Ngày 05-02-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 5 Mùa Quanh Năm A 9.2.2020
Lm Francis Lý văn Ca
01:22 05/02/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Tiên tri Isaia mời gọi dân Chúa đem ánh sáng đức tin chiếu tỏa cho dân ngoại. Tiên tri đã đưa ra một cách thức để dân ngoại nhận ra Chúa nơi chúng ta, đó là thực thi tình đồng loại trong việc chia sẻ cơm bánh cho người nghèo đói. Đó là những việc làm của những người mang ánh sáng của Giavê soi chiếu trong đêm tối.

Chúa Kitô là nguồn sáng đã mạc khải cho con người ngồi trong bóng tối của sự chết biết Thiên Chúa chính là Nguồn Sáng và là Nguồn Sống. Đi theo Đấng là Ánh Sáng thế gian, người môn đệ của Chúa bước theo mẫu mực trọn hảo trong lời nói và hành động của mình. Chúng ta cầu xin Chúa, qua tư tưởng chúng ta nghe hôm nay, biết thể hiện trong đời sống của chúng ta áng sáng tỏa chiếu từ nguồn sáng thật là chính Chúa.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Sự sáng của con cái Thiên Chúa sẽ được tỏ hiện như hừng đông, như lời Isaia loan báo. Điều nầy chỉ thực hiện được khi con cái của Chúa biết chia sẻ cơm áo cho những ai đang thiếu thốn.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô rao giảng cho dân thành Côrintô về Chúa Kitô chịu đóng đinh. Trong đời sống, chúng ta cũng phải rao giảng về chính Đấng đã chịu chết vì chúng ta.

TRƯỚC BÀI TM:
Để nguồn sáng là Thiên Chúa được chiếu giải vào thế gian, chính chúng ta phải là ánh sáng. Chính những ánh sáng nầy sẽ giúp cho những người xung quanh tìm về nguồn sáng thật.

Lời Nguyện Giáo Dân.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Qua lời Chúa chúng ta nghe hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa cho mỗi người trong chúng ta trở thành muối ướp mặn đời và là ánh sáng soi chiếu trần gian.

1. Xin Chúa giúp chúng ta biết thích nghi với cuộc sống, chấp nhận những gì chúng ta đang có, vì chính sự thích nghi nầy sẽ mang lại cho chúng ta sự thư thái trong tâm hồn, và với khả năng Chúa ban, chúng ta sẽ nâng đỡ anh em đồng loại. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những gia đình kém may mắn, thiếu thốn về tinh thần lẫn vật chất. Chúng ta cũng nhớ đến bà con thân thuộc đang đói khổ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu xin cho Giáo Hội luôn là hiện thân của Chúa tình thương trong sứ điệp mà Giáo Hội rao giảng, trong bác ái hướng đến tha nhân, không phân biệt tôn giáo hay quốc gia. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em tân tòng đang chuẩn bị gia nhập vào Giáo Hội trong Mùa Phục Sinh năm nay. Xin cho đời sống của chúng ta sẽ là ánh sáng hướng dẫn họ trong cuộc sống đức tin. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Một Chúa vào thế gian để chỉ cho chúng con đường nên trọn lành. Xin Chúa giúp mỗi người trong chúng con ý thức về cuộc sống hiện tại, luôn chúng tỏ cho thế gian biết con đường chúng con đi, tôn giáo chúng con tin theo mang lại cho nhân loại sự sống đời đời. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.







 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:21 05/02/2020

14. Các bạn nên tìm kiếm điều thiện trong tất cả mọi việc, sự thiện duy nhất chính là Thiên Chúa.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:30 05/02/2020
35. SAY RƯỢU HỎI HỌ PHẠM

Thắng Nguyên Phát đã làm quan trong mạc phủ của Phạm Trọng Yêm và thường tự mình đi vào kỷ viện uống rượu, Phạm Trọng Yêm không bằng lòng hành vi ấy nên nghĩ cách giáo huấn anh ta.

Một đêm nọ, đợi Thắng Nguyên Phát vừa ra khỏi nhà, ông ta liền ngồi trong phòng đọc sách của Thắng Nguyên Phát, bật đèn sáng đọc sách đợi Thắng Nguyên Phát trở về. Tối khuya, Thắng Nguyên Phát say xỉn trở về, thấy Phạm Trọng ngồi trong phòng bèn chấp tay mà vái rồi hỏi Phạm Trọng Yêm đọc sách gì?

Phạm trả lời:

- “Hán thư”

Thắng Nguyên Phát cố ý nói:

- “Hán Cao đế là người nào?” (hàm ý nói Lưu Bang cũng là người “tham của cải vật chất, thích đàn bà đẹp”, nhưng vẫn lập thành đại nghiệp, ông hà cớ gì đem mấy chuyện nhỏ ấy để yêu cầu quá đáng với tôi sao?)

Phạm Trọng Yêm vừa nghe chợt hiểu ý của nó nên cũng không trả lời, có chút hoang mang mà bỏ đi.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 35:

Đến kỹ viện để uống rượu thì cũng như hôm nay có nhiều người đến các nhà hàng máy lạnh uống cà phê hoặc uống một vài ly bia ấy mà, có gì phải trách, nhưng cái đáng trách là ngày nào cũng uống rượu và “gác tay” với mấy em kỹ nữ nơi nhà hàng máy lạnh mà quên mất trời đất vợ con bạn bè...

Giáo huấn dạy dỗ người khác, nhất là những người đang sống trong tội hay đang trên đà sa đoạ thì khó hơn là vào rừng bắt cọp, cho nên đừng lấy ai ra mà làm ví dụ điển hình, bởi vì đã là con người thì không ai là không có tội, ngoại trừ Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a, hãy lấy Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a ra và gương các thánh ra kể cho họ nghe để họ noi gương của các ngài.

Mình sống tốt trước rồi người ta mới bắt chước làm theo, bởi vì “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”, mà cái lôi kéo người ta mạnh mẽ nhất chính là ngôn hành hợp nhất của chúng ta vậy.

Người Ki-tô hữu có nhiều mẫu gương sáng chói để noi theo, đó là gương của Đức Chúa Giê-su, Mẹ Maria và các thánh nam nữ trên trời, nhất là gương thánh bổn mạng của mình.

Sung sướng thật.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Nối kết
Lm Vũđình Tường
20:15 05/02/2020
Nếu không được nối kết với những thực phẩm hay vật dụng khác, muối và ánh sáng giữ nguyên tình trạng của chúng. Muối và ánh sáng là những chất xúc tác. Khi liên kết với những thứ khác chúng thay đổi trạng thái vật chúng liên kết, làm cho vật đó trở nên tốt hơn vì đó là bản chất tự nhiên của chúng. Muối không phải là thức ăn nhưng chúng làm tăng khẩu vị và giữ thức ăn tươi lâu hơn. Khẩu vị con người khác nhau, người thích ăn mặn, kẻ ăn nhạt, nhưng tất cả đều cần muối. Khi pha trộn vào thức ăn hoặc vào nước, muối giảm bớt chất mặn. Ngoài cách đó ra có lẽ không còn cách nào tốt hơn làm cho muối giảm chất mặn của muối. Tuy nhiên nếu muối giảm chất mặn thì muối đó trở nên vô dụng. Đức Kitô dùng hình ảnh muối và ánh sáng để nói về sứ mạng sống Tin Mừng của các Kitô hữu khi Ngài nói:

Các con là muối.... là ánh sáng cho trần gian'.c. 5,13-14.

Cả muối lẫn ánh sáng cần thiết cho cuộc sống, chúng rất quen thuộc với mọi người. Chúng là một phần của cuộc sống nhưng chúng lại rất rẻ. Muối giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn. Nếu muốn giữ cho thực phẩm lâu hơn nữa, ánh sáng làm được công việc ấy. Dù thực phẩm được nấu chín; ngay cả sấy khô chúng cũng cần nhiệt độ do ánh sáng mang lại. Như vậy ánh sáng có tác dụng giữ thực phẩm tốt lâu bền. Khi phơi khô, thực phẩm có thể giữ được nhiều tháng. Muối bị ẩm cần hơi nóng của ánh sáng sấy khô giúp muối bền tốt lâu hơn. Muối cần ánh sáng trong khi đó ánh sáng không cần muối. Ánh sáng độc lập một mình. Nấu ăn cho cả gia đình cùng thưởng thức món ăn. Ánh sáng thắp lên soi sáng cả gia đình. Trong tinh thần đó, cả muối lẫn ánh sáng đều mang tính cộng đoàn. Đức Kitô nói với các môn đệ. Các con vừa là muối vừa là ánh sáng vì thế phục vụ tha nhân, Kitô hữu là muối là ánh sáng của Thiên Chúa giữa trần gian. Chúng ta được mời gọi sống đời sống thánh thiện. Sống thánh thiện toả chất muối và ánh sáng tới người chung quanh qua hành động từ thiện, bác ái. Dù ở nhà, nơi công sở hay ngoài phố chợ, Kitô hữu luôn làm chứng nhân sống động cho Đức Kitô. Bởi ánh sáng và muối Kitô hữu toả lan cho người chung quanh nên Kitô hữu sẽ có người đón nhận; có người chống đối, chỉ trích, phỉ báng và ngay cả bị bách hại dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi gặp chống đối, phỉ báng, hãy cẩn trọng nếu không muối Kitô hữu sẽ bị xã hội hoá, làm nhạt đi; ánh sáng Kitô hữu bị che mờ bởi hào nhoáng xã hội. Chạy trốn hoàn cảnh không hoàn thành công việc nhân chứng; bị xã hội hoá không còn khả năng sống thánh thiện. Khi gặp chống đối, thử thách, Kitô hữu cần nhận ánh sáng từ Đức Kitô, Ngài là nguồn sáng, nguồn sống không bao giờ cạn. Kitô hữu sống trong thế giới nhưng không thuộc về thế giới. Nên nhớ Kitô hữu cần Đức Kitô hơn là cần thế giới. Lí do thế giới cung cấp chỗ trú ngụ, thực phẩm, hỗ trợ cho cuộc sống. Thế giới là chỗ tạm trú; thế giới không ban sự sống. Đức Kitô là Đấng vừa ban sự sống vừa là nguồn sống. Chọn thế giới là chọn sống tạm bợ, chọn Đức Kitô là chọn sống trường cửu. Vì Kitô hữu không thuộc về thế giới nên thế giới có lúc đón chào chúng ta, có lúc chống lại chúng ta. Đừng quá quan tâm về vấn đề này bởi mục đích chính của Kitô hữu làm nhân chứng Đức Kitô. Làm tốt công việc chứng nhân Đức Kitô thế giới sẽ nhận biết Thiên Chúa hiện hữu và như thế là làm Sáng Danh Chúa.

Ánh sáng của anh em phải chiếu dãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha anh em, Đấng ngự trên trời c. 16

Sống đời sống muối và ánh sáng làm Vinh Danh Chúa. Điều này tạo sự liên kết giữa trời với đất. Mối liên kết này làm cho ánh sáng trong ta rực sáng hơn. Liên kết với Đức Kitô chính là cách làm cho muối và ánh sáng trong ta không còn thuộc về trần gian nhưng được gìn giữ bảo vệ bởi tình yêu Chúa.

TiengChuong.org

Connectedness

Having no connection to other things, salt and light remain themselves; they transform nothing around them. Salt is not food, but it increases taste, and preservation. Some enjoy salty food; others like more moderate tastes. Apart from watering it down, I don't know how can salt lose its saltiness, but if it does; it's lost its purpose as salt. Jesus personalised two domestic images to tell his disciples about their mission, saying: 'You are the salt of the earth....You are the light of the world'.

Salt and light are changing agents. They are essential in life. They are close to us, and are parts of life. Salt needs light, and not the other way round. Salt maintains the freshness of food, but not for long. Food needs heat from a flame to cook, or to dry the food it needs to put under sunlight. Salt needs heat to keep it dry from dampness. Light doesn't need salt. It is an independent agent. Light gives joy and transforms the atmosphere of the place. A tiny pocket torch in a dark tunnel gives enough light to guide the path. When lost, seeing light from the other end of a tunnel means seeing life and hope. When salt and light are given; they are given forever. It is almost impossible to retrieve them. When put in use, both salt and light have a communal sense. Food is cooked for a whole household to enjoy; a lamp lit gives light for a whole family. Jesus told his disciples that they are not just salt or light but they are both salt and light combined. When we serve others, we make God's glory known to others. We are called to live a life of moving towards holiness; in doing that we touch the lives of everyone around us. Either at home, or at work, or at a market place we become witnesses for Jesus, the Light. Resistance from the world against this 'touching' is unavoidable. When tension arises, our salt may lose its saltiness and is absorbed by the darkness of the world. Retreating from the world is not the way of a Christian; being absorbed by the world is not our call. We need to draw strength and light from Jesus. Our witness for Jesus through works of charity and generosity, both in words and works, is what we are in this world for. Whether the world welcomes us or not, it doesn't matter. Our sole purpose in life is to be salt and light for the world as Jesus told us to do.

'Your light must shine in the sight of men, so that seeing your good works, they may give the praise to your Father in heaven'. v.16.

Being true salt and light for the world gives glory to God. It helps to make a connection between heaven and earth. This connection strengthens the Light of Christ which is already in us. Through it, our good works show light to the heart of others, and makes them confess: God exists. Our presence in this world helps others to know, that this world is not our true home. Our true home is where God is. Remaining in Jesus, our salt and light are no more kept in earthen vessels, but is being preserved in God's love and mercy.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo tài chánh toàn cầu hãy giúp rút ngắn sự chênh lệch giầu nghèo trên thế giới
Thanh Quảng sdb
18:10 05/02/2020
Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo tài chánh toàn cầu hãy giúp rút ngắn sự chênh lệch giầu nghèo trên thế giới
(Tin Vatican)

Các bộ trưởng tài chánh của các quốc gia: Pháp, Argentina, Mexico, Paraguay và El Salvador đang họp bàn với nhà Kinh tế Hoa Kỳ Joseph Stiglitz, người đã đoạt giải thưởng Hòa Bình Nobel, ông thuyết trình về đề tài: “Chuyển đổi kinh tế toàn cầu: Sức mạnh, con người và giá trị”.
Trong bài diễn văn ông nhấn mạnh tới một thực tại là chủ nghĩa tư bản đang khủng hoảng, từ sự bất bình đẳng dẫn đến khủng khoảng của sự biến đổi khí hậu và khủng hoảng đạo đức. Ông là người đã đoạt giải Hòa bình Quốc tế Nobel; và là giám đốc của Quỹ tiền tệ Quốc tế tham dự cuộc hội thảo kinh tế tại Vatican ngày thứ Tư (5/2/20) hôm qua.
Cuộc Hội thảo này - mang tên “Những hình thức đoàn kết mới của tình liên đới” được tổ chức tại Học viện Khoa học Xã hội Giáo hoàng tại Rome.
Cuộc Hội thảo mở ra một diễn đàn cho những người nắm giữ các chức vụ cầm cán cân tài chánh quan trọng trong hệ thống tài chánh toàn cầu qua các cuộc thảo luận về sự chênh lệch giầu nghèo đang gia tăng trong thế giới ngày nay...
Trong bài phát biểu trước những tham dự viên, Đức Thánh Cha đã đưa ra một số dữ kiện được che dấu dưới các mô hình kinh tế phồn vinh, cũng như một số đề nghị để rút ngắn những chênh lệc giữa người giàu và người nghèo.

Bất bình đẳng đang gia tăng
Thế giới chúng ta đang sống rất phong phú, nhưng số người nghèo càng ngày càng gia tăng! Đức Thánh Cha cho hay hàng trăm triệu người đang phải vật lộn trong cảnh nghèo đói cùng cực, đang thiếu thốn lương thực, nhà ở, y tế sức khỏe, trường học, điện, nước và những nhu yếu tối cần cho cuộc sống. Có khoảng 5 triệu trẻ em bị chết hàng năm nay vì nghèo đói...
Đức Thánh Cha nói thêm rằng sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng khiến cho hàng triệu người bị biến thành nạn nhân của lao động cưỡng bức, mại dâm và buôn bán nội tạng.

Giải pháp cho sự sinh tồn
Những hiện trạng phũ phàng này này thúc đẩy chúng ta phải hành động mà không tuyệt vọng! Đức Thánh Cha cho hay: Đây là những vấn đề có thể được giải quyết, nếu không chúng ta sẽ bị lên án về những bất bình đẳng toàn cầu hiện nay.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh: Nghèo đói phải được khắc phục, nếu chúng ta có được một hệ thống kinh tế ưu tiên nhằm vào việc cung cấp thuốc thang, thực phẩm, cũng như cơm ăn áo mặc cho mọi người đặc biệt những người đói khổ bên lề xã hội...
Đức Thánh Cha nói chúng ta phải làm những gì tối cần và ưu tiên trước, hầu giảm thiển những bất công và bạo lực qua một nền kinh tế nhân bản.

Cơ cấu đưa tới tội lỗi
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng sự nghèo đói cùng cực vẫn đang tiếp diễn tồn tại cùng với sự giàu có quá chênh lệch trong suốt chiều dài lịch sử con người.
Đức Thánh Cha cho hay hiện nay trên thế giớ này có 50 người giàu khuếch xù, họ sở hữu một gia tài tương đương với 2,2 nghìn tỷ USD. Những người này có thể tài trợ cho việc chăm sóc y tế giáo dục cho tất cả trẻ em nghèo trên thế giới qua tiền thuế của họ mà thôi, hoặc họ có thể dùng tiền thuế làm việc từ thiện cứu giúp hàng triệu người nghèo hàng năm.
Đức Thánh Cha đã cực lực lên án việc giảm thuế cho các thu nhập của những người giàu này như là một cơ cấu tội lỗi! Hàng năm, có cả trăm triệu đô la – thay vì được thu thuế dành cho y tế và giáo dục – thì đã được biện ngôn qua việc giảm thuế...

Đồng trách nhiệm và tình huynh đệ
Chuyển sang các giải pháp được đề nghị, Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu hãy cùng nhau gánh vác trách nhiệm trong việc xây dựng những mối giây huynh đệ và niềm tin.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh các ngân hàng và các tổ chức tài chính cần nâng đỡ các dân tộc đang phải đối diện với những hoàn cảnh khó khăn và các quốc gia đang phát triển đạt được những đích phát triển đề ra.
Bảo vệ xã hội có được một thu nhập cơ bản, chăm sóc cho sức khỏe mọi người, và giáo dục căn bản, đó là những quyền kinh tế đô thị hóa và là nền tảng cho sự đoàn kết của mọi người.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi các tham dự viên hãy sử dụng vị trí quyền lực của mình để thúc đẩy sự an nguy cho những người kém may mắn đang bị thiệt thòi về mọi mặt, hãy xóa giảm nợ nần cho các quốc gia đang gặp khó khăn và hãy nỗ lực làm giảm đi những tác động gây đột biến cho việc thay đổi khí hậu hiện nay…
 
Con đường đồng nghị của Đức được cả hoan hô lẫn đả kích khi diễn ra
Vũ Văn An
22:30 05/02/2020
Theo Catholic News Service, phiên họp đầu tiên của “con đường đồng nghị” về tương lai Giáo Hội Công Giáo ở Đức đã nhận được cả lời ca ngợi lẫn phê bình chỉ trích.

Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, dĩ nhiên thuộc phe ca ngợi. Ngài nói rằng tinh thần hội nghị “tích cực và đầy khích lệ” và gọi diễn trình đồng nghị này là “cuộc thử nghiệm thiêng liêng”.



Thomas Sternberg, chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Các Người Công Giáo Đức, đại diện hàng ngũ giáo dân, nói rằng “ở đây, không ai tranh luận về lòng đạo của người khác”. Và “hình ảnh mới về Giáo Hội” đã được nhìn thấy tại hội nghị ở Frankfurt.

Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki, của Cologne, thuộc phe chỉ trích. Ngài nói rằng “mọi nỗi sợ hãi của tôi đã được xác nhận, thực sự như thế”. Ngài cho biết con đường đồng nghị đã thiết lập ra một hình thức nghị viện kiểu Giáo Hội Thệ Phản, và các đại biểu vốn hoài nghi diễn trình cải tổ thấy khó có thể lên tiếng.

Trong một cuộc phỏng vấn của KNA, Đức Hồng Y nói phiên họp bị mờ đục bởi nhiều bất cập về thần học.

Ngài nói: “cảm tưởng của tôi là ở đây, phần lớn những gì thuộc học lý thần học không còn được chung chia với chúng tôi, và thay vào đó, người ta tin rằng họ có thể lên khuôn Giáo Hội một cách hoàn toàn mới và khác biệt”. Nhiều luận điểm trình bầy đã không tương hợp với đức tin và giáo huấn của Giáo Hội hoàn vũ.

Hội nghị này là bộ phận đưa ra quyết định cao cấp nhất của con đường đồng nghị. Đây là cố gắng của Hội Đồng Giám Mục Đức và Ủy Ban Trung Ương Các Người Công Giáo Đức nhằm phục hồi niềm tin tiếp theo tường trình hồi tháng 9 năm 2018 do Giáo Hội bảo trợ; tường trình này cho thấy chi tiết hàng ngàn vụ lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ trong 6 thập niên qua. Quan sát viên từ 8 quốc gia láng giềng cũng như đại diện của nhiều giáo phái và giáo hội khác đã theo dõi hội nghị diễn ra tại Frankfurt từ ngày 30 tháng Giêng tới ngày 1 tháng Hai.

Đức Cha Stefan Ackermann của giáo phận Trier và là phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức về các vấn đề lạm dụng tình dục nói với hội nghị rằng việc Giáo Hội xử lý vấn đề đã không ngừng được cải thiện và trở nên hữu hiệu hơn; nhiều tiến bộ đã được thực hiện kể từ ngày công bố cuộc nghiên cứu lạm dụng năm 2018. Kể từ đầu năm 2020, các hướng dẫn để xử lý và ngăn cản lạm dụng đã có được hình thức giáo luật trong mọi giáo phận Đức.

Các nhận xét sau đó từ các đại biểu cho thấy các nan đề và vấn đề mới vẫn còn đấy. Bao gồm việc lạm dụng tinh thần và tình dục các thành viên nữ của các hội dòng nữ; đường ranh giữa hai lãnh vực này khá mù mờ, nữ tu dòng Biển Đức Philippa Rath phát biểu như thế. Còn Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick của Bamberg thì nhấn mạnh rằng giáo luật chỉ có thể áp dụng thêm vào luật hình sự của nhà nước, nhưng ngài gợi ý rằng trong tương lai, các linh mục cũng có thể bị trừng phạt bằng cách bị giảm lương và các biện pháp kỷ luật khác. Ngài nói rằng việc ra luật lệ tương ứng có thể được trình bầy năm nay để Hội Đồng Giám Mục phê chuẩn.

Trong cuộc tranh luận về luật độc thân, luân lý tính dục của Giáo Hội và chia sẻ quyền hành, điều trở nên rõ ràng là đại đa số các tham dự viên tin rằng cần có sự thay đổi.

Giáo Hội vốn dạy rằng các người đồng tính luyến ái “phải được chấp nhận một cách tôn trọng, cảm thương và nhậy cảm” và “mọi dấu hiệu kỳ thị bất công đối với họ phải được xa tránh”. Nhưng sách giáo lý cũng mô tả xu hướng đồng tính là “vô trật tự một cách khách quan” và hành vi đồng tính là “vô trật tự từ trong nội tại” vì tính dục là “phần cấu tạo ra tình yêu nhờ đó một người đàn ông và một người đàn bà hoàn toàn cam kết với nhau cho tới chết”.

Nhưng Đức Tổng Giám Mục Stefan Hesse của Hamburg tự tách ngài ra khỏi giáo lý của Giáo Hội về đồng tính luyến ái. Ngài nói rằng Giáo Hội khinh miệt người đồng tính và không đối xử công bằng với các cặp đồng tính vốn tuân giữ các giá trị như trung thành, tôn trọng và chịu trách nhiệm trong mối liên hệ của họ.

Đức Giám Mục Franz Jung của Wurzburg nói ngài cảm thấy tinh thần xây dựng trong hội nghị. Hội nghị không nhằm vứt bỏ giáo lý Công Giáo nhưng tìm cách giúp nó tiến bộ và phát triển.

Đức Giám Mục Karl-Heinz Wiesemann của Speyer yêu cầu có sự chuyển dịch về văn hóa trong việc xử lý quyền hành trong Giáo Hội.

Ngài nói với KNA, “chúng ta cần một sự minh bạch và giải trình nhiều hơn liên quan đến việc thi hành quyền lực; chúng ta cần một sự kiểm soát an toàn về cơ cấu và sự tham gia của toàn thể dân Chúa”. Ngài cho hay ngài có ấn tượng bởi bầu khí cởi mở của ba ngày hội nghị và lạc quan “rằng chúng ta sẽ đạt được các kết quả trông thấy trong hai năm”.

“Chúng Ta Là Giáo Hội”, một nhóm chuyên cổ vũ thay đổi trong Giáo Hội, mô tả hội nghị như “một khởi đầu đầy hy vọng, nhưng, cũng cho người ta những dấu hiệu cản trở đối với diễn trình cải tổ mới mẻ này”. Tổ chức này cho rằng các vấn đề cải tổ nay đã được đặt để rõ ràng.

Phiên họp tới sẽ diễn ra tại Frankfurt trong các ngày 3-5 tháng 9, và phiên họp đầu tiên đã thỏa thuận các qui định về thủ tục và thành phần 4 nhóm làm việc.

Các nhóm, mỗi nhóm 35 thành viên, sẽ tiến hành các cuộc thảo luận trong 4 diễn đàn: quyền hành, cuộc sống giáo sĩ, luân lý tính dục và vai trò phụ nữ.



Đức Hồng Y Marx nói rằng ngài sẽ thông tri cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong dịp ngài tới Rôma vào tháng 2. Ngài cho biết tinh thần hội nghị “tích cực và đầy khuyến khích”.

Các quan sát viên quốc tế nhận xét rằng con đường đồng nghị cũng sẽ có tác động đối với các Giáo Hội ở bên ngoài Đức. Khoảng 145 nhà báo đã tham dự hội nghị, cho thấy diễn trình này được lưu tâm khá nhiều.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn và đặt viên đá xây dựng Nhà thờ giáo họ Tân Phú, giáo xứ Tân Hội Hà Tĩnh
Đa minh Tiến Khởi
18:56 05/02/2020
“Đền thờ là nhà cầu nguyện,nơi đó Thiên Chúa đón nhận những lời chúc tụng ngợi khen của dân Ngài, và đồng thời Ngài ban mọi ân huệ dồi dào cho họ”.

(Is 56, 1.6-7)

Sáng ngày 5/2/2020, tại giáo họ Tân Phú thuộc giáo xứ Tân Hội, giáo hạt Ngàn Sâu (xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), đã long trọng tổ chức Thánh lễ tạ ơn và đặt viên đá góc tường xây dựng Nhà thờ giáo họ. Thánh lễ do Đức Cha già Phao lô Maria Cao đình Thuyên chủ sự. Đồng tế với Ngài có cha GB Nguyễn Huy Tuấn, quản hạt Ngàn Sâu và cũng là quản nhiệm giáo xứ Tân Hội, quý cha quê hương, quý chathuộc dòng Đức Mẹ ban ơn,quý cha trong và ngoài giáo hạt. Tham dự Thánh lễ còn có sự hiện diện của quý thầy Chủng sinh, quý Tu sĩ nam nữ, các vị đại diện chính quyền địa phương, quý vị ân nhân, quý khách cùng đông đảo bà con giáo dân từ nhiều nơi đến hiệp dâng lời cầu nguyện và chia sẻ mọi nỗi niềm cùng giáo họ.

Thánh lễ được bắt đầu vào lúc 8h30 phút trong niềm hân hoan, phấn khởi của những ngày đầu xuân Canh Tý (năm 2020), năm với nhiều sự kiện lích sử của Giáo Hội Công Giáo, năm với chủ đề phụng vụ là“Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện”.như là lời nhắn nhủ với chúng ta, thúc giục chúng ta cùng đồng hành với giáo họ trẻ Tân Phú để phát triển toàn diện cho một Tân giáo xứ trong tương lai.

Mở đầu Thánh lễ, Đức cha Phao lô Maria đã bày tỏ niềm vui và ngỏ lời chúc mừng, động viên khích lệ bà con giáo dân trong tinh thần xây dựng Nhà Chúa, Ngài nói; “Tôi thật sự vui mừng và cảm kích trước tinh thần của bà con giáo dân giáo họ Tân Phú nói riêng và của bà con giáo dân cụm 2 của giáo xứ Tân Hội nói riêng bởi được biết giáo họ chúng ta còn non trẻ nhưng đây lại là nơi được chọn làm trung tâm của một giáo xứ mới trong tương lai gần. Hôm nay quá là ngày với niềm vui ba trong một của giao họ chúng ta, đó là niềm vui của những ngày đầu năm mới Canh Tý (2020), vui vì nơi đây đã được chọn làm trung tâm mục vụ của giáo xứ mới trong tương lai và vui hơn nữa là tinh thần hi sinh xây dựng Nhà Chúa của bà con khi nhìn thấy công trình này. Tôi xin cầu chúc cho bà con giao dân cũng như cộng đoàn dân Chúa năm mới dồi dào sức khỏe và An lành trong tình yêu Thiên Chúa và chúc cho ngôi Nhà thờ này sớm hoàn thành một cách tốt đẹp nhất”.

Giáo họ Tân Phú được khi chia tách từ giáo họ Phú Lễ và một số gia đình từ nơi khác đến đây định cư sinh sống để thành lập xóm đạo vào năm 2008, do cha An tôn Đặng Hữu Nam quản xứ Tân Hội lúc bấy giờ đứng ra chủ trì đệ trình Tòa Giám mục và mua đất làm nhà gỗ tạm để sinh hoạt và kinh nguyện. Đến năm 2010, xóm đạo này được Đức cha Phao lô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh lúc bấy giờ chấp thuận cùng với quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh cho quyết định thành lập giáo họ lấy tên là giáo họ Tân Phúvới hơn 750 nhân danh/173 hộ gia đìnhvà chọn Thánh An Tôn làm bổn mạng. Cũng trong thời gian này, cha quản xứ An tôn Đặng Hữu vì bệnh tật nên phải nghỉ để chưa bệnh, Tòa giám mục Xã Đoài đã bổ nhiệm cha Giu se Trần Trung Phụng đến coi sóc giáo xứ, Ngài đã cùng với bà con giáo dân mua thêm đất để nới rộng khuôn viên để hướng tới việc thành lập một giáo xứ mới tại đây. Đến năm 2013, cha Giu Se lại chuyển về nhà Dòng và Cha GB Nguyễn Huy Tuấn, lúc bấy giờ quản hạt Ngàn Sâu và quản xứ Tràng Lưu kiêm coi sóc giáo xứ Tân Hội lần 1, Ngài đã cùng bà con giáo dân tích cực phát triển giáo họ và nhất là trong việc làm các thủ tục xin thành lập giáo xứ. Cuối năm 2014, Đức cha Phao lô, giám mục giáo phận Vinh bổ nhiệm cha Phê rô Dương Sĩ Nho về coi sóc giáo xứ Tân Hội, Ngài đã tiếp tục cùng bà con giáo dân phát triển giáo họ và tạm dừng việc triển khai các thủ tục thành lập giáo xứ mới. Năm 2018, cha Phê rô Dương Sĩ Nho thuyên chuyển nên Cha GB Nguyễn Huy Tuấn lại tiếp tục được Đức Giam mục giáo phận bổ nhiệm phụ trách quản nhiệm giáo xứ lần 2. Từ đây, Ngài đã nổ lực cùng bà con giáo dân phát triển giáo họ cả về cơ sở vật chất cũng như tinh thần sống đạo, đặc biệt là việc hoàn thành các thủ tục thành lập giáo xứ tại đây. Thế nhưng sau khi chia cắt thành giáo phận Hà Tĩnh giáo phận thiếu Linh mục nên mọi dự định thành lập giáo xứ có phần bị ảnh hưởng do thiếu Linh mục coi sóc. Tuy nhiên với tinh thần hăng say của bà con giáo dân, Cha quản nhiệm Gio an Baotixita đã cho thành lập cụm 2 với 3 giáo họ là Phú Lễ, Vân Sơn và Tân Phú cũng chính là nền tảng cho giáo xứ mới Tân Phú trong tương lai. Với sự nhiệt huyết, tài năng, khôn khéo, cha quản nhiệm đã triển khai các công việc cần thiết, mở mang phát triển giáo họ và giáo cụm. Ngày mồng 3 tết Kỷ Hợi (năm 2019), Ngài đã thiện ý kêu gọi xây dựng Nhà thờ giáo cụm và được giáo dân đồng tình hưởng ứng. Đến ngày 22/2/2019, công trình xây dựng Nhà thờ này được bắt đầu khởi công. Từ đó đến nay sau gần 1 năm triển khai, công trình xây dựng Nhà thờ đã cơ bản làm xong phần móng, trụ và hôm nay, giáo họ long trọng tổ chức Thánh lễ tạ ơn và đặt viên đá góc tường cho ngôi nhà thờ này. Đây quá là một sự kiện trọng đại, là móc son cho một công trình, cho một giáo xứ mới, bởi đây chính là ngôi Nhà thờ đầu tiên của giáo họ Tân Phú và sẽ là ngôi Nhà thờ đầu tiên của một giáo xứ sau này.

Như chúng ta biết; Nhà thờ là nơi cầu nguyện để gặp gỡ Thiên Chúa, là biểu tượng cho sự hiện diện của Thiên Chúa, của tình yêu thương, gặp gỡ, sự hiệp nhất. Nơi đây không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp xã hội, mọi người có thể ngồi cạnh nhau, chung một đức tin, một tình mến, một niềm hy vọng. Nơi đây còn là sự gặp gỡ sẽ chia niềm vui và an bình. Đây cũng là nơi gặp gỡ những gia đình mới qua bí tích hôn nhân và những con người mới qua bí tích rửa tội và cũng là nơi tạm biệt cuối cùng trong nghi thức án táng. Tất cả đều nói lên một dòng đời, một lịch sử cuộc đời được tái diễn được hiện diện bên Chúa với Giáo Hội và với nhau.Nhà thờ cũng là nơi để củng cố đức tin, đỡ nâng đức tin và giúp cho chúng ta nhận biết chỗ đứng của mình trong Hội Thánh. Chỗ đứng ở đây tức là nhận thấy mình là con cái Chúa, con cái Hội Thánh và là anh chị em với nhau.

Cũng Có thể nói, Nhà thờ là trái tim của người tín hữu, nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, gặp gỡ tha nhân và tìm gặp chính mình. Vì mỗi lần chúng ta đến nhà thờ cầu nguyện, trò chuyện là chúng ta được gặp gỡ và ở lại với Chúa. Mỗi lần chúng ta đến nhà thờ là chúng ta gặp gỡ nhau nơi mái nhà chung. Không những thế mà chúng ta còn gặp lại chính mình, nhận ra con người vốn bất toàn, yếu đuối, dễ sa ngã, để xin Chúa tha thứ những lỗi lầm, những thiếu sót trong cuộc sống thường ngày.

Trong bài chia sẻ tại Thánh lễ, Đức cha Phaolo Maria cũng đã nói lên tầm quan trọng của ngôi Nhà thờ, ý nghĩa của việc xây dựng nhà Chúa. Qua đó Ngài tha thiết mời gọi mọi người hãy tích cực, hi sinh cho công cuộc xây dựng nhà Chúa, các công trình của giáo hội nói chung và của giáo họ Tân Phú nói riêng.

Thánh lễ được khép lại trong niềm vui chia sẻ của mọi thành phần, của quý vị ân nhân với việc đóng góp, ủng hộ viên gạch, nắm vựa cùng giáo họ để hi vọng ngôi Nhà thờ khang trang, đẹp đẽ sớm được hoàn thành.

Đa minh Tiến Khởi
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đồng Tâm Quật Cường
Đinh Văn Tiến Hùng
11:56 05/02/2020
Đồng Tâm Quật Cường

Đồng Tâm vùng dậy quật cường,
Hiên ngang chống lại một phường tham ô.
Mảnh đất từ xưa đến giờ,
Cha ông để lại cơ đồ mưu sinh.

Một đêm làng bỗng quặn mình,
Ba ngàn tên cướp thình lình bủa vây,
Đánh phá không hề nương tay,
Hung bạo tàn khốc như bày thú hoang,
Bắt đi thủ lãnh dân làng,
Giết chết một cách dã man thù hằn.
Khiến dân uất ức hờn căm,
Khử ba đạo tặc cầm đầu tan thây.
Tà quyền ngậm đắng nuốt cay,
Truy phong liệt sĩ ba tên cướp này.
Dân làng thương tiếc tỏ bày,
Cụ Lê Đình Kình chết thay dân lành.
Người trong ngoài nước tâm thành,
Gơi tiền phúng điếu nhưng đành mất toi,
Hơn năm trăm triệu đâu rồi?
Cũng bọn tham nhũng lại thời chia nhau,
Một lũ mặt ngựa đầu trâu,
Những con xúc vật bọ sâu thành người.

Đúng là Việt cộng hết thời,
Cả nước uất hận muôn lời oán than.
Nhân loại thương cảm bàng hoàng,
Thủ đoạn độc ác gian tham tà quyền,
Than ôi ! dân chẳng thể quên :
Cướp ngày là giặc, cướp đêm Cộng quyền.

Đinh văn Tiến Hùng
(*)Ghi chú : Chắc bọn tà quyền chưa quên bài học cay đắng cách đây 3 năm trước ngày 15/4/17, cũng dân Đồng Tâm đã nổi dậy chống bọn ác ôn cướp đất và bắt giam 38 tên công an côn đồ. Bài học nhục nhã còn đó, nhưng chúng vẫn cố đấm ăn xôi.
 
VietCatholic TV
Linh mục Phi Luật Tân tự nhận có thể làm phép lạ, kể cả làm người chết sống lại, đã đột ngột qua đời
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:54 05/02/2020
Một linh mục Công giáo ở Phi Luật Tân, người trở nên nổi tiếng vì “mục vụ chữa lành” đã chết vì một cơn đau tim khi chơi tennis ở Manila vào ngày thứ Ba 4 tháng Hai.

Cha Fernando Suarez, là một trong những người Phi Luật Tân nổi tiếng toàn thế giới, đã ngã gục khi chơi tennis tại một câu lạc bộ ở một vùng đồng quê nhưng rất sang trọng.

Tin tức này gây choáng váng cho nhiều người hâm mộ ngài tại Phi Luật Tân và trên thế giới.

Cha Suarez là một thành viên người Phi Luật Tân trong Tu hội Đồng hành với Thánh Giá, được tuyên bố là đã chết khoảng 3 giờ chiều, giờ địa phương Manila. Nếu còn sống, ngài sẽ tròn 53 tuổi vào ngày 7 tháng Hai tới đây.

Nữ phát ngôn nhân của Cha Suarez, là cô Deedee Siytangco, cho biết Cha Suarez đang chơi trong một giải đấu do chính ngài tổ chức cho các linh mục thì ngã gục vào khoảng 11 giờ sáng. “Ngài đã đánh bại hai linh mục trước đó. Nhưng đến trận thứ ba, ngài đã ngã quỵ,” cô Siytangco nói. Ngài được đưa ngay vào bệnh viện Á Châu của thủ đô nhưng không qua khỏi.

Giải thi đấu này bao gồm 250 linh mục và 2 Giám Mục, được diễn ra tại làng Ayala Alabang, cách thủ đô Manila 28km về phía Nam Đông Nam. Mọi phí tổn đều do Cha Suarez và những người bảo trợ cho ngài đài thọ.

Cha Fernando Suarez là một linh mục nổi tiếng tại Phi Luật Tân. Ngài được tường thuật là có đặc sủng chữa bệnh và tự tuyên bố đã làm cho một người đàn bà Canada đã chết được sống lại.

Cha Fernando Suarez sinh năm 1967 tại làng Barrio Butong, huyện Taal, tỉnh Batangas. Cậu Suarez chào đời trong một gia đình nghèo. Cha cậu lái một chiếc xe ba bánh và mẹ cậu là một thợ may. Là con cả trong gia đình bốn người con, ngay từ nhỏ, cậu Suarez đã biết cách kiếm sống. Năm 12 tuổi, cậu đã kiếm được tiền phụ giúp cha mẹ bằng cách cho người ta mướn phao ở bãi biển Butong.

Cậu Suarez đạt được bằng kỹ sư hóa học tại Đại học Adamson. Sau khi tốt nghiệp đại học, cậu gia nhập Dòng Phanxicô viện tu, nhưng cuộc sống tu trì có nhiều lận đận nên cậu bỏ ngang. Năm 1995, một sinh viên người Canada gốc Pháp tên Mark Morin, thấy cậu có khiếu kinh doanh nên đã mời cậu đến Canada và trả tiền vé. Đầu tiên, hai người liên kết với nhau trong các hoạt động kinh doanh nhưng cậu Suarez lại muốn theo đuổi chức tư tế. Năm 1997, cậu gia nhập Tu hội Đồng hành với Thánh Giá, một cộng đồng linh mục và chủng sinh mới được thành lập tại Ottawa. Cậu được thụ phong linh mục năm 2002 ở tuổi 35.

Theo Cha Suarez, ở tuổi 16, ngài nhìn thấy một người phụ nữ ăn xin 60 tuổi bị liệt bên ngoài nhà thờ Quiapo. Cậu hỏi bà có muốn mình cầu nguyện cho không, với dụng ý để an ủi bà. Sau một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một Kinh Sáng Danh, người phụ nữ đứng dậy và bước đi.

Ở Canada, khi Suarez vẫn còn là một chủng sinh, một phụ nữ Canada được tuyên bố đã chết 8 tiếng trước đó cũng mở mắt sống lại sau khi cậu cầu nguyện cho bà.

Từ đó, tiếng đồn cha Suarez có đặc sủng chữa bệnh lan rất nhanh và năm 2008, ngài trở lại Phi Luật Tân để tiếp tục thừa tác vụ chữa bệnh. Ngài thành lập nhóm Mary Mother of the Poor, tức là Đức Maria Mẹ của người nghèo, gọi tắt là MMMP. Các vụ được cho là lành bệnh không thể giải thích được về mặt y khoa được tường trình trên trang web của MMMP.

Các thánh lễ do cha Suarez cử hành lôi cuốn đông đảo anh chị em giáo dân. Tuy nhiên, cho đến nay ít nhất 4 giáo phận và tổng giáo phận cấm cha Suarez không được cử hành các buổi cầu nguyện chữa bệnh trên địa bàn của mình.

Giải thích về quyết định cấm của mình, Đức Tổng Giám Mục Oscar Cruz của tổng giáo phận Lingayen-Dagupan nói ngài không thể nào tin cha Suarez có khả năng khiến một người sống lại từ cõi chết. “Chỉ có Chúa Giêsu Kitô mới có thể làm người chết sống lại,” ngài nói.

Tuy nhiên, các Giám Mục gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn cấm cha Suarez sau khi ông chủ tập đoàn San Miguel Corp tuyên bố bà vợ ông được lành bệnh và vào năm 2010 đã tặng cho MMMP một khu đất rộng 33 ha ở thị trấn Amuyong, quận Alfonso, ở thành phố Cavite. Ông còn tuyên bố xây dựng bức tượng Đức Mẹ của người nghèo cao 33 tầng.

Ngày 6 tháng Giêng năm nay, Bộ Giáo Lý Đức Tin ra một sắc lệnh truyền công bố rằng cáo buộc cho rằng cha Fernando Suarez lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên là không có cơ sở. Quyết định này là để trả lời cho một vụ kiện được đệ trình lên Vatican vào ngày 8 tháng 5 năm 2019.

Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân đã thông báo cho cha Suarez rằng ngài được Bộ Giáo Lý Đức Tin trao cho một quyết định không phạm tội.

Thông báo được đưa ra trên trang Facebook của MMMP hôm 9 tháng Giêng giải thích theo chiều hướng là phán quyết không phạm tội này có nghĩa là cha Suarez bị cáo buộc sai trái về tội ác này và do đó, không có gì cản trở ngài thực thi tác vụ chữa bệnh của mình.

Tuy nhiên, Hội Đồng Giám Mục nhấn mạnh rằng tác vụ chữa bệnh của ngài phải được thực hiện đúng theo thẩm quyền tài phán của giáo quyền địa phương. Quyết định của Bộ Giáo Lý Đức Tin chỉ khẳng định ngài vô tội liên quan đến cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em, không phải là giấy phép thi hành tác vụ chữa bệnh tại Phi Luật Tân.


Source:UCAN
 
Tại sao linh mục thánh thiện như cha Evan Harkins lại tự sát? Tiết lộ của Đức Giám Mục bản quyền
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:27 05/02/2020
1. Đức Giám Mục bản quyền tiết lộ nguyên nhân cha Evan Harkins tự sát.

Như chúng tôi đã đưa tin, trong thông cáo báo chí đưa ra vào chiều thứ Ba 28 tháng Giêng, Giáo phận Kansas City-St. Joseph cho biết Cha Evan Harkins, 34 tuổi, đã tự sát vào buổi sáng cùng ngày.

Hôm thứ Bẩy, mùng 1 tháng Hai, Đức Cha Vann Johnston, là Giám Mục bản quyền của địa phận đã cử hành thánh lễ an táng cho Cha Evan Harkins. Ngài đưa ra nhận xét rằng Cha Evan Harkins sẽ được mọi người nhớ đến như một mục tử thánh thiện, yêu mến chức tư tế và Giáo hội. Ngài cũng tiết lộ rằng Cha Evan Harkins không bị trầm cảm, và tác dụng phụ của một loại thuốc được bác sĩ kê toa có thể đã góp phần vào cái chết của ngài.

“Đầu tiên, tôi muốn bày tỏ nỗi buồn của chúng tôi và sự bảo đảm về tình yêu và lời cầu nguyện cho Cha Evan và gia đình”. Đức Cha Vann Johnston nói như trên khi mở đầu bài giảng của ngài trong thánh lễ an táng.

Ngài nói tiếp với gia đình Cha Evan Harkins như sau: “Anh chị em đã đột ngột ngỡ ngàng khi chia sẻ đầy đủ hơn mầu nhiệm thập giá. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn anh chị em. Bởi vì thật luôn rõ ràng một các sâu sắc là sự thánh thiện của Cha Evan đã bắt nguồn từ cuộc sống gia đình của anh chị em.”

Lễ tang của ngài được cử hành tại St. Therese North Catholic Church tại Parkville, Missouri. Đây là một trong những ngôi nhà lớn trong vùng để có đủ chỗ cho những người tham dự.

Đức Cha Vann Johnston của Kansas City-St. Joseph, là vị chủ tế và thuyết giảng trong thánh lễ.

Cha Harkins là Cha Sở tại Giáo xứ St. James và là quản xứ cho Giáo xứ St. Patricks. Ngài đã phục vụ tại giáo xứ St. James từ năm 2012 và được tiếng là một linh mục thánh thiện, và khiêm nhường, được nhiều người yêu mến. Kể từ khi ngài qua đời, giáo dân và bạn bè đã nêu lên nhiều nghi vấn về những yếu tố nào có thể đóng góp vào quyết định kết liễu cuộc đời của ngài.

Đức Cha Johnston đã cho biết như sau.

“Cha Evan Harkins lúc nào cũng là một linh mục vui vẻ, tràn đầy niềm tin, hy vọng, tận tụy với sứ vụ của mình. Ngài không bao giờ trải qua trầm cảm hoặc thất vọng.”

Ngài nhấn mạnh rằng: “Cha Harkins luôn ‘bước đi ở bên ánh sáng’ của cuộc sống.”

Trong khi thừa nhận rằng nguyên nhân đầy đủ dẫn đến quyết định tự tử của vị linh mục có thể sẽ không bao giờ được biết, cho đến khi chúng ta về tới thiên đàng, với sự đồng ý của gia đình, Đức Cha Johnston, giải thích rằng tác dụng phụ của các loại thuốc vị linh mục được kê toa có khả năng góp phần khiến ngài tự tử.

Đức Cha Johnston tiết lộ rằng từ cuối tháng 12 năm ngoái, Cha Harkins “bắt đầu gặp phải một số suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe khiến ngài hết sức lo lắng. Dạ dày và đường tiêu hóa của ngài ngừng hoạt động và ngài không thể ăn được.”

“Không ăn được kết hợp với những ‘lo lắng cùng cực’, Cha Harkins còn hoang mang hơn nữa khi các bác sĩ không biết trường hợp của ngài có phải là một nguyên nhân hay là một tác động của các vấn đề liên quan đến dạ dày của mình.”

“Ngài đã được bác sĩ kê toa một loại thuốc để đối phó với sự lo lắng. Nhưng loại thuốc này đã tạo qua một số tác dụng phụ cực kỳ tệ hại nơi Cha Harkins. Ngài trải qua những cơn ác mộng khủng khiếp, bên cạnh những thứ khác nữa.”

Vì thế, Đức Cha Johnston, nhận định rằng: “Xem xét những yếu tố này, tôi không tin rằng Cha Harkins có một tâm trí bình thường khi ngài qua đời hồi đầu tuần qua.”

Đức Cha Johnston cho biết thêm là cha mẹ, các em và bạn bè của Cha Harkins cũng nhận thấy trong một tháng trước khi ngài qua đời mọi thứ xem ra có vẻ “bất thường”, và “có một cái gì đó nghiêm trọng” đã và đang xảy ra.

Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng “tự nguyện hợp tác trong việc tự tử là trái với luật luân lý,” nhưng nói thêm rằng “Người tự sát vì những rối loạn tâm thần trầm trọng, quá lo âu và sợ hãi trước một thử thách, trước đau khổ hoặc sợ bị tra tấn, có thể được giảm bớt trách nhiệm.”

Sách Giáo Lý cũng nhấn mạnh nói rằng: “Ta không được tuyệt vọng về phần rỗi đời đời của những người tự tử. Thiên Chúa có thể thu xếp cho họ có cơ hội sám hối để được ơn tha thứ, bằng những đường lối mà chỉ một mình Người biết. Vì thế, Hội Thánh vẫn cầu nguyện cho những người hủy hoại mạng sống mình.”

Đức Cha Johnston bày tỏ hy vọng về lòng thương xót Chúa trong trường hợp Cha Harkins. Ngài nói: “Hy vọng của chúng ta là Cha Evan Harkins giờ đây đang trong vòng tay Chúa Kitô. Và đó cũng là hy vọng của chúng ta một ngày kia được hưởng kiến thánh nhan Chúa. Chúng ta tin tưởng vào hồng ân Lòng Thương Xót tuyệt vời của Thiên Chúa tuôn trào đến chúng ta thông qua Trái tim bị xuyên thủng của Chúa Kitô. Hình ảnh này là một sự sùng kính trung tâm của Cha Harkins, và là tâm điểm cuộc sống tinh thần của ngài.”

“Và vì thế, chúng ta có thể vững dạ thưa cùng Chúa: Lạy Chúa, con tin tưởng nơi Chúa và phó thác Cha Evan Harkins trong vòng tay thương xót của Chúa Kitô.”

2. Đức Giáo Hoàng Phanxicô xuất bản một cuốn sách với những suy tư về Thánh Gioan Phaolô II

Đức Thánh Cha Phanxicô là đồng tác giả một cuốn sách suy tư về cuộc đời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được xuất bản bằng tiếng Ý.

Cuốn sách có tựa đề “San Giovanni Paolo il Grande” nghĩa là “Thánh Gioan Phaolô II vĩ đại”. Cuốn sách này là sản phẩm của một loạt các cuộc trò chuyện giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Cha Luigi Maria Epicoco diễn ra từ tháng 6 năm 2019 đến tháng Giêng năm 2020. Lời nói đầu của cuốn sách cho biết như trên.

Cuốn sách dự kiến sẽ được xuất bản vào khoảng thời gian lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức Karol Wojtyla vào ngày 18 tháng 5.

Khi Đức Wojtyla trở thành Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1978, Đức Phanxicô lúc ấy là linh mục Jorge Mario Bergoglio, bề trên tỉnh Dòng Tên ở Á Căn Đình. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Cha Bergoglio làm Giám Mục Phụ Tá vào năm 1992, sau đó nâng ngài thành Tổng giám mục của Buenos Aires vào năm 1998, trước khi tấn phong Hồng Y cho ngài vào năm 2001. Đức Phanxicô đã tuyên thánh cho Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2014.

Cha Epicoco, 39 tuổi, đã viết khoảng hai chục cuốn sách về tâm linh kể từ khi được thụ phong linh mục vào năm 2005. Tiêu biểu nhất là cuốn như “John Paul II: Memories of a Holy Pope” nghĩa là “Đức Gioan Phaolô II: Những hồi ức về một vị Giáo Hoàng Thánh Thiện”, mà cha đã viết chung với Đức Tổng Giám Mục Piero Marini vào năm 2014. Dưới triều Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II, Đức Tổng Giám Mục Piero Marini là trưởng ban nghi lễ phủ Giáo Hoàng. Chức vụ này hiện nay do Đức Ông Guido Marini đảm nhận.

Cha Epicoco là giáo sư triết học tại Đại học Giáo Hoàng Lateranô ở Rôma, và diễn thuyết khắp nước Ý.

Đức Giáo Hoàng rất ngưỡng mộ Cha Epicoco. Trong dịp gặp gỡ chúc mừng Giáng Sinh với giáo triều Rôma hồi tháng 12 vừa qua, Đức Phanxicô đã tặng cho mỗi thành viên trong giáo triều La Mã một cuốn sách của vị linh mục người Ý này. Cuốn sách có tựa đề “Qualcuno a cui guardare. Per una spiritualità della testimonianza”, nghĩa là “Ai đó để nhìn lên: Một linh đạo của chứng nhân”.

3. Giáo hội tại El Salvador công bố Năm Thánh kỷ niệm 40 năm ngày tử đạo của Thánh Oscar Romero

Tử đạo là bằng chứng lớn nhất về đức tin, bởi vì vị tử đạo tái tạo một cách trung thành hình ảnh Chúa Kitô thí mạng sống mình để những người khác có thể có được sự sống dồi dào. Hội Đồng Giám Mục El Salvador đã nhấn mạnh như trên trong tuyên bố chuẩn bị Năm Thánh các Thánh tử đạo, nhân dịp 40 năm sau ngày tử đạo của Thánh Oscar Arnulfo Romero.

Năm Thánh các Thánh tử đạo El Salvador sẽ được cử hành từ 12 tháng Ba năm nay, đến ngày 11 tháng Ba, 2021. Ngày 12 tháng 3 là ngày kỷ niệm 43 năm ngày tử đạo của Cha Ruilio Grande; ngày 24 tháng 3, kỷ niệm 40 năm ngày tử đạo của Thánh Oscar Arnulfo Romero; ngày 14 tháng 6, kỷ niệm 40 năm ngày tử đạo của Cha Cosme Spessotto.

Trong ba ngày 31 tháng 7, 1 và 2 tháng 8, sẽ có một cuộc hành hương vĩ đại đến Ciudad Barrios, nơi sinh của Thánh Oscar Arnulfo Romero và Đại hội toàn quốc về các vị tử đạo.

Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero sinh ngày 15/08/1917 trong một gia đình có 8 người con. Ngài được thụ phong linh mục tại Rôma vào ngày 04/04/1942.

Sau khi thụ phong linh mục cha Romero tiếp tục ở lại Roma để theo học chương trình tiến sĩ thần học. Nhưng vì cuộc nội chiến tại El Salvador và Giáo Hội tại nước này thiếu linh mục, ngài được gọi về nước.

Và trong hơn 20 năm sau đó, ngài làm cha xứ và thư ký cho Tòa giám mục San Miguel. Năm 1970, cha Oscar Romero được tấn phong giám mục và làm phụ tá cho Đức Cha Chavéz, Tổng Giám Mục San Salvador và ngày 23/02/1977, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của San Salvador.

Ngày 12/03/1977, một linh mục dòng Tên, là cha Rutilio Grande – một trong những linh mục đầu tiên được ngài truyền chức và là một người can đảm đấu tranh cho những người nghèo – bị sát hại.

Chứng kiến cảnh một linh mục can đảm đấu tranh cho người nghèo bị giết hại như vậy, Ðức cha Romero đã phản ứng rất mạnh. Ngài đã ra lệnh đóng cửa trường học do Giáo Hội điều hành trong ba ngày và đình hoãn mọi thánh lễ trên toàn quốc trong tuần lễ kế tiếp, ngoại trừ một thánh lễ đặc biệt tại nhà thờ chính tòa San Salvador.

Trong bài giảng tại thánh lễ đặc biệt đó cũng như trong các thánh lễ các Chúa Nhật tiếp theo, ngài đã lên tiếng tố cáo những tội ác, bất công do giới cầm quyền gây nên.

Để phản đối việc chính phủ liên quan đến hay thinh lặng trước các vụ bắt bớ, giết hại, ngài đã không tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống của nước này. Ngài tuyên bố: “Giáo Hội không được đo lường bằng sự hỗ trợ của chính phủ mà bằng chính tính trung thực, tinh thần cầu nguyện theo tinh thần Tin Mừng, lòng tin tưởng, sự chân thành và công lý, nhất là khi Giáo Hội chống lại các lạm dụng”.

Một cử chỉ khác được coi là mạnh dạn là việc ngài quyết định cho mở cửa chủng viện tại trung tâm thủ đô San Salvador và ngày thứ hai Phục Sinh năm 1978 để đón tiếp bất cứ nạn nhân nào của các vụ bạo động. Hàng trăm người vô gia cư, đói rách và bị hành hung đã đến chủng viện.

Và một quyết định nữa nói lên việc ngài toàn tâm toàn lực đấu tranh cho công lý, cho người nghèo là việc ngài cho ngưng xây cất nhà thờ Chính tòa San Salvador. Ngài nói: “Khi nào chiến tranh chấm dứt, những người đói khổ được ăn uống đầy đủ và trẻ con được giáo dục, lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục xây cất nhà thờ chính tòa”.

Chính sự cương quyết và can đảm đó, ngài đã trở thành cái gai trong mắt những người có quyền, có thế lực tại El Salvador. Ngài luôn bị đe dọa, luôn phải đối diện với nguy hiểm. Biết vậy, ngài vẫn không im lặng, hay tìm một nơi khác an toàn. Chiều ngày 24/3/1980, Đức Cha Romero cử hành Thánh lễ cầu hồn cho thân mẫu của một người bạn tại nguyện đường của một bệnh viện ở thủ đô San Salvador. Ngài bị bắn chết ngay sau bài giảng nẩy lửa của mình.

4. Các Giám Mục tại Thánh Địa lo ngại kế hoạch Trung Đông của Hoa Kỳ có thể dẫn đến đổ máu nhiều hơn nữa

Kế hoạch hòa bình cho Israel và Palestine vừa được công bố trong tuần này không phải là một giải pháp, các giám mục Công Giáo tại Thánh địa cho biết hôm thứ Tư.

Kế hoạch này sẽ không mang lại giải pháp nào mà thay vào đó sẽ tạo ra nhiều căng thẳng và có thể gây thêm bạo lực và đổ máu nhiều hơn, theo một tuyên bố của Hội đồng các Đấng Bản Quyền Công Giáo tại Thánh Địa bao gồm các đại diện cho những Kitô hữu theo nghi thức Latin, Melkite, Maronite, Syria, Armenia và Chanđê hiệp thông hoàn toàn với Rôma.

Tuyên bố nói rằng kế hoạch này là một chiều, có lợi cho các yêu sách truyền thống của Israel về giải pháp hai nhà nước và chỉ là một sáng kiến đơn phương, không có sự thỏa thuận của người Palestine, cũng chẳng tôn trọng quyền bình đẳng và nhân phẩm của họ.

“Kế hoạch hòa bình này chỉ là một sáng kiến đơn phương, vì nó tán thành gần như tất cả các yêu sách của một bên, là phía Israel và chương trình nghị sự chính trị của Israel”, bản tuyên bố viết.

“Mặt khác, kế hoạch này không thực sự cân nhắc những yêu cầu chính đáng của người dân Palestine đối với quê hương, quyền lợi và cuộc sống tôn nghiêm của họ.”

Kế hoạch “Từ hòa bình đến Thịnh vượng”, đã được công bố bởi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, như một cố gắng của Hoa Kỳ và Do Thái trong việc vạch ra một con đường dẫn đến việc công nhận chủ quyền của Palestine như một phần của “giải pháp hai nhà nước”.

Các nhà lãnh đạo Palestine được cho thời hạn bốn năm để chấp nhận hay bác bỏ. Kế hoạch này sẽ vẽ lại đường biên giới cho một quốc gia Palestine mới với thủ đô là al Quds, là tên tiếng Ả Rập của thành phố Giêrusalem, bao gồm một phần của Đông Giêrusalem. Tuy nhiên, phần còn lại của thành phố - bao gồm khu Thành Cổ - sẽ vẫn là một phần của Israel.

Israel cũng sẽ giữ lại khoảng một phần ba diện tích Tây Ngạn, bao gồm các khu định cư hiện tại và Thung lũng Jordan. Sẽ có bốn năm tạm dừng không mở rộng các khu định cư của Israel vào phần lãnh thổ được đề xuất là sẽ thuộc về Palestine, nhưng không có sự trì hoãn đối với các khu định cư trong ranh giới tương lai được đề xuất là thuộc về Israel ở Tây Ngạn.

Xuất hiện cùng với Tổng thống Trump hôm thứ Ba tại Toà Bạch Ốc, thủ tướng Netanyahu nói rằng Israel sẽ áp dụng ngay luật pháp của mình đối với các khu vực sẽ nằm dưới sự kiểm soát của họ trong các ranh giới được đề xuất, bao gồm Thung lũng Jordan và các cộng đồng Do Thái ở Judea và Samaria.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã từ chối kế hoạch hôm thứ Ba, nói rằng “kế hoạch này sẽ không thông qua”.

U.S. Middle East plan could lead to 'more bloodshed', bishops warn

5. Vài con số thống kê về các linh mục, tu sĩ nam nữ tại Hoa Kỳ nhân ngày đời sống thánh hiến

Nhân ngày Ðời sống thánh hiến 02 tháng 02 năm 2020, Ðức Cha James Checchio của giáo phận Metuchen, Chủ tịch Ủy ban giáo sĩ, đời sống thánh hiến và ơn gọi của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến chứng tá của những người sống đời thánh hiến.

Mỗi năm, Giáo Hội Công Giáo kỷ niệm Ngày Ðời sống thánh hiến vào ngày 02 tháng 02 để nhìn nhận vai trò thiết yếu của những người tận hiến trong đời sống của Giáo hội và cầu nguyện cho họ.

Ngày Ðời sống thánh hiến đã được thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II thành lập vào năm 1997, vào ngày lễ Ðức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ, còn được gọi là Ngày lễ nến, kỷ niệm Chúa Kitô, Ánh sáng của thế giới, đến với thế gian, thông qua ánh sáng tượng trưng của những ngọn nến. Tương tự như thế, những người nam nữ tận hiến được kêu gọi để truyền bá ánh sáng và tình yêu của Chúa Giêsu Kitô thông qua chứng tá độc đáo của họ, như chăm sóc người nghèo, cầu nguyện chiêm niệm hoặc thông qua nghề nghiệp chuyên môn của họ.

Ðức Cha Checchio nói: “Những người nam nữ thánh hiến là một kho tàng đặc biệt trong Giáo hội; qua họ, tình yêu của Chúa Giêsu trở nên hữu hình. Bằng cách dành cả cuộc đời để theo Chúa Kitô, những người tận hiến đặc biệt có thể tiếp cận với những người ở vùng ngoại biên của xã hội của chúng ta và mang thông điệp Tin Mừng cho tất cả những người nghèo khổ.”

Mỗi năm, Ủy ban giáo sĩ, đời sống thành hiến và ơn gọi yêu cầu Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tông đồ thực hiện một cuộc khảo sát về những tu sĩ khấn trọn tại Hoa Kỳ trong năm 2019.

Cuộc điều tra cho thấy độ tuổi trung bình của các tu sĩ này là 39; người trẻ nhất là 24 tuổi và lớn nhất là 71.

69% số tu sĩ là người da trắng, 10% là người Mỹ gốc Latinh và 9% là người Á châu. 74% các tu sĩ này sinh tại Mỹ; những người không sinh tại Mỹ phần lớn có nguồn gốc từ Phi Luật Tân. 25% số tu sĩ này đã có bằng cấp chuyên môn trước khi vào dòng tu. 74% số nữ tu này có ít nhất là bằng tú tài, trong khi nam giới là 69%.

89% số tu sĩ này đã từng phục vụ trong giáo xứ trước khi gia nhập dòng tu; đa số là người đọc sách, giúp lễ hay Thừa tác viên trao Mình Thánh. 91% số tu sĩ này thường tham dự những hình thức hoạt động cầu nguyện cá nhân trước khi vào dòng tu. 60% tham gia chầu Thánh Thể hay đọc kinh Mân Côi trước khi vào dòng. Gần 60% tham gia các khóa tĩnh tâm hay linh hướng trước khi nhập dòng.

6. 4 cộng tác viên của SOS Chrétiens d'Orient mất tích tại Baghdad

Vẫn chưa có tin tức nào về bốn cộng tác viên của tổ chức phi chính phủ SOS Chrétiens d'Orient, một tổ chức phi chính phủ của Pháp, đã mất tích mà không có tin tức nào từ hôm 20 tháng Giêng năm 2020 tại Baghdad, thủ đô Iraq.

Những người này đến Bagdad để gia hạn thị thực và đăng ký tổ chức của họ tại cơ quan công quyền có thẩm quyền của Iraq.

Trong một thông cáo báo chí được đăng trên mạng xã hội vào thứ Sáu 24 tháng 01 năm 2020, tổ chức SOS Chrétiens d'Orient đã báo cáo rằng họ đã mất liên lạc với bốn nhân viên của mình kể từ thứ Ba 21 tháng Giêng năm 2020, và họ đã báo cáo sự mất tích của bốn người cho chính quyền Pháp và Iraq.

Tổ chức phi chính phủ của Pháp nhấn mạnh rằng bốn nhân viên mất tích là những người có kinh nghiệm, sức khỏe tốt và có kiến thức tốt về các khu vực khủng hoảng mà họ hoạt động và luôn tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn được cập nhật để đối phó với các nguy hiểm đang nổi lên trong khu vực trong khi thực hiện các chương trình của họ.

Tổ chức SOS Chrétiens d'Orient có trụ sở chính tại Paris là tổ chức chuyên hỗ trợ các cộng đồng Kitô giáo ở Ðông phương, cũng thông qua việc tài trợ cho các dự án xã hội và giáo dục. Hiện tại, tổ chức này hiện diện với “các sứ vụ thường trực” tại Syria, Iraq, Liban và Ai Cập. Theo dữ liệu được báo cáo vào năm 2019 bởi báo Le Figaro, kể từ khi bắt đầu hoạt động, Hiệp hội đã gửi khoảng 1,500 nhân viên và tình nguyện viên để thực hiện các dự án của họ ở Trung Ðông.

7. Tổng thống Indonesia chính thức mời Ðức Thánh Cha thăm nước này.

Sau các tin tức loan truyền về việc Ðức Thánh Cha Phanxicô muốn thăm Indonesia, Tổng thống Joko Widodo của nước này đã chính thức gửi thư mời Ðức Thánh Cha Phanxicô thăm Indonesia, quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo.

Bản sao của lá thư chính thức đang lan truyền trên mạng xã hội. Trong thư, Tổng thống Widodo nói rằng ông đã được thông báo về kế hoạch viếng thăm Indonesia của Ðức Giáo hoàng và ông viết: “Về vấn đề đó, tôi rất vui mừng được gửi đến Ðức Thánh Cha, như là vị lãnh đạo tinh thần của Giáo Hội Công Giáo, một lời mời chính thức đến làm khách của chúng tôi.”

Ông Widodo nói rằng một chuyến viếng thăm của vị Giáo hoàng sẽ củng cố thêm các mối dây liên kết giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo tại Indonesia. Ông viết: “Chuyến thăm của ngài sẽ mang lại động lực rất tốt trong việc củng cố tình hữu nghị và hợp tác vì lợi ích chung của chúng ta. Xin Ðức Thánh Cha hãy đón nhận lòng kính trọng cao nhất của tôi.”

Cố vấn Tổng thống, ông Shanti Purwono, xác nhận rằng thư mời đã được gửi đến Vatican.

Sau cuộc gặp gỡ với Ðức Thánh Cha vào ngày 15 tháng 01 năm 2020, Yahya Cholil Staquf, Tổng Thư ký của tổ chức Nahdlatul Ulama, tổ chức Hồi giáo lớn nhất tại Indonesia, đã nói với hãng tin Công Giáo của Mỹ rằng Ðức Giáo hoàng Phanxicô có ý định thăm Indonesia và Ðông Timor cũng như Papua New Guinea vào tháng 9 năm 2020.

Hội đồng Tôn giáo vì Hòa bình của Indonesia nhận định rằng một chuyến viếng thăm của Ðức Giáo hoàng sẽ là một sự thúc đẩy đáng hoan nghênh cho các mối quan hệ liên tôn. Phát ngôn nhân của Hội đồng nói: “Chuyến thăm có thể củng cố mối quan hệ Công Giáo-Hồi giáo bằng cách thúc đẩy đối thoại và hợp tác liên tôn.” Ông nói thêm rằng khi đến Indonesia, Ðức Giáo hoàng sẽ nhìn thấy sự năng động của các mối quan hệ giữa các cộng đồng tôn giáo.

Cha Antonius Benny Susetyo, một thành viên của ủy ban Tổng thống về thăng tiến sự khoan dung chung, khuyến khích Tổng thống Widodo thúc đẩy chuyến viếng thăm. Cha gọi lời mời là cơ hội tốt trong khuôn khổ chính trị quốc tế để thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với văn hóa đối thoại giữa các cuộc xung đột khác nhau trên thế giới ngày nay.