Phụng Vụ - Mục Vụ
Thách đấu
Lm Vũđình Tường
05:41 22/02/2012
Chúa Nhật 1 Mùa Chay năm B
Mc 1,12-15
Thách đấu là một hình thức khiêu chiến. Một bên muốn đánh, bên kia muốn hoà. Để diễn tả một cách ôn hoà, văn vẻ hơn chính là câu nói,
Cây muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng.
Kẻ thách đấu thường là kẻ hiếu chiến. Vì hiếu chiến nên mới thách thức, thích bạo động. Hiếu chiến đến từ tính kiêu ngạo. Tự cho mình hơn người. Tự nhận tài giỏi và tự tin là sẽ chiến thắng vinh quang.
Trong tu đức thách đấu luôn khởi nguồn từ ma quỉ vì bản chất hiếu chiến, hung hăng, thích bạo động của chúng. Đó là những hình thức khác nhau của các cơn cám dỗ, chước cám dỗ phát sinh bởi bản tính tính kiêu ngạo của ma quỉ. Bản chất của chúng là tự kiêu, cao ngạo, kiêu căng nên không từ cơ hội nào, không chừa ai, lớn bé, già trẻ chúng đều trêu ghẹo tìm cách cám dỗ.
Ma quỉ cám dỗ con người dưới nhiều hình thức, đa dạng. Chúng không thách thức con người một cách vô í thức mà có chủ trương, thủ đoạn của từng lần cám dỗ. Thủ đoạn của chúng là nghiên cứu con người đó mạnh yếu phần nào. Đâu là yếu điểm, đâu là nhược điểm của con người đó. Chúng lợi dụng cả người thân, bạn đường, người ta tin tưởng, tình bạn để lung lạc mong đạt cơn cám dỗ. Rất nhiều trường hợp lạc đường, sai lối do bạn bè quyến rũ, rủ rê, dẫn vào cuộc đời ăn chơi trác táng, sa đọa. Không phải người đó cố tình gây tai ương cho mình mà chính là động lực ngầm của ma quỉ thúc đẩy, bày mưu, gài bẫy.
Yếu điểm chính là các điểm trọng yếu của người đó. Bởi là điểm trọng yếu nên ma quỉ thường tránh không muốn đụng chạm đến. Chúng không ngu dại gì húc đầu vào tường đá, bể sọ chết. Như thế ma quỉ thường tấn công, triệt để, khai thác nhược điểm của người đó bởi vì nhược điểm là điểm dễ tấn công và kết quả thành công cao hơn nhiều. Như thế ma quỉ vừa kiêu ngạo, vừa ranh mãnh. Chúng lại có nhiều thời gian và cơ hội để tấn công một người. Vì thế ta không lấy làm lạ một người trước đây đạo đức, sau này gặp lại, lại trở thành sa đọa. Từ tình trạng đạo đức, tốt lành, thánh thiện biến sang tình trạng khô khan, nguội lạnh, biếng nhác.
Trái lại cũng nhiều trường hợp trước đây coi thường đạo nghĩa, sống buông thả. Một thời gian sau thay đổi biến thành đạo đức sốt sắng, tốt lành. Tình trạng này có được vì người đó may mắn sau những lần thua các cơn cám dỗ nhận biết nhược điểm của mình. Khiêm nhường nhận biết mình tài hèn, sức mọn không đồng nghĩa với nhu nhược mà là hiểu rõ con người mình hơn. Biết mình, biết người là bước đầu của thành công. Bởi biết mình yếu đuối nên không tự cậy sức riêng mà phó thác trong tay Chúa, phó dâng cuộc đời cho Chúa và cậy trông vào sức mạnh của lời cầu nguyện và ân sủng của các bí tích thánh, giúp họ sống trên con đường lành thánh. Một cách để nhận biết ta thuộc về Chúa hay thuộc về ma quỉ chính là nhìn vào các cơn cám dỗ. Từ chối cám dỗ là dấu hiệu cho biết ta còn thuộc về Chúa. Sa chước cám dỗ là dấu chỉ cho thấy ta đang bị ma quỉ cầm giữ, trói buộc.
Phúc âm thánh Marcô hôm nay cho biết không ai tránh khỏi chước cám dỗ. Kẻ chiến thắng chước cám dỗ là kẻ biết tự lượng sức mình. Lượng sức bằng cách vừa chống lại chước cám dỗ vừa dựa vào sức mạnh Lời Chúa tăng sức. Như thế sau mỗi chiến thắng chước cám dỗ người đó luôn sống trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì nhờ sức mạnh Lời Chúa mà có được chiến thắng, tránh khỏi sa chước cám dỗ. Đây là một kinh nghiệm quí báu cho các Kitô hữu tin cậy vào Chúa. Bài học quí trọng này cho biết sức mạnh của ta đến từ Chúa. Ta tự tin lần cám dỗ kế tiếp ta cũng sẽ chiến thắng vì có sức mạnh Lời Chúa hỗ trợ. Kinh nghiệm sống đạo này một ngày một giầu mạnh và gắn bó ta mật thiết hơn với Chúa. Điều này rất cần vì ma quỉ không dễ đầu hàng, từ bỏ cám dỗ. Thua keo này chúng rình rập, tìm cơ hội bày keo kế tiếp. Thua nữa, chúng lại bày kế khác vì bản tính hung hăng kiêu ngạo trong chúng luôn thúc đẩy chúng tấn công ta. Càng thua, chúng càng bực dọc, càng trở nên hung bạo đến điên cuồng. Cơn cám dỗ, lời thách đấu của kẻ điên nằm ngoài giải thích hợp lí, lí lẽ bình thường. Kinh nghiệm bị cám dỗ thường xuyên cho biết ma quỉ đang thua đặm, càng thua chúng càng hung hăng. Chúng càng hung hăng ta càng cần trông cậy vào Chúa nhiều hơn.
Các thánh khi còn sống tại thế cầu nguyện hàng ngày, cầu nguyện liên tục là vì các ngài luôn phải tranh đấu, triền miên chống lại các cơn cám dỗ.
Sống thánh thiện chính là gắn bó đời ta với Lời Chúa. Chúng ta xin ơn biết lắng nghe Lời Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi, mọi lúc.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mc 1,12-15
Thách đấu là một hình thức khiêu chiến. Một bên muốn đánh, bên kia muốn hoà. Để diễn tả một cách ôn hoà, văn vẻ hơn chính là câu nói,
Cây muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng.
Kẻ thách đấu thường là kẻ hiếu chiến. Vì hiếu chiến nên mới thách thức, thích bạo động. Hiếu chiến đến từ tính kiêu ngạo. Tự cho mình hơn người. Tự nhận tài giỏi và tự tin là sẽ chiến thắng vinh quang.
Trong tu đức thách đấu luôn khởi nguồn từ ma quỉ vì bản chất hiếu chiến, hung hăng, thích bạo động của chúng. Đó là những hình thức khác nhau của các cơn cám dỗ, chước cám dỗ phát sinh bởi bản tính tính kiêu ngạo của ma quỉ. Bản chất của chúng là tự kiêu, cao ngạo, kiêu căng nên không từ cơ hội nào, không chừa ai, lớn bé, già trẻ chúng đều trêu ghẹo tìm cách cám dỗ.
Ma quỉ cám dỗ con người dưới nhiều hình thức, đa dạng. Chúng không thách thức con người một cách vô í thức mà có chủ trương, thủ đoạn của từng lần cám dỗ. Thủ đoạn của chúng là nghiên cứu con người đó mạnh yếu phần nào. Đâu là yếu điểm, đâu là nhược điểm của con người đó. Chúng lợi dụng cả người thân, bạn đường, người ta tin tưởng, tình bạn để lung lạc mong đạt cơn cám dỗ. Rất nhiều trường hợp lạc đường, sai lối do bạn bè quyến rũ, rủ rê, dẫn vào cuộc đời ăn chơi trác táng, sa đọa. Không phải người đó cố tình gây tai ương cho mình mà chính là động lực ngầm của ma quỉ thúc đẩy, bày mưu, gài bẫy.
Yếu điểm chính là các điểm trọng yếu của người đó. Bởi là điểm trọng yếu nên ma quỉ thường tránh không muốn đụng chạm đến. Chúng không ngu dại gì húc đầu vào tường đá, bể sọ chết. Như thế ma quỉ thường tấn công, triệt để, khai thác nhược điểm của người đó bởi vì nhược điểm là điểm dễ tấn công và kết quả thành công cao hơn nhiều. Như thế ma quỉ vừa kiêu ngạo, vừa ranh mãnh. Chúng lại có nhiều thời gian và cơ hội để tấn công một người. Vì thế ta không lấy làm lạ một người trước đây đạo đức, sau này gặp lại, lại trở thành sa đọa. Từ tình trạng đạo đức, tốt lành, thánh thiện biến sang tình trạng khô khan, nguội lạnh, biếng nhác.
Trái lại cũng nhiều trường hợp trước đây coi thường đạo nghĩa, sống buông thả. Một thời gian sau thay đổi biến thành đạo đức sốt sắng, tốt lành. Tình trạng này có được vì người đó may mắn sau những lần thua các cơn cám dỗ nhận biết nhược điểm của mình. Khiêm nhường nhận biết mình tài hèn, sức mọn không đồng nghĩa với nhu nhược mà là hiểu rõ con người mình hơn. Biết mình, biết người là bước đầu của thành công. Bởi biết mình yếu đuối nên không tự cậy sức riêng mà phó thác trong tay Chúa, phó dâng cuộc đời cho Chúa và cậy trông vào sức mạnh của lời cầu nguyện và ân sủng của các bí tích thánh, giúp họ sống trên con đường lành thánh. Một cách để nhận biết ta thuộc về Chúa hay thuộc về ma quỉ chính là nhìn vào các cơn cám dỗ. Từ chối cám dỗ là dấu hiệu cho biết ta còn thuộc về Chúa. Sa chước cám dỗ là dấu chỉ cho thấy ta đang bị ma quỉ cầm giữ, trói buộc.
Phúc âm thánh Marcô hôm nay cho biết không ai tránh khỏi chước cám dỗ. Kẻ chiến thắng chước cám dỗ là kẻ biết tự lượng sức mình. Lượng sức bằng cách vừa chống lại chước cám dỗ vừa dựa vào sức mạnh Lời Chúa tăng sức. Như thế sau mỗi chiến thắng chước cám dỗ người đó luôn sống trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa vì nhờ sức mạnh Lời Chúa mà có được chiến thắng, tránh khỏi sa chước cám dỗ. Đây là một kinh nghiệm quí báu cho các Kitô hữu tin cậy vào Chúa. Bài học quí trọng này cho biết sức mạnh của ta đến từ Chúa. Ta tự tin lần cám dỗ kế tiếp ta cũng sẽ chiến thắng vì có sức mạnh Lời Chúa hỗ trợ. Kinh nghiệm sống đạo này một ngày một giầu mạnh và gắn bó ta mật thiết hơn với Chúa. Điều này rất cần vì ma quỉ không dễ đầu hàng, từ bỏ cám dỗ. Thua keo này chúng rình rập, tìm cơ hội bày keo kế tiếp. Thua nữa, chúng lại bày kế khác vì bản tính hung hăng kiêu ngạo trong chúng luôn thúc đẩy chúng tấn công ta. Càng thua, chúng càng bực dọc, càng trở nên hung bạo đến điên cuồng. Cơn cám dỗ, lời thách đấu của kẻ điên nằm ngoài giải thích hợp lí, lí lẽ bình thường. Kinh nghiệm bị cám dỗ thường xuyên cho biết ma quỉ đang thua đặm, càng thua chúng càng hung hăng. Chúng càng hung hăng ta càng cần trông cậy vào Chúa nhiều hơn.
Các thánh khi còn sống tại thế cầu nguyện hàng ngày, cầu nguyện liên tục là vì các ngài luôn phải tranh đấu, triền miên chống lại các cơn cám dỗ.
Sống thánh thiện chính là gắn bó đời ta với Lời Chúa. Chúng ta xin ơn biết lắng nghe Lời Chúa trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi, mọi lúc.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay - Bài 2
VietCatholic Network
06:36 22/02/2012
Phúc cho những ai có lòng ao ước sống trong lề luật Chúa (Thánh Vịnh 1:1,2)
Có khi nào bạn nghĩ rằng theo Chúa và tuân theo những huấn thị của Ngài là một cuộc chiến đấu đi ngược dốc mà chẳng được gì? Nếu có như vậy, bạn cũng không phải cô độc đâu. Ngay cả vịnh gia trong Thánh Vịnh 73 cũng đã có lần nghĩ như vậy. Vịnh gia thú nhận đã có lúc nghĩ rằng tất cả những cố gắng của ông để vô tội và thanh khiết là vô vọng (Thánh Vịnh 73:13). Tuy nhiên, ông giữ được đức tin, gặp gỡ Chúa trong lời cầu nguyện và cuối cùng nói được rằng "Ngài nâng đỡ tay phải tôi. Ngài dẫn tôi đi trong đường lối Ngài để rồi dẫn tôi đến vinh quang." (Thánh Vịnh 73:23-24).
Hoa trái của sự bền đỗ trong lời cầu nguyện và trong sự vâng phục thánh ý Chúa là một cuộc sống được thăng hoa với Ðức Giêsu Kitô - không phải chỉ khi chúng ta chết đi, nhưng ngay lúc này, tại dương thế này. Thiên Chúa muốn cho ta nhiều hơn những gì ta có thể xin hay tưởng tượng ra. Ngài muốn ban ơn lành cho ta mọi ngày trong đời ta. Thật đúng là ta gieo cái gì thì gặt được cái đó. Nếu ta gieo để làm vui lòng thân xác, chúng ta sẽ gặt lấy hủy diệt. Nhưng nếu ta gieo để vui lòng Thần Khí, chúng ta gặt được sự sống muôn đời (Galatians 6:7-10).
Ðó là lý do ta sao những lựa chọn hằng ngày để theo Chúa là quan trọng. Khi chúng ta gieo để vui lòng Thần Khí bằng cách lắng nghe tiếng Ngài trong suốt cả ngày; tuân theo huấn lệnh của Ngài; và nuôi dưỡng đức tin ta qua lời cầu nguyện, Kinh Thánh, và các phép bí tích, chúng ta sẽ ngập tràn trong ân sủng Ngài tuôn đổ xuống tâm hồn ta. Chúng ta sẽ cảm nhận được sự thân mật với Ngài, và sự hướng dẫn trong các quyết định của ta. Chúng ta sẽ có một tâm hồn hân hoan, hoàn toàn tự do không vướng bận đến những kỷ niệm buồn trong ký ức, không sợ hãi, và khả năng phục vụ người khác và còn nhiều hơn thế nữa.
Chúng ta còn đợi gì? Tất cả điều cần phải làm là quyết định theo Chúa mỗi ngày. Hồng ân của Ngài đã sẵn đó. Chúng ta hãy tìm kiếm sự kết hiệp mật thiết hơn với Ngài và sống sao cho ta mở lòng ra trước những ân sủng của Ngài để ta vui mừng được sống trong lề luật của Ngài.
"Lạy Chúa Thánh Thần, xin là Ðấng Cố Vấn cho con hôm nay. Xin cho con biết cảnh giác trước những lựa chọn hàng ngày mà con phải quyết định sao cho con luôn chọn Ngài. Con tán tụng vì cuộc sống quá phong phú mà Ngài ban cho con".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Có khi nào bạn nghĩ rằng theo Chúa và tuân theo những huấn thị của Ngài là một cuộc chiến đấu đi ngược dốc mà chẳng được gì? Nếu có như vậy, bạn cũng không phải cô độc đâu. Ngay cả vịnh gia trong Thánh Vịnh 73 cũng đã có lần nghĩ như vậy. Vịnh gia thú nhận đã có lúc nghĩ rằng tất cả những cố gắng của ông để vô tội và thanh khiết là vô vọng (Thánh Vịnh 73:13). Tuy nhiên, ông giữ được đức tin, gặp gỡ Chúa trong lời cầu nguyện và cuối cùng nói được rằng "Ngài nâng đỡ tay phải tôi. Ngài dẫn tôi đi trong đường lối Ngài để rồi dẫn tôi đến vinh quang." (Thánh Vịnh 73:23-24).
Hoa trái của sự bền đỗ trong lời cầu nguyện và trong sự vâng phục thánh ý Chúa là một cuộc sống được thăng hoa với Ðức Giêsu Kitô - không phải chỉ khi chúng ta chết đi, nhưng ngay lúc này, tại dương thế này. Thiên Chúa muốn cho ta nhiều hơn những gì ta có thể xin hay tưởng tượng ra. Ngài muốn ban ơn lành cho ta mọi ngày trong đời ta. Thật đúng là ta gieo cái gì thì gặt được cái đó. Nếu ta gieo để làm vui lòng thân xác, chúng ta sẽ gặt lấy hủy diệt. Nhưng nếu ta gieo để vui lòng Thần Khí, chúng ta gặt được sự sống muôn đời (Galatians 6:7-10).
Ðó là lý do ta sao những lựa chọn hằng ngày để theo Chúa là quan trọng. Khi chúng ta gieo để vui lòng Thần Khí bằng cách lắng nghe tiếng Ngài trong suốt cả ngày; tuân theo huấn lệnh của Ngài; và nuôi dưỡng đức tin ta qua lời cầu nguyện, Kinh Thánh, và các phép bí tích, chúng ta sẽ ngập tràn trong ân sủng Ngài tuôn đổ xuống tâm hồn ta. Chúng ta sẽ cảm nhận được sự thân mật với Ngài, và sự hướng dẫn trong các quyết định của ta. Chúng ta sẽ có một tâm hồn hân hoan, hoàn toàn tự do không vướng bận đến những kỷ niệm buồn trong ký ức, không sợ hãi, và khả năng phục vụ người khác và còn nhiều hơn thế nữa.
Chúng ta còn đợi gì? Tất cả điều cần phải làm là quyết định theo Chúa mỗi ngày. Hồng ân của Ngài đã sẵn đó. Chúng ta hãy tìm kiếm sự kết hiệp mật thiết hơn với Ngài và sống sao cho ta mở lòng ra trước những ân sủng của Ngài để ta vui mừng được sống trong lề luật của Ngài.
"Lạy Chúa Thánh Thần, xin là Ðấng Cố Vấn cho con hôm nay. Xin cho con biết cảnh giác trước những lựa chọn hàng ngày mà con phải quyết định sao cho con luôn chọn Ngài. Con tán tụng vì cuộc sống quá phong phú mà Ngài ban cho con".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:32 22/02/2012
ĐỘI NÓN
Có một người trốn nợ tình cờ gặp chuyện gấp nên phải đi ra khỏi nhà, nhưng vì sợ người ta nhìn thấy nên đội cái nón để đi, không ngờ lại gặp chủ nợ nhìn thấy, gõ vào cái nón giành của anh ta, nói:
- “Mày nói ngày nào trả nợ cho tao hử ?”
Anh ta bèn tạm ứng phó, nói:
- “Ngày mai”.
Không lâu sau đó thì mưa như trút, trên cái nón lá như có ai gõ kêu lộp bộp lộp bộp, anh ta cứ tưởng ông chủ nợ gõ nón nên rất hoảng hốt vội vàng nói liên tục:
- “Nhứt định là ngày mai”.
Suy tư:
Người ta nói có tật giật mình.
Người có tật ăn trộm thì luôn giật mình mắt láo liên vì cứ sợ tưởng người ta nhìn thấy hành vi của mình; người ngoại tình thì có tật hay dòm trước ngó sau vì sợ chồng (vợ) bắt gặp mình đi vụng trộm với người khác; người nói dối thì luôn giật mình vì sợ người khác biết mình nói dối…
Tật gì cũng do lòng tham mà ra, lòng tham chính là dục vọng của con người: tham ăn uống nên thường ăn vụng và say sưa, tham tiền nên đi ăn cướp, tham tình nên đi ngoại tình, cho nên cuộc sống của họ không có lúc nào tâm hồn được bằng an. Bởi vì dù cho họ có lấy nón (hành vi cử chỉ bên ngoài) để che đậy lòng tham lam bên trong tâm hồn, thì họ vẫn cứ bị Thiên Chúa (ông chủ) nhìn thấy, và một ngày nào đó mọi người cũng sẽ nhìn thấy…
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta rằng: “có thì nói có, không thì nói không”, là để cho chúng ta có cuộc sống bằng an và hạnh phúc không những ở đời này, mà còn ở đời sau nữa.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người trốn nợ tình cờ gặp chuyện gấp nên phải đi ra khỏi nhà, nhưng vì sợ người ta nhìn thấy nên đội cái nón để đi, không ngờ lại gặp chủ nợ nhìn thấy, gõ vào cái nón giành của anh ta, nói:
- “Mày nói ngày nào trả nợ cho tao hử ?”
Anh ta bèn tạm ứng phó, nói:
- “Ngày mai”.
Không lâu sau đó thì mưa như trút, trên cái nón lá như có ai gõ kêu lộp bộp lộp bộp, anh ta cứ tưởng ông chủ nợ gõ nón nên rất hoảng hốt vội vàng nói liên tục:
- “Nhứt định là ngày mai”.
Suy tư:
Người ta nói có tật giật mình.
Người có tật ăn trộm thì luôn giật mình mắt láo liên vì cứ sợ tưởng người ta nhìn thấy hành vi của mình; người ngoại tình thì có tật hay dòm trước ngó sau vì sợ chồng (vợ) bắt gặp mình đi vụng trộm với người khác; người nói dối thì luôn giật mình vì sợ người khác biết mình nói dối…
Tật gì cũng do lòng tham mà ra, lòng tham chính là dục vọng của con người: tham ăn uống nên thường ăn vụng và say sưa, tham tiền nên đi ăn cướp, tham tình nên đi ngoại tình, cho nên cuộc sống của họ không có lúc nào tâm hồn được bằng an. Bởi vì dù cho họ có lấy nón (hành vi cử chỉ bên ngoài) để che đậy lòng tham lam bên trong tâm hồn, thì họ vẫn cứ bị Thiên Chúa (ông chủ) nhìn thấy, và một ngày nào đó mọi người cũng sẽ nhìn thấy…
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta rằng: “có thì nói có, không thì nói không”, là để cho chúng ta có cuộc sống bằng an và hạnh phúc không những ở đời này, mà còn ở đời sau nữa.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:33 22/02/2012
N2T |
9. Lúc nào ma quỷ cám dỗ con, muốn nói chuyện với con, thì con phải ngoảnh mặt đi mà nói chuyện với Thiên Chúa.
(Chân phước Avira)Ăn năm sám hối
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:49 22/02/2012
Thưa đó là món “ăn năn sám hối”, một món ăn màu tím truyền thống của Mùa Chay.
Đó không phải là món ăn mới nhưng luôn có diệu cảm mới dành cho những ai biết ăn đúng cách. Đó không phải là món ăn lạ, nhưng luôn là những phép lạ tâm linh dành cho những ai biết ăn đúng liều lượng. Đó không phải là món ăn đặc sản chỉ thết đãi trong thời gian cao điểm như Mùa Vọng Mùa Chay, mà là món quanh năm ngày tháng mở cửa cho hết mọi người bất kể giàu nghèo lớn bé. Đó không phải là món ăn cầu kỳ trong các nhà hàng quý tộc, mà thực ra là một nhịp cầu vô cùng kỳ diệu dẫn ta ra khỏi tình trạng tối tăm và dẫn ta bước tới đời sống thánh ân”. (Trích trong “Làm Nụ Hoa Trắng” trang 7, ĐGM Giuse Vũ Duy Thống).
Ăn năn sám hối không chỉ là hối tiếc trước một việc làm sai trái đã qua. Ăn năn sám hối chủ yếu là thấy sai để sửa sai. Sai và sửa sai là một chuyện bình thường có tính qui luật, bởi vì sai mà không sửa, sửa sai không kịp thời thì không những không có tiến bộ mà ngày càng lún sâu trong việc suy vong.
Ai sinh ra ở trên đời cũng có sai lầm, không trừ một ai, chỉ có điều là có những người không có khả năng thấy được sai lầm, thậm chí còn cho rằng mình không thể phạm sai lầm hoặc đã thấy mình sai lầm nhưng không chịu thừa nhận, hoặc có thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa, hoặc có sửa chữa thì cũng không quyết tâm sửa chữa đến cùng.Từ xưa,các bậc minh triết đã cho rằng, việc thấy được sai lầm của bản thân mình, có dũng khí để công khai thừa nhận và có quyết tâm sửa chữa những sai lầm, đó là dấu chỉ một con người chân chính, trung thưc,đáng cho mọi người tin cậy và kính trọng.
Có một ngạn ngữ Latinh nói rằng: "con người là sai lầm” (errare humanum est). Thánh Gioan viết: “Kẻ nói mình không có tội là kẻ tự lừa dối mình” (1Ga 1,8).Nhưng nét đẹp của một con người là biết ăn năn hồi tâm, biết sám hối nhận ra lỗi lầm của mình để từ đó sữa đổi canh tân bản thân. Mùa Chay là mùa đặc biệt dành cho sự trở về của người biết ăn năm sám hối. Sự trở về này gồm nhiều giai đoạn, phần lớn xảy ra trong nội tâm. Ăn năm sám hối bắt đầu từ nội tâm, từ cõi lòng.
1. Năm bước thực hiện ăn năn sám hối
a. Ý thức tội lỗi.
Trong thâm sâu của cõi lòng, trong nội tâm, chúng ta thấy mình có tội, nhận ra tội lỗi của mình. Chúng ta phán xét chính mình, nhận điều xấu mình đã làm, hay cái tâm địa xấu xa của mình. Đối với nhiều người, bước đầu tiên này đã là khó. Nhiều người trong thời đại hôm nay dù đã làm bao nhiêu điều xấu, vẫn không thấy mình có tội. Họ đã đánh mất ý thức tội lỗi, và đó là nguy cơ lớn nhất của nhân loại ngày nay.
b. Hối hận, ray rứt vì những điều xấu mình đã làm.
Sự đau buồn này là một liều thuốc đắng, chữa lành cho vết thương tội lỗi. Sự ăn năn phản tỉnh của một con người sau khi đã lỡ làm điều xấu, sẽ làm cho người đó trở nên tốt hơn, sâu sắc hơn.
c. Gặp gỡ Thiên Chúa trong nội tâm
Đây là một cuộc gặp gỡ trong tin yêu. Khi đã lỡ phạm tội, nhiều người rất hối hận, vì yêu Chúa. Càng yêu Chúa, chúng ta càng hối hận, càng hối hận chúng ta càng yêu Chúa. Chúng ta gặp gỡ Chúa, thú nhận tội lỗi với Chúa và xin Chúa tha thứ. Chắc chắn Chúa tha thứ và ban lại cho chúng ta niềm vui và sự bình an. Giai đoạn này Chúa cho chúng ta cảm nghiệm được Tình yêu và lòng thương xót của Chúa.
d. Quyết tâm thú nhận tội lỗi
Giai đoạn này, cần phải lướt thắng sự ngại ngùng trong việc xưng tội, nói ra sự thật và tất cả sự thật với cha giải tội là đại diện cho Chúa và cho Hội Thánh. Giai đoạn này rất cần thiết, vì nó biểu lộ sự chân thực của lòng thống hối, tránh cho chúng ta ảo tưởng và sự chủ quan.
e. Thực sự sửa đổi đời sống.
Sống khác đi, không sống như cũ nữa, không làm điều xấu nữa; dứt khoát với tình trạng tội lỗi mà mình đang mắc phải. Giai đoạn này rất khó và đòi hỏi sự hy sinh, sự chiến đấu với chính mình, và sự chiến thắng, làm chủ được chính mình. Chính vì thế mà cần rất nhiều ơn Chúa, cần sự giúp đỡ của những anh chị em đồng đạo với mình.
Để có thể canh tân đổi mới đời sống cách hữu hiệu và bền bỉ, phải cầu nguyện rất nhiều như lời Chúa dạy. Cầu nguyện âm thầm kín đáo trong lòng, chứ đọc kinh bên ngoài thôi chưa đủ. Rồi phải ăn chay, nghĩa là phải nhịn, không chỉ nhịn ăn mà thôi, có khi còn phải nhịn nói, nhịn thỏa mãn sở thích của mình, kiềm hãm tình cảm nóng giận. Và cuối cùng hãy tập làm việc lành, tập giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình. (x. Bài giảng lễ Tro năm 2007, ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc).
2. Vài câu chuyện ăn năn sám hối trong Thánh Kinh
Vua Ðavít phạm tội ngoại tình với Bát Seva, vợ của tướng Urigia. Sau khi phạm tội vua Ðavít cố tình che đậy tội lỗi của mình. Nhà vua gọi Urigia đang ở ngoài chiến trường về nhà với vợ. Vua tính toán là khi Bát Seva có sinh con, thiên hạ sẽ nói đó là con của Urigia. Tướng Urigia không biết âm mưu của Đavit, nhưng nhất định không chịu về nhà, ông chỉ muốn sống chết với binh sĩ ngoài chiến tuyến. Đavit dùng thủ đoạn đẩy Urigia ra ngoài trận địa, vị tướng đã tử trận. Thiên Chúa sai ngôn sứ Nathan đến thức tỉnh lương tâm của nhà vua. Ý thức tội lỗi đã phạm, vua Ðavít liền ăn năn sám hối, trở về với Chúa. Nhà vua thốt lên: Tôi đã đắc tội với Thiên Chúa (2 Sm 12,13). Vua tỏ lòng ăn năn sám hối về tội lỗi đã phạm. Thánh vịnh 51 bộc bạch tâm tình sám hối và truyền thống cho rằng vua Đavit là tác giả.
Câu chuyện người phụ nữ tội lỗi trong Phúc âm Luca (Lc 7,36-50). Chị đến với Chúa Giêsu và mang theo ba tặng vật: niềm tin, mái tóc và bình dầu quý. Chị xin Chúa ban cho chị đời sống mới và một tình yêu đổi mới. Người phụ nữ ấy đã lấy tất cả thương đau đời mình để mua bình dầu quý. Chị biểu tỏ lòng sám hối ăn năn bằng hành vi quỳ xuống rửa chân Chúa với dòng nước mắt hối hận rồi dùng mái tóc mà lau chân Chúa và xức dầu thơm chân Chúa. Mái tóc một thưở là mây bay tà đạo, giờ đây ngoan ngoãn theo lời xin sám hối. Cài vào mái tóc ấy là niềm tin để chải xuống một dòng đời nhiều lỗi lầm. Chúa nói với chị: “tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều” (Lc 7,47). Người biết sám hối là người ý thức về sự yếu hèn và tội lỗi của mình. Chỉ khi nào người ta ý thức được về tội lỗi của mình, người ta mới cảm thấy cần Chúa.
Khi còn thuộc nhóm Pharisiêu, Phaolô kiêu ngạo, cứng lòng và bách hại các tín hữu. Nhờ ăn năm sám hối, ngài đổi mới hoàn toàn, ngài có được kinh nghiệm sống trong tình yêu lòng nhân từ và tha thứ của Ðấng đã quật ngã mình khỏi lưng ngựa.Thánh Phaolô yêu Chúa trên hết mọi sự và đã trở thành Tông đồ dân ngoại. Sám hối theo Thánh Phaolô là “lột bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới”. Con người mới đã được sám hối, và được biến đổi trong ân sủng “Phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2Cor 5,17).Thánh Phaolô chia sẽ kinh nghiệm sám hối của ngài: “Sám hối là làm hoà với Thiên Chúa”. Tội lỗi đã phá huỷ những liên hệ hài hoà giữa con người với Thiên Chúa, sám hối là tái lập lại những liên hệ ấy. Thời gian sám hối là thời gian Thiên Chúa thi ân, thời Thiên Chúa cứu độ.
Thánh Phêrô chối Chúa. Chúa thức tỉnh ký ức của Phêrô bằng tiếng gà gáy và ánh mắt tha thứ nhân từ. Nhờ ăn năn sám hối bằng những giọt nước mắt hối hận “ Phêrô ra ngoài khóc lóc thảm thiết”( Lc 22,62). Kinh nghiệm đầu tiên mà Thánh Phêrô chia sẻ cho cộng đoàn Giáo hội sơ khai là: anh em hãy sám hối, bởi vì đối với Phêrô sám hối là bước đi thứ nhất của hành trình lãnh nhận Thánh Thần. Đó là kinh nghiệm bản thân và cũng là gương sáng của Phêrô: “Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã trao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1Pr 25,3). Gương sáng của Phêrô trước hết là gương sám hối. Thánh Phêrô muốn chia sẻ bài học thấm thía ấy với những người đang cùng ngài giữ trọng trách mục tử.
3. Ðể sám hối, cần phải có ơn biết kính sợ Chúa
Câu chuyện về những người tội lỗi có lòng ăn năn sám hối và được tha thứ như vua Ðavít, như người đàn bà tội lỗi và như thánh Phaolô hay như thánh Phêrô nói lên lòng thương xót thứ tha của Chúa. Tâm tình ăn năn sám hối ở đây khác với mặc cảm tội lỗi. Ðược tha thứ rồi, ta không còn mang mặc cảm tội lỗi nữa. Mang mặc cảm tội lỗi có thể khiến ta nghi ngờ lòng thương xót tha thứ của Chúa. Trong tâm tình sám hối sẽ giúp ta sống gần bên Chúa mãi.
Ðể có thể sám hối, cần phải có ơn biết kính sợ Chúa. Không phải sợ mà không dám đến gần Chúa, nhưng sợ làm điều mất lòng Chúa như sách Huấn ca dạy: “Kính sợ Chúa là bước đầu của khôn ngoan” (Hc1,14). Ơn biết kính sợ Chúa là cần thiết để được hưởng nhờ ơn cứu độ.
3. Ðể sám hối, cần chuyên tâm cầu nguyện
Xã hội càng duy vật và giàu có, người ta càng có khuynh hướng quên đi một số quy luật cơ bản của đời sống tinh thần. Quy luật xem ra bị lãng quên nhiều nhất chính là ăn năn sám hối.
Mục đích của việc ăn năm sám hối là hãm mình. Hãm con người mình lại, hãm bớt dục vọng, hãm bớt đam mê, hãm bớt thói hư tật xấu, hãm bớt sự tham lam của cải, hãm bớt sự hung hăng gây chiến, hãm bớt lòng tự cao tự đại, hãm bớt cả những sở thích thường nhật. Sự hãm bớt như thế có một tác dụng rất lớn, nếu được thực hành thường xuyên, sẽ tạo cho ta một nội lực, một sức mạnh giúp ta làm chủ bản thân khi cần thiết. Ðức tính tự chủ dễ nảy sinh và phát triển nơi những con người quen hãm mình. Và chính đức tính ấy làm cho con người thực sự tự do, làm chủ bản thân, không nô lệ bản năng và không nô lệ bất cứ điều gì.
Hy sinh đi đôi với sự hãm mình. Hy sinh là tự nguyện chết đi, là thông phần với cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, kết hợp với hiến tế thập giá của Ngài. Hy sinh làm những điều mình không thích quả thật là từ bỏ chính mình để bước theo Chúa. Nếu không có động lực nào thúc đẩy thì con người rất ngại hy sinh hãm mình. Nhưng khi có động lực là tình yêu, con người có thể hy sinh dễ dàng. Hãm mình hy sinh không còn là gánh nặng, trái lại còn trở nên nhẹ nhàng cho những ai đang yêu Chúa và yêu người. Hãm mình hy sinh thường đi chung với cầu nguyện. Có cầu nguyện, tiếp xúc với Chúa, gặp gỡ Chúa, cảm nghiệm tình yêu của Chúa, chúng ta sẽ sẵn sàng hy sinh nhiều thứ, và dễ dàng làm chủ bản thân mình.
Mùa Chay là thời gian thuận tiện để cầu nguyện, sám hối, hy sinh, hãm mình, nhờ đó mà canh tân bản thân ngày mỗi hoàn thiện hơn. Như thế, Mùa Chay là một hành trình tập luyện thiêng liêng dẫn đến Phục Sinh.
Lời nguyện nhập lễ Thứ Tư Lễ Tro: “Lạy Chúa, ngày hôm nay, tất cả chúng con ăn chay hãm mình, để bước vào mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Xin giúp chúng con hằng biết sống khắc khổ, để ngày thêm vững mạnh mà chiến thắng ác thần”.
Mùa Chay là mùa phục hồi và bồi dưỡng tâm linh. Mùa Chay là mùa xuân tâm hồn giúp canh tân đời sống đức tin.
Mùa Chay: Cuộc ''Xuất Hành'' đông vui của Dân Chúa
LM Giuse Trương Đình Hiền
10:36 22/02/2012
Mùa Chay : Cuộc "Xuất Hành" đông vui của Dân Chúa
(Lễ Tro 2012)
Anh chị em, Trong tiếng Do Thái ADAMAH có nghĩa là BỤI ĐẤT. Và từ “bụi đất” Thiên Chúa đã làm nên con người ADAM. Vì thế, hai chữ ADAMAH (bụi đất) và ADAM (con người, người đàn ông) là hai chữ đồng âm. Có lẽ tác giả Kinh Thánh đã dùng kiểu chơi chữ đặc biệt nầy để nhắc nhở cho chúng sinh về cái hữu hạn, phù vân, tầm thường của kiếp người. “Con người vốn đến từ bụi tro rồi sẽ trở về tro bụi”. Cũng chính trong ý nghĩa nầy, hôm nay Giáo Hội đã khai mạc một thời gian Phụng Vụ đặc biệt, Mùa Chay, bằng một ngày đặc biệt “NGÀY TRO BỤI” hay “THỨ TƯ TRO BỤI” (tiếng Anh là DAY of ASHES hay ASH Wednesday), và Phụng vụ LỄ TRO luôn là một lễ quan trọng đối với mọi người Kitô hữu.
Chính trong ngày lễ nầy, chút nữa đây, chúng ta sẽ đón nhận chút tro trên đầu hay trên trán trong khi Lời Chúa trong Sách Sáng Thế âm vang như một điệp khúc :
“Hỡi người, hãy nhớ mình là tro bụi, một mai người sẽ trở về bụi tro...”
Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh, tro được dùng làm biểu tượng nói lên một cõi lòng buồn đau tan nát, một cõi lòng thống hối ăn năn vì tội lỗi. Trong lịch sử Israel, những lúc nước mất nhà tan, những lúc Thiên Chúa đánh phạt Dân Ngài bằng tai ương hoạn nạn, người ta rủ nhau rắc tro lên đầu, mặc đồ vải thô, mặt mũi sầu buồn ủ rũ, dâng lên những lời kinh ảo não để cầu xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót thứ tha.
Trong Cựu Ước, khi dân Do Thái muốn xin Chúa thứ tha thì họ ngồi trên đống tro và xức tro lên đầu. Khi Giô-na báo cho dân thành Ni-ni-vê rằng Thiên Chúa sẽ hủy diệt thành phố của họ nếu họ không hoán cải, vị vua đã hành động như sau:
“Ông rời khỏi ngai vàng, cởi áo choàng, khoác áo vải thô và ngồi trên tro.” (Giô-na 3,6). Và cả thành phố đều làm như thế. Về phần Gióp, ông gặp mọi điều bất hạnh: mất hết của cải, con cái chết đi, thân ông bệnh hoạn. Ông nghĩ rằng Chúa trừng phạt ông vì ông không đủ tốt lành, vì thế ‘ông ngồi trên đống tro’ (G 2,8).
Thưa Anh Chị Em,
Hôm nay cũng thế, Mẹ Giáo Hội rắc tro lên đầu con cái mình để mời gọi chúng ta mở đầu một mùa ăn năn thống hối. Một lời kinh tôi thú nhận, một cử chỉ đấm ngực ăn năn mà thôi không đủ, cần cả một mùa ăn năn thống hối, thống hối tội lỗi bản thân, tội lỗi của Dân Chúa và tội lỗi của toàn thể nhân loại. Để từ cuộc hoán cải, ăn năn hối tội, một con người mới được hồi sinh, một cuộc sống mới được tác thành trong Đức Kitô Tử nạn-Phục sinh.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cắt nghĩa một cách sâu sắc ý nghĩa nầy trong bài giảng Lễ Tro năm 2003 :
Khi ghi dấu tro trên trán tín hữu, người chủ tế lặp lại câu: “Hỡi người, hãy nhớ rằng mình là tro bụi, và sẽ trở về với bụi tro”. Trở về với bụi tro, ấy là vận mệnh của mọi người và mọi vật. Tuy nhiên, con người không chỉ là thân xác, mà còn là thần khí. Nếu xác thịt buộc phải trở về với cát bụi, thì thần khí mãi mãi là bất diệt. Ngoài ra, tín hữu biết rằng Chúa Kitô đã sống lại, và qua đó, xác thân Ngài đã chiến thắng tử thần. Chính Ngài cũng bước đi trong hy vọng theo viễn ảnh đó.
Như thế, nhận tro trên trán có nghĩa là tự nhận mình là loài thọ tạo, được dựng nên từ bùn đất và sẽ trở về bùn đất (x. St 3,19); điều này cũng có nghĩa là tự cáo mình là tội nhân, cần được Chúa thứ tha để có thể sống theo Tin Mừng (x. Mc 1,15); cuối cùng, điều ấy có nghĩa là khơi dậy niềm hy vọng vào một cuộc gặp gỡ viên mãn với Chúa Kitô trong vinh quang và trong bình an của Nước Trời.
Và như thế, cho dù được mời gọi dấn thân vào một “mùa hy sinh khắc khổ”, chúng ta vẫn hân hoan tuyên xưng rằng : Tro bụi cuộc đời vẫn ươm mầm hy vọng vinh quang. Hay cụ thể hơn, khi ý thức thân phận bụi tro của chính mình, chúng ta sẽ sẽ bắt đầu một cuộc đời mới, cuộc đời không bám rễ nơi trần gian hữu hạn nầy, nhưng vươn tới niềm hy vọng phục sinh trong quê trời hằng sống.
Anh chị em thân mến, với lễ Tro hôm nay, Phụng vụ nhắc chúng ta rằng : “cuộc hành trình của kiếp sống con người tại thế rồi sẽ trở về tro bụi”. Tuy nhiên, cũng chính hôm nay, niềm tin lại nhắc chúng ta rằng “xác loài người ngày sau sẽ sống lại”.
Chính vì thế, trong cuộc hành trình 40 ngày chay tịnh nầy, ước gì chúng ta cũng biết để cho Lửa Thánh Thần thiêu rụi con người cũ thành tro bụi, rồi mạch nước Thánh Thần lại dùng chính tro tàn ấy mà dưỡng nuôi cho ta trở nên con người mới, đó là con người mà giáo huấn của Đức Kitô trong Tin Mừng hôm nay vừa nhắn gởi chúng ta :
- Hãy làm việc bác ái trong khiêm hạ và kín đáo, không phô trương.
- Hãy cầu nguyện trong thái độ chân tình với Thiên Chúa như cuộc tâm sự của cha con.
- Hãy ăn chay trong thái độ vui tươi, bình an như là một cử hành của tình yêu và ân sủng.
Như thế việc ăn chay của chúng ta, Mùa Chay của người Kitô hữu không phải giới hạn hay dừng lại với những việc làm thể chất bên ngoài (nhịn ăn một bữa, không ăn vặt, kiêng thịt...) mà cốt yếu đó là nỗ lực hoán cải và canh tân cuộc sống, trở về với Thiên Chúa trong con đường thiện hảo như Lời Chúa trong sách Giona hôm nay :
“Đừng xé áo nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em”. (Bđ1) hay như lời cầu nguyện của tác giả TV 50 : “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy...” (ĐC)
Đặc biệt, theo lời mời gọi của ĐTC Bênêđictô XVI trong Sứ Điệp Mùa Chay năm nay (2012), cộng đoàn Dân Chúa tập chú vào việc giúp nhau thực hành bác ái và làm việc thiện theo chủ đề được ngài chọn từ thư Do Thái 10,24 : “Chúng ta hãy quan tâm đến nhau, để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành”. Chính Ngài đã nhấn mạnh rằng. (Xin trích) :
“Ngày nay cũng vậy, lời Chúa kêu gọi mọi người chúng ta quan tâm đến nhau. Ngày nay Chúa cũng đòi chúng ta phải là những “người trông coi” anh chị em mình (x. St 4,9), xây dựng những tương quan ân cần đối với nhau, quan tâm đến hạnh phúc và hạnh phúc trọn vẹn của tha nhân.”. Trong lời kết của Sứ điệp, ĐTC đã tha thiết kêu gọi :
“Trong một thế giới đòi hỏi các Kitô hữu đổi mới chứng tá về tình yêu thương và lòng trung thành với Chúa, mong sao mọi người chúng ta cảm thấy nhu cầu cấp bách phải cùng nhau thi đua thực hành bác ái, phục vụ và các việc lành (x. Dt 6,10). Lời kêu gọi này đặc biệt thôi thúc trong thời gian thánh chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh.
Và như thế, “40 ngày chay tịnh” sẽ là cuộc “xuất hành” đông vui của toàn thể anh chị em trong gia đình con cái Chúa ; cuộc xuất hành vượt qua những thác ghềnh tăm tối của tội lỗi, yếu hèn, những hoang mạc của khô khan ích kỷ, những “biển đỏ” của đam mê dục vọng và ghen ghét hận thù…để dõi theo dấu bước của Chúa Giêsu trong niềm vui và xác tín rằng : “Đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (Bđ2). Amen.
(Lễ Tro 2012)
Anh chị em, Trong tiếng Do Thái ADAMAH có nghĩa là BỤI ĐẤT. Và từ “bụi đất” Thiên Chúa đã làm nên con người ADAM. Vì thế, hai chữ ADAMAH (bụi đất) và ADAM (con người, người đàn ông) là hai chữ đồng âm. Có lẽ tác giả Kinh Thánh đã dùng kiểu chơi chữ đặc biệt nầy để nhắc nhở cho chúng sinh về cái hữu hạn, phù vân, tầm thường của kiếp người. “Con người vốn đến từ bụi tro rồi sẽ trở về tro bụi”. Cũng chính trong ý nghĩa nầy, hôm nay Giáo Hội đã khai mạc một thời gian Phụng Vụ đặc biệt, Mùa Chay, bằng một ngày đặc biệt “NGÀY TRO BỤI” hay “THỨ TƯ TRO BỤI” (tiếng Anh là DAY of ASHES hay ASH Wednesday), và Phụng vụ LỄ TRO luôn là một lễ quan trọng đối với mọi người Kitô hữu.
Chính trong ngày lễ nầy, chút nữa đây, chúng ta sẽ đón nhận chút tro trên đầu hay trên trán trong khi Lời Chúa trong Sách Sáng Thế âm vang như một điệp khúc :
“Hỡi người, hãy nhớ mình là tro bụi, một mai người sẽ trở về bụi tro...”
Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh, tro được dùng làm biểu tượng nói lên một cõi lòng buồn đau tan nát, một cõi lòng thống hối ăn năn vì tội lỗi. Trong lịch sử Israel, những lúc nước mất nhà tan, những lúc Thiên Chúa đánh phạt Dân Ngài bằng tai ương hoạn nạn, người ta rủ nhau rắc tro lên đầu, mặc đồ vải thô, mặt mũi sầu buồn ủ rũ, dâng lên những lời kinh ảo não để cầu xin Thiên Chúa dủ lòng thương xót thứ tha.
Trong Cựu Ước, khi dân Do Thái muốn xin Chúa thứ tha thì họ ngồi trên đống tro và xức tro lên đầu. Khi Giô-na báo cho dân thành Ni-ni-vê rằng Thiên Chúa sẽ hủy diệt thành phố của họ nếu họ không hoán cải, vị vua đã hành động như sau:
“Ông rời khỏi ngai vàng, cởi áo choàng, khoác áo vải thô và ngồi trên tro.” (Giô-na 3,6). Và cả thành phố đều làm như thế. Về phần Gióp, ông gặp mọi điều bất hạnh: mất hết của cải, con cái chết đi, thân ông bệnh hoạn. Ông nghĩ rằng Chúa trừng phạt ông vì ông không đủ tốt lành, vì thế ‘ông ngồi trên đống tro’ (G 2,8).
Thưa Anh Chị Em,
Hôm nay cũng thế, Mẹ Giáo Hội rắc tro lên đầu con cái mình để mời gọi chúng ta mở đầu một mùa ăn năn thống hối. Một lời kinh tôi thú nhận, một cử chỉ đấm ngực ăn năn mà thôi không đủ, cần cả một mùa ăn năn thống hối, thống hối tội lỗi bản thân, tội lỗi của Dân Chúa và tội lỗi của toàn thể nhân loại. Để từ cuộc hoán cải, ăn năn hối tội, một con người mới được hồi sinh, một cuộc sống mới được tác thành trong Đức Kitô Tử nạn-Phục sinh.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cắt nghĩa một cách sâu sắc ý nghĩa nầy trong bài giảng Lễ Tro năm 2003 :
Khi ghi dấu tro trên trán tín hữu, người chủ tế lặp lại câu: “Hỡi người, hãy nhớ rằng mình là tro bụi, và sẽ trở về với bụi tro”. Trở về với bụi tro, ấy là vận mệnh của mọi người và mọi vật. Tuy nhiên, con người không chỉ là thân xác, mà còn là thần khí. Nếu xác thịt buộc phải trở về với cát bụi, thì thần khí mãi mãi là bất diệt. Ngoài ra, tín hữu biết rằng Chúa Kitô đã sống lại, và qua đó, xác thân Ngài đã chiến thắng tử thần. Chính Ngài cũng bước đi trong hy vọng theo viễn ảnh đó.
Như thế, nhận tro trên trán có nghĩa là tự nhận mình là loài thọ tạo, được dựng nên từ bùn đất và sẽ trở về bùn đất (x. St 3,19); điều này cũng có nghĩa là tự cáo mình là tội nhân, cần được Chúa thứ tha để có thể sống theo Tin Mừng (x. Mc 1,15); cuối cùng, điều ấy có nghĩa là khơi dậy niềm hy vọng vào một cuộc gặp gỡ viên mãn với Chúa Kitô trong vinh quang và trong bình an của Nước Trời.
Và như thế, cho dù được mời gọi dấn thân vào một “mùa hy sinh khắc khổ”, chúng ta vẫn hân hoan tuyên xưng rằng : Tro bụi cuộc đời vẫn ươm mầm hy vọng vinh quang. Hay cụ thể hơn, khi ý thức thân phận bụi tro của chính mình, chúng ta sẽ sẽ bắt đầu một cuộc đời mới, cuộc đời không bám rễ nơi trần gian hữu hạn nầy, nhưng vươn tới niềm hy vọng phục sinh trong quê trời hằng sống.
Anh chị em thân mến, với lễ Tro hôm nay, Phụng vụ nhắc chúng ta rằng : “cuộc hành trình của kiếp sống con người tại thế rồi sẽ trở về tro bụi”. Tuy nhiên, cũng chính hôm nay, niềm tin lại nhắc chúng ta rằng “xác loài người ngày sau sẽ sống lại”.
Chính vì thế, trong cuộc hành trình 40 ngày chay tịnh nầy, ước gì chúng ta cũng biết để cho Lửa Thánh Thần thiêu rụi con người cũ thành tro bụi, rồi mạch nước Thánh Thần lại dùng chính tro tàn ấy mà dưỡng nuôi cho ta trở nên con người mới, đó là con người mà giáo huấn của Đức Kitô trong Tin Mừng hôm nay vừa nhắn gởi chúng ta :
- Hãy làm việc bác ái trong khiêm hạ và kín đáo, không phô trương.
- Hãy cầu nguyện trong thái độ chân tình với Thiên Chúa như cuộc tâm sự của cha con.
- Hãy ăn chay trong thái độ vui tươi, bình an như là một cử hành của tình yêu và ân sủng.
Như thế việc ăn chay của chúng ta, Mùa Chay của người Kitô hữu không phải giới hạn hay dừng lại với những việc làm thể chất bên ngoài (nhịn ăn một bữa, không ăn vặt, kiêng thịt...) mà cốt yếu đó là nỗ lực hoán cải và canh tân cuộc sống, trở về với Thiên Chúa trong con đường thiện hảo như Lời Chúa trong sách Giona hôm nay :
“Đừng xé áo nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em”. (Bđ1) hay như lời cầu nguyện của tác giả TV 50 : “Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy...” (ĐC)
Đặc biệt, theo lời mời gọi của ĐTC Bênêđictô XVI trong Sứ Điệp Mùa Chay năm nay (2012), cộng đoàn Dân Chúa tập chú vào việc giúp nhau thực hành bác ái và làm việc thiện theo chủ đề được ngài chọn từ thư Do Thái 10,24 : “Chúng ta hãy quan tâm đến nhau, để khích lệ nhau sống bác ái và làm việc lành”. Chính Ngài đã nhấn mạnh rằng. (Xin trích) :
“Ngày nay cũng vậy, lời Chúa kêu gọi mọi người chúng ta quan tâm đến nhau. Ngày nay Chúa cũng đòi chúng ta phải là những “người trông coi” anh chị em mình (x. St 4,9), xây dựng những tương quan ân cần đối với nhau, quan tâm đến hạnh phúc và hạnh phúc trọn vẹn của tha nhân.”. Trong lời kết của Sứ điệp, ĐTC đã tha thiết kêu gọi :
“Trong một thế giới đòi hỏi các Kitô hữu đổi mới chứng tá về tình yêu thương và lòng trung thành với Chúa, mong sao mọi người chúng ta cảm thấy nhu cầu cấp bách phải cùng nhau thi đua thực hành bác ái, phục vụ và các việc lành (x. Dt 6,10). Lời kêu gọi này đặc biệt thôi thúc trong thời gian thánh chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh.
Và như thế, “40 ngày chay tịnh” sẽ là cuộc “xuất hành” đông vui của toàn thể anh chị em trong gia đình con cái Chúa ; cuộc xuất hành vượt qua những thác ghềnh tăm tối của tội lỗi, yếu hèn, những hoang mạc của khô khan ích kỷ, những “biển đỏ” của đam mê dục vọng và ghen ghét hận thù…để dõi theo dấu bước của Chúa Giêsu trong niềm vui và xác tín rằng : “Đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ” (Bđ2). Amen.
Lịch Phụng Vụ Tháng 3/2012
Linh Mục Anphong Trần Đức Phương
13:15 22/02/2012
Lịch Phụng Vụ Tháng 3/2012
Trong Tháng 3, Giáo Hội đặc biệt kính Thánh Giuse, thường gọi là Tháng Thánh Giuse với Lễ kính Thánh Giuse là bạn Đức Trinh Nữ Maria vào ngày 19/3 hàng năm.
Năm nay tất cả Tháng Ba nằm trong Mùa Chay với các Chúa Nhật 2, 3, 4, 5 (Năm B). Ngoài ra chúng ta cũng mừng Lễ Truyền Tin vào ngày 26/3.
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY (Ngày 4/3): Cuộc đời đầy những đau khổ, thử thách. Đứng trước những thử thách, những đau khổ , chúng ta thường lo lắng và cảm thấy chán nản, thất vọng, nếu chúng ta không có một niềm tin vững chắc nơi Chúa và trông cậy hoàn toàn nơi Chúa để được sự nâng đỡ an ủi và hiểu được ý nghĩa sự đau khổ. Bài Đọc 1 (Sáng Thế 22:1-2,9,10-13,15-18): Tuyệt đối đặt niềm tin nơi Chúa, Abraham đã sẵn sàng dâng Isaac, người con trai duy nhất, cho Chúa ; nhưng sau thử thách lớn lao, Chúa để Isaac sống và Chúa đã an ủi và chúc phúc cho ông Abrahm và hứa ông sẽ là tổ phụ của cả một dân tộc đông đảo “như sao trên trời , như cát bờ biển.” Bài Đọc 2: (Rôma 8:31-34): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và ban chính Con Một Ngài cho chúng ta, Ngài sẵn sàng nghe lời chúng ta tin tưởng cầu xin. Bài Phúc Âm (Matcô 9: 2- 9) ghi lại việc Chúa Giêsu biến hình trên núi trước mặt ba ông Phêrô, Giacôbê và Gioan và đàm đạo với hai nhân vật quan trọng trong Cựu Ứớc là Moisê và Êlia, và Thiên Chúa Cha đã hiện ra và nói : “Đây là con yêu dấu của Cha, các con hãy nghe lời Người.”
CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY (NGÀY 11/3) nói đến lề luật của Chúa mà chúng ta phải tuân giữ và việc tôn trọng Đền Thờ của Thiên Chúa, là Nhà Chúa, nơi để chúng ta đến thờ phượng Chúa và cầu nguyện . Bài Đọc 1 (Xuất Hành 20:1-3,7-8,12-17) ghi lại những lề luật Chúa ban trong Cựu Ước mà mọi người và mọi nơi phải tuân giữ, như tôn thờ Thiên Chúa, thảo kính cha mẹ, không giết người, không ngoại tình, không trộm cắp… Những điều răn này được ghi lại trong bản “Mười Điều Răn Đức Chúa Trời.” Bài Đọc 2 (1 Corinthô 1:22-25): Thánh Phaolô nói đến chủ điểm rao giảng của Ngài là Chúa Giêsu Kitô đã chịu nạn, chịu chết để chuộc tội chúng ta , ai tin thì được hưởng ơn cứu rỗi. Bài Phúc Âm (Gioan 2:13-25) ghi lại việc Chúa Giêsu dùng roi đánh đuổi những kẻ buôn bán tại Đền Thờ Giêsusalem, và Chúa Giêsu nhắc nhở mọi người: Đền Thờ là nhà của Thiên Chúa, là nơi để cầu nguyện, chứ không phải để buôn bán. Chúa Giêsu cũng báo trước Ngài sẽ chịu nạn, chịu chết để chuộc tội nhân loại, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại.
CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY (18/3): Thiên Chúa luôn yêu thương nhân loại chúng ta mà Ngài đã dựng nên “theo hình ảnh Chúa.” Khi chúng ta sa ngã phạm tội xa lạc đường ngay nẻo chính, thì Ngài gửi các đau khổ và thử thách đến để cảnh tỉnh chúng ta; nếu chúng ta biết sám hối lỗi lầm, ăn năn trở lại thì Chúa lại tha thứ và thương yêu chúng ta. Bài Đọc 1 (2 Ký Sự 36:14-16,19-23) ghi lại thời gian Dân Chúa sa ngã phạm tội và không chịu nghe lời các tiên tri để ăn năn sám hối lỗi lầm, nên Thiên Chúa đã để quân thù đến xâm chiếm và tàn phá đất nước,rồi bắt tất cả phải đi lưu đầy sang Babylon một thời gian lâu dài, cho đến khi họ nhận biết lỗi lầm và cầu khẩn Chúa thương cứu giúp đưa về quê hương. Bài Đọc 2 (Thơ Êphêso 2:4-10): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta nhớ đến lòng nhân từ của Chúa đối với chúng ta; cả khi chúng ta yếu đuối sa ngã, Ngài cũng vẫn thương chúng ta, sẵn sàng tha mọi lỗi lầm cho chúng ta, nếu chúng ta biết ăn năn xám hối lỗi lầm . Hơn nữa, ơn cứu rỗi được ban nhưng không cho chúng ta, chứ không vì công nghiệp gì của chúng ta; vì thế chúng ta đừng tự phụ. Bài Phúc Âm (Gioan 3: 14-21) ghi lại câu chuyện Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô về lòng thương yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Vì thương yêu chúng ta mà Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài đến, không phải để luận phạt chúng ta, nhưng để chịu chết treo trên Thánh giá để cứu chuộc chúng ta. Nhưng để được ơn tha thứ và cứu rỗi,chúng ta phải tin: “Ai tin thì sẽ được cứu rỗi, ai không tin thì sẽ bị luận phạt…”
LỂ THÁNH GIUSE BẠN ĐỨC TRINH NỮ MARIA (19/3): Thánh Lễ hôm nay suy tôn Thánh Giuse là Bạn Trăm Năm của Đức Trinh Nữ Maria.
Dù Đức Maria đã chịu thai Chúa Con do quyền năng Chúa Thánh Thần; nhưng người đời không biết được điều này, Thánh Guise cũng chỉ biết khi được Chúa soi sáng cho biết. Vì thế Đức Maria phải có một người chồng theo lề luật, và Thánh Giuse (dòng dõi Vua Đavid, Luca 2:4) đã được Thiên Chúa chọn để làm người chồng của Đức Maria trọn đời đồng trinh. Thánh Giuse cũng được ơn phúc trọn đời đồng trinh (Matthêu 1:25) và là cha nuôi Chúa Cứu Thế.
Thánh Giuse là một người thợ, sống nghèo khó, luôn phải làm ăn vất vả, nhưng luôn chu toàn bổn phận của một ngưòi chồng và người cha, chu toàn mọi bổn phận hàng ngày.
Thánh Giuse là gương mẫu nhiều nhân đức cho mọi người chúng ta. Nhất là lòng tin tưởng phó thác nơi Chúa trong mọi sự và biết cầu nguyện để nhận ra thánh ý Chúa.
Khi thấy Mẹ Maria có thai mà Thánh Giuse chưa biết do quyền năng Chúa Thánh Thần, Thánh Giuse đã không nổi giận , nhưng đã âm thầm cầu nguyện và được Chúa soi sáng cho biết Mẹ Maria đã được Chúa chọn để sinh ra Đấng Cứu Thế và đã chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần; lúc bấy giờ Thánh Giuse đã vui mừng cưới lấy Đức Maria theo lề luật (Matthêu 1:18-25).
Khi gần đến ngày Đức Maria sinh hạ Chúa Con mà phải về khai sổ ở mãi Belem, Thánh Giuse đã vất vả đưa Mẹ Maria đi mà không phàn nàn, kêu trách; nhất là khi tới nơi, lại không có chỗ trọ, nên phải để Mẹ Maria sinh Chúa Con nơi máng cỏ bò lừa ở ngoài trời (Luca 2:7; 2:12).
Sau đó ít lâu lại được Chúa soi sáng phải đưa ngay gia đình đi lánh nạn ở mãi Ai Cập, vì Vua Hêrôdê đang tìm cách giết Chúa Hài Nhi , Thánh Giuse lại vâng theo Thánh ý Chúa và lên đường ngay (Matthêu 2:13-14), dù không quen biết ai ở Ai Cập, và cũng không thắc mắc về đường đi thế nào, và sinh sống làm sao nơi đất khách quê người.
Khi Hêrôđê chết, lại đưa gia đình về lại Nagiarét (Matthêu 2:19-23), tiếp tục làm thợ để nuôi sống gia đình. Thánh Giuse đã luôn sống đời âm thầm cho đến khi được Thiên Chúa đưa ra khỏi đời này để về hưởng hạnh phúc Nước Chúa. Kinh Thánh đã ca tụng Thánh Giuse là “Người Công Chính.”(Matthêu 1:19).
Bài Đọc 1 (2 Samuel 7:4-5,12-14,16) ghi lại lời Thiên Chúa hứa với vua Đavid là dõng dõi của nhà vua sẽ được tồn tại mãi mãi qua muôn thế hệ. Bài Đọc 2 (Rôma 4:13,16-18,22) nói đến Lời Thiên Chúa đã hứa trước với ông Abraham là Ông sẽ là tổ phụ của những ai có lòng tin thuộc mọi dân tộc, qua mọi thời đại. Bài Phúc Âm (Matthêu 1:16,18-21,24) ghi lại việc Đức Trinh Nữ Maria đã chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần, và Thánh Giuse đã được Chúa soi sáng biết điều đó nên đã cưới Đức Maria theo lề luật, và khi Mẹ Maria sinh Chúa Con , Thánh Giuse đặt tên là Giêsu như Thiên Thần đã báo trước.
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY (NGÀY 25/3): Chúng ta đang đến gần những ngày kỷ niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại , tuần sau là Chúa Nhật Lễ Lá và tiếp theo là Tuần Thánh.
Các Bài đọc Chúa Nhật thứ 5 Mùa chay nói nhiều đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để chuộc tội nhân loại. Bài Đọc 1 (Giêrêmia 31: 31-34) : Tiên Tri Giêrêmia đã tiên báo về ngày Đấng Cứu Thế đến để ký kết Giao Ước mới với Dân Chúa và đem lại ơn cứu rỗi cho mọi người thành tâm thiện chí. Bài Đọc 2 (Thơ Do Thái 5:7-9): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta : Chúa Giêsu, dù là Con Thiên Chúa ,nhưng đã vâng phục ý Chúa Cha và chấp nhận cuộc khổ nạn để cứu chuộc “những ai tùng phục Người.” Bài Phúc Âm (12: 20-33) Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy chấp nhận những đau khổ trong cuộc sống hàng ngày để thanh tẩy và hưởng ơn cứu rỗi; mọi người chúng ta như hạt giống gieo xuống đất, nếu nó mục nát đi sẽ nẩy sinh nhiều hoa trái. Đó là chết đi cho cuộc đời này để được cuộc sống đời đời. Khi Chúa Giêsu chịu treo trên Thánh Gía, Ngài sẽ kéo chúng ta lên với Ngài.
LỄ TRUYỀN TIN: (26/3) Thánh Lễ hôm nay chính thức là vào ngày 25/3 , nhưng năm nay ngày 25/3 trùng vào ngày Chúa Nhật nên dịch vào Thứ Hai 26/3. Qua các Bài Đọc trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta có dịp suy ngắm một biến cố rất quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, giây phút Thiên Chúa sai Sứ Thần Gabriel đến truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria biết Mẹ là người đầy ơn phúc và đã được Thiên Chúa chọn để thụ thai Ngôi Hai xuống thế làm người do quyền năng của Chúa Thánh Thần, và Đức Maria đã vâng theo thánh ý Chúa và thưa lời “Xin Vâng”, và ngay lúc đó “Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy bản tính nhân loại và thực sự xuống thế làm người và ở cùng chúng ta. Đây là giây phút vô cùng quan trọng nối kết giữa Trời và Đất và chuẩn bị cho ngày Đấng cứu thế sinh ra mà chúng ta mừng kỷ niệm hàng năm vào ngày 25/12. Bài Đọc 1 (Isaia 7:10-14,8:10) : Tiên tri Isaia đã được Thiên Chúa soi sáng cho biết Đấng Cứu Thế sẽ xuống thế làm người qua lòng một Trinh Nữ do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bài Đoc 2 (Thơ Do Thái 10:4-10): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là các hy lễ và hiến tế theo Cựu Ước không thể đền tội chúng ta, nên chính Ngôi Lời Thiên Chúa xuống thế làm người để chịu chết đền tội chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 1: 26-38): ghi lại việc Sứ Thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến truyền tin cho Đức Trinh Nữ và sau khi đã nhận ra thánh ý Chúa đã yêu thương chọn Đức Trinh Nữ để chịu thai Ngôi Lời xuống thế làm người do quyền năng Chúa Thánh Thần mà vẫn còn trọn đời đồng trinh, Đức Maria đã thưa lời “Xin Vâng” và ngay khi đó “Ngôi Lời đã xuống thế làm người “ nơi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria.”
Chúng ta hãy cùng cầu nguyện xin Chúa cho chúng ta luôn biết nhận ra thánh ý Chúa và vâng theo trong sự tín thác hoàn toàn nơi sự quan phòng và tình thương của Thiên Chúa. Xin Mẹ Maria chuyển cầu cho chúng ta. Đặc biệt trong tháng Ba này là tháng kính Thánh Giuse, chúng ta cùng cầu nguyện xin Thánh Giuse chuyển cầu, xin Chúa soi sang cho chúng ta hiểu được thánh ý Chúa trước các khó khăn mà chúng ta gặp trong đời sống, để can đảm thực thi ý Chúa với niềm tin tưởng hoàn toàn nơi lòng thương xót của Chúa là Cha chúng ta. Xin Chúa thương chúc lành và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Trong Tháng 3, Giáo Hội đặc biệt kính Thánh Giuse, thường gọi là Tháng Thánh Giuse với Lễ kính Thánh Giuse là bạn Đức Trinh Nữ Maria vào ngày 19/3 hàng năm.
Năm nay tất cả Tháng Ba nằm trong Mùa Chay với các Chúa Nhật 2, 3, 4, 5 (Năm B). Ngoài ra chúng ta cũng mừng Lễ Truyền Tin vào ngày 26/3.
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY (Ngày 4/3): Cuộc đời đầy những đau khổ, thử thách. Đứng trước những thử thách, những đau khổ , chúng ta thường lo lắng và cảm thấy chán nản, thất vọng, nếu chúng ta không có một niềm tin vững chắc nơi Chúa và trông cậy hoàn toàn nơi Chúa để được sự nâng đỡ an ủi và hiểu được ý nghĩa sự đau khổ. Bài Đọc 1 (Sáng Thế 22:1-2,9,10-13,15-18): Tuyệt đối đặt niềm tin nơi Chúa, Abraham đã sẵn sàng dâng Isaac, người con trai duy nhất, cho Chúa ; nhưng sau thử thách lớn lao, Chúa để Isaac sống và Chúa đã an ủi và chúc phúc cho ông Abrahm và hứa ông sẽ là tổ phụ của cả một dân tộc đông đảo “như sao trên trời , như cát bờ biển.” Bài Đọc 2: (Rôma 8:31-34): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và ban chính Con Một Ngài cho chúng ta, Ngài sẵn sàng nghe lời chúng ta tin tưởng cầu xin. Bài Phúc Âm (Matcô 9: 2- 9) ghi lại việc Chúa Giêsu biến hình trên núi trước mặt ba ông Phêrô, Giacôbê và Gioan và đàm đạo với hai nhân vật quan trọng trong Cựu Ứớc là Moisê và Êlia, và Thiên Chúa Cha đã hiện ra và nói : “Đây là con yêu dấu của Cha, các con hãy nghe lời Người.”
CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY (NGÀY 11/3) nói đến lề luật của Chúa mà chúng ta phải tuân giữ và việc tôn trọng Đền Thờ của Thiên Chúa, là Nhà Chúa, nơi để chúng ta đến thờ phượng Chúa và cầu nguyện . Bài Đọc 1 (Xuất Hành 20:1-3,7-8,12-17) ghi lại những lề luật Chúa ban trong Cựu Ước mà mọi người và mọi nơi phải tuân giữ, như tôn thờ Thiên Chúa, thảo kính cha mẹ, không giết người, không ngoại tình, không trộm cắp… Những điều răn này được ghi lại trong bản “Mười Điều Răn Đức Chúa Trời.” Bài Đọc 2 (1 Corinthô 1:22-25): Thánh Phaolô nói đến chủ điểm rao giảng của Ngài là Chúa Giêsu Kitô đã chịu nạn, chịu chết để chuộc tội chúng ta , ai tin thì được hưởng ơn cứu rỗi. Bài Phúc Âm (Gioan 2:13-25) ghi lại việc Chúa Giêsu dùng roi đánh đuổi những kẻ buôn bán tại Đền Thờ Giêsusalem, và Chúa Giêsu nhắc nhở mọi người: Đền Thờ là nhà của Thiên Chúa, là nơi để cầu nguyện, chứ không phải để buôn bán. Chúa Giêsu cũng báo trước Ngài sẽ chịu nạn, chịu chết để chuộc tội nhân loại, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại.
CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY (18/3): Thiên Chúa luôn yêu thương nhân loại chúng ta mà Ngài đã dựng nên “theo hình ảnh Chúa.” Khi chúng ta sa ngã phạm tội xa lạc đường ngay nẻo chính, thì Ngài gửi các đau khổ và thử thách đến để cảnh tỉnh chúng ta; nếu chúng ta biết sám hối lỗi lầm, ăn năn trở lại thì Chúa lại tha thứ và thương yêu chúng ta. Bài Đọc 1 (2 Ký Sự 36:14-16,19-23) ghi lại thời gian Dân Chúa sa ngã phạm tội và không chịu nghe lời các tiên tri để ăn năn sám hối lỗi lầm, nên Thiên Chúa đã để quân thù đến xâm chiếm và tàn phá đất nước,rồi bắt tất cả phải đi lưu đầy sang Babylon một thời gian lâu dài, cho đến khi họ nhận biết lỗi lầm và cầu khẩn Chúa thương cứu giúp đưa về quê hương. Bài Đọc 2 (Thơ Êphêso 2:4-10): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta nhớ đến lòng nhân từ của Chúa đối với chúng ta; cả khi chúng ta yếu đuối sa ngã, Ngài cũng vẫn thương chúng ta, sẵn sàng tha mọi lỗi lầm cho chúng ta, nếu chúng ta biết ăn năn xám hối lỗi lầm . Hơn nữa, ơn cứu rỗi được ban nhưng không cho chúng ta, chứ không vì công nghiệp gì của chúng ta; vì thế chúng ta đừng tự phụ. Bài Phúc Âm (Gioan 3: 14-21) ghi lại câu chuyện Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô về lòng thương yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Vì thương yêu chúng ta mà Thiên Chúa đã sai Con Một của Ngài đến, không phải để luận phạt chúng ta, nhưng để chịu chết treo trên Thánh giá để cứu chuộc chúng ta. Nhưng để được ơn tha thứ và cứu rỗi,chúng ta phải tin: “Ai tin thì sẽ được cứu rỗi, ai không tin thì sẽ bị luận phạt…”
LỂ THÁNH GIUSE BẠN ĐỨC TRINH NỮ MARIA (19/3): Thánh Lễ hôm nay suy tôn Thánh Giuse là Bạn Trăm Năm của Đức Trinh Nữ Maria.
Dù Đức Maria đã chịu thai Chúa Con do quyền năng Chúa Thánh Thần; nhưng người đời không biết được điều này, Thánh Guise cũng chỉ biết khi được Chúa soi sáng cho biết. Vì thế Đức Maria phải có một người chồng theo lề luật, và Thánh Giuse (dòng dõi Vua Đavid, Luca 2:4) đã được Thiên Chúa chọn để làm người chồng của Đức Maria trọn đời đồng trinh. Thánh Giuse cũng được ơn phúc trọn đời đồng trinh (Matthêu 1:25) và là cha nuôi Chúa Cứu Thế.
Thánh Giuse là một người thợ, sống nghèo khó, luôn phải làm ăn vất vả, nhưng luôn chu toàn bổn phận của một ngưòi chồng và người cha, chu toàn mọi bổn phận hàng ngày.
Thánh Giuse là gương mẫu nhiều nhân đức cho mọi người chúng ta. Nhất là lòng tin tưởng phó thác nơi Chúa trong mọi sự và biết cầu nguyện để nhận ra thánh ý Chúa.
Khi thấy Mẹ Maria có thai mà Thánh Giuse chưa biết do quyền năng Chúa Thánh Thần, Thánh Giuse đã không nổi giận , nhưng đã âm thầm cầu nguyện và được Chúa soi sáng cho biết Mẹ Maria đã được Chúa chọn để sinh ra Đấng Cứu Thế và đã chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần; lúc bấy giờ Thánh Giuse đã vui mừng cưới lấy Đức Maria theo lề luật (Matthêu 1:18-25).
Khi gần đến ngày Đức Maria sinh hạ Chúa Con mà phải về khai sổ ở mãi Belem, Thánh Giuse đã vất vả đưa Mẹ Maria đi mà không phàn nàn, kêu trách; nhất là khi tới nơi, lại không có chỗ trọ, nên phải để Mẹ Maria sinh Chúa Con nơi máng cỏ bò lừa ở ngoài trời (Luca 2:7; 2:12).
Sau đó ít lâu lại được Chúa soi sáng phải đưa ngay gia đình đi lánh nạn ở mãi Ai Cập, vì Vua Hêrôdê đang tìm cách giết Chúa Hài Nhi , Thánh Giuse lại vâng theo Thánh ý Chúa và lên đường ngay (Matthêu 2:13-14), dù không quen biết ai ở Ai Cập, và cũng không thắc mắc về đường đi thế nào, và sinh sống làm sao nơi đất khách quê người.
Khi Hêrôđê chết, lại đưa gia đình về lại Nagiarét (Matthêu 2:19-23), tiếp tục làm thợ để nuôi sống gia đình. Thánh Giuse đã luôn sống đời âm thầm cho đến khi được Thiên Chúa đưa ra khỏi đời này để về hưởng hạnh phúc Nước Chúa. Kinh Thánh đã ca tụng Thánh Giuse là “Người Công Chính.”(Matthêu 1:19).
Bài Đọc 1 (2 Samuel 7:4-5,12-14,16) ghi lại lời Thiên Chúa hứa với vua Đavid là dõng dõi của nhà vua sẽ được tồn tại mãi mãi qua muôn thế hệ. Bài Đọc 2 (Rôma 4:13,16-18,22) nói đến Lời Thiên Chúa đã hứa trước với ông Abraham là Ông sẽ là tổ phụ của những ai có lòng tin thuộc mọi dân tộc, qua mọi thời đại. Bài Phúc Âm (Matthêu 1:16,18-21,24) ghi lại việc Đức Trinh Nữ Maria đã chịu thai bởi phép Chúa Thánh Thần, và Thánh Giuse đã được Chúa soi sáng biết điều đó nên đã cưới Đức Maria theo lề luật, và khi Mẹ Maria sinh Chúa Con , Thánh Giuse đặt tên là Giêsu như Thiên Thần đã báo trước.
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY (NGÀY 25/3): Chúng ta đang đến gần những ngày kỷ niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại , tuần sau là Chúa Nhật Lễ Lá và tiếp theo là Tuần Thánh.
Các Bài đọc Chúa Nhật thứ 5 Mùa chay nói nhiều đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để chuộc tội nhân loại. Bài Đọc 1 (Giêrêmia 31: 31-34) : Tiên Tri Giêrêmia đã tiên báo về ngày Đấng Cứu Thế đến để ký kết Giao Ước mới với Dân Chúa và đem lại ơn cứu rỗi cho mọi người thành tâm thiện chí. Bài Đọc 2 (Thơ Do Thái 5:7-9): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta : Chúa Giêsu, dù là Con Thiên Chúa ,nhưng đã vâng phục ý Chúa Cha và chấp nhận cuộc khổ nạn để cứu chuộc “những ai tùng phục Người.” Bài Phúc Âm (12: 20-33) Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hãy chấp nhận những đau khổ trong cuộc sống hàng ngày để thanh tẩy và hưởng ơn cứu rỗi; mọi người chúng ta như hạt giống gieo xuống đất, nếu nó mục nát đi sẽ nẩy sinh nhiều hoa trái. Đó là chết đi cho cuộc đời này để được cuộc sống đời đời. Khi Chúa Giêsu chịu treo trên Thánh Gía, Ngài sẽ kéo chúng ta lên với Ngài.
LỄ TRUYỀN TIN: (26/3) Thánh Lễ hôm nay chính thức là vào ngày 25/3 , nhưng năm nay ngày 25/3 trùng vào ngày Chúa Nhật nên dịch vào Thứ Hai 26/3. Qua các Bài Đọc trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta có dịp suy ngắm một biến cố rất quan trọng trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, giây phút Thiên Chúa sai Sứ Thần Gabriel đến truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria biết Mẹ là người đầy ơn phúc và đã được Thiên Chúa chọn để thụ thai Ngôi Hai xuống thế làm người do quyền năng của Chúa Thánh Thần, và Đức Maria đã vâng theo thánh ý Chúa và thưa lời “Xin Vâng”, và ngay lúc đó “Ngôi Hai Thiên Chúa đã mặc lấy bản tính nhân loại và thực sự xuống thế làm người và ở cùng chúng ta. Đây là giây phút vô cùng quan trọng nối kết giữa Trời và Đất và chuẩn bị cho ngày Đấng cứu thế sinh ra mà chúng ta mừng kỷ niệm hàng năm vào ngày 25/12. Bài Đọc 1 (Isaia 7:10-14,8:10) : Tiên tri Isaia đã được Thiên Chúa soi sáng cho biết Đấng Cứu Thế sẽ xuống thế làm người qua lòng một Trinh Nữ do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bài Đoc 2 (Thơ Do Thái 10:4-10): Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là các hy lễ và hiến tế theo Cựu Ước không thể đền tội chúng ta, nên chính Ngôi Lời Thiên Chúa xuống thế làm người để chịu chết đền tội chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 1: 26-38): ghi lại việc Sứ Thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến truyền tin cho Đức Trinh Nữ và sau khi đã nhận ra thánh ý Chúa đã yêu thương chọn Đức Trinh Nữ để chịu thai Ngôi Lời xuống thế làm người do quyền năng Chúa Thánh Thần mà vẫn còn trọn đời đồng trinh, Đức Maria đã thưa lời “Xin Vâng” và ngay khi đó “Ngôi Lời đã xuống thế làm người “ nơi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria.”
Chúng ta hãy cùng cầu nguyện xin Chúa cho chúng ta luôn biết nhận ra thánh ý Chúa và vâng theo trong sự tín thác hoàn toàn nơi sự quan phòng và tình thương của Thiên Chúa. Xin Mẹ Maria chuyển cầu cho chúng ta. Đặc biệt trong tháng Ba này là tháng kính Thánh Giuse, chúng ta cùng cầu nguyện xin Thánh Giuse chuyển cầu, xin Chúa soi sang cho chúng ta hiểu được thánh ý Chúa trước các khó khăn mà chúng ta gặp trong đời sống, để can đảm thực thi ý Chúa với niềm tin tưởng hoàn toàn nơi lòng thương xót của Chúa là Cha chúng ta. Xin Chúa thương chúc lành và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta
Lm Jude Siciliano, OP
22:18 22/02/2012
CHÚA NHẬT I CHAY – B
Sáng thế 9: 8-15; Tv 25; I Pr 3: 18-22; Máccô 1: 12-15
Đây là điều mà tôi đã nghe nhiều năm qua. Tôi đã nói về nó và cũng đã nghe người khác nói về nó. Khi những lỗi lầm hay những thiếu sót của chúng ta thể hiện ra bên ngoài, để xin lỗi hay thỉnh nguyện cảm thông, chúng ta nói: “Xin hãy kiên nhẫn với tôi, vì Thiên Chúa cũng chưa ruồng bỏ tôi mà”. Nói cách khác, chúng ta gắn với tiến trình trưởng thành suốt đời, mà chúng ta hy vọng, Thiên Chúa đóng một vai trò quan trọng. Đó cũng là sự bày tỏ của niềm hy vọng, đúng không? Thiên Chúa sẽ giúp tôi biến đổi và, với Thiên Chúa, tôi sẽ biến đổi.
Việc Thiên Chúa hiện diện trong tiến trình trưởng thành của chúng ta chẳng có gì là mới lạ: Thiên Chúa đã ở đó từ khởi đầu. Câu truyện được khởi đi trong đoạn mở đầu của sách Sáng thế: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất, đất còn trống rỗng chưa có hình dạng, thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng, và liền có ánh sáng”.
Như vậy, Thiên Chúa bắt đầu công trình sáng tạo và việc sáng tạo là một tiến trình luôn tiếp diễn từ lúc này.
Câu truyện Kinh thánh về nhân loại khởi đầu với Ađam và Eva, họ được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa. Nhưng họ không sống theo lời mời gọi thánh và tiến trình của sự dữ bắt đầu, cho đến khi Thiên Chúa quyết định bắt đầu lại tất cả – lũ lụt khiến trái đất trở lại với sự hỗn mang ban đầu như được mô tả trong chương đầu của sách Sáng thế. Tác giả sách Sáng thế dùng cùng một từ để mô tả nước mà con tàu Noe trôi trên nó, như đã được dùng để mô tả nước ban đầu trong đoạn mở đầu Sách Thánh (St 1,2). Vì thế, tác giả đang ám chỉ đển một cuộc sáng tạo mới, một khởi đầu mới cho nhân loại.
Chúng ta bắt đầu Mùa Chay với xác tín rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta dù cho chúng ta có tội lỗi và yếu đuối. Tình thương của Thiên Chúa ở với chúng ta khi chúng ta trở lại với Người trong Mùa Chay này. Mỗi Mùa Chay tập trung vào sự chuẩn bị thanh tẩy và canh tân. Ngay từ những ngày đầu, Kitô hữu đã đọc qua câu truyện về ông Noe và trận lụt như một kiểu phép Rửa. Nước của trận lụt, như thư I của thánh Phêrô nhắc chúng ta, là “hình bóng của phép Rửa cứu thoát anh em”. Chúng ta được cứu nhờ nước; giống như ông Noe và gia đình ông ta được cứu nhờ nước.
Trong ánh sáng của bài đọc I, diễn tả việc Thiên Chúa dùng nước giải thoát tàu của Noe và lời nhắc nhở trong thư I Phêrô, thật thích hợp khi hôm nay nhiều giáo xứ cử hành nghi thức tiếp nhận các dự tòng. Tên của những người dự tòng, những người sắp được lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo trong Lễ canh thức vượt qua, được ghi vào sổ. Việc này được cử hành trong nghi thức sai đi. Vì vậy, những người dự tòng chuẩn bị bước vào một giao ước mới với Thiên Chúa nhờ cái chết và sự Phục sinh của Đức Giêsu Kitô.
Trước khi tìm hiểu bài Tin mừng, chúng ta hãy dành chút thời gian lướt qua bài đọc I, vì có thể chúng ta bỏ lỡ một yếu rố quan trọng. Thiên Chúa lập giao ước không chỉ với những người trên tàu Noe, nhưng là với toàn trái đất. “Ta sẽ gác cây cung của Ta trên mây như một dấu chỉ của giao ước giữa ta và trái đất… giữa Ta và các ngươi và tất cả mọi sinh vật…”
Bài đọc này đòi chúng ta lên tiếng bảo vệ trái đất và mọi giống loại khi mà lòng tham và sự thờ ơ khiến con người, các công ty và các chính phủ gây hại và làm kiệt quệ những nguồn tài nguyên của trái đất. Như hôm nay chúng ta được nghe, Thiên Chúa quan tâm đến “trái đất… và mọi sinh vật”.
Chẳng hạn, mùa Chay này, thay vì bỏ bánh kẹo, cà phê, rượu… chúng ta hạn chế sử dụng những vật dụng bằng nhựa và giấy được chăng? Chẳng hạn chúng ta bỏ thói quen uống cà phê hằng ngày hay ăn bánh kẹp thịt để dành số tiền đó cho một tổ chức như Heifer International, tổ chức này trao cho những gia đình nghèo và những quốc gia chậm phát triển những động vật như thỏ, gà, ong… Thế rồi, khi người ta yêu cầu như họ định làm, “bạn đã từ bỏ gì trong mùa Chay?” Chúng ta có cơ hội để diễn giải những bài giảng trong nhà thờ và Kinh thánh về việc bảo vệ môi trường.
Nếu có người hỏi: “mùa Chay có ý nghĩa gì?” Tin mừng hôm nay có một tóm tắt cô đọng và xúc tích. Đó là việc sám hối (sửa đổi) và tin. Đây là một tóm tắt rất hay về sứ điệp của Đức Giêsu: song nó vẫn thiếu một cái gì đó. Đức Giêsu loan báo rằng “nước Thiên Chúa đã đến gần”. Cách đây nhiều năm tôi có hỏi một anh em Đaminh xem anh suy nghĩ gì về ý nghĩa của câu nói này. Anh nói “Chúng tôi đã tự mình cố gắng thay đổi trong một thời gian dài. Giờ đây Thiên Chúa đã đến giúp chúng tôi”. Chúng ta được mời gọi để tái tạo lại lối sống của chúng ta và để tin vào Tin mừng, nhưng chúng ta không chỉ dựa vào bản thân, vì “Thiên Chúa đến giúp chúng ta”. Vì thế, mùa Chay thực sự là “thời kỳ hoàn tất”.
Thánh sử Maccô cho chúng ta biết khi Đức Giêsu vừa chịu phép Rửa, Thần Khí liền “đẩy Người vào hoang địa”. Đó là một từ không trau chuốt– “đẩy”. Như thể Thiên Chúa vội vã và không thể đợi lâu hơn nữa để giúp chúng ta. Hay, như người anh em tôi nói “Chúng tôi đã tự mình cố gắng thay đổi trong một thời gian dài”. Chúng ta cần được giúp và Thiên Chúa nhanh chóng giúp chúng ta thay đổi cuộc sống. Quyền lực sự dữ trên con người sẽ bị phá tan: Đức Giêsu vào hoang địa.
Đức Giêsu đã đối diện với những cám dỗ nào? Chúng ta không biết và nhà giảng thuyết không nên ám chỉ tới những bản dịch khác về những cơn cám dỗ trong Matthêu hay Luca. Nếu Maccô muốn liệt kê ra thì ông đã làm. Nhưng, trong trình thuật của Maccô, những cơn cám dỗ xem ra chỉ được lướt qua. Những gì Gioan Tẩy Giả nói ở đầu Tin mừng, về “Đấng quyền thế hơn” đang đến sau ngài – đã được thực hiện. Đức Giêsu mạnh mẽ và Chúa Cha ở với Người – được chứng thực bằng việc các thiên sứ hầu hạ Người. Cũng có hài khí giữa Đức Giêsu và “dã thú”, chúng không hề đe dọa Người. Cứ như thể chúng ta đang quay lại thời Sáng thế vào khởi đầu của tạo dựng, khi tất cả đều tốt đẹp trong thế giới giữa các thụ tạo của Thiên Chúa. Đấng Mêsia đã đến, thiên nhiên và con người đang trở lại với lời chúc ban đầu được khởi đi bởi Thiên Chúa vào lúc tạo dựng.
Mùa Chay là một thời gian tốt để nhìn lại khung cảnh sống của chúng ta. Đâu là sự mất quân bình trong các mối tương quan của chúng ta? Trật tự hay hình thức nào phải được đưa vào lại hay loại ra khỏi cuộc sống chúng ta? Chúng ta có nối kết với thế giới tự nhiên quanh chúng ta trong một tư thế tôn trọng và bảo vệ hay không? Những khu vực nào mất quân bình và xung đột trong thế giới cần thêm lời cầu nguyện và ăn chay trong mùa Chay này? Khi nào và ở đâu có sự trưởng thành mà chúng ta mong ước trong cuộc sống?
Không nên kết thúc bằng một loạt các câu hỏi để chúng ta mang theo trong mùa Chay này. Thay vào đó, chúng ta nghe lại lời loan báo ân sủng mở đầu mùa chay cho chúng ta: “Thời kỳ đã mãn. Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng”. Như người anh em của tôi đã nói: “Chúng tôi đã tự mình cố gắng thay đổi trong một thời gian dài. Giờ đây Thiên Chúa đã đến giúp chúng tôi”
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
1st SUNDAY OF LENT (B)
Genesis 9: 8-15; Psalm25; I Peter 3:18-22; Mark 1: 12-15
Here’s something I’ve heard a lot over the years. I’ve said it and I’ve heard others say it as well. When our faults or shortcomings rise to the surface, as a form of apology and request for understanding, we say, "Be patient with me, God’s not done with me yet." In other words, we are involved in a lifetime process of growth in which, we hope, God is playing an important part. It’s also a statement of hope, isn’t it? God will help me improve and, with God, improve I will.
God’s involvement our growth process is nothing new: God has been there from the beginning. The story begins in Genesis’ opening verses: "In the beginning, when God created the heavens and the earth, the earth was a formless wasteland, while a mighty wind swept over the water. Then God said, ‘Let there be light,’ and there was light."
Thus, God began the work of creation and creation is a process that continues to this moment.
The biblical story of humanity begins with Adam and Eve, who were made in God’s image and likeness. But they don’t live up to their divine calling and the process of evil begins, until God finally decides to start all over again – the flood waters return earth to the original chaos described in the first verses of Genesis. The author of Genesis uses the same word to describe the waters on which the ark floated, as was used to describe the primordial waters in the opening account (Genesis 1:2). So, the author is hinting at a new creation, a new beginning for humans.
We begin Lent assured that, despite our sin and failures, God has not given up on us. God’s loving mercy stays with us as we turn again to God this Lent. Each Lenten season focuses on baptismal preparation and renewal. From our beginnings Christians have viewed the story of Noah and the flood as a type for baptism. The waters of the flood, 1Peter reminds us, "prefigured baptism which saves you now." We are saved by the water; just as Noah and his family were saved by the waters that brought them to safety.
In light of the first reading’s account of God’s deliverance through the waters of Noah and 1 Peter’s reminder, it is appropriate that today our parish celebrates the Right of Election. The names of the catechumens, who will be admitted to the sacraments of Christian Initiation at the Easter Vigil, are enrolled. The catechumens are celebrated in the Right of Sending to the Bishop. Thus, the catechumens are preparing to enter into a new covenant with God through the death and resurrection of Jesus Christ.
Before we move on to the gospel let’s make a second pass over our first reading, because we can miss an important element in it. God makes a covenant not only with the humans on the ark, but also with all the earth. "I set my bow in the clouds to serve as a sign of the covenant between me and the earth… between me and you and all living things…."
The reading is a challenge to us to be the voice for the Earth and all nature when greed and indifference cause people, companies and governments to harm and drain Earth’s resources. God, we hear today, is concerned for "the earth…and all living things."
Suppose this Lent, instead of giving up sweets, coffee wine etc. we reduce the amount of plastics and paper we consume? Suppose we give up our daily coffee or hamburgers and contribute the money to an organization like Heifer International, which gives poor families and underdeveloped countries animals like rabbits, chickens, bees etc. Then, when people ask, as they tend to do, "What did you give up for Lent?" we will have a chance to explain the biblical and our church’s teachings about care for the environment.
If someone were to ask, "What’s Lent all about?" today’s gospel has a succinct summary. It’s about repenting (reforming) and believing. That’s a good summary of Jesus’ message: but it still lacks something. Jesus’ proclaims that in him, "the kingdom of God is at hand." Many years ago I asked a Dominican friend what he thought that meant. He said, "We have been trying to change for a long time on our own. Now God has come to help us." We are called to reshape our lives and to believe the gospel, but we are not on our own, because "God has come to help us." So, Lent is truly a "time of fulfillment."
Jesus had just been baptized when Mark tells us, the Spirit of God "drove Jesus out into the desert." That’s a rough word – "drove." It’s as if God is in a rush and couldn’t wait any longer to come to help us. Or, as my friend said, "We have been trying to change for a long time on our own." We needed help and God was rushing to help us change our lives. Evil’s power over humanity is about to be broken: Jesus enters the desert.
What were the temptations Jesus faced? We don’t know and the preacher should not allude to other versions of the temptations in Matthew or Luke. If Mark wanted to enumerate them he would have done so. Instead, in Mark’s account, the temptations seem quickly dispatched. What John the Baptist said earlier in the gospel, about the "more powerful one" who was going to follow after him – has been fulfilled. Jesus is powerful and has God on his side – witnessed by the ministering angels. There is also a harmony between Jesus and "the wild beast," they offer no threat to him. It’s as if we are back in Genesis at the beginning of creation when all was right in the world among God’s creatures. The Messiah has arrived, nature and humanity are coming back to the original blessing begun by God at creation.
Lent is a good time to look over the landscape of our lives. Where’s the imbalance in our relationships? What order has to be reintroduced, or introduced, into our lives? Are we connected to the natural world around us in a posture of respect and care? What areas of imbalance and conflict in the world require extra prayer and fasting this Lent? When and where is the growth we desire in our lives?
Let’s not end with only a series of questions to carry with us this Lent. Instead, we hear again the announcement of grace that begins this season for us: "This is a time of fulfillment. The kingdom of God is at hand. Repent and believe the gospel." It’s just as my friend told me: "We have been trying to change for a long time on our own. Now God has come to help us."
Sáng thế 9: 8-15; Tv 25; I Pr 3: 18-22; Máccô 1: 12-15
Đây là điều mà tôi đã nghe nhiều năm qua. Tôi đã nói về nó và cũng đã nghe người khác nói về nó. Khi những lỗi lầm hay những thiếu sót của chúng ta thể hiện ra bên ngoài, để xin lỗi hay thỉnh nguyện cảm thông, chúng ta nói: “Xin hãy kiên nhẫn với tôi, vì Thiên Chúa cũng chưa ruồng bỏ tôi mà”. Nói cách khác, chúng ta gắn với tiến trình trưởng thành suốt đời, mà chúng ta hy vọng, Thiên Chúa đóng một vai trò quan trọng. Đó cũng là sự bày tỏ của niềm hy vọng, đúng không? Thiên Chúa sẽ giúp tôi biến đổi và, với Thiên Chúa, tôi sẽ biến đổi.
Việc Thiên Chúa hiện diện trong tiến trình trưởng thành của chúng ta chẳng có gì là mới lạ: Thiên Chúa đã ở đó từ khởi đầu. Câu truyện được khởi đi trong đoạn mở đầu của sách Sáng thế: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất, đất còn trống rỗng chưa có hình dạng, thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng, và liền có ánh sáng”.
Như vậy, Thiên Chúa bắt đầu công trình sáng tạo và việc sáng tạo là một tiến trình luôn tiếp diễn từ lúc này.
Câu truyện Kinh thánh về nhân loại khởi đầu với Ađam và Eva, họ được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa. Nhưng họ không sống theo lời mời gọi thánh và tiến trình của sự dữ bắt đầu, cho đến khi Thiên Chúa quyết định bắt đầu lại tất cả – lũ lụt khiến trái đất trở lại với sự hỗn mang ban đầu như được mô tả trong chương đầu của sách Sáng thế. Tác giả sách Sáng thế dùng cùng một từ để mô tả nước mà con tàu Noe trôi trên nó, như đã được dùng để mô tả nước ban đầu trong đoạn mở đầu Sách Thánh (St 1,2). Vì thế, tác giả đang ám chỉ đển một cuộc sáng tạo mới, một khởi đầu mới cho nhân loại.
Chúng ta bắt đầu Mùa Chay với xác tín rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta dù cho chúng ta có tội lỗi và yếu đuối. Tình thương của Thiên Chúa ở với chúng ta khi chúng ta trở lại với Người trong Mùa Chay này. Mỗi Mùa Chay tập trung vào sự chuẩn bị thanh tẩy và canh tân. Ngay từ những ngày đầu, Kitô hữu đã đọc qua câu truyện về ông Noe và trận lụt như một kiểu phép Rửa. Nước của trận lụt, như thư I của thánh Phêrô nhắc chúng ta, là “hình bóng của phép Rửa cứu thoát anh em”. Chúng ta được cứu nhờ nước; giống như ông Noe và gia đình ông ta được cứu nhờ nước.
Trong ánh sáng của bài đọc I, diễn tả việc Thiên Chúa dùng nước giải thoát tàu của Noe và lời nhắc nhở trong thư I Phêrô, thật thích hợp khi hôm nay nhiều giáo xứ cử hành nghi thức tiếp nhận các dự tòng. Tên của những người dự tòng, những người sắp được lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo trong Lễ canh thức vượt qua, được ghi vào sổ. Việc này được cử hành trong nghi thức sai đi. Vì vậy, những người dự tòng chuẩn bị bước vào một giao ước mới với Thiên Chúa nhờ cái chết và sự Phục sinh của Đức Giêsu Kitô.
Trước khi tìm hiểu bài Tin mừng, chúng ta hãy dành chút thời gian lướt qua bài đọc I, vì có thể chúng ta bỏ lỡ một yếu rố quan trọng. Thiên Chúa lập giao ước không chỉ với những người trên tàu Noe, nhưng là với toàn trái đất. “Ta sẽ gác cây cung của Ta trên mây như một dấu chỉ của giao ước giữa ta và trái đất… giữa Ta và các ngươi và tất cả mọi sinh vật…”
Bài đọc này đòi chúng ta lên tiếng bảo vệ trái đất và mọi giống loại khi mà lòng tham và sự thờ ơ khiến con người, các công ty và các chính phủ gây hại và làm kiệt quệ những nguồn tài nguyên của trái đất. Như hôm nay chúng ta được nghe, Thiên Chúa quan tâm đến “trái đất… và mọi sinh vật”.
Chẳng hạn, mùa Chay này, thay vì bỏ bánh kẹo, cà phê, rượu… chúng ta hạn chế sử dụng những vật dụng bằng nhựa và giấy được chăng? Chẳng hạn chúng ta bỏ thói quen uống cà phê hằng ngày hay ăn bánh kẹp thịt để dành số tiền đó cho một tổ chức như Heifer International, tổ chức này trao cho những gia đình nghèo và những quốc gia chậm phát triển những động vật như thỏ, gà, ong… Thế rồi, khi người ta yêu cầu như họ định làm, “bạn đã từ bỏ gì trong mùa Chay?” Chúng ta có cơ hội để diễn giải những bài giảng trong nhà thờ và Kinh thánh về việc bảo vệ môi trường.
Nếu có người hỏi: “mùa Chay có ý nghĩa gì?” Tin mừng hôm nay có một tóm tắt cô đọng và xúc tích. Đó là việc sám hối (sửa đổi) và tin. Đây là một tóm tắt rất hay về sứ điệp của Đức Giêsu: song nó vẫn thiếu một cái gì đó. Đức Giêsu loan báo rằng “nước Thiên Chúa đã đến gần”. Cách đây nhiều năm tôi có hỏi một anh em Đaminh xem anh suy nghĩ gì về ý nghĩa của câu nói này. Anh nói “Chúng tôi đã tự mình cố gắng thay đổi trong một thời gian dài. Giờ đây Thiên Chúa đã đến giúp chúng tôi”. Chúng ta được mời gọi để tái tạo lại lối sống của chúng ta và để tin vào Tin mừng, nhưng chúng ta không chỉ dựa vào bản thân, vì “Thiên Chúa đến giúp chúng ta”. Vì thế, mùa Chay thực sự là “thời kỳ hoàn tất”.
Thánh sử Maccô cho chúng ta biết khi Đức Giêsu vừa chịu phép Rửa, Thần Khí liền “đẩy Người vào hoang địa”. Đó là một từ không trau chuốt– “đẩy”. Như thể Thiên Chúa vội vã và không thể đợi lâu hơn nữa để giúp chúng ta. Hay, như người anh em tôi nói “Chúng tôi đã tự mình cố gắng thay đổi trong một thời gian dài”. Chúng ta cần được giúp và Thiên Chúa nhanh chóng giúp chúng ta thay đổi cuộc sống. Quyền lực sự dữ trên con người sẽ bị phá tan: Đức Giêsu vào hoang địa.
Đức Giêsu đã đối diện với những cám dỗ nào? Chúng ta không biết và nhà giảng thuyết không nên ám chỉ tới những bản dịch khác về những cơn cám dỗ trong Matthêu hay Luca. Nếu Maccô muốn liệt kê ra thì ông đã làm. Nhưng, trong trình thuật của Maccô, những cơn cám dỗ xem ra chỉ được lướt qua. Những gì Gioan Tẩy Giả nói ở đầu Tin mừng, về “Đấng quyền thế hơn” đang đến sau ngài – đã được thực hiện. Đức Giêsu mạnh mẽ và Chúa Cha ở với Người – được chứng thực bằng việc các thiên sứ hầu hạ Người. Cũng có hài khí giữa Đức Giêsu và “dã thú”, chúng không hề đe dọa Người. Cứ như thể chúng ta đang quay lại thời Sáng thế vào khởi đầu của tạo dựng, khi tất cả đều tốt đẹp trong thế giới giữa các thụ tạo của Thiên Chúa. Đấng Mêsia đã đến, thiên nhiên và con người đang trở lại với lời chúc ban đầu được khởi đi bởi Thiên Chúa vào lúc tạo dựng.
Mùa Chay là một thời gian tốt để nhìn lại khung cảnh sống của chúng ta. Đâu là sự mất quân bình trong các mối tương quan của chúng ta? Trật tự hay hình thức nào phải được đưa vào lại hay loại ra khỏi cuộc sống chúng ta? Chúng ta có nối kết với thế giới tự nhiên quanh chúng ta trong một tư thế tôn trọng và bảo vệ hay không? Những khu vực nào mất quân bình và xung đột trong thế giới cần thêm lời cầu nguyện và ăn chay trong mùa Chay này? Khi nào và ở đâu có sự trưởng thành mà chúng ta mong ước trong cuộc sống?
Không nên kết thúc bằng một loạt các câu hỏi để chúng ta mang theo trong mùa Chay này. Thay vào đó, chúng ta nghe lại lời loan báo ân sủng mở đầu mùa chay cho chúng ta: “Thời kỳ đã mãn. Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng”. Như người anh em của tôi đã nói: “Chúng tôi đã tự mình cố gắng thay đổi trong một thời gian dài. Giờ đây Thiên Chúa đã đến giúp chúng tôi”
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
1st SUNDAY OF LENT (B)
Genesis 9: 8-15; Psalm25; I Peter 3:18-22; Mark 1: 12-15
Here’s something I’ve heard a lot over the years. I’ve said it and I’ve heard others say it as well. When our faults or shortcomings rise to the surface, as a form of apology and request for understanding, we say, "Be patient with me, God’s not done with me yet." In other words, we are involved in a lifetime process of growth in which, we hope, God is playing an important part. It’s also a statement of hope, isn’t it? God will help me improve and, with God, improve I will.
God’s involvement our growth process is nothing new: God has been there from the beginning. The story begins in Genesis’ opening verses: "In the beginning, when God created the heavens and the earth, the earth was a formless wasteland, while a mighty wind swept over the water. Then God said, ‘Let there be light,’ and there was light."
Thus, God began the work of creation and creation is a process that continues to this moment.
The biblical story of humanity begins with Adam and Eve, who were made in God’s image and likeness. But they don’t live up to their divine calling and the process of evil begins, until God finally decides to start all over again – the flood waters return earth to the original chaos described in the first verses of Genesis. The author of Genesis uses the same word to describe the waters on which the ark floated, as was used to describe the primordial waters in the opening account (Genesis 1:2). So, the author is hinting at a new creation, a new beginning for humans.
We begin Lent assured that, despite our sin and failures, God has not given up on us. God’s loving mercy stays with us as we turn again to God this Lent. Each Lenten season focuses on baptismal preparation and renewal. From our beginnings Christians have viewed the story of Noah and the flood as a type for baptism. The waters of the flood, 1Peter reminds us, "prefigured baptism which saves you now." We are saved by the water; just as Noah and his family were saved by the waters that brought them to safety.
In light of the first reading’s account of God’s deliverance through the waters of Noah and 1 Peter’s reminder, it is appropriate that today our parish celebrates the Right of Election. The names of the catechumens, who will be admitted to the sacraments of Christian Initiation at the Easter Vigil, are enrolled. The catechumens are celebrated in the Right of Sending to the Bishop. Thus, the catechumens are preparing to enter into a new covenant with God through the death and resurrection of Jesus Christ.
Before we move on to the gospel let’s make a second pass over our first reading, because we can miss an important element in it. God makes a covenant not only with the humans on the ark, but also with all the earth. "I set my bow in the clouds to serve as a sign of the covenant between me and the earth… between me and you and all living things…."
The reading is a challenge to us to be the voice for the Earth and all nature when greed and indifference cause people, companies and governments to harm and drain Earth’s resources. God, we hear today, is concerned for "the earth…and all living things."
Suppose this Lent, instead of giving up sweets, coffee wine etc. we reduce the amount of plastics and paper we consume? Suppose we give up our daily coffee or hamburgers and contribute the money to an organization like Heifer International, which gives poor families and underdeveloped countries animals like rabbits, chickens, bees etc. Then, when people ask, as they tend to do, "What did you give up for Lent?" we will have a chance to explain the biblical and our church’s teachings about care for the environment.
If someone were to ask, "What’s Lent all about?" today’s gospel has a succinct summary. It’s about repenting (reforming) and believing. That’s a good summary of Jesus’ message: but it still lacks something. Jesus’ proclaims that in him, "the kingdom of God is at hand." Many years ago I asked a Dominican friend what he thought that meant. He said, "We have been trying to change for a long time on our own. Now God has come to help us." We are called to reshape our lives and to believe the gospel, but we are not on our own, because "God has come to help us." So, Lent is truly a "time of fulfillment."
Jesus had just been baptized when Mark tells us, the Spirit of God "drove Jesus out into the desert." That’s a rough word – "drove." It’s as if God is in a rush and couldn’t wait any longer to come to help us. Or, as my friend said, "We have been trying to change for a long time on our own." We needed help and God was rushing to help us change our lives. Evil’s power over humanity is about to be broken: Jesus enters the desert.
What were the temptations Jesus faced? We don’t know and the preacher should not allude to other versions of the temptations in Matthew or Luke. If Mark wanted to enumerate them he would have done so. Instead, in Mark’s account, the temptations seem quickly dispatched. What John the Baptist said earlier in the gospel, about the "more powerful one" who was going to follow after him – has been fulfilled. Jesus is powerful and has God on his side – witnessed by the ministering angels. There is also a harmony between Jesus and "the wild beast," they offer no threat to him. It’s as if we are back in Genesis at the beginning of creation when all was right in the world among God’s creatures. The Messiah has arrived, nature and humanity are coming back to the original blessing begun by God at creation.
Lent is a good time to look over the landscape of our lives. Where’s the imbalance in our relationships? What order has to be reintroduced, or introduced, into our lives? Are we connected to the natural world around us in a posture of respect and care? What areas of imbalance and conflict in the world require extra prayer and fasting this Lent? When and where is the growth we desire in our lives?
Let’s not end with only a series of questions to carry with us this Lent. Instead, we hear again the announcement of grace that begins this season for us: "This is a time of fulfillment. The kingdom of God is at hand. Repent and believe the gospel." It’s just as my friend told me: "We have been trying to change for a long time on our own. Now God has come to help us."
Được biến hình với Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
23:20 22/02/2012
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY, năm B
Mc 9, 2-10
Trong những năm tháng theo Chúa Giêsu, được Ngài đào tạo, hướng dẫn và làm phép lạ để chứng tỏ quyền năng, đồng thời củng cố lòng tin còn non yếu của các tông đồ.Chúa Giêsu đã minh chứng cho các tông đồ, cầu nguyện là điều cốt yếu trong đời sống làm môn đệ và truyền giáo. Chúa Giêsu thường chọn chỗ cao, chỗ hoang vu, vắng vẻ để cầu nguyện, khẩn nài và trò chuyện thân mật với Thiên Chúa Cha. Hôm nay, Chúa biến hình đổi dạng trước mặt ba môn đệ thân tín Phêrô, Giacôbê và Gioan…
Vâng, các ngọn núi vẫn là những điểm chúa Giêsu ưa thích, chọn làm nơi cầu nguyện. Càng ở nơi hoang vu, thanh vắng, Chúa Giêsu càng tỏ ra say mê cầu nguyện, trò chuyện với Chúa Cha. Một ngon núi, Chúa đã dùng dạy dỗ các môn đệ bài giảng nhớ đời. Núi Tabôrê hôm nay, Chúa biến hình trước ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan. Núi Sọ và núi Oliu, nơi Chúa Giêsu lên trời trước mặt các môn đệ sau khi Ngài sống lại và ở với các ông 40 đêm ngày. Ngọn đồi Canvê hay Gongotha là nơi Chúa Giêsu chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Núi Tabôrê, nơi Chúa Giêsu biến hình chỉ là vinh quang thật đẹp, nhưng lại chỉ là bất ngờ và mau qua để củng cố đức tin của ba môn đệ thật thân tín, trước khi Ngài tỏ vinh quang viên mãn cho các môn đệ khi Ngài trở về Quê Trời, trở về Thiên Quốc…
Chúa Giêsu đã được Chúa Cha biến hình đổi dạng, sự biến hình làm thay đổi cả thân xác và khuôn mặt, cả thể lý của Chúa Giêsu. Nó còn ảnh hưởng đến cả y phục:áo quần của Chúa. Vinh quang của Chúa Giêsu mãi hôm nay mới được Chúa Cha vén mở cho các môn đệ để các ông tin vào Chúa Giêsu. Môsê khi xưa trên núi Sinai đã phải che mặt khi đối diện với Thiên Chúa. Ai gặp gỡ Chúa cũng được biến hình. Đời sống của người Kitô hữu khi kết hợp mật thiết với Chúa luôn được thay hình đổi dạng. Biến hình có nghĩa là trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa. Chúa muốn dạy các môn đệ, dạy chúng ta :” Biến hình đầu tiên là chịu đau khổ và sau đó sẽ được sống lại vinh quang “.Mầu nhiệm vượt qua luôn vang lên trong tâm trí mọi Kitô hữu suốt mùa chay này vì mầu nhiệm vượt qua là trung tâm của đời sống Kitô giáo và là trung tâm của phụng vụ thánh. Mọi Kitô hữu đều đã được rửa tội và mọi người được tham dự vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu.Bởi vì, Kitô hữu là ngườì được kết hiệp với cái chết của Chúa Giêsu và được phục sinh với Người trong đời sống mới.Người Kitô hữu khi được rửa tội đã được bước vào một cuộc biến hình tiệm tiến và liên tục. Đời sống của người Kitô hữu là một cuộc lên núi như ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan và rồi lại trở về đời sống bình thường như các môn đệ. Đời sống của người Kitô hữu là đi con đường hẹp nghĩa lả cùng sống cuộc sống với Chúa, nhờ đó người Kitô hữu được biến hình đổi dạng với Người. Người Kitô hữu lên núi với Chúa để hưởng nếm sự dịu ngọt ngất ngây với Chúa trong sự biến hình với Người và cùng xuống núi với Chúa để sống phục vụ, yêu thương, chia sẻ với tha nhân, với mọi người. Nhờ hiệp thông mật thiết với Chúa, người Kitô hữu sẽ hiểu được thế nào là vác thập giá, thế nào là chịu đau khổ và thế nào là được sống lại với Chúa. Đời sống Kitô hữu sẽ giúp họ sống đức tin nghĩa là sống mầu nhiệm vượt qua :” Đức Kitô đầu tiên phải chịu đau khổ rồi Người sẽ đến trong vinh quang của sự sống lại “ và như thế, sẽ làm cho người Kitô hữu được sung mãn trong sự sống trường sinh.
Đức tin có những lúc vững mạnh, nhưng cũng có lúc bị yếu kém. Tuy nhiên, nếu con người hay nói cách rõ hơn, chúng ta luôn trung thành với niềm tin. Thiên Chúa sẽ chúc phúc và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Thánh Giacôbê đã viết :” Phúc cho ai bị thử thách mà vẫn trung thành, bởi vì khi thành công trong cơn thử thách như thế, người đó sẽ được Thiên Chúa ân thưởng bằng sự sống mà Thiên Chúa đã hứa cho những ai yêu mến Ngài “ ( Gc 1, 12 ).
Tin Mừng của Chúa nhật II mùa chay cho chúng ta thấy rõ điều đó. Đức tin cũng giống như dòng đời, như cuộc sống, cũng có những lúc lên núi, có những lúc xuống núi, xuống đồng bằng. Khi ở trên cao chúng ta dễ dàng tin Chúa và yêu mến Chúa. Nhưng khi ở dưới núi, dưới đồi khi gặp thử thách gian nan, chúng ta khó lòng nhìn ra Chúa để yêu mến Người. Nhưng nếu chúng ta vẫn mãi trung thành với những thử thách, với những gian nguy mà cứ một niềm tin Chúa, bám chặt lấy Chúa, Thiên Chúa chắc chắn sẽ thưởng công cho chúng ta, Ngài sẽ ban cho chúng ta đời sống mà Ngài đã hứa cho những ai yêu mến Ngài.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con phải vâng nghe Con yêu dấu của Chúa; xin lấy lời hằng sống nuôi dưỡng đức tin của chúng con, nhờ vậy cặp mắt tâm hồn chúng con sẽ trong sáng để nhìn thấy vinh quang Chúa tỏ hiện trong cuộc đời chúng con. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao Chúa Giêsu chỉ đưa ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi ?
2.Núi đó tên núi gì ?
3.Biến hình nghĩa là gì ?
4.Tại sao Môsê lại phải che mặt khi đối diện với Thiên Chúa ?
5.Tại sao lại gọi bài giảng trên núi ?
Mc 9, 2-10
Trong những năm tháng theo Chúa Giêsu, được Ngài đào tạo, hướng dẫn và làm phép lạ để chứng tỏ quyền năng, đồng thời củng cố lòng tin còn non yếu của các tông đồ.Chúa Giêsu đã minh chứng cho các tông đồ, cầu nguyện là điều cốt yếu trong đời sống làm môn đệ và truyền giáo. Chúa Giêsu thường chọn chỗ cao, chỗ hoang vu, vắng vẻ để cầu nguyện, khẩn nài và trò chuyện thân mật với Thiên Chúa Cha. Hôm nay, Chúa biến hình đổi dạng trước mặt ba môn đệ thân tín Phêrô, Giacôbê và Gioan…
Vâng, các ngọn núi vẫn là những điểm chúa Giêsu ưa thích, chọn làm nơi cầu nguyện. Càng ở nơi hoang vu, thanh vắng, Chúa Giêsu càng tỏ ra say mê cầu nguyện, trò chuyện với Chúa Cha. Một ngon núi, Chúa đã dùng dạy dỗ các môn đệ bài giảng nhớ đời. Núi Tabôrê hôm nay, Chúa biến hình trước ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan. Núi Sọ và núi Oliu, nơi Chúa Giêsu lên trời trước mặt các môn đệ sau khi Ngài sống lại và ở với các ông 40 đêm ngày. Ngọn đồi Canvê hay Gongotha là nơi Chúa Giêsu chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Núi Tabôrê, nơi Chúa Giêsu biến hình chỉ là vinh quang thật đẹp, nhưng lại chỉ là bất ngờ và mau qua để củng cố đức tin của ba môn đệ thật thân tín, trước khi Ngài tỏ vinh quang viên mãn cho các môn đệ khi Ngài trở về Quê Trời, trở về Thiên Quốc…
Chúa Giêsu đã được Chúa Cha biến hình đổi dạng, sự biến hình làm thay đổi cả thân xác và khuôn mặt, cả thể lý của Chúa Giêsu. Nó còn ảnh hưởng đến cả y phục:áo quần của Chúa. Vinh quang của Chúa Giêsu mãi hôm nay mới được Chúa Cha vén mở cho các môn đệ để các ông tin vào Chúa Giêsu. Môsê khi xưa trên núi Sinai đã phải che mặt khi đối diện với Thiên Chúa. Ai gặp gỡ Chúa cũng được biến hình. Đời sống của người Kitô hữu khi kết hợp mật thiết với Chúa luôn được thay hình đổi dạng. Biến hình có nghĩa là trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa. Chúa muốn dạy các môn đệ, dạy chúng ta :” Biến hình đầu tiên là chịu đau khổ và sau đó sẽ được sống lại vinh quang “.Mầu nhiệm vượt qua luôn vang lên trong tâm trí mọi Kitô hữu suốt mùa chay này vì mầu nhiệm vượt qua là trung tâm của đời sống Kitô giáo và là trung tâm của phụng vụ thánh. Mọi Kitô hữu đều đã được rửa tội và mọi người được tham dự vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Giêsu.Bởi vì, Kitô hữu là ngườì được kết hiệp với cái chết của Chúa Giêsu và được phục sinh với Người trong đời sống mới.Người Kitô hữu khi được rửa tội đã được bước vào một cuộc biến hình tiệm tiến và liên tục. Đời sống của người Kitô hữu là một cuộc lên núi như ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan và rồi lại trở về đời sống bình thường như các môn đệ. Đời sống của người Kitô hữu là đi con đường hẹp nghĩa lả cùng sống cuộc sống với Chúa, nhờ đó người Kitô hữu được biến hình đổi dạng với Người. Người Kitô hữu lên núi với Chúa để hưởng nếm sự dịu ngọt ngất ngây với Chúa trong sự biến hình với Người và cùng xuống núi với Chúa để sống phục vụ, yêu thương, chia sẻ với tha nhân, với mọi người. Nhờ hiệp thông mật thiết với Chúa, người Kitô hữu sẽ hiểu được thế nào là vác thập giá, thế nào là chịu đau khổ và thế nào là được sống lại với Chúa. Đời sống Kitô hữu sẽ giúp họ sống đức tin nghĩa là sống mầu nhiệm vượt qua :” Đức Kitô đầu tiên phải chịu đau khổ rồi Người sẽ đến trong vinh quang của sự sống lại “ và như thế, sẽ làm cho người Kitô hữu được sung mãn trong sự sống trường sinh.
Đức tin có những lúc vững mạnh, nhưng cũng có lúc bị yếu kém. Tuy nhiên, nếu con người hay nói cách rõ hơn, chúng ta luôn trung thành với niềm tin. Thiên Chúa sẽ chúc phúc và ban cho chúng ta sự sống đời đời. Thánh Giacôbê đã viết :” Phúc cho ai bị thử thách mà vẫn trung thành, bởi vì khi thành công trong cơn thử thách như thế, người đó sẽ được Thiên Chúa ân thưởng bằng sự sống mà Thiên Chúa đã hứa cho những ai yêu mến Ngài “ ( Gc 1, 12 ).
Tin Mừng của Chúa nhật II mùa chay cho chúng ta thấy rõ điều đó. Đức tin cũng giống như dòng đời, như cuộc sống, cũng có những lúc lên núi, có những lúc xuống núi, xuống đồng bằng. Khi ở trên cao chúng ta dễ dàng tin Chúa và yêu mến Chúa. Nhưng khi ở dưới núi, dưới đồi khi gặp thử thách gian nan, chúng ta khó lòng nhìn ra Chúa để yêu mến Người. Nhưng nếu chúng ta vẫn mãi trung thành với những thử thách, với những gian nguy mà cứ một niềm tin Chúa, bám chặt lấy Chúa, Thiên Chúa chắc chắn sẽ thưởng công cho chúng ta, Ngài sẽ ban cho chúng ta đời sống mà Ngài đã hứa cho những ai yêu mến Ngài.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con phải vâng nghe Con yêu dấu của Chúa; xin lấy lời hằng sống nuôi dưỡng đức tin của chúng con, nhờ vậy cặp mắt tâm hồn chúng con sẽ trong sáng để nhìn thấy vinh quang Chúa tỏ hiện trong cuộc đời chúng con. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao Chúa Giêsu chỉ đưa ba môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi ?
2.Núi đó tên núi gì ?
3.Biến hình nghĩa là gì ?
4.Tại sao Môsê lại phải che mặt khi đối diện với Thiên Chúa ?
5.Tại sao lại gọi bài giảng trên núi ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC bổ nhiệm Tân Giám Mục Phụ Tá TGP Galveston-Houston
Phaolô Phạm Xuân Khôi
09:27 22/02/2012
Theo thông báo của Đức Hồng Y DiNardo, TGM Galveston-Houston, ngày 21 tháng 1 năm 2012 thì ĐTC vừa bổ nhiệm Đức Ông George A. Sheltz làm Giám Mục Phụ Tá của TGP Galveston-Houston. Từ ngày Đức Cha Joe Vasquez được thuyên chuyển đi làm Giám Mục Austin, vào tháng 3 năm 2010, TGP Galveston-Houston vẫn chưa có Giám Mục Phụ Tá. Tuy nhiên vẫn có hai Đức Cha về hưu là ĐTGM Joseph A. Fiorenza và ĐC Vincent M. Rizzotto, giúp đỡ ĐHY trong nhiều công tác mục vụ của TGP.
Đức Giám Mục tân cử George A. Sheltz hiện đang làm Tổng Đại Diện kiêm Chưởng Ấn của TGP. Ngài sinh quán tại Houston cùng được đào luyện tại Đại Chủng Viện Saint Mary, Houston. Ngài là con thứ hai của một gia đình có ba người con. Chị ngài vẫn còn sống. Em ngài là Cha Anton Sheltz đã qua đời năm 2003. Thân phụ ngài là Phó Tế Georgr Sheltz, Sr., một trong những phó tế vĩnh viễn đầu tiên của TGP, và thân mẫu là bà Margaret Sheltz. Cả hai cũng đều mãn phần. Cậu của ngài là Đức Ông Anton Frank, người đầu tiên sinh quán tại Houston đã được truyền chức linh mục cho Giáo Phận vào năm 1933.
Đức Giám Mục tân cử được thụ phong linh mục năm 1971 cho GP Galveston Houston. Trong hơn 30 năm, ngài đã từng phục vụ tại các Giáo Xứ Assumption, Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Tâm, St. Vincent de Paul, Prince of Peace và St. Anthony of Padua.
Năm 2007, ngài được cử làm Giám Đốc Đào Luyện Giáo Sĩ và Mục Vũ Tuyên Úy của TGP Galveston-Houston. Từ năm 2010, Đức Giám Mục tân cử đã làm Tổng Đại Diện và Chưởng Ấn của TGP, coi sóc việc điều hành một Giáo Phận lớn nhất Texas và lớn thứ 12 của Nước Hoa Kỳ.
Trong buổi họp báo giới thiệu Đức Giám Mục tân cử tại Tòa Tổng Giám Mục ở Trung Tâm Thành Phố Houston lúc 10 giờ sáng ngày 21 tháng 12, ĐHY DiNardo đã nói: “Đức Giám Mục tân cử Sheltz đại diện cho lịch sử của một hàng dài các linh mục địa phương, là những người đã hiến thân một cách vô vị lợi trong việc phụng sự Chúa… Tôi mong đợi được làm việc với ngài như cộng tác viên chính của tôi trong TGP đang phát triển và đa dạng này.”
Đức Giám Mục tân cử đáp lại: “Tôi hạ mình sâu xa và lấy làm vinh dự vì ĐTC Bênêđictô XVI đã cử tôi làm Giám Mục hôm nay. TGP này là nhà của tôi trong suốt cuộc đời tôi và thật là một đặc ân cho tôi được thề hứa tiếp tục phục vụ những người dân tuyệt vời của Galveston-Houston, những người trong nhiều năm đã là anh chị em của tôi trong đức tin. Tôi cũng thề hứa trung thành với ĐTC. Tôi biết ơn sâu xa việc ngài đặt tin tưởng nơi tôi.”
Lễ tấn phong Giám Mục sẽ được tổ chức vào cuối Tháng Tư tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Tâm ở trung tâm Thánh Phố Houston.
Theo thông lệ của Hội Thánh, Đức Giám Mục tân cử cũng được ĐTC chỉ định làm Giám Mục Hiệu Tòa của Irina.
Đức Ông George A. Sheltz |
Đức Giám Mục tân cử George A. Sheltz hiện đang làm Tổng Đại Diện kiêm Chưởng Ấn của TGP. Ngài sinh quán tại Houston cùng được đào luyện tại Đại Chủng Viện Saint Mary, Houston. Ngài là con thứ hai của một gia đình có ba người con. Chị ngài vẫn còn sống. Em ngài là Cha Anton Sheltz đã qua đời năm 2003. Thân phụ ngài là Phó Tế Georgr Sheltz, Sr., một trong những phó tế vĩnh viễn đầu tiên của TGP, và thân mẫu là bà Margaret Sheltz. Cả hai cũng đều mãn phần. Cậu của ngài là Đức Ông Anton Frank, người đầu tiên sinh quán tại Houston đã được truyền chức linh mục cho Giáo Phận vào năm 1933.
Đức Giám Mục tân cử được thụ phong linh mục năm 1971 cho GP Galveston Houston. Trong hơn 30 năm, ngài đã từng phục vụ tại các Giáo Xứ Assumption, Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Tâm, St. Vincent de Paul, Prince of Peace và St. Anthony of Padua.
Năm 2007, ngài được cử làm Giám Đốc Đào Luyện Giáo Sĩ và Mục Vũ Tuyên Úy của TGP Galveston-Houston. Từ năm 2010, Đức Giám Mục tân cử đã làm Tổng Đại Diện và Chưởng Ấn của TGP, coi sóc việc điều hành một Giáo Phận lớn nhất Texas và lớn thứ 12 của Nước Hoa Kỳ.
Trong buổi họp báo giới thiệu Đức Giám Mục tân cử tại Tòa Tổng Giám Mục ở Trung Tâm Thành Phố Houston lúc 10 giờ sáng ngày 21 tháng 12, ĐHY DiNardo đã nói: “Đức Giám Mục tân cử Sheltz đại diện cho lịch sử của một hàng dài các linh mục địa phương, là những người đã hiến thân một cách vô vị lợi trong việc phụng sự Chúa… Tôi mong đợi được làm việc với ngài như cộng tác viên chính của tôi trong TGP đang phát triển và đa dạng này.”
Đức Giám Mục tân cử đáp lại: “Tôi hạ mình sâu xa và lấy làm vinh dự vì ĐTC Bênêđictô XVI đã cử tôi làm Giám Mục hôm nay. TGP này là nhà của tôi trong suốt cuộc đời tôi và thật là một đặc ân cho tôi được thề hứa tiếp tục phục vụ những người dân tuyệt vời của Galveston-Houston, những người trong nhiều năm đã là anh chị em của tôi trong đức tin. Tôi cũng thề hứa trung thành với ĐTC. Tôi biết ơn sâu xa việc ngài đặt tin tưởng nơi tôi.”
Lễ tấn phong Giám Mục sẽ được tổ chức vào cuối Tháng Tư tại Nhà Thờ Chính Tòa Thánh Tâm ở trung tâm Thánh Phố Houston.
Theo thông lệ của Hội Thánh, Đức Giám Mục tân cử cũng được ĐTC chỉ định làm Giám Mục Hiệu Tòa của Irina.
Đức Thánh Cha: Những thử thách Mùa Chay
Jos. Tú Nạc, NMS
09:46 22/02/2012
Mùa Chay là mùa 40 ngày cầu nguyện, hãm mình và thi ân liền trước Lễ Phục Sinh và trong thông điệp Mùa Chay của Ngài, ĐTC Benedict đã chọn đề tài: “chúng ta hãy dành cho nhau sự quan tâm, hãy phúc đáp trong tình yêu và những việc thiện,” cụ thề là tập trung vào chủ đề của tình bác ái.
Trong thông điệp này Đức Thánh Cha đã nói về tầm quan trọng của sự quan tâm không chỉ đối vật chất được viên mãn mà còn dành cho sự viên mãn tinh thần. Trong văn cảnh cuối cùng, ngài đã nhấn mạnh đến nhu cầu dành cho những Ki-tô hữu để tái khám phá sự thực thi khuyên bảo anh chị em của mình, những người mà đang đắm đuối trong tội lỗi, chúng ta phải lên tiếng không được lặng thinh trước tội ác.
Cha Terence Crotty, Dominico, I-rac là Giáo trưởng San Clemente của Roma, ngài đã nói với Bà Susy Hodges về lý do tại sao mà ngài tin thông điệp Mùa Chay này thử thách thử thách đối với tất cả mọi Ki-tô hữu như vậy. Ngài mô tả nó như một thông điệp tuyệt mỹ và kích động tư duy để nhấn mạnh “những tiêu chuẩn cao mà những Ki-tô hữu được kêu gọi để sống.” Cha Crotty nói tiếp rằng Đức Thánh Cha “khuyến cáo chúng ta trong thông điệp của ngài chống lại chủ nghĩa cá nhân” của một xả hội hiện đại và của sự tồn tại “khép kín trong cái tôi của mình.”
Trong thông điệp này Đức Thánh Cha đã nói về tầm quan trọng của sự quan tâm không chỉ đối vật chất được viên mãn mà còn dành cho sự viên mãn tinh thần. Trong văn cảnh cuối cùng, ngài đã nhấn mạnh đến nhu cầu dành cho những Ki-tô hữu để tái khám phá sự thực thi khuyên bảo anh chị em của mình, những người mà đang đắm đuối trong tội lỗi, chúng ta phải lên tiếng không được lặng thinh trước tội ác.
Cha Terence Crotty, Dominico, I-rac là Giáo trưởng San Clemente của Roma, ngài đã nói với Bà Susy Hodges về lý do tại sao mà ngài tin thông điệp Mùa Chay này thử thách thử thách đối với tất cả mọi Ki-tô hữu như vậy. Ngài mô tả nó như một thông điệp tuyệt mỹ và kích động tư duy để nhấn mạnh “những tiêu chuẩn cao mà những Ki-tô hữu được kêu gọi để sống.” Cha Crotty nói tiếp rằng Đức Thánh Cha “khuyến cáo chúng ta trong thông điệp của ngài chống lại chủ nghĩa cá nhân” của một xả hội hiện đại và của sự tồn tại “khép kín trong cái tôi của mình.”
Khâm sứ Tòa Thánh tại Ái Nhĩ Lan: Đức Thánh Cha ‘quyết tâm’ đối phó với việc lạm dụng tính dục
Bùi Hữu Thư
11:00 22/02/2012
Nghi thức công cộng đầu tiên của Tổng Giám Mục Brown
DUBLIN, Ái Nhĩ Lan, ngày 20 tháng 2, 2012 (Zenit.org).- Đức khâm sứ Tòa Thánh tại Ái Nhĩ Lan là tổng giám mục Charles Brown, cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật tại nhà thờ Chánh Tòa Dublin. Đây là nghi thức công cộng đầu tiên của ngài sau khi trình thỉnh nguyện thư cho tổng thống Ái Nhĩ Lan Michael Higgins ngày thứ năm vừa qua.
Ngài được chào đón bởi tổng giám mục Diarmuid Martin, là người cam đoan sẽ hỗ trợ cho ngài: "Chúng tôi muốn hợp tác để xây dựng một Giáo Hội khác, khiêm tốn hơn, nhưng là một Giáo Hội được cải tiến, tin tưởng vào sự đóng góp của giáo huấn của Đức Giêsu Kitô cho Ái Nhĩ Lan tương lai.”
Tổng giám mục Brown giải thích là ngài đến với họ như một người Hoa Kỳ “là hậu duệ của những tổ tiên là người Ái Nhĩ Lan, đã di cư sang Mỹ Châu từ hòn đảo này, họ mang theo không có gì ngoài kho tàng của đức tin Công Giáo, và họ qua bao nhiêu thế kỷ đã truyền lại cho tôi.”
Trước khi được bổ nhiệm làm khâm sứ tại Ái Nhĩ Lan, tổng giám mục Brown đã phục vụ tại Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin từ năm 1994. Ngài được Đức Thánh Cha Benedict XVI tấn phong giám mục ngày 6 tháng Giêng.
Trong bài giảng, tân khâm sứ giải thích là ngài đã phục vụ Đức Thánh Cha nhiều năm và “Đức Thánh Cha Benedict đã phẫn nộ và buồn rầu về những gì ngài được biết về thảm kịch gây nên bởi một số các giáo sĩ và tu sĩ của một số dòng tu.”
Tổng giám mục Brown nói: "Ngay từ ban đầu Đức Thánh Cha Benedict đã quyết tâm và cương quyết thực hiện các cải tổ để giúp cho Giáo Hội đối phó hữu hiệu với những ai lạm dụng sự tin tưởng, cũng như cung cấp những trợ giúp cần thiết cho những nạn nhân."
Không ngưng nghỉ
Ngài hứa hẹn: "Đức Thánh Cha Benedict đã không ngừng và thường xuyên trên mặt trận này, và tôi cam đoan với quý vị là ngài sẽ tiếp tục như vậy."
"Chính Giáo Hội đã bị tổn thương vì tội lỗi của các thành viên," ngài tiếp, đề cập đến các bài Phúc Âm ngày Chúa Nhật về việc Chúa Giêsu chữa lành cho người bị tê liệt.
Ngài tiếp: Và cũng như tội lỗi đã gây nên một sự bại liệt về phần linh hồn, một sự thiếu hẳn năng lượng thiêng liêng là ân sủng, do dó cũng có một loại tê liệt về đường thiêng liêng trong một vài thành phần của Giáo Hội, nơi mà năng lượng này dường như đã biến mất, lòng nhiệt thành đã bay đi, đời sống phụng vụ đã nguội lạnh.
Ngài tiếp: Muốn chữa trị sự tê liệt này, chúng ta cần đến trước sự hiện diện của Chúa Kitô để được chữa lành, trên hết là qua Bí Tích Thánh Thể.
Tuyên bố về niềm vui vì được Đức Thánh Cha chỉ định làm đại diện cho ngài tại Hội Nghị Thánh Thể sẽ được tổ chức tại Dublin vào tháng Sáu, ngài nói: "Tôi tin rằng Chúa Kiô đang chuẩn bị một cái gì đẹp đẽ cho Giáo Hội của Người."
Ngài tuyên bố: "Chính là sự hiện diện đích thực của Người trong Phép Thánh Thể mới có thể chữa lành cho sự tê liệt thiêng liêng của chúng ta, và đổ tràn đầy trong chúng ta ánh sáng và niềm vui, và mang lại ý nghĩa cho đời sống chúng ta, và chuẩn bị chúng ta cho đời sống của thế giới tương lai."
Tận thế và các chờ đợi cứu rỗi
Linh Tiến Khải
12:13 22/02/2012
Phỏng vấn ông Henning Ottmann, giáo sư triết lý chính trị, về các quan điểm tận thế và các chờ đợi cứu rỗi trong tâm thức của con người ngày nay
Trong các ngày 9-11 tháng hai vừa qua, đại hội về đề tài ”Đức Giêsu người đồng thời với chúng ta”, đã diễn ra tại Roma. Đại hội do Ủy ban dự án văn hóa của Hội Đồng Giám Mục Italia tổ chức. Tham dự đại hội đã có nhiều giới chức đạo đời trong đó có Đức Cha Nicolas Thomas Wright, Giám Mục Anh giáo, và ông Henning Ottmann, giáo sư triết lý chính trị.
Giáo sư Henning Ottmann sinh năm 1944 tại Vienne, thủ đô nước Áo, hiện là Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu tư tưởng chính trị Đức. Từ năm 1995 tới năm 2009 giáo sư đã dậy môn Lý thuyết và triết lý chính trị tại Học viện Scholl, và môn Khoa học chính trị tại đại học Luwig-Maximilians Muenchen. Giáo sư là tác giả của nhiều sách, trong đó có bộ sách 9 cuốn về Lịch sử tư tưởng chính trị. Hai cuốn đầu tiên trình bầy lịch sử Hy Lạp: từ Homer cho tới Socrate, rồi từ Platon cho tới chủ thuyết Hy lạp. Cuốn thứ ba giới thiệu lịch sử Roma. Cuốn thứ bốn trình bầy lịch sử thời Trung Cổ. Các cuốn thứ năm tới thứ bẩy trình bầy lịch sử Thời tân tiến: từ Machiavelli cho tới các cuộc Cách mạng lớn; thời của các cuộc Cách Mạng; các trào lưu chính trị thế kỷ XIX. Cuốn thứ tám và thứ chín giới thiệu lịch sử thế kỷ XX: Các chế độ độc tài và việc thắng vượt chúng; Từ lý thuyết phê bình cho tới việc toàn cầu hóa.
Ngoài 2 cuốn tiểu sử của triết gia Nietzsche, giáo sư Ottmann cũng viết một số sách khác về các triết gia Hegel, Nietzsche, Platon, Aristote; một cuốn về ”Cái chết sự sống và nhân phẩm: các lập trường liên quan tới luân lý sinh học hiện nay”; cũng như cuốn ”Luân lý đạo đức tiêu cực”. Giáo sư cũng cộng tác với nhiều nguyệt san chính trị và triết học.
Ngoài việc nghiên cứu triết lý chính trị từ thời xa xưa cho tới ngày nay, giáo sư Ottmann cũng đưa ra các lập trường riêng của mình đối với lãnh vực luân lý đạo đức. Trong tác phẩm ”Luân lý đạo đức tiêu cực” giáo sư khai triển các suy tư và thảo luận về thái độ ”để yên” và dè dặt cá nhân. Giáo sư đề ra năm quyết lệnh: thứ nhất hãy để yên những gì đã được thực hiện tốt đẹp hơn là điều một người có thể làm; thứ hai, hãy để yên điều người khác làm tốt hơn chúng ta; thứ ba, hãy để yên những gì có thể trở thành từ con người chúng ta, những gì phải là như thế; thứ bốn, hãy để yên những gì phải thắng vượt nhưng lại dẫn đưa tới các hậu qủa xấu hơn; và thứ năm hãy để yên những gì mà con người không thể thay đổi được nữa.
Liên quan tới vấn đề luân lý sinh học, giáo sư Ottmann đưa ra các lý lẽ trả lời cho câu hỏi, khi nào con người bắt đầu là người? Và ông trả lời: con người bắt đầu là người, khi đươc thụ thai, tức từ khi tinh trùng của người cha vào bên trong trứng của người mẹ. Con người có tất cả tiềm năng từ bản chất của nó trở thành bản vị mà nó sẽ là. Từ cùng một điểm khởi đầu ấy con người liên tục phát triển và lớn lên.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Henning Ottmann, giáo sư triết lý chính trị, về các quan điểm tận thế và các chờ đợi cứu rỗi trong tâm thức của con người ngày nay.
Hỏi: Thưa giáo sư Ottmann, tại sao một chuyên viên khoa học chính trị như giáo sư mà lại cảm thấy cần phải đối chiếu với gương mặt của Đức Giêsu?
Đáp: Tại vì các giáo huấn nòng cốt của Chúa Giêsu vẫn còn có một vai trò rất lớn trong lãnh vực tôi nghiên cứu. Bản văn trong đó Chúa Giêsu nói: ”Của Cesarê hãy trả cho Cesarê, và của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” từ thánh Agostino được chuyền qua thời Trung Cổ cho đến thời Martin Luther, theo thiển ý tôi, vẫn còn ghi dấu ranh giới nền tảng giữa tôn giáo và chính trị. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến Bài Giảng Trên Núi, với sứ điệp bất bạo động, không kháng cự và yêu thương kẻ thù. Nó đã bị nhiều người chỉ trích, chẳng hạn như Max Weber, cho nó là vô chính trị, nhưng đã luôn luôn được các phong trào chủ hòa đọc trong trong nhãn quan chính trị. Nói một cách tổng quát hơn, thật dễ ghi nhận sự kiện này nơi các phong trào thần học chính trị dọc dài suốt thế kỷ XX: chính trị cánh hữu như Carl Schmidt, cũng như chính trị cánh tả của nền thần học giải phóng như Giorgio Agamben.
Hỏi: Thưa giáo sư, ý niệm về thời gian của chúng ta mang đậm dấu vết của Chúa Kitô Phục sinh đến mức nào?
Đáp: Ý niệm kitô về thời gian và về lịch sử đã và hiện nay vẫn còn như thế, cả khi người ta có tìm cách thoát ra khỏi Kitô giáo và khẳng định một quan niệm hoàn toàn tự tại đi nữa. Người ta nhận thấy rõ điều đó, chẳng hạn trong triết thuyết lịch sử của Lessing, Hegel hay Marx. Lịch sử không thể được suy tư một cách chu kỳ, luôn luôn trở lại, như các triết gia hy lạp thời xưa đã quan niệm. Tất cả mọi người, kể cả người vô thần, đều nghĩ rằng lịch sử hướng tới một mục đích hay một chung kết. Cả các nỗ lực thay thế việc tính toán tháng năm dựa trên biến cố Đức Kitô giáng sinh bằng các thứ lịch khác, như trong thời Cách mạng Pháp, đã luôn luôn thất bại. Không thể gạt Chúa Giêsu Kitô và Kitô giáo khỏi lịch sử nhân loại.
Hỏi: Từ quan điểm này các tiến trình đánh mất đi các giá trị kitô lại không phải là một suy sụp hay sao, thưa giáo sư?
Đáp: Sự kiện đánh mất đi các gía trị kitô không phải là một hiện tượng hoàn vũ, mà chỉ chính yếu liên quan tới Âu châu mà thôi. Nó không dẫn đưa tới chỗ loại trừ tôn giáo, mà dẫn đưa tới sự tồn tại dưới các hình thức thay đổi khác, dưới các hình thức tục hóa. Sự chờ đợi ơn cứu rỗi được dựa trên tất cả những gì có thể như: sự tiến bộ, kỹ thuật, khoa học, kể cả sự tầm thường của việc tiêu thụ - tư tưởng thiên đàng của việc mua sắm, và các khía cạnh khác của cuộc sống thường ngày. Đàng khác, nhu cầu tôn giáo tìm các hình thức mới và là việc kiếm tìm ý nghĩa từ các đường nét duy cá nhân chủ nghĩa. Triết gia Charles Taylor, người Canada, đã để tất cả các điều đó trong tương quan với các nét diễn tả nền văn hóa của chúng ta ngày nay. Và nếu có nổi lên các chờ đợi liên tục ơn cứu rỗi bị tục hóa, thì cũng nổi lên các giới thiệu cánh chung liên tục bị tục hóa, các viễn tượng kinh khủng của một thế giới bị sụp đổ vì một cuộc chiến nguyên tử, một tai ương khí hậu... Hầu như có thể nói rằng năm nào người ta cũng chờ đợi ngày cánh chung, ngày tận thế.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư đã nghiên cứu nhiều về triết gia Nietzsche và đã viết hai cuốn tiểu sử về ông. Giáo sư có nghĩ rằng trực giác của ông về sự trở lại vĩnh cửu của cùng một chuyện, có duy trì một tiềm năng thách đố đối với quan niệm kitô hay không, hay giáo sư nghĩ rằng nó chỉ đơn thuần được coi như là việc sinh ra của một nhà trí thức bị hun nóng qúa mức không?
Đáp: Các triết gia như Nietzsche hay Heidegger đã tìm trốn chạy sự phát triển của tư tưởng mà chúng ta gọi là siêu hình. Họ đã không thành công. Sự trở lại vĩnh cửu mà triết gia Nieztsche đã muốn đối chọi với quan niệm kitô về lịch sử, là một ám ảnh kinh hoàng, bởi vì nó không chỉ có nghĩa là sự trở lại của những gì mà chúng ta coi là sự thiện hảo mà chúng ta phải khổ đau khi xa rời chúng, mà cũng có nghĩa là sự trở lại của những gì là xấu xa tồi bại nữa. Sự trở lại vĩnh cửu như thế cũng có nghĩa là sự trở lại vĩnh cửu của trại tập trung đức quốc xã Auschwitz, với các tàn ác vô nhân kinh khủng của nó.
Đối với quan niệm kitô về thời gian và lịch sử, sự trở lại vĩnh cửu của Nietzsche không cống hiến cho con người một sự lựa chọn thay thế nào cả. Một sự trở lại vĩnh cửu đụng chạm với cùng cái luận lý đó, bởi vì sự tiếp nối trong thời gian của hai thời điểm loại trừ sự kiện cùng một chuyện sẽ xảy ra trở lại.
Hỏi: Các suy tư của triết gia Nietzsche có phản ánh một tư tưởng chống lại Kitô giáo hay không thưa giáo sư?
Đáp: Trong nỗi tuyệt vọng sâu đậm và trong cuộc chiến đấu của ông chống lại Kitô giáo, triết gia Nietzsche chắc hẳn đã ”đạo đức” hơn nhiều người vô ngộ. Quan niệm của ông về Chúa Kitô sát gần với hoàng tử Myskin của văn hào Dostovskij: ông ta cũng là một người điên loạn, nhưng phải nghĩ rằng ông là một người điên loạn trong Chúa Kitô.
(Avvenire 1-2-2012)
Trong các ngày 9-11 tháng hai vừa qua, đại hội về đề tài ”Đức Giêsu người đồng thời với chúng ta”, đã diễn ra tại Roma. Đại hội do Ủy ban dự án văn hóa của Hội Đồng Giám Mục Italia tổ chức. Tham dự đại hội đã có nhiều giới chức đạo đời trong đó có Đức Cha Nicolas Thomas Wright, Giám Mục Anh giáo, và ông Henning Ottmann, giáo sư triết lý chính trị.
Giáo sư Henning Ottmann sinh năm 1944 tại Vienne, thủ đô nước Áo, hiện là Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu tư tưởng chính trị Đức. Từ năm 1995 tới năm 2009 giáo sư đã dậy môn Lý thuyết và triết lý chính trị tại Học viện Scholl, và môn Khoa học chính trị tại đại học Luwig-Maximilians Muenchen. Giáo sư là tác giả của nhiều sách, trong đó có bộ sách 9 cuốn về Lịch sử tư tưởng chính trị. Hai cuốn đầu tiên trình bầy lịch sử Hy Lạp: từ Homer cho tới Socrate, rồi từ Platon cho tới chủ thuyết Hy lạp. Cuốn thứ ba giới thiệu lịch sử Roma. Cuốn thứ bốn trình bầy lịch sử thời Trung Cổ. Các cuốn thứ năm tới thứ bẩy trình bầy lịch sử Thời tân tiến: từ Machiavelli cho tới các cuộc Cách mạng lớn; thời của các cuộc Cách Mạng; các trào lưu chính trị thế kỷ XIX. Cuốn thứ tám và thứ chín giới thiệu lịch sử thế kỷ XX: Các chế độ độc tài và việc thắng vượt chúng; Từ lý thuyết phê bình cho tới việc toàn cầu hóa.
Ngoài 2 cuốn tiểu sử của triết gia Nietzsche, giáo sư Ottmann cũng viết một số sách khác về các triết gia Hegel, Nietzsche, Platon, Aristote; một cuốn về ”Cái chết sự sống và nhân phẩm: các lập trường liên quan tới luân lý sinh học hiện nay”; cũng như cuốn ”Luân lý đạo đức tiêu cực”. Giáo sư cũng cộng tác với nhiều nguyệt san chính trị và triết học.
Ngoài việc nghiên cứu triết lý chính trị từ thời xa xưa cho tới ngày nay, giáo sư Ottmann cũng đưa ra các lập trường riêng của mình đối với lãnh vực luân lý đạo đức. Trong tác phẩm ”Luân lý đạo đức tiêu cực” giáo sư khai triển các suy tư và thảo luận về thái độ ”để yên” và dè dặt cá nhân. Giáo sư đề ra năm quyết lệnh: thứ nhất hãy để yên những gì đã được thực hiện tốt đẹp hơn là điều một người có thể làm; thứ hai, hãy để yên điều người khác làm tốt hơn chúng ta; thứ ba, hãy để yên những gì có thể trở thành từ con người chúng ta, những gì phải là như thế; thứ bốn, hãy để yên những gì phải thắng vượt nhưng lại dẫn đưa tới các hậu qủa xấu hơn; và thứ năm hãy để yên những gì mà con người không thể thay đổi được nữa.
Liên quan tới vấn đề luân lý sinh học, giáo sư Ottmann đưa ra các lý lẽ trả lời cho câu hỏi, khi nào con người bắt đầu là người? Và ông trả lời: con người bắt đầu là người, khi đươc thụ thai, tức từ khi tinh trùng của người cha vào bên trong trứng của người mẹ. Con người có tất cả tiềm năng từ bản chất của nó trở thành bản vị mà nó sẽ là. Từ cùng một điểm khởi đầu ấy con người liên tục phát triển và lớn lên.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Henning Ottmann, giáo sư triết lý chính trị, về các quan điểm tận thế và các chờ đợi cứu rỗi trong tâm thức của con người ngày nay.
Hỏi: Thưa giáo sư Ottmann, tại sao một chuyên viên khoa học chính trị như giáo sư mà lại cảm thấy cần phải đối chiếu với gương mặt của Đức Giêsu?
Đáp: Tại vì các giáo huấn nòng cốt của Chúa Giêsu vẫn còn có một vai trò rất lớn trong lãnh vực tôi nghiên cứu. Bản văn trong đó Chúa Giêsu nói: ”Của Cesarê hãy trả cho Cesarê, và của Thiên Chúa hãy trả cho Thiên Chúa” từ thánh Agostino được chuyền qua thời Trung Cổ cho đến thời Martin Luther, theo thiển ý tôi, vẫn còn ghi dấu ranh giới nền tảng giữa tôn giáo và chính trị. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến Bài Giảng Trên Núi, với sứ điệp bất bạo động, không kháng cự và yêu thương kẻ thù. Nó đã bị nhiều người chỉ trích, chẳng hạn như Max Weber, cho nó là vô chính trị, nhưng đã luôn luôn được các phong trào chủ hòa đọc trong trong nhãn quan chính trị. Nói một cách tổng quát hơn, thật dễ ghi nhận sự kiện này nơi các phong trào thần học chính trị dọc dài suốt thế kỷ XX: chính trị cánh hữu như Carl Schmidt, cũng như chính trị cánh tả của nền thần học giải phóng như Giorgio Agamben.
Hỏi: Thưa giáo sư, ý niệm về thời gian của chúng ta mang đậm dấu vết của Chúa Kitô Phục sinh đến mức nào?
Đáp: Ý niệm kitô về thời gian và về lịch sử đã và hiện nay vẫn còn như thế, cả khi người ta có tìm cách thoát ra khỏi Kitô giáo và khẳng định một quan niệm hoàn toàn tự tại đi nữa. Người ta nhận thấy rõ điều đó, chẳng hạn trong triết thuyết lịch sử của Lessing, Hegel hay Marx. Lịch sử không thể được suy tư một cách chu kỳ, luôn luôn trở lại, như các triết gia hy lạp thời xưa đã quan niệm. Tất cả mọi người, kể cả người vô thần, đều nghĩ rằng lịch sử hướng tới một mục đích hay một chung kết. Cả các nỗ lực thay thế việc tính toán tháng năm dựa trên biến cố Đức Kitô giáng sinh bằng các thứ lịch khác, như trong thời Cách mạng Pháp, đã luôn luôn thất bại. Không thể gạt Chúa Giêsu Kitô và Kitô giáo khỏi lịch sử nhân loại.
Hỏi: Từ quan điểm này các tiến trình đánh mất đi các giá trị kitô lại không phải là một suy sụp hay sao, thưa giáo sư?
Đáp: Sự kiện đánh mất đi các gía trị kitô không phải là một hiện tượng hoàn vũ, mà chỉ chính yếu liên quan tới Âu châu mà thôi. Nó không dẫn đưa tới chỗ loại trừ tôn giáo, mà dẫn đưa tới sự tồn tại dưới các hình thức thay đổi khác, dưới các hình thức tục hóa. Sự chờ đợi ơn cứu rỗi được dựa trên tất cả những gì có thể như: sự tiến bộ, kỹ thuật, khoa học, kể cả sự tầm thường của việc tiêu thụ - tư tưởng thiên đàng của việc mua sắm, và các khía cạnh khác của cuộc sống thường ngày. Đàng khác, nhu cầu tôn giáo tìm các hình thức mới và là việc kiếm tìm ý nghĩa từ các đường nét duy cá nhân chủ nghĩa. Triết gia Charles Taylor, người Canada, đã để tất cả các điều đó trong tương quan với các nét diễn tả nền văn hóa của chúng ta ngày nay. Và nếu có nổi lên các chờ đợi liên tục ơn cứu rỗi bị tục hóa, thì cũng nổi lên các giới thiệu cánh chung liên tục bị tục hóa, các viễn tượng kinh khủng của một thế giới bị sụp đổ vì một cuộc chiến nguyên tử, một tai ương khí hậu... Hầu như có thể nói rằng năm nào người ta cũng chờ đợi ngày cánh chung, ngày tận thế.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư đã nghiên cứu nhiều về triết gia Nietzsche và đã viết hai cuốn tiểu sử về ông. Giáo sư có nghĩ rằng trực giác của ông về sự trở lại vĩnh cửu của cùng một chuyện, có duy trì một tiềm năng thách đố đối với quan niệm kitô hay không, hay giáo sư nghĩ rằng nó chỉ đơn thuần được coi như là việc sinh ra của một nhà trí thức bị hun nóng qúa mức không?
Đáp: Các triết gia như Nietzsche hay Heidegger đã tìm trốn chạy sự phát triển của tư tưởng mà chúng ta gọi là siêu hình. Họ đã không thành công. Sự trở lại vĩnh cửu mà triết gia Nieztsche đã muốn đối chọi với quan niệm kitô về lịch sử, là một ám ảnh kinh hoàng, bởi vì nó không chỉ có nghĩa là sự trở lại của những gì mà chúng ta coi là sự thiện hảo mà chúng ta phải khổ đau khi xa rời chúng, mà cũng có nghĩa là sự trở lại của những gì là xấu xa tồi bại nữa. Sự trở lại vĩnh cửu như thế cũng có nghĩa là sự trở lại vĩnh cửu của trại tập trung đức quốc xã Auschwitz, với các tàn ác vô nhân kinh khủng của nó.
Đối với quan niệm kitô về thời gian và lịch sử, sự trở lại vĩnh cửu của Nietzsche không cống hiến cho con người một sự lựa chọn thay thế nào cả. Một sự trở lại vĩnh cửu đụng chạm với cùng cái luận lý đó, bởi vì sự tiếp nối trong thời gian của hai thời điểm loại trừ sự kiện cùng một chuyện sẽ xảy ra trở lại.
Hỏi: Các suy tư của triết gia Nietzsche có phản ánh một tư tưởng chống lại Kitô giáo hay không thưa giáo sư?
Đáp: Trong nỗi tuyệt vọng sâu đậm và trong cuộc chiến đấu của ông chống lại Kitô giáo, triết gia Nietzsche chắc hẳn đã ”đạo đức” hơn nhiều người vô ngộ. Quan niệm của ông về Chúa Kitô sát gần với hoàng tử Myskin của văn hào Dostovskij: ông ta cũng là một người điên loạn, nhưng phải nghĩ rằng ông là một người điên loạn trong Chúa Kitô.
(Avvenire 1-2-2012)
Mùa Chay là thời gian hoán cải nội tâm và trở về với Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
12:15 22/02/2012
Mùa Chay là thời gian 40 ngày chuẩn bị tinh thần dẫn đưa tín hữu tới lễ Phục Sinh. Đây là thời gian trong đó chúng ta có thể tìm được trở lại lòng can đảm mới giúp kiên nhẫn và tin tưởng chấp nhận mọi tình trạng khó khăn, khổ đau và thử thách, trong ý thức rằng từ tối tăm Chúa sẽ làm cho ngày mới mọc lên.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với hơn 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần 22-2-2012 trong đại thính đường Phaolô VI.
Giữa các phái đoàn tham dự cũng có một nhóm 18 tu huynh kinh viện Dòng thánh Gioan Thiên Chúa, hay Dòng Trợ Thế, trong đó có 6 tu huynh Việt Nam, trong các tuần này đang tham dự khóa huấn luyện chuẩn bị khấn trọn tại Nhà Bề trên tổng quyền của Dòng ở Roma.
Như qúy vị và các bạn đã biết bắt đầu từ thứ tư lễ Tro 22-2-2012 Giáo Hội bước vào Mùa Chay thánh, vì thế trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về ý nghĩa Mùa Chay. Đây là một lộ trình kéo dài 40 ngày dẫn đưa tín hữu tới Tam Nhật Tuần Thánh tưởng niệm cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, là trung tâm mầu nhiệm cứu độ.
Trong các thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội, đây là thời gian mà các anh chị em đã lắng nghe và tiếp nhận Chúa Kitô và Tin Mừng bắt đầu từng bước con đường đức tin và hoán cải để tiến tới chỗ lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Nó là thời gian trong đó các anh chị em tân tòng, tức những người ước muốn trở thành tín hữu kitô và được tháp nhập vào Chúa Kitô và Giáo Hội, tiến tới gần Thiên Chúa hằng sống và bắt đầu cuộc sống đức tin qua việc hoán cải nội tâm sâu xa.
Tiếp theo đó, cả các hối nhân, rồi tất cả mọi tín hữu đã được mời gọi sống lộ trình canh tân tinh thần này, để khiến cho nếp sống của mình ngày càng giống cuộc sống của Chúa Kitô hơn. Sự tham dự của toàn cộng đoàn vào các giai đoạn khác nhau của lộ trình Mùa Chay nhấn mạnh một chiều kích quan trọng của tinh thần tu đức kitô: đó là nhờ cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô ơn cứu chuộc được cống hiến cho tất cả mọi người. Vì thế tất cả mọi tín hữu, những người đang trên lộ trình đức tin như là tân tòng chuẩn bị được rửa tội, những người đã xa rời Thiên Chúa và cộng đoàn đức tin và đang tìm hòa giải, cũng như những người đang sống đức tin trong sự hiệp thông tràn đầy với Giáo Hội, tất cả đều biết rằng thời gian trước lễ Phục Sinh là thời gian ”metanoia”, tức là thay đổi nội tâm, sám hối, hoán cải để gặp gỡ Thiên Chúa. Đức Thánh Cha giải thích con số 40 ngày như sau:
Thật thế, 40 là con số biểu tượng, qua đó Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước diễn tả các giai đoạn đi lên trong kinh nghiệm đức tin của Dân Thiên Chúa. Nó là một con số diễn tả thời gian chờ đợi, thanh tẩy, trở về với Chúa, ý thức rằng Thiên Chúa trung thành với các lời hứa của Người. Số 40 ám chỉ sự kiên trì nhẫn nại, một thử thách dài lâu, một giai đoạn đủ để thấy các công trình của Thiên Chúa, một thời gian trong đó cần quyết định lãnh lấy các trách nhiệm của mình, mà không lần lữa. Đó là thời gian của các quyết định trưởng thành.
Trong Thánh Kinh Cựu Ước chúng ta có thể gặp số 40 rất nhiều lần. Vì lụt hồng thủy, ông Noe đã phải ở trong tầu 40 ngày 40 đêm cùng với gia đình và các thú vật mà Chúa truyền cho ông đem lên tầu. Sau khi hết lụt, ông đã chờ 40 ngày nữa trước khi ra khỏi tầu (x. St 7,4.12; 8,6).
Ông Môshê đã ở trên núi Sinai trước sự hiện diện của Chúa 40 ngày 40 đêm, để nhận Lề Luật. Trong suốt thời gian ấy ông ăn chay (Xh 24,18). Bốn mươi năm đã là thời gian cuộc hành trình của Dân Israel từ Ai Cập về Đất hứa (Đnl 8,2.4). Các năm thái bình dân Isrel được hưởng dưới thời các Thủ Lãnh là 40 năm ( Tl 3,11.30), nhưng sau đó họ quên đi các ơn của Thiên Chúa và lại phạm tội. Ngôn sứ Elia đi 40 ngày tới núi Horeb, nơi gặp gỡ Thiên Chúa (1 V 19,8). Dân thành Ninive cũng ăn chay 40 ngày để được ơn tha thứ của Thiên Chúa (Gn 3,4). Bốn mươi năm cũng là thời gian trị vì của các vua Saul (Cv 13,21), Đavít (2 Sm 5,4-5) và Salomon (1 V 11,41), là ba vị vua đầu tiên của dân Israel. Các Thánh Vịnh cũng phản ánh ý nghĩa kinh thánh của số 40 năm, chẳng hạn thánh vịnh 95 mà chúng ta đã nghe đọc: ”Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: ”Các ngươi chớ cứng lòng như tại Meriba, như ngày ở Masa trong sa mạc, nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức và dám thử thách Ta, dù đã thấy những việc Ta làm. Suốt bốn mươi năm dòng giống này làm Ta chán ngán, Ta đã nói: đây là dân tâm hồn lầm lạc, chúng nào biết đến đường lối của Ta” (Tv 95,7c-10).
Trong Thánh Kinh Tân Ước trước khi bắt đầu cuộc sống công khai, Chúa Giêsu cũng đã lui vào trong sa mạc 40 ngày không ăn không uống (Mt 4,2): Người nuôi mình bằng Lời Chúa, và dùng Lời Chúa như vũ khí để chiến thắng ma qủy. Các cám dỗ của Chúa Giêsu nhắc lại các cám dỗ mà dân Do thái đã đương đầu trong sa mac, nhưng đã không biết vượt thắng chúng. Bốn mươi ngày đã là thời gian Chúa Giêsu phục sinh giáo huấn các môn đệ, trước khi lên Trời và gửi Chúa Thánh Thần xuống (Cv 1,3).
Bối cảnh tinh thần ấy của số 40 vẫn còn thời sự và có giá trị, và qua các ngày của mùa chay này, Giáo Hội có ý duy trì giá trị kéo dài của nó và khiến cho nó hữu hiệu đối với chúng ta. Đức Thánh Cha giải thích mục đích phụng vụ kitô trong Mùa Chay như sau:
Phụng vụ kitô của Mùa Chay có mục đích tạo thuận lợi cho con đường canh tân tinh thần, dưới ánh sáng của kinh nghiệm lâu dài trong Thánh Kinh kể trên, và nhất là giúp tín hữu học hiểu và noi gương Chúa Giêsu, Đấng đã sống 40 ngày trong sa mạc và dậy chúng ta biết chiến thắng các cám dỗ với Lời Chúa.
Bốn mươi năm cuộc hành trình của dân Israel trong sa mạc diễn tả các thái độ và tình trạng sống hai mặt. Một đàng chúng là thời gian của tình yêu đầu tiên giữa Thiên Chúa và dân Người, khi Chúa nói với con tim của họ và liên tục chỉ đường cho họ. Thiên Chúa đã ở giữa Israel, đi trước họ trong một đám mây hay một cột lửa, hàng ngày lo lắng thực phẩm cho họ, khiến cho bánh manna rơi xuống cho họ ăn, và nước vọt ra từ tảng đá cho họ uống. Vì thế các năm Israel sống trong sa mạc có thể coi như thời gian của sự tuyển chọn đặc biệt của Thiên Chúa và sự gắn bó của Israel với Người. Đàng khác, Thánh Kinh cũng cho thấy một hình ảnh khác cuộc hành trình của dân Israel trong sa mạc: nó cũng là thời gian của các thử thách và các hiểm nguy lớn nhất, khi dân Israel lẩm bẩm kêu trách Thiên Chúa và muốn trở về với cuộc sống ngoại giáo và xây dựng các thần tượng của mình, vì họ cảm thấy cần phải tôn thờ một Thiên Chúa gần gũi hơn và có thể sờ mó được. Nó cũng là thời gian của sự nổi loạn chống lại Thiên Chúa cao cả và vô hình.
Cái hai mặt ấy cũng hiện diện trong con đường dương thế của Chúa Giêsu, dĩ nhiên là chỉ không có việc giàn xếp với tội lỗi mà thôi. Sau khi lãnh nhận phép rửa từ tay Gioan Tẩy Giả và lãnh lấy số phận của Người Tôi Tớ của Thiên Chúa, khước từ chính mình để sống cho người khác và gánh lấy tội lỗi của thế giới trên vai, Chúa Giêsu vào trong sa mạc để sống trong sự kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa Cha 40 ngày. Như thế Người lập lại lịch sử của dân Israel và tất cả các tiết nhịp của 40 ngày năm. Sự năng động đó là một nét thường hằng trong cuộc đời dương thế của Chúa Giêsu, là Đấng luôn tìm các lúc cô tịch để cầu nguyện với Cha Người và ở trong sự hiệp thông thân tình và sự cô đơn sâu xa với Thiên Chúa Cha, hiệp thông triệt để với Người rồi trở lại giữa đám đông. Nhưng trong các thời gian sa mạc, gặp gỡ đặc biệt đó với Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu gặp nguy cơ bị Kẻ Dữ cám dỗ tấn công; nó đề nghị với Người một con đường cứu thế khác xa lạ với chương trình của Thiên Chúa, vì đi ngang qua quyền bính, thành công, chứ không phải là chương trình cứu thế của sự hiến dâng và tình yêu của chính mình.
Tình trạng hai mặt ấy cũng miêu tả điều kiện của Giáo Hội lữ hành trong ”sa mạc” của thế giới này và của lịch sử. Trong ”sa mạc” đó chúng ta chắc chắn có cơ may sống kinh nghiệm về Thiên Chúa, Đấng làm cho tinh thần được mạnh mẽ, củng cố niềm tin, dưỡng nuôi hy vọng, linh hoạt bác ái, một kinh nghiệm khiến cho chúng ta được tham dự vào chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và trên cái chết, qua Hiến Tế tình yêu trên thập giá. Và Đức Thánh Cha nói đến cái nguy hiểm của sa mạc trần gian như sau:
Nhưng sa mạc cũng là khía cạnh tiêu cực của thực tại bao quanh chúng ta: sự khô cằn, nghèo nàn lời nói của sự sống và các giá trị, chủ thuyết đời và nền văn hóa duy vật giam cầm con người trong chân trời trần thế của cuộc sống, và giảm trừ nó khỏi mọi quy chiếu về sự siêu việt. Nó cũng là môi trường, trong đó bầu trời bên trên chúng ta tăm tối vì bị bao phủ bởi mây mù của ích kỷ, không hiểu biết và lừa dối. Mặc dù thế, cả đối với Giáo Hội nữa, thời gian sa mạc có thể biến thành thời gian ân sủng, bởi vì chúng ta chắc chắn rằng cả từ tảng đá cứng nhất Thiên Chúa cũng có thể làm vọt ra nước sự sống giải khát và củng cố chúng ta.
Sau khi chào tín hữu và các đoàn hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và cầu chúc tất cả một Mùa Chay sốt mến thánh thiện Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói như trên với hơn 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần 22-2-2012 trong đại thính đường Phaolô VI.
Giữa các phái đoàn tham dự cũng có một nhóm 18 tu huynh kinh viện Dòng thánh Gioan Thiên Chúa, hay Dòng Trợ Thế, trong đó có 6 tu huynh Việt Nam, trong các tuần này đang tham dự khóa huấn luyện chuẩn bị khấn trọn tại Nhà Bề trên tổng quyền của Dòng ở Roma.
Như qúy vị và các bạn đã biết bắt đầu từ thứ tư lễ Tro 22-2-2012 Giáo Hội bước vào Mùa Chay thánh, vì thế trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về ý nghĩa Mùa Chay. Đây là một lộ trình kéo dài 40 ngày dẫn đưa tín hữu tới Tam Nhật Tuần Thánh tưởng niệm cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, là trung tâm mầu nhiệm cứu độ.
Trong các thế kỷ đầu của lịch sử Giáo Hội, đây là thời gian mà các anh chị em đã lắng nghe và tiếp nhận Chúa Kitô và Tin Mừng bắt đầu từng bước con đường đức tin và hoán cải để tiến tới chỗ lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Nó là thời gian trong đó các anh chị em tân tòng, tức những người ước muốn trở thành tín hữu kitô và được tháp nhập vào Chúa Kitô và Giáo Hội, tiến tới gần Thiên Chúa hằng sống và bắt đầu cuộc sống đức tin qua việc hoán cải nội tâm sâu xa.
Tiếp theo đó, cả các hối nhân, rồi tất cả mọi tín hữu đã được mời gọi sống lộ trình canh tân tinh thần này, để khiến cho nếp sống của mình ngày càng giống cuộc sống của Chúa Kitô hơn. Sự tham dự của toàn cộng đoàn vào các giai đoạn khác nhau của lộ trình Mùa Chay nhấn mạnh một chiều kích quan trọng của tinh thần tu đức kitô: đó là nhờ cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô ơn cứu chuộc được cống hiến cho tất cả mọi người. Vì thế tất cả mọi tín hữu, những người đang trên lộ trình đức tin như là tân tòng chuẩn bị được rửa tội, những người đã xa rời Thiên Chúa và cộng đoàn đức tin và đang tìm hòa giải, cũng như những người đang sống đức tin trong sự hiệp thông tràn đầy với Giáo Hội, tất cả đều biết rằng thời gian trước lễ Phục Sinh là thời gian ”metanoia”, tức là thay đổi nội tâm, sám hối, hoán cải để gặp gỡ Thiên Chúa. Đức Thánh Cha giải thích con số 40 ngày như sau:
Thật thế, 40 là con số biểu tượng, qua đó Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước diễn tả các giai đoạn đi lên trong kinh nghiệm đức tin của Dân Thiên Chúa. Nó là một con số diễn tả thời gian chờ đợi, thanh tẩy, trở về với Chúa, ý thức rằng Thiên Chúa trung thành với các lời hứa của Người. Số 40 ám chỉ sự kiên trì nhẫn nại, một thử thách dài lâu, một giai đoạn đủ để thấy các công trình của Thiên Chúa, một thời gian trong đó cần quyết định lãnh lấy các trách nhiệm của mình, mà không lần lữa. Đó là thời gian của các quyết định trưởng thành.
Trong Thánh Kinh Cựu Ước chúng ta có thể gặp số 40 rất nhiều lần. Vì lụt hồng thủy, ông Noe đã phải ở trong tầu 40 ngày 40 đêm cùng với gia đình và các thú vật mà Chúa truyền cho ông đem lên tầu. Sau khi hết lụt, ông đã chờ 40 ngày nữa trước khi ra khỏi tầu (x. St 7,4.12; 8,6).
Ông Môshê đã ở trên núi Sinai trước sự hiện diện của Chúa 40 ngày 40 đêm, để nhận Lề Luật. Trong suốt thời gian ấy ông ăn chay (Xh 24,18). Bốn mươi năm đã là thời gian cuộc hành trình của Dân Israel từ Ai Cập về Đất hứa (Đnl 8,2.4). Các năm thái bình dân Isrel được hưởng dưới thời các Thủ Lãnh là 40 năm ( Tl 3,11.30), nhưng sau đó họ quên đi các ơn của Thiên Chúa và lại phạm tội. Ngôn sứ Elia đi 40 ngày tới núi Horeb, nơi gặp gỡ Thiên Chúa (1 V 19,8). Dân thành Ninive cũng ăn chay 40 ngày để được ơn tha thứ của Thiên Chúa (Gn 3,4). Bốn mươi năm cũng là thời gian trị vì của các vua Saul (Cv 13,21), Đavít (2 Sm 5,4-5) và Salomon (1 V 11,41), là ba vị vua đầu tiên của dân Israel. Các Thánh Vịnh cũng phản ánh ý nghĩa kinh thánh của số 40 năm, chẳng hạn thánh vịnh 95 mà chúng ta đã nghe đọc: ”Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán: ”Các ngươi chớ cứng lòng như tại Meriba, như ngày ở Masa trong sa mạc, nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức và dám thử thách Ta, dù đã thấy những việc Ta làm. Suốt bốn mươi năm dòng giống này làm Ta chán ngán, Ta đã nói: đây là dân tâm hồn lầm lạc, chúng nào biết đến đường lối của Ta” (Tv 95,7c-10).
Trong Thánh Kinh Tân Ước trước khi bắt đầu cuộc sống công khai, Chúa Giêsu cũng đã lui vào trong sa mạc 40 ngày không ăn không uống (Mt 4,2): Người nuôi mình bằng Lời Chúa, và dùng Lời Chúa như vũ khí để chiến thắng ma qủy. Các cám dỗ của Chúa Giêsu nhắc lại các cám dỗ mà dân Do thái đã đương đầu trong sa mac, nhưng đã không biết vượt thắng chúng. Bốn mươi ngày đã là thời gian Chúa Giêsu phục sinh giáo huấn các môn đệ, trước khi lên Trời và gửi Chúa Thánh Thần xuống (Cv 1,3).
Bối cảnh tinh thần ấy của số 40 vẫn còn thời sự và có giá trị, và qua các ngày của mùa chay này, Giáo Hội có ý duy trì giá trị kéo dài của nó và khiến cho nó hữu hiệu đối với chúng ta. Đức Thánh Cha giải thích mục đích phụng vụ kitô trong Mùa Chay như sau:
Phụng vụ kitô của Mùa Chay có mục đích tạo thuận lợi cho con đường canh tân tinh thần, dưới ánh sáng của kinh nghiệm lâu dài trong Thánh Kinh kể trên, và nhất là giúp tín hữu học hiểu và noi gương Chúa Giêsu, Đấng đã sống 40 ngày trong sa mạc và dậy chúng ta biết chiến thắng các cám dỗ với Lời Chúa.
Bốn mươi năm cuộc hành trình của dân Israel trong sa mạc diễn tả các thái độ và tình trạng sống hai mặt. Một đàng chúng là thời gian của tình yêu đầu tiên giữa Thiên Chúa và dân Người, khi Chúa nói với con tim của họ và liên tục chỉ đường cho họ. Thiên Chúa đã ở giữa Israel, đi trước họ trong một đám mây hay một cột lửa, hàng ngày lo lắng thực phẩm cho họ, khiến cho bánh manna rơi xuống cho họ ăn, và nước vọt ra từ tảng đá cho họ uống. Vì thế các năm Israel sống trong sa mạc có thể coi như thời gian của sự tuyển chọn đặc biệt của Thiên Chúa và sự gắn bó của Israel với Người. Đàng khác, Thánh Kinh cũng cho thấy một hình ảnh khác cuộc hành trình của dân Israel trong sa mạc: nó cũng là thời gian của các thử thách và các hiểm nguy lớn nhất, khi dân Israel lẩm bẩm kêu trách Thiên Chúa và muốn trở về với cuộc sống ngoại giáo và xây dựng các thần tượng của mình, vì họ cảm thấy cần phải tôn thờ một Thiên Chúa gần gũi hơn và có thể sờ mó được. Nó cũng là thời gian của sự nổi loạn chống lại Thiên Chúa cao cả và vô hình.
Cái hai mặt ấy cũng hiện diện trong con đường dương thế của Chúa Giêsu, dĩ nhiên là chỉ không có việc giàn xếp với tội lỗi mà thôi. Sau khi lãnh nhận phép rửa từ tay Gioan Tẩy Giả và lãnh lấy số phận của Người Tôi Tớ của Thiên Chúa, khước từ chính mình để sống cho người khác và gánh lấy tội lỗi của thế giới trên vai, Chúa Giêsu vào trong sa mạc để sống trong sự kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa Cha 40 ngày. Như thế Người lập lại lịch sử của dân Israel và tất cả các tiết nhịp của 40 ngày năm. Sự năng động đó là một nét thường hằng trong cuộc đời dương thế của Chúa Giêsu, là Đấng luôn tìm các lúc cô tịch để cầu nguyện với Cha Người và ở trong sự hiệp thông thân tình và sự cô đơn sâu xa với Thiên Chúa Cha, hiệp thông triệt để với Người rồi trở lại giữa đám đông. Nhưng trong các thời gian sa mạc, gặp gỡ đặc biệt đó với Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu gặp nguy cơ bị Kẻ Dữ cám dỗ tấn công; nó đề nghị với Người một con đường cứu thế khác xa lạ với chương trình của Thiên Chúa, vì đi ngang qua quyền bính, thành công, chứ không phải là chương trình cứu thế của sự hiến dâng và tình yêu của chính mình.
Tình trạng hai mặt ấy cũng miêu tả điều kiện của Giáo Hội lữ hành trong ”sa mạc” của thế giới này và của lịch sử. Trong ”sa mạc” đó chúng ta chắc chắn có cơ may sống kinh nghiệm về Thiên Chúa, Đấng làm cho tinh thần được mạnh mẽ, củng cố niềm tin, dưỡng nuôi hy vọng, linh hoạt bác ái, một kinh nghiệm khiến cho chúng ta được tham dự vào chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và trên cái chết, qua Hiến Tế tình yêu trên thập giá. Và Đức Thánh Cha nói đến cái nguy hiểm của sa mạc trần gian như sau:
Nhưng sa mạc cũng là khía cạnh tiêu cực của thực tại bao quanh chúng ta: sự khô cằn, nghèo nàn lời nói của sự sống và các giá trị, chủ thuyết đời và nền văn hóa duy vật giam cầm con người trong chân trời trần thế của cuộc sống, và giảm trừ nó khỏi mọi quy chiếu về sự siêu việt. Nó cũng là môi trường, trong đó bầu trời bên trên chúng ta tăm tối vì bị bao phủ bởi mây mù của ích kỷ, không hiểu biết và lừa dối. Mặc dù thế, cả đối với Giáo Hội nữa, thời gian sa mạc có thể biến thành thời gian ân sủng, bởi vì chúng ta chắc chắn rằng cả từ tảng đá cứng nhất Thiên Chúa cũng có thể làm vọt ra nước sự sống giải khát và củng cố chúng ta.
Sau khi chào tín hữu và các đoàn hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và cầu chúc tất cả một Mùa Chay sốt mến thánh thiện Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ với nghi thức bỏ tro
LM. Trần Đức Anh, O.P
12:16 22/02/2012
ROMA: Chiều thứ tư lễ tro, 22-2-2012, ĐTC Biển Đức đã chủ sự cuộc rước sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh và chủ sự thánh lễ tại đền thờ này với nghi thức bỏ tro mở đầu Mùa Chay Thánh.
Lúc quá 4 giờ rưỡi, ĐTC cùng với hơn HY, 30 GM, các tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng liên hệ, đi rước trên quãng đường 500 mét, vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và các bài thánh ca thống hối khác. Lần đầu tiên, ĐTC đi trên một chiếc xe nhỏ mui trần, có hai Đức Ông thuộc ban nghi lễ phụng vụ tháp tùng, thay vì đi bộ như từ trước đến nay.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, trên đồi Avventino, có từ thế kỷ thứ V, ĐTC đã chủ sự thánh lễ, trước sự tham dự của các Hồng Y và Giám Mục, linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.
Trong bài giảng, ĐTC đặc biệt diễn giải ý nghĩa của tro bụi, đặc biệt là câu Chúa nói trong sách Sáng thế, được lập lại trong phụng vụ lễ tro ”Ngươi là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” (St 3,19). Ngài nói: ”Khi Chúa phán với con người ”Ngươi là bụi tro và sẽ trở về với bụi tro!”, cùng với hình phạt chính đáng, Chúa cũng muốn loan báo một con đường cứu độ, tiến qua đất, qua ”bụi tro”, qua xác thể sẽ được chính Ngôi Lời nhận lấy. Chính trong viễn tượng cứu độ ấy mà Lời sách Sáng Thế được phụng vụ thứ tư lễ tro lấy lại: như một lời mời gọi thống hối, khiêm tốn, ý thức về thân phận hay chết của mình, nhưng không phải để rơi vào tuyệt vọng, trái lại để đón nhận chính trong thân phận hay chết của chúng ta, sự gần gũi vô biên của Thiên Chúa, Đấng qua cái chết, mở cho chúng ta con đường tới sự phục sinh, tới thiên đàng được tìm lại”.
ĐTC cũng nhận xét rằng ”sở dĩ chúng ta có thể được hưởng ơn tha thứ của Thiên Chúa, là do sự kiện cốt yếu này: chính Thiên Chúa, trong con của Ngài, đã muốn chia sẻ thân phận của chúng ta, không phải sự hư nát do tội lỗi. Chính Thiên Chúa Cha đã cho Con của Ngài được phục sinh nhờ quyền năng của Thánh Linh, và Chúa Giêsu là Adam mới, trở thành ”Thần khí ban sự sống” (1 Cr 15,45), là hoa quả đầu mùa của công trình sáng tạo mới.. Vị Thiên Chúa đã trục xuất nguyên tổ khỏi vườn địa đàng, đã sai Con của Ngài xuống trần thế bị tội lỗi tàn phá, để chúng ta, những đứa con hoang đàng của Ngài, có thể trở về quê hương chân thực, trong tinh thần thống hối và được lượng từ bi của Ngài cứu chuộc. Điều đó cũng xảy ra cho mỗi người chúng ta, cho mọi tín hữu, cho mỗi người khiêm tốn nhìn nhận mình cần ơn cứu độ”.
Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Jozef Tomko, người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh nữ Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng y và một số tín hữu, trong khi 12 LM bỏ tro trên đầu các tín hữu hiện diện.
Trọn buổi lễ, ĐTC được hai vị HY Phó Tế giúp đỡ, đó là ĐHY Fernado Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, và ĐHY Domenico Calcagno, Chủ tịch cơ quan quản trị tài sản của Tòa Thánh (Apsa). (SD 22-2-2012)
Lúc quá 4 giờ rưỡi, ĐTC cùng với hơn HY, 30 GM, các tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng liên hệ, đi rước trên quãng đường 500 mét, vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và các bài thánh ca thống hối khác. Lần đầu tiên, ĐTC đi trên một chiếc xe nhỏ mui trần, có hai Đức Ông thuộc ban nghi lễ phụng vụ tháp tùng, thay vì đi bộ như từ trước đến nay.
Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, trên đồi Avventino, có từ thế kỷ thứ V, ĐTC đã chủ sự thánh lễ, trước sự tham dự của các Hồng Y và Giám Mục, linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hội Hiệp sĩ Malta.
Trong bài giảng, ĐTC đặc biệt diễn giải ý nghĩa của tro bụi, đặc biệt là câu Chúa nói trong sách Sáng thế, được lập lại trong phụng vụ lễ tro ”Ngươi là tro bụi và sẽ trở về bụi tro” (St 3,19). Ngài nói: ”Khi Chúa phán với con người ”Ngươi là bụi tro và sẽ trở về với bụi tro!”, cùng với hình phạt chính đáng, Chúa cũng muốn loan báo một con đường cứu độ, tiến qua đất, qua ”bụi tro”, qua xác thể sẽ được chính Ngôi Lời nhận lấy. Chính trong viễn tượng cứu độ ấy mà Lời sách Sáng Thế được phụng vụ thứ tư lễ tro lấy lại: như một lời mời gọi thống hối, khiêm tốn, ý thức về thân phận hay chết của mình, nhưng không phải để rơi vào tuyệt vọng, trái lại để đón nhận chính trong thân phận hay chết của chúng ta, sự gần gũi vô biên của Thiên Chúa, Đấng qua cái chết, mở cho chúng ta con đường tới sự phục sinh, tới thiên đàng được tìm lại”.
ĐTC cũng nhận xét rằng ”sở dĩ chúng ta có thể được hưởng ơn tha thứ của Thiên Chúa, là do sự kiện cốt yếu này: chính Thiên Chúa, trong con của Ngài, đã muốn chia sẻ thân phận của chúng ta, không phải sự hư nát do tội lỗi. Chính Thiên Chúa Cha đã cho Con của Ngài được phục sinh nhờ quyền năng của Thánh Linh, và Chúa Giêsu là Adam mới, trở thành ”Thần khí ban sự sống” (1 Cr 15,45), là hoa quả đầu mùa của công trình sáng tạo mới.. Vị Thiên Chúa đã trục xuất nguyên tổ khỏi vườn địa đàng, đã sai Con của Ngài xuống trần thế bị tội lỗi tàn phá, để chúng ta, những đứa con hoang đàng của Ngài, có thể trở về quê hương chân thực, trong tinh thần thống hối và được lượng từ bi của Ngài cứu chuộc. Điều đó cũng xảy ra cho mỗi người chúng ta, cho mọi tín hữu, cho mỗi người khiêm tốn nhìn nhận mình cần ơn cứu độ”.
Trong nghi thức bỏ tro sau bài giảng, ĐHY Jozef Tomko, người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo, có nhà thờ hiệu tòa là Đền thờ thánh nữ Sabina, đã bỏ tro trên đầu ĐTC, trước khi ngài bỏ tro cho các Hồng y và một số tín hữu, trong khi 12 LM bỏ tro trên đầu các tín hữu hiện diện.
Trọn buổi lễ, ĐTC được hai vị HY Phó Tế giúp đỡ, đó là ĐHY Fernado Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, và ĐHY Domenico Calcagno, Chủ tịch cơ quan quản trị tài sản của Tòa Thánh (Apsa). (SD 22-2-2012)
Đức Thánh Cha nói: Mùa Chay phải là mùa của ân sủng và vượt thắng mọi cám dỗ
Bùi Hữu Thư
14:43 22/02/2012
VATICAN (CNS) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: 40 ngày của Mùa Chay là thời gian để canh tân đời sống thiêng liêng, để chuẩn bị cho Phục Sinh, nhưng cũng là thời kỳ để nhìn nhận rằng thần dữ vẫn đang hoành hành trên thế giới và ngay chính Giáo Hội Công Giáo cũng phải đối phó với nhiều chước cám dỗ.
Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa của Mùa Chay trong buổi triều kiến chung hàng tuần ngày Thứ Tư Lễ Tro 22 tháng 2.
Đức Thánh Cha nói: Cũng như người dân Ít-raen trong 40 năm lưu đầy và cũng như Chúa Giêsu trong 40 ngày trong sa mạc, Giáo Hội Công Giáo và các thành viên cảm nhận được ân sủng của Chúa, nhưng cũng bị sự dữ bao vây chung quanh và bị cám dỗ bởi quyền bính và tính ích kỷ.
Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu, trước khi khởi sự sứ vụ công cộng, đã rút lui vào sa mạc trong 40 ngày. Ăn chay, "Người được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa, mà Người đã dùng như vũ khí để chiến thắng thần dữ."
Đức Thánh Cha Benedict nói: cảm nhận ân sủng của Chúa, và các chước cám dỗ, không chỉ riêng mình các giáo dân Công Giáo và Giáo Hội thời nay mới bị quyến rũ.
Đức Thánh Cha nói: Trong 40 ngày trong sa mạc, người dân Ít-raen được Thiên Chúa hướng dẫn, được nuôi dưỡng bằng bánh manna và nước uống từ tảng đá, nhưng họ cũng mệt mỏi, họ than vãn và bị cám dỗ để trở lại với việc thờ tà thần. Và trải qua 40 ngày trong sa mạc trước khi bắt đầu sứ vụ rao giảng, Chúa Giêsu cảm nhận sự gần gũi với Thiên Chúa, nhưng cũng phải đối chọi với các cám dỗ của ma qủy về "quyền hành, thành quả và sự thống trị."
Đức Thánh Cha nói: "Hoàn cảnh nước đôi này cũng mô tả hoàn cảnh của Giáo Hội lữ hành trong sa mạc của thế giới và lịch sử. Trong sa mạc này, chúng ta là các tín hữu chắc chắn có cơ hội để có cảm nhận sâu xa về Thiên Chúa, thêm sức cho đức tin, nuôi dưỡng niềm hy vọng và làm cho đức ái của chúng ta sống động."
Tuy nhiên, ngài nói: "sa mạc cũng là khiá cạnh tiêu cực của thực tại đang bao vây chúng ta, sự nghèo nàn của lời nói và các giá trị, chủ nghĩa thế tục hóa và vật chất" đang cố gắng thuyết phục chúng ta là Thiên Chúa không hiện diện.
Đức Thánh Cha nói: Tuy vậy, "thời gian trong sa mạc có thể được biến đổi thành thời gian của ân sủng" vì Thiên Chúa uy quyền hơn các cám dỗ của thế gian.
Vào cuối buổi triều kiến, Đức Thánh Cha Benedict đã tiếp đức giám mục Keith Newton, lãnh đạo Giáo Hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham. Các thành viên của giáo hạt - đã được thiết lập tháng 1, 2011 để chăm sóc mục vụ cho các cựu tín hữu Anh Giáo tại Anh Quốc và Wales - đang tham dự một cuộc hành hương đến Vatican để cám ơn Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa của Mùa Chay trong buổi triều kiến chung hàng tuần ngày Thứ Tư Lễ Tro 22 tháng 2.
Đức Thánh Cha nói: Cũng như người dân Ít-raen trong 40 năm lưu đầy và cũng như Chúa Giêsu trong 40 ngày trong sa mạc, Giáo Hội Công Giáo và các thành viên cảm nhận được ân sủng của Chúa, nhưng cũng bị sự dữ bao vây chung quanh và bị cám dỗ bởi quyền bính và tính ích kỷ.
Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu, trước khi khởi sự sứ vụ công cộng, đã rút lui vào sa mạc trong 40 ngày. Ăn chay, "Người được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa, mà Người đã dùng như vũ khí để chiến thắng thần dữ."
Đức Thánh Cha Benedict nói: cảm nhận ân sủng của Chúa, và các chước cám dỗ, không chỉ riêng mình các giáo dân Công Giáo và Giáo Hội thời nay mới bị quyến rũ.
Đức Thánh Cha nói: Trong 40 ngày trong sa mạc, người dân Ít-raen được Thiên Chúa hướng dẫn, được nuôi dưỡng bằng bánh manna và nước uống từ tảng đá, nhưng họ cũng mệt mỏi, họ than vãn và bị cám dỗ để trở lại với việc thờ tà thần. Và trải qua 40 ngày trong sa mạc trước khi bắt đầu sứ vụ rao giảng, Chúa Giêsu cảm nhận sự gần gũi với Thiên Chúa, nhưng cũng phải đối chọi với các cám dỗ của ma qủy về "quyền hành, thành quả và sự thống trị."
Đức Thánh Cha nói: "Hoàn cảnh nước đôi này cũng mô tả hoàn cảnh của Giáo Hội lữ hành trong sa mạc của thế giới và lịch sử. Trong sa mạc này, chúng ta là các tín hữu chắc chắn có cơ hội để có cảm nhận sâu xa về Thiên Chúa, thêm sức cho đức tin, nuôi dưỡng niềm hy vọng và làm cho đức ái của chúng ta sống động."
Tuy nhiên, ngài nói: "sa mạc cũng là khiá cạnh tiêu cực của thực tại đang bao vây chúng ta, sự nghèo nàn của lời nói và các giá trị, chủ nghĩa thế tục hóa và vật chất" đang cố gắng thuyết phục chúng ta là Thiên Chúa không hiện diện.
Đức Thánh Cha nói: Tuy vậy, "thời gian trong sa mạc có thể được biến đổi thành thời gian của ân sủng" vì Thiên Chúa uy quyền hơn các cám dỗ của thế gian.
Vào cuối buổi triều kiến, Đức Thánh Cha Benedict đã tiếp đức giám mục Keith Newton, lãnh đạo Giáo Hạt Tòng Nhân Đức Mẹ Walsingham. Các thành viên của giáo hạt - đã được thiết lập tháng 1, 2011 để chăm sóc mục vụ cho các cựu tín hữu Anh Giáo tại Anh Quốc và Wales - đang tham dự một cuộc hành hương đến Vatican để cám ơn Đức Thánh Cha.
Top Stories
Patriarch of Jerusalem: Lenten reflection calls for fasting Peace
+ Patriarch Fouad Twal
12:08 22/02/2012
Dear Brothers and Sisters in Christ, “Grace and peace be with you all!”
1. We read in the Gospel that “Jesus fasted for forty days and forty nights.” (Mt 4:2)
This fast very likely took place in the desert region four kilometers northwest of Jericho, on a mountain named “Quarantena” (or Quruntul in Arabic). In the 12th century, the mountain belonged to the Latin Canons of the Holy Sepulcher, and was inhabited by a group of clerics named the Brothers of the Forty Days.
Once more, our Church of Jerusalem may speak not only about history, but also of the geography and the topography of Salvation. This site, not far from Jordan, is a place of pilgrimage not only for Christians coming from afar but also for the local faithful who are invited to visit the sites of our Redemption with piety.
2. A fast which the Lord did not need!
In theory Jesus could have miraculously dispensed with food; but “he had to become like his brothers” and sisters - other men, and “has similarly been tested in every way, yet without sin.” (Heb 4:15) Neither his fast, nor even his baptism from John, satisfied any kind of personal necessity. In contrast, penance, fasting, reconciliation, with prayer and almsgiving are indispensable for us for the atonement of our own sins. However, there is an essential difference: we have in the fast of our Lord, a magnificent example for ourselves. We cannot fast for forty days and forty nights “without anything to eat;” but during Lent the Church undertakes to re-enact the time passed by Christ in the desert in prayer and fasting. The intention of the Church is clear: “to imitate Christ” (1 Cor 11:2) who “wished to serve as an example,” not only in the washing of one another’s feet (Jn 13:15) but also in every other domain. (Phil 2:5)
Our fast intends to imitate that of Christ, who himself followed the example of Moses who fasted forty days before receiving the tablets of the Commandments. (Ex 34: 28-29) Elijah also fasted for forty days before his encounter with the Lord on Horeb. (1 Kgs 19:8) During the transfiguration of our Lord on Mount Tabor, it was precisely these two figures, who had fasted forty days, who appeared beside the Messiah in glory.
3. A “preventive” and atoning fast
In his 2009 Lenten message, Pope Benedict XVI raised the question of what value and sense there might be for us Christians today, in depriving ourselves of food and drink, both being necessities for our health and survival. He responded with support from Holy Scripture and Christian Tradition that a fast is an important undertaking for the avoidance of sin and all that might lead us to it.
In his Lenten message for 2011, the Pope denounced greed, as if men wanted to “devour the world.” He stated, “we are often faced with the temptation of accumulating and love of money that undermine God’s primacy in our lives.” In 2008, he courageously said: “According to the teaching of the Gospel, we are not owners but rather administrators of the goods we possess: these, then, are not to be considered as our exclusive possession, but means through which the Lord calls each one of us to act as a steward of His providence for our neighbor.” Through this sharing and in communion, we live as in the early Church of Jerusalem. (“Apostolic Life” of the Early Christians in Acts 2 and 4; 2 Cor 8 and 9) The beloved apostle, John, wrote with severity: “If someone who has worldly means sees a brother in need and refuses him compassion, how can the love of God remain in him? (1 Jn 3:17)
The Holy Father’s Message for Lent this year takes the theme: “Let us be concerned for each other, to stir a response in love and good works.” (Heb 10:24) Pope Benedict stated that, “Christians can also express their membership in the one body which is the Church through concrete concern for the poorest of the poor. Concern for one another likewise means acknowledging the good that the Lord is doing in others and giving thanks for the wonders of grace that Almighty God in his goodness continuously accomplishes in his children.”
For us sinners, mortals constantly confronted with our failures, fasting is an effective way to demonstrate our repentance and the desire to set right our failings. “It was in this way that after Jonah’s warning, through penance and fasting the Ninevites avoided God’s wrath and were granted His mercy.” (Jonah 3:10)
Jesus gives us a framework for fasting and almsgiving: that they are to be carried out secretly and discretely, without pretension, (Mt 6: 3-4) showing outwardly neither misery nor mortification. (Mt 6:16) This does not in any way contradict the public and communal character of these practices in the Church, but rather is necessary to spurn individual excess and caprice.
Later, Jesus will expound on the Christian fast, in contrast with that of the Pharisees and the disciples of John: Christians, as relatives of the Bridegroom, “will fast in those days [when He is taken away from them]” and raised on the Cross. (Mk 2: 19-20)
This is why the first Christians fasted during the holy Triduum. Subsequently, they fasted every Wednesday and Friday. (The Didache, Ch. 8)
Penance is a healthy practice. Indeed, it calls for a healthy attitude, which is a “return” to the Lord and to His goodness; a return “to the Father” like the prodigal son. (cf Lk 15) In fact, the verb “toubou” in Aramaic and Arabic means “Return.” This call by the Baptist and the Savior is significant. It is there, near the Jordan River and the rest of this desert region, where the presence of God is marked in the emptiness and splendor of nature!
4. A fast of conversion of persons and peoples
In the tradition of the Church, Lent is a preparation for the Easter Triduum, the “days during which the Bridegroom will be taken away from among us,” (Mt 9:15) and raised on the Cross.
Lent is a forty-day journey, symbolically representing the forty years of the Hebrew people in the desert – it is a call:
a) To meditate on the mystery of the Cross, that we might conform ourselves to the death of Jesus, (cf Rom 6:5) in light of a radical change in our lives;
b) To be docile to the action of the Holy Spirit, who will transform us, as he transformed Saul of Tarsus on the road to Damascus;
c) To adapt our lives with determination to the will of God, freeing ourselves from any egoism, lust for power, or avarice, by opening our hearts to the love of Christ and neighbor, especially the poor and indigent. Lent, as the Holy Father reminds us, is a providential time for us to recognize our frailty and welcome reconciliation, in order to orient ourselves to Christ.
Lent this year is between two Episcopal Synods of extreme importance. The first was the Special Assembly for the Middle East in October 2010, and the next in October this year, for the New Evangelization for the Transmission of the Christian Faith. As with ecumenism which aims at reconciliation in light of the unity of Christians, it is “the conversion of the heart” which, by the grace of God, is the key to seemingly impenetrable problems and the end to ostensibly ceaseless and irreparable hostilities. This conversion rests on the understanding that “man does not live on bread alone but by every word that comes forth from the mouth of God,” (Mt. 4: 4) that “the flesh [alone] is of no use,” and one must “watch and pray that you may not undergo the test.” (Mt. 26:41) In this case, fasting is an excellent antidote to the many excesses of every day.
Is this not a great time for the people of our region, constantly in conflict, to “return” to the Lord, by the application of the Ten Commandments, especially the respect for life, for property, and for human rights? Would the solution not be in a “metanoia,” in upheaval, in radical change, whereby the good of the nations supersedes the interests of some leaders and authorities to the detriment of their people?
5. A fast in a time of crisis
In the midst of difficulty and adversity, we must act with wisdom while helping one another. Pope Benedict has stated without hesitation from the advent of the global financial crisis that, those who construct on money build on sand. The Holy Father on several occasions has underlined that the fundamental crisis is one of values and ethics, following a crisis of faith.
6. Our fast: a means not an end
We do not fast simply to fast. We fast to imitate Christ, to be conscious of those who hunger and thirst. As proclaimed by the fourth Preface for Lent: “For through bodily fasting you restrain our faults, raise up our minds, and bestow both virtue and its rewards, through Christ our lord.”
7. Fast for peace
In the Holy Land and throughout the Middle East, we continue to suffer from violence and conflict. Peace is one of the greatest graces that the Lord gives to humanity. With the birth of the Saviour, who is Peace incarnate, in Bethlehem-Ephratha, (Mic 5:1, 5) the angels sang “peace to those on whom His favor rests.” (Lk 2:14) The Lord asks us to work for peace, and if we achieve it, He commends us with compassion and gentleness. (Beatitudes, Mt 5:3,9) Before his Passion, he declared to his disciples: “I leave you peace, my peace I give you.” (Jn 14:27) In his crucified Body, Jesus abolished the separation wall between peoples, (Eph 2:14) by establishing peace. It is this peace that we hope to achieve by the grace of God, to which we dedicate our prayer, our penance and our fast.
8. How to fast
The Church demands a minimum of fasting and abstinence as follows:
a) Those above 14 are asked to abstain from meat on Fridays during Lent, during the time of the Passion, and on Ash Wednesday.
b) Those between 21 and 60 are urged to be satisfied with only one meal per day. The sick and elderly are excused from this practice.
c) In addition to abstinence and fasting from certain foods and drinks, it is the “spiritual” fast which most pleases the Lord: that our sense of “fasting” extends to refusing sin, “in word, act, and omission.”
d) During Lent, it is advised to avoid succulent meals and alcoholic beverages. It is suitable to abstain from or limit smoking. To promote an atmosphere of contemplation and of piety, it would be beneficial to avoid or reduce viewing spectacles, especially on television and the internet.
e) So that charity and almsgiving might accompany our fast, we suggest that the fruit of our sacrifices and renunciations be offered to the poor, and to a vital project for our Diocese. I propose, in particular, donations for the construction of the Church of the Baptism of the Lord and the adjacent convent on the Jordan.
Conclusion
In the Mother Church of the Holy City, the city of Calvary, of the empty tomb of the Resurrection, of the Church of the Ascension and of Pentecost, we pray with fervor. We plead that the Lord accept our penance and include us, in spite of our weaknesses, “in the procession of his triumph” over evil, sin, and death. (Eph 1:15-23)
And “that the Lord, creator of heaven and earth, bless you all the days of your life.” (Ps 128:5)
I wish all of you a holy Lent and a happy Easter!
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tại sao Đoàn Văn Vươn?
Trần Ngọc Thành
12:39 22/02/2012
Trần Ngọc Thành (Danlambao) - Người ta cứ làm như luật đất đai mới sai từ năm ngoái, trước khi có vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng; Người ta cứ làm như làm như những kẻ cầm quyền ở hàng ngàn xã khác, hàng trăm huyện khác, hàng chục tỉnh khác ở Việt Nam là những người "liêm chính”; Người ta cứ làm như anh em nhà Đoàn Văn Vươn là "Dân oan” đầu tiên của nước CHXHCNVN. Ông Lê Đức Anh phát biểu tỉnh bơ, cứ như luật đất đai thời ông làm chủ tịch nước là hoàn toàn đúng...
***
Gần hai tháng nay, cái tên Đoàn văn Vươn đã trở nên nổi tiếng. Khắp nơi mọi người bàn luận về gia đình anh Đoàn Văn Vươn và huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Hàng trăm bài báo mạng, báo giấy viết về "hiện tương” Đoàn Văn Vươn, kèm theo hàng chục ngàn bình luận của bạn đọc. Trừ những bài báo xuất phát từ sở công an Hải Phòng, từ sự chỉ đạo của Thành ủy Hải Phòng, của huyện Tiên Lãng, ý kiến của đám quan chức dính líu và bọn người hôi của, theo đóm ăn tàn, bênh vực hành động kẻ cướp, hầu hết người dân trong và ngoài nước đều lên án bọn người có quyền lực, thông cảm với hoàn cảnh của gian đình anh Vươn khi bị dồn đến bước đường cùng.
Bloger Cu Vinh, Nguyễn Quang Vinh đã đi tiên phong trong việc tìm sự thật và phản ánh sự thật với những chứng cứ khó cho "thằng nào, con nào" dám chối cãi. Cu Vinh và Nguyễn Xuân Diện đã ra lời kêu gọi và mở trương mục giúp đỡ gia đình anh Vươn, không kể quà cáp bằng hiện vật, số tiền lên đến hàng tăm triệu đồng.
Hàng chục nhà báo của các loại báo đã đến Hải Phòng tác nghiệp, sử dụng "nghiệp vụ” để lấy tin, moi tin.
Sự kiện lan tỏa đến mức buộc một số quan chức "nguyên” lớn đầu phải lên tiếng: Nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh, một số tướng lĩnh "nguyên” có danh tiếng…, "nguyên” thứ trưởng gắn kết với đất đai Đặng Hùng Võ, một số "nguyên” nhà lập pháp của Quốc hội, nhiều luật sư,v,v.và v.v.
Các ý kiến đều phê phán cách làm của quan chức huyện Tiên lãng, về sai lầm của luật đất đai.
Người ta cứ làm như luật đất đai mới sai từ năm ngoái, trước khi có vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng;
Người ta cứ làm như làm như những kẻ cầm quyền ở hàng ngàn xã khác, hàng trăm huyện khác, hàng chục tỉnh khác ở Việt Nam là những người "liêm chính”;
Người ta cứ làm như anh em nhà Đoàn Văn Vươn là "Dân oan” đầu tiên của nước CHXHCNVN.
Ông Lê Đức Anh phát biểu tỉnh bơ, cứ như luật đất đai thời ông làm chủ tịch nước là hoàn toàn đúng;
Ông Đặng Hùng Võ phê phán rất hùng hồn luật đất đai và cách làm ăn của đám quan chức Hải Phòng, cứ như thời ông làm thứ trưởng bộ tài nguyên, môi trường chỉ liên quan đến không khí, chẳng dính dáng gì đến đất đai.
Các quan chức, tướng lĩnh "nguyên” khác cũng "hòa lời ca” làm cho gia đình anh Vươn và dân chúng cảm động, cứ như thời họ trị vì chỉ có dân sướng, không có dân oan và cái luật đất đai thời đó chắng dính dáng gì đến luật đất đai thời của anh Vươn.
Các "quý ông "TBT Nguyễn Phú Trọng, ông CT Trương Tấn Sang ngậm miệng không nói được gì trước sự chửi rủa của dân chúng đổ lên đầu đám đàn em Hải Phòng; ngậm đắng chửi thầm các bậc đàn anh "nguyên”: cái luật đất đai khốn nạn này do các anh ỉa ra thời còn đương chức, nay lớp đàn em, dù có ăn nhiều cũng phải dọn cứt cho lớp đàn anh đang rung đùi vui thú điền viên, thỉnh thoảng lại nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu để lừa dân chúng.
Nếu đánh hai chữ "Dân Oan" vào Google, trong 0,21 giây đã cho 8840 000 kết quả mà phần lớn là do "thành tích” của luật đất đai của chế độ "ưu việt gấp triệu lần Tư bản” của bà PCT Nguyễn Thị Doan đẻ ra, để các loại sâu tạp chủng từ trung ương đến địa phương gặm nhấm, làm điều đứng hàng triệu con người. Luật này đã được quốc hội các kỳ thông qua 100%, chắc chắn có phiếu của các vị "nguyên" và không "nguyên" đã hùng hồn phát biểu
Nếu nhìn vào những hình ảnh dân oan do Vietlist.US tập hợp, dù là chưa đầy đủ, chắc chắn không thể nói rằng các quan "nguyên” không biết.
Vụ đàn áp dã man 600 dân oan trước văn phòng Quốc hội 2 tai đường Hoàn Văn Thụ Sài gòn ngày 18 tháng 7 năm 2007 không thể nói rằng các quan "nguyên” không biết.
Hàng trăm cuộc đàn áp khác với lực lượng hùng hậu gồm các loại công an nổi chìm, "dân phòng”, chó nghiệp vụ diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, từ Bắc chí Nam không thể nói rằng các quan "nguyên" không biết
Anh Kĩ sư trẻ Phạm Thành Sơn qua uất ức vì bị cướp đất, khiếu kiện nhiều lần không kết quả, qúa uất ức đã tẩm xăng, đốt xe máy tự thiêu trước UBND Thành phố Đà nẵng ngày 17 tháng 2 năm 2011, không thể nói rằng các quan "nguyên" không biết
Họ biết, biết rất rõ nhưng họ ngoảnh mặt làm ngơ.
Vì, máu của người dân, mồ hôi, nước mắt của người dân, tài sản của người dân không liên quan đến họ
Vi, hàng vạn, hàng triệu dân oan trong những năm qua đẫ quá đỗi hiền từ, chấp hành nghiêm chỉnh "pháp luật”, dù là luật đểu, luật rừng, luật làm lợi cho các loài sâu.
Chỉ đến khi Dân oan Đoàn Văn Vươn sau nhiều năm tuân thủ pháp luật, bị dồn đến bước đường cùng, nổi khùng, sẵn sàng đổi mạng. Sáu "thiên lôi”, 6 con "tốt thí” của họ bị thương, họ mới "bừng mở mắt” và thi nhau "bày tỏ”…
Nếu Dân oan Đoàn Văn Vươn cam chịu cúi đầu như những Dân oan khác, hoặc tự chết như Phạm Thành Sơn Đà Nẵng; Đám sâu Hải Phòng, Tiên Lãng nuốt trôi hàng chục Ha đất của anh Vươn như đã từng nuốt trôi hàng trăm Ha đất của nhiều nông dân khác vùng này, thì rất nhiều người vẫn không biết Tiên Lãng, Cống Rộc là đâu. Và các các quan "nguyên” vẫn vui thú điền viên trên những sân golf được sản sinh do cướp đất của những "anh Vươn” khác.
Rất thán phục Cu Vinh, rất thán phục Nguyễn Xuân Diện, rất thán phục "Đại Lão Bà” Lê Hiền Đức. Rất thán phục nhiều tấm lòng NGƯỜI cao quý khác.
Các anh, các bác đã đánh động được lương tâm, đã mở mắt được hàng triệu người. Các anh, các bác đã mở miệng được các quan "nguyên” để họ "bày tỏ”.
Nhưng hàng triệu Dân oan còn đó, đâu chỉ một gia đình anh Vươn.
Hàng vạn con sâu vẫn đang nhởn nhơ. Sâu lớn, sâu bé, sâu cái, sâu đực vẫn đang tung hoành khắp mọi miền đất nước.
Muốn diệt sâu, những người Dân oan không thể tranh đấu đơn lẻ.
Muốn diệt sâu, Dân oan cả nước phải đoàn kết lại, chi viện nhau, hỗ trợ nhau kịp thời như đã hỗ trợ anh Vươn.
Muốn diệt sâu phải thành lập chi hội, huyện hội, tỉnh hội Dân Oan và Liên Hiệp Hội Dân Oan trong cả nước.
Điều 53 và điều 69 Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) nêu rõ:
-“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân.”
- “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Để không tiếp tục xuất hiện các Đoàn Văn Vươn khác, xin được đề nghị bác Lê Hiền Đức, Cu Vinh, Ts Nguyễn Xuân Diện và những ai ủng hộ Dân Oan vận động thành lập HIỆP HỘI DAN OAN trong cả nước.
Đây là nguyện vọng chính đáng và luật pháp cho phép, mong các quan "nguyên” đã bày tỏ trong vụ Đoàn Văn Vươn hay lên tiếng ủng hộ
Có như vậy mới giúp đỡ được hàng triệu Đoàn Văn Vươn khác.
Có như vậy mới ngăn được "Hoa cải” mới.
Và những anh công an sẽ không phải tiếp tuc vào nhà thương.
(Nguồn: danlambaovn.blogspot.com)
***
Gần hai tháng nay, cái tên Đoàn văn Vươn đã trở nên nổi tiếng. Khắp nơi mọi người bàn luận về gia đình anh Đoàn Văn Vươn và huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Hàng trăm bài báo mạng, báo giấy viết về "hiện tương” Đoàn Văn Vươn, kèm theo hàng chục ngàn bình luận của bạn đọc. Trừ những bài báo xuất phát từ sở công an Hải Phòng, từ sự chỉ đạo của Thành ủy Hải Phòng, của huyện Tiên Lãng, ý kiến của đám quan chức dính líu và bọn người hôi của, theo đóm ăn tàn, bênh vực hành động kẻ cướp, hầu hết người dân trong và ngoài nước đều lên án bọn người có quyền lực, thông cảm với hoàn cảnh của gian đình anh Vươn khi bị dồn đến bước đường cùng.
Bloger Cu Vinh, Nguyễn Quang Vinh đã đi tiên phong trong việc tìm sự thật và phản ánh sự thật với những chứng cứ khó cho "thằng nào, con nào" dám chối cãi. Cu Vinh và Nguyễn Xuân Diện đã ra lời kêu gọi và mở trương mục giúp đỡ gia đình anh Vươn, không kể quà cáp bằng hiện vật, số tiền lên đến hàng tăm triệu đồng.
Hàng chục nhà báo của các loại báo đã đến Hải Phòng tác nghiệp, sử dụng "nghiệp vụ” để lấy tin, moi tin.
Sự kiện lan tỏa đến mức buộc một số quan chức "nguyên” lớn đầu phải lên tiếng: Nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh, một số tướng lĩnh "nguyên” có danh tiếng…, "nguyên” thứ trưởng gắn kết với đất đai Đặng Hùng Võ, một số "nguyên” nhà lập pháp của Quốc hội, nhiều luật sư,v,v.và v.v.
Các ý kiến đều phê phán cách làm của quan chức huyện Tiên lãng, về sai lầm của luật đất đai.
Người ta cứ làm như luật đất đai mới sai từ năm ngoái, trước khi có vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng;
Người ta cứ làm như làm như những kẻ cầm quyền ở hàng ngàn xã khác, hàng trăm huyện khác, hàng chục tỉnh khác ở Việt Nam là những người "liêm chính”;
Người ta cứ làm như anh em nhà Đoàn Văn Vươn là "Dân oan” đầu tiên của nước CHXHCNVN.
Ông Lê Đức Anh phát biểu tỉnh bơ, cứ như luật đất đai thời ông làm chủ tịch nước là hoàn toàn đúng;
Ông Đặng Hùng Võ phê phán rất hùng hồn luật đất đai và cách làm ăn của đám quan chức Hải Phòng, cứ như thời ông làm thứ trưởng bộ tài nguyên, môi trường chỉ liên quan đến không khí, chẳng dính dáng gì đến đất đai.
Các quan chức, tướng lĩnh "nguyên” khác cũng "hòa lời ca” làm cho gia đình anh Vươn và dân chúng cảm động, cứ như thời họ trị vì chỉ có dân sướng, không có dân oan và cái luật đất đai thời đó chắng dính dáng gì đến luật đất đai thời của anh Vươn.
Các "quý ông "TBT Nguyễn Phú Trọng, ông CT Trương Tấn Sang ngậm miệng không nói được gì trước sự chửi rủa của dân chúng đổ lên đầu đám đàn em Hải Phòng; ngậm đắng chửi thầm các bậc đàn anh "nguyên”: cái luật đất đai khốn nạn này do các anh ỉa ra thời còn đương chức, nay lớp đàn em, dù có ăn nhiều cũng phải dọn cứt cho lớp đàn anh đang rung đùi vui thú điền viên, thỉnh thoảng lại nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu để lừa dân chúng.
Nếu đánh hai chữ "Dân Oan" vào Google, trong 0,21 giây đã cho 8840 000 kết quả mà phần lớn là do "thành tích” của luật đất đai của chế độ "ưu việt gấp triệu lần Tư bản” của bà PCT Nguyễn Thị Doan đẻ ra, để các loại sâu tạp chủng từ trung ương đến địa phương gặm nhấm, làm điều đứng hàng triệu con người. Luật này đã được quốc hội các kỳ thông qua 100%, chắc chắn có phiếu của các vị "nguyên" và không "nguyên" đã hùng hồn phát biểu
Nếu nhìn vào những hình ảnh dân oan do Vietlist.US tập hợp, dù là chưa đầy đủ, chắc chắn không thể nói rằng các quan "nguyên” không biết.
Vụ đàn áp dã man 600 dân oan trước văn phòng Quốc hội 2 tai đường Hoàn Văn Thụ Sài gòn ngày 18 tháng 7 năm 2007 không thể nói rằng các quan "nguyên” không biết.
Hàng trăm cuộc đàn áp khác với lực lượng hùng hậu gồm các loại công an nổi chìm, "dân phòng”, chó nghiệp vụ diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, từ Bắc chí Nam không thể nói rằng các quan "nguyên" không biết
Anh Kĩ sư trẻ Phạm Thành Sơn qua uất ức vì bị cướp đất, khiếu kiện nhiều lần không kết quả, qúa uất ức đã tẩm xăng, đốt xe máy tự thiêu trước UBND Thành phố Đà nẵng ngày 17 tháng 2 năm 2011, không thể nói rằng các quan "nguyên" không biết
Họ biết, biết rất rõ nhưng họ ngoảnh mặt làm ngơ.
Vì, máu của người dân, mồ hôi, nước mắt của người dân, tài sản của người dân không liên quan đến họ
Vi, hàng vạn, hàng triệu dân oan trong những năm qua đẫ quá đỗi hiền từ, chấp hành nghiêm chỉnh "pháp luật”, dù là luật đểu, luật rừng, luật làm lợi cho các loài sâu.
Chỉ đến khi Dân oan Đoàn Văn Vươn sau nhiều năm tuân thủ pháp luật, bị dồn đến bước đường cùng, nổi khùng, sẵn sàng đổi mạng. Sáu "thiên lôi”, 6 con "tốt thí” của họ bị thương, họ mới "bừng mở mắt” và thi nhau "bày tỏ”…
Nếu Dân oan Đoàn Văn Vươn cam chịu cúi đầu như những Dân oan khác, hoặc tự chết như Phạm Thành Sơn Đà Nẵng; Đám sâu Hải Phòng, Tiên Lãng nuốt trôi hàng chục Ha đất của anh Vươn như đã từng nuốt trôi hàng trăm Ha đất của nhiều nông dân khác vùng này, thì rất nhiều người vẫn không biết Tiên Lãng, Cống Rộc là đâu. Và các các quan "nguyên” vẫn vui thú điền viên trên những sân golf được sản sinh do cướp đất của những "anh Vươn” khác.
Rất thán phục Cu Vinh, rất thán phục Nguyễn Xuân Diện, rất thán phục "Đại Lão Bà” Lê Hiền Đức. Rất thán phục nhiều tấm lòng NGƯỜI cao quý khác.
Các anh, các bác đã đánh động được lương tâm, đã mở mắt được hàng triệu người. Các anh, các bác đã mở miệng được các quan "nguyên” để họ "bày tỏ”.
Nhưng hàng triệu Dân oan còn đó, đâu chỉ một gia đình anh Vươn.
Hàng vạn con sâu vẫn đang nhởn nhơ. Sâu lớn, sâu bé, sâu cái, sâu đực vẫn đang tung hoành khắp mọi miền đất nước.
Muốn diệt sâu, những người Dân oan không thể tranh đấu đơn lẻ.
Muốn diệt sâu, Dân oan cả nước phải đoàn kết lại, chi viện nhau, hỗ trợ nhau kịp thời như đã hỗ trợ anh Vươn.
Muốn diệt sâu phải thành lập chi hội, huyện hội, tỉnh hội Dân Oan và Liên Hiệp Hội Dân Oan trong cả nước.
Điều 53 và điều 69 Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) nêu rõ:
-“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân.”
- “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Để không tiếp tục xuất hiện các Đoàn Văn Vươn khác, xin được đề nghị bác Lê Hiền Đức, Cu Vinh, Ts Nguyễn Xuân Diện và những ai ủng hộ Dân Oan vận động thành lập HIỆP HỘI DAN OAN trong cả nước.
Đây là nguyện vọng chính đáng và luật pháp cho phép, mong các quan "nguyên” đã bày tỏ trong vụ Đoàn Văn Vươn hay lên tiếng ủng hộ
Có như vậy mới giúp đỡ được hàng triệu Đoàn Văn Vươn khác.
Có như vậy mới ngăn được "Hoa cải” mới.
Và những anh công an sẽ không phải tiếp tuc vào nhà thương.
(Nguồn: danlambaovn.blogspot.com)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ban Mai
Lê Trị
22:12 22/02/2012
BAN MAI
Ảnh của Lê Trị
Bình minh ló dạng cuối trời Đông
Sương khói lung linh toả ánh hồng
Thấp thoáng mây vờn non bát ngát
Nhấp nhô gió lượn nước mênh mông.
(Trích thơ của BT)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Bình minh ló dạng cuối trời Đông
Sương khói lung linh toả ánh hồng
Thấp thoáng mây vờn non bát ngát
Nhấp nhô gió lượn nước mênh mông.
(Trích thơ của BT)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền