Phụng Vụ - Mục Vụ
Hai Bó Hoa Hồng Thiệt Và Giả
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
02:10 05/02/2009
Bánh Sự Sống # 49:
HAI BÓ HOA HỒNG THIỆT VÀ GIẢ
* Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác. (Mt 7, 23)
Khi Nữ vương nước Sơ-va nghe đồn về sự khôn ngoan của vua Sa-lômon, bà đã đặt ra rất nhiều câu đố để thử vua mà trong sách 1 Vua đọan 10 có ghi.
Thế nhưng Kinh Thánh lại không cho chúng ta biết chút gì về những câu hỏi ấy. Truyền thuyết kể lại rằng: Nữ hoàng Sơ-va có đem theo hai bó hoa hồng giống hệt nhau; nhưng một là giả và một là thật. Bà nhờ vua Salômôn hãy chỉ cho bà bó hoa nào thật mà không được rờ đến chúng.
Vua Salômôn cho đem đến vài con ong và thả chúng ra giữa hai bó hoá đó. Ngay lập tức chúng bay sà vào bó hoa thật !!
* Một phút suy tư: Chúng ta không thể phân biệt được hình thức của hai bó hoa; nhưng loài ong thì phân biệt được.
Nhìn cuộc sống bên ngoài của nhiều Tín hữu thì gần như giống nhau, bởi họ cũng đi nhà thờ, cũng đọc Kinh Thánh, cũng dâng lễ, …Thế nhưng khi sống với họ, người ngoại mới biết ai thật sự là mộn đệ của Chúa Giêsu, có chất Chúa, có những nét giống Chúa.
Đức Giêsu quả quyết: Không phải bất cứ ai thưa với Thầy:”Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy…mới được vào mà thôi! (Mt 7, 21)
Ngày nay có qúa nhiều người nói “tôi mến Chúa” mà lại không làm theo ý Chúa “ Có qúa nhiều là những bông hoa giả mà mà ít là những bông hoa thật! Nhãn hiệu Kitô hữu mà chẳng giống Chúa Kitô chút nào. Vì không có mùi thơm là những cách nói năng, cử chỉ hành động và những việc bác ái cho tha nhân giống như Chúa làm.
Một hoa hồng không tỏa hương chỉ là bông hoa giả. Một Tín hữu không làm cho người khác thấy Chúa nhân ái dịu dàng, không mang lợi ích cho tha nhân, chỉ là một Tín hữu giả hiệu mà thôi !!
• Lời Chúa tôi ghi nhớ: Tạ ơn Người là Đấng đã dùng chúng tôi mà làm cho sự nhận biết Đức Kitô, như hương thơm lan toả khắp nơi. (2 Corintô 2, 14)
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
HAI BÓ HOA HỒNG THIỆT VÀ GIẢ
* Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác. (Mt 7, 23)
Khi Nữ vương nước Sơ-va nghe đồn về sự khôn ngoan của vua Sa-lômon, bà đã đặt ra rất nhiều câu đố để thử vua mà trong sách 1 Vua đọan 10 có ghi.
Thế nhưng Kinh Thánh lại không cho chúng ta biết chút gì về những câu hỏi ấy. Truyền thuyết kể lại rằng: Nữ hoàng Sơ-va có đem theo hai bó hoa hồng giống hệt nhau; nhưng một là giả và một là thật. Bà nhờ vua Salômôn hãy chỉ cho bà bó hoa nào thật mà không được rờ đến chúng.
Vua Salômôn cho đem đến vài con ong và thả chúng ra giữa hai bó hoá đó. Ngay lập tức chúng bay sà vào bó hoa thật !!
* Một phút suy tư: Chúng ta không thể phân biệt được hình thức của hai bó hoa; nhưng loài ong thì phân biệt được.
Nhìn cuộc sống bên ngoài của nhiều Tín hữu thì gần như giống nhau, bởi họ cũng đi nhà thờ, cũng đọc Kinh Thánh, cũng dâng lễ, …Thế nhưng khi sống với họ, người ngoại mới biết ai thật sự là mộn đệ của Chúa Giêsu, có chất Chúa, có những nét giống Chúa.
Đức Giêsu quả quyết: Không phải bất cứ ai thưa với Thầy:”Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy…mới được vào mà thôi! (Mt 7, 21)
Ngày nay có qúa nhiều người nói “tôi mến Chúa” mà lại không làm theo ý Chúa “ Có qúa nhiều là những bông hoa giả mà mà ít là những bông hoa thật! Nhãn hiệu Kitô hữu mà chẳng giống Chúa Kitô chút nào. Vì không có mùi thơm là những cách nói năng, cử chỉ hành động và những việc bác ái cho tha nhân giống như Chúa làm.
Một hoa hồng không tỏa hương chỉ là bông hoa giả. Một Tín hữu không làm cho người khác thấy Chúa nhân ái dịu dàng, không mang lợi ích cho tha nhân, chỉ là một Tín hữu giả hiệu mà thôi !!
• Lời Chúa tôi ghi nhớ: Tạ ơn Người là Đấng đã dùng chúng tôi mà làm cho sự nhận biết Đức Kitô, như hương thơm lan toả khắp nơi. (2 Corintô 2, 14)
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Năm Thánh Phaolô và Ân Xá
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
16:36 05/02/2009
Năm Thánh Phaolô và Ân Xá
The Year of St. Paul and Indulgence
I.Năm Thánh Phaolô
Cách nay hơn một năm, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã công bố năm Thánh Phaolô bắt đầu từ ngày 28.6.2008 cho đến 29.6.2009. Toàn Thể Giáo Hội được kêu gọi dành trọn thời gian được ấn định trên để mừng sinh nhật 2000 năm của vị tông đồ dân ngoại nầy. Đồng thời, tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân công đức lớn lao của Thánh Phaolô đối với Giáo Hội.
Tạị sao lại dành suốt một năm cho Thánh Phaolô? Thường Giáo Hội hay dành suốt một năm để kêu gọi tín hữu qui hướng về một chủ đề đức tin như năm 2000 Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế duy nhất; hay năm gia đình; hay năm truyền giáo hay năm Giáo Dục Kitô Giáo. Nhưng lần nầy Giáo Hội dành cả năm cho Thánh Phaolô, ca tụng Ngài như Đấng xây nền Giáo Hội sơ khai. Ngày lễ kính Thánh Phaolô cũng đặc biệt: chọn ngày 25.1, ngày Thánh Phaolô trở lại hay cũng quen gọi là ngày Thánh Phaolô ngã ngựa. Ngày Thánh Phaolô trở lại được coi như ngày mở đầu cho việc truyền giáo, truyền giáo cho dân ngoại. Truyền giáo là Kitô hoá thế giới, làm cho thế giới đón nhận Chúa Kitô, Đấng cứu độ. Nên Giáo Hội coi Thánh Phaolô là Đấng Sáng Lập Kitô Giáo thứ nhì sau Chúa Kitô. Ngài xứng đáng được ca tụng và vinh danh trong suốt một năm.
Chúng ta có thể làm gì để ca tụng, vinh danh và tri ơn Thánh Phalô? Nên làm những việc sau:
Đọc và học sách Công Vụ sứ đồ
Đọc và học mười bốn lá thư của Thánh Phalô gửi các giáo đoàn.
Hành hương kính viếng những nhà thờ mang tên Thánh Phaolô hay những nhà thờ được chỉ để hành hương và lãnh ơn toàn xá.
Đọc kinh Thánh Phaolô
Học hỏi về con người Thánh Phaolô cũng như giáo huấn của Thánh Phaolô.
II. Ân Xá trong năm Thánh Phaolô
Ngày 10 tháng 5. 2008 qua Văn Phòng của Toà Ân Giải Tối Cao (Offices of Apostolic Penitentiary), Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã công bố quyết định URBIS ET ORBIS để ban Ân Xá (Indulgence) trong năm mừng sinh nhật 2000 năm của Thánh Phaolô, cho tất cả những tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới miễn là họ thoả đáp được ba điều kiện sau đây:
1. Xưng tội (Sacramental Confession – Lãnh nhận bí tích giải tội: đi xưng tội và đã được tha tội)
2. Rước lễ ( Eucharistic Communion – Rước lễ trong Thánh Lễ)
3. Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha. (Đọc một Kinh lạy Cha, một Kinh Kính Mừng và cầu theo ý Đức Thánh Cha)
Một điều kiện khác để lãnh ơn toàn xá (Plenary Indulgence) là dốc lòng từ bỏ mọi hướng chìu về tội, dù là tội nhẹ.
Vậy lãnh nhận ân xá là việc được tha trước mặt Chúa những hình phạt tạm do tội gây ra. (G.L.điều 992). Ân xá gồm có Tiểu Xá (Partial indulgence) và Toàn Xá (Plenary Indulgence) (GL. 993). Tín hữu được hưởng nhờ ân xá có thể dành cho chính mình hay nhường lại cho những người đã qua đời (GL. 994) Nhưng không thể nhường cho người khác đang còn sống. Ân Xá không tha tội, nhưng chỉ tha những hình phạt tạm do tội gây ra. Muốn hưởng Ân Xá, đương sự phải được Rửa Tội, không bị vạ tuyệt thông và sống trong tình trạng ân sủng tức sạch tội (GL. 996)
Ân Xá được ban cho tín hữu trên toàn thế giới và trong toàn năm mừng sinh nhật Thánh Phaolô, từ ngày 28.6.2008 đến 29.6.2009. Tuy nhiên, mỗi địa phận ấn định thời gian lãnh nhận ân xá riêng thường kéo dài chừng sáu tháng.
Ước gì tất cả chúng ta, những Kitô hữu đang sống ở hải ngoại được lãnh nhận ơn Toàn Xá trong năm Thánh Phaolô nầy. Ước gì những linh mục có trách nhiệm chăm sóc linh hồn giáo dân dành cho giáo dân mình một quan tâm đặc biệt: như giúp họ học hỏi về Thánh Phaolô cũng như những giáo huấn của Ngài. Đồng thời chuẩn bị và giúp cho giáo dân thoả đáp những điếu kiện đòi hỏi để lãnh nhận ơn Toàn Xá.
Không có gì bận cho bằng chăm sóc một giáo xứ. Bận quá, làm quí linh mục mệt, thiếu nghiên cứu thấu đáo và hay “cho qua!” những chuyện mang ích lợi thiêng liêng cho giáo dân, nhưng hơi khác thường như việc lãnh nhận ơn toàn xá. Xin góp ý: Địa phận nào cũng có những chuyên viên đặc trách năm Thánh Phaolô. Họ đang chờ quí Cha mời họ đến giúp giáo xứ.
Vì phải giải thích những thắc mắc có liên quan đến ân xá trong địa phận, tôi đã đọc sách và ghi lại những diều khoản Giáo Luật có liên quan đến Ân Xá, để kèm theo với công bố chính thức của Giám Mục địa phận về lãnh nhận ân xá năm Thánh Phaolô. Xin phổ biến để tuỳ nghi xử dụng:
INDULGENCES
I. Terminology
Indulgence: Remission before God of temporal punishment due to sin (c.992)
Partial indulgence: Remission of part of the temporal punishment due to sin. (c.993)
Plenary indulgence: Remission of all the temporal punishment due to sin. (c. 993)
By way of absolution (per modum absolutionis): Remission of temporal punishment due to sin by an authoritative act of the Church imparted to a person subject to the Church, i.e., a living Christian.
By way of suffrage or prayer (per modum suffragii) Remission of temporal punishment due to sin through the Church’s intercessory prayer for a person not subject to her authority, i.e., a deceased individual.
Eternal punishment: punishment that has no end, lasts forever, that continues without end in the next life for individual who dies in the state of enmity with God.
Guilt: the state resulting from an unforgiven sin
Treasury of the Church: “It is infinite value which can never be exhausted, which Christ’s merits have before God. They were offered so that the whole of humankind could be set free from sin and attain communion with the Father. This treasury includes as well the prayers and good works of the Blessed Virgin Mary … and the prayers and good works of all the saints. It is not the sum total of the material goods which have accumulated over the centuries.” (Paul VI, apostolic constitution, Indulgentiarum doctrina, January 1, 1967 No.5)
II. Definition of indulgences (cc. 992-993)
Can. 992 An indulgence is the remission before God of temporal punishment for sins whose guilt is already forgiven, which a properly disposed member of the Christian faithful gains under certain and defined conditions by the assistance of the Church which as minister of redemption dispenses and applies authoritatively the treasury of the satisfactions of Christ and the saints.
1.An indulgence may be gained only for sins for which a person is penitent and has been forgiven
2.An indulgence is a remission before God of a temporal punishment due to sin; not a remission of an ecclesiastical penalty.
3.The individual must be properly disposed; “remission will be in proportion to the charity of the one acting” The individual must fulfill all the conditions required for gaining the indulgence.
4.An indulgence is obtained with the help of the Church acting as the minister of redemption. The Church acting with authority dispenses and applies based on the treasury of the Church.
Can. 993 An indulgence is partial or plenary insofar as it partially or totally frees from the temporal punishment due to sins.
1.Paul VI established a new norm for partial indulgences: A partial indulgence shall be designed by the words “partial indulgence” alone without any indication of days or year being added.
2.The norms state what one must do to gain a plenary indulgence for oneself or to apply it for the deceased per modum suffragii.
3.Fulfillment of three conditions: Sacramental confession; Eucharistic Communion; Prayer for the Pope’s intention. A further requirement is then exclusion of all attachment to sin, even venial sin
4.The three conditions may be carried out several days preceding or following performance of the prescribed work. But it is more fitting that Communion and prayer for the pope’s intention takes place on the day this work is performed.
5.Pope’s intention is satisfied by reciting once Our Father and Hail Mary of his intention
V.Applicability of Indulgence
Can. 994 Any member of the faithful can gain partial or plenary indulgences for oneself or apply them to the dead by way of suffrage.
No one gaining an indulgence may apply it to other living people.
V.Right to grant Indulgences:
Can. 995 §1. In addition to the supreme authority of the Church, only those to whom this power is acknowledged in the law or granted by the Roman Pontiff can bestow indulgences.
§2. No authority below the Roman Pontiff can entrust the power of granting indulgences to others unless the Apostolic See has given this expressly to the person.
The norms on indulgences published by the Apostolic Penitentiary to implement Indulgentiarum doctrina specify which person below the pope have the faculty to grant indulgences. In general, diocesan bishops and those equivalent to them in law can grant partial indulgences to all the Christian faithful within in their territory. Parish priests can impart of the apostolic blessing to those in danger of dead.
The Apostolic pardon for the dying “Through the holy mysteries of our redemption, may almighty God release you from all punishments in this life and in the life to come. May he open to you the gates of paradise and welcome you to everlasting joy. Amen
VI. Capacity to gain indulgences
Can. 996 §1. To be capable of gaining indulgences, a person must be baptized, not excommunicated, and in the state of grace at least at the end of the prescribed works.
The basic requirements of person seeking to gain an indulgence:
1.That person must be baptized and follows from the fact that the purpose of an indulgence.
2.That the individual does not deserve eternal punishment due to a mortal sin. A person in the state of mortal sin praying or doing any other indulgence good work does something pleasing to God, but is incapable of gaining an indulgence attached to the work until he/she receives forgiveness for mortal sins.
3. According to common opinion, baptized non-Catholics are incapable of gaining indulgence.
§2. To gain indulgences, however, a capable subject must have at least the general intention of acquiring them and must fulfill the enjoined works in the established time and the proper method, according to the tenor of the grant.
An indulgence is a special gift or grant that is not imposed upon anyone. So the person must have the intention of receiving indulgence. It is sufficient for an individual to make a general intention of receiving all indulgences.
Pro Salute Animarum!
Given by Fr. Peter Tuyen Tran
Chancellor of the Diocese of St. Paul AB. Canada
Đi gieo Tin Mừng
+TGM. Ngô Quang Kiệt
16:48 05/02/2009
Chúa Nhật V Thường niên
Mc 1, 29-39
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi hội đường, Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài.
Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám: và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người.
Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm thấy Người, các ông nói cùng Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy". Nhưng Người đáp: "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa". Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Đoạn Tin Mừng hôm nay tóm tắt một ngày làm việc của Chúa Giêsu. Qua những họat động của một ngày làm việc, Chúa Giêsu đưa ra những chỉ dẫn khuôn mẫu cho người đi gieo Tin Mừng.
Chỉ dẫn thứ nhất: Tin Mừng phải được rao giảng. Ngày Sabbát, Chúa Giêsu vào Hội đường, đọc Sách Thánh và giải nghĩa. Việc đọc và diễn giải Lời Chúa là một phần quan trọng của đời sống người môn đệ. Vì Tin Mừng phải được rao giảng. Lời Chúa phải được công bố. Người môn đệ phải say mê rao truyền để cho Lời Chúa trở thành ánh sáng soi đường cho con người, hướng dẫn tư tưởng, lời nói, họat động của con người. Chính Lời Chúa hướng dẫn con người đi trên đường Sự Thật để đạt được Sự Sống.
Chỉ dẫn thứ hai: Tin Mừng phải chứng tỏ bằng yêu thương. Lời nói đi đôi với việc làm. Đó chính là yếu tố làm cho lời nói có sức thuyết phục. Chúa Giêsu đã làm chứng về điều đó. Ra khỏi Hội đường, Chúa Giêsu vào nhà ông Simon. Bà nhạc của ông đang bị sốt. Chúa Giêsu đến bên giường, cầm tay bà để chữa bà khỏi bệnh. Thực ra Chúa có quyền năng chỉ cần đứng ngoài cửa phán một lời cũng có thể chữa bệnh cho bà nhạc ông Simon. Hơn nữa ở vào thời phong kiến với quan niệm nam nữ thọ thọ bất thân, việc cầm tay phụ nữ có thể gây nên dị nghị. Nhưng Chúa Giê su đã đến tận giường cầm tay bà. Điều này nói lên lòng yêu thương kính trọng. Chúa không chỉ chữa bệnh mà còn muốn bày tỏ tình người, sự quan tâm âu yếm đối với người bệnh và cả sự kính trọng đối với phụ nữ nữa.
Chỉ dẫn thứ ba: Tin Mừng phải đem đến tự do. Ma quỉ luôn muốn giam cầm con người trong vòng nô lệ. Bị ma quỉ trói buộc con người mất hết ý chí, không còn làm được việc lành, chỉ có thể làm theo mệnh lệnh ma quỉ. Tin Mừng của Chúa có sức giải phóng con người. Giải phóng khỏi sự trói buộc của ma quỉ. Giải phóng khỏi những mặc cảm. Giải phóng khỏi những thói tục hủ lậu, những mê tín cấm kỵ. Nhờ đó con người có thể vươn lên, sống xứng đáng với phẩm giá và có thể làm việc lành phục vụ Nước Chúa. Bà nhạc của Simon là một thí dụ điển hình. Khi được khỏi bệnh, bà liền đi đứng và làm việc phục vụ Chúa.
Chỉ dẫn thứ tư: Tin Mừng phải được kín múc từ cội nguồn Thiên Chúa. Sáng sớm, Chúa Giêsu đến nơi vắng vẻ cầu nguyện. Suốt ngày bận rộn với con người, Chúa Giêsu phải dành buổi sáng sớm để cầu nguyện. Điều đó cho thấy, đối với Chúa, việc cầu nguyện là quan trọng biết bao. Chúa Giêsu cầu nguyện vì yêu mến, khao khát được kết hiệp với Chúa Cha. Chúa Giêsu cầu nguyện để tìm thánh ý Chúa Cha, tìm sự hướng dẫn sáng suốt cho cuộc đời. Vì thế trước khi bắt tay vào làm việc, Chúa cầu nguyện với Đức Chúa Cha để múc lấy nguồn sức mạnh cho hoạt động truyền giáo.
Người môn đệ muốn dấn thân rao giảng Tin Mừng, mở rộng Nước Chúa không thể đi ra ngoài những chỉ dẫn khuôn mẫu của Thày Chí Thánh. Phải biết múc lấy nguồn sức mạnh ở nơi Chúa Cha qua việc cầu nguyện. Coi việc cầu nguyện như cội nguồn của họat động, như điểm mấu chốt để đi đến thành công. Chuyên tâm học, đọc, suy gẫm Lời Chúa để có thể thấu hiểu và trình bày cho người khác. Nhất là phải làm chứng cho lời rao giảng bằng chính đời sống yêu thương bác ái. Sự yêu thương kính trọng sẽ đưa con người tới tự do, có thể làm những việc tốt đẹp, góp phần vào việc phục vụ Tin Mừng.
Lạy Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, xin hướng dẫn chúng con đi trên đường của Chúa. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Bạn hãy thử tóm tắt những việc Chúa Giê su làm trong một ngày.
2- Bạn tha thiết với việc rao giảng Tin Mừng, bạn sẽ làm gì để cho việc rao giảng Tin Mừng có kết quả tốt đẹp ?
3- Lời nói phải đi đôi với việc làm. Bạn áp dụng câu nói này thế nào trong đời sống đạo của bạn ?
ĐI GIEO TIN MỪNG
Mc 1, 29-39
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi hội đường, Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài.
Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám: và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người.
Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm thấy Người, các ông nói cùng Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy". Nhưng Người đáp: "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa". Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Đoạn Tin Mừng hôm nay tóm tắt một ngày làm việc của Chúa Giêsu. Qua những họat động của một ngày làm việc, Chúa Giêsu đưa ra những chỉ dẫn khuôn mẫu cho người đi gieo Tin Mừng.
Chỉ dẫn thứ nhất: Tin Mừng phải được rao giảng. Ngày Sabbát, Chúa Giêsu vào Hội đường, đọc Sách Thánh và giải nghĩa. Việc đọc và diễn giải Lời Chúa là một phần quan trọng của đời sống người môn đệ. Vì Tin Mừng phải được rao giảng. Lời Chúa phải được công bố. Người môn đệ phải say mê rao truyền để cho Lời Chúa trở thành ánh sáng soi đường cho con người, hướng dẫn tư tưởng, lời nói, họat động của con người. Chính Lời Chúa hướng dẫn con người đi trên đường Sự Thật để đạt được Sự Sống.
Chỉ dẫn thứ hai: Tin Mừng phải chứng tỏ bằng yêu thương. Lời nói đi đôi với việc làm. Đó chính là yếu tố làm cho lời nói có sức thuyết phục. Chúa Giêsu đã làm chứng về điều đó. Ra khỏi Hội đường, Chúa Giêsu vào nhà ông Simon. Bà nhạc của ông đang bị sốt. Chúa Giêsu đến bên giường, cầm tay bà để chữa bà khỏi bệnh. Thực ra Chúa có quyền năng chỉ cần đứng ngoài cửa phán một lời cũng có thể chữa bệnh cho bà nhạc ông Simon. Hơn nữa ở vào thời phong kiến với quan niệm nam nữ thọ thọ bất thân, việc cầm tay phụ nữ có thể gây nên dị nghị. Nhưng Chúa Giê su đã đến tận giường cầm tay bà. Điều này nói lên lòng yêu thương kính trọng. Chúa không chỉ chữa bệnh mà còn muốn bày tỏ tình người, sự quan tâm âu yếm đối với người bệnh và cả sự kính trọng đối với phụ nữ nữa.
Chỉ dẫn thứ ba: Tin Mừng phải đem đến tự do. Ma quỉ luôn muốn giam cầm con người trong vòng nô lệ. Bị ma quỉ trói buộc con người mất hết ý chí, không còn làm được việc lành, chỉ có thể làm theo mệnh lệnh ma quỉ. Tin Mừng của Chúa có sức giải phóng con người. Giải phóng khỏi sự trói buộc của ma quỉ. Giải phóng khỏi những mặc cảm. Giải phóng khỏi những thói tục hủ lậu, những mê tín cấm kỵ. Nhờ đó con người có thể vươn lên, sống xứng đáng với phẩm giá và có thể làm việc lành phục vụ Nước Chúa. Bà nhạc của Simon là một thí dụ điển hình. Khi được khỏi bệnh, bà liền đi đứng và làm việc phục vụ Chúa.
Chỉ dẫn thứ tư: Tin Mừng phải được kín múc từ cội nguồn Thiên Chúa. Sáng sớm, Chúa Giêsu đến nơi vắng vẻ cầu nguyện. Suốt ngày bận rộn với con người, Chúa Giêsu phải dành buổi sáng sớm để cầu nguyện. Điều đó cho thấy, đối với Chúa, việc cầu nguyện là quan trọng biết bao. Chúa Giêsu cầu nguyện vì yêu mến, khao khát được kết hiệp với Chúa Cha. Chúa Giêsu cầu nguyện để tìm thánh ý Chúa Cha, tìm sự hướng dẫn sáng suốt cho cuộc đời. Vì thế trước khi bắt tay vào làm việc, Chúa cầu nguyện với Đức Chúa Cha để múc lấy nguồn sức mạnh cho hoạt động truyền giáo.
Người môn đệ muốn dấn thân rao giảng Tin Mừng, mở rộng Nước Chúa không thể đi ra ngoài những chỉ dẫn khuôn mẫu của Thày Chí Thánh. Phải biết múc lấy nguồn sức mạnh ở nơi Chúa Cha qua việc cầu nguyện. Coi việc cầu nguyện như cội nguồn của họat động, như điểm mấu chốt để đi đến thành công. Chuyên tâm học, đọc, suy gẫm Lời Chúa để có thể thấu hiểu và trình bày cho người khác. Nhất là phải làm chứng cho lời rao giảng bằng chính đời sống yêu thương bác ái. Sự yêu thương kính trọng sẽ đưa con người tới tự do, có thể làm những việc tốt đẹp, góp phần vào việc phục vụ Tin Mừng.
Lạy Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, xin hướng dẫn chúng con đi trên đường của Chúa. Amen.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Bạn hãy thử tóm tắt những việc Chúa Giê su làm trong một ngày.
2- Bạn tha thiết với việc rao giảng Tin Mừng, bạn sẽ làm gì để cho việc rao giảng Tin Mừng có kết quả tốt đẹp ?
3- Lời nói phải đi đôi với việc làm. Bạn áp dụng câu nói này thế nào trong đời sống đạo của bạn ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Không Chắc Gì Sống Sót
Vũ Văn An
02:49 05/02/2009
Không chắc gì sống sót
Hạ bán niên 2008, với sự xuất hiện của Thống Đốc Sarah Palin trong liên danh tranh chức tổng thống và phó tổng tổng Hoa Kỳ của Đảng Cộng Hòa, người ta đã chú ý nhiều hơn tới hội chứng Down.
Thực vậy, Thống Đốc Palin hạ sinh Trig Paxon Van Palin vào ngày 18 tháng Tư cùng năm, dù trước đó, các bác sĩ đã cho bà hay em bé mắc hội chứng Down. Theo một bài báo của bỉnh bút Michael Gerson đăng trên tờ Washington Post ngày 10 tháng Chín, khi biết chắc đứa trẻ chưa sinh mắc hội chứng Down, hết 90% các bà mẹ đã trục thai em bé loại đó. Bỉnh bút này cũng cho hay con số các trẻ mắc hội chứng Down bị trục thai đáng lý còn cao hơn nếu người ta nghe theo các khuyến cáo vào năm trước của Hiệp Hội Các Nhà Sản và Phụ khoa của Mỹ. Hiệp Hội này khẩn cấp khuyến cáo phải tổng thử nghiệm và thử nghiệm sớm để tìm ra hội chứng Down nơi mọi bà mẹ đang mang thai, chứ không chỉ giới hạn nơi các bà mẹ cao tuổi mà thôi, vì như thế, xác suất trẻ bị mắc hội chứng này sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, Gerson cho rằng trẻ em sinh ra với hội chứng Down “xét một cách tổng quát không bị cha mẹ cảm nghiệm như một chúc dữ, mà như một phúc lành phức tạp”. Ấy thế mà khá nhiều bác sĩ và huấn đạo viên vẫn thúc đẩy các bà mẹ nên trục thai em bé thay vì tiếp tục mang thai em.
Gerson cũng cho rằng: ta không thể tách rời thói quen chấm dứt các mạng sống “không hoàn hảo” ra khỏi quan điểm chúng ta vẫn thường có về việc đối xử và chữa trị những người mang khuyết tật. “Và điều đó đã nuôi dưỡng cả một thứ chủ nghĩa Darwin có tính xã hội nghĩa là kẻ mạnh hơn luôn được coi là tốt hơn, kẻ lệ thuộc bị coi là kém giá trị, và kẻ yếu đôi lúc cần phải loại bỏ".
Các sự thật
Bất chấp nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng một đứa con mang hội chứng Down, nhiều nhật báo đã cho đăng tải những câu truyện đề cao các kinh nghiệm tích cực của các phụ huynh có con em như thế. Tờ Washington Post số ngày 14 tháng Chín cho hay: việc nuôi dưỡng đứa con mắc hội chứng Down cho ta thấy nhiều sự thật về các cha mẹ và trẻ em loại trên.
Một bài báo đã mô tả hoàn cảnh của Adrianne Pedlikin, một bà mẹ ba con, trong đó đứa con trai lên 10 mắc hội chứng Down. Bài báo công nhận các khó khăn và thử thách của việc chăm sóc đứa con mắc hội chứng Down, nhưng đồng thời cũng thuật rằng Adrianne và chồng là Philip đã tỏ lòng yêu thương đứa con tật nguyền ấy biết chừng nào và tuyên bố việc em sinh ra đời đã thay đổi hoàn toàn thế giới quan của họ theo nghĩa tích cực.
Bài báo trên cũng nhắc đến kinh nghiệm của nhiều gia đình khác: có gia đình bị chống đối mạnh từ các viện giáo dục khi họ tới xin cho con tật nguyền của mình được đi học. Có gia đình đành nhốt con tật nguyền ở nhà vì không ai cho phép chúng chơi đùa với các trẻ em khác.
Một chứng từ bản thân khác về kinh nghiệm tích cực được làm cha mẹ một trẻ em mắc hội chứng Down đã được tường thuật trên một tờ báo Anh là tờ The Guardian, vào ngày 2 tháng Sáu. Annie Rey cho hay: hồi còn nhỏ, bà rất sợ những người tật nguyền. Thế rồi lúc 40 tuổi, bà có mang và khám phá ra đứa con mình đang cưu mang mắc hội chứng Down. Bà cho hay: “Suốt thời kỳ mang thai, tôi cứ ngả nghiêng giữa lạc quan và thất vọng: lạc quan vì hy vọng đứa con 20 tuần mà mình vừa khám phá ra là con trai sẽ không mắc hội chứng Down, và thất vọng khi nghĩ cháu sẽ mắc hội chứng ấy”. Đứa con trai Paddy của bà nay đã được 2 tuổi, và giờ đây bà chấp nhận ý tưởng có con mang hội chứng Down. Bà nói bà hiểu ra rằng “cháu không phải là một chẩn đoán” mà là một đứa trẻ với nhiều phẩm tính. “Tôi tin thật rằng nếu không có đứa con trai qúy hóa này, thế giới của chúng tôi và có lẽ thế giới nói chung sẽ nghèo nàn ghê lắm”.
Hân hoan
Tại Gia Nã Đại, gia đình ông Shaw thuật lại kinh nghiệm về đứa con mắc hội chứng Down của họ trong một bài báo đăng trên tờ Công Dân Ottawa vào ngày 2 tháng Ba. Hai vợ chồng ông này cho hay rất có thể họ đã trục thai đứa con gái tên Sydney của họ, nếu họ biết đứa nhỏ mắc hội chứng Down.
Bây giờ Sydney đã lên chín, và cha em tuyên bố: ông đã thay đổi quan điểm từ lâu và coi đứa con gái của mình như “một đứa con kỳ diệu, mang lại hân hoan. Cháu làm phong phú cuộc sống tôi đến mức độ tôi không nghĩ là mình có thể làm được. Cháu thay đổi toàn bộ chú tâm của tôi về cuộc đời, về những điều có giá trị và những điều không có giá trị, cả những điều chúng tôi coi là giá trị nữa”. Ông Michael Shaw hiện là thành viên của hội đồng giám đốc Hội Hội Chứng Down Gia Nã Đại, một hiệp hội cổ vũ chống lại việc mở rộng các thử nghiệm tiền sinh tại Gia Nã Đại và cho thấy hậu quả của chúng đối với các trẻ em mắc hội chứng Down.
Tháng Hai năm 2007, Hội Sản và Phụ Khoa của Gia Nã Đại công bố các chỉ dẫn mới để khuyến cáo mọi phụ nữ, bất kể tuổi tác, nên được thử nghiệm di truyền tiền sinh. Theo tờ Công Dân Ottawa, khoảng từ 80 tới 90 phần trăm các phụ nữ Gia Nã Đại được chẩn đoán con họ mắc hội chứng Down đã quyết định trục thai đứa nhỏ.
Các nguy hại của thử nghiệm
Mặt khác, các thử nghiệm mới đang được khai triển có thể sẽ dễ dàng hơn để cha mẹ gia tăng tập tục loại bỏ các đứa con không hoàn hảo. Nhật báo Times tại Luân Đôn, số ngày 21 tháng Sáu, tường trình rằng cuộc thử nghiệm, do một nhóm chuyên gia của Đại Học Hồng Kông thực hiện, hứa hẹn sẽ chứng minh được việc liệu một đứa trẻ nào đó có mang hội chứng Down hay không, nhờ thử nghiệm máu người mẹ.
Hiện nay, nhiều cuộc thử nghiệm nguy hiểm gọi là “amniocentesis” hay “chorionic villus sampling” đang được đưa vào sử dụng. Các kỹ thuật này hệ ở việc chích một mũi kim vào tử cung để lấy nước ối bao quanh thai nhi, hay một miếng nhỏ chất nhau. Tờ Times nói thêm: những kỹ thuật này đã tạo ra xẩy thai nơi 1% phụ nữ, và tại Anh Quốc, khoảng 320 vụ mang thai khỏe mạnh đã bị xẩy mỗi năm chỉ vì những vụ thử nghiệm hội chứng Down này.
Các thử nghiệm mới vẫn còn đang ở giai đoạn thí nghiệm, nhưng chỉ vài năm nữa, nó có thể được đem ra sử dụng rộng rãi đối với công chúng. Tuy nhiên, theo một bài báo ngày 14 tháng Chín trên tờ Người Quan Sát (the Observer) ở bên Anh, các nguy hiểm của việc thử nghiệm bệnh Down cao hơn nhiều. Các tìm tòi mới đây cho thấy: cứ mỗi ba thai nhi được thử nghiệm hội chứng Down để phòng ngừa, có tới hai em khỏe mạnh bị xẩy thai vì các phương pháp được sử dụng để khám phá ra tình trạng ấy. Các nghiên cứu mới này, vừa được công bố trên tập san Nghiên Cứu và Thực Hành Hội Chứng Down, cho rằng trong khi khám phá và phòng ngừa việc sinh ra đời của 660 thai nhi, có tới 400 thai nhi khoẻ mạnh đã bị chết oan.
Tỷ lệ ấy cao hơn dữ kiện được Sở Y Tế Quốc Gia Anh trích dẫn. Sở này chỉ trích dẫn tỷ lệ xẩy thai ở mức từ 1 tới 2 phần trăm do các thử nghiệm “amniocentesis” và “chorionic villus sampling” gây ra. Tờ Người Quan Sát bình luận rằng các người thực hiện cuộc nghiên cứu trên, là Frank và Sue Buckley, vốn thuộc cơ sở bác ái có tên Giáo Dục Quốc Tế Về Hội Chứng Down, và do đó có thể bị coi là có thiên kiến, cho nên các khám phá của họ đã được trình bày cho nhiều chuyên gia khác và tất cả đều đánh giá tích cực các kết quả tìm kiếm của họ.
Chăm sóc tốt hơn
Một bài báo khác đăng ngày 8 tháng Chín trên nhật báo Salt Lake Tribune (Thời Luận Salt Lake) nhận định rằng trước đây, các trẻ em mắc hội chứng Down thường bị cho vào nhà thương ngay lúc mới sinh và do đó chịu nhiều thiệt thòi đáng tiếc. Trong những năm gần đây, các em thuộc loại này đã được sống với gia đình. Đàng khác, các tiến bộ về chăm sóc và giáo dục về y tế đã giúp các em sống cuộc sống trọn vẹn hơn, thường học hết bậc trung học và có công ăn việc làm vững vàng.
Tuy nhiên, Madeleine Will, phó chủ tịch về chính sách công của Hội Hội Chứng Down Toàn Quốc, trong một bài báo đăng trên tờ U.S. Today (Nước Mỹ Ngày Nay), cho rằng ta còn nhiều điều phải làm. Song song với việc mở rộng cơ hội giáo dục, bà Will cho rằng nên buộc các bác sĩ phải cung cấp nhiều tín liệu có tính chi tiết hơn nữa về hội chứng Down cho các bậc cha mẹ, kể cả các tín liệu liên quan tới tuổi thọ trung bình cũng như làm sao tiếp xúc với các nhóm yểm trợ tại địa phương.
Bà cũng kêu gọi phải yểm trợ về tài chánh nhiều hơn nữa cho các gia đình có con em mắc hội chứng Down. Oái oăm thay, ngay khi có nhiều khả thể mới được mở ra cho những ai bị liên lụy tới hội chứng Down, thì các thử nghiệm cũng như thuyết phục mới của một số giới chuyên nghiệp y khoa đang gia tăng áp lực khiến các bậc cha mẹ đành phải kết liễu mạng sống vô tội của con cái mình.
Dự luật kiểm sóat dân số Phi Luật Tân
Trong khi ấy, Giáo Hội Phi Luật Tân đang lên cơn sốt trong việc tranh đấu chống lại dự luật cổ vũ ngừa thai và hạn chế số con trong gia đình. Theo phúc trình của Qũy Gia Đình Phi Luật Tân có cơ sở tại Hoa Thịnh Đốn, thì “Dự Luật Y Tế Sinh Sản năm 2005” trước đây nay được gọi là “Một Đạo Luật Đưa Ra Chính Sách Quốc Gia Về Y Tế Sinh Sản, Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch và Phát Triển Dân Số, Cũng Như Các Mục Đích Khác” đã được đệ trình Quốc Hội vào trung tuần tháng Chín vừa qua để được bàn cãi công khai vào tuần sau đó.
Dù các cuộc tranh luận sau đó đã bị đình hoãn, nhưng chắc chắn sẽ được tái tục vào một dịp thuận tiện. Do đó, các nhóm phò sự sống đã thay phiên nhau tổ chức các cuộc canh thức trước Quốc Hội để theo dõi cuộc tranh cãi này.
Sau lần thất bại năm 2005, khi tân Quốc Hội nhóm họp, người ta đã phối hợp ba dự luật khác nhau làm thành dự luật mới này và đệ trình nó qua Ủy Ban Dân Số. Ủy Ban của Hạ Viện Phi này đã làm việc với cơ sở Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch Quốc Tế và Qũy Dân Số Liên Hiệp Quốc để soạn ra dự luật mới này, với mục đích làm hết cách để giảm dân số và giảm các chứng HIV/AIDS cũng như các bệnh di truyền qua ngả tình dục. Qũy Liên Hiệp Quốc đã chuẩn chi 26 triệu Đô La Mỹ cho Phi Luật Tân để dùng vào mục đích trên.
Dự luật này sẽ buộc người ta phải áp dụng “một cỡ gia đình lý tưởng”, dọn đường cho Chính Sách Hai Con đang được đề nghị. Nó dự liệu các hình phạt nghiêm khắc gồm cả việc bỏ tù tới sáu tháng và những khoản tiền phạt rất nặng đối với những ai không tuân hành nghị trình chăm sóc y tế sinh sản như đề nghị.
Theo dự luật này, các hình phạt trên còn áp dụng đối với bất cứ ai “có ác ý cung cấp tin tức sai lạc về ý định trong các điều khoản của đạo luật này”. Các điều khoản của dự luật này cũng kêu gọi thiết lập ra hệ thống bác sĩ, viên chức dân số tại mỗi tỉnh và một học trình toàn quốc để giáo dục sinh lý theo quan điểm thế tục cho các học sinh từ lớp năm trở lên.
Khóa miệng phụ huynh
Eileen Macapanas Cosby, chủ tịch Qũy Gia Đình Phi Luật Tân, cho hay: “tự do ngôn luận đang bị lâm nguy. Cha mẹ sẽ không còn khả năng phản đối. Các nhân viên y tế sẽ bị buộc phải chuyển đệ (refer) ngược với lương tâm của mình. Các chủ nhân sẽ buộc phải cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình”.
Bà Cosby nói thêm: cơ sở quốc tế “Làm Cha Mẹ Có Trách Nhiệm” (International Responsible Parenthood) từng rao bán nhiều tiên kiến không đúng sự thật như cho rằng ngừa thai sẽ giảm nghèo và giảm con số phá thai. Nhiều người không hiểu biết chi về các giáo huấn xã hội của Công Giáo đã tin theo lời tuyên truyền sai lạc ấy. Cơ sở này nhắm Phi Luật Tân, vì nước này được coi là một nước Công Giáo
Bà cho rằng câu nói của Đức Tổng Giám Mục Pacino Aniceto, chủ tịch ủy ban giám mục về gia đình và sự sống, rất đúng. Ngài nói: “Nếu bạn là người Công Giáo, bạn phải hành xử như người Công Giáo. Nếu không, bạn đâu phải là mẫu người bạn tuyên xưng”. Các đức giám mục của Phi đang bảo trợ một phong trào kêu gọi không nên thông qua dự luật. Các ngài nhấn mạnh rằng một dự luật ngừa thai nhất thiết sẽ bao hàm phá thai.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Cruz, của tổng giáo phận Lingayen-Dagupan, quả quyết rằng “người ta dễ dàng thấy rõ: chỉ nguyên tựa đề của dự luật mà thôi đã nhiều lời rồi nhưng mấy chữ cuối cùng hoàn toàn để ngỏ ‘cũng như các mục đích khác’ cho thấy cái bảng giá khổng lồ và các phí tổn nghiêm trọng về luân lý ít khi có của nó”
Các nơi khác tại Á Châu
Người Công Giáo Phi Luật Tân đang vận động thu lượm 1 triệu chữ ký để chống lại dự luật này. Cha Melvin Castro, thư ký Văn Phòng Phò Sự Sống của HỘi Đồng Giám Mục Phi Luật Tân, tường trình rằng: ngài đã nhận được 100,000 chữ ký vào trung tuần tháng Chín.
Qũy Gia Đình Phi Luật Tân đang thúc giục người ta ký thỉnh nguyện thư trên trang mạng của mình. Bà Cosby cho rằng: “Ta phải bảo vệ Giáo Hội ngay lúc này, nếu không chẳng bao lâu sau, cả Á Châu sẽ lâm nguy”. Để nhận được quỹ ngoại trợ do Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch và Liên Hiệp Quốc hứa hẹn, “người Phi Luật Tân chúng ta sẽ đánh mất hết cơ sở luân lý. Lập trường của chúng tôi là lúc này, ta phải tỉnh thức vì cuộc bàn cãi có thể được tiếp diễn bất cứ lúc nào. “Sự thật của vấn đề là: dự luật này sẽ dẫn tới việc thực thi một chính sách vô luân: một thứ thuốc ngừa thai nhân tạo cuối cùng sẽ được chế tạo để hủy hoại sức khoẻ vì nó thành kiến cột ý niệm làm cha mẹ có kế hoạch vào các vấn đề giảm dân số, các vấn đề được họ coi sẽ mang lại tiến bộ cho các nước kém mở mang như nước chúng ta”.
Đức Tổng Giám Mục Cruz thì cho rằng "Nghĩ cho cùng, không một hành vi nhân bản nào, không một chức năng hành pháp nào, không một công trình tư pháp nào được đứng ngoài và đứng trên luân lý tính. Luân lý tính vừa ăn có tới chính trị, vừa không dửng dưng đối với xã hội thế tục. Bất chấp chủng tộc, màu da hay tín ngưỡng của những người liên hệ, khi các cá nhân đùa dỡn với nền luân lý tư riêng, khi các chính phủ coi thường nền luân lý công cộng, thì gia đình và xứ sở sẽ lần lượt gặp khủng hoảng lớn lao. Đó là bài học muôn đời của lịch sử”.
Tài liệu: Cha John Flynn LC và Genevieve Pollock, Zenit, ngày 21 tháng Chín năm 2008
Hạ bán niên 2008, với sự xuất hiện của Thống Đốc Sarah Palin trong liên danh tranh chức tổng thống và phó tổng tổng Hoa Kỳ của Đảng Cộng Hòa, người ta đã chú ý nhiều hơn tới hội chứng Down.
Thực vậy, Thống Đốc Palin hạ sinh Trig Paxon Van Palin vào ngày 18 tháng Tư cùng năm, dù trước đó, các bác sĩ đã cho bà hay em bé mắc hội chứng Down. Theo một bài báo của bỉnh bút Michael Gerson đăng trên tờ Washington Post ngày 10 tháng Chín, khi biết chắc đứa trẻ chưa sinh mắc hội chứng Down, hết 90% các bà mẹ đã trục thai em bé loại đó. Bỉnh bút này cũng cho hay con số các trẻ mắc hội chứng Down bị trục thai đáng lý còn cao hơn nếu người ta nghe theo các khuyến cáo vào năm trước của Hiệp Hội Các Nhà Sản và Phụ khoa của Mỹ. Hiệp Hội này khẩn cấp khuyến cáo phải tổng thử nghiệm và thử nghiệm sớm để tìm ra hội chứng Down nơi mọi bà mẹ đang mang thai, chứ không chỉ giới hạn nơi các bà mẹ cao tuổi mà thôi, vì như thế, xác suất trẻ bị mắc hội chứng này sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, Gerson cho rằng trẻ em sinh ra với hội chứng Down “xét một cách tổng quát không bị cha mẹ cảm nghiệm như một chúc dữ, mà như một phúc lành phức tạp”. Ấy thế mà khá nhiều bác sĩ và huấn đạo viên vẫn thúc đẩy các bà mẹ nên trục thai em bé thay vì tiếp tục mang thai em.
Gerson cũng cho rằng: ta không thể tách rời thói quen chấm dứt các mạng sống “không hoàn hảo” ra khỏi quan điểm chúng ta vẫn thường có về việc đối xử và chữa trị những người mang khuyết tật. “Và điều đó đã nuôi dưỡng cả một thứ chủ nghĩa Darwin có tính xã hội nghĩa là kẻ mạnh hơn luôn được coi là tốt hơn, kẻ lệ thuộc bị coi là kém giá trị, và kẻ yếu đôi lúc cần phải loại bỏ".
Các sự thật
Bất chấp nhiều khó khăn trong việc nuôi dưỡng một đứa con mang hội chứng Down, nhiều nhật báo đã cho đăng tải những câu truyện đề cao các kinh nghiệm tích cực của các phụ huynh có con em như thế. Tờ Washington Post số ngày 14 tháng Chín cho hay: việc nuôi dưỡng đứa con mắc hội chứng Down cho ta thấy nhiều sự thật về các cha mẹ và trẻ em loại trên.
Một bài báo đã mô tả hoàn cảnh của Adrianne Pedlikin, một bà mẹ ba con, trong đó đứa con trai lên 10 mắc hội chứng Down. Bài báo công nhận các khó khăn và thử thách của việc chăm sóc đứa con mắc hội chứng Down, nhưng đồng thời cũng thuật rằng Adrianne và chồng là Philip đã tỏ lòng yêu thương đứa con tật nguyền ấy biết chừng nào và tuyên bố việc em sinh ra đời đã thay đổi hoàn toàn thế giới quan của họ theo nghĩa tích cực.
Bài báo trên cũng nhắc đến kinh nghiệm của nhiều gia đình khác: có gia đình bị chống đối mạnh từ các viện giáo dục khi họ tới xin cho con tật nguyền của mình được đi học. Có gia đình đành nhốt con tật nguyền ở nhà vì không ai cho phép chúng chơi đùa với các trẻ em khác.
Một chứng từ bản thân khác về kinh nghiệm tích cực được làm cha mẹ một trẻ em mắc hội chứng Down đã được tường thuật trên một tờ báo Anh là tờ The Guardian, vào ngày 2 tháng Sáu. Annie Rey cho hay: hồi còn nhỏ, bà rất sợ những người tật nguyền. Thế rồi lúc 40 tuổi, bà có mang và khám phá ra đứa con mình đang cưu mang mắc hội chứng Down. Bà cho hay: “Suốt thời kỳ mang thai, tôi cứ ngả nghiêng giữa lạc quan và thất vọng: lạc quan vì hy vọng đứa con 20 tuần mà mình vừa khám phá ra là con trai sẽ không mắc hội chứng Down, và thất vọng khi nghĩ cháu sẽ mắc hội chứng ấy”. Đứa con trai Paddy của bà nay đã được 2 tuổi, và giờ đây bà chấp nhận ý tưởng có con mang hội chứng Down. Bà nói bà hiểu ra rằng “cháu không phải là một chẩn đoán” mà là một đứa trẻ với nhiều phẩm tính. “Tôi tin thật rằng nếu không có đứa con trai qúy hóa này, thế giới của chúng tôi và có lẽ thế giới nói chung sẽ nghèo nàn ghê lắm”.
Hân hoan
Tại Gia Nã Đại, gia đình ông Shaw thuật lại kinh nghiệm về đứa con mắc hội chứng Down của họ trong một bài báo đăng trên tờ Công Dân Ottawa vào ngày 2 tháng Ba. Hai vợ chồng ông này cho hay rất có thể họ đã trục thai đứa con gái tên Sydney của họ, nếu họ biết đứa nhỏ mắc hội chứng Down.
Bây giờ Sydney đã lên chín, và cha em tuyên bố: ông đã thay đổi quan điểm từ lâu và coi đứa con gái của mình như “một đứa con kỳ diệu, mang lại hân hoan. Cháu làm phong phú cuộc sống tôi đến mức độ tôi không nghĩ là mình có thể làm được. Cháu thay đổi toàn bộ chú tâm của tôi về cuộc đời, về những điều có giá trị và những điều không có giá trị, cả những điều chúng tôi coi là giá trị nữa”. Ông Michael Shaw hiện là thành viên của hội đồng giám đốc Hội Hội Chứng Down Gia Nã Đại, một hiệp hội cổ vũ chống lại việc mở rộng các thử nghiệm tiền sinh tại Gia Nã Đại và cho thấy hậu quả của chúng đối với các trẻ em mắc hội chứng Down.
Tháng Hai năm 2007, Hội Sản và Phụ Khoa của Gia Nã Đại công bố các chỉ dẫn mới để khuyến cáo mọi phụ nữ, bất kể tuổi tác, nên được thử nghiệm di truyền tiền sinh. Theo tờ Công Dân Ottawa, khoảng từ 80 tới 90 phần trăm các phụ nữ Gia Nã Đại được chẩn đoán con họ mắc hội chứng Down đã quyết định trục thai đứa nhỏ.
Các nguy hại của thử nghiệm
Mặt khác, các thử nghiệm mới đang được khai triển có thể sẽ dễ dàng hơn để cha mẹ gia tăng tập tục loại bỏ các đứa con không hoàn hảo. Nhật báo Times tại Luân Đôn, số ngày 21 tháng Sáu, tường trình rằng cuộc thử nghiệm, do một nhóm chuyên gia của Đại Học Hồng Kông thực hiện, hứa hẹn sẽ chứng minh được việc liệu một đứa trẻ nào đó có mang hội chứng Down hay không, nhờ thử nghiệm máu người mẹ.
Hiện nay, nhiều cuộc thử nghiệm nguy hiểm gọi là “amniocentesis” hay “chorionic villus sampling” đang được đưa vào sử dụng. Các kỹ thuật này hệ ở việc chích một mũi kim vào tử cung để lấy nước ối bao quanh thai nhi, hay một miếng nhỏ chất nhau. Tờ Times nói thêm: những kỹ thuật này đã tạo ra xẩy thai nơi 1% phụ nữ, và tại Anh Quốc, khoảng 320 vụ mang thai khỏe mạnh đã bị xẩy mỗi năm chỉ vì những vụ thử nghiệm hội chứng Down này.
Các thử nghiệm mới vẫn còn đang ở giai đoạn thí nghiệm, nhưng chỉ vài năm nữa, nó có thể được đem ra sử dụng rộng rãi đối với công chúng. Tuy nhiên, theo một bài báo ngày 14 tháng Chín trên tờ Người Quan Sát (the Observer) ở bên Anh, các nguy hiểm của việc thử nghiệm bệnh Down cao hơn nhiều. Các tìm tòi mới đây cho thấy: cứ mỗi ba thai nhi được thử nghiệm hội chứng Down để phòng ngừa, có tới hai em khỏe mạnh bị xẩy thai vì các phương pháp được sử dụng để khám phá ra tình trạng ấy. Các nghiên cứu mới này, vừa được công bố trên tập san Nghiên Cứu và Thực Hành Hội Chứng Down, cho rằng trong khi khám phá và phòng ngừa việc sinh ra đời của 660 thai nhi, có tới 400 thai nhi khoẻ mạnh đã bị chết oan.
Tỷ lệ ấy cao hơn dữ kiện được Sở Y Tế Quốc Gia Anh trích dẫn. Sở này chỉ trích dẫn tỷ lệ xẩy thai ở mức từ 1 tới 2 phần trăm do các thử nghiệm “amniocentesis” và “chorionic villus sampling” gây ra. Tờ Người Quan Sát bình luận rằng các người thực hiện cuộc nghiên cứu trên, là Frank và Sue Buckley, vốn thuộc cơ sở bác ái có tên Giáo Dục Quốc Tế Về Hội Chứng Down, và do đó có thể bị coi là có thiên kiến, cho nên các khám phá của họ đã được trình bày cho nhiều chuyên gia khác và tất cả đều đánh giá tích cực các kết quả tìm kiếm của họ.
Chăm sóc tốt hơn
Một bài báo khác đăng ngày 8 tháng Chín trên nhật báo Salt Lake Tribune (Thời Luận Salt Lake) nhận định rằng trước đây, các trẻ em mắc hội chứng Down thường bị cho vào nhà thương ngay lúc mới sinh và do đó chịu nhiều thiệt thòi đáng tiếc. Trong những năm gần đây, các em thuộc loại này đã được sống với gia đình. Đàng khác, các tiến bộ về chăm sóc và giáo dục về y tế đã giúp các em sống cuộc sống trọn vẹn hơn, thường học hết bậc trung học và có công ăn việc làm vững vàng.
Tuy nhiên, Madeleine Will, phó chủ tịch về chính sách công của Hội Hội Chứng Down Toàn Quốc, trong một bài báo đăng trên tờ U.S. Today (Nước Mỹ Ngày Nay), cho rằng ta còn nhiều điều phải làm. Song song với việc mở rộng cơ hội giáo dục, bà Will cho rằng nên buộc các bác sĩ phải cung cấp nhiều tín liệu có tính chi tiết hơn nữa về hội chứng Down cho các bậc cha mẹ, kể cả các tín liệu liên quan tới tuổi thọ trung bình cũng như làm sao tiếp xúc với các nhóm yểm trợ tại địa phương.
Bà cũng kêu gọi phải yểm trợ về tài chánh nhiều hơn nữa cho các gia đình có con em mắc hội chứng Down. Oái oăm thay, ngay khi có nhiều khả thể mới được mở ra cho những ai bị liên lụy tới hội chứng Down, thì các thử nghiệm cũng như thuyết phục mới của một số giới chuyên nghiệp y khoa đang gia tăng áp lực khiến các bậc cha mẹ đành phải kết liễu mạng sống vô tội của con cái mình.
Dự luật kiểm sóat dân số Phi Luật Tân
Trong khi ấy, Giáo Hội Phi Luật Tân đang lên cơn sốt trong việc tranh đấu chống lại dự luật cổ vũ ngừa thai và hạn chế số con trong gia đình. Theo phúc trình của Qũy Gia Đình Phi Luật Tân có cơ sở tại Hoa Thịnh Đốn, thì “Dự Luật Y Tế Sinh Sản năm 2005” trước đây nay được gọi là “Một Đạo Luật Đưa Ra Chính Sách Quốc Gia Về Y Tế Sinh Sản, Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch và Phát Triển Dân Số, Cũng Như Các Mục Đích Khác” đã được đệ trình Quốc Hội vào trung tuần tháng Chín vừa qua để được bàn cãi công khai vào tuần sau đó.
Dù các cuộc tranh luận sau đó đã bị đình hoãn, nhưng chắc chắn sẽ được tái tục vào một dịp thuận tiện. Do đó, các nhóm phò sự sống đã thay phiên nhau tổ chức các cuộc canh thức trước Quốc Hội để theo dõi cuộc tranh cãi này.
Sau lần thất bại năm 2005, khi tân Quốc Hội nhóm họp, người ta đã phối hợp ba dự luật khác nhau làm thành dự luật mới này và đệ trình nó qua Ủy Ban Dân Số. Ủy Ban của Hạ Viện Phi này đã làm việc với cơ sở Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch Quốc Tế và Qũy Dân Số Liên Hiệp Quốc để soạn ra dự luật mới này, với mục đích làm hết cách để giảm dân số và giảm các chứng HIV/AIDS cũng như các bệnh di truyền qua ngả tình dục. Qũy Liên Hiệp Quốc đã chuẩn chi 26 triệu Đô La Mỹ cho Phi Luật Tân để dùng vào mục đích trên.
Dự luật này sẽ buộc người ta phải áp dụng “một cỡ gia đình lý tưởng”, dọn đường cho Chính Sách Hai Con đang được đề nghị. Nó dự liệu các hình phạt nghiêm khắc gồm cả việc bỏ tù tới sáu tháng và những khoản tiền phạt rất nặng đối với những ai không tuân hành nghị trình chăm sóc y tế sinh sản như đề nghị.
Theo dự luật này, các hình phạt trên còn áp dụng đối với bất cứ ai “có ác ý cung cấp tin tức sai lạc về ý định trong các điều khoản của đạo luật này”. Các điều khoản của dự luật này cũng kêu gọi thiết lập ra hệ thống bác sĩ, viên chức dân số tại mỗi tỉnh và một học trình toàn quốc để giáo dục sinh lý theo quan điểm thế tục cho các học sinh từ lớp năm trở lên.
Khóa miệng phụ huynh
Eileen Macapanas Cosby, chủ tịch Qũy Gia Đình Phi Luật Tân, cho hay: “tự do ngôn luận đang bị lâm nguy. Cha mẹ sẽ không còn khả năng phản đối. Các nhân viên y tế sẽ bị buộc phải chuyển đệ (refer) ngược với lương tâm của mình. Các chủ nhân sẽ buộc phải cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình”.
Bà Cosby nói thêm: cơ sở quốc tế “Làm Cha Mẹ Có Trách Nhiệm” (International Responsible Parenthood) từng rao bán nhiều tiên kiến không đúng sự thật như cho rằng ngừa thai sẽ giảm nghèo và giảm con số phá thai. Nhiều người không hiểu biết chi về các giáo huấn xã hội của Công Giáo đã tin theo lời tuyên truyền sai lạc ấy. Cơ sở này nhắm Phi Luật Tân, vì nước này được coi là một nước Công Giáo
Bà cho rằng câu nói của Đức Tổng Giám Mục Pacino Aniceto, chủ tịch ủy ban giám mục về gia đình và sự sống, rất đúng. Ngài nói: “Nếu bạn là người Công Giáo, bạn phải hành xử như người Công Giáo. Nếu không, bạn đâu phải là mẫu người bạn tuyên xưng”. Các đức giám mục của Phi đang bảo trợ một phong trào kêu gọi không nên thông qua dự luật. Các ngài nhấn mạnh rằng một dự luật ngừa thai nhất thiết sẽ bao hàm phá thai.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Cruz, của tổng giáo phận Lingayen-Dagupan, quả quyết rằng “người ta dễ dàng thấy rõ: chỉ nguyên tựa đề của dự luật mà thôi đã nhiều lời rồi nhưng mấy chữ cuối cùng hoàn toàn để ngỏ ‘cũng như các mục đích khác’ cho thấy cái bảng giá khổng lồ và các phí tổn nghiêm trọng về luân lý ít khi có của nó”
Các nơi khác tại Á Châu
Người Công Giáo Phi Luật Tân đang vận động thu lượm 1 triệu chữ ký để chống lại dự luật này. Cha Melvin Castro, thư ký Văn Phòng Phò Sự Sống của HỘi Đồng Giám Mục Phi Luật Tân, tường trình rằng: ngài đã nhận được 100,000 chữ ký vào trung tuần tháng Chín.
Qũy Gia Đình Phi Luật Tân đang thúc giục người ta ký thỉnh nguyện thư trên trang mạng của mình. Bà Cosby cho rằng: “Ta phải bảo vệ Giáo Hội ngay lúc này, nếu không chẳng bao lâu sau, cả Á Châu sẽ lâm nguy”. Để nhận được quỹ ngoại trợ do Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch và Liên Hiệp Quốc hứa hẹn, “người Phi Luật Tân chúng ta sẽ đánh mất hết cơ sở luân lý. Lập trường của chúng tôi là lúc này, ta phải tỉnh thức vì cuộc bàn cãi có thể được tiếp diễn bất cứ lúc nào. “Sự thật của vấn đề là: dự luật này sẽ dẫn tới việc thực thi một chính sách vô luân: một thứ thuốc ngừa thai nhân tạo cuối cùng sẽ được chế tạo để hủy hoại sức khoẻ vì nó thành kiến cột ý niệm làm cha mẹ có kế hoạch vào các vấn đề giảm dân số, các vấn đề được họ coi sẽ mang lại tiến bộ cho các nước kém mở mang như nước chúng ta”.
Đức Tổng Giám Mục Cruz thì cho rằng "Nghĩ cho cùng, không một hành vi nhân bản nào, không một chức năng hành pháp nào, không một công trình tư pháp nào được đứng ngoài và đứng trên luân lý tính. Luân lý tính vừa ăn có tới chính trị, vừa không dửng dưng đối với xã hội thế tục. Bất chấp chủng tộc, màu da hay tín ngưỡng của những người liên hệ, khi các cá nhân đùa dỡn với nền luân lý tư riêng, khi các chính phủ coi thường nền luân lý công cộng, thì gia đình và xứ sở sẽ lần lượt gặp khủng hoảng lớn lao. Đó là bài học muôn đời của lịch sử”.
Tài liệu: Cha John Flynn LC và Genevieve Pollock, Zenit, ngày 21 tháng Chín năm 2008
Một quyết định tồi tệ của tổng thống Barack Obama
Linh Tiến Khải
05:46 05/02/2009
Một số nhận định của giáo sư Steven W. Mosher, Chủ tịch Học viện nghiên cứu dân số Hoa Kỳ, về quyết định của tân tổng thống Barack Obama gia tăng ngân qũy liên bang để tài trợ phá thai
Chiều tối ngày 23-1-2009 tổng thống tân cử Barack Obama đã ký sắc lệnh hủy bỏ việc cấm sử dụng ngân qũy liên bang để tài trợ và thăng tiến việc phá thai tại các nước đang trên đường phát triển, với mục đích gọi là để ”bảo vệ quyền lựa chọn của nữ giới”. Quyết định gia tăng ngân khoản tài trợ phá thai của tổng thống Obama đã tái mở ra cuộc tranh luận liên quan tới phá thai tại Hoa Kỳ, và đang di chuyển theo hướng đi dẫn tới chỗ đẩy mạnh việc nghiên cứu các tế bào gốc lấy từ phôi thai người.
Sắc lệnh của tổng thống tân cử Obama hủy bỏ lệnh cấm do tổng thống George Bush ký trước đây. Năm 1984 tổng thống Ronald Reagan đã thiết định điều sau này được gọi là ”lý thuyết của thành phố Mehicô”, do sự kiện Liên Hiệp Quốc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh về dân số tại thành phố này trong năm đó. Một cách cụ thể, tổng thống Reagan cấm không được dùng ngân qũy liên bang để tài trợ cho các tổ chức phi chính quyền, các nhóm cổ võ phá thai và các nhà thương phá thai, hay tài trợ cho các chương trình kế hoạch hóa gia đình, trong đó người ta khuyến khích và thăng tiến việc phá thai.
Ngày 22-1-1993 tổng tống Bill Clinton đã ký sắc lệnh hủy bỏ lệnh cấm của tổng thống Reagan. Ông chọn ngày 22 tháng Giêng để ghi nhớ ngày Hoa Kỳ chấp nhận luật cho phép phá thai hồi năm 1973. Khi đắc cử tổng thống năm 2001, tổng tống George Bush ký sắc lệnh cấm dùng ngân khoản liên bang để tài trợ cho các hoạt động phá thai, cũng vào ngày 22 tháng Giêng.
Trước đây tổng thống Barack Obama đã cho biết là ông sẽ hủy bỏ sắc lệnh của tổng thống Bush. Tuy nhiên vì ngày 22 tháng Giêng đã có hàng chục ngàn người thuộc các phong trào bảo vệ sự sống biếu tình trước Tòa Bạch Ốc, nên tổng thống Obama dời ngày ký sắc lệnh vào hôm sau. Nó diễn tả ý hướng của ông không muốn đụng độ với phong trào bảo vệ sự sống và gây chia rẽ trong nước, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng tài chánh kinh tế trầm trọng hiện nay, đang cần sự dấn thân và đoàn kết của mọi thành phần nhân dân.
Thật ra trước đó Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã mạnh mẽ lên tiếng bầy tỏ sự bất đồng lớn với chính quyền trong vấn đề này. Đức Hồng Y Joseph Rigali, Tổng Giám Mục Philadelfia, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ sự sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã khẳng định rằng: ”Một chính quyền muốn giảm các vụ phá thai, thì không được dành ngân khoản liên bang cho các nhóm thăng tiến phá thai”. Ngoài ra Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ cũng lo sợ rằng người ta sẽ đi tới chỗ tái thảo luận các luật lệ liên bang và tiểu bang đã được đưa ra nhằm giảm bớt hậu qủa tai hại của luật cho phép phá thai, được quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua cách đây 36 năm.
Đức Cha Thomas Gerard Wenski, Giám Mục Orlando, tiểu bang Florida, tuyên bố: ”Chúng tôi lo âu về sự kiện các nhà ý thức hệ phò phá thai có thể thắng thế trong quốc hội và đề nghị lên tổng thống Obama một dự thảo luật cho phép phá thai một cách tự do và triệt để hơn”.
Báo Quan Sát Viên Roma của Tòa Thánh coi quyết định này của tổng thống Obama là một ”quyết định rất gây thất vọng”. Giáo Hội sẵn sàng tranh đấu nếu tổng thống Obama ký nhận một đạo luật hủy bỏ tất cả các hạn chế phá thai đã được chấp nhận trên bình diện liên bang cũng như tiểu bang.
Theo tổng thống Obama trong 8 năm vừa qua các hạn chế phá thai đã ”gây thiệt hại cho các nỗ lực thăng tiến chương trình gia đình an ninh và hữu hiệu tại các nước đang trên đường phát triển”. Trong các tuần tới đây chính quyền Hoa Kỳ sẽ bắt đầu nói chuyện thẳng thắn về việc kế hoạch hóa gia đình và hoạt động để tìm ra một khoảng trống chung nhằm đáp ứng các nhu cầu của nữ giới và gia đình tại Hoa Kỳ và trên thế giới. Một cách cụ thể đó là tái cho phép dùng ngân khoản liên bang để tài trợ cho hoạt động của các tổ chức tự do lựa chọn phá thai. Nó cũng liên quan tới việc dùng ngân qũy liên bang để tài trợ cho việc nghiên cứu các tế bào gốc lấy từ các phôi thai người.
Lựa chọn của tổng thống tân cử Obama khiến cho các tổ chức bảo vệ sự sống thất vọng. Bà Charmaine Yoest, Chủ tịch Liên Minh bảo vệ sự sống Hoa Kỳ tuyên bố rằng: “Tài trợ phá thai là phỉ nhổ vào mặt người dân Hoa Kỳ”.
Bình luận về quyết định trên đây của tống thống Obama, Đức Cha Elio Sgreccia, nguyên Chủ tịch Hàn Lâm viện Sự sống của Tòa Thánh nói: ”Có biết bao nhiêu điều tốt lành có thể chọn lựa nhưng tổng thống Obama đã không làm, mà lại lựa chọn điều xấu nhất: đó là tàn sát trẻ em vô tội”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư Steven W. Mosher, Chủ tịch Học viện nghiên cứu dân số Hoa Kỳ, về quyết định của tân tổng thống Barack Obama gia tăng ngân qũy liên bang để tài trợ các vụ phá thai.
Vào đầu thập niên 1980 ông Mosher đã là nhà báo đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về các hành động tàn ác của nhà nước cộng sản Bắc Kinh trong việc áp dụng “đường lối chính trị mỗi gia đình một con”. Ông cũng đã công bố bản tường trình chứng minh cho thấy ”Ngân Qũy dân số của Liên Hiệp Quốc” và ”Liên hiệp quốc tế làm cha mẹ có kế hoạch” có liên lụy tới các vụ phá thai và làm tuyệt đường sinh sản tại Trung Quốc. Chính bản tường trình này của ông đã khiến cho tổng thống George Bush quyết định không tài trợ cho hai cơ quan này nữa.
Hỏi: Thưa giáo sư Mosher, giáo sư nghĩ gì về quyết định trên đây của tổng thống Barack Obama?
Đáp: Quyết định, qua đó tổng thống tân cử Barack Obama cho phép sử dụng ngân khoản liên bang để tài trợ cho các tổ chức phò phá thai, là một thí dụ của ”đế quốc Mỹ”. Trong khi đa số các nước trên thế giới cấm phá thai hay chỉ cho phép phá thai trong một số trường hợp, mà tổng thống Obama lại đưa ra quyết định như thế là vi phạm các nguyên tắc của tất cả mọi tôn giáo trên thế giới dậy tôn trọng phẩm giá và sự sống con người.
Hỏi: Luật chống phá thai do tổng thống Ronald Reagan thông qua hồi năm 1984 dựa trên các nguyên tắc nào thưa giáo sư?
Đáp: Tư tường hướng dẫn nòng cốt đó là phá thai luôn luôn là một biến cố gậy tranh luận tại khắp nơi trên thế giới này. Đa số người dân Mỹ chống lại sư kiện chính quyền sử dụng ngân qũy liên bang, phát xuất từ tiền thuế của họ, để tài trợ các vụ phá thai. Và đa số các quốc gia trên thế giới đều đưa ra rất nhiều hạn chế đối với việc phá thai. Đó là chưa kể tới các quốc gia hoàn toàn cấm phá thai. Các tổ chức Mỹ cổ động việc phá thai khiến cho Hoa Kỳ có một bộ mặt xấu xa đối với nữ giới thuộc các nước đang trên đường phát triển.
Hỏi: Ai là người thủ lợi và ai là kẻ bị thiệt thòi trong vụ thay đổi luật lệ và đường hướng chính trị này thưa giáo sư?
Đáp: Những kẻ được lợi đầu tiên là các tỗ chức cổ võ phá thai thuộc ”Liên hiệp quốc tế làm cha mẹ có kế hoạch”. Họ sẽ thăng tiến phá thai tại những nơi nào được phép phá thai, họ sẽ tranh đấu để cho luật phá thai được chấp nhận tại những nơi nào chưa được chấp nhận bằng cách thực hiện nhiều cuộc phá thai hơn tại và thách thức các luật lệ địa phương.
Hiện nay trên thế giới có 130 quốc gia cấm phá thai hay chỉ chấp nhận cho phép phá thai trong một số tình trạng đặc biệt. Chẳng hạn nhiều nước Mỹ châu Latinh minh định rằng sự sống con người bắt đầu từ lúc thụ thai do đó chính quyền bảo vệ trẻ em chưa sinh ra. Nhưng các tổ chức như ”Ngân Qũy dân số của Liên Hiệp Quốc” và ”Liên hiệp quốc tế làm cha mẹ có kế hoạch” và các tổ chức tương tự phò phá thai thì lại thàch đố các luật lệ và quyền tối thượng của các nước này, và muốn thay đổi mọi sự.
Họ bêu riếu trẻ em chưa sinh ra, và coi các em như một vật gì đó chứ không phải là người, có phẩm giá và tất cả mọi quyền thiêng liêng của một con người, trong đó có quyền nền tảng đầu tiên là quyền sống.
Nhưng chính vì không coi các bào thai là người, nên các tổ chức nói trên tìm cách tước đoạt quyền sống của các thai nhi, không bảo vệ chúng, và thực hiện các vụ phá thai bất hợp pháp. Một cung cách hành xử như thế lại chẳng phài là “chủ nghĩa đế quốc văn hóa, thì còn là cái gì nữa?
(Avvenire 25-1-2209)
Chiều tối ngày 23-1-2009 tổng thống tân cử Barack Obama đã ký sắc lệnh hủy bỏ việc cấm sử dụng ngân qũy liên bang để tài trợ và thăng tiến việc phá thai tại các nước đang trên đường phát triển, với mục đích gọi là để ”bảo vệ quyền lựa chọn của nữ giới”. Quyết định gia tăng ngân khoản tài trợ phá thai của tổng thống Obama đã tái mở ra cuộc tranh luận liên quan tới phá thai tại Hoa Kỳ, và đang di chuyển theo hướng đi dẫn tới chỗ đẩy mạnh việc nghiên cứu các tế bào gốc lấy từ phôi thai người.
Sắc lệnh của tổng thống tân cử Obama hủy bỏ lệnh cấm do tổng thống George Bush ký trước đây. Năm 1984 tổng thống Ronald Reagan đã thiết định điều sau này được gọi là ”lý thuyết của thành phố Mehicô”, do sự kiện Liên Hiệp Quốc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh về dân số tại thành phố này trong năm đó. Một cách cụ thể, tổng thống Reagan cấm không được dùng ngân qũy liên bang để tài trợ cho các tổ chức phi chính quyền, các nhóm cổ võ phá thai và các nhà thương phá thai, hay tài trợ cho các chương trình kế hoạch hóa gia đình, trong đó người ta khuyến khích và thăng tiến việc phá thai.
Ngày 22-1-1993 tổng tống Bill Clinton đã ký sắc lệnh hủy bỏ lệnh cấm của tổng thống Reagan. Ông chọn ngày 22 tháng Giêng để ghi nhớ ngày Hoa Kỳ chấp nhận luật cho phép phá thai hồi năm 1973. Khi đắc cử tổng thống năm 2001, tổng tống George Bush ký sắc lệnh cấm dùng ngân khoản liên bang để tài trợ cho các hoạt động phá thai, cũng vào ngày 22 tháng Giêng.
Trước đây tổng thống Barack Obama đã cho biết là ông sẽ hủy bỏ sắc lệnh của tổng thống Bush. Tuy nhiên vì ngày 22 tháng Giêng đã có hàng chục ngàn người thuộc các phong trào bảo vệ sự sống biếu tình trước Tòa Bạch Ốc, nên tổng thống Obama dời ngày ký sắc lệnh vào hôm sau. Nó diễn tả ý hướng của ông không muốn đụng độ với phong trào bảo vệ sự sống và gây chia rẽ trong nước, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng tài chánh kinh tế trầm trọng hiện nay, đang cần sự dấn thân và đoàn kết của mọi thành phần nhân dân.
Thật ra trước đó Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã mạnh mẽ lên tiếng bầy tỏ sự bất đồng lớn với chính quyền trong vấn đề này. Đức Hồng Y Joseph Rigali, Tổng Giám Mục Philadelfia, Chủ tịch Ủy ban bảo vệ sự sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã khẳng định rằng: ”Một chính quyền muốn giảm các vụ phá thai, thì không được dành ngân khoản liên bang cho các nhóm thăng tiến phá thai”. Ngoài ra Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ cũng lo sợ rằng người ta sẽ đi tới chỗ tái thảo luận các luật lệ liên bang và tiểu bang đã được đưa ra nhằm giảm bớt hậu qủa tai hại của luật cho phép phá thai, được quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua cách đây 36 năm.
Đức Cha Thomas Gerard Wenski, Giám Mục Orlando, tiểu bang Florida, tuyên bố: ”Chúng tôi lo âu về sự kiện các nhà ý thức hệ phò phá thai có thể thắng thế trong quốc hội và đề nghị lên tổng thống Obama một dự thảo luật cho phép phá thai một cách tự do và triệt để hơn”.
Báo Quan Sát Viên Roma của Tòa Thánh coi quyết định này của tổng thống Obama là một ”quyết định rất gây thất vọng”. Giáo Hội sẵn sàng tranh đấu nếu tổng thống Obama ký nhận một đạo luật hủy bỏ tất cả các hạn chế phá thai đã được chấp nhận trên bình diện liên bang cũng như tiểu bang.
Theo tổng thống Obama trong 8 năm vừa qua các hạn chế phá thai đã ”gây thiệt hại cho các nỗ lực thăng tiến chương trình gia đình an ninh và hữu hiệu tại các nước đang trên đường phát triển”. Trong các tuần tới đây chính quyền Hoa Kỳ sẽ bắt đầu nói chuyện thẳng thắn về việc kế hoạch hóa gia đình và hoạt động để tìm ra một khoảng trống chung nhằm đáp ứng các nhu cầu của nữ giới và gia đình tại Hoa Kỳ và trên thế giới. Một cách cụ thể đó là tái cho phép dùng ngân khoản liên bang để tài trợ cho hoạt động của các tổ chức tự do lựa chọn phá thai. Nó cũng liên quan tới việc dùng ngân qũy liên bang để tài trợ cho việc nghiên cứu các tế bào gốc lấy từ các phôi thai người.
Lựa chọn của tổng thống tân cử Obama khiến cho các tổ chức bảo vệ sự sống thất vọng. Bà Charmaine Yoest, Chủ tịch Liên Minh bảo vệ sự sống Hoa Kỳ tuyên bố rằng: “Tài trợ phá thai là phỉ nhổ vào mặt người dân Hoa Kỳ”.
Bình luận về quyết định trên đây của tống thống Obama, Đức Cha Elio Sgreccia, nguyên Chủ tịch Hàn Lâm viện Sự sống của Tòa Thánh nói: ”Có biết bao nhiêu điều tốt lành có thể chọn lựa nhưng tổng thống Obama đã không làm, mà lại lựa chọn điều xấu nhất: đó là tàn sát trẻ em vô tội”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư Steven W. Mosher, Chủ tịch Học viện nghiên cứu dân số Hoa Kỳ, về quyết định của tân tổng thống Barack Obama gia tăng ngân qũy liên bang để tài trợ các vụ phá thai.
Vào đầu thập niên 1980 ông Mosher đã là nhà báo đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về các hành động tàn ác của nhà nước cộng sản Bắc Kinh trong việc áp dụng “đường lối chính trị mỗi gia đình một con”. Ông cũng đã công bố bản tường trình chứng minh cho thấy ”Ngân Qũy dân số của Liên Hiệp Quốc” và ”Liên hiệp quốc tế làm cha mẹ có kế hoạch” có liên lụy tới các vụ phá thai và làm tuyệt đường sinh sản tại Trung Quốc. Chính bản tường trình này của ông đã khiến cho tổng thống George Bush quyết định không tài trợ cho hai cơ quan này nữa.
Hỏi: Thưa giáo sư Mosher, giáo sư nghĩ gì về quyết định trên đây của tổng thống Barack Obama?
Đáp: Quyết định, qua đó tổng thống tân cử Barack Obama cho phép sử dụng ngân khoản liên bang để tài trợ cho các tổ chức phò phá thai, là một thí dụ của ”đế quốc Mỹ”. Trong khi đa số các nước trên thế giới cấm phá thai hay chỉ cho phép phá thai trong một số trường hợp, mà tổng thống Obama lại đưa ra quyết định như thế là vi phạm các nguyên tắc của tất cả mọi tôn giáo trên thế giới dậy tôn trọng phẩm giá và sự sống con người.
Hỏi: Luật chống phá thai do tổng thống Ronald Reagan thông qua hồi năm 1984 dựa trên các nguyên tắc nào thưa giáo sư?
Đáp: Tư tường hướng dẫn nòng cốt đó là phá thai luôn luôn là một biến cố gậy tranh luận tại khắp nơi trên thế giới này. Đa số người dân Mỹ chống lại sư kiện chính quyền sử dụng ngân qũy liên bang, phát xuất từ tiền thuế của họ, để tài trợ các vụ phá thai. Và đa số các quốc gia trên thế giới đều đưa ra rất nhiều hạn chế đối với việc phá thai. Đó là chưa kể tới các quốc gia hoàn toàn cấm phá thai. Các tổ chức Mỹ cổ động việc phá thai khiến cho Hoa Kỳ có một bộ mặt xấu xa đối với nữ giới thuộc các nước đang trên đường phát triển.
Hỏi: Ai là người thủ lợi và ai là kẻ bị thiệt thòi trong vụ thay đổi luật lệ và đường hướng chính trị này thưa giáo sư?
Đáp: Những kẻ được lợi đầu tiên là các tỗ chức cổ võ phá thai thuộc ”Liên hiệp quốc tế làm cha mẹ có kế hoạch”. Họ sẽ thăng tiến phá thai tại những nơi nào được phép phá thai, họ sẽ tranh đấu để cho luật phá thai được chấp nhận tại những nơi nào chưa được chấp nhận bằng cách thực hiện nhiều cuộc phá thai hơn tại và thách thức các luật lệ địa phương.
Hiện nay trên thế giới có 130 quốc gia cấm phá thai hay chỉ chấp nhận cho phép phá thai trong một số tình trạng đặc biệt. Chẳng hạn nhiều nước Mỹ châu Latinh minh định rằng sự sống con người bắt đầu từ lúc thụ thai do đó chính quyền bảo vệ trẻ em chưa sinh ra. Nhưng các tổ chức như ”Ngân Qũy dân số của Liên Hiệp Quốc” và ”Liên hiệp quốc tế làm cha mẹ có kế hoạch” và các tổ chức tương tự phò phá thai thì lại thàch đố các luật lệ và quyền tối thượng của các nước này, và muốn thay đổi mọi sự.
Họ bêu riếu trẻ em chưa sinh ra, và coi các em như một vật gì đó chứ không phải là người, có phẩm giá và tất cả mọi quyền thiêng liêng của một con người, trong đó có quyền nền tảng đầu tiên là quyền sống.
Nhưng chính vì không coi các bào thai là người, nên các tổ chức nói trên tìm cách tước đoạt quyền sống của các thai nhi, không bảo vệ chúng, và thực hiện các vụ phá thai bất hợp pháp. Một cung cách hành xử như thế lại chẳng phài là “chủ nghĩa đế quốc văn hóa, thì còn là cái gì nữa?
(Avvenire 25-1-2209)
Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh lên tiếng về vụ Giám mục Williamson
LM Trần Đức Anh, OP
05:47 05/02/2009
VATICAN -. Hôm 4-2-2009, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh khẳng định rằng để có thể được nhận cho thi hành chức năng GM trong Giáo Hội, GM Williamson phải tuyệt đối và công khai từ bỏ lập trường về vấn đề diệt chủng Do thái.
Vị GM này người Anh, năm nay 69 tuổi, đã tuyên bố trong 1 cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình Thụy Sĩ hồi tháng 11 năm ngoái rằng chỉ có khoảng 2, 3 trăm ngàn người Do thái chết trong các trại tập trung của Đức Quốc xã, và không có ai chết vì lò khí độc.
Phủ quốc vụ khanh đã công bố thông cáo minh định lập trường của Tòa Thánh, sau khi có những phản ứng ồ ạt về sắc lệnh được Bộ GM công bố ngày 21-1 vừa qua giải vạ tuyệt thông 4 GM đã chịu chức bất hợp pháp thuộc Huynh đoàn thánh Piô 10. Thông cáo viết: ”Việc tha vạ này không thay đổi tình trạng pháp lý của Huynh đoàn này. Hiện nay Huynh đoàn không được nhìn nhận về giáo luật trong Giáo Hội Công Giáo. Cả 4 GM được tha vạ cũng không có chức năng theo giáo luật trong Giáo Hội và không thi hành sứ vụ này một cách hợp pháp trong Giáo Hội.”
”Để được nhìn nhận trong tương lai, Huynh đoàn thánh Piô 10 phải chu toàn điều kiện không thể thiếu được, đó là hoàn toàn chấp nhận Công đồng chung Vatican, và Giáo Huấn của các ĐGH Gioan 23, Phaolô 6, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô 2 và Biển Đức 16.”
Phủ quốc vụ khanh tái xác nhận ”lập trường của GM Williamson liên quan đến cuộc diệt chủng Do thái là điều tuyệt đối không thể chấp nhận được và đã bị ĐTC bác bỏ. Khi giải vạ cho 4 GM nói trên, ĐTC không biết lập trường của GM Williamson về diệt chủng Do thái.”
Sau cùng, thông cáo cho biết ĐTC xin các tín hữu cầu nguyện xin Chúa soi sáng con đường của Giáo Hội, và để các vị mục tử cũng như tất cả các tín hữu gia tăng quyết tâm nâng đỡ sứ mạng tế nhị và khó khăn của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô trong tư cách là 'Người bảo vệ tình hiệp nhất trong Giáo Hội”.
Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh
Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, LM Lombardi SJ, cũng nói rằng ĐTC đã có lập trường rất rõ ràng về vấn đề diệt chủng Do thái.
Trong những ngày qua, một số nhân vật, trong đó có cả bà thủ tướng Angela Merkel của Đức, lên tiếng yêu cầu ĐTC bày tỏ lập trường rõ ràng về cuộc diệt chủng Do thái.
Chiều ngày 3-2-2009, Cha Lombardi đã ra thông cáo nói rằng: ”Lập trường của ĐGH về vấn đề diệt chủng Do thái đã được trình bày rất rõ ràng tại Hội đường Do thái ở thành phố Koeln ngày 19-8 năm 2005, tại trại tập trung Auschwitz-Birkenau bên Ba Lan ngày 28-5-2006 và trong buổi tiếp kiến chung ngày 31-5-2006 và mới đây vào cuối buổi tiếp kiến chung 28-1 vừa qua, với những lời rất rõ rằng, trong đó chúng tôi chỉ ghi lại đây lời này: ”Trong khi tôi thân ái lập lại tình liên đới trọn vẹn và không thể tranh luận của tôi với các anh chị em thuộc giao ước đầu tiên, tôi cầu mong rằng việc tưởng niệm cuộc diệt chủng sẽ giúp nhân loại suy tư về quyền lực không thể lường trước được của sự ác, khi nó chiếm hữu tâm hồn con người. Ước gì cuộc diệt chủng Do thái là một lời cảnh giác cho tất cả mọi người chống lại sự quên lãng, sự phủ nhận hoặc thu hẹp”.
”Việc lên án những lời tuyên bố chối bỏ cuộc diệt chủng không thể rõ ràng hơn nữa, và từ văn mạch, hiển nhiên là việc lên án ấy cũng nói về lập trường của GM Williamson và tất cả những lập trường tương tự. Trong cùng dịp ấy chính ĐTC đã giải thích rõ ràng mục đích của việc tha vạ tuyệt thông thông, mục đích ấy không liên hệ gì tới việc hợp thức hóa những lập trường chối bỏ cuộc diệt chủng Do thái, những lập trường mà ngài lên án rõ ràng”.
Về phần ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Công Giáo Tương lai (Avvenire) ở Italia, số ra ngày 3-2-2009 ngài kêu gọi đừng lẫn lộn giữa biện pháp khoan hồng của ĐTC, - giải vạ tuyệt thông cho 4 GM, và lời tuyên bố tai hại của 1 trong 4 GM ấy. Việc giải vạ này chỉ liên hệ tới sự kiện 4 giáo sĩ này đã chịu chức GM thành sự nhưng bất hợp pháp hồi năm 1988 vì không có phép của Tòa Thánh. Huynh Đoàn thánh Piô 10 đã bác bỏ lời tuyên bố của GM thành viên của họ về diệt chủng Do thái và đã xin lỗi ĐGH về vụ đó. ĐGH đã nói rõ ràng ngày thứ tư 28-1 vừa qua. Đối với chúng tôi vấn đề này có thể coi như kết thúc”.
ĐHY Bertone cũng cho biết chương trình chuẩn bị cuộc viếng thăm của ĐTC tại Thánh Địa đang tiến xa hơn trong việc nghiên cứu và chúng tôi hy vọng cuộc viếng thăm này có thể được thực hiện với tất cả những bảo đảm cần thiết trước đó cho các cuộc viếng thăm của ĐGH (SD, Avvenire 3-2-2009)
Vị GM này người Anh, năm nay 69 tuổi, đã tuyên bố trong 1 cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình Thụy Sĩ hồi tháng 11 năm ngoái rằng chỉ có khoảng 2, 3 trăm ngàn người Do thái chết trong các trại tập trung của Đức Quốc xã, và không có ai chết vì lò khí độc.
Phủ quốc vụ khanh đã công bố thông cáo minh định lập trường của Tòa Thánh, sau khi có những phản ứng ồ ạt về sắc lệnh được Bộ GM công bố ngày 21-1 vừa qua giải vạ tuyệt thông 4 GM đã chịu chức bất hợp pháp thuộc Huynh đoàn thánh Piô 10. Thông cáo viết: ”Việc tha vạ này không thay đổi tình trạng pháp lý của Huynh đoàn này. Hiện nay Huynh đoàn không được nhìn nhận về giáo luật trong Giáo Hội Công Giáo. Cả 4 GM được tha vạ cũng không có chức năng theo giáo luật trong Giáo Hội và không thi hành sứ vụ này một cách hợp pháp trong Giáo Hội.”
”Để được nhìn nhận trong tương lai, Huynh đoàn thánh Piô 10 phải chu toàn điều kiện không thể thiếu được, đó là hoàn toàn chấp nhận Công đồng chung Vatican, và Giáo Huấn của các ĐGH Gioan 23, Phaolô 6, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô 2 và Biển Đức 16.”
Phủ quốc vụ khanh tái xác nhận ”lập trường của GM Williamson liên quan đến cuộc diệt chủng Do thái là điều tuyệt đối không thể chấp nhận được và đã bị ĐTC bác bỏ. Khi giải vạ cho 4 GM nói trên, ĐTC không biết lập trường của GM Williamson về diệt chủng Do thái.”
Sau cùng, thông cáo cho biết ĐTC xin các tín hữu cầu nguyện xin Chúa soi sáng con đường của Giáo Hội, và để các vị mục tử cũng như tất cả các tín hữu gia tăng quyết tâm nâng đỡ sứ mạng tế nhị và khó khăn của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô trong tư cách là 'Người bảo vệ tình hiệp nhất trong Giáo Hội”.
Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh
Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, LM Lombardi SJ, cũng nói rằng ĐTC đã có lập trường rất rõ ràng về vấn đề diệt chủng Do thái.
Trong những ngày qua, một số nhân vật, trong đó có cả bà thủ tướng Angela Merkel của Đức, lên tiếng yêu cầu ĐTC bày tỏ lập trường rõ ràng về cuộc diệt chủng Do thái.
Chiều ngày 3-2-2009, Cha Lombardi đã ra thông cáo nói rằng: ”Lập trường của ĐGH về vấn đề diệt chủng Do thái đã được trình bày rất rõ ràng tại Hội đường Do thái ở thành phố Koeln ngày 19-8 năm 2005, tại trại tập trung Auschwitz-Birkenau bên Ba Lan ngày 28-5-2006 và trong buổi tiếp kiến chung ngày 31-5-2006 và mới đây vào cuối buổi tiếp kiến chung 28-1 vừa qua, với những lời rất rõ rằng, trong đó chúng tôi chỉ ghi lại đây lời này: ”Trong khi tôi thân ái lập lại tình liên đới trọn vẹn và không thể tranh luận của tôi với các anh chị em thuộc giao ước đầu tiên, tôi cầu mong rằng việc tưởng niệm cuộc diệt chủng sẽ giúp nhân loại suy tư về quyền lực không thể lường trước được của sự ác, khi nó chiếm hữu tâm hồn con người. Ước gì cuộc diệt chủng Do thái là một lời cảnh giác cho tất cả mọi người chống lại sự quên lãng, sự phủ nhận hoặc thu hẹp”.
”Việc lên án những lời tuyên bố chối bỏ cuộc diệt chủng không thể rõ ràng hơn nữa, và từ văn mạch, hiển nhiên là việc lên án ấy cũng nói về lập trường của GM Williamson và tất cả những lập trường tương tự. Trong cùng dịp ấy chính ĐTC đã giải thích rõ ràng mục đích của việc tha vạ tuyệt thông thông, mục đích ấy không liên hệ gì tới việc hợp thức hóa những lập trường chối bỏ cuộc diệt chủng Do thái, những lập trường mà ngài lên án rõ ràng”.
Về phần ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Công Giáo Tương lai (Avvenire) ở Italia, số ra ngày 3-2-2009 ngài kêu gọi đừng lẫn lộn giữa biện pháp khoan hồng của ĐTC, - giải vạ tuyệt thông cho 4 GM, và lời tuyên bố tai hại của 1 trong 4 GM ấy. Việc giải vạ này chỉ liên hệ tới sự kiện 4 giáo sĩ này đã chịu chức GM thành sự nhưng bất hợp pháp hồi năm 1988 vì không có phép của Tòa Thánh. Huynh Đoàn thánh Piô 10 đã bác bỏ lời tuyên bố của GM thành viên của họ về diệt chủng Do thái và đã xin lỗi ĐGH về vụ đó. ĐGH đã nói rõ ràng ngày thứ tư 28-1 vừa qua. Đối với chúng tôi vấn đề này có thể coi như kết thúc”.
ĐHY Bertone cũng cho biết chương trình chuẩn bị cuộc viếng thăm của ĐTC tại Thánh Địa đang tiến xa hơn trong việc nghiên cứu và chúng tôi hy vọng cuộc viếng thăm này có thể được thực hiện với tất cả những bảo đảm cần thiết trước đó cho các cuộc viếng thăm của ĐGH (SD, Avvenire 3-2-2009)
Noi gương sống và học hiểu giáo huấn của thánh Phaolo để củng cố căn cước Kitô và canh tân Giáo Hội
Linh Tiến Khải
05:55 05/02/2009
"Chúng ta phải noi gương sống của thánh Phaolô và học hiểu giáo huấn của người để củng cố căn cước kitô và canh tân toàn thể Giáo Hội”. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước 8000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi găp gỡ chung hằng tuần với Đức Thánh Cha trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 4-2-2009. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói tới cái chết của thánh Phaolô. Truyền thống cổ xưa nói rằng thánh nhân đã bị tử đạo tại Roma. Nhưng Tân Ước không nói gì về sự kiện này. Sách Công Vụ chỉ nói tới điều kiện thánh Phaolô bị tù tại Roma, và có thể tiếp đón mọi người (x. Cv 28,30-31). Trong thư thứ II gửi Timoteo thánh nhân cho chúng ta biết: ”Còn tôi tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra di” (x. 2 Tm 4,6; Pl 2,17). Thánh nhân dùng hình ảnh phụng tự của lễ tế, như đã dùng trong thư gửi giáo đoàn Philipphê, để giải thích cái chết tử đạo của mình như là tham dự vào hy tế của Chúa Kitô, và hình ảnh hàng hải con thuyền tới bến để ám chỉ cái chết đổ máu của mình.
Chứng từ rõ ràng đầu tiên về cái chết của thánh Phaolô là vào khoảng năm 90, tức ba thập niên sau khi thánh nhân qua đời. Đó là bức thư Giáo Đoàn và Giám Mục Roma là Clemente I gửi cho giáo đoàn Côrintô, mời gọi tín hữu noi gương thánh Phaolô. Thư viết:
”Vì sự ghen tương và bất đồng ý kiến Phaolô bị bó buộc cho chúng ta thấy phải đạt phần thưởng sự kiên nhẫn như thế nào. Bị bắt giữ 7 lần, bị đầy ải, ném đá, thánh nhân đã là kẻ rao giảng Chúa Kitô bên Phương Đông và bên Phương Tây, và vì lòng tin người đã chiếm hữu được một vinh quang tinh tuyền. Sau khi rao giảng công lý cho toàn thế giới và sau khi đạt tới tận cùng đông phương, người chịu tử đạo trước các kẻ cầm quyền; như thế người chịu đau khổ từ đời này và đạt nơi thánh thiện và trở thành mẫu gương lớn lao của lòng kiên nhẫn” ( 1 Clem 5,2). Sự kiên nhẫn được nói tới ở đây ám chỉ việc thông phần của người vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, ám chỉ lòng quảng đại và kiên trì của người trên con đường khổ đau, đến độ có thể nói rằng: ”Tôi mang trên mình tôi các vết thương của Chúa Giêsu” (Gl 6,17). Thư của Giám Muc Clemente nói tới ”tận cùng tây phương”, khiến cho các học gỉa tranh luận cho rằng thánh Phaolô đã sang tới Tây Ban Nha. Có điều chắc chắn là trong thư gửi tín hữu Roma thánh nhân có cho biết người muốn sang giảng đạo bên Tây Ban Nha.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha ghi nhận sự kiện ý nghĩa này đó là trong thư Giám Mục Clemente để hai tên Phêrô và Phaolô liền nhau, cả khi trong bút tích thuộc thế kỷ thứ IV của Eusebio thành Cesarea thứ tự bị đổi. Đề cập tới hoàng đế Neron, tác giả viết: ”Trong thời ông cai trị Phaolô bị chặt đầu chính tại Roma và Phêrô thì bị đóng đanh. Câu chuyện được minh xác bởi tên Phêrô Phaolô ngày nay còn ở trên mộ của các vị trong thành phố này” (Hist.. eccl. 2,25,5). Rồi Eusebio tiếp tục kể lại lời tuyên bố của một linh mục Roma tên là Gaio, hồi đầu thế kỷ thứ II: ”Tôi có thể chỉ cho bạn thấy các chiến tích của các tông đồ: nếu bạn tới Vaticăng hay trên đường Ostiense, bạn sẽ tìm thấy các chiến tích của các vị sáng lập Giáo Hội” (ibid. 2,25,6-7). Các chiến tích là chính các mộ của hai thánh Phêrô và Phaolô, mà ngày nay, sau hai nghìn năm, chúng ta còn tôn kính tại chính các nơi này: thánh Phêrô ở đây tại Vaticăng và thánh Phaolô trong đền thờ thánh Phaolô Ngoại Thánh trên đường Ostiense.
Đức Thánh Cha cũng ghi nhận sự kiện hai tông đồ cả cùng được nhắc tới, cả khi không có tài liệu cổ nào đề cập tới sự kiện hai vị thi hành thừa tác đồng thời với nhau tại Roma, nhưng ý thức kitô sau đó đã dựa trên sự kiện cả hai vị được chôn cất tại Roma nên coi cả hai như là các vị sáng lập ra Giáo Hội Roma. Đề cập tới việc kế vị các tông đồ Ireneo thành Lyon sống vào cuối thế kỷ thứ II viết: ”Vì kể hết ra các việc kế vị của tất cả mọi Giáo Hội thì dài qúa, chúng ta chỉ nói đến Giáo Hội vĩ đại mọi người đều biết là Giáo Hội đã được hai tông đồ Phêrô Phaolô thiết lập tại Roma thôi” (Adv. haer. 3,3,2).
Rồi Đức Thánh Cha nói tới cái chết của thánh Phaolô được sách Công Vụ Phaolô ghi nhận như sau:
Sách kể lại rằng hoàng đế Neron kết án chém đầu thánh nhân, và án được thi hành ngay sau đó (x. 9,5). Các tài liệu cổ xưa cho biết giữa cuộc bách hại của hoàng đế Neron sau vụ thành Roma bị hỏa hoạn hồi tháng 7 năm 64 và năm cuối cùng của triều đại Neron là năm 68 (x. Gerolamo, De viris ill. 5,8). Thời điểm xê xích tùy theo ngày thánh Phaolô tới Roma.
Các truyền thống tiếp theo xác định hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất có vẻ truyền kỳ hơn đó là biến cố thánh nhân tử đạo xảy ra tại Acquae Salviae trên đường Laurentina, thủ cấp của thánh nhân nhảy ba lần và mỗi lần khiến cho một con suối từ đất vọt lên, vì thế nơi này có tên gọi là Tre Fontane, Ba Suối. Yếu tố thứ hai phù hơp với chứng tá của linh mục Gaio, thánh nhân được chôn cất ”ngoài thành, dặm thứ hai trên đường Laurentina”, ”trong đất của Lucina” là một phụ nữ kitô (Passione di Paolo dello Pseudo Abdia, thuộc thế ky thứ IV). Tại đây vào thế kỷ thứ IV hoàng đế Constantino cho xây một đền thờ đầu tiên, được các hoàng đế Valentiniano II, Teodosio và Arcadio nới rộng giữa thế kỷ thứ IV và thứ V. Sau vụ hỏa hoạn hồi năm 1800 đền thờ được xây lại như trông thấy hiện nay.
Dầu sao đi nữa gương mặt của thánh Phaolô lớn hơn là cuộc sống trên dương thế và cái chết của ngài, vì thánh nhân đã để lại một gia tài tinh thần rất lớn.... Vì chẳng bao lâu sau, các thư của người đã được dùng trong các bài đọc phụng vụ, và nhờ thế tư tưởng của thánh nhân trở thành lương thực tinh thần cho tín hữu thuộc mọi thời đại.
Và dĩ nhiên là các thư và nền tu đức của thánh nhân đã dưỡng nuôi cuộc sống của các Giáo Phụ và mọi thần học gia. Cho tới ngày nay thánh Phaolô là vị thầy và là tông đồ đích thật của dân ngoại. Tác phẩm chú giải đầu tiên thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Roma là của giáo phụ Origene thần học gia lớn của trường phái Alessandria. Ngoài việc chú giải các thư của thánh Phaolô Thánh Gioan Kim Khẩu còn viết 7 bài ca tụng đáng ghi nhớ. Thánh Agostino đã hoán cải là nhờ đọc các thư của thánh Phaolô và suốt đời trích thánh Phaolô. Từ việc liên tục đối thoại với thánh nhân, nảy sinh ra nền thần học công giáo và tin lành.
Thánh Toma Aquino cũng để lại cho chúng ta tác phẩm chú giải các thư của thánh Phaolô, tiêu biểu cho khoa chú giải Kinh Thánh thời Trung Cổ. Vào thế kỷ XVI xảy ra phong trào Cải cách với Lutero là người đã tìm ra một kiểu chú giải mới giáo thuyết công chính hóa giải thoát khỏi mọi âu lo sợ hãi của qúa khứ và trao ban một sự tin tưởng triệt để nơi lòng lành của Thiên Chúa, là đấng tha thứ vô điều kiện. Từ đó Lutero đồng hóa chủ trương duy luật lệ do thái kitô với sự nô lệ luật lệ trái nghịch với sự tự do của Tin Mừng. Công Đồng Chung Trento từ năm 1545 tới 1563 đã giải thích sâu rộng sự công chính hóa và tìm thấy trong toàn truyền thống công giáo tổng kết giữa luật lệ và Tin Mừng, phù hợp với sứ điệp của toàn Kinh Thánh.
Trong thế kỷ XIX ảnh hưởng của thuyết thiên quang luận đã giúp phát triển kiểu chú giải phê bình lịch sử. Trong hai thế kỷ XIX và XX người ta đã nói xấu thánh Phaolô. Điển hình như triết gia Nietsche đã chế nhạo thần học sự khiêm nhường của thánh nhân và đối nghịch lại bằng thần học của con người mạnh mẽ và quyền năng.
Ý niệm về sự tự do của thánh Phaolô là nòng cốt tư tưởng của thánh nhân. nhưng ngày nay nó được giải thích trong bối cảnh của chủ thuyết tân tự do. Người ta cũng đối chọi sự rao giảng của thánh Phaolô với sự rao giảng của Chúa Giêsu và cho rằng thánh nhân là sáng lập viên mới của Kitô giáo.
Điều đúng là Nước Trời như trung tâm điểm lời loan báo của Chúa Giêsu đã trở thành trung tâm điểm của Kitô học, có tuyệt đỉnh là mầu nhiệm phục sinh. Từ mầu nhiệm phục sinh phát xuất ra các bí tích Rửa tội và Thánh Thể như sự hiện diện thường hằng của mầu nhiệm đó và là thần lương làm cho Thân Mình Chúa Kitô lớn lên và xây dựng Giáo Hội. Nước Thiên Chúa hiện thực trong trung tâm mới của nền Kitô học và mầu nhiệm phục sinh, khiến cho lời loan báo của Chúa Giêsu trở thành cụ thể, hiện diện và hoạt động.
Trong mấy chục năm qua xảy ra nhiều khác biệt giữa khoa chú giải công giáo và khoa chú giải tin lành nhưng lại thực hiện được sự đồng thuận liên quan tới điểm gây chia rẽ lịch sử giữa hai bên. Đây là niềm hy vọng lớn của phong trào đại kết.
Sau cùng Đức Thánh Cha nhắc đến ba dòng lớn mang tên của thánh Phaolô là dòng Thánh Phaolô gọi là dòng Barnabiti thuộc thế kỷ XVI, dòng Thừa Sai thánh Phaolô gọi là dòng Pauliti thuộc thế kỷ XIX và Gia đình Phaolô do chân phước Giacomo Alberione thành lập trong thế kỷ XX.
Khi noi gương thánh Phaolô và tìm hiểu giáo lý của người là chúng ta củng cố căn cước kitô và canh tân toàn Giáo Hội.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.
Chứng từ rõ ràng đầu tiên về cái chết của thánh Phaolô là vào khoảng năm 90, tức ba thập niên sau khi thánh nhân qua đời. Đó là bức thư Giáo Đoàn và Giám Mục Roma là Clemente I gửi cho giáo đoàn Côrintô, mời gọi tín hữu noi gương thánh Phaolô. Thư viết:
”Vì sự ghen tương và bất đồng ý kiến Phaolô bị bó buộc cho chúng ta thấy phải đạt phần thưởng sự kiên nhẫn như thế nào. Bị bắt giữ 7 lần, bị đầy ải, ném đá, thánh nhân đã là kẻ rao giảng Chúa Kitô bên Phương Đông và bên Phương Tây, và vì lòng tin người đã chiếm hữu được một vinh quang tinh tuyền. Sau khi rao giảng công lý cho toàn thế giới và sau khi đạt tới tận cùng đông phương, người chịu tử đạo trước các kẻ cầm quyền; như thế người chịu đau khổ từ đời này và đạt nơi thánh thiện và trở thành mẫu gương lớn lao của lòng kiên nhẫn” ( 1 Clem 5,2). Sự kiên nhẫn được nói tới ở đây ám chỉ việc thông phần của người vào cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, ám chỉ lòng quảng đại và kiên trì của người trên con đường khổ đau, đến độ có thể nói rằng: ”Tôi mang trên mình tôi các vết thương của Chúa Giêsu” (Gl 6,17). Thư của Giám Muc Clemente nói tới ”tận cùng tây phương”, khiến cho các học gỉa tranh luận cho rằng thánh Phaolô đã sang tới Tây Ban Nha. Có điều chắc chắn là trong thư gửi tín hữu Roma thánh nhân có cho biết người muốn sang giảng đạo bên Tây Ban Nha.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha ghi nhận sự kiện ý nghĩa này đó là trong thư Giám Mục Clemente để hai tên Phêrô và Phaolô liền nhau, cả khi trong bút tích thuộc thế kỷ thứ IV của Eusebio thành Cesarea thứ tự bị đổi. Đề cập tới hoàng đế Neron, tác giả viết: ”Trong thời ông cai trị Phaolô bị chặt đầu chính tại Roma và Phêrô thì bị đóng đanh. Câu chuyện được minh xác bởi tên Phêrô Phaolô ngày nay còn ở trên mộ của các vị trong thành phố này” (Hist.. eccl. 2,25,5). Rồi Eusebio tiếp tục kể lại lời tuyên bố của một linh mục Roma tên là Gaio, hồi đầu thế kỷ thứ II: ”Tôi có thể chỉ cho bạn thấy các chiến tích của các tông đồ: nếu bạn tới Vaticăng hay trên đường Ostiense, bạn sẽ tìm thấy các chiến tích của các vị sáng lập Giáo Hội” (ibid. 2,25,6-7). Các chiến tích là chính các mộ của hai thánh Phêrô và Phaolô, mà ngày nay, sau hai nghìn năm, chúng ta còn tôn kính tại chính các nơi này: thánh Phêrô ở đây tại Vaticăng và thánh Phaolô trong đền thờ thánh Phaolô Ngoại Thánh trên đường Ostiense.
Đức Thánh Cha cũng ghi nhận sự kiện hai tông đồ cả cùng được nhắc tới, cả khi không có tài liệu cổ nào đề cập tới sự kiện hai vị thi hành thừa tác đồng thời với nhau tại Roma, nhưng ý thức kitô sau đó đã dựa trên sự kiện cả hai vị được chôn cất tại Roma nên coi cả hai như là các vị sáng lập ra Giáo Hội Roma. Đề cập tới việc kế vị các tông đồ Ireneo thành Lyon sống vào cuối thế kỷ thứ II viết: ”Vì kể hết ra các việc kế vị của tất cả mọi Giáo Hội thì dài qúa, chúng ta chỉ nói đến Giáo Hội vĩ đại mọi người đều biết là Giáo Hội đã được hai tông đồ Phêrô Phaolô thiết lập tại Roma thôi” (Adv. haer. 3,3,2).
Rồi Đức Thánh Cha nói tới cái chết của thánh Phaolô được sách Công Vụ Phaolô ghi nhận như sau:
Sách kể lại rằng hoàng đế Neron kết án chém đầu thánh nhân, và án được thi hành ngay sau đó (x. 9,5). Các tài liệu cổ xưa cho biết giữa cuộc bách hại của hoàng đế Neron sau vụ thành Roma bị hỏa hoạn hồi tháng 7 năm 64 và năm cuối cùng của triều đại Neron là năm 68 (x. Gerolamo, De viris ill. 5,8). Thời điểm xê xích tùy theo ngày thánh Phaolô tới Roma.
Các truyền thống tiếp theo xác định hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất có vẻ truyền kỳ hơn đó là biến cố thánh nhân tử đạo xảy ra tại Acquae Salviae trên đường Laurentina, thủ cấp của thánh nhân nhảy ba lần và mỗi lần khiến cho một con suối từ đất vọt lên, vì thế nơi này có tên gọi là Tre Fontane, Ba Suối. Yếu tố thứ hai phù hơp với chứng tá của linh mục Gaio, thánh nhân được chôn cất ”ngoài thành, dặm thứ hai trên đường Laurentina”, ”trong đất của Lucina” là một phụ nữ kitô (Passione di Paolo dello Pseudo Abdia, thuộc thế ky thứ IV). Tại đây vào thế kỷ thứ IV hoàng đế Constantino cho xây một đền thờ đầu tiên, được các hoàng đế Valentiniano II, Teodosio và Arcadio nới rộng giữa thế kỷ thứ IV và thứ V. Sau vụ hỏa hoạn hồi năm 1800 đền thờ được xây lại như trông thấy hiện nay.
Dầu sao đi nữa gương mặt của thánh Phaolô lớn hơn là cuộc sống trên dương thế và cái chết của ngài, vì thánh nhân đã để lại một gia tài tinh thần rất lớn.... Vì chẳng bao lâu sau, các thư của người đã được dùng trong các bài đọc phụng vụ, và nhờ thế tư tưởng của thánh nhân trở thành lương thực tinh thần cho tín hữu thuộc mọi thời đại.
Và dĩ nhiên là các thư và nền tu đức của thánh nhân đã dưỡng nuôi cuộc sống của các Giáo Phụ và mọi thần học gia. Cho tới ngày nay thánh Phaolô là vị thầy và là tông đồ đích thật của dân ngoại. Tác phẩm chú giải đầu tiên thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Roma là của giáo phụ Origene thần học gia lớn của trường phái Alessandria. Ngoài việc chú giải các thư của thánh Phaolô Thánh Gioan Kim Khẩu còn viết 7 bài ca tụng đáng ghi nhớ. Thánh Agostino đã hoán cải là nhờ đọc các thư của thánh Phaolô và suốt đời trích thánh Phaolô. Từ việc liên tục đối thoại với thánh nhân, nảy sinh ra nền thần học công giáo và tin lành.
Thánh Toma Aquino cũng để lại cho chúng ta tác phẩm chú giải các thư của thánh Phaolô, tiêu biểu cho khoa chú giải Kinh Thánh thời Trung Cổ. Vào thế kỷ XVI xảy ra phong trào Cải cách với Lutero là người đã tìm ra một kiểu chú giải mới giáo thuyết công chính hóa giải thoát khỏi mọi âu lo sợ hãi của qúa khứ và trao ban một sự tin tưởng triệt để nơi lòng lành của Thiên Chúa, là đấng tha thứ vô điều kiện. Từ đó Lutero đồng hóa chủ trương duy luật lệ do thái kitô với sự nô lệ luật lệ trái nghịch với sự tự do của Tin Mừng. Công Đồng Chung Trento từ năm 1545 tới 1563 đã giải thích sâu rộng sự công chính hóa và tìm thấy trong toàn truyền thống công giáo tổng kết giữa luật lệ và Tin Mừng, phù hợp với sứ điệp của toàn Kinh Thánh.
Trong thế kỷ XIX ảnh hưởng của thuyết thiên quang luận đã giúp phát triển kiểu chú giải phê bình lịch sử. Trong hai thế kỷ XIX và XX người ta đã nói xấu thánh Phaolô. Điển hình như triết gia Nietsche đã chế nhạo thần học sự khiêm nhường của thánh nhân và đối nghịch lại bằng thần học của con người mạnh mẽ và quyền năng.
Ý niệm về sự tự do của thánh Phaolô là nòng cốt tư tưởng của thánh nhân. nhưng ngày nay nó được giải thích trong bối cảnh của chủ thuyết tân tự do. Người ta cũng đối chọi sự rao giảng của thánh Phaolô với sự rao giảng của Chúa Giêsu và cho rằng thánh nhân là sáng lập viên mới của Kitô giáo.
Điều đúng là Nước Trời như trung tâm điểm lời loan báo của Chúa Giêsu đã trở thành trung tâm điểm của Kitô học, có tuyệt đỉnh là mầu nhiệm phục sinh. Từ mầu nhiệm phục sinh phát xuất ra các bí tích Rửa tội và Thánh Thể như sự hiện diện thường hằng của mầu nhiệm đó và là thần lương làm cho Thân Mình Chúa Kitô lớn lên và xây dựng Giáo Hội. Nước Thiên Chúa hiện thực trong trung tâm mới của nền Kitô học và mầu nhiệm phục sinh, khiến cho lời loan báo của Chúa Giêsu trở thành cụ thể, hiện diện và hoạt động.
Trong mấy chục năm qua xảy ra nhiều khác biệt giữa khoa chú giải công giáo và khoa chú giải tin lành nhưng lại thực hiện được sự đồng thuận liên quan tới điểm gây chia rẽ lịch sử giữa hai bên. Đây là niềm hy vọng lớn của phong trào đại kết.
Sau cùng Đức Thánh Cha nhắc đến ba dòng lớn mang tên của thánh Phaolô là dòng Thánh Phaolô gọi là dòng Barnabiti thuộc thế kỷ XVI, dòng Thừa Sai thánh Phaolô gọi là dòng Pauliti thuộc thế kỷ XIX và Gia đình Phaolô do chân phước Giacomo Alberione thành lập trong thế kỷ XX.
Khi noi gương thánh Phaolô và tìm hiểu giáo lý của người là chúng ta củng cố căn cước kitô và canh tân toàn Giáo Hội.
Sau khi chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.
Sứ Điệp Mùa Chay
Phan Du Sinh chuyển ngữ
11:39 05/02/2009
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2009
Anh chị em thân mến!
Vào lúc khởi đầu Mùa Chay, vốn là một hành trình tập luyện thiêng liêng cao độ hơn, phụng vụ lại đặt trước mặt chúng ta ba việc thực hành sám hối rất thân thuộc với truyền thống kinh thánh và kitô hữu – cầu nguyện, bố thí và ăn chay – để chuẩn bị chúng ta cử hành tốt hơn lễ Phục sinh và do đó cảm nghiệm quyền năng của Thiên Chúa, như chúng ta sẽ nghe trong Canh thức Phục sinh: “khử trừ muôn tội vạ, thanh tẩy hết lỗi lầm, biến tội nhân thành con người công chính, đem vui mừng cho hồn nặng sầu thương, tiêu diệt hận thù, giải hòa bất thuận, khuất phục mọi quyền uy” (Công bố Tin mừng Phục sinh). Về sứ điệp Mùa Chay năm nay, tôi muốn tập trung suy tư của tôi vào giá trị và ý nghĩa của chay tịnh. Quả thế, Mùa Chay gợi nhớ bốn mươi ngày chay tịnh của Chúa trong hoang địa, mà Ngài đã trải qua trước khi đi vào sứ vụ công khai. Chúng ta đọc thấy trong Tin mừng: “Chúa Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói” (Mt 4,1-2). Giống như Môisê là người đã ăn chay trước khi đón nhận những tấm bia lề luật (x. Xh 34,28) và việc Êlia ăn chay trước khi gặp Chúa tại Núi Horép (x. 1 V 19,8), Đức Giêsu cũng vậy, qua việc cầu nguyện và ăn chay, đã chuẩn bị cho sứ vụ đặt trước mặt Ngài, sứ vụ được đánh dấu vào lúc khởi đầu bằng một cuộc chiến đấu nghiêm trọng với kẻ cám dỗ.
Chúng ta có thể tự hỏi đâu là giá trị và ý nghĩa đối với người kitô hữu khi tự khước từ điều gì tự nó là tốt và hữu dụng để bồi bổ thân xác. Kinh Thánh và toàn thể truyền thống kitô giáo dạy rằng ăn chay là một trợ giúp lớn lao để tránh tội và tất cả những gì dẫn đến đó. Vì thế, lịch sử cứu độ đầy dẫy những sự kiện mời gọi ăn chay. Trong những trang đầu tiên của Kinh Thánh, Chúa truyền dạy con người phải kiêng cữ, đừng ăn trái cấm: “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2, 16-17). Khi chú giải lệnh cấm ấy của Chúa, thánh Basiliô nhận xét rằng “việc Chúa truyền ăn chay xảy ra tại vườn địa đàng,” và “giới răn thứ nhất theo nghĩa ấy đã bày tỏ cho Adam.” Theo đó ngài kết luận: “'ngươi không được ăn' là luật ăn chay và kiêng khem” (x. Sermo de jejunio: PG 31, 163, 98). Bởi vì tất cả chúng ta đã bị đè nặng bởi tội và những hệ quả của nó, chay tịnh được đề nghị cho chúng ta như là một phương thế để phục hồi lại tình bạn với Thiên Chúa. Đó chính là trường hợp của Ét-ra, khi chuẩn bị cuộc hành trình từ nơi lưu đày về Đất hứa, đã kêu mời cộng đoàn dân chúng ăn chay để “hạ mình trước nhan Thiên Chúa chúng ta” (8,21). Đấng Toàn năng đã lắng nghe lời cầu nguyện của họ và bảo đảm cho họ sự quý mến và bảo vệ. Cùng một cách thức ấy, dân thành Ninivê, để đáp lại lời mời gọi hoán cải của Giôna, đã công bố lệnh ăn chay, như dấu hiệu của lòng chân thành, và nói rằng: “Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết?” (3,9). Trong trường hợp ấy cũng vậy, Thiên Chúa thấy việc làm của họ và tha cho họ.
Trong Tân ước, Đức Giêsu đưa ra ánh sáng lý do sâu xa của việc chay tịnh, khi kết án thái độ của người Pharisêu, những người tuân giữ nghiêm nhặt các quy định của luật pháp, nhưng lòng của họ xa cách Thiên Chúa. Việc chay tịnh đích thực, như Thầy chí thánh đã nhắc ở một nơi khác, chính là thi hành ý của Chúa Cha, “Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ thưởng công cho anh” (Mt 6,18). Chính Ngài đã nêu gương, khi trả lời Satan, sau bốn mươi ngày ở trong hoang địa rằng “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Vì thế chay tịnh đích thực hướng đến việc ăn “cơm bánh đích thực,” đó là thực hiện ý của Chúa Cha (x. Ga 4,34). Do đó, nếu Adam đã không vâng lời lệnh truyền của Chúa “không được ăn cây biết lành biết dữ,” người tín hữu, qua việc chay tịnh, muốn khiêm nhường quy phục Thiên Chúa, tín thác vào sự nhân lành và thương xót của Người.
Việc thực hành chay tịnh luôn hiện diện trong cộng đoàn kitô hữu tiên khởi (x. Cv 13,3; 14,22; 27,21; 2 Cr 6,5). Các giáo phụ cũng nói đến sức mạnh của chay tịnh để kiềm chế tội lỗi, đặc biệt những thèm khát của “con người Adam cũ,” và và mở ra trong tâm hồn người tín hữu một con đường đi đến Thiên Chúa. Hơn nữa, chay tịnh là một thực hành thường gặp và được các thánh thuộc mọi thời đại khuyên nhủ. Thánh Phêrô Kim ngôn viết: “Chay tịnh là hồn của lời cầu nguyện, lòng thương xót là máu đem lại sự sống cho chay tịnh. Vì thế nếu bạn cầu nguyện, hãy ăn chay; nếu bạn ăn chay, hãy tỏ lòng thương xót; nếu bạn muốn lời cầu xin được lắng nghe, hãy lắng nghe lời cầu xin của kẻ khác. Nếu bạn không bịt tai trước kẻ khác, bạn mở được tai Thiên Chúa cho chính bạn” (Sermo 43: PL 52, 320. 322).
Trong thời đại chúng ta, chay tịnh dường như đã đánh mất điều gì thuộc ý nghĩa thiêng liêng, và trong một nền văn hóa có đặc điểm là tìm kiếm hạnh phúc vật chất, nó đảm nhiệm vai trò chữa bệnh để chăm sóc thân thể. Chắc hẳn chay tịnh đem lại lợi ích cho hạnh phúc thể lý, nhưng đối với người tín hữu, trước tiên nó là “một phương thế chữa trị” để chữa lành tất cả những gì ngăn cản họ sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Trong Tông hiến Pænitemini năm 1966, Người Tôi tớ Thiên Chúa Phaolô VI thấy nhu cầu trình bày chay tịnh trong khuôn khổ ơn gọi của mọi kitô hữu “không còn sống cho chính mình, nhưng cho Đấng đã yêu thương và hiến thân vì mình, và sống cho anh chị em của mình” (x. Ch. I). Mùa Chay phải là cơ hội thuận lợi để trình bày lại các quy tắc chứa đựng trong Tông hiến, để ý nghĩa đích thực và thường hằng của việc thực hành đã từ lâu tuân giữ này được tái khám phá và nhờ thế giúp chúng ta loại trừ tính ích kỷ và mở rộng con tim để yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, Giới răn trước tiên và lớn nhất của Lề luật mới và bản tóm tắt toàn bộ Tin mừng (x. Mt 22, 34-40).
Ngoài ra, việc trung thành thực hành chay tịnh cũng góp phần mang lại sự thống nhất cho con người, thân xác và linh hồn, giúp tránh tội lỗi và tăng trưởng trong cuộc sống thân mật với Chúa. Thánh Augustinô, người quá biết những thúc đẩy tiêu cực bên trong, khi định nghĩa chúng là “tình trạng rắc rối vòng vèo và rối mù” (Confessions, II, 10.18), đã viết: “Chắc chắn tôi sẽ chịu thiếu thốn, nhưng chính là để Người tha thứ cho tôi, để làm đẹp lòng Người, để tôi vui hưởng sự hoan lạc của Người” (Sermo 400, 3, 3: PL 40, 708). Từ khước lương thực vật chất, vốn nuôi sống thân xác chúng ta, sẽ nuôi dưỡng một thái độ nội tâm để lắng nghe Chúa Kitô và được nuôi dưỡng bằng lời cứu độ của Ngài. Qua việc chay tịnh và cầu nguyện, chúng ta để Chúa đến và thỏa mãn cơn đói sâu đậm nhất mà chúng ta cảm thấy trong thâm tâm, đó là sự đói khát Thiên Chúa.
Đồng thời, chay tịnh là một trợ giúp để mở mắt nhìn thấy tình trạng của bao nhiêu anh chị em chúng ta đang sống. Trong lá thư thứ nhất, thánh Gioan khuyên nhủ: “Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được?” (3,17). Chay tịnh tự nguyện giúp chúng ta tăng trưởng theo tinh thần của Người Samaritanô nhân lành, cúi mình xuống và cứu giúp người anh em đau khổ (x. Thông điệp Deus caritas est, 15). Khi tự nguyện đón nhận một hành vi từ bỏ chính mình để mưu cầu lợi ích cho người khác, chúng ta khẳng định rằng người anh em chị em đang gặp khó khăn không phải là người xa lạ. Chính là để giữ cho sống động thái độ đón tiếp và quan tâm đối với anh chị em mà tôi khuyến khích các giáo xứ và mỗi cộng đoàn tăng cường việc thực hành chay tịnh, cá nhân và cộng đoàn, trong Mùa Chay, liên kết với việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và làm phúc. Ngay từ thuở ban đầu, điều ấy đã là dấu các phẩm chất của cộng đoàn kitô hữu, nơi ấy đã có những cuộc lạc quyên đặc biệt (x. 2 Cr 8-9; Rm 15, 25-27), người tín hữu được mời gọi trao ban cho người nghèo những gì họ đã dành dụm được khi ăn chay (Didascalia Ap., V, 20,18). Việc thực hành này cần được tái khám phá và khuyến khích lại trong thời đại chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay.
Từ những gì tôi đã nói trên, dường như khá rõ là chay tịnh là một thực hành khổ chế quan trọng, một vũ khí thiêng liêng để chiến đấu chống lại mọi gắn bó mất trật tự với chính bản thân. Sự từ khước tự nguyện với những vui thú phát sinh từ lương thực và những của cải vật chất giúp người môn đệ Đức Kitô kiểm soát lòng ham muốn đối với thiên nhiên, vốn đã bị lệch lạc bởi tội nguyên tổ, mà những hệ quả tiêu cực đã tác động trên con người. Quả là thích hợp, một bài thánh ca cổ xưa của phụng vụ Mùa Chay đã khuyến khích: “Utamur ergo parcius, / verbis cibis et potibus, / somno, iocis et arctius / perstemus in custodia” (Ta hãy giảm mê say vui sướng / từ nói năng, ăn uống, ngủ nghê / luôn luôn cảnh giác đề phòng ngũ quan).
Anh chị em thân mến, quả là tốt đẹp khi thấy rằng mục tiêu tối hậu của chay tịnh là giúp đỡ mỗi một người chúng ta dâng trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa, như Giáo hoàng Gioan Phaolô II, tôi tớ Thiên Chúa, đã viết (x. Thông điệp “Veritatis splendor,” 21). Vì thế ước chi mỗi gia đình và cộng đoàn kitô hữu biết tận dụng thời gian Mùa Chay này, để gạt bỏ một bên những điều gì gây lo ra cho tâm trí và tăng trưởng trong những điều nuôi dưỡng tâm hồn, hầu yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Tôi đặc biệt nghĩ tới một sự dấn thân lớn hơn cho việc cầu nguyện, lectio divina, chạy đến bí tích hòa giải và tham dự tích cực vào bí tích Thánh Thể, đặc biệt Thánh lễ ngày Chúa nhật. Với thái độ bên trong ấy, chúng ta hãy đi vào tinh thần sám hối của Mùa Chay. Nguyện xin Đức Trinh nữ Maria, “Nguồn hoan lạc của chúng ta,” đồng hành và trợ giúp chúng ta trong nỗ lực giải thoát tâm hồn khỏi nô lệ tội lỗi, biến nó thành “nhà tạm sống động của Thiên Chúa.” Với những lời cầu chúc này, trong khi bảo đảm cho mọi tín hữu và cộng đoàn giáo hội lời cầu nguyện của tôi để có được một cuộc hành trình Mùa Chay mang nhiều hoa trái, tôi thân ái ban phép lành Tòa thánh cho anh chị em.
Vatican, ngày 11 tháng 12 năm 2008
BENEDICTUS PP. XVI
© Copyright 2009 -- Libreria Editrice Vaticana
Anh chị em thân mến!
Vào lúc khởi đầu Mùa Chay, vốn là một hành trình tập luyện thiêng liêng cao độ hơn, phụng vụ lại đặt trước mặt chúng ta ba việc thực hành sám hối rất thân thuộc với truyền thống kinh thánh và kitô hữu – cầu nguyện, bố thí và ăn chay – để chuẩn bị chúng ta cử hành tốt hơn lễ Phục sinh và do đó cảm nghiệm quyền năng của Thiên Chúa, như chúng ta sẽ nghe trong Canh thức Phục sinh: “khử trừ muôn tội vạ, thanh tẩy hết lỗi lầm, biến tội nhân thành con người công chính, đem vui mừng cho hồn nặng sầu thương, tiêu diệt hận thù, giải hòa bất thuận, khuất phục mọi quyền uy” (Công bố Tin mừng Phục sinh). Về sứ điệp Mùa Chay năm nay, tôi muốn tập trung suy tư của tôi vào giá trị và ý nghĩa của chay tịnh. Quả thế, Mùa Chay gợi nhớ bốn mươi ngày chay tịnh của Chúa trong hoang địa, mà Ngài đã trải qua trước khi đi vào sứ vụ công khai. Chúng ta đọc thấy trong Tin mừng: “Chúa Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói” (Mt 4,1-2). Giống như Môisê là người đã ăn chay trước khi đón nhận những tấm bia lề luật (x. Xh 34,28) và việc Êlia ăn chay trước khi gặp Chúa tại Núi Horép (x. 1 V 19,8), Đức Giêsu cũng vậy, qua việc cầu nguyện và ăn chay, đã chuẩn bị cho sứ vụ đặt trước mặt Ngài, sứ vụ được đánh dấu vào lúc khởi đầu bằng một cuộc chiến đấu nghiêm trọng với kẻ cám dỗ.
Chúng ta có thể tự hỏi đâu là giá trị và ý nghĩa đối với người kitô hữu khi tự khước từ điều gì tự nó là tốt và hữu dụng để bồi bổ thân xác. Kinh Thánh và toàn thể truyền thống kitô giáo dạy rằng ăn chay là một trợ giúp lớn lao để tránh tội và tất cả những gì dẫn đến đó. Vì thế, lịch sử cứu độ đầy dẫy những sự kiện mời gọi ăn chay. Trong những trang đầu tiên của Kinh Thánh, Chúa truyền dạy con người phải kiêng cữ, đừng ăn trái cấm: “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2, 16-17). Khi chú giải lệnh cấm ấy của Chúa, thánh Basiliô nhận xét rằng “việc Chúa truyền ăn chay xảy ra tại vườn địa đàng,” và “giới răn thứ nhất theo nghĩa ấy đã bày tỏ cho Adam.” Theo đó ngài kết luận: “'ngươi không được ăn' là luật ăn chay và kiêng khem” (x. Sermo de jejunio: PG 31, 163, 98). Bởi vì tất cả chúng ta đã bị đè nặng bởi tội và những hệ quả của nó, chay tịnh được đề nghị cho chúng ta như là một phương thế để phục hồi lại tình bạn với Thiên Chúa. Đó chính là trường hợp của Ét-ra, khi chuẩn bị cuộc hành trình từ nơi lưu đày về Đất hứa, đã kêu mời cộng đoàn dân chúng ăn chay để “hạ mình trước nhan Thiên Chúa chúng ta” (8,21). Đấng Toàn năng đã lắng nghe lời cầu nguyện của họ và bảo đảm cho họ sự quý mến và bảo vệ. Cùng một cách thức ấy, dân thành Ninivê, để đáp lại lời mời gọi hoán cải của Giôna, đã công bố lệnh ăn chay, như dấu hiệu của lòng chân thành, và nói rằng: “Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết?” (3,9). Trong trường hợp ấy cũng vậy, Thiên Chúa thấy việc làm của họ và tha cho họ.
Trong Tân ước, Đức Giêsu đưa ra ánh sáng lý do sâu xa của việc chay tịnh, khi kết án thái độ của người Pharisêu, những người tuân giữ nghiêm nhặt các quy định của luật pháp, nhưng lòng của họ xa cách Thiên Chúa. Việc chay tịnh đích thực, như Thầy chí thánh đã nhắc ở một nơi khác, chính là thi hành ý của Chúa Cha, “Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ thưởng công cho anh” (Mt 6,18). Chính Ngài đã nêu gương, khi trả lời Satan, sau bốn mươi ngày ở trong hoang địa rằng “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Vì thế chay tịnh đích thực hướng đến việc ăn “cơm bánh đích thực,” đó là thực hiện ý của Chúa Cha (x. Ga 4,34). Do đó, nếu Adam đã không vâng lời lệnh truyền của Chúa “không được ăn cây biết lành biết dữ,” người tín hữu, qua việc chay tịnh, muốn khiêm nhường quy phục Thiên Chúa, tín thác vào sự nhân lành và thương xót của Người.
Việc thực hành chay tịnh luôn hiện diện trong cộng đoàn kitô hữu tiên khởi (x. Cv 13,3; 14,22; 27,21; 2 Cr 6,5). Các giáo phụ cũng nói đến sức mạnh của chay tịnh để kiềm chế tội lỗi, đặc biệt những thèm khát của “con người Adam cũ,” và và mở ra trong tâm hồn người tín hữu một con đường đi đến Thiên Chúa. Hơn nữa, chay tịnh là một thực hành thường gặp và được các thánh thuộc mọi thời đại khuyên nhủ. Thánh Phêrô Kim ngôn viết: “Chay tịnh là hồn của lời cầu nguyện, lòng thương xót là máu đem lại sự sống cho chay tịnh. Vì thế nếu bạn cầu nguyện, hãy ăn chay; nếu bạn ăn chay, hãy tỏ lòng thương xót; nếu bạn muốn lời cầu xin được lắng nghe, hãy lắng nghe lời cầu xin của kẻ khác. Nếu bạn không bịt tai trước kẻ khác, bạn mở được tai Thiên Chúa cho chính bạn” (Sermo 43: PL 52, 320. 322).
Trong thời đại chúng ta, chay tịnh dường như đã đánh mất điều gì thuộc ý nghĩa thiêng liêng, và trong một nền văn hóa có đặc điểm là tìm kiếm hạnh phúc vật chất, nó đảm nhiệm vai trò chữa bệnh để chăm sóc thân thể. Chắc hẳn chay tịnh đem lại lợi ích cho hạnh phúc thể lý, nhưng đối với người tín hữu, trước tiên nó là “một phương thế chữa trị” để chữa lành tất cả những gì ngăn cản họ sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Trong Tông hiến Pænitemini năm 1966, Người Tôi tớ Thiên Chúa Phaolô VI thấy nhu cầu trình bày chay tịnh trong khuôn khổ ơn gọi của mọi kitô hữu “không còn sống cho chính mình, nhưng cho Đấng đã yêu thương và hiến thân vì mình, và sống cho anh chị em của mình” (x. Ch. I). Mùa Chay phải là cơ hội thuận lợi để trình bày lại các quy tắc chứa đựng trong Tông hiến, để ý nghĩa đích thực và thường hằng của việc thực hành đã từ lâu tuân giữ này được tái khám phá và nhờ thế giúp chúng ta loại trừ tính ích kỷ và mở rộng con tim để yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, Giới răn trước tiên và lớn nhất của Lề luật mới và bản tóm tắt toàn bộ Tin mừng (x. Mt 22, 34-40).
Ngoài ra, việc trung thành thực hành chay tịnh cũng góp phần mang lại sự thống nhất cho con người, thân xác và linh hồn, giúp tránh tội lỗi và tăng trưởng trong cuộc sống thân mật với Chúa. Thánh Augustinô, người quá biết những thúc đẩy tiêu cực bên trong, khi định nghĩa chúng là “tình trạng rắc rối vòng vèo và rối mù” (Confessions, II, 10.18), đã viết: “Chắc chắn tôi sẽ chịu thiếu thốn, nhưng chính là để Người tha thứ cho tôi, để làm đẹp lòng Người, để tôi vui hưởng sự hoan lạc của Người” (Sermo 400, 3, 3: PL 40, 708). Từ khước lương thực vật chất, vốn nuôi sống thân xác chúng ta, sẽ nuôi dưỡng một thái độ nội tâm để lắng nghe Chúa Kitô và được nuôi dưỡng bằng lời cứu độ của Ngài. Qua việc chay tịnh và cầu nguyện, chúng ta để Chúa đến và thỏa mãn cơn đói sâu đậm nhất mà chúng ta cảm thấy trong thâm tâm, đó là sự đói khát Thiên Chúa.
Đồng thời, chay tịnh là một trợ giúp để mở mắt nhìn thấy tình trạng của bao nhiêu anh chị em chúng ta đang sống. Trong lá thư thứ nhất, thánh Gioan khuyên nhủ: “Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được?” (3,17). Chay tịnh tự nguyện giúp chúng ta tăng trưởng theo tinh thần của Người Samaritanô nhân lành, cúi mình xuống và cứu giúp người anh em đau khổ (x. Thông điệp Deus caritas est, 15). Khi tự nguyện đón nhận một hành vi từ bỏ chính mình để mưu cầu lợi ích cho người khác, chúng ta khẳng định rằng người anh em chị em đang gặp khó khăn không phải là người xa lạ. Chính là để giữ cho sống động thái độ đón tiếp và quan tâm đối với anh chị em mà tôi khuyến khích các giáo xứ và mỗi cộng đoàn tăng cường việc thực hành chay tịnh, cá nhân và cộng đoàn, trong Mùa Chay, liên kết với việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và làm phúc. Ngay từ thuở ban đầu, điều ấy đã là dấu các phẩm chất của cộng đoàn kitô hữu, nơi ấy đã có những cuộc lạc quyên đặc biệt (x. 2 Cr 8-9; Rm 15, 25-27), người tín hữu được mời gọi trao ban cho người nghèo những gì họ đã dành dụm được khi ăn chay (Didascalia Ap., V, 20,18). Việc thực hành này cần được tái khám phá và khuyến khích lại trong thời đại chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay.
Từ những gì tôi đã nói trên, dường như khá rõ là chay tịnh là một thực hành khổ chế quan trọng, một vũ khí thiêng liêng để chiến đấu chống lại mọi gắn bó mất trật tự với chính bản thân. Sự từ khước tự nguyện với những vui thú phát sinh từ lương thực và những của cải vật chất giúp người môn đệ Đức Kitô kiểm soát lòng ham muốn đối với thiên nhiên, vốn đã bị lệch lạc bởi tội nguyên tổ, mà những hệ quả tiêu cực đã tác động trên con người. Quả là thích hợp, một bài thánh ca cổ xưa của phụng vụ Mùa Chay đã khuyến khích: “Utamur ergo parcius, / verbis cibis et potibus, / somno, iocis et arctius / perstemus in custodia” (Ta hãy giảm mê say vui sướng / từ nói năng, ăn uống, ngủ nghê / luôn luôn cảnh giác đề phòng ngũ quan).
Anh chị em thân mến, quả là tốt đẹp khi thấy rằng mục tiêu tối hậu của chay tịnh là giúp đỡ mỗi một người chúng ta dâng trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa, như Giáo hoàng Gioan Phaolô II, tôi tớ Thiên Chúa, đã viết (x. Thông điệp “Veritatis splendor,” 21). Vì thế ước chi mỗi gia đình và cộng đoàn kitô hữu biết tận dụng thời gian Mùa Chay này, để gạt bỏ một bên những điều gì gây lo ra cho tâm trí và tăng trưởng trong những điều nuôi dưỡng tâm hồn, hầu yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Tôi đặc biệt nghĩ tới một sự dấn thân lớn hơn cho việc cầu nguyện, lectio divina, chạy đến bí tích hòa giải và tham dự tích cực vào bí tích Thánh Thể, đặc biệt Thánh lễ ngày Chúa nhật. Với thái độ bên trong ấy, chúng ta hãy đi vào tinh thần sám hối của Mùa Chay. Nguyện xin Đức Trinh nữ Maria, “Nguồn hoan lạc của chúng ta,” đồng hành và trợ giúp chúng ta trong nỗ lực giải thoát tâm hồn khỏi nô lệ tội lỗi, biến nó thành “nhà tạm sống động của Thiên Chúa.” Với những lời cầu chúc này, trong khi bảo đảm cho mọi tín hữu và cộng đoàn giáo hội lời cầu nguyện của tôi để có được một cuộc hành trình Mùa Chay mang nhiều hoa trái, tôi thân ái ban phép lành Tòa thánh cho anh chị em.
Vatican, ngày 11 tháng 12 năm 2008
BENEDICTUS PP. XVI
© Copyright 2009 -- Libreria Editrice Vaticana
Bài Giáo Lý mới XX của ĐTC Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô
Phaolô Phạm Xuân Khôi
16:31 05/02/2009
Cái Chết và Di Sản của Thánh Phaolô
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô tại Đại Sảnh Phaolô VI trong buổi triều yết chung vào ngày Thứ Tư 4 tháng 2, 2009. Trong bài nói chuyện tiếng Ý này, ĐTC kết thúc loạt bài Giáo Lý về Thánh Phaolô bằng cách lưu ý chúng ta về cái chết của Thánh Nhân và di sản mà ngài để lại cho chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Loạt bài Giáo Lý về chân dung của Thánh Phaolô đến hồi chấm dứt: hôm nay chúng ta nói về việc kết thúc cuộc đời dương thế của ngài. Truyền thống Kitô giáo từ xưa đã đồng thanh làm chứng rằng cái chết của Thánh Phaolô là kết quả của việc ngài chịu tử vì đạo ở Rôma. Các bản văn Tân Ước không nói đến sự kiện này. Sách Tông Đồ Công Vụ chấm dứt câu chuyện ám chỉ hoàn cảnh của ngài như một tù nhân, tuy nhiên, khi ấy ngài vẫn được phép đón tiếp tất cả những ai đến với ngài (x. Cv 28:30-31).
Chỉ trong Thư Thứ Hai gửi Timôthê chúng ta tìm thấy những lời cảnh báo: “Còn cha, cha sắp phải đổ máu ra làm của lễ tế, đã đến giờ cha phải ra đi." (2 Tim 4:6; x. Phl 2:17). Ở đây Thánh Nhân dùng hai hình ảnh, hình ảnh phụng tự của hy lễ, như đã dùng trong Thư gửi tín hữu Philipphê, để giải thích rằng tử việc vì đạo giống như là tham dự vào hy tế của Đức Kitô, và hình ảnh những người đi biển thả dây neo, để ám chỉ cái chết, một cái chết đổ máu của ngài.
Chứng từ rõ ràng đầu tiên về việc kết thúc cuộc đời của Thánh Phaolô được để lại cho chúng ta vào khoảng năm 90 trong thế kỷ thứ nhất, hơn ba thập niên sau cái chết của ngài. Đến từ chính bức thư cúa Hội Thánh Rôma, mà vì Giám Mục là Thánh Clêmentê I, viết cho Hội Thánh Côrinthô. Trong bản văn của thư này Thánh Clêmentê mời gọi chúng ta luôn đặt trước mắt gương của các Tông Đồ, và ngay sau khi nói đến việc tử vì đạo của Thánh Phêrô, chúng ta đọc: “Vì sự ghanh tỵ và bất đồng mà Thánh Phaolô bị bắt buộc chỉ cho chúng ta phải làm sao để đạt được phần thưởng sự kiên nhẫn. Bị bắt bảy lần, bị đầy ải, ném đá, ngài đã là người rao giảng Đức Kitô ở Đông Phương và Tây Phương, và nhờ Đức Tin ngài đã đạt hữu được một vinh quang tinh tuyền. Sau khi đã rao giảng công lý cho toàn thế giới, và sau khi đi đến tận cùng Tây Phương, ngài đã chấp nhận tử vì đạo trước các nhà cầm quyền; như thế ngài đã từ bỏ cõi đời này và đã đến nơi thánh, cùng trở thành mẫu gương vĩ đại nhất của lòng kiên nhẫn” (1 Clem 5:2). Sự kiên nhẫn được nói đến trong cách ngài nói về việc thông phần vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô của ngài, về lòng quảng đại và kiên trì mà nhở đó ngài chấp nhận một con đường dài đầy gian khổ, đến nỗi có thể nói rằng: “Tôi mang trên mình tôi các thương tích của Chúa Giêsu” (Gal 6:17).
Chúng ta thấy trong thư của Thánh Clementê nói rằng Thánh Phaolô đã đi đến “tận cùng Tây Phương”. Người ta tranh luận rằng câu này có thể nói về cuộc hành trình sang Tây Ban Nha mà Thánh Phaolô cò lẽ đã thực hiện. Mà thật sự thì trong Thư gửi tín hữu Roma Thánh Phaolô có nói đến ý định muốn sang Tây Ban Nha (x. Rom 15:24).
Điều rất đáng chú ý là trong thư của Thánh Clêmentê hai tên của Thánh Phêrô và Phaolô luôn đi liền nhau, ngay cả trong chứng từ của Eusebiô thành Cesarea thế kỷ thứ IV, dù đổi thứ tự, khi nói về Hoàng Đế Nêrô, ngài viết: “Trong triều đại của ông, Thánh Phaolô bị chặt đầu ở Rôma, còn Thánh Phêrô thì bị đóng đanh ở đó. Câu chuyện được xác nhận bằng việc tên của Thánh Phêrô và Phaolô vẫn còn ở trên mộ của hai đấng trong thành phố này” (Hist.. eccl. 2,25,5). Rồi Eusebiô tiếp tục nhắc lại lời tuyên bố của một linh mục Roma tên là Gaiô, ờ đầu thế kỷ thứ II: “Tôi có thể chỉ cho bạn thấy các chiến tích của các tông đồ: nếu bạn đi đến Vatican, hay đi trên đường Ostiensê, bạn sẽ tìm thấy các chiến tích của các đấng sáng lập Hội Thánh” (ibid. 2,25,6-7). Các “chiến tích” là những bia mộ, đó là chính mộ phần của hai Thánh Phêrô và Phaolô, mà ngày nay, sau hai nghìn năm, chúng ta vẫn còn tôn kính tại cùng một chỗ, dù ở đây tại Vatican với thánh Phêrô, hay ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thánh trên đường Ostiensê để kính nhớ vị Tông Đồ Dân Ngoại.
Việc hai vị Tông Đồ cả được cùng nhắc đến là một điều đáng ghi nhận. Mặc dù không có một nguồn tài liệu cổ nào nói đến việc phục vụ chung của hai đấng ở Rôma, nhưng ý thức của Kitô hữu sau đó, dựa vào việc cả hai đấng được mai táng tại thủ đô của đế quốc, đã coi hai đấng như là các đấng sáng lập ra Hội Thánh tại Roma. Quả thật, đó là điều chúng ta đọc được trong [thư của] Thánh Irenaêô thành Lyon, vào cuối thế kỷ thứ II, về việc kế vị các Tông Đồ trong một số hội thánh: “Sẽ mất rất nhiều thì giờ để kể ra tất cả các việc kế vị của tất cả mọi hội thánh, chúng ta chỉ nói đến Hội Thánh vĩ đại và cổ kính mà mọi người đều biết đến, Hội Thánh đã được hai Tông Đồ Phêrô và Phaolô vinh hiển sáng lập cùng xây dựng tại Roma ” (Adv. haer. 3,3,2).
Tuy nhiên chúng ta hãy để gương mặt Thánh Phêrô sang một bên và hãy chú ý đến gương mặt Thánh Phaolô. Việc tử vì đạo của ngài được kể lại đầu tiên trong sách Công Vụ của Thánh Phaolô, được viết vào cuối thế kỷ thứ II. Sách tường thuật rằng hoàng đế Nerô lên án chém đầu ngài, và bản án được thi hành ngay sau đó (x. 9,5). Ngày chết của ngài khác nhau ngay từ những tài liệu cổ, khoảng giữa cuộc bách hại mà chính hoàng đế Nerô phát động sau vụ hỏa hoạn của thành Roma, xảy ra vào tháng 7 năm 64, và năm cuối cùng của triều đại Nerô là năm 68 (x. Giêrônimô, De viris ill. 5,8). Việc tính toán này tùy thuộc vào thời điểm mà thánh Phaolô tới Roma, đó là một cuộc tranh luận mà chúng ta không thể bàn đến ở đây.
Các truyền thống sau đó xác nhận hai yếu tố khác. Yếu tố thứ nhất, có tính cách cổ tích hơn, là viêc tử vì đạo của ngài xảy ra ở Acqua Salvia trên đường Laurentina, và đầu của ngài nhảy ba lần, mỗi lần làm vọt lên một dòng nước, đó là lý do tại sao cho đến nay người ta vẫn gọi chỗ ấy là “Tre Fontane - Ba Suối” (Công Vụ của Thánh Phêrô và Phaolô Pseudo Marcel, Thế kỷ thứ V). Yếu tố khác phù hơp với chứng từ cổ, mà linh mục Gaiô đã nói đến, là việc chôn cất không những đã xảy ra “ở ngoài thành,… dặm thứ hai trên đường Ostiensê”, “nhưng chính xác hơn trong đất của Lucina”, là một phụ nữ theo Kitô giáo (Cuộc Khổ Nạn của Thánh Phaolô, Pseudo Abdia, thuộc thế ky thứ IV). Ở đó, vào thế kỷ thứ IV, Hoàng Đế Constantinô đã xây một đền thờ đầu tiên. Đền thờ này được mở rộng hơn nhiều giữa thế kỷ thứ IV và thứ V bởi các hoàng đế Valentinianô II. Têodosiô và Arcađiô. Sau vụ hỏa hoạn năm 1800, Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thánh được tái xây dựng tại đây.
Dù trong trường hợp nào, chân dung thánh Phaolô vượt trên cuộc đời dương thế và cái chết của ngài, vì thật ra ngài đã để lại một gia sản tinh thần vĩ đại. Như một môn đệ chân chính của Chúa Giêsu, ngài trở nên dấu chỉ của sự mâu thuẫn. Trong khi giữa nhóm người gọi là “Ebionites” – một phong trào vừa là Do Thái và Kitô hữu – ngai bị coi là phản đạo theo Luật Môsê, nhưng trong Sách Tông Đồ Công Vụ đã có một sự rất kính trọng đối với Tông Đồ Phaolô.
Cha muốn để ra ngoài các văn chương ngoại thư, như Sách Công Vụ của Thánh Phaolô và Tecla cùng một tuyển tập các thư ngoài quy điển giữa Thánh Tông Đồ Phaolô và triết gia Seneca. Điều quan trọng đặc biệt phải xác nhận là chẳng bao lâu sau đó, các Thư của Thánh Phaolô đã đi vào phụng vụ, là nơi mà cấu trúc tông đồ - ngôn sứ - Tin Mừng được dứt khoát dùng trong việc thành hình phụng vụ Lời Chúa. Như thế, nhờ sự “hiện diện” này trong phụng vụ của Hội Thánh, mà tư tưởng của Thánh Tông Đồ ngay từ ban đầu đã trở thành lương thực thiêng liêng cho tín hữu thuộc mọi thời đại.
Rõ ràng là các Giáo Phụ, và sau đó tất cả các thần học gia, đều được nuôi dưỡng bằng các thư của Thánh Phaolô cùng nền linh đạo của ngài. Như thế, qua các kỷ nguyên, cho đến ngày nay, ngài vẫn là vị thầy và là Tông Đồ đích thực của Dân Ngoại. Tác phẩm chú giải Thánh Kinh đầu tiên của các Giáo Phụ, mà chúng ta có được về Tân Ước là của một thần học gia vĩ đại ở Alexandrea, Giáo Phụ Ôrigen, chú giải thư thánh Phaolô gửi tín hữu Roma. Tiếc rằng chú giải này chỉ còn lại một phần. Thánh Gioan Kim Khẩu, ngoài việc chú giải các thư của Thánh Phaolô, còn viết 7 bài tán tụng đáng ghi nhớ. Thánh Augustinô đã mắc nợ Thánh Phaolô bước quyết định trong việc hoán cải của chính mình, và ngài đã nhắc đến thánh Phaolô suốt đời của ngài. Từ việc liên tục đối thoại với vị Đại Tông Đồ này đã nảy sinh ra nền thần học Công Giáo và thần học Tin Lành của mọi thời đại.
Thánh Tôma Aquinô đã để lại cho chúng ta một chú giải rất hay về các Thư của Thánh Phaolô, đại diện cho kết quả trưởng thành hơn của khoa chú giải Thánh Kinh thời Trung Cổ.
Một khúc quanh thật sự đã xảy ra vào thế kỷ XVI với phong trào Cải Tin Lành. Thời điểm quyết định trong cuộc đời của Lutherô, gọi là “Turmerlebnis” (1517), trong đó ông đã lập tức tìm ra một cách giải thích mới về học thuyết về sự công chính hóa của Thánh Phaolô. Một cách giải thích đã giải thoát ông khỏi tật quá thận trọng và lo âu của đời sống trước kia của ông, và cho ông một niềm tin tưởng mới vào sự tốt lành triệt để của Thiên Chúa, là Đấng tha thứ mọi sự một cách vô điều kiện. Từ lúc đó, Lutherô đã đồng hóa chủ thuyết duy luật Do Thái-Kitô, là điều mà Thánh Tông Đồ đã lên án, với trật tự của đời sống của Hội Thánh Công Giáo. Và đối với ông Hội Thánh được coi là một cách diễn tả sự nô lệ cho lề luật, là điều trái ngược với sự tự do của Tin Mừng. Công Đồng Chung Trentô, từ năm 1545 đến năm 1563, đã giải thích cách sâu sa về vấn đề công chính hóa, và đã tìm thấy trong đường lối của toàn thể truyền thống Công Giáo sự tổng hợp giữa lề luật và Tin Mừng theo sứ điệp của Thánh Kinh, nếu được đọc trong sự trọn vẹn và thống nhất của Thánh Kinh.
Ở thế kỷ XIX, việc thu thập những di sản hảo hạng của thời Khai Minh, người ta đã chứng kiến việc phục hưng học thuyết Phaolô, qua các công trình khoa học đã được phát triển nhờ cách giải thích Thánh Kinh theo phương pháp phê bình lịch sử. Chúng ta sẽ bỏ qua sự kiện là cùng trong thế kỷ này, cũng như trong thế kỷ XX, đã xuất hiện một sự phỉ báng thánh Phaolô thật sự. Cha đặc biệt nói đến Nietsche, người đã chê bai nền thần học về sự khiêm nhường của Thánh Phaolô, đối nghịch với thần học của ông về con người mạnh mẽ và quyền thế. Nhưng chúng ta hãy để tất cả những điều này qua một bên và hãy nhìn đến cốt lõi của cách giải Thích Thánh Kinh theo khoa học hiện nay và và học thuyết mới của Thánh Phaolô thế kỷ này.
Ở đây, điều người ta đặc biệt nhấn mạnh như là trọng tâm của tư tưởng Thánh Phaolô là quan niệm về tự do: quan niệm này được coi là nằm ở trọng tâm của tư tường Thánh Phaolô, như Lutherô đã quả thực cảm thấy. Nhưng quan niệm về tự do được giải thích lại trong bối cảnh của chủ nghĩa tân tự do. Thêm vào đó, người ta nhấn mạnh nhiều đến sự khác biệt giữa lời rao giảng của Thánh Phaolô với lời rao giảng của Chúa Giêsu. Và Thánh Phaolô hầu như được coi là một đấng sáng lập mới của Kitô giáo. Chắc chắn là trong Thánh Phaolô, trọng tâm của Nước Thiên Chúa, điều quyết định cho việc rao giảng của Chúa Giêsu, được biến đổi thành trọng tâm của Kitô học, bao gồm tuyệt đỉnh là mầu nhiệm phục sinh. Và từ mầu nhiệm phục sinh nảy sinh các bí tích Thánh Tẩy và Thánh Thể, như sự hiện diện thường trực của mầu nhiệm này, mà từ đó làm cho Thân Mình Đức Kitô được tăng trưởng và Hội Thánh được xây dựng.
Nhưng cha phải nói mà không đi vào chi tiết, bởi vì trong trọng tâm mới của Kitô học và mầu nhiệm phục sinh, Nước Thiên Chúa được thể hiện và lời loan báo của Chúa Giêsu thật sự trở thành cụ thể, hiện diện và hoạt động. Chúng ta đã thấy trong những bài Giáo Lý trước rằng chính tính mới lạ của học thuyết Thánh Phaolô lại là sự trung thành sâu xa nhất đối với lời rao giàng của Chúa Giêsu. Trong tiến trình chú giải Thánh Kinh, nhất là trong hai trăm năm vừa qua, cũng gia tăng sự đồng quy giữa các nhà chú giải Công Giáo và Tin Lành, như thế đem lại một sự thoả thuận đáng kể về chính điểm mà lúc ban đầu là cao điểm của sự bất đồng trong lịch sử. Cho nên đây là niềm hy vọng lớn cho lý do của phong trào đại kết, là điều rất quan trọng đối với Công Đồng Vaticanô II.
Sau cùng, cha muốn một lần nữa nhắc cách vắn tắt đến một số phong trào tôn giáo xuất hiện ờ thời hiện đại trong lòng Hội Thánh Công Giáo, là những dòng mang tên của thánh Phaolô. Điều này xảy ra trong thế kỷ thứ XVI với dòng Thánh Phaolô, gọi là dòng Barnabites, trong thế kỷ XIX với dòng Thừa Sai Thánh Phaolô hay là dòng Paulista, và thế kỷ XX với “Gia đình Phaolô” dưới nhiều hình thức, do chân phước Giacomo Alberione thành lập, chưa kể đến Tu Hội Đời là Hội Thánh Phaolô.
Tóm lại, chân dung của một Tông Đồ và một tư tưởng gia Kitô giáo rất phong phú và sâu sắc, mà từ sự gần gũi ngài, ai trong chúng ta cũng được ích lợi, vẫn còn là ánh sáng trước mặt chúng ta. Trong số những bài tán tụng của ngài, Thánh Gioan Kim Khẩu đã sáng tác một bài so sánh giữa Thánh Phaolô và ông Noe, khi nói như sau: Thánh Phaolô “không những chỉ thu thập các miếng gỗ để đóng tàu, mà ngược lại, thay vì nối những miếng gỗ lại với nhau, ngài đã viết các Thư, như thế kéo ra khỏi nước không những hai, ba hay năm phần tử của gia đình ngài, mà toàn thể thê giới sắp bị hư mất” (Paneg. 1.5).
Chính Thánh Tông Đồ Phaolô vẫn còn và luôn luôn có thể làm điều này. Như thế, hướng về ngài, cũng như hướng về gương tông đồ của ngài cùng giáo lý của ngài, phải là một sự kích thích, nếu không phải là sự đảm bảo, để củng cố căn tính Kitô giáo của mỗi người chúng ta và canh tân toàn thể Hội Thánh.
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về Thánh Phaolô tại Đại Sảnh Phaolô VI trong buổi triều yết chung vào ngày Thứ Tư 4 tháng 2, 2009. Trong bài nói chuyện tiếng Ý này, ĐTC kết thúc loạt bài Giáo Lý về Thánh Phaolô bằng cách lưu ý chúng ta về cái chết của Thánh Nhân và di sản mà ngài để lại cho chúng ta.
Anh chị em thân mến,
Loạt bài Giáo Lý về chân dung của Thánh Phaolô đến hồi chấm dứt: hôm nay chúng ta nói về việc kết thúc cuộc đời dương thế của ngài. Truyền thống Kitô giáo từ xưa đã đồng thanh làm chứng rằng cái chết của Thánh Phaolô là kết quả của việc ngài chịu tử vì đạo ở Rôma. Các bản văn Tân Ước không nói đến sự kiện này. Sách Tông Đồ Công Vụ chấm dứt câu chuyện ám chỉ hoàn cảnh của ngài như một tù nhân, tuy nhiên, khi ấy ngài vẫn được phép đón tiếp tất cả những ai đến với ngài (x. Cv 28:30-31).
Chỉ trong Thư Thứ Hai gửi Timôthê chúng ta tìm thấy những lời cảnh báo: “Còn cha, cha sắp phải đổ máu ra làm của lễ tế, đã đến giờ cha phải ra đi." (2 Tim 4:6; x. Phl 2:17). Ở đây Thánh Nhân dùng hai hình ảnh, hình ảnh phụng tự của hy lễ, như đã dùng trong Thư gửi tín hữu Philipphê, để giải thích rằng tử việc vì đạo giống như là tham dự vào hy tế của Đức Kitô, và hình ảnh những người đi biển thả dây neo, để ám chỉ cái chết, một cái chết đổ máu của ngài.
Chứng từ rõ ràng đầu tiên về việc kết thúc cuộc đời của Thánh Phaolô được để lại cho chúng ta vào khoảng năm 90 trong thế kỷ thứ nhất, hơn ba thập niên sau cái chết của ngài. Đến từ chính bức thư cúa Hội Thánh Rôma, mà vì Giám Mục là Thánh Clêmentê I, viết cho Hội Thánh Côrinthô. Trong bản văn của thư này Thánh Clêmentê mời gọi chúng ta luôn đặt trước mắt gương của các Tông Đồ, và ngay sau khi nói đến việc tử vì đạo của Thánh Phêrô, chúng ta đọc: “Vì sự ghanh tỵ và bất đồng mà Thánh Phaolô bị bắt buộc chỉ cho chúng ta phải làm sao để đạt được phần thưởng sự kiên nhẫn. Bị bắt bảy lần, bị đầy ải, ném đá, ngài đã là người rao giảng Đức Kitô ở Đông Phương và Tây Phương, và nhờ Đức Tin ngài đã đạt hữu được một vinh quang tinh tuyền. Sau khi đã rao giảng công lý cho toàn thế giới, và sau khi đi đến tận cùng Tây Phương, ngài đã chấp nhận tử vì đạo trước các nhà cầm quyền; như thế ngài đã từ bỏ cõi đời này và đã đến nơi thánh, cùng trở thành mẫu gương vĩ đại nhất của lòng kiên nhẫn” (1 Clem 5:2). Sự kiên nhẫn được nói đến trong cách ngài nói về việc thông phần vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô của ngài, về lòng quảng đại và kiên trì mà nhở đó ngài chấp nhận một con đường dài đầy gian khổ, đến nỗi có thể nói rằng: “Tôi mang trên mình tôi các thương tích của Chúa Giêsu” (Gal 6:17).
Chúng ta thấy trong thư của Thánh Clementê nói rằng Thánh Phaolô đã đi đến “tận cùng Tây Phương”. Người ta tranh luận rằng câu này có thể nói về cuộc hành trình sang Tây Ban Nha mà Thánh Phaolô cò lẽ đã thực hiện. Mà thật sự thì trong Thư gửi tín hữu Roma Thánh Phaolô có nói đến ý định muốn sang Tây Ban Nha (x. Rom 15:24).
Điều rất đáng chú ý là trong thư của Thánh Clêmentê hai tên của Thánh Phêrô và Phaolô luôn đi liền nhau, ngay cả trong chứng từ của Eusebiô thành Cesarea thế kỷ thứ IV, dù đổi thứ tự, khi nói về Hoàng Đế Nêrô, ngài viết: “Trong triều đại của ông, Thánh Phaolô bị chặt đầu ở Rôma, còn Thánh Phêrô thì bị đóng đanh ở đó. Câu chuyện được xác nhận bằng việc tên của Thánh Phêrô và Phaolô vẫn còn ở trên mộ của hai đấng trong thành phố này” (Hist.. eccl. 2,25,5). Rồi Eusebiô tiếp tục nhắc lại lời tuyên bố của một linh mục Roma tên là Gaiô, ờ đầu thế kỷ thứ II: “Tôi có thể chỉ cho bạn thấy các chiến tích của các tông đồ: nếu bạn đi đến Vatican, hay đi trên đường Ostiensê, bạn sẽ tìm thấy các chiến tích của các đấng sáng lập Hội Thánh” (ibid. 2,25,6-7). Các “chiến tích” là những bia mộ, đó là chính mộ phần của hai Thánh Phêrô và Phaolô, mà ngày nay, sau hai nghìn năm, chúng ta vẫn còn tôn kính tại cùng một chỗ, dù ở đây tại Vatican với thánh Phêrô, hay ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thánh trên đường Ostiensê để kính nhớ vị Tông Đồ Dân Ngoại.
Việc hai vị Tông Đồ cả được cùng nhắc đến là một điều đáng ghi nhận. Mặc dù không có một nguồn tài liệu cổ nào nói đến việc phục vụ chung của hai đấng ở Rôma, nhưng ý thức của Kitô hữu sau đó, dựa vào việc cả hai đấng được mai táng tại thủ đô của đế quốc, đã coi hai đấng như là các đấng sáng lập ra Hội Thánh tại Roma. Quả thật, đó là điều chúng ta đọc được trong [thư của] Thánh Irenaêô thành Lyon, vào cuối thế kỷ thứ II, về việc kế vị các Tông Đồ trong một số hội thánh: “Sẽ mất rất nhiều thì giờ để kể ra tất cả các việc kế vị của tất cả mọi hội thánh, chúng ta chỉ nói đến Hội Thánh vĩ đại và cổ kính mà mọi người đều biết đến, Hội Thánh đã được hai Tông Đồ Phêrô và Phaolô vinh hiển sáng lập cùng xây dựng tại Roma ” (Adv. haer. 3,3,2).
Tuy nhiên chúng ta hãy để gương mặt Thánh Phêrô sang một bên và hãy chú ý đến gương mặt Thánh Phaolô. Việc tử vì đạo của ngài được kể lại đầu tiên trong sách Công Vụ của Thánh Phaolô, được viết vào cuối thế kỷ thứ II. Sách tường thuật rằng hoàng đế Nerô lên án chém đầu ngài, và bản án được thi hành ngay sau đó (x. 9,5). Ngày chết của ngài khác nhau ngay từ những tài liệu cổ, khoảng giữa cuộc bách hại mà chính hoàng đế Nerô phát động sau vụ hỏa hoạn của thành Roma, xảy ra vào tháng 7 năm 64, và năm cuối cùng của triều đại Nerô là năm 68 (x. Giêrônimô, De viris ill. 5,8). Việc tính toán này tùy thuộc vào thời điểm mà thánh Phaolô tới Roma, đó là một cuộc tranh luận mà chúng ta không thể bàn đến ở đây.
Các truyền thống sau đó xác nhận hai yếu tố khác. Yếu tố thứ nhất, có tính cách cổ tích hơn, là viêc tử vì đạo của ngài xảy ra ở Acqua Salvia trên đường Laurentina, và đầu của ngài nhảy ba lần, mỗi lần làm vọt lên một dòng nước, đó là lý do tại sao cho đến nay người ta vẫn gọi chỗ ấy là “Tre Fontane - Ba Suối” (Công Vụ của Thánh Phêrô và Phaolô Pseudo Marcel, Thế kỷ thứ V). Yếu tố khác phù hơp với chứng từ cổ, mà linh mục Gaiô đã nói đến, là việc chôn cất không những đã xảy ra “ở ngoài thành,… dặm thứ hai trên đường Ostiensê”, “nhưng chính xác hơn trong đất của Lucina”, là một phụ nữ theo Kitô giáo (Cuộc Khổ Nạn của Thánh Phaolô, Pseudo Abdia, thuộc thế ky thứ IV). Ở đó, vào thế kỷ thứ IV, Hoàng Đế Constantinô đã xây một đền thờ đầu tiên. Đền thờ này được mở rộng hơn nhiều giữa thế kỷ thứ IV và thứ V bởi các hoàng đế Valentinianô II. Têodosiô và Arcađiô. Sau vụ hỏa hoạn năm 1800, Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thánh được tái xây dựng tại đây.
Dù trong trường hợp nào, chân dung thánh Phaolô vượt trên cuộc đời dương thế và cái chết của ngài, vì thật ra ngài đã để lại một gia sản tinh thần vĩ đại. Như một môn đệ chân chính của Chúa Giêsu, ngài trở nên dấu chỉ của sự mâu thuẫn. Trong khi giữa nhóm người gọi là “Ebionites” – một phong trào vừa là Do Thái và Kitô hữu – ngai bị coi là phản đạo theo Luật Môsê, nhưng trong Sách Tông Đồ Công Vụ đã có một sự rất kính trọng đối với Tông Đồ Phaolô.
Cha muốn để ra ngoài các văn chương ngoại thư, như Sách Công Vụ của Thánh Phaolô và Tecla cùng một tuyển tập các thư ngoài quy điển giữa Thánh Tông Đồ Phaolô và triết gia Seneca. Điều quan trọng đặc biệt phải xác nhận là chẳng bao lâu sau đó, các Thư của Thánh Phaolô đã đi vào phụng vụ, là nơi mà cấu trúc tông đồ - ngôn sứ - Tin Mừng được dứt khoát dùng trong việc thành hình phụng vụ Lời Chúa. Như thế, nhờ sự “hiện diện” này trong phụng vụ của Hội Thánh, mà tư tưởng của Thánh Tông Đồ ngay từ ban đầu đã trở thành lương thực thiêng liêng cho tín hữu thuộc mọi thời đại.
Rõ ràng là các Giáo Phụ, và sau đó tất cả các thần học gia, đều được nuôi dưỡng bằng các thư của Thánh Phaolô cùng nền linh đạo của ngài. Như thế, qua các kỷ nguyên, cho đến ngày nay, ngài vẫn là vị thầy và là Tông Đồ đích thực của Dân Ngoại. Tác phẩm chú giải Thánh Kinh đầu tiên của các Giáo Phụ, mà chúng ta có được về Tân Ước là của một thần học gia vĩ đại ở Alexandrea, Giáo Phụ Ôrigen, chú giải thư thánh Phaolô gửi tín hữu Roma. Tiếc rằng chú giải này chỉ còn lại một phần. Thánh Gioan Kim Khẩu, ngoài việc chú giải các thư của Thánh Phaolô, còn viết 7 bài tán tụng đáng ghi nhớ. Thánh Augustinô đã mắc nợ Thánh Phaolô bước quyết định trong việc hoán cải của chính mình, và ngài đã nhắc đến thánh Phaolô suốt đời của ngài. Từ việc liên tục đối thoại với vị Đại Tông Đồ này đã nảy sinh ra nền thần học Công Giáo và thần học Tin Lành của mọi thời đại.
Thánh Tôma Aquinô đã để lại cho chúng ta một chú giải rất hay về các Thư của Thánh Phaolô, đại diện cho kết quả trưởng thành hơn của khoa chú giải Thánh Kinh thời Trung Cổ.
Một khúc quanh thật sự đã xảy ra vào thế kỷ XVI với phong trào Cải Tin Lành. Thời điểm quyết định trong cuộc đời của Lutherô, gọi là “Turmerlebnis” (1517), trong đó ông đã lập tức tìm ra một cách giải thích mới về học thuyết về sự công chính hóa của Thánh Phaolô. Một cách giải thích đã giải thoát ông khỏi tật quá thận trọng và lo âu của đời sống trước kia của ông, và cho ông một niềm tin tưởng mới vào sự tốt lành triệt để của Thiên Chúa, là Đấng tha thứ mọi sự một cách vô điều kiện. Từ lúc đó, Lutherô đã đồng hóa chủ thuyết duy luật Do Thái-Kitô, là điều mà Thánh Tông Đồ đã lên án, với trật tự của đời sống của Hội Thánh Công Giáo. Và đối với ông Hội Thánh được coi là một cách diễn tả sự nô lệ cho lề luật, là điều trái ngược với sự tự do của Tin Mừng. Công Đồng Chung Trentô, từ năm 1545 đến năm 1563, đã giải thích cách sâu sa về vấn đề công chính hóa, và đã tìm thấy trong đường lối của toàn thể truyền thống Công Giáo sự tổng hợp giữa lề luật và Tin Mừng theo sứ điệp của Thánh Kinh, nếu được đọc trong sự trọn vẹn và thống nhất của Thánh Kinh.
Ở thế kỷ XIX, việc thu thập những di sản hảo hạng của thời Khai Minh, người ta đã chứng kiến việc phục hưng học thuyết Phaolô, qua các công trình khoa học đã được phát triển nhờ cách giải thích Thánh Kinh theo phương pháp phê bình lịch sử. Chúng ta sẽ bỏ qua sự kiện là cùng trong thế kỷ này, cũng như trong thế kỷ XX, đã xuất hiện một sự phỉ báng thánh Phaolô thật sự. Cha đặc biệt nói đến Nietsche, người đã chê bai nền thần học về sự khiêm nhường của Thánh Phaolô, đối nghịch với thần học của ông về con người mạnh mẽ và quyền thế. Nhưng chúng ta hãy để tất cả những điều này qua một bên và hãy nhìn đến cốt lõi của cách giải Thích Thánh Kinh theo khoa học hiện nay và và học thuyết mới của Thánh Phaolô thế kỷ này.
Ở đây, điều người ta đặc biệt nhấn mạnh như là trọng tâm của tư tưởng Thánh Phaolô là quan niệm về tự do: quan niệm này được coi là nằm ở trọng tâm của tư tường Thánh Phaolô, như Lutherô đã quả thực cảm thấy. Nhưng quan niệm về tự do được giải thích lại trong bối cảnh của chủ nghĩa tân tự do. Thêm vào đó, người ta nhấn mạnh nhiều đến sự khác biệt giữa lời rao giảng của Thánh Phaolô với lời rao giảng của Chúa Giêsu. Và Thánh Phaolô hầu như được coi là một đấng sáng lập mới của Kitô giáo. Chắc chắn là trong Thánh Phaolô, trọng tâm của Nước Thiên Chúa, điều quyết định cho việc rao giảng của Chúa Giêsu, được biến đổi thành trọng tâm của Kitô học, bao gồm tuyệt đỉnh là mầu nhiệm phục sinh. Và từ mầu nhiệm phục sinh nảy sinh các bí tích Thánh Tẩy và Thánh Thể, như sự hiện diện thường trực của mầu nhiệm này, mà từ đó làm cho Thân Mình Đức Kitô được tăng trưởng và Hội Thánh được xây dựng.
Nhưng cha phải nói mà không đi vào chi tiết, bởi vì trong trọng tâm mới của Kitô học và mầu nhiệm phục sinh, Nước Thiên Chúa được thể hiện và lời loan báo của Chúa Giêsu thật sự trở thành cụ thể, hiện diện và hoạt động. Chúng ta đã thấy trong những bài Giáo Lý trước rằng chính tính mới lạ của học thuyết Thánh Phaolô lại là sự trung thành sâu xa nhất đối với lời rao giàng của Chúa Giêsu. Trong tiến trình chú giải Thánh Kinh, nhất là trong hai trăm năm vừa qua, cũng gia tăng sự đồng quy giữa các nhà chú giải Công Giáo và Tin Lành, như thế đem lại một sự thoả thuận đáng kể về chính điểm mà lúc ban đầu là cao điểm của sự bất đồng trong lịch sử. Cho nên đây là niềm hy vọng lớn cho lý do của phong trào đại kết, là điều rất quan trọng đối với Công Đồng Vaticanô II.
Sau cùng, cha muốn một lần nữa nhắc cách vắn tắt đến một số phong trào tôn giáo xuất hiện ờ thời hiện đại trong lòng Hội Thánh Công Giáo, là những dòng mang tên của thánh Phaolô. Điều này xảy ra trong thế kỷ thứ XVI với dòng Thánh Phaolô, gọi là dòng Barnabites, trong thế kỷ XIX với dòng Thừa Sai Thánh Phaolô hay là dòng Paulista, và thế kỷ XX với “Gia đình Phaolô” dưới nhiều hình thức, do chân phước Giacomo Alberione thành lập, chưa kể đến Tu Hội Đời là Hội Thánh Phaolô.
Tóm lại, chân dung của một Tông Đồ và một tư tưởng gia Kitô giáo rất phong phú và sâu sắc, mà từ sự gần gũi ngài, ai trong chúng ta cũng được ích lợi, vẫn còn là ánh sáng trước mặt chúng ta. Trong số những bài tán tụng của ngài, Thánh Gioan Kim Khẩu đã sáng tác một bài so sánh giữa Thánh Phaolô và ông Noe, khi nói như sau: Thánh Phaolô “không những chỉ thu thập các miếng gỗ để đóng tàu, mà ngược lại, thay vì nối những miếng gỗ lại với nhau, ngài đã viết các Thư, như thế kéo ra khỏi nước không những hai, ba hay năm phần tử của gia đình ngài, mà toàn thể thê giới sắp bị hư mất” (Paneg. 1.5).
Chính Thánh Tông Đồ Phaolô vẫn còn và luôn luôn có thể làm điều này. Như thế, hướng về ngài, cũng như hướng về gương tông đồ của ngài cùng giáo lý của ngài, phải là một sự kích thích, nếu không phải là sự đảm bảo, để củng cố căn tính Kitô giáo của mỗi người chúng ta và canh tân toàn thể Hội Thánh.
Sứ điệp Mùa Chay 2009
+ ĐGH Benedictô XVI
16:37 05/02/2009
SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2009
Anh chị em thân mến!
Vào lúc khởi đầu Mùa Chay, vốn là một hành trình tập luyện thiêng liêng cao độ hơn, phụng vụ lại đặt trước mặt chúng ta ba việc thực hành sám hối rất thân thuộc với truyền thống kinh thánh và kitô hữu – cầu nguyện, bố thí và ăn chay – để chuẩn bị chúng ta cử hành tốt hơn lễ Phục sinh và do đó cảm nghiệm quyền năng của Thiên Chúa, như chúng ta sẽ nghe trong Canh thức Phục sinh: “khử trừ muôn tội vạ, thanh tẩy hết lỗi lầm, biến tội nhân thành con người công chính, đem vui mừng cho hồn nặng sầu thương, tiêu diệt hận thù, giải hòa bất thuận, khuất phục mọi quyền uy” (Công bố Tin mừng Phục sinh). Về sứ điệp Mùa Chay năm nay, tôi muốn tập trung suy tư của tôi vào giá trị và ý nghĩa của chay tịnh. Quả thế, Mùa Chay gợi nhớ bốn mươi ngày chay tịnh của Chúa trong hoang địa, mà Ngài đã trải qua trước khi đi vào sứ vụ công khai. Chúng ta đọc thấy trong Tin mừng: “Chúa Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói” (Mt 4,1-2). Giống như Môisê là người đã ăn chay trước khi đón nhận những tấm bia lề luật (x. Xh 34,28) và việc Êlia ăn chay trước khi gặp Chúa tại Núi Horép (x. 1 V 19,8), Đức Giêsu cũng vậy, qua việc cầu nguyện và ăn chay, đã chuẩn bị cho sứ vụ đặt trước mặt Ngài, sứ vụ được đánh dấu vào lúc khởi đầu bằng một cuộc chiến đấu nghiêm trọng với kẻ cám dỗ.
Chúng ta có thể tự hỏi đâu là giá trị và ý nghĩa đối với người kitô hữu khi tự khước từ điều gì tự nó là tốt và hữu dụng để bồi bổ thân xác. Kinh Thánh và toàn thể truyền thống kitô giáo dạy rằng ăn chay là một trợ giúp lớn lao để tránh tội và tất cả những gì dẫn đến đó. Vì thế, lịch sử cứu độ đầy dẫy những sự kiện mời gọi ăn chay. Trong những trang đầu tiên của Kinh Thánh, Chúa truyền dạy con người phải kiêng cữ, đừng ăn trái cấm: “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2, 16-17). Khi chú giải lệnh cấm ấy của Chúa, thánh Basiliô nhận xét rằng “việc Chúa truyền ăn chay xảy ra tại vườn địa đàng,” và “giới răn thứ nhất theo nghĩa ấy đã bày tỏ cho Adam.” Theo đó ngài kết luận: “'ngươi không được ăn' là luật ăn chay và kiêng khem” (x. Sermo de jejunio: PG 31, 163, 98). Bởi vì tất cả chúng ta đã bị đè nặng bởi tội và những hệ quả của nó, chay tịnh được đề nghị cho chúng ta như là một phương thế để phục hồi lại tình bạn với Thiên Chúa. Đó chính là trường hợp của Ét-ra, khi chuẩn bị cuộc hành trình từ nơi lưu đày về Đất hứa, đã kêu mời cộng đoàn dân chúng ăn chay để “hạ mình trước nhan Thiên Chúa chúng ta” (8,21). Đấng Toàn năng đã lắng nghe lời cầu nguyện của họ và bảo đảm cho họ sự quý mến và bảo vệ. Cùng một cách thức ấy, dân thành Ninivê, để đáp lại lời mời gọi hoán cải của Giôna, đã công bố lệnh ăn chay, như dấu hiệu của lòng chân thành, và nói rằng: “Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết?” (3,9). Trong trường hợp ấy cũng vậy, Thiên Chúa thấy việc làm của họ và tha cho họ.
Trong Tân ước, Đức Giêsu đưa ra ánh sáng lý do sâu xa của việc chay tịnh, khi kết án thái độ của người Pharisêu, những người tuân giữ nghiêm nhặt các quy định của luật pháp, nhưng lòng của họ xa cách Thiên Chúa. Việc chay tịnh đích thực, như Thầy chí thánh đã nhắc ở một nơi khác, chính là thi hành ý của Chúa Cha, “Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ thưởng công cho anh” (Mt 6,18). Chính Ngài đã nêu gương, khi trả lời Satan, sau bốn mươi ngày ở trong hoang địa rằng “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Vì thế chay tịnh đích thực hướng đến việc ăn “cơm bánh đích thực,” đó là thực hiện ý của Chúa Cha (x. Ga 4,34). Do đó, nếu Adam đã không vâng lời lệnh truyền của Chúa “không được ăn cây biết lành biết dữ,” người tín hữu, qua việc chay tịnh, muốn khiêm nhường quy phục Thiên Chúa, tín thác vào sự nhân lành và thương xót của Người.
Việc thực hành chay tịnh luôn hiện diện trong cộng đoàn kitô hữu tiên khởi (x. Cv 13,3; 14,22; 27,21; 2 Cr 6,5). Các giáo phụ cũng nói đến sức mạnh của chay tịnh để kiềm chế tội lỗi, đặc biệt những thèm khát của “con người Adam cũ,” và và mở ra trong tâm hồn người tín hữu một con đường đi đến Thiên Chúa. Hơn nữa, chay tịnh là một thực hành thường gặp và được các thánh thuộc mọi thời đại khuyên nhủ. Thánh Phêrô Kim ngôn viết: “Chay tịnh là hồn của lời cầu nguyện, lòng thương xót là máu đem lại sự sống cho chay tịnh. Vì thế nếu bạn cầu nguyện, hãy ăn chay; nếu bạn ăn chay, hãy tỏ lòng thương xót; nếu bạn muốn lời cầu xin được lắng nghe, hãy lắng nghe lời cầu xin của kẻ khác. Nếu bạn không bịt tai trước kẻ khác, bạn mở được tai Thiên Chúa cho chính bạn” (Sermo 43: PL 52, 320. 322).
Trong thời đại chúng ta, chay tịnh dường như đã đánh mất điều gì thuộc ý nghĩa thiêng liêng, và trong một nền văn hóa có đặc điểm là tìm kiếm hạnh phúc vật chất, nó đảm nhiệm vai trò chữa bệnh để chăm sóc thân thể. Chắc hẳn chay tịnh đem lại lợi ích cho hạnh phúc thể lý, nhưng đối với người tín hữu, trước tiên nó là “một phương thế chữa trị” để chữa lành tất cả những gì ngăn cản họ sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Trong Tông hiến Pænitemini năm 1966, Người Tôi tớ Thiên Chúa Phaolô VI thấy nhu cầu trình bày chay tịnh trong khuôn khổ ơn gọi của mọi kitô hữu “không còn sống cho chính mình, nhưng cho Đấng đã yêu thương và hiến thân vì mình, và sống cho anh chị em của mình” (x. Ch. I). Mùa Chay phải là cơ hội thuận lợi để trình bày lại các quy tắc chứa đựng trong Tông hiến, để ý nghĩa đích thực và thường hằng của việc thực hành đã từ lâu tuân giữ này được tái khám phá và nhờ thế giúp chúng ta loại trừ tính ích kỷ và mở rộng con tim để yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, Giới răn trước tiên và lớn nhất của Lề luật mới và bản tóm tắt toàn bộ Tin mừng (x. Mt 22, 34-40).
Ngoài ra, việc trung thành thực hành chay tịnh cũng góp phần mang lại sự thống nhất cho con người, thân xác và linh hồn, giúp tránh tội lỗi và tăng trưởng trong cuộc sống thân mật với Chúa. Thánh Augustinô, người quá biết những thúc đẩy tiêu cực bên trong, khi định nghĩa chúng là “tình trạng rắc rối vòng vèo và rối mù” (Confessions, II, 10.18), đã viết: “Chắc chắn tôi sẽ chịu thiếu thốn, nhưng chính là để Người tha thứ cho tôi, để làm đẹp lòng Người, để tôi vui hưởng sự hoan lạc của Người” (Sermo 400, 3, 3: PL 40, 708). Từ khước lương thực vật chất, vốn nuôi sống thân xác chúng ta, sẽ nuôi dưỡng một thái độ nội tâm để lắng nghe Chúa Kitô và được nuôi dưỡng bằng lời cứu độ của Ngài. Qua việc chay tịnh và cầu nguyện, chúng ta để Chúa đến và thỏa mãn cơn đói sâu đậm nhất mà chúng ta cảm thấy trong thâm tâm, đó là sự đói khát Thiên Chúa.
Đồng thời, chay tịnh là một trợ giúp để mở mắt nhìn thấy tình trạng của bao nhiêu anh chị em chúng ta đang sống. Trong lá thư thứ nhất, thánh Gioan khuyên nhủ: “Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được?” (3,17). Chay tịnh tự nguyện giúp chúng ta tăng trưởng theo tinh thần của Người Samaritanô nhân lành, cúi mình xuống và cứu giúp người anh em đau khổ (x. Thông điệp Deus caritas est, 15). Khi tự nguyện đón nhận một hành vi từ bỏ chính mình để mưu cầu lợi ích cho người khác, chúng ta khẳng định rằng người anh em chị em đang gặp khó khăn không phải là người xa lạ. Chính là để giữ cho sống động thái độ đón tiếp và quan tâm đối với anh chị em mà tôi khuyến khích các giáo xứ và mỗi cộng đoàn tăng cường việc thực hành chay tịnh, cá nhân và cộng đoàn, trong Mùa Chay, liên kết với việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và làm phúc. Ngay từ thuở ban đầu, điều ấy đã là dấu các phẩm chất của cộng đoàn kitô hữu, nơi ấy đã có những cuộc lạc quyên đặc biệt (x. 2 Cr 8-9; Rm 15, 25-27), người tín hữu được mời gọi trao ban cho người nghèo những gì họ đã dành dụm được khi ăn chay (Didascalia Ap., V, 20,18). Việc thực hành này cần được tái khám phá và khuyến khích lại trong thời đại chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay.
Từ những gì tôi đã nói trên, dường như khá rõ là chay tịnh là một thực hành khổ chế quan trọng, một vũ khí thiêng liêng để chiến đấu chống lại mọi gắn bó mất trật tự với chính bản thân. Sự từ khước tự nguyện với những vui thú phát sinh từ lương thực và những của cải vật chất giúp người môn đệ Đức Kitô kiểm soát lòng ham muốn đối với thiên nhiên, vốn đã bị lệch lạc bởi tội nguyên tổ, mà những hệ quả tiêu cực đã tác động trên con người. Quả là thích hợp, một bài thánh ca cổ xưa của phụng vụ Mùa Chay đã khuyến khích: “Utamur ergo parcius, / verbis cibis et potibus, / somno, iocis et arctius / perstemus in custodia” (Ta hãy giảm mê say vui sướng / từ nói năng, ăn uống, ngủ nghê / luôn luôn cảnh giác đề phòng ngũ quan).
Anh chị em thân mến, quả là tốt đẹp khi thấy rằng mục tiêu tối hậu của chay tịnh là giúp đỡ mỗi một người chúng ta dâng trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa, như Giáo hoàng Gioan Phaolô II, tôi tớ Thiên Chúa, đã viết (x. Thông điệp “Veritatis splendor,” 21). Vì thế ước chi mỗi gia đình và cộng đoàn kitô hữu biết tận dụng thời gian Mùa Chay này, để gạt bỏ một bên những điều gì gây lo ra cho tâm trí và tăng trưởng trong những điều nuôi dưỡng tâm hồn, hầu yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Tôi đặc biệt nghĩ tới một sự dấn thân lớn hơn cho việc cầu nguyện, lectio divina, chạy đến bí tích hòa giải và tham dự tích cực vào bí tích Thánh Thể, đặc biệt Thánh lễ ngày Chúa nhật. Với thái độ bên trong ấy, chúng ta hãy đi vào tinh thần sám hối của Mùa Chay. Nguyện xin Đức Trinh nữ Maria, “Nguồn hoan lạc của chúng ta,” đồng hành và trợ giúp chúng ta trong nỗ lực giải thoát tâm hồn khỏi nô lệ tội lỗi, biến nó thành “nhà tạm sống động của Thiên Chúa.” Với những lời cầu chúc này, trong khi bảo đảm cho mọi tín hữu và cộng đoàn giáo hội lời cầu nguyện của tôi để có được một cuộc hành trình Mùa Chay mang nhiều hoa trái, tôi thân ái ban phép lành Tòa thánh cho anh chị em.
Vatican, ngày 11 tháng 12 năm 2008
BENEDICTUS PP. XVI
© Copyright 2009 -- Libreria Editrice Vaticana
(Phan Du Sinh chuyển ngữ)
Anh chị em thân mến!
Vào lúc khởi đầu Mùa Chay, vốn là một hành trình tập luyện thiêng liêng cao độ hơn, phụng vụ lại đặt trước mặt chúng ta ba việc thực hành sám hối rất thân thuộc với truyền thống kinh thánh và kitô hữu – cầu nguyện, bố thí và ăn chay – để chuẩn bị chúng ta cử hành tốt hơn lễ Phục sinh và do đó cảm nghiệm quyền năng của Thiên Chúa, như chúng ta sẽ nghe trong Canh thức Phục sinh: “khử trừ muôn tội vạ, thanh tẩy hết lỗi lầm, biến tội nhân thành con người công chính, đem vui mừng cho hồn nặng sầu thương, tiêu diệt hận thù, giải hòa bất thuận, khuất phục mọi quyền uy” (Công bố Tin mừng Phục sinh). Về sứ điệp Mùa Chay năm nay, tôi muốn tập trung suy tư của tôi vào giá trị và ý nghĩa của chay tịnh. Quả thế, Mùa Chay gợi nhớ bốn mươi ngày chay tịnh của Chúa trong hoang địa, mà Ngài đã trải qua trước khi đi vào sứ vụ công khai. Chúng ta đọc thấy trong Tin mừng: “Chúa Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói” (Mt 4,1-2). Giống như Môisê là người đã ăn chay trước khi đón nhận những tấm bia lề luật (x. Xh 34,28) và việc Êlia ăn chay trước khi gặp Chúa tại Núi Horép (x. 1 V 19,8), Đức Giêsu cũng vậy, qua việc cầu nguyện và ăn chay, đã chuẩn bị cho sứ vụ đặt trước mặt Ngài, sứ vụ được đánh dấu vào lúc khởi đầu bằng một cuộc chiến đấu nghiêm trọng với kẻ cám dỗ.
Chúng ta có thể tự hỏi đâu là giá trị và ý nghĩa đối với người kitô hữu khi tự khước từ điều gì tự nó là tốt và hữu dụng để bồi bổ thân xác. Kinh Thánh và toàn thể truyền thống kitô giáo dạy rằng ăn chay là một trợ giúp lớn lao để tránh tội và tất cả những gì dẫn đến đó. Vì thế, lịch sử cứu độ đầy dẫy những sự kiện mời gọi ăn chay. Trong những trang đầu tiên của Kinh Thánh, Chúa truyền dạy con người phải kiêng cữ, đừng ăn trái cấm: “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2, 16-17). Khi chú giải lệnh cấm ấy của Chúa, thánh Basiliô nhận xét rằng “việc Chúa truyền ăn chay xảy ra tại vườn địa đàng,” và “giới răn thứ nhất theo nghĩa ấy đã bày tỏ cho Adam.” Theo đó ngài kết luận: “'ngươi không được ăn' là luật ăn chay và kiêng khem” (x. Sermo de jejunio: PG 31, 163, 98). Bởi vì tất cả chúng ta đã bị đè nặng bởi tội và những hệ quả của nó, chay tịnh được đề nghị cho chúng ta như là một phương thế để phục hồi lại tình bạn với Thiên Chúa. Đó chính là trường hợp của Ét-ra, khi chuẩn bị cuộc hành trình từ nơi lưu đày về Đất hứa, đã kêu mời cộng đoàn dân chúng ăn chay để “hạ mình trước nhan Thiên Chúa chúng ta” (8,21). Đấng Toàn năng đã lắng nghe lời cầu nguyện của họ và bảo đảm cho họ sự quý mến và bảo vệ. Cùng một cách thức ấy, dân thành Ninivê, để đáp lại lời mời gọi hoán cải của Giôna, đã công bố lệnh ăn chay, như dấu hiệu của lòng chân thành, và nói rằng: “Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết?” (3,9). Trong trường hợp ấy cũng vậy, Thiên Chúa thấy việc làm của họ và tha cho họ.
Trong Tân ước, Đức Giêsu đưa ra ánh sáng lý do sâu xa của việc chay tịnh, khi kết án thái độ của người Pharisêu, những người tuân giữ nghiêm nhặt các quy định của luật pháp, nhưng lòng của họ xa cách Thiên Chúa. Việc chay tịnh đích thực, như Thầy chí thánh đã nhắc ở một nơi khác, chính là thi hành ý của Chúa Cha, “Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ thưởng công cho anh” (Mt 6,18). Chính Ngài đã nêu gương, khi trả lời Satan, sau bốn mươi ngày ở trong hoang địa rằng “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4). Vì thế chay tịnh đích thực hướng đến việc ăn “cơm bánh đích thực,” đó là thực hiện ý của Chúa Cha (x. Ga 4,34). Do đó, nếu Adam đã không vâng lời lệnh truyền của Chúa “không được ăn cây biết lành biết dữ,” người tín hữu, qua việc chay tịnh, muốn khiêm nhường quy phục Thiên Chúa, tín thác vào sự nhân lành và thương xót của Người.
Việc thực hành chay tịnh luôn hiện diện trong cộng đoàn kitô hữu tiên khởi (x. Cv 13,3; 14,22; 27,21; 2 Cr 6,5). Các giáo phụ cũng nói đến sức mạnh của chay tịnh để kiềm chế tội lỗi, đặc biệt những thèm khát của “con người Adam cũ,” và và mở ra trong tâm hồn người tín hữu một con đường đi đến Thiên Chúa. Hơn nữa, chay tịnh là một thực hành thường gặp và được các thánh thuộc mọi thời đại khuyên nhủ. Thánh Phêrô Kim ngôn viết: “Chay tịnh là hồn của lời cầu nguyện, lòng thương xót là máu đem lại sự sống cho chay tịnh. Vì thế nếu bạn cầu nguyện, hãy ăn chay; nếu bạn ăn chay, hãy tỏ lòng thương xót; nếu bạn muốn lời cầu xin được lắng nghe, hãy lắng nghe lời cầu xin của kẻ khác. Nếu bạn không bịt tai trước kẻ khác, bạn mở được tai Thiên Chúa cho chính bạn” (Sermo 43: PL 52, 320. 322).
Trong thời đại chúng ta, chay tịnh dường như đã đánh mất điều gì thuộc ý nghĩa thiêng liêng, và trong một nền văn hóa có đặc điểm là tìm kiếm hạnh phúc vật chất, nó đảm nhiệm vai trò chữa bệnh để chăm sóc thân thể. Chắc hẳn chay tịnh đem lại lợi ích cho hạnh phúc thể lý, nhưng đối với người tín hữu, trước tiên nó là “một phương thế chữa trị” để chữa lành tất cả những gì ngăn cản họ sống phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Trong Tông hiến Pænitemini năm 1966, Người Tôi tớ Thiên Chúa Phaolô VI thấy nhu cầu trình bày chay tịnh trong khuôn khổ ơn gọi của mọi kitô hữu “không còn sống cho chính mình, nhưng cho Đấng đã yêu thương và hiến thân vì mình, và sống cho anh chị em của mình” (x. Ch. I). Mùa Chay phải là cơ hội thuận lợi để trình bày lại các quy tắc chứa đựng trong Tông hiến, để ý nghĩa đích thực và thường hằng của việc thực hành đã từ lâu tuân giữ này được tái khám phá và nhờ thế giúp chúng ta loại trừ tính ích kỷ và mở rộng con tim để yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, Giới răn trước tiên và lớn nhất của Lề luật mới và bản tóm tắt toàn bộ Tin mừng (x. Mt 22, 34-40).
Ngoài ra, việc trung thành thực hành chay tịnh cũng góp phần mang lại sự thống nhất cho con người, thân xác và linh hồn, giúp tránh tội lỗi và tăng trưởng trong cuộc sống thân mật với Chúa. Thánh Augustinô, người quá biết những thúc đẩy tiêu cực bên trong, khi định nghĩa chúng là “tình trạng rắc rối vòng vèo và rối mù” (Confessions, II, 10.18), đã viết: “Chắc chắn tôi sẽ chịu thiếu thốn, nhưng chính là để Người tha thứ cho tôi, để làm đẹp lòng Người, để tôi vui hưởng sự hoan lạc của Người” (Sermo 400, 3, 3: PL 40, 708). Từ khước lương thực vật chất, vốn nuôi sống thân xác chúng ta, sẽ nuôi dưỡng một thái độ nội tâm để lắng nghe Chúa Kitô và được nuôi dưỡng bằng lời cứu độ của Ngài. Qua việc chay tịnh và cầu nguyện, chúng ta để Chúa đến và thỏa mãn cơn đói sâu đậm nhất mà chúng ta cảm thấy trong thâm tâm, đó là sự đói khát Thiên Chúa.
Đồng thời, chay tịnh là một trợ giúp để mở mắt nhìn thấy tình trạng của bao nhiêu anh chị em chúng ta đang sống. Trong lá thư thứ nhất, thánh Gioan khuyên nhủ: “Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được?” (3,17). Chay tịnh tự nguyện giúp chúng ta tăng trưởng theo tinh thần của Người Samaritanô nhân lành, cúi mình xuống và cứu giúp người anh em đau khổ (x. Thông điệp Deus caritas est, 15). Khi tự nguyện đón nhận một hành vi từ bỏ chính mình để mưu cầu lợi ích cho người khác, chúng ta khẳng định rằng người anh em chị em đang gặp khó khăn không phải là người xa lạ. Chính là để giữ cho sống động thái độ đón tiếp và quan tâm đối với anh chị em mà tôi khuyến khích các giáo xứ và mỗi cộng đoàn tăng cường việc thực hành chay tịnh, cá nhân và cộng đoàn, trong Mùa Chay, liên kết với việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và làm phúc. Ngay từ thuở ban đầu, điều ấy đã là dấu các phẩm chất của cộng đoàn kitô hữu, nơi ấy đã có những cuộc lạc quyên đặc biệt (x. 2 Cr 8-9; Rm 15, 25-27), người tín hữu được mời gọi trao ban cho người nghèo những gì họ đã dành dụm được khi ăn chay (Didascalia Ap., V, 20,18). Việc thực hành này cần được tái khám phá và khuyến khích lại trong thời đại chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay.
Từ những gì tôi đã nói trên, dường như khá rõ là chay tịnh là một thực hành khổ chế quan trọng, một vũ khí thiêng liêng để chiến đấu chống lại mọi gắn bó mất trật tự với chính bản thân. Sự từ khước tự nguyện với những vui thú phát sinh từ lương thực và những của cải vật chất giúp người môn đệ Đức Kitô kiểm soát lòng ham muốn đối với thiên nhiên, vốn đã bị lệch lạc bởi tội nguyên tổ, mà những hệ quả tiêu cực đã tác động trên con người. Quả là thích hợp, một bài thánh ca cổ xưa của phụng vụ Mùa Chay đã khuyến khích: “Utamur ergo parcius, / verbis cibis et potibus, / somno, iocis et arctius / perstemus in custodia” (Ta hãy giảm mê say vui sướng / từ nói năng, ăn uống, ngủ nghê / luôn luôn cảnh giác đề phòng ngũ quan).
Anh chị em thân mến, quả là tốt đẹp khi thấy rằng mục tiêu tối hậu của chay tịnh là giúp đỡ mỗi một người chúng ta dâng trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa, như Giáo hoàng Gioan Phaolô II, tôi tớ Thiên Chúa, đã viết (x. Thông điệp “Veritatis splendor,” 21). Vì thế ước chi mỗi gia đình và cộng đoàn kitô hữu biết tận dụng thời gian Mùa Chay này, để gạt bỏ một bên những điều gì gây lo ra cho tâm trí và tăng trưởng trong những điều nuôi dưỡng tâm hồn, hầu yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Tôi đặc biệt nghĩ tới một sự dấn thân lớn hơn cho việc cầu nguyện, lectio divina, chạy đến bí tích hòa giải và tham dự tích cực vào bí tích Thánh Thể, đặc biệt Thánh lễ ngày Chúa nhật. Với thái độ bên trong ấy, chúng ta hãy đi vào tinh thần sám hối của Mùa Chay. Nguyện xin Đức Trinh nữ Maria, “Nguồn hoan lạc của chúng ta,” đồng hành và trợ giúp chúng ta trong nỗ lực giải thoát tâm hồn khỏi nô lệ tội lỗi, biến nó thành “nhà tạm sống động của Thiên Chúa.” Với những lời cầu chúc này, trong khi bảo đảm cho mọi tín hữu và cộng đoàn giáo hội lời cầu nguyện của tôi để có được một cuộc hành trình Mùa Chay mang nhiều hoa trái, tôi thân ái ban phép lành Tòa thánh cho anh chị em.
Vatican, ngày 11 tháng 12 năm 2008
BENEDICTUS PP. XVI
© Copyright 2009 -- Libreria Editrice Vaticana
(Phan Du Sinh chuyển ngữ)
Đức Thượng phụ Chính thống giáo Bartholomew nhấn mạnh đến triết học Hy lạp và gốc rễ Kitô giáo
Phụng Nghi
17:12 05/02/2009
Istanbul (AsiaNews) - Âu châu có căn cội nơi học thuyết Kitô giáo và nơi tư tưởng Hy lạp. Điều này đã được Đức thượng phụ đại kết Bartholomew nhấn mạnh, nhân cơ hội có các lễ mừng kính ba giáo phụ và tiến sĩ được toàn thể Hội thánh (Công giáo và Chính thống giáo) tôn vinh: Thánh Basiliô, thánh Grêgoriô nhà thần học và thánh Gioan Kim khẩu; hài cốt các vị thánh này đã được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II trao trả lại cho toà thượng phụ Chính thống ở Constantinople năm 2004; đúng ra cũng để mừng và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của gốc rễ Kitô giáo của châu Âu, đặt căn bản trên tư tưởng Hy lạp và học thuyết Kitô giáo, được sinh ra và trưởng thành trong một vùng đất nơi Thiên Chúa giáo sống trong cảnh bị giam cầm.
Thượng phụ Bartholomew nói: Chung cuộc, người ta phải nhấn mạnh đến sự đóng góp của nền văn chương và triết học Hy lạp vào các hoạt động của Giáo hội. Ngay từ thuở ban đầu, nghĩa là từ thời các thánh tông đồ --những người bị coi một cách bất công là không có học thức – giáo hội đã nhận được ảnh hưởng có lợi từ nền văn chương và triết học Hy lạp và dùng chúng làm phương tiện để triển dương đức tin Kitô giáo của chúng ta.
Chính thánh sử Gioan cũng rất mực quen thuộc với triết thuyết Pythagore, và bằng tất cả tư duy triết học ngài đã tiếp cận được với triết thuyết này qua triết gia Philô. Và thần học về Ngôi Lời của ngài, đề cập trong phần mở đầu cuốn Tin Mừng ngài ghi chép, hàm ý rằng ngài hiểu biết về triết học của Platon và tư tưởng của Philô. Cả hai thánh tông đồ Phêrô và Anrê cũng có những hiểu biết sâu rộng về tư tưởng triết học Hy lạp, như được diễn đạt trong hai thư của Thánh Phêrô.
Những văn bản đầu tiên của Thiên Chúa giáo, thuật lại tư tưởng và hành động của Chúa chúng ta, xét về quan điểm hình thái học (morphology) thì giống với những văn bản của Xenophon. Ngay cả từ ngữ “theology” (thần học) cũng đã thấy xuất hiện trong cuốn Republic của Plato, đồng thời Seneca thuyết giảng rằng Thượng đế là cha và là người đồng hành với con người, và con người phải luôn luôn bày tỏ niềm tri ân với Thượng đế trong việc thực thi các nhân đức. Aristotle khẳng định tính ưu việt của thần học trên tất cả các khoa học khác, trong khi Pythagore ghép chung khoa học và tôn giáo thành một cặp song đôi.
Thượng phụ Bartholomew nói tiếp: Song song với các trường dậy triết học, cũng còn có những trường khác nơi tất cả các nhà tư tưởng của Giáo hội được đào tạo. Những trường nổi tiếng hơn cả là trường tại Athens, nơi thánh Basiliô, thánh Grêgoriô, và Dionysus the Areopagite học tập; trường học tại Antioch, và một trường khác tại đô thị Alexandria nơi Alexandria được đào tạo. Origen ra thành lập trường học tại Kessaria. Và chính ngôi trường ở Alexandria đã đào tạo những nhà học giả Kitô giáo thời danh của vùng Gaza, phần đất lúc này đây đang chịu nhiều đau khổ. Và người ta cũng không thể bỏ qua không nhắc tới trường học tại Roma, nơi các vị như Justin và Hippolytus học tập.
Vị thượng phụ kết luận: Giáo hội -- qua những hoạt động giáo huấn đã hàng bao thế kỷ giảng dậy cho dân Chúa những chân lý đã được mạc khải – chịu ơn những trường học về tư duy con người đó, những trường góp phần vào việc phát triển tri thức và tâm linh con người, kéo con người ra khỏi chủ nghĩa bảo thủ vô dụng. Sau cùng, không phải ngẫu nhiên mà hầu hết thành viên các trường triết học đều bị cuốn hút theo Thiên Chúa giáo. Và Âu châu không thể làm ngơ không xét đến sự kiện này được.
Thánh Basiliô, Grêgoriô và Gioan Kim khẩu |
Thượng phụ Bartholomew nói: Chung cuộc, người ta phải nhấn mạnh đến sự đóng góp của nền văn chương và triết học Hy lạp vào các hoạt động của Giáo hội. Ngay từ thuở ban đầu, nghĩa là từ thời các thánh tông đồ --những người bị coi một cách bất công là không có học thức – giáo hội đã nhận được ảnh hưởng có lợi từ nền văn chương và triết học Hy lạp và dùng chúng làm phương tiện để triển dương đức tin Kitô giáo của chúng ta.
Chính thánh sử Gioan cũng rất mực quen thuộc với triết thuyết Pythagore, và bằng tất cả tư duy triết học ngài đã tiếp cận được với triết thuyết này qua triết gia Philô. Và thần học về Ngôi Lời của ngài, đề cập trong phần mở đầu cuốn Tin Mừng ngài ghi chép, hàm ý rằng ngài hiểu biết về triết học của Platon và tư tưởng của Philô. Cả hai thánh tông đồ Phêrô và Anrê cũng có những hiểu biết sâu rộng về tư tưởng triết học Hy lạp, như được diễn đạt trong hai thư của Thánh Phêrô.
Những văn bản đầu tiên của Thiên Chúa giáo, thuật lại tư tưởng và hành động của Chúa chúng ta, xét về quan điểm hình thái học (morphology) thì giống với những văn bản của Xenophon. Ngay cả từ ngữ “theology” (thần học) cũng đã thấy xuất hiện trong cuốn Republic của Plato, đồng thời Seneca thuyết giảng rằng Thượng đế là cha và là người đồng hành với con người, và con người phải luôn luôn bày tỏ niềm tri ân với Thượng đế trong việc thực thi các nhân đức. Aristotle khẳng định tính ưu việt của thần học trên tất cả các khoa học khác, trong khi Pythagore ghép chung khoa học và tôn giáo thành một cặp song đôi.
ĐGH và Thượng phụ Bartholomew |
Thượng phụ Bartholomew nói tiếp: Song song với các trường dậy triết học, cũng còn có những trường khác nơi tất cả các nhà tư tưởng của Giáo hội được đào tạo. Những trường nổi tiếng hơn cả là trường tại Athens, nơi thánh Basiliô, thánh Grêgoriô, và Dionysus the Areopagite học tập; trường học tại Antioch, và một trường khác tại đô thị Alexandria nơi Alexandria được đào tạo. Origen ra thành lập trường học tại Kessaria. Và chính ngôi trường ở Alexandria đã đào tạo những nhà học giả Kitô giáo thời danh của vùng Gaza, phần đất lúc này đây đang chịu nhiều đau khổ. Và người ta cũng không thể bỏ qua không nhắc tới trường học tại Roma, nơi các vị như Justin và Hippolytus học tập.
Vị thượng phụ kết luận: Giáo hội -- qua những hoạt động giáo huấn đã hàng bao thế kỷ giảng dậy cho dân Chúa những chân lý đã được mạc khải – chịu ơn những trường học về tư duy con người đó, những trường góp phần vào việc phát triển tri thức và tâm linh con người, kéo con người ra khỏi chủ nghĩa bảo thủ vô dụng. Sau cùng, không phải ngẫu nhiên mà hầu hết thành viên các trường triết học đều bị cuốn hút theo Thiên Chúa giáo. Và Âu châu không thể làm ngơ không xét đến sự kiện này được.
Đức Thánh Cha không biết gì về quan điểm của giám mục Lefèbvre về Holocaust
Bùi Hữu Thư
19:05 05/02/2009
Đức Thánh Cha không biết gì về quan điểm của giám mục Lefèbvre về Holocaust
Tòa Thánh minh định quan điểm về việc giải vạ tuyệt thông và Holocaust
VATICAN, ngày 4 tháng 4, 2009 (Zenit.org).- Toà Thánh khẳng định, Đức Thánh Cha Benedict XVI không biết quan điểm của Giám mục Richard Williamson là một người chối từ Holocaust khi ngài giải vạ tuyệt thông để giúp cho việc đối thoại với nhóm Lefèbvre được dễ dàng hơn.
Hôm nay một thông cáo của văn phòng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đề cập đến nghị định “giải vạ tuyệt thông cho bốn giám mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X." Thông Cáo này cũng đề cập đến “lời tuyên bố về Holocaust của Giám mục Williamson thuộc huynh đoàn này."
Thông cáo của Tòa Thánh minh định rằng nghị định giải vạ tuyệt thông được ban hành để đáp ứng các khẩn xin liên tiếp của Bề Trên Cả của Huynh Đoàn Thánh Piô X, và mong ước của Đức Thánh Cha là “giải tỏa một chướng ngại có ảnh hưởng nặng nề đến sự khai thông việc đối thoại."
Thông cáo thêm rằng: "Bây giờ Đức Thánh Cha trông đợi tất cả bốn vị giám mục sẽ có cùng một ước muốn để tuyên xưng là sẽ hoàn toàn tuân hành giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội."
Thông cáo cũng minh định: "Việc giải tỏa vạ tuyệt thông đã tha cho bốn giám mục phần phạt trọng thể nhất của Giáo Hội, nhưng không thay đổi gì về tình trạng quyền hạn của Huynh Đoàn Thánh Piô X, hiện nay không được Giáo Hội Công Giáo công nhận.
"Ngoài ra bốn vị giám mục này, mặc dầu đã được tha vạ tuyệt thông, cũng vẫn không có chức năng theo giáo luật trong Giáo Hội và không được thi hành một mục vụ nào trong đó.."
Thông cáo chỉ dẫn một số các đòi hỏi để Huynh Doàn Thánh Piô X có thể được công nhận, và nhấn mạnh cam kết của Toà Thánh trong việc giải quyết các vấn đề đã gây nên sự nứt rạn.
Thông cáo nói tiếp là Đức Thánh Cha hoàn toàn không chấp nhận ý kiến của Giám mục Williamson về Holocaust, và nói rằng vị giám mục này phải “công khai và rõ ràng tự ý tách biệt với quan điểm này” để có thể được tiếp nhận vào phần vụ của một giám mục.
Thông cáo cũng ghi nhận thêm rằng “Đức Thánh Cha không hay biết về quan điểm của giám mục Williamson về Holocaust vào lúc ngài tha vạ tuyệt thông."
Chính lời tuyên bố của Đức Thánh Cha đã được lập lại tuần qua, khi ngài “tái khẳng định tình hợp quần hoàn toàn và không thể chối cãi của ngài đối với các người anh em được thừa hưởng Giao Ước Thứ Nhất, và khẳng định rằng ký ức về thảm họa diệt chủng ghê gớm này phải làm cho ‘nhân loại suy nghĩ về quyền lực của thần dữ khi nó chiếm đoạt được con tim của con người.'"
Cất vạ tuyệt thông cho bốn Giám Mục thuộc Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
20:30 05/02/2009
Cất vạ tuyệt thông cho bốn Giám Mục thuộc Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X
Cùng với các Hội Đồng Giám Mục trên khắp thế giới, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada ngày 29.1.2009 ra văn thư chính thức bày tỏ lập trường liên quan đến vấn đề cất vạ tuyệt thông tiền kết (a latae sententiae excommunication) dành cho bốn Giám Mục thuộc Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X.
Nội dung bằng Anh ngữ như sau:
It is only the declared excommunication of the four Bishops who are members of the Society of Saint Pius X, including BishopWilliamson, that has been lifted for the offence of their having received Episcopal ordination without pontifical mandate.
The lifting of the excommunication does not affect penalties for other offences. The decree made public on 24 January 2009 by the Holy See does not allow Bishop Williamson or the other Bishops to exercise sacred ministry licitly or to exercise any office or act of governance in the Catholic Church. It simply opens the possibility of restoring them to full communion with the Catholic Church.
January 29.2009
Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X (SSPX)
Đây là một tổ chức quốc tế gồm những nhà thiên về truyền thống Công giáo do Giám Mục người Pháp, Đức Cha Marcel Lefebvre thành lập năm 1970. Tên chính thức bằng tiếng latin của Hội: Fraternitas Sacerdotalis Sancti Pii X, có nghĩa: Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X. Hiện tại, Hội có tất cả 486 linh mục đang họat động trên 63 quốc gia, có 725 trung tâm cử hành thánh lễ bằng tiếng La-tinh, theo nghi thức thánh lễ được phổ biến và xử dụng trong toàn Giáo Hội sau Công Đồng Tridentino, từ năm 1570-1969 (gọi là Tridentine Mass), có 100 nam tu sĩ, 160 nữ tu sĩ, 192 chủng sinh đang theo học ở sáu chủng viện, có 88 trường học và hai Đại Học dòng tu. (Theo thống kê ngày 1.7.2008)
.Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X có nhiều chủ trương bất đồng với quyền giáo huấn (Magisterium) tối cao của Giáo Hội và sau cùng bị vạ tuyệt thông và bị kết án ly giáo (Schism):
Lập trường đối lập mạnh mẽ nhất là phủ nhận những cải tổ của Công Đồng Vatican II (1962-1965) trong Phụng Vụ Thánh Thể: dùng tiếng bản xứ trong thánh lễ, chủ tế dâng lễ quay mặt về phía giáo dân. Thứ đến là không đồng ý chủ trương đại kết và hợp nhất giữa các Giáo Hội: Công Giáo, Tin lành, Chính thống.. . , Sau cùng là chủ trương một lối sống nhiệm nhặt mực thước quá đáng và theo lối giáo sĩ trị: mặc tu phục suốt ngày và không chấp nhận vai trò phụ nữ trong cử hành phụng vụ hay sinh họat mục vụ và cũng không có vai trò quan trọng của giáo dân trong Giáo Hội theo chủ trương của Công Đồng Vatican II. Đó là chưa nói đến quan điểm chính trị như: tố cáo Vatican bị Bè Tam Điểm lủng đọan; chống nhập cư người Hồi Giáo vào Âu Châu và bài Do Thái (Anti-Semitism).
Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre có khuynh hướng thành lập một Giáo Hội Công Giáo truyền thống và được Rôma nhìn nhận quyền tự trị. Nhờ những tài sản được dâng cúng, Ông thành lập chủng viện để đào tạo linh mục tương lai theo hướng duy trì truyền thống Công Giáo mạnh mẽ nầy. Kết quả đưa dần Ông đến ly giáo:
Ngày 24.5.1976 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cho gọi đích danh Tổng Giám Mục Lefebvre về Vatican hội kiến và yêu cầu thay đổi đường hướng đang đưa Ông xa dần sự hiệp thông với Giáo Hội. Không có gì thay đổi sau đó.
Ngày 29.6.1976, dù được cảnh cáo trước, Giám Mục Lefebvre vẫn truyền chức linh mục cho những chủng sinh mình đã đào tạo. Ông bị phạt “a collatione ordinum” không được quyền truyền chức linh mục nữa.
Ngày 22.7.1976, Giám Mục Lefebvre không những không xin lỗi Tòa Thánh theo lời khuyên của Hồng Y Baggio, tổng trưởng bộ Giám Mục mà còn tố cáo những chức sắc trong Giáo Hội làm tay sai cho Tam Điểm. Ông bị phạt “a divinis” tức cất quyền cử hành bí tích.
Ngày 30.6.1988 Tổng Giám Mục Lefebvre với sự trợ giúp của một Giám Mục về hưu, Antonio de Castro Mayer tiến hành việc truyền chức Giám Mục cho bốn linh mục thuộc Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X là Bernard Fellay, Bernard Tissier de Mallerais, Richard Williamson and Alfonso de Galarreta. Ông đã được lưu ý trước về hai khoản Giáo Luật quan trọng trong việc tấn phong Giám Mục:
G.L. khoản 1013: Không Giám Mục nào được phép tấn phong Giám Mục cho ai nếu trước đó chưa có ủy nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng.
G.L. khoản 1382: Giám Mục nào phong chức Giám Mục cho một người mà không có thư ủy nhiệm của Đức Giáo Hòang, cũng như người nào được vị ấy truyền chức cho, đều bị vạ tuyệt thông tiền kết dành riêng cho tông Tòa (a latae sententiae reserved to the Apostolic See)
Ra vạ tuyệt thông tiền kết:
Tổng Giám Mục Lefebvre đã chấp nhận ly khai như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cảnh cáo. Ngày 1.7.1988 Bộ Giám Mục tuyên bố áp dụng vạ tuyệt thông cho Giám Mục Lefebvre, Giám Mục chánh phong và cho Giám Mục Antonio de Castro Mayer, Giám Mục phụ phong trong lễ phong chức Giám Mục ngày 30.6.1988 và cho cả bốn tân Giám Mục được tấn phong bất hợp luật. Ngày 2.7.1988 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ra Tông Thư Ecclesia Dei (Giáo Hội của Chúa) kết án Lefebvre ly khai, không còn hiệp thông với Giáo Hoàng và theo quy định của Giáo Luật khoản 751, Ông bị coi là ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo.
Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre tạ thế năm 1991 tại Martigny, Thụy Sĩ hưởng thọ 85 tuổi. Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X đã bị phân rẽ thành nhiều nhóm nhỏ:
Hội Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô V (SSPV) thành lập năm 1983 do chín linh mục bị Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre khai trừ vì không tuân thủ đường hướng chủ trương của Ông vế việc áp dụng nghi thức Thánh Lễ.
Hội dòng Đức Mẹ Bàu chữa lòng lành (Istituto Mater Boni Consilii - the Institute of the Mother of Good Counsel) được thành lập năm 1985 cũng từ một nhóm linh mục thuộc Piô X.
Hội Huynh Đệ Linh Mục của Thánh Phêrô (Priestly Fraternity of St. Peter) được thành lập năm 1988 ngay sau biến cố tấn phong Giám Mục không có Ủy nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng, thường gọi là biến cố Ecône consecrations, vì xảy ra ở chủng viện Ecône, Thụy Sĩ.
Hội dòng Chúa Chiên lành (Institute of the Good Shepherd - Institut du Bon-Pasteur, IBP) cũng từ nhóm Huynh Đệ Linh Mục Piô X. Hội đã được nhìn nhận là tu hội tông đồ đời (Society of Apostolic life) tháng 9.2006 và sẵn sàng quay về với quyền giáo huấn và lãnh đạo của Giáo Hội.
Cất vạ tuyệt thông
Ngày 15 tháng 12 năm 2008 Giám Mục Bernard Fellay, đứng đầu Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X đã đệ đơn xin Tòa Thánh cất vạ tuyệt thông tiền kết đã áp đặt trên họ từ ngày 1.7.1988 ngày sau ngày tấn phong bốn Giám Mục trái phép do Tổng Giám Mục Lefebvre chủ sự.
Ngày 21.1.2009 Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đồng ý cất vạ tuyệt thông cho bốn Giám Mục Bernard Fellay, Bernard Tissier de Mallerais, Richard Williamson and Alfonso de Galarreta. được tấn phong ngày 30.6.1988 do Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre. Quyết định cất vạ tuyệt thông được Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, tổng trưởng Bộ Giám Mục ký ngày 21.1.2009 và công bố ngày 24.1.2009
Theo tinh thần của nghị quyết, Đức Giáo Hoàng sẽ tái cứu xét (reconsider) vị trí hợp Giáo Luật của các Giám Mục được phong trái phép nầy cũng như sẽ tiến tới việc Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X quay về hiệp thông với Giáo Hội, tuân phục quyền giáo huấn của Giáo Hội và quyền lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng.
Vì thế trong văn thư chính thức của Hội đồng Giám Mục Canada ban hành ngày 29 tháng 1.2009 số 4 có nói: Việc cất vạ tuyệt thông không có nghĩa tha những hình phạt do các tội phạm khác Quyết định cất vạ tuyệt thông ban hành ngày 24.1.2009 của Tòa Thánh không cho phép Giám Mục Williamson và những Giám Mục khác thi hành tác vụ thánh hợp pháp, thi hành chức vụ hay quyền lãnh đạo hợp pháp trong Giáo Hội Công Giáo. Cất vạ tuyệt thông đơn giản chỉ là khai mở một cơ hội tái tạo nơi họ sự hợp nhất trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. (The lifting of the excommunication does not affect penalties for other offences. The decree made public on 24 January 2009 by the Holy See does not allow Bishop Williamson or the other Bishops to exercise sacred ministry licitly or to exercise any office or act of governance in the Catholic Church. It simply opens the possibility of restoring them to full communion with the Catholic Church)
Áp dụng
Ngay sau tin cất vạ tuyệt thông ban hành, một linh mục thuộc Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X ở Calgary và một đôi hôn phối công giáo trong giáo phận xin được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối trong một nhà thờ trong địa phận. Yêu cầu bị từ chối:
Đấng bản quyền sở tại, cha sở hay linh mục hay phó tế được Cha Sở hay Đấng bản quyền sở tại ủy quyền mới chứng hôn thành sự và hợp luật (G.L. 1108§1) Không ai có thể ủy quyền cho linh mục thuộc Hội Giáo Hoàng Piô X, họ là linh mục thật không? Họ được truyền chức linh mục hợp luật và thành sự không?
Hơn nữa Hội Huynh Đệ linh mục Piô X chưa hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo. Họ chưa được thi hành chức Giám Mục hay linh mục trong Giáo Hội. Một linh mục Công Giáo muốn cử hành bí tích giải tội hay chứng hôn trong nhà thờ phải có năng quyền được Giám Mục địa phương trao (thường năng quyền đi liền với bài sai bổ nhiệm) Không có một linh mục nào của Hôi Giáo Hoàng Piô X được trao năng quyền hay bổ nhiệm làm cha sở, cha phó hay tuyên úy gì cả.
Thắc mắc
Bốn Giám Mục được tấn phong bất hợp luật ngày 30.6.1988 do Tổng Giám Mục Lefebvre có là Giám Mục không?
Các Ngài thực sự là Giám Mục được tấn phong thành sự nhưng bất hợp luật. Hình phạt vạ tuyệt thông tiền kết (a latae sententiae excommunication) áp dụng gọi là ipso iure (do luật hay bởi luật) không ảnh hưởng đến bí tích truyền chức thánh của các Ngài. Nên Tòa Thánh vẫn gọi các Ngài là các Giám Mục. Vạ tuyệt thông tiền kết gọi là dược hình (Medicinal penalty) không nhằm khai trừ hay tiêu diệt nhưng để tội nhân hoán cải và hòa giải với Giáo Hội. Tuy nhiên Giáo Luật khoản 1331 cấm các Giám Mục nầy quyền cử hành bí tích, hay phụng vụ tế tự công khai, quyền thi hành chức vụ và lãnh đạo trong Giáo Hội.
Biết để yêu mến Giáo Hội và cầu nguyện cho Giáo Hội.
Cùng với các Hội Đồng Giám Mục trên khắp thế giới, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada ngày 29.1.2009 ra văn thư chính thức bày tỏ lập trường liên quan đến vấn đề cất vạ tuyệt thông tiền kết (a latae sententiae excommunication) dành cho bốn Giám Mục thuộc Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X.
Nội dung bằng Anh ngữ như sau:
It is only the declared excommunication of the four Bishops who are members of the Society of Saint Pius X, including BishopWilliamson, that has been lifted for the offence of their having received Episcopal ordination without pontifical mandate.
The lifting of the excommunication does not affect penalties for other offences. The decree made public on 24 January 2009 by the Holy See does not allow Bishop Williamson or the other Bishops to exercise sacred ministry licitly or to exercise any office or act of governance in the Catholic Church. It simply opens the possibility of restoring them to full communion with the Catholic Church.
January 29.2009
Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X (SSPX)
Đây là một tổ chức quốc tế gồm những nhà thiên về truyền thống Công giáo do Giám Mục người Pháp, Đức Cha Marcel Lefebvre thành lập năm 1970. Tên chính thức bằng tiếng latin của Hội: Fraternitas Sacerdotalis Sancti Pii X, có nghĩa: Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X. Hiện tại, Hội có tất cả 486 linh mục đang họat động trên 63 quốc gia, có 725 trung tâm cử hành thánh lễ bằng tiếng La-tinh, theo nghi thức thánh lễ được phổ biến và xử dụng trong toàn Giáo Hội sau Công Đồng Tridentino, từ năm 1570-1969 (gọi là Tridentine Mass), có 100 nam tu sĩ, 160 nữ tu sĩ, 192 chủng sinh đang theo học ở sáu chủng viện, có 88 trường học và hai Đại Học dòng tu. (Theo thống kê ngày 1.7.2008)
.Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X có nhiều chủ trương bất đồng với quyền giáo huấn (Magisterium) tối cao của Giáo Hội và sau cùng bị vạ tuyệt thông và bị kết án ly giáo (Schism):
Lập trường đối lập mạnh mẽ nhất là phủ nhận những cải tổ của Công Đồng Vatican II (1962-1965) trong Phụng Vụ Thánh Thể: dùng tiếng bản xứ trong thánh lễ, chủ tế dâng lễ quay mặt về phía giáo dân. Thứ đến là không đồng ý chủ trương đại kết và hợp nhất giữa các Giáo Hội: Công Giáo, Tin lành, Chính thống.. . , Sau cùng là chủ trương một lối sống nhiệm nhặt mực thước quá đáng và theo lối giáo sĩ trị: mặc tu phục suốt ngày và không chấp nhận vai trò phụ nữ trong cử hành phụng vụ hay sinh họat mục vụ và cũng không có vai trò quan trọng của giáo dân trong Giáo Hội theo chủ trương của Công Đồng Vatican II. Đó là chưa nói đến quan điểm chính trị như: tố cáo Vatican bị Bè Tam Điểm lủng đọan; chống nhập cư người Hồi Giáo vào Âu Châu và bài Do Thái (Anti-Semitism).
Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre có khuynh hướng thành lập một Giáo Hội Công Giáo truyền thống và được Rôma nhìn nhận quyền tự trị. Nhờ những tài sản được dâng cúng, Ông thành lập chủng viện để đào tạo linh mục tương lai theo hướng duy trì truyền thống Công Giáo mạnh mẽ nầy. Kết quả đưa dần Ông đến ly giáo:
Ngày 24.5.1976 Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cho gọi đích danh Tổng Giám Mục Lefebvre về Vatican hội kiến và yêu cầu thay đổi đường hướng đang đưa Ông xa dần sự hiệp thông với Giáo Hội. Không có gì thay đổi sau đó.
Ngày 29.6.1976, dù được cảnh cáo trước, Giám Mục Lefebvre vẫn truyền chức linh mục cho những chủng sinh mình đã đào tạo. Ông bị phạt “a collatione ordinum” không được quyền truyền chức linh mục nữa.
Ngày 22.7.1976, Giám Mục Lefebvre không những không xin lỗi Tòa Thánh theo lời khuyên của Hồng Y Baggio, tổng trưởng bộ Giám Mục mà còn tố cáo những chức sắc trong Giáo Hội làm tay sai cho Tam Điểm. Ông bị phạt “a divinis” tức cất quyền cử hành bí tích.
Ngày 30.6.1988 Tổng Giám Mục Lefebvre với sự trợ giúp của một Giám Mục về hưu, Antonio de Castro Mayer tiến hành việc truyền chức Giám Mục cho bốn linh mục thuộc Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X là Bernard Fellay, Bernard Tissier de Mallerais, Richard Williamson and Alfonso de Galarreta. Ông đã được lưu ý trước về hai khoản Giáo Luật quan trọng trong việc tấn phong Giám Mục:
G.L. khoản 1013: Không Giám Mục nào được phép tấn phong Giám Mục cho ai nếu trước đó chưa có ủy nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng.
G.L. khoản 1382: Giám Mục nào phong chức Giám Mục cho một người mà không có thư ủy nhiệm của Đức Giáo Hòang, cũng như người nào được vị ấy truyền chức cho, đều bị vạ tuyệt thông tiền kết dành riêng cho tông Tòa (a latae sententiae reserved to the Apostolic See)
Ra vạ tuyệt thông tiền kết:
Tổng Giám Mục Lefebvre đã chấp nhận ly khai như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cảnh cáo. Ngày 1.7.1988 Bộ Giám Mục tuyên bố áp dụng vạ tuyệt thông cho Giám Mục Lefebvre, Giám Mục chánh phong và cho Giám Mục Antonio de Castro Mayer, Giám Mục phụ phong trong lễ phong chức Giám Mục ngày 30.6.1988 và cho cả bốn tân Giám Mục được tấn phong bất hợp luật. Ngày 2.7.1988 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ra Tông Thư Ecclesia Dei (Giáo Hội của Chúa) kết án Lefebvre ly khai, không còn hiệp thông với Giáo Hoàng và theo quy định của Giáo Luật khoản 751, Ông bị coi là ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo.
Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre tạ thế năm 1991 tại Martigny, Thụy Sĩ hưởng thọ 85 tuổi. Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X đã bị phân rẽ thành nhiều nhóm nhỏ:
Hội Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô V (SSPV) thành lập năm 1983 do chín linh mục bị Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre khai trừ vì không tuân thủ đường hướng chủ trương của Ông vế việc áp dụng nghi thức Thánh Lễ.
Hội dòng Đức Mẹ Bàu chữa lòng lành (Istituto Mater Boni Consilii - the Institute of the Mother of Good Counsel) được thành lập năm 1985 cũng từ một nhóm linh mục thuộc Piô X.
Hội Huynh Đệ Linh Mục của Thánh Phêrô (Priestly Fraternity of St. Peter) được thành lập năm 1988 ngay sau biến cố tấn phong Giám Mục không có Ủy nhiệm thư của Đức Giáo Hoàng, thường gọi là biến cố Ecône consecrations, vì xảy ra ở chủng viện Ecône, Thụy Sĩ.
Hội dòng Chúa Chiên lành (Institute of the Good Shepherd - Institut du Bon-Pasteur, IBP) cũng từ nhóm Huynh Đệ Linh Mục Piô X. Hội đã được nhìn nhận là tu hội tông đồ đời (Society of Apostolic life) tháng 9.2006 và sẵn sàng quay về với quyền giáo huấn và lãnh đạo của Giáo Hội.
Cất vạ tuyệt thông
Ngày 15 tháng 12 năm 2008 Giám Mục Bernard Fellay, đứng đầu Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X đã đệ đơn xin Tòa Thánh cất vạ tuyệt thông tiền kết đã áp đặt trên họ từ ngày 1.7.1988 ngày sau ngày tấn phong bốn Giám Mục trái phép do Tổng Giám Mục Lefebvre chủ sự.
Ngày 21.1.2009 Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đồng ý cất vạ tuyệt thông cho bốn Giám Mục Bernard Fellay, Bernard Tissier de Mallerais, Richard Williamson and Alfonso de Galarreta. được tấn phong ngày 30.6.1988 do Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre. Quyết định cất vạ tuyệt thông được Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, tổng trưởng Bộ Giám Mục ký ngày 21.1.2009 và công bố ngày 24.1.2009
Theo tinh thần của nghị quyết, Đức Giáo Hoàng sẽ tái cứu xét (reconsider) vị trí hợp Giáo Luật của các Giám Mục được phong trái phép nầy cũng như sẽ tiến tới việc Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X quay về hiệp thông với Giáo Hội, tuân phục quyền giáo huấn của Giáo Hội và quyền lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng.
Vì thế trong văn thư chính thức của Hội đồng Giám Mục Canada ban hành ngày 29 tháng 1.2009 số 4 có nói: Việc cất vạ tuyệt thông không có nghĩa tha những hình phạt do các tội phạm khác Quyết định cất vạ tuyệt thông ban hành ngày 24.1.2009 của Tòa Thánh không cho phép Giám Mục Williamson và những Giám Mục khác thi hành tác vụ thánh hợp pháp, thi hành chức vụ hay quyền lãnh đạo hợp pháp trong Giáo Hội Công Giáo. Cất vạ tuyệt thông đơn giản chỉ là khai mở một cơ hội tái tạo nơi họ sự hợp nhất trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. (The lifting of the excommunication does not affect penalties for other offences. The decree made public on 24 January 2009 by the Holy See does not allow Bishop Williamson or the other Bishops to exercise sacred ministry licitly or to exercise any office or act of governance in the Catholic Church. It simply opens the possibility of restoring them to full communion with the Catholic Church)
Áp dụng
Ngay sau tin cất vạ tuyệt thông ban hành, một linh mục thuộc Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X ở Calgary và một đôi hôn phối công giáo trong giáo phận xin được cử hành Thánh Lễ Hôn Phối trong một nhà thờ trong địa phận. Yêu cầu bị từ chối:
Đấng bản quyền sở tại, cha sở hay linh mục hay phó tế được Cha Sở hay Đấng bản quyền sở tại ủy quyền mới chứng hôn thành sự và hợp luật (G.L. 1108§1) Không ai có thể ủy quyền cho linh mục thuộc Hội Giáo Hoàng Piô X, họ là linh mục thật không? Họ được truyền chức linh mục hợp luật và thành sự không?
Hơn nữa Hội Huynh Đệ linh mục Piô X chưa hiệp thông hoàn toàn với Giáo Hội Công Giáo. Họ chưa được thi hành chức Giám Mục hay linh mục trong Giáo Hội. Một linh mục Công Giáo muốn cử hành bí tích giải tội hay chứng hôn trong nhà thờ phải có năng quyền được Giám Mục địa phương trao (thường năng quyền đi liền với bài sai bổ nhiệm) Không có một linh mục nào của Hôi Giáo Hoàng Piô X được trao năng quyền hay bổ nhiệm làm cha sở, cha phó hay tuyên úy gì cả.
Thắc mắc
Bốn Giám Mục được tấn phong bất hợp luật ngày 30.6.1988 do Tổng Giám Mục Lefebvre có là Giám Mục không?
Các Ngài thực sự là Giám Mục được tấn phong thành sự nhưng bất hợp luật. Hình phạt vạ tuyệt thông tiền kết (a latae sententiae excommunication) áp dụng gọi là ipso iure (do luật hay bởi luật) không ảnh hưởng đến bí tích truyền chức thánh của các Ngài. Nên Tòa Thánh vẫn gọi các Ngài là các Giám Mục. Vạ tuyệt thông tiền kết gọi là dược hình (Medicinal penalty) không nhằm khai trừ hay tiêu diệt nhưng để tội nhân hoán cải và hòa giải với Giáo Hội. Tuy nhiên Giáo Luật khoản 1331 cấm các Giám Mục nầy quyền cử hành bí tích, hay phụng vụ tế tự công khai, quyền thi hành chức vụ và lãnh đạo trong Giáo Hội.
Biết để yêu mến Giáo Hội và cầu nguyện cho Giáo Hội.
Giám Mục Richard Williamson & Lò Sát Sinh thời Đức Quốc Xã
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
20:35 05/02/2009
Giám Mục Richard Williamson & Lò Sát Sinh thời Đức Quốc Xã
Cùng với các Hội Đồng Giám Mục trên khắp thế giới, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada ngày 29.1.2009 ra văn thư chính thức bày tỏ lập trường liên quan đến việc phủ nhận Lò Sát Sinh thời Đức Quốc Xã của Giám Mục Richard Williamson, thành viên Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X. Nội dung bằng Anh ngữ như sau:
In response to questions that have been received regarding statements concerning the Holocaust (Shoah) by Bishop Richard Williamson, a member of the Society of Saint Pius X, the Canadian Conference of Catholic Bishops has issued the following comments:
1. The Canadian Conference of Catholic Bishops finds abhorrent the notion that somehow the terrible evil of the Holocaust is not a fact of history, and joins the Holy Father Pope Benedict XVI in calling on all people to recognize that the Holocaust is “an admonition against oblivion, negation and reductionism”The Canadian Conference of Catholic Bishops joins the Holy See in criticizing and rejecting the comments that Bishop Williamson has made on the Holocaust;
2. The Catholic Bishops of Canada, together with the Holy See, remain committed to dialogue with the Jews, as was reaffirmed by the Bishops of Canada at their September 2008 Plenary Assembly;
3. The Superior General of the Society of Saint Pius X, Bishop Bernard Fellay, has apologized concerning the remarks made by Bishop Williamson and announced that Bishop Williamson has been forbidden to speak further on this question
Giám Mục Richard Williamson
Giám Mục Richard Williamson sinh ngày 8 tháng 3 năm 1940 ở Anh Quốc trong một gia đình theo Anh Giáo. Ngài gia nhập sang Công Giáo năm 1971 và vào chủng viện quốc tề của Hội Thánh Giáo Hoàng Piô ở Ecône, Thụy Sĩ năm 1972. Năm 1976 được Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre đặt tay truyền chức linh mục.
Linh mục Richard Williamson được bổ nhiệm dạy trong các chủng viện thuộc Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X. Ngày 30.6.1988 Ông được Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefrebvre phong chức Giám Mục cùng với ba linh mục khác mà không có Ủy Nhiệm thư của Giáo Hoàng. Hậu quả: Tân Giám Mục Richard Williamson, Giám Mục chủ phong Marcel Lefebvre, Giám Mục phụ phong Antonio de Castro Mayer và ba tân Giám Mục khác đều bị vạ tuyệt thông tiền kết ngay lập tức. Hồng y Gantin công bố vạ tuyệt thông tiền kết ngày 1.7.1998. Ngày 2.7.1998 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II ra tự sắc Ecclesia Dei củng cố lệnh tuyên bố vạ tuyệt thông tiền kết, đồng thời kết án việc phong chức Giám Mục trái phép là hành động bất tuân quyền bính tối cao của Giáo Hoàng và tự đặt mình trong tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng: ly khai khỏi Giáo Hội.
Từ ngày đó, các Giám Mục trong Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X bị tước quyền thi hành thánh chức, quyền cử hành phụng tự công khai cũng như quyền điều hành trong Giáo Hội.
Tất cả đều không chấp nhận vạ tuyệt thông tiền kiết được áp dụng. Marcel Lefebvre cho rằng: Ông ta buộc phải chọn Giám Mục kế vị để lãnh đạo Hội Huynh Đệ Linh Mục Piô X. Richard William cho rằng vạ tuyệt thông bất thành, vì Hội Giáo Hoàng Piô X cần tấn phong Giám mục để đương đầu với những khủng hoảng cả thần học và luân lý trong Giáo Hội.
Giám Mục Richard Williamson tiếp tục thi hành chức vụ Giám Mục của mình bằng việc đi ban phép thêm sức và truyền chức thánh. Năm 1991, Richard phong chức Giám Mục cho Licinio Rangel, làm Giám Mục cho Hội Linh Mục Thánh Gioan Maria Vianney.
Năm 2006 Giám Mục Richard phong chức cho hai linh mục và bảy phó tế ở Warsaw, BaLan thuộc hiệp hội linh mục Thánh Giosaphát. Giám Mục Williamson ngang nhiên vi phạp trầm trọng những khoản Giáo Luật 1015 §1 và 1017. Ông không có thẩm quyền phong chức trên lãnh thổ của Giám Mục khác và những người được thụ phong cũng không thuộc quyền Ông.
Cất vạ tuyệt thông: Qua quyết định ngày 21.1.2009 (Protocol số 126/2009) Hồng Y tổng trưởng bộ Giám Mục được Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI cho phép ban hành nnghi5b quyết cất vạ tuyệt thông cho các Giám Mục được Marcel Lefebvre tấn phong ngày 30.6.1988 với hy vọng rằng: toàn thể Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X sẽ tiến đến thông hiệp hoàn toàn và tuân phục quyền bính của Giáo Hội.
Tuy nhiên bốn Giám Mục nầy và Giáo Sĩ của Hội Piô X vẫn chưa được quyền thi hành chức thánh, cử hành phụng tự công khai hay thi hành thánh chức: giảng dạy, ban bí tích và quyền lãnh đạo Giáo Hội (Power of Governance)
Richard Williamson phủ nhận tội ác Lò Sát Sinh thời Đức Quốc Xã
Tháng 11 năm 2008, Đài truyền hình Thụy Điển phỏng vấn Giám Mục Richard và Ông ta phủ nhận tội ác lò sát sinh trong thời Đức Quốc Xã. Ông nói “Tôi tin chắc là không có phòng hơi ngạt... Tôi nghĩ có chừng hai hay ba trăm ngàn người Do Thái bị tàn sát trong những trại tập trung của Đức Quốc Xã, nhưng không ai bị giết chết trong phòng hơi ngạt. I believe there were no gas chambers. .. I think that two to three hundred thousand Jews perished in Nazi concentration camps. .. but none of them by gas chambers.
Cuộc phỏng vấn nầy đã được truyền hình đêm 21 tháng 1.2009 vừa qua, ngày quyết định cất vạ tuyệt thông ban hành đã gây phẩn nộ tột cùng cho người Do Thái trên khắp thế giới.
Ngày 28.1.2009 trong cuộc gặp gỡ chung hàng tuần, được tổ chức trong Hội Trường Phaolo VI Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã nói với những khách hành hương Roma rằng" Hàng triệu người Do Thái đã bị thảm sát tàn bạo, là những nạn nhân vô tội của lòng thù hận đối với tôn giáo và chủng tộc cách mù quáng (millions of Jews were cruelly massacred, innocent victims of blind racial and religious hatred.) Đức Giáo Hoàng cũng khẳng định rằng: Một lần nữa tôi muốn bày tỏ tình thân liên đới bền vững và trọn vẹn với những người anh chị em đã được Chúa thiết nlập Giao Ước lần thứ Nhất trong Cựu Ước.
Hôm nay, ngày 5.2.2009 Đức Thánh Cha đòi buộc Giám Mục Richard Williamson phải tuyên bố phủ nhận chủ trương từ chối thảm họa Lò Sát Sinh mà Ông đã tuyên bố hôm tháng 11. 2008. Vatican nói rằng Đức Thánh Cha đã không biết được lập trường phủ nhận lò sát sinh của Giám Mục Williamson trước khi Ngài đồng ý cho cất vạ tuyệt thông hôm 21.1.2009. Nếu không Đức Giáo Hoàng sẽ không thể tiến đến việc tái tạo nhiệm vụ Giám Mục của Williamson một cách hợp luật trong Giáo Hội Công Giáo. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng khẳng định là Giám Mục Williamson sẽ không được gọi là hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo nếu vẫn giữ lập trường phủ nhận lò sát sinh giết chết người Do Thái thời Đức Quốc Xã như Ông đã chủ trương trước đây.
Bất đồng quan điểm với Vatican:
Không chấp nhận những thay đổi do Công Đồng Vatican II (1962-1965) chủ trương. Ông cho đó là sự phóng túng không thể chấp nhận và gây hại cho Giáo Hội Công Giáo. Ông cực lực lên án việc mở rộng để đi đến đại kết với các giáo phái khác cũng như việc dùng nghi thức Thánh Lễ của Phaolô VI thay cho nghi thức Thánh Lễ Tridentine Mass bằng tiếng La-tinh.
. Willliamson chỉ trích Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là “không nắm vững Giáo thuyết Công Giáo!” (weak grasp of Catholicism). Còn Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI bị chỉ trích là một triết gia theo trường phái Hegel (Hegelian philosopher - Hegel, triết gia người Đức chủ trương ‘Lý trí làm mọi chuyện hiện hữu!” Ông muốn nói Đức Đương Kim Giáo Hoàng là người phi thực tế. Có khi Ông cho Ngài là thần học gia hiện đại mới (Neo-Modernist theologian)
Williamson mạnh mẽ chống đối ai dám tố cáo Hội Huynh Đệ Linh Mục, Thánh Giáo Hoàng Piô X là ly giáo. Hội Giáo Hoàng Piô X được tạo bởi những người Công Giáo thực sự, những người công giáo giữ cho Giáo Hội thể hiện đúng danh xưng là Giáo Hội Tông Truyền.
Williamson được nhìn thấy như một người chống đối quyền bính Roma rất cực đoan và khó có thể đi đến hòa giải hay hiệp thông. Ông cho rằng Vatican sống dưới quyền lực của ác thần Satan.
Giám mục Williamson chú trọng nhiều đến vai trò phái tính và cách ăn mặc. Ông chống đối việc phụ nữ lên học trường cao đẵng hay Đại học. Ông chống đối việc phụ nữ mặc quần dài hay quần sọt. Ông coi thường vai trò phụ nữ, họ chỉ là người bắt chược giỏi mà thôi. Trái lại Ông lại đề cao nam giới. Năm 1977 Ông cực lực chỉ trích cuốn film The sound of music vì nó chủ trương phá vỡ những kỷ cương trong một gia đình.
Đối với Williamson, trong khủng cố ngày 11.9.2001, chiếc máy bay thứ hai là do chính quyền Mỹ dàn dựng.
Giám Mục Williamson chủ trương bài Do Thái. Do Thái là kẻ thù của Chúa Kitô. Chính Do Thái và Bè Tam Điểm làm lủng đoạn Giáo Hội Công Giáo. Người Do Thái nuôi mộng bá chủ hoàn cầu. Ông không chấp nhận mình bài Do Thái nhưng là người chống đối kẻ thù của Chúa Kitô. Ông cũng không chấp nhận Cộng Sản và Tam Điểm.
Biết để yêu Giáo Hội và cầu nguyện cho Giáo Hội.
Cùng với các Hội Đồng Giám Mục trên khắp thế giới, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada ngày 29.1.2009 ra văn thư chính thức bày tỏ lập trường liên quan đến việc phủ nhận Lò Sát Sinh thời Đức Quốc Xã của Giám Mục Richard Williamson, thành viên Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X. Nội dung bằng Anh ngữ như sau:
In response to questions that have been received regarding statements concerning the Holocaust (Shoah) by Bishop Richard Williamson, a member of the Society of Saint Pius X, the Canadian Conference of Catholic Bishops has issued the following comments:
1. The Canadian Conference of Catholic Bishops finds abhorrent the notion that somehow the terrible evil of the Holocaust is not a fact of history, and joins the Holy Father Pope Benedict XVI in calling on all people to recognize that the Holocaust is “an admonition against oblivion, negation and reductionism”The Canadian Conference of Catholic Bishops joins the Holy See in criticizing and rejecting the comments that Bishop Williamson has made on the Holocaust;
2. The Catholic Bishops of Canada, together with the Holy See, remain committed to dialogue with the Jews, as was reaffirmed by the Bishops of Canada at their September 2008 Plenary Assembly;
3. The Superior General of the Society of Saint Pius X, Bishop Bernard Fellay, has apologized concerning the remarks made by Bishop Williamson and announced that Bishop Williamson has been forbidden to speak further on this question
Giám Mục Richard Williamson
Giám Mục Richard Williamson sinh ngày 8 tháng 3 năm 1940 ở Anh Quốc trong một gia đình theo Anh Giáo. Ngài gia nhập sang Công Giáo năm 1971 và vào chủng viện quốc tề của Hội Thánh Giáo Hoàng Piô ở Ecône, Thụy Sĩ năm 1972. Năm 1976 được Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre đặt tay truyền chức linh mục.
Linh mục Richard Williamson được bổ nhiệm dạy trong các chủng viện thuộc Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X. Ngày 30.6.1988 Ông được Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefrebvre phong chức Giám Mục cùng với ba linh mục khác mà không có Ủy Nhiệm thư của Giáo Hoàng. Hậu quả: Tân Giám Mục Richard Williamson, Giám Mục chủ phong Marcel Lefebvre, Giám Mục phụ phong Antonio de Castro Mayer và ba tân Giám Mục khác đều bị vạ tuyệt thông tiền kết ngay lập tức. Hồng y Gantin công bố vạ tuyệt thông tiền kết ngày 1.7.1998. Ngày 2.7.1998 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II ra tự sắc Ecclesia Dei củng cố lệnh tuyên bố vạ tuyệt thông tiền kết, đồng thời kết án việc phong chức Giám Mục trái phép là hành động bất tuân quyền bính tối cao của Giáo Hoàng và tự đặt mình trong tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng: ly khai khỏi Giáo Hội.
Từ ngày đó, các Giám Mục trong Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X bị tước quyền thi hành thánh chức, quyền cử hành phụng tự công khai cũng như quyền điều hành trong Giáo Hội.
Tất cả đều không chấp nhận vạ tuyệt thông tiền kiết được áp dụng. Marcel Lefebvre cho rằng: Ông ta buộc phải chọn Giám Mục kế vị để lãnh đạo Hội Huynh Đệ Linh Mục Piô X. Richard William cho rằng vạ tuyệt thông bất thành, vì Hội Giáo Hoàng Piô X cần tấn phong Giám mục để đương đầu với những khủng hoảng cả thần học và luân lý trong Giáo Hội.
Giám Mục Richard Williamson tiếp tục thi hành chức vụ Giám Mục của mình bằng việc đi ban phép thêm sức và truyền chức thánh. Năm 1991, Richard phong chức Giám Mục cho Licinio Rangel, làm Giám Mục cho Hội Linh Mục Thánh Gioan Maria Vianney.
Năm 2006 Giám Mục Richard phong chức cho hai linh mục và bảy phó tế ở Warsaw, BaLan thuộc hiệp hội linh mục Thánh Giosaphát. Giám Mục Williamson ngang nhiên vi phạp trầm trọng những khoản Giáo Luật 1015 §1 và 1017. Ông không có thẩm quyền phong chức trên lãnh thổ của Giám Mục khác và những người được thụ phong cũng không thuộc quyền Ông.
Cất vạ tuyệt thông: Qua quyết định ngày 21.1.2009 (Protocol số 126/2009) Hồng Y tổng trưởng bộ Giám Mục được Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI cho phép ban hành nnghi5b quyết cất vạ tuyệt thông cho các Giám Mục được Marcel Lefebvre tấn phong ngày 30.6.1988 với hy vọng rằng: toàn thể Hội Huynh Đệ Linh Mục Thánh Giáo Hoàng Piô X sẽ tiến đến thông hiệp hoàn toàn và tuân phục quyền bính của Giáo Hội.
Tuy nhiên bốn Giám Mục nầy và Giáo Sĩ của Hội Piô X vẫn chưa được quyền thi hành chức thánh, cử hành phụng tự công khai hay thi hành thánh chức: giảng dạy, ban bí tích và quyền lãnh đạo Giáo Hội (Power of Governance)
Richard Williamson phủ nhận tội ác Lò Sát Sinh thời Đức Quốc Xã
Tháng 11 năm 2008, Đài truyền hình Thụy Điển phỏng vấn Giám Mục Richard và Ông ta phủ nhận tội ác lò sát sinh trong thời Đức Quốc Xã. Ông nói “Tôi tin chắc là không có phòng hơi ngạt... Tôi nghĩ có chừng hai hay ba trăm ngàn người Do Thái bị tàn sát trong những trại tập trung của Đức Quốc Xã, nhưng không ai bị giết chết trong phòng hơi ngạt. I believe there were no gas chambers. .. I think that two to three hundred thousand Jews perished in Nazi concentration camps. .. but none of them by gas chambers.
Cuộc phỏng vấn nầy đã được truyền hình đêm 21 tháng 1.2009 vừa qua, ngày quyết định cất vạ tuyệt thông ban hành đã gây phẩn nộ tột cùng cho người Do Thái trên khắp thế giới.
Ngày 28.1.2009 trong cuộc gặp gỡ chung hàng tuần, được tổ chức trong Hội Trường Phaolo VI Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã nói với những khách hành hương Roma rằng" Hàng triệu người Do Thái đã bị thảm sát tàn bạo, là những nạn nhân vô tội của lòng thù hận đối với tôn giáo và chủng tộc cách mù quáng (millions of Jews were cruelly massacred, innocent victims of blind racial and religious hatred.) Đức Giáo Hoàng cũng khẳng định rằng: Một lần nữa tôi muốn bày tỏ tình thân liên đới bền vững và trọn vẹn với những người anh chị em đã được Chúa thiết nlập Giao Ước lần thứ Nhất trong Cựu Ước.
Hôm nay, ngày 5.2.2009 Đức Thánh Cha đòi buộc Giám Mục Richard Williamson phải tuyên bố phủ nhận chủ trương từ chối thảm họa Lò Sát Sinh mà Ông đã tuyên bố hôm tháng 11. 2008. Vatican nói rằng Đức Thánh Cha đã không biết được lập trường phủ nhận lò sát sinh của Giám Mục Williamson trước khi Ngài đồng ý cho cất vạ tuyệt thông hôm 21.1.2009. Nếu không Đức Giáo Hoàng sẽ không thể tiến đến việc tái tạo nhiệm vụ Giám Mục của Williamson một cách hợp luật trong Giáo Hội Công Giáo. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng khẳng định là Giám Mục Williamson sẽ không được gọi là hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo nếu vẫn giữ lập trường phủ nhận lò sát sinh giết chết người Do Thái thời Đức Quốc Xã như Ông đã chủ trương trước đây.
Bất đồng quan điểm với Vatican:
Không chấp nhận những thay đổi do Công Đồng Vatican II (1962-1965) chủ trương. Ông cho đó là sự phóng túng không thể chấp nhận và gây hại cho Giáo Hội Công Giáo. Ông cực lực lên án việc mở rộng để đi đến đại kết với các giáo phái khác cũng như việc dùng nghi thức Thánh Lễ của Phaolô VI thay cho nghi thức Thánh Lễ Tridentine Mass bằng tiếng La-tinh.
. Willliamson chỉ trích Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là “không nắm vững Giáo thuyết Công Giáo!” (weak grasp of Catholicism). Còn Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI bị chỉ trích là một triết gia theo trường phái Hegel (Hegelian philosopher - Hegel, triết gia người Đức chủ trương ‘Lý trí làm mọi chuyện hiện hữu!” Ông muốn nói Đức Đương Kim Giáo Hoàng là người phi thực tế. Có khi Ông cho Ngài là thần học gia hiện đại mới (Neo-Modernist theologian)
Williamson mạnh mẽ chống đối ai dám tố cáo Hội Huynh Đệ Linh Mục, Thánh Giáo Hoàng Piô X là ly giáo. Hội Giáo Hoàng Piô X được tạo bởi những người Công Giáo thực sự, những người công giáo giữ cho Giáo Hội thể hiện đúng danh xưng là Giáo Hội Tông Truyền.
Williamson được nhìn thấy như một người chống đối quyền bính Roma rất cực đoan và khó có thể đi đến hòa giải hay hiệp thông. Ông cho rằng Vatican sống dưới quyền lực của ác thần Satan.
Giám mục Williamson chú trọng nhiều đến vai trò phái tính và cách ăn mặc. Ông chống đối việc phụ nữ lên học trường cao đẵng hay Đại học. Ông chống đối việc phụ nữ mặc quần dài hay quần sọt. Ông coi thường vai trò phụ nữ, họ chỉ là người bắt chược giỏi mà thôi. Trái lại Ông lại đề cao nam giới. Năm 1977 Ông cực lực chỉ trích cuốn film The sound of music vì nó chủ trương phá vỡ những kỷ cương trong một gia đình.
Đối với Williamson, trong khủng cố ngày 11.9.2001, chiếc máy bay thứ hai là do chính quyền Mỹ dàn dựng.
Giám Mục Williamson chủ trương bài Do Thái. Do Thái là kẻ thù của Chúa Kitô. Chính Do Thái và Bè Tam Điểm làm lủng đoạn Giáo Hội Công Giáo. Người Do Thái nuôi mộng bá chủ hoàn cầu. Ông không chấp nhận mình bài Do Thái nhưng là người chống đối kẻ thù của Chúa Kitô. Ông cũng không chấp nhận Cộng Sản và Tam Điểm.
Biết để yêu Giáo Hội và cầu nguyện cho Giáo Hội.
Cố gắng đại kết của các Giám Mục Nga được khích lệ
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
22:23 05/02/2009
Đức Giáo Hoàng tái khẳng định sự hiệp thông với người kế vị Thánh Phêrô
VATCAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI xin các giám mục Công Giáo Liên Bang Nga thực hiện một sự dấn thân mới để đối thoại với Giáo Hội Chính Thống Giáo.
Đức Giáo Hoàng đã khẳng định sự này hôm thứ Năm 29/1 trong một buổi tiếp kiến các giám mục hội đồng giám mục Nga tại Roma dịp các ngài thực hiện cuộc viếng thăm theo lệ năm năm.
Đức Giáo Hoàng ghi nhận “Chúng ta biết rằng sự đối thoại này, mặc dầu đã tiến triển, nhưng còn gặp nhiều khó khăn”.
Ngài nói tiếp: “Điều quan trọng là các Kitô hữu hiệp nhất hầu đối mặt những thách đố văn hoá và đạo đức lớn của thời buổi hiện tại, những thách đố liên quan phẩm giá và những quyền bất khả nhượng của con người, việc binh vực sự sống ở mọi lứa tuổi, sự bảo vệ gia đình, và những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách khác.
“Vô phúc thay cũng tại Nga, như trong các phần khác thế giới, có sự khủng hoảng gia đình và sự giảm sút tiếp theo trong tỷ lệ sinh sản, cùng với phần còn lại các vấn đề chạm trán với xã hội hiện đại.”
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng chính cuộc sống của cộng đồng Công giáo Nga phải nên”một tiếng gọi và một sự thúc đẩy đối thoại” với cộng đồng Chính Thống Giáo.
Ngài bày tỏ niềm hy vọng rằng với sự tiếp xúc đích thân này giữa các Giáo Hội, một sự hiểu biết hỗ tương lớn hơn sẽ gia tăng, sự hiểu biết đó sẽ cho phép cọng tác trong những phạm vi quyền lợi chung.
Nhà lãnh đạo mới
Cuộc viếng thăm theo lệ năm năm của các giám mục, trùng hợp với sự lựa chọn Đức Thượng Phụ mới thành Moscow hôm thứ Ba, là một cơ hội để Đức Giáo Hoàng chúc mừng Đức Thượng Phụ Kirill, người được tuyển chọn, và cầu nguyện xin “Chúa củng cố tất cả chúng ta trong lời hứa đi chung trên con đường hoà giải và tình yêu huynh đệ.”
Cuộc viếng thăm này cách riêng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói với các giám chức, rọi ánh sáng trên “sự hiệp thông liên kết anh em với đấng kế vị Phêrô.”
Ngài nói tiếp: “Sự hiệp thông với Giám Mục Roma, người bảo đảm sự hiệp nhất giáo hội, cho phép các cộng đồng được phó thác cho anh em chăm sóc, dầu là thiểu số, cảm thấy họ ‘với Pherô ‘ và ‘dưới quyền Pherô,” là một thành phần sống động của Thân Thể Chúa Kitô trải dài suốt địa cầu.
“Với anh em, những kẻ chăn giắt Giáo Hội sống tại Nga, ngưòi kế vệ Phêrô bày tỏ lại sự chăm sóc của ngài đới với anh em, và sự gần gũi thiêng liêng của ngài, bằng cách khích lệ anh em tiếp tục hiệp nhất trong sinh hoạt mục vụ và cũng ban tặng anh em kinh nghiệm của Giáo Hội phổ quát.”
Đức Giáo hoàng đã an ủi các giám chức không thất vọng khi “những hậu quả anh em đạt được do công việc mục vụ của anh em xem ra không phản chiếu sức cố gắng anh em đã đặt vào đó.
Ngài nói thêm, “Đúng hơn, hãy nuôi dưỡng—trong chính anh em và trong những cọng sự viên của anh em-- một tinh thần đức tin đích thực, với ý thức tin mừng rằng Chúa Giêsu Kitô sẽ không thất bại trong việc làm cho thừa tác vụ anh em sinh kết quả với ân sủng của Thần Khí của Ngưòi.”
Đức Thượng Tế chính thức yêu cầu các giám mục chú ý cách riêng tới giới trẻ và “chú ý tới việc đào tạo những người thánh hiến và sự phát triển thiêng liêng của giáo dân, hầu họ có thể coi những đời sống của họ như một đáp trả cho tiếng gọi phổ quát nên thánh, sự nên thánh phải gặp được sự biểu lộ trong việc minh chứng tin mừng rõ ràng trong mọi hoàn cảnh cuọc sống hằng ngày.”
VATCAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI xin các giám mục Công Giáo Liên Bang Nga thực hiện một sự dấn thân mới để đối thoại với Giáo Hội Chính Thống Giáo.
Đức Giáo Hoàng đã khẳng định sự này hôm thứ Năm 29/1 trong một buổi tiếp kiến các giám mục hội đồng giám mục Nga tại Roma dịp các ngài thực hiện cuộc viếng thăm theo lệ năm năm.
Đức Giáo Hoàng ghi nhận “Chúng ta biết rằng sự đối thoại này, mặc dầu đã tiến triển, nhưng còn gặp nhiều khó khăn”.
Ngài nói tiếp: “Điều quan trọng là các Kitô hữu hiệp nhất hầu đối mặt những thách đố văn hoá và đạo đức lớn của thời buổi hiện tại, những thách đố liên quan phẩm giá và những quyền bất khả nhượng của con người, việc binh vực sự sống ở mọi lứa tuổi, sự bảo vệ gia đình, và những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách khác.
“Vô phúc thay cũng tại Nga, như trong các phần khác thế giới, có sự khủng hoảng gia đình và sự giảm sút tiếp theo trong tỷ lệ sinh sản, cùng với phần còn lại các vấn đề chạm trán với xã hội hiện đại.”
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng chính cuộc sống của cộng đồng Công giáo Nga phải nên”một tiếng gọi và một sự thúc đẩy đối thoại” với cộng đồng Chính Thống Giáo.
Ngài bày tỏ niềm hy vọng rằng với sự tiếp xúc đích thân này giữa các Giáo Hội, một sự hiểu biết hỗ tương lớn hơn sẽ gia tăng, sự hiểu biết đó sẽ cho phép cọng tác trong những phạm vi quyền lợi chung.
Nhà lãnh đạo mới
Cuộc viếng thăm theo lệ năm năm của các giám mục, trùng hợp với sự lựa chọn Đức Thượng Phụ mới thành Moscow hôm thứ Ba, là một cơ hội để Đức Giáo Hoàng chúc mừng Đức Thượng Phụ Kirill, người được tuyển chọn, và cầu nguyện xin “Chúa củng cố tất cả chúng ta trong lời hứa đi chung trên con đường hoà giải và tình yêu huynh đệ.”
Cuộc viếng thăm này cách riêng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói với các giám chức, rọi ánh sáng trên “sự hiệp thông liên kết anh em với đấng kế vị Phêrô.”
Ngài nói tiếp: “Sự hiệp thông với Giám Mục Roma, người bảo đảm sự hiệp nhất giáo hội, cho phép các cộng đồng được phó thác cho anh em chăm sóc, dầu là thiểu số, cảm thấy họ ‘với Pherô ‘ và ‘dưới quyền Pherô,” là một thành phần sống động của Thân Thể Chúa Kitô trải dài suốt địa cầu.
“Với anh em, những kẻ chăn giắt Giáo Hội sống tại Nga, ngưòi kế vệ Phêrô bày tỏ lại sự chăm sóc của ngài đới với anh em, và sự gần gũi thiêng liêng của ngài, bằng cách khích lệ anh em tiếp tục hiệp nhất trong sinh hoạt mục vụ và cũng ban tặng anh em kinh nghiệm của Giáo Hội phổ quát.”
Đức Giáo hoàng đã an ủi các giám chức không thất vọng khi “những hậu quả anh em đạt được do công việc mục vụ của anh em xem ra không phản chiếu sức cố gắng anh em đã đặt vào đó.
Ngài nói thêm, “Đúng hơn, hãy nuôi dưỡng—trong chính anh em và trong những cọng sự viên của anh em-- một tinh thần đức tin đích thực, với ý thức tin mừng rằng Chúa Giêsu Kitô sẽ không thất bại trong việc làm cho thừa tác vụ anh em sinh kết quả với ân sủng của Thần Khí của Ngưòi.”
Đức Thượng Tế chính thức yêu cầu các giám mục chú ý cách riêng tới giới trẻ và “chú ý tới việc đào tạo những người thánh hiến và sự phát triển thiêng liêng của giáo dân, hầu họ có thể coi những đời sống của họ như một đáp trả cho tiếng gọi phổ quát nên thánh, sự nên thánh phải gặp được sự biểu lộ trong việc minh chứng tin mừng rõ ràng trong mọi hoàn cảnh cuọc sống hằng ngày.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại thủ phủ bang Washington
Lưu Hiền Đức
01:12 05/02/2009
OLYMPIA - Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Olympia, thủ phủ tiểu bang Washington, tuy nhỏ nhưng rất được sự ưu ái của Giáo xứ chủ quản St. Michael. Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Olympia được thành lập ngay từ những ngày đầu sau 1975 với số lượng giáo dân Việt Nam rất ít. Do khí hậu không được ấm áp như California hoặc Houston, nên sau gần 35 năm, số lượng giáo dân vẫn chỉ khiêm tốn dưới 1000 người.
Xem hình ảnh
Tuy chưa có khả năng xây dựng được 1 nhà thờ riêng nhưng cộng đoàn rất được sư ưu ái đặc biệt của cha Chánh Xứ, cha Jim Lee. Vốn đã từng hoạt động tại Tanzania (châu Phi) hơn 10 năm, Cha Jim Lee rất quan tâm đến các cộng đồng thiểu số trong vùng như Philipin, Việt Nam, Mễ Tây Cơ. Olympia được xem là 1 trong 10 thành phố yên tĩnh, thân thiện, và được nhiều người chọn làm nơi định cư nhất trên nước Mỹ, dân chúng rất thân thiện, đa số làm việc cho chính phủ tiểu bang. Ngay bản thân nhà thờ Saint Michael được xem như giáo xứ giàu có của tiểu bang với rất nhiều giáo dân là triệu phú và các chính trị gia nổi tiếng như thống đốc, chủ tịch đảng, nghị sĩ. Với gần 300 hội đoàn (ministries), giáo xứ Saint Michael đã được trao giải thưởng của toàn nước Mỹ về hoạt động mục vụ. Sau bao nhiêu năm cố gắng của Hội Đồng Mục Vụ và rất nhiều hy sinh của cha Linh Hướng An Phong Trần Đức Phương, cộng đoàn đã được phép tổ chức 2 thánh lễ Việt Nam mỗi tháng. Tuy phải lái xe hàng trăm miles vào mỗi cuối tuần để dâng lễ cho giáo xứ Mỹ và giáo xứ Việt, Cha An Phong vẫn quan tâm đặc biệt đến Cộng Đoàn Công Giáo Olympia. Ngài luôn đến sớm để xướng kinh cho Cộng Đoàn trước thánh lễ, ngồi tòa giải tội trước và sau lễ, và đi thăm các người già cô đơn không kể Công Giáo hoặc lương giáo. Đặc biệt, Ngài rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Được sự khuyến khích và ưu ái của cha xứ Jim Lee và giáo dân Hoa Kỳ trong giáo xứ, Cộng đồng Công Giáo Olympia đã long trọng tổ chức lễ mừng Xuân Kỷ Sửu vào ngày Chúa Nhật cuối tháng 1 năm 2009, với sự góp mặt của cha Chánh Xứ Jim Lee, cha phó Mark, cùng thầy sáu Bill Batstone, và do cha linh hướng An Phong Trần Đức Phương (cộng tác viên thường xuyên của VietCatholic) chủ tế. Thánh lễ được cử hành chủ yếu bằng tiếng Việt. Giáo dân Mỹ rất hân hoan, một số đã mặc áo dài Việt Nam tham dự thánh lễ. Sau buổi lễ, các em thiếu nhi đã phục vụ múa lân, văn nghệ và đốt pháo. Các thức ăn thuần túy Việt Nam như bánh chưng, bánh tét, thịt heo quay, chả giò, cơm chiên, xôi gấc đã được mọi người thưởng thức và tán thưởng.
Cộng Đoàn dù nhỏ nhưng có trái tim rất lớn đúng như tên gọi của cộng đoàn. Thật vậy, cộng đoàn khiêm nhường nhận thánh Martin de Porress làm bổn mạng. Các vị chủ tịch của những thập niên 1990 như ông Nguyễn Thành Phương, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Phiệt đã vận động giáo xứ Saint Michael liên kết với giáo xứ Ngọc Đồng (Việt Nam) làm chị em. Là chị em, 2 giáo xứ không chỉ giúp đỡ nhau về kinh tế mà còn trao đổi văn hóa giữa 2 nước. Các hội đoàn Được sự giúp đỡ thường xuyên của “chị”, “em” Ngọc Đồng đã xây được 1 trường học, 1 nhà trẻ do các sơ coi sóc chuyên dạy miễn phí cho các con em của dân nghèo vùng Ngọc Đồng, giúp vốn chăn nuôi, làm ăn cho giáo dân ở Việt Nam. Cha xứ và hội đồng mục vụ hai bên đã đi thăm viếng mục vụ lẫn nhau.
Cộng đoàn rất hân hạnh đón tiếp các đoàn thể các giáo xứ Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan, hoặc đọc thêm về cộng đoàn tại www.cdmartin.org
Xem hình ảnh
Tuy chưa có khả năng xây dựng được 1 nhà thờ riêng nhưng cộng đoàn rất được sư ưu ái đặc biệt của cha Chánh Xứ, cha Jim Lee. Vốn đã từng hoạt động tại Tanzania (châu Phi) hơn 10 năm, Cha Jim Lee rất quan tâm đến các cộng đồng thiểu số trong vùng như Philipin, Việt Nam, Mễ Tây Cơ. Olympia được xem là 1 trong 10 thành phố yên tĩnh, thân thiện, và được nhiều người chọn làm nơi định cư nhất trên nước Mỹ, dân chúng rất thân thiện, đa số làm việc cho chính phủ tiểu bang. Ngay bản thân nhà thờ Saint Michael được xem như giáo xứ giàu có của tiểu bang với rất nhiều giáo dân là triệu phú và các chính trị gia nổi tiếng như thống đốc, chủ tịch đảng, nghị sĩ. Với gần 300 hội đoàn (ministries), giáo xứ Saint Michael đã được trao giải thưởng của toàn nước Mỹ về hoạt động mục vụ. Sau bao nhiêu năm cố gắng của Hội Đồng Mục Vụ và rất nhiều hy sinh của cha Linh Hướng An Phong Trần Đức Phương, cộng đoàn đã được phép tổ chức 2 thánh lễ Việt Nam mỗi tháng. Tuy phải lái xe hàng trăm miles vào mỗi cuối tuần để dâng lễ cho giáo xứ Mỹ và giáo xứ Việt, Cha An Phong vẫn quan tâm đặc biệt đến Cộng Đoàn Công Giáo Olympia. Ngài luôn đến sớm để xướng kinh cho Cộng Đoàn trước thánh lễ, ngồi tòa giải tội trước và sau lễ, và đi thăm các người già cô đơn không kể Công Giáo hoặc lương giáo. Đặc biệt, Ngài rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
Được sự khuyến khích và ưu ái của cha xứ Jim Lee và giáo dân Hoa Kỳ trong giáo xứ, Cộng đồng Công Giáo Olympia đã long trọng tổ chức lễ mừng Xuân Kỷ Sửu vào ngày Chúa Nhật cuối tháng 1 năm 2009, với sự góp mặt của cha Chánh Xứ Jim Lee, cha phó Mark, cùng thầy sáu Bill Batstone, và do cha linh hướng An Phong Trần Đức Phương (cộng tác viên thường xuyên của VietCatholic) chủ tế. Thánh lễ được cử hành chủ yếu bằng tiếng Việt. Giáo dân Mỹ rất hân hoan, một số đã mặc áo dài Việt Nam tham dự thánh lễ. Sau buổi lễ, các em thiếu nhi đã phục vụ múa lân, văn nghệ và đốt pháo. Các thức ăn thuần túy Việt Nam như bánh chưng, bánh tét, thịt heo quay, chả giò, cơm chiên, xôi gấc đã được mọi người thưởng thức và tán thưởng.
Cộng Đoàn dù nhỏ nhưng có trái tim rất lớn đúng như tên gọi của cộng đoàn. Thật vậy, cộng đoàn khiêm nhường nhận thánh Martin de Porress làm bổn mạng. Các vị chủ tịch của những thập niên 1990 như ông Nguyễn Thành Phương, Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Phiệt đã vận động giáo xứ Saint Michael liên kết với giáo xứ Ngọc Đồng (Việt Nam) làm chị em. Là chị em, 2 giáo xứ không chỉ giúp đỡ nhau về kinh tế mà còn trao đổi văn hóa giữa 2 nước. Các hội đoàn Được sự giúp đỡ thường xuyên của “chị”, “em” Ngọc Đồng đã xây được 1 trường học, 1 nhà trẻ do các sơ coi sóc chuyên dạy miễn phí cho các con em của dân nghèo vùng Ngọc Đồng, giúp vốn chăn nuôi, làm ăn cho giáo dân ở Việt Nam. Cha xứ và hội đồng mục vụ hai bên đã đi thăm viếng mục vụ lẫn nhau.
Cộng đoàn rất hân hạnh đón tiếp các đoàn thể các giáo xứ Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan, hoặc đọc thêm về cộng đoàn tại www.cdmartin.org
Sinh viên giáo phận Vinh: Giao lưu đầu xuân và cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hoà Bình
J.B Nguyễn Hữu Vinh
01:21 05/02/2009
VINH - Trong hai ngày 05-06 Tết Kỷ Sửu, sinh viên Giáo phận Vinh đã tụ hội về Giáo xứ Lập Thạch để giao lưu đầu xuân với giới trẻ và giáo dân, cùng nhau cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hoà Bình.
Giáo xứ Lập Thạch thuộc Giáo hạt Cửa Lò, xã Nghi Thạch, Nghi Lộc, Nghệ An, cách Tòa giám mục Xã Đoài gần 20 km về phía Đông Nam, có khoảng 4.000 tín hữu và nằm trong vùng nông nghiệp. Tình cảm giáo dân ở đây thật vô cùng ấm áp và mến khách.
Linh mục quản xứ Phaolô Nguyễn Xuân Tính cho chúng tôi biết: Tinh thần giáo dân ở đây rất kiên vững và mạnh mẽ. Những ngày qua, khi Giáo hội đứng trước những sự kiện nóng bỏng, giáo xứ ở đây đã hiệp thông với Tổng Giáo phận Hà Nội bằng nhiều cách thiết thực, việc cung cấp các thông tin đến giáo dân và những người ngoài công giáo được thực hiện hết sức tự giác và có hiệu quả cao. Bảng tin Giáo xứ luôn có những thông tin và bài viết phản ánh kịp thời những sự kiện xảy ra trong Giáo phận và Giáo hội Việt Nam cũng như Giáo hội Hoàn vũ. Nhờ vậy sự hiểu biết của bà con được nâng lên nhiều và qua đó đã ngăn chặn được phần lớn những thông tin xuyên tạc của hệ thống truyền thông nhà nước qua các vụ việc Thái Hà và Toà Khâm sứ, nhất là qua cơn cuồng loạn của hệ thống thông tin nhắm vào Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt kính mến.
Trong hai ngày 5 và 6 tết Kỷ Sửu toàn thể sinh viên Giáo phận Vinh và những cựu sinh viên đang công tác tại Hà Nội, Sài Gòn và một số nơi khác đã được Giáo xứ đăng cai tập trung về đây.
Những anh chị em sinh viên và cựu sinh viên về đây những ngày này để cùng tạ ơn Thiên Chúa một năm qua đã ban xuống cho họ sự bình an và nhất là sự đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh của cộng đồng sinh viên Giáo phận Vinh tại nơi mình công tác và học tập.
Nhất là cộng đồng sinh viên Giáo Phận Vinh tại Hà Nội năm vừa qua đã rất đoàn kết, có nhiều hoạt động tích cực giúp đỡ nhau trong học tập, động viên chia sẻ với nhau những giá trị của cuộc sống và giảm thiểu các cơ hội tiêu cực dễ nảy sinh trong môi trường xã hội và giáo dục hiện nay. Đặc biệt trong các biến cố ở Tổng Giáo phận Hà Nội, sinh viên Vinh đã tỏ ra can đảm, đoàn kết cùng hợp tác với nhau nhiệt tình trong các công việc hữu ích. Những chương trình giao lưu học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau cũng như các công việc ở các giáo xứ mà sinh viên tham gia đã làm họ có sự gắn kết keo sơn và có nhiều hiệu quả.
Tại Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, sinh viên Giáo phận Vinh đã cùng nhau hoàn thành xuất sắc chương trình trang trí sống động chào đón Noel và các tiết mục văn nghệ mừng Giáng sinh đầy ấn tượng.
Những hoạt động của nhóm sinh viên Giáo phận Vinh tại Hà Nội năm qua đã để lại nhiều cảm phục trong cộng đồng dân chúa Hà Nội về đức tin mạnh mẽ và những hành động thiết thực có nhiều ý nghĩa và hiệu quả.
Trong những ngày gặp mặt này, họ cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm học tập và vượt qua những khó khăn, thử thách với cuộc sống xã hội hiện nay, cùng nhau thống nhất loại trừ những tiêu cực trong học tập và đời sống xã hội nơi mình có mặt.
Giáo xứ Lập Thạch đã dành cho cộng đồng sinh viên sự ưu ái và mến khách hiếm có trong những ngày đầu xuân, các bạn trẻ giáo xứ đã thoải mái giao lưu và học hỏi ở các bạn sinh viên những vướng mắc của mình trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập cũng như trong những mối quan hệ xã hội.
Linh mục quản xứ Phaolo Nguyễn Xuân Tính đã vui mừng chào đón các bạn và tạo những điều kiện tốt nhất cho cuộc tụ họp này, các Thánh lễ đã được tiến hành cầu cho cộng đồng ngày càng lớn mạnh về số lượng và tăng mạnh mẽ về chất lượng.
Tối 05 tết, toàn thể cộng đồng sinh viên, cựu sinh viên, giới trẻ vào giáo dân đã cùng nhau thắp nến cầu nguyện hiệp nhất cho Sự thật – Công lý – Hoà bình, đó là những nhu cầu khẩn thiết hiện nay để làm vững mạnh Giáo hội, làm cho đất nước thăng tiến và dân tộc tiến bộ.
Rời Lập Thạch, chúng tôi cứ mang mãi một ấn tượng tốt đẹp về những miền quê, những giáo xứ, giáo họ đã sinh ra và nuôi nấng các sinh viên là tương lai của Giáo hội và của đất nước. Nơi đây cũng là những hậu phương vững chắc cho các thành viên của cộng đồng này được yên tâm và kiên vững trên con đường mình đang đi cũng như các hoạt động đã được xác định là chính đáng và đúng đắn.
Chúng ta xin dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện tha thiết nhất cho cộng đồng này để họ ngày càng vững mạnh, tạo nên đội ngũ trí thức công giáo thực sự có đủ tài năng và lòng nhiệt tình xây dựng Giáo hội và đất nước ngày càng lớn mạnh và tươi đẹp, tiến bước vững chắc theo kịp con đường của thế giới tiến bộ.
Hà Nội ngày 09 tết Kỷ Sửu
Giáo xứ Lập Thạch thuộc Giáo hạt Cửa Lò, xã Nghi Thạch, Nghi Lộc, Nghệ An, cách Tòa giám mục Xã Đoài gần 20 km về phía Đông Nam, có khoảng 4.000 tín hữu và nằm trong vùng nông nghiệp. Tình cảm giáo dân ở đây thật vô cùng ấm áp và mến khách.
Linh mục quản xứ Phaolô Nguyễn Xuân Tính cho chúng tôi biết: Tinh thần giáo dân ở đây rất kiên vững và mạnh mẽ. Những ngày qua, khi Giáo hội đứng trước những sự kiện nóng bỏng, giáo xứ ở đây đã hiệp thông với Tổng Giáo phận Hà Nội bằng nhiều cách thiết thực, việc cung cấp các thông tin đến giáo dân và những người ngoài công giáo được thực hiện hết sức tự giác và có hiệu quả cao. Bảng tin Giáo xứ luôn có những thông tin và bài viết phản ánh kịp thời những sự kiện xảy ra trong Giáo phận và Giáo hội Việt Nam cũng như Giáo hội Hoàn vũ. Nhờ vậy sự hiểu biết của bà con được nâng lên nhiều và qua đó đã ngăn chặn được phần lớn những thông tin xuyên tạc của hệ thống truyền thông nhà nước qua các vụ việc Thái Hà và Toà Khâm sứ, nhất là qua cơn cuồng loạn của hệ thống thông tin nhắm vào Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt kính mến.
Trong hai ngày 5 và 6 tết Kỷ Sửu toàn thể sinh viên Giáo phận Vinh và những cựu sinh viên đang công tác tại Hà Nội, Sài Gòn và một số nơi khác đã được Giáo xứ đăng cai tập trung về đây.
Những anh chị em sinh viên và cựu sinh viên về đây những ngày này để cùng tạ ơn Thiên Chúa một năm qua đã ban xuống cho họ sự bình an và nhất là sự đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh của cộng đồng sinh viên Giáo phận Vinh tại nơi mình công tác và học tập.
Nhất là cộng đồng sinh viên Giáo Phận Vinh tại Hà Nội năm vừa qua đã rất đoàn kết, có nhiều hoạt động tích cực giúp đỡ nhau trong học tập, động viên chia sẻ với nhau những giá trị của cuộc sống và giảm thiểu các cơ hội tiêu cực dễ nảy sinh trong môi trường xã hội và giáo dục hiện nay. Đặc biệt trong các biến cố ở Tổng Giáo phận Hà Nội, sinh viên Vinh đã tỏ ra can đảm, đoàn kết cùng hợp tác với nhau nhiệt tình trong các công việc hữu ích. Những chương trình giao lưu học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau cũng như các công việc ở các giáo xứ mà sinh viên tham gia đã làm họ có sự gắn kết keo sơn và có nhiều hiệu quả.
Tại Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, sinh viên Giáo phận Vinh đã cùng nhau hoàn thành xuất sắc chương trình trang trí sống động chào đón Noel và các tiết mục văn nghệ mừng Giáng sinh đầy ấn tượng.
Những hoạt động của nhóm sinh viên Giáo phận Vinh tại Hà Nội năm qua đã để lại nhiều cảm phục trong cộng đồng dân chúa Hà Nội về đức tin mạnh mẽ và những hành động thiết thực có nhiều ý nghĩa và hiệu quả.
Trong những ngày gặp mặt này, họ cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm học tập và vượt qua những khó khăn, thử thách với cuộc sống xã hội hiện nay, cùng nhau thống nhất loại trừ những tiêu cực trong học tập và đời sống xã hội nơi mình có mặt.
Giáo xứ Lập Thạch đã dành cho cộng đồng sinh viên sự ưu ái và mến khách hiếm có trong những ngày đầu xuân, các bạn trẻ giáo xứ đã thoải mái giao lưu và học hỏi ở các bạn sinh viên những vướng mắc của mình trong cuộc sống hàng ngày, trong học tập cũng như trong những mối quan hệ xã hội.
Linh mục quản xứ Phaolo Nguyễn Xuân Tính đã vui mừng chào đón các bạn và tạo những điều kiện tốt nhất cho cuộc tụ họp này, các Thánh lễ đã được tiến hành cầu cho cộng đồng ngày càng lớn mạnh về số lượng và tăng mạnh mẽ về chất lượng.
Tối 05 tết, toàn thể cộng đồng sinh viên, cựu sinh viên, giới trẻ vào giáo dân đã cùng nhau thắp nến cầu nguyện hiệp nhất cho Sự thật – Công lý – Hoà bình, đó là những nhu cầu khẩn thiết hiện nay để làm vững mạnh Giáo hội, làm cho đất nước thăng tiến và dân tộc tiến bộ.
Rời Lập Thạch, chúng tôi cứ mang mãi một ấn tượng tốt đẹp về những miền quê, những giáo xứ, giáo họ đã sinh ra và nuôi nấng các sinh viên là tương lai của Giáo hội và của đất nước. Nơi đây cũng là những hậu phương vững chắc cho các thành viên của cộng đồng này được yên tâm và kiên vững trên con đường mình đang đi cũng như các hoạt động đã được xác định là chính đáng và đúng đắn.
Chúng ta xin dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện tha thiết nhất cho cộng đồng này để họ ngày càng vững mạnh, tạo nên đội ngũ trí thức công giáo thực sự có đủ tài năng và lòng nhiệt tình xây dựng Giáo hội và đất nước ngày càng lớn mạnh và tươi đẹp, tiến bước vững chắc theo kịp con đường của thế giới tiến bộ.
Hà Nội ngày 09 tết Kỷ Sửu
Một số sinh hoạt đầu năm tại giáo phận Đà Nẵng
Hạnh Nhân
03:11 05/02/2009
1. NGÀNH HƯỚNG ĐẠO HỌP MẶT ĐẦU NĂM
Ngày họp mặt đầu năm 2009 này đối với các Hướng Đạo sinh Đạo Bắc Đẩu Giáo phận Đà Nẵng là một biến cố khá đặc biệt, khi họ bước vào tuổi 50, kỷ niệm Kim Khánh thành lập.
Từ sáng sớm ngày Mồng 3 Tết, đã thấy bầy sói con dễ thương trong đồng phục chỉnh tề tung tăng chạy nhảy trong sân Nhà thờ Chính toà, nơi sẽ diễn ra cuộc họp mặt truyền thống đầu năm mới. Đúng 8 giờ sáng, khoảng 20 trưởng và gần 150 hướng đạo sinh các ngành, từ Sói, Thiếu, Tráng đến Kha, đã hàng ngũ chỉnh tế đón tiếp Đức Giám mục Giáo phận đến ban huấn từ và phép lành đầu năm cho đoàn.
Sau những thủ tục theo điều lệ Hướng đạo sinh, Trưởng Phạm Cảnh Đáng, Đạo trưởng Đạo Bắc Đẩu thay mặt toàn đoàn mừng năm mới Đức Giám mục Giáo phận. Trong huấn từ đầu năm, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận đã nhìn nhận và khích lệ sự ổn định sinh hoạt, tinh thần kỷ luật và phát triển của đoàn Hướng đạo sinh Giáo phận mỗi ngày một khởi sắc hơn. Ngài cũng nhìn nhận ngành Hướng đạo là một đoàn thể Công giáo Tiến hành của Giáo phận, đồng thời đặt Cha Phêrô Nguyễn Ngọc Phi, một hướng đạo sinh, Quản xứ Phước Tường, làm tuyên uý cho Đạo Bắc Đẩu. Xin chúc mừng Hướng đạo sinh Đạo Bắc Đẩu !
2. HƯƠNG XUÂN TẠI MÁI ẤM TÌNH THƯƠNG
Chiều Mồng 5 Tết, 40 cụ ông cụ bà, các nữ tu phục vụ và nhân viên Mái Ấm Tình Thương Giáo phận Đà Nẵng đã đón Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận đến dâng Thánh lễ đầu năm và cùng vui Xuân ăn Tết. Tháp tùng Đức Cha, có các ca viên ca đoàn Cecilia Giáo xứ Trà Kiệu, cũng đến hát lễ, giúp vui và tặng quà cho các cụ.
Cơ sở từ thiện này được Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng xây dựng và điều hành với sự hỗ trợ của Thành phố Đà Nẵng, qui tụ một số quý cụ ông cụ bà neo đơn về để chăm sóc. Cao niên nhất hiện nay trong Mái Ấm là một cụ bà vừa được mừng 107 tuổi.
Thánh lễ đầu năm mới rất Xuân, vì các cụ cũng quần mới áo mới như ai với gương mặt đầy hân hoan hạnh phúc và ca kinh rất sốt sắng. Nguyện cầu Chúa Xuân ban muôn phúc ân đến quý cụ qua tấm lòng và đôi tay của các nữ tu với bao nhiêu người phục vụ và hảo tâm xa gần.
Họp nhau tại hội trường sau Thánh lễ, các cụ đã tặng hoa, tặng nhạc, tặng thơ cho Đức Giám mục và Ngài cũng tặng lại họ những tâm tình dạt dào yêu thương với những đồng tiền lì xì và một bao thư để cả nhà đốt Tết. Trong tiếng cười méo mó nhưng dòn dã, nỗi buồn sâu kín của các cụ hôm nay như tạm được lấp đầy bằng sự hiện diện vui nhộn và dễ thương của các bạn trẻ tuổi cháu chắt đến từ Giáo xứ Trà Kiệu. Các em đã múa hát mừng tuổi các cụ, và nhất là khi tặng quà cho mỗi cụ, các bạn trẻ cũng không ngại tặng thêm cho mỗi cụ một nụ hôn nồng thắm với hai tiếng chào “Ngoại ơi! Nội ơi!” ngọt ngào.
Đẹp thay những tấm lòng! Phúc thay những đôi tay! Kính hiếu trong đạo lý của Đức Chúa không chỉ hạn chế trong cách cư xử với ông bà tổ tiên trong gia đình mình.
3. NIỀM VUI XUÂN MỚI TẠI GIÁO XỨ TRUNG PHƯỚC
Muốn đặt chân đến Giáo xứ Trung Phước, Giáo phận Đà Nẵng, thuộc xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam phải đi qua một con đèo khá dài, mang cái tên ngồ ngộ là “Đèo Le”. Theo những người dân địa phương, ngày xưa, không ai có thể đi một mạch qua con đèo này mà không cần dừng chân ngơi nghỉ lấy sức nơi đỉnh đèo. Sự mỏi mệt khiến khách bộ hành phải “há miệng le lưỡi”. Tên “Đèo Le” rất tượng hình bắt nguồn từ đấy và tồn tại cho đến ngày nay dù không còn mấy ai đi bộ qua đèo nữa.
Giáo xứ Trung Phước được khai sinh năm 1959, vừa tròn nửa thế kỷ. Nhưng chiến tranh và trận lụt năm Thìn 1964 đã vội xoá tên giáo xứ này. Hằng chục người dân đã bị cuốn trôi theo con nước hung hăng, những người may mắn sống sót đã bồng bế nhau xuống Thành phố Đà Nẵng, cách đó gần 100 cây số về hướng Đông Bắc. Sau chiến tranh, Trung Phước cũng là xứ đạo phục hồi chậm nhất, mãi đến năm 2000 mới xây lại được nhà thờ, và năm 2005, Cha Phêrô Nguyễn Đệ mới nhận bài sai về làm Quản xứ. Mọi sự như phải làm lại từ đầu, từ việc quy tụ đàn chiên tản mác, tổ chức sinh hoạt tôn giáo, cho đến việc xây dựng các cơ sở vật chất.
Chúa Nhật đầu Xuân mới Kỷ Sửu 2009 này, Giáo xứ Trung Phước đã đón Đức Giám mục Giáo phận Giuse Châu Ngọc Tri, Cha Tổng Đại diện FX Đặng Đình Canh về dâng Thánh lễ đầu năm, đồng thời khánh thành ngôi nhà sinh hoạt và Đài Đức Mẹ. Đồng hành với phái đoàn Toà Giám mục, có Ban Đại Diện Giáo dân và các Trưởng Hùng Tâm Dũng Chí của Giáo xứ Thanh Đức, là Giáo xứ miền xuôi kết nghĩa với Giáo xứ Trung Phước miền ngược.
Hơn phân nửa giáo dân nơi đây phải mất cả buổi, thậm chí cả ngày mới có thể tham dự Thánh lễ Chúa Nhật, vì đường đi cách trở, đò dọc đò ngang, gian nan nguy hiểm. Nhưng hôm nay, họ đã tề tựu đông vui tham dự ngày hội lớn của Giáo xứ. Những lời chào mừng Đức Cha và dẫn vào Thánh lễ của Cha sở Phêrô chan chứa tâm tình tạ ơn. Bộ mặt hôm nay của Giáo xứ đã là ân nghĩa của biết bao nhiêu tấm lòng gần xa trong ngoài Giáo phận. Giáo xứ vẫn cần được tiếp tục quan tâm giúp đỡ. Hãy cùng tạ ơn Thiên Chúa.
Ngôi nhà sinh hoạt hai tầng là cả một giấc mơ của mọi người, nhất là của các cháu thiếu nhi, vì mỗi Chúa Nhật hằng tuần, các cháu phải dùng cơm trưa tại Giáo xứ thì mới đủ thời gian dự Thánh lễ, học giáo lý và đường xa đi về.
Cha sở Phêrô Nguyễn Đệ cảm động thuật lại cho chúng tôi tâm tình chân thành của bà con lương dân trong khu vực, là từ nay, mỗi mùa mưa gió đến, họ không còn phải tay bế tay bồng lên núi tránh lụt như những năm về trước nữa, vì đã có ngôi nhà sinh hoạt hai tầng của nhà thờ là nơi sẽ ân cần đón tiếp họ.
Bữa cơm trưa tại Giáo xứ miền núi mà chẳng nhà quê tí nào, vì nghe đâu có một ân nhân đã cúng nguyên một con bò. Giáo dân cả xứ cùng với quan khách đã quây quần bên bàn ăn thơm phức, được điệu múa của các “sơn nữ” giúp vui, cùng với màn xổ số lôtô của các huynh trưởng, đã liên kết niềm vui của mọi người. Hy vọng đây là dấu hiệu tích cực cho một Giáo xứ đã thực sự hồi sinh từ bao khó khăn thử thách.
Ngày họp mặt đầu năm 2009 này đối với các Hướng Đạo sinh Đạo Bắc Đẩu Giáo phận Đà Nẵng là một biến cố khá đặc biệt, khi họ bước vào tuổi 50, kỷ niệm Kim Khánh thành lập.
Từ sáng sớm ngày Mồng 3 Tết, đã thấy bầy sói con dễ thương trong đồng phục chỉnh tề tung tăng chạy nhảy trong sân Nhà thờ Chính toà, nơi sẽ diễn ra cuộc họp mặt truyền thống đầu năm mới. Đúng 8 giờ sáng, khoảng 20 trưởng và gần 150 hướng đạo sinh các ngành, từ Sói, Thiếu, Tráng đến Kha, đã hàng ngũ chỉnh tế đón tiếp Đức Giám mục Giáo phận đến ban huấn từ và phép lành đầu năm cho đoàn.
Sau những thủ tục theo điều lệ Hướng đạo sinh, Trưởng Phạm Cảnh Đáng, Đạo trưởng Đạo Bắc Đẩu thay mặt toàn đoàn mừng năm mới Đức Giám mục Giáo phận. Trong huấn từ đầu năm, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận đã nhìn nhận và khích lệ sự ổn định sinh hoạt, tinh thần kỷ luật và phát triển của đoàn Hướng đạo sinh Giáo phận mỗi ngày một khởi sắc hơn. Ngài cũng nhìn nhận ngành Hướng đạo là một đoàn thể Công giáo Tiến hành của Giáo phận, đồng thời đặt Cha Phêrô Nguyễn Ngọc Phi, một hướng đạo sinh, Quản xứ Phước Tường, làm tuyên uý cho Đạo Bắc Đẩu. Xin chúc mừng Hướng đạo sinh Đạo Bắc Đẩu !
2. HƯƠNG XUÂN TẠI MÁI ẤM TÌNH THƯƠNG
Chiều Mồng 5 Tết, 40 cụ ông cụ bà, các nữ tu phục vụ và nhân viên Mái Ấm Tình Thương Giáo phận Đà Nẵng đã đón Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận đến dâng Thánh lễ đầu năm và cùng vui Xuân ăn Tết. Tháp tùng Đức Cha, có các ca viên ca đoàn Cecilia Giáo xứ Trà Kiệu, cũng đến hát lễ, giúp vui và tặng quà cho các cụ.
Cơ sở từ thiện này được Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng xây dựng và điều hành với sự hỗ trợ của Thành phố Đà Nẵng, qui tụ một số quý cụ ông cụ bà neo đơn về để chăm sóc. Cao niên nhất hiện nay trong Mái Ấm là một cụ bà vừa được mừng 107 tuổi.
Thánh lễ đầu năm mới rất Xuân, vì các cụ cũng quần mới áo mới như ai với gương mặt đầy hân hoan hạnh phúc và ca kinh rất sốt sắng. Nguyện cầu Chúa Xuân ban muôn phúc ân đến quý cụ qua tấm lòng và đôi tay của các nữ tu với bao nhiêu người phục vụ và hảo tâm xa gần.
Họp nhau tại hội trường sau Thánh lễ, các cụ đã tặng hoa, tặng nhạc, tặng thơ cho Đức Giám mục và Ngài cũng tặng lại họ những tâm tình dạt dào yêu thương với những đồng tiền lì xì và một bao thư để cả nhà đốt Tết. Trong tiếng cười méo mó nhưng dòn dã, nỗi buồn sâu kín của các cụ hôm nay như tạm được lấp đầy bằng sự hiện diện vui nhộn và dễ thương của các bạn trẻ tuổi cháu chắt đến từ Giáo xứ Trà Kiệu. Các em đã múa hát mừng tuổi các cụ, và nhất là khi tặng quà cho mỗi cụ, các bạn trẻ cũng không ngại tặng thêm cho mỗi cụ một nụ hôn nồng thắm với hai tiếng chào “Ngoại ơi! Nội ơi!” ngọt ngào.
Đẹp thay những tấm lòng! Phúc thay những đôi tay! Kính hiếu trong đạo lý của Đức Chúa không chỉ hạn chế trong cách cư xử với ông bà tổ tiên trong gia đình mình.
3. NIỀM VUI XUÂN MỚI TẠI GIÁO XỨ TRUNG PHƯỚC
Muốn đặt chân đến Giáo xứ Trung Phước, Giáo phận Đà Nẵng, thuộc xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam phải đi qua một con đèo khá dài, mang cái tên ngồ ngộ là “Đèo Le”. Theo những người dân địa phương, ngày xưa, không ai có thể đi một mạch qua con đèo này mà không cần dừng chân ngơi nghỉ lấy sức nơi đỉnh đèo. Sự mỏi mệt khiến khách bộ hành phải “há miệng le lưỡi”. Tên “Đèo Le” rất tượng hình bắt nguồn từ đấy và tồn tại cho đến ngày nay dù không còn mấy ai đi bộ qua đèo nữa.
Giáo xứ Trung Phước được khai sinh năm 1959, vừa tròn nửa thế kỷ. Nhưng chiến tranh và trận lụt năm Thìn 1964 đã vội xoá tên giáo xứ này. Hằng chục người dân đã bị cuốn trôi theo con nước hung hăng, những người may mắn sống sót đã bồng bế nhau xuống Thành phố Đà Nẵng, cách đó gần 100 cây số về hướng Đông Bắc. Sau chiến tranh, Trung Phước cũng là xứ đạo phục hồi chậm nhất, mãi đến năm 2000 mới xây lại được nhà thờ, và năm 2005, Cha Phêrô Nguyễn Đệ mới nhận bài sai về làm Quản xứ. Mọi sự như phải làm lại từ đầu, từ việc quy tụ đàn chiên tản mác, tổ chức sinh hoạt tôn giáo, cho đến việc xây dựng các cơ sở vật chất.
Chúa Nhật đầu Xuân mới Kỷ Sửu 2009 này, Giáo xứ Trung Phước đã đón Đức Giám mục Giáo phận Giuse Châu Ngọc Tri, Cha Tổng Đại diện FX Đặng Đình Canh về dâng Thánh lễ đầu năm, đồng thời khánh thành ngôi nhà sinh hoạt và Đài Đức Mẹ. Đồng hành với phái đoàn Toà Giám mục, có Ban Đại Diện Giáo dân và các Trưởng Hùng Tâm Dũng Chí của Giáo xứ Thanh Đức, là Giáo xứ miền xuôi kết nghĩa với Giáo xứ Trung Phước miền ngược.
Hơn phân nửa giáo dân nơi đây phải mất cả buổi, thậm chí cả ngày mới có thể tham dự Thánh lễ Chúa Nhật, vì đường đi cách trở, đò dọc đò ngang, gian nan nguy hiểm. Nhưng hôm nay, họ đã tề tựu đông vui tham dự ngày hội lớn của Giáo xứ. Những lời chào mừng Đức Cha và dẫn vào Thánh lễ của Cha sở Phêrô chan chứa tâm tình tạ ơn. Bộ mặt hôm nay của Giáo xứ đã là ân nghĩa của biết bao nhiêu tấm lòng gần xa trong ngoài Giáo phận. Giáo xứ vẫn cần được tiếp tục quan tâm giúp đỡ. Hãy cùng tạ ơn Thiên Chúa.
Ngôi nhà sinh hoạt hai tầng là cả một giấc mơ của mọi người, nhất là của các cháu thiếu nhi, vì mỗi Chúa Nhật hằng tuần, các cháu phải dùng cơm trưa tại Giáo xứ thì mới đủ thời gian dự Thánh lễ, học giáo lý và đường xa đi về.
Cha sở Phêrô Nguyễn Đệ cảm động thuật lại cho chúng tôi tâm tình chân thành của bà con lương dân trong khu vực, là từ nay, mỗi mùa mưa gió đến, họ không còn phải tay bế tay bồng lên núi tránh lụt như những năm về trước nữa, vì đã có ngôi nhà sinh hoạt hai tầng của nhà thờ là nơi sẽ ân cần đón tiếp họ.
Bữa cơm trưa tại Giáo xứ miền núi mà chẳng nhà quê tí nào, vì nghe đâu có một ân nhân đã cúng nguyên một con bò. Giáo dân cả xứ cùng với quan khách đã quây quần bên bàn ăn thơm phức, được điệu múa của các “sơn nữ” giúp vui, cùng với màn xổ số lôtô của các huynh trưởng, đã liên kết niềm vui của mọi người. Hy vọng đây là dấu hiệu tích cực cho một Giáo xứ đã thực sự hồi sinh từ bao khó khăn thử thách.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi Ký của một người Hà Nội.
Ngọc Loan
16:52 05/02/2009
Sau đây là bài viết của Bác Nguyễn Văn Luận tại Worcester, Massachusetts, người đã viết "Người tìm tự do và tượng thần tự do".
Bài này có đăng trên báo Mục Vụ Thụy Sĩ và có tựa đề "Trí thức tư sản Hà Nội tìm Tự Do".
***
Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi:
“Bác ở Hà nội mà cũng đi tị nạn à…?”
Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười:
“Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi, …nữa là bác!”
Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không “tị nạn”, mà đi tìm Tự Do, trở thành “thuyền nhân “, đến nước Mỹ năm 1982. Sinh trưởng tại Hà nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt. Thời gian rồi cũng hiểu nhau. Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà nội di cư.
Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà nội, thời người Cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
Hiệp định Geneve chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là … Vẹm! Khi họ “tiếp quản” Hà nội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ “tầu há mồm” để di cư. Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp định Geneve ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử ” thống nhất. Ai ngờ Cộng sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam!
Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà nội học.Chuyến xe lửa Hà nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà nội là con buôn, mang “xăng” về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn …Tới cầu Long Biên tức là vào Hà nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi: “Đề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng..!”. Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ cộng sản”: đấu tranh, cảnh giác, căm thù và … tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép).
Hà nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà nội e dè nghe ngóng từng “chính sách “mới ban hành. “Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội”, sau này có tên là “nón cối”. Hà nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên”, người Bắc gọi là “dép lốp”, ghi vào lịch sử thành “dép râu”. Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến”, biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng”. Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi”, quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.Chơi vơi trong Hà nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam.
Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương”, năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm”. Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức Hiệu đoàn”, nhận “chỉ thị của Thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!”. Họ truy lùng… đốt sách! Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra”, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi”, lời hô khẩu hiệu “quyết tâm”, và “phát biểu của bí thư Thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là … “cực kỳ phản động!”. Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo… cảnh giác, lập trường”, tôi đành bỏ học. Chiếc radio Philip, “tự nguyện ” mang ra “đồn công an”, thế là hết, gia tài của tôi!
Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp”, “sổ hộ khẩu”, “tem, phiếu thực phẩm”, “lao động nghĩa vụ hàng tháng”. Đây là chính sách dồn ép thanh niên Hà nội đi “lao động công trường”, miền rừng núi xa xôi.
Tôi chỉ bám Hà nôi được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu”, … đi tù! Tết đầu tiên sau “tiếp quản”, còn được gọi là” sau hòa bình lập lại”, Hà nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở”, từ “nông thôn” kéo về chiếm nhà người Hà nội di cư. Người Hà nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm”. Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại”. Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà nội.
Đoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam”, để rồi bị đấu tố là tư sản, rạp xinê Đại Đồng phố Hàng Cót bị “tịch thu”. Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua”, thành “tề ngụy”, hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ.
Danh ca Minh Đỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán”, chẳng ai còn gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập”. “Chỉ thị Đảng và Ủy ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó”, từ thành thị đến “nông thôn”. Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể”. Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương”, chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất”. Du kích, công an rình mò, “theo dõi”, “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.
Hà nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ”. Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động ” thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản”, vẫn là “đối tượng của cách mạng”. Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ cường hào”! Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập”, đã nhẩy lầu, tự tử.“Tư sản Hà nội” di cư hết, chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức”, nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình”, coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ”, còn thì “kiểm kê”, đánh “thuế hàng hóa”, “truy thu”, rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”. Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông”, “chuẩn bị thật tốt”, nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu …!
Một vài vụ, do “Đảng lãnh đạo”, “vận động tốt”, con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp”, “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ. Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Đảng, hiếu với dân …” là vậy! “Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì “vào hợp tác”, “làm ăn tập thể”, ruộng đất lại thu hồi về “cộng sản”. “Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về Xã hội chủ nghĩa là… nói dối! Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối”, nói những gì Đảng nói. Nói dối để sống còn, tránh “đàn áp”, lâu rồi thành “nếp sống”, cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.
Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?”, bạn trả lời: “I’m fine, thank you”.
Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, “cán bộ” hỏi: “công tác” thế nào?, dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời: “… rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng… các nước anh em!”
Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị giong về Lệ Thủy bởi “bộ đội biên phòng”, được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Đồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to “Chế độ ta tươi đẹp”. Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất”, người tứ chiến kéo về, nhận là người Hà nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất”! Đối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác”. Hà nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà nội suy xụp tinh thần vì danh từ “đồng chí”!
Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình” Ánh diện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước. Thụy An là người Hà nội ở lại, “tham gia hoạt động ” Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà nội. Bà đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!”
Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo “định mức chỉ tiêu”. Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột”, nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm. Phố Hàng Đào Hà nội, vốn là “con đường tư sản”, có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarreaut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của Đảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này. Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Đào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết.
Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Đoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn”. Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản”, không “tiến bộ”, không có ngày về…! Ba tháng “kỷ luật”, Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ !
Người già Hà nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong”, “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà nội. Bộ công an “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động”, nên chỉ còn người Hà nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì Đảng …nói dối !
Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, trở thành người “Hà nội di cư”, 10 năm về Hà nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu”, “tạm trú tạm vắng”. “Kinh nghiệm bản thân”, “phấn đấu vượt qua bao khó khăn, gian khổ”, số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải phòng, vùng biển. Hải phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà nội “vượt biên” khi chính quyền Hà nội chống Tầu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn.Năm 1980, tôi vào Sài gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam”.
Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị.Miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Đường ra biển tính theo “cây”, bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười: “Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!”
“Hà nội, trí thức thời Tây, chứ bộ…!. Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!”
Về lại Hải phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở giao thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Sài gòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Đã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi….”, dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên. Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ ” năm xưa.
Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần”, lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị”, nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước”. Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp”, “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ! Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội”, còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.
Chủ nghĩa Cộng sản xụp đổ rồi. Cộng sản Việt Nam bây giờ “đổi mới”. Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i”. Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i”, dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình”. Chế độ Việt cộng “nhất định phải đổ”, đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại”.
Ôi! “đỉnh cao trí tuệ”, một mớ danh từ …!
Bài này có đăng trên báo Mục Vụ Thụy Sĩ và có tựa đề "Trí thức tư sản Hà Nội tìm Tự Do".
***
Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi:
“Bác ở Hà nội mà cũng đi tị nạn à…?”
Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười:
“Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi, …nữa là bác!”
Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không “tị nạn”, mà đi tìm Tự Do, trở thành “thuyền nhân “, đến nước Mỹ năm 1982. Sinh trưởng tại Hà nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt. Thời gian rồi cũng hiểu nhau. Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà nội di cư.
Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà nội, thời người Cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
Hiệp định Geneve chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là … Vẹm! Khi họ “tiếp quản” Hà nội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ “tầu há mồm” để di cư. Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp định Geneve ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử ” thống nhất. Ai ngờ Cộng sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam!
Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà nội học.Chuyến xe lửa Hà nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà nội là con buôn, mang “xăng” về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn …Tới cầu Long Biên tức là vào Hà nội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi: “Đề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng..!”. Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu, để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ cộng sản”: đấu tranh, cảnh giác, căm thù và … tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép).
Hà nội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hà nội e dè nghe ngóng từng “chính sách “mới ban hành. “Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội”, sau này có tên là “nón cối”. Hà nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên”, người Bắc gọi là “dép lốp”, ghi vào lịch sử thành “dép râu”. Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến”, biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng”. Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi”, quần đen. Hãn hữu, như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.Chơi vơi trong Hà nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam.
Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương”, năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm”. Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức Hiệu đoàn”, nhận “chỉ thị của Thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!”. Họ truy lùng… đốt sách! Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra”, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi”, lời hô khẩu hiệu “quyết tâm”, và “phát biểu của bí thư Thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là … “cực kỳ phản động!”. Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo… cảnh giác, lập trường”, tôi đành bỏ học. Chiếc radio Philip, “tự nguyện ” mang ra “đồn công an”, thế là hết, gia tài của tôi!
Mất đời học sinh, tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp”, “sổ hộ khẩu”, “tem, phiếu thực phẩm”, “lao động nghĩa vụ hàng tháng”. Đây là chính sách dồn ép thanh niên Hà nội đi “lao động công trường”, miền rừng núi xa xôi.
Tôi chỉ bám Hà nôi được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu”, … đi tù! Tết đầu tiên sau “tiếp quản”, còn được gọi là” sau hòa bình lập lại”, Hà nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở”, từ “nông thôn” kéo về chiếm nhà người Hà nội di cư. Người Hà nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm”. Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại”. Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà nội.
Đoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam”, để rồi bị đấu tố là tư sản, rạp xinê Đại Đồng phố Hàng Cót bị “tịch thu”. Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua”, thành “tề ngụy”, hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ.
Danh ca Minh Đỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán”, chẳng ai còn gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập”. “Chỉ thị Đảng và Ủy ban Thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó”, từ thành thị đến “nông thôn”. Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể”. Lý do giết chó, nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương”, chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất”. Du kích, công an rình mò, “theo dõi”, “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.
Hà nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ”. Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động ” thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản”, vẫn là “đối tượng của cách mạng”. Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ cường hào”! Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập”, đã nhẩy lầu, tự tử.“Tư sản Hà nội” di cư hết, chẳng còn bao nhiêu nên “công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức”, nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình”, coi là “bọn đầu xỏ” “đầu cơ tích trữ”, còn thì “kiểm kê”, đánh “thuế hàng hóa”, “truy thu”, rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”. Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông”, “chuẩn bị thật tốt”, nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu …!
Một vài vụ, do “Đảng lãnh đạo”, “vận động tốt”, con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp”, “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ. Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Đảng, hiếu với dân …” là vậy! “Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì “vào hợp tác”, “làm ăn tập thể”, ruộng đất lại thu hồi về “cộng sản”. “Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về Xã hội chủ nghĩa là… nói dối! Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối”, nói những gì Đảng nói. Nói dối để sống còn, tránh “đàn áp”, lâu rồi thành “nếp sống”, cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.
Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?”, bạn trả lời: “I’m fine, thank you”.
Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, “cán bộ” hỏi: “công tác” thế nào?, dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời: “… rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng… các nước anh em!”
Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị giong về Lệ Thủy bởi “bộ đội biên phòng”, được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Đồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to “Chế độ ta tươi đẹp”. Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất”, người tứ chiến kéo về, nhận là người Hà nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất”! Đối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác”. Hà nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà nội suy xụp tinh thần vì danh từ “đồng chí”!
Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình” Ánh diện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước. Thụy An là người Hà nội ở lại, “tham gia hoạt động ” Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà nội. Bà đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!”
Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo “định mức chỉ tiêu”. Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột”, nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm. Phố Hàng Đào Hà nội, vốn là “con đường tư sản”, có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarreaut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của Đảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này. Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Đào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết.
Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Đoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn”. Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản”, không “tiến bộ”, không có ngày về…! Ba tháng “kỷ luật”, Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ !
Người già Hà nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong”, “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà nội. Bộ công an “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động”, nên chỉ còn người Hà nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì Đảng …nói dối !
Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, trở thành người “Hà nội di cư”, 10 năm về Hà nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu”, “tạm trú tạm vắng”. “Kinh nghiệm bản thân”, “phấn đấu vượt qua bao khó khăn, gian khổ”, số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải phòng, vùng biển. Hải phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà nội “vượt biên” khi chính quyền Hà nội chống Tầu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn.Năm 1980, tôi vào Sài gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam”.
Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị.Miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh, anh Ngọc, đường Trần quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Đường ra biển tính theo “cây”, bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười: “Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!”
“Hà nội, trí thức thời Tây, chứ bộ…!. Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!”
Về lại Hải phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở giao thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Sài gòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Đã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi….”, dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên. Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ ” năm xưa.
Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần”, lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị”, nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước”. Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp”, “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ! Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội”, còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.
Chủ nghĩa Cộng sản xụp đổ rồi. Cộng sản Việt Nam bây giờ “đổi mới”. Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i”. Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i”, dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình”. Chế độ Việt cộng “nhất định phải đổ”, đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại”.
Ôi! “đỉnh cao trí tuệ”, một mớ danh từ …!
Thông Báo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Agility - Antistes
Nguyễn Trọng Đa
12:55 05/02/2009
Bản sơ thảo để xin ý kiến quý cha và anh chị em.
Kính thưa qúi vị
Khoảng gần một năm trước đây, chúng tôi đã đưa ra dự án "Từ điển thuật ngữ báo chí Công giáo" và đã qui tụ được khoảng 50 vị tham gia trong công tác nêu trên. Công việc tiến triển rất khả quan vì được sự tham gia nhiệt tình của nhiều linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Đáng lý ra thì công tác đã hoàn thành sau 5 tháng, nhưng vì những biến cố liên quan tới Giáo hội Việt nam dồn dập xẩy tới, nên chúng tôi đã phải gác lại dự án này lại vì không có đủ thời giờ chu toàn mọi thứ cùng một lúc.
Nay, sau khi những bản dịch và đóng góp ý kiến cho bản thảo đã được một Ủy Ban gồm một số nhỏ các anh chị em bỏ thời giờ để duyệt xét lại, nên chúng tôi cho đăng lên trên trang VietCatholic để mọi người cùng đóng góp thêm ý kiến một lần nữa trước khi chúng tôi đúc kết và hệ thống hóa, và phát hành thành CD Rom cho tiện sử dụng.
Chúng tôi tha thiết xin qúi vị thức giả, các chuyên gia và những người có kinh nghiệm và hiểu biết về các lãnh vực chuyên môn của mình: góp ý, sửa sai, hiệu đính, và gửi ý kiến của qúi vị về cho chúng tôi qua email conggiao@gmai.com.
Xin chân thành cám ơn tất cả qúi vị.
LM Trần Công Nghị
Kính thưa qúi vị
Khoảng gần một năm trước đây, chúng tôi đã đưa ra dự án "Từ điển thuật ngữ báo chí Công giáo" và đã qui tụ được khoảng 50 vị tham gia trong công tác nêu trên. Công việc tiến triển rất khả quan vì được sự tham gia nhiệt tình của nhiều linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Đáng lý ra thì công tác đã hoàn thành sau 5 tháng, nhưng vì những biến cố liên quan tới Giáo hội Việt nam dồn dập xẩy tới, nên chúng tôi đã phải gác lại dự án này lại vì không có đủ thời giờ chu toàn mọi thứ cùng một lúc.
Nay, sau khi những bản dịch và đóng góp ý kiến cho bản thảo đã được một Ủy Ban gồm một số nhỏ các anh chị em bỏ thời giờ để duyệt xét lại, nên chúng tôi cho đăng lên trên trang VietCatholic để mọi người cùng đóng góp thêm ý kiến một lần nữa trước khi chúng tôi đúc kết và hệ thống hóa, và phát hành thành CD Rom cho tiện sử dụng.
Chúng tôi tha thiết xin qúi vị thức giả, các chuyên gia và những người có kinh nghiệm và hiểu biết về các lãnh vực chuyên môn của mình: góp ý, sửa sai, hiệu đính, và gửi ý kiến của qúi vị về cho chúng tôi qua email conggiao@gmai.com.
Xin chân thành cám ơn tất cả qúi vị.
LM Trần Công Nghị
Agility
Tính nhanh nhẹn, linh lợi, linh họat. Phẩm chất của một thân xác được vinh hiển, mà thánh Phaolô nói đã được gieo trong yếu đuối và chỗi dậy trong sức mạnh (I Cr 15:42). Đây là ý thường được hiểu rằng thân xác là hòan tòan tùy phục tinh thần, chuyển động trong không gian với tốc độ của tư duy. (Từ nguyên latinh agilis, linh lợi; nghĩa đen, dễ hướng về.)
Aglipayanism
Cuộc ly khai của Aglipay ở Philippines. Là cuộc ly khai tại Philippines từ năm 1902 của Gregorio Aglipay (1860-1940), một linh mục gốc Manila. Phản ứng chống lại Giáo hội địa phương do người Tây ban Nha thống trị, và lợi dụng việc Mỹ cai trị Philippines, Aglipay tự xưng là Giáo hòang của Giáo hội Công giáo Độc lập Philippines với khỏang một triệu tín đồ. Khi Aglipay sắp qua đời năm 1940, ông làm hòa với Giáo hội, và phong trào bắt đầu suy yếu. Tuy nhiên nó còn có ảnh hưởng tại đất nước này. Hiện nay có hai nhánh chính của phong trào, tức là phái Aglipayan: nhánh Hiệp nhất, chối bỏ Chúa Ba ngôi; và nhánh Tam vị, hiệp thông hòan tòan với Giáo hội Giám chế (Episcopal) Tin lành ở Mỹ.
Agnoetes
Phái vô tri thuyết, người theo phái vô tri thuyết. Một nhánh của lạc thuyết nhất tính, chủ trương rằng Đức Kitô lệ thuộc sự vô tri tích cực. Người chủ trương sai lầm này là Deacon Themistios of Alexandria. Ông bị Giáo hội lên án, khi Giáo hội tuyên bố rằng nhân tính của Chúa Kitô không thể không biết những gì xảy ra trong quá khứ hoặc trong tương lai. Ai cho rằng nhân tính của Chúa Kitô không biết như thế là đi theo học thuyết của Nestor, còn gọi là cảnh giáo (Denzinger 474-76).
Agnosticism
Bất khả tri thuyết. Thuyết cho rằng sự hiểu biết hoặc xác thực về tối hậu là không thể có được. Trong thực tế, thuyết này nhấn mạnh sự bất định về bản tính hoặc bản chất của vật, sự hiện hữu của linh hồn bất diệt, nguồn gốc vũ trụ, sự sống sau khi chết, và sự hiện hữu cùng mọi sự hòan hảo của một Thiên Chúa ngôi vị. (Từ nguyên Hi lạp agn_stos, không biết.)
Agnus Dei
Hình nhỏ của Chiên Thiên Chúa. Một á bí tích gồm một miếng sáp ong nhỏ, được Đức Giáo hòang làm phép, một bên có gắn hình chiên con và một bên có gắn huy hiệu của Đức Giáo hòang. Đây là biểu tượng của Chiên Thiên Chúa là Đấng Cứu độ. Nó được dùng như sự bảo vệ chống lại Satan, bệnh tật, cám dỗ, hỏa họan, dịch bệnh, đột tử, và đối với thai phụ, được sinh đẻ an tòan. Việc sử dụng nó không có ơn tiểu xá. Ngọai trừ các phần nhỏ của một Agnus Dei được Đức Giáo hòang làm phép vào ngày thứ tư tuần thánh trong năm đầu tiên và mỗi năm thứ bảy liên tiếp của triều đại ngài, không có các Agnus Dei nào khác được phân phát cho tín hữu cả.
Agnus Dei (Liturgy)
Lạy Chiên Thiên Chúa. Lời khẩn cầu Chiên Thiên Chúa được hát hoặc đọc trong khi linh mục bẻ bánh và hòa lẫn Mình và Máu thánh. Câu này được lặp lại nhiều lần nếu xét thấy cần, nhưng kết luận luôn là “Xin ban bình an cho chúng con”.
Agony
Thống khổ, nỗi đau cực điểm; hấp hối. Thống khổ của Đức Kitô là đau cực điểm đến nỗi mồ hôi của Người nhỏ xuống đất như những giọt máu lớn (Lc 22:44). (Từ nguyên Hi lạp ag_nia, chiến đấu, đau đớn.)
Alb
Áo chùng trắng. Chiếc áo thụng dài trắng có dây thắt lưng của linh mục khi dâng lễ. Đây là sự thích nghi với chiếc áo bên trong của người Hi Lạp và người Rôma trong thế kỷ 4. Chiếc áo được làm phép trước khi mang. Nó tượng trưng chiếc áo mà vua Hêrôđê đã mang cho Chúa Kitô và sự thanh tẩy tâm hồn trước khi cử hành Thánh lễ. Linh mục vừa mặc áo này vừa đọc: “Lạy Chúa, xin làm con nên tinh trắng và rửa sạch linh hồn con, để sau khi được máu Chiên Con làm cho nên trắng, con xứng đáng phục vụ Chúa”. Áo chùng trắng cũng là áo được mang bởi các người được rửa tội từ thứ bảy tuần thánh đến Chủ nhật sau lễ Phục sinh, và chủ nhật này thường được gọi là “chủ nhật áo trắng”. (Từ nguyên Latinh albus, trắng.)
A.M..
Xa giường xa bàn. Sự ly thân của vợ chồng, trong đó hai người không sống chung, mặc dầu không ly dị hợp pháp.
Annuario Pontificio
Niên giám Tòa Thánh, Niên bạ Tòa Thánh. Sách ấn hành hàng năm của Tòa Thánh, được xem như sách chỉ nam chính thức của Giáo hội Công giáo Rôma. Niên giám chứa đựng mọi thông tin cần thiết về Đức Giáo hòang, các thánh bộ Rôma, các tòa giám mục chính tòa và hiệu tòa, các dòng tu nam nữ và các tu hội đời nam nữ, các nghi lễ trong Giáo hội công giáo, các giám chức, các chức sắc giáo triều Rôma, tóm tắt lịch sử về các văn phòng chính và các họat động quản trị trung ương. Lúc đầu sách được in không chính thức với tên gọi là Annuaire Pontifical Catholique (Niên giám Tòa thánh Công giáo), bắt đầu từ năm 1898, và hiện giờ đặt dưới sự chỉ đạo của Phủ quốc vụ khanh Tòa thánh.
Annulment
Hủy bỏ, vô hiệu hóa. Lời tuyên bố chính thức của một đấng thẩm quyền rằng, vì lý do hợp pháp, một hành vi trước đó hoặc một khế ước trước đó là vô hiệu, và do đó là bất thành và vô giá trị. Trong luật Giáo hội, sự vô hiệu hóa chủ yếu áp dụng cho khế ước hôn nhân, mà Giáo hội có quyền xác định tính chất hữu hiệu của khế ước đó.
Annunciation
Lễ Truyền Tin. Lễ này vào ngày 25-3 kỷ niệm việc thiên thần Gabriel loan báo với Đức Mẹ Maria mầu nhiệm nhập thể. Có những quy chiếu sớm cho lễ này vào thế kỷ thứ năm. Ngày lễ mừng được xác định dựa vào ngày lễ Chúa Giáng sinh 25-12. Lễ được xem là lễ kính Đức Trinh Nữ Maria, và trong phụng vụ sửa đổi, lễ trở thành một lễ trọng. (Từ nguyên Latinh annuntiatio, loan tin, loan báo.)
Anointed
Đấng chịu xức dầu. Đây là ý nghĩa danh hiệu “Đức Kitô”, phái sinh từ chữ Christos của tiếng Hi Lạp, tương ứng với chữ Do thái Mashijah (Messiah). (Từ nguyên Latin inunctio, sự xức dầu.)
Anointing
Xức dầu; Bí tích Xức dầu bệnh nhân. Nghĩa đen là sự đổ dầu trên một người hoặc một vật trong một nghi thức tôn giáo. Mục đích trong Kinh thánh là làm cho đối tượng được xức dầu trở nên thánh thiêng. Do đó các vua được xức dầu (I Samuel 10:1), tư tế (Xh 28:41), và ngôn sứ (I Vua 19:16). Quy chiếu việc xức dầu trong Tân ước, như một nghi thức thánh, nói đến bí tích xức dầu bệnh nhân, nhưng ở đây động từ được dùng (Giacôbê 5:14), aleipho, là duy nhất. Như vậy, nó có một nghĩa khác với “làm nên thánh” như ở các đọan văn khác trong Kinh thánh. Trong Giáo hội Công giáo, dầu thánh được dùng trong việc ban ba bí tích, vốn bao hàm một dấu ấn vĩnh viễn (Rửa tội, Thêm sức và Truyền chức thánh), và với một mục đích khác, trong bí tích xức dầu bệnh nhân. Dầu còn được dùng để cung hiến bàn thờ, làm phép chuông và các chén thánh. Còn có một số dầu thánh khác, để tôn vinh thánh Serapion (thế kỷ thứ bốn), được dùng như các á bí tích. (Từ nguyên Latinh inunguere; in-, trên + unguere, xức dầu.)
Anselmian Argument
Luận chứng của thánh Anselm. Là luận chứng nổi tiếng của thánh Anselm of Canterbury (1033-1109) về sự hiện hữu của Chúa. Đây là một luận chứng tiên thiên, rút ra từ ý niệm về Chúa, hơn là một luận chứng hậu thiên, từ công trình Chúa đã làm. Thánh Anselm dùng luận chứng này để bác bỏ lập luận của những người khờ dại nói rằng không có Chúa (TV 13). Ngài lập luận như sau: Chúng ta gọi Chúa là một hữu thể lớn vô cùng, và không gì lớn hơn được nữa. Định nghĩa này cũng được người vô thần chấp nhận, vì họ công nhận rằng Chúa hiện hữu ít là trong tâm trí của các tín hữu. Nhưng hữu thể này quá lớn, đến nỗi không ai có thể tưởng tượng một vật lớn hơn thế nữa, không thể chỉ hiện hữu trong tâm trí. Tại sao không? Bởi vì trong giả thiết này, người ta có thể nghĩ đến một vật lớn hơn, tức là cũng vật ấy nằm ngoài tâm trí, nghĩa là nằm trong thực tế. Như thế, Chúa hiện hữu cả trong tâm trí lẫn trong thực tế. Luận chứng của thánh Anselm lệ thuộc vào siêu hình học thực tiễn của triết gia Plato, và đã là chủ đề tranh cãi trong giới trí thức trong nhiều thế kỷ.
Ant
Điệp ca, điệp xướng
Ant
Con kiến. Là côn trùng được nhắc tới hai lần trong Cựu Ước, như một biểu tượng cho cuộc sống con người. Con kiến là biểu tượng chống lại tính lười biếng. “Hỡi người biếng nhác, hãy đến xem loài kiến sống thế nào và nhờ đó mà trở nên khôn.” (Châm ngôn 6:6). Nó còn là một thí dụ về sự khôn ngoan, là lòai đầu tiên “Trong mặt đất có bốn loài bé nhỏ, nhưng rất mực khôn ngoan: Loài kiến là đám dân yếu ớt, nhưng mới mùa hè đã biết chuẩn bị thức ăn.” (Châm ngôn 30:24-25).
Antecedent Conscience
Lương tâm tiền kiện. Phán đóan của một người trong quyết định một vấn đề trước cả khi tác động đến nó. Lương tâm tiền kiện hoặc ra lệnh hoặc cấm đóan, khuyên nhủ hoặc cho phép thực hiện hành động ấy.
Antecedent Grace
Ân sủng tiền kiện. Là hiện sủng đi trước và ảnh hưởng đến một hành vi tự do của ý chí. Cũng còn gọi là ơn dự phòng – ơn kích thích, kêu gọi và hành động – tức là ơn đi trước hoặc độc lập với sự hợp tác tự do của con người.
Ante Christum
Trước Đức Kitô, trước Công nguyên; đôi khi viết tắt là A.C., tương đương với B.C.
Ante Mortem
Trước khi chết. Quy chiếu nhu cầu của một linh mục để bảo đảm rằng ngài ban các phép bí tích sau cùng cho một người kịp trước khi người ấy qua đời.
Antependium
Đồ trang trí trước bàn thờ. Màn phủ hoặc màn treo cho bàn thờ từ bàn thờ đến xuống nền nhà. Màn này thường được thêu và trang trí đẹp. (Từ nguyên Latinh ante- trước + pendens, treo.)
Anthem
Bản thánh ca; quốc ca. Là bài thánh ca tung hô và tỏ lòng trung thành, có thể phổ nhạc từ lời kinh thánh. Hoặc là bài vui mừng ca ngợi và chúc tụng tổ quốc, được hát trong các dịp quan trọng. (Từ nguyên Latinh antiphona, bài hát; từ Hi lạp antiphona, tiếng đáp trả; từ cách hát chia hai nhóm trong ca đòan.)
Anthropocentrism
Qui nhân luận, Nhân trung thuyết. Học thuyết tin rằng lòai người là trung tâm của vũ trụ, trên đó mọi lòai khác tùy thuộc và phái sinh. Thực ra đây là một biến thái của thuyết phiếm thần. Tuy nhiên có một nhân trung thuyết hợp pháp nhìn nhận rằng Chúa tạo dựng lòai người và tất cả lệ thuộc vào Chúa. Nhưng thuyết này cũng xem vũ trụ như được tạo thành để phục vụ lòai người, và nếu được sử dụng đúng phép, để giúp lòai người đạt đến hạnh phúc thiên đàng mà vì đó con người được tạo thành. Một dạng thức sai trái của nhân trung thuyết đã trở thành một đặc điểm của “Kitô giáo mới”, trong đó tình yêu Chúa và phụng sự Chúa đã giản lược thành yêu người và phục vụ con người. Giới răn thứ nhất “Ngươi phải yêu mến Chúa hết lòng hết sức” đã biến thành giới răn thứ hai “Người phải yêu mến tha nhân”, vốn trở thành không phải là giới răn thứ hai mà là giới răn duy nhất. (Từ nguyên Hi lạp anthr_pos, người + kentron, trung tâm: con người ở trung tâm.)
Anthropological Evolution
Sự tiến hóa nhân học. Một quan điểm về nguồn gốc con người cho rằng loài người tiến hóa dần dần từ một loài động vật thấp hơn. Quan điểm này có thể hoặc không có thể là một phần của một giả thiết lớn hơn, tức là sự tiền hóa vũ trụ hoặc thuyết nhất nguyên. Nếu tách rời khỏi các giả thuyết này, quan điểm trên phù hợp vớI nền tảng công giáo, miễn là: 1.Việc Chúa quan phòng được nhìn nhận như là đặc biệt hướng dẫn tiến trình tiến hóa, 2.linh hồn con người được nhìn nhận là chỉ do Chúa tạo thành mà thôi.
Anthropomorphism
Nhân cách thần thuyết, nhân hình luận. Đây là việc gán hình dạng con người và phẩm tính con người cho Thiên Chúa, là phương pháp văn chương thông thường để mô tả hoặc kể lại những việc Chúa làm với nhân loại. Một số Kitô hữu thời sơ khai Kitô giáo, khi giải thích các bản văn trong sách Sáng thế ký theo nghĩa đen, cho rằng Chúa mang hình dạng con người. Để bác bỏ sự sai lầm này, Giáo hội dạy rằng Thiên Chúa là một hữu thể thiêng liêng hoàn hảo vô song, không có thân thể hoặc không có các chiều kích trong vũ trụ. (Từ nguyên Hi lạp anthr_pomorphos, dáng hình người.)
Anthroposophy
Thông nhân học, học thuyết nhân trí. Một triết học tôn giáo do Rudolf Steiner (1861-1925), người Đức, triển khai, bằng cách xét lại thuyết thần trí của Ấn Giáo, qua việc lấy con người thay thế cho Chúa để làm trung tâm của hệ thống mới. Phương pháp này chủ yếu là sự suy niệm có kỷ luật để dẫn đưa bản ngã thấp của một người đến tầm nhìn của bản ngã cao hơn, không như sư khám phá của Atman, Bản ngã thiên linh, đặc điểm của Ấn giáo Vedanta. Học thuyết này cũng tin vào nhiều thời kỳ của loài người, sự luân hồi, Đức Kitô như là Sonnenwesen (Thần mặt trời) vũ trụ, và nghiệp chướng. Thông nhân học bị Tòa thánh kết án năm 1919, khi Tòa thánh tuyên bố rằng chủ trương của học thuyết trên là không thể hòa hợp với giáo lý công giáo.
Anticamera
Phòng khách nhỏ, phòng khách kề bên. Là phòng riêng bên cạnh khu làm việc của Đức giáo hoàng. Trong phòng này, ngài tiếp các hồng y và các quan chức. (Từ nguyên Latinh anti, sát bên + camera, phòng; nghĩa là phòng riêng.)
Anti-Catholicism
Thuyết chống Công giáo. Trên nguyên tắc, đây là thuyết chống lại một cách có phối hợp và bàn tính đối với Giáo hội Công giáo Rôma. Nguồn gốc của nó đã chìm vào quên lãng, nhưng sự phát triển hiện nay của nó là một trong các thành quả của thời kỳ Cải cách. Sự nổi lên của nhà nước thế tục hiện đại làm gia tăng sự xung khắc này. Sự khẳng định của Giáo hội về việc điều hành các trường học và cơ sở phúc lợi của mình, và lập trường không thỏa hiệp về các vấn đề như phá thai và luân lý vợ chồng, bị chống đối một cách có luận lý bởi những người không đồng ý với Giáo hội mà lại có quyền củng cố quan điểm của họ.
Antichrist
Phản Kitô. Là thủ lĩnh các kẻ thù của Đức Kitô. Tân ước chỉ nêu rõ tên của y trong I Ga 2:18, 2:22; 4:3, và II Ga 7, và ở đây y bị đồng hóa với các kẻ vô tín ngưỡng, chối bỏ mầu nhiệm Nhập thể. Qua các thế kỷ, Phản Kitô được liên kết với nhiều nhân vật lịch sử khác nhau, như Caligula, Simon Magus, và Nero, hoặc với các phong trào có tổ chức như phái Arian. Công giáo thường giải thích rằng Phản Kitô không phải là một biểu tượng thuần túy hoặc một sự hiện thân của phong trào phản Kitô giáo. Phản Kitô là một con người thật sự. (Từ nguyên Hi lạp antichristos, chống Chúa Kitô.)
Anticipation
Đọc sớm. Đọc riêng tư một phần của các Giờ Kinh Phụng Vụ trước thời điểm được chỉ định để đọc phần kinh ấy. Do đó, giờ Kinh Sách của ngày hôm sau có thể đọc sau hai giờ chiều ngày hôm trước.
Anticlericalism
Bài giáo sĩ, chống giáo sĩ. Là tên dành cho nhiểu phong trào hiện đại khác nhau, nhất là trong các nền văn hóa công giáo như Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Đặc điểm lớn của các phong trào này là chống lại bất cứ hình thức tín lý nào của Kitô giáo, thu hồi mọi đặc quyền của giáo sĩ và tu sĩ, và tách hoàn toàn Giáo hội ra khỏi mọi ảnh hưởng của Giáo hội trên đời sống xã hội của công dân.
Anticonception
Chống thụ thai. Là từ đồng nghĩa rõ ràng của ngừa thai, khi thực thi ý định có tội về luân lý trong can thiệp chống tiến trình có sự sống con người.
Antidicomarianites
Bài Thánh mẫu phái. Tên của thuyết chống lại việc Đức Mẹ Maria làm mẹ của Chúa, và do đó chống lại việc đồng trinh trọn đời của Đức Mẹ. Thuyết này do Epiphanius chủ trương trong thế kỷ thứ bốn.
Antidoron
Bánh làm phép theo nghi lễ Hi Lạp. Trong nghi lễ Hi Lạp, đây là phần bánh còn lại sau khi một phần bánh được cắt ra để truyền phép trong thánh lễ. Sau đó, phần bánh này được làm phép và phân phát sau Thánh lễ cho những người không rước lễ. (Từ nguyên Hi lạp anti, thay cho + doron, món quà.)
Antimoralism
Thuyết chống duy luân lý. Thuyết cho rằng không có qui tắc tuyệt đối trong luân lý, do đó không có tiêu chuẩn chắc chắn trong hành xử của con người. (Từ nguyên Hi Lạp anti, chống lại + chữ Latinh moralis, liên quan hành xử.)
Antinomianism
Phái phi luật. Thuyết cho rằng lòng tin của một người vào Chúa và vào con người Đức Kitô giải thoát người ấy khỏi các điều buộc luân lý của luật, dù đó là luật tự nhiên hay thực nghiệm, luật kinh thánh hay luật Giáo hội. Đây là kết luận hợp lý của bất cứ thuyết nào quá nhấn mạnh đến họat động của Chúa Thánh Thần mà lọai trừ việc con người cần hợp tác với ân sủng Chúa. Lời kết án gắt gao nhất đối với phái phi luật là của công đồng chung Trent, vì công đồng nhìn thấy nguồn gốc của các kết luận thuộc phái phi luật là nằm trong nguyên tắc đức tin không cần việc làm tốt thời Cải cách. Trong các vạ tuyệt thông khác do công đồng Trent đưa ra có việc phạt những ai nói rằng “Thiên Chúa trao ban Đức Giêsu Kitô cho con người như một đấng cứu chuộc, mà trong ngài chúng ta phải tin, chứ không như một nhà làm luật mà chúng ta phải vâng theo” (Denzinger 1571). (Từ nguyên Hi Lạp anti, chống lại + nomos, luật.)
Antinomies
Các tương phản, các mâu thuẫn. Là các mâu thuẫn hoặc sự không nhất quán dường như hiện diện trong Giáo hội công giáo. Đúng vậy, Giáo hội dường như chống lại văn minh vật chất nhưng vẫn cổ vũ nó; dừơng như chống nhà nước nhưng vẫn ủng hộ nhà nước; đại diện cho một tôn giáo của đau khổ mà vẫn đại diện cho một tôn giáo của hạnh phúc; đầy sự vấp phạm nhưng cũng là thánh thiện hòan tòan; công bố một luật vừa rất khó nhưng cũng dễ; đề cao tự do tôn giáo nhưng chống đối sự tự do không kềm chế của lương tâm; đề cao sự bình đẳng của con người nhưng vẫn có bất đình đẳng về quyền lực và tài sản; là một cộng đòan Kitô giáo duy nhất nhưng vẫn bị chia rẽ; Giáo hội luôn là một mà vẫn luôn thay đổi; là bị đánh bại nhưng luôn chiến thắng.
Antimony
Tương phản, mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn tự tại, có thật hay không có thật, của luật hay của các nguyên tắc. Thường được áp dụng cho các mâu thuẫn giữa lý trí con người và các thuộc tính thiên linh, như sự thiện trong Chúa và sự dữ trong thế gian.
Antiochene Rite
Nghi lễ Antiôkia. Một nghi lễ được dùng ở lãnh phận thượng phụ Antiôkia. Nghi lễ này, trong dạng cổ xưa nhất, bỏ Kinh Lạy cha và tên các thánh trong Thánh lễ. Hình thức này sớm được thay thế bởi Phụng vụ của thánh Giacôbê từ Jerusalem tới, vốn trở thành nghi lễ cho tòan vùng tây Syria. Nguyên thủy bằng tiếng Hi lạp, Phụng vụ của thánh Giacôbê được dịch ra tiếng Syria sau đó. Bản văn Hi lạp nay được sử dụng hai lần mỗi năm nơi ngưởi Chính thống giáo; bản văn tiếng Syria được dùng tại Syria, Palestine và người công giáo Syria. Bản văn phụng vụ khác phiên âm chữ latinh được giáo hội Li băng sử dụng.
Antiochene Theology
Thần học Antiôkia. Đây là nền Thần học ưu thế của giáo hội ban sơ ở Antiôkia. Nói chung thần học này là tương phản và đôi khi chống lại thần học ở Alexandria. Triết học bên dưới thần học này, cổ vũ tính chất lịch sử hơn là suy luận, có nguồn gốc từ Aristotle (384-322 trước Công nguyên). Trong Kitô học, thần học trên nhấn mạnh đến nhân tính của Chúa Kitô, đôi khi đi đến cực đoan là chối bỏ sự ngôi hiệp.
Antipasch
Hạ chủ nhật, chủ nhật antipasch. Là hạ chủ nhật, chủ nhật đầu tiên sau lễ Phục sinh trong năm lịch phụng vụ của Giáo hội Chính thống Hi Lạp.
Antiphon
Điệp ca, điệp xướng. Một thánh vịnh hoặc thánh ca được hai ca đòan hát thay phiên. Hình thức một bài hát được đưa đến miền Tây khỏang năm 500, thay thế hình thức đáp ca. Điệp ca là các câu ngắn hát trước hoặc sau một thánh vịnh hoặc một thánh ca, để xác định cung nhạc và cung cấp chìa khóa cho ý nghĩa phụng vụ hoặc tu đức. Điệp xướng có thể trích từ thánh vịnh đi sau đó, hoặc từ một mầu nhiệm hoặc ý nghĩa của lễ hôm đó, hoặc là của cả hai. Điệp ca đôi là dùng cả điệp ca trước và sau thánh vịnh; còn “công bố” điệp ca là chỉ dùng điệp ca trước thánh vịnh mà thôi khi đọc kinh chung. (Từ nguyên Hi lạp anti, chống lại + phone, giọng: điệp ca.)
Antiphonary
Sách điệp xướng. Là sách phụng vụ dùng cho ca đòan, chứa nhạc và lời ca của các phần hát của kinh nhật tụng Rôma. Sách điệp xướng Bình ca (Gregorian), được cho là do Đức Giáo hòang Gregory I chủ trương biên soạn, là sách chính thức gồm các điệp ca dùng trong Thần vụ.
Antiphoner
Sách thánh ca Thần vụ. Cuốn sách chứa các bài hát Bình ca dùng trong Thần vụ.
Antipolo (Shrine)
Đền thánh Antipolo. Là đền thờ kính Đức Mẹ gần Manila, Philippines, từ năm 1632. Đây là đền thờ quốc gia, và hàng trăm khách hành hương đến đền thờ kính viếng Đức Mẹ mỗi ngày. Một tượng gỗ Đức Mẹ đứng và đội triều thiên đặt trong đền thờ. Trong các ngày lễ trọng, không lạ khi có khỏang 20.000 người đến kính viếng, trong khi cả trăm ngàn người đến dự lễ Đức Mẹ đội triều thiên vào tháng Năm, và cuộc rước kiệu nến lớn trong tháng này mỗi năm.
Anti-Semitism
Chủ nghĩa bài Do thái. Tình cảm thiên kiến và thù nghịch đối với người Do thái. Từ ngữ này được dùng vào năm 1879 trong một tờ bướm kêu gọi tấn công người Do thái, vì là hậu duệ của ông Shem, con trai ông Noe trong Cựu ước. Về đề tài này, Công đồng Vatican II tuyên bố rằng Giáo Hội Công giáo “rất lấy làm đau lòng vì sự ghen ghét, đàn áp, những hành động của chủ nghĩa bài Do Thái trong bất cứ thời nào” (Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngòai Kitô giáo, 4). (Từ nguyên Hi Lạp anti, chống lại + chữ Do thái Sh_m, con trai ông Noe.)
Antisexual
Chống tình dục. Từ ngữ khiển trách nhằm vào luân lý Kitô giáo do lập trường về hành động tính dục sai trái và cấm quan hệ tính dục ngoài hôn nhân. Sự chống tình dục do đó trở thành sự đối kháng với tình dục, và tương đồng với chủ nghĩa bảo thủ mạnh mẽ trong vấn đề hành xử tình dục.
Antistes
Linh mục thượng phẩm. Trong ngôn ngữ phụng vụ, danh hiệu này đôi khi được trao cho vị Giám mục. Danh hiệu nhìn nhận ngài như là linh mục thượng phẩm trong giáo phận.
Cáo phó: Nữ tu Têrêsa Nguyễn Thị Nguyệt Hồng, Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn, đã qua đời
Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn
14:22 05/02/2009
DÒNG MẾN THÁNH GIÁ CÁI MƠN
Vĩnh Thành – Chợ Lách – Bến Tre
( 075) 3 875 146
“ Nhờ Ánh Sáng tới Ánh Vinh Quang của Đấng Phục Sinh” ( Hc 65 )
Hội Dòng Chị Em Mến Thánh Giá Cái Mơn, Giáo phận Vĩnh Long kính báo
Nữ Tu: TÊRÊSA NGUYỄN THỊ NGUYỆT HỒNG
Sinh: 11. 3. 1944
Nguyên quán: Cái Mơn – Bến Tre
Khấn Dòng: 42 năm
Đã được Chúa gọi lúc: 8g10’ ngày 05 tháng 02 năm 2009.
Tại Hội Dòng.
Hưởng thọ: 65 tuổi
Nghi thức tẩm liệm lúc: 18g ngày 05 tháng 02 năm 2009.
Thánh Lễ An Táng được cử hành lúc: 10g ngày 06 tháng 02 năm 2009.
Tại Nhà Thờ Họ Đạo Cái Mơn.
Chúng con kính xin Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Bề Trên, Quý Tu Sĩ Nam Nữ thương cầu nguyện cho linh hồn Nữ Tu TÊRÊSA sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Hội Dòng chúng con xin chân thành cảm tạ.
Kính báo,
Nữ Tu Agnès Nguyễn Thị Phụng
Tổng Phụ Trách
Vĩnh Thành – Chợ Lách – Bến Tre
( 075) 3 875 146
“ Nhờ Ánh Sáng tới Ánh Vinh Quang của Đấng Phục Sinh” ( Hc 65 )
CÁO PHÓ
Hội Dòng Chị Em Mến Thánh Giá Cái Mơn, Giáo phận Vĩnh Long kính báo
Nữ Tu: TÊRÊSA NGUYỄN THỊ NGUYỆT HỒNG
Sinh: 11. 3. 1944
Nguyên quán: Cái Mơn – Bến Tre
Khấn Dòng: 42 năm
Đã được Chúa gọi lúc: 8g10’ ngày 05 tháng 02 năm 2009.
Tại Hội Dòng.
Hưởng thọ: 65 tuổi
Nghi thức tẩm liệm lúc: 18g ngày 05 tháng 02 năm 2009.
Thánh Lễ An Táng được cử hành lúc: 10g ngày 06 tháng 02 năm 2009.
Tại Nhà Thờ Họ Đạo Cái Mơn.
Chúng con kính xin Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Bề Trên, Quý Tu Sĩ Nam Nữ thương cầu nguyện cho linh hồn Nữ Tu TÊRÊSA sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Hội Dòng chúng con xin chân thành cảm tạ.
Kính báo,
Nữ Tu Agnès Nguyễn Thị Phụng
Tổng Phụ Trách
Văn Hóa
Bông Hồng Thiêng
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
16:45 05/02/2009
Bông Hồng Thiêng
Ngày tình yêu muôn cánh mở rung rinh
Sắc màu tươi hoa khoe mình chói đỏ
Người Yêu về trong xuân mai lộng gió
Em trao Chàng tình thắm đỏ hồng em
Lời yêu đến giữa ngày tháng bình yên
Lời yêu đến trong bão bùng sóng gió
Hào hoa Chàng rộng tay yêu chờ đó
Mà đỡ nâng từng cánh mỏng chơi vơi
Một bông hồng trổ từ cành tội lỗi
Vươn mình ra khỏi những chiếc gai đau
Không bình minh hoa tội nghiệp cúi đầu
Nắng mưa cười hả hê hồng phận bạc
Hoàng hôn gieo hồng chưa vơi niềm khát
Được ngắt đi bởi Thánh Tử Dấu Yêu
Tình nhiệm màu phá tan ráng chiều
Ngày và đêm nối nhau tròn mộng
Ôi Hoàng Tử Chàng đến đây lay động
Hồng nhỏ em giá lạnh ngày dài
Xin nâng em lên khỏi thân gai
Em trao Chàng lời yêu thương Chàng hỡi !
(Đại Chủng viện Vinh - Thanh)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hạt Kinh
Nguyễn Ngọc Danh
17:11 05/02/2009
HẠT KINH
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Nhấp chén trà thiền khói lung linh.
Chẳng thấy Đạt Ma - Chỉ thấy mình.
Tâm nghe từ cõi trời vô lượng
Tiếng hạc sang mùa nở hạt kinh.
( Ngọc Danh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trên Đỉnh Bình Yên
Lm. Trần Cao Tường
17:14 05/02/2009
TRÊN ĐỈNH BÌNH YÊN
Ảnh của Cao Tường
Trên núi này,
Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc
tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon...
(Isaia 25:6)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hai Thế Hệ
Lưu Trần Nguyễn
23:57 05/02/2009
HAI THẾ HỆ
Ảnh của Lưu Trần Nguyễn
Giờ đây chị đã tàn hoa kiếp
Em hãy vì Sen thắm mặt hồ
Lưu Trần Nguyễn
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền