Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:13 07/02/2008
DŨNG THÌ ĐẮC MÀ LÝ THÌ RẼ
Yến tử là thừa tướng nổi tiếng của nước Tề, rất thanh liêm tiết kiệm. Một hôm, Tề Cảnh công đi đến nhà ông ta, nhìn thấy môi trường nơi ở của ông ta không tốt, bèn nói: “Nhà của ông thật quá nhỏ, lại gần bên chợ, môi trường lại quá ồn ào, chi bằng dời nhà qua bên khu vườn trồng cây long não ấy !”
Yến tử chối từ nói: “Nhà tôi nghèo, ở gần bên chợ thì thuận tiện đôi chút.”
Tề công cười, hỏi: “Nhà của ông đã ở gần bên chợ, thế thì ông có thuộc lòng giá cả của các hàng hóa chứ ?”
Yến tử trả lời: “Dũng thì đắc, lý thì rẽ.”
“Dũng” là một loại giày chế cách đặc biệt, chuyên dùng cho người bị tội chặt chân mang; “lý” là giày dành cho người bình thường mang. Hồi ấy hình phạt mà Tề Cảnh công quy định rất là nghiêm khắc, rất nhiều người vì đó mà bị hình phạt chặt chân, tức là bị chặt từ đầu gối trở xuống. Yến tử nói như thế thực ra là khuyên răn Tề Cảnh công, muốn ông ta suy nghĩ lại những hình phạt mà ông ta đã phán định.
Quả nhiên, Cảnh công vừa nghe thì biến sắc mặt, nói: “Có lẽ ta đã quá tàn bạo.” Sau đó thì bỏ bớt năm loại hình phạt nặng.
(Hàn Phi tử: Nan nhị)
Suy tư:
Căng quá thì đứt, dùn quá thì yếu không làm gì được; nghiêm quá thì ai cũng sợ, hiền quá thì người coi thường, cho nên hể là người làm công tác giáo dục thì biết cách trung dung giữa căng và dùn, giữa nghiêm và hiền, để người được giáo dục không sợ cái nghiêm khắc và cũng không có ý coi thường sự hiền hòa. Chúa Giê-su đã làm như thế khi giảng dạy dân chúng, Ngài dạy như Đấng có quyền uy.
Có nhiều người Ki-tô hữu sợ cha sở như sợ...cọp, thấy ngài đàng kia thì đàng này “lủi” đi chỗ khác; có giáo dân nghe cha sở hỏi chuyện thì run như thằn lằn đứt đuôi. Tại sao vậy ? Thưa là vì có một vài cha sở quá nghiêm khắc: nghiêm khắc khi trong nhà thờ đã đành, mà còn nghiêm khắc khi tiếp xúc với giáo dân, nghĩa là khi không làm lễ thì cũng có thái độ, bộ tịch đạo mạo đến nổi chẳng giáo dân nào đến thưa chuyện. Lại có những giáo dân coi thường “ông cha”, bởi vì “ông cha” quá hòa đồng với giáo dân mà quên mất mình là linh mục: các ngài cũng ngồi chung nhậu nhẹt “quắc cần câu” với đám thanh niên, các ngài cũng ăn nói đao to búa lớn như những con chiên ghẻ...
Thật hiền hòa khi việc giáo dân làm không lỗi đức công bằng, không nghịch cùng đức tin, không gây gương mù gương xấu thì nên cổ võ khuyến khích, đừng vì nói mình là cha sở mà cấm cản mọi đề nghị của giáo dân. Thật nghiêm khắc khi có giáo dân coi thường Mình Thánh Chúa, làm những điều nghịch cùng đức tin hay nghịch với luân lý Ki-tô giáo.
Nhưng, tiên vàn cần phải có đức yêu thương và khiêm tốn, bởi vì nếu không có yêu thương và khiêm tốn thì sẽ trở thành người khắc nghiệt như Tề Cảnh công, chỉ biết luật mà không biết hoàn cảnh của bá tánh...
N2T |
Yến tử là thừa tướng nổi tiếng của nước Tề, rất thanh liêm tiết kiệm. Một hôm, Tề Cảnh công đi đến nhà ông ta, nhìn thấy môi trường nơi ở của ông ta không tốt, bèn nói: “Nhà của ông thật quá nhỏ, lại gần bên chợ, môi trường lại quá ồn ào, chi bằng dời nhà qua bên khu vườn trồng cây long não ấy !”
Yến tử chối từ nói: “Nhà tôi nghèo, ở gần bên chợ thì thuận tiện đôi chút.”
Tề công cười, hỏi: “Nhà của ông đã ở gần bên chợ, thế thì ông có thuộc lòng giá cả của các hàng hóa chứ ?”
Yến tử trả lời: “Dũng thì đắc, lý thì rẽ.”
“Dũng” là một loại giày chế cách đặc biệt, chuyên dùng cho người bị tội chặt chân mang; “lý” là giày dành cho người bình thường mang. Hồi ấy hình phạt mà Tề Cảnh công quy định rất là nghiêm khắc, rất nhiều người vì đó mà bị hình phạt chặt chân, tức là bị chặt từ đầu gối trở xuống. Yến tử nói như thế thực ra là khuyên răn Tề Cảnh công, muốn ông ta suy nghĩ lại những hình phạt mà ông ta đã phán định.
Quả nhiên, Cảnh công vừa nghe thì biến sắc mặt, nói: “Có lẽ ta đã quá tàn bạo.” Sau đó thì bỏ bớt năm loại hình phạt nặng.
(Hàn Phi tử: Nan nhị)
Suy tư:
Căng quá thì đứt, dùn quá thì yếu không làm gì được; nghiêm quá thì ai cũng sợ, hiền quá thì người coi thường, cho nên hể là người làm công tác giáo dục thì biết cách trung dung giữa căng và dùn, giữa nghiêm và hiền, để người được giáo dục không sợ cái nghiêm khắc và cũng không có ý coi thường sự hiền hòa. Chúa Giê-su đã làm như thế khi giảng dạy dân chúng, Ngài dạy như Đấng có quyền uy.
Có nhiều người Ki-tô hữu sợ cha sở như sợ...cọp, thấy ngài đàng kia thì đàng này “lủi” đi chỗ khác; có giáo dân nghe cha sở hỏi chuyện thì run như thằn lằn đứt đuôi. Tại sao vậy ? Thưa là vì có một vài cha sở quá nghiêm khắc: nghiêm khắc khi trong nhà thờ đã đành, mà còn nghiêm khắc khi tiếp xúc với giáo dân, nghĩa là khi không làm lễ thì cũng có thái độ, bộ tịch đạo mạo đến nổi chẳng giáo dân nào đến thưa chuyện. Lại có những giáo dân coi thường “ông cha”, bởi vì “ông cha” quá hòa đồng với giáo dân mà quên mất mình là linh mục: các ngài cũng ngồi chung nhậu nhẹt “quắc cần câu” với đám thanh niên, các ngài cũng ăn nói đao to búa lớn như những con chiên ghẻ...
Thật hiền hòa khi việc giáo dân làm không lỗi đức công bằng, không nghịch cùng đức tin, không gây gương mù gương xấu thì nên cổ võ khuyến khích, đừng vì nói mình là cha sở mà cấm cản mọi đề nghị của giáo dân. Thật nghiêm khắc khi có giáo dân coi thường Mình Thánh Chúa, làm những điều nghịch cùng đức tin hay nghịch với luân lý Ki-tô giáo.
Nhưng, tiên vàn cần phải có đức yêu thương và khiêm tốn, bởi vì nếu không có yêu thương và khiêm tốn thì sẽ trở thành người khắc nghiệt như Tề Cảnh công, chỉ biết luật mà không biết hoàn cảnh của bá tánh...
Kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ- mồng Hai tết
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:15 07/02/2008
KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ
MỒNG HAI TẾT
MỒNG HAI TẾT
Tin mừng: Mt 15, 1-6.
“Ngươi hãy thảo kính cha mẹ.”
Bạn thân mến,
1. Theo truyền thống tốt lành của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, ngày mồng hai tết là ngày con cháu kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ. Đặt ngày truyền thống này vào mồng hai tết là có ý nghĩa đặc biệt đối với những người con cháu như bạn và tôi, bởi vì ngày hôm qua –ngày đầu năm mới- mọi người cùng nhau vui vẻ chúc tết nhau, thì cũng có những gia đình mà năm ngoái cha mẹ cùng với con cái cháu chắt vui tết, nhưng năm nay đã không còn nữa, niềm vui tết được bộc lộ bên ngoài cùng với nổi niềm thổn thức trong lòng vi cha mẹ, người thân đã không còn vui tết với con cháu, với anh chị em của mình...
Ngày hôm nay –mồng hai tết- nhà thờ vẫn rộn ràng vui tươi, người người vẫn đến nhà thờ với tâm trạng bồi hồi xúc động, họ dâng thánh lễ thật sốt sắng với hồi tưởng về tổ tiên, ông bà cha mẹ và những người thân đã qua đời của mình. Với niềm tin sâu xa vào Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh, họ tin tưởng rằng, niềm vui tết của họ chỉ là tạm bợ, là hình bóng của niềm vui vĩnh cữu trên thiên đàng mà tổ tiên, ông ba cha mẹ và những người than đang hưởng thật là niềm vui vẻ đích thực, bất tận và hạnh phúc viên mãn.
2. Ngày hôm nay, có những người con tuy vui tết, nhưng vẫn cứ ân hận vì mình đã không lo chu toàn bổn phận chữ hiếu với cha mẹ mình, bây giờ cha mẹ không còn nữa; ngày hôm nay, có những người con dìu dắt cha mẹ già lọm khọm bước lên bực cấp nhà thờ để dâng lễ, hình ảnh này làm cho những người làm con cái cảm động và thấy mình cần có trách nhiệm hơn nữa đối với song thân sinh thành dưỡng dục mình.
Chúa Giê-su dựa vào điều răn của Thiên Chúa để bác bỏ luận điệu thảo kính cha mẹ cách hời hợt của người Pha-ri-sêu, bởi vì họ cho rằng dâng cúng cho đền thờ là đã làm tròn bổn phận thào kính cha mẹ, họ trích dẫn truyền thống để vi phạm hủy bỏ lời của Thiên Chúa. Ngày hôm nay cũng còn có những người con như thế: cứ cung phụng cho cha mẹ tiền bạc rồi cho đó là thảo hiếu cha mẹ, nhưng không hề về thăm hay hỏi han cha mẹ mạnh khỏe ra sao ? Đó không phải là thảo hiếu mà là bố thí cho cha mẹ mình.
3. Mồng Hai Tết là ngày linh thiêng của người Ki-tô hữu, ngày mà bất kỳ người con nào cũng không được phép quên cha mẹ đã qua đời của mình, ngày mà mỗi đứa con –dù tóc đã bạc, răng đã long- phải để cao bổn phận làm con của mình cho thế hệ mai sau được biết, để thế hệ này qua đi, thì còn thế hệ kế tiếp sẽ làm công việc đền ơn báo nghĩa này trong ngày thứ hai của năm mới.
Mồng Hai tết cũng là ngày các anh chị em cháu chắt trong gia đình (dù ở nơi xa) quây quần lại cùng nhau tham dự thánh lễ cầu nguyện cho tổ tiên ông bà và cha mẹ đã qua đời, cũng là để anh chị em nhớ lại những lời nói và hành động của cha mẹ mình khi còn sống, để noi theo, bắt chước và cầu nguyện cho các ngài.
Bạn thân mến,
Ngày mồng Hai tết, người Trung Quốc (gồm cả Taiwan) không có truyền thống kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời, nhưng họ có một truyền thống rất tốt đẹp là: tất cả những người con gái đã xuất giá (lấy chồng) đều cùng với chồng và con trở về nhà cha mẹ ruột của mình, để cùng ăn cơm, cùng vui tết, cùng chúc tuổi cha mẹ, đó cũng là một cách báo hiếu của con gái đã lấy chồng.
Bạn và tôi hãy dâng một lời cầu nguyện lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời, để ngày Xuân của chúng ta không vắng bóng những người thân thương, đó cùng là cách báo hiếu của chúng ta vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:16 07/02/2008
N2T |
27. Thiên thần kiêu ngạo khi ở trên thiên đàng sáng chói thì lớn tiếng hô “ta không phục tùng”; nhưng tôi ở trong thế giới tối tăm này thì phải hô to “tôi nguyện phục tùng”
. (Thánh Terese of Lisieux)Những bông hoa của tâm hồn
LM. Inhaxiô Trần Ngà
11:39 07/02/2008
Những bông hoa của tâm hồn
Hoa làm cho lòng người vui thích hoan hỉ. Trong những ngày lễ, ngày tết, thế nào cũng phải có một vài chậu hoa, ít nữa là mấy bình hoa tươi. Cả một nghệ thuật cắm hoa được phát triển để làm tăng vẻ đẹp của hoa, để làm âm vang tiếng nói của những bông hoa.
Những festival về hoa đã lôi cuốn được rất nhiều du khách thưởng ngoạn. Nhiều vườn hoa đẹp đã làm ngây ngất nhiều người chiêm quan.
Hoa tô điểm trái đất, hoa làm đẹp phố phường làng mạc, hoa tôn lên sự sang trọng của những ngày lễ hội, hoa làm đẹp mọi ngôi nhà...
Nhiều nghệ nhân sáng tạo những bình sành, sứ, gốm với những mẫu mã phong cách đa dạng để phục vụ cho việc chưng hoa.
Người tình mượn hoa để gửi gắm tình yêu và tâm hồn của mình cho người mình yêu quý.
Thiếu hoa, đời mất đẹp, mất vui, mất ý nghĩa. Thế giới nầy buồn tẻ biết bao nếu thiếu vắng những loài hoa. Chính vì thế mà nghề trồng hoa nuôi sống biết bao người.
Ngày tết, ngày xuân mà thiếu hoa thì nhạt nhẽo vô vị. Thế nên dù với giá nào đi nữa người ta cũng phải mua cho bằng được mấy chậu hoa về chưng tết trong nhà. Có những đại gia sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu đồng để mua cho được một chậu mai xinh đẹp về chưng trong những ba tết.
Thế nhưng, dù đẹp bao nhiêu, hoa cũng chỉ là thứ sớm nở tối tàn. Hương của hoa có thơm lừng đi nữa, cũng chỉ toả ra trong một thời gian ngắn.
Vậy thì tìm đâu cho được một thứ hoa vừa đẹp vừa lâu tàn vừa toả ngát hương nhưng không phai nhạt theo thời gian?
Làm gì có thứ hoa đó trên đời!
Có đấy, thưa quý vị.
Tôi đã thấy, đã gặp rất nhiều bông hoa rất đẹp, đẹp tuyệt vời, lại toả hương rất thơm và đặc biệt là vẻ đẹp của những hoa nầy rất bền lâu, hương thơm của những bông hoa nầy quyện mãi trong thời gian và không gian...
Chắc có người không tin và cho rằng tôi nói khoác. Tôi xin thề là tôi nói thật và xin nói thẳng ra rằng đó là những bông hoa của tâm hồn!
Vô vàn vô số những bông hoa tâm hồn quá đẹp, quá xinh và đang toả hương chung quanh chúng ta nhưng nhiều khi vì vô tình chúng ta không để ý.
Xin hãy nhìn xem bông hoa của những lời nói lịch sự. Hãy ngắm bông hoa của lòng vị tha. Hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa hi sinh phục vụ. Hãy thưởng thức hương thơm của hoa nhân ái. Hãy quan sát những bông hoa của những cử chỉ đẹp mà người ta thực hiện hằng ngày đó đây....
Vô vàn vô số những bông hoa của tâm hồn như thế đã tô điểm cuộc sống của chúng ta, làm ấm lòng chúng ta. Biết bao bông hoa của tâm hồn thơm tho như thế vẫn toả hương khắp thôn xóm chúng ta và đem lại hạnh phúc cho mọi nhà.
***
Bông hoa của trời đất sớm nở tối tàn, nhưng những bông hoa của tâm hồn vẫn thắm tươi qua rất nhiều năm tháng. Hương hoa của thế giới thực vật chỉ toả lan trong phạm vi nhỏ hẹp chỉ trong nay mai, nhưng hương thơm của những bông hoa tâm hồn ngan ngát suốt hàng trăm năm và hơn thế nữa.
Cách đây mười mấy năm, một em học sinh lớp 7 đến gặp tôi và đề nghị tôi giúp em một việc nhỏ. Điều làm tôi bất ngờ là em nầy học ở đâu ra những lời nói rất lịch sự, rất văn hoá không em nào có, khiến tôi rất ngạc nhiên. Tôi cảm phục cậu nhỏ nầy và dù cho đến nay, tôi không còn nhớ được khuôn mặt của em, không còn nhớ nội dung em nói, nhưng ấn tượng đẹp mà em để lại trong tâm hồn tôi còn mãi đến hôm nay và hương thơm của những lời nói đó còn phảng phất cho tới bây giờ.
Khi có dịp tiếp xúc với anh chị em, tôi gặp thấy nhiều bông hoa rất đẹp, rất cao quý, rất thơm tho của tâm hồn anh chị em. Tôi vô cùng yêu quý, trân trọng, mến chuộng và xúc động trước những bông hoa như thế. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì được sống gần những bông hoa như thế. Tôi ca tụng Chúa đã ban cho anh chị em gầy dựng được những bông hoa như thế trong tâm hồn mình.
Hôm nay, ngày đầu năm, ngày mọi người nô nức tìm hoa, chưng hoa, thưởng thức vẻ đẹp của muôn hoa, tôi xin đưa ra một đề nghị:
Vì hoa tâm hồn quá đẹp, rất đáng quý đáng yêu và toả ngát hương thơm lâu bền, vậy thì tất cả chúng ta hãy cùng nhau vun trồng loại hoa đáng quý nầy. Ai chưa có hoa thì hãy trồng thêm hoa. Ai đã có nhiều hoa thơm hoa đẹp rồi thì hãy trân trọng nó, gìn giữ nó, chăm sóc nó và đừng để nó lụi tàn đi. Ai có ít hoa thì hãy trồng thêm nhiều hoa nữa...để cuộc sống của chúng ta, để đời ta trở thành một vườn hoa trăm sắc muôn hương, tô điểm trần gian, làm ấm lòng người, đem lại hoan lạc cho tha nhân và làm vinh danh Thiên Chúa.
Hoa làm cho lòng người vui thích hoan hỉ. Trong những ngày lễ, ngày tết, thế nào cũng phải có một vài chậu hoa, ít nữa là mấy bình hoa tươi. Cả một nghệ thuật cắm hoa được phát triển để làm tăng vẻ đẹp của hoa, để làm âm vang tiếng nói của những bông hoa.
Những festival về hoa đã lôi cuốn được rất nhiều du khách thưởng ngoạn. Nhiều vườn hoa đẹp đã làm ngây ngất nhiều người chiêm quan.
Hoa tô điểm trái đất, hoa làm đẹp phố phường làng mạc, hoa tôn lên sự sang trọng của những ngày lễ hội, hoa làm đẹp mọi ngôi nhà...
Nhiều nghệ nhân sáng tạo những bình sành, sứ, gốm với những mẫu mã phong cách đa dạng để phục vụ cho việc chưng hoa.
Người tình mượn hoa để gửi gắm tình yêu và tâm hồn của mình cho người mình yêu quý.
Thiếu hoa, đời mất đẹp, mất vui, mất ý nghĩa. Thế giới nầy buồn tẻ biết bao nếu thiếu vắng những loài hoa. Chính vì thế mà nghề trồng hoa nuôi sống biết bao người.
Ngày tết, ngày xuân mà thiếu hoa thì nhạt nhẽo vô vị. Thế nên dù với giá nào đi nữa người ta cũng phải mua cho bằng được mấy chậu hoa về chưng tết trong nhà. Có những đại gia sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu đồng để mua cho được một chậu mai xinh đẹp về chưng trong những ba tết.
Thế nhưng, dù đẹp bao nhiêu, hoa cũng chỉ là thứ sớm nở tối tàn. Hương của hoa có thơm lừng đi nữa, cũng chỉ toả ra trong một thời gian ngắn.
Vậy thì tìm đâu cho được một thứ hoa vừa đẹp vừa lâu tàn vừa toả ngát hương nhưng không phai nhạt theo thời gian?
Làm gì có thứ hoa đó trên đời!
Có đấy, thưa quý vị.
Tôi đã thấy, đã gặp rất nhiều bông hoa rất đẹp, đẹp tuyệt vời, lại toả hương rất thơm và đặc biệt là vẻ đẹp của những hoa nầy rất bền lâu, hương thơm của những bông hoa nầy quyện mãi trong thời gian và không gian...
Chắc có người không tin và cho rằng tôi nói khoác. Tôi xin thề là tôi nói thật và xin nói thẳng ra rằng đó là những bông hoa của tâm hồn!
Vô vàn vô số những bông hoa tâm hồn quá đẹp, quá xinh và đang toả hương chung quanh chúng ta nhưng nhiều khi vì vô tình chúng ta không để ý.
Xin hãy nhìn xem bông hoa của những lời nói lịch sự. Hãy ngắm bông hoa của lòng vị tha. Hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa hi sinh phục vụ. Hãy thưởng thức hương thơm của hoa nhân ái. Hãy quan sát những bông hoa của những cử chỉ đẹp mà người ta thực hiện hằng ngày đó đây....
Vô vàn vô số những bông hoa của tâm hồn như thế đã tô điểm cuộc sống của chúng ta, làm ấm lòng chúng ta. Biết bao bông hoa của tâm hồn thơm tho như thế vẫn toả hương khắp thôn xóm chúng ta và đem lại hạnh phúc cho mọi nhà.
***
Bông hoa của trời đất sớm nở tối tàn, nhưng những bông hoa của tâm hồn vẫn thắm tươi qua rất nhiều năm tháng. Hương hoa của thế giới thực vật chỉ toả lan trong phạm vi nhỏ hẹp chỉ trong nay mai, nhưng hương thơm của những bông hoa tâm hồn ngan ngát suốt hàng trăm năm và hơn thế nữa.
Cách đây mười mấy năm, một em học sinh lớp 7 đến gặp tôi và đề nghị tôi giúp em một việc nhỏ. Điều làm tôi bất ngờ là em nầy học ở đâu ra những lời nói rất lịch sự, rất văn hoá không em nào có, khiến tôi rất ngạc nhiên. Tôi cảm phục cậu nhỏ nầy và dù cho đến nay, tôi không còn nhớ được khuôn mặt của em, không còn nhớ nội dung em nói, nhưng ấn tượng đẹp mà em để lại trong tâm hồn tôi còn mãi đến hôm nay và hương thơm của những lời nói đó còn phảng phất cho tới bây giờ.
Khi có dịp tiếp xúc với anh chị em, tôi gặp thấy nhiều bông hoa rất đẹp, rất cao quý, rất thơm tho của tâm hồn anh chị em. Tôi vô cùng yêu quý, trân trọng, mến chuộng và xúc động trước những bông hoa như thế. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì được sống gần những bông hoa như thế. Tôi ca tụng Chúa đã ban cho anh chị em gầy dựng được những bông hoa như thế trong tâm hồn mình.
Hôm nay, ngày đầu năm, ngày mọi người nô nức tìm hoa, chưng hoa, thưởng thức vẻ đẹp của muôn hoa, tôi xin đưa ra một đề nghị:
Vì hoa tâm hồn quá đẹp, rất đáng quý đáng yêu và toả ngát hương thơm lâu bền, vậy thì tất cả chúng ta hãy cùng nhau vun trồng loại hoa đáng quý nầy. Ai chưa có hoa thì hãy trồng thêm hoa. Ai đã có nhiều hoa thơm hoa đẹp rồi thì hãy trân trọng nó, gìn giữ nó, chăm sóc nó và đừng để nó lụi tàn đi. Ai có ít hoa thì hãy trồng thêm nhiều hoa nữa...để cuộc sống của chúng ta, để đời ta trở thành một vườn hoa trăm sắc muôn hương, tô điểm trần gian, làm ấm lòng người, đem lại hoan lạc cho tha nhân và làm vinh danh Thiên Chúa.
Ngày 7 tháng 2: Kính Thánh Eugénie
PhóTế Huỳnh Mai Trác
16:57 07/02/2008
Thánh Eugénie là đấng sáng lập ra “Cộng Đồng Nữ Tu cầu nguyện cho các linh hồn ở Luyện Tội”. Bà sinh năm 1825 ở Lille, nước Pháp. Từ nhỏ bà đã tỏ ra rất sốt sắng cầu nguyện cho linh hồn những kẻ qua đời, đặc biệt là cho các linh hồn ở luyện tội sớm được siêu thoát để về cùng Chúa trên Thiên đàng. Lớn lên bà gia nhập Dòng tu và mang tên là “Sơ Maria Quan Phòng” (Marie de la Providence).
Trong cuộc đời tu trì, bà nhận được nhiều ơn sủng đặc biệt của Thiên Chúa, bà cầu nguyện liên lĩ và dâng hiến lên Thiên Chúa mọi lời cầu cũng như công việc của mình để cầu xin cho các linh hồn còn đang ở trong luyện tội được sớm lên Thiên đàng.
Năm 1856, bà thành lập một tu hội chuyên chú cầu nguyện cho các linh hồn ở luyện tội: một tu hội chăm lo về giáo dục và truyền giáo, và đặc biệt cầu nguyện cho các linh hồn còn phải đền tội trong luyện tội và chưa được về với Chúa trên Thiên đàng.
Tin tưởng là một linh hồn phải trong sạch tất cả mọi tội lỗi mới được nhìn thấy Chúa đã được xác nhận trong Công Đồng Florence và Trente. Thiên Chúa là Ðấng tòan thiện và những linh hồn tinh tuyền, sạch hết mọi tội lỗi mới được nhìn thấy dung nhan Thiên Chúa.
Tuy vậy “thời gian" ở trong luyện tội là thời gian thanh lọc tất cả mọi tội lỗi và các linh hồn đó chỉ nhờ vào những lời cầu và những công việc lành của “Hội Thánh thông công”. Lòng tin này giúp cho chúng ta hiểu phần nào “các thánh thông công”. Những liên đới của chúng ta trên trần thế không chấm dứt khi một tín hữu lìa khỏi thế gian qua sự chết. Ðó chính là mối kết hiệp của chúng ta với các linh hồn trong luyện tội. Và chúng ta nên tránh những ý tưởng luyện tội là một ngục tù và dùng những phương cách dị đoan và có tính cách thương mại để giải thoát các linh hồn!
Tu hội của thánh Eugénie được thánh “Curé d’Arc” linh hướng và nâng đỡ. Thánh Eugénie khuyến khích cầu cho các linh hồn nơi luyện tội nhưng luôn đặt mọi tin tưởng và hy vọng vào lòng thương xót bao la của Thiên Chúa.
Trong cuộc đời tu trì, bà nhận được nhiều ơn sủng đặc biệt của Thiên Chúa, bà cầu nguyện liên lĩ và dâng hiến lên Thiên Chúa mọi lời cầu cũng như công việc của mình để cầu xin cho các linh hồn còn đang ở trong luyện tội được sớm lên Thiên đàng.
Năm 1856, bà thành lập một tu hội chuyên chú cầu nguyện cho các linh hồn ở luyện tội: một tu hội chăm lo về giáo dục và truyền giáo, và đặc biệt cầu nguyện cho các linh hồn còn phải đền tội trong luyện tội và chưa được về với Chúa trên Thiên đàng.
Tin tưởng là một linh hồn phải trong sạch tất cả mọi tội lỗi mới được nhìn thấy Chúa đã được xác nhận trong Công Đồng Florence và Trente. Thiên Chúa là Ðấng tòan thiện và những linh hồn tinh tuyền, sạch hết mọi tội lỗi mới được nhìn thấy dung nhan Thiên Chúa.
Tuy vậy “thời gian" ở trong luyện tội là thời gian thanh lọc tất cả mọi tội lỗi và các linh hồn đó chỉ nhờ vào những lời cầu và những công việc lành của “Hội Thánh thông công”. Lòng tin này giúp cho chúng ta hiểu phần nào “các thánh thông công”. Những liên đới của chúng ta trên trần thế không chấm dứt khi một tín hữu lìa khỏi thế gian qua sự chết. Ðó chính là mối kết hiệp của chúng ta với các linh hồn trong luyện tội. Và chúng ta nên tránh những ý tưởng luyện tội là một ngục tù và dùng những phương cách dị đoan và có tính cách thương mại để giải thoát các linh hồn!
Tu hội của thánh Eugénie được thánh “Curé d’Arc” linh hướng và nâng đỡ. Thánh Eugénie khuyến khích cầu cho các linh hồn nơi luyện tội nhưng luôn đặt mọi tin tưởng và hy vọng vào lòng thương xót bao la của Thiên Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sứ điệp Lộ Đức và tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm
Lm Nguyễn Hữu Thy
08:28 07/02/2008
Sứ điệp Lộ Đức và Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm
1. Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội
Biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức đã đạt tới cao điểm của nó vào ngày 25.3.1858, vào ngày Lễ Truyền Tin(1), ngày Đức Mẹ tự giới thiệu: «Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai!» Đó là lần thứ 16 trong 18 lần Đức Mẹ hiện ra cùng thiếu nữ Bernadette Soubirous ở hang núi Massabielle, miền Nam Pháp.
Quả vậy, trước câu hỏi của Bernadette: «Thưa Mademoiselle, xin cô vui lòng cho con biết cô là ai?», Đức Maria đã mở rộng hai tay ra hướng về trái đất. Sau đó Đức Mẹ lại chấp hai tay trên ngực, ngước mắt lên trời và nói bằng thổ ngữ địa phương của vùng đó vào lúc bấy giờ: «Que soy era Immaculada Councepciou» - Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai! Và Bernadette - tuy đã 14 tuổi, nhưng chưa rước lễ lần đầu và hầu như chưa học giáo lý gì cả - không hề hiểu được câu nói của «Madame trắng» kia. Dĩ nhiên khi đi xem lễ các ngày Chúa Nhật, Bernadette chắc chắn đã được nghe nói về ơn Vô Nhiễm Thai của Mẹ Thiên Chúa, nhưng em không hiểu được các bài giảng bằng tiếng Pháp. Hơn nữa, ý niệm «Vô Nhiễm Thai» đối với em cả là một điều bất khả tri giống như mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi vậy. Sau biến cố hiện ra của Đức Mẹ, Bernadette đã phải nhắc đi nhắc lại câu nói «Que soy era Immaculada Councepciou» cho Vị Linh mục Quản Xứ của em cũng như các cơ quan chính quyền, nhưng đối với em câu nói đó cũng giống như một câu bùa chú, không thể hiểu được. Cha Peyramale, vị Quản Xứ lúc bấy giờ, rất ngạc nhiên về kiểu nói khác thường này, vì lúc bấy giờ người ta thường chỉ nói «sự vô nhiễm thai của Đức Maria» hay «Đức Maria vô nhiễm», chứ không một ai xưng tụng Đức Mẹ bằng tước hiệu «Đấng Vô Nhiễm Thai» cả. Chỉ về sau vị Quản Xứ mới hiểu ra được rằng kiểu nói đó là một minh chứng hùng hồn cho sự tinh tuyền tuyệt đối của Mẹ Thiên Chúa và việc Mẹ được cưu mang không hề vương vấn tội nguyên tổ. Chính tính chất đặc biệt của câu nói «Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai» đối với vị Quản Xứ - người vào lúc đầu hoàn toàn nghi ngờ về tính cách chính xác của việc Đức Mẹ hiện ra – đã trở thành luận cứ cho sự khả tín của sứ điệp trời cao, bởi vì bé gái thị kiến chưa đủ khả năng để hiểu được câu nói khó hiểu và bất bình thường đó.
Sứ điệp Lộ Đức gắn bó chặt chẽ với đặc sủng Vô Nhiễm Thai của Đức Mẹ, mà trước đó bốn năm – năm 1854 – đã được ĐTC Piô IX long trọng công bố thành tín điều. Như vậy, qua lời tự nhận mình là Đấng Vô Nhiễm Thai, Đức Mẹ đã gián tiếp chuẩn y quyền giáo huấn vô ngô của Đức Giáo Hoàng Roma, mà Công đồng chung Vatican I vào năm 1870 đã khẳng định như một giáo huấn bó buộc. Đức Piô XII trong Thông điệp dịp kỷ niệm 100 năm biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, đã cho rằng: «Chắc chắn lời phán quyết vô ngộ của Đức Giáo Hoàng Roma, của Đấng diễn giải chính thức của chân lý mặc khải, không cần đến sự chuẩn y của trời cao hầu trở thành có giá trị cho đức tin của các tín hữu. Nhưng dân Kitô giáo và các chủ chăn của mình đã cảm thấy vô cùng xúc động và biết ơn khi câu trả lời của trời cao được phát ra trên môi miệng Bernadette: «Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai!»
Nhưng lý do nào đã khiến Mẹ Thiên Chúa – qua biến cố hiện ra với Bernadette vào ngày 25.3.1858 - chuẩn y tín điều đã được Đức Piô IX công bố?
2. Sự diễn biến lịch sử của tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm
Ở đây chúng ta không bàn về sự can thiệp của trời cao, nhưng chúng ta chỉ dựa theo lý do về lịch sử các tín điều và về tình trạng tinh thần đặc biệt vào giữa thế kỷ 19. Chúng ta có thê bắt đầu với một cái nhìn vào sự phát triển có tính cách lịch sử của định tín. Thật ra chưa có một tín điều nào đã phải trải qua một thời gian nghiên cứu và đầy tranh cãi lâu như tín điều Vô Nhiêm Thai của Đức Maria. Nguyên tắc nền tảng của tín điều là sự mặc khải được dựa trên sự liên kết chặt chẽ của Mẹ Thiên Chúa với chương trình cứu độ của Đức Kitô. Theo «Tiền Phúc Âm» - (Protoevangelium), thì Thân Mẫu Đấng Messia là kẻ thù của «con rắn» (St 3,15) và vì thế Người không bị đặt dưới quyền lực của ma quỷ qua tội nguyên tổ được. Trong lời truyền tin của Thiên thần, Đức Mẹ đã được xưng nhận là Đấng đầy ơn phúc (x. Lc 1,28), Đấng được chính Thiên Chúa kén chọn để giao cho sứ mệnh làm Mẹ Con Một của Người. Từ nền tảng Kinh Thánh này, các thánh Giáo Phụ đã tuyên xưng Đức Mẹ ngay từ thế ký II là «Êvà mới» bên cạnh Đức Kitô, A-dong mới. Đức tin và sự vâng phục của Đức Mẹ đã quân bình được điều Eva gây ra do sự bất phục tòng của bà. Sự công bố long trọng tước hiệu «Mẹ Thiên Chúa» tại Công đồng Ephesus năm 431 đã kêu mời sự tin nhận Đức Maria là Đấng «hoàn toàn tinh tuyền» và Đấng «hoàn toàn thánh thiện». Từ thế kỷ VI, Giáo Hội mừng kính Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời – xuất phát từ phía đông đế quốc Roma - Nhờ vào sự liên kết đặc biệt của Người với công trình cứu chuộc của Đức Kitô, Đức Maria không thể bị rơi vào vòng hư nát của thể xác phàm nhân, mà tội A-dong đã gây ra. Sự so sánh Êvà-Maria, lời ngợi khen Mẹ Thiên Chúa và việc cử hành việc Đức Mẹ được rước về Trời là nền tảng cho sự phát biểu về nguồn gốc thánh thiện của Đức Maria trong Giáo Hội Đông Phương. Bằng chứng thứ nhất về tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được tìm thấy trong một bài giảng của Đức Giám Mục Theotechnus thành Livias (ngày nay thuộc nước Gio-đan) vào thế kỷ thứ VI(2).
Trong khi đó ở Tây phương, lời phát biểu của thánh Augustinô (429) lại mang tính cách khác. Khi phát biểu về Đức Maria, thánh nhân không muốn đề cập đến
vấn đề tội lỗi, mặc dù quan điểm thánh nhân về vấn đề tội nguyên tổ nơi Đức Maria cũng không «tích cực» lắm(3). Từ thế kỷ VIII, Giáo Hội Đông Phương theo lễ nghi Hy Lạp mừng Lễ Đức Mẹ được cưu mang trong cung lòng thánh nữ Anna vào ngày 9 tháng 12. Từ thế kỷ XI Lễ này cũng được bắt đầu mừng ở Tây Phương theo lễ nghi La-tinh, khởi đầu từ Anh Quốc. Đan sĩ Eadmer thuộc Dòng Biển Đức, một học trò của thánh Anselm Canterbury (Tk. XII), là nhà thần học đầu tiên đã đề cập rõ ràng về sự thụ thai hoàn toàn không vướng mắc nguyên tội của Mẹ Thiên Chúa.
Trong khi đó, đa số các nhà thần học thời Trung cồ, đặc biệt thánh Tôma Aquinô và thánh Bonaventura, đã không đồng ý quan điểm như thế về Vô Nhiễm Thai của Đức Maria, nhưng cho rằng Đức Mẹ đã được thánh hóa ngay lập tức khi được cưu mang trong cung lòng thân mẫu Mẹ, vì theo các ngài, là một thành phần nhân loại, Đức Maria cũng cần sự cứu rỗi của Đức Kitô. Nghĩa là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó, Đức Maria cũng vướng mắc tội nguyên tổ.
Điểm đột phá thần học rõ ràng và dứt khoát nhất về đặc sủng Vô Nhiễm Thai của Đức Maria là do Duns Scotus (+1308), nhà thần học người Anh thuộc Dòng Phan-xi-cô, phát động. Ông dựa trên tư tưởng «tiền cứu rỗi», qua đó Đức Maria – nhờ vào công nghiệp cứu chuộc của đức Kitô trong tương lại - đã hoàn toàn được gìn giữ khỏi nguyên tội ngay trước khi Mẹ được thụ thai.
Dựa vào thế giá thánh Tôma Aquinô, các nhà thần học Dòng Đa-minh đã trong một thời gian dài gắt gao chống lại sự xác tín lan tràn rộng rãi trong Giáo Hội chủ trương rằng Đức Mẹ đã được thụ thai mà không hề vương vấn nguyên tội; vì theo họ, nếu chủ trương như thế thì Đức Mẹ không được hưởng ơn cứu độ của Đức Kitô. Nhưng ngay trong hàng ngũ các thầy Dòng Đa-minh con số những người ủng hộ quan điểm «Immaculata Conception» mỗi ngày mỗi tăng. Từ thế kỷ XIV, các phân khoa thần học của các đại học danh tiếng ở Âu Châu – khởi đầu từ đại học Sorbonne ở Paris (Pháp), cũng như đại học Köln, Mains (Đức) và Wien (Áo), v.v… - chỉ cấp văn bằng đại học cho những sinh viên đồng thuận với giáo huấn Đức Mẹ Vô Nhiễm. Sự định nghĩa có tính cách tín lý về sự Vô Nhiễm Thai của Đức Maria đã được đề xuất trong Công đồng Basel năm 1439, nhưng về sau vì không được đa số các nghị phụ đồng ý nên Đức Giáo Hoàng tuyên bố vô hiệu lực. Nhưng từ thế kỷ XV trở đi, các Đức Giáo Hoàng đều cổ vũ mỗi ngày một hơn việc tổ chức mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Do đó, vào năm 1708, Đức Clemens XI đã cho mừng khắp nơi trong toàn Giáo Hội. Dĩ nhiên, Sách Lễ Dòng Đa-minh có bản văn riêng, và trong đó ghi: «sự giải thoát của Đức Maria khỏi nguyên tội sau khi linh hồn được phó vào trong thể xác». Nhưng cuối cùng, vào năm 1842, câu văn này hoàn toàn bị loại bỏ. Bề Trên Cả Dòng Đa-minh xin phép cho Dòng của ngài cũng được mừng kính Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm cùng với toàn thể Giáo Hội.
Về phía Tòa Thánh luôn luôn ủng hộ sự xác tín phổ cập trong Giáo Hội về đặc sủng Vô Nhiễm Thai của Đức Maria. Đức Giáo Hoàng Sixtus IV nghiêm cấm tất cả những chống đối cho rằng giao huấn về sự Vô Nhiễm Thai của Đức Maria là lạc đạo. Còn thánh Giáo Hoàng Piô V, một thầy Dòng Đa-minh, cấm đưa giáo huấn ra bàn cãi một cách công khai, ngoại trừ ở các đại học. Năm 1661 Đức Giáo Hoàng Alexandre VII đã ban hành một Sắc Chỉ nêu lên những yếu tố quan trọng, như một chuẩn bị cho định tín năm 1854.
Vào đầu thế kỷ XIX tín điều vẫn còn bị chống đối nơi một số người thuộc phái Jansénistes (phái Khắc Khổ) ở Pháp, bởi vì theo họ thì sự phát triển thần học của Giáo Hội đã được khép lại với thời thượng cổ (thánh Augustinô). Phái Jansénistes ngày xưa cũng có thể so sánh với một số các nhà thần học ngày nay đã giới hạn việc phát triển các tín điều lại trong thiên niên kỷ thứ nhất mà thôi. Nhưng đại đa số trong Hội đồng Giám Mục Đức và các phân khoa thần học trong vùng lãnh thổ nói tiếng Đức – dĩ nhiên không hẳn vì lý do đại kết Kitô giáo – đã tỏ thái độ hoàn toàn lạnh nhạt với khuynh hướng của các nhà thần học đó.
Bởi vậy, khi giáo sư thần học Georg Hermes (đh. Köln/Đức) và các học trò của ông tuyên truyền sự hoài nghi về đặc sủng vô nhiễm thai của Đức Maria, thì vào năm 1837 Đức Tổng Giám Mục Köln đã đòi buộc các Linh mục trong Giáo phận của ngài phải tuyên tín giáo huấn đó trên giấy tờ hẳn hoi. Ngoài ra, việc công bố cách long trọng tín điều đã được cổ vũ nhờ lời đề nghị của thánh Leonhard Porto Maurizio (1751) triệu tập một «Công đồng bằng văn thư», tức Đức Thánh Cha thăm dò ý kiến của các Giám Mục trên thế giới. Trong thế ký XVII và XVIII, các vua Tây Ban Nha luôn luôn cố gắng vận động ban hành tín điều.
Vào năm 1840, 51 Giám Mục người Pháp đã đệ trình Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI thỉnh nguyện thư xin ban hành thành tín điều. Và sau đó các Giám Mục khác cũng đồng thuận như vậy. Ngoài ra, từ năm 1834 một số lớn các vị Hồng Y, Giám Mục và các Dòng Tu (kể cả Dòng Đa-minh) đã xin Đức Grêgôriô đưa tĩnh từ «vô nhiễm» vào trong Kinh Tiền Tụng ngày Lễ Đức Maria được cưu mang và vào trong Kinh Cầu Đức Bà: «Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông», một điều mà các thầy Dòng Phan-xi-cô đã làm từ lâu. Đến năm 1847 thì các sách phụng vụ do Đức Piô X ban hành đều có thêm vào trong Kinh Tiền Tụng va Kinh Cầu Đức Bà tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Hiện tượng này đã làm sống động lại tinh thần sống đạo sốt sắng trong Giáo Hội Công Giáo, mà những biến động bất ổn của thời phục hưng cũng như cuộc cách mạng Pháp làm vùi lấp đi. Kho tàng truyền thống của Giáo Hội đặc biệt về Đức Kitô và Đức Maria lại được tái khám phá. Nhiều Dòng Tu mới thành lập đã đề cao lòng sùng kính Đức Mẹ. Biến cố chủ chốt chính là biến cố Đức Mẹ hiện ra cùng thánh nữ Catharina Labouré ở đường «Rue du Bac» ở Paris (1830), trong đó Đức Mẹ đã tự giới thiệu trên bức «Ảnh Đức Mẹ Ban Ơn» với Lời Kinh: Ngoài ra còn có vô số tác phẩm thần học đã đóng góp vào công cuộc soạn sửa cho định tín về Đức Mẹ Vô Nhiễm, trong đó phải kể trước hết công trình đặc khảo của Linh mục Dòng Tên Giovanni Perrone năm 1847.
Từ năm 1848 các Ủy Ban Toà Thánh đã chính thức bắt đầu nghiên cứu vấn đề. Năm 1849, Đức Giáo Hoàng IX đã yêu cầu các Đức Giám Mục trên khắp thế giới cho biết ý kiến về định tín có thể sẽ được công bố. Trong số 603 vị trả lời, có 546 vị ủng hộ việc đưa đặc sủng Vô Nhiễm Thai của Đức Maria đặt thành tín điều. Trong số 57 vị Giám Mục còn lại, thì chỉ có 8 vị là hoàn toàn chống lại việc ban bố tín điều; số các vị còn lại hoặc giữ thái độ trung lập hoặc cho rằng việc lập thành tín điều là quá vội vàng. Dĩ nhiên, tất cả các Giám Mục đều chứng nhận rằng Dân Chúa khắp nơi xác tín rất sâu xa về sự Vô Nhiễm Thai của Đức Maria.
3. Nội dung ý nghĩa của tín điều
Cuối cùng, vào ngày 8.12.1854, qua Sắc Chỉ «Ineffablis Deus», tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai đã được long trọng công bố: «Do quyền năng của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô và do quyền năng của Ta, Ta giải thích, tuyên bố và minh định rằng giáo huấn cho rằng Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria nhờ ơn thánh và lòng ưu ái đặc biệt của Thiên Chúa Toàn Năng dựa vào công nghiệp Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại, đã được giữ gìn tinh tuyền trước vết nhơ tội nguyên tổ, được Thiên Chúa mặc khải và vì thế đòi buộc mọi tín hữu phải tin một cách chắc chắn và bền vững»(4).
Tín điều nhấn mạnh đến việc Đức Maria được gìn giữ hoàn toàn trước tội nguyên tổ. Sắc lệnh của Công đồng Trient về tội nguyên tổ đã định nghĩa: «Tội lỗi là sự chết của linh hồn» (peccatum, quod mors est animae)(5). Sự ghi nhận này người ta có thể tìm gặp trong Công Nghị Orange II năm 529(6) và trong các tác phẩm của thánh Augustinô. Các Giáo Phụ Hy-lạp cũng đồng một quan điểm như thế về hậu quả của tội nguyên tổ. Khác với Luther, một thầy Dòng Augustin và là cha đẻ của hệ phái Tin Lành ở Đức, Công đồng Trient phân biệt giữa tội nguyên tổ và khuynh hướng phạm tội (concupiscence), điều mà thánh Phaolô thỉnh thoảng cũng gọi là «tội»(7), nhưng đó không phải là «tội thực sự», nhưng là khuynh hướng «do tội gây ra và hướng chiều về tội»(8). Tridentinum cho rằng tội riêng của con cháu A-dong là hậu quả của ảnh hưởng tội nguyên tổ, là «sự di truyền của A-dong», và cuộc sống xum họp thân giao với thiên Chúa trên Thiên đàng được đánh dấu bằng ý niệm «sự công chính và thánh thiện»(9), điều mà thánh Phaolô cũng đề cập trong Thư Êphêsô (4,24) như là tình trạng của những người đã được chịu Phép Thánh Tẩy.
Điều quan trọng đáng ghi nhận ở đây là tính cách đặc biệt về việc gìn giữ khỏi tội nguyên tổ «nhờ ơn thánh và lòng ưu ái đặc biệt của Thiên Chúa Toàn Năng» (singulari omnipotentis Dei gratia et privilegio)(10). Ở đây, người ta tự hỏi: Phải chăng đặc sủng này chỉ dành cho một mình Đức Maria mà thôi? Sắc Chỉ «Ineffabilis Deus» đã khẳng định rõ ràng là đặc sủng đó chỉ dành cho Mẹ Thiên Chúa mà thôi, và ngoài Đức Maria không một tạo vật nào được hưởng đặc sủng đó. Tuy nhiên, Đức Piô IX đã không công bố dự kiến xác định tính cách đặc thù tuyệt đối của việc Đức Mẹ Vô Nhiễm. Vì lý do đó, nên những ý kiến ngông cuồng quá khích cho rằng cả Thánh Giuse cũng được ơn vô nhiễm thai, đã không bị kết án một cách công khai.
Nhưng trong Thông điệp «Fulgens Corona» dịp kỷ niệm 100 năm tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm (1953), Đức Piô XII đã tuyên bố rõ ràng rằng ơn Vô Nhiễm là «đặc ân duy nhất không được dành cho bất cứ ai khác ngoài Đức Maria ra.» Cuối cùng, bản văn của tín điều đã nhấn mạnh rằng việc Đức Maria được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ là «nhờ vào công nghiệp của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại».
Như thế, Đức Maria không bị loại trừ khỏi sự cứu rỗi, nhưng là hiện thực một cách trọn vẹn nhất công trình cứu độ của Đức Kitô. Vì thế, Sắc Chỉ «Ineffabilis Deus» đã nhấn mạnh: «Rất Thánh Trinh Nữ Maria và Mẹ Thiên Chúa, nhờ vào công nghiệp của Chúa Cứu Thế, đã không hề bị vướng mắc tội nguyên tổ, nhưng đã được gìn giữ khỏi vết nhơ tội nguyên tổ ngay trước được cưu mang».
Bởi vậy, biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức được coi là ấn tín của trời cao chuyẩn y ơn vô ngộ của Đức Giáo Hoàng, mặc dù định tín đã được «Công đồng bằng văn thư» của các Đức Giám Mục trên thế giới nhất trí ủng hộ. Đồng thời biến cố Đức Mẹ hiện ra cũng là một cú đòn đánh vào những trào lưu thế tục chống báng Thiên Chúa và Giáo Hội do các ảnh hưởng thời phục hưng để lại. Trong một bài báo vào năm 1870, giáo sư thần học tín lý Mathias Joseph Scheeben, đại học Köln, đã gọi ơn vô ngộ của Đức Giáo Hoàng mà Công đồng Vatican I xác định, và tín điều về Đức Mẹ được Đức Piô IX công bố trước đó là hai «phương dược chính chữa lành cho những sai lầm cơ bản của thời đại chúng ta hôm nay: Chủ nghĩa tự nhiên, cùng với chủ nghĩa duy trí và chủ nghĩa tự do»(11). Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm đồng thời còn là sao mai của ơn thánh trên bầu trời của thế kỷ XIX, là ngôi sao đã loan báo trước «mặt trời ơn thánh xuất hiện trong xác phàm»; còn «ngai toà vô ngộ của Đấng Kế Vị Đức Kitô» là «sao hôm phản chiếu lại trọn vẹn ánh sáng của mặt trời chân lý vĩnh cửu đã lặn khỏi mặt đất», hầu ngăn chặn không để bóng tối vô đạo trở lại trên nhân loại nữa(12). Theo giáo sư Scheeben, hai ngôi sao đã nhận lãnh được „ánh sáng từ Đức Kitô, mặt trời ơn thánh và mặt trời chân lý“(13). Cả hai tín điều trình bày tính cách siêu nhiên của Kitô giáo một cách rõ ràng cụ thể. Với hai ngôi sao sáng chói đó, những tín hữu Công Giáo có thể chiến thắng được „hoả ngục và tinh thần thế tục“ đang tự huỷ diệt „trong sự tự phụ về bản chất, lý trí và sự tự do của mình“. Bởi vì, chủ nghĩa tự do cũng đã thấm nhiễm vào nhiều người Công Giáo, nhất là tại Đức, nên một sự suy niệm sâu xa về tính chất siêu nhiên của Kitô giáo là một điều hết sức quan trọng (14).
4. Nội dung sứ điệp Đức Mẹ Lộ Đức
Nếu tại Lộ Đức, Đức Mẹ đã tự giới thiệu là „Đấng Vô Nhiễm“, là Trinh Nữ và Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì đó không phải là một sứ điệp lẻ loi riêng biệt, nhưng là tột đỉnh của toàn diện biến cố Lộ Đức. Khởi đầu là lời kêu mời ăn năn sám hối và quay trở về cùng Thiên Chúa. Điều đó được đánh dấu trước hết bằng những đòi hỏi khẩn thiết của Đức Maria vào ngày 24 tháng 2.: „Hã ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội“ – „Hãy cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho những kẻ tội lỗi được ơn ăn năn trở lại!“ Và Đức Mẹ nói riêng cùng Bernadette: „Con hãy cúi mình xuống và hãy hôn mặt đất như là một việc đền bù cho các kẻ có tội.“ Sự tinh tuyền không chút bợn nhơ của Đức Maria là một hình ảnh đầy hy vọng chống lại tội lỗi đã từng hạ nhục con người và đồng thời đưa dẫn con người bước đi trên một con đường dốc đầy nguy hiểm. Và tận cùng của con đường này là sự tiêu diệt đời đời, nếu con người không hồi tâm ăn năn trở về cùng Thiên Chúa. Lời kêu mời sám hối phù hợp với lời rao giảng của Đức Giêsu: „Thời kỳ đã mãn, Nước Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng!“ (Mc 1,15). Nơi Đức Maria, hình ảnh con người còn mang đầy tính chất nguyên thuỷ của nó như Thiên Chúa muốn, tức không vướng mắc tội lỗi. Nơi Mẹ, „Êvà mới“, lại tỏa sáng ơn Thiên đàng và đạt tới sự viên mãn trọn vẹn. Chân lý về Đức Maria như là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội đã củng cố sự can đảm của chúng ta, hầu cùng với ơn Chúa chúng ta có thể thoát khỏi được sự dữ và sống trong niềm hân hoan của Thiên Chúa.
Sứ điệp sám hối vào ngày 25 tháng 2 liên kết chặt chẽ với sự đòi hỏi: „Con hãy đi đến nguồn nước, hãy múc nuớc mà uống và hãy tắm rửa trong đó! Con hãy ăn các cây cỏ mà con tìm thấy mọc ở nơi đó!“ Để làm cho nguồn nước có thể phun chảy lên được, Bernadette đã phải lấy tay đào đất đầy bùn và sau nhiều lần tìm cách làm cho nước chảy ra từ cái vũng đất do em đào lên, Bernadette đã làm bẩn cả mặt mũi. Nhưng khi em bắt đầu ăn các cỏ dại mọc gần đó, nhiều người đã cho em là điên khùng. Nhưng em đã chấp nhận sự hiểu lầm đó của mọi người như của lễ đền bù và cầu nguyện cho kẻ có tội biết ăn năn trở lại.
Còn việc tắm rửa trong nước từ nguồn nước mà Đức Mẹ làm cho vọt chảy lên qua trung gian của Bernadette, nhắc nhủ đến Phép Rửa ăn năn sám hối của Gioan Tẩy Giả, Đấng đã đến để dọn đường cho Đức Giêsu trong lòng con người. Nước là tượng trưng cho sự tinh luyện cần thiết khỏi tội lỗi, nhưng đồng thời cũng là biểu hiệu của sự sống mới trong ơn thánh, một sự sống được ban cho nhờ Bí tích Rửa Tội. Ai đi hành hương Lộ Đức, sẽ canh tân lại ơn Rửa Tội, nhất là khi người đó chịu Bí tích Thống Hối. Nước là biểu hiệu cho sự sống sung mãn của ơn thánh phù hợp với cuộc sống thần linh mà Đức Maria đã được nhận lãnh ngay từ trước khi Mẹ được cưu mang, nhờ vào công cuộc cứu chuộc trong tương lai của Đức Giêsu, Con Mẹ. Trong đặc sủng Vô Nhiễm Thai của Đức Maria, mục đích sự ăn năn trở lại của chúng ta tỏa sáng lên, tức trở thành những con người mới, được Đức Kitô cứu rỗi.
5. Những biểu hiệu đặc trưng của Đức Mẹ Lộ Đức
Chính biến cố hiện ra của Đức Maria cũng cho thấy rằng đặc sủng Vô Nhiễm Thai đã rực sáng lên trong vẻ đẹp thiêng liêng của Thiên đàng. Mẹ Thiên Chúa đã hiện ra với Bernadette như một thiếu nữ trẻ, mĩm cười và được bao bọc bởi một luồng ánh sáng huyền nhiệm. Đức Mẹ mặc áo trắng với dây thắt lưng màu xanh da trời, trên tay mang một tràng chuỗi Mân Côi màu trắng, trên hai chân điểm hai nụ hoa hồng màu vàng cùng mầu với dây tràng chuỗi Mân Côi. Tâm hồn Đức Maria đầy tràn ơn thánh - vì Mẹ được vô nhiễm nguyên tội – đã toả ra qua sự kiều diễm bên ngoài của Mẹ, đó điều mà Bernadette đã ghi nhận được một cách rõ ràng.
Màu áo trắng Đức Maria mặc trên mình muốn nói lên sự tinh tuyền thuần khiến của con người Mẹ, không hề vướng mắc bất cứ vết nhơ tội lỗi nào, nhưng đồng thời cũng nói lên rằng Mẹ đã hiện đến từ Trời Cao. Trong Kinh Thánh Tân Ước, màu „áo trắng“ là tượng trưng cho sự hiển dung của Đức Giêsu và đồng thời cũng là biểu hiệu cuộc sống thánh thiện tinh tuyền của các Thiên thần và các thánh trên Thiên đàng. Tiếp đến, màu trắng, mầu của ánh sáng tinh tuyền, là dấu hiệu của tính cách siêu thoát cao thượng và của niềm hân hoan, của sự tinh tuyền và của sự vinh hiển vĩnh cửu. Vì thế, mầu trắng là mầu phù hợp với Đức Maria nhất, Đấng được cưu mang vô nhiễm nguyên tội và là Đấng đã được đón nhận vào trong sư vinh hiển của Thiên đàng. Tiếp đến, mầu xanh dương cũng là một mầu tượng trưng cho Trời. Còn vàng là một dấu hiệu của sự cao quý nội tâm và phẩm hàm vương đế. Phẩm hàm vương đế và sự tham dự vào niềm hân hoan Thiên đàng đặt nền tảng trên đặc sủng độc nhất vô nhị của Mẹ, đó là Mẹ được cưu mang mà không hề bị nhiễm mắc nguyên tội và sự cộng tác bản thân của Mẹ vào trong công trình cứu chuộc của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Còn hoa hồng cũng là một biểu tượng nói lên sự Vô Nhiễm Thai. Hơn nữa, hoa hồng cũng là biểu tượng quen thuộc trong thời thượng cổ nơi nhà thi sĩ và là Giáo Phụ La-tinh Sedulius Caelius vào thế kỷ V. Bài thơ thời danh của ngài về „Con Chiên Phục Sinh“ (Paschale carmen) được coi như việc diễn giải Kinh Thánh bằng thơ thành công nhất của thời hậu cổ đại. Sedulius ước mong không chỉ những Kitô hữu, nhưng cả những người ngoại giáo biết làm cho con đường đức tin chân chính trở nên êm ái dễ chịu bằng tính chất yêu kiều đáng yêu của những vần thơ. Dựa vào công trình cứu độ của Đức Kitô, Sedulius cũng đưa ra một sự đối chiếu giữa Êvà và Đức Maria. Trong đó, ông trình bày Đức Maria như một bông hồng dịu dàng, tuy trổ sinh giữa những gai nhọn, nhưng vẻ kiềi diễm của Mẹ không hề bị sây sát thương tổn gì cả. Và như là Êvà mới Mẹ đã thanh tẩy những lầm lỗi của bà Êvà qua việc sinh hạ Đức Kitô(15). Sự tinh tuyền vẹn toàn của „Êvà mới“ được coi như sự trang bị cần thiết để cộng tác vào công trình cứu độ của Đức Kitô. Trên thực tế, Đức Maria đã được nhận lãnh ơn thánh của Đức Kitô ngay trước khi sự sống của Mẹ được bắt đầu hình thành trong cung lòng thân mẫu Mẹ, hầu về sau trong vai trò là Mẹ Thiên Chúa và là Người đồng công cứu chuộc của Đức Kitô, Mẹ có thể cứu giúp được „mọi con cái Êvà đang bị lưu đày“. Vậy, mục đích của ơn Vô Nhiễm chính là sự trang bị ơn thánh cho sự cộng tác của Đức Maria trong chương trình cứu độ của Đức Kitô.
Lời Kinh Thánh nói về „bông hồng giữa bụi gai“ quả là một sự trình bày có tính cách thi vị tuyệt vời về sự tinh tuyền thanh khiết của Đức Maria. Ngoài ra, trong nghệ thuật thời Kitô giáo sơ khai, hoa hồng được biểu tượng là hình ảnh của Thiên đàng. Vẻ dịu dàng đáng yêu và sự sung mãn huy hoàng của nó còn làm cho hoa hồng thành hình ảnh của sự huyền nhiệm. „Hoa hồng mầu nhiệm“ (Rosa mystica) cũng là một tước hiệu quen thuộc để xưng tụng Đức Maria trong Kinh Cầu Đức Bà. Trong Sách Huấn Ca hình ảnh Đức Maria cũng được nhắc tới, khi nói về Đức Khôn Ngoan - được trình bày có tính cách biểu tượng như hình ảnh người phụ nữ - mọc lên tươi xinh „như khóm hồng ở Giê-ri-cô“ (Hc 24,14, bản Vulgata: quasi plantatio rosae in Jericho).
Sau cùng, một dấu chỉ về sự Vô Nhiễm Nguyên Tội còn biểu hiện ra trong ngày Truyền Tin, 25 tháng 3, ngày Thiên Chúa loan báo cho Đức Maria về chương trình giáng thế làm người của Đức Kitô, và trong đó Mẹ giữ vai trò chủ động khi Mẹ tự nguyện chấp thuận bằng hai tiếng „xin vâng“ việc thụ thai Con Một Thiên Chúa do quyền năng Chúa Thánh Thần. Vì cũng chính Chúa Thánh Thần, Đấng đã gìn giữ Mẹ khỏi vết nhơ tội nguyên tổ ngay trước khi Mẹ được cưu mang. Như vậy, cả hai thực tại - đặc sủng vô nhiễm và việc thụ thai Con Thiên Chúa – hoàn toàn liên hệ mật thiết với nhau, vì cùng do sự tác động của Chúa Thánh Thần.
Qua tiếng „xin vâng“ của mình, Đức Maria xuất hiện như „Êvà mới“ thực sự. Vì những gì bà Êvà đã „trói buộc lại“ qua sự bất tuân phục của mình, thì Maria, „Êvà mới“, lại „tháo gỡ ra“ qua sự tuân phục của mình. Đức Maria, „Êvà mới“, luôn đứng bên cạnh Đức Kitô, „A-dong mới“, Đấng đã chiến thắng được Sa-tan và tội lỗi.
Vậy, tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm là một minh chứng hùng hồn về tâm hồn „đầy ơn phúc“ của Đức Maria (Lc 1,28). Nhưng sự đầy ơn phúc không gì khác hơn là mặt trái tích cực của cuộc sống không hề bị vướng mắc vào vết nhơ của tội nguyên tổ. Vì thế, lời tự giới thiệu của Đức Maria: „Ta là Đấng Vô Nhiễm“ phù hợp một cách tuyệt diệu với ngày công bố ơn cứu độ của Thiên Chúa, ngày Lễ Truyền Tin.
________________________
1. xem R. Laurentin, Les apparitions de Lourdes, 1966, tái bản 2002.
2. xem M. Hauke, Urstand, Fall und Erbsünde, 2007, trang 135-146.
3. xem G. Söll, Mariologie 1978, S.M. Cechin, L’Immaculata Concezione, 2003
4. Denzinger-Hünermann (DH) 2803.
5. DH 1512.
6. DH 372.
7. xem Rm 6,12-15; 7,7.14-20.
8. DH 1515.
9. DH 1512
10. DH 2803.
11. Das oekumenische Konzil vom Jahre 1869, Bd. II, Regensburg 1870, trang 507.
12. Immakulata und päpstliche Unfehlbarkeit. Sedes Sapientiae und Cathedra Sapientiae. Neu herausgegeben von J. Schmitz, Paderborn 1954, trang 20tt.
13. cùng chỗ như trên, 21.
14. cùng chỗ như trên, 22tt.
15. Carmen 2,28-34: PL 19,595tt
(Kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đứ: 1858-2008)
1. Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội
Biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức đã đạt tới cao điểm của nó vào ngày 25.3.1858, vào ngày Lễ Truyền Tin(1), ngày Đức Mẹ tự giới thiệu: «Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai!» Đó là lần thứ 16 trong 18 lần Đức Mẹ hiện ra cùng thiếu nữ Bernadette Soubirous ở hang núi Massabielle, miền Nam Pháp.
Thánh địa Lộ Đức, nơi Đức Mẹ đã hiện ra với thánh nữ Bernadette năm 1858 |
Sứ điệp Lộ Đức gắn bó chặt chẽ với đặc sủng Vô Nhiễm Thai của Đức Mẹ, mà trước đó bốn năm – năm 1854 – đã được ĐTC Piô IX long trọng công bố thành tín điều. Như vậy, qua lời tự nhận mình là Đấng Vô Nhiễm Thai, Đức Mẹ đã gián tiếp chuẩn y quyền giáo huấn vô ngô của Đức Giáo Hoàng Roma, mà Công đồng chung Vatican I vào năm 1870 đã khẳng định như một giáo huấn bó buộc. Đức Piô XII trong Thông điệp dịp kỷ niệm 100 năm biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, đã cho rằng: «Chắc chắn lời phán quyết vô ngộ của Đức Giáo Hoàng Roma, của Đấng diễn giải chính thức của chân lý mặc khải, không cần đến sự chuẩn y của trời cao hầu trở thành có giá trị cho đức tin của các tín hữu. Nhưng dân Kitô giáo và các chủ chăn của mình đã cảm thấy vô cùng xúc động và biết ơn khi câu trả lời của trời cao được phát ra trên môi miệng Bernadette: «Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai!»
Nhưng lý do nào đã khiến Mẹ Thiên Chúa – qua biến cố hiện ra với Bernadette vào ngày 25.3.1858 - chuẩn y tín điều đã được Đức Piô IX công bố?
2. Sự diễn biến lịch sử của tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm
Ở đây chúng ta không bàn về sự can thiệp của trời cao, nhưng chúng ta chỉ dựa theo lý do về lịch sử các tín điều và về tình trạng tinh thần đặc biệt vào giữa thế kỷ 19. Chúng ta có thê bắt đầu với một cái nhìn vào sự phát triển có tính cách lịch sử của định tín. Thật ra chưa có một tín điều nào đã phải trải qua một thời gian nghiên cứu và đầy tranh cãi lâu như tín điều Vô Nhiêm Thai của Đức Maria. Nguyên tắc nền tảng của tín điều là sự mặc khải được dựa trên sự liên kết chặt chẽ của Mẹ Thiên Chúa với chương trình cứu độ của Đức Kitô. Theo «Tiền Phúc Âm» - (Protoevangelium), thì Thân Mẫu Đấng Messia là kẻ thù của «con rắn» (St 3,15) và vì thế Người không bị đặt dưới quyền lực của ma quỷ qua tội nguyên tổ được. Trong lời truyền tin của Thiên thần, Đức Mẹ đã được xưng nhận là Đấng đầy ơn phúc (x. Lc 1,28), Đấng được chính Thiên Chúa kén chọn để giao cho sứ mệnh làm Mẹ Con Một của Người. Từ nền tảng Kinh Thánh này, các thánh Giáo Phụ đã tuyên xưng Đức Mẹ ngay từ thế ký II là «Êvà mới» bên cạnh Đức Kitô, A-dong mới. Đức tin và sự vâng phục của Đức Mẹ đã quân bình được điều Eva gây ra do sự bất phục tòng của bà. Sự công bố long trọng tước hiệu «Mẹ Thiên Chúa» tại Công đồng Ephesus năm 431 đã kêu mời sự tin nhận Đức Maria là Đấng «hoàn toàn tinh tuyền» và Đấng «hoàn toàn thánh thiện». Từ thế kỷ VI, Giáo Hội mừng kính Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời – xuất phát từ phía đông đế quốc Roma - Nhờ vào sự liên kết đặc biệt của Người với công trình cứu chuộc của Đức Kitô, Đức Maria không thể bị rơi vào vòng hư nát của thể xác phàm nhân, mà tội A-dong đã gây ra. Sự so sánh Êvà-Maria, lời ngợi khen Mẹ Thiên Chúa và việc cử hành việc Đức Mẹ được rước về Trời là nền tảng cho sự phát biểu về nguồn gốc thánh thiện của Đức Maria trong Giáo Hội Đông Phương. Bằng chứng thứ nhất về tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời được tìm thấy trong một bài giảng của Đức Giám Mục Theotechnus thành Livias (ngày nay thuộc nước Gio-đan) vào thế kỷ thứ VI(2).
Trong khi đó ở Tây phương, lời phát biểu của thánh Augustinô (429) lại mang tính cách khác. Khi phát biểu về Đức Maria, thánh nhân không muốn đề cập đến
Thiếu nữ Bernadette (14 tuổi) đã được nhìn thấy Đức Mẹ |
Trong khi đó, đa số các nhà thần học thời Trung cồ, đặc biệt thánh Tôma Aquinô và thánh Bonaventura, đã không đồng ý quan điểm như thế về Vô Nhiễm Thai của Đức Maria, nhưng cho rằng Đức Mẹ đã được thánh hóa ngay lập tức khi được cưu mang trong cung lòng thân mẫu Mẹ, vì theo các ngài, là một thành phần nhân loại, Đức Maria cũng cần sự cứu rỗi của Đức Kitô. Nghĩa là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó, Đức Maria cũng vướng mắc tội nguyên tổ.
Điểm đột phá thần học rõ ràng và dứt khoát nhất về đặc sủng Vô Nhiễm Thai của Đức Maria là do Duns Scotus (+1308), nhà thần học người Anh thuộc Dòng Phan-xi-cô, phát động. Ông dựa trên tư tưởng «tiền cứu rỗi», qua đó Đức Maria – nhờ vào công nghiệp cứu chuộc của đức Kitô trong tương lại - đã hoàn toàn được gìn giữ khỏi nguyên tội ngay trước khi Mẹ được thụ thai.
Dựa vào thế giá thánh Tôma Aquinô, các nhà thần học Dòng Đa-minh đã trong một thời gian dài gắt gao chống lại sự xác tín lan tràn rộng rãi trong Giáo Hội chủ trương rằng Đức Mẹ đã được thụ thai mà không hề vương vấn nguyên tội; vì theo họ, nếu chủ trương như thế thì Đức Mẹ không được hưởng ơn cứu độ của Đức Kitô. Nhưng ngay trong hàng ngũ các thầy Dòng Đa-minh con số những người ủng hộ quan điểm «Immaculata Conception» mỗi ngày mỗi tăng. Từ thế kỷ XIV, các phân khoa thần học của các đại học danh tiếng ở Âu Châu – khởi đầu từ đại học Sorbonne ở Paris (Pháp), cũng như đại học Köln, Mains (Đức) và Wien (Áo), v.v… - chỉ cấp văn bằng đại học cho những sinh viên đồng thuận với giáo huấn Đức Mẹ Vô Nhiễm. Sự định nghĩa có tính cách tín lý về sự Vô Nhiễm Thai của Đức Maria đã được đề xuất trong Công đồng Basel năm 1439, nhưng về sau vì không được đa số các nghị phụ đồng ý nên Đức Giáo Hoàng tuyên bố vô hiệu lực. Nhưng từ thế kỷ XV trở đi, các Đức Giáo Hoàng đều cổ vũ mỗi ngày một hơn việc tổ chức mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Do đó, vào năm 1708, Đức Clemens XI đã cho mừng khắp nơi trong toàn Giáo Hội. Dĩ nhiên, Sách Lễ Dòng Đa-minh có bản văn riêng, và trong đó ghi: «sự giải thoát của Đức Maria khỏi nguyên tội sau khi linh hồn được phó vào trong thể xác». Nhưng cuối cùng, vào năm 1842, câu văn này hoàn toàn bị loại bỏ. Bề Trên Cả Dòng Đa-minh xin phép cho Dòng của ngài cũng được mừng kính Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm cùng với toàn thể Giáo Hội.
Về phía Tòa Thánh luôn luôn ủng hộ sự xác tín phổ cập trong Giáo Hội về đặc sủng Vô Nhiễm Thai của Đức Maria. Đức Giáo Hoàng Sixtus IV nghiêm cấm tất cả những chống đối cho rằng giao huấn về sự Vô Nhiễm Thai của Đức Maria là lạc đạo. Còn thánh Giáo Hoàng Piô V, một thầy Dòng Đa-minh, cấm đưa giáo huấn ra bàn cãi một cách công khai, ngoại trừ ở các đại học. Năm 1661 Đức Giáo Hoàng Alexandre VII đã ban hành một Sắc Chỉ nêu lên những yếu tố quan trọng, như một chuẩn bị cho định tín năm 1854.
Vào đầu thế kỷ XIX tín điều vẫn còn bị chống đối nơi một số người thuộc phái Jansénistes (phái Khắc Khổ) ở Pháp, bởi vì theo họ thì sự phát triển thần học của Giáo Hội đã được khép lại với thời thượng cổ (thánh Augustinô). Phái Jansénistes ngày xưa cũng có thể so sánh với một số các nhà thần học ngày nay đã giới hạn việc phát triển các tín điều lại trong thiên niên kỷ thứ nhất mà thôi. Nhưng đại đa số trong Hội đồng Giám Mục Đức và các phân khoa thần học trong vùng lãnh thổ nói tiếng Đức – dĩ nhiên không hẳn vì lý do đại kết Kitô giáo – đã tỏ thái độ hoàn toàn lạnh nhạt với khuynh hướng của các nhà thần học đó.
Bởi vậy, khi giáo sư thần học Georg Hermes (đh. Köln/Đức) và các học trò của ông tuyên truyền sự hoài nghi về đặc sủng vô nhiễm thai của Đức Maria, thì vào năm 1837 Đức Tổng Giám Mục Köln đã đòi buộc các Linh mục trong Giáo phận của ngài phải tuyên tín giáo huấn đó trên giấy tờ hẳn hoi. Ngoài ra, việc công bố cách long trọng tín điều đã được cổ vũ nhờ lời đề nghị của thánh Leonhard Porto Maurizio (1751) triệu tập một «Công đồng bằng văn thư», tức Đức Thánh Cha thăm dò ý kiến của các Giám Mục trên thế giới. Trong thế ký XVII và XVIII, các vua Tây Ban Nha luôn luôn cố gắng vận động ban hành tín điều.
Vào năm 1840, 51 Giám Mục người Pháp đã đệ trình Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI thỉnh nguyện thư xin ban hành thành tín điều. Và sau đó các Giám Mục khác cũng đồng thuận như vậy. Ngoài ra, từ năm 1834 một số lớn các vị Hồng Y, Giám Mục và các Dòng Tu (kể cả Dòng Đa-minh) đã xin Đức Grêgôriô đưa tĩnh từ «vô nhiễm» vào trong Kinh Tiền Tụng ngày Lễ Đức Maria được cưu mang và vào trong Kinh Cầu Đức Bà: «Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông», một điều mà các thầy Dòng Phan-xi-cô đã làm từ lâu. Đến năm 1847 thì các sách phụng vụ do Đức Piô X ban hành đều có thêm vào trong Kinh Tiền Tụng va Kinh Cầu Đức Bà tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Hiện tượng này đã làm sống động lại tinh thần sống đạo sốt sắng trong Giáo Hội Công Giáo, mà những biến động bất ổn của thời phục hưng cũng như cuộc cách mạng Pháp làm vùi lấp đi. Kho tàng truyền thống của Giáo Hội đặc biệt về Đức Kitô và Đức Maria lại được tái khám phá. Nhiều Dòng Tu mới thành lập đã đề cao lòng sùng kính Đức Mẹ. Biến cố chủ chốt chính là biến cố Đức Mẹ hiện ra cùng thánh nữ Catharina Labouré ở đường «Rue du Bac» ở Paris (1830), trong đó Đức Mẹ đã tự giới thiệu trên bức «Ảnh Đức Mẹ Ban Ơn» với Lời Kinh: Ngoài ra còn có vô số tác phẩm thần học đã đóng góp vào công cuộc soạn sửa cho định tín về Đức Mẹ Vô Nhiễm, trong đó phải kể trước hết công trình đặc khảo của Linh mục Dòng Tên Giovanni Perrone năm 1847.
Từ năm 1848 các Ủy Ban Toà Thánh đã chính thức bắt đầu nghiên cứu vấn đề. Năm 1849, Đức Giáo Hoàng IX đã yêu cầu các Đức Giám Mục trên khắp thế giới cho biết ý kiến về định tín có thể sẽ được công bố. Trong số 603 vị trả lời, có 546 vị ủng hộ việc đưa đặc sủng Vô Nhiễm Thai của Đức Maria đặt thành tín điều. Trong số 57 vị Giám Mục còn lại, thì chỉ có 8 vị là hoàn toàn chống lại việc ban bố tín điều; số các vị còn lại hoặc giữ thái độ trung lập hoặc cho rằng việc lập thành tín điều là quá vội vàng. Dĩ nhiên, tất cả các Giám Mục đều chứng nhận rằng Dân Chúa khắp nơi xác tín rất sâu xa về sự Vô Nhiễm Thai của Đức Maria.
3. Nội dung ý nghĩa của tín điều
Cuối cùng, vào ngày 8.12.1854, qua Sắc Chỉ «Ineffablis Deus», tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai đã được long trọng công bố: «Do quyền năng của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô và do quyền năng của Ta, Ta giải thích, tuyên bố và minh định rằng giáo huấn cho rằng Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria nhờ ơn thánh và lòng ưu ái đặc biệt của Thiên Chúa Toàn Năng dựa vào công nghiệp Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại, đã được giữ gìn tinh tuyền trước vết nhơ tội nguyên tổ, được Thiên Chúa mặc khải và vì thế đòi buộc mọi tín hữu phải tin một cách chắc chắn và bền vững»(4).
Tín điều nhấn mạnh đến việc Đức Maria được gìn giữ hoàn toàn trước tội nguyên tổ. Sắc lệnh của Công đồng Trient về tội nguyên tổ đã định nghĩa: «Tội lỗi là sự chết của linh hồn» (peccatum, quod mors est animae)(5). Sự ghi nhận này người ta có thể tìm gặp trong Công Nghị Orange II năm 529(6) và trong các tác phẩm của thánh Augustinô. Các Giáo Phụ Hy-lạp cũng đồng một quan điểm như thế về hậu quả của tội nguyên tổ. Khác với Luther, một thầy Dòng Augustin và là cha đẻ của hệ phái Tin Lành ở Đức, Công đồng Trient phân biệt giữa tội nguyên tổ và khuynh hướng phạm tội (concupiscence), điều mà thánh Phaolô thỉnh thoảng cũng gọi là «tội»(7), nhưng đó không phải là «tội thực sự», nhưng là khuynh hướng «do tội gây ra và hướng chiều về tội»(8). Tridentinum cho rằng tội riêng của con cháu A-dong là hậu quả của ảnh hưởng tội nguyên tổ, là «sự di truyền của A-dong», và cuộc sống xum họp thân giao với thiên Chúa trên Thiên đàng được đánh dấu bằng ý niệm «sự công chính và thánh thiện»(9), điều mà thánh Phaolô cũng đề cập trong Thư Êphêsô (4,24) như là tình trạng của những người đã được chịu Phép Thánh Tẩy.
Điều quan trọng đáng ghi nhận ở đây là tính cách đặc biệt về việc gìn giữ khỏi tội nguyên tổ «nhờ ơn thánh và lòng ưu ái đặc biệt của Thiên Chúa Toàn Năng» (singulari omnipotentis Dei gratia et privilegio)(10). Ở đây, người ta tự hỏi: Phải chăng đặc sủng này chỉ dành cho một mình Đức Maria mà thôi? Sắc Chỉ «Ineffabilis Deus» đã khẳng định rõ ràng là đặc sủng đó chỉ dành cho Mẹ Thiên Chúa mà thôi, và ngoài Đức Maria không một tạo vật nào được hưởng đặc sủng đó. Tuy nhiên, Đức Piô IX đã không công bố dự kiến xác định tính cách đặc thù tuyệt đối của việc Đức Mẹ Vô Nhiễm. Vì lý do đó, nên những ý kiến ngông cuồng quá khích cho rằng cả Thánh Giuse cũng được ơn vô nhiễm thai, đã không bị kết án một cách công khai.
Nhưng trong Thông điệp «Fulgens Corona» dịp kỷ niệm 100 năm tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm (1953), Đức Piô XII đã tuyên bố rõ ràng rằng ơn Vô Nhiễm là «đặc ân duy nhất không được dành cho bất cứ ai khác ngoài Đức Maria ra.» Cuối cùng, bản văn của tín điều đã nhấn mạnh rằng việc Đức Maria được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ là «nhờ vào công nghiệp của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại».
Như thế, Đức Maria không bị loại trừ khỏi sự cứu rỗi, nhưng là hiện thực một cách trọn vẹn nhất công trình cứu độ của Đức Kitô. Vì thế, Sắc Chỉ «Ineffabilis Deus» đã nhấn mạnh: «Rất Thánh Trinh Nữ Maria và Mẹ Thiên Chúa, nhờ vào công nghiệp của Chúa Cứu Thế, đã không hề bị vướng mắc tội nguyên tổ, nhưng đã được gìn giữ khỏi vết nhơ tội nguyên tổ ngay trước được cưu mang».
Bởi vậy, biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức được coi là ấn tín của trời cao chuyẩn y ơn vô ngộ của Đức Giáo Hoàng, mặc dù định tín đã được «Công đồng bằng văn thư» của các Đức Giám Mục trên thế giới nhất trí ủng hộ. Đồng thời biến cố Đức Mẹ hiện ra cũng là một cú đòn đánh vào những trào lưu thế tục chống báng Thiên Chúa và Giáo Hội do các ảnh hưởng thời phục hưng để lại. Trong một bài báo vào năm 1870, giáo sư thần học tín lý Mathias Joseph Scheeben, đại học Köln, đã gọi ơn vô ngộ của Đức Giáo Hoàng mà Công đồng Vatican I xác định, và tín điều về Đức Mẹ được Đức Piô IX công bố trước đó là hai «phương dược chính chữa lành cho những sai lầm cơ bản của thời đại chúng ta hôm nay: Chủ nghĩa tự nhiên, cùng với chủ nghĩa duy trí và chủ nghĩa tự do»(11). Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm đồng thời còn là sao mai của ơn thánh trên bầu trời của thế kỷ XIX, là ngôi sao đã loan báo trước «mặt trời ơn thánh xuất hiện trong xác phàm»; còn «ngai toà vô ngộ của Đấng Kế Vị Đức Kitô» là «sao hôm phản chiếu lại trọn vẹn ánh sáng của mặt trời chân lý vĩnh cửu đã lặn khỏi mặt đất», hầu ngăn chặn không để bóng tối vô đạo trở lại trên nhân loại nữa(12). Theo giáo sư Scheeben, hai ngôi sao đã nhận lãnh được „ánh sáng từ Đức Kitô, mặt trời ơn thánh và mặt trời chân lý“(13). Cả hai tín điều trình bày tính cách siêu nhiên của Kitô giáo một cách rõ ràng cụ thể. Với hai ngôi sao sáng chói đó, những tín hữu Công Giáo có thể chiến thắng được „hoả ngục và tinh thần thế tục“ đang tự huỷ diệt „trong sự tự phụ về bản chất, lý trí và sự tự do của mình“. Bởi vì, chủ nghĩa tự do cũng đã thấm nhiễm vào nhiều người Công Giáo, nhất là tại Đức, nên một sự suy niệm sâu xa về tính chất siêu nhiên của Kitô giáo là một điều hết sức quan trọng (14).
4. Nội dung sứ điệp Đức Mẹ Lộ Đức
Nếu tại Lộ Đức, Đức Mẹ đã tự giới thiệu là „Đấng Vô Nhiễm“, là Trinh Nữ và Mẹ Thiên Chúa Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì đó không phải là một sứ điệp lẻ loi riêng biệt, nhưng là tột đỉnh của toàn diện biến cố Lộ Đức. Khởi đầu là lời kêu mời ăn năn sám hối và quay trở về cùng Thiên Chúa. Điều đó được đánh dấu trước hết bằng những đòi hỏi khẩn thiết của Đức Maria vào ngày 24 tháng 2.: „Hã ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội, hãy ăn năn đền tội“ – „Hãy cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho những kẻ tội lỗi được ơn ăn năn trở lại!“ Và Đức Mẹ nói riêng cùng Bernadette: „Con hãy cúi mình xuống và hãy hôn mặt đất như là một việc đền bù cho các kẻ có tội.“ Sự tinh tuyền không chút bợn nhơ của Đức Maria là một hình ảnh đầy hy vọng chống lại tội lỗi đã từng hạ nhục con người và đồng thời đưa dẫn con người bước đi trên một con đường dốc đầy nguy hiểm. Và tận cùng của con đường này là sự tiêu diệt đời đời, nếu con người không hồi tâm ăn năn trở về cùng Thiên Chúa. Lời kêu mời sám hối phù hợp với lời rao giảng của Đức Giêsu: „Thời kỳ đã mãn, Nước Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng!“ (Mc 1,15). Nơi Đức Maria, hình ảnh con người còn mang đầy tính chất nguyên thuỷ của nó như Thiên Chúa muốn, tức không vướng mắc tội lỗi. Nơi Mẹ, „Êvà mới“, lại tỏa sáng ơn Thiên đàng và đạt tới sự viên mãn trọn vẹn. Chân lý về Đức Maria như là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội đã củng cố sự can đảm của chúng ta, hầu cùng với ơn Chúa chúng ta có thể thoát khỏi được sự dữ và sống trong niềm hân hoan của Thiên Chúa.
Sứ điệp sám hối vào ngày 25 tháng 2 liên kết chặt chẽ với sự đòi hỏi: „Con hãy đi đến nguồn nước, hãy múc nuớc mà uống và hãy tắm rửa trong đó! Con hãy ăn các cây cỏ mà con tìm thấy mọc ở nơi đó!“ Để làm cho nguồn nước có thể phun chảy lên được, Bernadette đã phải lấy tay đào đất đầy bùn và sau nhiều lần tìm cách làm cho nước chảy ra từ cái vũng đất do em đào lên, Bernadette đã làm bẩn cả mặt mũi. Nhưng khi em bắt đầu ăn các cỏ dại mọc gần đó, nhiều người đã cho em là điên khùng. Nhưng em đã chấp nhận sự hiểu lầm đó của mọi người như của lễ đền bù và cầu nguyện cho kẻ có tội biết ăn năn trở lại.
Còn việc tắm rửa trong nước từ nguồn nước mà Đức Mẹ làm cho vọt chảy lên qua trung gian của Bernadette, nhắc nhủ đến Phép Rửa ăn năn sám hối của Gioan Tẩy Giả, Đấng đã đến để dọn đường cho Đức Giêsu trong lòng con người. Nước là tượng trưng cho sự tinh luyện cần thiết khỏi tội lỗi, nhưng đồng thời cũng là biểu hiệu của sự sống mới trong ơn thánh, một sự sống được ban cho nhờ Bí tích Rửa Tội. Ai đi hành hương Lộ Đức, sẽ canh tân lại ơn Rửa Tội, nhất là khi người đó chịu Bí tích Thống Hối. Nước là biểu hiệu cho sự sống sung mãn của ơn thánh phù hợp với cuộc sống thần linh mà Đức Maria đã được nhận lãnh ngay từ trước khi Mẹ được cưu mang, nhờ vào công cuộc cứu chuộc trong tương lai của Đức Giêsu, Con Mẹ. Trong đặc sủng Vô Nhiễm Thai của Đức Maria, mục đích sự ăn năn trở lại của chúng ta tỏa sáng lên, tức trở thành những con người mới, được Đức Kitô cứu rỗi.
5. Những biểu hiệu đặc trưng của Đức Mẹ Lộ Đức
Chính biến cố hiện ra của Đức Maria cũng cho thấy rằng đặc sủng Vô Nhiễm Thai đã rực sáng lên trong vẻ đẹp thiêng liêng của Thiên đàng. Mẹ Thiên Chúa đã hiện ra với Bernadette như một thiếu nữ trẻ, mĩm cười và được bao bọc bởi một luồng ánh sáng huyền nhiệm. Đức Mẹ mặc áo trắng với dây thắt lưng màu xanh da trời, trên tay mang một tràng chuỗi Mân Côi màu trắng, trên hai chân điểm hai nụ hoa hồng màu vàng cùng mầu với dây tràng chuỗi Mân Côi. Tâm hồn Đức Maria đầy tràn ơn thánh - vì Mẹ được vô nhiễm nguyên tội – đã toả ra qua sự kiều diễm bên ngoài của Mẹ, đó điều mà Bernadette đã ghi nhận được một cách rõ ràng.
Màu áo trắng Đức Maria mặc trên mình muốn nói lên sự tinh tuyền thuần khiến của con người Mẹ, không hề vướng mắc bất cứ vết nhơ tội lỗi nào, nhưng đồng thời cũng nói lên rằng Mẹ đã hiện đến từ Trời Cao. Trong Kinh Thánh Tân Ước, màu „áo trắng“ là tượng trưng cho sự hiển dung của Đức Giêsu và đồng thời cũng là biểu hiệu cuộc sống thánh thiện tinh tuyền của các Thiên thần và các thánh trên Thiên đàng. Tiếp đến, màu trắng, mầu của ánh sáng tinh tuyền, là dấu hiệu của tính cách siêu thoát cao thượng và của niềm hân hoan, của sự tinh tuyền và của sự vinh hiển vĩnh cửu. Vì thế, mầu trắng là mầu phù hợp với Đức Maria nhất, Đấng được cưu mang vô nhiễm nguyên tội và là Đấng đã được đón nhận vào trong sư vinh hiển của Thiên đàng. Tiếp đến, mầu xanh dương cũng là một mầu tượng trưng cho Trời. Còn vàng là một dấu hiệu của sự cao quý nội tâm và phẩm hàm vương đế. Phẩm hàm vương đế và sự tham dự vào niềm hân hoan Thiên đàng đặt nền tảng trên đặc sủng độc nhất vô nhị của Mẹ, đó là Mẹ được cưu mang mà không hề bị nhiễm mắc nguyên tội và sự cộng tác bản thân của Mẹ vào trong công trình cứu chuộc của Ngôi Hai Thiên Chúa.
Còn hoa hồng cũng là một biểu tượng nói lên sự Vô Nhiễm Thai. Hơn nữa, hoa hồng cũng là biểu tượng quen thuộc trong thời thượng cổ nơi nhà thi sĩ và là Giáo Phụ La-tinh Sedulius Caelius vào thế kỷ V. Bài thơ thời danh của ngài về „Con Chiên Phục Sinh“ (Paschale carmen) được coi như việc diễn giải Kinh Thánh bằng thơ thành công nhất của thời hậu cổ đại. Sedulius ước mong không chỉ những Kitô hữu, nhưng cả những người ngoại giáo biết làm cho con đường đức tin chân chính trở nên êm ái dễ chịu bằng tính chất yêu kiều đáng yêu của những vần thơ. Dựa vào công trình cứu độ của Đức Kitô, Sedulius cũng đưa ra một sự đối chiếu giữa Êvà và Đức Maria. Trong đó, ông trình bày Đức Maria như một bông hồng dịu dàng, tuy trổ sinh giữa những gai nhọn, nhưng vẻ kiềi diễm của Mẹ không hề bị sây sát thương tổn gì cả. Và như là Êvà mới Mẹ đã thanh tẩy những lầm lỗi của bà Êvà qua việc sinh hạ Đức Kitô(15). Sự tinh tuyền vẹn toàn của „Êvà mới“ được coi như sự trang bị cần thiết để cộng tác vào công trình cứu độ của Đức Kitô. Trên thực tế, Đức Maria đã được nhận lãnh ơn thánh của Đức Kitô ngay trước khi sự sống của Mẹ được bắt đầu hình thành trong cung lòng thân mẫu Mẹ, hầu về sau trong vai trò là Mẹ Thiên Chúa và là Người đồng công cứu chuộc của Đức Kitô, Mẹ có thể cứu giúp được „mọi con cái Êvà đang bị lưu đày“. Vậy, mục đích của ơn Vô Nhiễm chính là sự trang bị ơn thánh cho sự cộng tác của Đức Maria trong chương trình cứu độ của Đức Kitô.
Lời Kinh Thánh nói về „bông hồng giữa bụi gai“ quả là một sự trình bày có tính cách thi vị tuyệt vời về sự tinh tuyền thanh khiết của Đức Maria. Ngoài ra, trong nghệ thuật thời Kitô giáo sơ khai, hoa hồng được biểu tượng là hình ảnh của Thiên đàng. Vẻ dịu dàng đáng yêu và sự sung mãn huy hoàng của nó còn làm cho hoa hồng thành hình ảnh của sự huyền nhiệm. „Hoa hồng mầu nhiệm“ (Rosa mystica) cũng là một tước hiệu quen thuộc để xưng tụng Đức Maria trong Kinh Cầu Đức Bà. Trong Sách Huấn Ca hình ảnh Đức Maria cũng được nhắc tới, khi nói về Đức Khôn Ngoan - được trình bày có tính cách biểu tượng như hình ảnh người phụ nữ - mọc lên tươi xinh „như khóm hồng ở Giê-ri-cô“ (Hc 24,14, bản Vulgata: quasi plantatio rosae in Jericho).
Sau cùng, một dấu chỉ về sự Vô Nhiễm Nguyên Tội còn biểu hiện ra trong ngày Truyền Tin, 25 tháng 3, ngày Thiên Chúa loan báo cho Đức Maria về chương trình giáng thế làm người của Đức Kitô, và trong đó Mẹ giữ vai trò chủ động khi Mẹ tự nguyện chấp thuận bằng hai tiếng „xin vâng“ việc thụ thai Con Một Thiên Chúa do quyền năng Chúa Thánh Thần. Vì cũng chính Chúa Thánh Thần, Đấng đã gìn giữ Mẹ khỏi vết nhơ tội nguyên tổ ngay trước khi Mẹ được cưu mang. Như vậy, cả hai thực tại - đặc sủng vô nhiễm và việc thụ thai Con Thiên Chúa – hoàn toàn liên hệ mật thiết với nhau, vì cùng do sự tác động của Chúa Thánh Thần.
Qua tiếng „xin vâng“ của mình, Đức Maria xuất hiện như „Êvà mới“ thực sự. Vì những gì bà Êvà đã „trói buộc lại“ qua sự bất tuân phục của mình, thì Maria, „Êvà mới“, lại „tháo gỡ ra“ qua sự tuân phục của mình. Đức Maria, „Êvà mới“, luôn đứng bên cạnh Đức Kitô, „A-dong mới“, Đấng đã chiến thắng được Sa-tan và tội lỗi.
Vậy, tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm là một minh chứng hùng hồn về tâm hồn „đầy ơn phúc“ của Đức Maria (Lc 1,28). Nhưng sự đầy ơn phúc không gì khác hơn là mặt trái tích cực của cuộc sống không hề bị vướng mắc vào vết nhơ của tội nguyên tổ. Vì thế, lời tự giới thiệu của Đức Maria: „Ta là Đấng Vô Nhiễm“ phù hợp một cách tuyệt diệu với ngày công bố ơn cứu độ của Thiên Chúa, ngày Lễ Truyền Tin.
________________________
1. xem R. Laurentin, Les apparitions de Lourdes, 1966, tái bản 2002.
2. xem M. Hauke, Urstand, Fall und Erbsünde, 2007, trang 135-146.
3. xem G. Söll, Mariologie 1978, S.M. Cechin, L’Immaculata Concezione, 2003
4. Denzinger-Hünermann (DH) 2803.
5. DH 1512.
6. DH 372.
7. xem Rm 6,12-15; 7,7.14-20.
8. DH 1515.
9. DH 1512
10. DH 2803.
11. Das oekumenische Konzil vom Jahre 1869, Bd. II, Regensburg 1870, trang 507.
12. Immakulata und päpstliche Unfehlbarkeit. Sedes Sapientiae und Cathedra Sapientiae. Neu herausgegeben von J. Schmitz, Paderborn 1954, trang 20tt.
13. cùng chỗ như trên, 21.
14. cùng chỗ như trên, 22tt.
15. Carmen 2,28-34: PL 19,595tt
(Kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đứ: 1858-2008)
Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro
LM. Trần Đức Anh, OP.
09:19 07/02/2008
ROMA: Chiều thứ tư, 6-2-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự cuộc rước thống hối từ nhà thờ Thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh và chủ sự thánh lễ tại đền thờ này với nghi thức bỏ tro mở đầu Mùa Chay Thánh.
Lúc quá 4 giờ rưỡi, ĐTC cùng với hơn 20 HY và 15 GM, hàng trăm tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, khởi sự cuộc rước trên quãng đường 500 mét, vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, các thánh vịnh Thống hối 50 và 24.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh Sabina, trên đồi Avventino, có từ thế kỷ thứ V, ĐTC đã chủ sự thánh lễ, cùng với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của các linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp Sĩ Malta có trụ sở gần Đan viện thánh Anselmo.
Trong bài giảng, ĐTC diễn giảng về vai trò của kinh nguyện và việc chịu đau khổ trong đời sống Kitô hữu. Ngài nói: ”Kinh nguyện nuôi dưỡng hy vọng, vì không có gì biểu lộ thực tại Thiên Chúa trong đời sống chúng ta cho bằng việc cầu nguyện trong tin tưởng... Kinh nguyện chính là khí giới đầu tiên và chính yếu để chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến chống lại sự dữ”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng: ”Nếu không có chiều kích kinh nguyện thì cái tôi phàm trần của chúng ta sẽ co cụm vào mình, và lương tâm có nguy cơ biến thành cái gương phản ánh cái tôi của mình thay vì vọng lại của tiếng nói của Thiên Chúa, để rồi cuộc đối thoại nội tâm trở thành một cuộc độc thoại tự biện minh đủ loại cho mình. Vì thế, kinh nguyện bảo đảm sự cởi mở đối với tha nhân. Ai tự do đón nhận Thiên Chúa và các đòi hỏi của ngài, thì đồng thời cũng cởi mở đối với tha nhân, đối với người anh em đến gõ cửa tâm hồn mình, xin được lắng nghe, quan tâm, tha thứ, và đôi khi xin được sửa chữa trong tình bác ái huynh đệ”.
Sang đến vấn đề chịu đau khổ, ĐTC khẳng định rằng: ”Phục Sinh là mầu nhiệm mang lại ý nghĩa cho đau khổ của con người, đi từ sự cảm thông sâu xa của Thiên Chúa được thể hiện trong Chúa Giêsu Kitô... Đau khổ của Chúa Kitô tràn đầy ánh sáng của tình thương: tình thương của Chúa Cha đã giúp Con của Ngài là Đức Kitô tin tưởng đón nhận ”phép rửa” cuối cùng, là tột đỉnh sứ mạng của Người (cf Lc 12,50). Phép rửa đau khổ và yêu thương đó, Chúa Giêsu đã lãnh nhận vì chúng ta và vì toàn thể nhân loại. Vì thế, Chúa đã chịu đau khổ vì chân lý và công lý, mang vào trong lịch sử loài người Tin Mừng đau khổ cũng là một mặt khác của Tin Mừng tình thương.”
ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”Hễ niềm hy vọng linh hoạt chúng ta càng lớn lao, thì chúng ta càng có khả năng chịu đau khổ vì lòng yêu mến sự thật và sự thiện, vui mừng dâng hiến những cơ cực lớn nhỏ hằng ngày, liên kết chúng với cuộc đại thương khó của Chúa Kitô”.
Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Josef Tomko, 84 tuổi, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng y và một số tín hữu. (SD 6-2-2008)
Lúc quá 4 giờ rưỡi, ĐTC cùng với hơn 20 HY và 15 GM, hàng trăm tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, khởi sự cuộc rước trên quãng đường 500 mét, vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, các thánh vịnh Thống hối 50 và 24.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh Sabina, trên đồi Avventino, có từ thế kỷ thứ V, ĐTC đã chủ sự thánh lễ, cùng với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của các linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp Sĩ Malta có trụ sở gần Đan viện thánh Anselmo.
Trong bài giảng, ĐTC diễn giảng về vai trò của kinh nguyện và việc chịu đau khổ trong đời sống Kitô hữu. Ngài nói: ”Kinh nguyện nuôi dưỡng hy vọng, vì không có gì biểu lộ thực tại Thiên Chúa trong đời sống chúng ta cho bằng việc cầu nguyện trong tin tưởng... Kinh nguyện chính là khí giới đầu tiên và chính yếu để chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến chống lại sự dữ”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng: ”Nếu không có chiều kích kinh nguyện thì cái tôi phàm trần của chúng ta sẽ co cụm vào mình, và lương tâm có nguy cơ biến thành cái gương phản ánh cái tôi của mình thay vì vọng lại của tiếng nói của Thiên Chúa, để rồi cuộc đối thoại nội tâm trở thành một cuộc độc thoại tự biện minh đủ loại cho mình. Vì thế, kinh nguyện bảo đảm sự cởi mở đối với tha nhân. Ai tự do đón nhận Thiên Chúa và các đòi hỏi của ngài, thì đồng thời cũng cởi mở đối với tha nhân, đối với người anh em đến gõ cửa tâm hồn mình, xin được lắng nghe, quan tâm, tha thứ, và đôi khi xin được sửa chữa trong tình bác ái huynh đệ”.
Sang đến vấn đề chịu đau khổ, ĐTC khẳng định rằng: ”Phục Sinh là mầu nhiệm mang lại ý nghĩa cho đau khổ của con người, đi từ sự cảm thông sâu xa của Thiên Chúa được thể hiện trong Chúa Giêsu Kitô... Đau khổ của Chúa Kitô tràn đầy ánh sáng của tình thương: tình thương của Chúa Cha đã giúp Con của Ngài là Đức Kitô tin tưởng đón nhận ”phép rửa” cuối cùng, là tột đỉnh sứ mạng của Người (cf Lc 12,50). Phép rửa đau khổ và yêu thương đó, Chúa Giêsu đã lãnh nhận vì chúng ta và vì toàn thể nhân loại. Vì thế, Chúa đã chịu đau khổ vì chân lý và công lý, mang vào trong lịch sử loài người Tin Mừng đau khổ cũng là một mặt khác của Tin Mừng tình thương.”
ĐTC cũng nhắc nhở rằng ”Hễ niềm hy vọng linh hoạt chúng ta càng lớn lao, thì chúng ta càng có khả năng chịu đau khổ vì lòng yêu mến sự thật và sự thiện, vui mừng dâng hiến những cơ cực lớn nhỏ hằng ngày, liên kết chúng với cuộc đại thương khó của Chúa Kitô”.
Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Josef Tomko, 84 tuổi, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng y và một số tín hữu. (SD 6-2-2008)
Chính Thống Hy Lạp đang bầu tân Giáo Chủ.
Nguyễn Long Thao
09:47 07/02/2008
ATHENS, Hy lạp 06/02/08 —Hàng giáo phẩm cao cấp của Chính Thống Giáo Hy Lạp đã quy tụ về Athens để bầu vị Giáo Chủ Chính Thống Hy Lạp sau khi đức TGM Christodoulos tạ thế vào tháng qua.
Những vị có triển vọng lên thay thế đức TGM Christodoulos là hai vị đã từng có thành tích kiến tạo mối bang giao với Tòa Thánh Vatican. Đó là các đức Giám Mục Efstathios cai quản giáo phận Sparta và Giám Mục Ieronymos cai quản giáo phận Thebes.
Phiên họp của các giáo sĩ cao cấp được diễn ra trong ngày hôm nay, thứ Năm và được dân chúng cả nước chăm chú theo dõi vì 97% dân chúng Hy lạp thuộc Giáo Hội Chính Thống.
Một số nghị phụ cao tuổi cho biết họ muốn chọn lựa một vị tân Giáo Chủ ít chỉ trích chính sách của chính phủ hơn. Đức cố TGM Christodoulos đã thường xuyên chỉ trích chính quyền, cáo buộc chính quyền muốn tách rời khỏi Giáo Hội, lên án các chính trị gia có lập trường quá tự do làm suy đồi truyền thống đạo giáo của Hy Lạp.
75 nghị phụ đã tham gia cuộc bầu giáo chủ Chính Thống Hy lạp và hầu như chắc chắn tiến trình bầu cử phải qua ba vòng mới chọn ra được vị Giáo Chủ thay thế đức TGM Christodoulos
Những vị có triển vọng lên thay thế đức TGM Christodoulos là hai vị đã từng có thành tích kiến tạo mối bang giao với Tòa Thánh Vatican. Đó là các đức Giám Mục Efstathios cai quản giáo phận Sparta và Giám Mục Ieronymos cai quản giáo phận Thebes.
Phiên họp của các giáo sĩ cao cấp được diễn ra trong ngày hôm nay, thứ Năm và được dân chúng cả nước chăm chú theo dõi vì 97% dân chúng Hy lạp thuộc Giáo Hội Chính Thống.
Một số nghị phụ cao tuổi cho biết họ muốn chọn lựa một vị tân Giáo Chủ ít chỉ trích chính sách của chính phủ hơn. Đức cố TGM Christodoulos đã thường xuyên chỉ trích chính quyền, cáo buộc chính quyền muốn tách rời khỏi Giáo Hội, lên án các chính trị gia có lập trường quá tự do làm suy đồi truyền thống đạo giáo của Hy Lạp.
75 nghị phụ đã tham gia cuộc bầu giáo chủ Chính Thống Hy lạp và hầu như chắc chắn tiến trình bầu cử phải qua ba vòng mới chọn ra được vị Giáo Chủ thay thế đức TGM Christodoulos
ĐHY Trần Nhật Quân lấy chuyện gia đình của Ngài để viết thư mục vụ mùa Chay.
Nguyễn Long Thao
11:27 07/02/2008
ĐHY Trần Nhật Quân lấy chuyện gia đình của Ngài để viết thư mục vụ mùa Chay.
HONG KONG, 5/02/08 - Nhân dịp mùa Chay, đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã gửi lá thứ mục vụ cho giáo dân Hồng Kông trong đó Ngài lập lại lời kêu gọi của ĐTC Bênêđictô XVI là hãy giúp đỡ người nghèo. Trong thư mục vụ đề ngày 1 tháng Hai 2008, Đức Hồng Y kể lại chuyện khi Ngài còn bé, gia đình Ngài đã được một người cứu giúp cho khỏi chết đói. Ngài kể như sau:
“Khi Thượng Hải bị Nhật chiếm đóng, cha tôi bị tai biến mạch máu não rất đau ốm. Gia đình gồm 7 người mà 5 anh chị em còn đi học, còn phải nuôi ăn. Vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, ngoài trời xuống tuyết, anh em chúng tôi đều nằm trong giường cho ấm. Chúng tôi đói và nghĩ “ hôm nay có cơm ăn không?”
“Bố tôi nhìn đồng hồ và gọi tôi dậy […] Mẹ tôi nói trời đang xuống tuyết, đế giầy bằng nhựa thủng rồi, con mà bị bị ướt thì chắc sẽ bị cảm. Con ở nhà đi mà đọc kinh.”
Bố tôi nói “ Hàng ngày con đi lễ, con đừng mất lễ ngày hôm nay. Xin Chúa ban cho chúng ta lương thực hàng ngày.. Dĩ nhiên là Bố tôi đã thắng. Tôi nghiến hai hàm răng vì lạnh, chạy nhanh đến nhà thờ giúp lễ như mọi ngày. Tan lễ tôi đang định chạy về thì một cụ già đến bên tôi. Đó là cụ Zhou Chi Yao mà ai cũng biết.
“Cụ và bố tôi thường dự lễ hàng ngày với nhau. Dù hai cụ chỉ gật đầu chào nhau nhưng cả hai đều là anh em trong Chúa.”
Cụ hỏi tôi:
- Cháu à, cháu có phải là con ông Zen En Giou không?
- Vâng, thưa cụ.
Chúa ôi ông gặp được con rồi. Bố con bây giờ ra sao mà lâu không thấy đi nhà thờ?
Tôi kể cho ông nghe về tình hình gia đình tôi […] Ông dẫn tôi về nhà lấy ra một xấp tiền. Ông đếm rồi gói lại đưa cho tôi. Ông nhắn tôi “mang cái này về và săn sóc cho bố con”
Với số tiền này, Đức Hồng Y kể rằng gia đình Ngài đã đủ tiền mua thức ăn đưọc mấy tháng và Ngài nói tiếp trong lá thư mục vụ nhắn nhủ giáo dân Hồng Kông hãy theo gương của cụ Zhou:
“Tay trái của ông Zhou làm cái gì thì tay phải của ông đã không biết đến”
Cuối thư đức Hồng Y đã thúc giục giáo dân “ Chúng ta không phải lo thiếu phương tiện tài chánh. Chúng ta thấy an bình nếu chúng ta làm được điều gì. Chúa Giêsu đã công khai khen ngợi bà góa vì bà đã cho được hai đồng tiền xu nhỏ bé”
HONG KONG, 5/02/08 - Nhân dịp mùa Chay, đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã gửi lá thứ mục vụ cho giáo dân Hồng Kông trong đó Ngài lập lại lời kêu gọi của ĐTC Bênêđictô XVI là hãy giúp đỡ người nghèo. Trong thư mục vụ đề ngày 1 tháng Hai 2008, Đức Hồng Y kể lại chuyện khi Ngài còn bé, gia đình Ngài đã được một người cứu giúp cho khỏi chết đói. Ngài kể như sau:
“Khi Thượng Hải bị Nhật chiếm đóng, cha tôi bị tai biến mạch máu não rất đau ốm. Gia đình gồm 7 người mà 5 anh chị em còn đi học, còn phải nuôi ăn. Vào một buổi sáng mùa đông lạnh lẽo, ngoài trời xuống tuyết, anh em chúng tôi đều nằm trong giường cho ấm. Chúng tôi đói và nghĩ “ hôm nay có cơm ăn không?”
“Bố tôi nhìn đồng hồ và gọi tôi dậy […] Mẹ tôi nói trời đang xuống tuyết, đế giầy bằng nhựa thủng rồi, con mà bị bị ướt thì chắc sẽ bị cảm. Con ở nhà đi mà đọc kinh.”
Bố tôi nói “ Hàng ngày con đi lễ, con đừng mất lễ ngày hôm nay. Xin Chúa ban cho chúng ta lương thực hàng ngày.. Dĩ nhiên là Bố tôi đã thắng. Tôi nghiến hai hàm răng vì lạnh, chạy nhanh đến nhà thờ giúp lễ như mọi ngày. Tan lễ tôi đang định chạy về thì một cụ già đến bên tôi. Đó là cụ Zhou Chi Yao mà ai cũng biết.
“Cụ và bố tôi thường dự lễ hàng ngày với nhau. Dù hai cụ chỉ gật đầu chào nhau nhưng cả hai đều là anh em trong Chúa.”
Cụ hỏi tôi:
- Cháu à, cháu có phải là con ông Zen En Giou không?
- Vâng, thưa cụ.
Chúa ôi ông gặp được con rồi. Bố con bây giờ ra sao mà lâu không thấy đi nhà thờ?
Tôi kể cho ông nghe về tình hình gia đình tôi […] Ông dẫn tôi về nhà lấy ra một xấp tiền. Ông đếm rồi gói lại đưa cho tôi. Ông nhắn tôi “mang cái này về và săn sóc cho bố con”
Với số tiền này, Đức Hồng Y kể rằng gia đình Ngài đã đủ tiền mua thức ăn đưọc mấy tháng và Ngài nói tiếp trong lá thư mục vụ nhắn nhủ giáo dân Hồng Kông hãy theo gương của cụ Zhou:
“Tay trái của ông Zhou làm cái gì thì tay phải của ông đã không biết đến”
Cuối thư đức Hồng Y đã thúc giục giáo dân “ Chúng ta không phải lo thiếu phương tiện tài chánh. Chúng ta thấy an bình nếu chúng ta làm được điều gì. Chúa Giêsu đã công khai khen ngợi bà góa vì bà đã cho được hai đồng tiền xu nhỏ bé”
Thách đố về đạo đức sinh học: Một phôi được tạo thành bởi ba cha mẹ
Lm. Phêrô Trần Mạnh Hùng
17:17 07/02/2008
MỘT PHÔI ĐƯỢC TẠO THÀNH BỞI BA CHA MẸ
Các nhà khoa học gia người Anh tại Đại học Newcastle đã thành công trong việc tạo nên phôi người, sử dụng DNA (cấu tử cơ bản di truyền) [1] của hai phụ nữ và một người nam.
Tin này đã được công bố bởi các báo chí ngoại quốc, đặc biệt là tờ Telegraph U.K vào thứ Ba, ngày 05 tháng 02 năm 2008 với tựa đề: “Transplant creates embryos with three parents.” Bài viết được thực hiện bởi Roger Highfield, chủ bút phần khoa học. [2]
Điều này cho thấy sự tiến triển vượt bực của ngành y-sinh-học hiện nay, cùng lúc điều đó cũng là sự thách đố đối với khái niệm cơ bản trước đây, là mỗi người trong chúng ta, chỉ có một cha và một mẹ, xét về mặt sinh học.
Có lẽ qúi vị độc gỉa vẫn còn nhớ, cách đây khoảng hơn ba tháng, kể từ ngày giới truyền thông và báo chí thế giới loan tin sự kiện các khoa học gia người Mỹ và Nhật đã thành công trong việc “Biến Tế Bào Da Thành Tế Bào Gốc - http://www.khoahoc.net/baivo/tranmanhhung/061207-tebaodatebaogoc.htm.” [3] Điều này đã gây chấn động trên toàn thế giới, vì bước tiến nhảy vọt trong lãnh vực ngành y của thế kỷ thứ 21. Nay giới truyền thông đại chúng lại tiếp tục công bố một khám phá mới, với nhiều triển vọng có thể đem lại phương cách chữa trị cho các phụ nữ mắc chứng bệnh ty lạp thể di truyền (mitochondrial inherited disease), hầu ngăn chặn không cho nó truyền sang con cái mà họ sẽ cưu mang. Tưởng cũng nên nói rõ là chứng bệnh ty lạp thể này chỉ lưu truyền từ người mẹ sang cho đứa con mà thôi.
Các cấu tử di truyền của ty lạp thể (mitochondrial DNA) hiện diện xung quanh nhân của tế bào trứng, chứ không phải chính trong nhân. Nó có DNA riêng của chính nó và khác biệt với DNA nhân của tế bào trứng.
Các ty lạp thể (mitochondria) là những túi năng lượng rất nhỏ, nằm bên trong các tế bào nhằm để cung cấp năng lực cho các tế bào. Chức năng của nó là biến thức ăn thành năng lực và có nhiệm vụ quản lý các hệ thống năng lượng trong cơ thể con người.
Những sai lạc về di truyền học có thể xảy ra là vì các ty lạp thể đã không đốt hết các ôxi (oxygen) và hấp thụ toàn bộ các dưỡng chất, từ đó dẫn đến việc tích tụ các chất độc trong cơ thể, và các chất độc này là nguyên nhân cho hơn 50 chứng bệnh khác nhau. Những khiếm khuyết nơi DNA của ty lạp thể có thể dẫn đến nhiều chúng bệnh nan y khác nhau, chẳng hạn như: bị mù lòa, bị điếc, bị tiểu đường, bệnh động kinh, bệnh teo cơ hay loạn dưỡng cơ bắp, bệnh chậm phát triển về tâm thần.
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng các chứng bệnh này có thể tránh được, nếu các phôi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh được thực hiện phương pháp ghép ty lạp thể.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN VIỆC CẤY-GHÉP TY LẠP THỂ
Trước tiên các khoa học gia cho phối tinh trùng và trứng của cặp vợ chồng bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Sau đó, DNA nhân của (tế bào) trứng đã thụ tinh sẽ được tách ra khỏi tế bào này và đem cấy vào một tế bào trứng khác, mà nhân của nó đã được tách ra trước đó. Tế bào trứng này được hiến tặng do một phụ nữ mà người đó không mắc chứng bệnh ty lạp thể di truyền. Cho nên nhân của tế bào trứng đã thụ tinh vẫn ở trạng thái nguyên vẹn, không có gì thay đổi. Lẽ đó, phôi được tạo thành chỉ có duy nhất nhân giữa người cha và người mẹ. Chính vì lý do đó mà trẻ em sơ sinh sau này lớn lên, nó có hình dạng và đặc tính giống như cha mẹ[4].
Theo sự nhận xét của các chuyên gia thì việc ghép ty lạp thể sẽ không có ảnh hưởng hoặc làm thay đổi cá tính, đặc điểm và hình dáng của đứa bé đối với cha mẹ thật của nó.
Kỹ thuật này, hiện nay, chỉ mới có thực hiện trong các phòng thí nghiệm mà thôi. Các khoa học gia sử dụng các phôi không bình thường được coi như là thặng dư từ chương trình thụ tinh trong ống nghiệm. Sau khi tạo thành các phôi này theo như cách thức mô tả ở trên, các khoa học gia chỉ được quyền giữ và nghiên cứu trong vòng sáu ngày, sau đó phải hủy diệt các phôi đó.
Nhóm chuyên gia tại Đại học Newcastle hy vọng rằng, với kỹ thuật ghép ty lạp thể tinh vi và mới mẻ này, mà họ đã thử nghiệm trên mười cái phôi, có rất nhiều triển vọng rất khả quan là cuối cùng họ sẽ khử trừ được căn bệnh ty lạp thể di truyền. Các chuyên gia hy vọng trong vòng 3-5 năm nữa, họ sẽ có thể áp dụng cách chữa trị này, chính thức cho bệnh nhân.
Hiện nay, cứ một trong 5.000 trẻ em sơ sinh sẽ có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Nó dần dần phát triển vào các độ tuổi khác nhau và thường gây nên việc chết yểu, thường thì trước hai tuổi.
Sự khiếm khuyết của các ty lạp thể được ví như tình trạng của chiếc mày cassette hay radio bị hết bin, nó cần phải được thay bin mới. Hoặc giống như chiếc xe hơi bị hết bình ắc-quy, cần phải thay bình mới thì sau đó mới có thể hoạt động bình thường trở lại. Việc ghép các ty lạp thể giống như việc thay bin mới hay thay bình ắc-quy mới, mà điều này thì không có ảnh hưởng gì đến hình dáng hay đặc điểm của chiếc xe. Bản chất của máy cassette và chiếc xe hơi vẩn nguyên vẹn, không có gì thay đổi cả.
Tuy nhiên, một số nhà luân lý tỏ vẻ quan tâm và e ngại rằng: các phát minh mới này sẽ tạo điều kiện và đưa các khoa học gia đi xa thêm một bước nữa trong tương lai, là họ có thể tạo nên các em bé theo như kiểm mẫu mà họ mong muốn (designer babies)[5].
Linh mục tiến sĩ Joseph Parkinson, Giám đốc Trung tâm Đạo đức Sinh Học tại Tổng Giáo Phận Perth, tiểu bang Tây Úc đã đưa ra nhận định như sau: “Khoa học luôn luôn đi trước khả năng suy tính của cộng đồng xã hội, nhất là những vấn đề liên quan đến luân lý, bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật mới và cách thức điều trị trong y khoa. Điều này có thể gây nên sự rối rắm về nhận thức vai trò làm cha mẹ, bởi vì một người phụ nữ thứ hai đã được đưa vào trong qũy đạo của sự việc.”
Mặc dầu đã được khuyến cáo từ nhiều góc độ, xã hội (Tây phương) chúng ta dường như đã đơn giản chấp nhận luận lý của kỹ thuật sinh sản hiện đại và nền kỹ nghệ thụ tinh bằng phương pháp ống nghiệm, và cái phương cách mới này, đó là dấu chỉ sự nối dài của hệ luận trên: “Nếu như chúng ta có khả năng tạo nên các em bé trong phòng thí nghiệm, thì tại sao ta lại không tạo nên các trẻ em hoàn hảo (đây là phương thức ưu-sinh đã được nhà độc tài Hitler người Đức cho thử nghiệm trong thời đệ nhị thế chiến).[6]”
Thực sự luận lý này rất hấp dẫn, khó có thễ cưỡng lại và khoa học thì bị quyến rũ khá mạnh, tuy nhiên chính nó đã lẫn tránh những vấn nạn hóc búa về mặt luân lý.
Tiến sĩ Trần Mạnh Hùng
L.J. Goody Bioethics Centre in WA
AUSTRALIA.
[1] DNA: Deoxyribonucleic Acid – the genetic material found in all living things, contains the inherited characteristics of every living organism – cấu tử cơ bản của gien.
[2] Roger Highfield, “Transplant creates embryos with three parents,” The Telegraph U.K - Thứ Ba, ngày 05 tháng 02 năm 2008. http://www.telegraph.co.uk/earth/main.jhtml?xml=/earth/2008/02/05/sciparent105.xml
[3] Trần Mạnh Hùng, Biến Tế Bào Da Thành Tế Bào Gốc. http://www.khoahoc.net/baivo/tranmanhhung/061207-tebaodatebaogoc.htm hoặc
Trần Mạnh Hùng, Tái tạo da thành tế bào gốc
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=4&Cat_Sub_ID=11&news_id=18385
[4]Deborah Smith (Science Editor), “Three parents produce one embryo,” The Sydney Morning Herald – Wednesday, February 6, 2008.
[5] Ben Hirschler, “Two Mums Plus Dad Made This Embryo,” AFT/Reuters, Wednesday, 6 February 2008.
[6]Cathy O’Leary (Medical Editor), “Embry Made from the DNA of 3 Parents,” The West Australian – 6 February 2008, p. 7.
Các nhà khoa học gia người Anh tại Đại học Newcastle đã thành công trong việc tạo nên phôi người, sử dụng DNA (cấu tử cơ bản di truyền) [1] của hai phụ nữ và một người nam.
Tin này đã được công bố bởi các báo chí ngoại quốc, đặc biệt là tờ Telegraph U.K vào thứ Ba, ngày 05 tháng 02 năm 2008 với tựa đề: “Transplant creates embryos with three parents.” Bài viết được thực hiện bởi Roger Highfield, chủ bút phần khoa học. [2]
Điều này cho thấy sự tiến triển vượt bực của ngành y-sinh-học hiện nay, cùng lúc điều đó cũng là sự thách đố đối với khái niệm cơ bản trước đây, là mỗi người trong chúng ta, chỉ có một cha và một mẹ, xét về mặt sinh học.
Có lẽ qúi vị độc gỉa vẫn còn nhớ, cách đây khoảng hơn ba tháng, kể từ ngày giới truyền thông và báo chí thế giới loan tin sự kiện các khoa học gia người Mỹ và Nhật đã thành công trong việc “Biến Tế Bào Da Thành Tế Bào Gốc - http://www.khoahoc.net/baivo/tranmanhhung/061207-tebaodatebaogoc.htm.” [3] Điều này đã gây chấn động trên toàn thế giới, vì bước tiến nhảy vọt trong lãnh vực ngành y của thế kỷ thứ 21. Nay giới truyền thông đại chúng lại tiếp tục công bố một khám phá mới, với nhiều triển vọng có thể đem lại phương cách chữa trị cho các phụ nữ mắc chứng bệnh ty lạp thể di truyền (mitochondrial inherited disease), hầu ngăn chặn không cho nó truyền sang con cái mà họ sẽ cưu mang. Tưởng cũng nên nói rõ là chứng bệnh ty lạp thể này chỉ lưu truyền từ người mẹ sang cho đứa con mà thôi.
Các cấu tử di truyền của ty lạp thể (mitochondrial DNA) hiện diện xung quanh nhân của tế bào trứng, chứ không phải chính trong nhân. Nó có DNA riêng của chính nó và khác biệt với DNA nhân của tế bào trứng.
Các ty lạp thể (mitochondria) là những túi năng lượng rất nhỏ, nằm bên trong các tế bào nhằm để cung cấp năng lực cho các tế bào. Chức năng của nó là biến thức ăn thành năng lực và có nhiệm vụ quản lý các hệ thống năng lượng trong cơ thể con người.
Những sai lạc về di truyền học có thể xảy ra là vì các ty lạp thể đã không đốt hết các ôxi (oxygen) và hấp thụ toàn bộ các dưỡng chất, từ đó dẫn đến việc tích tụ các chất độc trong cơ thể, và các chất độc này là nguyên nhân cho hơn 50 chứng bệnh khác nhau. Những khiếm khuyết nơi DNA của ty lạp thể có thể dẫn đến nhiều chúng bệnh nan y khác nhau, chẳng hạn như: bị mù lòa, bị điếc, bị tiểu đường, bệnh động kinh, bệnh teo cơ hay loạn dưỡng cơ bắp, bệnh chậm phát triển về tâm thần.
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng các chứng bệnh này có thể tránh được, nếu các phôi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh được thực hiện phương pháp ghép ty lạp thể.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN VIỆC CẤY-GHÉP TY LẠP THỂ
Photo – Courtesy of The Sydney Morning Herald |
Sau đó, DNA nhân của (tế bào) trứng đã thụ tinh sẽ được tách ra khỏi tế bào này và đem cấy vào một tế bào trứng khác, mà nhân của nó đã được tách ra trước đó. Tế bào trứng này được hiến tặng do một phụ nữ mà người đó không mắc chứng bệnh ty lạp thể di truyền. Cho nên nhân của tế bào trứng đã thụ tinh vẫn ở trạng thái nguyên vẹn, không có gì thay đổi. Lẽ đó, phôi được tạo thành chỉ có duy nhất nhân giữa người cha và người mẹ. Chính vì lý do đó mà trẻ em sơ sinh sau này lớn lên, nó có hình dạng và đặc tính giống như cha mẹ[4].
Theo sự nhận xét của các chuyên gia thì việc ghép ty lạp thể sẽ không có ảnh hưởng hoặc làm thay đổi cá tính, đặc điểm và hình dáng của đứa bé đối với cha mẹ thật của nó.
Kỹ thuật này, hiện nay, chỉ mới có thực hiện trong các phòng thí nghiệm mà thôi. Các khoa học gia sử dụng các phôi không bình thường được coi như là thặng dư từ chương trình thụ tinh trong ống nghiệm. Sau khi tạo thành các phôi này theo như cách thức mô tả ở trên, các khoa học gia chỉ được quyền giữ và nghiên cứu trong vòng sáu ngày, sau đó phải hủy diệt các phôi đó.
Nhóm chuyên gia tại Đại học Newcastle hy vọng rằng, với kỹ thuật ghép ty lạp thể tinh vi và mới mẻ này, mà họ đã thử nghiệm trên mười cái phôi, có rất nhiều triển vọng rất khả quan là cuối cùng họ sẽ khử trừ được căn bệnh ty lạp thể di truyền. Các chuyên gia hy vọng trong vòng 3-5 năm nữa, họ sẽ có thể áp dụng cách chữa trị này, chính thức cho bệnh nhân.
Hiện nay, cứ một trong 5.000 trẻ em sơ sinh sẽ có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Nó dần dần phát triển vào các độ tuổi khác nhau và thường gây nên việc chết yểu, thường thì trước hai tuổi.
Sự khiếm khuyết của các ty lạp thể được ví như tình trạng của chiếc mày cassette hay radio bị hết bin, nó cần phải được thay bin mới. Hoặc giống như chiếc xe hơi bị hết bình ắc-quy, cần phải thay bình mới thì sau đó mới có thể hoạt động bình thường trở lại. Việc ghép các ty lạp thể giống như việc thay bin mới hay thay bình ắc-quy mới, mà điều này thì không có ảnh hưởng gì đến hình dáng hay đặc điểm của chiếc xe. Bản chất của máy cassette và chiếc xe hơi vẩn nguyên vẹn, không có gì thay đổi cả.
Tuy nhiên, một số nhà luân lý tỏ vẻ quan tâm và e ngại rằng: các phát minh mới này sẽ tạo điều kiện và đưa các khoa học gia đi xa thêm một bước nữa trong tương lai, là họ có thể tạo nên các em bé theo như kiểm mẫu mà họ mong muốn (designer babies)[5].
Linh mục tiến sĩ Joseph Parkinson, Giám đốc Trung tâm Đạo đức Sinh Học tại Tổng Giáo Phận Perth, tiểu bang Tây Úc đã đưa ra nhận định như sau: “Khoa học luôn luôn đi trước khả năng suy tính của cộng đồng xã hội, nhất là những vấn đề liên quan đến luân lý, bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật mới và cách thức điều trị trong y khoa. Điều này có thể gây nên sự rối rắm về nhận thức vai trò làm cha mẹ, bởi vì một người phụ nữ thứ hai đã được đưa vào trong qũy đạo của sự việc.”
Mặc dầu đã được khuyến cáo từ nhiều góc độ, xã hội (Tây phương) chúng ta dường như đã đơn giản chấp nhận luận lý của kỹ thuật sinh sản hiện đại và nền kỹ nghệ thụ tinh bằng phương pháp ống nghiệm, và cái phương cách mới này, đó là dấu chỉ sự nối dài của hệ luận trên: “Nếu như chúng ta có khả năng tạo nên các em bé trong phòng thí nghiệm, thì tại sao ta lại không tạo nên các trẻ em hoàn hảo (đây là phương thức ưu-sinh đã được nhà độc tài Hitler người Đức cho thử nghiệm trong thời đệ nhị thế chiến).[6]”
Thực sự luận lý này rất hấp dẫn, khó có thễ cưỡng lại và khoa học thì bị quyến rũ khá mạnh, tuy nhiên chính nó đã lẫn tránh những vấn nạn hóc búa về mặt luân lý.
Tiến sĩ Trần Mạnh Hùng
L.J. Goody Bioethics Centre in WA
AUSTRALIA.
[1] DNA: Deoxyribonucleic Acid – the genetic material found in all living things, contains the inherited characteristics of every living organism – cấu tử cơ bản của gien.
[2] Roger Highfield, “Transplant creates embryos with three parents,” The Telegraph U.K - Thứ Ba, ngày 05 tháng 02 năm 2008. http://www.telegraph.co.uk/earth/main.jhtml?xml=/earth/2008/02/05/sciparent105.xml
[3] Trần Mạnh Hùng, Biến Tế Bào Da Thành Tế Bào Gốc. http://www.khoahoc.net/baivo/tranmanhhung/061207-tebaodatebaogoc.htm hoặc
Trần Mạnh Hùng, Tái tạo da thành tế bào gốc
http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=4&Cat_Sub_ID=11&news_id=18385
[4]Deborah Smith (Science Editor), “Three parents produce one embryo,” The Sydney Morning Herald – Wednesday, February 6, 2008.
[5] Ben Hirschler, “Two Mums Plus Dad Made This Embryo,” AFT/Reuters, Wednesday, 6 February 2008.
[6]Cathy O’Leary (Medical Editor), “Embry Made from the DNA of 3 Parents,” The West Australian – 6 February 2008, p. 7.
Đức Giáo Hoàng: Mùa Chay là kỳ tĩnh tâm 40 ngày.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
23:18 07/02/2008
Đức Thánh Cha suy tư về ý nghĩa tro và việc bố thí
VATICAN (Zenit.org).- Mùa Chay là một kỳ tỉnh tâm 40- ngày, cống hiến người tín hữu những phuơng tiện để đạt sự vui mừng thật đến từ tình bạn với Chúa, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói vào ngày thứ Tư Lễ Tro 6/2.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm nay tại buổi tiếp kiến chung thứ Tư hàng tuần tại Thính Đường Phaolô VI, trong đó ngài đã suy tư về ý nghĩa mùa Chay, việc xức tro và bố thí.
“Với nghi thức xưa xức tro, Giáo Hội giới thiệu Mùa Chay như một kỳ tỉnh tâm thiêng liêng kéo dài 40 ngày”.
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng trong Giáo Hội sơ khai “Mùa Chay được xem như một thời gian qua đó ta trở thành Kitô hữu, nhưng điều này không xảy ra trong một lúc. Đó là một cuộc hành trình dài của sự cải thiện và đổi mới.
Những kẻ đã được rửa tội kết hợp với chúng(sự cải thiện và đổi mới) trong cuộc hành trình này bằng cách nhớ bí tích họ đã lãnh nhận và chuẩn bị kết hợp lại với Chúa Kitô trong việc cử hành vui mừng lễ Phục Sinh.
Như vậy, Lễ Phục Sinh đã và còn giữ lại ngày nay cảm giác và đặc tính của một bí tích rửa tội, theo nghĩa là nó giữ sống động sự hiểu biết rằng làm một Kitô hữu không bao giờ là hết cuộc hành trình sau chúng ta, nhưng là một con đường luôn đòi hỏi sự cố gắng đổi mới.”
Sự Cải Thiện.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự xức tro nhắc nhớ “sự thật cuộc sống con người: chúng ta là những tạo vật có hạn, là những người tội lỗi luôn cần sự sám hối và cải thiện.”
“Quan trọng là dường nào, trong ngày chúng ta và trong thời đại chúng ta, sự biết nghe và đón nhận một tiếng gọi thể ấy!” Đức Giáo Hoàng nói. “Khi công bố sự độc lập của mình khỏi Thiên Chúa, người đương thời nên tên nô lệ của chính mình và thường thấy mình cô đơn khôn nguôi.
“Sự mời trở lại, do đó là một thôi thúc trở lại núp dưới cánh tay Thiên Chúa, người Cha lo lắng và giàu lòng thương xót, hầu tin cậy Người và phó thác mình cho Người như những đứa con được thừa nhận, được tái sinh bằng tình yêu của Người.”
Đức Thánh Cha nói iếp: “Dạy với sự khôn ngoan, Giáo Hội lập lại rằng sự cải thiện hơn hết là một ân sủng, một ân huệ mở lòng cho tình yêu vô cùng của Chúa. Nhờ ân sủng này Người đi trước sự ao ước của chúng ta được cải thiện và nâng đỡ những cố gắng chúng ta cố kết đầy đủ với ý muốn cứu độ của Người.
Do đó sự cải thiện có nghĩa là sẵn sàng nghe những lời dạy của Chúa Giêsu và vâng lời đi theo những dấu chân của Người.”
Đức Thánh Cha nói thêm: “Trên thực tế, sự vui sướng duy nhất tràn ngập lòng người ta là sự vui sướng đến từ Chúa: chúng ta thật sự cần niềm vui vô cùng của Người.
“Không phải những sự buồn phiền hằng ngày, cũng không phải sự khó khăn cuộc sống có thể xóa sạch niềm vui đến từ tình bạn chúng ta với Chúa.”
Niềm vui.
“Trước hết sự Chúa Giêsu mời vác thánh giá chúng ta và theo Người, có thể xem ra nặng nhọc và trái với những ước muốn chúng ta –cả việc hảm mình vì chúng ta ước muốn thành công cá nhân. Nhưng nếu chúng ta nhìn sát hơn chúng ta khám phá không phải vậy: Các thánh hảnh diện trong Thánh Giá Chúa Kitô, trong tình yêu qua sự bỏ mình, chúng ta gặp một sự an thần thâm sâu nền tảng sự sốt sắng quảng đại cho anh em chúng ta, cách riêng những kẻ nghèo và túng thiếu. Điều này đem lại cho chúng ta niềm vui.”
Ngài nói tiếp: “Cuộc hành trình Mùa Chay tới sự cải thiện, mà chúng ta thực hiện hôm nay với toàn thể Giáo Hôi, trở nên dịp thuận lợi […] phó mình lại một lần nữa trong tay Chúa và thực hiện điều Chúa Giêsu dạy chúng ta luôn luôn “’Nếu ai muốn theo tôi và từ bỏ mình, thì hãy vác thập gía mình mà theo tôi,’ và như vậy là theo con đường tình yêu và hạnh phúc thật.”
Khi nhắc tới sứ điệp Mùa Chay của Người, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói về tầm quan trọng của sự bố thí, “ biểu lộ một cách thức đặc biệt giúp những kẻ túng thiếu và, đờng thời, là một bài tập bỏ mình hầu giải thoát chúng ta khỏi đính bén những của cải thế gian.”
“Vô phúc thay chúng ta ý thức sự ước muốn những của cải vật chất thâm nhiễm xã hội tân thời, là dường nào. Với tư cách những môn đệ Chúa Giêsu Kitô chúng ta được dạy không phải thần tượng hoá những của cải trần thế, nhưng để sử dụng chúng mà sống và giúp đỡ những kẻ túng thiếu.”
“Khi dạy chúng ta có lòng bác ái, Giáo Hội dạy chúng ta xử lý những sự túng thiếu của người thân cận chúng ta, bắt chước Chúa Kitô như Thánh Phaolô đã ghi nhận. Người đã trở nên nghèo để làm giàu chúng ta với cảnh nghèo của Người.”
VATICAN (Zenit.org).- Mùa Chay là một kỳ tỉnh tâm 40- ngày, cống hiến người tín hữu những phuơng tiện để đạt sự vui mừng thật đến từ tình bạn với Chúa, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói vào ngày thứ Tư Lễ Tro 6/2.
Đức Giáo Hoàng nói điều này hôm nay tại buổi tiếp kiến chung thứ Tư hàng tuần tại Thính Đường Phaolô VI, trong đó ngài đã suy tư về ý nghĩa mùa Chay, việc xức tro và bố thí.
“Với nghi thức xưa xức tro, Giáo Hội giới thiệu Mùa Chay như một kỳ tỉnh tâm thiêng liêng kéo dài 40 ngày”.
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng trong Giáo Hội sơ khai “Mùa Chay được xem như một thời gian qua đó ta trở thành Kitô hữu, nhưng điều này không xảy ra trong một lúc. Đó là một cuộc hành trình dài của sự cải thiện và đổi mới.
Những kẻ đã được rửa tội kết hợp với chúng(sự cải thiện và đổi mới) trong cuộc hành trình này bằng cách nhớ bí tích họ đã lãnh nhận và chuẩn bị kết hợp lại với Chúa Kitô trong việc cử hành vui mừng lễ Phục Sinh.
Như vậy, Lễ Phục Sinh đã và còn giữ lại ngày nay cảm giác và đặc tính của một bí tích rửa tội, theo nghĩa là nó giữ sống động sự hiểu biết rằng làm một Kitô hữu không bao giờ là hết cuộc hành trình sau chúng ta, nhưng là một con đường luôn đòi hỏi sự cố gắng đổi mới.”
Sự Cải Thiện.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự xức tro nhắc nhớ “sự thật cuộc sống con người: chúng ta là những tạo vật có hạn, là những người tội lỗi luôn cần sự sám hối và cải thiện.”
“Quan trọng là dường nào, trong ngày chúng ta và trong thời đại chúng ta, sự biết nghe và đón nhận một tiếng gọi thể ấy!” Đức Giáo Hoàng nói. “Khi công bố sự độc lập của mình khỏi Thiên Chúa, người đương thời nên tên nô lệ của chính mình và thường thấy mình cô đơn khôn nguôi.
“Sự mời trở lại, do đó là một thôi thúc trở lại núp dưới cánh tay Thiên Chúa, người Cha lo lắng và giàu lòng thương xót, hầu tin cậy Người và phó thác mình cho Người như những đứa con được thừa nhận, được tái sinh bằng tình yêu của Người.”
Đức Thánh Cha nói iếp: “Dạy với sự khôn ngoan, Giáo Hội lập lại rằng sự cải thiện hơn hết là một ân sủng, một ân huệ mở lòng cho tình yêu vô cùng của Chúa. Nhờ ân sủng này Người đi trước sự ao ước của chúng ta được cải thiện và nâng đỡ những cố gắng chúng ta cố kết đầy đủ với ý muốn cứu độ của Người.
Do đó sự cải thiện có nghĩa là sẵn sàng nghe những lời dạy của Chúa Giêsu và vâng lời đi theo những dấu chân của Người.”
Đức Thánh Cha nói thêm: “Trên thực tế, sự vui sướng duy nhất tràn ngập lòng người ta là sự vui sướng đến từ Chúa: chúng ta thật sự cần niềm vui vô cùng của Người.
“Không phải những sự buồn phiền hằng ngày, cũng không phải sự khó khăn cuộc sống có thể xóa sạch niềm vui đến từ tình bạn chúng ta với Chúa.”
Niềm vui.
“Trước hết sự Chúa Giêsu mời vác thánh giá chúng ta và theo Người, có thể xem ra nặng nhọc và trái với những ước muốn chúng ta –cả việc hảm mình vì chúng ta ước muốn thành công cá nhân. Nhưng nếu chúng ta nhìn sát hơn chúng ta khám phá không phải vậy: Các thánh hảnh diện trong Thánh Giá Chúa Kitô, trong tình yêu qua sự bỏ mình, chúng ta gặp một sự an thần thâm sâu nền tảng sự sốt sắng quảng đại cho anh em chúng ta, cách riêng những kẻ nghèo và túng thiếu. Điều này đem lại cho chúng ta niềm vui.”
Ngài nói tiếp: “Cuộc hành trình Mùa Chay tới sự cải thiện, mà chúng ta thực hiện hôm nay với toàn thể Giáo Hôi, trở nên dịp thuận lợi […] phó mình lại một lần nữa trong tay Chúa và thực hiện điều Chúa Giêsu dạy chúng ta luôn luôn “’Nếu ai muốn theo tôi và từ bỏ mình, thì hãy vác thập gía mình mà theo tôi,’ và như vậy là theo con đường tình yêu và hạnh phúc thật.”
Khi nhắc tới sứ điệp Mùa Chay của Người, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói về tầm quan trọng của sự bố thí, “ biểu lộ một cách thức đặc biệt giúp những kẻ túng thiếu và, đờng thời, là một bài tập bỏ mình hầu giải thoát chúng ta khỏi đính bén những của cải thế gian.”
“Vô phúc thay chúng ta ý thức sự ước muốn những của cải vật chất thâm nhiễm xã hội tân thời, là dường nào. Với tư cách những môn đệ Chúa Giêsu Kitô chúng ta được dạy không phải thần tượng hoá những của cải trần thế, nhưng để sử dụng chúng mà sống và giúp đỡ những kẻ túng thiếu.”
“Khi dạy chúng ta có lòng bác ái, Giáo Hội dạy chúng ta xử lý những sự túng thiếu của người thân cận chúng ta, bắt chước Chúa Kitô như Thánh Phaolô đã ghi nhận. Người đã trở nên nghèo để làm giàu chúng ta với cảnh nghèo của Người.”
Đức Hồng Y Dòng Tên Albert Vanhoye sẽ giảng tuần tĩnh tâm cho Đức Giáo Hoàng
Ngọc Loan
23:57 07/02/2008
Vatican: Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã yêu cầu Đức Hồng Y Dòng Tên Albert Vanhoye, cựu Thư Ký Ủy Ban Kinh Thánh Giáo Hoàng sẽ giảng tuần tĩnh tâm mùa Chay cho Đức Giáo Hoàng và cho Giáo Triều.
Trong thời gian từ ngày Chúa Nhật 10/2 đến ngày thứ Bảy 16/2 Đức Thánh Cha và Giáo Triều sẽ tĩnh tâm Mùa Chay. Đức Hồng Y Vanhoye người Pháp sẽ đặt trọng tâm các bài tĩnh tâm vào chủ đề lấy trong Kinh Thánh, Thư Gởi Tín Hữu Do Thái chương 4 câu 14: “Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa. Vậy chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin”
Trong tuần Tĩnh Tâm, Đức Thánh Cha sẽ không có các buổi triều yết cũng như buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần.
Đức Hồng Y Vanhoe, là thành viên của Ủy Ban Kinh Thánh từ năm 1984-1990 và là thư ký của Ủy Ban này từ năm 1990-2001, và dịp này Cha Vanhoye, Dòng Tên đã làm việc gần gũi với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và cũng là Chủ Tịch của Ủy Ban Kinh Thánh.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Cha Vanhoye vào Hồng Y Đoàn vào năm 2006 vì công sức đóng góp nổi bật cho Giáo Hội.
Trong thời gian từ ngày Chúa Nhật 10/2 đến ngày thứ Bảy 16/2 Đức Thánh Cha và Giáo Triều sẽ tĩnh tâm Mùa Chay. Đức Hồng Y Vanhoye người Pháp sẽ đặt trọng tâm các bài tĩnh tâm vào chủ đề lấy trong Kinh Thánh, Thư Gởi Tín Hữu Do Thái chương 4 câu 14: “Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa. Vậy chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin”
Trong tuần Tĩnh Tâm, Đức Thánh Cha sẽ không có các buổi triều yết cũng như buổi tiếp kiến chung Thứ Tư hàng tuần.
Đức Hồng Y Vanhoe, là thành viên của Ủy Ban Kinh Thánh từ năm 1984-1990 và là thư ký của Ủy Ban này từ năm 1990-2001, và dịp này Cha Vanhoye, Dòng Tên đã làm việc gần gũi với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin và cũng là Chủ Tịch của Ủy Ban Kinh Thánh.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm Cha Vanhoye vào Hồng Y Đoàn vào năm 2006 vì công sức đóng góp nổi bật cho Giáo Hội.
Vạ Tuyệt Thông dành cho nhóm tự nhận đã Thị kiến Đức Mẹ ở Naju
Mai Vĩnh Thăng
23:57 07/02/2008
Đức Tổng Giám Mục Andreas Choi Chang-mou Giáo phận Kwangju - Nam Hàn, ngày 21 tháng 1 vừa qua, ra sắc lệnh “Vì đời sống đức tin lành mạnh, hiệp nhất và thông công của Kitô hữu trong Giáo Hội, tôi đau lòng phải đưa ra quyết định dứt phép thông công những ai trong nhóm thị kiến Mẹ Maria tại Naju.”
Phán quyết đưa ra ngày 23/1/08 và được gởi đến tất cả các giáo phận, và đã được phổ biến trên bản tin của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Á Châu (UCA News).
Vào các năm 1998, 2003 và 2005 Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Kwangju đã ra quyết định cấm chỉ người công giáo viếng thăm và tham dự các nghi thức cầu nguyện tại Naju, Nam Hàn. Hội Đồng Giám Mục Đại Hàn đồng lên tiếng ủng hộ quyết định này.
Đức Tổng Giám Mục Choi cho biết, ngài đã hai lần gặp bà Julia Youn, 60t và chồng bà tại Naju để cảnh cáo họ về việc quảng bá hiện tượng Đức Mẹ hiện ra. Lần thứ nhất vào năm 2003 và lần cuối cùng năm 2005 nhưng họ đã từ chối lắng nghe và cải tà quy chính. Việc dứt phép thông công không phải là một hình phạt hậu quả từ việc phán xét mà là hậu quả tất nhiên khi chọn đặt mình ra khỏi cộng đồng đức tin.
Ông bà Youn dùng các phương tiện truyền thông như ấn loát và mạng lưới toàn cầu ngụ ý nói là việc làm của họ được chính Đức Thánh Cha chấp thuận. Đức Tổng Giám Mục cho biết nói như thế là "họ bôi lọ tôi, Hội Đồng Giám Mục và Giáo Hội Đại Hàn ”.
Đức Tổng Giám Mục giải thích hành động trên chứng tỏ ông bà Julia Youn và môn đồ của họ không có thiện chí hoà giải với Giáo Hội. Vì thế Ngài tuyên bố: “các giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cử hành và tham dự các bí tích và phụng vụ trong nhà nguyện và Tụ điểm hành hương Đức Mẹ ở Naju là nơi tôi đã từng cấm chỉ, đương nhiên mắc vạ tuyệt thông.”
Theo Website riêng của nhóm bà Youn lập ra - www.najumary.or.kr - Youn xác nhận họ được Đức Mẹ mặc khải riêng khi tượng bắt đầu khóc từ năm 1985. Từ ngày đó những người tin vào mặc khải lập núi Đức Mẹ Naju.
Nhóm môn đồ bà Youn phản ứng chống lại quyết định dứt phép thông công của Đức Tổng Giám Mục Choi bằng cách lên án ngài là dùng biện pháp “hạ sách” và “lạc đạo”.
Phỏng dịch theo Catholic News Service (25/1/08)
http://www.thebostonpilot.com/article.asp?ID=5785
Phán quyết đưa ra ngày 23/1/08 và được gởi đến tất cả các giáo phận, và đã được phổ biến trên bản tin của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Á Châu (UCA News).
Vào các năm 1998, 2003 và 2005 Đức Tổng Giám Mục Giáo phận Kwangju đã ra quyết định cấm chỉ người công giáo viếng thăm và tham dự các nghi thức cầu nguyện tại Naju, Nam Hàn. Hội Đồng Giám Mục Đại Hàn đồng lên tiếng ủng hộ quyết định này.
Đức Tổng Giám Mục Choi cho biết, ngài đã hai lần gặp bà Julia Youn, 60t và chồng bà tại Naju để cảnh cáo họ về việc quảng bá hiện tượng Đức Mẹ hiện ra. Lần thứ nhất vào năm 2003 và lần cuối cùng năm 2005 nhưng họ đã từ chối lắng nghe và cải tà quy chính. Việc dứt phép thông công không phải là một hình phạt hậu quả từ việc phán xét mà là hậu quả tất nhiên khi chọn đặt mình ra khỏi cộng đồng đức tin.
Ông bà Youn dùng các phương tiện truyền thông như ấn loát và mạng lưới toàn cầu ngụ ý nói là việc làm của họ được chính Đức Thánh Cha chấp thuận. Đức Tổng Giám Mục cho biết nói như thế là "họ bôi lọ tôi, Hội Đồng Giám Mục và Giáo Hội Đại Hàn ”.
Đức Tổng Giám Mục giải thích hành động trên chứng tỏ ông bà Julia Youn và môn đồ của họ không có thiện chí hoà giải với Giáo Hội. Vì thế Ngài tuyên bố: “các giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cử hành và tham dự các bí tích và phụng vụ trong nhà nguyện và Tụ điểm hành hương Đức Mẹ ở Naju là nơi tôi đã từng cấm chỉ, đương nhiên mắc vạ tuyệt thông.”
Theo Website riêng của nhóm bà Youn lập ra - www.najumary.or.kr - Youn xác nhận họ được Đức Mẹ mặc khải riêng khi tượng bắt đầu khóc từ năm 1985. Từ ngày đó những người tin vào mặc khải lập núi Đức Mẹ Naju.
Nhóm môn đồ bà Youn phản ứng chống lại quyết định dứt phép thông công của Đức Tổng Giám Mục Choi bằng cách lên án ngài là dùng biện pháp “hạ sách” và “lạc đạo”.
Phỏng dịch theo Catholic News Service (25/1/08)
http://www.thebostonpilot.com/article.asp?ID=5785
Top Stories
US Panel: Vietnam Lacks Religious Freedom
Will Taylor - Zenit
03:10 07/02/2008
Notes Improvement, Says Overall Condition Still Poor
By Will Taylor
WASHINGTON, D.C., FEB. 6, 2008 (Zenit.org).- Although religious freedom in Vietnam is moving in the right direction, overall the situation remains poor, according to the U.S. Commission on International Religious Freedom.
Testimony provided by the agency's commissioner, Leonard Leo, during a Dec. 6 congressional human rights caucus hearing, outlined the federal agency's observations from a fact-finding trip conducted by one of its delegations last autumn. The trip included stops in Hanoi, Ho Chi Minh City, Hue and the Central Highlands.
USCIRF is an independent, bipartisan federal commission, consisting of nine private citizens who advise the U.S. president, secretary of state and Congress on how to promote religious freedom and associated rights around the world.
Based on discussions with high-ranking government officials, religious leaders, and assorted Vietnamese citizens, the traveling delegation acknowledged noticeable progress in the Southeast Asian nation and affirmed that, since 2004, the conditions of freedom of thought, conscience and religion have moved in the right direction and have generally improved.
Good and bad
During this period the government of Vietnam released prisoners of faith, reopened closed churches, and generally expanded its toleration for worship for most of the country's religious communities.
But, the delegation also pointed out that given the nation's international obligations to protect freedom of thought, conscience and religion -- as per its ratification of the International Covenant on Civil and Political Rights in 1982 -- the country is not yet it need to be, and their human rights record overall still remains very poor.
During the past year specifically, the situation deteriorated, USCIRF learned, as the government of Vietnam moved decisively to repress peaceful expressions or demonstrations for even greater religious freedom -- protests it viewed as challenges to its authority. The government also confiscated lands belonging to monasteries and churches, and then distributed or sold those properties to state-owned companies and government officials.
Furthermore, dozens of independent religious leaders and religious freedom advocates -- as well as free speech activists, labor unionists and political reform advocates -- have recently been arbitrarily arrested and sentenced to jail terms, or placed under home detention and surveillance. Most of the protesters have been subject to regular intimidation, harassment and threats.
One large-scale protest involved the Church and even brought the intervention of the Vatican. Beginning Dec. 18, thousands of Vietnamese Catholics protested in daily prayer vigils before the former nunciature of Hanoi, to ask the government to return it to the Church. The building had been confiscated by the communist leadership in 1959.
The archbishop of Hanoi confirmed Feb. 1 that the Vietnamese government is restoring to the Church the use of the building, AsiaNews reported.
Disturbing
Leo spoke with ZENIT about USCIRF's more disturbing findings: "There are concerns out there, and there are facts that are troubling.
"There are serious issues involving what in the commission's view are various prisoners of concern, all charged under vague national security laws which the government use as a way of repressing freedom of expression, thought and conscience -- officials continue to maintain that the individuals they approach are national security risks, but there's no question when you look at the individuals involved what kind of activities they are engaged in, that we're dealing with people who are addressing the human condition as a part of their religious vocation."
Concerning the Catholic community, Leo noted the most recent problems regarding the Hanoi protests. He said the USCIRF delegation found that the Vietnamese government routinely makes no effort to justify its confiscation of property, and that it tries to escape the issue by pointing to other "reforms" that they've implemented.
Asked whether Vietnam's conditions of freedom of religion will continue to deteriorate in the foreseeable future, Leo stated, "We want Vietnam's rhetoric on religious freedom to match reality, but it will depend a lot on how the international community responds; when the international community and the United States are engaged, the government of Vietnam believes they need to implement reforms. So I think it's going to depend on how much attention we can direct to what is going on in country."
© Innovative Media, Inc.
By Will Taylor
WASHINGTON, D.C., FEB. 6, 2008 (Zenit.org).- Although religious freedom in Vietnam is moving in the right direction, overall the situation remains poor, according to the U.S. Commission on International Religious Freedom.
Testimony provided by the agency's commissioner, Leonard Leo, during a Dec. 6 congressional human rights caucus hearing, outlined the federal agency's observations from a fact-finding trip conducted by one of its delegations last autumn. The trip included stops in Hanoi, Ho Chi Minh City, Hue and the Central Highlands.
USCIRF is an independent, bipartisan federal commission, consisting of nine private citizens who advise the U.S. president, secretary of state and Congress on how to promote religious freedom and associated rights around the world.
Based on discussions with high-ranking government officials, religious leaders, and assorted Vietnamese citizens, the traveling delegation acknowledged noticeable progress in the Southeast Asian nation and affirmed that, since 2004, the conditions of freedom of thought, conscience and religion have moved in the right direction and have generally improved.
Good and bad
During this period the government of Vietnam released prisoners of faith, reopened closed churches, and generally expanded its toleration for worship for most of the country's religious communities.
But, the delegation also pointed out that given the nation's international obligations to protect freedom of thought, conscience and religion -- as per its ratification of the International Covenant on Civil and Political Rights in 1982 -- the country is not yet it need to be, and their human rights record overall still remains very poor.
During the past year specifically, the situation deteriorated, USCIRF learned, as the government of Vietnam moved decisively to repress peaceful expressions or demonstrations for even greater religious freedom -- protests it viewed as challenges to its authority. The government also confiscated lands belonging to monasteries and churches, and then distributed or sold those properties to state-owned companies and government officials.
Furthermore, dozens of independent religious leaders and religious freedom advocates -- as well as free speech activists, labor unionists and political reform advocates -- have recently been arbitrarily arrested and sentenced to jail terms, or placed under home detention and surveillance. Most of the protesters have been subject to regular intimidation, harassment and threats.
One large-scale protest involved the Church and even brought the intervention of the Vatican. Beginning Dec. 18, thousands of Vietnamese Catholics protested in daily prayer vigils before the former nunciature of Hanoi, to ask the government to return it to the Church. The building had been confiscated by the communist leadership in 1959.
The archbishop of Hanoi confirmed Feb. 1 that the Vietnamese government is restoring to the Church the use of the building, AsiaNews reported.
Disturbing
Leo spoke with ZENIT about USCIRF's more disturbing findings: "There are concerns out there, and there are facts that are troubling.
"There are serious issues involving what in the commission's view are various prisoners of concern, all charged under vague national security laws which the government use as a way of repressing freedom of expression, thought and conscience -- officials continue to maintain that the individuals they approach are national security risks, but there's no question when you look at the individuals involved what kind of activities they are engaged in, that we're dealing with people who are addressing the human condition as a part of their religious vocation."
Concerning the Catholic community, Leo noted the most recent problems regarding the Hanoi protests. He said the USCIRF delegation found that the Vietnamese government routinely makes no effort to justify its confiscation of property, and that it tries to escape the issue by pointing to other "reforms" that they've implemented.
Asked whether Vietnam's conditions of freedom of religion will continue to deteriorate in the foreseeable future, Leo stated, "We want Vietnam's rhetoric on religious freedom to match reality, but it will depend a lot on how the international community responds; when the international community and the United States are engaged, the government of Vietnam believes they need to implement reforms. So I think it's going to depend on how much attention we can direct to what is going on in country."
© Innovative Media, Inc.
Hundreds of Catholics protested on the eve of the lunar new year
J.B. An Dang
04:33 07/02/2008
Protest after Ash Wednesday mass |
Hundreds praying at the site |
Dozens have camped at the site despite Tet |
On the Ash Wednesday, which coincides with the eve of Tet, Redemptorist priests, and their associates, carrying a large cross, led a procession to the site. There they prayed, chanted, and sang for hours braving cold rain and biting winds before dozens of crosses and icons of Our Mother of Perpetual Help hanging on the fences.
Thai Ha parish is run by Redemptorists. In 1928, they bought 6 hectares at Thai Ha, Hanoi to build a convent and a church. After the communists took control the North of Vietnam in 1954, most of Redemptorists were jailed to death or deported, leaving Fr. Joseph Vu Ngoc Bich to run the church alone. Despite Fr. Joseph Vu’s persistent protests, local authorities have managed to nibble bite by bite the parish’s land. The original area of 60,000 square meters was reduced to 2,700 square meters.
For more than ten years, Redemptorists in Vietnam have forwarded their petitions to the government asking for the return of their land, but all have gone unanswered.
At the start of the year fences went up and security officials were called in to protect the Chiến Thắng sewing company which had begun to build. Irritated, some parishioners began to protest. In the afternoon of 7 January the authorities came to allay the concerns of the crowd, promising that construction work would end. Instead the next day the Hanoi People’s Committee issued an official order authorizing the company in question to continue its work.
Angered by the turn of event, people realized that government institutions have made a mockery of their own words and of people’s sentiments in order to protect those who break the law. Since then, the clergy and faithful of Thái Hà parish have gathered at the site to held daily protests. Some protestors even have camped there for more than a month now to prevent any further construction from the state-run company.
Last week, local government asked Redemptorist Fathers to tell protestors who have camped there to go home to preparare for Tet. The priests actually had told them not to stay there braving cold in the frigid winter but none agreed to leave.
“I keep telling my children that I have to stay here to protect Church land.” a woman said. “Anyone who wants to exchange new year greetings with me can come here. I will not go home.”
Vietnam: In processione per chiedere la restituzione del terreno della parrocchia di Thái Hà
Asia-News
06:57 07/02/2008
In processione per chiedere la restituzione del terreno della parrocchia di Thái Hà
di J.B. An Dang
Al termine della celebrazione delle Ceneri, i fedeli si sono uniti a quanti dal 7 gennaio manifestano pacificamente. Il terreno fu acquistato dai Redentoristi nel 1928. Nel 1954, con la conquista de potere da parte dei comunisti e la divisione del Vietnam, i religiosi furono imprigionati o deportati. I 60mila metri quadrati del loro terreno furono ridotti a 2.700.
Hanoi (AsiaNews) – In processione prima ed in un sit in di preghiera poi, i cattolici della parrocchia di Thái Hà, ad Hanoi, ieri sera hanno rinnovato la loro richiesta: rivogliono i 60mila metri quadrati di terreno di proprietà della loro chiesa, occupati da edifici statali.
La pacifica manifestazione si è mossa subito dopo la celebrazione del rito delle Ceneri: portando una grande croce, i Redentoristi ai quali è affidata la parrocchia, sono andati in processione sino al luogo del quale chiedono la restituzione. Per ore, malgrado la pioggia fredda ed il vento pungente hanno pregato e cantato innalzando decine di croci e immagini di Nostra Signora del perpetuo soccorso, unendosi a quanti dall’inizio dell’anno stano manifestando. Alcuni, malgrado l’inizio del Tet, il nuovo anno lunare, continuano a starvi in tenda.
La situazione è analoga a quella che ha visto la diocesi di Hanoi chiedere la restituzione dell’edificio della ex delegazione apostolica. Il terreno di Thái Hà del quale si chiede la restituzione, fu acquistato dai Redentoristi nel 1928: sui 60mila metri quadri della proprietà furono costruiti la chiesa, il convento ed il seminario. Nel 1954, con la conquista de potere da parte dei comunisti e la divisione del Vietnam, i religiosi di Thái Hà furono imprigionati o deportati. I 60mila metri quadrati del loro terreno furono ridotti a 2.700.
Da allora, a più riprese, sono state avanzate petizioni per chiedere la restituzione dei terreni, sui quali è stato costruito un ospedale e sono state fatte cessioni a compagnie statali e membri del governo. Il caso più recente, di inizio anno, è la cessione di una parte di terreno ad una compagnia di confezioni, la Chiến Thắng, che ha cominciato a costruirvi. Alle proteste dei parrocchiani la risposta è stato l’invio di militari per permettere di proseguire la costruzione.
Il 7 gennaio è intervenuto il superiore provinciale dei Redentoristi, p. Giuseppe Cao Dinh Tri, che in un messaggio ha denunciato la confisca illegale del terreno e la volontà di costruirvi. Lo stesso giorno le autorità dichiaravano che la costruzione sarebbe stata fermata, ma il giorno dopo il Comitato popolare di Hanoi autorizzava la compagnia a mandare avanti i lavori.
Sentendosi beffati, da allora i parrocchiani stanno pacificamente protestando. La settimana scorsa le autorità locali hanno chiesto ai Redentoristi di dire ai fedeli di abbandonare i luoghi per prepararsi al Tet. I religiosi hanno detto ai manifestanti di andare a casa per evitare pioggia e freddo. Ma nessuno si è mosso. “Ho detto ai miei figli – una donna spiga ad AsiaNews – che debbo proteggere il terreno della chiesa. Chi vuole scambiare con me gli auguri per il nuovo anno, venga qui”.
di J.B. An Dang
Al termine della celebrazione delle Ceneri, i fedeli si sono uniti a quanti dal 7 gennaio manifestano pacificamente. Il terreno fu acquistato dai Redentoristi nel 1928. Nel 1954, con la conquista de potere da parte dei comunisti e la divisione del Vietnam, i religiosi furono imprigionati o deportati. I 60mila metri quadrati del loro terreno furono ridotti a 2.700.
Hanoi (AsiaNews) – In processione prima ed in un sit in di preghiera poi, i cattolici della parrocchia di Thái Hà, ad Hanoi, ieri sera hanno rinnovato la loro richiesta: rivogliono i 60mila metri quadrati di terreno di proprietà della loro chiesa, occupati da edifici statali.
La situazione è analoga a quella che ha visto la diocesi di Hanoi chiedere la restituzione dell’edificio della ex delegazione apostolica. Il terreno di Thái Hà del quale si chiede la restituzione, fu acquistato dai Redentoristi nel 1928: sui 60mila metri quadri della proprietà furono costruiti la chiesa, il convento ed il seminario. Nel 1954, con la conquista de potere da parte dei comunisti e la divisione del Vietnam, i religiosi di Thái Hà furono imprigionati o deportati. I 60mila metri quadrati del loro terreno furono ridotti a 2.700.
Da allora, a più riprese, sono state avanzate petizioni per chiedere la restituzione dei terreni, sui quali è stato costruito un ospedale e sono state fatte cessioni a compagnie statali e membri del governo. Il caso più recente, di inizio anno, è la cessione di una parte di terreno ad una compagnia di confezioni, la Chiến Thắng, che ha cominciato a costruirvi. Alle proteste dei parrocchiani la risposta è stato l’invio di militari per permettere di proseguire la costruzione.
Il 7 gennaio è intervenuto il superiore provinciale dei Redentoristi, p. Giuseppe Cao Dinh Tri, che in un messaggio ha denunciato la confisca illegale del terreno e la volontà di costruirvi. Lo stesso giorno le autorità dichiaravano che la costruzione sarebbe stata fermata, ma il giorno dopo il Comitato popolare di Hanoi autorizzava la compagnia a mandare avanti i lavori.
Sentendosi beffati, da allora i parrocchiani stanno pacificamente protestando. La settimana scorsa le autorità locali hanno chiesto ai Redentoristi di dire ai fedeli di abbandonare i luoghi per prepararsi al Tet. I religiosi hanno detto ai manifestanti di andare a casa per evitare pioggia e freddo. Ma nessuno si è mosso. “Ho detto ai miei figli – una donna spiga ad AsiaNews – che debbo proteggere il terreno della chiesa. Chi vuole scambiare con me gli auguri per il nuovo anno, venga qui”.
Thái Hà faithful in procession to ask for return of parish land
Asia-News
07:55 07/02/2008
At the end of the celebration for Ash Wednesday, the faithful joined those who have been protesting peacefully since January 7th. The land was bought by the Redemptorists in 1928. In 1954, with the rise to power of the communist party and the division of Vietnam, the religious were imprisoned or deported. The 60,000 square metres of their property were reduced to 2,700.
Hanoi (AsiaNews) - With a procession first and a prayer sit-in afterward, the Catholics of the parish of Thái Hà in Hanoi renewed their request yesterday evening: they want the return of the 60,000 square meters of property belonging to their church, currently occupied by state buildings.
The peaceful demonstration got underway immediately after the celebration of Ash Wednesday: carrying a large cross, the Redemptorists in charge of the parish went in procession all the way to the property that they are asking to be restored. For hours, in spite of the cold rain and the biting wind, they prayed and sang, raising dozens of crosses and images of Our Lady of Perpetual Help, joining those who have been demonstrating since the beginning of the year. Some of them, despite the beginning of the Tet, the lunar new year, continue to stay there in tents.
The situation is analogous to the one that saw the diocese of Hanoi ask for the restitution of the building that formerly belonged to the apostolic delegation. The property of Thái Hà now being asked to be returned was bought by the Redemptorists in 1928: the church, convent, and seminary were built on its 60,000 square meters. In 1954, with the rise to power of the communist party and the division of Vietnam, the religious of Thái Hà were imprisoned or deported. The 60,000 square metres of their property were reduced to 2,700.
Since then, numerous petitions have been made asking for the land to be given back. A hospital now stands on the property, and some of it has been given to state companies and members of the government. The most recent case, from the beginning of the year, was the granting of part of the property to the Chiến Thắng packaging company, which has begun to build there. The response to the parishioners' protests has been the sending of soldiers to protect the construction site.
On January 7th, Fr Joseph Cao Dinh Tri, the provincial superior of the Redemptorists, intervened with a message denouncing the illegal confiscation of the land and the desire to build there. The same day, the authorities stated that the construction would be halted, but the following day the people's committee of Hanoi authorised the company to continue the work.
Feeling that they are being scorned, the parishioners have been protesting peacefully since then. Last week, the local authorities asked the Redemptorists to tell the faithful to leave the area to prepare for the Tet. The religious told the demonstrators to go home and avoid the rain and cold. But no one moved. "I told my children", a woman explains to AsiaNews, "that I must protect church property. Anyone who wants to exchange new year greetings with me can come here".
Protest after Ash Wednesday mass |
Hundreds praying at the site |
Dozens have camped at the site despite Tet |
The peaceful demonstration got underway immediately after the celebration of Ash Wednesday: carrying a large cross, the Redemptorists in charge of the parish went in procession all the way to the property that they are asking to be restored. For hours, in spite of the cold rain and the biting wind, they prayed and sang, raising dozens of crosses and images of Our Lady of Perpetual Help, joining those who have been demonstrating since the beginning of the year. Some of them, despite the beginning of the Tet, the lunar new year, continue to stay there in tents.
The situation is analogous to the one that saw the diocese of Hanoi ask for the restitution of the building that formerly belonged to the apostolic delegation. The property of Thái Hà now being asked to be returned was bought by the Redemptorists in 1928: the church, convent, and seminary were built on its 60,000 square meters. In 1954, with the rise to power of the communist party and the division of Vietnam, the religious of Thái Hà were imprisoned or deported. The 60,000 square metres of their property were reduced to 2,700.
Since then, numerous petitions have been made asking for the land to be given back. A hospital now stands on the property, and some of it has been given to state companies and members of the government. The most recent case, from the beginning of the year, was the granting of part of the property to the Chiến Thắng packaging company, which has begun to build there. The response to the parishioners' protests has been the sending of soldiers to protect the construction site.
On January 7th, Fr Joseph Cao Dinh Tri, the provincial superior of the Redemptorists, intervened with a message denouncing the illegal confiscation of the land and the desire to build there. The same day, the authorities stated that the construction would be halted, but the following day the people's committee of Hanoi authorised the company to continue the work.
Feeling that they are being scorned, the parishioners have been protesting peacefully since then. Last week, the local authorities asked the Redemptorists to tell the faithful to leave the area to prepare for the Tet. The religious told the demonstrators to go home and avoid the rain and cold. But no one moved. "I told my children", a woman explains to AsiaNews, "that I must protect church property. Anyone who wants to exchange new year greetings with me can come here".
After 40 years of the Tet offensive in the VietNam War - Half of the truth deciphered
Bai Tran, Ph. D.
12:04 07/02/2008
AFTER 40 YEARS OF THE TET OFFENSIVE IN THE VIETNAM WAR
HALF OF THE TRUTH DECIPHERED
By Former Judge BAI AN TRAN, Ph. D.
Professor of National Police Officer Academy, Vietnam
1. The first war the US has ever lost
One of the most significant political characters that has made the USA become a superpower nation is the bipartisanship. All important national issues have been deeply viewed by both sides positively and negatively. So why did America shamefully lose the Vietnam war? The answer is that the Americans were half blinded. They just saw half of the truth of the Vietnam war. A half loaf of bread is still a loaf of bread; however, half of the truth is no longer the truth, but a falsity. The historical fight in which anti-war activists hid its half truth was the general attack by the North troops in almost all territories in the South during Tet (the Vietnamese Lunar New Year) in 1968, 40 years ago, and the main thing that changed the public opinion in America was the photograph of General Nguyen Ngoc Loan executing an officer of the North on a street of Saigon.
2. The Vietnam War
By the 1954 Geneva Agreement, Vietnam was divided into the North and South. Each side chose a different political system: the Democratic Republic of Vietnam in the North followed Communism and the Republic of Vietnam (RVN) in the South followed the Free World. However, as soon as the Agreement was signed, the North had the plan to invade the South with forces. Their cadres carried out guerrilla activities to attack the RVN troops and destroy villages in the South. Then, they expanded the Ho Chi Minh Trail along the borders of Vietnam and the neighboring countries of Laos and Cambodia to move troops, weapons and ammunitions provided by China and Russia from the North to the South.
At the end of 1967, when the US troops in Vietnam reached 500,000, North Vietnam picked Khe Sanh to wage a battle hoping this fight would bring the defeat to the Americans, similar to Dien Bien Phu to the French in the 1950s. This was also a diversionary tactic to draw American and Vietnamese attention towards Khe Sanh in preparation for their surprise general attacks in major cities in South Vietnam during Tet in 1968.
3. The Tet Offensive
Tet is the most important holiday for the Vietnamese. As in past years, North and South Vietnam governments agreed to a three-day ceasefire during this occasion. With this agreement, 50% of South Vietnamese officials, officers and soldiers were off duty to be with their families. Even President Nguyen Van Thieu left Saigon to be with his in-laws in My Tho to celebrate Tet. Meanwhile, the North Vietnamese troops went ahead with their plans, transporting weapons day and night to prepare for the offensive.
In the solemn spirit of Tet, people came to churches and temples to pray for peace in the New Year. Sounds of firecrackers and lion dance drums welcoming Tet suddenly were mixed with the communist guns’ popping sounds. Houses were burned and destroyed amidst the weeping from women and children.
In the first hours of the attack, communist troops took over Saigon Radio so its broadcast was temporarily stopped. General Nguyen Ngoc Loan, the Police Commander, and other RVN military units retook the control of radio station shortly after. The communists were not able to broadcast their propaganda.
NBC Reporter Don North was at the U.S. Embassy in Saigon during the communist attack and filed the following report: At 2:45 in the early morning of January 31st, 1968, communist cadres, with red banners around their arms drove a Peugeot car and a taxi, slammed into the embassy gate and opened fire. They got inside and took control of a chamber, but encountered strong defense from the guards. After 6 hours of fighting, 4 US Military Police and one marine were killed, along with all 19 communist cadres.
4. Aftermath
In total, the United States estimated that 45,000 Viet Cong and North Vietnamese soldiers were killed, 6,000 were captured, with the number of wounded being unclear. The USA, South Vietnam and allied Australian and South Korean forces suffered 4,324 killed, 16,063 wounded, and 598 missing.
The ancient capital of Hue suffered heavy damage. Twelve thousand communist troops took over Hue on New Year’s Eve. The Truong Tien bridge collapsed from mines. It took 26 days before the RVN troops, with support of artillery power from US battle ships, retook control of Hue. Tragically, sorrow and mourning spread in the city when the Viet Cong buried alive more than 7,000 civilians and South Vietnam’s government officials in mass graves scattered around Hue and its vicinity.
5. General Loan's execution
In the morning of the second day of Tet, January 31st, 1968, when general Nguyen Ngoc Loan was leading a fierce fight near An Quang Pagoda in Saigon’s Chinese quarter, two of his officers brought to him a communist cadre who had murdered many innocents in cold-blood in the past couple days. He was Captain Nguyen Van Lem, alias Bay Lop.
Minutes before he was captured, Bay Lop had killed a RVN policeman’s wife and all of his family members including his children. Around 4:30 A.M., Nguyen Van Lem led a sabotage unit along with Viet Cong tanks to attack the Armor Camp in Go Vap. After communist troops took control of the base, Bay Lop arrested Lieutenant Colonel Nguyen Tuan with his family and forced him to show them how to drive tanks. When Lieutenant Colonel Tuan refused to cooperate, Bay Lop killed all members of his family including his 80-year-old mother. There was only one survivor, a seriously injured 10-year-old boy.
Mourners line the grave site of South Vietnamese Colonel Nguyen Tuan,
and his family in Saigon ("VIETNAM, A Complete Photographic History,"
Black Dog & Leventhal Publishers, Inc., 2003, page 478)
Nguyen Van Lem was captured near a mass grave with 34 innocent civilian bodies. Lem admitted that he was proud to carry out his unit leader’s order to kill these people. Lem was in his shorts and shirt. His arms were tied from the back. The pistol was still in his possession. General Loan executed Nguyen Van Lem on the spot.
Eddie Adams, a photographer of AP was on scene. He took the picture. General Loan explained to Adams: "This Viet Cong killed many Americans and many of my men."
General Nguyen Ngoc Loan executed Vietcong captain Nguyen Van Lem
(Photo Eddie Adams)
6. The photo tragedy
The photo of general Loan's execution has been used by the anti-war protestors as a tool to distort the just cause of the Vietnam war. They argued that the Vietnam war was dirty and should be terminated by the immediate withdrawal of the American troops. Many violent demonstrations occurred throughout the USA. Finally, the Paris Treaty was signed by the US government and the North Vietnam in 1973. Then the US Congress cut the military supplies to South Vietnam. As a result, the Saigon government collapsed on April 30, 1975.
Now is the time to review and unveil the main meanings of the photo.
a) Factual view:
Eddie Adams won the Pulitzer Prize in 1969 for this photograph, but he felt very sorry. "Two people died in that photograph," he wrote,"the recipient of the bullet and general Nguyen Ngoc Loan. The general killed the Viet Cong, I killed the general with my camera."
Also, Adams added that the photograph does lie, even without manipulation. It is only a half-truth. What the general's execution photograph didn't say was:
a) The North created the fight at the time of ceasefire.
b) The general shot a villain who had committed atrocities during a cease fire.
c) The general is a devoted Buddhist who spent a lot of his time to build hospitals in Vietnam for war casualties.
When Adams visited general Loan at his pizza parlor in Virginia, USA, he reported that Loan said: "You were doing your job and I was doing mine." Adams admired him and both became close friends.
One of his aids, Colonel Tran Minh Cong, commented: “General Loan was one of the well known and educated generals of South Vietnam. He was simple, generous, talented and courageous. He really was a hero of our country.”
General Loan died of cancer on July 14, 1998. Adams sent a card expressing his profound regret for ruining the general's life. He praised general Loan as a hero of a just cause. His eulogy was published in Time on July 27, 1998. "This picture really messed up his life. He never blamed me. He told me if I hadn't taken the picture, someone else would have, but I've felt bad for him and his family for a long time. I had kept in contact with him; the last time we spoke was about six months ago, when he was very ill. I sent flowers when I heard that he had died and wrote, 'I'm sorry. There are tears in my eyes'."
Adams attended the General's funeral and said: "General Loan was a hero. America should be crying. I just hate to see him go this way, without people knowing anything about him." Six years later, Adams died at the age of 71.
b) Legal view:
Among the four parties involved in the Vietnam war, only South Vietnam did not sign the Geneva Agreement for the prisoners of war and publicly refused it on February 18, 1974. This fact cannot be used negatively to prove prejudice because up until 2005, only 192 countries accepted this Agreement.
Even after signing this Agreement, each country gave an explanation in its own way. For example, the USA denied treating the North Vietnamese captives as prisoners of war, because the North troops were so cruel and uncivilized in fighting by killing women and children. On the contrary, North Vietnam also refused to treat the US captives as prisoners of war because the US were involved in the so-called "colonial war". So both countries defined differently the meaning of "prisoner of war".
Ronald P. Cundick, a member of the US Army Office of the Judge Advocate General, wrote: "In practice, American POW's (Prisoner of War) held by the Viet Cong and by the North Vietnamese were often mistreated and used as political hostages and propaganda tools". On the other side, "if the Geneva Convention Relative to the Treatment of Prisoners of War of August 12, 1949 (GPW) had been strictly observed, few Vietcong would have been entitled to POW status"
So, Nguyen Van Lem was not protected by the Geneva Agreement for prisoners for two reasons:
- South Vietnam did not sign it.
- He was a member of the National Front of Liberation of South Vietnam (aka Viet Cong, organized in 1960 at the direction of the Northern Communist Party).
Consequently, the war between the RVN troops and the Viet Cong was a civil war. It was a fight of the insurgents against the South government. At that time, the South government didn't recognize the Viet Cong under the law. This means that the Viet Cong were not protected by law as other citizens. Furthermore, any citizen who committed murder with a fire arm, as Lem did, would be executed right on the spot because of the severity of the crime. The police officers, instead of shooting Lem on the battlefield, led him to present him to General Loan. This was like a death row inmate being led to the execution courtyard and executed not by the squad team, but by the Commander of Police himself. The method of execution for capital punishment at that time was death after the inmate was blindfolded and tied to the pole at the execution courtyard to be shot.
7. Conclusion
General Nguyen Ngoc Loan legally executed Viet Cong Captain Nguyen Van Lem under special circumstances. That was what Eddie Adams meant when he said his photo just represented half of the truth. The Vietnam War was a noble one. It was the war against communism which the Republic of Vietnam fought with great support from the US and from other countries around the world. Even though having been abandoned by the USA, the soldiers and people of the Republic of Vietnam continued their fight against the communists until the last minutes. The flow of Vietnamese refugees since 1975 around the world was not the surrender in desperation, but the beginning and the dawn of the new strategy against communism to liberate Vietnam. Years later, the Vietnamese joined the Free World to celebrate the triumph when communist regimes collapsed one by one in the 1980s and 1990s. I believe that day will come in the foreseeable future, when the remaining communist regimes in Vietnam, Cuba, North Korea and China will be gone.
Former Judge BAI AN TRAN, Ph. D.
HALF OF THE TRUTH DECIPHERED
By Former Judge BAI AN TRAN, Ph. D.
Professor of National Police Officer Academy, Vietnam
1. The first war the US has ever lost
One of the most significant political characters that has made the USA become a superpower nation is the bipartisanship. All important national issues have been deeply viewed by both sides positively and negatively. So why did America shamefully lose the Vietnam war? The answer is that the Americans were half blinded. They just saw half of the truth of the Vietnam war. A half loaf of bread is still a loaf of bread; however, half of the truth is no longer the truth, but a falsity. The historical fight in which anti-war activists hid its half truth was the general attack by the North troops in almost all territories in the South during Tet (the Vietnamese Lunar New Year) in 1968, 40 years ago, and the main thing that changed the public opinion in America was the photograph of General Nguyen Ngoc Loan executing an officer of the North on a street of Saigon.
2. The Vietnam War
By the 1954 Geneva Agreement, Vietnam was divided into the North and South. Each side chose a different political system: the Democratic Republic of Vietnam in the North followed Communism and the Republic of Vietnam (RVN) in the South followed the Free World. However, as soon as the Agreement was signed, the North had the plan to invade the South with forces. Their cadres carried out guerrilla activities to attack the RVN troops and destroy villages in the South. Then, they expanded the Ho Chi Minh Trail along the borders of Vietnam and the neighboring countries of Laos and Cambodia to move troops, weapons and ammunitions provided by China and Russia from the North to the South.
At the end of 1967, when the US troops in Vietnam reached 500,000, North Vietnam picked Khe Sanh to wage a battle hoping this fight would bring the defeat to the Americans, similar to Dien Bien Phu to the French in the 1950s. This was also a diversionary tactic to draw American and Vietnamese attention towards Khe Sanh in preparation for their surprise general attacks in major cities in South Vietnam during Tet in 1968.
3. The Tet Offensive
Tet is the most important holiday for the Vietnamese. As in past years, North and South Vietnam governments agreed to a three-day ceasefire during this occasion. With this agreement, 50% of South Vietnamese officials, officers and soldiers were off duty to be with their families. Even President Nguyen Van Thieu left Saigon to be with his in-laws in My Tho to celebrate Tet. Meanwhile, the North Vietnamese troops went ahead with their plans, transporting weapons day and night to prepare for the offensive.
In the solemn spirit of Tet, people came to churches and temples to pray for peace in the New Year. Sounds of firecrackers and lion dance drums welcoming Tet suddenly were mixed with the communist guns’ popping sounds. Houses were burned and destroyed amidst the weeping from women and children.
In the first hours of the attack, communist troops took over Saigon Radio so its broadcast was temporarily stopped. General Nguyen Ngoc Loan, the Police Commander, and other RVN military units retook the control of radio station shortly after. The communists were not able to broadcast their propaganda.
NBC Reporter Don North was at the U.S. Embassy in Saigon during the communist attack and filed the following report: At 2:45 in the early morning of January 31st, 1968, communist cadres, with red banners around their arms drove a Peugeot car and a taxi, slammed into the embassy gate and opened fire. They got inside and took control of a chamber, but encountered strong defense from the guards. After 6 hours of fighting, 4 US Military Police and one marine were killed, along with all 19 communist cadres.
4. Aftermath
In total, the United States estimated that 45,000 Viet Cong and North Vietnamese soldiers were killed, 6,000 were captured, with the number of wounded being unclear. The USA, South Vietnam and allied Australian and South Korean forces suffered 4,324 killed, 16,063 wounded, and 598 missing.
The ancient capital of Hue suffered heavy damage. Twelve thousand communist troops took over Hue on New Year’s Eve. The Truong Tien bridge collapsed from mines. It took 26 days before the RVN troops, with support of artillery power from US battle ships, retook control of Hue. Tragically, sorrow and mourning spread in the city when the Viet Cong buried alive more than 7,000 civilians and South Vietnam’s government officials in mass graves scattered around Hue and its vicinity.
5. General Loan's execution
In the morning of the second day of Tet, January 31st, 1968, when general Nguyen Ngoc Loan was leading a fierce fight near An Quang Pagoda in Saigon’s Chinese quarter, two of his officers brought to him a communist cadre who had murdered many innocents in cold-blood in the past couple days. He was Captain Nguyen Van Lem, alias Bay Lop.
Minutes before he was captured, Bay Lop had killed a RVN policeman’s wife and all of his family members including his children. Around 4:30 A.M., Nguyen Van Lem led a sabotage unit along with Viet Cong tanks to attack the Armor Camp in Go Vap. After communist troops took control of the base, Bay Lop arrested Lieutenant Colonel Nguyen Tuan with his family and forced him to show them how to drive tanks. When Lieutenant Colonel Tuan refused to cooperate, Bay Lop killed all members of his family including his 80-year-old mother. There was only one survivor, a seriously injured 10-year-old boy.
Mourners line the grave site of South Vietnamese Colonel Nguyen Tuan,
and his family in Saigon ("VIETNAM, A Complete Photographic History,"
Black Dog & Leventhal Publishers, Inc., 2003, page 478)
Nguyen Van Lem was captured near a mass grave with 34 innocent civilian bodies. Lem admitted that he was proud to carry out his unit leader’s order to kill these people. Lem was in his shorts and shirt. His arms were tied from the back. The pistol was still in his possession. General Loan executed Nguyen Van Lem on the spot.
Eddie Adams, a photographer of AP was on scene. He took the picture. General Loan explained to Adams: "This Viet Cong killed many Americans and many of my men."
General Nguyen Ngoc Loan executed Vietcong captain Nguyen Van Lem
(Photo Eddie Adams)
6. The photo tragedy
The photo of general Loan's execution has been used by the anti-war protestors as a tool to distort the just cause of the Vietnam war. They argued that the Vietnam war was dirty and should be terminated by the immediate withdrawal of the American troops. Many violent demonstrations occurred throughout the USA. Finally, the Paris Treaty was signed by the US government and the North Vietnam in 1973. Then the US Congress cut the military supplies to South Vietnam. As a result, the Saigon government collapsed on April 30, 1975.
Now is the time to review and unveil the main meanings of the photo.
a) Factual view:
Eddie Adams won the Pulitzer Prize in 1969 for this photograph, but he felt very sorry. "Two people died in that photograph," he wrote,"the recipient of the bullet and general Nguyen Ngoc Loan. The general killed the Viet Cong, I killed the general with my camera."
Also, Adams added that the photograph does lie, even without manipulation. It is only a half-truth. What the general's execution photograph didn't say was:
a) The North created the fight at the time of ceasefire.
b) The general shot a villain who had committed atrocities during a cease fire.
c) The general is a devoted Buddhist who spent a lot of his time to build hospitals in Vietnam for war casualties.
When Adams visited general Loan at his pizza parlor in Virginia, USA, he reported that Loan said: "You were doing your job and I was doing mine." Adams admired him and both became close friends.
One of his aids, Colonel Tran Minh Cong, commented: “General Loan was one of the well known and educated generals of South Vietnam. He was simple, generous, talented and courageous. He really was a hero of our country.”
General Loan died of cancer on July 14, 1998. Adams sent a card expressing his profound regret for ruining the general's life. He praised general Loan as a hero of a just cause. His eulogy was published in Time on July 27, 1998. "This picture really messed up his life. He never blamed me. He told me if I hadn't taken the picture, someone else would have, but I've felt bad for him and his family for a long time. I had kept in contact with him; the last time we spoke was about six months ago, when he was very ill. I sent flowers when I heard that he had died and wrote, 'I'm sorry. There are tears in my eyes'."
Adams attended the General's funeral and said: "General Loan was a hero. America should be crying. I just hate to see him go this way, without people knowing anything about him." Six years later, Adams died at the age of 71.
b) Legal view:
Among the four parties involved in the Vietnam war, only South Vietnam did not sign the Geneva Agreement for the prisoners of war and publicly refused it on February 18, 1974. This fact cannot be used negatively to prove prejudice because up until 2005, only 192 countries accepted this Agreement.
Even after signing this Agreement, each country gave an explanation in its own way. For example, the USA denied treating the North Vietnamese captives as prisoners of war, because the North troops were so cruel and uncivilized in fighting by killing women and children. On the contrary, North Vietnam also refused to treat the US captives as prisoners of war because the US were involved in the so-called "colonial war". So both countries defined differently the meaning of "prisoner of war".
Ronald P. Cundick, a member of the US Army Office of the Judge Advocate General, wrote: "In practice, American POW's (Prisoner of War) held by the Viet Cong and by the North Vietnamese were often mistreated and used as political hostages and propaganda tools". On the other side, "if the Geneva Convention Relative to the Treatment of Prisoners of War of August 12, 1949 (GPW) had been strictly observed, few Vietcong would have been entitled to POW status"
So, Nguyen Van Lem was not protected by the Geneva Agreement for prisoners for two reasons:
- South Vietnam did not sign it.
- He was a member of the National Front of Liberation of South Vietnam (aka Viet Cong, organized in 1960 at the direction of the Northern Communist Party).
Consequently, the war between the RVN troops and the Viet Cong was a civil war. It was a fight of the insurgents against the South government. At that time, the South government didn't recognize the Viet Cong under the law. This means that the Viet Cong were not protected by law as other citizens. Furthermore, any citizen who committed murder with a fire arm, as Lem did, would be executed right on the spot because of the severity of the crime. The police officers, instead of shooting Lem on the battlefield, led him to present him to General Loan. This was like a death row inmate being led to the execution courtyard and executed not by the squad team, but by the Commander of Police himself. The method of execution for capital punishment at that time was death after the inmate was blindfolded and tied to the pole at the execution courtyard to be shot.
7. Conclusion
General Nguyen Ngoc Loan legally executed Viet Cong Captain Nguyen Van Lem under special circumstances. That was what Eddie Adams meant when he said his photo just represented half of the truth. The Vietnam War was a noble one. It was the war against communism which the Republic of Vietnam fought with great support from the US and from other countries around the world. Even though having been abandoned by the USA, the soldiers and people of the Republic of Vietnam continued their fight against the communists until the last minutes. The flow of Vietnamese refugees since 1975 around the world was not the surrender in desperation, but the beginning and the dawn of the new strategy against communism to liberate Vietnam. Years later, the Vietnamese joined the Free World to celebrate the triumph when communist regimes collapsed one by one in the 1980s and 1990s. I believe that day will come in the foreseeable future, when the remaining communist regimes in Vietnam, Cuba, North Korea and China will be gone.
Former Judge BAI AN TRAN, Ph. D.
太海堂区努力争取收回教会地产
Asia-News
12:09 07/02/2008
太海堂区努力争取收回教会地产
若翰 鄧明安
圣灰礼仪结束后,当地教友同自一月七日起一直和平示威的人们聚集在了一起。这片地产,是赎主会士于一九二八年购置的。一九五四年,共产党夺取政权、越南南北分裂后,传教士们被捕或者被驱逐。六万平方米的土地,减少到了两千七百平方米
河内(亚洲新闻)—昨天,越南首都河内太海堂区的教友们先举行示威游行、然后静坐祈祷,再次向当局重申他们的要求——归还现被政府机构占据的圣堂所属六万平方米的教会地产。
和平示威是在圣灰礼仪后举行的,人们高举着十字架、负责管理圣堂的赎主会士们一直示威到了相关机构前,要求归还教产。尽管天上下着雨、空气阴冷,但人们坚持连续几个小时祈祷、唱圣歌,高举着十几个十字架和永援圣母像,加入到了从年初开始就举行示威游行,要求归还教产的教友队伍中。尽管新春佳节刚刚开始,但人们仍然坚守在帐篷里。
此情此景,同日前要求当局归还河内宗座代表处旧址的场面完全相同。太海堂区的土地,是赎主会士们于一九二八年购置的。当时,传教士们在6万平方米的地产上建起了圣堂、会院和修道院。一九五四年,共产党夺取政权、越南南北分裂后,传教士们被捕或者被驱逐。6万平方米的土地,减少到了2,700平方米。
从那时起,堂区团体不断要求归还地产。目前,这片地产上建起了医院、又被政府机构和官员们多次划分。最近的一次,是在今年年初。政府将其中的一片土地划给了某包装公司,并开始在上面大兴土木。在堂区教友的抗议下,地方政府居然派军队保障施工继续进行。
一月七日,赎主会省会长发表公开信,谴责了非法征占土地和施工的行径。同一天,当局声明将停止施工。但是,第二天,河内人大批准这家公司继续施工。倍感受到欺骗的堂区教友们,开始了和平示威。上周,地方当局要求赎主会士们让教友撤离场地准备过年。会士们告诉示威者,先回家去以免倍受雨水和寒冷的困扰。但是,没有一个人离开。一位妇女告诉亚洲新闻通讯社,“我告诉我的孩子们我还要保护教会的土地。有人愿意向我祝贺春节的,就到这儿来吧”。
若翰 鄧明安
圣灰礼仪结束后,当地教友同自一月七日起一直和平示威的人们聚集在了一起。这片地产,是赎主会士于一九二八年购置的。一九五四年,共产党夺取政权、越南南北分裂后,传教士们被捕或者被驱逐。六万平方米的土地,减少到了两千七百平方米
河内(亚洲新闻)—昨天,越南首都河内太海堂区的教友们先举行示威游行、然后静坐祈祷,再次向当局重申他们的要求——归还现被政府机构占据的圣堂所属六万平方米的教会地产。
和平示威是在圣灰礼仪后举行的,人们高举着十字架、负责管理圣堂的赎主会士们一直示威到了相关机构前,要求归还教产。尽管天上下着雨、空气阴冷,但人们坚持连续几个小时祈祷、唱圣歌,高举着十几个十字架和永援圣母像,加入到了从年初开始就举行示威游行,要求归还教产的教友队伍中。尽管新春佳节刚刚开始,但人们仍然坚守在帐篷里。
此情此景,同日前要求当局归还河内宗座代表处旧址的场面完全相同。太海堂区的土地,是赎主会士们于一九二八年购置的。当时,传教士们在6万平方米的地产上建起了圣堂、会院和修道院。一九五四年,共产党夺取政权、越南南北分裂后,传教士们被捕或者被驱逐。6万平方米的土地,减少到了2,700平方米。
从那时起,堂区团体不断要求归还地产。目前,这片地产上建起了医院、又被政府机构和官员们多次划分。最近的一次,是在今年年初。政府将其中的一片土地划给了某包装公司,并开始在上面大兴土木。在堂区教友的抗议下,地方政府居然派军队保障施工继续进行。
一月七日,赎主会省会长发表公开信,谴责了非法征占土地和施工的行径。同一天,当局声明将停止施工。但是,第二天,河内人大批准这家公司继续施工。倍感受到欺骗的堂区教友们,开始了和平示威。上周,地方当局要求赎主会士们让教友撤离场地准备过年。会士们告诉示威者,先回家去以免倍受雨水和寒冷的困扰。但是,没有一个人离开。一位妇女告诉亚洲新闻通讯社,“我告诉我的孩子们我还要保护教会的土地。有人愿意向我祝贺春节的,就到这儿来吧”。
Viet Catholics demand another church property restored
Catholic World News
12:15 07/02/2008
Hanoi, Feb. 7, 2008 (CWNews.com) - Just days after the Vietnamese government agreed to restore the office of the apostolic nuncio, Catholics in Hanoi have organized new demonstrations calling for the restoration of another church property.
Hundreds of Catholics joined in a public protest on Ash Wednesday-- which coincided with the eve of Tet, the lunar new year celebration-- to ask for the return of property belonging to a Redemptorist parish in Hanoi.
Prior to the Communist takeover in Vietnam, the parish of Our Mother of Perpetual Help had purchased about 15 acres of property, on which the Redemptorist order planned to build a school and convent. In 1954 the new government ousted the order and seized most of the property, leaving less than an acre to the parish.
After years of petitions to government officials, parishioners began public protests on the parish grounds in January of this year. As the Tet celebration approached, a large group of parishioners pledged to camp out on the disputed grounds to draw attention to their cause.
Hundreds of Catholics joined in a public protest on Ash Wednesday-- which coincided with the eve of Tet, the lunar new year celebration-- to ask for the return of property belonging to a Redemptorist parish in Hanoi.
Prior to the Communist takeover in Vietnam, the parish of Our Mother of Perpetual Help had purchased about 15 acres of property, on which the Redemptorist order planned to build a school and convent. In 1954 the new government ousted the order and seized most of the property, leaving less than an acre to the parish.
After years of petitions to government officials, parishioners began public protests on the parish grounds in January of this year. As the Tet celebration approached, a large group of parishioners pledged to camp out on the disputed grounds to draw attention to their cause.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Thái Nguyên Ðón Xuân Với Người Nghèo.
Dom. Thành Công
02:32 07/02/2008
Giáo Xứ Thái Nguyên Ðón Xuân Với Người Nghèo.
Thái Nghuyên, Việt Nam 5/02/2008) - Nằm giữa thành phố Thái Nguyên, giữa dòng người hối hả, ngược xuôi tấp nập đang gấp rút hoàn thành những công việc còn dang dở; người thì đi chợ mua sắm tết, nhà nhà chuẩn bị dọn dẹp, trang hoàng... Hầu như mọi hoạt động đều gấp rút nhằm chuẩn bị hoàn tất một năm cũ và đón một năm mới. Trong không khí bận rộn như thế, giáo xứ Thái Nguyên đã không quên làm một nghĩa cử cao đẹp nói lên tinh thần yêu thương, bái ái, chia xẻ tình thương của mình cho những người kém may mắn hơn trong dịp đón xuân Mậu Tý này.
Ðược biết, cha Phanxicô Nguyễn Ðức Ðại, cha xứ giáo xứ Thái Nguyên mới về nhận xứ được hai năm. Song song với công tác mục vụ, ngài đã không ngần ngại bắt tay ngay vào những hoạt động bác ái, từ thiện và truyền giáo. Với tấm lòng của một người mục tử, ngài không chỉ thực hiện một mình, nhưng kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ cùng sống và thực hành Lời Chúa. Những ngày qua, trong khi đi công tác mục vụ, được chứng kiến những hoàn cảnh đáng thương, cha xứ đã mở cuộc vận động, kêu gọi mọi người với tinh thần tương thân tương ái; lá lành đùm lá rách: cùng nhau nâng đỡ, chia sẻ những tấm quần áo cũ hoặc không dùng đến để chia sẻ cho những anh chị em nghèo vùng cao còn thiếu thốn không có đủ áo mặc trong những ngày giá lạnh mùa đông này. Bên cạnh đó, để chuẩn bị đón Tết Mậu Tý, các gia đình trong giáo xứ Thái Nguyên còn bớt đi một phần chi tiêu của mình để đóng góp những đồng tiền bác ái để chia sẻ tình thương với họ. Chương trình đã và đang được thực hiện trong những ngày qua và còn đang tiếp tục. Cho tới hôm nay, giáo xứ Thái Nguyên đã gói và tặng được khoảng gần 700 chiếc bánh chưng, nhiều thùng quần áo, sữa, gạo và tiền mặt.
Ngày 02/02/2008, cha xứ cùng phái đoàn của giáo xứ đã đến thăm và tặng quà tết cho Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Thái Nguyên. Nơi đây gồm 60 cụ già cô đơn, trên 70 em bé sơ sinh bị bỏ rơi. Các cụ ông, cụ bà nơi đây hầu như không có gia đình hoặc người thân. Vì thế, việc thăm viếng của các phái đoàn và tặng quà cũng là những niềm vui làm xoa dịu đi những nỗi cô đơn trong dịp lễ tết này.
Ngày 04/ 02/ 2007, đoàn giáo xứ Thái Nguyên bao gồm: cha xứ Phanxicô làm trưởng đoàn, cùng với các bạn ca đoàn giới trẻ và các thành phần đại diện trong giáo xứ đã đến thăm và tặng quà cho trại Phong Phú Bình. Chương trình tại trại phong Phú Bình được kết hợp với giáo xứ Nhã Lộng do cha xứ Ðaminh Nguyễn Quang Thiều cùng với giáo dân giáo xứ nơi ngài đang coi sóc. Sự hiện diện của hai giáo xứ cùng những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn do các bạn trẻ của hai giáo xứ: Thái Nguyên - Nhã Lộng đã làm bầu khí nơi đây nóng lên. Trong phòng hội của bệnh viện phong da liễu Phú Bình đầy ắp niềm vui không khí của mùa xuân. Già trẻ, ai cũng vui, nở trên môi những nụ cười hạnh phúc.
Ngày 05/ 02/2007, phái đoàn của cha xứ Thái Nguyên tiếp tục đến thăm và tặng quà cho anh chị em lương dân vùng dân tộc Giao, H- Mông, Thái. Ðây là vùng đất thuộc tỉnh Bắc Kạn, là vùng đất do ngài phụ trách. Tuy nhiên, ngài không phân biệt lương hay giáo, mà ngài quan tâm săn sóc tới họ tất cả vì tình thương, lòng bác ái.
Ngoài ra, còn có những cuộc thăm viếng cá nhân tới từng gia đình những người đau yếu, nghèo và cô độc.
Ðộng cơ thúc đẩy cha Phanxicô thường xuyên thực hiện những công tác bác ái, từ thiện có lẽ xuất phát từ trong Tin Mừng mà ngài luôn nhắn nhủ với giáo dân của ngài: mỗi khi chúng ta làm cho một người bé nhỏ nhất là làm cho chính Chúa; và ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy thì không thể yêu mến Thiên Chúa là Ðấng vô hình được. Tình thương của người mục tử đã được đánh động và lan toả đến mỗi người giáo dân trong giáo xứ Thái Nguyên. Bằng chứng là họ đã thể hiện tình thương, lòng bác ái của họ bằng chính hành động tự nguyện, vui vẻ.
Nhờ đó, mà biết bao nhiêu người hôm nay vui hơn, ấm hơn và có lẽ lòng họ sẽ ấm áp hơn không chỉ bởi vì vật chất, nhưng bởi tình thương yêu đồng loại. Những người nghèo, những bệnh nhân phong cùi, những người già cô đơn, họ sẽ cảm thấy cuộc đời đẹp và ý nghĩa biết bao khi cuộc sống còn có những cánh tay tình thương được trải rộng như thế. Chắc hẳn giờ này bà con giáo dân xứ Thái Nguyên cũng như tất cả những ai đã, đang thực thi những công việc như thế sẽ rất vui và an lòng, vì đã làm được một nghĩa cử cao đẹp.
Mùa xuân sẽ đẹp hơn và thắm tươi hơn bao giờ hết khi người người biết trao cho nhau niềm tin yêu đồng loại, biết san xẻ cho nhau những nỗi niềm của cuộc sống. Mỗi ngày như thế sẽ là cả một mùa xuân chan chứa tình Chúa, tình người.
Dom. Thành Công
Thái Nghuyên, Việt Nam 5/02/2008) - Nằm giữa thành phố Thái Nguyên, giữa dòng người hối hả, ngược xuôi tấp nập đang gấp rút hoàn thành những công việc còn dang dở; người thì đi chợ mua sắm tết, nhà nhà chuẩn bị dọn dẹp, trang hoàng... Hầu như mọi hoạt động đều gấp rút nhằm chuẩn bị hoàn tất một năm cũ và đón một năm mới. Trong không khí bận rộn như thế, giáo xứ Thái Nguyên đã không quên làm một nghĩa cử cao đẹp nói lên tinh thần yêu thương, bái ái, chia xẻ tình thương của mình cho những người kém may mắn hơn trong dịp đón xuân Mậu Tý này.
Ðược biết, cha Phanxicô Nguyễn Ðức Ðại, cha xứ giáo xứ Thái Nguyên mới về nhận xứ được hai năm. Song song với công tác mục vụ, ngài đã không ngần ngại bắt tay ngay vào những hoạt động bác ái, từ thiện và truyền giáo. Với tấm lòng của một người mục tử, ngài không chỉ thực hiện một mình, nhưng kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong giáo xứ cùng sống và thực hành Lời Chúa. Những ngày qua, trong khi đi công tác mục vụ, được chứng kiến những hoàn cảnh đáng thương, cha xứ đã mở cuộc vận động, kêu gọi mọi người với tinh thần tương thân tương ái; lá lành đùm lá rách: cùng nhau nâng đỡ, chia sẻ những tấm quần áo cũ hoặc không dùng đến để chia sẻ cho những anh chị em nghèo vùng cao còn thiếu thốn không có đủ áo mặc trong những ngày giá lạnh mùa đông này. Bên cạnh đó, để chuẩn bị đón Tết Mậu Tý, các gia đình trong giáo xứ Thái Nguyên còn bớt đi một phần chi tiêu của mình để đóng góp những đồng tiền bác ái để chia sẻ tình thương với họ. Chương trình đã và đang được thực hiện trong những ngày qua và còn đang tiếp tục. Cho tới hôm nay, giáo xứ Thái Nguyên đã gói và tặng được khoảng gần 700 chiếc bánh chưng, nhiều thùng quần áo, sữa, gạo và tiền mặt.
Ngày 02/02/2008, cha xứ cùng phái đoàn của giáo xứ đã đến thăm và tặng quà tết cho Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Thái Nguyên. Nơi đây gồm 60 cụ già cô đơn, trên 70 em bé sơ sinh bị bỏ rơi. Các cụ ông, cụ bà nơi đây hầu như không có gia đình hoặc người thân. Vì thế, việc thăm viếng của các phái đoàn và tặng quà cũng là những niềm vui làm xoa dịu đi những nỗi cô đơn trong dịp lễ tết này.
Ngày 04/ 02/ 2007, đoàn giáo xứ Thái Nguyên bao gồm: cha xứ Phanxicô làm trưởng đoàn, cùng với các bạn ca đoàn giới trẻ và các thành phần đại diện trong giáo xứ đã đến thăm và tặng quà cho trại Phong Phú Bình. Chương trình tại trại phong Phú Bình được kết hợp với giáo xứ Nhã Lộng do cha xứ Ðaminh Nguyễn Quang Thiều cùng với giáo dân giáo xứ nơi ngài đang coi sóc. Sự hiện diện của hai giáo xứ cùng những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn do các bạn trẻ của hai giáo xứ: Thái Nguyên - Nhã Lộng đã làm bầu khí nơi đây nóng lên. Trong phòng hội của bệnh viện phong da liễu Phú Bình đầy ắp niềm vui không khí của mùa xuân. Già trẻ, ai cũng vui, nở trên môi những nụ cười hạnh phúc.
Ngày 05/ 02/2007, phái đoàn của cha xứ Thái Nguyên tiếp tục đến thăm và tặng quà cho anh chị em lương dân vùng dân tộc Giao, H- Mông, Thái. Ðây là vùng đất thuộc tỉnh Bắc Kạn, là vùng đất do ngài phụ trách. Tuy nhiên, ngài không phân biệt lương hay giáo, mà ngài quan tâm săn sóc tới họ tất cả vì tình thương, lòng bác ái.
Ngoài ra, còn có những cuộc thăm viếng cá nhân tới từng gia đình những người đau yếu, nghèo và cô độc.
Ðộng cơ thúc đẩy cha Phanxicô thường xuyên thực hiện những công tác bác ái, từ thiện có lẽ xuất phát từ trong Tin Mừng mà ngài luôn nhắn nhủ với giáo dân của ngài: mỗi khi chúng ta làm cho một người bé nhỏ nhất là làm cho chính Chúa; và ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy thì không thể yêu mến Thiên Chúa là Ðấng vô hình được. Tình thương của người mục tử đã được đánh động và lan toả đến mỗi người giáo dân trong giáo xứ Thái Nguyên. Bằng chứng là họ đã thể hiện tình thương, lòng bác ái của họ bằng chính hành động tự nguyện, vui vẻ.
Nhờ đó, mà biết bao nhiêu người hôm nay vui hơn, ấm hơn và có lẽ lòng họ sẽ ấm áp hơn không chỉ bởi vì vật chất, nhưng bởi tình thương yêu đồng loại. Những người nghèo, những bệnh nhân phong cùi, những người già cô đơn, họ sẽ cảm thấy cuộc đời đẹp và ý nghĩa biết bao khi cuộc sống còn có những cánh tay tình thương được trải rộng như thế. Chắc hẳn giờ này bà con giáo dân xứ Thái Nguyên cũng như tất cả những ai đã, đang thực thi những công việc như thế sẽ rất vui và an lòng, vì đã làm được một nghĩa cử cao đẹp.
Mùa xuân sẽ đẹp hơn và thắm tươi hơn bao giờ hết khi người người biết trao cho nhau niềm tin yêu đồng loại, biết san xẻ cho nhau những nỗi niềm của cuộc sống. Mỗi ngày như thế sẽ là cả một mùa xuân chan chứa tình Chúa, tình người.
Dom. Thành Công
Hình ảnh Thắp nến Hiệp thông GH Việt Nam - Gx St Mark - Inala - Úc Châu
Lm Vũđình Tường
07:31 07/02/2008
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Hình ảnh Thắp Nến Hiệp Thông với Giáo Hội Việt Nam - Giáo Xứ St Mark - Inala - Úc Châu - ngày 6 tháng 2 năm 2008 |
Thư Chúc Xuân của VietCatholic
VietCatholic
10:34 07/02/2008
Thư Chúc Xuân của VietCatholic
Trọng Kính:
Hai Đức Hồng Y, Các Đức Giám Mục Việt Nam
Qúy Đức Ông, Qúy Linh Mục
Qúy Tu Sĩ nam nữ, Quý Giáo Dân, và Quý Độc Giả
Thưa qúy vị:
Đầu Xuân Mậu Tý, toàn ban biên tập VietCatholic xin chân thành gửi đến hai Đức Hồng Y, các Đức Giám Mục, Qúy Đức Ông, Quý Cha, Quý nam nữ Tu Sĩ và toàn thể Quý Vị lời chúc Xuân tốt đẹp nhất. Nguyện xin Chúa xuống nhiều hồng ân cho qúy vị trong năm mới này.
Thưa qúy vị: từ ngày có mạng lưới điện toán toàn cầu, VietCatholic đã có mặt để phục vụ nhu cầu Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, trở thành nguồn thông tin hai chiều giữa Giáo Hội hoàn vũ và Giáo Hội quê nhà. Ban đầu từ những bước đi chập chững, thăm dò, nay VietCatholic đã lớn mạnh có tầm vóc quốc tế, đáp ứng được nhu cầu thông tin, cung cấp tài liệu mục vụ và trao đổi những kinh nghiệm với nhau để việc truyền giáo và sống đạo được phát triển.
Vào những thời gian có những diễn biến sôi động của Giáo Hội, mỗi ngày có từ 150,000 đến 200,000 độc giả tín nhiệm VietCatholic, vào đọc tin tức và lấy tài liệu. Cụ thể là trong thời gian vừa qua, VietCatholic đã cố gắng đóng vai trò trung gian đưa những tin tức sôi bỏng tại Giáo Phận Hà Nội cho các cơ quan thông tấn quốc tế, đạo cũng như đời. Đồng thời là nguồn tin chính xác nhất cung cấp cho giao dân tại quê nhà cũng như tại hải ngoại biết những diễn biến tại Tòa Khâm Sứ, tại Thái Hà, tại Hà Đông. Nỗ lực này đã là yếu tố giúp chính quyền Việt Nam cũng như Giáo Dân đạt được thoả hiệp trong công lý và hòa bình, tránh được những xung đột không cần thiết.
VietCatholic đạt được những thành quả vượt bực đó là do sự tín nhiệm và hỗ trợ về nhiều mặt của các Đức Cha, Qúy Cha, Quý Tu Sĩ nam nữ và Quý Vị Giáo Dân. Nếu không có những sự hy sinh vô bờ bến của các biên tập viên, cộng tác viên trong hàng ngũ Giám Mục, Đức Ông, Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ, và Giáo Dân ở trong và ngoài nước, thì VietCatholic đã không đóng trọn vẹn được vai trò lịch sử trong thời gian vừa qua.
Do vậy, nhân dịp đầu xuân Mậu Tý, Ban Giám Đốc và toàn Ban Biên Tập VietCatholic xin một lần chính thức tri ân hàng Giáo Phẩm Việt Nam và toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa. Trong lời kinh thành khẩn nhất VietCatholic xin kính chúc qúy vị Năm Mới tràn đầy Hồng Ân Thiên Chúa, An Khang và Thịnh Vượng.
Cung Chúc Tân Xuân
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Busan Hàn Quốc mừng xuân Mậu Tý
Jos. Trần Hoàng Thắng
11:46 07/02/2008
CỘNG ĐOÀN CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI BUSAN (HÀN QUỐC) MỪNG XUÂN MỚI.
Một mùa xuân mới lại về. Theo lệ thường, xuân về đem theo từng đàn chim én bay ngợi trời, nắng vàng chan hoà khắp nơi, cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm bông ngát hương.Nhưng hiện thời tại Busan-thành phố lớn thứ hai và là thành phố cảng của Hàn Quốc thì nhiệt độ đang ở dưới âm- thử hỏi có cây cối nào đâm chồi nảy lộc được? Thời tiết là như thế còn trong ngôi thánh đường tôi đang tham dự thánh lễ thì thật là ấm cúng: bàn thờ, cung thánh, giáo dân... đâu đâu, chỗ nào cũng tràn ngập sắc xuân: nào hoa, nào nến, nào bong bóng....cô này áo đỏ, chàng kia áo xanh. Đây đó vài cặp tình nhân đang ngồi kề bên nhau tham dự thánh lễ trông thật đẹp đôi. Đâu đâu cũng lộng lẫy, ai ai cũng xinh đẹp.
Đó là quang cảnh của thánh lễ mừng năm mới- Tết Mậu Tý của cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Busan, và trong thánh lễ có cử hành nghi thức sức tro, báo Mùa Chay, Mùa Thương Khó đã đến.
Gặp Cha Tuyên uý Stephen Nguyễn Thông tại Catholic Center, Ngài hồ hởi khoe:
" Sau khi bài " Kỷ niệm 1 năm thành lập của cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Busan" (ngày 09 tháng 12 năm 2007) được đăng, cộng đoàn chúng tôi đã nhận được nhiều lời khen ngợi, khích lệ của các vị giáo dân cũng như các tu sĩ trên khắp thế giới gửi về. Họ đã động viên, ủng hộ cộng đoàn chúng tôi rất nhiều.Và điều đặt biệt là đã có Cha Quang đang tác vụ tại Nhật Bản đã bay sang Busan để dâng thánh lễ và chung vui với cộng đoàn chúng tôi trong đêm Giáng Sinh vừa qua.
Như anh thấy đấy, hôm nay là mùng một Tết Nguyên Đán, là dịp các em đi chơi, thăm bè bạn, nghỉ xả hơi sau 1 năm làm việc vất vả nhưng vẫn có gần 200 em tham dự thánh lễ. Vui xuân mới nhưng các em vẫn không quên bổn phận của một Kitô hữu. Có những em đã lặn lội đường xa để đến với cộng đoàn... Và năm nay tết Nguyên đán lại trùng với dịp lễ tro. Nghi thức sức tro giúp mỗi người chúng ta ý thức được bản thân được sinh ra từ cát bụi, được Chúa tác tạo có hình hài giốngChúa, đuợc Chúa thổi nguồn sinh khí, truyền cho sự sống, đuợc làm con cái Chúa, sống đời đời trong vườn địa đàng.... Nhưng tổ tông chúng ta bất phục tùng, không nghe lời Thiên Chúa nên chúng ta mất đi sự sống đó, phải trở về như thuở ban đầu-cát bụi lại trở về với cát bụi.
Sau 1 năm thành lập cộng đoàn chúng tôi hiện có 6 nhóm hoạt động phân chia theo từng địa phương các em cư trú: Nam Định, Thái Bình, Quảng Bình, Nghệ An và mới đây là thêm nhóm Miền Bắc và Miền Nam. Mục đích của việc phân chia này để giúp các em chia sẻ với nhau tin tức nơi quê nhà và giúp đỡ nhau trong thời gian sống tại Hàn Quốc và thứ đến là để phân công nhiệm vụ trong mỗi dịp lễ lớn: nhóm này dâng của lễ, nhóm kia lo các bài đọc, nhóm nọ lo về việc hát. ....".
Là một cộng đoàn mới thành lập, đa phần giáo dân là thanh niên lao động, bươn chải kiếm sống nơi quê người, thời gian làm việc trong ngày có khi lên đến 14 tiếng... nên các sinh hoạt giới trẻ cũng có phần hạn chế. Hàng tuần các bạn chỉ gặp nhau vài tiếng trong ngày chủ nhật để tham dự thánh lễ, rồi chia sẻ, hỏi han về cuộc sống, công việc rồi vội vã quay về kí túc xá nghỉ ngơi, chuẩn bị cho một tuần làm việc mới. Nhìn các bạn đang hát hò, trò chuyện rôm rả... có ai biết được các bạn ấy chịu bao khổ cực, đắng cay nơi công xưởng, bị la mắng, thiếu nợ lương, đối xử bất công... "Lâu lắm mới có dịp gặp mặt nhau đông đủ như vậy, vui lắm anh ạ." Bạn Phong- nhóm Miền Nam đã thốt lên như vậy. Tuổi trẻ là mùa xuân, mùa xuân là tuổi trẻ, các bạn đang vui chơi ca hát vui vẻ là thế đấy nhưng khi hỏi thêm về cuộc sống nơi công xưởng thhì đề nhận được nét trầm ngâm nơi các bạn. Và các bạn bắt đầu tâm sự:
Anh Quốc Tuấn (Nhóm Miền Nam ) cho biết: " Nói ra thì không ai tin là sự thật, nhưng công ty tôi chuyện này là xảy ra thường xuyên. Nước sinh hoạt luôn khiến chúng tôi đau đầu, nếu công ty có việc làm đều thì chúng tôi có nước, còn ngược lại thì. .. có khi chúng tôi nhịn tắm hơn 1 tuần vì công ty không nhận được đơn đặt hàng." Còn bạn Trung (Nhóm Miền Bắc) thì bộc bạch: " Công ty em chuyên lắp ghép các khung nhà, công việc rất vất vả và nặng nhọc, nguy hiểm, đòi hỏi có sức khoẻ và thường xuyên phải di chuyển theo công trình. Dù tuyết rơi hay nắng cháy da vẫn phải phơi mình ngoài trời. Có những hôm em đi làm về phải đọc kinh cảm ơn Chúa vì Ngài đã cho con sống để quay về tạ ơn Chúa." Tiếp đến là Tuyên, cô gái đến từ Nghệ An, cô thổ lộ: " Em là du học sinh nhưng phải kiếm thêm việc để làm mong trang trải chi phí học hành và sinh hoạt tại Hàn Quốc. Sinh hoạt phí đắt đỏ quá anh ạ. Các bạn du học sinh khác cũng phải như em mà thôi, có khi chúng em mải làm mà chểnh mảng việc học hành..." Cuối cùng là trường hợp của T. 1 cô gái lấy chồng Hàn mà không tiện nêu danh tánh. Vì thương cha mẹ nghèo khổ nên T. đành lòng gạt nước mắt, chia tay mối tình đầu để kết hôn cùng một người đàn ông Hàn Quốc 40 tuổi. Sau khi kết hôn, T. mới biết chồng mình là 1 gã đàn ông "ham ăn hơn ham làm". Gã ta bắt T. đi làm kiếm tiền nuôi gã. Tiền kiếm bao nhiêu thì gã trấn lột hết, không những thế gã ta còn đánh đập T. thậm tệ. Tệ bạc hơn, tiền tiết kiệm của T. định gửi về cho cha mẹ ăn tết mà gã cũng tàn nhẫn trấn lột. Tiếng Hàn thì không biết vì đó là tình trạng chung của các cô. Bức bí quá, cô đã kết liễu đời mình bằng cách tự thiêu sống. Nhưng may mắn ( hay rủi thay) cô không thoát khỏi trần gian. Giờ đây, nằm trên giường bệnh với thương tích 80% thì còn tương lai nào dành cho cô nữa. Cay đắng thay T. mới 20 tuổi.
Những cô gái lấy chồng Hàn đều mong muốn, đều ước ao, đều đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình. Nhưng có mấy ai được toại nguyện. Như T. cô đi tìm cuộc sống tươi sáng nhưng cuối cùng con đường đó đã đưa cô tìm đến cái chết. Thương thay, đau đớn thay cho những cô gái lấy chồng Hàn, như những con thiêu thân lao vào ánh đèn rực rỡ để rồi mãi mãi đi vào cõi hư không...
Và còn nhiều, còn nhiều cảnh đời còn khổ cực hơn nữa... Tại đất Hàn Quốc này, điều gì cũng có thể xảy ra, ngoài sức tưởng tượng của con người. Sống là phải lao động, bươn chải. Lực lượng lao động của Việt Nam tại Hàn Quốc quá trẻ. Các nước phái cử lao động làm việc tại Hàn Quốc thì độ tuổi trung bình của lao động nước họ từ 25-40. Riêng Việt Nam chúng ta lực lượng lao động trẻ nhất, có bạn mới 18 tuổi đã cất bước sang Hàn kiếm tiền.
Cuộc sống này nhiều khi quá vất vả nên ta phải gạn lọc những giây phút muộn phiền để được thảnh thơi. Ta cầu mong được sống bằng an nhưng cuộc sống hômm nay xô đẩy ta vào nỗi lo của ngày mai. Những công danh chưa được toại nguyện, những mộng đời đang dệt dở dang, những tình yêu đang nhen nhúm hé nụ, có khi mong manh dễ vỡ... Hồi hộp và băn khoăn, đợi chờ và bấp bênh.... là những đám mây đen bao phủ vùng trời thảnh thơi. Tương lai là một vòng kẽm gai vô hình làm héo úa niềm an vui của ta. Cất bước xa nhà, xa quê hương, xa người thân yêu, bỏ quên tuổi thanh xuân nơi xứ người, vùi đầu vùi cổ vào công việc hòng tìm được hạnh phúc, sung túc cho gia đình và xây dựng cho riêng mình... là tâm trạng chung của thanh niên lao động Việt Nam không riêng ở Hàn Quốc mà còn ở tất cả các nước khác.. dù cực khổ mấy, bị mắng chửi, bị đối xử bất công đến mấy cũng cắn răng chịu đựng, cũng vì tiền cả thôi.
Xuân mới đã về, mùa chay cũng đã đến, lại tiếp tục 1 năm làm việc tại Hàn Quốc, lại với cảnh làm việc hơn 14 tiếng 1 ngày, lại với cảnh bữa cơm với kim chi chẳng thấy thịt cá đâu., lại phải tiếp tục nghe những lời nặng nhẹ của giới chủ... Thôi thì... chỉ biết cầu nguyện thôi! Mùa chay- mùa thương khó- mùa tình yêu. Chúa yêu con người nên đã mặc lấy thân phận làm người, hy sinh mạng sống vì loài người. Chúa yêu con người lắm! loài người ơi! Lạy Chúa, Chúa đã từng làm người như chúng con nên có lẽ Chúa cũng hiểu gánh nặng của thân phận làm người. Cuộc đời này đầy cạm bẫy, đầy cam go, mà con lại yếu đuối, mong manh. Xin hãy nâng đỡ con, đừng để con bỏ cuộc. Xin đồng hành cùng con, để con không còn cảm thấy cô đơn. Xin cho con can đảm đối diện với những thử thách vì biết rằng cuối cùng chiến thắng thuộc về người có niềm hy vọng, biết hy vọng, biết phó thác vào Chúa!
Ra về mỗi bạn cầm trên tay 1 tấm thiệp có in lời Chúa. Đó là "LỘC" đầu năm mà các bạn nhận được từ Cha tuyên uý. Hãy sống và thực hành theo những điều mà Lộc đầu năm các bạn nhận được. Nguyện xinThiên Chúa tuôn đổ hồng ân trên mỗi người trong cộng đoàn chúng con. Xin cho Cha tuyên uý luôn được dồi dào sức khoẻ, luôn là vị mục tử nhân lành, chăm lo cho đàn chiên Cha đang chăn dắt. Xin cho chúng con- những người Việt Nam đang sống và làm việc tại Hàn Quốc luôn mạnh khoẻ, hăng say lao động. Kiếm tiền nhưng vẫn không quên tìm kiếm chìa khoá Nước Trời. Chủ nhật hàng tuần vẫn tiến về Catholic-Center hát vang:" Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên đền Chúa ta...".
Catholic Center of Busan
81-1 Tae Cheong Dong 4 Ga
Busan City- South Korea.
Tel: 051-463-7228.
Fax: 051-441-6404
Một mùa xuân mới lại về. Theo lệ thường, xuân về đem theo từng đàn chim én bay ngợi trời, nắng vàng chan hoà khắp nơi, cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm bông ngát hương.Nhưng hiện thời tại Busan-thành phố lớn thứ hai và là thành phố cảng của Hàn Quốc thì nhiệt độ đang ở dưới âm- thử hỏi có cây cối nào đâm chồi nảy lộc được? Thời tiết là như thế còn trong ngôi thánh đường tôi đang tham dự thánh lễ thì thật là ấm cúng: bàn thờ, cung thánh, giáo dân... đâu đâu, chỗ nào cũng tràn ngập sắc xuân: nào hoa, nào nến, nào bong bóng....cô này áo đỏ, chàng kia áo xanh. Đây đó vài cặp tình nhân đang ngồi kề bên nhau tham dự thánh lễ trông thật đẹp đôi. Đâu đâu cũng lộng lẫy, ai ai cũng xinh đẹp.
Đó là quang cảnh của thánh lễ mừng năm mới- Tết Mậu Tý của cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Busan, và trong thánh lễ có cử hành nghi thức sức tro, báo Mùa Chay, Mùa Thương Khó đã đến.
Gặp Cha Tuyên uý Stephen Nguyễn Thông tại Catholic Center, Ngài hồ hởi khoe:
" Sau khi bài " Kỷ niệm 1 năm thành lập của cộng đoàn công giáo Việt Nam tại Busan" (ngày 09 tháng 12 năm 2007) được đăng, cộng đoàn chúng tôi đã nhận được nhiều lời khen ngợi, khích lệ của các vị giáo dân cũng như các tu sĩ trên khắp thế giới gửi về. Họ đã động viên, ủng hộ cộng đoàn chúng tôi rất nhiều.Và điều đặt biệt là đã có Cha Quang đang tác vụ tại Nhật Bản đã bay sang Busan để dâng thánh lễ và chung vui với cộng đoàn chúng tôi trong đêm Giáng Sinh vừa qua.
Như anh thấy đấy, hôm nay là mùng một Tết Nguyên Đán, là dịp các em đi chơi, thăm bè bạn, nghỉ xả hơi sau 1 năm làm việc vất vả nhưng vẫn có gần 200 em tham dự thánh lễ. Vui xuân mới nhưng các em vẫn không quên bổn phận của một Kitô hữu. Có những em đã lặn lội đường xa để đến với cộng đoàn... Và năm nay tết Nguyên đán lại trùng với dịp lễ tro. Nghi thức sức tro giúp mỗi người chúng ta ý thức được bản thân được sinh ra từ cát bụi, được Chúa tác tạo có hình hài giốngChúa, đuợc Chúa thổi nguồn sinh khí, truyền cho sự sống, đuợc làm con cái Chúa, sống đời đời trong vườn địa đàng.... Nhưng tổ tông chúng ta bất phục tùng, không nghe lời Thiên Chúa nên chúng ta mất đi sự sống đó, phải trở về như thuở ban đầu-cát bụi lại trở về với cát bụi.
Sau 1 năm thành lập cộng đoàn chúng tôi hiện có 6 nhóm hoạt động phân chia theo từng địa phương các em cư trú: Nam Định, Thái Bình, Quảng Bình, Nghệ An và mới đây là thêm nhóm Miền Bắc và Miền Nam. Mục đích của việc phân chia này để giúp các em chia sẻ với nhau tin tức nơi quê nhà và giúp đỡ nhau trong thời gian sống tại Hàn Quốc và thứ đến là để phân công nhiệm vụ trong mỗi dịp lễ lớn: nhóm này dâng của lễ, nhóm kia lo các bài đọc, nhóm nọ lo về việc hát. ....".
Là một cộng đoàn mới thành lập, đa phần giáo dân là thanh niên lao động, bươn chải kiếm sống nơi quê người, thời gian làm việc trong ngày có khi lên đến 14 tiếng... nên các sinh hoạt giới trẻ cũng có phần hạn chế. Hàng tuần các bạn chỉ gặp nhau vài tiếng trong ngày chủ nhật để tham dự thánh lễ, rồi chia sẻ, hỏi han về cuộc sống, công việc rồi vội vã quay về kí túc xá nghỉ ngơi, chuẩn bị cho một tuần làm việc mới. Nhìn các bạn đang hát hò, trò chuyện rôm rả... có ai biết được các bạn ấy chịu bao khổ cực, đắng cay nơi công xưởng, bị la mắng, thiếu nợ lương, đối xử bất công... "Lâu lắm mới có dịp gặp mặt nhau đông đủ như vậy, vui lắm anh ạ." Bạn Phong- nhóm Miền Nam đã thốt lên như vậy. Tuổi trẻ là mùa xuân, mùa xuân là tuổi trẻ, các bạn đang vui chơi ca hát vui vẻ là thế đấy nhưng khi hỏi thêm về cuộc sống nơi công xưởng thhì đề nhận được nét trầm ngâm nơi các bạn. Và các bạn bắt đầu tâm sự:
Anh Quốc Tuấn (Nhóm Miền Nam ) cho biết: " Nói ra thì không ai tin là sự thật, nhưng công ty tôi chuyện này là xảy ra thường xuyên. Nước sinh hoạt luôn khiến chúng tôi đau đầu, nếu công ty có việc làm đều thì chúng tôi có nước, còn ngược lại thì. .. có khi chúng tôi nhịn tắm hơn 1 tuần vì công ty không nhận được đơn đặt hàng." Còn bạn Trung (Nhóm Miền Bắc) thì bộc bạch: " Công ty em chuyên lắp ghép các khung nhà, công việc rất vất vả và nặng nhọc, nguy hiểm, đòi hỏi có sức khoẻ và thường xuyên phải di chuyển theo công trình. Dù tuyết rơi hay nắng cháy da vẫn phải phơi mình ngoài trời. Có những hôm em đi làm về phải đọc kinh cảm ơn Chúa vì Ngài đã cho con sống để quay về tạ ơn Chúa." Tiếp đến là Tuyên, cô gái đến từ Nghệ An, cô thổ lộ: " Em là du học sinh nhưng phải kiếm thêm việc để làm mong trang trải chi phí học hành và sinh hoạt tại Hàn Quốc. Sinh hoạt phí đắt đỏ quá anh ạ. Các bạn du học sinh khác cũng phải như em mà thôi, có khi chúng em mải làm mà chểnh mảng việc học hành..." Cuối cùng là trường hợp của T. 1 cô gái lấy chồng Hàn mà không tiện nêu danh tánh. Vì thương cha mẹ nghèo khổ nên T. đành lòng gạt nước mắt, chia tay mối tình đầu để kết hôn cùng một người đàn ông Hàn Quốc 40 tuổi. Sau khi kết hôn, T. mới biết chồng mình là 1 gã đàn ông "ham ăn hơn ham làm". Gã ta bắt T. đi làm kiếm tiền nuôi gã. Tiền kiếm bao nhiêu thì gã trấn lột hết, không những thế gã ta còn đánh đập T. thậm tệ. Tệ bạc hơn, tiền tiết kiệm của T. định gửi về cho cha mẹ ăn tết mà gã cũng tàn nhẫn trấn lột. Tiếng Hàn thì không biết vì đó là tình trạng chung của các cô. Bức bí quá, cô đã kết liễu đời mình bằng cách tự thiêu sống. Nhưng may mắn ( hay rủi thay) cô không thoát khỏi trần gian. Giờ đây, nằm trên giường bệnh với thương tích 80% thì còn tương lai nào dành cho cô nữa. Cay đắng thay T. mới 20 tuổi.
Những cô gái lấy chồng Hàn đều mong muốn, đều ước ao, đều đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình. Nhưng có mấy ai được toại nguyện. Như T. cô đi tìm cuộc sống tươi sáng nhưng cuối cùng con đường đó đã đưa cô tìm đến cái chết. Thương thay, đau đớn thay cho những cô gái lấy chồng Hàn, như những con thiêu thân lao vào ánh đèn rực rỡ để rồi mãi mãi đi vào cõi hư không...
Và còn nhiều, còn nhiều cảnh đời còn khổ cực hơn nữa... Tại đất Hàn Quốc này, điều gì cũng có thể xảy ra, ngoài sức tưởng tượng của con người. Sống là phải lao động, bươn chải. Lực lượng lao động của Việt Nam tại Hàn Quốc quá trẻ. Các nước phái cử lao động làm việc tại Hàn Quốc thì độ tuổi trung bình của lao động nước họ từ 25-40. Riêng Việt Nam chúng ta lực lượng lao động trẻ nhất, có bạn mới 18 tuổi đã cất bước sang Hàn kiếm tiền.
Cuộc sống này nhiều khi quá vất vả nên ta phải gạn lọc những giây phút muộn phiền để được thảnh thơi. Ta cầu mong được sống bằng an nhưng cuộc sống hômm nay xô đẩy ta vào nỗi lo của ngày mai. Những công danh chưa được toại nguyện, những mộng đời đang dệt dở dang, những tình yêu đang nhen nhúm hé nụ, có khi mong manh dễ vỡ... Hồi hộp và băn khoăn, đợi chờ và bấp bênh.... là những đám mây đen bao phủ vùng trời thảnh thơi. Tương lai là một vòng kẽm gai vô hình làm héo úa niềm an vui của ta. Cất bước xa nhà, xa quê hương, xa người thân yêu, bỏ quên tuổi thanh xuân nơi xứ người, vùi đầu vùi cổ vào công việc hòng tìm được hạnh phúc, sung túc cho gia đình và xây dựng cho riêng mình... là tâm trạng chung của thanh niên lao động Việt Nam không riêng ở Hàn Quốc mà còn ở tất cả các nước khác.. dù cực khổ mấy, bị mắng chửi, bị đối xử bất công đến mấy cũng cắn răng chịu đựng, cũng vì tiền cả thôi.
Xuân mới đã về, mùa chay cũng đã đến, lại tiếp tục 1 năm làm việc tại Hàn Quốc, lại với cảnh làm việc hơn 14 tiếng 1 ngày, lại với cảnh bữa cơm với kim chi chẳng thấy thịt cá đâu., lại phải tiếp tục nghe những lời nặng nhẹ của giới chủ... Thôi thì... chỉ biết cầu nguyện thôi! Mùa chay- mùa thương khó- mùa tình yêu. Chúa yêu con người nên đã mặc lấy thân phận làm người, hy sinh mạng sống vì loài người. Chúa yêu con người lắm! loài người ơi! Lạy Chúa, Chúa đã từng làm người như chúng con nên có lẽ Chúa cũng hiểu gánh nặng của thân phận làm người. Cuộc đời này đầy cạm bẫy, đầy cam go, mà con lại yếu đuối, mong manh. Xin hãy nâng đỡ con, đừng để con bỏ cuộc. Xin đồng hành cùng con, để con không còn cảm thấy cô đơn. Xin cho con can đảm đối diện với những thử thách vì biết rằng cuối cùng chiến thắng thuộc về người có niềm hy vọng, biết hy vọng, biết phó thác vào Chúa!
Ra về mỗi bạn cầm trên tay 1 tấm thiệp có in lời Chúa. Đó là "LỘC" đầu năm mà các bạn nhận được từ Cha tuyên uý. Hãy sống và thực hành theo những điều mà Lộc đầu năm các bạn nhận được. Nguyện xinThiên Chúa tuôn đổ hồng ân trên mỗi người trong cộng đoàn chúng con. Xin cho Cha tuyên uý luôn được dồi dào sức khoẻ, luôn là vị mục tử nhân lành, chăm lo cho đàn chiên Cha đang chăn dắt. Xin cho chúng con- những người Việt Nam đang sống và làm việc tại Hàn Quốc luôn mạnh khoẻ, hăng say lao động. Kiếm tiền nhưng vẫn không quên tìm kiếm chìa khoá Nước Trời. Chủ nhật hàng tuần vẫn tiến về Catholic-Center hát vang:" Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên đền Chúa ta...".
Catholic Center of Busan
81-1 Tae Cheong Dong 4 Ga
Busan City- South Korea.
Tel: 051-463-7228.
Fax: 051-441-6404
Cộng Đồng CG Nam Úc Đón Mừng Tân Niên, Mồng Một Tết
Jos. Vĩnh
15:04 07/02/2008
Cộng Đồng Nam Úc Đón Mừng Tân Niên, Mồng Một Tết
Thánh Lễ đón Tân Niên lúc 7 giờ tối Mồng Một Tết Mậu Tý, do Đức Giám Mục Philip Wilson Tổng Giám Mục giáo phẫn Adelaide, Nam Úc chủ tế, cùng đồng tế có Đức Ông Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng, Lm. Nguyễn Viết Huy SJ phó quản nhiệm Cộng Đồng, Lm Trần Quang Tòng phó xứ Hectoville, Lm. Trịnh Văn Phát phó xứ nhà thờ chính toà Adelaide và Lm. Trần Hữu Ninh từ Việt Nam qua Úc thăm thân nhân.
TẾ Lễ Tổ Tiên |
Trước khi cử hành Thánh Lễ, Đức Ông Paul Minh Tâm cùng Ban Tế Lễ đã đến trước bàn thờ Tổ Tiên, tế lễ và niệm hương.
Bài giảng trong trong Thánh Lễ ĐTGM đã dựa vào hình ảnh gia đình Thánh Gia để nói lên ý nghĩa ngày Tết Âm Lịch là ngày họp mặt, ngày đoàn tụ gia đình, rất tốt đẹp theo phong tục, tập quán và văn hóa của Cộng Đồng Việt Nam.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, ông Nguyễn Quốc Hiệp chủ tịch Cộng Đồng đã lên chúc TẾT Đức Tổng Giám Mục, quí Linh Mục và quí tu sĩ Nam Nữ cùng toàn thể Cộng Đồng.
Cộng Đồng đã có những lễ vật đặc biệt chúc TẾT Đức Cha và mỗi tu sĩ một tấm bánh chưng Việt Hương.
ĐTGM Hái Lộc Xuân |
Rồi kế đến các Linh Mục cùng các tu sĩ Nam Nữ và giáo dân kéo nhau lên hái lộc đầu năm.
Lộc Xuân là những lời giáo huấn của Chúa, để mỗi cá nhân áp dụng cho cuộc sống của mình trong suốt năm.
Chấm dứt Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson đã cùng với Cộng Đồng ra sân dưới mái cánh buồm uống cà phê và vui xuân với Cộng Đồng.
Các cụ hội Cao Niên tại cộng đoàn Maria Goretti mừng xuân Mậu Tý
Teresa Đinh
19:58 07/02/2008
Tết Và Hội Cao Niên
Thánh lễ đầu năm Mậu Tý được tổ chức tại nhà thờ Saint Maria Goretti vào lúc 10giờ sáng ngày mùng Một Tết của Hội Cao Niên có rất đông các cụ ông, cụ bà và thân nhân cùng đến dự lễ để cầu nguyện cho các cụ càng thêm tuổi, càng thêm khôn ngoan nhân đức hơn. Đó là đại ý bài giảng của linh mục nhạc sĩ Tiến Linh, từ San Mateo đến cùng đồng tế với Đức Ông Đĩnh và các cha trong giáo xứ.
Như thông lệ, sau lễ là mục chúc Tết của Hội Cao Niên tới quý cha, quý tu sĩ, đặc biệt là các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Quy nhơn đã sáng lập và giúp đỡ Hội từ nhiều năm nay. Cũng có màn hái lộc lời Chúa như trong Thánh lễ Giao thừa, mỗi gia đình đều được một nhánh hoa đào và một đoạn Kinh Thánh được in ấn rất mỹ thuật, có thể dán trên tường để suy gẫm trọn năm.
Tiệc mừng đầu xuân gồm các món ăn cổ truyền ngày Tết tại nhà hội, các cụ tha hồ mà chúc tụng, thăm hỏi nhau và cùng nhâm nhi bánh chưng, giò chả, chả giò…Thêm vào đó là mục không thể thiếu trong bất cứ một cuộc họp mặt nào, đó là mục văn nghệ do các cụ ca sĩ trình diễn, có cả hát ả đào, hợp ca, đồng ca…làm các cụ cảm thấy mình vui như hồi còn xuân xanh, thật đúng là” Vui như Tết.”
Thánh lễ đầu năm Mậu Tý được tổ chức tại nhà thờ Saint Maria Goretti vào lúc 10giờ sáng ngày mùng Một Tết của Hội Cao Niên có rất đông các cụ ông, cụ bà và thân nhân cùng đến dự lễ để cầu nguyện cho các cụ càng thêm tuổi, càng thêm khôn ngoan nhân đức hơn. Đó là đại ý bài giảng của linh mục nhạc sĩ Tiến Linh, từ San Mateo đến cùng đồng tế với Đức Ông Đĩnh và các cha trong giáo xứ.
Như thông lệ, sau lễ là mục chúc Tết của Hội Cao Niên tới quý cha, quý tu sĩ, đặc biệt là các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Quy nhơn đã sáng lập và giúp đỡ Hội từ nhiều năm nay. Cũng có màn hái lộc lời Chúa như trong Thánh lễ Giao thừa, mỗi gia đình đều được một nhánh hoa đào và một đoạn Kinh Thánh được in ấn rất mỹ thuật, có thể dán trên tường để suy gẫm trọn năm.
Tiệc mừng đầu xuân gồm các món ăn cổ truyền ngày Tết tại nhà hội, các cụ tha hồ mà chúc tụng, thăm hỏi nhau và cùng nhâm nhi bánh chưng, giò chả, chả giò…Thêm vào đó là mục không thể thiếu trong bất cứ một cuộc họp mặt nào, đó là mục văn nghệ do các cụ ca sĩ trình diễn, có cả hát ả đào, hợp ca, đồng ca…làm các cụ cảm thấy mình vui như hồi còn xuân xanh, thật đúng là” Vui như Tết.”
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Điều trần về tự do tôn giáo tại Quốc Hội Hoa Kỳ: Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng
Nguyễn Việt Nam
05:50 07/02/2008
Washington DC (Zenit). Mặc dù tự do tôn giáo tại Việt Nam đang chuyển biến theo đúng hướng, Ủy Ban về Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới của Hoa Kỳ (USCIRF) nhận định rằng nhìn chung tình hình vẫn rất tồi tệ.
Trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 6/2/2008, các thành viên Quốc Hội đã được nghe chứng từ của ông Leonard Leo, người đứng đầu USCIRF. Ông Leonard Leo đã tóm lược những quan sát của USCIRF từ một cuộc điều tra được tiến hành hồi Mùa Thu. Trong cuộc điều tra này Ủy Ban đã đến thăm Hà Nội, Sàigòn, Huế và vùng Cao Nguyên Trung Phần.
USCIRF là một ủy ban liên bang có tính chất độc lập, lưỡng đảng bao gồm 9 thành viên có nhiệm vụ cố vấn cho Tổng Thống, Bộ Ngoại Giao, và Quốc Hội Hoa Kỳ về những phương thế nhằm đề cao tự do tôn giáo và những quyền phối thuộc trên thế giới.
Dựa trên những trao đổi với những viên chức cao cấp của nhà nước, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các công dân Việt Nam được chọn lọc, phái đoàn điều tra đã ghi nhận có những tiến bộ tại Việt Nam và khẳng định rằng từ năm 2004, những điều kiện về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo đã chuyển biến theo chiều hướng đúng đắn và có tiến bộ trên đại thể.
Điểm tốt và điểm xấu
Trong thời gian này, nhà cầm quyền Việt Nam đã trả tự do cho vài người tù tôn giáo, cho mở cửa lại một số giáo đường, và nói chung có tỏ ra khoan dung hơn với hầu hết các cộng đồng tôn giáo.
Nhưng, phái đoàn cũng chỉ ra là trên căn bản những đòi buộc quốc tế về việc bảo vệ tự do tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo – như đã được chính nhà cầm quyền Việt Nam phê chuẩn trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1982 - Việt Nam chưa đạt được đúng yêu cầu và thành tích nhân quyền vẫn còn rất bất hảo.
Đặc biệt, trong năm vừa qua, tình hình trở nên tồi tệ hơn bao giờ. USCIRF biết rằng chính quyền Việt Nam đã chọn đường lối quyết liệt đàn áp những phát biểu và những cuộc biểu tình hòa bình nhằm đòi hỏi quyền tự do tôn giáo rộng rãi hơn. Các cuộc biểu tình luôn được nhà nước Việt Nam xem là những thách đố cho quyền bính của họ. Nhà nước còn tịch thu đất đai thuộc các dòng tu và các nhà thờ, rồi bán hay phân phối lại cho các công ty quốc doanh cũng như các viên chức nhà nước.
Hơn nữa, hàng chục những nhà lãnh đạo tôn giáo, và những người tranh đấu cho tự do tín ngưỡng – cũng như cho tự do ngôn luận, các lãnh tụ nghiệp đoàn và các nhà hô hào cải cách chính trị đã bị bắt bớ một cách tùy tiện, bị giam giữ, bị kết những án tù, hay bị quản chế tại gia. Hầu hết những người phản kháng là đối tượng cho những hành vi đe dọa, sách nhiễu và hăm he.
Đã có một cuộc phản đối quy mô lớn liên quan đến Giáo Hội Công Giáo và dẫn đến cả sự can thiệp của Tòa Thánh Vatican.
Bắt đầu từ hôm 18/12, hàng ngàn người Công Giáo Việt Nam đã biểu tình cầu nguyện hàng ngày trước Tòa Khâm Sứ cũ tại Hà Nội để đòi nhà cầm quyền trả lại tài sản này cho Giáo Hội. Tòa nhà đã bị giới lãnh đạo cộng sản tịch thu vào năm 1959.
Asia-News tường trình rằng Đức Tổng Giám Mục Hà Nội xác nhận hôm 1 tháng Hai là nhà cầm quyền Hà Nội đang tiến tới việc trả lại để Giáo Hội có thể dùng tòa nhà này.
Rắc rối
Ông Leo nói với thông tấn xã Zenit rằng USCIRF tìm thấy trong chuyện này rất nhiều những rắc rối: “Có những ưu tư và có những sự kiện đáng lo lắng”.
“Ủy ban đã thấy những vấn nạn nghiêm trọng liên quan đến những tù nhân đa dạng mà chúng tôi quan tâm, tất cả đều bị kết án theo những luật lệ an ninh mơ hồ mà nhà nước vận dụng như một phương thế đàn áp tự do ngôn luận, tư tưởng và lương tâm – các viên chức nhà nước cứ khăng khăng cho rằng những cá nhân này là những hiểm họa cho an ninh quốc gia, nhưng khi tìm hiểu những hoạt động mà những người này dính líu vào thì chúng tôi thấy mình đang đứng trước những con người đề cập đến tình trạng nhân bản như một phần trong ơn gọi tôn giáo của họ”.
Về cộng đoàn Công Giáo tại Việt Nam, Leo đặc biệt ghi nhận những vấn đề gần đây liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hà Nội. Phái đoàn USCIRF nhận ra là chính quyền Việt Nam thường xuyên chẳng có chút nỗ lực nào nhằm biện minh cho hành vi chiếm đoạt tài sản của họ và thường lẩn tránh vấn đề bằng cách đổ thừa cho “những cuộc cải tổ” khác do họ thực hiện trước đó.
Khi được hỏi liệu tình trạng tôn giáo tại Việt Nam có sẽ tiếp tục xấu đi trong tương lai gần, ông Leo khẳng định:
“Chúng tôi mong là luận điệu của Việt Nam về tự do tôn giáo phù hợp với thực tại, nhưng điều này tùy thuộc phần lớn vào cách thế cộng đồng quốc tế phản ứng ra làm sao; khi cộng đồng quốc tế và Hoa Kỳ can dự vào thì Việt Nam mới chịu tin là họ phải thực hiện những cải tổ. Vì thế, tôi nghĩ là nó tùy thuộc vào sự chú ý của chúng ta với những gì đang diễn ra tại quốc gia này”.
Trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 6/2/2008, các thành viên Quốc Hội đã được nghe chứng từ của ông Leonard Leo, người đứng đầu USCIRF. Ông Leonard Leo đã tóm lược những quan sát của USCIRF từ một cuộc điều tra được tiến hành hồi Mùa Thu. Trong cuộc điều tra này Ủy Ban đã đến thăm Hà Nội, Sàigòn, Huế và vùng Cao Nguyên Trung Phần.
USCIRF là một ủy ban liên bang có tính chất độc lập, lưỡng đảng bao gồm 9 thành viên có nhiệm vụ cố vấn cho Tổng Thống, Bộ Ngoại Giao, và Quốc Hội Hoa Kỳ về những phương thế nhằm đề cao tự do tôn giáo và những quyền phối thuộc trên thế giới.
Dựa trên những trao đổi với những viên chức cao cấp của nhà nước, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các công dân Việt Nam được chọn lọc, phái đoàn điều tra đã ghi nhận có những tiến bộ tại Việt Nam và khẳng định rằng từ năm 2004, những điều kiện về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo đã chuyển biến theo chiều hướng đúng đắn và có tiến bộ trên đại thể.
Điểm tốt và điểm xấu
Trong thời gian này, nhà cầm quyền Việt Nam đã trả tự do cho vài người tù tôn giáo, cho mở cửa lại một số giáo đường, và nói chung có tỏ ra khoan dung hơn với hầu hết các cộng đồng tôn giáo.
Nhưng, phái đoàn cũng chỉ ra là trên căn bản những đòi buộc quốc tế về việc bảo vệ tự do tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo – như đã được chính nhà cầm quyền Việt Nam phê chuẩn trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1982 - Việt Nam chưa đạt được đúng yêu cầu và thành tích nhân quyền vẫn còn rất bất hảo.
Đặc biệt, trong năm vừa qua, tình hình trở nên tồi tệ hơn bao giờ. USCIRF biết rằng chính quyền Việt Nam đã chọn đường lối quyết liệt đàn áp những phát biểu và những cuộc biểu tình hòa bình nhằm đòi hỏi quyền tự do tôn giáo rộng rãi hơn. Các cuộc biểu tình luôn được nhà nước Việt Nam xem là những thách đố cho quyền bính của họ. Nhà nước còn tịch thu đất đai thuộc các dòng tu và các nhà thờ, rồi bán hay phân phối lại cho các công ty quốc doanh cũng như các viên chức nhà nước.
Hơn nữa, hàng chục những nhà lãnh đạo tôn giáo, và những người tranh đấu cho tự do tín ngưỡng – cũng như cho tự do ngôn luận, các lãnh tụ nghiệp đoàn và các nhà hô hào cải cách chính trị đã bị bắt bớ một cách tùy tiện, bị giam giữ, bị kết những án tù, hay bị quản chế tại gia. Hầu hết những người phản kháng là đối tượng cho những hành vi đe dọa, sách nhiễu và hăm he.
Đã có một cuộc phản đối quy mô lớn liên quan đến Giáo Hội Công Giáo và dẫn đến cả sự can thiệp của Tòa Thánh Vatican.
Bắt đầu từ hôm 18/12, hàng ngàn người Công Giáo Việt Nam đã biểu tình cầu nguyện hàng ngày trước Tòa Khâm Sứ cũ tại Hà Nội để đòi nhà cầm quyền trả lại tài sản này cho Giáo Hội. Tòa nhà đã bị giới lãnh đạo cộng sản tịch thu vào năm 1959.
Asia-News tường trình rằng Đức Tổng Giám Mục Hà Nội xác nhận hôm 1 tháng Hai là nhà cầm quyền Hà Nội đang tiến tới việc trả lại để Giáo Hội có thể dùng tòa nhà này.
Rắc rối
Ông Leo nói với thông tấn xã Zenit rằng USCIRF tìm thấy trong chuyện này rất nhiều những rắc rối: “Có những ưu tư và có những sự kiện đáng lo lắng”.
“Ủy ban đã thấy những vấn nạn nghiêm trọng liên quan đến những tù nhân đa dạng mà chúng tôi quan tâm, tất cả đều bị kết án theo những luật lệ an ninh mơ hồ mà nhà nước vận dụng như một phương thế đàn áp tự do ngôn luận, tư tưởng và lương tâm – các viên chức nhà nước cứ khăng khăng cho rằng những cá nhân này là những hiểm họa cho an ninh quốc gia, nhưng khi tìm hiểu những hoạt động mà những người này dính líu vào thì chúng tôi thấy mình đang đứng trước những con người đề cập đến tình trạng nhân bản như một phần trong ơn gọi tôn giáo của họ”.
Về cộng đoàn Công Giáo tại Việt Nam, Leo đặc biệt ghi nhận những vấn đề gần đây liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hà Nội. Phái đoàn USCIRF nhận ra là chính quyền Việt Nam thường xuyên chẳng có chút nỗ lực nào nhằm biện minh cho hành vi chiếm đoạt tài sản của họ và thường lẩn tránh vấn đề bằng cách đổ thừa cho “những cuộc cải tổ” khác do họ thực hiện trước đó.
Khi được hỏi liệu tình trạng tôn giáo tại Việt Nam có sẽ tiếp tục xấu đi trong tương lai gần, ông Leo khẳng định:
“Chúng tôi mong là luận điệu của Việt Nam về tự do tôn giáo phù hợp với thực tại, nhưng điều này tùy thuộc phần lớn vào cách thế cộng đồng quốc tế phản ứng ra làm sao; khi cộng đồng quốc tế và Hoa Kỳ can dự vào thì Việt Nam mới chịu tin là họ phải thực hiện những cải tổ. Vì thế, tôi nghĩ là nó tùy thuộc vào sự chú ý của chúng ta với những gì đang diễn ra tại quốc gia này”.
Đầu Năm Khai Bút - Xin Kính tặng các Bà Mẹ đang canh thức Mùa Xuân tại giáo xứ Thái Hà
Nguyễn Thái Bình
11:55 07/02/2008
Đầu Năm Khai Bút - Xin Kính tặng các Bà Mẹ đang canh thức Mùa Xuân tại giáo xứ Thái Hà
Tết này Mẹ không về!
Mẹ ngồi canh Mùa Xuân
Mang về Hoa Công Lý
Tô điểm Nước Non Nhà!
Tết này Mẹ không về!
Mẹ ngồi canh Mùa Xuân
Mang Bình-An bất tận
Cho con cháu Rồng Tiên!
Tết này Mẹ không về!
Giữa trời đêm giá rét
Mẹ chắp tay khẩn nguyện
Cho con cháu mai sau!
Tết này Mẹ không về!
Mẹ ngồi canh Đất Nước
Bốn Ngàn Năm Văn Hiến
Đang bị xóa nhoà đi!
Tết này Mẹ không về,
Quyết bền tâm khấn nguyện!
Thân Mẹ có xá chi
Để Mùa Xuân mau ðến!
Noi gương giòng Liệt Nữ,
Rạng rỡ giống Lạc-Hồng.
Vươn lên trong ðêm tối
Trước thảm họa Tham Quan!
Trưng Vương và Triệu Ẩu
Xua ðuổi giặc tham tàn.
Mang về cho đất Việt
Niềm kiêu hãnh ngàn đời!
Nay Mẹ không tướng sĩ!
Mẹ chỉ có lòng thành
Và niềm Tin bất diệt
Để đánh thức Mùa Xuân!
Mẹ chắp tay khẩn nguyện
Để con cháu vươn lên
Sống Kiếp Người đích thật
Không hổ thẹn mai sau!
Mẹ ngồi canh Mùa Xuân!
Mình Mẹ giữa đất trời
Để sớm mai thức dậy
Các con có Mùa Xuân!
Đầu Năm Khai Bút, Xin Kính tặng các Bà Mẹ đang canh thức Mùa Xuân tại giáo xứ Thái Hà - Hà Nội.
Kính chúc Quý Cha cùng các Bà Mẹ và toàn thể cộng ðoàn dân Chúa giáo xứ Thái Hà tràn ðầy hồng phúc của Thiên Chúa trong Năm Mới đang đến, để thắp sáng cho con cháu Việt Nam ánh sáng của Đức Tin với lòng khát khao mang lại Công Lý và Hòa Bình đích thật cho dân tộc Việt Nam!
(một độc giả từ Sài Gòn)
TẾT NÀY MẸ KHÔNG VỀ!
Tết này Mẹ không về!
Mẹ ngồi canh Mùa Xuân
Mang về Hoa Công Lý
Tô điểm Nước Non Nhà!
Tết này Mẹ không về!
Mẹ ngồi canh Mùa Xuân
Mang Bình-An bất tận
Cho con cháu Rồng Tiên!
Tết này Mẹ không về!
Giữa trời đêm giá rét
Mẹ chắp tay khẩn nguyện
Cho con cháu mai sau!
Tết này Mẹ không về!
Mẹ ngồi canh Đất Nước
Bốn Ngàn Năm Văn Hiến
Đang bị xóa nhoà đi!
Tết này Mẹ không về,
Quyết bền tâm khấn nguyện!
Thân Mẹ có xá chi
Để Mùa Xuân mau ðến!
Noi gương giòng Liệt Nữ,
Rạng rỡ giống Lạc-Hồng.
Vươn lên trong ðêm tối
Trước thảm họa Tham Quan!
Trưng Vương và Triệu Ẩu
Xua ðuổi giặc tham tàn.
Mang về cho đất Việt
Niềm kiêu hãnh ngàn đời!
Nay Mẹ không tướng sĩ!
Mẹ chỉ có lòng thành
Và niềm Tin bất diệt
Để đánh thức Mùa Xuân!
Mẹ chắp tay khẩn nguyện
Để con cháu vươn lên
Sống Kiếp Người đích thật
Không hổ thẹn mai sau!
Mẹ ngồi canh Mùa Xuân!
Mình Mẹ giữa đất trời
Để sớm mai thức dậy
Các con có Mùa Xuân!
Đầu Năm Khai Bút, Xin Kính tặng các Bà Mẹ đang canh thức Mùa Xuân tại giáo xứ Thái Hà - Hà Nội.
Kính chúc Quý Cha cùng các Bà Mẹ và toàn thể cộng ðoàn dân Chúa giáo xứ Thái Hà tràn ðầy hồng phúc của Thiên Chúa trong Năm Mới đang đến, để thắp sáng cho con cháu Việt Nam ánh sáng của Đức Tin với lòng khát khao mang lại Công Lý và Hòa Bình đích thật cho dân tộc Việt Nam!
(một độc giả từ Sài Gòn)
Truyện Dzui bên lề Tòa Khâm Sứ Hà Nội
Thính Tai
13:58 07/02/2008
HÀ NỘI -- Câu chuyện bên lề liên quan giữa Toà Khâm Sứ và Ủy Ban Nhân Dân (UBND) thành phố Hà Nội do bà Ngô Thị Thanh Hằng (NTTH) làm “phó chủ tịch”, và Đức cha Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục (TGM) từ tháng 12, 2007 đến ngày nay.
CHUYỆN DZUI ….
CHUYỆN DZUI ….
CÂU CHUYỆN KHỞI ĐẦU (đọc xuôi) | SAU KHI MỌI CHUYỆN ĐÃ AN BÀI (đọc ngược từ dưới lên) |
Ngô Thị Thanh Hằng: Rất tốt! Kết quả mà UBND (tức bác và đảng) muốn đã tới…. | TGM: Giáo hội có thể tin bác và đảng được không? |
Đức TGM: Chúng tôi phải rời Toà Khâm Sứ à? | NTTH: Không bao giờ |
NTTH: Không! Xin đức TGM đừng bao giờ nghĩ đến chuyện đó. | TGM: UBND sẽ sai người đi hốt hết giáo dân? |
TGM: bác và đảng có thương dân không ? | NTTH: Đương nhiên |
NTTH: Có chứ! Đương nhiên. | TGM: Chính phủ sẽ trao Tòa Khâm Sứ lại cho giáo dân? |
TGM: đảng và nhà nước có phản bội giáo dân không? | NTTH: Không! Sao đức TGM lại có ý nghĩ như vậy? |
NTTH: Không! Sao đức TGM lại có ý nghĩ như vậy? | TGM: đảng và nhà nước có phản bội giáo dân không? |
TGM: Chính phủ sẽ trao Toà Khâm Sứ lại cho giáo dân? | NTTH: Có chứ ! Đương nhiên |
NTTH: Đương nhiên. | TGM: bác và đảng có thương dân không? |
TGM: UBND sẽ sai người đi hốt hết giáo dân? | NTTH: Không! Xin đức TGM đừng bao giờ nghĩ đến chuyện đó. |
NTTH: Không bao giờ. | TGM: Chúng tôi phải rời Tòa Khâm Sứ à? |
TGM: Giáo hội có thể tin bác và đảng được không? | NTTH: Rất tốt! Kết quả mà UBND ( tức bác và đảng ) muốn đã tới… |
Thái Hà rực rỡ Lưả Xuân!
Bs Vũ Linh Huy
19:14 07/02/2008
Thái Hà rực rỡ Lưả Xuân!
Lưả Xuân sáng rực tại Thái Hà,
Biểu hiện Niềm Tin thật sâu xa.
Linh Mục đứng đầu, vang lời khấn,
Tín hữu vây quanh, rộn tiếng ca.
Cầu xin Công Lý cho cả nước,
Khấn nguyện Ấm No khắp mọi nhà.
Thương người canh thức ngoài sương gió,
Mong Ơn Phước Chuá đổ chan hoà.
Boston, ngày 7 tháng 2 năm 2008.
Lưả Xuân sáng rực tại Thái Hà,
Biểu hiện Niềm Tin thật sâu xa.
Linh Mục đứng đầu, vang lời khấn,
Tín hữu vây quanh, rộn tiếng ca.
Cầu xin Công Lý cho cả nước,
Khấn nguyện Ấm No khắp mọi nhà.
Thương người canh thức ngoài sương gió,
Mong Ơn Phước Chuá đổ chan hoà.
Boston, ngày 7 tháng 2 năm 2008.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tướng Nguyễn Ngọc Loan trong biến cố tết Mậu Thân
Tiến Sĩ Trần An Bài
13:08 07/02/2008
TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN TRONG BIẾN CỐ TẾT MẬU THÂN
Nhân kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân 1968, người Việt quốc gia hẳn không bao giờ quên những cảnh tượng tang thương đẫm máu do Cộng Sản Bắc Việt gây nên. Riêng ngành Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), có một câu chuyện thật, thật 100%. Câu chuyện ấy vang lừng khắp thế giới. Câu chuyện ấy được kết thúc với nhiều đau thương, nghiệt ngã, qua cái chết của cả cuộc đời một vị Tướng và đau khổ hơn nữa, qua cái chết của cả một chế độ, khiến VNCH bị bức tử, hàng triệu người phải lưu vong và hàng vạn quân cán chính phải trải qua bao nhiêu năm tháng tù đày, tủi nhục.
Đó là câu chuyện về "Tướng Nguyễn Ngọc Loan Trong Biến Cố Tết Mậu Thân”.
1. Tết Mậu Thân 1968 Mịt Mù Khói Lửa
Bằng Hiệp Ước Genève năm 1954, các cường quốc trên thế giới đã chia cắt nước Việt Nam thành hai lãnh thổ với hai chế độ chính trị hoàn toàn khác nhau về ý thức hệ: Miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, theo khối Cộng Sản quốc tế. Miền Nam là nước Việt Nam Cộng Hòa theo khối thế giới tự do.
Tuy nhiên, ngay khi ký Hiệp Ước, miền Bắc đã có kế hoạch xâm chiếm miền Nam bằng võ lực. Họ gài cán bộ để hoạt động du kích, chôn mìn, đặt bàn chông, tấn công quân đội VNCH và tiêu hủy các làng mạc của dân chúng miền Nam. Sau đó, họ thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh dọc biên giới Lào-Cao Miên để chuyển quân và võ khí, đạn dược từ miền Bắc vào Nam.
Cuối năm 1967, khi quân đội Hoa Kỳ đã gửi đến Nam Việt Nam khoảng 500 ngàn quân, Bắc Việt muốn chọn Khe Sanh làm địa điểm giao tranh thư hùng giống như mặt trận Điện Biên Phủ năm xưa. Đồng thời, Bắc Việt cũng muốn dùng mặt trận Khe Sanh để che giấu kế hoạch tổng công kích trên toàn lãnh thổ VNCH vào dịp Tết Mậu Thân 1968 để phô trương lực lượng.
Vì hai Đại Tướng Bắc Việt Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp bất đồng quan điểm về trận chiến miền Nam, nên Đảng Cộng Sản giao cho Đại Tướng Thanh chỉ huy mặt trận miền Nam, còn Đại Tướng Giáp chỉ huy mặt trận miền Bắc.
Ngày 6-7-1967, đang khi chuẩn bị cuộc tấn công VNCH, Đại Tướng Thanh bất ngờ qua đời. Bắc Việt loan tin là ông chết vì bệnh tim ở Hà Nội, nhưng sau đó, báo chí Tây phương xác nhận Tướng Thanh chết vì trúng bom của Hoa Kỳ. Cũng có tin là ông bị thanh toán nội bộ. Sau đó, Tướng Giáp được Đảng Cộng Sản chỉ định tiếp tục lập kế hoạch tấn công lớn vào dịp Tết Mậu Thân.
Như các năm trước, vào các dịp Tết và lễ lớn, hai miền Nam Bắc đều đồng ý hưu chiến trong ít ngày. Dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Bắc Việt đề nghị hưu chiến 7 ngày, nhưng VNCH chỉ đồng ý 3 ngày. Tin tưởng vào lệnh hưu chiến này, 50% quân nhân miền Nam được phép về gia đình ăn Tết. Chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng rời Saigon về Mỹ Tho để mừng Tết ở quê vợ. Trong khi đó, quân đội miền Bắc bất chấp lệnh hưu chiến, ngày đêm chuyển quân và vũ khí để chuẩn bị xâm lăng miền Nam.
Giữa không khí linh thiêng của ngày Tết Mậu Thân, mọi người lũ lượt đến chùa và nhà thờ để cầu nguyện bình an cho Năm Mới. Tiếng pháo và múa lân mừng Xuân của miền Nam bỗng dưng bị pha trộn bằng tiếng súng của Cộng Sản. Nhà cửa bốc cháy hòa lẫn tiếng đàn bà con nít khóc lóc thảm thương!
Bắc Việt đã tung vào trận đánh Tết Mậu Thân 80.000 lính từ miền Bắc vào, cùng với tất cả các lực lượng du kích và đặc công trong thành phần Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để tấn công 36 trong số 44 tỉnh miền Nam và 6 thị xã, cùng với 64 trong số 242 quận lỵ. Các cán binh Cộng Sản chỉ được học tập tấn công, nhưng không biết đường rút quân. Tại những cộng sự đặt súng lớn, xạ thủ bị xích chân vào bàn súng. Điều này chứng tỏ Cộng Sản quyết tâm tử chiến: thắng thì sống, thua thì chết.
Đêm 30 rạng ngày 31-1-68 DL (tức đêm mồng Một rạng mồng Hai Tết), Saigon bị tấn công tại nhiều địa điểm quan trọng, như phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, đài phát thanh Saigon, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Dinh Độc Lập phía đường Nguyễn Du…
Thực sự, Cộng Sản đã chiếm được đài phát thanh Saigon và đài này đã bị tắt tiếng một thời gian ngắn, nhưng Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc CSQG đã phối hợp với quân đội để tái chiếm đài phát thanh và đã không hề có một bài hát hay lời tuyên truyền nào của Bắc Việt kịp phát đi từ làn sóng của đài phát thanh Saigon.
Ký giả Don North của hãng NBC có mặt tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ lúc quân đội Bắc Việt tấn công đã kể rằng: Vào lúc 2g45 sáng ngày 31-1-68, 19 đặc công Cộng Sản đeo băng đỏ trên cánh tay dùng chiếc xe hơi Peugeot và taxi chạy thẳng vào cổng tòa Đại Sứ và nổ súng. Họ đã chiếm được một căn phòng trong tòa Đại Sứ, nhưng lực lượng canh gác phản công. Phía Hoa Kỳ, có 4 quân cảnh và một lính Thủy Quân Lục Chiến tử thương. Còn tất cả 19 đặc công đều bị giết chết sau 6 giờ giao tranh.
Cộng Sản tưởng rằng khi họ về thành phố sẽ được dân chúng tiếp đón niềm nở. Nhưng thực tế, Cộng Sản tới đâu, người dân đều bỏ chạy. Hơn lúc nào hết, các CSQG đã trở thành người bạn khắng khít nhất của dân. Họ canh gác nhà thương để bảo vệ bệnh nhân. Họ giúp đỡ dân chạy loạn và họ phối hợp với các quân binh chủng chiếm lại từng nhà, từng tấc đất đã bị Cộng quân chiếm giữ. Vì số lượng dân chúng, gồm đàn bà trẻ con, bị thương tích quá đông, các bác sĩ và y tá phải tràn ra các đường phố để cứu cấp. Các thương binh Cộng Sản được đối xử rất nhân đạo. Họ được cứu chữa giống như các thương binh VNCH và dân chúng.
Cố Đô Huế bị thiệt hại nặng nhất. 12.000 quân Cộng Sản tiến chiếm Huế vào đêm Mồng Một Tết. Cầu Trường Tiền bị mìn đặc công giựt sập. Phải mất 26 ngày, quân đội VNCH, với trọng pháo yểm trợ từ chiến hạm Hoa Kỳ, mới có thể chiếm lại Huế. Nhưng buồn thảm và tang tóc phủ kín Cố Đô, với trên 7.000 thường dân và cán bộ bị chôn sống tập thể tại rất nhiều hố rải rắc khắp hang cùng ngõ hẻm.
Nạn nhân Tết Mậu Thân tại Huế
2. Tướng Loan Nổ Súng
Sáng ngày mồng Hai Tết, tức ngày 31-1-1968 (DL), Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan đang đích thân chỉ huy trận chiến khốc liệt tại khu vực Chùa Ấn Quang, Chợ Lớn, góc đường Sư Vạn Hạnh và Ngô Gia Tự thì hai nhân viên Cảnh Sát dẫn đến trình diện Tướng Loan một đặc công Cộng Sản đã giết người rất dã man trong hai ngày qua. Đó là Đại Úy Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lốp.
Đại Úy đặc công Nguyễn Văn Lém được dẫn tới trình diện Tướng Loan
Chỉ ít phút trước đó, Bảy Lốp đã giết hại vợ, các con và thân nhân của một sĩ quan Cảnh Sát VNCH. Theo tài liệu của ông Lão Ngoan Đồng, vào lúc 4g30 sáng hôm đó, Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.
Ảnh "Vietnam, A Chronicle of the War",Black Dog & Leventhal Publishers, Inc. 2003, pg.478
Đám tang gia đình Trung Tá Nguyễn Tuân với 6 chiếc quan tài
Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được bá cáo về những hành động giết người dã man của Nguyễn Văn Lém và chính ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường.
Ảnh Eddie Adams
Tướng Loan hành quyết đặc công Đại Úy Nguyễn Văn Lém
Thế là Sáu Lèo đã loại Bẩy Lốp ra khỏi cuộc chiến đầy nước mắt của trần thế!
Nhân chứng Nguyễn Tường Toại là một thường dân lúc đó kể lại:
“Chính tôi là người đã chứng kiến tướng Loan bắn tên cộng sản ấy, tôi biết hắn đã làm những gì. Năm 1968 ở Saigon, giữa cuộc chạm súng, hắn đẩy trẻ thơ vô tội ra như là một làn sóng người, để đồng đội tẩu thoát. Trong trận đánh khốc liệt này, hắn sử dụng trẻ con làm lá chắn, để các binh sĩ phải thôi bắn… Lúc ấy mọi thứ đang hỗn loạn. Là Tư Lệnh Cảnh Sát, Tướng Loan khi nhìn xác trẻ con chết, ông hỏi: “Tại sao vậy? Chuyện gì vậy?” Đến khi biết tại sao mấy đứa bé chết, biết ai chịu trách nhiệm về hành động này, Tướng Loan đã nổ súng hạ tên thủ phạm.”
3. Cuộc chiến Việt Nam sang trang
Yếu tố bất ngờ luôn luôn được hoạch định trong bất cứ trận đánh nào. Bắc Việt mở cuộc tấn công vào dịp Tết linh thiêng của VN là một yếu tố bất ngờ, nhưng tại sao trận tấn công Tết Mậu Thân đã không diễn ra vào cùng một thời điểm trên toàn lãnh thổ VNCH? Sau này người ta mới được biết đó là do trục trặc kỹ thuật từ Bộ Tổng Tham Mưu Bắc Việt.
Quân lệnh về ngày giờ nổ súng trên khắp lãnh thổ Miền Nam được giữ tối mật. Chỉ có cấp lãnh đạo quân sự cao cấp nhất mới nhận lệnh viết, còn các cấp dưới chỉ nhận khẩu lệnh. Lệnh đó như sau: “Đánh vào đêm 30 Tết Mậu Thân”.
Khi hoạch định cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Bắc Việt đã cảm hứng theo cuộc Đại Phá Quân Thanh của Quang Trung Nguyễn Huệ chiếm thành Thăng Long năm 1789. Vua Quang Trung thời ấy đã cho quân sĩ ăn Tết sớm hơn 3 ngày để rồi mở trận Đống Đa - Ngọc Hồi đánh đuổi quân Thanh vào đêm 30 Tết năm Kỷ Dậu.
Cũng vậy, Bắc Việt muốn làm lịch sử theo gương Tây Sơn: “Quang Trung Nguyễn Huệ chiếm Hà Nội đuổi giặc Thanh đêm 30 Tết Kỷ Dậu thì Cộng Sản Bắc Việt chiếm Saigon đuổi Mỹ ngụy đêm 30 Tết Mậu Thân”.
Một sự kiện rất đáng chú ý khác là bỗng nhiên, ngày 8-8-1967, Hà Nội công bố sửa lại Âm lịch, áp dụng múi giờ là GMT +7, khác với múi giờ của Trung Hoa mà Việt Nam đã dùng từ ngàn năm trước là GMT +8. Hậu quả của việc này là sẽ có một số năm, ngày Mồng Một Tết Âm Lịch đi sớm hơn Tết của Trung Hoa. Tết Mậu Thân 1968 là Tết đầu tiên bị ảnh hưởng do quyết định này. Thế nhưng, trong lúc miền Bắc sửa lịch thì miền Nam vẫn tiếp tục theo lịch Trung Hoa, không chịu sửa. Thành ra, vô tình Việt Nam bỗng dưng có hai đêm 30 Tết Mậu Thân tại hai miền Nam Bắc khác nhau. Lệnh của Bắc Bộ Phủ là “Đánh vào đêm 30 Tết Mậu Thân”, nhưng quân Bắc Việt không biết khởi sự tấn công vào đêm nào. Đêm 30 Tết theo lịch Bắc Việt hay lịch Nam Việt?
Nếu đánh vào “Đêm 30 Tết Bắc Việt” thì quá sớm, vì các quân nhân VNCH chưa xuất trại đi phép nghỉ Tết. Tấn công trong lúc lực lượng VNCH còn y nguyên tức là tự sát. Còn nếu đánh vào “Đêm 30 Tết Nam Việt” thì binh lính Bắc Việt ăn Tết chưa đủ 3 ngày, không giống với Vua Quang Trung. Khi các cấp chỉ huy mặt trận khám phá ra lệnh tấn công mơ hồ thì đã quá muộn! Tướng Giáp không có cách nào gửi lệnh điều chỉnh được nữa. Do đó, mới xảy ra việc Saigon và các tỉnh miền Nam bị tấn công không cùng một thời điểm.
Quân đội thuộc Quân Khu 5 của Bắc Việt nổ súng từ Quảng Nam đến Khánh Hoà vào đêm 30 Tết của miền Nam, tức đêm 29 rạng ngày 30-1-68 Dương Lịch. Còn tại các nơi khác, Cộng quân lại ăn Tết đủ ba ngày rồi mới khởi sự tấn công vào đêm 30 rạng ngày 31-1-68 Dương Lịch, tức là đêm Mồng Một Tết.
Về phía VNCH, cho tới năm ngày trước Tết, không có dấu hiệu gì chứng tỏ tình báo miền Nam bắt được kế hoạch tấn công của Bắc Việt. Nhưng theo tài liệu riêng của Trung Tá Nguyễn Thiện, Trưởng Khối Đặc Biệt CSQG lúc bấy giờ, thì đến ngày 26 tháng Chạp, trong số các tin tức nhận được, có “nguồn tin Tây Ninh” sau khi đi họp với Trung Ương Cục miền Nam về, đã báo cáo rất chi tiết kế hoạch tổng tấn công của Việt Cộng. Chúng quyết định lợi dụng tinh thần “ngưng bắn” của Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa để nổ súng, đặc biệt là nhắm vào Thủ Đô Saigon và các tỉnh lỵ. Tin tức này đã được chuyển cho cả 2 phía: Tổng Nha CSQG và Đại sứ Hoa Kỳ nội trong ngày 27 tháng Chạp Âm Lịch. Ngay sau đó, Tổng Nha CSQG cũng như bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH đã ra lệnh cấm trại 100%. Nhưng lệnh này đã quá trễ, vì có một số quân nhân, công chức đã được đi phép từ 5 ngày trước. Đi phép luân phiên trước, rồi sau đó trở về đơn vị thay cho một số khác đi tiếp (tức là đi phép trước và sau Tết). Điều cũng nên nói ở đây, khi có một số người đi phép như thế, thì tại các trụ sở của CSQG, từ Tổng Nha đến các Ty và Chi Cảnh sát đã bắt đầu đào giao thông hào, sắp bao cát. Đó là lệnh của Tổng Giám Đốc Nguyễn Ngọc Loan được gửi tới các đơn vị CSQG.
Khi súng bắt đầu nổ ở một số tỉnh Cao Nguyên vào đêm 30 Tết, các tỉnh khác cũng vẫn bình thản vui Xuân, coi như không có gì xảy đến cho mình. Chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn không rời Mỹ Tho để về Saigon đối phó với tình hình. Đáng lẽ ra, nếu khi thấy một số tỉnh bị tấn công thì các tỉnh khác, kể cả Saigon, đều phải ngưng ăn Tết mới phải. Lúc đó, VNCH có tới 24 tiếng đồng hồ chuẩn bị nghênh chiến và bố trí. Thiệt hại của miền Nam chắc chắn giảm đi rất nhiều.
Còn phía Hoa Kỳ, báo chí Mỹ chỉ trích cơ quan tình báo CIA đã bất lực khi không biết được tin tấn công. Nhưng các chứng nhân tại miền Nam VN đã nhìn thấy quân Bắc Việt di chuyển gần sát các căn cứ quân sự Hoa Kỳ mà không gặp trở ngại gì, cũng như các quân nhân Mỹ bị cắm trại 100% trong lúc quân đội miền Nam đi chơi đầy đường phố, người ta nghi ngờ rằng Hoa Kỳ thực sự có biết kế hoạch tấn công này. Có thể Hoa Kỳ đánh giá sai lạc tin tức tình báo, hoặc muốn giấu VNCH hoặc đã có sự thỏa thuận ngầm nào đó giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt?
Ông Charles B. MacDonald, một nhà viết sử Quân Đội Hoa Kỳ, đã đoạt nhiều bằng tưởng lục, đã tiết lộ rằng: “Mặc dầu TT. Thiệu đã không hủy các giấy nghỉ phép cho quân lính, nhưng với áp lực của Tướng Westmoreland, ông đã cam kết rằng ít nhất 50% quân số - lúc đó là khoảng 732.000 người - sẽ phải ứng trực.”
Qua tin tức này, chúng ta có thể đưa ra 2 nhận định: Thứ nhất, Hoa Kỳ biết chắc có cuộc tổng công kích. Thứ hai, TT. Thiệu đã không “nhạy cảm” trước sự cảnh giác của đồng minh Hoa Kỳ. Có thể vì lệnh của Ngũ Giác Đài, Tướng Westmoreland không được chính thức tiết lộ tin này cho VNCH, nhưng bằng một cách gián tiếp, ông đã cảnh giác tới mức “áp lực” TT. Thiệu đừng cho binh linh về phép, vậy mà ông Thiệu vẫn không hiểu được ý của Tướng Westmoreland, để rồi vẫn xả trại lính và chính ông cũng thản nhiên về quê vợ ăn Tết!
Cho dù VNCH bị tấn công hết sức bất ngờ như vậy, nhưng về phương diện quân sự, Cộng Sản đã chấp nhận thảm bại trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân. Chỉ trong vòng từ 2 đến 3 ngày, các lực lượng quân đội và Cảnh Sát miền Nam, cùng với quân lực Hoa Kỳ yểm trợ, đã dũng cảm đẩy lui bộ đội Bắc Việt ra khỏi tất cả các nơi chiếm đóng, ngoại trừ thị xã Huế phải mất gần một tháng trời.
Tổng kết thiệt hại của các bên tham chiến trong biến cố Tết Mậu Thân được ghi nhận như sau:
Phía Hoa Kỳ và Đồng Minh có 1.536 tử thương, 7.764 bị thương, 11 mất tích.
Phía VNCH, có 2.788 tử thương, 8.299 bị thương, 587 mất tích.
Phía Bắc Việt, có 45.000 tử thương, 6.991 bị bắt, còn bị thương và mất tích không rõ.
Phía dân chúng, có 14.000 tử thương, 24.000 bị thương và 630.000 người mất nhà cửa.
Tuy nhiên, phải thành thực nhận rằng Cộng Sản Bắc Việt đã thành công về mặt chính trị và xảo thuật.
Về xảo thuật, Bắc Việt đã mở cuộc tấn công này để dùng sức mạnh quân dân chính miền Nam thanh toán hết sức mạnh quân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tuy chẳng có nhiều) để chuẩn bị cho ngày miền Bắc thống nhất đất nước. Điều này thực sự được chứng minh, vì ngay sau ngày 30-4-1975, các lực lượng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị Bắc Việt cho giải giới và nhận chìm trong quên lãng, khiến cho những người trong Mặt Trận này giận tím mật tím gan mà không đủ sức tạo ra một đề kháng nào cả.
Vy Thanh, một cán bộ Cộng Sản cao cấp miền Nam đã thú nhận rằng “Miền Nam bị nhuộm đỏ” và đau xót châm biếm Trung Ương Cục (TƯC) Miền Nam:
“Ðây là đất TƯC, đọc theo từng âm của mẫu tự thành “TỨC”. TƯC là chỗ gây ra cái tức, như tức mình vì thấy quá nhiều chuyện trái tai gai mắt, tức hộc gạch vì ức lòng quá mà nói ra không được, máu trong tim muốn ộc ra, tức lộn ruột vì đang đứng gặp chuyện ngược đời thành thử đầu dộng xuống đất cẳng chổng lên trời.”
Còn về phương diện chính trị, Bắc Việt đã thành công nhờ các lực lượng phản chiến tại Hoa Kỳ nổi lên như vũ bão sau Tết Mậu Thân, khiến cho đương kim Tổng Thống Lyndon B. Johnson (Đảng Dân Chủ) không dám ra tranh cử nữa và Richard M. Nixon đã lợi dụng tình hình chính trị tại VN để thắng cử, rồi đưa Henry Kissinger vào chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao, bán đứng VNCH cho Cộng Sản.
Chính Phạm Văn Đồng đã công khai tuyên bố cuộc chiến Việt Nam đã thắng trên đường phố Hoa Thịnh Đốn.
Tóm kết, biến cố Tết Mậu Thân thực sự đã thay đổi toàn diện chiến tranh Việt Nam. Và một diễn biến lúc đầu người ta tưởng là nhỏ, nhưng lại đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi cuộc chiến. Đó là tấm hình Tướng Loan hành quyết Bẩy Lốp trên đường phố Saigon. Tấm hình đã gây oan nghiệt cho cả cuộc đời ông và hơn thế nữa, nó đã góp phần rất lớn trong diễn biến sụp đổ của chế độ VNCH.
Vậy ai là tác giả của tấm hình đầy oan nghiệt này?
4. Nhiếp ảnh gia Eddie Adams
Eddie Adams sinh ngày 12-6-1933. Ông đã từng tham dự 13 cuộc chiến tranh, từ Việt Nam đến vịnh Ba Tư, với tư cách ký giả chụp ảnh chiến trường. Ông đã lãnh tới 500 giải thưởng.
Khi Cộng Sản Bắc Việt mở cuộc tấn công Tết Mậu Thân, nhiều ký giả chiến trường ngoại quốc được tung ra khắp miền Nam để thu hình và loan tin. Bám sát bộ chỉ huy hành quân của Tướng Loan ngày mồng Hai Tết Mậu Thân là nhiếp ảnh gia Eddie Adams của hãng AP và phóng viên quay phim người Việt Nam làm việc cho đài NBC, tên là Võ Sửu.
Tất cả các diễn biến về Tướng Sáu Lèo bắn đặc công Bẩy Lốp đã được Eddie Adams và Võ Sửu thu hết vào ống kính, không sót một chi tiết. Tướng Loan biết rõ việc này. Nếu muốn, ông có thể ra lệnh tịch thu lại hết các cuốn phim, nhưng ông đã không làm như vậy. Có thể Tướng Loan nghĩ rằng ông đã làm một điều rất đúng trong quyền hạn của ông nên không cần gì phải che giấu. Ngay sau lúc bỏ lại khẩu súng lục vào bao, ông thản nhiên nói với Adams: “Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi.”
Tuy ông Võ Sửu của đài NBC quay được cảnh Tướng Loan bắn Bảy Lốp, nhưng cả thế giới chỉ biết đến bức hình của Eddie Adams thôi.
Adams kể lại lúc Tướng Loan bắn Nguyễn Văn Lém như sau: “Lúc đầu, tôi tưởng Lém được dẫn đến để Tướng Loan thẩm vấn. Khi ông rút súng chĩa vào Lém, tôi cũng vẫn còn tưởng là ông chỉ dọa thôi. Hoá ra, ông bắn thật.”
Còn phóng viên Võ Sửu kể lại rằng: Sau khi bắn, Tướng Loan nói với các ký giả: “Những tên này đã giết vô số dân chúng của tôi và tôi nghĩ Đức Phật sẽ tha thứ cho tôi.”
Ngay đêm mồng Hai Tết Mậu Thân, bức hình của Adams được gửi từ Saigon ra ngoại quốc và rồi được in ngay trên trang nhất của các báo chí trên khắp thế giới.
5. Bức hình oan nghiệt
Bức hình Sáu Lèo bắn Bẩy Lốp được các nhóm phản chiến đưa ra khai thác tận tình trên các báo chí, truyền thanh và truyền hình tại Hoa Kỳ để đạt tới mục đích mong muốn: Phải chấm dứt chiến tranh Việt Nam bằng mọi giá, vì – theo lời họ - nó bẩn thỉu, không có chính nghĩa.
Tom Buckley, bình luận gia của báo Harper nhận xét: “Đây là lúc công luận Mỹ quay lại chống chiến tranh Việt Nam.”
Viện Gallup vào giữa tháng 3-1968 công bố rằng trước Tết Mậu Thân, có 1/5 người được hỏi đã nhận mình là “diều hâu” (tức ủng hộ chiến tranh), nhưng sau khi thấy bức hình Tướng Loan bắn Bảy Lốp thì họ tự đổi thành “bồ câu” (tức chống chiến tranh).
Đại Tướng Colin Powell, lúc đó mới mang lon Thiếu Tá đang dự khóa huấn luyện ở Fort Leavenworth, Kansas, kể lại quang cảnh lớp học quân sự sau khi bức hình oan nghiệt được đăng trên báo chí và truyền hình như sau: “Hôm đó, khi tôi đến lớp học, mọi nguời không ai tin được chuyện này đã xảy ra, y như vừa bị một cú thoi vào bụng.”
Cũng kể từ tháng Ba 1968, các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam tại Hoa Kỳ đột nhiên rầm rộ khác thường. Tháng 10 năm đó, lực lượng Cảnh Sát Hoa Kỳ bắt đầu đụng độ với các cuộc biểu tình bạo động. Một năm sau, các cuộc biểu tình phản chiến tại Hoa Kỳ đòi rút quân ra khỏi Việt Nam đã thu hút hàng triệu người tham dự. Chính phủ Hoa Kỳ bị Quốc Hội trói tay, cắt ngân sách viện trợ cho VNCH. Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu xếp ba lô hồi hương vào năm 1973, để rồi hai năm sau (30-4-1975), miền Nam Việt Nam tức tưởi tuyên bố đầu hàng.
Cộng Sản chiếm dinh Độc Lập, Saigon, ngày 30-4-1975
6. Adams hối hận
Adams kể lại rằng sau khi bức hình Tướng Loan bắn Bẩy Lốp được gửi về trụ sở trung ương, thượng cấp của ông khuyến khích ông ráng chụp thêm nhiều bức hình giống như vậy, nhưng Eddie Adams nói rằng ông bắt đầu suy nghĩ về việc này. Càng tìm hiểu về Tướng Loan, ông càng ngưỡng mộ Tướng Loan về tài đức. Tướng Loan là người đang được dân chúng Việt Nam thương mến, ông là người làm tốt cho xứ sở ông. Ngay từ khi Cộng Sản tấn công vào Saigon, ông là vị Tướng duy nhất điều động lực lượng Cảnh Sát ngoài đường phố. Nếu không có Tướng Loan, không biết số phận Saigon sẽ ra sao? Vậy mà bức hình của ông lại gây ngộ nhận để công luận lên án Tướng Loan là tàn bạo.
Tên tuổi Adams bỗng nhiên nổi lên như cồn. Chỉ một năm sau, tức năm 1969, nhờ bức hình này, Adams lãnh luôn hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo. Nhưng thật lạ kỳ! Ông ta bắt đầu nhận ra có điều gì không ổn. Ông thuật lại rằng: “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”
Năm 1983, Adams trở lại Việt Nam và được biết tấm hình oan nghiệt của ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng của Bảo Tàng Viện Chiến Tranh tại Saigon. Tuy nhiên, hiện nay không hiểu vì lý do gì, bức hình đã được gỡ bỏ, và chỉ được bày bán trong gian hàng bán đồ kỷ niệm tại Bảo Tàng Viện này thôi.
Sau năm 1975, có tới 8 người đàn bà đứng ra nhận là vợ của Nguyễn Văn Lém. Tuy nhiên, cho tới nay, xác của viên đặc công này vẫn chưa được tìm thấy.
Bà Nguyễn Thị Lốp, 56 tuổi, quả phụ Nguyễn Văn Lém (Ảnh chụp năm 1988)
Trong nhiều dịp khác nhau, Adams tiếp tục bày tỏ niềm ân hận về hậu quả bất công của tấm hình: “Tôi nhận tiền để trình diễn cảnh một người giết một người. Tướng Loan đã bắn chết tên Việt Cộng đã giết rất nhiều người dân vô tội và tướng Loan chỉ dùng công lý để xử tội hắn mà thôi.”
Vào năm 1994, Adams không muốn trưng bày bức hình oan nghiệt này nữa. Ông giải thích: “Nếu sự việc tái diễn, có lẽ tôi cũng lại chụp tấm hình như vậy, vì đó là nghề nghiệp mà! Nhưng tôi không còn muốn nói gì về bức hình ấy nữa. Tôi không trưng bày nó nữa. Tôi không xử dụng nó bất cứ tại nơi đâu.”
Ông thường nói rằng: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”
Trong cuộc tỵ nạn của người Việt Nam năm 1975, Eddie Adams cũng đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát can đảm, đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xin phép hãng AP để gửi sang Quốc Hội các tấm hình này. Nhờ vậy, gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie Adams sung sướng nói rằng: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot, rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả.”
7. Tranh luận về bức hình
Tại sao bức hình Sáu Lèo bắn Bẩy Lốp đã trở thành đề tài nóng bỏng?
Nhóm phản chiến Hoa Kỳ lập luận rằng: Đại Úy đặc công Nguyễn Văn Lém đã bị bắt, hai tay bị trói quặt về sau lưng, tức là Nguyễn Văn Lém đã thực sự trở thành tù binh chiến tranh, Tướng Loan không có quyền hành quyết một kẻ thù trong trường hợp đã bị bắt, không còn phương tiện tấn công. Hành động này trái với điều 3 Quy Ước Genève ngày 12-8-1949 về tù binh. Từ đó, họ kết luận cuộc chiến Việt Nam là bẩn thỉu, người Mỹ không nên dính vào nữa.
Phóng viên chiến trường Neil Davids của Úc Đại Lợi, trong cuốn “In The Frontline”, đã bênh vực Tướng Loan rằng tên đặc công mặc áo dân sự, tức là không phải “quân nhân địch” như đã quy định trong Quy Ước Genève về tù binh, y lại phạm tội quá rõ ràng là giết nhiều đàn bà con nít và ngoan cố không chịu đầu hàng thì Tướng Loan có gọi là “phiến loạn” để xử bắn trong thời gian “thiết quân luật” thì cũng không có gì để gọi là quá đáng.
Tướng William Westmoreland, Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam đã nhận định rằng hành động của Tướng Loan là "không khôn ngoan, nhưng Tướng Loan đã làm dưới áp lực. Vấn đề này liên quan tới pháp lý mà ông không thể phán đoán được. Ông chỉ muốn nhấn mạnh đến áp lực vào thời điểm đó, tức là sự giận dữ về những hành động khủng bố của Cộng Sản." Và sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Tướng Westmoreland đã phẫn nộ công kích báo chí vì đã tạo ra những nguồn tin thất thiệt, tâng bốc sự thảm bại của Việt Cộng thành một cuộc "chiến thắng tâm lý" của Cộng Sản.
Nhưng thực sự, cả thế giới đã mắc lừa phản chiến Mỹ: Lừa về sự kiện và lừa về pháp lý.
a) Về sự kiện: Chính tác giả tấm hình, ông Eddie Adams đã nói bức hình của ông mới chỉ nói lên được một nửa sự thực. Ông ân hận, ông khóc lóc, ông phân bua, ông gào thét trên truyền hình, truyền thanh, báo chí và trước quan tài của Tướng Loan để cảnh giác thế giới rằng họ đã hiểu lầm về ý nghĩa bức hình của ông. Một nửa cái bánh vẫn là cái bánh, nhưng một nửa sự thực là sự sai, sự gian xảo, sự lừa lọc, sự lầm lẫn. Thế mà cả thế giới vẫn nhắm mắt, bịt tai và im lặng để cho Tướng Loan chết trong oan khiên và VNCH chết tức tưởi trong nhục nhằn.
Vậy cái nửa sự thực kia mà bức hình Adams không diễn tả được là gì?
Đó là:
1- Adams đã không ghi lại được những hình ảnh Nguyễn Văn Lém bắn giết và chôn sống dã man những người dân vô tội mà Tướng Loan có trách nhiệm phải bảo vệ. Họ là đàn bà, con nít không có phương tiện tự vệ trong tay. Sự việc này cũng đã được điều 4 Quy Ước Genève ngăn cấm các quân nhân tham dự chiến tranh không được làm như vậy.
2- Adams đã không diễn tả được cảnh Bắc Việt đã lợi dụng thỏa ước hưu chiến ngày Tết thiêng liêng như phương tiện để tấn công bất ngờ VNCH, gieo bao nhiêu tang thương, chết chóc, tủi hờn cho dân chúng miền Nam.
3- Adams cũng đã không ghi được cảnh tượng hàng ngàn người dân Huế bị chôn tập thể do bàn tay các đồng chí của Nguyễn Văn Lém gây nên.
Tóm lại, cái nửa sự thực mà Adams không trình bày được là nguyên nhân dẫn đến cái nửa sự thực được diễn tả trong bức hình. Nói cách khác, Tướng Loan nổ súng kết liễu đời Nguyễn Văn Lém chỉ là hậu quả tất nhiên của chính việc làm của Lém đã giết hại những người dân vô tội mà thôi.
b) Về pháp lý:
1- Trong bốn phe tham chiến tại Việt Nam: Bắc Việt, Nam Việt, Hoa Kỳ và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, chỉ có chính phủ miền Nam (VNCH) đã không hề ký kết bất cứ phần nào của Quy Ước Genève về tù binh và còn công khai bác bỏ vào ngày 18-2-1974. Còn Hoa Kỳ ký ngày 2-8-1955; Bắc Việt ký vào các năm 1953, 1957 và 1976; và Mặt Trận ký vào các năm 1973, 1974.
Tại sao VNCH đã không ký Quy Ước này? Chúng tôi chưa tìm ra tài liệu để trả lời. Tuy nhiên, cần ghi nhận ngay rằng VNCH có quyền làm như vậy mà không ai có thể suy luận xấu cho hành động không ký kết này. Các Quy Ước quốc tế không phải là tài liệu gì cần thiết đến nỗi các quốc gia hội viên không ký không được. Liên Hiệp Quốc cũng không có quyền bắt các hội viên phải ký kết mọi Quy Ước quốc tế, như Quy Ước về tù binh. Tính đến năm 2005, mới chỉ có 192 quốc gia trên thế giới chấp thuận toàn thể Quy Ước về tù binh. Một số quốc gia chỉ thuận một phần. Số khác thuận với những giới hạn do họ đặt ra. Ví dụ: Hoa Kỳ chấp nhận toàn thể Quy Ước về tù binh, ngoại trừ Hiến Chế (Protocol) 1 và 2 ban hành năm 1977.
Như vậy, VNCH (1954-1975) chưa hề bao giờ ký kết chấp nhận Quy Ước Genève về tù binh thì làm sao có thể quy kết VNCH và Tướng Loan vi phạm Quy Ước này được?
2- Dù có phê chuẩn Quy Ước, nhưng mỗi quốc gia lại tự ý giải thích Quy Ước theo quan niệm và quyền lợi riêng tư của mình. Hãy lấy ngay trường hợp Bắc Việt và Hoa Kỳ làm bằng chứng.
Bắc Việt không tuân thủ Quy Ước dành cho tù binh Hoa Kỳ với lý do rằng Hoa Kỳ đã mở cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược Việt Nam, tức là một cuộc chiến không có chính nghĩa, cho nên tù binh Mỹ không đáng hưởng những đặc ân của Quy Ước tù binh.
Phía Hoa Kỳ lại cũng không cho quân lính Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được hưởng Quy Ước, viện lý do là Bắc Việt và Mặt Trận đã áp dụng những chiến thuật du kích quá dã man, không thích hợp cho một cuộc chiến quân sự. Binh lính Bắc Việt và Mặt Trận bị bắt thực sự chỉ là những can phạm hình sự, chứ không phải đúng nghĩa tù binh.
Gần đây nhất, sau khi Hoa Kỳ đem quân chiếm đóng Afghanistan vào tháng 10-2001 và lật đổ chính quyền Taliban, Tổng Thống George W. Bush không cho các quân nhân của Taliban hưởng ân huệ của Quy Ước Genève, vì chính quyền Bush gọi họ là “chiến binh phi pháp luật” (unlawful combatants), chứ không phải tù binh chiến tranh (prisoners of war).
Đến tháng 3-2003, Hoa Kỳ lại mở cuộc chiến lật đổ chính phủ Saddam Hussein tại Iraq và không cho bất cứ chiến binh nào không có quốc tịch Iraq bị Hoa Kỳ bắt trên đất Iraq được hưởng quy chế tù binh.
Như vậy, dù có chấp nhận Quy Ước về tù binh mà lại cắt nghĩa Quy Ước theo ý riêng của mình, thì có ký hay không ký cũng chẳng khác nhau bao nhiêu.
Giả như VNCH có ký vào Quy Ước Genève thì có thể giải thích rằng Nguyễn Văn Lém không phải là tù binh chiến tranh, vì khi bị bắt, y không giao tranh với quân lực VNCH, mà lại đang lùng kiếm giết hại dân lành vô tội. Rõ ràng y là tội nhân hình sự, chứ không phải tù binh.
3- Việc ký kết đã vậy, còn việc vi phạm Quy Ước quốc tế cũng không phải là điều ít khi xảy ra. Ví dụ:
- Bắc Việt thỏa hiệp ngưng chiến trong dịp Tết Mậu Thân, nhưng công khai mở cuộc tấn công trên toàn lãnh thổ VNCH.
- Bắc Việt ký Hiệp Định Đình Chiến Genève 1954, nhưng vẫn ngăn cản, không cho đồng bào miền Bắc di cư và chuẩn bị đem quân xâm chiếm miền Nam.
- Bắc Việt ký Hiệp Ước Hòa Bình Paris 1973, nhưng vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh tại miền Nam Việt Nam cho đến ngày thành công.
- Bắc Việt ký Quy Ước tù binh, nhưng không áp dụng. Thẩm Phán Quân Sự Hoa Kỳ, ông Ronald P. Cundick viết rằng: “Mặc dù Bắc Việt và Việt Cộng (ám chỉ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) đã không chịu áp dụng Quy Ước Genève về tù binh, nhưng họ vẫn nói rằng họ đối xử nhân đạo với quân nhân bị bắt. Tuy nhiên, trên thực tế, các tù binh Hoa Kỳ bị Bắc Việt và Việt Cộng bắt giữ đã bị đối xử dã man và bị dùng như con tin chính trị và lợi khí tuyên truyền.”
Thế giới đã không lên tiếng về việc hàng triệu sinh linh đã phải hy sinh trong các vụ Bắc Việt vi phạm các Hiệp Ước kể trên, mà lại làm ầm ĩ vụ Tướng Loan bắn Nguyễn Văn Lém. Người ta đòi hỏi Nguyễn Văn Lém phải được hưởng quy chế tù binh theo Quy Ước Genève. Làm gì có Quy Ước đó trong cuộc chiến ở Việt Nam? VNCH không ký. Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký, nhưng chính họ đã xé bỏ từ lâu. Quy Ước Tù Binh chỉ còn là mảnh giấy lộn, bị bom đạn đốt cháy. Còn đâu mà tìm?
4- Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được khai sinh ngày 20-12-1960 với mục đích lật đổ chế độ chính trị miền Nam bằng bạo lực. Bắc Việt luôn luôn chối là không hề tham dự gì vào các trận đánh ở miền Nam. Đó chỉ là chuyện riêng tư giữa nhân dân miền Nam nổi dậy chống nhà cầm quyền của họ.
Nếu lập luận này là đúng thì hai hậu quả được đặt ra cho vụ Tướng Loan:
Thứ nhất, Nguyễn Văn Lém là một phần tử trong tổ chức nổi loạn chống chính phủ miền Nam, nên không phải áp dụng Quy Ước Quốc Tế Genève, mà là luật lệ VNCH.
Thứ nhì, luật pháp của VNCH thời đó đã đặt Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật, nghĩa là các cán binh Cộng Sản chống lại VNCH bằng võ lực không còn được luật pháp bảo vệ như một công dân thường. Nguyễn Văn Lém là một phần tử trong tổ chức bị luật pháp đặt ngoài vòng pháp luật, y lại còn bị bắt quả tang trong lúc phạm tội hình nguy hiểm. Vậy thì Tướng Loan, vị chỉ huy cao cấp nhất ngành Cảnh Sát, đang có mặt trên phạm trường có quyền thụ lý nội vụ và quyết định những biện pháp thích nghi. Tướng Loan đã hành xử đúng quyền hạn của ông khi quyết định xử tử Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường, để chấm dứt tội ác của y. Quyết định của ông phải được coi là hợp luật. Cần ghi nhận rằng Tướng Loan không hề bị khiển trách hay điều tra bởi các cơ quan Giám Sát, Hành Pháp, Tư Pháp hay Lập Pháp của VNCH về việc ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém.
Tuy nhiên, sau ngày 30-4-1975, chiếc màn nhung tuyên truyền của Cộng Sản rớt xuống, cả thế giới đều thấy rõ ràng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ là con đẻ của Bắc Việt. Bằng chứng quá nhiều:
- Con đường mòn Hồ Chi Minh do Hà Nội xây dựng,
- Vũ khí đạn dược từ Nga Sô và Trung Cộng từ Bắc đổ xuống Nam,
- Các cán binh đều nói giọng miền Bắc,
- Tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy trận đánh tiến chiếm miền Nam,
- Hà Nội công khai tuyên bố chiến thắng và tức khắc khai tử hai thể chế chính trị tại miền Nam cùng một lúc: VNCH và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Đúng là một phát súng, hai con chim ngã gục!
Phải đợi tới lúc này, cả thế giới mới nhìn thấy một sự thực hiển nhiên là Bắc Việt đã xé bỏ biết bao nhiêu Hiệp Ước Quốc Tế ngay khi chữ ký chưa ráo mực, miễn sao đánh chiếm được miền Nam. Vậy thì đưa Quy Ước Quốc Tế Genève về tù binh ra buộc tội VNCH và Tướng Loan rõ ràng chỉ là một công việc thừa thãi, đúng ra là một trò hề! Sau này, tất cả những bộ mặt phản chiến nổi danh tại Hoa Kỳ như nữ tài tử Jane Fonda, và nữ ca sĩ Joan Baez đều đã đấm ngực ăn năn.
Đây là lời thú tội của Jane Fonda: “Tôi xin được nói đôi lời, không phải chỉ gửi đến các cựu chiến binh Việt Nam ở New England, mà đến tất cả những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam. Họ là những người bị tôi gây tổn thương, hoặc bị tôi gây thêm sầu khổ, do những lời tôi đã nói hay những việc tôi đã làm. Tôi cố gắng giúp chấm dứt sự chết chóc và chiến tranh, nhưng có những lúc tôi không chín chắn và thiếu thận trọng khi làm việc đó và tôi... rất hối hận vì đã làm tổn thương họ. Tôi muốn được xin lỗi họ và gia đình họ.”
Nhưng mọi việc đã quá muộn màng. Đời con gái khôn ba năm dại một giờ! Lịch sử đã sang trang. Miền Nam đã hoàn toàn bị nhuộm đỏ! Có hối hận cũng chẳng ích lời gì nữa!
5- Sau cùng, vấn đề còn lại là việc Tướng Loan xử tử Bẩy Lốp có đúng thủ tục pháp lý và nhân đạo hay không?
Lý lẽ quan trọng nhất người ta thường nêu lên để trách cứ Tướng Loan là đã xử tử Nguyễn Văn Lém mà không có án lệnh của toà án.
Không! Người ta đã lầm. Lầm hoàn toàn! Người ta đòi hỏi Nguyễn Văn Lém phải được bắt giữ đúng thủ tục tư pháp? Ai có quyền bắt giữ kẻ phạm pháp? – Đó là Cảnh Sát. Nhưng Cảnh Sát là những người mà Lém đang tìm giết. Chẳng những giết Cảnh Sát mà Lém còn giết cả vợ con, gia đình Cảnh Sát nữa. Lém đâu có cần đến Cảnh Sát! Dù sao, thực tế Nguyễn Văn Lém đã bị Cảnh sát bắt đang lúc quả tang phạm pháp.
Người ta đòi phải đem Nguyễn Văn Lém ra toà án xét xử. Còn toà án đâu mà xử? Toà án cũng như các cơ sở công quyền đều là mục tiêu Lém và các đồng chí của y đang chủ trương đốt phá cho kỳ hết. Thẩm phán là những người Lém đang tìm bắt để chôn sống.
Tất cả miền Nam Việt Nam trong dịp Tết Mậu Thân là một bãi chiến trường khổng lồ mà Bắc Việt đã dựng nên. Trong hoàn cảnh chiến tranh, chết chóc, lửa đạn như vậy mà lại còn đòi hỏi nào là Quy Ước, nào là Cảnh Sát Tư Pháp, nào là Tòa án, nào là Thẩm phán... Tất cả những thứ đó Nguyễn Văn Lém không cần. Điều mà y thực sự cần là chấm dứt tội ác và đền tội.
Nguyễn Văn Lém đã không mặc quân phục, đội nón cối, đi dép râu để giao tranh với quân đội VNCH như các bộ đội Bắc Việt khác. Nguyễn Văn Lém mặc thường phục, đi giết hại, khủng bố đàn bà con nít để bắt họ làm bia đỡ đạn. Bẩy Lốp chẳng những đã không phủ nhận mà còn hãnh diện về các vụ giết và chôn sống đàn bà con nít của y. Hành vi này kết thành tội sát nhân với trường hợp gia trọng, bắt buộc phải bị tử hình.
Phương cách thi hành án tử hình vẫn được áp dụng vào thời đó tại Việt Nam là các tử tội bị trói vào cột và một tiểu đội hành quyết nổ súng. Sau đó, viên tiểu đội trưởng đến gần bắn một phát súng ân huệ vào đầu tử tội để chắc chắn y đã chết. Nguyễn Văn Lém đã bị hành quyết đúng theo thủ tục: Tử tội bị trói đem ra pháp trường và hưởng phát súng hành quyết cũng chính là phát súng ân huệ của Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc CSQG.
8. Cuộc Đời Tướng Nguyễn Ngọc Loan
Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11-2-1930 tại Huế, tốt nghiệp Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Đức.
Năm 1953, ông thụ huấn khóa phi công tại Trường Không quân Salon de Provence tại Pháp và tốt nghiệp với bằng Kỹ Sư Hàng Không. Ông là một phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không lực VNCH. Khoảng đầu năm 1960, ông giữ chức Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 2 Quân Sát, đóng tại Nha Trang.
Năm 1964, ông được vinh thăng Đại Tá và giữ chức Tư Lệnh Phó Không Quân Việt Nam Cộng Hòa.
Trong chiến dịch "Mũi Tên Lửa" (Flamming Dart), ngày 11-2-1965, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 bắn phá miền Bắc Việt Nam.
Ngay sau chiến dịch này ông được bổ về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Giám đốc Nha An Ninh Quân đội, phụ trách Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo.
Kể từ ngày về chỉ huy ngành CSQG, các báo chí Saigon được gần gũi với Đại Tá Loan hơn và đã đặt cho ông hỗn danh là “Sáu Lèo”. Tác giả Phan Lạc Phước đã giải thích ý nghĩa hỗn danh “Sáu Lèo” như sau:
“Sáu ở đây là quan Sáu theo danh xưng bình dân thời Pháp gọi các quan võ, mỗi một vạch trên vai là một cấp bậc (thiếu úy vạch một vạch là ông một, trung úy vạch hai vạch là ông hai…). Nhưng sau chữ Sáu của ông Loan còn thêm tĩnh từ Lèo. Không biết nó xuất xứ từ đâu, nhưng khi nó đi vào ngôn ngữ dân gian thì nó mang một ý niệm bỉ thử, dèm pha, tiêu cực. Tiền lèo là tiền vô giá trị, hay là tiền chỉ có trong tưởng tượng. Hứa lèo là hứa xuông, hứa hão, hứa mà không thực hiện bao giờ. Vậy Sáu Lèo có nghĩa là một ông quan vô giá trị hay là một ông tướng hữu danh vô thực hay sao? Sở dĩ cái danh xưng này đứng vững, một phần là vì cái bề ngoài luộm thuộm của ông Loan. Ông rất ít khi mặc quân phục, mũ mãng cân đai, nghênh ngang giàn giá. Ông thường mặc quần Trây-di xộc xệch, không đeo lon lá gì, chân đi dép cao su lẹp xẹp. Ra ngoài thì ông ngồi xe jeep bình thường, không có mang cờ quạt, mà cũng không có xe mở đường, mô tô bảo vệ. Ông nhiều khi còn cỡi xe mobilet lạch xạch đi làm. Có khi ông còn một tay cầm chai lade, vừa chửi thề loạn xạ. Bề ngoài của ông tướng Loan đúng là xập xệ, là lèo, nhưng việc làm của ông thì lại không lèo một chút nào… Ông hành động theo những điều mà riêng ông cho là phải. Ông là người bất quy tắc (non conformist) cho nên ông được gọi là Sáu Lèo.”
Cách giải thích của tác giả Phan Lạc Phước khá lý thú. Tuy nhiên, chữ “Lèo” ngoài ý nghĩa khôi hài châm biếm như trên, còn có thể mang thêm một ý nghĩa khác đứng đắn và cũng hợp với hoàn cảnh Tướng Loan. “Lèo” thường đi chung với chữ “Lái”: Lèo Lái. Từ sau cuộc đảo chánh 1963, các nhân viên ngành CSQG bị gán tiếng là thân cận với chế độ Ngô Đình Diệm, nên bị bạc đãi và mất tinh thần, nhưng khi Tướng Loan về lèo lái con thuyền Cảnh Sát thì tất cả đều đổi mới, bóng tối tự ti mặc cảm biến mất, ánh sáng bình minh ló dạng và mọi người hăng hái ra khơi. Lúc đó, ngành Cảnh Sát có 70.000 nhân viên, chỉ chuyên chú về việc bảo vệ luật lệ. Đại Tá Loan đã quân sự hóa ngành Cảnh Sát để trở thành một lực lượng bán quân sự, vừa bảo vệ trật tự dân chúng vừa hành quân võ trang chống Cộng Sản với lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến. Thành quả đáng tuyên dương là chính lực lượng Cảnh Sát đã chống trả cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân ngay từ giây phút đầu tiên, để rồi sau đó, các quân binh chủng khác mới tập trung tiếp sức.
Năm 1966, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan được chính quyền Saigon cử ra miền Trung bình định vụ biến động Phật Giáo miền Trung. Với thành quả rất mạo hiểm và xuất sắc này, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng vào tháng 11-1967.
Sau Tết Mậu Thân năm 1968, ông được thăng cấp Thiếu Tướng.
Tác giả Phạm Phong Dinh trong cuốn “CHIẾN SỬ Quân Lực VNCH” đã viết rằng: “Cống hiến lớn nhất của Thiếu Tướng Loan mà cũng là mối oan khiên mà ông phải gánh chịu nhục nhằn trong vòng mấy chục năm là cuộc chiến đấu trong những ngày Mậu Thân binh lửa…
“Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng lực lượng CSQG và Cảnh Sát Dã Chiến chịu trách nhiệm đánh địch tại lãnh thổ các quận 1, 2, 3, 4, 5. Các chiến sĩ Cảnh Sát liên tục mở những cuộc hành quân loại địch ra khỏi dân chúng. Tuy nhiên, khi mặt trận Hàng Xanh nổ lớn, Thiếu Tướng Loan đã điều động lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến và đích thân ông chiến đấu sát cánh với các chiến sĩ Mũ Nâu Tiểu Đoàn 30 BĐQ của Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân. Các thám thính xa V100 của Cảnh Sát cũng được gửi tới tăng viện mặt trận. Quân ta tiến vất vả và chậm trên khắp mặt trận, là bởi vì bọn Việt Cộng man rợ, chúng lùa thường dân, đàn bà, người già và trẻ em làm bia đỡ đạn hoặc dùng súng bắn chặn không cho dân chúng di tản ra khỏi khu vực giao tranh. Các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dã Chiến được Thiếu Tướng Loan điều động đến càn quét khu vực Thị Nghè. Gia đình của một Đại Úy Cảnh Sát trong khu vực này không chạy kịp đã bị tên Bảy Lốp, Đại Úy Đặc Công Việt Cộng tàn sát man rợ.”
Cựu Đại Tá Trần Minh Công, trước khi giữ chức Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, đã có thời làm việc sát cánh bên Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Hồi Tết Mậu Thân, ông giữ chức Trưởng Ty CSQG Quận Nhì Đô Thành Saigon. Nhờ mặc chiếc áo giáp nên ông đã thoát chết, vì đạn Việt Cộng đã bắn nát áo ông.
Đại Tá Công đã khẳng định rằng: “Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một vị Tướng trí thức trong hàng ngũ tướng lãnh VNCH. Tướng Loan là một người rất can đảm, một cấp chỉ huy tài ba và là một vị anh hùng dân tộc. Ít có vị tướng nào lại cùng cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận như một người lính thường. Nếu không có Tướng Loan xông pha bảo vệ Thủ đô Saigon trong dịp Tết Mậu Thân, tôi nghĩ Saigon sẽ tan hoang không khác gì Huế.”
Chỉ bốn tháng sau, tức ngày 5-5-1968, Bắc Việt lại mở cuộc tổng công kích lần thứ hai. Lần này, Tướng Loan cùng với lực lượng Cảnh Sát can đảm của ông ngày đêm xông xáo chiến đấu ngoài đường phố Saigon. Ông bị địch quân bắn trọng thương vào cả hai chân trên cầu Phan Thanh Giản. Một ký giả người Úc nhìn thấy và đã khẩn cấp dìu ông vào chỗ an toàn. Định mệnh thật lạ kỳ: Một ký giả Mỹ đã hủy diệt danh tiếng Tướng Loan thì một ký giả Úc đã cứu sống ông.
Sau đó, Tướng Loan được chở sang Úc chữa trị, nhưng vì bị công luận Úc phản đối, nên ông lại được chở sang bệnh viện Walter Reed Army Medical Center ở Washington, DC., Hoa Kỳ. Nhưng thật đau đớn cho Tướng Loan, các dân biểu phản chiến tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào lúc đó cũng phản đối. Trở về Sàigòn với đôi chân tật nguyền khập khiễng, Tướng Loan được giải ngũ và dành thì giờ vào các công tác thiện nguyện giúp trẻ mồ côi.
Ngày 3-6-1968, 6 sĩ quan ưu tú của quân lực VNCH mà phân nửa là CSQG đã bị trực thăng Mỹ “bắn lầm” (?) tại một cao ốc ở Chợ Lớn trong cuộc hành quân đánh đuổi Cộng Sản. Người ta nói rằng nếu Tướng Loan không bị thương thì có lẽ cũng đã bị chết với bộ tham mưu hành quân này.
Năm 1975, miền Nam sụp đổ, máy bay của Hoa Kỳ không đưa Tướng Loan và gia đình ông di tản, nhưng các chiến hữu không quân của ông đã cứu ông.
Khi Tướng Loan đến Hoa Kỳ, nữ Dân Biểu Nữu Ước Elizabeth Holtzman yêu cầu trục xuất ông và cả Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ cũng đồng quan điểm. Nhưng quyết định trục xuất Tướng Loan về Việt Nam có nghĩa tương đương với bản án tử hình dành cho ông. Vì thế, chính Tổng Thống Jimmy Carter đã phải can thiệp và quyết định cho phép ông được định cư tại Hoa Kỳ.
Tướng Loan và gia đình đến lập nghiệp ở thành phố Springfield, Tiểu Bang Virginia, Hoa Kỳ. Ông mở một tiệm bán pizza mang tên Pháp là “Les Trois Continents” (Ba Đại Lục). Đã có lần, Eddie Adams đến tiệm pizza này thăm Tướng Loan. Khi nhắc đến tấm hình oan nghiệt năm xưa, Tướng Loan không hề nói một lời oán trách tác giả tấm hình. Ông còn yên ủi Adams: “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi!” Chính vì câu nói này, Adams càng thêm mến phục Tướng Loan và họ đã trở thành đôi bạn tri kỷ.
Trong một dịp có vài chiến hữu cũ đến thăm Tướng Loan tại quán ăn, bên những ly rượu hội ngộ, Thiếu Tướng Loan đã rưng rưng nước mắt thổ lộ hoài bão:
"Nếu cơ may một ngày nào đó tụi mình trở về, thì lúc đó tụi mình đều là nghĩa quân cả. Không Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Lực Lượng Đặc Biệt gì cả. Tụi mình chỉ là nghĩa quân. Nghĩa quân đây là nghĩa quân của thời Lê Lợi khởi nghĩa, của thời Cần Vương chống giặc ngoại xâm. Chỉ có đám quân đội của tụi mình mới có thể nói chuyện "phải quấy" với đám quân đội phía bên kia, vì hồi còn đánh nhau, hai bên đều bị bịt mắt cả".
Đến năm 1991, tướng Loan phải đóng cửa tiệm pizza này, vì dân chúng địa phương đã nhận diện được ông. Có kẻ đã vào nhà vệ sinh của tiệm và viết lên tường câu khiếm nhã này bằng Anh ngữ: “Chúng tao đã biết mày là ai.”
Nhận xét về cá tính của Tướng Loan, cựu Đại Tá Trần Minh Công nhận định như sau: “Nhìn phong cách và diện mạo của Tướng Loan, nhiều người cứ tưởng lầm ông là một bạo tướng, nhưng nhiều lần tôi đã từng chứng kiến ông ngồi khóc một mình. Tìm hiểu ra mới biết ông là người rất giầu tình cảm. Ông thương yêu thuộc cấp, sống chết với họ. Kể cả khi ông bắt gặp đàn em làm bậy, ông cũng không nỡ phạt họ, mà chỉ răn đe để họ cải sửa. Mỗi khi thuộc cấp hy sinh tử trận, ông khóc thương, nước mắt dầm dề. Có khi thượng cấp hiểu lầm ông, ông cũng khóc. Ông kể lể: ‘Tao phục vụ quốc gia, dân tộc, chứ tao đâu có phục cá nhân nào.’”
Ngay khi còn ở Việt Nam vào lúc nắm giữ quyền uy trong tay, gia đình Tướng Nguyễn Ngọc Loan vẫn sống rất thanh bạch. Tiền lương đem về hôm trước, hôm sau ông lại lấy đi để giúp đỡ thuộc cấp. Khi bị thương, phải đi ngoại quốc chữa trị, ông không đủ tiền. Thuộc cấp xin đóng góp, nhưng ông không nhận.
Trong cuốn “Bốn Tướng Ðà Lạt” của Lê Tử Hùng có kể lại vụ Tướng Nguyễn Ngọc Loan trả lại chiếc nhẫn kim cương cho một Hoa kiều giầu có, tên là Hoa Hồng Hỏa. Ông này là một trong những thương gia gốc Hoa lương thiện, nhưng đã trở thành nạn nhân của các tướng lãnh sau cuộc đảo chánh 1963. Ông ta bị vu oan để rồi chiếc biệt thự của ông ở Ðà Lạt bị một ông tướng chiếm. Tới thời Tướng Loan chỉ huy ngành CSQG, họ Hoa mới được minh oan và tiếp tục làm ăn. Khi ông Loan gặp hoạn nạn, phải ra ngoại quốc chữa chân, Hoa Hồng Hỏa biết ông là người thanh liêm, gia cảnh thanh bạch, lại không có thân nhân ở ngoại quốc, nên đã trả ơn Tướng Loan bằng cách tặng ông một cái nhẫn kim cương. Sau này ông Hoả kể lại rằng ông không biết Tướng Loan phải chữa trị bao lâu và cuộc sống ở ngoại quốc khó khăn ra sao, nhưng ngày trở về Việt Nam, Tướng Loan đã đem trả lại chiếc nhẫn cho chủ nó. Vợ chồng Hoa Hồng Hỏa đã lạy khóc và ca tụng Tướng Loan là bậc “Thánh”!...
9. Dòng Lệ Tiếc Thương
Linh cữu Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan
Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã qua đời lúc 20 giờ ngày 14-07-1998 vì bệnh ung thư, thọ 68 tuổi. Ông để lại vợ, bà Mai Chính, 5 người con và 9 cháu nội ngoại.
Ngay sau khi nhận được tin này, Eddie Addams đã viết ra bản điếu văn bằng nước mắt ngập tràn và từ con tim vỡ nát vì hối hận. Tuần báo TIME đã đăng tải bài điếu văn này ngay trong số phát hành ngày 27-07-1998.
"Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết: Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết tên Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là: "Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vào vị trí của ông Tướng, vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một tên gọi là ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ?
“Tướng Loan là một mẫu người có thể được gọi là chiến binh đúng nghĩa và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông Tướng đã làm là đúng, nhưng người ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông. Tấm ảnh không hề diễn tả được rằng ông Tướng đã tận tụy dành nhiều thời gian đến các bệnh viện để thăm hỏi những nạn nhân chiến cuộc. Tấm ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc đời ông. Ông chẳng hề phiền trách gì tôi. Ông nói với tôi rằng: Nếu tôi không chụp tấm ảnh, thì sẽ có người khác làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy bứt rứt xốn xang về ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi vẫn thường liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện với nhau đã xảy ra hồi sáu tháng trước, vào lúc ông đã bị bệnh rất nặng.”
Trong lúc các bạn hữu, các tổ chức người Việt tỵ nạn còn phải đắn đo, suy nghĩ, họp bàn về việc có nên đăng báo phân ưu và gửi vòng hoa đến phúng điếu cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan hay không thì Eddie Adams đã mau mắn gửi một vòng hoa lớn nhất đến phân ưu Tướng Loan với hàng chữ:
"Kính thưa ông Tướng, Lệ đã tràn đầy trong mắt tôi".
Dưới đây là bản dịch nguyên văn những lời nói của chính Eddie Adams, phát ra từ đáy con tim, với những cảm xúc ân hận vì đã chụp tấm hình oan nghiệt, làm hại đời của Tướng Loan:
“Trong đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.
“Tôi không hiểu được điều này và cho tới giờ này tôi cũng vẫn không hiểu được, vì trong thời chiến, con người ta chết vì chiến tranh. Và điều mà tôi đã hỏi nhiều người rằng nếu quý vị là ông Tướng đó và nếu quý vị bắt được kẻ đã giết hại dân chúng của quý vị thì quý vị sẽ làm sao? Đây là thời chiến mà!
“Làm sao mà biết được nếu chính quý vị gặp hoàn cảnh này mà lại không bóp cò súng?
“Bởi vậy tấm hình này đã nói dối, đưa đến việc người ta kết án ông Tướng. Ông là một vị Tướng, nhưng thực ra, lúc đó ông là Đại Tá Tổng Giám Đốc Cảnh Sát QGVN. Ông đã tốt nghiệp trường chỉ huy tại Hoa Kỳ. Ông là người đậu thủ khoa. Tôi hiểu ông và kính phục ông. Tôi nghĩ rằng đã có hai người chết trong bức hình của tôi: Không phải chỉ người bị bắn, mà cả chính ông Tướng bắn nữa.
“Bức hình đã hủy diệt cuộc đời ông và tôi không hề có ý như vậy. Ý của tôi là chỉ muốn trình bày việc gì đã xảy ra. Sự thực là tôi không muốn gánh trách nhiệm là kẻ đã hủy diệt đời sống của bất cứ ai cả.”
Eddie Adams đã đến tham dự đám tang của Tướng Loan và nói rằng: “Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông. Tôi không thích ông ra đi lặng lẽ theo cách này, để không ai biết đến”.
Sáu năm sau đó, vào ngày 12-9-2004, Eddie Adams cũng qua đời. Hưởng thọ 71 tuổi.
10. KẾT LUẬN
Kẻ chiến thắng, uống mãi ly rượu mừng rồi cũng có ngày say sưa bất tỉnh.
Người bại trận, nhấp mãi chén đau thương rồi cũng có ngày tỉnh giấc vùng lên.
Không phải tất cả những kẻ chiến thắng đều là đúng đắn, giỏi giang hay ái quốc.
Cũng không phải tất cả những người bại trận đều là sai lầm, dốt nát hay phản quốc.
Đã trên 30 năm qua, đây là lúc phải trả lại sự thực cho lịch sử chiến tranh Việt Nam.
Sự thực của lịch sử là gì?
Sự thực không thể chối cãi là: Trong cuộc chiến Việt Nam, kẻ chiến thắng không phải do tài ba của mình, người bại trận không phải do yếu kém của mình. Kẻ thắng không ngờ mình thắng, người thua không hiểu tại sao mình thua. Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh? Anh và tôi, tất cả chúng ta chỉ là những con tốt thí trên bàn cờ quốc tế. Tất cả chiến thắng hay thất bại trong cuộc chiến Việt Nam đều do bàn tay phù thủy, lông lá của ngoại bang vẽ ra.
Bởi vậy, đây là lúc phải xét định công tội cả bên thắng cũng như bên thua bằng tinh thần ái quốc đối với Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam.
Cuộc chiến Việt Nam không phải bẩn thỉu như người ta nghĩ đâu, vì đó là một trận thư hùng giữa Tự Do và Độc Tài, giữa Hữu Thần và Vô Thần, giữa Quốc Gia và Cộng Sản.
Phản chiến Hoa Kỳ lên án Tướng Loan bắn Cộng Sản là lạc hậu. Thế thì khi Tướng Loan bị thương, được đem đến nhà thương bên Úc, người ta từ chối không chịu chữa. Đó là văn minh chăng? Người ta lén lút vào nhà vệ sinh thuộc cơ sở làm ăn của Tướng Loan viết những câu hăm dọa, tục tĩu. Đó là văn minh chăng?
Phản chiến Hoa Kỳ rầm rộ biểu tình chống chiến tranh Việt Nam vì bức hình Tướng Loan bắn Việt Cộng ngay tại chiến trường mà họ gọi là "tù binh", trong khi họ lại yên lặng khi các quân nhân Hoa Kỳ lột trần truồng tù binh Iraq để làm trò giải trí, khi các tù binh Iraq bị xích như những con chó bò lê lết trên sàn nhà?
Trong vụ tấn công Tết Mậu Thân, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigon và Tướng Loan đều có cùng một chủ trương là những kẻ chủ mưu cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân phải trả giá ngay tức khắc tại phạm trường, không để sống sót bất cứ một tên nào, nhưng Tướng Loan đã áp dụng theo cách thế “ngạo nghễ” của riêng ông, hoàn toàn khác với phương pháp âm thầm kín đáo của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ. 19 đặc công đánh vào Tòa Đại Sứ Mỹ, không ai bị bắt, không ai bị thương, tất cả đều chết.
Tại sao chúng ta lại buồn phiền, xấu hổ, mang tự ti mặc cảm, khi đám phản chiến Hoa Kỳ gọi Tổng Giám Đốc CSQG/ VNCH là “bạo tướng”, trong khi chính họ gọi Tổng Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld và bà Ngoại Trưởng Condoleezza Rice ngày 4-5-2006 tại Atlanta là những “tội phạm chiến tranh”? Nếu đã là “tội phạm chiến tranh” thì phải lãnh hình phạt tử hình, chứ không thể ngồi điều khiển Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại Giao của siêu cường quốc Hoa Kỳ được.
Trong suốt cuộc đời, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã chịu bao nhiêu oan khiên, nghiệt ngã: Phật Giáo ghét ông vì vụ Bàn Thờ Phật xuống đường. Công Giáo ghét ông vì ông bắt tên cán bộ Cộng Sản nằm vùng Phạm Ngọc Thảo, tự nhận là “con nuôi ông Diệm” ẩn núp tại một giáo xứ ở Hố Nai. Sinh viên tranh đấu ghét ông vì ông dẹp họ biểu tình. Tổ chức phản chiến trên thế giới ghét ông vì ông bắt kẻ sát nhân phải đền tội ngay tức khắc tại phạm trường.
Nhưng bây giờ lịch sử đã chứng minh: Tất cả những kẻ ghét ông đã sai, và ông đã hành xử đúng.
Tướng Loan đã đem sinh mạng và tất cả danh dự đời ông để bảo vệ đời sống của dân lành. Ông gieo rắc bình an cho dân chúng ở Saigon, Đà Nẵng, Nha Trang… và tất cả những nơi ông đặt chân đến.
Cầu mong Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan được an nghỉ bình yên trong Ánh Hào Quang Rạng Ngời, với lòng cảm mến, kính phục và biết ơn của tất cả những người Việt quốc gia.
Tiến Sĩ TRẦN AN BÀI
Nguyên Giảng Sư Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia
Nhân kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân 1968, người Việt quốc gia hẳn không bao giờ quên những cảnh tượng tang thương đẫm máu do Cộng Sản Bắc Việt gây nên. Riêng ngành Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), có một câu chuyện thật, thật 100%. Câu chuyện ấy vang lừng khắp thế giới. Câu chuyện ấy được kết thúc với nhiều đau thương, nghiệt ngã, qua cái chết của cả cuộc đời một vị Tướng và đau khổ hơn nữa, qua cái chết của cả một chế độ, khiến VNCH bị bức tử, hàng triệu người phải lưu vong và hàng vạn quân cán chính phải trải qua bao nhiêu năm tháng tù đày, tủi nhục.
Đó là câu chuyện về "Tướng Nguyễn Ngọc Loan Trong Biến Cố Tết Mậu Thân”.
1. Tết Mậu Thân 1968 Mịt Mù Khói Lửa
Bằng Hiệp Ước Genève năm 1954, các cường quốc trên thế giới đã chia cắt nước Việt Nam thành hai lãnh thổ với hai chế độ chính trị hoàn toàn khác nhau về ý thức hệ: Miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, theo khối Cộng Sản quốc tế. Miền Nam là nước Việt Nam Cộng Hòa theo khối thế giới tự do.
Tuy nhiên, ngay khi ký Hiệp Ước, miền Bắc đã có kế hoạch xâm chiếm miền Nam bằng võ lực. Họ gài cán bộ để hoạt động du kích, chôn mìn, đặt bàn chông, tấn công quân đội VNCH và tiêu hủy các làng mạc của dân chúng miền Nam. Sau đó, họ thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh dọc biên giới Lào-Cao Miên để chuyển quân và võ khí, đạn dược từ miền Bắc vào Nam.
Cuối năm 1967, khi quân đội Hoa Kỳ đã gửi đến Nam Việt Nam khoảng 500 ngàn quân, Bắc Việt muốn chọn Khe Sanh làm địa điểm giao tranh thư hùng giống như mặt trận Điện Biên Phủ năm xưa. Đồng thời, Bắc Việt cũng muốn dùng mặt trận Khe Sanh để che giấu kế hoạch tổng công kích trên toàn lãnh thổ VNCH vào dịp Tết Mậu Thân 1968 để phô trương lực lượng.
Vì hai Đại Tướng Bắc Việt Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp bất đồng quan điểm về trận chiến miền Nam, nên Đảng Cộng Sản giao cho Đại Tướng Thanh chỉ huy mặt trận miền Nam, còn Đại Tướng Giáp chỉ huy mặt trận miền Bắc.
Ngày 6-7-1967, đang khi chuẩn bị cuộc tấn công VNCH, Đại Tướng Thanh bất ngờ qua đời. Bắc Việt loan tin là ông chết vì bệnh tim ở Hà Nội, nhưng sau đó, báo chí Tây phương xác nhận Tướng Thanh chết vì trúng bom của Hoa Kỳ. Cũng có tin là ông bị thanh toán nội bộ. Sau đó, Tướng Giáp được Đảng Cộng Sản chỉ định tiếp tục lập kế hoạch tấn công lớn vào dịp Tết Mậu Thân.
Như các năm trước, vào các dịp Tết và lễ lớn, hai miền Nam Bắc đều đồng ý hưu chiến trong ít ngày. Dịp Tết Mậu Thân năm 1968, Bắc Việt đề nghị hưu chiến 7 ngày, nhưng VNCH chỉ đồng ý 3 ngày. Tin tưởng vào lệnh hưu chiến này, 50% quân nhân miền Nam được phép về gia đình ăn Tết. Chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng rời Saigon về Mỹ Tho để mừng Tết ở quê vợ. Trong khi đó, quân đội miền Bắc bất chấp lệnh hưu chiến, ngày đêm chuyển quân và vũ khí để chuẩn bị xâm lăng miền Nam.
Giữa không khí linh thiêng của ngày Tết Mậu Thân, mọi người lũ lượt đến chùa và nhà thờ để cầu nguyện bình an cho Năm Mới. Tiếng pháo và múa lân mừng Xuân của miền Nam bỗng dưng bị pha trộn bằng tiếng súng của Cộng Sản. Nhà cửa bốc cháy hòa lẫn tiếng đàn bà con nít khóc lóc thảm thương!
Bắc Việt đã tung vào trận đánh Tết Mậu Thân 80.000 lính từ miền Bắc vào, cùng với tất cả các lực lượng du kích và đặc công trong thành phần Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để tấn công 36 trong số 44 tỉnh miền Nam và 6 thị xã, cùng với 64 trong số 242 quận lỵ. Các cán binh Cộng Sản chỉ được học tập tấn công, nhưng không biết đường rút quân. Tại những cộng sự đặt súng lớn, xạ thủ bị xích chân vào bàn súng. Điều này chứng tỏ Cộng Sản quyết tâm tử chiến: thắng thì sống, thua thì chết.
Đêm 30 rạng ngày 31-1-68 DL (tức đêm mồng Một rạng mồng Hai Tết), Saigon bị tấn công tại nhiều địa điểm quan trọng, như phi trường Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, đài phát thanh Saigon, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Dinh Độc Lập phía đường Nguyễn Du…
Thực sự, Cộng Sản đã chiếm được đài phát thanh Saigon và đài này đã bị tắt tiếng một thời gian ngắn, nhưng Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc CSQG đã phối hợp với quân đội để tái chiếm đài phát thanh và đã không hề có một bài hát hay lời tuyên truyền nào của Bắc Việt kịp phát đi từ làn sóng của đài phát thanh Saigon.
Ký giả Don North của hãng NBC có mặt tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ lúc quân đội Bắc Việt tấn công đã kể rằng: Vào lúc 2g45 sáng ngày 31-1-68, 19 đặc công Cộng Sản đeo băng đỏ trên cánh tay dùng chiếc xe hơi Peugeot và taxi chạy thẳng vào cổng tòa Đại Sứ và nổ súng. Họ đã chiếm được một căn phòng trong tòa Đại Sứ, nhưng lực lượng canh gác phản công. Phía Hoa Kỳ, có 4 quân cảnh và một lính Thủy Quân Lục Chiến tử thương. Còn tất cả 19 đặc công đều bị giết chết sau 6 giờ giao tranh.
Cộng Sản tưởng rằng khi họ về thành phố sẽ được dân chúng tiếp đón niềm nở. Nhưng thực tế, Cộng Sản tới đâu, người dân đều bỏ chạy. Hơn lúc nào hết, các CSQG đã trở thành người bạn khắng khít nhất của dân. Họ canh gác nhà thương để bảo vệ bệnh nhân. Họ giúp đỡ dân chạy loạn và họ phối hợp với các quân binh chủng chiếm lại từng nhà, từng tấc đất đã bị Cộng quân chiếm giữ. Vì số lượng dân chúng, gồm đàn bà trẻ con, bị thương tích quá đông, các bác sĩ và y tá phải tràn ra các đường phố để cứu cấp. Các thương binh Cộng Sản được đối xử rất nhân đạo. Họ được cứu chữa giống như các thương binh VNCH và dân chúng.
Cố Đô Huế bị thiệt hại nặng nhất. 12.000 quân Cộng Sản tiến chiếm Huế vào đêm Mồng Một Tết. Cầu Trường Tiền bị mìn đặc công giựt sập. Phải mất 26 ngày, quân đội VNCH, với trọng pháo yểm trợ từ chiến hạm Hoa Kỳ, mới có thể chiếm lại Huế. Nhưng buồn thảm và tang tóc phủ kín Cố Đô, với trên 7.000 thường dân và cán bộ bị chôn sống tập thể tại rất nhiều hố rải rắc khắp hang cùng ngõ hẻm.
Nạn nhân tết Mậu Thân tại Huế |
Nạn nhân Tết Mậu Thân tại Huế
Nạn nhân tết Mậu Thân |
2. Tướng Loan Nổ Súng
Sáng ngày mồng Hai Tết, tức ngày 31-1-1968 (DL), Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan đang đích thân chỉ huy trận chiến khốc liệt tại khu vực Chùa Ấn Quang, Chợ Lớn, góc đường Sư Vạn Hạnh và Ngô Gia Tự thì hai nhân viên Cảnh Sát dẫn đến trình diện Tướng Loan một đặc công Cộng Sản đã giết người rất dã man trong hai ngày qua. Đó là Đại Úy Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lốp.
Đại Úy đặc công Nguyễn Văn Lém ảnh của Eddie Adams |
Đại Úy đặc công Nguyễn Văn Lém được dẫn tới trình diện Tướng Loan
Chỉ ít phút trước đó, Bảy Lốp đã giết hại vợ, các con và thân nhân của một sĩ quan Cảnh Sát VNCH. Theo tài liệu của ông Lão Ngoan Đồng, vào lúc 4g30 sáng hôm đó, Nguyễn Văn Lém đã chỉ huy một đơn vị đặc công cùng với xe tăng của Tiểu Đoàn 2 Cơ Giới VC tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách xử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.
Ảnh "Vietnam, A Chronicle of the War",Black Dog & Leventhal Publishers, Inc. 2003, pg.478
Đám tang gia đình Trung Tá Nguyễn Tuân với 6 chiếc quan tài
Nguyễn Văn Lém bị bắt gần một hố chôn tập thể 34 thường dân bị giết. Lém khai rằng y rất tự hào là tác giả hố chôn tập thể đám người này, vì đã hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó. Lúc bị bắt, Lém mặc quần xà lỏn, áo sơ mi cụt cánh, hai tay bị trói trặt về phía sau mông, nhưng trong người vẫn còn đeo khẩu súng lục.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã được bá cáo về những hành động giết người dã man của Nguyễn Văn Lém và chính ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường.
Ảnh Eddie Adams
Tướng Loan hành quyết đặc công Đại Úy Nguyễn Văn Lém
Thế là Sáu Lèo đã loại Bẩy Lốp ra khỏi cuộc chiến đầy nước mắt của trần thế!
Nhân chứng Nguyễn Tường Toại là một thường dân lúc đó kể lại:
“Chính tôi là người đã chứng kiến tướng Loan bắn tên cộng sản ấy, tôi biết hắn đã làm những gì. Năm 1968 ở Saigon, giữa cuộc chạm súng, hắn đẩy trẻ thơ vô tội ra như là một làn sóng người, để đồng đội tẩu thoát. Trong trận đánh khốc liệt này, hắn sử dụng trẻ con làm lá chắn, để các binh sĩ phải thôi bắn… Lúc ấy mọi thứ đang hỗn loạn. Là Tư Lệnh Cảnh Sát, Tướng Loan khi nhìn xác trẻ con chết, ông hỏi: “Tại sao vậy? Chuyện gì vậy?” Đến khi biết tại sao mấy đứa bé chết, biết ai chịu trách nhiệm về hành động này, Tướng Loan đã nổ súng hạ tên thủ phạm.”
3. Cuộc chiến Việt Nam sang trang
Yếu tố bất ngờ luôn luôn được hoạch định trong bất cứ trận đánh nào. Bắc Việt mở cuộc tấn công vào dịp Tết linh thiêng của VN là một yếu tố bất ngờ, nhưng tại sao trận tấn công Tết Mậu Thân đã không diễn ra vào cùng một thời điểm trên toàn lãnh thổ VNCH? Sau này người ta mới được biết đó là do trục trặc kỹ thuật từ Bộ Tổng Tham Mưu Bắc Việt.
Quân lệnh về ngày giờ nổ súng trên khắp lãnh thổ Miền Nam được giữ tối mật. Chỉ có cấp lãnh đạo quân sự cao cấp nhất mới nhận lệnh viết, còn các cấp dưới chỉ nhận khẩu lệnh. Lệnh đó như sau: “Đánh vào đêm 30 Tết Mậu Thân”.
Khi hoạch định cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Bắc Việt đã cảm hứng theo cuộc Đại Phá Quân Thanh của Quang Trung Nguyễn Huệ chiếm thành Thăng Long năm 1789. Vua Quang Trung thời ấy đã cho quân sĩ ăn Tết sớm hơn 3 ngày để rồi mở trận Đống Đa - Ngọc Hồi đánh đuổi quân Thanh vào đêm 30 Tết năm Kỷ Dậu.
Cũng vậy, Bắc Việt muốn làm lịch sử theo gương Tây Sơn: “Quang Trung Nguyễn Huệ chiếm Hà Nội đuổi giặc Thanh đêm 30 Tết Kỷ Dậu thì Cộng Sản Bắc Việt chiếm Saigon đuổi Mỹ ngụy đêm 30 Tết Mậu Thân”.
Một sự kiện rất đáng chú ý khác là bỗng nhiên, ngày 8-8-1967, Hà Nội công bố sửa lại Âm lịch, áp dụng múi giờ là GMT +7, khác với múi giờ của Trung Hoa mà Việt Nam đã dùng từ ngàn năm trước là GMT +8. Hậu quả của việc này là sẽ có một số năm, ngày Mồng Một Tết Âm Lịch đi sớm hơn Tết của Trung Hoa. Tết Mậu Thân 1968 là Tết đầu tiên bị ảnh hưởng do quyết định này. Thế nhưng, trong lúc miền Bắc sửa lịch thì miền Nam vẫn tiếp tục theo lịch Trung Hoa, không chịu sửa. Thành ra, vô tình Việt Nam bỗng dưng có hai đêm 30 Tết Mậu Thân tại hai miền Nam Bắc khác nhau. Lệnh của Bắc Bộ Phủ là “Đánh vào đêm 30 Tết Mậu Thân”, nhưng quân Bắc Việt không biết khởi sự tấn công vào đêm nào. Đêm 30 Tết theo lịch Bắc Việt hay lịch Nam Việt?
Nếu đánh vào “Đêm 30 Tết Bắc Việt” thì quá sớm, vì các quân nhân VNCH chưa xuất trại đi phép nghỉ Tết. Tấn công trong lúc lực lượng VNCH còn y nguyên tức là tự sát. Còn nếu đánh vào “Đêm 30 Tết Nam Việt” thì binh lính Bắc Việt ăn Tết chưa đủ 3 ngày, không giống với Vua Quang Trung. Khi các cấp chỉ huy mặt trận khám phá ra lệnh tấn công mơ hồ thì đã quá muộn! Tướng Giáp không có cách nào gửi lệnh điều chỉnh được nữa. Do đó, mới xảy ra việc Saigon và các tỉnh miền Nam bị tấn công không cùng một thời điểm.
Quân đội thuộc Quân Khu 5 của Bắc Việt nổ súng từ Quảng Nam đến Khánh Hoà vào đêm 30 Tết của miền Nam, tức đêm 29 rạng ngày 30-1-68 Dương Lịch. Còn tại các nơi khác, Cộng quân lại ăn Tết đủ ba ngày rồi mới khởi sự tấn công vào đêm 30 rạng ngày 31-1-68 Dương Lịch, tức là đêm Mồng Một Tết.
Về phía VNCH, cho tới năm ngày trước Tết, không có dấu hiệu gì chứng tỏ tình báo miền Nam bắt được kế hoạch tấn công của Bắc Việt. Nhưng theo tài liệu riêng của Trung Tá Nguyễn Thiện, Trưởng Khối Đặc Biệt CSQG lúc bấy giờ, thì đến ngày 26 tháng Chạp, trong số các tin tức nhận được, có “nguồn tin Tây Ninh” sau khi đi họp với Trung Ương Cục miền Nam về, đã báo cáo rất chi tiết kế hoạch tổng tấn công của Việt Cộng. Chúng quyết định lợi dụng tinh thần “ngưng bắn” của Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa để nổ súng, đặc biệt là nhắm vào Thủ Đô Saigon và các tỉnh lỵ. Tin tức này đã được chuyển cho cả 2 phía: Tổng Nha CSQG và Đại sứ Hoa Kỳ nội trong ngày 27 tháng Chạp Âm Lịch. Ngay sau đó, Tổng Nha CSQG cũng như bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH đã ra lệnh cấm trại 100%. Nhưng lệnh này đã quá trễ, vì có một số quân nhân, công chức đã được đi phép từ 5 ngày trước. Đi phép luân phiên trước, rồi sau đó trở về đơn vị thay cho một số khác đi tiếp (tức là đi phép trước và sau Tết). Điều cũng nên nói ở đây, khi có một số người đi phép như thế, thì tại các trụ sở của CSQG, từ Tổng Nha đến các Ty và Chi Cảnh sát đã bắt đầu đào giao thông hào, sắp bao cát. Đó là lệnh của Tổng Giám Đốc Nguyễn Ngọc Loan được gửi tới các đơn vị CSQG.
Khi súng bắt đầu nổ ở một số tỉnh Cao Nguyên vào đêm 30 Tết, các tỉnh khác cũng vẫn bình thản vui Xuân, coi như không có gì xảy đến cho mình. Chính Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn không rời Mỹ Tho để về Saigon đối phó với tình hình. Đáng lẽ ra, nếu khi thấy một số tỉnh bị tấn công thì các tỉnh khác, kể cả Saigon, đều phải ngưng ăn Tết mới phải. Lúc đó, VNCH có tới 24 tiếng đồng hồ chuẩn bị nghênh chiến và bố trí. Thiệt hại của miền Nam chắc chắn giảm đi rất nhiều.
Còn phía Hoa Kỳ, báo chí Mỹ chỉ trích cơ quan tình báo CIA đã bất lực khi không biết được tin tấn công. Nhưng các chứng nhân tại miền Nam VN đã nhìn thấy quân Bắc Việt di chuyển gần sát các căn cứ quân sự Hoa Kỳ mà không gặp trở ngại gì, cũng như các quân nhân Mỹ bị cắm trại 100% trong lúc quân đội miền Nam đi chơi đầy đường phố, người ta nghi ngờ rằng Hoa Kỳ thực sự có biết kế hoạch tấn công này. Có thể Hoa Kỳ đánh giá sai lạc tin tức tình báo, hoặc muốn giấu VNCH hoặc đã có sự thỏa thuận ngầm nào đó giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt?
Ông Charles B. MacDonald, một nhà viết sử Quân Đội Hoa Kỳ, đã đoạt nhiều bằng tưởng lục, đã tiết lộ rằng: “Mặc dầu TT. Thiệu đã không hủy các giấy nghỉ phép cho quân lính, nhưng với áp lực của Tướng Westmoreland, ông đã cam kết rằng ít nhất 50% quân số - lúc đó là khoảng 732.000 người - sẽ phải ứng trực.”
Qua tin tức này, chúng ta có thể đưa ra 2 nhận định: Thứ nhất, Hoa Kỳ biết chắc có cuộc tổng công kích. Thứ hai, TT. Thiệu đã không “nhạy cảm” trước sự cảnh giác của đồng minh Hoa Kỳ. Có thể vì lệnh của Ngũ Giác Đài, Tướng Westmoreland không được chính thức tiết lộ tin này cho VNCH, nhưng bằng một cách gián tiếp, ông đã cảnh giác tới mức “áp lực” TT. Thiệu đừng cho binh linh về phép, vậy mà ông Thiệu vẫn không hiểu được ý của Tướng Westmoreland, để rồi vẫn xả trại lính và chính ông cũng thản nhiên về quê vợ ăn Tết!
Cho dù VNCH bị tấn công hết sức bất ngờ như vậy, nhưng về phương diện quân sự, Cộng Sản đã chấp nhận thảm bại trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân. Chỉ trong vòng từ 2 đến 3 ngày, các lực lượng quân đội và Cảnh Sát miền Nam, cùng với quân lực Hoa Kỳ yểm trợ, đã dũng cảm đẩy lui bộ đội Bắc Việt ra khỏi tất cả các nơi chiếm đóng, ngoại trừ thị xã Huế phải mất gần một tháng trời.
Tổng kết thiệt hại của các bên tham chiến trong biến cố Tết Mậu Thân được ghi nhận như sau:
Phía Hoa Kỳ và Đồng Minh có 1.536 tử thương, 7.764 bị thương, 11 mất tích.
Phía VNCH, có 2.788 tử thương, 8.299 bị thương, 587 mất tích.
Phía Bắc Việt, có 45.000 tử thương, 6.991 bị bắt, còn bị thương và mất tích không rõ.
Phía dân chúng, có 14.000 tử thương, 24.000 bị thương và 630.000 người mất nhà cửa.
Tuy nhiên, phải thành thực nhận rằng Cộng Sản Bắc Việt đã thành công về mặt chính trị và xảo thuật.
Về xảo thuật, Bắc Việt đã mở cuộc tấn công này để dùng sức mạnh quân dân chính miền Nam thanh toán hết sức mạnh quân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (tuy chẳng có nhiều) để chuẩn bị cho ngày miền Bắc thống nhất đất nước. Điều này thực sự được chứng minh, vì ngay sau ngày 30-4-1975, các lực lượng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị Bắc Việt cho giải giới và nhận chìm trong quên lãng, khiến cho những người trong Mặt Trận này giận tím mật tím gan mà không đủ sức tạo ra một đề kháng nào cả.
Vy Thanh, một cán bộ Cộng Sản cao cấp miền Nam đã thú nhận rằng “Miền Nam bị nhuộm đỏ” và đau xót châm biếm Trung Ương Cục (TƯC) Miền Nam:
“Ðây là đất TƯC, đọc theo từng âm của mẫu tự thành “TỨC”. TƯC là chỗ gây ra cái tức, như tức mình vì thấy quá nhiều chuyện trái tai gai mắt, tức hộc gạch vì ức lòng quá mà nói ra không được, máu trong tim muốn ộc ra, tức lộn ruột vì đang đứng gặp chuyện ngược đời thành thử đầu dộng xuống đất cẳng chổng lên trời.”
Còn về phương diện chính trị, Bắc Việt đã thành công nhờ các lực lượng phản chiến tại Hoa Kỳ nổi lên như vũ bão sau Tết Mậu Thân, khiến cho đương kim Tổng Thống Lyndon B. Johnson (Đảng Dân Chủ) không dám ra tranh cử nữa và Richard M. Nixon đã lợi dụng tình hình chính trị tại VN để thắng cử, rồi đưa Henry Kissinger vào chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao, bán đứng VNCH cho Cộng Sản.
Chính Phạm Văn Đồng đã công khai tuyên bố cuộc chiến Việt Nam đã thắng trên đường phố Hoa Thịnh Đốn.
Tóm kết, biến cố Tết Mậu Thân thực sự đã thay đổi toàn diện chiến tranh Việt Nam. Và một diễn biến lúc đầu người ta tưởng là nhỏ, nhưng lại đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi cuộc chiến. Đó là tấm hình Tướng Loan hành quyết Bẩy Lốp trên đường phố Saigon. Tấm hình đã gây oan nghiệt cho cả cuộc đời ông và hơn thế nữa, nó đã góp phần rất lớn trong diễn biến sụp đổ của chế độ VNCH.
Vậy ai là tác giả của tấm hình đầy oan nghiệt này?
4. Nhiếp ảnh gia Eddie Adams
Eddie Adams |
Khi Cộng Sản Bắc Việt mở cuộc tấn công Tết Mậu Thân, nhiều ký giả chiến trường ngoại quốc được tung ra khắp miền Nam để thu hình và loan tin. Bám sát bộ chỉ huy hành quân của Tướng Loan ngày mồng Hai Tết Mậu Thân là nhiếp ảnh gia Eddie Adams của hãng AP và phóng viên quay phim người Việt Nam làm việc cho đài NBC, tên là Võ Sửu.
Tất cả các diễn biến về Tướng Sáu Lèo bắn đặc công Bẩy Lốp đã được Eddie Adams và Võ Sửu thu hết vào ống kính, không sót một chi tiết. Tướng Loan biết rõ việc này. Nếu muốn, ông có thể ra lệnh tịch thu lại hết các cuốn phim, nhưng ông đã không làm như vậy. Có thể Tướng Loan nghĩ rằng ông đã làm một điều rất đúng trong quyền hạn của ông nên không cần gì phải che giấu. Ngay sau lúc bỏ lại khẩu súng lục vào bao, ông thản nhiên nói với Adams: “Tên Việt Cộng này đã giết nhiều người Hoa Kỳ và người của tôi.”
Tuy ông Võ Sửu của đài NBC quay được cảnh Tướng Loan bắn Bảy Lốp, nhưng cả thế giới chỉ biết đến bức hình của Eddie Adams thôi.
Adams kể lại lúc Tướng Loan bắn Nguyễn Văn Lém như sau: “Lúc đầu, tôi tưởng Lém được dẫn đến để Tướng Loan thẩm vấn. Khi ông rút súng chĩa vào Lém, tôi cũng vẫn còn tưởng là ông chỉ dọa thôi. Hoá ra, ông bắn thật.”
Còn phóng viên Võ Sửu kể lại rằng: Sau khi bắn, Tướng Loan nói với các ký giả: “Những tên này đã giết vô số dân chúng của tôi và tôi nghĩ Đức Phật sẽ tha thứ cho tôi.”
Ngay đêm mồng Hai Tết Mậu Thân, bức hình của Adams được gửi từ Saigon ra ngoại quốc và rồi được in ngay trên trang nhất của các báo chí trên khắp thế giới.
5. Bức hình oan nghiệt
Bức hình Sáu Lèo bắn Bẩy Lốp được các nhóm phản chiến đưa ra khai thác tận tình trên các báo chí, truyền thanh và truyền hình tại Hoa Kỳ để đạt tới mục đích mong muốn: Phải chấm dứt chiến tranh Việt Nam bằng mọi giá, vì – theo lời họ - nó bẩn thỉu, không có chính nghĩa.
Tom Buckley, bình luận gia của báo Harper nhận xét: “Đây là lúc công luận Mỹ quay lại chống chiến tranh Việt Nam.”
Viện Gallup vào giữa tháng 3-1968 công bố rằng trước Tết Mậu Thân, có 1/5 người được hỏi đã nhận mình là “diều hâu” (tức ủng hộ chiến tranh), nhưng sau khi thấy bức hình Tướng Loan bắn Bảy Lốp thì họ tự đổi thành “bồ câu” (tức chống chiến tranh).
Đại Tướng Colin Powell, lúc đó mới mang lon Thiếu Tá đang dự khóa huấn luyện ở Fort Leavenworth, Kansas, kể lại quang cảnh lớp học quân sự sau khi bức hình oan nghiệt được đăng trên báo chí và truyền hình như sau: “Hôm đó, khi tôi đến lớp học, mọi nguời không ai tin được chuyện này đã xảy ra, y như vừa bị một cú thoi vào bụng.”
Cũng kể từ tháng Ba 1968, các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam tại Hoa Kỳ đột nhiên rầm rộ khác thường. Tháng 10 năm đó, lực lượng Cảnh Sát Hoa Kỳ bắt đầu đụng độ với các cuộc biểu tình bạo động. Một năm sau, các cuộc biểu tình phản chiến tại Hoa Kỳ đòi rút quân ra khỏi Việt Nam đã thu hút hàng triệu người tham dự. Chính phủ Hoa Kỳ bị Quốc Hội trói tay, cắt ngân sách viện trợ cho VNCH. Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu xếp ba lô hồi hương vào năm 1973, để rồi hai năm sau (30-4-1975), miền Nam Việt Nam tức tưởi tuyên bố đầu hàng.
Cộng Sản chiếm dinh Độc Lập, Saigon, ngày 30-4-1975
6. Adams hối hận
Adams kể lại rằng sau khi bức hình Tướng Loan bắn Bẩy Lốp được gửi về trụ sở trung ương, thượng cấp của ông khuyến khích ông ráng chụp thêm nhiều bức hình giống như vậy, nhưng Eddie Adams nói rằng ông bắt đầu suy nghĩ về việc này. Càng tìm hiểu về Tướng Loan, ông càng ngưỡng mộ Tướng Loan về tài đức. Tướng Loan là người đang được dân chúng Việt Nam thương mến, ông là người làm tốt cho xứ sở ông. Ngay từ khi Cộng Sản tấn công vào Saigon, ông là vị Tướng duy nhất điều động lực lượng Cảnh Sát ngoài đường phố. Nếu không có Tướng Loan, không biết số phận Saigon sẽ ra sao? Vậy mà bức hình của ông lại gây ngộ nhận để công luận lên án Tướng Loan là tàn bạo.
Tên tuổi Adams bỗng nhiên nổi lên như cồn. Chỉ một năm sau, tức năm 1969, nhờ bức hình này, Adams lãnh luôn hai giải thưởng cao quý Pulitzer và World Press Photo. Nhưng thật lạ kỳ! Ông ta bắt đầu nhận ra có điều gì không ổn. Ông thuật lại rằng: “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại Hội Nhiếp Ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc tôi đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”
Năm 1983, Adams trở lại Việt Nam và được biết tấm hình oan nghiệt của ông được trưng bày ở một chỗ rất trang trọng của Bảo Tàng Viện Chiến Tranh tại Saigon. Tuy nhiên, hiện nay không hiểu vì lý do gì, bức hình đã được gỡ bỏ, và chỉ được bày bán trong gian hàng bán đồ kỷ niệm tại Bảo Tàng Viện này thôi.
Sau năm 1975, có tới 8 người đàn bà đứng ra nhận là vợ của Nguyễn Văn Lém. Tuy nhiên, cho tới nay, xác của viên đặc công này vẫn chưa được tìm thấy.
Bà Nguyễn Thị Lốp, 56 tuổi, quả phụ Nguyễn Văn Lém (Ảnh chụp năm 1988)
Trong nhiều dịp khác nhau, Adams tiếp tục bày tỏ niềm ân hận về hậu quả bất công của tấm hình: “Tôi nhận tiền để trình diễn cảnh một người giết một người. Tướng Loan đã bắn chết tên Việt Cộng đã giết rất nhiều người dân vô tội và tướng Loan chỉ dùng công lý để xử tội hắn mà thôi.”
Vào năm 1994, Adams không muốn trưng bày bức hình oan nghiệt này nữa. Ông giải thích: “Nếu sự việc tái diễn, có lẽ tôi cũng lại chụp tấm hình như vậy, vì đó là nghề nghiệp mà! Nhưng tôi không còn muốn nói gì về bức hình ấy nữa. Tôi không trưng bày nó nữa. Tôi không xử dụng nó bất cứ tại nơi đâu.”
Ông thường nói rằng: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này.”
Trong cuộc tỵ nạn của người Việt Nam năm 1975, Eddie Adams cũng đã chụp được những tấm hình nổi tiếng về cuộc vượt thoát can đảm, đầy gian nguy của thuyền nhân Việt Nam vào năm 1977. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã xin phép hãng AP để gửi sang Quốc Hội các tấm hình này. Nhờ vậy, gần 200.000 thuyền nhân Việt Nam được chấp thuận định cư ở Hoa Kỳ. Eddie Adams sung sướng nói rằng: “Tôi thà được biết đến qua những bức hình tôi chụp 48 người Việt Nam tỵ nạn trên chiếc thuyền dài 30 foot, rồi bị hải quân Thái đuổi ra biển. Nhờ những tấm hình này, tôi đã làm được những điều tốt mà không gây đau khổ, oan nghiệt cho ai cả.”
7. Tranh luận về bức hình
Tại sao bức hình Sáu Lèo bắn Bẩy Lốp đã trở thành đề tài nóng bỏng?
Nhóm phản chiến Hoa Kỳ lập luận rằng: Đại Úy đặc công Nguyễn Văn Lém đã bị bắt, hai tay bị trói quặt về sau lưng, tức là Nguyễn Văn Lém đã thực sự trở thành tù binh chiến tranh, Tướng Loan không có quyền hành quyết một kẻ thù trong trường hợp đã bị bắt, không còn phương tiện tấn công. Hành động này trái với điều 3 Quy Ước Genève ngày 12-8-1949 về tù binh. Từ đó, họ kết luận cuộc chiến Việt Nam là bẩn thỉu, người Mỹ không nên dính vào nữa.
Phóng viên chiến trường Neil Davids của Úc Đại Lợi, trong cuốn “In The Frontline”, đã bênh vực Tướng Loan rằng tên đặc công mặc áo dân sự, tức là không phải “quân nhân địch” như đã quy định trong Quy Ước Genève về tù binh, y lại phạm tội quá rõ ràng là giết nhiều đàn bà con nít và ngoan cố không chịu đầu hàng thì Tướng Loan có gọi là “phiến loạn” để xử bắn trong thời gian “thiết quân luật” thì cũng không có gì để gọi là quá đáng.
Tướng William Westmoreland, Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam đã nhận định rằng hành động của Tướng Loan là "không khôn ngoan, nhưng Tướng Loan đã làm dưới áp lực. Vấn đề này liên quan tới pháp lý mà ông không thể phán đoán được. Ông chỉ muốn nhấn mạnh đến áp lực vào thời điểm đó, tức là sự giận dữ về những hành động khủng bố của Cộng Sản." Và sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Tướng Westmoreland đã phẫn nộ công kích báo chí vì đã tạo ra những nguồn tin thất thiệt, tâng bốc sự thảm bại của Việt Cộng thành một cuộc "chiến thắng tâm lý" của Cộng Sản.
Nhưng thực sự, cả thế giới đã mắc lừa phản chiến Mỹ: Lừa về sự kiện và lừa về pháp lý.
a) Về sự kiện: Chính tác giả tấm hình, ông Eddie Adams đã nói bức hình của ông mới chỉ nói lên được một nửa sự thực. Ông ân hận, ông khóc lóc, ông phân bua, ông gào thét trên truyền hình, truyền thanh, báo chí và trước quan tài của Tướng Loan để cảnh giác thế giới rằng họ đã hiểu lầm về ý nghĩa bức hình của ông. Một nửa cái bánh vẫn là cái bánh, nhưng một nửa sự thực là sự sai, sự gian xảo, sự lừa lọc, sự lầm lẫn. Thế mà cả thế giới vẫn nhắm mắt, bịt tai và im lặng để cho Tướng Loan chết trong oan khiên và VNCH chết tức tưởi trong nhục nhằn.
Vậy cái nửa sự thực kia mà bức hình Adams không diễn tả được là gì?
Đó là:
1- Adams đã không ghi lại được những hình ảnh Nguyễn Văn Lém bắn giết và chôn sống dã man những người dân vô tội mà Tướng Loan có trách nhiệm phải bảo vệ. Họ là đàn bà, con nít không có phương tiện tự vệ trong tay. Sự việc này cũng đã được điều 4 Quy Ước Genève ngăn cấm các quân nhân tham dự chiến tranh không được làm như vậy.
2- Adams đã không diễn tả được cảnh Bắc Việt đã lợi dụng thỏa ước hưu chiến ngày Tết thiêng liêng như phương tiện để tấn công bất ngờ VNCH, gieo bao nhiêu tang thương, chết chóc, tủi hờn cho dân chúng miền Nam.
3- Adams cũng đã không ghi được cảnh tượng hàng ngàn người dân Huế bị chôn tập thể do bàn tay các đồng chí của Nguyễn Văn Lém gây nên.
Tóm lại, cái nửa sự thực mà Adams không trình bày được là nguyên nhân dẫn đến cái nửa sự thực được diễn tả trong bức hình. Nói cách khác, Tướng Loan nổ súng kết liễu đời Nguyễn Văn Lém chỉ là hậu quả tất nhiên của chính việc làm của Lém đã giết hại những người dân vô tội mà thôi.
b) Về pháp lý:
1- Trong bốn phe tham chiến tại Việt Nam: Bắc Việt, Nam Việt, Hoa Kỳ và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, chỉ có chính phủ miền Nam (VNCH) đã không hề ký kết bất cứ phần nào của Quy Ước Genève về tù binh và còn công khai bác bỏ vào ngày 18-2-1974. Còn Hoa Kỳ ký ngày 2-8-1955; Bắc Việt ký vào các năm 1953, 1957 và 1976; và Mặt Trận ký vào các năm 1973, 1974.
Tại sao VNCH đã không ký Quy Ước này? Chúng tôi chưa tìm ra tài liệu để trả lời. Tuy nhiên, cần ghi nhận ngay rằng VNCH có quyền làm như vậy mà không ai có thể suy luận xấu cho hành động không ký kết này. Các Quy Ước quốc tế không phải là tài liệu gì cần thiết đến nỗi các quốc gia hội viên không ký không được. Liên Hiệp Quốc cũng không có quyền bắt các hội viên phải ký kết mọi Quy Ước quốc tế, như Quy Ước về tù binh. Tính đến năm 2005, mới chỉ có 192 quốc gia trên thế giới chấp thuận toàn thể Quy Ước về tù binh. Một số quốc gia chỉ thuận một phần. Số khác thuận với những giới hạn do họ đặt ra. Ví dụ: Hoa Kỳ chấp nhận toàn thể Quy Ước về tù binh, ngoại trừ Hiến Chế (Protocol) 1 và 2 ban hành năm 1977.
Như vậy, VNCH (1954-1975) chưa hề bao giờ ký kết chấp nhận Quy Ước Genève về tù binh thì làm sao có thể quy kết VNCH và Tướng Loan vi phạm Quy Ước này được?
2- Dù có phê chuẩn Quy Ước, nhưng mỗi quốc gia lại tự ý giải thích Quy Ước theo quan niệm và quyền lợi riêng tư của mình. Hãy lấy ngay trường hợp Bắc Việt và Hoa Kỳ làm bằng chứng.
Bắc Việt không tuân thủ Quy Ước dành cho tù binh Hoa Kỳ với lý do rằng Hoa Kỳ đã mở cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược Việt Nam, tức là một cuộc chiến không có chính nghĩa, cho nên tù binh Mỹ không đáng hưởng những đặc ân của Quy Ước tù binh.
Phía Hoa Kỳ lại cũng không cho quân lính Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được hưởng Quy Ước, viện lý do là Bắc Việt và Mặt Trận đã áp dụng những chiến thuật du kích quá dã man, không thích hợp cho một cuộc chiến quân sự. Binh lính Bắc Việt và Mặt Trận bị bắt thực sự chỉ là những can phạm hình sự, chứ không phải đúng nghĩa tù binh.
Gần đây nhất, sau khi Hoa Kỳ đem quân chiếm đóng Afghanistan vào tháng 10-2001 và lật đổ chính quyền Taliban, Tổng Thống George W. Bush không cho các quân nhân của Taliban hưởng ân huệ của Quy Ước Genève, vì chính quyền Bush gọi họ là “chiến binh phi pháp luật” (unlawful combatants), chứ không phải tù binh chiến tranh (prisoners of war).
Đến tháng 3-2003, Hoa Kỳ lại mở cuộc chiến lật đổ chính phủ Saddam Hussein tại Iraq và không cho bất cứ chiến binh nào không có quốc tịch Iraq bị Hoa Kỳ bắt trên đất Iraq được hưởng quy chế tù binh.
Như vậy, dù có chấp nhận Quy Ước về tù binh mà lại cắt nghĩa Quy Ước theo ý riêng của mình, thì có ký hay không ký cũng chẳng khác nhau bao nhiêu.
Giả như VNCH có ký vào Quy Ước Genève thì có thể giải thích rằng Nguyễn Văn Lém không phải là tù binh chiến tranh, vì khi bị bắt, y không giao tranh với quân lực VNCH, mà lại đang lùng kiếm giết hại dân lành vô tội. Rõ ràng y là tội nhân hình sự, chứ không phải tù binh.
3- Việc ký kết đã vậy, còn việc vi phạm Quy Ước quốc tế cũng không phải là điều ít khi xảy ra. Ví dụ:
- Bắc Việt thỏa hiệp ngưng chiến trong dịp Tết Mậu Thân, nhưng công khai mở cuộc tấn công trên toàn lãnh thổ VNCH.
- Bắc Việt ký Hiệp Định Đình Chiến Genève 1954, nhưng vẫn ngăn cản, không cho đồng bào miền Bắc di cư và chuẩn bị đem quân xâm chiếm miền Nam.
- Bắc Việt ký Hiệp Ước Hòa Bình Paris 1973, nhưng vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh tại miền Nam Việt Nam cho đến ngày thành công.
- Bắc Việt ký Quy Ước tù binh, nhưng không áp dụng. Thẩm Phán Quân Sự Hoa Kỳ, ông Ronald P. Cundick viết rằng: “Mặc dù Bắc Việt và Việt Cộng (ám chỉ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam) đã không chịu áp dụng Quy Ước Genève về tù binh, nhưng họ vẫn nói rằng họ đối xử nhân đạo với quân nhân bị bắt. Tuy nhiên, trên thực tế, các tù binh Hoa Kỳ bị Bắc Việt và Việt Cộng bắt giữ đã bị đối xử dã man và bị dùng như con tin chính trị và lợi khí tuyên truyền.”
Thế giới đã không lên tiếng về việc hàng triệu sinh linh đã phải hy sinh trong các vụ Bắc Việt vi phạm các Hiệp Ước kể trên, mà lại làm ầm ĩ vụ Tướng Loan bắn Nguyễn Văn Lém. Người ta đòi hỏi Nguyễn Văn Lém phải được hưởng quy chế tù binh theo Quy Ước Genève. Làm gì có Quy Ước đó trong cuộc chiến ở Việt Nam? VNCH không ký. Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký, nhưng chính họ đã xé bỏ từ lâu. Quy Ước Tù Binh chỉ còn là mảnh giấy lộn, bị bom đạn đốt cháy. Còn đâu mà tìm?
4- Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được khai sinh ngày 20-12-1960 với mục đích lật đổ chế độ chính trị miền Nam bằng bạo lực. Bắc Việt luôn luôn chối là không hề tham dự gì vào các trận đánh ở miền Nam. Đó chỉ là chuyện riêng tư giữa nhân dân miền Nam nổi dậy chống nhà cầm quyền của họ.
Nếu lập luận này là đúng thì hai hậu quả được đặt ra cho vụ Tướng Loan:
Thứ nhất, Nguyễn Văn Lém là một phần tử trong tổ chức nổi loạn chống chính phủ miền Nam, nên không phải áp dụng Quy Ước Quốc Tế Genève, mà là luật lệ VNCH.
Thứ nhì, luật pháp của VNCH thời đó đã đặt Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật, nghĩa là các cán binh Cộng Sản chống lại VNCH bằng võ lực không còn được luật pháp bảo vệ như một công dân thường. Nguyễn Văn Lém là một phần tử trong tổ chức bị luật pháp đặt ngoài vòng pháp luật, y lại còn bị bắt quả tang trong lúc phạm tội hình nguy hiểm. Vậy thì Tướng Loan, vị chỉ huy cao cấp nhất ngành Cảnh Sát, đang có mặt trên phạm trường có quyền thụ lý nội vụ và quyết định những biện pháp thích nghi. Tướng Loan đã hành xử đúng quyền hạn của ông khi quyết định xử tử Nguyễn Văn Lém ngay tại phạm trường, để chấm dứt tội ác của y. Quyết định của ông phải được coi là hợp luật. Cần ghi nhận rằng Tướng Loan không hề bị khiển trách hay điều tra bởi các cơ quan Giám Sát, Hành Pháp, Tư Pháp hay Lập Pháp của VNCH về việc ông đã hành quyết Nguyễn Văn Lém.
Tuy nhiên, sau ngày 30-4-1975, chiếc màn nhung tuyên truyền của Cộng Sản rớt xuống, cả thế giới đều thấy rõ ràng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ là con đẻ của Bắc Việt. Bằng chứng quá nhiều:
- Con đường mòn Hồ Chi Minh do Hà Nội xây dựng,
- Vũ khí đạn dược từ Nga Sô và Trung Cộng từ Bắc đổ xuống Nam,
- Các cán binh đều nói giọng miền Bắc,
- Tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy trận đánh tiến chiếm miền Nam,
- Hà Nội công khai tuyên bố chiến thắng và tức khắc khai tử hai thể chế chính trị tại miền Nam cùng một lúc: VNCH và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Đúng là một phát súng, hai con chim ngã gục!
Phải đợi tới lúc này, cả thế giới mới nhìn thấy một sự thực hiển nhiên là Bắc Việt đã xé bỏ biết bao nhiêu Hiệp Ước Quốc Tế ngay khi chữ ký chưa ráo mực, miễn sao đánh chiếm được miền Nam. Vậy thì đưa Quy Ước Quốc Tế Genève về tù binh ra buộc tội VNCH và Tướng Loan rõ ràng chỉ là một công việc thừa thãi, đúng ra là một trò hề! Sau này, tất cả những bộ mặt phản chiến nổi danh tại Hoa Kỳ như nữ tài tử Jane Fonda, và nữ ca sĩ Joan Baez đều đã đấm ngực ăn năn.
Đây là lời thú tội của Jane Fonda: “Tôi xin được nói đôi lời, không phải chỉ gửi đến các cựu chiến binh Việt Nam ở New England, mà đến tất cả những người đã từng chiến đấu ở Việt Nam. Họ là những người bị tôi gây tổn thương, hoặc bị tôi gây thêm sầu khổ, do những lời tôi đã nói hay những việc tôi đã làm. Tôi cố gắng giúp chấm dứt sự chết chóc và chiến tranh, nhưng có những lúc tôi không chín chắn và thiếu thận trọng khi làm việc đó và tôi... rất hối hận vì đã làm tổn thương họ. Tôi muốn được xin lỗi họ và gia đình họ.”
Nhưng mọi việc đã quá muộn màng. Đời con gái khôn ba năm dại một giờ! Lịch sử đã sang trang. Miền Nam đã hoàn toàn bị nhuộm đỏ! Có hối hận cũng chẳng ích lời gì nữa!
5- Sau cùng, vấn đề còn lại là việc Tướng Loan xử tử Bẩy Lốp có đúng thủ tục pháp lý và nhân đạo hay không?
Lý lẽ quan trọng nhất người ta thường nêu lên để trách cứ Tướng Loan là đã xử tử Nguyễn Văn Lém mà không có án lệnh của toà án.
Không! Người ta đã lầm. Lầm hoàn toàn! Người ta đòi hỏi Nguyễn Văn Lém phải được bắt giữ đúng thủ tục tư pháp? Ai có quyền bắt giữ kẻ phạm pháp? – Đó là Cảnh Sát. Nhưng Cảnh Sát là những người mà Lém đang tìm giết. Chẳng những giết Cảnh Sát mà Lém còn giết cả vợ con, gia đình Cảnh Sát nữa. Lém đâu có cần đến Cảnh Sát! Dù sao, thực tế Nguyễn Văn Lém đã bị Cảnh sát bắt đang lúc quả tang phạm pháp.
Người ta đòi phải đem Nguyễn Văn Lém ra toà án xét xử. Còn toà án đâu mà xử? Toà án cũng như các cơ sở công quyền đều là mục tiêu Lém và các đồng chí của y đang chủ trương đốt phá cho kỳ hết. Thẩm phán là những người Lém đang tìm bắt để chôn sống.
Tất cả miền Nam Việt Nam trong dịp Tết Mậu Thân là một bãi chiến trường khổng lồ mà Bắc Việt đã dựng nên. Trong hoàn cảnh chiến tranh, chết chóc, lửa đạn như vậy mà lại còn đòi hỏi nào là Quy Ước, nào là Cảnh Sát Tư Pháp, nào là Tòa án, nào là Thẩm phán... Tất cả những thứ đó Nguyễn Văn Lém không cần. Điều mà y thực sự cần là chấm dứt tội ác và đền tội.
Nguyễn Văn Lém đã không mặc quân phục, đội nón cối, đi dép râu để giao tranh với quân đội VNCH như các bộ đội Bắc Việt khác. Nguyễn Văn Lém mặc thường phục, đi giết hại, khủng bố đàn bà con nít để bắt họ làm bia đỡ đạn. Bẩy Lốp chẳng những đã không phủ nhận mà còn hãnh diện về các vụ giết và chôn sống đàn bà con nít của y. Hành vi này kết thành tội sát nhân với trường hợp gia trọng, bắt buộc phải bị tử hình.
Phương cách thi hành án tử hình vẫn được áp dụng vào thời đó tại Việt Nam là các tử tội bị trói vào cột và một tiểu đội hành quyết nổ súng. Sau đó, viên tiểu đội trưởng đến gần bắn một phát súng ân huệ vào đầu tử tội để chắc chắn y đã chết. Nguyễn Văn Lém đã bị hành quyết đúng theo thủ tục: Tử tội bị trói đem ra pháp trường và hưởng phát súng hành quyết cũng chính là phát súng ân huệ của Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc CSQG.
8. Cuộc Đời Tướng Nguyễn Ngọc Loan
Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan sinh ngày 11-2-1930 tại Huế, tốt nghiệp Khóa 1 Trường Võ Khoa Thủ Đức.
Năm 1953, ông thụ huấn khóa phi công tại Trường Không quân Salon de Provence tại Pháp và tốt nghiệp với bằng Kỹ Sư Hàng Không. Ông là một phi công lái khu trục cơ đầu tiên của Không lực VNCH. Khoảng đầu năm 1960, ông giữ chức Chỉ Huy Trưởng Phi Đoàn 2 Quân Sát, đóng tại Nha Trang.
Năm 1964, ông được vinh thăng Đại Tá và giữ chức Tư Lệnh Phó Không Quân Việt Nam Cộng Hòa.
Trong chiến dịch "Mũi Tên Lửa" (Flamming Dart), ngày 11-2-1965, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đã dẫn đầu những phi đoàn Bắc phạt A1 Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 bắn phá miền Bắc Việt Nam.
Ngay sau chiến dịch này ông được bổ về làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Giám đốc Nha An Ninh Quân đội, phụ trách Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo.
Kể từ ngày về chỉ huy ngành CSQG, các báo chí Saigon được gần gũi với Đại Tá Loan hơn và đã đặt cho ông hỗn danh là “Sáu Lèo”. Tác giả Phan Lạc Phước đã giải thích ý nghĩa hỗn danh “Sáu Lèo” như sau:
“Sáu ở đây là quan Sáu theo danh xưng bình dân thời Pháp gọi các quan võ, mỗi một vạch trên vai là một cấp bậc (thiếu úy vạch một vạch là ông một, trung úy vạch hai vạch là ông hai…). Nhưng sau chữ Sáu của ông Loan còn thêm tĩnh từ Lèo. Không biết nó xuất xứ từ đâu, nhưng khi nó đi vào ngôn ngữ dân gian thì nó mang một ý niệm bỉ thử, dèm pha, tiêu cực. Tiền lèo là tiền vô giá trị, hay là tiền chỉ có trong tưởng tượng. Hứa lèo là hứa xuông, hứa hão, hứa mà không thực hiện bao giờ. Vậy Sáu Lèo có nghĩa là một ông quan vô giá trị hay là một ông tướng hữu danh vô thực hay sao? Sở dĩ cái danh xưng này đứng vững, một phần là vì cái bề ngoài luộm thuộm của ông Loan. Ông rất ít khi mặc quân phục, mũ mãng cân đai, nghênh ngang giàn giá. Ông thường mặc quần Trây-di xộc xệch, không đeo lon lá gì, chân đi dép cao su lẹp xẹp. Ra ngoài thì ông ngồi xe jeep bình thường, không có mang cờ quạt, mà cũng không có xe mở đường, mô tô bảo vệ. Ông nhiều khi còn cỡi xe mobilet lạch xạch đi làm. Có khi ông còn một tay cầm chai lade, vừa chửi thề loạn xạ. Bề ngoài của ông tướng Loan đúng là xập xệ, là lèo, nhưng việc làm của ông thì lại không lèo một chút nào… Ông hành động theo những điều mà riêng ông cho là phải. Ông là người bất quy tắc (non conformist) cho nên ông được gọi là Sáu Lèo.”
Cách giải thích của tác giả Phan Lạc Phước khá lý thú. Tuy nhiên, chữ “Lèo” ngoài ý nghĩa khôi hài châm biếm như trên, còn có thể mang thêm một ý nghĩa khác đứng đắn và cũng hợp với hoàn cảnh Tướng Loan. “Lèo” thường đi chung với chữ “Lái”: Lèo Lái. Từ sau cuộc đảo chánh 1963, các nhân viên ngành CSQG bị gán tiếng là thân cận với chế độ Ngô Đình Diệm, nên bị bạc đãi và mất tinh thần, nhưng khi Tướng Loan về lèo lái con thuyền Cảnh Sát thì tất cả đều đổi mới, bóng tối tự ti mặc cảm biến mất, ánh sáng bình minh ló dạng và mọi người hăng hái ra khơi. Lúc đó, ngành Cảnh Sát có 70.000 nhân viên, chỉ chuyên chú về việc bảo vệ luật lệ. Đại Tá Loan đã quân sự hóa ngành Cảnh Sát để trở thành một lực lượng bán quân sự, vừa bảo vệ trật tự dân chúng vừa hành quân võ trang chống Cộng Sản với lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến. Thành quả đáng tuyên dương là chính lực lượng Cảnh Sát đã chống trả cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân ngay từ giây phút đầu tiên, để rồi sau đó, các quân binh chủng khác mới tập trung tiếp sức.
Năm 1966, Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan được chính quyền Saigon cử ra miền Trung bình định vụ biến động Phật Giáo miền Trung. Với thành quả rất mạo hiểm và xuất sắc này, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng vào tháng 11-1967.
Sau Tết Mậu Thân năm 1968, ông được thăng cấp Thiếu Tướng.
Tác giả Phạm Phong Dinh trong cuốn “CHIẾN SỬ Quân Lực VNCH” đã viết rằng: “Cống hiến lớn nhất của Thiếu Tướng Loan mà cũng là mối oan khiên mà ông phải gánh chịu nhục nhằn trong vòng mấy chục năm là cuộc chiến đấu trong những ngày Mậu Thân binh lửa…
“Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan cùng lực lượng CSQG và Cảnh Sát Dã Chiến chịu trách nhiệm đánh địch tại lãnh thổ các quận 1, 2, 3, 4, 5. Các chiến sĩ Cảnh Sát liên tục mở những cuộc hành quân loại địch ra khỏi dân chúng. Tuy nhiên, khi mặt trận Hàng Xanh nổ lớn, Thiếu Tướng Loan đã điều động lực lượng Cảnh Sát Dã Chiến và đích thân ông chiến đấu sát cánh với các chiến sĩ Mũ Nâu Tiểu Đoàn 30 BĐQ của Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân. Các thám thính xa V100 của Cảnh Sát cũng được gửi tới tăng viện mặt trận. Quân ta tiến vất vả và chậm trên khắp mặt trận, là bởi vì bọn Việt Cộng man rợ, chúng lùa thường dân, đàn bà, người già và trẻ em làm bia đỡ đạn hoặc dùng súng bắn chặn không cho dân chúng di tản ra khỏi khu vực giao tranh. Các chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia và Cảnh Sát Dã Chiến được Thiếu Tướng Loan điều động đến càn quét khu vực Thị Nghè. Gia đình của một Đại Úy Cảnh Sát trong khu vực này không chạy kịp đã bị tên Bảy Lốp, Đại Úy Đặc Công Việt Cộng tàn sát man rợ.”
Cựu Đại Tá Trần Minh Công, trước khi giữ chức Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, đã có thời làm việc sát cánh bên Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Hồi Tết Mậu Thân, ông giữ chức Trưởng Ty CSQG Quận Nhì Đô Thành Saigon. Nhờ mặc chiếc áo giáp nên ông đã thoát chết, vì đạn Việt Cộng đã bắn nát áo ông.
Đại Tá Công đã khẳng định rằng: “Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một vị Tướng trí thức trong hàng ngũ tướng lãnh VNCH. Tướng Loan là một người rất can đảm, một cấp chỉ huy tài ba và là một vị anh hùng dân tộc. Ít có vị tướng nào lại cùng cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận như một người lính thường. Nếu không có Tướng Loan xông pha bảo vệ Thủ đô Saigon trong dịp Tết Mậu Thân, tôi nghĩ Saigon sẽ tan hoang không khác gì Huế.”
Chỉ bốn tháng sau, tức ngày 5-5-1968, Bắc Việt lại mở cuộc tổng công kích lần thứ hai. Lần này, Tướng Loan cùng với lực lượng Cảnh Sát can đảm của ông ngày đêm xông xáo chiến đấu ngoài đường phố Saigon. Ông bị địch quân bắn trọng thương vào cả hai chân trên cầu Phan Thanh Giản. Một ký giả người Úc nhìn thấy và đã khẩn cấp dìu ông vào chỗ an toàn. Định mệnh thật lạ kỳ: Một ký giả Mỹ đã hủy diệt danh tiếng Tướng Loan thì một ký giả Úc đã cứu sống ông.
Sau đó, Tướng Loan được chở sang Úc chữa trị, nhưng vì bị công luận Úc phản đối, nên ông lại được chở sang bệnh viện Walter Reed Army Medical Center ở Washington, DC., Hoa Kỳ. Nhưng thật đau đớn cho Tướng Loan, các dân biểu phản chiến tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào lúc đó cũng phản đối. Trở về Sàigòn với đôi chân tật nguyền khập khiễng, Tướng Loan được giải ngũ và dành thì giờ vào các công tác thiện nguyện giúp trẻ mồ côi.
Ngày 3-6-1968, 6 sĩ quan ưu tú của quân lực VNCH mà phân nửa là CSQG đã bị trực thăng Mỹ “bắn lầm” (?) tại một cao ốc ở Chợ Lớn trong cuộc hành quân đánh đuổi Cộng Sản. Người ta nói rằng nếu Tướng Loan không bị thương thì có lẽ cũng đã bị chết với bộ tham mưu hành quân này.
Năm 1975, miền Nam sụp đổ, máy bay của Hoa Kỳ không đưa Tướng Loan và gia đình ông di tản, nhưng các chiến hữu không quân của ông đã cứu ông.
Khi Tướng Loan đến Hoa Kỳ, nữ Dân Biểu Nữu Ước Elizabeth Holtzman yêu cầu trục xuất ông và cả Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ cũng đồng quan điểm. Nhưng quyết định trục xuất Tướng Loan về Việt Nam có nghĩa tương đương với bản án tử hình dành cho ông. Vì thế, chính Tổng Thống Jimmy Carter đã phải can thiệp và quyết định cho phép ông được định cư tại Hoa Kỳ.
Tướng Loan và gia đình đến lập nghiệp ở thành phố Springfield, Tiểu Bang Virginia, Hoa Kỳ. Ông mở một tiệm bán pizza mang tên Pháp là “Les Trois Continents” (Ba Đại Lục). Đã có lần, Eddie Adams đến tiệm pizza này thăm Tướng Loan. Khi nhắc đến tấm hình oan nghiệt năm xưa, Tướng Loan không hề nói một lời oán trách tác giả tấm hình. Ông còn yên ủi Adams: “Ông làm nhiệm vụ của ông, tôi làm nhiệm vụ của tôi. Chỉ có thế thôi!” Chính vì câu nói này, Adams càng thêm mến phục Tướng Loan và họ đã trở thành đôi bạn tri kỷ.
Trong một dịp có vài chiến hữu cũ đến thăm Tướng Loan tại quán ăn, bên những ly rượu hội ngộ, Thiếu Tướng Loan đã rưng rưng nước mắt thổ lộ hoài bão:
"Nếu cơ may một ngày nào đó tụi mình trở về, thì lúc đó tụi mình đều là nghĩa quân cả. Không Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Bộ Binh, Lực Lượng Đặc Biệt gì cả. Tụi mình chỉ là nghĩa quân. Nghĩa quân đây là nghĩa quân của thời Lê Lợi khởi nghĩa, của thời Cần Vương chống giặc ngoại xâm. Chỉ có đám quân đội của tụi mình mới có thể nói chuyện "phải quấy" với đám quân đội phía bên kia, vì hồi còn đánh nhau, hai bên đều bị bịt mắt cả".
Đến năm 1991, tướng Loan phải đóng cửa tiệm pizza này, vì dân chúng địa phương đã nhận diện được ông. Có kẻ đã vào nhà vệ sinh của tiệm và viết lên tường câu khiếm nhã này bằng Anh ngữ: “Chúng tao đã biết mày là ai.”
Nhận xét về cá tính của Tướng Loan, cựu Đại Tá Trần Minh Công nhận định như sau: “Nhìn phong cách và diện mạo của Tướng Loan, nhiều người cứ tưởng lầm ông là một bạo tướng, nhưng nhiều lần tôi đã từng chứng kiến ông ngồi khóc một mình. Tìm hiểu ra mới biết ông là người rất giầu tình cảm. Ông thương yêu thuộc cấp, sống chết với họ. Kể cả khi ông bắt gặp đàn em làm bậy, ông cũng không nỡ phạt họ, mà chỉ răn đe để họ cải sửa. Mỗi khi thuộc cấp hy sinh tử trận, ông khóc thương, nước mắt dầm dề. Có khi thượng cấp hiểu lầm ông, ông cũng khóc. Ông kể lể: ‘Tao phục vụ quốc gia, dân tộc, chứ tao đâu có phục cá nhân nào.’”
Ngay khi còn ở Việt Nam vào lúc nắm giữ quyền uy trong tay, gia đình Tướng Nguyễn Ngọc Loan vẫn sống rất thanh bạch. Tiền lương đem về hôm trước, hôm sau ông lại lấy đi để giúp đỡ thuộc cấp. Khi bị thương, phải đi ngoại quốc chữa trị, ông không đủ tiền. Thuộc cấp xin đóng góp, nhưng ông không nhận.
Trong cuốn “Bốn Tướng Ðà Lạt” của Lê Tử Hùng có kể lại vụ Tướng Nguyễn Ngọc Loan trả lại chiếc nhẫn kim cương cho một Hoa kiều giầu có, tên là Hoa Hồng Hỏa. Ông này là một trong những thương gia gốc Hoa lương thiện, nhưng đã trở thành nạn nhân của các tướng lãnh sau cuộc đảo chánh 1963. Ông ta bị vu oan để rồi chiếc biệt thự của ông ở Ðà Lạt bị một ông tướng chiếm. Tới thời Tướng Loan chỉ huy ngành CSQG, họ Hoa mới được minh oan và tiếp tục làm ăn. Khi ông Loan gặp hoạn nạn, phải ra ngoại quốc chữa chân, Hoa Hồng Hỏa biết ông là người thanh liêm, gia cảnh thanh bạch, lại không có thân nhân ở ngoại quốc, nên đã trả ơn Tướng Loan bằng cách tặng ông một cái nhẫn kim cương. Sau này ông Hoả kể lại rằng ông không biết Tướng Loan phải chữa trị bao lâu và cuộc sống ở ngoại quốc khó khăn ra sao, nhưng ngày trở về Việt Nam, Tướng Loan đã đem trả lại chiếc nhẫn cho chủ nó. Vợ chồng Hoa Hồng Hỏa đã lạy khóc và ca tụng Tướng Loan là bậc “Thánh”!...
9. Dòng Lệ Tiếc Thương
Linh cữu Cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan
Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã qua đời lúc 20 giờ ngày 14-07-1998 vì bệnh ung thư, thọ 68 tuổi. Ông để lại vợ, bà Mai Chính, 5 người con và 9 cháu nội ngoại.
Ngay sau khi nhận được tin này, Eddie Addams đã viết ra bản điếu văn bằng nước mắt ngập tràn và từ con tim vỡ nát vì hối hận. Tuần báo TIME đã đăng tải bài điếu văn này ngay trong số phát hành ngày 27-07-1998.
"Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết: Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết tên Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là: "Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vào vị trí của ông Tướng, vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một tên gọi là ác ôn mà trước đó hắn đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ?
“Tướng Loan là một mẫu người có thể được gọi là chiến binh đúng nghĩa và được thuộc cấp kính trọng. Tôi không nói rằng những gì ông Tướng đã làm là đúng, nhưng người ta phải tự đặt mình vào vị trí của ông. Tấm ảnh không hề diễn tả được rằng ông Tướng đã tận tụy dành nhiều thời gian đến các bệnh viện để thăm hỏi những nạn nhân chiến cuộc. Tấm ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc đời ông. Ông chẳng hề phiền trách gì tôi. Ông nói với tôi rằng: Nếu tôi không chụp tấm ảnh, thì sẽ có người khác làm việc đó, nhưng tôi vẫn cảm thấy bứt rứt xốn xang về ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi vẫn thường liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện với nhau đã xảy ra hồi sáu tháng trước, vào lúc ông đã bị bệnh rất nặng.”
Trong lúc các bạn hữu, các tổ chức người Việt tỵ nạn còn phải đắn đo, suy nghĩ, họp bàn về việc có nên đăng báo phân ưu và gửi vòng hoa đến phúng điếu cố Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan hay không thì Eddie Adams đã mau mắn gửi một vòng hoa lớn nhất đến phân ưu Tướng Loan với hàng chữ:
"Kính thưa ông Tướng, Lệ đã tràn đầy trong mắt tôi".
Dưới đây là bản dịch nguyên văn những lời nói của chính Eddie Adams, phát ra từ đáy con tim, với những cảm xúc ân hận vì đã chụp tấm hình oan nghiệt, làm hại đời của Tướng Loan:
“Trong đời tôi, bức hình này đã gây ra bao nhiêu lời chỉ trích. Bức hình đã làm tôi đau đớn. Tôi đã bắt đầu nghe được điều này ngay khi bức hình được tung ra. Như quý vị đã biết: Nó đã gây nên những cuộc biểu tình vào năm 1968 và đã tạo ra sự giận dữ và phẫn nộ tại Hoa Kỳ.
“Tôi không hiểu được điều này và cho tới giờ này tôi cũng vẫn không hiểu được, vì trong thời chiến, con người ta chết vì chiến tranh. Và điều mà tôi đã hỏi nhiều người rằng nếu quý vị là ông Tướng đó và nếu quý vị bắt được kẻ đã giết hại dân chúng của quý vị thì quý vị sẽ làm sao? Đây là thời chiến mà!
“Làm sao mà biết được nếu chính quý vị gặp hoàn cảnh này mà lại không bóp cò súng?
“Bởi vậy tấm hình này đã nói dối, đưa đến việc người ta kết án ông Tướng. Ông là một vị Tướng, nhưng thực ra, lúc đó ông là Đại Tá Tổng Giám Đốc Cảnh Sát QGVN. Ông đã tốt nghiệp trường chỉ huy tại Hoa Kỳ. Ông là người đậu thủ khoa. Tôi hiểu ông và kính phục ông. Tôi nghĩ rằng đã có hai người chết trong bức hình của tôi: Không phải chỉ người bị bắn, mà cả chính ông Tướng bắn nữa.
“Bức hình đã hủy diệt cuộc đời ông và tôi không hề có ý như vậy. Ý của tôi là chỉ muốn trình bày việc gì đã xảy ra. Sự thực là tôi không muốn gánh trách nhiệm là kẻ đã hủy diệt đời sống của bất cứ ai cả.”
Eddie Adams đã đến tham dự đám tang của Tướng Loan và nói rằng: “Tướng Nguyễn Ngọc Loan là một anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông. Tôi không thích ông ra đi lặng lẽ theo cách này, để không ai biết đến”.
Sáu năm sau đó, vào ngày 12-9-2004, Eddie Adams cũng qua đời. Hưởng thọ 71 tuổi.
10. KẾT LUẬN
Kẻ chiến thắng, uống mãi ly rượu mừng rồi cũng có ngày say sưa bất tỉnh.
Người bại trận, nhấp mãi chén đau thương rồi cũng có ngày tỉnh giấc vùng lên.
Không phải tất cả những kẻ chiến thắng đều là đúng đắn, giỏi giang hay ái quốc.
Cũng không phải tất cả những người bại trận đều là sai lầm, dốt nát hay phản quốc.
Đã trên 30 năm qua, đây là lúc phải trả lại sự thực cho lịch sử chiến tranh Việt Nam.
Sự thực của lịch sử là gì?
Sự thực không thể chối cãi là: Trong cuộc chiến Việt Nam, kẻ chiến thắng không phải do tài ba của mình, người bại trận không phải do yếu kém của mình. Kẻ thắng không ngờ mình thắng, người thua không hiểu tại sao mình thua. Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh? Anh và tôi, tất cả chúng ta chỉ là những con tốt thí trên bàn cờ quốc tế. Tất cả chiến thắng hay thất bại trong cuộc chiến Việt Nam đều do bàn tay phù thủy, lông lá của ngoại bang vẽ ra.
Bởi vậy, đây là lúc phải xét định công tội cả bên thắng cũng như bên thua bằng tinh thần ái quốc đối với Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam.
Cuộc chiến Việt Nam không phải bẩn thỉu như người ta nghĩ đâu, vì đó là một trận thư hùng giữa Tự Do và Độc Tài, giữa Hữu Thần và Vô Thần, giữa Quốc Gia và Cộng Sản.
Phản chiến Hoa Kỳ lên án Tướng Loan bắn Cộng Sản là lạc hậu. Thế thì khi Tướng Loan bị thương, được đem đến nhà thương bên Úc, người ta từ chối không chịu chữa. Đó là văn minh chăng? Người ta lén lút vào nhà vệ sinh thuộc cơ sở làm ăn của Tướng Loan viết những câu hăm dọa, tục tĩu. Đó là văn minh chăng?
Phản chiến Hoa Kỳ rầm rộ biểu tình chống chiến tranh Việt Nam vì bức hình Tướng Loan bắn Việt Cộng ngay tại chiến trường mà họ gọi là "tù binh", trong khi họ lại yên lặng khi các quân nhân Hoa Kỳ lột trần truồng tù binh Iraq để làm trò giải trí, khi các tù binh Iraq bị xích như những con chó bò lê lết trên sàn nhà?
Trong vụ tấn công Tết Mậu Thân, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Saigon và Tướng Loan đều có cùng một chủ trương là những kẻ chủ mưu cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân phải trả giá ngay tức khắc tại phạm trường, không để sống sót bất cứ một tên nào, nhưng Tướng Loan đã áp dụng theo cách thế “ngạo nghễ” của riêng ông, hoàn toàn khác với phương pháp âm thầm kín đáo của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ. 19 đặc công đánh vào Tòa Đại Sứ Mỹ, không ai bị bắt, không ai bị thương, tất cả đều chết.
Tại sao chúng ta lại buồn phiền, xấu hổ, mang tự ti mặc cảm, khi đám phản chiến Hoa Kỳ gọi Tổng Giám Đốc CSQG/ VNCH là “bạo tướng”, trong khi chính họ gọi Tổng Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld và bà Ngoại Trưởng Condoleezza Rice ngày 4-5-2006 tại Atlanta là những “tội phạm chiến tranh”? Nếu đã là “tội phạm chiến tranh” thì phải lãnh hình phạt tử hình, chứ không thể ngồi điều khiển Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại Giao của siêu cường quốc Hoa Kỳ được.
Trong suốt cuộc đời, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã chịu bao nhiêu oan khiên, nghiệt ngã: Phật Giáo ghét ông vì vụ Bàn Thờ Phật xuống đường. Công Giáo ghét ông vì ông bắt tên cán bộ Cộng Sản nằm vùng Phạm Ngọc Thảo, tự nhận là “con nuôi ông Diệm” ẩn núp tại một giáo xứ ở Hố Nai. Sinh viên tranh đấu ghét ông vì ông dẹp họ biểu tình. Tổ chức phản chiến trên thế giới ghét ông vì ông bắt kẻ sát nhân phải đền tội ngay tức khắc tại phạm trường.
Nhưng bây giờ lịch sử đã chứng minh: Tất cả những kẻ ghét ông đã sai, và ông đã hành xử đúng.
Tướng Loan đã đem sinh mạng và tất cả danh dự đời ông để bảo vệ đời sống của dân lành. Ông gieo rắc bình an cho dân chúng ở Saigon, Đà Nẵng, Nha Trang… và tất cả những nơi ông đặt chân đến.
Cầu mong Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan được an nghỉ bình yên trong Ánh Hào Quang Rạng Ngời, với lòng cảm mến, kính phục và biết ơn của tất cả những người Việt quốc gia.
Tiến Sĩ TRẦN AN BÀI
Nguyên Giảng Sư Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia
Văn Hóa
Kết Nghĩa Cành Đào.
Nguyễn Tâm Hải
02:39 07/02/2008
Kết Nghĩa Cành Đào.
Xa xôi ngàn dặm bạn đến đây,
Chẳng có rượu ngon với thịt cầy,
Này tình bằng hửu ta cùng uống,
Đã lâu rồi mới được say.
Người xưa kết nghĩa giữa vườn đào,
Thề sẽ chung vai chốn binh đao,
Mưu đồ nghiệp lớn: ‘gom thiên hạ”,
Lưu-bị, Trướng, Quan nhóm anh hào.
Đất Mỹ vườn đào sao mà có,
Chỉ có cành đào, vợ khéo tay.
Vịn tạm cành hoa, ta thề hứa,
“ Thương nhau cho hết kiếp lưu đầy”
Rời xa đất Bắc mùa xuân ấy,
Ôm ấp trong tim cành hoa đào.
Vào Nam – mai nở, không đào thắm,
Nổi nhớ hoa xưa mãi nghẹn ngào.
Bây giờ lưu lạc trên đất Mỹ,
Không đào, mà cũng chẳng có mai.
Xuân thắm hai miền, nay đã chết,
Nổi niềm, nào biết ngõ cùng ai?
Dựng lại mùa xuân trên đất Bắc,
Nàng đã ra tay, thật tuyệt vời,
Cành đào tuy giả trông như thiệt,
Sưởi ấm mùa đông tại xứ người.
Đứng cạnh cành đào, chung nguyện ước:
Quyết đan tài sức góp một phần,
Trở về kết lại, mùa hoa chết,
Cho đào lại được tắm nắng xuân.
Mai Nam đua nở, cùng đào Bắc,
Chào đón người xưa lại trở về,
Vườn nhà khép kín, từ dạo đó,
Lại thấy xôn xao khách bốn bề.
Cành đào hải ngọai đưọc thay thế,
Bằng cả cụm đào rất xum xuê,
Líu lo một góc, đàn chim sáo,
Nhắc khéo cùng ai, nhớ lời thề:
Quê hương sơ- xác vì lửa khói,
Cần những bàn tay biết vỗ về.
Nguyện ước cành đào thành hiện thực,
Niềm vui, nghĩa lớn thấy tràn trề.
Cùng nhau kết một lời thề:
Hẹn Xuân Tái Ngộ - Ta Về Cố Hương.
Mừng Xuân Mậu Tý, 2008
Xa xôi ngàn dặm bạn đến đây,
Chẳng có rượu ngon với thịt cầy,
Này tình bằng hửu ta cùng uống,
Đã lâu rồi mới được say.
Người xưa kết nghĩa giữa vườn đào,
Thề sẽ chung vai chốn binh đao,
Mưu đồ nghiệp lớn: ‘gom thiên hạ”,
Lưu-bị, Trướng, Quan nhóm anh hào.
Đất Mỹ vườn đào sao mà có,
Chỉ có cành đào, vợ khéo tay.
Vịn tạm cành hoa, ta thề hứa,
“ Thương nhau cho hết kiếp lưu đầy”
Rời xa đất Bắc mùa xuân ấy,
Ôm ấp trong tim cành hoa đào.
Vào Nam – mai nở, không đào thắm,
Nổi nhớ hoa xưa mãi nghẹn ngào.
Bây giờ lưu lạc trên đất Mỹ,
Không đào, mà cũng chẳng có mai.
Xuân thắm hai miền, nay đã chết,
Nổi niềm, nào biết ngõ cùng ai?
Dựng lại mùa xuân trên đất Bắc,
Nàng đã ra tay, thật tuyệt vời,
Cành đào tuy giả trông như thiệt,
Sưởi ấm mùa đông tại xứ người.
Đứng cạnh cành đào, chung nguyện ước:
Quyết đan tài sức góp một phần,
Trở về kết lại, mùa hoa chết,
Cho đào lại được tắm nắng xuân.
Mai Nam đua nở, cùng đào Bắc,
Chào đón người xưa lại trở về,
Vườn nhà khép kín, từ dạo đó,
Lại thấy xôn xao khách bốn bề.
Cành đào hải ngọai đưọc thay thế,
Bằng cả cụm đào rất xum xuê,
Líu lo một góc, đàn chim sáo,
Nhắc khéo cùng ai, nhớ lời thề:
Quê hương sơ- xác vì lửa khói,
Cần những bàn tay biết vỗ về.
Nguyện ước cành đào thành hiện thực,
Niềm vui, nghĩa lớn thấy tràn trề.
Cùng nhau kết một lời thề:
Hẹn Xuân Tái Ngộ - Ta Về Cố Hương.
Mừng Xuân Mậu Tý, 2008
Xuân Vịnh
Hoàng Quang
02:50 07/02/2008
XUÂN VỊNH
Mây nghỉ Tết giăng nền trời xanh biếc,
Gió Xuân về sau biền biệt mùa Đông …
Chút se se lùa áo lạnh chăn bông,
Cô hàng xóm, má hồng soi bóng sớm !
Mai cởi nụ khoe giọt sương vàng thắm,
Cánh én chao liệng xa thẳm chân trời …
Lũ trẻ con đùa xúng xính môi cười,
Tròn xoe mắt, ngóng lì xì, trước ngõ !
Khúc nhạc vui
Tràn âm thanh xóm nhỏ,
Con cún vẫy đuôi mừng khách đỗ bên thềm !
Chén rượu nồng
Ngâm câu đối Tân niên,
Màu ngói đỏ chen xiên tường vôi mới !
Trong mỗi tận
Tâm hồn người
Phơi phới
Nở thì thầm
Điều mong đợi
Mỏng manh !!!........
Chào xuân Mậu Tý 2008
Mây nghỉ Tết giăng nền trời xanh biếc,
Gió Xuân về sau biền biệt mùa Đông …
Chút se se lùa áo lạnh chăn bông,
Cô hàng xóm, má hồng soi bóng sớm !
Mai cởi nụ khoe giọt sương vàng thắm,
Cánh én chao liệng xa thẳm chân trời …
Lũ trẻ con đùa xúng xính môi cười,
Tròn xoe mắt, ngóng lì xì, trước ngõ !
Khúc nhạc vui
Tràn âm thanh xóm nhỏ,
Con cún vẫy đuôi mừng khách đỗ bên thềm !
Chén rượu nồng
Ngâm câu đối Tân niên,
Màu ngói đỏ chen xiên tường vôi mới !
Trong mỗi tận
Tâm hồn người
Phơi phới
Nở thì thầm
Điều mong đợi
Mỏng manh !!!........
Chào xuân Mậu Tý 2008
Đáp lại vế đối của ông Hà Sĩ Phu
Phạm Hồng Sơn
03:01 07/02/2008
Bạo dạn đầu xuân Mậu Tý
(Xin đáp lại vế đối của ông Hà Sĩ Phu)
“… Việc hóa giải hận thù và xây dựng tình thân ái dân tộc đòi hỏi sự độ lượng, niềm tin và sự kiên trì, thậm chí phải bằng những bước rất nhỏ bé.…”
Năm mới Mậu Tý đang tới, có lẽ sự tràn trề sức sống của thiên nhiên và tâm trạng háo hức của con người đang chuẩn bị đón một mùa xuân mới khiến người ta tự tin hơn, mạnh mẽ hơn mức bình thường đã làm cho tôi đánh bạo viết ra những cảm hứng xuống dưới những vế mời đối năm nay của ông Hà Sĩ Phu – một sĩ phu nổi tiếng về lòng yêu nước thâm trầm và luôn có những câu đối biến hóa gây “ong đầu” vào “mỗi năm hoa đào nở”. Sau đây xin kính trình quí độc giả sự bạo dạn đó với hy vọng sẽ được thêm nhiều điều dạy bảo trong dịp xuân sang.
(vế trên là vế mời đối của ông Hà Sĩ Phu)
Câu 1: (Chào năm Tý):
Chào bác Chuột ĐỒNG kêu CHÍ CHÍ !
Từ gã Lợn HỒ xướng LY LY !
(Cạch bỏ năm (con) lợn đã bị bệnh (đã thành yêu quái - hồ tinh kêu đòi uống rượu [ly])
Câu 2 (Vịnh đàn chuột):
Môi với răng cắn nát cửa nhà, gặp ĐỒNG bọn còn ca: CHÍ CHÍ !
Em cùng anh đục khoét giang sơn, thấy BẤT bình vẫn kêu: HẢO HẢO!
Câu 3:
Lơ là một Tý, Chuột chí cướp liền!
Sơ sảy một Ly, Lửa liếm mất ngay!
( Ly là một trong bát quái của Kinh Dịch có nghĩa là hỏa, lửa…)
Câu 4:
Lơ là một Tý, Chuột chí cướp ngày, cướp ngay thổ địa!
Sơ sảy một Ly, Lửa liếm trắng tay, trắng ngay cơ nghiệp!
(Ly là một trong bát quái của Kinh dịch có nghĩa là hỏa, lửa, sáng…)
Câu 5:
Năm Tý, Chuột chí sắp sang, cả làng phòng cướp!
Đầu Giáp, Mọt nước hoành hành, toàn dân đứng dậy!
Câu 6:
Đừng như “Chuột chạy cùng sào” !
a. Chớ nên “Chui đầu vào rọ”!
(Những người tham quyền độc đoán dễ chui vào bẫy của ngoại bang có tham vọng bá quyền )
b. Hãy thôi “Dở dơi dở chuột”!
(Hệ thống chính trị của Việt nam hiện tại bị đảng cộng sản khống chế ở một hình thái kiểu cộng hòa (có cơ quan gọi là lập pháp, hành pháp, tư pháp…) nhưng bản chất lại giống vương triều phong kiến, mọi quyết định lãnh đạo, quản lý đất nước hoàn toàn do một nhóm người tự tung tự tác).
Câu 7:
Tý tỷ tỳ ty, cái gì cũng…bán!
a. Dần dần dà dà, thế nào cũng …lụi!
b. Tự tung tự tác, việc gì cũng…nát!
c. Lươn lẹo lắt léo, lừa sao được…mãi!
(Hệ thống chính trị độc đảng dù được ngụy biện, lý luận lắt léo thế nào thì dân chúng cũng đã biết các lãnh đạo ( lãnh tụ) của nó có thể bán ( phá) bất kỳ cái gì có lợi cho cá nhân họ./. Hệ thống chính trị phi dân chủ, độc đảng, độc tài có cố gắng dùng dằng để kéo dài thêm sự tồn tại của nó thì cuối cùng cũng sẽ phải lụi tàn, chuyển hoá sang một thể chế chính trị dân chủ đa nguyên, đa đảng - đang ngày càng được dân chúng nhận ra là phương thức quản lý xã hội công minh, nhân bản nhất.).
*
Sau đây là hai câu đối kính tặng quí độc giả nhân dịp xuân mới:
Thù địch đến đâu, cũng máu đào!
Vàng tốt bao nhiêu, chỉ nước lã!
Phá tí Tị hiềm vì Đại nghĩa!
Bồi dần Thân ái vị Non sông!
(Giữa người Việt nam chúng ta đang tồn tại sự hận thù. Chính quyền Việt nam hiện tại luôn ám chỉ những cá nhân, lực lượng vận động dân chủ Việt nam là “ thù địch”. Ngược lại, một số người Việt (do chịu nhiều oan ức, mất mát vì chính sách sai lầm của chính quyền cộng sản gây ra) cũng hết sức căm thù người cộng sản và những gì liên quan. Sự hận thù giữa người Việt cho dù thế nào cũng là một ngáng trở đối với công cuộc dân chủ hóa hiện nay của toàn dân tộc. Việc hóa giải hận thù và xây dựng tình thân ái dân tộc đòi hỏi sự độ lượng, niềm tin và sự kiên trì, thậm chí phải bằng những bước rất nhỏ bé. Chính quyền Việt nam hiện tại luôn ca ngợi Trung quốc và tự hào đã xây dựng được phương châm hợp tác với Trung quốc gọi là 16 chữ vàng “ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 04 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt ” nhưng Trung quốc vẫn luôn chèn ép Việt Nam và ngang nhiên tuyên bố xâm phạm chủ quyền lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam)
Xuân Mậu Tý 2008
www.thongluan.org
(Xin đáp lại vế đối của ông Hà Sĩ Phu)
“… Việc hóa giải hận thù và xây dựng tình thân ái dân tộc đòi hỏi sự độ lượng, niềm tin và sự kiên trì, thậm chí phải bằng những bước rất nhỏ bé.…”
Năm mới Mậu Tý đang tới, có lẽ sự tràn trề sức sống của thiên nhiên và tâm trạng háo hức của con người đang chuẩn bị đón một mùa xuân mới khiến người ta tự tin hơn, mạnh mẽ hơn mức bình thường đã làm cho tôi đánh bạo viết ra những cảm hứng xuống dưới những vế mời đối năm nay của ông Hà Sĩ Phu – một sĩ phu nổi tiếng về lòng yêu nước thâm trầm và luôn có những câu đối biến hóa gây “ong đầu” vào “mỗi năm hoa đào nở”. Sau đây xin kính trình quí độc giả sự bạo dạn đó với hy vọng sẽ được thêm nhiều điều dạy bảo trong dịp xuân sang.
(vế trên là vế mời đối của ông Hà Sĩ Phu)
Câu 1: (Chào năm Tý):
Chào bác Chuột ĐỒNG kêu CHÍ CHÍ !
Từ gã Lợn HỒ xướng LY LY !
(Cạch bỏ năm (con) lợn đã bị bệnh (đã thành yêu quái - hồ tinh kêu đòi uống rượu [ly])
Câu 2 (Vịnh đàn chuột):
Môi với răng cắn nát cửa nhà, gặp ĐỒNG bọn còn ca: CHÍ CHÍ !
Em cùng anh đục khoét giang sơn, thấy BẤT bình vẫn kêu: HẢO HẢO!
Câu 3:
Lơ là một Tý, Chuột chí cướp liền!
Sơ sảy một Ly, Lửa liếm mất ngay!
( Ly là một trong bát quái của Kinh Dịch có nghĩa là hỏa, lửa…)
Câu 4:
Lơ là một Tý, Chuột chí cướp ngày, cướp ngay thổ địa!
Sơ sảy một Ly, Lửa liếm trắng tay, trắng ngay cơ nghiệp!
(Ly là một trong bát quái của Kinh dịch có nghĩa là hỏa, lửa, sáng…)
Câu 5:
Năm Tý, Chuột chí sắp sang, cả làng phòng cướp!
Đầu Giáp, Mọt nước hoành hành, toàn dân đứng dậy!
Câu 6:
Đừng như “Chuột chạy cùng sào” !
a. Chớ nên “Chui đầu vào rọ”!
(Những người tham quyền độc đoán dễ chui vào bẫy của ngoại bang có tham vọng bá quyền )
b. Hãy thôi “Dở dơi dở chuột”!
(Hệ thống chính trị của Việt nam hiện tại bị đảng cộng sản khống chế ở một hình thái kiểu cộng hòa (có cơ quan gọi là lập pháp, hành pháp, tư pháp…) nhưng bản chất lại giống vương triều phong kiến, mọi quyết định lãnh đạo, quản lý đất nước hoàn toàn do một nhóm người tự tung tự tác).
Câu 7:
Tý tỷ tỳ ty, cái gì cũng…bán!
a. Dần dần dà dà, thế nào cũng …lụi!
b. Tự tung tự tác, việc gì cũng…nát!
c. Lươn lẹo lắt léo, lừa sao được…mãi!
(Hệ thống chính trị độc đảng dù được ngụy biện, lý luận lắt léo thế nào thì dân chúng cũng đã biết các lãnh đạo ( lãnh tụ) của nó có thể bán ( phá) bất kỳ cái gì có lợi cho cá nhân họ./. Hệ thống chính trị phi dân chủ, độc đảng, độc tài có cố gắng dùng dằng để kéo dài thêm sự tồn tại của nó thì cuối cùng cũng sẽ phải lụi tàn, chuyển hoá sang một thể chế chính trị dân chủ đa nguyên, đa đảng - đang ngày càng được dân chúng nhận ra là phương thức quản lý xã hội công minh, nhân bản nhất.).
*
Sau đây là hai câu đối kính tặng quí độc giả nhân dịp xuân mới:
Thù địch đến đâu, cũng máu đào!
Vàng tốt bao nhiêu, chỉ nước lã!
Phá tí Tị hiềm vì Đại nghĩa!
Bồi dần Thân ái vị Non sông!
(Giữa người Việt nam chúng ta đang tồn tại sự hận thù. Chính quyền Việt nam hiện tại luôn ám chỉ những cá nhân, lực lượng vận động dân chủ Việt nam là “ thù địch”. Ngược lại, một số người Việt (do chịu nhiều oan ức, mất mát vì chính sách sai lầm của chính quyền cộng sản gây ra) cũng hết sức căm thù người cộng sản và những gì liên quan. Sự hận thù giữa người Việt cho dù thế nào cũng là một ngáng trở đối với công cuộc dân chủ hóa hiện nay của toàn dân tộc. Việc hóa giải hận thù và xây dựng tình thân ái dân tộc đòi hỏi sự độ lượng, niềm tin và sự kiên trì, thậm chí phải bằng những bước rất nhỏ bé. Chính quyền Việt nam hiện tại luôn ca ngợi Trung quốc và tự hào đã xây dựng được phương châm hợp tác với Trung quốc gọi là 16 chữ vàng “ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 04 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt ” nhưng Trung quốc vẫn luôn chèn ép Việt Nam và ngang nhiên tuyên bố xâm phạm chủ quyền lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam)
Xuân Mậu Tý 2008
www.thongluan.org
Tý Chuột
Tý Cô Nương
11:26 07/02/2008
Tý Chuột.
Không kể những chú chuột đã giác ngộ chân lý!
Gặm nhấm là bản năng của loài chuột.
Chuột là một loài gặm nhấm đã tiến hoá khá nhanh, không còn bộ lông xù mà thay vào đó những thân xác béo phì và trắng (trợn). Dường như bộ hàm là tiến hoá cao nhất, xưa kia chuột chỉ gặm gỗ cây mục, ngày nay bộ răng chuột gặm được rất nhiều thứ, bất kể thứ gì: nhà cửa, đất đai, xi măng, gạch, cát, đá, gỗ, dầu… nói chung là bất cứ cái gì chú cũng gặm. Bởi lẽ bộ răng quá phát triển nếu không gặm tất cả mọi thứ thì răng chú sẽ dài mãi thêm ra tới rún và đâm thủng ruột. Các chú chuột ngày xưa chỉ ở hang, đục khoát được vài thứ lặt vặt. Ngày nay, các chú nhờ “tay quơ hàm nhai”, các chú đã có nhiều tiện nghi bậc nhất. Xưa kia, chuột chỉ đi ăn đêm, phá phách, ngông nghênh vào đêm, ngày nay các chú chuột nghênh ngang làm việc suốt ngày, các chú chuột chẳng coi ai ra gì. Chuột càng ngày càng tham dường như ăn chẳng bao giờ đủ, tội thay cho các chú chuột!
Điển hình đôi chuột:
Chú chuột oai nghiêm trong bộ quần áo, đôi giầy đen bóng tô thêm vẻ trang trọng của chú, chú đi môtô trông rất oai vệ. Chỉ nhìn qua các chú chuột khác bé hơn đã thầm mong ước vào ngày khôn lớn nào đó, mình cũng là chú chuột như chú.
Chú chuột được cấp cho chiếc xe môtô, không chỉ là dạo chơi, nhiệm vụ của chú là tuần tra trên đường để giúp giao thông, hoặc dừng lại để phạt một ai đó.
Chú chuột này cùng đi với một chú chuột khác, hai chú chuột chung một nhiệm vụ, nhưng đôi khi cũng dùng theo hai phương thức: kẻ xoa - kẻ đấm.
Buổi sáng sớm hai chú chuột ra khỏi hang rất sớm để thi hành nhiệm vụ khẩu thực, công việc khẩu thực của hai chú rất ư là đơn giản như là đang giỡn, chạy lòng vòng hưởng khí mát buổi sớm, lâu lâu dừng lại chỗ khuất nào đó sau cụm đèn xanh đỏ rình chờ con mồi. Những em nào tý tớn vào buổi sáng tinh sương ấy lỡ đà chạy qua đèn đỏ là dính bẫy ngay với hai chú chuột hoặc có những em chạy qua line khác hay cán line cũng bị dính dễ dàng. Các chú khác đâu biết, buổi sáng hai chú chuột này đang đi tìm khẩu thực qua một đêm dài ăn chơi tiêu tốn hết năng lượng.
Hai chú chuột rất khôn lanh, khuôn mặt điển trai, khoẻ mạnh, vạm vỡ, cái miệng xinh chỉ cần tuýt còi hay đưa gậy ra là có con mồi xà vào để kiếm phần khẩu thực.
Một buổi sáng nọ, như những buổi sáng sớm tinh sương khác, hai chú chuột ra kiếm khẩu thực rất sớm. Chỉ vừa chạy lòng vòng đã bắt gặp một con mồi rất ư là dễ thương vừa tránh một chiếc ba gác đạp và phạm lỗi cán qua line. Hai chú chạy nhanh lên phía trên đầu xe của cô bé nọ, đưa gậy chỉ vào lề đường. Cô bé dừng xe, chú chuột xuống xe đứng nghiêm chào rất ư là lịch sự.
Sau cái chào đó, chú chuột nói lý do bị phạt, cán line một trăm ngàn, cô bé không nói năng gì lấy từ trong ví ra tờ một trăm, chú chuột cúi xuống lấy tờ giấy ghi vào con số, xé lai đưa cho cô bé. Cô bé đọc trên lai đó ghi gì, một cái lai chẳng biết là cái gì chỉ thấy ghi hai mươi ngàn. Ngước mắt trông lên cô bé đã thấy chú chuột đang tiến gần xe môtô của mình, cô bé ngoắc chú chuột ấy lại, chú chuột cũng tưởng gì hay ho, đi đến bên cô bé gần sát mặt. Cô bé nói với chú:
- Tương lai chú sẽ giàu về vật chất lắm nhưng lại tiếc rất nghèo về nhân cách!
Chú chuột khựng lại trước câu nói của cô bé, cô bé lại bồi thêm:
- Thanh niên trai tráng như thế kia! sao không tìm công việc gì làm cho xứng đáng hơn không?
Chú chuột tiu nghỉu đi về phía chú chuột kia đang đợi trên chiếc môtô của mình, chú chuột kia hỏi xem chuyện gì, chú chuột chỉ đỏ bừng khuôn mặt hướng nhìn về phía cô bé đang dẫn xe đi.
Trong năm chuột, các chú chuột nhớ sống cho đúng với nhân cách của mình nhé, chuột làm người khó lắm đấy, không chỉ có ăn thôi không đâu mà còn nhiều giá trị khác cao quý phải sống.
Không kể những chú chuột đã giác ngộ chân lý!
Gặm nhấm là bản năng của loài chuột.
Chuột là một loài gặm nhấm đã tiến hoá khá nhanh, không còn bộ lông xù mà thay vào đó những thân xác béo phì và trắng (trợn). Dường như bộ hàm là tiến hoá cao nhất, xưa kia chuột chỉ gặm gỗ cây mục, ngày nay bộ răng chuột gặm được rất nhiều thứ, bất kể thứ gì: nhà cửa, đất đai, xi măng, gạch, cát, đá, gỗ, dầu… nói chung là bất cứ cái gì chú cũng gặm. Bởi lẽ bộ răng quá phát triển nếu không gặm tất cả mọi thứ thì răng chú sẽ dài mãi thêm ra tới rún và đâm thủng ruột. Các chú chuột ngày xưa chỉ ở hang, đục khoát được vài thứ lặt vặt. Ngày nay, các chú nhờ “tay quơ hàm nhai”, các chú đã có nhiều tiện nghi bậc nhất. Xưa kia, chuột chỉ đi ăn đêm, phá phách, ngông nghênh vào đêm, ngày nay các chú chuột nghênh ngang làm việc suốt ngày, các chú chuột chẳng coi ai ra gì. Chuột càng ngày càng tham dường như ăn chẳng bao giờ đủ, tội thay cho các chú chuột!
Điển hình đôi chuột:
Chú chuột oai nghiêm trong bộ quần áo, đôi giầy đen bóng tô thêm vẻ trang trọng của chú, chú đi môtô trông rất oai vệ. Chỉ nhìn qua các chú chuột khác bé hơn đã thầm mong ước vào ngày khôn lớn nào đó, mình cũng là chú chuột như chú.
Chú chuột được cấp cho chiếc xe môtô, không chỉ là dạo chơi, nhiệm vụ của chú là tuần tra trên đường để giúp giao thông, hoặc dừng lại để phạt một ai đó.
Chú chuột này cùng đi với một chú chuột khác, hai chú chuột chung một nhiệm vụ, nhưng đôi khi cũng dùng theo hai phương thức: kẻ xoa - kẻ đấm.
Buổi sáng sớm hai chú chuột ra khỏi hang rất sớm để thi hành nhiệm vụ khẩu thực, công việc khẩu thực của hai chú rất ư là đơn giản như là đang giỡn, chạy lòng vòng hưởng khí mát buổi sớm, lâu lâu dừng lại chỗ khuất nào đó sau cụm đèn xanh đỏ rình chờ con mồi. Những em nào tý tớn vào buổi sáng tinh sương ấy lỡ đà chạy qua đèn đỏ là dính bẫy ngay với hai chú chuột hoặc có những em chạy qua line khác hay cán line cũng bị dính dễ dàng. Các chú khác đâu biết, buổi sáng hai chú chuột này đang đi tìm khẩu thực qua một đêm dài ăn chơi tiêu tốn hết năng lượng.
Hai chú chuột rất khôn lanh, khuôn mặt điển trai, khoẻ mạnh, vạm vỡ, cái miệng xinh chỉ cần tuýt còi hay đưa gậy ra là có con mồi xà vào để kiếm phần khẩu thực.
Một buổi sáng nọ, như những buổi sáng sớm tinh sương khác, hai chú chuột ra kiếm khẩu thực rất sớm. Chỉ vừa chạy lòng vòng đã bắt gặp một con mồi rất ư là dễ thương vừa tránh một chiếc ba gác đạp và phạm lỗi cán qua line. Hai chú chạy nhanh lên phía trên đầu xe của cô bé nọ, đưa gậy chỉ vào lề đường. Cô bé dừng xe, chú chuột xuống xe đứng nghiêm chào rất ư là lịch sự.
Sau cái chào đó, chú chuột nói lý do bị phạt, cán line một trăm ngàn, cô bé không nói năng gì lấy từ trong ví ra tờ một trăm, chú chuột cúi xuống lấy tờ giấy ghi vào con số, xé lai đưa cho cô bé. Cô bé đọc trên lai đó ghi gì, một cái lai chẳng biết là cái gì chỉ thấy ghi hai mươi ngàn. Ngước mắt trông lên cô bé đã thấy chú chuột đang tiến gần xe môtô của mình, cô bé ngoắc chú chuột ấy lại, chú chuột cũng tưởng gì hay ho, đi đến bên cô bé gần sát mặt. Cô bé nói với chú:
- Tương lai chú sẽ giàu về vật chất lắm nhưng lại tiếc rất nghèo về nhân cách!
Chú chuột khựng lại trước câu nói của cô bé, cô bé lại bồi thêm:
- Thanh niên trai tráng như thế kia! sao không tìm công việc gì làm cho xứng đáng hơn không?
Chú chuột tiu nghỉu đi về phía chú chuột kia đang đợi trên chiếc môtô của mình, chú chuột kia hỏi xem chuyện gì, chú chuột chỉ đỏ bừng khuôn mặt hướng nhìn về phía cô bé đang dẫn xe đi.
Trong năm chuột, các chú chuột nhớ sống cho đúng với nhân cách của mình nhé, chuột làm người khó lắm đấy, không chỉ có ăn thôi không đâu mà còn nhiều giá trị khác cao quý phải sống.
Truyện Chuột thuộc Năm Tý
Tri Chi
11:41 07/02/2008
TRUYỆN CHUỘT THUỘC NĂM TÝ
Tuổi Tý là con chuột nhà,
Chạy mút đầu xà, leo tận đòn giông.
Tuổi Tý là con chuột đồng,
Tha khoai ngậm lúa đem thồn xuống hang.
Tuổi Tý, con chuột cống lang,
Phá hại mùa màng cây trái nông gia.
Theo cách tính năm của người xưa, năm nay là năm Tý, năm cầm tinh con chuột. Hay nói cách khác, năm Tý được tổ tiên ta từ xa xưa đã dùng con chuột làm biểu tượng cho cả năm, bất cứ ai sinh ngày, tháng nào trong năm Tý, cũng đều mang tuổi Chuột.
Nhân ngày đầu năm Tý, người ta hay nói dăm ba chuyện về con chuột. Theo thông lệ đó, chúng tôi cũng sưu tầm được mấy chuyện chuột, kể hầu quý vị mua vui trong ngày Tết.
Con chuột đầu tiên
Các nhà nghiên cứu cho biết, chuột đã xuất hiện tại Á Châu, nơi con người sinh sống ngay từ thời cổ đại. Người thời đó đã đặt cho chuột cái tên bằng tiếng Phạn (Sanskrist) có nghĩa là “kẻ trộm”. Theo cổ tích Việt Nam, tiền thân của chuột là vị Thử Thần ở trên trời. Ngọc Hoàng phong cho chức Thiên khố giám, sai giữ kho nhà trời. Thời xuân trẻ Thiên khố giám là một vị quan thanh liêm, mẫn cán, làm việc rất ngăn nắp quy củ, không hề tơ hào một chút của kho nhà trời. Ngọc Hoàng tín cẩn thăng cho làm phò mã.
Từ ngày có gia đình, Thử Thần mới thấy thiếu trước hụt sau, lại được công chúa mách nước “của trời kho vô tận” có lượm hạt rụng hạt rơi nơi cái kho vô tận ấy cũng chả ai để ý. Từ đó, mỗi ngày Thử Thần lót túi một chút của kho trời. Cứ thế, cơ ngơi của quan Thiên khố giám ngày càng phình ra, ngày càng nguy nga đồ sộ.
Nhưng “trời có mắt” nên việc ấy Ngọc Hoàng cũng thấy, Ngài bèn đày Thử Thần xuống dương gian, cho làm một con vật mới. Để tránh không cho ăn cắp nữa, Ngọc Hoàng cho Thử Thần hoá thành một con vật nhỏ thó, có cái mõm chu ra cho bớt ăn, có đôi mắt lồi nhỏ cho bớt nhìn, lại thêm cái đuôi dài cho khó trốn, vì “giấu đầu hở đuôi” thì ai cũng biết.
Từ ngày trần gian xuất hiện con vật mới, đêm nào người ta cũng thấy mất lương thực. Họ đã thay nhau thức đêm canh rình tìm thủ phạm, sau mới biết là do một con vật nhỏ, có cái mõm chu, có đôi mắt lờ đờ như chột, chuyên mò mẫm đi ăn trộm. Người ta mới đặt tên cho con vật nhỏ đó là con chu-chột. Sau họ nói nhanh thì thành ra con chuột. Từ đó dương trần có thêm loài chuột.
Khai sinh của chuột cống
Các nhà khoa học đã phân biệt được hằng trăm loại chuột khác nhau. Người Việt Nam ta cũng đã liệt kê được đến hơn ba mươi loại chuột, gọi bằng tên khác nhau, trong đó có chuột cống. Chuột cống là loài chuột lớn hơn chuột nhà, chúng tìm nơi cống rãnh để ẩn nấp, sinh sống. Nhưng trong truyện Tống Trân - Cúc Hoa lại cho rằng chữ cống ấy là một sắc phong hàm cho chuột, coi chuột ngang hang với những nhà nho có bằng Hương cống, một học vị xưa gọi những người đã đậu kỳ Thi Hương.
Như vậy hẳn là chuột đã có công gì với Trạng nguyên Tống Trân?
Cúc Hoa nuôi Tống Trân ăn học. Khi Tống Trân thi đỗ Trạng nguyên, được vua chọn làm phò mã, Tống Trân từ chối vì tình yêu đã gắn bó với Cúc Hoa, công chúa thấy mình bị khinh mới xin vua cha bắt chàng làm con tin ở nước Tần cho bõ ghét. Thế là vợ chồng phải chia ly. Cúc Hoa ở nhà, chí tình suốt 10 năm, nuôi mẹ chồng, nhưng bị bố đẻ bắt về gả cho Đình trưởng. Hôm Đình trưởng đến đón dâu, trước khi định tuẫn tiết thờ chồng, Cúc Hoa có 8 nén vàng trao cho hai cô hầu gái đề lo hậu sự cho mẹ chồng, nhưng hai cô chia nhau. Không ngờ đêm đó, chuột tha 8 nén vàng ấy đem tới chỗ Tống Trân. Nhận ra đó là số vàng của vợ, Tống Trạng liền phong hàm cho chuột:
Trời sai đàn chuột xuống ngay,
Vàng kia tám lạng chuột nay tha liền.
Tha đến bên mình Trạng nguyên,
Vàng lại rơi xuống nhãn tiền lạ thay.
Trạng nguyên cầm lấy trên tay:
“Vàng này đích thật của rày vợ tao.
Chuột kia mày ở nơi nao,
Vàng này tám nén đưa tao chớ chày.
Ơn vua tao sống về đây,
Phong chức cho mày hương cống chuột kia.”
( truyện TT-CH ).
Chỉ riêng chuột cống, người ta còn phân biệt tới 120 loại. Dân gian không rõ loại chuột nào được phong hàm, nên cứ thấy con chuột nào to hơn thì gọi nó là chuột cống.
Chuột nghe nhạc
Thi sĩ Robert Browing xưa có một bài thơ nổi tiếng, bài đó thơ diễn tả một nhạc sĩ dùng tiếng sáo để điều khiển cả một đàn chuột. Thuở ấy, thành phố Hamelin Town bị chuột tấn công phá phách. Nhà chức trách lo sợ lũ chuột ấy lan truyền thành bệnh dịch hạch, nên lo bấn xúc xích. Chính quyền giệt chuột, dân chúng giệt chuột. Nhà nhà giệt chuột, người người giệt chuột mà cũng không xuể.
Trong thành phố có một nhạc sĩ nổi tiếng về tài thổi sáo. Như có một tiếng gọi đặc biệt, nhạc sĩ đó liền đem sáo ra công trường ngồi thổi. Tiếng sáo của ông cất lên vi vút véo von, đê mê huyền diệu làm tất cả chuột lớn, chuột nhỏ từ mọi xó xỉnh, ngóc ngách, hang cùng ngõ hẻm thành phố Hamelin Town, kéo đến công trường say mê nghe tiếng địch thiên thai đang réo rắt bổng trầm… Khi đàn chuột chen chúc nhau đen kín công trường, ông nhạc sĩ từ từ đứng dậy, miệng vẫn tiếp tục những âm điệu dìu dặt, trong trẻo, thanh thót vang lên theo từng bước chân ông, tiến ra bên bờ sông vắng ngắt…Đàn chuột khổng lồ bò theo trật tự như một đạo binh ào ạt diễn hành…Đến bờ sông, tiếng sáo bỗng đổi sang một nhịp khúc quân hành thôi thúc. Đàn chuột điên cuồng nhảy nhót, ào ào lao xuống sông…Dòng sông vẫn cuồn cuộn chày xuôi, đem hàng ngàn xác chuột ra khơi làm mồi cho cá biển.
Với thiên tài đem tiếng sáo ra giệt chuột có một không hai ấy, người nhạc sĩ đã được ông Thị Trưởng thành phố Hamelin hứa tặng một ngàn đôla (thời bấy giờ). Nhưng số tiền ấy quá lớn với một thành phố nhò, nên mãi mãi chỉ là lời hứa. Người nhạc sĩ tài ba ấy đã đem khả năng của mình ra giúp dân trừ chuột, làm tròn công việc trời giao phó.
Chuột trong văn chương
Trong văn chương bình dân, ai cũng thuộc lòng câu ca dao nói đến con chuột làm tổ mãi trên ngọn cau, mà phải đi mua mắm mua muối làm giỗ cho bố mèo. Nếu chịu khó tìm tòi chúng ta sẽ gặp rất nhiều thành ngữ người xưa đã đem con chuột ra ví von cho người đời suy gẫm.
Chẳng hạn: thường thì nhà lãnh đạo đề ra chương trình xây dựng đất nước lúc nào cũng thấy quy mô vĩ đại, đến lúc đem ra thực hành thì bị “rút ruột”, kết quả của việc xây dựng là:
Đầu voi đuôi chuột.
Hay là:
Trái núi đẻ ra con chuột.
Dĩ nhiên “kẻ rút ruột” lại hí hửng cho mình là gặp hên, giống như:
Chuột sa chĩnh gạo.
Chúng tin tưởng chẳng ai dám khui chuyện mờ ám của chúng, vì:
Hang hùm ai dám móc tay,
Chuột nào lại dám cắn dây buộc mèo.
Còn nhà chức trách thì cũng “ngậm miệng ăn tiền”, khui ra thì:
Ném chuột sợ bể đồ.
Ai ngờ đến khi chúng bị lột mặt nạ ra, lúc ấy ai cũng thấy rõ ràng là:
Cháy nhà ra mặt chuột.
Kẻ phạm pháp bị lôi ra tòa mới cảm thấy xấu hổ với cái dáng điệu:
Lấm lét như chuột ngày.
trông chúng quả là:
Lù đù như chuột chù phải khói.
Những kẻ tham nhũng như thế đều bị dân gian nguyền rủa:
Cha đời chuột nhắt nhà bay,
Tảng đá rơi xuống thì mày gẫy xương.
Người bình dân nói gẫy xương là còn có nghĩa đồng bào đấy, đúng ra là phải nát ra như cám. Nhưng nếu nó còn sống thì cũng trở thành tay trắng:
Vịt chê lúa lép không ăn,
Chuột chê nhà trống ra nằm bụi tre.
Đó là đem thành ngữ, ca dao xưa thích ứng với chuyện xảy ra hôm nay. Thời xưa cũng có những chuyện tiêu cực, nhưng thường chỉ xảy ra trong phạm vi nhỏ. Cổ văn có chuyện Trinh Thử bằng văn vần, mượn chuyện con chuột bạch để vinh danh phụ nữ thủ tiết thờ chồng nuôi con:
Khá khen chuột bạch trinh kiên,
Trăng hoa chẳng tưởng, giữ gìn tấm thân.
đồng thời lên án những ông chồng đào hoa bay bướm:
Như lòng chuột đực khá chê,
Toan đường quyến rũ, dạ mê đạo lành.
và phê phán những bà vợ hay ghen tương không suy nghĩ:
Khá chê chuột cái dại rồ,
Chồng đi hoa nguyệt chẳng cho được nào.
Nói đến văn chương chữ nghĩa về chuột thì con nhiều, nhưng xin quý vị quay lại với hiện tại, xem trong ca dao mới nói về con chuột.
Chuột trong ca dao mới
Ca dao là những câu văn vần được dân gian cảm hứng theo từng thời kỳ lịch sử dân tộc. Chẳng hạn, khi công chúa Huyền Trân hy sinh xả thân để mở rộng bờ cõi đất nước, phải kết hôn với vua Chàm, thì nhân gian đã có câu:
“Tiếc thay cây quế giữa rừng,
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo”.
Lịch sử Việt Nam hôm nay cũng đang hình thành những câu ca dao mới, nhằm đánh dấu giai đoạn hiện tại của đất nước. Điền hình như các cô thôn nữ nghèo khốn, phải bán mình cứu đói cho gia đình:
Con mèo xuống bếp tìm mồi,
Thấy con chuột nhắt đang ngồi thở than:
- Chị tôi đi lấy Đài Loan,
Bị lừa thành điếm, thân tàn tha phương.
Hoặc hoàn cảnh của những đồng bào bị cướp đất cướp nhà, mà công lý lại là công lý của bọn cướp, nên bà con phải vất vưởng nhiều năm trước cửa quyền, tìm mãi không thấy chiếc trống kêu oan mà gióng lên một hồi than oán, gặp được người giúp đỡ thì họ lại bị thộp cổ:
Con mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu xa gần?
- Chú chuột đi giúp người dân
làm đơn khiếu kiện, công an bắt rồi !!!
Chính vì cái chế độ độc đảng chuyên chính, không chấp nhận người có TÀI có ĐỨC ra giúp nước. Từ xa xưa, triều đình phong kiến còn mở các khoa thi để tuyển dụng nhân tài cho đất quốc gia. Nay thì “hồng hơn chuyên”, người tài giỏi mà không phải là đảng viên thì càng bị trù giập. Đảng coi mình là nhất, tự kiêu huênh hoang xưng mình là “đỉnh cao trí tuệ” nhưng lại chui ra từ cái hang Pắc-bó, làm cản ngăn đà tiến của dân tộc:
Lũ chuột xưa ở trong hang,
Bò ra phá hoại Việt Nam hoá nghèo.
Vì ca dao mới còn đang phát triển, chúng tôi chưa sưu tầm được nhiều, nên mời quý vị ghé qua Trung Hoa xem người xưa nói về chuột. Trong Kinh Thi, một trong Ngũ kinh do Đức Khổng Tử sưu tập, có bài thơ “Tướng Thử” nhận định về diện mạo con chuột, đã nói đến thử bì (da con chuột), bài thơ mang đại ý: đến như con chuột bé nhỏ như vậy mà còn có da, cho nên người ta cũng phải có lễ nghĩa:
Chuột còn có da, người ta phải có lễ.
Chuột ăn trộm
Chuột kia xưa ở nơi nao,
Bây giờ phá hại chúng tao thế này.
Từ khởi đầu, tên của chuột đã mang nghĩa là kẻ ăn trộm, nên bản chất của chuột là tìm đủ mọi cách để đạt được thực phẩm mà tự nó không sản xuất.
Vì chuột ban đêm xuất hiện để ăn trộm, nên người ta phải cất kỹ thực phẩm, Ấy thế mà chuột vẫn ăn trộm bằng những cách ta không ngờ tới. Dân quê Việt Nam xưa thường nhà nào cũng có lọ đựng mỡ nước. Mỡ này được thắng ra từ thịt mỡ lợn, thành chất lỏng đựng trong cái keo có nắp đạy cẩn thận, rồi đem cất ở chạn đựng thức ăn, để dành tra nấu. Đêm đến, một con chuột nhắt đánh được hơi mỡ, nó liền leo lên chạn, gác hai chân trước lên nắp keo mỡ, dùng răng khoét thủng một lỗ trên nắp keo, nó không thò mõm vào keo mỡ được, nên leo lên ngồi trên nắp keo mỡ, thòng đuôi xuống qua lỗ nắp thủng, khoắng vào keo cho mỡ dính đầy, chuột ta từ từ kéo đuôi lên, đưa vào mõm mút mỡ. Cứ thế…cho đến cang bụng!
Nhiều người còn kể chuyện chuột ăn cắp trứng gà. Chuyến ăn trộm này phải có hai con. Một con chuột nằm ngửa ôm trứng, con thứ hai cắn đuôi con ôm trứng lôi về hang: thế là gia đình nhà chuột có một bữa ăn linh đình bổ dưỡng:
Cắn đuôi tha trứng gần xa,
Chuột còn đoàn kết huống ta là người.
Tính ăn trộm của chuột từ xưa đã đi vào văn học Trung Hoa. Đời Tống bên Tầu có Binh Bộ Thượng Thư Tô Đông Pha, thuở còn nhỏ nhà nghèo, khi đi học thường mang mấy lát gừng trong túi xách, để phòng khi trái gió trở trời dùng gừng làm thuốc. Ác hại thay mấy lát gừng ấy bị chuột ăn cắp mất. Khi hắt hơi sổ mũi, Tô Đông Pha tìm gừng không thấy, mà lại thấy mấy viên cứt chuột. Biết là gừng bị chuột cuỗm mất. Tức khí, Tô Đông Pha làm bài phú kể tất cả những cái tinh quái của loài chuột. Bài văn nổi tiếng ấy là bài “Hiệt thử phú” mà nay nhiều người còn nhắc đến.
Chuột trắng trên cành lan
Chuột đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại. Con người đã bị chuột phá phách hết đời này đến đời khác, nên người ta đã có rất nhiều chuyện về con chuột. Ngay từ ngày còn nằm nôi ngủ võng, ai mà chẳng được nghe mẹ ru những câu ca dao về con chuột, lớn lên một tí thì được bà kể chuyện cổ tích, trong đó cũng có những chuyện chuột, khi đi học lại được thầy giáo dạy bài học lấy con chuột làm ngụ ngôn cho ta cách cư sử ở đời…
Chúng tôi tuy không có dịp đọc nhiều sách, nhưng cũng có thể kể được một số nhan đề các chuyện về con chuột. Chẳng hạn như: Chuột tỉnh chuột quê, Chuột nhắt và sư tử, Chuột và mèo, Mèo mắc lừa chuột, Chuột đeo nhạc cho mèo, Tinh con chuột, Đa đa và chuột, Chuột bạch và vợ chồng chuột chù, v.v… Chuột còn xuất hiện cả trong tranh nhân gian, như tranh Đám cưới chuột, tranh Trạng chuột vinh quy, tranh Chuột múa rồng…Thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, vào dịp Tết Canh Tý 1960, một tờ báo Xuân tại Sài Gòn có bức tranh bìa vẽ một quả bí rợ bị một con chuột nhắt bò đến khoét thủng một lỗ. Tranh ngụ ý chế độ VNCH đang bị Việt Cộng phá hoại. Bộ Thông Tin thời đó đã cấm phát hành số báo Xuân ấy.
Nhân ngày đầu năm Tý, chúng tôi cũng có đôi dòng về con chuột hầu quý vị có vài phút vui xuân, gẫm xem năm mới này có vận may nào cho đất nước, cho dân tộc. Trong sấm ký của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về con chuột có viết:
Chuột sa chĩnh gạo nằm chơi.
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng.
Kính chúc dân tộc Lạc Hồng Năm Mới An Khang, Ấm no Hạnh phúc, Gặp toàn điều may mắn như “Chuột trắng trên cành lan”: có được cuộc sống Tự do Tôn Giáo, Tự do Ngôn luận, Nhân Quyền được tôn trọng… như thời Việt Nam Cộng Hoà tại Miền Nam mấy chục năm trước.
Tuổi Tý là con chuột nhà,
Chạy mút đầu xà, leo tận đòn giông.
Tuổi Tý là con chuột đồng,
Tha khoai ngậm lúa đem thồn xuống hang.
Tuổi Tý, con chuột cống lang,
Phá hại mùa màng cây trái nông gia.
Theo cách tính năm của người xưa, năm nay là năm Tý, năm cầm tinh con chuột. Hay nói cách khác, năm Tý được tổ tiên ta từ xa xưa đã dùng con chuột làm biểu tượng cho cả năm, bất cứ ai sinh ngày, tháng nào trong năm Tý, cũng đều mang tuổi Chuột.
Nhân ngày đầu năm Tý, người ta hay nói dăm ba chuyện về con chuột. Theo thông lệ đó, chúng tôi cũng sưu tầm được mấy chuyện chuột, kể hầu quý vị mua vui trong ngày Tết.
Con chuột đầu tiên
Các nhà nghiên cứu cho biết, chuột đã xuất hiện tại Á Châu, nơi con người sinh sống ngay từ thời cổ đại. Người thời đó đã đặt cho chuột cái tên bằng tiếng Phạn (Sanskrist) có nghĩa là “kẻ trộm”. Theo cổ tích Việt Nam, tiền thân của chuột là vị Thử Thần ở trên trời. Ngọc Hoàng phong cho chức Thiên khố giám, sai giữ kho nhà trời. Thời xuân trẻ Thiên khố giám là một vị quan thanh liêm, mẫn cán, làm việc rất ngăn nắp quy củ, không hề tơ hào một chút của kho nhà trời. Ngọc Hoàng tín cẩn thăng cho làm phò mã.
Từ ngày có gia đình, Thử Thần mới thấy thiếu trước hụt sau, lại được công chúa mách nước “của trời kho vô tận” có lượm hạt rụng hạt rơi nơi cái kho vô tận ấy cũng chả ai để ý. Từ đó, mỗi ngày Thử Thần lót túi một chút của kho trời. Cứ thế, cơ ngơi của quan Thiên khố giám ngày càng phình ra, ngày càng nguy nga đồ sộ.
Nhưng “trời có mắt” nên việc ấy Ngọc Hoàng cũng thấy, Ngài bèn đày Thử Thần xuống dương gian, cho làm một con vật mới. Để tránh không cho ăn cắp nữa, Ngọc Hoàng cho Thử Thần hoá thành một con vật nhỏ thó, có cái mõm chu ra cho bớt ăn, có đôi mắt lồi nhỏ cho bớt nhìn, lại thêm cái đuôi dài cho khó trốn, vì “giấu đầu hở đuôi” thì ai cũng biết.
Từ ngày trần gian xuất hiện con vật mới, đêm nào người ta cũng thấy mất lương thực. Họ đã thay nhau thức đêm canh rình tìm thủ phạm, sau mới biết là do một con vật nhỏ, có cái mõm chu, có đôi mắt lờ đờ như chột, chuyên mò mẫm đi ăn trộm. Người ta mới đặt tên cho con vật nhỏ đó là con chu-chột. Sau họ nói nhanh thì thành ra con chuột. Từ đó dương trần có thêm loài chuột.
Khai sinh của chuột cống
Các nhà khoa học đã phân biệt được hằng trăm loại chuột khác nhau. Người Việt Nam ta cũng đã liệt kê được đến hơn ba mươi loại chuột, gọi bằng tên khác nhau, trong đó có chuột cống. Chuột cống là loài chuột lớn hơn chuột nhà, chúng tìm nơi cống rãnh để ẩn nấp, sinh sống. Nhưng trong truyện Tống Trân - Cúc Hoa lại cho rằng chữ cống ấy là một sắc phong hàm cho chuột, coi chuột ngang hang với những nhà nho có bằng Hương cống, một học vị xưa gọi những người đã đậu kỳ Thi Hương.
Như vậy hẳn là chuột đã có công gì với Trạng nguyên Tống Trân?
Cúc Hoa nuôi Tống Trân ăn học. Khi Tống Trân thi đỗ Trạng nguyên, được vua chọn làm phò mã, Tống Trân từ chối vì tình yêu đã gắn bó với Cúc Hoa, công chúa thấy mình bị khinh mới xin vua cha bắt chàng làm con tin ở nước Tần cho bõ ghét. Thế là vợ chồng phải chia ly. Cúc Hoa ở nhà, chí tình suốt 10 năm, nuôi mẹ chồng, nhưng bị bố đẻ bắt về gả cho Đình trưởng. Hôm Đình trưởng đến đón dâu, trước khi định tuẫn tiết thờ chồng, Cúc Hoa có 8 nén vàng trao cho hai cô hầu gái đề lo hậu sự cho mẹ chồng, nhưng hai cô chia nhau. Không ngờ đêm đó, chuột tha 8 nén vàng ấy đem tới chỗ Tống Trân. Nhận ra đó là số vàng của vợ, Tống Trạng liền phong hàm cho chuột:
Trời sai đàn chuột xuống ngay,
Vàng kia tám lạng chuột nay tha liền.
Tha đến bên mình Trạng nguyên,
Vàng lại rơi xuống nhãn tiền lạ thay.
Trạng nguyên cầm lấy trên tay:
“Vàng này đích thật của rày vợ tao.
Chuột kia mày ở nơi nao,
Vàng này tám nén đưa tao chớ chày.
Ơn vua tao sống về đây,
Phong chức cho mày hương cống chuột kia.”
( truyện TT-CH ).
Chỉ riêng chuột cống, người ta còn phân biệt tới 120 loại. Dân gian không rõ loại chuột nào được phong hàm, nên cứ thấy con chuột nào to hơn thì gọi nó là chuột cống.
Chuột nghe nhạc
Thi sĩ Robert Browing xưa có một bài thơ nổi tiếng, bài đó thơ diễn tả một nhạc sĩ dùng tiếng sáo để điều khiển cả một đàn chuột. Thuở ấy, thành phố Hamelin Town bị chuột tấn công phá phách. Nhà chức trách lo sợ lũ chuột ấy lan truyền thành bệnh dịch hạch, nên lo bấn xúc xích. Chính quyền giệt chuột, dân chúng giệt chuột. Nhà nhà giệt chuột, người người giệt chuột mà cũng không xuể.
Trong thành phố có một nhạc sĩ nổi tiếng về tài thổi sáo. Như có một tiếng gọi đặc biệt, nhạc sĩ đó liền đem sáo ra công trường ngồi thổi. Tiếng sáo của ông cất lên vi vút véo von, đê mê huyền diệu làm tất cả chuột lớn, chuột nhỏ từ mọi xó xỉnh, ngóc ngách, hang cùng ngõ hẻm thành phố Hamelin Town, kéo đến công trường say mê nghe tiếng địch thiên thai đang réo rắt bổng trầm… Khi đàn chuột chen chúc nhau đen kín công trường, ông nhạc sĩ từ từ đứng dậy, miệng vẫn tiếp tục những âm điệu dìu dặt, trong trẻo, thanh thót vang lên theo từng bước chân ông, tiến ra bên bờ sông vắng ngắt…Đàn chuột khổng lồ bò theo trật tự như một đạo binh ào ạt diễn hành…Đến bờ sông, tiếng sáo bỗng đổi sang một nhịp khúc quân hành thôi thúc. Đàn chuột điên cuồng nhảy nhót, ào ào lao xuống sông…Dòng sông vẫn cuồn cuộn chày xuôi, đem hàng ngàn xác chuột ra khơi làm mồi cho cá biển.
Với thiên tài đem tiếng sáo ra giệt chuột có một không hai ấy, người nhạc sĩ đã được ông Thị Trưởng thành phố Hamelin hứa tặng một ngàn đôla (thời bấy giờ). Nhưng số tiền ấy quá lớn với một thành phố nhò, nên mãi mãi chỉ là lời hứa. Người nhạc sĩ tài ba ấy đã đem khả năng của mình ra giúp dân trừ chuột, làm tròn công việc trời giao phó.
Chuột trong văn chương
Trong văn chương bình dân, ai cũng thuộc lòng câu ca dao nói đến con chuột làm tổ mãi trên ngọn cau, mà phải đi mua mắm mua muối làm giỗ cho bố mèo. Nếu chịu khó tìm tòi chúng ta sẽ gặp rất nhiều thành ngữ người xưa đã đem con chuột ra ví von cho người đời suy gẫm.
Chẳng hạn: thường thì nhà lãnh đạo đề ra chương trình xây dựng đất nước lúc nào cũng thấy quy mô vĩ đại, đến lúc đem ra thực hành thì bị “rút ruột”, kết quả của việc xây dựng là:
Đầu voi đuôi chuột.
Hay là:
Trái núi đẻ ra con chuột.
Dĩ nhiên “kẻ rút ruột” lại hí hửng cho mình là gặp hên, giống như:
Chuột sa chĩnh gạo.
Chúng tin tưởng chẳng ai dám khui chuyện mờ ám của chúng, vì:
Hang hùm ai dám móc tay,
Chuột nào lại dám cắn dây buộc mèo.
Còn nhà chức trách thì cũng “ngậm miệng ăn tiền”, khui ra thì:
Ném chuột sợ bể đồ.
Ai ngờ đến khi chúng bị lột mặt nạ ra, lúc ấy ai cũng thấy rõ ràng là:
Cháy nhà ra mặt chuột.
Kẻ phạm pháp bị lôi ra tòa mới cảm thấy xấu hổ với cái dáng điệu:
Lấm lét như chuột ngày.
trông chúng quả là:
Lù đù như chuột chù phải khói.
Những kẻ tham nhũng như thế đều bị dân gian nguyền rủa:
Cha đời chuột nhắt nhà bay,
Tảng đá rơi xuống thì mày gẫy xương.
Người bình dân nói gẫy xương là còn có nghĩa đồng bào đấy, đúng ra là phải nát ra như cám. Nhưng nếu nó còn sống thì cũng trở thành tay trắng:
Vịt chê lúa lép không ăn,
Chuột chê nhà trống ra nằm bụi tre.
Đó là đem thành ngữ, ca dao xưa thích ứng với chuyện xảy ra hôm nay. Thời xưa cũng có những chuyện tiêu cực, nhưng thường chỉ xảy ra trong phạm vi nhỏ. Cổ văn có chuyện Trinh Thử bằng văn vần, mượn chuyện con chuột bạch để vinh danh phụ nữ thủ tiết thờ chồng nuôi con:
Khá khen chuột bạch trinh kiên,
Trăng hoa chẳng tưởng, giữ gìn tấm thân.
đồng thời lên án những ông chồng đào hoa bay bướm:
Như lòng chuột đực khá chê,
Toan đường quyến rũ, dạ mê đạo lành.
và phê phán những bà vợ hay ghen tương không suy nghĩ:
Khá chê chuột cái dại rồ,
Chồng đi hoa nguyệt chẳng cho được nào.
Nói đến văn chương chữ nghĩa về chuột thì con nhiều, nhưng xin quý vị quay lại với hiện tại, xem trong ca dao mới nói về con chuột.
Chuột trong ca dao mới
Ca dao là những câu văn vần được dân gian cảm hứng theo từng thời kỳ lịch sử dân tộc. Chẳng hạn, khi công chúa Huyền Trân hy sinh xả thân để mở rộng bờ cõi đất nước, phải kết hôn với vua Chàm, thì nhân gian đã có câu:
“Tiếc thay cây quế giữa rừng,
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo”.
Lịch sử Việt Nam hôm nay cũng đang hình thành những câu ca dao mới, nhằm đánh dấu giai đoạn hiện tại của đất nước. Điền hình như các cô thôn nữ nghèo khốn, phải bán mình cứu đói cho gia đình:
Con mèo xuống bếp tìm mồi,
Thấy con chuột nhắt đang ngồi thở than:
- Chị tôi đi lấy Đài Loan,
Bị lừa thành điếm, thân tàn tha phương.
Hoặc hoàn cảnh của những đồng bào bị cướp đất cướp nhà, mà công lý lại là công lý của bọn cướp, nên bà con phải vất vưởng nhiều năm trước cửa quyền, tìm mãi không thấy chiếc trống kêu oan mà gióng lên một hồi than oán, gặp được người giúp đỡ thì họ lại bị thộp cổ:
Con mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu xa gần?
- Chú chuột đi giúp người dân
làm đơn khiếu kiện, công an bắt rồi !!!
Chính vì cái chế độ độc đảng chuyên chính, không chấp nhận người có TÀI có ĐỨC ra giúp nước. Từ xa xưa, triều đình phong kiến còn mở các khoa thi để tuyển dụng nhân tài cho đất quốc gia. Nay thì “hồng hơn chuyên”, người tài giỏi mà không phải là đảng viên thì càng bị trù giập. Đảng coi mình là nhất, tự kiêu huênh hoang xưng mình là “đỉnh cao trí tuệ” nhưng lại chui ra từ cái hang Pắc-bó, làm cản ngăn đà tiến của dân tộc:
Lũ chuột xưa ở trong hang,
Bò ra phá hoại Việt Nam hoá nghèo.
Vì ca dao mới còn đang phát triển, chúng tôi chưa sưu tầm được nhiều, nên mời quý vị ghé qua Trung Hoa xem người xưa nói về chuột. Trong Kinh Thi, một trong Ngũ kinh do Đức Khổng Tử sưu tập, có bài thơ “Tướng Thử” nhận định về diện mạo con chuột, đã nói đến thử bì (da con chuột), bài thơ mang đại ý: đến như con chuột bé nhỏ như vậy mà còn có da, cho nên người ta cũng phải có lễ nghĩa:
Chuột còn có da, người ta phải có lễ.
Chuột ăn trộm
Chuột kia xưa ở nơi nao,
Bây giờ phá hại chúng tao thế này.
Từ khởi đầu, tên của chuột đã mang nghĩa là kẻ ăn trộm, nên bản chất của chuột là tìm đủ mọi cách để đạt được thực phẩm mà tự nó không sản xuất.
Vì chuột ban đêm xuất hiện để ăn trộm, nên người ta phải cất kỹ thực phẩm, Ấy thế mà chuột vẫn ăn trộm bằng những cách ta không ngờ tới. Dân quê Việt Nam xưa thường nhà nào cũng có lọ đựng mỡ nước. Mỡ này được thắng ra từ thịt mỡ lợn, thành chất lỏng đựng trong cái keo có nắp đạy cẩn thận, rồi đem cất ở chạn đựng thức ăn, để dành tra nấu. Đêm đến, một con chuột nhắt đánh được hơi mỡ, nó liền leo lên chạn, gác hai chân trước lên nắp keo mỡ, dùng răng khoét thủng một lỗ trên nắp keo, nó không thò mõm vào keo mỡ được, nên leo lên ngồi trên nắp keo mỡ, thòng đuôi xuống qua lỗ nắp thủng, khoắng vào keo cho mỡ dính đầy, chuột ta từ từ kéo đuôi lên, đưa vào mõm mút mỡ. Cứ thế…cho đến cang bụng!
Nhiều người còn kể chuyện chuột ăn cắp trứng gà. Chuyến ăn trộm này phải có hai con. Một con chuột nằm ngửa ôm trứng, con thứ hai cắn đuôi con ôm trứng lôi về hang: thế là gia đình nhà chuột có một bữa ăn linh đình bổ dưỡng:
Cắn đuôi tha trứng gần xa,
Chuột còn đoàn kết huống ta là người.
Tính ăn trộm của chuột từ xưa đã đi vào văn học Trung Hoa. Đời Tống bên Tầu có Binh Bộ Thượng Thư Tô Đông Pha, thuở còn nhỏ nhà nghèo, khi đi học thường mang mấy lát gừng trong túi xách, để phòng khi trái gió trở trời dùng gừng làm thuốc. Ác hại thay mấy lát gừng ấy bị chuột ăn cắp mất. Khi hắt hơi sổ mũi, Tô Đông Pha tìm gừng không thấy, mà lại thấy mấy viên cứt chuột. Biết là gừng bị chuột cuỗm mất. Tức khí, Tô Đông Pha làm bài phú kể tất cả những cái tinh quái của loài chuột. Bài văn nổi tiếng ấy là bài “Hiệt thử phú” mà nay nhiều người còn nhắc đến.
Chuột trắng trên cành lan
Chuột đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại. Con người đã bị chuột phá phách hết đời này đến đời khác, nên người ta đã có rất nhiều chuyện về con chuột. Ngay từ ngày còn nằm nôi ngủ võng, ai mà chẳng được nghe mẹ ru những câu ca dao về con chuột, lớn lên một tí thì được bà kể chuyện cổ tích, trong đó cũng có những chuyện chuột, khi đi học lại được thầy giáo dạy bài học lấy con chuột làm ngụ ngôn cho ta cách cư sử ở đời…
Chúng tôi tuy không có dịp đọc nhiều sách, nhưng cũng có thể kể được một số nhan đề các chuyện về con chuột. Chẳng hạn như: Chuột tỉnh chuột quê, Chuột nhắt và sư tử, Chuột và mèo, Mèo mắc lừa chuột, Chuột đeo nhạc cho mèo, Tinh con chuột, Đa đa và chuột, Chuột bạch và vợ chồng chuột chù, v.v… Chuột còn xuất hiện cả trong tranh nhân gian, như tranh Đám cưới chuột, tranh Trạng chuột vinh quy, tranh Chuột múa rồng…Thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà, vào dịp Tết Canh Tý 1960, một tờ báo Xuân tại Sài Gòn có bức tranh bìa vẽ một quả bí rợ bị một con chuột nhắt bò đến khoét thủng một lỗ. Tranh ngụ ý chế độ VNCH đang bị Việt Cộng phá hoại. Bộ Thông Tin thời đó đã cấm phát hành số báo Xuân ấy.
Nhân ngày đầu năm Tý, chúng tôi cũng có đôi dòng về con chuột hầu quý vị có vài phút vui xuân, gẫm xem năm mới này có vận may nào cho đất nước, cho dân tộc. Trong sấm ký của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về con chuột có viết:
Chuột sa chĩnh gạo nằm chơi.
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng.
Kính chúc dân tộc Lạc Hồng Năm Mới An Khang, Ấm no Hạnh phúc, Gặp toàn điều may mắn như “Chuột trắng trên cành lan”: có được cuộc sống Tự do Tôn Giáo, Tự do Ngôn luận, Nhân Quyền được tôn trọng… như thời Việt Nam Cộng Hoà tại Miền Nam mấy chục năm trước.
Bài nhạc: Tình Mẹ Cha như Trời Cao Biển Cả
Nguyễn Lê Hà
13:42 07/02/2008
Xuân Phong
Bùi Nghiệp
13:45 07/02/2008
XUÂN PHONG
Vật đổi sao dời!
Năm cùng tháng kiệt.
Xuân tiết gần sang,
Đông tàn sắp hết.
Cổ truyền cần tuân theo lệ, giấy rách phải giữ lấy lề.
Phong tục tốt hãy duy trì, cảo thơm nên soi chăm chút.
Sáng ba mươi:
Ra mộ địa thăm người đã khuất, dẫy cỏ mồ đắp đất gọn gàng.
Về gia trang bàn độc sửa sang, lau tượng ảnh khói nhang thành kính.
Giục con trẻ rắp răm theo lệnh, sẵn sàng ngay tàu chuối lá dong.
Thúc gia nhân gạo đỗ cân đong, chuẩn bị đủ nồi xoong củi lửa.
Mẹ ra chợ mua hàng sắm sửa, bánh mứt trà hoa qủa mười phần.
Cha ở nhà bàn bạc thôn lân, chọc tiết lợn chia phần làm cỗ…
Đêm trừ tịch:
Trời thanh lặng hằng hà tinh tú, Giải sông Ngân vũ trụ hiền hòa.
Đất bình yên vô số đơm hoa, dòng phúc ấm nhà nhà xum họp.
Nguyện trời đất ban ân sung túc!
Khấn gia tiên lộc phước thêm phần.
Phút giao thừa tiễn cựu nghinh tân!
Giờ canh tý khai xuân đón tết.
Ngày chính đán:
Mai vàng nở đúng ngày đúng tiết,
Ánh hồng dương tỏ rạng non sông.
Khai nén trầm hương!
Thắp đôi bạch lạp.
Người tăng tuổi tác,
Đất rộ hoa màu…
Ngẩng nhìn ra ngòai ngõ lao xao,
Quay mặt lại trong nhà nhộn nhịp.
Dâu rể lăng xăng, dọn cỗ sắp bàn tíu tít.
Cháu con nhảy nhót, xanh vàng hồng tía khoe nhau.
Chúc ông bà sống lâu, như bách tùng đại thụ!
Mừng mẹ cha phước thọ, tựa đông hải nam sơn.
Vợ chồng gắn bó keo sơn!
Con cháu đề huề hạnh phúc.
Khai cỗ đầu năm rượu cúc - bánh chưng - dưa hành - giò chả,
Nhâm nhi ngày tết chè sen – ngũ qủa – kẹo mứt –hạt dưa.
Bõ công một năm giãi nắng dầm mưa,
Phỉ mười hai tháng thức khuya dậy sớm…
Ra ngòai ngõ chào thăm hàng xóm,
Vào tư gia mừng tuổi láng giềng.
Tay bắt tay tâm sự hàn huyên,
Mặt mừng mặt nỗi niềm hoan hỷ.
Đầu thôn xã rộn ràng cờ xí, trống kèn vang mở hội kỳ lân!
Trong đình làng mở cuộc khai xuân, trai gái hội chen chân tấp nập.
Khai hạ:
Ba ngày tết chúc nhau thịnh đạt!
Một mùa xuân khởi sự an khang,
Phải chuyên cần làm lụng nông tang,
Lại chăm chỉ siêng năng khem khổ.
Nguyện trời đất phù trì bảo hộ!
Mong hiển linh tiên tổ ban ân!!
Lưu phúc lưu ân!
Vận hành khai thái.
Sài Gòn ngày 4/2/2008
Vật đổi sao dời!
Năm cùng tháng kiệt.
Xuân tiết gần sang,
Đông tàn sắp hết.
Cổ truyền cần tuân theo lệ, giấy rách phải giữ lấy lề.
Phong tục tốt hãy duy trì, cảo thơm nên soi chăm chút.
Sáng ba mươi:
Ra mộ địa thăm người đã khuất, dẫy cỏ mồ đắp đất gọn gàng.
Về gia trang bàn độc sửa sang, lau tượng ảnh khói nhang thành kính.
Giục con trẻ rắp răm theo lệnh, sẵn sàng ngay tàu chuối lá dong.
Thúc gia nhân gạo đỗ cân đong, chuẩn bị đủ nồi xoong củi lửa.
Mẹ ra chợ mua hàng sắm sửa, bánh mứt trà hoa qủa mười phần.
Cha ở nhà bàn bạc thôn lân, chọc tiết lợn chia phần làm cỗ…
Đêm trừ tịch:
Trời thanh lặng hằng hà tinh tú, Giải sông Ngân vũ trụ hiền hòa.
Đất bình yên vô số đơm hoa, dòng phúc ấm nhà nhà xum họp.
Nguyện trời đất ban ân sung túc!
Khấn gia tiên lộc phước thêm phần.
Phút giao thừa tiễn cựu nghinh tân!
Giờ canh tý khai xuân đón tết.
Ngày chính đán:
Mai vàng nở đúng ngày đúng tiết,
Ánh hồng dương tỏ rạng non sông.
Khai nén trầm hương!
Thắp đôi bạch lạp.
Người tăng tuổi tác,
Đất rộ hoa màu…
Ngẩng nhìn ra ngòai ngõ lao xao,
Quay mặt lại trong nhà nhộn nhịp.
Dâu rể lăng xăng, dọn cỗ sắp bàn tíu tít.
Cháu con nhảy nhót, xanh vàng hồng tía khoe nhau.
Chúc ông bà sống lâu, như bách tùng đại thụ!
Mừng mẹ cha phước thọ, tựa đông hải nam sơn.
Vợ chồng gắn bó keo sơn!
Con cháu đề huề hạnh phúc.
Khai cỗ đầu năm rượu cúc - bánh chưng - dưa hành - giò chả,
Nhâm nhi ngày tết chè sen – ngũ qủa – kẹo mứt –hạt dưa.
Bõ công một năm giãi nắng dầm mưa,
Phỉ mười hai tháng thức khuya dậy sớm…
Ra ngòai ngõ chào thăm hàng xóm,
Vào tư gia mừng tuổi láng giềng.
Tay bắt tay tâm sự hàn huyên,
Mặt mừng mặt nỗi niềm hoan hỷ.
Đầu thôn xã rộn ràng cờ xí, trống kèn vang mở hội kỳ lân!
Trong đình làng mở cuộc khai xuân, trai gái hội chen chân tấp nập.
Khai hạ:
Ba ngày tết chúc nhau thịnh đạt!
Một mùa xuân khởi sự an khang,
Phải chuyên cần làm lụng nông tang,
Lại chăm chỉ siêng năng khem khổ.
Nguyện trời đất phù trì bảo hộ!
Mong hiển linh tiên tổ ban ân!!
Lưu phúc lưu ân!
Vận hành khai thái.
Sài Gòn ngày 4/2/2008
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Xuân
Nguyễn Đức Cung
00:50 07/02/2008
NẮNG XUÂN - Tết Flowers
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Kính Chúc Qui Vị độc giả và Gia Quyến năm MậuTý An Bình, Hạnh Phúc, Vạn Sự Như Ý.
Cầu Chúc dân tộc Việt hưởng một mùa xuân trong Thanh Bình, Ấm No và Công Lý.
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền