Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 10 tháng 2: Kính Thánh Scholastica
PhóTế Huỳnh Mai Trác
05:54 10/02/2008
“Tôi cầu xin Thiên Chúa của tôi, và Người đã nhậm lời tôi.”
Người phụ nữ thánh thiện này sinh năm 543, là chị em song sinh cuả thánh Benedict, người sáng lập chế độ tu viện. Kiến thức của chúng ta về câu chuyện của thánh nữ này dựa trên hai chương sách do thánh Gregory the Great viết về cuộc đời danh tiếng của thánh Benedict.
Ðược biết thánh nữ Scholastica đi tu hồi còn nhỏ tuổi, rồi giữ chức Mẹ Bề Trên của một nữ tu viện ở cách xa tu viện của em bà 5 dặm tại Monte Cassino. Thánh Gregory chỉ đề cập nhiều về những ngày cuối đời của thánh nữ. Câu chuyện mô tả mối liên hệ thân yêu tuy có phần tranh đua yêu mến Chúa giữa hai anh chị em ruột thịt này. Quan trọng hơn cả là mối tương quan này tạo thành một ngụ ngôn tinh tế về quyền lực và nhân đức yêu thương đối với việc nghiêm nhặt giữ luật dòng tu.
Hầu như Thánh Benedict và chị mình có thói quen mỗi năm đến thăm nhau một lần tại một nơi ở giữa hai tu viện. Ở đó hai chị em cùng nhau cầu nguyện và trao đổi các vấn đề thiêng liêng. Có một năm như thường lệ, các ngài đang bàn bạc thì trời đổ tối, thánh Benedict vội vã ra về nhưng bà chị năn nỉ ở lại để cùng nhau bàn đến niềm an vui ở trên Thiên đàng.
Thánh Benedict chối từ viện lẽ phải giữ luật dòng. Bà chị lặng thinh và cúi đầu cầu nguyện, tức thì sấm chớp nổi lên và mưa bảo đổ xuống ào ào nên Thánh Benedict đành ở lại và hoảng hốt thốt lên: “Xin Chúa giữ gìn chị con, Chị làm sao thế?" Thánh Scholastia đơn sơ trả lời: “Chị cầu khẩn em mà em đã từ chối, nhưng Chúa đã nhậm lời cầu xin của chị.”
Và hai chị em lại cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm về đời sống thiêng cho tới sáng và Thánh Gregory cho biết là lòng yêu mến Chúa của bà chị lần này đã làm cho thánh Benedict phải phục tùng.
Ðây là chuyến gặp gỡ cuối cùng. Ba ngày sau, khi đang cầu nguyện trong phòng tu nhỏ thì thánh Benedict có thị kiến là linh hồn chị mình như hình chim bồ câu trắng bay bổng lên trời. Thánh Benedict liền sai các đan sĩ đến ngay tu viện của bà. Ðến nơi thì bà đã chết đúng như thị kiến của thánh Benedict. Họ liền mang xác bà về và chôn vào huyệt mộ dành sẵn cho thánh Benedict. Với thời gian, cuối cùng thánh Benedict lại được hẹn gặp lại với chị mình và không bao giờ còn rời nhau nữa trên nước Thiên đàng.
Người phụ nữ thánh thiện này sinh năm 543, là chị em song sinh cuả thánh Benedict, người sáng lập chế độ tu viện. Kiến thức của chúng ta về câu chuyện của thánh nữ này dựa trên hai chương sách do thánh Gregory the Great viết về cuộc đời danh tiếng của thánh Benedict.
Ðược biết thánh nữ Scholastica đi tu hồi còn nhỏ tuổi, rồi giữ chức Mẹ Bề Trên của một nữ tu viện ở cách xa tu viện của em bà 5 dặm tại Monte Cassino. Thánh Gregory chỉ đề cập nhiều về những ngày cuối đời của thánh nữ. Câu chuyện mô tả mối liên hệ thân yêu tuy có phần tranh đua yêu mến Chúa giữa hai anh chị em ruột thịt này. Quan trọng hơn cả là mối tương quan này tạo thành một ngụ ngôn tinh tế về quyền lực và nhân đức yêu thương đối với việc nghiêm nhặt giữ luật dòng tu.
Hầu như Thánh Benedict và chị mình có thói quen mỗi năm đến thăm nhau một lần tại một nơi ở giữa hai tu viện. Ở đó hai chị em cùng nhau cầu nguyện và trao đổi các vấn đề thiêng liêng. Có một năm như thường lệ, các ngài đang bàn bạc thì trời đổ tối, thánh Benedict vội vã ra về nhưng bà chị năn nỉ ở lại để cùng nhau bàn đến niềm an vui ở trên Thiên đàng.
Thánh Benedict chối từ viện lẽ phải giữ luật dòng. Bà chị lặng thinh và cúi đầu cầu nguyện, tức thì sấm chớp nổi lên và mưa bảo đổ xuống ào ào nên Thánh Benedict đành ở lại và hoảng hốt thốt lên: “Xin Chúa giữ gìn chị con, Chị làm sao thế?" Thánh Scholastia đơn sơ trả lời: “Chị cầu khẩn em mà em đã từ chối, nhưng Chúa đã nhậm lời cầu xin của chị.”
Và hai chị em lại cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm về đời sống thiêng cho tới sáng và Thánh Gregory cho biết là lòng yêu mến Chúa của bà chị lần này đã làm cho thánh Benedict phải phục tùng.
Ðây là chuyến gặp gỡ cuối cùng. Ba ngày sau, khi đang cầu nguyện trong phòng tu nhỏ thì thánh Benedict có thị kiến là linh hồn chị mình như hình chim bồ câu trắng bay bổng lên trời. Thánh Benedict liền sai các đan sĩ đến ngay tu viện của bà. Ðến nơi thì bà đã chết đúng như thị kiến của thánh Benedict. Họ liền mang xác bà về và chôn vào huyệt mộ dành sẵn cho thánh Benedict. Với thời gian, cuối cùng thánh Benedict lại được hẹn gặp lại với chị mình và không bao giờ còn rời nhau nữa trên nước Thiên đàng.
Đổ lỗi quanh quẩn!
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
08:12 10/02/2008
Đổ lỗi quanh quẩn
Bóng thời gian, Nguyễn Trung Tây |
— Không phải em. Tại con Theresa, tại thằng Cameron. Nó giật tóc em. Nó đánh em. Không phải tại em.
Suy Niệm
Trong đời sống hằng ngày, tình trạng đổ lỗi cho người khác cũng không phải là trường hợp hiếm hoi. Tại vì họ, tại vì người ta, đời sống của tôi mới cực khổ, cực nhọc, mới lận đận, mới tha phương cầu thực. Đúng, bạn hoàn toàn đúng. Bạn không sai, bởi vì chính những người đó cũng có liên hệ ít hay nhiều, trực tiếp hay là gián tiếp vào đời sống của mình. Cho nên ngày hôm nay chúng ta mới lận đận, gian nan cực khổ. Nhưng không ai ép buộc được chúng ta làm những điều mà không ai muốn làm. Không ai ép được bà Evà giơ tay hái trái cấm. Không ai bắt ông Adam phải ăn trái cấm (Sáng Thế Ký 3:6). Nhưng khi bị Chúa chất vấn, cả ông và bà đều đổ trách nhiệm cho người thứ hai....
Đã rất nhiều lần đọc lại đoạn Kinh Thánh ở trên, tôi đặt vấn đề, nếu thay vì đổ lỗi quanh quẩn cho nhau, cả hai ông bà đều biết mở miệng xin lỗi Thiên Chúa, không biết chuyện gì sẽ xảy ra đây?
Trong tâm tình thống hối, chấp nhận lỗi lầm của chính mình, xin được giới thiệu tới độc giả CD Con Người Mới trong Mùa Chay: Chấp Nhận và Hy Vọng bàn về hai khái niệm, Chấp Nhận và Hy Vọng. Mời bạn lắng nghe CD Con Người Mới Trong Mùa Chay để biết thế nào là chấp nhận? Thế nào là hy vọng? Đặc biệt, CD Chấp Nhận và Hy Vọng cũng bàn đến khái niệm Hòa Giải Với Chính Mình và Hy Vọng hai khái niệm có khả năng chữa lành những vết thương trong tâm hồn của nhiều người…
Mời lắng audio file CD Con Người Mới Trong Mùa Chay www.nguyentrungtay.com
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Từ Bài 31 đến Bài 40
J.B. Đặng Minh An dịch
15:49 10/02/2008
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ là tuyển tập 40 bài Suy Niệm trong Mùa Chay dịch từ tạp chí The Word Among Us do Catholic News Service (Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ) chủ xướng. Tạp chí này chuyên đăng những bài thuyết giảng của các linh mục và Giám Mục Hoa Kỳ. Bạn có thể mua dài hạn tạp chí này tại địa chỉ http://www.wau.org. Tại địa chỉ này cũng có những bài có thể download xuống.
40 bài tĩnh tâm này đã được đăng trong Mùa Chay 2002. Nay theo yêu cầu của quý cha và anh chị em, VietCatholic xin đăng lại với hy vọng loạt bài tĩnh tâm 40 ngày này sẽ mang lại những ơn ích thiêng liêng cho chúng ta trong hành trình Mùa Chay Thánh 2008 này.
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 31
Trong nhiều bài đọc sắp sửa vào tuần Thánh, chúng ta thấy Chúa Giê-su tuyên bố Ngài là Con Thiên Chúa và bị các Thượng Tế đi đến quyết định tìm giết Ngài. Trong nhãn quan của họ, Chúa Giê-su là người phạm thượng. Ðể tự bào chữa cho mình, Chúa Giêu Su đã chỉ về Chúa Cha là Ðấng đã sai Ngài. Ngài thách đố với những người đối nghịch, nếu không thể chấp nhận lời của Ngài thì ít ra hãy nhận ra những việc Ngài làm.
Thánh Gioan thường diễn tả kẻ thù của Chúa Giê-su là người "Do Thái". Dĩ nhiên, phần lớn những nhân vật trong các sách Phúc  là người Do Thái- Chúa Giê-su, mẹ Ngài, các môn đệ của Ngài, nhiều người chấp nhận Ngài, nhiều kẻ khước từ Ngài. Nhưng Thánh Gioan thường dùng thuật ngữ "Người Do Thái" để chỉ cách đặc biệt tới các vị thượng tế là người chống đối Chúa Giê-su. Rất tiếc, những câu của Thánh Gioan về sự đối nghịch hung tợn của "người Do Thái" đối với Chúa Giê-su, đôi khi được coi là một trình bày tiêu cực đối với tất cả người Do Thái. Qua bao nhiêu thế kỷ, hình ảnh bị xuyên tạc đã được dùng để bào chữa cho phong trào bài Do Thái- đôi khi đưa hậu quả nghiêm trọng.
Công Ðồng Vaticanô 2 và các Giáo Hoàng trong các thời kỳ gần đây đã cố công chỉnh đốn sự hiểu lầm này và cổ võ kính trọng tới người Do Thái, cả về cá nhân lẫn thập thể. Năm Thánh 2000, khi Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị tông du Thánh Ðịa, trong lễ tưởng niệm Người Do Thái bị tàn sát, Ngài đã tuyên bố: "Tôi đảm bảo với người Do Thái rằng Giáo Hội Công Giáo. ... buồn sâu xa do sự hận thù, những hành động tàn sát và biểu lộ phong trào bài Semit nhắm trực tiếp tới người Do Thái của các Kitô hữu tại bất cứ thời nào và bất cứ nơi nào.
Cũng tương tự như vậy Ðức Giáo Hoàng đã chủ sự buổi cầu nguyện đại kết xin tha thứ tại Vatican vào năm Thánh 2000. Ngài nói lên vai trò của tổ phụ Abraham là cha của đức tin của mọi Kitô hữu, cùng với sự kiện là nhiều Kitô hữu đã gây đau khổ cho con cháu Abraham. Trong lời cầu nguyện, Ngài "xin Chúa sự thứ tha", "chúng con ước nguyện tự cam kết để có tình anh em chân thật với con người của giao ước".
Người Do Thái vẫn luôn là người được Thiên Chúa tuyển chọn. Thiên Chúa sẽ không rút lại giao ước và lời chúc lành của Ngài trên họ. "Quả thế, khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý" (Rm 11:29). Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa để liên kết mọi tâm hồn Kitô hữu và các người Do Thái tại mọi nơi được tình anh em chân thật.
"Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng con vì những đường lối khiến cho các thành kiến đột nhập vào tâm khảm chúng con. Xin cho chúng con biết gieo tình thương vào nơi oán thù, biết xây dựng tình anh em vào nơi chia rẽ giữa tất cả người Do Tháo và Kitô hữu".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 32
Thật không đáng mỉa mai sao, khi món quà sự sống của Chúa Giê-su đã trở thành như chất xúc tác để dẫn đến chính cái chết của Ngài? Những tin loan đi về sự phục sinh của Lazaro từ cõi chết đã khiến cho Hội đồng công nghị Do Thái quyết định phải giết Chúa Giê-su (Ga 11: 45-53). Và như thế, giai đoạn được sắp xếp để màn bi kịch được phơi bày tại Giê-ru-sa-lem.
Thật thế, ngay cả với tên chỉ điểm để bắt người, Chúa Giê-su đã biết những tiến trình này nằm trong chương trình của Thiên Chúa đã sửa soạn qua hàng thế kỷ. Những tình tiết cuối cùng đang xảy ra. Thời giờ đã đến để chương trình Thiên Chúa được hoàn thành. Còn một thời gian ngắn, Chúa Giê-su sẽ "quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối" (Ga 11:52). Ngay cả ông Cai-pha, thượng tế của dân Do Thái, đã nói tiên tri một cách vô tình nhưng thật chính xác khi tuyên bố "các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt."(Ga 11:50).
Chương trình của Thiên Chúa trong lúc này thật tỉ mỉ làm sao! Ngay từ ban đầu cho những biến cố nhân loại khi ông bà nguyên tổ đã sa vào tội lỗi, Ngài đã cho biết ý định đầu tiên của Ngài khi nói về dòng giống của E-và sẽ đánh đầu con rắn (St 3:12-15). Thời gian trôi qua, Thiên Chúa đã nói qua nhiều ngôn sứ khác nhau về "Ðấng được xức dầu" (Is 61:1-2), một người tôi trung chịu đau khổ có vẻ bí ẩn" (Is 42:1-9) là "Người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm. .... như chiên bị đem đi làm thịt" (Is 53:5,7). Bây giờ thời gian hoàn thành đã đến, và kẻ hành hạ Chúa Giê-su là chính những người phát động những biến cố mà chúng ta sẽ làm sống lại trong Tuần Thánh sắp tới.
Khi bạn nhìn lên một cây thập giá, bạn thấy gì? Tột điểm của chương trình Thiên Chúa hứa, được hoàn thành cách đây đã lâu phải không? Công việc của Chúa Cha yêu thương là Ðấng đã hành động trong thời gian rất dài để mang bạn trở về với Ngài không? Hay chỉ là một người đàn ông tốt lành chết yểu? Qua cây thập tự, cả thế giới đã được cứu rỗi. Mỗi con người nam và nữ được mời gọi để cảm nhận tình liên kết thân mật với Thiên Chúa. Chúa ta hãy hướng nhìn lên thập giá mỗi ngày trong tuần này và xin Chúa Thánh Linh mở rộng tầm mắt chúng ta.
"Lạy Cha, thật diễm phúc dường bao con được hưởng hồng ân cứu độ của Chúa! Xin cảm tạ Chúa vì đã không bỏ rơi con trong lúc con phạm tội nhưng sai Người Con của Chúa đến cứu chuộc con trên thập giá".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 33
(Trích từ bài giảng của Thánh Leo Cả).
Dù sang, dù hèn đến đâu, không người nào bị chối từ chia sẻ vinh quang của thập giá. Máu Thánh Ðức Kitô đã dập tắt lưỡi gươm nóng đỏ đang canh giữ đường đến cây trường sinh (St 3:24). Ðêm đen tội lỗi xưa được nhường chỗ cho ánh sáng chân thật, và người Kitô hữu được mời gọi chia sẻ sự giàu sang nơi thiên đường. Tất cả những ai được tái sinh, đều có con đường mở ra trước mặt dẫn về quê hương, từ nơi mà họ đã bị lưu đầy.
Lòng sùng kính thật sự vì sự thương khó của Chúa có nghĩa là hướng tâm hồn chúng ta lên Chúa Giê-su bị đóng đinh và nhận ra nơi Ngài bản tính nhân loại của chúng ta. Là Thiên Chúa, Ngài đã mang lấy bản tính nhân loại chúng ta để nên dấu chỉ Ngài rất yêu thương thế gian và không để người nào không được hưởng lòng xót thương của Ngài.
Ai không thể nhận ra Chúa Kitô đã mang chính bản tính yếu đuối? Ai sẽ không nhận ra Ðức Kitô cùng ăn uống và ngủ nghĩ, cùng có nỗi buồn và rơi lệ vì tình thương là những tiêu chuẩn bản tính của một người nô lệ? Ðó không phải là bản tính của một người nô lệ đã mang vết thương thời tiền sử được chữa lành và được tẩy sạch sự ô nhục của tội lỗi sao?
Thân xác nằm bất động tại ngôi mộ là của chúng ta. Thân xác được sống lại vào ngày thứ ba là của chúng ta. Thân xác được lên ngự bên hữu Ðức Chúa Cha là của chúng ta. Nếu chúng đi theo đường lối của huấn lệnh Ngài, và không xấu hổ nhận thức với một thân xác tầm thường, Ngài đã trả giá để cứu độ chúng ta, chúng ta cũng sẽ sống lại để chia sẻ vinh quang của Ngài. Lời hứa đã được ứng nghiệm: "Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời"(Mt 10:32).
"Lạy Chúa Cha toàn năng của Chúa Giê-su Ki-tô chúng con, Cha đã gởi Con Cha được sinh ra bởi người phụ nữ và chết trên cây thập giá, để qua sự vâng phục của một người, sự bất hòa được hủy đi cho mọi người. Xin hướng dẫn trí lòng con bằng chân lý của Cha và củng cố đời sống chúng con bằng bài học qua cái chết của Người, để chúng con luôn sống kết hiệp với Cha trên thiên quốc Cha đã hứa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 34
Có lẽ còn nhiều đoạn văn khác trong Cựu Ước, "Bài Ca Người Tôi Trung" cho chúng ta một thoáng nhìn về con người của Chúa Giê-su. Khi những đọan văn này được viết lần đầu tiên, "Người Tôi Trung" được coi là chính Is-ra-el, bị đàn áp và bị lưu đầy nhưng báo trước một đáp đền trong vinh quang. Tuy nhiên, Giáo Hội cũng xem những đoạn này là những lời tiên báo về Chúa Giê-su, Người tôi trung thiện hão của Thiên Chúa.
Trong bài thứ nhất, chúng ta thấy Ðấng Messiah hứa thiết lập công lý trên địa cầu (Is 42:3-4). Chúa Giêsu đã thực hiện điều này không phải bằng cơn thịnh nộ hay hủy diệt báo thù nhưng với lòng kiên nhẫn, thủy chung và dịu dàng.
Khi đối diện với tội lỗi con người, Chúa Giê-su không bao giờ chửi rủa. Ngài không bao giờ chịu "yếu hèn" hay "chịu phục" (Is 42:4) bởi đối phương- ngay cả sự thiếu lòng tin của các môn đệ Ngài. Ngài đơn sơ tiếp tục tha thứ và chữa lành. Ngài không giày xéo ước muốn tự do con người. Ngài không cưỡng ép hay mánh khóe vận động bắt chúng ta chấp nhận Ngài. Thay vào đó, Ngài dành cuộc đời Ngài rao giảng và chữa lành, dạy dỗ và tha thứ, cho tới thời gian cuối cùng của cuộc đời Ngài hy sinh trên thập tự.
Chúa Giê-su luôn luôn làm chủ. Ngài là Ðấng không hề nao núng trong mục đích của Ngài bởi thiếu lòng tin, giận dữ, ngay cả sự chối từ của những người bạn gần gũi nhất. Ngài tiếp tục dâng hiến cho chúng ta tình yêu và lòng tha thứ.
Ngài không ngạc nhiên trước sự thầm kín đen tối của chúng ta, những tội lỗi điên rồ của chúng ta không làm Ngài nổi giận. Ngài sẽ không lên án hay nguyền rủa. Ngài sẽ không bẻ gãy cây sậy bị giập hay dập tắt ngọn bấc đang cháy sáng. Như những gì Ngài đã làm cách đây hai ngàn năm và ngay đến hôm nay Ngài cống hiến sự tha thứ và tự do.
Như chúng ta đang bước vào Tuần Thánh, tại sao không giải quyết sổ sách kế toán của bạn với Thiên Chúa cách rõ ràng? Nếu bạn chưa đi xưng tội, hãy vận dụng thời gian ân sủng này đã tìm sự thứ ta của Thiên Chúa. Hãy đến với Ngài và để Ngài đem đến sự công chính trong tâm hồn bạn.
"Lạy Chúa Giê-Su, con ăn năn về những tội con. Tin tưởng trong tình yêu của Chúa, con xin Chúa tha thứ và thương xót. Xin hãy đến, Lạy Chúa và thiết lập sự công chính và hòa bình của Chúa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 35
Chúa Giêsu là ai mà đã bị đóng đinh vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và sống lại vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh? Ðây là một câu hỏi đáng được chất vấn mỗi ngày khi chúng ta đến cầu nguyện gần Ngài. Mỗi lần chúng ta tìm câu trả lời, Chúa Thánh Linh sẽ dẫn ta vào mầu nhiệm Chúa Kitô và tỏ ra nhiều hơn nữa cho chúng ta. Tuy nhiên, thường khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta thường giới hạn Chúa Giê-su theo trí của ta khi nghĩ về Người. Tuy nhiên, Bài Ca Người Tôi Trung trong sách Isaiah, có thể cho chúng ta thoáng thấy tiên báo về Chúa Giê-su và nâng tâm trí chúng ta vào mầu nhiệm Ngôi Lời làm người, và chịu đau khổ vì chúng ta.
Giê-su là ai? Người là tôi tớ Thiên Chúa được sai đến để hoàn tất mọi niềm hy vọng cho Is-ra-el. Ngài liên kết với dân Thiên Chúa được tuyển chọn đến độ Ngài mang tên của họ, Is-ra-el (Is,49,3). Ngài được ẩn dấu trong "ống tên" của Chúa Cha (Is 49:2). Và khi đến thời thuận tiện, Ngài tự tỏ mình ra cho Is-ra-el và cống hiến cho họ sự chia sẻ vinh quang của Chúa Cha.
Giê-su là ai? Ngài không chỉ hoàn thành lời hứa đã lâu là khôi phục Is-ra-el, Ngài còn là "ánh sáng muôn dân" để đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất (Is 49:6). Tình yêu Thiên Chúa quá cao cả vì sự sáng tạo để Ngài trở thành người mang sự cứu độ đến tận cùng trái đất. Qua Chúa Giê-su, mỗi người trên thế giới giờ đây được mời gọi đi vào giao ước với Thiên Chúa.
Ðiều này nghe có vẻ thần học, nhưng bạn có tin rằng Thiên Chúa đã tự kết liên với bạn không? Bạn có tin rằng giao ước tình yêu mà Ngài dành cho bạn quá mạnh mẽ đến đỗi không thể phá vỡ trừ khi chính bạn muốn chọn không?
Không có gì mà Chúa Giê-su không thể làm cho bạn? Bạn có những ký ức đau buồn không? Ngài sẽ cất khỏi những day dứt của chúng bằng cách dẫn bạn qua từng bước chữa lành và tha thứ. Người được yêu đang đau khổ vì khủng hoảng đức tin chăng? Ngài sẽ lôi kéo bạn về phía Ngài khi bạn cầu nguyện, phục vụ và nhẹ nhàng đưa tay ra với những lời khuyến khích và hy vọng. Ðó là con người của Chúa Giê-su. Không một ai có quyền năng cứu rỗi hơn Ngài.
"Lạy Chúa Giê-su, con xin phó thác cho sự khôn ngoan và tình yêu của Chúa. Nhờ Chúa Thánh Linh, con muốn khước từ sự giúp đỡ chỉ dựa trên sự khôn ngoan con người. Lạy Chúa, con tin vào quyền cứu rỗi của Chúa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 36
Thật lạ lùng bài thơ ngôn sứ diễn tả chi tiết cuộc đời Chúa Giêsu- đặc biệt trong sự thương khó của Ngài. Ðoạn sách tiên tri Isaia (50:4-9) tổ điểm một hình ảnh sinh động về sự chịu đựng của Chúa Giêsu và sự đơn độc đối phó để hoàn thành sự vụ của ngài trong một thế giới đang ra sức chống đối Ngài.
Tuy nhiên, đối với Chúa Giê-su, đau khổ và chịu đựng nhân danh Thiên Chúa không phải là điều lạ thường. Ðoạn văn này cũng diễn tả tình trạng thử thách gay go mà các tiên tri phải chịu đựng để loan báo lời của Thiên Chúa cho Is-ra-el. Vì chứng từ của họ, Jeremiah, Ezekiel, Amos và nhiều vị khác đã chịu nhiều đau khổ do bàn tay của chính dân riêng các Ngài.
Tiên tri Jeremia, chẳng hạn, đã bị ném vào bùn đất, bị bỏ trong lu với hy vọng là Ngài sẽ chết đói. Ngài được cứu nhưng sau đó bị bắt cóc và giao cho Ai Cập. Còn tiên tri Elijah thì luôn bị đe dọa bị xử tử bở Hoàng Hậu Jezebel. Ngay cả tiên tri Ezekiel, cũng phải sống với những người Do Thái bị lưu đầy ở Babylon, là nơi bị xã hội ruồng bỏ.
Những gì nổi bật trong sự đau khổ của Chúa Giêsu tương phản với các tiên trì này là sự sẵn sàng chấp nhận những lời tố cáo như thế. (Is 50: 5-6). Linh cảm bởi tình yêu, Chúa Giê-su đã tự chọn hiến mạng sống để mang lại tự do cho chúng ta. Ngài đã biết trước Ngài sẽ chịu cảnh ngược đãi, đánh đập và chịu chết, nhưng Ngài vẫn tiến tớ. Hoàn toàn mang thân phận con người, chịu đựng đau đớn về thể xác và tâm hồn, Chúa Giê-su đã nộp mình cho những người tố giác Ngài (Is 50:6). Người vô tội chết thay cho người có tội, người tín hữu chết cho người ngoại giáo.
Ngày mai, chúng ta bắt đầu Tam Nhật Thánh, ba ngày lễ quan trọng cho sự cứu chuộc chúng ta. Trong những ngày này, chúng ta sẽ tưởng niệm sự đau khổ mà Chúa Giê-su đã hiến cho mỗi người được sinh ra con đường trở về với Thiên Chúa khỏi tình trạng lưu đày của tội lỗi. Trong các bài phụng vụ, chúng ta sẽ làm sống lại biến cố xảy ra trong những giờ cuối cùng của Chúa Giêsu và mở ra chương trình cứu độ của Thiên Chúa mà Chúa Giê-su đã tự nguyện chấp nhận. Hãy dành ngày hôm nay để suy tư về Chúa Giê-su, tôi tớ Thiên Chúa đã tự hiến mình cho quân dữ. Hãy ca ngợi tự đáy lòng khi chiêm ngưỡng Ðức Vua Messiah chịu đau khổ của chúng ta.
"Danh Ngài thật diễm phúc, lạy Chúa Giê-su. Vì sự chết và sống lại của Chúa, Chúa đã đổ trên chúng con mọi ân sủng thần linh trên thiên quốc. Chúng con tuyên xưng Chúa là Ðấng Chúa Cha yêu thương, Con Thiên Chúa và Ðấng được xức dầu. Xin danh Chúa được tán dương đến muôn đời".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 37
Thứ Năm Tuần Thánh.
Hôm này bắt đầu Tam Nhật Tuần Thánh, ba ngày để chúng ta làm sống lại qua đức tin và phụng vụ nhắc lại sự khổ nạn cứu độ chúng ta. Ðặc biệt hôm nay là một ngày với đầy những biểu trưng và những điệu bộ nói lên một cách hùng hồn về lòng thương xót và tình yêu được nở rộ vào cuộc đời chúng ta.
Kể lại hành động Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đồ của Ngài, Thánh Gioan đã cho chúng ta thấy hình ảnh toàn bộ sứ điệp Tin Mừng. Con Thiên Chúa, hoàn hảo, trong sạch và thánh thiện, không chỉ nhập thể làm người nhưng còn đóng vai một người tôi tớ để tẩy sạch và đổi mới chúng ta. Ngài tự khiêm hạ để chúng ta được nâng lên. Ngài nhận chức vụ thấp hèn nhất, là cái chết như một tội phạm, để chúng ta được thừa hưởng thiên quốc. Còn bài ca ngợi nào có thể nói lên tình yêu như thế? Liệu chúng ta phải đền bù lại món nợ ấy thế nào?
Sau khi rửa chân cho các môn đồ, Ngài vẫn chưa coi là đủ, Chúa Giêsu đã tiến thêm một bước nữa bằng cách hiến chính thân và máu Ngài cho chúng ta. Nếu như cử chỉ thứ nhất loan báo trước về sự hy sinh tình yêu mà Ngài sẽ dành cho chúng ta, thì cử chỉ thứ hai này thật sự mời gọi chúng ta đồng tham dự vào sự cứu chuộc. Khi nói "Hãy nhận lấy mà ăn, hãy nhận lấy mà uống" Chúa Giê-su đang kêu gọi chúng ta đồng hành với sự chết và phục sinh của Người. Ngài đang mời gọi chúng ta hãy từ bỏ tội lỗi và để đời sống của Ngài trở thành đời sống trong chúng ta. Ngài để chúng ta tự do lựa chọn. Liệu chúng ta sẽ hưởng lấy sự tốt lành của Người, hay là chúng ta vẫn tự mãn và sống cô lập khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong những ngày đời của chúng ta?
Ðây là ngày nhắc lại sứ điệp căn bản của Tin Mừng. "Ðức Giê-su biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa" (Ga 13:3). Chúa Giê-su hiến đời Ngài trên Thánh Giá để nên lễ hy sinh hòa giải vì chúng ta. Ngài đã chết cho cái chết mà lẽ ra chúng ta phải chết. Cái chết của Ngài đã tiêu diệt bản tính sa ngã của chúng ta và để chúng ta có thể sống lại với Người trong cuộc sống mới. Bạn có nhận ra Ngài đã hiến cuộc đời Ngài cho bạn không? Bạn có để cho Ngài rửa chân bạn- giải thoát bạn khỏi tội và biến đổi tâm hồn bạn không?
"Lạy Chúa Giêsu, thật bàng hoàng để Chúa tự hạ rửa chân con và hiến mình Ngài vì tội con! Xin rửa tâm hồn con mọi cản trở để tình yêu Chúa ngự trong con".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 38
Thứ Sáu Tuần Thánh.
Thật đau buồn khi tưởng niệm những biến cố ngày hôm nay, một ngày cử hành long trọng. Vì chúng ta không thể nghĩ về thánh giá nếu không hồi tưởng lại những gì về sự chết của Chúa Giê-su đã hoàn thành vì chúng ta. Chúa Giê-su Ki-tô, vị thượng tế cao cả, đã biết đến sự yếu hèn của chúng ta nên đã tận hiến hy sinh trọn vẹn vì tội chúng ta. Cái chết của Người là sự giải hoà chúng ta với Thiên Chúa. Thánh Giá Ngài là nhịp cầu bắc qua vực thẳm bị khắc sâu bởi tội, đặt chúng ta vào cõi chết vì chống lại Thiên Chúa và kết hiệp chúng ta một lần nữa với tình yêu thương của Chúa Cha. Trên chiếc cầu này, xin cho chúng ta cùng với Chúa Giê-su đi qua cõi chết để vào cõi trường sinh.
Chúa Giê-su là Ðấng hoàn tất mọi lời tiên tri, lời hứa và ý định của Chúa Cha. Thánh Giá Ngài là nơi gặp gỡ của sự công bằng và lòng thương xót, của sự phán xét và quyền tối thượng. Không có thánh giá sẽ không có sự cứu độ, không có giáo hội, không có sự tha thứ, không có hòa giải, không có hy vọng. Mọi sự là trung tâm điểm nơi sự chết và phục sinh của Người.
Thánh giá, là trung tâm đời sống của Chúa Giê-su, cũng có nghĩa là trung tâm đời sống chúng ta nữa. Mọi chúc lành chúng ta nhận nơi Thiên Chúa, mọi bài học Ngài dạy chúng ta, mọi ân sủng Ngài ban cho chúng ta để lánh xa đời sống cũ; tất cả có nghĩa là mang chúng ta lại gần đến cây thánh giá ban sự sống. Mọi biến cố trong cuộc đời chúng ta là một cơ hội để tiến bước tới thập giá.
Mọi hành động yêu thương đối với tha nhân mà chúng ta dành ra trong cuộc sống, mang chúng ta tiến bước gần tới cây thập giá. Ở đó, nơi cây thập giá, chúng ta bước vào cuộc sống mới, đem lại tình mật thiết mới với Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mang lại chúng ta.
Hôm nay, vào ngày thánh này, liệu chúng ta có thể miệt mài hơn ôm cây thánh không? Chúng ta có cầu xin Chúa Giê-su để diệt trừ tội lỗi nơi chúng ta không ? Ðó là lý do mà Ngài đã đến và đã chết. Ðó là lý do sau mỗi phép lạ Ngài thi hành, sau mỗi dụ ngôn Ngài đã nói, và sau mỗi một điều luật Ngài trao ban. Hãy ôm trọn cây thập giá của Ngài và nhận mọi hồng ân Ngài muốn trao ban cho chúng ta.
"Lạy Chúa, con là chi mà Chúa phải ân cần khước từ đời sống của Chúa vì con? Cám tạ Chúa đã ban cho con ân sủng để kéo con lại gần Chúa và tự thú tội những tội con. Với lòng tin nơi tình yêu của Chúa, con xin mở tâm hồn con cho Chúa. Xin hãy đến và tỏ cho con thấy mọi điều đã làm con xa lìa Chúa. Xin hãy thay thế mọi phương cách tự tư tư lợi của con bằng tình yêu thương của Chúa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 39
Vọng Phục Sinh.
Hôm nay chúng ta cảm nghiệm sự lặng lẽ nơi ngôi mộ Chúa Giêsu "đã ngủ trong cái chết", như yên nghỉ từ sự thương khó nhục hình của Ngài. Rồi, đêm nay trong đêm vọng Phục Sinh, chúng ta sẽ tuyên xưng qua kinh Tin Kính rằng Chúa Giê-su từ cõi chết chỗi dậy, đạp đổ cổng thành, phá vỡ vòng vây của ma quỉ nơi con người. Trọn đêm nay, chúng ta sẽ chờ đợi điều báo trước về sự phục sinh của Người để giải thoát chúng khỏi tai ương của tội lỗi và phục hồi chúng ta trong đời sống với Thiên Chúa.
Chúng ta cũng được nhắc lại trong đêm nay là đêm dân Israel vượt qua biển Ðỏ. Trốn vào sa mạc sau khi Thần Tru Diệt đã bỏ qua, họ thấy mình bị bao vây, phía trước là biển, đằng sau là quân Pha-ra-ô. Ở đó họ canh thức, được Thiên Sứ của Thiên Chúa và cột mây gìn giữ họ (x Xh 14:19). Ðể hy vọng được giải thoát họ ai oán thế nào! Ðời sống họ trong tình trạng nguy cập, và họ có thể đứng vững qua đức tin (x Xh 14:14). Không còn cách chi họ có thể làm, mọi sự phó thác vào Thiên Chúa.
Môn đồ của Chúa Kitô gặp tình trạng tương tự sau khi Ngài bị đóng đinh vào thập giá. Không còn cách nào, cho dẫu sự ăn năn của Phêrô đã chối Thầy, cho dẫu người phụ nữ chuẩn bị dầu thuốc xức cho Chúa, cũng không thể mang Thầy mình hồi sinh. Chẳng còn cách nào khác hơn là chờ đợi. Nhưng thật đúng lúc này, tận cuối mọi khả năng con người, thì quyền năng Thiên Chúa tỏa rạng vinh quang nhất. Khi chúng ta bị chết trong tội lỗi, Ngài gởi người Con để cứu chúng ta, Chúa Giê-su cứu chúng ta. Khi chúng ta bị nô lệ cho ma quỉ, Thiên Chúa cởi gỡ xiềng xích cho chúng ta.
Chúng ta hãy đợi Thiên Chúa đêm nay, để quyền năng của Ngài lay động chúng ta. Chúng ta chỉ "ngồi yên" và để Ngài hành động cho chúng ta. Ngay cả nếu chúng ta không thể tham dự đêm canh thức, hãy dành thời gian chiều này "theo dõi" và chờ đợi ánh sáng Chúa Kitô tỏa vào tâm hồn chúng ta và chiếu rọi vào thế giới chúng ta. Ðây là "đêm cực thánh, được Thiên Chúa chọn để Chúa Kitô sống lại từ cõi chết" (Công bố Tin Mừng Phục Sinh- Mừng Vui Lên).
"Lạy Chúa Kitô là Ðấng cứu độ chúng con, tất cả niềm hy vọng chúng con đặt nơi Chúa! Qua Phục Sinh của Chúa, dẫn đưa chúng con khỏi tội lỗi và sợ hãi. Biển đổi gánh sầu thương chúng con thành niềm vui. Lạy Chúa xin hồi phục chúng con để được sống trong Chúa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 40
Phục Sinh của Chúa Kitô.
Anh chị em thân mến, hôm nay là ngày lễ, ngày vinh quang trên thiên quốc. Các thiên thần đang vui mừng và mời chúng ta cùng hoan hỉ với các Ngài. Chương trình của Thiên Chúa, ẩn dấu qua nhiều thời đại, được tỏ lộ: Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta cùng được kết hợp với Thiên Chúa. Mặc dầu đã chết đi vì tội lỗi, chúng ta nay được sống lại, cứu khỏi mọi sự cách biệt giữa chúng ta với người Cha. Mọi chướng ngại đã được cất khỏi, và chúng ta có thể trực tiếp cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa, Cha chúng ta trên trời.
Trong Ðức Kitô phục sinh, Thiên Chúa đã tỏ hiện quyền lực vô biên thống trị tội lỗi, Satan và sự chết. Ba điều đó đã giam giữ con người vì sự bất tuân của tổ tiên thuở xưa cho tới ngày Lễ Phục Sinh đầu tiên. Với khả năng chúng ta, chúng ta không có cách nào phục hồi sự tương giao với Thiên Chúa, Ðấng dựng nên chúng ta để sống với Người. Nhưng cảm tạ Thiên Chúa ( hãy vui mừng với các thiên thần ngay từ bây giờ!), chúng ta được cứu rỗi! Trên thập giá, Chúa Giêsu đã chuộc tội chúng ta. Nhờ việc sống lại, Người đã đánh bại thần dữ và tiêu diệt quyền lực sự chết trong mọi thời. Ngài đã "được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới." (Rm 6:4).
Ðây thật sự là tin vui! Sự vinh quang mà chúng ta mừng lễ hôm nay- lý do cho sự vui mừng của chúng ta- được thể hiện cho mọi ngày. Cứu chuộc khỏi tội lỗi, giải thoát khỏi cảnh nô lệ, chiến thắng khỏi thói hư tật xấu: Ðây là di sản của chúng ta. Ðây là đời sống mới cho tất cả mọi người chúng ta. Mừng ngày vui, nhưng không chỉ giới hạn cho ngày hôm nay. Niềm vui mừng là di sản của chúng ta là con cái Thiên Chúa được cứu độ. Ðó là quyền thừa kế của chúng ta là một thụ tạo mới trong Ðức Kitô. Ðó là dấu ấn để chúng ta dám tuyên bố là những người theo Chúa Giê-su.
Hãy dọn tâm trí cho những điều trên.
Lời hứa phục sinh là chúng ta được vui mừng, bất kể chúng ta đang phải đối diện với cái gì. Hôm nay, khi các trẻ em khó chịu vì ăn quá nhiều kẹo hay trong bữa ăn tối khi chúng ta ngồi cạnh với thân nhân mà chúng ta khó thương nổi, chúng ta có thể vui mừng. Gặp khó khăn tại công sở hay ở nhà, chúng ta có thể vui mừng. Giữa mối lo âu hay băn khoăn về bất kỳ cái gì, chúng ta có thể vui mừng. Còn hơn là nụ cười và say mê đáp alleluia, niềm vui tự biểu lộ trong niềm an bình, sức mạnh và hy vọng đến từ cảm nghiệm quyền lực phục sinh của Chúa Giêsu trong cuộc đời chúng ta.
Ngày qua ngày, những biến cố xảy ra đe dọa niềm vui chúng ta. Nhưng chúng ta có thể duy trì niềm vui bằng cách xác nhận chân lý trong tâm trí chúng ta: Quyền năng của Thiên Chúa không đo lường được; Chúa Giê-su đã đánh bại tội lỗi và sự chết; chúng ta là những đứa trẻ thân yêu của Ngài. Duy trì niềm vui chúng ta đôi khi lại là một cuộc chiến, nhưng là một cuộc chiến đáng giá để chiến đấu. Nhiều điều có thể âm mưu đưa ra rằng sứ điệp Chúa Giê-su Phục Sinh là không đáng tin hay sai lạc.
Chúng ta phải chiến đấu như thế nào cho sự xói mòn sự tin tưởng này? "Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.(Cl 3:2). Hãy đọc Kinh Thánh. Cầu nguyện. Hãy gợi lại chân lý đức tin thường xuyên trong ngày. Nên nhớ rằng, chỉ một cách đơn giản rằng Thiên Chúa thương yêu chúng ta. Ngài đã ban Chúa Giêsu để cứ chúng ta và hồi phục lại những gì đã mất vì sự bất tuân (x Ga 3:16-17). Sự chết của Chúa Giêsu đã hòa giải chúng ta với Chúa Cha (x Rm 5:10). Phục sinh của Người phá vở quyền lực của tội lỗi và sự chết trong đời sống chúng ta và làm chúng ta trở nên con người mới (x 1 Cr 15:56-57). Ðấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành cho đến ngày Ðức Ki-tô Giê-su quang lâm.(Pl 1:6)
Những lời này là sự thật, bất kể đến những biến cố trong đời sống làm bạn nao núng. Khi hoang mang, mất can đảm, hay tuyệt vọng bắt đầu ăn sâu vào ý nghĩa của bạn, hãy đối chất nó với sự thật.
Càng lúc chúng ta dám chiến đấu với những tâm tưởng chúng ta, càng lúc chúng ta chắc chắn giữ được niềm vui của chúng ta. Tựa hồ đi chạy bộ hay cử tạ, quyết tâm có thể làm được. Trước (sự tập luyện) càng nặng nề hằng ngày, một người mới bắt đầu sẽ cảm thấy vụng về, hay quá yếu ớt hay cẩu thả để tuân theo. Thật là đúng, càng tập luyện chúng ta càng tin tưởng. Hãy thử điều đó hôm nay, khi niềm vui Phục Sinh được vang dội quá rõ ràng. Hãy cầu xin Chúa Thánh Linh để nhắc nhở chúng ta tập trung tâm trí vào những điều trên. Ngài sẽ giúp bạn và niềm vui của bạn sẽ gia tăng vô hạn.
"Lạy Cha, tất cả vinh quang và ca ngợi thuộc về Cha! Hôm nay con vui mừng cùng với các Thiên Thần và các Thánh của Cha và ca ngợi Cha vì đời sống mới mà Cha đã ban cho con qua Chúa Giê-su. Cảm tạ Cha đã bẻ gãy xích xiềng đã trói buội con. Cám tạ Cha đã tỏ ra cho con".
40 bài tĩnh tâm này đã được đăng trong Mùa Chay 2002. Nay theo yêu cầu của quý cha và anh chị em, VietCatholic xin đăng lại với hy vọng loạt bài tĩnh tâm 40 ngày này sẽ mang lại những ơn ích thiêng liêng cho chúng ta trong hành trình Mùa Chay Thánh 2008 này.
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 31
Trong nhiều bài đọc sắp sửa vào tuần Thánh, chúng ta thấy Chúa Giê-su tuyên bố Ngài là Con Thiên Chúa và bị các Thượng Tế đi đến quyết định tìm giết Ngài. Trong nhãn quan của họ, Chúa Giê-su là người phạm thượng. Ðể tự bào chữa cho mình, Chúa Giêu Su đã chỉ về Chúa Cha là Ðấng đã sai Ngài. Ngài thách đố với những người đối nghịch, nếu không thể chấp nhận lời của Ngài thì ít ra hãy nhận ra những việc Ngài làm.
Thánh Gioan thường diễn tả kẻ thù của Chúa Giê-su là người "Do Thái". Dĩ nhiên, phần lớn những nhân vật trong các sách Phúc  là người Do Thái- Chúa Giê-su, mẹ Ngài, các môn đệ của Ngài, nhiều người chấp nhận Ngài, nhiều kẻ khước từ Ngài. Nhưng Thánh Gioan thường dùng thuật ngữ "Người Do Thái" để chỉ cách đặc biệt tới các vị thượng tế là người chống đối Chúa Giê-su. Rất tiếc, những câu của Thánh Gioan về sự đối nghịch hung tợn của "người Do Thái" đối với Chúa Giê-su, đôi khi được coi là một trình bày tiêu cực đối với tất cả người Do Thái. Qua bao nhiêu thế kỷ, hình ảnh bị xuyên tạc đã được dùng để bào chữa cho phong trào bài Do Thái- đôi khi đưa hậu quả nghiêm trọng.
Công Ðồng Vaticanô 2 và các Giáo Hoàng trong các thời kỳ gần đây đã cố công chỉnh đốn sự hiểu lầm này và cổ võ kính trọng tới người Do Thái, cả về cá nhân lẫn thập thể. Năm Thánh 2000, khi Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị tông du Thánh Ðịa, trong lễ tưởng niệm Người Do Thái bị tàn sát, Ngài đã tuyên bố: "Tôi đảm bảo với người Do Thái rằng Giáo Hội Công Giáo. ... buồn sâu xa do sự hận thù, những hành động tàn sát và biểu lộ phong trào bài Semit nhắm trực tiếp tới người Do Thái của các Kitô hữu tại bất cứ thời nào và bất cứ nơi nào.
Cũng tương tự như vậy Ðức Giáo Hoàng đã chủ sự buổi cầu nguyện đại kết xin tha thứ tại Vatican vào năm Thánh 2000. Ngài nói lên vai trò của tổ phụ Abraham là cha của đức tin của mọi Kitô hữu, cùng với sự kiện là nhiều Kitô hữu đã gây đau khổ cho con cháu Abraham. Trong lời cầu nguyện, Ngài "xin Chúa sự thứ tha", "chúng con ước nguyện tự cam kết để có tình anh em chân thật với con người của giao ước".
Người Do Thái vẫn luôn là người được Thiên Chúa tuyển chọn. Thiên Chúa sẽ không rút lại giao ước và lời chúc lành của Ngài trên họ. "Quả thế, khi Thiên Chúa đã ban ơn và kêu gọi, thì Người không hề đổi ý" (Rm 11:29). Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa để liên kết mọi tâm hồn Kitô hữu và các người Do Thái tại mọi nơi được tình anh em chân thật.
"Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng con vì những đường lối khiến cho các thành kiến đột nhập vào tâm khảm chúng con. Xin cho chúng con biết gieo tình thương vào nơi oán thù, biết xây dựng tình anh em vào nơi chia rẽ giữa tất cả người Do Tháo và Kitô hữu".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 32
Thật không đáng mỉa mai sao, khi món quà sự sống của Chúa Giê-su đã trở thành như chất xúc tác để dẫn đến chính cái chết của Ngài? Những tin loan đi về sự phục sinh của Lazaro từ cõi chết đã khiến cho Hội đồng công nghị Do Thái quyết định phải giết Chúa Giê-su (Ga 11: 45-53). Và như thế, giai đoạn được sắp xếp để màn bi kịch được phơi bày tại Giê-ru-sa-lem.
Thật thế, ngay cả với tên chỉ điểm để bắt người, Chúa Giê-su đã biết những tiến trình này nằm trong chương trình của Thiên Chúa đã sửa soạn qua hàng thế kỷ. Những tình tiết cuối cùng đang xảy ra. Thời giờ đã đến để chương trình Thiên Chúa được hoàn thành. Còn một thời gian ngắn, Chúa Giê-su sẽ "quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối" (Ga 11:52). Ngay cả ông Cai-pha, thượng tế của dân Do Thái, đã nói tiên tri một cách vô tình nhưng thật chính xác khi tuyên bố "các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt."(Ga 11:50).
Chương trình của Thiên Chúa trong lúc này thật tỉ mỉ làm sao! Ngay từ ban đầu cho những biến cố nhân loại khi ông bà nguyên tổ đã sa vào tội lỗi, Ngài đã cho biết ý định đầu tiên của Ngài khi nói về dòng giống của E-và sẽ đánh đầu con rắn (St 3:12-15). Thời gian trôi qua, Thiên Chúa đã nói qua nhiều ngôn sứ khác nhau về "Ðấng được xức dầu" (Is 61:1-2), một người tôi trung chịu đau khổ có vẻ bí ẩn" (Is 42:1-9) là "Người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm. .... như chiên bị đem đi làm thịt" (Is 53:5,7). Bây giờ thời gian hoàn thành đã đến, và kẻ hành hạ Chúa Giê-su là chính những người phát động những biến cố mà chúng ta sẽ làm sống lại trong Tuần Thánh sắp tới.
Khi bạn nhìn lên một cây thập giá, bạn thấy gì? Tột điểm của chương trình Thiên Chúa hứa, được hoàn thành cách đây đã lâu phải không? Công việc của Chúa Cha yêu thương là Ðấng đã hành động trong thời gian rất dài để mang bạn trở về với Ngài không? Hay chỉ là một người đàn ông tốt lành chết yểu? Qua cây thập tự, cả thế giới đã được cứu rỗi. Mỗi con người nam và nữ được mời gọi để cảm nhận tình liên kết thân mật với Thiên Chúa. Chúa ta hãy hướng nhìn lên thập giá mỗi ngày trong tuần này và xin Chúa Thánh Linh mở rộng tầm mắt chúng ta.
"Lạy Cha, thật diễm phúc dường bao con được hưởng hồng ân cứu độ của Chúa! Xin cảm tạ Chúa vì đã không bỏ rơi con trong lúc con phạm tội nhưng sai Người Con của Chúa đến cứu chuộc con trên thập giá".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 33
(Trích từ bài giảng của Thánh Leo Cả).
Dù sang, dù hèn đến đâu, không người nào bị chối từ chia sẻ vinh quang của thập giá. Máu Thánh Ðức Kitô đã dập tắt lưỡi gươm nóng đỏ đang canh giữ đường đến cây trường sinh (St 3:24). Ðêm đen tội lỗi xưa được nhường chỗ cho ánh sáng chân thật, và người Kitô hữu được mời gọi chia sẻ sự giàu sang nơi thiên đường. Tất cả những ai được tái sinh, đều có con đường mở ra trước mặt dẫn về quê hương, từ nơi mà họ đã bị lưu đầy.
Lòng sùng kính thật sự vì sự thương khó của Chúa có nghĩa là hướng tâm hồn chúng ta lên Chúa Giê-su bị đóng đinh và nhận ra nơi Ngài bản tính nhân loại của chúng ta. Là Thiên Chúa, Ngài đã mang lấy bản tính nhân loại chúng ta để nên dấu chỉ Ngài rất yêu thương thế gian và không để người nào không được hưởng lòng xót thương của Ngài.
Ai không thể nhận ra Chúa Kitô đã mang chính bản tính yếu đuối? Ai sẽ không nhận ra Ðức Kitô cùng ăn uống và ngủ nghĩ, cùng có nỗi buồn và rơi lệ vì tình thương là những tiêu chuẩn bản tính của một người nô lệ? Ðó không phải là bản tính của một người nô lệ đã mang vết thương thời tiền sử được chữa lành và được tẩy sạch sự ô nhục của tội lỗi sao?
Thân xác nằm bất động tại ngôi mộ là của chúng ta. Thân xác được sống lại vào ngày thứ ba là của chúng ta. Thân xác được lên ngự bên hữu Ðức Chúa Cha là của chúng ta. Nếu chúng đi theo đường lối của huấn lệnh Ngài, và không xấu hổ nhận thức với một thân xác tầm thường, Ngài đã trả giá để cứu độ chúng ta, chúng ta cũng sẽ sống lại để chia sẻ vinh quang của Ngài. Lời hứa đã được ứng nghiệm: "Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời"(Mt 10:32).
"Lạy Chúa Cha toàn năng của Chúa Giê-su Ki-tô chúng con, Cha đã gởi Con Cha được sinh ra bởi người phụ nữ và chết trên cây thập giá, để qua sự vâng phục của một người, sự bất hòa được hủy đi cho mọi người. Xin hướng dẫn trí lòng con bằng chân lý của Cha và củng cố đời sống chúng con bằng bài học qua cái chết của Người, để chúng con luôn sống kết hiệp với Cha trên thiên quốc Cha đã hứa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 34
Có lẽ còn nhiều đoạn văn khác trong Cựu Ước, "Bài Ca Người Tôi Trung" cho chúng ta một thoáng nhìn về con người của Chúa Giê-su. Khi những đọan văn này được viết lần đầu tiên, "Người Tôi Trung" được coi là chính Is-ra-el, bị đàn áp và bị lưu đầy nhưng báo trước một đáp đền trong vinh quang. Tuy nhiên, Giáo Hội cũng xem những đoạn này là những lời tiên báo về Chúa Giê-su, Người tôi trung thiện hão của Thiên Chúa.
Trong bài thứ nhất, chúng ta thấy Ðấng Messiah hứa thiết lập công lý trên địa cầu (Is 42:3-4). Chúa Giêsu đã thực hiện điều này không phải bằng cơn thịnh nộ hay hủy diệt báo thù nhưng với lòng kiên nhẫn, thủy chung và dịu dàng.
Khi đối diện với tội lỗi con người, Chúa Giê-su không bao giờ chửi rủa. Ngài không bao giờ chịu "yếu hèn" hay "chịu phục" (Is 42:4) bởi đối phương- ngay cả sự thiếu lòng tin của các môn đệ Ngài. Ngài đơn sơ tiếp tục tha thứ và chữa lành. Ngài không giày xéo ước muốn tự do con người. Ngài không cưỡng ép hay mánh khóe vận động bắt chúng ta chấp nhận Ngài. Thay vào đó, Ngài dành cuộc đời Ngài rao giảng và chữa lành, dạy dỗ và tha thứ, cho tới thời gian cuối cùng của cuộc đời Ngài hy sinh trên thập tự.
Chúa Giê-su luôn luôn làm chủ. Ngài là Ðấng không hề nao núng trong mục đích của Ngài bởi thiếu lòng tin, giận dữ, ngay cả sự chối từ của những người bạn gần gũi nhất. Ngài tiếp tục dâng hiến cho chúng ta tình yêu và lòng tha thứ.
Ngài không ngạc nhiên trước sự thầm kín đen tối của chúng ta, những tội lỗi điên rồ của chúng ta không làm Ngài nổi giận. Ngài sẽ không lên án hay nguyền rủa. Ngài sẽ không bẻ gãy cây sậy bị giập hay dập tắt ngọn bấc đang cháy sáng. Như những gì Ngài đã làm cách đây hai ngàn năm và ngay đến hôm nay Ngài cống hiến sự tha thứ và tự do.
Như chúng ta đang bước vào Tuần Thánh, tại sao không giải quyết sổ sách kế toán của bạn với Thiên Chúa cách rõ ràng? Nếu bạn chưa đi xưng tội, hãy vận dụng thời gian ân sủng này đã tìm sự thứ ta của Thiên Chúa. Hãy đến với Ngài và để Ngài đem đến sự công chính trong tâm hồn bạn.
"Lạy Chúa Giê-Su, con ăn năn về những tội con. Tin tưởng trong tình yêu của Chúa, con xin Chúa tha thứ và thương xót. Xin hãy đến, Lạy Chúa và thiết lập sự công chính và hòa bình của Chúa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 35
Chúa Giêsu là ai mà đã bị đóng đinh vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh và sống lại vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh? Ðây là một câu hỏi đáng được chất vấn mỗi ngày khi chúng ta đến cầu nguyện gần Ngài. Mỗi lần chúng ta tìm câu trả lời, Chúa Thánh Linh sẽ dẫn ta vào mầu nhiệm Chúa Kitô và tỏ ra nhiều hơn nữa cho chúng ta. Tuy nhiên, thường khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta thường giới hạn Chúa Giê-su theo trí của ta khi nghĩ về Người. Tuy nhiên, Bài Ca Người Tôi Trung trong sách Isaiah, có thể cho chúng ta thoáng thấy tiên báo về Chúa Giê-su và nâng tâm trí chúng ta vào mầu nhiệm Ngôi Lời làm người, và chịu đau khổ vì chúng ta.
Giê-su là ai? Người là tôi tớ Thiên Chúa được sai đến để hoàn tất mọi niềm hy vọng cho Is-ra-el. Ngài liên kết với dân Thiên Chúa được tuyển chọn đến độ Ngài mang tên của họ, Is-ra-el (Is,49,3). Ngài được ẩn dấu trong "ống tên" của Chúa Cha (Is 49:2). Và khi đến thời thuận tiện, Ngài tự tỏ mình ra cho Is-ra-el và cống hiến cho họ sự chia sẻ vinh quang của Chúa Cha.
Giê-su là ai? Ngài không chỉ hoàn thành lời hứa đã lâu là khôi phục Is-ra-el, Ngài còn là "ánh sáng muôn dân" để đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất (Is 49:6). Tình yêu Thiên Chúa quá cao cả vì sự sáng tạo để Ngài trở thành người mang sự cứu độ đến tận cùng trái đất. Qua Chúa Giê-su, mỗi người trên thế giới giờ đây được mời gọi đi vào giao ước với Thiên Chúa.
Ðiều này nghe có vẻ thần học, nhưng bạn có tin rằng Thiên Chúa đã tự kết liên với bạn không? Bạn có tin rằng giao ước tình yêu mà Ngài dành cho bạn quá mạnh mẽ đến đỗi không thể phá vỡ trừ khi chính bạn muốn chọn không?
Không có gì mà Chúa Giê-su không thể làm cho bạn? Bạn có những ký ức đau buồn không? Ngài sẽ cất khỏi những day dứt của chúng bằng cách dẫn bạn qua từng bước chữa lành và tha thứ. Người được yêu đang đau khổ vì khủng hoảng đức tin chăng? Ngài sẽ lôi kéo bạn về phía Ngài khi bạn cầu nguyện, phục vụ và nhẹ nhàng đưa tay ra với những lời khuyến khích và hy vọng. Ðó là con người của Chúa Giê-su. Không một ai có quyền năng cứu rỗi hơn Ngài.
"Lạy Chúa Giê-su, con xin phó thác cho sự khôn ngoan và tình yêu của Chúa. Nhờ Chúa Thánh Linh, con muốn khước từ sự giúp đỡ chỉ dựa trên sự khôn ngoan con người. Lạy Chúa, con tin vào quyền cứu rỗi của Chúa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 36
Thật lạ lùng bài thơ ngôn sứ diễn tả chi tiết cuộc đời Chúa Giêsu- đặc biệt trong sự thương khó của Ngài. Ðoạn sách tiên tri Isaia (50:4-9) tổ điểm một hình ảnh sinh động về sự chịu đựng của Chúa Giêsu và sự đơn độc đối phó để hoàn thành sự vụ của ngài trong một thế giới đang ra sức chống đối Ngài.
Tuy nhiên, đối với Chúa Giê-su, đau khổ và chịu đựng nhân danh Thiên Chúa không phải là điều lạ thường. Ðoạn văn này cũng diễn tả tình trạng thử thách gay go mà các tiên tri phải chịu đựng để loan báo lời của Thiên Chúa cho Is-ra-el. Vì chứng từ của họ, Jeremiah, Ezekiel, Amos và nhiều vị khác đã chịu nhiều đau khổ do bàn tay của chính dân riêng các Ngài.
Tiên tri Jeremia, chẳng hạn, đã bị ném vào bùn đất, bị bỏ trong lu với hy vọng là Ngài sẽ chết đói. Ngài được cứu nhưng sau đó bị bắt cóc và giao cho Ai Cập. Còn tiên tri Elijah thì luôn bị đe dọa bị xử tử bở Hoàng Hậu Jezebel. Ngay cả tiên tri Ezekiel, cũng phải sống với những người Do Thái bị lưu đầy ở Babylon, là nơi bị xã hội ruồng bỏ.
Những gì nổi bật trong sự đau khổ của Chúa Giêsu tương phản với các tiên trì này là sự sẵn sàng chấp nhận những lời tố cáo như thế. (Is 50: 5-6). Linh cảm bởi tình yêu, Chúa Giê-su đã tự chọn hiến mạng sống để mang lại tự do cho chúng ta. Ngài đã biết trước Ngài sẽ chịu cảnh ngược đãi, đánh đập và chịu chết, nhưng Ngài vẫn tiến tớ. Hoàn toàn mang thân phận con người, chịu đựng đau đớn về thể xác và tâm hồn, Chúa Giê-su đã nộp mình cho những người tố giác Ngài (Is 50:6). Người vô tội chết thay cho người có tội, người tín hữu chết cho người ngoại giáo.
Ngày mai, chúng ta bắt đầu Tam Nhật Thánh, ba ngày lễ quan trọng cho sự cứu chuộc chúng ta. Trong những ngày này, chúng ta sẽ tưởng niệm sự đau khổ mà Chúa Giê-su đã hiến cho mỗi người được sinh ra con đường trở về với Thiên Chúa khỏi tình trạng lưu đày của tội lỗi. Trong các bài phụng vụ, chúng ta sẽ làm sống lại biến cố xảy ra trong những giờ cuối cùng của Chúa Giêsu và mở ra chương trình cứu độ của Thiên Chúa mà Chúa Giê-su đã tự nguyện chấp nhận. Hãy dành ngày hôm nay để suy tư về Chúa Giê-su, tôi tớ Thiên Chúa đã tự hiến mình cho quân dữ. Hãy ca ngợi tự đáy lòng khi chiêm ngưỡng Ðức Vua Messiah chịu đau khổ của chúng ta.
"Danh Ngài thật diễm phúc, lạy Chúa Giê-su. Vì sự chết và sống lại của Chúa, Chúa đã đổ trên chúng con mọi ân sủng thần linh trên thiên quốc. Chúng con tuyên xưng Chúa là Ðấng Chúa Cha yêu thương, Con Thiên Chúa và Ðấng được xức dầu. Xin danh Chúa được tán dương đến muôn đời".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 37
Thứ Năm Tuần Thánh.
Hôm này bắt đầu Tam Nhật Tuần Thánh, ba ngày để chúng ta làm sống lại qua đức tin và phụng vụ nhắc lại sự khổ nạn cứu độ chúng ta. Ðặc biệt hôm nay là một ngày với đầy những biểu trưng và những điệu bộ nói lên một cách hùng hồn về lòng thương xót và tình yêu được nở rộ vào cuộc đời chúng ta.
Kể lại hành động Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đồ của Ngài, Thánh Gioan đã cho chúng ta thấy hình ảnh toàn bộ sứ điệp Tin Mừng. Con Thiên Chúa, hoàn hảo, trong sạch và thánh thiện, không chỉ nhập thể làm người nhưng còn đóng vai một người tôi tớ để tẩy sạch và đổi mới chúng ta. Ngài tự khiêm hạ để chúng ta được nâng lên. Ngài nhận chức vụ thấp hèn nhất, là cái chết như một tội phạm, để chúng ta được thừa hưởng thiên quốc. Còn bài ca ngợi nào có thể nói lên tình yêu như thế? Liệu chúng ta phải đền bù lại món nợ ấy thế nào?
Sau khi rửa chân cho các môn đồ, Ngài vẫn chưa coi là đủ, Chúa Giêsu đã tiến thêm một bước nữa bằng cách hiến chính thân và máu Ngài cho chúng ta. Nếu như cử chỉ thứ nhất loan báo trước về sự hy sinh tình yêu mà Ngài sẽ dành cho chúng ta, thì cử chỉ thứ hai này thật sự mời gọi chúng ta đồng tham dự vào sự cứu chuộc. Khi nói "Hãy nhận lấy mà ăn, hãy nhận lấy mà uống" Chúa Giê-su đang kêu gọi chúng ta đồng hành với sự chết và phục sinh của Người. Ngài đang mời gọi chúng ta hãy từ bỏ tội lỗi và để đời sống của Ngài trở thành đời sống trong chúng ta. Ngài để chúng ta tự do lựa chọn. Liệu chúng ta sẽ hưởng lấy sự tốt lành của Người, hay là chúng ta vẫn tự mãn và sống cô lập khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong những ngày đời của chúng ta?
Ðây là ngày nhắc lại sứ điệp căn bản của Tin Mừng. "Ðức Giê-su biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa" (Ga 13:3). Chúa Giê-su hiến đời Ngài trên Thánh Giá để nên lễ hy sinh hòa giải vì chúng ta. Ngài đã chết cho cái chết mà lẽ ra chúng ta phải chết. Cái chết của Ngài đã tiêu diệt bản tính sa ngã của chúng ta và để chúng ta có thể sống lại với Người trong cuộc sống mới. Bạn có nhận ra Ngài đã hiến cuộc đời Ngài cho bạn không? Bạn có để cho Ngài rửa chân bạn- giải thoát bạn khỏi tội và biến đổi tâm hồn bạn không?
"Lạy Chúa Giêsu, thật bàng hoàng để Chúa tự hạ rửa chân con và hiến mình Ngài vì tội con! Xin rửa tâm hồn con mọi cản trở để tình yêu Chúa ngự trong con".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 38
Thứ Sáu Tuần Thánh.
Thật đau buồn khi tưởng niệm những biến cố ngày hôm nay, một ngày cử hành long trọng. Vì chúng ta không thể nghĩ về thánh giá nếu không hồi tưởng lại những gì về sự chết của Chúa Giê-su đã hoàn thành vì chúng ta. Chúa Giê-su Ki-tô, vị thượng tế cao cả, đã biết đến sự yếu hèn của chúng ta nên đã tận hiến hy sinh trọn vẹn vì tội chúng ta. Cái chết của Người là sự giải hoà chúng ta với Thiên Chúa. Thánh Giá Ngài là nhịp cầu bắc qua vực thẳm bị khắc sâu bởi tội, đặt chúng ta vào cõi chết vì chống lại Thiên Chúa và kết hiệp chúng ta một lần nữa với tình yêu thương của Chúa Cha. Trên chiếc cầu này, xin cho chúng ta cùng với Chúa Giê-su đi qua cõi chết để vào cõi trường sinh.
Chúa Giê-su là Ðấng hoàn tất mọi lời tiên tri, lời hứa và ý định của Chúa Cha. Thánh Giá Ngài là nơi gặp gỡ của sự công bằng và lòng thương xót, của sự phán xét và quyền tối thượng. Không có thánh giá sẽ không có sự cứu độ, không có giáo hội, không có sự tha thứ, không có hòa giải, không có hy vọng. Mọi sự là trung tâm điểm nơi sự chết và phục sinh của Người.
Thánh giá, là trung tâm đời sống của Chúa Giê-su, cũng có nghĩa là trung tâm đời sống chúng ta nữa. Mọi chúc lành chúng ta nhận nơi Thiên Chúa, mọi bài học Ngài dạy chúng ta, mọi ân sủng Ngài ban cho chúng ta để lánh xa đời sống cũ; tất cả có nghĩa là mang chúng ta lại gần đến cây thánh giá ban sự sống. Mọi biến cố trong cuộc đời chúng ta là một cơ hội để tiến bước tới thập giá.
Mọi hành động yêu thương đối với tha nhân mà chúng ta dành ra trong cuộc sống, mang chúng ta tiến bước gần tới cây thập giá. Ở đó, nơi cây thập giá, chúng ta bước vào cuộc sống mới, đem lại tình mật thiết mới với Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mang lại chúng ta.
Hôm nay, vào ngày thánh này, liệu chúng ta có thể miệt mài hơn ôm cây thánh không? Chúng ta có cầu xin Chúa Giê-su để diệt trừ tội lỗi nơi chúng ta không ? Ðó là lý do mà Ngài đã đến và đã chết. Ðó là lý do sau mỗi phép lạ Ngài thi hành, sau mỗi dụ ngôn Ngài đã nói, và sau mỗi một điều luật Ngài trao ban. Hãy ôm trọn cây thập giá của Ngài và nhận mọi hồng ân Ngài muốn trao ban cho chúng ta.
"Lạy Chúa, con là chi mà Chúa phải ân cần khước từ đời sống của Chúa vì con? Cám tạ Chúa đã ban cho con ân sủng để kéo con lại gần Chúa và tự thú tội những tội con. Với lòng tin nơi tình yêu của Chúa, con xin mở tâm hồn con cho Chúa. Xin hãy đến và tỏ cho con thấy mọi điều đã làm con xa lìa Chúa. Xin hãy thay thế mọi phương cách tự tư tư lợi của con bằng tình yêu thương của Chúa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 39
Vọng Phục Sinh.
Hôm nay chúng ta cảm nghiệm sự lặng lẽ nơi ngôi mộ Chúa Giêsu "đã ngủ trong cái chết", như yên nghỉ từ sự thương khó nhục hình của Ngài. Rồi, đêm nay trong đêm vọng Phục Sinh, chúng ta sẽ tuyên xưng qua kinh Tin Kính rằng Chúa Giê-su từ cõi chết chỗi dậy, đạp đổ cổng thành, phá vỡ vòng vây của ma quỉ nơi con người. Trọn đêm nay, chúng ta sẽ chờ đợi điều báo trước về sự phục sinh của Người để giải thoát chúng khỏi tai ương của tội lỗi và phục hồi chúng ta trong đời sống với Thiên Chúa.
Chúng ta cũng được nhắc lại trong đêm nay là đêm dân Israel vượt qua biển Ðỏ. Trốn vào sa mạc sau khi Thần Tru Diệt đã bỏ qua, họ thấy mình bị bao vây, phía trước là biển, đằng sau là quân Pha-ra-ô. Ở đó họ canh thức, được Thiên Sứ của Thiên Chúa và cột mây gìn giữ họ (x Xh 14:19). Ðể hy vọng được giải thoát họ ai oán thế nào! Ðời sống họ trong tình trạng nguy cập, và họ có thể đứng vững qua đức tin (x Xh 14:14). Không còn cách chi họ có thể làm, mọi sự phó thác vào Thiên Chúa.
Môn đồ của Chúa Kitô gặp tình trạng tương tự sau khi Ngài bị đóng đinh vào thập giá. Không còn cách nào, cho dẫu sự ăn năn của Phêrô đã chối Thầy, cho dẫu người phụ nữ chuẩn bị dầu thuốc xức cho Chúa, cũng không thể mang Thầy mình hồi sinh. Chẳng còn cách nào khác hơn là chờ đợi. Nhưng thật đúng lúc này, tận cuối mọi khả năng con người, thì quyền năng Thiên Chúa tỏa rạng vinh quang nhất. Khi chúng ta bị chết trong tội lỗi, Ngài gởi người Con để cứu chúng ta, Chúa Giê-su cứu chúng ta. Khi chúng ta bị nô lệ cho ma quỉ, Thiên Chúa cởi gỡ xiềng xích cho chúng ta.
Chúng ta hãy đợi Thiên Chúa đêm nay, để quyền năng của Ngài lay động chúng ta. Chúng ta chỉ "ngồi yên" và để Ngài hành động cho chúng ta. Ngay cả nếu chúng ta không thể tham dự đêm canh thức, hãy dành thời gian chiều này "theo dõi" và chờ đợi ánh sáng Chúa Kitô tỏa vào tâm hồn chúng ta và chiếu rọi vào thế giới chúng ta. Ðây là "đêm cực thánh, được Thiên Chúa chọn để Chúa Kitô sống lại từ cõi chết" (Công bố Tin Mừng Phục Sinh- Mừng Vui Lên).
"Lạy Chúa Kitô là Ðấng cứu độ chúng con, tất cả niềm hy vọng chúng con đặt nơi Chúa! Qua Phục Sinh của Chúa, dẫn đưa chúng con khỏi tội lỗi và sợ hãi. Biển đổi gánh sầu thương chúng con thành niềm vui. Lạy Chúa xin hồi phục chúng con để được sống trong Chúa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 40
Phục Sinh của Chúa Kitô.
Anh chị em thân mến, hôm nay là ngày lễ, ngày vinh quang trên thiên quốc. Các thiên thần đang vui mừng và mời chúng ta cùng hoan hỉ với các Ngài. Chương trình của Thiên Chúa, ẩn dấu qua nhiều thời đại, được tỏ lộ: Nhờ Chúa Giêsu, chúng ta cùng được kết hợp với Thiên Chúa. Mặc dầu đã chết đi vì tội lỗi, chúng ta nay được sống lại, cứu khỏi mọi sự cách biệt giữa chúng ta với người Cha. Mọi chướng ngại đã được cất khỏi, và chúng ta có thể trực tiếp cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa, Cha chúng ta trên trời.
Trong Ðức Kitô phục sinh, Thiên Chúa đã tỏ hiện quyền lực vô biên thống trị tội lỗi, Satan và sự chết. Ba điều đó đã giam giữ con người vì sự bất tuân của tổ tiên thuở xưa cho tới ngày Lễ Phục Sinh đầu tiên. Với khả năng chúng ta, chúng ta không có cách nào phục hồi sự tương giao với Thiên Chúa, Ðấng dựng nên chúng ta để sống với Người. Nhưng cảm tạ Thiên Chúa ( hãy vui mừng với các thiên thần ngay từ bây giờ!), chúng ta được cứu rỗi! Trên thập giá, Chúa Giêsu đã chuộc tội chúng ta. Nhờ việc sống lại, Người đã đánh bại thần dữ và tiêu diệt quyền lực sự chết trong mọi thời. Ngài đã "được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới." (Rm 6:4).
Ðây thật sự là tin vui! Sự vinh quang mà chúng ta mừng lễ hôm nay- lý do cho sự vui mừng của chúng ta- được thể hiện cho mọi ngày. Cứu chuộc khỏi tội lỗi, giải thoát khỏi cảnh nô lệ, chiến thắng khỏi thói hư tật xấu: Ðây là di sản của chúng ta. Ðây là đời sống mới cho tất cả mọi người chúng ta. Mừng ngày vui, nhưng không chỉ giới hạn cho ngày hôm nay. Niềm vui mừng là di sản của chúng ta là con cái Thiên Chúa được cứu độ. Ðó là quyền thừa kế của chúng ta là một thụ tạo mới trong Ðức Kitô. Ðó là dấu ấn để chúng ta dám tuyên bố là những người theo Chúa Giê-su.
Hãy dọn tâm trí cho những điều trên.
Lời hứa phục sinh là chúng ta được vui mừng, bất kể chúng ta đang phải đối diện với cái gì. Hôm nay, khi các trẻ em khó chịu vì ăn quá nhiều kẹo hay trong bữa ăn tối khi chúng ta ngồi cạnh với thân nhân mà chúng ta khó thương nổi, chúng ta có thể vui mừng. Gặp khó khăn tại công sở hay ở nhà, chúng ta có thể vui mừng. Giữa mối lo âu hay băn khoăn về bất kỳ cái gì, chúng ta có thể vui mừng. Còn hơn là nụ cười và say mê đáp alleluia, niềm vui tự biểu lộ trong niềm an bình, sức mạnh và hy vọng đến từ cảm nghiệm quyền lực phục sinh của Chúa Giêsu trong cuộc đời chúng ta.
Ngày qua ngày, những biến cố xảy ra đe dọa niềm vui chúng ta. Nhưng chúng ta có thể duy trì niềm vui bằng cách xác nhận chân lý trong tâm trí chúng ta: Quyền năng của Thiên Chúa không đo lường được; Chúa Giê-su đã đánh bại tội lỗi và sự chết; chúng ta là những đứa trẻ thân yêu của Ngài. Duy trì niềm vui chúng ta đôi khi lại là một cuộc chiến, nhưng là một cuộc chiến đáng giá để chiến đấu. Nhiều điều có thể âm mưu đưa ra rằng sứ điệp Chúa Giê-su Phục Sinh là không đáng tin hay sai lạc.
Chúng ta phải chiến đấu như thế nào cho sự xói mòn sự tin tưởng này? "Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.(Cl 3:2). Hãy đọc Kinh Thánh. Cầu nguyện. Hãy gợi lại chân lý đức tin thường xuyên trong ngày. Nên nhớ rằng, chỉ một cách đơn giản rằng Thiên Chúa thương yêu chúng ta. Ngài đã ban Chúa Giêsu để cứ chúng ta và hồi phục lại những gì đã mất vì sự bất tuân (x Ga 3:16-17). Sự chết của Chúa Giêsu đã hòa giải chúng ta với Chúa Cha (x Rm 5:10). Phục sinh của Người phá vở quyền lực của tội lỗi và sự chết trong đời sống chúng ta và làm chúng ta trở nên con người mới (x 1 Cr 15:56-57). Ðấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành cho đến ngày Ðức Ki-tô Giê-su quang lâm.(Pl 1:6)
Những lời này là sự thật, bất kể đến những biến cố trong đời sống làm bạn nao núng. Khi hoang mang, mất can đảm, hay tuyệt vọng bắt đầu ăn sâu vào ý nghĩa của bạn, hãy đối chất nó với sự thật.
Càng lúc chúng ta dám chiến đấu với những tâm tưởng chúng ta, càng lúc chúng ta chắc chắn giữ được niềm vui của chúng ta. Tựa hồ đi chạy bộ hay cử tạ, quyết tâm có thể làm được. Trước (sự tập luyện) càng nặng nề hằng ngày, một người mới bắt đầu sẽ cảm thấy vụng về, hay quá yếu ớt hay cẩu thả để tuân theo. Thật là đúng, càng tập luyện chúng ta càng tin tưởng. Hãy thử điều đó hôm nay, khi niềm vui Phục Sinh được vang dội quá rõ ràng. Hãy cầu xin Chúa Thánh Linh để nhắc nhở chúng ta tập trung tâm trí vào những điều trên. Ngài sẽ giúp bạn và niềm vui của bạn sẽ gia tăng vô hạn.
"Lạy Cha, tất cả vinh quang và ca ngợi thuộc về Cha! Hôm nay con vui mừng cùng với các Thiên Thần và các Thánh của Cha và ca ngợi Cha vì đời sống mới mà Cha đã ban cho con qua Chúa Giê-su. Cảm tạ Cha đã bẻ gãy xích xiềng đã trói buội con. Cám tạ Cha đã tỏ ra cho con".
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
16:55 10/02/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (21)
201. Một khuôn mặt có thể là một ánh sáng Chúa dùng
Một bà sang trọng kia đến Lộ Đức để xem chơi.
Thấy đoàn kiệu những người hành hương đi ngang qua, bà hết nhìn người nầy đến người khác. Bỗng cặp mắt của bà dừng lại trên khuôn mặt của một nữ tu đang đi kiệu. Sau đó, bà tìm gặp nữ tu nầy và tâm sự:
- “Sao tôi thấy khuôn mặt của sơ vui tươi thế?”
Nữ tu chưa kịp trả lời thì bà đã nói tiếp:
- “Ba mươi năm nay, tôi sống bê bối, tiêu xài, phung phí, nhưng không bao giờ được sự bằng an.”
Hai người nầy tâm sự một hồi lâu. Cuối cùng, bà nầy đi xưng tội, và bà được bằng an.
202. Sự đền tội của một em bé
Nhà kỹ nghệ công giáo danh tiếng, Léon Harmel, thuật lại câu truyện sau:
Một bà mẹ kia đánh thức con dậy. Bà thấy dưới gối con có một cục gỗ.
- “Con làm gì thế?”
- “Thưa mẹ, khi đi học giáo lý, con nghe dạy rằng mình phải hãm mình để cho kẻ có tội được trở lại. Con chọn cách hãm mình nầy. Con trông cậy Chúa nhậm lời con.”
Đó là gương một em bé trong sạch, biết đền tội thay cho những kẻ có tội mà không chịu đền tội.
203. Sớm hơn mặt trời mọc
Khi suy đến ngày mai, bạn hãy tin chắc rằng sự Chúa quan phòng săn sóc bạn sẽ hiện đến sớm hơn mặt trời.
Bị giam cầm một cách rất tàn nhẩn, bà Isave, chị vua Lu-y XVI, vẫn luôn trông cậy vào sự Chúa quan phòng. Mỗi sáng, bà cầu nguyện:
- “Lạy Chúa, con không biết hôm nay sẽ xảy đến điều gì cho con. Con chỉ biết điều gì sẽ xảy đến là điều Chúa đã thấy trước từ thuở đời đời. Chúa ôi! Chừng ấy đủ làm cho con được bằng an… Con muốn tất cả! Con xin lãnh nhận tất cả!”
204. Hãy phạm tội giữa công trường!
Một người tội lỗi xúi giục thánh Ephrem phạm tội với mình. Thánh nhân liền tìm cách cải hoá linh hồn đó. Ngài tìm đủ cách nhưng vẫn không thu được kết quả gì. Bỗng ngài nghĩ ra một kế.
- “Thôi được! Tôi bằng lòng. Nhưng hãy để cho tôi lựa chỗ để phạm tội.”
- “Cứ lựa đi!”
- “Chúng ta hãy ra phạm tội giữa công trường thành phố.”
Người kia trẽn quá, rút lui.
Thánh Ephrem lợi dụng cơ hội để dạy một bài học. Ngài nói theo cốt để cho người rút lui nghe:
- “Ớ người ngu dại! Ngươi sợ con mắt của người trần như thế thì làm sao chịu nổi liếc nhìn của Chúa Kitô sẽ đoán xét ngươi. Khi đó, tất cả mọi dân, mọi thành, từ xưa đến nay, sẽ nhìn thấy ngươi, và khi đó, không phải chỉ có một tội, mà tất cả tội lỗi của ngươi sẽ bị bại lộ.”
205. Giá trị của người bạn trăm năm
Một thanh niên tin cho thầy mình biết ngày thành hôn. Thầy hỏi:
- “Người vợ sắp cưới của con có những đức tính gì?”
- “Cô ta đẹp.”
Thầy viết một con dê-rô lên trên bảng.
- “Thế nào nữa?”
- “Cô ta bởi dòng quý tộc.” (Thầy viết thêm một con dê-rô nữa.)
- “Thế nào nữa?”
- “Cô ta giàu.” (Thầy viết thêm một con dê-rô nữa.)
- “Thế nào nữa?”
- “Cô ta thông thái.” (Thầy viết thêm một con dê-rô nữa.)
- “Thế nào nữa?”
- “Cô ta rất đạo đức.”
Thầy sung sướng viết con số 1 trước những con dê-rô và nói với người học trò cũ của mình:
- “Ta chia vui với con. Con sẽ có một kho vàng.”
206. Không suy nghĩ gì về mục đích của đời mình
Khi dạy giáo lý, một linh mục hỏi một em nhỏ:
- “Khi chết rồi, con sẽ thành gì?”
- “Thưa Cha, con sẽ thành một bộ xương.”
Nhiều người trên trái đât nầy cũng sống không khác gì câu trả lời của em bé đó.
207. Giảng đạo rất đắc lực bằng đời sống của mình
Ngày kia, một phụ nữ Anh giáo tò mò vào quan sát một nhà thờ ở Bruxelles bên Bỉ. Trong giây phút đó, cô quyết định trở lại với Giáo Hội Công giáo. Lý do rất giản dị: cô thấy ba thiếu niên mới tuổi 17,18 đang cầu nguyện sốt sắng ở cuối nhà thờ. Gương đó làm cho cô vô cùng cảm động.
Một kỹ sư kia xin trở lại Đạo Công giáo. Lý do: vì ông thấy cử chỉ của một anh lính vui vẻ. Anh lính nầy đêm nào cũng bị các bạn chế nhạo vì anh ta quỳ cầu nguyện trước khi đi ngủ. Mặc dầu bị các bạn cười nhạo một cách sỗ sàng, anh ta vẫn nghiêm trang quỳ gối cầu nguyện sốt sắng.
Những cậu thiếu niên kia và người lính nầy đâu có biết rằng mình đã giảng đạo một cách rất đắc lực bằng đời sống đạo của mình.
208. Sức mạnh của ơn Chúa
Ơn Chúa mạnh mẽ vô cùng!
Saolê cứng lòng và nghịch đạo hết sức, thế mà ơn Chúa đã biến đổi ông thành một vị tông đồ đầy tâm huyết.
Mađalêna đầy tội lỗi, thế mà ơn Chúa đã làm cho cô trở nên một vị thánh lớn.
Mathêô sống nghề thu thuế, bị mọi người xa lánh, thế mà ơn Chúa biến ông thànhh một thánh sử.
Phêrô quá yếu hèn và sợ hải, thế mà ơn Chúa đã làm cho ông trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên.
Một tên trộm cướp đầy thành tích bất hảo, thế mà ơn chúa đã đưa anh ta vào nước thiên đàng trong số những vị thánh trước hết.
Nhờ ơn Chúa, có muôn vàn đấng anh hùng tử đạo, có rất nhiều thanh niên nam nữ tận hiến đời mình để lo cho các linh hồn, có biết bao nhiêu trẻ thơ vẫn cương quyết giữ mình sạch tội và tuyên xưng đức Tin.
Vậy bạn đừng ngã lòng. Bạn hãy đứng lên! Bạn hãy tin mạnh vào ơn Chúa.
Với thiện chí của bạn, ơn Chúa sẽ thay đổi hẳn cuộc đời của bạn.
209. Tướng La Morcière nămg đi rước lễ
Tướng La Morcière có một cô con gái. Em nầy năng đi rước lễ. Ông dạy con:
- “Con đi rứoc Chúa hằng ngày như vậy là không được.”
- “Thưa cha, được lắm vì cha sở dạy con như vậy.”
Hai cha con đến tìm cha sở. Tướng La Morcière trình bày đủ các lý do để nói rằng không nên đi rước Chúa nhiều quá. Cha sở cười và trả lời một câu:
- “Không ai trong chúng ta xứng đáng đi rước Chúa đâu. Dầu vậy, tất cả chúng ta đều rất cần Chúa. Phép Thánh Thể không phải là phần thưởng dành cho các nhân đức, song là để giúp chúng ta tập các nhân đức.”
Tướng La Morcière phục lý. Từ đó, vị tướng nầy rất năng đi rước lễ.
210. Đây là những thương tích!
Ngày kia, một người lính già khẩn khoản xin tướng Caesar đi dự một cuộc xét xử của mình. Tướng Caesar mượn người khác đi thay ông vì ông nói mình đang bận việc.
Người lính già liền cởi áo mình ra:
- “Thưa ngài Caesar, khi tôi thấy ngài gặp những nguy hiểm to lớn giữa trận mạc, tôi không mượn ai đi thế tôi để bảo vệ ngài, nhưng chính tôi đã đánh trận để che chở ngài. Đây là những thương tích tôi đã lãnh lấy vì ngài.”
Tướng Caesar vừa cảm động, vừa hổ thẹn. Ông đích thân đến dự buổi xét xử đó và bênh vực người líanh già trung tín của mình.
Từ trên Cây Thánh Giá, Chúa Giêsu chỉ cho ta thấy những vết thương và phán: “Đây là những vết thương Ta đã chịu vì con. Lẽ nào con lại không làm gì cho Ta sao?”
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
16:58 10/02/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (18)
181. Người công giáo phải phụng sự Chúa trước hết.
Người công giáo phải phụng sự Chúa trước hết.
Nói như vậy, không phải người công giáo để cho kẻ đói phải chết đói, kẻ khát phải chết khát, người đau ốm phải cô đơn, vịn cớ rằng mình mắc thờ phượng Chúa.
Trái lại, người công giáo tìm đủ cách để giúp đỡ tha nhân một cách vô vị lợi, tận tâm và vui vẻ vì họ xác tín rằng giúp đỡ tha nhân như vậy là phụng sự Chúa.
182. Đời sống tốt đẹp là đời sống đại độ.
Đời sống của bạn sẽ thúi tha, u ám, lạnh lẽo nếu bạn chỉ lo nghĩ đến mình, chỉ lo tích trữ cho mình, chỉ lo đóng cửa gài then. Nếu bạn biết sống vị tha, biết gieo rắc tình yêu, biết chia sẻ lòng thông cảm, cuộc đời của bạn mới được nẩy nở một cách rộng rãi và tốt đẹp.
Ao tù nước đọng là nơi thúi tha vì giòng nước không có lối thoát. Chỉ khi nào giòng nước có lối thoát, ao tù nước đọng mới trở thành một cái hồ trong trẻo và mát mẻ.
183. Chính lòng con người độc ác mới làm cho trần gian ra ác độc
Nếu trần gian nầy đang sống trong sự hận thù, khủng bố, tiêu diệt lẫn nhau, thì không phải vì sự tốt lành đã lìa bỏ trần gian, nhưng chính là vì sự tốt lành đã lìa bỏ lòng con người.
Chính lòng con người độc ác mới làm cho trần gian ra ác độc.
Muốn đem lại hạnh phuc cho trần gian, bạn và tôi, cũng như tất cả mọi người trên trần gian nầy, hãy mang lấy một tấm lòng luôn vị tha, yêu thương và tốt lành.
184. Điều chính yếu của người Kitô-hữu là gì?
Người Kitô-hữu không phải là kẻ thuộc về một dân tộc nào riêng biệt, dẫu dân tộc đó oai hùng đến đâu mặc lòng vì Chúa Giêsu đã từng phán: “Hãy đi giảng dạy khắp muôn dân thiên hạ.”
Người Kitô-hữu cũng không phải là kẻ thuộc về một đảng phái nào hay một giai cấp nào vì Giáo Hội ở trên mọi đảng phái và mọi giai cấp: Giáo Hội thuộc về tất cả những ai có lòng tin.
Người Kitô-hữu là người có cuộc đời tuyệt đẹp vì được thông phần vào bản tính của Chúa, được nên giống Chúa, theo như lời của Đức Cha Bertrand nói: “Những người Kitô-hữu là những vì Thiên Chúa trong tương lai” (Les chrétiens sont des Dieux en fleurs).
185. Đúng giờ và luôn luôn sẵn sàng
Bạn hãy sống đúng giờ. Bạn hãy luôn luôn sẳn sàng. Bạn đừng bắt ai đợi bạn. Trái lại, bạn luôn vui lòng đợi kẻ khác.
186. Hãy luôn luôn cư xử đại độ với người bạn thân của mình
Trên đời nầy, không thể nào có một người bạn không có khuyết điểm
Ai muốn có bạn không có khuyết điểm ở trên trần gian nầy, người đó hãy mau chết lành mà lên thiên đàng để tìm một người bạn không có khuyết điểm.
Chúng ta hãy luôn luôn cư xử đại độ với người bạn thân của mình. Chúng ta hãy làm sao cho tình bạn của chúng ta không bao giờ bị sứt mẻ.
187. Khi nào chân lý bị chôn vùi?
Khi hai bên trương cổ cải nhau, khi không bên nào chịu thua bên nào, khi bên nào cũng cho mình có lý hơn bên kia, khi đó, chân lý bị chôn vùi, sự thật bị bóp méo.
188. Sống cho ra đạo
Sống đạo, không phải sống cho có đạo, nhưng phải sống cho ra đạo.
Tên “có đạo” của bạn không đủ đưa bạn lên thiên đàng đâu. Muốn lên thiên đàng, bạn phải sống một cuộc đời lành thánh.
Nhãn hiệu “Rượu ngon” dán nơi một chai nước lạnh, chỉ là một nhãn hiệu láo.
189.Suy nghĩ và làm việc
Có người cho rằng suy nghĩ nhiều thì không có đủ thời giờ để làm việc. Nói như vậy là không đúng: những kẻ làm được rất nhiều việc, có khi là những việc rất lớn, là những kẻ đã suy nghĩ rất nhiều trước khi hành động.
200. Ích lợi khi đi bộ ngoài trời
Đi bách bộ ngoài trời rộng giúp cho máu chạy điều hoà và còn rất có ích lợi cho sự suy nghĩ.
Beethoven thích đi ngoài đồng ruộng. Có khi ông đi suốt ngày, quên cả giờ ăn, Trong khi đi như vậy, ông có rất nhiều hứng, và sau đó, ông tìm cách ghi lại những điều nầy.
Socrate, Cicero thích làm việc bằng trí óc khi đi ngoài trời.
Stuart Mill cho rằng phần lớn sách Logique của ông đã được suy nghĩ trong những lúc ông đi bộ đến sở.
Còn Spencer thì nói: “Tôi thường làm việc bằng cách đi rong ngoài ruộng. Trong khi tôi đi thì đầu óc tôi làm việc mãnh liệt.”
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:02 10/02/2008
NGƯỜI NƯỚC TỀ MỜI HÀ BÁ
Có một người nước Tề nói với Tề vương: “Vương thượng, Hà bá nắm quyền quản lý sông ngòi là vị thần rất quan trọng, tại sao ngài không thử gặp ông ta xem sao, tôi có cách để giúp cho ngài hội kiến với hà bá.”
Tề vương trong lòng suy nghĩ được gặp mặt thần là một việc vẻ vang, bèn rất phấn khởi gật đầu. Người nước Tề ấy mở một quảng trường ở bên sông, lấy đất đắp cao thành một tế đàn và mời Tề vương lên đàn để quan sát.
Qua một lúc sau, trong nước nổi lên một con cá, người nước Tề ấy phấn khởi nói: “Hà bá đến rồi.” Tề vương cũng la lên như ông ta.
(Hàn Phi tử: Nội chư thuyết thượng – thất thuật)
Suy tư:
Làm người lớn thì biết suy xét trước khi hành động chứ không thể chỉ nghe rồi làm; làm người có trách nhiệm thì không những phải suy xét, nhưng còn phải bàn hỏi với những cố vấn khôn ngoan của mình, trách nhiệm càng lớn thì suy xét và bàn hỏi càng phải kỷ càng sâu xa hơn, bằng không thì hậu quả khó mà lường được...
Có một vài người học hành chẳng đến đâu, kinh nghiệm cũng chẳng có, nhưng nhờ phe cánh mà được bầu vào chức vụ này chức vụ nọ, nhưng khi làm việc thì chỉ biết nói a dua theo những chỉ đạo của người khác, mà người khác thì ở đâu xa xôi không sát cánh với thực tế, nên vì những người chỉ biết nói a dua (không lập trường) quá nhiều, nên chính nghĩa bị lấn át, thế là gây chia rẻ, thù hận, bất công và cuối cùng thì tan rã...
Tề vương không thấy hà bá khuôn mặt hình dáng ra sao cả, chỉ a dua hét to lên khi người nước Tề chỉ con cá nói là bá đến, kết quả là vừa làm mất uy tín của mình, lại làm trò cười cho thiên hạ, và đau nhất chính là bị lừa một vố.
Những người nói a dua cũng như thế mà thôi, như Tề vương mời hà bá. Hay ho gì mà vênh vang chứ !
N2T |
Có một người nước Tề nói với Tề vương: “Vương thượng, Hà bá nắm quyền quản lý sông ngòi là vị thần rất quan trọng, tại sao ngài không thử gặp ông ta xem sao, tôi có cách để giúp cho ngài hội kiến với hà bá.”
Tề vương trong lòng suy nghĩ được gặp mặt thần là một việc vẻ vang, bèn rất phấn khởi gật đầu. Người nước Tề ấy mở một quảng trường ở bên sông, lấy đất đắp cao thành một tế đàn và mời Tề vương lên đàn để quan sát.
Qua một lúc sau, trong nước nổi lên một con cá, người nước Tề ấy phấn khởi nói: “Hà bá đến rồi.” Tề vương cũng la lên như ông ta.
(Hàn Phi tử: Nội chư thuyết thượng – thất thuật)
Suy tư:
Làm người lớn thì biết suy xét trước khi hành động chứ không thể chỉ nghe rồi làm; làm người có trách nhiệm thì không những phải suy xét, nhưng còn phải bàn hỏi với những cố vấn khôn ngoan của mình, trách nhiệm càng lớn thì suy xét và bàn hỏi càng phải kỷ càng sâu xa hơn, bằng không thì hậu quả khó mà lường được...
Có một vài người học hành chẳng đến đâu, kinh nghiệm cũng chẳng có, nhưng nhờ phe cánh mà được bầu vào chức vụ này chức vụ nọ, nhưng khi làm việc thì chỉ biết nói a dua theo những chỉ đạo của người khác, mà người khác thì ở đâu xa xôi không sát cánh với thực tế, nên vì những người chỉ biết nói a dua (không lập trường) quá nhiều, nên chính nghĩa bị lấn át, thế là gây chia rẻ, thù hận, bất công và cuối cùng thì tan rã...
Tề vương không thấy hà bá khuôn mặt hình dáng ra sao cả, chỉ a dua hét to lên khi người nước Tề chỉ con cá nói là bá đến, kết quả là vừa làm mất uy tín của mình, lại làm trò cười cho thiên hạ, và đau nhất chính là bị lừa một vố.
Những người nói a dua cũng như thế mà thôi, như Tề vương mời hà bá. Hay ho gì mà vênh vang chứ !
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:03 10/02/2008
N2T |
30. Con người ta ngoài việc toàn tâm phục tùng Thiên Chúa, thì không ở đâu linh hồn có thể được tự do.
(sách Gương Chúa Giê-su)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cần chống lại mọi sự đe dọa đến sự sống
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:29 10/02/2008
Vatican (VIS) - Hôm Thứ Tư Lễ Tro, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gửi một bức thư cho Đức Tổng Giám Mục Geraldo Lyrio Rocha của Mariana, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Ba Tây nhân cuộc vận động Huynh Đệ theo truyền thống do Giáo Hội Ba Tây tiến hành trong Mùa Chay. Cuộc vận động năm nay đưa ra chủ đề: “Tình Huynh đệ và việc bảo vệ sự sống” với khẩu hiêu là: “Chọn lựa thì chọn sự sống”.
Trong thư, Đức Thánh Cha nói rõ rằng: “mọi sự đe dọa đến sự sống cần phải được đẩy lùi” và trong bối cảnh này, ngài đề cập đến “diễn văn khai mạc của ngài trong Hội nghị khoáng đại lần thứ Năm của Hội đồng Giám Mục Mỹ Châu Latin và Caribê” trong đó “cha nhắc lại những đường hướng theo sau bởi một nền văn hóa không có Thiên Chúa và không có những điều răn của Ngài, hoặc ngay cả việc chống lại Thiên Chúa, dẫn đến ‘một nền văn hóa chống lại con người và chống lại thiện chí của người dân Mỹ Châu Latin’ “.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến văn bản đúc kết của hội nghị Aparecida, trong đó “trình bày cho chúng ta cách gặp gỡ Chúa Kitô và bắt đầu thời điểm đối nghịch với sự chết và lựa chọn sự sống. Đó cũng là thời điểm công nhận hoàn toàn tính thiêng liêng của sự sống và phẩm giá con người”.
Đức Thánh Cha viết thêm: “Nhân dịp khai mạc Cuộc vận động Huynh Đệ năm nay, một lần nữa cha bày tỏ niềm hy vọng rằng các cơ quan khác nhau của xã hội dân sự sẽ bày tỏ tình liên đới của họ với đa số người dân sẽ chống lại những thứ đối lập với nhu cầu đạo đức của công lý và tôn trọng sự sống, từ lúc khởi đầu cuộc sống cho đết lúc chết đi một cách tự nhiên”.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kết thúc bằng cách khẩn cầu Chúa “để bàn tay nhân từ của ngài cò thể chạm đến mọi người dân Ba Tây và để đời sống mới trong Chúa Kitô có thể chạm đến mọi người trong bản thân họ, trong gia đình, xã hội và các chiều kích văn hóa, lan truyền những quà tặng của hòa bình và thịnh vượng, và tái đánh thức những con tim nhạy cảm của tình huynh đệ và hợp tác”.
Trong thư, Đức Thánh Cha nói rõ rằng: “mọi sự đe dọa đến sự sống cần phải được đẩy lùi” và trong bối cảnh này, ngài đề cập đến “diễn văn khai mạc của ngài trong Hội nghị khoáng đại lần thứ Năm của Hội đồng Giám Mục Mỹ Châu Latin và Caribê” trong đó “cha nhắc lại những đường hướng theo sau bởi một nền văn hóa không có Thiên Chúa và không có những điều răn của Ngài, hoặc ngay cả việc chống lại Thiên Chúa, dẫn đến ‘một nền văn hóa chống lại con người và chống lại thiện chí của người dân Mỹ Châu Latin’ “.
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến văn bản đúc kết của hội nghị Aparecida, trong đó “trình bày cho chúng ta cách gặp gỡ Chúa Kitô và bắt đầu thời điểm đối nghịch với sự chết và lựa chọn sự sống. Đó cũng là thời điểm công nhận hoàn toàn tính thiêng liêng của sự sống và phẩm giá con người”.
Đức Thánh Cha viết thêm: “Nhân dịp khai mạc Cuộc vận động Huynh Đệ năm nay, một lần nữa cha bày tỏ niềm hy vọng rằng các cơ quan khác nhau của xã hội dân sự sẽ bày tỏ tình liên đới của họ với đa số người dân sẽ chống lại những thứ đối lập với nhu cầu đạo đức của công lý và tôn trọng sự sống, từ lúc khởi đầu cuộc sống cho đết lúc chết đi một cách tự nhiên”.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI kết thúc bằng cách khẩn cầu Chúa “để bàn tay nhân từ của ngài cò thể chạm đến mọi người dân Ba Tây và để đời sống mới trong Chúa Kitô có thể chạm đến mọi người trong bản thân họ, trong gia đình, xã hội và các chiều kích văn hóa, lan truyền những quà tặng của hòa bình và thịnh vượng, và tái đánh thức những con tim nhạy cảm của tình huynh đệ và hợp tác”.
Một bé gái sống sót sau vụ phá thai
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:31 10/02/2008
Rôma (ZENIT) - Một bé gái 15 tháng tuổi đã sống sót sau thủ tục phá thai do cha mẹ cô đã quyết định phá thai vì bé mù lòa, cô bé hiện được Cộng đoàn Gioan XXIII nuôi dưỡng ở Rôma.
Trong thông cáo báo chí của cộng đoàn hôm 02/02 cho hay đứa bé được chuẩn đoán là mù lòa và cha mẹ bé đã chọn lựa phá thai. Nhưng bào thai đã ở tuần thứ 22 (khoảng 7 tháng), và đứa bé ra đời vẫn còn sống. Theo luật của nước Ý, các bác sĩ cố cứu sống và đã thành công. Cô bé chỉ nặng 562 gram và phải trải qua ca giải phẩu tim khi mới 10 ngày tuổi. Cô bé bị xuất huyết não, nhiễm trùng và các vấn đề về hô hấp.
Cha mẹ ruột của cô đã chọn cách cho con nuôi.
Giờ cô bé đã 15 tháng tuổi và nặng 5,9 kg, cô bé đã ở với gia đình mới của mình 8 tháng nay. Cha mẹ nuôi của cô bé là các giáo dân thuộc Cộng đoàn Gioan XXIII và có 2 anh em nuôi cùng với 3 trẻ sống thực vật. Có 250 nhà như thế của giáo dân tọa lạc ở nước Ý.
Bà mẹ của cộng đồng nói cô bé là một đứa trẻ rất đẹp và nói rằng cô bé có đầy đủ cuộc sống. Dù người ta cho rằng cô bé sẽ trong “tình trạng thực vật” sau những gì trải qua, gia đình mới của cô bé xác nhận rằng cô bé mút ngón tay, cười và giao tiếp với những người đến thăm cô bé. Khát vọng sống của cô bé được loan truyền và những ai đến thăm cô bé cũng muốn quay lại thăm lần nữa.
Trong cuộc họp báo, các bà mẹ khác chia sẻ các câu chuyện về áp lực phá thai và việc thực hiện chuẩn đoán trước khi sinh một cách một cách yếu đuối. Cộng đoàn Gioan XXIII cũng công bố rằng đang chuẩn bị đề nghị lập pháp để bảo vệ sự sống và thiên chức làm mẹ “để các phụ nữ mang thai có thể tìm được sự bảo vệ và báo cáo những ai có ý định giết hại con cái họ hoặc những người xúi giục họ phá thai bằng cách đe dọa tống tiền hay lừa gạt”.
Trong thông cáo báo chí của cộng đoàn hôm 02/02 cho hay đứa bé được chuẩn đoán là mù lòa và cha mẹ bé đã chọn lựa phá thai. Nhưng bào thai đã ở tuần thứ 22 (khoảng 7 tháng), và đứa bé ra đời vẫn còn sống. Theo luật của nước Ý, các bác sĩ cố cứu sống và đã thành công. Cô bé chỉ nặng 562 gram và phải trải qua ca giải phẩu tim khi mới 10 ngày tuổi. Cô bé bị xuất huyết não, nhiễm trùng và các vấn đề về hô hấp.
Cha mẹ ruột của cô đã chọn cách cho con nuôi.
Giờ cô bé đã 15 tháng tuổi và nặng 5,9 kg, cô bé đã ở với gia đình mới của mình 8 tháng nay. Cha mẹ nuôi của cô bé là các giáo dân thuộc Cộng đoàn Gioan XXIII và có 2 anh em nuôi cùng với 3 trẻ sống thực vật. Có 250 nhà như thế của giáo dân tọa lạc ở nước Ý.
Bà mẹ của cộng đồng nói cô bé là một đứa trẻ rất đẹp và nói rằng cô bé có đầy đủ cuộc sống. Dù người ta cho rằng cô bé sẽ trong “tình trạng thực vật” sau những gì trải qua, gia đình mới của cô bé xác nhận rằng cô bé mút ngón tay, cười và giao tiếp với những người đến thăm cô bé. Khát vọng sống của cô bé được loan truyền và những ai đến thăm cô bé cũng muốn quay lại thăm lần nữa.
Trong cuộc họp báo, các bà mẹ khác chia sẻ các câu chuyện về áp lực phá thai và việc thực hiện chuẩn đoán trước khi sinh một cách một cách yếu đuối. Cộng đoàn Gioan XXIII cũng công bố rằng đang chuẩn bị đề nghị lập pháp để bảo vệ sự sống và thiên chức làm mẹ “để các phụ nữ mang thai có thể tìm được sự bảo vệ và báo cáo những ai có ý định giết hại con cái họ hoặc những người xúi giục họ phá thai bằng cách đe dọa tống tiền hay lừa gạt”.
Kinh Truyền tin Chúa Nhật đầu Mùa Chay
Bình Hòa
15:51 10/02/2008
Từ thứ tư vừa qua, phụng vụ đã bắt đầu Mùa Chay. Thực ra nếu muốn dịch sát nghĩa thì phải là nói là mùa “Bốn mưoi”, nhớ lại thời gian 40 ngày Chúa Giêsu vào sa mạc cầu nguyện và chịu cám dỗ vào lúc bắt đầu sứ vụ. Cũng nên biết là trong Kinh thánh con số 40 mang một ý nghĩa biểu tượng như là thời kỳ chuẩn bị tâm hồn để diện kiến với Thiên Chúa, như trong trường hợp hai ông Mosê và Elia, cũng như thời kỳ Chúa Giêsu phục sinh đào tạo các môn đệ trước khi nhận lãnh Thánh Linh. Bài suy niệm của đức thánh cha trưa Chúa Nhật hôm qua đã dành để giải thích ý nghĩa của mùa bốn mươi, thời kỳ dấn thân chiến đấu với sự xấu ở trong thâm tâm của mỗi người và ở quanh chúng ta. Ngoài ra, mùa Bốn mươi bắt đầu trùng với dịp kỷ niệm 150 năm đức Mẹ hiện ra tại Lộ-đức, với lời hô hào hãy cầu nguyện và sám hối, một sứ điệp hợp với trọng tâm của mùa phụng vụ. Vào buổi chiều Chúa Nhật, đức Bênêđictô XVI bắt đầu cuộc tĩnh tâm thường niên kéo dài đến sáng thứ bảy. Vị giảng phòng năm nay là hồng y Albert Vanhoye, người Pháp, dòng tên, với đề tài: “chúng ta hãy tiếp đón Chúa Giêsu thượng tế”. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Thứ tư vừa rồi, với việc ăn chay và nghi thức xức tro, chúng ta đã đi vào Mùa Bốn Mươi. Đì vào Mùa Bốn Mươi có nghĩa là gì? Có nghĩa là bắt đầu một thời kỳ dấn thân đặc biệt vào việc chiến đấu thiêng liêng đương đầu với sự Xấu trong thế gian, trong mỗi người chúng ta và chung quanh ta. Có nghĩa là nhìn thẳng vào sự Xấu và sẵn sàng chống lại những hậu quả của nó, và nhất là chống lại những nguyên nhân của nó, tới tận cội rễ của nó là Satan. Có nghĩa là không trút đổ cái Xấu cho những người khác, cho xã hội và cho Thiên Chúa, nhưng là nhìn nhận những trách nhiệm của mình và đảm nhận nó một cách ý thức. Nhân tiện ta thấy lời của Chúa Giêsu rất là thích thời đối với những Kitô hữu. Chúa mời chúng ta hãy vác thập giá “của mình” và đi theo Người với lòng khiêm tốn và tín thác (xc. Mt 16,24). “Thập giá”, tuy rằng xem ra nặng nề, nhưng không có nghĩa là điều tai hại xui xẻo mà ta phải hết sức lẩn tránh, nhưng là cơ hội để đi theo Chúa, và nhờ thế lấy thêm sức mạnh trong cuộc chiến đấu với tội lỗi và sự xấu. Như vậy đi vào mùa Bốn Mươi có nghĩa là đổi mới quyết tâm của cá nhân và cộng đoàn trong việc đương đầu với sự xấu, cùng với Chúa Kitô. Thực thế con đường thập giá là đường duy nhất đưa tới sự chiến thắng của tình thương đối lại hận thù, của sự chia sẻ đối lại ích kỷ, của hòa bình đối lại vũ lực. Hiểu như thế, mùa Bốn Mươi thật một cơ hội dấn thân mạnh mẽ vào đường khổ chế và tâm linh, nhờ ân huệ của Chúa Kitô.
Năm nay, việc khai mạc mùa Bốn Mươi trùng hợp với kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ đức. Bốn năm sau khi đức Piô IX công bố tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội, thì Mẹ đã hiện ra cho thánh Bernadette lần đầu tiên vào ngày 11 tháng 2 năm 1858 tại hang đá Massabielle. Sau đó còn nhiều lần hiện ra kèm theo những điềm lạ, và cuối cùng Mẹ đã từ biệt cô gái với sự mặc khải bằng thổ ngữ rằng: “Ta là Đấng Vô nhiễm nguyên tội”. Sứ điệp mà Mẹ muốn phổ biến ở Lộđức nhắc nhớ những lời Chúa Giêsu tuyên bố vào lúc bắt đầu sứ vụ công khai, và chúng ta đã nghe nhiều lần vào những ngày trong mùa Bốn Mươi: “Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng”, hãy cầu nguyện và sám hối. Chúng ta hãy đón nhận lời mời của Mẹ Maria, vọng lại lời của Chúa, và xin Mẹ cầu cho chúng ta được đi vào mùa Bốn Mươi với lòng tin, để sống thời gian hồng phúc này với niềm vui nội tâm và nỗ lực quảng đại.
Chúng ta cũng hãy ký thác cho đức Trinh nữ Maria những người bệnh tật và những người ưu ái chăm sóc họ. Ngày mai, lễ nhớ Đức Mẹ Lộ đức, cũng là ngày quốc tế bệnh nhân. Tôi xin thân ái chào thăm các người hành hương sẽ tụ tập ở đền thánh Phêrô, dưới sự hướng dẫn của hồng y Lozano Barragán, chủ tịch hội đồng Toà thánh về sức khoẻ. Tôi rất tiếc không thể gặp gỡ họ được bởi vì chiều nay tôi bắt đầu tuần tĩnh tâm. Tuy nhiên trong thinh lặng và hồi tâm, tôi sẽ cầu nguyện cho họ và cho các nhu cầu của Hội thánh và của thế giới. Ngay từ bây giờ, tôi xin cám ơn những ai nhớ đến tôi trong Chúa.
Anh chị em thân mến
Thứ tư vừa rồi, với việc ăn chay và nghi thức xức tro, chúng ta đã đi vào Mùa Bốn Mươi. Đì vào Mùa Bốn Mươi có nghĩa là gì? Có nghĩa là bắt đầu một thời kỳ dấn thân đặc biệt vào việc chiến đấu thiêng liêng đương đầu với sự Xấu trong thế gian, trong mỗi người chúng ta và chung quanh ta. Có nghĩa là nhìn thẳng vào sự Xấu và sẵn sàng chống lại những hậu quả của nó, và nhất là chống lại những nguyên nhân của nó, tới tận cội rễ của nó là Satan. Có nghĩa là không trút đổ cái Xấu cho những người khác, cho xã hội và cho Thiên Chúa, nhưng là nhìn nhận những trách nhiệm của mình và đảm nhận nó một cách ý thức. Nhân tiện ta thấy lời của Chúa Giêsu rất là thích thời đối với những Kitô hữu. Chúa mời chúng ta hãy vác thập giá “của mình” và đi theo Người với lòng khiêm tốn và tín thác (xc. Mt 16,24). “Thập giá”, tuy rằng xem ra nặng nề, nhưng không có nghĩa là điều tai hại xui xẻo mà ta phải hết sức lẩn tránh, nhưng là cơ hội để đi theo Chúa, và nhờ thế lấy thêm sức mạnh trong cuộc chiến đấu với tội lỗi và sự xấu. Như vậy đi vào mùa Bốn Mươi có nghĩa là đổi mới quyết tâm của cá nhân và cộng đoàn trong việc đương đầu với sự xấu, cùng với Chúa Kitô. Thực thế con đường thập giá là đường duy nhất đưa tới sự chiến thắng của tình thương đối lại hận thù, của sự chia sẻ đối lại ích kỷ, của hòa bình đối lại vũ lực. Hiểu như thế, mùa Bốn Mươi thật một cơ hội dấn thân mạnh mẽ vào đường khổ chế và tâm linh, nhờ ân huệ của Chúa Kitô.
Năm nay, việc khai mạc mùa Bốn Mươi trùng hợp với kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra ở Lộ đức. Bốn năm sau khi đức Piô IX công bố tín điều Đức Maria vô nhiễm nguyên tội, thì Mẹ đã hiện ra cho thánh Bernadette lần đầu tiên vào ngày 11 tháng 2 năm 1858 tại hang đá Massabielle. Sau đó còn nhiều lần hiện ra kèm theo những điềm lạ, và cuối cùng Mẹ đã từ biệt cô gái với sự mặc khải bằng thổ ngữ rằng: “Ta là Đấng Vô nhiễm nguyên tội”. Sứ điệp mà Mẹ muốn phổ biến ở Lộđức nhắc nhớ những lời Chúa Giêsu tuyên bố vào lúc bắt đầu sứ vụ công khai, và chúng ta đã nghe nhiều lần vào những ngày trong mùa Bốn Mươi: “Hãy hoán cải và tin vào Tin Mừng”, hãy cầu nguyện và sám hối. Chúng ta hãy đón nhận lời mời của Mẹ Maria, vọng lại lời của Chúa, và xin Mẹ cầu cho chúng ta được đi vào mùa Bốn Mươi với lòng tin, để sống thời gian hồng phúc này với niềm vui nội tâm và nỗ lực quảng đại.
Chúng ta cũng hãy ký thác cho đức Trinh nữ Maria những người bệnh tật và những người ưu ái chăm sóc họ. Ngày mai, lễ nhớ Đức Mẹ Lộ đức, cũng là ngày quốc tế bệnh nhân. Tôi xin thân ái chào thăm các người hành hương sẽ tụ tập ở đền thánh Phêrô, dưới sự hướng dẫn của hồng y Lozano Barragán, chủ tịch hội đồng Toà thánh về sức khoẻ. Tôi rất tiếc không thể gặp gỡ họ được bởi vì chiều nay tôi bắt đầu tuần tĩnh tâm. Tuy nhiên trong thinh lặng và hồi tâm, tôi sẽ cầu nguyện cho họ và cho các nhu cầu của Hội thánh và của thế giới. Ngay từ bây giờ, tôi xin cám ơn những ai nhớ đến tôi trong Chúa.
Đức Thánh Cha lên án trào lưu trọng nam khinh nữ
G. Trần Đức Anh OP
15:51 10/02/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 tái lên án trào lưu trọng nam khinh nữ và mời gọi các tín hữu dấn thân góp phần loại trừ mọi hình thức kỳ thị nữ giới.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 9-2-2008, dành cho 280 tham dự viên Hội nghị quốc tế về việc thăng tiến phụ nữ, nhóm tại Roma từ ngày 7 đến 9-2-2008 do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm công bố Tông thư của ĐTC Gioan Phaolô 2, ”Mulieris dignitatem” về phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ (15-8-1988).
Hội nghị có chủ đề là ” Nữ giới và nam giới, nhân loại tính trong toàn thể ”. Đa số các tham dự viên là phụ nữ, trong đó có các đại biểu của 40 HĐGM và của 35 phong trào và cộng đoàn mới, 15 hiệp hội phụ nữ Công Giáo, và 15 dòng nữ.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhận xét rằng: ”Ngày nay vẫn còn một não trạng trọng nam khinh nữ, cố tình không biết đến sự mới mẻ của Kitô giáo, vốn nhìn nhận và tuyên bố phẩm giá bình đẳng và trách nhiệm của phụ nữ đối với nam giới. Vẫn còn có những nơi và những nền văn hóa trong đó phụ nữ bị kỳ thị hoặc bị coi nhẹ chỉ vì họ là nữ giới; thậm chí người ta còn nại đến những lý lẽ tôn giáo và những sức ép gia đình, xã hội, văn hóa để biện minh cho sự chênh lệch giữa hai phái, và người ta có những hành vi bạo hành đối với phụ nữ, ngược đãi, và khai thác họ trong quảng cáo và trong kỹ nghệ tiêu thụ và giải trí”.
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Đứng trước những hiện tượng trầm trọng và kéo dài như thế, các tín hữu Kitô cần cấp thiết dấn thân để trở thành những người cổ võ khắp nơi một nền văn hóa nhìn nhận phẩm giá của phụ nữ trong những quyền lợi và trong thực tại của sự việc”.
Cũng trong bài diễn văn, ĐTC đề cao sự duy nhất và khác biệt giữa người nam và người nữ, ngài chống lại xu hướng đồng nhất hóa phụ nữ và nam giới về mọi phương diện, chủ trương một thứ bình đẳng xóa bỏ mọi khác biệt làm cho con người trở nên nghèo nàn, hoặc xu hướng đối nghịch là coi phụ nữ và nam giới hoàn toàn khác biệt và ở trong trạng thái xung đột nhau.
ĐTC cảnh giác rằng: ”Khi người nam và người nữ chủ trương tự lập và hoàn toàn tự mãn, thì có nguy cơ khép kín trong sự tự thể hiện chính mình, và coi sự vượt lên trên mọi liên hệ về mặt tự nhiên, xã hội hoặc tôn giáo, như một sự chinh phục tự do. Trong thực tế, người ta làm cho người nam và người nữ lâm vào một sự cô đơn nặng nề”. (SD 9-2-2008)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 9-2-2008, dành cho 280 tham dự viên Hội nghị quốc tế về việc thăng tiến phụ nữ, nhóm tại Roma từ ngày 7 đến 9-2-2008 do Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân tổ chức nhân dịp kỷ niệm 20 năm công bố Tông thư của ĐTC Gioan Phaolô 2, ”Mulieris dignitatem” về phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ (15-8-1988).
Hội nghị có chủ đề là ” Nữ giới và nam giới, nhân loại tính trong toàn thể ”. Đa số các tham dự viên là phụ nữ, trong đó có các đại biểu của 40 HĐGM và của 35 phong trào và cộng đoàn mới, 15 hiệp hội phụ nữ Công Giáo, và 15 dòng nữ.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhận xét rằng: ”Ngày nay vẫn còn một não trạng trọng nam khinh nữ, cố tình không biết đến sự mới mẻ của Kitô giáo, vốn nhìn nhận và tuyên bố phẩm giá bình đẳng và trách nhiệm của phụ nữ đối với nam giới. Vẫn còn có những nơi và những nền văn hóa trong đó phụ nữ bị kỳ thị hoặc bị coi nhẹ chỉ vì họ là nữ giới; thậm chí người ta còn nại đến những lý lẽ tôn giáo và những sức ép gia đình, xã hội, văn hóa để biện minh cho sự chênh lệch giữa hai phái, và người ta có những hành vi bạo hành đối với phụ nữ, ngược đãi, và khai thác họ trong quảng cáo và trong kỹ nghệ tiêu thụ và giải trí”.
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Đứng trước những hiện tượng trầm trọng và kéo dài như thế, các tín hữu Kitô cần cấp thiết dấn thân để trở thành những người cổ võ khắp nơi một nền văn hóa nhìn nhận phẩm giá của phụ nữ trong những quyền lợi và trong thực tại của sự việc”.
Cũng trong bài diễn văn, ĐTC đề cao sự duy nhất và khác biệt giữa người nam và người nữ, ngài chống lại xu hướng đồng nhất hóa phụ nữ và nam giới về mọi phương diện, chủ trương một thứ bình đẳng xóa bỏ mọi khác biệt làm cho con người trở nên nghèo nàn, hoặc xu hướng đối nghịch là coi phụ nữ và nam giới hoàn toàn khác biệt và ở trong trạng thái xung đột nhau.
ĐTC cảnh giác rằng: ”Khi người nam và người nữ chủ trương tự lập và hoàn toàn tự mãn, thì có nguy cơ khép kín trong sự tự thể hiện chính mình, và coi sự vượt lên trên mọi liên hệ về mặt tự nhiên, xã hội hoặc tôn giáo, như một sự chinh phục tự do. Trong thực tế, người ta làm cho người nam và người nữ lâm vào một sự cô đơn nặng nề”. (SD 9-2-2008)
Top Stories
The Catholic Church in Vietnam: A Church founded on the Blood of the Martyrs
J.B. An Dang
08:49 10/02/2008
Thanks to Catholic News Agencies and other media outlets, the international community has paid a good attention to Catholic protests in Vietnam and beyond them - the plight of Catholics under an atheist government.
This article is an attempt to present a short history of the Church in Vietnam, its sufferings and persecutions in the past and presence, and enormous challenges it still has to face.
The persecutions from 17th to 19th centuries
Catholicism reached Vietnam in the 16th century, thanks to the work of missionaries from France, Spain and Portugal. At that time, the country was divided into two parts. The North known as Tonkin or Bắc Kỳ (ruled by the Trinh Lords), and the South known as Cochin China, or Nam Kỳ (ruled by the Nguyễn Lords).
In 1580, a group of Franciscans from the Philippines arrived in Cochin China. However, the Mission in there officially began with the arrival of Jesuits Francesco Buzoni and Diego Carvalho in 1615.
In Tonkin, Father Alessandro de Rhodes, S.J., arrived in 1627. He played an important role in the Mission in Vietnam. He invented a written system of Vietnamese language using the Roman alphabet - that is still being used. Prior to that, through more than a thousand years of being colonized by the Chinese, Vietnamese written language was similar to Chinese characters (with some modifications). His invention allowed people to learn how to read and write much faster. It contributed not only to the Church mission but also to the progress of the society in general.
In particular, since 1650, Father de Rhodes repeatedly suggested Propaganda to send Bishops and create a local Vietnamese clergy.
The Church grew so fast in both the North and the South that it caused great concerns in the Trịnh and the Nguyễn Lords. In 1625, the first edict was issued by Trịnh Tráng decreeing persecutions against the Catholics.
Vietnam Catholic Church history reports that 53 edicts were signed by the Trịnh, the Nguyễn Lords and the Kings of Nguyễn dynasty, one worse than the previous one, for 261 years from 1625 to 1886. During that time, there were approximately 130,000 victims to these persecutions, spread all over the country. The Church suffered the worst persecutions under the kingdom of Minh Mạng (1820-1840), the “Nero of Indochina”.
Since its very first outset, the seed of Faith in Vietnam soil was mixed with the abundant blood of the martyrs, belonging to the missionary clergy as much as to the local clergy and the Christian people of Vietnam.
In the beginning of the 20th century, and since then, 117 of this immense multitude of Heroes, whose sufferance was of cruel indeed, were chosen and raised to the Altars by the Holy See, in four separate beatifications:
On June 19th, 1988, despite the protest of Vietnam government, with a solemn celebration on St. Peter’s Square, Pope John Paul II presided over the solemn canonization of the Martyrs of Vietnam (+1745-1862):
The persecutions in the 20th century
The North after 1954
The Church in Vietnam has even suffered more since the communists took control the North in 1954 and later the South in 1975.
In 1954, when Vietnam was divided into North and South, many priests of the North followed the exodus and flight of hundreds of thousands of Catholics to South. The Church in the North lost between one third and one half of its membership and a similar ratio of priests. For a long time, this engendered a lack of priests in the North. Furthermore, for many years, the government forbade the opening of the Seminaries.
Those who remained lived under extremely harsh treatment by the atheist regime. They were denied access to education and decent jobs, and treated as second-class citizens.
Seminaries were closed. The ordination, appointment and transfer of priests were severely restricted. Many Church properties have been confiscated and administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Consequently, church-going became all but impossible in many regions, resulting in many people abandoning their faith.
At first, the North government did follow its Chinese counterpart in religion policies. Soon after they took control the North, The “Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics” was born in March 1955. But that committee could not create a state-owned Catholic Church as in China. In Vietnam, there was not official Church, nor underground Church. There has been only one Catholic Church loyal to the Pope.
The government could lure some priests and lay persons into selling their soul for it. But most the clergy and faithful in Vietnam have preserved their faithfulness to Christ and the Church even at the price of grave sufferings. As a result, an alternative policy was applied – the clergy eradication policy. The North government tried to eradicate the clergy as much as they could.
In the land reform campaign which spread to most of the villages of North Vietnam from mid-1955 to mid-1956, many Catholic leaders falsely labeled as landlords and subjected to the confiscation of their land, which actually was Church land. In an official document [1], the government reports that the land reform campaign were conducted at 3,563 villages with more than half a million people charged as landlords. Among them 172,008 were executed. The government admits that among those who were killed 123,226 were actually victims of injustice. A significant number of priests and lay leaders were killed in this campaign resulting in so many congregations living without sacraments for decades.
The clergy and faithful were also jailed for other various reasons. The plight of Redemptorists in the North is a typical example[2].
In 1954, when most Redemptorists moved to the South of Vietnam, Fr. Joseph Vũ Ngọc Bích, Fr. Denis Paquette, Fr. Thomas Côté, Br. Clement Phạm Văn Đạt and Br. Marcel Nguyễn Tấn Văn remained in Hanoi. They lived under extremely harsh treatment by the atheist regime, and soon faced brutal persecutions. On 7th May 1955, Br. Marcel Nguyễn was arrested for no reason. Four year later, on 9th July 1959, he died in the communist jail. Fr. Denis Paquette faced deportation on 23rd October 1958. One year later, Fr. Thomas Côté faced the same fate. Less than three years later, on 9th October 1962, Br. Clement Phạm was jailed. He died later in the communist jail on 7th October 1970 in a rural area of Yên Bái. This left Fr. Joseph Vũ to run the church by himself. Despite his persistent protests, local authorities gradually seized the parish’s land one section at a time. Consequently, the plot of land was reduced from its original 15 acres to its present-day size of little more than half an acre.
The policy of eradication of priests has resulted in many congregations of faithful in the upper north provinces of Vietnam have been without a priest for more than half a century. Miraculously, some congregations have preserved the seed of their faith even without a priest for years.
Up to this point of time, in the north, due to the lack of priests, the spirit of the second Vatican Council has still not reached the minds and religious practices of the Christian people in rural areas.
The South after 1975
After the fall of Saigon on April 30th, 1975, hundreds of thousands of South Vietnamese people, from former officers in the armed forces to religious leaders were rounded up in re-education camps in rural areas. All Catholic army chaplains were arrested.
Prisoners, who were poorly nourished and received little or no medical care, had to work in the hot tropical sun. The poor health, combined with hard work, mandatory confessions and political indoctrination, made life very difficult for prisoners in Vietnam, and contributed to a high death rate in the camps.
One of these prisoners, well known to the world, was Cardinal François Xavier Nguyễn Văn Thuận (1928-2002). On April 24th, 1975, The Holy Father Paul VI appointed him Archbishop Coadjutor of Saigon. On August 15th, 1975, 3 months after the communists took control Vietnam, he was imprisoned. The communists said his appointment was a plot of the Vatican.
At 47 years old; with only a rosary in his pocket as his luggage, he was sent to a communist re-education camp, where he spent 13 long years, nine in absolute solitary confinement. Released on November 21st, 1988, and expelled from his Country, he came to Vatican, where he was appointed President of the Pontifical Council for Justice and Peace. After having preached the Lent Spiritual Exercises for the Pope and the Roman Curia during the Year of the Great Jubilee, during the following Consistory, on February 21st, 2001, he was appointed Cardinal. Only a year later, on September 16th, 2002, he died after a long a painful sickness.
The re-education camp policy with more than a million people jailed and among them more than 100,000 died, shed a cloud of fear all over Vietnam especially in the South. In that context, many Church properties were confiscated or transferred to the State under coercive conditions. The Church's ministries were severely hampered, seminaries could not function, and many dioceses remained without bishops.
The Archdiocese of Saigon was vacant for five years after the death of Archbishop Paul Nguyễn Văn Bình. The logjam was only broken in 1998 with the installation of Archbishop Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn who was made a cardinal in October 2003.
The Archdiocese of Huế had been vacant for six years when Archbishop Stephen Nguyễn Văn Thể was re-appointed Administrator in 1994 and was later able to be installed as archbishop.
Soon after the communists took control Vietnam, a “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was also born in the South with its first publication on July 10th 1975. Some priests and religious actively joined the committee as they believed it might be a good way to serve the country which had been torn by successive wars. But most of them joined it out of fear.
The first job that the government assigned to the committee was to organize demonstrations outside the nunciature in Saigon calling for the government to deport the Aspostolic Delegate. They did it successfully.
However, tables were turned after the first meeting of the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” in December 1976. Priests and religious who attended the meeting in Hanoi were shocked when the celebrants deliberately ignored the prayer for the Pope in the Mass on the last day of the meeting.
The fate of “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was decided after a letter from The Holy See warning the clergy who involved in the committee. Most of priests withdrew from the committee after the letter.
Present limitations on religious freedom
With the introduction to open market, the gradual opening to the West, especially to the United States, beginning with the lifting of the U.S. trade embargo in February 1994, the normalization of relations in July 1995, and the accession into WTO in November 2006; there has been a number of positive developments in religious liberty. The situation of the Church in Vietnam was improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation.
However, there can be no denying that religious freedom is severely limited in today's Vietnam. It is fair to say that persecutions are still on their way especially in the rural areas such as in the North and in the Central Highlands. The persecutions against the Catholics in Sơn La province is a typical example [3].
Months immediately preceding the visit from President George W. Bush, and the WTO accession, Vietnam issued several decrees and ordinances that outlawed forced renunciations of faith, and relaxed restrictions on religious freedom. However, things seem to return back to previous status, at least with Hmong Catholics in Sơn La province.
Local Catholics in Sơn La report that many Hmong Catholics have been threatened to force them to cease religion activities. Those who refused to do so were detained, interrogated, arrested, imprisoned, beat, and harassed. In some cases, their rice fields were set on fire and land confiscated. Last year, soon after the meeting between Pope Benedict XVI and Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng, an entire of Catholic village fled into a jungle to avoid persecutions. They traveled South far to Thanh Hóa province.
Local authorities responded by setting up border guard stations within ethnic villages to prevent further runaways. There have been reports in which security officials pressured Hmong Catholics to sign pledges agreeing to abandon “Christianity and politics”, and to construct traditional animistic altars in their homes. These practices were outlawed in a February 2005 decree. However, so far, no security officials have been punished for these actions.
The local government of Sơn La has long connected Hmong Christianity with the “receive the king” tradition of Hmong culture. This tradition was interpreted as a harbinger of political secession, a serious national security threat.
In June 2006, the Sơn La’s Committee of Population Propaganda issued a document urging officials to take active measures to “resolutely subdue” the growth of Christianity because “Sơn La people have no ‘genuine need’ for religion”, “Christians spend so much time for worship, and on Sunday, they rest from work”. This “undermines the revolution”.
The document brazenly contradicts to decrees and ordinances from Vietnam Prime Minister in 2005 and 2006.
There are more severe restraints on religious freedom, which Catholic bishops in Vietnam repeatedly speak out on, calling for the government to relax specific restrictions. After each meeting of the Episcopal conference, the bishops typically send a memorial of the meeting to the Prime Minister, in which they list the areas of great concerns. Among these, typically are the following:
1) The long delays in securing the appointment of bishops and diocesan administrators. This has always been a central point on the agenda in the bilateral meetings between the Vatican and the Vietnam government.
2) The restrictions on the ordination, appointment and transfer of priests. This is a major sticking point. Even after completing all requisite studies for ordination, candidates are often made to wait years before beginning their ministry.
3) The carrying out of the Church's normal activities, involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives, are all subjected to approval by the civil authorities.
4) Recruitment of seminarians is severely restricted; only a certain number may be enrolled in the diocesan seminaries each year, and candidates and even their families are subjected to scrutiny.
5) Publications and other media are severely restricted. The Church has no access to the mass media.
6) Many buildings that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners. Recently, it is reported that they have been used as financial resources for government officials. Needless to say, activities held in these premises often disrupt religious services in the nearby churches.
7) Local governments are still pursuing policies of religious persecution for the ethnic minorities, especially the Montagnards in the Central Highlands, and the Thai, Hmong and Muong in the Northern Mountains.
8) The communist government has severely restricted all the Church activities in education and keeps pursuing an anti-Christian education policy. In text books, the Church has been systematically described as ‘evil’ and ‘obstacles’ to the progress of the society. Also, relations between the Catholic Church and the government remain tense due partly to ongoing efforts from the government to distort history in order to falsely accuse the Church of being ally to foreign invaders in 19th and 20th centuries.
References
[1] The history of Vietnam economics from 1945 to 2000, Vol. 2, Vietnam Bureau of Economic Affairs, Hanoi, 2004.
[2] Asia-News, Hanoi Catholics demonstrate for parish land, http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=11195&geo=53&size=A
[3] VietCatholic News Agency, Vietnam: Hmong Catholics face severe persecutions, http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=50872
This article is an attempt to present a short history of the Church in Vietnam, its sufferings and persecutions in the past and presence, and enormous challenges it still has to face.
The persecutions from 17th to 19th centuries
Catholicism reached Vietnam in the 16th century, thanks to the work of missionaries from France, Spain and Portugal. At that time, the country was divided into two parts. The North known as Tonkin or Bắc Kỳ (ruled by the Trinh Lords), and the South known as Cochin China, or Nam Kỳ (ruled by the Nguyễn Lords).
In 1580, a group of Franciscans from the Philippines arrived in Cochin China. However, the Mission in there officially began with the arrival of Jesuits Francesco Buzoni and Diego Carvalho in 1615.
In Tonkin, Father Alessandro de Rhodes, S.J., arrived in 1627. He played an important role in the Mission in Vietnam. He invented a written system of Vietnamese language using the Roman alphabet - that is still being used. Prior to that, through more than a thousand years of being colonized by the Chinese, Vietnamese written language was similar to Chinese characters (with some modifications). His invention allowed people to learn how to read and write much faster. It contributed not only to the Church mission but also to the progress of the society in general.
In particular, since 1650, Father de Rhodes repeatedly suggested Propaganda to send Bishops and create a local Vietnamese clergy.
The Church grew so fast in both the North and the South that it caused great concerns in the Trịnh and the Nguyễn Lords. In 1625, the first edict was issued by Trịnh Tráng decreeing persecutions against the Catholics.
Vietnam Catholic Church history reports that 53 edicts were signed by the Trịnh, the Nguyễn Lords and the Kings of Nguyễn dynasty, one worse than the previous one, for 261 years from 1625 to 1886. During that time, there were approximately 130,000 victims to these persecutions, spread all over the country. The Church suffered the worst persecutions under the kingdom of Minh Mạng (1820-1840), the “Nero of Indochina”.
Since its very first outset, the seed of Faith in Vietnam soil was mixed with the abundant blood of the martyrs, belonging to the missionary clergy as much as to the local clergy and the Christian people of Vietnam.
In the beginning of the 20th century, and since then, 117 of this immense multitude of Heroes, whose sufferance was of cruel indeed, were chosen and raised to the Altars by the Holy See, in four separate beatifications:
- In 1900, by Pope Leo XIII, 64 people.
- In 1906, by Pope St. Pious X, 8 people.
- In 1909, by Pope St. Pious X, 20 people.
- In 1951, by Pope Pious XII, 25 people.
- Vietnamese: 96, 37 Priests (including 11 Dominicans), 59 Christians (including 1 Seminarian, 16 Catechists, 10 Dominican Tertiaries and 1 woman).
- Spanish: 11, all belonging to the Order of Preachers (Dominicans): 6 Bishops, 5 Priests.
- French: 10, all belonging to the Society of Foreign Missions of Paris: 2 Bishops, 8 Priests.
- 2 fallen under the kingdom of Lord Trịnh Doanh (1740-1767)
- 2 fallen under the kingdom of Lord Trịnh Sâm (1767-1782)
- 2 fallen under the kingdom of Lord Cảnh Thịnh (1782-1802)
- 58 fallen under the kingdom of King Minh Mạng (1820-1840)
- 3 fallen under the kingdom of King Thiệu Trị (1840-1847)
- 50 fallen under the kingdom of King Tự Đức (1847-1883)
On June 19th, 1988, despite the protest of Vietnam government, with a solemn celebration on St. Peter’s Square, Pope John Paul II presided over the solemn canonization of the Martyrs of Vietnam (+1745-1862):
- Andrew Dũng-Lac, Priest.
- Tommaso Thiện and Emmanuele Phụng, lay people.
- Girolamo Hermosilla,Valentino Berrio Ochoa, O.P., and 6 other Bishops.
- Teofano Venard, Priest, M.E.P., and 105 Companions, Martyrs.
The persecutions in the 20th century
The North after 1954
The Church in Vietnam has even suffered more since the communists took control the North in 1954 and later the South in 1975.
In 1954, when Vietnam was divided into North and South, many priests of the North followed the exodus and flight of hundreds of thousands of Catholics to South. The Church in the North lost between one third and one half of its membership and a similar ratio of priests. For a long time, this engendered a lack of priests in the North. Furthermore, for many years, the government forbade the opening of the Seminaries.
Those who remained lived under extremely harsh treatment by the atheist regime. They were denied access to education and decent jobs, and treated as second-class citizens.
Seminaries were closed. The ordination, appointment and transfer of priests were severely restricted. Many Church properties have been confiscated and administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Consequently, church-going became all but impossible in many regions, resulting in many people abandoning their faith.
At first, the North government did follow its Chinese counterpart in religion policies. Soon after they took control the North, The “Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics” was born in March 1955. But that committee could not create a state-owned Catholic Church as in China. In Vietnam, there was not official Church, nor underground Church. There has been only one Catholic Church loyal to the Pope.
The government could lure some priests and lay persons into selling their soul for it. But most the clergy and faithful in Vietnam have preserved their faithfulness to Christ and the Church even at the price of grave sufferings. As a result, an alternative policy was applied – the clergy eradication policy. The North government tried to eradicate the clergy as much as they could.
In the land reform campaign which spread to most of the villages of North Vietnam from mid-1955 to mid-1956, many Catholic leaders falsely labeled as landlords and subjected to the confiscation of their land, which actually was Church land. In an official document [1], the government reports that the land reform campaign were conducted at 3,563 villages with more than half a million people charged as landlords. Among them 172,008 were executed. The government admits that among those who were killed 123,226 were actually victims of injustice. A significant number of priests and lay leaders were killed in this campaign resulting in so many congregations living without sacraments for decades.
The clergy and faithful were also jailed for other various reasons. The plight of Redemptorists in the North is a typical example[2].
In 1954, when most Redemptorists moved to the South of Vietnam, Fr. Joseph Vũ Ngọc Bích, Fr. Denis Paquette, Fr. Thomas Côté, Br. Clement Phạm Văn Đạt and Br. Marcel Nguyễn Tấn Văn remained in Hanoi. They lived under extremely harsh treatment by the atheist regime, and soon faced brutal persecutions. On 7th May 1955, Br. Marcel Nguyễn was arrested for no reason. Four year later, on 9th July 1959, he died in the communist jail. Fr. Denis Paquette faced deportation on 23rd October 1958. One year later, Fr. Thomas Côté faced the same fate. Less than three years later, on 9th October 1962, Br. Clement Phạm was jailed. He died later in the communist jail on 7th October 1970 in a rural area of Yên Bái. This left Fr. Joseph Vũ to run the church by himself. Despite his persistent protests, local authorities gradually seized the parish’s land one section at a time. Consequently, the plot of land was reduced from its original 15 acres to its present-day size of little more than half an acre.
The policy of eradication of priests has resulted in many congregations of faithful in the upper north provinces of Vietnam have been without a priest for more than half a century. Miraculously, some congregations have preserved the seed of their faith even without a priest for years.
Up to this point of time, in the north, due to the lack of priests, the spirit of the second Vatican Council has still not reached the minds and religious practices of the Christian people in rural areas.
The South after 1975
After the fall of Saigon on April 30th, 1975, hundreds of thousands of South Vietnamese people, from former officers in the armed forces to religious leaders were rounded up in re-education camps in rural areas. All Catholic army chaplains were arrested.
Prisoners, who were poorly nourished and received little or no medical care, had to work in the hot tropical sun. The poor health, combined with hard work, mandatory confessions and political indoctrination, made life very difficult for prisoners in Vietnam, and contributed to a high death rate in the camps.
One of these prisoners, well known to the world, was Cardinal François Xavier Nguyễn Văn Thuận (1928-2002). On April 24th, 1975, The Holy Father Paul VI appointed him Archbishop Coadjutor of Saigon. On August 15th, 1975, 3 months after the communists took control Vietnam, he was imprisoned. The communists said his appointment was a plot of the Vatican.
At 47 years old; with only a rosary in his pocket as his luggage, he was sent to a communist re-education camp, where he spent 13 long years, nine in absolute solitary confinement. Released on November 21st, 1988, and expelled from his Country, he came to Vatican, where he was appointed President of the Pontifical Council for Justice and Peace. After having preached the Lent Spiritual Exercises for the Pope and the Roman Curia during the Year of the Great Jubilee, during the following Consistory, on February 21st, 2001, he was appointed Cardinal. Only a year later, on September 16th, 2002, he died after a long a painful sickness.
The re-education camp policy with more than a million people jailed and among them more than 100,000 died, shed a cloud of fear all over Vietnam especially in the South. In that context, many Church properties were confiscated or transferred to the State under coercive conditions. The Church's ministries were severely hampered, seminaries could not function, and many dioceses remained without bishops.
The Archdiocese of Saigon was vacant for five years after the death of Archbishop Paul Nguyễn Văn Bình. The logjam was only broken in 1998 with the installation of Archbishop Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn who was made a cardinal in October 2003.
The Archdiocese of Huế had been vacant for six years when Archbishop Stephen Nguyễn Văn Thể was re-appointed Administrator in 1994 and was later able to be installed as archbishop.
Soon after the communists took control Vietnam, a “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was also born in the South with its first publication on July 10th 1975. Some priests and religious actively joined the committee as they believed it might be a good way to serve the country which had been torn by successive wars. But most of them joined it out of fear.
The first job that the government assigned to the committee was to organize demonstrations outside the nunciature in Saigon calling for the government to deport the Aspostolic Delegate. They did it successfully.
However, tables were turned after the first meeting of the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” in December 1976. Priests and religious who attended the meeting in Hanoi were shocked when the celebrants deliberately ignored the prayer for the Pope in the Mass on the last day of the meeting.
The fate of “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was decided after a letter from The Holy See warning the clergy who involved in the committee. Most of priests withdrew from the committee after the letter.
Present limitations on religious freedom
With the introduction to open market, the gradual opening to the West, especially to the United States, beginning with the lifting of the U.S. trade embargo in February 1994, the normalization of relations in July 1995, and the accession into WTO in November 2006; there has been a number of positive developments in religious liberty. The situation of the Church in Vietnam was improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation.
However, there can be no denying that religious freedom is severely limited in today's Vietnam. It is fair to say that persecutions are still on their way especially in the rural areas such as in the North and in the Central Highlands. The persecutions against the Catholics in Sơn La province is a typical example [3].
Months immediately preceding the visit from President George W. Bush, and the WTO accession, Vietnam issued several decrees and ordinances that outlawed forced renunciations of faith, and relaxed restrictions on religious freedom. However, things seem to return back to previous status, at least with Hmong Catholics in Sơn La province.
Local Catholics in Sơn La report that many Hmong Catholics have been threatened to force them to cease religion activities. Those who refused to do so were detained, interrogated, arrested, imprisoned, beat, and harassed. In some cases, their rice fields were set on fire and land confiscated. Last year, soon after the meeting between Pope Benedict XVI and Prime Minister Nguyễn Tấn Dũng, an entire of Catholic village fled into a jungle to avoid persecutions. They traveled South far to Thanh Hóa province.
Local authorities responded by setting up border guard stations within ethnic villages to prevent further runaways. There have been reports in which security officials pressured Hmong Catholics to sign pledges agreeing to abandon “Christianity and politics”, and to construct traditional animistic altars in their homes. These practices were outlawed in a February 2005 decree. However, so far, no security officials have been punished for these actions.
The local government of Sơn La has long connected Hmong Christianity with the “receive the king” tradition of Hmong culture. This tradition was interpreted as a harbinger of political secession, a serious national security threat.
In June 2006, the Sơn La’s Committee of Population Propaganda issued a document urging officials to take active measures to “resolutely subdue” the growth of Christianity because “Sơn La people have no ‘genuine need’ for religion”, “Christians spend so much time for worship, and on Sunday, they rest from work”. This “undermines the revolution”.
The document brazenly contradicts to decrees and ordinances from Vietnam Prime Minister in 2005 and 2006.
There are more severe restraints on religious freedom, which Catholic bishops in Vietnam repeatedly speak out on, calling for the government to relax specific restrictions. After each meeting of the Episcopal conference, the bishops typically send a memorial of the meeting to the Prime Minister, in which they list the areas of great concerns. Among these, typically are the following:
1) The long delays in securing the appointment of bishops and diocesan administrators. This has always been a central point on the agenda in the bilateral meetings between the Vatican and the Vietnam government.
2) The restrictions on the ordination, appointment and transfer of priests. This is a major sticking point. Even after completing all requisite studies for ordination, candidates are often made to wait years before beginning their ministry.
3) The carrying out of the Church's normal activities, involving travel, holding meetings, developing new pastoral initiatives, are all subjected to approval by the civil authorities.
4) Recruitment of seminarians is severely restricted; only a certain number may be enrolled in the diocesan seminaries each year, and candidates and even their families are subjected to scrutiny.
5) Publications and other media are severely restricted. The Church has no access to the mass media.
6) Many buildings that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, the buildings are seldom returned to their owners. Recently, it is reported that they have been used as financial resources for government officials. Needless to say, activities held in these premises often disrupt religious services in the nearby churches.
7) Local governments are still pursuing policies of religious persecution for the ethnic minorities, especially the Montagnards in the Central Highlands, and the Thai, Hmong and Muong in the Northern Mountains.
8) The communist government has severely restricted all the Church activities in education and keeps pursuing an anti-Christian education policy. In text books, the Church has been systematically described as ‘evil’ and ‘obstacles’ to the progress of the society. Also, relations between the Catholic Church and the government remain tense due partly to ongoing efforts from the government to distort history in order to falsely accuse the Church of being ally to foreign invaders in 19th and 20th centuries.
References
[1] The history of Vietnam economics from 1945 to 2000, Vol. 2, Vietnam Bureau of Economic Affairs, Hanoi, 2004.
[2] Asia-News, Hanoi Catholics demonstrate for parish land, http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=11195&geo=53&size=A
[3] VietCatholic News Agency, Vietnam: Hmong Catholics face severe persecutions, http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=50872
Tin Giáo Hội Việt Nam
Người Việt Nam ở Băng Cốc Thái Lan Đi Lễ Đầu Năm.
LM. Nguyễn Tiến Đức
13:11 10/02/2008
Băng-Cốc__ Người Việt đón những ngày đầu Xuân Mậu Tý thật rộn ràng! Riêng những người Việt Nam ở Băng Cốc, Thái Lan cũng hướng về cội nguồn dân tộc và họp nhau mừng Năm Mới thật xôm tụ vào ngày Chúa Nhật mùng 4 Tết!
Từ đêm trước, có nhiều bạn trẻ gọi điện thoại đến: “Ngày mai con đón taxi đi lễ lúc 5g, 6g sáng cha nhé! Nhờ cha nói chuyện điện thoại với bác tài xế chỉ đường đi dùm con!”. “Sao đi sớm thế! Chương trình bắt đầu lúc 12g 30 mà!”, tôi hỏi lại. “Tụi con đi sớm để tránh bị công an bắt, cha ạ!”. Đó là một thái độ chọn lựa có giá của nó!
Tuy nhiên, các bạn trẻ Công giáo lẫn không Công giáo đã rủ nhau đi từ 7g, 8g sáng. Nhiều bạn ca đoàn rủ nhau đến sớm để ôn hát chuẩn bị cho thánh lễ được sốt sắng! Từ các nẻo đường ở Băng Cốc, người ngược xuống, kẻ đi lên, có người mất 4g đồng hồ đi taxi để dự lễ…nhưng không ngại ngùng, các bạn đã nô nức tiến về nhà thờ của quí cha Dòng Chúa Cứu Thế ở Min Buri, đường Ramkhamhaeng, soi 184 để đi lễ đầu năm. Nơi đây cũng là trụ sở của quí sơ dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Việt Nam ở Thái, tỉnh dòng Hoa Kỳ đang phuc vụ.
Chương trình được mở đầu bằng tràng chuỗi Mân Côi kính dâng Mẹ đầu năm mới. Tiếp theo sau là phần ôn hát cho cộng đoàn để tất cả mọi người cùng chung lời ngợi ca sống động dâng thánh lễ đầu năm. Có khoảng 350 bạn trẻ tới đây tham dự, đều đến tòa cáo giải để lãnh nhận bí tích Giao Hòa trước khi bước vào thánh lễ.
Trước khi bước vào thánh lễ là nghi thức long trọng đón tiếp 3 người Việt dự tòng đón nhận các bí tích khai tâm. Đó là 3 em: Mô-ni-ca Đỗ Thị Thủy, Maria Trần Thị Phương và Maria Nguyễn Thị Thúy.
“Mùa Đông đã tàn phai, mừng xuân mới về đây…” là bài ca nhập lễ mừng xuân mới của nhac sĩ Kim Long, được công đoàn sốt sắng cất lên đón chào đoàn rước: cha Chalerm, người Thái gốc Việt, cha Gioan Phan Quốc Trực, SVD. và cha Giuse Nguyễn Tiến Đức, OP. cùng hai đôi tân hôn tiến vào nhà thờ. Ngoài ra còn có sự hiện diện của cha Travis, dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Lan, quí sơ dòng Mân Côi, quí thầy dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đang du học ở Thái, và quí thày dòng Ca-mê- lô Việt Nam đang theo học tại đại chủng viện ở Băng cốc cũng tới tham dự.
Đi lễ đầu năm mới này, các bạn trẻ được tham dự lễ thành hôn của hai đôi xin làm phép cưới. Đó là Gioan Nguyễn Văn Nho kết hôn cùng Maria Nguyễn Thị Thúy và An tôn Nguyễn Văn Toàn kết bạn với Anna Nguyễn Thị Thủy.
Trước khi kết lễ, từng bạn lên hái lộc xuân Lời Chúa về nhà. Số lộc Xuân được làm năm nay vừa khít với số người tới tham dự, làm cho ban tổ chức lo ngại quá mức, tưởng bị thiếu thì không biết tính sao đây?
Kết thúc thánh lễ là phần liên hoan văn nghệ xuân. Ban Tổ chức và quí cha cùng cộng đoàn chúc Tết lẫn nhau. Sau đó, các bạn trẻ với “cây nhà lá vườn” cùng thả hồn theo tiếng hát du xuân và những điệu múa nhịp nhàng của quí em đệ tử dòng Đức Mẹ Mân Côi.
Chương trình kết thúc và mỗi người một tay, cả cha lẫn con, giúp thu dọn hiện trường thật đẹp và vui, thấm đậm tinh thần gia đình của cộng đoàn Việt Nam cùng chia vui và chia sẻ những gánh nặng cho nhau. Có bạn nói: “Hôm nay đi lễ đầu năm thật vui và ấm cúng vì mọi người cùng chia vui và ăn tết với nhau ở đây hết tình, một nơi xa quê nhà nhưng không thiếu tình cảm quê hương!”
Từ đêm trước, có nhiều bạn trẻ gọi điện thoại đến: “Ngày mai con đón taxi đi lễ lúc 5g, 6g sáng cha nhé! Nhờ cha nói chuyện điện thoại với bác tài xế chỉ đường đi dùm con!”. “Sao đi sớm thế! Chương trình bắt đầu lúc 12g 30 mà!”, tôi hỏi lại. “Tụi con đi sớm để tránh bị công an bắt, cha ạ!”. Đó là một thái độ chọn lựa có giá của nó!
Tuy nhiên, các bạn trẻ Công giáo lẫn không Công giáo đã rủ nhau đi từ 7g, 8g sáng. Nhiều bạn ca đoàn rủ nhau đến sớm để ôn hát chuẩn bị cho thánh lễ được sốt sắng! Từ các nẻo đường ở Băng Cốc, người ngược xuống, kẻ đi lên, có người mất 4g đồng hồ đi taxi để dự lễ…nhưng không ngại ngùng, các bạn đã nô nức tiến về nhà thờ của quí cha Dòng Chúa Cứu Thế ở Min Buri, đường Ramkhamhaeng, soi 184 để đi lễ đầu năm. Nơi đây cũng là trụ sở của quí sơ dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Việt Nam ở Thái, tỉnh dòng Hoa Kỳ đang phuc vụ.
Chương trình được mở đầu bằng tràng chuỗi Mân Côi kính dâng Mẹ đầu năm mới. Tiếp theo sau là phần ôn hát cho cộng đoàn để tất cả mọi người cùng chung lời ngợi ca sống động dâng thánh lễ đầu năm. Có khoảng 350 bạn trẻ tới đây tham dự, đều đến tòa cáo giải để lãnh nhận bí tích Giao Hòa trước khi bước vào thánh lễ.
Trước khi bước vào thánh lễ là nghi thức long trọng đón tiếp 3 người Việt dự tòng đón nhận các bí tích khai tâm. Đó là 3 em: Mô-ni-ca Đỗ Thị Thủy, Maria Trần Thị Phương và Maria Nguyễn Thị Thúy.
“Mùa Đông đã tàn phai, mừng xuân mới về đây…” là bài ca nhập lễ mừng xuân mới của nhac sĩ Kim Long, được công đoàn sốt sắng cất lên đón chào đoàn rước: cha Chalerm, người Thái gốc Việt, cha Gioan Phan Quốc Trực, SVD. và cha Giuse Nguyễn Tiến Đức, OP. cùng hai đôi tân hôn tiến vào nhà thờ. Ngoài ra còn có sự hiện diện của cha Travis, dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Lan, quí sơ dòng Mân Côi, quí thầy dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đang du học ở Thái, và quí thày dòng Ca-mê- lô Việt Nam đang theo học tại đại chủng viện ở Băng cốc cũng tới tham dự.
Đi lễ đầu năm mới này, các bạn trẻ được tham dự lễ thành hôn của hai đôi xin làm phép cưới. Đó là Gioan Nguyễn Văn Nho kết hôn cùng Maria Nguyễn Thị Thúy và An tôn Nguyễn Văn Toàn kết bạn với Anna Nguyễn Thị Thủy.
Trước khi kết lễ, từng bạn lên hái lộc xuân Lời Chúa về nhà. Số lộc Xuân được làm năm nay vừa khít với số người tới tham dự, làm cho ban tổ chức lo ngại quá mức, tưởng bị thiếu thì không biết tính sao đây?
Kết thúc thánh lễ là phần liên hoan văn nghệ xuân. Ban Tổ chức và quí cha cùng cộng đoàn chúc Tết lẫn nhau. Sau đó, các bạn trẻ với “cây nhà lá vườn” cùng thả hồn theo tiếng hát du xuân và những điệu múa nhịp nhàng của quí em đệ tử dòng Đức Mẹ Mân Côi.
Chương trình kết thúc và mỗi người một tay, cả cha lẫn con, giúp thu dọn hiện trường thật đẹp và vui, thấm đậm tinh thần gia đình của cộng đoàn Việt Nam cùng chia vui và chia sẻ những gánh nặng cho nhau. Có bạn nói: “Hôm nay đi lễ đầu năm thật vui và ấm cúng vì mọi người cùng chia vui và ăn tết với nhau ở đây hết tình, một nơi xa quê nhà nhưng không thiếu tình cảm quê hương!”
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Liên Đoàn CGVN tại Đức mời tham dự Lễ cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội
Nguyễn Xuân Lộc
19:39 10/02/2008
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thừa Sai Hải ngoại Paris: Công đồng thừa sai hải ngoại đầu tiên năm 1664 ở thủ đô Ayuthia nước Xiêm
GS. Trần Văn Cảnh
10:26 10/02/2008
THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam (Bài 6)
Công Ðồng Thừa Sai Hải Ngoại đầu tiên
1. Ngày 08.11.1661, Ðức cha Pallu, Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa, Quản Nhiệm Ðàng Ngoài, rời Paris lên đường đi Bắc Việt, cùng với tám linh mục là Pierre de Saisseval-Danville, Louis Laneau, Philippe de Chameson-Foissy, Jean
Chéreau, François Périgaud, Pierre Brindeau, René Brunel, Jean-Claude Robert và một giáo dân, ông Michel Sweertz. Sau một cuộc hành trình rất gian lao, 6 linh mục đã băng hà, ngày 27.01.1664, Ðc Pallu cũng đến được Ayuthia[2] với 2 linh mục là cha Pierre Brindeau và cha Louis Laneau, dọc đường được tăng cường thêm với hai linh mục sống sót của nhóm Ðức Cha Cotolendi là cha Louis Chevreuil và cha Antoine Hainques.
Như vậy, nhân sự Thừa sai Hải ngoại Paris đến được thủ đô Ayuthia nước Xiêm gồm tất cả 8 người. Ba người trong phái đoàn thừa sai Ðàng Trong đến ngày 22.08.1662: Ðc Lambert với hai cha Jacques de Bourges và François Deydier. Năm người thuộc đoàn thừa sai Ðàng Ngoài đến ngày 27.01.1664: Ðc Pallu và bốn cha Pierre Brindeau, Louis Laneau, Louis Chevreuil và Antoine Hainques. Nhưng ngày 14.10.1663 cha Jacques de Bourges được Ðc Lambert gửi về Âu Châu với sứ mệnh trình bày cho Tòa Thánh về những khó khăn với các cha dòng Tên Bồ Ðào Nha và xin nới rộng quyền cho các giám mục đại diện tông tòa. Vị chi, ở thời điểm này, có mặt tại Ayuthia chỉ có 7 người.
2. Cả hai đức cha Pierre Lambert de La Motte và François Pallu đều nóng lòng muốn đi đến hai địa phận Ðàng Trong và Ðàng Ngoài của mình. Nhưng những thơ từ của các cha dòng Tên và những chứng tá của các giáo hữu việt nam tỵ nạn tại Xiêm đều cho thấy rằng ở Việt Nam, Bắc Kỳ với Trịnh Tạc và nhất là Nam Kỳ với Hiền Vương, đạo công giáo đang bị ngăn cấm và bách hại: các thừa sai bị trục xuất, các nhà thờ bị triệt hạ, giáo dân bị bắt bớ, giam cầm, đánh đập và giết hại. Bị khó khăn và bách hại như vậy, song các giáo dân vẫn kiên cường tuyên xưng đức tin. Ðiều đó làm hai Ðức cha lấy làm yên ùi và tin tưởng. Trong các thư liên lạc, các cha dòng Tên ở Việt Nam cũng khuyên nên gởi người đi quan sát trước khi khởi sự. Ðó là một trong những lý do khiến Ðc Lambert trao cho cha Louis Chevreuil làm tổng quản giáo phận Ðàng Trong và gởi ngài đi Hải Phố vào tháng 06 năm 1664.
Hai đức cha Lambert và Pallu bàn luận và trao đổi với nhau rất nhiều. Cả hai đều nhận định rằng trong tình trạng bất lợi ở Việt Nam như vậy, sự hiện diện của mình chỉ càng gây thêm khó khăn và làm cho cuộc bách đạo trầm trọng hơn, nên nhẫn nại một chút. Ðàng khác, khi rời Paris, chưa hiểu biết đủ về cách sồng địa phương, chưa nắm vũng bản chất và những khó khăn của sứ mệnh thừa sai, chưa có kinh nghệm về đời sống truyền giáo, các ngài chưa nghĩ đến chuyện ấn định những nguyên tắc sống cho mình và cho các cộng tác viên. Bây giờ, đã học được nhiều trên đường đi, đã thấy không ít những điều mới lạ qua cuộc sống tại chỗ trên đất Xiêm, hai Ðức Cha thấy cần phải tổng hợp những quan sát nhận được để rút tỉa ra những kết luận làm nguyên tắc sống, để tiến thoái khôn khéo hơn và bảo vệ kín đáo hơn. Hai đức cha mang ý tưởng này chia sẻ cùng bốn linh mục thừa sai Deydier, Hainques, Brindeau và Laneau. Các cha đều đồng ý. Thế là Công Ðồng Thừa Sai Hải Ngoại đầu tiên đã được thực hiện vào năm 1664, xác định những nguyên tắc và chương trình làm việc thừa sai.
3. Khởi đầu, tất cả 6 vị thừa sai gồm 2 giám mục và 4 linh mục, đã làm một cuộc tĩnh tâm, cầu nguyện và ăn chay. Trong thánh lễ khai mạc, các ngài đã xin Chúa Thánh thấn đổ đầy ơn khôn ngoan xuống cho mỗi người. Rồi vào công đồng, phân phát tài liệu làm việc và khuyến cáo mỗi người, hãy tựa vào Thánh Kinh, Giáo Luật, chỉ dậy giáo hoàng, giảng dậy giáo phụ, gương lành các thánh, đặc biệt là thánh Phanxicô Xaviê, để góp ý tìm ra những nguyên tắc và quyết định. Kết quả là một tài liệu đã được soạn thảo với đầu đề là « Chỉ dẫn thực hiện sứ mệnh truyền giáo, dành cho các thừa sai ở Trung Hoa, Bắc Việt, Nam Việt và Xiêm La, họp tại Juthia, thủ đô nước Xiêm ». Tài liệu này, gọi tắt là « Chỉ dẫn các thừa sai » (Monita ad Missionarios), đề cập đến ba ý tưởng nòng cốt là: 1- sự thánh hóa người tông đồ rao giảng ơn cứu rỗi kitô, 2- sự trở lại đạo của lương dân và 3- sự tổ chức Giáo Hội, đã lấy lại những ý tưởng nền tảng của bản « Chỉ thị gởi các Ðại Diện Tông Tòa đang chuẩn bị lên đường đi Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt», do Thánh bộ Truyền Giáo soạn thảo ngày 10.09.1659[3]. Có thể bảo rằng đây là thủ bản phác thảo những nét chính yếu cho việc rao giảng tin mừng ở Viễn Ðông về phương pháp, phương tiện hành động và việc thiết lập các cộng đoàn kitô. Từ ngày này, dẫu ở trong những hoàn cảnh và thời gian rất khác biệt, hay ở trong những xứ và với những người rất mới lạ, bản « Chỉ dẫn các thừa sai » này đã, vẫn và sẽ được tôn trọng và áp dụng cho các Thừa sai Hải ngoại Paris.
4. Bản chỉ dẫn gồm 10 chương. Ba chương đầu nói về con đường tu đức, cuộc sống thánh hoá mà nhà thừa sai, người truyền giáo cần phải có. Chương 1 nói về những cám dỗ mà thừa sai phải chống trả: quá lo lắng cho thân xác, tính tự phụ và hiếu danh, tính hà tiện. Muốn chống trả những cám dỗ này, hai phương tiện đã được công đồng nêu ra là cầu nguyện và đọc sách nguyện. Chương 2 nói về việc sửa soạn phải làm trước khi rao giảng tin mừng: Tĩnh tâm, ăn chay và cầu nguyện; chống trả lại các nết xấu của mình và những cám dỗ của ma quỉ; phải hiểu biết tình trạng truyền giáo; phải học ngôn ngữ địa phương và phải biết nói ngôn ngữ này. Chương 3 nói về việc xử dụng các phương tiện vật chất trong tác vụ thánh: không được kinh doanh vì bất xứng với linh mục và càng bất xứng hơn với một người làm tông đồ; không được dùng sức mạnh để cưỡng ép lương dân trở lại đạo; không được nghiên cứu nghệ thuật và khoa học, nếu vì đó mà thợ rao giảng tin mừng quên mất sứ mệnh chính của mình là rao giảng.
5. Năm chương tiếp theo, các chương 4, 5, 6,7 và 8, nói về việc giảng dậy cho lương dân và những cách thế phải dùng đến: giảng dậy bằng gương sáng, bằng bác ái, bằng khôn ngoan, bằng trung dung. Bằng lời nói và dẫn giải thì nên tiến hành như sau: cắt nghĩa cho thấy sự hiện hữu của Thiên Chúa và những thuộc tính của ngài; rồi giáo lý về sự thưởng phạt đời đời; rồi đến sự tuyệt mỹ và trong sáng của đạo kitô sánh với những điều sai xấu phiếm thần; sau đó, khi tân tòng đã khá hiểu biết, cắt nghĩa cho biết về tội tổ tông, về Chúa Ba Ngôi, về sự nhập thể, về thần tính của phúc âm, về sự tạo lập giáo hội.
6. Hai chương 9 và 10 nói về việc tổ chức giáo hội, qua 3 khía cạnh: tổ chức giáo xứ, các thầy kẻ giảng và việc đào tạo linh mục bản xứ.
Về việc tổ chức giáo xứ, đặc biệt là những giáo xứ không có linh mục, công đồng viết: « Trong những giáo xứ không có linh mục, tùy theo số các giáo dân, phải chọn lấy một hay hai người có hiểu biết giáo lý, có lòng đạo đức và có đời sống gương mẫu. Nếu không có giám mục, thì Linh mục bắt họ khấn và hứa không bao giờ dùng tiền dâng cúng vào việc khác, cho riêng mình hay cho việc trần tục khác, rồi đặt họ làm trưởng giáo khu (Trùm và Câu hay Biện); họ phải lo việc cầu kinh cho các tín hữu tụ họp nhau vào mỗi chủ nhật hay lễ trọng.
« Vào những dịp này, sau khi đã đọc kinh tin, kinh thờ lậy và kinh cám ơn, rồi các kinh sáng, họ giúp giáo dân hướng lòng về Tòa Thánh để rước lễ thiêng liêng. Những lời nguyện mà họ đọc phải được Thánh Bộ hay Ðức Giám Mục duyệt xét trước. Theo lời Vị Tông Ðồ Dân Ngoại dậy rằng phải dâng lời khẩn xin, cầu nguyện, kỳ đảo, tạ ơn cho hết mọi người, cho vua Chúa và hết các người quyền cao chức trọng (Tim I, ch. 2, 1-2), họ phải nhắc bảo cho các tín hữu rằng trong các chủ nhật và lễ trọng, trước khi lui khỏi nhà thờ, phải đọc ba lần Kinh Chủ Nhật và Kinh Thiên Thần Truyền Tin để cầu cho việc truyền bá đức tin và mở rộng giáo hội; cho Ðức Thánh Cha La Mã; cho giám mục và các chủ chăn; cho các vua chúa và quân quan; cho những người có tội được Chúa tha thứ và quay trở về đường ngay của Chúa; cho những người rối đạo được biết tuân phục giáo hội công giáo; cho lương dân được biết rời bỏ lầm lẫn mà gắn bó tin vào Chúa Kitô; cho các linh hồn đã qua đời, đặc biệt là những linh hồn đã an nghỉ trong giáo hội, được khỏi ách luyện hình; cho các dân nước được thịnh vượng mà thoát khỏi tai ương bất hạnh.
« Thêm vào đó, như của ăn nuôi dưỡng linh hồn bổn đạo, họ đọc sách đạo do Ðức Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa chỉ dậy, hoặc về những lý lẽ đức tin, hoặc về những điều khác cần thiết cho sự rỗi.
« Ho cũng đọc lịch báo trước cho giáo dân các ngày lễ, ngày chay, chiều trước lễ,… có thể có trong tuần và những việc mà giáo dân phải làm để giữ đúng luật đạo thánh.
« Họ công bố các lễ cưới và tìm xem những ngăn trở, nếu có.
« Họ Công bố các lệnh truyền của giám mục và đọc các lời rao theo hoàn cảnh. Tất cả những việc đó đều phải làm vào ban sáng.
« Về ban chiều, nếu có thể, họ lại tụ họp giáo dân lần nữa để đọc kinh, xét mình và đọc kinh chiều.
« Ðặc biệt họ phải lo lắng rửa tội cho con nít và người lớn, nếu họ xin, và vào lúc lâm tử.
« Họ cũng đặc biệt lo lắng cho các bệnh nhân, cứu giúp người hấp hối, chôn cất kể chết và xin giáo xứ cầu nguyện cho họ; như vậy, họ sẽ cố gắng gây lên lòng sùng kính các linh hồn nơi luyện tội mà tránh cho người ngoại đạo cái thiên kiến rằng chỉ có họ mới biết tôn kính tổ tiên.
« Họ dậy giáo lý và lòng đạo cho các trẻ em theo cách thức và thói quen đã được truyền dậy, với một lòng xác tín rằng công việc giáo dục giới trẻ là một trong những việc quan trọng nhất.
« Họ bảo trợ các trẻ mồ côi, các goá phụ công giáo và cả các góa phụ ngoại đạo.
« Chẳng bao giờ họ xen mình vào những cuộc kiện cáo giữa những giáo dân, để quyết định; nhưng họ gắng sức khôn ngoan giải hòa.
« Họ chứng kiến các cuộc cử hành hôn lễ, cùng với hai người làm chứng.
« Và để cho các việc thánh được coi là thánh, họ phải áp dụng những luật lệ rõ rệt cho lễ nghi rửa tội trẻ em và ngưới lớn, cho việc giúp đỡ kẻ hấp hối, tẩm liệm kẻ chết, việc ma chay, việc phó dâng linh hồn, việc rao hôn phối, việc cử hành hôn phối và tất cả những việc liên quan đến họ, theo như luật giáo hội đòi hỏi.
« Họ cần có một cuốn sổ ghi chép những lý do cho phép cử hành mỗi dịp lễ trong nhà thờ và những kinh nguyện đặc biệt cho những lễ này.
« Họ có một cuốn sách trình bày những điểm chính yếu về đạo kitô, về các tội trọng, về những lời khuyên phúc âm, về 4 mục đích tối hậu ( Sự chết, sự phán xét, thiên đàng, hỏa ngục)
« Họ có tại nhà họ cuốn lịch các ngày lễ do các thừa sai soạn.
« Họ coi sóc thứ tự các sổ rửa tội, thêm sức, qua đời, hôn phối và lưu trữ tại nhà họ hay nhà hàng xóm, nếu an toàn hơn.
« Nếu các trưởng giáo khu này không đủ sức làm hết những công việc đó, thì các thừa sai phải giúp họ. Như vậy, thứ nhất, để giúp giải quyết những vụ kiện tụng giữa các tín hữu, người ta có thể chỉ định vài ba người vị vọng để khởi sự nghe các người kiện trước khi trình lên quan tòa sự tranh chấp, hầu nghe theo sự phân xử phụ mẫu của họ, hầu nhân nhượng giao hòa với nhau. Nhưng để tránh bóng vía ngoại đạo, nhửng người trọng tài này phải tránh xuất hiện như là muốn tạo lập nên một loại tòa án mới.
« Thứ hai, cần phải đào tạo những thầy giáo kitô, để họ có thể cung cấp cho tuổi trẻ công giáo cũng như không công giáo những lời giảng dậy phù hợp với phong hóa của xứ sở; có thể chinh phục được thiện cảm của dân bản địa và có thể trải rộng khắp nơi hương thơm đạo thánh; như vậy họ có thể dậy bảo trẻ em kitô làm hết bổn phận đức ái.
« Cũng phải chọn những đàn bà công giáo đạo đức để làm công việc bà mụ, hầu họ không để một trẻ em nào chết mà không rửa tội, ngay cả khi chúng là những con của cha mẹ ngoại đạo.
« Sau cùng, các trưởng giáo khu này phải thường xuyên gởi các bản tường trình chi tiết về tình trạng tôn giáo trong những xứ mà họ được trao trách nhiệm coi sóc.
7. Các thầy kẻ giảng là những người có rất nhiều trách nhiệm. Lần lượt, họ có thể được coi là thơ ký, người giữ nhà thờ, thầy giáo, dự thẩm, luật sư, triết gia, người rửa tội, tắt một lời, là những quản gia đích thực, họ là những trợ tá rất cần thiết của các thừa sai và là một trong những dụng cụ tông đồ; không có họ, sự nhiệt tình hữu hiệu nhất cũng chẳng sinh kết quả gì; có họ, rất nhiều điều trở thành dễ dàng. Linh mục là đầu, thầy kẻ giảng là cánh tay, nhưng là một cánh tay thông minh, biết ứng xử theo hoàn cảnh; bình thường, nhờ thầy kẻ giảng mà nhà truyền giáo biết được tình hình khiến ông biết việc phải làm và xét đoán người phải hướng dẫn; các ý kiến của thầy kẻ giảng dựa vào những hiểu biết sau xa về phong tục, tập quán, tư tưởng, tính xấu của người đồng hương, cung cấp những chỉ dẫn rất quí hóa. Do đó phải kỹ lưỡng chọn lựa họ. Sau đây là những đức tính lớn mà người ta muốn thấy nơi họ:
« Các thầy kẻ giảng, vì là những cộng tác viên và những thợ rao giảng tin mừng, phải trổi vượt kẻ khác về tính trung thực và chuyên cần. Do đó, chỉ nên chọn những người có đạo hạnh và nhân đức từ lúc họ mới rửa tội, hay là người, sau đôi lần lạc hướng, đã hoàn toàn trở lại cùng Chúa và cho thấy có hy vọng sống một đời sống thánh thiện.
« Không nên trao trách nhiệm kẻ giảng cho những người kiêu căng, nóng tính, hà tiện, say sưa, bài bạc, vì trong một vài miền, cái đam mê bài bạc này có thể đem người có máu mê đến chỗ không chỉ đùa dỡn với tiền bạc, mà với cả tự do nữa. Họ phải là những người trinh tiết, tiết độ, công chính, có danh tiếng tốt; nhất là họ phải sáng ngời với đức nhẫn nại, lòng dịu hiền và đức khiêm nhường, đức đầu tiên của người kitô hữu.
« Vì phải liên tục chống lại ma quỉ, mà nhiều đứa chỉ có thể đuổi bằng lời cầu nguyện và sự chay tịnh, các thầy kẻ giảng phải thắp sáng nơi mình lòng nhiệt thành đạo hạnh, nhờ sự suy ngắm kiên trì, họ phải yêu mến kinh nguyện, sự hãm mình phạt xác và nhất là sự xung tội rước lễ.
« Họ phải thúc đẩy và đốt cháy lòng nhiệt thành bằng việc nghĩ rằng Ðức Kitô đã thương ta, bởi vậy, ta cũng phải thương tha nhân mà dẫn đưa họ về ánh sáng thật.
« Bổn phận của họ là phải dậy bảo kể khác, do đó, bắt buộc họ phải nghiền ngẫm giáo lý Phúc Âm, hầu có thể chuyển giao cho người chầu nhưng một tin mừng tinh ròng và nguyên vẹn.
« Ngay từ đầu, họ phải chống lại những sai lầm dị giáo; và để được như vậy, rất mong sao họ biết được kinh sách dị giáo, hầu hiểu được những chuyện hoang đường, những chuyện kỳ quái, những chuyện dị đoan của chúng. Họ cũng nên tìm biết những nét chính yếu mà tà giáo ngoại đạo giống với đạo ta. Như thế, được trang bị đầy đủ, họ sẽ có thể dễ dàng bác bỏ luận cứ dị giáo bằng chính những lý lẽ và luận chứng của chúng mà dãi bày chân lý của đạo kitô.
« Họ nên có một phương pháp rõ ràng và chính xác, hầu dẫn giải được một cách đơn sơ song vững chắc về đức tin cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu.
« Họ nên sống độc thân, vì sợ rằng mối lo lắng cho những sự thuộc về thế gian này sẽ làm họ chia lòng về việc thánh; nhưng cũng không nên loại bỏ những người đã có gia đình, nhưng xứng đáng.
« Không nên chọn làm thầy kẻ giảng những người, vì một khuyết tật thân xác nào đó, mà nêu trò cười, gây sự khinh miệt hay ăn nói khó khăn.
« Và cho dẫu có những vị có đầy đủ các tính tốt trên, nhưng họ vẫn chưa nên dấn thân vào sứ vụ này, nếu họ đã chưa được trao phó một địa sở rõ rệt, có phê chuẩn riêng biệt, địa sở mà họ làm việc dưới sữ diều hành của một thừa sai hay của một thầy giảng kỳ cựu.
« Còn đới với các học trò chủng sinh, thì dễ dàng nhận biết họ có đủ tính tốt hay không để làm công việc thầy giảng. Bởi vì dễ dàng quan sát tài năng của họ, sự hiểu biết của họ, cũng như dễ dàng thử thách tính tình và nhân đức của họ.
« Người đi dậy thì phải dậy không chỉ kẻ ngu dại, mà cả người thông thái nữa, các thầy giảng sẽ phải được dậy cho biết cách cư xử chính đáng với người thông thái và kẻ ngu dại.
« Khi bề trên chủng viện thấy rằng họ đã được đào tạo đầy đủ, họ sẽ bắt đầu dậy những tân tòng đơn sơ, đến khi họ đủ kinh nghiệm thì sẽ lo đến kẻ thông thái, rồi họ sẽ phân giải những lý lẽ bác bẻ và điều hành một khu vực.
8. Về việc đào tạo linh mục bản xứ, công đồng đề nghị nên chọn lựa họ giữa những thầy giảng.
« Các thầy giảng mà có đủ những đức tính vừa kể trên, và đã nhiều năm làm việc dưới sự hướng dẫn của các thừa sai thì người ta nên dậy họ những điều căn bản về tiếng la tinh và lần lượt nên phong các chức cho họ. Khi họ đã được phong chức phó tế rồi, thì nên dậy họ tất cả những gì liên hệ đến Thánh tế hy sinh Misa, về chất liệu cũng như hình thức và cách ban phát các phép bí tích; Nên đòi hỏi họ biết khôn khéo quyết định một trường hợp lương tâm, biết làm sáng tỏ những ngăn cản kết hôn, nhất là đừng quên rằng lòng đạo đức là nền tảng thiết yếu của đời sống linh mục.
« Mỗi ngày các linh mục phải suy ngắm ít là một giờ, để múc ra trong lời kinh nguyện những điều không thể học được từ sách vở, hầu, nhờ Chúa giúp sức, họ sẽ thực hiện được những công việc cao cả của sứ vụ họ.
« Mỗi ngày, qua tay linh mục, Chúa tự hiến mình làm của lễ hiến tế đẹp lòng dâng lên Chúa Cha Toàn Năng. Cũng vậy, mỗi ngày linh mục phải tự hiến mình làm của lễ hy sinh, trong một liên kết chặt chẽ ý chí với Ðấng Cứu Chuộc, để làm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn ».
« Chỉ dẫn các thừa sai ». Ðó là đề tài quan trọng và chính yếu của Công Ðồng Ayuthia 1664, công đồng đầu tiên của Thừa Sai Hải Ngoại Paris, đã được viết thành văn bản và đã được Thánh Bộ Truyền giáo ấn hành vào năm 1669. Cho in bản « Chỉ dẫn các thừa sai », phải chăng Thánh Bộ Truyền Giáo đã muốn bày tỏ một sự công khai chấp nhận đường lối và chương trình truyền giáo của Thừa Sai Hải Ngoại Paris ?
Ngoài đề tài trên, công đồng Ayuthia còn đề cập đến 3 vấn đề khác nữa:
· Việc thiết lập chủng viện ở nước Xiêm để đào tạo linh mục.
· Việc bổ nhiệm một Tổng quản lý để quản trị các vấn đề vật chất tại chủng viện.
· Việc thành lập « Hội » Thừa Sai Hải Ngoại Paris.
Trước khi đi Viễn Ðông, mỗi người một cách, hai Ðại Diện Tông Tòa đã chuẩn bị tại Pháp qua ba việc chính: xem lại tình hình truyền giáo Viễn Ðông, nhận chỉ thị Tòa Thánh và củng cố hậu cần bằng cách nghĩ đến việc thiết lập Chủng Viện Thừa Sai và lập Sở Quản Lý Paris. Trong khi kẹt lại ở Xiêm La, trước khi đến Việt Nam, hai Ðức Giám Mục Quản Nhiệm Ðàng Trong và Ðàng Ngoài cũng lại đã dành một thời giờ quan trọng để chuẩn bị. Chuẩn bị bằng việc cầu nguyện để thảo ra một thủ bản hướng dẫn việc thừa sai xoay quanh việc tu đức, việc giảng đạo và việc tổ chức giáo hội. Chuẩn bị bằng việc đưa ra một chương trình dài hạn: đi giảng đạo, lập chủng viện đào tạo linh mục bản xứ, bổ nhiệm tổng quản lý lo việc quản trị tổ chức vật chất và gợi ý thành lập « Hội » cho Thừa Sai Hải Ngoại Paris.
Rất nhiều công sức đã được dành cho việc cầu nguyện, suy nghĩ, thiết kế. Chỉ còn chờ hành động ! Những hành động ban đầu của Các Thừa Sai Hải Ngoại Paris ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII sẽ là những hành động nào ? Chúng có tương ứng với việc chuẩn bị và chương trình dự thảo không ? Cho những câu hỏi này và nhiều câu hỏi khác, chúng ta sẽ lần lượt tìm kiếm những yếu tố trả lời trong những bài sau.
Paris, ngày 09 tháng 02 năm 2008
--------------------------------------------------------------------------------
Chú thích
[1] Toàn bài này đã được dựa vào 3 tài liệu chính yếu sau dây:
· LAUNAY, A.: Histoire générale de la Société des Missions Etrangères; 1894: Téqui, Paris; t.1, trang 91-110
· VAN GRASDORFF Gilles: La belle histoire des Missions Etrangères 1658-2008, Edition PERRIN; 2007, 492 trang, tr. 60-74, 86-98.
· FAUCONNET-BUZELIN, Françoise: Aux sources des Missions Étrangères: Pierre Lambert de la Motte; Editions PERRIN, 2006, 360 trang, tr. 76-130
· LANGE, Claude: L’église catholique et la Socìté des Missions Etrangères au Vietnam: Vicariat apostolique de Cochinchine XVII et XVIII siècles; Paris: L’Harmattan; 2004; trang 47-61.
[2] Ayuthia cũng có thể viết là Ayuthaya hay Juthia (phien âm la tinh)
[3] LANGE Claude, o.c, trang 34-41
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam (Bài 6)
Công Ðồng Thừa Sai Hải Ngoại đầu tiên
Năm 1664 ở thủ đô AYUTHIA, nước Xiêm[1]
1. Ngày 08.11.1661, Ðức cha Pallu, Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa, Quản Nhiệm Ðàng Ngoài, rời Paris lên đường đi Bắc Việt, cùng với tám linh mục là Pierre de Saisseval-Danville, Louis Laneau, Philippe de Chameson-Foissy, Jean
Đền đài của Thủ đô Ayuthia của Xiêm (Thái Lan) |
Như vậy, nhân sự Thừa sai Hải ngoại Paris đến được thủ đô Ayuthia nước Xiêm gồm tất cả 8 người. Ba người trong phái đoàn thừa sai Ðàng Trong đến ngày 22.08.1662: Ðc Lambert với hai cha Jacques de Bourges và François Deydier. Năm người thuộc đoàn thừa sai Ðàng Ngoài đến ngày 27.01.1664: Ðc Pallu và bốn cha Pierre Brindeau, Louis Laneau, Louis Chevreuil và Antoine Hainques. Nhưng ngày 14.10.1663 cha Jacques de Bourges được Ðc Lambert gửi về Âu Châu với sứ mệnh trình bày cho Tòa Thánh về những khó khăn với các cha dòng Tên Bồ Ðào Nha và xin nới rộng quyền cho các giám mục đại diện tông tòa. Vị chi, ở thời điểm này, có mặt tại Ayuthia chỉ có 7 người.
2. Cả hai đức cha Pierre Lambert de La Motte và François Pallu đều nóng lòng muốn đi đến hai địa phận Ðàng Trong và Ðàng Ngoài của mình. Nhưng những thơ từ của các cha dòng Tên và những chứng tá của các giáo hữu việt nam tỵ nạn tại Xiêm đều cho thấy rằng ở Việt Nam, Bắc Kỳ với Trịnh Tạc và nhất là Nam Kỳ với Hiền Vương, đạo công giáo đang bị ngăn cấm và bách hại: các thừa sai bị trục xuất, các nhà thờ bị triệt hạ, giáo dân bị bắt bớ, giam cầm, đánh đập và giết hại. Bị khó khăn và bách hại như vậy, song các giáo dân vẫn kiên cường tuyên xưng đức tin. Ðiều đó làm hai Ðức cha lấy làm yên ùi và tin tưởng. Trong các thư liên lạc, các cha dòng Tên ở Việt Nam cũng khuyên nên gởi người đi quan sát trước khi khởi sự. Ðó là một trong những lý do khiến Ðc Lambert trao cho cha Louis Chevreuil làm tổng quản giáo phận Ðàng Trong và gởi ngài đi Hải Phố vào tháng 06 năm 1664.
Hai đức cha Lambert và Pallu bàn luận và trao đổi với nhau rất nhiều. Cả hai đều nhận định rằng trong tình trạng bất lợi ở Việt Nam như vậy, sự hiện diện của mình chỉ càng gây thêm khó khăn và làm cho cuộc bách đạo trầm trọng hơn, nên nhẫn nại một chút. Ðàng khác, khi rời Paris, chưa hiểu biết đủ về cách sồng địa phương, chưa nắm vũng bản chất và những khó khăn của sứ mệnh thừa sai, chưa có kinh nghệm về đời sống truyền giáo, các ngài chưa nghĩ đến chuyện ấn định những nguyên tắc sống cho mình và cho các cộng tác viên. Bây giờ, đã học được nhiều trên đường đi, đã thấy không ít những điều mới lạ qua cuộc sống tại chỗ trên đất Xiêm, hai Ðức Cha thấy cần phải tổng hợp những quan sát nhận được để rút tỉa ra những kết luận làm nguyên tắc sống, để tiến thoái khôn khéo hơn và bảo vệ kín đáo hơn. Hai đức cha mang ý tưởng này chia sẻ cùng bốn linh mục thừa sai Deydier, Hainques, Brindeau và Laneau. Các cha đều đồng ý. Thế là Công Ðồng Thừa Sai Hải Ngoại đầu tiên đã được thực hiện vào năm 1664, xác định những nguyên tắc và chương trình làm việc thừa sai.
3. Khởi đầu, tất cả 6 vị thừa sai gồm 2 giám mục và 4 linh mục, đã làm một cuộc tĩnh tâm, cầu nguyện và ăn chay. Trong thánh lễ khai mạc, các ngài đã xin Chúa Thánh thấn đổ đầy ơn khôn ngoan xuống cho mỗi người. Rồi vào công đồng, phân phát tài liệu làm việc và khuyến cáo mỗi người, hãy tựa vào Thánh Kinh, Giáo Luật, chỉ dậy giáo hoàng, giảng dậy giáo phụ, gương lành các thánh, đặc biệt là thánh Phanxicô Xaviê, để góp ý tìm ra những nguyên tắc và quyết định. Kết quả là một tài liệu đã được soạn thảo với đầu đề là « Chỉ dẫn thực hiện sứ mệnh truyền giáo, dành cho các thừa sai ở Trung Hoa, Bắc Việt, Nam Việt và Xiêm La, họp tại Juthia, thủ đô nước Xiêm ». Tài liệu này, gọi tắt là « Chỉ dẫn các thừa sai » (Monita ad Missionarios), đề cập đến ba ý tưởng nòng cốt là: 1- sự thánh hóa người tông đồ rao giảng ơn cứu rỗi kitô, 2- sự trở lại đạo của lương dân và 3- sự tổ chức Giáo Hội, đã lấy lại những ý tưởng nền tảng của bản « Chỉ thị gởi các Ðại Diện Tông Tòa đang chuẩn bị lên đường đi Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt», do Thánh bộ Truyền Giáo soạn thảo ngày 10.09.1659[3]. Có thể bảo rằng đây là thủ bản phác thảo những nét chính yếu cho việc rao giảng tin mừng ở Viễn Ðông về phương pháp, phương tiện hành động và việc thiết lập các cộng đoàn kitô. Từ ngày này, dẫu ở trong những hoàn cảnh và thời gian rất khác biệt, hay ở trong những xứ và với những người rất mới lạ, bản « Chỉ dẫn các thừa sai » này đã, vẫn và sẽ được tôn trọng và áp dụng cho các Thừa sai Hải ngoại Paris.
4. Bản chỉ dẫn gồm 10 chương. Ba chương đầu nói về con đường tu đức, cuộc sống thánh hoá mà nhà thừa sai, người truyền giáo cần phải có. Chương 1 nói về những cám dỗ mà thừa sai phải chống trả: quá lo lắng cho thân xác, tính tự phụ và hiếu danh, tính hà tiện. Muốn chống trả những cám dỗ này, hai phương tiện đã được công đồng nêu ra là cầu nguyện và đọc sách nguyện. Chương 2 nói về việc sửa soạn phải làm trước khi rao giảng tin mừng: Tĩnh tâm, ăn chay và cầu nguyện; chống trả lại các nết xấu của mình và những cám dỗ của ma quỉ; phải hiểu biết tình trạng truyền giáo; phải học ngôn ngữ địa phương và phải biết nói ngôn ngữ này. Chương 3 nói về việc xử dụng các phương tiện vật chất trong tác vụ thánh: không được kinh doanh vì bất xứng với linh mục và càng bất xứng hơn với một người làm tông đồ; không được dùng sức mạnh để cưỡng ép lương dân trở lại đạo; không được nghiên cứu nghệ thuật và khoa học, nếu vì đó mà thợ rao giảng tin mừng quên mất sứ mệnh chính của mình là rao giảng.
5. Năm chương tiếp theo, các chương 4, 5, 6,7 và 8, nói về việc giảng dậy cho lương dân và những cách thế phải dùng đến: giảng dậy bằng gương sáng, bằng bác ái, bằng khôn ngoan, bằng trung dung. Bằng lời nói và dẫn giải thì nên tiến hành như sau: cắt nghĩa cho thấy sự hiện hữu của Thiên Chúa và những thuộc tính của ngài; rồi giáo lý về sự thưởng phạt đời đời; rồi đến sự tuyệt mỹ và trong sáng của đạo kitô sánh với những điều sai xấu phiếm thần; sau đó, khi tân tòng đã khá hiểu biết, cắt nghĩa cho biết về tội tổ tông, về Chúa Ba Ngôi, về sự nhập thể, về thần tính của phúc âm, về sự tạo lập giáo hội.
6. Hai chương 9 và 10 nói về việc tổ chức giáo hội, qua 3 khía cạnh: tổ chức giáo xứ, các thầy kẻ giảng và việc đào tạo linh mục bản xứ.
Ngày 24/1/2007 Phái đoàn ĐHY Saigòn theo vết chân truyền giáo ở Ayuthia |
« Vào những dịp này, sau khi đã đọc kinh tin, kinh thờ lậy và kinh cám ơn, rồi các kinh sáng, họ giúp giáo dân hướng lòng về Tòa Thánh để rước lễ thiêng liêng. Những lời nguyện mà họ đọc phải được Thánh Bộ hay Ðức Giám Mục duyệt xét trước. Theo lời Vị Tông Ðồ Dân Ngoại dậy rằng phải dâng lời khẩn xin, cầu nguyện, kỳ đảo, tạ ơn cho hết mọi người, cho vua Chúa và hết các người quyền cao chức trọng (Tim I, ch. 2, 1-2), họ phải nhắc bảo cho các tín hữu rằng trong các chủ nhật và lễ trọng, trước khi lui khỏi nhà thờ, phải đọc ba lần Kinh Chủ Nhật và Kinh Thiên Thần Truyền Tin để cầu cho việc truyền bá đức tin và mở rộng giáo hội; cho Ðức Thánh Cha La Mã; cho giám mục và các chủ chăn; cho các vua chúa và quân quan; cho những người có tội được Chúa tha thứ và quay trở về đường ngay của Chúa; cho những người rối đạo được biết tuân phục giáo hội công giáo; cho lương dân được biết rời bỏ lầm lẫn mà gắn bó tin vào Chúa Kitô; cho các linh hồn đã qua đời, đặc biệt là những linh hồn đã an nghỉ trong giáo hội, được khỏi ách luyện hình; cho các dân nước được thịnh vượng mà thoát khỏi tai ương bất hạnh.
« Thêm vào đó, như của ăn nuôi dưỡng linh hồn bổn đạo, họ đọc sách đạo do Ðức Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa chỉ dậy, hoặc về những lý lẽ đức tin, hoặc về những điều khác cần thiết cho sự rỗi.
« Ho cũng đọc lịch báo trước cho giáo dân các ngày lễ, ngày chay, chiều trước lễ,… có thể có trong tuần và những việc mà giáo dân phải làm để giữ đúng luật đạo thánh.
« Họ công bố các lễ cưới và tìm xem những ngăn trở, nếu có.
« Họ Công bố các lệnh truyền của giám mục và đọc các lời rao theo hoàn cảnh. Tất cả những việc đó đều phải làm vào ban sáng.
« Về ban chiều, nếu có thể, họ lại tụ họp giáo dân lần nữa để đọc kinh, xét mình và đọc kinh chiều.
« Ðặc biệt họ phải lo lắng rửa tội cho con nít và người lớn, nếu họ xin, và vào lúc lâm tử.
« Họ cũng đặc biệt lo lắng cho các bệnh nhân, cứu giúp người hấp hối, chôn cất kể chết và xin giáo xứ cầu nguyện cho họ; như vậy, họ sẽ cố gắng gây lên lòng sùng kính các linh hồn nơi luyện tội mà tránh cho người ngoại đạo cái thiên kiến rằng chỉ có họ mới biết tôn kính tổ tiên.
« Họ dậy giáo lý và lòng đạo cho các trẻ em theo cách thức và thói quen đã được truyền dậy, với một lòng xác tín rằng công việc giáo dục giới trẻ là một trong những việc quan trọng nhất.
« Họ bảo trợ các trẻ mồ côi, các goá phụ công giáo và cả các góa phụ ngoại đạo.
« Chẳng bao giờ họ xen mình vào những cuộc kiện cáo giữa những giáo dân, để quyết định; nhưng họ gắng sức khôn ngoan giải hòa.
« Họ chứng kiến các cuộc cử hành hôn lễ, cùng với hai người làm chứng.
« Và để cho các việc thánh được coi là thánh, họ phải áp dụng những luật lệ rõ rệt cho lễ nghi rửa tội trẻ em và ngưới lớn, cho việc giúp đỡ kẻ hấp hối, tẩm liệm kẻ chết, việc ma chay, việc phó dâng linh hồn, việc rao hôn phối, việc cử hành hôn phối và tất cả những việc liên quan đến họ, theo như luật giáo hội đòi hỏi.
« Họ cần có một cuốn sổ ghi chép những lý do cho phép cử hành mỗi dịp lễ trong nhà thờ và những kinh nguyện đặc biệt cho những lễ này.
« Họ có một cuốn sách trình bày những điểm chính yếu về đạo kitô, về các tội trọng, về những lời khuyên phúc âm, về 4 mục đích tối hậu ( Sự chết, sự phán xét, thiên đàng, hỏa ngục)
« Họ có tại nhà họ cuốn lịch các ngày lễ do các thừa sai soạn.
« Họ coi sóc thứ tự các sổ rửa tội, thêm sức, qua đời, hôn phối và lưu trữ tại nhà họ hay nhà hàng xóm, nếu an toàn hơn.
« Nếu các trưởng giáo khu này không đủ sức làm hết những công việc đó, thì các thừa sai phải giúp họ. Như vậy, thứ nhất, để giúp giải quyết những vụ kiện tụng giữa các tín hữu, người ta có thể chỉ định vài ba người vị vọng để khởi sự nghe các người kiện trước khi trình lên quan tòa sự tranh chấp, hầu nghe theo sự phân xử phụ mẫu của họ, hầu nhân nhượng giao hòa với nhau. Nhưng để tránh bóng vía ngoại đạo, nhửng người trọng tài này phải tránh xuất hiện như là muốn tạo lập nên một loại tòa án mới.
« Thứ hai, cần phải đào tạo những thầy giáo kitô, để họ có thể cung cấp cho tuổi trẻ công giáo cũng như không công giáo những lời giảng dậy phù hợp với phong hóa của xứ sở; có thể chinh phục được thiện cảm của dân bản địa và có thể trải rộng khắp nơi hương thơm đạo thánh; như vậy họ có thể dậy bảo trẻ em kitô làm hết bổn phận đức ái.
« Cũng phải chọn những đàn bà công giáo đạo đức để làm công việc bà mụ, hầu họ không để một trẻ em nào chết mà không rửa tội, ngay cả khi chúng là những con của cha mẹ ngoại đạo.
« Sau cùng, các trưởng giáo khu này phải thường xuyên gởi các bản tường trình chi tiết về tình trạng tôn giáo trong những xứ mà họ được trao trách nhiệm coi sóc.
Di tích lịch sừ hiện còn lại từ thời người Tây Ban Nha lập cư ở Ayuthia |
« Các thầy kẻ giảng, vì là những cộng tác viên và những thợ rao giảng tin mừng, phải trổi vượt kẻ khác về tính trung thực và chuyên cần. Do đó, chỉ nên chọn những người có đạo hạnh và nhân đức từ lúc họ mới rửa tội, hay là người, sau đôi lần lạc hướng, đã hoàn toàn trở lại cùng Chúa và cho thấy có hy vọng sống một đời sống thánh thiện.
« Không nên trao trách nhiệm kẻ giảng cho những người kiêu căng, nóng tính, hà tiện, say sưa, bài bạc, vì trong một vài miền, cái đam mê bài bạc này có thể đem người có máu mê đến chỗ không chỉ đùa dỡn với tiền bạc, mà với cả tự do nữa. Họ phải là những người trinh tiết, tiết độ, công chính, có danh tiếng tốt; nhất là họ phải sáng ngời với đức nhẫn nại, lòng dịu hiền và đức khiêm nhường, đức đầu tiên của người kitô hữu.
« Vì phải liên tục chống lại ma quỉ, mà nhiều đứa chỉ có thể đuổi bằng lời cầu nguyện và sự chay tịnh, các thầy kẻ giảng phải thắp sáng nơi mình lòng nhiệt thành đạo hạnh, nhờ sự suy ngắm kiên trì, họ phải yêu mến kinh nguyện, sự hãm mình phạt xác và nhất là sự xung tội rước lễ.
« Họ phải thúc đẩy và đốt cháy lòng nhiệt thành bằng việc nghĩ rằng Ðức Kitô đã thương ta, bởi vậy, ta cũng phải thương tha nhân mà dẫn đưa họ về ánh sáng thật.
« Bổn phận của họ là phải dậy bảo kể khác, do đó, bắt buộc họ phải nghiền ngẫm giáo lý Phúc Âm, hầu có thể chuyển giao cho người chầu nhưng một tin mừng tinh ròng và nguyên vẹn.
« Ngay từ đầu, họ phải chống lại những sai lầm dị giáo; và để được như vậy, rất mong sao họ biết được kinh sách dị giáo, hầu hiểu được những chuyện hoang đường, những chuyện kỳ quái, những chuyện dị đoan của chúng. Họ cũng nên tìm biết những nét chính yếu mà tà giáo ngoại đạo giống với đạo ta. Như thế, được trang bị đầy đủ, họ sẽ có thể dễ dàng bác bỏ luận cứ dị giáo bằng chính những lý lẽ và luận chứng của chúng mà dãi bày chân lý của đạo kitô.
« Họ nên có một phương pháp rõ ràng và chính xác, hầu dẫn giải được một cách đơn sơ song vững chắc về đức tin cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu.
« Họ nên sống độc thân, vì sợ rằng mối lo lắng cho những sự thuộc về thế gian này sẽ làm họ chia lòng về việc thánh; nhưng cũng không nên loại bỏ những người đã có gia đình, nhưng xứng đáng.
« Không nên chọn làm thầy kẻ giảng những người, vì một khuyết tật thân xác nào đó, mà nêu trò cười, gây sự khinh miệt hay ăn nói khó khăn.
« Và cho dẫu có những vị có đầy đủ các tính tốt trên, nhưng họ vẫn chưa nên dấn thân vào sứ vụ này, nếu họ đã chưa được trao phó một địa sở rõ rệt, có phê chuẩn riêng biệt, địa sở mà họ làm việc dưới sữ diều hành của một thừa sai hay của một thầy giảng kỳ cựu.
« Còn đới với các học trò chủng sinh, thì dễ dàng nhận biết họ có đủ tính tốt hay không để làm công việc thầy giảng. Bởi vì dễ dàng quan sát tài năng của họ, sự hiểu biết của họ, cũng như dễ dàng thử thách tính tình và nhân đức của họ.
« Người đi dậy thì phải dậy không chỉ kẻ ngu dại, mà cả người thông thái nữa, các thầy giảng sẽ phải được dậy cho biết cách cư xử chính đáng với người thông thái và kẻ ngu dại.
« Khi bề trên chủng viện thấy rằng họ đã được đào tạo đầy đủ, họ sẽ bắt đầu dậy những tân tòng đơn sơ, đến khi họ đủ kinh nghiệm thì sẽ lo đến kẻ thông thái, rồi họ sẽ phân giải những lý lẽ bác bẻ và điều hành một khu vực.
8. Về việc đào tạo linh mục bản xứ, công đồng đề nghị nên chọn lựa họ giữa những thầy giảng.
« Các thầy giảng mà có đủ những đức tính vừa kể trên, và đã nhiều năm làm việc dưới sự hướng dẫn của các thừa sai thì người ta nên dậy họ những điều căn bản về tiếng la tinh và lần lượt nên phong các chức cho họ. Khi họ đã được phong chức phó tế rồi, thì nên dậy họ tất cả những gì liên hệ đến Thánh tế hy sinh Misa, về chất liệu cũng như hình thức và cách ban phát các phép bí tích; Nên đòi hỏi họ biết khôn khéo quyết định một trường hợp lương tâm, biết làm sáng tỏ những ngăn cản kết hôn, nhất là đừng quên rằng lòng đạo đức là nền tảng thiết yếu của đời sống linh mục.
« Mỗi ngày các linh mục phải suy ngắm ít là một giờ, để múc ra trong lời kinh nguyện những điều không thể học được từ sách vở, hầu, nhờ Chúa giúp sức, họ sẽ thực hiện được những công việc cao cả của sứ vụ họ.
« Mỗi ngày, qua tay linh mục, Chúa tự hiến mình làm của lễ hiến tế đẹp lòng dâng lên Chúa Cha Toàn Năng. Cũng vậy, mỗi ngày linh mục phải tự hiến mình làm của lễ hy sinh, trong một liên kết chặt chẽ ý chí với Ðấng Cứu Chuộc, để làm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn ».
« Chỉ dẫn các thừa sai ». Ðó là đề tài quan trọng và chính yếu của Công Ðồng Ayuthia 1664, công đồng đầu tiên của Thừa Sai Hải Ngoại Paris, đã được viết thành văn bản và đã được Thánh Bộ Truyền giáo ấn hành vào năm 1669. Cho in bản « Chỉ dẫn các thừa sai », phải chăng Thánh Bộ Truyền Giáo đã muốn bày tỏ một sự công khai chấp nhận đường lối và chương trình truyền giáo của Thừa Sai Hải Ngoại Paris ?
Ngoài đề tài trên, công đồng Ayuthia còn đề cập đến 3 vấn đề khác nữa:
· Việc thiết lập chủng viện ở nước Xiêm để đào tạo linh mục.
· Việc bổ nhiệm một Tổng quản lý để quản trị các vấn đề vật chất tại chủng viện.
· Việc thành lập « Hội » Thừa Sai Hải Ngoại Paris.
Trước khi đi Viễn Ðông, mỗi người một cách, hai Ðại Diện Tông Tòa đã chuẩn bị tại Pháp qua ba việc chính: xem lại tình hình truyền giáo Viễn Ðông, nhận chỉ thị Tòa Thánh và củng cố hậu cần bằng cách nghĩ đến việc thiết lập Chủng Viện Thừa Sai và lập Sở Quản Lý Paris. Trong khi kẹt lại ở Xiêm La, trước khi đến Việt Nam, hai Ðức Giám Mục Quản Nhiệm Ðàng Trong và Ðàng Ngoài cũng lại đã dành một thời giờ quan trọng để chuẩn bị. Chuẩn bị bằng việc cầu nguyện để thảo ra một thủ bản hướng dẫn việc thừa sai xoay quanh việc tu đức, việc giảng đạo và việc tổ chức giáo hội. Chuẩn bị bằng việc đưa ra một chương trình dài hạn: đi giảng đạo, lập chủng viện đào tạo linh mục bản xứ, bổ nhiệm tổng quản lý lo việc quản trị tổ chức vật chất và gợi ý thành lập « Hội » cho Thừa Sai Hải Ngoại Paris.
Rất nhiều công sức đã được dành cho việc cầu nguyện, suy nghĩ, thiết kế. Chỉ còn chờ hành động ! Những hành động ban đầu của Các Thừa Sai Hải Ngoại Paris ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XVII sẽ là những hành động nào ? Chúng có tương ứng với việc chuẩn bị và chương trình dự thảo không ? Cho những câu hỏi này và nhiều câu hỏi khác, chúng ta sẽ lần lượt tìm kiếm những yếu tố trả lời trong những bài sau.
Paris, ngày 09 tháng 02 năm 2008
--------------------------------------------------------------------------------
Chú thích
[1] Toàn bài này đã được dựa vào 3 tài liệu chính yếu sau dây:
· LAUNAY, A.: Histoire générale de la Société des Missions Etrangères; 1894: Téqui, Paris; t.1, trang 91-110
· VAN GRASDORFF Gilles: La belle histoire des Missions Etrangères 1658-2008, Edition PERRIN; 2007, 492 trang, tr. 60-74, 86-98.
· FAUCONNET-BUZELIN, Françoise: Aux sources des Missions Étrangères: Pierre Lambert de la Motte; Editions PERRIN, 2006, 360 trang, tr. 76-130
· LANGE, Claude: L’église catholique et la Socìté des Missions Etrangères au Vietnam: Vicariat apostolique de Cochinchine XVII et XVIII siècles; Paris: L’Harmattan; 2004; trang 47-61.
[2] Ayuthia cũng có thể viết là Ayuthaya hay Juthia (phien âm la tinh)
[3] LANGE Claude, o.c, trang 34-41