Phụng Vụ - Mục Vụ
Bước Đi Trong Sự Hiện Diện Của Thiên Chúa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
01:16 04/03/2009
Cảm nghiệm Sống # 79:
BƯỚC ĐI TRONG SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA
(Mc 1, 12-13)
Đức Giêsu được Thần Khí đẩy vào hoang địa và bị ma quỉ cám dỗ bốn mươi đêm ngày. Chúa muốn nói với tôi là cuộc đời của mỗi Tín hữu sống trong trần gian, cần phải liên tục chiến đấu với ba thù thế gian, ma quỷ và xác thịt như Chúa đã chiến thắng chúng.
1- Sau đây là những câu Kinh Thánh dùng để chiến thắng ma quỷ cám dỗ bằng cách nhìn Chúa hiện diện trong mọi hoàn cảnh:
* Ta sẽ không bỏ rơi ngươi hay để mặc ngươi đâu! Đừng sợ hãi, đừng nhát gan, vì Giavê Thiên Chúa ngươi luôn ở với ngươi. (Gs 1, 8-9)
* “Con luôn nhớ có Ngài trước mặt, được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ.” Vì thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân hoan, thân xác con cũng nghỉ ngơi an toàn. (Tv 16, 8-9)
* “Lạy Chúa, dù qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.” (Tv 23,4)
* “Đấng đã sai tôi đang ở với tôi, Ngài không để tôi cô đơn. Vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người” (Ga 8, 29)
2- Gương các thánh sống có Chúa hiện diện:
- Thánh Basil thành Maurice nói: Phương pháp hiệu quả và đơn giản để thắng chước cám dỗ và thử thách và chóng nên thánh thiện là bạn hãy: “sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa.”
- Thánh Leonard quả quyết: Muốn gặp và sống bên Chúa như trên Thiên đàng, bạn hãy bước đi trong sự hiện diện của Chúa.
- Thánh Têrêsa khuyên: Bạn sẽ trở nên thánh không ngờ, nếu trong một năm bạn bước đi trong sự hiện diên của Chúa,
-Thánh nữ Têrêsa quyết tâm không lay chuyển khi gặp khó khăn, thử thách, đau khổ…nhờ luôn sống trong sự hiện diện của Chúa.
- Thánh Ignatio nói: Mỗi lần nghe tiếng chuông đồng hồ, đều nhắc tôi nghe thấy tiếng Chúa nói và Ngài đang hiện diện trong tôi.
- ThánhAlphongsô Ligouri đã viết: “Ban hãy tĩnh tâm trong chính mình, nếu thật sự bạn thấy Chúa đang hiện diện.”
- Thánh Phanxicô thành Sale: Gọi đời sống nội tâm cuả linh hồn là: “Cung Thánh của Thiên Chúa”, ở đó không ai có thể xen vào. Đối với ông: Nôị tâm là nơi Ngài hiện diện.
- Thánh Catherina thành Sienna: Cho biết căn nhà Chúa chỉ cho bạn cần phải xây dựng là sống với Chúa liên lỉ trong mọi lúc bận rộn. Đó là căn nhà Nội Tâm, để lúc nào cũng chó Chúa hiện diện.
3- Gương các Danh nhân:
Giám mục Newman nói: Mỗi lần tôi thay đổi hay cử chỉ hay khởi sự hành động bất cứ việc gì, tôi luôn làm Dấu Thánh Giá, nhờ đó mà tôi nhận thấy Chúa đang hiện diện trong tôi và với tôi.
LM Vinard đề nghị: Lời khuyên khi gặp sự buồn phiền chán nản:
“Lạy Chúa Giêsu, con cảm thấy chán quá. Con xin dâng lên tất cả cho Chúa, xin giúp con có sức kiềm chế của Chúa.
* Nữ tu Josepha: Nói mọi chuyện cho Chúa nghe như một người bạn, khi quên vật gì, tôi Người: “Lạy Chúa, con để cái đó đâu rồi? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm”. Khi trễ giờ làm việc, tôi nói: “Lạy Chúa, mình đi đi ! Phải đi gấp hôm nay, con trễ giờ rồi !”
* Bà Su-zan-na: Người mẹ của 19 người con, trong đó có hai người làm tu sĩ Chính Thống giáo. Bà chọn một giờ đặc biệt là kéo mảnh voan che đầu xuống phủ hết cả mặt, để dễ dàng nói chuyện với Chúa trong nhà tạm bằng voan độc đáo của mình để cầu nguyện.
* Linh mục Charles de Foucauld, ngài bận qúa nhiều chuyện, cảm thấy mình trống rỗng, Khi cầu nguyện (1958-1916), Chúa đã nhắn nhủ: “Con hãy ngưng lại tất cả những gì không phải là Ta, con phải thực hiện một sa mạc cho chính con, ở đó chỉ mình con với Ta.
* Bác sĩ Maxwel Maltz: Chỉnh hình nổi tiếng viết một cuốn sách nhan đề là: Điều khiển Thân Tâm, để xây dựng một căn phòng tâm trí. Mục đích của nó là giúp giảm bớt căng thẳng, buồn phiền, đem lại tươi mát, thoải mái cho tâm hồn, để có thể đương đầu với thế giới bận rộn và đễ dàng cảm nghiệm thấy Chúa hiện diện.
* Thầy Lawrence đã nói như sau: Ở với Chúa không nhất thiết là ở luôn trong nhà thờ hay nhà nguyện: Bạn hãy xây một căn nhà cầu nguyện của bạn, trong đó bạn nghỉ ngơi và nói với Chúa.
Trên đây là những bí quyết để tôi thắng mọi cám dỗ, không chỉ để sống đạo theo mùa; nhưng là tôi quyết thực hiện từng giây từng phút. Với Lời Chúa và Thánh Thần thúc đẩy, tôi tin sẽ thành công.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định Sưu tầm
BƯỚC ĐI TRONG SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA
(Mc 1, 12-13)
Đức Giêsu được Thần Khí đẩy vào hoang địa và bị ma quỉ cám dỗ bốn mươi đêm ngày. Chúa muốn nói với tôi là cuộc đời của mỗi Tín hữu sống trong trần gian, cần phải liên tục chiến đấu với ba thù thế gian, ma quỷ và xác thịt như Chúa đã chiến thắng chúng.
1- Sau đây là những câu Kinh Thánh dùng để chiến thắng ma quỷ cám dỗ bằng cách nhìn Chúa hiện diện trong mọi hoàn cảnh:
* Ta sẽ không bỏ rơi ngươi hay để mặc ngươi đâu! Đừng sợ hãi, đừng nhát gan, vì Giavê Thiên Chúa ngươi luôn ở với ngươi. (Gs 1, 8-9)
* “Con luôn nhớ có Ngài trước mặt, được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ.” Vì thế, tâm hồn con mừng rỡ, và lòng dạ hân hoan, thân xác con cũng nghỉ ngơi an toàn. (Tv 16, 8-9)
* “Lạy Chúa, dù qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.” (Tv 23,4)
* “Đấng đã sai tôi đang ở với tôi, Ngài không để tôi cô đơn. Vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người” (Ga 8, 29)
2- Gương các thánh sống có Chúa hiện diện:
- Thánh Basil thành Maurice nói: Phương pháp hiệu quả và đơn giản để thắng chước cám dỗ và thử thách và chóng nên thánh thiện là bạn hãy: “sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa.”
- Thánh Leonard quả quyết: Muốn gặp và sống bên Chúa như trên Thiên đàng, bạn hãy bước đi trong sự hiện diện của Chúa.
- Thánh Têrêsa khuyên: Bạn sẽ trở nên thánh không ngờ, nếu trong một năm bạn bước đi trong sự hiện diên của Chúa,
-Thánh nữ Têrêsa quyết tâm không lay chuyển khi gặp khó khăn, thử thách, đau khổ…nhờ luôn sống trong sự hiện diện của Chúa.
- Thánh Ignatio nói: Mỗi lần nghe tiếng chuông đồng hồ, đều nhắc tôi nghe thấy tiếng Chúa nói và Ngài đang hiện diện trong tôi.
- ThánhAlphongsô Ligouri đã viết: “Ban hãy tĩnh tâm trong chính mình, nếu thật sự bạn thấy Chúa đang hiện diện.”
- Thánh Phanxicô thành Sale: Gọi đời sống nội tâm cuả linh hồn là: “Cung Thánh của Thiên Chúa”, ở đó không ai có thể xen vào. Đối với ông: Nôị tâm là nơi Ngài hiện diện.
- Thánh Catherina thành Sienna: Cho biết căn nhà Chúa chỉ cho bạn cần phải xây dựng là sống với Chúa liên lỉ trong mọi lúc bận rộn. Đó là căn nhà Nội Tâm, để lúc nào cũng chó Chúa hiện diện.
3- Gương các Danh nhân:
Giám mục Newman nói: Mỗi lần tôi thay đổi hay cử chỉ hay khởi sự hành động bất cứ việc gì, tôi luôn làm Dấu Thánh Giá, nhờ đó mà tôi nhận thấy Chúa đang hiện diện trong tôi và với tôi.
LM Vinard đề nghị: Lời khuyên khi gặp sự buồn phiền chán nản:
“Lạy Chúa Giêsu, con cảm thấy chán quá. Con xin dâng lên tất cả cho Chúa, xin giúp con có sức kiềm chế của Chúa.
* Nữ tu Josepha: Nói mọi chuyện cho Chúa nghe như một người bạn, khi quên vật gì, tôi Người: “Lạy Chúa, con để cái đó đâu rồi? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm”. Khi trễ giờ làm việc, tôi nói: “Lạy Chúa, mình đi đi ! Phải đi gấp hôm nay, con trễ giờ rồi !”
* Bà Su-zan-na: Người mẹ của 19 người con, trong đó có hai người làm tu sĩ Chính Thống giáo. Bà chọn một giờ đặc biệt là kéo mảnh voan che đầu xuống phủ hết cả mặt, để dễ dàng nói chuyện với Chúa trong nhà tạm bằng voan độc đáo của mình để cầu nguyện.
* Linh mục Charles de Foucauld, ngài bận qúa nhiều chuyện, cảm thấy mình trống rỗng, Khi cầu nguyện (1958-1916), Chúa đã nhắn nhủ: “Con hãy ngưng lại tất cả những gì không phải là Ta, con phải thực hiện một sa mạc cho chính con, ở đó chỉ mình con với Ta.
* Bác sĩ Maxwel Maltz: Chỉnh hình nổi tiếng viết một cuốn sách nhan đề là: Điều khiển Thân Tâm, để xây dựng một căn phòng tâm trí. Mục đích của nó là giúp giảm bớt căng thẳng, buồn phiền, đem lại tươi mát, thoải mái cho tâm hồn, để có thể đương đầu với thế giới bận rộn và đễ dàng cảm nghiệm thấy Chúa hiện diện.
* Thầy Lawrence đã nói như sau: Ở với Chúa không nhất thiết là ở luôn trong nhà thờ hay nhà nguyện: Bạn hãy xây một căn nhà cầu nguyện của bạn, trong đó bạn nghỉ ngơi và nói với Chúa.
Trên đây là những bí quyết để tôi thắng mọi cám dỗ, không chỉ để sống đạo theo mùa; nhưng là tôi quyết thực hiện từng giây từng phút. Với Lời Chúa và Thánh Thần thúc đẩy, tôi tin sẽ thành công.
Phó tế: GB Nguyễn văn Định Sưu tầm
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:13 04/03/2009
NGU ĐẦN
Mỗi khi có người hỏi đại sư về kinh nghiệm khi mới bắt đầu giác ngộ, thì hình như ông ta trầm mặc không lời, nhưng các đệ tử dùng mọi mưu kế để biết kết quả.
Họ đi nghe ngóng dò hỏi tìm tư liệu, chỉ có một lần, đứa con nhỏ của đại sư hỏi cảm tưởng khi giác ngộ, thì đại sư trả lời nó: “Một sự ngu đần.”
Khi đứa nhỏ ấy dò la hỏi nguyên nhân, thì đại sư đáp: “Đó là giống như người trèo lên cái thang để phá cái cửa sổ, sau khi phí nhiều sức lực mới vào được trong nhà, thì mới phát hiện cánh cửa lớn của căn nhà đang mở rộng.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Cảm giác của các tu sĩ sau khi khấn lần đầu là vui mừng và lo âu. Vui mừng vì từ nay mình chính thức là một tu sĩ, lo âu là không biết mình có đi thẳng đến lúc khấn trọn không.
Cảm giác của một tu sĩ sau khi khấn trọn là vui mừng và pha chút kiêu kiêu. Vui mừng là vì từ nay mình chính thức trở thành một thành viên của hội dòng, khỏi lo sợ bị đuổi về và tha hồ phát biểu -kể cả chửi bề trên- mà không sợ ai đuổi mình về.
Cảm giác của một phó tế sau khi chịu chức linh mục là vui mừng và hãnh diện. Vui mừng là vì từ nay mình được đứng vào hàng ngũ của những bậc cao sang thánh thiện của Giáo Hội, hãnh diện là từ nay mình đi đâu cũng có người bẩm cụ, lạy cha, và nhất là được ăn to nói lớn la hét mà không sợ bị bề trên cho...hoàn tục.
Cảm giác của một người khiêm nhường khi được mọi người khen ngợi là vào phòng đóng cửa lại, và tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban cho, lúc đó mới thấy sự giác ngộ thật là rõ ràng.
Mà giác ngộ chính là thấy mình quá xấu xa tội lỗi và nhận ra Thiên Chúa quá yêu thương và nhân từ...
N2T |
Mỗi khi có người hỏi đại sư về kinh nghiệm khi mới bắt đầu giác ngộ, thì hình như ông ta trầm mặc không lời, nhưng các đệ tử dùng mọi mưu kế để biết kết quả.
Họ đi nghe ngóng dò hỏi tìm tư liệu, chỉ có một lần, đứa con nhỏ của đại sư hỏi cảm tưởng khi giác ngộ, thì đại sư trả lời nó: “Một sự ngu đần.”
Khi đứa nhỏ ấy dò la hỏi nguyên nhân, thì đại sư đáp: “Đó là giống như người trèo lên cái thang để phá cái cửa sổ, sau khi phí nhiều sức lực mới vào được trong nhà, thì mới phát hiện cánh cửa lớn của căn nhà đang mở rộng.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Cảm giác của các tu sĩ sau khi khấn lần đầu là vui mừng và lo âu. Vui mừng vì từ nay mình chính thức là một tu sĩ, lo âu là không biết mình có đi thẳng đến lúc khấn trọn không.
Cảm giác của một tu sĩ sau khi khấn trọn là vui mừng và pha chút kiêu kiêu. Vui mừng là vì từ nay mình chính thức trở thành một thành viên của hội dòng, khỏi lo sợ bị đuổi về và tha hồ phát biểu -kể cả chửi bề trên- mà không sợ ai đuổi mình về.
Cảm giác của một phó tế sau khi chịu chức linh mục là vui mừng và hãnh diện. Vui mừng là vì từ nay mình được đứng vào hàng ngũ của những bậc cao sang thánh thiện của Giáo Hội, hãnh diện là từ nay mình đi đâu cũng có người bẩm cụ, lạy cha, và nhất là được ăn to nói lớn la hét mà không sợ bị bề trên cho...hoàn tục.
Cảm giác của một người khiêm nhường khi được mọi người khen ngợi là vào phòng đóng cửa lại, và tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban cho, lúc đó mới thấy sự giác ngộ thật là rõ ràng.
Mà giác ngộ chính là thấy mình quá xấu xa tội lỗi và nhận ra Thiên Chúa quá yêu thương và nhân từ...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:16 04/03/2009
N2T |
98. Ở đâu có sự kính sợ Thiên Chúa, thì ở đó có sự thuần khiết thống trị.
(Thánh Basilius Magnus)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:18 04/03/2009
N2T |
42. Người cẩn thận thì có ích cho bản thân mình, người có đức hạnh thì có ích cho người khác.
Thử thách trong cuộc sống
Giuse Đinh Lập Liễm
15:57 04/03/2009
CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY B
THỬ THÁCH TRONG CUỘC SỐNG
+++
A. DẪN NHẬP
Bài Tin Mừng Thánh lễ hôm nay thuật lại việc Đức Giêsu biến hình trên núi Tabor trước mặt ba tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan. Việc biến hình này có ý nghĩa gì ? Chắc chắn nhờ việc chứng kiến vẻ vinh quang tương lai của Chúa, Ngài muốn chuẩn bị cho các ông đối diện với biến cố khổ nạn của Ngài sẽ xẩy ra sau này.
Đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải theo gương các môn đệ mà trèo lên núi, bất chấp khó khăn, can đảm dấn thân bước theo Đức Giêsu trong cuộc tử nạn của Ngài. Cuộc đời của chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều gian nan thử thách và có hàng ngàn lý do khiến chúng ta bỡ ngỡ, bối rối trước những hoàn cảnh éo le. Chúng ta sẽ không hiểu tại sao lại có những thử thách ấy ! Chúa không thương yêu chúng ta sao ? Không thắc mắc, chúng ta hãy bắt chước ông Abraham hoàn toàn tin tưởng phó thác đời mình trong tay Chúa quan phòng, vâng theo thánh ý Chuá, Ngài sẽ lo liệu, và ta hãy tâm niệm rằng: “Khi Chúa đóng cửa chính thì Ngài sẽ mở những cửa sổ”. Ngài sẽ có cách giải quyết.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: St 22,1-2.9a,10-15
Theo nghiên cứu, người ta thấy dường như việc dùng trẻ con để tế lễ rất thịnh hành vào các thế kỷ thứ 8 và thứ 7 trước công nguyên. Cho nên khi nhắc nhở rằng mọi con đầu lòng đều thuộc về Thiên Chúa, lề luật liền nhấn mạnh đến việc buộc phải chuộc con đầu lòng bởi một của lễ thay thế. Câu chuyện tế lễ Isaac minh hoạ cho lề luật trên, đồng thời nhấn mạnh đến hành động đặc biệt của Abraham.
Thiên Chúa đã hứa với Abraham là ông sẽ trở thành tổ phụ của một dân lớn lao. Ông chỉ có một người con duy nhất là Isaac do bà Sara sinh ra. Thế mà Thiên Chúa đã truyền cho ông phải hiến tế người con yêu dấu của mình. Như thế làm sao có thể dung hòa được giữa việc hiến tế Isaac và lời hứa của Thiên Chúa cho ông có một dòng dõi đông đúc như sao trời cát biển ?
Abraham tiến thoái lưỡng nan, không biết theo con đường nào. Tuy thế, ông đã phải trấn áp nỗi đau khổ của người cha, ông lấy nghị lực đức tin mà thưa“Xin vâng” với thánh ý Chúa. Ông đã làm một việc vượt trên cả mức độ anh hùng. Dù Abraham chưa giết con, nhưng Chúa kể ông đã dâng con cho Chúa.. Đức tin và lòng tuân phục của ông sẽ được phần thưởng liền sau đó.
+ Bài đọc 2: Rm 8,31-34
Có nhiều người còn nghi ngờ vào tình yêu của Thiên Chúa đến nỗi còn sợ sệt và tuyệt vọng. Thánh Phaolô với giọng điệu cảm kích sâu xa đã tuyên bố rằng không có gì phải thất vọng, bằng chứng là: Thiên Chúa đã không dung tha cho Con Một mình. Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô là bằng chứng hùng hồn của tình yêu Thiên Chúa đối với loài người.
Việc Đức Giêsu bị chết trên thập giá đã khiến chúng ta không còn lý do nào phải hoài nghi và sợ sệt. Lỗi lầm lớn nhất chúng ta có thể vấp phải sẽ là hoài nghi, thiếu tin tưởng:”Nếu Thiên Chúa yểm trợ chúng ta, còn ai chống lại nổi chúng ta “Rm 8,31) ?
+ Bài Tin mừng: Mc 9,2-10
Khi đi theo Đức Giêsu, các Tông đồ có cùng hoài bão của người Do thái là Đấng Cứu thế của họ sẽ là Đấng Cứu thế vinh thắng oai hùng tái lập vương quốc của Đavít và Salomon. Nhưng khác với cái nhìn trần tục của các ông, trong kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng Thiên sai sẽ là một “tôi tớ đau khổ và khiêm tốn đã được các tiên tri phác hoạ”.
Để củng cố niềm tin cho các môn đệ trước cuộc thương khó đầy xỉ nhục của Ngài, Đức Giêsu đã đưa ba môn đệ lên núi Tabor, biến hình trước mặt các ông để các ông thấy khuôn mặt sáng ngời của Ngài hầu củng cố niềm tin cho các ông truớc những ngày đen tối sắp tới.
Theo gương các tông đồ, chúng ta cũng phải có một niềm tin như vậy trước gian nan thử thách trong cuộc sống của một Kitô hữu. Hẳn nhiên, cũng như các tông đồ, Chúa cũng dành cho chúng ta những giờ phút sáng tươi hoan hỉ nội tâm để giúp chúng ta đi tới tận cùng điểm dốc Calvê.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Từ Tabor đến Golgotha.
I. ĐỨC GIÊSU BIẾN HÌNH.
1. Diễn tiến việc biến hình.
Thánh Marcô cho biết: sáu ngày sau khi thánh Phêrô truyên xưng Đức Giêsu tại Cêsarêa của vua Philippe, Đức Giêsu đã đưa ba môn đệ yêu qúi là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cao. Thánh sử không cho biết là núi nào: núi Tabor hay Hermon. Các nhà chú giải Thánh Kinh ngày nay nghiêng về núi Hermon, song cổ truyền cho biết chính Tabor đã được hồng ân ấy.
Vì đi đường mệt nhọc các ông lăn ra ngủ và khi thức giấc, các ông nhìn thấy cảnh lạ lùng: Chúa biến hình, “áo Ngài trắng như tuyết, không thể nào giặt được như vậy”. Có ông Maisen và Elia đàm đạo với Ngài để khuyến khích Ngài đi vào cuộc tử nạn và có tiếng phát ra trong đám mây:”Đây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Ngài”. Sau đó, Đức Giêsu trở lại tình trạng bình thường. Việc biến hình này có ảnh hưởng sâu đậm đến ba ông.
2. Ý nghĩa việc Chúa biến hình
Đức Giêsu đã quyết định lên Giêrusalem, và quyết định ấy có nghĩa là chấp nhận thập giá. Ngài cần biết cách tuyệt đối rằng mình đã quyết định đúng trước khi tiếp tục dấn bước. Trên đỉnh núi Ngài đã chấp nhận đôi về quyết định của Ngài.
a) Sự hiện diện của Elia và Maisen
Maisen là đại diện cho pháp luật và Elia là tiên tri đầu tiên và vĩ đại nhất trong các ngôn sứ. Khi hai nhân vật lỗi lạc đó hội kiến với Đức Giêsu, có nghĩa là nhà tuyên bố pháp luật vĩ đại nhất và nhà tiên tri lỗi lạc nhất đã nói với Đức Giêsu rằng “Xin cứ tiến lên”. Nó có nghĩa là hai vị thấy nơi Đức Giêsu sự hoàn thành của tất cả những gì họ từng mơ ước trong quá khứ. Nó có nghĩa là họ thấy nơi Ngài tất cả những gì mà lịch sử vẫn trông chờ từ lâu và đã hướng về đó với hy vọng tràn đầy. Dường như chính lúc đó Đức Giêsu được bảo đảm rằng Ngài đang đi đúng hướng vì cả lịch sử đều dẫn đến thập giá.
b) Biến hình giúp môn đệ vững tin
Khi nghe Đức Giêsu báo cho họ biết là Ngài sẽ lên Giêrusalem để chịu chết, họ bàng hoàng, bối rối lo sợ vì bao điều mơ tưởng của họ sẽ bị tiêu tan, tương lai của họ trở nên bấp bênh, đen tối. Tuy thế, những gì đã xem thấy trên núi biến hình cho họ có cơ hội bám chặt lấy ngay khi họ chẳng hiểu gì. Cho dù có thập giá hay không, họ vẫn được nghe tiếng của Thiên Chúa xác nhận Đức Giêsu là Con Ngài.
Ngoài ra, việc Chúa biến hình trên núi khiến họ trở thành các chứng nhân cho sự vinh hiển của Chúa Cứu thế theo một ý nghĩa đặc biệt. Xác tín rằng mình là chứng nhân trước sự vinh hiển của Chúa Cứu Thế, sau này khi có dịp, họ đã có sẵn câu chuyện đang giấu kín trong lòng, sẽ kể lại cho mọi người nghe.
c) Lời mời gọi biến đổi
Hãy nhìn chung quanh, chúng ta sẽ thấy mọi sự luôn biến đổi. Thí dụ nhìn một cái cây. Tuy nó vẫn là cái cây đó nhưng bên trong đó có biết bao biến đổi: có những chiếc lá tháng trước nay không còn; nhiều chiếc lá mới mọc ra; và nhiều chiếc lá hiện nay sau sẽ không còn. Nếu cái cây vẫn y như thế từ tháng này sang tháng khác, từ năm này qua năm khác thì đó không còn là một cái cây sống nữa mà là một khúc gỗ.
Hãy nhìn lên trời, chúng ta cũng thấy qui luật biến đổi ấy: bầu trời hôm qua với bầu trời hôm nay đâu có hoàn toàn giống nhau mặc dù vẫn là một bầu trời.
Hãy nhìn xuống nước. Triết gia Héraclite đã nói:”Không ai tắm hai lần trong một dòng sông”.
Và nhìn vào bản thân: các nhà khoa học nói rằng các tế bào luôn thay đổi, cái này chết cái kia sinh ra, sau 7 năm thì không còn tế bào nào là tế bào của 7 năm trước nữa.
Không biến đổi cũng đồng nghĩa với chết. Đối với cuộc sống thân xác thì như thế. Đối với cuộc sống thiêng liêng thì cũng như vậy. Bởi thế trong mùa Chay chúng ta cần biến đổi. Cứ sống y như cũ là chết (Carôlô, Sợi chỉ dỏ, năm B, tr 134-135).
Việc Chúa biến hình nhắc cho các môn đệ và chúng ta phải thay hình đổi dạng linh hồn mình. Thánh Phaolô cũng nhắc nhở chúng ta phải cởi bỏ con người cũ tội lỗi để mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện hơn:”Hãy lột bỏ con người cũ mặc lấy con người mới. Hãy để Thần Khí Thiên Chúa canh tân tận tâm linh anh em””(Ep 4,22).
Thánh Tông đồ còn khuyên nhủ chúng ta hãy làm một cuộc canh tân toàn diện để cho con người nội tâm của ta biết nghe theo luật của Chúa mà bỏ đường lối của xác thịt. Vì thế, trong thư gửi tín hữu Êphêsô Ngài đã viết:”Anh em hãy cởi bỏ kiểu sống xa xưa, con người cũ đã ra hư hốt buông theo những đam mê lầm lạc. Hãy để Thần Khí canh tân đổi mới thấu tận trí khôn. Hãy mặc lấy người mới đã được tạo dựng nên theo Thiên Chúa, trong công chính và thánh thiện bắt nguồn trong sự thật”(Ep 4,22-24).
Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta phải đổi mới toàn diện, phải đổi từ con người cũ sang hẳn con người mới tốt lành. Đổi mới toàn diện là phải đổi mới tận căn chứ không phải chỉ đổi mới nửa vời hoặc đổi mới hời hợt một số cái, hoặc chỉ đổi mới cái bên ngoài để rồi trở thành con người mà người đời gọi một cách mỉa mai: ”Nửa người ngửa ngợm nửa đười ươi”, đúng như người ta nói:
Thay quần thay áo thay hơi,
Thay dáng thay dấp mà người chẳng thay.
(Ca dao)
Truyện: Cách làm cho trắng da.
Người ta thuật rằng cả một khu đất kia chỉ có một gia đình người da đen ở. Gia đình đó gồm có một bà vợ, một người chồng và một đứa con trai 9 tuổi. Cậu bé đi học, nhưng giữa bọn trẻ da trắng, riêng mình đen thủi đen thui, nên lắm phen bị chê cười, chế nhạo. Cậu luôn luôn bị chọc ghẹo nên khó chịu, giống như một tấm lòng non nớt bị một vết thương sâu. Sau hết, cậu tự hỏi mình có thể thay đổi nước da chăng, rồi nhất định làm theo ý nghĩ đó.
Bữa nọ, thầy giáo thấy cậu vắng mặt, bèn hỏi đám học trò về cậu. Một trò thưa rằng thấy cậu đi đàng sau trường, giữa khu rừng nhỏ có rạch chảy qua. Thầy giáo ra công tìm kiếm và thấy cậu ở sát bờ rạch, đang dùng cát ướt kỳ cọ hai cánh tay đen. Thỉnh thoảng cậu dừng tay, rửa cát dính vào da, rồi nhìn xem mầu da mất chưa. Nhưng ! Màu đen quá sậm, cậu mất công. Vài phút sau, thầy giáo gọi cậu:
- Này em làm gì đấy ?
Cậu giật mình thưa:
- Con cố sức trừ bỏ màu da đen để nên người da trắng, song không sao được..
(Ms Lê văn Thái, Những tia sáng, tập 2, tr 94-95)
II. BIẾN ĐỔI VÀ THỬ THÁCH
1. Thử thách của tổ phụ Abraham
Bài đọc I hôm nay thuật lại việc Abraham sát tế Isaác con mình. Việc này cho chúng ta thấy cá tính và đức tin của ông. Lệnh truyền sát tế Isaác, người con duy nhất sinh ra trong tuổi già, thì vượt quá tầm nhìn cách nghĩ của con người và xem ra là phi lý. Sẽ thực hiện ra sao đây lời chúc phúc của Thiên Chúa cho ông làm tổ phụ các dân tộc, nếu không còn người con trai này ? Thiên Chúa đòi hỏi ông hiến tế luôn cái cơ hội sống còn cuối cùng này của ông, đồng thời cũng là cái nền tảng cho niềm tin của ông. Yêu cầu của Thiên Chúa quá đỗi đau thương đoạn trường, nhưng với niềm tin cậy vào Thiên Chúa, ông vội vã thực hiện ngay lệnh truyền ấy. Cần vâng phục Thiên Chúa bất cứ giá nào. Ngay khi ông đang giơ cao con dao để hạ sát con trai, Thiên Chúa đã ngăn cản bàn tay ông và mạng sống Isaác được dành lại.
2. Thử thách của chúng ta
Đường lối Thiên Chúa thật lạ lùng... nhiều khi đường lối Chúa lại chẳng xem ra đi ngược với mục đích đang tìm kiếm sao ? Câu chuyện về hy tế của Abraham khá làm sáng tỏ những phương thức của Thiên Chúa. Quả thật, tất cả chỉ là thử thách trong cuộc đời. Nhưng một khi chân trời mây mù bưng bít, không trông đâu được sự giúp đỡ của loài người, mọi sự dường như mất hết, chúng ta không còn cân nhắc suy tính được nữa, và thất vọng tự hỏi:”Tại sao Thiên Chúa xử như vậy” ?
Nhưng chúng ta phải hiểu rằng Thiên Chuá luôn yêu thương chúng ta, Ngài đã phó nộp Con Một Ngài trên cây thánh giá vì phần rỗi chúng ta. Như vậy, khi Ngài để cho chúng ta nhờ đau khổ và thử thách kết hợp với sự thương khó của Chúa Kitô, chúng ta chắc chắn rằng, nhờ đó, Ngài cũng muốn liên kết chúng ta vào sự Phục sinh và vinh quang của Chúa Kitô. Do đó, thử thách cũng có ý nghĩa tích cực vủa nó. Không lạ gì khi thấy người ta nói:
Có cứng mới đứng đầu gió (Tục ngữ)
Chính những đau khổ và gian nan thử thách sẽ làm cho chúng ta thêm giá trị trước mặt Chúa, nó thanh luyện chúng ta, nó làm cho chúng ta thể hiện lòng trung thành đối với Chúa. Lúc đó, đức tin của chúng ta mới có giá trị sau khi đã được thanh luyện như vàng ra khỏi quặng:
Có gió lung, mới biết tùng bá cứng,
Có lửa hừng, mới biết thức vàng cao.
(Tục ngữ)
Thánh Giacôbê Tông đồ nói về vấn đề này:”Phúc cho ai bị thử thách mà vẫn trung thành, bởi vì khi thành công trong cơn thử thách như thế, người đó sẽ được Thiên Chúa ân thưởng bằng sự sống mà Thiên Chúa đã hứa cho những ai yêu mến Ngài”(Gc 1,12).
Trong gian nan thử thách, hãy giữ vững niềm hy vọng và tin tưởng phó thác. Nhưng làm sao giữ được niềm hy vọng tâm hồn ? Hãy noi gương Chúa Kitô ! Tất cả cuộc đời Ngài chỉ là một chuỗi phó thác trong tay Chúa Cha. Trong lúc hấp hối Ngài than thở:”Lạy Cha, xin đừng theo ý Con, một theo ý Cha”. Sự tín thác mến yêu này là nguồn ơn cứu độ cho hết mọi người và là nguyên nhân của Phục sinh khải hoàn. Chính trong việc chiêm niệm về Chúa Kitô tín thác cho Tình Yêu mà chúng ta múc lấy nghị lực để nói như Ngài:”Lạy Cha, đừng theo ý con, một theo ý Cha”.
3. Thử thách và đức tin
a) Đức tin cần được thử thách
Trong những lúc bị thử thách, chúng ta không biết bám víu vào đâu vì những người chung quanh đều bất lực không thể giúp chúng ta. Lúc đó, chúng ta chỉ còn biết dựa vào đức tin để phó thác cho Chúa, xin Ngài đến cứu giúp. Đức tin cũng cần phải được thử thách thì mới có gia trị. Nếu ở trên núi Tabor, ông Phêrô thưa với Chúa:”Lạy Thầy, chúng con ở đây thì tốt lắm, chúng con xin dựng ba lều, một cho Thầy, một cho Elia và một cho Maisen”(Mc 9,5). Các ông muốn đăng ký thường trú trên đỉnh núi Tabor, ngủ yên trong hào quang rực rỡ, bỏ lại dưới núi bạn đồng môn, muốn hưởng thụ đầy đủ ánh hào quang của Chúa, thì các ông sẽ nói thế nào ở vườn Cây Dầu và ở đồi Golgotha ?
Người đời cũng cảm nghiệm thấy giá trị và ích lợi của thử thách. Chính thử thách làm cho con người thêm giá trị. Con người chỉ được đánh giá đúng qua thử thách như thi sĩ Nguyễn công Trứ nói lại câu nói của cổ nhân:
Văn vô sơn thủy vô kỳ khí
Nhân bất phong sương vị lão tài.
Trong đời sống thiêng liêng, chúng ta phải có đức tin vững mạnh. Tuy thế đức tin không phải lúc nào cũng ở đỉnh cao, đức tin có lúc lên cao, có lúc xuống thấp theo nhịp điệu vui buồn, sướng khổ, may mắn hay trắc trở.
Khi lên tinh thần, đức tin của chúng ta cũng vững mạnh và sán lạn như đức tin của các tông đồ trong bài Tin mừng hôm nay. Khi đức tin ở đỉnh cao, chúng ta thấy gần gũi Đức Giêsu đến độ chúng ta tưởng rằng có thể đụng rờ được Ngài. Chúng ta cảm thấy gần gũi Thiên Chúa Cha đến độ dường như đôi tay của Ngài đang bao bọc chung quanh ta, và Thánh Thần dường như đang nói với chúng ta. Trái lại, khi xuống điểm thấp, đức tin của chúng ta yếu ớt như muốn mất hẳn, giống như đức tin của các môn đệ ở vười Cây Dầu (Mark Link).
Áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày, đôi lúc chúng ta cảm thấy đức tin mình ở những điểm cao, lúc đo chúng ta yêu thương hết mọi người. Chúng ta thắm thiết với bạn bè, và chúng ta tha thứ cho tất cả mọi thù địch. Vào những ngày như thế, chúng ta không thể hiểu được chúng ta đã từng cho rằng cuộc đời là khó khăn. Nhưng khi ở những điểm thấp, không có gì là trôi chảy cả: “Chúng ta cảm thấy bị đè nén và đáng thương, bị hiểu lầm, chán nản, bị mất mát thiệt thòi. Đó là lúc chúng ta thấy mình có nhiều kẻ thù hơn là thực tế, và thấy người bạn nào của mình cũng đều có lỗi với mình cả. Vào những ngày như vậy, chúng ta khó mà biết được tại sao có những lúc chúng ta lại nghĩ rằng cuộc đời này là dễ dàng vui tươi” (Anthony Padovano).
b) Tin tưởng và phó thác
Những lúc gặp đau khổ hoặc gian nan thử thách chúng ta chỉ còn biết tin tưởng và phó thác cho Chúa. Ngài có thể làm được tất cả trong những cái loài người cho là không có thể, để quyền năng của Chúa được tỏ hiện nơi ta, như thánh Phaolô đã nói:”Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh”(2Cr 12,10).
Có câu nói diễn đạt kinh nghiệm sống đạo, sống niềm tin trong đau khổ thật sâu xa:”Khi Thiên Chúa đóng của chính thì Ngài mở ra cửa sổ”. Thiên Chúa đóng cửa chính là khi chúng ta gặp thử thách, đau khổ, không còn có thể nhìn thấy ánh sáng, sự hiện diện đầy quan phòng của Thiên Chúa. Đó là khi Thiên Chúa xem ra như bỏ rơi, mặc chúng ta đương đầu với thử thách, khó khăn. Lúc đó, chúng ta cần nhớ rằng: Thiên Chúa Ngài sẽ mở ra cửa sổ, mở ra một lối thoát, một giải đáp, một hướng đi mới cho cuộc đời chúng ta.
Thiên Chúa đóng cửa chính nhiều lần trong cuộc đời mỗi người, nhưng đồng thời Ngài cũng mở ra những cửa sổ để hướng chúng ta đến một điều tốt đẹp hơn mà trước đó chúng ta không ngờ. Những kinh nghiệm đau thương, tiêu cực mà chúng ta gặp phải trong cuộc đời, đôi khi đó là tiếng nói của Thiên Chúa để mời gọi chúng ta bước ra khỏi một hoàn cảnh không tốt đẹp, để chuẩn bị chúng ta sẵn sàng hơn đón nhận những hồng ân mới.
Truyện: Niềm đau tượng hình.
Du khách đến Roma thường đi thăm ngôi thánh đường cổ tên là Dominus sub aquis, vì phía trên bàn thờ, có một tượng thánh giá rất đặc biệt: bất cứ ai đến qùi trước tượng thánh giá và cầu nguyện với tất cả lòng thành đều được sức mạnh và an ủi thâm sâu.
Người ta kể rằng tác giả của thánh giá bằng tượng cẩm thạch này đã mất nhiều năm mới hoàn thành được tác phẩm. Hơn hai lần, mỗi khi treo bức tượng lên để ngắm nhìn, ông lại cho kéo xuống và đập bỏ, vì ông cho rằng tác phẩm vẫn chưa diễn đạt được điều ông muốn.
Khi ông bắt tay vào công trình lần thứ ba thì cũng là lúc ông gặp nhiều thử thách nhất. Nhiều người ganh tị nên tìm cách hạ uy tín ông. Vợ con ông qua đời trong những hoàn cảnh thật đau thương.
Ai cũng tưởng rằng cơn thử thách đã khiến ông bỏ cuộc. Trái lại, ông càng miệt mài chú tâm vào công trình. Người nghệ sĩ dồn tất cả niềm đau của mình lên khuôn mặt của Đức Kitô. Bức tượng của Chúa Giêsu trên thập giá không còn là một phiến đá lạnh lùng, xa lạ, mà trở thành niềm đau đậm nét của một tâm hồn. Bức tượng đã trở nên sống động và có sức thu hút do chính tâm tình mà người nghệ sĩ muốn tháp nhập vào.
(Thiên Phúc, Chuyện hay đông tây, tập 1, tr 159)
Khi gặp những giây phút đen tối, chúng ta hãy bắt chước gương của Abraham trong bài đọc I hôm nay. Niềm tin của Abraham yếu ớt và dường như phai mờ khi ông nghĩ rằng Thiên Chúa đòi hỏi ông phải hy tế con trai của ông là Isaác. Điều đó làm cho ông khổ tâm và bối rối. Nhưng Abraham vẫn tin cậy vào Chúa, và Thiên Chúa không để ông thất vọng. Thiên Chúa đã chúc phúc và ban ơn cho ông hơn cả những ước mơ của ông.
Thiên Chúa cũng thử thách niềm tin của chúng ta như thế. Khi bị thử thách, tâm hồn chúng ta cũng đau khổ và bối rối. Nhưng nếu chúng ta tin cậy vào Thiên Chúa giống như Abraham, thì Thiên Chúa sẽ không để chúng ta thất vọng. Và cuối cùng, Thiên Chúa cũng sẽ chúc phúc và ban ân huệ cho ta nhiều hơn những gì chúng ta mơ ước.
Đức Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một: Ngài là Đức Giêsu sáng láng trên núi Tabor, cũng là Đức Giêsu mướt máu trong vườn Cây Dầu, và cũng là Đức Kitô đau khổ trên thập giá ở đồi Golgotha. Hai đỉnh núi Tabor và Golgotha cách nhau không xa, nhưng lại là con đường vạn lý, con đường đau khổ, con đường vượt qua: Đường Tình Yêu. Theo thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu thì: ”Sống tình yêu không phải là căng lều trên đỉnh Tabor, mà là cùng với Đức Giêsu ta trèo lên đồi Calvê”. Hiểu được đau khổ là con đường tình yêu, thì thánh nữ Bernadette đã cầu nguyện:”Con không xin cho mình khỏi đau khổ, nhưng chỉ xin Ngài đừng bỏ con trong đau khổ”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
THỬ THÁCH TRONG CUỘC SỐNG
+++
A. DẪN NHẬP
Bài Tin Mừng Thánh lễ hôm nay thuật lại việc Đức Giêsu biến hình trên núi Tabor trước mặt ba tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan. Việc biến hình này có ý nghĩa gì ? Chắc chắn nhờ việc chứng kiến vẻ vinh quang tương lai của Chúa, Ngài muốn chuẩn bị cho các ông đối diện với biến cố khổ nạn của Ngài sẽ xẩy ra sau này.
Đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải theo gương các môn đệ mà trèo lên núi, bất chấp khó khăn, can đảm dấn thân bước theo Đức Giêsu trong cuộc tử nạn của Ngài. Cuộc đời của chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều gian nan thử thách và có hàng ngàn lý do khiến chúng ta bỡ ngỡ, bối rối trước những hoàn cảnh éo le. Chúng ta sẽ không hiểu tại sao lại có những thử thách ấy ! Chúa không thương yêu chúng ta sao ? Không thắc mắc, chúng ta hãy bắt chước ông Abraham hoàn toàn tin tưởng phó thác đời mình trong tay Chúa quan phòng, vâng theo thánh ý Chuá, Ngài sẽ lo liệu, và ta hãy tâm niệm rằng: “Khi Chúa đóng cửa chính thì Ngài sẽ mở những cửa sổ”. Ngài sẽ có cách giải quyết.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: St 22,1-2.9a,10-15
Theo nghiên cứu, người ta thấy dường như việc dùng trẻ con để tế lễ rất thịnh hành vào các thế kỷ thứ 8 và thứ 7 trước công nguyên. Cho nên khi nhắc nhở rằng mọi con đầu lòng đều thuộc về Thiên Chúa, lề luật liền nhấn mạnh đến việc buộc phải chuộc con đầu lòng bởi một của lễ thay thế. Câu chuyện tế lễ Isaac minh hoạ cho lề luật trên, đồng thời nhấn mạnh đến hành động đặc biệt của Abraham.
Thiên Chúa đã hứa với Abraham là ông sẽ trở thành tổ phụ của một dân lớn lao. Ông chỉ có một người con duy nhất là Isaac do bà Sara sinh ra. Thế mà Thiên Chúa đã truyền cho ông phải hiến tế người con yêu dấu của mình. Như thế làm sao có thể dung hòa được giữa việc hiến tế Isaac và lời hứa của Thiên Chúa cho ông có một dòng dõi đông đúc như sao trời cát biển ?
Abraham tiến thoái lưỡng nan, không biết theo con đường nào. Tuy thế, ông đã phải trấn áp nỗi đau khổ của người cha, ông lấy nghị lực đức tin mà thưa“Xin vâng” với thánh ý Chúa. Ông đã làm một việc vượt trên cả mức độ anh hùng. Dù Abraham chưa giết con, nhưng Chúa kể ông đã dâng con cho Chúa.. Đức tin và lòng tuân phục của ông sẽ được phần thưởng liền sau đó.
+ Bài đọc 2: Rm 8,31-34
Có nhiều người còn nghi ngờ vào tình yêu của Thiên Chúa đến nỗi còn sợ sệt và tuyệt vọng. Thánh Phaolô với giọng điệu cảm kích sâu xa đã tuyên bố rằng không có gì phải thất vọng, bằng chứng là: Thiên Chúa đã không dung tha cho Con Một mình. Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô là bằng chứng hùng hồn của tình yêu Thiên Chúa đối với loài người.
Việc Đức Giêsu bị chết trên thập giá đã khiến chúng ta không còn lý do nào phải hoài nghi và sợ sệt. Lỗi lầm lớn nhất chúng ta có thể vấp phải sẽ là hoài nghi, thiếu tin tưởng:”Nếu Thiên Chúa yểm trợ chúng ta, còn ai chống lại nổi chúng ta “Rm 8,31) ?
+ Bài Tin mừng: Mc 9,2-10
Khi đi theo Đức Giêsu, các Tông đồ có cùng hoài bão của người Do thái là Đấng Cứu thế của họ sẽ là Đấng Cứu thế vinh thắng oai hùng tái lập vương quốc của Đavít và Salomon. Nhưng khác với cái nhìn trần tục của các ông, trong kế hoạch của Thiên Chúa, Đấng Thiên sai sẽ là một “tôi tớ đau khổ và khiêm tốn đã được các tiên tri phác hoạ”.
Để củng cố niềm tin cho các môn đệ trước cuộc thương khó đầy xỉ nhục của Ngài, Đức Giêsu đã đưa ba môn đệ lên núi Tabor, biến hình trước mặt các ông để các ông thấy khuôn mặt sáng ngời của Ngài hầu củng cố niềm tin cho các ông truớc những ngày đen tối sắp tới.
Theo gương các tông đồ, chúng ta cũng phải có một niềm tin như vậy trước gian nan thử thách trong cuộc sống của một Kitô hữu. Hẳn nhiên, cũng như các tông đồ, Chúa cũng dành cho chúng ta những giờ phút sáng tươi hoan hỉ nội tâm để giúp chúng ta đi tới tận cùng điểm dốc Calvê.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Từ Tabor đến Golgotha.
I. ĐỨC GIÊSU BIẾN HÌNH.
1. Diễn tiến việc biến hình.
Thánh Marcô cho biết: sáu ngày sau khi thánh Phêrô truyên xưng Đức Giêsu tại Cêsarêa của vua Philippe, Đức Giêsu đã đưa ba môn đệ yêu qúi là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cao. Thánh sử không cho biết là núi nào: núi Tabor hay Hermon. Các nhà chú giải Thánh Kinh ngày nay nghiêng về núi Hermon, song cổ truyền cho biết chính Tabor đã được hồng ân ấy.
Vì đi đường mệt nhọc các ông lăn ra ngủ và khi thức giấc, các ông nhìn thấy cảnh lạ lùng: Chúa biến hình, “áo Ngài trắng như tuyết, không thể nào giặt được như vậy”. Có ông Maisen và Elia đàm đạo với Ngài để khuyến khích Ngài đi vào cuộc tử nạn và có tiếng phát ra trong đám mây:”Đây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Ngài”. Sau đó, Đức Giêsu trở lại tình trạng bình thường. Việc biến hình này có ảnh hưởng sâu đậm đến ba ông.
2. Ý nghĩa việc Chúa biến hình
Đức Giêsu đã quyết định lên Giêrusalem, và quyết định ấy có nghĩa là chấp nhận thập giá. Ngài cần biết cách tuyệt đối rằng mình đã quyết định đúng trước khi tiếp tục dấn bước. Trên đỉnh núi Ngài đã chấp nhận đôi về quyết định của Ngài.
a) Sự hiện diện của Elia và Maisen
Maisen là đại diện cho pháp luật và Elia là tiên tri đầu tiên và vĩ đại nhất trong các ngôn sứ. Khi hai nhân vật lỗi lạc đó hội kiến với Đức Giêsu, có nghĩa là nhà tuyên bố pháp luật vĩ đại nhất và nhà tiên tri lỗi lạc nhất đã nói với Đức Giêsu rằng “Xin cứ tiến lên”. Nó có nghĩa là hai vị thấy nơi Đức Giêsu sự hoàn thành của tất cả những gì họ từng mơ ước trong quá khứ. Nó có nghĩa là họ thấy nơi Ngài tất cả những gì mà lịch sử vẫn trông chờ từ lâu và đã hướng về đó với hy vọng tràn đầy. Dường như chính lúc đó Đức Giêsu được bảo đảm rằng Ngài đang đi đúng hướng vì cả lịch sử đều dẫn đến thập giá.
b) Biến hình giúp môn đệ vững tin
Khi nghe Đức Giêsu báo cho họ biết là Ngài sẽ lên Giêrusalem để chịu chết, họ bàng hoàng, bối rối lo sợ vì bao điều mơ tưởng của họ sẽ bị tiêu tan, tương lai của họ trở nên bấp bênh, đen tối. Tuy thế, những gì đã xem thấy trên núi biến hình cho họ có cơ hội bám chặt lấy ngay khi họ chẳng hiểu gì. Cho dù có thập giá hay không, họ vẫn được nghe tiếng của Thiên Chúa xác nhận Đức Giêsu là Con Ngài.
Ngoài ra, việc Chúa biến hình trên núi khiến họ trở thành các chứng nhân cho sự vinh hiển của Chúa Cứu thế theo một ý nghĩa đặc biệt. Xác tín rằng mình là chứng nhân trước sự vinh hiển của Chúa Cứu Thế, sau này khi có dịp, họ đã có sẵn câu chuyện đang giấu kín trong lòng, sẽ kể lại cho mọi người nghe.
c) Lời mời gọi biến đổi
Hãy nhìn chung quanh, chúng ta sẽ thấy mọi sự luôn biến đổi. Thí dụ nhìn một cái cây. Tuy nó vẫn là cái cây đó nhưng bên trong đó có biết bao biến đổi: có những chiếc lá tháng trước nay không còn; nhiều chiếc lá mới mọc ra; và nhiều chiếc lá hiện nay sau sẽ không còn. Nếu cái cây vẫn y như thế từ tháng này sang tháng khác, từ năm này qua năm khác thì đó không còn là một cái cây sống nữa mà là một khúc gỗ.
Hãy nhìn lên trời, chúng ta cũng thấy qui luật biến đổi ấy: bầu trời hôm qua với bầu trời hôm nay đâu có hoàn toàn giống nhau mặc dù vẫn là một bầu trời.
Hãy nhìn xuống nước. Triết gia Héraclite đã nói:”Không ai tắm hai lần trong một dòng sông”.
Và nhìn vào bản thân: các nhà khoa học nói rằng các tế bào luôn thay đổi, cái này chết cái kia sinh ra, sau 7 năm thì không còn tế bào nào là tế bào của 7 năm trước nữa.
Không biến đổi cũng đồng nghĩa với chết. Đối với cuộc sống thân xác thì như thế. Đối với cuộc sống thiêng liêng thì cũng như vậy. Bởi thế trong mùa Chay chúng ta cần biến đổi. Cứ sống y như cũ là chết (Carôlô, Sợi chỉ dỏ, năm B, tr 134-135).
Việc Chúa biến hình nhắc cho các môn đệ và chúng ta phải thay hình đổi dạng linh hồn mình. Thánh Phaolô cũng nhắc nhở chúng ta phải cởi bỏ con người cũ tội lỗi để mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện hơn:”Hãy lột bỏ con người cũ mặc lấy con người mới. Hãy để Thần Khí Thiên Chúa canh tân tận tâm linh anh em””(Ep 4,22).
Thánh Tông đồ còn khuyên nhủ chúng ta hãy làm một cuộc canh tân toàn diện để cho con người nội tâm của ta biết nghe theo luật của Chúa mà bỏ đường lối của xác thịt. Vì thế, trong thư gửi tín hữu Êphêsô Ngài đã viết:”Anh em hãy cởi bỏ kiểu sống xa xưa, con người cũ đã ra hư hốt buông theo những đam mê lầm lạc. Hãy để Thần Khí canh tân đổi mới thấu tận trí khôn. Hãy mặc lấy người mới đã được tạo dựng nên theo Thiên Chúa, trong công chính và thánh thiện bắt nguồn trong sự thật”(Ep 4,22-24).
Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta phải đổi mới toàn diện, phải đổi từ con người cũ sang hẳn con người mới tốt lành. Đổi mới toàn diện là phải đổi mới tận căn chứ không phải chỉ đổi mới nửa vời hoặc đổi mới hời hợt một số cái, hoặc chỉ đổi mới cái bên ngoài để rồi trở thành con người mà người đời gọi một cách mỉa mai: ”Nửa người ngửa ngợm nửa đười ươi”, đúng như người ta nói:
Thay quần thay áo thay hơi,
Thay dáng thay dấp mà người chẳng thay.
(Ca dao)
Truyện: Cách làm cho trắng da.
Người ta thuật rằng cả một khu đất kia chỉ có một gia đình người da đen ở. Gia đình đó gồm có một bà vợ, một người chồng và một đứa con trai 9 tuổi. Cậu bé đi học, nhưng giữa bọn trẻ da trắng, riêng mình đen thủi đen thui, nên lắm phen bị chê cười, chế nhạo. Cậu luôn luôn bị chọc ghẹo nên khó chịu, giống như một tấm lòng non nớt bị một vết thương sâu. Sau hết, cậu tự hỏi mình có thể thay đổi nước da chăng, rồi nhất định làm theo ý nghĩ đó.
Bữa nọ, thầy giáo thấy cậu vắng mặt, bèn hỏi đám học trò về cậu. Một trò thưa rằng thấy cậu đi đàng sau trường, giữa khu rừng nhỏ có rạch chảy qua. Thầy giáo ra công tìm kiếm và thấy cậu ở sát bờ rạch, đang dùng cát ướt kỳ cọ hai cánh tay đen. Thỉnh thoảng cậu dừng tay, rửa cát dính vào da, rồi nhìn xem mầu da mất chưa. Nhưng ! Màu đen quá sậm, cậu mất công. Vài phút sau, thầy giáo gọi cậu:
- Này em làm gì đấy ?
Cậu giật mình thưa:
- Con cố sức trừ bỏ màu da đen để nên người da trắng, song không sao được..
(Ms Lê văn Thái, Những tia sáng, tập 2, tr 94-95)
II. BIẾN ĐỔI VÀ THỬ THÁCH
1. Thử thách của tổ phụ Abraham
Bài đọc I hôm nay thuật lại việc Abraham sát tế Isaác con mình. Việc này cho chúng ta thấy cá tính và đức tin của ông. Lệnh truyền sát tế Isaác, người con duy nhất sinh ra trong tuổi già, thì vượt quá tầm nhìn cách nghĩ của con người và xem ra là phi lý. Sẽ thực hiện ra sao đây lời chúc phúc của Thiên Chúa cho ông làm tổ phụ các dân tộc, nếu không còn người con trai này ? Thiên Chúa đòi hỏi ông hiến tế luôn cái cơ hội sống còn cuối cùng này của ông, đồng thời cũng là cái nền tảng cho niềm tin của ông. Yêu cầu của Thiên Chúa quá đỗi đau thương đoạn trường, nhưng với niềm tin cậy vào Thiên Chúa, ông vội vã thực hiện ngay lệnh truyền ấy. Cần vâng phục Thiên Chúa bất cứ giá nào. Ngay khi ông đang giơ cao con dao để hạ sát con trai, Thiên Chúa đã ngăn cản bàn tay ông và mạng sống Isaác được dành lại.
2. Thử thách của chúng ta
Đường lối Thiên Chúa thật lạ lùng... nhiều khi đường lối Chúa lại chẳng xem ra đi ngược với mục đích đang tìm kiếm sao ? Câu chuyện về hy tế của Abraham khá làm sáng tỏ những phương thức của Thiên Chúa. Quả thật, tất cả chỉ là thử thách trong cuộc đời. Nhưng một khi chân trời mây mù bưng bít, không trông đâu được sự giúp đỡ của loài người, mọi sự dường như mất hết, chúng ta không còn cân nhắc suy tính được nữa, và thất vọng tự hỏi:”Tại sao Thiên Chúa xử như vậy” ?
Nhưng chúng ta phải hiểu rằng Thiên Chuá luôn yêu thương chúng ta, Ngài đã phó nộp Con Một Ngài trên cây thánh giá vì phần rỗi chúng ta. Như vậy, khi Ngài để cho chúng ta nhờ đau khổ và thử thách kết hợp với sự thương khó của Chúa Kitô, chúng ta chắc chắn rằng, nhờ đó, Ngài cũng muốn liên kết chúng ta vào sự Phục sinh và vinh quang của Chúa Kitô. Do đó, thử thách cũng có ý nghĩa tích cực vủa nó. Không lạ gì khi thấy người ta nói:
Có cứng mới đứng đầu gió (Tục ngữ)
Chính những đau khổ và gian nan thử thách sẽ làm cho chúng ta thêm giá trị trước mặt Chúa, nó thanh luyện chúng ta, nó làm cho chúng ta thể hiện lòng trung thành đối với Chúa. Lúc đó, đức tin của chúng ta mới có giá trị sau khi đã được thanh luyện như vàng ra khỏi quặng:
Có gió lung, mới biết tùng bá cứng,
Có lửa hừng, mới biết thức vàng cao.
(Tục ngữ)
Thánh Giacôbê Tông đồ nói về vấn đề này:”Phúc cho ai bị thử thách mà vẫn trung thành, bởi vì khi thành công trong cơn thử thách như thế, người đó sẽ được Thiên Chúa ân thưởng bằng sự sống mà Thiên Chúa đã hứa cho những ai yêu mến Ngài”(Gc 1,12).
Trong gian nan thử thách, hãy giữ vững niềm hy vọng và tin tưởng phó thác. Nhưng làm sao giữ được niềm hy vọng tâm hồn ? Hãy noi gương Chúa Kitô ! Tất cả cuộc đời Ngài chỉ là một chuỗi phó thác trong tay Chúa Cha. Trong lúc hấp hối Ngài than thở:”Lạy Cha, xin đừng theo ý Con, một theo ý Cha”. Sự tín thác mến yêu này là nguồn ơn cứu độ cho hết mọi người và là nguyên nhân của Phục sinh khải hoàn. Chính trong việc chiêm niệm về Chúa Kitô tín thác cho Tình Yêu mà chúng ta múc lấy nghị lực để nói như Ngài:”Lạy Cha, đừng theo ý con, một theo ý Cha”.
3. Thử thách và đức tin
a) Đức tin cần được thử thách
Trong những lúc bị thử thách, chúng ta không biết bám víu vào đâu vì những người chung quanh đều bất lực không thể giúp chúng ta. Lúc đó, chúng ta chỉ còn biết dựa vào đức tin để phó thác cho Chúa, xin Ngài đến cứu giúp. Đức tin cũng cần phải được thử thách thì mới có gia trị. Nếu ở trên núi Tabor, ông Phêrô thưa với Chúa:”Lạy Thầy, chúng con ở đây thì tốt lắm, chúng con xin dựng ba lều, một cho Thầy, một cho Elia và một cho Maisen”(Mc 9,5). Các ông muốn đăng ký thường trú trên đỉnh núi Tabor, ngủ yên trong hào quang rực rỡ, bỏ lại dưới núi bạn đồng môn, muốn hưởng thụ đầy đủ ánh hào quang của Chúa, thì các ông sẽ nói thế nào ở vườn Cây Dầu và ở đồi Golgotha ?
Người đời cũng cảm nghiệm thấy giá trị và ích lợi của thử thách. Chính thử thách làm cho con người thêm giá trị. Con người chỉ được đánh giá đúng qua thử thách như thi sĩ Nguyễn công Trứ nói lại câu nói của cổ nhân:
Văn vô sơn thủy vô kỳ khí
Nhân bất phong sương vị lão tài.
Trong đời sống thiêng liêng, chúng ta phải có đức tin vững mạnh. Tuy thế đức tin không phải lúc nào cũng ở đỉnh cao, đức tin có lúc lên cao, có lúc xuống thấp theo nhịp điệu vui buồn, sướng khổ, may mắn hay trắc trở.
Khi lên tinh thần, đức tin của chúng ta cũng vững mạnh và sán lạn như đức tin của các tông đồ trong bài Tin mừng hôm nay. Khi đức tin ở đỉnh cao, chúng ta thấy gần gũi Đức Giêsu đến độ chúng ta tưởng rằng có thể đụng rờ được Ngài. Chúng ta cảm thấy gần gũi Thiên Chúa Cha đến độ dường như đôi tay của Ngài đang bao bọc chung quanh ta, và Thánh Thần dường như đang nói với chúng ta. Trái lại, khi xuống điểm thấp, đức tin của chúng ta yếu ớt như muốn mất hẳn, giống như đức tin của các môn đệ ở vười Cây Dầu (Mark Link).
Áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày, đôi lúc chúng ta cảm thấy đức tin mình ở những điểm cao, lúc đo chúng ta yêu thương hết mọi người. Chúng ta thắm thiết với bạn bè, và chúng ta tha thứ cho tất cả mọi thù địch. Vào những ngày như thế, chúng ta không thể hiểu được chúng ta đã từng cho rằng cuộc đời là khó khăn. Nhưng khi ở những điểm thấp, không có gì là trôi chảy cả: “Chúng ta cảm thấy bị đè nén và đáng thương, bị hiểu lầm, chán nản, bị mất mát thiệt thòi. Đó là lúc chúng ta thấy mình có nhiều kẻ thù hơn là thực tế, và thấy người bạn nào của mình cũng đều có lỗi với mình cả. Vào những ngày như vậy, chúng ta khó mà biết được tại sao có những lúc chúng ta lại nghĩ rằng cuộc đời này là dễ dàng vui tươi” (Anthony Padovano).
b) Tin tưởng và phó thác
Những lúc gặp đau khổ hoặc gian nan thử thách chúng ta chỉ còn biết tin tưởng và phó thác cho Chúa. Ngài có thể làm được tất cả trong những cái loài người cho là không có thể, để quyền năng của Chúa được tỏ hiện nơi ta, như thánh Phaolô đã nói:”Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh”(2Cr 12,10).
Có câu nói diễn đạt kinh nghiệm sống đạo, sống niềm tin trong đau khổ thật sâu xa:”Khi Thiên Chúa đóng của chính thì Ngài mở ra cửa sổ”. Thiên Chúa đóng cửa chính là khi chúng ta gặp thử thách, đau khổ, không còn có thể nhìn thấy ánh sáng, sự hiện diện đầy quan phòng của Thiên Chúa. Đó là khi Thiên Chúa xem ra như bỏ rơi, mặc chúng ta đương đầu với thử thách, khó khăn. Lúc đó, chúng ta cần nhớ rằng: Thiên Chúa Ngài sẽ mở ra cửa sổ, mở ra một lối thoát, một giải đáp, một hướng đi mới cho cuộc đời chúng ta.
Thiên Chúa đóng cửa chính nhiều lần trong cuộc đời mỗi người, nhưng đồng thời Ngài cũng mở ra những cửa sổ để hướng chúng ta đến một điều tốt đẹp hơn mà trước đó chúng ta không ngờ. Những kinh nghiệm đau thương, tiêu cực mà chúng ta gặp phải trong cuộc đời, đôi khi đó là tiếng nói của Thiên Chúa để mời gọi chúng ta bước ra khỏi một hoàn cảnh không tốt đẹp, để chuẩn bị chúng ta sẵn sàng hơn đón nhận những hồng ân mới.
Truyện: Niềm đau tượng hình.
Du khách đến Roma thường đi thăm ngôi thánh đường cổ tên là Dominus sub aquis, vì phía trên bàn thờ, có một tượng thánh giá rất đặc biệt: bất cứ ai đến qùi trước tượng thánh giá và cầu nguyện với tất cả lòng thành đều được sức mạnh và an ủi thâm sâu.
Người ta kể rằng tác giả của thánh giá bằng tượng cẩm thạch này đã mất nhiều năm mới hoàn thành được tác phẩm. Hơn hai lần, mỗi khi treo bức tượng lên để ngắm nhìn, ông lại cho kéo xuống và đập bỏ, vì ông cho rằng tác phẩm vẫn chưa diễn đạt được điều ông muốn.
Khi ông bắt tay vào công trình lần thứ ba thì cũng là lúc ông gặp nhiều thử thách nhất. Nhiều người ganh tị nên tìm cách hạ uy tín ông. Vợ con ông qua đời trong những hoàn cảnh thật đau thương.
Ai cũng tưởng rằng cơn thử thách đã khiến ông bỏ cuộc. Trái lại, ông càng miệt mài chú tâm vào công trình. Người nghệ sĩ dồn tất cả niềm đau của mình lên khuôn mặt của Đức Kitô. Bức tượng của Chúa Giêsu trên thập giá không còn là một phiến đá lạnh lùng, xa lạ, mà trở thành niềm đau đậm nét của một tâm hồn. Bức tượng đã trở nên sống động và có sức thu hút do chính tâm tình mà người nghệ sĩ muốn tháp nhập vào.
(Thiên Phúc, Chuyện hay đông tây, tập 1, tr 159)
Khi gặp những giây phút đen tối, chúng ta hãy bắt chước gương của Abraham trong bài đọc I hôm nay. Niềm tin của Abraham yếu ớt và dường như phai mờ khi ông nghĩ rằng Thiên Chúa đòi hỏi ông phải hy tế con trai của ông là Isaác. Điều đó làm cho ông khổ tâm và bối rối. Nhưng Abraham vẫn tin cậy vào Chúa, và Thiên Chúa không để ông thất vọng. Thiên Chúa đã chúc phúc và ban ơn cho ông hơn cả những ước mơ của ông.
Thiên Chúa cũng thử thách niềm tin của chúng ta như thế. Khi bị thử thách, tâm hồn chúng ta cũng đau khổ và bối rối. Nhưng nếu chúng ta tin cậy vào Thiên Chúa giống như Abraham, thì Thiên Chúa sẽ không để chúng ta thất vọng. Và cuối cùng, Thiên Chúa cũng sẽ chúc phúc và ban ân huệ cho ta nhiều hơn những gì chúng ta mơ ước.
Đức Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một: Ngài là Đức Giêsu sáng láng trên núi Tabor, cũng là Đức Giêsu mướt máu trong vườn Cây Dầu, và cũng là Đức Kitô đau khổ trên thập giá ở đồi Golgotha. Hai đỉnh núi Tabor và Golgotha cách nhau không xa, nhưng lại là con đường vạn lý, con đường đau khổ, con đường vượt qua: Đường Tình Yêu. Theo thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu thì: ”Sống tình yêu không phải là căng lều trên đỉnh Tabor, mà là cùng với Đức Giêsu ta trèo lên đồi Calvê”. Hiểu được đau khổ là con đường tình yêu, thì thánh nữ Bernadette đã cầu nguyện:”Con không xin cho mình khỏi đau khổ, nhưng chỉ xin Ngài đừng bỏ con trong đau khổ”.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Quy chế về sự hợp tác của giáo dân với thừa tác vụ Linh Mục
LM. Nguyễn Quang Sách (dịch)
23:55 04/03/2009
QUI CHẾ VỀ SỰ HỢP TÁC CỦA GIÁO DÂN VỚI THỪA TÁC VỤ LINH MỤC
(Lm. Phêrô Nguyễn Quang Sách chuyển ngữ theo bản tiếng Pháp)
Lời tựa
Phần I. Những Nguyên Lý Thần Học
1. Chức Tư Tế Cộng Đồng Và Chức Tư Tế Thừa Tác
2. Tính Duy Nhất Và Khác Biệt Của Những Nhiệm Vụ Thừa Tác
3. Đặc Tính Không Thể Thay Thế Của Thừa Tác Vụ Được Tấn Phong
4. Sự Cộng Tác Của Những Người Tín Hữu Không Được Tấn Phong Với Thừa Tác Vụ Mục Vụ
Phần II. Những Dự Định Thực Hành
Điều 1 Cần Thiết Có Một Danh Từ Thích Hợp
Điều 2 Thừa Tác Vụ Lời (59)
Điều 3 Bài Giảng Phúc Âm (Homélie)
Điều 4 Linh Mục Quản Xứ
Điều 5 Những Tổ Chức Cộng Tác Trong Giáo Hội Địa Phương
Điều 6 Những Cử Hành Phụng Vụ
Điều 7 Nhừng Cử Hành Chúa Nhật Khi Vắng Linh Mục
Điều 8 Thừa Tác Viên Bất Thường Cho Rước Lễ
Điều 9 Việc Tông Đồ Bên Người Bệnh
Điều 10 Chủ Trì Hôn Nhân
Điều 11 Thừa Tác Viên Rửa Tội
Điều 12 Việc Hướng Dẫn Cử Hành Các Nghi Lễ An Táng Trong Giáo Hội
Điều 13 Sự Cần Thiết Tuyển Chọn Và Đào Tạo Đúng Mức
Lời Kết
QUI CHẾ VỀ SỰ HỢP TÁC CỦA GIÁO DÂN VỚI THỪA TÁC VỤ LINH MỤC
LỜI TỰA
Hệ quả sinh ra từ mầu nhiệm Giáo Hội là tất cả các thành phần Thân Thể Mầu Nhiệm được kêu gọi tham gia tích cực vào sứ mệnh và việc xây dựng dân Chúa, trong một sự hiệp thông hữu cơ giữa các thừa tác vụ và đặc sủng khác nhau. Những tài liệu Huấn Quyền, cách riêng từ Công Ðồng Vatican II, thường vọng lại lời kêu gọi này (1).
Ba kỳ họp khoáng đại bình thường mới đây của Thượng Hội Ðồng Giám Mục, hơn hết, phải củng cố lại căn tính riêng biệt của các giáo dân, của các thừa tác viên có chức thánh và của những người thánh hiến, củng cố lại phẩm giá chung của họ trong sự khác biệt nhiệm vụ. Tất cả các tín hữu được khuyến khích xây dựng Giáo Hội, bằng cách hợp tác chung nhau lo cho phần rỗi thế giới.
Phải lưu ý tới tình trạng khẩn cấp và quan trọng của việc làm tông đồ mà các tín hữu giáo dân phải thực hiện cho thời hiện tại và tương lai của việc Phúc Âm hoá. Giáo Hội không thể lơ là kiểu hành động này, bởi vì nó được viết trong bản tính Dân Chúa, và bởi vì Giáo Hội cần nó để thực hiện sứ mệnh truyền giáo riêng mình.
Lời kêu mời tất cả người tín hữu tham gia tích cực vào sứ mệnh của Giáo Hội, không phải là không có tiếng vang. Thượng Hội Ðồng Giám Mục năm 1987 đã nhận xét "cách thức Thần Khí tiếp tục trẻ hoá Giáo Hội, bằng cách tạo nên trong Giáo Hội nhiều nghị lực mới mẻ của sự thánh thiện, với sự tham gia của nhiều người giáo dân. Chúng ta có một trong nhiều bằng chứng về điều đó, trong kiểu cách mới mẻ hợp tác giữa các Linh Mục, tu sĩ và giáo dân; trong sự tham gia linh động vào Phụng Vụ, vào việc rao giảng Lời Chúa, vào việc dạy giáo lý; trong nhiều việc phục vụ và nhiệm vụ giao phó cho giáo dân và do giáo dân đảm trách; trong sự phát triển phong phú các nhóm, các Hiệp Hội và phong trào chuyên lo linh thao và kết nạp các giáo dân; trong sự tham gia rộng rãi hơn và đặc sắc hơn của người nữ vào đời sống Giáo Hội và phát triển xã hội". (2)
Cũng vậy, khi chuẩn bị Thượng Hội Ðồng Giám Mục năm 1994 về Ðời Sống Thánh Hiến, phát hiện "khắp nơi một ý muốn chân thành thiết lập những tương quan đích thực của sự hiệp thông và cộng tác giữa các Giám Mục, các Tu Hội sống thánh hiến, hàng giáo sĩ triều và các giáo dân". (3) Trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội Ðồng tiếp sau, Ðức Giáo Hoàng khẳng định phần đóng góp đặc biệt của đời sống thánh hiến cho sứ mệnh và việc xây dựng Giáo Hội. (4)
Thật vậy, tất cả giáo dân đã hợp tác trong cả hai lãnh vực thuộc sứ mệnh của Giáo Hội: trong phạm vi thiêng liêng để mang đến cho con nguời sứ điệp của Chúa Kitô và ân sủng của Người, cũng như trong phạm vi đời để thấm nhuần và hoàn thiện trật tự các thực tại trần gian bằng tinh thần Tin Mừng. (5) Cách riêng trong lãnh vực thứ nhất - việc rao giảng Tin Mừng và thánh hoá - "việc tông đồ giáo dân và thừa tác vụ mục vụ bổ sung cho nhau". (6)
Các giáo dân thuộc hai phái tính có ở đấy vô số cơ hội để hoạt động: nhờ chứng từ liên kết của đời sống cá nhân, gia đình và xã hội; nhờ việc loan báo và chia sẻ Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô trong mọi môi trường; nhờ sức cố gắng giải thích, bênh vực và áp dụng đúng các nguyên lý Kitô giáo cho các vấn đề thời sự. (7) Cách riêng, các vị mục tử được khích lệ "công nhận và cổ võ những thừa tác vụ, những công việc và những nhiệm vụ của người giáo dân, những công việc và nhiệm vụ có nền tảng bí tích trong bí tích Rửa Tội, bí tích Thêm Sức, và hơn nữa, đối với nhiều người giữa họ, trong bí tích Hôn Nhân" (9).
Trên thực tế, đời sống Giáo Hội trong lãnh vực này, đã hiểu biết một sự phát triển đáng kinh ngạc các sáng kiến mục vụ, nhất là từ khi được Công Ðồng Vatican II và huấn quyền Giáo Hoàng thúc đẩy.
Ngày nay cách riêng, nhiệm vụ ưu tiên của việc tái Phúc Âm hoá, động viên toàn thể Dân Chúa, đòi hỏi các Linh Mục "vai trò đầu tiên riêng cho họ"; đồng thời nó cũng đòi hỏi người ta phải ý thức đầy đủ về đặc tính đời của sứ mệnh người giáo dân. (9)
Việc làm này mở rất rộng cho giáo dân những đường chân trời bao la, mà một số còn cần phải tìm tòi: sự dấn thân vào giữa đời, trong thế giới văn hoá, nghệ thuật và sân khấu, nghiên cứu khoa học, lao động, những phương tiện truyền thông, chính trị, kinh tế, vv...; người giáo dân có trách nhiệm tạo dựng cách sáng trí những điều kiện cho phép các lãnh vực này, một cách luôn chắc chắc hơn, gặp được trong Chúa Giêsu Kitô sự đầy đủ ý nghĩa của nó. (10)
Trong địa hạt bao la này, nơi mà công việc đặc biệt thiêng liêng hay tôn giáo, và sự thánh hiến thế giới (consecratio mundi), đi đôi với nhau, có một lãnh vực hoạt động riêng, liên hệ với thừa tác vụ thánh của hàng giáo sĩ, để thi hành lãnh vực hoạt động này, những người giáo dân - nam và nữ - có thể được kêu gọi giúp đỡ, đương nhiên cũng như những thành phần không được phong chức thuộc các Tu Hội Sống Ðời Sống Thánh Hiến và những Hiệp Hội Ðời Sống Tông Ðồ.
Công Ðồng Vatican II qui chiếu về địa hạt riêng biệt này, khi dạy: "Ðể kết thúc, Hàng Giáo Phẩm trao phó cho giáo dân một số nhiệm vụ liên hệ chặt chẽ hơn với bổn phận các vị mục tử, như trong việc đề xướng giáo lý Kitô giáo, trong một số hành vi phụng vụ hay là trong việc chăm sóc các linh hồn". (11)
Vì đây đúng là những nhiệm vụ liên hệ sâu xa hơn với những bổn phận các vị mục tử - những kẻ, muốn thành mục tử, phải nhận lãnh bí tích Truyền Chức - nên tất cả những ai can dự vào đó bằng cách này hay cách khác, phải có một lòng hăng say đặc biệt, ngõ hầu bảo tồn bản tính và sứ mệnh của thừa tác vụ thánh cũng như ơn gọi và đặc tính đời của người giáo dân. Thật vậy hợp tác không có nghĩa là thay thế.
Chúng ta phải nhận xét với niềm thoả mãn nhiệt thành rằng trong nhiều Giáo Hội địa phương, sự hợp tác của các giáo dân không được truyền chức với thừa tác vụ mục vụ của hàng giáo sĩ, được thực hiện một cách rất tích cực: có nhiều hoa quả, trong sự tôn trọng những giới hạn ấn định do bản tính các bí tích và do sự khác biệt các đặc sủng và những nhiệm vụ Giáo Hội; để đối phó với những hoàn cảnh vắng hay thiếu các thừa tác viên thánh, người ta thi hành những giải pháp quảng đại và thông minh. (12)
Nhờ vậy, người ta biểu thị phương diện hiệp thông mà qua đó một số phần tử Giáo Hội ân cần tự nguyện cứu vãn - trong mức độ có thể làm vậy, vì không có đặc tính bí tích Truyền Chức - những hoàn cảnh khẩn cấp và những nhu cầu dai dẳng, trong một số cộng đồng. (13) Những giáo dân này được kêu gọi và uỷ nhiệm gánh vác những trọng trách rõ rệt, quan trọng cũng như tế nhị, họ đuợc ân sủng Chúa nâng đỡ, được các thừa tác viên thánh chỉ dẫn và được tiếp rước tử tế bởi những cộng đồng họ sẵn sàng phục vụ.
Các vị mục tử thánh biết ơn sâu xa lòng quảng đại nhiều người thánh hiến và giáo dân đã cống hiến cho việc phục vụ riêng biệt này, việc phục vụ hoàn thành với một ý thức (sensus) trung thực về Giáo Hội và một sự tận tụy gương mẫu. Lòng biết ơn và sự khuyến khích nhằm đặc biệt những người hoàn thành những nhiệm vụ này trong những hoàn cảnh bắt bớ cộng đồng Kitô giáo, trong những bối cảnh truyền giáo, lãnh thổ hay văn hoá, nơi mà Giáo Hội chưa được vững mạnh và nơi mà sự hiện diện Linh Mục chỉ còn thưa thớt lẻ tẻ. (14)
Ðây không phải là nơi nghiên cứu sâu rộng sự phong phú thần học và mục vụ của vai trò giáo dân trong Giáo Hội. Tông Huấn Christifideles laici đã làm sáng tỏ sự phong phú đó rồi.
Mục đích tài liệu này chỉ cung cấp một câu trả lời sáng sủa và có thẩm quyền cho những thỉnh cầu cấp thiết và đa dạng gởi đến các Cơ Quan chúng tôi, từ phía các Giám Mục, các Linh Mục và giáo dân, các vị này gặp phải những hình thức mới về sinh hoạt "mục vụ" của những giáo dân không được phong chức, trong bối cảnh những giáo xứ và giáo phận, nên đã yêu cầu có được những chỉ dẫn.
Hẳn thật, thường là những thực hành, tuy nảy sinh trong những hoàn cảnh khẩn cấp và bấp bênh, và thường được dựng nên với ý muốn cung cấp một trợ giúp quảng đại cho hoạt động mục vụ, nhưng có thể sinh ra những hậu quả tai hại trầm trọng đối với vệc hiểu biết sự hiệp thông thật sự Giáo Hội. Những thực hành này trên thực tế, hiện diện cách riêng trong một vài vùng, thỉnh thoảng với những khác biệt lớn trong nội bộ một vùng.
Tuy nhiên, những thực hành đó nhắc các vị sau đây nhớ tới trách nhiệm nghiêm trọng của mình, đó là những vị, và cách đặc biệt các Giám Mục, (15) được giao phó việc cổ võ và tuân giữ kỷ luật chung của Giáo Hội; kỷ luật này đặt nền tảng trên một số nguyên lý học thuyết đã được Công Ðồng Vatican II (16) và Huấn Quyền Giáo Hoàng tiếp theo sau, công bố. (17)
Nội bộ các cơ quan chúng tôi đã thực hiện một công tác suy tư. Những đại diện các hàng Giám Mục có liên quan nhất với vấn đề, đã tham dự một hội nghị chuyên đề nghiên cứu đề tài này, và sau cùng, một sự thăm dò rộng rãi được gởi tới nhiều vị Chủ Tịch các Hội Ðồng Giám Mục, các giám chức khác và các vị chuyên môn trong các môn Giáo Hội học khác nhau và đến từ các nơi khác nhau. Nhờ vậy mà phát sinh một sự đồng qui sáng sủa trong ý nghĩa xác thực của qui chế này; nhưng qui chế này không có tham vọng nói thấu đáo, bởi vì nó giới hạn trong việc xem xét những nố thường xảy ra nhất bây giờ, cũng như bởi vì những nố này xuất hiện trong những hoàn cảnh riêng biệt rất khác nhau.
Việc áp dụng trung thực văn bản này, văn bản biên soạn trên nền tảng chắc chắn của huấn quyền bất thường và thông thường trong Giáo Hội, được giao phó cho các Giám Mục, nhưng cũng được trình bày, để được hiểu biết, cho các giám chức những hạt thuộc Giáo Hội, những hạt tuy chưa biết những thực hành lạm dụng đó, nhưng sớm muộn gì rồi cũng biết, do sự truyền bá mau lẹ ngày nay của các sự kiện.
Trước khi trả lời cho những nố cụ thể gởi đến chúng tôi, xem ra cần nhắc đến một vài yếu tố thần học vắn tắt và thiết yếu về ý nghĩa Chức Thánh trong cơ chế Giáo Hội. Những yếu tố đó khả dĩ giúp hiểu biết hơn những mục đích của kỷ luật Giáo Hội, kỷ luật có ý thăng tiến, vẫn trong sự tôn trọng chân lý và sự hiệp thông Giáo Hội, những quyền và những bổn phận của mọi người, vì "phần rỗi các linh hồn, Giáo Hội phải luôn luôn coi là luật tối thượng". (18)
PHẦN I. NHỮNG NGUYÊN LÝ THẦN HỌC
1. Chức tư tế cộng đồng và chức tư tế thừa tác
Chúa Giêsu Kitô, Linh Mục Thượng Phẩm và đời đời, đã muốn rằng chức tư tế duy nhất và bất khả phân chia của Người được Giáo Hội chia sẻ. Chính Giáo Hội là Dân Giao Ước Mới, trong dân này, "nhờ việc tái sinh và sự xức dầu của Thánh Thần, những người đã lãnh bí tích Rửa Tội được thánh hiến để hình thành một đền thờ thiêng liêng và một chức tư tế thánh, để dâng, qua tất cả các hoạt động của người Kitô hữu, những lễ tế thiêng liêng và và loan truyền những việc làm cả thể của Ðấng, từ những nơi tối tăm, đã kêu gọi họ tới ánh sáng kỳ diệu của Người” (x. 1 Pr 2, 4-10). (19) "Chỉ có một dân được Chúa tuyển chọn”; “chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa” (Ep 4, 5); “giá trị của các phần tử là chung vì họ được tái sinh trong Chúa Kitô, ân sủng của các con là chung, ơn gọi tiến tới sự trọn lành là chung". (20)
Ðang khi "tất cả các phần tử đều bình đẳng về mặt phẩm giá và hành động chung cho tất cả mọi tín hữu liên hệ với sự xây dựng Thân Thể Chúa Kitô", thì có một số người, theo ý muốn Chúa Kitô, được đặt ra làm "Thầy dạy, làm người phân phát các mầu nhiệm và làm mục tử kẻ khác". (21) Chức tư tế cộng đồng của mọi người tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật, "mặc dầu khác nhau theo bản chất chớ không phải theo cấp bậc mà thôi, nhưng lại được sắp xếp cho nhau; thật vậy, cả hai, tuỳ theo cách thức riêng mình, tham gia chức tư tế độc nhất của Chúa Kitô" (22) Giữa hai chức tư tế có một sự hợp nhất hữu hiệu, bởi vì Thánh Thần hợp nhất Giáo Hội trong sự hiệp thông và phục vụ, và bảo đảm cho Giáo Hội những ơn theo phẩm trật và những đặc sủng. (23)
Sự khác biệt thiết yếu giữa chức tư tế cộng đồng và chức tư tế thừa tác, không ở trong chức tư tế của Chúa Kitô, vì luôn luôn là duy nhất và bất khả phân chia, cũng không phải trong sự thánh thiện mà tất cả mọi tín hữu phải đạt tới: "Thât vậy, chức tư tế thừa tác tự nó không có nghĩa là một cấp bậc thánh thiện cao hơn sánh với chức tư tế, cộng đồng của người tín hữu; nhưng, qua chức tư tế thừa tác, các Linh Mục đã được Chúa Kitô, nhờ Thần Khí, ban cho một ơn đặc biệt, ngõ hầu có thể giúp dân Chúa thực hiện cách trung thành và đầy đủ chức tư tế cộng đồng đã ban cho họ" (24)
Trong sự xây dựng Giáo Hội, Thân Thể Chúa Kitô, tuy có sự khác biệt các phần tử và các nhiệm vụ, nhưng chỉ có một Thần Khí, vì lợi ích Giáo Hội, Người phân phát các ơn của Người một cách rộng rãi tương xứng với sự giàu sang của Người và với những nhu cầu của các việc phục vụ (x. 1 Cr 12, 1-11). (25)
Sự khác biệt liên can tới kiểu tham gia vào chức tư tế của Chúa Kitô, và đó là sự khác biệt theo bản chất với nghĩa này là "đang khi chức tư tế cộng đồng của giáo hữu được thực hiện trong sự biểu dương ân sủng rửa tội, sự sống đức tin, đức cậy và đức mến, sự sống theo Thần Khí, thì chức tư tế thừa tác là để phục vụ chức tư tế cộng đồng, nó có liên hệ với sự biểu dương ân sủng rửa tội của tất cả mọi người Kitô hữu" (26) Do đó, "chức tư tế thừa tác trong bản chất khác với chức tư tế cộng đồng của giáo hữu, bởi vì nó ban quyền năng thánh để phục vụ các giáo hữu", (27)
Ðể đạt tới mục dích này, Linh Mục được khuyên bảo phải "lớn lên trong ý thức sự hiệp thông sâu xa liên kết họ với dân Chúa "ngõ hầu" gây nên và phát triển sự đồng trách nhiệm trong cùng một sứ mệnh duy nhất cứu rỗi, bằng cách làm sáng giá, cách ân cần và vui lòng, tất cả những đặc sủng và những nhiệm vụ mà Thần Khí chia cho các tín hữu để xây dựng Giáo Hội". (28)
Ta có thể tổng hợp như vầy những đặc điểm làm khác biệt chức tư tế thừa tác của các Giám Mục và các Linh Mục với chức tư tế chung của giáo hữu, và những đặc điểm đó cũng vạch ra những giới hạn hợp tác của giáo hữu với thừa tác vụ thánh:
a) chức tư tế thừa tác có nguồn gốc trong sự nối tiếp tông đồ, và được phú cho một quyền năng thánh, (29) quyền năng đó bao gồm quyền hạn và trách nhiệm hành động nhân danh Chúa Kitô Ðầu và Mục tử. (30)
b) Chức tư tế thừa tác biến những thừa tác viên thánh thành những tôi tớ Chúa Kitô và Giáo Hội, bằng phương tiện rao truyền với uy quyền Lời Chúa, cử hành các bí tích và hướng dẫn mục vụ các tín hữu. (31)
Ðặt những nền tảng của thừa tác được truyền chức trong sự kế tiếp tông đồ, với tư cách là thừa tác vụ này tiếp tục sứ mệnh nhận lãnh từ các tông đồ thay cho Chúa Giêsu, là một điểm thiết yếu của học thuyết Giáo Hội Công Giáo. (32)
Do đó, thừa tác vụ được phong chức, đặt nền tảng trên các tông đồ để xây dựng Giáo Hội: (33) "chức thừa tác này hoàn toàn để phục vụ chính Giáo Hội". (34) Ðặc tính phục vụ của nó liên kết nội tại với bản tính bí tích của thừa tác Giáo Hội. Thật vậy, hoàn toàn tuỳ thuộc vào Chúa Kitô Ðấng ban sứ vụ và thẩm quyền, các thừa tác viên thực sự là những "tôi tớ Chúa Kitô" (Rm 1, 1), theo hình ảnh Chúa Kitô Ðấng đã tự nguyện mặc lấy "thân nô lệ" vì chúng ta" (Pl 2, 7). Bởi vì lời và ân sủng mà họ là những thừa tác viên, không phải là của họ, nhưng là của Chúa Kitô Ðấng giao phó những thứ đó cho họ vì kẻ khác, nên họ tự nguyện làm nô lệ mọi người". (35)
2. Tính duy nhất và khác biệt của những nhiệm vụ thừa tác
Những nhiệm vụ của thừa tác vụ được phong chúc, xét chung toàn bộ, làm thành một đơn vị không thể phân chia, do nền tảng duy nhất của chúng. (36) Như trong Chúa Kitô, (37) chỉ có một gốc rễ duy nhất thuộc hành động cứu rỗi, được phát biểu và thực hiện bởi thừa tác viên qua sự hoàn thành các nhiệm vụ dạy dỗ, thánh hoá và quản trị các tín hữu khác. Sự hợp nhất đó cốt yếu chỉ tính cách việc thi hành những nhiệm vụ của thừa tác vụ thánh, những nhiệm vụ đó, dưới những hình thức khác biệt, luôn luôn là một việc thi hành vai trò của Chúa Kitô Ðầu Giáo Hội
Vậy nếu việc thi hành nhiệm vụ giảng dạy, thánh hoá và quản trị, do thừa tác viên thánh, tạo nên bản chất của thừa tác vụ mục vụ, thì những nhiệm vụ khác biệt của các thừa tác viên thánh, hình thành một sư hiệp nhất bất khả phân và không thể được nhận thức riêng nhau; ngược lại, những nhiệm vụ đó phải được xem như hỗ tương với nhau và bổ túc cho nhau. Chỉ trong vài nhiệm vụ, và trong mức nào đó thôi, những tín hữu khác không được truyền chức có thể cộng tác với các vị chủ chăn, nếu họ dược kêu gọi hợp tác bởi thẩm quyền hợp pháp và theo những cách thức phải có. Thật vậy Chúa Kitô "trong Thân Thể Người, tức là trong Giáo Hội, luôn ban phát những ân huệ để phục vụ, nhờ những ân huệ đó, nhân danh Người, chúng ta góp phần lo phần rỗi cho nhau". (38)
"Sự thực hành một nhiệm vụ thể đó không làm người giáo dân trở thành mục tử: trên thực tế, điều lập nên thừa tác viên, không phải là sự hoạt động tự nó, nhưng là sự truyền chức bí tích. Duy chỉ bí tích Truyền Chức mới ban cho người thừa tác viên được tham dự vào nhiệm vụ của Chúa Kitô là Ðầu và Mục Tử và được tham dự vào chức tư tế đời đời của Người. Nhiệm vụ thi hành với tư cách là dự khuyết, có được quyền chính thống minh bạch và ngay liền là do sự uỷ nhiệm chính thức nhận lãnh từ tay các vị mục tử và, trong việc thực hành cụ thể nhiệm vụ này, người dự khuyết đó phải phục tùng sự chỉ đạo của thẩm quyền Giáo Hội". (39)
Phải tái khẳng định giáo thuyết này bởi vì một số thực hành, mục đích là bổ sung những con số yếu kém do các thừa tác viên được phong chức ở giữa cộng đồng, thì trong một số trường hợp đã có thể gây sức ép trên quan niệm chức tư tế cộng đồng của các tín hữu, đến nỗi làm xáo trộn đặc tính và ý nghĩa riêng của nó. Ðiều đó lại tán trợ việc suy giảm số dự tuyển vào chức Linh Mục, và làm lu mờ đặc tính chủng viện như là nơi kiểu mẫu cho việc huấn luyện thừa tác viên thánh. Ðây là những hiện tượng liên kết chặt chẽ với nhau, và phải suy nghĩ đích đáng về sự tương quan của chúng, để rút ra những kết luận thực hành.
3. Ðặc tính không thể thay thế của thừa tác vụ được tấn phong
Một cộng đồng tín hữu, để được có thể gọi là Giáo Hội và để được thực sự là Giáo Hội, không thể lấy những tiêu chuẩn tổ chức có tính hiệp hội hay chính trị để hướng dẫn mình. Tất cả Giáo Hội địa phương phải được Chúa Kitô hướng dẫn, bởi vì chính Người, tại nền tảng, đã ban cho Giáo Hội này thừa tác vụ tông đồ. Do sự kiện này, không một cộng đồng nào có quyền tự cho mình sự hướng dẫn này, (40) cũng không thiết lập sự hướng dẫn này bằng một sự uỷ nhiệm. Việc thực hành trách nhiệm huấn giáo và quản trị đòi hỏi phải có sự chỉ định theo Giáo luật hay là pháp luật về phía thẩm quyền phẩm trật. (41).
Chức tư tế thừa tác, do đó, là cần thiết cho sự hiện hữu của cộng đồng với tư cách là Giáo Hội: "Như vậy, người ta không nên coi chức tư tế được tấn phong dường như có (...) sau cộng đồng Giáo Hội, dường như cộng đồng này có thể được hiểu như đã được thiết lập không cần chức tư tế này". (42) Thật vậy, nếu trong cộng đồng mà thiếu Linh Mục, thì cộng đồng đó bị thiếu việc thực hành và nhiệm vụ bí tích của Chúa Kitô Ðầu và Mục tử, là điều cốt yếu cho chính sự sống của cộng đồng Giáo Hội.
Như vậy chức tư tế thừa tác là tuyệt đối không thể thay thế. Từ đó người ta phải suy ra sự cần đến một việc mục vụ ơn gọi đầy nhiệt tình, được chỉnh đốn tốt và liên tục, ngõ hầu cung cấp cho Giáo Hội những thừa tác viên mà Giáo Hội cần; người ta cũng do đó mà suy ra sự cần thiết dành riêng một sự đào tạo tươm tất cho những ai trong các chủng viện dọn mình lãnh chức Linh Mục. Tất cả mọi giải pháp khác để đối phó những vấn đề do thiếu các thừa tác viên thánh, chỉ là tạm bợ thôi.
"Bổn phận cổ võ các ơn gọi thuộc về cộng đồng Kitô hữu toàn diện, cộng đồng này phải hoàn thành bổn phận đó bằng một đời sống Kitô hũu hoàn hảo" (43) Tất cả những người tín hữu có trách nhiệm cổ võ bổn phận này, bằng cách góp phần khuyến khích sự chấp nhận ơn gọi làm Linh Mục, bằng cách theo Chúa Giêsu Kitô luôn trung thành hơn, và bằng cách xa lánh tính thờ ơ nơi mình ở, nhất là trong những xã hội đậm nét chủ nghĩa vật chất.
4. Sự cộng tác của những người tín hữu không được tấn phong với thừa tác vụ mục vụ
Trong các tài liệu công đồng, giữa những phương diện tham gia vào sứ mệnh Giáo Hội của những người không có ấn tín phép Truyền Chức, người ta nghĩ đến sự hợp tác trực tiếp của họ vào những nhiệm vụ riêng biệt của các mục tử. (44) Thật vậy, "khi sự cần thiết hay lợi ích của Giáo Hội đòi buộc, các vị mục tử có thể, theo những qui luật được thiết lập do luật chung, giao phó cho giáo dân một số nhiệm vụ liên quan tới trách nhiệm riêng mục tử của mình, nhưng lại không đòi hỏi phải có ấn tín phép Truyền Chức". (45) Việc hợp tác này sau đó được qui định do luật pháp hậu công đồng và, cách riêng, do Bộ Giáo Luật mới.
Bộ Giáo Luật trước hết nói tới những trách nhiệm và những quyền lợi của tất cả mọi tín hũu: (46) rồi ở điều tiếp sau, dùng để nói tới những trách nhiệm và quyền lợi những người giáo dân, Giáo Luật đề cập tới không những trách nhiệm và quyền lợi xứng với hoàn cảnh đời của họ, (47) mà còn những chức vụ hay phần việc khác không thuộc về họ cách tuyệt đối. Giữa những chức vụ và phận vụ đó, có những thứ thuộc về bất cứ người tín hữu nào, được phong chức hay không; (48) những thứ khác ngược lại nằm trong loại phục vụ trực tiếp thuộc thừa tác vụ thánh của các tín hữu được phong chức. (49)
Những tín hữu không được tấn phong không nắm một quyền nào để thực hành những chức vụ hay phần vụ sau, nhưng họ có "khả năng được các vị mục tử thánh nhận cho làm những trách vụ Giáo Hội và những trách nhiệm mà họ có thể thực hiện theo những dự định của luật", (50) hay là "vì thiếu các thừa tác viên (...) họ có thể làm thay thề một số trách vụ của các ngài (...) tuỳ theo những dự định của luật". (51)
Ðể một việc hợp tác như vậy có chỗ đứng hài hoà trong khoa mục vụ thừa tác, điều cần thiết là muốn tránh những lệch lạc mục vụ và những lạm dụng kỷ luật, thì những nguyên tắc giáo lý phải cho rõ ràng và do đó, với quyết tâm liên kết, người ta đề xướng trong toàn Giáo Hội một sự áp dụng chăm chỉ và trung thực những dự định hiện hành, mà không lạm dụng nới rộng phạm vi chước chuẩn cho những trường hợp không thể hưởng sự chước chuẩn.
Nếu có những lạm dụng và những vi phạm tại bất cứ nơi nào, thì các mục tử huy động những phương tiện cần thiết và xứng hợp để ngăn chận hẳn không cho lan rộng, và tránh gây thiệt hại cho việc hiểu biết về chính bản chất Giáo Hội. Cách riêng, họ nên áp dụng đúng đắn những qui luật kỷ luật đã sẵn, những qui luật dạy cho biết và tôn trọng, trong các sự kiện, sự phân biệt và sự bổ sung của các phận vụ cốt yếu đối với cộng đồng Giáo Hội.
Tiếp theo, nơi nào đã lan tràn những vi phạm thể đó, thì tuyệt đối không thể trì hoãn sự can thiệp có trách nhiệm của thẩm quyền có bổn phận can thiệp; qua sự can thiệp này, thẩm quyền đó thật sự là kẻ xây dựng sự hiệp thông, mà chỉ có thể được thiết lập chung quanh chân lý.
Hiệp thông, chân lý, công lý, hoà bình và bác ái là những từ ngữ tuỳ thuộc nhau. (52)
Dưới ánh sáng những nguyên lý này, dưới đây kê khai những môn thuốc thích đáng để chữa trị những lạm dụng được báo cáo lên các Cơ Quan chúng tôi. Những qui định sau đây được rút ra từ quy phạm của Giáo Hội.
PHẦN II. NHỮNG DỰ ÐỊNH THỰC HÀNH
Ðiều 1: Cần thiết có một danh từ thích hợp
Ðức Thánh Cha, trong bài diễn văn đọc trước những người tham dự hội thảo về "Sự hợp tác của người giáo dân với thừa tác vụ Linh Mục", đã nhấn mạnh tới sự cần thiết làm sáng tỏ và phân biệt những nghĩa chữ lâu nay gán cho danh từ "thừa tác vụ" trong ngôn ngữ thần học và giáo luật. (53)
1. "Ðã qua một thời gian, có thói quen gọi là thừa tác vụ, không những các phần vụ (officia) và các trách vụ (munera) do những mục tử thực hành bằng vào bí tích Truyền Chức, nhưng cũng gọi là thừa tác vụ những phần vụ và trách vụ do những tín hữu không được tấn phong thực hành, bằng vào chức tư tế rửa tội. Vấn đề ngôn ngữ còn trở nên phức tạp và tế nhị hơn khi công nhận tất cả mọi người tín hữu có khả năng thực hành - với tư cách là người bổ sung, do việc uỷ nhiệm chính thức phía các mục tử - một số chức vụ riêng biệt hơn dành cho giáo sĩ, nhưng lại không đòi hỏi phải có ấn tín Truyền Chức. Phải công nhận rằng ngôn ngữ trở nên bất định, hỗn tạp, và như vậy là vô ích để diễn tả giáo lý đức tin, mỗi khi bằng bất cứ cách nào, che giấu sự khác biệt "về bản chất chớ không phải cấp bậc mà thôi" hiện hữu giữa chức tư tế do bí tích Rửa Tội và chức tư tế được tấn phong". (54)
2. "Ðiều này đã cho phép, trong vài trường hợp, nới rộng từ thừa tác vụ đến những trách vụ riêng của giáo dân, vì những trách vụ đó, theo mức độ của chúng, cũng là một sự tham dự vào chức tư tế độc nhất của Chúa Kitô. Những trách vụ tạm thời giao phó cho họ, ngược lại, chỉ là hậu quả của một uỷ nhiệm của Giáo Hội. Chỉ có một sự qui chiếu vĩnh viễn với nguồn mạch duy nhất là "sứ vụ của Chúa Kitô" (...) cho phép, trong một mức độ nào đó. Áp dụng từ thừa tác viên cho các giáo dân, không mơ hồ: nghĩa là từ đó không được hiểu và sống như một nguyện vọng trái với thừa tác vụ được tấn phong, hay là như một sự xói mòn từ từ đặc tính riêng của nó.
Theo nghĩa gốc này, (danh) từ thừa tác vụ (servitium) chỉ mô tả công trình do đó các thành phần Giáo Hội nối dài, cho chính mình và cho thế giới, "sứ mệnh và tác vụ của Chúa Kitô". Ngược lại khi (danh) từ đó được dùng theo nghĩa riêng trong tương quan và so sánh giữa các trách vụ và phần vụ, thì bấy giờ nên cảnh báo rõ ràng rằng duy chỉ nhờ sự Truyền Chức Thánh, (danh) từ đó mới đạt sự đầy đủ và nguyên nghĩa mà truyền thống đã dành cho nó". (55)
3. Người tín hữu không được tấn phong có thể được gọi chung là "thừa tác viên bất thường" chỉ khi họ được thẩm quyền kêu mời thực hành, trong các chức vụ bổ sung mà thôi, những trách vụ nói trong can. 230, 3, (56) và các can. 943 và 1112. Dĩ nhiên ta có thể dùng (danh) từ cụ thể quyết định theo giáo luật nhiệm vụ được giao phó, như ví dụ giáo lý viên, thầy cầm đèn, thầy đọc sách, v. v...
Sự uỷ nhiệm tạm thời trong các việc phụng vụ nói trong can. 230, 2 không đặt một tên riêng nào cho người tín hữu không được tấn phong. (57)
Như vậy điều bất hợp pháp nếu gọi những tín hữu không được tấn phong là "mục tử", "tuyên uý", "tuyên uý nhà nguyện", người tổ chức", "người điều hành" hay là bằng những danh xưng nào khác mà, dù thế nào, có thể lẫn lộn vai trò của họ với vai trò vị mục tử, danh từ chỉ dành riêng cho Giám Mục và Linh Mục. (58)
Ðiều 2 Thừa tác vụ Lời (59)
1. Nội dung thừa tác vụ này bao gồm "việc giảng dạy mục vụ, dạy giáo lý và tất cả huấn giáo Kitô giáo, mà trong đó bài giảng phụng vụ chiếm chỗ ưu tiên". (60)
Việc thực hành nguyên gốc các chức vụ liên quan tới thừa tác vụ này là bổn phận riêng của Giám Mục giáo phận, với tư cách là người điều hành trong Giáo Hội của mình, tất cả thừa tác vụ Lời; (61) đó cũng là bổn phận riêng của các Linh Mục những người cộng tác với Giám Mục. (62) Thừa tác vụ này còn thuộc về các Phó Tế, trong sự hiệp thông với Giám Mục và Linh Mục đoàn của mình. (63)
2. Những tín hữu không được tấn phong tham dự, tuỳ theo bản tính mình, chức vụ ngôn sứ của Chúa Kitô; họ được thiết lập như những chứng tá của Chúa, họ được trang bị bằng ý nghĩa đức tin và bằng ân sủng Lời. Tất cả được kêu gọi trở nên, luôn mãi, "những tiền hô hữu hiệu của đức tin trong điều phải hy vọng (x. Dt 11, 1)". (64) Ngày nay, cách riêng, đó là việc dạy giáo lý, tuỳ thuộc nhiều vào việc dấn thân và lòng quảng đại của họ trong việc phục vụ Giáo Hội.
Do đó các tín hữu, và đặc biệt những thành viên các Tu Hội Ðời Sống Thánh Hiến và các Hiệp Hội Thuộc Ðời Sống Tông Ðồ, có thể được kêu mời cộng tác, theo những thể thức hợp pháp, thực hành thừa tác vụ Lời. (65)
3. Ðể sự giúp đỡ này có hiệu nghiệm, cần nhắc lại một số điều kiện liên quan tới những thể thức.
Giáo Luật, điều 766, nêu lên những điều kiện, trong đó thẩm quyền có thể cho những tín hữu không được tấn phong, giảng trong nhà thờ hay nhà nguyện. Chính cách diễn tả, admitti possunt, nhấn mạnh rằng đây không phải là một thứ quyền riêng như quyền của Giám Mục, (66) cũng không phải là một năng quyền như năng quyền Linh Mục hay Phó Tế. (67)
Những điều kiện đi theo sự công nhận này - "nếu sự cần thiết đòi hỏi trong một số hoàn cảnh", "nếu cảm thấy có ích lợi trong những trường hợp riêng biệt" - chứng tỏ sự kiện có tính bất thường dường nào. Giáo Luật điều 766 hơn nữa xác quyết phải luôn hành động theo những mệnh lệnh của các Hội Ðồng Giám Mục. Với điều khoản cuối cùng này, khoản giáo luật trưng dẫn trên thiết lập cái gì là nguồn gốc đầu tiên để phân biệt chính xác sự cần thiết hay hữu ích trong các trường hợp cụ thể, bởi vì những dự định của Hội Ðồng Giám Mục, vì cần sự thừa nhận của Toà Tông Ðồ, phải báo cáo những tiêu chuẩn thích hợp có thể giúp Giám Mục giáo phận ra những quyết định mục vụ xứng hợp: ngài có quyền ra những quyết định này nhân danh chính chức vụ Giám Mục.
4. Trong trường hợp hoạ hiếm mới có được những thừa tác viên thánh, trong những vùng hạn chế phạm vi, có thể xảy ra những hoàn cảnh vĩnh viễn và khách quan của sự cần thiết và hữu ích, gợi ý công nhận các người tín hữu không được phong chức, lo việc giảng dạy.
Việc giảng dạy trong các nhà thờ và nhà nguyện bởi những tín hữu không được tấn phong, có thể được phép để bổ sung các thừa tác viên thánh, hay là vì những lý do riêng có lợi ích trong các trường hợp cụ thể được luật pháp chung của Giáo Hội hay của Hội Ðồng Giám Mục dự liệu, và việc giảng dạy đó không thể trở nên một việc làm bình thường, cũng không thể hiểu như là một sự thăng tiến chính thức hàng giáo dân.
5. Nhất là trong khi chuẩn bị lãnh nhận bí tích, chớ chi các giáo lý viên lưu ý khơi động sự quan tâm của những người học giáo lý đối với vai trò và hình ảnh Linh Mục, cho họ biết chỉ mình người là kẻ phân phát các mầu nhiệm thánh mà họ chuẩn bị nhận lãnh.
Ðiều 3 Bài Giảng Phúc Âm (Homélie)
1. Bài giảng Phúc Âm, hình thức nổi bật nhất của việc giảng thuyết "mà trong suốt Năm Phụng Vụ dựa trên Kinh Thánh mà trình bày các mầu nhiệm đức tin và các qui tắc đời sống Kitô giáo", (68) là thành phần toàn bộ của Phụng Vụ.
Trong lúc cử hành Thánh Thể, bài giảng Phúc Âm phải dành cho thừa tác viên thánh, Linh Mục hay Phó Tế. (69) Tín hữu không được tấn phong, không được giảng, dầu họ giữ vai "kẻ phụ tá mục vụ" hay giáo lý viên, trong bất cứ kiểu cộng đồng hay nhóm nào. Thật vậy không cần đến một sự dễ dàng hơn về sự trần thuyết - một trường hợp ngẫu nhiên - cũng không cần phải được chuẩn bị thần học, nhưng đây là một chức vụ dành cho người được hiến thánh qua bí tích Truyền Chức Thánh; điều này ngăn cản chính Giám Mục giáo phận chuẩn khỏi luật pháp Giáo Luật, (70) vì rằng đây không phải là một luật thuần tuý kỷ luật, nhưng là một luật liên quan những chức vụ huấn giáo và thánh hoá kết hợp chặt chẽ với nhau.
Như vậy người ta không thể thừa nhận thói quen, thực hành trong một số hoàn cảnh, giao phó việc giảng Phúc Âm cho các chủng sinh, các sinh viên thần học chưa được tấn phong. (71) Thật vậy bài giảng Phúc Âm không thể được coi như là một sự thực tập để làm thừa tác vụ mai sau.
Phải kể như điều luật 767, 1 bãi bỏ tất cả qui định trước kia cho phép những tín hữu không được tấn phong tuyên đọc bài giảng trong lúc cử hành Thánh lễ. (72)
2. Ðược phép đề xướng một trình bày vắn tắt giúp hiểu rõ hơn phụng vu cử hành; cách đặc biệt, người ta cũng có thể đề xướng một dẫn chứng tình cờ, luôn thích hạp với các qui luật phụng vụ, nhân dịp các buổi Phụng Vụ Thánh Thể cử hành trong những ngày đặc biệt (Ngày Chủng Viện, Bệnh Nhân, v.v.), nếu người ta xét thấy điều đó xứng hợp cách khách quan để làm nổi bài giảng Linh Mục chủ tế đọc theo luật. Những trình bày và những dẫn chứng đó không nên khoác vào những đặc điểm có thể làm lẫn lộn chúng với bài giảng.
3. Việc có thể "đối thoại" trong bài giảng (73) đôi khi có thể được thừa tác viên chủ sự sử dụng cách khôn ngoan, như là một phương tiện trình bày mà không trao một sự uỷ nhiệm bổn phận giảng thuyết.
4. Bài giảng Phúc Âm ngoài Thánh Lễ thì các tín hữu không được tấn phong có thể giảng, theo quyền hạn và những qui luật phụng vụ, phải tôn trọng những khoản chứa đựng trong đó.
5. Bài giảng không thể giao phó, trong bất cứ trường hợp nào, cho những Linh Mục hay Phó Tế mất tình trạng giáo sĩ, hay là đã bỏ việc thi hành thừa tác vụ thánh. (74)
Ðiều 4 Linh Mục Quản Xứ
Những tín hữu không được tấn phong có thể hoàn thành những nhiệm vụ cộng tác hữu hiệu với thừa tác vụ mục vụ của hàng giáo sĩ, như phải ca ngợi trong nhiều trường hợp, trong các giáo xứ, trong lãnh vực những nhà chăm sóc, cứu tế, giáo dục, tù ngục, bên những nhà cầm quyền quân sự, v.v... Mọi hình thức cộng tác bất thường, trong các điều kiện dự kiến, được qui định theo điều luật 517, 2
1. Sự hiểu và áp dụng đúng khoản luật này, mà do đó "nếu vì thiếu Linh Mục, Giám Mục giáo phận xét là nên cho một Phó Tế hoặc một người không có ấn tích Linh Mục hoặc một nhóm người tham dự vào việc thi hành mục vụ giáo xứ, thì ngài phải đặt một Linh Mục với các quyền hạn và năng quyền của một Linh Mục Chính xứ để điều khiển việc mục vụ", đòi hỏi biện pháp bất thường này phải dự vào trong sự tôn trọng tỉ mỉ những điều khoản nó chứa đựng, đó là:
a) vì thiếu Linh Mục, và không phải vì những lý do được tiện lợi hay là để "thăng tiến mơ hồ hàng giáo dân", v.v...
b) đây nói về sự tham gia vào việc thi hành chăm sóc mục vụ, chớ không phải điều khiển, phối trí, điều hoà, quản trị giáo xứ; một công việc mà theo chính những từ ngữ giáo luật, chỉ thuộc quyền một Linh Mục.
Chính vì ở đây nói đến những trường hợp bất thường nên trước hết phải xét khả năng nhờ những việc phục vụ, ví dụ, của các Linh Mục già nhưng còn sức khỏe, hay là giao phó nhiều giáo xứ khác nhau cho một Linh Mục hay một nhóm Linh Mục. (75)
Dầu vậy không nên coi thường quyền ưu tiên cũng một điều trong Giáo Luật dành cho thầy Phó Tế.
Hơn nữa qui định giáo luật cũng khẳng định rằng những hình thức tham gia này trong việc coi sóc các giáo xứ, không thể thay thế được nhiệm vụ Linh Mục quản xứ. Thật vậy qui định quyết định rằng dầu trong những trường hợp bất thường "Giám Mục Giáo phận (...) phải đặt một Linh Mục với quyền hạn và năng quyền của một Linh Mục quản xứ để điều khiển việc mục vụ". Nhiệm vụ của Linh Mục quản xứ, thật vậy, chỉ được giáo phó thành sự cho một Linh Mục mà thôi (x. can., 521, 1), cho dù trong lúc thiếu thật sự hàng giáo sĩ. (76)
2. Về phương diện này cũng phải để ý đến sự kiện Linh Mục quản xứ là vị mục tử đích thực của giáo xứ được trao phó cho ngài, (77) và ngài vẫn là mục tử bao lâu nhiệm vụ mục vụ chưa chấm dứt. (78)
Sự kiện một Linh Mục quản xứ nộp đơn từ chức vì quá tuổi 75, không đương nhiên kéo theo sự nghỉ việc mục vụ của ngài. Sự nghỉ việc đó chỉ xảy ra khi Giám Mục giáo phận - sau khi đã cứu xét khôn ngoan tất cả mọi hoàn cảnh - dứt khoát chấp thuận việc ngài từ chức, theo qui luật điều 538, 3, và Giám Mục thông đạt cho ngài bằng văn bản. (79) Ngược lại, do những hoàn cảnh thiếu các Linh Mục, hiện tại trong một số nơi, phải đặc biệt xử sự khôn khéo trong vấn đề.
Hơn nữa, xét theo quyền hạn của mỗi một Linh Mục để thi hành những trách vụ liên hệ với chức phận đã lãnh nhận, trừ khi có những nguyên nhân trầm trọng về sức khoẻ hay kỷ luật, nên nhớ rằng tuổi 75 không phải là một duyên cớ đủ để buộc Giám Mục chấp thuận một sự từ chức. Làm như vậy cũng để tránh một quan điểm coi thừa tác vụ thánh như là một chế độ công chức. (80)
Ðiều 5 Những tổ chức cộng tác trong Giáo Hội địa phương
Những tổ chức này, cần phải có và thấy sinh hiệu quả trong đường đổi mới Giáo Hội theo Công Ðồng Vatican II, và được thừa nhận qua luật pháp Giáo Luật, diễn tả một hình thức tham gia sinh động vào sự sống và sứ mệnh của Giáo Hội như là sự hiệp thông.
1. Quy phạm Giáo luật về Hội Ðồng Linh Mục nêu rõ những Linh Mục nào có thể làm thành viên của Hội Ðồng. (81) Thật vậy Hội Ðồng này dành riêng cho các Linh Mục, bởi vì nó dựa trên sự tham gia chung của Giám Mục và các Linh Mục vào cũng một chức Linh Mục và thừa tác vụ. (82)
Các thầy Phó Tế hay các tín hữu không được tấn phong không có thể hưởng được tiếng nói linh động hay thụ động, cho dầu họ là những cộng sự viên của các thừa tác viên thánh, những Linh Mục đã mất địa vị giáo sĩ hay đã thật sự bỏ thừa tác vụ thánh, cũng không được như vậy.
2. Hội Ðồng Mục Vụ, thuộc giáo phận và giáo xứ (83) và Hội Ðồng Giáo Xứ chuyên lo những việc kinh tế, (84) mà những tín hữu không được tấn phong cũng là thành phần, chỉ có quyền tư vấn và không cách nào có thể trở nên những cơ quan quyết định. Chỉ được bầu vào những trách nhiệm này các tín hữu có những đức tính mà Quy phạm Giáo luật đòi hỏi. (85)
3. Linh Mục quản xứ mới có quyền chủ toạ các Hội Ðồng Giáo Xứ. Cho nên những quyết định thực hành do một Hội Ðồng nhóm họp mà không có sự chủ toạ của Linh Mục quản xứ, cả đến việc họp chống ý ngài, đều bất thành và vô giá trị. (86)
4. Trong tất cả các Hội Ðồng cấp giáo phận, sự đồng thuận với một hành vi của Giám Mục không thể diễn tả thành sự trừ khi luật đòi hỏi phải như vậy.
5. Khi có những thực tại địa phương, các Ðấng Thường Quyền có thể nhờ những nhóm nghiên cứu đặc biệt và những chuyên viên về các vấn đề riêng biệt. Nhưng những nhóm người này không thể trở thành những tổ chức song đôi hay làm cho mất hết ý nghĩa những Hội Ðồng Linh Mục và Mục Vụ cấp giáo phận cũng như cấp giáo xứ: những Hội Ðồng này được chi phối bởi luật chung của Giáo Hội trong các khoản 536, 1 và 537 (87). Nếu trong quá khứ đã nổi lên những tổ chức đó, dựa trên những tập tục địa phương hay nhưng hoàn cảnh riêng, người ta phải vận dụng những biện pháp cần thiết bắt chúng phù hợp với luật pháp của Giáo Hội hiện hành.
6. Các Quản Hạt, cũng gọi là Hạt Trưởng, Linh Mục trưởng, hoặc gọi bằng tên khác, và những vị thay thế, "vị Ðại Diện Giám Mục", "Vị Ðại Diện Hạt Trưởng", v.v... luôn luôn phải là Linh Mục. (88) Do đó ai không phải là Linh Mục thì không thể được chỉ định cách thành sự vào những trách vụ này.
Ðiều 6 Những cử hành phụng vụ
1. Những việc Phụng Vụ phải chứng tỏ rõ ràng sự hiệp nhất được chỉnh đốn của Dân Chúa trong điều kiện hiệp thông hữu cơ của mình (89) và như vậy (chứng tỏ rõ ràng) sự liên kết nội tại giữa việc Phụng Vụ và bản tính được cấu tạo hữu cơ của Giáo Hội.
Ðiều này được thể hiện khi tất cả những kẻ tham gia thi hành vai trò riêng của mình với lòng tin và sốt sắng.
2. Cũng trong lãnh vực này, để bảo toàn căn tính Giáo Hội của mỗi người, phải loại bỏ những lạm dụng thuộc nhiều loại nghịch lại qui tắc khoản luật 907: trong cử hành Thánh Thể những Phó Tế và những tín hữu không được tấn phong không được phép đọc những Kinh Nguyện hay tất cả phần khác dành riêng cho Linh Mục chủ tế - nhất là Kinh Nguyện Thánh Thể với vinh tụng ca kết thúc -, cũng không được phép thực thi những hành động và những cử chỉ dành riêng cho vị chủ tế. Cũng là một lạm dụng trầm trọng nếu cho phép một tín hữu không được phong chức gần như thật sự "chủ toạ" Thánh Thể, còn Linh Mục chỉ giữ phần rất nhỏ cần thiết bảo đảm sự thành sự.
Cũng theo một đường lối này, ai không được tấn phong, thì rõ ràng không được phép sử dụng trong các lễ nghi Phụng Vụ, những lễ phục dành riêng cho các Linh Mục hay Phó Tế (dây các phép, áo lễ, áo dalmatique).
Người ta phải ra sức ân cần xa lánh cho đến hình thức hỗn độn có thể phát xuất từ những thái độ ngoại lệ về mặt phụng vụ. Cũng như người ta nên nhắc các thừa tác viên được tấn phong có bổn phận mặc tất cả những lễ phục thánh bắt buộc theo luật, cũng vậy những tín hữu không được tấn phong không thể mặc cái gì không thuộc riêng về họ.
Muốn tránh tất cả lầm lẫn giữa Phụng Vụ Thánh do một Linh Mục hay Phó Tế chủ toạ, và những hành vi khác do các tín hữu không được tấn phong linh hoạt hay hường dẫn, thì cần dùng những công thức thật rõ ràng cho những hành vi này.
Ðiều 7 Nhừng cử hành Chúa Nhật khi vắng Linh Mục
1. Trong vài nơi, vì thiếu Linh Mục hay thầy Phó Tế, những cử hành Chúa Nhật (90) được hướng dẫn, bởi những tín hữu không được tấn phong. Việc phục vụ này, tuy có thể nhưng cũng rất tế nhị, phải được thực hiện theo tinh thần và những qui luật riêng phát xuất do Thẩm Quyền Giáo Hội về vấn đề này. (91) Ðể được phép hướng dẫn những cử hành này, người tín hữu không được tấn phong phải được uỷ quyền riêng của Giám Mục, người sẽ cẩn thận ban những chỉ dẫn thích hợp liên quan tới thời gian, nơi chốn, những điều kiện của họ và vị Linh Mục trách nhiệm cho họ.
2. Những cử hành thể đó, với những bản văn phải luôn luôn được Thẩm Quyền Giáo Hội phê chuẩn, phải luôn luôn được coi là những giải pháp tạm thời. Cấm đưa vào trong những cấu trúc của chúng các yếu tố riêng cho Phụng Vụ Hy Tế, nhất là "Kinh Nguyện Thánh Thể", dù dưới hình thức thuật truyện, kẻo sinh nên những lầm lẫn trong đầu óc người tín hữu. (93) Trong mục đích này, phải luôn nói với những kẻ tham dự các cử hành này, là những cử hành đó không thay thế Hy Tế Thánh Thể, và người ta làm trọn luật thánh hoá các ngày lễ chỉ bằng cách dự Thánh Lễ. (94) Trong những trường hợp mà những khoảng cách và những điều kiện sức khoẻ cho phép, nên khuyến khích và giúp đỡ những tín hữu cố gắng giữ trọn luật.
Ðiều 8 Thừa tác viên bất thường cho rước lễ
Những tín hữu không được tấn phong từ đã lâu cộng tác với các thừa tác viên thánh trong nhiều lãnh vực mục vụ, ngõ hầu "ân huệ khôn tả Thánh Thể được hiểu biết luôn sâu sắc hơn và người ta tham dự sốt sắng hơn luôn vào hiệu năng cứu rỗi của Thánh Thể". (85)
Ðây nói về một phục vụ phụng vụ đáp ứng những nhu cầu khách quan của các tín hữu, và việc phục vụ này nhằm trước tiên đến những bệnh nhân và những hội họp phụng vụ với số tín hữu đông đặc biệt và ao ước rước lễ.
1. Kỷ luật theo Giáo Luật về thừa tác viên bất thường cho rước lễ phải được áp dụng cho đúng kẻo sinh ra hỗn loạn. Kỷ luật đó dự liệu rằng thừa tác viên thông thường cho rước lễ là Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế. (96) Ðang khi những thừa tác viên bất thường là hoặc thầy giúp lễ có chức, hoặc người tín hữu được uỷ nhiệm theo điều khoản giáo luật 230, 3. (97)
Một tín hữu không được tấn phong, vì những lý do thật sự cần thiết cho phép, có thể được Giám Mục giáo phận uỷ nhiệm làm thừa tác viên bất thường, khi uỷ nhiệm thì dùng công thức chúc lành xứng hợp theo Phụng Vụ: (98) để cho rước lễ kể cả bên ngoài việc cử hành Thánh Thể, ad actum vel ad tempus, (theo việc và theo lúc), hay là cách cố định. Trong những trường hợp bất thường và không thể thấy trước, thì Linh Mục chủ sự việc cử hành Thánh Thể có quyền ban phép ad actum (theo việc).
2. Thừa tác viên bất thường muốn cho rước lễ trong lúc cử hành Thánh Thể, thì cần lý do là hoặc không có những thừa tác viên thông thường nào khác đang hiện diện, hoặc là những vị này bị ngăn trở thật sự. (99) Người đó cũng có thể lãnh công tác này khi mà, vì có sự tham dự rất đông đảo của những tín hữu ao ước được rước lễ, mà việc cử hành Thánh Thể có thể kéo dài thái quá do không đủ thừa tác viên thông thường. (100)
Công tác như thế có tính bổ sung và bất thường, (101) và phải được thực hành theo quy phạm của Giáo Luật. Trong mục đích này, Giám Mục giáo phận nên ra những quy phạm riêng để điều chỉnh công tác này cho ăn khớp với luật pháp chung của Giáo Hội. Trong những việc khác phải làm, phải tiên liệu để người được uỷ nhiệm cho công tác đó, được học hỏi đầy đủ về giáo lý Thánh Thể, về đặc tính công tác mình, về những luật Chữ Ðỏ phải giữ để tôn kính một bí tích cao cả dường ấy, và về kỷ luật liên quan tới việc cho rước lễ.
Ðể khỏi gây ra những hỗn độn, phải tránh và vứt bỏ nhiều thực hành phổ biến lâu nay trong nhiều Giáo Hội địa phương, ví dụ như:
- việc tự rước lễ y như mình là người đồng tế;
- việc dự vào sự tuyên đọc lại những lời hứa của các Linh Mục, trong lễ Dầu ngày Thứ Năm Tuần Thánh, của những hạng tín hữu khác lập lại lời khấn dòng, hay nhận lãnh uỷ nhiệm làm thừa tác viên bất thường cho rước lễ.
- việc thường xuyên dùng các thừa tác viên bất thường trong các thánh lễ, tự ý giải thích rộng rãi quan điểm "tham dự đông đảo".
Ðiều 9 Việc tông đồ bên người bệnh
1. Trong lãnh vực này, các tín hữu không được tấn phong có thể góp phần hợp tác quí báu. (102) Có vô số chứng từ về các công trình và cử chỉ bác ái đối với bệnh nhân, thực hiện do những người không được tấn phong, hoặc với danh nghĩa cá nhân hoặc dưới nhiều hình thức tông đồ tập thể. Ðiều này bảo đảm sự hiện diện Kitô hữu hàng đầu trong thế giới đau khổ và bệnh tật. Nơi nào các tín hữu không được tấn phong theo giúp bệnh nhân trong những lúc trầm trọng nhất, nhiệm vụ chính của họ là khơi lên lòng muốn lãnh các bí tích Sám Hối và Xức Dầu.
Khi phải sử dụng những á bí tích, những tín hữu không được tấn phong sẽ đề phòng kẻo cử chỉ này bị hiểu lầm là bí tích, mà việc cử hành chỉ dành riêng và tuyệt đối cho Giám Mục và Linh Mục. Những ai không phải là Linh Mục thì không khi nào được phép thực hiện những việc Xức Dầu, cho dù với dầu được thánh hiến dùng cho Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân, hay với các thứ dầu nào khác.
2. Ðể ban Bí Tích này, pháp luật Giáo Luật nhận lấy giáo lý vững chắc về mặt thần học và việc thực hành ngàn năm của Giáo hội, (103) theo đó thừa tác viên duy nhất ban thành sự là Linh Mục. (104) Quy phạm này liên quan chặt chẽ với mầu nhiệm thần học được biểu thị và thực hiện nhờ việc thực thi sự phục vụ Linh Mục.
Phải khẳng định rằng sự kiện dành tuyệt đối cho Linh Mục thừa tác vụ của Bí tích này, là vì nó liên quan với việc tha tội và việc lãnh Thánh Thể cho xứng đáng. Không ai khác có thể đảm nhận vai trò thừa tác viên thông thường hay bất thường của bí tích này, và tất cả cử chỉ theo chiều hướng này tạo nên sự giả bộ làm bí tích. (105)
Ðiều 10 Chủ trì hôn nhân
1. Khả năng uỷ nhiệm những tín hữu không được tấn phong để chủ trì các đôi hôn nhân, có thể tỏ ra cần thiết trong những hoàn cảnh rất đặc biệt vì thiếu trầm trọng các thừa tác viên thánh.
Nhưng phải có ba điều kiện. Thật vậy, Giám Mục giáo phận chỉ có thể ban việc uỷ nhiệm đó trong những trường hợp thiếu Linh Mục và Phó Tế, và chỉ sau khi được ý kiến thuận của Hội Ðồng Giám Mục đối với giáo phận mình, cũng như được phép cần thiết của Toà Thánh. (106)
2. Trong những trường hợp này cũng phải theo quy phạm Giáo Luật liên quan tới việc thành sự của việc uỷ nhiệm, (107) cũng như sự thích hợp, khả năng và năng lực của người tín hữu không được tấn phong. (108)
3. Ngoại trừ trong trường hợp bất thường - tiên liệu do điều luật 1112 Bộ Giáo Luật - tuyệt đối thiếu Linh Mục hay Phó Tế là người có thể chủ trì việc cử hành hôn nhân, thì không một thừa tác viên được tấn phong nào có thể cho phép một tín hữu không được tấn phong để chủ trì hôn nhân đó, việc chủ trì này bao gồm việc hỏi và nhận sự ưng thuận hôn nhân, theo quy phạm điều luật 1108, 2.
Ðiều 11 Thừa tác viên Rửa Tội
Phải khen ngợi cách riêng đức tin cửa nhiều người Kitô hữu, vì mặc dầu trong những hoàn cảnh khổ cực bị bắt bớ, cũng như trong những vùng đất truyền giáo và trong trường hợp cần thiết cách riêng, họ đã bảo đảm - và bảo đảm luôn - Bí Tích Rửa tội cho các thế hệ mới, vì thiếu vắng các thừa tác viên được tấn phong.
Trừ trường hợp cần thiết, quy phạm Giáo Luật tiên liệu rằng khi vắng bóng thừa tác viên thông thường, hay là khi ngài bị ngăn trở, (109) người tín hữu không được tấn phong có thể được chỉ định như là thừa tác viên bất thường của Bí Tích Rửa tội. (110) Nhưng phải chú ý đến những giải thích quá xa vời và tránh ban phép này dưới hình thức thường xuyên.
Như, ví dụ, khi vắng mặt hay khi ngăn trở cho phép uỷ nhiệm các tín hữu không được tấn phong ban Bí Tích Rửa Tội, thì người ta không thể đồng hoá việc làm quá nhiều về phía thừa tác viên thông thường, hay sự kiện ngài không ở tại địa hạt giáo xứ, hay nữa vì ngài không rảnh rang đúng ngày mà gia đình yêu cầu. Không một lý do nào nói đó là nguyên nhân đủ.
Ðiều 12 Việc hướng dẫn cử hành các nghi lễ an táng trong Giáo Hội
Trong những hoàn cảnh hiện thời chứng kiến việc mất gốc Kitô giáo ngày càng nhiều và sự xa lánh đối với việc thực hành tôn giáo, giờ chết và an táng thỉnh thoảng có thể trở nên một trong những dịp mục vụ thích hợp nhất cho phép các thừa tác viên được tấn phong gặp gỡ trực tiếp những người tín hữu không giữ đạo điều hoà.
Như vậy điều đáng mong ước là, dầu có phải hy sinh nhiều, các Linh Mục và các Phó Tế tự thân chủ trì những nghi thức an táng theo những tập tục địa phương tốt nhất, để cầu nguyện cho kẻ qua đời, lại được gần gũi các gia đình và lợi dụng những dịp này để làm việc tông đồ.
Các người tín hữu không được tấn phong chỉ có thể hướng dẫn những đám tang có tính Giáo Hội trong trường hợp thật sự thiếu thừa tác viên được tấn phong, và phải giữ các quy luật phụng vụ trong vấn đề. (111) Họ cũng phải được chuẩn bị làm công tác này, về mặt giáo lý cũng như phụng vụ.
Ðiều 13 Sự cần thiết tuyển chọn và đào tạo đúng mức
Thẩm Quyền, đứng trước sự cần thiết khách quan phải "bổ sung", trong những hoàn cảnh chỉ định trong các điều trên, có nhiệm vụ chọn một tín hữu thông thuộc giáo lý và sống gương mẫu. Như vậy người ta không thể nhận cho thi hành những công tác này, các người công giáo sống đời sống bất xứng, không có tiếng tốt, hay đang gặp những tình trạng gia đình trái ngược với huấn giáo luân lý của Giáo Hội. Hơn nữa, họ phải có được sự đào tạo cần thiết để chu toàn xứng hợp công tác giao phó cho họ.
Theo những quy phạm thuộc luật riêng, họ phải hoàn thiện những hiểu biết của mình bằng cách theo học, trong mức độ có thể, những khoá huấn luyện mà thẩm quyền sẽ tổ chức tại cấp bậc Giáo Hội địa phương (112) - trong những nơi ngoài chủng viện, vì chủng viện chỉ dành riêng cho những ứng cử viên chức Linh Mục (113) -, nhưng phải chú trọng sao cho giáo lý được dạy phải tuyệt đối phù hợp với giáo huấn Giáo Hội và cho bầu không khí các khoá đó thật sự có tính thiêng liêng.
LỜI KẾT
Toà Thánh giao phó tài liệu này cho lòng sốt sắng mục vụ của các Giám Mục giáo phận trong các Giáo Hội địa phương và cho những Ðấng Bản Quyền khác, tin tưởng việc áp dụng nầy sẽ sinh nhiều hoa quả dồi dào hầu phát sinh trong cộng đồng, những thừa tác viên thánh và những tín hữu không được tấn phong.
Thật vậy, như Ðức Thánh Cha đã nhắc nhớ, "phải công nhận, bênh vực, động viên, tuyển chọn và sắp xếp cách khôn ngoan và quyết định, ân ban riêng của mỗi phần tử Giáo Hội, mà không lẫn lộn các vai trò, các nhiệm vụ hay các điều kiện thần học và giáo luật". (114)
Nếu một bên, trong một số nơi thấy thưa thớt con số Linh Mục, thì trong nhiều nơi khác người ta nhận thấy một mùa nở hoa đầy hứa hẹn các ơn gọi cho phép đoán trước những viễn ảnh tích cực về tương lai. Những giải pháp được đề nghị để cứu vãn tình trạng hoạ hiếm các thừa tác viên được tấn phong, như vậy chỉ là tạm bợ thôi và đi đôi với việc mục vụ đặc biệt ưu tiên là cổ võ các ơn gọi lãnh Bí Tích Truyền Chức. (115)
Về phương diện này Ðức Thánh Cha nhắc lại rằng "trong một số hoàn cảnh địa phương, người ta đã tìm kiếm những giải pháp quảng đại và sáng trí. Các quy phạm của Bộ Giáo Luật đã đề nghị những khả năng mới, nhưng chúng phải được áp dụng đúng mức để khỏi rơi vào trong cảnh mập mờ, cho là bình thường và đúng luật những hoàn cảnh bất thường vì vắng hay hiếm có các thừa tác viên thánh". (116)
Tài liệu này có ý vạch ra những chỉ dẫn chính xác để bảo đảm một sự hợp tác hiệu nghiệm của những tín hữu không được tấn phong, vì những tình huống đó, và trong sự tôn trọng tính nguyên vẹn của thừa tác vụ mục vụ của các Linh Mục. "Phải làm cho người ta hiểu rằng những qui định chính xác và những sự tuyển chọn này không phát sinh vì bận tâm bênh vực quyền ưu tiên hàng giáo sĩ, nhưng vì cần thiết phải vâng theo ý muốn Chúa Kitô, bằng cách tôn trọng hình thức cấu tạo mà Người đã in một cách bất biến vào Giáo Hội Người". (117)
Việc áp dụng đúng các chỉ thị này, trong khuôn khổ của sự hiệp thông cốt yếu theo phẩm trật, sẽ sinh lợi ích cho chính giáo dân, được kêu mời phát huy tất cả những tiềm lực phong phú thuộc căn tính của họ và "sự sẵn sàng luôn nhiệt tình hơn sống căn tính của họ trong khi chu toàn sứ mệnh riêng của họ". (118)
Lời khuyên bảo sôi nổi Thánh Tông Ðồ Dân Ngoại nói với Timôthê, "Trước mặt Thiên Chúa và Ðức Kitô Giêsu tôi tha thiết khuyên anh, (...) hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ (...) hãy thận trọng trong mọi sự, (...) hãy chu toàn chức vụ của anh" (2 Tm 4, 1-5), (Lời khuyên bảo đó) nhắn nhủ rất riêng biệt các vị mục tử thánh, được mời gọi chu toàn vai trò riêng mình là "bảo toàn kỷ luật chung cả Giáo Hội (...) thúc đẩy việc tuân giữ tất cả luật Giáo Hội". (119)
Nhiệm vụ to lớn này tạo nên khí cụ cần thiết để những nghị lực phong phú tích chứa trong mỗi trạng thái sự sống Giáo Hội, được hướng dẫn đúng theo những ý định lạ lùng của Thần Khí, và để sự hiệp thông nên một thực tại hữu hiệu trong con đường hằng ngày của toàn thể cộng đồng.
Xin Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội, mà chúng ta phó thác tài liệu này cho Người phù hộ, giúp mỗi người hiểu rõ những ý của tài liệu, và vận dụng tất cả để áp dụng trung thành tài liệu này, hầu có thể nhận được một sự phong phú tông đồ lớn hơn.
Những luật riêng và những tập tục hiện hành trái nghịch với những quy phạm này, cũng như những phép rộng lâm thời được Toà Thánh ban cho ad experimentum (thí nghiệm) hay là bởi tất cả Thẩm Quyền khác tuỳ thuộc Toà Thánh, đều bị bãi bỏ.
Ðức Giáo Hoàng, ngày 13 tháng 8 năm 1997, đã phê chuẩn dưới hình thức đặc biệt Qui Chế này và ra lệnh phổ biến.
Vatican ngày 15 tháng 8 năm 1997,
ngày lễ trọng kính Ðức Trinh Nữ Maria Rất Thánh Hồn Xác Lên Trời.
- Lm. Phêrô Nguyễn Quang Sách chuyển ngữ theo bản tiếng Pháp -
-----------------------------------------------------------------------------------
Ghi Chú (theo bản tiếng Anh, Báo Osservatore Romano, n. 47 - 19/11/1997)
Ghi Chú:
1) x. Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Tín Lý Lumen gentium, n. 33; Sắc lệnh Apostolicam actuositatem, n. 24.
2) Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Ðồng Christifideles laici (30/12/1988), n. 2: AAS 81 (1989), p, 396.
3) Synod of Bishops, Ninth Ordinary General Assembly, Instrumentum laboris, n. 73.
4) x. Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Ðồng Vita consecrata (25 March 1996), n. 47: AAS 88 (1996), p. 420.
5) x. Công Ðồng Vatican II, Sắc lệnh Apostolicam actuositatem, n. 5.
6) Ibid, n. 6.
7) x. ibid.
8) Gioan Phaolô II, Tông huấn Christifideles laici (30/12/1988), n. 23: AAS 81 91989), p. 429.
9) x. Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Tín Lý Lumen gentium, n. 31; Gioan Phaolô II, Tông huấn Christifideles laici, n. 15, I.c., pp.413-416.
10) x. Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, n. 43.
11) x. Công Ðồng Vatican II, Sắc lệnh Apostolicam actuositatem, n. 24.
12) x. Gioan Phaolô II, Diễn văn Romano, English editio, 11/5/1994. tại kỳ Hội thảo về "Sự tham gia của người giáo dân vào thừa tác vụ Linh Mục" (22/4/1994), n.2: Osservatore Romano English edition, 11/5/1994.
13) x. Giáo Luật can. 230, 3; 517, 2; 861, 2; 910, 2; 943; 1112; Gioan Phaolô II, Tông huấn Christifideles laici (30/12/1988), n. 23 và note 72: AAS 81 (1989), p. 430.
14) x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris missio (7/12/1990), n. 37: AAS 83 (1991), pp. 282-286.
15) x. Giáo Luật, can. 392.
16) x. Cách riêng Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Tín lý Lumen gentium, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis và Apostolicam actuositatem.
17) x. Cách riêng Tông huấn Christifideles và Pastores dabo vobis.
18) x. can.1752.
19) x. Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Tín Lý Lumen gentium, n. 10.
20) Ibid, n. 32
21) Ibid.
22) ibid., n. 10.
23) x.ibid., n.4.
24) Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores dabo vobis (25/3/1992), n. 17: AAS 84 (1992), p. 684.
25) x. Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Lumen gentium, n. 7.
26) GLHTCG, n. 1547.
27) Ibid. n. 1592.
28) Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores dabo vobis (25/3/1992), n. 74: AAS 84 (1992), p.788.
29) x. Công Ðồng Vatican II Hiến chế Lumen gentium, nn. 10, 18, 27, 28; Sắc lệnh Presbyterorum ordinis nn. 2, 6; GLHTCG, nn. 1538, 1576.
30) x. Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores dabo vobis, n. 15; AAS 84 (1992), p. 680; GLHTCG, n. 875.
31) x. Gioan Phaolô II Tông huấn Pastores dabo vobis (25/3/1992), n. 16: 1.c., pp. 681-684; GLHTCG, n. 1592.
32) x. Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores dabo vobis, nn. 14-16; 1.c., pp. 678-684; Bộ Giáo Lý Ðức Tin, Thư Sacerdotium ministeriale (6/8/1983), III, 2-3: AAS 75 (1983), pp. 1004 -1005.
33) x. Ep 2, 20; 1V 21, 14.
34) Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores dabo vobis (25/3/1992), 16: AAS 84 (1992), p. 681.
35) GLHTCG, n. 876.
36) x. ibid., 1581.
37) x. Gioan Phaolô II, Tông thư Novo incipiente (8/4/1979), n. 3; AAS 71 (1979) p. 397.
38) Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Lumen gentium, n. 7.
39) Gioan Phaolô II Tông huấn Christi fideles laici (30/12/1988), n. 23: AAS 81 (1989), p. 430.
40) x. Bộ Giáo Lý Ðức Tin, Thơ Sacerdotium Ministeriale, n. III, 2: 1.c., p. 1004.
41) x. Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Lumen gentium, Nota explicativa praevia, n. 2.
42) Gioan Phaolô II, Tông huấn Pastores dabo vobis, n. 16: 1.c., p. 682.
43) Công Ðồng Vatican II, Sắc lệnh Optatam totius, n. 2.
44) x. Công Ðồng Vatican II, Sắc lệnh Apostolicam actuositatem, n. 24.
45) Gioan Phaolô II, Tông huấn Christifideles laici (30/12/1988), n. 23: AAS 81 (1989), p. 429.
46) x. Giáo Luật, cann. 208-223.
47) x. ibid., can. 225, 2; 226; 227; 231, 2.
48) x.. ibid., can. 225, 1; 228, ? 2; 229; 231, #1.
49) x. ibid., can. 230, 2-3, đối với điều gì thuộc Phụng Vụ; can. 228, 1 trong liên quan tới những lãnh vực khác thuộc thừa tác vụ thánh; đoạn cuối cùng áp dụng cho những lãnh vực khác ngoài thừa tác vụ giáo sĩ.
50) Ibid., can. 228, 1.
51) Ibid., can. 230, ? 3; x. 517, ? 2; 776; 861, ? 2; 910, ? 2; 943; 1112.
52) x. Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Dẫn nhập Qui tắc Inaestimabile donum (3/4/1980): AAS 72 (1980), pp. 331-333.
53) x. Gioan Phaolô II, Diễn văn tại cuộc Hội thảo về "Sự tham gia của giáo dân vào thừa tác vụ linh mụ?" (22/4/1994), n.3: L’Osservatore Romano English edition, 11/5/1994.
54) Ibid.
55) x. Gioan Phaolô II, Diễn văn tại cuộc Hội thảo về "Sự tham gia của người giáo dân vào thừa tác vụ Linh Mục" (22/4/1994), n.3: L’Osservatore Romano English edition, 11/5/1994.
56) x. Hội Ðồng Giáo Hoàng Giải Thích Văn Bản Luật Pháp, Response (1/6/1988): AAS 80 (1988)
57) x. Hội Ðồng Giáo Hoàng Giải Thích Văn Bản Luật pháp, Response (11/7/1992): AAS 86 (1994), pp. 541-542. Bất cứ nghi thức nào liên hệ với việc uỷ nhiệm những người không được tấn phong để hợp tác trong thừa tác vụ giáo sĩ, không được có gì tương tự như Nghi Thức Truyền Chức Thánh, nghi thức đó cũng không được có một hình thức giống như Nghi Thức truyền chức đọc sách hay giúp lễ.
58) Những ví dụ đó phải gồm tất cả những phát biểu từ ngữ giống hay tương đương trong ngôn ngữ của nhiều nước, và chỉ một vai trò lãnh đạo hoặc một sinh hoạt thay thế.
59) Cho những hình thức giảng khác nhau, x. Giáo Luật, can. 761; Missale Romano, Ordo lectionum Missae, Praenotanda: Ed. typica altera, 1981.
60) Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Dei Verbum n. 24.
61) x. Giáo Luật, can. 756, 2.
62) x. ibid., can. 757
63) x. ibid.
64) Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Lumen gentium, n. 35.
65) x. Giáo Luật, cann. 758-759; 785,
66) Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Lumen gentium, n. 25; Giáo Luật, can. 763.
67) x. Giáo Luật, can. 764.
68) Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, n. 52; x. Giáo Luật, can. 767, 1.
69) x. Gioan Phaolô II, Tông huấn Catechesi tradendae (16 Oct. 1979), n. 48: AAS 71 (1979), pp.1277-1340; Hôi Ðồng Giáo Hoàng giải thích những Sắc lệnh Công Ðồng Vatican II, Response (11/1/1971): AAS 63 (1971), p, 329; Hội Ðồng Phụng Tự, Qui chế Actio pastoralis (15/5/1969), n. 6d: AAS 61 (1969), p. 809; Institutio Generalis Missalis Romani (26/3/1970), nn. 41, 42, 165; Qui chế Liturgicae instaurationes (15/9/1970), n..2a; AAS 62 (1970), p. 696; Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Qui chế Inaestimabile donum n. 3: AAS 72 (1980), p. 331.
70) Hội Ðồng Giáo Hoàng Giải Thích Văn Bản Luật Pháp, Response (20/6/1987): AAS 79 (1987), p. 1249.
71) x. Giáo Luật, can. 266, 1.
72) x. ibid., can. 6, 1, 2o.
73) x. Thánh Bộ Phụng Tự, Bản Hướng dẫn các Thánh Lễ Trẻ Em Pueros baptizatos 9 I Nov. 1973), n. 48:AAS 66 9 1974), p. 44.
74) Ðể thông tin về các Linh Mục đã được chuẩn khỏi luật độc thân, x. Thánh Bộ Giáo Lý Ðức Tin, Những qui luật về việc chuẩn luật độc thân Linh Mục khi có bên yêu cầu (14/10/1980), "Những qui luật cốt yếu", art. 5.
75) x. Giáo Luật, can. 517, 1.
76) Người tín hữu không được tấn phong hay một nhóm giáo hữu được giao phó việc cộng tác để thi hành chăm sóc mục vụ, không được đặt tên là "lãnh đạo cộng đồng" hay là kiểu nói nào khác đồng nghĩa.
77) x. Giáo Luật, can. 519.
78) x. ibid., can. 538, 1-2.
79) x. ibid., can. 186.
80) x. Bộ Giáo Sĩ, Kim Chỉ Nam Ðời Sống Và Thừa Tác Vụ Linh Mục Tota Ecclesia (31/1/1994), n. 44.
81) x. Giáo Luật, can. 497-498.
82) x. Công Ðồng Vatican II, Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, n. 7.
83) x. Giáo Luật, can. 514, 536.
84) x. ibid., can. 537.
85) x. can. 512, 1 và 3; GLHTCG, n. 1650.
86) x. Giáo Luật, can. 536.
87) x. ibid., can, 135, 2.
88) x. ibid., can. 553, 1.
89) x. Công Ðồng Vatican II, Hiến chế Sacrosanctum Concilium, nn. 26-28; Giáo Luật, can. 837.
90) x. ibid., can. 1248, 2.
91) x. ibid., can. 1248, 2: Thánh Bộ về Nghi Thức, Qui chế Inter oecumenici (26/9/1964), n.37: AAS 66 (1964), p. 885; Thánh Bộ Phụng Tự, Kim Chỉ Nam Những Cử Hành Chúa Nhật khi không có Linh Mục, Christi Ecclesia [10/6/1988), Notitiae 263 (1988).
92) x. Gioan Phaolô II, Hội đàm với một số Giám Mục miền Tây Hoa Kỳ viếng mồ Hai Thánh Tông Ðồ (5/5/1993); AAS 86 (1994), p. 340.
93) Thánh Bộ về Phụng Tự, Kim Chỉ Nam Những Cử Hành Chúa Nhật khi không có Linh Mục, Christi Ecclesia (10/6/1988), n. 35: 1.c., x. Giáo Luật, can. 1378, 2; n. 1 và 3; can. 1384.
94) x. Giáo Luật, can. 1248.
95) Thánh Bộ Kỷ Luật Các Bí Tích, Dẫn nhập Qui chế Immensae caritatis (29/1/1973): AAS 65 (1973), p. 264.
96) x. Giáo Luật, can. 910, 1; x. Gioan Phaolô II, Tông thư Dominicae coenae (24/2/1980), n. 11: AAS 72 (1980), p, 142.
97) x. Giáo Luật, can. 910, 2.
98) x. Thánh Bộ Kỷ Luật Bí Tích, Qui chế Immensae caritatis, n. 1: 1.c., p. 264; Missale Romano, Appendix: Nghi thức ủy quyền thừa tác viên cho rước lễ từng nố; Pontificale Romanum, De institutione lectorum et acolythorum.
99) Hội Ðồng Giáo Hoàng Giải Thích Luật Pháp, Response (1/6/1988), AAS 80 (1988), p. 1373.
100) x. Thánh Bộ Kỷ Luật Bí Tích, Qui chế Immensae caritatis, n. 1: 1.c.; Thánh Bộ Bí Tích và Phụng Tự, Qui chế Inestimabile donum (3/4/1980), n.10: AAS 72 (1980), p. 336.
101) Can. 230, 2 và 3 Giáo Luật khẳng định rằng những việc phụng vụ có thể được trao phó cho người tín hữu không được tấn phong, chỉ tạm thời mà thôi hay để bổ sung.
102) x. Rituale Romanum - Ordo Unctionis Infirmorum, praenotanda, n. 17: Editio typica 1972.
103) x. Gc 5, 14-15; Thánh Thomas Aquinas, In IV Sent., d. 4. 1; Công đồng Chung Florence, Bull Exultate Deo (DS 1325); Công đồng chung Trente, Doctrina de sacra mento extremae unctinis, đoạn 3 (DS 1697, 1719); GLHTCG, n. 1516.
104) x. Giáo Luật, can. 1003, 1.
105) x. ibid., cann.1397 và 392, 2.
106) x. ibid., can. 112.
107) x. ibid., can.1111, 2.
108) x. ibid., can. 1112, 2.
109) x. ibid., can. 861, 2; Ordo baptismi parvulorum, praenotanda generalia, nn. 16-17.
110) x. ibid. can. 230.
111) x. Ordo Exsequiarum, praenotanda, n. 19.
112) x. Giáo Luật can. 231, 1.
113) Ðây có ý nói về những hoàn cảnh "chủng viện", nơi mà người giáo dân và những kẻ dọn mình lãnh chức Linh Mục được một nền giáo dục và đào tạo như nhau, dường như cả hai đều được làm một chức vụ. Những chủng viện đó được gọi là "hội nhập" hay "hỗn hợp".
114) Gioan Phaolô II, Diễn văn tại cuộc Hội thảo về "Sự tham gia của người giáo dân vào thừa tác vụ Linh Mục" (11/5/1994), n. 3: 1.c.
115) x. ibid., n. 6.
116) Ibid., n. 2.
117) Ibid., n. 5.
118) Gioan Phaolô II, Tông thư Christifideles laici, n. 58: 1.c., p. 507.
119) Giáo Luật, can. 392.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Có con theo yêu cầu
Vũ Văn An
04:14 04/03/2009
Có con theo yêu cầu
Đức Cha Elio Sgreccia, cựu chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống, ngày 3 tháng Ba, nhân cuộc nói truyện với Đài Phát Thanh Vatican, đã nhận định rằng việc một Viện Thai Nghén tại Los Angeles quảng cáo sẽ thoả mãn đơn đặt hàng của các cha mẹ muốn có con theo ý muốn gồm cả mầu da, mầu tóc, mầu mắt, là một điển hình khoa học không phục vụ sự thiện.
Đức cha cho hay: việc họ làm là thanh lọc hài nhi ở giai đoạn rất sớm, bằng cách sử dụng các kỹ thuật từng được sử dụng để giết các thai nhi trong việc lựa phái tính, hoặc loại bỏ các phôi thai nào có nguy cơ mang bệnh di truyền, ở đây thì lựa các phôi thai hợp với sở thích “người mua”. Còn các phôi thai khác thì bị vứt bỏ. Giá của diễn trình vào khoảng 18,000 mỹ kim. Viện này cho rằng họ đã nhận được khoảng nửa tá “đơn đặt hàng”.
Theo ĐC Sgreccia, đây “không phải là lần đầu người ta thấy những thông báo như trên, loại thông báo nhằm gia tăng con số khách hàng. Dù sao, nó vẫn là một việc làm lầm lẫn về phương diện đạo đức học và là một việc làm phá hoại phẩm giá con cái, vì nó hướng tới việc thao túng thân xác con người, thống trị thân xác ấy và biến đổi nó tùy theo khiếu thưởng ngoạn của người ta”.
Ngài quả quyết: dùng diễn trình lựa lọc để loại bỏ các thai nhi rất có thể mang các khuyết điểm là một việc bất hợp pháp thế nào, thì việc lựa lọc chỉ căn cứ vào ý muốn của cha mẹ cũng là điều phi pháp như thế. Đây là điển hình đặc thù của việc khoa học không biết tự đặt mình vào việc phục vụ sự thiện, mà đúng hơn phục vụ ý muốn của những người mua dịch vụ của mình; trong khi nạn nhân của những mua bán ấy chính là các trẻ em. Khi qui luật sáng tạo, một qui luật hết sức mỏng dòn, bị vi phạm, luật pháp thế nào cũng can thiệp vào lãnh vực này.
Ngài cho hay tình trạng trên cho thấy cái bản năng thích thao túng, một bản năng từng đã thấy có trong thời Đức Quốc Xã, tuy mới chỉ tới một mức độ nào đó, vì lúc ấy, họ chưa biết mọi điều như bây giờ. Đáng buồn thay, cái bản năng thao túng ấy vẫn tiếp diễn cả sau khi các chế độ toàn trị trên đã bị loại bỏ từ lâu. Ngài cho rằng nó là một khuynh hướng phù hợp với niềm thèm khát thống trị mà các chủ nghĩa tuyệt đối về chính trị luôn luôn muốn thực thi trên đời sống mọi người. Điều không may là loại bản năng thống trị kia sẵn sàng xuất hiện trong trái tim con người thời nay, nếu họ không để cho luân lý tính và luật lệ kiềm hãm lại, và cái bản năng này sẽ tồn tại mãi mặc dù các chế độ hết còn là toàn trị. Chỉ có điều các bên ngày nay không còn vâng theo một chế độ nhắm các hậu quả sinh chính trị (bio-political results) nữa mà là các ý muốn của những người có tiền và ý thích của những người muốn chơi đùa trên sự sống người khác.
Zenit 3/3/2009
Đức Cha Elio Sgreccia, cựu chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Sự Sống, ngày 3 tháng Ba, nhân cuộc nói truyện với Đài Phát Thanh Vatican, đã nhận định rằng việc một Viện Thai Nghén tại Los Angeles quảng cáo sẽ thoả mãn đơn đặt hàng của các cha mẹ muốn có con theo ý muốn gồm cả mầu da, mầu tóc, mầu mắt, là một điển hình khoa học không phục vụ sự thiện.
Đức cha cho hay: việc họ làm là thanh lọc hài nhi ở giai đoạn rất sớm, bằng cách sử dụng các kỹ thuật từng được sử dụng để giết các thai nhi trong việc lựa phái tính, hoặc loại bỏ các phôi thai nào có nguy cơ mang bệnh di truyền, ở đây thì lựa các phôi thai hợp với sở thích “người mua”. Còn các phôi thai khác thì bị vứt bỏ. Giá của diễn trình vào khoảng 18,000 mỹ kim. Viện này cho rằng họ đã nhận được khoảng nửa tá “đơn đặt hàng”.
Theo ĐC Sgreccia, đây “không phải là lần đầu người ta thấy những thông báo như trên, loại thông báo nhằm gia tăng con số khách hàng. Dù sao, nó vẫn là một việc làm lầm lẫn về phương diện đạo đức học và là một việc làm phá hoại phẩm giá con cái, vì nó hướng tới việc thao túng thân xác con người, thống trị thân xác ấy và biến đổi nó tùy theo khiếu thưởng ngoạn của người ta”.
Ngài quả quyết: dùng diễn trình lựa lọc để loại bỏ các thai nhi rất có thể mang các khuyết điểm là một việc bất hợp pháp thế nào, thì việc lựa lọc chỉ căn cứ vào ý muốn của cha mẹ cũng là điều phi pháp như thế. Đây là điển hình đặc thù của việc khoa học không biết tự đặt mình vào việc phục vụ sự thiện, mà đúng hơn phục vụ ý muốn của những người mua dịch vụ của mình; trong khi nạn nhân của những mua bán ấy chính là các trẻ em. Khi qui luật sáng tạo, một qui luật hết sức mỏng dòn, bị vi phạm, luật pháp thế nào cũng can thiệp vào lãnh vực này.
Ngài cho hay tình trạng trên cho thấy cái bản năng thích thao túng, một bản năng từng đã thấy có trong thời Đức Quốc Xã, tuy mới chỉ tới một mức độ nào đó, vì lúc ấy, họ chưa biết mọi điều như bây giờ. Đáng buồn thay, cái bản năng thao túng ấy vẫn tiếp diễn cả sau khi các chế độ toàn trị trên đã bị loại bỏ từ lâu. Ngài cho rằng nó là một khuynh hướng phù hợp với niềm thèm khát thống trị mà các chủ nghĩa tuyệt đối về chính trị luôn luôn muốn thực thi trên đời sống mọi người. Điều không may là loại bản năng thống trị kia sẵn sàng xuất hiện trong trái tim con người thời nay, nếu họ không để cho luân lý tính và luật lệ kiềm hãm lại, và cái bản năng này sẽ tồn tại mãi mặc dù các chế độ hết còn là toàn trị. Chỉ có điều các bên ngày nay không còn vâng theo một chế độ nhắm các hậu quả sinh chính trị (bio-political results) nữa mà là các ý muốn của những người có tiền và ý thích của những người muốn chơi đùa trên sự sống người khác.
Zenit 3/3/2009
Thống kê mới về hai quốc gia châu Phi ĐGH sẽ thăm viếng tháng 3 này
Phụng Nghi
15:27 04/03/2009
Vatican City (CNA).- Chỉ còn hai tuần lễ nữa, Bênêđictô XVI sẽ tông du lần đầu tiên đến Phi châu trong cương vị Giáo hoàng. Trong lúc các chuẩn bị cho cuộc thăm viếng từ ngày 17 đến 23 tháng 3 đang được xúc tiến, Giáo hội đã công bố những bản thống kê về tình hình Công giáo tại hai nước Angola và Cameroon.
Đức thánh cha sẽ thăm viếng Cameroon để tham dự Khóa họp Đặc biệt về châu Phi của Thượng hội đồng các Giám mục, còn cuộc tông du tới nước Angola có mục đích gặp gỡ giới chức chính quyền dân sự, các giám mục và giáo dân trong vùng.
Những thông tin mới được công bố về Giáo hội Công giáo trong hai nước này là do Văn phòng Thống kê Trung ương của Giáo hội phổ biến và được cập nhật đến ngày 31 tháng 12 năm 2007.
Đức giáo hoàng Bênêđictô trước tiên sẽ đặt chân đến châu Phi tại Yaounde, là thành phố thủ phủ của quốc gia Cameroon. Nằm ven vùng bờ biển phía tây châu Phi, nước Cộng hòa Cameroon có dân số là 18.160.000 người, trong số này có 4.842.000 tín hữu Công giáo, tức là 26.7% dân số.
Số giáo khu: 24
Giáo xứ: 816
Trung tâm mục vụ đủ loại: 3630
Giám mục: 31
Linh mục: 1847
Tu sĩ nam nữ: 2478
Giáo dân thuộc các học viện thế tục: 28
Giảng viên giáo lý: 18722
Tiểu chủng sinh: 2249
Đại chủng sinh: 1361
Giáo dục Công giáo:
Cơ sở giáo dục: 1530, từ trình độ mẫu giáo đến đại học
Học sinh sinh viên theo học các cơ sở nói trên: 410.964
Các cơ sở khác thuộc quyền Giáo hội hay do các linh mục hoặc tu sĩ điều hành:
Bệnh viện: 28
Bệnh xá: 235
Nhà cho người già hoặc tàng tật: 11
Viện mồ côi và vườn trẻ: 15
Trung tâm tư vấn gia đình hoặc phò sinh: 40
Trung tâm giáo dục và phục hồi nhân phẩm: 23
Các cơ sở khác: 32
Quốc gia thứ hai Đức giáo hoàng sẽ thăm viếng là nước Cộng hòa Angola, thủ đô là Luanda. Đức giáo hoàng sẽ tới thủ phủ này khoảng 1 giờ chiều ngày thứ Sáu, 20 tháng 3.
Angola tọa lạc ở phía nam nước Cameroon trong vùng duyên hải phía tây châu Phi, có dân số là 15.473.000 người, trong đó 8.600.000 là tín hữu Công giáo, tức là 55.6% dân số.
Số giáo khu: 18
Giáo xứ: 307
Trung tâm mục vụ các loại: 2976
Giám mục: 27
Linh mục 794
Nam nữ tu sĩ: 2276
Giáo dân thành viên các cơ sở thế tục: 5
Giảng viên giáo lý: 30.934
Tiểu chủng sinh: 1031
Đại chủng sinh: 1236
Giáo dục Công giáo:
Trung tâm giáo dục Công giáo: 481 (từ trình độ mẫu giáo đến đại học)
Học sinh theo học các trung tâm nói trên: 226.798
Các cơ sở thuộc quyền Giáo hội hay do các linh mục hoặc tu sĩ điều hành:
23 bệnh viện
Bệnh viện: 23
Bệnh xá: 269
Nhà cho người già hoặc tàng tật: 16
Viện mồ côi và vườn trẻ: 45
Trung tâm tư vấn gia đình hoặc phò sinh: 37
Trung tâm giáo dục và phục hồi nhân phẩm: 28
Các cơ sở khác: 41
Đức thánh cha sẽ thăm viếng Cameroon để tham dự Khóa họp Đặc biệt về châu Phi của Thượng hội đồng các Giám mục, còn cuộc tông du tới nước Angola có mục đích gặp gỡ giới chức chính quyền dân sự, các giám mục và giáo dân trong vùng.
Những thông tin mới được công bố về Giáo hội Công giáo trong hai nước này là do Văn phòng Thống kê Trung ương của Giáo hội phổ biến và được cập nhật đến ngày 31 tháng 12 năm 2007.
Đức giáo hoàng Bênêđictô trước tiên sẽ đặt chân đến châu Phi tại Yaounde, là thành phố thủ phủ của quốc gia Cameroon. Nằm ven vùng bờ biển phía tây châu Phi, nước Cộng hòa Cameroon có dân số là 18.160.000 người, trong số này có 4.842.000 tín hữu Công giáo, tức là 26.7% dân số.
Số giáo khu: 24
Giáo xứ: 816
Trung tâm mục vụ đủ loại: 3630
Giám mục: 31
Linh mục: 1847
Tu sĩ nam nữ: 2478
Giáo dân thuộc các học viện thế tục: 28
Giảng viên giáo lý: 18722
Tiểu chủng sinh: 2249
Đại chủng sinh: 1361
Giáo dục Công giáo:
Cơ sở giáo dục: 1530, từ trình độ mẫu giáo đến đại học
Học sinh sinh viên theo học các cơ sở nói trên: 410.964
Các cơ sở khác thuộc quyền Giáo hội hay do các linh mục hoặc tu sĩ điều hành:
Bệnh viện: 28
Bệnh xá: 235
Nhà cho người già hoặc tàng tật: 11
Viện mồ côi và vườn trẻ: 15
Trung tâm tư vấn gia đình hoặc phò sinh: 40
Trung tâm giáo dục và phục hồi nhân phẩm: 23
Các cơ sở khác: 32
Quốc gia thứ hai Đức giáo hoàng sẽ thăm viếng là nước Cộng hòa Angola, thủ đô là Luanda. Đức giáo hoàng sẽ tới thủ phủ này khoảng 1 giờ chiều ngày thứ Sáu, 20 tháng 3.
Angola tọa lạc ở phía nam nước Cameroon trong vùng duyên hải phía tây châu Phi, có dân số là 15.473.000 người, trong đó 8.600.000 là tín hữu Công giáo, tức là 55.6% dân số.
Số giáo khu: 18
Giáo xứ: 307
Trung tâm mục vụ các loại: 2976
Giám mục: 27
Linh mục 794
Nam nữ tu sĩ: 2276
Giáo dân thành viên các cơ sở thế tục: 5
Giảng viên giáo lý: 30.934
Tiểu chủng sinh: 1031
Đại chủng sinh: 1236
Giáo dục Công giáo:
Trung tâm giáo dục Công giáo: 481 (từ trình độ mẫu giáo đến đại học)
Học sinh theo học các trung tâm nói trên: 226.798
Các cơ sở thuộc quyền Giáo hội hay do các linh mục hoặc tu sĩ điều hành:
23 bệnh viện
Bệnh viện: 23
Bệnh xá: 269
Nhà cho người già hoặc tàng tật: 16
Viện mồ côi và vườn trẻ: 45
Trung tâm tư vấn gia đình hoặc phò sinh: 37
Trung tâm giáo dục và phục hồi nhân phẩm: 28
Các cơ sở khác: 41
Bản thăm dò mới về người Mỹ gốc Hồi giáo của Viện Gallup
Phụng Nghi
16:09 04/03/2009
Một bản thăm dò mới của Viện Gallup đã so sánh những người Hồi giáo tại Mỹ với thành viên các cộng đồng tôn giáo khác, gồm cả người Công giáo.
Theo bản thăm dò này, chỉ có 41% người Hồi giáo – và 37% người Công giáo – có tham dự các nghi thức phụng tự ít nhất mỗi tuần một lần.
Điều rất đáng ngạc nhiên trong kết quả cuộc thăm dò là thành phần bảo thủ trong giới trẻ Công giáo Mỹ:
Tự nhận là bảo thủ hoặc rất bảo thủ: 39%
Tự nhận là trung dung: 35%
Tự nhận là cấp tiến hoặc rất cấp tiến: 20%.
Một số kết quả khác:
Coi tôn giáo là yếu tố quan trọng trong cuộc sống thường ngày: Hồi giáo: 80% - Công giáo: 68%
Tin rằng mình “thịnh đạt”: Công giáo: 45% - Hồi giáo: 41%
Trong lứa tuổi từ 18 đến 29, đã ghi danh đi bầu: Công giáo: 56% - Hồi giáo: 51% - Dân số Mỹ nói chung: 65%
Giới trẻ Mỹ gốc Hồi giáo tự nhận là có quan điểm trung dung: 39% - cấp tiến hoặc rất cấp tiến: 28% - bảo thủ hoặc rất bảo thủ về chính trị: 20%.
Thành phần đảng phái của người Mỹ gốc Hồi giáo: 8% theo đảng Cộng hòa - 49% theo đảng Dân chủ - 37% là thành phần trung lập.
Thành phần đảng phái của người Công giáo: 29% là đảng viên Cộng hòa - 36% theo đảng Dân chủ - 34% là thành phần trung lập.
Toàn văn kết quả cuộc thăm dò có thể đọc tại: www.muslimwestfacts.com
Theo bản thăm dò này, chỉ có 41% người Hồi giáo – và 37% người Công giáo – có tham dự các nghi thức phụng tự ít nhất mỗi tuần một lần.
Điều rất đáng ngạc nhiên trong kết quả cuộc thăm dò là thành phần bảo thủ trong giới trẻ Công giáo Mỹ:
Tự nhận là bảo thủ hoặc rất bảo thủ: 39%
Tự nhận là trung dung: 35%
Tự nhận là cấp tiến hoặc rất cấp tiến: 20%.
Một số kết quả khác:
Coi tôn giáo là yếu tố quan trọng trong cuộc sống thường ngày: Hồi giáo: 80% - Công giáo: 68%
Tin rằng mình “thịnh đạt”: Công giáo: 45% - Hồi giáo: 41%
Trong lứa tuổi từ 18 đến 29, đã ghi danh đi bầu: Công giáo: 56% - Hồi giáo: 51% - Dân số Mỹ nói chung: 65%
Giới trẻ Mỹ gốc Hồi giáo tự nhận là có quan điểm trung dung: 39% - cấp tiến hoặc rất cấp tiến: 28% - bảo thủ hoặc rất bảo thủ về chính trị: 20%.
Thành phần đảng phái của người Mỹ gốc Hồi giáo: 8% theo đảng Cộng hòa - 49% theo đảng Dân chủ - 37% là thành phần trung lập.
Thành phần đảng phái của người Công giáo: 29% là đảng viên Cộng hòa - 36% theo đảng Dân chủ - 34% là thành phần trung lập.
Toàn văn kết quả cuộc thăm dò có thể đọc tại: www.muslimwestfacts.com
Đức Hồng Y Ấn Độ kêu gọi khước từ quá khích tôn giáo và cầu nguyện cho bầu cử
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:16 04/03/2009
Tân Đề Li (AsiaNews) – Đức Hồng y Varkey Vithayathil, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI) đã đưa ra lời phát biểu với Tin Tức Á Châu về những kỳ vọng và ưu tư của ngài về cuộc tổng tuyển cử vào tháng Tư tới. Ngài cho hay rằng chính phủ tương lai "không nên cổ vũ chủ nghĩa quá khích tôn giáo" và cần thúc đẩy "tự do tuyên bố và thực hành đức tin như đã được gìn giữ trong Hiến pháp Ấn Độ".
Khoảng 714 triệu người Ấn Độ sẽ bỏ phiếu để bầu lại Hạ Viện vào thời điểm đất nước này đối mặt với hoàn cảnh quyết định ở nhiều lĩnh vực - kinh tế, chính trị, và xã hội. 80% người dân sống dưới mức 2 Mỹ kim một ngày, cuộc khủng hoảng toàn cầu đã có ảnh hưởng trầm trọng đến đất nước này, và căng thẳng xã hội đang bộc lộ nơi một số vụ việc phổ biến của tính bất khoan dung, chủ yếu nhắm vào người thiểu số và những phân khúc yếu nhất của dân số, phụ nữ và người Dalit. Những sự kiện này lại thêm phần căng thẳng khi được kết nối với cuộc tấn công khủng bố tại Mumbai: sự pha trộn các yếu tố làm cho cuộc bầu cử vào tháng Tư trở thành cuộc thử nghiệm mang tính quyết định làm nền cho tương lai dân chủ của đất nước.
Đức Hồng y Vithayathil cho biết: "Đây là lần bầu cử quan trọng của đất nước và Giáo Hội, vốn không tham gia vào các đảng phái chính trị, có nghĩa vụ luân lý để bảo đảm rằng người dân bỏ phiếu cho một đảng phái sẽ đảm bảo cho nền dân chủ tối thượng và bản chất thế tục của tổ quốc thân yêu của chúng tôi".
Đối với Đức Hồng y, các điều kiện của sự phân biệt đối xử trong đó các Kitô hữu người Dalit Kitô bị ép buộc phải chịu, so với những người cùng đẳng cấp trong các tôn giáo khác là một trong những điểm mà chính phủ tiếp theo "cần phải điều chỉnh ngay lập tức". Cũng cần phải chú ý đến người nghèo và người bị gạt bỏ, những người phải được "đồng hóa vào khuynh hướng chủ đạo của xã hội."
Đức Hồng y Chủ tịch CBCI cũng cho biết thêm rằng: "Tôi đã viết thư cho Đan viện Các Minh yêu cầu họ cầu nguyện không ngừng cho cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ. Cầu nguyện là vũ khí hay nhất để chúng ta xây dựng một Ấn Độ thế tục. Những nghi thức cầu nguyện đặc biệt cũng sẽ được tổ chức trên toàn quốc, để xây dựng, bảo vệ và bênh vực cho Ấn Độ thế tục của chúng tôi và đảm bảo quyền lợi hợp hiến cho những người bị gạt bỏ và người thiểu số trong đất nước này".
Khoảng 714 triệu người Ấn Độ sẽ bỏ phiếu để bầu lại Hạ Viện vào thời điểm đất nước này đối mặt với hoàn cảnh quyết định ở nhiều lĩnh vực - kinh tế, chính trị, và xã hội. 80% người dân sống dưới mức 2 Mỹ kim một ngày, cuộc khủng hoảng toàn cầu đã có ảnh hưởng trầm trọng đến đất nước này, và căng thẳng xã hội đang bộc lộ nơi một số vụ việc phổ biến của tính bất khoan dung, chủ yếu nhắm vào người thiểu số và những phân khúc yếu nhất của dân số, phụ nữ và người Dalit. Những sự kiện này lại thêm phần căng thẳng khi được kết nối với cuộc tấn công khủng bố tại Mumbai: sự pha trộn các yếu tố làm cho cuộc bầu cử vào tháng Tư trở thành cuộc thử nghiệm mang tính quyết định làm nền cho tương lai dân chủ của đất nước.
Đức Hồng y Vithayathil cho biết: "Đây là lần bầu cử quan trọng của đất nước và Giáo Hội, vốn không tham gia vào các đảng phái chính trị, có nghĩa vụ luân lý để bảo đảm rằng người dân bỏ phiếu cho một đảng phái sẽ đảm bảo cho nền dân chủ tối thượng và bản chất thế tục của tổ quốc thân yêu của chúng tôi".
Đối với Đức Hồng y, các điều kiện của sự phân biệt đối xử trong đó các Kitô hữu người Dalit Kitô bị ép buộc phải chịu, so với những người cùng đẳng cấp trong các tôn giáo khác là một trong những điểm mà chính phủ tiếp theo "cần phải điều chỉnh ngay lập tức". Cũng cần phải chú ý đến người nghèo và người bị gạt bỏ, những người phải được "đồng hóa vào khuynh hướng chủ đạo của xã hội."
Đức Hồng y Chủ tịch CBCI cũng cho biết thêm rằng: "Tôi đã viết thư cho Đan viện Các Minh yêu cầu họ cầu nguyện không ngừng cho cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ. Cầu nguyện là vũ khí hay nhất để chúng ta xây dựng một Ấn Độ thế tục. Những nghi thức cầu nguyện đặc biệt cũng sẽ được tổ chức trên toàn quốc, để xây dựng, bảo vệ và bênh vực cho Ấn Độ thế tục của chúng tôi và đảm bảo quyền lợi hợp hiến cho những người bị gạt bỏ và người thiểu số trong đất nước này".
Đức Thánh Cha khuyên các linh mục Phúc Âm hóa giáo dân
Bùi Hữu Thư
22:40 04/03/2009
Đức Thánh Cha khuyên các linh mục Phúc Âm hóa giáo dân
Khuyến khích các giáo xứ cung cấp nơi chốn để cảm nghiệm đức tin
VATICAN ngày 4 tháng 3, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyên các cha xứ giúp giáo dân ý thức rằng đức tin không phải là một cái gì trong quá khứ, nhưng có thể cho họ thấy là ngày nay vẫn còn hoàn toàn sống động.
Đức Thánh Cha khẳng định như vậy hôm Thứ Năm trong một buổi họp với các linh mục triều trong Giáo Phận Rôma, đây là một truyền thống Mùa Chay, trong đó ngài giải đáp các câu hỏi và thắc mắc.
Ngài đề cập đến ước nguyện của các linh mục là rao giảng Phúa Âm, để đến được với “các con chiên lạc”, để đến được với những người ngày hôm nay sống không có Chúa Kitô, hay đã quên lãng Chúa Kitô, để rao giảng Phúc Âm cho họ."
Đức Thánh Cha ghi nhận, “Cộng đồng tín hữu là một báu vật không thể coi thường – dù đang nhìn đến những người đang ở quá xa – thực tại đẹp đẽ và tích cực của các tín hữu này, là những người đã xin vâng với Thiên Chúa trong Giáo Hội, đang cố gắng sống đức tin, cố gắng đi theo bước chân Chúa."
Ngài nhấn mạnh, "Điều rất quan trọng là các tín hữu này tìm được một cha xứ yêu thương họ và giúp họ lắng nghe Lời Chúa hôm nay, và hiểu được rằng đó là Lời Chúa dành cho họ, không phải là cho những ai trong quá khứ hay tương lai, để giúp họ nhiều hơn trong đời sống bí tích, trong kinh nghiệm cầu nguyện, trong việc lắng nghe lời Chúa, và trên con đường công chính và bác ái, vì Kitô hữu phải là muối men cho xã hội của chúng ta đang gặp bao nhiêu vấn đề khó khăn [...]."
Đức Thánh Cha giải thích rằng việc này sẽ giúp cho các tín hữu “đóng một vài trò truyền giáo không lời,” để “đóng góp một chứng tích cuả một đời sống khả dĩ tốt đẹp trên con đường Thiên Chúa chỉ định."
Ngài tiếp, “Xã hội chúng ta cần các cộng đồng này, các cộng đồng có thể sống công chính ngày hôm nay, không những cho chính họ mà con cho những người khác nữa."
Loan Truyền Phúc Âm
Đức Thánh Cha Benedict XVI ghi nhận là cả Lời Chúa lẫn nhân chứng đều cần thiết cho việc loan truyền Phúc Âm.
Ngài giải thích, "Như chúng ta được chính Thiên Chúa mạc khải, Lời Chúa rất cần thiết, vì nói lên những gì Người muốn nói với chúng ta, để làm cho chân lý của Thiên Chúa thể hiện, là sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Kitô, là con đường được mở ra trước mắt chúng ta."
Đức Thánh Cha nói, nhân chứng của một cộng đồng tín hữu cũng quan trọng không kém,vì diễn dịch “Lời Chúa trong quá khứ cho thế giới các kinh nghiệm của chúng ta.” Ngài giải thích, nhân chứng này khiến cho “Lời Chúa đáng tin tưởng,” và làm cho Lời trở nên hiện thực, “một thực tại con người có thể sống với, và một thực tại có thể giúp cho con người sống."
Ngài tiếp, "Với Lời Chúa, chúng ta phải mở ra cho những ai đang tìm kiếm Chúa, con đường để cảm nghiệm đức tin,” cũng như “Giáo Hội tiên khởi đã làm với các tân tòng."
Đức Thánh Cha ghi nhận rằng các giáo xứ cần cung cấp một nơi chốn cho giáo dân có thể “dân dần có cảm nghiệm về đức tin,“ về Lời Chúa được thể hiện trong đời sống hàng ngày của họ.
Ngài tiếp: "Chúng ta không được tạo dựng những cái vòng vây quanh chúng ta. Chúng ta có những tục lệ, những chúng ta vẫn cần phải cởi mở ra những hành lang, nghia là những đường lối cho có sự gần gũi."
Đức Thánh Cha khuyến khích các cha xứ “cố gắng tạo dựng, nhờ Lời Chúa, những gì Giáo Hội tiên khởi đã cấu tạo cho các tân tòng: đường lối để bắt đầu sống Lời Chúa, đi theo Lời Chúa, làm cho Lời dễ hiểu và thực tế, và tương đương với những hình thức kinh nghiệm thực tiễn."
Ngài khẳng định, “Điều quan trọng là phải kết hiệp Lời Chúa với nhân chứng của một đời sống công chính, sống cho tha nhân, lo lắng cho người nghèo khó, thiếu thốn, nhưng cũng cởi mở cho người giầu có, là những người cũng cần mở lòng họ ra, để cảm nhận được là con tim của họ cũng đang được kêu mời."
Top Stories
Eröffnung eines Berufsausbildungszentrums für bedürftige Wanderarbeiter in der Gemeinde St Paul, Gemeinde Binh Tan, Saigon.
Caritas Sàigòn
16:33 04/03/2009
Eröffnung eines Berufsausbildungszentrums für bedürftige Wanderarbeiter in der Gemeinde St Paul, Gemeinde Binh Tan, Saigon.
In der geschäftigen Atmosphäre des Jahreswechsels (nach dem Mondkalender) haben sich viele junge Wanderarbeiter in der Kirche St Paul in Binh Tan versammelt. Aus allen Ecken des Landes sind sie nach Saigon gekommen, um dort Arbeit zu finden.
2009 ist ein besonderes Jahr für diese jungen Leute. Die Eröffnung des Berufsausbildungszentrums stellt einen Höhepunkt für sie dar. Mit enormen Anstrengungen hat Priester Paul Pham Trung Dong, Vorsitzender des pastoralen Komitees für Wanderarbeiter, dafür gesorgt, dass das Berufsausbildungszentrum realisiert werden konnte, wo Wanderarbeiter etwas Nützliches für ihr Leben erlernen können. So lernen sie zum Beispiel Nähen, Englisch, ein Musikinstrument zu spielen oder mit Computer zu arbeiten. Dort werden auch Kinder armer Familien unterrichtet. Außerdem gibt es die Möglichkeit einer Eheberatung. Und das alles ist kostenlos.
Das Ziel dieses Zentrums ist es, den jungen Leuten eine gute Orientierung und Fähigkeiten anzubieten, damit sie in ihrem Glauben gefestigt sind und später für sich selbst sorgen können. Dadurch sollen sie zur Entwicklung einer solidarischen Gesellschaft im Sinne des Evangeliums beitragen.
Das 500 m2 große Gebäude wurde neben der Kirche St Paul der Gemeinde Binh Tan erstellt. Es hat 4 Etagen, ist gut möbliert und hat einen Tagungsraum für 500 Personen. Zusätzlich zum Lernen haben die jungen Leute hier die Möglichkeit, über ihre Erfahrungen, Sorgen, Wünsche miteinander zu sprechen. Als geistigen Ansprechpartner finden sie im Haus immer einen Priester.
Am Anfang dieses Projektes stand die Sorge um die immensen Bedürfnisse der armen jungen Leute, die von vielen, z.T. sehr entfernten Gebieten des Landes auf der Suche nach Arbeit nach Saigon gekommen sind. Als eine der Lösungen wurde das Berufsausbildungszentrum konzipiert. Das große Problem aber war die Finanzierung. Zuerst waren nur sporadische kleine Beiträge einiger Hilfswilligen vorhanden. Erst mit der großzügigen Unterstützung der Italienischen Bischofskonferenz konnte das Werk realisiert werden.
Am Nachmittag des 18. Januar 2009 war es soweit: Kardinal Pham Minh Man, Erzbischof von Saigon, kam zur Eröffnungszeremonie und segnete das Zentrum. Anwesend war auch Priester Joseph Dinh Huy Huong, Vorsitzender des Komitees für Sozial- und Wohlfahrtswesen (heute: Caritas) Saigon. Er war es, der die Italienische Bischofskonferenz um Unterstützung gebeten und alle Sorgen mitgetragen hat während der Realisierung des Hauses.
Zur Zeit laufen schon die Kurse und der Unterricht. Es bleibt aber noch einiges zu erledigen, bis alle Aktivitäten reibungslos ablaufen können. Wir vertrauen auf die Vorsehung Gottes und auf die Fürbitte der Mutter Maria und des Heiligen Joseph.
Der Italienischen Bischofskonferenz gegenüber empfinden wir tiefste Dankbarkeit für ihre großzügige Unterstützung. Von einem weit entfernten Land und ohne uns jemals kennen gelernt zu haben, hat sie uns wie Mitglieder einer gemeinsamen Familie angenommen.
Mit der Mutter Maria singen wir das Magnifikat als Lobgesang an Gott, der sich der Kleinen und Bedürftigen erbarmt und ihnen das tägliche Brot schenkt.
In der geschäftigen Atmosphäre des Jahreswechsels (nach dem Mondkalender) haben sich viele junge Wanderarbeiter in der Kirche St Paul in Binh Tan versammelt. Aus allen Ecken des Landes sind sie nach Saigon gekommen, um dort Arbeit zu finden.
Kardinal Phạm Minh Mẫn |
Das Ziel dieses Zentrums ist es, den jungen Leuten eine gute Orientierung und Fähigkeiten anzubieten, damit sie in ihrem Glauben gefestigt sind und später für sich selbst sorgen können. Dadurch sollen sie zur Entwicklung einer solidarischen Gesellschaft im Sinne des Evangeliums beitragen.
Das 500 m2 große Gebäude wurde neben der Kirche St Paul der Gemeinde Binh Tan erstellt. Es hat 4 Etagen, ist gut möbliert und hat einen Tagungsraum für 500 Personen. Zusätzlich zum Lernen haben die jungen Leute hier die Möglichkeit, über ihre Erfahrungen, Sorgen, Wünsche miteinander zu sprechen. Als geistigen Ansprechpartner finden sie im Haus immer einen Priester.
Am Anfang dieses Projektes stand die Sorge um die immensen Bedürfnisse der armen jungen Leute, die von vielen, z.T. sehr entfernten Gebieten des Landes auf der Suche nach Arbeit nach Saigon gekommen sind. Als eine der Lösungen wurde das Berufsausbildungszentrum konzipiert. Das große Problem aber war die Finanzierung. Zuerst waren nur sporadische kleine Beiträge einiger Hilfswilligen vorhanden. Erst mit der großzügigen Unterstützung der Italienischen Bischofskonferenz konnte das Werk realisiert werden.
Priester Joseph Dinh Huy Huong |
Zur Zeit laufen schon die Kurse und der Unterricht. Es bleibt aber noch einiges zu erledigen, bis alle Aktivitäten reibungslos ablaufen können. Wir vertrauen auf die Vorsehung Gottes und auf die Fürbitte der Mutter Maria und des Heiligen Joseph.
Der Italienischen Bischofskonferenz gegenüber empfinden wir tiefste Dankbarkeit für ihre großzügige Unterstützung. Von einem weit entfernten Land und ohne uns jemals kennen gelernt zu haben, hat sie uns wie Mitglieder einer gemeinsamen Familie angenommen.
Mit der Mutter Maria singen wir das Magnifikat als Lobgesang an Gott, der sich der Kleinen und Bedürftigen erbarmt und ihnen das tägliche Brot schenkt.
Inaugurazione di un centro di formazione professionale per lavoratori migranti indigenti nella comunità di St. Paul, comune di Binh Tan, Saigon.
Caritas di Saigon
16:38 04/03/2009
Inaugurazione di un centro di formazione professionale per lavoratori migranti indigenti nella comunità di St. Paul, comune di Binh Tan, Saigon.
Nell’indaffarata atmosfera dell’inizio dell’anno nuovo (in base al calendario lunare), molti giovani lavoratori migranti si sono riuniti nella chiesa di St Paul a Binh Tan. Sono venuti a Saigon da tutti gli angoli del paese per trovare lavoro.
Il 2009 è un anno particolare per questi giovani. L’inaugurazione del centro di formazione professionale rappresenta per loro una festa. Con sforzi giganteschi il sacerdote Paul Pham Trung Dong, Presidente del comitato pastorale per i lavoratori migranti, ha fatto sì che potesse essere realizzato questo centro di formazione professionale, dove i lavoratori migranti possono apprendere qualcosa di utile per la loro vita. Così imparano per esempio il cucito, l’inglese, a suonare uno strumento musicale o a lavorare al computer. Nel centro s’insegna anche ai bambini di famiglie povere. C’è anche la possibilità di ricevere una consulenza matrimoniale, tutto gratuitamente.
L’obiettivo di questo centro è offrire ai giovani un buon orientamento e capacità, in modo che la loro fede venga rafforzata e che possano quindi imparare ad essere autosufficienti contribuendo allo sviluppo di una società solidale ai sensi del Vangelo.
L’edificio, che misura 500 m2, è stato realizzato accanto alla chiesa di St Paul del comune di Binh Tan. Ha 4 piani, è bene ammobiliato e dispone di una sala per riunioni per 500 persone. Oltre ad imparare qualcosa, i giovani hanno qui la possibilità di discutere insieme sulle loro esperienze, preoccupazioni e desideri. Nell’edificio trovano sempre un sacerdote come interlocutore.
Questo progetto è stato avviato a causa della preoccupazione per l’enorme situazione di bisogno dei giovani indigenti giunti a Saigon alla ricerca di lavoro da molte zone in parte molto lontane del paese. Il centro di formazione professionale è stato creato come una delle soluzioni. Il maggiore problema era tuttavia rappresentato dal finanziamento. All’inizio erano stati raccolti piccoli e sporadici contributi di alcuni volontari. Solo grazie al generoso supporto della Conferenza episcopale italiana è stato possibile realizzare quest’opera.
Il pomeriggio del 18 gennaio 2009 il Cardinale Pham Minh Man, Arcivescovo di Saigon, ha partecipato alla cerimonia d’inaugurazione e ha benedetto il centro. Erano presenti anche il
sacerdote Joseph Dinh Huy Huong, Presidente del comitato per l’assistenza e la previdenza sociale (oggi: Caritas) di Saigon, il quale aveva chiesto l’appoggio della Conferenza episcopale italiana e che si è occupato, insieme con Paolo Pham Trung Dong, di tutti gli aspetti della realizzazione del centro.
I corsi e le lezioni sono già in corso. Rimane però ancora tanto da fare finché tutte le attività possano funzionare senza problemi. Ci affidiamo alla provvidenza divina e all’intercessione di Maria Madre e di San Giuseppe.
Siamo profondamente grati alla Conferenza episcopale italiana per il suo generoso appoggio. Da un paese molto lontano e senza averci mai conosciuto ci ha accolto come i membri di una famiglia.
Con Maria Madre cantiamo il Magnificat come inno di lode a Dio che ha pietà dei piccoli e dei bisognosi e che dona loro il pane quotidiano.
Cardinale Pham Minh Man |
Il 2009 è un anno particolare per questi giovani. L’inaugurazione del centro di formazione professionale rappresenta per loro una festa. Con sforzi giganteschi il sacerdote Paul Pham Trung Dong, Presidente del comitato pastorale per i lavoratori migranti, ha fatto sì che potesse essere realizzato questo centro di formazione professionale, dove i lavoratori migranti possono apprendere qualcosa di utile per la loro vita. Così imparano per esempio il cucito, l’inglese, a suonare uno strumento musicale o a lavorare al computer. Nel centro s’insegna anche ai bambini di famiglie povere. C’è anche la possibilità di ricevere una consulenza matrimoniale, tutto gratuitamente.
L’obiettivo di questo centro è offrire ai giovani un buon orientamento e capacità, in modo che la loro fede venga rafforzata e che possano quindi imparare ad essere autosufficienti contribuendo allo sviluppo di una società solidale ai sensi del Vangelo.
L’edificio, che misura 500 m2, è stato realizzato accanto alla chiesa di St Paul del comune di Binh Tan. Ha 4 piani, è bene ammobiliato e dispone di una sala per riunioni per 500 persone. Oltre ad imparare qualcosa, i giovani hanno qui la possibilità di discutere insieme sulle loro esperienze, preoccupazioni e desideri. Nell’edificio trovano sempre un sacerdote come interlocutore.
Questo progetto è stato avviato a causa della preoccupazione per l’enorme situazione di bisogno dei giovani indigenti giunti a Saigon alla ricerca di lavoro da molte zone in parte molto lontane del paese. Il centro di formazione professionale è stato creato come una delle soluzioni. Il maggiore problema era tuttavia rappresentato dal finanziamento. All’inizio erano stati raccolti piccoli e sporadici contributi di alcuni volontari. Solo grazie al generoso supporto della Conferenza episcopale italiana è stato possibile realizzare quest’opera.
Il pomeriggio del 18 gennaio 2009 il Cardinale Pham Minh Man, Arcivescovo di Saigon, ha partecipato alla cerimonia d’inaugurazione e ha benedetto il centro. Erano presenti anche il
Sacerdote Joseph Dinh Huy Huong, |
I corsi e le lezioni sono già in corso. Rimane però ancora tanto da fare finché tutte le attività possano funzionare senza problemi. Ci affidiamo alla provvidenza divina e all’intercessione di Maria Madre e di San Giuseppe.
Siamo profondamente grati alla Conferenza episcopale italiana per il suo generoso appoggio. Da un paese molto lontano e senza averci mai conosciuto ci ha accolto come i membri di una famiglia.
Con Maria Madre cantiamo il Magnificat come inno di lode a Dio che ha pietà dei piccoli e dei bisognosi e che dona loro il pane quotidiano.
PHILIPPINES: L’Eglise catholique apporte son soutien à un projet de loi contre la pornographie
Eglises d'Asie
16:59 04/03/2009
PHILIPPINES: L’Eglise catholique apporte son soutien à un projet de loi contre la pornographie
Aux Philippines, bien qu’illégale, la prostitution est omniprésente, certaines estimations faisant état de quelque 500 000 prostituées pour une population de 96 millions de personnes. La pornographie, quant à elle, n’est pas explicitement définie dans le Code pénal et un projet de loi est actuellement à l’étude au Congrès philippin visant à pénaliser la production, la distribution et la mise en évidence de matériel « pornographique et obscène ». L’Eglise catholique apporte son soutien à cette initiative.
Dans le sud philippin, Mgr Antonio Ledesma, archevêque de Cagayan de Oro, a pris l’habitude de réunir évêques catholiques et législateurs lors de forums destinés à des échanges de points de vue et d’informations. Récemment, lors de l’une de ces rencontres, il a expliqué que l’Eglise se devait de se mobiliser pour soutenir un projet contre la pornographie actuellement à l’étude. « Un tel projet ne peut qu’aider à défendre les valeurs morales dans notre société, a-t-il déclaré. Nous avons besoin d’un tel texte pour sauvegarder ce qui peut encore l’être de la moralité dans ce pays. »
Le 5 février dernier, la Chambre des représentants a voté la loi 3 305, intitulée: « Loi contre la pornographie et l’obscénité ». Celle-ci stipule que la réalisation, la production, l’impression, l’importation, la vente, la distribution et la mise en évidence de matériel pornographique ou obscène est un délit. Le Sénat doit maintenant examiner le texte de loi, éventuellement le voter, avant de le transmettre au président de la République pour promulgation.
La prise de position des évêques catholiques rencontre des avis partagés. Sœur Flolyn Catungal est coordinatrice de la « Women and Gender Commission » de l’Association des supérieurs majeurs des Philippines; à ce titre, elle est engagée dans des actions de dénonciation de la pornographie comme violence faite aux femmes. La pornographie est condamnable car facteur « de dégradation morale de la femme en tant que personne humaine », affirme-t-elle; l’industrie qui est derrière ne vise qu’à « exploiter les femmes au nom de la loi du profit maximum et peut être assimilée à une forme de trafic d’êtres humains ». L’enjeu, poursuit la religieuse, est de faire en sorte que la loi soit réellement efficace pour empêcher que des personnes continuent de tirer profit de ce commerce.
Dans le milieu de l’industrie cinématographique, le projet de loi est dénoncé comme attentatoire à la liberté de création. Armida Sigueon-Reyna, actrice devenue réalisatrice, y voit une atteinte aux libertés individuelles, à la liberté d’expression notamment, garanties par la Constitution. Selon elle, ce qui relève de la pornographie et de l’obscénité est trop vaguement défini dans la loi; par conséquent, sa portée concrète sera laissée à la seule appréciation subjective des juges qui auront à la faire appliquer.
A Cagayan de Oro, à proximité de l’Université catholique et d’un poste de police, les revendeurs de DVD ont pignon sur rue; ils proposent à la vente toutes sortes de films, y compris des œuvres pornographiques. Leur inquiétude n’a pas trait à la défense de la moralité ou de la liberté d’expression, mais à l’avenir de leur gagne-pain. Jun-Jun Marta, un jeune vendeur de journaux à la criée, s’interroge: « Ils sont nombreux ceux qui achètent des tabloïds avec des jeunes femmes dénudées en première page et des histoires de sexe en pages intérieures. Qu’est-ce que je vais devenir si la loi est votée ? »
Aux Philippines, bien qu’illégale, la prostitution est omniprésente, certaines estimations faisant état de quelque 500 000 prostituées pour une population de 96 millions de personnes. La pornographie, quant à elle, n’est pas explicitement définie dans le Code pénal et un projet de loi est actuellement à l’étude au Congrès philippin visant à pénaliser la production, la distribution et la mise en évidence de matériel « pornographique et obscène ». L’Eglise catholique apporte son soutien à cette initiative.
Dans le sud philippin, Mgr Antonio Ledesma, archevêque de Cagayan de Oro, a pris l’habitude de réunir évêques catholiques et législateurs lors de forums destinés à des échanges de points de vue et d’informations. Récemment, lors de l’une de ces rencontres, il a expliqué que l’Eglise se devait de se mobiliser pour soutenir un projet contre la pornographie actuellement à l’étude. « Un tel projet ne peut qu’aider à défendre les valeurs morales dans notre société, a-t-il déclaré. Nous avons besoin d’un tel texte pour sauvegarder ce qui peut encore l’être de la moralité dans ce pays. »
Le 5 février dernier, la Chambre des représentants a voté la loi 3 305, intitulée: « Loi contre la pornographie et l’obscénité ». Celle-ci stipule que la réalisation, la production, l’impression, l’importation, la vente, la distribution et la mise en évidence de matériel pornographique ou obscène est un délit. Le Sénat doit maintenant examiner le texte de loi, éventuellement le voter, avant de le transmettre au président de la République pour promulgation.
La prise de position des évêques catholiques rencontre des avis partagés. Sœur Flolyn Catungal est coordinatrice de la « Women and Gender Commission » de l’Association des supérieurs majeurs des Philippines; à ce titre, elle est engagée dans des actions de dénonciation de la pornographie comme violence faite aux femmes. La pornographie est condamnable car facteur « de dégradation morale de la femme en tant que personne humaine », affirme-t-elle; l’industrie qui est derrière ne vise qu’à « exploiter les femmes au nom de la loi du profit maximum et peut être assimilée à une forme de trafic d’êtres humains ». L’enjeu, poursuit la religieuse, est de faire en sorte que la loi soit réellement efficace pour empêcher que des personnes continuent de tirer profit de ce commerce.
Dans le milieu de l’industrie cinématographique, le projet de loi est dénoncé comme attentatoire à la liberté de création. Armida Sigueon-Reyna, actrice devenue réalisatrice, y voit une atteinte aux libertés individuelles, à la liberté d’expression notamment, garanties par la Constitution. Selon elle, ce qui relève de la pornographie et de l’obscénité est trop vaguement défini dans la loi; par conséquent, sa portée concrète sera laissée à la seule appréciation subjective des juges qui auront à la faire appliquer.
A Cagayan de Oro, à proximité de l’Université catholique et d’un poste de police, les revendeurs de DVD ont pignon sur rue; ils proposent à la vente toutes sortes de films, y compris des œuvres pornographiques. Leur inquiétude n’a pas trait à la défense de la moralité ou de la liberté d’expression, mais à l’avenir de leur gagne-pain. Jun-Jun Marta, un jeune vendeur de journaux à la criée, s’interroge: « Ils sont nombreux ceux qui achètent des tabloïds avec des jeunes femmes dénudées en première page et des histoires de sexe en pages intérieures. Qu’est-ce que je vais devenir si la loi est votée ? »
Vietnam lacks Religious Freedom
Zenit
21:11 04/03/2009
Although religious freedom in Vietnam is moving in the right direction, overall the situation remains poor, according to the U.S. Commission on International Religious Freedom.
Testimony provided by the agency's commissioner, Leonard Leo, during a Dec. 6 congressional human rights caucus hearing, outlined the federal agency's observations from a fact-finding trip conducted by one of its delegations last autumn. The trip included stops in Hanoi, Ho Chi Minh City, Hue and the Central Highlands.
USCIRF is an independent, bipartisan federal commission, consisting of nine private citizens who advise the U.S. president, secretary of state and Congress on how to promote religious freedom and associated rights around the world.
Based on discussions with high-ranking government officials, religious leaders, and assorted Vietnamese citizens, the traveling delegation acknowledged noticeable progress in the Southeast Asian nation and affirmed that, since 2004, the conditions of freedom of thought, conscience and religion have moved in the right direction and have generally improved.
Good and Bad
During this period the government of Vietnam released prisoners of faith, reopened closed churches, and generally expanded its toleration for worship for most of the country's religious communities.
But, the delegation also pointed out that given the nation's international obligations to protect freedom of thought, conscience and religion -- as per its ratification of the International Covenant on Civil and Political Rights in 1982 -- the country is not yet it need to be, and their human rights record overall still remains very poor.
During the past year specifically, the situation deteriorated, USCIRF learned, as the government of Vietnam moved decisively to repress peaceful expressions or demonstrations for even greater religious freedom -- protests it viewed as challenges to its authority. The government also confiscated lands belonging to monasteries and churches, and then distributed or sold those properties to state-owned companies and government officials.
Furthermore, dozens of independent religious leaders and religious freedom advocates -- as well as free speech activists, labor unionists and political reform advocates -- have recently been arbitrarily arrested and sentenced to jail terms, or placed under home detention and surveillance. Most of the protesters have been subject to regular intimidation, harassment and threats.
One large-scale protest involved the Church and even brought the intervention of the Vatican. Beginning Dec. 18, thousands of Vietnamese Catholics protested in daily prayer vigils before the former nunciature of Hanoi, to ask the government to return it to the Church. The building had been confiscated by the communist leadership in 1959.
The archbishop of Hanoi confirmed Feb. 1 that the Vietnamese government is restoring to the Church the use of the building, AsiaNews reported.
Disturbing
Leo spoke with ZENIT about USCIRF's more disturbing findings: "There are concerns out there, and there are facts that are troubling.
"There are serious issues involving what in the commission's view are various prisoners of concern, all charged under vague national security laws which the government use as a way of repressing freedom of expression, thought and conscience -- officials continue to maintain that the individuals they approach are national security risks, but there's no question when you look at the individuals involved what kind of activities they are engaged in, that we're dealing with people who are addressing the human condition as a part of their religious vocation."
Concerning the Catholic community, Leo noted the most recent problems regarding the Hanoi protests. He said the USCIRF delegation found that the Vietnamese government routinely makes no effort to justify its confiscation of property, and that it tries to escape the issue by pointing to other "reforms" that they've implemented.
Asked whether Vietnam's conditions of freedom of religion will continue to deteriorate in the foreseeable future, Leo stated, "We want Vietnam's rhetoric on religious freedom to match reality, but it will depend a lot on how the international community responds; when the international community and the United States are engaged, the government of Vietnam believes they need to implement reforms. So I think it's going to depend on how much attention we can direct to what is going on in country."
Testimony provided by the agency's commissioner, Leonard Leo, during a Dec. 6 congressional human rights caucus hearing, outlined the federal agency's observations from a fact-finding trip conducted by one of its delegations last autumn. The trip included stops in Hanoi, Ho Chi Minh City, Hue and the Central Highlands.
USCIRF is an independent, bipartisan federal commission, consisting of nine private citizens who advise the U.S. president, secretary of state and Congress on how to promote religious freedom and associated rights around the world.
Based on discussions with high-ranking government officials, religious leaders, and assorted Vietnamese citizens, the traveling delegation acknowledged noticeable progress in the Southeast Asian nation and affirmed that, since 2004, the conditions of freedom of thought, conscience and religion have moved in the right direction and have generally improved.
Good and Bad
During this period the government of Vietnam released prisoners of faith, reopened closed churches, and generally expanded its toleration for worship for most of the country's religious communities.
But, the delegation also pointed out that given the nation's international obligations to protect freedom of thought, conscience and religion -- as per its ratification of the International Covenant on Civil and Political Rights in 1982 -- the country is not yet it need to be, and their human rights record overall still remains very poor.
During the past year specifically, the situation deteriorated, USCIRF learned, as the government of Vietnam moved decisively to repress peaceful expressions or demonstrations for even greater religious freedom -- protests it viewed as challenges to its authority. The government also confiscated lands belonging to monasteries and churches, and then distributed or sold those properties to state-owned companies and government officials.
Furthermore, dozens of independent religious leaders and religious freedom advocates -- as well as free speech activists, labor unionists and political reform advocates -- have recently been arbitrarily arrested and sentenced to jail terms, or placed under home detention and surveillance. Most of the protesters have been subject to regular intimidation, harassment and threats.
One large-scale protest involved the Church and even brought the intervention of the Vatican. Beginning Dec. 18, thousands of Vietnamese Catholics protested in daily prayer vigils before the former nunciature of Hanoi, to ask the government to return it to the Church. The building had been confiscated by the communist leadership in 1959.
The archbishop of Hanoi confirmed Feb. 1 that the Vietnamese government is restoring to the Church the use of the building, AsiaNews reported.
Disturbing
Leo spoke with ZENIT about USCIRF's more disturbing findings: "There are concerns out there, and there are facts that are troubling.
"There are serious issues involving what in the commission's view are various prisoners of concern, all charged under vague national security laws which the government use as a way of repressing freedom of expression, thought and conscience -- officials continue to maintain that the individuals they approach are national security risks, but there's no question when you look at the individuals involved what kind of activities they are engaged in, that we're dealing with people who are addressing the human condition as a part of their religious vocation."
Concerning the Catholic community, Leo noted the most recent problems regarding the Hanoi protests. He said the USCIRF delegation found that the Vietnamese government routinely makes no effort to justify its confiscation of property, and that it tries to escape the issue by pointing to other "reforms" that they've implemented.
Asked whether Vietnam's conditions of freedom of religion will continue to deteriorate in the foreseeable future, Leo stated, "We want Vietnam's rhetoric on religious freedom to match reality, but it will depend a lot on how the international community responds; when the international community and the United States are engaged, the government of Vietnam believes they need to implement reforms. So I think it's going to depend on how much attention we can direct to what is going on in country."
International Monetary Fund: the crisis is hitting the world’s poorest nations
Asia-News
21:14 04/03/2009
One study shows how 20 countries are very vulnerable. Many of them are found in Sub-Saharan Africa, but they also include: Vietnam, Laos, Kyrgyzstan and Mongolia.
Washington (AsiaNews/Agencies) – The world’s poorest nations are beginning to feel the effects of the global financial crises and if there is no immediate intervention then we will be faced with an unprecedented humanitarian catastrophe. That is the result of a study carried out by the International Monetary Fund (IMF) recently issued by its director Dominique Strauss-Khan. Many of the counties at greatest risk are found in sub-Saharan African, but also Asia. The most vulnerable of these are Kyrgyzstan, Mongolia, Laos and Vietnam.
The IMF affirms that poor nations are now integrated in the world economy and this exposes them to the global financial crisis. The impact on them is described as the "third wave" of the downturn; after first affecting the advanced and then the emerging economies. The poor nations are likely to feel the impact through a downturn in trade and falls in foreign investment and remittances - money sent home by people working abroad, the fund adds.
For now, more than 20 countries are particularly vulnerable, but if global growth and financing conditions deteriorate further, the number of vulnerable countries could almost double. According to Strauss-Khan “This puts at risk the major achievements of higher growth, lower poverty, and greater political stability that many low-income countries have made over the past decade”.
The IMF director is asking donor nations to increase their commitment to “preventing a humanitarian crisis” and increase their aid by 25 billion dollars to help face the emergency.
Washington (AsiaNews/Agencies) – The world’s poorest nations are beginning to feel the effects of the global financial crises and if there is no immediate intervention then we will be faced with an unprecedented humanitarian catastrophe. That is the result of a study carried out by the International Monetary Fund (IMF) recently issued by its director Dominique Strauss-Khan. Many of the counties at greatest risk are found in sub-Saharan African, but also Asia. The most vulnerable of these are Kyrgyzstan, Mongolia, Laos and Vietnam.
The IMF affirms that poor nations are now integrated in the world economy and this exposes them to the global financial crisis. The impact on them is described as the "third wave" of the downturn; after first affecting the advanced and then the emerging economies. The poor nations are likely to feel the impact through a downturn in trade and falls in foreign investment and remittances - money sent home by people working abroad, the fund adds.
For now, more than 20 countries are particularly vulnerable, but if global growth and financing conditions deteriorate further, the number of vulnerable countries could almost double. According to Strauss-Khan “This puts at risk the major achievements of higher growth, lower poverty, and greater political stability that many low-income countries have made over the past decade”.
The IMF director is asking donor nations to increase their commitment to “preventing a humanitarian crisis” and increase their aid by 25 billion dollars to help face the emergency.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Tân Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản lần đầu tiên “sơ kiến” Giáo Phận “của mình”
LM. Trương Đình Hiền
21:31 04/03/2009
HÃY ĐẾN MÀ XEM” (Ga 1, 39)
Đức Tân Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản lần đầu tiên “sơ kiến” Giáo Phận “của mình”
Như một nghĩa cử hiệp thông chân tình và để đáp trả tấm lòng ưu ái của Mẹ Giáo Phận Ban Mê Thuột thể hiện qua phái đoàn của Giáo Phận đến tận Qui Nhơn để mến thăm và diện kiến ngày 26.2.2009, Đức Tân Giám Mục Ban Mê Thuột, Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đã quyết định ngày 3.3.09 sẽ rời tổ ấm “miền xuôi” Qui Nhơn để hành hương lên “mạn ngược” sơ kiến giáo phận mà Đức Thánh Cha mới vừa ân trao vào ngày 21.2.2009.
Để cảm nhận trọn vẹn mối giây hiệp thông của hai giáo Phận Qui Nhơn – Ban Mê Thuột, và nhất là để ý thức sâu sắc hơn bước ngoặc đầy ý nghĩa cho cuộc đời trong ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa, Đức Cha Vinh Sơn đã quyết định lựa chọn con đường xuyên sơn không phải qua con đường nhựa quen thuộc trên phần đất của giáo Phận Nha Trang: Qui Nhơn – Ninh Hòa – Ban Mê, hay qua ngã Tây nguyên thuộc địa bàn của giáo phận Kon Tum: Qui Nhơn – Gia Lai – Ban Mê, mà lại là con đường mới hiểm trở, gập ghềnh ngay trên phần đất nối liền hai giáo phận Qui Nhơn – Ban mê Thuột: Con đường DT 642 – Sông Hinh – Ban Mê.
Đồng hành với Đức Cha hôm ấy có các anh em linh mục Qui Nhơn, những người anh (Khánh, Khôi,), những vị thầy (Cha Đ.C.Anh, Cha Thăm), những đứa em (Đệ, Nha, Ánh, Triều) và những người bạn (Hiền, Thâu) đã một thời sát cánh bên nhau trên “chiến trường mục vụ” của xứ “dân gầy Liên khu năm” mà “Bản Đen” luôn là một đồng đội được mọi người thương mến.
Trạm dừng đầu tiên trên con đường hành hương xuyên mạn ngược là cuộc gặp gỡ thân tình với một số gia đình vùng kinh tế mới Sông Hinh mà bữa cơm trưa thân tình đã làm đậm nét thêm trong trái tim Đức Tân Giám Mục những kỷ niệm của một thời yêu thương và phục vụ. Trước khi lên đường từ giã mãnh đất nầy, những gương mặt thân thương nầy, Đức Cha Vinh Sơn đã không quên gởi lại phép lành trìu mến của người Mục Tử không bao giờ muốn xa cách đàn chiên.
Càng lên cao, vùng đất của giáo phận Qui Nhơn càng lùi xa về phía dưới, cho tới lúc tấm bảng chỉ đường biên giới hiện ra rõ nét: ĐỊA PHẬN DAK LAK. Chắc chắn trong con tim của Đức tân giám mục Vinh Sơn đã rộn lên những tiếng thì thầm trong cõi sâu tiềm thức: Đây vùng đất mà Chúa đã ban cho con, đây quê hương mà con xin cúi đầu chọn lựa. Nếu ngày 21.2.2009, “người con của Qui Nhơn” đã trở nên vị Mục Tử của Ban Mê Thuột, thì giờ phút linh thiêng nầy, người con đó phải chăng đang sắp sửa giã từ vùng đất mẹ để dấn thân vào một quê hương mới với một cuộc đời và trách nhiệm mới vinh quang hơn, cao cả hơn, nhưng cũng nặng nề hơn, nhiêu khê hơn. Chính với cảm nghiệm đặc biệt nầy, Đức Cha Vinh Sơn đã thân thương giữ lấy nắm đất trong đôi tay mục tử như biểu tượng của sự cam kết: Nầy con xin đến để thực thi thánh ý Cha.
Và rồi đường đi đã đến. Những gập ghềnh, sỏi đá, bụi mù đã bỏ lại đằng sau. Thành phố Buôn ma Thuột rực rỡ dưới nắng chiều xuân như cô gái trinh nguyên đang đón chờ phu quân chợt đến. Giữa những tiếng ồn ào của phố chợ, những âm thanh loạn xạ của thị thành, trong sâu lắng tâm hồn Đức Cha Vinh Sơn đang rung lên những giai điệu nôn nao khó tả, không phải cái rạo rực của người con xa mới trở về quê cũ, mà là nổi nôn nao của một khách lữ hành sắp diện kiến tòa lâu đài đã bao phen kiếm tìm và ngóng đợi.
Địa chỉ 104 Phan Chu Trinh hiện ra trước mắt. Cánh cửa Tòa Giám Mục Ban Mê mở rộng cùng với những nụ cười và gương mặt tươi vui của người gác cổng. Cuộc tiếp đón chân tình, thân thương của Giáo phận Ban Mê bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ đầy ưu ái, vui mừng của Đức Cha Giám Quản, Cha Tổng Đại Diện, Quí Cha đang hiện diện và làm việc tại Giám Mục. Đặc biệt, Đức Cha già cố Trực, dù ngồi xe lăn, cũng hân hoan ra đón Đức Tân Giám Mục và trước khi được anh em khiêng lên phòng khách, người đã được Đức Cha Vinh Sơn đã ra sân đón chào như con cháu đón chào ông nội.
Và sau đó là cuộc gặp gỡ chính thức nơi hội trường chính của Tòa Giám Mục để giáo phận chào mừng Vị Tân Mục Tử của giáo phận Ban Mê Thôvà phái đoàn giáo phận Qui Nhơn tháp tùng. Sau những lời tuyên bố lý do của Cha Tổng Đại Diện, Đức Cha Giám Quản đã ưu ái chia sẻ một huấn từ đơn giản nhưng sâu sắc và chân tình về ý nghĩa của hồng ân giáo phận Ban mê Thuột có tân giám mục. Đáp từ, Đức tân Giám mục Vinh Sơn đã khiêm tốn nói lên tâm tình tri ân cảm tạ hồng ân Thiên Chúa biểu lộ qua sự ưu ái tín nhiệm và đề của của Đức Cha giám Quản, sự đồng thuận của Đức Giám mục giáo phận Qui Nhơn, và hôm nay, đó là sự đón nhận và yêu thương của cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Ban Mê Thuột. Ngài cũng không quên nêu lên ý nghĩa của sự chọn lựa con đường Sông Hinh-Ban Mê Thuột để nói lên tính nối kết và hiệp thông giữa hai giáo phận Qui Nhơn và Ban Mê Thuột. Sau những chia sẻ nầy là những tiếng hát chào mừng thân thương của các thầy, các em dự tu chủng viện, các nữ tu dòng Nữ Vương Hòa Bình và các em thanh tuyển…
Sau đó, cha Tổng Đại Diện và cha quản lý giáo phận đã hướng dẫn Đức Tân giám Mục viếng thăm một số cơ sở xung quanh Tòa Giám Mục như Nhà Thờ Chính Tòa, nhà xứ Chính Tòa, nhà sách Chính tòa, nơi ở của Đức tân Giám Mục, nguyện đường Tòa Giám Mục, dòng Nữ Vương Hòa Bình…Kết thúc buổi chiều găp gỡ đầu tiên là bữa cơm tối thân mật với đại gia đình Tòa Giám Mục.
Nếu cuộc gặp gỡ và thăm viếng ban chiều như là sự giới thiệu tổng quát các cơ sở vật chất của giáo phận, thì sau giờ cơm tối, Đức Tân Giám Mục lại được quan chiêm một số nét sinh hoạt mục vụ tiêu biểu như các trung tâm lưu trú học sinh các cấp 1,2. Những gương mặt sáng ngời, những nụ cười hồn nhiên thánh thiện của các em học sinh cấp 1, cấp 2 cùng với những tiếng hát reo vui của các em đã thực sự chinh phục con tim của đức tân Giám Mục và gây nơi người một niềm hy vọng lớn lao cho cánh đồng truyền giáo mai sau của giáo phận.
Trời đêm Ban Mê mát dịu đã đưa Đức Cha Vinh Sơm chìm vào trong giấc ngủ đầu tiên, trên chiếc giường, trong căn phòng lần đầu trong chức vị Giám Mục Giáo phận Ban mê Thuột.
Thánh lễ đồng tế buổi sáng sớm đã qui tụ khá đông anh chị em giáo dân và tu sĩ nam nữ. Đây là thánh lễ đầu tiên của Đức Cha Vinh Sơn trong cương vị Giám mục Chính Tòa Ban Mê Thuột. Ngài đã chia sẻ Phúc âm với lời gọi mời cùng lắng nghe Lời Chúa và để Lời Chúa hướng dẫn cuộc canh tân tâm hồn của Mùa Chay thánh, cuộc đổi đời không hứa hẹn dễ dãi và thỏa hiệp nhưng là chiến đấu kiên cường và chiến thắng.
Sau giờ cơm sáng, Đức Cha Vinh Sơn cùng với phái đoàn Qui Nhơn chào biệt Đức Cha Giám Quản, Cha Tổng Đại Diện và quý cha thuộc tòa giám mục để được hướng dẫn tham quan một vài cơ sở mục vụ như cơ sở dòng Phaolô và trung tâm lưu trú, trung tâm khuyết tật Vi Nhân, các lớp học tình thương, trường mầm non Họa my…và sau đó Đức Cha Vinh Sơn cùng phải đoàn Qui Nhơn đã lên đường “trở về cố hương” cũng trên con đường gập ghềnh sỏi đá Ban Mê-Sông Hinh…
Nếu ngày xưa, trước khi chính thức chọn gọi các Tông Đồ để “ở với Chúa và được sai đi”, Chúa Giêsu đã bảo các ông: “Hãy đến mà xem” (Ga 1,39). Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. (Ga 1,39). Hôm nay, 3.3.2009, hình như cũng y chang như thế. Trước khi chính thức được tấn phong làm Giám Mục, trở nên đấng kế vị Tông Đồ, Đức Cha Vinh Sơn “đã đến và xem” chỗ của Chúa Giêsu, chỗ của Giáo Hội đó là chính giáo phận Ban Mê Thuột. Hy vọng sau khi “xem chỗ của mình”, Đức Cha Vinh Sơn sẽ cảm nhận sâu sắc hơn hồng ân Giám Mục và sẽ đầy khiêm tốn, nghị lực và tình yêu để dấn thân phục vụ Chúa Kitô trên cánh đồng giáo phận Ban Mê, một cánh đồng truyền giáo bao la bát ngát đang đón chờ bước chân Người Mục tử Vinh Sơn trở về….
Đức Tân Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản lần đầu tiên “sơ kiến” Giáo Phận “của mình”
Như một nghĩa cử hiệp thông chân tình và để đáp trả tấm lòng ưu ái của Mẹ Giáo Phận Ban Mê Thuột thể hiện qua phái đoàn của Giáo Phận đến tận Qui Nhơn để mến thăm và diện kiến ngày 26.2.2009, Đức Tân Giám Mục Ban Mê Thuột, Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đã quyết định ngày 3.3.09 sẽ rời tổ ấm “miền xuôi” Qui Nhơn để hành hương lên “mạn ngược” sơ kiến giáo phận mà Đức Thánh Cha mới vừa ân trao vào ngày 21.2.2009.
Để cảm nhận trọn vẹn mối giây hiệp thông của hai giáo Phận Qui Nhơn – Ban Mê Thuột, và nhất là để ý thức sâu sắc hơn bước ngoặc đầy ý nghĩa cho cuộc đời trong ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa, Đức Cha Vinh Sơn đã quyết định lựa chọn con đường xuyên sơn không phải qua con đường nhựa quen thuộc trên phần đất của giáo Phận Nha Trang: Qui Nhơn – Ninh Hòa – Ban Mê, hay qua ngã Tây nguyên thuộc địa bàn của giáo phận Kon Tum: Qui Nhơn – Gia Lai – Ban Mê, mà lại là con đường mới hiểm trở, gập ghềnh ngay trên phần đất nối liền hai giáo phận Qui Nhơn – Ban mê Thuột: Con đường DT 642 – Sông Hinh – Ban Mê.
Đồng hành với Đức Cha hôm ấy có các anh em linh mục Qui Nhơn, những người anh (Khánh, Khôi,), những vị thầy (Cha Đ.C.Anh, Cha Thăm), những đứa em (Đệ, Nha, Ánh, Triều) và những người bạn (Hiền, Thâu) đã một thời sát cánh bên nhau trên “chiến trường mục vụ” của xứ “dân gầy Liên khu năm” mà “Bản Đen” luôn là một đồng đội được mọi người thương mến.
Trạm dừng đầu tiên trên con đường hành hương xuyên mạn ngược là cuộc gặp gỡ thân tình với một số gia đình vùng kinh tế mới Sông Hinh mà bữa cơm trưa thân tình đã làm đậm nét thêm trong trái tim Đức Tân Giám Mục những kỷ niệm của một thời yêu thương và phục vụ. Trước khi lên đường từ giã mãnh đất nầy, những gương mặt thân thương nầy, Đức Cha Vinh Sơn đã không quên gởi lại phép lành trìu mến của người Mục Tử không bao giờ muốn xa cách đàn chiên.
Càng lên cao, vùng đất của giáo phận Qui Nhơn càng lùi xa về phía dưới, cho tới lúc tấm bảng chỉ đường biên giới hiện ra rõ nét: ĐỊA PHẬN DAK LAK. Chắc chắn trong con tim của Đức tân giám mục Vinh Sơn đã rộn lên những tiếng thì thầm trong cõi sâu tiềm thức: Đây vùng đất mà Chúa đã ban cho con, đây quê hương mà con xin cúi đầu chọn lựa. Nếu ngày 21.2.2009, “người con của Qui Nhơn” đã trở nên vị Mục Tử của Ban Mê Thuột, thì giờ phút linh thiêng nầy, người con đó phải chăng đang sắp sửa giã từ vùng đất mẹ để dấn thân vào một quê hương mới với một cuộc đời và trách nhiệm mới vinh quang hơn, cao cả hơn, nhưng cũng nặng nề hơn, nhiêu khê hơn. Chính với cảm nghiệm đặc biệt nầy, Đức Cha Vinh Sơn đã thân thương giữ lấy nắm đất trong đôi tay mục tử như biểu tượng của sự cam kết: Nầy con xin đến để thực thi thánh ý Cha.
Và rồi đường đi đã đến. Những gập ghềnh, sỏi đá, bụi mù đã bỏ lại đằng sau. Thành phố Buôn ma Thuột rực rỡ dưới nắng chiều xuân như cô gái trinh nguyên đang đón chờ phu quân chợt đến. Giữa những tiếng ồn ào của phố chợ, những âm thanh loạn xạ của thị thành, trong sâu lắng tâm hồn Đức Cha Vinh Sơn đang rung lên những giai điệu nôn nao khó tả, không phải cái rạo rực của người con xa mới trở về quê cũ, mà là nổi nôn nao của một khách lữ hành sắp diện kiến tòa lâu đài đã bao phen kiếm tìm và ngóng đợi.
Địa chỉ 104 Phan Chu Trinh hiện ra trước mắt. Cánh cửa Tòa Giám Mục Ban Mê mở rộng cùng với những nụ cười và gương mặt tươi vui của người gác cổng. Cuộc tiếp đón chân tình, thân thương của Giáo phận Ban Mê bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ đầy ưu ái, vui mừng của Đức Cha Giám Quản, Cha Tổng Đại Diện, Quí Cha đang hiện diện và làm việc tại Giám Mục. Đặc biệt, Đức Cha già cố Trực, dù ngồi xe lăn, cũng hân hoan ra đón Đức Tân Giám Mục và trước khi được anh em khiêng lên phòng khách, người đã được Đức Cha Vinh Sơn đã ra sân đón chào như con cháu đón chào ông nội.
Và sau đó là cuộc gặp gỡ chính thức nơi hội trường chính của Tòa Giám Mục để giáo phận chào mừng Vị Tân Mục Tử của giáo phận Ban Mê Thôvà phái đoàn giáo phận Qui Nhơn tháp tùng. Sau những lời tuyên bố lý do của Cha Tổng Đại Diện, Đức Cha Giám Quản đã ưu ái chia sẻ một huấn từ đơn giản nhưng sâu sắc và chân tình về ý nghĩa của hồng ân giáo phận Ban mê Thuột có tân giám mục. Đáp từ, Đức tân Giám mục Vinh Sơn đã khiêm tốn nói lên tâm tình tri ân cảm tạ hồng ân Thiên Chúa biểu lộ qua sự ưu ái tín nhiệm và đề của của Đức Cha giám Quản, sự đồng thuận của Đức Giám mục giáo phận Qui Nhơn, và hôm nay, đó là sự đón nhận và yêu thương của cộng đoàn Dân Chúa giáo phận Ban Mê Thuột. Ngài cũng không quên nêu lên ý nghĩa của sự chọn lựa con đường Sông Hinh-Ban Mê Thuột để nói lên tính nối kết và hiệp thông giữa hai giáo phận Qui Nhơn và Ban Mê Thuột. Sau những chia sẻ nầy là những tiếng hát chào mừng thân thương của các thầy, các em dự tu chủng viện, các nữ tu dòng Nữ Vương Hòa Bình và các em thanh tuyển…
Sau đó, cha Tổng Đại Diện và cha quản lý giáo phận đã hướng dẫn Đức Tân giám Mục viếng thăm một số cơ sở xung quanh Tòa Giám Mục như Nhà Thờ Chính Tòa, nhà xứ Chính Tòa, nhà sách Chính tòa, nơi ở của Đức tân Giám Mục, nguyện đường Tòa Giám Mục, dòng Nữ Vương Hòa Bình…Kết thúc buổi chiều găp gỡ đầu tiên là bữa cơm tối thân mật với đại gia đình Tòa Giám Mục.
Nếu cuộc gặp gỡ và thăm viếng ban chiều như là sự giới thiệu tổng quát các cơ sở vật chất của giáo phận, thì sau giờ cơm tối, Đức Tân Giám Mục lại được quan chiêm một số nét sinh hoạt mục vụ tiêu biểu như các trung tâm lưu trú học sinh các cấp 1,2. Những gương mặt sáng ngời, những nụ cười hồn nhiên thánh thiện của các em học sinh cấp 1, cấp 2 cùng với những tiếng hát reo vui của các em đã thực sự chinh phục con tim của đức tân Giám Mục và gây nơi người một niềm hy vọng lớn lao cho cánh đồng truyền giáo mai sau của giáo phận.
Trời đêm Ban Mê mát dịu đã đưa Đức Cha Vinh Sơm chìm vào trong giấc ngủ đầu tiên, trên chiếc giường, trong căn phòng lần đầu trong chức vị Giám Mục Giáo phận Ban mê Thuột.
Thánh lễ đồng tế buổi sáng sớm đã qui tụ khá đông anh chị em giáo dân và tu sĩ nam nữ. Đây là thánh lễ đầu tiên của Đức Cha Vinh Sơn trong cương vị Giám mục Chính Tòa Ban Mê Thuột. Ngài đã chia sẻ Phúc âm với lời gọi mời cùng lắng nghe Lời Chúa và để Lời Chúa hướng dẫn cuộc canh tân tâm hồn của Mùa Chay thánh, cuộc đổi đời không hứa hẹn dễ dãi và thỏa hiệp nhưng là chiến đấu kiên cường và chiến thắng.
Sau giờ cơm sáng, Đức Cha Vinh Sơn cùng với phái đoàn Qui Nhơn chào biệt Đức Cha Giám Quản, Cha Tổng Đại Diện và quý cha thuộc tòa giám mục để được hướng dẫn tham quan một vài cơ sở mục vụ như cơ sở dòng Phaolô và trung tâm lưu trú, trung tâm khuyết tật Vi Nhân, các lớp học tình thương, trường mầm non Họa my…và sau đó Đức Cha Vinh Sơn cùng phải đoàn Qui Nhơn đã lên đường “trở về cố hương” cũng trên con đường gập ghềnh sỏi đá Ban Mê-Sông Hinh…
Nếu ngày xưa, trước khi chính thức chọn gọi các Tông Đồ để “ở với Chúa và được sai đi”, Chúa Giêsu đã bảo các ông: “Hãy đến mà xem” (Ga 1,39). Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. (Ga 1,39). Hôm nay, 3.3.2009, hình như cũng y chang như thế. Trước khi chính thức được tấn phong làm Giám Mục, trở nên đấng kế vị Tông Đồ, Đức Cha Vinh Sơn “đã đến và xem” chỗ của Chúa Giêsu, chỗ của Giáo Hội đó là chính giáo phận Ban Mê Thuột. Hy vọng sau khi “xem chỗ của mình”, Đức Cha Vinh Sơn sẽ cảm nhận sâu sắc hơn hồng ân Giám Mục và sẽ đầy khiêm tốn, nghị lực và tình yêu để dấn thân phục vụ Chúa Kitô trên cánh đồng giáo phận Ban Mê, một cánh đồng truyền giáo bao la bát ngát đang đón chờ bước chân Người Mục tử Vinh Sơn trở về….
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Họ là thế
Hiền Thạch
16:42 04/03/2009
HỌ LÀ THẾ...!
Họ là thế. ...! Luật ơi ! bảo trọng nhé
Đến đường cùng chó bèn táp tứ tung
Họ là thế...! Luật ơi! kiên trung nhé:
Vẫn là sóng luôn ở với khơi trùng
Họ đang giết sự thật và công lý
Là thực thi thứ ngụy triết tam vô
Khi vô luân là bản chất "độc trị"
Chẳng lạ gì lối hành xử côn đồ
Họ là thế...!!! Luật ơi! an tâm nhé
Dân lương thiện đang sát cánh bên anh
Họ là thế. ...! đòn chia đàn xẻ nghé
Một Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ. ..: mồ xanh !!
Họ tái diễn toàn món nghề hạ cấp
Lừa được ai? đã nhận lại được gì?!
"Lợi" chẳng thấy, nhãn tiền lại bất cập
Gậy của mi đang đập lại. .. "chính mi"
Họ là thế...! Luật ơi! gương bất khuất
Của Hồng Y Đình Tụng mới qua đời
Đang độ trì hóa giải điều oan khuất
Cho những ai đứng về phía con. ..người
Họ là thế...! mặt dày trước tiếng chưởi
Dựa dẫm nhau mông muội tính bầy đàn
Như cá mập vẫy vùng trong mắt lưới
Cả tập đoàn đang tiến thoái lưỡng nan
Họ là thế...! Nào ta cùng vượt cạn
Vợ con anh và có cả chúng tôi
Ta hãy nhìn cơn-cuồng-ngạo-cọng-sản
Đạt đỉnh cao của "trí tệ" loài người !!
Họ là thế..! Ta kiên gan bước tới
Có niềm tin chính nghĩa ở trong đầu
Và chính anh đang viết trang sử mới
Đẩy "luật rừng" về lại dưới vực sâu
Họ là thế...! khốn thay ! Họ đang thế...
Kính tặng anh Luật và Anh chị em VP Luật Pháp Quyền
Họ là thế. ...! Luật ơi ! bảo trọng nhé
Đến đường cùng chó bèn táp tứ tung
Họ là thế...! Luật ơi! kiên trung nhé:
Vẫn là sóng luôn ở với khơi trùng
Họ đang giết sự thật và công lý
Là thực thi thứ ngụy triết tam vô
Khi vô luân là bản chất "độc trị"
Chẳng lạ gì lối hành xử côn đồ
Họ là thế...!!! Luật ơi! an tâm nhé
Dân lương thiện đang sát cánh bên anh
Họ là thế. ...! đòn chia đàn xẻ nghé
Một Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ. ..: mồ xanh !!
Họ tái diễn toàn món nghề hạ cấp
Lừa được ai? đã nhận lại được gì?!
"Lợi" chẳng thấy, nhãn tiền lại bất cập
Gậy của mi đang đập lại. .. "chính mi"
Họ là thế...! Luật ơi! gương bất khuất
Của Hồng Y Đình Tụng mới qua đời
Đang độ trì hóa giải điều oan khuất
Cho những ai đứng về phía con. ..người
Họ là thế...! mặt dày trước tiếng chưởi
Dựa dẫm nhau mông muội tính bầy đàn
Như cá mập vẫy vùng trong mắt lưới
Cả tập đoàn đang tiến thoái lưỡng nan
Họ là thế...! Nào ta cùng vượt cạn
Vợ con anh và có cả chúng tôi
Ta hãy nhìn cơn-cuồng-ngạo-cọng-sản
Đạt đỉnh cao của "trí tệ" loài người !!
Họ là thế..! Ta kiên gan bước tới
Có niềm tin chính nghĩa ở trong đầu
Và chính anh đang viết trang sử mới
Đẩy "luật rừng" về lại dưới vực sâu
Họ là thế...! khốn thay ! Họ đang thế...
Kính tặng anh Luật và Anh chị em VP Luật Pháp Quyền
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư Liệu Thánh Kinh (17):Địa dư Ít-ra-en
Vũ Văn An
08:04 04/03/2009
Địa Dư Ít-ra-en
Lãnh thổ Ít-ra-en rất nhỏ. Từ bắc xuống nam, hay từ ‘Đan tới Bô-e-se-va” như Thánh Kinh thường nói, chưa đầy 230 cây số chiều dài. Cực bắc Biển Chết chỉ rộng 80 cây số, nhưng lại cách mặt biển đến 400m. Thế đất trông như chiếc mái nhà. Từ Địa Trung Hải, nó lên cao dần tới khoảng 1000m trên mặt biển, và rồi lại thoải dần sâu xuống về phía thung lũng Gio-đan. Ở đó, mặt đất nứt nẻ và dốc thẳng xuống tạo thành đường hào kéo dài tận Đông Phi Châu. Phía đông Gio-đan và bắc Ga-li-lê, núi cao dần đến độ cao gần 2000m tại Edom và gần 3000m tại Li-băng và Núi Khéc-môn ở phía bắc. Đối với các nước lân bang, dân Ít-ra-en giống như các bộ lạc người thượng. Các viên chức của Vua Ben-ha- đát từng nhận xét “Chúa người Ít-ra-en là chúa núi”. Trung tâm vương quốc của họ dựa vào dẫy núi chạy giữa bờ biển và vách lũng. Nhờ dẫy núi này, họ đã chống đỡ được nhiều cuộc tấn công của người Phi-li-tinh. Nhưng chính họ, thì chưa bao giờ thực sự chinh phục được các vùng duyên hải. Dần dà (nhất là dưới thời Đa-vít), họ mở mang bờ cõi qua Xi-ri ở phương bắc hay qua bên kia Gio-đan ở phía đông, nơi họ kiểm soát được Mô-áp và Ê-đom. Nhưng đồi núi Giu-đê là căn cứ địa trước nhất và sau hết của họ.
Địa Chất Học: Về phương diện địa chất, phần lớn các chất liệu tạo nên lãnh thổ này tương đối mới mẻ. Đá vôi hay đá phấn chiếm phần lớn bề mặt. Cấu trúc rất quan trọng giúp ta hiểu Thánh Kinh.
Bất cứ nơi nào có đá vôi, ta đều thấy những nét đặc trưng về phong cảnh đất đai. Nước thấm qua chúng nên ít có hệ thống thoát nước trên mặt đất. Nhưng thường có những giòng nước sâu dưới mặt đất và người ta có thể lấy nước lên qua các giếng đào. Đá vôi cũng tạo nên nhiều hang động. Và trên mặt đất, chúng thường tạo nên những đường viền bằng đá, khiến cho việc cấy cày trở nên khó khăn và chỉ chừa lại những mảnh đất nhỏ nhoi. Những đặc điểm này có ở khắp vùng đồi Pa-lét-tin và thường đọc thấy trong các trình thuật Thánh Kinh.
Khí hậu sa mạc cũng tác động đối với phong cảnh và cấu trúc đất đai. Ở vùng sa mạc, mặt đất thường có cát, đá lửa và muối. Phần lớn đất đai phía nam thường có những loại chất không mầu mỡ này. Gió và nước là những sức mạnh tạo ra hình dáng đá sa mạc. Gió chà xát các tảng đá thành những hình thù rất lạ. Nước còn mạnh hơn xẻ ra những thung lũng thẳng đứng và những khối đá lởm chởm chơ vơ. Thỉnh thoảng vẫn có những trận lụt chớp nhoáng tràn ngập thung lũng khô cằn trong vòng mấy phút.
Lũng Sâu: Đường nứt thẳng và dài của Thung Lũng Gio-đan, chạy sâu về phía Biển Chết, là một trong nhưữg dấu hiệu cho thấy mặt đất ở đấy không ổn định. Các hoạt động của núi lửa và những thay đổi cấu trúc vẫn đang tiếp diễn. Vách sâu Gio-đan lún sâu giữa hai phay (faults) chạy song song, tạo ra lõm sâu tự nhiên được coi là sâu nhất trên thế giới. Bờ Biển Ga-li-lê ở dưới mặt biển 200m. Chỗ sâu nhất ở Biển Chết sâu hơn 800m so với mặt biển, dù sông Gio-đan đã đổ vào rất nhiều quặng chất suốt mấy ngàn năm. Những suối nước nóng cũng như những phiến đá chứa nhiều khóang chất cho thấy vùng này vẫn còn sôi động về phương diện địa chất học.
Khí Hậu: Lãnh thổ phía bờ Địa Trung Hải có khí hậu giữa ôn hòa và nhiệt đới. Mùa Đông thì ướt át, giống như các nước phía bắc. Mùa Hạ thì nóng và khô do ảnh hưởng bởi sa mạc nhiệt đới vốn nằm bên kia bờ nam của biển. Nhờ sự trái ngược theo mùa này, ta có tuyết trên các ngọn núi bờ biển nhưng trái cây nhiệt đới lại chín mọng tại đồng bằng. Khí hậu khá thay đổi tại các vùng khác nhau của Trung Đông, nhưng ít có những mẫu số chung.
Lượng Mưa: Lượng nước mưa thường tùy thuộc độ cao so với mặt biển. Miền núi thường nưa nhiều hơn vùng hạ nguyên. Núi cũng có khuynh hướng cản những cơn gió mang mưa tới, không cho chúng thổi vào nội địa. Tại Ít-ra-en/Xi-ri, kết quả là mưa nhiều ở vùng núi cao phía bắc Ga-li-lê (trung bình hằng năm từ 750mm tới 1,500mm) hơn là vùng đồi Giu-đê (từ 500mm tới 750mm mỗi năm). Lượng nước mưa tổng cộng giảm rất nhanh về phía nam. Đến Bô-e-se-va thì chỉ còn chừng 200mm mỗi năm. Xa hơn nữa về phía nam, điều kiện sa mạc áp dụng tới tận bán đảo Xi-nai. Việc giảm lượng mưa xẩy ra còn nhanh hơn nữa cả về phía nội địa lẫn phía Thung lũng Gio-đan. Tại Giê-ru-sa-lem, lượng nước mưa trung bình là 500mm, trong khi tại Giê-ri-khô, tức 25Cây số về hướng đông nhưng sâu hơn 1000m, lượng ấy chỉ là 100mm. Lượng ấy lại tăng lên ở phía đông Gio-đan trên một sa mạc hình lưỡi kéo dài từ Biển Chết lên tận Thung lũng Gio-đan, một sa mạc đồi núi dầm mưa trải dài về phía nam trên bờ phía đông của Gio-đan bao gồm từ Li-băng tới Ê- đom.Thành ra không ngạc nhiên khi gần ba chi tộc ban đầu cho rằng đất ở phía đông Gio-đan cũng tốt cho chiên bò của họ như đất phía tây và lên tiếng xin được định cư ngay tại đó, thay vì phải vượt qua sông tới đất Chúa hứa (Ds 32).
Nhiều năm sau, lãnh thổ ấy, tức đất Ga-la-át, trở thành nổi tiếng nhờ sự mầu mỡ của nó. Đồi núi của nó nhận được nhiều nước mưa y như đồi núi Giu-đê, là vùng gần bờ biển hơn nhưng không cao bằng. Mặc dù phía bắc Pa-lét-tin xem ra có lượng mưa tốt, nhưng tính trung bình thì lại khác. Thực vậy, có sự thay đổi lớn tính theo tổng số từ năm này qua năm khác. Trong thế kỷ vừa qua, tại Giê-ru-sa-lem, nơi trung bình là 500mm, nhưng có năm chỉ được chừng 250mm, lại có năm lên đến 1,075mm. Điều này có nghĩa là biên tế sa mạc không nhất định. Một số năm, biên tế này tăng lên ở đông và nam. Có năm, nó lại giảm đi khiến gây ra hạn hán và đói kém.Hiện tượng cực kỳ ướt và cực kỳ khô này đóng một vai trò quan trọng trong trình thuật Thánh Kinh. Chúng không ngừng nhắc cho dân Chúa biết họ phải trông cậy vào Người không ngơi.
Sương: Ở những nơi không đủ mưa, sương đóng một vai trò quan trọng trong việc làm ướt đất đai. Phần lớn những khu vực có nhiều sương là vùng duyên hải. Độ ẩm từ Địa Trung Hải đem tới trong mùa Hè rồi nhờ khí lạnh ban đêm tụ thành sương rơi xuống đất. Một số vùng duyên hải có sương rơi đến 200 đêm mỗi năm. Bởi thế dễ hiểu tại sao sương lại quan trọng đến thế trong cuộc sống của người dân Cựu Ước. Như tiên tri Ê-li-a chẳng hạn, khi tiên đoán trận hạn hán, đã nói rằng: “sẽ không có sương cũng như mưa rơi” (1V 17:1).
Mưa Đông: Ở vùng Cận Đông và bắc Phi Châu, mưa trong năm phần lớn xẩy ra vào mùa Đông. Giữa khoảng trung tuần tháng 6 và tháng 9, khó mà có mưa. Thời tiết tương đối ổn định và dễ đoán, phần lớn có gió đông thổi tới. Như tại Tel Aviv, vùng duyên hải, trong suốt 30 năm, không bao giờ ghi được một cơn mưa nào trong tháng 6, tháng 7 hay tháng 8. Sau một mùa Hè khô héo như thế, thì những cơn mưa quả là quan trọng đối với nhà nông. Người ta mong mưa rơi khoảng trung tuần tháng 9, nhưng có khi mưa đến trễ hơn. Vì vậy mà nhà nông không đủ thì giờ cầy bừa, những chiếc giếng cũng chậm đầy nước sau những ngày khô nóng mùa Hè.
Bởi thế Thánh Kinh từng vẽ ra hình ảnh người nông phu trông ngóng mưa thu (Gc 5:7) để khởi công làm ăn. Khi mưa đã thực sự bắt đầu, thì những tháng mùa Đông quả là ướt át. Tháng 12 hay tháng Giêng có mưa nhiều hơn cả. Mưa thổi từ Địa Trung Hải mưa vào, mỗi lần kéo dài cả hai, ba ngày. Sau đó lại nắng ráo. Mẫu mực ấy cứ thế tiếp diễn cho đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, thì khí hậu mùa khô bắt đầu ló dạng. Nhưng đây lại là thời gian rất quan trọng đối với nông dân. Cây trồng bắt đầu lớn lên sau những ngày giá lạnh mùa Đông. Điều sinh tử là mưa phải tiếp tục qua Xuân đủ để tưới gội cho mùa màng đang độ triển nở. Vì thế nông dân thường mong mưa “muộn” vào tháng 4, cũng như mưa “sớm” vào tháng 10.
Nhiệt Độ: Nhiệt độ thay đổi thường rất đáng kể tại các vùng mưa theo mùa. Như ở vùng Biển Chết, vào mùa Hè, nhiệt độ lên tới 40 độ bách phân là chuyện thường, nhưng cách đó mấy trăm dặm, tại vùng Thượng Ga-li-lê, thì vào mùa Đông, mưa lạnh lại làm người ta tê cóng. Thời tiết mùa Đông ở vùng thượng du rất khó chịu. Tại Giê-ru-sa-lem, mỗi năm thường có 45-60 ngày có mưa, và thường có tuyết rơi vào mùa Đông. Thay đổi ngay trong ngày thường xẩy ra ở vùng đất thấp.
Giê-ri-khô có nhiệt độ trung bình trong tháng Giêng khoảng 15 độ bách phân. Nhưng đó là tính trung bình từ nhiệt độ nóng như thiêu ban ngày và nhiệt độ lạnh cóng ban đêm. Nhiệt độ vào mùa Hè tại vùng duyên hải và vùng thượng du trung bình là 22 tới 25 độ bách phân, rất dễ chịu, nhờ cao độ so với mặt biển và đôi khi có gió. Lúc ban ngày, vào mùa Hè, gió hiu hiu từ Địa Trung Hải thổi vào làm cho hơi nóng dịu đi nhiều lắm. Nhưng hiệu quả của gió hamsin thì không dễ chịu chút nào. Thứ gió cực nóng và khô này từ hướng nam Arabia thổi tới, đem theo cái nóng hừng hực của sa mạc mà đến cả vùng duyên hải người ta vẫn còn cảm thấy. Loại gió này ai sống tại Ít-ra-en đều biết. Chúa Giê-su từng phán: “Khi các ngươi thấy gió phương nam thổi tới, các ngươi bảo rằng trời sắp nóng, và quả thực như thế” (Lc 12:55). Khí hậu ngày nay xem ra cũng không khác thời dân Ít-ra-en chiếm đóng Đất Hứa, hay thời Chúa Giê-su còn sinh tiền, bao nhiêu. Phong cảnh đất đai chắc chắn có thay đổi, nhưng không hẳn do thay đổi nhiệt độ.
Cây Cối: Những vùng có loại khí hậu này, tính từ trung tâm sa mạc đi ra duyên hải và lên vùng núi, thường có những loại cây cối sau đây: cây bụi sa mạc, thảo nguyên với những bụi rậm và cây cỏ, đồng cỏ, rừng tạm và rừng cao cấp. Những vùng này cũng thường có những loại cây cỏ đặc biệt thích ứng cho việc trữ nước trong mùa ướt dành cho mùa khô, tức những loại cây có lá bóng, mịn, không bốc hơi. Trên thực tế, tất cả những loại cây cối trên đều hiện diện trên lãnh thổ Cựu Ước và vùng lân cận, từ rừng Li-băng lên phía bắc, từ bụi cây trơ trọi của sa mạc xuống phía nam. Thảo nguyên và đồng cỏ tạo thành một dải hẹp chạy quanh thượng du Giu-đê và phía bắc Gio-đan. Tuy nhiên, ở những sườn thoải phía duyên hải, phần lớn các đồng cỏ nguyên thủy đã được khai phá thành đất canh tác. Và một số sa mạc đã được canh tác nhờ có nền nông nghiệp dẫn thủy nhập điền từ thời đế quốc La Mã, cũng như thời Ít-ra-en hiện đại.
Các Biến Đổi: Nhưng qua nhiều thế kỷ, đã có những biến đổi lớn. Khi người Do Thái vào Đất Hứa, phần lớn vùng thượng du có rừng bao phủ. Trong Cựu Ước ta thấy có nhắc đến nhiều loại gỗ cứng cũng như mềm, nhưng người La Mã đã cho khai quang nhiều vùng rừng rậm. Ngày nay, phong cảnh đất đai đã khác xa trước đây và hầu hết rừng rậm và rừng cây đều đã biến mất.
Đốn cây làm nhà cũng như làm củi và khai quang đất đai để trồng trọt khiến đất bị sói mòn. Điều này có nghĩa là cây mới không mọc lên nổi và do đó rừng rậm dần biến thành những bụi bờ gai góc (maquis) thường thấy nơi các lãnh thổ được định cư từ lâu đời tại vùng Địa Trung Hải. Những bụi bờ này phủ đầy mặt đất khiến đất trở nên vô dụng, đến làm nhà cũng không xong. Vừa ít có cây cùng cỡ lại làm mồi cho những trận cháy mùa Hè, ngày nay chỉ còn là những vang bóng một thời của những cánh rừng huy hoàng ngày trước. Ở Ít-ra-en, cũng có việc phá rừng vì các cuộc chiến liên miên cũng như do kỹ nghệ chăn nuôi vô tổ chức. Việc ấy đã xẩy ra cho khu vực nay là đồi núi trọc lóc của Mô- áp, phía đông Gio-đan, ngày xưa vốn là một vùng rừng cây có nhiều dân cư sinh sống. Chỉ nửa bán thế kỷ 20 gần đây, người ta mới bắt đầu đảo ngược diễn trình phá rừng kể trên. Việc đảo ngược ấy đến đúng lúc để cứu được một ít rừng gỗ tuyết tùng quí giá của Li-băng cũng như một số rừng trên núi phía bắc. Những thay đổi về phong cảnh đất đai trong cùng thời gian này còn rõ ràng hơn nữa, vì chúng xẩy ra một cách nhanh chóng hơn hẳn những thay đổi trong thời gian phá hoại lâu dài kể trên. Các đầm lầy đã được vét cạn để cày cấy. Các rừng trái cây đã thay thế cho những khu rừng sồi ngày trước. Và việc dẫn thủy được mở rộng đến tận sa mạc, kể cả những khu trước đây từng được khai khẩn dưới quyền cai trị của người La Mã thời Chúa Giê-su. Người ta biết rõ có những khu sa mạc trở thành mầu mỡ khi được tưới tắm cẩn thận. Và vùng ranh giới phía nam, cùng với vùng hạ Thung Lũng Gio-đan, nay là khu canh tác ốc đảo.
Tài nguyên đất đai: Chúa hứa ban cho Ít-ra-en đất đai mầu mỡ. Thêm vào đó, “đá của chúng có sắt, và bạn có thể đào thấy đồng nơi các đồi núi của chúng” (Đnl 8:9). Đồng đã được đào rất sớm. Việc đào mỏ sắt xẩy ra muộn hơn, sau khi người Khết biết cách ngửi ra chúng. Người Phi-li-tinh đem theo kỹ năng này với họ. Nhưng mãi đến thời Đa-vít và Sa-lô-môn, người Do Thái mới biết chế ra các dụng cụ bằng sắt. Thời Sa-lô-môn, các mỏ đồng ở ngay phía bắc Vịnh Aqaba đã được khai thác triệt để. Tài nguyên chính khác của xứ này là đá xây nhà, hắc ín, cát và đất sét, với một số muối hóa học tại khu vực Biển Chết, nơi muối đóng thành từng tầng sau khi nước biển bốc hơi. Ngày nay, đá phốt-phát được khai thác rộng lớn và nước của Biển Chết sản xuất ra bồ-tạt, brom (bromine) và magiê (magnesium).
Các vùng tại Ít-ra-en: Thời Chúa Giê-su, người Do Thái có ý niệm rất chính xác đâu là “lãnh thổ”, đâu không phải là lãnh thổ. “Vùng địa dư” của họ dựa trên một bậc thang đi từ thánh thiêng nhất tới ít thánh thiêng nhất. Nơi Cực Thánh trong đền thờ Giê-ru-sa-lem là khu cao trọng nhất, và ngược lại, ngay việc đụng tới bụi đất ở những khu vực bên kia “lãnh thổ” cũng bị coi là ra nhơ nhuốc. Trung tâm xứ sở bao gồm Giu-đê và Ga-li-lê về phía tây Gio-đan, bị phân cách bởi Sa-ma-ri (bị coi là ngoại lai) nhưng được nối kết với nhau nhờ Peraea ở phía đông. Con đường nối liền nam bắc được chấp nhận mà không phải rời khỏi “lãnh thổ” (nghĩa là tránh được Sa-ma-ri), là phải vượt Gio-đan hai lần. Quanh khu trung tâm này là một vòng đai nội địa trước đây vốn thuộc Ít-ra-en. Chúng không bị coi là nhơ nhuốc như đất ngoại giáo, là đất hoàn toàn nằm bên ngoài biên giới. Tuy thế, địa dư thông thường nhìn nhận có 7 vùng địa dư chính.
Cao Nguyên Trung Phần: Khu vực nòng cốt của các vương quốc Ít-ra-en nằm trên “xứ đồi” dọc theo đường phân rẽ, với thế đất thoải xuống duyên hải một bên, và bên kia thoải xuống Thung lũng Gio-đan. Điểm cao nhất thuộc vùng cao nguyên này, gần Khép-rôn, vào khoảng 1,000 thước. Sườn phía tây thoải ít hơn sườn phía đông. Cây rừng đã biến mất để lại một vùng toàn đá vôi và đất xấu. Chỉ cày cấy được tại các thửa đất tầng hay những thửa vườn rất nhỏ, kỳ dư thường dùng cho việc nuôi chiên cừu. Các thị trấn có pháo đài tại vùng cao nguyên này là những điểm phòng ngự thật tốt. Các thủ đô của hai vương quốc bắc và nam (tức Giu-đa và Ít-ra-en) đều nằm tại vùng này. Các vị vua phương bắc của Ít-ra-en sử dụng một số căn cứ địa trước khi xây dựng thủ đô của họ tại Sa-ma-ri.
Tại cực nam của vùng này, một số ngọn đồi lẻ loi nhìn xuống khu vực kế cận, tức Đồng Bằng Esdraelon. Nhưng xứ đồi tiếp tục theo hướng tây nam trải dài qua duyên hải thành mũi đất phình ra tại Núi Các-men. Mũi cao 600 thước này cắt đồng bằng duyên hải thành hai, tạo ra hai vùng nam bắc riêng biệt. Phía bắc Các-men có thành phố cảng tân thời là Haifa. Cho đến tận nay, “xứ đồi” vẫn ít đường xá ngoài xa lộ Khép-rôn-Giê-ru-sa-lem-Nablus (xưa là Si-khem). Các xa lộ chính của cả thế giới cổ và thế giới hiện nay đều chạy ở phía bắc vùng đồi núi hay chạy song song với các đồi núi này dọc theo duyên hải. Bởi thế, mặc dù vùng này có Giê-ru-sa-lem, nó vẫn là vùng ít được người ta qua lại hàng ngày.
Đồng Bằng Esdraelon: Vào sâu khỏi Địa Trung Hải một chút, các dẫy núi bắt đầu chạy theo một đường thẳng liên tục từ Li-băng tới Xi-nai. Nhưng có một gián đoạn quan trọng khi một phay ở lớp đá phía dưới làm cho một phần của dẫy núi tụt xuống một độ cao không quá 100 thước. Hiện tượng ấy tách cao nguyên trung phần ra khỏi Ga-li-lê và các dẫy núi phía bắc. Nó trải dài từ Vịnh Haifa, bắc Núi Các-men, tới thung lũng Kha-rốt, một phụ lưu của sông Gio-đan. Chính đường phân rẽ cũng bị cắt qua Thung lũng Gít-rơ-en. Đồng bằng chính gần như hình một tam giác, mỗi cạnh chừng 26 mét. Khởi thủy, bề mặt thung lũng là đầm lầy. Chính tại đây, Xi-xơ-ra mất các chiến xa của ông và phải chạy bộ mà trốn thoát (Tl 4:15).
Nhưng sau đó đầm lầy đã được vét cạn và hiện nay trở thành khu vực canh nông mầu mỡ nhất của Nước Do Thái hiện đại. Mặc dù đồng bằng không mầu mỡ trong nhiều thế kỷ trước khi người định cư Do Thái đòi lại nó năm 1911, nó luôn luôn quan trọng về chiến lược. Lộ chính nam bắc của cổ thời (mà người La Mã gọi là Via Maris = Hải Lộ) chạy qua nó trên đường từ Ai Cập đi Đa-mát và Lưỡng Hà. Nó là đường hiển nhiên cho thương mại và xâm lăng. Nó lên danh sách dài cho các trận chiến liên miên xẩy ra tại đồng bằng, tận cho đến thời nay trong cuộc chiến Ít-ra-en dành độc lập (1948). Mơ-gít-đô nằm ngay phía tây đồng bằng, bởi thế mà Đồi Mơ-gít-đô hay Ác-ma-gít-đô đã trở thành biểu tượng cho cuộc chiến tranh lớn trong Khải Huyền 16.
Ga-li-lê: Về phía bắc Đồng bằng Esdraelon, dẫy cao nguyên lại tiếp tục. Chúng chạy về phương bắc, lên cao dần cho tới khi gặp các núi cao của Li-băng. Độ cao này xếp tầng rất đều, với vách đứng thường hướng về phía nam hay đông nam. Các tầng thấp hơn trong chiếc thang ấy có đất đai khá mầu mỡ, được phân cách với nhau bằng những đường đá vôi trần trụi. Thời Chúa Giê-su, những tầng này nổi tiếng nhờ lúa hạt, hoa quả và ô-liu. Chúng tạo thành một khu vực thịnh vượng, đông dân cư. Nhưng những tầng cao hơn là một cao nguyên tiêu điều, gió lộng. Nó trơ trụi, khô cằn và không có cả những cánh rừng cao cấp. Toàn bộ khu vực này tạo thành vùng Ga-li-lê, đôi khi chia thành Thượng và Hạ Ga-li-lê. Các sườn phía nam và phía đông của vùng này được định rất rõ, nhưng về phía bắc, thì nó lại lẫn vào núi.
Trong quá khứ, khu vực tại biên giới phía bắc này luôn được coi là một phần của “lãnh thổ” dù ảnh hưởng ngoại nhân hết sức mạnh mẽ. Dân Ít-ra-en ít khi thực sự kiểm soát được khu vực ấy. Và thương lộ lớn chạy qua nó đã du nhập rất nhiều ngoại nhân. Đây chính là nơi Chúa Giê-su đã sống qua thời niên thiếu. Đây là một khu vực náo nhiệt, người đi kẻ về tấp nập, với một cộng đồng hỗn tạp. Nhờ các thương lộ, nó trở thành điểm giao tiếp với thế giới bên ngoài, thu nhận nhiều ý niệm không phải là Do Thái. Nó sống nhờ những nông trại mầu mỡ và nghề chài lưới trên hồ. Và nó ý thức được các thực tại trong sinh hoạt của đế quốc Rô-ma nhiều hơn những người Do Thái sống cô lập tại Giê-ru-sa-lem là những người vốn khinh ghét người anh em phương bắc, coi họ như những củ khoai quê mùa và vì họ bị pha trộn về phương diện nòi giống.
Vùng Đồng bằng Duyên hải: Khi Ít-ra-en chiếm được Đất Hứa, họ chiếm lấy vùng cao nguyên trung phần và sau đó nhiều lần cố gắng mở rộng quyền kiểm soát xuống vùng duyên hải Địa Trung Hải. Nhưng vùng ấy do dân tộc hùng mạnh Phi-li-tinh chiếm cứ. Và mặc dù dưới sự lãnh đạo của Đa-vít, Ít-ra-en đã kiểm soát được vùng ấy một thời gian, nhưng nhiều giai đoạn trong lịch sử Ít-ra-en, người Phi-li-tinh từ năm thành thị của họ đã tạo áp lực mạnh lên vùng duyên hải và có khi cả vùng cao nguyên nữa.
Tuy nhiên, vùng duyên hải lúc đó không quyến rũ lắm. Nó chỉ gồm một vòng đai cát đụn, sau lưng là rừng cây, mấy hồ nước mặn và đầm lầy. Không có cả những hải cảng tự nhiên. Mà người Phi-li-tinh dù sao cũng không phải là dân đi biển. Hải cảng quan trọng đầu tiên tại vùng này chính là hải cảng nhân tạo do Hê-rô-đê Đại Đế xây không trước thời Chúa Giê-su sinh ra bao lâu. Phía nam Các-men, đồng bằng này được biết dưới tên là Đồng bằng Phi-lit-ti-a và Đồng bằng Sa-rôn. Phía bắc Các-men, nó trở thành Đồng bằng A-se. Chạy lên hướng bắc, nó hẹp dần, nhưng lại có nhiều hải cảng tự nhiên hơn.Chính từ đây, người Phê-ni-xi chuyên đi biển ra đi làm ăn buôn bán.
Vùng Shephelah hay Piedmont: Giữa hai vùng duyên hải và cao nguyên, là một khu vực đồi thấp trước đây có nhiều rừng sung. Khi người Phi-li-tinh đánh nhau với dân Do Thái, những khu đồi này tạo thành một thứ lãnh thổ vô chủ, luôn xẩy ra những vụ phục kích. Để một bên có thể tấn công bên kia, điều cần là phải băng qua Shephelah. Và vì thế, phần lớn đường xá qua đó được phòng thủ rất cẩn mật. Ngày nay, phần lớn vùng này đã được canh tác.
Thung lũng Gio-đan: Sông Gio-đan dâng cao gần Núi Khéc-môn và chẩy về hướng nam qua Hồ Huleh (giờ đây hần như đã cạn), rồi chẩy vào Biển Ga-li-lê. Tại cực nam của Biển này, nó chẩy vào một thung lũng sâu tên là Ghor. Không những chính thung lũng này có vách đứng, nhưng con sông còn cắt ngay vào đáy của nó và tạo nên một thứ thung lũng trong một thung lũng, đầy một thứ cây xanh rậm rạp như rừng hoang. Điều này làm cho việc vượt qua sông trở nên rất khó khăn trước khi cây cầu tân thời đầu tiên được xây dựng. Thung lũng Gio-đan là một đường nứt địa chất. Hai bên chạy theo những phay song song ở vỏ trái đất. Những phay này tiếp tục chạy theo đường thung lũng xuống Biển Chết và quá bên kia, qua một chỗ lún sâu tên là A-ra-ba, là lún sâu cuối cùng dẫn tới Vịnh Aqaba. Những phay này chính là lý do đã làm thung lũng sâu đến thế. Bờ Biển Chết ở sâu dưới mặt biển khoảng 388 thước. Khoảng cách từ dẫy núi bên này thung lũng tới dẫy núi bên kia vào khoảng từ 15 đến 20 cây số. Nhưng không có con lộ chính nào chạy theo thung lũng. Một lý do là thế đất gập ghềnh và khó khăn do sông Gio-đan và các phụ lưu của nó tạo nên. Lý do khác nữa là sự kiện bên trong Ghor, nhiệt độ về mùa hè cao đến độ du khách rất vui khi băng từ phía này qua phía kia dẩy núi càng nhanh càng tốt.
Lãnh thổ phía đông Sông Gio-đan (Transjordan): Ở đây có hai thế đất dốc, giống như thế đất ở phía tây, nhưng cao hơn. Tuy nhiên, chúng được cung cấp nước đầy đủ và mang lại đồng cỏ xanh tươi cho những đoàn vật khổng lồ gồm đủ chiên dê và bò lừa trước đây vốn được nuôi tại Mô-áp. Có thời, Vua Mô-áp đã nạp cả 100,000 con chiên và len do 100,000 con cừu sản xuất cho Israel làm cống phẩm hàng năm (2V 3:4). Các ngọn núi ở đây cao từ 600/700 thước về phía đông Ga-li-lê tới gần 2,000 thước về phía nam và phía đông Biển Chết. Chúng thu hút được một lượng mưa rất lớn. Mà càng lên cao, lượng mưa này càng tăng, biến vùng này thành một giải đất phì nhiêu giữa thung lũng khô cằn ở một bên và bên kia là Sa Mạc Arabia.
Sự mầu mỡ ở nhiều phần trong vùng này, như Ba-san và Ga-la-át, sự thịnh vượng của các tay nuôi cừu tại Mô-áp và sự thành công của các lái buôn Ê-đom làm cho các khu vực này thành các địch thủ hùng cường của dân Do Thái phía tây Sông Gio-đan. Có lẽ chính vì Ít-ra-en mà Sông Gio-đan đã làm khó không để các dân tộc kia từ phía đông xâm nhập lãnh thổ của họ. Nó hầu như phân rẽ hoàn toàn hai vùng tương tự vốn nằm trong tầm mắt của nhau quá bên kia thung lũng.
Lãnh thổ Ít-ra-en rất nhỏ. Từ bắc xuống nam, hay từ ‘Đan tới Bô-e-se-va” như Thánh Kinh thường nói, chưa đầy 230 cây số chiều dài. Cực bắc Biển Chết chỉ rộng 80 cây số, nhưng lại cách mặt biển đến 400m. Thế đất trông như chiếc mái nhà. Từ Địa Trung Hải, nó lên cao dần tới khoảng 1000m trên mặt biển, và rồi lại thoải dần sâu xuống về phía thung lũng Gio-đan. Ở đó, mặt đất nứt nẻ và dốc thẳng xuống tạo thành đường hào kéo dài tận Đông Phi Châu. Phía đông Gio-đan và bắc Ga-li-lê, núi cao dần đến độ cao gần 2000m tại Edom và gần 3000m tại Li-băng và Núi Khéc-môn ở phía bắc. Đối với các nước lân bang, dân Ít-ra-en giống như các bộ lạc người thượng. Các viên chức của Vua Ben-ha- đát từng nhận xét “Chúa người Ít-ra-en là chúa núi”. Trung tâm vương quốc của họ dựa vào dẫy núi chạy giữa bờ biển và vách lũng. Nhờ dẫy núi này, họ đã chống đỡ được nhiều cuộc tấn công của người Phi-li-tinh. Nhưng chính họ, thì chưa bao giờ thực sự chinh phục được các vùng duyên hải. Dần dà (nhất là dưới thời Đa-vít), họ mở mang bờ cõi qua Xi-ri ở phương bắc hay qua bên kia Gio-đan ở phía đông, nơi họ kiểm soát được Mô-áp và Ê-đom. Nhưng đồi núi Giu-đê là căn cứ địa trước nhất và sau hết của họ.
Địa Chất Học: Về phương diện địa chất, phần lớn các chất liệu tạo nên lãnh thổ này tương đối mới mẻ. Đá vôi hay đá phấn chiếm phần lớn bề mặt. Cấu trúc rất quan trọng giúp ta hiểu Thánh Kinh.
Bất cứ nơi nào có đá vôi, ta đều thấy những nét đặc trưng về phong cảnh đất đai. Nước thấm qua chúng nên ít có hệ thống thoát nước trên mặt đất. Nhưng thường có những giòng nước sâu dưới mặt đất và người ta có thể lấy nước lên qua các giếng đào. Đá vôi cũng tạo nên nhiều hang động. Và trên mặt đất, chúng thường tạo nên những đường viền bằng đá, khiến cho việc cấy cày trở nên khó khăn và chỉ chừa lại những mảnh đất nhỏ nhoi. Những đặc điểm này có ở khắp vùng đồi Pa-lét-tin và thường đọc thấy trong các trình thuật Thánh Kinh.
Khí hậu sa mạc cũng tác động đối với phong cảnh và cấu trúc đất đai. Ở vùng sa mạc, mặt đất thường có cát, đá lửa và muối. Phần lớn đất đai phía nam thường có những loại chất không mầu mỡ này. Gió và nước là những sức mạnh tạo ra hình dáng đá sa mạc. Gió chà xát các tảng đá thành những hình thù rất lạ. Nước còn mạnh hơn xẻ ra những thung lũng thẳng đứng và những khối đá lởm chởm chơ vơ. Thỉnh thoảng vẫn có những trận lụt chớp nhoáng tràn ngập thung lũng khô cằn trong vòng mấy phút.
Lũng Sâu: Đường nứt thẳng và dài của Thung Lũng Gio-đan, chạy sâu về phía Biển Chết, là một trong nhưữg dấu hiệu cho thấy mặt đất ở đấy không ổn định. Các hoạt động của núi lửa và những thay đổi cấu trúc vẫn đang tiếp diễn. Vách sâu Gio-đan lún sâu giữa hai phay (faults) chạy song song, tạo ra lõm sâu tự nhiên được coi là sâu nhất trên thế giới. Bờ Biển Ga-li-lê ở dưới mặt biển 200m. Chỗ sâu nhất ở Biển Chết sâu hơn 800m so với mặt biển, dù sông Gio-đan đã đổ vào rất nhiều quặng chất suốt mấy ngàn năm. Những suối nước nóng cũng như những phiến đá chứa nhiều khóang chất cho thấy vùng này vẫn còn sôi động về phương diện địa chất học.
Khí Hậu: Lãnh thổ phía bờ Địa Trung Hải có khí hậu giữa ôn hòa và nhiệt đới. Mùa Đông thì ướt át, giống như các nước phía bắc. Mùa Hạ thì nóng và khô do ảnh hưởng bởi sa mạc nhiệt đới vốn nằm bên kia bờ nam của biển. Nhờ sự trái ngược theo mùa này, ta có tuyết trên các ngọn núi bờ biển nhưng trái cây nhiệt đới lại chín mọng tại đồng bằng. Khí hậu khá thay đổi tại các vùng khác nhau của Trung Đông, nhưng ít có những mẫu số chung.
Lượng Mưa: Lượng nước mưa thường tùy thuộc độ cao so với mặt biển. Miền núi thường nưa nhiều hơn vùng hạ nguyên. Núi cũng có khuynh hướng cản những cơn gió mang mưa tới, không cho chúng thổi vào nội địa. Tại Ít-ra-en/Xi-ri, kết quả là mưa nhiều ở vùng núi cao phía bắc Ga-li-lê (trung bình hằng năm từ 750mm tới 1,500mm) hơn là vùng đồi Giu-đê (từ 500mm tới 750mm mỗi năm). Lượng nước mưa tổng cộng giảm rất nhanh về phía nam. Đến Bô-e-se-va thì chỉ còn chừng 200mm mỗi năm. Xa hơn nữa về phía nam, điều kiện sa mạc áp dụng tới tận bán đảo Xi-nai. Việc giảm lượng mưa xẩy ra còn nhanh hơn nữa cả về phía nội địa lẫn phía Thung lũng Gio-đan. Tại Giê-ru-sa-lem, lượng nước mưa trung bình là 500mm, trong khi tại Giê-ri-khô, tức 25Cây số về hướng đông nhưng sâu hơn 1000m, lượng ấy chỉ là 100mm. Lượng ấy lại tăng lên ở phía đông Gio-đan trên một sa mạc hình lưỡi kéo dài từ Biển Chết lên tận Thung lũng Gio-đan, một sa mạc đồi núi dầm mưa trải dài về phía nam trên bờ phía đông của Gio-đan bao gồm từ Li-băng tới Ê- đom.Thành ra không ngạc nhiên khi gần ba chi tộc ban đầu cho rằng đất ở phía đông Gio-đan cũng tốt cho chiên bò của họ như đất phía tây và lên tiếng xin được định cư ngay tại đó, thay vì phải vượt qua sông tới đất Chúa hứa (Ds 32).
Nhiều năm sau, lãnh thổ ấy, tức đất Ga-la-át, trở thành nổi tiếng nhờ sự mầu mỡ của nó. Đồi núi của nó nhận được nhiều nước mưa y như đồi núi Giu-đê, là vùng gần bờ biển hơn nhưng không cao bằng. Mặc dù phía bắc Pa-lét-tin xem ra có lượng mưa tốt, nhưng tính trung bình thì lại khác. Thực vậy, có sự thay đổi lớn tính theo tổng số từ năm này qua năm khác. Trong thế kỷ vừa qua, tại Giê-ru-sa-lem, nơi trung bình là 500mm, nhưng có năm chỉ được chừng 250mm, lại có năm lên đến 1,075mm. Điều này có nghĩa là biên tế sa mạc không nhất định. Một số năm, biên tế này tăng lên ở đông và nam. Có năm, nó lại giảm đi khiến gây ra hạn hán và đói kém.Hiện tượng cực kỳ ướt và cực kỳ khô này đóng một vai trò quan trọng trong trình thuật Thánh Kinh. Chúng không ngừng nhắc cho dân Chúa biết họ phải trông cậy vào Người không ngơi.
Sương: Ở những nơi không đủ mưa, sương đóng một vai trò quan trọng trong việc làm ướt đất đai. Phần lớn những khu vực có nhiều sương là vùng duyên hải. Độ ẩm từ Địa Trung Hải đem tới trong mùa Hè rồi nhờ khí lạnh ban đêm tụ thành sương rơi xuống đất. Một số vùng duyên hải có sương rơi đến 200 đêm mỗi năm. Bởi thế dễ hiểu tại sao sương lại quan trọng đến thế trong cuộc sống của người dân Cựu Ước. Như tiên tri Ê-li-a chẳng hạn, khi tiên đoán trận hạn hán, đã nói rằng: “sẽ không có sương cũng như mưa rơi” (1V 17:1).
Mưa Đông: Ở vùng Cận Đông và bắc Phi Châu, mưa trong năm phần lớn xẩy ra vào mùa Đông. Giữa khoảng trung tuần tháng 6 và tháng 9, khó mà có mưa. Thời tiết tương đối ổn định và dễ đoán, phần lớn có gió đông thổi tới. Như tại Tel Aviv, vùng duyên hải, trong suốt 30 năm, không bao giờ ghi được một cơn mưa nào trong tháng 6, tháng 7 hay tháng 8. Sau một mùa Hè khô héo như thế, thì những cơn mưa quả là quan trọng đối với nhà nông. Người ta mong mưa rơi khoảng trung tuần tháng 9, nhưng có khi mưa đến trễ hơn. Vì vậy mà nhà nông không đủ thì giờ cầy bừa, những chiếc giếng cũng chậm đầy nước sau những ngày khô nóng mùa Hè.
Bởi thế Thánh Kinh từng vẽ ra hình ảnh người nông phu trông ngóng mưa thu (Gc 5:7) để khởi công làm ăn. Khi mưa đã thực sự bắt đầu, thì những tháng mùa Đông quả là ướt át. Tháng 12 hay tháng Giêng có mưa nhiều hơn cả. Mưa thổi từ Địa Trung Hải mưa vào, mỗi lần kéo dài cả hai, ba ngày. Sau đó lại nắng ráo. Mẫu mực ấy cứ thế tiếp diễn cho đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, thì khí hậu mùa khô bắt đầu ló dạng. Nhưng đây lại là thời gian rất quan trọng đối với nông dân. Cây trồng bắt đầu lớn lên sau những ngày giá lạnh mùa Đông. Điều sinh tử là mưa phải tiếp tục qua Xuân đủ để tưới gội cho mùa màng đang độ triển nở. Vì thế nông dân thường mong mưa “muộn” vào tháng 4, cũng như mưa “sớm” vào tháng 10.
Nhiệt Độ: Nhiệt độ thay đổi thường rất đáng kể tại các vùng mưa theo mùa. Như ở vùng Biển Chết, vào mùa Hè, nhiệt độ lên tới 40 độ bách phân là chuyện thường, nhưng cách đó mấy trăm dặm, tại vùng Thượng Ga-li-lê, thì vào mùa Đông, mưa lạnh lại làm người ta tê cóng. Thời tiết mùa Đông ở vùng thượng du rất khó chịu. Tại Giê-ru-sa-lem, mỗi năm thường có 45-60 ngày có mưa, và thường có tuyết rơi vào mùa Đông. Thay đổi ngay trong ngày thường xẩy ra ở vùng đất thấp.
Giê-ri-khô có nhiệt độ trung bình trong tháng Giêng khoảng 15 độ bách phân. Nhưng đó là tính trung bình từ nhiệt độ nóng như thiêu ban ngày và nhiệt độ lạnh cóng ban đêm. Nhiệt độ vào mùa Hè tại vùng duyên hải và vùng thượng du trung bình là 22 tới 25 độ bách phân, rất dễ chịu, nhờ cao độ so với mặt biển và đôi khi có gió. Lúc ban ngày, vào mùa Hè, gió hiu hiu từ Địa Trung Hải thổi vào làm cho hơi nóng dịu đi nhiều lắm. Nhưng hiệu quả của gió hamsin thì không dễ chịu chút nào. Thứ gió cực nóng và khô này từ hướng nam Arabia thổi tới, đem theo cái nóng hừng hực của sa mạc mà đến cả vùng duyên hải người ta vẫn còn cảm thấy. Loại gió này ai sống tại Ít-ra-en đều biết. Chúa Giê-su từng phán: “Khi các ngươi thấy gió phương nam thổi tới, các ngươi bảo rằng trời sắp nóng, và quả thực như thế” (Lc 12:55). Khí hậu ngày nay xem ra cũng không khác thời dân Ít-ra-en chiếm đóng Đất Hứa, hay thời Chúa Giê-su còn sinh tiền, bao nhiêu. Phong cảnh đất đai chắc chắn có thay đổi, nhưng không hẳn do thay đổi nhiệt độ.
Cây Cối: Những vùng có loại khí hậu này, tính từ trung tâm sa mạc đi ra duyên hải và lên vùng núi, thường có những loại cây cối sau đây: cây bụi sa mạc, thảo nguyên với những bụi rậm và cây cỏ, đồng cỏ, rừng tạm và rừng cao cấp. Những vùng này cũng thường có những loại cây cỏ đặc biệt thích ứng cho việc trữ nước trong mùa ướt dành cho mùa khô, tức những loại cây có lá bóng, mịn, không bốc hơi. Trên thực tế, tất cả những loại cây cối trên đều hiện diện trên lãnh thổ Cựu Ước và vùng lân cận, từ rừng Li-băng lên phía bắc, từ bụi cây trơ trọi của sa mạc xuống phía nam. Thảo nguyên và đồng cỏ tạo thành một dải hẹp chạy quanh thượng du Giu-đê và phía bắc Gio-đan. Tuy nhiên, ở những sườn thoải phía duyên hải, phần lớn các đồng cỏ nguyên thủy đã được khai phá thành đất canh tác. Và một số sa mạc đã được canh tác nhờ có nền nông nghiệp dẫn thủy nhập điền từ thời đế quốc La Mã, cũng như thời Ít-ra-en hiện đại.
Các Biến Đổi: Nhưng qua nhiều thế kỷ, đã có những biến đổi lớn. Khi người Do Thái vào Đất Hứa, phần lớn vùng thượng du có rừng bao phủ. Trong Cựu Ước ta thấy có nhắc đến nhiều loại gỗ cứng cũng như mềm, nhưng người La Mã đã cho khai quang nhiều vùng rừng rậm. Ngày nay, phong cảnh đất đai đã khác xa trước đây và hầu hết rừng rậm và rừng cây đều đã biến mất.
Đốn cây làm nhà cũng như làm củi và khai quang đất đai để trồng trọt khiến đất bị sói mòn. Điều này có nghĩa là cây mới không mọc lên nổi và do đó rừng rậm dần biến thành những bụi bờ gai góc (maquis) thường thấy nơi các lãnh thổ được định cư từ lâu đời tại vùng Địa Trung Hải. Những bụi bờ này phủ đầy mặt đất khiến đất trở nên vô dụng, đến làm nhà cũng không xong. Vừa ít có cây cùng cỡ lại làm mồi cho những trận cháy mùa Hè, ngày nay chỉ còn là những vang bóng một thời của những cánh rừng huy hoàng ngày trước. Ở Ít-ra-en, cũng có việc phá rừng vì các cuộc chiến liên miên cũng như do kỹ nghệ chăn nuôi vô tổ chức. Việc ấy đã xẩy ra cho khu vực nay là đồi núi trọc lóc của Mô- áp, phía đông Gio-đan, ngày xưa vốn là một vùng rừng cây có nhiều dân cư sinh sống. Chỉ nửa bán thế kỷ 20 gần đây, người ta mới bắt đầu đảo ngược diễn trình phá rừng kể trên. Việc đảo ngược ấy đến đúng lúc để cứu được một ít rừng gỗ tuyết tùng quí giá của Li-băng cũng như một số rừng trên núi phía bắc. Những thay đổi về phong cảnh đất đai trong cùng thời gian này còn rõ ràng hơn nữa, vì chúng xẩy ra một cách nhanh chóng hơn hẳn những thay đổi trong thời gian phá hoại lâu dài kể trên. Các đầm lầy đã được vét cạn để cày cấy. Các rừng trái cây đã thay thế cho những khu rừng sồi ngày trước. Và việc dẫn thủy được mở rộng đến tận sa mạc, kể cả những khu trước đây từng được khai khẩn dưới quyền cai trị của người La Mã thời Chúa Giê-su. Người ta biết rõ có những khu sa mạc trở thành mầu mỡ khi được tưới tắm cẩn thận. Và vùng ranh giới phía nam, cùng với vùng hạ Thung Lũng Gio-đan, nay là khu canh tác ốc đảo.
Tài nguyên đất đai: Chúa hứa ban cho Ít-ra-en đất đai mầu mỡ. Thêm vào đó, “đá của chúng có sắt, và bạn có thể đào thấy đồng nơi các đồi núi của chúng” (Đnl 8:9). Đồng đã được đào rất sớm. Việc đào mỏ sắt xẩy ra muộn hơn, sau khi người Khết biết cách ngửi ra chúng. Người Phi-li-tinh đem theo kỹ năng này với họ. Nhưng mãi đến thời Đa-vít và Sa-lô-môn, người Do Thái mới biết chế ra các dụng cụ bằng sắt. Thời Sa-lô-môn, các mỏ đồng ở ngay phía bắc Vịnh Aqaba đã được khai thác triệt để. Tài nguyên chính khác của xứ này là đá xây nhà, hắc ín, cát và đất sét, với một số muối hóa học tại khu vực Biển Chết, nơi muối đóng thành từng tầng sau khi nước biển bốc hơi. Ngày nay, đá phốt-phát được khai thác rộng lớn và nước của Biển Chết sản xuất ra bồ-tạt, brom (bromine) và magiê (magnesium).
Các vùng tại Ít-ra-en: Thời Chúa Giê-su, người Do Thái có ý niệm rất chính xác đâu là “lãnh thổ”, đâu không phải là lãnh thổ. “Vùng địa dư” của họ dựa trên một bậc thang đi từ thánh thiêng nhất tới ít thánh thiêng nhất. Nơi Cực Thánh trong đền thờ Giê-ru-sa-lem là khu cao trọng nhất, và ngược lại, ngay việc đụng tới bụi đất ở những khu vực bên kia “lãnh thổ” cũng bị coi là ra nhơ nhuốc. Trung tâm xứ sở bao gồm Giu-đê và Ga-li-lê về phía tây Gio-đan, bị phân cách bởi Sa-ma-ri (bị coi là ngoại lai) nhưng được nối kết với nhau nhờ Peraea ở phía đông. Con đường nối liền nam bắc được chấp nhận mà không phải rời khỏi “lãnh thổ” (nghĩa là tránh được Sa-ma-ri), là phải vượt Gio-đan hai lần. Quanh khu trung tâm này là một vòng đai nội địa trước đây vốn thuộc Ít-ra-en. Chúng không bị coi là nhơ nhuốc như đất ngoại giáo, là đất hoàn toàn nằm bên ngoài biên giới. Tuy thế, địa dư thông thường nhìn nhận có 7 vùng địa dư chính.
Cao Nguyên Trung Phần: Khu vực nòng cốt của các vương quốc Ít-ra-en nằm trên “xứ đồi” dọc theo đường phân rẽ, với thế đất thoải xuống duyên hải một bên, và bên kia thoải xuống Thung lũng Gio-đan. Điểm cao nhất thuộc vùng cao nguyên này, gần Khép-rôn, vào khoảng 1,000 thước. Sườn phía tây thoải ít hơn sườn phía đông. Cây rừng đã biến mất để lại một vùng toàn đá vôi và đất xấu. Chỉ cày cấy được tại các thửa đất tầng hay những thửa vườn rất nhỏ, kỳ dư thường dùng cho việc nuôi chiên cừu. Các thị trấn có pháo đài tại vùng cao nguyên này là những điểm phòng ngự thật tốt. Các thủ đô của hai vương quốc bắc và nam (tức Giu-đa và Ít-ra-en) đều nằm tại vùng này. Các vị vua phương bắc của Ít-ra-en sử dụng một số căn cứ địa trước khi xây dựng thủ đô của họ tại Sa-ma-ri.
Tại cực nam của vùng này, một số ngọn đồi lẻ loi nhìn xuống khu vực kế cận, tức Đồng Bằng Esdraelon. Nhưng xứ đồi tiếp tục theo hướng tây nam trải dài qua duyên hải thành mũi đất phình ra tại Núi Các-men. Mũi cao 600 thước này cắt đồng bằng duyên hải thành hai, tạo ra hai vùng nam bắc riêng biệt. Phía bắc Các-men có thành phố cảng tân thời là Haifa. Cho đến tận nay, “xứ đồi” vẫn ít đường xá ngoài xa lộ Khép-rôn-Giê-ru-sa-lem-Nablus (xưa là Si-khem). Các xa lộ chính của cả thế giới cổ và thế giới hiện nay đều chạy ở phía bắc vùng đồi núi hay chạy song song với các đồi núi này dọc theo duyên hải. Bởi thế, mặc dù vùng này có Giê-ru-sa-lem, nó vẫn là vùng ít được người ta qua lại hàng ngày.
Đồng Bằng Esdraelon: Vào sâu khỏi Địa Trung Hải một chút, các dẫy núi bắt đầu chạy theo một đường thẳng liên tục từ Li-băng tới Xi-nai. Nhưng có một gián đoạn quan trọng khi một phay ở lớp đá phía dưới làm cho một phần của dẫy núi tụt xuống một độ cao không quá 100 thước. Hiện tượng ấy tách cao nguyên trung phần ra khỏi Ga-li-lê và các dẫy núi phía bắc. Nó trải dài từ Vịnh Haifa, bắc Núi Các-men, tới thung lũng Kha-rốt, một phụ lưu của sông Gio-đan. Chính đường phân rẽ cũng bị cắt qua Thung lũng Gít-rơ-en. Đồng bằng chính gần như hình một tam giác, mỗi cạnh chừng 26 mét. Khởi thủy, bề mặt thung lũng là đầm lầy. Chính tại đây, Xi-xơ-ra mất các chiến xa của ông và phải chạy bộ mà trốn thoát (Tl 4:15).
Nhưng sau đó đầm lầy đã được vét cạn và hiện nay trở thành khu vực canh nông mầu mỡ nhất của Nước Do Thái hiện đại. Mặc dù đồng bằng không mầu mỡ trong nhiều thế kỷ trước khi người định cư Do Thái đòi lại nó năm 1911, nó luôn luôn quan trọng về chiến lược. Lộ chính nam bắc của cổ thời (mà người La Mã gọi là Via Maris = Hải Lộ) chạy qua nó trên đường từ Ai Cập đi Đa-mát và Lưỡng Hà. Nó là đường hiển nhiên cho thương mại và xâm lăng. Nó lên danh sách dài cho các trận chiến liên miên xẩy ra tại đồng bằng, tận cho đến thời nay trong cuộc chiến Ít-ra-en dành độc lập (1948). Mơ-gít-đô nằm ngay phía tây đồng bằng, bởi thế mà Đồi Mơ-gít-đô hay Ác-ma-gít-đô đã trở thành biểu tượng cho cuộc chiến tranh lớn trong Khải Huyền 16.
Ga-li-lê: Về phía bắc Đồng bằng Esdraelon, dẫy cao nguyên lại tiếp tục. Chúng chạy về phương bắc, lên cao dần cho tới khi gặp các núi cao của Li-băng. Độ cao này xếp tầng rất đều, với vách đứng thường hướng về phía nam hay đông nam. Các tầng thấp hơn trong chiếc thang ấy có đất đai khá mầu mỡ, được phân cách với nhau bằng những đường đá vôi trần trụi. Thời Chúa Giê-su, những tầng này nổi tiếng nhờ lúa hạt, hoa quả và ô-liu. Chúng tạo thành một khu vực thịnh vượng, đông dân cư. Nhưng những tầng cao hơn là một cao nguyên tiêu điều, gió lộng. Nó trơ trụi, khô cằn và không có cả những cánh rừng cao cấp. Toàn bộ khu vực này tạo thành vùng Ga-li-lê, đôi khi chia thành Thượng và Hạ Ga-li-lê. Các sườn phía nam và phía đông của vùng này được định rất rõ, nhưng về phía bắc, thì nó lại lẫn vào núi.
Trong quá khứ, khu vực tại biên giới phía bắc này luôn được coi là một phần của “lãnh thổ” dù ảnh hưởng ngoại nhân hết sức mạnh mẽ. Dân Ít-ra-en ít khi thực sự kiểm soát được khu vực ấy. Và thương lộ lớn chạy qua nó đã du nhập rất nhiều ngoại nhân. Đây chính là nơi Chúa Giê-su đã sống qua thời niên thiếu. Đây là một khu vực náo nhiệt, người đi kẻ về tấp nập, với một cộng đồng hỗn tạp. Nhờ các thương lộ, nó trở thành điểm giao tiếp với thế giới bên ngoài, thu nhận nhiều ý niệm không phải là Do Thái. Nó sống nhờ những nông trại mầu mỡ và nghề chài lưới trên hồ. Và nó ý thức được các thực tại trong sinh hoạt của đế quốc Rô-ma nhiều hơn những người Do Thái sống cô lập tại Giê-ru-sa-lem là những người vốn khinh ghét người anh em phương bắc, coi họ như những củ khoai quê mùa và vì họ bị pha trộn về phương diện nòi giống.
Vùng Đồng bằng Duyên hải: Khi Ít-ra-en chiếm được Đất Hứa, họ chiếm lấy vùng cao nguyên trung phần và sau đó nhiều lần cố gắng mở rộng quyền kiểm soát xuống vùng duyên hải Địa Trung Hải. Nhưng vùng ấy do dân tộc hùng mạnh Phi-li-tinh chiếm cứ. Và mặc dù dưới sự lãnh đạo của Đa-vít, Ít-ra-en đã kiểm soát được vùng ấy một thời gian, nhưng nhiều giai đoạn trong lịch sử Ít-ra-en, người Phi-li-tinh từ năm thành thị của họ đã tạo áp lực mạnh lên vùng duyên hải và có khi cả vùng cao nguyên nữa.
Tuy nhiên, vùng duyên hải lúc đó không quyến rũ lắm. Nó chỉ gồm một vòng đai cát đụn, sau lưng là rừng cây, mấy hồ nước mặn và đầm lầy. Không có cả những hải cảng tự nhiên. Mà người Phi-li-tinh dù sao cũng không phải là dân đi biển. Hải cảng quan trọng đầu tiên tại vùng này chính là hải cảng nhân tạo do Hê-rô-đê Đại Đế xây không trước thời Chúa Giê-su sinh ra bao lâu. Phía nam Các-men, đồng bằng này được biết dưới tên là Đồng bằng Phi-lit-ti-a và Đồng bằng Sa-rôn. Phía bắc Các-men, nó trở thành Đồng bằng A-se. Chạy lên hướng bắc, nó hẹp dần, nhưng lại có nhiều hải cảng tự nhiên hơn.Chính từ đây, người Phê-ni-xi chuyên đi biển ra đi làm ăn buôn bán.
Vùng Shephelah hay Piedmont: Giữa hai vùng duyên hải và cao nguyên, là một khu vực đồi thấp trước đây có nhiều rừng sung. Khi người Phi-li-tinh đánh nhau với dân Do Thái, những khu đồi này tạo thành một thứ lãnh thổ vô chủ, luôn xẩy ra những vụ phục kích. Để một bên có thể tấn công bên kia, điều cần là phải băng qua Shephelah. Và vì thế, phần lớn đường xá qua đó được phòng thủ rất cẩn mật. Ngày nay, phần lớn vùng này đã được canh tác.
Thung lũng Gio-đan: Sông Gio-đan dâng cao gần Núi Khéc-môn và chẩy về hướng nam qua Hồ Huleh (giờ đây hần như đã cạn), rồi chẩy vào Biển Ga-li-lê. Tại cực nam của Biển này, nó chẩy vào một thung lũng sâu tên là Ghor. Không những chính thung lũng này có vách đứng, nhưng con sông còn cắt ngay vào đáy của nó và tạo nên một thứ thung lũng trong một thung lũng, đầy một thứ cây xanh rậm rạp như rừng hoang. Điều này làm cho việc vượt qua sông trở nên rất khó khăn trước khi cây cầu tân thời đầu tiên được xây dựng. Thung lũng Gio-đan là một đường nứt địa chất. Hai bên chạy theo những phay song song ở vỏ trái đất. Những phay này tiếp tục chạy theo đường thung lũng xuống Biển Chết và quá bên kia, qua một chỗ lún sâu tên là A-ra-ba, là lún sâu cuối cùng dẫn tới Vịnh Aqaba. Những phay này chính là lý do đã làm thung lũng sâu đến thế. Bờ Biển Chết ở sâu dưới mặt biển khoảng 388 thước. Khoảng cách từ dẫy núi bên này thung lũng tới dẫy núi bên kia vào khoảng từ 15 đến 20 cây số. Nhưng không có con lộ chính nào chạy theo thung lũng. Một lý do là thế đất gập ghềnh và khó khăn do sông Gio-đan và các phụ lưu của nó tạo nên. Lý do khác nữa là sự kiện bên trong Ghor, nhiệt độ về mùa hè cao đến độ du khách rất vui khi băng từ phía này qua phía kia dẩy núi càng nhanh càng tốt.
Lãnh thổ phía đông Sông Gio-đan (Transjordan): Ở đây có hai thế đất dốc, giống như thế đất ở phía tây, nhưng cao hơn. Tuy nhiên, chúng được cung cấp nước đầy đủ và mang lại đồng cỏ xanh tươi cho những đoàn vật khổng lồ gồm đủ chiên dê và bò lừa trước đây vốn được nuôi tại Mô-áp. Có thời, Vua Mô-áp đã nạp cả 100,000 con chiên và len do 100,000 con cừu sản xuất cho Israel làm cống phẩm hàng năm (2V 3:4). Các ngọn núi ở đây cao từ 600/700 thước về phía đông Ga-li-lê tới gần 2,000 thước về phía nam và phía đông Biển Chết. Chúng thu hút được một lượng mưa rất lớn. Mà càng lên cao, lượng mưa này càng tăng, biến vùng này thành một giải đất phì nhiêu giữa thung lũng khô cằn ở một bên và bên kia là Sa Mạc Arabia.
Sự mầu mỡ ở nhiều phần trong vùng này, như Ba-san và Ga-la-át, sự thịnh vượng của các tay nuôi cừu tại Mô-áp và sự thành công của các lái buôn Ê-đom làm cho các khu vực này thành các địch thủ hùng cường của dân Do Thái phía tây Sông Gio-đan. Có lẽ chính vì Ít-ra-en mà Sông Gio-đan đã làm khó không để các dân tộc kia từ phía đông xâm nhập lãnh thổ của họ. Nó hầu như phân rẽ hoàn toàn hai vùng tương tự vốn nằm trong tầm mắt của nhau quá bên kia thung lũng.
Subprimes và Liên Hiệp Âu Châu (4)
Hà Minh Thảo
19:55 04/03/2009
SUBPRIMES VÀ LIÊN HIỆP ÂU CHÂU (4)
III. PHIÊN HỌP NGÀY 18.02.2009.
Mặc dù, Pháp quốc đang trong thời kỳ khủng hoảng về mọi phương diện, nhưng tiến trình dân chủ vẫn được hầu hết mọi người tôn trọng… Các cuộc đối thoại giữa Chính phủ và các nghiệp đoàn công nhân và chủ nhân vẫn tiếp diễn trong tinh thần trách nhiệm, trước quốc dân đồng bào, dù cuộc đình công và biểu tình ngày 19.03.2009 đang chuẩn bị.
Tổng thống Nicolas Sarkozy và Chính phủ của Thủ tướng François Fillon biết áp lực người Pháp, sau ngày 29.01.2009, rồi từ ngày 05.02.2009, đã gia tăng trong thời gian qua. Theo một cuộc thăm dò BVA-Les Echos, có đến 61% người được hỏi ý kiến cho rằng: các biện pháp do chính phủ đề xuất cho đến nay không thích hợp.
Đáp ứng lời mời gọi của Tổng thống Nicolas Sarkozy, lãnh đạo các nghiệp đoàn công nhân và chủ nhân đã đến tham dự buổi họp tổ chức tại Điện Elysée (phủ Tổng thống) chiều ngày 18.02.2009, với thẩm quyền Hành pháp (Tổng thống và Chính phủ gồm Thủ tướng với các Tổng, Bộ trưởng liên hệ).
[Chúng tôi dùng chữ ‘nghiệp đoàn’ mà không viết ‘công đoàn’ là danh từ chỉ ngụ ý ‘nghiệp đoàn công nhân’ trong khi trong luật của Pháp thì một nghiệp đoàn (syndicat) có thể là nghiệp đoàn công nhân (syndicat de salariés) hay nghiệp đoàn chủ nhân (syndicat d'employeurs) theo điều L411-1 và những điều kế tiếp Luật Lao động Pháp hiện hành. Những từ này đã có ở Việt-Nam Cộng Hòa trước ngày 30.04.1975. Sau đó, vì không còn chủ, nên chỉ còn công nhân và công đoàn.]
Phiên họp đã diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội tại Pháp suy thoái trầm trọng và nhiều lãnh thổ hải ngoại của Pháp bị tê liệt do tranh đấu xã hội biến thành bạo động. Đa số thầm lặng e ngại cuộc khủng hoảng không kiểm soát được, có thể biến thành bạo loạn xã hội và bất tín nhiệm chính trị.
Cuối cùng, kết quả, trước đòi hỏi của các nghiệp đoàn công nhân, là 2,6 tỷ đã được giới Hành pháp hứa để giúp những gia đình khó khăn bằng cách giảm thuế, tăng tiền trợ cấp cho người thất nghiệp, tăng phụ cấp gia đình... Một chuyển hướng mới trong chính sách của ông Sarkozy, vì cho tới hôm 29.01.2009, để chống lại khủng hoảng kinh tế, ưu tiên nhằm vào đầu tư và đại công tác. «Tôi đã lắng nghe và thực hiện lời hứa đối với các nghiệp đoàn lao động.», ông đã nói như thế trong cuộc phỏng vấn truyền hình tối hôm 05.02.2009. Các biện pháp đó là:
A. Đối với người thất nghiệp.
1. Cho người bị thất nghiệp kỹ thuật (hay bán phần, tiền bồi thường từ 60% được tăng lên 75% trên lương nguyên (salaire brut), tức chưa trích đóng các quỹ An ninh Xã hội. Các nghiệp đoàn công nhân đòi 80% đến 90% trên lương ròng (salaire net) đã trích đóng các quỹ ANXH (hơn 20% lương nguyên) cho giới làm công*. Cadre (nhân viên cấp chỉ huy) thì phải đóng ANXH với số bách phân nhiều hơn.
[* giới làm công có thể là employé (e), làm việc ở văn phòng, hay ouvrier (ère), làm việc ở xưởng máy, trong 35 tiếng đồng hồ/tuần tức 151,67 giờ/tháng ghi trên bản lương (số giờ/tháng này được tính từ 35 x 52 (tuần trong năm) chia cho 12 tháng). Nếu làm thêm giờ, họ được trả lương phụ trội (heures supplémentaires) tăng 25% lương giờ thường từ giờ thứ 36 đến 43 và tăng 50% lương giờ thường từ giờ thứ 43 trở đi.
Cadre (nhân viên cấp chỉ huy) thì thường phải làm nhiều hơn 35 tiếng đồng hồ/tuần hay, nói một cách khác, phải làm cho hết việc.
Ở nước ta (Việt-Nam), cách đây hơn nửa thế kỷ, người ta gọi là thợ và thầy. Sau ngày 30.04.1975, thì cadre là cán bộ, employé (e) công nhân viên và ouvrier (ère) là thợ.]
Các nghiệp đoàn đòi 80% đến 90% trên lương đã trừ thuế. Hai số này cũng gần như nhau ? Chúng ta thử làm vài bài toán nhỏ:
- Lương nguyên hàng tháng của một công nhân là 1.400 euro.
- Theo Chánh phủ tính: 1400 x 0,75 = 1.050 euro.
(75% có thể viết là 0,75)
- Theo nghiệp đoàn công nhân tính, với trích đóng các quỹ ANXH 22% lương nguyên,: 1400 x (1 – 0,22) x 0,90 = 982,80 euro.
Miễn phê bình.
Chi phí do giới chủ đóng góp và, theo nguyên tắc, Chánh phủ phải bồi hoàn vì đây là một quyết định chánh trị. Ngoài ra, số tiền phải chi tiêu không thể ước lượng được vì chưa ai biết khủng hoảng sẽ đi đến đâu. Số người được hưởng được ước lượng là nhiều chục ngàn người.
2. Trợ cấp đặc biệt cho những người thất nghiệp. 500 euro cho những người đã làm việc từ 2 đến 4 tháng trong thời gian từ 28 tháng vừa qua vì không đáp ứng điều kiện để được hưởng trợỉ cấp thất nghiệp (6 tháng hay 182 ngày trong thời gian từ 22 tháng vừa qua). Mục đích nhằm tới giới trẻ, những người sẽ ghi danh thất nghiệp tại ANPE (Agence nationale pour l'emploi) từ ngày 01.04.2009. Tổng thống Sarkozy cũng đề nghị cần huấn nghệ cho những bạn trẻ không chuyên môn và yêu cầu ông Martin Hirsch (Cao ủy Tương trợ và Thanh niên) thành lập một ủy ban để trợ giúp giới trẻ.
3. Hoãn trả tiền vay để mua nhà. Công nhân bị thất nghiệp bán phần được hoãn trả tiền vay mua nhà ở. Tổng trưởng kinh tế và tài chính sẽ thảo luận với các ngân hàng về vấn đề này.
4. Quỹ Đầu Tư Xã Hội (Fonds d'investissement social): Lập một quỹ để giúp tăng việc làm (tài trợ những người bị thất nghiệp bán phần, huấn nghệ) từ 2.5 đến 3 tỷ euro. Ông François Chérèque, tổng thư ký CFDT (Confédération Francaise Démocratique du Travail, Tổng Nghiệp đoàn Lao động Dân chủ Pháp) đòi từ 5 tới 10 tỷ euro, nhưng không đề nghị nguồn cấp kinh phí.
B. Giảm thuế lợi tức.
Trong chương trình truyền hình ngày 05.02.2009 ‘Đối diện với khủng hoảng’ (Face à la crise) [Xem SUBPRIMES VÀ LIÊN HIỆP ÂU CHÂU 3 ngày 18.02.2009), Tổng thống Nicolas Sarkozy đã đề nghị: để giúp giới trung lưu có lợi tức thấp bằng bỏ mức (tranche) thấp nhất, khai thuế từ 5.853 tới 11.673 euro và miễn thu một phần ba (1/3) thứ nhì (deuxième tiers) ứng trước tiền thuế này.
Sau phiên họp, các thành viên tham dự đã đồng ý chia đôi đề nghị đó bằng chấp cho các người dóng thuế được khỏi phải trả thuế hai phần ba (1/3) còn lại của năm 2009. Họ được giảm trung bình vào khoảng 200 euro, từc từ 95 euro đến 460 euro tùy trường hợp. Ngân sách quốc gia thất thu khoảng 4 tỷ euro.
C. Trợ giúp gia đình.
1. Cho người lớn tuổi và khuyết tật.
Những người được trợ cấp tiền già hay tiền người phụ trợ (allocation personnalisée à l'autonomie). Theo thống kê tháng 09.2008 thì có khoảng 0,8 triệu người được hưởng tiền phụ trợ này.
Gia đình cần mướn người trông nom hay trợ giáo cho con bị khuyết tật cũng sẽ nhận được những phiếu mua này. Gần 0,47 triệu gia đình được hưởng. Tổn phí 300 triệu do ngân sách quốc gia đài thọ.
2. Những người thất nghiệp vừa tìm lại việc làm, nhưng có lương thấp, cũng có thể xin những phiếu mua dịch vụ này để trả tiền thuê người giữ con trong tạm thời (thời gian không thấy được nói đến).
3. Quỹ trợ cấp gia đình Caisses d'Allocations Familiales sẽ tặng thêm Tặng 150 Euro cho các gia đình nhận được Trợ cấp tựu trường (ARS, Allocation de Rentrée Scolaire) có con từ 6 đến 18 tuổi (cho niên học 2009-2010, các trẻ phải sinh trong thời gian từ ngày 16.09.1991 cho tới ngày 31.12.2004, với điều kiện là có lợi tức thấp (thí dụ, thay đổi hàng năm: 21.991 euro cho gia đình có 1 con; 27.066 euro cho gia đình có 2 con; 32.141 euro cho gia đình có 3 con và thêm 5.075 cho mỗi đứa con từ đứa thứ 4. Số tiền sẽ trả vào tháng 8 hàng năm cho khoảng 2.9 triệu gia đình. Tốn phí: 450 triệu euro, ngân sách quốc gia đài thọ.
[Dưới 16 tuổi, ARS được tự động chuyển trả. Nhưng các trẻ trên 16 tuổi, phụ huynh phải nhớ gởi chứng chỉ học trình (certificat de scolarité). Tại sao dưới 16 tuổi, khỏi cần phải có chứng chỉ học trình ? Vì nhà nước Pháp buộc trẻ em phải đi học đến 16 tuổi mà, trong các chế độ dân chủ, về các quyết định chính trị như giáo dục, khi nhà nước bắt buộc thì ngân sách quốc gia đài thọ. Do đó, các trường công lập (không trả học phí) phải nhận các học sinh đến 16 tuổi. Tuy nhiên, vì trong chế độ tự do, cha mẹ có quyền chọn truờng tư cho các con của mình, nhưng tự do luôn có một cái giá phải trả, nên cha mẹ phải trả học phí cho con. Riêng tại các tư thục Công giáo, cha mẹ trả học phí theo tờ Thuế lợi tức của mình, tức người giàu phải trả nhiều hơn để chia sẻ với những người không giàu. ARS được cấp phát cho giới trẻ học trường công cũng như học trường tư vì, theo phép công bình, cha mẹ các trẻ đều phải trả thuế như nhau.]
D. Với các Xí nghiệp.
Tổng thống Nicolas Sarkozy đặt điều kiện cho các xí nghiệp được sự trợ giúp của Công Quỹ cần gia tăng sự kiểm soát việc thu chi.
1. Tiền thưởng cho cấp điều khiển xí nghiệp. Những người điều khiển xí nghiệp đã sa thải hàng loạt nhân viên hay cho nhân viên thất nghiệp bán phần không còn được hưởng tiền thưởng (bonus) cuối năm.
2. Phân chia lợi tức. Lập một phái bộ phân tích và điều hợp về sự chia Trị giá gia tăng của các xí nghiệp do ông Jean-Philippe Cotis, kinh tế gia, Tổng giám đốc Viện Thống kê Quốc gia (INSEE, Institut national de la statistique et des études économiques) điều khiển. Phái bộ này sẽ đệ nạp phúc trình cho Tổng thống trong hai tháng để chủ nhân và các nghiệp đoàn, dựa vào đó, thảo luận. Nếu không đi tới kết quả, nhà nước sẽ quyết định. Ông Sarkozy cho rằng ông thấy chướng (choqué) khi biết 54 tỷ euro cổ tức (lời trả cho các cổ đông) được phân phát trong các xí nghiệp CAC 40 (chỉ số thị trường chứng khoán Paris với 40 công ty lớn của Pháp), nhất là trong giai đoạn hiện tại.
Phiên họp đã diễn ra trong giai đoạn mà số bách phân tín nhiệm ông Sarkozy xuống thấp 37% (báo Figaro ngày 23.02.2009) và có hai sự kiện đang tiếp diễn:
a. Cuộc đấu tranh chống nghèo khó và bất công tại Guadeloupe vẫn tiếp tục và việc người dân tại Martinique đòi được tăng lương 354 euro, trong khi giới chủ nhân chỉ đề nghị có 60 euro chưa có kết quả.
b. Tuyên bố đình công và biểu tình vì ‘việc làm và mãi lực’ do các nghiệp đoàn công nhân tổ chức ngày 19.03.2009, và vừa được xác định tiếp tục trong phiên họp ngày 23.02.2009.
Chúng ta có thể lấy làm tiếc:
a. Tại sao các Dân biểu và Nghị sĩ không sử dụng quyền Lập pháp của mình để đệ trình một hay nhiều dự thảo luật (proposition de loi) tại viện liên hệ về việc ‘gia tăng Mãi lực’ như ứng cử viên Tổng thống Nicolas Sarkozy đã hứa trong mùa tuyển cử năm 2007.
Trong một quốc gia dân chủ, khi việc làm luật không được biểu quyết tại các cơ quan Lập pháp, việc làm luật đó có thể phải có dưới áp lực của ‘đường phố’…
b. Nếu cuộc đình công và biểu tình ngày 19.03.2009 được thực hiện sẽ làm cho những người đã khó khăn càng thêm khốn khổ. Chúng tôi nghĩ đến như những người vừa tìm được một việc làm hay đang tham gia huấn nghệ cần phương tiện di chuyển…
III. PHIÊN HỌP NGÀY 18.02.2009.
Mặc dù, Pháp quốc đang trong thời kỳ khủng hoảng về mọi phương diện, nhưng tiến trình dân chủ vẫn được hầu hết mọi người tôn trọng… Các cuộc đối thoại giữa Chính phủ và các nghiệp đoàn công nhân và chủ nhân vẫn tiếp diễn trong tinh thần trách nhiệm, trước quốc dân đồng bào, dù cuộc đình công và biểu tình ngày 19.03.2009 đang chuẩn bị.
Tổng thống Nicolas Sarkozy và Chính phủ của Thủ tướng François Fillon biết áp lực người Pháp, sau ngày 29.01.2009, rồi từ ngày 05.02.2009, đã gia tăng trong thời gian qua. Theo một cuộc thăm dò BVA-Les Echos, có đến 61% người được hỏi ý kiến cho rằng: các biện pháp do chính phủ đề xuất cho đến nay không thích hợp.
Đáp ứng lời mời gọi của Tổng thống Nicolas Sarkozy, lãnh đạo các nghiệp đoàn công nhân và chủ nhân đã đến tham dự buổi họp tổ chức tại Điện Elysée (phủ Tổng thống) chiều ngày 18.02.2009, với thẩm quyền Hành pháp (Tổng thống và Chính phủ gồm Thủ tướng với các Tổng, Bộ trưởng liên hệ).
[Chúng tôi dùng chữ ‘nghiệp đoàn’ mà không viết ‘công đoàn’ là danh từ chỉ ngụ ý ‘nghiệp đoàn công nhân’ trong khi trong luật của Pháp thì một nghiệp đoàn (syndicat) có thể là nghiệp đoàn công nhân (syndicat de salariés) hay nghiệp đoàn chủ nhân (syndicat d'employeurs) theo điều L411-1 và những điều kế tiếp Luật Lao động Pháp hiện hành. Những từ này đã có ở Việt-Nam Cộng Hòa trước ngày 30.04.1975. Sau đó, vì không còn chủ, nên chỉ còn công nhân và công đoàn.]
Phiên họp đã diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội tại Pháp suy thoái trầm trọng và nhiều lãnh thổ hải ngoại của Pháp bị tê liệt do tranh đấu xã hội biến thành bạo động. Đa số thầm lặng e ngại cuộc khủng hoảng không kiểm soát được, có thể biến thành bạo loạn xã hội và bất tín nhiệm chính trị.
Cuối cùng, kết quả, trước đòi hỏi của các nghiệp đoàn công nhân, là 2,6 tỷ đã được giới Hành pháp hứa để giúp những gia đình khó khăn bằng cách giảm thuế, tăng tiền trợ cấp cho người thất nghiệp, tăng phụ cấp gia đình... Một chuyển hướng mới trong chính sách của ông Sarkozy, vì cho tới hôm 29.01.2009, để chống lại khủng hoảng kinh tế, ưu tiên nhằm vào đầu tư và đại công tác. «Tôi đã lắng nghe và thực hiện lời hứa đối với các nghiệp đoàn lao động.», ông đã nói như thế trong cuộc phỏng vấn truyền hình tối hôm 05.02.2009. Các biện pháp đó là:
A. Đối với người thất nghiệp.
1. Cho người bị thất nghiệp kỹ thuật (hay bán phần, tiền bồi thường từ 60% được tăng lên 75% trên lương nguyên (salaire brut), tức chưa trích đóng các quỹ An ninh Xã hội. Các nghiệp đoàn công nhân đòi 80% đến 90% trên lương ròng (salaire net) đã trích đóng các quỹ ANXH (hơn 20% lương nguyên) cho giới làm công*. Cadre (nhân viên cấp chỉ huy) thì phải đóng ANXH với số bách phân nhiều hơn.
[* giới làm công có thể là employé (e), làm việc ở văn phòng, hay ouvrier (ère), làm việc ở xưởng máy, trong 35 tiếng đồng hồ/tuần tức 151,67 giờ/tháng ghi trên bản lương (số giờ/tháng này được tính từ 35 x 52 (tuần trong năm) chia cho 12 tháng). Nếu làm thêm giờ, họ được trả lương phụ trội (heures supplémentaires) tăng 25% lương giờ thường từ giờ thứ 36 đến 43 và tăng 50% lương giờ thường từ giờ thứ 43 trở đi.
Cadre (nhân viên cấp chỉ huy) thì thường phải làm nhiều hơn 35 tiếng đồng hồ/tuần hay, nói một cách khác, phải làm cho hết việc.
Ở nước ta (Việt-Nam), cách đây hơn nửa thế kỷ, người ta gọi là thợ và thầy. Sau ngày 30.04.1975, thì cadre là cán bộ, employé (e) công nhân viên và ouvrier (ère) là thợ.]
Các nghiệp đoàn đòi 80% đến 90% trên lương đã trừ thuế. Hai số này cũng gần như nhau ? Chúng ta thử làm vài bài toán nhỏ:
- Lương nguyên hàng tháng của một công nhân là 1.400 euro.
- Theo Chánh phủ tính: 1400 x 0,75 = 1.050 euro.
(75% có thể viết là 0,75)
- Theo nghiệp đoàn công nhân tính, với trích đóng các quỹ ANXH 22% lương nguyên,: 1400 x (1 – 0,22) x 0,90 = 982,80 euro.
Miễn phê bình.
Chi phí do giới chủ đóng góp và, theo nguyên tắc, Chánh phủ phải bồi hoàn vì đây là một quyết định chánh trị. Ngoài ra, số tiền phải chi tiêu không thể ước lượng được vì chưa ai biết khủng hoảng sẽ đi đến đâu. Số người được hưởng được ước lượng là nhiều chục ngàn người.
2. Trợ cấp đặc biệt cho những người thất nghiệp. 500 euro cho những người đã làm việc từ 2 đến 4 tháng trong thời gian từ 28 tháng vừa qua vì không đáp ứng điều kiện để được hưởng trợỉ cấp thất nghiệp (6 tháng hay 182 ngày trong thời gian từ 22 tháng vừa qua). Mục đích nhằm tới giới trẻ, những người sẽ ghi danh thất nghiệp tại ANPE (Agence nationale pour l'emploi) từ ngày 01.04.2009. Tổng thống Sarkozy cũng đề nghị cần huấn nghệ cho những bạn trẻ không chuyên môn và yêu cầu ông Martin Hirsch (Cao ủy Tương trợ và Thanh niên) thành lập một ủy ban để trợ giúp giới trẻ.
3. Hoãn trả tiền vay để mua nhà. Công nhân bị thất nghiệp bán phần được hoãn trả tiền vay mua nhà ở. Tổng trưởng kinh tế và tài chính sẽ thảo luận với các ngân hàng về vấn đề này.
4. Quỹ Đầu Tư Xã Hội (Fonds d'investissement social): Lập một quỹ để giúp tăng việc làm (tài trợ những người bị thất nghiệp bán phần, huấn nghệ) từ 2.5 đến 3 tỷ euro. Ông François Chérèque, tổng thư ký CFDT (Confédération Francaise Démocratique du Travail, Tổng Nghiệp đoàn Lao động Dân chủ Pháp) đòi từ 5 tới 10 tỷ euro, nhưng không đề nghị nguồn cấp kinh phí.
B. Giảm thuế lợi tức.
Trong chương trình truyền hình ngày 05.02.2009 ‘Đối diện với khủng hoảng’ (Face à la crise) [Xem SUBPRIMES VÀ LIÊN HIỆP ÂU CHÂU 3 ngày 18.02.2009), Tổng thống Nicolas Sarkozy đã đề nghị: để giúp giới trung lưu có lợi tức thấp bằng bỏ mức (tranche) thấp nhất, khai thuế từ 5.853 tới 11.673 euro và miễn thu một phần ba (1/3) thứ nhì (deuxième tiers) ứng trước tiền thuế này.
Sau phiên họp, các thành viên tham dự đã đồng ý chia đôi đề nghị đó bằng chấp cho các người dóng thuế được khỏi phải trả thuế hai phần ba (1/3) còn lại của năm 2009. Họ được giảm trung bình vào khoảng 200 euro, từc từ 95 euro đến 460 euro tùy trường hợp. Ngân sách quốc gia thất thu khoảng 4 tỷ euro.
C. Trợ giúp gia đình.
1. Cho người lớn tuổi và khuyết tật.
Những người được trợ cấp tiền già hay tiền người phụ trợ (allocation personnalisée à l'autonomie). Theo thống kê tháng 09.2008 thì có khoảng 0,8 triệu người được hưởng tiền phụ trợ này.
Gia đình cần mướn người trông nom hay trợ giáo cho con bị khuyết tật cũng sẽ nhận được những phiếu mua này. Gần 0,47 triệu gia đình được hưởng. Tổn phí 300 triệu do ngân sách quốc gia đài thọ.
2. Những người thất nghiệp vừa tìm lại việc làm, nhưng có lương thấp, cũng có thể xin những phiếu mua dịch vụ này để trả tiền thuê người giữ con trong tạm thời (thời gian không thấy được nói đến).
3. Quỹ trợ cấp gia đình Caisses d'Allocations Familiales sẽ tặng thêm Tặng 150 Euro cho các gia đình nhận được Trợ cấp tựu trường (ARS, Allocation de Rentrée Scolaire) có con từ 6 đến 18 tuổi (cho niên học 2009-2010, các trẻ phải sinh trong thời gian từ ngày 16.09.1991 cho tới ngày 31.12.2004, với điều kiện là có lợi tức thấp (thí dụ, thay đổi hàng năm: 21.991 euro cho gia đình có 1 con; 27.066 euro cho gia đình có 2 con; 32.141 euro cho gia đình có 3 con và thêm 5.075 cho mỗi đứa con từ đứa thứ 4. Số tiền sẽ trả vào tháng 8 hàng năm cho khoảng 2.9 triệu gia đình. Tốn phí: 450 triệu euro, ngân sách quốc gia đài thọ.
[Dưới 16 tuổi, ARS được tự động chuyển trả. Nhưng các trẻ trên 16 tuổi, phụ huynh phải nhớ gởi chứng chỉ học trình (certificat de scolarité). Tại sao dưới 16 tuổi, khỏi cần phải có chứng chỉ học trình ? Vì nhà nước Pháp buộc trẻ em phải đi học đến 16 tuổi mà, trong các chế độ dân chủ, về các quyết định chính trị như giáo dục, khi nhà nước bắt buộc thì ngân sách quốc gia đài thọ. Do đó, các trường công lập (không trả học phí) phải nhận các học sinh đến 16 tuổi. Tuy nhiên, vì trong chế độ tự do, cha mẹ có quyền chọn truờng tư cho các con của mình, nhưng tự do luôn có một cái giá phải trả, nên cha mẹ phải trả học phí cho con. Riêng tại các tư thục Công giáo, cha mẹ trả học phí theo tờ Thuế lợi tức của mình, tức người giàu phải trả nhiều hơn để chia sẻ với những người không giàu. ARS được cấp phát cho giới trẻ học trường công cũng như học trường tư vì, theo phép công bình, cha mẹ các trẻ đều phải trả thuế như nhau.]
D. Với các Xí nghiệp.
Tổng thống Nicolas Sarkozy đặt điều kiện cho các xí nghiệp được sự trợ giúp của Công Quỹ cần gia tăng sự kiểm soát việc thu chi.
1. Tiền thưởng cho cấp điều khiển xí nghiệp. Những người điều khiển xí nghiệp đã sa thải hàng loạt nhân viên hay cho nhân viên thất nghiệp bán phần không còn được hưởng tiền thưởng (bonus) cuối năm.
2. Phân chia lợi tức. Lập một phái bộ phân tích và điều hợp về sự chia Trị giá gia tăng của các xí nghiệp do ông Jean-Philippe Cotis, kinh tế gia, Tổng giám đốc Viện Thống kê Quốc gia (INSEE, Institut national de la statistique et des études économiques) điều khiển. Phái bộ này sẽ đệ nạp phúc trình cho Tổng thống trong hai tháng để chủ nhân và các nghiệp đoàn, dựa vào đó, thảo luận. Nếu không đi tới kết quả, nhà nước sẽ quyết định. Ông Sarkozy cho rằng ông thấy chướng (choqué) khi biết 54 tỷ euro cổ tức (lời trả cho các cổ đông) được phân phát trong các xí nghiệp CAC 40 (chỉ số thị trường chứng khoán Paris với 40 công ty lớn của Pháp), nhất là trong giai đoạn hiện tại.
Phiên họp đã diễn ra trong giai đoạn mà số bách phân tín nhiệm ông Sarkozy xuống thấp 37% (báo Figaro ngày 23.02.2009) và có hai sự kiện đang tiếp diễn:
a. Cuộc đấu tranh chống nghèo khó và bất công tại Guadeloupe vẫn tiếp tục và việc người dân tại Martinique đòi được tăng lương 354 euro, trong khi giới chủ nhân chỉ đề nghị có 60 euro chưa có kết quả.
b. Tuyên bố đình công và biểu tình vì ‘việc làm và mãi lực’ do các nghiệp đoàn công nhân tổ chức ngày 19.03.2009, và vừa được xác định tiếp tục trong phiên họp ngày 23.02.2009.
Chúng ta có thể lấy làm tiếc:
a. Tại sao các Dân biểu và Nghị sĩ không sử dụng quyền Lập pháp của mình để đệ trình một hay nhiều dự thảo luật (proposition de loi) tại viện liên hệ về việc ‘gia tăng Mãi lực’ như ứng cử viên Tổng thống Nicolas Sarkozy đã hứa trong mùa tuyển cử năm 2007.
Trong một quốc gia dân chủ, khi việc làm luật không được biểu quyết tại các cơ quan Lập pháp, việc làm luật đó có thể phải có dưới áp lực của ‘đường phố’…
b. Nếu cuộc đình công và biểu tình ngày 19.03.2009 được thực hiện sẽ làm cho những người đã khó khăn càng thêm khốn khổ. Chúng tôi nghĩ đến như những người vừa tìm được một việc làm hay đang tham gia huấn nghệ cần phương tiện di chuyển…
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Biblical Archaeology - Byzantine Rite
Nguyễn Trọng Đa
20:25 04/03/2009
Biblical Archaeology
[ Khảo cổ học Kinh thánh. Khoa học tìm hiểu nguồn gốc Kinh thánh, dựa vào nghiên cứu các tài liệu, di tích và khai quật các vùng đất Kinh thánh.
Biblicism
[ Chủ thuyết duy Kinh thánh. Sự quan tâm thái quá về Kinh thánh. Trong thực tế, nó có nghĩa là đồng hóa Mặc khải với Kinh thánh, đến nỗi lọai trừ Thánh truyền như là một nguồn của chân lý mặc khải.
Bibliomancy
[ Bói Kinh thánh. Bói tóan dựa vào việc mở ngẫu nhiên một đọan Kinh thánh hoặc sách nào đó, và tin đó là điềm báo cho các sự kiện tương lai.
Bigamy
[ Song hôn, lấy hai vợ/chồng. Là việc kết hôn thêm một lần đang khi hôn nhân trước chưa bị được tháo gỡ. Từ ngữ còn có nghĩa cũ là song hôn và hôn nhân hợp pháp sau khi người phối ngẫu trước đã qua đời. (Từ nguyên Latinh bi, hai, song + chữ Hi Lạp gamos, hôn nhân: chữ latinh bigamia.)
Bination
[ Dâng hai thánh lễ một ngày. Là việc dâng hai thánh lễ trong cùng một ngày của một linh mục. Điều này được cho phép khi các tín hữu cần có thêm một thánh lễ, hoặc khi vị linh mục đồng tế vào một dịp đặc biệt.
Biocide
[ Chất tiêu diệt sự sống. Là sự tiêu diệt sự sống như là kết quả của một động thái phi lý để giết chết người khác. Đôi khi được dùng để giải thích việc giết người hàng lọat trong thế giới ngày nay, dầu bằng chiến tranh, phá thai hợp pháp hóa hoặc cái chết an tử. (Từ nguyên Hi lạp bios, sự sống+ Latinh I -cidium, sự tiêu diệt.)
Biogenesis
[ Sinh nguyên thuyết, sinh nguyên trình. Là thuyết cho rằng mọi sự sống có nguồn gốc từ một sự sống đã có sẵn. Các sinh vật, dù là nhỏ bé đến đâu, phát sinh từ các sinh vật tương tự, chứ không hề từ chất vô cơ. Thật là hợp lý để khẳng định, và kinh nghiệm cho bằng chứng rằng “cái gì không có sự sống không thể sinh ra sự sống.” Sự sống trong nguồn gốc là do hành động sáng tạo của Chúa. Chống lại thuyết này là thuyết tự nhiên sinh, vốn không có cơ sở khoa học. (Từ nguyên Hi Lạp bios, sự sống + genesis, nguồn gốc.)
Biorhythm
[ Nhịp sinh học, chu kỳ sinh học. Là chu kỳ các thay đổi của một người được xác định một cách khoa học, tùy vào điều kiện tính khí và thể lý của người ấy. Chu kỳ này chủ yếu xảy ra trong các họat động của cơ quan bộ phận, cơ chế, nhưng các thay đổi cũng ảnh hưởng đến cảm xúc, tiếp sau các nhịp độ đa đạng nơi đàn ông và đàn bà trong mỗi tháng. Nhịp sinh học có hàm ý lớn trong trật tự đạo đức, vì cơ chế này ảnh hưởng đến tình khí của một người và ảnh hưởng gián tiếp đến mức độ trách nhiệm trong hành vi con người.
Biretta
[ Mũ ba rét, mũ cạnh vuông. Là mũ vuông có ba hoặc bốn cạnh phía trên, được giáo sĩ đội khi vào và ra nhà thờ sau cử hành phụng vụ. Màu của mũ cạnh vuông là tùy theo cấp bậc của giáo sĩ. Linh mục thường đội mũ đen, hồng y mũ đỏ, giám mục mũ tía, trong khi một số kinh sĩ và đan viện trưởng đội mũ trắng.
Birth Control
[ Hạn chế sinh sản, điều hòa sinh sản. Là từ đồng nghĩa của ngừa thai, được các nhà chủ trương ngừa thai đưa vào từ điển nhằm cổ vũ việc hạn chế sinh sản bằng các phương thế nhân tạo.
Birthday
[ Sinh nhật, ngày lễ vị thánh. Là phong tục phụng vụ từ thời cổ xưa khi mừng ngày qua đời của một vị thánh như là ngày sinh của thánh này trong cuộc sống bất diệt. Chỉ có hai ngoại lệ, đó là giữ nguyên ngày sinh của Đức Mẹ (ngày 8-9) và thánh Gioan Tẩy Giả (ngày 24-6).
Broad Mental Reservation
[ Tiềm chế ý nghĩa rộng. Là lời nói hạn chế ý nghĩa của điều được nói, nhưng chứa một manh mối hợp lý cho ý nghĩa được nhắm tới. Đây không phải là lời nói dối, bởi vì lời nói có hai ý nghĩa thật sự. Hai ý nghĩa này hiện diện hoặc bằng lý luận theo các chữ hoặc bằng lý luận theo hòan cảnh. Người sử dụng tiềm chế ý nghĩa rộng là người diễn tả điều mình nghĩ và sử dụng các chữ theo ý nghĩa thật sự của chúng. Nhưng các chữ này cũng có một ý nghĩa khác, và người nói biết trước rằng người nghe không hiểu ý nghĩa thứ hai này. Vì một lý do vừa đủ, được phép làm cho người khác hiểu sai bằng cách nói ý nghĩa sai của điều đã nói, và điều này vẫn là đúng thật, mặc dầu người nghe, do thiếu hiểu biết, không biết còn một ý nghĩa khác của lời người ấy đã nghe. Lý do chính để biện minh cho việc sử dụng tiềm chế ý nghĩa rộng là nhu cầu bảo mật, trong đó giá trị của công ích thì lớn hơn việc diễn tả lời nào đó có thể gây hại cho một người. Tuy nhiên, tiềm chế ý nghĩa rộng phải được sử dụng hết sức thận trọng, vì nó có nguy cơ gây sự ngờ vực hoặc sự mất tín nhiệm, nếu người ta không chắc chắn rằng điều họ được nói là điều họ đã nghe.
Burial, Christian
[ Việc tống táng theo Kitô giáo, đám tang. Là việc chôn cất người qua đời với nghi thức công giáo tại khu đất thánh. Vì đây là một vinh dự được Giáo hội ban cho, Giáo hội có thể quyết định xem ai là người xứng đáng với nghi thức an táng này. Việc thực hành chung của Giáo hội là giải thích một số cấm đoán về an táng Kitô giáo theo cách càng hòa nhã càng tốt. Các trường hợp nghi ngờ cần trình với Giám mục. Nếu việc an táng diễn ra ở nơi không phải là khu đất thánh, huyệt mộ phải được làm phép trước khi chôn cất người công giáo.
Burse
[ Bao túi nhỏ, học bổng. Là một túi nhỏ khoảng 77,4 cm2 trong đó chứa khăn thánh để mang đến bàn thờ và rời bàn thờ. Nó là một phần của bộ áo lễ, nên cần phải cùng chất vải và cùng màu với áo lễ. Nó được đặt trên chén thánh lúc bắt đầu lễ và cuối lễ, và đặt trên bàn thờ khi linh mục truyền phép. Bao túi nhỏ còn là một túi da chứa Hộp đựng Mình Thánh Chúa để đưa Mình Thánh đến cho người bệnh. Còn có nghĩa là học bổng, đặc biệt dành cho phần tài trợ việc học hành cho các ứng viên linh mục. (Từ nguyên Latinh bursa, bao túi nhỏ.)
Buskins
[ Bít tất Giám mục. Là bít tất dùng trong phụng vụ, thường được trang trí đẹp, được vị Giám mục chủ tế thỉnh thoảng mang khi cử hành thánh lễ đại triều.
B.V.
[ Beatitudo Vestra – Đức Giáo hoàng (tiếng tôn xưng dùng cho hoặc về Giáo hòang).
Byzantine Rite
[ Nghi lễ Byzantine. Là nghi lễ và qui định luật lệ của Giáo hội Constantinople. Đây là nghi lễ được sử dụng nhiếu nhất sau nghi lễ Roma, gồm ba dạng thức: 1. Phụng vụ Thánh Giacôbê Tiền, được thánh Basiliô điều chỉnh và đặt theo tên của mình; 2. Sự điều chỉnh sau đó của thánh Gioan Kim khẩu, vốn trở thành phụng vụ Thánh thể chung của Constantinople. Mặc dầu phụng vụ này không hất cẳng phụng vụ gốc của thánh Basiliô, nó hạn chế sử dụng phụng vụ này; 3. Phụng vụ Rước lễ ngày thứ sáu Tuần thánh, chủ yếu là phân phát Mình Thánh Chúa đã thánh hiến vào trước ngày Chúa Nhật.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đàn Chiên
Josephhoa Phạm
06:14 04/03/2009
ĐÀN CHIÊN
Ảnh của Josephhoa Phạm
Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi
và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao Ít-ra-en.
Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái,
sẽ đi ăn trong đồng cỏ mầu mỡ trên núi non Ít-ra-en“
( Ez 34,14)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền