Ngày 29-02-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 01/03: Kiêu ngạo là thù địch với Thiên Chúa – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
VietCatholic Media
01:59 29/02/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân rằng: “Các ông hãy nghe dụ ngôn sau đây: Có chủ nhà kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước; nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. Sau cùng, ông sai con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: ‘Chúng sẽ nể con ta.’ Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: ‘Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!’ Thế là chúng bắt lấy cậu, tống ra khỏi vườn nho và giết đi. Vậy khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?” Họ đáp: “Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông.” Đức Giê-su bảo họ: “Kinh Thánh có câu: ‘Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.’ Các ông chưa bao giờ đọc câu này sao?

Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Người sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.”

Nghe những dụ ngôn Người kể, các thượng tế và người Pha-ri-sêu hiểu là Người nói về họ. Họ tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Người là một ngôn sứ.

Đó là lời Chúa
 
Thanh tẩy Đền thờ
Lm. Thái Nguyên
02:32 29/02/2024

THANH TẨY ĐỀN THỜ
Chúa Nhật 3 Mùa Chay năm B. Ga 2, 13-25

Suy niệm

Nhìn quang cảnh chợ búa bát nháo, hỗn độn ở sân đền thờ Giêrusalem, Chúa Giêsu không thể chịu nổi tình trạng buôn thần bán thánh của các tư tế. Họ đã lợi dụng đền thờ làm nơi kinh doanh thu nhập bổ béo cho mình. Ngài đã ra tay xua đuổi tất cả những người buôn bán ra khỏi Đền thờ, hất tung tiền bạc và lật nhào bàn ghế của họ. Thái độ mạnh bạo của Đức Giêsu ở đây là trường hợp duy nhất cho thấy Ngài muốn trong sạch hóa đền thờ, muốn hoàn thành ước vọng của Cha theo lời ngôn sứ Dacaria: “Ngày ấy sẽ không còn lái buôn trong Nhà Đức Chúa các đạo binh nữa” (14, 21). Đồng thời xác định lại lời của ngôn sứ Gêrêmia 7,1: “Đừng biến nhà Cha Ta thành cái chợ”.

Thực tế, tinh thần đạo giáo của Israel lúc đó đã suy thoái và bị tục hóa nặng nề. Chính giới thẩm quyền Do Thái giáo đã cho phép đám con buôn vào đây, và họ hưởng mối lợi khổng lồ từ những hoạt động thương vụ này. Việc buôn bán đó đã bóc lột những người nghèo. Họ phải đổi thành tiền của Đền thờ chỉ còn giá trị phân nửa, rồi phải mua lễ vật ở đó để dâng tiến Thiên Chúa với giá cao gấp mười lần. Chứng kiến những việc này nên lòng yêu mến công lý đã bốc cháy trong tim Đức Giêsu, khiến Ngài phải gây một cú sốc để mọi người thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của sự việc. Ngài biết rõ mối nguy hiểm khi dám làm như thế, nhưng điều đó lại ứng nghiệm câu Thánh vịnh:“Vì nhiệt tâm lo nhà Chúa mà con phải thiệt thân” (Tv 69, 10).

Người ta lấy làm lạ về thái độ của Chúa Giêsu, nhưng Ngài không làm như vậy mới lạ. Nếu Ngài chỉ nói nhỏ nhẹ thôi thì rõ ràng Ngài tỏ ra nhát đảm, vì sợ đụng chạm đến quyền lợi của thượng tế Khanan và nhóm tư tế trong Đền thờ. Nguy hiểm hơn nữa đó là sự khoan nhượng như dấu hiệu thỏa hiệp với sự dữ. Thái độ của Đức Giêsu ở đây là muốn khai trừ sự dữ hơn là giận dữ. Ngài không hành động theo cảm tính mà theo lẽ chân thật, và đó là điều mà ngôn sứ Isaia khẳng định: “Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện cho muôn dân.” (Is 56,7).
Đứng trước những hành động mạnh bạo của Đức Giêsu, các viên chức Do Thái đòi dấu lạ để chứng tỏ Ngài có quyền làm như thế. Đức Giêsu trả lời gần như thách thức họ:“Các ông cứ phá hủy Ðền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại”. Thật sự họ đã phá hủy Đền thờ khi biến nơi đó thành hang trộm cướp, và bỏ mặc Đền thờ bị tàn phá như thời của ngôn sứ Giêrêmia, và sẽ ứng nghiệm một lần nữa vào năm 70. Tuy nhiên, khi tuyên bố điều trên, Đức Giêsu không nằm nói đến Đền thờ bằng gạch đá, nhưng nói đến cái chết và sự phục sinh của Ngài. Thân thể được phục sinh của Ngài sẽ là Ðền Thờ mới, nơi nhân loại thờ phượng Thiên Chúa cách đích thực.

Biến cố thanh tẩy đền thờ xảy ra gần ngày lễ Vượt qua của người Do Thái, nên đây cũng là hành động biểu trưng của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy: Ngài thay thế chỗ các tư tế Do thái, và xóa bỏ hình thức tế tự cũ để thay vào bằng một hiến lễ tinh tuyền là chính Ngài, mà Thiên Chúa đã loan báo qua ngôn sứ Malakia (1, 10-11). Nếu Đền thờ là nơi Thiên Chúa và con người gặp gỡ nhau, thì từ đây sự gặp gỡ này được thực hiện trong Đức Giêsu Kitô: Đấng cứu độ duy nhất.

Thái độ của Chúa Giêsu hôm nay là thái độ quyết liệt, không nhượng bộ: “Hãy đem tất cả những thứ này ra khỏi đây”. Phải chăng qua lời này, Chúa cũng nhắm vào mỗi người chúng ta, đòi ta phải triệt hạ cho bằng được mọi ngổn ngang và bừa bãi trong tâm hồn mình, đòi phải trong sạch hóa mọi tình trạng loang lỗ và tiêu cực nơi bản thân ta. Không thể là con cái Thiên Chúa khi chúng ta vẫn còn muốn làm nô lệ cho thế gian, hoặc trở thành kẻ hai lòng: vừa muốn dâng hiến cho Thiên Chúa lại vừa muốn sở hữu những vui thú lợi lộc ở đời.

Bài Phúc Âm hôm nay còn nhắc nhớ tâm hồn của mỗi người chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa, là nhà cầu nguyện, là cung thánh, nơi thâm sâu nhất để sống kết hiệp với Chúa. Thiếu kết hiệp với Chúa trong đời sống hằng ngày, lòng ta dễ trở thành sào huyệt của bọn cướp, là tính vị kỷ, kiêu căng, ghen ghét, thống trị, chiếm hữu… Thân xác ta cũng là đền thờ của Thánh Thần. Có những đền thờ thánh thiêng đã trở nên phàm tục. Những đam mê vô độ của thân xác đã vô hiệu hóa quyền năng của Thánh Thần, Đấng luôn đem lại sức sống mới cho đời ta.

Mùa Chay là mùa tu sửa lại đền thờ tâm hồn mình, là mùa làm mới lại thái độ thờ phượng Thiên Chúa cách nghiêm túc với cả lòng tin mến. Ước chi chúng ta dám sống theo sự đòi hỏi đầy yêu thương của Chúa.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!
Đấng hiền lành và khiêm nhượng,
luôn hành động với tất cả tình thương,
nhưng rồi có lần Chúa nổi giận,
thấy đền thờ người gian lận bán buôn,
vô tâm biến Nhà Cha thành cái chợ,
không còn nơi thanh tịnh để tôn thờ.
Chúa thấy phải thanh tẩy đền thờ,
cho khỏi những ô uế và bợn nhơ,
khỏi tham lam và tráo trở lòng người,
đã biến nơi thánh thiêng thành phàm tục.
Hành động của Chúa cho con hiểu,
đã đến lúc đền thờ được thay thế,
bằng chính thân thể Chúa phục sinh,
để đem lại cho tất cả những ai tin,
dám dấn thân trên con đường ngay chính,
đạt tới Chúa là cuộc sống phúc vinh.
Qua Lời Chúa con cảm thấy chột dạ,
vì nhận ra tình trạng tâm hồn mình,
có những thứ ô nhơ và bất kính,
có bao nhiêu thói xấu đã thành hình,
những mưu mô và tính toan bất chính,
không xứng đáng đền thờ nơi Chúa ngự.
Xin thanh tẩy con khỏi điều ô uế,
cho con sống với tinh thần khổ chế,
để tâm con luôn chân thật sáng trong,
thờ phượng Chúa với tất cả tấm lòng.
Nhờ đó mà con sống trong ý thức:
tỏ lộ Chúa qua mọi việc,
biểu hiện Chúa ở mọi nơi,
nêu cao Chúa trong mọi lúc,
là an vui hạnh phúc của đời con. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:40 29/02/2024

10. Sau khi rước lễ, để chúng ta không mất đi cơ hội xin ơn tốt như thế, thì Thiên Chúa sẽ không bạc đãi những người đón tiếp Ngài.

(Thánh Teresa of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:46 29/02/2024
92. GIÓ DẸP (LÉP) TRÂU MÚA

Đới Đại Tân mới tám tuổi mà đã đi học, đến mười ba tuổi thì đỗ cử nhân.

Một lần nọ, có một quan viên đến nhà tham kiến ba của nó, thấy Đới Đại Tân đang chơi đùa bên cạnh trong sân nhà và cho rằng nó chẳng qua chỉ là một học sinh tiểu học, bèn nói ra một câu đối: “Nguyệt viên”.

Đới Đại Tân lập tức trả lời:

- “Phong biển” (1).

Quan viên hỏi:

- “Gió tại sao bị dẹp hử?”

Đới Đại Tân nói:

- “Ngay cả khe cửa cũng có thể đi vào, không dẹp thì sao có thể chứ?”

Người ấy lại ra câu đối khác:

- “Phụng minh”.

Đới Đại Tân tựa hồ như không suy nghĩ liền trả lời:

- “Trâu múa”.

Quan viên hỏi:

- “Trâu làm sao có thể nhảy múa hử?”

Đại Tân nói:

- “Bách thú cùng múa, trâu không phải là một trong trăm con thú cùng nhảy múa sao?”

Quan viên nọ càng thêm tán thưởng, và lại tìm hiểu kỹ thêm thì mới biết đó chính là tiểu cử nhân Đới Đại Tân.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 92:

Thời xưa cũng như thời nay cha mẹ nào cũng muốn con mình trở thành...thần đồng, cho nên không tiếc công tiếc của chạy chọt cho con mình vào học các trường chuẩn của thành phố...

Thời xưa cũng như thời nay đều có những trường học muốn đào tạo...thần đồng cho đất nước, nên đầu tư cái mặt tiền bên ngoài rất bắt mắt, quảng cáo rất thu hút làm cho các bậc phụ huynh nô nức đưa con đến học, nhưng học đã lâu mà không thấy con mình trở thành thần đồng giỏi giang như con nhà nghèo bên bàng xóm học trường phổ thông bình thường...

Nếu cha mẹ nào cũng lo đời sống đạo đức của con mình như lo cho chúng nó thành thần đồng, thì xã hội tương lai đầy ắp tiếng cười hạnh phúc; nếu cha mẹ nào cũng biết đầu tư cho con mình trở thành người kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân, thì Giáo Hội sẽ có rất nhiều tâm hồn nhiệt thành phục vụ tha nhân trong yêu thương, và xã hội có thêm nhiều người tốt..

Đức Chúa Giê-su đã trở thành...thần đồng thánh kinh khi mới mười hai tuổi lúc Ngài ngồi giữa các bậc thầy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi, làm cho mọi người nghe đều kinh ngạc về trí thông minh của Ngài (Lc 2, 46-47).

(1) Biển ﹝扁﹞có nghĩa là dẹp lép, dẹt, bẹt, bẹp.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Đủ để đánh cược
Lm. Minh Anh
15:39 29/02/2024
ĐỦ ĐỂ ĐÁNH CƯỢC
“Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa!”.

Pliny the Elder - nhà văn Rôma thời Chúa Giêsu - viết về việc xây một tháp cao hơn 30m: “Hai vạn công nhân kéo dây và cần cẩu. Trách nhiệm và rủi ro thật lớn! Chỉ một sai sót, tháp sẽ đổ, huỷ hoại hàng năm làm việc. Vì thế, nhà vua ra lệnh trói con trai của kỹ sư trưởng vào đỉnh tháp; vua nghĩ, nó ‘đủ để đánh cược’ cho trách nhiệm của viên kỹ sư!”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Đủ để đánh cược’, một trong những chủ đề của hai bài đọc hôm nay! Bài đọc Sáng Thế cho thấy tình yêu quan phòng của Thiên Chúa thật lớn lao, ‘đủ để đánh cược’ cậu út Giuse; qua cậu, Ngài cứu cả một dân tộc. Với bài Tin Mừng, ông chủ tự xây một vườn nho trước khi giao nó cho tá điền, ông đánh giá nó ‘đủ để đánh cược’ mạng sống của các đầy tớ và cả mạng sống của con trai mình!

Do lòng dạ xấu xa của những người anh, Giuse bị bán sang Ai Cập như một nô lệ; nhưng, chính Giuse, người được Thiên Chúa sai đi để chuẩn bị cho việc cứu sống dòng tộc Israel - bài đọc một. Thánh Vịnh đáp ca nhắc lại hồng ân bí nhiệm này, “Hãy nhớ lại những kỳ công Chúa thực hiện!”. Giuse là hình ảnh báo trước Đức Giêsu Kitô, Đấng mà Thiên Chúa sẽ đem đánh cược để cứu sống đời đời cả một nhân loại.

Tin Mừng nói đến vườn nho - hình ảnh của Hội Thánh - mà Thiên Chúa đang đặt vào tay bạn và tôi. Ngài không chỉ trao cho chúng ta một công việc để làm, nhưng còn trao sự cứu rỗi đời đời linh hồn của những người khác một cách bí ẩn! Với tất cả tình yêu, ông chủ đã dành cho khu vườn nhà mình những gì tốt đẹp nhất; dựng rào dậu bên ngoài, xây bồn đạp bên trong, đặt tháp canh ở giữa. Ông không ở lại để giám sát chặt chẽ các tá điền; thậm chí, không đặt các quy tắc hay chỉ định các phương pháp; ông để tá điền tự làm tất cả khi họ thấy phù hợp. Cũng thế, Thiên Chúa trao Hội Thánh cho chúng ta; ban Thánh Thần để trợ giúp. Ngài biết, làm việc vườn nho của Ngài là một việc vô cùng khó khăn, và Ngài kiên nhẫn đồng hành với những thất bại của mỗi người.

Và còn hơn thế, mỗi ngày, qua các Bí tích; đặc biệt, Bí tích Thánh Thể và Hoà Giải, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, Ngài làm mọi thứ có thể để chống lại chủ nghĩa ích kỷ; đồng thời, truyền cảm hứng bằng sự hiểu biết và lòng thương xót. Tình yêu của Thiên Chúa thật vô bờ, nó vĩ đại vô cùng, ‘đủ để đánh cược’ với tội lỗi của con người!

Anh Chị em,

“Ông cho tá điền canh tác”. Thiên Chúa trao vườn nho Hội Thánh cho bạn và tôi để chúng ta canh tác; Ngài biết ân sủng và Thánh Thần của Ngài đủ sức làm những gì còn lại. Hội Thánh là của Chúa; các cộng đoàn lớn nhỏ là của Chúa, cũng như thân xác và linh hồn mỗi người là của Chúa! Dù đó là một Hội Thánh địa phương, một cộng đoàn hay một gia đình… thì Thiên Chúa vẫn là chủ; không phải chúng ta! Đúng thế, những gì Ngài trao thật lớn lao và đầy trách nhiệm. Và Ngài đang rất kỳ vọng nơi mỗi người! Vì thế, bạn và tôi đừng làm Ngài thất vọng; trái lại, hãy cộng tác với ân sủng mà trổ sinh hoa trái thiêng liêng trong chính mình và giúp người khác trổ sinh hoa trái trong chính họ!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, trong mọi đấng bậc, đừng để con chểnh mảng với trách nhiệm và bổn phận. Cho con dám đánh cược ‘cả cuộc sống’ và ‘mọi ý riêng’ trước sứ mệnh Chúa uỷ thác!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngoại trưởng Blinken của Hoa Kỳ chơi trò nguy hiểm về phái tính
Vũ Văn An
13:53 29/02/2024

George Weigel, trên Denver Catholic, ngày 28 tháng 2 năm 2024, có bài viết tựa là “‘Gendered’ nonsense is dangerous nonsense” [Điều vô nghĩa về giới tính là điều vô nghĩa nguy hiểm]:



Dean Acheson, ngoại trưởng Hoa Kỳ từ năm 1949 đến năm 1953, được chôn cất tại Nghĩa trang Oak Hill ở Washington. Gần đây, khi tôi đọc được rằng người kế nhiệm thứ 20 của Acheson, Antony Blinken, đã gửi một bức điện có phụ đề “Các phương pháp hay nhất về nhận dạng phái tính” tới các nhà ngoại giao Mỹ trên khắp thế giới, cảnh cáo về “những thông điệp có hại, mang tính loại trừ” được truyền tải bằng cách sử dụng các thuật ngữ như “cha/mẹ, “con trai/con gái” và “chồng/vợ,” tôi bị cám dỗ đến thăm Oak Hill, để xác định xem hài cốt của Bộ trưởng Acheson có đang trở mình trong mộ ông ấy hay không.

Acheson đặt tiêu đề cho cuốn hồi ký xuất sắc năm 1969 của mình là Present at the Creation [Có mặt tại Sáng thế], mà ông chắc chắn ông có hiện diện, là những sáng kiến trong đó ông đóng vai trò then chốt, chẳng hạn như Kế hoạch Marshall, NATO và hiệp ước hòa bình Nhật Bản, đã trở thành cấu trúc an ninh quốc tế bảo đảm cho sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản trong chiến tranh lạnh. Liệu Bộ trưởng Blinken có thể nói xấu người tiền nhiệm nổi tiếng của mình và đặt tên cho cuốn hồi ký của mình là Present at the Destruction [Có mặt tại sự hủy diệt] hay không? Hủy diệt điều gì, bạn hỏi? Hủy diệt những gì Acheson và những người khác đã tạo ra.

Hãy xem xét điều gì đang xảy ra trên thế giới khi ông Blinken gửi bức điện đó đi. Chiến tranh đang hoành hành ở Ukraine và Gaza. Châu Mỹ Latinh đang tan rã về mặt chính trị và kinh tế, một trong số đó là cuộc khủng hoảng người di cư và tị nạn chưa từng có ở biên giới phía nam nước Mỹ. Nga đang chế tạo vũ khí hạt nhân trên không gian có thể loại bỏ mạng lưới liên lạc dựa trên vệ tinh của Mỹ. Các lực lượng ủy nhiệm của Iran đang tạo ra tình trạng hỗn loạn trên khắp Trung Đông và làm gián đoạn hoạt động thương mại quốc tế quan trọng ở Biển Đỏ. Trung Quốc tiếp tục nỗ lực đe dọa Đài Loan. Các cuộc khủng hoảng về quản trị ở châu Phi cận Sahara nhiều đến mức không thể đếm được. Tổng thống Hoa Kỳ không thể giữ được sự thẳng thắn của tổng thống Mexico và Ai Cập. Ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa cho chức tổng thống đang thông báo với những người hâm mộ yêu mến của mình rằng ông ấy sẽ nói với Vladimir Putin “hãy làm bất cứ điều gì [ông ấy] muốn” cho các đồng minh NATO không chi 2% GDP cho quốc phòng.

Và giữa tất cả những điều đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho rằng điều quan trọng là phải hướng dẫn các nhà ngoại giao của mình “luôn hòa hợp và ủng hộ những thay đổi trong đại danh từ” trong khi thay thế những từ ngữ “quý bà và quý ông” có khả năng gây khó chịu bằng “tất cả các bạn” hoặc “mọi người”?

Đây không chỉ là điều vô nghĩa; đó là điều vô nghĩa nguy hiểm. Đó là sự xao lãng khỏi công việc ngoại giao thực sự. Nó càng làm xói mòn uy tín của Mỹ trong mắt Vladimir Putin, Tập Cận Bình, và các giáo sĩ rao giảng ngày tận thế ở Tehran, những người có thể kết luận rằng một siêu cường giả định bị ám ảnh bởi “bản sắc giới tính linh hoạt” sẽ không gây trở ngại cho các kế hoạch hung hăng của họ. Nó gửi một tín hiệu về sự không nghiêm túc cuối cùng tới phần còn lại của thế giới. Nó xúc phạm những gì thường được gọi là các quốc gia và văn hóa “truyền thống”, nhưng thực tế lại là kho lưu trữ lẽ thường.

Theo quan điểm của nhà phân tích Công Giáo về các vấn đề thế giới, những người mà chính trị luôn gắn liền với văn hóa, đây là điều xảy ra khi điều mà các học giả gọi là “chủ nghĩa cá nhân biểu cảm” - sự tự say mê với steroid - thay thế quan điểm trong Kinh thánh về thân phận con người: Rằng có những sự thật được xây dựng trong thế giới và trong chúng ta, bao gồm cả sự thật rằng chúng ta là nam và nữ, khác biệt nhưng bổ sung cho nhau, hướng tới sự hiệp thông và sinh hoa trái. Như mọi khi, các ý tưởng đều gây ra hậu quả, và những ý tưởng cực kỳ khiếm khuyết của nền văn hóa thức tỉnh - sự sùng bái bộ ba giả tạo Tôi, Chính tôi và Tôi - giờ đây đã làm hỏng chính sách ngoại giao của Mỹ, gây nguy hiểm cho cả đất nước chúng ta và thế giới.

Như trường hợp thông thường của sự giả dối, hệ tư tưởng phái tính hiện đang xâm nhập vào Bộ Ngoại giao đang tìm cách tự áp đặt bằng quyền lực quan liêu và sự đe dọa bản thân. Vì vậy, dưới thời ông Blinken, Nhà nước đã ra quyết định về “điểm đánh dấu” phái tính thứ ba trên hộ chiếu Hoa Kỳ đối với những người không “xác định” là nam hay nữ; bổ nhiệm “Đặc phái viên đầu tiên của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy nhân quyền của những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới, đồng tính và liên giới tính (LGBTQ+)”; và thông báo cho nhân viên Bộ Ngoại giao rằng những người muốn thăng tiến phải “thúc đẩy” DEI (Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập, vì những người thức tỉnh hiểu những điều khoản đáng trân trọng đó). Đây không hẳn là một tương lai toàn trị mà George Orwell mô tả như “một chiếc ủng giẫm lên mặt người - mãi mãi”. Nhưng dù sao thì đó cũng là sự ép buộc nhân danh sự giả dối.

Một người bạn có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, từ Rome đến Washington qua London vào tháng trước, đã gửi email cho tôi một cách gay gắt từ một phòng khách ở Heathrow, nói rằng anh ấy cảm thấy như đang đi từ Sodom đến Sự sụp đổ của Constantinople. Tôi khuyên anh ấy nên uống thêm một ly nữa, nhất là vì “Rome” có thể chỉnh sửa được. Nhưng bức điện của Bộ trưởng Blinken gợi ý rằng sự tương đồng giữa thời điểm của nước Mỹ chúng ta và sự sụp đổ của Constantinople không hoàn toàn xa vời. Và mùa thu mới đó sẽ không bị bắt giữ bởi một trong hai ứng cử viên tổng thống lớn tuổi, tự ái, những người thể hiện, thay vì thách thức, nền văn hóa lấy mình làm quan tâm chính, một nền văn hóa đang giết chết Hoa Kỳ và cản trở khả năng của chúng ta trong việc giúp hình thành một thế giới tốt đẹp hơn.
 
Tòa Thánh công bố bản bá cáo về: Tự do tôn giáo bị vi phạm ở một phần ba thế giới
Thanh Quảng sdb
18:26 29/02/2024
Tòa Thánh công bố bản bá cáo về: Tự do tôn giáo bị vi phạm ở một phần ba thế giới

Phát biểu tại Phiên họp thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền, Quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác ở Geneva kêu gọi những nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết các vi phạm nhân quyền đang diễn ra, bao gồm cả quyền tự do tôn giáo.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Nhân quyền, bao gồm cả những quyền chống lại tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, tiếp tục bị vi phạm ở mức độ đáng báo động trên toàn thế giới, Quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác ở Geneva cho biết như trên trong bản bá cáo hôm thứ Tư vừa qua (28/2/2024).

Sự phân biệt đối xử và đàn áp các tín hữu đang gia tăng

Phát biểu tại Phiên họp thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền, khai mạc vào ngày 26 tháng 2, Đức Tổng Giám Mục Ettore Balestrero, nhận xét rằng sự phân biệt đối xử và đàn áp các tín hữu đang gia tăng trên toàn thế giới.

ĐTGM trích dẫn dữ liệu của Quỹ Giáo hoàng Viện trợ cho các Giáo hội Đau khổ cho thấy quyền tự do tôn giáo bị vi phạm ở gần một phần ba các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến khoảng 4,9 tỷ người.

Cựu Sứ thần Tòa thánh ở Cộng hòa Dân chủ Congo (RDC) cũng than thở rằng ở một số nước phương Tây, “sự phân biệt đối xử và kiểm duyệt tôn giáo đang được thực hiện dưới chiêu bài ‘khoan dung và hòa nhập’”.

“Pháp luật ban đầu nhằm mục đích chống lại các ‘lời nói thù hận’, thường được dùng làm công cụ để thách thức quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo, dẫn đến kiểm duyệt và ‘cưỡng bức ngôn luận’.”

Hợp tác quốc tế để bảo vệ phẩm giá con người

Về chủ đề chung được thảo luận tại phiên họp, Đức Tổng Giám Mục Ballestrero nhấn mạnh rằng trong việc theo đuổi một sự hợp tác quốc tế “hiệu quả hơn”, như Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi giải quyết những tranh chấp hiện tại trong một thế giới đa cực, “đặc biệt để củng cố sự tôn trọng đối với những vấn đề cơ bản nhất là ”nhân quyền”, trọng tâm vẫn phải giữ là phẩm giá con người, vốn là nền tảng của hòa bình, như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) đã tuyên bố năm 1948.

ĐTC nhấn mạnh để cải thiện nền ngoại giao đa phương, điều quan trọng là “phải đề cao các giá trị bắt nguồn từ phẩm giá con người”. Điều này đòi hỏi phải “xây dựng lại tầm nhìn chung về bản chất vốn có của chúng ta”.

“Chúng ta không thể tách rời điều tốt với sự thật vì chúng đã ăn sâu vào bản chất con người của chúng ta.”

(AI) Trí tuệ nhân tạo và việc bảo vệ nhân quyền cơ bản

Về Nhân phẩm, Quan sát viên Vatican nhấn mạnh, phải trở thành nguyên tắc hướng dẫn trong việc phát triển và xử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

ĐTGM nói: “Những tiến bộ trong lĩnh vực này phải tôn trọng các quyền cơ bản của con người và phải phục vụ chứ không phải để cạnh tranh với tiềm năng con người của chúng ta”. “Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo chỉ có thể được coi là thành công nếu chúng ta hành động có trách nhiệm và đề cao các giá trị căn bản của con người.”

“Tôn trọng phẩm giá con người đòi hỏi chúng ta phải từ chối bất kỳ nỗ lực nào nhằm giảm bớt tính độc tôn của con người để xác định hoặc giảm thiểu thành một thuật toán hoặc một tập hợp dữ liệu, và chúng ta không cho phép các hệ thống phức tạp tự động quyết định số phận của con người.”

Đức Tổng Giám Mục Ballestrero tiếp tục nhận xét rằng nhiều thách thức mà chúng ta phải đối diện ngày nay xuất phát từ “sự thiếu tôn trọng phẩm giá con người và không nhận ra mối liên kết với các phẩm tính khác của con người chúng ta”.

“Những quyền mới” đe dọa phẩm giá con người và tình huynh đệ

ĐTGM nhắc lại những nỗ lực nhằm đưa ra cái gọi là “các quyền mới” đặt câu hỏi về tính thiêng liêng của sự sống nơi mỗi con người, và “không phải lúc nào cũng phù hợp với những gì thực sự tốt cho con người”.

ĐTGM nói tiếp: “Những quyền mới này” đã dẫn đến điều mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “sự thuộc địa hóa ý thức hệ”, làm soi mòn phẩm giá con người, cũng như tình huynh đệ con người, khi chúng tạo ra “sự chia rẽ giữa các nền văn hóa, xã hội và các quốc gia, thay vì thúc đẩy sự đoàn kết và hòa bình.”

“Xã hội của chúng ta 'phải tiếp tục phát triển trên nền tảng của sự hiểu biết đúng đắn về tình huynh đệ phổ quát và tôn trọng sự thiêng liêng của mỗi sự sống con người, của mọi người nam nữ, người nghèo, người già, trẻ em, người ốm yếu, trẻ chưa sinh ra, thất nghiệp, những người bị bỏ rơi, những người bị coi là phế thải vì họ chỉ được coi là một phần của số liệu thống kê.'”

“Tình huynh đệ phổ quát là điều kiện thiết yếu để thực hiện đầy đủ các quyền con người trong thế giới ngày nay”, Quan sát viên Vatican kết luận, “Khi chúng ta không thừa nhận rằng tất cả chúng ta đều có mối liên hệ với nhau, thì tất cả chúng ta đều đau khổ.”
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh tẩy rửa
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
23:36 29/02/2024
Hình ảnh tẩy rửa

Trong đời sống sự tẩy rửa vệ sinh thân thể, quần áo, nhà cửa cùng đồ đạc trong nhà luôn là nhu cầu cần thiết cho sức khỏe và cho đời sống có giá trị cùng có niềm vui hạnh phúc. Và dân gian có kinh nghiệm khôn ngoan, khi tẩy rửa lau chùi giữ gìn sạch sẽ đồ vật dụng cụ không chỉ bóng nhẵn đẹp, mà còn bền chắc chắn nữa!

Trong nếp đạo giáo tinh thần có cần sự tẩy rửa vệ sinh như thế không?

Khắp nơi trong các thánh đường đều được quyét lau dọn cho sạch bụi rác trong cùng ngoài sân, những tảng mạng nhện giăng bám vào ghế bàn, các cửa ra vào, các khe cửa sổ tường vách, những vật dụng trong nhà thờ. Công việc tẩy rửa vệ sinh lau chùi được thi hành có khi mỗi ngày, có khi hằng tuần, nhất là vào những dịp lễ mừng trọng thể theo thói quen nếp sống mỗi nơi vùng miền khác nhau.

Trong phòng thánh, nơi cung thánh hầu như phải tẩy rửa lau chùi hằng ngày, để bầu khí linh thiêng thánh đức trang trọng chiếu lan tỏa ra khắp không gian thánh đường, cùng lan tỏa tới tâm hồn người tham dự nghi lễ thờ phượng trong thánh đường.

Ngày xưa Chúa Giesu Kito vào đền thờ Jerusalem thấy những người đem hàng hóa, tiền bạc vào nơi thánh thiêng này đổi chác, mua bán, như kinh thánh viết thuật lại ( Ga 2,13-25) làm cho đền thờ, nơi dành cho việc thờ phượng, trở thành dơ bẩn, ồn ào lộn xộn, chao đảo không còn bầu khí trang nghiêm thánh thiêng nữa. Tức giận Chúa Giesu lấy dây bện thành roi, vung quát mắng đánh xua đuổi bọn con buôn bán ra khỏi đền thờ.

Hành động quyết liệt thẳng thừng này của Chúa Giesu dưới mắt những người buôn bán làm kinh tế lúc thời đó cho là hung dữ, phá rối công việc làm ăn buôn bán của họ, dẫn đến sự thua lỗ cho túi tiền của họ. Và rất có thể họ cũng tức giận khó chịu cùng có phản ứng chống đối lại bằng lời chửi bới, hay cũng cả bằng tay chân nữa không chừng...

Nhưng về khía cạnh đạo đức lại là việc phải đạo chính đáng cần thiết cùng can đảm để mang lại trật tự vệ sinh sạch sẽ cho nơi tôn nghiêm công cộng thờ phượng Thiên Chúa, đấng Thánh tối cao của đời sống mọi loài trong thiên nhiên.

Hành động như vậy của Chúa Giesu thuộc vào công việc tẩy rửa vệ sinh không chỉ mang lại cho không gian đền thờ sự trật tự sạch sẽ, nhưng cũng còn là hình ảnh có ý nghĩa sâu xa mang lại bầu khí thánh thiêng cho ngôi đền thờ. Hành động này ngày nay được gọi hay ca ngợi là việc phải đạo chính đáng góp phần vào gìn giữ bảo vệ môi trường sinh sống, trật tự cho môi trường tôn giáo.

Hành động việc tẩy rửa đó không chỉ là việc gìn giữ bảo vệ môi trường không gian đền thờ bằng gỗ gạch đá bên ngoài, nhưng hướng tới chiều sâu nội tâm trái tim tâm hồn con người nhiều hơn.

Con người là công trình tác phẩm do Thiên Chúa tạo dựng nên. Họ không chỉ có thân xác tứ chi bên ngoài, nhưng còn có sự sống trái tim tâm hồn bên trong nữa. Và như Thánh Phaolo có xác tín “ anh em là đền thờ của Thiên Chúa.” ( 1cor.3,16).

Mỗi người là ngôi đền thờ cao quý thiêng liêng, nên rất cần sự tẩy rửa cho sạch sẽ từ thân xác bên ngoài tới tận trong trái tim tâm hồn. Ngôi đền thờ thân xác bên ngoài cần phải được chăm sóc giữ vệ sinh sạch sẽ cho khỏe mạnh cùng đẹp, ngôi đền thờ trái tim tâm bên trong cũng cần có nhu cầu như thế.

Sự tẩy rửa giữ vệ sinh cho ngôi đền thờ trái tim tâm hồn không lau chùi quét dọn bằng chổi, bằng giẻ lau hay nước tẩy pha chế, nhưng qua bằng nếp sống theo lương tâm ngay chính tốt lành. Nếp sống đó là sự kính trọng sự sống thiên nhiên do Thiên Chúa tạo dựng ban cho, tình tương quan liên đới chiều thẳng đứng vươn lên Trời cao, nơi Thiên Chúa ngự trị với tâm tình lòng biết ơn, và chiều ngang đường chân trời với mọi loài do Thiên Chúa tạo trong xã hội trần gian, nơi cùng sinh sống với lòng bác ái vị tha.

Trước mỗi Thánh lễ Misa, mọi người tín hữu Chúa Kito đều cùng đọc kinh xin Thiên Chúa và mọi người khác tha thứ cho những lỗi lầm khiếm khuyết, mà mình đã vấp phạm sa ngã trong đời sống. Và lúc buổi chiều lúc ngày kết thúc khép lại, cũng có những người tự vấn lương tâm xét mình rồi dâng lời kinh xin ơn tha thứ của Thiên Chúa cho những tội lỗi thiếu xót, mà trong ngày đã vấp phạm.

Hành động cung cách lối sống cảnh giác như thế diễn tả phản chiếu sự tẩy rửa làm vệ sinh ngôi đền thờ thân xác và trái tim tâm hồn chính mình, mà ngày xưa Chúa Giesu đã làm công việc tẩy rửa đền thờ khi đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ, để đền thờ có trở lại bầu khí thánh thiêng tôn nghiêm cho việc thờ phượng Thiên Chúa, cho đời sống chung có trật tự bình an.

Cùng cách lối sống vệ sinh tẩy rửa nếp sống tinh thần tâm hồn là nếp sống lòng khiêm nhường của một tâm hồn có nếp sống chân thành. Nó mang lại cho đời sống sự bình an cùng niềm vui trước Thiên Chúa và con người.
 
Church Documents
TV News 01 Mar 2024
VietCatholic Media
18:45 29/02/2024
Đại tá Mikhail Gudkov và toàn bộ ban lãnh đạo Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 bị loại khỏi vòng chiến

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Sáu, mùng 1 Tháng Ba, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết pháo binh của Lực lượng vũ trang Ukraine tấn công nhóm quân xâm lược ở Olenivka khi họ đang tập hợp trong một lễ trao huy chương.

Ông nói: “Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn vào nơi tập trung các quân nhân Nga ở Olenivka, vùng Donetsk, vào lúc 7 giờ tối ngày 26 Tháng Hai”.

“Chúng tôi đã sử dụng nhiều hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, gọi tắt là MLRS. Độ gần với giới tuyến nằm toàn bộ trong phạm vi MLRS.”

“Sau khi chờ đợi nhiều ngày để có thể xác minh chắc chắn, chúng tôi tuyên bố 19 kẻ xâm lược đã thiệt mạng và 12 người khác bị thương, trong đó có Tư Lệnh Lữ Đoàn là Đại tá Mikhail Gudkov, Tư Lệnh Phó Lữ Đoàn Trung tá Roman Kozhukhov, Thiếu tá Alexander Abilov và Đại úy Nail Shakhmanov. Tất cả đều thuộc về Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 của Hạm Đội Thái Bình Dương của Nga.”

Kênh Telegram Dosye shpiona thân Nga nghĩa là “Hồ sơ của một điệp viên” đưa tin rằng các quân nhân của Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến cận vệ số 155 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã bị trúng đạn vào khoảng 7 giờ tối vào ngày 26 tháng 2 trong một lễ trao giải.

Được biết, ban chỉ huy lữ đoàn đã nhận được báo cáo về một máy bay không người lái trinh sát hoạt động trong khu vực triển khai nhưng phớt lờ thông tin này.

Cái gọi là “Trung tâm Kiểm soát và Điều phối Chung” của cái gọi là “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” đã xác nhận cuộc tấn công nhằm vào khu định cư. Họ công bố những bức ảnh về các tòa nhà bị hư hại và cho rằng hỏa tiễn M30A1 với M142 HIMARS đã được sử dụng.

Vào ngày 22 tháng 2, Militarnyi đưa tin rằng Lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công một điểm tập trung quân đội Nga ở khu vực Kherson.

Hôm thứ Tư, ngày 21 tháng 2, một loạt cuộc tấn công hỏa tiễn từ hệ thống hỏa tiễn HIMARS của Ukraine đã được thực hiện tại bãi huấn luyện gần Podo-Kalynivka, vùng Kherson, khiến quân nhân Nga bị thương.

Các binh sĩ Nga thuộc Trung đoàn dù 328, Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 810 đang huấn luyện tại bãi tập.

Vào ngày 21 tháng 2, có thông tin cho biết Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã tấn công một nhóm lớn bộ binh của quân xâm lược ở khu vực Donetsk, gần Trudivske.

Cuộc tấn công được cho là đã giết chết ít nhất 65 binh sĩ quân đội Nga.
 
VietCatholic TV
Nga dọa nổ lớn nếu NATO đưa quân vào Ukraine. Nga mất 10.000 cỗ pháo. Tiên đoán của cựu Giám đốc CIA
VietCatholic Media
03:19 29/02/2024


1. Nga cảnh báo NATO nguy cơ chiến tranh chắc chắn nếu phương Tây đưa quân vào Ukraine

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên bài tường trình nhan đề “Russia warns NATO of certain war if West puts troops into Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các nhà lãnh đạo đồng minh vội vàng tránh xa đề nghị của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng các đồng minh có thể đưa quân tới hiện trường để giúp đỡ Kyiv.

Phát ngôn nhân của Putin hôm nay cho biết, một cuộc xung đột giữa Nga và NATO sẽ không thể tránh khỏi nếu quân đội phương Tây tới Ukraine.

Bình luận của Điện Cẩm Linh được đưa ra sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại trừ khả năng triển khai quân tới Ukraine khi Kyiv đang vật lộn chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Nga.

Trong khi Macron lưu ý rằng không có sự đồng thuận về việc triển khai quân đội trong giai đoạn này, Ukraine vẫn chưa yêu cầu các đồng minh cung cấp binh lính để chiến đấu vì mục tiêu của mình và các chính phủ phương Tây khác hôm thứ Ba thậm chí còn khẳng định quân đội của họ sẽ không được triển khai. Đề nghị của Tổng thống Pháp đã gây ra phản ứng dữ dội từ nội bộ Pháp và Mạc Tư Khoa.

“Trong trường hợp này, chúng ta không cần nói về khả năng xảy ra mà về tính không thể tránh khỏi của một cuộc xung đột. Đó là cách chúng tôi đánh giá nó”, Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Putin, nói.

Ông Peskov nói thêm: “Các quốc gia này cũng phải đánh giá và nhận thức được điều này, tự hỏi liệu điều này có phù hợp với lợi ích của họ cũng như lợi ích của công dân nước họ hay không”.

Bình luận của ông Macron được đưa ra vào cuối hội nghị thượng đỉnh ở Paris, nơi các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu họp mặt hôm thứ Hai để thảo luận về sự hỗ trợ liên tục dành cho Kyiv. Macron cho biết việc đánh bại Nga là “không thể thiếu” đối với an ninh và ổn định của Âu Châu, đồng thời các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã thảo luận về chủ đề quân đội phương Tây một cách “rất tự do và trực tiếp” trong hội nghị thượng đỉnh.

Phản ứng dữ dội trong nước ngày thứ Ba đã nhanh chóng gia tăng chống lại những bình luận của Macron, và sau đó là các đồng minh phương Tây phản đối động thái đưa quân vào Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các nhà lãnh đạo ở Paris đã đồng thanh rằng “mọi người phải làm nhiều hơn cho Ukraine”, nhưng “có một điều rõ ràng là sẽ không có lực lượng mặt đất từ các quốc gia Âu Châu hoặc NATO”.

Phát ngôn nhân của Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết Vương quốc Anh không có kế hoạch “triển khai quy mô lớn” ở Ukraine và phát ngôn nhân của chính phủ Tây Ban Nha cho biết Madrid cũng không đồng tình với ý tưởng triển khai quân đội Âu Châu.

Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani nói: “Chúng ta phải hết sức thận trọng khi nói về việc gửi quân vì chúng tôi không được khiến mọi người nghĩ rằng chúng tôi đang có chiến tranh với Nga”. “Chúng tôi không gây chiến với Nga, chúng ta đang bảo vệ Ukraine.”

Ý kiến của Macron không hoàn toàn bị cô lập. Kęstutis Budrys, cố vấn tổng thống Lithuania, hôm thứ Ba cho biết Vilnius đang xem xét khả năng gửi quân đến Ukraine để huấn luyện.

“Chúng tôi đang nói về khả năng đó và chúng tôi đang thực hiện việc này một cách khá công khai. Có rất nhiều sắc thái về những gì có thể xảy ra và trong những điều kiện nào. Đạn dược là công cụ chính cần thiết hôm nay và ngày hôm qua, nhưng mọi thứ đều đã được đặt lên bàn”, đài truyền hình quốc gia Lithuania LRT đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn Kęstutis Budrys.

Nhưng ở nơi khác, việc bác bỏ đề xuất của Macron vẫn tiếp tục.

Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Adrienne Watson cho biết: “Tổng thống Biden đã nói rõ rằng Mỹ sẽ không gửi quân đến chiến đấu ở Ukraine.

“Nó không liên quan chút nào vào lúc này. Hiện tại, chúng tôi đang hoàn toàn bận rộn với việc gửi vật liệu tiên tiến từ Thụy Điển đến Ukraine theo nhiều cách khác nhau như nhiều quốc gia khác đã làm”, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson nói với đài truyền hình Thụy Điển SVT. “Đó là một vấn đề hoàn toàn khác.”

Trong cuộc họp báo chung sáng thứ Ba, Thủ tướng Tiệp Petr Fiala và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng cho biết họ không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine.

“Chúng tôi sẽ cố gắng đẩy nhanh việc cung cấp đạn dược. Chúng ta cần tăng cường sản xuất quân sự ở Âu Châu”, Fiala nói. “Bạn không cần phải tìm kiếm những cách mới để giúp đỡ, bạn phải chủ động hơn và hành động nhanh hơn”.

Ngoại trưởng Hung Gia Lợi Péter Szijjártó cho biết Budapest, quốc gia gắn bó chặt chẽ với Mạc Tư Khoa hơn bất kỳ thành viên Liên Hiệp Âu Châu hoặc NATO nào khác, “không sẵn sàng gửi vũ khí hoặc binh lính đến Ukraine”, đồng thời nói thêm rằng quan điểm của nước này về vấn đề này là “rõ ràng và chắc chắn. “

NATO cũng không đồng ý, như Tổng thư ký của liên minh quân sự Jens Stoltenberg nói với hãng tin AP rằng “không có kế hoạch nào cho lực lượng chiến đấu của NATO trên mặt đất ở Ukraine”.

Về phần mình, Ukraine chưa có động thái nào yêu cầu phương Tây đưa quân vào lãnh thổ của mình. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm Chúa Nhật cho biết “không có cuộc đàm phán nào” về chủ đề này.

“Quân đội của các đối tác phương Tây có thể xuất hiện trên lãnh thổ nước ta và tiến hành các hoạt động chiến đấu chỉ trong một trường hợp - khi Ukraine trở thành thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương,” ông nói trong “diễn đàn Ukraine năm 2024”.

Chủ đề này lần đầu tiên được nêu ra công khai bởi Thủ tướng Slovakia Robert Fico, người cho biết một “tài liệu bị hạn chế” trước hội nghị thượng đỉnh đã ngụ ý “rằng một số quốc gia thành viên NATO và Liên Hiệp Âu Châu đang xem xét gửi quân tới Ukraine trên cơ sở song phương”.

Fico cho biết ông tin rằng những thỏa thuận song phương như vậy sẽ “làm căng thẳng leo thang đáng kể” và gây ra rủi ro an ninh, đồng thời nói thêm rằng “không có người lính nào từ Slovakia sẽ đến Ukraine”.

2. Tướng Petraeus cho biết Nga đang đạt tiến bộ ở Ukraine với tổn thất ở 'mức độ đáng kinh ngạc'

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Advances in Ukraine With 'Staggering Magnitude' of Losses: Petraeus”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy

Cựu giám đốc CIA và tướng quân đội Hoa Kỳ David Petraeus đã nói rằng những chiến thắng “gia tăng” của Mạc Tư Khoa ở Ukraine đang đi kèm với những tổn thất về người “không thể tin được”.

Putin dường như hoàn toàn cam kết với nỗ lực quân sự của mình ở Ukraine, trong đó Kyiv và các cơ quan tình báo và quốc phòng phương Tây tin rằng Mạc Tư Khoa đã phải chịu khoảng 300.000 đến 400.000 thương vong.

Phát biểu với Newsweek bên lề sự kiện ăn trưa do Quỹ Victor Pinchuk tổ chức trong Hội nghị An ninh Munich ở Đức hồi đầu tháng này, Petraeus cho biết Điện Cẩm Linh cuối cùng sẽ đi đến điểm uốn.

“Đã viết rất nhiều lá thư chia buồn tới các ông bố bà mẹ Mỹ, đặc biệt là trong thời kỳ xung đột ở Iraq dâng cao, tôi không biết ông ấy thực sự có thể nhìn nhận điều này như thế nào, làm cách nào ông ấy có thể giải quyết được vấn đề này,” Petraeus—người có một sự nghiệp quân sự nổi tiếng lãnh đạo nỗ lực của đồng minh ở cả Iraq và Afghanistan - nói về nhà độc tài Nga.

Petraeus nói thêm: “Tôi không biết làm thế nào Putin có thể chấp nhận được điều này ngoại trừ việc ông ấy chỉ là một kẻ chuyên quyền tàn bạo, máu lạnh, người rõ ràng không quan tâm gì đến hạnh phúc của người dân và chắc chắn là số mạng của những người lính ở tiền tuyến”.

Ông nói, số phận của những nhân vật lãnh đạo khác trong cuộc xâm lược của Nga có thể nói lên suy nghĩ của Putin. “Ví dụ, tôi nghĩ đến Yevgeny Prigozhin đã phát điên theo đúng nghĩa đen, một phần vì thương vong to lớn của Tập đoàn Wagner.”

Canh bạc quân sự của Mạc Tư Khoa ở Ukraine đã phải trả giá đắt ngay từ đầu. Thương vong và tổn thất thiết bị rất cao trong cuộc tấn công Kyiv của Nga và chiếm giữ các vùng đất phía nam và phía đông Ukraine vào mùa xuân năm 2022. Giữa những thất bại liên tục trên chiến trường, lực lượng của Điện Cẩm Linh dần chuyển sang chiến thuật chậm hơn, kém tinh vi hơn và thậm chí đẫm máu hơn.

Những điều này đã được thể hiện rõ nhất ở mặt trận phía đông, nơi hàng chục ngàn binh sĩ Nga và Ukraine đã thiệt mạng tại các điểm nóng đô thị của tỉnh Donetsk như Bakhmut và Avdiivka.

Petraeus đã nói chuyện với Newsweek chỉ vài giờ sau khi Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrskyi tuyên bố rút quân khỏi Avdiivka, nơi được lực lượng Kyiv củng cố và trấn giữ kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa vào năm 2014.

Vị tướng Mỹ đã nghỉ hưu, được nhiều người coi là “chiến binh trí thức” của Mỹ, cho biết việc Ukraine rút khỏi khu định cư bị tàn phá là “một quyết định chiến thuật đúng đắn”, vì nó đã bị “phơi bày ở cả hai bên” sau nhiều năm bị Nga tấn công dữ dội.

Ông nói thêm: “Đây không phải là một mảnh địa hình có ý nghĩa chiến lược. “Về cơ bản, đây là một thị trấn đã bị phá hủy hoàn toàn. Và từ bỏ điều đó, cho phép Nga kiểm soát điều đó, tôi không nghĩ nó có ý nghĩa to lớn. Trên thực tế, nó đơn giản hóa tuyến phòng thủ.”

“Tất nhiên, thách thức là các tuyến liên lạc tới khu vực gần như bị bao vây này ngày càng trở nên mỏng manh hơn. Vì vậy, tôi nghĩ đó là điều mà bạn có thể bắt đầu thấy là không thể tránh khỏi.”

“Không có sự sụp đổ ở đây. Chắc chắn sẽ có một cuộc rút quân có trật tự, dưới áp lực, nhưng không phải là một thành tựu có ý nghĩa chiến lược to lớn nào đó của người Nga. Thành thật mà nói, tôi nghĩ nó thậm chí còn kém hơn Bakhmut năm ngoái. Điều đó thật tốn kém và cuối cùng nó thực sự mang lại cho họ điều gì?”

Giá trị của những tiến bộ của Nga có thể còn đáng nghi ngờ, nhưng động lực dường như đang thuộc về Mạc Tư Khoa. Putin được cho là sẽ tiếp tục các hoạt động tấn công nếu có thể cho đến năm 2024, sử dụng năm nay để củng cố vị thế chính trị của mình ở trong nước và tăng cường kiểm soát của Điện Cẩm Linh đối với các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của Ukraine.

Tuy nhiên, những chiến thắng tương đối nhỏ ở miền đông Ukraine sẽ không bù đắp được những thất bại mang tính hệ thống của các lực lượng Nga trên bộ, trên không và trên biển. Petraeus cho rằng cái giá mà người dân Nga phải trả cuối cùng có thể trở nên quá đắt.

Ông nói: “Đã có những thành tựu ngày càng gia tăng, với những chi phí đáng kinh ngạc”. “Người ta không bao giờ biết đâu là lúc mà những người mẹ, người cha, người vợ Nga nói: 'Không phải chồng tôi, không phải con trai tôi'.”

“Chúng tôi biết rằng ngay từ đợt nhập ngũ đầu tiên, nhiều người Nga đã thực sự rời khỏi đất nước hơn là báo cáo cho các trạm tuyển quân.” Petraeus cho biết thêm, các lực lượng Nga dưới sự chỉ đạo của Putin đã “có thể tiếp tục huy động lực lượng ngay cả khi ông ấy dường như hoàn toàn không quan tâm đến mức độ tổn thất đáng kinh ngạc”.

Khi được hỏi chiến trường năm 2024 trở đi sẽ như thế nào, Petraeus trả lời: “Còn tùy”.

Những câu hỏi lớn vẫn là về sự sẵn lòng và khả năng của Mỹ và các đồng minh Âu Châu trong việc cung cấp viện trợ tài chính và quân sự cần thiết để tiếp tục chiến đấu cho Kyiv.

Petraeus nói: “Điều đó cũng phụ thuộc vào khả năng của Ukraine trong việc tiếp tục huy động thêm lực lượng”, đồng thời lưu ý đến cuộc tranh luận gay gắt đang diễn ra trong nước và tại quốc hội về đề xuất giảm độ tuổi nhập ngũ tối thiểu từ 27 xuống 25.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cuối tuần này thừa nhận rằng 31.000 binh sĩ đã thiệt mạng kể từ tháng 2 năm 2022, một sự thừa nhận hiếm hoi về số liệu thương vong, minh họa rõ ràng cho sự căng thẳng về nhân lực của Ukraine. Zelenskiy không tiết lộ có bao nhiêu binh sĩ Ukraine bị thương trong cùng thời gian.

Petraeus nói về các đồng minh phương Tây: “Chúng ta đã trì hoãn các quyết định quan trọng”, đồng thời lưu ý đến sự xuất hiện chậm chạp của xe tăng phương Tây, hỏa tiễn chính xác tầm xa, đạn chùm dành cho pháo binh và các loại khác. Những mặt hàng có giá trị lớn như chiến đấu cơ F-16 vẫn chưa nằm trong tay Ukraine. Sự chậm trễ như vậy đã góp phần làm thất bại cuộc phản công mùa hè năm 2023 của Ukraine; một trong những “cơ hội bị bỏ lỡ” đối với Kyiv và phương Tây, như Petraeus đã mô tả.

Trong khi đó, quân đội Ukraine đang tiếp tục phòng thủ mùa đông khốc liệt trên mặt trận dài 900 dặm, tìm kiếm lợi thế chiến trường trước những kẻ tấn công Nga ngày càng đông đảo.

Petraeus nói: “Vấn đề đặt ra là ai có thể phát triển công nghệ mới hơn và hiệu quả hơn nhanh hơn người kia”. “Bên nào có thể học nhanh hơn?”

“Trong một thời gian, người Nga không học được gì. Sau đó, đột nhiên, họ học được. Và bởi vì họ là một tổ chức trung tâm nên một khi nhà lãnh đạo biết được thì những người khác cũng buộc phải học theo.”

“Tôi không nghĩ rằng việc sử dụng chiến thuật làn sóng người là một bài học đặc biệt ấn tượng, ngoại trừ việc bi thảm thay, nó lại có tác dụng đối với họ ở một mức độ nào đó.”

3. Kyiv tuyên bố rằng Nga mất 10.000 hệ thống pháo trong chiến tranh Ukraine

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Lost 10,000 Artillery Systems in Ukraine War, Kyiv Claims”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Các lực lượng Nga chiến đấu ở Ukraine hiện đã mất 10.000 hệ thống pháo, theo ước tính chiến trường mới nhất do Kyiv đưa ra, ngay cả khi cuộc chiến pháo binh một lần nữa nghiêng về phía Mạc Tư Khoa trong bối cảnh lực lượng Ukraine đang thiếu đạn pháo.

Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Tư cho biết trên X, rằng 16 hệ thống pháo binh khác của Nga đã bị “loại bỏ” trong 24 giờ trước đó, nâng tổng số hệ thống trong thời chiến lên 10.009. Số liệu còn bao gồm 850 quân “bị loại khỏi vòng chiến”, nâng tổng số lên 411.550; thêm 16 xe thiết giáp, nâng tổng số lên 12.494 chiếc; và một xe tăng nữa, nâng tổng số lên 6.556.

Cuộc xâm lược toàn diện kéo dài hai năm thường được định hình bằng pháo binh, bất chấp ban đầu vào mùa xuân năm 2022 có vẻ như nặng về xe tăng.

Nga bắt đầu cuộc chiến với ưu thế về pháo binh đáng chú ý, có thể trang bị số lượng pháo lớn gấp 8 lần Ukraine trong năm đầu tiên của cuộc xâm lược. Điều này có nghĩa là các xạ thủ của Mạc Tư Khoa thường xuyên có thể bắn nhiều đạn hơn đối phương Ukraine, khiến các hoạt động tấn công trở nên khó khăn và tốn kém đối với Kyiv.

Một loạt sự hỗ trợ của phương Tây đã giúp cân bằng cuộc đấu pháo, với súng và đạn dược do NATO sản xuất đã giúp các tay súng ở Kyiv khuất phục “Thần chiến tranh” của Nga. Pháo binh Nga từ lâu đã được mệnh danh là “Thần chiến tranh”.

Pháo binh của Ukraine thậm chí còn trở nên mạnh mẽ hơn với sự xuất hiện của các loại đạn thông thường cải tiến có mục đích kép—đạn pháo chùm nhỏ—vào mùa hè năm 2023.

Sự lan rộng hơn của những loại đạn này, so với một quả đạn nổ mạnh, đã khiến tổn thất của pháo binh Nga tăng đột biến. Trong khi đó, các cuộc tấn công sâu của Ukraine đã hạn chế nguồn cung cấp cho các xạ thủ Nga.

Vào tháng Giêng, Ivan Stupak – cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine và hiện là cố vấn cho ủy ban tình báo, quốc phòng và an ninh quốc gia của quốc hội Ukraine – nói với Newsweek rằng chiến dịch pháo binh của Kyiv “thực sự là một vấn đề lớn đối với người Nga”. Stupak nói thêm: “Kho pháo của Nga đã hoàn toàn cạn kiệt”.

Tuy nhiên, khi năm 2023 sắp kết thúc, Ukraine lại bắt đầu rơi vào tình trạng thiếu đạn dược. Cam kết của Liên minh Âu Châu về 1 triệu quả đạn pháo tỏ ra quá tham vọng, chỉ có khoảng một nửa số lượng đã hứa được giao. Và ở Mỹ, cuộc đối đầu giữa các đảng phái trong quốc hội vẫn đang mang lại gói viện trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim, bao gồm vũ khí và đạn dược quan trọng.

Trong khi đó, Nga đang tăng cường nguồn cung từ các quốc gia đối tác, bao gồm cả Bắc Hàn và Iran. Mạc Tư Khoa đang đồng thời đặt nền kinh tế của đất nước vào tình trạng chiến tranh, tạo điều kiện cho nước này vượt qua Mỹ và các đồng minh phương Tây.

Tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết có một khoảng cách đáng chú ý giữa các cam kết và giao hàng vũ khí của phương Tây. Ông nói: “50% cam kết không được thực hiện đúng thời hạn.

Các chỉ huy Ukraine đổ lỗi cho tình trạng khan hiếm đạn dược của phương Tây khiến họ phải rút khỏi thành phố pháo đài Avdiivka hồi đầu tháng này. Ở đó, các binh sĩ Ukraine cho biết đã bị tiêu diệt nặng nề trên mặt đất và trên không.

“Thật không may, việc giữ Ukraine trong tình trạng thiếu hụt vũ khí giả tạo, đặc biệt là thiếu hụt pháo binh và khả năng tầm xa, cho phép Putin thích ứng với cường độ hiện tại của cuộc chiến”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói tại Hội nghị An ninh Munich đầu tháng này.

4. Một quan chức cao cấp của Ukraine đã hoan nghênh thảo luận về khả năng các quốc gia Âu Châu gửi quân tới Ukraine, mặc dù một số nước đã cho biết họ không xem xét việc làm như vậy.

Emmanuel Macron hôm thứ Hai đã nêu ra khả năng các quốc gia Âu Châu gửi quân tới Ukraine, nhưng cảnh báo rằng không có sự đồng thuận.

Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak cho biết “Điều này trước hết cho thấy nhận thức tuyệt đối về những rủi ro do một nước Nga quân phiệt và hung hãn gây ra cho Âu Châu”.

Podolyak nói thêm: “Việc mở đầu cuộc thảo luận về khả năng hỗ trợ trực tiếp của các lực lượng vũ trang cho Ukraine nên được coi là mong muốn tạo ra những điểm nhấn phù hợp, làm nổi bật những rủi ro rõ ràng hơn”.

Ông cho biết điều quan trọng ở giai đoạn này là phải đẩy nhanh việc cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine.

5. Đại sứ Lithuania nhận định rằng khu vực Kaliningrad của Nga sẽ bị 'trung lập hóa' nếu Mạc Tư Khoa tấn công NATO

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Region Will Be 'Neutralized' if Moscow Moves on NATO: Ambassador”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đại sứ Lithuania tại Thụy Điển hôm thứ Ba cho biết khu vực Kaliningrad của Nga sẽ bị “trung lập hóa” nếu Mạc Tư Khoa thách thức NATO trên Biển Baltic.

Linas Linkevicius, người từng giữ chức ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Lithuania trước khi đảm nhận vị trí đại sứ, đã đưa ra bình luận trên X,, trong một bài đăng liên quan đến việc Thụy Điển gia nhập NATO.

Hôm thứ Hai, Thụy Điển đã vượt qua rào cản cuối cùng trong nỗ lực gia nhập NATO khi quốc hội Hung Gia Lợi bỏ phiếu phê chuẩn việc nước này gia nhập liên minh quân sự. Để gia nhập NATO, một quốc gia cần có sự ủng hộ đồng thanh từ các thành viên liên minh và Hung Gia Lợi là nước cuối cùng chấp thuận Thụy Điển.

Theo Linkevicius, biển Baltic đã trở thành “hồ NATO” sau khi Hung Gia Lợi chấp thuận đơn xin gia nhập của Thụy Điển.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email vào thứ Ba để bình luận.

Hạm đội Nga duy trì một căn cứ ở Kaliningrad, một vùng đất quân sự hóa nặng nề của Nga và khu vực cực tây của Liên bang Nga. Biển Baltic ngăn cách Kaliningrad với Thụy Điển, trong khi đảo Gotland của Scotland nằm cách bờ biển của vùng đất này hơn 286 dặm một chút.

Như Linkevicius đã đề cập, Putin đã thẳng thắn phản đối việc mở rộng NATO và viện dẫn khả năng liên minh này phát triển là một trong những lý do biện minh cho việc ông xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, chính cuộc chiến Ukraine đã thúc đẩy Phần Lan và Thụy Điển đồng loạt nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5/2022. Phần Lan trở thành thành viên NATO vào tháng 4/2023.

Lithuania, gia nhập NATO vào năm 2004, là đồng minh của Kyiv trong suốt cuộc xâm lược Ukraine kéo dài hai năm của Putin, và quốc gia vùng Baltic này đã công bố vào tháng trước rằng họ sẽ cung cấp gói viện trợ trị giá hơn 216 triệu Mỹ Kim cho Ukraine.

Sau thông tin Hung Gia Lợi phê chuẩn nỗ lực tham gia NATO của Thụy Điển, một số quan chức Lithuania đã ca ngợi động thái này, trong đó có Thủ tướng Ingrida Šimonytė, người đã viết trên X rằng NATO mới được mở rộng “sẽ mang lại an ninh nhiều hơn cho Thụy Điển, cho khu vực Baltic-Bắc Âu và cho toàn bộ NATO và hơn thế nữa.”

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda gọi thứ Hai là “ngày lịch sử”.

“NATO và khu vực Baltic hiện đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các đồng minh đoàn kết và kiên định trong cam kết chung nhằm bảo đảm an ninh và quốc phòng của các quốc gia chúng ta,” Nausėda viết trên X. “Chào mừng đến với gia đình NATO, Thụy Điển.”

6. ISW nhận định rằng sắc lệnh quân sự mới của Putin chuẩn bị cho cuộc chiến 'quy mô lớn' với NATO

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin's New Military Decree Preparation for 'Large Scale' War with NATO—ISW”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ cho biết, sắc lệnh quân sự mới của Putin nhằm tái lập các Quân khu Mạc Tư Khoa và Leningrad cho thấy ông ta đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn có thể xảy ra với NATO trong tương lai.

Các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh thường xuyên cảnh báo về một cuộc chiến tranh thế giới sắp xảy ra. Mối quan hệ giữa Washington với các quốc gia thành viên NATO khác và Mạc Tư Khoa ngày càng trở nên căng thẳng sau quyết định của Putin tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Các quan chức Nga và khách mời trên đài truyền hình nhà nước Nga đã kêu gọi tấn công vào đất Mỹ và phương Tây vì viện trợ và vũ khí do chính quyền Tổng thống Biden và các thành viên NATO khác cung cấp cho Kyiv.

Hôm thứ Hai, Tổng thống Nga đã ký sắc lệnh tổ chức lại cơ cấu hành chính quân sự của Nga. Một sắc lệnh tước bỏ vai trò của Hạm đội phương Bắc của Nga - trước đây chịu trách nhiệm về đất đai ở khu vực Tây Bắc

Sắc lệnh còn chính thức tái lập Quân khu Leningrad và Quân khu Mạc Tư Khoa, trong đó Quân khu Leningrad tiếp quản phần lớn lãnh thổ trước đây thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga và Quân khu Mạc Tư Khoa tiếp quản phần lớn lãnh thổ trước đây thuộc Quân khu phía Tây.

Viện nghiên cứu lưu ý rằng sắc lệnh thứ hai do Putin ký cũng bao gồm bốn khu vực của Ukraine mà Putin tuyên bố đã sáp nhập vào mùa thu năm 2022— các vùng Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk và Luhansk — cũng như Crimea, bị tạm chiếm từ năm 2014.

ISW cho biết: “Việc bao gồm cả phần bị tạm chiếm và không bị tạm chiếm của lãnh thổ Ukraine càng cho thấy rằng Nga duy trì các mục tiêu tối đa ở Ukraine và tìm cách sáp nhập hoàn toàn tất cả 5 vùng lãnh thổ này của Ukraine vào Liên bang Nga”.

Việc tái lập Quân khu Mạc Tư Khoa và Quân khu Leningrad “hỗ trợ các mục tiêu song song là củng cố quyền kiểm soát các hoạt động của Nga ở Ukraine trong thời gian ngắn và trung hạn và chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn có thể xảy ra trong tương lai chống lại NATO về lâu dài.”

Nhà phân tích quân sự Nga Yury Fedorov trước đây đã nói với trang điều tra Agentstvo của Nga rằng việc xây dựng lại Quân khu Leningrad cho thấy Nga đang chuẩn bị cho những xung đột có thể xảy ra với các nước vùng Baltic và NATO.

Quân khu Leningrad, đóng quân gần thành viên mới của NATO là Phần Lan và các nước vùng Baltic, là thành phần chủ chốt của lực lượng vũ trang Nga, có nhiệm vụ giám sát một phần chiến lược phòng thủ của quốc gia ở khu vực phía Tây nước Nga. Phần Lan có chung đường biên giới dài 800 dặm với Nga.

Phần Lan đã gia nhập liên minh quân sự NATO vào năm ngoái để đáp trả cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine. Các nước vùng Baltic—Estonia, Latvia và Lithuania—đã nỗ lực trong suốt cuộc xâm lược để tăng cường phòng thủ trong khi gửi viện trợ cho Ukraine.

Thụy Điển đã vượt qua rào cản cuối cùng để gia nhập NATO khi quốc hội Hung Gia Lợi phê chuẩn nỗ lực gia nhập liên minh này hôm thứ Hai.

Quân khu Leningrad được sáp nhập vào năm 2010 với Quân khu Mạc Tư Khoa, Hạm đội phương Bắc và Hạm đội Baltic để thành lập Quân khu phía Tây. Tuy nhiên, Mạc Tư Khoa đã thay đổi hướng đi vào tháng 8 năm 2023 khi Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tuyên bố rằng các quân khu đang được thành lập tích cực.

7. Thủ tướng Pháp: Chúng tôi sẽ làm 'bất cứ điều gì' để giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến và không loại trừ điều gì

Thủ tướng Pháp Gabriel Attal hôm thứ Tư cho biết không có gì phải bàn cãi trong nỗ lực của phương Tây nhằm ngăn cản chiến thắng của Nga ở Ukraine.

Phát biểu sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng việc gửi quân phương Tây đến Ukraine không nên bị loại trừ, Attal nói rằng “bạn không thể loại trừ bất cứ điều gì trong một cuộc chiến tranh”.

Ông nói với đài truyền hình RTL rằng “không có sự đồng thuận” nào về bất kỳ việc triển khai quân “chính thức” nào.

“Nhưng không có động lực nào có thể bị loại trừ. Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo đảm rằng Nga không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này”, ông nói.

Sau những thành công ban đầu trong việc đẩy lùi quân đội Nga, Ukraine đã phải hứng chịu những thất bại trên chiến trường phía đông, khi các tướng lĩnh của nước này phàn nàn về tình trạng thiếu vũ khí và binh lính.

Năm ngoái Liên Hiệp Âu Châu đã hứa sẽ gửi cho Ukraine 1 triệu quả đạn pháo trước cuối tháng 3 năm 2024, nhưng sau đó cho biết họ sẽ chỉ có thể giao hơn 50% số lượng đó.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho rằng Liên Hiệp Âu Châu đã không thể đạt được ngay cả mục tiêu đã giảm bớt của mình. Kyiv đổ lỗi cho sự thiếu hụt đạn pháo là nguyên nhân khiến nước này không giữ được vị thế chứ chưa nói đến việc đạt được tiến bộ.

8. Đồng minh NATO có cảnh báo mạnh mẽ đối với Mike Johnson

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “NATO Ally Has Strong Warning For Mike Johnson”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Radoslaw Sikorski, Bộ trưởng Ngoại giao của quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Ba Lan, hôm thứ Hai đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ đối với Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson về tình trạng viện trợ cho Ukraine.

Các lực lượng quân sự ở Ukraine đang phải vật lộn với tình trạng thiếu đạn dược và các nguồn lực khác khi họ tiếp tục phải đối mặt với quân xâm lược Nga sau hơn hai năm. Trước những cuộc đấu tranh này, sự chú ý đáng kể đã đổ dồn vào Mỹ và tình trạng viện trợ quân sự liên tục của nước này cho Ukraine, điều mà các nhà lãnh đạo quốc gia này và những nước khác trên khắp Âu Châu coi là cần thiết để ngăn chặn chiến thắng của Nga.

Johnson, một đảng viên Đảng Cộng hòa ở Louisiana, gần đây đã bị chỉ trích sau khi khiến Hạ viện tạm nghỉ kéo dài hai tuần mà không bỏ phiếu về biện pháp cung cấp viện trợ cho Ukraine. Gói viện trợ quốc tế trị giá 95 tỷ Mỹ Kim trước đó đã được Thượng viện thông qua với tỷ lệ 70-30 nhưng không được đưa ra Hạ viện để bỏ phiếu trước kỳ nghỉ. Gói này bao gồm 61 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, 14 tỷ Mỹ Kim cho Israel và 4,83 tỷ Mỹ Kim cho các đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả Đài Loan. Nó cũng sẽ cung cấp 9,15 tỷ Mỹ Kim viện trợ nhân đạo cho các khu vực xung đột như Gaza, Israel và Ukraine.

Phát biểu trước Hội đồng Đại Tây Dương hôm thứ Hai, Sikorski lưu ý rằng Johnson “trước đây đã nói chuyện nồng nhiệt về Ukraine” và kêu gọi ông thông qua viện trợ cho Ukraine. Ông cũng cảnh báo rằng nếu viện trợ không được thông qua, bất kỳ thành công nào của Nga trên chiến trường sẽ là trách nhiệm của Mike Johnson.

Sikorski nói: “Vì vậy, tôi muốn anh ta biết rằng cả thế giới đang theo dõi những gì anh ta sẽ làm và nếu gói viện trợ bổ sung không được thông qua và Ukraine phải chịu những thất bại trên chiến trường thì đó sẽ là trách nhiệm của anh ta”.

Sau cuộc họp tại Phòng Bầu dục vào chiều thứ Ba, có thông tin cho rằng Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer, Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mitch McConnell, Lãnh đạo Đảng Dân chủ Hạ viện Hakeem Jeffries, Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đều khẩn khoản xin Johnson thông qua viện trợ cho Ukraine. Theo một bài đăng X từ phóng viên Scott McFarlane của CBS News, các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ gọi cuộc họp là “căng thẳng”.

Tự mình nói chuyện với các phóng viên sau cuộc họp, Johnson chỉ nói rằng “chúng tôi sẽ tài trợ cho chính phủ” và ưu tiên hàng đầu của Đảng Cộng Hòa vẫn là an ninh biên giới. Sau đó, ông ta rời đi mà không trả lời một câu hỏi nào.

9. Oleg Orlov: Nhà vận động nhân quyền người Nga bị kết án tù vì tố cáo chiến tranh

Một trong những nhà vận động nhân quyền phục vụ lâu nhất và được kính trọng nhất ở Nga, Oleg Orlov, đã bị kết án hai năm rưỡi tù vì tố cáo cuộc chiến ở Ukraine.

Orlov, 70 tuổi, đã phục vụ hơn hai thập kỷ với tư cách là một trong những lãnh đạo của tổ chức nhân quyền Tưởng niệm, là tổ chức đã giành được một phần giải Nobel hòa bình vào năm 2022 một năm sau khi bị cấm ở Nga.

Ông bị các công tố viên Nga cáo buộc “làm mất uy tín” của quân đội Nga trong một bài xã luận trên phương tiện truyền thông Pháp, trong đó ông viết rằng quân đội Nga đang phạm tội “giết người hàng loạt” ở Ukraine và đất nước của ông đã “trở lại chế độ toàn trị”.

Orlov là một nhà phê bình thẳng thắn về cuộc chiến ở Ukraine và cuộc chiến chống bất đồng chính kiến ở quê nhà.

Trong bài phát biểu kết thúc trước tòa, Orlov khẳng định rằng ông không phạm tội gì và không hối tiếc điều gì, thay vào đó ông chỉ trích nhà nước Nga “toàn trị” và “phát xít”.

Nói chuyện với thẩm phán và công tố viên, Orlov nói: “Thật đáng sợ khi chứng kiến đất nước của chúng ta, nơi mà có lẽ các bạn cũng yêu quý, đang trở thành như thế nào phải không? Có đáng sợ không khi trong sự vô lý này, trong viễn cảnh đen tối này, có thể không chỉ bạn và con cái bạn sẽ phải sống, mà còn cả các cháu của các bạn?

10. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết việc các nước G7 cùng nhau thu lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga và chuyển chúng sang Ukraine là điều cấp thiết.

Mỹ và Âu Châu đang gia tăng các lời kêu gọi thành lập một quỹ cho Ukraine sử dụng hàng tỷ Mỹ Kim trong tài khoản ngân hàng, các khoản đầu tư và các tài sản khác bị phương Tây đóng băng vì cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022 của Nga.

“Điều cần thiết và khẩn cấp đối với liên minh của chúng ta là tìm cách giải phóng giá trị của những tài sản cố định này để hỗ trợ cuộc kháng chiến tiếp tục của Ukraine và tái thiết lâu dài,” Yellen nói với các nhà báo ở São Paulo, Brazil, nơi bà sẽ tham dự cuộc họp của G20 các Bộ trưởng tài chính vào thứ Tư và thứ Năm.

Yellen nói tiếp:

Có một nền tảng luật pháp quốc tế, kinh tế và đạo đức vững chắc để tiến về phía trước. Đây sẽ là phản ứng mang tính quyết định trước mối đe dọa chưa từng có của Nga đối với sự ổn định toàn cầu.

Nó sẽ làm rõ rằng Nga không thể giành chiến thắng bằng cách kéo dài chiến tranh và sẽ khuyến khích nước này ngồi vào bàn đàm phán một nền hòa bình công bằng với Ukraine.
 
Tình trạng nghiêm trọng: Thiếu đạn, tiền tuyến của Ukraine đang sụp đổ. Nga đánh mạnh khắp nơi
VietCatholic Media
15:14 29/02/2024


1. Tiền tuyến của Ukraine đang sụp đổ

Tờ Newsweek đã đưa ra nhận định chua chát như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine's Frontline Is Collapsing”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Việc Nga chiếm Avdiivka đã kéo theo những thắng lợi liên tục của Mạc Tư Khoa ở Ukraine, khi mối lo ngại gia tăng về việc Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho lực lượng của Kyiv, lực lượng mà một chuyên gia quân sự nói với Newsweek là đang bị áp đảo “cả về quân số lẫn hỏa lực trên mặt trận”.

Lực lượng Nga đã duy trì được đà tiến sau khi Ukraine rút lui khỏi thị trấn Donetsk vào ngày 17/2, một phần được cho là do thiếu đạn dược.

Những tiến bộ của Mạc Tư Khoa kể từ đó đã tăng dần và dường như không nhanh chóng trong ngắn hạn nhưng việc phương Tây trì hoãn viện trợ cho Kyiv có nguy cơ trao cho Vladimir Putin quyền chủ động.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh hôm thứ Ba cho biết các lực lượng Nga đang khai thác các cơ hội chiến thuật mở ra từ việc chiếm giữ Avdiivka và đang cố gắng tiến sâu nhất có thể vào khu vực xung quanh trước khi lực lượng Ukraine thiết lập các tuyến phòng thủ gắn kết hơn.

Ngày hôm trước, phát ngôn viên của Nhóm Lực lượng Tavriisk Ukraine Dmytro Lykhovyi cho biết quân của ông đã rút khỏi Stepove, cách Avdiivka khoảng 8 dặm về phía bắc. Trong khi đó, các nguồn tin Nga khẳng định Mạc Tư Khoa đã chiếm giữ Tonenke ở phía nam và các khu vực lân cận khác.

Bản đồ mới nhất của tổ chức tư vấn Washington, DC hôm thứ Ba cho thấy những bước tiến của Nga ở các khu vực khác của tỉnh Donetsk, cụ thể là phía tây Bakhmut, và ở phía đông và trung tâm Ivanivske gần đó.

“Avdiivka không phải là một chiến thắng rực rỡ nhưng dù sao cũng là một chiến thắng. Zev Faintuch, nhà phân tích tình báo cao cấp của công ty an ninh Global Guardian, cho biết mặt đất đằng sau nó phẳng hơn và việc xâm phạm thành trì này đặt ra câu hỏi về chiến lược tổng thể của Ukraine trong bối cảnh Quốc hội Mỹ chưa thông qua gói viện trợ.

Thượng viện Mỹ ngày 13/2 đã ủng hộ dự luật viện trợ trị giá 95 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, Israel và Đài Loan, trong đó hơn 60 tỷ Mỹ Kim được phân bổ cho Ukraine. Tuy nhiên, nó vẫn cần sự chấp thuận của Hạ viện Mỹ.

Faintuch nói với Newsweek: “Nếu dự luật viện trợ không được thông qua sớm, sẽ có thêm những Avdiivkas khi Nga cố gắng nắm bắt cơ hội để củng cố lợi ích của mình ở Donetsk”.

Nhà phân tích quân sự Mike Kofman, một thành viên cao cấp tại Carnegie Endowment, nói với podcast War on the Rocks rằng Ukraine “không có tuyến phòng thủ thứ hai vững chắc” và “khá chậm trong việc cố thủ trên mặt trận”.

“Đằng sau Avdiivka, Ukraine có một số tuyến phòng thủ, nhưng đó không phải là một tuyến phòng thủ mạnh,” Kofman nói vào ngày 24 tháng 2. “Quân đội Nga có thể mất đà, nhưng mặt khác nếu họ có thể duy trì hoàn toàn các cuộc tấn công này, thì cuối cùng họ có thể tìm thấy ngày càng nhiều địa hình rộng mở”, điều này có thể dẫn đến “độ dốc có khả năng trơn trượt”.

Tuần này, Zelenskiy lần đầu tiên tiết lộ con số tổn thất chính thức của Kyiv, nói rằng 31.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng, mặc dù các ước tính khác của phương Tây đưa ra con số cao hơn nhiều.

Quyết định của Ukraine vì nhu cầu kinh tế và nhân khẩu học không huy động toàn bộ dân số trẻ đã gây ra vấn đề trong đó cuộc chiến vì tương lai đất nước chủ yếu đặt lên vai những người trong độ tuổi từ 40 đến 45.

Faintuch nói: “Zelenskiy chưa sửa đổi các mục tiêu chính trị đã nêu của mình là giải phóng toàn bộ lãnh thổ. “Thật khó để nói với những người trẻ tuổi rằng họ cần phải hy sinh trong các máy xay thịt như Bakhmut và Avdiivka để duy trì hiện trạng, thay vì nói rằng họ nên hy sinh để có được một chiến thắng hoàn toàn hữu hình.”

Ông nói: “Ukraine vừa yếu hơn về quân số vừa bị áp đảo về mặt trận và Zelenskiy đang bị ràng buộc về mặt chính trị”. “Ukraine cần áp dụng chiến lược phòng thủ tích cực. Nó có thể đánh đổi không gian để lấy thời gian, vì Ukraine có lãnh thổ rộng lớn. Nga chỉ thực sự có thể tiến lên trong những khu vực mà họ có thể giành được ưu thế về hỏa lực pháo binh và nhân lực.”

Khả năng của Ukraine trong việc ngăn chặn những bước tiến của Nga sẽ phụ thuộc vào việc phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa và các hệ thống nhỏ có khả năng tiêu diệt các phương tiện.

Trong số những mặt hàng có giá trị lớn được hy vọng sẽ tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến là chiến đấu cơ F-16 mà Tổng thống Zelenskiy cho biết trong một video tuần trước sẽ sớm được triển khai cho thấy sự chuẩn bị của các phi công Ukraine ở Đan Mạch trên chiếc máy bay do Lockheed Martin sản xuất..

Đan Mạch và Hà Lan nằm trong nhóm các quốc gia đã trang bị hàng chục máy bay tiên tiến hơn các máy bay MiG và Sukhoi thời Liên Xô mà Ukraine từng dựa vào, nhưng họ có thể mất thời gian trước khi giúp đỡ nỗ lực chiến tranh của Kyiv.

Gordon Davis, Thiếu tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, cho biết: “F16 thực sự sẽ có tác động đáng kể trên không và trên mặt đất ở Ukraine, nhưng đừng mong đợi sẽ thấy tác động đó cho đến nửa cuối năm 2024”.

Davis nói với Newsweek: “Cần thời gian để có đủ số lượng phi công, người bảo trì được đào tạo, cùng với cơ sở hạ tầng được bảo vệ, các công cụ và bộ phận sửa chữa, và tất nhiên là nhiều loại đạn dược tiên tiến”.

Davis, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu (CEPA) cho biết vào mùa hè, Ukraine có thể có một phi đội nhỏ gồm 8 chiếc F16 hoạt động trong các nhiệm vụ hạn chế, như phòng không và phòng thủ hỏa tiễn hoặc hỗ trợ trên không.

Davis nói thêm: “Gần cuối năm 2024, khi có nhiều phi công được đào tạo và nhân viên hỗ trợ hoàn thành khóa huấn luyện và nhiều máy bay F16 được giao hơn, Ukraine có thể thành công trong việc vận hành một số phi đội và do đó nhận ra tác động lớn hơn đến cuộc chiến”.

2. Bản đồ chiến tranh Ukraine cho thấy 'nhịp độ cao' của Nga để tận dụng chiến thắng của Avdiivka

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine War Map Shows Russia's 'High Tempo' to Capitalize on Avdiivka Win.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, các lực lượng Nga ở mặt trận phía đông Ukraine đang tăng cường các cuộc tấn công nhằm tận dụng việc chiếm giữ thị trấn pháo đài Avdiivka gần đây, buộc quân đội Ukraine phải rút lui về các vị trí phòng thủ ít vững chắc hơn.

Bản cập nhật hôm thứ Ba của cơ quan cố vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ lưu ý rằng sau một thời gian tạm dừng ngắn ngủi, quân đội Mạc Tư Khoa hiện đang “cố gắng khai thác các cơ hội chiến thuật do việc Nga chiếm giữ Avdiivka và dường như đang duy trì nhịp độ tương đối cao của các hoạt động tấn công”.

Khu định cư kiên cố đã thất thủ hồi đầu tháng 2, sau hai năm giao tranh ác liệt trong khuôn khổ cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Nó đã đóng vai trò là nơi đồn trú chủ chốt của lực lượng Kyiv kể từ năm 2014, khi một cuộc nổi dậy ly khai do Nga tài trợ và chỉ đạo đã chiếm giữ các khu vực Donetsk và Luhansk, đồng thời Mạc Tư Khoa sáp nhập Bán đảo Crimea.

Các nhà lãnh đạo và chỉ huy Ukraine đã đổ lỗi cho việc thiếu đạn dược của phương Tây là nguyên nhân dẫn đến việc rút quân khỏi Avdiivka, điều không thể đứng vững sau nhiều tháng Nga tiến quân xung quanh sườn của nước này. Quân đội Ukraine ở đó bị đánh bại cả trên bộ và trên không.

ISW cho rằng các lực lượng Nga hiện đang tìm cách tận dụng thành công của họ, mặc dù được cho là có thương vong lớn khi chiếm Avdiivka.

Quân đội Mạc Tư Khoa cho biết đang đặt mục tiêu đẩy mạnh khu vực Avdiivka trước khi lực lượng Ukraine thiết lập các tuyến phòng thủ gắn kết hơn và khó xuyên thủng hơn trong khu vực.

Viện nghiên cứu giải thích: “Các lực lượng Nga đã tạm thời giảm nhịp độ hoạt động khi họ dọn sạch Avdiivka sau khi Nga chiếm giữ khu định cư vào ngày 17 tháng 2, nhưng kể từ đó đã nối lại nhịp độ tấn công tương đối cao ở xa hơn về phía tây và tây bắc Avdiivka”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Trọng tâm của cuộc tấn công đang diễn ra là các rìa phía tây của thị trấn, với giao tranh ác liệt được báo cáo tại các khu định cư Berdychi, Orlivka và Tonenke, “nơi lực lượng Ukraine thiết lập các vị trí phòng thủ ngay lập tức để yểm trợ cho việc rút quân khỏi Avdiivka và tiếp nhận các hoạt động tấn công sắp tới của Nga, “ bản cập nhật cho biết.

Kênh ủng hộ Kyiv Tatarigami_UA đã viết trên X—trước đây gọi là Twitter, “tình trạng công sự đã được chuẩn bị sẵn” là “đáng thất vọng”.

Kênh này do một sĩ quan quân đội dự bị Ukraine điều hành viết: “Hệ thống phòng thủ gần như không tốt bằng những hệ thống mà người Nga đã xây dựng”. “Các công sự chiến lược vững chắc đòi hỏi nỗ lực chung của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng và chính quyền dân sự - điều này không thể hoàn thành chỉ bằng nguồn lực của các lữ đoàn hoặc tiểu đoàn riêng lẻ đã cạn kiệt.”

Nhà phân tích quân sự Ukraine Konstantyn Mashovets cũng bày tỏ lo ngại như vậy trên kênh Telegram của mình. Ông viết: “Đối phương hoàn toàn hiểu rằng nếu hắn dừng lại, các đơn vị tiên tiến của Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ giành được chỗ đứng và xây dựng một hệ thống phòng thủ, hệ thống này sẽ một lần nữa phải bị 'gặm nhấm' với cái giá là tổn thất và tài nguyên đáng kể”..

Ông nói thêm, lực lượng phòng thủ dự bị của Ukraine hiện đang nằm trong tuyến tiến công của Nga đang “có vấn đề” hơn là “đã được chuẩn bị”.

3. 'Một số' thành viên Quốc Hội của đảng Cộng hòa sẵn sàng ký đơn thỉnh cầu phớt lờ Mike Johnson

Trong các thủ tục của quốc hội Hoa Kỳ, có một thủ tục gọi là “discharge petition”. Đó là đơn yêu cầu bãi nhiệm một ủy ban hay Chủ tịch Hạ Viện khỏi nhiệm vụ xem xét một dự luật; nếu Ủy ban hay Chủ tịch Hạ Viện giữ nó quá lâu để xem xét. Việc bãi nhiệm này là nhằm đưa dự luật ấy ra bỏ phiếu chứ không nhằm bãi chức bất cứ ai. Trong trường hợp của Hạ Viện, phải có chữ ký của đa số tuyệt đối các Dân biểu.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Several' Republicans Ready To Sign Discharge Petition Against Mike Johnson”, nghĩa là “'Một số' thành viên Quốc Hội của đảng Cộng hòa sẵn sàng ký đơn thỉnh cầu phớt lờ Mike Johnson.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một Dân biểu Đảng Cộng hòa cho biết, một số đảng viên Cộng hòa đang chuẩn bị tạo thêm “điểm gây áp lực” đối với Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson trong nỗ lực bảo đảm nguồn tài trợ cho Ukraine, sau những đề xuất về đơn yêu cầu bãi nhiệm để buộc phải đưa ra bỏ phiếu tại Hạ viện.

Dân biểu Brian Fitzpatrick cho biết ông đã nói chuyện với “một số” thành viên Đảng Cộng hòa khác tại Hạ viện, những người đang chuẩn bị tìm cách khác để đưa ra bỏ phiếu, dưới một hình thức nào đó, dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ Mỹ Kim đã được Thượng viện đồng ý.

Johnson trước đây đã nói rằng thỏa thuận trị giá 95 tỷ Mỹ Kim, trong đó có khoảng 60 tỷ Mỹ Kim tài trợ cho Ukraine, sẽ “chết ngay khi đến” Hạ viện và cho đến nay vẫn từ chối đưa nó ra biểu quyết.

“Tôi không nhất thiết phải diễn đạt điều này như việc đi vòng quanh bất kỳ ai, điều này chỉ nhằm tạo thêm áp lực,” Fitzpatrick nói trên The Lead with Jake Tapper vào ngày 27 tháng 2.

Tapper hỏi đảng viên Cộng hòa Pennsylvania liệu có đảng viên Cộng hòa nào khác sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực đưa thỏa thuận Ukraine ra Hạ viện hay không. Fitzpatrick cho biết ông không muốn nêu tên bất kỳ đảng viên Cộng hòa ủng hộ nào mà ông đã nói chuyện, nhưng có “một số”.

Các đảng viên Cộng hòa ủng hộ Ukraine đã đưa ra ý tưởng về một bản kiến nghị bãi nhiệm để buộc phải bỏ phiếu tại Hạ viện. Nó đòi hỏi đa số, trong trường hợp này là 218 chữ ký.

Nếu điều đó được thông qua, Hạ viện có thể bỏ phiếu về thỏa thuận của Thượng viện. Vẫn chưa rõ liệu có đủ đảng viên Cộng hòa ký tên vào kiến nghị bãi nhiệm hay không. Tuy nhiên, người ta tin rằng một khi được đưa ra bỏ phiếu dự luật có lẽ sẽ được thông qua.

Johnson cho biết trong một tuyên bố trước đó trước khi dự luật Thượng viện thông qua rằng “Mỹ xứng đáng có được những điều tốt hơn hiện trạng của Thượng viện” và rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm đưa thỏa thuận ra sàn sẽ bị phản đối.

Ông nói: “Trong trường hợp không nhận được bất kỳ thay đổi chính sách biên giới nào từ Thượng viện, Hạ viện sẽ phải tiếp tục thực hiện theo ý mình về những vấn đề quan trọng này”.

Việc ký đơn thỉnh cầu bãi nhiệm sẽ là một bước đi rõ ràng và đáng kể và có khả năng làm suy yếu Johnson.

4. Tòa án ở miền nam nước Nga đã bỏ tù một người đàn ông Ukraine 11 năm sáu tháng

Một tòa án ở miền nam nước Nga đã bỏ tù một người đàn ông Ukraine 11 năm sáu tháng sau khi kết án anh ta tội gián điệp vì cố gắng mua các thành phần hỏa tiễn bí mật cho Ukraine, các hãng thông tấn Nga đưa tin hôm thứ Năm, theo Reuters.

Các cơ quan thông tấn Nga dẫn lời cơ quan an ninh FSB của Nga cho biết người đàn ông tên là Sergei Krivitsky, 57 tuổi, là một đặc vụ cho tình báo quân đội Ukraine. Họ không nói liệu anh ta có nhận tội hay không.

FSB được trích dẫn nói rằng ông đã cố gắng mua các thành phần bí mật cho hệ thống hỏa tiễn đất đối không S-300 của Nga để buôn lậu chúng vào Ukraine.

FSB cho biết Krivitsky là cư dân của Melitopol, một thành phố của Ukraine đã bị lực lượng Nga chiếm giữ vào đầu năm 2022 như một phần của cái mà Mạc Tư Khoa gọi là hoạt động quân sự đặc biệt của mình. Mạc Tư Khoa cho biết Melitopol hiện là một phần của Nga, điều mà Kyiv và phương Tây bác bỏ.

Năm 2023, Nga đã mở 31 vụ án gián điệp và 98 vụ phản quốc, con số cao nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.

5. Ukraine chuẩn bị đối phó với cuộc tấn công mới của Nga vào Kharkiv

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Bracing for Russia's Renewed Assault on Kharkiv”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nga đang “có một số thành công” trong việc tấn công vào rìa phía bắc của tiền tuyến ở miền đông Ukraine, chỉ huy người Ukraine Timur thừa nhận.

Nhưng Kyiv đã sẵn sàng tiếp chiêu của Mạc Tư Khoa, Timur, nhà lãnh đạo Lữ đoàn 13 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine được triển khai gần thành phố Kupiansk phía đông bắc, nói với Newsweek hôm thứ Ba.

Timur cho biết Ukraine đang xây dựng các tuyến phòng thủ trong khu vực trách nhiệm của lữ đoàn ở phía đông bắc và tăng cường hậu cần của Kyiv với hy vọng giữ cho các tuyến này vững mạnh.

Nga vừa mới giành được chiến thắng sau khi chiếm được Avdiivka, thành phố phía đông Donetsk đã trụ vững trên tiền tuyến suốt một thập kỷ. Nó cũng dành những tuần qua để tấn công các khu vực Kharkiv và Luhansk ngay cả khi nó ném tài nguyên vào Avdiivka.

Các cuộc tấn công xung quanh Kupiansk, một trung tâm hỏa xa quan trọng, là một phần trong cái mà Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW của Mỹ gọi là một “chiến dịch tấn công đa trục gắn kết” quét xuống mặt trận từ Kupiansk và bung ra từ các thành phố do Nga kiểm soát là Svatove và Kreminna.

Tuần trước, tổ chức nghiên cứu này cho biết những nỗ lực của Điện Cẩm Linh xung quanh Kharkiv và Luhansk bao gồm “các cuộc tấn công dọc theo bốn trục song song” có thể mang lại chiến thắng thực sự cho Nga.

Avdiivka là biểu tượng của sự phản kháng lâu dài của Ukraine, và việc thất thủ thị trấn này là một đòn thực sự đối với Kyiv. Ở khu vực Kharkiv, nguy cơ cũng rất cao – những bước tiến của Nga đã đưa Mạc Tư Khoa đến gần hơn với các khu định cư mà Nga đã chiếm giữ vào đầu năm 2022, nhưng Ukraine đã tái chiếm trong cuộc phản công chớp nhoáng vào cuối năm đó.

Đó là một trong những giai đoạn thành công nhất của cuộc chiến đối với Ukraine và việc Nga chiếm lại các khu vực này sẽ tạo thêm một đòn giáng mạnh vào Kyiv.

Oleksandr Baulin, nhà lãnh đạo một trong những cơ quan quản lý quân sự của Ukraine gần tiền tuyến gần Kupiansk, nói với Newsweek “Nga không thể giành lại quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này một lần nữa”.

Ukraine quyết tâm ngăn chặn cuộc tiến quân của Nga về phía tây, ngay cả khi Điện Cẩm Linh thay đổi chiến thuật - các chiến binh của Mạc Tư Khoa đang bắt đầu “xông vào các nhóm nhỏ” trong điều kiện thời tiết xấu, Timur của Lực lượng Vệ binh Quốc gia cho biết.

“Nhưng họ làm điều đó không tốt lắm,” Timur nói đùa và nói thêm rằng các binh sĩ Nga sẽ bị pháo binh và máy bay không người lái của Kyiv bắt kịp ngay khi chúng đi vào không gian trống.

“Nhưng chúng ta cần tạo cơ hội để tiêu diệt đối phương”, Timur nói thêm. “Thành công của chúng ta không phải ở việc chịu đựng được một cuộc tấn công dữ dội khác.”

Người chỉ huy nói: “Bây giờ nhiệm vụ là biến Ukraine trở thành cuộc chiến tồi tệ nhất mà người Nga từng trải qua”.

Tuy nhiên, Nga vẫn quyết tâm ở phía bắc Ukraine. Artem Lysohor, nhà lãnh đạo chính quyền khu vực Luhansk của Ukraine, cho biết hôm thứ Ba rằng Mạc Tư Khoa đang “tấn công ồ ạt” xung quanh Kupiansk. Ông nói Ukraine đang phải đối mặt với một “cuộc tấn công thực sự” với hơn 20 cuộc tấn công mỗi ngày.

Quân đội Ukraine hôm thứ Ba cho biết lực lượng của họ đã “đẩy lùi” 22 cuộc tấn công của Nga vào tiền tuyến gần Kupiansk, chủ yếu xung quanh làng Synkivka, phía đông bắc Kupiansk.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong tuyên bố riêng hôm thứ Ba rằng họ đã bảo đảm được “các vị trí thuận lợi hơn xung quanh Synkivka và Ivanivka gần đó”.

Và Ukraine, hiện đang ở năm thứ ba của cuộc chiến tranh tổng lực, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược và các cam kết từ người ủng hộ lớn nhất của họ về viện trợ quân sự quan trọng đang bị lung lay.

Gói viện trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim từ Mỹ, quốc gia đóng góp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine, đã bị trì hoãn tại Quốc hội và các đợt viện trợ mới từ các đồng minh Âu Châu của Kyiv không thể thay thế được.

Trong một tuyên bố hồi đầu tháng này, Tòa Bạch Ốc cho biết: “Quân đội Ukraine buộc phải rút khỏi Avdiivka sau khi binh lính Ukraine phải phân bổ đạn dược do nguồn cung ngày càng cạn kiệt do quốc hội không hành động”.

Và khoảng một nửa số viện trợ mà phương Tây cam kết dành cho Ukraine không đến đúng thời hạn, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov, cho biết vào cuối tuần. Ông nói thêm: “Bất cứ khi nào cam kết không được thực hiện đúng thời hạn, chúng tôi sẽ mất người, mất lãnh thổ”.

Timur nói: “Chúng tôi rất biết ơn các đối tác phương Tây vì nếu không có họ thì mọi việc sẽ rất khó khăn”. “Nhưng chúng tôi vẫn thực sự cần đạn dược.”

Baulin nói: Mỗi khoản viện trợ nhỏ đều có giá trị.

Theo Frederik Mertens, nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược The Hague, các công sự của Ukraine và nỗ lực hạn chế khả năng di chuyển của Mạc Tư Khoa sẽ giúp hạn chế khả năng đột phá của Nga ở phía bắc, nhưng chỉ khi Kyiv có “đủ hỏa lực để tự vệ”.

Ông nói với Newsweek: “Những viên đạn 155ly đó cực kỳ quan trọng.

Kho dự trữ của NATO dành cho Kyiv đã cạn kiệt do các gói viện trợ và liên minh này đã ký một hợp đồng trị giá 1,2 tỷ Mỹ Kim để sản xuất đạn pháo vào tháng Giêng.

Tuy nhiên, các quan chức Liên minh Âu Châu cho biết vào tháng Giêng rằng khối này sẽ không thực hiện được cam kết cung cấp 1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine vào mùa xuân này.

Trong khi Ukraine chờ đợi thêm đợt giao hàng, Nga sẽ tiếp tục đẩy mạnh áp lực quanh các khu vực bao gồm gần Kupiansk. Mạc Tư Khoa được cho là bắn nhiều đạn hơn Ukraine mỗi ngày và đã đặt nền kinh tế của mình vào tình trạng chiến tranh để duy trì sản xuất đạn dược và thiết bị quân sự.

“Nga sẽ không biến mất,” Timur nói thêm. “Chúng ta phải bảo đảm rằng họ không có cơ hội đến đây nữa.”

6. Chủ tịch Ủy ban Âu Châu: Liên Hiệp Âu Châu nên xem xét sử dụng lợi nhuận tài sản bị đóng băng của Nga cho quân đội Ukraine

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết hôm thứ Tư rằng Liên Hiệp Âu Châu nên xem xét sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga để mua vật tư quân sự cho Ukraine.

Cô nói với nghị viện Âu Châu trong bài phát biểu kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu hành động nhiều hơn về chính sách quốc phòng: “Đã đến lúc bắt đầu cuộc trò chuyện về việc sử dụng lợi nhuận bất ngờ từ tài sản bị phong tỏa của Nga để cùng nhau mua thiết bị quân sự cho Ukraine”.

Cô nói thêm: “Không thể có biểu tượng nào mạnh mẽ hơn và không có công dụng nào lớn hơn đối với số tiền đó ngoài việc biến Ukraine và toàn bộ Âu Châu thành một nơi sinh sống an toàn hơn”.

7. Nga buộc phải cắt giảm xuất khẩu trong bối cảnh Ukraine tấn công vào các trung tâm dầu mỏ

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Forced to Cut Exports Amid Ukraine Strikes on Oil Hubs”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.

Nga đã thông qua lệnh cấm tạm thời xuất khẩu xăng dầu, đại diện của Phó Thủ tướng nước này Alexander Novak nói với truyền thông địa phương hôm thứ Ba.

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 5, Nga sẽ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu trong 6 tháng để cho phép nước này “bù đắp nhu cầu đang bùng nổ về các sản phẩm dầu mỏ”, quan chức này nói với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin trong một bức thư nội bộ vào tháng Giêng, RBC đưa tin.

Tình trạng thiếu nhiên liệu đã được báo cáo trên toàn quốc ở Nga, một trong những nước sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới. Giá nhiên liệu bán buôn đã tăng vọt trên khắp đất nước và Ukraine đã tăng cường tấn công vào các trung tâm lọc dầu và nhà máy lọc dầu của Nga trong năm nay.

Mạc Tư Khoa phụ thuộc vào ngành xuất khẩu dầu mỏ và năng lượng, chiếm khoảng 30% nguồn thu ngân sách của đất nước, và rất quan trọng trong việc tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine. Theo Statista, Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, chiếm hơn 12% sản lượng dầu thô toàn cầu.

Ngành năng lượng được coi là huyết mạch quan trọng đối với nền kinh tế của Putin, vốn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm đáp trả cuộc xâm lược Ukraine. Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga vào tháng 3 năm 2022, vài tuần sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, ông nói rằng động thái này sẽ nhắm vào “huyết mạch chính” của nền kinh tế Nga.

RBC cho biết lệnh cấm xuất khẩu tạm thời sẽ không áp dụng đối với Belarus, Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan – các thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu – cũng như Mông Cổ, Uzbekistan và các khu vực ly khai Abkhazia và Nam Ossetia của Georgia.

Đại diện của phó thủ tướng cũng chuyển thông tin tương tự tới hãng thông tấn nhà nước Interfax của Nga.

Trước đó, Nga đã ban hành lệnh cấm tạm thời xuất khẩu xăng và dầu diesel nhằm đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu ngày càng trầm trọng. Vào tháng 9, Mishustin đã ký một nghị định của chính phủ cho biết Bộ năng lượng cũng sẽ ngăn chặn việc xuất khẩu nhiên liệu động cơ “xám” trái phép.

Một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine hồi tháng Giêng nhằm vào cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga.

Vào ngày 18 tháng Giêng, Ukraine đã phát động một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một cảng dầu ở St. Petersburg, cách biên giới Ukraine khoảng 620 dặm.

Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khác của Ukraine gần thành phố St. Petersburg vào ngày 21 tháng Giêng đã tấn công một nhà ga xuất khẩu khí đốt lớn—nhà máy ngưng tụ khí đốt Novatek PJSC ở cảng Ust-Luga—gây ra một đám cháy lớn và làm ngừng cung cấp nhiên liệu. Tờ Kyiv Post đưa tin Ust-Luga là cảng Baltic lớn nhất của Nga và Cơ quan An ninh Ukraine đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đó.

8. Phát ngôn nhân của Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết hôm thứ Ba rằng Anh không có kế hoạch triển khai quân đội quy mô lớn tới Ukraine, để đáp lại những bình luận của Emmanuel Macron về việc các quốc gia Âu Châu gửi quân tới Ukraine.

“Ngoài số lượng nhân sự nhỏ mà chúng tôi có ở trong nước để hỗ trợ lực lượng vũ trang Ukraine, chúng tôi chưa có bất kỳ kế hoạch triển khai quy mô lớn nào”, phát ngôn nhân nói với các phóng viên và cho biết thêm rằng một số lượng lớn quân đội Ukraine đang được huấn luyện ở Anh và Luân Đôn đã hỗ trợ Kyiv về thiết bị và vật tư.

Văn phòng Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cũng cho biế việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga không bao gồm việc gửi quân đội Âu Châu hoặc NATO tới đó.

Tuyên bố có nội dung:

Kể từ cuộc xâm lược của Nga hai năm trước, tất cả các đồng minh đã hoàn toàn thống nhất ủng hộ Kyiv. Sự hỗ trợ này không bao gồm sự hiện diện của quân đội từ các quốc gia Âu Châu hoặc NATO trên lãnh thổ Ukraine.

Các nước Âu Châu khác, bao gồm Hung Gia Lợi, Ba Lan, Cộng hòa Tiệp, Đức và Anh, cũng cho biết họ không có kế hoạch gửi bộ binh tới Ukraine.

9. Phát ngôn nhân của ông cho biết tang lễ của Alexei Navalny sẽ được tổ chức vào thứ Sáu

Phát ngôn nhân của ông cho biết, lễ tang của thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny, người đã qua đời hồi đầu tháng này tại một trại giam xa xôi ở Bắc Cực, sẽ diễn ra vào thứ Sáu tại Mạc Tư Khoa sau khi một số địa điểm từ chối tổ chức tang lễ.

Theo hãng tin AP, Kira Yarmysh cho biết tang lễ sẽ được tổ chức tại một nhà thờ ở quận Maryino phía đông nam Mạc Tư Khoa vào chiều thứ Sáu. Việc chôn cất sẽ được tổ chức tại một nghĩa trang gần đó.

Buổi cầu nguyện dưới ánh nến cho Alexei Navalny đã diễn ra ở Paris và nhiều nơi khác trên thế giới. Hiện vẫn chưa rõ liệu bọn cầm quyền Nga có cho phép những người đưa tang tụ tập tự do tại đám tang của ông ở Mạc Tư Khoa vào thứ Sáu hay không.

Navalny qua đời vào giữa tháng 2 tại một trong những nhà tù hình sự khắc nghiệt nhất ở Nga. Nhà chức trách Nga cho biết nguyên nhân cái chết của ông ở tuổi 47 vẫn chưa rõ. Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây cho biết họ buộc Putin phải chịu trách nhiệm về cái chết của Navalny.

Yarmysh kể về những khó khăn gặp phải khi cố gắng tìm địa điểm tổ chức “sự kiện chia tay” cho Navalny. Viết trên X, cô ấy cho biết hầu hết các địa điểm đều cho biết họ đã kín chỗ, với một số “từ chối khi chúng tôi nhắc đến họ 'Navalny'“ và một địa điểm tiết lộ rằng “các cơ quan tang lễ bị cấm làm việc với chúng tôi”.

Ivan Zhdanov, giám đốc Quỹ chống tham nhũng của Navalny, cho biết ban đầu đám tang được lên kế hoạch vào thứ Năm - ngày diễn ra bài phát biểu hàng năm của Putin trước quốc hội liên bang Nga - nhưng không có địa điểm nào đồng ý tổ chức vào thời điểm đó.

“Lý do thực sự rất rõ ràng. Điện Cẩm Linh hiểu rằng sẽ không ai cần đến Putin và thông điệp của ông ấy vào ngày chúng ta chia tay Alexei”, Zhdanov cho biết.

10. Kiểm tra thực tế: Nga có phá vỡ âm mưu 'ám sát' Tucker Carlson của Ukraine không?

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Fact Check: Did Russia Foil Ukraine's Tucker Carlson 'Assassination' Plot?”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Cuộc phỏng vấn gần đây của Tucker Carlson với Vladimir Putin đã dẫn đến ít tiết lộ từ tổng thống Nga hơn nhiều người mong đợi, sau đó Putin nói rằng người dẫn chương trình cũ của Fox News đã không hỏi ông “những câu hỏi hóc búa”.

Ngay từ đầu cuộc phỏng vấn, Carlson đã phải nghe Putin nói chuyện trong 30 phút về lịch sử nước Nga, bao gồm cả những câu chuyện kể không chính xác nhưng không bị Carlson phản đối về cuộc xâm lược Ba Lan của Đức trong Thế chiến thứ hai.

Bất chấp sự đón nhận nồng nhiệt mà cuộc phỏng vấn nhận được, một tuyên bố lan truyền trực tuyến trong tuần này cho thấy cuộc trò chuyện của Carlson khiến Ukraine ghen tị đến mức Kyiv đã âm mưu ám sát ông nhưng bị chính quyền Nga ngăn chặn.

Một bài đăng trên X, của phóng viên Simon Ateba của Today News Africa, ngày 26 tháng 2 năm 2024, được xem 13,6 triệu lần, cho biết: “Cố gắng ám sát Tucker Carlson: Một người đàn ông vừa bị bắt ở Mạc Tư Khoa, bị buộc tội được tình báo Ukraine trả tiền để cài thiết bị nổ lên xe của Tucker Carlson và ám sát nhà báo nổi tiếng người Mỹ khi ông này ở đó để phỏng vấn Putin.”

Một bài đăng khác của doanh nhân Mario Nawfal, cũng được đăng vào ngày 26 tháng 2 năm 2024, có 4,3 triệu lượt xem, cho biết: “Âm mưu ám sát Tucker Carlson bị đập tan”.

“Các lực lượng Nga được cho là đã bắt giữ một người đàn ông vì âm mưu tấn công Tucker, được cho là do Tình báo Ukraine dàn dựng.”

“Âm mưu được cho là liên quan đến một quả bom nổ tự chế nhắm vào xe của Carlson tại khách sạn Four Seasons.”

“Nghi phạm được cho là đã thừa nhận đã nhận 4000 Mỹ Kim cho việc thực hiện vụ tấn công sau khi bị bắt.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia, Tướng Mike Flynn cũng bình luận về các tuyên bố này, vào ngày 27 tháng 2 năm 2024, viết: “Nếu bạn tin rằng CIA đứng sau vụ ám sát @TuckerCarlson do tình báo Ukraine lên kế hoạch này, hãy đồng ý cho tôi.”

Các bài đăng của Flynn và Nawfal đã dẫn đến nguồn gốc của tuyên bố này, một trang web có tên The Intel Drop, trước đây đã chia sẻ những tin tức sai lệch về cuộc chiến ở Ukraine.

Vào tháng 3 năm 2023, Intel Drop có liên quan đến một tuyên bố đáng ngờ rằng một cuộc không kích chính xác của Nga đã phá hủy một trung tâm chỉ huy dưới lòng đất của NATO. Một cuộc điều tra của Newsweek không tìm thấy bằng chứng xác đáng hoặc đáng tin cậy nào chứng thực cho tuyên bố mà các nguồn liên kết với nhà nước Nga đã phổ biến.

Câu chuyện về âm mưu ám sát Tucker Carlson cũng đáng ngờ tương tự.

Trong một bài báo xuất bản vào ngày 26 tháng 2 năm 2024, The Intel Drop bao gồm một cuộc trò chuyện video với một người đàn ông tên là “Vasiliev Pyotr Alexeievich…. được Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine tuyển dụng”.

Người đàn ông này cho biết anh ta được trả 4.000 Mỹ Kim để nhặt một thiết bị nổ và đặt nó dưới gầm xe hơi tại khách sạn Four Seasons ở Mạc Tư Khoa, đồng thời nói thêm rằng mặc dù lúc đó anh ta không biết mục tiêu là ai nhưng giờ anh ta hiểu đó là Carlson.

“Vasiliev” nói rằng anh ta đã bị thất bại ở “giai đoạn chuẩn bị” và xin lỗi về những gì đã xảy ra.

Video được đăng trên kênh YouTube @ SpecialForces443 vào ngày 25 tháng 2 năm 2024. Tất cả nội dung trên kênh, bao gồm cả cuộc phỏng vấn với “Vasiliev,” đã được tải lên vào ngày 25 tháng 2. Các video khác trên kênh được lấy từ những nguồn khác của Nga, đặc biệt các phương tiện truyền thông, bao gồm một video đã xuất hiện trực tuyến ở nơi khác kể từ năm 2021.

Nó dường như không được liên kết với bất kỳ cơ quan an ninh nào của Nga. Thời điểm tải lên cuộc phỏng vấn, cùng với tất cả các video khác trên kênh, ít nhất có vẻ bất thường.

Bài báo của Intel Drop cũng bao gồm một bức ảnh chụp một chiếc điện thoại được buộc vào hộp, trông giống như một quả bom kích hoạt bằng điện thoại, mặc dù nguồn của hình ảnh không được quy cho bất kỳ cơ quan quân sự hoặc cơ quan an ninh nào của Nga.

Intel Drop không bao gồm các nguồn khác để hỗ trợ các xác nhận quyền sở hữu trong video cũng như không có bất kỳ thông tin nào khác xác nhận nguồn gốc của nó. Nó không cho biết người đàn ông bị bắt bởi ai, anh ta có bị buộc tội hay không, hay anh ta đang bị giam ở đâu.

Nếu Nga thực sự thành công trong việc ngăn chặn kế hoạch của Ukraine nhằm tiêu diệt một mục tiêu Mỹ, thì có vẻ như tin tức đó sẽ không được phổ biến thông qua một trang web tương đối mơ hồ và đáng ngờ như thế.

Mặc dù Carlson có thể đã tìm được sự nổi tiếng mới ở Nga, nhưng không có nguồn nào khác ngoài The Intel Drop chứng minh một cách đáng tin cậy rằng chính quyền Nga đã ngăn chặn một âm mưu ám sát ông của người Ukraine.

Đây không phải là lần đầu tiên trong tháng này những tuyên bố sai lệch về kế hoạch giết Carlson của Ukraine xuất hiện trên mạng. Sau cuộc phỏng vấn của Carlson với Putin, Alex Jones nói rằng cựu người dẫn chương trình Fox News đã được thêm vào “danh sách tiêu diệt người Ukraine”.

Điều này không chính xác. Trong khi Carlson được liệt kê trong danh sách Mirotvorets, một cơ sở dữ liệu nguồn mở của tổ chức phi chính phủ về những người được coi là đã thúc đẩy các câu chuyện chống Ukraine hoặc hành động gây bất ổn cho an ninh quốc gia Ukraine, danh sách này không ủng hộ bạo lực đối với những người trong đó.

Phán quyết chung cuộc là: SAI.

Không có bằng chứng nào chứng minh cho tuyên bố này, được tuyên truyền bởi một trang web thân Nga có tên The Intel Drop, vốn đã chia sẻ các thuyết âm mưu chống Ukraine gây hiểu lầm khác.

Tuyên bố này dựa trên một cuộc phỏng vấn video được tổ chức qua một kênh YouTube đã tải lên tất cả nội dung của kênh đó, bao gồm cả cuộc phỏng vấn, chỉ vài ngày trước.

Không có nguồn nào khác chứng thực những tuyên bố trong video. Dựa trên sự cân bằng của bằng chứng, không có gì cho thấy tuyên bố này đáng được coi là đáng tin cậy.
 
Kenya: Cuộc tấn công chưa từng có vào đời sống gia đình. Phản ứng của GH Hy Lạp về luật hôn nhân mới
VietCatholic Media
16:43 29/02/2024


1. 40 bài Suy Niệm Mùa Chay 2024 - Thứ Sáu tuần 2 Mùa Chay

Thứ Sáu 1/3/2024

St 37:3-4, 12-13, 17-28

Mt 21:33-43, 45-46

Thánh Vịnh 104(105):16-21

Hãy nhớ lại những kỳ công Người thực hiện. Tv 105:5

Bài thánh vịnh của chúng ta hôm nay đầy thách thức. Chúng ta bắt đầu bằng việc tuyên bố: “Hãy nhớ lại những kỳ công Người thực hiện” Thật là vui mừng! Và đầy lòng biết ơn! Sau đó, chúng ta nhớ lại nạn đói, sự hỗ trợ bị phá vỡ và việc Giuse bị bán làm nô lệ. Có phần kém vui hơn, nhưng một lần nữa, chúng ta lại nói những lời đó. Thật tò mò. Khi câu chuyện về Giuse mở ra phần kết đầy vinh quang – với việc Giuse được phong làm chủ triều đình Pharaôn và cai trị Ai Cập – chúng ta kết thúc bằng câu thánh ca này: “Hãy ghi nhớ những kỳ công Chúa đã làm”.

Thật dễ dàng để ghi nhớ những điều kỳ diệu Chúa đã làm khi mọi việc đều tốt đẹp. Khó khăn hơn nhiều khi chúng ta gặp nạn đói, khi sự hỗ trợ của chúng ta bị cắt đứt hoặc quyền tự do của chúng ta bị xâm phạm. Nếu chúng ta hành động với lòng biết ơn trong những lúc khó khăn, mọi người sẽ nhìn chúng ta một cách kỳ lạ, giống như họ đã nhìn ông Gióp khi ông nói: “Chúa đã ban cho, Chúa lại lấy đi; chúc tụng danh Chúa” (Jb 1:21). Khi vợ Gióp nghe điều này, biết rằng ông đã mất tất cả, câu trả lời của bà ít nhất cũng thành thật: “Ông vẫn cố giữ sự chính trực của mình sao? Hãy nguyền rủa Chúa và chết đi” (Gib 2:9). Nhiều người trong chúng ta hẳn đã nghe thấy câu trả lời này trong những thời điểm khó khăn, và có lẽ trong hơi thở của mình, thậm chí đã nói ra điều đó.

Bất kể những tình huống chúng ta gặp phải trong cuộc sống, dù có nhiều lựa chọn, có giới hạn hay thậm chí không có lựa chọn nào, chúng ta luôn có quyền lựa chọn cách mình sẽ đáp lại Chúa. Tình yêu của Ngài dành cho chúng ta không bao giờ thay đổi, nhưng sự đáp lại của chúng ta sẽ mở rộng hoặc đóng kín trái tim chúng ta đối với Ngài. Nếu chúng ta vẫn cởi mở, điều đó có thể có nghĩa là nói “hãy nhớ đến những điều kỳ diệu Chúa đã làm” kể cả trong mùa than khóc, đau đớn và nước mắt cay đắng. Chúng ta có thể không bao giờ có câu trả lời cho nỗi buồn của mình, nhưng chúng ta có thể chọn ở lại trong tình yêu của Ngài.

Lạy Cha Trên Trời, xin cho con hôm nay biết mở lòng con ra với Ngài.

Amen.

2. Giám mục El Paso bảo vệ nơi trú ẩn của người di cư đối mặt với vụ kiện của tiểu bang

Đức Giám Mục Mark Seitz của El Paso, Texas, đã mạnh mẽ bảo vệ những nỗ lực của Giáo hội nhằm giúp đỡ những người di cư, trước một vụ kiện do Bộ Tư pháp tiểu bang đưa ra chống lại một nơi trú ẩn của Công Giáo.

Mặc dù ngài không đề cập cụ thể đến những cáo buộc do Bộ trưởng Tư pháp Ken Paxton đưa ra – người đã buộc tội Nhà Truyền tin về “những vi phạm pháp luật như tạo điều kiện cho việc nhập cảnh bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, chứa chấp người không có giấy tờ hợp lệ, buôn lậu người và điều hành một kho chứa đồ” – các giám mục cho biết rằng chúng tôi “nợ Nhà Truyền Tin một lòng biết ơn sâu sắc”.

Đức Giám Mục Seitz nói rằng nỗ lực của các tổ chức Công Giáo nhằm mang lại sự cứu trợ cho người di cư là một phản ứng cần thiết đối với “sự thờ ơ của liên bang trong việc cung cấp một phản ứng an toàn, trật tự và nhân đạo đối với tình trạng di cư ở biên giới phía nam của chúng ta”. Ngài tố cáo “một chiến dịch đe dọa, gây sợ hãi và mất nhân tính ngày càng leo thang ở Texas, đặc trưng bởi hàng rào thép gai, các luật mới khắc nghiệt trừng phạt hành vi tìm kiếm sự an toàn ở biên giới của chúng ta

3. Tổng giám mục Kenya chứng kiến cuộc tấn công 'chưa từng có' vào đời sống gia đình

Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Kenya đã cảnh báo chống lại “việc tầm thường hóa cách hiểu truyền thống về hôn nhân Kitô giáo,” trong bài phát biểu ngày 22 tháng 2 tại cuộc họp của Hiệp hội các Hội đồng Giám mục Thành viên khu vực Đông Phi, gọi tắt là AMECEA.

Đức Tổng Giám Mục Maurice Muhatia Makumba của Kisumu cho biết: “Những thách thức đối với hôn nhân và gia đình Kitô giáo chưa bao giờ liên tục như trong thời đại chúng ta”. Ngài nhắc lại lời phát biểu của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong Tông huấn Ecclesia in Africa rằng “tương lai của thế giới và Giáo hội sẽ đi qua gia đình”. Đức Tổng Giám Mục nói rằng cuộc khủng hoảng trong đời sống gia đình chắc chắn sẽ mang lại tác hại cho Giáo hội.

Đức Tổng Giám Mục Makumba cũng nhắc lại rằng trong Thượng hội đồng về Phi Châu, các vị Giám Mục tham dự đã cảnh báo: “Đừng để gia đình Phi Châu bị chế giễu trên chính mảnh đất của mình”. Ngài nhấn mạnh rằng, lời cầu xin đó đã không được chú ý khi hội nghị dân số Liên Hiệp Quốc ở Cairo năm 1994 “đã khẳng định mong muốn quyết liệt thông qua các nghị quyết mâu thuẫn rõ ràng với các giá trị của gia đình Phi Châu. Đó thực sự là một cái tát vào mặt Phi Châu.”

4. Giáo Hội Công Giáo thiểu số ở Hy Lạp lên án cuộc bỏ phiếu về hôn nhân đồng giới của Quốc hội

Giáo Hội Công Giáo thiểu số ở Hy Lạp đã phản đối cuộc bỏ phiếu của quốc hội về việc cho phép hôn nhân đồng giới và nhận con nuôi. Đó là cuộc bỏ phiếu đầu tiên ở một quốc gia có đa số người theo Chính thống giáo.

Tổng Giám mục Josif Printezis của Naxos, Andros, Tinos và Mykonos, tổng thư ký của Giáo phận Naxos, Andros, Tinos và Mykonos, cho biết: “Phản ứng của chúng tôi rất rõ ràng – giáo hội không chấp nhận hôn nhân đồng giới, và chúng tôi rất ngạc nhiên khi chính phủ thúc đẩy nhanh chóng biện pháp này”.

“Tôi không biết liệu người dân ở thủ đô Athens có nhu cầu lớn hay không. Nhưng những người sống ở những nơi khác ở Hy Lạp không cảm thấy thoải mái với điều đó, và nó sẽ gây ra cho chúng tôi rất nhiều vấn đề khi nói đến việc rửa tội và lãnh nhận các bí tích”.

Đức Tổng Giám Mục phát biểu khi đám cưới đồng giới đầu tiên được tiến hành sau khi dự luật được chính phủ trung hữu của Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis tài trợ, được Tổng thống Katerina Sakellaropoulou ký thành luật một ngày sau đó.

Trong một cuộc phỏng vấn với OSV News, tổng giám mục cho biết chính phủ Mitsotakis trước đây đã ủng hộ việc giảng dạy Kitô giáo và duy trì mối quan hệ tốt với nhà thờ Chính thống giáo chiếm ưu thế ở Hy Lạp, vốn phản đối mạnh mẽ đạo luật này, nhưng được nhiều người cho là đã bị Liên minh Âu Châu gây áp lực buộc phải đưa ra cải cách.

Ngài nói thêm rằng ngài và các giám mục khác sẽ tư vấn cho các giáo xứ Công Giáo cách đối phó với các cặp đồng giới, nhưng sẽ chống lại các yêu cầu tán thành “bình đẳng hôn nhân”.

“Người Công Giáo tin vào sự bình đẳng - trong giáo hội của chúng tôi cũng vậy, một số người cho rằng mọi người nên có quyền bình đẳng đối với bạn đời và gia đình”, Đức Tổng Giám Mục Printezis nói với OSV News. “Nhưng hiện tại tất cả chỉ nằm trong phạm vi lý thuyết. Khi nói đến thực tiễn, tôi không biết liệu người Công Giáo có chấp nhận các cặp đồng giới tìm cách tham gia vào phụng vụ nhà thờ hay không”.

Đạo luật định nghĩa lại hôn nhân là sự kết hợp của “hai người cùng giới hoặc khác giới” đã được Mitsotakis công bố sau khi đảng Dân chủ Mới của ông được bầu lại vào tháng 6 năm 2023 và được đưa ra thảo luận vào tháng 2 tại Quốc hội Hy Lạp, với sự ủng hộ từ cánh tả.

Biện pháp này, một sửa đổi đối với Bộ luật Dân sự, được 52% người Hy Lạp ủng hộ trong cuộc thăm dò Pulse vào tháng 12 năm 2023 cho nhóm truyền thông Skai, với 33% phản đối và 15% chưa quyết định hoặc thờ ơ, mặc dù việc nhận con nuôi đồng giới chỉ được 42% ủng hộ với 47% phản đối.

Trong một tuyên bố ngày 12 Tháng Giêng, các giám mục Công Giáo Hy Lạp cho biết “việc thay đổi định nghĩa về hôn nhân và gia đình” sẽ “ảnh hưởng đến toàn thể xã hội Hy Lạp”, và họ bác bỏ tuyên bố của các nhà vận động ủng hộ thay đổi rằng hôn nhân “chỉ đơn giản là một cấu trúc hợp pháp”.

Các giám mục cho biết: “Đề xuất này là một bước thụt lùi đối với văn hóa pháp lý của chúng ta, đối với đạo đức và văn hóa nói chung – nó đánh dấu một điểm suy thoái của xã hội Hy Lạp”.

Trong khi đó, Giáo Hội Chính thống Hy Lạp, chiếm hầu hết dân số 10,3 triệu người, đã “bác bỏ một cách dứt khoát” sự thay đổi pháp lý trong một bức thư ngỏ ngày 30 Tháng Giêng gửi tới các nghị sĩ vì “đi chệch khỏi hôn nhân Kitô giáo và khuôn khổ đã được thiết lập của hôn nhân truyền thống.”

Các nhà lãnh đạo Chính thống giáo nói thêm: “Những hậu quả của đạo luật này, không hề trừu tượng, sẽ ảnh hưởng đến phúc lợi cơ bản của xã hội Hy Lạp, biến cha mẹ từ những người cha và người mẹ truyền thống thành những người giám hộ trung lập và ưu tiên quyền của những người trưởng thành đồng tính luyến ái hơn lợi ích của những đứa trẻ tương lai”.

Việc phê chuẩn dự luật diễn ra sau cuộc tranh luận sôi nổi kéo dài hai ngày tại quốc hội Athens gồm 300 ghế đã được các nhóm bảo vệ quyền của người đồng tính và lãnh đạo chính phủ Mitsotakis hoan nghênh, người đã nói trong một bài đăng trên mạng xã hội ngày 15 tháng 2 rằng nó đánh dấu “một cột mốc quan trọng cho nhân quyền” và phản ánh “Hy Lạp ngày nay: một quốc gia tiến bộ, dân chủ, cam kết tuân thủ các giá trị Âu Châu”.

Tuy nhiên, cuộc cải cách đã bị một thành viên trong đảng cầm quyền của thủ tướng phản đối. Phản đối cũng xảy ra tại các cuộc biểu tình của Chính thống giáo ở Athens và các thành phố khác, bao gồm một cuộc biểu tình cầu nguyện trước khi bỏ phiếu tại Quảng trường Syntagma của thủ đô vào ngày 12 tháng 2, do Tổng giám mục Chính thống giáo Hy Lạp Ieronymos II chủ trì. Ngài đã cảnh báo rằng nó sẽ đặt những người ủng hộ “bên ngoài nhà thờ”.

Cuộc bỏ phiếu khiến Hy Lạp trở thành quốc gia thứ 16 trong số 27 quốc gia thành viên của Liên minh Âu Châu cho phép hôn nhân đồng giới và thứ 37 trên toàn thế giới, đồng thời là quốc gia đầu tiên trong số 10 quốc gia Chính thống giáo truyền thống của Âu Châu cho phép thực hành.

Trong cuộc phỏng vấn với OSV News, Đức Tổng Giám Mục Printezis cho biết quyết định của các nghị sĩ thách thức Giáo Hội Chính thống giáo chiếm ưu thế cho thấy ảnh hưởng của Giáo Hội đang suy yếu ở Hy Lạp, nhưng nói thêm rằng các nhà lãnh đạo Chính thống giáo vẫn có thể gây áp lực lên các cơ quan chính quyền địa phương không cho phép hôn nhân đồng giới.

Ngài nói thêm rằng sự phản đối chung đối với luật mới đã gắn kết các Giáo Hội Công Giáo và Chính thống lại với nhau, nhưng ngài cho biết ngài nghi ngờ sự hợp tác sẽ mở rộng sang các lĩnh vực khác.

“Khi các cuộc thảo luận về đạo luật này bắt đầu, Giáo hội Chính thống đã kêu gọi chúng tôi đứng về phía họ - và chúng tôi đã làm như vậy,” tổng thư ký Hội đồng Giám mục Công Giáo nói với OSV News.

“Trong khi đó, một số linh mục và giám mục Chính thống giáo cũng hoan nghênh những tuyên bố của cộng đoàn Công Giáo, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng cũng ca ngợi sự rõ ràng về mục vụ của họ. Nhưng trong khi chúng tôi hy vọng điều này có thể báo hiệu một sự mở màn, thì một số nhà lãnh đạo Chính thống giáo lại có quan điểm nghiêm khắc chống lại sự hợp tác đại kết”.