Phụng Vụ - Mục Vụ
Có-Không, Không-Có
Nguyễn Trung Tây, SVD
14:13 13/02/2014
Nguyễn Trung Tây, SVD
Có-Không, Không-Có
Có một thời tự nhiên thấy thiên hạ, nhất là các bạn trẻ, rộn ràng câu nhạc “ráp”, “Con gái nói có là không, nói không là có…” Con gái nói “có thành không, không thành có” trong trường hợp này là con gái đang yêu… Nhưng thật thà thú nhận, thẳng thắn phê bình [chân thành bày tỏ], con trai cũng vậy thôi, đã yêu rồi thì gái cũng như trai, “ra đường nói dối cha, về nhà nói dối chú”. Chuyện tình yêu từ ngàn năm về trước cho tới ngày hôm nay vẫn thế thôi. Thì đấy, cứ ba mặt một nhời, Việt Nam có câu ca dao,
Yêu nhau cởi áo cho nhau,
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.
Nói láo cỡ này là còn nhẹ, còn có những thứ bạo hơn nhiều… Thì đã hẳn, yêu mà. Cứ thế, nói không thành có, nói có thành không.
Nhưng nếu không trong tình yêu (vụ này thì tạm…tha) mà lại cố tình nói có thành không, nói không thành có, nói trắng ra đen, nói đen ra trắng, cố tình biến muối ra đường, nói thêm nói bớt, theo như Đức Giêsu, những trường hợp này đều bắt nguồn từ ma quỷ (Matt 5:37).
Bạn thân
Câu kết luận của Đức Giêsu về nguồn gốc của hiện tượng của có nói không, không nói có, là một câu kết khá nặng… có khả năng gây choáng váng tựa người bị “tát” thẳng ngay mặt. Nhưng thiết nghĩ, thuốc đắng đả tật, đòn đau nhớ đời, bởi tôi bị đau, tôi bị choáng váng, tôi xây xẩm mặt mày, tôi phải ngồi xuống để thở. Bởi được ngồi xuống để thở, tôi mới có cơ hội nghỉ ngơi, để mà đặt vấn đề, tự hỏi mình tại sao tôi lại nói có thành không, nói không thành có; và ơi lạy Chúa, trăm lần đều là cả trăm, con đều khám phá ra, bởi vì bóng đen tử thần, con đã thêu dệt thêm thêm bớt bớt.
Hiện tượng cố tình nói có thành không, không thành có, cũng có thể bắt nguồn từ tâm lý, có thể bởi cá nhân tôi mặc cảm (?), có thể bởi tôi ghen tị (?), tôi thêu dệt thêm thêm bớt bớt.
Cũng có thể bởi là một thói quen, tôi chỉ nói cho vui, nửa đùa nửa thật. Nhưng “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, tạm dịch, một lời đã thốt ra, bốn ngựa đuổi theo không kịp. Lời “có-không, không-có” của tôi trở thành một viên đạn, một hòn đá; đạn bay thẳng tới bắn trúng trái tim một người, đá sỏi sắc nhọn ném thẳng, danh dự một người bị bôi bẩn, hoen ố, rách toang!
Hoặc cũng có thể bởi tôi cố tình…
Hoặc bởi những lý do gì đó... khiến tôi “có-không, không-có”.
Lời Nguyện
Lạy Chúa! Xin ban ơn trời để con canh gác cửa ngỏ tâm hồn con. Xin cho con biết dung lời để ca tụng danh Chúa, và chỉ danh Chúa mà thôi.
Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Có-Không, Không-Có
Có một thời tự nhiên thấy thiên hạ, nhất là các bạn trẻ, rộn ràng câu nhạc “ráp”, “Con gái nói có là không, nói không là có…” Con gái nói “có thành không, không thành có” trong trường hợp này là con gái đang yêu… Nhưng thật thà thú nhận, thẳng thắn phê bình [chân thành bày tỏ], con trai cũng vậy thôi, đã yêu rồi thì gái cũng như trai, “ra đường nói dối cha, về nhà nói dối chú”. Chuyện tình yêu từ ngàn năm về trước cho tới ngày hôm nay vẫn thế thôi. Thì đấy, cứ ba mặt một nhời, Việt Nam có câu ca dao,
Yêu nhau cởi áo cho nhau,
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay.
Nói láo cỡ này là còn nhẹ, còn có những thứ bạo hơn nhiều… Thì đã hẳn, yêu mà. Cứ thế, nói không thành có, nói có thành không.
Nhưng nếu không trong tình yêu (vụ này thì tạm…tha) mà lại cố tình nói có thành không, nói không thành có, nói trắng ra đen, nói đen ra trắng, cố tình biến muối ra đường, nói thêm nói bớt, theo như Đức Giêsu, những trường hợp này đều bắt nguồn từ ma quỷ (Matt 5:37).
Bạn thân
Câu kết luận của Đức Giêsu về nguồn gốc của hiện tượng của có nói không, không nói có, là một câu kết khá nặng… có khả năng gây choáng váng tựa người bị “tát” thẳng ngay mặt. Nhưng thiết nghĩ, thuốc đắng đả tật, đòn đau nhớ đời, bởi tôi bị đau, tôi bị choáng váng, tôi xây xẩm mặt mày, tôi phải ngồi xuống để thở. Bởi được ngồi xuống để thở, tôi mới có cơ hội nghỉ ngơi, để mà đặt vấn đề, tự hỏi mình tại sao tôi lại nói có thành không, nói không thành có; và ơi lạy Chúa, trăm lần đều là cả trăm, con đều khám phá ra, bởi vì bóng đen tử thần, con đã thêu dệt thêm thêm bớt bớt.
Hiện tượng cố tình nói có thành không, không thành có, cũng có thể bắt nguồn từ tâm lý, có thể bởi cá nhân tôi mặc cảm (?), có thể bởi tôi ghen tị (?), tôi thêu dệt thêm thêm bớt bớt.
Cũng có thể bởi là một thói quen, tôi chỉ nói cho vui, nửa đùa nửa thật. Nhưng “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, tạm dịch, một lời đã thốt ra, bốn ngựa đuổi theo không kịp. Lời “có-không, không-có” của tôi trở thành một viên đạn, một hòn đá; đạn bay thẳng tới bắn trúng trái tim một người, đá sỏi sắc nhọn ném thẳng, danh dự một người bị bôi bẩn, hoen ố, rách toang!
Hoặc cũng có thể bởi tôi cố tình…
Hoặc bởi những lý do gì đó... khiến tôi “có-không, không-có”.
Lời Nguyện
Lạy Chúa! Xin ban ơn trời để con canh gác cửa ngỏ tâm hồn con. Xin cho con biết dung lời để ca tụng danh Chúa, và chỉ danh Chúa mà thôi.
Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Chìa Khóa
Lm Vũđình Tường
06:18 13/02/2014
Bảy ngàn năm trước người Hy Lạp đã tìm cách chế khoá để giữ những vật quí hiếm. Càng ngày số người lắm của nhiều tiền càng giầu nên nhu cầu cần có khoá trở nên cấp thiết hơn và quân La Mã đã chế tạo khoá cho nhu cầu đòi hỏi. Những chiếc khoá do họ vẽ mẫu trở thành thông dụng trong đại chúng trong vòng hơn 1500 năm qua trước khi những chiếc khoá điện tử ra đời. Và những khoá điện tử này cũng thay hình đổi dạng khác với những khoá tổ sư của nó, thí dụ như thẻ xe bus, nút khoá bấm hay những khóa điện tử đủ mọi mình dạng.
Thời xa xưa sau khi khoá xong người ta giấu chìa ở nơi bí mật nhưng ngày nay chìa khoá trở thành người bạn đường, vật dính thân. Đi ra ngoài không có khoá sẽ chẳng đi tới đâu về nhà không khoá cũng khó vào chính nhà mình.
Mọi hội đoàn, tổ chức đều có người lãnh đạo họ nắm giữ nhiệm vụ như những chìa khoá vừa bảo vệ quyền lợi thành viên vừa bảo vệ, hướng dẫn tổ chức phát triển đúng đường lối. Ngay cả những bài luận, bài văn cũng đều có những tư tưởng chính, nắm giữ nhiệm vụ như chìa khoá và các tư tưởng phụ xoay quanh, để phụ giải thích hoặc làm sáng tỏ tư tưởng chính.
Đức Kitô được ví như chìa khoá nước trời Khi Ngài nói ta là cửa chuồng chiên. Chính Ngài mở cửa ban phát kho thiêng ân sủng của Thiên Chúa cho muôn dân. Muốn được lãnh nhận tình yêu Chúa cần có khìa khoả để mở. Chìa khoá đó là chính Đức Kitô. Là chìa khoá nước trời Đức Kitô mang hai sứ vụ quan trọng. Thứ nhất Ngài mở ra và ban phát mầu nhiệm tình yêu Chúa cho muôn dân. Những ai lãnh nhận ân sủng tình yêu Chúa cần phải chia sẻ ân sủng tình yêu đó cho tha nhân. Nếu đóng kín lòng mình, tình yêu Chúa sẽ đi ra khỏi tâm cá nhân đó bởi tình yêu Chúa sống động không thể tồn kho, đóng kín, ngay cà kho đó là cõi lòng. Để hoàn thành sứ vụ bật mí mầu nhiệm tình yêu, Đức Kitô xuống thế, trở thành con người như chúng ta, nói ngôn ngữ địa phương, khai tâm con người về mầu nhiệm tình yêu. Ngài dùng dụ ngôn để nói về tình yêu và dùng biến cố xảy đến trong đời để mặc khải sự hiện diện của Chúa trong ta và trong thế giới.
Mặc khải tình yêu Chúa chỉ là bước đầu, bước thứ hai là khai sáng tâm trí ta, giúp ta nhận biết tình yêu đó. Nếu không việc mặc khải không có í nghĩa nếu không có người đón nhận. Đức Kitô là khai sáng tâm trí ta, mở cửa sổ tâm hồn giúp ta cảm nghiệm tình yêu Chúa trong đời. Mỗi một biến cố trong đời đều ngầm chứa tình yêu Chúa. Nhiệm vụ của ta là tìm kiếm ra sứ điệp Chúa nhắn nhủ qua biến cố. Càng suy tư về mầu nhiệm cuộc đời càng nhận rõ mục đích cuộc đời và chương trình Chúa trong đời ta. Qua mầu nhiệm tình yêu Chúa chúng ta biết được í nghĩa cuộc đời. Mỗi người chúng ta là một mầu nhiệm phát xuất từ mầu nhiệm tình yêu Chúa. Vì là một phần của mầu nhiệm tình yêu Chúa nên trong mỗi người đều ngầm chứa những bí ẩn ngoài khả năng hiểu biết của ta. Thí dụ như ta từ đâu đến và cuối đời sẽ đi đâu là câu hỏi có ngàn câu trả lời mà người nào cũng cho câu trả lời của mình là hợp lí, là đúng hơn cả. Kitô hữu thành tâm đón nhận tình yêu Chúa đều chung câu trả lời. Không ai biết rõ Thiên Chúa hơn là Đấng từ Thiên Chúa mà đến. Không ai nghe biết Chúa Cha hơn là chính Con một Ngài là Đức Kitô. Vì thế người đón nhận tình yêu Chúa sẽ nhìn biết cội nguồn nơi mình xuất phát và cũng biết nơi đi cuối đời. Kẻ từ chối đón nhận tình yêu Chúa chỉ còn biết dựa vào sức mạnh, vật chất trần thế. Họ cố hết sức mình mong điều khiển, cầm giữ đời mình. Họ thành công trong một số lãnh vực vật chất nhưng khi đụng chạm đến tình yêu và vấn đề tâm linh họ bó tay. Người ta không khể kiềm chế cái già, người ta không thể tránh khỏi bệnh tật, người ta không thể xua đuổi được sự chết. Trước những vấn nạn đó con người bó tay. Trong khi Kitô hữu tin vào tình yêu Chúa nhận biết những điều đó phải xảy đến trước khi con người được tái sinh vào cõi hằng sống. Chìa khoá Kitô giúp mở cửa sổ tâm hồn ta để đón nhận tình yêu tuyệt vời Chúa ban trong hy vọng.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Thời xa xưa sau khi khoá xong người ta giấu chìa ở nơi bí mật nhưng ngày nay chìa khoá trở thành người bạn đường, vật dính thân. Đi ra ngoài không có khoá sẽ chẳng đi tới đâu về nhà không khoá cũng khó vào chính nhà mình.
Mọi hội đoàn, tổ chức đều có người lãnh đạo họ nắm giữ nhiệm vụ như những chìa khoá vừa bảo vệ quyền lợi thành viên vừa bảo vệ, hướng dẫn tổ chức phát triển đúng đường lối. Ngay cả những bài luận, bài văn cũng đều có những tư tưởng chính, nắm giữ nhiệm vụ như chìa khoá và các tư tưởng phụ xoay quanh, để phụ giải thích hoặc làm sáng tỏ tư tưởng chính.
Đức Kitô được ví như chìa khoá nước trời Khi Ngài nói ta là cửa chuồng chiên. Chính Ngài mở cửa ban phát kho thiêng ân sủng của Thiên Chúa cho muôn dân. Muốn được lãnh nhận tình yêu Chúa cần có khìa khoả để mở. Chìa khoá đó là chính Đức Kitô. Là chìa khoá nước trời Đức Kitô mang hai sứ vụ quan trọng. Thứ nhất Ngài mở ra và ban phát mầu nhiệm tình yêu Chúa cho muôn dân. Những ai lãnh nhận ân sủng tình yêu Chúa cần phải chia sẻ ân sủng tình yêu đó cho tha nhân. Nếu đóng kín lòng mình, tình yêu Chúa sẽ đi ra khỏi tâm cá nhân đó bởi tình yêu Chúa sống động không thể tồn kho, đóng kín, ngay cà kho đó là cõi lòng. Để hoàn thành sứ vụ bật mí mầu nhiệm tình yêu, Đức Kitô xuống thế, trở thành con người như chúng ta, nói ngôn ngữ địa phương, khai tâm con người về mầu nhiệm tình yêu. Ngài dùng dụ ngôn để nói về tình yêu và dùng biến cố xảy đến trong đời để mặc khải sự hiện diện của Chúa trong ta và trong thế giới.
Mặc khải tình yêu Chúa chỉ là bước đầu, bước thứ hai là khai sáng tâm trí ta, giúp ta nhận biết tình yêu đó. Nếu không việc mặc khải không có í nghĩa nếu không có người đón nhận. Đức Kitô là khai sáng tâm trí ta, mở cửa sổ tâm hồn giúp ta cảm nghiệm tình yêu Chúa trong đời. Mỗi một biến cố trong đời đều ngầm chứa tình yêu Chúa. Nhiệm vụ của ta là tìm kiếm ra sứ điệp Chúa nhắn nhủ qua biến cố. Càng suy tư về mầu nhiệm cuộc đời càng nhận rõ mục đích cuộc đời và chương trình Chúa trong đời ta. Qua mầu nhiệm tình yêu Chúa chúng ta biết được í nghĩa cuộc đời. Mỗi người chúng ta là một mầu nhiệm phát xuất từ mầu nhiệm tình yêu Chúa. Vì là một phần của mầu nhiệm tình yêu Chúa nên trong mỗi người đều ngầm chứa những bí ẩn ngoài khả năng hiểu biết của ta. Thí dụ như ta từ đâu đến và cuối đời sẽ đi đâu là câu hỏi có ngàn câu trả lời mà người nào cũng cho câu trả lời của mình là hợp lí, là đúng hơn cả. Kitô hữu thành tâm đón nhận tình yêu Chúa đều chung câu trả lời. Không ai biết rõ Thiên Chúa hơn là Đấng từ Thiên Chúa mà đến. Không ai nghe biết Chúa Cha hơn là chính Con một Ngài là Đức Kitô. Vì thế người đón nhận tình yêu Chúa sẽ nhìn biết cội nguồn nơi mình xuất phát và cũng biết nơi đi cuối đời. Kẻ từ chối đón nhận tình yêu Chúa chỉ còn biết dựa vào sức mạnh, vật chất trần thế. Họ cố hết sức mình mong điều khiển, cầm giữ đời mình. Họ thành công trong một số lãnh vực vật chất nhưng khi đụng chạm đến tình yêu và vấn đề tâm linh họ bó tay. Người ta không khể kiềm chế cái già, người ta không thể tránh khỏi bệnh tật, người ta không thể xua đuổi được sự chết. Trước những vấn nạn đó con người bó tay. Trong khi Kitô hữu tin vào tình yêu Chúa nhận biết những điều đó phải xảy đến trước khi con người được tái sinh vào cõi hằng sống. Chìa khoá Kitô giúp mở cửa sổ tâm hồn ta để đón nhận tình yêu tuyệt vời Chúa ban trong hy vọng.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Phải giữ luật với lòng yêu mến
Lm. Đan Vinh
09:53 13/02/2014
HIỆP SỐNG TIN MỪNG Chúa Nhật 6 TN A
Hc 15,16-21; 1 Cr 2,6-10; Mt 5,17-37
PHẢI GIỮ LUẬT VỚI LÒNG YÊU MẾN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 5, 17-37.
(17) "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. (18) Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. (19) Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời. (20) "Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. (21) "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. (22) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. (23) Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, (24) thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. (25) Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. (26) Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng. (27) "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. (28) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. (29) Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi ; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. (30) Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi ; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục. (31) "Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. (32) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình ; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình. (33) "Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. (34) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. (35) Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. (36) Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. (37) Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng hôm nay tiếp tục ghi lại các lời dạy của Đức Giê-su vào nhiều lúc khác nhau trong thời gian giảng đạo soay quanh đề tài về Tám Mối Phúc Thật gọi là Bài Giảng Trên Núi. Đưc Giê-su đến không nhằm hủy bỏ Luật Mô-sê, nhưng Người muốn kiện tòan Lề Luật, bằng việc Người đòi những ai muốn vào trong Nước Trời phải tôn trọng Lề Luật và tuân giữ Luật với lòng mến Chúa yêu người, thay vì chỉ giữ Luật chi li theo từng câu chữ và quá chú trọng các việc làm hình thức bên ngoài như các kinh sư và người pha-ri-sêu thường làm.
3. CHÚ THÍCH:
- C 17-19: + Luật Mô-sê: Gồm 5 cuốn đầu của bộ Kinh Thánh Cựu Ước gọi là Ngũ Kinh như các sách Sáng Thế, Xuất hành, Lê-vi, Dân số ký và Đệ Nhị Luật. + Lời các ngôn sứ: Là các sách ghi những lời tuyên sấm của các ngôn sứ. Kiểu nói Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ ám chỉ tòan bộ Kinh Thánh Cựu Ước. + Thầy đến không phải là để bãi bỏ…: Đức Giê-su dạy một số điều xem ra vượt qua các khoản Luật Mô-sê và lời giáo huấn của các ngôn sứ. Chẳng hạn các lời dạy: “Rượu mới phải đổ vào bầu da mới” (x Lc 5,37-39); “Con Người làm chủ cả ngày Sa-bát nữa” (x Mt 12,8); “Con Người có quyền tha tội” (x Mt 9,6); “Người rao giảng Tin Mừng Nước Trời như Đấng có thẩm quyền” (x Mt 7,29) và các câu song đối nhau như: “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết” …, khiến nhiều người đã tưởng lầm rằng Đức Giê-su muốn hủy bỏ Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ. Trong Tin Mừng hôm nay, Người khẳng định: Người không hủy bỏ Lề Luật nhưng để kiện tòan. Người kiện toàn Luật Mô-sê bằng việc trình bày Lề Luật như là cách thức biểu lộ thánh ý của Thiên Chúa mà người ta phải giữ với tinh thần “con thảo tôi trung” đối với Thiên Chúa. + nhưng là để kiện toàn: Người kiện tòan Luật Mô-sê bằng việc thực hiện các lời ngôn sứ tiên báo về Đấng Thiên Sai (x Mt 2,23). Người cũng thay đổi những điều trong Luật Mô-sê không còn phù hợp thánh ý Thiên Chúa. Chẳng hạn Người rút lại điều Luật Mô-sê cho phép ly hôn (x Mc 10,5-12), Người cố tình chữa bệnh trong ngày Sa-bát như để bổ túc điều khoản cấm làm việc xác trong ngày hưu lễ của Luật Mô-sê (x Mc 2,27-28); Người cố tình không rửa tay trước khi dùng bữa để dạy người ta phải rửa sạch tội lỗi trong lòng trí hơn là chỉ lo rửa tay, rửa chén bát hoặc tắm rửa (x Mt 15,1-9.10-20)… + Một chấm một phết trong Lề Luật: Một chấm một phết là các chữ cái và dấu nhỏ nhất trong bộ chữ cái Hy Lạp. Câu này ám chỉ rằng: sau khi bộ Luật Mô-sê đã được Đức Giê-su loại bỏ những điều không còn phù hợp với Luật tình thương tha nhân, thì dù chỉ là một điều nhỏ nhất cũng phải được tôn trọng (x Mt 9,17). + Ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời: Câu này kêu gọi các tín hữu môn đệ Đức Giê-su phải tôn trọng Luật Mô-sê theo từng chi tiết sau khi đã được Đức Giê-su tu sửa. + Ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời: Nhỏ nhất hay lớn ở đây không phải là về cấp bậc cao thấp, mà về lối sống được chấp nhận hay không trong Nước Trời của Người.
- C 20-26: + Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các Kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời: Sự công chính theo các Kinh sư và người Pha-ri-sêu là do giữ Luật từng chi tiết, nặng phần hình thức bề ngòai mà thiếu lòng mến Chúa bên trong. Còn sự công chính Đức Giê-su đòi hỏi là môn đệ của Người phải giữ Luật với lòng yêu mến Chúa yêu người. + Anh em đã nghe Luật dạy người xưa… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Đây là sáu điều do Đức Giê-su sửa đổi để kiện tòan Luật Mô-sê. + Chớ giết người… Ai giận anh em mìn…. Ai mắng anh em mình… Còn ai chửi anh em mình…: Luật Mô-sê cấm giết người thực sự, còn Đức Giê-su kiện tòan Luật bằng việc cấm ngay cả những xúc phạm phẩm giá của tha nhân. Hành vi gây ra sự đau khổ cho tha nhân về tinh thần cũng có tội giống như tội giết người thực sự. + đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng… đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt: Tuy lời mắng chửi anh em là “ngốc, khùng” không đáng bị phạt nặng, nhưng chính sự giận ghét, căm thù anh em cũng đáng bị trừng phạt nặng. + Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ: Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa nhất là một cuộc sống mến Chúa yêu người. Do đó, trước khi dâng lễ vật trên bàn thờ, phải lo hòa giải với những ai đang có điều bất hòa với mình. Việc làm hòa là điều kiện để lễ vật chúng ta dâng lên xứng đáng được Thiên Chúa vui nhận. + Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công…: Cần làm hòa ngay khi còn sống. Đừng đợi đến lúc chết vẫn giận ghét anh em thì sẽ vừa bị kết án, vừa bị đền bù cân xứng là phải “trả hết đồng xu cuối cùng”.
-C 27-32: + Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình…Còn Thầy, Thầy bảo anh em biết:…: Luật Mô-sê cấm ngọai tình (x Xh 20,14; Ds 5,18). Tuy nhiên chỉ khi ngọai tình thực sự bằng thân xác mới có tội. Đức Giê-su kiện tòan điều này bằng lời dạy: Thèm muốn tà dâm trong tâm trí cũng đã thành tội giống như phạm tội thực sự. Do đó, người ta phải tránh mọi tư tưởng xấu và xa lánh dịp tội là những nguyên nhân dẫn đến hành động tội ác. + Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi… Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã…: Kiểu nói cường điệu “móc mắt, chặt tay” ở đây nhằm nhấn mạnh phải tránh mọi dịp tội, thà chết chẳng thà phạm tội, thà hy sinh một phần thân thể mà được cứu rỗi còn hơn có đầy đủ các phần thân thể mà phải sa vào hỏa ngục. + Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Luật Mô-sê cho phép chồng ly dị vợ bằng cách trao cho vợ tờ giấy ly thư (x Đnl 24,1). Nhưng Đức Giê-su kiện toàn bằng việc rút lại điều này. Theo Người, sở dĩ Mô-sê tạm thời cho phép ly hôn là do lòng dạ chai đá của nhbững người đương thời (x Mt 19,8-9). Đức Giê-su kiện tòan về sự ly hôn qua lời dạy: “Ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình và ai cưới người đàn bà bị bỏ kia, cũng phạm tội ngoại tình”. + Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp: Câu này không có trong Tin mừng Mác-cô (Mc 10,11-12) và Lu-ca (Lc 16,18). Hội Thánh không chấp nhận ly hôn để bảo vệ đặc tính vĩnh hôn như Lời Chúa dạy: “Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, lòai người không được phân ly” (Mt 19,6b). Người Tin lành và Chính Thống giải thích rằng: Chúa cho phép ly hôn nếu một bên ngọai tình. Còn các nhà chú giải Kinh Thánh Công Giáo giải thích trong trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, nghĩa là đã kết hôn nhưng không phù hợp với luật của Chúa, nên sự kết hôn ấy không thành sự và không được Hội Thánh thừa nhận. Do đó hai người này không được tiếp tục chung sống như vợ chồng. Còn nếu Đức Giê-su cho phép vợ chồng ly dị vì lý do ngọai tình thì giáo lý của Người cũng không trổi vượt hơn luật Mô-sê. Thánh Phao-lô cũng cấm vợ chồng ly hôn vì lý do ngoại tinh mà chỉ cho họ “ly thân”, nghĩa là tuy không còn sống chung với nhau nhưng ai trong hai người được kết hôn với người thứ ba (x 1 Cr 7,10-11).
-C 33-37: + Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả: Luật Mô-sê cho phép người ta thề với điều kiện họ phải giữ trọn lời đã thề hứa. Nhưng Đức Giê-su kiện tòan khỏan luật này bằng lời dạy không được thề. Tuy nhiên Người chỉ khuyên chứ không cấm tuyệt đối thề như chính thánh Phao-lô nhiều lần cũng đã thề. Chẳng hạn: ” Phần tôi, có Thiên Chúa chứng giám, tôi xin lấy mạng sống mà thề rằng: …”(2 Cr 1,23; Rm 1,9; Gl 1,20…). Hơn nữa, Đức Giê-su có lần mặc nhiên chấp nhận lời thề của vị Thượng tế xét hỏi Người: “Tôi nại đến Thiên Chúa hằng sống, mà truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: Ông có phải là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa không ?” Đức Giê-su trả lời: “Chính ngài nói đó…” (Mt 26,63-64). Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, Giáo Lý Công Giáo cũng đòi hỏi các tín hữu phải thề trong những vấn đề nghiêm trọng mà không rõ thực hư, với điều kiện người ta phải tôn trọng lời thề và giữ những lời đã hứa với Chúa (Sách GLCG Tân Định số 309 về điều răn thứ II).
4. CÂU HỎI: 1) Hãy cho biết Đức Giê-su đã kiện tòan Luật Mô-sê về những vấn đề gì ? 2) Phải chăng Đức Giê-su cho đôi vợ chồng được phép ly hôn nếu một trong hai người phạm tội ngọai tình ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).
2. CÂU CHUYỆN: CHIẾC NHẪN LƯƠNG TÂM
Sách Truyện cổ Đông phương có câu chuyện như sau: Ngày xưa có một vị đạo sĩ dâng cho vị Đại vương một chiếc nhẫn thần rất kỳ diệu và quý giá. Nó vô giá vì được làm bằng vàng mười và trên mặt nhẫn có gắn nhiều viên kim cương chiếu sáng lấp lánh. Chiếc nhẫn này còn kỳ diệu ở chỗ: Nếu người đeo nó làm điều tốt thì chiếc nhẫn đeo trên ngón trở nên vừa vặn và phát ra ánh sáng. Nhưng nếu người đó làm điều ác, thì chiếc nhẫn sẽ xiết chặt làm cho ngón tay đeo nó bị sưng lên đau đớn. Từ ngày đeo chiếc nhẫn thần này, vị Đại vương do luôn được chiếc nhẫn nhắc nhở nên đã trở thành một vị vua anh minh và nhân hậu, khiến thần dân kính phục yêu mến, và đất nước ngày một cường thịnh.
Mỗi người trong chúng ta cũng có một chiếc nhẫn thần rất kỳ diệu và quý giá hơn nhẫn vàng nhiều, đó là tiêng Chúa nói gọi là tiếng lương tâm. Khi chúng ta làm điều thiện thì lương tâm chúng ta sẽ được thanh thản an bình. Nhưng nếu ta làm điều thất nhân ác đức thì dù không ai hay biết, tiếng lương tâm vẫn cật vấn và cáo trách chúng ta. Lương tâm chính là tiếng Chúa noi trong tâm hồn để khuyên dạy ta làm lành lánh dữ.
3. SUY NIỆM:
1) ĐỨC GIÊ-SU KHÔNG BÃI BỎ LUẬT MÔ-SÊ:
-Trong thời gian ấu thơ tại Na-da-rét, cha mẹ trẻ Giê-su là ông Giu-se và bà Ma-ri-a đã giữ mọi điều Luật Chúa truyền: Khi Hài Nhi mới sinh được đủ 8 ngày, cha mẹ Người đã cho Người chịu phép cắt bì theo Luật Mô-sê (x Lc 2,21; Lv 2,3). Rồi bốn mươi ngày sau, cha mẹ Người lại đem Hài Nhi Giê-su lên Đền thờ Giê-ru-sa-lem để tiến dâng cho Chúa và chuộc lại bằng một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non như đã chép trong Lụật Chúa (x Lc 2,22-24; Lv 12,2-4). Năm 12 tuổi, trẻ Giê-su theo cha mẹ đi hành hương về Giê-ru-sa-lem để mừng đại lễ Vượt Qua theo Luật truyền (x. Xh 23,14.17; x. Lc 2,41-42).
-Rồi trong thời gian giảng đạo, Đức Giê-su cũng luôn tuân giữ Luật Mô-sê: Người đề cao Lề Luật như con đường dẫn đến với Chúa Cha: “Nếu anh muốn vào cõi sống thì hãy giữ các điều răn” (Mt 19, 17). Người lược tóm các điều khoản của Luật Mô-sê trong hai điều quan trọng này là “mến Chúa hết lòng” và “yêu người thân cận như yêu chính mình” (x Lc 10,25-28). Hằng năm vào dịp lễ Vượt Qua, Người đều hành hương về Giê-ru-sa-lem với các môn đệ vào lễ Vượt Qua. Đặc biệt Người đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong khung cảnh bữa tiệc chiên Vượt Qua ăn với bánh không men vào chiều ngày áp lễ theo Luật Mô-sê truyền dạy (x Lc 22,7-8).
2) ĐỨC GIÊ-SU KIỆN TÒAN LUẬT MÔ-SÊ:
Người kiện toàn Luật Mô-sê về sáu vấn đề sau: về đức công chính, sự giận ghét tha nhân, tội ngoại tình, về sự ly hôn, về việc thề thốt, và về tình yêu thương tha nhân (x. Mt 5,20-47). Người dùng kiểu nói “song đối” để so sánh các điều khoản trong Luật Mô-sê với điều Người kiện toàn : “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng…. Còn Thầy bảo cho anh em biết…” (Mt 5,21-22). Ngoài ra, Đức Giê-su còn kiện toàn về thái độ giữ Luật, về sự ô uế theo Luật pháp, về sự thờ phượng Thiên Chúa, ve việc giữ Luật Mô-sê với lòng bác ái.
+Kiện toàn thái độ giữ Luật: Phải tránh thói giả hình khi làm các việc lành như bố thí, cầu nguyện và ăn chay… để mong tìm tiếng khen của tha nhân như các kinh sư và người Pha-ri-sêu thường làm (x. Mt 6,1-2.5.16). Đức Giê-su dạy môn đệ đừng bắt chước thái độ giả hình của các đầu mục Do thái như sau: “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên tòa ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm” (Mt 23,2-3). Người còn đòi môn đệ phải có đức công chính hơn các đầu mục Do Thái (x. Mt 5,20).
+Người kiện toàn về sự ô uế theo Luật Mô-se khi cho biết người ta bị ô uế không do việc ăn đồ ăn vật chất, mà do suy nghĩ điều sai quấy trong lòng và nói ra ngoài miệng những điều xấu xa (x Mt 15,10-11).
+Người kiện toàn về sự thờ phượng Thiên Chúa: Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng, nên thờ Chúa không nhất thiết phải thờ trên núi Ga-ri-dim hay tại Đền thờ Giê-ru-sa-lem như Luật dạy. ”Những người thờ phượng đích thật từ nay sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật” (Ga 4,23).
+Người kiện toàn bằng việc gắn liền đức ái khi giữ các điều khoản Luật Mô-sê: Đức Giê-su đã cho biết: Luật được lập ra vì ích lợi cho con người, chứ không phải con người phải hy sinh cho Lề Luật bằng ngôn từ (x. Mt 12,6-8). Do đó, khi có sự đối nghịch giữa việc giữ Luật với luật bác ái, thì người ta phải vượt qua Lề Luật ngôn từ để làm theo Luật bác ái như Đức Giê-su đã làm: Chữa bệnh trong ngày hưu lễ bị Luật ngăn cấm. Cụ thể Người đã rả lời ông trưởng hội đường về lý do chữa bệnh trong ngày Sa-bát như sau: “Bà này là con cháu ông Áp-ra-ham, bị Xa-tan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày Sa-bát sao ?” (Lc 13,16) v.v…
3) PHẢI TUÂN GIỮ LỀ LUẬT VỚI LÒNG YÊU MÊN:
- Ngày nay “Người ta được nên công chính không do tuân giữ Luật Mô-sê, nhưng do các việc làm mến Chúa yêu người” (x. Mt 5,48). Đó là tin vào Đức Giê-su và thực thi đức ái giống như Người, sẵn sàng yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta.
- Thánh Gio-an dạy: “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu… Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,8.16). Trong cuộc sống, chúng ta cần thực hành điều quan trọng nhất là Đức Ái như thánh Au-gus-ti-nô dạy: “Cứ yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm” (Ama et fac quod vis). Vì “Ai yêu người thì đã chu tòan Lề Luật’ (Rm 13,8). Đức Giê-su đã dạy các môn đề phải chứng tỏ thực sự thuộc về Đức Giê-su do thực hành giới ran yêu thương: “Ở điểm này mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
- Có lẽ ngày nay nhiều tín hữu chúng ta cũng thường hãnh diện về các việc làm của mình như: “Giữ ngày Chúa Nhật”, đóng góp công sức tiền bạc cho việc chung, tham gia các sinh hoạt tông đồ giáo dân… Tuy nhiên việc đi lễ, sinh hoạt hội đoàn và đóng góp với Hội Thánh là do động lực nào? Rất có thể chúng ta cũng bị mắc thứ “bệnh kiêu ngạo” của người kinh sư và pha-ri-sêu khi làm mọi việc do động cơ tim tiềng khen hơn là do lòng mến Chúa thôi thúc.
- Về việc tham dự thánh lê Chúa Nhật: thay vì phải đi “xem lễ” để tránh mắc tội, chúng ta cần ý thức việc dự lễ Chúa Nhật là một công việc bôn phận phải làm để hiệp thông với Chúa và hiệp nhất với nhau. Do đó chúng ta cần đi dự lễ sớm hơn và tham dự trong nhà thờ để được nghe giảng Tin Mừng và và được hiệp thông với Chúa cách sốt sắng hơn.
- Nhiều tín hữu ăn chay cầu nguyện và làm phúc bố thí không phải để tỏ lòng sám hối xin ơn tha tội, để tập làm chủ bản thân và để dành tiền giúp đỡ người nghèo đói chung quanh, thì họ đã ăn chay cầu nguyện để ra vẻ đạo đức trước mặt người đời.
Một số người tuy tích cực rộng rãi đóng góp tiền bạc cho việc xây dựng thánh đường, Nhà Sinh Hoạt Mục Vụ… nhưng khi giáo xứ chưa kịp bày tỏ lòng biết ơn thì họ tỏ ra bức xúc nói hành chỉ trích những người có trách nhiệm.
4. THẢO LUẬN:
1) Có hai lọai thước đo lòng đạo đức của một người: Thước đo của người Biệt phái dựa vào việc họ có giữ Lề Luật Mô-sê trong từng chi tiết hay không? Còn thước đo của Đức Giê-su dựa vào việc họ có thực thi lòng mến Chúa yêu người hay không? Vậy với tư cách là môn đệ Chúa, bạn cần chọn lọai thước đo nào ? 2) Đức Giê-su coi việc làm hòa với tha nhân trọng hơn dâng của lễ vật hy sinh cho Thiên Chúa. Vậy khi đến dự lễ mà còn có điều chi bất bình với ai đó, bạn cần phải làm gì để xứng đáng tham dự thánh lễ và rước lễ sốt sắng theo đòi hỏi làm hòa của Đức Giê-su ?
5. NGUYỆN CẦU:
-LẠY Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU. Xin cho chúng con gia tăng lòng tin yêu Cha và nhìn thấy Chúa Giê-su đang bị bỏ rơi nơi những người nghèo khổ bệnh tật và bất hạnh đang ở ben cạnh chúng con. Xin Cha cũng giúp chúng con thực hành lời Chúa Giê-su hôm nay là phải chịu đựng lẫn nhau và hãy tha thứ cho nhau nếu có chuyện phải oán trach lân nhau. Xin cho chúng con biết sẵn sàng làm hòa với những người đang bất thuận với chúng con, để chúng con trở nên con hiếu thảo luôn làm đẹp lòng Cha như Chúa Giê-su và xứng đáng là môn đệ thực sự của Người trước mặt người đời.
-LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật trong Tin Mừng hôm nay bằng việc thực thi Đức Ái cụ thể như Chúa đã dạy. Xin cho chúng con sẵn sàng tuân giữ 10 Điều Răn Đức Chúa Trời và 6 Điều Luật Hội Thánh với lòng yêu mến. Nhờ đó việc giữ Luật của chúng con sẽ làm vinh danh cho Thiên Chúa và giúp nhiều người gia nhập vào đại gia đình của Chúa là Hội Thánh.
-X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Hc 15,16-21; 1 Cr 2,6-10; Mt 5,17-37
PHẢI GIỮ LUẬT VỚI LÒNG YÊU MẾN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 5, 17-37.
(17) "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. (18) Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. (19) Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời. (20) "Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. (21) "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; Ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. (22) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. (23) Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, (24) thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. (25) Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. (26) Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng. (27) "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. (28) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. (29) Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi ; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. (30) Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi ; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục. (31) "Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. (32) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình ; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình. (33) "Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. (34) Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. (35) Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. (36) Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. (37) Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng hôm nay tiếp tục ghi lại các lời dạy của Đức Giê-su vào nhiều lúc khác nhau trong thời gian giảng đạo soay quanh đề tài về Tám Mối Phúc Thật gọi là Bài Giảng Trên Núi. Đưc Giê-su đến không nhằm hủy bỏ Luật Mô-sê, nhưng Người muốn kiện tòan Lề Luật, bằng việc Người đòi những ai muốn vào trong Nước Trời phải tôn trọng Lề Luật và tuân giữ Luật với lòng mến Chúa yêu người, thay vì chỉ giữ Luật chi li theo từng câu chữ và quá chú trọng các việc làm hình thức bên ngoài như các kinh sư và người pha-ri-sêu thường làm.
3. CHÚ THÍCH:
- C 17-19: + Luật Mô-sê: Gồm 5 cuốn đầu của bộ Kinh Thánh Cựu Ước gọi là Ngũ Kinh như các sách Sáng Thế, Xuất hành, Lê-vi, Dân số ký và Đệ Nhị Luật. + Lời các ngôn sứ: Là các sách ghi những lời tuyên sấm của các ngôn sứ. Kiểu nói Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ ám chỉ tòan bộ Kinh Thánh Cựu Ước. + Thầy đến không phải là để bãi bỏ…: Đức Giê-su dạy một số điều xem ra vượt qua các khoản Luật Mô-sê và lời giáo huấn của các ngôn sứ. Chẳng hạn các lời dạy: “Rượu mới phải đổ vào bầu da mới” (x Lc 5,37-39); “Con Người làm chủ cả ngày Sa-bát nữa” (x Mt 12,8); “Con Người có quyền tha tội” (x Mt 9,6); “Người rao giảng Tin Mừng Nước Trời như Đấng có thẩm quyền” (x Mt 7,29) và các câu song đối nhau như: “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết” …, khiến nhiều người đã tưởng lầm rằng Đức Giê-su muốn hủy bỏ Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ. Trong Tin Mừng hôm nay, Người khẳng định: Người không hủy bỏ Lề Luật nhưng để kiện tòan. Người kiện toàn Luật Mô-sê bằng việc trình bày Lề Luật như là cách thức biểu lộ thánh ý của Thiên Chúa mà người ta phải giữ với tinh thần “con thảo tôi trung” đối với Thiên Chúa. + nhưng là để kiện toàn: Người kiện tòan Luật Mô-sê bằng việc thực hiện các lời ngôn sứ tiên báo về Đấng Thiên Sai (x Mt 2,23). Người cũng thay đổi những điều trong Luật Mô-sê không còn phù hợp thánh ý Thiên Chúa. Chẳng hạn Người rút lại điều Luật Mô-sê cho phép ly hôn (x Mc 10,5-12), Người cố tình chữa bệnh trong ngày Sa-bát như để bổ túc điều khoản cấm làm việc xác trong ngày hưu lễ của Luật Mô-sê (x Mc 2,27-28); Người cố tình không rửa tay trước khi dùng bữa để dạy người ta phải rửa sạch tội lỗi trong lòng trí hơn là chỉ lo rửa tay, rửa chén bát hoặc tắm rửa (x Mt 15,1-9.10-20)… + Một chấm một phết trong Lề Luật: Một chấm một phết là các chữ cái và dấu nhỏ nhất trong bộ chữ cái Hy Lạp. Câu này ám chỉ rằng: sau khi bộ Luật Mô-sê đã được Đức Giê-su loại bỏ những điều không còn phù hợp với Luật tình thương tha nhân, thì dù chỉ là một điều nhỏ nhất cũng phải được tôn trọng (x Mt 9,17). + Ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời: Câu này kêu gọi các tín hữu môn đệ Đức Giê-su phải tôn trọng Luật Mô-sê theo từng chi tiết sau khi đã được Đức Giê-su tu sửa. + Ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời: Nhỏ nhất hay lớn ở đây không phải là về cấp bậc cao thấp, mà về lối sống được chấp nhận hay không trong Nước Trời của Người.
- C 20-26: + Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các Kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời: Sự công chính theo các Kinh sư và người Pha-ri-sêu là do giữ Luật từng chi tiết, nặng phần hình thức bề ngòai mà thiếu lòng mến Chúa bên trong. Còn sự công chính Đức Giê-su đòi hỏi là môn đệ của Người phải giữ Luật với lòng yêu mến Chúa yêu người. + Anh em đã nghe Luật dạy người xưa… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Đây là sáu điều do Đức Giê-su sửa đổi để kiện tòan Luật Mô-sê. + Chớ giết người… Ai giận anh em mìn…. Ai mắng anh em mình… Còn ai chửi anh em mình…: Luật Mô-sê cấm giết người thực sự, còn Đức Giê-su kiện tòan Luật bằng việc cấm ngay cả những xúc phạm phẩm giá của tha nhân. Hành vi gây ra sự đau khổ cho tha nhân về tinh thần cũng có tội giống như tội giết người thực sự. + đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng… đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt: Tuy lời mắng chửi anh em là “ngốc, khùng” không đáng bị phạt nặng, nhưng chính sự giận ghét, căm thù anh em cũng đáng bị trừng phạt nặng. + Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ: Lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa nhất là một cuộc sống mến Chúa yêu người. Do đó, trước khi dâng lễ vật trên bàn thờ, phải lo hòa giải với những ai đang có điều bất hòa với mình. Việc làm hòa là điều kiện để lễ vật chúng ta dâng lên xứng đáng được Thiên Chúa vui nhận. + Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công…: Cần làm hòa ngay khi còn sống. Đừng đợi đến lúc chết vẫn giận ghét anh em thì sẽ vừa bị kết án, vừa bị đền bù cân xứng là phải “trả hết đồng xu cuối cùng”.
-C 27-32: + Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình…Còn Thầy, Thầy bảo anh em biết:…: Luật Mô-sê cấm ngọai tình (x Xh 20,14; Ds 5,18). Tuy nhiên chỉ khi ngọai tình thực sự bằng thân xác mới có tội. Đức Giê-su kiện tòan điều này bằng lời dạy: Thèm muốn tà dâm trong tâm trí cũng đã thành tội giống như phạm tội thực sự. Do đó, người ta phải tránh mọi tư tưởng xấu và xa lánh dịp tội là những nguyên nhân dẫn đến hành động tội ác. + Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi… Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã…: Kiểu nói cường điệu “móc mắt, chặt tay” ở đây nhằm nhấn mạnh phải tránh mọi dịp tội, thà chết chẳng thà phạm tội, thà hy sinh một phần thân thể mà được cứu rỗi còn hơn có đầy đủ các phần thân thể mà phải sa vào hỏa ngục. + Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Luật Mô-sê cho phép chồng ly dị vợ bằng cách trao cho vợ tờ giấy ly thư (x Đnl 24,1). Nhưng Đức Giê-su kiện toàn bằng việc rút lại điều này. Theo Người, sở dĩ Mô-sê tạm thời cho phép ly hôn là do lòng dạ chai đá của nhbững người đương thời (x Mt 19,8-9). Đức Giê-su kiện tòan về sự ly hôn qua lời dạy: “Ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình và ai cưới người đàn bà bị bỏ kia, cũng phạm tội ngoại tình”. + Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp: Câu này không có trong Tin mừng Mác-cô (Mc 10,11-12) và Lu-ca (Lc 16,18). Hội Thánh không chấp nhận ly hôn để bảo vệ đặc tính vĩnh hôn như Lời Chúa dạy: “Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, lòai người không được phân ly” (Mt 19,6b). Người Tin lành và Chính Thống giải thích rằng: Chúa cho phép ly hôn nếu một bên ngọai tình. Còn các nhà chú giải Kinh Thánh Công Giáo giải thích trong trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, nghĩa là đã kết hôn nhưng không phù hợp với luật của Chúa, nên sự kết hôn ấy không thành sự và không được Hội Thánh thừa nhận. Do đó hai người này không được tiếp tục chung sống như vợ chồng. Còn nếu Đức Giê-su cho phép vợ chồng ly dị vì lý do ngọai tình thì giáo lý của Người cũng không trổi vượt hơn luật Mô-sê. Thánh Phao-lô cũng cấm vợ chồng ly hôn vì lý do ngoại tinh mà chỉ cho họ “ly thân”, nghĩa là tuy không còn sống chung với nhau nhưng ai trong hai người được kết hôn với người thứ ba (x 1 Cr 7,10-11).
-C 33-37: + Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả: Luật Mô-sê cho phép người ta thề với điều kiện họ phải giữ trọn lời đã thề hứa. Nhưng Đức Giê-su kiện tòan khỏan luật này bằng lời dạy không được thề. Tuy nhiên Người chỉ khuyên chứ không cấm tuyệt đối thề như chính thánh Phao-lô nhiều lần cũng đã thề. Chẳng hạn: ” Phần tôi, có Thiên Chúa chứng giám, tôi xin lấy mạng sống mà thề rằng: …”(2 Cr 1,23; Rm 1,9; Gl 1,20…). Hơn nữa, Đức Giê-su có lần mặc nhiên chấp nhận lời thề của vị Thượng tế xét hỏi Người: “Tôi nại đến Thiên Chúa hằng sống, mà truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: Ông có phải là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa không ?” Đức Giê-su trả lời: “Chính ngài nói đó…” (Mt 26,63-64). Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, Giáo Lý Công Giáo cũng đòi hỏi các tín hữu phải thề trong những vấn đề nghiêm trọng mà không rõ thực hư, với điều kiện người ta phải tôn trọng lời thề và giữ những lời đã hứa với Chúa (Sách GLCG Tân Định số 309 về điều răn thứ II).
4. CÂU HỎI: 1) Hãy cho biết Đức Giê-su đã kiện tòan Luật Mô-sê về những vấn đề gì ? 2) Phải chăng Đức Giê-su cho đôi vợ chồng được phép ly hôn nếu một trong hai người phạm tội ngọai tình ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5,17).
2. CÂU CHUYỆN: CHIẾC NHẪN LƯƠNG TÂM
Sách Truyện cổ Đông phương có câu chuyện như sau: Ngày xưa có một vị đạo sĩ dâng cho vị Đại vương một chiếc nhẫn thần rất kỳ diệu và quý giá. Nó vô giá vì được làm bằng vàng mười và trên mặt nhẫn có gắn nhiều viên kim cương chiếu sáng lấp lánh. Chiếc nhẫn này còn kỳ diệu ở chỗ: Nếu người đeo nó làm điều tốt thì chiếc nhẫn đeo trên ngón trở nên vừa vặn và phát ra ánh sáng. Nhưng nếu người đó làm điều ác, thì chiếc nhẫn sẽ xiết chặt làm cho ngón tay đeo nó bị sưng lên đau đớn. Từ ngày đeo chiếc nhẫn thần này, vị Đại vương do luôn được chiếc nhẫn nhắc nhở nên đã trở thành một vị vua anh minh và nhân hậu, khiến thần dân kính phục yêu mến, và đất nước ngày một cường thịnh.
Mỗi người trong chúng ta cũng có một chiếc nhẫn thần rất kỳ diệu và quý giá hơn nhẫn vàng nhiều, đó là tiêng Chúa nói gọi là tiếng lương tâm. Khi chúng ta làm điều thiện thì lương tâm chúng ta sẽ được thanh thản an bình. Nhưng nếu ta làm điều thất nhân ác đức thì dù không ai hay biết, tiếng lương tâm vẫn cật vấn và cáo trách chúng ta. Lương tâm chính là tiếng Chúa noi trong tâm hồn để khuyên dạy ta làm lành lánh dữ.
3. SUY NIỆM:
1) ĐỨC GIÊ-SU KHÔNG BÃI BỎ LUẬT MÔ-SÊ:
-Trong thời gian ấu thơ tại Na-da-rét, cha mẹ trẻ Giê-su là ông Giu-se và bà Ma-ri-a đã giữ mọi điều Luật Chúa truyền: Khi Hài Nhi mới sinh được đủ 8 ngày, cha mẹ Người đã cho Người chịu phép cắt bì theo Luật Mô-sê (x Lc 2,21; Lv 2,3). Rồi bốn mươi ngày sau, cha mẹ Người lại đem Hài Nhi Giê-su lên Đền thờ Giê-ru-sa-lem để tiến dâng cho Chúa và chuộc lại bằng một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non như đã chép trong Lụật Chúa (x Lc 2,22-24; Lv 12,2-4). Năm 12 tuổi, trẻ Giê-su theo cha mẹ đi hành hương về Giê-ru-sa-lem để mừng đại lễ Vượt Qua theo Luật truyền (x. Xh 23,14.17; x. Lc 2,41-42).
-Rồi trong thời gian giảng đạo, Đức Giê-su cũng luôn tuân giữ Luật Mô-sê: Người đề cao Lề Luật như con đường dẫn đến với Chúa Cha: “Nếu anh muốn vào cõi sống thì hãy giữ các điều răn” (Mt 19, 17). Người lược tóm các điều khoản của Luật Mô-sê trong hai điều quan trọng này là “mến Chúa hết lòng” và “yêu người thân cận như yêu chính mình” (x Lc 10,25-28). Hằng năm vào dịp lễ Vượt Qua, Người đều hành hương về Giê-ru-sa-lem với các môn đệ vào lễ Vượt Qua. Đặc biệt Người đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong khung cảnh bữa tiệc chiên Vượt Qua ăn với bánh không men vào chiều ngày áp lễ theo Luật Mô-sê truyền dạy (x Lc 22,7-8).
2) ĐỨC GIÊ-SU KIỆN TÒAN LUẬT MÔ-SÊ:
Người kiện toàn Luật Mô-sê về sáu vấn đề sau: về đức công chính, sự giận ghét tha nhân, tội ngoại tình, về sự ly hôn, về việc thề thốt, và về tình yêu thương tha nhân (x. Mt 5,20-47). Người dùng kiểu nói “song đối” để so sánh các điều khoản trong Luật Mô-sê với điều Người kiện toàn : “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng…. Còn Thầy bảo cho anh em biết…” (Mt 5,21-22). Ngoài ra, Đức Giê-su còn kiện toàn về thái độ giữ Luật, về sự ô uế theo Luật pháp, về sự thờ phượng Thiên Chúa, ve việc giữ Luật Mô-sê với lòng bác ái.
+Kiện toàn thái độ giữ Luật: Phải tránh thói giả hình khi làm các việc lành như bố thí, cầu nguyện và ăn chay… để mong tìm tiếng khen của tha nhân như các kinh sư và người Pha-ri-sêu thường làm (x. Mt 6,1-2.5.16). Đức Giê-su dạy môn đệ đừng bắt chước thái độ giả hình của các đầu mục Do thái như sau: “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên tòa ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm” (Mt 23,2-3). Người còn đòi môn đệ phải có đức công chính hơn các đầu mục Do Thái (x. Mt 5,20).
+Người kiện toàn về sự ô uế theo Luật Mô-se khi cho biết người ta bị ô uế không do việc ăn đồ ăn vật chất, mà do suy nghĩ điều sai quấy trong lòng và nói ra ngoài miệng những điều xấu xa (x Mt 15,10-11).
+Người kiện toàn về sự thờ phượng Thiên Chúa: Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng, nên thờ Chúa không nhất thiết phải thờ trên núi Ga-ri-dim hay tại Đền thờ Giê-ru-sa-lem như Luật dạy. ”Những người thờ phượng đích thật từ nay sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật” (Ga 4,23).
+Người kiện toàn bằng việc gắn liền đức ái khi giữ các điều khoản Luật Mô-sê: Đức Giê-su đã cho biết: Luật được lập ra vì ích lợi cho con người, chứ không phải con người phải hy sinh cho Lề Luật bằng ngôn từ (x. Mt 12,6-8). Do đó, khi có sự đối nghịch giữa việc giữ Luật với luật bác ái, thì người ta phải vượt qua Lề Luật ngôn từ để làm theo Luật bác ái như Đức Giê-su đã làm: Chữa bệnh trong ngày hưu lễ bị Luật ngăn cấm. Cụ thể Người đã rả lời ông trưởng hội đường về lý do chữa bệnh trong ngày Sa-bát như sau: “Bà này là con cháu ông Áp-ra-ham, bị Xa-tan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày Sa-bát sao ?” (Lc 13,16) v.v…
3) PHẢI TUÂN GIỮ LỀ LUẬT VỚI LÒNG YÊU MÊN:
- Ngày nay “Người ta được nên công chính không do tuân giữ Luật Mô-sê, nhưng do các việc làm mến Chúa yêu người” (x. Mt 5,48). Đó là tin vào Đức Giê-su và thực thi đức ái giống như Người, sẵn sàng yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta.
- Thánh Gio-an dạy: “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu… Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,8.16). Trong cuộc sống, chúng ta cần thực hành điều quan trọng nhất là Đức Ái như thánh Au-gus-ti-nô dạy: “Cứ yêu đi, rồi muốn làm gì thì làm” (Ama et fac quod vis). Vì “Ai yêu người thì đã chu tòan Lề Luật’ (Rm 13,8). Đức Giê-su đã dạy các môn đề phải chứng tỏ thực sự thuộc về Đức Giê-su do thực hành giới ran yêu thương: “Ở điểm này mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).
- Có lẽ ngày nay nhiều tín hữu chúng ta cũng thường hãnh diện về các việc làm của mình như: “Giữ ngày Chúa Nhật”, đóng góp công sức tiền bạc cho việc chung, tham gia các sinh hoạt tông đồ giáo dân… Tuy nhiên việc đi lễ, sinh hoạt hội đoàn và đóng góp với Hội Thánh là do động lực nào? Rất có thể chúng ta cũng bị mắc thứ “bệnh kiêu ngạo” của người kinh sư và pha-ri-sêu khi làm mọi việc do động cơ tim tiềng khen hơn là do lòng mến Chúa thôi thúc.
- Về việc tham dự thánh lê Chúa Nhật: thay vì phải đi “xem lễ” để tránh mắc tội, chúng ta cần ý thức việc dự lễ Chúa Nhật là một công việc bôn phận phải làm để hiệp thông với Chúa và hiệp nhất với nhau. Do đó chúng ta cần đi dự lễ sớm hơn và tham dự trong nhà thờ để được nghe giảng Tin Mừng và và được hiệp thông với Chúa cách sốt sắng hơn.
- Nhiều tín hữu ăn chay cầu nguyện và làm phúc bố thí không phải để tỏ lòng sám hối xin ơn tha tội, để tập làm chủ bản thân và để dành tiền giúp đỡ người nghèo đói chung quanh, thì họ đã ăn chay cầu nguyện để ra vẻ đạo đức trước mặt người đời.
Một số người tuy tích cực rộng rãi đóng góp tiền bạc cho việc xây dựng thánh đường, Nhà Sinh Hoạt Mục Vụ… nhưng khi giáo xứ chưa kịp bày tỏ lòng biết ơn thì họ tỏ ra bức xúc nói hành chỉ trích những người có trách nhiệm.
4. THẢO LUẬN:
1) Có hai lọai thước đo lòng đạo đức của một người: Thước đo của người Biệt phái dựa vào việc họ có giữ Lề Luật Mô-sê trong từng chi tiết hay không? Còn thước đo của Đức Giê-su dựa vào việc họ có thực thi lòng mến Chúa yêu người hay không? Vậy với tư cách là môn đệ Chúa, bạn cần chọn lọai thước đo nào ? 2) Đức Giê-su coi việc làm hòa với tha nhân trọng hơn dâng của lễ vật hy sinh cho Thiên Chúa. Vậy khi đến dự lễ mà còn có điều chi bất bình với ai đó, bạn cần phải làm gì để xứng đáng tham dự thánh lễ và rước lễ sốt sắng theo đòi hỏi làm hòa của Đức Giê-su ?
5. NGUYỆN CẦU:
-LẠY Thiên Chúa LÀ TÌNH YÊU. Xin cho chúng con gia tăng lòng tin yêu Cha và nhìn thấy Chúa Giê-su đang bị bỏ rơi nơi những người nghèo khổ bệnh tật và bất hạnh đang ở ben cạnh chúng con. Xin Cha cũng giúp chúng con thực hành lời Chúa Giê-su hôm nay là phải chịu đựng lẫn nhau và hãy tha thứ cho nhau nếu có chuyện phải oán trach lân nhau. Xin cho chúng con biết sẵn sàng làm hòa với những người đang bất thuận với chúng con, để chúng con trở nên con hiếu thảo luôn làm đẹp lòng Cha như Chúa Giê-su và xứng đáng là môn đệ thực sự của Người trước mặt người đời.
-LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật trong Tin Mừng hôm nay bằng việc thực thi Đức Ái cụ thể như Chúa đã dạy. Xin cho chúng con sẵn sàng tuân giữ 10 Điều Răn Đức Chúa Trời và 6 Điều Luật Hội Thánh với lòng yêu mến. Nhờ đó việc giữ Luật của chúng con sẽ làm vinh danh cho Thiên Chúa và giúp nhiều người gia nhập vào đại gia đình của Chúa là Hội Thánh.
-X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH - HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Điều trần tại Ủy Ban Hạ Viện Mỹ về việc bách hại Kitô hữu khắp thế giới
Vũ Văn An
18:19 13/02/2014
Tiểu Ban về Châu Phi, Y Tế Hoàn Cầu, Nhân Quyền Hoàn Cầu và các Tổ Chức Quốc Tế của Hạ Viện Mỹ đã tổ chức một cuộc điều trần vào hôm 11 tháng Hai, 2013 về “Việc Bách Hại Kitô Hữu Hoàn Cầu” dưới sự chủ tọa của Dân Biểu Cộng Hòa Christopher H. Smith.
Trong số các diễn giả, ta thấy có hai người Công Giáo nổi tiếng là nhà báo và tác giả John Allen Jnr của tờ The Boston Globe và Đức TGM Francis A. Chullikatt, Quan Sát Viên Thường Trực Của Tòa Thánh cạnh LHQ.
Một vấn đề từng bị quên lãng lâu nay
Mở đầu cuộc điều trần, dân biểu Smith cho rằng chủ đề bách hại Kitô hữu đã bị truyền thông và các nhà lãnh đạo thế giới, kể cả Mỹ, quên lãng lâu nay. Ông cho rằng bàn tới chủ đề này không có nghĩa là tối thiểu hóa các đau khổ của các nhóm thiểu số tôn giáo khác, vì như thi sĩ John Donne từng viết: “Cái chết của bất cứ người nào cũng làm tôi mất mát”.
Trong một phát biểu nghe như trích dẫn Đức Phanxicô, Dân Biểu Smith nói rằng “Chúng ta đứng về phía nhân phẩm và tôn trọng sự sống từ trong bụng mẹ tới lúc xuống mồ, và ủy ban này đã và sẽ tiếp tục làm nổi bật các đau khổ của các nhóm thiểu số tôn giáo khắp địa cầu, bất kể là Hồi Giáo Ahmadi tại Pakistan, Ba’hai tại Iran, Phật Tử tại Tây Tạng đang bị chiếm đóng, Yazidis tại Iraq hay Dân Royhinga theo Hồi Giáo tại Miến Điện".
Tuy nhiên, Ông cho rằng Kitô hữu vẫn là nhóm tôn giáo bị bách hại hơn cả trên khắp thế giới, và như thế, đáng được chú ý đặc biệt như buổi điều trần hôm nay. Ông nhắc lại lời John Allen từng viết rằng “Không còn tranh cãi được nữa việc các Kitô hữu ngày nay là bộ phận bị bách hại nhiều nhất trên hành tinh này, và các tử đạo của họ thường chịu đau khổ trong thầm lặng”.
Ông cũng nhắc tới các con số thống kê của Trung Tâm Pew, cho thấy các vụ sách nhiễu các nhóm tôn giáo khắp thế giới. Sách nhiễu ở đây chỉ “các vụ tấn công thể lý; bắt giam và cầm tù; mạo phạm các nơi thánh; và kỳ thị trong việc làm, giáo dục và gia cư”. Trung tâm này cũng kết luận rằng ngày nay, Kitô hữu là nhóm bị sách nhiễu nhiều hơn cả. Pew cho rằng trong năm 2012, các Kitô hữu bị sách nhiễu tại 110 quốc gia khắp thế giới.
Việc ấy đặc biệt đúng ở Trung Đông, nơi, ông cho hay, Đức TGM Chullikatt cho biết đang diễn ra “nhiều cuộc bách hại trắng trợn và phổ biến các Kitô hữu… ngay lúc chúng ta đang họp”.
Ông nhắc tới việc Đức TGM Chullikatt vốn là sứ thần Tòa Thánh tại Iraq, nơi người ta thường xuyên chứng kiến nhiều cuộc tấn công được lặp đi lặp lại chống các Kitô hữu như cuộc tấn công ngày 31 tháng Mười năm 2010 vào Nhà Thờ Chánh Tòa Công Giáo Đức Mẹ Giải Thoát ngay tại Baghdad trong đó 58 người bị giết và 70 người khác bị thương. Những cuộc tấn công loại này đã làm dân số Kitô Giáo tại Iraq, tức những người có gốc rễ ở đây từ thời các Tông Đồ, giảm từ 1.4 triệu năm 1987 trước khi có chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, xuống chỉ vỏn vẹn còn 150,000 người hiện nay. Phần lớn cuộc ra đi này xẩy ra trong thời điểm Mỹ “đầu tư” nặng bằng máu và của cải, tìm cách giúp người Iraq xây dựng dân chủ.
Dân biểu Smith chua chát nhận định rằng “khi chứng kiến lá cờ đen của al-Qaeda tung bay một lần nữa trên các thành phố như Fallujah, những thành phố mà ta vốn thắng được bằng giá máu của nhiều người Mỹ, ta tự hỏi số phận các Kitô hữu tại Iraq sẽ ra sao, cuộc sống họ ngày nay chắc chắn tệ hơn dưới thời nhà độc tài tàn ác Saddam Hussein”.
Tấm mền im lặng
Nhà báo John Allen lên tiếng cho rằng ngày nay Kitô hữu khắp thế giới ước lượng vào khoảng 2.3 tỷ người, khoảng 2/3 số này sống ở ngoài Phương Tây. Điều ấy cho thấy Kitô Giáo là truyền thống tôn giáo lớn nhất trên hành tinh, đại diện cho 1/3 dân số thế giới.
Các vùng trong đó Kitô Giáo phát triển hơn cả, hiện đang là vùng Hạ Sahara thuộc Châu Phi và nhiều vùng tại Á Châu. Trong khi tổng số dân Kitô Giáo tại Châu Mỹ La Tinh tương đối vẫn không thay đổi, thì đang có một chuyển dịch đáng kể từ Công Giáo chạy qua Tin Lành hay Ngũ Tuần.
Theo nhà báo này, dù dân số Kitô Giáo gốc Ả Rập tại Trung Đông có giảm, nhưng đang có sự gia tăng đáng kể các di dân Kitô hữu tới các nước vùng Vịnh tìm việc làm ở khu vực dầu hỏa cũng như làm công cho các gia đình địa phương.
Allen cho hay ta nên chú ý rằng như thế, việc phát triển của Kitô Giáo phần lớn diễn ra tại các khu vực không luôn có tiếng là tôn trọng tự do tôn giáo, và đây là một nhân tố gây ra điều được ông mô tả là “cuộc chiến tranh hoàn cầu” chống các Kitô hữu.
Ông cho rằng con số ước lượng các Kitô hữu bị giết hàng năm vì đức tin ở đầu thế kỷ 21 là 100,000 người. Con số này là của Trung Tâm Nghiên Cứu Kitô Giáo Hoàn Cầu tại Chủng Viện Thần Học Gordon Conwell, một định chế của Thệ Phản có trụ sở chính tại Hamilton, Massachusetts.
Điều Allen nhấn mạnh là các đe dọa đối với các Kitô hữu không giới hạn tại một vùng, nhưng ở khắp mọi vùng trên thế giới và có nguồn gốc phức tạp. Ông cũng trích dẫn Diễn Đàn Pew để cho thấy: Kitô hữu chịu nhiều hình thức sách nhiễu, cả về pháp lý lẫn thực tế, tại 139 quốc gia giữa các năm 2006 và 2010. Nghĩa là các Kitô hữu gặp nguy hiểm tại 2/3 các quốc gia trên quả địa cầu. Ủy Ban Mỹ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã thấy rằng trong số 16 quốc gia vi phạm tự do tôn giáo nhiều nhất, các Kitô hữu là cộng đồng tôn giáo duy nhất gặp nguy hiểm tại tất cả 16 quốc gia này.
Liên Minh Quốc Gia Nghiên Cứu Về Khủng Bố và Đáp Trả Khủng Bố thấy rằng giữa các năm 2003 và 2011, các cuộc tấn công khủng bố chống Kitô hữu khắp thế giới tăng tới 139 phần trăm. Tổ chức ủng hộ và trợ giúp của Tin Lành là Open Doors cho hay khoảng 100 triệu Kitô hữu ngày nay bị tra tấn, bắt giam, thậm chí bị giết vì đức tin, phần lớn tại Á Châu và Trung Đông.
Allen, sau đó, duyệt lại tình hình bách hại Kitô hữu tại Iraq, tại đông bắc Ấn Độ, Miến Điện, Nigeria. Bắc Hàn được ông coi là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các Kitô hữu. Gần một phần tư số Kitô hữu của cả nước này đang sống trong các trại lao động khổ sai vì từ khước không tham gia phong trào sùng mộ Kim Il Sung. Kể từ lúc đình chiến năm 1953, khoảng 300,000 Kitô hữu tại Bắc Hàn đã mất tích. Không thấy Allen đề cập gì tới tình hình bách hại Kitô hữu tại Việt Nam.
Ông tự hỏi: tại sao cuộc chiến tranh hoàn cầu chống Kitô Giáo nói trên lại bị tấm mền im lặng trùm phủ, không những bởi truyền thông thế tục mà còn bởi nhiều Giáo Hội Kitô Giáo? Ông cho rằng ở đây, ta có vấn đề trình thuật. Tại Tây Phương, người ta bị điều kiện hóa để tin rằng Kitô Giáo là một tác nhân đàn áp, chứ không phải là một nạn nhân. Với người Tây Phương, nói tới “bách hại tôn giáo” là người ta nghĩ tới Thập Tự Chinh, Tòa Án Dị Giáo (Inquisition), Chiến Tranh Tôn Giáo, Bruno và Savonarola, các phiên tòa xử phù thủy ở Salem, toàn là những chương sách lịch sử trong đó, Kitô Giáo được tô đậm như là người hung ác. Sự kiện trình thuật này đã lỗi thời chẳng làm gì để giảm thiểu được việc chúng in sâu vào óc tưởng tượng của Tây Phương. Sự thật là trong thế giới ngày nay, người Kitô hữu tiêu biểu không phải là một người đàn ông Mỹ giầu có tới nhà thờ bằng chiếc xe Lincoln Continental; mà là người đàn bà da đen nghèo khổ và là mẹ của bốn đứa con ở Botswana, hay người bà người Dalit nghèo khổ tại Orissa.
Đó là thực tại ở đầu thế kỷ 21. Đã có phóng chiếu cho rằng tỷ lệ Kitô hữu sống tại các nước đang phát triển, đến giữa thế kỷ này, sẽ chiếm ba phần tư tổng số dân tại các nước đó. Các Kitô hữu này, theo Allen, đang mang một “vết nhơ” đôi hay ba đại diện không những cho một đức tin đáng ngờ vực mà còn cho một nhóm sắc tộc bị áp bức (như dân Karen hay Chin tại Miến Điện) hay cho một giai cấp xã hội (như những tân tòng Dalit ở Ân Độ). Họ còn là mục tiêu thuận tiện cho bất cứ ai muốn đổ lên đầu họ mọi tội lỗi của Tây Phương vì coi các Kitô hữu này như những đầu cầu của ảnh hưởng Tây Phương, bất chấp sự kiện có nhiều trường hợp Kitô Giáo thực ra có gốc rễ bản địa lâu đời tại các xã hội ấy.
Allen cho rằng các Kitô hữu tại các nơi khác có thể cảm thấy “thương thay” cho những người đồng tôn giáo với mình này, nhưng đâu cần phải có niềm tin tôn giáo mới nhận ra những đe dọa đối với nhân quyền này. Ông hy vọng, buổi điều trần này sẽ giúp thay đổi lối trình thuật.
Trắng trợn và phổ biến
Như trên đã nói, Đức TGM Chullikatt, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên HIệp Quốc, khi tham dự buổi điều trần trên, đã cho rằng: đang có “cuộc bách hai trắng trợn và phổ biến chống các Kitô hữu tại Trung Đông ngay trong lúc chúng ta hội họp”.
Ngài từng đích thân chứng kiến cảnh bách hại này. Trước khi làm quan sát viên tại LHQ, ngài vốn là sứ thần của Tòa Thánh tại Iraq và Giócđan và sống tại Baghdad trong các năm từ 2006 tới 2010. Ngài nói rằng: “Thảm họa này càng quá quắt khi ta dừng lại để thấy rằng những người đàn ông đàn bà của đức tin này… vốn từng sống hòa bình với hàng xóm láng giềng không biết bao nhiêu thế hệ”.
Cuộc bách hại các Kitô hữu tại Iraq đã gia tăng sau việc chuyển quyền dân chủ tại nước này. Tại đây và tại nhiều nơi khác, các nhóm thiểu số tôn giáo nhận được một số bảo vệ nào đó dưới luật pháp chặt chẽ do các nhà cầm quyền trước đây chấp hành. Nhưng ngày nay, Đức TGM Chullikatt cho hay: “vì tranh chấp, Kitô hữu bị kẹt cứng giữa lằn đạn”.
Đức TGM Chullikatt tố giác “truyền thống” dội bom các nhà thờ Kitô Giáo dịp Lễ Vọng Giáng Sinh vừa qua, một việc từng xẩy ra tại Trung Đông trong một ít năm qua.
Được Dân Biểu Smith hỏi về hiệu quả của bách hại đối với trẻ em, Đức TGM Chullikatt cho hay sự thiệt hại thật mênh mông: “Chúng sống trong lo sợ… chúng vẫn tới trường nhưng không biết có an toàn và sống sót lúc trở về hay không”.
Giống nhận định của Allen, Đức TGM Chullikatt cũng cho rằng không phải chỉ ở Trung Đông mới có việc bách hại Kitô hữu mà là ở khắp 139 quốc gia trên thế giới. Ngài kêu gọi các Kitô hữu khắp thế giới hợp tác với nhau để bảo đảm tự do tôn giáo cho mọi người. Ngài nói: “Để đạt được mục tiêu ấy, điều chủ yếu là mọi chính phủ phải bảo đảm tự do tôn giáo cho mỗi một và cho mọi công dân của mình”.
Trong số các diễn giả, ta thấy có hai người Công Giáo nổi tiếng là nhà báo và tác giả John Allen Jnr của tờ The Boston Globe và Đức TGM Francis A. Chullikatt, Quan Sát Viên Thường Trực Của Tòa Thánh cạnh LHQ.
Một vấn đề từng bị quên lãng lâu nay
Mở đầu cuộc điều trần, dân biểu Smith cho rằng chủ đề bách hại Kitô hữu đã bị truyền thông và các nhà lãnh đạo thế giới, kể cả Mỹ, quên lãng lâu nay. Ông cho rằng bàn tới chủ đề này không có nghĩa là tối thiểu hóa các đau khổ của các nhóm thiểu số tôn giáo khác, vì như thi sĩ John Donne từng viết: “Cái chết của bất cứ người nào cũng làm tôi mất mát”.
Trong một phát biểu nghe như trích dẫn Đức Phanxicô, Dân Biểu Smith nói rằng “Chúng ta đứng về phía nhân phẩm và tôn trọng sự sống từ trong bụng mẹ tới lúc xuống mồ, và ủy ban này đã và sẽ tiếp tục làm nổi bật các đau khổ của các nhóm thiểu số tôn giáo khắp địa cầu, bất kể là Hồi Giáo Ahmadi tại Pakistan, Ba’hai tại Iran, Phật Tử tại Tây Tạng đang bị chiếm đóng, Yazidis tại Iraq hay Dân Royhinga theo Hồi Giáo tại Miến Điện".
Tuy nhiên, Ông cho rằng Kitô hữu vẫn là nhóm tôn giáo bị bách hại hơn cả trên khắp thế giới, và như thế, đáng được chú ý đặc biệt như buổi điều trần hôm nay. Ông nhắc lại lời John Allen từng viết rằng “Không còn tranh cãi được nữa việc các Kitô hữu ngày nay là bộ phận bị bách hại nhiều nhất trên hành tinh này, và các tử đạo của họ thường chịu đau khổ trong thầm lặng”.
Ông cũng nhắc tới các con số thống kê của Trung Tâm Pew, cho thấy các vụ sách nhiễu các nhóm tôn giáo khắp thế giới. Sách nhiễu ở đây chỉ “các vụ tấn công thể lý; bắt giam và cầm tù; mạo phạm các nơi thánh; và kỳ thị trong việc làm, giáo dục và gia cư”. Trung tâm này cũng kết luận rằng ngày nay, Kitô hữu là nhóm bị sách nhiễu nhiều hơn cả. Pew cho rằng trong năm 2012, các Kitô hữu bị sách nhiễu tại 110 quốc gia khắp thế giới.
Việc ấy đặc biệt đúng ở Trung Đông, nơi, ông cho hay, Đức TGM Chullikatt cho biết đang diễn ra “nhiều cuộc bách hại trắng trợn và phổ biến các Kitô hữu… ngay lúc chúng ta đang họp”.
Ông nhắc tới việc Đức TGM Chullikatt vốn là sứ thần Tòa Thánh tại Iraq, nơi người ta thường xuyên chứng kiến nhiều cuộc tấn công được lặp đi lặp lại chống các Kitô hữu như cuộc tấn công ngày 31 tháng Mười năm 2010 vào Nhà Thờ Chánh Tòa Công Giáo Đức Mẹ Giải Thoát ngay tại Baghdad trong đó 58 người bị giết và 70 người khác bị thương. Những cuộc tấn công loại này đã làm dân số Kitô Giáo tại Iraq, tức những người có gốc rễ ở đây từ thời các Tông Đồ, giảm từ 1.4 triệu năm 1987 trước khi có chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, xuống chỉ vỏn vẹn còn 150,000 người hiện nay. Phần lớn cuộc ra đi này xẩy ra trong thời điểm Mỹ “đầu tư” nặng bằng máu và của cải, tìm cách giúp người Iraq xây dựng dân chủ.
Dân biểu Smith chua chát nhận định rằng “khi chứng kiến lá cờ đen của al-Qaeda tung bay một lần nữa trên các thành phố như Fallujah, những thành phố mà ta vốn thắng được bằng giá máu của nhiều người Mỹ, ta tự hỏi số phận các Kitô hữu tại Iraq sẽ ra sao, cuộc sống họ ngày nay chắc chắn tệ hơn dưới thời nhà độc tài tàn ác Saddam Hussein”.
Tấm mền im lặng
Nhà báo John Allen lên tiếng cho rằng ngày nay Kitô hữu khắp thế giới ước lượng vào khoảng 2.3 tỷ người, khoảng 2/3 số này sống ở ngoài Phương Tây. Điều ấy cho thấy Kitô Giáo là truyền thống tôn giáo lớn nhất trên hành tinh, đại diện cho 1/3 dân số thế giới.
Các vùng trong đó Kitô Giáo phát triển hơn cả, hiện đang là vùng Hạ Sahara thuộc Châu Phi và nhiều vùng tại Á Châu. Trong khi tổng số dân Kitô Giáo tại Châu Mỹ La Tinh tương đối vẫn không thay đổi, thì đang có một chuyển dịch đáng kể từ Công Giáo chạy qua Tin Lành hay Ngũ Tuần.
Theo nhà báo này, dù dân số Kitô Giáo gốc Ả Rập tại Trung Đông có giảm, nhưng đang có sự gia tăng đáng kể các di dân Kitô hữu tới các nước vùng Vịnh tìm việc làm ở khu vực dầu hỏa cũng như làm công cho các gia đình địa phương.
Allen cho hay ta nên chú ý rằng như thế, việc phát triển của Kitô Giáo phần lớn diễn ra tại các khu vực không luôn có tiếng là tôn trọng tự do tôn giáo, và đây là một nhân tố gây ra điều được ông mô tả là “cuộc chiến tranh hoàn cầu” chống các Kitô hữu.
Ông cho rằng con số ước lượng các Kitô hữu bị giết hàng năm vì đức tin ở đầu thế kỷ 21 là 100,000 người. Con số này là của Trung Tâm Nghiên Cứu Kitô Giáo Hoàn Cầu tại Chủng Viện Thần Học Gordon Conwell, một định chế của Thệ Phản có trụ sở chính tại Hamilton, Massachusetts.
Điều Allen nhấn mạnh là các đe dọa đối với các Kitô hữu không giới hạn tại một vùng, nhưng ở khắp mọi vùng trên thế giới và có nguồn gốc phức tạp. Ông cũng trích dẫn Diễn Đàn Pew để cho thấy: Kitô hữu chịu nhiều hình thức sách nhiễu, cả về pháp lý lẫn thực tế, tại 139 quốc gia giữa các năm 2006 và 2010. Nghĩa là các Kitô hữu gặp nguy hiểm tại 2/3 các quốc gia trên quả địa cầu. Ủy Ban Mỹ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế đã thấy rằng trong số 16 quốc gia vi phạm tự do tôn giáo nhiều nhất, các Kitô hữu là cộng đồng tôn giáo duy nhất gặp nguy hiểm tại tất cả 16 quốc gia này.
Liên Minh Quốc Gia Nghiên Cứu Về Khủng Bố và Đáp Trả Khủng Bố thấy rằng giữa các năm 2003 và 2011, các cuộc tấn công khủng bố chống Kitô hữu khắp thế giới tăng tới 139 phần trăm. Tổ chức ủng hộ và trợ giúp của Tin Lành là Open Doors cho hay khoảng 100 triệu Kitô hữu ngày nay bị tra tấn, bắt giam, thậm chí bị giết vì đức tin, phần lớn tại Á Châu và Trung Đông.
Allen, sau đó, duyệt lại tình hình bách hại Kitô hữu tại Iraq, tại đông bắc Ấn Độ, Miến Điện, Nigeria. Bắc Hàn được ông coi là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các Kitô hữu. Gần một phần tư số Kitô hữu của cả nước này đang sống trong các trại lao động khổ sai vì từ khước không tham gia phong trào sùng mộ Kim Il Sung. Kể từ lúc đình chiến năm 1953, khoảng 300,000 Kitô hữu tại Bắc Hàn đã mất tích. Không thấy Allen đề cập gì tới tình hình bách hại Kitô hữu tại Việt Nam.
Ông tự hỏi: tại sao cuộc chiến tranh hoàn cầu chống Kitô Giáo nói trên lại bị tấm mền im lặng trùm phủ, không những bởi truyền thông thế tục mà còn bởi nhiều Giáo Hội Kitô Giáo? Ông cho rằng ở đây, ta có vấn đề trình thuật. Tại Tây Phương, người ta bị điều kiện hóa để tin rằng Kitô Giáo là một tác nhân đàn áp, chứ không phải là một nạn nhân. Với người Tây Phương, nói tới “bách hại tôn giáo” là người ta nghĩ tới Thập Tự Chinh, Tòa Án Dị Giáo (Inquisition), Chiến Tranh Tôn Giáo, Bruno và Savonarola, các phiên tòa xử phù thủy ở Salem, toàn là những chương sách lịch sử trong đó, Kitô Giáo được tô đậm như là người hung ác. Sự kiện trình thuật này đã lỗi thời chẳng làm gì để giảm thiểu được việc chúng in sâu vào óc tưởng tượng của Tây Phương. Sự thật là trong thế giới ngày nay, người Kitô hữu tiêu biểu không phải là một người đàn ông Mỹ giầu có tới nhà thờ bằng chiếc xe Lincoln Continental; mà là người đàn bà da đen nghèo khổ và là mẹ của bốn đứa con ở Botswana, hay người bà người Dalit nghèo khổ tại Orissa.
Đó là thực tại ở đầu thế kỷ 21. Đã có phóng chiếu cho rằng tỷ lệ Kitô hữu sống tại các nước đang phát triển, đến giữa thế kỷ này, sẽ chiếm ba phần tư tổng số dân tại các nước đó. Các Kitô hữu này, theo Allen, đang mang một “vết nhơ” đôi hay ba đại diện không những cho một đức tin đáng ngờ vực mà còn cho một nhóm sắc tộc bị áp bức (như dân Karen hay Chin tại Miến Điện) hay cho một giai cấp xã hội (như những tân tòng Dalit ở Ân Độ). Họ còn là mục tiêu thuận tiện cho bất cứ ai muốn đổ lên đầu họ mọi tội lỗi của Tây Phương vì coi các Kitô hữu này như những đầu cầu của ảnh hưởng Tây Phương, bất chấp sự kiện có nhiều trường hợp Kitô Giáo thực ra có gốc rễ bản địa lâu đời tại các xã hội ấy.
Allen cho rằng các Kitô hữu tại các nơi khác có thể cảm thấy “thương thay” cho những người đồng tôn giáo với mình này, nhưng đâu cần phải có niềm tin tôn giáo mới nhận ra những đe dọa đối với nhân quyền này. Ông hy vọng, buổi điều trần này sẽ giúp thay đổi lối trình thuật.
Trắng trợn và phổ biến
Như trên đã nói, Đức TGM Chullikatt, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên HIệp Quốc, khi tham dự buổi điều trần trên, đã cho rằng: đang có “cuộc bách hai trắng trợn và phổ biến chống các Kitô hữu tại Trung Đông ngay trong lúc chúng ta hội họp”.
Ngài từng đích thân chứng kiến cảnh bách hại này. Trước khi làm quan sát viên tại LHQ, ngài vốn là sứ thần của Tòa Thánh tại Iraq và Giócđan và sống tại Baghdad trong các năm từ 2006 tới 2010. Ngài nói rằng: “Thảm họa này càng quá quắt khi ta dừng lại để thấy rằng những người đàn ông đàn bà của đức tin này… vốn từng sống hòa bình với hàng xóm láng giềng không biết bao nhiêu thế hệ”.
Cuộc bách hại các Kitô hữu tại Iraq đã gia tăng sau việc chuyển quyền dân chủ tại nước này. Tại đây và tại nhiều nơi khác, các nhóm thiểu số tôn giáo nhận được một số bảo vệ nào đó dưới luật pháp chặt chẽ do các nhà cầm quyền trước đây chấp hành. Nhưng ngày nay, Đức TGM Chullikatt cho hay: “vì tranh chấp, Kitô hữu bị kẹt cứng giữa lằn đạn”.
Đức TGM Chullikatt tố giác “truyền thống” dội bom các nhà thờ Kitô Giáo dịp Lễ Vọng Giáng Sinh vừa qua, một việc từng xẩy ra tại Trung Đông trong một ít năm qua.
Được Dân Biểu Smith hỏi về hiệu quả của bách hại đối với trẻ em, Đức TGM Chullikatt cho hay sự thiệt hại thật mênh mông: “Chúng sống trong lo sợ… chúng vẫn tới trường nhưng không biết có an toàn và sống sót lúc trở về hay không”.
Giống nhận định của Allen, Đức TGM Chullikatt cũng cho rằng không phải chỉ ở Trung Đông mới có việc bách hại Kitô hữu mà là ở khắp 139 quốc gia trên thế giới. Ngài kêu gọi các Kitô hữu khắp thế giới hợp tác với nhau để bảo đảm tự do tôn giáo cho mọi người. Ngài nói: “Để đạt được mục tiêu ấy, điều chủ yếu là mọi chính phủ phải bảo đảm tự do tôn giáo cho mỗi một và cho mọi công dân của mình”.
Việc từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:38 13/02/2014
Những sợi vải len, sợi chỉ của một tấm thảm
Một biến cố lớn gây sôi động ngạc nhiên đến độ sững sờ cho toàn thế giới xảy ra trong Hội Thánh Công gíao năm 2013 là biến cố thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI., ngày 11.02.2013.
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã thoái vị khỏi trách nhiệm đứng đầu Hội Thánh Công gíao, đi nghỉ hưu. Nhưng không vì thế, ngài biến mất hẳn khỏi sân khấu đời sống trong Hội Thánh. Trái lại, ngài vẫn còn hiện diện trong những tác phẩm, những suy tư ngài đã viết. Và trong những bài báo sách vở bình luận khảo cứu về Joseph Ratzinger, Benedictô XVI., người ta đã cùng đang còn viết về tư tưởng con người của ngài
Đây là một trường hợp ít khi xảy ra trong Hội Thánh cùng cho cả với người đi hưu trí. Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedictô XVI. trở thành một hiện tượng trí thức về tư tưởng thần học trong Hội Thánh Công gíao.
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. thoái vị gây nên làn sóng từ bỡ ngỡ kinh hoàng, đến mức câm điếc tựa như „ tia sấm chớp giữa trời thanh quang“ (lời đức Hồng Y Sodano phát biểu hôm 11.02.2013). Và sau đó những suy đoán về lý do tiềm ẩn đàng sau biến cố đó vẫn không ngừng, cho dù từ ngày 13.03.2013 Hội Thánh đã có Đức Giáo Hoàng mới Phanxico.
Về phần mình, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. hôm 11.02.2013 trước Hồng Y đoàn nhóm họp ở Vatican đã loan báo cho toàn thể Hội Thánh:
„Sau khi nhiều lần xét mình kỹ lưỡng trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự chắc chắn rằng sức lực của tôi, vì tuổi cao, không còn thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách thích đáng nữa. Tôi ý thức rõ sứ vụ này, do yếu tính thiêng liêng, phải được chu toàn không những bằng hoạt động và bằng lời nói, nhưng còn bằng đau khổ và cầu nguyện.
Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, đang chịu những biến chuyển mau lẹ và bị giao động vì những vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với đời sống đức tin. Để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có nghị lực cả thể xác lẫn tâm hồn. Nghị lực mà trong những tháng gần đây bị suy giảm nơi tôi đến độ tôi phải nhìn nhận mình không có khả năng thi hành tốt sứ mạng đã được trao phó cho tôi.
Vì thế, với ý thức rõ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các Hồng Y ngày 19 tháng 4 năm 2005.“.
Nghe cùng đọc biết như vậy. Nhưng người ta vẫn thắc mắc chung quanh sự việc đó. Người ta không thể tin được vị Gíao hoàng Benedictô XVI., giáo sư thần học gia Ratzinger, luôn đặt nặng suy luận của lý trí cùng mấu chốt lịch sử trong suy nghĩ viết lách lên hàng đầu lại có thể đơn giản làm một việc „ tựa như ngẫu hứng“ như vậy?
Người ta cũng không thể tưởng tượng nổi ra được rằng trong hội Thánh Công Giáo một vị Giáo hoàng lại có thể từ chức thoái vị đi nghỉ hưu. Hay như Đức Hồng Y Stanilaw Dziwisz có suy nghĩ “ không được xuống khỏi thập gía „?
Người ta cũng nêu ra suy nghĩ, phải chăng ngài bị áp lực nào đó bắt phải hành xử như thế ?
Càng đi sâu tìm hiểu, người ta khám phá ra những vết dấu con đường chỉ rõ hơn tới quyết định từ chức thoái vị của ngài khỏi trách nhiệm sứ vụ mục tử đứng đầu Hội Thánh Công Giáo. Có thể nói được, những dấu vết đó tựa như những sợi vải len, sợi chỉ cho tấm thảm được dệt bện hiện thực thành hình, đã được lấn lượt sắp sẵn ra trong thời gian rồi.
1. Trong cuộc phỏng vấn
Năm 2010 Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã có cuộc nói chuyện phỏng vấn với ký giả Peter Seewald, và sau đó được xuất bản in thành sách dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ trên thế giới. Có bản dịch ra tiếng Việt Nam: Biển Đức XVI. Ánh sáng thế gian, Giáo Chủ, Giáo Hội và những dấu chỉ thời đại, Trao đổi với Peter Seewald, do Phạm hồng Lam chuyển dịch theo bản Đức ngữ ấn bản lần thứ hai, Licht der Welt. Herder 2010, Phong trào Giáo dân Việt Nam hải ngoại tháng Hai 2011.
Trong cuộc phỏng vấn dài có hai câu hỏi và trả lời liên quan chặt chẽ tới việc từ chức sau này.
1.1 Ký giả Seewald: Đa phần những vụ lạm dụng, tình dục nơi trè con, đã xảy ra nhiều chục năm trước. Nhưng giờ đây chúng đè nặng trên nhiệm kỳ gíao chủ của ngài. Ngài có nghĩ tới việc từ chức không?
Benedictô XVI: Mình không được bỏ chạy trước cơn nguy lớn. Vì thế lúc này không phải là thời điểm để từ chức. Chính đây là lúc mình phải đứng vững để giải quyết tình thế khó khăn. Người ta có thể từ chức trong thời điểm yên hàn hoặc khi thấy mình không còn kham nổi nữa. Trong cơn nguy biến không được chạy trốn và để lại của nợ cho người khác giải quyết.
1.2. Seewald: Nghĩa là Ngài cho rằng có thể từ chức trong một hoàn cảnh nào đó?
Benedictô XVI.: Vâng, Khi một Giáo chủ hiểu rõ mình không còn khả năng về thể lý, tâm lý và tinh thần để cáng đáng nhiệm vụ được giao phó nữa, thì vị đó có quyền từ chức, và trong một số hoàn cảnh vị đó có nhiệm vụ phải từ chức. ( Ánh sáng thế gian trang 52.)
Khi đọc câu trả lời này, người ta có cảm tưởng Đức Giáo Hoàng nói đến lý thuyết đã được định nghĩa trong bộ Gíao luật CIC can. 332 § 2 về việc một vị Giáo hoàng có thể được từ chức. Và không ai nghĩ rằng đó là một sợi vải len, sợi chỉ đang được bện dệt cho tấm thảm từ chức dần dần được hiện thực thành hình. Bây giờ mới vỡ lẽ, ngài đã suy nghĩ chuẩn bị tinh thần chín chắn kỹ lưỡng cho việc này từ trước rồi.
2. Cuộc hành hương viếng mộ Thánh giáo hoàng Coelistin V.
2.1. Cuộc hành hương đến mộ vị Thánh giáo hoàng Coelistin V. ở thánh đường Santa Maria di Collemaggio bên nước Ý ngày 29.04.2009 vào thời điểm thánh phố Aquila bị trận động đất làm sụp đổ nhiều nhà cửa của thành phố cổ, trong đó có ngôi thánh đường Maria di Collemaggio. Nơi đây có ngôi mộ nổi làm bằng kiếng an táng Thánh giáo hoàng Coelistin V. Ngôi mộ này như một phép lạ không bị hư hại gì đang khi ngôi thánh đường bị sụp đổ.
Vị Thánh gíao hoàng Coelistin V. tên là Pietro del Murrone sinh năm 1209 thuộc gia đình nông dân miền Abruzzen nước Ý. Ngài là một Tu sỹ Dòng Benedictô, sống đời tu sỹ khắc khổ trong những buồng nhỏ đục vào hang núi đá. Chính ngài đã lập Tu viện Dòng Coelistin và trở thành Tu viện trưởng của Tu viện Faifoli. Ngay lúc sinh thời, ngài đã được ca tụng như là một vị Thánh.
Sau khi Đức Giáo Hoàng Nicolau IV. ngày 04.04.1292 băng hà, thời gian trống Tòa kéo dài hai năm liền. Các Hồng Y không bầu được người kế vị thay thế Đức Giáo Hoàng qua đời, vì những tranh tụng giữa hai dòng tộc quyền qúi người Roma Colonna và Orsini về việc bầu ai là người kế vị Giáo hoàng đã qua đời Nicolaus IV.
Sau cùng ngày 05.07.1294 các vị Hồng Y đã thống nhất chọn bầu Tu viện trưởng Pietro del Murrone làm người kế vị lên làm Giáo hoàng với thánh hiệu Coelistin V.
Vị tân giáo hoàng Coelistin V. là một Tu sỹ sống đời tu hành ẩn dật chỉ chuyên lo việc ăn chay cầu nguyện, nên thiếu khả năng kinh nghiệm trong việc điều hành một cơ cấu rộng lớn, nhất là Hội Thánh hoàn cầu. Vì thế ngài càng ngày càng bị lệ thuộc nhiều vào các vị cố vấn, nhất là Hồng Y Benedetto Caetani. Tuy là giáo hoàng nhưng ngài chưa bao giờ về Roma ở được, mà phải ở Neapoli do Vua Carolo II. bắt buộc.
Vì cảm thấy mình không thể cáng đáng nổi trách vụ to lớn nặng nề, cùng thêm sức khỏe yếu kém - lúc được bầu chọn làm Giáo hoàng ngài đã 85 tuổi rồi - lại thêm những bị lệ thuộc ràng buộc về công việc hành chánh cũng như chính trị, và nhất là lòng mong muốn được trở về đời sồng ẩn tu. Nên ngày 13.12.1294, ngài tự ý tình nguyện xin thoái vị khỏi chức vụ Giáo hoàng của Hội Thánh Công gíao.
Vị kế nhiệm ngài, Đức Giáo Hoàng Bonifatius VIII., vì sợ xảy ra sự chia rẽ bè phái tách ly trong Hội Thánh, nên đã bắt ngài phải sống cô lập ở Frosinone vùng Lazio bên nước Ý như một „tù nhân danh dự“cho tới lúc qua đời ngày 19.05.1296.
Ngày 05.05.1313 ngài được Đức Giáo Hoàng Clemente V. phong lên hàng Thánh. Và như thế là cung cách phục hồi danh dự cho ngài, nhất là việc chính thức công nhận sự từ chức thoái vị tự nguyện của ngài 1294. Mãi tới 1326 thi hài ngài được chuyển về chôn cất trong thánh đường Santa Maria di Collemaggio thành phố Aquila.
Thánh gíao hoàng Coelistin V. trở thành quan vị Thánh bổn mạng của những người đóng sách vở và thành phố Aquila rất tôn sùng kính mộ ngài.
Ngày 29.04.2009 Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã đến thăm viếng thành phố Aquila bị trận động đất tàn phá gần như hoang tàn. Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã vào thánh đường Santa Maria Collemaggio đang đổ nát, nơi đây có ngôi mộ nổi làm bằng kiếng của vị Thánh gíao hoàng Coelistin V. không bị hư hại gì. Đức Benedictô đến viếng cầu nguyện trước ngôi mộ thi hài vị Thánh Coelistin, và âm thầm tháo dây Pallium đang đeo đặt lên ngôi mộ - dây Pallium tượng trưng cho quyền bính của vị Giám mục Roma, mà ngài đã lãnh nhận khi trở thành giáo hoàng năm 2005.
Cử chỉ của Đức Giáo Hoàng Benedictô lúc đó đã khơi dậy sự chú ý của mọi người trên thế giới. Nhưng không nghĩ xa hơn.
Cử chỉ này nay được nhìn dưới ánh sáng rõ hơn. Đó không chỉ là đạo đức lòng kính trọng của vị giáo hoàng đương nhiệm với vị Thánh Giao hoàng tiền nhiệm của mình. Nhưng Giáo hoàng Benedictô XVI. qua đó muốn tìm sự nối tiếp lịch sử đời sống mình với lịch sử đời sống vị tiền nhiệm của mình, người đã từ chức thoái vị khỏi trách nhiệm sứ vụ mục tử là Giáo hoàng.
2.2 Cuộc thăm viếng ngày 04.07.2010, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 800. năm của vị Thánh Giáo hoàng Coelistin V. ở nhà thờ chính tòa Sulmona, nơi hòm đựng di hài Thánh Coelistin được di chuyển tới đặt trước bàn thờ chính.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã ca ngợi Thánh giáo hoàng Coelistin V. là gương mẫu của Hội Thánh.
Qua hai cuộc thăm viếng di hài ngôi mộ của vị Thánh giáo hoàng tiền nhiệm của mình, đức Benedictô XVI. đã như đi đến quyết định từ chức. Vì Ngài đã qua cử chỉ đặt dây Pallium trên mộ vị Thánh và ca ngợi là „gương mẫu của Hội Thánh“ hẳn chắc đã căn cứ theo đó làm thước đo cho sự từ chức thoái vị của mình, như vị tiền nhiệm Coelistin V. đã làm ngày xưa cách đây 700 năm.
3. Những tiền suy tư thần học cách đây hơn 40 năm
3. 1. Tập san Theologische Quatalschrift Nr. 149, 1969, trang 105- 116.
Ngược dòng thời gian, từ năm 1966 - 1969 Linh mục Joseph Ratzinger là giáo sư giảng dậy bộ môn Tín lý ở phân khoa thần học Công Giáo thuộc đại học Tuebingen. Phân khoa thần học của đại học Tuerbingen phát hành tập san Theologische Quartalschrift mỗi năm hai số, nghiên cứu thảo luận vể một đề tài thần học chuyên biệt.
Số hai năm 1969 tập san viết khảo luận về đề tài Chức vụ Gíam mục và giới hạn thời gian của chức vụ - Das Bischofsamt und seine zeitliche Begrenzung zum Gegenstand. Trong số này có bài viết với đề tài: Befristete Amtszeit residierender Bischoefe?Ein Vorschlag - Thời hạn ấn định trách vụ mục tử của vị Giám mục đương nhiệm ? Một đề nghị.
Bài viết đưa ra đề nghị thời hạn trách vụ mục tử của một Giám mục giới hạn trong tám năm.
Bài viết đề nghị đưa ra những giải thích cặn kẽ cùng lý do tại sao lại đề nghị như vậy. Bài viết dài 12 trang nơi đầu bài có hình ba ngôi sao, và phần chú thích ngay bên dưới trang đầu bài viết tên những những bậc học gỉa giáo sư. Đó là những tên của những vị cùng xuất bản tập san Theologische Quartalschrift đang là giáo sư giảng dậy ở đại học Tuebingen, trong số đó có tên Giáo sư Joseph Ratzinger, người từ 1966-1969 là giáo sư giảng dạy môn Tín lý ở phân khoa thần học thuộc đại học Tuebingen: Alfons Auer, Guenter Biemer, Karl August Fink, Herbert Haag, Hans Kueng, Joseph Moelle, Johannes Neumann, Joseph Ratzinger, Josef Rief, Karl Hermann Schelkle, Max Sekler, Peter Stockmeier.
Trên thực tế, việc giới hạn thời gian trách nhiệm mục vụ của Giám mục và Hồng Y không đặt thành vấn đề nữa. Thay vào đó là giới hạn tuổi tác.
Câu thắc mắc được nêu ra, đề nghị giới hạn thời gian như đề nghị của bài viết Tuebingen 1969 có thể áp dụng cho các vị Gíao hoàng được không. Nhưng cũng không được quên việc giới hạn thời gian trách vụ mục tử khác với việc từ chức thoái vị. Vì đó là việc của các Giám mục, của các Vị Gíao hoàng.
Bây giờ đọc lại bài viết năm 1969 của Tuebingen có sự đóng góp đồng ý của Giáo sư Ratzinger, người ta nhận ra, ngay từ sớm thuở xưa Linh mục giáo sư Ratzinger trong tâm tưởng ít nhất đã nghĩ đến hay sự gằng co suy nghĩ về việc trách nhiệm của người đứng đầu điều hành chức vụ cao cả trong hội Thánh không thể bị bắt buộc gắn chặt giữ cho tới chết.
Bài viết Tuebingen năm 1969 đưa đề nghị giới hạn thời gian tám năm cho vị Giám mục chịu trách nhiệm đứng đầu mục vụ.
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. tính từ ngày được bầu chọn trở thành Giáo hoàng, Giám mục Roma hôm 19.04.2005 cho đến ngày từ chức thoái vị 28.02.2013, thời gian trị vì chịu trách nhiệm đứng đầu Hội Thánh được 07 năm, 10 tháng và 09 ngày. Như thế so với đề nghị giới hạn 8 năm, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. cũng đã gần đạt tới sát kề cận. Nhưng ngài đã không vượt qua giới hạn ngưỡng cửa 8 năm.
Đề nghị giới hạn 08 năm như bài viết Tuebingen 1969 tất nhiên không mang ý nghĩa một phần phụ lục như thước đo. Nhưng có thể hiểu được 8 năm tự nó là một dấu chỉ, tuy có nhiều nghi vấn, nhưng dẫu sao cũng là sự quan phòng của Thiên Chúa.
Sợi vải len, sợi chỉ dệt thành tấm thảm cho việc từ chức của đức giáo hòang Benedictô XVI., Giám mục Roma, đã có những bước chuẩn bị khởi đầu.
Bài viết Tuebingen năm 1969, mà ngài cùng góp tư tưởng công lao xây dựng, là một trong những sợi vải len, sợi chỉ của tấm thảm đó.
3.2 Về tương lai Hội Thánh
Và lần ngược trở về thời qúa khứ lúc còn là Giáo sư giảng dạy mônThần học ở đại học cùng al` nhà nghiên cứu thần học, linh mục Josph Ratzinger đã có suy tư về đời sống tương lai Hội Thánh“
„Tương lai Hội Thánh có thể và sẽ chỉ nhờ vào sức mạnh của đời sống đức tin có căn rễ sâu thẳm. Sức mạnh đời sống đức tin không phát xuất từ toa đơn thuốc hay do công thức mà có. Nó cũng không thành tựu do những người thoáng qua trong giây lát ồ ạt chạy theo. Nó cũng chẳng nảy sinh do những phê bình chỉ trích của những người khác, mà họ tự cho mình là có khả năng bất khả ngộ. Nó cũng không xảy ra do con đường thoải mái dễ chịu, mà tránh né sự đau khổ, sự hy sinh cố gắng.
Chúng ta có thể nói cách khác tích cực hơn: tương lai Hội Thánh sẽ tùy thuộc ở nơi đời sống thánh thiện của các người có đời sống thánh thiện đem lại làn gió đổi mới. Tùy thuộc nơi những người chấp nhận nhiều hơn là những khúc đoạn thời điểm tân thời. Tùy thuộc nơi những người biết nhìn nhiều hơn, biết lắng nghe hơn cùng biết từ bỏ những đòi hỏi trong đời sống hằng ngày, dù chỉ là những điều nhỏ bé.“ (Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., Glaube und Zukunft, Koesel Muenchen 1970, Neuausgabe 2007, tr. 148-149).
Phải chăng suy tư này ngày xưa của thần học gia Ratzinger như sợi vải len, sợi chỉ đã manh nha dệt nên tấm thảm đời sống của mình sau này, khi ngài từ bỏ thoái vị khỏi ngôi vị giáo hoàng. Việc làm từ bỏ tuy có hoài nghi hoang mang, nhưng góp phần xây dựng tương lai Hội Thánh mang tính chất tích cực nhiều và sâu rộng.
4. Trong suy nghĩ sửa soạn
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã chọn thời điểm công bố việc từ chức của mình sau một thời gian dài đắn đo suy nghĩ. Nó là kết qủa của những năm tháng tìm hiểu, cầu nguyện chuẩn bị, và chọn lựa để sao cho sự chuyển tiếp xảy đến không bị chao đảo phân chia lúng túng cho Hội Thánh.
Hôm 08.02.2013, ba ngày trước khi công bố quyết định thoái vị, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã thăm viếng đại chủng viện của Giáo phận Roma nhân ngày lễ Madonna della Fiducia. Trước 190 chủng sinh, ngài đã nói chuyện với họ khoảng 26 phút như „lectio divina“ dựa trên bức thư thứ nhất của Thánh Phero, vị giáo hoàng tiên khởi của Hội Thánh công gíao.
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã nói đến địa vị người đứng đầu, đại diện Chúa Giêsu Kito của Thánh Phero trong Hội Thánh đã được Chúa trao cho. Và ngài nói đến sự tử đạo theo đường ngang chân trời ở trần thế mà ngày xưa Thánh Giáo Hoàng Phero đã phải chịu cho tới lúc qua đời trong ánh sáng mầu nhiệm thập gía: „ Thánh Phero đã chấp nhận đau khổ thập gía, và ngài mời gọi chúng ta, chập nhận khía cạnh tử đạo của đạo Chúa Kito dưới nhiều cung cách hình thức khác nhau. Vâng, thập gía có nhiều hình thức khác nhau, nhưng không ai có thể là tín hữu Chúa Kito mà không sống theo Đấng đã vác thập gía cùng chết trên đó, cùng không chấp nhận chịu tử đạo.“
Suy luận trên đây của Đức Giáo Hoàng có lẽ đã như ơn soi sáng của Chúa âm ỷ từ lâu trong tâm trí ngài, và đã giúp ngài ba ngày sau đó đi đến công bố quyết định từ chức thoái vị khỏi ngôi vị giáo hoàng, chấp nhận con đường tử đạo thập gía dưới hình thức sống yên lặng cầu nguyện như một vị ẩn tu trong tu viện.
Theo tâm sự của Đức Ông Georg Ratzinger, người anh ruột của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI., quyết định từ chức của em mình đã ngã ngũ từ những tháng trước đó rồi.
Vị Chủ nhiệm báo Ossevatore Romano cho biết từ nhiều tháng trước đây rồi, Đức Giáo Hoàng đã đi đến quyết định từ chức, và trên đường trở về sau chuyến thăm viếng mục vụ ở Mexicô tháng ba 2012 ngài đã hé lộ cho biết rồi.
Khi tấm thảm đã dệt thành hình, lúc đó người ta không chỉ ngạc nhiên trầm trồ sửng sốt, mà còn lần đi tìm dấu vết những sợi vải len, sợi chỉ dệt thành tấm thảm có từ đâu.
Đó là sự thú vị, cùng là sự năng động phát triển trong đời sống ở mọi lãnh vực.
5. Những ý kiến suy nghĩ và cuộc sống nghỉ hưu
Quyết định từ chức thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. cách đây một năm đã gây ra làn sóng ngạc nhiên cho mọi người. Nhiều người còn có cảm giác bất bình không bằng lòng nữa.
Nhưng đó không là việc việc ngẫu hứng, hay do bị áp lực nào bắt buộc cùng thúc đẩy. Có thể nói được, đó là một hành trình suy nghĩ đắn đo cân nhắc chín chắn từ trước lâu dài nơi ngài rồi.
Việc từ chức thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. đi nghỉ hưu cũng không mang mầu sắc tính cách thần bí chạy trốn thực tế để tìm về chốn thiêng liêng mầu nhiệm bí ẩn.
Trái lại, nó hoàn toàn mang tính chất của một con người có đời sống chân thành với chính mình và với Thiên Chúa. Đó là nếp sống bản chính chan hòa tính chất tự nhiên của một con người có trách nhiệm, khi thấy mình không còn có thể cáng đáng làm việc được nữa, thì xin thôi ngừng nghỉ.
Nếp sống này nói lên chiều sâu nội tâm của một anh hùng quân tử có lòng khiêm nhường cao độ. Vì đã can đảm từ trên ngai cao bước xuống thấp bên dưới. Đây là cung cách lối sống đạo Đức Chan chứa tình yêu lòng bác aí, như Chúa Giêsu Kito đã hạ mình đến với con người, đã qùy xuống rửa chân cho các Môn Đệ.
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI., Joseph Ratzinger, là vị học gỉa thần học uyên bác, đọc sách rất nhiều, nhất là các sách về các Thánh Giáo phụ trong Hội Thánh Công Giáo. Sáng tác viết sách bài vở là ơn gọi và cũng là sở thích riêng của ngài. Ngài có đôi con mắt nhìn sắc bén, cùng khối óc suy luận phân biệt cùng tổng hợp trong sáng. Và điểm nổi bật là ngài là người từ tốn luôn để ý lắng nghe người khác, trước khi nói ra ý kiến riêng của mình.
Qua việc từ chức đi nghỉ hưu đã tỏ hiện nếp sống thế nào của con người trí thức biết nhận ra giới hạn thể lý lẫn tinh thần trí khôn của mình.
„Trong thế giới ngày nay, đang chịu những biến chuyển mau lẹ và bị giao động vì những vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với đời sống đức tin. Để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có nghị lực cả thể xác lẫn tâm hồn. Nghị lực mà trong những tháng gần đây bị suy giảm nơi tôi đến độ tôi phải nhìn nhận mình không có khả năng thi hành tốt sứ mạng đã được trao phó cho tôi.
„Vì thế, với ý thức rõ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các Hồng Y ngày 19 tháng 4 năm 2005.“.
Không như vị tiền nhiệm Thánh giáo hoàng Coelistin V. sau khi từ chức thoái vị bị vị giáo hoàng kế vị Bonifatius VIII. bắt giam lỏng tách biệt một nơi như người tù danh dự cho tới lúc băng hà.
Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedictô XVI. tự ý lui về sống ẩn dật trong tu viện Mater Ecclesiae ở trong khuôn viên Vatican. Ngài hứa kính trọng và vô điều kiện vâng lời Đức Giáo Hoàng kế nhiệm Phanxico.
Ngài được kính trọng, được tự do. Nhưng ngài rất giới hạn mình, không xuất hiện trước công chúng, không chen mình vào việc nội bộ cai quản Hội Thánh của vị kế nhiệm bao giờ. Ngài chỉ tiếp những vị khách riêng tư, và chuyên lo việc cầu nguyện thôi, cả việc viết sách thần học ngài cũng hy sinh từ bỏ không làm nữa.
Hôm 04.01.2014 ngài vào bệnh viện Gemelli ở Roma thăm Đức Ông Georg Ratzinger, anh mình đang nằm điều trị. Ở bệnh viện ngài chỉ nói chuyện với các bác sĩ điều trị anh mình thôi. Ngài không đến thăm cùng không nói chuyện với những bệnh nhân khác đang điều trị chữa bệnh ở đó, khác với hồi ngày xưa lúc ngài còn đương nhiệm.
Cử chỉ hành động này nói lên mức độ lòng tự trọng cao độ của một người trí thức có tâm hồn đạo đức biết nhận phân biệt giới hạn chức vụ của mình. Và như thế không muốn để bị hiểu lầm gây hoang mang cho vị giáo hoàng đương nhiệm Phanxico, cũng như cho những người khác.
Thật là một con người có đời sống nhân đức anh hùng khiêm nhượng cao vời.
Ngày 28.02.2013 trong phòng khách danh dự Clemente ở Vatican trước 144 Vị Hồng Y đang tụ tập để tiễn biệt Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI lên máy bay đi nghỉ hưu, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã chống gậy thăm từng vị và tâm tình cùng họ không bằng những lời từ gĩa, nhưng bằng những tâm tình thâm trầm hướng về tương lai của Hội Thánh. Ngài nói“
“Tôi muốn nói với các chư huynh là tôi luôn tiếp tục gần gủi các chư huynh trong lời cầu nguyện, đặc biệt là trong những ngày sắp tới để các chư huynh tràn đầy ơn Đức Chúa Thánh Thần trong việc bầu cử một Giáo Hòang mới. Xin Thiên Chúa hãy bày tỏ thánh ý của Ngài. Trong các chư huynh ở đây, sẽ có một vị Giáo Hòang mới, đối với Đức Giáo Hòang mới, tôi xin hứa là tuyệt đối trung thành và vâng phục hòan tòan vô điều kiện. ”
Sâu sắc hơn nữa, nhân bản cùng thâm trầm trí thức đạo đức hơn nữa, có lẽ không hơn được như thế.
Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. là một thần học gia, một học gỉa uyên thâm vừa có bộ óc suy tư bao la thâm sâu, vừa là một người có lòng đạo đức với lối sống khiêm nhượng rụt rè, đồng thời vừa có trái tim nhậy cảm của một nhà nghệ thuật chơi nhạc cụ, cùng vừa có bàn tay khéo léo tài nghệ viết lách chữ nghĩa trong sáng không mỏi mệt, cùng chơi đàn dương cầm điêu luyện.
Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxico đã ca ngợi vị tiền nhiệm Benedicto XVI. của mình: „ Tôi rất qúi mến ngài. Với tôi ngài là người của Thiên Chúa, một người tràn đầy lòng khiêm nhượng, một người chuyên chăm cầu nguyện. Tôi đã rất đỗi vui mừng hạnh phúc, khi ngài được bầu chọn là Giáo hoàng. Và cả khi ngài thoái vị, với tôi ngài là một người cao cả... Chỉ người cao cả mới có thể làm được chuyện này. Ngài là một người của Thiên Chúa, người của cầu nguyện.“
Xin tạ ơn Chúa.
Và xin ngả mũ cúi đầu bái chào Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedictô XVI, Joseph Ratzinger - Chapeau!
Duesseldorf, mùa Xuân Giáp Ngọ 2014
Một năm sau ngày từ chức của Giáo hoàng Benedictô XVI. 2013- Tháng Hai-2014
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Lấy cảm hứng từ:
- Jan-Heiner Tueck Hg., Der Theologenpapst, Eine kritische Wuerdigung Benedickts XVI., Herder Fr.i. Br. 2013, tr. 529-539
- Biển Đức XVI. Ánh sáng thế gian, Phạm hồng Lam chuyển ngữ, Dòng Thánh Phaolo Thiện bản, 2011
- W de.wikipedia.org/wiki/Coelistin_V.
- Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., Glaube und Zukunft, Koesel Muenchen 1970, Neuausgabe 2007, tr. 148-149.
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã thoái vị khỏi trách nhiệm đứng đầu Hội Thánh Công gíao, đi nghỉ hưu. Nhưng không vì thế, ngài biến mất hẳn khỏi sân khấu đời sống trong Hội Thánh. Trái lại, ngài vẫn còn hiện diện trong những tác phẩm, những suy tư ngài đã viết. Và trong những bài báo sách vở bình luận khảo cứu về Joseph Ratzinger, Benedictô XVI., người ta đã cùng đang còn viết về tư tưởng con người của ngài
Đây là một trường hợp ít khi xảy ra trong Hội Thánh cùng cho cả với người đi hưu trí. Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedictô XVI. trở thành một hiện tượng trí thức về tư tưởng thần học trong Hội Thánh Công gíao.
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. thoái vị gây nên làn sóng từ bỡ ngỡ kinh hoàng, đến mức câm điếc tựa như „ tia sấm chớp giữa trời thanh quang“ (lời đức Hồng Y Sodano phát biểu hôm 11.02.2013). Và sau đó những suy đoán về lý do tiềm ẩn đàng sau biến cố đó vẫn không ngừng, cho dù từ ngày 13.03.2013 Hội Thánh đã có Đức Giáo Hoàng mới Phanxico.
Về phần mình, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. hôm 11.02.2013 trước Hồng Y đoàn nhóm họp ở Vatican đã loan báo cho toàn thể Hội Thánh:
„Sau khi nhiều lần xét mình kỹ lưỡng trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự chắc chắn rằng sức lực của tôi, vì tuổi cao, không còn thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách thích đáng nữa. Tôi ý thức rõ sứ vụ này, do yếu tính thiêng liêng, phải được chu toàn không những bằng hoạt động và bằng lời nói, nhưng còn bằng đau khổ và cầu nguyện.
Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, đang chịu những biến chuyển mau lẹ và bị giao động vì những vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với đời sống đức tin. Để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có nghị lực cả thể xác lẫn tâm hồn. Nghị lực mà trong những tháng gần đây bị suy giảm nơi tôi đến độ tôi phải nhìn nhận mình không có khả năng thi hành tốt sứ mạng đã được trao phó cho tôi.
Vì thế, với ý thức rõ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các Hồng Y ngày 19 tháng 4 năm 2005.“.
Nghe cùng đọc biết như vậy. Nhưng người ta vẫn thắc mắc chung quanh sự việc đó. Người ta không thể tin được vị Gíao hoàng Benedictô XVI., giáo sư thần học gia Ratzinger, luôn đặt nặng suy luận của lý trí cùng mấu chốt lịch sử trong suy nghĩ viết lách lên hàng đầu lại có thể đơn giản làm một việc „ tựa như ngẫu hứng“ như vậy?
Người ta cũng không thể tưởng tượng nổi ra được rằng trong hội Thánh Công Giáo một vị Giáo hoàng lại có thể từ chức thoái vị đi nghỉ hưu. Hay như Đức Hồng Y Stanilaw Dziwisz có suy nghĩ “ không được xuống khỏi thập gía „?
Người ta cũng nêu ra suy nghĩ, phải chăng ngài bị áp lực nào đó bắt phải hành xử như thế ?
Càng đi sâu tìm hiểu, người ta khám phá ra những vết dấu con đường chỉ rõ hơn tới quyết định từ chức thoái vị của ngài khỏi trách nhiệm sứ vụ mục tử đứng đầu Hội Thánh Công Giáo. Có thể nói được, những dấu vết đó tựa như những sợi vải len, sợi chỉ cho tấm thảm được dệt bện hiện thực thành hình, đã được lấn lượt sắp sẵn ra trong thời gian rồi.
1. Trong cuộc phỏng vấn
Năm 2010 Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã có cuộc nói chuyện phỏng vấn với ký giả Peter Seewald, và sau đó được xuất bản in thành sách dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ trên thế giới. Có bản dịch ra tiếng Việt Nam: Biển Đức XVI. Ánh sáng thế gian, Giáo Chủ, Giáo Hội và những dấu chỉ thời đại, Trao đổi với Peter Seewald, do Phạm hồng Lam chuyển dịch theo bản Đức ngữ ấn bản lần thứ hai, Licht der Welt. Herder 2010, Phong trào Giáo dân Việt Nam hải ngoại tháng Hai 2011.
Trong cuộc phỏng vấn dài có hai câu hỏi và trả lời liên quan chặt chẽ tới việc từ chức sau này.
1.1 Ký giả Seewald: Đa phần những vụ lạm dụng, tình dục nơi trè con, đã xảy ra nhiều chục năm trước. Nhưng giờ đây chúng đè nặng trên nhiệm kỳ gíao chủ của ngài. Ngài có nghĩ tới việc từ chức không?
Benedictô XVI: Mình không được bỏ chạy trước cơn nguy lớn. Vì thế lúc này không phải là thời điểm để từ chức. Chính đây là lúc mình phải đứng vững để giải quyết tình thế khó khăn. Người ta có thể từ chức trong thời điểm yên hàn hoặc khi thấy mình không còn kham nổi nữa. Trong cơn nguy biến không được chạy trốn và để lại của nợ cho người khác giải quyết.
1.2. Seewald: Nghĩa là Ngài cho rằng có thể từ chức trong một hoàn cảnh nào đó?
Benedictô XVI.: Vâng, Khi một Giáo chủ hiểu rõ mình không còn khả năng về thể lý, tâm lý và tinh thần để cáng đáng nhiệm vụ được giao phó nữa, thì vị đó có quyền từ chức, và trong một số hoàn cảnh vị đó có nhiệm vụ phải từ chức. ( Ánh sáng thế gian trang 52.)
Khi đọc câu trả lời này, người ta có cảm tưởng Đức Giáo Hoàng nói đến lý thuyết đã được định nghĩa trong bộ Gíao luật CIC can. 332 § 2 về việc một vị Giáo hoàng có thể được từ chức. Và không ai nghĩ rằng đó là một sợi vải len, sợi chỉ đang được bện dệt cho tấm thảm từ chức dần dần được hiện thực thành hình. Bây giờ mới vỡ lẽ, ngài đã suy nghĩ chuẩn bị tinh thần chín chắn kỹ lưỡng cho việc này từ trước rồi.
2. Cuộc hành hương viếng mộ Thánh giáo hoàng Coelistin V.
2.1. Cuộc hành hương đến mộ vị Thánh giáo hoàng Coelistin V. ở thánh đường Santa Maria di Collemaggio bên nước Ý ngày 29.04.2009 vào thời điểm thánh phố Aquila bị trận động đất làm sụp đổ nhiều nhà cửa của thành phố cổ, trong đó có ngôi thánh đường Maria di Collemaggio. Nơi đây có ngôi mộ nổi làm bằng kiếng an táng Thánh giáo hoàng Coelistin V. Ngôi mộ này như một phép lạ không bị hư hại gì đang khi ngôi thánh đường bị sụp đổ.
Vị Thánh gíao hoàng Coelistin V. tên là Pietro del Murrone sinh năm 1209 thuộc gia đình nông dân miền Abruzzen nước Ý. Ngài là một Tu sỹ Dòng Benedictô, sống đời tu sỹ khắc khổ trong những buồng nhỏ đục vào hang núi đá. Chính ngài đã lập Tu viện Dòng Coelistin và trở thành Tu viện trưởng của Tu viện Faifoli. Ngay lúc sinh thời, ngài đã được ca tụng như là một vị Thánh.
Sau khi Đức Giáo Hoàng Nicolau IV. ngày 04.04.1292 băng hà, thời gian trống Tòa kéo dài hai năm liền. Các Hồng Y không bầu được người kế vị thay thế Đức Giáo Hoàng qua đời, vì những tranh tụng giữa hai dòng tộc quyền qúi người Roma Colonna và Orsini về việc bầu ai là người kế vị Giáo hoàng đã qua đời Nicolaus IV.
Sau cùng ngày 05.07.1294 các vị Hồng Y đã thống nhất chọn bầu Tu viện trưởng Pietro del Murrone làm người kế vị lên làm Giáo hoàng với thánh hiệu Coelistin V.
Vị tân giáo hoàng Coelistin V. là một Tu sỹ sống đời tu hành ẩn dật chỉ chuyên lo việc ăn chay cầu nguyện, nên thiếu khả năng kinh nghiệm trong việc điều hành một cơ cấu rộng lớn, nhất là Hội Thánh hoàn cầu. Vì thế ngài càng ngày càng bị lệ thuộc nhiều vào các vị cố vấn, nhất là Hồng Y Benedetto Caetani. Tuy là giáo hoàng nhưng ngài chưa bao giờ về Roma ở được, mà phải ở Neapoli do Vua Carolo II. bắt buộc.
Vì cảm thấy mình không thể cáng đáng nổi trách vụ to lớn nặng nề, cùng thêm sức khỏe yếu kém - lúc được bầu chọn làm Giáo hoàng ngài đã 85 tuổi rồi - lại thêm những bị lệ thuộc ràng buộc về công việc hành chánh cũng như chính trị, và nhất là lòng mong muốn được trở về đời sồng ẩn tu. Nên ngày 13.12.1294, ngài tự ý tình nguyện xin thoái vị khỏi chức vụ Giáo hoàng của Hội Thánh Công gíao.
Vị kế nhiệm ngài, Đức Giáo Hoàng Bonifatius VIII., vì sợ xảy ra sự chia rẽ bè phái tách ly trong Hội Thánh, nên đã bắt ngài phải sống cô lập ở Frosinone vùng Lazio bên nước Ý như một „tù nhân danh dự“cho tới lúc qua đời ngày 19.05.1296.
Ngày 05.05.1313 ngài được Đức Giáo Hoàng Clemente V. phong lên hàng Thánh. Và như thế là cung cách phục hồi danh dự cho ngài, nhất là việc chính thức công nhận sự từ chức thoái vị tự nguyện của ngài 1294. Mãi tới 1326 thi hài ngài được chuyển về chôn cất trong thánh đường Santa Maria di Collemaggio thành phố Aquila.
Thánh gíao hoàng Coelistin V. trở thành quan vị Thánh bổn mạng của những người đóng sách vở và thành phố Aquila rất tôn sùng kính mộ ngài.
Ngày 29.04.2009 Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã đến thăm viếng thành phố Aquila bị trận động đất tàn phá gần như hoang tàn. Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã vào thánh đường Santa Maria Collemaggio đang đổ nát, nơi đây có ngôi mộ nổi làm bằng kiếng của vị Thánh gíao hoàng Coelistin V. không bị hư hại gì. Đức Benedictô đến viếng cầu nguyện trước ngôi mộ thi hài vị Thánh Coelistin, và âm thầm tháo dây Pallium đang đeo đặt lên ngôi mộ - dây Pallium tượng trưng cho quyền bính của vị Giám mục Roma, mà ngài đã lãnh nhận khi trở thành giáo hoàng năm 2005.
Cử chỉ của Đức Giáo Hoàng Benedictô lúc đó đã khơi dậy sự chú ý của mọi người trên thế giới. Nhưng không nghĩ xa hơn.
Cử chỉ này nay được nhìn dưới ánh sáng rõ hơn. Đó không chỉ là đạo đức lòng kính trọng của vị giáo hoàng đương nhiệm với vị Thánh Giao hoàng tiền nhiệm của mình. Nhưng Giáo hoàng Benedictô XVI. qua đó muốn tìm sự nối tiếp lịch sử đời sống mình với lịch sử đời sống vị tiền nhiệm của mình, người đã từ chức thoái vị khỏi trách nhiệm sứ vụ mục tử là Giáo hoàng.
2.2 Cuộc thăm viếng ngày 04.07.2010, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 800. năm của vị Thánh Giáo hoàng Coelistin V. ở nhà thờ chính tòa Sulmona, nơi hòm đựng di hài Thánh Coelistin được di chuyển tới đặt trước bàn thờ chính.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã ca ngợi Thánh giáo hoàng Coelistin V. là gương mẫu của Hội Thánh.
Qua hai cuộc thăm viếng di hài ngôi mộ của vị Thánh giáo hoàng tiền nhiệm của mình, đức Benedictô XVI. đã như đi đến quyết định từ chức. Vì Ngài đã qua cử chỉ đặt dây Pallium trên mộ vị Thánh và ca ngợi là „gương mẫu của Hội Thánh“ hẳn chắc đã căn cứ theo đó làm thước đo cho sự từ chức thoái vị của mình, như vị tiền nhiệm Coelistin V. đã làm ngày xưa cách đây 700 năm.
3. Những tiền suy tư thần học cách đây hơn 40 năm
3. 1. Tập san Theologische Quatalschrift Nr. 149, 1969, trang 105- 116.
Ngược dòng thời gian, từ năm 1966 - 1969 Linh mục Joseph Ratzinger là giáo sư giảng dậy bộ môn Tín lý ở phân khoa thần học Công Giáo thuộc đại học Tuebingen. Phân khoa thần học của đại học Tuerbingen phát hành tập san Theologische Quartalschrift mỗi năm hai số, nghiên cứu thảo luận vể một đề tài thần học chuyên biệt.
Số hai năm 1969 tập san viết khảo luận về đề tài Chức vụ Gíam mục và giới hạn thời gian của chức vụ - Das Bischofsamt und seine zeitliche Begrenzung zum Gegenstand. Trong số này có bài viết với đề tài: Befristete Amtszeit residierender Bischoefe?Ein Vorschlag - Thời hạn ấn định trách vụ mục tử của vị Giám mục đương nhiệm ? Một đề nghị.
Bài viết đưa ra đề nghị thời hạn trách vụ mục tử của một Giám mục giới hạn trong tám năm.
Bài viết đề nghị đưa ra những giải thích cặn kẽ cùng lý do tại sao lại đề nghị như vậy. Bài viết dài 12 trang nơi đầu bài có hình ba ngôi sao, và phần chú thích ngay bên dưới trang đầu bài viết tên những những bậc học gỉa giáo sư. Đó là những tên của những vị cùng xuất bản tập san Theologische Quartalschrift đang là giáo sư giảng dậy ở đại học Tuebingen, trong số đó có tên Giáo sư Joseph Ratzinger, người từ 1966-1969 là giáo sư giảng dạy môn Tín lý ở phân khoa thần học thuộc đại học Tuebingen: Alfons Auer, Guenter Biemer, Karl August Fink, Herbert Haag, Hans Kueng, Joseph Moelle, Johannes Neumann, Joseph Ratzinger, Josef Rief, Karl Hermann Schelkle, Max Sekler, Peter Stockmeier.
Trên thực tế, việc giới hạn thời gian trách nhiệm mục vụ của Giám mục và Hồng Y không đặt thành vấn đề nữa. Thay vào đó là giới hạn tuổi tác.
Câu thắc mắc được nêu ra, đề nghị giới hạn thời gian như đề nghị của bài viết Tuebingen 1969 có thể áp dụng cho các vị Gíao hoàng được không. Nhưng cũng không được quên việc giới hạn thời gian trách vụ mục tử khác với việc từ chức thoái vị. Vì đó là việc của các Giám mục, của các Vị Gíao hoàng.
Bây giờ đọc lại bài viết năm 1969 của Tuebingen có sự đóng góp đồng ý của Giáo sư Ratzinger, người ta nhận ra, ngay từ sớm thuở xưa Linh mục giáo sư Ratzinger trong tâm tưởng ít nhất đã nghĩ đến hay sự gằng co suy nghĩ về việc trách nhiệm của người đứng đầu điều hành chức vụ cao cả trong hội Thánh không thể bị bắt buộc gắn chặt giữ cho tới chết.
Bài viết Tuebingen năm 1969 đưa đề nghị giới hạn thời gian tám năm cho vị Giám mục chịu trách nhiệm đứng đầu mục vụ.
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. tính từ ngày được bầu chọn trở thành Giáo hoàng, Giám mục Roma hôm 19.04.2005 cho đến ngày từ chức thoái vị 28.02.2013, thời gian trị vì chịu trách nhiệm đứng đầu Hội Thánh được 07 năm, 10 tháng và 09 ngày. Như thế so với đề nghị giới hạn 8 năm, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. cũng đã gần đạt tới sát kề cận. Nhưng ngài đã không vượt qua giới hạn ngưỡng cửa 8 năm.
Đề nghị giới hạn 08 năm như bài viết Tuebingen 1969 tất nhiên không mang ý nghĩa một phần phụ lục như thước đo. Nhưng có thể hiểu được 8 năm tự nó là một dấu chỉ, tuy có nhiều nghi vấn, nhưng dẫu sao cũng là sự quan phòng của Thiên Chúa.
Sợi vải len, sợi chỉ dệt thành tấm thảm cho việc từ chức của đức giáo hòang Benedictô XVI., Giám mục Roma, đã có những bước chuẩn bị khởi đầu.
Bài viết Tuebingen năm 1969, mà ngài cùng góp tư tưởng công lao xây dựng, là một trong những sợi vải len, sợi chỉ của tấm thảm đó.
3.2 Về tương lai Hội Thánh
Và lần ngược trở về thời qúa khứ lúc còn là Giáo sư giảng dạy mônThần học ở đại học cùng al` nhà nghiên cứu thần học, linh mục Josph Ratzinger đã có suy tư về đời sống tương lai Hội Thánh“
„Tương lai Hội Thánh có thể và sẽ chỉ nhờ vào sức mạnh của đời sống đức tin có căn rễ sâu thẳm. Sức mạnh đời sống đức tin không phát xuất từ toa đơn thuốc hay do công thức mà có. Nó cũng không thành tựu do những người thoáng qua trong giây lát ồ ạt chạy theo. Nó cũng chẳng nảy sinh do những phê bình chỉ trích của những người khác, mà họ tự cho mình là có khả năng bất khả ngộ. Nó cũng không xảy ra do con đường thoải mái dễ chịu, mà tránh né sự đau khổ, sự hy sinh cố gắng.
Chúng ta có thể nói cách khác tích cực hơn: tương lai Hội Thánh sẽ tùy thuộc ở nơi đời sống thánh thiện của các người có đời sống thánh thiện đem lại làn gió đổi mới. Tùy thuộc nơi những người chấp nhận nhiều hơn là những khúc đoạn thời điểm tân thời. Tùy thuộc nơi những người biết nhìn nhiều hơn, biết lắng nghe hơn cùng biết từ bỏ những đòi hỏi trong đời sống hằng ngày, dù chỉ là những điều nhỏ bé.“ (Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., Glaube und Zukunft, Koesel Muenchen 1970, Neuausgabe 2007, tr. 148-149).
Phải chăng suy tư này ngày xưa của thần học gia Ratzinger như sợi vải len, sợi chỉ đã manh nha dệt nên tấm thảm đời sống của mình sau này, khi ngài từ bỏ thoái vị khỏi ngôi vị giáo hoàng. Việc làm từ bỏ tuy có hoài nghi hoang mang, nhưng góp phần xây dựng tương lai Hội Thánh mang tính chất tích cực nhiều và sâu rộng.
4. Trong suy nghĩ sửa soạn
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã chọn thời điểm công bố việc từ chức của mình sau một thời gian dài đắn đo suy nghĩ. Nó là kết qủa của những năm tháng tìm hiểu, cầu nguyện chuẩn bị, và chọn lựa để sao cho sự chuyển tiếp xảy đến không bị chao đảo phân chia lúng túng cho Hội Thánh.
Hôm 08.02.2013, ba ngày trước khi công bố quyết định thoái vị, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã thăm viếng đại chủng viện của Giáo phận Roma nhân ngày lễ Madonna della Fiducia. Trước 190 chủng sinh, ngài đã nói chuyện với họ khoảng 26 phút như „lectio divina“ dựa trên bức thư thứ nhất của Thánh Phero, vị giáo hoàng tiên khởi của Hội Thánh công gíao.
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã nói đến địa vị người đứng đầu, đại diện Chúa Giêsu Kito của Thánh Phero trong Hội Thánh đã được Chúa trao cho. Và ngài nói đến sự tử đạo theo đường ngang chân trời ở trần thế mà ngày xưa Thánh Giáo Hoàng Phero đã phải chịu cho tới lúc qua đời trong ánh sáng mầu nhiệm thập gía: „ Thánh Phero đã chấp nhận đau khổ thập gía, và ngài mời gọi chúng ta, chập nhận khía cạnh tử đạo của đạo Chúa Kito dưới nhiều cung cách hình thức khác nhau. Vâng, thập gía có nhiều hình thức khác nhau, nhưng không ai có thể là tín hữu Chúa Kito mà không sống theo Đấng đã vác thập gía cùng chết trên đó, cùng không chấp nhận chịu tử đạo.“
Suy luận trên đây của Đức Giáo Hoàng có lẽ đã như ơn soi sáng của Chúa âm ỷ từ lâu trong tâm trí ngài, và đã giúp ngài ba ngày sau đó đi đến công bố quyết định từ chức thoái vị khỏi ngôi vị giáo hoàng, chấp nhận con đường tử đạo thập gía dưới hình thức sống yên lặng cầu nguyện như một vị ẩn tu trong tu viện.
Theo tâm sự của Đức Ông Georg Ratzinger, người anh ruột của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI., quyết định từ chức của em mình đã ngã ngũ từ những tháng trước đó rồi.
Vị Chủ nhiệm báo Ossevatore Romano cho biết từ nhiều tháng trước đây rồi, Đức Giáo Hoàng đã đi đến quyết định từ chức, và trên đường trở về sau chuyến thăm viếng mục vụ ở Mexicô tháng ba 2012 ngài đã hé lộ cho biết rồi.
Khi tấm thảm đã dệt thành hình, lúc đó người ta không chỉ ngạc nhiên trầm trồ sửng sốt, mà còn lần đi tìm dấu vết những sợi vải len, sợi chỉ dệt thành tấm thảm có từ đâu.
Đó là sự thú vị, cùng là sự năng động phát triển trong đời sống ở mọi lãnh vực.
5. Những ý kiến suy nghĩ và cuộc sống nghỉ hưu
Quyết định từ chức thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. cách đây một năm đã gây ra làn sóng ngạc nhiên cho mọi người. Nhiều người còn có cảm giác bất bình không bằng lòng nữa.
Nhưng đó không là việc việc ngẫu hứng, hay do bị áp lực nào bắt buộc cùng thúc đẩy. Có thể nói được, đó là một hành trình suy nghĩ đắn đo cân nhắc chín chắn từ trước lâu dài nơi ngài rồi.
Việc từ chức thoái vị của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. đi nghỉ hưu cũng không mang mầu sắc tính cách thần bí chạy trốn thực tế để tìm về chốn thiêng liêng mầu nhiệm bí ẩn.
Trái lại, nó hoàn toàn mang tính chất của một con người có đời sống chân thành với chính mình và với Thiên Chúa. Đó là nếp sống bản chính chan hòa tính chất tự nhiên của một con người có trách nhiệm, khi thấy mình không còn có thể cáng đáng làm việc được nữa, thì xin thôi ngừng nghỉ.
Nếp sống này nói lên chiều sâu nội tâm của một anh hùng quân tử có lòng khiêm nhường cao độ. Vì đã can đảm từ trên ngai cao bước xuống thấp bên dưới. Đây là cung cách lối sống đạo Đức Chan chứa tình yêu lòng bác aí, như Chúa Giêsu Kito đã hạ mình đến với con người, đã qùy xuống rửa chân cho các Môn Đệ.
Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI., Joseph Ratzinger, là vị học gỉa thần học uyên bác, đọc sách rất nhiều, nhất là các sách về các Thánh Giáo phụ trong Hội Thánh Công Giáo. Sáng tác viết sách bài vở là ơn gọi và cũng là sở thích riêng của ngài. Ngài có đôi con mắt nhìn sắc bén, cùng khối óc suy luận phân biệt cùng tổng hợp trong sáng. Và điểm nổi bật là ngài là người từ tốn luôn để ý lắng nghe người khác, trước khi nói ra ý kiến riêng của mình.
Qua việc từ chức đi nghỉ hưu đã tỏ hiện nếp sống thế nào của con người trí thức biết nhận ra giới hạn thể lý lẫn tinh thần trí khôn của mình.
„Trong thế giới ngày nay, đang chịu những biến chuyển mau lẹ và bị giao động vì những vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với đời sống đức tin. Để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có nghị lực cả thể xác lẫn tâm hồn. Nghị lực mà trong những tháng gần đây bị suy giảm nơi tôi đến độ tôi phải nhìn nhận mình không có khả năng thi hành tốt sứ mạng đã được trao phó cho tôi.
„Vì thế, với ý thức rõ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các Hồng Y ngày 19 tháng 4 năm 2005.“.
Không như vị tiền nhiệm Thánh giáo hoàng Coelistin V. sau khi từ chức thoái vị bị vị giáo hoàng kế vị Bonifatius VIII. bắt giam lỏng tách biệt một nơi như người tù danh dự cho tới lúc băng hà.
Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedictô XVI. tự ý lui về sống ẩn dật trong tu viện Mater Ecclesiae ở trong khuôn viên Vatican. Ngài hứa kính trọng và vô điều kiện vâng lời Đức Giáo Hoàng kế nhiệm Phanxico.
Ngài được kính trọng, được tự do. Nhưng ngài rất giới hạn mình, không xuất hiện trước công chúng, không chen mình vào việc nội bộ cai quản Hội Thánh của vị kế nhiệm bao giờ. Ngài chỉ tiếp những vị khách riêng tư, và chuyên lo việc cầu nguyện thôi, cả việc viết sách thần học ngài cũng hy sinh từ bỏ không làm nữa.
Hôm 04.01.2014 ngài vào bệnh viện Gemelli ở Roma thăm Đức Ông Georg Ratzinger, anh mình đang nằm điều trị. Ở bệnh viện ngài chỉ nói chuyện với các bác sĩ điều trị anh mình thôi. Ngài không đến thăm cùng không nói chuyện với những bệnh nhân khác đang điều trị chữa bệnh ở đó, khác với hồi ngày xưa lúc ngài còn đương nhiệm.
Cử chỉ hành động này nói lên mức độ lòng tự trọng cao độ của một người trí thức có tâm hồn đạo đức biết nhận phân biệt giới hạn chức vụ của mình. Và như thế không muốn để bị hiểu lầm gây hoang mang cho vị giáo hoàng đương nhiệm Phanxico, cũng như cho những người khác.
Thật là một con người có đời sống nhân đức anh hùng khiêm nhượng cao vời.
Ngày 28.02.2013 trong phòng khách danh dự Clemente ở Vatican trước 144 Vị Hồng Y đang tụ tập để tiễn biệt Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI lên máy bay đi nghỉ hưu, Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI. đã chống gậy thăm từng vị và tâm tình cùng họ không bằng những lời từ gĩa, nhưng bằng những tâm tình thâm trầm hướng về tương lai của Hội Thánh. Ngài nói“
“Tôi muốn nói với các chư huynh là tôi luôn tiếp tục gần gủi các chư huynh trong lời cầu nguyện, đặc biệt là trong những ngày sắp tới để các chư huynh tràn đầy ơn Đức Chúa Thánh Thần trong việc bầu cử một Giáo Hòang mới. Xin Thiên Chúa hãy bày tỏ thánh ý của Ngài. Trong các chư huynh ở đây, sẽ có một vị Giáo Hòang mới, đối với Đức Giáo Hòang mới, tôi xin hứa là tuyệt đối trung thành và vâng phục hòan tòan vô điều kiện. ”
Sâu sắc hơn nữa, nhân bản cùng thâm trầm trí thức đạo đức hơn nữa, có lẽ không hơn được như thế.
Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. là một thần học gia, một học gỉa uyên thâm vừa có bộ óc suy tư bao la thâm sâu, vừa là một người có lòng đạo đức với lối sống khiêm nhượng rụt rè, đồng thời vừa có trái tim nhậy cảm của một nhà nghệ thuật chơi nhạc cụ, cùng vừa có bàn tay khéo léo tài nghệ viết lách chữ nghĩa trong sáng không mỏi mệt, cùng chơi đàn dương cầm điêu luyện.
Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxico đã ca ngợi vị tiền nhiệm Benedicto XVI. của mình: „ Tôi rất qúi mến ngài. Với tôi ngài là người của Thiên Chúa, một người tràn đầy lòng khiêm nhượng, một người chuyên chăm cầu nguyện. Tôi đã rất đỗi vui mừng hạnh phúc, khi ngài được bầu chọn là Giáo hoàng. Và cả khi ngài thoái vị, với tôi ngài là một người cao cả... Chỉ người cao cả mới có thể làm được chuyện này. Ngài là một người của Thiên Chúa, người của cầu nguyện.“
Xin tạ ơn Chúa.
Và xin ngả mũ cúi đầu bái chào Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedictô XVI, Joseph Ratzinger - Chapeau!
Duesseldorf, mùa Xuân Giáp Ngọ 2014
Một năm sau ngày từ chức của Giáo hoàng Benedictô XVI. 2013- Tháng Hai-2014
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Lấy cảm hứng từ:
- Jan-Heiner Tueck Hg., Der Theologenpapst, Eine kritische Wuerdigung Benedickts XVI., Herder Fr.i. Br. 2013, tr. 529-539
- Biển Đức XVI. Ánh sáng thế gian, Phạm hồng Lam chuyển ngữ, Dòng Thánh Phaolo Thiện bản, 2011
- W de.wikipedia.org/wiki/Coelistin_V.
- Joseph Ratzinger, Benedickt XVI., Glaube und Zukunft, Koesel Muenchen 1970, Neuausgabe 2007, tr. 148-149.
Khi có những ngày đen tối xẩy ra trong cuộc đời ...
Pt Huỳnh Mai Trác
22:14 13/02/2014
Sáng thứ sáu hôm nay, Đức Thánh Cha dâng lễ trong Nhà Nguyện Thánh Marta . Trong bài giảng về Phúc Âm của Thánh Marcô (6, 14-29) và về cuộc tử đạo của Thánh Gioan Baotixita, Ngài nhấn mạnh điểm, thánh Gioan chính thật là môn đệ của Chúa Giêsu khi bước theo con đường khiêm tốn chứ không lấy làm hảnh diện về nhiệm vụ tiên tri của mình .
Hêrôdê đã ra lệnh giết chết thánh Gioan để làm hài lòng bà vợ Hêrôđia và thõa mãn lòng kiêu kỳ của cô con gái của vợ . Đức Giáo Hòang Phanxicô nói rằng cuộc sống của Gioan rất ngắn ngủi, “quá ngắn để đi rao giảng Lời Chúa “ .
“Đó là một người mà Thiên Chúa gởi đến để sửa sọan cho Con Chúa đến thế gian “, trước khi cuộc sống của Gioan bị chấm dứt vì một bữa tiệc của vua Hêrôđê .
Khi có một triều đình , mọi sự có thể xẩy ra : hư hỏng, tham lam , những tánh hư tật xấu và những tội ác, đối với Đức Thánh Cha thì một triều đình đế vương dể tạo ra những điều kiện như vậy . Nhưng công việc của Gioan là loan báo Chúa đến . Loan báo là Đấng Cứu Độ đã đến và Nước Chúa cũng đã đến gần . Và Gioan đã làm hết sức lực của mình . Và Gioan đã làm phép rửa .Gioan khích lệ mọi người hãy sám hối . Gioan là một con người rất mạnh mẽ .
Công việc trước tiên của thánh Gioan là loan báo về Chúa Giêsu, nhưng không phải là thay thế quyền năng của Chúa Giêsu .”
Nhiều người đến hỏi thánh Gioan, ông là ai có phải là Đâng Cứu Độ không ? Đó là lúc dể bị cám dỗ và thánh Gioan có thể vì ham chút lợi danh mà tiếm danh , nhưng Phúc Âm nói là Gioan chỉ có khuyên dân chúng hãy sám hối mà thôi .”
Gioan là một con người ngay thẳng” . Không tôi không phải là Đấng Cứu Độ ! Đấng đến sau tôi quan trọng hơn tôi và tôi khôngxứng đáng cởi dây giày cho người “’ Thánh Gioan Baotixita rất rỏ ràng , thánh Gioan không chiếm đọat danh dư. Thánh Gioan không nhận liều tiếm danh .”
Như vậy thánh Gioan là con người của sự thật .
Tính cách thứ ba là thánh Gioan đã noi gương Chúa, và dù là Hêrôđê đã giết chết thánh Gioan và ông ta nghĩ rằng đây chính là Đấng Messịa .Thánh Gioan đã noi gương Chúa khiêm tốn hạ mình cho tới chết, một cái chết như Chúa đã chết, là chết trong tủi nhục, như một người trộm cướp, một tên tử tội trên thập giá .
Gioan Baotixita cũng có những giây phút “trong vườn Cây Ôliu”, có những khắc khỏai lo âu khi ở trong tù khi Gioan nghĩ rằng mình đã nhầm lẫn nên đã gởi môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu :” Có phải chính là Ngài hay một ngừơi khác ?” Đức Giáo Hòang nói “bóng tối trong tâm hồn, chính sự tăm tối này làm trong sạch tâm hồn của Chúa nơi vườn Oliu” . Ngài còn nói thêm : Tôi nghĩ rằng chính lúc đó sự tối tăm trong tâm hồn của Thánh Têrêxa Calcutta, người phụ nữ mà tòan thế giới ngưỡng mộ, nhận giải thưởng Nobel . Chính Bà nói là có một khỏang thời gian dài đã có bóng tối chế ngự tâm hồn của Bà .”
Như vậy Thánh Gioan đi loan báo Chúa Kitô đến, thánh Gioan không nghĩ mình là một tiên tri mà chính là một môn đệ rao truyền Chúa Giêsu Kitô .
Thái độ của người môn đệ là cách gặp gỡ “ Phúc Âm nói về cuộc gặp gỡ giữa Đức Bà Maria và Bà Elizabet, khi thánh Gioan nhảy mừng trong bụng me. “Đó là còn hơn một cuộc găp gỡ, cuộc hội ngộ này mang lại cho thánh Gioan một niềm vui tràn trề như một người đệ tử .”
Thánh Gioan Baotixita là nguời loan báo Chúa Giêsu Kitô, không thay thế Chúa mà đi theo con đường của Chúa “ . . .Điều đó mang lại cho chúng ta biết bao là điều tốt đẹp ngày hôm nay là đòi hỏi chúng ta phải loan báo về Chúa Giêsu Kitô … và chúng ta hãy xem danh xưng Kitô hữu là một đặc ân ? “
Thánh Gioan không lôi kéo kẻ khác về lời tiên tri của mình . “Chúng ta có đi theo con đường của Chúa Giêsu không ? Con đường của sự khiêm nhường, khiêm tốn trong việc phục vụ .” Nếu chúng ta không làm như vậy, thì cần nhớ lại là cách gặp gỡ của Gioan và Bà Isave lúc gặp Chúa, “ cuộc gặp gỡ này mang lại cho họ biết bao là niềm vui, chúng ta cũng có gặp gỡ Chúa như vậy ! Nêu không, chúng ta hãy trở lại tìm kiếm Chúa Giêsu và tiến bước trên con đường của Chúa, thật là đẹp đẽ biết bao ! “ (Nguồn tin:News.va)
Top Stories
Chine: Vers un durcissement de la politique religieuse ?
Eglises d'Asie
10:53 13/02/2014
« Les religions doivent renforcer le sens de l’Etat, de la loi et de la citoyenneté de leurs adeptes de manière à ce qu’au sein des cercles religieux, les activités religieuses soient naturellement menées dans les limites du droit et de la politique. » Tels sont les propos tenus le 27 janvier dernier par Yu Zhengsheng, n° 4 du Comité permanent du Bureau politique du Parti communiste chinois. Des propos qui laissent penser que le pouvoir chinois n’entend pas desserrer le contrôle qu’il exerce sur les religions.
Yu Zhengsheng, du fait de sa position au Comité permanent du Bureau politique, est l’une des sept personnalités qui dirigent la Chine populaire. Plus spécifiquement en charge des questions religieuses au Tibet et au Xinjiang, son influence sur la politique religieuse du pouvoir chinois est considérable. Rapportés par le Quotidien du peuple, les propos qu’il a tenus le 27 janvier ne font pas référence à une communauté religieuse en particulier mais ils insistent sur le fait qu’il est nécessaire de prendre des « mesures » afin d’assurer que « les activités religieuses » ne se transforment pas en « actes illégaux ».
Bien que Yu Zhengsheng n’ait fait aucune référence directe au Xinjiang, le grand ouest chinois où les troubles entre les populations autochtones musulmanes et l’administration chinoise gagnent en intensité, c’était, à l’évidence, de cette région dont il était question. Trois jours plus tôt en effet, le vendredi 24 janvier 2014, six personnes avaient péri dans des « explosions » et six autres avaient été tuées par la police à Xinhe, dans la préfecture d’Aksu. L’incident, rapporté par les médias officiels chinois, aurait été provoqué par des « terroristes » ayant attaqué à l’aide d’« explosifs » une boutique vendant de la viande de porc et un salon de massage. Alors que la police tentait d’arrêter les coupables, des heurts auraient éclaté, la police ouvrant le feu et tuant six personnes, six autres personnes trouvant la mort dans l’incendie de leur véhicule, embrasé après des tirs de la police.
Selon le Congrès mondial ouïghour, organisation d’exilés du Xinjiang basée en Allemagne, aucun explosif n’aurait été lancé contre les deux boutiques en question, et tout aurait été déclenché par une manifestation pour demander la fermeture de ces deux échoppes considérées par la population ouïghoure comme non conforme aux préceptes islamiques (le salon de massage aurait abrité des activités de prostitution). Ainsi que le souligne le correspondant à Pékin du quotidien français Libération, « comme c’est souvent le cas au Xinjiang, les deux parties en présence livrent (…) des interprétations des faits assez contradictoires » et « il est d’autant plus difficile de faire la part des choses que les journalistes étrangers sont généralement empêchés par les autorités de se rendre sur place ».
Depuis les graves émeutes antichinoises survenues en 2009 à Urumqi (197 morts), capitale du Xinjiang, les actes de violence n’ont cessé de se multiplier dans cette région. Aux arrestations massives, à la mise en place de restrictions d’ordre religieux et à l’obligation de l’enseignement en chinois dans les écoles pour siniser la population, les Ouïghours ont répondu par des attaques de commissariats, le plus souvent à l’arme blanche. En octobre dernier place Tienanmen, à Pékin, un attentat commis par une famille ouïghoure a provoqué la mort de deux touristes et, selon un décompte des médias chinois, une centaine de personnes, dont un nombre important de policiers, ont trouvé la mort du fait de ces tensions depuis le mois d’avril dernier au Xinjiang.
Dans ce contexte, alors qu’en mai dernier, Yu Zhengsheng visitait une mosquée au Xinjiang pour promouvoir la vision exprimée par le président Xi Jinping de « construire une civilisation matérielle et spirituelle », il semble bien que l’appui que le régime cherche à trouver du côté des religions – et d’une pratique religieuse en plein essor – ne se traduise pas, dans la vision des dirigeants chinois, par l’octroi d’une plus grande autonomie à ces mêmes religions.
Au cours de l’été dernier, le même Yu Zhengsheng visitait cinq monastères bouddhistes dans la région du Grand Tibet – une fréquence de visites de lieux de culte très inhabituelle pour un aussi haut dirigeant du Parti –, mais là encore cette attention pour les moines ne s’est pas accompagnée d’un desserrement de l’étau policier enserrant la région. Depuis mars 2011, plus de 120 Tibétains, moines et laïcs, se sont immolé par le feu – dont le dernier en date remonte au 5 février dernier : un Tibétain, jeune père de deux enfants, mort par le feu à Malho, dans l’est du Tibet –, ces immolations témoignant de la résistance de la population tibétaine à l’emprise Han sur la région.
Mais, au-delà de la situation particulière du Xinjiang et du Tibet, deux régions où l’irrédentisme des populations autochtones s’appuie sur une appartenance religieuse marquée, le pouvoir chinois ne semble pas prêt à laisser une plus grande autonomie à la sphère religieuse. Les études des chercheurs chinois ou étrangers le montrent, une des religions qui se développent les plus en Chine actuellement est le christianisme, notamment le protestantisme. On ne compte plus les cercles privés de lecture de la Bible ou de prière qui se réunissent en-dehors des lieux de culte contrôlés par le Mouvement des trois autonomies, l’instance chargée du contrôle des Eglises protestantes. On pourrait donc penser que l’étau étatique qui s’exerce sur les religions serait ici en voie de se desserrer. Or, de récentes arrestations démentent cette analyse.
Le 24 janvier dernier en effet, Xu Yonghai et une quinzaine de chrétiens appartenant à la communauté Shengai (‘Amour saint’) ont été arrêtés et sont depuis détenus sous le coup d’une inculpation pour « rassemblement illégal et manifestation non autorisée ». Fondateur il y a 25 ans de ce groupe protestant, Xu Yonghai et ses amis se rendaient, ce jour-là, au domicile d’un ancien dissident, Zhang Wenhe, dans la banlieue de Pékin pour y prier ensemble. La police a investi l’appartement où ils étaient réunis et a arrêté le groupe. Selon les informations disponibles, les interrogatoires des policiers ont porté sur les liens éventuels que ces chrétiens auraient entretenu avec les milieux proches de Xu Zhiyong, un avocat, fondateur du Mouvement des nouveaux citoyens, condamné deux jours plus tôt à quatre ans de prison ferme.
Xu Zhiyong n’est pas à proprement parler un dissident. Issu de la classe moyenne chinoise, né dans une famille chrétienne, il vise, à travers des actions menées « au nom de la liberté, de la justice et de l’amour » auprès des défavorisés et des pétitionnaires, à faire progresser la justice chinoise. Son procès et sa condamnation sont intervenus à un moment où le Mouvement des nouveaux citoyens prenait une dimension nationale. Vigilant à ne pas laisser les initiatives issues de la société civile se constituer en contre-pouvoir, l’Etat-Parti a donc fait le choix de la répression, tout comme il a sanctionné Xu Yonghai et ses proches de peur de voir les chrétiens, de fait très présents dans les milieux intellectuels et les professions juridiques, s’organiser en réseaux indépendants du Parti.
Du côté des catholiques, le traitement infligé à Mgr Ma Daqin, évêque « officiel » de Shanghai, a montré ce qu’il en coûtait d’afficher publiquement la volonté de se tenir à distance de l’Association patriotique des catholiques chinois. Alors que de nombreux sièges épiscopaux sont vacants en Chine continentale et qu’il devient important de nommer un évêque auxiliaire ou coadjuteur à Hongkong où l’évêque en titre, le cardinal John Tong Hon, aura 75 ans en juillet prochain, aucune information ne filtre laissant à penser que le dialogue entre Pékin et le Saint-Siège a été renoué.
Le 8 février dernier, interviewé par L’Avvenire, le secrétaire d’Etat du Saint-Siège, Mgr Pietro Parolin, a toutefois réitéré la disposition du Vatican à engager « un dialogue constructif avec les autorités chinoises ». Il a précisé qu’à la suite de l’élection du pape François, « des signes d’une attention renouvelée envers le Saint-Siège étaient récemment venus de Chine », sans plus de détail. Il rappelait aussi que le pape était jésuite, comme l’avait été « son confrère le P. Matteo Ricci », sous-entendant peut-être par là que le grand évangélisateur et apôtre de l’inculturation de l’Evangile en Chine, dont le dossier de béatification a été transmis à Rome début janvier, pourrait jouer un rôle dans la reprise du dialogue entre Rome et Pékin.
Selon le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite de Hongkong et personnalité connue pour son franc-parler, le fait que Xi Jinping et le pape François aient accédé quasiment en même temps aux plus hautes fonctions, il y a un an tout juste, ne doit toutefois pas amener à penser que les relations sino-vaticanes vont nécessairement aller vers un mieux. Dans un entretien accordé à l’agence AsiaNews à l’occasion du Nouvel An lunaire, le cardinal doutait de la volonté de la partie chinoise d’améliorer la relation : « On dit que le pape apprécie le tango, mais il faut être deux pour danser le tango. Peut-on supposer chez l’autre partie [la Chine] la même bonne volonté [que celle qui est témoignée par le pape] ? » (eda/ra)
(Source: Eglises d'Asie, le 13 février 2014)
Yu Zhengsheng, du fait de sa position au Comité permanent du Bureau politique, est l’une des sept personnalités qui dirigent la Chine populaire. Plus spécifiquement en charge des questions religieuses au Tibet et au Xinjiang, son influence sur la politique religieuse du pouvoir chinois est considérable. Rapportés par le Quotidien du peuple, les propos qu’il a tenus le 27 janvier ne font pas référence à une communauté religieuse en particulier mais ils insistent sur le fait qu’il est nécessaire de prendre des « mesures » afin d’assurer que « les activités religieuses » ne se transforment pas en « actes illégaux ».
Bien que Yu Zhengsheng n’ait fait aucune référence directe au Xinjiang, le grand ouest chinois où les troubles entre les populations autochtones musulmanes et l’administration chinoise gagnent en intensité, c’était, à l’évidence, de cette région dont il était question. Trois jours plus tôt en effet, le vendredi 24 janvier 2014, six personnes avaient péri dans des « explosions » et six autres avaient été tuées par la police à Xinhe, dans la préfecture d’Aksu. L’incident, rapporté par les médias officiels chinois, aurait été provoqué par des « terroristes » ayant attaqué à l’aide d’« explosifs » une boutique vendant de la viande de porc et un salon de massage. Alors que la police tentait d’arrêter les coupables, des heurts auraient éclaté, la police ouvrant le feu et tuant six personnes, six autres personnes trouvant la mort dans l’incendie de leur véhicule, embrasé après des tirs de la police.
Selon le Congrès mondial ouïghour, organisation d’exilés du Xinjiang basée en Allemagne, aucun explosif n’aurait été lancé contre les deux boutiques en question, et tout aurait été déclenché par une manifestation pour demander la fermeture de ces deux échoppes considérées par la population ouïghoure comme non conforme aux préceptes islamiques (le salon de massage aurait abrité des activités de prostitution). Ainsi que le souligne le correspondant à Pékin du quotidien français Libération, « comme c’est souvent le cas au Xinjiang, les deux parties en présence livrent (…) des interprétations des faits assez contradictoires » et « il est d’autant plus difficile de faire la part des choses que les journalistes étrangers sont généralement empêchés par les autorités de se rendre sur place ».
Depuis les graves émeutes antichinoises survenues en 2009 à Urumqi (197 morts), capitale du Xinjiang, les actes de violence n’ont cessé de se multiplier dans cette région. Aux arrestations massives, à la mise en place de restrictions d’ordre religieux et à l’obligation de l’enseignement en chinois dans les écoles pour siniser la population, les Ouïghours ont répondu par des attaques de commissariats, le plus souvent à l’arme blanche. En octobre dernier place Tienanmen, à Pékin, un attentat commis par une famille ouïghoure a provoqué la mort de deux touristes et, selon un décompte des médias chinois, une centaine de personnes, dont un nombre important de policiers, ont trouvé la mort du fait de ces tensions depuis le mois d’avril dernier au Xinjiang.
Dans ce contexte, alors qu’en mai dernier, Yu Zhengsheng visitait une mosquée au Xinjiang pour promouvoir la vision exprimée par le président Xi Jinping de « construire une civilisation matérielle et spirituelle », il semble bien que l’appui que le régime cherche à trouver du côté des religions – et d’une pratique religieuse en plein essor – ne se traduise pas, dans la vision des dirigeants chinois, par l’octroi d’une plus grande autonomie à ces mêmes religions.
Au cours de l’été dernier, le même Yu Zhengsheng visitait cinq monastères bouddhistes dans la région du Grand Tibet – une fréquence de visites de lieux de culte très inhabituelle pour un aussi haut dirigeant du Parti –, mais là encore cette attention pour les moines ne s’est pas accompagnée d’un desserrement de l’étau policier enserrant la région. Depuis mars 2011, plus de 120 Tibétains, moines et laïcs, se sont immolé par le feu – dont le dernier en date remonte au 5 février dernier : un Tibétain, jeune père de deux enfants, mort par le feu à Malho, dans l’est du Tibet –, ces immolations témoignant de la résistance de la population tibétaine à l’emprise Han sur la région.
Mais, au-delà de la situation particulière du Xinjiang et du Tibet, deux régions où l’irrédentisme des populations autochtones s’appuie sur une appartenance religieuse marquée, le pouvoir chinois ne semble pas prêt à laisser une plus grande autonomie à la sphère religieuse. Les études des chercheurs chinois ou étrangers le montrent, une des religions qui se développent les plus en Chine actuellement est le christianisme, notamment le protestantisme. On ne compte plus les cercles privés de lecture de la Bible ou de prière qui se réunissent en-dehors des lieux de culte contrôlés par le Mouvement des trois autonomies, l’instance chargée du contrôle des Eglises protestantes. On pourrait donc penser que l’étau étatique qui s’exerce sur les religions serait ici en voie de se desserrer. Or, de récentes arrestations démentent cette analyse.
Le 24 janvier dernier en effet, Xu Yonghai et une quinzaine de chrétiens appartenant à la communauté Shengai (‘Amour saint’) ont été arrêtés et sont depuis détenus sous le coup d’une inculpation pour « rassemblement illégal et manifestation non autorisée ». Fondateur il y a 25 ans de ce groupe protestant, Xu Yonghai et ses amis se rendaient, ce jour-là, au domicile d’un ancien dissident, Zhang Wenhe, dans la banlieue de Pékin pour y prier ensemble. La police a investi l’appartement où ils étaient réunis et a arrêté le groupe. Selon les informations disponibles, les interrogatoires des policiers ont porté sur les liens éventuels que ces chrétiens auraient entretenu avec les milieux proches de Xu Zhiyong, un avocat, fondateur du Mouvement des nouveaux citoyens, condamné deux jours plus tôt à quatre ans de prison ferme.
Xu Zhiyong n’est pas à proprement parler un dissident. Issu de la classe moyenne chinoise, né dans une famille chrétienne, il vise, à travers des actions menées « au nom de la liberté, de la justice et de l’amour » auprès des défavorisés et des pétitionnaires, à faire progresser la justice chinoise. Son procès et sa condamnation sont intervenus à un moment où le Mouvement des nouveaux citoyens prenait une dimension nationale. Vigilant à ne pas laisser les initiatives issues de la société civile se constituer en contre-pouvoir, l’Etat-Parti a donc fait le choix de la répression, tout comme il a sanctionné Xu Yonghai et ses proches de peur de voir les chrétiens, de fait très présents dans les milieux intellectuels et les professions juridiques, s’organiser en réseaux indépendants du Parti.
Du côté des catholiques, le traitement infligé à Mgr Ma Daqin, évêque « officiel » de Shanghai, a montré ce qu’il en coûtait d’afficher publiquement la volonté de se tenir à distance de l’Association patriotique des catholiques chinois. Alors que de nombreux sièges épiscopaux sont vacants en Chine continentale et qu’il devient important de nommer un évêque auxiliaire ou coadjuteur à Hongkong où l’évêque en titre, le cardinal John Tong Hon, aura 75 ans en juillet prochain, aucune information ne filtre laissant à penser que le dialogue entre Pékin et le Saint-Siège a été renoué.
Le 8 février dernier, interviewé par L’Avvenire, le secrétaire d’Etat du Saint-Siège, Mgr Pietro Parolin, a toutefois réitéré la disposition du Vatican à engager « un dialogue constructif avec les autorités chinoises ». Il a précisé qu’à la suite de l’élection du pape François, « des signes d’une attention renouvelée envers le Saint-Siège étaient récemment venus de Chine », sans plus de détail. Il rappelait aussi que le pape était jésuite, comme l’avait été « son confrère le P. Matteo Ricci », sous-entendant peut-être par là que le grand évangélisateur et apôtre de l’inculturation de l’Evangile en Chine, dont le dossier de béatification a été transmis à Rome début janvier, pourrait jouer un rôle dans la reprise du dialogue entre Rome et Pékin.
Selon le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite de Hongkong et personnalité connue pour son franc-parler, le fait que Xi Jinping et le pape François aient accédé quasiment en même temps aux plus hautes fonctions, il y a un an tout juste, ne doit toutefois pas amener à penser que les relations sino-vaticanes vont nécessairement aller vers un mieux. Dans un entretien accordé à l’agence AsiaNews à l’occasion du Nouvel An lunaire, le cardinal doutait de la volonté de la partie chinoise d’améliorer la relation : « On dit que le pape apprécie le tango, mais il faut être deux pour danser le tango. Peut-on supposer chez l’autre partie [la Chine] la même bonne volonté [que celle qui est témoignée par le pape] ? » (eda/ra)
(Source: Eglises d'Asie, le 13 février 2014)
Pope Francis: Christians and Jews should build ''a more just and fraternal world''
Vatican Radio
10:54 13/02/2014
2014-02-13 Vatican - Pope Francis on Thursday urged Christians and Jews to cooperate in constructing “a more just and fraternal world” during a meeting with members of the American Jewish Committee.
“In this regard, I call to mind in a particular way our common efforts to serve the poor, the marginalized and those who suffer,” said Pope Francis. “Our commitment to this service is anchored in the protection of the poor, widows, orphans, and foreigners as shown in Sacred Scripture. It is a God given duty, one which reflects his holy will and his justice; it is a true religious obligation.”
The Holy Father also said it is important to transmit to new generations the “heritage of our mutual knowledge, esteem and friendship which has, thanks to the commitment of associations like yours, grown over these years.”
The full text of the address by Pope Francis to the American Jewish Committee is printed below
Address of the Holy Father
to Members of the American Jewish Committee13 February 2014
Dear friends,
I welcome you here today. Your organization, which on various occasions has met with my venerable Predecessors, maintains good relations with the Holy See and with many representatives of the Catholic world. I am very grateful to you for the distinguished contribution you have made to dialogue and fraternity between Jews and Catholics, and I encourage you to continue on this path. Next year we will commemorate the fiftieth anniversary of the Declaration of the Second Vatican Council Nostra Aetate, which today constitutes for the Church the sure point of reference for relations with our “elder brothers”. From this document, our reflection on the spiritual patrimony which unites us and which is the foundation of our dialogue has developed with renewed vigour. This foundation is theological, and not simply an expression of our desire for reciprocal respect and esteem. Therefore, it is important that our dialogue be always profoundly marked by the awareness of our relationship with God.
In addition to dialogue, it is also important to find ways in which Jews and Christians can cooperate in constructing a more just and fraternal world. In this regard, I call to mind in a particular way our common efforts to serve the poor, the marginalized and those who suffer. Our commitment to this service is anchored in the protection of the poor, widows, orphans, and foreigners as shown in Sacred Scripture (cf. Ex 20:20-22). It is a God given duty, one which reflects his holy will and his justice; it is a true religious obligation. Finally, in order that our efforts may not be fruitless, it is important that we dedicate ourselves to transmitting to new generations the heritage of our mutual knowledge, esteem and friendship which has, thanks to the commitment of associations like yours, grown over these years. It is my hope therefore that the study of relations with Judaism may continue to flourish in seminaries and in centres of formation for lay Catholics, as I am similarly hopeful that a desire for an understanding of Christianity may grow among young Rabbis and the Jewish community.
Dear friends, in a few months I will have the joy of visiting Jerusalem, where – as the Psalm says – we are all born (cf. Ps 87:5) and where all peoples will one day meet (cf. Is 25:6-10). Accompany me with your prayers, so that this pilgrimage may bring forth the fruits of communion, hope and peace. Shalom!
“In this regard, I call to mind in a particular way our common efforts to serve the poor, the marginalized and those who suffer,” said Pope Francis. “Our commitment to this service is anchored in the protection of the poor, widows, orphans, and foreigners as shown in Sacred Scripture. It is a God given duty, one which reflects his holy will and his justice; it is a true religious obligation.”
The Holy Father also said it is important to transmit to new generations the “heritage of our mutual knowledge, esteem and friendship which has, thanks to the commitment of associations like yours, grown over these years.”
The full text of the address by Pope Francis to the American Jewish Committee is printed below
Address of the Holy Father
to Members of the American Jewish Committee13 February 2014
Dear friends,
I welcome you here today. Your organization, which on various occasions has met with my venerable Predecessors, maintains good relations with the Holy See and with many representatives of the Catholic world. I am very grateful to you for the distinguished contribution you have made to dialogue and fraternity between Jews and Catholics, and I encourage you to continue on this path. Next year we will commemorate the fiftieth anniversary of the Declaration of the Second Vatican Council Nostra Aetate, which today constitutes for the Church the sure point of reference for relations with our “elder brothers”. From this document, our reflection on the spiritual patrimony which unites us and which is the foundation of our dialogue has developed with renewed vigour. This foundation is theological, and not simply an expression of our desire for reciprocal respect and esteem. Therefore, it is important that our dialogue be always profoundly marked by the awareness of our relationship with God.
In addition to dialogue, it is also important to find ways in which Jews and Christians can cooperate in constructing a more just and fraternal world. In this regard, I call to mind in a particular way our common efforts to serve the poor, the marginalized and those who suffer. Our commitment to this service is anchored in the protection of the poor, widows, orphans, and foreigners as shown in Sacred Scripture (cf. Ex 20:20-22). It is a God given duty, one which reflects his holy will and his justice; it is a true religious obligation. Finally, in order that our efforts may not be fruitless, it is important that we dedicate ourselves to transmitting to new generations the heritage of our mutual knowledge, esteem and friendship which has, thanks to the commitment of associations like yours, grown over these years. It is my hope therefore that the study of relations with Judaism may continue to flourish in seminaries and in centres of formation for lay Catholics, as I am similarly hopeful that a desire for an understanding of Christianity may grow among young Rabbis and the Jewish community.
Dear friends, in a few months I will have the joy of visiting Jerusalem, where – as the Psalm says – we are all born (cf. Ps 87:5) and where all peoples will one day meet (cf. Is 25:6-10). Accompany me with your prayers, so that this pilgrimage may bring forth the fruits of communion, hope and peace. Shalom!
Pope Francis receives Catholic Education plenary participants
Vatican Radio
10:55 13/02/2014
2014-02-13 Vatican - Pope Francis received the participants in the Plenary Assembly of the Congregation for Catholic Education on Thursday. Members are gathered for three days this week to discuss a series of issues, including the reform of the Apostolic Constitution, Sapientia Christiana, which governs the Pontifical university system, the recovery and strengthening of Catholic identity in Catholic institutions of higher learning, and the preparation of two major anniversaries: the 25th anniversary of the promulgation of the Apostolic Constitution, Ex corde Ecclesiae, on the nature and mission of Catholic universities, and the 50th anniversary of the II Vatican Council’s declaration, Gravissimum educationis, which called for a renewal of Catholic instruction and formation at all levels.
One major focus of the Holy Father’s remarks was the need for those who work in Catholic schools, colleges and universities, “To be involved in educational itineraries of encounter and of dialogue, with a courageous and innovative faithfulness that is capable of bringing the different ‘souls’ of a multicultural society together with Catholic identity.”
Pope Francis also spoke of the need for those responsible for faith formation to be themselves well-formed in the faith and attuned to the exigencies of teaching the faith in social contexts ever more characterized by the presence and participation of people coming from of a plurality of cultural bacgrounds. “The educator in Catholic schools,” said Pope Francis, “must first be very competent, qualified, and at the same time full of humanity, capable of being among the young people with [his] pedagogical style, to promote their human and spiritual growth.”
A priest and professor of philosophy at the Pontifical Lateran University, Fr. Philip Larrey, told Vatican Radio his work always involves careful attention to and balancing of the increasing cultural richness of the student body and the legitimate demands of academic programs, in light of the mission of the university. “We have students from over ninety nationalities,” he said, “which poses a challenge to us and also to them.” He went on to say, “One of the central characteristics of the Jesuit education that Pope Francis has received and is [now] in charge of, is engaging with culture: going out, and not hiding in a ‘bunker mentality’, but actually seeking out the challenges of the culture that is around us – and I think that, at the Lateran [University], we try to do that.”
One major focus of the Holy Father’s remarks was the need for those who work in Catholic schools, colleges and universities, “To be involved in educational itineraries of encounter and of dialogue, with a courageous and innovative faithfulness that is capable of bringing the different ‘souls’ of a multicultural society together with Catholic identity.”
Pope Francis also spoke of the need for those responsible for faith formation to be themselves well-formed in the faith and attuned to the exigencies of teaching the faith in social contexts ever more characterized by the presence and participation of people coming from of a plurality of cultural bacgrounds. “The educator in Catholic schools,” said Pope Francis, “must first be very competent, qualified, and at the same time full of humanity, capable of being among the young people with [his] pedagogical style, to promote their human and spiritual growth.”
A priest and professor of philosophy at the Pontifical Lateran University, Fr. Philip Larrey, told Vatican Radio his work always involves careful attention to and balancing of the increasing cultural richness of the student body and the legitimate demands of academic programs, in light of the mission of the university. “We have students from over ninety nationalities,” he said, “which poses a challenge to us and also to them.” He went on to say, “One of the central characteristics of the Jesuit education that Pope Francis has received and is [now] in charge of, is engaging with culture: going out, and not hiding in a ‘bunker mentality’, but actually seeking out the challenges of the culture that is around us – and I think that, at the Lateran [University], we try to do that.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vài nét về nữ Xitô Phước Thiên, Bà Riạ
Peter Trần Chuyên
10:45 13/02/2014
Một mùa xuân, ba ngày Tết giòng đời đông đúc cả người lẫn xe. Đã làm con người thì ai cũng phải hoà nhập với cảnh “bát nháo” của trần gian ấy! Nhưng ai có ngờ đâu giữa cảnh trân gian ấy lại có một chốn “khổ tu” của những nữ tu vẫn ẩn dật trong từng giờ kinh của ba ngày Tết nhất!
Tôi cùng anh MT cố tìm và muốn ghé đến không gian của tu viện.
Nhưng cũng phải vất vả lắm mới tìm được nơi tọa lạc của Nhà Dòng. Phải để ý thật kỷ càng. Bởi lối kiến trúc của Tu viện theo phong cách “Thiền” mang máng hình hài Nhà thờ Hồi Giáo thì rất khó mà nhận ra. Hơn nữa, tu viện đang thời kỳ xây dựng lại Nhà thờ phụng còn ngổn ngang đất đá và đồ đạc dàn dựng công trình. Lại có bóng cây to phía trước cổng che khuất. Quan sát kỷ thì mới thấy tấm biển xác định đây là nơi tọa lạc của nhà dòng.
Theo lời kể Sơ Viện Mẫu: NỮ ĐAN VIỆN XITÔ THÁNH MẪU PHƯỚC THIỆN được Thành lập năm 1988. Và Kể từ ngày 29 – 11 – 2008, nữ Xitô Phước Thiên mới trở thành Đan Viện Tự Trị (Sui Juris). Thuộc thành viên mới của Hội Dòng Xitô Thánh Gia.
Hiện nay có 42 nhân sự trong đó có 17 nữ tu đã khấn trọn, 2 nữ tu khấn tạm, 5 nữ tu nhà tập số còn lại là thỉnh sinh viện. Viện Mẫu hiện nay của Nữ Xitô Phước Thiện là Sơ Maria Cecilia Nguyễn Thị Oanh. Địa chỉ: 4/194 – Ấp Hải Sơn – xã Phước Hòa – H. Tân Thành – Tp. Bà Rịa – Vũng Tàu; Tel: 064.3876513; Email: xitophuocthien@vnn.vn
Tuy thành lập đã lâu, nhưng các chị em nữ tu vẫn khấn hứa sống một đời tận hiến thánh thiện khó nghèo theo Luật Dòng Thánh Biển Đức.
Nhà cửa nhà dòng vẫn còn đơn sơ và chật hep lắm! Sơ nói. Tuy vậy, dưới sự chăm sóc của chị em nhìn ra Nhà Dòng rất khang trang, gọn gàng và đơn sơ. Không gian thóang đãng, thanh tịnh giúp cho đời sống chiêm niệm của nữ tu luôn luôn không bị gò bó cũng như việc tuân giữ những giờ kinh Phụng Vụ theo luật Dòng Xitô luôn luôn là chuẩn mực.
Cũng như những nhà Dòng khác, tùy theo công việc, giai đọan, để tiếp nối một hành trình tất cả đều có thể luôn luôn được khởi đầu. Nữ Đan Viện Xitô Phước Thiên có lẽ cũng đang bắt đầu thay da đổi thịt. Chúng tôi thấy họ đang xây dựng lại ngôi nhà nguyện nhỏ xinh đẹp. Chắc chắn đó là việc Phụng thờ Thiên Chúa là chuẩn tâm một cuộc hành trình dài của tu viện cho hôm nay và thế hệ mai sau. Có lẽ Nhà dòng các Sơ luôn thi hành Lời Chúa với đọan:“Tiên vàn hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa, còn mọi sự thì Chúa sẽ ban cho.”
Lễ khánh thành nhà thờ giáo họ Vĩnh Yên
Pv Vĩnh Yên
09:59 13/02/2014
GP VINH - Giáo họ Vĩnh Yên thuộc giáo xứ Vĩnh Giang, hạt Phủ Quỳ, Gp Vinh, có gần 800 nhân danh. Nhà thờ mới được khởi công từ năm 2008, chiều dài 40m, chiều rộng 15m. Sau 6 năm miệt mài xây dựng, nhờ sự hỗ trợ của quý ân nhân và sự nỗ lực hết mình của bà con giáo dân đến nay đã hoàn thành.
Hình ảnh
Thánh lễ cắt băng khánh thành và làm phép nhà thờ do Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự. Hiện diện trong thánh lễ, có 22 linh mục trong và ngoài giáo hạt và đông đảo bà con lương giáo. Giảng trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô Maria nói lên tầm quan trọng của nhà thờ và mời gọi mọi giáo dân sử dụng hết "công năng" của ngôi nhà thờ mới hoàn thành này để đem lại lợi ích cho mỗi cá nhân và gia đình.
Sau thánh lễ, một đại diện Giáo họ nói lên tâm tình tri ân Đức Cha, quý Cha tiền nhiệm, cha quản xứ và quý ân nhân xa gần. Thay lời cho quý Cha và quý khách, Đức Cha Phalô Maria chúc mừng Giáo họ và một lần nữa mời gọi mọi người trong cộng đoàn biết dành thời gian tới nhà thờ hôm sớm để nghe Lời Chúa, lãnh nhận các bí tích, nhất là thăm viếng Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện trong nhà tạm mỗi ngày.
Cộng đoàn hân hoan cùng với Đức Cha, quý Cha và quý khách trong giờ liên hoan thân mật. Ai nấy đều vui mừng phấn khởi vì nhìn lại những công khó của mình đã biến thành niềm vui như lời thánh vịnh 126,5: "Ai gieo trong nước mắt, sẽ gặt trong reo mừng".
Hình ảnh
Thánh lễ cắt băng khánh thành và làm phép nhà thờ do Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự. Hiện diện trong thánh lễ, có 22 linh mục trong và ngoài giáo hạt và đông đảo bà con lương giáo. Giảng trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô Maria nói lên tầm quan trọng của nhà thờ và mời gọi mọi giáo dân sử dụng hết "công năng" của ngôi nhà thờ mới hoàn thành này để đem lại lợi ích cho mỗi cá nhân và gia đình.
Sau thánh lễ, một đại diện Giáo họ nói lên tâm tình tri ân Đức Cha, quý Cha tiền nhiệm, cha quản xứ và quý ân nhân xa gần. Thay lời cho quý Cha và quý khách, Đức Cha Phalô Maria chúc mừng Giáo họ và một lần nữa mời gọi mọi người trong cộng đoàn biết dành thời gian tới nhà thờ hôm sớm để nghe Lời Chúa, lãnh nhận các bí tích, nhất là thăm viếng Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện trong nhà tạm mỗi ngày.
Cộng đoàn hân hoan cùng với Đức Cha, quý Cha và quý khách trong giờ liên hoan thân mật. Ai nấy đều vui mừng phấn khởi vì nhìn lại những công khó của mình đã biến thành niềm vui như lời thánh vịnh 126,5: "Ai gieo trong nước mắt, sẽ gặt trong reo mừng".
Thánh Lễ sáng 13.2.2014 tại Trung tâm Thánh Mẫu Tapao
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:03 13/02/2014
Sáng ngày 13.2.2014, ngày hành hương đầu năm mới. Hàng chục ngàn người về bên Mẹ TàPao. Trời thật đẹp, một màu ngát xanh đại ngàn. Gió nhẹ dịu mát trong lành. Nắng lên, bầu trời ngập nắng vàng.
Hình ảnh
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết chủ tế thánh lễ. Cùng đồng tế có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục GP Cao Bằng Lạng Sơn, và 70 Linh mục trong ngoài giáo phận. Các Linh mục đến từ Canada, từ Vĩnh Long, từ Huế... các Linh mục Dòng Châu Thủy, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Don Boscô, Dòng Đức Mẹ người nghèo...đến sớm giúp giải tội ban tối và sáng sớm.
Đúng 6g30: 3 vị Giám Mục cùng tham dự giờ khấn Đức Mẹ với cộng đoàn.
Đến 7giờ 30: đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. Đội trống Giáo xứ Vũ Hoà tấu vang khúc ca tán tụng Mẹ. Ca đoàn Giáo xứ Thanh hải hoà vang ca nhập lễ.
Lời mở đầu, Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn hành hương.
Trong nắng sớm của một ngày mới, xin hợp với Đức Cha Giuse, Đức Cha Phaolô, cùng quý Cha đồng tế, hân hạnh gởi đến cộng đoàn hành hương sáng nay lời chào mừng rất đặc biệt.
Xin có lời chào các bệnh nhân hành hương đến đây để phó dâng cho Mẹ vận đời của mình, ở đó có những đau khổ, có những đau đớn mình gánh chịu, xin Mẹ mở lối chỉ đường cho mình biết đón nhận tất cả những gì Chúa gởi đến trong đời, biết kết hợp với mầu nhiệm thánh giá và cùng với Mẹ để trở thành của lễ xin dâng lên Chúa.
Chào mừng những ai trong trong gia đình có người đau yếu, và mình đến đây với sứ mạng chuyển những ước vọng chính đáng của gia đình lên Chúa qua Đức Mẹ, mình là người chăm sóc bệnh nhận tại gia, mình là người gắn bó với những người trọng tuổi già yếu, xin Mẹ chuyển cầu cho mọi người được sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, mong làm tròn nhiệm vụ trong gia đình.
Lời chào đặc biệt dành cho cộng đoàn hôm nay trong bước đường của đầu năm mới, đến đây dưới chân Đức Mẹ, ký thác đường đời cho Chúa để Mẹ chuyển cầu, với những ý khấn tốt lành như thực hiện qua giờ khấn.
Với những ý nguyện ấy, xin Mẹ chuyển cầu chúc lành. Tim chúng ta cùng đập chung để ký thác cho Đức Maria tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao.
Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân giảng lễ, suy niệm Tin mừng (Ga 2, 1-18): Tiệc cưới Cana.
Trọng kính Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận Phan Thiết.
Trọng kính Đức Cha Phaolô.
Kính thưa tất cả quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh, quý Cụ, quý Ông, quý Bà, quý vị và anh chị em rất thân mến!
Hôm nay, tại linh địa Đức Mẹ Tàpao này, chúng ta hiệp ý dâng lễ nhớ Đức Mẹ Lộ Đức – ngày 11 tháng 2 năm 1858 tại hang Massabiel – Lộ Đức, nước Pháp; Bernadette mới 15 tuổi chưa biết đọc, biết viết vì gia đình nghèo, em phải ở nhà phụ việc gia đình; lúc đó cùng với 2 bạn gái khác đi nhặt củi ở cửa hang. Thật bất ngờ, Đức Mẹ đã chọn Bernadette để hiện ra nói chuyện với em. Đức Mẹ còn hiện ra với em nhiều lần, và ngày 25 tháng 3 năm đó; Đức Mẹ đã tỏ tên của Người là: “Ta là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội”. Đức Mẹ cũng tỏ 3 điều bí mật cho Bernadette và Sứ điệp của Mẹ tại đây: “cầu nguyện cho kẻ có tội; hãy đi nói với linh mục để xây kính Nhà thờ tại đây để mọi người tới kính viếng Đức Mẹ”. Đức Mẹ hứa cùng Bernadette: “Mẹ không hứa ban cho con hạnh phúc đời này, nhưng là hạnh phúc đời sau”. Giáo Hội đã đặt lịch lễ Đức Mẹ Lộ Đức vào ngày 11 tháng 2 hàng năm, và năm 1992; Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chỉ định ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức là ngày thế giới cầu cho các bệnh nhân.
Với anh chị em đang hiện diên nơi đây, linh địa Đức Mẹ Tàpao thật thân thương và là nơi con cái Đức Mẹ bày tỏ lòng kính mến, sùng mộ người Mẹ Thiên quốc, luôn yêu thương con cái của Mẹ, mỗi người chúng ta đều là tội nhân trước mặt Thiên Chúa, đều mang trong mình bệnh tật thể xác hoặc tinh thần, nên càng cần sự đỡ nâng, cầu bầu đầy tình yêu thương của Đức Mẹ.
1. Tiệc cưới Cana: sự hiện diện của Mẹ Maria
Những ngày đầu năm nay, chúng ta chứng kiến bao bạn trẻ tổ chức cưới, để tình yêu của mình được Thiên Chúa chúc phúc qua Hội Thánh. Tiệc cưới luôn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho đôi tân hôn và những người tham dự. Hôm nay, bài Phúc âm cũng kể lại một bữa tiệc cưới của một đôi bạn trẻ tại Cana; ngày cưới thật đặt biệt vì có sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và các môn đệ của Chúa. Theo thói quen, người môn đệ không phải là người đi trước, nhưng luôn theo sau người Thầy của mình. Chúng ta có lý do để nói rằng sự hiện diện của Đức Maria trong tiệc cưới Cana như một vị khách độc đáo và danh dự, nhưng Đức Maria đã thể hiện sự khiêm tốn và đúng vai trò của mình khi lui lại đằng sau Chúa Giêsu, để qua Chúa Giêsu, vinh quang của Thiên Chúa Cha được tỏ hiện và để giờ của Chúa Giêsu được bắt đầu qua bữa tiệc cưới này. Cũng qua tiệc cưới Cana mà Đức Mẹ đã thể hiện sự mẫu mực của người môn đệ trên con đường theo Chúa. Nói theo tư tưởng của Thánh Phaolô tông đồ trong thư gửi tín hữu Rôma: “hãy mặc lấy Chúa Kitô” (Rm 13,14), thì Đức Mẹ Maria đã mặc lấy Chúa Kitô ngay từ giây phút Mẹ cất tiếng “xin vâng”, và Đức Mẹ luôn mặc lấy Chúa trong suốt hành trình của mình. Sự hiện diện âm thầm khăng khít của Đức Mẹ bên Chúa đã thể hiện tư cách mẫu mực của người môn đệ. Từ đó, Mẹ bắt đầu theo Chúa Giêsu trong thành trình rao giảng của Người. Chính sự hiện diện tuy âm thầm nhưng khăng khít của Đức Maria bên Chúa Giêsu là một mẫu gương cho ơn gọi Kitô hữu của chúng ta. Quả thế, chính Đức Maria nhắc lại cho chúng ta nguồn gốc và căn tính của chúng ta. Cùng với Đức Maria, các Kitô hữu đã khởi sự hiện hữu như cộng đoàn của những kẻ tin và những kẻ dõi theo bước Chúa Giêsu. Ngoài ra, Đức Maria cũng được ca tụng là thành phần tuyệt hảo, là kiểu mẫu đầu tiên và mẫu gương trổi vượt nhất của đức tin và đức ái”.
2. Tiệc cưới Cana: sự can thiệp thân thương của Đức Mẹ
Rượu là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên niềm vui trong tiệc cưới, nhưng tiếc thay, tiệc cưới Cana chưa tàn đã hết rượu. Đức Maria cho thấy Mẹ luôn quan tâm đến nhu cầu của người khác bằng một thái độ đức tin và sự tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu- Con của Mẹ.
Đức Maria quan tâm về việc thiếu rượu có thể được hiểu theo một nghĩa tượng trưng về tình trạng của dân Do thái. Trước hết, thiếu rượu được diễn tả như thể “họ đang trở nên trống rỗng và là nạn nhân của những luật lệ vô nghĩa của nhóm biệt phái”. Tiếp đến, nước để dùng trong nghi lễ thanh tẩy theo luật cũ tại tiệc cưới Cana không còn cần thiết nữa nhưng giờ đây nó được thay thế bằng rượu mới thượng hạng là chính Chúa Giêsu. Cuối cùng, khung cạnh tiệc cưới là hình ảnh sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và dân Người; hình ảnh bữa tiệc cánh chung của Đấng Messia; và rượu là hình ảnh quen thuộc của tình yêu Thiên Chúa và loài người. Chúa Giêsu cũng đã nói về những giáo huấn của Ngài như rượu mới không thể chứa đựng trong bầu da cũ. Đây chính là lúc cần phải thay thế rượu cũ bằng một thứ rượu mới hoàn hảo hơn. Khi Đức Mẹ nói với những người giúp việc tại tiệc cưới Cana: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5), những lời nói của Đức Maria không chỉ cho thấy Mẹ hiểu rõ Con mình, nhưng còn thể hiện một thái độ tin tưởng và vâng phục như người tôi tớ. Thái độ âm thầm, điềm tĩnh của Đức Maria không phải là một sự hụt hẫng thụ động, nhưng là một niềm tin đang thúc bách hành đông. Đức Maria chờ đợi trong tin tưởng, vì thế phép lạ đã xảy ra.
3. Tiệc cưới đức tin và cuộc đời: sự cầu bầu của Mẹ với mỗi người chúng ta
Ngày nay, Đức Maria hiện diễn giữa Hội thánh để tiếp nối sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Hội thánh. Trong Hội thánh, Đức Maria vừa là người “môn đệ đầu tiên” tin tưởng vào Thiên Chúa vừa là “chứng nhân” tiên khởi cho tình yêu cứu độ của Chúa Cha. Do đó, Đức Maria luôn dạy cho con cái mình lời Mẹ đã từng nói với các gia nhân nơi tiệc cưới Cana: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Như thế, Đức Maria vừa ước mong con cái mình tin tưởng vào Chúa Giêsu, Đấng “là Đường, là sự Thật và là sự sống” (Ga 14,6), vừa mong muốn con cái mình tin tưởng vào Đức Mẹ như Đức Mẹ đã hằng tin tưởng nơi Chúa Cha.
Thánh Công đồng Vatican II nói: “vai trò làm Mẹ của Đức Maria đối với loài người không làm lu mờ hay giảm bớt vai trò trung gian duy nhất của Chúa Kitô chút nào, trái lại còn làm sáng tỏ mãnh lực của sự trung gian ấy. Thật thế, mọi ảnh hưởng có sức cứu rỗi của Đức Trinh Nữ trên nhân nhân loại không phát sinh từ một sự cần thiết khách thể nào nhưng từ ý định nhân lành của Thiên Chúa và bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Kitô” (LG 60). Như thế, vai trò làm Mẹ của Đức Maria gắn bó và chia sẻ vào sự trung gian duynhất của Chúa Giêsu. Qua đó, Đức Maria đón nhận sứ mạng mới từ Đấng Cứu Thế và tiếp tục sự hiện diện của Người giữa lòng Hội Thánh.
Có câu chuyện tu đức như sau:
Người ta kể lại rằng: Gia đình kia có hai vợ chồng và cô con gái, cuộc sống gia đình nghèo nhưng rất hạnh phúc; xem ra hạnh phúc toát ra từ nơi người vợ cũng là người mẹ: niềm vui, nụ cười đôn hậu, yêu thương và bà làm bất cứ việc gì cũng tràn đầy niềm vui, đặc biệt bà nấu ăn rất ngon; cô con gái lớn lên trong tình thương của cha mẹ, cô ước mơ sau này nếu lập gia đình mình cũng phải cố gắng như người mẹ tạo lập hạnh phúc gia đình. Thời gian trôi qua, cho tới ngày cô lập gia đình, trước khi về nhà chồng, cô xin mẹ dạy cho cô bí quyết của hạnh phúc. Bà mẹ đã dạy dỗ con gái, cẩn thận hơn, bà còn viết ra giấy và cho vào một hộp nhỏ có khóa như của hồi môn tặng con gái. Người con gái sau khi về nhà chồng đã làm cho gia đình nhà chồng cảm nhận niềm vui lớn lao; xem ra hạnh phúc lan tỏa từ con dâu cũng là người vợ mới này. Thỉnh thoảng người chồng thấy vợ mở hộp nhỏ xem gì đó rồi khóa lại, anh muốn được xem nhưng người vợ tủm tỉm: đó là bí mật của mẹ con em… Một hôm khi người vợ về thăm cha mẹ, người chồng thấy chìa khóa vẫn cắm ở chiếc hộp (người vợ quên); anh liền mở ra và thấy trong hộp nhỏ không phải là đồ trang sức hay tiền bạ, mà là một tờ giấy với những dòng chữ của người mẹ: “con yêu quý của mẹ, từ nay bất cứ con làm việc gì: làm việc, đối xử, tiếp xúc, hay nấu ăn, trong mọi phút giây con hãy đặt vào đó trọn vẹn tình yêu của con – mẹ yêu con”.
Khi người chồng xem xong, anh cảm động trào nước mắt, hóa ra hạnh phúc không phải tự nhiên mà có, hạnh phúc mà người vợ anh mang lại chính từ sự cố gắng mỗi phút giây hằng ngày bằng chính tình yêu của mình.
Kính thưa cộng đoàn hiện diện, câu chuyện tu đức cho chúng ta một cảm nhận về vai trò của người mẹ, chính bà đã sống hạnh phúc khởi đi từ chính cuộc đời mình, và giờ đây khi con gái lập gia đình, bà liền truyền lại cho cô gái bí quyết để sống tình yêu và hạnh phúc.
Khi chúng ta đến với linh địa Đức Mẹ Tàpao này, chúng ta xác tín: chính nhờ Mẹ Maria mà chương trình cứu độ của Thiên Chúa đã ló rạng. Mẹ Maria đã được sinh ra trong nhân loại mang vết tích của tội nên Mẹ cảm thông, chia sẻ với kiếp sống bất toàn của con người. Lịch sử nhân loại là lịch sử vấp ngã, phản bội, nên Mẹ là nơi nương tựa của những con người yếu hèn, tội lỗi.
Khi chúng ta nhìn lên Đức Mẹ Maria “ngôi sao dẫn đường”, là “bình minh của Ơn cứu độ”, chúng ta chắc chắn sẽ được Mẹ hướng dẫn đến cùng Chúa Giêsu Kitô. Nơi Mẹ Maria, chúng ta học được đức tin, đức cậy và đức mến. Nhất là trong lúc khó khăn thử thách, và mang trong mình “bệnh tật thể xác, tinh thần” chúng ta biết có Mẹ Maria để tín thác và cậy trong, là Đấng luôn cầu bầu cùng Thiên Chúa cho chúng ta biết sống luật yêu thương của Thiên Chúa nơi cuộc sống Kitô hữu mỗi ngày.
Nguyện xin Mẹ Maria cầu bầu cùng Thiên Chúa, luôn ban cho cộng đoàn hiện diện muôn hồng ân của Chúa, xứng đáng là chứng nhân của Tin mừng tình yêu của Chúa nơi Giáo Hội và trong thế giới hôm nay. Amen.
Cuối thánh lễ, Cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng, Quản nhiện TTTM Tàpao dâng lời cám ơn.
Kính chúc quý Đức Cha, quý Cha, quý Thầy Phó tế, quý Chủng sinh và quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý khách hành hương năm mới bình an trong tình yêu của Thiên Chúa là mùa xuân vĩnh cửu, một năm mới hạnh phúc trong vòng tay của Mẹ Maria Thánh Mẫu Tàpao, một năm mới hiệp nhất trong tư thế là những chi thể trong một thân thể nhiệm mầu là Hội Thánh.
Cám ơn quý Đức Cha. Ngài kể chuyện, cách đây vài tháng cha quản nhiệm và cha phó quản nhiệm của Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang có đi hành hương và thăm TTTM Tàpao, ngài có gặp con và hỏi rằng: làm sao mà Tàpao này khách hành hương mỗi ngày một đông? Con chỉ nghĩ trong lòng, con bảo như thế này: cha phải hỏi Đức Mẹ, con không biết hết. Mà có một điều con biết chắc và con chia sẻ với cha đó là: vào mỗi tối 12, Đức Giám Mục giáo phận chúng con, ngài chủ sự các giờ kinh, tràng chuỗi mân côi, chầu thánh thể, kiệu Đức Mẹ, đàng Thánh giá Mùa Chay và sáng 13 là thánh lễ cầu cho nhu cầu của quý khách hành hương. Không chỉ có mình Đức Cha, cách đây vài năm khi Đức Cha Nicôla còn khỏe ngài thường xuyên hiện diện với 2 vị tiền nhiệm.
Cám ơn quý cha đã nhiệt thành đến giải tội và dâng lễ. Cám ơn quý khách hành hương đã góp phần làm cho trung tâm lớn lên mỗi ngày. Những bó hoa tươi như tâm tình biết ơn dâng lên quý Đức Cha và Cha Tổng.
Cuối thánh lễ, Đức Cha Giuse làm phép nước và ảnh tượng cho khách hành hương.
Ca đoàn Mai Tâm thuộc Tòa Tổng Giám Mục Sài gòn chụp hình lưu niệm với quý Đức Cha và dâng những ca khúc kính Mẹ Tàpao.
Đức Mẹ chính là thầy dạy đức tin và lòng yêu mến. Tin và yêu giống như đôi cánh giúp cho Mẹ bay lên rất cao, lên tới Thiên Chúa.Tin và yêu giống như chiếc chìa khóa có thể mở được cánh cửa khó mở nhất. Mở được cả cánh cửa nước trời, mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa.
Mọi người ra về mang theo niềm vui và ơn lành của Đức Trinh Nữ Mẹ Tàpao những ngày đầu năm mới.
Thánh Lễ Cầu Nguyện cho các Bệnh Nhân
Tối 13 Tết Giáp Ngọ, ngày 12/2/2014, lúc 19g00, tại quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, khoảng 10 ngàn khách hành hương từ muôn phương hân hoan về bên Mẹ, sốt sắng tham dự Thánh Lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức và cầu nguyện cho những người đau yếu, tàn tật nhân ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.
Trong suốt những ngày cuối năm, đầu năm Giáp Ngọ, Tàpao rộn rã bước chân khách hành hương về kính viếng và cầu nguyện bên Đức Mẹ. Từ chiều 12, trong tâm tình của ngày Quốc Tế Bệnh Nhân, rất nhiều người già cả, đau yếu, bệnh tật đã được người thân dắt dìu đến với Mẹ Tàpao để xin ơn chữa lành phần hồn phần xác.
Đúng 7giờ tối, Đức Cha Giuse xông hương tượng Đức Mẹ, bắt đầu cung nghinh kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đi đầu là thánh giá nến cao rồi đội trống Vũ hòa, Giới Hiền mẫu, Gia trưởng, Tu sĩ, Linh mục, lễ sinh, 2 giám Mục và kiệu Đức Mẹ. Theo sau là cộng đoàn đông đảo tay cầm cây nến cháy sáng lung linh, tay đếm chuỗi hạt Mân Côi, chậm rãi bước đi trong tiếng tung hô “Ave, Ave Maria”. Giữa màn đêm, những ngọn nến vươn cao theo lời hát như một dòng sông ánh sáng, tuyệt đẹp và huyền diệu vô cùng. Nổi bật giữa muôn ngàn ngọn nến sáng, kiệu Đức Mẹ Tàpao uy linh tiến bước hòa trong lời suy niệm, lời kinh Kính Mừng và thánh ca ngợi khen tôn vinh Mẹ của cộng đoàn nghiêm trang giữa quảng trường.
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết chủ tế thánh lễ. Cùng đồng tế có Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục GP Cao Bằng Lạng Sơn và 50 linh mục trong ngoài giáo phận.
Lời mở đầu, Đức Cha Giuse chào mừng và nêu lên những ý nguyện.
Trong niềm bình an của Thiên Chúa là Chúa của mùa xuân, là Chúa thòi gian, xin hợp với Đức Cha Giuse, GM Chính tòa Cao bằng Lạng sơn, Cha Tổng đại diện, quý Cha đồng tế, hân hạnh gởi tới quý khách hành hương trong dịp khai niên hôm nay, lời chào mừng rất đặc biệt. Cộng đoàn thấy, hiếm khi có thánh lễ vào lúc 7 giờ tối như hôm nay. Chúng ta quy tụ về đây để tạ ơn Thiên Chúa bởi muôn hồng ân Chúa ban, đồng thời cũng nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ - Mẹ Tàpao, chúng ta dâng tuổi mới, thời gian mới, năm mới lên Chúa, xin Chúa thương chúc lành, cách riêng trong năm Phúc Âm Hóa Gia Đình, Chúa ban cho từng người từng nhà được muôn ơn lành hồn xác, để mọi người vững bước trên con đường nên thánh với nhiệm vụ gia đình của mình.
Chúng ta quy tụ về đây còn có lý do nữa, đó là cùng nhau tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ giàu lòng thương xót. Mẹ đã hiện ra tại Lộ Đức để nâng đỡ tâm hồn những ai biết tìm đến với Mẹ. Ngày kính Mẹ cũng là ngày Quốc Tế Bệnh Nhân. Chúng ta có thể là bệnh nhân về phương diện tâm hồn, có thể là bệnh nhân về thể xác. Hãy đặt trong tay Mẹ với hy vọng được Mẹ chuyển cầu để có sức khỏe dài lâu cả về thể chất lẫn tinh thần, nhờ đó phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội.
Xin Mẹ chuyển cầu cho mỗi người để năm mới, đời sống có nhiều may mắn hanh thông và sức khỏe.
Ca đoàn Giáo xứ Thanh Hải hát lễ.
Cha GB Hoàng Văn Khanh, Tổng đại diện GP Phan Thiết giảng lễ. Từ Tin Mừng (Ga 2,1-12) Tiệc cưới Cana, ngài mời gọi mọi người hãy tin cậy vào Đức Mẹ, đặc biệt là các bệnh nhân.
Hãy tin tưởng vào sự hiện diện của Mẹ Maria, hãy cầu xin với Mẹ. Hãy làm những gì Chúa Giêsu dạy, đó là điều mà Đức Mẹ khuyên bảo. Điều cốt yếu nhất của người Kitô hữu, đó là biết vâng nghe và thực hành thánh ý của Thiên Chúa. Ngài coi những ai biết vâng nghe và thực hành lời Thiên Chúa thì thuộc về những thành viên của gia đình mà Ngài thiết lập ở trần gian này.
Hơn ai hết, Đức Mẹ là người biết xin vâng và thực hành thánh ý Chúa một cách cụ thể qua lời xin vâng. Cho nên, Mẹ cũng dạy cho chúng ta là muốn được Chúa nhậm lời, được Chúa ban ơn, đầy rượu thơm nồng trong cuộc sống, thì chúng ta cũng phải biết lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa dạy qua Kinh Thánh, qua các Tin mừng, qua những lời giáo huấn của Giáo Hội, qua những sự kiện chúng ta gặp trong đời sống hằng ngày. Hãy nhìn lên thánh ý Chúa để biết mở tai ra mà nghe tiếng Chúa nói, mà biết thực hiện thánh ý Chúa trong cuộc sống. Khi đã biết lắng nghe thì chúng ta hãy noi gương Đức Mẹ, để thưa rằng “con xin vâng, này con đến để thực thi thánh ý Chúa”. Như vậy, dù có những lúc chúng ta hết rượu rồi, chẳng hạn những buồn phiền trong cuộc sống, lúc ấy qua sự chuyển cầu của Mẹ, Chúa cũng đổ lại sự tràn dư cho tất cả chúng ta.
Hãy yêu mến Mẹ và cách thức yêu mến Mẹ tuyệt vời nhất, đó là chúng ta học tập dưới mái trường của Mẹ Maria. Học ở nơi Mẹ sự xin vâng thánh ý Chúa, lắng nghe Lời Chúa, sự khiêm tốn, yêu thương, lòng quảng đại và bàn tay luôn mở rộng ôm ấp tất cả mọi người. Hạnh phúc của Mẹ là được tham dự vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, hạnh phúc của Mẹ là được tham dự vào việc cùng với Chúa Giêsu dọn tiệc cưới với chúng ta. Hạnh phúc của chúng ta là tiếp nối Mẹ, tạo nên niềm vui, niềm hạnh phúc cho tất cả mọi anh chị em chung quanh, nhất là những người đang gặp những sự khốn khó bất hạnh, khổ sở, vì họ hết rượu rồi.
Tối nay trong thánh lễ này, có một số đông bệnh nhân, những người già yếu với niềm hy vọngsẽ được Mẹ chuyển cầu cùng Chúa ban ơn phúc dồi dào cho họ sức khỏe, cho cơn bệnh tật chóng qua, và cho những bất hạnh khác cả về thể xác lẫn tinh thần.
Sau lời nguyện hiệp lễ, hai Đức Giám Mục cùng với tất cả các linh mục đã xuống xức dầu bệnh nhân trên trán những người muốn lãnh nhận. Không chỉ người bệnh, mà rất nhiều người, kể cả các thanh niên đã sốt sắng xin được xức dầu để được nhận lãnh sức mạnh của Chúa.
Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương và chữa lành, nhất là đức tin. Ðối với những người có đức tin thì không có gì ngạc nhiên. Ðó là sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện qua sự can thiệp của Mẹ Maria. Nhiều người đến Lộ Ðức và trở về với một đức tin được đổi mới, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa trong các nhu cầu của tha nhân.
Tàpao là trung tâm hành hương kính Đức Mẹ, là địa chỉ của tình thương, là điểm hẹn của bình an nội tâm. Khách hành hương đến Tàpao mỗi ngày một đông hơn, Đức Mẹ vẫn luôn trao ban ơn lành cho những ai tin tưởng cậy trông nơi Mẹ.
Hình ảnh
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết chủ tế thánh lễ. Cùng đồng tế có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục GP Cao Bằng Lạng Sơn, và 70 Linh mục trong ngoài giáo phận. Các Linh mục đến từ Canada, từ Vĩnh Long, từ Huế... các Linh mục Dòng Châu Thủy, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Don Boscô, Dòng Đức Mẹ người nghèo...đến sớm giúp giải tội ban tối và sáng sớm.
Đúng 6g30: 3 vị Giám Mục cùng tham dự giờ khấn Đức Mẹ với cộng đoàn.
Đến 7giờ 30: đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. Đội trống Giáo xứ Vũ Hoà tấu vang khúc ca tán tụng Mẹ. Ca đoàn Giáo xứ Thanh hải hoà vang ca nhập lễ.
Lời mở đầu, Đức Cha Giuse ngỏ lời với cộng đoàn hành hương.
Trong nắng sớm của một ngày mới, xin hợp với Đức Cha Giuse, Đức Cha Phaolô, cùng quý Cha đồng tế, hân hạnh gởi đến cộng đoàn hành hương sáng nay lời chào mừng rất đặc biệt.
Xin có lời chào các bệnh nhân hành hương đến đây để phó dâng cho Mẹ vận đời của mình, ở đó có những đau khổ, có những đau đớn mình gánh chịu, xin Mẹ mở lối chỉ đường cho mình biết đón nhận tất cả những gì Chúa gởi đến trong đời, biết kết hợp với mầu nhiệm thánh giá và cùng với Mẹ để trở thành của lễ xin dâng lên Chúa.
Chào mừng những ai trong trong gia đình có người đau yếu, và mình đến đây với sứ mạng chuyển những ước vọng chính đáng của gia đình lên Chúa qua Đức Mẹ, mình là người chăm sóc bệnh nhận tại gia, mình là người gắn bó với những người trọng tuổi già yếu, xin Mẹ chuyển cầu cho mọi người được sức khỏe thể chất cũng như tinh thần, mong làm tròn nhiệm vụ trong gia đình.
Lời chào đặc biệt dành cho cộng đoàn hôm nay trong bước đường của đầu năm mới, đến đây dưới chân Đức Mẹ, ký thác đường đời cho Chúa để Mẹ chuyển cầu, với những ý khấn tốt lành như thực hiện qua giờ khấn.
Với những ý nguyện ấy, xin Mẹ chuyển cầu chúc lành. Tim chúng ta cùng đập chung để ký thác cho Đức Maria tại Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao.
Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân giảng lễ, suy niệm Tin mừng (Ga 2, 1-18): Tiệc cưới Cana.
Trọng kính Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận Phan Thiết.
Trọng kính Đức Cha Phaolô.
Kính thưa tất cả quý Cha, quý Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh, quý Cụ, quý Ông, quý Bà, quý vị và anh chị em rất thân mến!
Hôm nay, tại linh địa Đức Mẹ Tàpao này, chúng ta hiệp ý dâng lễ nhớ Đức Mẹ Lộ Đức – ngày 11 tháng 2 năm 1858 tại hang Massabiel – Lộ Đức, nước Pháp; Bernadette mới 15 tuổi chưa biết đọc, biết viết vì gia đình nghèo, em phải ở nhà phụ việc gia đình; lúc đó cùng với 2 bạn gái khác đi nhặt củi ở cửa hang. Thật bất ngờ, Đức Mẹ đã chọn Bernadette để hiện ra nói chuyện với em. Đức Mẹ còn hiện ra với em nhiều lần, và ngày 25 tháng 3 năm đó; Đức Mẹ đã tỏ tên của Người là: “Ta là Đấng Vô Nhiễm nguyên tội”. Đức Mẹ cũng tỏ 3 điều bí mật cho Bernadette và Sứ điệp của Mẹ tại đây: “cầu nguyện cho kẻ có tội; hãy đi nói với linh mục để xây kính Nhà thờ tại đây để mọi người tới kính viếng Đức Mẹ”. Đức Mẹ hứa cùng Bernadette: “Mẹ không hứa ban cho con hạnh phúc đời này, nhưng là hạnh phúc đời sau”. Giáo Hội đã đặt lịch lễ Đức Mẹ Lộ Đức vào ngày 11 tháng 2 hàng năm, và năm 1992; Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chỉ định ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức là ngày thế giới cầu cho các bệnh nhân.
Với anh chị em đang hiện diên nơi đây, linh địa Đức Mẹ Tàpao thật thân thương và là nơi con cái Đức Mẹ bày tỏ lòng kính mến, sùng mộ người Mẹ Thiên quốc, luôn yêu thương con cái của Mẹ, mỗi người chúng ta đều là tội nhân trước mặt Thiên Chúa, đều mang trong mình bệnh tật thể xác hoặc tinh thần, nên càng cần sự đỡ nâng, cầu bầu đầy tình yêu thương của Đức Mẹ.
1. Tiệc cưới Cana: sự hiện diện của Mẹ Maria
Những ngày đầu năm nay, chúng ta chứng kiến bao bạn trẻ tổ chức cưới, để tình yêu của mình được Thiên Chúa chúc phúc qua Hội Thánh. Tiệc cưới luôn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho đôi tân hôn và những người tham dự. Hôm nay, bài Phúc âm cũng kể lại một bữa tiệc cưới của một đôi bạn trẻ tại Cana; ngày cưới thật đặt biệt vì có sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và các môn đệ của Chúa. Theo thói quen, người môn đệ không phải là người đi trước, nhưng luôn theo sau người Thầy của mình. Chúng ta có lý do để nói rằng sự hiện diện của Đức Maria trong tiệc cưới Cana như một vị khách độc đáo và danh dự, nhưng Đức Maria đã thể hiện sự khiêm tốn và đúng vai trò của mình khi lui lại đằng sau Chúa Giêsu, để qua Chúa Giêsu, vinh quang của Thiên Chúa Cha được tỏ hiện và để giờ của Chúa Giêsu được bắt đầu qua bữa tiệc cưới này. Cũng qua tiệc cưới Cana mà Đức Mẹ đã thể hiện sự mẫu mực của người môn đệ trên con đường theo Chúa. Nói theo tư tưởng của Thánh Phaolô tông đồ trong thư gửi tín hữu Rôma: “hãy mặc lấy Chúa Kitô” (Rm 13,14), thì Đức Mẹ Maria đã mặc lấy Chúa Kitô ngay từ giây phút Mẹ cất tiếng “xin vâng”, và Đức Mẹ luôn mặc lấy Chúa trong suốt hành trình của mình. Sự hiện diện âm thầm khăng khít của Đức Mẹ bên Chúa đã thể hiện tư cách mẫu mực của người môn đệ. Từ đó, Mẹ bắt đầu theo Chúa Giêsu trong thành trình rao giảng của Người. Chính sự hiện diện tuy âm thầm nhưng khăng khít của Đức Maria bên Chúa Giêsu là một mẫu gương cho ơn gọi Kitô hữu của chúng ta. Quả thế, chính Đức Maria nhắc lại cho chúng ta nguồn gốc và căn tính của chúng ta. Cùng với Đức Maria, các Kitô hữu đã khởi sự hiện hữu như cộng đoàn của những kẻ tin và những kẻ dõi theo bước Chúa Giêsu. Ngoài ra, Đức Maria cũng được ca tụng là thành phần tuyệt hảo, là kiểu mẫu đầu tiên và mẫu gương trổi vượt nhất của đức tin và đức ái”.
2. Tiệc cưới Cana: sự can thiệp thân thương của Đức Mẹ
Rượu là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên niềm vui trong tiệc cưới, nhưng tiếc thay, tiệc cưới Cana chưa tàn đã hết rượu. Đức Maria cho thấy Mẹ luôn quan tâm đến nhu cầu của người khác bằng một thái độ đức tin và sự tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu- Con của Mẹ.
Đức Maria quan tâm về việc thiếu rượu có thể được hiểu theo một nghĩa tượng trưng về tình trạng của dân Do thái. Trước hết, thiếu rượu được diễn tả như thể “họ đang trở nên trống rỗng và là nạn nhân của những luật lệ vô nghĩa của nhóm biệt phái”. Tiếp đến, nước để dùng trong nghi lễ thanh tẩy theo luật cũ tại tiệc cưới Cana không còn cần thiết nữa nhưng giờ đây nó được thay thế bằng rượu mới thượng hạng là chính Chúa Giêsu. Cuối cùng, khung cạnh tiệc cưới là hình ảnh sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và dân Người; hình ảnh bữa tiệc cánh chung của Đấng Messia; và rượu là hình ảnh quen thuộc của tình yêu Thiên Chúa và loài người. Chúa Giêsu cũng đã nói về những giáo huấn của Ngài như rượu mới không thể chứa đựng trong bầu da cũ. Đây chính là lúc cần phải thay thế rượu cũ bằng một thứ rượu mới hoàn hảo hơn. Khi Đức Mẹ nói với những người giúp việc tại tiệc cưới Cana: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5), những lời nói của Đức Maria không chỉ cho thấy Mẹ hiểu rõ Con mình, nhưng còn thể hiện một thái độ tin tưởng và vâng phục như người tôi tớ. Thái độ âm thầm, điềm tĩnh của Đức Maria không phải là một sự hụt hẫng thụ động, nhưng là một niềm tin đang thúc bách hành đông. Đức Maria chờ đợi trong tin tưởng, vì thế phép lạ đã xảy ra.
3. Tiệc cưới đức tin và cuộc đời: sự cầu bầu của Mẹ với mỗi người chúng ta
Ngày nay, Đức Maria hiện diễn giữa Hội thánh để tiếp nối sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Hội thánh. Trong Hội thánh, Đức Maria vừa là người “môn đệ đầu tiên” tin tưởng vào Thiên Chúa vừa là “chứng nhân” tiên khởi cho tình yêu cứu độ của Chúa Cha. Do đó, Đức Maria luôn dạy cho con cái mình lời Mẹ đã từng nói với các gia nhân nơi tiệc cưới Cana: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5). Như thế, Đức Maria vừa ước mong con cái mình tin tưởng vào Chúa Giêsu, Đấng “là Đường, là sự Thật và là sự sống” (Ga 14,6), vừa mong muốn con cái mình tin tưởng vào Đức Mẹ như Đức Mẹ đã hằng tin tưởng nơi Chúa Cha.
Thánh Công đồng Vatican II nói: “vai trò làm Mẹ của Đức Maria đối với loài người không làm lu mờ hay giảm bớt vai trò trung gian duy nhất của Chúa Kitô chút nào, trái lại còn làm sáng tỏ mãnh lực của sự trung gian ấy. Thật thế, mọi ảnh hưởng có sức cứu rỗi của Đức Trinh Nữ trên nhân nhân loại không phát sinh từ một sự cần thiết khách thể nào nhưng từ ý định nhân lành của Thiên Chúa và bắt nguồn từ công nghiệp dư tràn của Chúa Kitô” (LG 60). Như thế, vai trò làm Mẹ của Đức Maria gắn bó và chia sẻ vào sự trung gian duynhất của Chúa Giêsu. Qua đó, Đức Maria đón nhận sứ mạng mới từ Đấng Cứu Thế và tiếp tục sự hiện diện của Người giữa lòng Hội Thánh.
Có câu chuyện tu đức như sau:
Người ta kể lại rằng: Gia đình kia có hai vợ chồng và cô con gái, cuộc sống gia đình nghèo nhưng rất hạnh phúc; xem ra hạnh phúc toát ra từ nơi người vợ cũng là người mẹ: niềm vui, nụ cười đôn hậu, yêu thương và bà làm bất cứ việc gì cũng tràn đầy niềm vui, đặc biệt bà nấu ăn rất ngon; cô con gái lớn lên trong tình thương của cha mẹ, cô ước mơ sau này nếu lập gia đình mình cũng phải cố gắng như người mẹ tạo lập hạnh phúc gia đình. Thời gian trôi qua, cho tới ngày cô lập gia đình, trước khi về nhà chồng, cô xin mẹ dạy cho cô bí quyết của hạnh phúc. Bà mẹ đã dạy dỗ con gái, cẩn thận hơn, bà còn viết ra giấy và cho vào một hộp nhỏ có khóa như của hồi môn tặng con gái. Người con gái sau khi về nhà chồng đã làm cho gia đình nhà chồng cảm nhận niềm vui lớn lao; xem ra hạnh phúc lan tỏa từ con dâu cũng là người vợ mới này. Thỉnh thoảng người chồng thấy vợ mở hộp nhỏ xem gì đó rồi khóa lại, anh muốn được xem nhưng người vợ tủm tỉm: đó là bí mật của mẹ con em… Một hôm khi người vợ về thăm cha mẹ, người chồng thấy chìa khóa vẫn cắm ở chiếc hộp (người vợ quên); anh liền mở ra và thấy trong hộp nhỏ không phải là đồ trang sức hay tiền bạ, mà là một tờ giấy với những dòng chữ của người mẹ: “con yêu quý của mẹ, từ nay bất cứ con làm việc gì: làm việc, đối xử, tiếp xúc, hay nấu ăn, trong mọi phút giây con hãy đặt vào đó trọn vẹn tình yêu của con – mẹ yêu con”.
Khi người chồng xem xong, anh cảm động trào nước mắt, hóa ra hạnh phúc không phải tự nhiên mà có, hạnh phúc mà người vợ anh mang lại chính từ sự cố gắng mỗi phút giây hằng ngày bằng chính tình yêu của mình.
Kính thưa cộng đoàn hiện diện, câu chuyện tu đức cho chúng ta một cảm nhận về vai trò của người mẹ, chính bà đã sống hạnh phúc khởi đi từ chính cuộc đời mình, và giờ đây khi con gái lập gia đình, bà liền truyền lại cho cô gái bí quyết để sống tình yêu và hạnh phúc.
Khi chúng ta đến với linh địa Đức Mẹ Tàpao này, chúng ta xác tín: chính nhờ Mẹ Maria mà chương trình cứu độ của Thiên Chúa đã ló rạng. Mẹ Maria đã được sinh ra trong nhân loại mang vết tích của tội nên Mẹ cảm thông, chia sẻ với kiếp sống bất toàn của con người. Lịch sử nhân loại là lịch sử vấp ngã, phản bội, nên Mẹ là nơi nương tựa của những con người yếu hèn, tội lỗi.
Khi chúng ta nhìn lên Đức Mẹ Maria “ngôi sao dẫn đường”, là “bình minh của Ơn cứu độ”, chúng ta chắc chắn sẽ được Mẹ hướng dẫn đến cùng Chúa Giêsu Kitô. Nơi Mẹ Maria, chúng ta học được đức tin, đức cậy và đức mến. Nhất là trong lúc khó khăn thử thách, và mang trong mình “bệnh tật thể xác, tinh thần” chúng ta biết có Mẹ Maria để tín thác và cậy trong, là Đấng luôn cầu bầu cùng Thiên Chúa cho chúng ta biết sống luật yêu thương của Thiên Chúa nơi cuộc sống Kitô hữu mỗi ngày.
Nguyện xin Mẹ Maria cầu bầu cùng Thiên Chúa, luôn ban cho cộng đoàn hiện diện muôn hồng ân của Chúa, xứng đáng là chứng nhân của Tin mừng tình yêu của Chúa nơi Giáo Hội và trong thế giới hôm nay. Amen.
Cuối thánh lễ, Cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng, Quản nhiện TTTM Tàpao dâng lời cám ơn.
Kính chúc quý Đức Cha, quý Cha, quý Thầy Phó tế, quý Chủng sinh và quý Tu Sĩ Nam Nữ, quý khách hành hương năm mới bình an trong tình yêu của Thiên Chúa là mùa xuân vĩnh cửu, một năm mới hạnh phúc trong vòng tay của Mẹ Maria Thánh Mẫu Tàpao, một năm mới hiệp nhất trong tư thế là những chi thể trong một thân thể nhiệm mầu là Hội Thánh.
Cám ơn quý Đức Cha. Ngài kể chuyện, cách đây vài tháng cha quản nhiệm và cha phó quản nhiệm của Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang có đi hành hương và thăm TTTM Tàpao, ngài có gặp con và hỏi rằng: làm sao mà Tàpao này khách hành hương mỗi ngày một đông? Con chỉ nghĩ trong lòng, con bảo như thế này: cha phải hỏi Đức Mẹ, con không biết hết. Mà có một điều con biết chắc và con chia sẻ với cha đó là: vào mỗi tối 12, Đức Giám Mục giáo phận chúng con, ngài chủ sự các giờ kinh, tràng chuỗi mân côi, chầu thánh thể, kiệu Đức Mẹ, đàng Thánh giá Mùa Chay và sáng 13 là thánh lễ cầu cho nhu cầu của quý khách hành hương. Không chỉ có mình Đức Cha, cách đây vài năm khi Đức Cha Nicôla còn khỏe ngài thường xuyên hiện diện với 2 vị tiền nhiệm.
Cám ơn quý cha đã nhiệt thành đến giải tội và dâng lễ. Cám ơn quý khách hành hương đã góp phần làm cho trung tâm lớn lên mỗi ngày. Những bó hoa tươi như tâm tình biết ơn dâng lên quý Đức Cha và Cha Tổng.
Cuối thánh lễ, Đức Cha Giuse làm phép nước và ảnh tượng cho khách hành hương.
Ca đoàn Mai Tâm thuộc Tòa Tổng Giám Mục Sài gòn chụp hình lưu niệm với quý Đức Cha và dâng những ca khúc kính Mẹ Tàpao.
Đức Mẹ chính là thầy dạy đức tin và lòng yêu mến. Tin và yêu giống như đôi cánh giúp cho Mẹ bay lên rất cao, lên tới Thiên Chúa.Tin và yêu giống như chiếc chìa khóa có thể mở được cánh cửa khó mở nhất. Mở được cả cánh cửa nước trời, mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa.
Mọi người ra về mang theo niềm vui và ơn lành của Đức Trinh Nữ Mẹ Tàpao những ngày đầu năm mới.
Thánh Lễ Cầu Nguyện cho các Bệnh Nhân
Tối 13 Tết Giáp Ngọ, ngày 12/2/2014, lúc 19g00, tại quảng trường Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, khoảng 10 ngàn khách hành hương từ muôn phương hân hoan về bên Mẹ, sốt sắng tham dự Thánh Lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức và cầu nguyện cho những người đau yếu, tàn tật nhân ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.
Trong suốt những ngày cuối năm, đầu năm Giáp Ngọ, Tàpao rộn rã bước chân khách hành hương về kính viếng và cầu nguyện bên Đức Mẹ. Từ chiều 12, trong tâm tình của ngày Quốc Tế Bệnh Nhân, rất nhiều người già cả, đau yếu, bệnh tật đã được người thân dắt dìu đến với Mẹ Tàpao để xin ơn chữa lành phần hồn phần xác.
Đúng 7giờ tối, Đức Cha Giuse xông hương tượng Đức Mẹ, bắt đầu cung nghinh kiệu tôn vinh Đức Mẹ. Đi đầu là thánh giá nến cao rồi đội trống Vũ hòa, Giới Hiền mẫu, Gia trưởng, Tu sĩ, Linh mục, lễ sinh, 2 giám Mục và kiệu Đức Mẹ. Theo sau là cộng đoàn đông đảo tay cầm cây nến cháy sáng lung linh, tay đếm chuỗi hạt Mân Côi, chậm rãi bước đi trong tiếng tung hô “Ave, Ave Maria”. Giữa màn đêm, những ngọn nến vươn cao theo lời hát như một dòng sông ánh sáng, tuyệt đẹp và huyền diệu vô cùng. Nổi bật giữa muôn ngàn ngọn nến sáng, kiệu Đức Mẹ Tàpao uy linh tiến bước hòa trong lời suy niệm, lời kinh Kính Mừng và thánh ca ngợi khen tôn vinh Mẹ của cộng đoàn nghiêm trang giữa quảng trường.
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục GP Phan Thiết chủ tế thánh lễ. Cùng đồng tế có Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục GP Cao Bằng Lạng Sơn và 50 linh mục trong ngoài giáo phận.
Lời mở đầu, Đức Cha Giuse chào mừng và nêu lên những ý nguyện.
Trong niềm bình an của Thiên Chúa là Chúa của mùa xuân, là Chúa thòi gian, xin hợp với Đức Cha Giuse, GM Chính tòa Cao bằng Lạng sơn, Cha Tổng đại diện, quý Cha đồng tế, hân hạnh gởi tới quý khách hành hương trong dịp khai niên hôm nay, lời chào mừng rất đặc biệt. Cộng đoàn thấy, hiếm khi có thánh lễ vào lúc 7 giờ tối như hôm nay. Chúng ta quy tụ về đây để tạ ơn Thiên Chúa bởi muôn hồng ân Chúa ban, đồng thời cũng nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ - Mẹ Tàpao, chúng ta dâng tuổi mới, thời gian mới, năm mới lên Chúa, xin Chúa thương chúc lành, cách riêng trong năm Phúc Âm Hóa Gia Đình, Chúa ban cho từng người từng nhà được muôn ơn lành hồn xác, để mọi người vững bước trên con đường nên thánh với nhiệm vụ gia đình của mình.
Chúng ta quy tụ về đây còn có lý do nữa, đó là cùng nhau tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ giàu lòng thương xót. Mẹ đã hiện ra tại Lộ Đức để nâng đỡ tâm hồn những ai biết tìm đến với Mẹ. Ngày kính Mẹ cũng là ngày Quốc Tế Bệnh Nhân. Chúng ta có thể là bệnh nhân về phương diện tâm hồn, có thể là bệnh nhân về thể xác. Hãy đặt trong tay Mẹ với hy vọng được Mẹ chuyển cầu để có sức khỏe dài lâu cả về thể chất lẫn tinh thần, nhờ đó phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội.
Xin Mẹ chuyển cầu cho mỗi người để năm mới, đời sống có nhiều may mắn hanh thông và sức khỏe.
Ca đoàn Giáo xứ Thanh Hải hát lễ.
Cha GB Hoàng Văn Khanh, Tổng đại diện GP Phan Thiết giảng lễ. Từ Tin Mừng (Ga 2,1-12) Tiệc cưới Cana, ngài mời gọi mọi người hãy tin cậy vào Đức Mẹ, đặc biệt là các bệnh nhân.
Hãy tin tưởng vào sự hiện diện của Mẹ Maria, hãy cầu xin với Mẹ. Hãy làm những gì Chúa Giêsu dạy, đó là điều mà Đức Mẹ khuyên bảo. Điều cốt yếu nhất của người Kitô hữu, đó là biết vâng nghe và thực hành thánh ý của Thiên Chúa. Ngài coi những ai biết vâng nghe và thực hành lời Thiên Chúa thì thuộc về những thành viên của gia đình mà Ngài thiết lập ở trần gian này.
Hơn ai hết, Đức Mẹ là người biết xin vâng và thực hành thánh ý Chúa một cách cụ thể qua lời xin vâng. Cho nên, Mẹ cũng dạy cho chúng ta là muốn được Chúa nhậm lời, được Chúa ban ơn, đầy rượu thơm nồng trong cuộc sống, thì chúng ta cũng phải biết lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa dạy qua Kinh Thánh, qua các Tin mừng, qua những lời giáo huấn của Giáo Hội, qua những sự kiện chúng ta gặp trong đời sống hằng ngày. Hãy nhìn lên thánh ý Chúa để biết mở tai ra mà nghe tiếng Chúa nói, mà biết thực hiện thánh ý Chúa trong cuộc sống. Khi đã biết lắng nghe thì chúng ta hãy noi gương Đức Mẹ, để thưa rằng “con xin vâng, này con đến để thực thi thánh ý Chúa”. Như vậy, dù có những lúc chúng ta hết rượu rồi, chẳng hạn những buồn phiền trong cuộc sống, lúc ấy qua sự chuyển cầu của Mẹ, Chúa cũng đổ lại sự tràn dư cho tất cả chúng ta.
Hãy yêu mến Mẹ và cách thức yêu mến Mẹ tuyệt vời nhất, đó là chúng ta học tập dưới mái trường của Mẹ Maria. Học ở nơi Mẹ sự xin vâng thánh ý Chúa, lắng nghe Lời Chúa, sự khiêm tốn, yêu thương, lòng quảng đại và bàn tay luôn mở rộng ôm ấp tất cả mọi người. Hạnh phúc của Mẹ là được tham dự vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, hạnh phúc của Mẹ là được tham dự vào việc cùng với Chúa Giêsu dọn tiệc cưới với chúng ta. Hạnh phúc của chúng ta là tiếp nối Mẹ, tạo nên niềm vui, niềm hạnh phúc cho tất cả mọi anh chị em chung quanh, nhất là những người đang gặp những sự khốn khó bất hạnh, khổ sở, vì họ hết rượu rồi.
Tối nay trong thánh lễ này, có một số đông bệnh nhân, những người già yếu với niềm hy vọngsẽ được Mẹ chuyển cầu cùng Chúa ban ơn phúc dồi dào cho họ sức khỏe, cho cơn bệnh tật chóng qua, và cho những bất hạnh khác cả về thể xác lẫn tinh thần.
Sau lời nguyện hiệp lễ, hai Đức Giám Mục cùng với tất cả các linh mục đã xuống xức dầu bệnh nhân trên trán những người muốn lãnh nhận. Không chỉ người bệnh, mà rất nhiều người, kể cả các thanh niên đã sốt sắng xin được xức dầu để được nhận lãnh sức mạnh của Chúa.
Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương và chữa lành, nhất là đức tin. Ðối với những người có đức tin thì không có gì ngạc nhiên. Ðó là sứ vụ chữa lành của Chúa Giêsu được tiếp tục thể hiện qua sự can thiệp của Mẹ Maria. Nhiều người đến Lộ Ðức và trở về với một đức tin được đổi mới, sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa trong các nhu cầu của tha nhân.
Tàpao là trung tâm hành hương kính Đức Mẹ, là địa chỉ của tình thương, là điểm hẹn của bình an nội tâm. Khách hành hương đến Tàpao mỗi ngày một đông hơn, Đức Mẹ vẫn luôn trao ban ơn lành cho những ai tin tưởng cậy trông nơi Mẹ.
Tết Giới Trẻ Giáo xứ Việt Nam Paris
Giới trẻ Giáo xứ Việt nam Paris
19:27 13/02/2014
Thánh lễ Giới Trẻ cùng với cộng đoàn được bắt đầu lúc 11 giờ 30 ngày 9/2/2014 dưới sự chủ tế của Cha tuyên úy Vũ Minh Sinh và các Cha đồng tế Đức Ông Mai Đức Vinh, Cha Đinh Đồng Thượng Sách và Cha Nguyễn Văn Hội. Lời chúc năm mới của Cha tuyên úy gởi đến các bạn trẻ cùng cộng đoàn là lời chúc bình an, sức khỏe, càng thêm tuổi càng thêm nhân đức.
Tiếp đến, trong bài giảng, cha Hội nêu lên ý nghĩa của năm Giáp Ngọ - Mã Đáo Thành Công và nhắn nhủ với các bạn trẻ và cộng đoàn rằng thành công của người có Đức Tin là hãy trở nên ánh sáng và muối cho đời. Như tiên tri I-sa-i-a ngày xưa đã kêu gọi dân Do Thái hãy chia áo, sẻ bánh cho người anh em, đừng khinh bỉ xác thịt chính mình, vì người anh em chính là thân thể mình và làm cho người đau khổ được vui mừng thì ánh sáng sẽ bừng lên trên chính mình. Vì vậy, một khi anh em nâng đỡ người khác thì khi anh em kêu lên Chúa, Chúa sẽ trả lời « Này Ta đây». Giúp đỡ người khác là điều kiện để Chúa trả lời và ban ơn. Mỗi chúng ta đều được Chúa kêu gọi trở nên ánh sáng và muối cho đời, bằng cách thực thi giúp đỡ người anh em. Khi chúng ta giúp đỡ người anh em là chúng ta làm cho người anh em, chứ không làm cho Chúa, nhưng những thể hiện cho người anh em sẽ tôn vinh Cha chúng ta trên trời. Giúp đỡ người anh em được thể hiện qua nhiều cách : vật chất và tinh thần. Khi không có vật chất, thì một nụ cười, một ánh mắt, một lời chào hỏi cũng đủ làm vui lòng người anh em. Lời Chúa hôm nay thật trùng hợp với tâm tình của Giới Trẻ : tận tình hăng say công tác Giáo xứ và nâng đỡ anh em là những công việc tốt lành làm hiển vinh Cha chúng ta trên trời.
***Khai vi***
Giò Hoa Ngũ Sắc
Súp Mai Tuyết Nhĩ
Gỏi xoài
***Các món ăn chính***
Gà Hấp Cải Bẹ Xanh
Bò Nấu Trái Cây
Bánh Chưng - Dưa món
***Tráng miệng***
Trái cây
Chè
Trà
Café
Sau một khoảng thời gian để cộng đoàn hàn huyên chào hỏi và thưởng thức một vài món đặc sắc, ban văn nghệ bắt đầu mở màn chương trình với một tràng đốt pháo nổ dòn to và điệu múa lân truyền thống do đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đóng góp. Tiếp đến là bài múa “Đón Xuân” do các sơ Dòng Mến Thánh Giá đảm trách, với phần đóng góp của hai bạn trẻ. Thú thực cộng đoàn phải sững sờ trước điệu vũ rất linh động, trẻ trung của các sơ. Rồi tiếp đến những bản đơn ca, hay song ca đầy rung cảm. Phần múa « Sài gòn đẹp lắm » của các sơ Notre Dame de Calvaire thật là vui nhộn và rất đặc sắc. Phần trình diễn thời trang « Muôn màu ánh xuân » thật lý thú và đẹp mắt. Một bản tân cổ giao duyên « Nấu bánh đêm xuân” do anh phụ trách ban văn nghệ Tri Văn và Thanh Hiền diễn xuất thật là độc đáo. Vở hài kịch « Bà xã Ngọ … number 1 » do Giới Trẻ diễn, quay clip video, quả là một chuẩn bị nhiều công phu và mang nhiều tiếng cười cho cộng đoàn ! Bài múa “Xuân nhớ » do Lan Anh phụ trách cùng các bạn trẻ diễn xuất cũng thật dễ thương. Chương trình văn nghệ năm nay có thêm phần ảo thuật của Cha Hội và thầy Hạnh phụ tá, dòng Chúa Cứu Thế, đã gây nhiều ngạc nhiên và thán phục của đông đảo khán giả. Tiệc xuân vẫn tiếp tục với phần sổ số Tombola do cha Sinh cùng các thiên thần nhỏ bé bốc số và sổ số. Khoảng đến 16 giờ 30 thì buổi tiệc kết thúc, tất cả các bạn trẻ đã đóng góp chương trình và phục vụ buổi tiệc xuân đều lên sân khấu từ giã cộng đoàn và hát lên lời cám ơn qua bài hợp ca « Hãy thắp sáng lên”.
Mượn lời chúc của Cha tuyên uý vào đầu thánh lễ, Giới trẻ xin kính chúc toàn thể cộng đoàn năm Giáp Ngọ bình an, sức khỏe, càng thêm tuổi càng thêm nhân đức.
Xin hẹn gặp lại quý thân hữu vào dịp Tết năm sau nhé !
Giới trẻ Giáo xứ Việt nam Paris
Bênh vực công lý và Giáo Hội
CSVN đã hết đường nói dối
Phạm Trần
15:45 13/02/2014
Tấm màn đen che dấu Quyền Con Người bị hạn chế và hành hạ ở Việt Nam đã bị Thế giới vén lên tại “cơ chế kiểm định kỳ phổ qúat” (UPR, The Universal Periodic Review) Chu kỳ II của của Liên Hiệp Quốc họp tại Geneve, Thụy Sỹ từ ngày 05 đếnb 07 thán g 02 năm 2014.
Phần lớn phát biểu của 106 Quốc gia và 227 khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền tập trung vào yêu cầu Chính phủ Việt Nam quan tâm đến các quyền tự do căn bản của con người gồm : Tự do tư tưởng, Tự do ngôn luận, Tự do báo chí, Tự do hội họp, Tự do lập hội và Tự do Tôn giáo.
Bình đẳng giới, quyền của Phụ nữ, quyền của Trẻ em, chống buôn người, quyền được bào chữa, chống khủng bố các Luật sư nhân quyền, chống bắt người tùy tiện, chống đe dọa và bắt giữ những người muốn diễn đạt tư tưởng ôn hòa, quyền chủ hữu đất đai của dân phải được bảo vệ, chống cưỡng chế nông dân v.v… cũng đã được ghi trong 227 khuyến nghị.
Các nước cũng khuyến cáo Nhà nước Việt Nam cần tôn trọng tự do hoạt động Internet của người dân. Điển hình như Hòa Lan (Netherlands) yêu cầu Việt Nam cho phép những Nhà truyền thông xã hội (bloggers), ký gỉa, những người sử dụng Internet khác và các Tổ chức phi chính phủ được cổ xúy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt cần có bảo đảm những Luật lệ liên quan đến Internet phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng và thông tin.
(Netherland:Allow bloggers, journalists, other internet users and NGOs to promote and protect human rights specifically by ensuring that laws concerning the Internet comply with the freedom of expression and information.)
Thụy Điển chỉ trích việc Việt Nam có thêm những điều lệ gia tăng kiểm soát Internet and bắt bớ bừa bãi những người muốn được tự do phát biểu.
(Sweden : noted an increase in regulations to control internet, and arrests of persons for exercising their right to freedom of expression.)
Nhật Bản đã đề nghị Việt Nam hãy thi hành những biện pháp để “bảo đảm quyền tự do tư tưởng, quyền tự do, độc lập của báo chí và Internet.
(Japan: Actively promote steps to guarantee freedom of expression, as well as the freedom and independence of the press, including on the internet.
Nước Ý thì yêu cầu Việt Nam thi hành những biện pháp để cổ võ tự do tư tưởng, lập hội và tự do báo chí phù hợp với những tiêu chuẩn hiện đại của cộng đồng Quốc tế.
(Italy: Further implement measures aimed at promoting freedom of expression and association and freedom of the media in line with the most advanced international standards.)
Đại biểu nước Bỉ (Belgium) nói bất cứ Luật nào nhằm kiểm soát Internet phải tuân thủ những cam kết quốc tế về nhân quyền của Việt Nam vì Việt Nam là thành viên của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR, International Covenant on Civil and Political Rights)
(Belgium: Ensure that any law governing the internet is in compliance with Viet Nam’s international human rights obligations as a State party to the ICCPR (International Covenant on Civil and Political Rights)
Đại biểu của các nước cựu Cộng sản ở Đông Âu như Lithuania, Ba Lan (Poland) và Slovakia ghi nhận Việt Nam đã có những nỗ lực tuân thủ những cam kết quốc tế và đã có Luật về các quyền kinh tế và xã hội, nhưng họ vẫn bầy tỏ sự quan ngại về các quyền tự do tư tưởng, hội họp ôn hòa, lập hội mà Việt Nam đã cam kết, tự do tôn giáo-tín ngưỡng, tình trạng của những người dân Việt Nam muốn bảo vệ quyền con người và quyền của các nhóm thiếu số. Slovania muốn Việt Nam có những luật lệ và cơ chế quy định những biện pháp bảo đảm quyền phát biểu và hội họp theo đúng các tiêu chuẩn Quốc tế.
(Lithuania : Take all necessary actions to respect and promote the right to freedom of expression, peaceful assembly and association in line with its international human rights obligations.
Poland : Commended ongoing efforts to comply with international obligations. It remained concerned about the situation of human rights defenders, religious and ethnic minorities.
Slovakia: commended cooperation with special procedures and adoption of legislation on socio-economic rights. It invited the Government to take legislative and institutional measures to ensure that freedom of expression and assembly are in line with international standards. )
Riêng Hung Gia Lợi, ghi nhận Việt Nam đã có tiến bộ về giáo dục quyền con người, nhưng lo ngại về những biện pháp chế tài hạn chế các quyền tự do tư tưởng, truy tố các nhà văn, ký gỉa, các nhà truyền thông xã hội và những người bảo vệ nhân quyền.
(Hungary: noted improvements in human rights education. It was concerned about recent legislation restricting freedom of expression and prosecuting writers, journalists, bloggers and human rights defenders.)
ÂU-MỸ MUỐN GÌ ?
Nước Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan khuyến khích Việt Nam hãy bảo đảm mọi công dân được tự do tư tưởng và hội họp không bị làm khó dễ hay bị bỏ tù.
(The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland : encouraged Viet Nam to ensure that all citizens have the right to freedom of expression and assembly without fear of harassment or imprisonment.)
Ái Nhĩ Lan cũng rất quan ngại về những trường hợp bị đàn áp, bị bắt tù những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, sự vắng mặt của nền báo chí độc lập và sự kiện nhà nước đã gia tăng theo dõi những nhà cung cấp dịch vụ Internet.
(Ireland: was gravely concerned about reported harassment and imprisonment of human rights defenders, and noted the lack of an independent media and reports of increasing surveillance by State-owned Internet providers.)
Hoa Kỳ thì bầy tỏ hài lòng về những tiến bộ trong việc bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính,chuyển giới (LGBT, lesbian, gay, bisexual, and transgender). Tuy nhiên Đại diện của Mỹ cũng quan ngại về những hạn chế quyên tự do tôn giáo-tín ngưỡng, quyền thành lập các nghiệp đòan độc lập và sách nhiễu các Tôn giáo không đăng ký với nhà nước.
(The United States of America welcomed progress on protecting the rights of LGBT persons. It expressed concern about restrictions on freedom of religion and formation of independent trade unions, and about harassment of unregistered churches. )
Sau khi các cuộc họp ở Geneve kết thúc, Sứ qúan Mỹ ở Hà Nội phổ biến tòan văn bản tiếng Việt lời tuyên bố chi tiết hơn của ông Peter Mulrean, Đại diện lâm thời Phái bộ Hoa Kỳ tại kỳ họp này về Báo cáo của Việt Nam:
(Peter Mulrean: Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn, tiến bộ về bảo vệ quyền của người đồng tính/song tính/chuyển giới, và số lượng đăng ký nhà thờ tăng lên.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt giữ những người thực hiện các quyền hạn và các quyền tự do phổ quát, như tự do ngôn luận và lập hội. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo, và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn diễn ra.
Chúng tôi quan ngại về sự hạn chế đối với việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, về việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính phủ sử dụng lao động bắt buộc.
Chúng tôi cũng thất vọng về việc Việt Nam ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào toàn bộ quá trình UPR.
Chúng tôi đề xuất với Việt Nam:
1. Sửa đổi luật an ninh quốc gia mơ hồ được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát, và thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị, như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức;
2. Bảo vệ các quyền của người lao động được quốc tế công nhận và tăng cường thực thi luật cấm lao động cưỡng bức; và
3. Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn.”
Phản ứng chính thức từ Việt Nam về quan điểm của Mỹ chưa có, nhưng Báo Quân đội Nhân dân (QĐND) là cơ quan thường “làm thay việc của Chính phủ” đối với những lời chỉ trích Việt Nam, viết ngày 11/02/2014 : “Cần nói ngay rằng, trong tuyên bố này, Đại sứ quán Hoa Kỳ vẫn mang thái độ kỳ thị, thiếu thiện chí với Việt Nam.”
Tác giả bài viết là Kim Ngọc, một trong số người có bài thường xuyên trên mục “chống diễn biến hòa bình” của báo QĐND viết tiếp rằng : “Một số người mà Đại sứ quán Hoa Kỳ cho rằng, "bị sách nhiễu" về tự do ngôn luận, tự do báo chí, thực chất những trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam, những hoạt động tôn giáo chưa được Nhà nước cấp phép. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của công dân, nhưng không phải là thứ tự do vô chính phủ. Nếu ai đó cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo... để chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị xử lý bình đẳng, nghiêm minh bằng pháp luật. Điều này thì không chỉ có ở Việt Nam mà bất cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào cũng làm như vậy. “
Bênh vực những việc làm sai trái của nhà nước chống quyền con người là nhiệm vụ bình thường của một người được nhận lương tháng như Kim Ngọc, nhưng khi Tác gỉa khóac cho những người đấu tranh đòi quyền con người Việt Nam phải được tộn trọng bằng một lọat các chiếc áo “ngụy tạo” như : “vi phạm pháp luật, chống đảng, chống nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc” mà không lương thiện minh chứng được thì có xóa được những cáo buộc từ bên ngòai không ?
Nhưng nếu Việt Nam làm gì cũng “trong sáng” thì tại sao tại diễn đàn Geneve ngày 05/02/2014, một loạt các nước phương Tây như Gia Nã Đại, Pháp, Hòa Lan ((Netherlands) đã yêu cầu nhà nước Việt Nam “hủy bỏ hoặc Tu chính các Điều 79, 88 and 258 mơ hồ và bị lạm dụng nhằm hạn chế tự do của Bộ Luật hình sự” ?
Đại diện Pháp viết: “Repeal or modify the Penal Code relating to national security particularly Articles 79, 88 and 258, in order to prevent those articles from being applied in an arbitrary manner to impede freedom of opinion and expression, including on the Internet.
Gia Nã Đại: “Amend the provisions concerning offences against national security which could restrict freedom of expression, including on the internet, particularly articles 79, 88 and 258 of the Penal Code, to ensure its compliance with Viet Nam’s international obligations, including the ICCPR ( Chú thích :International Covenant on Civil and Political Rights, Công ước Quốc tế về quyền Công dân và Chính trị) “
Một số nước khác, trong đó có Phần Lan (Finland), Hòa Lan (Netherlands) và Tân Tây Lan (New Zealand) yều cầu sửa lại hai Nghị định 72 và 174 đã hạn chế và kiểm soát hoạt động của Truyền thông Xã hội và các Tổ chức Phi Chính phủ.
Đặc biệt Norway thì nói rằng khi thi hành Điều 69 Hiến pháp thì phải bảo đảm tuân thủ những cam kết mà Việt Nam đã ký trong (ICCPR,International Covenant on Civil and Political Rights-Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị)
(Norway : In its implementation of Constitution article 69, ensure compliance with its obligations under the ICCPR )
Điều 69 của Hiến pháp 2013 viết:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Sở dĩ Norway quan tâm đến nhiệm vụ của Quốc hội của Nhà nước CSVN vì trong thực tế, Quốc hội này chưa bao giờ là “đại diện thật sử của dân” để phục vụ quyền lợi của dân mà chỉ được lập ra, qua hình thức “đảng cử dân bầu” để “luật hoá những quyết định của đảng”, như họ đã “luật hóa Cương lĩnh đảng 2011” trong Hiến pháp 2013 để “hợp pháp hóa” quyền lãnh đạo tòan diện “nhà nước và xã hội” như viết trong Điều 4.
Riêng trong lĩnh vực Tôn giáo, Gia Nã Đại (Canada) đã yêu cầu Việt Nam bỏ bớt những tiêu chuẩn rắc rối trong việc đăng ký các hoạt động ôn hòa của các Tổ chức Tôn giáo hợp pháp và không đăng ký để bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
(Canada: Reduce administrative obstacles and registration requirements applicable to peaceful religious activities by registered and non-registered religious groups in order to guarantee freedom of religion or belief.)
Đại biểu Pháp nói : “ Nước Pháp bày tỏ mối quan tâm lớn đến việc tái thi hành những án tử hình và rất nhiều bản án tử hình trong thời gian gần đây. Chúng tôi khuyến cáo VN tạm đình chỉ thi hành và khởi xướng một cuộc thảo luận quốc gia về án tử hình.
Nước Pháp cũng rất quan tâm đến những hạn chế quyền tự do tư tưởng và ngôn luận ở VN và những áp lực đối với những người tranh đấu cho nhân quyền ở VN.”
Trong khi đó Đại diện Thụy Sỹ phát biểu: “ Thụy Sĩ hoan nghênh VN đã ký Quy Ưóc chống tra tấn và những hình phạt dã man, phi nhân, làm mất phẩm giá con người và khuyến khích việc phê chuẩn Quy Ước trong một thời gian ngắn
Thuỵ Sĩ kêu gọi chính quyền VN giảm bớt danh sách những tội phạm có thể bị án tử hình, đặc biệt là những tội phạm kinh tế , hay liên quan tới ma tuý và nghiên cứu việc đình chỉ thi hành những án lệnh trên.
Thụy Sĩ quan tâm tới tình trạng liên hệ tới tự do ngôn luận, quyền hội họp ôn hoà , quyền lập hội và khuyến cáo chính quyền VN chú trọng ý kiến của nhóm nghiên cứu ( thuộc Liên Hiệp Quốc ) về việc trả tự do cho khoảng 30 người bị giam giữ một cách võ đoán từ phiên họp Kiểm Điểm Thường Kỳ trước.
Đề bảo vệ quyền của của những người bị tạm giam, Thuỵ Sĩ khuyến cáo chính phủ VN tôn trọng quyền được thăm viếng của gia đình và quyền được hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra , thẩm vấn của cơ quan an ninh.”
Nước Đức đòi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức những người bị bắt tùy tiện và phải bồi thường cho họ như yêu cầu của Khối công tác về giam giữ tùy tiện.
(Germany: Immediately release all prisoners held in arbitrary detention and recompense them as requested by the Working Group on Arbitrary Detention.)
Nước Áo đòi hỏi Việt Nam công bố danh sách tất cả các trại giam, kể cả những trung tâm giam giữ người cai nghiện do các cơ quan cảnh sát, quân đội và Bộ Lao Động qủan lý. Áo cũng muốn biết số người đang giam giữ là bao nhiêu và họ đang làm những công việc gì ?
(Austria: Provide public information on the number of detention camps, including administrative detention centres for drug treatment set up by the police, the military and the Ministry of Labour, on the number of persons detained therein; as well as on all forms of work in which detainees are involved.)
Lý do nước Áo muốn biết vì chương trình cai nghiện của Việt Nam không thành công. Ngược lại tình trạng bắt con nghiện phải lao động như nô lệ đã bị Liên Hiệp Quốc phát giác cách nay vài năm . Số con nghiện được lành bệnh thì ít mà số tái nghiện, có nơi đến ngót 100% đang là một hiểm họa cho xã hội Việt Nam.
Những yêu cầu và khuyến nghị đặc trưng nêu trên và những đề nghị khác của Hội đồng Nhân quyền từ ngày 05 đến 07/02/2014 tại Geneve cho thấy Thế giới đã biết rất rõ những điều Việt Nam nói không thật trong Báo cáo đệ trình tại Chu kỳ II của “cơ chế kiểm định kỳ phổ qúat” (UPR, The Universal Periodic Review).
Việt Nam sẽ phải phúc đáp những khuyến nghị này, chậm nhất vào Kỳ họp thứ 26 của Hội đồng trong Tháng 6/2014.
Tại kỳ kiểm điểm thứ nhất năm 2009, Việt Nam đã nhận được 123 khuyến nghị nhưng Hà Nội chỉ nhận thi hành 96 đề nghị.
VIỆT NÓI RÊU RAO
Những lời tuyên bố và khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền đã rõ như ban ngày. Không có cuộc tranh luận nào giữa các nước tham dự với Báo cáo viên Việt Nam do Thứ trường Ngọai giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu. Cũng không có bất cứ cuộc biểu quyết nào về Báo cáo của Việt Nam.
Vậy mà vào ngày 08/02/2014, Bộ Ngọai giao Việt Nam đã phổ biến cho các báo, đài của nhà nước một bản tin viết như sau:
“Chiều ngày 07/2/2014, phiên họp của Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva đã thông qua Báo cáo Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam.
Thay mặt Nhóm Troika, gồm đại diện của Ba nước Costa Rica, Kenya và Kazakstan phụ trách Báo cáo UPR của Việt Nam, ông Christian Guillermet, Phó trưởng Phái đoàn Costa Rica, đã báo cáo với Nhóm làm việc về Báo cáo của Việt Nam, cảm ơn sự phối hợp nhiệt tình, có trách nhiệm và hiệu quả của Việt Nam và Ban Thư ký HĐNQ trong quá trình làm việc của Nhóm Troika để hoàn thành Báo cáo.
Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, đã phát biểu cảm ơn Nhóm Troika, Nhóm Làm việc về UPR và các nước đã hỗ trợ và đóng góp cho quá trình UPR của Việt Nam; khẳng định Việt Nam đánh giá cao các phát biểu, đóng góp và khuyến nghị tích cực và xây dựng của các nước đối với Việt Nam trong phiên trình bày và đối thoại.
Trưởng đoàn ta nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế UPR, cho rằng cơ chế này là cơ hội để các quốc gia rà soát lại tình hình thực hiện nhân quyền của các nước, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền; đồng thời khẳng định các Bộ ngành, cơ quan liên quan của Việt Nam sẽ xem xét kỹ lưỡng tất cả các khuyến nghị được nêu tại phiên trình bày và đối thoại lần này. Việt Nam sẽ chính thức thông báo với các nước về việc chấp nhận các khuyến nghị tại Khóa họp thông qua các báo cáo UPR tại kỳ họp thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền, dự kiến vào tháng 6 năm 2014.”
Cùng ngày (08/02/2014) Báo Quân đội Nhân dân cũng “tự viết” thế này: “Hội đồng Nhân quyền đánh giá cao báo cáo kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam
Kiểm điểm định kỳ phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) là một quy trình đánh giá định kỳ (4 năm một lần) về tình hình nhân quyền đối với tất cả các thành viên của Liên hợp quốc (hiện nay có 193 nước). Có thể nói, quy trình UPR là một sáng kiến của Hội đồng Nhân quyền, so với Ủy ban Nhân quyền trước đây - đó là quy trình đánh giá dựa trên nguyên tắc đối xử bình đẳng với tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc (LHQ). Mục đích cuối cùng của UPR là chia sẻ kinh nghiệm, cải thiện tình trạng nhân quyền ở mỗi quốc gia và với cộng đồng quốc tế. Quy trình UPR còn nhằm mục đích hỗ trợ về chuyên môn, nâng cao khả năng giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề nhân quyền của mình….
….Sau phần trình bày ngắn gọn của Trưởng đoàn Việt Nam, đã diễn ra cuộc đối thoại cởi mở, thẳng thắn giữa các đại biểu Hội đồng Nhân quyền, đại biểu các quốc gia có mặt tại hội nghị với đoàn Việt Nam.
Trước hết, các đại biểu tham gia hội nghị đã đánh giá cao Việt Nam trong việc chuẩn bị Báo cáo. Việt Nam đã thực hiện một cách nghiêm chỉnh các khuyến nghị từ Hội nghị kiểm điểm lần thứ nhất (năm 2009); việc soạn thảo Báo cáo được thực hiện bởi Nhóm công tác liên ngành gồm các cơ quan thuộc Chính phủ và Quốc hội liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy các quyền con người. Trong thời gian chuẩn bị Báo cáo nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, nhiều công trình nghiên cứu đã được triển khai ở các cấp, các ngành nhằm xác định những nội dung chủ yếu, những lĩnh vực ưu tiên,… trong đó có các khuyến nghị mà cộng đồng quốc tế đã lưu ý trong Hội nghị Báo cáo lần đầu. Không ít ý kiến đã đề cập tới trọng trách của Việt Nam với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong nhiệm kỳ, mở đầu từ năm 2014.
Nhiều ý kiến cho rằng, Báo cáo của Việt Nam đã cung cấp đầy đủ các thông tin “đa chiều”; đánh giá cao Việt Nam đã thu hút sự tham gia đóng góp của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và của người dân; đã tổ chức tham vấn, đối thoại nghiêm túc giữa Chính phủ với nhiều bên liên quan trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam”… Điều này thể hiện rõ sự nghiêm túc của Việt Nam đối với Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát-UPR.
Thứ hai, về những thành quả bảo đảm quyền con người, các đại biểu đánh giá tích cực việc Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc 96 khuyến nghị tại Hội nghị kiểm điểm định kỳ năm 2009 trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là đưa quyền con người vào Chương II, Hiến pháp mới (2013). Có ý kiến đánh giá cao Việt Nam đã ký “Công ước chống tra tấn” và mong muốn Việt Nam sớm phê chuẩn Công ước này. Nhiều đại diện ở các nước đang phát triển đánh giá cao thành quả của Việt Nam trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững và quan tâm đến các nhóm dễ bị tổn thương; về đích sớm nhiều Mục tiêu thiên niên kỷ.
Thứ ba, trên lĩnh vực hợp tác quốc tế, nhiều đại biểu đánh giá cao Việt Nam trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ và sẵn sàng đối thoại nhân quyền thường niên với các đối tác, đóng góp tích cực vào cơ chế nhân quyền ASEAN...
Mặc dù đã đánh giá tích cực đối với Báo cáo của Việt Nam, song các đại biểu Hội đồng Nhân quyền và đại biểu một số quốc gia tại hội nghị đã nêu nhiều khuyến nghị. Trong đó có những nội dung cơ bản sau: Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải cách tư pháp, pháp luật; thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, báo chí; tự do tôn giáo; mời thêm các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ tới Việt Nam và tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền của LHQ, trong đó có các Cơ quan Công ước. Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã cảm ơn và ghi nhận những khuyến nghị này.
Nhiều nước cũng khuyến nghị Việt Nam tăng cường chia sẻ kinh nghiệm đổi mới, đảm bảo quyền của các nhóm yếu thế (như trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người cao tuổi, dân tộc thiểu số), đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm… trong điều kiện kinh tế khó khăn.”
Trong tất cả các Văn bản của kỳ họp ở Geneve từ ngày 05 đến 07/02/2014, Hội dồng Nhân quyền và Văn phòng Báo chí của Hội đồng không hề phổ biến bất kỳ một văn bản nào được gọi là “đánh giá cáo” hay “thông qua” như Bộ Ngọai giao “tự diễn” và báo Quân đội Nhân dân “tự viết” để khoe thành tích.
Còn chuyện được nói là “Nhiều nước cũng khuyến nghị Việt Nam tăng cường chia sẻ kinh nghiệm” từ “đổi mới” cho đến “tạo việc làm…trong điều kiện kinh tề khó khăn” thì cũng chi thấy viết trên báo Quân đội Nhân dân mà thôi !
Phạm Trần
(02/014)
Phần lớn phát biểu của 106 Quốc gia và 227 khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền tập trung vào yêu cầu Chính phủ Việt Nam quan tâm đến các quyền tự do căn bản của con người gồm : Tự do tư tưởng, Tự do ngôn luận, Tự do báo chí, Tự do hội họp, Tự do lập hội và Tự do Tôn giáo.
Bình đẳng giới, quyền của Phụ nữ, quyền của Trẻ em, chống buôn người, quyền được bào chữa, chống khủng bố các Luật sư nhân quyền, chống bắt người tùy tiện, chống đe dọa và bắt giữ những người muốn diễn đạt tư tưởng ôn hòa, quyền chủ hữu đất đai của dân phải được bảo vệ, chống cưỡng chế nông dân v.v… cũng đã được ghi trong 227 khuyến nghị.
Các nước cũng khuyến cáo Nhà nước Việt Nam cần tôn trọng tự do hoạt động Internet của người dân. Điển hình như Hòa Lan (Netherlands) yêu cầu Việt Nam cho phép những Nhà truyền thông xã hội (bloggers), ký gỉa, những người sử dụng Internet khác và các Tổ chức phi chính phủ được cổ xúy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt cần có bảo đảm những Luật lệ liên quan đến Internet phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng và thông tin.
(Netherland:Allow bloggers, journalists, other internet users and NGOs to promote and protect human rights specifically by ensuring that laws concerning the Internet comply with the freedom of expression and information.)
Thụy Điển chỉ trích việc Việt Nam có thêm những điều lệ gia tăng kiểm soát Internet and bắt bớ bừa bãi những người muốn được tự do phát biểu.
(Sweden : noted an increase in regulations to control internet, and arrests of persons for exercising their right to freedom of expression.)
Nhật Bản đã đề nghị Việt Nam hãy thi hành những biện pháp để “bảo đảm quyền tự do tư tưởng, quyền tự do, độc lập của báo chí và Internet.
(Japan: Actively promote steps to guarantee freedom of expression, as well as the freedom and independence of the press, including on the internet.
Nước Ý thì yêu cầu Việt Nam thi hành những biện pháp để cổ võ tự do tư tưởng, lập hội và tự do báo chí phù hợp với những tiêu chuẩn hiện đại của cộng đồng Quốc tế.
(Italy: Further implement measures aimed at promoting freedom of expression and association and freedom of the media in line with the most advanced international standards.)
Đại biểu nước Bỉ (Belgium) nói bất cứ Luật nào nhằm kiểm soát Internet phải tuân thủ những cam kết quốc tế về nhân quyền của Việt Nam vì Việt Nam là thành viên của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR, International Covenant on Civil and Political Rights)
(Belgium: Ensure that any law governing the internet is in compliance with Viet Nam’s international human rights obligations as a State party to the ICCPR (International Covenant on Civil and Political Rights)
Đại biểu của các nước cựu Cộng sản ở Đông Âu như Lithuania, Ba Lan (Poland) và Slovakia ghi nhận Việt Nam đã có những nỗ lực tuân thủ những cam kết quốc tế và đã có Luật về các quyền kinh tế và xã hội, nhưng họ vẫn bầy tỏ sự quan ngại về các quyền tự do tư tưởng, hội họp ôn hòa, lập hội mà Việt Nam đã cam kết, tự do tôn giáo-tín ngưỡng, tình trạng của những người dân Việt Nam muốn bảo vệ quyền con người và quyền của các nhóm thiếu số. Slovania muốn Việt Nam có những luật lệ và cơ chế quy định những biện pháp bảo đảm quyền phát biểu và hội họp theo đúng các tiêu chuẩn Quốc tế.
(Lithuania : Take all necessary actions to respect and promote the right to freedom of expression, peaceful assembly and association in line with its international human rights obligations.
Poland : Commended ongoing efforts to comply with international obligations. It remained concerned about the situation of human rights defenders, religious and ethnic minorities.
Slovakia: commended cooperation with special procedures and adoption of legislation on socio-economic rights. It invited the Government to take legislative and institutional measures to ensure that freedom of expression and assembly are in line with international standards. )
Riêng Hung Gia Lợi, ghi nhận Việt Nam đã có tiến bộ về giáo dục quyền con người, nhưng lo ngại về những biện pháp chế tài hạn chế các quyền tự do tư tưởng, truy tố các nhà văn, ký gỉa, các nhà truyền thông xã hội và những người bảo vệ nhân quyền.
(Hungary: noted improvements in human rights education. It was concerned about recent legislation restricting freedom of expression and prosecuting writers, journalists, bloggers and human rights defenders.)
ÂU-MỸ MUỐN GÌ ?
Nước Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan khuyến khích Việt Nam hãy bảo đảm mọi công dân được tự do tư tưởng và hội họp không bị làm khó dễ hay bị bỏ tù.
(The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland : encouraged Viet Nam to ensure that all citizens have the right to freedom of expression and assembly without fear of harassment or imprisonment.)
Ái Nhĩ Lan cũng rất quan ngại về những trường hợp bị đàn áp, bị bắt tù những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, sự vắng mặt của nền báo chí độc lập và sự kiện nhà nước đã gia tăng theo dõi những nhà cung cấp dịch vụ Internet.
(Ireland: was gravely concerned about reported harassment and imprisonment of human rights defenders, and noted the lack of an independent media and reports of increasing surveillance by State-owned Internet providers.)
Hoa Kỳ thì bầy tỏ hài lòng về những tiến bộ trong việc bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính,chuyển giới (LGBT, lesbian, gay, bisexual, and transgender). Tuy nhiên Đại diện của Mỹ cũng quan ngại về những hạn chế quyên tự do tôn giáo-tín ngưỡng, quyền thành lập các nghiệp đòan độc lập và sách nhiễu các Tôn giáo không đăng ký với nhà nước.
(The United States of America welcomed progress on protecting the rights of LGBT persons. It expressed concern about restrictions on freedom of religion and formation of independent trade unions, and about harassment of unregistered churches. )
Sau khi các cuộc họp ở Geneve kết thúc, Sứ qúan Mỹ ở Hà Nội phổ biến tòan văn bản tiếng Việt lời tuyên bố chi tiết hơn của ông Peter Mulrean, Đại diện lâm thời Phái bộ Hoa Kỳ tại kỳ họp này về Báo cáo của Việt Nam:
(Peter Mulrean: Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn, tiến bộ về bảo vệ quyền của người đồng tính/song tính/chuyển giới, và số lượng đăng ký nhà thờ tăng lên.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt giữ những người thực hiện các quyền hạn và các quyền tự do phổ quát, như tự do ngôn luận và lập hội. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo, và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn diễn ra.
Chúng tôi quan ngại về sự hạn chế đối với việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, về việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính phủ sử dụng lao động bắt buộc.
Chúng tôi cũng thất vọng về việc Việt Nam ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào toàn bộ quá trình UPR.
Chúng tôi đề xuất với Việt Nam:
1. Sửa đổi luật an ninh quốc gia mơ hồ được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát, và thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị, như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức;
2. Bảo vệ các quyền của người lao động được quốc tế công nhận và tăng cường thực thi luật cấm lao động cưỡng bức; và
3. Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn.”
Phản ứng chính thức từ Việt Nam về quan điểm của Mỹ chưa có, nhưng Báo Quân đội Nhân dân (QĐND) là cơ quan thường “làm thay việc của Chính phủ” đối với những lời chỉ trích Việt Nam, viết ngày 11/02/2014 : “Cần nói ngay rằng, trong tuyên bố này, Đại sứ quán Hoa Kỳ vẫn mang thái độ kỳ thị, thiếu thiện chí với Việt Nam.”
Tác giả bài viết là Kim Ngọc, một trong số người có bài thường xuyên trên mục “chống diễn biến hòa bình” của báo QĐND viết tiếp rằng : “Một số người mà Đại sứ quán Hoa Kỳ cho rằng, "bị sách nhiễu" về tự do ngôn luận, tự do báo chí, thực chất những trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam, những hoạt động tôn giáo chưa được Nhà nước cấp phép. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của công dân, nhưng không phải là thứ tự do vô chính phủ. Nếu ai đó cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo... để chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị xử lý bình đẳng, nghiêm minh bằng pháp luật. Điều này thì không chỉ có ở Việt Nam mà bất cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào cũng làm như vậy. “
Bênh vực những việc làm sai trái của nhà nước chống quyền con người là nhiệm vụ bình thường của một người được nhận lương tháng như Kim Ngọc, nhưng khi Tác gỉa khóac cho những người đấu tranh đòi quyền con người Việt Nam phải được tộn trọng bằng một lọat các chiếc áo “ngụy tạo” như : “vi phạm pháp luật, chống đảng, chống nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc” mà không lương thiện minh chứng được thì có xóa được những cáo buộc từ bên ngòai không ?
Nhưng nếu Việt Nam làm gì cũng “trong sáng” thì tại sao tại diễn đàn Geneve ngày 05/02/2014, một loạt các nước phương Tây như Gia Nã Đại, Pháp, Hòa Lan ((Netherlands) đã yêu cầu nhà nước Việt Nam “hủy bỏ hoặc Tu chính các Điều 79, 88 and 258 mơ hồ và bị lạm dụng nhằm hạn chế tự do của Bộ Luật hình sự” ?
Đại diện Pháp viết: “Repeal or modify the Penal Code relating to national security particularly Articles 79, 88 and 258, in order to prevent those articles from being applied in an arbitrary manner to impede freedom of opinion and expression, including on the Internet.
Gia Nã Đại: “Amend the provisions concerning offences against national security which could restrict freedom of expression, including on the internet, particularly articles 79, 88 and 258 of the Penal Code, to ensure its compliance with Viet Nam’s international obligations, including the ICCPR ( Chú thích :International Covenant on Civil and Political Rights, Công ước Quốc tế về quyền Công dân và Chính trị) “
Một số nước khác, trong đó có Phần Lan (Finland), Hòa Lan (Netherlands) và Tân Tây Lan (New Zealand) yều cầu sửa lại hai Nghị định 72 và 174 đã hạn chế và kiểm soát hoạt động của Truyền thông Xã hội và các Tổ chức Phi Chính phủ.
Đặc biệt Norway thì nói rằng khi thi hành Điều 69 Hiến pháp thì phải bảo đảm tuân thủ những cam kết mà Việt Nam đã ký trong (ICCPR,International Covenant on Civil and Political Rights-Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị)
(Norway : In its implementation of Constitution article 69, ensure compliance with its obligations under the ICCPR )
Điều 69 của Hiến pháp 2013 viết:
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Sở dĩ Norway quan tâm đến nhiệm vụ của Quốc hội của Nhà nước CSVN vì trong thực tế, Quốc hội này chưa bao giờ là “đại diện thật sử của dân” để phục vụ quyền lợi của dân mà chỉ được lập ra, qua hình thức “đảng cử dân bầu” để “luật hoá những quyết định của đảng”, như họ đã “luật hóa Cương lĩnh đảng 2011” trong Hiến pháp 2013 để “hợp pháp hóa” quyền lãnh đạo tòan diện “nhà nước và xã hội” như viết trong Điều 4.
Riêng trong lĩnh vực Tôn giáo, Gia Nã Đại (Canada) đã yêu cầu Việt Nam bỏ bớt những tiêu chuẩn rắc rối trong việc đăng ký các hoạt động ôn hòa của các Tổ chức Tôn giáo hợp pháp và không đăng ký để bảo đảm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
(Canada: Reduce administrative obstacles and registration requirements applicable to peaceful religious activities by registered and non-registered religious groups in order to guarantee freedom of religion or belief.)
Đại biểu Pháp nói : “ Nước Pháp bày tỏ mối quan tâm lớn đến việc tái thi hành những án tử hình và rất nhiều bản án tử hình trong thời gian gần đây. Chúng tôi khuyến cáo VN tạm đình chỉ thi hành và khởi xướng một cuộc thảo luận quốc gia về án tử hình.
Nước Pháp cũng rất quan tâm đến những hạn chế quyền tự do tư tưởng và ngôn luận ở VN và những áp lực đối với những người tranh đấu cho nhân quyền ở VN.”
Trong khi đó Đại diện Thụy Sỹ phát biểu: “ Thụy Sĩ hoan nghênh VN đã ký Quy Ưóc chống tra tấn và những hình phạt dã man, phi nhân, làm mất phẩm giá con người và khuyến khích việc phê chuẩn Quy Ước trong một thời gian ngắn
Thuỵ Sĩ kêu gọi chính quyền VN giảm bớt danh sách những tội phạm có thể bị án tử hình, đặc biệt là những tội phạm kinh tế , hay liên quan tới ma tuý và nghiên cứu việc đình chỉ thi hành những án lệnh trên.
Thụy Sĩ quan tâm tới tình trạng liên hệ tới tự do ngôn luận, quyền hội họp ôn hoà , quyền lập hội và khuyến cáo chính quyền VN chú trọng ý kiến của nhóm nghiên cứu ( thuộc Liên Hiệp Quốc ) về việc trả tự do cho khoảng 30 người bị giam giữ một cách võ đoán từ phiên họp Kiểm Điểm Thường Kỳ trước.
Đề bảo vệ quyền của của những người bị tạm giam, Thuỵ Sĩ khuyến cáo chính phủ VN tôn trọng quyền được thăm viếng của gia đình và quyền được hỗ trợ pháp lý, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra , thẩm vấn của cơ quan an ninh.”
Nước Đức đòi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức những người bị bắt tùy tiện và phải bồi thường cho họ như yêu cầu của Khối công tác về giam giữ tùy tiện.
(Germany: Immediately release all prisoners held in arbitrary detention and recompense them as requested by the Working Group on Arbitrary Detention.)
Nước Áo đòi hỏi Việt Nam công bố danh sách tất cả các trại giam, kể cả những trung tâm giam giữ người cai nghiện do các cơ quan cảnh sát, quân đội và Bộ Lao Động qủan lý. Áo cũng muốn biết số người đang giam giữ là bao nhiêu và họ đang làm những công việc gì ?
(Austria: Provide public information on the number of detention camps, including administrative detention centres for drug treatment set up by the police, the military and the Ministry of Labour, on the number of persons detained therein; as well as on all forms of work in which detainees are involved.)
Lý do nước Áo muốn biết vì chương trình cai nghiện của Việt Nam không thành công. Ngược lại tình trạng bắt con nghiện phải lao động như nô lệ đã bị Liên Hiệp Quốc phát giác cách nay vài năm . Số con nghiện được lành bệnh thì ít mà số tái nghiện, có nơi đến ngót 100% đang là một hiểm họa cho xã hội Việt Nam.
Những yêu cầu và khuyến nghị đặc trưng nêu trên và những đề nghị khác của Hội đồng Nhân quyền từ ngày 05 đến 07/02/2014 tại Geneve cho thấy Thế giới đã biết rất rõ những điều Việt Nam nói không thật trong Báo cáo đệ trình tại Chu kỳ II của “cơ chế kiểm định kỳ phổ qúat” (UPR, The Universal Periodic Review).
Việt Nam sẽ phải phúc đáp những khuyến nghị này, chậm nhất vào Kỳ họp thứ 26 của Hội đồng trong Tháng 6/2014.
Tại kỳ kiểm điểm thứ nhất năm 2009, Việt Nam đã nhận được 123 khuyến nghị nhưng Hà Nội chỉ nhận thi hành 96 đề nghị.
VIỆT NÓI RÊU RAO
Những lời tuyên bố và khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền đã rõ như ban ngày. Không có cuộc tranh luận nào giữa các nước tham dự với Báo cáo viên Việt Nam do Thứ trường Ngọai giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu. Cũng không có bất cứ cuộc biểu quyết nào về Báo cáo của Việt Nam.
Vậy mà vào ngày 08/02/2014, Bộ Ngọai giao Việt Nam đã phổ biến cho các báo, đài của nhà nước một bản tin viết như sau:
“Chiều ngày 07/2/2014, phiên họp của Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva đã thông qua Báo cáo Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam.
Thay mặt Nhóm Troika, gồm đại diện của Ba nước Costa Rica, Kenya và Kazakstan phụ trách Báo cáo UPR của Việt Nam, ông Christian Guillermet, Phó trưởng Phái đoàn Costa Rica, đã báo cáo với Nhóm làm việc về Báo cáo của Việt Nam, cảm ơn sự phối hợp nhiệt tình, có trách nhiệm và hiệu quả của Việt Nam và Ban Thư ký HĐNQ trong quá trình làm việc của Nhóm Troika để hoàn thành Báo cáo.
Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, đã phát biểu cảm ơn Nhóm Troika, Nhóm Làm việc về UPR và các nước đã hỗ trợ và đóng góp cho quá trình UPR của Việt Nam; khẳng định Việt Nam đánh giá cao các phát biểu, đóng góp và khuyến nghị tích cực và xây dựng của các nước đối với Việt Nam trong phiên trình bày và đối thoại.
Trưởng đoàn ta nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế UPR, cho rằng cơ chế này là cơ hội để các quốc gia rà soát lại tình hình thực hiện nhân quyền của các nước, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền; đồng thời khẳng định các Bộ ngành, cơ quan liên quan của Việt Nam sẽ xem xét kỹ lưỡng tất cả các khuyến nghị được nêu tại phiên trình bày và đối thoại lần này. Việt Nam sẽ chính thức thông báo với các nước về việc chấp nhận các khuyến nghị tại Khóa họp thông qua các báo cáo UPR tại kỳ họp thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền, dự kiến vào tháng 6 năm 2014.”
Cùng ngày (08/02/2014) Báo Quân đội Nhân dân cũng “tự viết” thế này: “Hội đồng Nhân quyền đánh giá cao báo cáo kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam
Kiểm điểm định kỳ phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) là một quy trình đánh giá định kỳ (4 năm một lần) về tình hình nhân quyền đối với tất cả các thành viên của Liên hợp quốc (hiện nay có 193 nước). Có thể nói, quy trình UPR là một sáng kiến của Hội đồng Nhân quyền, so với Ủy ban Nhân quyền trước đây - đó là quy trình đánh giá dựa trên nguyên tắc đối xử bình đẳng với tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc (LHQ). Mục đích cuối cùng của UPR là chia sẻ kinh nghiệm, cải thiện tình trạng nhân quyền ở mỗi quốc gia và với cộng đồng quốc tế. Quy trình UPR còn nhằm mục đích hỗ trợ về chuyên môn, nâng cao khả năng giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề nhân quyền của mình….
….Sau phần trình bày ngắn gọn của Trưởng đoàn Việt Nam, đã diễn ra cuộc đối thoại cởi mở, thẳng thắn giữa các đại biểu Hội đồng Nhân quyền, đại biểu các quốc gia có mặt tại hội nghị với đoàn Việt Nam.
Trước hết, các đại biểu tham gia hội nghị đã đánh giá cao Việt Nam trong việc chuẩn bị Báo cáo. Việt Nam đã thực hiện một cách nghiêm chỉnh các khuyến nghị từ Hội nghị kiểm điểm lần thứ nhất (năm 2009); việc soạn thảo Báo cáo được thực hiện bởi Nhóm công tác liên ngành gồm các cơ quan thuộc Chính phủ và Quốc hội liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy các quyền con người. Trong thời gian chuẩn bị Báo cáo nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, nhiều công trình nghiên cứu đã được triển khai ở các cấp, các ngành nhằm xác định những nội dung chủ yếu, những lĩnh vực ưu tiên,… trong đó có các khuyến nghị mà cộng đồng quốc tế đã lưu ý trong Hội nghị Báo cáo lần đầu. Không ít ý kiến đã đề cập tới trọng trách của Việt Nam với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong nhiệm kỳ, mở đầu từ năm 2014.
Nhiều ý kiến cho rằng, Báo cáo của Việt Nam đã cung cấp đầy đủ các thông tin “đa chiều”; đánh giá cao Việt Nam đã thu hút sự tham gia đóng góp của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và của người dân; đã tổ chức tham vấn, đối thoại nghiêm túc giữa Chính phủ với nhiều bên liên quan trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam”… Điều này thể hiện rõ sự nghiêm túc của Việt Nam đối với Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát-UPR.
Thứ hai, về những thành quả bảo đảm quyền con người, các đại biểu đánh giá tích cực việc Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc 96 khuyến nghị tại Hội nghị kiểm điểm định kỳ năm 2009 trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là đưa quyền con người vào Chương II, Hiến pháp mới (2013). Có ý kiến đánh giá cao Việt Nam đã ký “Công ước chống tra tấn” và mong muốn Việt Nam sớm phê chuẩn Công ước này. Nhiều đại diện ở các nước đang phát triển đánh giá cao thành quả của Việt Nam trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững và quan tâm đến các nhóm dễ bị tổn thương; về đích sớm nhiều Mục tiêu thiên niên kỷ.
Thứ ba, trên lĩnh vực hợp tác quốc tế, nhiều đại biểu đánh giá cao Việt Nam trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ và sẵn sàng đối thoại nhân quyền thường niên với các đối tác, đóng góp tích cực vào cơ chế nhân quyền ASEAN...
Mặc dù đã đánh giá tích cực đối với Báo cáo của Việt Nam, song các đại biểu Hội đồng Nhân quyền và đại biểu một số quốc gia tại hội nghị đã nêu nhiều khuyến nghị. Trong đó có những nội dung cơ bản sau: Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải cách tư pháp, pháp luật; thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, báo chí; tự do tôn giáo; mời thêm các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ tới Việt Nam và tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền của LHQ, trong đó có các Cơ quan Công ước. Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã cảm ơn và ghi nhận những khuyến nghị này.
Nhiều nước cũng khuyến nghị Việt Nam tăng cường chia sẻ kinh nghiệm đổi mới, đảm bảo quyền của các nhóm yếu thế (như trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người cao tuổi, dân tộc thiểu số), đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm… trong điều kiện kinh tế khó khăn.”
Trong tất cả các Văn bản của kỳ họp ở Geneve từ ngày 05 đến 07/02/2014, Hội dồng Nhân quyền và Văn phòng Báo chí của Hội đồng không hề phổ biến bất kỳ một văn bản nào được gọi là “đánh giá cáo” hay “thông qua” như Bộ Ngọai giao “tự diễn” và báo Quân đội Nhân dân “tự viết” để khoe thành tích.
Còn chuyện được nói là “Nhiều nước cũng khuyến nghị Việt Nam tăng cường chia sẻ kinh nghiệm” từ “đổi mới” cho đến “tạo việc làm…trong điều kiện kinh tề khó khăn” thì cũng chi thấy viết trên báo Quân đội Nhân dân mà thôi !
Phạm Trần
(02/014)
Văn Hóa
Valentine và Mùa Xuân
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
16:56 13/02/2014
1. Thánh Valentinô
Ngày 14 tháng 2, Giáo Hội mừng lễ Thánh Valentinô.
Người ta nghĩ rằng Thánh Valentine là linh mục ở Rôma và là một y sĩ. Trung thành với đức tin, ngài được phúc tử đạo vào ngày 14 tháng 2. Chúng ta không biết gì nhiều về ngài, nhưng ngay vào khoảng năm 350, một nhà thờ đã được xây cất nơi ngài tử đạo.
Truyền thuyết nói rằng ngài là một linh mục thánh thiện đã cùng với Thánh Marius giúp đỡ các vị tử đạo trong thời Claudius II. Ngài bị bắt, và bị điệu đến tổng trấn Rôma xét xử. Sau khi dụ dỗ mọi cách nhưng đều vô hiệu, quan tổng trấn đã ra lệnh cho lính dùng gậy đánh đập ngài, sau đó đưa đi chém đầu vào ngày 14 tháng 2, khoảng năm 269. Người ta nói rằng Ðức Giáo Hoàng Julius I đã cho xây một nhà thờ gần Ponte Mole để kính nhớ ngài.
Nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc việc cử hành ngày Valentine. Một số cho rằng người Rôma có một tập tục vào giữa tháng 2, trong ngày ấy các con trai tô điểm tên các cô con gái để tỏ lòng tôn kính nữ thần dâm dục là Februata Juno. Các tu sĩ thời ấy muốn dẹp bỏ tập tục này nên đã thay thế bằng tên các thánh tỉ như Thánh Valentine. Một số khác cho rằng thói quen gửi thiệp Valentine vào ngày 14 tháng 2, là vì người tin rằng các con chim bắt đầu sống thành cặp vào ngày này, là ngày Thánh Valentine bị chém đầu. Dường như chắc chắn hơn cả là vào năm 1477, người Anh thường liên kết các đôi uyên ương với ngày lễ Thánh Valentine, vì vào ngày này "mọi chim đực đi tìm chim mái.". Tục lệ này trở thành thói quen cho các đôi trai gái viết thư tình cho nhau vào ngày Valentine. Ngày nay, các cánh thiệp, quà cáp và thư từ trao cho nhau là một phần của việc cử hành ngày Valentine.(x.nguotinhuu.com)
Ngày 14 tháng 2 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống để trao đổi thư tình và Thánh Valentinô đã trở thành quan thầy của những cặp uyên ương. ( Macmillan Profiles: Festivals and Holidays, 1999, p. 363)
2. Tình yêu và mùa xuân
Nhân ngày Valentine, nghe ca khúc “Anh cho em mùa Xuân”, nhạc réo rắt gợi bao cảm xúc về tình yêu hồn nhiên trong sáng.
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc từ bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân” của thi sĩ Kim Tuấn.
“Anh cho em mùa Xuân. Mùa xuân này tất cả.
Lộc non vừa trẩy lá. Thơ còn thương cõi đời.
Con chim mừng ríu rít.Vui khói chiều chơi vơi.
Đất mẹ gầy có lúa.Đồng ta xanh mấy mùa.
Con trâu từ đồng cỏ.Khua mõ về rộn khua.
Ngoài đê diều thẳng cánh.Trong xóm vang chuông chùa.
Chiều in vào bóng núi.Câu hát hò vẳng đưa.
Tóc mẹ già mây bạc.Trăng chờ trong liếp dừa.
Con sông dài mấy nhánh.Cát trắng bờ quê xưa…”.
Kim Tuấn sinh năm 1940 tại Huế.Trải qua thời thơ ấu ở Phan Thiết rồi vào Sài Gòn vừa đi làm vừa đi học, làm thơ từ đầu thập niên 1960 và là thi sĩ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất trước 1975 với 17 bài.
Về bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân”, Kim Tuấn cho biết: Tôi làm bài thơ này để nhớ về quê mẹ: Hà Tĩnh, vùng đất sỏi đá nhiều hơn cơm gạo với mơ ước “Đất mẹ gầy có lúa”, có lúa chứ không phải cỏ lúa như nhiều người vẫn hát nhầm (cỏ lúa thì phải nhổ đi chứ ai lại mơ ước có thêm!). Bài thơ này tôi sáng tác vào đầu thập niên 1960, sau đó in trong tập “Ngàn Thương” (chung với Định Giang) và được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thành ca khúc. Đã có nhiều ca sĩ thể hiện bài hát này nhưng tôi thích giọng ca của Hà Thanh hơn cả và điều làm tôi ray rứt là cho tới nay vẫn chưa nói được với nữ ca sĩ này một lời cám ơn…
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể lại trường hợp ông đã phổ bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân”của Kim Tuấn. Đó là ngày mùng 5 Tết 1962, tôi đi làm trong một không gian vẫn còn hơi hướm tết. Đến sở, trên bàn làm việc của tôi có một tập thơ còn thơm mùi giấy mới. Đó là tập 40 bài thơ của các nhà thơ Vương Đức Lệ, Định Giang, Kim Tuấn và một người nữa tôi không nhớ tên. Tôi lần giở đọc qua từng bài và bắt gặp bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân”.
Đó là một bài thơ ngũ ngôn đầy ắp hình tượng và rất giàu cảm xúc. Vậy là chỉ trong buổi sáng hôm đó tôi phổ nhạc xong bài thơ. Điều buồn cười là tôi lấy luôn 3 câu thơ đầu tiên phổ thành 1 câu nhạc (Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ…) thấy rất “ngọt” nên cứ thế mà phát triển bài thơ thành ca khúc. Tôi lấy câu thơ đầu tiên để đặt tên cho ca khúc này. Sáng hôm sau có một nhà thơ còn rất trẻ xưng tên là Kim Tuấn đến gặp tôi, hỏi: “Có gửi cho nhạc sĩ một tập thơ, không biết đã nhận chưa?”. Tôi trả lời: “Nhận được rồi và riêng bài thơ ‘Nụ hoa vàng ngày xuân’ của Kim Tuấn thì tôi đã phổ thành ca khúc”.
Kim Tuấn rất ngạc nhiên và sau khi nghe tôi hát thì anh rất vui. Từ đó, tôi và Kim Tuấn đã có một mối quan hệ, mối duyên văn nghệ rất tốt đẹp…
Nhà thơ Kim Tuấn mất năm 2003, còn nhạc sĩ Nguyễn Hiền mất năm 2005. Hai người bạn thơ nhạc đã rủ nhau vào cõi vĩnh hằng nhưng bài thơ bài nhạc họ gởi lại trần gian vẫn còn mãi. (x.dotchuoinon.com)
Mỗi độ xuân về, giai điệu rộn ràng tươi vui của bài hát “Anh cho em mùa xuân” lại vang vọng trên khắp mọi nẻo đường quê hương.
Anh cho em mùa xuân, đường hoa vào phố nhỏ, nhạc chan hòa đây đó. Tình yêu non nước này, bài thơ còn xao xuyến, rung nắng vàng ban mai…
Tình yêu cũng giống như mùa xuân. Những cảm xúc tình yêu khi xuân đến không giống như con tim yêu lãng mạn của mùa thu, không kiếm tìm sự ấm áp như mùa đông, cũng chẳng giống như suối nguồn tưới mát tâm hồn trong những ngày nắng cháy da của mùa hạ. Tình yêu trong mùa xuân là nỗi khát khao cháy bỏng, là sự trào dâng những xúc cảm mãnh liệt, nồng nàn, rộn rã…
Ngày Valentine như một kỷ niệm để nhắc nhở mọi người về Tình yêu. Một chàng trai thương mến một cô gái nhưng không dám tỏ tình, nhân ngày Valentine đã dùng một tấm thiệp hay một món quà để bày tỏ tình cảm. Một cặp tình nhân, nhân dịp Valentine để biểu lộ tình yêu đằm thắm hơn. Một đôi vợ chồng già, tình yêu đã phai nhạt với tháng ngày, nhân ngày Valentine, một bó hoa, một cử chỉ đặc biệt sẽ làm sống lại mối tình lâu ngày ngủ yên. Con cái bày tỏ tình yêu hiếu thảo với cha mẹ nhân ngày Valentine. Thật hạnh phúc khi nhận được một đóa hồng nhân ngày Valentine. Tình yêu sẽ bừng sáng, tươi mát trở lại hơn xưa rất nhiều.
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của đời người. Mùa xuân là mùa của sự sống niềm vui và hy vọng.Yêu nhau là mùa xuân đang về, cưới nhau là khởi đầu mùa xuân, một năm mới của đời sống vợ chồng. Thật hạnh phúc cho những ai đang yêu và được yêu, những rung động của tình yêu sẽ hòa chung với sắc xuân ấm áp, linh thiêng và tươi mới…!
Làm sao để vợ chồng mãi là mùa xuân của nhau?
Hãy tặng nhau Tình Yêu Valentine để luôn có mùa xuân hạnh phúc. Tình Yêu Valentine là Tình yêu Vị Tha Agapê. Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá mòn. Không gì có thể thắng nổi tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế mọi dòng sông vẫn tiếp tục chảy ra biển cả. Tình yêu Thiên Chúa vẫn chan hoà muôn người.
Tình yêu dạy cho con người niềm hạnh phúc lớn nhất cao cả nhất và đẹp nhất là biết trao ban, hiến dâng, cho đi, quãng đại, bao dung. Đó là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo: Yêu là hy sinh cho người mình yêu. Yêu là tìm hạnh phúc cho người mình yêu.
Ngày 14 tháng 2, Giáo Hội mừng lễ Thánh Valentinô.
Truyền thuyết nói rằng ngài là một linh mục thánh thiện đã cùng với Thánh Marius giúp đỡ các vị tử đạo trong thời Claudius II. Ngài bị bắt, và bị điệu đến tổng trấn Rôma xét xử. Sau khi dụ dỗ mọi cách nhưng đều vô hiệu, quan tổng trấn đã ra lệnh cho lính dùng gậy đánh đập ngài, sau đó đưa đi chém đầu vào ngày 14 tháng 2, khoảng năm 269. Người ta nói rằng Ðức Giáo Hoàng Julius I đã cho xây một nhà thờ gần Ponte Mole để kính nhớ ngài.
Nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc việc cử hành ngày Valentine. Một số cho rằng người Rôma có một tập tục vào giữa tháng 2, trong ngày ấy các con trai tô điểm tên các cô con gái để tỏ lòng tôn kính nữ thần dâm dục là Februata Juno. Các tu sĩ thời ấy muốn dẹp bỏ tập tục này nên đã thay thế bằng tên các thánh tỉ như Thánh Valentine. Một số khác cho rằng thói quen gửi thiệp Valentine vào ngày 14 tháng 2, là vì người tin rằng các con chim bắt đầu sống thành cặp vào ngày này, là ngày Thánh Valentine bị chém đầu. Dường như chắc chắn hơn cả là vào năm 1477, người Anh thường liên kết các đôi uyên ương với ngày lễ Thánh Valentine, vì vào ngày này "mọi chim đực đi tìm chim mái.". Tục lệ này trở thành thói quen cho các đôi trai gái viết thư tình cho nhau vào ngày Valentine. Ngày nay, các cánh thiệp, quà cáp và thư từ trao cho nhau là một phần của việc cử hành ngày Valentine.(x.nguotinhuu.com)
Ngày 14 tháng 2 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống để trao đổi thư tình và Thánh Valentinô đã trở thành quan thầy của những cặp uyên ương. ( Macmillan Profiles: Festivals and Holidays, 1999, p. 363)
2. Tình yêu và mùa xuân
Nhân ngày Valentine, nghe ca khúc “Anh cho em mùa Xuân”, nhạc réo rắt gợi bao cảm xúc về tình yêu hồn nhiên trong sáng.
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc từ bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân” của thi sĩ Kim Tuấn.
“Anh cho em mùa Xuân. Mùa xuân này tất cả.
Lộc non vừa trẩy lá. Thơ còn thương cõi đời.
Con chim mừng ríu rít.Vui khói chiều chơi vơi.
Đất mẹ gầy có lúa.Đồng ta xanh mấy mùa.
Con trâu từ đồng cỏ.Khua mõ về rộn khua.
Ngoài đê diều thẳng cánh.Trong xóm vang chuông chùa.
Chiều in vào bóng núi.Câu hát hò vẳng đưa.
Tóc mẹ già mây bạc.Trăng chờ trong liếp dừa.
Con sông dài mấy nhánh.Cát trắng bờ quê xưa…”.
Kim Tuấn sinh năm 1940 tại Huế.Trải qua thời thơ ấu ở Phan Thiết rồi vào Sài Gòn vừa đi làm vừa đi học, làm thơ từ đầu thập niên 1960 và là thi sĩ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất trước 1975 với 17 bài.
Về bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân”, Kim Tuấn cho biết: Tôi làm bài thơ này để nhớ về quê mẹ: Hà Tĩnh, vùng đất sỏi đá nhiều hơn cơm gạo với mơ ước “Đất mẹ gầy có lúa”, có lúa chứ không phải cỏ lúa như nhiều người vẫn hát nhầm (cỏ lúa thì phải nhổ đi chứ ai lại mơ ước có thêm!). Bài thơ này tôi sáng tác vào đầu thập niên 1960, sau đó in trong tập “Ngàn Thương” (chung với Định Giang) và được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ thành ca khúc. Đã có nhiều ca sĩ thể hiện bài hát này nhưng tôi thích giọng ca của Hà Thanh hơn cả và điều làm tôi ray rứt là cho tới nay vẫn chưa nói được với nữ ca sĩ này một lời cám ơn…
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể lại trường hợp ông đã phổ bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân”của Kim Tuấn. Đó là ngày mùng 5 Tết 1962, tôi đi làm trong một không gian vẫn còn hơi hướm tết. Đến sở, trên bàn làm việc của tôi có một tập thơ còn thơm mùi giấy mới. Đó là tập 40 bài thơ của các nhà thơ Vương Đức Lệ, Định Giang, Kim Tuấn và một người nữa tôi không nhớ tên. Tôi lần giở đọc qua từng bài và bắt gặp bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân”.
Đó là một bài thơ ngũ ngôn đầy ắp hình tượng và rất giàu cảm xúc. Vậy là chỉ trong buổi sáng hôm đó tôi phổ nhạc xong bài thơ. Điều buồn cười là tôi lấy luôn 3 câu thơ đầu tiên phổ thành 1 câu nhạc (Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ…) thấy rất “ngọt” nên cứ thế mà phát triển bài thơ thành ca khúc. Tôi lấy câu thơ đầu tiên để đặt tên cho ca khúc này. Sáng hôm sau có một nhà thơ còn rất trẻ xưng tên là Kim Tuấn đến gặp tôi, hỏi: “Có gửi cho nhạc sĩ một tập thơ, không biết đã nhận chưa?”. Tôi trả lời: “Nhận được rồi và riêng bài thơ ‘Nụ hoa vàng ngày xuân’ của Kim Tuấn thì tôi đã phổ thành ca khúc”.
Kim Tuấn rất ngạc nhiên và sau khi nghe tôi hát thì anh rất vui. Từ đó, tôi và Kim Tuấn đã có một mối quan hệ, mối duyên văn nghệ rất tốt đẹp…
Nhà thơ Kim Tuấn mất năm 2003, còn nhạc sĩ Nguyễn Hiền mất năm 2005. Hai người bạn thơ nhạc đã rủ nhau vào cõi vĩnh hằng nhưng bài thơ bài nhạc họ gởi lại trần gian vẫn còn mãi. (x.dotchuoinon.com)
Mỗi độ xuân về, giai điệu rộn ràng tươi vui của bài hát “Anh cho em mùa xuân” lại vang vọng trên khắp mọi nẻo đường quê hương.
Anh cho em mùa xuân, đường hoa vào phố nhỏ, nhạc chan hòa đây đó. Tình yêu non nước này, bài thơ còn xao xuyến, rung nắng vàng ban mai…
Tình yêu cũng giống như mùa xuân. Những cảm xúc tình yêu khi xuân đến không giống như con tim yêu lãng mạn của mùa thu, không kiếm tìm sự ấm áp như mùa đông, cũng chẳng giống như suối nguồn tưới mát tâm hồn trong những ngày nắng cháy da của mùa hạ. Tình yêu trong mùa xuân là nỗi khát khao cháy bỏng, là sự trào dâng những xúc cảm mãnh liệt, nồng nàn, rộn rã…
Ngày Valentine như một kỷ niệm để nhắc nhở mọi người về Tình yêu. Một chàng trai thương mến một cô gái nhưng không dám tỏ tình, nhân ngày Valentine đã dùng một tấm thiệp hay một món quà để bày tỏ tình cảm. Một cặp tình nhân, nhân dịp Valentine để biểu lộ tình yêu đằm thắm hơn. Một đôi vợ chồng già, tình yêu đã phai nhạt với tháng ngày, nhân ngày Valentine, một bó hoa, một cử chỉ đặc biệt sẽ làm sống lại mối tình lâu ngày ngủ yên. Con cái bày tỏ tình yêu hiếu thảo với cha mẹ nhân ngày Valentine. Thật hạnh phúc khi nhận được một đóa hồng nhân ngày Valentine. Tình yêu sẽ bừng sáng, tươi mát trở lại hơn xưa rất nhiều.
Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của đời người. Mùa xuân là mùa của sự sống niềm vui và hy vọng.Yêu nhau là mùa xuân đang về, cưới nhau là khởi đầu mùa xuân, một năm mới của đời sống vợ chồng. Thật hạnh phúc cho những ai đang yêu và được yêu, những rung động của tình yêu sẽ hòa chung với sắc xuân ấm áp, linh thiêng và tươi mới…!
Làm sao để vợ chồng mãi là mùa xuân của nhau?
- Thứ nhất là phải biết nghe nhau.Lắng nghe bằng tất cả sự tôn trọng.
- Thứ hai là phải biết nói với nhau. Nói với nhau bằng ngôn ngữ tình yêu.
- Thứ ba phải biết dí dỏm, trào lộng. Hài hước sẽ làm cho bầu không khí gia đình nhẹ nhàng vui tươi.
- Thứ bốn phải biết cầu nguyện với nhau và cho nhau.Cầu nguyện cho nhau, và cầu nguyện cùng nhau. Có hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh gia đình cùng cầu nguyện, cùng nghe lời Chúa.
Hãy tặng nhau Tình Yêu Valentine để luôn có mùa xuân hạnh phúc. Tình Yêu Valentine là Tình yêu Vị Tha Agapê. Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá mòn. Không gì có thể thắng nổi tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế mọi dòng sông vẫn tiếp tục chảy ra biển cả. Tình yêu Thiên Chúa vẫn chan hoà muôn người.
Tình yêu dạy cho con người niềm hạnh phúc lớn nhất cao cả nhất và đẹp nhất là biết trao ban, hiến dâng, cho đi, quãng đại, bao dung. Đó là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo: Yêu là hy sinh cho người mình yêu. Yêu là tìm hạnh phúc cho người mình yêu.
Shirley Temple và Graham Greene: tài tử tí hon và nhà văn vĩ đại
Vũ Văn An
21:22 13/02/2014
Nữ tài tử Shirley Temple vừa qua đời ở tuổi 85. Cuộc đời của cô được nhiều người nhắc đến với một lòng ngưỡng mộ sâu xa. Chuyện bất ngờ là chính cô đã thúc đẩy văn hào Công Giáo Graham Greene lên tới tuyệt đỉnh sự nghiệp.
Oái oăm thay vũ khí cô dùng cho việc thúc đẩy ấy lại là một vụ kiện khiến Graham Greene xất bất xang bang, phải bỏ xứ ra đi và chính vì thế từ một phóng viên còm trở thành văn hào, đến độ, cả những người Việt Nam xa xôi cũng biết tới tên tuổi ông với cuốn Người Mỹ Thầm Lặng.
Mùa thu 1937, tạp chí Anh Night and Day cho công bố bài điểm cuốn phim Wee Willie Winkie của Shirley Temple. Tác giả bài điểm cuốn phim này là Graham Greene, lúc ấy là một tiểu thuyết gia và bỉnh bút văn chương chưa được ai biết đến.
Greene tỏ ra ghét cuốn phim này, một phóng tác khá giở câu truyện của Rudyard Kipling về thời cực thịnh của chế độ Anh tại Ấn Độ. Nhưng ông dành mối ác cảm đặc biệt cho các người ái mộ Temple, những người bị ông mô tả là “những người đàn ông và giáo sĩ trung niên” phóng đãng. Lúc ấy mới có 9 tuổi, Temple được các nhà sản xuất giàn dựng trông giống như một “người nóng bỏng hoàn toàn” (a “complete totsy”). Greene gợi ý: nên chú ý tới lối “tìm kiếm đỏm dáng bóng gió” nơi con mắt của cô hay nơi cách “uốn éo chiếc mông đã rõ nét và phát triển đầy đủ của cô trong điệu nhẩy gõ chân mang giầy (tap-dance)”.
Chỉ mấy tuần sau, Greene và Night and Day bị kiện về tội bôi lọ, đòi bồi thường thiệt hại cho Temple và phim trường Twentieth Century Fox. Ngày ấy, Greene viết cho người anh trai: Temple “sẽ khiến em tốn 250 bảng nếu em gặp hên”. Nhưng thực ra, cô làm ông tốn hơn thế: Night and Day, vốn đã mang nợ nần nhiều, nay gặp nạn này đành đóng cửa, khiến Greene hết việc làm. Tháng Ba, toà xử vụ án. Gọi vụ bôi lọ của Greene là “một xúc phạm trắng trợn”, chánh án Gordon Hewart cho Twentieth Century Fox hưởng 3,500 bảng thiệt hại, trong đó, 3,000 bảng do Night and Day trả, còn lại là phần của Greene.
Uy Lực và Vinh Quang
Nhưng Greene không có mặt để nghe phán quyết của tòa. Mấy tuần trước đó, tức ngày 29 tháng Giêng, ông đã cùng vợ là Vivien cao chạy xa bay trong chuyến tầu du lịch Normandie. Chuyến tầu này đưa ông từ Manhattan đi New Orleans, San Antonio, rồi rừng già Mễ Tây Cơ và sau cùng, sau nhiều đau khổ gian nan, đã cung cấp cho ông đủ chất liệu cần thiết để viết tuyệt tác The Power and the Glory.
Đối với nhiều độc giả của Greene, điều làm họ ngạc nhiên là nhà văn bị ám ảnh bởi Đạo Công Giáo này thực sự là một người mới trở lại đạo. Ông được dưỡng dục trong Anh Giáo tại Berkhamsted, một thị trấn có tường bao vây ở miền đông nước Anh. Ở tuổi đầu 20, khi viết báo tại Nottingham, Greene gặp Vivien Dayrell-Browning, một thi sĩ ít nổi tiếng. Để làm vui lòng vợ, năm 1926, Greene đồng ý chịu rửa tội tại Nhà Thờ Chính Tòa Nottingham.
Quyết định du hành Mễ Tây Cơ vào năm 1938 của Greene không hẳn là chuyện tình cờ, mà cũng không phải là chuyện bột phát. Miền Tây vốn làm Greene thích thú từ nhiều năm qua, nhất là hai tiểu bang của cao nguyên Mễ Tây Cơ,Tabasco và Chiapas, nơi chiến dịch phản giáo sĩ lâu dài đã sát hại hàng trăm linh mục, nhưng vẫn không nhổ được tận gốc bất cứ dấu vết Công Giáo nào. Greene muốn ghi lại từng sự kiện của điều ông gọi là “cuộc bách hại tôn giáo dữ dằn nhất tại bất cứ nơi nào kể từ triều đại Elizabeth”.
Việc đóng cửa tờ Night and Day và vụ kiện bôi lọ đều là những thúc đẩy cần thiết đối với ông. Ông thuyết phục được nhà xuất bản chịu ứng trước một số tiền nhỏ để ông thực hiện một phóng sự đường dài, sau đó, đặt kế hoạch cho chuyến đi. Ông dự tính ở lại Mexico City mấy ngày rồi đi vòng du lịch Tabasco và Chiapas, kết thúc tại thị trấn miền núi San Cristobal de las Casas, nơi ông nghe tin Đạo Công Giáo được thực hành trong bí mật. Một vài tuần sau, ông sẽ trở lại Luân Đôn, nơi ông sẽ cho xuất bản cuốn ký sự của mình.
Đoạn đầu của cuộc hành trình rất êm xuôi. Greene để vợ ở lại New Orleans và vượt biên giới gần Laredo, Texas. Ông lưu lại Mexico City ít ngày, đủ để chiêm ngưỡng “những cặp đùi vạm vỡ” của các vũ nữ địa phương, trước khi đáp tầu tới Villahermosa, thủ phủ của Tabasco.
Greene không chịu nổi bụi bặm và sức nóng của Villahermosa. Khắp nơi, ông bị trông chừng bởi những viên cảnh sát đi lại ủ rũ trong cái nóng khủng khiếp, quần để hở. Ông ví những khủng khiếp này như việc thiếu vắng đức tin. Ông viết: “Người ta cảm thấy như đang tiến gần tới tâm điểm một điều gì, hóa ra chỉ là bóng đêm và bị bỏ rơi”.
Với sự giúp đỡ của một vài thân hữu ở địa phương, Greene thuê được chiếc máy bay để bay tới Salto de Agua, thuộc Chiapas. Ông vẫn còn có ý định tới San Cristobal de las Casas. Nhưng khi đáp xuống Salto de Agua, ông thấy toàn là rừng bát ngát, với một đường mòn duy nhất đầy vết lún và cỏ mọc. Chỉ còn mỗi cách là thuê một con lừa và một người hướng dẫn và cỡi lừa suốt 100 dặm về hướng bắc để tới San Cristobal.
Chuyến đi thật cực nhọc. Người hướng dẫn rất ít nói lại có thói quen phóng lên trước thật xa bỏ cả người thuê mình phía sau. Greene nhiều lần năn nỉ anh ta ngừng lại, nhưng anh ta “lễ phép” từ chối. Đến lúc tới San Crstobal vào mấy ngày sau, toàn thân ông rã rời, chân tay xưng tếu, bắp vế và lưng đau điếng, lại thêm chứng đau bụng nữa. Tuy nhiên, ông rất vui khi gặp và được sống cạnh các tín hữu. Ngày đầu tiên ở đó, ông tham dự thánh lễ trong một căn nhà trệt ở bìa thị trấn. Vị linh mục mặc áo khóac kiểu đi môtô, đầu đội mũ lưỡi trai bằng vải tuýt, mang kính nhuộm mầu hổ phách.
Greene ghi lại: “Thánh Lễ không rung chuông lúc đọc Sanctus (Thánh, thánh, thánh). Im lặng là chứng tích của thời kỳ tù tội tồi tệ nhất lúc mà nếu bị phát hiện chỉ có nghĩa là tử hình”. Nay thì Đạo Công Giáo đã được thực hành gần như công khai, dù đút lót vẫn là chuyện bình thường nếu muốn cảnh sát để cho mình yên ổn. Sau Thánh Lễ, Greene tha thẩn tại công trường một lúc rồi nhanh chân chui vào nhà thờ chánh tòa Santo Domingo. Một cặp vợ chồng thổ dân đang quì trước bàn thờ, họ hát một bản song ca chậm rãi bằng một ngôn ngữ ông không hiểu gì.
Sau này, ông viết: “Tôi tự hỏi không biết họ đọc lời kinh gì và họ hy vọng được đáp ứng ra sao trong cái thế giới đồi núi, đói khát và vô trách nhiệm này”. Vấn nạn này vẫn còn trong tâm trí ông cả một năm sau khi ngồi tại bàn giấy ở Luân Đôn viết cuốn tiểu thuyết ghi lại những gì ông đã chứng kiến.
The Power and the Glory là cuốn tiểu thuyết Công Giáo sâu sắc và cũng là cuốn tiểu thuyết ly kỳ hơn cả của ông. Bề mặt, nó là cuốn tiểu thuyết của những tương phản đơn thuần. Vai chính là một linh mục vô danh lang thang trên lưng lừa khắp các cánh rừng của miền đông nam Mễ Tây Cơ, bị săn đuổi bởi một viên trung úy cũng vô danh và tên sát nhân của ông ta. Viên trung úy hiếu động, một người xã hội chủ nghĩa, vốn cho rằng ý niệm Thiên Chúa là một ý niệm đáng tởm. Ông ta “hoàn toàn biết chắc sự hiện hữu của một thế giới đang chết, đang nguội dần, sự hiện hữu của những con người nhân bản vốn biến hòa từ giống vật chẳng vì một mục đích nào cả”.
Vị linh mục, trái lại, tin rằng chẳng có gì ngoài Thiên Chúa: “Thiên Chúa là người cha, nhưng Người cũng là viên cảnh sát, là phạm nhân, là linh mục, là người điên, và là ông chánh án”. Vị linh mục biết mình nói gì. Chính ngài cũng là phạm nhân: một chàng nghiện ngập, là cha một đứa con bất hợp pháp, một thằng hèn, đang sợ bị bắt và cũng đang sợ phải tiến lên phía trước. Ngài cầu nguyện “Xin để cho con bị bắt nay mai”.
Phúng dụ kẻ sa ngã nhưng vững tin đối đầu với người vô thần xấu xa này được duy trì cho tới những trang cuối cùng, khi vị linh mục bị bắn chết trong sân nhà tù. Ngài bị ném vào “đống rác tầm thường bên cạnh bức tường, một điều chẳng quan trọng chi và dù sao cũng sẽ được hốt đổ đi”.
Nhưng cuốn sách cũng gợi ý cho thấy không có chi tầm thường trong cái chết của ngài. Một phụ nữ địa phương khi thấy ngài ngã qụy đã lớn tiếng tuyên xưng: “Ngài là một trong các tử đạo của Giáo Hội”. Thực vậy, dù hơi thở còn đầy mùi rượu, ngài vẫn là đấng “anh hùng của đức tin”. Bản thân của Greene chắc chắn cũng tin như thế. Trong một tiểu luận viết sau đó nhiều năm, ông cho rằng: “những vị thánh vĩ đại nhất đều là những người có nhiều khả năng phạm tội ác hơn bình thường”.
Phần lớn các văn sỹ, có may mắn đến đâu, cũng chỉ viết được một cuốn sách hay trong đời mình. Riêng Graham Greene, chỉ trong vòng hai năm ngắn ngủi, đã hoàn thành ba tác phẩm như thế. Cuốn đầu tiên, tức cuốn để thanh toán khế ước, viết về cuộc du hành Mễ Tây Cơ, có lẽ là cuốn dễ viết nhất. Tựa là The Lawless Roads, Greene hoàn thành nó chỉ trong vài tháng. Bản in thử được nhà xuất bản gửi tới vào dịp Lễ Giáng Sinh năm 1938 và tháng Ba năm sau được gửi trả lại, đúng lúc Âu Châu chìm ngập trong chiến tranh. Luân Đôn bỗng giống một trại quân. Hầm hố được đào ngay trong các công viên và súng phòng không được đặt ngay tại các quảng trường.
Greene tỏ ra lo ngại. Ông phải trả đủ 500 bảng cho vụ sai lầm về Shirley Temple, một món nợ không đủ làm ông phá sản nhưng đủ làm gia đình ông sống khó khăn. Để kiếm thêm tiền, Greene dự tính cho xuất bản cuốn truyện ly kỳ, The Confidential Agent, nhưng vẫn không từ bỏ dự án viết cuốn tiểu thuyết thứ hai mà ông vốn đã đặt tên là The Power and the Glory. Tựa này dựa vào lời kinh sau Kinh Lạy Cha “vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời”. Ông quyết định viết cả hai cuốn cùng một lúc.
Ông tuyên bố: “Với mười hai tháng sắp tới, tôi sẽ không còn thấy gì ngoài việc làm mửa mật”. Để được đôi chút thanh thản, ông thuê một phòng làm việc tại Mecklenburgh Square, xa hẳn vợ và hai con nhỏ. Tuy nhiên, ông vẫn bị phân tâm. Mà lớn hơn cả là Dorothy, con gái bà chủ nhà. Nàng là người con gái vạm vỡ và hơi tầm thường. Một người bạn của Greene mô tả nàng một cách độc ác là người tuyệt đối không thể nào quyến rũ ai được. Nhưng Greene lại đâm say mê và chẳng bao lâu ăn nằm với nàng. Vụ lăng nhăng này kéo dài suốt 7 năm trời, sau cùng đã phá hủy cuộc hôn nhân của Greene. Đó là tội nặng nhất của Greene, “cái điểm hư thối” của chính ông.
Mỗi tối, ông đều tới với Dorothy. Ban ngày, ông khai triển hai cuốn sách của mình: The Confidential Agent được viết vào buổi sáng, mỗi buổi chừng 2,000 chữ, còn cuốn The Power and the Glory thì được viết vào buổi chiều. Để giữ đúng nhịp điệu, ông sử dụng nhiều liều lượng rất lớn chất Benzedrine, một hình thức tác động nhanh của amphetamine. Ông hoàn tất cuốn The Confidential Agent trong vòng chỉ có 6 tuần lễ. Nhưng cuốn The Power and the Glory, xuất bản năm 1940, mới tạo danh cho ông, đem ông tới vinh quang ông hằng mong chờ. Nhiều năm sau, John Updike cho rằng đây là “cuốn tiểu thuyết tinh tế nhất của ông, đầy nghị lực và cao cả cũng như cảm thương”. Cuốn tiểu thuyết này được giải thưởng Hawthornden Prize năm 1941, và sau này được John Ford phóng tác cho màn bạc.
Chính Greene cũng yêu tác phẩm này cao độ. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Paris Review, ông đặt nó ngang hàng với các cuốn Brighton Rock, The Heart of the Matter, và The End of the Affair, tức nhóm tác phẩm, theo ông, có chung một quan tâm Công Giáo. Ông nói với người phỏng vấn rằng bốn cuốn này “cuối cùng đều đã được hiểu đúng”. Xét về một phương diện nào đó, chúng đều đã được cứu vớt.
Nhưng một số người trong Giáo Hội Công Giáo không nghĩ vậy. Thoạt đầu, Giáo Hội kết án tác phẩm của Greene. Đức Hồng Y Griffin thuộc Văn Phòng Thánh (Bộ Giáo Lý Đức Tin sau này) viết rằng: “Những cuốn tiểu thuyết ngụ ý chuyên chở tín lý Công Giáo mà lại thường xuyên chứa đựng các đoạn mô tả tác phong vô luân một cách không tự chế quả là nguồn gây cám dỗ cho nhiều độc giả của chúng”.
Nhiều năm sau đó, trong một buổi triều kiến với Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Greene có nhắc lại lời lẽ của Đức HY Griffin. Đức Phaolô VI, từng đã đọc The Power and the Glory, chỉ mỉm cười nói: “Ông Greene ạ, một số phần trong các sách ông chắc chắn gây xúc phạm tới một số người Công Giáo, nhưng xin ông đừng lưu ý tới chuyện đó”.
Đối với Greene, lời Đức Phaolô VI quả là phép lành tối hậu của ông.
Thắng vượt sự nghiền nát của hiện tượng siêu sao tí hon
Nói về Shirley Temple, ký giả Rebecca Hamilton cho rằng cô là một tài năng hiếm có. Nhưng điều đáng nói về cô là: gần như chỉ có cô mới thoát được số phần nghiệt ngã xem ra là của chung các siêu sao tí hon. Hầu như tất cả các siêu sao này lớn lên đều đi vào con đường “không giống ai” và mai một một cách đáng thương. Miley Cyrus hình như là điển hình mới đây nhất đang tự hủy hoại mình? Nhiều người khác tự sát, phí phạm đời mình trong ma túy, không làm sao lập được những mối liên hệ có ý nghĩa với người khác phái.
Còn Shirley thì từ một tài tử tí hon đã lớn lên, trở thành một thiếu phụ có khả năng gầy dựng một gia đình ổn định và đảm nhiệm nhiều việc làm cấp cao hết sức hữu ích trong giới ngoại giao. Điều gì tạo ra sự khác biệt này?
Hamilton cho rằng phần lớn nhờ Cha Mẹ. Mẹ Shirley lúc nào cũng hiện diện bên con khi cô trình diễn và không để đạo diễn dùng những thủ thuật lừa đảo để dụ cô đóng những màn họ muốn. Biết như thế, có lần họ đã nhờ bà đi lo một vài việc vặt, trong khi đó, họ cố ý tạo sợ hãi để cô khóc trong một màn họ muốn. Từ đó, bà thề không bao giở để con một mình với đạo diễn nữa.
Jackie Cooper thì bị đạo diễn nói dối là con chó cưng của cậu bị giết khiến cậu than khóc đến không ai dỗ nổi, quá cả mong ước của đạo diễn. Chỉ khác là người bà của Cooper lại cười hô hố trước sự thành công của dối trá. Sau này, Cooper cho hay: “người ta cố gắng lý giải với tôi rằng tôi được nhiều hơn là mất khi làm một siêu sao con nít. Họ nói với tôi về món tiền kiếm được. Họ trưng dẫn những điều thích thú tôi đã thủ diễn, những người tôi đã gặp, việc huấn luyện nghề nghiệp tôi đã lãnh nhận, tất cả và còn nhiều điều nữa… Nhưng không một lượng lý giải nào, không một bào chữa nào, có thể đền bù cho điều mất mát của đứa trẻ, những gì tôi đã đánh mất, khi tuổi thơ bình thường đã bị hy sinh cho cái nghề điện ảnh quá sớm”.
Sự lạm dụng xúc cảm nơi Jackie Cooper, tuy thế, không thể so sánh với những gì Corey Feldman từng chịu đựng. Cậu cho rằng vấn đề lớn nhất của các tài tử con nít là ấu dâm, và ấu dâm là chuyện của nhiều ông lớn trong kỹ nghệ giải trí.
Tuy nhiên, biết đâu “duyên kỳ ngộ” với Graham Greene không đóng một vai trò nào đó, dù rất mơ hồ, tinh tế, trong việc giữ cho Shirley mãi mãi là cô đào tí hon duyên dáng và một thiếu phụ phẩm hạnh cả trong đời tư lẫn đời công.
Oái oăm thay vũ khí cô dùng cho việc thúc đẩy ấy lại là một vụ kiện khiến Graham Greene xất bất xang bang, phải bỏ xứ ra đi và chính vì thế từ một phóng viên còm trở thành văn hào, đến độ, cả những người Việt Nam xa xôi cũng biết tới tên tuổi ông với cuốn Người Mỹ Thầm Lặng.
Mùa thu 1937, tạp chí Anh Night and Day cho công bố bài điểm cuốn phim Wee Willie Winkie của Shirley Temple. Tác giả bài điểm cuốn phim này là Graham Greene, lúc ấy là một tiểu thuyết gia và bỉnh bút văn chương chưa được ai biết đến.
Greene tỏ ra ghét cuốn phim này, một phóng tác khá giở câu truyện của Rudyard Kipling về thời cực thịnh của chế độ Anh tại Ấn Độ. Nhưng ông dành mối ác cảm đặc biệt cho các người ái mộ Temple, những người bị ông mô tả là “những người đàn ông và giáo sĩ trung niên” phóng đãng. Lúc ấy mới có 9 tuổi, Temple được các nhà sản xuất giàn dựng trông giống như một “người nóng bỏng hoàn toàn” (a “complete totsy”). Greene gợi ý: nên chú ý tới lối “tìm kiếm đỏm dáng bóng gió” nơi con mắt của cô hay nơi cách “uốn éo chiếc mông đã rõ nét và phát triển đầy đủ của cô trong điệu nhẩy gõ chân mang giầy (tap-dance)”.
Chỉ mấy tuần sau, Greene và Night and Day bị kiện về tội bôi lọ, đòi bồi thường thiệt hại cho Temple và phim trường Twentieth Century Fox. Ngày ấy, Greene viết cho người anh trai: Temple “sẽ khiến em tốn 250 bảng nếu em gặp hên”. Nhưng thực ra, cô làm ông tốn hơn thế: Night and Day, vốn đã mang nợ nần nhiều, nay gặp nạn này đành đóng cửa, khiến Greene hết việc làm. Tháng Ba, toà xử vụ án. Gọi vụ bôi lọ của Greene là “một xúc phạm trắng trợn”, chánh án Gordon Hewart cho Twentieth Century Fox hưởng 3,500 bảng thiệt hại, trong đó, 3,000 bảng do Night and Day trả, còn lại là phần của Greene.
Uy Lực và Vinh Quang
Nhưng Greene không có mặt để nghe phán quyết của tòa. Mấy tuần trước đó, tức ngày 29 tháng Giêng, ông đã cùng vợ là Vivien cao chạy xa bay trong chuyến tầu du lịch Normandie. Chuyến tầu này đưa ông từ Manhattan đi New Orleans, San Antonio, rồi rừng già Mễ Tây Cơ và sau cùng, sau nhiều đau khổ gian nan, đã cung cấp cho ông đủ chất liệu cần thiết để viết tuyệt tác The Power and the Glory.
Đối với nhiều độc giả của Greene, điều làm họ ngạc nhiên là nhà văn bị ám ảnh bởi Đạo Công Giáo này thực sự là một người mới trở lại đạo. Ông được dưỡng dục trong Anh Giáo tại Berkhamsted, một thị trấn có tường bao vây ở miền đông nước Anh. Ở tuổi đầu 20, khi viết báo tại Nottingham, Greene gặp Vivien Dayrell-Browning, một thi sĩ ít nổi tiếng. Để làm vui lòng vợ, năm 1926, Greene đồng ý chịu rửa tội tại Nhà Thờ Chính Tòa Nottingham.
Quyết định du hành Mễ Tây Cơ vào năm 1938 của Greene không hẳn là chuyện tình cờ, mà cũng không phải là chuyện bột phát. Miền Tây vốn làm Greene thích thú từ nhiều năm qua, nhất là hai tiểu bang của cao nguyên Mễ Tây Cơ,Tabasco và Chiapas, nơi chiến dịch phản giáo sĩ lâu dài đã sát hại hàng trăm linh mục, nhưng vẫn không nhổ được tận gốc bất cứ dấu vết Công Giáo nào. Greene muốn ghi lại từng sự kiện của điều ông gọi là “cuộc bách hại tôn giáo dữ dằn nhất tại bất cứ nơi nào kể từ triều đại Elizabeth”.
Việc đóng cửa tờ Night and Day và vụ kiện bôi lọ đều là những thúc đẩy cần thiết đối với ông. Ông thuyết phục được nhà xuất bản chịu ứng trước một số tiền nhỏ để ông thực hiện một phóng sự đường dài, sau đó, đặt kế hoạch cho chuyến đi. Ông dự tính ở lại Mexico City mấy ngày rồi đi vòng du lịch Tabasco và Chiapas, kết thúc tại thị trấn miền núi San Cristobal de las Casas, nơi ông nghe tin Đạo Công Giáo được thực hành trong bí mật. Một vài tuần sau, ông sẽ trở lại Luân Đôn, nơi ông sẽ cho xuất bản cuốn ký sự của mình.
Đoạn đầu của cuộc hành trình rất êm xuôi. Greene để vợ ở lại New Orleans và vượt biên giới gần Laredo, Texas. Ông lưu lại Mexico City ít ngày, đủ để chiêm ngưỡng “những cặp đùi vạm vỡ” của các vũ nữ địa phương, trước khi đáp tầu tới Villahermosa, thủ phủ của Tabasco.
Greene không chịu nổi bụi bặm và sức nóng của Villahermosa. Khắp nơi, ông bị trông chừng bởi những viên cảnh sát đi lại ủ rũ trong cái nóng khủng khiếp, quần để hở. Ông ví những khủng khiếp này như việc thiếu vắng đức tin. Ông viết: “Người ta cảm thấy như đang tiến gần tới tâm điểm một điều gì, hóa ra chỉ là bóng đêm và bị bỏ rơi”.
Với sự giúp đỡ của một vài thân hữu ở địa phương, Greene thuê được chiếc máy bay để bay tới Salto de Agua, thuộc Chiapas. Ông vẫn còn có ý định tới San Cristobal de las Casas. Nhưng khi đáp xuống Salto de Agua, ông thấy toàn là rừng bát ngát, với một đường mòn duy nhất đầy vết lún và cỏ mọc. Chỉ còn mỗi cách là thuê một con lừa và một người hướng dẫn và cỡi lừa suốt 100 dặm về hướng bắc để tới San Cristobal.
Chuyến đi thật cực nhọc. Người hướng dẫn rất ít nói lại có thói quen phóng lên trước thật xa bỏ cả người thuê mình phía sau. Greene nhiều lần năn nỉ anh ta ngừng lại, nhưng anh ta “lễ phép” từ chối. Đến lúc tới San Crstobal vào mấy ngày sau, toàn thân ông rã rời, chân tay xưng tếu, bắp vế và lưng đau điếng, lại thêm chứng đau bụng nữa. Tuy nhiên, ông rất vui khi gặp và được sống cạnh các tín hữu. Ngày đầu tiên ở đó, ông tham dự thánh lễ trong một căn nhà trệt ở bìa thị trấn. Vị linh mục mặc áo khóac kiểu đi môtô, đầu đội mũ lưỡi trai bằng vải tuýt, mang kính nhuộm mầu hổ phách.
Greene ghi lại: “Thánh Lễ không rung chuông lúc đọc Sanctus (Thánh, thánh, thánh). Im lặng là chứng tích của thời kỳ tù tội tồi tệ nhất lúc mà nếu bị phát hiện chỉ có nghĩa là tử hình”. Nay thì Đạo Công Giáo đã được thực hành gần như công khai, dù đút lót vẫn là chuyện bình thường nếu muốn cảnh sát để cho mình yên ổn. Sau Thánh Lễ, Greene tha thẩn tại công trường một lúc rồi nhanh chân chui vào nhà thờ chánh tòa Santo Domingo. Một cặp vợ chồng thổ dân đang quì trước bàn thờ, họ hát một bản song ca chậm rãi bằng một ngôn ngữ ông không hiểu gì.
Sau này, ông viết: “Tôi tự hỏi không biết họ đọc lời kinh gì và họ hy vọng được đáp ứng ra sao trong cái thế giới đồi núi, đói khát và vô trách nhiệm này”. Vấn nạn này vẫn còn trong tâm trí ông cả một năm sau khi ngồi tại bàn giấy ở Luân Đôn viết cuốn tiểu thuyết ghi lại những gì ông đã chứng kiến.
The Power and the Glory là cuốn tiểu thuyết Công Giáo sâu sắc và cũng là cuốn tiểu thuyết ly kỳ hơn cả của ông. Bề mặt, nó là cuốn tiểu thuyết của những tương phản đơn thuần. Vai chính là một linh mục vô danh lang thang trên lưng lừa khắp các cánh rừng của miền đông nam Mễ Tây Cơ, bị săn đuổi bởi một viên trung úy cũng vô danh và tên sát nhân của ông ta. Viên trung úy hiếu động, một người xã hội chủ nghĩa, vốn cho rằng ý niệm Thiên Chúa là một ý niệm đáng tởm. Ông ta “hoàn toàn biết chắc sự hiện hữu của một thế giới đang chết, đang nguội dần, sự hiện hữu của những con người nhân bản vốn biến hòa từ giống vật chẳng vì một mục đích nào cả”.
Vị linh mục, trái lại, tin rằng chẳng có gì ngoài Thiên Chúa: “Thiên Chúa là người cha, nhưng Người cũng là viên cảnh sát, là phạm nhân, là linh mục, là người điên, và là ông chánh án”. Vị linh mục biết mình nói gì. Chính ngài cũng là phạm nhân: một chàng nghiện ngập, là cha một đứa con bất hợp pháp, một thằng hèn, đang sợ bị bắt và cũng đang sợ phải tiến lên phía trước. Ngài cầu nguyện “Xin để cho con bị bắt nay mai”.
Phúng dụ kẻ sa ngã nhưng vững tin đối đầu với người vô thần xấu xa này được duy trì cho tới những trang cuối cùng, khi vị linh mục bị bắn chết trong sân nhà tù. Ngài bị ném vào “đống rác tầm thường bên cạnh bức tường, một điều chẳng quan trọng chi và dù sao cũng sẽ được hốt đổ đi”.
Nhưng cuốn sách cũng gợi ý cho thấy không có chi tầm thường trong cái chết của ngài. Một phụ nữ địa phương khi thấy ngài ngã qụy đã lớn tiếng tuyên xưng: “Ngài là một trong các tử đạo của Giáo Hội”. Thực vậy, dù hơi thở còn đầy mùi rượu, ngài vẫn là đấng “anh hùng của đức tin”. Bản thân của Greene chắc chắn cũng tin như thế. Trong một tiểu luận viết sau đó nhiều năm, ông cho rằng: “những vị thánh vĩ đại nhất đều là những người có nhiều khả năng phạm tội ác hơn bình thường”.
Phần lớn các văn sỹ, có may mắn đến đâu, cũng chỉ viết được một cuốn sách hay trong đời mình. Riêng Graham Greene, chỉ trong vòng hai năm ngắn ngủi, đã hoàn thành ba tác phẩm như thế. Cuốn đầu tiên, tức cuốn để thanh toán khế ước, viết về cuộc du hành Mễ Tây Cơ, có lẽ là cuốn dễ viết nhất. Tựa là The Lawless Roads, Greene hoàn thành nó chỉ trong vài tháng. Bản in thử được nhà xuất bản gửi tới vào dịp Lễ Giáng Sinh năm 1938 và tháng Ba năm sau được gửi trả lại, đúng lúc Âu Châu chìm ngập trong chiến tranh. Luân Đôn bỗng giống một trại quân. Hầm hố được đào ngay trong các công viên và súng phòng không được đặt ngay tại các quảng trường.
Greene tỏ ra lo ngại. Ông phải trả đủ 500 bảng cho vụ sai lầm về Shirley Temple, một món nợ không đủ làm ông phá sản nhưng đủ làm gia đình ông sống khó khăn. Để kiếm thêm tiền, Greene dự tính cho xuất bản cuốn truyện ly kỳ, The Confidential Agent, nhưng vẫn không từ bỏ dự án viết cuốn tiểu thuyết thứ hai mà ông vốn đã đặt tên là The Power and the Glory. Tựa này dựa vào lời kinh sau Kinh Lạy Cha “vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời”. Ông quyết định viết cả hai cuốn cùng một lúc.
Ông tuyên bố: “Với mười hai tháng sắp tới, tôi sẽ không còn thấy gì ngoài việc làm mửa mật”. Để được đôi chút thanh thản, ông thuê một phòng làm việc tại Mecklenburgh Square, xa hẳn vợ và hai con nhỏ. Tuy nhiên, ông vẫn bị phân tâm. Mà lớn hơn cả là Dorothy, con gái bà chủ nhà. Nàng là người con gái vạm vỡ và hơi tầm thường. Một người bạn của Greene mô tả nàng một cách độc ác là người tuyệt đối không thể nào quyến rũ ai được. Nhưng Greene lại đâm say mê và chẳng bao lâu ăn nằm với nàng. Vụ lăng nhăng này kéo dài suốt 7 năm trời, sau cùng đã phá hủy cuộc hôn nhân của Greene. Đó là tội nặng nhất của Greene, “cái điểm hư thối” của chính ông.
Mỗi tối, ông đều tới với Dorothy. Ban ngày, ông khai triển hai cuốn sách của mình: The Confidential Agent được viết vào buổi sáng, mỗi buổi chừng 2,000 chữ, còn cuốn The Power and the Glory thì được viết vào buổi chiều. Để giữ đúng nhịp điệu, ông sử dụng nhiều liều lượng rất lớn chất Benzedrine, một hình thức tác động nhanh của amphetamine. Ông hoàn tất cuốn The Confidential Agent trong vòng chỉ có 6 tuần lễ. Nhưng cuốn The Power and the Glory, xuất bản năm 1940, mới tạo danh cho ông, đem ông tới vinh quang ông hằng mong chờ. Nhiều năm sau, John Updike cho rằng đây là “cuốn tiểu thuyết tinh tế nhất của ông, đầy nghị lực và cao cả cũng như cảm thương”. Cuốn tiểu thuyết này được giải thưởng Hawthornden Prize năm 1941, và sau này được John Ford phóng tác cho màn bạc.
Chính Greene cũng yêu tác phẩm này cao độ. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Paris Review, ông đặt nó ngang hàng với các cuốn Brighton Rock, The Heart of the Matter, và The End of the Affair, tức nhóm tác phẩm, theo ông, có chung một quan tâm Công Giáo. Ông nói với người phỏng vấn rằng bốn cuốn này “cuối cùng đều đã được hiểu đúng”. Xét về một phương diện nào đó, chúng đều đã được cứu vớt.
Nhưng một số người trong Giáo Hội Công Giáo không nghĩ vậy. Thoạt đầu, Giáo Hội kết án tác phẩm của Greene. Đức Hồng Y Griffin thuộc Văn Phòng Thánh (Bộ Giáo Lý Đức Tin sau này) viết rằng: “Những cuốn tiểu thuyết ngụ ý chuyên chở tín lý Công Giáo mà lại thường xuyên chứa đựng các đoạn mô tả tác phong vô luân một cách không tự chế quả là nguồn gây cám dỗ cho nhiều độc giả của chúng”.
Nhiều năm sau đó, trong một buổi triều kiến với Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Greene có nhắc lại lời lẽ của Đức HY Griffin. Đức Phaolô VI, từng đã đọc The Power and the Glory, chỉ mỉm cười nói: “Ông Greene ạ, một số phần trong các sách ông chắc chắn gây xúc phạm tới một số người Công Giáo, nhưng xin ông đừng lưu ý tới chuyện đó”.
Đối với Greene, lời Đức Phaolô VI quả là phép lành tối hậu của ông.
Thắng vượt sự nghiền nát của hiện tượng siêu sao tí hon
Nói về Shirley Temple, ký giả Rebecca Hamilton cho rằng cô là một tài năng hiếm có. Nhưng điều đáng nói về cô là: gần như chỉ có cô mới thoát được số phần nghiệt ngã xem ra là của chung các siêu sao tí hon. Hầu như tất cả các siêu sao này lớn lên đều đi vào con đường “không giống ai” và mai một một cách đáng thương. Miley Cyrus hình như là điển hình mới đây nhất đang tự hủy hoại mình? Nhiều người khác tự sát, phí phạm đời mình trong ma túy, không làm sao lập được những mối liên hệ có ý nghĩa với người khác phái.
Còn Shirley thì từ một tài tử tí hon đã lớn lên, trở thành một thiếu phụ có khả năng gầy dựng một gia đình ổn định và đảm nhiệm nhiều việc làm cấp cao hết sức hữu ích trong giới ngoại giao. Điều gì tạo ra sự khác biệt này?
Hamilton cho rằng phần lớn nhờ Cha Mẹ. Mẹ Shirley lúc nào cũng hiện diện bên con khi cô trình diễn và không để đạo diễn dùng những thủ thuật lừa đảo để dụ cô đóng những màn họ muốn. Biết như thế, có lần họ đã nhờ bà đi lo một vài việc vặt, trong khi đó, họ cố ý tạo sợ hãi để cô khóc trong một màn họ muốn. Từ đó, bà thề không bao giở để con một mình với đạo diễn nữa.
Jackie Cooper thì bị đạo diễn nói dối là con chó cưng của cậu bị giết khiến cậu than khóc đến không ai dỗ nổi, quá cả mong ước của đạo diễn. Chỉ khác là người bà của Cooper lại cười hô hố trước sự thành công của dối trá. Sau này, Cooper cho hay: “người ta cố gắng lý giải với tôi rằng tôi được nhiều hơn là mất khi làm một siêu sao con nít. Họ nói với tôi về món tiền kiếm được. Họ trưng dẫn những điều thích thú tôi đã thủ diễn, những người tôi đã gặp, việc huấn luyện nghề nghiệp tôi đã lãnh nhận, tất cả và còn nhiều điều nữa… Nhưng không một lượng lý giải nào, không một bào chữa nào, có thể đền bù cho điều mất mát của đứa trẻ, những gì tôi đã đánh mất, khi tuổi thơ bình thường đã bị hy sinh cho cái nghề điện ảnh quá sớm”.
Sự lạm dụng xúc cảm nơi Jackie Cooper, tuy thế, không thể so sánh với những gì Corey Feldman từng chịu đựng. Cậu cho rằng vấn đề lớn nhất của các tài tử con nít là ấu dâm, và ấu dâm là chuyện của nhiều ông lớn trong kỹ nghệ giải trí.
Tuy nhiên, biết đâu “duyên kỳ ngộ” với Graham Greene không đóng một vai trò nào đó, dù rất mơ hồ, tinh tế, trong việc giữ cho Shirley mãi mãi là cô đào tí hon duyên dáng và một thiếu phụ phẩm hạnh cả trong đời tư lẫn đời công.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Đôi
Tấn Đạt
22:11 13/02/2014
Ảnh của Tấn Đạt
Hoa là ngôn ngữ chân thật nhất của tình yêu.
Flowers are love’s truest language.
(Soren Kierkegaard)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 07/02 -13/02/2014 - Một năm sau biến cố Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tuyên bố thoái vị
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:34 13/02/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các bạn trẻ sống tinh thần thanh bần: tự do đối với những của cải vật chất, quan tâm săn sóc người nghèo, và học hỏi sự khôn ngoan nơi họ.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong Sứ điệp công bố hôm 6 tháng Hai, nhân Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ được cử hành cấp Giáo Hội địa phương vào Chúa Nhật Lễ Lá 13 tháng Tưtới đây với chủ đề “Phúc cho ai có tinh thần thanh bần vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3).
Đây là bước đầu trong 3 chặng trên hành trình tiến về Ngày Quốc Tế giới trẻ sẽ được cử hành ở cấp hoàn cầu vào năm 2016 tới đây tại Cracovia, Ba Lan. Đề tài ngày Quốc Tế giới trẻ năm tới, 2015, là ”Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,8) và sau cùng năm 2016 sẽ có chủ đề là ”Phúc cho ai có lòng thương xót vì họ sẽ được xót thương” (Mt 5,7).
Trong sứ điệp, sau khi đề cao sức mạnh cách mạng của các Mối Phúc trong Tin Mừng, Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ hãy can đảm đi ngược dòng, tìm kiếm hạnh phúc chân thực, mở rộng con tim tìm kiếm những sự cao cả, và đừng hài lòng với cuộc sống tầm thường, nhỏ bé. “Các bạn đừng chấp nhận thứ văn hóa tạm thời, hời hợt và loại bỏ, không làm cho các bạn có khả năng lãnh nhận trách nhiệm và đương đầu với những thách đố lớn của cuộc sống!”.
Đức Thánh Cha đặc biệt giải thích ý nghĩa mối phúc thanh bần, và nêu rõ 3 điểm giúp các bạn trẻ sống Mối Phúc này một cách cụ thể:
- Trước tiên, “các bạn hãy cố gắng giữ thái độ tự do đối với sự vật. Chúa kêu gọi chúng ta sống cuộc sống Tin Mừng, với tinh thần điều độ, không chiều theo văn hóa tiêu thụ. Cố gắng tìm kiếm những gì là thiết yếu, học cách từ bỏ bao nhiêu thứ dư thừa và vô ích, bóp nghẹt chúng ta. Chúng ta hãy từ bỏ sự ham hố sở hữu của cải, coi tiền bạc như thần tượng, rồi phung phí!.. Hãy đặt Chúa Giêsu ở chỗ đứng thứ nhất, Ngài có thể giải thoát chúng ta khỏi những thứ thần tượng biến chúng ta thành nô lệ. Hỡi các bạn trẻ, hãy tín thác nơi Thiên Chúa! Ngài biết chúng ta, yêu thương và không bao giờ quên chúng ta...”
- Thứ hai là hoán cải đối với người nghèo. Chúng ta phải chăm sóc họ, nhạy cảm đối với những nhu cầu tinh thần và vật chất của họ. Các bạn trẻ có nghĩa vụ đặc biệt là đặt tình liên đới ở trung tâm nền văn hóa của con người. Đứng trước những hình thức nghèo đói mới mẻ, như nạn thất nghiệp, xuất cư, bao nhiêu thứ nghiện ngập, chúng ta có nghĩa vụ tỉnh thức và ý thức, khắc phục cám dỗ dửng dưng lãnh đạm. Chúng ta cũng hãy nghĩ đến những người không cảm thấy được yêu thương, không có hy vọng tương lai, từ khước dấn thân trong cuộc sống vì nản chí, thất vọng, sợ hãi. Chúng ta phải học ở với người nghèo. Đừng làm đầy miệng chúng ta bằng những lời đẹp đẽ về người nghèo! Hãy gặp gỡ họ, nhìn tận mắt họ và lắng nghe họ. Người nghèo đối với chúng ta là cơ hội cụ thể để gặp chính Chúa Kitô, động chạm đến thân mình đau khổ của Ngài”.
- Thứ ba là những người nghèo không phải chỉ là những người chúng ta trao tặng, giúp đỡ, nhưng họ cũng có rất nhiều điều trao và dạy cho chúng ta. Chúng ta có thể học được nhiều điều nơi sự khôn ngoan của người nghèo! Các bạn hãy nghĩ đến một vị thánh ở thế kỷ 18, Benedetto Giuseppe Labre, đã ngủ trên đường phố Roma, sống bằng của bố thí của dân chúng, đã trở thành cố vấn tinh thần của bao nhiêu người, trong đó có cả những nhà quí tộc và giám chức. Theo một nghĩa nào đó, người nghèo giống như thầy của chúng ta. Họ dạy chúng ta rằng một người có giá trị không phải vì những gì họ sở hữu. Một người nghèo, tuy thiếu thốn vật chất, nhưng vẫn giữ nguyên phẩm giá của họ. Người nghèo có thể dạy chúng ta rất nhiều về sự khiêm nhường và lòng tín thác nơi Thiên Chúa”
2. Chân Phước Gioan Phaolô II là vị thánh bảo trợ của Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được phong thánh vào Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa 27 tháng Tư tới đây, ngài sẽ đương nhiên là vị thánh bảo trợ Ngày Giới Trẻ Thế Giới, tờ Quan Sát Viên Rôma cho biết như trên.
Trong thông điệp ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 29, sẽ được tổ chức vào Chúa Nhật Lễ Lá tại Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng "Lễ phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II, vào ngày Chúa Nhật thứ Hai sau lễ Phục Sinh, sẽ là một sự kiện được đánh dấu bằng một niềm vui rất lớn. Ngài sẽ là vị Thánh bảo trợ Ngày Giới Trẻ Thế Giới mà chính ngài đã hình thành và luôn ủng hộ. Trong sự hiệp thông với các thánh , ngài sẽ tiếp tục là một người cha và người bạn của tất cả chúng con."
Vào Năm Thánh 1984, người trẻ đã nồng nhiệt đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Ngài đã trao tặng cho giới trẻ cây Thánh Giá, một biểu tượng của Năm Thánh. Cây Thánh Giá này đã trở thành Cây Thánh Giá của người trẻ, của ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đầu tiên sau khi biến cố này được thiết lập trong Giáo Hội đã được cử hành ở cấp giáo phận. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ đầu tiên cử hành bên ngoài Rôma diễn ra năm 1987 vào Chúa Nhật Lễ Lá tại Buenos Aires.
Ngày giới trẻ sắp tới sẽ diễn ra vào năm 2016 tại Cracovia, quê hương của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
3. Giám Đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh phê bình Ủy ban Nhi Quyền Liên hợp quốc
Cha Lombardi, Giám Đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, đã mạnh mẽ phê bình Ủy ban LHQ về các quyền trẻ em, đi quá thẩm quyền của mình và can thiệp vào giáo huấn đạo lý và luân lý của Giáo Hội Công Giáo.
Trong bản những nhận xét kết thúc, được công bố hôm 5 tháng 2, Ủy ban Liên Hiệp Quốc về các quyền trẻ em, gồm 18 người, đã đòi Tòa Thánh phải cách chức ngay các giáo sĩ bị tố cáo lạm dụng tính dục trẻ em và giao nạp họ cho nhà chức trách dân sự, mở văn khố, công bố các văn kiện tài liệu về những giáo sĩ bị cáo đã phạm tội lạm dụng tính dục, và cho rằng cho đến nay Tòa Thánh đã che đậy những tội ác này, khiến cho các thủ phạm tiếp tục phạm tội mà không bị trừng phạt. Điều đáng kinh ngạc là Ủy ban cũng yêu cầu Tòa Thánh phải thay đổi giáo huấn về phá thai, ngừa thai, đồng tính luyến ái.
Trong thông cáo công bố hôm 7 tháng 2, Cha Lombardi nói: ”Những nhận xét của Ủy ban theo nhiều hướng dường như đi quá các thẩm quyền của mình và xen mình vào chính các lập trường đạo lý và luân lý của Giáo Hội Công Giáo, đưa ra những chỉ dẫn liên hệ tới sự thẩm định luân lý về việc ngừa thai và chính việc phá thai, hoặc giáo dục trong gia đình, hoặc quan điểm về tính dục con người, dưới ánh sáng quan điểm ý thức hệ của Ủy ban về tính dục.”
Cha Lombardi cũng tố giác Ủy ban Liên Hiệp Quốc dành sự chú ý tối đa tới những tổ chức phi chính phủ vốn nổi tiếng có thiên kiến chống Công Giáo và Tòa Thánh, mà không để ý tới lập trường của Tòa Thánh, là thành viên ký kết hiệp ước về các quyền trẻ em. Thực vậy, các tổ chức phi chính phủ ấy có đặc tính là không muốn nhìn nhận những gì đã được thực hiện tại Tòa Thánh và trong Giáo Hội Công Giáo trong những năm gần đây, qua việc nhìn nhận những sai lầm, canh tân các qui luật, phát triển các biện pháp huấn luyện và phòng ngừa. Không có hoặc rất ít tổ chức nào đã làm nhiều như Tòa Thánh. Người ta không hề thấy trong văn kiện của Ủy ban sự kiện tích cực ấy.
Linh mục Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh kêu gọi dư luận đừng nói là có sự đụng độ giữa Tòa Thánh và Liên Hiệp Quốc, vì Tòa Thánh vẫn ủng hộ Liên Hiệp Quốc một cách mạnh mẽ và chính các vị lãnh đạo cấp cao của Liên Hiệp Quốc nhiều lần bày tỏ sự quí chuộng đối với sự ủng hộ của Tòa Thánh, đặc biệt qua những lần mời các vị Giáo Hoàng viếg thăm và phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Ủy ban Liên Hiệp Quốc về các quyền trẻ em chỉ là một bộ phận nhỏ, nhóm họp hai lần một năm để kiểm điểm việc áp dụng Hiệp ước quốc tế về các quyền trẻ em nơi các nước thành viên.
Cha Lombardi nhận xét rằng “giọng điệu, sự phát triển và quảng cáo mà Ủy ban dành cho văn kiện những nhận xét về Tòa Thánh chắc chắn là điều không bình thường đối với thể thức thông thường đối với các nước khác đã ký Hiệp Ước. Việc làm này khiến cho Tòa Thánh trở thành một đối tượng của một loạt những phê phán độc đoán và sự chú ý của giới truyền thông tai hại một cách bất công, và vì thế người ta có lý do chính đáng để phê bình nặng nề đối với Ủy ban này”
4. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ phê bình Ủy ban Nhi Quyền Liên hợp quốc
Sơ Mary Ann Walsh, Giám đốc quan hệ truyền thông cho Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ phê bình một báo cáo gần đây của một Ủy ban Liên hợp quốc về quyền trẻ em, và mô tả báo cáo này như là một "cơ hội bị đánh mất"
Báo cáo của Liên Hợp Quốc đã chỉ trích gay gắt việc xử lý các trường hợp lạm dụng trẻ em của Giáo Hội. Sơ Walsh nói: "Lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên là một tội lỗi và một tội phạm mà không một tổ chức nào có thể coi là mãn nguyện khi đề cập đến nó". Tuy nhiên, Sơ nhấn mạnh "Chắc chắn Giáo Hội Công Giáo đã làm nhiều hơn bất kỳ tổ chức quốc tế nào khác để đối mặt với vấn đề và Giáo Hội sẽ tiếp tục tiến theo chiều hướng đó."
Sơ cũng nhấn mạnh đến những nỗ lực tại Hoa Kỳ và tại Vatican để loại bỏ các trường hợp lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ và đưa người phạm tội ra trước công lý. Sơ cũng chỉ ra những nỗ lực của Giáo Hội để hỗ trợ các nạn nhân của lạm dụng.
Theo Sơ Walsh báo cáo của Liên Hợp Quốc, "bị mất giá trị khi những người soạn thảo ra nó cố đưa ra những phản đối giáo huấn Công Giáo về vấn đề hôn nhân đồng tính, phá thai và ngừa thai." Những phản đối này, "vi phạm nghĩa vụ của Liên Hợp Quốc từ những ngày đầu tiên đó là bảo vệ tôn giáo tự do."
Sơ Walsh nói thêm Ủy ban Liên hợp quốc về quyền trẻ em "rất đúng khi họ nói lên mối quan ngại về lạm dụng tính dục", và hoan nghênh những nỗ lực của họ. Tuy nhiên, Ủy ban này sẽ có uy tín hơn nếu nó bảo vệ các quyền cơ bản nhất của một đứa trẻ: đó là quyền được sống ...
Sơ Walsh nói:
“Khi Ủy ban này của Liên Hợp Quốc sa đà vào các cuộc chiến tranh văn hóa để thúc đẩy việc phá thai, ngừa thai và hôn nhân đồng tính, nó đang làm xói mòn chính nghĩa cao quý của nó dành cho trẻ em, và bán đứng mối quan tâm cho trẻ em cho các chương trình nghị sự khác. Thật là một cơ hội bị đánh mất. "
5. Đức Thánh Cha tiếp kiến 97 Giám Mục Ba Lan
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ các Giám Mục Ba Lan tăng cường tình đoàn kết, gia tăng giúp đỡ những người ly dị, đẩy mạnh việc săn sóc giới trẻ, gia tăng mục vụ ơn gọi và đào tạo linh mục.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến chung dành cho 97 Giám Mục Ba Lan sáng hôm 7 tháng 2, nhân dịp các vị kết thúc tuần lễ hành hương viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha nhắc lại lời nhắn nhủ của Đức Gioan Phaolô 2 sắp được phong hiển thánh về tầm quan trọng của sự hiệp thông tinh thần và mục vụ giữa các Giám Mục: ”Sự đoàn kết của các vị Chủ Chăn trong đức tin, đức ái, trong việc giảng dạy và quan tâm chung đối với thiện ích của các tín hữu, chính là điểm tham chiếu cho toàn thể cộng đoàn Giáo Hội và cho bất kỳ ai đang tìm kiếm một hướng đi chắc chăn trong hành trình thường nhật, trên những nẻo đường của Chúa. Anh em thân mến, ước gì không một điều nào hoặc một ai có thể du nhập những chia rẽ giữa anh em!”
Đức Thánh Cha cảm tạ Chúa vì bao nhiêu điểm tích cực và tiềm năng lớn lao về đức tin, về sự cầu nguyện, đức ái và đời sống thực hành Kitô trong Giáo Hội tại Ba Lan. Nhưng ngài cũng nhắc đến một số sa sút trong nhiều khía cạnh của đời sống Kitô, đòi các vị Chủ Chăn phải phân định, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những cách thức để đương đầu với những thách đố mới, ví dụ quan niệm về một thứ tự do vô giới hạn, thái độ bao dung đố kỵ hoặc nghi kỵ đối với chân lý, hoặc sự khó chịu vì sự chống đối chính đáng của Giáo Hội đối với chủ thuyết duy tương đối đang lan tràn.
Đức Thánh Cha đặc biệt lưu ý các Giám Mục Ba Lan về gia đình và ngài phê bình sự kiện ngày nay hôn nhân thường bị coi như một hình thức thỏa mãn tình cảm mà người ta có thể kiến tạo bằng bất cứ cách nào và thay đổi theo sự nhạy cảm của mỗi người (Evangelium gaudium, 66). Ngài nói: “Đáng tiếc là quan điểm đó cũng ảnh hưởng trên tâm thức của các tín hữu Kitô, khiến họ dễ dàng ly dị hoặc chia lìa nhau. Các vị Chủ Chăn được mời gọi tự hỏi làm thế nào để trợ giúp những người sống trong tình trạng ấy, để họ không cảm thấy bị loại khỏi lòng từ bi của Thiên Chúa, khỏi tình yêu thương huynh đệ của các tín hữu Kitô và sự quan tâm chăm sóc của Giáo Hội đối với phần rỗi của họ; tự hỏi về cách thức làm sao để giúp họ đừng bỏ đức tin và giúp con cái họ được tăng trưởng trong kinh nghiệm trọn vẹn của Kitô giáo”.
Trong chiều hướng trên đây, Đức Thánh Cha cổ võ việc huẩn bị hôn nhân, giúp họ vượt thắng những khó khăn, thử thách, lòng ích kỷ, bằng cách tha thứ cho nhau, chữa lành những gì có nguy cơ bị hư hỏng và đừng rơi vào cảm bẫy của não trạng vứt bỏ”.
Đức Thánh Cha khuyến khích đẩy mạnh việc dạy giáo lý cho người trẻ, không phải chỉ gia tăng kiến thức đạo, nhưng đặc biệt huấn luyện về đức tin được sống thực như một quan hệ trong đó ta cảm thấy niềm vui vì được yêu thương và có thể yêu thương”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha mời gọi các Giám Mục đặc biệt tìm hiểu nguyên nhân sự sa xút ơn gọi nữ tu tại Ba Lan, và tìm phương thức đáp ứng, giúp các linh mục sống quan hệ bản thân với vị Mục Tử Nhân Lành, có tinh thần truyền giáo nồng nhiệt, đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc người nghèo túng, người thất nghiệp vô gia cư, các bệnh nhân và những người bị bỏ rơi.
6. Dòng Đạo Binh Chúa Kitô bầu ra lãnh đạo mới
Dòng Đạo Binh Chúa Kitô đã bầu ra một lãnh đạo mới, và đã đưa ra một tuyên bố xin lỗi các nạn nhân của cha Marcial Maciel và nhìn nhận dòng đã phạm sai lầm nghiêm trọng là "tôn vinh quá mức" người sáng lập.
Cha Eduardo Robles Gil, một linh mục người Mexico, được bầu làm Tổng Quyền, tin này cũng được xác nhận bởi Đức Tổng Giám Mục José Rodriguez Carballo, Tổng Thư Ký Bộ Các Dòng Tu.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 06 tháng 2, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô đã đề cập đến các khó khăn dòng đã phải trải qua sau những tiết lộ theo đó Cha Maciel đã có một cuộc sống hai mặt Bản tuyên bố nói "chúng tôi hy vọng có thể vượt qua được lịch sử đau đớn này, và khống chế được những hậu quả của sự dữ nhờ sự thánh thiện."
Từ hôm thứ Tư 8 tháng Giêng, tổng tu nghị Dòng Đạo Binh Chúa Kitô đã nhóm họp tại Rôma. Sau ba năm thảo luận hầu xác định đoàn sủng của mình, giờ đây các vị đại biểu sẽ chấp thuận một hiến pháp mới và chọn một lãnh đạo mới hầu chấm dứt thời đại của người sáng lập là cha Marcial Maciel.
Đặc sứ của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Velasio de Paolis đã quyết định triệu tập tổng tu nghị này vào tháng 10 năm ngoái. Ngài đã trực tiếp giám sát mọi công việc của Dòng Đạo Binh Chúa Kitô từ tháng 7 năm 2010 sau khi Tòa Thánh phát hiện ra cuộc sống hai mặt tai tiếng cuả cha Maciel.
Cha Maciel người Mêhicô, sinh năm 1920 và đã sáng lập dòng Đạo Binh Chúa Kitô năm 1941 khi mới là một chủng sinh 21 tuổi.
Trong thông cáo công bố hôm 19 tháng 5 năm 2006, phát ngôn viên Tòa Thánh là ông Navarro Valls, cho biết từ năm 1998, Bộ giáo lý đức tin đã nhận được những lời tố cáo chống lại cha Marcial Maciel liên quan đến phẩm hạnh của một linh mục. Sau cuộc điều tra, Tòa Thánh đã mời gọi cha hãy sống đời ẩn dật, cầu nguyện thống hối, từ bỏ mọi sứ vụ công cộng. Cha Maciel qua đời ngày 30 tháng Giêng năm 2008.
Dòng này hiện có 2830 thành viên, trong đó có 3 Giám Mục, 953 linh mục, 932 tu sĩ, và 945 chủng sinh hoạt động tại 125 nhà thuộc 22 quốc gia. Ngoài ra còn có một hiệp hội giáo dân tên là Regnum Christi, tức là Nước Chúa Kitô gồm khoảng 30,000 thành viên.
7. Phỏng vấn tác giả cuốn “Sự lãng mạn của Tôn Giáo”
Những câu chuyện lớn không bao giờ mất đi tính thời sự. Nhiều thế kỷ đã trôi qua, Kinh Thánh luôn nổi bật lên như là những câu chuyện hay nhất của mọi thời đại.
Cha. Dwight Longenecker, tác giả cuốn “Sự lãng mạn của Tôn Giáo” nói:
"Đức tin là một cuộc phiêu lưu, đó là một cuộc hành trình, đó là một cuộc tìm kiếm. Đó là một câu chuyện tuyệt vời."
Nhưng Kinh Thánh không chỉ đơn giản là một câu chuyện hay. Trong cuốn sách mới nhất của ngài, cuốn 'The Romance of Religion' - “Sự lãng mạn của Tôn Giáo” - Cha Dwight Longenecker, đã nối kết các yếu tố của tiểu thuyết cổ điển tuyệt vời với Kinh Thánh : Tất cả từ các vị thánh tuyệt vời đến các anh hùng Kinh Thánh.
Cha. Dwight Longenecker nói:
"Sự lãng mạn của Tôn Giáo không hệ tại ở chỗ những chuyện tình lãng mạn gợi tình và tình yêu của con người; nhưng là ở việc sử dụng các từ ngữ như trong những câu chuyện tình lãng mạn tuyệt vời để nói về tình yêu của Thiên Chúa với nhân loại."
Cuốn sách thực sự đã trở thành một công cụ cho việc Tân Phúc Âm Hóa. Còn cách nào tốt hơn để truyền Tin Mừng cho bằng việc chia sẻ những câu chuyện đức tin. Từ những thành công đến những thất vọng; từ thời hưng thịnh đến những truân chuyên.
Cha Dwight Longenecker nói thêm:
"Một số người Công Giáo không có câu chuyện đức tin nào để chia sẻ. Vì vậy, tôi đã từng nói với mọi người trong các buổi thuyết trình các bạn cần biết những câu chuyện đức tin để chia sẻ với mọi người.”
Trong thực tế, cha Dwight Longenecker có câu chuyện độc đáo của riêng mình để chia sẻ với mọi người. Ngài sinh trưởng trong một gia đình Tin Lành và là một linh mục Anh giáo trong 10 năm, trước khi trở thành một linh mục Công Giáo .
8. Một năm sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thoái vị: ý kiến của Đức Hồng Y Tarcisio Bertone
Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp dành cho RomeReports, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, nguyên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cho biết vào giữa năm 2012 Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nói với ngài về ý định thoái vị.
Đức Hồng Y nói:
"Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nghĩ về quyết định này từ lâu trước khi công bố. Ngài đã nói với tôi điều đó vào giữa năm 2012. Tôi đã nói với Đức Giáo Hoàng về tất cả những vấn nạn có thể nảy sinh nếu ngài làm như vậy. Nhưng, ngài cảm thấy mệt mỏi, gánh nặng tuổi tác đè nặng trên ngài. Ngài quan tâm đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro . và thường tự hỏi mình, ‘ở tuổi của tôi, tôi sẽ nói với hàng triệu người trẻ như thế nào đây?’ Như ngài đã giải thích sau này, vào ngày 11 tháng Hai năm ngoái, ngài cảm thấy để thực hiện đầy đủ sứ vụ Phêrô, ngài cần có năng lực thể chất và tinh thần mạnh mẽ hơn nữa. Ngài tự mình giải thích với tôi, nhưng tôi thường nói với ngài, 'Nhưng thưa Đức Thánh Cha, ngài vẫn còn phải hoàn thành bộ ba cuốn về Đức Giêsu thành Nadarét, và kết thúc cuốn sách về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Nó sẽ là một món quà Giáng Sinh tuyệt vời của Đức Giáo Hoàng dành cho dân Chúa. Sau đó, còn tông thư về đức tin, mà ngài vẫn còn đang soạn dở dang, thêm vào đó là năm Đức Tin chỉ mới bắt đầu.’ Nhưng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã quyết định rằng ngày ngài thoái vị là ngày 11 tháng Hai năm, 2013, Ngày Lễ Đức Mẹ Lộ Đức."
Trong những tháng sau đó, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone đã bảo vệ bí mật này cho đến khi quyết định này được công bố vào ngày 11 Tháng Hai năm 2013.
9. Một năm sau khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thoái vị: ý kiến của Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein.
Trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Reuters nhân kỷ niệm một năm biến cố Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tuyên bố thoái vị, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói đó ngài đã không bao giờ nhận thấy Đức Bênêđíctô thứ 16 biểu hiện bất kỳ hối tiếc nào về quyết định này.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cảm thấy thanh thản và bình an với chính mình, và tôi nghĩ rằng ngay cả với Thiên Chúa”, Đức Tổng Giám Mục Gänswein, người vừa là thư ký cho Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trong khi vẫn là Trưởng Phủ Giáo Hoàng cho Đức Thánh Cha Phanxicô nói. "Sức khoẻ ngài rất tốt, nhưng chắc chắn ngài phải trải nghiệm những gánh nặng của tuổi già. Vì vậy, ngài là một người thể chất đã già, nhưng tinh thần của ngài vẫn rất hoạt bát và minh mẫn. "
Khi được hỏi về những chỉ trích của phương tiện truyền thông đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Đức Tổng Giám mục Gänswein trả lời rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô biết về điều đó nhưng ngài không oán giận.
"Rõ ràng là về phương diện con người mà nói, đôi khi, thật là đau đớn khi xem những gì viết về một người nào đó không đúng với những gì đã được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo việc làm của một người, cách thức họ tiến hành công việc, không phải là những gì các phương tiện truyền thông đại chúng ghi nhận nhưng chính là những gì trước lương tâm và trước Thiên Chúa. Và, nói cho công bằng, thì lịch sử sẽ đưa ra phán quyết sau cùng”.
Đức Tổng Giám mục Gänswein nói tiếp: "Tôi thực sự xác tín rằng lịch sử sẽ đưa ra một phán quyết khác với những gì người ta vẫn thường đọc về những năm cuối cùng của triều đại giáo hoàng của ngài bởi vì mọi sự sẽ rõ ràng và minh bạch".
Ngài nói rằng giờ đây Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 "xa cách với thế giới nhưng ngài vẫn hiện diện trong Giáo Hội. Nhiệm vụ của ngài bây giờ, như ngài đã từng nói, là để giúp Giáo Hội và người kế nhiệm của mình, là Đức Thánh Cha Phanxicô, qua lời cầu nguyện. Đây là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của ngài. Nhưng chỉ có 24 giờ trong một ngày. Ngài nghiên cứu, đọc sách, trả lời thư từ và sau đó tiếp những người thăm ngài. Chúng tôi đi bộ trong khi đọc kinh Mân Côi, ngài thường chơi piano, tất cả điều này được thực hiện bởi thể lực của một người đã 86 tuổi."
"Ngay từ đầu đã có sự tiếp xúc tốt giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Thánh Cha danh dự Bênêđíctô thứ 16, và sự khởi đầu tốt này tiếp tục phát triển và trưởng thành." Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói thêm: "Các ngài viết cho nhau, gọi điện thoại cho nhau, nói chuyện với nhau, đưa ra những lời mời... Trên nhiều lãnh vực, có một mối giao hảo rất tốt giữa hai vị. "
"Tôi tin Chúa Thánh Thần đã gửi đến cho chúng ta một vị Giáo Hoàng tốt vào đúng thời điểm, và điều này đúng với trường hợp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.
10. Các nhà lãnh đạo Kitô Giáo Pakistan phản đối vụ bắt cóc cô gái 16 tuổi và cưỡng ép hôn nhân
Các nhà lãnh đạo các Giáo Hội Kitô tại Pakistan đang cầu xin chính phủ cứu giúp cho gia đình của một cô gái 16 tuổi bị bắt cóc, bị buộc cải sang đạo Hồi, và buộc phải kết hôn với một người đàn ông cao niên đã có nhiều vợ.
AsiaNews cho biết trong thực tế việc bắt cóc phụ nữ trẻ để kết hôn là "phổ biến" ở Pakistan. Cảnh sát địa phương thừa nhận Samariya Nadeem đã bị bắt cóc và bị buộc cải sang đạo Hồi trái với ý muốn của mình.
Tuy nhiên, cảnh sát đã không can thiệp vì “người đàn ông cao niên đã có nhiều vợ” đang bắt cóc cô là một người có quyền thế trong xã hội, và một giáo sĩ Hồi giáo ở Pakistan khích lệ chuyện này. "Bắt cóc và cải đạo một phụ nữ theo Hồi giáo là một điều đáng làm, không có gì là bất hợp pháp cả". Nhà lãnh đạo Hồi Giáo này nói.
11. Đức Thánh Cha chia buồn với các nạn nhân của đám cháy ở Buenos Aires
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một thông điệp về quê hương cho các nạn nhân và gia đình của một đám cháy kho hàng chết người ở quê nhà Buenos Aires. Ít nhất chín nhân viên cứu hộ đã chết hôm thứ Tư 5 tháng Hai khi tòa nhà ở khu phố Barry đang bốc cháy đã sụp đổ. Bảy người khác bị thương.
Đức Giáo Hoàng nói ngài đã "đau buồn sâu sắc" sau khi biết tin về đám cháy, và nói rằng ngài gần gũi với các nạn nhân trong lời cầu nguyện cho những người đã chết được hưởng sự sống muôn đời, và hy vọng những người sống sót mau bình phục.
Đức Thánh Cha phó thác các nạn nhân và gia đình họ cho Đức Mẹ Lujan.
12. Ngôi sao nhạc Pop Thánh Ca vào đời của Á Căn Đình
Từ thời thơ ấu, Athenas Venica đã tỏ ra yêu thích âm nhạc. Ở tuổi 15, cô nhận ra với tiếng hát của mình cô có thể mang con người đến gần Thiên Chúa hơn.
“Tôi nghe tiếng gọi của Thiên Chúa khi tôi 15 tuổi. Tôi đã là một thành viên của một nhóm thanh niên, từ khi tôi chịu phép Thêm Sức. Đó là cũng là nơi những người bảo trợ giới thiệu với chúng tôi thể loại âm nhạc vào đời, là loại nhạc trẻ chúng ta không hát trong các thánh lễ."
Cô đã biểu diễn ở Argentina, Paraguay, Brazil và Hoa Kỳ. Cô cho biết các buổi hòa nhạc của cô không bao giờ giống nhau.
Cô nói:
"Sự thật các buổi biểu diễn không có bất kỳ cấu trúc cố định nào. Thay vào đó tôi chọn bài hát theo cảm hứng về những gì tôi muốn chuyển tải. "
Nhờ tài năng và giọng hát của mình, cô đã nhận được nhiều hợp đồng thu âm nhạc ngoài đời. Nhưng Athenas quyết định gạt đi, không nhận.
"Tôi rất thích nhạc. Nhưng tôi cảm thấy tôi cần phải tiếp tục con đường của mình. Tôi rất hạnh phúc với những gì tôi đang làm, đó là âm nhạc Kitô giáo. "
Với hàng ngàn những người theo dõi trên Facebook, Athenas tiếp tục củng cố vị trí của mình trong làng âm nhạc Kitô giáo.
13. Sáng kiến gặp gỡ các đôi uyên ương trong ngày lễ Tình Nhân của Đức Thánh Cha được chào đón nhiệt liệt
Hàng ngàn đôi uyên ương sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican vào Ngày Valentine Thứ Sáu 14 tháng 2. Theo dự trù ban đầu buổi gặp gỡ với chủ đề “Niềm vui của lời ưng thuận là muôn đời” sẽ diễn ra tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican. Tuy nhiên, do số người ghi danh quá đông, buổi gặp gỡ sẽ diễn ra tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong một thông báo, Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình nói có hơn 17,000 người trẻ đã ghi danh. Ban tổ chức cho rằng số đôi uyên ương thực sự sẽ tham dự buổi triều yết chung với Đức Thánh Cha là "không thể đoán trước".
Cuộc gặp gỡ này đã được chào đón nhiệt liệt bởi các đôi uyên ương đang chuẩn bị cho hôn nhân ở Ý và tại các giáo phận trên toàn thế giới.
Quảng trường Thánh Phêrô sẽ mở cửa từ 9:00 sáng. Lúc 11:00 giờ sẽ có một khoảng thời gian suy tư, cầu nguyện và trình bày các chứng từ để chuẩn bị cho sự xuất hiện của Đức Thánh Cha, dự kiến là vào lúc 12.00 trưa.
Đức Thánh Cha Phanxicô là vị Giáo Hoàng đầu tiên về nhiều lĩnh vực. Với biến cố này, ngài sẽ có thêm danh hiệu mới là Đức Giáo Hoàng đầu tiên gặp gỡ những người hứa hôn.
14. Đức Thánh Cha công bố ý định thăm Sri Lanka
Hôm thứ Bẩy 08 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ một nhóm anh chị em người Sri Lanka di dân sang Ý do Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám Mục Colombo dẫn đầu. Nhóm đã đến Rôma vào dịp kỷ niệm lần thứ 75 lễ cung hiến đền thờ Đức Mẹ Lanka tại Tewatte cho Đức Trinh Nữ Maria .
Đức Thánh Cha chào đón Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, và cảm ơn ngài vì lời mời tới thăm Sri Lanka. Ngài nói: "Tôi hoan nghênh lời mời này, và tôi nghĩ rằng Chúa sẽ ban cho chúng ta đặc ân đó."
Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ đến các tình huống dẫn đến việc thánh hiến Sri Lanka cho Đức Trinh Nữ Maria .
Giữa những nguy hiểm của chiến tranh thế giới lần thứ hai, năm 1940, Đức Tổng Giám Mục của Colombo thời bấy giờ là Đức Cha Jean-Marie Masson tuyên bố sẽ xây dựng một ngôi đền kính Đức Mẹ nếu đảo quốc này không bị nước ngoài xâm lược. Sau chiến tranh, thực hiện chí nguyện này, Giáo Hội tại Sri Lanka đã xây dựng đền Đức Mẹ Lanka tại Tewatte, bên ngoài thủ đô Colombo .
"Mẹ luôn luôn gần gũi chúng ta," Đức Giáo Hoàng nói , "Mẹ âu yếm nhìn mỗi người chúng ta với lòng từ mẫu và luôn luôn tháp tùng trong cuộc lữ hành của chúng ta. Đừng ngần ngại dâng lên Mẹ mọi nhu cầu, đặc biệt là khi chúng ta cảm nhận những gánh nặng của cuộc sống với tất cả những vấn đề của nó."
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về những cuộc xung đột mà Sri Lanka đã phải đối mặt trong những năm gần đây. "Quê hương của anh chị em được gọi là Hòn ngọc Ấn Độ Dương, vì vẻ đẹp tự nhiên và hình dạng của nó. Người ta nói rằng ngọc trai được hình thành từ những giọt nước mắt của con hàu. Thật không may, nhiều nước mắt đã đổ ra trong những năm gần đây, vì các cuộc xung đột nội bộ với biết bao nạn nhân và những thiệt hại to lớn"
Đức Thánh Cha đã nói về nhu cầu phải hòa giải:
"Tôi biết là không phải là dễ dàng để chữa lành những vết thương và hợp tác với các kẻ thù trong quá khứ để xây dựng tương lai với nhau, nhưng đó là con đường duy nhất có thể mang đến niềm hy vọng cho tương lai, cho sự phát triển và hòa bình. "
Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô bảo đảm với những người hành hương về lời cầu nguyện của ngài, và phó thác dân nước Sri Lanka "cho việc chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria, Đức Mẹ Lanka."
15. Ai Cập chính thức khôi phục quan hệ đầy đủ với Vatican
Ai Cập đã chính thức khôi phục quan hệ đầy đủ với Tòa Thánh qua việc cử tân Đại Sứ đến trình quốc thư hôm thứ Năm 6 tháng Hai vừa qua.
Vị tân đại sứ có cảm giác được trở về quê hương vì bà đã từng làm việc tại Rôma trong nhiều năm. Bày tỏ niềm vui được trở lại Kinh Thành Vĩnh Cửu bà nói:
"Thật là hân hạnh cho tôi. Tôi không biết phải nói gì. Có rất nhiều cảm xúc trong trái tim tôi.”
Bà Wafaa Bassim trước đây đã làm việc tại Tòa Đại Sứ Ai Cập ở Ý. Nhưng lần này bà có một trách nhiệm lớn hơn. Việc bổ nhiệm bà Bassim làm tân đại sứ cạnh Tòa Thánh báo hiệu một đổi mới trong quan hệ giữa Ai Cập và Vatican, sau khi quốc gia này triệu hồi đại sứ về nước vào năm 2011 sau những rối loạn chính trị.
Bà Wafaa Bassim, tân Đại sứ Ai Cập cạnh Tòa Thánh nói:
"Tôi ghi nhận một cảm giác chung của sự hài lòng và lạc quan cho tương lai vì bây giờ có một đại sứ mới tại Vatican, sau gần hai năm vắng mặt. Nhưng đó là do những thứ khác nhau trong đó yếu tố chính là những thay đổi to lớn vừa qua ở Ai Cập."
Việc bổ nhiệm bà Bassim đã diễn ra trong một thời điểm tế nhị theo sau tình trạng bất ổn trầm trọng tại Ai Cập. Kitô hữu tại đây đã bị bách hại tàn khốc trong vòng 3 năm qua.
Đại sứ Ai Cập cho biết một trong những mục tiêu chính của mình sẽ là thúc đẩy đối thoại và hợp tác với Vatican để làm sáng tỏ những định kiến và hiểu lầm .
Bà nói:
"Vai trò của chúng tôi là giải thích, để làm sáng tỏ, để trả lời các câu hỏi, để cung cấp thông tin đáng tin cậy, và chính xác về những gì đang xảy ra ở Ai Cập, về hiến pháp mới, về tiến trình hòa giải các phe phái khác nhau của xã hội. "
Sau khi trình ủy nhiệm thư của mình lên Đức Thánh Cha Phanxicô, bà Bassim cho biết hai vị đã thảo luận đến các vấn đề cùng quan tâm, đặc biệt là về bình đẳng kinh tế và việc bảo vệ các nhóm thiểu số.
Tân Đại sứ đã giới thiệu gia đình và nhân viên đại sứ quán của mình với Đức Thánh Cha. Bà đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một cây Thánh Giá của Giáo Hội Coptic mạ vàng.
16. 124 vị tử đạo Hàn quốc có thể được tôn phong trong chuyến viếng thăm Hán Thành của Đức Thánh Cha Phanxicô
Bộ Phong Thánh cho biết trong buổi triều yết dành cho Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng Trưởng Thánh Bộ, hôm thứ Sáu 7 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã chuẩn y các án phong thánh tử đạo cho
a) Tôi tớ Chúa Francesco Zirano, linh mục của Dòng Anh Em Hèn Mọn. Ngài sinh năm 1564 tại Sassari, Ý, đã bị giết vì lòng căm thù đức tin tại thủ đô Algiers của Algeria vào ngày 25 tháng 1 năm 1603.
b) Tôi Tớ Chúa là anh Phaolô Yun Ji -chung, giáo dân, cùng với 123 bạn tử đạo Họ đã bị giết vì hận thù đức tin tại Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ năm 1791 đến 1888.
Có nhiều khả năng Đức Thánh Cha sẽ tôn phong cho các vị trong khoảng từ ngày 10 đến 17 tháng Tám năm 2014 khi ngài tham dự Ngày Giới Trẻ Á Châu tại Daejeon.
Bên cạnh đó, Đức Thánh Cha đã chuẩn y việc công nhận các nhân đức anh hùng của
a) Tôi tớ Chúa là Giêsu Maria Echavarría Aguirre, Giám Mục giáo phận Saltillo, Mexico, đấng sáng lập của Hội Dòng Nữ Tử Giáo Lý Viên Guadalupe. Ngài sinh tại Real de San Pedro de Bacubirito, Mexico ngày 06 tháng 7 năm 1858, và đã qua đời tại Saltillo , Mexico vào ngày 05 Tháng Tư năm 1954 .
b) Tôi tớ Chúa là Faustino Ghilardi (tên khai sinh là Guglielmo Giacomo), linh mục Dòng Anh Em Hèn Mọn. Ngài sinh tại Pieve a Nievole, Ý ngày 6 tháng năm 1858, và đã qua đời ở San Vivaldo thuộc miền Monaione, Ý vào ngày 25 tháng 10 1937 .
c) Tôi tớ Chúa là Maria Giuseppa Rodríguez Xuárez de la Guardia, một nữ tu Hội Dòng Nữ Tu tình yêu của Thiên Chúa. Ngài sinh ra ở Colmenar, Tây Ban Nha vào ngày 16 Tháng Năm 1923 và qua đời tại Roma ngày 30 tháng 3 năm 1956 .
17. Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha vinh danh cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh
Phát ngôn viên Tòa Thánh Federico Lombardi vừa được Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha trao giải “Bravo” lần thứ 42.
Giải “Bravo” là giải thưởng hàng năm cuả Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha nhằm vinh danh những người làm công tác truyền thông đã có những đóng góp to lớn cho phẩm giá của con người, quyền con người, và các giá trị Tin Mừng.
Giải Bravo lần thứ 42 đã được trao tại Madrid hôm 6 tháng Hai.
Giám đốc văn phòng báo chí Vatican sinh ngày 20 tháng 8 năm 1942 tại Saluzzo, Italia. Ngài là một nhà thần học và triết học. Bên cạnh đó, linh mục Dòng Tên này cũng là một nhà toán học. Ngài đã làm việc trong các phương tiện truyền thông hơn 30 năm qua.
Ngày 11 Tháng Bảy năm 2006, Đức Giáo Hoàng Bêneđíctô XVI đã bổ nhiệm ngài làm giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh, thay thế cho tiến sĩ Joaquin Navarro – Valls, người đã giữ chức vụ này liên tục trong 22 năm.
Từ năm 1991, ngài đã được bổ nhiệm làm giám đốc chương trình của Radio Vatican, sau đó được bổ nhiệm làm Giám Đốc Truyền Hình Vatican vào năm 2001, và Tổng Giám Đốc Radio Vatican năm 2005.
Nét nổi bật của ngài là tính khiêm tốn và khả năng ứng phó linh hoạt và bặt thiệp.
Trong lần ra mắt đầu tiên với báo chí, cha Lombardi nói ngài sẽ không phải là một "phát ngôn viên" của Đức Giáo Hoàng
Ngài nói: "Tôi không nghĩ rằng vai trò của tôi là để giải thích ý tưởng của Đức Giáo Hoàng hoặc giải thích những điều mà ngài đã phát biểu một cách hết sức rõ ràng và phong phú."
Bên cạnh tiếng Ý là tiếng mẹ đẻ của mình, cha Lombardi nói thông thạo các ngôn ngữ Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha .
18. Lời cầu nguyện của một linh mục tại Homs đã được nhậm lời.
Tuần trước chúng tôi đã nói về câu chuyện một linh mục người Hà Lan đang bị mắc kẹt tại Homs nói với thông tấn xã Fides và tờ The Telegraph là các cư dân của thành phố Syria này đang chết đói dần và thành phố đã trở thành một khu rừng vô luật lệ.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây cho thấy lời cầu nguyện của cha Frans van der Lugt đã được nhậm lời. Trong ba ngày từ Thứ Năm 6 tháng Hai, các bên tham chiến đã đồng ý ngưng bắn để hàng triệu người mắc kẹt trong thành phố có thể di tản.