Phụng Vụ - Mục Vụ
Tín thác vào sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa
Lm Đan Vinh
01:04 24/02/2017
Chúa nhật 8 Thường niên A
Is 49,14-15; 1Cr 4,1-5; Mt 6,24-34
Tín thác vào sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa
I. HỌC LỜI CHÚA:
1. TIN MỪNG: Mt 6,24-34
24 "Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được. 25 "Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? 26 Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? 27 Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? 28 Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; 29 thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. 30 Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! 31 Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? 32 Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. 33 Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. 34 Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng hôm nay tiếp nối với bài giảng trên núi. Đức Giêsu dạy môn đệ đừng quá lo lắng kiếm tiền của và cơm ăn áo mặc, nhưng hãy tin tưởng vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa.
3. CHÚ THÍCH:
- C 24-25: + "Không ai có thể làm tôi hai chủ… : Đức Giêsu đưa ra một nguyên tắc chung là không thể làm tôi cho hai ông chủ cùng một lúc được, mà phải lựa chọn một trong hai: hoặc phục vụ chủ này hoặc phục vụ chủ kia. + Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được: “Làm tôi” ở đây mang nghĩa giống như một người nô lệ hoàn toàn tuỳ thuộc vào ông chủ, bị mất quyền tự định đoạt theo ý của mình. “Tiền của” theo tiếng Aram là Mammôn, nghĩa là Thần Tài: Tiền được nhân cách hoá trở thành một vị thần có sức mạnh và quyền uy chinh phục thế giới. + đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc: Không những Đức Giê-su cấm làm tôi cho tiền của, mà Người còn khuyên môn đệ đừng lo lắng những điều xem ra rất thiết thực như cơm ăn áo mặc nữa. Vì khi làm tôi tiền của, người ta sẽ dần dần xa lìa Thiên Chúa, và nếu quá lo lắng về các điều thế tục người ta sẽ không còn tin vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Động từ lo lắng ở đoạn này được dùng đến 6 lần nhằm nói lên sự cấp bách phải tránh lo âu thái quá, vì tin Chúa Cha “biết rõ” những gì chúng ta cần, ngay cả trước khi chúng ta xin (x. Mt 6,8 và 6,32). Tuy nhiên, Đức Giê-su không dạy môn đệ lười biếng thụ động, mà Người chỉ muốn chúng ta hãy yên tâm làm việc để có lương thực hằng ngày (x. Mt 6,11), với tâm tình luôn tin cậy phó thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa (x. Mt 7,7-11). + Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? : Nếu Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống và thân xác, thì Người cũng sẽ bảo đảm có mọi thứ cần để duy trì mạng sống thân xác ấy, nên chúng ta đừng quá lo lắng.
- C 26-27: + Hãy xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng: Đức Giê-su nêu ra hình ảnh minh chứng về tình thương của Thiên Chúa dành cho lũ chim trời: dù chúng không thể gieo vãi gặt hái được như loài người, mà Ngài vẫn cho chúng có đủ đồ ăn. + Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? : Chim trời là thứ chẳng đáng bao nhiêu mà còn được Thiên Chúa săn sóc như vậy, phương chi chúng ta là các dưỡng tử của Ngài. Nên chúng ta đừng quá lo lắng để chỉ biết tìm kiếm cơm ăn áo mặc. + Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? : Con người dù có lo lắng bao nhiêu cũng vô ích, như thánh Phao-lô đã khẳng định: “Phao-lô trồng, A-pô-lô tưới, còn Thiên Chúa cho mọc lên” (1 Cr 3,6) và người xưa cũng có câu “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
- C 28-30: + Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng… chúng không làm lụng, không kéo sợi, thế mà, ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy: Về áo mặc, Đức Giê-su lấy vẻ đẹp của hoa huệ ngoài đồng nay còn mai mất, nhưng vẫn được Thiên Chúa ban cho có áo mặc đẹp hơn y phục của vua Salomon vinh quang tột bậc, phương chi loài người chúng ta là con cái của Thiên Chúa, lại không được Ngài quan phòng săn sóc hay sao?
- C 31-32: + Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó: Đức Giê-su dạy chúng ta quan sát vũ trụ vạn vật, để giúp gia tăng lòng tin cậy phó thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa, và đừng áy náy lo lắng về cơm ăn áo mặc giống như dân ngoại. + Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó: Tìm kiếm đồng nghĩa với ham thích và lo âu. Khi coi của cải vật chất trần gian là những đối tượng phải tìm với sự lo lắng, dân ngoại đã tỏ ra không tin cậy vào Đấng Tạo Hoá. Vì vậy ai chỉ lo đi tìm kiếm cơm ăn áo mặc thì đức tin của họ cũng chẳng hơn gì dân ngoại và không xứng đáng là con cái Thiên Chúa.
- C 33-34: + Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người …: Thiên Chúa lo lắng ban cho con người mọi điều họ cần, nhưng Ngài cũng muốn con người chia sẻ sự bận tâm của Ngài về Nước Thiên Chúa như lời Đức Giê-su dạy chúng ta cầu nguyện trong kinh Lạy Cha: “Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”. Đức công chính là cách ăn nết ở phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa là điều cần phải làm. Còn tất cả những thứ khác như cơm ăn áo mặc thì Chúa sẽ ban cho. + Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: Ở đây Đức Giê-su khuyên chúng ta hãy tin vào quyền năng và tình thương của Ngài là Cha chúng ta. Nghĩa là hiện tại mỗi người hãy chu toàn bổn phận của mình. Còn tương lai thì hãy tin cậy phó thác trong tay Chúa quan phòng. + ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy: Mỗi ngày đều có các việc cần làm, đừng dồn việc ngày mai để làm ngay hôm nay. Cần ý thức rằng: cuộc đời của chúng ta không phải lúc nào cũng yên bình, mà sẽ có lúc gặp nhiều gian nan, nên hãy an tâm lo cho hôm nay và đừng quá lo về ngày mai.
4. CÂU HỎI: 1) Đức Giê-su đòi môn đệ phải lựa chọn để làm tôi phục vụ một trong hai ông chủ là những ai? 2) Làm tôi nghĩa là gì? 3) Ngoài việc cấm làm tôi tiền của, tại sao Đức Giê-su khuyên môn đệ đừng lo lắng tìm kiếm cơm ăn áo mặc là những nhu cầu thiết thực của cuộc sống? Phải chăng Người đề cao thái độ lười biếng lao động và ỷ lại vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa? 4) Đức Giê-su muốn dạy chúng ta điều gì qua hình ảnh chim trời ít có giá trị mà vẫn được Thiên Chúa chăm sóc nuôi dưỡng? 5) Tại sao dân ngoại lại ưu tiên tìm kiếm cơm ăn áo mặc hằng ngày, và người tín hữu chỉ lo tìm kiếm các điều như vậy được đánh giá thế nào? 6) Đức Giê-su muốn chúng ta ưu tiên tìm kiếm điều gì?
7) Câu “Ngày mai, cứ để ngày mai lo” nghĩa là gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHẾT VÌ QUÁ HAM MÊ CỦA CẢI:
Một hôm vào lúc rạng đông, viên lãnh chúa đã gặp người nông dân tá điền của mình và nói rằng: ”Ta thấy anh là người rất chăm chỉ làm việc cho ta trong nhiều năm qua, nên ta sẽ thưởng công cho anh. Vậy từ bây giờ cho đến khi mặt trời lặn, anh có sức lực đến đâu thì hãy sử dụng, vì tất cả những ruộng vườn, ao hồ anh chạy vòng quanh được, đều sẽ thuộc quyền sở hữu của anh”.
Người nông dân rất vui khi nghe lời chủ hứa và lập tức thi hành. Anh chạy theo con đường bên trái. Sau sáu giờ đồng hồ đến lúc mặt trời đúng ngọ, anh nông dân đã chạy qua một cánh đồng rộng bao la cò bay thẳng cánh. Khi anh định vòng lại, thì một hồ cá mênh mông lại xuất hiện trước mặt. Anh lại quyết định chạy vòng qua hồ để chiếm thêm hồ cá tuyệt đẹp này trước khi quay vòng lại, không thiết gì đến việc phải nghỉ ngơi ăn uống để lấy lại sức. Đến lúc mặt trời lặn, anh cũng đã chạy về tới điểm xuất phát ban sáng. Nhưng anh nông dân đã ngã vật xuống đất bất tỉnh và được vợ con tận tình chăm sóc… nhưng vô ích, vì anh đã thở hơi cuối cùng sau một ngày dài chạy quá sức. Sau đó người ta đã đào một lỗ chôn anh trong lòng đất diện tích không quá hai thước vuông. Đó là phần thưởng dành cho một con người bị lòng tham vô đáy sai khiến, đã phải trả giá quá đắt là bị chết trước khi thụ hưởng được thành quả mới đạt được.
2) MỌI NGƯỜI ĐỀU GIÀU CÓ TRONG TÌNH THƯƠNG CỦA Thiên Chúa:
Có một thanh niên kia gặp ai cũng than vãn về số mệnh đen đủi của mình. Anh nghĩ rằng: dù có cố gắng đến đâu thì anh cũng không thay đổi số phận nghèo khó để trở thành người giàu có được. Ngày nọ, anh tìm đến một vị ẩn sĩ trên núi và nêu mắc mắc: “Tại sao con luôn chăm chỉ làm việc mà nghèo vẫn hoàn nghèo?” Bấy giờ vị ẩn sĩ đã nói với anh như sau:
- Nghèo ư? Thầy thấy anh đang rất giàu có mà anh không biết đấy thôi. Này nhé: Giả như có người nào đó trả cho cháu 3 đồng tiền vàng để chặt đứt đi một ngón tay cái của anh thì anh có đồng ý không?
- Thưa thầy, dĩ nhiên là con không đồng ý ạ.
- Thế nếu họ ra giá 300 đồng tiền vàng để đổi lấy cánh tay của anh thì anh có bằng lòng không?
- Thưa cũng không ạ.
- Vậy họ trả 3000 đồng tiền vàng để đổi lấy đôi mắt thì sao?
- Thưa cũng không đồng ý ạ.
- Vậy nếu họ đồng ý trao cho anh ngôi biệt thự nguy nga trị giá hàng trăm ngàn đồng tiền vàng để đổi lại anh trở thành một lão già cô độc mù điếc và lú lẫn… thì anh có đồng ý không?
- Thưa dĩ nhiên là con cũng không chấp nhận. Thưa thầy, bây giờ con đã hiểu: Hiện giờ con đang là một người rất giàu có với cơ thể lành lặn, sức khỏe đầy đủ. Từ nay con sẽ không “đứng núi này trông núi kia cao”, nhưng sẽ vui vẻ bằng lòng với những gì mình đang có.
3) TÌNH THƯƠNG CỦA BÀ MẸ PHẢN ẢNH TÌNH THƯƠNG BAO LA CỦA Thiên Chúa:
Một phụ nữ nghèo sống trong một giáo xứ tại thành phố Dublin của nước Ai-xơ-len có một đứa con trai đã gây ra nhiều đau khổ cho bà. Hắn ta lười biếng không chịu làm việc, tối ngày chỉ la cà với chúng bạn trong các quán nhậu và sau đó rủ nhau đi phá làng phá xóm. Khi hết tiền xài, hắn còn về nhà ăn trộm những đồ vật có giá trị mang đi bán. Nhiều lần, bà mẹ đã khuyên con thay đổi, nhưng hắn đều bỏ ngoài tai. Một hôm tham gia vào một vụ trộm nhà băng, hắn đã bị cảnh sát bắt và bị kết án 20 năm tù. Tuy vậy, nhưng bà mẹ của hắn đã không bỏ mặc đứa con hư hỏng. Tháng nào bà cũng ngỏ lời xin những nhà hảo tâm cho thuốc lá và đồ ăn để vào nhà tù thăm nuôi con. Thấy hoàn cảnh của bà già tội nghiệp, có người đã khuyên bà rằng:
- Thằng con trai của bà hư hỏng nhiều lần đã gây cho bà đau khổ. Chắc chắn nó sẽ tính nào tật đó chứ không bao giờ chịu thay đổi đâu. Sao bà không bỏ phứt cái thằng con ngỗ nghịch bất hiếu đó đi để khỏi phải hàng tháng vất vả đi thăm nuôi nó?
Nhưng người kia thật bất ngờ khi nghe bà mẹ trả lời như sau:
- Cám ơn bà đã có lời khuyên. Nhưng làm sao tôi có thể quên được nó đây? Tuy tôi không đồng ý với các việc làm sai trái của nó. Nhưng dù sao thì nó vẫn là đứa con mà tôi đã vất vả cưu mang và đứt ruột đẻ ra. Tuy bây giờ nó đang phải ở tù vì tội đã phạm, nhưng xét cho cùng thì là mẹ nó, tôi cũng mang một phần trách nhiệm về hành vi phạm tội của nó.
4) DÙ TRONG HOÀN CẢNH NÀO, BỐ VẪN LUÔN CÓ MẶT ĐỂ BẢO VỆ CON !:
Năm 1989, 1 trận động đất 8,2 độ Richter gần như san bằng ARMENIA, làm hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút. Trong cơn hỗn loạn, một người đàn ông dặn vợ mình hãy ở nhà cho an toàn, còn ông thì vội chạy đến nhà trường, nơi con trai ông đang học.
Ở đó, ông nhìn thấy 1 đống lớn đổ nát - ngôi trường đã bị sập hoàn toàn. Ngay lúc đó, người đàn ông nhớ đến lời hứa mà ông luôn nói với con trai mình: "Dù trong tình huống nào, bố sẽ luôn có mặt để bảo vệ con!". Giờ đây ông đã bật khóc khi nhìn thấy đống gạch vụn to lớn đã từng là trường học trước đó. Rồi ông cố định hướng xem lớp của con mình nằm ở vị trí nào. Nó nằm ở góc bên phải phía sau trường học! Ông lao đến và bắt đầu dùng tay không để bới đống gạch đá. Nhiều phụ huynh thấy người đàn ông làm như vậy đã vừa khóc vừa kéo ông ra và nói với ông: "Quá muộn rồi ! Anh sẽ không làm gì được đâu ! Hãy đi về nhà đi !". Hoặc "Chúng ta phải chờ đội cứu hộ đến thôi"... Để đáp lại, người đàn ông chỉ nói một câu: "Hãy giúp tôi một tay !". Và ông tiếp tục bới đống gạch, quẳng từng viên gạch và từng mảnh tường ra bên ngoài.
Khi đội cứu hộ đến cũng cố lôi ông ra khỏi đống gạch đổ nát.
- Chúng tôi sẽ lo việc này, ông hãy về nhà đi!
Nhưng người cha vẫn ném từng viên gạch ra và chỉ đáp: “Hãy giúp tôi một tay đi !”
Cảnh sát cũng có mặt và khuyên can người đàn ông: “Anh đang trong trạng thái không ổn định, có thể gây nguy hiểm cho mình và cho người khác, đề nghị anh hãy về nhà !”
Nhưng họ cũng chỉ nghe được một câu: :Vui lòng giúp tôi một tay đi !”
Một người rồi nhiều người đã vào "giúp một tay". Họ đào bới đống gạch đổ nát suốt 8 tiếng... 12 tiếng... 24 tiếng... 36 tiếng... Và đến tiếng thứ 38, khi kéo 1 tảng bê-tông lớn ra, dường như họ bắt đầu nghe thấy có tiếng trẻ con nói.
- Armand? - Người đàn ông gọi to, giọng nghẹn lại. Ông nghe thấy có tiếng trả lời:
- Bố phải không? Con ở đây này! Con đang bảo các bạn đừng lo, vì bố sẽ đến cứu con, và cứu tất cả các bạn nữa! Bố đã hứa sẽ luôn bảo vệ con mà...
14 học sinh trong số 38 em ở lớp của Armand đã được cứu sống hôm đó. Vì khi ngôi trường bị sập xuống, một tảng bê-tông to đã chèn vào tạo thành cái "hang" nhỏ nơi các em bị kẹt lại. Armand đã bảo với các bạn đừng khóc, bởi vì "bố tớ sẽ đến cứu chúng ta !". Các em nhỏ hoảng sợ, đói khát, nhưng cuối cùng đã được cứu sống, bởi vì đã có lời hứa chắc của một người cha. Thiên Chúa chính là cha không bao giờ bỏ rơi chúng ta nếu chúng ta tín thác cậy trông Ngài.
3. SUY NIỆM:
1) VỀ GIÁ TRỊ CỦA TIỀN BẠC NÓI CHUNG: Đồng tiền hai mặt:
a- Đồng tiền (hay MAM-MON nghĩa là Thần Tài) có sức mạnh vạn năng như người ta thường nói: “Mạnh về gạo, bạo về tiền”! “Lắm tiền, nhiều gạo là tiên trên đời”; “Có tiền mua tiên cũng được”… Về phạm vi đức tin, đồng tiền cũng là hồng ân của Thiên Chúa ban để phục vụ hạnh phúc cho con người. Tiền của chỉ trở thành xấu khi ta lụy phục nó như câu người đời thường nói: “Đồng tiền là một người đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu!”. Vì khi tiền trở thành ông chủ, nó sẽ biến ta trở thành tên đầy tớ tham lam độc ác, sẵn sàng làm bất cứ điều gì miễn là có lợi cho mình, dù có hại cho tha nhân.
b- Tuy nhiên, giá trị của đồng tiền cũng chỉ tương đối mà thôi, như có người đã nhận xét:
Đồng tiền có thể:
Mua được cao lương mỹ vị, nhưng không mua được sự ngon miệng.
Mua được thuốc thang đắt giá, nhưng không mua được sức khỏe.
Mua được chăn êm nệm ấm, nhưng không mua được giấc ngủ ngon lành.
Mua được nhà cao cửa rộng, nhưng không mua được mái ấm gia đình.
Mua được trò chơi giải trí, nhưng không mua được sự bình an thanh thản của tâm hồn.
Mua được sách vở tài liệu, nhưng không mua được sự thông minh, kiến thức.
Mua được bạn bè, nhưng không mua được tình nghĩa.
Mua được trái tim, nhưng không mua được tình yêu.
Mua được thân xác, nhưng không mua được tâm hồn.
Mua được đời này, nhưng không mua được đời sau.
Mua được con người, nhưng không mua được Thiên Chúa
Mua được visa để đi khắp nơi, nhưng không mua được hộ chiếu để vào Nước Trời…
2) THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TIỀN BẠC:
- Đức Giê-su với tiền bạc: Trong Tin Mừng, Đức Giêsu xem ra đối lập với đồng tiền khi tuyên bố: "Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24) ? “Người giàu có khó vào Nước Trời. Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (Mt 19,23-24). Thực ra Đức Giê-su không chống lại tiền bạc, mà Người chỉ muốn dạy các môn đệ phải có tâm hồn nghèo khó (Mt 5,3) nghĩa là tránh thói tham lam tiền bạc, vì như thánh Phao-lô đã dạy: ”Lòng tham tiền của là cội rễ của mọi điều gian ác” (1 Tm 6,10). Thực vậy, chính lòng tham tiền đã biến Giu-đa từ một tông đồ trở thành kẻ phản bội, sẵn sàng bán nộp Thầy với giá 30 đồng bạc (x. Mt 26,14-16). Và kẻ có lòng tham lam tiền bạc thật khó vào Nước Thiên Chúa: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu (tham tiền) vào Nước Thiên Chúa” (Mc 10,26).
- Theo Đức Giê-su: kẻ tham lam và quá tin vào sức mạnh của đồng tiền chính là người khờ dại như dụ ngôn một người phú hộ sau khi đã thu gom của cải hoa lợi vào đầy kho lẫm, đã có cảm giác yên tâm và tự nhủ mình rằng: “Hỡi linh hồn, bây giờ ngươi đã có nhiều của cải dùng trong nhiều năm. Ngươi hãy bắt đầu ăn uống vui chơi thỏa thích đi”. Nhưng hắn không ngờ giờ chết đang đến rất gần như lời Chúa phán: “'Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?” (Lc 12,20). Vậy Chúa muốn chúng ta phải có thái độ thế nào đối với tiền bạc?
3) THÁI ĐỘ CỦA CÁC TÍN HỮU ĐỐI VỚI TIỀN BẠC:
- Phải biết tiên liệu nhưng đừng quá lo lắng:
Lo lắng là thái độ quá lo cho tương lai vì thiếu lòng tin cậy vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Còn tiên liệu là thái độ khôn ngoan: Phải lo chu toàn các việc bổn phận hôm nay nhưng cũng biết chuẩn bị đối phó với các sự cố có thể xảy ra. Thay vì ngồi không, ỷ lại vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa, và hy vọng Chúa sẽ ra tay giúp thỏa mãn các nhu cầu của mình. Tránh “ỷ lại” vì dễ trở thành “bất tín” nếu không được như ý.
- Tín thác vào Chúa “quan phòng”:
Quan phòng khác với số mệnh vì số mệnh mang tính tất định: Tin vào số mệnh là tin rằng mỗi người đều được định sẵn một số phận tốt hay xấu, sướng hay khổ, thành hay bại… mà dù có cố gắng đến đâu cũng không thay đổi được số mệnh ấy.
Còn “quan phòng” không mang tính tất định: Tin vào Thiên Chúa quan phòng là tin Chúa nhìn thấy trước. Loài người chúng ta sống trong thời gian nên có quá khứ, hiện tại và tương lai. Còn Thiên Chúa dựng nên vũ trụ thời gian nên không lệ thuộc vào không gian thời gian. Ngài nhìn thấy một lúc cả quá khứ, hiện tại và tương lai của nhân loại cũng như của mỗi chúng ta. Nếu chúng ta muốn thành công, giàu có, hạnh phúc sau này, thì ngay bây giờ, chúng ta phải tuân theo quy luật của Thiên Chúa đã an bài, là học tập nghiêm túc và chăm chỉ làm việc hiệu quả.
Thiên Chúa không ấn định sẵn một tương lai cho chúng ta, nhưng thành quả có được tùy thuộc ý chí tự do của chúng ta. Chúa luôn ban ơn soi dẫn và dạy chúng ta bằng Lời Chúa trong Sách Thánh, qua giáo huấn của Hội Thánh, của các bậc bề trên và kết quả thành bại của công việc, để chúng ta rút kinh nghiệm, tránh những sai sót và đạt được các thành quả trong tương lai.
4) HÃY TÍN THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA Thiên Chúa:
- Cộng tác với Thiên Chúa: Đức tin chân chính đòi chúng ta phải cộng tác với Thiên Chúa, bằng việc góp phần làm cho môi trường sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, hầu trở thành «Trời Mới Đất Mới» vào ngày tận thế (x. Mt 25,31-46), như Thiên Chúa đã lệnh cho nguyên tổ khi xưa: ”Hãy thống trị đất và bắt nó phải phục tùng” (St 1,28).
- Noi gương Đức Giê-su: Người đã làm nghề thợ mộc tại Na-da-ret. Về sau, tông đồ Phao-lô cũng dạy: “Ai không làm việc thì cũng đừng ăn” (x. 2 Tx 3,10). Đức Giê-su đã kết án những kẻ lười biếng ỷ lại không chịu làm lợi thêm các nén bạc được trao. Họ sẽ bị lấy lại cả nén bạc đang có (x. Mt 25,14-30), và số phận của họ sẽ như sau: “Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài. Ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng" (Mt 25,30)”.
- “Hãy thắp lên một ngọn đèn, còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối”: Trước khi làm việc, chúng ta hãy xin Thiên Chúa soi sáng để biết mình phải làm gì và quyết tâm làm mọi việc với ý hướng làm vinh danh cho Thiên Chúa và góp phần cứu rỗi tha nhân. Với sự tín thác: “Vì không có việc gì mà Chúa không làm được” (Lc 1,37).
- Khi gặp phải thất bại hãy nhớ rằng: Thiên Chúa toàn năng có thể “rút từ sự dữ ra sự lành”, nên hãy luôn tín thác vào tình thương của Thiên Chúa, và tin rằng tất cả những điều Chúa để xảy ra đều hữu ích cho phần rỗi đời của chúng ta, như lời Chúa Giê-su: “Nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời. Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” (Lc 11,13).
- “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa: Bổn phận của chúng ta hôm nay là phải ưu tiên chu toàn các việc bổn phận đối với Chúa và tha nhân, còn việc lao động, làm ăn buôn bán thì cứ cố gắng hết sức rồi phó thác trong tình thương quan phòng của Thiên Chúa.
4. THẢO LUẬN:
1) Chúng ta có được ỷ lại vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa, rồi chỉ biết khoanh tay lười biếng và đòi Chúa thỏa mãn các nhu cầu về ăn mặc của mình không? Tại sao?
2) Trong những ngày này bạn sẽ làm gì cụ thể để biểu lộ đức tin vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa?
5. LỜI CẦU:
Lạy Thiên Chúa Cha giàu lòng từ bi thương xót. Xin giúp chúng con luôn ý thức về giá trị của đồng tiền, để biết cách sử dụng nó theo lời Chúa dạy. Xin cho chúng con biết coi đồng tiền như đầy tớ để sử dụng tiền bạc Chúa ban mà làm sáng danh Chúa và quảng đại chia sẻ cho người nghèo khó bệnh tật... Xin cho chúng con luôn tín thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa, để chăm chỉ chu toàn bổn phận đối với gia đình, Giáo xứ và xã hội, góp phần biến đổi môi trường sống ngày càng sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, sớm trở nên “Trời Mới Đất Mới” theo thánh ý Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Is 49,14-15; 1Cr 4,1-5; Mt 6,24-34
Tín thác vào sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa
I. HỌC LỜI CHÚA:
1. TIN MỪNG: Mt 6,24-34
24 "Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được. 25 "Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? 26 Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? 27 Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? 28 Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; 29 thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. 30 Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! 31 Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? 32 Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. 33 Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. 34 Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.
2. Ý CHÍNH:
Tin Mừng hôm nay tiếp nối với bài giảng trên núi. Đức Giêsu dạy môn đệ đừng quá lo lắng kiếm tiền của và cơm ăn áo mặc, nhưng hãy tin tưởng vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa.
3. CHÚ THÍCH:
- C 24-25: + "Không ai có thể làm tôi hai chủ… : Đức Giêsu đưa ra một nguyên tắc chung là không thể làm tôi cho hai ông chủ cùng một lúc được, mà phải lựa chọn một trong hai: hoặc phục vụ chủ này hoặc phục vụ chủ kia. + Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền của được: “Làm tôi” ở đây mang nghĩa giống như một người nô lệ hoàn toàn tuỳ thuộc vào ông chủ, bị mất quyền tự định đoạt theo ý của mình. “Tiền của” theo tiếng Aram là Mammôn, nghĩa là Thần Tài: Tiền được nhân cách hoá trở thành một vị thần có sức mạnh và quyền uy chinh phục thế giới. + đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc: Không những Đức Giê-su cấm làm tôi cho tiền của, mà Người còn khuyên môn đệ đừng lo lắng những điều xem ra rất thiết thực như cơm ăn áo mặc nữa. Vì khi làm tôi tiền của, người ta sẽ dần dần xa lìa Thiên Chúa, và nếu quá lo lắng về các điều thế tục người ta sẽ không còn tin vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Động từ lo lắng ở đoạn này được dùng đến 6 lần nhằm nói lên sự cấp bách phải tránh lo âu thái quá, vì tin Chúa Cha “biết rõ” những gì chúng ta cần, ngay cả trước khi chúng ta xin (x. Mt 6,8 và 6,32). Tuy nhiên, Đức Giê-su không dạy môn đệ lười biếng thụ động, mà Người chỉ muốn chúng ta hãy yên tâm làm việc để có lương thực hằng ngày (x. Mt 6,11), với tâm tình luôn tin cậy phó thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa (x. Mt 7,7-11). + Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? : Nếu Thiên Chúa đã ban cho chúng ta sự sống và thân xác, thì Người cũng sẽ bảo đảm có mọi thứ cần để duy trì mạng sống thân xác ấy, nên chúng ta đừng quá lo lắng.
- C 26-27: + Hãy xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng: Đức Giê-su nêu ra hình ảnh minh chứng về tình thương của Thiên Chúa dành cho lũ chim trời: dù chúng không thể gieo vãi gặt hái được như loài người, mà Ngài vẫn cho chúng có đủ đồ ăn. + Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? : Chim trời là thứ chẳng đáng bao nhiêu mà còn được Thiên Chúa săn sóc như vậy, phương chi chúng ta là các dưỡng tử của Ngài. Nên chúng ta đừng quá lo lắng để chỉ biết tìm kiếm cơm ăn áo mặc. + Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay? : Con người dù có lo lắng bao nhiêu cũng vô ích, như thánh Phao-lô đã khẳng định: “Phao-lô trồng, A-pô-lô tưới, còn Thiên Chúa cho mọc lên” (1 Cr 3,6) và người xưa cũng có câu “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
- C 28-30: + Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng… chúng không làm lụng, không kéo sợi, thế mà, ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy: Về áo mặc, Đức Giê-su lấy vẻ đẹp của hoa huệ ngoài đồng nay còn mai mất, nhưng vẫn được Thiên Chúa ban cho có áo mặc đẹp hơn y phục của vua Salomon vinh quang tột bậc, phương chi loài người chúng ta là con cái của Thiên Chúa, lại không được Ngài quan phòng săn sóc hay sao?
- C 31-32: + Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó: Đức Giê-su dạy chúng ta quan sát vũ trụ vạn vật, để giúp gia tăng lòng tin cậy phó thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa, và đừng áy náy lo lắng về cơm ăn áo mặc giống như dân ngoại. + Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó: Tìm kiếm đồng nghĩa với ham thích và lo âu. Khi coi của cải vật chất trần gian là những đối tượng phải tìm với sự lo lắng, dân ngoại đã tỏ ra không tin cậy vào Đấng Tạo Hoá. Vì vậy ai chỉ lo đi tìm kiếm cơm ăn áo mặc thì đức tin của họ cũng chẳng hơn gì dân ngoại và không xứng đáng là con cái Thiên Chúa.
- C 33-34: + Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người …: Thiên Chúa lo lắng ban cho con người mọi điều họ cần, nhưng Ngài cũng muốn con người chia sẻ sự bận tâm của Ngài về Nước Thiên Chúa như lời Đức Giê-su dạy chúng ta cầu nguyện trong kinh Lạy Cha: “Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến”. Đức công chính là cách ăn nết ở phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa là điều cần phải làm. Còn tất cả những thứ khác như cơm ăn áo mặc thì Chúa sẽ ban cho. + Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: Ở đây Đức Giê-su khuyên chúng ta hãy tin vào quyền năng và tình thương của Ngài là Cha chúng ta. Nghĩa là hiện tại mỗi người hãy chu toàn bổn phận của mình. Còn tương lai thì hãy tin cậy phó thác trong tay Chúa quan phòng. + ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy: Mỗi ngày đều có các việc cần làm, đừng dồn việc ngày mai để làm ngay hôm nay. Cần ý thức rằng: cuộc đời của chúng ta không phải lúc nào cũng yên bình, mà sẽ có lúc gặp nhiều gian nan, nên hãy an tâm lo cho hôm nay và đừng quá lo về ngày mai.
4. CÂU HỎI: 1) Đức Giê-su đòi môn đệ phải lựa chọn để làm tôi phục vụ một trong hai ông chủ là những ai? 2) Làm tôi nghĩa là gì? 3) Ngoài việc cấm làm tôi tiền của, tại sao Đức Giê-su khuyên môn đệ đừng lo lắng tìm kiếm cơm ăn áo mặc là những nhu cầu thiết thực của cuộc sống? Phải chăng Người đề cao thái độ lười biếng lao động và ỷ lại vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa? 4) Đức Giê-su muốn dạy chúng ta điều gì qua hình ảnh chim trời ít có giá trị mà vẫn được Thiên Chúa chăm sóc nuôi dưỡng? 5) Tại sao dân ngoại lại ưu tiên tìm kiếm cơm ăn áo mặc hằng ngày, và người tín hữu chỉ lo tìm kiếm các điều như vậy được đánh giá thế nào? 6) Đức Giê-su muốn chúng ta ưu tiên tìm kiếm điều gì?
7) Câu “Ngày mai, cứ để ngày mai lo” nghĩa là gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).
2. CÂU CHUYỆN:
1) CHẾT VÌ QUÁ HAM MÊ CỦA CẢI:
Một hôm vào lúc rạng đông, viên lãnh chúa đã gặp người nông dân tá điền của mình và nói rằng: ”Ta thấy anh là người rất chăm chỉ làm việc cho ta trong nhiều năm qua, nên ta sẽ thưởng công cho anh. Vậy từ bây giờ cho đến khi mặt trời lặn, anh có sức lực đến đâu thì hãy sử dụng, vì tất cả những ruộng vườn, ao hồ anh chạy vòng quanh được, đều sẽ thuộc quyền sở hữu của anh”.
Người nông dân rất vui khi nghe lời chủ hứa và lập tức thi hành. Anh chạy theo con đường bên trái. Sau sáu giờ đồng hồ đến lúc mặt trời đúng ngọ, anh nông dân đã chạy qua một cánh đồng rộng bao la cò bay thẳng cánh. Khi anh định vòng lại, thì một hồ cá mênh mông lại xuất hiện trước mặt. Anh lại quyết định chạy vòng qua hồ để chiếm thêm hồ cá tuyệt đẹp này trước khi quay vòng lại, không thiết gì đến việc phải nghỉ ngơi ăn uống để lấy lại sức. Đến lúc mặt trời lặn, anh cũng đã chạy về tới điểm xuất phát ban sáng. Nhưng anh nông dân đã ngã vật xuống đất bất tỉnh và được vợ con tận tình chăm sóc… nhưng vô ích, vì anh đã thở hơi cuối cùng sau một ngày dài chạy quá sức. Sau đó người ta đã đào một lỗ chôn anh trong lòng đất diện tích không quá hai thước vuông. Đó là phần thưởng dành cho một con người bị lòng tham vô đáy sai khiến, đã phải trả giá quá đắt là bị chết trước khi thụ hưởng được thành quả mới đạt được.
2) MỌI NGƯỜI ĐỀU GIÀU CÓ TRONG TÌNH THƯƠNG CỦA Thiên Chúa:
Có một thanh niên kia gặp ai cũng than vãn về số mệnh đen đủi của mình. Anh nghĩ rằng: dù có cố gắng đến đâu thì anh cũng không thay đổi số phận nghèo khó để trở thành người giàu có được. Ngày nọ, anh tìm đến một vị ẩn sĩ trên núi và nêu mắc mắc: “Tại sao con luôn chăm chỉ làm việc mà nghèo vẫn hoàn nghèo?” Bấy giờ vị ẩn sĩ đã nói với anh như sau:
- Nghèo ư? Thầy thấy anh đang rất giàu có mà anh không biết đấy thôi. Này nhé: Giả như có người nào đó trả cho cháu 3 đồng tiền vàng để chặt đứt đi một ngón tay cái của anh thì anh có đồng ý không?
- Thưa thầy, dĩ nhiên là con không đồng ý ạ.
- Thế nếu họ ra giá 300 đồng tiền vàng để đổi lấy cánh tay của anh thì anh có bằng lòng không?
- Thưa cũng không ạ.
- Vậy họ trả 3000 đồng tiền vàng để đổi lấy đôi mắt thì sao?
- Thưa cũng không đồng ý ạ.
- Vậy nếu họ đồng ý trao cho anh ngôi biệt thự nguy nga trị giá hàng trăm ngàn đồng tiền vàng để đổi lại anh trở thành một lão già cô độc mù điếc và lú lẫn… thì anh có đồng ý không?
- Thưa dĩ nhiên là con cũng không chấp nhận. Thưa thầy, bây giờ con đã hiểu: Hiện giờ con đang là một người rất giàu có với cơ thể lành lặn, sức khỏe đầy đủ. Từ nay con sẽ không “đứng núi này trông núi kia cao”, nhưng sẽ vui vẻ bằng lòng với những gì mình đang có.
3) TÌNH THƯƠNG CỦA BÀ MẸ PHẢN ẢNH TÌNH THƯƠNG BAO LA CỦA Thiên Chúa:
Một phụ nữ nghèo sống trong một giáo xứ tại thành phố Dublin của nước Ai-xơ-len có một đứa con trai đã gây ra nhiều đau khổ cho bà. Hắn ta lười biếng không chịu làm việc, tối ngày chỉ la cà với chúng bạn trong các quán nhậu và sau đó rủ nhau đi phá làng phá xóm. Khi hết tiền xài, hắn còn về nhà ăn trộm những đồ vật có giá trị mang đi bán. Nhiều lần, bà mẹ đã khuyên con thay đổi, nhưng hắn đều bỏ ngoài tai. Một hôm tham gia vào một vụ trộm nhà băng, hắn đã bị cảnh sát bắt và bị kết án 20 năm tù. Tuy vậy, nhưng bà mẹ của hắn đã không bỏ mặc đứa con hư hỏng. Tháng nào bà cũng ngỏ lời xin những nhà hảo tâm cho thuốc lá và đồ ăn để vào nhà tù thăm nuôi con. Thấy hoàn cảnh của bà già tội nghiệp, có người đã khuyên bà rằng:
- Thằng con trai của bà hư hỏng nhiều lần đã gây cho bà đau khổ. Chắc chắn nó sẽ tính nào tật đó chứ không bao giờ chịu thay đổi đâu. Sao bà không bỏ phứt cái thằng con ngỗ nghịch bất hiếu đó đi để khỏi phải hàng tháng vất vả đi thăm nuôi nó?
Nhưng người kia thật bất ngờ khi nghe bà mẹ trả lời như sau:
- Cám ơn bà đã có lời khuyên. Nhưng làm sao tôi có thể quên được nó đây? Tuy tôi không đồng ý với các việc làm sai trái của nó. Nhưng dù sao thì nó vẫn là đứa con mà tôi đã vất vả cưu mang và đứt ruột đẻ ra. Tuy bây giờ nó đang phải ở tù vì tội đã phạm, nhưng xét cho cùng thì là mẹ nó, tôi cũng mang một phần trách nhiệm về hành vi phạm tội của nó.
4) DÙ TRONG HOÀN CẢNH NÀO, BỐ VẪN LUÔN CÓ MẶT ĐỂ BẢO VỆ CON !:
Năm 1989, 1 trận động đất 8,2 độ Richter gần như san bằng ARMENIA, làm hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút. Trong cơn hỗn loạn, một người đàn ông dặn vợ mình hãy ở nhà cho an toàn, còn ông thì vội chạy đến nhà trường, nơi con trai ông đang học.
Ở đó, ông nhìn thấy 1 đống lớn đổ nát - ngôi trường đã bị sập hoàn toàn. Ngay lúc đó, người đàn ông nhớ đến lời hứa mà ông luôn nói với con trai mình: "Dù trong tình huống nào, bố sẽ luôn có mặt để bảo vệ con!". Giờ đây ông đã bật khóc khi nhìn thấy đống gạch vụn to lớn đã từng là trường học trước đó. Rồi ông cố định hướng xem lớp của con mình nằm ở vị trí nào. Nó nằm ở góc bên phải phía sau trường học! Ông lao đến và bắt đầu dùng tay không để bới đống gạch đá. Nhiều phụ huynh thấy người đàn ông làm như vậy đã vừa khóc vừa kéo ông ra và nói với ông: "Quá muộn rồi ! Anh sẽ không làm gì được đâu ! Hãy đi về nhà đi !". Hoặc "Chúng ta phải chờ đội cứu hộ đến thôi"... Để đáp lại, người đàn ông chỉ nói một câu: "Hãy giúp tôi một tay !". Và ông tiếp tục bới đống gạch, quẳng từng viên gạch và từng mảnh tường ra bên ngoài.
Khi đội cứu hộ đến cũng cố lôi ông ra khỏi đống gạch đổ nát.
- Chúng tôi sẽ lo việc này, ông hãy về nhà đi!
Nhưng người cha vẫn ném từng viên gạch ra và chỉ đáp: “Hãy giúp tôi một tay đi !”
Cảnh sát cũng có mặt và khuyên can người đàn ông: “Anh đang trong trạng thái không ổn định, có thể gây nguy hiểm cho mình và cho người khác, đề nghị anh hãy về nhà !”
Nhưng họ cũng chỉ nghe được một câu: :Vui lòng giúp tôi một tay đi !”
Một người rồi nhiều người đã vào "giúp một tay". Họ đào bới đống gạch đổ nát suốt 8 tiếng... 12 tiếng... 24 tiếng... 36 tiếng... Và đến tiếng thứ 38, khi kéo 1 tảng bê-tông lớn ra, dường như họ bắt đầu nghe thấy có tiếng trẻ con nói.
- Armand? - Người đàn ông gọi to, giọng nghẹn lại. Ông nghe thấy có tiếng trả lời:
- Bố phải không? Con ở đây này! Con đang bảo các bạn đừng lo, vì bố sẽ đến cứu con, và cứu tất cả các bạn nữa! Bố đã hứa sẽ luôn bảo vệ con mà...
14 học sinh trong số 38 em ở lớp của Armand đã được cứu sống hôm đó. Vì khi ngôi trường bị sập xuống, một tảng bê-tông to đã chèn vào tạo thành cái "hang" nhỏ nơi các em bị kẹt lại. Armand đã bảo với các bạn đừng khóc, bởi vì "bố tớ sẽ đến cứu chúng ta !". Các em nhỏ hoảng sợ, đói khát, nhưng cuối cùng đã được cứu sống, bởi vì đã có lời hứa chắc của một người cha. Thiên Chúa chính là cha không bao giờ bỏ rơi chúng ta nếu chúng ta tín thác cậy trông Ngài.
3. SUY NIỆM:
1) VỀ GIÁ TRỊ CỦA TIỀN BẠC NÓI CHUNG: Đồng tiền hai mặt:
a- Đồng tiền (hay MAM-MON nghĩa là Thần Tài) có sức mạnh vạn năng như người ta thường nói: “Mạnh về gạo, bạo về tiền”! “Lắm tiền, nhiều gạo là tiên trên đời”; “Có tiền mua tiên cũng được”… Về phạm vi đức tin, đồng tiền cũng là hồng ân của Thiên Chúa ban để phục vụ hạnh phúc cho con người. Tiền của chỉ trở thành xấu khi ta lụy phục nó như câu người đời thường nói: “Đồng tiền là một người đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu!”. Vì khi tiền trở thành ông chủ, nó sẽ biến ta trở thành tên đầy tớ tham lam độc ác, sẵn sàng làm bất cứ điều gì miễn là có lợi cho mình, dù có hại cho tha nhân.
b- Tuy nhiên, giá trị của đồng tiền cũng chỉ tương đối mà thôi, như có người đã nhận xét:
Đồng tiền có thể:
Mua được cao lương mỹ vị, nhưng không mua được sự ngon miệng.
Mua được thuốc thang đắt giá, nhưng không mua được sức khỏe.
Mua được chăn êm nệm ấm, nhưng không mua được giấc ngủ ngon lành.
Mua được nhà cao cửa rộng, nhưng không mua được mái ấm gia đình.
Mua được trò chơi giải trí, nhưng không mua được sự bình an thanh thản của tâm hồn.
Mua được sách vở tài liệu, nhưng không mua được sự thông minh, kiến thức.
Mua được bạn bè, nhưng không mua được tình nghĩa.
Mua được trái tim, nhưng không mua được tình yêu.
Mua được thân xác, nhưng không mua được tâm hồn.
Mua được đời này, nhưng không mua được đời sau.
Mua được con người, nhưng không mua được Thiên Chúa
Mua được visa để đi khắp nơi, nhưng không mua được hộ chiếu để vào Nước Trời…
2) THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TIỀN BẠC:
- Đức Giê-su với tiền bạc: Trong Tin Mừng, Đức Giêsu xem ra đối lập với đồng tiền khi tuyên bố: "Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6,24) ? “Người giàu có khó vào Nước Trời. Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa” (Mt 19,23-24). Thực ra Đức Giê-su không chống lại tiền bạc, mà Người chỉ muốn dạy các môn đệ phải có tâm hồn nghèo khó (Mt 5,3) nghĩa là tránh thói tham lam tiền bạc, vì như thánh Phao-lô đã dạy: ”Lòng tham tiền của là cội rễ của mọi điều gian ác” (1 Tm 6,10). Thực vậy, chính lòng tham tiền đã biến Giu-đa từ một tông đồ trở thành kẻ phản bội, sẵn sàng bán nộp Thầy với giá 30 đồng bạc (x. Mt 26,14-16). Và kẻ có lòng tham lam tiền bạc thật khó vào Nước Thiên Chúa: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu (tham tiền) vào Nước Thiên Chúa” (Mc 10,26).
- Theo Đức Giê-su: kẻ tham lam và quá tin vào sức mạnh của đồng tiền chính là người khờ dại như dụ ngôn một người phú hộ sau khi đã thu gom của cải hoa lợi vào đầy kho lẫm, đã có cảm giác yên tâm và tự nhủ mình rằng: “Hỡi linh hồn, bây giờ ngươi đã có nhiều của cải dùng trong nhiều năm. Ngươi hãy bắt đầu ăn uống vui chơi thỏa thích đi”. Nhưng hắn không ngờ giờ chết đang đến rất gần như lời Chúa phán: “'Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?” (Lc 12,20). Vậy Chúa muốn chúng ta phải có thái độ thế nào đối với tiền bạc?
3) THÁI ĐỘ CỦA CÁC TÍN HỮU ĐỐI VỚI TIỀN BẠC:
- Phải biết tiên liệu nhưng đừng quá lo lắng:
Lo lắng là thái độ quá lo cho tương lai vì thiếu lòng tin cậy vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa. Còn tiên liệu là thái độ khôn ngoan: Phải lo chu toàn các việc bổn phận hôm nay nhưng cũng biết chuẩn bị đối phó với các sự cố có thể xảy ra. Thay vì ngồi không, ỷ lại vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa, và hy vọng Chúa sẽ ra tay giúp thỏa mãn các nhu cầu của mình. Tránh “ỷ lại” vì dễ trở thành “bất tín” nếu không được như ý.
- Tín thác vào Chúa “quan phòng”:
Quan phòng khác với số mệnh vì số mệnh mang tính tất định: Tin vào số mệnh là tin rằng mỗi người đều được định sẵn một số phận tốt hay xấu, sướng hay khổ, thành hay bại… mà dù có cố gắng đến đâu cũng không thay đổi được số mệnh ấy.
Còn “quan phòng” không mang tính tất định: Tin vào Thiên Chúa quan phòng là tin Chúa nhìn thấy trước. Loài người chúng ta sống trong thời gian nên có quá khứ, hiện tại và tương lai. Còn Thiên Chúa dựng nên vũ trụ thời gian nên không lệ thuộc vào không gian thời gian. Ngài nhìn thấy một lúc cả quá khứ, hiện tại và tương lai của nhân loại cũng như của mỗi chúng ta. Nếu chúng ta muốn thành công, giàu có, hạnh phúc sau này, thì ngay bây giờ, chúng ta phải tuân theo quy luật của Thiên Chúa đã an bài, là học tập nghiêm túc và chăm chỉ làm việc hiệu quả.
Thiên Chúa không ấn định sẵn một tương lai cho chúng ta, nhưng thành quả có được tùy thuộc ý chí tự do của chúng ta. Chúa luôn ban ơn soi dẫn và dạy chúng ta bằng Lời Chúa trong Sách Thánh, qua giáo huấn của Hội Thánh, của các bậc bề trên và kết quả thành bại của công việc, để chúng ta rút kinh nghiệm, tránh những sai sót và đạt được các thành quả trong tương lai.
4) HÃY TÍN THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG QUAN PHÒNG CỦA Thiên Chúa:
- Cộng tác với Thiên Chúa: Đức tin chân chính đòi chúng ta phải cộng tác với Thiên Chúa, bằng việc góp phần làm cho môi trường sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, hầu trở thành «Trời Mới Đất Mới» vào ngày tận thế (x. Mt 25,31-46), như Thiên Chúa đã lệnh cho nguyên tổ khi xưa: ”Hãy thống trị đất và bắt nó phải phục tùng” (St 1,28).
- Noi gương Đức Giê-su: Người đã làm nghề thợ mộc tại Na-da-ret. Về sau, tông đồ Phao-lô cũng dạy: “Ai không làm việc thì cũng đừng ăn” (x. 2 Tx 3,10). Đức Giê-su đã kết án những kẻ lười biếng ỷ lại không chịu làm lợi thêm các nén bạc được trao. Họ sẽ bị lấy lại cả nén bạc đang có (x. Mt 25,14-30), và số phận của họ sẽ như sau: “Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài. Ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng" (Mt 25,30)”.
- “Hãy thắp lên một ngọn đèn, còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối”: Trước khi làm việc, chúng ta hãy xin Thiên Chúa soi sáng để biết mình phải làm gì và quyết tâm làm mọi việc với ý hướng làm vinh danh cho Thiên Chúa và góp phần cứu rỗi tha nhân. Với sự tín thác: “Vì không có việc gì mà Chúa không làm được” (Lc 1,37).
- Khi gặp phải thất bại hãy nhớ rằng: Thiên Chúa toàn năng có thể “rút từ sự dữ ra sự lành”, nên hãy luôn tín thác vào tình thương của Thiên Chúa, và tin rằng tất cả những điều Chúa để xảy ra đều hữu ích cho phần rỗi đời của chúng ta, như lời Chúa Giê-su: “Nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời. Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” (Lc 11,13).
- “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa: Bổn phận của chúng ta hôm nay là phải ưu tiên chu toàn các việc bổn phận đối với Chúa và tha nhân, còn việc lao động, làm ăn buôn bán thì cứ cố gắng hết sức rồi phó thác trong tình thương quan phòng của Thiên Chúa.
4. THẢO LUẬN:
1) Chúng ta có được ỷ lại vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa, rồi chỉ biết khoanh tay lười biếng và đòi Chúa thỏa mãn các nhu cầu về ăn mặc của mình không? Tại sao?
2) Trong những ngày này bạn sẽ làm gì cụ thể để biểu lộ đức tin vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa?
5. LỜI CẦU:
Lạy Thiên Chúa Cha giàu lòng từ bi thương xót. Xin giúp chúng con luôn ý thức về giá trị của đồng tiền, để biết cách sử dụng nó theo lời Chúa dạy. Xin cho chúng con biết coi đồng tiền như đầy tớ để sử dụng tiền bạc Chúa ban mà làm sáng danh Chúa và quảng đại chia sẻ cho người nghèo khó bệnh tật... Xin cho chúng con luôn tín thác vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa, để chăm chỉ chu toàn bổn phận đối với gia đình, Giáo xứ và xã hội, góp phần biến đổi môi trường sống ngày càng sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, sớm trở nên “Trời Mới Đất Mới” theo thánh ý Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Từ cần tiền đến mê tiền
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
11:16 24/02/2017
CN 8A : Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của (Mt 6,24).
ĐỀ : TỪ CẦN TIỀN ĐẾN MÊ TIỀN.
Tiền không biết nói, nhưng bao giờ cũng có tiếng nói về tiền. Tuy nhiên, nói chưa nhiều bằng nghĩ. Mấy gia đình không có những người nghĩ đến tiền, dù chỉ trong một buổi.
Tiền chẳng cần ai, nhưng ai cũng cần tiền. Cần mà không dễ có. Muốn có phải lo tìm. Tìm hoài vẫn thường không đủ. không đủ nên mới lại cần; cái vòng lẩn quẩn đó dắt con người làm quen với tiền. Từ quen tới quen thuộc. Từ quen thuộc tới quen thân, cứ thế đồng tiền ung dung đi vào cuộc đời con người bằng đủ mọi đường mọi ngả mọi ngách…
Đồng tiền là vật chất nhưng nó không như sự vật khác. Dù rách, dù hôi nó vẫn được quí. Dù đẹp dù xấu nó vẫn được yêu. Dù mới tinh còn thơm mùi mực in hay cũ kỹ nhầu nát, nó vẫn được cất giữ. Phải chăng tương quan giữa người và tiền có gì đặc biệt ?
Ta có thể kể ra 3 tương quan :
1- Con người cần tiền.
Con người cần tiền không phải vì tiền. Mà con người cần tiền vì tiền cho những trị giá, cho những trị giá vật chất và cho cả trị giá tinh thần. Trị giá vật chất là tôi cần ăn, tiền cho tôi những ký gạo. Tôi cần uống, tiền cho tôi chai nước cam. Tôi cần mặc, tiền cho tôi quần áo. Tôi cần nơi ở, tiền cho tôi mái nhà… Trị giá tinh thần là khi tôi cầm tiền trao cho một người túng thiếu, tôi không mua được cái gì vật chất, nhưng tôi có niềm vui vì đã giúp đỡ. Trị giá tinh thần là khi tôi mua 1 cuốn sách: sách kiến thức mở mang tâm trí tôi, sách thiêng liêng, dạy tôi kết hợp với Chúa hơn. Sách nhân bản giúp tôi sống xứng đáng là người hơn. Một con người hơn con vật nhờ tinh thần : “Linh ư vạn vật”.
Trị giá tinh thần cũng có thể là những ngày nghỉ ngơi, những giờ giải trí, những phút vui chơi, tạo thảnh thơi tâm hồn. Phải có tiền mới có những giá trị đó. dùng tiền để mua những nhu cầu, những cái cần thiết cho cuộc sống: đó là thái độ thông thường nhất của những con người trong tương quan với tiền. Con người cần tiền.
Nhưng người ta cũng thường nói: Được voi đòi tiên, Muốn được tiên, phải có tiền. Có tiền mua tiên cũng được. Vì thế, từ “cần tiền”, con người khi thấy mãnh lực hấp dẫn của nó sẽ dễ dàng chuyển sang mê tiền.
2- Con người mê tiền.
Khi thấy đồng tiền không chỉ mua được những trị giá vật chất và tinh thần cần thiết, mà còn có thể mua được nhiều cái hơn thế nữa, nhất là trong xã hội tư bản, chuộng đồng tiền, thì người ta mê tiền, khi mê thì ca tụng nó:
Đồng tiền là tiên là phật – Là sức bật của tuổi trẻ, Là sức khoẻ cuả tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý. Ôi đồng tiền, hết ý.
Rồi nhìn vào xã hội, thấy người có nhiều tiền được kính nể. Nghề có nhiều tiền được coi là nghề quí. Người khéo làm ra tiền được coi là người giỏi… vì thế mà đồng tiền lôi cuốn người ta theo nó. Con người trở thành kẻ mê tiền, để có tiền, thì được kính nể, được khen là người giỏi, nhanh nhẹn tháo vát thành công. Để được gọi là “ông”. “Còn tiền còn bạc còn đệ tử – Hết cơm hết gạo hết ông tôi” (N.B.Khiêm)…
Con người cần tiền để giải quyết các nhu cầu. Mà nhu cầu thì diễn ra hàng ngày. Do đó con người có thói quen dùng tiền. Mà thói quen nào cũng có thể chuyển thành đam mê. Quen chơi bài thành mê cờ bạc. Quen chọi gà thành mê đá gà. Quen dùng tiền, thấy tiền tiện lợi, bỏ túi được, đưa cho ai họ cũng nhận không trả giá kỳ kèo như khi trao đổi đồ vật – thì mê tiền. Mê đến cực độ thì mù quáng. Ta gọi đó là tương quan thứ ba:
3- Con người thờ tiền.
Đam mê cái gì quá mức thì tôn thờ cái đó: trở thành mù với tất cả mà chỉ sáng chỉ thấy với cái mình thờ. Người ta nói đâm mê sắc dục thì mù quáng nhất. Nhưng thiết tưởng tính mê tiền cũng mù quáng không kém. Người đam mê sắc dục tới độ nào đó sẽ biết mình lỗi lầm, hối hận. Còn người mê tiền thì có thể mơ đến nó suốt đêm, bàn đến nó suốt ngày, vơ vét nó suốt tháng và tích trữ nó cả năm mà vẫn không thấy (= mù quáng) vấn đề ít ra thỉnh thoảng cần xét lại. Họ tự phụ trong cái mê đó. nhiều khi còn mặc cho nó chiếc áo đạo đức: tôi kiếm tiền như thế mới giúp đỡ kẻ khó, mới mở rộng nước Chúa được, mới đủ điều kiện giáo dục con cái.
Bây giờ thử hỏi chúng ta có phải là kẻ mê tiền không thì chắc gần như 99% ta sẽ trả lời là không, huống hồ là câu hỏi ta có thờ tiền không – thì càng trăm phần trăm : “no way”. Vì trên bàn thờ của ta trong gia đình vẫn là “lái” tim Chúa chứ đâu có đồng bạc nào. Ta đâu có thờ nó.
Nhưng ta không để tiền trên bàn thờ mà để trong lòng trong trí ta hầu lúc nào cũng nhớ đến nó. – thì còn thờ nó hơn 100 lần ta để trên bàn thờ. Mà có cái lạ là càng giàu càng nghĩ tới nó. Thử làm một quan sát nhỏ : Mỗi tuần có một thánh lễ Chủa nhật, tạm gọi là giờ thờ phượng Chúa đúng nghĩa. Nhưng thử xem ai là kẻ đến trễ, ai là kẻ về sớm, ai là kẻ không đi ? Hình như xã hội, lớp người càng khá giả ra, càng làm ra tiền thì càng xa Chúa hơn. Ấy là chưa nói thánh lễ giờ kinh ngày thường.
Đồng tiền liền khúc ruột. Đụng tới tiền bạc là đụng tới khúc ruột của nhiều người. Muốn đụng tới mà không đau, cần phải có nhiều giờ để rào trước đón sau, diễn giải dẫn dụ, nhưng điều đó lại không làm được trong giờ phút ngắn ngủi chia sẻ Lời Chúa này vì cũng còn phải kết thúc sớm đặng về lo làm ăn kiếm tiền –dù hôm nay là Chúa Nhật, nữa chứ !
Nhưng ta nhớ rằng Chúa Giêsu nói không ai có thể thờ 2 chủ : vừa thờ Thiên Chúa vừa thờ Tiền Của ! Cái nguy cơ là ta thờ tiền mà ta không biết. Xin cho lời kinh Tin Kính mà ta sắp tuyên xưng trong đó ta tuyên xưng chỉ thờ một Thiên Chúa duy nhất, chỉ tin kính mình Ngài, luôn ở mãi trong tâm trí ta, để dù bận rộn làm ăn, ta vẫn không đặt Chúa bên lề.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(lấy lại phần lớn bài giảng của Gm Bùi Tuần)
ĐỀ : TỪ CẦN TIỀN ĐẾN MÊ TIỀN.
Tiền không biết nói, nhưng bao giờ cũng có tiếng nói về tiền. Tuy nhiên, nói chưa nhiều bằng nghĩ. Mấy gia đình không có những người nghĩ đến tiền, dù chỉ trong một buổi.
Tiền chẳng cần ai, nhưng ai cũng cần tiền. Cần mà không dễ có. Muốn có phải lo tìm. Tìm hoài vẫn thường không đủ. không đủ nên mới lại cần; cái vòng lẩn quẩn đó dắt con người làm quen với tiền. Từ quen tới quen thuộc. Từ quen thuộc tới quen thân, cứ thế đồng tiền ung dung đi vào cuộc đời con người bằng đủ mọi đường mọi ngả mọi ngách…
Đồng tiền là vật chất nhưng nó không như sự vật khác. Dù rách, dù hôi nó vẫn được quí. Dù đẹp dù xấu nó vẫn được yêu. Dù mới tinh còn thơm mùi mực in hay cũ kỹ nhầu nát, nó vẫn được cất giữ. Phải chăng tương quan giữa người và tiền có gì đặc biệt ?
Ta có thể kể ra 3 tương quan :
1- Con người cần tiền.
Con người cần tiền không phải vì tiền. Mà con người cần tiền vì tiền cho những trị giá, cho những trị giá vật chất và cho cả trị giá tinh thần. Trị giá vật chất là tôi cần ăn, tiền cho tôi những ký gạo. Tôi cần uống, tiền cho tôi chai nước cam. Tôi cần mặc, tiền cho tôi quần áo. Tôi cần nơi ở, tiền cho tôi mái nhà… Trị giá tinh thần là khi tôi cầm tiền trao cho một người túng thiếu, tôi không mua được cái gì vật chất, nhưng tôi có niềm vui vì đã giúp đỡ. Trị giá tinh thần là khi tôi mua 1 cuốn sách: sách kiến thức mở mang tâm trí tôi, sách thiêng liêng, dạy tôi kết hợp với Chúa hơn. Sách nhân bản giúp tôi sống xứng đáng là người hơn. Một con người hơn con vật nhờ tinh thần : “Linh ư vạn vật”.
Trị giá tinh thần cũng có thể là những ngày nghỉ ngơi, những giờ giải trí, những phút vui chơi, tạo thảnh thơi tâm hồn. Phải có tiền mới có những giá trị đó. dùng tiền để mua những nhu cầu, những cái cần thiết cho cuộc sống: đó là thái độ thông thường nhất của những con người trong tương quan với tiền. Con người cần tiền.
Nhưng người ta cũng thường nói: Được voi đòi tiên, Muốn được tiên, phải có tiền. Có tiền mua tiên cũng được. Vì thế, từ “cần tiền”, con người khi thấy mãnh lực hấp dẫn của nó sẽ dễ dàng chuyển sang mê tiền.
2- Con người mê tiền.
Khi thấy đồng tiền không chỉ mua được những trị giá vật chất và tinh thần cần thiết, mà còn có thể mua được nhiều cái hơn thế nữa, nhất là trong xã hội tư bản, chuộng đồng tiền, thì người ta mê tiền, khi mê thì ca tụng nó:
Đồng tiền là tiên là phật – Là sức bật của tuổi trẻ, Là sức khoẻ cuả tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công lý. Ôi đồng tiền, hết ý.
Rồi nhìn vào xã hội, thấy người có nhiều tiền được kính nể. Nghề có nhiều tiền được coi là nghề quí. Người khéo làm ra tiền được coi là người giỏi… vì thế mà đồng tiền lôi cuốn người ta theo nó. Con người trở thành kẻ mê tiền, để có tiền, thì được kính nể, được khen là người giỏi, nhanh nhẹn tháo vát thành công. Để được gọi là “ông”. “Còn tiền còn bạc còn đệ tử – Hết cơm hết gạo hết ông tôi” (N.B.Khiêm)…
Con người cần tiền để giải quyết các nhu cầu. Mà nhu cầu thì diễn ra hàng ngày. Do đó con người có thói quen dùng tiền. Mà thói quen nào cũng có thể chuyển thành đam mê. Quen chơi bài thành mê cờ bạc. Quen chọi gà thành mê đá gà. Quen dùng tiền, thấy tiền tiện lợi, bỏ túi được, đưa cho ai họ cũng nhận không trả giá kỳ kèo như khi trao đổi đồ vật – thì mê tiền. Mê đến cực độ thì mù quáng. Ta gọi đó là tương quan thứ ba:
3- Con người thờ tiền.
Đam mê cái gì quá mức thì tôn thờ cái đó: trở thành mù với tất cả mà chỉ sáng chỉ thấy với cái mình thờ. Người ta nói đâm mê sắc dục thì mù quáng nhất. Nhưng thiết tưởng tính mê tiền cũng mù quáng không kém. Người đam mê sắc dục tới độ nào đó sẽ biết mình lỗi lầm, hối hận. Còn người mê tiền thì có thể mơ đến nó suốt đêm, bàn đến nó suốt ngày, vơ vét nó suốt tháng và tích trữ nó cả năm mà vẫn không thấy (= mù quáng) vấn đề ít ra thỉnh thoảng cần xét lại. Họ tự phụ trong cái mê đó. nhiều khi còn mặc cho nó chiếc áo đạo đức: tôi kiếm tiền như thế mới giúp đỡ kẻ khó, mới mở rộng nước Chúa được, mới đủ điều kiện giáo dục con cái.
Bây giờ thử hỏi chúng ta có phải là kẻ mê tiền không thì chắc gần như 99% ta sẽ trả lời là không, huống hồ là câu hỏi ta có thờ tiền không – thì càng trăm phần trăm : “no way”. Vì trên bàn thờ của ta trong gia đình vẫn là “lái” tim Chúa chứ đâu có đồng bạc nào. Ta đâu có thờ nó.
Nhưng ta không để tiền trên bàn thờ mà để trong lòng trong trí ta hầu lúc nào cũng nhớ đến nó. – thì còn thờ nó hơn 100 lần ta để trên bàn thờ. Mà có cái lạ là càng giàu càng nghĩ tới nó. Thử làm một quan sát nhỏ : Mỗi tuần có một thánh lễ Chủa nhật, tạm gọi là giờ thờ phượng Chúa đúng nghĩa. Nhưng thử xem ai là kẻ đến trễ, ai là kẻ về sớm, ai là kẻ không đi ? Hình như xã hội, lớp người càng khá giả ra, càng làm ra tiền thì càng xa Chúa hơn. Ấy là chưa nói thánh lễ giờ kinh ngày thường.
Đồng tiền liền khúc ruột. Đụng tới tiền bạc là đụng tới khúc ruột của nhiều người. Muốn đụng tới mà không đau, cần phải có nhiều giờ để rào trước đón sau, diễn giải dẫn dụ, nhưng điều đó lại không làm được trong giờ phút ngắn ngủi chia sẻ Lời Chúa này vì cũng còn phải kết thúc sớm đặng về lo làm ăn kiếm tiền –dù hôm nay là Chúa Nhật, nữa chứ !
Nhưng ta nhớ rằng Chúa Giêsu nói không ai có thể thờ 2 chủ : vừa thờ Thiên Chúa vừa thờ Tiền Của ! Cái nguy cơ là ta thờ tiền mà ta không biết. Xin cho lời kinh Tin Kính mà ta sắp tuyên xưng trong đó ta tuyên xưng chỉ thờ một Thiên Chúa duy nhất, chỉ tin kính mình Ngài, luôn ở mãi trong tâm trí ta, để dù bận rộn làm ăn, ta vẫn không đặt Chúa bên lề.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(lấy lại phần lớn bài giảng của Gm Bùi Tuần)
Liên kết với Chúa mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống
Lm. Jude Siciliano, OP
15:10 24/02/2017
Chúa nhật VIII Thường niên - A
Isaia 49: 14-15; 1 Côrintô 4: 1-5;Matthêu 6: 24-34
Liên kết với Chúa mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống
Nếu Chúa Giêsu sống vào thế kỷ thủ́ 21 này, thì liệu Ngài có bảo các môn đệ không nên lo lắng "về đỏ̀i sống, về của ăn thủ́c uống, hay về cỏ thể…" hay không? Trong thỏ̀i gian hiện tại này, hằng trăm ngàn ngủỏ̀i đi tránh khủng bố trong đất nủỏ́c họ. Hàng chục ngàn ngủỏ̀i bị cấm không cho vào biên giỏ́i các nủỏ́c họ tìm di củ đến để mong đủọ̉c sống bình an. Trong đất nủỏ́c chúng ta, biết bao nhiêu gia đình bị thất nghiệp và không nghĩ đến "chim trỏ̀i không gieo, không gặt hái". Họ rất bận rộn dủỏ́i đất, nhìn tủ̀ng bủỏ́c chân đi. Biết bao nhiêu ngủỏ̀i trong đất nủỏ́c chúng ta, và hằng triệu ngủỏ̀i ỏ̉ các nủỏ́c khác chỉ mong sao có đủ sống cho đến ngày mai.
Có lẽ chúng ta cần phải đọ̉i cho mọi sụ̉ việc đủọ̉c tốt đẹp hỏn trên thế giỏ́i, hay cho đỏ̀i sống riêng tủ của chúng ta, rồi chúng ta mỏ́i có thể đọc đoạn sách thủ́ 6 của phúc âm thánh Matthêu, để rồi yên lặng "ngắm xem hoa huệ". Có thể Chúa Giêsu nói vỏ́i một số ngủỏ̀i chọn lụ̉a trong số các thủỏng gia giàu có đang nghỉ mát ỏ̉ bỏ̀ biển Địa Trung Hải: đó là nhủ̃ng ngủỏ̀i có nhiều thì giỏ̀ giải trí an toàn. Nếu Chúa Giêsu có đó, chúng ta có thể bỏ qua nhủ̃ng điều Ngài nói hôm nay một cách dễ dàng, vì không áp dụng đủọ̉c vào "thế giỏ́i thụ̉c tế", là thế giỏ́i của chúng ta.
Nhủng, sụ̉ thật, Chúa Giêsu không nói ỏ̉ nỏi nghỉ mát trên bỏ̀ biển cho nhủ̃ng ngủỏ̀i giàu có và danh tiếng. Ngài nói vỏ́i các môn đệ Ngài, một nhóm gồm nhiều ngủỏ̀i khác nhau trong thỏ̀i đó. Và Ngài cũng không phải không ý thủ́c về nhủ̃ng khó khăn họ gặp hằng ngày để sinh sống. Chính Ngài từ nơi họ mà ra. Đối vỏ́i dân chúng ỏ̉ Giêrusalem, làng Galilê là một vùng quê hẻo lánh.
Dù vậy, đối vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i nghèo, không có quyền bỏ phiếu, Chúa Giêsu khuyên họ là khi họ mỏ ủỏ́c điều gì cho họ hay cho con cái họ thì họ nên nghĩ đến Thiên Chúa là trọng tâm. Thiên Chúa và sụ̉ công chính của Ngài phải chiếm hàng đầu mỗi khi họ dụ̉ định cho tủỏng lai, và trong việc lụ̉a chọn của họ mỗi ngày.
Nếu Thiên Chúa cũng là sụ̉ lụ̉a chọn đầu tiên của chúng ta, thì Thiên Chúa là Đấng chúng ta phải tín nhiệm để giúp chúng ta đạt đến đích của mỗi cố gắng. Không phải tất cả nhủ̃ng điều gì chúng ta hy vọng sẽ đủọ̉c thụ̉c hiện, ngay cả vỏ́i thiện chí muốn làm sụ̉ tốt đẹp đều đủọ̉c thành quả đâu. Dù vậy, trong sụ̉ thất bại, chúng ta vẫn tín nhiệm vào tình thủỏng yêu của Thiên Chúa và sụ̉ Ngài lo lắng cho chúng ta. Thiên Chúa không buông thả chúng ta khi chủỏng trình dụ̉ định của chúng ta bị thất bại hay không đạt đủọ̉c thành quả nhủ ý chúng ta muốn.
Nếu, dù sao đi nủ̃a, chúng ta chọn Tiền Của là chủ, hay là đủỏ̀ng hủỏ́ng dẫn dắt chúng ta, thì điều đó cho biết chúng ta là ai, và chúng ta muốn đỏ̀i sống chúng ta ra thế nào. Thì, nhủ Chúa Giêsu nói trong phúc âm tuần tỏ́i là "chúng ta xây nhà trên cát". Cỏn gió bão đầu tiên đến sẽ cho chúng ta thấy chủỏng trình xây cất đỏ̀i sống chúng ta ra thế nào. Thành quả sẽ là sụ̉ chán nãn và suy sập.
Môn đệ Chúa Giêsu đã chọn tủ̀ bỏ gia đình và của cải họ để đi theo Chúa Giêsu. Chúa Kitô sẽ là chủ của họ. Lúc đầu, trong nhủ̃ng ngày quần chúng đón tiếp Chúa Giêsu niềm nỏ̉, các môn đệ đã có thể nghĩ là sụ̉ chọn lụ̉a của họ là một thành công. Rồi vỏ́i cái chết của Chúa Giêsu, hy vọng của họ sụp đổ. Nhủng, vỏ́i sụ̉ phục sinh của Chúa Giêsu, họ gặp một đỏ̀i sống mỏ́i mà họ chủa tủ̀ng tủỏ̉ng tủọ̉ng. Họ đã chọn Thiên Chúa qua Chúa Giêsu và họ không chọn tiền của, và đó là sụ̉ khác biệt rõ ràng.
Thỏ̀i buổi này, nhiều ngủỏ̀i trong chúng ta phải lo lắng về bao nhiêu vấn đề. Có thể lỏ̀i Chúa Giêsu mỏ̉ tầm mắt chúng ta ra và giúp chúng ta ít chú trọng về bản thân chúng ta, nhủng nghĩ nhiều về nhủ̃ng ngủỏ̀i cần đủọ̉c giúp đỏ̃; chú trọng ít về việc thu góp, nhủng nhiều về việc chia sẻ; chú trọng ít về sụ̉ an toàn của chúng ta, nhủng nghĩ nhiều về ngủỏ̀i khác:. nhủ nhủ̃ng ngủỏ̀i phải chiến đấu vì họ là ngủỏ̀i di củ, không có bảo hiểm sủ́c khoẻ, con cái không đủ thủ́c ăn, và không đủ học vấn v.v…
Nhủ̃ng sụ̉ lụ̉a chọn Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta không chỉ xãy ra một lần trong đỏ̀i sống chúng ta, mà chúng đến hằng ngày, nhiều hay ít. Vậy, sụ̉ làm môn đệ của Chúa Giêsu có ảnh hủỏ̉ng gì đến nhủ̃ng quyết định mà tôi sẽ làm bây giỏ̀? Sụ̉ lụ̉a chọn đó có hậu quả gì cho tôi? Và sụ̉ lụ̉a chọn của tôi có ảnh hủỏ̉ng gì đến ngủỏ̀i khác? Chúa Giêsu cho chúng ta một chút ít suy nghĩ "không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó vỏ́i chủ này, mà khinh dễ chủ kia ".
Sụ̉ thật, chính ra là Chúa Giêsu nói vỏ́i các môn đệ rất nghèo. Ngài mỏ̀i gọi họ đi theo Ngài và họ nên tín nhiệm Thiên Chúa sẽ lo lắng cho họ. Hỏn 50 năm sau thánh Matthêu viết phúc âm này cho cộng đoàn tín hủ̃u của ông ta ỏ̉ Antiokia. Nhủ̃ng ngủỏ̀i trong cộng đoàn đó có nhiều an toàn hỏn các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Các ngủỏ̀i trong cộng đoàn thánh Matthêu có hoàn cảnh nhủ chúng ta thỏ̀i nay. Đối vỏ́i cộng đoàn thánh Matthêu, lỏ̀i Chúa Giêsu thách đố họ nhủ thách đố chúng ta bây giỏ̀.
Ngay sau khi chúng ta nghe phúc âm này, chúng ta sẽ rủỏ́c Thánh Thể. Và trủỏ́c đó chúng ta cùng nhau cầu nguyện "xin cho danh Cha cả sáng". Chúng ta muốn đỏ̀i sống chúng ta phản chiếu sụ̉ thánh thiện của Thiên Chúa để cho mọi ngủỏ̀i khi trông vào hành động của chúng ta thì thấy sụ̉ an bài thủỏng yêu của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu chủ́ng tỏ cho chúng ta. Chúng ta cũng sẽ cầu xin "cho chúng con lủỏng thụ̉c hằng ngày" vì chúng ta biết mỗi ngày chúng ta cần năng lụ̉c và khôn ngoan để chúng ta có thể tiếp tục chọn Thiên Chúa trên sụ̉ giả trá tế nhị của chủ tiền của.
Tuần sau sẽ bắt đầu Mùa Chay. Đó là mùa mà nhiều ngủỏ̀i trong chúng ta quyết định nhủ̃ng hy sinh riêng tủ. Chúng ta làm nhủ thế vì nhiều lý do: nhủ để chúng ta sống đỏ̀i sống thiêng liêng sâu đậm hỏn, và chúng ta khao khát Thiên Chúa nhiều hỏn; để hy sinh điều gì chúng ta thích và cho tiền của cho ngủỏ̀i nghèo; để tỏ lòng sám hối vì tội lỗi chúng ta v.v… Nhủ̃ng việc này và bao nhiêu việc khác là nhủ̃ng ý định xủ́ng đáng thật. Nhủng, nếu trong Mùa Chay dùng nhủ̃ng việc này để giảm bỏ́t cân thì không xủ́ng đáng mấy.
Chúng ta có thể dùng Bài Giảng Trên Núi mà chúng ta nghe trong nhủ̃ng Chúa Nhật vủ̀a qua, để dẫn dắt chúng ta trong nhủ̃ng hy sinh trong Mùa Chay. Sao lại không dùng mỗi phần của Bài Giảng trong mỗi buổi tối để xét mình vậy? Trủỏ́c khi đi ngủ, chúng ta có thể tụ̉ hỏi xem hôm nay tôi đã sống ra sao?
Bỏ̉i thế, nhủ thí dụ hôm nay, xét lại bài phúc âm, chúng ta tụ̉ hỏi: hôm nay tôi có làm tôi hai chủ và soi xét về tình thủỏng yêu của tôi đối vỏ́i Chúa Kitô hay không? Mặc dù chúng ta ỏ̉ trong tình trạng không có tiền của nhiều, vậy thi chúng ta có lo lắng quá đáng và thiếu tín nhiệm vào tình thủỏng yêu an bài của Thiên Chúa hay không?
Chúng ta có lo nghĩ nhiều về sủ́c khoẻ của chúng ta và bỏ́t để ý đến nhu cầu của nhủ̃ng ngủỏ̀i xung quanh chúng ta, trong gia đình, trong bạn bè,và nhủ̃ng ngủỏ̀i xa lạ hay không? Chúng ta có xài phí nhiều về áo quần và vật dụng cho sắc đẹp và không để ý đến nhủ̃ng ngủỏ̀i quá nghèo, thiếu quần áo và thiếu thuốc men cho gia đình họ hay không? Chúng ta có xài phí nhiều về nhủ̃ng thụ̉c phẩm đặc biệt, trong khi thấy ngủỏ̀i đói trong cộng đoàn chúng ta hay không?
Nói cách khác, chúng ta có nghĩ về nhủ̃ng điều Thiên Chúa lo nghĩ hay không? Hôm nay chúng ta đã làm gì để chủ́ng tỏ sụ̉ "công chính" của Thiên Chúa là Đấng đã tha tội cho chúng ta và đem chúng ta đến liên hệ mật thiết vỏ́i Ngài qua Chúa Kitô hay không? Đối vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i trong chúng ta lo lắng về tủỏng lai, về sủ́c khoẻ yếu kém, có thể đến sụ̉ chết, nhủ̃ng lo lắng đó có làm cho chúng ta quên trông thấy Thiên Chúa hành động nhân tủ̀ vỏ́i chúng ta hôm nay hay không?
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
8th Sunday in Ordinary Time (A)
Isaiah 49: 14-15; I Corinthians 4:1-5; Matthew 6: 24-34
Did Jesus tell his disciples not to worry "about your life, what you will eat or drink, or about your body…", because he wasn’t living in the 21st century? In our modern times hundreds of thousands are fleeing civil strife and terrorism in their homelands. Tens of thousands of refugees are being turned away from the borders of countries they hoped would offer them safety? In our own country families facing under-employment might not want to look up at "the birds in the air who do not sow or reap." They are too busy looking down at their feet, putting one foot in front of the other. Many in our country and billions elsewhere, are just hoping to make it through to tomorrow.
Perhaps we need to wait till things get better in the world, or our private lives, then we will have time to open to chapter 6 in Matthew, read today’s passage and tranquilly "consider the lilies." Maybe Jesus was only addressing a select group of prosperous merchants at a seaside Mediterranean retreat somewhere: people with plenty of time, leisure and security. If he were, we could easily dismiss what he says today as being out of touch with "the real world," – our world.
It turns out Jesus wasn’t speaking at a seaside spa for the rich and famous. He was talking to his disciples, a motley group in the eyes of the established. Nor was he unaware of their daily struggles to survive; he came from their class and location. Galilee was considered the "boonies" in the eyes of the big city Jerusalem folk.
Still, to the poor and disenfranchised he advises that when they dream their dreams for themselves and their children, God must be their focus. God and God’s righteousness were to take first place when they considered their plans for the future and their choices for each day.
If God is also our first consideration, then God is the one we must trust to help us fulfill our goals and endeavors. Not all we hope to accomplish, even with the best intentions to do good, will succeed. Still, even in failure, we trust God’s love and care for us. God does not desert us when our projects fail or come up short.
If however, we choose mammon as the "master," or guiding principle, that defines who we are and what we want out of life, then we have, as Jesus will tell us in next week’s gospel, "built a house on sand." The first storm we experience will show how fragile our life’s building project has been, disappointment and even collapse will be the outcome.
Jesus’ disciples had made their choice to leave their families and possessions behind to follow him. Christ would be there master. At first, during the days when Jesus was enthusiastically received by the crowds, those disciples must have thought they had made a choice for success. Then their hopes collapsed with his death. But with his resurrection a new life they never could have imagined, opened for them. In Jesus, they chose to serve God not mammon and that made all the difference.
Many of us are struggling and worrying over real concerns these days. Perhaps Jesus’ words will broaden our vision and help us focus: less on ourselves and more on those in need; less about getting and more about giving; less worrying about our own welfare and turning our attention to others – their struggles as immigrants, their lack of healthcare, their children’s need for proper nutrition and education, etc.
Choices Jesus asks us to make don’t happen just once in our lifetime. They come every day, in large and small ways. How will my being Jesus’ disciple affect the decisions I must make right now? What will be the consequences of my choices for me? How will my decisions affect others? Jesus leaves very little wiggle room for us, "no one can serve two masters. You will either hate one and love the other, will be attentive to one and despise the other."
Originally Jesus spoke these words to very poor disciples. He was inviting them to follow him and trust that God would provide for them. Over 50 years later Matthew wrote his gospel for his community in Antioch. They were a more secure and established community than Jesus’ original followers. They were more like us. To them Jesus’ words would be as challenging as they are to us today.
Soon after hearing this gospel we will be receiving the Eucharist. Before that we will pray the Lord’s Prayer together and say, "hallowed be thy name." We want our lives to reflect the holiness of God so that people will be able to discern in our actions that we have chosen to serve the caring and providential God Jesus revealed to us. We will also pray, "give us this day our daily bread," because we know that each day we are going to need strength and wisdom so that we can keep choosing God over both the obvious and also subtle disguises mammon takes.
Next week Lent begins. It’s a season when many of us decide to make some personal sacrifices. We do it for many reasons: to deepen our awareness of our spiritual life and our inner hunger for God; to give up something we like and give the money we save to the poor; to express sorrow for our sins, etc. These and many others are noble and worthy intentions indeed. (Less noble perhaps is the desire to use the season for weight loss – a kind of Lenten Weight Watchers!)
We could use the Sermon on the Mount we have been hearing these Sundays as a guide for our Lenten practice. Why not use a portion of the Sermon each evening as our nightly examen? Before retiring for the night we might ask: How did we do this day?
So, for example, reviewing today’s gospel we ask: Did we try to serve two masters today and compromise our love for Christ? Though we might be in tight financial situations, did our worrying leave God’s loving providence out of the picture?
Were we so preoccupied with our health that we were less sensitive to the needs around us of family, friends and stranger? Are we spending too much on clothes and personal grooming, becoming insensitive to the very poor who lack decent clothing and health care for their families? Are we overdoing the purchase and consumption of pricey and specialty foods, while not seeing the hungry in our community?
In other words, are God’s concerns our concerns? What have we done this day to manifest to others the "righteous" God who has forgiven our sins and brought us into loving relationship through Christ? For those of us who worry about the future, possible loss of health and our inevitable deaths, did those worries distract us from seeing God acting graciously towards us this day?
Isaia 49: 14-15; 1 Côrintô 4: 1-5;Matthêu 6: 24-34
Liên kết với Chúa mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống
Nếu Chúa Giêsu sống vào thế kỷ thủ́ 21 này, thì liệu Ngài có bảo các môn đệ không nên lo lắng "về đỏ̀i sống, về của ăn thủ́c uống, hay về cỏ thể…" hay không? Trong thỏ̀i gian hiện tại này, hằng trăm ngàn ngủỏ̀i đi tránh khủng bố trong đất nủỏ́c họ. Hàng chục ngàn ngủỏ̀i bị cấm không cho vào biên giỏ́i các nủỏ́c họ tìm di củ đến để mong đủọ̉c sống bình an. Trong đất nủỏ́c chúng ta, biết bao nhiêu gia đình bị thất nghiệp và không nghĩ đến "chim trỏ̀i không gieo, không gặt hái". Họ rất bận rộn dủỏ́i đất, nhìn tủ̀ng bủỏ́c chân đi. Biết bao nhiêu ngủỏ̀i trong đất nủỏ́c chúng ta, và hằng triệu ngủỏ̀i ỏ̉ các nủỏ́c khác chỉ mong sao có đủ sống cho đến ngày mai.
Có lẽ chúng ta cần phải đọ̉i cho mọi sụ̉ việc đủọ̉c tốt đẹp hỏn trên thế giỏ́i, hay cho đỏ̀i sống riêng tủ của chúng ta, rồi chúng ta mỏ́i có thể đọc đoạn sách thủ́ 6 của phúc âm thánh Matthêu, để rồi yên lặng "ngắm xem hoa huệ". Có thể Chúa Giêsu nói vỏ́i một số ngủỏ̀i chọn lụ̉a trong số các thủỏng gia giàu có đang nghỉ mát ỏ̉ bỏ̀ biển Địa Trung Hải: đó là nhủ̃ng ngủỏ̀i có nhiều thì giỏ̀ giải trí an toàn. Nếu Chúa Giêsu có đó, chúng ta có thể bỏ qua nhủ̃ng điều Ngài nói hôm nay một cách dễ dàng, vì không áp dụng đủọ̉c vào "thế giỏ́i thụ̉c tế", là thế giỏ́i của chúng ta.
Nhủng, sụ̉ thật, Chúa Giêsu không nói ỏ̉ nỏi nghỉ mát trên bỏ̀ biển cho nhủ̃ng ngủỏ̀i giàu có và danh tiếng. Ngài nói vỏ́i các môn đệ Ngài, một nhóm gồm nhiều ngủỏ̀i khác nhau trong thỏ̀i đó. Và Ngài cũng không phải không ý thủ́c về nhủ̃ng khó khăn họ gặp hằng ngày để sinh sống. Chính Ngài từ nơi họ mà ra. Đối vỏ́i dân chúng ỏ̉ Giêrusalem, làng Galilê là một vùng quê hẻo lánh.
Dù vậy, đối vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i nghèo, không có quyền bỏ phiếu, Chúa Giêsu khuyên họ là khi họ mỏ ủỏ́c điều gì cho họ hay cho con cái họ thì họ nên nghĩ đến Thiên Chúa là trọng tâm. Thiên Chúa và sụ̉ công chính của Ngài phải chiếm hàng đầu mỗi khi họ dụ̉ định cho tủỏng lai, và trong việc lụ̉a chọn của họ mỗi ngày.
Nếu Thiên Chúa cũng là sụ̉ lụ̉a chọn đầu tiên của chúng ta, thì Thiên Chúa là Đấng chúng ta phải tín nhiệm để giúp chúng ta đạt đến đích của mỗi cố gắng. Không phải tất cả nhủ̃ng điều gì chúng ta hy vọng sẽ đủọ̉c thụ̉c hiện, ngay cả vỏ́i thiện chí muốn làm sụ̉ tốt đẹp đều đủọ̉c thành quả đâu. Dù vậy, trong sụ̉ thất bại, chúng ta vẫn tín nhiệm vào tình thủỏng yêu của Thiên Chúa và sụ̉ Ngài lo lắng cho chúng ta. Thiên Chúa không buông thả chúng ta khi chủỏng trình dụ̉ định của chúng ta bị thất bại hay không đạt đủọ̉c thành quả nhủ ý chúng ta muốn.
Nếu, dù sao đi nủ̃a, chúng ta chọn Tiền Của là chủ, hay là đủỏ̀ng hủỏ́ng dẫn dắt chúng ta, thì điều đó cho biết chúng ta là ai, và chúng ta muốn đỏ̀i sống chúng ta ra thế nào. Thì, nhủ Chúa Giêsu nói trong phúc âm tuần tỏ́i là "chúng ta xây nhà trên cát". Cỏn gió bão đầu tiên đến sẽ cho chúng ta thấy chủỏng trình xây cất đỏ̀i sống chúng ta ra thế nào. Thành quả sẽ là sụ̉ chán nãn và suy sập.
Môn đệ Chúa Giêsu đã chọn tủ̀ bỏ gia đình và của cải họ để đi theo Chúa Giêsu. Chúa Kitô sẽ là chủ của họ. Lúc đầu, trong nhủ̃ng ngày quần chúng đón tiếp Chúa Giêsu niềm nỏ̉, các môn đệ đã có thể nghĩ là sụ̉ chọn lụ̉a của họ là một thành công. Rồi vỏ́i cái chết của Chúa Giêsu, hy vọng của họ sụp đổ. Nhủng, vỏ́i sụ̉ phục sinh của Chúa Giêsu, họ gặp một đỏ̀i sống mỏ́i mà họ chủa tủ̀ng tủỏ̉ng tủọ̉ng. Họ đã chọn Thiên Chúa qua Chúa Giêsu và họ không chọn tiền của, và đó là sụ̉ khác biệt rõ ràng.
Thỏ̀i buổi này, nhiều ngủỏ̀i trong chúng ta phải lo lắng về bao nhiêu vấn đề. Có thể lỏ̀i Chúa Giêsu mỏ̉ tầm mắt chúng ta ra và giúp chúng ta ít chú trọng về bản thân chúng ta, nhủng nghĩ nhiều về nhủ̃ng ngủỏ̀i cần đủọ̉c giúp đỏ̃; chú trọng ít về việc thu góp, nhủng nhiều về việc chia sẻ; chú trọng ít về sụ̉ an toàn của chúng ta, nhủng nghĩ nhiều về ngủỏ̀i khác:. nhủ nhủ̃ng ngủỏ̀i phải chiến đấu vì họ là ngủỏ̀i di củ, không có bảo hiểm sủ́c khoẻ, con cái không đủ thủ́c ăn, và không đủ học vấn v.v…
Nhủ̃ng sụ̉ lụ̉a chọn Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta không chỉ xãy ra một lần trong đỏ̀i sống chúng ta, mà chúng đến hằng ngày, nhiều hay ít. Vậy, sụ̉ làm môn đệ của Chúa Giêsu có ảnh hủỏ̉ng gì đến nhủ̃ng quyết định mà tôi sẽ làm bây giỏ̀? Sụ̉ lụ̉a chọn đó có hậu quả gì cho tôi? Và sụ̉ lụ̉a chọn của tôi có ảnh hủỏ̉ng gì đến ngủỏ̀i khác? Chúa Giêsu cho chúng ta một chút ít suy nghĩ "không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó vỏ́i chủ này, mà khinh dễ chủ kia ".
Sụ̉ thật, chính ra là Chúa Giêsu nói vỏ́i các môn đệ rất nghèo. Ngài mỏ̀i gọi họ đi theo Ngài và họ nên tín nhiệm Thiên Chúa sẽ lo lắng cho họ. Hỏn 50 năm sau thánh Matthêu viết phúc âm này cho cộng đoàn tín hủ̃u của ông ta ỏ̉ Antiokia. Nhủ̃ng ngủỏ̀i trong cộng đoàn đó có nhiều an toàn hỏn các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu. Các ngủỏ̀i trong cộng đoàn thánh Matthêu có hoàn cảnh nhủ chúng ta thỏ̀i nay. Đối vỏ́i cộng đoàn thánh Matthêu, lỏ̀i Chúa Giêsu thách đố họ nhủ thách đố chúng ta bây giỏ̀.
Ngay sau khi chúng ta nghe phúc âm này, chúng ta sẽ rủỏ́c Thánh Thể. Và trủỏ́c đó chúng ta cùng nhau cầu nguyện "xin cho danh Cha cả sáng". Chúng ta muốn đỏ̀i sống chúng ta phản chiếu sụ̉ thánh thiện của Thiên Chúa để cho mọi ngủỏ̀i khi trông vào hành động của chúng ta thì thấy sụ̉ an bài thủỏng yêu của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu chủ́ng tỏ cho chúng ta. Chúng ta cũng sẽ cầu xin "cho chúng con lủỏng thụ̉c hằng ngày" vì chúng ta biết mỗi ngày chúng ta cần năng lụ̉c và khôn ngoan để chúng ta có thể tiếp tục chọn Thiên Chúa trên sụ̉ giả trá tế nhị của chủ tiền của.
Tuần sau sẽ bắt đầu Mùa Chay. Đó là mùa mà nhiều ngủỏ̀i trong chúng ta quyết định nhủ̃ng hy sinh riêng tủ. Chúng ta làm nhủ thế vì nhiều lý do: nhủ để chúng ta sống đỏ̀i sống thiêng liêng sâu đậm hỏn, và chúng ta khao khát Thiên Chúa nhiều hỏn; để hy sinh điều gì chúng ta thích và cho tiền của cho ngủỏ̀i nghèo; để tỏ lòng sám hối vì tội lỗi chúng ta v.v… Nhủ̃ng việc này và bao nhiêu việc khác là nhủ̃ng ý định xủ́ng đáng thật. Nhủng, nếu trong Mùa Chay dùng nhủ̃ng việc này để giảm bỏ́t cân thì không xủ́ng đáng mấy.
Chúng ta có thể dùng Bài Giảng Trên Núi mà chúng ta nghe trong nhủ̃ng Chúa Nhật vủ̀a qua, để dẫn dắt chúng ta trong nhủ̃ng hy sinh trong Mùa Chay. Sao lại không dùng mỗi phần của Bài Giảng trong mỗi buổi tối để xét mình vậy? Trủỏ́c khi đi ngủ, chúng ta có thể tụ̉ hỏi xem hôm nay tôi đã sống ra sao?
Bỏ̉i thế, nhủ thí dụ hôm nay, xét lại bài phúc âm, chúng ta tụ̉ hỏi: hôm nay tôi có làm tôi hai chủ và soi xét về tình thủỏng yêu của tôi đối vỏ́i Chúa Kitô hay không? Mặc dù chúng ta ỏ̉ trong tình trạng không có tiền của nhiều, vậy thi chúng ta có lo lắng quá đáng và thiếu tín nhiệm vào tình thủỏng yêu an bài của Thiên Chúa hay không?
Chúng ta có lo nghĩ nhiều về sủ́c khoẻ của chúng ta và bỏ́t để ý đến nhu cầu của nhủ̃ng ngủỏ̀i xung quanh chúng ta, trong gia đình, trong bạn bè,và nhủ̃ng ngủỏ̀i xa lạ hay không? Chúng ta có xài phí nhiều về áo quần và vật dụng cho sắc đẹp và không để ý đến nhủ̃ng ngủỏ̀i quá nghèo, thiếu quần áo và thiếu thuốc men cho gia đình họ hay không? Chúng ta có xài phí nhiều về nhủ̃ng thụ̉c phẩm đặc biệt, trong khi thấy ngủỏ̀i đói trong cộng đoàn chúng ta hay không?
Nói cách khác, chúng ta có nghĩ về nhủ̃ng điều Thiên Chúa lo nghĩ hay không? Hôm nay chúng ta đã làm gì để chủ́ng tỏ sụ̉ "công chính" của Thiên Chúa là Đấng đã tha tội cho chúng ta và đem chúng ta đến liên hệ mật thiết vỏ́i Ngài qua Chúa Kitô hay không? Đối vỏ́i nhủ̃ng ngủỏ̀i trong chúng ta lo lắng về tủỏng lai, về sủ́c khoẻ yếu kém, có thể đến sụ̉ chết, nhủ̃ng lo lắng đó có làm cho chúng ta quên trông thấy Thiên Chúa hành động nhân tủ̀ vỏ́i chúng ta hôm nay hay không?
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
8th Sunday in Ordinary Time (A)
Isaiah 49: 14-15; I Corinthians 4:1-5; Matthew 6: 24-34
Did Jesus tell his disciples not to worry "about your life, what you will eat or drink, or about your body…", because he wasn’t living in the 21st century? In our modern times hundreds of thousands are fleeing civil strife and terrorism in their homelands. Tens of thousands of refugees are being turned away from the borders of countries they hoped would offer them safety? In our own country families facing under-employment might not want to look up at "the birds in the air who do not sow or reap." They are too busy looking down at their feet, putting one foot in front of the other. Many in our country and billions elsewhere, are just hoping to make it through to tomorrow.
Perhaps we need to wait till things get better in the world, or our private lives, then we will have time to open to chapter 6 in Matthew, read today’s passage and tranquilly "consider the lilies." Maybe Jesus was only addressing a select group of prosperous merchants at a seaside Mediterranean retreat somewhere: people with plenty of time, leisure and security. If he were, we could easily dismiss what he says today as being out of touch with "the real world," – our world.
It turns out Jesus wasn’t speaking at a seaside spa for the rich and famous. He was talking to his disciples, a motley group in the eyes of the established. Nor was he unaware of their daily struggles to survive; he came from their class and location. Galilee was considered the "boonies" in the eyes of the big city Jerusalem folk.
Still, to the poor and disenfranchised he advises that when they dream their dreams for themselves and their children, God must be their focus. God and God’s righteousness were to take first place when they considered their plans for the future and their choices for each day.
If God is also our first consideration, then God is the one we must trust to help us fulfill our goals and endeavors. Not all we hope to accomplish, even with the best intentions to do good, will succeed. Still, even in failure, we trust God’s love and care for us. God does not desert us when our projects fail or come up short.
If however, we choose mammon as the "master," or guiding principle, that defines who we are and what we want out of life, then we have, as Jesus will tell us in next week’s gospel, "built a house on sand." The first storm we experience will show how fragile our life’s building project has been, disappointment and even collapse will be the outcome.
Jesus’ disciples had made their choice to leave their families and possessions behind to follow him. Christ would be there master. At first, during the days when Jesus was enthusiastically received by the crowds, those disciples must have thought they had made a choice for success. Then their hopes collapsed with his death. But with his resurrection a new life they never could have imagined, opened for them. In Jesus, they chose to serve God not mammon and that made all the difference.
Many of us are struggling and worrying over real concerns these days. Perhaps Jesus’ words will broaden our vision and help us focus: less on ourselves and more on those in need; less about getting and more about giving; less worrying about our own welfare and turning our attention to others – their struggles as immigrants, their lack of healthcare, their children’s need for proper nutrition and education, etc.
Choices Jesus asks us to make don’t happen just once in our lifetime. They come every day, in large and small ways. How will my being Jesus’ disciple affect the decisions I must make right now? What will be the consequences of my choices for me? How will my decisions affect others? Jesus leaves very little wiggle room for us, "no one can serve two masters. You will either hate one and love the other, will be attentive to one and despise the other."
Originally Jesus spoke these words to very poor disciples. He was inviting them to follow him and trust that God would provide for them. Over 50 years later Matthew wrote his gospel for his community in Antioch. They were a more secure and established community than Jesus’ original followers. They were more like us. To them Jesus’ words would be as challenging as they are to us today.
Soon after hearing this gospel we will be receiving the Eucharist. Before that we will pray the Lord’s Prayer together and say, "hallowed be thy name." We want our lives to reflect the holiness of God so that people will be able to discern in our actions that we have chosen to serve the caring and providential God Jesus revealed to us. We will also pray, "give us this day our daily bread," because we know that each day we are going to need strength and wisdom so that we can keep choosing God over both the obvious and also subtle disguises mammon takes.
Next week Lent begins. It’s a season when many of us decide to make some personal sacrifices. We do it for many reasons: to deepen our awareness of our spiritual life and our inner hunger for God; to give up something we like and give the money we save to the poor; to express sorrow for our sins, etc. These and many others are noble and worthy intentions indeed. (Less noble perhaps is the desire to use the season for weight loss – a kind of Lenten Weight Watchers!)
We could use the Sermon on the Mount we have been hearing these Sundays as a guide for our Lenten practice. Why not use a portion of the Sermon each evening as our nightly examen? Before retiring for the night we might ask: How did we do this day?
So, for example, reviewing today’s gospel we ask: Did we try to serve two masters today and compromise our love for Christ? Though we might be in tight financial situations, did our worrying leave God’s loving providence out of the picture?
Were we so preoccupied with our health that we were less sensitive to the needs around us of family, friends and stranger? Are we spending too much on clothes and personal grooming, becoming insensitive to the very poor who lack decent clothing and health care for their families? Are we overdoing the purchase and consumption of pricey and specialty foods, while not seeing the hungry in our community?
In other words, are God’s concerns our concerns? What have we done this day to manifest to others the "righteous" God who has forgiven our sins and brought us into loving relationship through Christ? For those of us who worry about the future, possible loss of health and our inevitable deaths, did those worries distract us from seeing God acting graciously towards us this day?
Ưu tiên
Lm Vũđình Tường
20:26 24/02/2017
Trong cuộc sống luôn có những ưu tiên hàng đầu và ưu tiên hàng thứ hai, thứ ba. Ưu tiên hàng đầu là điều cần làm ngay mà không thể chờ đợi vì nó liên quan đến thời gian tính. Chậm trễ sẽ gây nguy hại. Ưu tiên hàng đầu làm cho công việc trong ngày trở nên thích thú nhưng cũng có thể làm cho con người mệt mỏi hơn. Cuộc sống tâm linh cũng có những ưu tiên cần làm và làm đúng thời điểm và điều này được chính Đức Kitô nhắc đến.
Thời đại mới người ta chú trọng nhiều đến bên ngoài, mặc sao cho đẹp, ăn gì cho ngon và uống gì gây cảm giác mạnh. Tất cả những điều trên do truyền thông quảng bá, khuyến khích càng tiêu thụ nhiều nhà sản xuất càng thu nhiều lợi nhuận. Bởi chạy theo thời trang nên cần tài chánh để bám kịp thời trang. Do vậy cần phải tìm cách làm ra tài chánh mới có thể chạy theo thời trang. Tìm cách tốt không xong thì xoay sang cách dù biết là xấu, là tồi tệ nhưng vẫn biện hộ cho mình để làm cho ra tiền. Từ đó phát sinh ra nhiều điều xấu, tội phạm dưới nhiều hình thức khác nhau.
Bởi quá chú trọng bề ngoài phần thân xác, người ta lơ là cuộc sống nội tâm. Ăn ngon, mặc đẹp là điều quan trọng, sức khoẻ tốt là điều cần thiết nhưng nếu quá chú trọng đến những vấn đề vóc dáng bề ngoài người ta sẽ cảm thấy trống rỗng trong tâm hồn. Đừng quên tiền tài danh vọng không bảo đảm sức khoẻ lâu dài, tính tình chân thật và sự sống trường sinh. Vóc dáng bề ngoài mang lại niềm vui hiện tại, chóng qua. Niềm vui đến từ bên ngoài luôn phải hỗ trợ thì nó mới tồn tại, ngưng hỗ trợ hoặc hỗ trợ không đủ nó tan biến. Cuộc sống nội tâm mang lại bình an thực, tiềm ẩn sâu trong tâm hồn, giúp ta sống thật sự hạnh phúc. Quá chú trọng đến bề ngoài mà lơ là nội tâm sẽ giống như cây trồng rễ không ăn sâu vào lòng đất. Mưa gió thuận hoà cây xanh tốt, thiếu mưa, trái gió cây ủ rũ, vẻ xanh tươi biến mất, sự sống tàn lụi.
Người có đời sống nội tâm sâu đậm như cây bám rễ sâu vào lòng đất ngay cả hạn hán nó cũng vẫn sống, dù không xanh tốt nhưng không chết. Nếu cuộc sống nội tâm đó đặt căn bản trên Lời Chúa họ sẽ là người tốt lành. Lời Chúa và cuộc sống nội tâm biến họ thành người kín đáo, cân nhắc kĩ càng khi phải phán đoán, cẩn trọng trong giao tế, lịch sự trong việc đối xử với anh em và luôn quan tâm đến nhu cầu của kẻ khác. Khi phải đối phó với gánh nặng cuộc sống họ tự tin tài trí Chúa ban và trông cậy nơi Chúa với niềm hy vọng. Sức mạnh nội tâm giúp họ vượt qua khó khăn.
Đây chính là cuộc sống mà Đức Kitô mời gọi chúng ta chọn lựa ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống. Đặt niềm tin vào vật chất khi chúng mất đi là mất tất cả. nếu không mất thì khi ta chết đi ta cũng mất tất cả. Đặt niềm tin vào Đức Kitô, Đấng Phục Sinh từ cõi chết niềm tin đó sẽ không bao giờ chết, sẽ tồn tại muôn đời vì niềm tin đó đến từ Đấng hằng sống và chính Đấng đó ban sự sống trường sinh cho tâm hồn. Ngay cả khi ta chết đi, niềm tin của ta vào Đấng Phục Sinh cũng tồn tại, ơ gần bên Chúa toàn năng. Chọn lựa khôn ngoan và đúng đắn là chọn tin vào Đấng hằng sống, Đức Kitô phục sinh vinh hiển.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Thời đại mới người ta chú trọng nhiều đến bên ngoài, mặc sao cho đẹp, ăn gì cho ngon và uống gì gây cảm giác mạnh. Tất cả những điều trên do truyền thông quảng bá, khuyến khích càng tiêu thụ nhiều nhà sản xuất càng thu nhiều lợi nhuận. Bởi chạy theo thời trang nên cần tài chánh để bám kịp thời trang. Do vậy cần phải tìm cách làm ra tài chánh mới có thể chạy theo thời trang. Tìm cách tốt không xong thì xoay sang cách dù biết là xấu, là tồi tệ nhưng vẫn biện hộ cho mình để làm cho ra tiền. Từ đó phát sinh ra nhiều điều xấu, tội phạm dưới nhiều hình thức khác nhau.
Bởi quá chú trọng bề ngoài phần thân xác, người ta lơ là cuộc sống nội tâm. Ăn ngon, mặc đẹp là điều quan trọng, sức khoẻ tốt là điều cần thiết nhưng nếu quá chú trọng đến những vấn đề vóc dáng bề ngoài người ta sẽ cảm thấy trống rỗng trong tâm hồn. Đừng quên tiền tài danh vọng không bảo đảm sức khoẻ lâu dài, tính tình chân thật và sự sống trường sinh. Vóc dáng bề ngoài mang lại niềm vui hiện tại, chóng qua. Niềm vui đến từ bên ngoài luôn phải hỗ trợ thì nó mới tồn tại, ngưng hỗ trợ hoặc hỗ trợ không đủ nó tan biến. Cuộc sống nội tâm mang lại bình an thực, tiềm ẩn sâu trong tâm hồn, giúp ta sống thật sự hạnh phúc. Quá chú trọng đến bề ngoài mà lơ là nội tâm sẽ giống như cây trồng rễ không ăn sâu vào lòng đất. Mưa gió thuận hoà cây xanh tốt, thiếu mưa, trái gió cây ủ rũ, vẻ xanh tươi biến mất, sự sống tàn lụi.
Người có đời sống nội tâm sâu đậm như cây bám rễ sâu vào lòng đất ngay cả hạn hán nó cũng vẫn sống, dù không xanh tốt nhưng không chết. Nếu cuộc sống nội tâm đó đặt căn bản trên Lời Chúa họ sẽ là người tốt lành. Lời Chúa và cuộc sống nội tâm biến họ thành người kín đáo, cân nhắc kĩ càng khi phải phán đoán, cẩn trọng trong giao tế, lịch sự trong việc đối xử với anh em và luôn quan tâm đến nhu cầu của kẻ khác. Khi phải đối phó với gánh nặng cuộc sống họ tự tin tài trí Chúa ban và trông cậy nơi Chúa với niềm hy vọng. Sức mạnh nội tâm giúp họ vượt qua khó khăn.
Đây chính là cuộc sống mà Đức Kitô mời gọi chúng ta chọn lựa ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống. Đặt niềm tin vào vật chất khi chúng mất đi là mất tất cả. nếu không mất thì khi ta chết đi ta cũng mất tất cả. Đặt niềm tin vào Đức Kitô, Đấng Phục Sinh từ cõi chết niềm tin đó sẽ không bao giờ chết, sẽ tồn tại muôn đời vì niềm tin đó đến từ Đấng hằng sống và chính Đấng đó ban sự sống trường sinh cho tâm hồn. Ngay cả khi ta chết đi, niềm tin của ta vào Đấng Phục Sinh cũng tồn tại, ơ gần bên Chúa toàn năng. Chọn lựa khôn ngoan và đúng đắn là chọn tin vào Đấng hằng sống, Đức Kitô phục sinh vinh hiển.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giới thiệu cuốn phim Under Caesar’s Sword do VietCatholic lồng tiếng
VietCatholic Network
02:29 24/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lời Chúa đã ứng nghiệm trong suốt lịch sử của Giáo Hội. Tuy nhiên, ngày hôm nay để làm chứng cho ánh sáng và chân lý, Giáo Hội đang chịu bách hại còn cam go hơn nhiều so với các thế kỷ trước tại nhiều nơi trên thế giới. Bao nhiêu anh chị em chúng ta đang chịu đàn áp, bạo lực, bị ghét bỏ vì danh Chúa Giêsu!
Theo Open Door, hơn 100 triệu Kitô hữu trên toàn thế giới phải chịu đựng các hình thái đàn áp mỗi năm. Họ bị phân biệt đối xử, bị thẩm vấn, bị bắt, và thậm chí bị giết vì đức tin của họ. Đó là một quá trình càng ngày càng tồi tệ, và đó là những gì chúng ta đang thấy - chúng ta đang nhìn thấy nó ở mức độ tàn ác nhất của nó ngay lúc này đây.
Các tín hữu Kitô người Việt chúng ta cũng không xa lạ gì với những bách hại như thế. Nhiều người sợ hãi lặng lẽ chối Chúa trong tờ khai lý lịch của mình, nhiều người, kể cả hàng giáo sĩ, "đi hàng hai" dưới chiêu bài "đối thoại", lún sâu trong các tổ chức gọi là “yêu nước” được dựng nên với thâm ý là lũng đoạn và tiêu diệt đạo thánh Chúa, nhưng cũng có vô số anh chị em chúng ta là những người can đảm chấp nhận vác thánh giá theo Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói hôm 26 tháng 12 năm ngoái rằng:
“Tôi nói với anh chị em điều này: các vị tử đạo ngày nay còn đông đảo hơn so với các vị tử đạo trong những thế kỷ đầu tiên. Khi chúng ta đọc lịch sử các thế kỷ đầu, ở Roma này, chúng ta thấy bao nhiêu sự tàn các chống các tín hữu Kitô; ngày nay cũng có sự tàn ác như thế chống các Kitô hữu. Hôm nay, chúng ta hãy nghĩ đến và gần gũi họ với lòng quí mến, cầu nguyện và cả khóc thương nữa. Hôm qua, các tín hữu Kitô bị bách hại ở Iraq đã mừng lễ Giáng Sinh trong nhà thờ chính tòa của họ bị phá hủy: đó là một tấm gương trung thành với Tin Mừng. Mặc dù bị thử thách và nguy hiểm, họ đang can đảm làm chứng mình thuộc về Chúa Kitô và sống Tin Mừng, dấn thân giúp đỡ những người rốt cùng, và bị bỏ rơi nhất, làm điều thiện cho tất cả mọi người, không phân biệt ai, làm chứng về đức bác ái trong chân lý”.
Cuốn phim “Under Caesar’s Sword”, nghĩa là “Dưới lưỡi gươm của Cêsarê”, được quay tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Iraq, là một dự án nghiên cứu toàn cầu để trình bày tình cảnh của các cộng đồng Kitô hữu trên thế giới đang bị bách hại tàn tệ và phản ứng của anh chị em này trước những vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo của họ.
Cuốn phim là sự hợp tác của trung tâm đạo đức và văn hóa trường Đại Học Notre Dame, Viện Tự do Tôn giáo, và trung tâm nghiên cứu về Tự do Tôn giáo của Đại học Georgetown, với sự hỗ trợ của Templeton Religion Trust. Cuốn phim đã được VietCatholic lồng tiếng và sẽ được trình bày trong chương trình Thời Sự Tuần Qua ngày 24 Tháng Hai, 2017.
Cuốn phim phỏng vấn các nạn nhân chẳng hạn như Helen Berhane, một ca sĩ hát thánh ca tại Eritrea ở Đông Phi. Cô đã bị bắt vì thu âm một album nhạc Kitô Giáo. Cô đã bị giam cầm trong một container vận chuyển hàng hóa trong suốt hơn hai năm.
Helen Berhane nói: “Án tù của tôi là 32 tháng, bên trong một container. Không có đủ không khí, không sạch sẽ. Họ bắt tôi chối bỏ đức tin của mình. Nhưng tôi đã từ chối.”
Cuốn phim cũng phỏng vấn các nhà lãnh đạo tôn giáo, các học giả, các chính trị gia, các đại diện cộng đồng. Dưới đây là một số ý kiến tiêu biểu:
“Toàn bộ Trung Đông không có chỗ nào là không bị nhận chìm trong một cơn ác mộng dường như không bao giờ kết thúc và điều đó làm suy yếu sự tồn tại của các Kitô hữu ở nhiều nước trong khu vực.” Đức Thượng Phụ Ignatius Youssef Younan Đệ Tam
“Những hình ảnh thường thấy về Ấn Độ là hòa bình và đa nguyên. Người ta tránh không đề cập đến những hình thức bạo lực như các nhà thờ bị đập phá, nhà cửa bị đốt cháy, một số lượng rất lớn các vụ hiếp dâm.
Một số người sẽ nói rằng đó chỉ là vấn đề thanh lọc chủng tộc hay tôn giáo, chứ làm gì có chuyện diệt chủng; tôi nghĩ, đây chỉ là những lời nguỵ biện. Điều quan trọng là một thảm họa nhân đạo rất lớn đang ở trước mặt chúng ta, và nó được liên quan chặt chẽ với bản sắc tôn giáo của các Kitô hữu dễ bị tổn thương nhất.
Trước những đau khổ, các Kitô hữu đã tự phát phản ứng lại bằng cách không chỉ lo cho mình nhưng mở rộng sự quan tâm và lòng từ bi của họ cho cả những người khác nữa. Đức tin đã mời gọi họ làm như thế, và điều quan trọng là, nhiều Kitô hữu nhận ra rằng thế giới, trong đó có họ và gia đình, sẽ được an toàn hơn khi mà tất cả mọi người được an toàn.” Timothy Shah
“Giáo Hội tiên khởi đã bao gồm năm Tòa Thượng Phụ: Rôma ở phía tây, và bốn Tòa Thượng Phụ ở phía đông – là Antiôkia, Alexandria, Jerusalem, và Constantinople - và tất cả bốn Tòa có nguy cơ biến mất. Các tín hữu Kitô sống trong một tình trạng mong manh nhất theo nghĩa đen.
Những gì chúng ta thấy ở lãnh thổ Síp bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng là sự xóa bỏ hoàn toàn sự hiện diện của Kitô giáo: nhà thờ bị phá hủy, tất cả các hình tượng gắn liền với Giáo Hội tiên khởi bị loại khỏi các nhà thờ - thực sự đây là một nỗ lực sai lầm nhằm xóa bỏ các dấu vết lịch sử của Kitô Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện đã có những tranh cãi ngày càng tăng về việc Thổ Nhĩ Kỳ biến nhà thờ Thánh Thần là Đấng Khôn Ngoan, tức là Nhà thờ Hagia Sophia, thành một đền thờ Hồi giáo - Hagia Sophia là cấu trúc Kitô giáo lớn nhất cho đến khi nhà thờ Notre Dame được xây dựng. Và nếu cấu trúc đó được dùng như một nơi thờ phượng, nó phải được dùng như ý định ban đầu, tức là một nhà thờ Kitô giáo thuộc Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople.” Elizabeth Prodromou.
“Một thế kỷ trước, một phần ba dân số Istanbul không phải là người Hồi giáo, trong đó, trước hết là người Hy Lạp theo Chính Thống Hy Lạp – kế đến là người Armenia, sau đó là người Do Thái. Ngày nay, chỉ còn không quá một phần trăm những người không theo Hồi Giáo, đó là một cộng đồng rất nhỏ. Làm sao chuyện này lại xảy ra? Thưa, Thổ Nhĩ Kỳ đã trục xuất các Kitô hữu thiểu số trên một quy mô lớn, bằng cách trao đổi dân số, hay thẳng thừng trục xuất họ.” Mustafa Akyol.
Cuốn phim mới của Steven Spielberg có thể gây chia rẽ giữa Công Giáo và Do Thái Giáo
Đặng Tự Do
15:48 24/02/2017
Một cuốn phim mới của đạo diễn Steven Spielberg khiến nhiều người lo ngại sẽ gây ra những chia rẽ giữa Công Giáo và Do Thái Giáo. Đó là một câu chuyện cảm động đã từng chia rẽ người Công Giáo và người Do Thái tại Ý và gây ra một tai tiếng hơn 150 năm trước đây.
Edgardo Mortara, là một cậu bé Do Thái sống tại Bologna, đã được một người giúp việc bí mật rửa tội khi cậu ngã bệnh và sau đó đã bị bắt cóc vào năm 1858 khi mới lên 6 tuổi và được nuôi dưỡng trong một gia đình Công Giáo.
Bây giờ, đạo diễn từng đoạt giải Oscar Steven Spielberg đang chuẩn bị cho ra mắt một bộ phim về cuộc chiến giành lại con của cha mẹ Mortara. Cậu bé Mortara cuối cùng đã trở thành một linh mục. Cha Mortara không trở về với gia đình của mình nhưng sống ẩn dật và qua đời trong một tu viện ở Bỉ vào năm 1940.
Nhiều người suy đoán bộ phim sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Vatican và cộng đồng Do Thái vào một thời điểm khi Đức Thánh Cha Phanxicô đang có mối quan hệ tốt đẹp với Do Thái Giáo.
Edgardo Mortara, là một cậu bé Do Thái sống tại Bologna, đã được một người giúp việc bí mật rửa tội khi cậu ngã bệnh và sau đó đã bị bắt cóc vào năm 1858 khi mới lên 6 tuổi và được nuôi dưỡng trong một gia đình Công Giáo.
Bây giờ, đạo diễn từng đoạt giải Oscar Steven Spielberg đang chuẩn bị cho ra mắt một bộ phim về cuộc chiến giành lại con của cha mẹ Mortara. Cậu bé Mortara cuối cùng đã trở thành một linh mục. Cha Mortara không trở về với gia đình của mình nhưng sống ẩn dật và qua đời trong một tu viện ở Bỉ vào năm 1940.
Nhiều người suy đoán bộ phim sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Vatican và cộng đồng Do Thái vào một thời điểm khi Đức Thánh Cha Phanxicô đang có mối quan hệ tốt đẹp với Do Thái Giáo.
Các Giám Mục Úc đưa ra các quan điểm khác nhau về ấn tín bí tích giải tội
Đặng Tự Do
16:09 24/02/2017
Đối diện với những chất vấn của ủy ban hoàng gia điều tra lạm dụng tình dục, các Giám Mục Úc đã đưa ra các quan điểm khác nhau về ấn tín bí tích giải tội.
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney nói rằng ngài sẽ không báo cáo với cảnh sát nếu ai đó thú nhận lạm dụng một đứa trẻ, và sẽ ban phép xá giải cho người phạm tội sau khi ngài đã “sử dụng tất cả khả năng để thuyết phục hối nhân” báo cáo sự việc với cảnh sát. Ngài nhấn mạnh rằng ngài sẽ không bao giờ vi phạm ấn tín bí tích giải tội.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne nói rằng ngài sẽ giữ lại không ban phép xá giải nếu hối nhân không chịu báo cáo với cảnh sát.
Khi được hỏi về việc ngài sẽ phản ứng ra sao nếu chính đứa trẻ bị lạm dụng tiết lộ sự việc trong tòa giải tội, Đức Tổng Giám Mục Fisher nói rằng ấn tín bí tích giải tội là bất khả xâm phạm. Ngài sẽ không báo cảnh sát nhưng ngài “sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để thuyết phục đứa trẻ” cùng đi với ngài ra gặp cảnh sát. Nhưng nếu đứa trẻ từ chối không đi thì ngài đành bất lực.
Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của Adelaide không đồng ý về điểm này. Ngài nói rằng ấn tín bí tích giải tội chỉ được áp dụng cho những tội lỗi được thú nhận trong tòa giải tội, và “khi một đứa trẻ nói với chúng ta về điều đã xảy ra, đứa trẻ ấy không phải là đang xưng tội”, cho nên ấn tín bí tích giải tội không được áp dụng trong trường hợp này.
Source: Catholic World News - In testimony before abuse commission, Australian prelates split on sacramental seal
Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney nói rằng ngài sẽ không báo cáo với cảnh sát nếu ai đó thú nhận lạm dụng một đứa trẻ, và sẽ ban phép xá giải cho người phạm tội sau khi ngài đã “sử dụng tất cả khả năng để thuyết phục hối nhân” báo cáo sự việc với cảnh sát. Ngài nhấn mạnh rằng ngài sẽ không bao giờ vi phạm ấn tín bí tích giải tội.
Trong khi đó, Đức Tổng Giám Mục Denis Hart của Melbourne nói rằng ngài sẽ giữ lại không ban phép xá giải nếu hối nhân không chịu báo cáo với cảnh sát.
Khi được hỏi về việc ngài sẽ phản ứng ra sao nếu chính đứa trẻ bị lạm dụng tiết lộ sự việc trong tòa giải tội, Đức Tổng Giám Mục Fisher nói rằng ấn tín bí tích giải tội là bất khả xâm phạm. Ngài sẽ không báo cảnh sát nhưng ngài “sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để thuyết phục đứa trẻ” cùng đi với ngài ra gặp cảnh sát. Nhưng nếu đứa trẻ từ chối không đi thì ngài đành bất lực.
Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson của Adelaide không đồng ý về điểm này. Ngài nói rằng ấn tín bí tích giải tội chỉ được áp dụng cho những tội lỗi được thú nhận trong tòa giải tội, và “khi một đứa trẻ nói với chúng ta về điều đã xảy ra, đứa trẻ ấy không phải là đang xưng tội”, cho nên ấn tín bí tích giải tội không được áp dụng trong trường hợp này.
Source: Catholic World News - In testimony before abuse commission, Australian prelates split on sacramental seal
Quân Iraq chiếm được phi trường Mosul và tiến vào trung tâm thành phố
Đặng Tự Do
16:36 24/02/2017
10h sáng thứ Sáu 24/2, quân Iraq chiếm được quận Al Maamun |
Ngay từ khi chiếm được sân bay Mosul, quân khủng bố Hồi Giáo IS đã ra sức phá hoại để sân bay này không còn dùng được nữa. Tuy nhiên, theo nhận định sơ khởi của các chuyên viên, công binh Iraq có thể phục hồi nhanh chóng các đường băng cho các máy bay vận tải quân sự đáp xuống.
Mờ sáng Chúa Nhật 19 tháng Hai, quân Iraq đã mở cuộc tấn công dữ dội nhằm giải phóng phần còn lại của thành phố Mosul.
Chính phủ Iraq đã phát động cuộc tấn công để chiếm lại Mosul vào ngày 17 tháng 10, năm ngoái 2016, và đã tuyên bố phần phía đông Mosul được “hoàn toàn giải phóng” vào ngày 24 tháng Giêng năm nay.
Sau gần một tháng tạm dừng, các lực lượng giải phóng Iraq đã bắt đầu phần khó khăn nhất của chiến dịch là giải phóng phần phía Tây sông Tigris nơi nhà cửa, đường phố chật hẹp trong khu phố cổ của Mosul.
Cuộc chiến trong gần một tuần qua đã diễn ra rất khốc liệt.
Các tin tức mới nhất cho biết, sau khi chiếm được phi trường Mosul vào hôm thứ Năm 23 tháng Hai, lực lượng Iraq đã chiếm được quận Al Maamun và đang tấn công khu vực trọng điểm của tây Mosul bao gồm tòa nhà chính phủ, ty cảnh sát thành phố, tòa án, bệnh viện quân đội, lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ và viện bảo tàng Mosul.
Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng đây có thể là “giai đoạn hết sức nguy hiểm” đối với thường dân. 750,000 người được tin là còn kẹt trong vùng giao tranh.
Phía đông và phía tây được chia cắt bởi bởi sông Tigris, và các cuộc không kích của liên quân do Hoa Kỳ dẫn đầu đã làm hư hỏng tất cả năm cây cầu nối liền hai bên trong một nỗ lực nhằm hạn chế quân khủng bố Hồi Giáo IS trong khu vực phía tây Mosul.
Căng thẳng trong Giáo hội Chính thống nghi lễ Syriac sau khi Thượng Phụ Ignatius Ephem II bị cáo buộc “phản bội đức tin”
Đặng Tự Do
17:33 24/02/2017
Các Giám Mục của Giáo Hội Chính Thống Giáo nghi lễ Syriac đang cân nhắc việc triệu tập một phiên họp ngoại thường của Thánh Công Đồng nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội bộ gây ra sau những cáo buộc cho rằng Đức Thượng Phụ Ignatius Ephem II đã “phản bội đức tin”.
Căng thẳng đã nổ ra bên trong Giáo Hội Chính thống nghi lễ Syriac sau khi Thượng Phụ Ignatius Ephem II kính cẩn giơ cao một bản sao của kinh Qu'ran, trong một cử chỉ tôn kính, tại một cuộc họp liên tôn ở Beirut vào đầu tháng Hai vừa qua.
Ngày 8 tháng Hai, sáu vị Tổng Giám Mục của Giáo Hội Chính thống nghi lễ Syriac đã lên án cử chỉ này là một “sự phản bội đức tin”, và tuyên bố rằng Đức Thượng Phụ đã đánh mất danh hiệu của mình như một người bảo vệ đức tin chính thống.
Những lời chỉ trích công khai của sáu vị Tổng Giám Mục này đã bị 30 tổng giám mục khác chế riễu là “nổi loạn chống lại Giáo Hội.”
Mặc dù sáu vị tổng giám mục bất đồng chính kiến sau đó đã gửi một lá thư xin lỗi, đa số các giám mục đòi phải triệu tập Thánh Công Đồng nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội bộ và có những biện pháp thích hợp.
Căng thẳng đã nổ ra bên trong Giáo Hội Chính thống nghi lễ Syriac sau khi Thượng Phụ Ignatius Ephem II kính cẩn giơ cao một bản sao của kinh Qu'ran, trong một cử chỉ tôn kính, tại một cuộc họp liên tôn ở Beirut vào đầu tháng Hai vừa qua.
Ngày 8 tháng Hai, sáu vị Tổng Giám Mục của Giáo Hội Chính thống nghi lễ Syriac đã lên án cử chỉ này là một “sự phản bội đức tin”, và tuyên bố rằng Đức Thượng Phụ đã đánh mất danh hiệu của mình như một người bảo vệ đức tin chính thống.
Những lời chỉ trích công khai của sáu vị Tổng Giám Mục này đã bị 30 tổng giám mục khác chế riễu là “nổi loạn chống lại Giáo Hội.”
Mặc dù sáu vị tổng giám mục bất đồng chính kiến sau đó đã gửi một lá thư xin lỗi, đa số các giám mục đòi phải triệu tập Thánh Công Đồng nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội bộ và có những biện pháp thích hợp.
Cử hành sáng kiến 24 giờ dành cho Chúa tại Hoa Kỳ và Vatican
Đặng Tự Do
17:54 24/02/2017
Trong Tông Chiếu Misericordiae Vultus, nghĩa là “Khuôn mặt xót thương”, nhằm thiết định Năm Thánh Ngoại Thường Về Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha viết:
“Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa,’ được cử hành vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy trước tuần thứ Tư của Mùa Chay, nên được thực hiện trong mỗi giáo phận. Rất đông người, kể cả giới trẻ, đang trở lại với Bí tích Hòa giải; qua cảm nghiệm này, họ đang tái khám phá con đường trở về với Chúa khi sống một khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt và khi tìm kiếm ý nghĩa trong đời họ. Chúng ta hãy đặt Bí tích Hoà giải ở trung tâm một lần nữa sao cho bí tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của lòng thương xót Chúa với những đôi tay của riêng họ. Với mỗi hối nhân, bí tích này sẽ là nguồn mạch của bình an nội tâm thật sự.”
Hưởng ứng sáng kiến “24 giờ cho Chúa”, nhiều giáo phận tại Hoa Kỳ tiếp tục cử hành sáng kiến này cả sau khi Năm Thánh Lòng Thương Xót đã kết thúc. Các buổi cử hành sẽ bao gồm việc suy niệm Lời Chúa, cử hành và tôn thờ Thánh Thể, chặng đàng Thánh giá, và đặc biệt nhất là lãnh nhận Bí tích Hòa Giải.
Đa số các giáo phận tại Hoa Kỳ sẽ cử hành sáng kiến “24 giờ cho Chúa” vào ngày thứ Sáu 10 tháng Ba.
Trong khi đó, sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’ sẽ được cử hành tại Rôma vào chiều ngày thứ Sáu 17 tháng Ba. Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Phụng Vụ Sám Hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 5h chiều.
“Sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa,’ được cử hành vào ngày thứ Sáu và thứ Bảy trước tuần thứ Tư của Mùa Chay, nên được thực hiện trong mỗi giáo phận. Rất đông người, kể cả giới trẻ, đang trở lại với Bí tích Hòa giải; qua cảm nghiệm này, họ đang tái khám phá con đường trở về với Chúa khi sống một khoảnh khắc cầu nguyện mãnh liệt và khi tìm kiếm ý nghĩa trong đời họ. Chúng ta hãy đặt Bí tích Hoà giải ở trung tâm một lần nữa sao cho bí tích này giúp mọi người chạm vào sự hùng vĩ của lòng thương xót Chúa với những đôi tay của riêng họ. Với mỗi hối nhân, bí tích này sẽ là nguồn mạch của bình an nội tâm thật sự.”
Hưởng ứng sáng kiến “24 giờ cho Chúa”, nhiều giáo phận tại Hoa Kỳ tiếp tục cử hành sáng kiến này cả sau khi Năm Thánh Lòng Thương Xót đã kết thúc. Các buổi cử hành sẽ bao gồm việc suy niệm Lời Chúa, cử hành và tôn thờ Thánh Thể, chặng đàng Thánh giá, và đặc biệt nhất là lãnh nhận Bí tích Hòa Giải.
Đa số các giáo phận tại Hoa Kỳ sẽ cử hành sáng kiến “24 giờ cho Chúa” vào ngày thứ Sáu 10 tháng Ba.
Trong khi đó, sáng kiến ‘24 giờ cho Chúa’ sẽ được cử hành tại Rôma vào chiều ngày thứ Sáu 17 tháng Ba. Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Phụng Vụ Sám Hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào lúc 5h chiều.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn của 26 chị dòng Nữ Tử Bác Ái sống đời tận hiến 25 năm đến 70 năm
Người Giồng Trôm
19:37 24/02/2017
ĐẸP THAY BƯỚC CHÂN NGƯỜI SỨ GIẢ
Thời gian qua đi quá vội, mới đó mà 70 năm, 60 năm, 50 năm và 25 năm sống đời tận hiến của 26 chị em Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn.
Xem Hình
Hôm nay, 26 chị em mừng dấu ấn tận hiến bằng một Thánh Lễ tạ ơn tuyệt vời. Cha Đại Diện Tỉnh chủ Tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay tại Nguyện Đường nhà Mẹ của Tu Hội ở 42 Tú Xương, quận 3. Sàigòn. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ này có rất nhiều Cha thân quen và cả thân tộc nữa từ khắp muôn nơi quy tụ về.
Xin Chúa thương tiếp tục gìn giữ và đồng hành với quý chị trong quãng đường hiện tại cũng như trong những năm tháng còn lại của cuộc đời tận hiến.
Thời gian qua đi quá vội, mới đó mà 70 năm, 60 năm, 50 năm và 25 năm sống đời tận hiến của 26 chị em Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn.
Xem Hình
Hôm nay, 26 chị em mừng dấu ấn tận hiến bằng một Thánh Lễ tạ ơn tuyệt vời. Cha Đại Diện Tỉnh chủ Tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay tại Nguyện Đường nhà Mẹ của Tu Hội ở 42 Tú Xương, quận 3. Sàigòn. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ này có rất nhiều Cha thân quen và cả thân tộc nữa từ khắp muôn nơi quy tụ về.
Xin Chúa thương tiếp tục gìn giữ và đồng hành với quý chị trong quãng đường hiện tại cũng như trong những năm tháng còn lại của cuộc đời tận hiến.
Văn Hóa
Bóng Ai trên đường?
Bảo Giang
18:07 24/02/2017
Bóng Ai trên đường?
Câu chuyện của những ngày đầu năm.
- Bà ơi, bà ra ngoài này chơi với con đi. Sao bà cứ ngồi đây mãi vậy?
Bà tôi, cười nhẹ. Đôi mắt sụp, nhìn theo dáng vài đứa cháu:
- Con đưa em ra ngoài chơi đi, bà ngồi đây nhìn con là vui rồi.
Tôi lại lôi tay bà lần nữa. Bà vẫn lắc đầu. Bất chợt, tay tôi chạm vào Cỗ Tràng Hạt trong lòng bàn tay gầy yếu của bà. Tôi mở to đôi mắt:
- Bà đọc kinh à?
Bà gật đầu. Tôi vội chạy biến ra sân, quên cả việc gọi đứa em chạy theo. Tôi trốn chạy vì nhớ đến những buổi kinh tối trong gia đình mà tôi vừa đọc vừa ngáp ngủ. Có lần, đứa em tôi không quên nhéo cho một cái. Câu chuyện ấy những tưởng là đã vào với dĩ vãng riêng của nhiều năm về trước. Ai ngờ, nay bỗng dưng sống lại…
Chiều hôm trước, tự nhiên, tôi nhìn một hình hóa hai và dòng chữ mờ hẳn đi, không thể viết được đôi dòng. Con tôi lo lắng, chở bố đi gặp bác sỹ. Gặp ông, thật lạ, ông đã ít nói lại không một toa thuốc, chỉ có một tờ giấy giới thiệu vào bệnh viện. Chưa kịp hỏi, ông bảo: “nên đi ngay”. Khi ra xe, trong tôi đầy hoang mang, nhưng quyết định ở nhà, sáng hôm sau mới đi.
Lạ, chỉ một phút sau khi tôi nộp giấy vào văn phòng. Cánh cửa mở ra, người y tá đứng chân trong chân ngoài mời tôi vào. Chưa kịp ngạc nhiên vì cách đón tiếp. Một nhân viên khác cầm lấy tập giấy trên tay người thư ký, gật đầu chào rồi ra hiệu cho tôi đi theo. Anh chẳng nói gì, chỉ tay, bảo tôi nằm lên chiếc giường cúu cấp. Nằm chưa yên vị, anh đã gắn có đến hơn một chục loại giây chuyền lên ngực, lên phía sau cổ để nghe nhịp tim, nhịp thở, nhịp máu chuyển động, tất cả chuyền vào bản biểu đồ trên màn hình. Kế đến, anh ta bơm đo nhịp tim đập trên cánh tay tôi. Như xong nhiệm vụ, anh cười nhẹ rồi đi…
Khoảng 20 phút sau, bác sỹ trực đến đọc biểu đồ, rồi cặn kẽ hỏi tôi từng chi tiết. Hai ống máu nhỏ được rút ra từ cánh tay tôi. Kim trích lấy máu được giữ lại trên cánh tay thay vì lấy ra như khi đi thử máu. Sau khi chẩn đoán, ông cẩn thận hỏi lại tôi một số dữ kiện rồi kiểm soát lại thật lâu trên đôi mắt, hai bên tai và cổ họng. Khoảng một giờ sau tôi được đưa đi chụp quang tuyến vùng ngực, cổ và đầu. Qua trưa. Bác sỹ trở lại với một thông báo kém vui:
- Ông sẽ được chuyển đi viện chuyên khoa. Ở đây chúng tôi không có đủ phương tiện trị liệu?
- Phải đi à? Tiếng tôi như hốt hoảng hỏi lại. Ông nhỏ nhẹ gật đầu, giải thích cho tôi một số bệnh lý, rồi bảo:
- Ông cần mang theo gì thì gọi người nhà mang đến, vài giờ nữa sẽ chuyển viện.
Tôi như hoảng hốt gọi điện cho con, vì nhà tôi đi vắng, nên sáng nay cháu ở nhà thay vì đi làm. Nửa giờ sau, bên giường tôi là giỏ quần áo và cái computer chưa từng xa tôi với khuôn mặt buồn xo của con. Cháu lặng lẽ hơn, ở lại bên tôi, sau giờ ăn trưa mới rời viện. Khoảng bốn giờ chiều, tôi được chuyển sang giường khác để chuyển lên xe. Tôi lặng lẽ nhìn quanh. Một cảm giác bàng hoàng chợt đến. Khi chiếc giường di chuyển được khóa chặt vào lòng xe, tôi nhìn lên trần xe, rồi lấy điện thoại gọi cho con. Không nghe trả lời. Tôi nhắn gọn trong máy:
- Con à, ba đã ra xe để chuyển lên Westmead. Ở nhà, coi nhà cho ba nhá…
Tôi nghẹn lời, lặng lẽ tắt máy. Hình như có giọt nước vội trào lăn, chảy xuống bên tai. Vừa bỏ điện thoại xuống, nghe tiếng chuông reng, tôi nhắc lên. Có tiếng từ phía bên kia:
- Ba gọi con à?
- Ừ, ba gọi... Tôi mừng rỡ. Bỗng nghẹn. Âm thanh như tiếng nấc trong cổ. Bên kia cũng im lặng. Tôi gắng gượng - Con ở nhà coi nhà nhé. Ba đã ra xe để chuyển đi Westmead! ( bệnh viện lớn cách nhà tôi khoảng 20 phút lái xe).
Từ bên kia, âm thanh cũng nhát gừng:
- Ba đi bây giờ à… Bao giờ về?
- Ừ, đi bây giờ… Không sao đâu con...
Câu chuyện nghẹn lại ở cả hai đầu giây. Tôi nói thêm lần nữa. Không sao đâu con, rồi ngưng. Sau khi tắt điện thoại, một nỗi như bàng hoàng, nối tiếc chợt đến. Tôi lẩn tránh, mở mắt thật lớn nhìn lên trần xe. Cái trần màu trắng, không cao xa như bầu trời, chỉ một với tay là tới mà chẳng mấy ai muốn đụng đến. Còn trời cao xanh kia thì sao? Tôi dùng mình, nhắm mắt lại và chẳng hiểu tại sao, tự nhiên đưa tay lên làm Dấu Thánh Gía. Lạ thay, dấu chỉ như đưa tôi vào một thế giới khác với một nguồn an ủi, vô tận. Có thể nói, đã là người Công Giáo, ai mà không làm dấu Thánh Gía, đọc kinh. Nhưng vào giờ phút này, lời kinh như cho tôi một cảm giác êm ái, nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng lạ thường. Mãi đến nay, tôi cũng không thể biết được đó là sự bằng an trong cậy trông hay phó thác. Tôi chỉ biết, lòng trí tôi như lâng lâng trôi vào nguồn thiêng rất lạ. Ở đó, như “ song lộc triều nguyên” tôi nhận được niềm an vui, trìu mến: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc. Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi ngưòi nữ và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ. Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giời lâm tử, amen”.
Dĩ nhiên, đây không phải là lần đầu tôi đọc kinh. Hơn thế, mẹ tôi đã tập cho chúng tôi ngay từ khi bập bẹ tập nói. Nhưng có lẽ, chưa khi nào tôi có đưọc một tâm tình như hôm ấy. Khi viết ra, tôi chẳng sợ bạn cười hay sợ làm cho bạn khó chịu. Tôi chỉ muốn viết lại một điều rất thật khi đó. Rõ ràng, hình ảnh của cha mẹ, vợ con, anh em thật là gần gũi, đầy ắp mà bỗng như xa. Thay vào đó là hình ảnh Maria trong tiềm thức, mà khi vui chẳng buồn nhớ đến. Lúc này, khi nguy nan, sao mà gần gũi thế! Hơn thế, còn là nguồn an ủi và phó thác nữa! Tại sao lại thế nhỉ? Có phải là vào những giờ phút ấy, tâm linh ta hiểu được rằng: Ta là không. Cha mẹ, vợ con, anh em… tất cả cũng là không! Chỉ có Thượng Đế (Thiên Chúa), chỉ có Maria và nguồn an uỉ với tình yêu của Ngài là Có? Từ đó, chính bản năng hay tâm linh đã dục tôi (chắc người Công Giáo nào cũng thế) bám chặt vào chữ Có ấy chăng? Phần bằng hữu của tôi hẳn là vào Đức Phật, Đấng Linh Thiêng? Còn những kẻ tin theo CS thì sao nhỉ? Chắc là họ bám vào cái mã tấu, hay cái búa tạ giết người của HCM mà cầu phúc!
Rồi cùng vói lới kinh êm đềm ấy, trí tôi mở ra và dẫn tôi về lại với những con đường của ngày thơ ấu. Ngày tôi còn chân không dép chạy nhảy, bắn bi, chơi khăng… Rồi ngày đến trường với những bước chân lạ lẫm, hoang mang. Thật lạ, một dĩ vãng dài, hầu như không có một mắt xích nào trong qúa khứ, từ héo úa, lo buồn, đến reo vui, nhảy mừng bị lãng quên. Trái lại, tất cả đã kéo nhau về, phủ ngập trong tôi:
- Mày nhìn thấy trước là của mày. Mày leo lên đi, khéo có chim non đấy! Mày nhớ cho tao một con nhá! Tiếng của mấy đứa bạn cùng trốn học cứ dục tôi mãi.
- Nào, tao đỡ chân cho mày, trèo lên đi! Sợ gì.
Không chờ dục thêm, tôi như người hùng trèo lên cành cây chống và đưa bàn tay phải nhỏ bé vào trong hốc cây để bắt chim non. Hỡi ơi! Trời đất quay cuồng. Tôi hoảng hốt buông cánh tay vịn trên thân cây ra, ngã lăn xuống đất. Tôi đau đớn bò dậy, ôm cánh tay nhức buốt, rũ liệt chạy về nhà. Vài đứa bạn tôi trơ mắt ếch, chẳng hiểu gì, lo lắng ôm tập vở chạy theo, gọi hỏi:
- Mày làm sao thế?
- Có chim con không?
- Phải bị bọ cạp… hay là rắn lục cắn không?
Tôi hoa mắt, trong lúc cánh tay càng lúc càng nhức buốt. Về đến nhà, tưởng rằng cha mẹ sẽ lo lắng, ôm lấy con cùng khóc. Kết qủa, sau khi ba mẹ tôi nghe mỗi đứa thuật lại câu chuyện chẳng đầu chẳng đuôi này. Nghe thế, ba tôi đứng dậy, dặn mẹ tôi điều gì đó, rồi đi. Mẹ tôi lấy chút dầu con hổ thoa bóp cho tôi và dục vào giường nằm nghỉ. Tôi nằm trên giường nhăn nhó vì cánh tay đau buốt mà lòng đầy hậm hực. Ba hôm sau, vừa đi học về, tôi giật mình vì thấy ông Hiệu trưởng ngồi sẵn ở đó. Chưa kịp cất sách vở, tôi nhận lệnh nằm xấp xuống đất, “véo, véo” ba hay là năm roi gì đó vút xuống, đau quắn mông vì cái tội “trốn học”! Hởi trời ơi! Oan, mà không oan! Tôi khóc ấm ức. Qủa là chuyện nhớ đời.
Từ đó, cứ nhìn lên thân cây có cái hốc là chuyện xưa đổ về. Mà lạ, sau tai nạn ấy, cô giáo của tôi lại bảo: “những roi đòn hữu ích!”. Bởi vì từ đó xem ra cậu học trò của cô ngoan hơn và sáng dạ hẳn ra. Riêng mẹ tôi lại bảo: Con lớn lên rồi đấy! Đến khi tôi vào lớp nhất, trên toàn quốc đã có lệnh miễn thi tiểu học cho trẻ, chỉ còn giữ cho cấp tráng niên và nhiệm ý. Tuy thế, thày hiệu trưỏng trưởng tôi nhất định gởi mấy học sinh đi thi để lấy tên cho trường, Tôi là một trong 4 học trò được gởi đi.
Trước ngày thi, chúng tôi có giờ học ôn chung, và rồi, trời chưa sáng thì đã sang sảng “như quốc kêu mùa hè”. Ngày thi đến, mẹ tôi cơm nắm cơm gói cho con. Hôm đầu là phần bài toán với hai vòi nước chảy ra và chảy vào cái bể chứa nước, rồi bài cách trí, địa lý và lịch sử. Những con quốc kêu hè không biết sợ hãi, chúi mũi vào tờ giấy mà trả bài. Hôm sau là phần thi vấn đáp. Đứa nào đứa nấy mặt xanh như tàu lá. Chẳng biết ông giám khảo là ai, mặt mũi ra sao và ngài hỏi han những gì. Nhở trước ngày thi, thầy hiệu trưởng đã luyện bài “học sinh hành khúc” cho tôi. Phần tôi thì lại thích đọc một bài học thuộc lòng.
Lúc chờ gọi tên, tôi đứng thót tim khi nghe học sinh vào trước đang vang vang bài Quốc Ca :” Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi”! Nghe hát, hồn vía tôi theo lên mây lúc nào tôi không biết. Đến khi nghe gọi tên, tôi run run, đôi chân như dính xuống đất, bước đi không nổi. Khi vào hẳn bên trong, tôi nhìn thấy ông phó trưởng ty tiểu học tỉnh làm giám khảo, ngồi lặng thinh trên ghế. Một tay thầy cầm tập giấy, một tay cầm cái kính trắng gọng vàng. Thầy nhìn tôi từ đầu đến chân. Tôi lúng túng:
- Con chào thầy ạ.
Thầy giáo gìa nhếch đôi kính cận lên. Sau khi điểm lại tên, thày hỏi:
- Trò muốn thi gì?
- Thưa thầy, con đọc bài học thuộc lòng ạ?
Thầy nhìn tôi lần nữa, rồi gỡ cặp kính ra, nhẹ nhàng bảo:
- Trò đọc bài gì, giữ bình tĩnh, rồi bắt đầu đi.
- Thưa thầy, con đọc bài: “Tôi đi học” của ông Thanh Tịnh ạ.
Thầy lại nhìn tôi. Vào lúc ấy, tôi chẳng còn nhớ được một điều gì mà thầy hiệu trưởng đã căn dặn chúng tôi trước khi thi và có lẽ cũng chẳng kịp hít thở cho đều. Tiếng tôi oang oang: “Tôi đi học. Hàng năm cứ vào cuối thu khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nôn nao nhớ về buổi mai hôm ấy… Buổi mai hôm ấy một buổi mai đầy xương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học…”. Giữa luc tôi say sưa trả bài, thầy ngồi thẳng lên, gật đầu bảo:
- Giỏi, giỏi lắm. Thầy cho trò mười điểm… Tôi mừng, nói không nên lời. Thầy hỏi tiếp: Sau này trò muốn học gì, làm gì?
- Thưa thày, ở làng con có nhiều em bé chưa đi học, con muốn theo thày ạ.
Thày nhìn tôi, cười nhẹ. Tôi vội bước ra, quên cả chào. Khi nhìn thấy ánh mắt của người thư ký đọc tên gọi thí sinh vào thi, tôi chợt dừng lại, vòng tay ” Con cám ơn thầy ạ”. Ra khỏi phòng, thầy giáo của tôi đã chờ sẵn ở đó. Thầy đưa chúng tôi về làng. Chuyến đi thi đầu đời của tôi là thế đó. Vài tuần sau có chuyện lạ, tôi được thầy hiệu trưởng khen là học sinh xuất sắc của trường và đã đỗ đầu trong mấy đứa đi thi! Niềm vui và tự hào cũng bùng lên, chúng tôi rủ nhau ghi tên dự thi vào lớp Đệ Thất trường công ở tỉnh.
Giữa lúc tôi ôn bài thi vào Đệ Thất trường Trung Học Công Lập, một bất ngờ lớn đã đến với tôi. Ông cha bác, anh cô cậu của mẹ tôi về thăm quê và quyết định đưa tôi vào Chủng Viện. Tôi nghe mà chẳng hiểu gì. Kết qủa, trong lúc tôi ôn bài thi cũng là luc mẹ tôi mua sắm cho tôi những bộ quần áo mới để dẫn tôi lên Long Phúớc, Biên Hòa trọ học rồi vào Chủng Viện. Ngày thi của tôi thành một nỗi buồn. Ngày có kết quả, chưa kịp khoa tay múa chân với chúng bạn thì đã đến lúc tôi phải theo ba tôi lên đường. Tôi còn nhớ rõ cái buổi chiều trước ngày xa quê. Thằng Quy, đứa luôn tranh dành vị thế trong lớp với tôi đứng thập thò ngoài đầu ngõ. Tôi chạy ra. Nó báo tin đã có tên, và cũng thấy tên tôi thì cũng là lúc tôi bảo nó:
- Chắc tao phải đi Biên Hòa rồi mày ạ!
- Biên Hòa ở đâu, có xa lắm không? Mày không học ở đây à?
- Tao cũng chẳng biết là ở đâu, nhưng sắp phải đi rồi!
Nói xong, cả hai nhìn nhau như muốn khóc rồi lặng lẽ chia tay thay vì nắm lấy tay nhau hò reo như những ngày trước. Từ đây đã đưa tôi vào một lối rẽ khác. Xa nhà. Xa từ khi lên 11, mấy năm sau, về lại với gia đình một năm, rồi lại tiếp tục cuộc vali lên đường trọ học.
Vào thời gian của chuyến đi sau này, tình hình chiến sự tại Việt Nam đã mạnh thêm cường độ. Chiến tranh mổi ngày thêm khốc liệt. Thật ra nó đã đã bắt đầu mạnh hơn ngay sau khi Tổng Thống Ngô đình Diệm bị bọn phản tướng làm cuộc đảo chánh và xát hại Ông. Cái chết của Ông đã làm cho nhà Việt Nam thêm tang thương. Tuy thế, lẽ Trời như rất công minh. Nhà Việt Nam càng tang thương, những kẻ làm cuộc đảo chánh và giết hại anh em ông càng phải đưa đầu ra chịu báng. Ở đây, cũng nên ghi lại câu chuyện trong nhân gian lúc đó. TT Diệm và bào đệ của ông đã bị bọn đảo chánh giết lén, mà chẳng mấy người tin ông đã chết. Hơn thế, nay thì họ bảo ông đang ở chỗ này, mai chỗ khác. Lại có người qủa quyết rằng, Ông sẽ đem quân về cứu nước, dẹp bọn phản loạn. Thế mới biết lòng ngưòi hoài vọng Ông ra sao. Ông đã đi mà cứ tưởng vẫn còn! Xem ra, nhân cách và con người của Ông hoàn toàn khác xa với cái tập đoàn Việt cộng xưa và nay. Chúng còn sống đó mà ai ai cũng nguyền rủa và cầu cho nó chết đi! Trời có chiều lòng ngừơi không?
Bất chợt, chiếc xe thắng gấp đẩy tôi về phía trước. Tôi mở bừng mắt, người y tá nắm lấy tay tôi như muốn bảo: “yên trí, không sao đâu”. Vì kẹt đường, xe phải đổi hướng để đến đích. Trong khi đó những hình ảnh trong tôi vẵn chắng chấm dứt sau cú giật mình. Giật mình để thấy mình như đã lớn lên, tôi ngỡ ngàng bước chân vào trường Luật, một trường học mà từ thuở nhỏ, tôi chưa bao giờ có ước mơ đến với nó. Ấy thế, giờ đây tôi đã là học trò của nó. Thầy lạ, trường lạ, bạn cũng lạ! Tất cả những người bạn từ tiểu học của tôi cũng chẳng có ai nơi đây với tôi. Tôi cô đơn, lạc lõng giữa cái sân nhỏ, chật bóng người trong thành phố lớn. Rồi một lần bàng hoảng khi nghe tin một sinh viên trong ban đại diện của trường bị Việt cộng ám sát ngay trong hành lang trường. Lúc ấy, chẳng một học sinh nào không tái mặt. Rồi không phải chỉ hôm ấy, mà nhiều ngày sau đấy, người người đến trường bằng đôi mắt ngập âu lo.
Trong nội thành là thế, ngoài biên, chiến sự mở rộng hơn. Cuộc chiến như đã nở hoa ở mọi miền đất nước. Chẳng bao lâu sau, tôi nhận được tin báo về ngưòi bạn thân. Sau chín tháng quân trường. Bạn gia nhập lính Thủy, ra Quảng Trị chưa tròn tháng đã chẳng bao giờ trở lại. Phần câu chuyện của bạn trong ngày gĩa từ đèn sách, cũng chẳng vui gì, nếu như không muốn nói là gói tròn nước mắt.
Hôm ấy, nó đã buồn vì kỳ thi phần hai không có tên, lại nhận được lệnh nhập ngũ. Mẹ nó khóc. Bố nó đã qúa nửa đời gói mình trong bộ quân phục, ngồi lặng lẽ trên cái ghế. Ông đưa ánh mắt khá nặng nề nhìn chúng tôi. Vậy đó, rồi bạn tôi lên đường khoác chinh y. Anh đi chưa lâu, trên đầu cô bạn cùng lớp chúng tôi năm nào cũng vội vã quấn một vành khăn trắng cho người vào cuộc chiến!
Tuy thế, những đau thương ấy thấm vào đâu nếu đem so sánh với tiếng thét kinh hoàng của ngày 30-4-1975. Hôm ấy, chẳng phải một người, trăm người mà cả dân tộc Việt Nam từ Bắc chí Nam đã gào thét trong đau thương tận cùng. Lý do, đất nước của họ đã bị tập đoàn cộng sản Nga, Tàu nhuộm đỏ. Những cái tên Minh, Đồng, Chinh, Duẫn, Giáp… mà chi? Tất cả tập đoàn này chỉ là những cái cổ đeo sẵn cái tròng để cho Mao, Stalin… dắt đi hoang, rồi phản dân hại nước mà thôi! Công cán gì, tài, trí gì mà nhắc đến!
Khi tiếng thét chưa tan, tôi và những người bạn đã trở lại trường cũ theo thông báo của những kẻ mới đến. Tất cả đều ngậm ngùi nhìn trường xưa như một kỷ niệm rồi bỏ đi mỗi đứa một nơi. Đến nay chưa một lần gặp lại. Lúc ấy, ngoài kia còn là đổ nát gấp trăm ngàn lần sự gẫy đổ trong ước mơ của chúng tôi. Quả là một ngao ngán khi bước ra khỏi sân trường. Chân như không chạm đất, lòng mang mang nối tiếc. Xa bạn, vắng thầy, chia tay cả người yêu dấu. Nàng học lớp dưới nhưng vừa được nâng lên làm trưởng lớp “nghiệp vụ chính trị” của tôi vì lý do lý lịch! Về thôi? Đi đâu? Cả hai chúng tôi đều ngớ ngẩn nhìn nhau. Cuối cùng, người bạn từ ba năm trước nắm chặt tay tôi, rồi hai đứa chia tay. Chia tay trong nước mắt trào và đến nay vẫn chưa một lần gặp lại.
Cảnh chia tay qúa khứ là thế, nhưng xem ra cuộc đón chờ tương lai còn tang thương hơn. Làm sao tôi có thể quên được cái buổi chiều hôm đó. Chiều mùng 2 tháng tám năm 1977. Cảnh nhà vừa lên đèn, mọi người quây quần quanh mâm cơm để đón mừng ba tôi vừa từ bệnh viện Sùng Chính trở về. Đột nhiên, bác đảng Hồ cộng như những bóng ma vụt xuất hiện trên sân, rồi tràn vào nhà:
- Nhà này có mấy người? Tất cả ngồi im. Trái lệnh, bắn bỏ!
Những lời lẽ nghiến từ hàm răng mã tấu tuôn ra làm lạnh xương sống từng người. Trong khi đó, những đôi mắt gia chủ lộ rõ nét kinh hoàng qua lại nhìn nhau mà không ai hiểu nổi là chuyện gì đang đến. Thoáng mắt, căn phòng, ngoài sân chật ních những bóng bò vàng, cán cộng. Một đàn chó từng oai vệ giữ nhà, giữ vườn đã không sủa được một tiếng nào, tất cả đều cúp đuôi bỏ chạy. Rồi một bản văn gọi là lệnh bắt giữ khẩn cấp được tên cầm đầu đọc trước bàn ăn. Kết qủa, cùng với bản văn này là một chiếc xe Toyota, một chiếc xe Lambro ba bánh chở hàng và khách cùng với hai chiếc xe Honda và bốn người trong gia đình bị dẫn ra khỏi nhà trong cảnh ngập nước mắt.
Người trở về sớm nhất là cha tôi. Người được “thả” về vào mùa giáng sinh cùng năm, sau khi mẹ tôi đã “phải dâng” cho họ toàn bộ gía trị tài sản thu được từ mùa chôm chôm năm đó. Nhắc đến mùa chôm chôm bội thu này, mẹ tôi còn nói mãi: “Lạ lắm con ạ, thu hoạch vào rất sớm, mà đến cuối mùa trái vẫn rũ cành”. Kế đến là người anh tôi, một thương binh đã giải ngũ và tôi sau đó. Người anh lớn hơn, “được” ra khỏi tù vào gần 20 năm sau. Riêng những chiếc xe tôi kể trên thì đã chẳng bao giờ được quay trở về với mái nhà xưa. Rồi cha tôi bảo, Con nên liệu đường mà đi. Tôi nhìn cha, xót ruột, nhưng lại phải ra đi. Chuyến đi đến nay chưa có ngày về…
Xe dừng lại, rồi lùi hẳn vào bến đỗ. Người Y tá theo xe lay nhẹ tay tôi. Tôi mở bừng mắt sau khi chiếc giường được đẩy thẳng vào khu cấp cứu. Đảo mắt nhìn quanh. Một cảnh chẳng thể vui được. Hai bên tay trái và tay phải chiếc giường của tôi là những người đến trước, đang chờ tới phiên chẩn đoán, cứu cấp. Họ có đôi chút khác tôi, người thì đầy những giây chuyền nước biển, ống thở. Người thì được phủ kín từ đầu đến chân, làm như đã đi rồi. Tôi chợt giao động, nhắm mắt lại với hơi thở dài não ruột! Một chiếc giường có bánh xe của bệnh viện được chuyển tới. Họ bảo tôi chuyển sang. Người Y tá cùng đi trong chuyến xe nắm chặt tay, chúc tôi an mạnh. Tội gật đầu, cám ơn.
Lúc này bên tôi ồn áo hơn, mặc, tôi vẫn nhắm nghiền đôi mắt, chờ. Từ bên trái rồi bên phải giường của tôi chợt có những tiếng la hoảng. Tiếng la hét chưa dứt lại có tiếng chủi thề tục tĩu tiếp theo. Tôi ngao ngán, hít vội hơi thở dài để chạy trốn hay cho quên đi thực tại. Rồi chẳng hiêu sao, giữa lúc ồn ào, nao núng ấy, tâm trí tôi lại hướng về những lời kinh. Tôi không biết có Ngài hiện hữu ở bên cạnh giường của tôi hay không, nhưng biết là tôi tìm được một sự bình an thật lớn, chẳng còn lấy một chút lo lắng nào về tình tạng sức khoẻ của mình. Thật hơn, cũng chẳng lo lắng gì cho một chuyến, nếu phải đi.
Đây là một điều lạ thường ư? Có thể! Hỏi xem, trước khi đi có ai không nao núng, không nuối tiếc? Nuối tiếc cho mình, nuối tiếc cho đời. Ấy là chưa kể đến những lo âu cho gia đình, cho vợ, cho con? Chuyện tự nhiên là thế, xem ra, chẳng một ai là người mà ở vòng ngoại lệ. Ngoại trừ những kẻ gian trá cộng sản, chắc là họ vẫn muốn bám chặt vào cái búa, cái liềm của tội ác, triệt tình người? Phần tôi, tự nhiên tôi quên. Quên hết. Quên tất cả và lòng trí tôi lâng lâng quy hướng về Đấng Linh Thiêng đã tạo dựng nên Trời Đất, trong đó có con người, và muôn loài…
Có tiếng động bên giường, tôi từ từ mở mắt ra. Đứng bên cạnh giường là một người y tá và y công. Họ đọc bản tên trên hồ sơ, rồi hỏi lại tôi. Tôi gật đầu. “cạch, cạch”, tiếng động từ chiếc khóa bánh xe dưới chân giường được mở ra, chiếc giường được đẩy vào phòng trực. Tôi lặng lẽ nhắm mắt lại, hít mạnh một hơi cho đầy lồng ngực. Hình ảnh “ Bóng Ai trên đường” như hiện rõ ra trước mặt. Tôi nói như lời nguyện thiết tha:
- MARIA, nhờ Ngài, qua Ngài, tôi xin phó thác tất cả. Nhưng xin Ngài thương trợ giúp dân tộc và quê hương Việt Nam tôi ra khỏi ách cộng sản hung tàn. Xin tạ ơn Ngài.
Bảo Giang
Những ngày đầu năm Âm lịch 2017
Câu chuyện của những ngày đầu năm.
- Bà ơi, bà ra ngoài này chơi với con đi. Sao bà cứ ngồi đây mãi vậy?
Bà tôi, cười nhẹ. Đôi mắt sụp, nhìn theo dáng vài đứa cháu:
- Con đưa em ra ngoài chơi đi, bà ngồi đây nhìn con là vui rồi.
Tôi lại lôi tay bà lần nữa. Bà vẫn lắc đầu. Bất chợt, tay tôi chạm vào Cỗ Tràng Hạt trong lòng bàn tay gầy yếu của bà. Tôi mở to đôi mắt:
- Bà đọc kinh à?
Bà gật đầu. Tôi vội chạy biến ra sân, quên cả việc gọi đứa em chạy theo. Tôi trốn chạy vì nhớ đến những buổi kinh tối trong gia đình mà tôi vừa đọc vừa ngáp ngủ. Có lần, đứa em tôi không quên nhéo cho một cái. Câu chuyện ấy những tưởng là đã vào với dĩ vãng riêng của nhiều năm về trước. Ai ngờ, nay bỗng dưng sống lại…
Chiều hôm trước, tự nhiên, tôi nhìn một hình hóa hai và dòng chữ mờ hẳn đi, không thể viết được đôi dòng. Con tôi lo lắng, chở bố đi gặp bác sỹ. Gặp ông, thật lạ, ông đã ít nói lại không một toa thuốc, chỉ có một tờ giấy giới thiệu vào bệnh viện. Chưa kịp hỏi, ông bảo: “nên đi ngay”. Khi ra xe, trong tôi đầy hoang mang, nhưng quyết định ở nhà, sáng hôm sau mới đi.
Lạ, chỉ một phút sau khi tôi nộp giấy vào văn phòng. Cánh cửa mở ra, người y tá đứng chân trong chân ngoài mời tôi vào. Chưa kịp ngạc nhiên vì cách đón tiếp. Một nhân viên khác cầm lấy tập giấy trên tay người thư ký, gật đầu chào rồi ra hiệu cho tôi đi theo. Anh chẳng nói gì, chỉ tay, bảo tôi nằm lên chiếc giường cúu cấp. Nằm chưa yên vị, anh đã gắn có đến hơn một chục loại giây chuyền lên ngực, lên phía sau cổ để nghe nhịp tim, nhịp thở, nhịp máu chuyển động, tất cả chuyền vào bản biểu đồ trên màn hình. Kế đến, anh ta bơm đo nhịp tim đập trên cánh tay tôi. Như xong nhiệm vụ, anh cười nhẹ rồi đi…
Khoảng 20 phút sau, bác sỹ trực đến đọc biểu đồ, rồi cặn kẽ hỏi tôi từng chi tiết. Hai ống máu nhỏ được rút ra từ cánh tay tôi. Kim trích lấy máu được giữ lại trên cánh tay thay vì lấy ra như khi đi thử máu. Sau khi chẩn đoán, ông cẩn thận hỏi lại tôi một số dữ kiện rồi kiểm soát lại thật lâu trên đôi mắt, hai bên tai và cổ họng. Khoảng một giờ sau tôi được đưa đi chụp quang tuyến vùng ngực, cổ và đầu. Qua trưa. Bác sỹ trở lại với một thông báo kém vui:
- Ông sẽ được chuyển đi viện chuyên khoa. Ở đây chúng tôi không có đủ phương tiện trị liệu?
- Phải đi à? Tiếng tôi như hốt hoảng hỏi lại. Ông nhỏ nhẹ gật đầu, giải thích cho tôi một số bệnh lý, rồi bảo:
- Ông cần mang theo gì thì gọi người nhà mang đến, vài giờ nữa sẽ chuyển viện.
Tôi như hoảng hốt gọi điện cho con, vì nhà tôi đi vắng, nên sáng nay cháu ở nhà thay vì đi làm. Nửa giờ sau, bên giường tôi là giỏ quần áo và cái computer chưa từng xa tôi với khuôn mặt buồn xo của con. Cháu lặng lẽ hơn, ở lại bên tôi, sau giờ ăn trưa mới rời viện. Khoảng bốn giờ chiều, tôi được chuyển sang giường khác để chuyển lên xe. Tôi lặng lẽ nhìn quanh. Một cảm giác bàng hoàng chợt đến. Khi chiếc giường di chuyển được khóa chặt vào lòng xe, tôi nhìn lên trần xe, rồi lấy điện thoại gọi cho con. Không nghe trả lời. Tôi nhắn gọn trong máy:
- Con à, ba đã ra xe để chuyển lên Westmead. Ở nhà, coi nhà cho ba nhá…
Tôi nghẹn lời, lặng lẽ tắt máy. Hình như có giọt nước vội trào lăn, chảy xuống bên tai. Vừa bỏ điện thoại xuống, nghe tiếng chuông reng, tôi nhắc lên. Có tiếng từ phía bên kia:
- Ba gọi con à?
- Ừ, ba gọi... Tôi mừng rỡ. Bỗng nghẹn. Âm thanh như tiếng nấc trong cổ. Bên kia cũng im lặng. Tôi gắng gượng - Con ở nhà coi nhà nhé. Ba đã ra xe để chuyển đi Westmead! ( bệnh viện lớn cách nhà tôi khoảng 20 phút lái xe).
Từ bên kia, âm thanh cũng nhát gừng:
- Ba đi bây giờ à… Bao giờ về?
- Ừ, đi bây giờ… Không sao đâu con...
Câu chuyện nghẹn lại ở cả hai đầu giây. Tôi nói thêm lần nữa. Không sao đâu con, rồi ngưng. Sau khi tắt điện thoại, một nỗi như bàng hoàng, nối tiếc chợt đến. Tôi lẩn tránh, mở mắt thật lớn nhìn lên trần xe. Cái trần màu trắng, không cao xa như bầu trời, chỉ một với tay là tới mà chẳng mấy ai muốn đụng đến. Còn trời cao xanh kia thì sao? Tôi dùng mình, nhắm mắt lại và chẳng hiểu tại sao, tự nhiên đưa tay lên làm Dấu Thánh Gía. Lạ thay, dấu chỉ như đưa tôi vào một thế giới khác với một nguồn an ủi, vô tận. Có thể nói, đã là người Công Giáo, ai mà không làm dấu Thánh Gía, đọc kinh. Nhưng vào giờ phút này, lời kinh như cho tôi một cảm giác êm ái, nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng lạ thường. Mãi đến nay, tôi cũng không thể biết được đó là sự bằng an trong cậy trông hay phó thác. Tôi chỉ biết, lòng trí tôi như lâng lâng trôi vào nguồn thiêng rất lạ. Ở đó, như “ song lộc triều nguyên” tôi nhận được niềm an vui, trìu mến: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc. Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi ngưòi nữ và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ. Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giời lâm tử, amen”.
Dĩ nhiên, đây không phải là lần đầu tôi đọc kinh. Hơn thế, mẹ tôi đã tập cho chúng tôi ngay từ khi bập bẹ tập nói. Nhưng có lẽ, chưa khi nào tôi có đưọc một tâm tình như hôm ấy. Khi viết ra, tôi chẳng sợ bạn cười hay sợ làm cho bạn khó chịu. Tôi chỉ muốn viết lại một điều rất thật khi đó. Rõ ràng, hình ảnh của cha mẹ, vợ con, anh em thật là gần gũi, đầy ắp mà bỗng như xa. Thay vào đó là hình ảnh Maria trong tiềm thức, mà khi vui chẳng buồn nhớ đến. Lúc này, khi nguy nan, sao mà gần gũi thế! Hơn thế, còn là nguồn an ủi và phó thác nữa! Tại sao lại thế nhỉ? Có phải là vào những giờ phút ấy, tâm linh ta hiểu được rằng: Ta là không. Cha mẹ, vợ con, anh em… tất cả cũng là không! Chỉ có Thượng Đế (Thiên Chúa), chỉ có Maria và nguồn an uỉ với tình yêu của Ngài là Có? Từ đó, chính bản năng hay tâm linh đã dục tôi (chắc người Công Giáo nào cũng thế) bám chặt vào chữ Có ấy chăng? Phần bằng hữu của tôi hẳn là vào Đức Phật, Đấng Linh Thiêng? Còn những kẻ tin theo CS thì sao nhỉ? Chắc là họ bám vào cái mã tấu, hay cái búa tạ giết người của HCM mà cầu phúc!
Rồi cùng vói lới kinh êm đềm ấy, trí tôi mở ra và dẫn tôi về lại với những con đường của ngày thơ ấu. Ngày tôi còn chân không dép chạy nhảy, bắn bi, chơi khăng… Rồi ngày đến trường với những bước chân lạ lẫm, hoang mang. Thật lạ, một dĩ vãng dài, hầu như không có một mắt xích nào trong qúa khứ, từ héo úa, lo buồn, đến reo vui, nhảy mừng bị lãng quên. Trái lại, tất cả đã kéo nhau về, phủ ngập trong tôi:
- Mày nhìn thấy trước là của mày. Mày leo lên đi, khéo có chim non đấy! Mày nhớ cho tao một con nhá! Tiếng của mấy đứa bạn cùng trốn học cứ dục tôi mãi.
- Nào, tao đỡ chân cho mày, trèo lên đi! Sợ gì.
Không chờ dục thêm, tôi như người hùng trèo lên cành cây chống và đưa bàn tay phải nhỏ bé vào trong hốc cây để bắt chim non. Hỡi ơi! Trời đất quay cuồng. Tôi hoảng hốt buông cánh tay vịn trên thân cây ra, ngã lăn xuống đất. Tôi đau đớn bò dậy, ôm cánh tay nhức buốt, rũ liệt chạy về nhà. Vài đứa bạn tôi trơ mắt ếch, chẳng hiểu gì, lo lắng ôm tập vở chạy theo, gọi hỏi:
- Mày làm sao thế?
- Có chim con không?
- Phải bị bọ cạp… hay là rắn lục cắn không?
Tôi hoa mắt, trong lúc cánh tay càng lúc càng nhức buốt. Về đến nhà, tưởng rằng cha mẹ sẽ lo lắng, ôm lấy con cùng khóc. Kết qủa, sau khi ba mẹ tôi nghe mỗi đứa thuật lại câu chuyện chẳng đầu chẳng đuôi này. Nghe thế, ba tôi đứng dậy, dặn mẹ tôi điều gì đó, rồi đi. Mẹ tôi lấy chút dầu con hổ thoa bóp cho tôi và dục vào giường nằm nghỉ. Tôi nằm trên giường nhăn nhó vì cánh tay đau buốt mà lòng đầy hậm hực. Ba hôm sau, vừa đi học về, tôi giật mình vì thấy ông Hiệu trưởng ngồi sẵn ở đó. Chưa kịp cất sách vở, tôi nhận lệnh nằm xấp xuống đất, “véo, véo” ba hay là năm roi gì đó vút xuống, đau quắn mông vì cái tội “trốn học”! Hởi trời ơi! Oan, mà không oan! Tôi khóc ấm ức. Qủa là chuyện nhớ đời.
Từ đó, cứ nhìn lên thân cây có cái hốc là chuyện xưa đổ về. Mà lạ, sau tai nạn ấy, cô giáo của tôi lại bảo: “những roi đòn hữu ích!”. Bởi vì từ đó xem ra cậu học trò của cô ngoan hơn và sáng dạ hẳn ra. Riêng mẹ tôi lại bảo: Con lớn lên rồi đấy! Đến khi tôi vào lớp nhất, trên toàn quốc đã có lệnh miễn thi tiểu học cho trẻ, chỉ còn giữ cho cấp tráng niên và nhiệm ý. Tuy thế, thày hiệu trưỏng trưởng tôi nhất định gởi mấy học sinh đi thi để lấy tên cho trường, Tôi là một trong 4 học trò được gởi đi.
Trước ngày thi, chúng tôi có giờ học ôn chung, và rồi, trời chưa sáng thì đã sang sảng “như quốc kêu mùa hè”. Ngày thi đến, mẹ tôi cơm nắm cơm gói cho con. Hôm đầu là phần bài toán với hai vòi nước chảy ra và chảy vào cái bể chứa nước, rồi bài cách trí, địa lý và lịch sử. Những con quốc kêu hè không biết sợ hãi, chúi mũi vào tờ giấy mà trả bài. Hôm sau là phần thi vấn đáp. Đứa nào đứa nấy mặt xanh như tàu lá. Chẳng biết ông giám khảo là ai, mặt mũi ra sao và ngài hỏi han những gì. Nhở trước ngày thi, thầy hiệu trưởng đã luyện bài “học sinh hành khúc” cho tôi. Phần tôi thì lại thích đọc một bài học thuộc lòng.
Lúc chờ gọi tên, tôi đứng thót tim khi nghe học sinh vào trước đang vang vang bài Quốc Ca :” Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi”! Nghe hát, hồn vía tôi theo lên mây lúc nào tôi không biết. Đến khi nghe gọi tên, tôi run run, đôi chân như dính xuống đất, bước đi không nổi. Khi vào hẳn bên trong, tôi nhìn thấy ông phó trưởng ty tiểu học tỉnh làm giám khảo, ngồi lặng thinh trên ghế. Một tay thầy cầm tập giấy, một tay cầm cái kính trắng gọng vàng. Thầy nhìn tôi từ đầu đến chân. Tôi lúng túng:
- Con chào thầy ạ.
Thầy giáo gìa nhếch đôi kính cận lên. Sau khi điểm lại tên, thày hỏi:
- Trò muốn thi gì?
- Thưa thầy, con đọc bài học thuộc lòng ạ?
Thầy nhìn tôi lần nữa, rồi gỡ cặp kính ra, nhẹ nhàng bảo:
- Trò đọc bài gì, giữ bình tĩnh, rồi bắt đầu đi.
- Thưa thầy, con đọc bài: “Tôi đi học” của ông Thanh Tịnh ạ.
Thầy lại nhìn tôi. Vào lúc ấy, tôi chẳng còn nhớ được một điều gì mà thầy hiệu trưởng đã căn dặn chúng tôi trước khi thi và có lẽ cũng chẳng kịp hít thở cho đều. Tiếng tôi oang oang: “Tôi đi học. Hàng năm cứ vào cuối thu khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nôn nao nhớ về buổi mai hôm ấy… Buổi mai hôm ấy một buổi mai đầy xương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học…”. Giữa luc tôi say sưa trả bài, thầy ngồi thẳng lên, gật đầu bảo:
- Giỏi, giỏi lắm. Thầy cho trò mười điểm… Tôi mừng, nói không nên lời. Thầy hỏi tiếp: Sau này trò muốn học gì, làm gì?
- Thưa thày, ở làng con có nhiều em bé chưa đi học, con muốn theo thày ạ.
Thày nhìn tôi, cười nhẹ. Tôi vội bước ra, quên cả chào. Khi nhìn thấy ánh mắt của người thư ký đọc tên gọi thí sinh vào thi, tôi chợt dừng lại, vòng tay ” Con cám ơn thầy ạ”. Ra khỏi phòng, thầy giáo của tôi đã chờ sẵn ở đó. Thầy đưa chúng tôi về làng. Chuyến đi thi đầu đời của tôi là thế đó. Vài tuần sau có chuyện lạ, tôi được thầy hiệu trưởng khen là học sinh xuất sắc của trường và đã đỗ đầu trong mấy đứa đi thi! Niềm vui và tự hào cũng bùng lên, chúng tôi rủ nhau ghi tên dự thi vào lớp Đệ Thất trường công ở tỉnh.
Giữa lúc tôi ôn bài thi vào Đệ Thất trường Trung Học Công Lập, một bất ngờ lớn đã đến với tôi. Ông cha bác, anh cô cậu của mẹ tôi về thăm quê và quyết định đưa tôi vào Chủng Viện. Tôi nghe mà chẳng hiểu gì. Kết qủa, trong lúc tôi ôn bài thi cũng là luc mẹ tôi mua sắm cho tôi những bộ quần áo mới để dẫn tôi lên Long Phúớc, Biên Hòa trọ học rồi vào Chủng Viện. Ngày thi của tôi thành một nỗi buồn. Ngày có kết quả, chưa kịp khoa tay múa chân với chúng bạn thì đã đến lúc tôi phải theo ba tôi lên đường. Tôi còn nhớ rõ cái buổi chiều trước ngày xa quê. Thằng Quy, đứa luôn tranh dành vị thế trong lớp với tôi đứng thập thò ngoài đầu ngõ. Tôi chạy ra. Nó báo tin đã có tên, và cũng thấy tên tôi thì cũng là lúc tôi bảo nó:
- Chắc tao phải đi Biên Hòa rồi mày ạ!
- Biên Hòa ở đâu, có xa lắm không? Mày không học ở đây à?
- Tao cũng chẳng biết là ở đâu, nhưng sắp phải đi rồi!
Nói xong, cả hai nhìn nhau như muốn khóc rồi lặng lẽ chia tay thay vì nắm lấy tay nhau hò reo như những ngày trước. Từ đây đã đưa tôi vào một lối rẽ khác. Xa nhà. Xa từ khi lên 11, mấy năm sau, về lại với gia đình một năm, rồi lại tiếp tục cuộc vali lên đường trọ học.
Vào thời gian của chuyến đi sau này, tình hình chiến sự tại Việt Nam đã mạnh thêm cường độ. Chiến tranh mổi ngày thêm khốc liệt. Thật ra nó đã đã bắt đầu mạnh hơn ngay sau khi Tổng Thống Ngô đình Diệm bị bọn phản tướng làm cuộc đảo chánh và xát hại Ông. Cái chết của Ông đã làm cho nhà Việt Nam thêm tang thương. Tuy thế, lẽ Trời như rất công minh. Nhà Việt Nam càng tang thương, những kẻ làm cuộc đảo chánh và giết hại anh em ông càng phải đưa đầu ra chịu báng. Ở đây, cũng nên ghi lại câu chuyện trong nhân gian lúc đó. TT Diệm và bào đệ của ông đã bị bọn đảo chánh giết lén, mà chẳng mấy người tin ông đã chết. Hơn thế, nay thì họ bảo ông đang ở chỗ này, mai chỗ khác. Lại có người qủa quyết rằng, Ông sẽ đem quân về cứu nước, dẹp bọn phản loạn. Thế mới biết lòng ngưòi hoài vọng Ông ra sao. Ông đã đi mà cứ tưởng vẫn còn! Xem ra, nhân cách và con người của Ông hoàn toàn khác xa với cái tập đoàn Việt cộng xưa và nay. Chúng còn sống đó mà ai ai cũng nguyền rủa và cầu cho nó chết đi! Trời có chiều lòng ngừơi không?
Bất chợt, chiếc xe thắng gấp đẩy tôi về phía trước. Tôi mở bừng mắt, người y tá nắm lấy tay tôi như muốn bảo: “yên trí, không sao đâu”. Vì kẹt đường, xe phải đổi hướng để đến đích. Trong khi đó những hình ảnh trong tôi vẵn chắng chấm dứt sau cú giật mình. Giật mình để thấy mình như đã lớn lên, tôi ngỡ ngàng bước chân vào trường Luật, một trường học mà từ thuở nhỏ, tôi chưa bao giờ có ước mơ đến với nó. Ấy thế, giờ đây tôi đã là học trò của nó. Thầy lạ, trường lạ, bạn cũng lạ! Tất cả những người bạn từ tiểu học của tôi cũng chẳng có ai nơi đây với tôi. Tôi cô đơn, lạc lõng giữa cái sân nhỏ, chật bóng người trong thành phố lớn. Rồi một lần bàng hoảng khi nghe tin một sinh viên trong ban đại diện của trường bị Việt cộng ám sát ngay trong hành lang trường. Lúc ấy, chẳng một học sinh nào không tái mặt. Rồi không phải chỉ hôm ấy, mà nhiều ngày sau đấy, người người đến trường bằng đôi mắt ngập âu lo.
Trong nội thành là thế, ngoài biên, chiến sự mở rộng hơn. Cuộc chiến như đã nở hoa ở mọi miền đất nước. Chẳng bao lâu sau, tôi nhận được tin báo về ngưòi bạn thân. Sau chín tháng quân trường. Bạn gia nhập lính Thủy, ra Quảng Trị chưa tròn tháng đã chẳng bao giờ trở lại. Phần câu chuyện của bạn trong ngày gĩa từ đèn sách, cũng chẳng vui gì, nếu như không muốn nói là gói tròn nước mắt.
Hôm ấy, nó đã buồn vì kỳ thi phần hai không có tên, lại nhận được lệnh nhập ngũ. Mẹ nó khóc. Bố nó đã qúa nửa đời gói mình trong bộ quân phục, ngồi lặng lẽ trên cái ghế. Ông đưa ánh mắt khá nặng nề nhìn chúng tôi. Vậy đó, rồi bạn tôi lên đường khoác chinh y. Anh đi chưa lâu, trên đầu cô bạn cùng lớp chúng tôi năm nào cũng vội vã quấn một vành khăn trắng cho người vào cuộc chiến!
Tuy thế, những đau thương ấy thấm vào đâu nếu đem so sánh với tiếng thét kinh hoàng của ngày 30-4-1975. Hôm ấy, chẳng phải một người, trăm người mà cả dân tộc Việt Nam từ Bắc chí Nam đã gào thét trong đau thương tận cùng. Lý do, đất nước của họ đã bị tập đoàn cộng sản Nga, Tàu nhuộm đỏ. Những cái tên Minh, Đồng, Chinh, Duẫn, Giáp… mà chi? Tất cả tập đoàn này chỉ là những cái cổ đeo sẵn cái tròng để cho Mao, Stalin… dắt đi hoang, rồi phản dân hại nước mà thôi! Công cán gì, tài, trí gì mà nhắc đến!
Khi tiếng thét chưa tan, tôi và những người bạn đã trở lại trường cũ theo thông báo của những kẻ mới đến. Tất cả đều ngậm ngùi nhìn trường xưa như một kỷ niệm rồi bỏ đi mỗi đứa một nơi. Đến nay chưa một lần gặp lại. Lúc ấy, ngoài kia còn là đổ nát gấp trăm ngàn lần sự gẫy đổ trong ước mơ của chúng tôi. Quả là một ngao ngán khi bước ra khỏi sân trường. Chân như không chạm đất, lòng mang mang nối tiếc. Xa bạn, vắng thầy, chia tay cả người yêu dấu. Nàng học lớp dưới nhưng vừa được nâng lên làm trưởng lớp “nghiệp vụ chính trị” của tôi vì lý do lý lịch! Về thôi? Đi đâu? Cả hai chúng tôi đều ngớ ngẩn nhìn nhau. Cuối cùng, người bạn từ ba năm trước nắm chặt tay tôi, rồi hai đứa chia tay. Chia tay trong nước mắt trào và đến nay vẫn chưa một lần gặp lại.
Cảnh chia tay qúa khứ là thế, nhưng xem ra cuộc đón chờ tương lai còn tang thương hơn. Làm sao tôi có thể quên được cái buổi chiều hôm đó. Chiều mùng 2 tháng tám năm 1977. Cảnh nhà vừa lên đèn, mọi người quây quần quanh mâm cơm để đón mừng ba tôi vừa từ bệnh viện Sùng Chính trở về. Đột nhiên, bác đảng Hồ cộng như những bóng ma vụt xuất hiện trên sân, rồi tràn vào nhà:
- Nhà này có mấy người? Tất cả ngồi im. Trái lệnh, bắn bỏ!
Những lời lẽ nghiến từ hàm răng mã tấu tuôn ra làm lạnh xương sống từng người. Trong khi đó, những đôi mắt gia chủ lộ rõ nét kinh hoàng qua lại nhìn nhau mà không ai hiểu nổi là chuyện gì đang đến. Thoáng mắt, căn phòng, ngoài sân chật ních những bóng bò vàng, cán cộng. Một đàn chó từng oai vệ giữ nhà, giữ vườn đã không sủa được một tiếng nào, tất cả đều cúp đuôi bỏ chạy. Rồi một bản văn gọi là lệnh bắt giữ khẩn cấp được tên cầm đầu đọc trước bàn ăn. Kết qủa, cùng với bản văn này là một chiếc xe Toyota, một chiếc xe Lambro ba bánh chở hàng và khách cùng với hai chiếc xe Honda và bốn người trong gia đình bị dẫn ra khỏi nhà trong cảnh ngập nước mắt.
Người trở về sớm nhất là cha tôi. Người được “thả” về vào mùa giáng sinh cùng năm, sau khi mẹ tôi đã “phải dâng” cho họ toàn bộ gía trị tài sản thu được từ mùa chôm chôm năm đó. Nhắc đến mùa chôm chôm bội thu này, mẹ tôi còn nói mãi: “Lạ lắm con ạ, thu hoạch vào rất sớm, mà đến cuối mùa trái vẫn rũ cành”. Kế đến là người anh tôi, một thương binh đã giải ngũ và tôi sau đó. Người anh lớn hơn, “được” ra khỏi tù vào gần 20 năm sau. Riêng những chiếc xe tôi kể trên thì đã chẳng bao giờ được quay trở về với mái nhà xưa. Rồi cha tôi bảo, Con nên liệu đường mà đi. Tôi nhìn cha, xót ruột, nhưng lại phải ra đi. Chuyến đi đến nay chưa có ngày về…
Xe dừng lại, rồi lùi hẳn vào bến đỗ. Người Y tá theo xe lay nhẹ tay tôi. Tôi mở bừng mắt sau khi chiếc giường được đẩy thẳng vào khu cấp cứu. Đảo mắt nhìn quanh. Một cảnh chẳng thể vui được. Hai bên tay trái và tay phải chiếc giường của tôi là những người đến trước, đang chờ tới phiên chẩn đoán, cứu cấp. Họ có đôi chút khác tôi, người thì đầy những giây chuyền nước biển, ống thở. Người thì được phủ kín từ đầu đến chân, làm như đã đi rồi. Tôi chợt giao động, nhắm mắt lại với hơi thở dài não ruột! Một chiếc giường có bánh xe của bệnh viện được chuyển tới. Họ bảo tôi chuyển sang. Người Y tá cùng đi trong chuyến xe nắm chặt tay, chúc tôi an mạnh. Tội gật đầu, cám ơn.
Lúc này bên tôi ồn áo hơn, mặc, tôi vẫn nhắm nghiền đôi mắt, chờ. Từ bên trái rồi bên phải giường của tôi chợt có những tiếng la hoảng. Tiếng la hét chưa dứt lại có tiếng chủi thề tục tĩu tiếp theo. Tôi ngao ngán, hít vội hơi thở dài để chạy trốn hay cho quên đi thực tại. Rồi chẳng hiêu sao, giữa lúc ồn ào, nao núng ấy, tâm trí tôi lại hướng về những lời kinh. Tôi không biết có Ngài hiện hữu ở bên cạnh giường của tôi hay không, nhưng biết là tôi tìm được một sự bình an thật lớn, chẳng còn lấy một chút lo lắng nào về tình tạng sức khoẻ của mình. Thật hơn, cũng chẳng lo lắng gì cho một chuyến, nếu phải đi.
Đây là một điều lạ thường ư? Có thể! Hỏi xem, trước khi đi có ai không nao núng, không nuối tiếc? Nuối tiếc cho mình, nuối tiếc cho đời. Ấy là chưa kể đến những lo âu cho gia đình, cho vợ, cho con? Chuyện tự nhiên là thế, xem ra, chẳng một ai là người mà ở vòng ngoại lệ. Ngoại trừ những kẻ gian trá cộng sản, chắc là họ vẫn muốn bám chặt vào cái búa, cái liềm của tội ác, triệt tình người? Phần tôi, tự nhiên tôi quên. Quên hết. Quên tất cả và lòng trí tôi lâng lâng quy hướng về Đấng Linh Thiêng đã tạo dựng nên Trời Đất, trong đó có con người, và muôn loài…
Có tiếng động bên giường, tôi từ từ mở mắt ra. Đứng bên cạnh giường là một người y tá và y công. Họ đọc bản tên trên hồ sơ, rồi hỏi lại tôi. Tôi gật đầu. “cạch, cạch”, tiếng động từ chiếc khóa bánh xe dưới chân giường được mở ra, chiếc giường được đẩy vào phòng trực. Tôi lặng lẽ nhắm mắt lại, hít mạnh một hơi cho đầy lồng ngực. Hình ảnh “ Bóng Ai trên đường” như hiện rõ ra trước mặt. Tôi nói như lời nguyện thiết tha:
- MARIA, nhờ Ngài, qua Ngài, tôi xin phó thác tất cả. Nhưng xin Ngài thương trợ giúp dân tộc và quê hương Việt Nam tôi ra khỏi ách cộng sản hung tàn. Xin tạ ơn Ngài.
Bảo Giang
Những ngày đầu năm Âm lịch 2017
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Non Trên Cành Mùa Đông
Nguyễn Đức Cung
19:38 24/02/2017
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Chim non đậu nhánh cành Đông
Xù lông áo ấm ngóng trông Xuân về.
(nđc)