Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Chúa phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đã nghe dạy: Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét địch thù. Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các con; hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con, để như vậy các con nên con cái của Cha các con, Đấng ngự trên trời: Người khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất lương. Vì nếu các con yêu thương những ai mến trọng các con, thì các con được công phúc gì? Các người thu thuế không làm như thế ư? Nếu các con chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì các con đâu có làm chi hơn? Những người ngoại giáo không làm thế ư? Vậy các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo".
Đó là lời Chúa
ĐƯỢC GỌI ĐỂ NÊN HOÀN HẢO
“Các con hãy nên hoàn hảo, như Cha các con trên trời là Ðấng hoàn hảo!”.
Lincoln Steffens viết, “Không gì hoàn hảo trên thế giới này! Bức tranh tuyệt vời nhất chưa được vẽ; vở kịch hay nhất chưa được viết; bài thơ vĩ đại nhất chưa được cất lên. Không gì hoàn hảo, không người nào hoàn hảo trên thế giới này! Thiên Chúa ra lệnh cho con người hoàn thiện mọi sự, và nó làm cách chậm chạp, sai lầm… những gì Ngài có thể hoàn thiện toàn bị trong chớp mắt! Vậy mà nó phải hoàn thành tất cả; ngay cả bản thân nó, nó ‘được gọi để nên hoàn hảo!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Qua sách Đệ Nhị Luật, Môisen mời gọi con cái Israel bước đi trong đường lối Chúa, tuân giữ huấn thị của Ngài; ông nói, “Để ngươi trở thành dân thánh của Chúa”. Rõ ràng, Israel được gọi để nên một dân thánh, một dân ‘được gọi để nên hoàn hảo’. Thánh Vịnh đáp ca nói lên niềm vui của dân Chúa, “Hạnh phúc thay người noi theo luật pháp Chúa Trời!”.
Hoàn hảo là ơn gọi của những ai theo Chúa, không hơn không kém! Nếu chỉ nhắm đến mức ‘khá tốt’, bạn có thể thực sự trở thành ‘khá tốt’; nhưng ‘khá tốt’ vẫn ‘chưa đủ tốt’ đối với Chúa Giêsu. Ngài muốn những ai theo Ngài phải thực sự tốt, thực sự hoàn hảo! Đây là một lời mời ở cấp độ cao, ‘được gọi để nên thánh!’. Hoàn hảo có nghĩa là mỗi người cố gắng sống từng phút giây trong ân sủng Chúa. Tất cả chỉ có thế! ‘Ở đây và lúc này’, bạn đắm mình trong ân sủng! Ngày mai chưa đến, và hôm qua đã vĩnh viễn ra đi; tất cả những gì bạn có, là những khoảnh khắc hiện tại duy nhất này, đó là những khoảnh khắc mà mỗi người ‘được gọi để nên hoàn hảo’.
Nói đến hoàn hảo’, chúng ta thường nghĩ đến những gì thuộc về các thánh vĩ đại; thế nhưng, bên cạnh các thánh chúng ta đọc biết đâu đó, hàng ngàn vị thánh khác chưa từng được ghi lại trong lịch sử, và nhiều vị thánh tương lai khác đang sống khắp nơi trên thế giới. Hãy tưởng tượng, ngày kia trên trời, chúng ta vui mừng gặp lại những vị thánh cao cả bạn và tôi từng biết; và bạn sẽ ngạc nhiên biết bao khi nhìn thấy vô vàn khuôn mặt thánh thiện lạ lẫm mà chúng ta mới biết lần đầu. Đó là những thiện nam tín nữ thuộc mọi đấng bậc, đã tìm cho mình con đường hạnh phúc thực sự. Họ là những con người khám phá ra rằng, họ ‘được gọi để nên hoàn hảo’.
Anh Chị em,
“Các con hãy nên hoàn hảo!”. Qua thời gian, chúng ta cảm nghiệm rằng, càng sống từng giây phút trong ân sủng và càng cố gắng đầu phục từng phút giây theo ý muốn của Chúa, chúng ta càng trở nên mạnh mẽ và thánh thiện. Và dẫu như “bức tranh tuyệt vời nhất chưa được vẽ; vở kịch hay nhất chưa được viết; bài thơ vĩ đại nhất chưa được cất lên”, nhưng nếu chúng ta biết xây dựng dần dần những thói quen giúp cho mọi khoảnh khắc trở nên dễ dàng hơn cho việc nên thánh; thì theo thời gian, những thói quen được hình thành đó sẽ làm cho mỗi người trở nên những con người mà chúng ta phải trở thành. Và đâu là tiêu chuẩn? Chúa Giêsu tiết lộ, “Như Cha các con trên trời!”. Ngài là thước đo cho mọi cố gắng vươn lên của chúng ta. Không nhìn vào kết quả, Thiên Chúa chỉ nhìn vào nỗ lực của bạn và tôi khi chúng ta vượt lên chính mình từng ngày để nên giống Chúa Giêsu. Và đó là nên thánh!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘được gọi để nên hoàn hảo’, cho con cam kết sống từng giây phút trong thánh thiện; giúp con sống khoảnh khắc hiện tại ‘ở đây, lúc này’ cho Chúa, với Chúa và trong Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
KHỔ ĐAU VÀ LÒNG TIN - MÔISEN VÀ CHÚNG TA
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY NĂM A
Chúa nhật thứ II mùa Chay, Hội Thánh trình bày khuôn mặt hiển dung vinh quang của Chúa Giêsu để, như xưa, Chúa Giêsu mạc khải trước cuộc phục sinh vinh thắng và khải hoàn của Ngài, thì nay, qua việc trình bày khuôn mặt hiển dung này, Hội Thánh hướng chúng ta, chuẩn bị tâm hồn chúng ta mừng lễ Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Trong cuộc hiển dung ấy có hai nhân vật Cựu Ước, thì một trong hai là thủ lãnh Môisen.
I. TỪ THỦ LÃNH MÔISEN.
Tên Môisen được cấu thành bởi hai từ:
- "Môi" nghĩa là "nước" (tiếng Ai cập cổ từ "Mo" nghĩa là "nước"). Chúng ta có thể đọc theo hai cách: Môisen hay Môsê).
- "Sa" nghĩa là "con trai" hoặc "ses" nghĩa là "cứu ra khỏi nước".
- Người mẹ nuôi của thủ lãnh Môisen là công chúa Ai cập, hình như tên là Thermuthis, một trong 4 công chúa của Pharaô Ramesses II.
- Trong một lần tắm trên sông Nile, Thermuthis đã vớt Môisen từ trong một cái thúng do bà Jochebed, mẹ của Môisen thả trên sông Nile.
- Có lẽ Thermuthis, từ khi nhận cậu bé làm con nuôi, đã đặt tên cho cậu là Môsê (hay Môisen - đứa con trai ra khỏi nước) để ghi nhớ việc nàng vớt Môisen từ trên dòng sông Nile.Cũng như Tổ phụ Abraham, Thủ lãnh Môisen là nhân vật mạnh mẽ, sáng ngời trong đức tin vào quyền năng của Thiên Chúa.
Dẫu đầy gian nan trong sứ mạng giải phóng dân tộc, từ khi bắt đầu nhận lãnh lệnh truyền của Chúa, rồi bao nhiêu lần chứng kiến việc Chúa đánh đòn vua và dân Aicập, đến lúc tổ chức lễ Vượt qua, lúc phải thực hiện hành trình Vượt qua, rồi cùng dân rày đây mai đó nơi sa mạc đầy chết chóc, nào bị dân chúng trách móc, bị đe dọa giết chết…, Thủ lãnh Môisen không hề phản bội đức tin, không một chút mảy may nghi ngờ lòng thương xót của Chúa.
Có lúc áp lực như đè nặng quá sức, như lấy hết mọi sức lực, như khó có thể trụ nổi, Thủ lãnh như muốn chết đi. Thủ lãnh phải đau xót thốt lên:
“Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên vai con? Có phải con đã cưu mang dân này đâu, có phải con sinh ra nó đâu? Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn.” (Ds 11, 12 tt).
Nhờ đức tin và lòng yêu mến Chúa của mình, Thủ lãnh Môisen được Chúa tin tưởng trao cho sứ mạng đưa dân của Người thoát cảnh lầm than nô lệ cho Aicập. Người đã nâng Thủ lãnh lên thành một nhà giải phóng dân tộc lừng danh.
Do lòng tin và tình yêu mến dành cho Thiên Chúa, Thủ lãnh Môisen trở thành người của lịch sử, lập trang sử mới cho dân riêng của Chúa cả về đời sống trần thế lẫn đời sống đức tin.
Thủ lãnh Môisen được Chúa trao cho vị trí quan trọng đến nỗi, khi ngắm nhìn chân dung của Thủ lãnh, Tân Ước phải thốt lên: "Những người tin vào ông Môisen, thật sự là tin vào Đức Kitô, và gương mặt của họ cũng như gương mặt của Môisen phản ánh vinh quang của Chúa" (2Cr 3, 18).
Đến tận cuối đời, Thủ lãnh Môisen vẫn trung thành liên đới với dân dù liên tục đón nhận đau khổ và gánh nặng từ dân mà ra.
Do tội bất trung của dân, nhất là những lần dân phản kháng và chống đối Thiên Chúa, vì tình liên đới này, Thủ lãnh Môisen đã phải nằm xuống bên ngoài hứa địa. Thủ lãnh hoàn thành xuất sắc chính lời mà bản thân từng thốt lên: "Tôi không muốn một mình sống hạnh phúc bên cạnh Chúa, nếu ở đó tôi không có Dân của tôi!".
II. ĐẾN CHÚNG TA.
Dù là ai, sống trong cuộc đời, chắc chắn không ít lần nếm trải đau khổ và hạnh phúc. Rất có thể đau khổ triền miên, hạnh phúc lại chỉ như ánh chớp lóe, rồi lịm tắt, để lại lối đi tăm tối mênh mông. Lúc đó đức tin bị thử thách nặng nề.
Hãy nhìn ngắm mẫu gương Thủ lãnh Môisen, nhờ đó, chúng ta thêm nghị lực và ý chí mà sống đời sống đức tin của mình.
Hãy luôn xác tín rằng, Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi trao ban lòng từ nhân và tình thương yêu vô cùng của Ngài. Dù phải bế tắc tận cùng hay trong ánh sáng chứa chan của hạnh phúc, Chúa vẫn luôn đưa dẫn lịch sử nhân loại đi vào mầu nhiệm cứu độ trọn vẹn và hoàn hảo.
Thánh ý Chúa luôn khôn ngoan. Chúa sẽ chăm sóc, sẽ quan phòng xếp đặt tất cả những gì cần thiết cho cuộc đời chúng ta theo ý Chúa. Hãy nhớ, trước mặt Chúa, ơn phần rỗi của ta mới là điều quan trọng trên hết. Hãy trung thành trong mọi hoàn cảnh để đạt tới ơn cứu rỗi Chúa ban.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy, dù đau khổ tự bản chất là xấu, tuy nhiên, trong cái nhìn đức tin, trong tương quan với ơn cứu độ, nhất là trong lòng yêu mến và tín thác cho Thiên Chúa, đau khổ vẫn mang lại nhiều giá trị tích cực to lớn.
Đau khổ sẽ tinh luyện tâm hồn chúng ta tinh ròng, giúp chúng ta yêu mến Chúa hơn. Đau khổ cho chúng ta trưởng thành về nhân cách, về sức chịu đựng, về lòng trông cậy nơi Chúa, nếu biết hiến dâng lên Chúa tất cả sự chấp nhận của mình. Đau khổ dạy ta bài học của tình yêu, thông cảm, nhờ đó ta hiểu sâu xa hơn nỗi đau của anh chị em xung quanh…
Hãy hiến dâng Thiên Chúa đức tin của bản thân. Hãy mạnh dạn tin để thấy ơn Chúa kỳ diệu trong từng khoảnh khắc của đời ta. Lời thánh Phaolô căn dặn đáng được chúng ta ghi khắc: "Hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thấn" (Eph 6, 20).
“Mọi tên lửa” mà ta “có thể dập tắt”, là sự nghi nan, là lòng mất bình an, là lời trách móc Thiên Chúa, là bao nhiêu chai lỳ, là tội lỗi, là sự chán nản muốn buông xuôi, muốn bỏ cuộc… Tất cả chỉ nhờ đức tin, và trong đức tin mà ta chiến thắng, và sẽ tồn tại trong ơn cứu độ đời đời mà thôi.
Vậy, đặt đức tin và lòng yêu mến trọn đời mình nơi Thiên Chúa, nơi Chúa Kitô, Con của Ngài, mỗi người hãy cất cao lời xác tín: "Cho dù là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm, hay bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta" (Rm 8, 38-39).
7. Đức Mẹ là niềm hy vọng được cứu rỗi của chúng ta.
(Thánh Thomas de Aquino)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời cổ đại có một ông vua bỏ ra ngàn vàng để mua con thiên lý mã, nhưng qua ba năm rồi mà vẫn chưa mua được ngựa.
Quan hầu nói:
- “Để tôi đi tìm thử xem sao.”
Nhà vua liền sai ông ta đi tìm, phải mất đi ba tháng mới tìm được con thiên lý mã, nhưng thật đáng tiếc vì nó đã chết rồi. Ông ta bèn lấy năm trăm đồng vàng để mua lại cái đầu con ngựa chết, trở về giao cho sai nha.
Nhà vua giận dữ, nói:
- “Ta cần con ngựa sống, tại sao lại tìm kiếm cái đầu ngựa chết, lại còn phí mất nhiều tiền nữa chứ?!”
Quan hầu trả lời:
- “Cái đầu ngựa chết mà phải mua đến năm trăm đồng tiền vàng, huống hồ con ngựa sống? Đại vương cứ thử yên tâm, hãy ngồi mà đợi tin vui.”
Quả nhiên không đầy một năm, có mấy con thiên lý mã được người ta đem đến bán.
( Chính Quốc sách )
Suy tư 77:
Nhà vua thích ngựa tốt, mà không “đánh tiếng’ cho bàn dân thiên hạ biết, thì dù cho có bỏ ra nhiều tiền mà mua, thì ai biết mà bán chứ? Mua một đầu ngựa chết với giá năm trăm đồng vàng thì quả là hào phóng, ai lại không đem ngựa sống đến mà bán chứ!
Con người thời nay cũng rất thích các linh mục, các nam nữ tu sĩ của mình trở thành những tấm gương đáng giá ngàn vàng để họ noi theo học hỏi. Họ sẵn sàng mua lấy, học hỏi lấy những tấm gương quý giá ấy mà không sợ hao tài tốn của, bởi vì chính đời sống của các linh mục, các tu sĩ nam nữ đã phản ánh lại đời sống của Đức Chúa Giê-su, mà đôi lúc họ -những người giáo dân- cảm thấy rằng, họ sẽ không thể nào bắt chước Đức Chúa Giê-su được nếu không có những mục tử đi trước dẫn dắt họ.
Tôi và anh là những linh mục mỗi ngày vẫn giảng dạy trên toà giảng, chúng ta có tin những điều mình dạy, và thực hành những điều mình nói?
Anh và chị là những nam nữ tu sĩ, mỗi ngày đều được học hỏi để kính Chúa và yêu người, được đào luyện để được sai đi khắp nơi, và trong mọi nơi mọi lúc đều có thể thực hành bác ái, nhưng chúng ta đã thực hành đức ái ra sao?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 17, 1-9.
“Dung nhan Đức Giê-su chói lọi như mặt trời.”
Bạn thân mến,
Phúc Âm hôm nay đã mở cho chúng ta thấy một bí ẩn về một sự thật, đó là vinh quang của Thiên Chúa, mà con người –qua mọi thời đại- muốn biết có thật hay không. Bởi vì có nhiều người tự nhận mình thông hiểu mọi sự, nhưng họ không hiểu và không biết gì về Thiên Chúa; có người có thể lý giải mọi việc xảy ra, nhưng họ lại không lý giải được tại sao có rất nhiều người tin vào Thiên Chúa. Đức Chúa Giê-su đã cho họ thấy vinh quang của Thiên Chúa nơi Ngài, khi dung nhan của Ngài biến đổi trở nên sáng chói như mặt trời trước mặt ba môn đệ.
Thời nay Đức Chúa Giê-su không còn biến hình trên núi nữa, nhưng trên mỗi bàn thờ tế lễ khắp nơi trên thế giới, Ngài đã làm cho bánh và rượu nho trở nên Máu Thịt của Ngài; thời nay Đức Chúa Giê-su cũng không còn cấm ba môn đệ không được đem chuyện Ngài biến hình nói cho mọi người biết, nhưng trái lại Ngài còn ra lệnh cho các môn đệ hãy đi khắp thế gian để giảng dạy, thánh hóa và cai quản các kẻ tin vào Ngài, đem những gì mà các môn đệ đã thấy, đã nghe và đã cùng chia sẻ với Ngài đi loan báo và giảng dạy mọi người, ai nghe và tin vào lời giảng dạy của Giáo Hội, thì đó chính là một cuộc biến hình đổi mới cho họ, và khi mỗi người đã biến hình nên giống Đức Chúa Giê-su, thì xã hội chắc chắn sẽ có cuộc biến hình vĩ đại trong yêu thương và hòa bình.
Bạn thân mến,
Hằng ngày bạn và tôi đều muốn mình sẽ khá hơn ngày hôm qua, do đó bạn và tôi đều nổ lực học hành và làm việc, cố gắng cho bắt kịp trào lưu của thời đại, nhưng cái mà làm cho chúng ta mới hằng ngày chính là ân sủng của Thiên Chúa:
- Nhờ ơn Chúa mà trong thất vọng chúng ta thấy hy vọng.
- Nhờ ơn Chúa mà khi ngã quỵ chúng ta biết đứng lên.
- Nhờ ơn Chúa mà trong lo âu buồn phiền, chúng ta biết lạc quan vui tươi.
- Nhờ ơn Chúa mà khi bị những áp bức bất công đè nặng, chúng ta không gục ngã...
Đó chính là cuộc đổi mới của người Ki-tô hữu trong cuộc sống hằng ngày, cuộc đổi mới này sẽ là động lực làm cho đời sống chúng ta phát sáng hình ảnh của Đức Chúa Giê-su nơi bản thân mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
ĐỪNG CHỦ Ý PHẠM TỘI
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM A
Chắc bạn từng bẫy chuột và nhìn thấy chú chuột mắc bẫy? Tiến trình phạm tội của con người có khi cũng giống như … một chú chuột mắc bẫy!
Nhìn thấy mồi có vẻ ngon, thơm lừng, khiến thần kinh ăn uống của chú chuột trỗi dậy. Phản ứng đầu tiên của nó là vội nép vào một góc để quan sát. Nhưng chú chuột khờ dại chỉ thấy miếng mồi, không hề biết đó là cái bẫy.
Sau khi quan sát, thấy không có tiếng động nào hay bất kỳ bóng dáng một ai, chú rón rén đến gần sát chiếc bẫy. Vẫn một tư thế hết sức nhẹ nhàng và đầy cảnh giác, chú chuột trườn mình lên chiếc bẫy, và… “rầm”, một tiếng vang khô khốc đã nuốt lấy thân con chuột gọn gàng. Chỉ vì một miếng mồi, con chuột đã nộp mình cho cái chết...
Cũng vậy, có lẽ không phải ngay một lúc, ta có thể phạm tội một cách dễ dàng. Nhưng có cả một tiến trình để từ đó dẫn ta nộp mình cho tội.
Nếu chuột bắt đầu bằng sự thu hút của ánh mắt, rồi thèm khát ăn cho bằng được miếng mồi, dẫn tới sập bẫy, tiến trình phạm tội của con người cũng khởi đi từ mắt thấy, tai nghe đến sự ghi nhận và thu hút của trí khôn.
Nếu không dập tắt ngay cái khởi sự này, nó có thể trở thành cám dỗ kích thích óc tò mò, kích thích lòng ao ước phạm tội của bản thân.
Đến đây, tình trạng yếu đuối của con người bắt đầu trở nên nguy hiểm. Nếu không biết dừng, chính tình trạng kích thích ấy dễ đẩy ta rơi vào dịp tội.
Tiến trình của sự cám dỗ phạm tội đã đến lúc thực sự nguy hiểm. Nhưng dù sao, vẫn còn có thể chữa trị nếu ta biết trấn áp nó bằng ơn Chúa qua sự cầu nguyện, bằng nỗ lực tự chủ của bản thân.
Tuy vậy, biết bao nhiêu lần, biết bao nhiêu người, kể cả bản thân bạn và tôi đã không ít lần để cho mình bị “sập bẫy”, đã ngã nhào, đã phạm tội thật.
Vươn lên khó hơn đi xuống, nên thánh khó hơn phạm tội, cộng thêm vào đó là tình trạng hướng chiều về sự dữ của ta, nặng hơn, đó là sự thả nổi của tâm hồn không cần cố gắng, không cần vươn lên, càng làm chúng ta dễ bị tội lỗi thống trị và vùi dập mình. Để xảy ra như thế thì thật là bi đát.
Bài học về sa ngã của nguyên tổ còn đó như bằng chứng hùng hồn về sự yếu đuối trước những cám dỗ xem ra ngon ngọt của tội lỗi, đã đánh gục con người cách thê thảm.
Hấp lực của tội là hấp lực lớn vô cùng, làm choáng ngợp lý trí, khiến con người hoa mắt đến nỗi như không còn thấy gì, chỉ thấy hấp lực của tội.
Hấp lực ấy chính là cơn cám dỗ quay về với chính mình, sống cho riêng mình, gần như là sự tôn thờ chính bản thân.
Trường hợp tổ tông là bằng chứng cho thấy hấp lực mạnh mẽ của tội. Bà Evà chưa bao giờ sờ tới trái cây, chỉ mới nhìn ngắm, lại vẽ ra trong tưởng tượng, rồi sau đó dám khẳng định: “Trái cây ăn thì ngon và thèm ăn để được thông minh” (bài đọc I).
Bà Evà và cả ông Ađam đã tự nộp mình cho chước cám dỗ, đã chết thật, chết cả sự sống tâm linh, điều mà không thụ tạo nào được hưởng, chỉ có con người là thụ tạo duy nhất được Thiên Chúa thông ban mà thôi.
Chỉ với một cơn cám dỗ hướng về bản thân, nguyên tổ đã phạm tội. Nhìn lại ba cơn cám dỗ của Chúa Giêsu, ta cũng sẽ thấy có cùng nội dung như đã từng cám dỗ tổ tông:
Cám dỗ về sự ích kỷ, sống cho riêng mình, quay quắt trên chính bản thân, dù cho đó là dùng quyền năng Cha ban để biến đá thành bánh ăn; hay nhảy từ nóc cao đền thờ như một thách đố đối với Thiên Chúa; hoặc mua lấy quyền lực và vinh quang, sự giàu sang, dù cho phải tôn thờ ma quỷ, tất cả đều chỉ nhắm một mục đích là lo cho chính đời sống thân xác của mình.
Chúa Giêsu chiến thắng cám dỗ. Cùng một nội dung cám dỗ, nhưng cách hành xử của Chúa Giêsu lại đối nghịch hoàn toàn với Ađam, Evà.
Chúa Giêsu cứng rắn và dứt khoát đối với tội:
- Ađam, Evà đã không chiến đấu, nhưng ngay từ đầu đã xuôi theo tội. Chúa Giêsu vững lòng tin vào Thiên Chúa để vượt lên trên những cám dỗ.
- Ađam, Evà thay vì tin Chúa, đã nghi ngờ tình yêu của Chúa khi chấp nhận lời dụ dỗ của kẻ cám dỗ: “Thiên Chúa biết rằng ngày nào các ngươi ăn trái ấy, mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ biết thiện ác như thần thánh”. Chúa Giêsu dựa vào Lời Chúa để chiến thắng cám dỗ.
- Ađam, Evà do sự nghi ngờ, đã bất tuân Lời Thiên Chúa ngỏ với mình.
Cám dỗ là “người bạn” không mời nhưng cứ bám sát lấy ta dai dẳng.
Cám dỗ đã nhiều lần đánh gục ta, làm cho bản tính yếu hèn của thân kiếp con người vốn đã yếu hèn, càng dễ đổ vỡ, càng yếu đuối hơn.
Nhưng dù đã sa ngã, đó là tình trạng nguy hiểm vô cùng lớn, vẫn chưa là nguy hiểm nhất. Nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất là khi biết mình phạm tội nhưng vẫn ở lỳ trong tội.
Ngay từ đầu mùa Chay, Hội Thánh dạy con cái mình lướt thắng cám dỗ - qua hai bài học từ hai câu chuyện cám dỗ quay về với bản thân của Ađam, Evà và cơn cám dỗ cũng cùng một nội dung của Chúa Giêsu - để chúng ta biết hướng tới anh chị em, sống tình yêu thương, lòng bác ái nhằm vượt lên trên con người ích kỷ của ta.
Sống được như thế, cùng với việc trung thành giữ Lời Chúa và cầu nguyện, chúng ta sẽ dễ chiến thắng khi bị cám dỗ, và cứng rắn hơn để không chiều theo dịp tội.
Đồng ý rằng, cuộc đời có quá nhiều cám dỗ lôi kéo. Nếu chúng ta đã đủ ý chí để quyết tâm không phạm tội, và đã chiến thắng tội lỗi, đó là điều tốt.
Nhưng giả như vì yếu đuối, bạn và tôi đã không được như Chúa Giêsu. Ngược lại, nhiều lần mình đã gục ngã, đã sa chước cám dỗ, thì giờ đây, trong tâm tình thống hối của mùa Chay, hãy vùng đứng dậy, hãy vững ý chí, hãy tập trung nghị lực, cùng với sự cầu nguyện, xin ơn Chúa giúp, hy vọng ta sẽ vững tâm trở về với Chúa.
Hãy xây dựng cho tâm hồn một quyết tâm sống mùa Chay của năm nay theo gương Chúa Giêsu, đó là bằng mọi cách hãy chiến thắng cám dỗ.
Biết mình yếu đuối, chúng ta đừng đùa giởn với tội. Trong lãnh vực ngăn ngừa tội, đừng để óc tò mò thống trị, đừng dẫn nộp chính mình đi vào dịp tội.
Chúng ta đừng bao giờ dùng lời lẽ đại loại thế này để nguỵ biện, tự bào chữa: đâu có sao, nhằm nhò gì, đâu có ai biết, thực ra điều đó chẳng thiệt hại ai, chẳng có gì sai trái…
Thay vì có những lời lẽ biện minh như thế, chúng ta hãy khiêm nhường hơn, hãy biết chấp nhận sự thật về sự yếu đuối, nhỏ bé của bản thân.
Những lần rơi vào cám dỗ, ngay khi cám dỗ chỉ mới manh nha trong tư tưởng, chúng ta hãy dừng lại ngay và bắt đầu bằng một lời cầu nguyện nào đó, chẳng hạn “Lạy Chúa, xin cứu con. Lạy Chúa xin thương xót con…”.
Tất cả những việc làm nhằm cảnh giác với tội, không phải là việc một ngày, một buổi, nhưng là việc làm thường xuyên liên tục. Sự cảnh giác ấy chỉ hoàn tất cùng sự hoàn tất của cuộc đời làm người mà thôi.
Chúng ta hãy vui lên, hãy hy vọng vì có Chúa luôn trợ lực bằng chính ơn của Ngài. Chỉ cần lòng chúng ta ý thức, biết nỗ lực và thực tâm xa lánh tội là đã có thể đủ mạnh để vươn lên đến cùng Thiên Chúa.
Cuộc sống tâm linh cũng liên tục thay đổi. Thay đổi nội tâm đến hoặc là do ảnh hưởng ngoại cảnh, hoặc là do Lời Chúa tác động. Thay đổi do Lời Chúa tác động là thay đổi tốt. Một khi Kitô hữu đặt trong tâm cuộc sống qua thực hành Lời Chúa, đời sống Kitô hữu đó thiên về Thiên Chúa, thuộc về Chúa. Tâm linh người đó nhận ánh sáng từ Đức Kitô. Dù không ai cảm nhận được ánh sáng rực rỡ này, nhưng cá nhân Kitô hữu đó cảm thấy tâm hồn họ bình an, con tim họ thanh thản trong cuộc sống. Niềm vui từ trong tâm phát ra. Loại kinh nghiệm an vui, thanh thản này chính là điều tông đồ Đức Kitô cảm nghiệm khi các ngài trên núi thánh với Đức Kitô. Các ngài diễn tả cảm xúc an lạc đó với Đức Kitô,
'Thưa Thầy, chúng con rất vui được ở lại đây' Mt 17,4.
Các ông vui mừng đến độ muốn ở lại luôn trên núi thánh, và nếu được chấp thuận các ông tình nguyện lập lều trại. Đức Kitô cho biết các ông cần phải trở lại cuộc sống trần thế. 'Nơi rất vui, đầy hoan lạn này' chắc chắn thuộc về các ông, nhưng không phải bây giờ, bởi sứ mạng cứu độ nhân loại của Đức Kitô chưa hoàn tất.
Chúng ta nhớ lại lần Đức Kitô chịu cám dỗ. Hai trong ba cơn cám dỗ, ma qủy cố tình tạo nghi ngờ về nguồn gốc Đức Kitô bằng cách gây rối, hoang mang, chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Đức Kitô đã không chối bỏ, trái lại Ngài còn dùng Kinh Thánh nói rõ về Chúa Cha. Không để ma quỉ lừa gạt, Đức Kitô từ chối, không mặc khải cho ma quỉ biết nguồn gốc Ngài. Lần này, trên núi thánh, Đức Kitô tỏ cho môn đệ Ngài biết gốc tích Ngài.
'Dung nhan Ngài chói sáng như mặt trời, và y phục Ngài trắng hơn tuyết' Mt 17,3.
Đây là lần đầu trong đời môn đệ Đức Kitô được chiêm ngưỡng vinh quang sáng chói nơi Đức Kitô. Chính sự sáng chói lọi này mặc khải nguồn gốc Đức Kitô. Nguồn gốc này được nói rõ do tiếng từ trời cao vang dội. Mắt các môn đệ không thể nhìn được vẻ huy hoàng, rực rỡ nơi Chúa Cha, nhưng các ông được phép nghe lời khuyên dậy,
'Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người, các ngươi hãy nghe Lời Ngài' Mt 17,6.
Riêng câu này cho biết ba tư tưởng rõ ràng. Thứ nhất, Đức Kitô không phải là người con bình thường mà là Người Con được đặc biệt sủng ái. Trong quá khứ Chúa đặt điều Giao Ước với dân Chúa qua tổ phụ Môisen và Elia. Ngày nay Chúa đặt điều Giao Ước với dân Chúa qua chính Con Một Chí Thánh là Đức Giêsu Kitô. Dân riêng Chúa bao gồm những ai chân thành đón nhận Đức Kitô và tuyên xưng Ngài là Chúa của họ. Lần đầu tiên lãnh đạo của hai lời Giao Ước, cũ và mới, diện kiến, gặp nhau trên núi thánh.
Thứ hai, lời kêu gọi, 'Lắng nghe Lời Ngài' cho biết sứ mạng cứu độ của Đức Kitô là chăm sóc và ban ơn cứu độ cho dân Chúa. Thứ ba, câu 'Ta hài lòng về Người' cho biết Chúa Cha luôn ở cùng Đức Kitô. Đức Kitô mang đầy đủ quyền phép Thiên Chúa. Thực ra chính Chúa Cha sinh hoạt qua Đức Kitô.
Các tông đồ chen vào cuộc đàm thoại đang diễn ra giữa Đức Kitô và Môisen cho biết các ông nghe mà không hiểu ngôn ngữ thiên quốc. Chúng ta cũng không biết cuộc đàm thoại bàn về vấn đề gì. Tuy nhiên nhìn vào việc làm của Đức Kitô chúng ta có thể đoán biết cuộc đàm thoại đó liên quan đến chương trình cức độ của Đấng Cứu Thế.
Đức Kitô cứu nhân loại theo cách riêng của Chúa Cha. Ngài dẫn dân Chúa chọn đi vào miền 'Đất Mới' ngày nay được hiểu như là 'Trong Nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở' Gn 14,2.
dân Chúa chọn không có giới hạn. Bất cứ ai thành tâm đón nhận Đức Kitô và tuyên xưng Ngài là Chúa của họ đều thuộc về dân Chúa chọn. Trở thành thành viên của nước Thiên Chúa qua bí tích rửa tội. Đức Kitô hiểu ngôn ngữ thiên quốc bởi Ngài vừa là Chúa, vừa là người như chúng ta. Môn đệ Đức Kitô cũng như Kitô hữu chưa hiểu được ngôn ngữ thiên quốc, mà còn phải chờ cho đến khi hoàn tất cuộc hành trình dương thế.
Nghe tiếng vang vọng từ trời cao, các tông đồ khiếp sợ, cúi gầm mặt xuống đất. Đức Kitô chạm vào các ông phán dậy 'Chỗi dậy, đừng sợ' và dẫn các ông xuống núi. Trên đường đi xuống, Đức Kitô dặn các ông,
'Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy' Mt 17,9.
Lời phán bảo cuối này cho biết các ông không nên loan báo điều các ông chưa thấu hiểu. Các ông được phép chia sẻ thị kiến này, sau khi chứng kiến 'Con Người từ cõi chết chỗi dậy'.
TiengChuong.org
Changes
Whether we like it or not our physical body continues to change; because it is a natural part of living. We can't stop it, but persistence in diet and daily exercise would have some effect in changing. For children, change is needed because it is the process of growing; for adults, it is the process of maturing. We can see changes from the outer, not the inner. Our spiritual life also changes daily, and we don't recognize it because it is invisible for naked eye. When we take Jesus' teaching seriously, the change pulls us closer to God. When our life enjoins God, our spiritual life would reflect the brightness of God. It may be hidden from our eyes, but our hearts have peace, and minds at ease. The apostles had this kind of experience up in the mountain, and they joyfully expressed this state of blessed,
'It is wonderful for us to be here' Mt 17,4.
The apostles expressed their desire to stay in that moment forever. They were happy and volunteered to make tents to stay. Jesus asked them to return to the mission field. The 'wonderful place' is theirs, but not now, because Jesus' saving mission on earth has not yet been completed.
We recall the temptation of Jesus. In two out of three temptations, the devil tried to make Jesus doubt the existence of God. Jesus refused to reveal who He was. He now showed His true identity to His chosen apostles. He was transfigured,
'His face shone like the sun and his clothes became as white as the light' Mt 17,3.
This was the first time the apostles had experienced Jesus' majestic brightness. This brightness alone would reveal the true Jesus' identity. The apostles then heard the voice from the cloud which revealed their physical eyes could not perceive. The voice confirmed Jesus' true identity.
'This is my Son, the Beloved; he enjoys my favour. Listen to him' Mt 17,6.
Jesus is not simply an ordinary God's Son, but He is the Beloved Son. In the past, God made the Covenant with the chosen people through Moses and Elijah; today God made the New Covenant with God's chosen people through God's only Son; Jesus who is the New Covenant. The chosen people are those who confess Jesus is their Lord and God. The leaders of the New and the Old Covenant meet face-to-face for the first time.
The calling 'listen to him' implied that Jesus' mission is to care for God's chosen people, and the Father's favour rests on Him, which implies the Father would never leave Him alone in his mission. Jesus has the full divine authority status. The Father himself acts through Jesus.
The apostles seem to fail in understanding the heavenly language; they interrupted the conversation between Jesus and Moses. We don't know what the conversations were about, but through the work of Jesus, we believed they were talking about Jesus' mission. He had his own way of carrying out God's plan to save mankind. He led the people to the 'New Promised Land' which is now known as 'My Father's House'.
His chosen race has a universal implication that includes those who listen to his voice and act on them. Jesus understands the heavenly language because He is both divine and human.
Hearing God's voice, the apostles fell on their faces, overcome with fear. This implies we, humans, are not yet able to hear God's voice from on high; but must wait until we finish this earthly journey.
The calling to listen to Jesus means we hear the divine voice through the human voice of Jesus. Listening to Jesus means listening to the Father. Jesus touched the apostles and told them 'Do not be afraid', and led them down from the mountain. Jesus told them to
'say nothing about the vision until the Son of Man has risen from the dead' Mt 17,9.
This final instruction means to say nothing until they fully understand. This full understanding comes not before, but after
'The Son of Man has risen from the dead'.
Nhân vật quan trọng cuối cùng mà Ngoại trưởng Vladimir Makei gặp gỡ trước khi đột tử là Đức Tổng Giám Mục Ante Jozic, Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus. Cơ quan thông tin chính thức của Belarus cho biết Ngoại trưởng Vladimir Makei đã gặp Sứ thần Tòa Thánh, vào ngày 25 tháng 11, tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh. Vài tiếng đồng hồ sau đó, Ngoại trưởng Makei qua đời.
Nhà lãnh đạo đối lập Belarus Sviatlana Heorhiyeuna Tsikhanouskaya cho rằng chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Makei tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh là điều kỳ quặc. Theo thông lệ ngoại giao, ông ta sẽ triệu tập Đức Tổng Giám Mục Ante Jozic đến Bộ Ngoại Giao, chứ không tự mình lái xe đến Tòa Sứ Thần. Cô cũng đề cập rằng sau cái chết của Ngoại trưởng Makei, Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã từng mô tả nguyên nhân của cuộc xâm lược này là do “NATO sủa trước cửa nhà của Nga,” đã có một sự thay đổi thái độ đáng kể đối với cuộc chiến tại Ukraine.
Thành ra, vị Ngoại trưởng xấu số Vladimir Makei đã nói gì với Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Tòa Thánh trước khi bất đắc kỳ tử, đã là tiêu đề cho những đồn đoán trên khắp thế giới.
Với đường lối ngoại giao thận trọng và kín đáo của Tòa Thánh, có lẽ, muôn đời chúng ta sẽ không bao giờ biết chuyện gì đã xảy ra. Tuy nhiên, những tiết lộ của Ngoại trưởng Phần Lan có thể cho phép chúng ta hình dung ra được một phần, chỉ một phần.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Belarusian Foreign Minister Expressed Russia Fears Before Death”, nghĩa là “Trước khi chết, Ngoại trưởng Belarus bày tỏ nỗi sợ hãi người Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân. Tuy nhiên, xin mở ngoặc để nói ngay rằng không giống như phần lớn các nhà ngoại giao khác trên thế giới, Ngoại trưởng Vladimir Makei, không phải là một thư sinh yếu đuối. Ông ta từng là sĩ quan quân đội Liên Xô, sau đó chuyển sang quân đội Belarus khi Liên Xô tan rã, và đã giải ngũ với cấp bậc Đại Tá.
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết, Vladimir Makei, cựu ngoại trưởng Belarus, đã bày tỏ lo ngại rằng Nga sẽ sáp nhập Belarus trước khi ông đột ngột qua đời vào tháng 11 năm 2022.
Makei, người đã giữ chức vụ của mình từ năm 2012, đã “đột ngột” qua đời ở tuổi 64 tại Minsk, hãng thông tấn nhà nước Belta của Belarus đưa tin vào ngày 26 tháng 11. Cho đến nay, không có nguyên nhân nào giải thích cho cái chết được đưa ra.
Haavisto đã trả lời phỏng vấn với tờ báo Phần Lan Iltalehti xuất bản hôm thứ Tư.Ông nói rằng ông đã nói chuyện với Makei sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập bốn vùng của Ukraine một cách bất hợp pháp vào ngày 30 tháng 9 năm 2022— đó là các vùng Donetsk và Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Haavisto nói: “Ông ấy rất lo lắng về việc liệu Belarus có trở thành khu vực thứ năm hay không.
Đáp lại, Ngoại trưởng Haavisto nói với Makei rằng quan điểm của Makei gây kinh ngạc sâu sắc cho ông, bởi vì, đối với những người bên ngoài, có vẻ như Belarus ủng hộ Nga “bằng mọi giá”.
Trong khi Belarus, một đồng minh trung thành của Điện Cẩm Linh, không trực tiếp tham gia cuộc xung đột Ukraine, quân đội Nga đã được phép tiến hành các cuộc tập trận trên lãnh thổ Belarus kể từ trước khi bắt đầu chiến tranh. Đất nước này đã được Nga sử dụng để phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Ngoại trưởng Phần Lan cho biết trong lúc nói chuyện Makei đổ mồ hôi trán và nói rằng ông ấy không bao giờ biết ai sẽ là người tiếp theo phải chết.
Tuần trước, một nhóm nhà báo quốc tế cho biết họ đã nhận được một tài liệu của tổng thống Nga từ mùa hè năm 2021. Nó đưa ra kế hoạch để Nga tiếp thu Belarus vào năm 2030.
Tài liệu dài 17 trang có tựa đề “Các mục tiêu chiến lược của Liên bang Nga tại Belarus,” nêu chi tiết cách đẩy lùi ảnh hưởng của phương Tây tại Belarus và cách làm suy giảm nền độc lập của nước này.
Theo tài liệu này, đến năm 2030, Nga phải có “quyền kiểm soát không gian thông tin” ở Belarus.
Phát biểu tại một diễn đàn song phương ở thành phố Grodno của Belarus vào ngày 6 Tháng Giêng, ông Putin phát biểu: “Áp lực chính trị và trừng phạt chưa từng có từ phương Tây tập thể đang thúc đẩy Nga và Belarus đẩy nhanh quá trình thống nhất”.
Cái chết bí ẩn của Makei xảy ra hai tháng sau khi Putin sáp nhập bất hợp pháp bốn khu vực của Ukraine.
“Vladimir Makei, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Belarus, đã đột ngột qua đời hôm nay,” Bộ Ngoại giao cho biết trong một tuyên bố vào thời điểm đó. Nó không cung cấp thêm chi tiết về hoàn cảnh xung quanh cái chết của anh ta.
Makei đã được lên kế hoạch gặp người đồng cấp Nga, Sergei Lavrov, chỉ hai ngày sau đó. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Bộ Ngoại Giao Nga “bị sốc” trước thông tin về cái chết của ông.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để xin bình luận.
Source:Newsweek
Chỉ vài giờ sau khi Bassel Habkouk, một thanh niên Công Giáo người Li Băng và là cha của hai đứa con, đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 6 tháng 2, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã tấn công nước này và Syria gần đó.
Habkouk thấy mình bị mắc kẹt bên dưới đống đổ nát của các tòa nhà đã sụp đổ trong vòng 52 giờ sau trận động đất kinh hoàng, khiến hơn 50.000 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, hàng chục nghìn người vẫn mất tích và hàng trăm nghìn người mất nhà cửa, theo hãng tin AP.
Thật kỳ diệu, Habkouk đã sống sót và gần đây anh ấy đã chia sẻ với ACI MENA, đối tác tin tức tiếng Ả Rập của CNA, những chi tiết về thử thách của anh ấy và vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong đó.
Bị mắc kẹt hơn hai ngày
Habkouk đang đi chơi với người bạn thân của mình, Elias Al-Haddad, khi trận động đất xảy ra. Hai người ngã xuống đất sau khi các mảnh vỡ rơi trúng họ.
Habkouk nhớ lại: “Elias Al-Haddad đã nói chuyện với tôi sau vụ tai nạn và nhờ tôi giúp đỡ, nhưng tôi không thể cử động để có thể giúp anh ấy. Sau khoảng sáu giờ, tôi không còn nghe thấy giọng nói của anh ấy nữa.”
Đáng buồn thay, Al-Haddad đã không qua khỏi, và hành trình sinh tồn của chính Habkouk bắt đầu.
“Tôi ở dưới đống đổ nát suốt 52 giờ, mắc kẹt trong một khối dài khoảng 2 mét và rộng 40 cm. Tiếp xúc với không khí lạnh mà không biết nó từ đâu đến, tôi không cảm thấy đói hay khát, mặc dù tôi vẫn có một ít thức ăn trong người.”
Habkouk coi khoảnh khắc khó khăn nhất dưới đống đổ nát là khi đội cấp cứu liên lạc với anh vào tối ngày thứ hai.
“Tôi tìm thấy một ống nhựa dài khoảng một mét, và dùng nó đập vào các mảnh vỡ xung quanh, báo hiệu cho lực lượng cấp cứu biết tôi đang ở đâu”, anh kể. Tuy nhiên, sau khi biết vị trí của anh, họ đã giải cứu một người đàn ông khác bên cạnh anh đang gọi ra ngoài trong đau đớn.”
Sau 5 giờ đào bới kéo dài đến 2 giờ sáng ngày hôm sau, việc giải cứu người đàn ông kia đã hoàn tất và các nhân viên cấp cứu đã rời đi. Habkouk sợ rằng họ sẽ để anh ta mắc kẹt vì anh ta không phải là công dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ 2 đến 7 giờ sáng, Habkouk, một lần nữa, một mình bám lấy ý chí của mình và bắt đầu nghĩ ra những cách khác để trốn thoát.
Chuỗi Mân Côi và Đức Trinh Nữ Maria
Habkouk đã mô tả những khoảnh khắc đầu tiên của mình dưới đống đổ nát và lời cầu nguyện ngay lập tức của anh ấy: “Khi đống đổ nát rơi xuống đầu tôi, tôi ngã xuống đất, kêu lên từ tận đáy lòng: Đức Mẹ ơi xin cứu con!”
“Tôi tiếp tục gọi Đức Trinh Nữ Maria trong 40 giây tiếp theo cho đến khi trận động đất dừng lại. Rồi tôi lần hạt từ dưới đống đổ nát. Chúa đã bảo vệ tôi và Đức Trinh Nữ Maria đã không rời bỏ tôi.”
Habkouk cho biết lời cầu nguyện đã cho anh sức mạnh để chống lại sự tuyệt vọng và củng cố niềm tin rằng anh sẽ được giải cứu.
52 giờ sau khi bị mắc kẹt, lúc 7 giờ sáng ngày 8 tháng 2, Habkouk được một đội an ninh Thổ Nhĩ Kỳ giải cứu.
Lời khấn với Đức Mẹ Mantara
Habkouk cho biết đây không phải là lần đầu tiên anh và gia đình hướng về Đức Trinh Nữ Maria.
“Từ nhỏ, tôi đã lớn lên theo truyền thống của làng tôi, Maghdouché,” anh nói. “Ở đó, tôi được dạy về tầm quan trọng của các ngày lễ Công Giáo (Giáng Sinh, Phục sinh, sinh nhật của Đức Trinh Nữ Maria, v.v.)… Tôi tin vào Chúa và tôi đã tìm kiếm sự chuyển cầu của mẹ Người, Đức Trinh Nữ Maria, trong quá trình mạng sống tôi bị đe dọa.”
“Người dân Maghdouché thường làm dấu thánh giá bất cứ khi nào họ rời khỏi làng, nói với Mẹ: Chúng con đặt niềm hy vọng vào Mẹ, Ôi Mẹ Thiên Chúa! Và rồi họ tiếp tục lên đường, tin tưởng vào Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, và cảm tạ Mẹ đã chăm sóc họ, nhất là trong những cuộc hành trình khó khăn.”
Habkouk cũng đề cập đến tình yêu của mẹ anh dành cho Chúa, Đức Maria và các thánh. Ông nói, mỗi buổi sáng, bà đến đền thờ Đức Mẹ Mantara và xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria và xin Mẹ bảo vệ các con bà.
“Khi trận động đất kinh hoàng xảy ra,” anh nói, “bà đã hứa với Đức Trinh Nữ Maria rằng nếu con trai bà trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ an toàn, bà sẽ đi chân trần từ làng đến đền thờ Đức Mẹ Mantara, và bà sẽ cùng tôi bò đến đó. Đến hang đá. Và mẹ tôi đã thực hiện lời hứa của mình sau khi tôi trở về nhà “.
Đối với Habkouk, không từ ngữ nào có thể diễn tả được niềm hạnh phúc tột độ của anh ấy khi trở lại Li Băng và sự tiếp đón nồng nhiệt của anh ấy giữa tiếng chuông nhà thờ ngân vang, tiếng cầu kinh và tiếng hò reo.”
“Niềm vui của người dân Maghdouché không thể diễn tả được, và tôi biết ơn tình yêu của tất cả những người đã dành cho gia đình tôi.”
Source:Catholic News Agency
Có phải Giám mục Georg Bätzing đang dẫn Giáo Hội Công Giáo ở Đức vào tình trạng ly giáo? Trong tình hình hiện nay, chỉ có ba khả năng cho tương lai của Giáo hội ở Đức.
Đó là chủ đích của bài Phân tích bằng tiếng Đức đăng trên tờ Neuer Anfang, bản dịch tiếng Anh của Frank Nitsche-Robinson, phổ biến trên Catholic World Report ngày 23 tháng 2 năm 2023:
Môi trường và những hậu quả có thể đoán trước được của phiên họp toàn thể Con đường Đồng nghị lần thứ năm, được tổ chức từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 3 năm 2023, sẽ dẫn đến một bước ngoặt lịch sử đối với Giáo Hội Công Giáo ở Đức. Sau đó, Giáo hội ở Đức sẽ không còn như trước nữa.
Chúng ta hãy nhớ rằng: chuyến viếng thăm ad limina [tháng 11 năm 2022] của Hội đồng Giám mục Đức tới Rome hoàn toàn phù hợp với chỉ thị của Rome ngày 21 tháng 7 năm 2022. “‘Con đường Đồng nghị' ở Đức không được phép bắt buộc các giám mục và các tín hữu chấp nhận các hình thức quản trị mới và các định hướng mới về tín lý và luân lý.” Sự chỉ trích đồng văn của hầu như mọi điểm quan trọng trong chương trình của Con đường Đồng nghị quả làm tan nát cõi lòng. Nguy cơ ly giáo cận kề đã được chỉ ra một cách rõ ràng thẳng thừng. Các giám mục Đức đã được phái trở về nhà với một yêu cầu tối hậu về một “giáo hội hiệp nhất”, trong đó họ được trình bày cách thức các đề xuất của Giáo Hội địa phương phải được đưa vào diễn trình canh tân của Giáo hội Hoàn vũ.
Ngay sau khi họ trở về từ Rome, Giám mục Bätzing và những người khác đã làm suy yếu lời “không” rõ ràng từ Rome bằng lối giải thích của riêng họ. Họ hành động như thể họ có thể đơn giản tiếp tục con đường mà họ đã đi cho đến nay. Ủy ban Trung ương của những người Công Giáo Đức (ZdK) thậm chí không hề tỏ ra sẵn sàng xem xét các mối quan tâm của Rome một cách nghiêm túc. Thay vào đó, với sự phủ nhận hoàn toàn thực tại một cách đáng kinh ngạc, họ cứ lặp đi lặp lại rằng rốt cuộc thì Rome đã không hề đưa ra tín hiệu bắt họ phải dừng lại!
Liên quan đến việc thực tế từ bỏ các các trách nhiệm mục vụ của các giám mục (tức là cốt lõi của thừa tác vụ của các ngài!) để các ủy ban mới có thẩm quyền ra quyết định, được cung cấp nhân sự với số giáo dân bằng với số các giáo phẩm, người ta đã có lúc công bố rằng “sự tự cam kết” của giám mục giúp cho việc phân phối lại quyền lực theo kế hoạch có thể phù hợp với giáo luật mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Gần đây nhất, điều này đã dẫn đến việc các Hồng Y Parolin, Ladaria và Ouellet nghiêm cấm các trò chơi đội lốt như vậy trong một bức thư gửi từ Rome ngày 16 tháng 1 năm 2022. “Dưới hình thức đặc biệt”, nghĩa là đã được Đức Phanxicô minh nhiên chấp thuận, các ngài quả quyết rằng “cả Con đường Đồng nghị, cũng như bất cứ cơ quan nào do nó thành lập, cũng như bất cứ hội đồng giám mục nào đều không có năng quyền thành lập 'Hội đồng Đồng nghị' cấp quốc gia, giáo phận hoặc giáo xứ”. Giám Mục Bätzing sau đó thậm chí còn công khai tấn công Đức Giáo Hoàng.
Thẩm quyền thần học hàng đầu về các vấn đề “học lý về Giáo hội” (ecclesiology-giáo hội học), Hồng Y Walter Kasper, 89 tuổi, đã hết sức ngỡ ngàng trước sự leo thang của cuộc tranh cãi đến nỗi vào ngày 26 tháng 1 năm 2023, ngài đã để công chúng và các linh mục đồng sự trong hàng giám mục biết: “Lý thuyết về việc tự từ bỏ, nói cho đúng sự thật, là một trò xiếc bất xứng và vốn dĩ mâu thuẫn. Việc chống lại bức thư Rome hoặc việc giải thích lại và trốn tránh nó một cách quanh co, trái ngược với tất cả những khẳng định có thiện ý, chắc chắn sẽ dẫn đến bờ vực ly giáo và do đó đẩy dân Chúa ở Đức vào một cuộc khủng hoảng thậm chí còn sâu sắc hơn”.
Có phải Georg Bätzing đang dẫn Giáo Hội Công Giáo ở Đức vào tình trạng ly giáo hay không? Với tình hình ngày nay, không còn bốn viễn cảnh cho tương lai của Giáo hội ở Đức, mà chỉ còn ba viễn cảnh, vì mối quan tâm cốt lõi của Con đường Đồng nghị — sự biến đổi Giáo hội dựa trên trưng cầu dân ý (plebiscitary) — đã thất bại, và với nó một viễn cảnh trong đó có thể quan niệm được việc Giáo hội Hoàn vũ sẽ đi theo theo khái niệm tiên phong của Đức về lâu về dài.
Tính hợp lý của ba viễn cảnh hiện có thể hình dung được cần phải được khảo sát:
Viễn cảnh 1: Con đường hòa giải
* Rome hành động dứt khoát và đòi hỏi tối hậu.
* Con đường Đồng nghị ngoảnh mặt khỏi ly giáo, vốn đang biểu lộ một cách cụ thể ở phía chân trời, vào giây phút chót.
* Bằng chính hành động thú nhận của mình, Giáo Hội Công Giáo ở Đức một lần nữa phục tùng Giáo hội Hoàn vũ.
* Các giám mục, bị mắc kẹt trong những ràng buộc mang tính hệ thống, tự giải phóng mình khỏi sự kìm kẹp quyền lực của các ủy ban. Các ngài thực thi chức vụ của mình, đặt nền tảng trên Kinh thánh và truyền thống, với đầy đủ thẩm quyền, trong việc các ngài lắng nghe dân Chúa một cách đồng nghị, và hành động như những người chăn chiên không sợ hãi.
* Các ngài bác bỏ mọi quyết định của Con đường Đồng nghị trái với tín lý chung và luật Giáo hội Phổ quát.
* Chỉ những đề xuất phù hợp với Kinh thánh và giáo huấn liên tục của Giáo hội mới được đưa vào tiến trình Thượng hội đồng hoàn cầu.
* Tất cả những người cam kết bắt đầu hành trình hòa giải.
* Giáo hội chuyển tập chú của mình: thay vì điều chỉnh lại các cơ cấu, Giáo hội sẽ hướng tới việc “hoán cải mục vụ” và tân tin mừng hóa.
Các lựa chọn có thể phù hợp với giáo luật:
Có thể làm gì để khiến Giáo hội ở Đức quay trở lại sự hiệp nhất mà Chúa đã khẩn thiết kêu gọi (Ga 17:21)?
* Đối với việc biện phân các thần khí, Rome có thể yêu cầu một lời tuyên xưng đức tin và một công thức hứa trung thành từ tất cả những người có trách nhiệm mục vụ và tín lý.
* Rome có thể bổ nhiệm một giám quản tông tòa từ bên ngoài với nhiều quyền hạn.
* Rome có thể ra lệnh tổng thanh tra (visitation) các giáo phận và các định chế và cơ sở liên giáo phận của họ và đình chỉ tất cả các tiến trình đang diễn ra.
* Rome có thể dùng đến “mô hình Chile”— cách chức tất cả các giám mục một cách hữu hiệu và ngăn cản họ thi hành thừa tác vụ của mình cho đến khi họ được Rome phục chức.
* Rome có thể phát động một con đường hòa giải kéo dài nhiều năm, được phối trí từ bên ngoài.
Tiềm năng tích cực của viễn cảnh này:
Sự tái hợp nhất một Giáo hội mà trên thực tế, đã bị chia rẽ từ lâu, có thể là bằng chứng cho thấy sinh lực của nó. So sánh với kết quả của Công đồng Trent, điều này có thể dần dần dẫn đến một sự thay đổi và một hình thức mới của Giáo hội xuất hiện từ quá trình đau đớn này.
Một Giáo hội thực sự đồng nghị và thiêng liêng, giống như người chủ nhà trong Tin Mừng, có thể lấy “từ kho tàng của mình những điều mới và cũ” (Mt 13:52). Do đó, “chủ nghĩa thực dụng buồn rầu trong đời sống hàng ngày của Giáo hội, trong đó mọi thứ dường như diễn ra bình thường, trong khi trên thực tế, đức tin đang suy tàn và thoái hóa thành một tâm hồn nhỏ nhen” (Evangelii Gaudium 83) sẽ rời xa Giáo hội, cũng như cặn bã của quy ước đè nặng trên người già và khiến người trẻ sợ hãi.
Việc dạy giáo lý ở tất cả các cấp có thể khởi đầu cho việc đào sâu đức tin nói chung, thách thức giới trẻ và thu hút những người đang tìm kiếm ý nghĩa. Nó đòi hỏi tất cả những người làm công tác mục vụ (và tất cả các tín hữu cùng với họ) cũng phải làm việc hướng tới việc hội nhập vào Nhiệm thể Chúa Kitô và đức tin của Giáo hội. Ở đâu cần có các tiến trình “môn đệ hóa” hiện sinh để giải phóng động lực mới của sự phát triển Giáo hội, thì việc chỉ “đào tạo lại” hoặc thậm chí ra lệnh cho nhân viên sẽ không có tác dụng gì.
Ở bình diện giáo phận, sự thay đổi mô hình mới có thể có nghĩa là giảm quan liêu hóa và thu nhỏ bộ máy—một sự tinh giản triệt để của Giáo hội hướng tới sứ mệnh thực sự của mình. Các tín hữu sẽ khám phá lại niềm vui của Tin Mừng và tiến tới một đời sống bí tích sâu sắc hơn. Người ta có thể hy vọng rằng ơn gọi thiêng liêng sẽ phát triển. Nó cũng có thể dẫn đến nhiều gia đình được chữa lành hơn (bởi vì nơi nào có sự hoán cải của cá nhân, môi trường sẽ thay đổi).
Chỉ trong trường hợp này, nguyên tắc đồng nghị theo Đức Thánh Cha Phanxicô mới có cơ hội có được chỗ đứng trong thế giới nói tiếng Đức. Chỉ trong bối cảnh canh tân này trực tiếp từ các nguồn đức tin, người ta mới có thể thực sự nói về một “sensus fidei fidelium” [cảm thức đức tin của các tín hữu], cũng như về một Giáo hội biết lắng nghe.
Các trở ngại của viễn cảnh này:
Các giám mục sẽ phải bảo vệ sự thay đổi triệt để họ đang thực hiện trước sự phẫn nộ của giáo dân và các phương tiện truyền thông của Giáo hội cũng như các phương tiện truyền thông thế tục, điều mà họ dường như không đủ sức để thực hiện. Hơn nữa, “bình diện quản lý trung cấp” đang nổi bật về mặt cấu trúc của các giáo dân được sử dụng trong Giáo hội, rất có thể sẽ nổi loạn.
Ủy ban Giáo dân Trung ương [ZdK] sẽ tri nhận việc hòa giải này không phải như vậy, mà như việc tước bỏ quyền lực và thất bại trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, và là sự thất bại trong ý tưởng của họ về “Con đường Đồng nghị”; họ sẽ gọi đó là việc tái phẩm trật hóa phản dân chủ. Ủy ban này sẽ lo sợ bị tước mất quỹ dự trữ (thuế nhà thờ) cũng như tính hợp pháp mà họ hiện đang cho là phải lên tiếng cho “hàng ngũ giáo dân”.
Các cuộc đối đầu công khai có thể dẫn đến sự ra đi hàng loạt của “những người Công Giáo cấu trúc”, tức là những người đã được rửa tội mà không có bất cứ cam kết đáng kể nào, những người chỉ là thành viên “trên giấy tờ”, những người chỉ muốn một Giáo Hội không gây khó chịu, phải tương thích với hệ tư tưởng của thời đại, hỗ trợ họ trong các lễ rửa tội, đám cưới và đám tang, và cực kỳ phản đối cải cách.
Những hành động thực sự dũng cảm của Giáo Hội Công Giáo và các giám mục của nó trong viễn cảnh này sẽ bị công khai giải thích lại là hèn nhát đầu hàng trước Rome. Giáo hội có thể sẽ hoàn toàn đánh mất vị thế xã hội của mình: Giáo hội có thể sẽ mất đi sự ủng hộ của nhà nước, cơ sở kinh tế, các khoa đại học và nhiều đặc quyền của mình. Nó sẽ nghèo hơn, kém thế lực hơn, ít được bảo vệ hơn, và trong những trường hợp cực đoan, sẽ phát triển thành một thiểu số tôn giáo bị bách hại.
Lượng giá:
Với tình hình hiện nay, Viễn cảnh 1 là phương án ít khả hữu nhất.
Dựa trên Tin Mừng, lựa chọn này sẽ là quá trình thích hợp. Nó sẽ cứu vãn được sự hiệp nhất, nhưng không có khả năng giành được đa số và, dựa vào sự cứng lòng, bị coi là viển vông, vì nó đòi hỏi một sự thay đổi 180 độ đối với tất cả các nhân vật chủ đạo. Hơn nữa, Rome sẽ được yêu cầu và đồng hành cùng cuộc xoay chuyển này với một quyết tâm cao nhất.
Kỳ tới: Viễn cảnh 2 và 3
Linh mục Jacques Mourad, một người nổi tiếng yểm trợ việc đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo, đã bị Isis bắt cóc vào năm 2015, nay được tấn phong làm Tổng Giám mục của Giáo phận Công Giáo Syriac ở Homs.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Cha Jacques Mourad 54 tuổi được tấn phong vào thứ Sáu (3/3/2023), trong một buổi lễ có sự tham dự đông đảo của những bạn hữu thân quen, cũng như hàng chục linh mục, giám mục và Thượng phụ của nhiều Giáo Hội Công Giáo và Chính thống trong khu vực.
Đức Tổng Giám Mục Mourad, từng là tu sĩ của Tu viện Mar Musa ở Syria trong nhiều năm trước khi bị bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo bắt cóc, ngài nổi tiếng là người hỗ trợ việc đối thoại.
Giáo phận Homs: tình huống “phức tạp”
Trong một cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Asia News, Đức Tổng Giám Mục Mourad cho hay tình hình trong giáo phận của ngài, nơi đã trải qua nhiều năm chiến tranh, bạo lực và bất ổn kinh tế, đang ở trong một tình trạng “phức tạp”.
Tuy nhiên, bất chấp khó khăn, Đức Tổng Giám Mục đã đưa ra một ý tưởng lạc quan khi nói rằng “hầu hết” các Kitô hữu trong khu vực, chủ yếu là nông dân có “mối gắn bó sâu sắc với đất đai của họ”, vẫn ở lại… Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các linh mục trong giáo phận, những người “còn trẻ và có những đóng góp lớn lao cho sứ mệnh”, ngài nói họ đã làm việc cùng nhau “với tinh thần đồng nghị”.
Cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Mourad ca ngợi “chủ nghĩa đại kết thiết thực” của khu vực, đồng thời lưu ý rằng người Công Giáo, Chính thống và Tin lành cùng nhau làm việc “một cách thật tốt đẹp”.
ĐTGM chia sẻ trong số các ưu tiên của ngài với tư cách là Tổng Giám mục là “đổi mới nền giáo dục thần học và Kinh thánh” cho các linh mục, và giúp các gia đình “sống có phẩm giá”, dù đang ở thời điểm túng nghèo “không thể tưởng nổi”.
Đối thoại Kitô giáo-Hồi giáo
Trước khi được truyền chức Giám mục, Đức Tổng Giám Mục Mourad đã nhiều năm là tu sĩ của Tu viện Mar Musa ở Syria, cùng làm việc trong một tổ chức do một Linh mục Dòng Tên người Ý Paolo dall’Oglio thành lập nhằm chuyên sâu việc đối thoại giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo. Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News vào năm 2019, Đức Tổng Giám Mục đã chia sẻ sâu sa về sự cống hiến này trong việc đối thoại.
Ngài nói: "Tin tưởng vào đối thoại là một nguyên tắc. Nó không bị ràng buộc bởi thái độ của người khác. Hơn nữa, chúng tôi, những người theo Kitô giáo Syria đã sống bên cạnh những người Hồi giáo trong hơn 1400 năm. Chúng tôi có một lịch sử chung sống lâu dài với họ".
“Đằng sau chủ nghĩa khủng bố hiện nay,” Đức Tổng Giám Mục tiếp tục, “xây dựng một mạng lưới chính trị xóa tan đi mọi điều độc ác. Đó không phải là một mạng lưới được truyền cảm hứng trực tiếp từ Hồi giáo, mà là một dự án chính trị… Là người Kitô hữu, chúng ta phải chấm dứt lối suy nghĩ được tuyên truyền rằng mọi người Hồi giáo đều là kẻ khủng bố.”
Phát biểu với Asia News, Đức Cha Mourad nói rằng, với tư cách là Tổng Giám mục, ngài sẽ xử dụng kinh nghiệm đối thoại liên tôn để hoạch định các công việc trong giáo phận.
Ngài nói, vai trò của ngài là vun góp những hạt giống mà ngài đã gieo khi còn là một tu sĩ tại Mar Musa, những hạt giống của “sự cởi mở, hiếu khách và cầu nguyện”.
Trong bài giảng đầu tiên của mình cho Mùa Chay 2023, diễn ra hôm Thứ Sáu 3 tháng Ba tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, vị giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, đã tập trung vào “sự mới mẻ của Thần Khí” và nhu cầu đổi mới và hoán cải liên tục, cả cá nhân cũng như toàn thể Giáo Hội.
Ngài nói, vấn đề không phải là sự mới lạ tự nó, mà là cách chúng ta đối phó với nó. “Mọi sự mới lạ và mọi sự thay đổi đều là một ngã rẽ; nó có thể đi theo hai con đường đối nghịch nhau: con đường của thế gian hoặc con đường của Thiên Chúa; hoặc là con đường của cái chết hoặc con đường của sự sống.”
Đức Hồng Y Cantalamessa tiếp tục nói rằng trong Giáo Hội, “chúng ta luôn có một phương thế không thể sai lầm để đi trên con đường sự sống và ánh sáng: đó là Chúa Thánh Thần”. Ngài giải thích rằng loạt bài giảng trong Mùa Chay năm nay nhằm “khuyến khích chúng ta đặt Chúa Thánh Thần ở trung tâm của toàn bộ đời sống Giáo Hội,” và đặc biệt là trong công việc của Thượng Hội đồng đang diễn ra.
Trong bài giảng đầu tiên của mình, Đức Hồng Y đã tìm đến những bài học được dạy bởi cộng đồng Kitô giáo sơ khai.Trong những ngày đầu tiên, Giáo Hội được Chúa Thánh Thần dẫn dắt, được Ngài hướng dẫn trong các vấn đề lớn nhỏ.
Phương pháp hướng về Chúa Thánh Thần này để đưa ra các quyết định của Giáo Hội – như Giáo Hội đã làm đối với vấn đề chấp nhận dân ngoại vào Giáo Hội – cũng có thể được thấy trong các nỗ lực của Công đồng Vatican II nhằm đổi mới giáo huấn của Giáo Hội về chính mình, và đặc biệt là vai trò của giáo dân.
Nó cũng giúp chúng ta thấy rằng các vấn đề trong Giáo Hội không chỉ được giải quyết bằng các Thượng Hội Đồng hoặc các sắc lệnh, mà còn bằng việc tiếp nhận những giáo huấn đó.
Sau đó, Đức Hồng Y Cantalamessa đã nhắc lại vai trò của Thánh Phêrô trong việc làm trung gian giữa các mối quan tâm cạnh tranh nhau trong Giáo Hội sơ khai, một vai trò ngày nay vẫn được các Giáo hoàng với tư cách là những người kế vị Thánh Phêrô tiếp tục.
Kết thúc bài giảng của mình, Vị giảng thuyết của Phủ Giáo hoàng nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng nhân từ, đối xử tốt với người khác, đồng thời nghiêm khắc với chính mình. Như một biện pháp khắc phục sự phân cực và chia rẽ trong Giáo Hội, ngài đề xuất cố gắng xem xét các vấn đề từ quan điểm của người khác.
Thay vì phán xét người khác bằng sự kết án, Đức Hồng Y Cantalamessa nói, “vấn đề không phải là loại bỏ sự phán xét khỏi trái tim của chúng ta, mà là loại bỏ chất độc khỏi sự phán xét của chúng ta.”
Ngài nói: “Sức mạnh của tình yêu Kitô giáo nằm ở chỗ nó có khả năng thay đổi sự phán xét từ một hành động không yêu thương, biến nó thành một hành động yêu thương,” nhờ vào ân sủng của Chúa Thánh Thần.
Đức Hồng Y Cantalamessa kết thúc bài giảng của mình với Kinh Hòa Bình “Hãy biến con thành khí cụ bình an của Chúa,” đôi khi được cho là của Thánh Phanxicô thành Assisi.
Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn bài giảng của Đức Hồng Y sang Việt Ngữ.
“IPSA NOVITAS INNOVANDA EST” Canh tân sự mới mẻ
Lịch sử Giáo Hội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã để lại cho chúng ta một bài học cay đắng mà chúng ta không được quên để không lặp lại lỗi lầm đã gây ra. Tôi muốn nói về sự chậm trễ (thực sự là sự phủ nhận) trong việc ghi nhận những thay đổi đã diễn ra trong xã hội, và về cuộc khủng hoảng của Chủ nghĩa Hiện đại là hậu quả của nó.
Bất cứ ai đã nghiên cứu về thời kỳ đó, dù chỉ một cách hời hợt, đều biết những thiệt hại mà sự phủ nhận đó gây ra cho cả bên này và bên kia, nghĩa là cho cả Giáo Hội và những người được gọi là “những người theo chủ nghĩa hiện đại”. Một mặt, việc thiếu đối thoại đã đẩy một số người theo chủ nghĩa hiện đại nổi tiếng nhất vào những quan điểm cực đoan hơn bao giờ hết và cuối cùng rõ ràng là dị giáo; mặt khác, nó tước đi nguồn năng lượng to lớn của Giáo Hội, gây ra những vết rách và đau khổ vô tận trong Giáo Hội, khiến Giáo Hội ngày càng thu mình lại và khiến Giáo Hội lạc nhịp với thời đại.
Công đồng Vatican II là một sáng kiến mang tính tiên tri để bù đắp thời gian đã mất. Công Đồng đã mang lại một sự canh tân mà chắc chắn không phải là trường hợp để minh họa lại ở đây. Hơn cả nội dung của Công Đồng, tại thời điểm này, chúng ta quan tâm đến phương pháp mà Công Đồng đã khởi xướng, đó là đi xuyên qua lịch sử, bên cạnh nhân loại, cố gắng phân định các dấu chỉ của thời đại.
Lịch sử và đời sống của Giáo Hội không dừng lại ở Công đồng Vatican II. Khốn cho những ai đã làm điều mà một số người đã cố gắng làm với Công Đồng Trentô, nghĩa là xem đó là một lằn ranh đã hoàn thành và một mục tiêu cố định. Nếu cuộc sống của Giáo Hội dừng lại, tình hình sẽ xảy ra giống như một dòng sông chạm đến một rào cản: nó chắc chắn sẽ biến thành một vũng lầy hoặc một đầm lầy.
Hồi thế kỷ thứ ba, Origen đã viết: “Đừng nghĩ rằng chỉ cần đổi mới một lần là đủ; chúng ta cần canh tân cả sự mới lạ” – Ipsa novitas innovanda est. Trước ngài, tân tiến sĩ của Giáo Hội, Thánh Irênê đã viết: chân lý được mặc khải “giống như thứ rượu quý chứa trong một cái bình quý giá. Nhờ công việc của Chúa Thánh Thần, nó luôn trẻ hóa và cũng làm cho bình chứa nó trẻ lại.” “Cái bình” chứa đựng chân lý mạc khải là truyền thống sống động của Giáo Hội. “Rượu quý” trước hết là Kinh thánh, nhưng Kinh thánh được đọc trong Giáo Hội, đó là định nghĩa đúng đắn nhất của Truyền thống. Về bản chất, Thần Khí là sự mới lạ. Thánh Tông Đồ khuyến khích những người đã được rửa tội phục vụ Thiên Chúa “theo sự mới mẻ của Thần Khí chứ không theo sự cũ kỹ của văn tự” (Rm 7:6).
Xã hội không những không dừng lại vào thời Công đồng Vatican II, mà còn trải qua một sự tăng tốc chóng mặt. Những thay đổi trước đây mất một hoặc hai thế kỷ, giờ đây mất một thập kỷ. Nhu cầu đổi mới liên tục này không gì khác hơn là nhu cầu hoán cải liên tục, được mở rộng từ cá nhân tín hữu cho đến toàn thể Giáo Hội trong thành phần nhân bản và lịch sử của mình. Ecclesia semper reformanda - Giáo Hội phải luôn canh tân. Do đó, vấn đề thực sự không nằm ở tính mới mẻ; nhưng đúng hơn là trong cách chúng ta đối phó với sự mới mẻ. Hãy để tôi giải thích. Mọi sự mới lạ và mọi sự thay đổi đều là một ngã rẽ; nó có thể đi theo hai con đường trái ngược nhau: con đường của thế gian hoặc con đường của Thiên Chúa: con đường của sự chết hoặc con đường của sự sống. Giáo huấn của 12 Tông đồ, hay Didache, được viết khi ít nhất một trong số mười hai Tông đồ vẫn còn sống, đã minh họa hai cách này.
Bây giờ chúng ta có một phương tiện không thể sai lầm để đi trên con đường sự sống và ánh sáng mọi lúc: đó là Chúa Thánh Thần. Đó là điều chắc chắn mà Chúa Giêsu đã trao cho các Tông Đồ trước khi từ giã các ông: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14:16). Và một lần nữa: “Thần Khí sự thật sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn.” (Ga 16:13). Chúa Thánh Thần sẽ không làm tất cả cùng một lúc, hoặc một lần và mãi mãi, nhưng khi có tình huống phát sinh. Trước khi dứt khoát từ giã họ, vào lúc về trời, Đấng Phục Sinh đã trấn an các môn đệ về sự trợ giúp của Đấng Bảo Trợ: “Anh em sẽ nhận được,” Người nói, “sức mạnh từ Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ ngự xuống trên anh em, và anh em sẽ là nhân chứng của Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả miền Giuđêa và Samari, và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:8).
Mục đích của năm bài giảng Mùa Chay mà chúng ta bắt đầu hôm nay, rất đơn giản, chính là điều này: khuyến khích chúng ta đặt Chúa Thánh Thần ở trung tâm của toàn bộ đời sống Giáo Hội, và đặc biệt, vào thời điểm này, ở trung tâm. của các công trình đồng nghị. Nói cách khác, hãy đón nhận lời mời khẩn thiết mà Đấng Phục Sinh ngỏ lời trong Sách Khải Huyền với từng Giáo Hội trong số bảy Giáo Hội của Tiểu Á: “Ai có tai, hãy nghe điều Thần Khí phán cùng các Giáo Hội” (Kh 2:7 ).
Đó là cách duy nhất mà bản thân tôi không được phép hoàn toàn xa lạ với cam kết liên tục đối với thượng hội đồng. Trong một trong những bài giảng đầu tiên của tôi trước Phủ Giáo hoàng, cách đây 43 năm, tôi đã nói trước mặt Thánh Gioan Phaolô II: “Suốt cuộc đời tôi, tôi tiếp tục làm công việc khiêm tốn mà tôi đã làm khi còn nhỏ.” Và tôi đã giải thích tại sao. Ông bà ngoại tôi canh tác trên một vùng đất đồi núi rộng lớn với tư cách là người lĩnh canh. Vào tháng 6 hoặc tháng 7, có vụ thu hoạch, tất cả đều được thực hiện bằng tay, với lưỡi liềm, còng lưng dưới nắng. Đó là một công việc rất khó khăn! Tôi và mấy đứa em họ phụ trách việc liên tục mang nước cho thợ gặt uống. Tôi nói đó là điều tôi đã làm trong suốt phần đời còn lại của mình. Thợ gặt đã thay đổi, giờ đây họ là những người thợ trong vườn nho của Chúa, và nguồn nước đã khác, giờ đây là Lời Chúa. Thành thật mà nói, một công việc của tôi ít mệt mỏi hơn nhiều so với công việc của những người lao động ngoài đồng, nhưng tôi hy vọng cũng hữu ích và cần thiết ở một mức độ nào đó.
Trong bài giảng đầu tiên này, tôi sẽ giới hạn bản thân mình trong việc thu thập bài học đến với chúng ta từ Giáo Hội sơ khai. Nói cách khác, tôi muốn trình bày cách Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn các Tông Đồ và cộng đồng Kitô hữu thực hiện những bước đầu tiên trong lịch sử. Khi những lời của Chúa Giêsu được đề cập ở trên về sự trợ giúp của Đấng Bảo Trợ được Thánh Sử Gioan ghi lại, Giáo Hội đã có kinh nghiệm thực tế về những lời này, và các nhà chú giải cho chúng ta biết chính kinh nghiệm này đã được phản ánh trong lời của vị thánh sử.
Sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta thấy một Giáo Hội từng bước “được Thánh Thần hướng dẫn”. Sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần dành cho Giáo Hội được thực hiện không chỉ trong các quyết định lớn mà còn trong các vấn đề nhỏ. Phaolô và Timôthêô muốn rao giảng Phúc Âm ở A-si-a, nhưng “Chúa Thánh Thần ngăn cản các ngài;” các ngài chuẩn bị tiến về Bithynia, nhưng có lời chép rằng “Thánh Linh của Chúa Giêsu không cho phép họ” (Công vụ 16:6). Từ những điều sau đó, chúng ta hiểu lý do của sự hướng dẫn cấp bách này: Chúa Thánh Thần đã thúc đẩy Giáo Hội sơ khai rời bỏ Á Châu và hướng về một lục địa mới, Âu Châu (x. Cv 16:9). Trong các lựa chọn của mình, Thánh Phaolô tự xác định mình, là “tù nhân của Thánh Linh” (Cv 20:22).
Con đường của Giáo Hội non trẻ không phải là con đường thẳng tắp và bằng phẳng. Cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên liên quan đến việc thu nhận dân ngoại vào Giáo Hội. Không cần phải nhắc nhớ lại tiến trình của nó. Chúng ta chỉ quan tâm đến việc ghi nhớ cách giải quyết khủng hoảng. Thánh Phêrô đến gặp Conêliô và những người dân ngoại — chính Thánh Linh truyền lệnh cho ngài (xem Cv 10:19; 11:12). Và quyết định của các Tông Đồ ở Giêrusalem chào đón những người ngoại giáo vào cộng đồng mà không buộc họ phải cắt bì và tuân thủ tất cả luật pháp Môise, được thúc đẩy và truyền đạt như thế nào? Nó được giải quyết bằng những lời mở đầu phi thường đó: “Chúa Thánh Thần và chúng ta thấy điều đó tốt đẹp…” (15:28).
Vấn đề không phải là tạo ra khảo cổ học của Giáo Hội, mà là đưa ra ánh sáng, luôn luôn mới mẻ, khuôn mẫu của mọi quyết định của Giáo Hội. Trên thực tế, không cần nhiều nỗ lực để thấy sự tương đồng giữa việc mở cửa lúc bấy giờ được thực hiện đối với dân ngoại, và việc mở cửa ngày nay áp đặt cho giáo dân, và đặc biệt là đối với phụ nữ. Do đó, điều đáng nhắc lại là động lực đã thúc đẩy Thánh Phêrô vượt qua sự bối rối của mình và làm phép rửa cho Conêliô cùng gia đình ông. Chúng ta đọc thấy trong sách Tông đồ Công vụ:
Ông Phêrô còn đang nói những điều đó, thì Thánh Thần đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa. Những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phêrô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống trên cả các dân ngoại nữa, bởi họ nghe những người này nói các thứ tiếng và tán dương Thiên Chúa. Bấy giờ ông Phêrô nói rằng: “Những người này đã nhận được Thánh Thần cũng như chúng ta, thì ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ? (Cv 10:44-47)
Được kêu gọi để biện minh cho hành vi của mình ở Giêrusalem, Thánh Phêrô kể lại những gì đã xảy ra trong nhà của Conêliô và kết luận bằng cách nói:
Tôi nhớ lại lời Chúa đã nói: “Ông Gioan làm phép rửa bằng nước nhưng anh em sẽ được rửa bằng Thánh Thần”. Vậy nếu Thiên Chúa ban cho họ ân sủng giống như Ngài đã ban cho chúng ta khi chúng ta tin nhận Chúa Giêsu Kitô, thì tôi là ai mà có thể cản trở Thiên Chúa?
Nếu chúng ta nhìn kỹ, thì đó chính là động lực đã thúc đẩy các Nghị phụ của Công đồng Vatican II xác định lại vai trò của giáo dân trong Giáo Hội, cụ thể là học thuyết về các đặc sủng. Chúng ta biết rõ văn bản, nhưng việc nhớ lại nó luôn hữu ích:
Không phải chỉ nhờ các bí tích và các thừa tác vụ của Giáo Hội mà Chúa Thánh Thần thánh hóa, dẫn dắt dân Chúa và làm phong phú dân Chúa bằng các nhân đức, nhưng còn “phân phát các ân huệ của Người cho mọi người tuỳ ý Người” (1Cr 12:11)., Ngài phân phát những ân sủng đặc biệt giữa các tín hữu thuộc mọi cấp bậc. Bằng những hồng ân này, Ngài làm cho họ thích hợp và sẵn sàng đảm nhận các nhiệm vụ và chức vụ khác nhau góp phần vào việc đổi mới và xây dựng Giáo Hội, theo lời của Thánh Tông đồ: “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung” ( 1Cr 12:7). Những đặc sủng này, dù nổi bật hơn hay đơn giản hơn và phổ biến rộng rãi hơn, đều phải được đón nhận với lòng tạ ơn và an ủi vì chúng hoàn toàn phù hợp và hữu ích cho các nhu cầu của Giáo Hội (LG, 12).
Chúng ta đang đối mặt với việc tái khám phá bản chất của Giáo Hội không chỉ có phẩm trật mà còn có đặc sủng. Thánh Gioan Phaolô II, trong Tông Thư Novo millennio ineunte – Khởi đầu ngàn năm mới (số 45) đã làm cho điều đó trở nên rõ ràng hơn bằng cách định nghĩa Giáo Hội như một phẩm trật và như một sự hiệp thông (koinonia). Thoạt đọc, tông hiến gần đây về việc cải cách Giáo triều Praedicate Evangelium (ngoài tất cả các khía cạnh pháp lý và kỹ thuật mà tôi hoàn toàn không biết gì) đã cho tôi ấn tượng về một bước tiến theo cùng một hướng: nghĩa là, trong việc áp dụng nguyên tắc được Công đồng phê chuẩn cho một khu vực cụ thể của Giáo Hội, đó là việc cai quản Giáo Hội với sự tham gia nhiều hơn của giáo dân và phụ nữ.
Nhưng bây giờ chúng ta phải tiến thêm một bước nữa. Tấm gương của Giáo Hội tông truyền soi sáng cho chúng ta không chỉ về các nguyên tắc linh hứng, nghĩa là về lý thuyết, mà còn về thực hành của Giáo Hội. Tấm gương ấy cho chúng ta biết rằng không phải mọi thứ đều được giải quyết bằng các quyết định được đưa ra trong một công đồng hoặc bằng một sắc lệnh. Cần phải biến những quyết định này thành thực tế, thành điều gọi là “sự tiếp nhận” các tín lý. Và để làm được điều này, chúng ta cần thời gian, sự kiên nhẫn, đối thoại, lòng khoan dung; thậm chí đôi khi thỏa hiệp. Khi được thực hiện trong Chúa Thánh Thần, sự thỏa hiệp không phải là nhượng bộ hay giảm giá trị chân lý, mà là bác ái và tuân theo hoàn cảnh. Thiên Chúa đã kiên nhẫn và bao dung biết bao sau khi ban Mười Điều Răn cho dân Người! Ngài đã chờ đợi bao lâu - và vẫn vậy - để được chúng ta tiếp nhận!
Xuyên suốt câu chuyện vừa đề cập, rõ ràng Thánh Phêrô xuất hiện với tư cách là người hòa giải giữa Thánh Giacôbê và Thánh Phaolô mới cải đạo, tức là giữa mối quan tâm về tính liên tục và tính mới mẻ. Trong buổi hòa giải này, chúng ta chứng kiến một sự việc có thể giúp ích cho chúng ta cho đến tận ngày nay. Sự việc là của Phaolô, người ở Antiôkia đã khiển trách Phêrô là đạo đức giả vì đã tránh ngồi cùng bàn với những người ngoại đạo cải đạo. Hãy nghe những gì đã xảy ra từ chính giọng nói của ngài:
Nhưng khi ông Kêpha đến Antiôkia, tôi đã cự lại ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách. Thật vậy, ông thường dùng bữa với những người gốc dân ngoại trước khi có những người của ông Giacôbê đến; nhưng khi những người này đến, ông lại tránh né và tự tách ra, vì sợ những người được cắt bì. (Gal 2:11-12).
Những người bảo thủ thời đó đã trách móc Thánh Phêrô vì đã đi quá xa khi tìm đến người ngoại đạo Conêliô; Phaolô trách ông đã không đi đủ xa. Thánh Phaolô là vị thánh mà tôi yêu quý nhất, là người tôi ngưỡng mộ và yêu mến nhất. Nhưng trong trường hợp này, tôi tin chắc rằng Thánh Phaolô đã để bản thân bị lôi cuốn (và đó không phải là lần duy nhất!) bởi tính cách bốc lửa của mình. Tại Antiôkia, chính Thánh Phêrô mới đúng chứ không phải ông. Thánh Phêrô không hề phạm tội đạo đức giả. Bằng chứng là vào một dịp khác, chính Phaolô đã làm y như Thánh Phêrô đã làm ở Antiôkia. Tại Lystra, ông đã yêu cầu người bạn đồng hành của mình là Timôthêô chịu phép cắt bì “vì,” theo trình thuật, ông “nể nang những người Do Thái ở các vùng đó” (Cv 16:3), nghĩa là, để không gây tai tiếng cho bất kỳ ai. Với dân thành Côrintô, Thánh Phaolô viết rằng ngài đã trở thành “người Do Thái với người Do Thái, để chinh phục người Do Thái” (1 Cor 9:20) và trong Thư gửi tín hữu Rôma, ngài khuyên nên gặp gỡ những người chưa đạt được tự do mà những người khác được hưởng, để không biến nước Thiên Chúa thành “chuyện của ăn của uống” (Rm 14:1ff).
Vai trò trung gian mà Thánh Phêrô thực hiện giữa các lựa chọn tương phản của Giacôbê và Phaolô vẫn tiếp tục nơi những người kế vị ngài. Một điều tốt cho Giáo Hội là chắc chắn không có sự đồng nhất nơi mỗi người trong số họ, nhưng theo đặc sủng riêng của mỗi người mà Chúa Thánh Thần (và các cộng sự viên dưới quyền của Ngài) đã coi là cần thiết nhất vào một thời điểm nhất định của lịch sử Giáo Hội.
Đối mặt với các sự kiện và thực tế chính trị, xã hội và Giáo Hội, chúng ta thường có khuynh hướng ngay lập tức xếp hàng về một phía và coi phe đối lập là ma quỷ, để mong muốn chiến thắng cho sự lựa chọn của chúng ta đối với lựa chọn của đối phương. (Nếu chiến tranh nổ ra, mọi người đều cầu nguyện cùng một Thiên Chúa ban cho quân đội của họ chiến thắng và tiêu diệt quân của đối phương – là điều mà ngay cả đối với Thiên Chúa cũng không thể đạt được!). Tôi không nói rằng không được có những ưa thích: trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, thần học, v.v., cũng không nói rằng có thể không có những ưa thích. Nhưng chúng ta đừng bao giờ mong đợi Thiên Chúa đứng về phía chúng ta chống lại đối phương. Chúng ta cũng không nên yêu cầu điều này từ những người cai trị chúng ta. Nó giống như yêu cầu một người cha chọn giữa hai đứa con; như thể nói với người cha rằng: “Hãy chọn: hoặc tôi hoặc đối phương của tôi; hãy thể hiện rõ ràng ông đứng về phía ai! Thiên Chúa ở với mọi người và do đó Ngài không thể chống lại bất cứ ai! Ngài là cha của tất cả.
Hành động của Thánh Phêrô ở Antiôkia - giống như hành động của Phaolô ở Lystra - không phải là đạo đức giả, mà là sự thích nghi với các tình huống, nghĩa là lựa chọn điều gì là phù hợp, trong một tình huống nhất định, ủng hộ lợi ích lớn hơn của sự hiệp thông. Về điểm này, tôi muốn tiếp tục và kết thúc bài suy niệm đầu tiên này, cũng bởi vì điều này cho phép chúng ta chuyển từ những gì liên quan đến Giáo Hội hoàn vũ sang những gì liên quan đến Giáo Hội địa phương, thực sự là cộng đồng hoặc gia đình của chúng ta, và đời sống thiêng liêng của mỗi người của chúng ta (tôi nghĩ đó là điều mà người ta mong đợi từ việc suy niệm Mùa Chay!).
Có một đặc quyền của Thiên Chúa trong Kinh thánh mà các Giáo phụ thích nhấn mạnh: synkatabasis, nghĩa là sự hạ mình. Đối với Thánh Gioan Kim khẩu, đó là một loại chìa khóa để hiểu toàn bộ Kinh thánh. Trong Tân Ước, đặc quyền tương tự này của Thiên Chúa được diễn tả bằng thuật ngữ nhân từ (chrestotes). Thiên Chúa hoá thành nhục thể để hạ cố đến với chúng ta được coi là biểu hiện tối cao của lòng nhân từ của Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã tỏ lòng nhân từ và tình yêu thương của Ngài đối với loài người” (Tít 3:4).
Lòng nhân từ là một cái gì đó khác hơn là lòng tốt đơn thuần; đó là tốt cho người khác. Thiên Chúa tốt lành trong chính Ngài và nhân từ với chúng ta. Lòng nhân từ là một trong những hoa trái của Thần Khí (Gal 5:22) và là thành phần thiết yếu của đức ái (1 Cr 13:4). Lòng nhân từ chiếm một vị trí trung tâm trong tính cách của người Tông Đồ. Chẳng hạn, chúng ta đọc trong Thư gửi tín hữu thành Côlôxê:
Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau (Cl 3:12-13)
Năm nay chúng ta kỷ niệm 400 năm ngày mất của một vị thánh là mẫu mực tuyệt vời của nhân đức này trong một thời đại không kém phần nổi bật bởi những tranh cãi gay gắt: Thánh Phanxicô Đệ Salê. Trong Giáo Hội, tất cả chúng ta nên trở thành “những người Salêdiêng”, theo nghĩa này: hạ mình hơn, tử tế hơn và khoan dung hơn, bớt bám víu vào những điều chắc chắn của cá nhân mình, nhận thức được bao nhiêu lần chúng ta đã phải thừa nhận trong lòng rằng chúng ta đã sai về một người, hoặc một tình huống, và bao nhiêu lần chúng ta cũng phải thích nghi với các tình huống. Cảm ơn Chúa., trong các mối quan hệ Giáo Hội của chúng ta, không có – và không bao giờ nên có – khuynh hướng xúc phạm và phỉ báng đối phương, là điều dễ nhận thấy trong một số cuộc tranh luận chính trị và gây ra rất nhiều thiệt hại cho sự chung sống dân sự hòa bình.
Đúng là có một người mà tôi không thể nào khoan nhượng đối với người đó, nhưng người đó chính là bản thân tôi. Về bản chất, chúng ta có khuynh hướng không khoan nhượng với người khác và khoan dung với chính mình, trong khi chúng ta nên bắt đầu làm điều ngược lại: nghiêm khắc với bản thân và nhịn nhục với người khác. Thực hiện một cách nghiêm túc, chỉ riêng nghị quyết này thôi cũng đủ để thánh hóa Mùa Chay của chúng ta. Nó sẽ miễn cho chúng ta khỏi bất kỳ hình thức ăn chay nào khác và sẽ giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn và thanh thản hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống Giáo Hội.
Một bài tập hữu ích trong lĩnh vực này là hãy trung thực, trước tòa án của trái tim anh chị em, với người mà anh chị em không đồng ý. Khi tôi nhận thấy rằng tôi đang buộc tội ai đó bên trong tâm hồn mình, tôi phải cẩn thận để không đứng về phía mình ngay lập tức. Tôi phải ngừng nhắc đi nhắc lại lý do của mình như nhai kẹo cao su, nhưng thay vào đó, hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu động cơ của họ và họ có thể nói gì để đáp lại tôi.
Bài tập này không được thực hiện chỉ đối với một người duy nhất, mà còn cả với luồng tư tưởng mà tôi không đồng ý và với giải pháp do luồng tư tưởng đó đề xuất cho một vấn đề nhất định đang được thảo luận (tại Thượng Hội đồng hoặc vào những thời điểm khác). Thánh Thomas Aquinas cho chúng ta một ví dụ: ngài bắt đầu mỗi bài viết trong Tổng luận của mình bằng những lập luận của đối thủ, không bao giờ tầm thường hóa hoặc chế nhạo họ, và sau đó ngài đáp lại bằng Sed contra, tức là bằng những lý do mà ngài cho là phù hợp với đức tin và đạo đức. Hãy tự hỏi chính mình trước: chúng ta có làm như vậy không?
Chúa Giêsu nói: “Anh em đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán. [...] Tại sao anh em nhìn thấy cái rác trong mắt anh em mình, trong khi anh em không nhận thấy cái xà trong mắt mình? (Mt 7:1-3). Nhưng chúng ta có thể sống mà không bao giờ phán xét không? Khả năng phán đoán là một phần trong cấu trúc tinh thần của chúng ta, nó là một món quà từ Chúa. Trong Tin Mừng Luca, mệnh lệnh của Chúa Giêsu: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em khỏi bị xét đoán” ngay sau đó – như để làm sáng tỏ ý nghĩa của những lời này – Chúa đưa ra một mệnh lệnh: “Chớ lên án thì anh em khỏi bị lên án” ( Lc 6:37). Vì vậy, vấn đề không phải là loại bỏ sự xét đoán khỏi tâm hồn của chúng ta, mà đúng hơn là loại bỏ chất độc khỏi sự xét đoán của chúng ta! Tức là lòng căm ghét, thái độ lên án, bác bỏ thẳng thừng.
Cha mẹ, bề trên, cha giải tội, thẩm phán - bất cứ ai có trách nhiệm đối với người khác - đều phải phán xét. Quả thực, đôi khi, phán đoán chính xác là kiểu phục vụ mà một người được mời gọi thực hiện trong xã hội hoặc trong Giáo Hội. Sức mạnh của tình yêu Kitô giáo nằm ở chỗ nó có khả năng thay đổi sự phán xét từ một hành động không yêu thương, biến nó thành một hành động yêu thương. Không phải bằng sức riêng của chúng ta, nhưng nhờ vào tình yêu “đã được đổ vào lòng chúng ta nhờ Chúa Thánh Thần đã được ban cho chúng ta” (Rm 5:5).
Chúng ta hãy kết thúc bằng cách biến lời cầu nguyện đẹp đẽ của Thánh Phanxicô thành Assisi thành lời cầu nguyện của riêng mình. (Có thể nó không phải của thánh nhân, nhưng nó phản ánh hoàn hảo tinh thần của ngài):
Lạy Chúa từ nhân!
Xin cho con biết mến yêu
Và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa xin hãy dùng con
Như khí cụ bình an của Chúa,
Ðể con đem yêu thưong vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục,
Ðem an hòa vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan,
Chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
Ðể con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm,
Ðem niềm vui đến chốn u sầu.
Nơi nào có ác ý, xin cho con thể hiện lòng tốt.
Nơi nào có sự khắc nghiệt, xin cho con mang đến lòng từ nhân!
Source:Cardinal Raniero Cantalamessa
Tại Sao Đến Alice Springs? - Genesis 12:1-4a
Bác, người lớn tuổi vương bệnh Alzheimer, người tôi gặp hàng tuần cho một chuyến thăm viếng mục vụ. Bác là một người phụ nữ vui, thường xuyên mở miệng cười mỗi khi thấy bóng tôi tại khung cửa.
Nhưng hôm nay, một ngày mùa đông giá rét, một ngày trời mây u ám. Nhiều người, đổi tính – trở nên ủ rũ, thậm chí – khó chịu cáu kỉnh!!!
Thấy tôi xuất hiện ở cửa, bác không chào tôi như thường lệ, nhưng hỏi với một khuôn mặt lạnh tanh: “Ông là ai? Tại sao ông lại đến phòng của tôi? Ông từ đâu đến? Ông là người Chinese phải không?”
Tôi thoạt tiên ngỡ ngàng, nhưng thật nhanh mỉm cười. Rồi tôi mở miệng trả lời câu hỏi bằng một câu đã trở thành thần chú kinh điển, “Cháu đến từ California.”
“Có thật không? Ông đâu có giống như người đến từ California.” Bác tiếp tục nói, “Vậy ông, ông đến từ California. Tại sao ông lại đến đây? Tại sao ông lại đến Alice Springs?
Tại sao tôi lại đến Alice Springs?
Một khoảnh khắc ngắn ngủi, một giây phút hoàn hảo, một thời điểm tuyệt vời để tôi suy ngẫm, suy nghĩ, suy tư về động lực đã đưa tôi đến một vùng sa mạc bát ngát của Thổ Dân Úc Châu.
Vâng, bạn, người Việt Nam, tại sao bạn lại đến California?
Vâng, bạn, người California, tại sao bạn lại đến sa mạc Trung Úc?
Bạn hỏi tôi?
Bạn hỏi Abraham, người gốc Ur xứ Chalcedon, tại sao ông ấy lại rời bỏ quê hương của mình để đến một đất nước xa lạ, Canaan, một vùng đất có nền văn hóa và ngôn ngữ khác biệt với Ur, Chalcedon. Xin bạn hãy hỏi Abraham.
Bạn hỏi Simon Peter, ngư phủ đến từ Carpernaum, tại sao ông ấy bỏ thuyền đánh cá, nghề đánh cá, vợ con, bỏ mọi thứ. Xin bạn hãy hỏi ông ấy.
Bạn hỏi Mary Magdalene, người bị bảy con quỷ nhập vào người, tại sao cô ấy rời thị trấn của mình (Magdalene) và những người thân yêu của cô ấy. Xin bạn hỏi cô ấy đi.
Bạn tự hỏi mình, người gốc Ireland, Philippines, Ấn Độ, Quần đảo Thái Bình Dương, tại sao bạn lại bỏ tất cả để đến đây, cho một cuộc sống mới ở Úc. Bạn hãy tự hỏi mình.
Abraham, ông đã bỏ tất cả để theo tiếng gọi của Thiên Chúa. Bất chấp tuổi già không con trai, và một tương lai bấp bênh chập chờn, ông ấy đã rời bỏ quê hương để đi theo tiếng gọi thiên đàng.
Simon Peter đã bỏ tất cả, bởi bị tiếng mời gọi quyến rũ của một người không bình thường, nhưng lại rất đáng yêu Jesus Nazareth. Người này đã mời ngư phủ Simon: “Hãy theo Ta. Ta sẽ khiến ngươi trở thành ngư phủ chài lưới.” Và Simon đã bỏ lại sau lưng, gia đình và thuyền đánh cá để đi theo Ngài, bất cứ nơi nào.
Mary Magdalene đã bỏ lại tất cả để đi theo Đức Giêsu, Đấng Chữa Lành thể xác và tâm hồn của cô. Bảy con quỷ nhập vào người thì không phải chuyện bình thường!
Và tôi, người đã rời California, vì một lời mời gọi, một cuộc gọi từ thiên đường thôi thúc trong tim, từ những ngày thanh xuân 16, 17 dưới mái trường số 6 Cường Để. Tôi đã rời xa mẹ và gia đình ở San Jose, California, sự nghiệp Kỹ sư làm việc cho các công ty điện ở Thung lũng Silicon, và cả những cảm xúc cá nhân, rất nhiều cảm xúc của một người đàn ông rất bình thường, chỉ để đi theo một Người thanh niên lấm lem một đời cho trần thế bớt lem lấm: Sư Phụ Giêsu của trường phái lấm lem. Đó là lý do tại sao tôi lại ở đây, Alice Springs, phố sa mạc vắng người, hiu quạnh, lạnh buốt dưới độ âm mùa đông, và nắng hạ đổi màu tóc bạc trắng mùa hè.
Và trên tất cả, trên hành trình rong ruổi đi theo Sư Phụ Giêsu, dù đôi khi bị người địa phương từ chối, nhưng tôi chưa bao giờ có ý mời gọi lửa trời thiêu đốt, như Giacôbê và Gioan đã từng toan tính. Nhưng tôi lặng lẽ ôm cây thập giá vào lòng, rồi chọn con đường khác, đi tiếp.
Trên hành trình đi theo Đức Giêsu, tôi đã trở thành một kẻ vô gia cư. Tôi không còn nơi nào để gọi là nhà. Bây giờ tôi đang ở đây, sa mạc Úc Châu, và bốn năm trước, Box Hill, Melbourne. Trong một khoảng thời gian thật ngắn nữa thôi, “Kính thưa Bác, xin thông tin với Bác, cháu sẽ về Sydney, sinh hoạt mục vụ ở đó. Mời Bác nói cho cháu biết, nhà cháu ở đâu? Thưa Bác, ‘Con cáo có hang, chim trời có ổ.’ Nhưng cháu đã trở thành kẻ vô gia cư, lang thang đầu đường xó chợ.”
Tôi dừng lại một lúc. Tôi nhìn người phụ nữ đáng yêu vướng bệnh Quên/Alzheimer. Rồi tôi nói: “Thưa Bác, cháu có mặt ở đây vì Tiếng Gọi Thiên Đàng…”
Người phụ nữ đáng yêu ở Viện Dưỡng Lão Old Timers Village của phố sa mạc vẫn nhìn tôi chăm chú, “Tuyệt! Ông nói rất hay, hay lắm!”
Tưởng thế là hết! Nhưng không, một lần nữa, Bác lại hỏi tôi, “Nhưng, ông... Ý tôi muốn hỏi là ông, ông đến từ California, vậy tại sao ông lại có mặt ở Alice Springs?”
Lần này tôi phá lên cười.
Tôi hỏi Bác ấy câu hỏi mà tôi luôn hỏi Bác ấy vào mỗi cuối lần thăm viếng mục vụ, “Thưa Bác! Bác đã sẵn sàng để rước Chúa Thánh Thể vào lòng hay chưa?”
Lần này thì Bác không hỏi gì thêm nữa. Bác chỉ cúi đầu, rồi nói ngay: “Ồ, Vâng, tôi đã sẵn sàng.”□
1. Nga cho rằng biệt kích Ukraine bắt con tin bên trong nước Nga
Một diễn biến có khả năng thay đổi tình hình cuộc chiến tại Ukraine đang diễn ra. Các phương tiện truyền thông Nga cho rằng biệt kích Ukraine đang tấn công vào bên trong nước Nga.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine 'Saboteurs' Take Hostages Inside Russia: Reports”, nghĩa là “Các báo cáo của Nga nói rằng ‘những kẻ phá hoại Ukraine’ đang bắt con tin bên trong nước Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông tiếng Nga, những kẻ phá hoại Ukraine đã xâm nhập vào khu vực Bryansk của Nga và bắt ít nhất 6 người làm con tin.
Nhóm Ukraine được cho là bao gồm tới 50 người tham gia đang giao tranh với binh lính Nga, theo hãng tin độc lập Meduza. Hãng thông tấn nhà nước Tass báo cáo đã có “người chết và bị thương” sau các cuộc đụng độ.
Thống đốc Bryansk Alexander Bogomaz nói rằng những kẻ phá hoại đã tiến vào Quận Klimovsky và bắn phá một chiếc xe ở làng Liubechane.
“Những kẻ phá hoại đã bắn vào một chiếc xe hơi đang di chuyển. Hậu quả của vụ tấn công là một người dân thiệt mạng, một đứa trẻ 10 tuổi bị thương”, Bogomaz nói, đồng thời cho biết thêm rằng đứa trẻ đang được điều trị trong bệnh viện. Ông nói rằng đã có súng cối bắn vào làng Lomakovka, mặc dù không có thương vong nào được báo cáo.
Baza và Mash là các phương tiện truyền thông thân thiện với Cẩm Linh báo cáo rằng nhóm đã bắt một số người làm con tin ở một ngôi làng cách đó khoảng 9 dặm, được gọi là Sushany, mà Bogomaz cho biết đã bị tấn công bởi một máy bay không người lái.
“Các biện pháp đang được thực hiện để tiêu diệt những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine có vũ trang đã vi phạm biên giới quốc gia,” cơ quan mật vụ Nga, gọi tắt là FSB, cho biết trong một tuyên bố gửi Tass.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói rằng Tổng thống Vladimir Putin đang nhận được thông tin cập nhật thường xuyên về tình hình ở Bryansk, đặc biệt là từ người đứng đầu cơ quan an ninh FSB Alexander Bortnikov và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Nó diễn ra khi ông Putin dự kiến tham dự cuộc họp của các thành viên thường trực của Hội đồng An ninh Nga vào thứ Năm.
Peskov mô tả các báo cáo về những kẻ phá hoại là một cuộc tấn công khủng bố. Khi được hỏi liệu nó có thay đổi tình trạng cuộc chiến ở Ukraine hay không, vốn được chính thức gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, ông nói với các phóng viên: “Tôi không biết, tôi chưa thể nói.”
Tuy nhiên, cố vấn tổng thống Ukraine Mikhailo Podolyak mô tả báo cáo là một “sự khiêu khích kinh điển được cố ý dàn dựng” và rằng Nga muốn “dọa người dân của mình để biện minh cho cuộc tấn công vào một quốc gia khác và giải thích về tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng sau một năm chiến tranh”.
“Phong trào kháng chiến ở Liên Bang Nga ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Hãy sợ những người chống đối của các ông,” anh ấy nói thêm.
Các khu vực biên giới của Nga thường xuyên báo cáo các cuộc không kích đến từ Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến tranh và Bryansk là nơi xảy ra vụ cháy kho chứa dầu vào tháng 4 năm ngoái.
Nhưng các cuộc tấn công hôm thứ Năm đánh dấu trường hợp đầu tiên được báo cáo về giao tranh trên bộ bên trong lãnh thổ Nga. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để xin bình luận.
2. Các phương tiện truyền thông Nga tường thuật về vụ tấn công ngoại ô Mạc Tư Khoa
Tối thứ Năm 2 tháng Ba, RIA Novosti, phương tiện truyền thông của nhà nước Nga, dẫn lời chính quyền địa phương nói rằng một vụ nổ đã xảy ra ở Kolomna vào tối thứ Năm, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
RIA Novosti, dẫn lời thị trưởng thành phố là ông Valery Shuvalov cho biết thành phố Kolomna cách Mạc Tư Khoa khoảng 114 km về phía đông nam, đã bị quân Ukraine tấn công bằng máy bay không người lái.
Tuy nhiên, đầu giờ ngày thứ Sáu 3 tháng Ba, thông tấn xã Tass lại cho rằng “Không có dấu hiệu của một vụ nổ” được tìm thấy ở thành phố Kolomna, như các phương tiện truyền thông nhà nước Nga cho biết trước đó.
Tass trích dẫn Bộ Năng lượng của khu vực Mạc Tư Khoa cho biết: “Việc cung cấp điện và khí đốt ở quận nội thành Kolomna đang hoạt động ở chế độ bình thường và không có sự gián đoạn nào tại các cơ sở hạ tầng năng lượng và khí đốt”.
Kolomna là một thành phố lịch sử của Mạc Tư Khoa, nằm ở ngã ba sông Moskva và sông Oka, cách thủ đô Mạc Tư Khoa 114 km về phía đông nam. Dân số: 144.600 người.
3. Tòa Bạch Ốc cho biết Mỹ sẽ công bố thêm viện trợ quân sự cho Ukraine vào ngày thứ Sáu 3 tháng Ba
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết Tòa Bạch Ốc sẽ công bố một đợt hỗ trợ quân sự khác cho Ukraine vào thứ Sáu 3 tháng Ba, cùng ngày mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ gặp Tổng thống Joe Biden.
“Mỹ sẽ có một đợt hỗ trợ khác cho Ukraine vào ngày mai. Và nó sẽ bao gồm hầu hết các loại đạn dược mà người Ukraine sẽ cần cho các hệ thống mà họ đã có, như HIMAR và trọng pháo,” Tướng John Kirby nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc.
Tướng John Kirby từ chối cung cấp con số cho thông báo hôm thứ Sáu. Ông nói thêm rằng Biden và Scholz sẽ thảo luận về “sự hỗ trợ bổ sung cho Ukraine trong tương lai.”
Thông báo này được đưa ra chỉ một tuần sau khi chính quyền Biden công bố thêm 2 tỷ đô la vào quỹ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine. Khoản tài trợ đó dành cho việc mua sắm và các hợp đồng mới về thiết bị cho Ukraine, bao gồm:
Hỏa tiễn HIMARS
Đạn pháo 155m
Nhiều loại máy bay không người lái
Thiết bị chống máy bay không người lái
Thiết bị rà phá bom mìn
Thiết bị thông tin liên lạc an toàn
Kinh phí đào tạo và duy trì
4. 'Cuộc tấn công khủng bố' ở Bryansk—Những gì chúng tôi biết khi Putin tuyên bố về vụ xâm nhập của Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Bryansk 'Terrorist Attack'—What We Know As Putin Claims Ukrainian Incursion”, nghĩa là “'Cuộc tấn công khủng bố' ở Bryansk—Những gì chúng tôi biết khi Putin tuyên bố về vụ xâm nhập của Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga cho biết hai người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của “những kẻ phá hoại” Ukraine ở vùng Bryansk hôm thứ Năm, một vụ việc mà Tổng thống Vladimir Putin gọi là “tấn công khủng bố”, nhưng Ukraine cho biết họ không tham gia.
Thống đốc Bryansk Alexander Bogomaz đã cập nhật số người chết trên kênh Telegram của mình, nói rằng tại làng Lyubechane ở quận Klimovsky, “số dân thường thiệt mạng đã tăng lên hai người. Một người đàn ông sinh năm 1966 đã chết.”
Không cung cấp bằng chứng, các nhà chức trách Nga cho biết một nhóm những kẻ phá hoại Ukraine đã đi vào Bryansk từ vùng Chernihiv của Ukraine và bắt giữ 6 con tin. Ukraine đã cáo buộc Nga dàn dựng một cuộc “khiêu khích” giả.
Các báo cáo về việc một chiếc xe buýt chở học sinh bị tấn công đã nhanh chóng bị chính một quan chức Nga dập tắt.
Người đứng đầu Bộ Giáo dục, Sergei Kravtsov, nói với các phóng viên: “Không có xe buýt đưa đón học sinh. “Rõ ràng là họ đang cố gieo rắc sự hoảng loạn. Các trường ở vùng biên giới dạy học từ xa nên không có xe buýt.”
Sau đó, những người được cho là có vũ trang thuộc Quân đoàn tình nguyện Nga, gọi tắt là RDK, được thành lập vào tháng 8 năm 2022, đã đăng một tuyên bố trực tuyến nói rằng họ đã vượt qua biên giới Nga-Ukraine để chống lại cái mà họ gọi là “chế độ Putin và Cẩm Linh đẫm máu”.
Họ nói rằng họ không bắn vào thường dân hay bắt con tin và những báo cáo như vậy là “sự dối trá của những người tuyên truyền Điện Cẩm Linh.”
“Quân tình nguyện Nga đến vùng Bryansk để cho đồng bào của họ thấy rằng có hy vọng, rằng những người Nga tự do với vũ khí trong tay có thể chiến đấu với chế độ,” một bài đăng trên Telegram từ RDK viết.
Trang tin tức điều tra của Nga iStories đưa tin họ đã nói chuyện với một trong những chiến binh RDK. Người được phỏng vấn ẩn danh nói với trang web rằng một nhóm gồm 45 chiến binh “đã tiến vào, quay phim, phục kích hai chiếc xe chiến đấu do Nga sản xuất.”
“Tôi không nhìn thấy bất kỳ đứa trẻ nào,” chiến binh nói. “Nhưng có một lính biên phòng bị thương.”
Một chiến binh RBK cho biết trong một tuyên bố video: “Các bạn, điều này đã xảy ra rồi... Chúng tôi đã vượt qua biên giới quốc gia. Chúng tôi không chiến đấu với dân thường, chúng ta không giết những người không có vũ khí. Đã đến lúc người dân Nga hiểu rằng họ không phải là nô lệ. Hãy vùng lên!”
Nhóm này nói rằng họ “đến vùng Bryansk để cho đồng bào của họ thấy rằng có hy vọng, rằng những người dân Nga tự do với vũ khí trong tay có thể chiến đấu với chế độ.”
Một số phương tiện truyền thông độc lập của Nga đã xác định một trong những người đàn ông là Denis Kapustin hay còn gọi là Nikitin, một người Nga 38 tuổi, là người đã thành lập RBK và nhãn hiệu quần áo theo chủ nghĩa dân tộc da trắng White Rex. Anh ta sinh ra ở Mạc Tư Khoa và sống ở Đức trước khi chuyển đến Ukraine vào năm 2017.
RBK đã tuyên bố là “nhóm tình nguyện của Nga là một phần của Lực lượng Vũ trang Ukraine” mặc dù điều này chưa được Kyiv xác nhận.
Cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Mykhailo Podolyak, cho biết vụ việc hôm thứ Năm là “một hành động khiêu khích cổ điển được cố ý dàn dựng” từ Nga.
Ông viết trên Twitter: “Nga muốn dọa người dân của mình để biện minh cho cuộc tấn công vào một quốc gia khác và tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng sau một năm chiến tranh. Phong trào kháng chiến ở Nga đang ngày càng mạnh mẽ và tích cực hơn. Hãy sợ những người chống đối của các ông”.
5. Quân đội Ukraine nói: Các lực lượng Nga tiếp tục tấn công Bakhmut khi Ukraine cố gắng đẩy lùi các cuộc tấn công
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu mùng 3 tháng Ba, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Nga tiếp tục đẩy mạnh cuộc tấn công của họ ở khu vực Bakhmut khi các lực lượng Ukraine cố gắng đẩy lùi các cuộc tấn công đang diễn ra ngay bên trong thành phố trọng điểm phía đông và các khu vực lân cận ở Donetsk.
Thứ trưởng Hanna Maliar thừa nhận “Họ đang tấn công bên trong thành phố Bakhmut” cho thấy sự hiện diện của Nga trong thành phố chứ không chỉ ở vùng ngoại ô. Các lực lượng Nga “đã tiến vào bên trong Bakhmut và tiếp tục các cuộc tấn công trên bộ xung quanh thành phố”.
Trong 24 giờ qua, các lực lượng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào thành phố Chasiv Yar ở vùng Donetsk, nằm cách Bakhmut chỉ 5 km về phía tây.
Cô cho biết thêm có những nỗ lực tấn công không thành công của Nga theo hướng Kupyansk và Lyman. Mối đe dọa về các cuộc tấn công hỏa tiễn tiếp theo vẫn còn cao trên khắp Ukraine.
Theo hướng Zaporizhzhia và Kherson, các lực lượng Nga tiếp tục “cố gắng tạo điều kiện cho một cuộc tấn công” và đã nã pháo vào hơn 40 khu định cư.
Cô cho biết Ukraine cũng đã đáp trả bằng 13 cuộc tấn công trong ngày qua vào các khu vực có nhân viên và thiết bị quân sự của Nga, đồng thời cho biết thêm rằng các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh đã tấn công một kho đạn dược của Nga.
6. Truyền hình Nhà nước Nga phản ứng về vụ Bryansk: 'Kích động chiến tranh hạt nhân'
Putin đã hủy bỏ chuyến viếng thăm được dự trù tới vùng Bryansk của Nga sau khi có các báo cáo của các phương tiện truyền thông Nga về một cuộc tấn công của quân Ukraine vào vùng này. Các phương tiện truyền thông Nga cho rằng phản ứng lại cuộc tấn công của quân Ukraine bằng cách hủy bỏ chuyến viếng thăm thì có vẻ yếu quá. Họ hô hào nhấn ngay nút phóng hỏa tiễn hạt nhân.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Responds to Bryansk Incident: 'Provoking Nuclear War'“, nghĩa là “Truyền hình Nhà nước Nga phản ứng về vụ Bryansk: 'Kích động chiến tranh hạt nhân'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mạc Tư Khoa đã nói rằng những kẻ phá hoại Ukraine đã dàn dựng một cuộc tấn công khủng bố vào lãnh thổ Nga, là điều mà một nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh cho rằng có thể dẫn đến một phản ứng hạt nhân.
Ukraine đã bác bỏ tuyên bố của các quan chức Nga rằng một nhóm phá hoại Ukraine đã đi vào vùng Bryansk của Nga hôm thứ Năm và bắn vào một chiếc xe hơi đang di chuyển, giết chết một người và làm bị thương một đứa trẻ 10 tuổi phải nhập viện.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mô tả vụ việc bị cáo buộc ở quận biên giới Klimovsky là một “hành động khủng bố” và nói thêm rằng “chúng ta sẽ nghiền nát chúng.”
Ngược lại, cố vấn tổng thống Ukraine Mikhailo Podolyak đã mô tả báo cáo là một “sự khiêu khích kinh điển được cố ý dàn dựng”.
Một nhóm tự nhận mình là Quân đoàn tình nguyện Nga đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công bị cáo buộc trong một bài đăng và video trên mạng xã hội. Được tạo thành từ những người Nga chiến đấu cho Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Putin, nhóm này khẳng định chỉ có người Nga tham gia vụ tấn công, không có người Ukraine nào tham gia. Nhóm này cũng cho biết không có thường dân nào bị tấn công.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để xin bình luận.
Người dẫn chương trình Russia 1 Olga Skabeyeva đưa ra giả thuyết rằng tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy đứng sau vụ việc, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả Kyiv và các đồng minh.
“Liệu Tổng thống Mỹ Biden, hoặc bất cứ ai đang kiểm soát Zelenskiy, có hiểu rằng bằng cách tổ chức những cuộc tấn công khủng bố như vậy vào lãnh thổ Nga, chính Zelenskiy trên thực tế đang khiêu khích chiến tranh hạt nhân, tôi không hề cường điệu đâu” cô ấy nói với người xem của kênh Russia 1.
Sau đó, diều hâu Olga ca ngợi những gì cô ta coi là hành động có cân nhắc của Putin và may mắn là nước Nga được lãnh đạo bởi một chính trị gia thận trọng và giàu kinh nghiệm như vậy.
Olga đã thảo luận điều đó có nghĩa là gì nếu những người được cho là xâm nhập lãnh thổ Nga từ Ukraine có đồng phục và vũ khí của NATO và liệu điều đó có bị coi là “hành động xâm lược của NATO chống lại Nga hay không?”
“Kết quả là chúng ta nên tấn công vào chính những trung tâm đó và chúng ta biết chúng ở đâu, ở Ba Lan và Vương quốc Anh, nơi những kẻ khủng bố Ukraine đang được huấn luyện ngay bây giờ,” diều hâu Olga nói, nhắc lại một chủ đề trong chương trình 60 phút kêu gọi tấn công các nước phương Tây của bà ta.
Đoạn clip được tweet bởi Francis Scarr của BBC Monitor, người đã viết rằng diều hâu Olga đã chụp dịp may này để nịnh hót Putin. Cô ta nói: “Thật tốt khi Nga được lãnh đạo bởi Putin vì một nhà lãnh đạo khác có thể đã bắn hỏa tiễn vào các nước NATO để đáp trả sự việc kỳ lạ ngày hôm nay ở Vùng Bryansk.”
Ukraine đã tăng cường các nỗ lực tấn công bên trong lãnh thổ Nga trong bối cảnh có báo cáo về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, thách thức hệ thống phòng không của Nga. Tuy nhiên, Kyiv, Mỹ và các đồng minh khác đã cảnh báo rằng Nga có ý định thực hiện các hoạt động cờ giả để tạo cớ cho sự leo thang hơn nữa.
7. G20 hỗn loạn sau khi Nga và Trung Quốc từ chối đồng thuận về Ukraine
Ấn Độ tuyên bố sẽ nỗ lực để thu hẹp những khác biệt đáng kể về cuộc chiến Ukraine giữa các đại diện phương Tây, Nga và Trung Quốc, sau khi một vòng đàm phán khác của G20 kết thúc hôm thứ Năm mà không có sự đồng thuận.
Cuộc họp kéo dài hai ngày của các bộ trưởng ngoại giao từ Nhóm 20 nền kinh tế đã tìm cách giải quyết các vấn đề toàn cầu, chẳng hạn như sự phục hồi sau đại dịch và an ninh năng lượng, những vấn đề đang tác động không cân xứng đến các quốc gia đang phát triển.
Tuy nhiên, cuộc xâm lược Ukraine của Nga, hiện đã bước sang năm thứ hai, vẫn nằm trong chương trình nghị sự.
“Chúng ta phải tiếp tục kêu gọi Nga chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân khỏi Ukraine vì hòa bình quốc tế và ổn định kinh tế”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với những Ngoại trưởng các nước khác ở New Delhi.
“Thật không may, cuộc họp này một lần nữa bị hủy hoại bởi cuộc chiến vô cớ và phi lý của Nga chống lại Ukraine,” ông nói thêm.
Sergey Lavrov, đối thủ người Nga của ông, cho biết các đại biểu phương Tây đã “biến công việc trong chương trình nghị sự G20 thành một trò hề.” Ông cũng cáo buộc phương Tây cản trở xuất khẩu nông sản của Nga.
Một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết Blinken và Lavrov đã nói chuyện trong 10 phút bên lề cuộc họp, đó là cuộc nói chuyện trực tiếp đầu tiên của họ kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu. Theo lời kể của các quan chức phương Tây, cả hai đều có mặt tại cuộc họp G20 vào mùa hè năm ngoái ở Bali, nhưng ông Lavrov đã bỏ đi.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ kêu gọi Mạc Tư Khoa đảo ngược quyết định về hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân START mới, trả tự do cho công dân Mỹ Paul Whelan bị giam giữ sai trái, đồng thời cho biết Mỹ sẽ ủng hộ Ukraine “miễn là có thể”, quan chức này cho biết.
Những bất đồng sâu sắc có nghĩa là các cuộc đàm phán kết thúc mà không có thông cáo chung, bất chấp những nỗ lực của Ấn Độ nhằm tiếp tục ngôn ngữ đã được thông qua vào tháng 11 năm ngoái tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 ở Indonesia.
Vì không đạt được sự đồng thuận, nên hội nghị các Ngoại trưởng G20 đã không có một thông cáo chung. Thay vào đó, một bản tóm tắt đã được đưa ra, trong đó viết:
“Cuộc chiến ở Ukraine đã tác động xấu hơn nữa đến nền kinh tế toàn cầu. Hầu hết các thành viên lên án mạnh mẽ cuộc chiến ở Ukraine và nhấn mạnh rằng nó đang gây ra đau khổ to lớn cho con người và làm trầm trọng thêm những yếu kém hiện có trong nền kinh tế toàn cầu.”
“Việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được. Giải pháp hòa bình cho các xung đột, nỗ lực giải quyết khủng hoảng, cũng như ngoại giao và đối thoại, là rất quan trọng. Thời đại ngày nay không phải là chiến tranh,” tài liệu cho biết, lưu ý trong một chú thích rằng hai đoạn “đã được tất cả các nước thành viên đồng ý, ngoại trừ Nga và Trung Quốc.”
Một cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 vào cuối tuần trước tại Bengaluru, miền nam Ấn Độ, đã kết thúc mà không có thông cáo chung vì những lý do tương tự.
Tại một cuộc họp báo, ông Lavrov đổ lỗi cho phương Tây về việc nhóm không đạt được sự đồng thuận. Sau khi ông gặp người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố một tuyên bố chung của hai nước này, trong đó họ phản đối “tống tiền và đe dọa”.
Subrahmanyam Jaishankar, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, cho biết G20 dù sao cũng có thể hội tụ về một số vấn đề quan trọng bất chấp “sự khác biệt”.
Jaishankar nói: “Xin đánh giá cao rằng về phần lớn các vấn đề liên quan cách riêng đến các nước phía nam bán cầu, và các nước đang phát triển, đã có sự đồng thuận đáng kể. “Có một cuộc họp tổng kết vì có những khác biệt về vấn đề Ukraine mà chúng ta không thể hòa giải giữa các bên khác nhau, những người có quan điểm khác nhau.”
Trong bài phát biểu được ghi âm trước trước cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao, Thủ tướng Narendra Modi của Ấn Độ cho biết việc quản trị toàn cầu thời hậu chiến đã thất bại trong việc ngăn chặn chiến tranh. Ông nói: “Chúng ta không nên cho phép những vấn đề mà chúng ta không thể giải quyết cùng nhau cản trở những vấn đề còn lại mà chúng ta có thể làm được.
1. Ngoại trưởng Belarus đã nói những gì với Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Tòa Thánh trước khi bất đắc kỳ tử
Nhân vật quan trọng cuối cùng mà Ngoại trưởng Vladimir Makei gặp gỡ trước khi đột tử là Đức Tổng Giám Mục Ante Jozic, Sứ thần Tòa Thánh tại Belarus. Cơ quan thông tin chính thức của Belarus cho biết Ngoại trưởng Vladimir Makei đã gặp Sứ thần Tòa Thánh, vào ngày 25 tháng 11, tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh. Vài tiếng đồng hồ sau đó, Ngoại trưởng Makei qua đời.
Nhà lãnh đạo đối lập Belarus Sviatlana Heorhiyeuna Tsikhanouskaya cho rằng chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Makei tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh là điều kỳ quặc. Theo thông lệ ngoại giao, ông ta sẽ triệu tập Đức Tổng Giám Mục Ante Jozic đến Bộ Ngoại Giao, chứ không tự mình lái xe đến Tòa Sứ Thần. Cô cũng đề cập rằng sau cái chết của Ngoại trưởng Makei, Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã từng mô tả nguyên nhân của cuộc xâm lược này là do “NATO sủa trước cửa nhà của Nga,” đã có một sự thay đổi thái độ đáng kể đối với cuộc chiến tại Ukraine.
Thành ra, vị Ngoại trưởng xấu số Vladimir Makei đã nói gì với Đức Tổng Giám Mục Sứ thần Tòa Thánh trước khi bất đắc kỳ tử, đã là tiêu đề cho những đồn đoán trên khắp thế giới.
Với đường lối ngoại giao thận trọng và kín đáo của Tòa Thánh, có lẽ, muôn đời chúng ta sẽ không bao giờ biết chuyện gì đã xảy ra. Tuy nhiên, những tiết lộ của Ngoại trưởng Phần Lan có thể cho phép chúng ta hình dung ra được một phần, chỉ một phần.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Belarusian Foreign Minister Expressed Russia Fears Before Death”, nghĩa là “Trước khi chết, Ngoại trưởng Belarus bày tỏ nỗi sợ hãi người Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân. Tuy nhiên, xin mở ngoặc để nói ngay rằng không giống như phần lớn các nhà ngoại giao khác trên thế giới, Ngoại trưởng Vladimir Makei, không phải là một thư sinh yếu đuối. Ông ta từng là sĩ quan quân đội Liên Xô, sau đó chuyển sang quân đội Belarus khi Liên Xô tan rã, và đã giải ngũ với cấp bậc Đại Tá.
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết, Vladimir Makei, cựu ngoại trưởng Belarus, đã bày tỏ lo ngại rằng Nga sẽ sáp nhập Belarus trước khi ông đột ngột qua đời vào tháng 11 năm 2022.
Makei, người đã giữ chức vụ của mình từ năm 2012, đã “đột ngột” qua đời ở tuổi 64 tại Minsk, hãng thông tấn nhà nước Belta của Belarus đưa tin vào ngày 26 tháng 11. Cho đến nay, không có nguyên nhân nào giải thích cho cái chết được đưa ra.
Haavisto đã trả lời phỏng vấn với tờ báo Phần Lan Iltalehti xuất bản hôm thứ Tư.Ông nói rằng ông đã nói chuyện với Makei sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập bốn vùng của Ukraine một cách bất hợp pháp vào ngày 30 tháng 9 năm 2022— đó là các vùng Donetsk và Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia.
Haavisto nói: “Ông ấy rất lo lắng về việc liệu Belarus có trở thành khu vực thứ năm hay không.
Đáp lại, Ngoại trưởng Haavisto nói với Makei rằng quan điểm của Makei gây kinh ngạc sâu sắc cho ông, bởi vì, đối với những người bên ngoài, có vẻ như Belarus ủng hộ Nga “bằng mọi giá”.
Trong khi Belarus, một đồng minh trung thành của Điện Cẩm Linh, không trực tiếp tham gia cuộc xung đột Ukraine, quân đội Nga đã được phép tiến hành các cuộc tập trận trên lãnh thổ Belarus kể từ trước khi bắt đầu chiến tranh. Đất nước này đã được Nga sử dụng để phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Ngoại trưởng Phần Lan cho biết trong lúc nói chuyện Makei đổ mồ hôi trán và nói rằng ông ấy không bao giờ biết ai sẽ là người tiếp theo phải chết.
Tuần trước, một nhóm nhà báo quốc tế cho biết họ đã nhận được một tài liệu của tổng thống Nga từ mùa hè năm 2021. Nó đưa ra kế hoạch để Nga tiếp thu Belarus vào năm 2030.
Tài liệu dài 17 trang có tựa đề “Các mục tiêu chiến lược của Liên bang Nga tại Belarus,” nêu chi tiết cách đẩy lùi ảnh hưởng của phương Tây tại Belarus và cách làm suy giảm nền độc lập của nước này.
Theo tài liệu này, đến năm 2030, Nga phải có “quyền kiểm soát không gian thông tin” ở Belarus.
Phát biểu tại một diễn đàn song phương ở thành phố Grodno của Belarus vào ngày 6 Tháng Giêng, ông Putin phát biểu: “Áp lực chính trị và trừng phạt chưa từng có từ phương Tây tập thể đang thúc đẩy Nga và Belarus đẩy nhanh quá trình thống nhất”.
Cái chết bí ẩn của Makei xảy ra hai tháng sau khi Putin sáp nhập bất hợp pháp bốn khu vực của Ukraine.
“Vladimir Makei, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Belarus, đã đột ngột qua đời hôm nay,” Bộ Ngoại giao cho biết trong một tuyên bố vào thời điểm đó. Nó không cung cấp thêm chi tiết về hoàn cảnh xung quanh cái chết của anh ta.
Makei đã được lên kế hoạch gặp người đồng cấp Nga, Sergei Lavrov, chỉ hai ngày sau đó. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Bộ Ngoại Giao Nga “bị sốc” trước thông tin về cái chết của ông.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để xin bình luận.
Source:Newsweek
2. Người sống sót sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: 'Chúa bảo vệ tôi và Đức Trinh Nữ Maria không rời bỏ tôi'
Chỉ vài giờ sau khi Bassel Habkouk, một thanh niên Công Giáo người Li Băng và là cha của hai đứa con, đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 6 tháng 2, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã tấn công nước này và Syria gần đó.
Habkouk thấy mình bị mắc kẹt bên dưới đống đổ nát của các tòa nhà đã sụp đổ trong vòng 52 giờ sau trận động đất kinh hoàng, khiến hơn 50.000 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, hàng chục nghìn người vẫn mất tích và hàng trăm nghìn người mất nhà cửa, theo hãng tin AP.
Thật kỳ diệu, Habkouk đã sống sót và gần đây anh ấy đã chia sẻ với ACI MENA, đối tác tin tức tiếng Ả Rập của CNA, những chi tiết về thử thách của anh ấy và vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong đó.
Bị mắc kẹt hơn hai ngày
Habkouk đang đi chơi với người bạn thân của mình, Elias Al-Haddad, khi trận động đất xảy ra. Hai người ngã xuống đất sau khi các mảnh vỡ rơi trúng họ.
Habkouk nhớ lại: “Elias Al-Haddad đã nói chuyện với tôi sau vụ tai nạn và nhờ tôi giúp đỡ, nhưng tôi không thể cử động để có thể giúp anh ấy. Sau khoảng sáu giờ, tôi không còn nghe thấy giọng nói của anh ấy nữa.”
Đáng buồn thay, Al-Haddad đã không qua khỏi, và hành trình sinh tồn của chính Habkouk bắt đầu.
“Tôi ở dưới đống đổ nát suốt 52 giờ, mắc kẹt trong một khối dài khoảng 2 mét và rộng 40 cm. Tiếp xúc với không khí lạnh mà không biết nó từ đâu đến, tôi không cảm thấy đói hay khát, mặc dù tôi vẫn có một ít thức ăn trong người.”
Habkouk coi khoảnh khắc khó khăn nhất dưới đống đổ nát là khi đội cấp cứu liên lạc với anh vào tối ngày thứ hai.
“Tôi tìm thấy một ống nhựa dài khoảng một mét, và dùng nó đập vào các mảnh vỡ xung quanh, báo hiệu cho lực lượng cấp cứu biết tôi đang ở đâu”, anh kể. Tuy nhiên, sau khi biết vị trí của anh, họ đã giải cứu một người đàn ông khác bên cạnh anh đang gọi ra ngoài trong đau đớn.”
Sau 5 giờ đào bới kéo dài đến 2 giờ sáng ngày hôm sau, việc giải cứu người đàn ông kia đã hoàn tất và các nhân viên cấp cứu đã rời đi. Habkouk sợ rằng họ sẽ để anh ta mắc kẹt vì anh ta không phải là công dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ 2 đến 7 giờ sáng, Habkouk, một lần nữa, một mình bám lấy ý chí của mình và bắt đầu nghĩ ra những cách khác để trốn thoát.
Chuỗi Mân Côi và Đức Trinh Nữ Maria
Habkouk đã mô tả những khoảnh khắc đầu tiên của mình dưới đống đổ nát và lời cầu nguyện ngay lập tức của anh ấy: “Khi đống đổ nát rơi xuống đầu tôi, tôi ngã xuống đất, kêu lên từ tận đáy lòng: Đức Mẹ ơi xin cứu con!”
“Tôi tiếp tục gọi Đức Trinh Nữ Maria trong 40 giây tiếp theo cho đến khi trận động đất dừng lại. Rồi tôi lần hạt từ dưới đống đổ nát. Chúa đã bảo vệ tôi và Đức Trinh Nữ Maria đã không rời bỏ tôi.”
Habkouk cho biết lời cầu nguyện đã cho anh sức mạnh để chống lại sự tuyệt vọng và củng cố niềm tin rằng anh sẽ được giải cứu.
52 giờ sau khi bị mắc kẹt, lúc 7 giờ sáng ngày 8 tháng 2, Habkouk được một đội an ninh Thổ Nhĩ Kỳ giải cứu.
Lời khấn với Đức Mẹ Mantara
Habkouk cho biết đây không phải là lần đầu tiên anh và gia đình hướng về Đức Trinh Nữ Maria.
“Từ nhỏ, tôi đã lớn lên theo truyền thống của làng tôi, Maghdouché,” anh nói. “Ở đó, tôi được dạy về tầm quan trọng của các ngày lễ Công Giáo (Giáng Sinh, Phục sinh, sinh nhật của Đức Trinh Nữ Maria, v.v.)… Tôi tin vào Chúa và tôi đã tìm kiếm sự chuyển cầu của mẹ Người, Đức Trinh Nữ Maria, trong quá trình mạng sống tôi bị đe dọa.”
“Người dân Maghdouché thường làm dấu thánh giá bất cứ khi nào họ rời khỏi làng, nói với Mẹ: Chúng con đặt niềm hy vọng vào Mẹ, Ôi Mẹ Thiên Chúa! Và rồi họ tiếp tục lên đường, tin tưởng vào Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, và cảm tạ Mẹ đã chăm sóc họ, nhất là trong những cuộc hành trình khó khăn.”
Habkouk cũng đề cập đến tình yêu của mẹ anh dành cho Chúa, Đức Maria và các thánh. Ông nói, mỗi buổi sáng, bà đến đền thờ Đức Mẹ Mantara và xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria và xin Mẹ bảo vệ các con bà.
“Khi trận động đất kinh hoàng xảy ra,” anh nói, “bà đã hứa với Đức Trinh Nữ Maria rằng nếu con trai bà trở về từ Thổ Nhĩ Kỳ an toàn, bà sẽ đi chân trần từ làng đến đền thờ Đức Mẹ Mantara, và bà sẽ cùng tôi bò đến đó. Đến hang đá. Và mẹ tôi đã thực hiện lời hứa của mình sau khi tôi trở về nhà “.
Đối với Habkouk, không từ ngữ nào có thể diễn tả được niềm hạnh phúc tột độ của anh ấy khi trở lại Li Băng và sự tiếp đón nồng nhiệt của anh ấy giữa tiếng chuông nhà thờ ngân vang, tiếng cầu kinh và tiếng hò reo.”
“Niềm vui của người dân Maghdouché không thể diễn tả được, và tôi biết ơn tình yêu của tất cả những người đã dành cho gia đình tôi.”
Source:Catholic News Agency
1. Phản ứng của phía Ukraine trước cáo buộc bắt giữ con tin tại thành phố Bryansk
Nga đã cáo buộc các lực lượng Ukraine tiến hành một cuộc xâm nhập vào biên giới của mình mà Điện Cẩm Linh mô tả là khủng bố. Không cung cấp bằng chứng, Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cáo buộc rằng một nhóm những kẻ phá hoại Ukraine đã đi vào khu vực Bryansk từ vùng Chernihiv của Ukraine và bắt giữ 6 con tin.
Thống đốc Bryansk Alexander Bogomaz đã cập nhật số người chết và nói rằng tại làng Lyubechane ở quận Klimovsky, “số dân thường thiệt mạng đã tăng lên hai người. Một người đàn ông sinh năm 1966 đã chết.”
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói rằng Tổng thống Vladimir Putin đang nhận được thông tin cập nhật thường xuyên về tình hình ở Bryansk, đặc biệt là từ người đứng đầu cơ quan an ninh FSB Alexander Bortnikov và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Trong cuộc họp của các thành viên thường trực của Hội đồng An ninh Nga, Putin nói rằng ông đã ra lệng “nghiền nát” những kẻ khủng bố.
Trước các cáo buộc này của phiá Nga. Mykhailo Podolyak, cố vấn chánh văn phòng tổng thống Ukraine, một lần nữa đưa ra lời phủ nhận rằng Ukraine không hề đưa quân tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào trong lãnh thổ Nga.
“Các vụ nổ tại các cơ sở quan trọng; máy bay không người lái không xác định tấn công các khu vực của Liên bang Nga; đụng độ của các băng nhóm; phe phái tấn công các khu vực đông dân cư – tất cả những điều này là hậu quả trực tiếp của việc mất kiểm soát bên trong Liên bang Nga. Và hậu quả của chiến tranh. Ukraine không tham gia vào các cuộc xung đột nội bộ ở Liên bang Nga,” ông nói.
2. Cận chiến bên trong thành phố Bakhmut
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Sáu mùng 3 tháng Ba, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Đại Tá Oleksandr Motuzianyk cho biết tình hình tại thành phố Bakhmut đang hết sức khó khăn. Giao tranh đang diễn ra ngay bên trong thành phố. Sơ khởi trong 24 giờ qua, 8 xe tăng của quân xâm lược cùng với 15 xe thiết giáp bị bắn cháy trên đường phố thành phố Bakhmut. 765 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến.
Bên cạnh đó, quân phòng thủ Ukraine còn bắn rớt một chiến đấu cơ Su 25 và 1 máy bay trực thăng Mi 24 trên bầu trời thành phố Bakhmut.
Vì lý do bảo mật các kế hoạch hành quân nên ngoài các chi tiết nêu trên, ông từ chối trả lời các câu hỏi được đặt ra.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 3 Tháng Ba, lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 151.370 quân nhân Nga. Ngoài ra, quân đội Ukraine đã phá hủy 3.405 xe tăng địch, 6.673 xe bọc thép, 2.402 hệ thống pháo, 484 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 247 hệ thống phòng không, 301 máy bay, 289 máy bay trực thăng, 2.061 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 873 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.281 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 230 đơn vị thiết bị đặc biệt.
3. Bakhmut có thể thất thủ trong bối cảnh Ukraine có thể rút lui
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Bakhmut May Fall Amid Possible Ukraine Retreat”, nghĩa là “Bakhmut có thể thất thủ trong bối cảnh Ukraine có thể rút lui.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Thành phố Bakhmut phía đông bị chiến tranh tàn phá có thể rơi vào tay lực lượng Nga, khi các quan chức Kyiv cho biết quân đội của họ đang cân nhắc rút quân khỏi thành phố đã trở thành biểu tượng của sự kháng cự của Ukraine.
Alexander Rodnyansky, cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, nói với CNN rằng quân đội Kyiv “rõ ràng sẽ cân nhắc tất cả các lựa chọn”. Ông nói: “Cho đến nay, họ đã giữ được thành phố, nhưng nếu cần, họ sẽ rút lui một cách chiến lược.”
Bakhmut là một trong những điểm giao tranh ác liệt nhất trong cuộc chiến kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu cách đây hơn một năm. Gần đây, các cuộc đụng độ ngày càng gia tăng giữa các lực lượng Nga và Ukraine xung quanh thành phố công nghiệp. Zelenskiy đã thề sẽ bảo vệ Bakhmut, nói rằng điều quan trọng là phải giữ được thành phố, nhưng không phải bằng bất cứ giá nào.
Thành phố nằm ở vùng Donetsk của Ukraine, đã trở thành một biểu tượng quan trọng của sự phản kháng. “Bakhmut giữ vững!” đã trở thành tiếng kêu xung trận toàn quốc đối với binh lính Ukraine, những người ủng hộ họ và thậm chí cả Zelenskiy.
Đối với Nga, thành phố này, nếu chiếm được, sẽ đóng vai trò là bàn đạp hướng tới mục tiêu chiếm toàn bộ vùng Donbas - một trong những mục tiêu chiến tranh đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố khi ông phát động cuộc xâm lược vào tháng 2 năm ngoái.
Một số diễn biến trong thành phố trong những ngày gần đây cho thấy nó cuối cùng có thể rơi vào tay lực lượng Nga.
Một chỉ huy người Ukraine với phù hiệu Magyar cho biết trong một video được đăng trên kênh Telegram của anh ấy rằng đơn vị của anh ấy được lệnh rời khỏi Bakhmut ngay lập tức.
“Vào đêm ngày 2 tháng 3, đơn vị Nhữn cánh chim Magyar nhận được lệnh chiến đấu lập tức rời Bakhmut đến một địa điểm mới,” anh nói.
“Đâu là lý do cho việc chuyển giao vào thời điểm quan trọng đối với Bakhmut, khi chúng ta đã trải qua 110 ngày trực chiến tại đây? Trước hết, là một quân nhân, tôi sẽ không bình luận về mệnh lệnh của bộ chỉ huy phòng thủ Bakhmut. Chúng tôi đang tuân theo một mệnh lệnh,” anh nói.
Một người lính Ukraine khác đóng quân ở Bakhmut nói với đài France 24 vào ngày 1 tháng 3 rằng anh ta nghĩ rằng “Bakhmut rất có thể sẽ thất thủ.”
Hôm thứ Sáu, Yevgeny Prigozhin, trùm Wagner, đã tham gia rất nhiều vào cuộc chiến ở Bakhmut, đã công bố một tin nhắn video cho Zelenskiy nói rằng Bakhmut đang bị bao vây. Anh ta cũng cho thấy những gì anh ta nói là các tù nhân chiến tranh hỏi Zelenskiy liệu họ có thể trở về nhà với gia đình hay không.
Sự thất thủ của Bakhmut sẽ là một bước thụt lùi đối với Ukraine. Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, nói với Newsweek vào ngày 17 tháng 2 rằng Bakhmut là “bức tường sống cho phép chuẩn bị cho quân đội của chúng ta giải phóng đất nước” —ngụ ý rằng việc bảo vệ thành công thành phố có thể đặt người Ukraine vào vị trí để phát động một cuộc phản công.
Nó cũng sẽ mang tính biểu tượng to lớn đối với Nga, vì đây sẽ là chiến thắng lớn đầu tiên trên chiến trường của Putin kể từ mùa hè năm 2022.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết hôm thứ Năm rằng trận chiến giành thành phố sắp trở nên khó khăn hơn khi điều kiện thời tiết ấm hơn bắt đầu và tạo ra điều kiện lầy lội mà tiếng Ukraine gọi là “bezdorizhzhia”, sẽ hạn chế việc di chuyển qua các vùng nông thôn.
4. Cây cầu tiếp tế quan trọng tới Bakhmut của Ukraine bị lực lượng Nga cho nổ tung chỉ sau một đêm
Một cây cầu quan trọng nối thành phố Bakhmut bị bao vây với ngôi làng Khromove gần đó, và là tuyến đường tiếp tế chính cuối cùng từ Bakhmut đến thành phố Chasiv Yar, đã bị lực lượng Nga cho nổ tung trong đêm, theo nhiều nguồn tin nói với CNN.
Một người lính ở Bakhmut và một quan chức địa phương nói với CNN rằng cây cầu đã bị Nga phá hủy và một bức ảnh xác nhận việc phá hủy đã xuất hiện trên mạng xã hội.
Theo người lính, cây cầu đã bị trúng một hỏa tiễn của Nga và để lại một miệng hố lớn, đồng thời cho biết thêm rằng anh ta tin rằng đó là một hỏa tiễn Iskander.
Theo cả hai nguồn tin, không có thêm bất kỳ con đường trải nhựa nào để Ukraine sử dụng trong hoặc ngoài Bakhmut, tuyến đường tiếp tế và di tản giờ đây sẽ buộc phải đi qua những con đường đất.
Quan chức địa phương nói với CNN rằng họ hy vọng sẽ sửa chữa cây cầu trong những ngày tới.
Một số bối cảnh: Lệnh di tản bắt buộc được áp dụng ở khu vực Donetsk và khoảng 5.000 người vẫn ở Bakhmut, theo các quan chức Ukraine.
Các lực lượng Nga đang tiến vào Bakhmut, nhưng quân đội Ukraine nói rằng họ đang giữ vững vị trí của mình trong trận chiến giành thành phố phía đông và không có kế hoạch rút lui.
5. Ukraine ra lệnh cho đơn vị máy bay không người lái rời khỏi Bakhmut
Một đơn vị trinh sát bằng máy bay không người lái của Ukraine có trụ sở tại Bakhmut đã được lệnh rời khỏi thành phố bị bao vây ở phía đông, chỉ huy của đơn vị này cho biết trong một video đăng trên Telegram hôm thứ Sáu.
“Vào lúc nửa đêm, đơn vị Madiar Birds nhận được lệnh chiến đấu lập tức rời Bakhmut đến địa điểm tác chiến mới”, Chỉ huy Robert Brovdi cho biết.
Các lực lượng Nga đã tiến vào Bakhmut trong vài ngày qua sau nhiều tháng pháo kích dữ dội và giao tranh xung quanh thành phố bị tàn phá, nằm về phía đông bắc của vùng Donetsk và là mục tiêu của Mạc Tư Khoa trong nhiều tháng qua.
“Chúng tôi đang làm theo lệnh,” Brovdi nói, đồng thời cho biết thêm rằng ông không biết tại sao đơn vị lại được chuyển đi.
6. Trùm du đảng Wagner Yevgeny Prigozhin kêu gọi tổng thống Zelenskiy rút khỏi Bakhmut đang 'bị bao vây trên thực tế'
Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga, đã kêu gọi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy ra lệnh rút quân đội Ukraine khỏi thành phố Bakhmut phía đông đang bị bao vây.
Prigozhin cho biết trong một video được công bố hôm thứ Sáu rằng Bakhmut “thực tế đang bị bao vây” bởi các chiến binh Wagner, chỉ còn một con đường duy nhất cho lực lượng Ukraine.
Prigozhin, mặc quân phục trong một video được đăng trên các kênh truyền thông xã hội của mình, cho biết:
Các đơn vị của công ty quân sự tư nhân Wagner đã gần như bao vây Bakhmut. Chỉ còn một con đường mở cho lực lượng Ukraine. Thế gọng kìm ngày càng siết chặt.
Tuyên bố của Prigozhin chưa được xác minh độc lập. Reuters đưa tin rằng đoạn video đã được định vị địa lý ở làng Paraskoviivka, cách trung tâm Bakhmut 7km về phía bắc. Prigozhin tuyên bố chiếm được Paraskoviivka vào ngày 17 tháng 2.
Đoạn video sau đó cho thấy có vẻ như ba người Ukraine bị bắt – một người đàn ông lớn tuổi và hai cậu bé – đã yêu cầu được phép về nhà. Trông họ có vẻ đang phát biểu trong trạng thái căng thẳng tột độ.
Prigozhin nói thêm:
Những người lính Ukraine đang chiến đấu, nhưng cuộc sống của họ gần Bakhmut rất ngắn - một hoặc hai ngày là cùng. Hãy cho họ một cơ hội để rời khỏi thành phố. Thành phố trên thực tế bị bao vây.
7. Ngoại trưởng Nga nói rằng thật “xấu hổ” khi “không có gì ngoại trừ Ukraine” được G20 quan tâm. Người Ấn Độ cười vào mặt ông ta.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết hôm thứ Sáu rằng “không có gì ngoại trừ Ukraine” được G20 quan tâm, và gọi đó là “một sự xấu hổ.”
“G20 được thành lập vào năm 1999 ở cấp bộ trưởng tài chính và giám đốc ngân hàng trung ương. Và sau đó vào năm 2008, nó trở thành 'hội nghị thượng đỉnh G20'. Không ai quan tâm đến bất cứ điều gì ngoại trừ tài chính và các chính sách kinh tế vĩ mô, mà G20 được hình thành vì mục đích đó,” ông Lavrov nói với khán giả của Đối thoại Raisina, một hội nghị địa chính trị thường niên ở Tân Delhi, Ấn Độ.
Trả lời câu hỏi về việc cuộc chiến Ukraine ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích năng lượng của Nga, ông Lavrov gọi cuộc xung đột là “cuộc chiến mà chúng tôi đang cố gắng ngăn chặn và được phát động để chống lại chúng tôi bằng cách sử dụng người dân Ukraine”, nhận xét này đã nhận được tràng cười lớn mỉa mai từ khán giả ở Delhi.
Một số thông tin cơ bản: Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mô tả hoạt động quân sự của mình như một phản ứng trước mối đe dọa do NATO gây ra đối với lãnh thổ của mình, tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa không có lựa chọn nào khác ngoài việc tự vệ bằng cách tấn công Ukraine.
Vài ngày sau cuộc chiến, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án hành động “xâm lược” của Nga đối với Ukraine. Trong khi đó, chính sách ngoại giao của Nga đã tích cực lôi kéo các quốc gia ở các nước đang phát triển - đặc biệt là những nước phải chịu sự cai trị của thực dân - như một biện pháp chống lại sự lên án của phương Tây.
8. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine 'tự tin' phương Tây sẽ gửi máy bay chiến đấu
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov cho biết ông “tin tưởng” rằng các nước phương Tây sẽ cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine bất chấp sự phản đối của một số đồng minh, theo một cuộc phỏng vấn đăng trên tờ Die Bild của Đức hôm thứ Sáu.
Reznikov tự tin rằng Ukraine sẽ nhận được “hai đến ba loại máy bay chiến đấu khác nhau,” ông được trích dẫn trên tờ báo, đồng thời cho biết thêm “điều này sẽ phụ thuộc vào các kỹ sư, sân bay, bảo trì và phụ tùng thay thế”.
Ông cho biết ông tin rằng sẽ có một “cái gọi là liên minh máy bay chiến đấu”, giống như việc chuyển giao xe tăng Leopard 2 từ các đồng minh phương Tây.
Reznikov tin rằng các nước phương Tây ban đầu sẽ không chấp thuận việc chuyển giao máy bay chiến đấu, tương tự như việc chuyển giao xe tăng chiến đấu Leopard 2, điều mà Đức ban đầu không đồng ý.
Các đồng minh phương Tây đã báo hiệu cho Kyiv rằng họ sẵn sàng bắt đầu huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu và hiểu rằng máy bay chiến đấu là bước tiếp theo trong việc tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine.
9. Chiến tranh Ukraine gửi thông điệp tới “những kẻ xâm lược ở khắp mọi nơi”, Blinken nói tại cuộc họp Tứ Cường
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hôm thứ Sáu trong một cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 rằng cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa vào Ukraine và sự hỗ trợ tràn ngập cho Kyiv từ các quốc gia trên khắp thế giới đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới “những kẻ gây hấn ở khắp mọi nơi”.
“Một phần lý do khiến các quốc gia bên ngoài Âu Châu cũng rất tập trung vào vấn đề này và đang nỗ lực hỗ trợ Ukraine cũng như đối phó với thách thức là vì họ biết rằng nó có thể có tác dụng ở đây,” Blinken nói tại New Delhi.
“Nếu chúng ta để yên cho Nga không bị trừng phạt vì những gì họ đang làm ở Ukraine, thì đó là một thông điệp gửi tới những kẻ có ý định gây hấn ở khắp mọi nơi rằng họ cũng có thể thoát tội”.
Các bình luận được đưa ra khi Blinken gặp gỡ những người đồng cấp của mình từ Ấn Độ, Nhật Bản và Úc - một nhóm được gọi là “Tứ Cường” hay Đối thoại An ninh Tứ giác.
Tứ Cường là một nhóm không chính thức tập trung vào an ninh bắt đầu từ đầu những năm 2000, mặc dù nhóm này đã trở nên tích cực hơn trong những năm gần đây như một phần nỗ lực chống lại tầm với và yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Blinken nói thêm rằng những thách thức mà mọi người trên khắp thế giới phải đối mặt không thể được giải quyết bởi “bất kỳ quốc gia nào hành động một mình”.
Ông nói: “Sức mạnh to lớn của Tứ Cường là chúng ta có bốn quốc gia có cùng chí hướng, thống nhất với các giá trị cơ bản của họ, thống nhất với lợi ích cơ bản của họ, mang đến những thế mạnh, kinh nghiệm khác nhau, những cách so sánh khác nhau để giải quyết những vấn đề này”.
Mặc dù không chỉ định bất kỳ “kẻ xâm lược nào”, nhưng ông đã đưa ra một số ám chỉ ẩn ý, nói rằng Tứ Cường đang nỗ lực nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải của các quốc gia – nghĩa là giám sát nhiều hơn những điều xảy ra trong vùng biển của họ – và ngăn chặn việc đánh bắt cá bất hợp pháp.
10. Trung Quốc thừa nhận có quan điểm khác về Ukraine nhưng không đưa ra lý do tại sao họ không ký tuyên bố chung G20
Trung Quốc hôm thứ Sáu thừa nhận rằng có “sự khác biệt về quan điểm đối với cuộc khủng hoảng Ukraine” giữa các thành viên G20 nhưng không giải thích lý do không ký tuyên bố chung sau cuộc họp của các ngoại trưởng nhóm ở New Delhi.
G20 là “diễn đàn chính cho hợp tác kinh tế quốc tế” chứ không phải là diễn đàn để “giải quyết các vấn đề an ninh” — như đã được thống nhất trong hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 vào tháng 10 năm 2022 tại Bali — phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết như trên trong một cuộc họp báo thường kỳ.
“Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Ukraine là nhất quán…Trung Quốc kêu gọi tất cả các thành viên G20 tập trung vào trật tự kinh doanh và đóng góp vào việc thúc đẩy phục hồi kinh tế, toàn diện và ổn định,” Mao Ninh nói.
Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar thông báo rằng cuộc họp của các ngoại trưởng G20 đã không thể đạt được sự đồng thuận để đưa ra một tuyên bố chung do các bên khác nhau có “ý kiến khác nhau” về cuộc chiến Nga-Ukraine.
Trung Quốc đã cố gắng thể hiện mình là một nhà môi giới hòa bình trung lập trong xung đột, nhưng đồng thời lại làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác “không giới hạn” với Mạc Tư Khoa.
1. Vatican mở Đại sứ quán Tòa thánh tại Oman
Vatican và Oman đã tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ. Tòa Sứ Thần Tòa Thánh sẽ được thành lập tại Muscat. Một tuyên bố chung cho biết điều này sẽ thúc đẩy “sự hiểu biết lẫn nhau và tăng cường hơn nữa tình hữu nghị và hợp tác giữa Tòa thánh và Oman”.
Quyết định này báo hiệu sự khởi đầu của mối quan hệ chặt chẽ hơn với một đại diện của Đức Giáo Hoàng chưa được chỉ định cho Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Oman.
Tòa Thánh hiện có quan hệ ngoại giao với 184 quốc gia.
Có bốn giáo xứ ở Oman với 12 linh mục. Giáo Hội địa phương là một phần của Miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập có trụ sở tại Abu Dhabi do Đức Cha Paulo Martinelli, cai quản
Miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập bao gồm Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Oman và Yemen.
Tòa Thánh hy vọng rằng với mối quan hệ chặt chẽ hơn, Giáo Hội Công Giáo thông qua các linh mục của mình có thể tiếp tục “đóng góp cho phúc lợi xã hội của vương quốc Oman”.
Động thái này là một phần trong việc mở rộng quan hệ của Tòa thánh với các quốc gia vùng Vịnh và làm sâu sắc thêm mối liên hệ với hàng triệu người Công Giáo đang sống và làm việc trong khu vực.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Abu Dhabi, chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng đến vùng Vịnh vào tháng 2 năm 2019 và đến thăm Bahrain vào năm ngoái.
Vatican cũng đã mở phái bộ ngoại giao tại Abu Dhabi vào tháng 2 năm ngoái.
Lễ khánh thành Tòa Sứ Thần Tòa Thánh diễn ra vào Ngày Quốc tế Tình huynh đệ Nhân loại để đánh dấu việc ký kết Văn kiện lịch sử về Tình huynh đệ được ký bởi Đức Thánh Cha Phanxicô và Tiến sĩ Ahmed Al Tayeb, Đại Imam của Al Azhar, tại Abu Dhabi.
Source:thenationalnews.com
2. Các linh mục Mễ Tây Cơ được khuyến cáo đừng nhận “những đồng tiền dơ bẩn”
Một giám mục Mễ Tây Cơ đã tái cảnh báo các linh mục của mình chớ có nhận những đồng tiền dơ bẩn được các khuôn mặt bất lương dâng cúng.
Đức Giám Mục José Raul Vera Lopez của giáo phận Saltillo cho biết: “Tôi muốn nhắc lại với anh em một điều đã từng được đề cập đến nhiều lần. Tiền bạc không bao giờ có thể rửa được, bởi vì càng rửa nó, anh em càng làm bẩn lương tâm mình”. Ngài cho biết như trên khi đề cập đến việc quyên góp cho các nhu cầu của các linh mục hưu dưỡng và các giáo xứ.
Ngài nói rằng các linh mục giáo xứ nên tỉnh táo để biết những gì người dân của các ngài có thể đóng góp một cách hợp lý, và do đó, phải nghi ngờ trước những quà tặng vượt ra ngoài những gì có thể được mong đợi.
Trong ánh sáng của hiện tượng lan tràn các loại tội phạm có tổ chức và việc buôn bán ma túy, Đức Giám Mục Vera Lopez nói rằng Giáo Hội không nên chấp nhận “những đồng tiền dơ bẩn”, và phải cương quyết từ chối những món quà không thể giải thích được.
Chỉ mới hơn 2 tuần trước, Giáo phận San Juan de Los Lagos ở bang Jalisco, Mễ Tây Cơ, đã để tang cho vụ bắn chết một trong những linh mục của giáo phận, Cha Juan Angulo Fonseca, vào ngày 10 tháng Hai.
Theo tờ El Financiero của Mễ Tây Cơ, vị linh mục 53 tuổi đã bị bắn từ phía sau bằng hai phát súng ngắn. Vụ giết người xảy ra ở quận Atotonilco el Alto của bang Jalisco.
Theo điều tra ban đầu, vụ án mạng rõ ràng là do tranh chấp đất đai.
“Giáo phận San Juan de los Lagos dâng lời cầu nguyện lên Chúa, Cha của Lòng thương xót, vì cái chết đau lòng của Cha Juan Angulo Fonseca,” giáo phận cho biết trong một tuyên bố ngày 11 tháng Hai.
“Xin Chúa thưởng công cho sự cống hiến cuộc đời của những nhân danh Chúa Kitô cho Giáo hội! Nhờ lòng thương xót của Chúa, cầu mong linh hồn của ngài và của tất cả các tín hữu đã ra đi, được yên nghỉ!” tuyên bố kết luận.
“Chúng ta phó thác cho Thiên Chúa và lòng thương xót vô biên của Người, để Người ban cho ngài được cử hành Bí tích Thánh Thể vĩnh cửu cùng với Đức Trinh Nữ Maria, các thiên thần và các thánh, và ngài sẽ giúp chúng ta, những người lữ hành trên trái đất này, luôn tìm kiếm những con đường hòa bình và tình huynh đệ,” Đức Tổng Giám Mục Jorge Alberto Cavazos, giám quản tông tòa của Giáo phận San Juan de los Lagos viết.
“Tôi cầu xin tất cả các linh mục dâng một tuần cửu nhật thánh lễ và cầu nguyện cho người anh em của chúng ta,” vị giám chức nói trong một tuyên bố.
Cha Angulo sinh tại thị trấn Tepatitlán de Morelos thuộc bang Jalisco vào ngày 24 Tháng Giêng năm 1970. Ngài được thụ phong linh mục ngày 2 tháng 5 năm 1998.
Vị linh mục đã làm việc từ năm 2017 tại Giáo xứ Đức Mẹ Guadalupe ở thị trấn Valle de Guadalupe.
Cha Angulo cũng phục vụ tại các giáo xứ khác như Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Thánh Giuse Thợ và Chúa Thánh Thần.
3. Các giám mục Đức bác bỏ sự chống đối của Tòa Thánh đối với cải tổ tại Đức
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Giám Mục Georg Bätzing, bác bỏ sự chống đối của Tòa Thánh đối với chương trình cải tổ của Giáo Hội Công Giáo tại Đức, qua Tiến trình Công nghị.
Giám Mục Bätzing bày tỏ lập trường trên đây, trong buổi khai mạc khóa họp mùa xuân của Hội đồng Giám mục Đức, hôm 28 tháng Hai vừa qua, tại thành phố Dresden với sự tham dự của khoảng 60 giám mục.
Sự bác bỏ này được trình bày trong một thư gửi Tòa Thánh. Giám Mục Bätzing nói là ngài không sợ một cuộc rạn nứt, tách rời Giáo Hội Công Giáo tại Đức khỏi Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Đức Cha nói: “Những ai nói về sự tách biệt thì có nhiều hy vọng điều đó sẽ xảy ra. Tôi không nói về điều đó và không ai muốn điều ấy”.
Ngày 16 tháng Giêng năm nay, Tòa Thánh thông báo cho Giáo Hội Công Giáo Đức là không chấp nhận kế hoạch của Công Giáo Đức thiết lập Hội đồng Công nghị như một cơ quan, trong đó có các thành phần giáo dân và giáo sĩ, để cai quản Giáo hội tại nước này. Trong thư trả lời, Giám Mục Bätzing nhắc lại cuộc viếng thăm Ad Limina của các giám mục Đức tại Roma và hai bên đã đồng ý tiếp tục tiếp xúc với nhau. Về phương diện này, các thư từ vẫn luôn luôn là điều khó khăn. Bätzing nói: “Chúng ta luôn sẵn sàng đi Roma và tiếp tục nói chuyện tại đó”.
Theo dự tính, Ủy ban Tiến trình Công nghị sẽ được thành lập trong tuần tới và Ủy ban này chuẩn bị việc thành lập Hội đồng Công nghị làm sao để đáp ứng giáo luật và không làm suy giảm quyền bính của giám mục trong giáo phận thuộc quyền.
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức cho biết phần lớn các thành viên trong Hội đồng này đều mong muốn Tiến trình Công nghị được thành công: “Chúng ta phải chứng tỏ dấu hiệu chúng ta đang thay đổi, chẳng vậy dân chúng không tin chúng ta nữa và lũ lượt rời bỏ Giáo hội”.