Hùng Vương không dám đảm nhận một cách sáng suốt mọi hậu quả của hành động.
Thêm vào đó, dựa vào thời gian để quyết định, là một bất công trắng trợn. Hẳn thực, khoảng cách giữa Núi Tản Viên, nơi ở của Sơn Tinh và Thử Đô Phong Châu làm sao có giá trị ngang bằng về mặt thời lượng, giữa Phong Châu và Biển Đông, nơi cư ngụ của Thủy Tinh ?
Sau cùng, trong thực tế, Vua Hùng Vương đã chọn lựa Sơn Tinh, vì biết rõ thế nào chàng cũng sẽ đến trước một cách dễ dàng. Tuy nhiên Vua Hùng Vương không dám bộc lộ tình cảm của mình, một cách trung thực và trực tiếp.
Thứ ba, trong tình huống cụ thể, chỉ có một người có khả năng đề xuất tiêu chuẩn đánh giá, có giá trị và đáng khảo sát một cách nghiêm chỉnh, đó là Mỵ Nương. Nàng yêu người nào ? Ai sẽ làm cho nàng hạnh phúc ? Nàng có quyền diễn tả tiếng nói của con tim, vì đây là vấn đề riêng tư của nàng.
Tuy nhiên, Vua Hùng Vương đã nghĩ đến tài nghệ và của cải, khả dĩ mang lại lợi ích cho mình. Tâm tình của đứa con không được coi trọng. Tình cảm giữa cha con là vấn đề thứ yếu, so với tiền tài và uy lực…
Xuyên qua tất cả những nhận xét ấy, chúng ta có thể khám phá những đặc điểm, có mặt trong tâm hồn và tính tình của Vua Hùng Vương:
Xu thế áp đặt và kiểm soát tất cả, từ bên trên và từ bên ngoài, trong mọi quan hệ tiếp xúc và trao đổi,
Lập trường Hơn-Thua chi phối mọi quyết định,
Tình cảm Cha Con bị chối từ hay là quá coi nhẹ,
Ý đồ trục lợi biện minh mọi quyết định và hành động.
Hai nhận xét sau đây còn bộc lộ thêm tính nghiêm trọng và tầm độ phổ quát của nội kết, hay là vấn đề truyền kiếp của người Việt Nam:
Theo lịch sử, Họ Hồng Bàng gồm có 18 đời vua, từ Hùng Vương thứ nhất đến Hùng Vương thứ muời tám. Thế nhưng, trong câu chuyện tranh chấp sống mái giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, người cha của Mỵ Nương là Vua Hùng Vương không niên lịch. Phải chăng câu chuyện muốn nói đến tư cách, tính tình và cách thiếp lập quan hệ của mọi người cha Việt Nam, trải qua mọi thời đại, từ nguyên thủy cho đến ngày hôm nay ?
Thêm vào đó, quan hệ hay là lập trường HƠN-THUA không phải chỉ có mặt ở đây mà thôi. Trong câu chuyện Bánh Chưng Bánh Dầy, để tìm người nối ngôi, Vua Hùng Vương thứ nhất đã tổ chức một cuộc thi tài. Từ ngày ấy, trong lòng Quê Hương Việt Nam, « chữ TÀI liền với chữ TAI một vần ».
Hẳn thực, bao lâu còn có những cuộc « thi tài », để xếp đặt HƠN-THUA, là bấy lâu còn có CHIA RẼ, HẬN THÙ. Nói cách khác, « Nồi da xáo thịt » phải chăng là một vòng luân hồi bất tận, tiếp nối nhau, từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, phát xuất từ loại tư duy nhị nguyên nầy ?
2.- BẢN NGÃ CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ ?
Nhân vật chính yếu, cần đưa ra quyết định cuối cùng, trong câu chuyện Sơn Tinh và Thủy Tinh, đáng lý phải là Mỵ Nương, người con gái duy nhất của Vua Hùng Vương. Tuy nhiên, Mỵ Nương phải chăng là tên tuổi đích thực của nàng công chúa ? Hay đó chỉ là tên chung của mọi người con gái thùy mị, nết na, đức hạnh… trên Đất Nước Việt Nam, tư thời Hồng Bàng đến nay ?
Tuy nhiên, « thùy mị, đức hạnh… », phải chăng đồng nghĩa với tình trạng « không có tiếng nói, không có ý kiến, không có quan điểm và lập trường, không có ý muốn và nhu cầu » ?
Thùy mị phải chăng còn có ý nghĩa « Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy » ? Người con gái Việt Nam –Bất kỳ người con gái nào- phải chăng chỉ là « đồ vật » được gả bán, cho người nào mang đến nhiều vật lạ, của quí, làm đồ sính lễ, trước tất cả những người khác ?
Thùy mị là « xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử », nghĩa là lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con. Tòng cũng còn mang ý nghĩa là phục tùng, vâng lời. Hẳn thực, trong lối nhìn của nhiều người chồng, thậm chí vào thời đại văn minh ngày nay, tòng vẫn còn mang ý nghĩa là trở thành đồ vật, thuộc quyền sở hữu của vị hôn phu. Nhân cách và bản sắc hay là bản ngã của người phụ nữ Việt Nam hệ tại ở chỗ nào ? Từ đời Hồng Bàng cho tới ngày hôm nay, Mỵ Nương vẫn còn là mẫu mực và khuôn thước của mọi người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, để trở thành tấm gương được mọi người qui chiếu, bắt chước, phải chăng nàng phải đánh mất tất cả, thậm chí NHÂN CÁCH và NHÂN PHẨM của mình ?
Thêm vào đó, trong câu chuyện Sơn Tinh và Thủy Tinh, người MẸ không có mặt. Vấn đề cũng dễ hiểu, vì nếu người vợ đã không có tiếng nói, thì người mẹ cũng không có mặt mũi và chân dung, chân tướng gì cả. Vấn đề sẽ ít nghiêm trọng hơn, nếu kỳ thực người mẹ vắng mặt hoàn toàn.
Theo Phân Tâm Học, có mặt mà xa lòng, có mặt mà không có giá trị, có mặt mà không được kính trọng, trong đầy đủ mọi chiều kích…còn tệ hơn là không có mặt. Người mẹ có mặt bên cạnh người cha, mà đồng thời chỉ là « con người hạng hai, hạ đẳng », đó là một tình huống tâm lý kinh hoàng, hãi hùng, khả dĩ phát sinh nhiều khủng hoảng nội tâm và gây ra bao đổ nát, hoang tàn, trong cuộc đời làm người và thành người.
Trong tình cảnh tâm lý bế tắc nầy, lối thoát duy nhất và cuối cùng của đứa con thương mẹ, là GIẾT cha, để lập lại vị trí của người mẹ, đối tượng yêu thương của mình, tư ngày sinh ra.
Đứa con có thể giết cha, bằng gươm. Bằng súng, bằng bom đạn, để chiếm đoạt ngai vàng của cha. Một cách giết khác, bằng hình tượng và gián tiếp, là hủy diệt mọi công trình của người cha. Trong đó, có bản thân và giá trị đích thực của chính mình.
Tình cảnh hai người cha mẹ Việt Nam, có mặt nhưng không đồng hành, không trở thành « một xương một thịt », gắn bó với nhau… Hay là vắng mặt, nhưng không bỏ nhau, vẫn lui tới với nhau, khi cần thiết… Tình cảnh nầy, thực ra đã có mặt giữa Bà Âu Cơ và Lạc Long Quân, tổ tiên của người Việt Nam:
« Ta thuộc giống RỒNG, nàng là giống TIÊN, thủy hỏa khác nhau. Người thích ở cạn, người ưa ở nước, tính tình đôi bên khác nhau, không cùng ở chung với nhau một nơi lâu được. Bây giờ một nửa các con theo tôi, về Thủy Phủ. Còn một nửa thì ở lại với mẹ. Tuy đôi bên, kẻ ở rừng. Người ở biển, song đến khi có việc gì, thì tin cho nhau, không được bỏ nhau ».
Theo Phân Tâm Học, tình cảnh « vừa ở lại, vừa bỏ đi », là nguyên nhân của tất cả mọi khủng hoảng và xung đột nội tâm.
Từ tình cảnh khai nguyên này, hai đứa con Việt Nam mang tên là Sơn và Thủy –hay là Núi và Sông- không gặp nhau, trong yêu thương, đối thoại, chia sẻ, đồng cảm và đồng hành. Không cùng ngồi lại với nhau. Không cùng nhau nhìn về một hướng. Tranh chấp, xung đột, chém giết lẫn nhau… cũng là những cách « tìm cho có việc, để gặp nhau ». Nhưng khi gặp nhau bằng cách nầy, hai người chỉ làm nên những bãi tha ma, những Đại Lộ Kinh Hoàng, những con Sông Nhật Lệ và Bến Hải.
Thêm vào đó, chiến tranh triền miên cũng là một hình thức giải quyết tình cảnh « sống xa nhau, nhưng không được bỏ nhau ».
Theo Phân Tâm Học, đây là một cơ chế « DỜI CHỖ », giải quyết bằng con đường chiến tranh, hận thù, tố cáo, chụp mũ, gắn nhãn hiệu, khi chúng ta không có đủ can đảm để thú nhận: « Anh đi đường Anh, tôi đi đường tôi, TÌNH NGHĨA đôi ta chỉ thế thôi ».
3.- Tự Ngã của chúng ta là gì ?
Tự Ngã, theo cách giải thích của Phân Tâm Học, là năng động tạo nên hứng khởi thôi thúc con người đi tới, vươn lên, xây dựng, đóng góp… nghĩa là dấn bước trên con đường YÊU THƯƠNG và HẠNH PHÚC.
Sơn Tinh và Thủy Tinh là hai năng động ngược chiều, chỉ vì Mỵ Nương là đối tượng tranh chấp và xung đột. Nói đúng hơn, chính Vua Hùng Vương là người khởi xướng tình huống mâu thuẫn nầy, do những đòi hỏi độc tài và phi lý của mình, còn được gọi là Siêu Ngã độc tài và độc tôn. Bên cạnh Siêu Ngã nầy, Mỵ Nương chỉ là một Bản Ngã nhợt nhạt, yếu ớt, bạc nhược, vô danh, lệ thuộc và hoàn toàn bị động.
Sơn Tinh hội tụ mọi đức tính của Bà Âu Cơ. Thủy Tinh phản ảnh tâm hồn của Lạc Long Quân. Xét riêng từng người, đây là hai tài năng vượt bực. Nhưng những tài năng ấy đang được sử dụng không đúng chỗ. Nói đúng hơn cả hai người bị lèo lái bởi một Siêu Ngã hoàn toàn ở ngoài và ở trên.
Đang lý ra, mỗi người cần ý thức mình là một giá trị đích thực, và người đối diện cũng là một giá trị đích thực ngang hàng và giống như mình. Từ đó, họ học tập NGỒI LẠI với nhau, cùng nhau góp sức sáng tạo một con đường thích ứng với giá trị của nhau. Đồng thời họ sáng suốt chấp nhận từ bỏ những con đường không tương ứng với giá trị cao cả và bao la của mình.
Đối với Mỵ Nương, nếu cả hai thần thực sự YÊU nàng, theo ý nghĩa toàn vẹn là CHO và NHẬN, họ sẽ đối xử với nàng như một CON NGƯỜI có khả năng quyết định và chọn lựa. Của Cải, Tiền Tài, hay là Thời Gian không phải là những yếu tố quyết định. Duy tình yêu mới có tiếng nói cuối cùng. Chính vì lý do độc nhất và cuối cùng nầy, khi Mỵ Nương đã diễn tả quyết định và chọn lựa của mình, một trong hai người sẽ biết TRI CHỈ, dừng lại, can đảm rút lui, chọn lựa một con đường khác.
***
Trong tinh thần và lăng kính ấy, TÌNH YÊU đâu phải là con đường độc lộ và một chiều. Trái lại, đó là ĐẠI LỘ thênh thang và bát ngát. Đó cũng là một vườn hoa có trăm hoa kiều diễm. Mỵ Nương cho dù tài sắc đến đâu, cũng chỉ là một trong muôn ngàn đóa hoa muôn màu muôn sắc, trên Đất Nước Vạn Xuân và Đại Việt hay là Việt Nam.
Nói một cách vắn gọn, cho dù tài giỏi xuất chúng, Sơn Tinh và Thủy Tinh đang thiếu tự tin một cách trầm trọng.
Trái lại, con người tư tin có khả năng CHO một cách vô điều kiện, không cần người đối diện ĐÁP LỄ.
Hẳn thực, con người TỰ TIN tìm cách giải quyết những xung đột, bằng con đường tiếp xúc qua lại, trao đổi hai chiều, đối thọai. Nói cách khác, họ NÓI với nhau bằng lời nói lich sự và thanh nhã, thay vì dùng tay chân để đấm đá hay là sử dụng những phương tiện bạo động, những ngôn từ đao to búa lớn…để tố cáo và bội nhọ lẫn nhau.
Thêm vào đió, con người tự tin khám phá những đồng điểm, để xích lại gần nhau hơn mỗi ngày. Khi có những dị điểm, họ biết tìm cách bổ túc và kiện toàn cho nhau, ngày ngày mở lòng đón nhận quà tặng mà kẻ khác đang mang đến, nhất là những gì mình chưa có.
Sở dĩ Sơn Tinh và Thủy Tinh đang còn thiếu tự tin, vì người Mẹ của cả hai người đang vắng mặt. Hay nói một cách đứng đắn hơn, Mẹ đang VẮNG MẶT trong tâm tưởng của họ. Cho nên họ lăng xăng, loạn động, đi tìm một hình ảnh của mẹ ở ngoài. Và vì lý do ấy, họ tìm cách chiếm đoạt một vài mảnh vụn của mẹ, khi có một người phụ nữ xuất hiện ở bất cứ nơi đâu…
Chừng nào hai Thần Sơn và Thủy « sáng mắt và sáng lòng », họ sẽ ý thức được rằng Mẹ Âu Cơ đang hiện diện một cách tích cực và năng động, trong huyết quản của họ, cũng như đang có mặt trong máu mủ của mỗi người anh chị em, trước mặt và hai bên cạnh.
Lúc bấy giờ, mặc cảm Sơn Tinh và Thủy Tinh sẽ nhường bước cho khả năng đồng cảm và đồng hành, giữa những người đang chia sẻ cùng một Nước Non như nhau và với nhau.
Chính Thi sĩ Tản Đà đã và đang nhắc nhở cho chúng ta:
« NƯỚC Non nặng một Lời Thề,
« Nước đi đi mãi, Nước về cùng NON ».
ORSONNENS, Thụy Sĩ
SÁCH THAM KHẢO:
1.- HOÀNG Trọng Miên - Việt Nam Văn Học Toàn Thư - Tiếng Phương Đông, Saigon 1973.
2.- NGUYỄN Văn Thành - Đường vào Nội Tâm với Phân Tâm Học - Tủ Sách Tình Người, Lausanne 1997.
3.- NGUYỄN Văn Thành - Sơn Tinh và Thủy Tinh: Hai con đường, một Nước Non - Tủ Sách Tình Người 2003.
4.- NGUYỄN Văn Thành - Huyền Sử Việt Nam: Con đường luyện vàng của Con Rồng Cháu Tiên - Tình Người, Hè 2004.
Trong lịch sử của Đất Nước Việt Nam, những sự kiện như Nam Bắc phân tranh, Con Sông Bến Hải… tuy dù đã lùi dần vào quá khứ, vết thương vẫn còn rướm máu và nhức nhối, trong cõi lòng của tất cả những ai đang mang nặng mối tình Nước Non.
Hẳn thực, mặc cảm Sơn Tinh và Thủy Tinh, cho đến ngày hôm nay vào thời đại Nghìn Năm Thứ Ba, vẫn còn là một ung nhọt đang lở lói, lan tỏa, chưa được điều trị một cách dứt điểm, trong cõi lòng của mỗi người Việt Nam ở trong cũng như ngoài Nước..
Bao lâu chúng ta chưa có một tầm nhìn thẳng, cố quyết nhận diện và đối diện vết thương lòng ấy, một cách can đảm và trung thực, chúng ta sẽ không bao giờ tìm cách hóa giải mặc cảm ấy tận gốc rễ và ngọn nguồn. Bóng hình nó vẫn thấp thoáng đó đây, đeo đưổi tâm tư của nhiều người, len lỏi nằm vùng trong mọi công trình đóng góp và xây dựng của chúng ta. Và cứ như vậy, mỗi lần hai ba người Việt Nam có cơ hội ngồi lại với nhau, làm việc với nhau, trong bất cứ lãnh vực nào, mặc cảm Sơn Tinh và Thủy Tinh được hà hơi tiếp sức, sống lại và trở về. Họ chỉ gây ra bão lụt, mất mùa, đói khát, lầm than, chia rẽ, hận thù, chiến tranh và tàn hoại, trong chính cuộc đời và bản thân mình. Có bao giờ họ biết giật mình, thức tỉnh, nhận thức một cách sáng suốt rằng tất cả anh chị em đồng bào, không loại trừ một ai, đang khát khao hòa bình, hạnh phúc, no cơm ấm áo, trên mỗi nẻo đường của Quê Hương, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau ?
Dưới ánh sáng của FREUD, tôi muốn phân tích cặn kẽ và chi li, mặc cảm Sơn Tinh và Thủy Tinh. Tôi cố gắng đào bới lên, để khám phá cho kỳ được bao nhiêu tầng lớp đã đóng lớp rêu phong ztong tâm hồn của người Việt Nam và tạo nên một thế kẹt, từ đời nầy qua đời khác. Nói khác đi, nội kết hay là thế kẹt nghìn đời của chúng ta nằm ở đâu, bao gồm những yếu tố nào ? Khi nhận diện và đối diện, một cách thành tâm và can trường, ba cấu trúc Tự Ngã, Bản Ngã và Siêu Ngã, đang có mặt trong nội tâm, chúng ta sẽ có cơ may chuyển hóa bao nhiêu vấn đề đang bủa vây và làm tê liệt mọi công trình xây dựng Đất Nước và phục vụ anh chị em đồng bào.
1.- SIÊU NGÃ CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ ?
Tác giả HOÀNG Trọng Miên, trong tác phẩm « Việt Nam Văn Học Toàn Thư », do Tiếng Đông Phương xuất bản, Saigon 1973, đã đưa ra những dữ kiện sau đây:
« Thuở bấy giờ, Vua Hùng Vương đang trị vì ở Phong Châu, có người con gái rất đẹp tên là Mỵ Nương…Hùng Vương, trước lời xin cầu hôn cùng một lượt của hai thần Sơn Tinh và Thủy Tinh, mới bảo đôi bên thi tài. Thấy cả hai thần đều tài giỏi, không ai kém sút ai, Hùng Vương không biết nhận lời bên nào, mới hứa gả cho ai đem nhiều vật lạ của quý làm đồ sính lễ đến trước nhất, trong ngày hôm sau. Sơn Tinh đến trước. Hùng Vương giữ đúng lời hứa, cho Sơn Tinh rước Mỵ Nương về Núi Tản Viên ».
Trong câu chuyện nầy, nhằm tìm hiểu Siêu Ngã là gì, chúng ta cần ghi nhận những yếu tố cơ bản sau đây:
Thứ nhất, trong vấn đề tương lai và hạnh phúc đôi lứa của đứa con gái của mình, Vua Hùng Vương, với tư cách là người cha, đã đơn phương quyết định mọi chuyện, không có một lời và một lần tham khảo ý kiến của đứa con gái, như «Con yêu người nào trong hai thần Núi và Sông ».
Thứ hai, động cơ thúc đẩy hành động và tiêu chuẩn quyết định, trong vấn đề chọn lựa giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, là «Ai tài giỏi hơn ai ». Và vì hai người có tài ngang nhau, Vua Hùng Vương đã nêu ra một tiêu chuẩn thứ hai. Nhưng tiêu chuẩn nầy nằm ở ngoài con người của hai thần. Đó là tiêu chuẩn thời gian «Ai đến trước, người ấy sẽ là người thắng cuộc ».
Xét cho cùng, đây là một loại quyết định « Tránh Né ». Khi phó thác trách nhiệm cho yếu tố thời gian, Vua Hùng Vương không dám đảm nhận một cách sáng suốt mọi hậu quả của hành động.
Thêm vào đó, dựa vào thời gian để quyết định, là một bất công trắng trợn. Hẳn thực, khoảng cách giữa Núi Tản Viên, nơi ở của Sơn Tinh và Thử Đô Phong Châu làm sao có giá trị ngang bằng về mặt thời lượng, giữa Phong Châu và Biển Đông, nơi cư ngụ của Thủy Tinh ?
Sau cùng, trong thực tế, Vua Hùng Vương đã chọn lựa Sơn Tinh, vì biết rõ thế nào chàng cũng sẽ đến trước một cách dễ dàng. Tuy nhiên Vua Hùng Vương không dám bộc lộ tình cảm của mình, một cách trung thực và trực tiếp.
Thứ ba, trong tình huống cụ thể, chỉ có một người có khả năng đề xuất tiêu chuẩn đánh giá, có giá trị và đáng khảo sát một cách nghiêm chỉnh, đó là Mỵ Nương. Nàng yêu người nào ? Ai sẽ làm cho nàng hạnh phúc ? Nàng có quyền diễn tả tiếng nói của con tim, vì đây là vấn đề riêng tư của nàng.
Tuy nhiên, Vua Hùng Vương đã nghĩ đến tài nghệ và của cải, khả dĩ mang lại lợi ích cho mình. Tâm tình của đứa con không được coi trọng. Tình cảm giữa cha con là vấn đề thứ yếu, so với tiền tài và uy lực…
Xuyên qua tất cả những nhận xét ấy, chúng ta có thể khám phá những đặc điểm, có mặt trong tâm hồn và tính tình của Vua Hùng Vương:
Xu thế áp đặt và kiểm soát tất cả, từ bên trên và từ bên ngoài, trong mọi quan hệ tiếp xúc và trao đổi,
Lập trường Hơn-Thua chi phối mọi quyết định,
Tình cảm Cha Con bị chối từ hay là quá coi nhẹ,
Ý đồ trục lợi biện minh mọi quyết định và hành động.
Hai nhận xét sau đây còn bộc lộ thêm tính nghiêm trọng và tầm độ phổ quát của nội kết, hay là vấn đề truyền kiếp của người Việt Nam:
Theo lịch sử, Họ Hồng Bàng gồm có 18 đời vua, từ Hùng Vương thứ nhất đến Hùng Vương thứ muời tám. Thế nhưng, trong câu chuyện tranh chấp sống mái giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, người cha của Mỵ Nương là Vua Hùng Vương không niên lịch. Phải chăng câu chuyện muốn nói đến tư cách, tính tình và cách thiếp lập quan hệ của mọi người cha Việt Nam, trải qua mọi thời đại, từ nguyên thủy cho đến ngày hôm nay ?
Thêm vào đó, quan hệ hay là lập trường HƠN-THUA không phải chỉ có mặt ở đây mà thôi. Trong câu chuyện Bánh Chưng Bánh Dầy, để tìm người nối ngôi, Vua Hùng Vương thứ nhất đã tổ chức một cuộc thi tài. Từ ngày ấy, trong lòng Quê Hương Việt Nam, « chữ TÀI liền với chữ TAI một vần ».
Hẳn thực, bao lâu còn có những cuộc « thi tài », để xếp đặt HƠN-THUA, là bấy lâu còn có CHIA RẼ, HẬN THÙ. Nói cách khác, « Nồi da xáo thịt » phải chăng là một vòng luân hồi bất tận, tiếp nối nhau, từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, phát xuất từ loại tư duy nhị nguyên nầy ?
2.- BẢN NGÃ CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ ?
Nhân vật chính yếu, cần đưa ra quyết định cuối cùng, trong câu chuyện Sơn Tinh và Thủy Tinh, đáng lý phải là Mỵ Nương, người con gái duy nhất của Vua Hùng Vương. Tuy nhiên, Mỵ Nương phải chăng là tên tuổi đích thực của nàng công chúa ? Hay đó chỉ là tên chung của mọi người con gái thùy mị, nết na, đức hạnh… trên Đất Nước Việt Nam, tư thời Hồng Bàng đến nay ?
Tuy nhiên, « thùy mị, đức hạnh… », phải chăng đồng nghĩa với tình trạng « không có tiếng nói, không có ý kiến, không có quan điểm và lập trường, không có ý muốn và nhu cầu » ?
Thùy mị phải chăng còn có ý nghĩa « Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy » ? Người con gái Việt Nam –Bất kỳ người con gái nào- phải chăng chỉ là « đồ vật » được gả bán, cho người nào mang đến nhiều vật lạ, của quí, làm đồ sính lễ, trước tất cả những người khác ?
Thùy mị là « xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử », nghĩa là lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con. Tòng cũng còn mang ý nghĩa là phục tùng, vâng lời. Hẳn thực, trong lối nhìn của nhiều người chồng, thậm chí vào thời đại văn minh ngày nay, tòng vẫn còn mang ý nghĩa là trở thành đồ vật, thuộc quyền sở hữu của vị hôn phu. Nhân cách và bản sắc hay là bản ngã của người phụ nữ Việt Nam hệ tại ở chỗ nào ? Từ đời Hồng Bàng cho tới ngày hôm nay, Mỵ Nương vẫn còn là mẫu mực và khuôn thước của mọi người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, để trở thành tấm gương được mọi người qui chiếu, bắt chước, phải chăng nàng phải đánh mất tất cả, thậm chí NHÂN CÁCH và NHÂN PHẨM của mình ?
Thêm vào đó, trong câu chuyện Sơn Tinh và Thủy Tinh, người MẸ không có mặt. Vấn đề cũng dễ hiểu, vì nếu người vợ đã không có tiếng nói, thì người mẹ cũng không có mặt mũi và chân dung, chân tướng gì cả. Vấn đề sẽ ít nghiêm trọng hơn, nếu kỳ thực người mẹ vắng mặt hoàn toàn.
Theo Phân Tâm Học, có mặt mà xa lòng, có mặt mà không có giá trị, có mặt mà không được kính trọng, trong đầy đủ mọi chiều kích…còn tệ hơn là không có mặt. Người mẹ có mặt bên cạnh người cha, mà đồng thời chỉ là « con người hạng hai, hạ đẳng », đó là một tình huống tâm lý kinh hoàng, hãi hùng, khả dĩ phát sinh nhiều khủng hoảng nội tâm và gây ra bao đổ nát, hoang tàn, trong cuộc đời làm người và thành người.
Trong tình cảnh tâm lý bế tắc nầy, lối thoát duy nhất và cuối cùng của đứa con thương mẹ, là GIẾT cha, để lập lại vị trí của người mẹ, đối tượng yêu thương của mình, tư ngày sinh ra.
Đứa con có thể giết cha, bằng gươm. Bằng súng, bằng bom đạn, để chiếm đoạt ngai vàng của cha. Một cách giết khác, bằng hình tượng và gián tiếp, là hủy diệt mọi công trình của người cha. Trong đó, có bản thân và giá trị đích thực của chính mình.
Tình cảnh hai người cha mẹ Việt Nam, có mặt nhưng không đồng hành, không trở thành « một xương một thịt », gắn bó với nhau… Hay là vắng mặt, nhưng không bỏ nhau, vẫn lui tới với nhau, khi cần thiết… Tình cảnh nầy, thực ra đã có mặt giữa Bà Âu Cơ và Lạc Long Quân, tổ tiên của người Việt Nam:
« Ta thuộc giống RỒNG, nàng là giống TIÊN, thủy hỏa khác nhau. Người thích ở cạn, người ưa ở nước, tính tình đôi bên khác nhau, không cùng ở chung với nhau một nơi lâu được. Bây giờ một nửa các con theo tôi, về Thủy Phủ. Còn một nửa thì ở lại với mẹ. Tuy đôi bên, kẻ ở rừng. Người ở biển, song đến khi có việc gì, thì tin cho nhau, không được bỏ nhau ».
Theo Phân Tâm Học, tình cảnh « vừa ở lại, vừa bỏ đi », là nguyên nhân của tất cả mọi khủng hoảng và xung đột nội tâm.
Từ tình cảnh khai nguyên này, hai đứa con Việt Nam mang tên là Sơn và Thủy –hay là Núi và Sông- không gặp nhau, trong yêu thương, đối thoại, chia sẻ, đồng cảm và đồng hành. Không cùng ngồi lại với nhau. Không cùng nhau nhìn về một hướng. Tranh chấp, xung đột, chém giết lẫn nhau… cũng là những cách « tìm cho có việc, để gặp nhau ». Nhưng khi gặp nhau bằng cách nầy, hai người chỉ làm nên những bãi tha ma, những Đại Lộ Kinh Hoàng, những con Sông Nhật Lệ và Bến Hải.
Thêm vào đó, chiến tranh triền miên cũng là một hình thức giải quyết tình cảnh « sống xa nhau, nhưng không được bỏ nhau ».
Theo Phân Tâm Học, đây là một cơ chế « DỜI CHỖ », giải quyết bằng con đường chiến tranh, hận thù, tố cáo, chụp mũ, gắn nhãn hiệu, khi chúng ta không có đủ can đảm để thú nhận: « Anh đi đường Anh, tôi đi đường tôi, TÌNH NGHĨA đôi ta chỉ thế thôi ».
3.- Tự Ngã của chúng ta là gì ?
Tự Ngã, theo cách giải thích của Phân Tâm Học, là năng động tạo nên hứng khởi thôi thúc con người đi tới, vươn lên, xây dựng, đóng góp… nghĩa là dấn bước trên con đường YÊU THƯƠNG và HẠNH PHÚC.
Sơn Tinh và Thủy Tinh là hai năng động ngược chiều, chỉ vì Mỵ Nương là đối tượng tranh chấp và xung đột. Nói đúng hơn, chính Vua Hùng Vương là người khởi xướng tình huống mâu thuẫn nầy, do những đòi hỏi độc tài và phi lý của mình, còn được gọi là Siêu Ngã độc tài và độc tôn. Bên cạnh Siêu Ngã nầy, Mỵ Nương chỉ là một Bản Ngã nhợt nhạt, yếu ớt, bạc nhược, vô danh, lệ thuộc và hoàn toàn bị động.
Sơn Tinh hội tụ mọi đức tính của Bà Âu Cơ. Thủy Tinh phản ảnh tâm hồn của Lạc Long Quân. Xét riêng từng người, đây là hai tài năng vượt bực. Nhưng những tài năng ấy đang được sử dụng không đúng chỗ. Nói đúng hơn cả hai người bị lèo lái bởi một Siêu Ngã hoàn toàn ở ngoài và ở trên.
Đang lý ra, mỗi người cần ý thức mình là một giá trị đích thực, và người đối diện cũng là một giá trị đích thực ngang hàng và giống như mình. Từ đó, họ học tập NGỒI LẠI với nhau, cùng nhau góp sức sáng tạo một con đường thích ứng với giá trị của nhau. Đồng thời họ sáng suốt chấp nhận từ bỏ những con đường không tương ứng với giá trị cao cả và bao la của mình.
Đối với Mỵ Nương, nếu cả hai thần thực sự YÊU nàng, theo ý nghĩa toàn vẹn là CHO và NHẬN, họ sẽ đối xử với nàng như một CON NGƯỜI có khả năng quyết định và chọn lựa. Của Cải, Tiền Tài, hay là Thời Gian không phải là những yếu tố quyết định. Duy tình yêu mới có tiếng nói cuối cùng. Chính vì lý do độc nhất và cuối cùng nầy, khi Mỵ Nương đã diễn tả quyết định và chọn lựa của mình, một trong hai người sẽ biết TRI CHỈ, dừng lại, can đảm rút lui, chọn lựa một con đường khác.
***
Trong tinh thần và lăng kính ấy, TÌNH YÊU đâu phải là con đường độc lộ và một chiều. Trái lại, đó là ĐẠI LỘ thênh thang và bát ngát. Đó cũng là một vườn hoa có trăm hoa kiều diễm. Mỵ Nương cho dù tài sắc đến đâu, cũng chỉ là một trong muôn ngàn đóa hoa muôn màu muôn sắc, trên Đất Nước Vạn Xuân và Đại Việt hay là Việt Nam.
Nói một cách vắn gọn, cho dù tài giỏi xuất chúng, Sơn Tinh và Thủy Tinh đang thiếu tự tin một cách trầm trọng.
Trái lại, con người tư tin có khả năng CHO một cách vô điều kiện, không cần người đối diện ĐÁP LỄ.
Hẳn thực, con người TỰ TIN tìm cách giải quyết những xung đột, bằng con đường tiếp xúc qua lại, trao đổi hai chiều, đối thọai. Nói cách khác, họ NÓI với nhau bằng lời nói lich sự và thanh nhã, thay vì dùng tay chân để đấm đá hay là sử dụng những phương tiện bạo động, những ngôn từ đao to búa lớn…để tố cáo và bội nhọ lẫn nhau.
Thêm vào đió, con người tự tin khám phá những đồng điểm, để xích lại gần nhau hơn mỗi ngày. Khi có những dị điểm, họ biết tìm cách bổ túc và kiện toàn cho nhau, ngày ngày mở lòng đón nhận quà tặng mà kẻ khác đang mang đến, nhất là những gì mình chưa có.
Sở dĩ Sơn Tinh và Thủy Tinh đang còn thiếu tự tin, vì người Mẹ của cả hai người đang vắng mặt. Hay nói một cách đứng đắn hơn, Mẹ đang VẮNG MẶT trong tâm tưởng của họ. Cho nên họ lăng xăng, loạn động, đi tìm một hình ảnh của mẹ ở ngoài. Và vì lý do ấy, họ tìm cách chiếm đoạt một vài mảnh vụn của mẹ, khi có một người phụ nữ xuất hiện ở bất cứ nơi đâu…
Chừng nào hai Thần Sơn và Thủy « sáng mắt và sáng lòng », họ sẽ ý thức được rằng Mẹ Âu Cơ đang hiện diện một cách tích cực và năng động, trong huyết quản của họ, cũng như đang có mặt trong máu mủ của mỗi người anh chị em, trước mặt và hai bên cạnh.
Lúc bấy giờ, mặc cảm Sơn Tinh và Thủy Tinh sẽ nhường bước cho khả năng đồng cảm và đồng hành, giữa những người đang chia sẻ cùng một Nước Non như nhau và với nhau.
Chính Thi sĩ Tản Đà đã và đang nhắc nhở cho chúng ta:
« NƯỚC Non nặng một Lời Thề,
« Nước đi đi mãi, Nước về cùng NON ».
ORSONNENS, Thụy Sĩ
SÁCH THAM KHẢO:
1.- HOÀNG Trọng Miên - Việt Nam Văn Học Toàn Thư - Tiếng Phương Đông, Saigon 1973.
2.- NGUYỄN Văn Thành - Đường vào Nội Tâm với Phân Tâm Học - Tủ Sách Tình Người, Lausanne 1997.
3.- NGUYỄN Văn Thành - Sơn Tinh và Thủy Tinh: Hai con đường, một Nước Non - Tủ Sách Tình Người 2003.
4.- NGUYỄN Văn Thành - Huyền Sử Việt Nam: Con đường luyện vàng của Con Rồng Cháu Tiên - Tình Người, Hè 2004.
Thông Báo
Mời đến Hội Chợ Tết Mậu Tý tại Our Lady of La Vang Church, Santa Ana
Giáo xứ La Vang
16:01 05/02/2008
Văn Hóa
Nồi cháo gà đêm trừ tịch
Trương Phú Thứ
13:33 05/02/2008
NỒI CHÁO GÀ ĐÊM TRỪ TỊCH
Tuổi ăn không biết no ngủ không biết chán của tôi cũng có nhiều mộng mơ. Tôi chưa đủ lớn để ôm ấp một hình bóng giai nhân và cũng chẳng có một ý niệm gì về một cuộc sống giầu sang để mơ ước lụa là gấm vóc hay nem công chả phượng. Tôi nghĩ rằng quần là áo lượt hay sơn hào hải vị là những thứ được dành riêng cho một giai cấp mà sau này nhiều khi đi ngang qua họ tôi đã vội bước nhanh. Hồi đó tôi cũng nghe loáng thoáng cái món ăn tên gọi là phở mà thật tình tôi cũng chưa nhìn thấy tận mắt bao giờ chứ đừng nói đến chuyện được ăn một bát phở. Tôi chỉ quanh quẩn với rau muống luộc, quả cà cái dưa trong những năm dài tháng rộng của thời niên thiếu. Sau này ra tỉnh trọ học thì tiêu chuẩn là lọ muối vừng, đôi khi lọ muối vừng cũng được nâng cấp lên lác đác mấy hạt đậu lạc. Bởi vậy tôi chẳng dám mơ công hầu khanh tướng hay ít ra một cuộc sống ăn trắng mặc trơn. Tôi ăn uống thế nào cũng được, bát cơm nguội với một gắp dưa khú là xong bữa nhưng cả đời tôi lúc đó chỉ thèm khát được ăn một cái đùi gà. An nguyên, ăn cả một cái đùi gà. Chẳng hiểu vì lý do gì mà cái đùi gà luộc hay sau này tôi còn nghe nói tiếng Tây có chữ đùi gà rô ti cứ ám ảnh cái chân tì chân vị của tôi hoài hoài. Ước ao được ăn một cái đùi gà luộc hay rô ti gì đó thật sự là một mộng mơ. Cái đùi gà cứ đằng đẵng trong tâm trí tôi gần như mỗi buổi sáng lúc vừa thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Tôi không biết làm thơ, nhưng nếu mà tôi có khả năng làm một bài thơ thể loại lục bát thì chắc hẳn những vần thơ đầu đời của tôi phải có mầu vàng ngậy của cái đùi gà luộc, mùi thơm của của miếng thịt vừa chín tới và vị ngon ngọt của miếng mỡ gà vỡ ra chẩy ùa tới từng kẽ chân răng. Tôi cũng sẽ không quên thêm tí lá chanh, củ hành sống và chút muối tiêu vào cho đậm đà. Cái tiêu chuẩn gắp một miếng thịt gà đi kèm với mấy sợi lá chanh thái thật nhuyễn chấm nhấp nhấp lên đĩa muối tiêu chanh phải thật nhịp nhàng thì miếng thịt gà mới ra miếng thịt gà. An một miếng thịt gà cho đáng miếng ăn. Bài thơ mà tôi chưa nghĩ ra được cái tiêu đề chắc là phải thơm phải ngon lắm. Những người yêu thơ rồi cũng phải từ giã vườn thơ yêu đương ủy mị có đôi mắt khóc, có đôi mắt cười để đi vào trường phái ẩm thực với chuyên đề thịt gà của tôi, và biết đâu chừng tôi sẽ lãnh ấn của cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu mà ca tụng cái sự ăn uống đến nơi đến chốn cho xứng danh với đệ nhất khoái lạc của con người trên cõi trần tục.
Năm tôi học lớp nhất sửa soạn thi bằng tiểu học thì cũng đã có vài lần mấy “ông” học cùng lớp rủ tôi đi ăn trộm gà. Sở dĩ tôi phải gọi mấy người học cùng lớp là “ông” bởi vì họ lớn gần gấp hai tuổi tôi. Tôi nhát lắm và lại sợ roi vọt nên không dám nhập bọn đi ăn trộm gà. Thày u tôi mà biết thì chết đòn. Bởi vậy giấc mơ được ăn nguyên một cái đùi gà cứ đeo đuổi tôi suốt cả mấy năm trung học đệ nhất cấp. Lên đến lớp đệ ngũ được mấy tháng vào dịp về nhà nghỉ Tết tôi không những được ăn nguyên một cái đùi gà mà ăn cả nửa con gà. Có điều là những miếng thịt gà này lại chẳng phải từ cỗ bàn ngày tết ở nhà tôi mà mỗi năm vào buổi trưa ngày mùng một tết cũng có một con gà luộc. Thày u tôi đông con nên mỗi đứa chỉ được hai miếng to hơn ngón tay cái là con gà vỗ cánh bay đi mất. Mỗi năm được ăn vài miếng thịt gà trong một thời khắc biểu rõ ràng cũng chẳng làm tôi mong chờ. Cái giây phút sung sướng được ăn hai miếng thịt gà vào buổi trưa ngày mùng một tết giữa tiếng pháo nổ vang trời đón mừng năm mới và những bộ quần áo đủ mầu rộn ràng với hoa lá mùa xuân chẳng còn là một náo nức.
Thánh lễ giao thừa năm nay ở nhà thờ xứ tôi được các hội đoàn phân chia nhiệm vụ cùng nhau tổ chức rất trọng thể để tạ ơn Chúa đã ban phúc lành cho đến nơi định cư được mọi phần bình an, mùa màng tươi tốt. Người nào cũng quần áo bảnh bao, mùi bi dăng tin của các ông loáng thoáng với mùi phấn son của các bà các cô thơm nực một khoảng trời. Trong nhà thờ không còn lấy một chỗ đứng, nói chi đến chỗ ngồi. Tôi đi tới một bụi chuối ngay phía hông trái cuối sân nhà thờ thì gặp anh Đô đang ngồi hút thuốc với mấy người thanh niên. Thấy tôi, anh có vẻ mừng:
“Đằng ấy về ăn Tết đấy à?”
“Dạ, em về được hai ngày rồi.”
Anh Đô chỉ một chỗ trống ngay cạnh bảo tôi ngồi xuống, ngồi xổm kiểu nước lụt. Mấy người thanh niên ngồi hút thuốc chuyện trò với anh Đô tôi đều quen mặt biết tên. Các anh đang nói chuyện gì mà người nào cũng cười nói thật vui vẻ, khói thuốc lá mù mịt.
Nhà tôi ở phía bên này, bên kia kênh nước là nhà anh Đô mà trước kia đã có lần anh học lớp nhất với tôi. Anh Đô hơn tôi cả chục tuổi, anh rớt tiểu học rồi không đi học nữa, ở nhà giúp gia đình làm ruộng và trồng cây thuốc lào. Gia đình anh thuộc lại khá giả nhất vùng vì các anh chị em của anh Đô ai cũng có thể ra ruộng cầy cấy. Miệt Cái Sắn đồng ruộng phì nhiêu ngút ngàn, gia đình nào có nhiều người làm là đương nhiên trở thành một loại phú hộ. Nghỉ học ở nhà được một năm thì anh Đô lấy vợ và gia đình anh làm cho đôi uyên ương một cái nhà khang trang ngay cạnh bờ kinh nước. Vợ anh Đô là chị Hoa, một thiếu nữ xinh đẹp duyên dáng có giọng ca cao vút và trong sáng như thủy tinh. Chị Hoa là tiếng hát chính của ca đòan và rất khéo tay trong công việc trang hoàng nhà thờ mỗi dịp lễ lậy. Hôm đám cưới anh Đô, tôi cũng chỉ đứng xa nhìn mặc dù anh là “bạn học cùng lớp” với tôi. Tụi trẻ con đi theo sau cô dâu chú rể hò hét đến hết hơi “Anh Đô mà lấy chị Hoa. Đẻ ra con rắn thằn lằn cụt đuôi”. Anh Đô diện quần áo mới lại còn đi cả giầy tây nữa, bên cạnh chị Hoa với áo dài trắng tay ôm bó hoa huệ e lệ thẹn thùng. Ai cũng khen anh Đô với chị Hoa thật đẹp đôi. Anh Đô tướng người lực lưỡng khoẻ mạnh, từ công việc đồng áng cho đến lợp mái nhà hay đào giếng, việc gì anh cũng làm được rất thành thạo. Chị Hoa lại giỏi may vá. Chị có cái máy may cũ kỹ nhưng các tà áo dài đẹp nhất của thiếu nữ quanh vùng cũng đều một tay chị cắt may. Mới lấy nhau được hơn một năm mà anh chị đã có con và chị Hoa lại đang có bầu.
Trước cửa nhà thờ, ngoài một rừng cờ quạt to nhỏ mầu sắc đủ loại và những chậu hoa mai vàng nở rộ còn có hai tràng pháo dài treo từ nóc nhà xuống tới đất. Theo thông lệ như những năm trước thì hai giây pháo có những quả pháo đùng to bằng cổ tay sẽ được đốt vào lúc thánh lễ bắt đầu và sau thánh lễ lúc mọi người nói cười vui vẻ ra về, như la một lời chúc đầu năm được mọi sự an lành thịnh vượng. Sau khi cha xứ chúc tết giáo dân thì một ông chức sắc trong họ đạo đốt pháo mừng xuân. Những tiếng pháo đùng cách quãng giữ nhịp cho tràng pháo giây dài có đến hơn mười thước nổ ròn tan. Xác pháo hồng bay ngợp cả một khoảng không gian, lao xao giữa những chậu hoa mai vàng tạo nên một hình ảnh với mầu sắc thật đẹp mắt. Mọi người hớn hở trao nhau lời chúc đầu năm trong khung cảnh thanh bình nơi thôn dã thân thương.
Những cái pháo đẹt nổ chậm đã nhường chỗ cho tiếng hát của ca đoàn từ nhà thờ vọng ra giữa đêm tối trong trời nước bao la đang chuyển mình bước sang năm mới. Tiếng hát cầu xin thiết tha: “Chúa ơi, nay ngày xuân. Xin Chúa khoan nhân, cho chúng con một năm sáng tươi.”
Anh Đô vỗ vai tôi bảo:
“Ngồi đây chẳng thấy gì. Thôi đi về nhà tớ chơi.”
Tôi đứng dậy đi theo anh Đô trong cái háo hức của ngày Tết. Tôi không có quần áo đẹp để diện Tết. Tôi cũng chẳng có gì để vui Tết, chơi xuân nhưng tôi vẫn hớn hở, vẫn trông chờ một năm mới với những may mắn, phúc lộc của Trời Đất. Niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng của những ngày tháng trong năm mới tự nhiên đến với tôi như một cơn lũ giữa mùa mưa. Chúng tôi đi trong trời tối âm u, tiếng cóc nhái kêu trong đêm khuya lạc lõng giửa những tràng pháo đón Tết nối tiếp nhau. Vài con chim nghe tiếng động chân người vụt bay vào khoảng đêm mịt mùng. Tiếng của một nhóm đồng ca bài hát đón Tết rất quen thuộc “mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi, người thương gia lợi tức, người công nhân ấm no…”
Anh Đô mở cửa bước vào nhà, bật lửa châm vào cái đèn dầu nhỏ trên bàn. Hai tấm bánh chưng và nải chuối vàng rộm bên cạnh một hộp mứt ngũ sắc là cả mùa xuân mới của một gia đình nhỏ bé ấm êm. Anh cầm bình nước trà dốc ngược tu một hơi dài rồi vơ cái điếu cầy gân cổ kéo, tiếng rít của chiếc điếu cầy nghe đến rộn ràng. Anh ngửa cổ mắt lim dim nhìn lên nóc nhà thở ra một nạm khói đặc kịt. Nhìn anh có vẻ lơ mơ nhưng dáng chừng vui vẻ và khoan khoái hơn.
Chị Hoa bế con đi nhà thờ dâng lễ giao thừa từ sớm, nhà chẳng có ai, anh Đô nói to tiếng:
“Đằng ấy chờ tớ thay quần áo rồi chúng mình xuống thuyền đi chơi.”
Anh Đô vào buồng trong thay bộ quần áo bà ba mầu đen quen thuộc. Tôi hỏi:
“Sao anh không diện quần áo đẹp ăn Tết? Mỗi năm chỉ có mấy ngày Tết phải diện cho oách chứ.”
Anh Đô cười xoà:
“Tớ có vợ con rồi, diện cho ma nó nhìn à.”
Tôi cướp lời:
“Anh phải diện quần áo đẹp đi chúc Tết họ hàng bà con với chị Hoa chứ.”
Anh Đô khua tay:
“Thèm vào, đầu năm đi với đàn bà chửa xúi quẩy lắm.”
Nói được một câu diễu cợt như ý, anh cười rổn rảng hỏi:
“Đằng ấy có biết uống riệu nếp than không? Ngọt lắm chứ không cay xè xè như ba xì đế đâu. Để tớ lấy một cút mang xuống dưới thuyền đón năm mới.”
Tôi cầm chai rượu nếp than đi theo anh Đô ra vườn sau, lối đi xuống bờ kênh nước chỗ cái thuyền đậu sát ngay nhà bếp. Vườn nhà anh Đô thật ngăn nắp và đẹp mắt, những luống cải xanh rờn chạy dài xuống đến bờ nước được ngăn cách bằng những vạt rau thơm đủ loại. Giữa đêm khuya mùi thơm của những đám rau húng quế, hương nhu thoang thoảng trong gió từ cánh đồng lúa thổi vào vùng trời an lành tinh khiết.
Chúng tôi xuống thuyền. Anh Đô châm lửa cái đèn bão treo ngay chỗ bước xuống khoang thuyền rồi ra phía trước đốt cái nùi rơm đuổi muỗi. Thuyền của anh Đô không to lắm nhưng khoang giữa cũng đủ chỗ cho mấy người nằm ngủ hay ngồi chuyện trò ăn uống. Anh Đô nói là kỳ này chị Hoa có bầu nên gần như tối nào cũng xuống dưới thuyền ngủ cho mát. Tiếng hát của ca đoàn từ nhà thờ theo cơn gió ùa ra khoảng không gian với tiếng pháo nổ lúc dồn dập khi đứt đoạn bằng vài ba tiếng nổ đơn chiếc lẻ loi. Anh Đô xoa tay phủi bụi nói trống không, “còn chừng nửa tiếng nữa thì tan lễ”. Anh vội vàng tháo giây buộc thuyền với một gốc cây khá to trên bờ rồi rút cây xào đẩy thuyền ra giữa kênh nước. Con thuyền rẽ đám bèo trôi nhẹ nhàng. Chẳng biết tại sao anh lại có vẻ vội vã hấp tấp như vậy. Tôi ngồi cạnh anh Đô đang thong thả đẩy con thuyền giữa kinh nước hai bên là những rặng cây dại che khuất ánh sáng tù mù từ những căn nhà đang sửa soạn bánh trái cỗ bàn cho ngày đầu năm. Mùi bánh chưng thanh cảnh dịu dàng của hạt nếp đầu mùa phảng phất giữa mùi khói khét lẹt của thuốc pháo. Tiếng pháo ròn rã nổ dòn tan nối tiếp nhau từ nhà này sang nhà khác đưa tiễn năm cũ về với vòng quay chuyển vận của Trời Đất, đón mừng một năm mới với hoa lá tươi tốt trong tiết xuân êm đềm. Đâu đó vài tiếng hò hét lạc lõng của những sòng bầu cua bắt đầu cho những hên xui may rủi đầu năm.
Anh Đô đẩy thuyền vào bờ ngay chỗ lối mòn đi lên vườn nhà cô giáo Thi. Anh bảo tôi ngồi ở cuối thuyền, bám vào một thân cây trên bờ để thuyền khỏi trôi đi theo dòng nước và dặn tôi cứ ngồi im lặng chờ anh lên trên nhà cô giáo có chút việc. Có tiếng chó sủa, gầm gừ một lúc. Cô giáo Thi ở một mình trong một căn nhà xinh xắn, cha mẹ cô cũng chỉ cách một quãng đồng ngắn. Cô dậy lớp mẫu giáo ở trường học ngoài nhà thờ. Cô hơi khó tính và ăn ở rất sạch sẽ nên đã gần bốn mươi tuổi mà vẫn ở vậy. Nghe nói ngay cả bát đũa cô cũng bỏ vào nồi luộc thật kỹ trước khi dùng. Cô không đẹp lắm nhưng dáng người thon thẻ và cao hơn mức bình thường một chút. Cô luôn ăn mặc gọn ghẽ tươm tất và nói năng rất nghiêm nghị. Khoảng cách giữa cô giáo Thi và những người đàn ông trong vùng là cả một bức tường cao vòi vọi. Cô không có bạn bè và cũng hầu như xa lạ với bà con họ hàng. Cô sống như một người tu hành, rất tận tâm với công việc giảng dậy và được mọi người qúy mến kính trọng.
Trời tối đen như mực, tôi lờ mờ nhìn thấy bóng anh Đô lom khom bưng một cái gì như cái nồi to đi ra khỏi bếp nhà cô giáo Thi. Tôi hỏi nhỏ trong chút lo sợ:
“Cái gì đấy?”
Anh Đô trả lời qua hơi thở:
“Nồi cháo gà.”
Anh cúi người bước vội xuống thuyền để cái nồi xuống, đi nhanh vào trong khoang lấy một cái nồi khác ra. Anh đổ nồi cháo gà của cô giáo Thi vào cái nồi của anh rồi cầm cái nồi không của cô giáo nhẩy lên bờ đi nhanh về phía nhà bếp. Lúc anh trở lại thuyền và đẩy cái sào vào bờ kinh cho con thuyền trôi ra giữa dòng nước thì tôi vẫn chưa biết đầu đuôi sự việc ra sao. Tôi lo sợ nghĩ đến những hình phạt của tội trộm cắp. Tôi biết trả lời sao với thày u tôi. Tôi biết ăn nói thế nào với những người xóm láng. Tôi là học sinh bậc trung học ở một xóm bùn lầy nghèo khó nhưng mọi ngưới ai cũng thành tâm thiện chí và rất đạo nghĩa. Anh Đô đặt tôi vào một sự việc đã rồi chứ nếu ngay lúc xuống thuyền mà anh rủ rê tôi đi ăn trộm nồi cháo gà của cô giáo thì chắc chắn tôi đã không đi theo. Tôi thèm ăn thịt gà lắm nhưng tôi chưa đủ gan để đi ăn trộm, nhất là ăn trộm nồi cháo gà của cô giáo Thi là người mà tôi luôn kính phục.
Đi được một quãng xa, anh Đô ôm bụng cười ngặt nghẽo nói:
“Đằng ấy có biết cô giáo Thi với lão Đạt mèo chuột với nhau không?”
Tôi thành thật trả lời:
“Chuyện người lớn làm sao em biết được. Mà có phải ông Đạt có máy cầy không?”
“Chứ còn ai nữa. Vợ lão Đạt chết đã vài năm rồi, đang tìm vợ mới đấy.”
Rồi anh nhịn cười không được kể rằng cách đây mấy hôm, anh đang khơi giếng cho cô giáo thì nghe tiếng hai người hẹn hò nhau đêm giao thừa sau khi đi lễ ở nhà thờ sẽ về đây ăn cháo gà đón mừng năm mới. Anh nói, “tớ ở dưới giếng nghe chẳng sót câu nào”. Anh cười sặc sụa, “thế là tớ đoán không sai, cô giáo Thi nấu nồi cháo gà để sẵn dưới bếp, tan lễ về là lão Đạt đến ăn”.
Nghe anh Đô kể chuyện như vậy thì tự nhiên cái máu tham ăn, cái ước vọng được ăn nguyên một cái đùi gà đã lấn lướt và hoàn toàn khống chế những suy tư lương tâm, những đắn đo phải trái mà tôi đang rụt rè chọn lựa. Chuyện “mèo chuột” ở trong một xứ đạo có nhiều người đi nhà thờ mỗi ngày ba lần vẫn là một chuyện được coi như là trái phép, là tội lỗi. Do vậy tôi cũng đỡ lo sợ khi im lặng tán trợ anh Đô ăn trộm nồi cháo gà của cô giáo Thi.
Anh Đô đẩy thuyền táp vào bờ kênh chỗ gần đi ra sông lớn. Chiếc thuyền bập bềnh trên dòng nước nhìn ra trời nước bao la, âm u. Thời buổi thanh bình, ngày cũng như đêm, chẳng có gì phải sợ. Anh bảo tôi ra ngồi chắn gió để anh mồi bếp hâm lại nồi cháo. Anh cười hề hề:
“Cái giống cháo gà này phải ăn nóng mới ngon.”
Ngọn lửa chập chờn giữa đêm tối. Anh Đô mang cái điếu cầy ra kéo một hơi muốn thụt cái nõ điếu, nói trong hơi khói.
“Tớ hất cái vung xuống bên cạnh, để lại cái nồi không trên bếp. Cô giáo chắc là con chó ăn hết nồi cháo chứ đời nào lại nghĩ là có đứa ăn trộm. Chó treo mèo đậy mà”
Con gà nằm gọn giữa nồi, cái đầu nhô lên trông thật thách thức, vàng óng ánh, béo ngậy. Mùi thơm của hành lá quyện vào lớp mỡ nổi dật dờ trên mặt nồi cháo thật ngon lành. Anh Đô châm vào bếp vài thanh củi, lửa cháy to hơn và nồi cháo đã bắt đầu bốc hơi nóng. Anh lại hút thuốc, mùi thuốc lào nồng nặc nhưng chắc là phải quyến rũ mê mệt. Anh nằm xuống sàn thuyền mắt lim dim nhìn lên trời không trăng sao để giã cơn say. Thuốc lào Cái Sắn nhà anh Đô sản xuất rất nổi tiếng, không đủ cung cấp cho những người nặng nợ với cái điếu bát điếu cầy. Người nào hút không quen là nằm say vật vã cả buổi mới tỉnh lại. Tôi nói:
“ Nghe người ta đồn rằng thuốc lào nhà anh sau khi thái nhỏ ra từng sợi thì đánh đống rồi gọi tụi trẻ con đến đái lên cho thơm.”
Anh Đô cười lớn tiếng không trả lời. Một lúc sau anh nói như diễu cợt:
” Nhiều khi tớ cũng phải đái vào mâý bãi để ủ cho thuốc khỏi khô. Đằng ấy ngửi mùi khói thuốc thấy có mùi khai khai là vậy.”
Nồi cháo đã sôi. Anh Đô vào trong khoang thuyền lấy hai cái bát. Anh dùng đôi đũa chọc vào lườn con gà, nâng nhẹ lên bỏ vào cái vung nồi rồi múc hai bát cháo. Những nhát hành lá lảng vảng trên mặt bát cháo hạt gạo đã vỡ ra như đám hoa nhỏ li ti trắng ngần. Anh Đô dục vội, “mình húp bát cháo nóng cho ấm bụng đã rồi tính đến cái anh gà kia sau”. Anh bưng bát cháo lên, vừa thổi vừa húp xùm xụp, khen đáo để, “cô giáo có khác, rõ khéo tay, ngon ngọt quá sức”. Húp hết bát cháo, anh bẻ hai cái chân gà để sang một bên rồi vào trong khoang lấy chai rượu nếp than mang ra đổ vào một cái bát khác. Anh vừa cười vừa nói, “ đằng ấy ăn cháo rồi làm một cái đùi đi, tớ nhắm riệu hai cái chân đã, đằng ấy chớ ăn chân gà vào, học trò mà ăn chân gà là viết chữ run tay đấy”. Anh Đô nhai cái chân gà nghe rau ráu. Anh tợp một ngụm rượu nếp than, lắc đầu chê, “cái thứ riệu của đàn bà đẻ, ngọt như nước đường chẳng ra làm sao cả”. Anh quăng nắm xương chân gà xuống nước rồi lật ngửa con gà lên, hai tay cầm hai cái đùi nhẹ nhàng xé ra. Chẳng đợi anh cho phép, tôi vội cầm cái đùi gà cắn một miếng to. Bọng mở dưới lớp da gà và nước ngọt từ thớ thịt vỡ ùa ra ngập đến tận chân răng, thơm và ngọt lạ lùng. Tôi đang cầm trong tay giấc mơ được ăn cả một cái đùi gà. Tôi đang nhai, đang nuốt niềm ao ước từ bấy lâu nay. Nuốt miếng thịt gà qua cổ họng mà vẫn cứ như mộng mị. Húp bát cháo ngọt đậm đà mà hồn xác cứ như bay trên mây.
Hai anh em chúng tôi chia nhau con gà. Anh Đô một cái cánh, tôi một cái cánh. Anh Đô ăn nửa bên phải cái ức con gà thì tôi ăn nửa bên trái. Tôi chẳng có công trạng gì trong việc bê nồi cháo gà của cô giáo Thi xuống thuyền nhưng tôi nghĩ rằng tình nghĩa anh em giữa đêm giao thừa thì anh Đô cũng chẳng chấp nhất gì. Con gà chỉ có một cái phao câu thì anh Đô nhường cho tôi. Tôi thèm thuồng nhìn cái phao câu ngay từ lúc anh Đô lật con gà nằm ngửa trên cái vung nồi. Hai chân gà dạng ra kẹp giữa cái phao câu mập núng nẩy mời gọi thiết tha. Mỡ và chút xương sụn của cái phao câu dòn xần xật, béo chắc nịch đến bùi ngậy.
Chúng tôi đọn dẹp qua loa rồi anh Đô hối hả chống thuyền về cho kịp giờ giao thừa. Tiếng pháo đã dồn dập hơn, những quả pháo đùng xé không gian vang vọng đến tận chân trời. Anh Đô ghé thuyền vào chiếc cầu nhỏ từ bờ kênh đi lên vườn sau nhà tôi. Con chó quen hơi chạy ra sủa mấy tiếng rồi thôi. Tôi chào anh Đô mà cũng chẳng biết nói mấy lời chúc mừng năm mới.
Thày u tôi đang vớt bánh chưng ? nhà bếp. Những tấm bánh vuống vắn nằm thẳng hàng trên những phiên lá chuối, xanh rờn và thơm ngát. U tôi nén bánh chưng bằng những thùng nước. Bóc tấm bánh ra trông chắc nịch mà để đến cả nửa tháng sau vẫn không bị thiu. Hai con gà nằm ngủ lơ mơ trong một cái lồng ở góc bếp. Tôi nghĩ là năm nay được mùa nên cỗ Tết nhà tôi sẽ có hai con gà. U tôi chăm bón mấy đàn gà, lứa này tiếp nối theo lứa khác, nhặt nhạnh dè xẻn từng đồng chỉ để lo cho mấy đứa con đi học. Nồi bánh chưng và hai con gà ăn Tết không phải là một cố gắng to lớn của thày u tôi nhưng nghĩ đến những chi phí học hành cho con nên cũng có chút rụt rè.
Chuông trống ngoài nhà thờ đã đổ liên hồi. Tiếng pháo nổ dồn dập. Trời đất chuyển mình bước sang năm mới. Nguyện cầu những ngày tháng an bình, gió thuận mưa hoà, mùa màng tươi tốt. Mọi người sống trong tình nghĩa yêu thương, chia xẻ giúp đỡ lẫn nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp. Tôi ngồi dưới bếp nhìn u tôi dọn dẹp nồi niêu bát đũa. Cái nồi làm bằng nhôm méo mó và những cái bát đĩa sứt mẻ là cả cuộc đời của u tôi với những năm tháng vất vả nhọc nhằn. U tôi âm thầm chịu đựng gánh vác. Chẳng biết sáng ngày đầu năm mới u tôi có cái áo nào lành lặn thay cho chiếc áo có những mụn vá chằng chịt trên lưng như những đa đoan cực khổ của thân phận khó nghèo. Ngày tôi thi đậu bằng tiểu học, u tôi thưởng cho tờ giấy bạc mười đồng ăn bánh kẹo mà tôi không dám lấy vì thày tôi mà biết thì thế nào cũng to tiếng với u tôi, “nuông chiều con như thế thì sau này nó chỉ đi chăn trâu”. Cả xóm tôi có đến hơn một chục học sinh thi bằng tiểu học mà chỉ một mình tôi đậu. U tôi sung sướng dàn dụa nước mắt, tôi đã thầm thì với u tôi là lớn lên con đi lính Dân Vệ rồi con sẽ may cho u cái áo dài trắng để u đi nhà thờ.
Buổi sáng ngày mùng một tết, trời nắng chói chang. Mấy khóm hoa vạn thọ vàng rực rỡ nhấp nhô giữa vạt cải xanh rờn những đọt nõn nà đầu xuân. Vài tràng pháo nổ chậm chạp trong tiếng người rộn rã ngoài đường chúc tụng nhau một năm mới bằng năm bằng mười năm ngoái, đầu năm sinh con trai cuối năm đẻ con gái, nhất bản vạn lời. Những cô thôn nữ duyên dáng với tà áo mầu phất phới thướt tha trong gió đồng nội tay bưng khay lễ vật có những tờ giấy bóng kính mầu đỏ le lói dưới ánh sáng ban mai. Đám trẻ con quần áo còn cứng bột hồ khoe nhau những đồng tiền mừng tuổi còn thơm mùi giấy. Mọi người vui vẻ cười nói trong cảnh thanh bình của quê hương mến yêu. Tôi không còn nhỏ để hồi hộp chờ đợi những đồng tiền mừng tuổi và tôi cũng chưa đủ lớn để ngẩn ngơ nhìn những tà áo xanh đỏ như đàn bướm tung tăng giữa đồng lúa chín vàng. Tôi đang bồn chồn lo lắng đợi nghe tiếng cô giáo Thi chửi mất nồi cháo gà. Nhưng tôi lại tin lời anh Đô là dù cô giáo giận dữ thế nào đi nữa thì cũng phải kiêng cữ ngày đầu năm. Anh cười nheo đuôi mắt, “ngày Tết mà chửi thì còn gì là phúc đức, chỉ có ế chồng”.
Gần đến trưa, bữa cỗ ngày mùng một Tết đã sẵn sàng mà tôi vẫn chưa nghe thấy tiếng cô giáo Thi chửi mất nồi cháo gà. Đúng như anh Đô nói, “ai đời là cô giáo mà lại ra đường chửi mất nồi cháo gà”. Tôi thấy lý luận của anh Đô rất đúng nhưng cũng cầu mong là cô giáo Thi sẽ phang cho con chó mấy gậy vì đã…dám ăn vụng nồi cháo gà giữa đêm trừ tịch.
Tuổi ăn không biết no ngủ không biết chán của tôi cũng có nhiều mộng mơ. Tôi chưa đủ lớn để ôm ấp một hình bóng giai nhân và cũng chẳng có một ý niệm gì về một cuộc sống giầu sang để mơ ước lụa là gấm vóc hay nem công chả phượng. Tôi nghĩ rằng quần là áo lượt hay sơn hào hải vị là những thứ được dành riêng cho một giai cấp mà sau này nhiều khi đi ngang qua họ tôi đã vội bước nhanh. Hồi đó tôi cũng nghe loáng thoáng cái món ăn tên gọi là phở mà thật tình tôi cũng chưa nhìn thấy tận mắt bao giờ chứ đừng nói đến chuyện được ăn một bát phở. Tôi chỉ quanh quẩn với rau muống luộc, quả cà cái dưa trong những năm dài tháng rộng của thời niên thiếu. Sau này ra tỉnh trọ học thì tiêu chuẩn là lọ muối vừng, đôi khi lọ muối vừng cũng được nâng cấp lên lác đác mấy hạt đậu lạc. Bởi vậy tôi chẳng dám mơ công hầu khanh tướng hay ít ra một cuộc sống ăn trắng mặc trơn. Tôi ăn uống thế nào cũng được, bát cơm nguội với một gắp dưa khú là xong bữa nhưng cả đời tôi lúc đó chỉ thèm khát được ăn một cái đùi gà. An nguyên, ăn cả một cái đùi gà. Chẳng hiểu vì lý do gì mà cái đùi gà luộc hay sau này tôi còn nghe nói tiếng Tây có chữ đùi gà rô ti cứ ám ảnh cái chân tì chân vị của tôi hoài hoài. Ước ao được ăn một cái đùi gà luộc hay rô ti gì đó thật sự là một mộng mơ. Cái đùi gà cứ đằng đẵng trong tâm trí tôi gần như mỗi buổi sáng lúc vừa thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Tôi không biết làm thơ, nhưng nếu mà tôi có khả năng làm một bài thơ thể loại lục bát thì chắc hẳn những vần thơ đầu đời của tôi phải có mầu vàng ngậy của cái đùi gà luộc, mùi thơm của của miếng thịt vừa chín tới và vị ngon ngọt của miếng mỡ gà vỡ ra chẩy ùa tới từng kẽ chân răng. Tôi cũng sẽ không quên thêm tí lá chanh, củ hành sống và chút muối tiêu vào cho đậm đà. Cái tiêu chuẩn gắp một miếng thịt gà đi kèm với mấy sợi lá chanh thái thật nhuyễn chấm nhấp nhấp lên đĩa muối tiêu chanh phải thật nhịp nhàng thì miếng thịt gà mới ra miếng thịt gà. An một miếng thịt gà cho đáng miếng ăn. Bài thơ mà tôi chưa nghĩ ra được cái tiêu đề chắc là phải thơm phải ngon lắm. Những người yêu thơ rồi cũng phải từ giã vườn thơ yêu đương ủy mị có đôi mắt khóc, có đôi mắt cười để đi vào trường phái ẩm thực với chuyên đề thịt gà của tôi, và biết đâu chừng tôi sẽ lãnh ấn của cụ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu mà ca tụng cái sự ăn uống đến nơi đến chốn cho xứng danh với đệ nhất khoái lạc của con người trên cõi trần tục.
Năm tôi học lớp nhất sửa soạn thi bằng tiểu học thì cũng đã có vài lần mấy “ông” học cùng lớp rủ tôi đi ăn trộm gà. Sở dĩ tôi phải gọi mấy người học cùng lớp là “ông” bởi vì họ lớn gần gấp hai tuổi tôi. Tôi nhát lắm và lại sợ roi vọt nên không dám nhập bọn đi ăn trộm gà. Thày u tôi mà biết thì chết đòn. Bởi vậy giấc mơ được ăn nguyên một cái đùi gà cứ đeo đuổi tôi suốt cả mấy năm trung học đệ nhất cấp. Lên đến lớp đệ ngũ được mấy tháng vào dịp về nhà nghỉ Tết tôi không những được ăn nguyên một cái đùi gà mà ăn cả nửa con gà. Có điều là những miếng thịt gà này lại chẳng phải từ cỗ bàn ngày tết ở nhà tôi mà mỗi năm vào buổi trưa ngày mùng một tết cũng có một con gà luộc. Thày u tôi đông con nên mỗi đứa chỉ được hai miếng to hơn ngón tay cái là con gà vỗ cánh bay đi mất. Mỗi năm được ăn vài miếng thịt gà trong một thời khắc biểu rõ ràng cũng chẳng làm tôi mong chờ. Cái giây phút sung sướng được ăn hai miếng thịt gà vào buổi trưa ngày mùng một tết giữa tiếng pháo nổ vang trời đón mừng năm mới và những bộ quần áo đủ mầu rộn ràng với hoa lá mùa xuân chẳng còn là một náo nức.
Thánh lễ giao thừa năm nay ở nhà thờ xứ tôi được các hội đoàn phân chia nhiệm vụ cùng nhau tổ chức rất trọng thể để tạ ơn Chúa đã ban phúc lành cho đến nơi định cư được mọi phần bình an, mùa màng tươi tốt. Người nào cũng quần áo bảnh bao, mùi bi dăng tin của các ông loáng thoáng với mùi phấn son của các bà các cô thơm nực một khoảng trời. Trong nhà thờ không còn lấy một chỗ đứng, nói chi đến chỗ ngồi. Tôi đi tới một bụi chuối ngay phía hông trái cuối sân nhà thờ thì gặp anh Đô đang ngồi hút thuốc với mấy người thanh niên. Thấy tôi, anh có vẻ mừng:
“Đằng ấy về ăn Tết đấy à?”
“Dạ, em về được hai ngày rồi.”
Anh Đô chỉ một chỗ trống ngay cạnh bảo tôi ngồi xuống, ngồi xổm kiểu nước lụt. Mấy người thanh niên ngồi hút thuốc chuyện trò với anh Đô tôi đều quen mặt biết tên. Các anh đang nói chuyện gì mà người nào cũng cười nói thật vui vẻ, khói thuốc lá mù mịt.
Nhà tôi ở phía bên này, bên kia kênh nước là nhà anh Đô mà trước kia đã có lần anh học lớp nhất với tôi. Anh Đô hơn tôi cả chục tuổi, anh rớt tiểu học rồi không đi học nữa, ở nhà giúp gia đình làm ruộng và trồng cây thuốc lào. Gia đình anh thuộc lại khá giả nhất vùng vì các anh chị em của anh Đô ai cũng có thể ra ruộng cầy cấy. Miệt Cái Sắn đồng ruộng phì nhiêu ngút ngàn, gia đình nào có nhiều người làm là đương nhiên trở thành một loại phú hộ. Nghỉ học ở nhà được một năm thì anh Đô lấy vợ và gia đình anh làm cho đôi uyên ương một cái nhà khang trang ngay cạnh bờ kinh nước. Vợ anh Đô là chị Hoa, một thiếu nữ xinh đẹp duyên dáng có giọng ca cao vút và trong sáng như thủy tinh. Chị Hoa là tiếng hát chính của ca đòan và rất khéo tay trong công việc trang hoàng nhà thờ mỗi dịp lễ lậy. Hôm đám cưới anh Đô, tôi cũng chỉ đứng xa nhìn mặc dù anh là “bạn học cùng lớp” với tôi. Tụi trẻ con đi theo sau cô dâu chú rể hò hét đến hết hơi “Anh Đô mà lấy chị Hoa. Đẻ ra con rắn thằn lằn cụt đuôi”. Anh Đô diện quần áo mới lại còn đi cả giầy tây nữa, bên cạnh chị Hoa với áo dài trắng tay ôm bó hoa huệ e lệ thẹn thùng. Ai cũng khen anh Đô với chị Hoa thật đẹp đôi. Anh Đô tướng người lực lưỡng khoẻ mạnh, từ công việc đồng áng cho đến lợp mái nhà hay đào giếng, việc gì anh cũng làm được rất thành thạo. Chị Hoa lại giỏi may vá. Chị có cái máy may cũ kỹ nhưng các tà áo dài đẹp nhất của thiếu nữ quanh vùng cũng đều một tay chị cắt may. Mới lấy nhau được hơn một năm mà anh chị đã có con và chị Hoa lại đang có bầu.
Trước cửa nhà thờ, ngoài một rừng cờ quạt to nhỏ mầu sắc đủ loại và những chậu hoa mai vàng nở rộ còn có hai tràng pháo dài treo từ nóc nhà xuống tới đất. Theo thông lệ như những năm trước thì hai giây pháo có những quả pháo đùng to bằng cổ tay sẽ được đốt vào lúc thánh lễ bắt đầu và sau thánh lễ lúc mọi người nói cười vui vẻ ra về, như la một lời chúc đầu năm được mọi sự an lành thịnh vượng. Sau khi cha xứ chúc tết giáo dân thì một ông chức sắc trong họ đạo đốt pháo mừng xuân. Những tiếng pháo đùng cách quãng giữ nhịp cho tràng pháo giây dài có đến hơn mười thước nổ ròn tan. Xác pháo hồng bay ngợp cả một khoảng không gian, lao xao giữa những chậu hoa mai vàng tạo nên một hình ảnh với mầu sắc thật đẹp mắt. Mọi người hớn hở trao nhau lời chúc đầu năm trong khung cảnh thanh bình nơi thôn dã thân thương.
Những cái pháo đẹt nổ chậm đã nhường chỗ cho tiếng hát của ca đoàn từ nhà thờ vọng ra giữa đêm tối trong trời nước bao la đang chuyển mình bước sang năm mới. Tiếng hát cầu xin thiết tha: “Chúa ơi, nay ngày xuân. Xin Chúa khoan nhân, cho chúng con một năm sáng tươi.”
Anh Đô vỗ vai tôi bảo:
“Ngồi đây chẳng thấy gì. Thôi đi về nhà tớ chơi.”
Tôi đứng dậy đi theo anh Đô trong cái háo hức của ngày Tết. Tôi không có quần áo đẹp để diện Tết. Tôi cũng chẳng có gì để vui Tết, chơi xuân nhưng tôi vẫn hớn hở, vẫn trông chờ một năm mới với những may mắn, phúc lộc của Trời Đất. Niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng của những ngày tháng trong năm mới tự nhiên đến với tôi như một cơn lũ giữa mùa mưa. Chúng tôi đi trong trời tối âm u, tiếng cóc nhái kêu trong đêm khuya lạc lõng giửa những tràng pháo đón Tết nối tiếp nhau. Vài con chim nghe tiếng động chân người vụt bay vào khoảng đêm mịt mùng. Tiếng của một nhóm đồng ca bài hát đón Tết rất quen thuộc “mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi, người thương gia lợi tức, người công nhân ấm no…”
Anh Đô mở cửa bước vào nhà, bật lửa châm vào cái đèn dầu nhỏ trên bàn. Hai tấm bánh chưng và nải chuối vàng rộm bên cạnh một hộp mứt ngũ sắc là cả mùa xuân mới của một gia đình nhỏ bé ấm êm. Anh cầm bình nước trà dốc ngược tu một hơi dài rồi vơ cái điếu cầy gân cổ kéo, tiếng rít của chiếc điếu cầy nghe đến rộn ràng. Anh ngửa cổ mắt lim dim nhìn lên nóc nhà thở ra một nạm khói đặc kịt. Nhìn anh có vẻ lơ mơ nhưng dáng chừng vui vẻ và khoan khoái hơn.
Chị Hoa bế con đi nhà thờ dâng lễ giao thừa từ sớm, nhà chẳng có ai, anh Đô nói to tiếng:
“Đằng ấy chờ tớ thay quần áo rồi chúng mình xuống thuyền đi chơi.”
Anh Đô vào buồng trong thay bộ quần áo bà ba mầu đen quen thuộc. Tôi hỏi:
“Sao anh không diện quần áo đẹp ăn Tết? Mỗi năm chỉ có mấy ngày Tết phải diện cho oách chứ.”
Anh Đô cười xoà:
“Tớ có vợ con rồi, diện cho ma nó nhìn à.”
Tôi cướp lời:
“Anh phải diện quần áo đẹp đi chúc Tết họ hàng bà con với chị Hoa chứ.”
Anh Đô khua tay:
“Thèm vào, đầu năm đi với đàn bà chửa xúi quẩy lắm.”
Nói được một câu diễu cợt như ý, anh cười rổn rảng hỏi:
“Đằng ấy có biết uống riệu nếp than không? Ngọt lắm chứ không cay xè xè như ba xì đế đâu. Để tớ lấy một cút mang xuống dưới thuyền đón năm mới.”
Tôi cầm chai rượu nếp than đi theo anh Đô ra vườn sau, lối đi xuống bờ kênh nước chỗ cái thuyền đậu sát ngay nhà bếp. Vườn nhà anh Đô thật ngăn nắp và đẹp mắt, những luống cải xanh rờn chạy dài xuống đến bờ nước được ngăn cách bằng những vạt rau thơm đủ loại. Giữa đêm khuya mùi thơm của những đám rau húng quế, hương nhu thoang thoảng trong gió từ cánh đồng lúa thổi vào vùng trời an lành tinh khiết.
Chúng tôi xuống thuyền. Anh Đô châm lửa cái đèn bão treo ngay chỗ bước xuống khoang thuyền rồi ra phía trước đốt cái nùi rơm đuổi muỗi. Thuyền của anh Đô không to lắm nhưng khoang giữa cũng đủ chỗ cho mấy người nằm ngủ hay ngồi chuyện trò ăn uống. Anh Đô nói là kỳ này chị Hoa có bầu nên gần như tối nào cũng xuống dưới thuyền ngủ cho mát. Tiếng hát của ca đoàn từ nhà thờ theo cơn gió ùa ra khoảng không gian với tiếng pháo nổ lúc dồn dập khi đứt đoạn bằng vài ba tiếng nổ đơn chiếc lẻ loi. Anh Đô xoa tay phủi bụi nói trống không, “còn chừng nửa tiếng nữa thì tan lễ”. Anh vội vàng tháo giây buộc thuyền với một gốc cây khá to trên bờ rồi rút cây xào đẩy thuyền ra giữa kênh nước. Con thuyền rẽ đám bèo trôi nhẹ nhàng. Chẳng biết tại sao anh lại có vẻ vội vã hấp tấp như vậy. Tôi ngồi cạnh anh Đô đang thong thả đẩy con thuyền giữa kinh nước hai bên là những rặng cây dại che khuất ánh sáng tù mù từ những căn nhà đang sửa soạn bánh trái cỗ bàn cho ngày đầu năm. Mùi bánh chưng thanh cảnh dịu dàng của hạt nếp đầu mùa phảng phất giữa mùi khói khét lẹt của thuốc pháo. Tiếng pháo ròn rã nổ dòn tan nối tiếp nhau từ nhà này sang nhà khác đưa tiễn năm cũ về với vòng quay chuyển vận của Trời Đất, đón mừng một năm mới với hoa lá tươi tốt trong tiết xuân êm đềm. Đâu đó vài tiếng hò hét lạc lõng của những sòng bầu cua bắt đầu cho những hên xui may rủi đầu năm.
Anh Đô đẩy thuyền vào bờ ngay chỗ lối mòn đi lên vườn nhà cô giáo Thi. Anh bảo tôi ngồi ở cuối thuyền, bám vào một thân cây trên bờ để thuyền khỏi trôi đi theo dòng nước và dặn tôi cứ ngồi im lặng chờ anh lên trên nhà cô giáo có chút việc. Có tiếng chó sủa, gầm gừ một lúc. Cô giáo Thi ở một mình trong một căn nhà xinh xắn, cha mẹ cô cũng chỉ cách một quãng đồng ngắn. Cô dậy lớp mẫu giáo ở trường học ngoài nhà thờ. Cô hơi khó tính và ăn ở rất sạch sẽ nên đã gần bốn mươi tuổi mà vẫn ở vậy. Nghe nói ngay cả bát đũa cô cũng bỏ vào nồi luộc thật kỹ trước khi dùng. Cô không đẹp lắm nhưng dáng người thon thẻ và cao hơn mức bình thường một chút. Cô luôn ăn mặc gọn ghẽ tươm tất và nói năng rất nghiêm nghị. Khoảng cách giữa cô giáo Thi và những người đàn ông trong vùng là cả một bức tường cao vòi vọi. Cô không có bạn bè và cũng hầu như xa lạ với bà con họ hàng. Cô sống như một người tu hành, rất tận tâm với công việc giảng dậy và được mọi người qúy mến kính trọng.
Trời tối đen như mực, tôi lờ mờ nhìn thấy bóng anh Đô lom khom bưng một cái gì như cái nồi to đi ra khỏi bếp nhà cô giáo Thi. Tôi hỏi nhỏ trong chút lo sợ:
“Cái gì đấy?”
Anh Đô trả lời qua hơi thở:
“Nồi cháo gà.”
Anh cúi người bước vội xuống thuyền để cái nồi xuống, đi nhanh vào trong khoang lấy một cái nồi khác ra. Anh đổ nồi cháo gà của cô giáo Thi vào cái nồi của anh rồi cầm cái nồi không của cô giáo nhẩy lên bờ đi nhanh về phía nhà bếp. Lúc anh trở lại thuyền và đẩy cái sào vào bờ kinh cho con thuyền trôi ra giữa dòng nước thì tôi vẫn chưa biết đầu đuôi sự việc ra sao. Tôi lo sợ nghĩ đến những hình phạt của tội trộm cắp. Tôi biết trả lời sao với thày u tôi. Tôi biết ăn nói thế nào với những người xóm láng. Tôi là học sinh bậc trung học ở một xóm bùn lầy nghèo khó nhưng mọi ngưới ai cũng thành tâm thiện chí và rất đạo nghĩa. Anh Đô đặt tôi vào một sự việc đã rồi chứ nếu ngay lúc xuống thuyền mà anh rủ rê tôi đi ăn trộm nồi cháo gà của cô giáo thì chắc chắn tôi đã không đi theo. Tôi thèm ăn thịt gà lắm nhưng tôi chưa đủ gan để đi ăn trộm, nhất là ăn trộm nồi cháo gà của cô giáo Thi là người mà tôi luôn kính phục.
Đi được một quãng xa, anh Đô ôm bụng cười ngặt nghẽo nói:
“Đằng ấy có biết cô giáo Thi với lão Đạt mèo chuột với nhau không?”
Tôi thành thật trả lời:
“Chuyện người lớn làm sao em biết được. Mà có phải ông Đạt có máy cầy không?”
“Chứ còn ai nữa. Vợ lão Đạt chết đã vài năm rồi, đang tìm vợ mới đấy.”
Rồi anh nhịn cười không được kể rằng cách đây mấy hôm, anh đang khơi giếng cho cô giáo thì nghe tiếng hai người hẹn hò nhau đêm giao thừa sau khi đi lễ ở nhà thờ sẽ về đây ăn cháo gà đón mừng năm mới. Anh nói, “tớ ở dưới giếng nghe chẳng sót câu nào”. Anh cười sặc sụa, “thế là tớ đoán không sai, cô giáo Thi nấu nồi cháo gà để sẵn dưới bếp, tan lễ về là lão Đạt đến ăn”.
Nghe anh Đô kể chuyện như vậy thì tự nhiên cái máu tham ăn, cái ước vọng được ăn nguyên một cái đùi gà đã lấn lướt và hoàn toàn khống chế những suy tư lương tâm, những đắn đo phải trái mà tôi đang rụt rè chọn lựa. Chuyện “mèo chuột” ở trong một xứ đạo có nhiều người đi nhà thờ mỗi ngày ba lần vẫn là một chuyện được coi như là trái phép, là tội lỗi. Do vậy tôi cũng đỡ lo sợ khi im lặng tán trợ anh Đô ăn trộm nồi cháo gà của cô giáo Thi.
Anh Đô đẩy thuyền táp vào bờ kênh chỗ gần đi ra sông lớn. Chiếc thuyền bập bềnh trên dòng nước nhìn ra trời nước bao la, âm u. Thời buổi thanh bình, ngày cũng như đêm, chẳng có gì phải sợ. Anh bảo tôi ra ngồi chắn gió để anh mồi bếp hâm lại nồi cháo. Anh cười hề hề:
“Cái giống cháo gà này phải ăn nóng mới ngon.”
Ngọn lửa chập chờn giữa đêm tối. Anh Đô mang cái điếu cầy ra kéo một hơi muốn thụt cái nõ điếu, nói trong hơi khói.
“Tớ hất cái vung xuống bên cạnh, để lại cái nồi không trên bếp. Cô giáo chắc là con chó ăn hết nồi cháo chứ đời nào lại nghĩ là có đứa ăn trộm. Chó treo mèo đậy mà”
Con gà nằm gọn giữa nồi, cái đầu nhô lên trông thật thách thức, vàng óng ánh, béo ngậy. Mùi thơm của hành lá quyện vào lớp mỡ nổi dật dờ trên mặt nồi cháo thật ngon lành. Anh Đô châm vào bếp vài thanh củi, lửa cháy to hơn và nồi cháo đã bắt đầu bốc hơi nóng. Anh lại hút thuốc, mùi thuốc lào nồng nặc nhưng chắc là phải quyến rũ mê mệt. Anh nằm xuống sàn thuyền mắt lim dim nhìn lên trời không trăng sao để giã cơn say. Thuốc lào Cái Sắn nhà anh Đô sản xuất rất nổi tiếng, không đủ cung cấp cho những người nặng nợ với cái điếu bát điếu cầy. Người nào hút không quen là nằm say vật vã cả buổi mới tỉnh lại. Tôi nói:
“ Nghe người ta đồn rằng thuốc lào nhà anh sau khi thái nhỏ ra từng sợi thì đánh đống rồi gọi tụi trẻ con đến đái lên cho thơm.”
Anh Đô cười lớn tiếng không trả lời. Một lúc sau anh nói như diễu cợt:
” Nhiều khi tớ cũng phải đái vào mâý bãi để ủ cho thuốc khỏi khô. Đằng ấy ngửi mùi khói thuốc thấy có mùi khai khai là vậy.”
Nồi cháo đã sôi. Anh Đô vào trong khoang thuyền lấy hai cái bát. Anh dùng đôi đũa chọc vào lườn con gà, nâng nhẹ lên bỏ vào cái vung nồi rồi múc hai bát cháo. Những nhát hành lá lảng vảng trên mặt bát cháo hạt gạo đã vỡ ra như đám hoa nhỏ li ti trắng ngần. Anh Đô dục vội, “mình húp bát cháo nóng cho ấm bụng đã rồi tính đến cái anh gà kia sau”. Anh bưng bát cháo lên, vừa thổi vừa húp xùm xụp, khen đáo để, “cô giáo có khác, rõ khéo tay, ngon ngọt quá sức”. Húp hết bát cháo, anh bẻ hai cái chân gà để sang một bên rồi vào trong khoang lấy chai rượu nếp than mang ra đổ vào một cái bát khác. Anh vừa cười vừa nói, “ đằng ấy ăn cháo rồi làm một cái đùi đi, tớ nhắm riệu hai cái chân đã, đằng ấy chớ ăn chân gà vào, học trò mà ăn chân gà là viết chữ run tay đấy”. Anh Đô nhai cái chân gà nghe rau ráu. Anh tợp một ngụm rượu nếp than, lắc đầu chê, “cái thứ riệu của đàn bà đẻ, ngọt như nước đường chẳng ra làm sao cả”. Anh quăng nắm xương chân gà xuống nước rồi lật ngửa con gà lên, hai tay cầm hai cái đùi nhẹ nhàng xé ra. Chẳng đợi anh cho phép, tôi vội cầm cái đùi gà cắn một miếng to. Bọng mở dưới lớp da gà và nước ngọt từ thớ thịt vỡ ùa ra ngập đến tận chân răng, thơm và ngọt lạ lùng. Tôi đang cầm trong tay giấc mơ được ăn cả một cái đùi gà. Tôi đang nhai, đang nuốt niềm ao ước từ bấy lâu nay. Nuốt miếng thịt gà qua cổ họng mà vẫn cứ như mộng mị. Húp bát cháo ngọt đậm đà mà hồn xác cứ như bay trên mây.
Hai anh em chúng tôi chia nhau con gà. Anh Đô một cái cánh, tôi một cái cánh. Anh Đô ăn nửa bên phải cái ức con gà thì tôi ăn nửa bên trái. Tôi chẳng có công trạng gì trong việc bê nồi cháo gà của cô giáo Thi xuống thuyền nhưng tôi nghĩ rằng tình nghĩa anh em giữa đêm giao thừa thì anh Đô cũng chẳng chấp nhất gì. Con gà chỉ có một cái phao câu thì anh Đô nhường cho tôi. Tôi thèm thuồng nhìn cái phao câu ngay từ lúc anh Đô lật con gà nằm ngửa trên cái vung nồi. Hai chân gà dạng ra kẹp giữa cái phao câu mập núng nẩy mời gọi thiết tha. Mỡ và chút xương sụn của cái phao câu dòn xần xật, béo chắc nịch đến bùi ngậy.
Chúng tôi đọn dẹp qua loa rồi anh Đô hối hả chống thuyền về cho kịp giờ giao thừa. Tiếng pháo đã dồn dập hơn, những quả pháo đùng xé không gian vang vọng đến tận chân trời. Anh Đô ghé thuyền vào chiếc cầu nhỏ từ bờ kênh đi lên vườn sau nhà tôi. Con chó quen hơi chạy ra sủa mấy tiếng rồi thôi. Tôi chào anh Đô mà cũng chẳng biết nói mấy lời chúc mừng năm mới.
Thày u tôi đang vớt bánh chưng ? nhà bếp. Những tấm bánh vuống vắn nằm thẳng hàng trên những phiên lá chuối, xanh rờn và thơm ngát. U tôi nén bánh chưng bằng những thùng nước. Bóc tấm bánh ra trông chắc nịch mà để đến cả nửa tháng sau vẫn không bị thiu. Hai con gà nằm ngủ lơ mơ trong một cái lồng ở góc bếp. Tôi nghĩ là năm nay được mùa nên cỗ Tết nhà tôi sẽ có hai con gà. U tôi chăm bón mấy đàn gà, lứa này tiếp nối theo lứa khác, nhặt nhạnh dè xẻn từng đồng chỉ để lo cho mấy đứa con đi học. Nồi bánh chưng và hai con gà ăn Tết không phải là một cố gắng to lớn của thày u tôi nhưng nghĩ đến những chi phí học hành cho con nên cũng có chút rụt rè.
Chuông trống ngoài nhà thờ đã đổ liên hồi. Tiếng pháo nổ dồn dập. Trời đất chuyển mình bước sang năm mới. Nguyện cầu những ngày tháng an bình, gió thuận mưa hoà, mùa màng tươi tốt. Mọi người sống trong tình nghĩa yêu thương, chia xẻ giúp đỡ lẫn nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp. Tôi ngồi dưới bếp nhìn u tôi dọn dẹp nồi niêu bát đũa. Cái nồi làm bằng nhôm méo mó và những cái bát đĩa sứt mẻ là cả cuộc đời của u tôi với những năm tháng vất vả nhọc nhằn. U tôi âm thầm chịu đựng gánh vác. Chẳng biết sáng ngày đầu năm mới u tôi có cái áo nào lành lặn thay cho chiếc áo có những mụn vá chằng chịt trên lưng như những đa đoan cực khổ của thân phận khó nghèo. Ngày tôi thi đậu bằng tiểu học, u tôi thưởng cho tờ giấy bạc mười đồng ăn bánh kẹo mà tôi không dám lấy vì thày tôi mà biết thì thế nào cũng to tiếng với u tôi, “nuông chiều con như thế thì sau này nó chỉ đi chăn trâu”. Cả xóm tôi có đến hơn một chục học sinh thi bằng tiểu học mà chỉ một mình tôi đậu. U tôi sung sướng dàn dụa nước mắt, tôi đã thầm thì với u tôi là lớn lên con đi lính Dân Vệ rồi con sẽ may cho u cái áo dài trắng để u đi nhà thờ.
Buổi sáng ngày mùng một tết, trời nắng chói chang. Mấy khóm hoa vạn thọ vàng rực rỡ nhấp nhô giữa vạt cải xanh rờn những đọt nõn nà đầu xuân. Vài tràng pháo nổ chậm chạp trong tiếng người rộn rã ngoài đường chúc tụng nhau một năm mới bằng năm bằng mười năm ngoái, đầu năm sinh con trai cuối năm đẻ con gái, nhất bản vạn lời. Những cô thôn nữ duyên dáng với tà áo mầu phất phới thướt tha trong gió đồng nội tay bưng khay lễ vật có những tờ giấy bóng kính mầu đỏ le lói dưới ánh sáng ban mai. Đám trẻ con quần áo còn cứng bột hồ khoe nhau những đồng tiền mừng tuổi còn thơm mùi giấy. Mọi người vui vẻ cười nói trong cảnh thanh bình của quê hương mến yêu. Tôi không còn nhỏ để hồi hộp chờ đợi những đồng tiền mừng tuổi và tôi cũng chưa đủ lớn để ngẩn ngơ nhìn những tà áo xanh đỏ như đàn bướm tung tăng giữa đồng lúa chín vàng. Tôi đang bồn chồn lo lắng đợi nghe tiếng cô giáo Thi chửi mất nồi cháo gà. Nhưng tôi lại tin lời anh Đô là dù cô giáo giận dữ thế nào đi nữa thì cũng phải kiêng cữ ngày đầu năm. Anh cười nheo đuôi mắt, “ngày Tết mà chửi thì còn gì là phúc đức, chỉ có ế chồng”.
Gần đến trưa, bữa cỗ ngày mùng một Tết đã sẵn sàng mà tôi vẫn chưa nghe thấy tiếng cô giáo Thi chửi mất nồi cháo gà. Đúng như anh Đô nói, “ai đời là cô giáo mà lại ra đường chửi mất nồi cháo gà”. Tôi thấy lý luận của anh Đô rất đúng nhưng cũng cầu mong là cô giáo Thi sẽ phang cho con chó mấy gậy vì đã…dám ăn vụng nồi cháo gà giữa đêm trừ tịch.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thiệp Tết Từ Quê Nhà
Hồng Lam
00:34 05/02/2008
THIỆP TẾT TỪ QUÊ NHÀ
Ảnh của Hồng Lam, Hội Nhiếp Ảnh Phan Rang
(bbt)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền