Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:40 04/03/2010
THƯỞNG THỨC HOA VIÊN
Kim Đồng có hoa viên rất đẹp ở trong thị trấn, mỗi lần đi ngang qua thì kinh sư đều khen ngợi, nói: “Hoa viên của anh rất đẹp, Thiên Chúa ở cùng anh”, Kim Đồng rất lịch sự cúi đầu đáp lễ: “Cám ơn kinh sư.”
Mỗi ngày kinh sư đi đến hội đường đều phải đi qua hoa viên ấy, mỗi ngày hai lần đều dùng lời khen ngợi giống nhau: “Chúa ở cùng anh.” Lâu dần, sự khúm núm của Kim Đồng đối với kinh sư cảm thấy chán chường.
Kinh sư lại đi qua đó và nói “Chúa ở cùng anh”, lúc sau Kim Đồng mới trả lời:
- “Có thể là như thế, nhưng ngài nên nhìn coi dáng vẻ của hoa viên này và Thiên Chúa khi cùng nhau tự do biểu hiện rõ ràng.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Con người ta thường thích lời khen ngợi hơn là thích lời chúc lành, dù đó là lời khen ngợi giả dối; thích người khác nói hay về mình mà không thích nói hay về người khác, dù lời nói hay đó chỉ là xã giao lịch sự...
Khen hoa viên đẹp mà không khen chủ vườn là người tài hoa giỏi giang là một thiếu sót; chúc Thiên Chúa ở cùng chủ vườn mà không chúc Thiên Chúa ban cho chủ vườn làm ăn phát đạt là thiếu sót. Nếu mỗi ngày đều khen ngợi thì ông chủ hoa viên vui lòng hơn là nói: Chúa ở cùng anh.
Khi thưởng thức hoa viên đẹp thì trước hết thưởng thức công trình của Thiên Chúa dựng nên hoa nên cỏ đẹp, rồi đến thưởng thức tài nghệ của ông chủ đã có công xây dựng vườn hoa đẹp, sau cùng mới khen ngợi hoa viên đẹp, đó là trình tự lời khen ngợi có ý nghĩa nhất vậy.
Nhìn hoa đẹp trong hoa viên là nhìn thấy kỳ công của Thiên Chúa, tức là nhìn thấy Thiên Chúa yêu thương rồi vậy.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Kim Đồng có hoa viên rất đẹp ở trong thị trấn, mỗi lần đi ngang qua thì kinh sư đều khen ngợi, nói: “Hoa viên của anh rất đẹp, Thiên Chúa ở cùng anh”, Kim Đồng rất lịch sự cúi đầu đáp lễ: “Cám ơn kinh sư.”
Mỗi ngày kinh sư đi đến hội đường đều phải đi qua hoa viên ấy, mỗi ngày hai lần đều dùng lời khen ngợi giống nhau: “Chúa ở cùng anh.” Lâu dần, sự khúm núm của Kim Đồng đối với kinh sư cảm thấy chán chường.
Kinh sư lại đi qua đó và nói “Chúa ở cùng anh”, lúc sau Kim Đồng mới trả lời:
- “Có thể là như thế, nhưng ngài nên nhìn coi dáng vẻ của hoa viên này và Thiên Chúa khi cùng nhau tự do biểu hiện rõ ràng.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Con người ta thường thích lời khen ngợi hơn là thích lời chúc lành, dù đó là lời khen ngợi giả dối; thích người khác nói hay về mình mà không thích nói hay về người khác, dù lời nói hay đó chỉ là xã giao lịch sự...
Khen hoa viên đẹp mà không khen chủ vườn là người tài hoa giỏi giang là một thiếu sót; chúc Thiên Chúa ở cùng chủ vườn mà không chúc Thiên Chúa ban cho chủ vườn làm ăn phát đạt là thiếu sót. Nếu mỗi ngày đều khen ngợi thì ông chủ hoa viên vui lòng hơn là nói: Chúa ở cùng anh.
Khi thưởng thức hoa viên đẹp thì trước hết thưởng thức công trình của Thiên Chúa dựng nên hoa nên cỏ đẹp, rồi đến thưởng thức tài nghệ của ông chủ đã có công xây dựng vườn hoa đẹp, sau cùng mới khen ngợi hoa viên đẹp, đó là trình tự lời khen ngợi có ý nghĩa nhất vậy.
Nhìn hoa đẹp trong hoa viên là nhìn thấy kỳ công của Thiên Chúa, tức là nhìn thấy Thiên Chúa yêu thương rồi vậy.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:41 04/03/2010
N2T |
8. Niềm vui thiêng liêng so với lạc thú của thế tục thì cao thượng rất nhiều.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:43 04/03/2010
N2T |
380. Cuộc sống là một mặt gương soi, việc thứ nhất mà chúng ta khao khát ước mơ chính là: từ trong đó nhận rõ chính mình.
Chúa mời gọi sám hối
Lm. Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
22:51 04/03/2010
Chúa nhật Thứ 3 Mùa Chay, Năm C (Lc 13, 1-9)
Dẫn
Thường thấy ở đời, khi ai bị sự cố xấu, thì người ấy dễ bị người đời dèm pha lời ra tiếng vào đại để: đáng đời, đáng kiếp, cho mày chết…
Trái lại, lẽ thiêng liêng, Chúa không muốn cho kẻ dữ phải diệt vong, nhưng muốn nó bỏ đường tà để được sống.
I. Lễ Đời
Cuộc sống chứng kiến nhiều tai nạn bất thần chụp xuống khiến người bị nạn không thể biết đâu mà tránh.
- Những người Ga-li-lê bị quan tổng trấn Phi-la-tô giết khiến máu đổ ra hòa lẫn máu tế vật họ đang dâng (Lc 13, 1).
- Mười tám người bị thác Si-lô-ê đổ xuống đè chết không kịp trăng thối (Lc 13, 4).
- Những trận động đất, những đợt núi lửa phun trào, những cơn sóng thần ập đến giết chết hàng triệu người.
- Những tan nạn giao thông, những sự cố nghề nghiệp xảy đến giết chết biết bao sinh mạng cách lạ kỳ.
- Chiến tranh cũng đã gây bao cảnh li biệt tang thương đã cướp đi vô số sinh linh cách phi lí.
Con người đã giới hạn khi lý giải những hiện tượng trên:
Khoa học cho là mọi vật không tự nhiên sinh ra và mất đi mà chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác và trong quá trình họat động tương tác nảy sinh và ảnh hưởng đến nhau.
Thần bí lại cho là trong mỗi hiện tượng thiên nhiên đều mang dáng dấp của một vị thần. Khi thần ấy nổi giận thì con người sẽ bị vạ lây.
Dân gian thường giải thích những hiện tượng kém may mắn bằng hai chữa “xui - xẻo” và ngày nay người trẻ thường gán cho số phận: “hên – xui”!
Đạo đức thông thường cho rằng mọi sự do nhân quả, gieo quả tốt thì gặt quả tốt, gieo quả xấu thì gặt quả xấu.
Người tín hữu luôn được mời gọi trở về với Chúa Đấng là nguồn sự sống, là nguồn mọi phúc lành. Người là Cha giàu lòng thương xót đã tạo dựng muôn điều tốt đẹp cho con người.
II. Ý Chúa
Thuở tạo dựng Thiên Chúa tạo dựng muôn lòai muôn vật thật tốt đẹp và ban cho con người quyền thay mặt Chúa cai quan và tiếp tục tạo dựng thiên nhiên.
Từ khi con người phạm tội, đất sinh ra gai góc, thiên nhiên đã gây khó khăn cho con người. Bản thân mình, con người cũng phải đổ mồ hôi xót con mắt mới có của ăn. Từ khi con người phạm tội với Chúa thì họ cũng quay ra phạm tội với nhau. Thậm chí, con người còn cả gan hủy họai cả tình máu mủ huynh đệ, tình vợ chồng tha thiết mặn nồng.
Để tái lập trật tự cho con người, trên núi Si-nai, qua ông Mô-sê, Thiên Chúa mạc khải Danh mình là “Đấng Hiện Hữu” (Xh 3, 14). Dân Chúa sẽ tôn vinh Danh Chúa đến muôn dời.
Tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người đã được tái xác định và gắn bó. Dân Chúa đã được cùng thanh tẩy bởi nước biển Đỏ và nhận ra sự quan phòng kỳ diệu của Người qua hình ảnh áng mây và cột lửa. Ban ngày Chúa ngự trong đám mây để chê cho dân đỡ nắng. Ban đêm Chúa thể hiện nơi cột lửa để soi sáng chỉ đường cho dân. Ngày ngày họ cùng được ăn một thức ăn thiêng liêng, cùng uống một dòng nước từ tảng đá linh thiêng (x 1Cr 10, 1-5). Khi đến thời điểm quyết định, Người đã cho dân bước vào đất hứa hòan thành hành trình bốn mươi năm sa mạc.
Vâng phục thánh ý Chúa, người tín hữu lọai trừ mọi sự mê tín dị đoan. Họ Mọi sẽ hướng mọi hiện tưởng xảy ra trong cuộc đời theo sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa.
Ấy vậy mà thời gian đã làm mờ dần đi kỷ niệm. Dân Chúa lại bất trung thất tín, nhiều lần kêu ca phản kháng. Thiên Chúa đã sai Con của Người, Đức Giê-su Ki-tô đến trần gian để trực tiếp giảng dạy cho dân.
Hôm nay, tiếp xúc với nhóm người tự cao tự đại tự cho mình là những người công chính, Đức Giê-su đã đưa họ về với cách nhìn, cách nghĩ thiện chí: không thể tưởng mình đang đứng vững mà lạnh lùng xem thương người khác mà phải khiêm tốn sám hối tội lỗi của chính mình. Như người chủ vườn kiên nhẫn chờ đợi cây vả sinh hoa kết quả, Chúa vẫn đang chờ đợi kẻ dữ bỏ đường tà quay về với Chúa đón nhận ơn tha thứ để được cứu độ.
III. Lời mời
Tai nạn, khốn khó là việc rất khó lường trong đời người. Người bi quan thường đầu hàng trước khó khăn. Người yếm thế thường tìm cách đổ lỗi cho hòan cảnh. Người mê tín thì gán cho thần linh. Người buông xuôi thì phó cho thời vận hên xui… Những cách giải quyết vừa nêu không mấy tích cực.
Người thiện chí “thà đốt lên ngọn lửa còn hơn ngời nguyền rủa bóng tối”. Họ sẽ từng bước giải quyết vấn đề và khó khăn chính là cơ hội cho người ta biết mình và thăng tiến.
Trên đàng thiêng liêng, người tín hữu được mời gọi:
- Khiêm tốn nhận mình đã đắc tội với Chúa, đã làm điều dữ trái mắt Chúa, và đã gây phiền tóai cho mọi người.
- Mọi nẻo đường tà không bước vào, cốt làm sao giữ được lời Chúa. Chính lời Chúa là mối bận tâm trong đời.
- Trọn niềm tin tưởng, ký thác đường đời cho Chúa. Người sẽ sống và họat động trong cuộc đời người tin.
- Tuyệt đối trông cậy nơi Chúa. Ngoài Chúa ra không có thần nào khác. Trông cậy vào Chúa sẽ không phải thất vọng.
- Đáp lại tình yêu nhiệm mầu của Chúa với tất cả trí khôn và sức lực. Trong mọi sự, Chúa sẽ biến sự dữ thành sự lành cho những ai yêu mến người.
Kết
Mọi đau khổ trong đời, tuy người ta chưa thể lý giải thấu đáo, nhưng kỳ thực mọi sự đều có lý lẽ.
Người tín hữu lần về những đổ vỡ ban đầu của con người với Thiên Chúa mà suy xét những hậu quả vẫn đang diễn ra.
Sám hối là bước chân đầu tiên để người tín hữu trở về với Thiên Chúa và với nhau.
Dẫn
Thường thấy ở đời, khi ai bị sự cố xấu, thì người ấy dễ bị người đời dèm pha lời ra tiếng vào đại để: đáng đời, đáng kiếp, cho mày chết…
Trái lại, lẽ thiêng liêng, Chúa không muốn cho kẻ dữ phải diệt vong, nhưng muốn nó bỏ đường tà để được sống.
I. Lễ Đời
Cuộc sống chứng kiến nhiều tai nạn bất thần chụp xuống khiến người bị nạn không thể biết đâu mà tránh.
- Những người Ga-li-lê bị quan tổng trấn Phi-la-tô giết khiến máu đổ ra hòa lẫn máu tế vật họ đang dâng (Lc 13, 1).
- Mười tám người bị thác Si-lô-ê đổ xuống đè chết không kịp trăng thối (Lc 13, 4).
- Những trận động đất, những đợt núi lửa phun trào, những cơn sóng thần ập đến giết chết hàng triệu người.
- Những tan nạn giao thông, những sự cố nghề nghiệp xảy đến giết chết biết bao sinh mạng cách lạ kỳ.
- Chiến tranh cũng đã gây bao cảnh li biệt tang thương đã cướp đi vô số sinh linh cách phi lí.
Con người đã giới hạn khi lý giải những hiện tượng trên:
Khoa học cho là mọi vật không tự nhiên sinh ra và mất đi mà chúng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác và trong quá trình họat động tương tác nảy sinh và ảnh hưởng đến nhau.
Thần bí lại cho là trong mỗi hiện tượng thiên nhiên đều mang dáng dấp của một vị thần. Khi thần ấy nổi giận thì con người sẽ bị vạ lây.
Dân gian thường giải thích những hiện tượng kém may mắn bằng hai chữa “xui - xẻo” và ngày nay người trẻ thường gán cho số phận: “hên – xui”!
Đạo đức thông thường cho rằng mọi sự do nhân quả, gieo quả tốt thì gặt quả tốt, gieo quả xấu thì gặt quả xấu.
Người tín hữu luôn được mời gọi trở về với Chúa Đấng là nguồn sự sống, là nguồn mọi phúc lành. Người là Cha giàu lòng thương xót đã tạo dựng muôn điều tốt đẹp cho con người.
II. Ý Chúa
Thuở tạo dựng Thiên Chúa tạo dựng muôn lòai muôn vật thật tốt đẹp và ban cho con người quyền thay mặt Chúa cai quan và tiếp tục tạo dựng thiên nhiên.
Từ khi con người phạm tội, đất sinh ra gai góc, thiên nhiên đã gây khó khăn cho con người. Bản thân mình, con người cũng phải đổ mồ hôi xót con mắt mới có của ăn. Từ khi con người phạm tội với Chúa thì họ cũng quay ra phạm tội với nhau. Thậm chí, con người còn cả gan hủy họai cả tình máu mủ huynh đệ, tình vợ chồng tha thiết mặn nồng.
Để tái lập trật tự cho con người, trên núi Si-nai, qua ông Mô-sê, Thiên Chúa mạc khải Danh mình là “Đấng Hiện Hữu” (Xh 3, 14). Dân Chúa sẽ tôn vinh Danh Chúa đến muôn dời.
Tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người đã được tái xác định và gắn bó. Dân Chúa đã được cùng thanh tẩy bởi nước biển Đỏ và nhận ra sự quan phòng kỳ diệu của Người qua hình ảnh áng mây và cột lửa. Ban ngày Chúa ngự trong đám mây để chê cho dân đỡ nắng. Ban đêm Chúa thể hiện nơi cột lửa để soi sáng chỉ đường cho dân. Ngày ngày họ cùng được ăn một thức ăn thiêng liêng, cùng uống một dòng nước từ tảng đá linh thiêng (x 1Cr 10, 1-5). Khi đến thời điểm quyết định, Người đã cho dân bước vào đất hứa hòan thành hành trình bốn mươi năm sa mạc.
Vâng phục thánh ý Chúa, người tín hữu lọai trừ mọi sự mê tín dị đoan. Họ Mọi sẽ hướng mọi hiện tưởng xảy ra trong cuộc đời theo sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa.
Ấy vậy mà thời gian đã làm mờ dần đi kỷ niệm. Dân Chúa lại bất trung thất tín, nhiều lần kêu ca phản kháng. Thiên Chúa đã sai Con của Người, Đức Giê-su Ki-tô đến trần gian để trực tiếp giảng dạy cho dân.
Hôm nay, tiếp xúc với nhóm người tự cao tự đại tự cho mình là những người công chính, Đức Giê-su đã đưa họ về với cách nhìn, cách nghĩ thiện chí: không thể tưởng mình đang đứng vững mà lạnh lùng xem thương người khác mà phải khiêm tốn sám hối tội lỗi của chính mình. Như người chủ vườn kiên nhẫn chờ đợi cây vả sinh hoa kết quả, Chúa vẫn đang chờ đợi kẻ dữ bỏ đường tà quay về với Chúa đón nhận ơn tha thứ để được cứu độ.
III. Lời mời
Tai nạn, khốn khó là việc rất khó lường trong đời người. Người bi quan thường đầu hàng trước khó khăn. Người yếm thế thường tìm cách đổ lỗi cho hòan cảnh. Người mê tín thì gán cho thần linh. Người buông xuôi thì phó cho thời vận hên xui… Những cách giải quyết vừa nêu không mấy tích cực.
Người thiện chí “thà đốt lên ngọn lửa còn hơn ngời nguyền rủa bóng tối”. Họ sẽ từng bước giải quyết vấn đề và khó khăn chính là cơ hội cho người ta biết mình và thăng tiến.
Trên đàng thiêng liêng, người tín hữu được mời gọi:
- Khiêm tốn nhận mình đã đắc tội với Chúa, đã làm điều dữ trái mắt Chúa, và đã gây phiền tóai cho mọi người.
- Mọi nẻo đường tà không bước vào, cốt làm sao giữ được lời Chúa. Chính lời Chúa là mối bận tâm trong đời.
- Trọn niềm tin tưởng, ký thác đường đời cho Chúa. Người sẽ sống và họat động trong cuộc đời người tin.
- Tuyệt đối trông cậy nơi Chúa. Ngoài Chúa ra không có thần nào khác. Trông cậy vào Chúa sẽ không phải thất vọng.
- Đáp lại tình yêu nhiệm mầu của Chúa với tất cả trí khôn và sức lực. Trong mọi sự, Chúa sẽ biến sự dữ thành sự lành cho những ai yêu mến người.
Kết
Mọi đau khổ trong đời, tuy người ta chưa thể lý giải thấu đáo, nhưng kỳ thực mọi sự đều có lý lẽ.
Người tín hữu lần về những đổ vỡ ban đầu của con người với Thiên Chúa mà suy xét những hậu quả vẫn đang diễn ra.
Sám hối là bước chân đầu tiên để người tín hữu trở về với Thiên Chúa và với nhau.
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuân Thứ 3 Mùa Chay C
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
01:57 04/03/2010
Thứ Hai sau Chúa nhật 3 mùa chay
Ga 4,5-42
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa yêu thương chúng con, nên Chúa đã hạ mình trong tấm bánh đơn sơ nhỏ bé. Chúa vẫn âm thầm tan biến mình trong cuộc sống của chúng con. Xin giúp chúng con nhận ra một vì Thiên Chúa cao sang dưới tấm bánh đơn hèn. Xin giúp chúng con nhận ra sự quan phòng trợ giúp của Chúa để chúng con biết khiêm tốn đón nhận và tạ ơn về những ân ban của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa vẫn âm thầm ở bên cuộc đời chúng con. Chúa vẫn trợ giúp, chở che cuộc đời chúng con. Chúa quá ẩn mình đến nỗi chúng con không nhận ra sự hiện diện của Chúa. Thế nên, chúng con vẫn huênh hoang về thành tích của mình. Chúng con vẫn tự mãn về công trình của mình. Chúng con quên rằng: “nếu Chúa không xây nhà, thợ nề vất vả cùng bằng uổng công”. Xin Chúa tha thứ cho những thiếu sót của chúng con. Xin giúp chúng con luôn khiêm cung đơn sơ để Chúa được lớn lên trong chúng con, để những việc con làm, lời con nói mà muôn dân sẽ ca ngợi Chúa.
Lạy Chúa hằng yêu thương những ai khiêm cung, và lật đổ những ai kiêu căng tự mãn. Xin giúp chung con biết nép mình trong lòng thương xót của Chúa để được an vui trong sự quan phòng của Chúa. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 3 Mùa chay
Mt 18,21-35
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể! Chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện trong tâm hồn chúng con. Chúa viếng thăm linh hồn chúng con qua hình bánh đơn sơ bé mọn. Chúa lưu lại trong chúng con bằng ơn thánh qua bí tích Thánh Thể. Chúng con đón Chúa là đón nhận một quà tặng tình yêu vô giá là chính Chúa trở nên lương thực thần linh nuôi dưỡng chúng con. Chúng con xin tri ân và cảm tạ Chúa.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, lời Chúa hôm nay mời gọi chúng con “hãy tha thứ cho nhau như Chúa đã tha thứ cho chúng con”. Tha thứ không phải một lần mà bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha thứ mãi mãi”. Như vậy, tha thứ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiên nhẫn để cho người xúc phạm đến chúng con có cơ hội, có thời giờ sửa đổi và làm lại cuộc đời. Chúa bảo chúng còn đừng như ông quan độc ác kia đã đối xử quá khắt khe với những con nợ của mình mà quên rằng Chúa đã từng tha thứ cho ông.
Lạy Chúa, “ai nên khôn mà không dại một lần”, xin cho chúng con nhận ra sự yếu hèn của mình để chúng con cũng biết cảm thông với những lỗi lầm của tha nhân. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường để chúng con dám bỏ qua những xúc phạm của anh em và sống hoà thuận với nhau trong yêu mến vị tha. Xin cho chúng con luôn biết dịu hiền trong lời nói hơn là lớn tiếng và thoá mạ lẫn nhau. Xin cho chúng con luôn biết khiêm tốn trong cách sống hơn là kiêu căng và xa cách anh em.
Xin Mình và Máu Thánh Chúa giúp chúng con biết sống yêu thương và tha thứ như chính Chúa đã nêu gương cho chúng con. Amen
Thứ Tư sau CN 3 Mùa chay
Mt 5,17-19
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Trong giây phút linh thiêng được đón tiếp Chúa ngự đến viếng thăm tâm hồn. Chúng con xin dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân và tâm tình ngợi khen để tôn vinh chúc tụng Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã xuống thế làm người để giao hòa trời với đất. Chúa đi vào trần gian để gieo hạt giống nước trời giữa nhân loại chúng con. Chúa loan truyền ơn cứu độ và ban bình an, hạnh phúc cho muôn loài thọ tạo. Hôm nay Chúa mời gọi chúng con hãy bước đi trong đường lối những huấn lệnh của Chúa để chúng con được an vui hạnh phúc ở đời này và cả đời sau. Chúa còn dạy chúng con rằng: ai trung tín trong những việc nhỏ nhất vì lòng yêu mến Chúa sẽ là người lớn nhất trong Nước trời.
Lạy Chúa Giêsu chí ái, từ đời đời Chúa đã nghĩ đến chúng con và yêu thương chúng con bằng tình yêu vô tận. Chúa cũng thấy rõ sự thấp hèn yếu đuối dễ hướng chiều về đường ác của chúng con. Xin Chúa hãy giáo dục sự tự do của chúng con theo chân thiện mỹ. Xin hãy tẩy rửa lòng chúng con khỏi mọi tội ác để chúng con biết nhận ra tình thương của Chúa và đáp lại tình thương của Chúa bằng cách yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Amen.
Thứ năm sau CN 3 Mùa chay
Lc 11,14-23
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, chúng con xin dâng lời tạ ơn tình thương của Chúa đã dành cho mỗi người chúng con. Cho dù cuộc đời chúng con còn đầy những tội lỗi và lầm lỡ, nhưng Chúa vẫn trao ban cho chúng con biết bao ơn lành hồn và xác. Chúa vẫn tiếp tục nhập thể trong cuộc đời chúng con hằng ngày qua bí tích Thánh Thể, qua cha mẹ, qua mọi người xung quanh để giúp chúng con có một cuộc sống tốt hơn. Xin cho chúng con biết trân trọng những ân ban của Chúa, và khiêm hạ đón nhận trong tâm tình cảm mến tri ân. Xin cho chúng con cũng được trở nên tấm bánh đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình và cho mọi người.
Lạy Chúa Giêsu, giữa cuộc đời còn đầy những mâu thuẫn vì sự ghen ghét và kiêu căng đã làm cho cuộc sống chung đã khổ lại càng khổ thêm. Xin tha thứ cho chúng con vì những lần chúng con đã để cho tính tự ái, lòng kiêu ngạo làm chủ đời chúng con. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự khiêm tốn để chúng con đừng bao giờ coi mình là người tài giỏi mà coi khinh khả năng của anh em. Xin loại trừ nơi chúng con sự ghen ghét đến độ làm hại tha nhân bằng việc xuyên tạc sự thật, vu khống và bỏ vạ cáo gian anh em. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự dịu hiền để chúng con luôn nghĩ tốt và sống tốt với mọi người. Xin Mình và Máu Thánh Chúa biến đổi chúng con nên giống trái tim Chúa để chúng con trao ban niềm vui và hạnh phúc cho những ai đang gặp gỡ và tiếp xúc với chúng con. Amen
Thứ sáu sau CN 3 Mùa chay
Mc 12,28b-34
Lạy Chúa Giêsu, thánh Gioan đã diễn tả thật ngắn ngọn về Chúa: Chúa là tình yêu. Vì yêu nhân loại, nên Chúa đã chẳng nề gian lao vất vả. Đau khổ đắng cay. Dầm mưa giãi nắng. Yêu thương và phục vụ là biểu tượng của Chúa. Từ trẻ nhỏ đến cụ già. Từ người giầu đến người nghèo. Từ kẻ quyền thế đến kẻ thấp hèn. Chúa đều thi ân giáng phúc.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, xin cho chúng con mỗi lần được kết hiệp với Chúa qua bí tích Thánh Thể là một lần chúng con cũng trở nên giống Chúa hơn. Giống Chúa trong yêu thương, phục vụ. Giống Chúa trong cách nghĩ và cách làm. Xin cho chúng con trong đời sống hằng ngày luôn biết từ bỏ cái tôi ích kỷ để mở rộng tâm hồn đến với tha nhân. Xin cho chúng con không chỉ trao tặng nhau lời nói, ánh mắt cảm thông mà còn cả cuộc sống sẵn sàng phục vụ quên mình. Xin cho chúng con luôn quảng đại, yêu thương và phục vụ tha nhân với tất cả nhiệt tình và khả năng mà Chúa đã ban cho chúng con. Xin Chúa thêm ơn trợ giúp để chúng con luôn trung tín với giới luật yêu thương của Chúa là mến Chúa và yêu người.
Lạy Chúa là nguồn mạch tình yêu, xin cho chúng con được tắm mát trong lòng thương xót của Chúa, và xin giúp chúng con cũng biết trao ban tình yêu đó cho anh em. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 3 mùa chay
Lc 18,9-14
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Mùa chay luôn mời gọi chúng con trở về với Chúa. Trở về để sống trong ân sủng và tình thương của Chúa. Chúa mời gọi chúng con đừng đi vào con đường tội lỗi. Đó là con đường dẫn đến cái chết không chỉ ở đời này mà cả đời sau. Xin giúp chúng con biết thành tâm sám hối tội lỗi của mình, biết dâng lên Chúa quá khứ tội lỗi của chúng con. Xin Chúa hãy mặc cho chúng con chiếc áo ân sủng của Chúa để loại trừ những tính hư nết xấu trong con người cũ chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến, có lẽ Chúa cũng rất đau khổ khi nhìn thấy những gì đang diễn ra trong thế giới quanh con. Một thế giới mà Chúa đã tạo dựng từ ban đầu đều tốt đẹp. Thế mà, ngày nay đang có nguy cơ bị hủy diệt bởi tội lỗi chúng con. Chúa rất buồn vì đời sống thiếu nhân cách, thiếu tình người của nhân loại chúng con. Ngay cả bản thân chúng con, có lẽ Chúa cũng rất buồn vì những lần chúng con đã lạc xa tình Chúa. Chúng con đã buông mình theo những đam mê xác thịt bất chính, chúng con đã để lòng trí mình xuôi theo những tư tưởng, những toan tính tội lỗi. Xin Chúa là Đấng lòng lành vô cùng, xin thương tha thứ cho tội lỗi chúng con.
Lạy Chúa, Chúa là tình yêu, là sự tha thứ và khoan dung. Xin tha thứ cho những yếu đuối của chúng con. Xin thương xót chúng con là kẻ tội lỗi.Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Ga 4,5-42
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa yêu thương chúng con, nên Chúa đã hạ mình trong tấm bánh đơn sơ nhỏ bé. Chúa vẫn âm thầm tan biến mình trong cuộc sống của chúng con. Xin giúp chúng con nhận ra một vì Thiên Chúa cao sang dưới tấm bánh đơn hèn. Xin giúp chúng con nhận ra sự quan phòng trợ giúp của Chúa để chúng con biết khiêm tốn đón nhận và tạ ơn về những ân ban của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa vẫn âm thầm ở bên cuộc đời chúng con. Chúa vẫn trợ giúp, chở che cuộc đời chúng con. Chúa quá ẩn mình đến nỗi chúng con không nhận ra sự hiện diện của Chúa. Thế nên, chúng con vẫn huênh hoang về thành tích của mình. Chúng con vẫn tự mãn về công trình của mình. Chúng con quên rằng: “nếu Chúa không xây nhà, thợ nề vất vả cùng bằng uổng công”. Xin Chúa tha thứ cho những thiếu sót của chúng con. Xin giúp chúng con luôn khiêm cung đơn sơ để Chúa được lớn lên trong chúng con, để những việc con làm, lời con nói mà muôn dân sẽ ca ngợi Chúa.
Lạy Chúa hằng yêu thương những ai khiêm cung, và lật đổ những ai kiêu căng tự mãn. Xin giúp chung con biết nép mình trong lòng thương xót của Chúa để được an vui trong sự quan phòng của Chúa. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 3 Mùa chay
Mt 18,21-35
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể! Chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện trong tâm hồn chúng con. Chúa viếng thăm linh hồn chúng con qua hình bánh đơn sơ bé mọn. Chúa lưu lại trong chúng con bằng ơn thánh qua bí tích Thánh Thể. Chúng con đón Chúa là đón nhận một quà tặng tình yêu vô giá là chính Chúa trở nên lương thực thần linh nuôi dưỡng chúng con. Chúng con xin tri ân và cảm tạ Chúa.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, lời Chúa hôm nay mời gọi chúng con “hãy tha thứ cho nhau như Chúa đã tha thứ cho chúng con”. Tha thứ không phải một lần mà bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha thứ mãi mãi”. Như vậy, tha thứ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiên nhẫn để cho người xúc phạm đến chúng con có cơ hội, có thời giờ sửa đổi và làm lại cuộc đời. Chúa bảo chúng còn đừng như ông quan độc ác kia đã đối xử quá khắt khe với những con nợ của mình mà quên rằng Chúa đã từng tha thứ cho ông.
Lạy Chúa, “ai nên khôn mà không dại một lần”, xin cho chúng con nhận ra sự yếu hèn của mình để chúng con cũng biết cảm thông với những lỗi lầm của tha nhân. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường để chúng con dám bỏ qua những xúc phạm của anh em và sống hoà thuận với nhau trong yêu mến vị tha. Xin cho chúng con luôn biết dịu hiền trong lời nói hơn là lớn tiếng và thoá mạ lẫn nhau. Xin cho chúng con luôn biết khiêm tốn trong cách sống hơn là kiêu căng và xa cách anh em.
Xin Mình và Máu Thánh Chúa giúp chúng con biết sống yêu thương và tha thứ như chính Chúa đã nêu gương cho chúng con. Amen
Thứ Tư sau CN 3 Mùa chay
Mt 5,17-19
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Trong giây phút linh thiêng được đón tiếp Chúa ngự đến viếng thăm tâm hồn. Chúng con xin dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân và tâm tình ngợi khen để tôn vinh chúc tụng Chúa.
Lạy Chúa, Chúa đã xuống thế làm người để giao hòa trời với đất. Chúa đi vào trần gian để gieo hạt giống nước trời giữa nhân loại chúng con. Chúa loan truyền ơn cứu độ và ban bình an, hạnh phúc cho muôn loài thọ tạo. Hôm nay Chúa mời gọi chúng con hãy bước đi trong đường lối những huấn lệnh của Chúa để chúng con được an vui hạnh phúc ở đời này và cả đời sau. Chúa còn dạy chúng con rằng: ai trung tín trong những việc nhỏ nhất vì lòng yêu mến Chúa sẽ là người lớn nhất trong Nước trời.
Lạy Chúa Giêsu chí ái, từ đời đời Chúa đã nghĩ đến chúng con và yêu thương chúng con bằng tình yêu vô tận. Chúa cũng thấy rõ sự thấp hèn yếu đuối dễ hướng chiều về đường ác của chúng con. Xin Chúa hãy giáo dục sự tự do của chúng con theo chân thiện mỹ. Xin hãy tẩy rửa lòng chúng con khỏi mọi tội ác để chúng con biết nhận ra tình thương của Chúa và đáp lại tình thương của Chúa bằng cách yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Amen.
Thứ năm sau CN 3 Mùa chay
Lc 11,14-23
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, chúng con xin dâng lời tạ ơn tình thương của Chúa đã dành cho mỗi người chúng con. Cho dù cuộc đời chúng con còn đầy những tội lỗi và lầm lỡ, nhưng Chúa vẫn trao ban cho chúng con biết bao ơn lành hồn và xác. Chúa vẫn tiếp tục nhập thể trong cuộc đời chúng con hằng ngày qua bí tích Thánh Thể, qua cha mẹ, qua mọi người xung quanh để giúp chúng con có một cuộc sống tốt hơn. Xin cho chúng con biết trân trọng những ân ban của Chúa, và khiêm hạ đón nhận trong tâm tình cảm mến tri ân. Xin cho chúng con cũng được trở nên tấm bánh đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình và cho mọi người.
Lạy Chúa Giêsu, giữa cuộc đời còn đầy những mâu thuẫn vì sự ghen ghét và kiêu căng đã làm cho cuộc sống chung đã khổ lại càng khổ thêm. Xin tha thứ cho chúng con vì những lần chúng con đã để cho tính tự ái, lòng kiêu ngạo làm chủ đời chúng con. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự khiêm tốn để chúng con đừng bao giờ coi mình là người tài giỏi mà coi khinh khả năng của anh em. Xin loại trừ nơi chúng con sự ghen ghét đến độ làm hại tha nhân bằng việc xuyên tạc sự thật, vu khống và bỏ vạ cáo gian anh em. Xin cho chúng con biết học nơi Chúa sự dịu hiền để chúng con luôn nghĩ tốt và sống tốt với mọi người. Xin Mình và Máu Thánh Chúa biến đổi chúng con nên giống trái tim Chúa để chúng con trao ban niềm vui và hạnh phúc cho những ai đang gặp gỡ và tiếp xúc với chúng con. Amen
Thứ sáu sau CN 3 Mùa chay
Mc 12,28b-34
Lạy Chúa Giêsu, thánh Gioan đã diễn tả thật ngắn ngọn về Chúa: Chúa là tình yêu. Vì yêu nhân loại, nên Chúa đã chẳng nề gian lao vất vả. Đau khổ đắng cay. Dầm mưa giãi nắng. Yêu thương và phục vụ là biểu tượng của Chúa. Từ trẻ nhỏ đến cụ già. Từ người giầu đến người nghèo. Từ kẻ quyền thế đến kẻ thấp hèn. Chúa đều thi ân giáng phúc.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, xin cho chúng con mỗi lần được kết hiệp với Chúa qua bí tích Thánh Thể là một lần chúng con cũng trở nên giống Chúa hơn. Giống Chúa trong yêu thương, phục vụ. Giống Chúa trong cách nghĩ và cách làm. Xin cho chúng con trong đời sống hằng ngày luôn biết từ bỏ cái tôi ích kỷ để mở rộng tâm hồn đến với tha nhân. Xin cho chúng con không chỉ trao tặng nhau lời nói, ánh mắt cảm thông mà còn cả cuộc sống sẵn sàng phục vụ quên mình. Xin cho chúng con luôn quảng đại, yêu thương và phục vụ tha nhân với tất cả nhiệt tình và khả năng mà Chúa đã ban cho chúng con. Xin Chúa thêm ơn trợ giúp để chúng con luôn trung tín với giới luật yêu thương của Chúa là mến Chúa và yêu người.
Lạy Chúa là nguồn mạch tình yêu, xin cho chúng con được tắm mát trong lòng thương xót của Chúa, và xin giúp chúng con cũng biết trao ban tình yêu đó cho anh em. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 3 mùa chay
Lc 18,9-14
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Mùa chay luôn mời gọi chúng con trở về với Chúa. Trở về để sống trong ân sủng và tình thương của Chúa. Chúa mời gọi chúng con đừng đi vào con đường tội lỗi. Đó là con đường dẫn đến cái chết không chỉ ở đời này mà cả đời sau. Xin giúp chúng con biết thành tâm sám hối tội lỗi của mình, biết dâng lên Chúa quá khứ tội lỗi của chúng con. Xin Chúa hãy mặc cho chúng con chiếc áo ân sủng của Chúa để loại trừ những tính hư nết xấu trong con người cũ chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến, có lẽ Chúa cũng rất đau khổ khi nhìn thấy những gì đang diễn ra trong thế giới quanh con. Một thế giới mà Chúa đã tạo dựng từ ban đầu đều tốt đẹp. Thế mà, ngày nay đang có nguy cơ bị hủy diệt bởi tội lỗi chúng con. Chúa rất buồn vì đời sống thiếu nhân cách, thiếu tình người của nhân loại chúng con. Ngay cả bản thân chúng con, có lẽ Chúa cũng rất buồn vì những lần chúng con đã lạc xa tình Chúa. Chúng con đã buông mình theo những đam mê xác thịt bất chính, chúng con đã để lòng trí mình xuôi theo những tư tưởng, những toan tính tội lỗi. Xin Chúa là Đấng lòng lành vô cùng, xin thương tha thứ cho tội lỗi chúng con.
Lạy Chúa, Chúa là tình yêu, là sự tha thứ và khoan dung. Xin tha thứ cho những yếu đuối của chúng con. Xin thương xót chúng con là kẻ tội lỗi.Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Không phải thế đâu
Lm. Jude Siciliano, OP
07:09 04/03/2010
CHÚA NHẬT 3 MÙA CHAY C
Xh 3: 1-8a, 13-15; Cr 10: 1-6, 10-12; Lc 13: 1-9
Dù chúng ta tự coi mình là những người hiện đại, đôi khi chúng ta có thể vẫn có những ý tưởng lạc hậu. Có thể chúng ta không dám đi dưới cầu thang hay chỗ con mèo mun vừa chạy qua vì sợ xui xẻo. Có thể chúng ta bắt chéo ngón tay, cầu mong chuyện rủi ro của người khác không xảy đến với mình. Chúng ta có thể không có những hành động mê tín như thế, vậy những hành động dưới đây thì sao? Khi thấy ai đó làm điều sai trái, chúng ta liền cảnh cáo: “Coi chừng Chúa phạt!” Đôi khi nhiều bậc cha mẹ cũng dùng lời này để đe doạ, sửa sai cho con mình (việc dạy bảo con cái là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng hy sinh cả đời. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy có càng nhiều sự trợ giúp trong việc này càng tốt, họ thậm chí nại tới danh Thiên Chúa như một đồng minh để răn dạy con).
Có những người tôi ước gì Chúa sẽ phạt họ ngay lập tức. Tôi có sẵn một danh sách các nhà độc tài, những kẻ hà hiếp bóc lột người nghèo, những nhà tài phiệt ăn cắp tiền tiết kiệm của dân…Nhưng trong thực tế, Thiên Chúa đã không hành động theo cách đó. Nhiều người trong chúng ta vẫn còn bám vào niềm tin bình dân ngày xưa: điều rủi ro là hình phạt của Thiên Chúa vì một tội nào đó. Một bà quả phụ đã từng nói với tôi rằng: “Tôi không biết mình đã làm gì sai trái mà Thiên Chúa lại phạt tôi và cất đi người chồng của tôi?”
Chúng ta có thể cảm nhận hơi hướm của niềm tin kiểu này trong bài Tin Mừng hôm nay, các tai hoạ xảy ra chính là hình phạt của Thiên Chúa vì người ta làm điều sai trái. Rõ ràng tháp Si-lô-ac đã đổ và mười tám người đã bị đè chết (một sự kiện nhỏ làm nhiều người liên tưởng tới đại hoạ ở Haiti vừa qua) và Phi-la-tô đã ra lệnh xử tử vài người Ga-li-lê. Những người đương thời với Đức Giêsu kết luận ra sao? Họ nói rằng những nạn nhân tội nghiệp này đã bị phạt vì tội của họ. Hiển nhiên, Chúa Giêsu đã phải đặt lại vấn đề. Ngài hỏi, phải chăng những người Ga-li-lê bị giết chết đó, hay những người bị tháp Si-lô-ác đè chết, là những kẻ “tội lỗi hơn những người khác”…? Nói cách khác, phải chăng họ bị phạt vì tội của họ? Nếu ai đó muốn đặt tựa đề cho bài Tin Mừng hôm nay và treo trước cửa nhà thờ, thì đó phải là câu trả lời của Chúa Giêsu, “Không phải thế đâu!”.
Điều Chúa Giêsu đòi hỏi thính giả của Ngài, những người tường thuật cho Ngài những thảm kịch mới xảy ra, là phải thay đổi lối nhìn. Thay vì vội vã kết luận những nạn nhân kia đã phạm tội, họ cần phải nhìn vào chính mình và hậu quả họ phải chịu vì tội của bản thân.
Có vẻ như nhiều người đã trải qua cuộc đời giàu có sung sướng này mà không phải chịu bất kỳ hậu quả xấu do việc gian ác họ làm. Nhưng, tội vẫn để lại những hậu quả thực sự, không chỉ ở đời sau, mà ngay trong chính cuộc đời hiện tại.
Mỗi người có thể tự liệt kê một loạt những hậu quả của tội trong cuộc đời mình, nhưng tôi cũng xin gợi nên một vài trong số đó: nếu chúng ta thờ ơ trước những đau khổ của người nghèo thì làm sao con tim trai đá của ta có thể dệt nên mối tương quan yêu thương, nồng ấm? Nếu chúng ta nói dối hay bơm phồng sự thật vì lợi bản thân, hỏi rằng còn ai dám tin tưởng mà chia sẻ cuộc đời của họ với chúng ta? Nếu chúng ta gian dối trong công việc để trục lợi hay để tiến thân, thì hỏi rằng liệu chúng ta còn cơ hội tìm thấy sự tín nhiệm của các bạn đồng nghiệp không? Nếu chúng ta giải quyết những tình huống khó khăn bằng những lời nói thô bạo, những hành động bạo lực, hỏi rằng liệu có ai dám dành thơi gian và sức lực để thăng tiến tình bạn hay kết hôn với ta – và đâu là những hậu quả mà hành động này sẽ để lại gì nơi con cái chúng ta khi chúng cũng gặp phải những khó khăn trong các mối tương quan? Nếu các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội bao che những hành vi lạm dụng của hàng giáo sĩ và việc sử dụng các nguồn quỹ không đúng mục đích, thì hỏi làm sao chúng ta có thể xây dựng một cộng đoàn tín hữu vững mạnh được? Nếu chính phủ đổ dồn nhiều tiền của vào vũ khí hơn là vào việc giáo dục, các dịch vụ săn sóc sức khoẻ và nhu cầu của các công dân nghèo, thì hỏi rằng liệu những người bị lãng quên này có sẵn sàng trở thành những công dân đóng góp tích cực trong tương lai cho đất nước không?
Phải chăng những người bất hạnh đang phải chịu hình phạt vì tội của họ? “Không phải thế đâu!” Sự bất hạnh không phải là bằng chứng về tội của một người hay một quốc gia. Haiti xảy ra trận động đất kinh hoàng không phải do, như Pat. Robertson nói, “họ thoả thuận với sự dữ.” Dầu vậy, như chúng ta vẫn cảm nghiệm trong cuộc sống của mình, tội lỗi có thể có những hậu quả thật tàn khốc hoặc thi thoảng ngay trong hiện tại, hoặc trong tương lai không quá xa.
Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta xét lại đời sống mình và sám hối vì những tội mình đã phạm. Nếu dám bỏ ra ít phút để suy gẫm, chúng ta dễ thấy được những hệ quả xấu do tội của chúng ta gây ra. Điều gì đang đổ vỡ trong cuộc đời chúng ta? Điều gì gây đau lòng? Chúng ta đang bị mắc kẹt ở đâu trong hành trình tâm linh của mình?
Thiên Chúa của Mô-sê trong bài đọc một đã khẳng định cho mình một danh tính. Vị Thiên Chúa mà Mô-sê đã nghe tiếng Người trong bụi gai cháy cũng chính là vị Thiên Chúa đã gọi tổ tiên dân It-ra-en ra khỏi ách nô lệ để đến với một tương lai mới, tươi sáng hơn, một nơi trao ban sức sống mới. Thiên Chúa hứa với Mô-sê sẽ giải phóng dân khỏi ách nô lệ Ai Cập và dẫn đưa họ đến một vùng đất mênh mông, xanh tươi, “một vùng đất chảy sữa và mật” Đó chẳng phải là một hình ảnh ám chỉ khá hay về việc tha tội hay sao? “Một vùng đất rộng rãi chảy sữa và mật.” Thiên Chúa giải thoát chúng ta ra khỏi vùng đất chật hẹp và tù túng của tội lỗi và những hậu quả của nó, rồi dẫn chúng ta vào vùng đất của sự thứ tha - một đời sống mới, mát mẻ và tự do.
Để làm mới cuộc xuất hành mới Thiên Chúa đang trao ban cho chúng ta, Chúa Giêsu đã dùng một dụ ngôn. Chúng ta đừng vội tìm xem dụ ngôn này muốn ngụ ý điều gì, theo kiểu Thiên Chúa là ông chủ vườn, là người muốn chặt bỏ những kẻ tội lỗi – những cây không có trái. Hãy lắng nghe toàn bộ dụ ngôn và hãy cảm nhận hiệu quả của nó. Cho đến nay, cây vả vẫn chẳng có giá trị gì. Một cây ăn trái mà lại chẳng có trái thì liệu có ích gì không? Nó đã được cho rất nhiều thời gian để sinh trái; ông chủ vườn nói rằng ông đã đến tìm trái cây vả đến ba năm rồi. Ông ta thật kiên nhẫn.
Nhưng chính lúc chúng ta hết kiên nhẫn, thì các tình tiết của câu truyện lại khiến chúng ta ngạc nhiên. Cuối cùng, trình thuật này là một dụ ngôn, chứ không phải là một trình thuật về một người nông dân bình thường với một cây ăn trái không giá trị. Cây vả đã được cho thêm thời gian và sự săn sóc. Liệu điều đó có khiến đầu óc thực tế và tằn tiện của chúng ta sao kinh ngạc hay không? Tại sao lại phải mạo hiểm tốn kém thời gian, sức lực và tiền của vào điều mà tới nay vẫn là một thất bại? Điều đó chẳng ý nghĩa gì! Nhưng đối với các bậc làm cha mẹ thì nó thật sự mang nhiều ý nghĩa nếu họ không mất hy vọng vào những đứa con bướng bỉnh, ưa chống đối; nếu họ tiếp tục bỏ công sức ra để cứu một đứa con mà những người khác nói họ đừng hy vọng gì ở nó nữa. Các bậc cha mẹ và những người yêu nhau “hiểu” dụ ngôn này.
Và chúng ta cũng vậy, nếu trong suốt mùa chay này chúng ta lại đối diện với tội của mình và cảm thấy lưỡng lự hoặc thấy mình không thể thay đổi. Dụ ngôn chính là một cái huých nhẹ của ân sủng. Đó là một giọng nói lôi kéo, như giọng nói Mô-sê đã nghe thấy, mời gọi chúng ta ra khỏi nơi bị tội lỗi kiềm chế để bước vào một “vùng đất rộng rãi, thoáng mát và tự do”. Thế nào là sự tha thứ tội lỗi? Đó như một vùng đất hứa, một “vùng đất chảy sữa và mật ong.”
Thiên Chúa của chúng ta đầy lòng thương xót, qua Đức Giêsu, đã tỏ lộ cho chúng ta sự kiên nhẫn của Người và cho chúng ta thêm thời gian. Có lẽ chúng ta đã hết kiên nhẫn với một số người và tự hỏi, “Tại sao Thiên Chúa lại không phạt kẻ xấu xa đó?” Áp dụng vào chính mình chúng ta thậm chí có thể nói rằng, “Tôi không thể tin được Thiên Chúa lại tha tội cho tôi vì tôi đã phạm đi phạm lại một tội cũ.” Nhưng dụ ngôn mà chúng ta nghe hôm nay lại là một dụ ngôn về lòng thương xót vô biên và luôn có cơ hội thứ hai – tới một giới hạn. Có lẽ hạn định, “xin cứ để nó lại năm nay nữa,” không hẳn là một lời răn đe cho bằng đó là một ân huệ.
Tôi không biết các bạn thế nào, chứ còn tôi thì chắc chắn tôi sẽ làm việc hết sức khi tôi biết hạn chót của mình. Các trường học cũng vậy: các bài thi cũng phải được hoàn thành vào một ngày ấn định. Nếu bạn không nộp bài vào ngày đó, điểm số của bạn sẽ bị trừ bớt một số phần trăm theo quy định. Dụ ngôn có một kết thúc đáng ngại. Người làm vườn xin thêm một năm nữa để anh có thể chăm sóc, vun trồng và bón phân cho cây. Khi đó, hạn định được đặt ra. Nếu cây ra trái, nó sẽ có một tương lai. Hãy nghe tiếng của người làm vườn, “nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.” Điều đó có lẽ đã mồi lên một đống lửa bên dưới chúng ta! Có thể đó là một ân huệ, một ngọn lửa khiến chúng ta phải chuyển động, phải thay đổi.
Chúng ta không hành động đơn độc một mình. Sau cùng, đó là một dụ ngôn tin mừng và là Tin Mừng về ân sủng. Chúng ta sẽ được giúp, nếu chúng ta muốn thay đổi. Chúng ta được “săn sóc” ân cần bởi một người làm vườn đầy tình thương, là người sẽ giúp chúng ta trổ sinh hoa trái của sự hoán cải và sống đúng với cương vị người môn đệ. Thời khắc thay đổi chính là lúc này đây. Chúng ta không biết mình còn được bao nhiều thời gian. Như những người trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, thời khắc kết thúc cuộc đời họ đến thật nhanh và không hề được báo trước – như một toà tháp bất ngờ ập xuống.
Đó cũng không nói về cái chết. Chúng ta cần quan tâm đến những dấu hiệu cảnh báo trong tương quan của chúng ta và những ưu tiên. Chúng ta đang dồn hết sức lực của mình vào đâu? Điều đó sẽ trổ sinh hoa trái hay chúng ta lại trở thành một cây cằn cỗi, không hoa không trái? Chúng ta sẽ gặp một kết cục nào: một cuộc hôn nhân thất bại, một đứa trẻ bướng bỉnh, một tình bạn bị đánh mất. Hay liệu có kịp giúp một người thiếu thốn mà trước đây chúng ta vẫn thờ ờ làm ngơ không?
Anh em Học Viện Đaminh Gò Vấp chuyển ngữ
Xh 3: 1-8a, 13-15; Cr 10: 1-6, 10-12; Lc 13: 1-9
Dù chúng ta tự coi mình là những người hiện đại, đôi khi chúng ta có thể vẫn có những ý tưởng lạc hậu. Có thể chúng ta không dám đi dưới cầu thang hay chỗ con mèo mun vừa chạy qua vì sợ xui xẻo. Có thể chúng ta bắt chéo ngón tay, cầu mong chuyện rủi ro của người khác không xảy đến với mình. Chúng ta có thể không có những hành động mê tín như thế, vậy những hành động dưới đây thì sao? Khi thấy ai đó làm điều sai trái, chúng ta liền cảnh cáo: “Coi chừng Chúa phạt!” Đôi khi nhiều bậc cha mẹ cũng dùng lời này để đe doạ, sửa sai cho con mình (việc dạy bảo con cái là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng hy sinh cả đời. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy có càng nhiều sự trợ giúp trong việc này càng tốt, họ thậm chí nại tới danh Thiên Chúa như một đồng minh để răn dạy con).
Có những người tôi ước gì Chúa sẽ phạt họ ngay lập tức. Tôi có sẵn một danh sách các nhà độc tài, những kẻ hà hiếp bóc lột người nghèo, những nhà tài phiệt ăn cắp tiền tiết kiệm của dân…Nhưng trong thực tế, Thiên Chúa đã không hành động theo cách đó. Nhiều người trong chúng ta vẫn còn bám vào niềm tin bình dân ngày xưa: điều rủi ro là hình phạt của Thiên Chúa vì một tội nào đó. Một bà quả phụ đã từng nói với tôi rằng: “Tôi không biết mình đã làm gì sai trái mà Thiên Chúa lại phạt tôi và cất đi người chồng của tôi?”
Chúng ta có thể cảm nhận hơi hướm của niềm tin kiểu này trong bài Tin Mừng hôm nay, các tai hoạ xảy ra chính là hình phạt của Thiên Chúa vì người ta làm điều sai trái. Rõ ràng tháp Si-lô-ac đã đổ và mười tám người đã bị đè chết (một sự kiện nhỏ làm nhiều người liên tưởng tới đại hoạ ở Haiti vừa qua) và Phi-la-tô đã ra lệnh xử tử vài người Ga-li-lê. Những người đương thời với Đức Giêsu kết luận ra sao? Họ nói rằng những nạn nhân tội nghiệp này đã bị phạt vì tội của họ. Hiển nhiên, Chúa Giêsu đã phải đặt lại vấn đề. Ngài hỏi, phải chăng những người Ga-li-lê bị giết chết đó, hay những người bị tháp Si-lô-ác đè chết, là những kẻ “tội lỗi hơn những người khác”…? Nói cách khác, phải chăng họ bị phạt vì tội của họ? Nếu ai đó muốn đặt tựa đề cho bài Tin Mừng hôm nay và treo trước cửa nhà thờ, thì đó phải là câu trả lời của Chúa Giêsu, “Không phải thế đâu!”.
Điều Chúa Giêsu đòi hỏi thính giả của Ngài, những người tường thuật cho Ngài những thảm kịch mới xảy ra, là phải thay đổi lối nhìn. Thay vì vội vã kết luận những nạn nhân kia đã phạm tội, họ cần phải nhìn vào chính mình và hậu quả họ phải chịu vì tội của bản thân.
Có vẻ như nhiều người đã trải qua cuộc đời giàu có sung sướng này mà không phải chịu bất kỳ hậu quả xấu do việc gian ác họ làm. Nhưng, tội vẫn để lại những hậu quả thực sự, không chỉ ở đời sau, mà ngay trong chính cuộc đời hiện tại.
Mỗi người có thể tự liệt kê một loạt những hậu quả của tội trong cuộc đời mình, nhưng tôi cũng xin gợi nên một vài trong số đó: nếu chúng ta thờ ơ trước những đau khổ của người nghèo thì làm sao con tim trai đá của ta có thể dệt nên mối tương quan yêu thương, nồng ấm? Nếu chúng ta nói dối hay bơm phồng sự thật vì lợi bản thân, hỏi rằng còn ai dám tin tưởng mà chia sẻ cuộc đời của họ với chúng ta? Nếu chúng ta gian dối trong công việc để trục lợi hay để tiến thân, thì hỏi rằng liệu chúng ta còn cơ hội tìm thấy sự tín nhiệm của các bạn đồng nghiệp không? Nếu chúng ta giải quyết những tình huống khó khăn bằng những lời nói thô bạo, những hành động bạo lực, hỏi rằng liệu có ai dám dành thơi gian và sức lực để thăng tiến tình bạn hay kết hôn với ta – và đâu là những hậu quả mà hành động này sẽ để lại gì nơi con cái chúng ta khi chúng cũng gặp phải những khó khăn trong các mối tương quan? Nếu các nhà lãnh đạo trong Giáo Hội bao che những hành vi lạm dụng của hàng giáo sĩ và việc sử dụng các nguồn quỹ không đúng mục đích, thì hỏi làm sao chúng ta có thể xây dựng một cộng đoàn tín hữu vững mạnh được? Nếu chính phủ đổ dồn nhiều tiền của vào vũ khí hơn là vào việc giáo dục, các dịch vụ săn sóc sức khoẻ và nhu cầu của các công dân nghèo, thì hỏi rằng liệu những người bị lãng quên này có sẵn sàng trở thành những công dân đóng góp tích cực trong tương lai cho đất nước không?
Phải chăng những người bất hạnh đang phải chịu hình phạt vì tội của họ? “Không phải thế đâu!” Sự bất hạnh không phải là bằng chứng về tội của một người hay một quốc gia. Haiti xảy ra trận động đất kinh hoàng không phải do, như Pat. Robertson nói, “họ thoả thuận với sự dữ.” Dầu vậy, như chúng ta vẫn cảm nghiệm trong cuộc sống của mình, tội lỗi có thể có những hậu quả thật tàn khốc hoặc thi thoảng ngay trong hiện tại, hoặc trong tương lai không quá xa.
Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta xét lại đời sống mình và sám hối vì những tội mình đã phạm. Nếu dám bỏ ra ít phút để suy gẫm, chúng ta dễ thấy được những hệ quả xấu do tội của chúng ta gây ra. Điều gì đang đổ vỡ trong cuộc đời chúng ta? Điều gì gây đau lòng? Chúng ta đang bị mắc kẹt ở đâu trong hành trình tâm linh của mình?
Thiên Chúa của Mô-sê trong bài đọc một đã khẳng định cho mình một danh tính. Vị Thiên Chúa mà Mô-sê đã nghe tiếng Người trong bụi gai cháy cũng chính là vị Thiên Chúa đã gọi tổ tiên dân It-ra-en ra khỏi ách nô lệ để đến với một tương lai mới, tươi sáng hơn, một nơi trao ban sức sống mới. Thiên Chúa hứa với Mô-sê sẽ giải phóng dân khỏi ách nô lệ Ai Cập và dẫn đưa họ đến một vùng đất mênh mông, xanh tươi, “một vùng đất chảy sữa và mật” Đó chẳng phải là một hình ảnh ám chỉ khá hay về việc tha tội hay sao? “Một vùng đất rộng rãi chảy sữa và mật.” Thiên Chúa giải thoát chúng ta ra khỏi vùng đất chật hẹp và tù túng của tội lỗi và những hậu quả của nó, rồi dẫn chúng ta vào vùng đất của sự thứ tha - một đời sống mới, mát mẻ và tự do.
Để làm mới cuộc xuất hành mới Thiên Chúa đang trao ban cho chúng ta, Chúa Giêsu đã dùng một dụ ngôn. Chúng ta đừng vội tìm xem dụ ngôn này muốn ngụ ý điều gì, theo kiểu Thiên Chúa là ông chủ vườn, là người muốn chặt bỏ những kẻ tội lỗi – những cây không có trái. Hãy lắng nghe toàn bộ dụ ngôn và hãy cảm nhận hiệu quả của nó. Cho đến nay, cây vả vẫn chẳng có giá trị gì. Một cây ăn trái mà lại chẳng có trái thì liệu có ích gì không? Nó đã được cho rất nhiều thời gian để sinh trái; ông chủ vườn nói rằng ông đã đến tìm trái cây vả đến ba năm rồi. Ông ta thật kiên nhẫn.
Nhưng chính lúc chúng ta hết kiên nhẫn, thì các tình tiết của câu truyện lại khiến chúng ta ngạc nhiên. Cuối cùng, trình thuật này là một dụ ngôn, chứ không phải là một trình thuật về một người nông dân bình thường với một cây ăn trái không giá trị. Cây vả đã được cho thêm thời gian và sự săn sóc. Liệu điều đó có khiến đầu óc thực tế và tằn tiện của chúng ta sao kinh ngạc hay không? Tại sao lại phải mạo hiểm tốn kém thời gian, sức lực và tiền của vào điều mà tới nay vẫn là một thất bại? Điều đó chẳng ý nghĩa gì! Nhưng đối với các bậc làm cha mẹ thì nó thật sự mang nhiều ý nghĩa nếu họ không mất hy vọng vào những đứa con bướng bỉnh, ưa chống đối; nếu họ tiếp tục bỏ công sức ra để cứu một đứa con mà những người khác nói họ đừng hy vọng gì ở nó nữa. Các bậc cha mẹ và những người yêu nhau “hiểu” dụ ngôn này.
Và chúng ta cũng vậy, nếu trong suốt mùa chay này chúng ta lại đối diện với tội của mình và cảm thấy lưỡng lự hoặc thấy mình không thể thay đổi. Dụ ngôn chính là một cái huých nhẹ của ân sủng. Đó là một giọng nói lôi kéo, như giọng nói Mô-sê đã nghe thấy, mời gọi chúng ta ra khỏi nơi bị tội lỗi kiềm chế để bước vào một “vùng đất rộng rãi, thoáng mát và tự do”. Thế nào là sự tha thứ tội lỗi? Đó như một vùng đất hứa, một “vùng đất chảy sữa và mật ong.”
Thiên Chúa của chúng ta đầy lòng thương xót, qua Đức Giêsu, đã tỏ lộ cho chúng ta sự kiên nhẫn của Người và cho chúng ta thêm thời gian. Có lẽ chúng ta đã hết kiên nhẫn với một số người và tự hỏi, “Tại sao Thiên Chúa lại không phạt kẻ xấu xa đó?” Áp dụng vào chính mình chúng ta thậm chí có thể nói rằng, “Tôi không thể tin được Thiên Chúa lại tha tội cho tôi vì tôi đã phạm đi phạm lại một tội cũ.” Nhưng dụ ngôn mà chúng ta nghe hôm nay lại là một dụ ngôn về lòng thương xót vô biên và luôn có cơ hội thứ hai – tới một giới hạn. Có lẽ hạn định, “xin cứ để nó lại năm nay nữa,” không hẳn là một lời răn đe cho bằng đó là một ân huệ.
Tôi không biết các bạn thế nào, chứ còn tôi thì chắc chắn tôi sẽ làm việc hết sức khi tôi biết hạn chót của mình. Các trường học cũng vậy: các bài thi cũng phải được hoàn thành vào một ngày ấn định. Nếu bạn không nộp bài vào ngày đó, điểm số của bạn sẽ bị trừ bớt một số phần trăm theo quy định. Dụ ngôn có một kết thúc đáng ngại. Người làm vườn xin thêm một năm nữa để anh có thể chăm sóc, vun trồng và bón phân cho cây. Khi đó, hạn định được đặt ra. Nếu cây ra trái, nó sẽ có một tương lai. Hãy nghe tiếng của người làm vườn, “nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.” Điều đó có lẽ đã mồi lên một đống lửa bên dưới chúng ta! Có thể đó là một ân huệ, một ngọn lửa khiến chúng ta phải chuyển động, phải thay đổi.
Chúng ta không hành động đơn độc một mình. Sau cùng, đó là một dụ ngôn tin mừng và là Tin Mừng về ân sủng. Chúng ta sẽ được giúp, nếu chúng ta muốn thay đổi. Chúng ta được “săn sóc” ân cần bởi một người làm vườn đầy tình thương, là người sẽ giúp chúng ta trổ sinh hoa trái của sự hoán cải và sống đúng với cương vị người môn đệ. Thời khắc thay đổi chính là lúc này đây. Chúng ta không biết mình còn được bao nhiều thời gian. Như những người trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, thời khắc kết thúc cuộc đời họ đến thật nhanh và không hề được báo trước – như một toà tháp bất ngờ ập xuống.
Đó cũng không nói về cái chết. Chúng ta cần quan tâm đến những dấu hiệu cảnh báo trong tương quan của chúng ta và những ưu tiên. Chúng ta đang dồn hết sức lực của mình vào đâu? Điều đó sẽ trổ sinh hoa trái hay chúng ta lại trở thành một cây cằn cỗi, không hoa không trái? Chúng ta sẽ gặp một kết cục nào: một cuộc hôn nhân thất bại, một đứa trẻ bướng bỉnh, một tình bạn bị đánh mất. Hay liệu có kịp giúp một người thiếu thốn mà trước đây chúng ta vẫn thờ ờ làm ngơ không?
Anh em Học Viện Đaminh Gò Vấp chuyển ngữ
Hy Lễ Tình Yêu
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
08:01 04/03/2010
Trong mỗi Thánh Lễ được cử hành, đều là Hy Lễ của Tình Yêu mà của lễ tình yêu vẹn toàn không do con người làm nên nhưng lại do chính Chúa Cha ban tặng: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16).
Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4, 8)
Khi định nghĩa “Thiên Chúa là Tình Yêu”, Thánh Gioan không bổ sung vào cho Thiên Chúa điều gì mà do chính cảm nghiệm về Tình Yêu Thiên Chúa, Thánh Gioan nói lên điều chính yếu ngài đã cảm nghiệm.
Tình Yêu Thiên Chúa, muốn hiểu được huyền nhiệm của tình yêu, con người cần sống trong tình yêu, không những sống mà còn lặn ngụp trong tình yêu mới hiểu rõ phần nào tình yêu Chúa yêu thương. Thánh Lễ có thể nói là lặn ngụp trong tình yêu để hiểu biết về Tình Yêu Thiên Chúa đã yêu thương.
Thiên Chúa yêu thương đến nỗi… là một diễn tả sâu xa của cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa, xuất phát từ trong tận đáy lòng đã chiêm nghiệm, đã chịu xâu xé trong con người mỏng dòn của mình về nỗi niềm: “con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến,
phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8, 5). Chẳng là gì nhưng lại có tất cả vì được Thiên Chúa yêu thương. Chính Tình Yêu của Người mà “Chúa đã không để con đời đời mà lại sinh ra con, cho con làm người” (Kinh cám ơn). Con người được sống trong tình yêu Thiên Chúa, được tự do, được nhận lãnh muôn vàn hồng phúc từ nơi Người mà con người chẳng có công lênh chi. “Quả vậy, Thiên Chúa đã phán với ông Mô-sê: Ta muốn thương xót ai thì thương xót, muốn cảm thương ai thì cảm thương. Vậy người ta được chọn không phải vì muốn hay chạy vạy, nhưng vì được Thiên Chúa thương xót” (Rm 9, 15 – 16).
Tội hồng phúc (Augustine)
Tình Yêu làm cho tội trở thành hồng phúc. Không ở đâu khác Tình Yêu của Chúa Cha quá yêu thương đến nỗi ban Con Một Của Người. Con người tội lỗi đáng ra bị lên án bị xét xử, nhưng trong tình yêu của Cha, Cha đã thực hiện điều hết sức phi thường, không thể hiểu thấu. Cha là nguồn Tình Yêu tuyệt đối, một Tình yêu tuyệt đối là một tình yêu trao ban tất cả để cứu con người, để sinh lại con người trong tinh tuyền, thánh thiện. Không ai đủ thánh thiện, vô tỳ vết như Con Cha là Chúa Giêsu làm người ở giữa nhân loại. Chúa Giêsu là của lễ tinh tuyền Chúa Cha ban cho nhân loại, Người đã trở thành hiến lễ và hy lễ tình yêu.
Chúa Cha là nguồn Tình Yêu tuyệt đối nên cũng là chờ đợi tuyệt đối để thánh hóa nhân loại trong Người Con Một của mình. Hy lễ của Chúa Giêsu đã hoàn tất trên Thập Giá nay vẫn còn tiếp tục được phó nộp cho nhân loại trong từng Thánh Lễ. Thánh Cypriano diễn tả “Hy tế chúng ta dâng là cuộc khổ nạn của Chúa Kitô”. Con người vẫn lỗi phạm, Con Thiên Chúa vẫn chịu phó nộp, để nhờ Con Một Của Người mà nhân loại được cứu thoát. Đó là hy lễ tình yêu mà hiến lễ chính là Con Thiên Chúa.
Tội trở nên hồng phúc vì con người tội nhân được chính Chúa Giêsu Kitô chết thay cho tội của họ. Nhiều lần bị phó nộp và nhiều lần chết thay cho đến khi con người được tháp nhập và sinh lại hoàn toàn trong Chúa Kitô. Thánh Gregoire diễn tả “Mặc dù Chúa Kitô không chết lại một lần nữa, nhưng Ngài vẫn chịu đau khổ một lần nữa vì chúng ta trong huyền nhiệm của Thánh Lễ”. Tình Yêu tuyệt đối là như thế, đã yêu thương, thương yêu đến tận cùng, cho đến khi con người chịu khuất phục vì tình yêu để sinh lại trong Tình yêu.
Tham dự Thánh lễ, không chỉ là một hành vi thờ phượng của nhân loại mà còn là được chết đi với tội lỗi và sinh lại trong Chúa Giêsu Kitô: “Đức Ki-tô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” (2Cor 5, 15). Mỗi Thánh Lễ đều mang một hiệu quả đích thực là được sinh lại trong Chúa Kitô.
Hy Lễ Con Thiên Chúa.
Lời giới thiệu của thánh Gioan Tẩy Giả bên bờ sông Giođan vẫn hiệu lực khi giới thiệu về Chúa Giêsu “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng Xóa tội trần gian” (Ga 1, 29).
Chúa Giêsu là Của lể, là Hy lễ, Hiến lễ và cũng chính là Chủ tế dâng Thánh lễ. Không thể có bàn tay nào, của lễ nào đủ tinh tuyền để dâng lên Chúa Cha, tiên tri Malakhi loan báo trước “ĐỨC CHÚA các đạo binh phán, và Ta chẳng ưng nhận lễ phẩm từ tay các ngươi dâng. Quả thật, từ đông sang tây, Danh Ta thật cao cả giữa chư dân; và ở khắp nơi, người ta dâng lễ hy sinh và lễ vật tinh tuyền kính Danh Ta, bởi vì Danh Ta thật cao cả giữa chư dân” (Ml 1, 11).
Hy lễ Tình Yêu cao quý và xứng đáng dâng lên Chúa Cha vì Hy lễ vô tỳ tích của Con Một Cha, do chính Chúa Giêsu Kitô ở giữa nhân loại dâng lên Chúa Cha. Con người tội lỗi được tháp nhập vào trong Chúa Kitô thánh thiện, để tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa mà dâng lên Chúa Cha của lễ tầm thường và hoen úa của nhân loại. Nhờ Con Một của Cha ban tặng mà từ Đông sang Tây mới có những hiến lễ tinh tuyền dâng lên Chúa Cha. Đó là Hy Lễ Tình Yêu, cần được sống cần được tháp nhập mỗi ngày để được sống trong tình yêu và ngụp lặn trong tình yêu.
Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ, cả chủ tế và cộng đoàn đều được tháp nhập vào trong Chúa Kitô để dâng hy lễ đời thường của mình. Chúng ta được biến đổi, chúng ta được thanh tẩy khỏi tội lỗi, chúng ta được tham dự vào việc thờ phượng chính đáng, quy hướng về Thiên chúa. Đừng bao giờ từ chối Thánh lễ, đừng bao giờ phí phạm của lễ đời thường của chính mình. Vì trong Chúa kitô, chúng ta được biến đổi, “Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.” (Pl 3, 21).
Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4, 8)
Khi định nghĩa “Thiên Chúa là Tình Yêu”, Thánh Gioan không bổ sung vào cho Thiên Chúa điều gì mà do chính cảm nghiệm về Tình Yêu Thiên Chúa, Thánh Gioan nói lên điều chính yếu ngài đã cảm nghiệm.
Tình Yêu Thiên Chúa, muốn hiểu được huyền nhiệm của tình yêu, con người cần sống trong tình yêu, không những sống mà còn lặn ngụp trong tình yêu mới hiểu rõ phần nào tình yêu Chúa yêu thương. Thánh Lễ có thể nói là lặn ngụp trong tình yêu để hiểu biết về Tình Yêu Thiên Chúa đã yêu thương.
Thiên Chúa yêu thương đến nỗi… là một diễn tả sâu xa của cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa, xuất phát từ trong tận đáy lòng đã chiêm nghiệm, đã chịu xâu xé trong con người mỏng dòn của mình về nỗi niềm: “con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến,
phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?” (Tv 8, 5). Chẳng là gì nhưng lại có tất cả vì được Thiên Chúa yêu thương. Chính Tình Yêu của Người mà “Chúa đã không để con đời đời mà lại sinh ra con, cho con làm người” (Kinh cám ơn). Con người được sống trong tình yêu Thiên Chúa, được tự do, được nhận lãnh muôn vàn hồng phúc từ nơi Người mà con người chẳng có công lênh chi. “Quả vậy, Thiên Chúa đã phán với ông Mô-sê: Ta muốn thương xót ai thì thương xót, muốn cảm thương ai thì cảm thương. Vậy người ta được chọn không phải vì muốn hay chạy vạy, nhưng vì được Thiên Chúa thương xót” (Rm 9, 15 – 16).
Tội hồng phúc (Augustine)
Tình Yêu làm cho tội trở thành hồng phúc. Không ở đâu khác Tình Yêu của Chúa Cha quá yêu thương đến nỗi ban Con Một Của Người. Con người tội lỗi đáng ra bị lên án bị xét xử, nhưng trong tình yêu của Cha, Cha đã thực hiện điều hết sức phi thường, không thể hiểu thấu. Cha là nguồn Tình Yêu tuyệt đối, một Tình yêu tuyệt đối là một tình yêu trao ban tất cả để cứu con người, để sinh lại con người trong tinh tuyền, thánh thiện. Không ai đủ thánh thiện, vô tỳ vết như Con Cha là Chúa Giêsu làm người ở giữa nhân loại. Chúa Giêsu là của lễ tinh tuyền Chúa Cha ban cho nhân loại, Người đã trở thành hiến lễ và hy lễ tình yêu.
Chúa Cha là nguồn Tình Yêu tuyệt đối nên cũng là chờ đợi tuyệt đối để thánh hóa nhân loại trong Người Con Một của mình. Hy lễ của Chúa Giêsu đã hoàn tất trên Thập Giá nay vẫn còn tiếp tục được phó nộp cho nhân loại trong từng Thánh Lễ. Thánh Cypriano diễn tả “Hy tế chúng ta dâng là cuộc khổ nạn của Chúa Kitô”. Con người vẫn lỗi phạm, Con Thiên Chúa vẫn chịu phó nộp, để nhờ Con Một Của Người mà nhân loại được cứu thoát. Đó là hy lễ tình yêu mà hiến lễ chính là Con Thiên Chúa.
Tội trở nên hồng phúc vì con người tội nhân được chính Chúa Giêsu Kitô chết thay cho tội của họ. Nhiều lần bị phó nộp và nhiều lần chết thay cho đến khi con người được tháp nhập và sinh lại hoàn toàn trong Chúa Kitô. Thánh Gregoire diễn tả “Mặc dù Chúa Kitô không chết lại một lần nữa, nhưng Ngài vẫn chịu đau khổ một lần nữa vì chúng ta trong huyền nhiệm của Thánh Lễ”. Tình Yêu tuyệt đối là như thế, đã yêu thương, thương yêu đến tận cùng, cho đến khi con người chịu khuất phục vì tình yêu để sinh lại trong Tình yêu.
Tham dự Thánh lễ, không chỉ là một hành vi thờ phượng của nhân loại mà còn là được chết đi với tội lỗi và sinh lại trong Chúa Giêsu Kitô: “Đức Ki-tô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” (2Cor 5, 15). Mỗi Thánh Lễ đều mang một hiệu quả đích thực là được sinh lại trong Chúa Kitô.
Hy Lễ Con Thiên Chúa.
Lời giới thiệu của thánh Gioan Tẩy Giả bên bờ sông Giođan vẫn hiệu lực khi giới thiệu về Chúa Giêsu “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng Xóa tội trần gian” (Ga 1, 29).
Chúa Giêsu là Của lể, là Hy lễ, Hiến lễ và cũng chính là Chủ tế dâng Thánh lễ. Không thể có bàn tay nào, của lễ nào đủ tinh tuyền để dâng lên Chúa Cha, tiên tri Malakhi loan báo trước “ĐỨC CHÚA các đạo binh phán, và Ta chẳng ưng nhận lễ phẩm từ tay các ngươi dâng. Quả thật, từ đông sang tây, Danh Ta thật cao cả giữa chư dân; và ở khắp nơi, người ta dâng lễ hy sinh và lễ vật tinh tuyền kính Danh Ta, bởi vì Danh Ta thật cao cả giữa chư dân” (Ml 1, 11).
Hy lễ Tình Yêu cao quý và xứng đáng dâng lên Chúa Cha vì Hy lễ vô tỳ tích của Con Một Cha, do chính Chúa Giêsu Kitô ở giữa nhân loại dâng lên Chúa Cha. Con người tội lỗi được tháp nhập vào trong Chúa Kitô thánh thiện, để tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa mà dâng lên Chúa Cha của lễ tầm thường và hoen úa của nhân loại. Nhờ Con Một của Cha ban tặng mà từ Đông sang Tây mới có những hiến lễ tinh tuyền dâng lên Chúa Cha. Đó là Hy Lễ Tình Yêu, cần được sống cần được tháp nhập mỗi ngày để được sống trong tình yêu và ngụp lặn trong tình yêu.
Khi chúng ta tham dự Thánh Lễ, cả chủ tế và cộng đoàn đều được tháp nhập vào trong Chúa Kitô để dâng hy lễ đời thường của mình. Chúng ta được biến đổi, chúng ta được thanh tẩy khỏi tội lỗi, chúng ta được tham dự vào việc thờ phượng chính đáng, quy hướng về Thiên chúa. Đừng bao giờ từ chối Thánh lễ, đừng bao giờ phí phạm của lễ đời thường của chính mình. Vì trong Chúa kitô, chúng ta được biến đổi, “Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.” (Pl 3, 21).
Xin để thêm một thời hạn
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:06 04/03/2010
Chúa Nhật 3 Mùa Chay
Tin mừng Chúa nhật hôm nay kể hai sự kiện:
- Sự kiện vụ án Philatô giết người vô tội, Chúa Giêsu không ủng hộ những người quá khích trong cuộc đấu tranh của họ chống lại Roma. Sứ điệp của Người luôn rõ ràng và rất tập trung: ”Thời giờ đã hoàn tất, nước Thiên Chúa đã đến gần. Hãy ăn năm sám hối và tin vào Phúc Âm” (Mc 1,15). Chúa Giêsu cảnh tỉnh: nếu các ngươi không sám hối thì cũng bị chết như vậy ( Lc 13,3.5).
- Sự kiện tháp Silôa đổ xuống đè chết mười tám người ở Giêrusalem. Cũng như trong trình thuật người mù bẩm sinh (Ga 9, 2–3), Chúa Giêsu giải thích rằng “không phải vì anh ta,không phải vì cha mẹ anh ta đã phạm tội, mà anh ta sinh ra đã bị mù loà”. Người khẳng định nơi đây rằng không ai trong bọn họ là nạn nhân của trừng phạt. Thiên Chúa không tìm trừng phạt mà là nâng dậy. Tuy nhiên, mỗi người chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Người đời thường nghĩ rằng: những kẻ bị tật nguyền, những ai bị tai hoạ là bởi tội của họ hoặc do tiên nhân để lại. Họ đã đau khổ lại càng đau khổ hơn bởi quan niệm sai lầm này. Trong thực tế mọi người phải chấp nhận giới hạn của mình và hậu quả do mình gây nên hay vì sự liên đới nào đó do người khác mang lại.Chẳng hạn, hai tai nạn Chúa Giêsu đưa ra trong trong đoạn Tin mừng đều có nguyên nhân của nó. Philatô cần có tiền để xây dựng hệ thống dẫn nườc đem lại lợi ích cho toàn dân. Vì thiếu tiền nên đã vào đền thờ quyên góp. Nhóm cực hữu cho hành động này là xúc phạm sự thánh nên trang bị khí giới để chống đối và bảo vệ đền thờ. Thấy thế Philatô ra lệnh giết chết họ trong đền thờ. Hành động của họ dù với mục đích tốt nhưng lại thiếu khôn ngoan nên họ đã bị thiệt mạng. Vụ án mạng tháp Silôa sập đè chết mười tám người vì lý do thiếu kỷ thuật trong việc xây cất.Vụ này cũng như vụ việc cầu Văn Thánh rạn nứt hay các công trình xây cất hiện nay bị xuống cấp mau chóng là do bớt xén vật liệu, làm dối làm ẩu. Những tai hoạ đều có nguyên nhân của nó, hoặc là do mình, hoặc là do người khác. Những người Do thái nghĩ là do có tội nên Chúa phạt họ, còn mình vô tội thì được bình yên. Điều này đưa đến sự an toàn giả tạo. Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh rằng mọi người đều là tội nhân nên cần phải sám hối ăn năn.
Lúc sống yên lành là lúc cần hoán cải. Cây vả trong dụ ngôn cũng ở trong tình trạng an toàn. Cây vả không cho trái độc, không làm hại cây khác, không phá cảnh quang. Nó chỉ có tội làm hại đất, sử dụng đất màu mỡ mà không cho trái. Nhiều người cũng cảm thấy an toàn như cây vả. Tự hào vì mình không làm điều xấu, chẳng làm hại ai. Thế nhưng họ lại quên rằng mình đã phạm tội không làm điều tốt, những điều tốt có thể làm được và phải làm. Nhiều người thường tự hỏi: tại sao người tốt cần phải hối cải? Tôi là người thường đọc kinh dự lễ rước lễ, không làm điều xấu hại ai, tại sao tôi phải ăn năn sám hối?
Sống đạo không phải chỉ lo tránh tội mà còn là gieo trồng cái tốt, cái thiện. Có câu chuyện kể của ông chủ tiệm đồ cổ. Vào một đêm đông, trời đã khuya, bão tuyết rơi lạnh lẽo, gió thổi mạnh rít từng cơn. Bỗng dưng có tiếng gõ cửa. Ong chủ cảm thấy khó chịu vì bị quấy rầy giữa đên khuya. Khi cánh cửa vừa mở, một người thanh niên dáng bụi đời đang run rẫy với một bàn tay xoè ra van xin, một bàn tay đỡ cây gậy trên vai treo ít đồ đạc cá nhân. Thấy hoàn cảnh đáng thương, ông chủ đưa tay với lấy ít bánh mì, vài đồng bạc lẽ trao cho hành khách. Nhận được của bố thí, người thanh niên quay gót trở đi không nói lời cám ơn giã từ. Khi đó chợt một ý tưởng đến trong đầu ông chủ nhà là nên mời người đó vào nghĩ đỡ một đêm, nhà vẫn còn phòng khách trống, còn chăn nệm ấm êm. Tuy nhiên ông lại nghĩ nếu để cho người này ở lại thì căn nhà sạch sẽ của mình sẽ bị ẩm ướt, bị dơ bẩn. Thế rồi ông vội vàng đóng kín cửa. Hai ngày sau, có người thợ đem đến một cây gậy làm bằng gỗ quý. Khi đã thương lượng giá cả, người bán gậy cho biết, anh ta là người thợ chuyên đào mộ ở nghĩa trang. Anh vừa chôn một người thanh niên mới chết, người thanh niên này vô gia cư, không tiền bạc, không người thân. Tài sản anh ta chỉ là cây gậy, người thanh niên chết vì bị lạnh cóng, máu đông lại khi ngũ trên tuyết. Nghe đến đây ông chủ tiệm cảm thấy hối hận và xấu hổ. Ong hối hận không phải vì đã làm điều xấu mà vì điều tốt ông có thể làm cho người thanh niên nhưng ông đã không làm khiến cho anh phải chết rét.Ong chủ tiệm kết thúc câu chuyện với nổi thao thức: điều tôi ao ước là những sự dữ chúng ta làm có lẽ Thiên Chúa sẽ tha thứ. Nhưng những gì tốt chúng ta đã không làm sẽ mãi mãi không được tha thứ.
Đó cũng chính là điều Chúa Giêsu muốn nói qua dụ ngôn cây vả. Mục đích cây vả là sinh trái. Theo truyền thống, cây nho (vườn nho) tượng trưng cho dân tộc Israel (x.Tv 79,9; Osê 10,1; Gr 2,21). Cây vả được trồng trong vườn nho tượng trưng nơi đây cho các môn đệ Chúa Kitô. Người chủ vườn thất vọng không phải là cây vả sinh trái xấu, trái độc, trái chua mà là cây vả không sinh trái tốt. Cứ để thêm một năm chăm bón vun xới may ra cây vả sinh hoa trái. Chúa mời gọi thời gian sám hối hoán cải. Lời mời gọi sám hối không chỉ là lời mời gọi xa tránh sự dữ nhưng còn là lời mời gọi làm việc lành, sinh hoa trái tốt. Bởi đó, việc sám hối liên hệ ràng buộc mọi người. Ai cũng phải làm lành lánh dữ. Lánh dữ, không làm điều xấu chưa đủ, từ bỏ tội lỗi chưa đủ nhưng cỏn phải tích cực thực hành những điều tốt lành nữa.
Khuynh hướng tự nhiên của con người là muốn được yên thân, an phận, không muốn làm phiền ai và cũng không muốn ai gây phiền hà cho mình. Vì thế một người ngoan đạo có thể bị rơi vào tình trạng tự mãn, sống ích kỷ mà không hay biết.
Dụ ngôn cây vả cho ta thấy khuôn mặt Thiên Chúa. Chúa Cha là người chủ vườn kiên nhẫn: "Ðã ba năm nay..." Ngài đã nuôi bao hy vọng: "Tôi ra tìm trái mà không thấy". Quyết định chặt cây chỉ đến sau những lần hụt hẫng. Ngài chỉ phạt khi đã làm đủ cách để lay động tim ta. Chúa Giêsu là người làm vườn kiên nhẫn không kém: "Xin ông cứ để nó lại năm nay nữa". Ngài không ngừng ấp ủ chút hy vọng mong manh:"Tôi sẽ vun xới, bón phân, may ra sang năm nó có trái". Nhưng đừng quên lời đe dọa cuối cùng: "Nếu không ông chủ cứ chặt nó đi". Kiên nhẫn, hy vọng, chăm bón, nhưng cương quyết đòi hỏi, đó là thái độ của Thiên Chúa đối với tội nhân. Chúa Giêsu vừa thôi thúc chúng ta mau mau hoán cải, vừa chấp nhận cho chúng ta có thời gian trì hoãn.
Những lời đe doạ của Thiên Chúa trong Kinh Thánh là những lời kêu gọi thôi thúc ăn năn hối cải. Nhưng Thánh Luca thích nhấn mạnh hơn về lòng xót thương và nhấn mạnh lòng nhân từ của người thợ làm vườn nho, nài xin ông chủ vườn nho hãy nhẫn nại: ”Xin ông chủ hãy để nó thêm năm nay nữa..”. Người thợ làm vườn nho đầy nhân từ trắc ẩn, đầy quan tâm sát sao và đầy tình yêu đối với cây nho của mình, đó chính thật là Chúa Giêsu mà chúng ta yêu mến.
Mùa chay là mùa ân sủng. Người chủ vườn nhẫn nại và quãng đại cho cây vả thêm một năm nữa để hy vọng nó có thể sinh hoa trái. Mỗi Mùa Chay, Thiên Chúa cho chúng ta thêm cơ hội để đổi mới con người, làm nhiều việc lành bác ái phúc đức. Mỗi người không biết mình sẽ ra đi về với Chúa khi nào. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để mỗi người kiểm điểm về cây vả đời mình. Thêm một cơ hội, thêm một kỳ hạn nữa. Điều quan trọng là mỗi người đã làm gì với cơ hội và với kỳ hạn đó ?
Tin mừng Chúa nhật hôm nay kể hai sự kiện:
- Sự kiện vụ án Philatô giết người vô tội, Chúa Giêsu không ủng hộ những người quá khích trong cuộc đấu tranh của họ chống lại Roma. Sứ điệp của Người luôn rõ ràng và rất tập trung: ”Thời giờ đã hoàn tất, nước Thiên Chúa đã đến gần. Hãy ăn năm sám hối và tin vào Phúc Âm” (Mc 1,15). Chúa Giêsu cảnh tỉnh: nếu các ngươi không sám hối thì cũng bị chết như vậy ( Lc 13,3.5).
- Sự kiện tháp Silôa đổ xuống đè chết mười tám người ở Giêrusalem. Cũng như trong trình thuật người mù bẩm sinh (Ga 9, 2–3), Chúa Giêsu giải thích rằng “không phải vì anh ta,không phải vì cha mẹ anh ta đã phạm tội, mà anh ta sinh ra đã bị mù loà”. Người khẳng định nơi đây rằng không ai trong bọn họ là nạn nhân của trừng phạt. Thiên Chúa không tìm trừng phạt mà là nâng dậy. Tuy nhiên, mỗi người chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Người đời thường nghĩ rằng: những kẻ bị tật nguyền, những ai bị tai hoạ là bởi tội của họ hoặc do tiên nhân để lại. Họ đã đau khổ lại càng đau khổ hơn bởi quan niệm sai lầm này. Trong thực tế mọi người phải chấp nhận giới hạn của mình và hậu quả do mình gây nên hay vì sự liên đới nào đó do người khác mang lại.Chẳng hạn, hai tai nạn Chúa Giêsu đưa ra trong trong đoạn Tin mừng đều có nguyên nhân của nó. Philatô cần có tiền để xây dựng hệ thống dẫn nườc đem lại lợi ích cho toàn dân. Vì thiếu tiền nên đã vào đền thờ quyên góp. Nhóm cực hữu cho hành động này là xúc phạm sự thánh nên trang bị khí giới để chống đối và bảo vệ đền thờ. Thấy thế Philatô ra lệnh giết chết họ trong đền thờ. Hành động của họ dù với mục đích tốt nhưng lại thiếu khôn ngoan nên họ đã bị thiệt mạng. Vụ án mạng tháp Silôa sập đè chết mười tám người vì lý do thiếu kỷ thuật trong việc xây cất.Vụ này cũng như vụ việc cầu Văn Thánh rạn nứt hay các công trình xây cất hiện nay bị xuống cấp mau chóng là do bớt xén vật liệu, làm dối làm ẩu. Những tai hoạ đều có nguyên nhân của nó, hoặc là do mình, hoặc là do người khác. Những người Do thái nghĩ là do có tội nên Chúa phạt họ, còn mình vô tội thì được bình yên. Điều này đưa đến sự an toàn giả tạo. Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh rằng mọi người đều là tội nhân nên cần phải sám hối ăn năn.
Lúc sống yên lành là lúc cần hoán cải. Cây vả trong dụ ngôn cũng ở trong tình trạng an toàn. Cây vả không cho trái độc, không làm hại cây khác, không phá cảnh quang. Nó chỉ có tội làm hại đất, sử dụng đất màu mỡ mà không cho trái. Nhiều người cũng cảm thấy an toàn như cây vả. Tự hào vì mình không làm điều xấu, chẳng làm hại ai. Thế nhưng họ lại quên rằng mình đã phạm tội không làm điều tốt, những điều tốt có thể làm được và phải làm. Nhiều người thường tự hỏi: tại sao người tốt cần phải hối cải? Tôi là người thường đọc kinh dự lễ rước lễ, không làm điều xấu hại ai, tại sao tôi phải ăn năn sám hối?
Sống đạo không phải chỉ lo tránh tội mà còn là gieo trồng cái tốt, cái thiện. Có câu chuyện kể của ông chủ tiệm đồ cổ. Vào một đêm đông, trời đã khuya, bão tuyết rơi lạnh lẽo, gió thổi mạnh rít từng cơn. Bỗng dưng có tiếng gõ cửa. Ong chủ cảm thấy khó chịu vì bị quấy rầy giữa đên khuya. Khi cánh cửa vừa mở, một người thanh niên dáng bụi đời đang run rẫy với một bàn tay xoè ra van xin, một bàn tay đỡ cây gậy trên vai treo ít đồ đạc cá nhân. Thấy hoàn cảnh đáng thương, ông chủ đưa tay với lấy ít bánh mì, vài đồng bạc lẽ trao cho hành khách. Nhận được của bố thí, người thanh niên quay gót trở đi không nói lời cám ơn giã từ. Khi đó chợt một ý tưởng đến trong đầu ông chủ nhà là nên mời người đó vào nghĩ đỡ một đêm, nhà vẫn còn phòng khách trống, còn chăn nệm ấm êm. Tuy nhiên ông lại nghĩ nếu để cho người này ở lại thì căn nhà sạch sẽ của mình sẽ bị ẩm ướt, bị dơ bẩn. Thế rồi ông vội vàng đóng kín cửa. Hai ngày sau, có người thợ đem đến một cây gậy làm bằng gỗ quý. Khi đã thương lượng giá cả, người bán gậy cho biết, anh ta là người thợ chuyên đào mộ ở nghĩa trang. Anh vừa chôn một người thanh niên mới chết, người thanh niên này vô gia cư, không tiền bạc, không người thân. Tài sản anh ta chỉ là cây gậy, người thanh niên chết vì bị lạnh cóng, máu đông lại khi ngũ trên tuyết. Nghe đến đây ông chủ tiệm cảm thấy hối hận và xấu hổ. Ong hối hận không phải vì đã làm điều xấu mà vì điều tốt ông có thể làm cho người thanh niên nhưng ông đã không làm khiến cho anh phải chết rét.Ong chủ tiệm kết thúc câu chuyện với nổi thao thức: điều tôi ao ước là những sự dữ chúng ta làm có lẽ Thiên Chúa sẽ tha thứ. Nhưng những gì tốt chúng ta đã không làm sẽ mãi mãi không được tha thứ.
Đó cũng chính là điều Chúa Giêsu muốn nói qua dụ ngôn cây vả. Mục đích cây vả là sinh trái. Theo truyền thống, cây nho (vườn nho) tượng trưng cho dân tộc Israel (x.Tv 79,9; Osê 10,1; Gr 2,21). Cây vả được trồng trong vườn nho tượng trưng nơi đây cho các môn đệ Chúa Kitô. Người chủ vườn thất vọng không phải là cây vả sinh trái xấu, trái độc, trái chua mà là cây vả không sinh trái tốt. Cứ để thêm một năm chăm bón vun xới may ra cây vả sinh hoa trái. Chúa mời gọi thời gian sám hối hoán cải. Lời mời gọi sám hối không chỉ là lời mời gọi xa tránh sự dữ nhưng còn là lời mời gọi làm việc lành, sinh hoa trái tốt. Bởi đó, việc sám hối liên hệ ràng buộc mọi người. Ai cũng phải làm lành lánh dữ. Lánh dữ, không làm điều xấu chưa đủ, từ bỏ tội lỗi chưa đủ nhưng cỏn phải tích cực thực hành những điều tốt lành nữa.
Khuynh hướng tự nhiên của con người là muốn được yên thân, an phận, không muốn làm phiền ai và cũng không muốn ai gây phiền hà cho mình. Vì thế một người ngoan đạo có thể bị rơi vào tình trạng tự mãn, sống ích kỷ mà không hay biết.
Dụ ngôn cây vả cho ta thấy khuôn mặt Thiên Chúa. Chúa Cha là người chủ vườn kiên nhẫn: "Ðã ba năm nay..." Ngài đã nuôi bao hy vọng: "Tôi ra tìm trái mà không thấy". Quyết định chặt cây chỉ đến sau những lần hụt hẫng. Ngài chỉ phạt khi đã làm đủ cách để lay động tim ta. Chúa Giêsu là người làm vườn kiên nhẫn không kém: "Xin ông cứ để nó lại năm nay nữa". Ngài không ngừng ấp ủ chút hy vọng mong manh:"Tôi sẽ vun xới, bón phân, may ra sang năm nó có trái". Nhưng đừng quên lời đe dọa cuối cùng: "Nếu không ông chủ cứ chặt nó đi". Kiên nhẫn, hy vọng, chăm bón, nhưng cương quyết đòi hỏi, đó là thái độ của Thiên Chúa đối với tội nhân. Chúa Giêsu vừa thôi thúc chúng ta mau mau hoán cải, vừa chấp nhận cho chúng ta có thời gian trì hoãn.
Những lời đe doạ của Thiên Chúa trong Kinh Thánh là những lời kêu gọi thôi thúc ăn năn hối cải. Nhưng Thánh Luca thích nhấn mạnh hơn về lòng xót thương và nhấn mạnh lòng nhân từ của người thợ làm vườn nho, nài xin ông chủ vườn nho hãy nhẫn nại: ”Xin ông chủ hãy để nó thêm năm nay nữa..”. Người thợ làm vườn nho đầy nhân từ trắc ẩn, đầy quan tâm sát sao và đầy tình yêu đối với cây nho của mình, đó chính thật là Chúa Giêsu mà chúng ta yêu mến.
Mùa chay là mùa ân sủng. Người chủ vườn nhẫn nại và quãng đại cho cây vả thêm một năm nữa để hy vọng nó có thể sinh hoa trái. Mỗi Mùa Chay, Thiên Chúa cho chúng ta thêm cơ hội để đổi mới con người, làm nhiều việc lành bác ái phúc đức. Mỗi người không biết mình sẽ ra đi về với Chúa khi nào. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để mỗi người kiểm điểm về cây vả đời mình. Thêm một cơ hội, thêm một kỳ hạn nữa. Điều quan trọng là mỗi người đã làm gì với cơ hội và với kỳ hạn đó ?
Con Người Mới trong Mùa Chay: Chấp Nhận và Hy Vọng
Nguyễn Trung Tây, SVD
09:25 04/03/2010
Con Người Mới trong Mùa Chay: Chấp Nhận và Hy Vọng
...Hồi còn nhỏ, khoảng mười hai mười ba tuổi, phải thành thật mà nói là tôi không thích Mùa Chay. Tôi không thích Mùa Chay không phải tại Mùa Chay là mùa tôi bị bắt phải ăn chay. Một thằng nhỏ ở cái tuổi còn nhong nhong chạy rong ngoài đường tắm mưa mà bị bắt ăn chay trong một xứ đạo toàn là người Bắc cũng không phải là một điều quá khó khăn, bởi vì hai lý do.
(1). Không phải chỉ riêng tôi, nhưng bao nhiêu ngàn người khác trong xứ đạo cũng phải vác thánh giá như mình. Đi đâu cũng gặp người phải ăn chay. Ði đâu cũng nghe nhắc nhở tới chay. Sáng sớm khoảng năm giờ, tôi bị lôi dậy, bắt phải đi lễ sáng! Sáng sớm ông cha xứ hăng say nhắc nhở mọi người giáo dân mùa chay là mùa ăn chay. Sáng sớm bài giảng dài lê thê, tôi cứ thế mà gật gù đồng ý với những lời khuyên dạy. Trưa nắng ghé vào tiệm kem, gặp dì gặp cậu gõ đầu nhắc nhở, “Mày có biết là hôm nay ăn chay hay không”?! Lỡ nuốt vào miệng cục kẹo rồi cũng phải nhả ra ngay bởi thằng bạn đang chơi đá dế hét lên, “Chết mày rồi! Hôm nay ăn chay”. Thế là vội vàng nhổ ra cục kẹo, nếu không lại mất chay, phạm tội trọng, rớt xuống hỏa ngục.
(2). Vào tối thứ Tư Lễ Tro hoặc thứ Sáu Tuần Thánh, sau một ngày ăn chay đói meo, tôi đợi tới mười hai giờ đêm. Đồng hồ vừa nhích khỏi con số 12, tôi lao xuống bếp, lục cơm nguội với mấy miếng thịt heo kho nước mầu ăn căng một bụng. Đời sung sướng. Cuộc sống tuyệt vời!
I. Ăn Chay
Tôi không thích Mùa Chay bởi danh từ mùa chay là một danh từ xa lạ và khó hiểu. Mùa Vọng dễ hiểu hơn, bởi một mình chữ vọng đã tự nói lên cả một mùa đợi chờ. Mùa Vọng do đó không cần phải giải thích nhiều, tôi hiểu là mùa trông đợi Thiên Chúa sinh xuống làm người. Riêng danh từ chay không gợi nên trong tôi một hình ảnh gì.
Ăn chay là gì? Là ăn trái chay? Trái chay, tôi không biết, và cũng chưa bao giờ thấy. Tôi chạy khắp cùng thiên hạ hỏi,
— Trái chay là trái gì vậy?
Không ai biết. Cuối cùng tôi tưởng ăn chay là ăn cháy. Tại sao lại lẫn lộn chữ chay với chữ cháy? Tôi đoán có thể tại hai âm chay và cháy tương tự như sau. Mà cũng có thể tại người chị lớn tuổi của tôi hồi đó tinh nghịch nói ăn chay nghĩa là ăn cháy. Mùa Chay tới, mấy lần mẹ tôi hỏi ăn chay chưa. Tôi nghiêm trang, đạo đức, thánh thiện nói con ăn rồi. Nhưng thật sự ra tôi ăn những miếng cháy của đáy nồi cơm.
II. Mùa Chay
A. Ý Nghĩa của Danh Từ Chay
Chữ chay của danh từ Mùa Chay có thể phát nguồn từ chữ trai, có nghĩa là không thịt. Khi người ta nói tín hữu Phật tử dâng đồ trai cho các vị hòa thượng, đồ trai đây là thức ăn không có thịt hay đồ chay. Một cách tương tự, ăn chay có nghĩa là ăn thức ăn không có thịt [1]. Mùa Chay trong tiếng Việt Nam do đó có nghĩa là Mùa Kiêng Thịt [2].
B. Mùa Chay, Mùa U-Turn, Mùa Làm Đường Vòng U
Mùa Chay trong tiếng Hy Lạp, μετάνοια, métanóia, không có nghĩa là Mùa Kiêng Thịt, nhưng là Mùa Thay Đổi [tâm hồn]. Gioan Tẩy Giả trong hoang địa kêu gọi dân chúng μετάνοια, thay đổi tâm hồn đợi chờ ngày Chúa đến (Máccô 1:1-8). Ngôn sứ Giô-el kêu gọi dân Do Thái hãy μετάνοια, hãy quay về với Chúa; hãy xé lòng đừng xé áo (Giô-el 2:13). Trong phạm trù thần học, Mùa Chay do đó là Mùa U-Turn hay Mùa Làm Một Đường Vòng Chữ U.
Ðọc tới những hàng chữ trên đây, có thể bạn sẽ thắc mắc, “Ủa, tại sao lại phải làm một đường vòng hình chữ U”?
Chúng ta có một người bạn thân nhà nằm ở phía Đông. Thứ Bẩy cuối tuần rảnh rỗi, chúng ta muốn ghé nhà người bạn thăm hỏi. Trong khi đang lái xe, có thể tại trời tối, chúng ta lạc đường. Nhà người bạn ở phía Đông, chúng ta lại nhắm hướng Tây lái tới. Trong tình trạng này, nếu không làm một đường vòng chữ U, càng lúc chúng ta càng đi xa nhà của người bạn. Nếu người chúng ta muốn gặp là một người tình thì lại càng rắc rối to. Hẹn nhau sáu giờ chiều, hai đứa đi shopping, đi ăn, rồi đi coi xi-nê. Nhưng vô tình hay bởi một lý do gì đó, chúng ta lạc đường xa ngàn dặm. Nhà người tình nằm ở hướng Đông, nhưng chúng ta tiếp tục lái về hướng Tây. Trời buổi chiều, màn đêm kéo xuống thật nhanh. Sáu giờ rồi, trời tối nhưng chúng ta vẫn còn đang lang thang trên một con đường có cái tên lạ hoắc nằm ở hướng Tây. Ngôi nhà quen thuộc của tình nhân thì vẫn chưa thấy bóng. Trong khi đó tình nhân ở trong nhà đi ra đi vô chờ đợi. Nước mắt của tình nhân long lanh trên gò má. Nhấc điện thoại lên, tình nhân bấm số gọi. Đầu dây bên kia, không ai nhấc điện thoại, bởi tình lang đang lạc đường. Trong tình trạng này, chắc chắn tình lang sẽ mất tình nhân như chơi.
Một cách tương tự, Mùa Chay là mùa Giáo Hội kêu gọi chúng ta, “Lạc đường rồi! Lạc xa lắm rồi! Chúa đang ở hướng Ðông, nhưng chúng ta đang tiếp tục đi về hướng Tây. Lạc đường rồi! Lạc xa lắm rồi! Hãy quay lại hướng của Chúa”.
III. Thần Học Mùa Chay
Ðọc tới những hàng chữ trên đây, một lần nữa có thể bạn sẽ thắc mắc,
— Ủa, lạ kỳ chưa. Tôi đang sống một đời sống tôn giáo tốt đẹp kia mà. Tôi không đi lễ hằng ngày như hồi còn bên Việt Nam, nhưng tôi vẫn đi lễ mỗi ngày Chúa Nhật. Tôi vẫn rước lễ mỗi khi có dịp tham dự thánh lễ, đặc biệt là thánh lễ ngày Chúa Nhật. Đời sống bên này bận rộn với công ăn việc làm. Tôi làm ngày hai jobs; về tới nhà mệt xỉu, thở không ra hơi, nhưng tôi vẫn cố gắng để dành thì giờ cho Chúa bằng cách tham gia vào Thiếu Nhi Thánh Thể, Ca Ðoàn, Ban Giáo Lý, Linh Thao, Dòng Ba Đa Minh, Lêgiô, hoặc Hội Đồng Mục Vụ của giáo xứ.
Đúng, bạn nói rất đúng. Nhưng nếu mang lên bàn mổ phân tích, bạn và tôi sẽ nhận ra rằng trong đời sống riêng tư của mỗi người, chúng ta đang dần dần quên đi thật sự ra Chúa mới là cùng đích, là điểm nhắm của mỗi người trong chúng ta. Có thể đối với một vài người Việt Nam đang sinh sống trên những vùng đất lạ, Thiên Chúa không còn là điểm nhắm để chúng ta đi tới nữa, nhưng là nhà cửa, là tiền, là công ăn việc làm, là con cái.
A. Nhà Cửa, Tiền, và Jobs
Dì Tư qua sau, mãi đến đầu năm 98 mới bước chân được tới vùng đất mới theo diện H.O. của chú Tư. Năm năm sau dì Tư đã mua được một căn nhà 5 phòng nằm trong khu nhà giầu. Chúng ta, tái định cư tại vùng đất mới hơn mười năm về trước, thế mà từ bao lâu nay vẫn cứ loay hoay đi ra đi vô trong khu chung cư rẻ tiền. Để cố gắng vớt vát lại danh dự, chúng ta cố gắng bóp bụng tiết kiệm để dành tiền bạc. Ngày nắng cũng như ngày mưa, chúng ta lái xe đi làm, vợ chồng thay phiên nhau cày hai jobs. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Cuối cùng chúng ta cũng mua được căn nhà lý tưởng ngon hơn căn nhà của dì Tư. Căn nhà này có 6 phòng ngủ, 3 phòng tắm, đằng sau có hồ bơi. Cạnh hồ bơi là hồ tắm nước nóng Jacuzzi sủi bọt. Cạnh hồ bơi là hồ cá nhỏ tung tăng những chú cá Koi mập mạp bơi qua lượn lại dưới chiếc cầu sơn mầu đỏ kiểu Đông Phương. Thế là căn nhà mơ ước đã biến thành sự thực.
Nhà có rồi, bây giờ làm sao có tiền để trả tiền nhà, tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện, tiền rác, tiền ăn, tiền bảo hiểm, tiền trả góp cho bộ ghế salông bằng da đắt tiền trong căn phòng khách sang trọng, cho bộ TV màn ảnh Plasma kiểu mới rõ từng nét nằm chễm chệ ngay góc nhà bên cạnh lò sưởi tí tách thơm tho mùi gỗ thông, cho chiếc xe Lexus ghế da loại mới đắt tiền đang khoe mình trong nhà để xe? Đủ thứ tiền phải suy nghĩ tới, phải bận tâm vào mỗi buổi chiều khi mở hộp thư ra ôm vào một đống bill. An cư lạc nghiệp với một đời sống cơm ngon áo đẹp vẫn là điều Thiên Chúa muốn mọi người trong chúng ta phải có, nên có. Nhưng chuyện đầu tiên vẫn là chuyện tiền đâu để thanh toán cho một đống bill nợ nần?
Nhà có rồi. Căn nhà sang trọng càng trở nên sang trọng với những tiện nghi tân kỳ. Bây giờ chúng ta cần phải có công ăn việc làm vững chắc; nếu không, những thứ chúng ta đang có sẽ biến mất. Thế là chúng ta dậy sớm, tắm rửa, vừa uống café vừa lái xe tới hãng. Sáng sớm những dòng xe cộ đông đảo đang đợi chờ chúng ta trên những xa lộ chằng chịt dọc ngang. Từng chút rồi từng chút, chiếc xe của chúng ta nhích lên được một khoảng. Từng khoảng rồi từng khoảng, chiếc xe của chúng ta bỏ lại đằng sau một đoạn. Từng đoạn ngắn nối lại hóa thành một đoạn dài. Xe chúng ta cuối cùng dừng lại trước cửa hãng. Một ngày tám tiếng, đôi khi hơn tám tiếng, chúng ta bận rộn trong công sở. Chiều về tới nhà, chúng ta mệt nhoài. Giờ này phải nấu cơm cho con cái. Sau giờ cơm, chúng ta bận rộn với rửa chén, hút bụi, lau nhà, giặt quần áo cho con cái. Điện thoại gọi tới, “Reng! Reng! Hê-lô? Xin lỗi…” Chấm dứt câu chuyện với ông nội, bà ngoại bên Việt Nam, chúng ta ra sau vườn tưới nước, nhặt một vài ngọn cỏ. Vô nhà, chúng ta bật TV coi. Loay hoay một hồi với nhà với cửa, với con, với cái, với họ hàng, và với chính chúng ta. Nhìn lên đồng hồ, mười một giờ khuya. Chúng ta leo lên giường đi ngủ. Một ngày trôi qua.
B. Con Cái
Con Mai, cô con gái rượu ngày càng lớn, chúng ta càng có những mối lo canh cánh bên lòng. Đôi khi nhấc điện thoại, chúng ta nhận ra những giọng thanh niên lạ hoắc xin được gặp con Mai. Con Mai gần đây bắt đầu biết trang điểm. Tóc dài của nó ngày càng óng ả mỡ màng với bộ ngực nở nang, dáng điệu của một người thiếu nữ. Cuối tuần quần là áo lượt con Mai xin phép được tham dự bữa tiệc sinh nhật của những người bạn học trong trường. Và thế chúng ta bắt đầu lo lắng.
Thằng Thanh, đứa con trai đầu lòng râu bắt đầu mọc xanh trên mép. Hỏi chuyện, nhiều khi nó lười biếng không thèm trả lời. Thời gian gần đây thằng Thanh hay về khuya. Nó mở cửa bước vô nhà, chúng ta ngửi được mùi khói thuốc phảng phất bay ra từ người đứa con trai đang lớn. Lúc nãy nó xin phép sang nhà thằng bạn học bài. Sao bây giờ quần áo lại vương mùi thuốc lá khét lẹt? Thế là chúng ta trằn trọc cả đêm bởi mùi thuốc lá trên người của đứa con trai đang lớn.
C. Thanh Niên Thiếu Nữ
Riêng những người thanh niên thiếu nữ, chúng ta chưa có nhiều lo toan tính toán như cha mẹ của mình, nhưng ai cũng ôm ấp cho mình một vài dự án về tương lai. Những người còn đang tuổi đi học, chúng ta ngày đêm miệt mài với sách vở. Những bài homework, bài test là những mối bận tâm hàng đầu của thanh niên thiếu nữ còn đang trong tuổi cắp sách đến trường. Những đêm thức trắng học bài thi là những bận rộn thường xuyên của tuổi sinh viên. Những ngày nghỉ cuối tuần là thời gian quý báu cho những hẹn hò đôi lứa, cho những tiệc tùng sinh nhật, và những ánh đèn xanh đỏ chớp sáng trên sàn nhẩy. Những ngày nghỉ cuối tuần, chúng ta đi shopping malls tìm kiếm mua cho được những bộ quần áo. Tầm thường ra cũng phải là của Gap, của Polo, Tommy Hilfiger. Sang trọng hơn, chúng ta nhất định phải mua quần áo, kiếng mắt của CK, Express, French Connection, Kenneth Cole, Banana Republic, Versace, Gucci.
Chuẩn bị cho ngày ra trường, chúng ta bắt đầu lao vào cuộc đua mới. Lần này, chúng ta tranh đua với các bạn đồng nghiệp đang chuẩn bị đội mũ Cử Nhân. Nếu may mắn, điểm GPA ra trường cao, 4.0 tuyệt vời hoặc 3.7, 3.8 trở lên, với cái mộc vàng chóe dán dính trên mảnh bằng Kỹ Sư Điện của đại học Berkeley hay San Jose State University của Trung Tâm Điện Tử Silicon, chúng ta cầm chắc một mảnh đời tươi sáng trước mặt. Với điểm GPA khá cao, chưa ra trường, qua một vài lần phỏng vấn chơi chơi với những đại công ty điện toán ngay tại trường, nhân viên phỏng vấn đã nhẹ nhàng cười mím chi duyên dáng với chúng ta. Những ánh mắt hứa hẹn, những cú điện thoại liên tục gọi tới, và chúng ta trở thành kỹ sư ngay khi chưa ra trường. Nếu chúng ta ít may mắn hơn, điểm GPA thấp hoặc thấp vô cùng, có thể chúng ta sẽ khá vất vả lùng kiếm công ăn việc làm. Nếu không may mắn có những người bạn đang làm trong hãng dẫn vào giới thiệu, cuộc sống kỹ sư của ta sẽ khá long đong lận đận.
Nhưng rồi cuộc đời vẫn lăn tới. Cuối cùng cuộc sống độc thân cũng chấm dứt khi chúng ta lập gia đình. Đám cưới tưng bừng với cô dâu mặc áo trắng toát, chú rể đẹp trai cười tươi. Tuần trăng mật tới. Nối tiếp là tuần dập mật! Theo sau là tuần nát mật! Đôi vợ chồng mới cưới bắt đầu đi kiếm một căn nhà mới tinh. Câu chuyện đầu tiên lại là câu chuyện tiền đâu. Và cuộc sống lo toan của bố mẹ chúng ta ngày xưa lại bắt đầu.
Cứ vậy, cuộc sống lăn tới. Ngồi xét lại trong một khoảng thời gian, từ khi chúng ta cắp sách đến trường đại học của tuổi mười chín đến khi chúng ta trở về với cát bụi của tuổi một trăm, chúng ta để dành cho Thiên Chúa được bao nhiêu khoảng thời gian ngoại trừ một tiếng đồng hồ của ngày Chúa Nhật. Mà hình như một khoảng thời gian ngắn ngủi này cũng không bao giờ trọn vẹn. Chúng ta đi lễ ngày Chúa Nhật. Thánh lễ dài khoảng một tiếng. Ông cha giảng dài ơi là dài! Thế là chúng ta chìm vào giấc ngủ. Tỉnh dậy, chúng ta mơ màng nghĩ tới những công chuyện phải giải quyết. Ngày mai, thứ Hai, một đống giấy tờ đang đợi chờ chúng ta ở trong hãng. Lát nữa, về tới nhà, lại cả một đống chuyện đang chờ đợi chúng ta. Đời sống hình như quá ngắn, mà sao công việc lại quá nhiều. Tối đến, nhắm mắt lại vẫn còn thấy chuyện. Ngủ cũng không yên. Trong một ngày, hai mươi bốn tiếng đồng hồ, chúng ta nhớ tới Chúa, cùng đích của đời sống trong vòng bao nhiêu phút? Cuối cùng ngày đó rồi cũng tới. Chúng ta mở mắt ra. Gần một trăm năm đã trôi qua.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục sống, cách sống vừa được diễn tả ở trên, chúng ta đang lái xe về hướng Tây. Vào mỗi sáng sớm của một khoảng thời gian ngắn ngủi trong đời người, chúng ta mải miết nhấn ga nhắm hướng Tây lái tới. Ngày cuối cùng rồi cũng đã tới. Vào ngày đó, chúng ta mới nhận ra hướng Tây không phải là hướng của Chúa. Ngài nằm ở hướng Đông. Khi đó trễ rồi! Quá trễ! Trước mặt chúng ta không có ai khác ngoài chính mình. Giờ này chỉ còn ta với ta. Chúa ơi, Ngài đang ở đâu?
Bởi vậy, Giáo Hội thiết lập Mùa Chay, Mùa U-Turn, Mùa Làm Đường Vòng Chữ U. Dừng lại! Quay lại! Xa quá rồi! Chúng ta đang lái lạc đường! Quay lại về hướng Đông, hướng của Thiên Chúa...
Để lắng nghe CD Con Người Mới trong Mùa Chay: Chấp Nhận và Hòa Giải, xin bấm vào, http://www.nguyentrungtay.com/cnmoi.html.
Bóng đổ, Ảnh NTT |
...Hồi còn nhỏ, khoảng mười hai mười ba tuổi, phải thành thật mà nói là tôi không thích Mùa Chay. Tôi không thích Mùa Chay không phải tại Mùa Chay là mùa tôi bị bắt phải ăn chay. Một thằng nhỏ ở cái tuổi còn nhong nhong chạy rong ngoài đường tắm mưa mà bị bắt ăn chay trong một xứ đạo toàn là người Bắc cũng không phải là một điều quá khó khăn, bởi vì hai lý do.
(1). Không phải chỉ riêng tôi, nhưng bao nhiêu ngàn người khác trong xứ đạo cũng phải vác thánh giá như mình. Đi đâu cũng gặp người phải ăn chay. Ði đâu cũng nghe nhắc nhở tới chay. Sáng sớm khoảng năm giờ, tôi bị lôi dậy, bắt phải đi lễ sáng! Sáng sớm ông cha xứ hăng say nhắc nhở mọi người giáo dân mùa chay là mùa ăn chay. Sáng sớm bài giảng dài lê thê, tôi cứ thế mà gật gù đồng ý với những lời khuyên dạy. Trưa nắng ghé vào tiệm kem, gặp dì gặp cậu gõ đầu nhắc nhở, “Mày có biết là hôm nay ăn chay hay không”?! Lỡ nuốt vào miệng cục kẹo rồi cũng phải nhả ra ngay bởi thằng bạn đang chơi đá dế hét lên, “Chết mày rồi! Hôm nay ăn chay”. Thế là vội vàng nhổ ra cục kẹo, nếu không lại mất chay, phạm tội trọng, rớt xuống hỏa ngục.
(2). Vào tối thứ Tư Lễ Tro hoặc thứ Sáu Tuần Thánh, sau một ngày ăn chay đói meo, tôi đợi tới mười hai giờ đêm. Đồng hồ vừa nhích khỏi con số 12, tôi lao xuống bếp, lục cơm nguội với mấy miếng thịt heo kho nước mầu ăn căng một bụng. Đời sung sướng. Cuộc sống tuyệt vời!
I. Ăn Chay
Tôi không thích Mùa Chay bởi danh từ mùa chay là một danh từ xa lạ và khó hiểu. Mùa Vọng dễ hiểu hơn, bởi một mình chữ vọng đã tự nói lên cả một mùa đợi chờ. Mùa Vọng do đó không cần phải giải thích nhiều, tôi hiểu là mùa trông đợi Thiên Chúa sinh xuống làm người. Riêng danh từ chay không gợi nên trong tôi một hình ảnh gì.
Ăn chay là gì? Là ăn trái chay? Trái chay, tôi không biết, và cũng chưa bao giờ thấy. Tôi chạy khắp cùng thiên hạ hỏi,
— Trái chay là trái gì vậy?
Không ai biết. Cuối cùng tôi tưởng ăn chay là ăn cháy. Tại sao lại lẫn lộn chữ chay với chữ cháy? Tôi đoán có thể tại hai âm chay và cháy tương tự như sau. Mà cũng có thể tại người chị lớn tuổi của tôi hồi đó tinh nghịch nói ăn chay nghĩa là ăn cháy. Mùa Chay tới, mấy lần mẹ tôi hỏi ăn chay chưa. Tôi nghiêm trang, đạo đức, thánh thiện nói con ăn rồi. Nhưng thật sự ra tôi ăn những miếng cháy của đáy nồi cơm.
II. Mùa Chay
A. Ý Nghĩa của Danh Từ Chay
Chữ chay của danh từ Mùa Chay có thể phát nguồn từ chữ trai, có nghĩa là không thịt. Khi người ta nói tín hữu Phật tử dâng đồ trai cho các vị hòa thượng, đồ trai đây là thức ăn không có thịt hay đồ chay. Một cách tương tự, ăn chay có nghĩa là ăn thức ăn không có thịt [1]. Mùa Chay trong tiếng Việt Nam do đó có nghĩa là Mùa Kiêng Thịt [2].
B. Mùa Chay, Mùa U-Turn, Mùa Làm Đường Vòng U
Mùa Chay trong tiếng Hy Lạp, μετάνοια, métanóia, không có nghĩa là Mùa Kiêng Thịt, nhưng là Mùa Thay Đổi [tâm hồn]. Gioan Tẩy Giả trong hoang địa kêu gọi dân chúng μετάνοια, thay đổi tâm hồn đợi chờ ngày Chúa đến (Máccô 1:1-8). Ngôn sứ Giô-el kêu gọi dân Do Thái hãy μετάνοια, hãy quay về với Chúa; hãy xé lòng đừng xé áo (Giô-el 2:13). Trong phạm trù thần học, Mùa Chay do đó là Mùa U-Turn hay Mùa Làm Một Đường Vòng Chữ U.
Ðọc tới những hàng chữ trên đây, có thể bạn sẽ thắc mắc, “Ủa, tại sao lại phải làm một đường vòng hình chữ U”?
Chúng ta có một người bạn thân nhà nằm ở phía Đông. Thứ Bẩy cuối tuần rảnh rỗi, chúng ta muốn ghé nhà người bạn thăm hỏi. Trong khi đang lái xe, có thể tại trời tối, chúng ta lạc đường. Nhà người bạn ở phía Đông, chúng ta lại nhắm hướng Tây lái tới. Trong tình trạng này, nếu không làm một đường vòng chữ U, càng lúc chúng ta càng đi xa nhà của người bạn. Nếu người chúng ta muốn gặp là một người tình thì lại càng rắc rối to. Hẹn nhau sáu giờ chiều, hai đứa đi shopping, đi ăn, rồi đi coi xi-nê. Nhưng vô tình hay bởi một lý do gì đó, chúng ta lạc đường xa ngàn dặm. Nhà người tình nằm ở hướng Đông, nhưng chúng ta tiếp tục lái về hướng Tây. Trời buổi chiều, màn đêm kéo xuống thật nhanh. Sáu giờ rồi, trời tối nhưng chúng ta vẫn còn đang lang thang trên một con đường có cái tên lạ hoắc nằm ở hướng Tây. Ngôi nhà quen thuộc của tình nhân thì vẫn chưa thấy bóng. Trong khi đó tình nhân ở trong nhà đi ra đi vô chờ đợi. Nước mắt của tình nhân long lanh trên gò má. Nhấc điện thoại lên, tình nhân bấm số gọi. Đầu dây bên kia, không ai nhấc điện thoại, bởi tình lang đang lạc đường. Trong tình trạng này, chắc chắn tình lang sẽ mất tình nhân như chơi.
Một cách tương tự, Mùa Chay là mùa Giáo Hội kêu gọi chúng ta, “Lạc đường rồi! Lạc xa lắm rồi! Chúa đang ở hướng Ðông, nhưng chúng ta đang tiếp tục đi về hướng Tây. Lạc đường rồi! Lạc xa lắm rồi! Hãy quay lại hướng của Chúa”.
III. Thần Học Mùa Chay
Ðọc tới những hàng chữ trên đây, một lần nữa có thể bạn sẽ thắc mắc,
— Ủa, lạ kỳ chưa. Tôi đang sống một đời sống tôn giáo tốt đẹp kia mà. Tôi không đi lễ hằng ngày như hồi còn bên Việt Nam, nhưng tôi vẫn đi lễ mỗi ngày Chúa Nhật. Tôi vẫn rước lễ mỗi khi có dịp tham dự thánh lễ, đặc biệt là thánh lễ ngày Chúa Nhật. Đời sống bên này bận rộn với công ăn việc làm. Tôi làm ngày hai jobs; về tới nhà mệt xỉu, thở không ra hơi, nhưng tôi vẫn cố gắng để dành thì giờ cho Chúa bằng cách tham gia vào Thiếu Nhi Thánh Thể, Ca Ðoàn, Ban Giáo Lý, Linh Thao, Dòng Ba Đa Minh, Lêgiô, hoặc Hội Đồng Mục Vụ của giáo xứ.
Đúng, bạn nói rất đúng. Nhưng nếu mang lên bàn mổ phân tích, bạn và tôi sẽ nhận ra rằng trong đời sống riêng tư của mỗi người, chúng ta đang dần dần quên đi thật sự ra Chúa mới là cùng đích, là điểm nhắm của mỗi người trong chúng ta. Có thể đối với một vài người Việt Nam đang sinh sống trên những vùng đất lạ, Thiên Chúa không còn là điểm nhắm để chúng ta đi tới nữa, nhưng là nhà cửa, là tiền, là công ăn việc làm, là con cái.
A. Nhà Cửa, Tiền, và Jobs
Dì Tư qua sau, mãi đến đầu năm 98 mới bước chân được tới vùng đất mới theo diện H.O. của chú Tư. Năm năm sau dì Tư đã mua được một căn nhà 5 phòng nằm trong khu nhà giầu. Chúng ta, tái định cư tại vùng đất mới hơn mười năm về trước, thế mà từ bao lâu nay vẫn cứ loay hoay đi ra đi vô trong khu chung cư rẻ tiền. Để cố gắng vớt vát lại danh dự, chúng ta cố gắng bóp bụng tiết kiệm để dành tiền bạc. Ngày nắng cũng như ngày mưa, chúng ta lái xe đi làm, vợ chồng thay phiên nhau cày hai jobs. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Cuối cùng chúng ta cũng mua được căn nhà lý tưởng ngon hơn căn nhà của dì Tư. Căn nhà này có 6 phòng ngủ, 3 phòng tắm, đằng sau có hồ bơi. Cạnh hồ bơi là hồ tắm nước nóng Jacuzzi sủi bọt. Cạnh hồ bơi là hồ cá nhỏ tung tăng những chú cá Koi mập mạp bơi qua lượn lại dưới chiếc cầu sơn mầu đỏ kiểu Đông Phương. Thế là căn nhà mơ ước đã biến thành sự thực.
Nhà có rồi, bây giờ làm sao có tiền để trả tiền nhà, tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện, tiền rác, tiền ăn, tiền bảo hiểm, tiền trả góp cho bộ ghế salông bằng da đắt tiền trong căn phòng khách sang trọng, cho bộ TV màn ảnh Plasma kiểu mới rõ từng nét nằm chễm chệ ngay góc nhà bên cạnh lò sưởi tí tách thơm tho mùi gỗ thông, cho chiếc xe Lexus ghế da loại mới đắt tiền đang khoe mình trong nhà để xe? Đủ thứ tiền phải suy nghĩ tới, phải bận tâm vào mỗi buổi chiều khi mở hộp thư ra ôm vào một đống bill. An cư lạc nghiệp với một đời sống cơm ngon áo đẹp vẫn là điều Thiên Chúa muốn mọi người trong chúng ta phải có, nên có. Nhưng chuyện đầu tiên vẫn là chuyện tiền đâu để thanh toán cho một đống bill nợ nần?
Nhà có rồi. Căn nhà sang trọng càng trở nên sang trọng với những tiện nghi tân kỳ. Bây giờ chúng ta cần phải có công ăn việc làm vững chắc; nếu không, những thứ chúng ta đang có sẽ biến mất. Thế là chúng ta dậy sớm, tắm rửa, vừa uống café vừa lái xe tới hãng. Sáng sớm những dòng xe cộ đông đảo đang đợi chờ chúng ta trên những xa lộ chằng chịt dọc ngang. Từng chút rồi từng chút, chiếc xe của chúng ta nhích lên được một khoảng. Từng khoảng rồi từng khoảng, chiếc xe của chúng ta bỏ lại đằng sau một đoạn. Từng đoạn ngắn nối lại hóa thành một đoạn dài. Xe chúng ta cuối cùng dừng lại trước cửa hãng. Một ngày tám tiếng, đôi khi hơn tám tiếng, chúng ta bận rộn trong công sở. Chiều về tới nhà, chúng ta mệt nhoài. Giờ này phải nấu cơm cho con cái. Sau giờ cơm, chúng ta bận rộn với rửa chén, hút bụi, lau nhà, giặt quần áo cho con cái. Điện thoại gọi tới, “Reng! Reng! Hê-lô? Xin lỗi…” Chấm dứt câu chuyện với ông nội, bà ngoại bên Việt Nam, chúng ta ra sau vườn tưới nước, nhặt một vài ngọn cỏ. Vô nhà, chúng ta bật TV coi. Loay hoay một hồi với nhà với cửa, với con, với cái, với họ hàng, và với chính chúng ta. Nhìn lên đồng hồ, mười một giờ khuya. Chúng ta leo lên giường đi ngủ. Một ngày trôi qua.
B. Con Cái
Con Mai, cô con gái rượu ngày càng lớn, chúng ta càng có những mối lo canh cánh bên lòng. Đôi khi nhấc điện thoại, chúng ta nhận ra những giọng thanh niên lạ hoắc xin được gặp con Mai. Con Mai gần đây bắt đầu biết trang điểm. Tóc dài của nó ngày càng óng ả mỡ màng với bộ ngực nở nang, dáng điệu của một người thiếu nữ. Cuối tuần quần là áo lượt con Mai xin phép được tham dự bữa tiệc sinh nhật của những người bạn học trong trường. Và thế chúng ta bắt đầu lo lắng.
Thằng Thanh, đứa con trai đầu lòng râu bắt đầu mọc xanh trên mép. Hỏi chuyện, nhiều khi nó lười biếng không thèm trả lời. Thời gian gần đây thằng Thanh hay về khuya. Nó mở cửa bước vô nhà, chúng ta ngửi được mùi khói thuốc phảng phất bay ra từ người đứa con trai đang lớn. Lúc nãy nó xin phép sang nhà thằng bạn học bài. Sao bây giờ quần áo lại vương mùi thuốc lá khét lẹt? Thế là chúng ta trằn trọc cả đêm bởi mùi thuốc lá trên người của đứa con trai đang lớn.
C. Thanh Niên Thiếu Nữ
Riêng những người thanh niên thiếu nữ, chúng ta chưa có nhiều lo toan tính toán như cha mẹ của mình, nhưng ai cũng ôm ấp cho mình một vài dự án về tương lai. Những người còn đang tuổi đi học, chúng ta ngày đêm miệt mài với sách vở. Những bài homework, bài test là những mối bận tâm hàng đầu của thanh niên thiếu nữ còn đang trong tuổi cắp sách đến trường. Những đêm thức trắng học bài thi là những bận rộn thường xuyên của tuổi sinh viên. Những ngày nghỉ cuối tuần là thời gian quý báu cho những hẹn hò đôi lứa, cho những tiệc tùng sinh nhật, và những ánh đèn xanh đỏ chớp sáng trên sàn nhẩy. Những ngày nghỉ cuối tuần, chúng ta đi shopping malls tìm kiếm mua cho được những bộ quần áo. Tầm thường ra cũng phải là của Gap, của Polo, Tommy Hilfiger. Sang trọng hơn, chúng ta nhất định phải mua quần áo, kiếng mắt của CK, Express, French Connection, Kenneth Cole, Banana Republic, Versace, Gucci.
Chuẩn bị cho ngày ra trường, chúng ta bắt đầu lao vào cuộc đua mới. Lần này, chúng ta tranh đua với các bạn đồng nghiệp đang chuẩn bị đội mũ Cử Nhân. Nếu may mắn, điểm GPA ra trường cao, 4.0 tuyệt vời hoặc 3.7, 3.8 trở lên, với cái mộc vàng chóe dán dính trên mảnh bằng Kỹ Sư Điện của đại học Berkeley hay San Jose State University của Trung Tâm Điện Tử Silicon, chúng ta cầm chắc một mảnh đời tươi sáng trước mặt. Với điểm GPA khá cao, chưa ra trường, qua một vài lần phỏng vấn chơi chơi với những đại công ty điện toán ngay tại trường, nhân viên phỏng vấn đã nhẹ nhàng cười mím chi duyên dáng với chúng ta. Những ánh mắt hứa hẹn, những cú điện thoại liên tục gọi tới, và chúng ta trở thành kỹ sư ngay khi chưa ra trường. Nếu chúng ta ít may mắn hơn, điểm GPA thấp hoặc thấp vô cùng, có thể chúng ta sẽ khá vất vả lùng kiếm công ăn việc làm. Nếu không may mắn có những người bạn đang làm trong hãng dẫn vào giới thiệu, cuộc sống kỹ sư của ta sẽ khá long đong lận đận.
Nhưng rồi cuộc đời vẫn lăn tới. Cuối cùng cuộc sống độc thân cũng chấm dứt khi chúng ta lập gia đình. Đám cưới tưng bừng với cô dâu mặc áo trắng toát, chú rể đẹp trai cười tươi. Tuần trăng mật tới. Nối tiếp là tuần dập mật! Theo sau là tuần nát mật! Đôi vợ chồng mới cưới bắt đầu đi kiếm một căn nhà mới tinh. Câu chuyện đầu tiên lại là câu chuyện tiền đâu. Và cuộc sống lo toan của bố mẹ chúng ta ngày xưa lại bắt đầu.
Cứ vậy, cuộc sống lăn tới. Ngồi xét lại trong một khoảng thời gian, từ khi chúng ta cắp sách đến trường đại học của tuổi mười chín đến khi chúng ta trở về với cát bụi của tuổi một trăm, chúng ta để dành cho Thiên Chúa được bao nhiêu khoảng thời gian ngoại trừ một tiếng đồng hồ của ngày Chúa Nhật. Mà hình như một khoảng thời gian ngắn ngủi này cũng không bao giờ trọn vẹn. Chúng ta đi lễ ngày Chúa Nhật. Thánh lễ dài khoảng một tiếng. Ông cha giảng dài ơi là dài! Thế là chúng ta chìm vào giấc ngủ. Tỉnh dậy, chúng ta mơ màng nghĩ tới những công chuyện phải giải quyết. Ngày mai, thứ Hai, một đống giấy tờ đang đợi chờ chúng ta ở trong hãng. Lát nữa, về tới nhà, lại cả một đống chuyện đang chờ đợi chúng ta. Đời sống hình như quá ngắn, mà sao công việc lại quá nhiều. Tối đến, nhắm mắt lại vẫn còn thấy chuyện. Ngủ cũng không yên. Trong một ngày, hai mươi bốn tiếng đồng hồ, chúng ta nhớ tới Chúa, cùng đích của đời sống trong vòng bao nhiêu phút? Cuối cùng ngày đó rồi cũng tới. Chúng ta mở mắt ra. Gần một trăm năm đã trôi qua.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục sống, cách sống vừa được diễn tả ở trên, chúng ta đang lái xe về hướng Tây. Vào mỗi sáng sớm của một khoảng thời gian ngắn ngủi trong đời người, chúng ta mải miết nhấn ga nhắm hướng Tây lái tới. Ngày cuối cùng rồi cũng đã tới. Vào ngày đó, chúng ta mới nhận ra hướng Tây không phải là hướng của Chúa. Ngài nằm ở hướng Đông. Khi đó trễ rồi! Quá trễ! Trước mặt chúng ta không có ai khác ngoài chính mình. Giờ này chỉ còn ta với ta. Chúa ơi, Ngài đang ở đâu?
Bởi vậy, Giáo Hội thiết lập Mùa Chay, Mùa U-Turn, Mùa Làm Đường Vòng Chữ U. Dừng lại! Quay lại! Xa quá rồi! Chúng ta đang lái lạc đường! Quay lại về hướng Đông, hướng của Thiên Chúa...
Để lắng nghe CD Con Người Mới trong Mùa Chay: Chấp Nhận và Hòa Giải, xin bấm vào, http://www.nguyentrungtay.com/cnmoi.html.
Chờ đợi và đợi chờ !
Lm. Anmai, CSsR
12:06 04/03/2010
Chúa nhật Thứ 3 Mùa Chay, Năm C
Xh 3, 1-8a.13-15; 1 Cr 10, 1-6.10-12; Lc 13, 1-9
Trải dài lịch sử cứu độ, chúng ta thấy phảng phất một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Ngài chậm bất bình và đầy tình nhân ái. Một bằng chứng cụ thể cho chúng ta thấy đó chính là vua Đavit. Đavit đã cảm nhận được tình thương của Chúa để rồi với Thánh Vịnh 103 ông nói:
Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh!
Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, chớ khá quên mọi ân huệ của Người.
Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi, thương chữa lành các bệnh tật ngươi.
Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt, bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà,
ban cho đời ngươi chứa chan hạnh phúc, khiến tuổi xuân ngươi mạnh mẽ tựa chim bằng.
Chúa phân xử công minh, bênh quyền lợi những ai bị áp bức,
mặc khải cho Môsê biết đường lối của Người,
cho con cái nhà Israel thấy những kỳ công Người thực hiện.
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương,
chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi mãi.
Người không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm.
Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao.
Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm, tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.
Như người cha chạnh lòng thương con cái, Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn.
Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn Người nhớ: ta chỉ là cát bụi.
Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi, tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,
một cơn gió thoảng là xong, chốn xưa mình ở cũng không biết mình.
Nhưng ân tình Chúa thiên thu vạn đại, dành cho kẻ nào hết dạ kính tôn.
Người xử công minh cả với đời con cháu, cả những ai giữ giao ước của Người
và nhớ tuân hành mệnh lệnh Người ban …
Tình thương, lòng nhân hậu, sự chậm giận ấy ngày hôm nay được Chúa Giêsu nhấn mạnh hơn trong đoạn Tin mừng theo Thánh Luca mà chúng ta vừa nghe. Chúa Giêsu luôn luôn chờ đợi con người ta hoán cải để đón nhận Nước Trời.
Một bằng chứng hết sức sống động về sự chờ đợi, về sự chậm bất bình và giàu lòng thương xót của Thiên Chúa chúng ta vừa được nghe trong sách Xuất hành. Dân Do Thái dù ngỗ nghịch, dù phản trắc nhưng Thiên Chúa đâu nỡ bỏ rơi. Thiên Chúa có một chương trình, một hành động riêng của Ngài để cứu dân. Thiên Chúa đã chọn một Môsê để Môsê đứng lên lãnh đạo dân của Ngài. Nếu có thời gian, chúng ta đọc lại cũng như ngẫm nghĩ về câu chuyện mà Thiên Chúa chọn Môsê thật hấp dẫn. Đoạn sách trích hôm nay chỉ kể lại cho chúng ta đoạn đối thoại giữa Thiên Chúa và Môsê.
Môsê sau khi bị phát hiện là đã giết người Ai cập vì người Ai Cập hà hiếp người Do Thái và còn giết thêm người Do Thái khi thấy hai người Do Thái gây gỗ nhau thì Môsê đã bỏ xứ qua Mađian để chăn chiên cho bố vợ. Tưởng chừng là an phận nhưng Thiên Chúa đã gọi ông trở về Ai Cập để giải thoát cho dân. Hoảng sợ, ngập ngừng, nghi ngờ với “ơn gọi” mà Thiên Chúa gọi nên ông cứ hỏi đi hỏi lại cho ăn chắc và cuối cùng Thiên Chúa đã khẳng định với ông: "Ta sẽ ở với ngươi. .. Và đây là dấu cho ngươi biết là Ta đã sai ngươi: khi ngươi đưa dân ra khỏi Ai-cập, các ngươi sẽ thờ phượng Thiên Chúa trên núi này … Ta là Đấng Hiện Hữu, Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp, sai tôi đến với anh em. Đó là danh Ta cho đến muôn thuở, đó là danh hiệu các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời nọ đến đời kia. .."
Thiên Chúa không như con người, Thiên Chúa nói và Thiên Chúa đã phán thì lời của Ngài bền vững muôn năm, tình thương của Ngài muôn ngàn đời vẫn còn mãi. Và, tiếp tục theo dõi lịch sử cứu độ, hành trình cứu độ chúng ta thấy Thiên Chúa vẫn cứ chờ đợi và chờ đợi sự hoán cải, sự trở lại của con người.
Trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe một lần nữa khẳng định về thái độ chờ đợi, sự kiên nhẫn, tấm lòng thứ tha của Thiên Chúa qua lời của Chúa Giêsu.
Sau biến cố hiển dung trên núi, Chúa Giêsu quả quyết lên đường đi Giêrusalem, nơi sẽ diễn ra cuộc "xuất hành", cuộc "ra đi" của Ngài. Ngài khuyên đám đông hãy biết phân định những dấu chỉ của Nước Trời và hãy đón nhận Tin Mừng đừng chậm trễ.
Một sự kiện được các thính giả trình lên: Philatô tàn sát mấy người xứ Galilê tại Đền thờ các sử gia xác nhận ông đã dùng những cực hình tàn bạo - và lấy máu của họ hoà vào máu các lễ vật của họ. Phải chăng họ là "những người tội lỗi hơn những người Galilê khác ?”.
Thay vì trả lời trực tiếp vào câu hỏi, Chúa Giêsu dẫn sang một sự kiện khác đã diễn ra tại Giêrusalem: tháp Siloê đổ đè chết 18 người. Ngài kết luận bằng cách nhắc lại lời cảnh báo nghiêm trọng: “Ta bảo cho các ngươi biết: nếu các ngươi không hoán cải, các ngươi cũng sẽ chết như họ".
Lẽ tự nhiên và hết sức tự nhiên của con người, khi đứng trước những bất hạnh những khổ đau của của người khác, người ta thường đi tìm xem đâu là lỗi lầm của nạn nhân. Họ đã chết như thế, có lẽ đó là hình phạt do tội lỗi của họ. Và ta tự cho mình là công chính vì ta đã bình an, ta thoát nạn. Chúa Giêsu đã thẳng thắn mời gọi hay nói đúng hơn là khuyên họ đừng nên tìm giải thích những cái chết tức tưởi mà họ đặt ra nhưng tốt hơn hết hãy năng nhận biết mình tội lỗi và mau mắn hối cải.
Hai kiểu chết khốc liệt nói trên phải là lời cảnh báo cho những ai không mau mắn thay đổi đời sống, lượng xét lại ý kiến và những hoài vọng lầm lạc của họ. Như đã nhìn nhận, hai thảm kịch kia diễn ra không có nghĩa là các nạn nhân đã phạm phải một tội nặng nề nào, thì việc không gặp hoạn nạn cũng không phải là dấu chỉ về sự vô tội của những “người sống sót". Mọi người đều là tội nhân là cần hoán cải trước khi bị Thiên Chúa phán xét. Trước khi gặp tai nạn, khi cuộc đời xem ra tươi sáng, đã cần phải sám hối và đón nhận Lời cứu độ của Thiên Chúa do Chúa Giêsu loan báo. Để sau, e rằng qúa muộn.
Tiếp liền theo sau là dụ ngôn cây vả không trái. Dụ ngôn này làm dịu lại những lời lẽ nghiêm khắc của Chúa Giêsu. Người thợ làm vườn mà dụ ngôn trình bày cho ta luôn hy vọng rằng cây vả của ông, dù vẫn chưa ra trái, sẽ có ngày sinh hoa kết quả. Ông thuyết phục người chủ vườn hãy hoãn lại quyết định đốn cái cây ăn hại đất một cách vô ích ấy; và ông đã nhận được một án treo: "Xin hãy để nó sống thêm năm nay nữa.. . Biết đâu nó sẽ ra trái ? nếu không, lúc ấy ông hãy đốn nó đi ".
Thiên Chúa là như thế. Thiên Chúa mong ước người ta hoán cải đừng chậm trễ và hãy đem tình yêu đáp lại tình yêu đi bước trước của Người. Thiên Chúa của Chúa Giêsu chờ đời, nhẫn nại vô biên đối với người tội lỗi. Ngài chấp thuận cho họ một sự trì hoãn ân huệ. Ngài không tuyệt vọng vì bất kỳ ai.
Nếu giờ phán xét chưa đến ngay, đó là vì Thiên Chúa ban cho ta một ân huệ sau cùng để ta hoán cải chứ không phải là Người đã chấp thuận các hành vi của ta… cây vả không trái chưa bị nhổ ngay là do lòng nhân hậu khôn tả, tuy nhiên nó vẫn còn bị đe doạ phải chết nếu năm sau vẫn không ra trái... Lời khiển trách cây vả vì không ra trái - là lời cảnh báo cho thính giả của Chúa Giêsu: họ không được trì hoãn việc chính yếu đến ngày mai là phải quyết định sinh hoa kết quả cho Chúa ngay.
Chúa Giêsu đã trả lời cho những kẻ đến hỏi người: Còn anh em, anh em nghĩ rằng anh em là thánh, là những người được Chúa Quan phòng sủng ái vì anh em không bị nạn ư? Tất cả anh em đều đáng bị kết án vì có tội. Đừng lừa dối mình về ý nghĩa của các biến cố và nội dung của các dấu chỉ'? Thiên Chúa không phải là một "ông chủ " khắc nghiệt và nóng vội trừng phạt tức khắc là từ chối khoan giãn. Hình phạt và phần thưởng, sẽ có, nhưng không phải theo cái lối mau chóng tức thời ấy. Đừng gán ghép bất hạnh với tội lỗi, thành công với Chúa quan phòng. Những kẻ thoát nạn không phải là những người được khen thưởng, cũng không phải là những người khốn khổ vì có tội. Chẳng có ai vô tội. Tất cả mọi người đều được mời gọi hoán cải và sinh hoa kết quả. Đó mới là chính vấn đề.
Thiên Chúa là người thợ làm vườn nho đã bài bác lý lẽ của người chủ vườn và đã đề nghị một khoan giãn ân huệ mới cho cây vả. Thật là một Thiên Chúa nhẫn nại. Nhẫn nại nhưng lại rất đòi hỏi, phối kết hài hoà sức mạnh và sự dịu dàng, công lý và xót thương, tình yêu con người và cương quyết chống lại điều ác.
Vấn đề đã rõ, quan trọng là chuyện sửa đổi, sự quay về với Thiên Chúa vì Thiên Chúa vẫn nhẫn nại, vẫn chờ đời. Thời gian còn lại của cuộc đời là thời gian chúng ta cần dừng lại để suy gẫm về cuộc đời để hoán cải, để từ bỏ con đường xấu xa tội lỗi như Thánh Phaolô vừa mời gọi:
Anh em đừng trở thành những kẻ thờ ngẫu tượng, như một số trong nhóm họ, theo lời đã chép: Dân đã ngồi xuống để ăn uống, rồi lại đứng lên chơi đùa.
Ta đừng gian dâm, như một số trong nhóm họ đã gian dâm: nội một ngày, hai mươi ba ngàn người đã ngã gục.
Ta đừng thử thách Chúa, như một số trong nhóm họ đã thử thách Người và đã bị rắn cắn chết.
Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách, như một số trong nhóm họ đã lẩm bẩm kêu trách: họ đã chết bởi tay Thần Tru Diệt.
Những sự việc này xảy ra cho họ để làm bài học, và đã được chép lại để răn dạy chúng ta, là những người đang sống trong thời sau hết này. Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã. Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng.
Nguyện xin Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng thương xót và đầy tính nhẫn nại đến và ở lại với mỗi người chúng ta và xin Chúa biến đổi con người chúng ta trở nên cây vả tốt, trở nên sinh hoa kết quả như lòng Chúa mong nuốn.
Xh 3, 1-8a.13-15; 1 Cr 10, 1-6.10-12; Lc 13, 1-9
Trải dài lịch sử cứu độ, chúng ta thấy phảng phất một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Ngài chậm bất bình và đầy tình nhân ái. Một bằng chứng cụ thể cho chúng ta thấy đó chính là vua Đavit. Đavit đã cảm nhận được tình thương của Chúa để rồi với Thánh Vịnh 103 ông nói:
Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh!
Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi, chớ khá quên mọi ân huệ của Người.
Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi, thương chữa lành các bệnh tật ngươi.
Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt, bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà,
ban cho đời ngươi chứa chan hạnh phúc, khiến tuổi xuân ngươi mạnh mẽ tựa chim bằng.
Chúa phân xử công minh, bênh quyền lợi những ai bị áp bức,
mặc khải cho Môsê biết đường lối của Người,
cho con cái nhà Israel thấy những kỳ công Người thực hiện.
Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương,
chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi mãi.
Người không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm.
Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao.
Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm, tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.
Như người cha chạnh lòng thương con cái, Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn.
Người quá biết ta được nhồi nắn bằng gì, hẳn Người nhớ: ta chỉ là cát bụi.
Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi, tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,
một cơn gió thoảng là xong, chốn xưa mình ở cũng không biết mình.
Nhưng ân tình Chúa thiên thu vạn đại, dành cho kẻ nào hết dạ kính tôn.
Người xử công minh cả với đời con cháu, cả những ai giữ giao ước của Người
và nhớ tuân hành mệnh lệnh Người ban …
Tình thương, lòng nhân hậu, sự chậm giận ấy ngày hôm nay được Chúa Giêsu nhấn mạnh hơn trong đoạn Tin mừng theo Thánh Luca mà chúng ta vừa nghe. Chúa Giêsu luôn luôn chờ đợi con người ta hoán cải để đón nhận Nước Trời.
Một bằng chứng hết sức sống động về sự chờ đợi, về sự chậm bất bình và giàu lòng thương xót của Thiên Chúa chúng ta vừa được nghe trong sách Xuất hành. Dân Do Thái dù ngỗ nghịch, dù phản trắc nhưng Thiên Chúa đâu nỡ bỏ rơi. Thiên Chúa có một chương trình, một hành động riêng của Ngài để cứu dân. Thiên Chúa đã chọn một Môsê để Môsê đứng lên lãnh đạo dân của Ngài. Nếu có thời gian, chúng ta đọc lại cũng như ngẫm nghĩ về câu chuyện mà Thiên Chúa chọn Môsê thật hấp dẫn. Đoạn sách trích hôm nay chỉ kể lại cho chúng ta đoạn đối thoại giữa Thiên Chúa và Môsê.
Môsê sau khi bị phát hiện là đã giết người Ai cập vì người Ai Cập hà hiếp người Do Thái và còn giết thêm người Do Thái khi thấy hai người Do Thái gây gỗ nhau thì Môsê đã bỏ xứ qua Mađian để chăn chiên cho bố vợ. Tưởng chừng là an phận nhưng Thiên Chúa đã gọi ông trở về Ai Cập để giải thoát cho dân. Hoảng sợ, ngập ngừng, nghi ngờ với “ơn gọi” mà Thiên Chúa gọi nên ông cứ hỏi đi hỏi lại cho ăn chắc và cuối cùng Thiên Chúa đã khẳng định với ông: "Ta sẽ ở với ngươi. .. Và đây là dấu cho ngươi biết là Ta đã sai ngươi: khi ngươi đưa dân ra khỏi Ai-cập, các ngươi sẽ thờ phượng Thiên Chúa trên núi này … Ta là Đấng Hiện Hữu, Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp, sai tôi đến với anh em. Đó là danh Ta cho đến muôn thuở, đó là danh hiệu các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời nọ đến đời kia. .."
Thiên Chúa không như con người, Thiên Chúa nói và Thiên Chúa đã phán thì lời của Ngài bền vững muôn năm, tình thương của Ngài muôn ngàn đời vẫn còn mãi. Và, tiếp tục theo dõi lịch sử cứu độ, hành trình cứu độ chúng ta thấy Thiên Chúa vẫn cứ chờ đợi và chờ đợi sự hoán cải, sự trở lại của con người.
Trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe một lần nữa khẳng định về thái độ chờ đợi, sự kiên nhẫn, tấm lòng thứ tha của Thiên Chúa qua lời của Chúa Giêsu.
Sau biến cố hiển dung trên núi, Chúa Giêsu quả quyết lên đường đi Giêrusalem, nơi sẽ diễn ra cuộc "xuất hành", cuộc "ra đi" của Ngài. Ngài khuyên đám đông hãy biết phân định những dấu chỉ của Nước Trời và hãy đón nhận Tin Mừng đừng chậm trễ.
Một sự kiện được các thính giả trình lên: Philatô tàn sát mấy người xứ Galilê tại Đền thờ các sử gia xác nhận ông đã dùng những cực hình tàn bạo - và lấy máu của họ hoà vào máu các lễ vật của họ. Phải chăng họ là "những người tội lỗi hơn những người Galilê khác ?”.
Thay vì trả lời trực tiếp vào câu hỏi, Chúa Giêsu dẫn sang một sự kiện khác đã diễn ra tại Giêrusalem: tháp Siloê đổ đè chết 18 người. Ngài kết luận bằng cách nhắc lại lời cảnh báo nghiêm trọng: “Ta bảo cho các ngươi biết: nếu các ngươi không hoán cải, các ngươi cũng sẽ chết như họ".
Lẽ tự nhiên và hết sức tự nhiên của con người, khi đứng trước những bất hạnh những khổ đau của của người khác, người ta thường đi tìm xem đâu là lỗi lầm của nạn nhân. Họ đã chết như thế, có lẽ đó là hình phạt do tội lỗi của họ. Và ta tự cho mình là công chính vì ta đã bình an, ta thoát nạn. Chúa Giêsu đã thẳng thắn mời gọi hay nói đúng hơn là khuyên họ đừng nên tìm giải thích những cái chết tức tưởi mà họ đặt ra nhưng tốt hơn hết hãy năng nhận biết mình tội lỗi và mau mắn hối cải.
Hai kiểu chết khốc liệt nói trên phải là lời cảnh báo cho những ai không mau mắn thay đổi đời sống, lượng xét lại ý kiến và những hoài vọng lầm lạc của họ. Như đã nhìn nhận, hai thảm kịch kia diễn ra không có nghĩa là các nạn nhân đã phạm phải một tội nặng nề nào, thì việc không gặp hoạn nạn cũng không phải là dấu chỉ về sự vô tội của những “người sống sót". Mọi người đều là tội nhân là cần hoán cải trước khi bị Thiên Chúa phán xét. Trước khi gặp tai nạn, khi cuộc đời xem ra tươi sáng, đã cần phải sám hối và đón nhận Lời cứu độ của Thiên Chúa do Chúa Giêsu loan báo. Để sau, e rằng qúa muộn.
Tiếp liền theo sau là dụ ngôn cây vả không trái. Dụ ngôn này làm dịu lại những lời lẽ nghiêm khắc của Chúa Giêsu. Người thợ làm vườn mà dụ ngôn trình bày cho ta luôn hy vọng rằng cây vả của ông, dù vẫn chưa ra trái, sẽ có ngày sinh hoa kết quả. Ông thuyết phục người chủ vườn hãy hoãn lại quyết định đốn cái cây ăn hại đất một cách vô ích ấy; và ông đã nhận được một án treo: "Xin hãy để nó sống thêm năm nay nữa.. . Biết đâu nó sẽ ra trái ? nếu không, lúc ấy ông hãy đốn nó đi ".
Thiên Chúa là như thế. Thiên Chúa mong ước người ta hoán cải đừng chậm trễ và hãy đem tình yêu đáp lại tình yêu đi bước trước của Người. Thiên Chúa của Chúa Giêsu chờ đời, nhẫn nại vô biên đối với người tội lỗi. Ngài chấp thuận cho họ một sự trì hoãn ân huệ. Ngài không tuyệt vọng vì bất kỳ ai.
Nếu giờ phán xét chưa đến ngay, đó là vì Thiên Chúa ban cho ta một ân huệ sau cùng để ta hoán cải chứ không phải là Người đã chấp thuận các hành vi của ta… cây vả không trái chưa bị nhổ ngay là do lòng nhân hậu khôn tả, tuy nhiên nó vẫn còn bị đe doạ phải chết nếu năm sau vẫn không ra trái... Lời khiển trách cây vả vì không ra trái - là lời cảnh báo cho thính giả của Chúa Giêsu: họ không được trì hoãn việc chính yếu đến ngày mai là phải quyết định sinh hoa kết quả cho Chúa ngay.
Chúa Giêsu đã trả lời cho những kẻ đến hỏi người: Còn anh em, anh em nghĩ rằng anh em là thánh, là những người được Chúa Quan phòng sủng ái vì anh em không bị nạn ư? Tất cả anh em đều đáng bị kết án vì có tội. Đừng lừa dối mình về ý nghĩa của các biến cố và nội dung của các dấu chỉ'? Thiên Chúa không phải là một "ông chủ " khắc nghiệt và nóng vội trừng phạt tức khắc là từ chối khoan giãn. Hình phạt và phần thưởng, sẽ có, nhưng không phải theo cái lối mau chóng tức thời ấy. Đừng gán ghép bất hạnh với tội lỗi, thành công với Chúa quan phòng. Những kẻ thoát nạn không phải là những người được khen thưởng, cũng không phải là những người khốn khổ vì có tội. Chẳng có ai vô tội. Tất cả mọi người đều được mời gọi hoán cải và sinh hoa kết quả. Đó mới là chính vấn đề.
Thiên Chúa là người thợ làm vườn nho đã bài bác lý lẽ của người chủ vườn và đã đề nghị một khoan giãn ân huệ mới cho cây vả. Thật là một Thiên Chúa nhẫn nại. Nhẫn nại nhưng lại rất đòi hỏi, phối kết hài hoà sức mạnh và sự dịu dàng, công lý và xót thương, tình yêu con người và cương quyết chống lại điều ác.
Vấn đề đã rõ, quan trọng là chuyện sửa đổi, sự quay về với Thiên Chúa vì Thiên Chúa vẫn nhẫn nại, vẫn chờ đời. Thời gian còn lại của cuộc đời là thời gian chúng ta cần dừng lại để suy gẫm về cuộc đời để hoán cải, để từ bỏ con đường xấu xa tội lỗi như Thánh Phaolô vừa mời gọi:
Anh em đừng trở thành những kẻ thờ ngẫu tượng, như một số trong nhóm họ, theo lời đã chép: Dân đã ngồi xuống để ăn uống, rồi lại đứng lên chơi đùa.
Ta đừng gian dâm, như một số trong nhóm họ đã gian dâm: nội một ngày, hai mươi ba ngàn người đã ngã gục.
Ta đừng thử thách Chúa, như một số trong nhóm họ đã thử thách Người và đã bị rắn cắn chết.
Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách, như một số trong nhóm họ đã lẩm bẩm kêu trách: họ đã chết bởi tay Thần Tru Diệt.
Những sự việc này xảy ra cho họ để làm bài học, và đã được chép lại để răn dạy chúng ta, là những người đang sống trong thời sau hết này. Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã. Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng.
Nguyện xin Chúa Giêsu là Đấng giàu lòng thương xót và đầy tính nhẫn nại đến và ở lại với mỗi người chúng ta và xin Chúa biến đổi con người chúng ta trở nên cây vả tốt, trở nên sinh hoa kết quả như lòng Chúa mong nuốn.
Sám Hối Ăn Năn - Một Đòi Hỏi Cấp Bách
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
12:13 04/03/2010
Khởi đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu đã kêu gọi: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần" (Mt 3, 2). Điệp khúc này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong các giáo huấn của Ngài. Sám hối cũng là sứ điệp chính yếu của Mùa Chay. Sám hối là nhận biết lầm lỗi của mình, rồi hối lỗi và xin tha lỗi, sau cùng là sửa lỗi để nên hoàn thiện. Trên bình diện quốc gia, dân tộc, sám hối là yếu tố góp phần mang lại sự thăng tiến cho đất nước. Trong một bài chia sẻ tại giáo xứ Thái Hà, Đức Cha Phó Chủ Tịch HĐGMVN đã khẳng định: “Một chế độ chính trị không biết nhìn nhận sai lầm của mình thì không thể đưa đất nước lên bước thăng tiến cao hơn”. Trên bình diện cá nhân, sám hối là một tiến trình thanh luyện nhắm hoàn thiện mình. Nhưng tại sao lại phải sám hối ? Phải chăng chỉ những ai đã gây tội ác, đã phạm pháp và đang bị ngồi tù,… họ mới cần sám hối ăn năn ?
1. Sám hối ăn năn, lời mời gọi không dành riêng ai:
Quan niệm của người Cận Đông nói chung và quan niệm của người Dothái nói riêng rất rõ về ác giả ác báo. Những người gặp tai ương, bệnh tật, khổ đau…là dấu chứng hiển nhiên xác nhận họ là những kẻ tội lỗi, bị Thiên Chúa giáng phạt. Và tất nhiên họ mới là những người cần sám hối. Câu chuyện họ kể cho Chúa Giêsu nói lên quan niệm đó. Ngược lại, những người gặp may mắn, hạnh phúc, giàu sang…là dấu chỉ công chính, được Thiên Chúa giáng phúc chúc lành. Bởi vậy người ta cho rằng những người này không có lý do gì để sám hối.
Chúa Giêsu hoàn toàn không đồng ý với cái nhìn sai lệch đó. Thí dụ mà Ngài trưng dẫn minh chứng cho lập trường của Ngài. Trước mặt Thiên Chúa, tất cả mọi người đều là tội nhân, cần phải sám hối ăn năn. Sám hối không chỉ là việc của một cá nhân hay một nhóm nào, mà là của hết thảy mọi người. Sám hối còn là việc của tập thể, của cộng đồng, thậm chí là của cả một dân tộc, như Bài Đọc II hôm nay đề cập đến. Chính sự bất trung bội phản của dân tộc Israel đối với Giao Ước thánh buộc họ phải sám hối ăn năn, nếu không muốn bị tận diệt.
2. Sám hối ăn năn, một đòi hỏi mang tính cấp bách:
Chúa Giêsu đã mạnh mẽ quả quyết: “Nếu các ngươi không sám hối thì các ngươi cũng sẽ chết như vậy”. Nói cách khác, sám hối là sống, không sám hối sẽ phải chết. Sám hối là việc làm mỗi ngày, vì không ngày nào lại không có lỗi; không lỗi nhiều thì cũng lỗi ít, không lỗi nặng thì cũng lỗi nhẹ, không lỗi trong hành động thì cũng lỗi trong tư tưởng, lời nói.... Sám hối cũng là việc làm liên lỉ thường ngày vì không ai biết trước được mình sẽ chết khi nào, cách nào… Dụ ngôn cây vả nói lên lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa, đồng thời cũng nói lên tính cấp bách của việc sám hối. Sám hối ăn năn để đón nhận tình thương tha thứ của Thiên Chúa và giao hoà cùng anh chị em.
Mỗi biến cố xảy ra đều mời gọi con người sám hối ăn năn trở về với Thiên Chúa để đón nhận tình thương tha thứ của Ngài. Trận động đất gần đây là trận động đất tại Haiti đã cướp đi sinh mạng của gần 300.000 ngàn người; gần hơn nữa là trận động đất tại Chilê, một quốc gia giàu có nhất nam mỹ, làm gần 1000 người thiệt mạng; và mới hôm kia thôi, một trận lỡ đất do mưa lớn tại Uganđa đã chôn vùi hơn 100 người trong đó có 4 người đang cầu nguyện trong một nhà thờ và gần 300 người bị mất tích…. Trước những biến cố ấy, những người có niềm tin chắc hẳn không thể không nhận ra dấu chỉ mà Thiên Chúa gởi đến cho mình: “Nếu các ngươi không sám hối, các người cũng sẽ chết hết như vậy” (Lc 13,3).
3. Sám hối ăn năn, một hành vi thiết thực trong Mùa Chay:
Mùa chay là cơ hội thuận tiện để sám hối và canh tân. Cần ý thức về tội lỗi của mình để biết thực lòng sám hối. Đây là khía cạnh tiêu cực. Còn khía cạnh tích cực là cần ý thức về tình thương và ân huệ của Thiên Chúa dành cho mình để canh tân đổi mới cuộc đời. Dĩ nhiên, sám hối không chỉ là hối hận về những điều tội, điều xấu ta đã làm, mà còn về những điều tốt điều lành lẽ ra ta phải làm nhưng đã không làm. Nói khác đi, ngay cả khi ta không làm điều xấu, ta không phạm giới luật nào đi nữa, ta cũng phải sám hối vì những điều tốt ta đã sao lãng, hoặc đã thực thi không vuông tròn.
Một người Dothái nọ muốn sống thánh thiện nên đến tham khảo ý kiến của một vị Rabbi. Vị Rabbi này hỏi:
- Từ trước tới nay anh sống thế nào ?
- Rất tốt, thưa ngài.
- Anh nói "rất tốt" nghĩa là sao ?
- Nghĩa là tôi không vi phạm giới luật nào cả. Tôi không kêu tên Chúa vô cớ, tôi không tục hóa ngày Sabát, tôi không bất kính với cha mẹ, tôi không giết người, tôi không bất trung với vợ tôi, tôi không trộm cắp, tôi không làm chứng dối, tôi không tham muốn của cải và vợ người khác…
Vị Rabbi nói:
- Tôi hiểu. Anh đã không vị phạm giới luật nào cả.
- Đúng vậy, thưa ngài.
Nhưng vị Rabbi hỏi tiếp:
- Nhưng anh có tuân giữ các giới luật không ?
- Ngài hỏi vậy nghĩa là sao ạ ?
- Nghĩa là anh có tôn kính tên Chúa không ? Anh có thánh hóa ngày Sabát không ? Anh có hiếu kính cha mẹ không ? Anh có tôn trọng và bảo vệ mạng sống của người khác không ? Lần gần đây nhất anh nói với vợ rằng anh yêu nàng là khi nào ? Anh có chia sẻ của cải cho người nghèo không ? Anh có bảo vệ danh dự và tiếng tốt cho ai chưa ? Anh có thường giúp đỡ người khác không ? v.v… Nếu anh chưa làm được những điều này thì anh hãy sám hối và canh tân lối sống của anh.
Người Dothái ra đi và suy nghĩ miên man. Từ trước tới giờ anh nghĩ rằng anh đâu phạm điều luật nào, nên anh không cần sám hối. Nhưng nay vị Rabbi vừa chỉ cho anh một cách nhìn mới hẳn: không làm những việc tốt mà luật chỉ dạy cũng cần phải sám hối ăn năn.
Hãy nhìn lại mình, nhìn lại cây vả đời mình: có phải là cây vả sinh nhiều hoa nhân đức, trái việc lành không ? Hay chỉ là cây vả vô sinh chỉ ăn hại, và làm chật đất ? Nếu là cây vả vô tích sự, thì hãy mau mắn sửa đổi và canh tân, nếu không muốn bị chủ vườn chặt bỏ.
1. Sám hối ăn năn, lời mời gọi không dành riêng ai:
Quan niệm của người Cận Đông nói chung và quan niệm của người Dothái nói riêng rất rõ về ác giả ác báo. Những người gặp tai ương, bệnh tật, khổ đau…là dấu chứng hiển nhiên xác nhận họ là những kẻ tội lỗi, bị Thiên Chúa giáng phạt. Và tất nhiên họ mới là những người cần sám hối. Câu chuyện họ kể cho Chúa Giêsu nói lên quan niệm đó. Ngược lại, những người gặp may mắn, hạnh phúc, giàu sang…là dấu chỉ công chính, được Thiên Chúa giáng phúc chúc lành. Bởi vậy người ta cho rằng những người này không có lý do gì để sám hối.
Chúa Giêsu hoàn toàn không đồng ý với cái nhìn sai lệch đó. Thí dụ mà Ngài trưng dẫn minh chứng cho lập trường của Ngài. Trước mặt Thiên Chúa, tất cả mọi người đều là tội nhân, cần phải sám hối ăn năn. Sám hối không chỉ là việc của một cá nhân hay một nhóm nào, mà là của hết thảy mọi người. Sám hối còn là việc của tập thể, của cộng đồng, thậm chí là của cả một dân tộc, như Bài Đọc II hôm nay đề cập đến. Chính sự bất trung bội phản của dân tộc Israel đối với Giao Ước thánh buộc họ phải sám hối ăn năn, nếu không muốn bị tận diệt.
2. Sám hối ăn năn, một đòi hỏi mang tính cấp bách:
Chúa Giêsu đã mạnh mẽ quả quyết: “Nếu các ngươi không sám hối thì các ngươi cũng sẽ chết như vậy”. Nói cách khác, sám hối là sống, không sám hối sẽ phải chết. Sám hối là việc làm mỗi ngày, vì không ngày nào lại không có lỗi; không lỗi nhiều thì cũng lỗi ít, không lỗi nặng thì cũng lỗi nhẹ, không lỗi trong hành động thì cũng lỗi trong tư tưởng, lời nói.... Sám hối cũng là việc làm liên lỉ thường ngày vì không ai biết trước được mình sẽ chết khi nào, cách nào… Dụ ngôn cây vả nói lên lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa, đồng thời cũng nói lên tính cấp bách của việc sám hối. Sám hối ăn năn để đón nhận tình thương tha thứ của Thiên Chúa và giao hoà cùng anh chị em.
Mỗi biến cố xảy ra đều mời gọi con người sám hối ăn năn trở về với Thiên Chúa để đón nhận tình thương tha thứ của Ngài. Trận động đất gần đây là trận động đất tại Haiti đã cướp đi sinh mạng của gần 300.000 ngàn người; gần hơn nữa là trận động đất tại Chilê, một quốc gia giàu có nhất nam mỹ, làm gần 1000 người thiệt mạng; và mới hôm kia thôi, một trận lỡ đất do mưa lớn tại Uganđa đã chôn vùi hơn 100 người trong đó có 4 người đang cầu nguyện trong một nhà thờ và gần 300 người bị mất tích…. Trước những biến cố ấy, những người có niềm tin chắc hẳn không thể không nhận ra dấu chỉ mà Thiên Chúa gởi đến cho mình: “Nếu các ngươi không sám hối, các người cũng sẽ chết hết như vậy” (Lc 13,3).
3. Sám hối ăn năn, một hành vi thiết thực trong Mùa Chay:
Mùa chay là cơ hội thuận tiện để sám hối và canh tân. Cần ý thức về tội lỗi của mình để biết thực lòng sám hối. Đây là khía cạnh tiêu cực. Còn khía cạnh tích cực là cần ý thức về tình thương và ân huệ của Thiên Chúa dành cho mình để canh tân đổi mới cuộc đời. Dĩ nhiên, sám hối không chỉ là hối hận về những điều tội, điều xấu ta đã làm, mà còn về những điều tốt điều lành lẽ ra ta phải làm nhưng đã không làm. Nói khác đi, ngay cả khi ta không làm điều xấu, ta không phạm giới luật nào đi nữa, ta cũng phải sám hối vì những điều tốt ta đã sao lãng, hoặc đã thực thi không vuông tròn.
Một người Dothái nọ muốn sống thánh thiện nên đến tham khảo ý kiến của một vị Rabbi. Vị Rabbi này hỏi:
- Từ trước tới nay anh sống thế nào ?
- Rất tốt, thưa ngài.
- Anh nói "rất tốt" nghĩa là sao ?
- Nghĩa là tôi không vi phạm giới luật nào cả. Tôi không kêu tên Chúa vô cớ, tôi không tục hóa ngày Sabát, tôi không bất kính với cha mẹ, tôi không giết người, tôi không bất trung với vợ tôi, tôi không trộm cắp, tôi không làm chứng dối, tôi không tham muốn của cải và vợ người khác…
Vị Rabbi nói:
- Tôi hiểu. Anh đã không vị phạm giới luật nào cả.
- Đúng vậy, thưa ngài.
Nhưng vị Rabbi hỏi tiếp:
- Nhưng anh có tuân giữ các giới luật không ?
- Ngài hỏi vậy nghĩa là sao ạ ?
- Nghĩa là anh có tôn kính tên Chúa không ? Anh có thánh hóa ngày Sabát không ? Anh có hiếu kính cha mẹ không ? Anh có tôn trọng và bảo vệ mạng sống của người khác không ? Lần gần đây nhất anh nói với vợ rằng anh yêu nàng là khi nào ? Anh có chia sẻ của cải cho người nghèo không ? Anh có bảo vệ danh dự và tiếng tốt cho ai chưa ? Anh có thường giúp đỡ người khác không ? v.v… Nếu anh chưa làm được những điều này thì anh hãy sám hối và canh tân lối sống của anh.
Người Dothái ra đi và suy nghĩ miên man. Từ trước tới giờ anh nghĩ rằng anh đâu phạm điều luật nào, nên anh không cần sám hối. Nhưng nay vị Rabbi vừa chỉ cho anh một cách nhìn mới hẳn: không làm những việc tốt mà luật chỉ dạy cũng cần phải sám hối ăn năn.
Hãy nhìn lại mình, nhìn lại cây vả đời mình: có phải là cây vả sinh nhiều hoa nhân đức, trái việc lành không ? Hay chỉ là cây vả vô sinh chỉ ăn hại, và làm chật đất ? Nếu là cây vả vô tích sự, thì hãy mau mắn sửa đổi và canh tân, nếu không muốn bị chủ vườn chặt bỏ.
Người làm vườn kiên nhẫn
Cao Huy Hoàng
14:15 04/03/2010
SUY NIỆM LỜI CHÚA CN 3 MÙA CHAY C
Nếu theo khoa học, thì không thể tin là một bụi cây cháy mà không bị thiêu rụi. Nhưng bụi gai bốc cháy trong sách Xuất Hành (Xh 3, 1-8a.13-15) không cố ý nói đến chuyện ngược đời, chuyện phản khoa học, mà là một hình tượng nói đến một tác động của Thiên Chúa.
Tác động ấy chính là ngọn lửa của tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu không hình dung được, nhưng ngọn lửa có thể thấy. Trong bài đọc 1, sách Xuất Hành, Môi sê đã thấy ngọn lửa, ngọn lửa của Thiên Chúa, và qua đó, ông được nghe điều Thiên Chúa muốn nói: "Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh." Và: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." (Xh 3,5-6)
Rồi Môi sê đã lãnh nhận một sứ vụ:
“Bây giờ, ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai Cập." (Xh 3,10)
Bụi gai vô tri kia, đã được tình yêu Thiên Chúa chạm đến và đặt lên ấy một tác động thiêng thánh, trổ sinh ơn giải thoát cho cả và dân nô lệ ở Ai Cập được giải thoát. Bụi gai hồn nhiên của Môisê cũng đã lặng mình trước uy nghi rực rỡ để cho tình yêu Thiên Chúa sai đi và hồn nhiên chấp nhận thiên ý để chu toàn sứ vụ với niềm tin vào Chúa: "Ta sẽ ở với ngươi”. (Xh 3,12)
Còn bụi gai tôi? Tôi có bằng lòng để tình yêu đốt cháy, và tin rằng, tình yêu Thiên Chúa đốt cháy nhưng không thiêu rụi, nhưng ngược lại, qua đó, Thiên Chúa dùng tôi như khí cụ bình an, khí cụ giải thoát của Ngài cho tôi, và cho nhiều người.
Tôi còn hơn một bụi gai. Vì Thiên Chúa đã sinh ra mỗi người trên trần gian như người chủ vườn trồng trong vườn mình một cây mới, cây sinh hoa sinh quả. Sự hiện hữu của tôi là bởi Đấng Hiện Hữu, Đấng Hằng Hữu. Ngài san chia cho tôi sự hiện hữu. Vì thế, sự hiện hữu của tôi luôn lệ thuộc vào Ngài. Và chỉ có kết hợp với Ngài, hồn nhiên chấp nhận để Ngài tác động, cây cuộc đời tôi mới có sức sống, mới có phát triển.
Trong khi đó, tôi cứ ngỡ sự hiện hữu của tôi là “sở hữu của tôi, là bởi tôi” mà tôi quên rằng tôi thuộc về Thiên Chúa, tôi là sở hữu của Thiên Chúa. Tư tưởng vô thần dạy tôi phủ nhận chân lý ấy để tôi không màng đến Thiên Chúa, và đặt hết tin tưởng vào sức riêng của mình. Nhưng Thánh Phaolô nhắc nhở: “Ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã” (1Cr 10,12).
Quả thật, có khi tôi quên, có khi cố tình quên, có khi cả đời tôi quên Thiên Chúa, Đấng Hiện Hữu và tình yêu Ngài đang tác động trong tôi. Tôi cứ tưởng mình đứng vững. Tôi cứ tưởng tự mình có thể phát triển, có thể xanh tươi, có thể trổ sinh hoa quả.
Bài tin mừng hôm nay, nói rõ hơn ý định của Thiên Chúa, qua Đức Giêsu, về thí dụ cây vả.
“Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này: "Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. “Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi." (Lc 13,6-9)
Chúa Giêsu muốn nhắc đến sứ mệnh của Ngài là người làm vườn của Thiên Chúa. Ngài chăm sóc cho từng cây vả, trong đó có cây vả linh hồn tôi. Thiên Chúa đã đòi chặt tôi đi rồi nhưng người làm vườn xin giữ lại để ra công chăm bón.
Không chỉ có tôi, mà cả và loài người kia vẫn đang được Thiên Chúa trì hoãn cơn thịnh nộ, nhờ sự can thiệp của Chúa Giêsu. Ngài xin trì hoãn để mong chờ con người nhờ Ngài mà hoàn thiện bằng cách “sám hối và tin vào Phúc âm”. Không chỉ xin trì hoãn một năm, mà cả một đời người. Ngài vẫn chờ vẫn đợi sám hối, không chỉ là dừng chân vô đạo mà còn là để chờ đợi những mầm búp thiêng liêng thánh thiện trổ sinh nơi cuộc đời mỗi con người chai lỳ, kiêu căng, vô ơn, bất tín.
Nhưng, thói thường, có cả thói thường của tôi, vẫn nhìn tha nhân trong cơn ngặt nghèo, trong lúc túng quẩn, trong hồi hoạn nạn như là một hình phạt của Thiên Chúa. Có khác gì đâu với cách nhìn của những người Pharisieu ngày xưa đối với việc 18 người bị tháp Siloe đè chết thảm thương.
Tôi chợt nhớ một bài hát:
“Trong cuộc đời, có những lúc đôi mắt thấy người tội lỗi, mà miệng vội cười chê. Đừng tưởng mình siêu thánh hơn ai. Đừng tưởng người tội lỗi ứ đầy. Nếu không ăn năn thì cuộc đời ta sẽ chung phận thương đau. Hãy lo ăn năn để được tình thương Chúa tha tội thân ta…”
Nhìn vào thực tế đời sống đạo hôm nay, chúng ta đang vẫn theo cách sống đạo cũ rích trong ngàn năm mới. Cái cũ rích của lòng lòng kiêu ngạo tự mãn tự ngàn xưa của nguyên tổ, vẫn từ chối chấp nhận lệ thuộc vào Thiên Chúa. Cái cũ rích của lòng ích kỷ vốn đã thành tường lũy kiên cố trong mỗi tâm hồn, không dễ gì thoát ra được khỏi vỏ ốc mà đến với tha nhân, nhưng ngược lại, là tham nhũng, là thu gom tất cả về cho mình, rồi khóa cửa lòng mình lại. Cái cũ rích của cách quan quyền, học thức, chức vụ trong đời, trong đạo, như chiếc áo lộng lẫy che đậy cái mình trần vốn dĩ chưa thoát nỗi những nhu cầu hạ cấp… Cái cũ rích của một thời lấy cái xà trong mắt anh em mà quên cái rác trong mắt mình….
Chúa Giêsu bảo mọi người phải ăn năn sám hối: không chỉ biết là mình đã phạm tội với Chúa và với anh em, mà còn phải tiến lên trong đời sống các nhân đức. Cây vả linh hồn phải trổ sinh hoa trái nhân đức tin, cậy mến. Cây vả đời sống con người trần thế phải trổ sinh hoa trái khiêm nhường, bác ái…
Bụi gai phải chấp nhận để ngọn lửa tình yêu thiêu rụi, mỗi chúng ta cũng chấp nhận để Thiên Chúa tác động, mới mong thực hiện nỗi ước mong của Chúa Giêsu, “người làm vườn” của Thiên Chúa là trổ sinh hoa trái đúng mùa.
Ý tưởng sau cùng, thiết nghĩ không dám quên: Từ cây vả của đời mình, nhớ đến cây Thánh Giá, là cây “dìm dà im mát bóng che thiên hạ khỏi chốn hỏa hình. Cội rễ nhành lá búp bông hoa quả. Từ xưa nhẫn nay cây nào dám ví bằng cây Thánh Giá, vì cây Thánh Giá chở mình Chúa cả đóng đinh chịu chết …” (kinh A Rất Thánh Giá).
Kết hiệp với cây Thánh Giá, kết hiệp với đau khổ của Chúa Giêsu, là kết hiệp với Thiên Chúa, là chấp nhận để ngọn lửa tình yêu Chúa đốt cháy…. cây vả cuộc đời mỗi chúng ta mới chắc chắn ra hoa ra quả, và người giữ vườn sẽ mĩm cười sung sướng khẩn cầu Thiên Chúa cho cây vả được sống mãi ngàn thu.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là người làm vườn nhân từ và kiên nhẫn, xin cho con dùng mùa chay thánh này như cơ hội đáp trả tình yêu Chúa, bằng lòng sám hối chân thành và trổ sinh hoa trái nhân đức trong những ngày đời còn lại, những ngày được hưởng lòng khoan hồng của Thiên Chúa Cha. A men
Nếu theo khoa học, thì không thể tin là một bụi cây cháy mà không bị thiêu rụi. Nhưng bụi gai bốc cháy trong sách Xuất Hành (Xh 3, 1-8a.13-15) không cố ý nói đến chuyện ngược đời, chuyện phản khoa học, mà là một hình tượng nói đến một tác động của Thiên Chúa.
Tác động ấy chính là ngọn lửa của tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu không hình dung được, nhưng ngọn lửa có thể thấy. Trong bài đọc 1, sách Xuất Hành, Môi sê đã thấy ngọn lửa, ngọn lửa của Thiên Chúa, và qua đó, ông được nghe điều Thiên Chúa muốn nói: "Chớ lại gần! Cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh." Và: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp." (Xh 3,5-6)
Rồi Môi sê đã lãnh nhận một sứ vụ:
“Bây giờ, ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai Cập." (Xh 3,10)
Bụi gai vô tri kia, đã được tình yêu Thiên Chúa chạm đến và đặt lên ấy một tác động thiêng thánh, trổ sinh ơn giải thoát cho cả và dân nô lệ ở Ai Cập được giải thoát. Bụi gai hồn nhiên của Môisê cũng đã lặng mình trước uy nghi rực rỡ để cho tình yêu Thiên Chúa sai đi và hồn nhiên chấp nhận thiên ý để chu toàn sứ vụ với niềm tin vào Chúa: "Ta sẽ ở với ngươi”. (Xh 3,12)
Còn bụi gai tôi? Tôi có bằng lòng để tình yêu đốt cháy, và tin rằng, tình yêu Thiên Chúa đốt cháy nhưng không thiêu rụi, nhưng ngược lại, qua đó, Thiên Chúa dùng tôi như khí cụ bình an, khí cụ giải thoát của Ngài cho tôi, và cho nhiều người.
Tôi còn hơn một bụi gai. Vì Thiên Chúa đã sinh ra mỗi người trên trần gian như người chủ vườn trồng trong vườn mình một cây mới, cây sinh hoa sinh quả. Sự hiện hữu của tôi là bởi Đấng Hiện Hữu, Đấng Hằng Hữu. Ngài san chia cho tôi sự hiện hữu. Vì thế, sự hiện hữu của tôi luôn lệ thuộc vào Ngài. Và chỉ có kết hợp với Ngài, hồn nhiên chấp nhận để Ngài tác động, cây cuộc đời tôi mới có sức sống, mới có phát triển.
Trong khi đó, tôi cứ ngỡ sự hiện hữu của tôi là “sở hữu của tôi, là bởi tôi” mà tôi quên rằng tôi thuộc về Thiên Chúa, tôi là sở hữu của Thiên Chúa. Tư tưởng vô thần dạy tôi phủ nhận chân lý ấy để tôi không màng đến Thiên Chúa, và đặt hết tin tưởng vào sức riêng của mình. Nhưng Thánh Phaolô nhắc nhở: “Ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã” (1Cr 10,12).
Quả thật, có khi tôi quên, có khi cố tình quên, có khi cả đời tôi quên Thiên Chúa, Đấng Hiện Hữu và tình yêu Ngài đang tác động trong tôi. Tôi cứ tưởng mình đứng vững. Tôi cứ tưởng tự mình có thể phát triển, có thể xanh tươi, có thể trổ sinh hoa quả.
Bài tin mừng hôm nay, nói rõ hơn ý định của Thiên Chúa, qua Đức Giêsu, về thí dụ cây vả.
“Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này: "Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: "Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. “Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất? Nhưng người làm vườn đáp: "Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi." (Lc 13,6-9)
Chúa Giêsu muốn nhắc đến sứ mệnh của Ngài là người làm vườn của Thiên Chúa. Ngài chăm sóc cho từng cây vả, trong đó có cây vả linh hồn tôi. Thiên Chúa đã đòi chặt tôi đi rồi nhưng người làm vườn xin giữ lại để ra công chăm bón.
Không chỉ có tôi, mà cả và loài người kia vẫn đang được Thiên Chúa trì hoãn cơn thịnh nộ, nhờ sự can thiệp của Chúa Giêsu. Ngài xin trì hoãn để mong chờ con người nhờ Ngài mà hoàn thiện bằng cách “sám hối và tin vào Phúc âm”. Không chỉ xin trì hoãn một năm, mà cả một đời người. Ngài vẫn chờ vẫn đợi sám hối, không chỉ là dừng chân vô đạo mà còn là để chờ đợi những mầm búp thiêng liêng thánh thiện trổ sinh nơi cuộc đời mỗi con người chai lỳ, kiêu căng, vô ơn, bất tín.
Nhưng, thói thường, có cả thói thường của tôi, vẫn nhìn tha nhân trong cơn ngặt nghèo, trong lúc túng quẩn, trong hồi hoạn nạn như là một hình phạt của Thiên Chúa. Có khác gì đâu với cách nhìn của những người Pharisieu ngày xưa đối với việc 18 người bị tháp Siloe đè chết thảm thương.
Tôi chợt nhớ một bài hát:
“Trong cuộc đời, có những lúc đôi mắt thấy người tội lỗi, mà miệng vội cười chê. Đừng tưởng mình siêu thánh hơn ai. Đừng tưởng người tội lỗi ứ đầy. Nếu không ăn năn thì cuộc đời ta sẽ chung phận thương đau. Hãy lo ăn năn để được tình thương Chúa tha tội thân ta…”
Nhìn vào thực tế đời sống đạo hôm nay, chúng ta đang vẫn theo cách sống đạo cũ rích trong ngàn năm mới. Cái cũ rích của lòng lòng kiêu ngạo tự mãn tự ngàn xưa của nguyên tổ, vẫn từ chối chấp nhận lệ thuộc vào Thiên Chúa. Cái cũ rích của lòng ích kỷ vốn đã thành tường lũy kiên cố trong mỗi tâm hồn, không dễ gì thoát ra được khỏi vỏ ốc mà đến với tha nhân, nhưng ngược lại, là tham nhũng, là thu gom tất cả về cho mình, rồi khóa cửa lòng mình lại. Cái cũ rích của cách quan quyền, học thức, chức vụ trong đời, trong đạo, như chiếc áo lộng lẫy che đậy cái mình trần vốn dĩ chưa thoát nỗi những nhu cầu hạ cấp… Cái cũ rích của một thời lấy cái xà trong mắt anh em mà quên cái rác trong mắt mình….
Chúa Giêsu bảo mọi người phải ăn năn sám hối: không chỉ biết là mình đã phạm tội với Chúa và với anh em, mà còn phải tiến lên trong đời sống các nhân đức. Cây vả linh hồn phải trổ sinh hoa trái nhân đức tin, cậy mến. Cây vả đời sống con người trần thế phải trổ sinh hoa trái khiêm nhường, bác ái…
Bụi gai phải chấp nhận để ngọn lửa tình yêu thiêu rụi, mỗi chúng ta cũng chấp nhận để Thiên Chúa tác động, mới mong thực hiện nỗi ước mong của Chúa Giêsu, “người làm vườn” của Thiên Chúa là trổ sinh hoa trái đúng mùa.
Ý tưởng sau cùng, thiết nghĩ không dám quên: Từ cây vả của đời mình, nhớ đến cây Thánh Giá, là cây “dìm dà im mát bóng che thiên hạ khỏi chốn hỏa hình. Cội rễ nhành lá búp bông hoa quả. Từ xưa nhẫn nay cây nào dám ví bằng cây Thánh Giá, vì cây Thánh Giá chở mình Chúa cả đóng đinh chịu chết …” (kinh A Rất Thánh Giá).
Kết hiệp với cây Thánh Giá, kết hiệp với đau khổ của Chúa Giêsu, là kết hiệp với Thiên Chúa, là chấp nhận để ngọn lửa tình yêu Chúa đốt cháy…. cây vả cuộc đời mỗi chúng ta mới chắc chắn ra hoa ra quả, và người giữ vườn sẽ mĩm cười sung sướng khẩn cầu Thiên Chúa cho cây vả được sống mãi ngàn thu.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là người làm vườn nhân từ và kiên nhẫn, xin cho con dùng mùa chay thánh này như cơ hội đáp trả tình yêu Chúa, bằng lòng sám hối chân thành và trổ sinh hoa trái nhân đức trong những ngày đời còn lại, những ngày được hưởng lòng khoan hồng của Thiên Chúa Cha. A men
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nữ giáo dân đầu tiên giữ chức thứ trưởng tại Tòa Thánh vừa qua đời
Vũ Văn An
05:11 04/03/2010
Đó là bà Rosemary Goldie. Bà vừa qua đời, thọ 94 tuổi, hôm thứ Bẩy tuần qua tại Randwick, Sydney, nơi đã tưng bừng diễn ra Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008. Bà được Đức Phaolô VI gọi là “người cộng tác của chúng tôi”, được Đức Chân Phúc Gioan XXIII âu yếm gọi là “cô bé” (la piccinima) do tầm vóc nhỏ thó. Đức Hồng Y Albino Luciani, sau này lên ngôi GH với danh hiệu Gioan Phaolô I, từng phổ biến một lá thư nhiệt liệt bênh vực bà trước sự tấn công chỉ trích của một số tổ chức phụ nữ. Bà được Đức Gioan Phaolô II viếng thăm khi còn làm việc tại Điện Thánh Calixtus tại Vatican và Đức Bênêđíctô XVI không quên đích thân gặp bà lúc tới Sydney chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới.
Rosemary từng làm việc gần gũi với rất nhiều nhân vật tại Vatican, từng được cử nhiệm vào chức thứ trưởng của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, một chức vụ bà nắm giữ trong gần một thập niên. Nói với hãng tin Zenit, vị thứ trưởng hiện nay của Hội Đồng Giáo Dân là Guzman Carriquiry mô tả bà là “một trong những người chủ đạo của trào lưu lịch sử vĩ đại thời hiện đại nhằm cổ vũ người giáo dân trong Giáo Hội. Bà đồng hành với nhiều thập kỷ chủ yếu trong chủ đề về phẩm giá và trách nhiệm của tín hữu giáo dân trong Giáo Hội”.
Phục vụ Giáo Hội
Dù sinh tại Manly, Sydney, ngày 1 tháng 2 năm 1916, phần lớn bà sống tại Rôma, ít nhất cũng từ năm 1952 cho tới năm 2002. Lúc còn là một thiếu nữ, bà theo học tại Đại Học Sydney, rồi sau đó, nhờ một học bổng của chính phủ Pháp, bà đã qua Paris học tại Sorbonne. Trong số các giáo sư của bà, người ta thấy nhà triết học thời danh, đồng thời cũng là một chuyên gia về vai trò giáo dân trong Giáo Hội, Jacques Maritain. Nhờ ông, bà tiếp xúc với Grail, một tổ chức phụ nữ giáo dân Công Giáo, và Pax Romana, một liên đoàn trí thức Công Giáo quốc tế.
Sau Thế Chiến II, Rosemary trở lại Úc, theo một khóa học khác tại đại học và cổ vũ cho hai tổ chức Grail và Pax Romana tại cấp địa phương. Cuối cùng, bà trở lại Paris dự tính lấy tiến sĩ về văn chương Pháp.
Nhưng sau đó, bà tới Fribourg trong tư cách một nhân viên của Pax Romana. Tháng 10 năm 1952, bà qua Rôma và tham gia Ủy Ban Thường Trực tổ chức Các Đại Hội Quốc Tế Cho Tông Đồ Giáo Dân (COPECIAL). Năm 1957, khi đang lo chuẩn bị cho Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Hai về Tông Đồ Giáo Dân, bà được dịp gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng như Joseph Cardjin, sau này lên hồng y, và Đức Cha Giovanni Battista Montini, người sau này lên ngôi giáo hoàng với danh hiệu Phaolô VI. Năm 1959, khi Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố việc triệu tập Công Đồng Vatican II, Ủy Ban Thường Trực của bà được yêu cầu tham gia việc chuẩn bị
Chưa có tiền lệ
Rosemary là một trong những người đàn bà đầu tiên được chọn làm dự thính viên của Công Đồng, một động thái chưa có tiền lệ trong lịch sử Giáo Hội, vì trước đó chỉ có nam giới mới được tham dự Công Đồng.
Năm 1967, khi đang lo tổ chức đại hội thứ ba về tông đồ giáo dân, thì Ủy Ban của bà được thay thế bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. Bà được đề cử làm một trong hai thứ trưởng của Hội Đồng. Rời chức vụ này vào năm 1976, bà trở thành giáo sư môn thần học mục vụ tại Đại Học Giáo Hoàng Laterano.
Carriquiry nhớ lại 5 năm được làm việc với bà: “tôi đánh giá cao không những chứng tá Kitô Giáo trung thành của bà mà còn tinh thần phục vụ không mệt mỏi của bà tại Giáo Triều. Bà hết sức dấn thân cho công việc của cơ quan mới này. Bà tới rất sớm vào buổi sáng để làm việc và rời đó rất trễ”. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc là Đức TGM Philip Wilson của TGP Adelaide nhắc đến lòng can đảm của bà: “vào thời điểm lúc người giáo dân, nhất là phụ nữ giáo dân, phải vất vả lắm để có tiếng nói trong công việc của Giáo Hội, Rosemary Goldie đã tạo ra lịch sử, vì là người đàn bà đầu tiên được cử làm viên chức cao cấp tại Giáo Triều Vatican”.
Không biết mệt
Khi đã về hưu, Rosemary vẫn tiếp tục làm hướng dẫn viên dọn tiến sĩ cho một số sinh viên. Năm 1998, bà cho xuất bản cuốn "From a Roman Window," (Từ Một Cửa Sổ Rôma) và chuẩn bị xuất bản cuốn tự truyện của thân mẫu bà là nhà văn Dulcie Deamer.
Trở về quê hương Úc, bà quyết định sống tại trụ sở dòng Tiểu Muội Người Nghèo, nơi thân mẫu bà từng sống cách đấy 30 năm. Tại đó, bà tiếp tục phục vụ Tòa Thánh trong tư cách cố vấn cho Hội Đồng Giáo Dân.
Carriquiry tuyên bố: “Chúng ta biết vào cuối Công Đồng có biết bao cuộc khủng hoảng và xáo trộn trong một số tổ chức có liên quan tới giáo dân. Nhưng Rosemary luôn có một phán đoán thanh thản và quân bình, luôn duy trì sự hiệp thông giáo hội một cách mạnh mẽ và không biết mệt. Khi nói không biết mệt, tôi muốn nói trọn cuộc đời bà thực sự đã tập trung vào công cuộc độc đáo và hết sức vất vả qua cơ quan này của Tòa Thánh”.
Bộ máy nhớ tại Giáo Triều
Trên đây là bản tin của Zenit. Trang mạng www.au.christiantoday.com cho rằng: Hôm nay, Giáo Hội Công Giáo tại Úc tưởng niệm cuộc đời và các thành tựu phi thường của một trong những nữ anh thư âm thầm của mình là Rosemary Goldie, người đàn bà đầu tiên xưa nay đảm nhiệm một chức vụ chính thức có uy quyền trong Giáo Triều Rôma.
Từng được mô tả là bộ máy nhớ tại Giáo Triều Rôma về diễn trình phát triển của tông đồ giáo dân, Rosemary cũng là một trong số ít phụ nữ được mời làm dự thính viên tại CĐ Vatican II. Là một trong 4 người con của một gia đình ký giả ở Sydney, bà được bà ngoại nuôi dưỡng và tốt nghiệp Đại Học Sydney năm 1936. Hai năm sau đó, lúc 20 tuổi, bà theo học tại Sorbonne, Paris, nhờ học bổng của chính phủ Pháp, như đã nói trên đây.
Mùa Phục Sinh năm 1938, bà qua Rôma lần đầu. Trở lại đó ít năm sau, bà được mời tham gia Ủy Ban Thường Trực lo tổ chức Các Đại Hội Quốc Tế về Tông Đồ Giáo Dân do Đức Piô XII thành lập tại Rôma năm 1952. Năm 1959, bà trở thành tổng thư ký (executive secretary) của Ủy Ban. Cơ quan này chính là hạt nhân của Hội Đồng Giáo Dân do Đức Phaolô VI thiết lập như là thành quả của Vatican II. Và như trên đã nói, năm 1966, bà được đề cử làm thứ trưởng Hội Đồng này.
Trong hai kỳ họp cuối cùng của Vatican II (1964 và 1965), Rosemary được mời làm dự thính viên cùng với một số ít các phụ nữ vừa tu sĩ vừa giáo dân. Các nữ giáo dân dự thính viên tham dự các buổi họp khoáng đại của Công Đồng trong tư cách quan sát viên không góp tiếng, nhưng được tham dự tích cực vào ủy ban soạn thảo Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân và Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay. Sau này, bà trở thành Phó Chủ Tịch và Giáo Sư về môn Tông Đồ Giáo Dân tại Viện Mục Vụ của Đại Học Laterano. Trong những năm cuối đời, bà trở về Úc nhưng vẫn tích cực quan tâm tới sinh hoạt và việc phát triển của tông đồ giáo dân. Đức TGM Philip Wilson, trong phát biểu nói trên, có thêm rằng: “Dấn thân của bà vào việc tông đồ giáo dân là một niềm mê say suốt đời và các thành tựu của bà giúp dọn đường co các thế hệ hiện nay”.
Quán quân vĩ đại của hàng giáo dân Công Giáo
Giáo sư, cựu linh mục, Michael Costigan, giám đốc Văn Phòng Truyền Thông Công Giáo của TGP Sydney gọi Rosemary Goldie là quán quân vĩ đại của hàng giáo dân Công Giáo. Ông biết Rosemary từ rất lâu vì hai người gần như cùng tới sống tại Rôma trong tháng 10 năm 1952. Chính Costigan, lúc ấy đang theo học tại Trường Truyền Giáo, đã cùng một số sinh viên khác, mời Rosemary tới Trường Truyền Giáo nói truyện với các chủng sinh về công việc của bà, nhất là về việc chuẩn bị cho Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Hai về Tông Đồ Giáo Dân, tổ chức năm 1957 tại Rôma.
Theo GS Costigan, ba nhân vật có liên hệ mật thiết với Rosemary trong những năm này là cấp trên cận kề của bà, tức lãnh tụ giáo dân Ý và là Tổng Giám Đốc tương lai của UNESCO, Vittorino Veronese, sáng lập viên của Thanh Niên Lao Động Kitô Giáo, là linh mục người Bỉ và tương lai hồng y Joseph Cardijn, và là Thứ Trưởng Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Cha Montini, tức Đức Phaolô VI tương lai.
Cũng theo GS Costigan, tại Đại Học Laterano, Rosemary cộng tác với vị Viện Trưởng là Đức Cha Franco Biffi, trong một số dự án. Một trong các dự án ấy là bản tóm lược, được bà dịch sang tiếng Anh, giáo huấn kinh tế xã hội của vị tiền nhiệm của Đức Cha, tức Hồng Y Pietro Pavan tương lai, người vốn là nhà soạn thảo chính của thông điệp gây chấn động thời đại của Chân Phúc GH Gioan XXIII, Hòa Bình Trên Thế Giới (Pacem in Terris).
Như trên đã nói, năm 1998, bà cho xuất bản cuốn From A Roman Window. Cũng năm đó, bà cho xuất bản cuốn tự truyện của thân mẫu, Dulcie Deamer, vốn là một tiểu thuyết gia và là một khuôn mặt Bôhêmiêng nổi tiếng của Sydney trong thập niên 1920. Bà viết lời phi lộ, nhiều ghi chú cho bản văn hồi ký và thuật lại đôi hàng về lịch sử bản thảo chưa công bố của Dulcie Deamer. Trong bản đề tặng GS Costigan, bà ghi: “Từ người con gái không được Bôhêmiêng mấy của Dulcie Deamer! Với những lời cầu chúc nồng nàn nhất”.
Có nhà báo gọi bà là "la bambina Vaticana". Tờ Tablet tại London mô tả bà là “người tí hon, khôn ngoan, sinh động và tinh quái”. Nữ tu Carmel McEnroy, tác giả cuốn “Guests in Their Own House: the Women of Vatican II”, phần lớn dựa vào các nghiên cứu của Rosemary, viết rằng “người đàn bà nhỏ con nhưng có uy quyền này” được nhiều vị trong Công Đồng coi là “cuốn bách khoa từ điển biết đi về tín liệu, nhất là về giáo dân khắp nơi trên thế giới”. Cha Edmund Campion, một nhà viết sử Công Giáo Úc, nói rằng cuộc sống bà được dành để “soi sáng các khả thể làm một người giáo dân Công Giáo trong thế giới ngày nay”. GS Costigan nhận định rằng: tuy có vóc dáng nhỏ thó, nhưng Rosemary quả là người khổng lồ trong việc phục vụ Giáo Hội và trong việc cổ vũ cho người Giáo Dân, xứng đáng được xếp ngang hàng với Caroline Chisholm và Mary MacKillop.
Rosemary từng làm việc gần gũi với rất nhiều nhân vật tại Vatican, từng được cử nhiệm vào chức thứ trưởng của Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, một chức vụ bà nắm giữ trong gần một thập niên. Nói với hãng tin Zenit, vị thứ trưởng hiện nay của Hội Đồng Giáo Dân là Guzman Carriquiry mô tả bà là “một trong những người chủ đạo của trào lưu lịch sử vĩ đại thời hiện đại nhằm cổ vũ người giáo dân trong Giáo Hội. Bà đồng hành với nhiều thập kỷ chủ yếu trong chủ đề về phẩm giá và trách nhiệm của tín hữu giáo dân trong Giáo Hội”.
Phục vụ Giáo Hội
Dù sinh tại Manly, Sydney, ngày 1 tháng 2 năm 1916, phần lớn bà sống tại Rôma, ít nhất cũng từ năm 1952 cho tới năm 2002. Lúc còn là một thiếu nữ, bà theo học tại Đại Học Sydney, rồi sau đó, nhờ một học bổng của chính phủ Pháp, bà đã qua Paris học tại Sorbonne. Trong số các giáo sư của bà, người ta thấy nhà triết học thời danh, đồng thời cũng là một chuyên gia về vai trò giáo dân trong Giáo Hội, Jacques Maritain. Nhờ ông, bà tiếp xúc với Grail, một tổ chức phụ nữ giáo dân Công Giáo, và Pax Romana, một liên đoàn trí thức Công Giáo quốc tế.
Sau Thế Chiến II, Rosemary trở lại Úc, theo một khóa học khác tại đại học và cổ vũ cho hai tổ chức Grail và Pax Romana tại cấp địa phương. Cuối cùng, bà trở lại Paris dự tính lấy tiến sĩ về văn chương Pháp.
Nhưng sau đó, bà tới Fribourg trong tư cách một nhân viên của Pax Romana. Tháng 10 năm 1952, bà qua Rôma và tham gia Ủy Ban Thường Trực tổ chức Các Đại Hội Quốc Tế Cho Tông Đồ Giáo Dân (COPECIAL). Năm 1957, khi đang lo chuẩn bị cho Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Hai về Tông Đồ Giáo Dân, bà được dịp gặp gỡ những nhân vật nổi tiếng như Joseph Cardjin, sau này lên hồng y, và Đức Cha Giovanni Battista Montini, người sau này lên ngôi giáo hoàng với danh hiệu Phaolô VI. Năm 1959, khi Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố việc triệu tập Công Đồng Vatican II, Ủy Ban Thường Trực của bà được yêu cầu tham gia việc chuẩn bị
Chưa có tiền lệ
Rosemary là một trong những người đàn bà đầu tiên được chọn làm dự thính viên của Công Đồng, một động thái chưa có tiền lệ trong lịch sử Giáo Hội, vì trước đó chỉ có nam giới mới được tham dự Công Đồng.
Năm 1967, khi đang lo tổ chức đại hội thứ ba về tông đồ giáo dân, thì Ủy Ban của bà được thay thế bởi Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân. Bà được đề cử làm một trong hai thứ trưởng của Hội Đồng. Rời chức vụ này vào năm 1976, bà trở thành giáo sư môn thần học mục vụ tại Đại Học Giáo Hoàng Laterano.
Carriquiry nhớ lại 5 năm được làm việc với bà: “tôi đánh giá cao không những chứng tá Kitô Giáo trung thành của bà mà còn tinh thần phục vụ không mệt mỏi của bà tại Giáo Triều. Bà hết sức dấn thân cho công việc của cơ quan mới này. Bà tới rất sớm vào buổi sáng để làm việc và rời đó rất trễ”. Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc là Đức TGM Philip Wilson của TGP Adelaide nhắc đến lòng can đảm của bà: “vào thời điểm lúc người giáo dân, nhất là phụ nữ giáo dân, phải vất vả lắm để có tiếng nói trong công việc của Giáo Hội, Rosemary Goldie đã tạo ra lịch sử, vì là người đàn bà đầu tiên được cử làm viên chức cao cấp tại Giáo Triều Vatican”.
Không biết mệt
Khi đã về hưu, Rosemary vẫn tiếp tục làm hướng dẫn viên dọn tiến sĩ cho một số sinh viên. Năm 1998, bà cho xuất bản cuốn "From a Roman Window," (Từ Một Cửa Sổ Rôma) và chuẩn bị xuất bản cuốn tự truyện của thân mẫu bà là nhà văn Dulcie Deamer.
Trở về quê hương Úc, bà quyết định sống tại trụ sở dòng Tiểu Muội Người Nghèo, nơi thân mẫu bà từng sống cách đấy 30 năm. Tại đó, bà tiếp tục phục vụ Tòa Thánh trong tư cách cố vấn cho Hội Đồng Giáo Dân.
Carriquiry tuyên bố: “Chúng ta biết vào cuối Công Đồng có biết bao cuộc khủng hoảng và xáo trộn trong một số tổ chức có liên quan tới giáo dân. Nhưng Rosemary luôn có một phán đoán thanh thản và quân bình, luôn duy trì sự hiệp thông giáo hội một cách mạnh mẽ và không biết mệt. Khi nói không biết mệt, tôi muốn nói trọn cuộc đời bà thực sự đã tập trung vào công cuộc độc đáo và hết sức vất vả qua cơ quan này của Tòa Thánh”.
Bộ máy nhớ tại Giáo Triều
Trên đây là bản tin của Zenit. Trang mạng www.au.christiantoday.com cho rằng: Hôm nay, Giáo Hội Công Giáo tại Úc tưởng niệm cuộc đời và các thành tựu phi thường của một trong những nữ anh thư âm thầm của mình là Rosemary Goldie, người đàn bà đầu tiên xưa nay đảm nhiệm một chức vụ chính thức có uy quyền trong Giáo Triều Rôma.
Từng được mô tả là bộ máy nhớ tại Giáo Triều Rôma về diễn trình phát triển của tông đồ giáo dân, Rosemary cũng là một trong số ít phụ nữ được mời làm dự thính viên tại CĐ Vatican II. Là một trong 4 người con của một gia đình ký giả ở Sydney, bà được bà ngoại nuôi dưỡng và tốt nghiệp Đại Học Sydney năm 1936. Hai năm sau đó, lúc 20 tuổi, bà theo học tại Sorbonne, Paris, nhờ học bổng của chính phủ Pháp, như đã nói trên đây.
Mùa Phục Sinh năm 1938, bà qua Rôma lần đầu. Trở lại đó ít năm sau, bà được mời tham gia Ủy Ban Thường Trực lo tổ chức Các Đại Hội Quốc Tế về Tông Đồ Giáo Dân do Đức Piô XII thành lập tại Rôma năm 1952. Năm 1959, bà trở thành tổng thư ký (executive secretary) của Ủy Ban. Cơ quan này chính là hạt nhân của Hội Đồng Giáo Dân do Đức Phaolô VI thiết lập như là thành quả của Vatican II. Và như trên đã nói, năm 1966, bà được đề cử làm thứ trưởng Hội Đồng này.
Trong hai kỳ họp cuối cùng của Vatican II (1964 và 1965), Rosemary được mời làm dự thính viên cùng với một số ít các phụ nữ vừa tu sĩ vừa giáo dân. Các nữ giáo dân dự thính viên tham dự các buổi họp khoáng đại của Công Đồng trong tư cách quan sát viên không góp tiếng, nhưng được tham dự tích cực vào ủy ban soạn thảo Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân và Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay. Sau này, bà trở thành Phó Chủ Tịch và Giáo Sư về môn Tông Đồ Giáo Dân tại Viện Mục Vụ của Đại Học Laterano. Trong những năm cuối đời, bà trở về Úc nhưng vẫn tích cực quan tâm tới sinh hoạt và việc phát triển của tông đồ giáo dân. Đức TGM Philip Wilson, trong phát biểu nói trên, có thêm rằng: “Dấn thân của bà vào việc tông đồ giáo dân là một niềm mê say suốt đời và các thành tựu của bà giúp dọn đường co các thế hệ hiện nay”.
Quán quân vĩ đại của hàng giáo dân Công Giáo
Giáo sư, cựu linh mục, Michael Costigan, giám đốc Văn Phòng Truyền Thông Công Giáo của TGP Sydney gọi Rosemary Goldie là quán quân vĩ đại của hàng giáo dân Công Giáo. Ông biết Rosemary từ rất lâu vì hai người gần như cùng tới sống tại Rôma trong tháng 10 năm 1952. Chính Costigan, lúc ấy đang theo học tại Trường Truyền Giáo, đã cùng một số sinh viên khác, mời Rosemary tới Trường Truyền Giáo nói truyện với các chủng sinh về công việc của bà, nhất là về việc chuẩn bị cho Đại Hội Thế Giới Lần Thứ Hai về Tông Đồ Giáo Dân, tổ chức năm 1957 tại Rôma.
Theo GS Costigan, ba nhân vật có liên hệ mật thiết với Rosemary trong những năm này là cấp trên cận kề của bà, tức lãnh tụ giáo dân Ý và là Tổng Giám Đốc tương lai của UNESCO, Vittorino Veronese, sáng lập viên của Thanh Niên Lao Động Kitô Giáo, là linh mục người Bỉ và tương lai hồng y Joseph Cardijn, và là Thứ Trưởng Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Cha Montini, tức Đức Phaolô VI tương lai.
Cũng theo GS Costigan, tại Đại Học Laterano, Rosemary cộng tác với vị Viện Trưởng là Đức Cha Franco Biffi, trong một số dự án. Một trong các dự án ấy là bản tóm lược, được bà dịch sang tiếng Anh, giáo huấn kinh tế xã hội của vị tiền nhiệm của Đức Cha, tức Hồng Y Pietro Pavan tương lai, người vốn là nhà soạn thảo chính của thông điệp gây chấn động thời đại của Chân Phúc GH Gioan XXIII, Hòa Bình Trên Thế Giới (Pacem in Terris).
Như trên đã nói, năm 1998, bà cho xuất bản cuốn From A Roman Window. Cũng năm đó, bà cho xuất bản cuốn tự truyện của thân mẫu, Dulcie Deamer, vốn là một tiểu thuyết gia và là một khuôn mặt Bôhêmiêng nổi tiếng của Sydney trong thập niên 1920. Bà viết lời phi lộ, nhiều ghi chú cho bản văn hồi ký và thuật lại đôi hàng về lịch sử bản thảo chưa công bố của Dulcie Deamer. Trong bản đề tặng GS Costigan, bà ghi: “Từ người con gái không được Bôhêmiêng mấy của Dulcie Deamer! Với những lời cầu chúc nồng nàn nhất”.
Có nhà báo gọi bà là "la bambina Vaticana". Tờ Tablet tại London mô tả bà là “người tí hon, khôn ngoan, sinh động và tinh quái”. Nữ tu Carmel McEnroy, tác giả cuốn “Guests in Their Own House: the Women of Vatican II”, phần lớn dựa vào các nghiên cứu của Rosemary, viết rằng “người đàn bà nhỏ con nhưng có uy quyền này” được nhiều vị trong Công Đồng coi là “cuốn bách khoa từ điển biết đi về tín liệu, nhất là về giáo dân khắp nơi trên thế giới”. Cha Edmund Campion, một nhà viết sử Công Giáo Úc, nói rằng cuộc sống bà được dành để “soi sáng các khả thể làm một người giáo dân Công Giáo trong thế giới ngày nay”. GS Costigan nhận định rằng: tuy có vóc dáng nhỏ thó, nhưng Rosemary quả là người khổng lồ trong việc phục vụ Giáo Hội và trong việc cổ vũ cho người Giáo Dân, xứng đáng được xếp ngang hàng với Caroline Chisholm và Mary MacKillop.
Chiến dịch ngờ nghệch và quá đáng của người vô thần chống tem thư về Mẹ Têrêxa
Phụng Nghi
10:56 04/03/2010
Sau nhiều thập niên thắng thế trong các chiến dịch chống đối những bài hát dạo mủa Giáng sinh và việc bày biện cảnh trí hang đá máng cỏ, những người vô thần quanh năm phiền não nay thấy thiếu mất những lối thoát cho cơn giận dữ chống lại Thiên Chúa của mình. Ngong ngóng cố tìm ra những gì là dấu hiệu của nền chính trị thần quyền trong một xã hội không ngừng thế tục hóa, họ thường khi phải giận dữ chống lại một mục tiêu chẳng lấy gì làm lý tưởng cho lắm.
Chẳng hạn như một con tem.
Xin đừng lo, những người vô tín ngưỡng năng nổ trong tổ chức Freedom From Religion Foundation chẳng cảm thấy bị xúc phạm vì kế hoạch phù phiếm của Sở Bưu chính Hoa kỳ năm nay dự trù phát hành một tem thư vinh danh Beetle Bailey, một nhân vật xuất hiện trong tranh hí họa các báo phát hành ngày Chủa nhật. Họ cũng chẳng màng quan tâm đến con tem năm ngoái đã bất tử hoá anh chàng phản diện Homer Simpson trong phim hoạt họa. Và cái kế hoạch của Sở Bưu chinh phát hành cho nữ diễn viên vô thần Katherine Hepburn một con tem riêng, cũng phù hợp với ý thích của họ.
Nhưng một con tem mang hình Mẹ Têrêxa? Thế là nay có chuyện quá đáng.
Người nữ tu sinh trưởng tại nước Albania và nổi tiếng khắp thế giới vì các hoạt động nhân đạo này, theo lời họ, không đáng được vinh danh như thế, bởi vì bà là một nhân vật tôn giáo đã đề cao “tín điều của Công giáo Roma, nhất là lý tưởng chống đối phá thai.” Trong lời kêu gọi dấy động một chiến dịch viết thư phản đối tem thư có hình Mẹ Têrêxa, tổ chức này viện cớ rằng các nguyên tắc của bưu điện chủ trương các tem thư không được “tôn vinh những cơ sở tôn giáo hay cá nhân nào mà các thành quả có liên hệ với những hoạt động kinh doanh hay niềm tin tôn giáo.”
Chiến dịch của họ, và những lời lẽ hạn hẹp đáng tiếc ghi trong các nguyên tắc của chính Sở bưu điện, đã đặt Sở Bưu điện vào một vị thế vụng về khó xử khi lý luận chống lại ảnh hưởng của đức tin Mẹ Têrêxa trong các công trình từ thiện. Người phát ngôn [của Bưu điện] Roy Betts nói với Fox News: “Chuyện này chẳng dính dáng gì đến tôn giáo hay đức tin… Mẹ Têrêxa chẳng phải được vinh danh vì tôn giáo của bà, mà vì những công trình đối với người nghèo khó và các hành động cứu trợ nhân đạo.”
Tuy rằng luận điểm thứ hai trong câu tuyên bố của Bett rõ ràng là đúng rồi, nhưng Mẹ Têrêxa chắc sẽ bác bỏ luận điểm thứ nhất. Cả cuộc đời phục vụ kẻ nghèo khó nhất trong những người nghèo khó là hoàn toàn dính dấp đến tình Mẹ yêu mến Thiên Chúa, và khẳng định của Mẹ rằng mọi người – bất kể là khốn quẫn đến đâu, đau ốm đến đâu hoặc nhỏ bé đến đâu – đều mang hình ảnh của Thiên Chúa.
Trong cuộc đời 87 năm, Mẹ Têrêxa đã thu lượm được một danh sách đầy ấn tượng những vinh dự của trần thế này, trong số đó có nhiều tưởng thưởng đến từ những người Mỹ đã thán phục Mẹ. Mẹ được giải Nobel Hòa bình, Huân chương Tự do của tổng thống, Huân chương Vàng của Quốc hội, và trở thành một công dân danh dự Hoa kỳ -- đây là một biệt đãi chỉ được ban tặng cho năm người trong suốt lịch sử của đất nước chúng ta. Một cuộc thăm dò của viện Gallup thực hiện năm 1999 cho thấy Mẹ Têrêxa là người được kính phục nhất thế kỷ, đứng trước cả Mục sư Martin Luther King Jr., John F. Kennedy, Albert Einstein và Helen Keller -- mà tất cả những vị này đều đã có được tem thư riêng.
Lý do chúng ta kính phục Mẹ Têrêxa là vì bà đã không sống chỉ để cho chúng ta thán phục. Mẹ tắm rửa cho người phong cùi, săn sóc các bệnh nhân bị AIDS, ẵm bế những trẻ mồ côi, không phải là để được giải thưởng này nọ hoặc để thúc đẩy một nghị trình chính trị nào. Mẹ làm thế chỉ vì tin tưởng rằng khi đụng chạm đến họ là Mẹ đang đụng chạm đến chính Chúa Giêsu.
Khi giải thích về công việc của Dòng Thừa sai Bác ái cho các nhà chính trị ưu tú Hoa kỳ trong Bữa ăn sáng Cầu nguyện Toàn quốc tại Washington D.C. năm 1994, mẹ nói: “Chúng tôi không phải là những cán bộ xã hội. Trước con mắt của một số người chúng tôi có thể đang làm công tác xã hội đấy, nhưng chúng tôi phải là những người tu hành chiêm niệm giữa lòng thế giới.”
Sẽ là điều dễ dàng khi muốn bác bỏ cái chiến dịch chống lại Mẹ Têrêxa, coi đó như là hành động phô trương công khai ngốc nghếch khác nữa của những nhà hoạt động vô thần đang có quá nhiều thời giờ trong tay. Quả thế, đó là điều hầu hết mọi người Mỹ -- kể cả một số người vô thần đồng bọn – đã phản ứng.
Thế nhưng, điều đáng suy tư, là quốc gia chúng ta đang hướng về đâu, khi một người phụ nữ có những điều tốt lành hiển nhiên đến thế, một người phục vụ kẻ khác không phân biệt niềm tin của họ, lại không thể xứng đáng được vinh dự ngay chỉ bằng một con tem mà lại không có những tranh cãi và lời của những người bênh vực bà, chối từ không công nhận chuyện dính dáng về đức tin của bà. Một nền văn hóa với quan điểm về tôn giáo, quá câu nệ và biến thành riêng tư đến như thế, thì có lẽ cần phải sản sinh ra một Mẹ Têrêxa hoặc một Martin Luther King Jr. khác nữa, xuất hiện để nhắc nhở cho chúng ta rằng lòng yêu mên chân thực Thiên Chúa luôn luôn có những thành quả về xã hội.
Mẹ Têrêxa có lẽ rồi ra cũng sẽ có tem thư. Các nhà hoạt động vô thần đã vượt quá giới hạn trong vụ này và tỏ lộ cho người ta thấy họ ngu xuẩn trong tiến trình này. Nhưng cái khí hậu sợ sệt và thúc thủ mà chiến dịch chống báng tôn giáo lâu dài hàng nhiều thập niên, đã nuôi dưỡng nên nơi nước Mỹ này – một đất nước được tạo dựng trên nền tảng tự do tôn giáo -- không phải là một vấn đề đáng cười cợt.
Nguồn: Colleen Carroll Campbell/St. Louis Post-Dispatch (February 25, 2010).
Chẳng hạn như một con tem.
Tem Homer Simpson |
Xin đừng lo, những người vô tín ngưỡng năng nổ trong tổ chức Freedom From Religion Foundation chẳng cảm thấy bị xúc phạm vì kế hoạch phù phiếm của Sở Bưu chính Hoa kỳ năm nay dự trù phát hành một tem thư vinh danh Beetle Bailey, một nhân vật xuất hiện trong tranh hí họa các báo phát hành ngày Chủa nhật. Họ cũng chẳng màng quan tâm đến con tem năm ngoái đã bất tử hoá anh chàng phản diện Homer Simpson trong phim hoạt họa. Và cái kế hoạch của Sở Bưu chinh phát hành cho nữ diễn viên vô thần Katherine Hepburn một con tem riêng, cũng phù hợp với ý thích của họ.
Tem thư Bưu điện dự trù phát hành năm 2010 |
Nhưng một con tem mang hình Mẹ Têrêxa? Thế là nay có chuyện quá đáng.
Người nữ tu sinh trưởng tại nước Albania và nổi tiếng khắp thế giới vì các hoạt động nhân đạo này, theo lời họ, không đáng được vinh danh như thế, bởi vì bà là một nhân vật tôn giáo đã đề cao “tín điều của Công giáo Roma, nhất là lý tưởng chống đối phá thai.” Trong lời kêu gọi dấy động một chiến dịch viết thư phản đối tem thư có hình Mẹ Têrêxa, tổ chức này viện cớ rằng các nguyên tắc của bưu điện chủ trương các tem thư không được “tôn vinh những cơ sở tôn giáo hay cá nhân nào mà các thành quả có liên hệ với những hoạt động kinh doanh hay niềm tin tôn giáo.”
Chiến dịch của họ, và những lời lẽ hạn hẹp đáng tiếc ghi trong các nguyên tắc của chính Sở bưu điện, đã đặt Sở Bưu điện vào một vị thế vụng về khó xử khi lý luận chống lại ảnh hưởng của đức tin Mẹ Têrêxa trong các công trình từ thiện. Người phát ngôn [của Bưu điện] Roy Betts nói với Fox News: “Chuyện này chẳng dính dáng gì đến tôn giáo hay đức tin… Mẹ Têrêxa chẳng phải được vinh danh vì tôn giáo của bà, mà vì những công trình đối với người nghèo khó và các hành động cứu trợ nhân đạo.”
Tuy rằng luận điểm thứ hai trong câu tuyên bố của Bett rõ ràng là đúng rồi, nhưng Mẹ Têrêxa chắc sẽ bác bỏ luận điểm thứ nhất. Cả cuộc đời phục vụ kẻ nghèo khó nhất trong những người nghèo khó là hoàn toàn dính dấp đến tình Mẹ yêu mến Thiên Chúa, và khẳng định của Mẹ rằng mọi người – bất kể là khốn quẫn đến đâu, đau ốm đến đâu hoặc nhỏ bé đến đâu – đều mang hình ảnh của Thiên Chúa.
Trong cuộc đời 87 năm, Mẹ Têrêxa đã thu lượm được một danh sách đầy ấn tượng những vinh dự của trần thế này, trong số đó có nhiều tưởng thưởng đến từ những người Mỹ đã thán phục Mẹ. Mẹ được giải Nobel Hòa bình, Huân chương Tự do của tổng thống, Huân chương Vàng của Quốc hội, và trở thành một công dân danh dự Hoa kỳ -- đây là một biệt đãi chỉ được ban tặng cho năm người trong suốt lịch sử của đất nước chúng ta. Một cuộc thăm dò của viện Gallup thực hiện năm 1999 cho thấy Mẹ Têrêxa là người được kính phục nhất thế kỷ, đứng trước cả Mục sư Martin Luther King Jr., John F. Kennedy, Albert Einstein và Helen Keller -- mà tất cả những vị này đều đã có được tem thư riêng.
Ms King |
Tt. Kennedy |
Nhà bác học Einstein |
Lý do chúng ta kính phục Mẹ Têrêxa là vì bà đã không sống chỉ để cho chúng ta thán phục. Mẹ tắm rửa cho người phong cùi, săn sóc các bệnh nhân bị AIDS, ẵm bế những trẻ mồ côi, không phải là để được giải thưởng này nọ hoặc để thúc đẩy một nghị trình chính trị nào. Mẹ làm thế chỉ vì tin tưởng rằng khi đụng chạm đến họ là Mẹ đang đụng chạm đến chính Chúa Giêsu.
Khi giải thích về công việc của Dòng Thừa sai Bác ái cho các nhà chính trị ưu tú Hoa kỳ trong Bữa ăn sáng Cầu nguyện Toàn quốc tại Washington D.C. năm 1994, mẹ nói: “Chúng tôi không phải là những cán bộ xã hội. Trước con mắt của một số người chúng tôi có thể đang làm công tác xã hội đấy, nhưng chúng tôi phải là những người tu hành chiêm niệm giữa lòng thế giới.”
Sẽ là điều dễ dàng khi muốn bác bỏ cái chiến dịch chống lại Mẹ Têrêxa, coi đó như là hành động phô trương công khai ngốc nghếch khác nữa của những nhà hoạt động vô thần đang có quá nhiều thời giờ trong tay. Quả thế, đó là điều hầu hết mọi người Mỹ -- kể cả một số người vô thần đồng bọn – đã phản ứng.
Thế nhưng, điều đáng suy tư, là quốc gia chúng ta đang hướng về đâu, khi một người phụ nữ có những điều tốt lành hiển nhiên đến thế, một người phục vụ kẻ khác không phân biệt niềm tin của họ, lại không thể xứng đáng được vinh dự ngay chỉ bằng một con tem mà lại không có những tranh cãi và lời của những người bênh vực bà, chối từ không công nhận chuyện dính dáng về đức tin của bà. Một nền văn hóa với quan điểm về tôn giáo, quá câu nệ và biến thành riêng tư đến như thế, thì có lẽ cần phải sản sinh ra một Mẹ Têrêxa hoặc một Martin Luther King Jr. khác nữa, xuất hiện để nhắc nhở cho chúng ta rằng lòng yêu mên chân thực Thiên Chúa luôn luôn có những thành quả về xã hội.
Mẹ Têrêxa có lẽ rồi ra cũng sẽ có tem thư. Các nhà hoạt động vô thần đã vượt quá giới hạn trong vụ này và tỏ lộ cho người ta thấy họ ngu xuẩn trong tiến trình này. Nhưng cái khí hậu sợ sệt và thúc thủ mà chiến dịch chống báng tôn giáo lâu dài hàng nhiều thập niên, đã nuôi dưỡng nên nơi nước Mỹ này – một đất nước được tạo dựng trên nền tảng tự do tôn giáo -- không phải là một vấn đề đáng cười cợt.
Nguồn: Colleen Carroll Campbell/St. Louis Post-Dispatch (February 25, 2010).
Thánh Lễ cầu nguyện cho Việt Nam tại nhà thờ Công Giáo Århus
Nguyễn Kim Hương
12:30 04/03/2010
Thông báo
Kính gửi: Quí Hội Đoàn Đoàn thể, Quí ông bà anh chị em.
Århus, ngày 28.02.2010: Vào đầu năm 2010 tại Việt Nam giáo xứ Đồng Chiêm cách Hà Nội không xa, nhà Cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã ra lệnh cho quân đội đem vũ khí đến triệt hạ Thánh Giá trên đỉnh núi Thờ và đánh đập dã man những giáo dân trong giáo xứ Đồng Chiêm. Đây không phải là trường hợp duy nhất, mà chỉ là một trong số rất nhiều những trường hợp khác trên mọi miền đất nước. Trước những thảm cảnh nêu trên nhiều hội đoàn đoàn thể khắp nơi, trong cũng như ngoài nước đang lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản VN, và cùng hiệp ý hiệp lòng cầu nguyện cho Giáo Xứ Đồng Chiêm, cho đất nước Việt Nam.
Tại Ba Lan, ngày 4.2.2010 Giáo Hội đã tổ chức ngày toàn quốc Ba Lan cầu nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam và Đức Giám Mục Skworc đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối những hành vi thô bạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ngài nói:
"Nhà cầm quyền bất cứ ở đâu, kể cả nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, cũng không thể cứ mãi bất chấp dư luận. Thành ra, chúng ta phải nói to lên cho mọi người nghe là Giáo Hội đang bị bách hại tại Việt Nam, và chúng ta không thể câm nín nhượng bộ được.”
Riêng tại Århus cha chánh xứ nguyên gốc là người Ba Lan, Ngài theo dõi sát tình hình giáo hội đang bị bách hại tại Việt Nam. Cha rất thông cảm cho hoàn cảnh người dân Việt, vì Ba Lan cũng đã từng bị một thời phải sống dưới ách thống trị độc tài đàn áp của cộng sản:
- Cộng sản không tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo khi họ phá hủy tài sản của giáo hội.
- Dân chúng bị mất quyền tự do ngôn luận, không được phép nói hoặc làm bất cứ điều gì ngược ý với nhà cầm quyền.
- Để cùng hiệp chung lời khẩn cầu, nguyện xin Thiên Chúa che chở và bảo vệ Giáo Hội đang bị đàn áp bách hại tại Việt Nam.
Thánh Lễ Hiệp Thông: Cầu nguyện cho tự do tôn giáo tại Việt Nam: 14.03.2010.
Giáo Xứ sẽ dành nguyên ngày với 3 Thánh Lễ cầu nguyện cho Việt Nam (Thánh Lễ 8:00 giờ, 10:00 giờ và 17:00 giờ). Đặc biệt riêng Thánh Lễ 10:00 sẽ do cha chánh xứ Herbert chủ lễ, và cha tuyên úy Nguyễn Minh Quang đồng tế.
Sau Thánh Lễ 10.00 giờ, sẽ có cuộc triển lãm về những biến cố đàn áp tôn giáo tại Việt Nam tại hội trường (skolens gymnastiksal) cạnh nhà thờ. (Buổi triển lãm được tổ chức từ 11.00 giờ đến 17.00 cùng ngày.)
Tại cuối nhà thờ trong nguyên một tuần, từ ngày Chúa Nhật 07.03 cho đến ngày 14.03 ngày Thánh Lễ Hiệp Thông, cũng sẽ có triển lãm về tình hình các biến cố tại Việt Nam.
Kính mời tất cả Quí Hội Đoàn Đoàn thể, Quý ông bà anh chị em cùng đến hiệp ý dâng lời cầu nguyện cho giáo xứ Ðồng Chiêm, cho đất nước Việt Nam và xem các cuộc trển lãm tại Vor Frue Kirke, Ryesgade 26,8000 Århus.
Ida Wæde chủ tịch Hội Đông Giáo Xứ Århus.
*(Ý thư của Hội Đồng giáo xứ Århus về ngày hiệp thông cầu nguyện cho Việt Nam ngày Chúa nhật 14.03.2010 tại nhà thờ Công giáo Århus.)
Kính gửi: Quí Hội Đoàn Đoàn thể, Quí ông bà anh chị em.
Århus, ngày 28.02.2010: Vào đầu năm 2010 tại Việt Nam giáo xứ Đồng Chiêm cách Hà Nội không xa, nhà Cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã ra lệnh cho quân đội đem vũ khí đến triệt hạ Thánh Giá trên đỉnh núi Thờ và đánh đập dã man những giáo dân trong giáo xứ Đồng Chiêm. Đây không phải là trường hợp duy nhất, mà chỉ là một trong số rất nhiều những trường hợp khác trên mọi miền đất nước. Trước những thảm cảnh nêu trên nhiều hội đoàn đoàn thể khắp nơi, trong cũng như ngoài nước đang lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản VN, và cùng hiệp ý hiệp lòng cầu nguyện cho Giáo Xứ Đồng Chiêm, cho đất nước Việt Nam.
Tại Ba Lan, ngày 4.2.2010 Giáo Hội đã tổ chức ngày toàn quốc Ba Lan cầu nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam và Đức Giám Mục Skworc đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối những hành vi thô bạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ngài nói:
"Nhà cầm quyền bất cứ ở đâu, kể cả nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, cũng không thể cứ mãi bất chấp dư luận. Thành ra, chúng ta phải nói to lên cho mọi người nghe là Giáo Hội đang bị bách hại tại Việt Nam, và chúng ta không thể câm nín nhượng bộ được.”
Riêng tại Århus cha chánh xứ nguyên gốc là người Ba Lan, Ngài theo dõi sát tình hình giáo hội đang bị bách hại tại Việt Nam. Cha rất thông cảm cho hoàn cảnh người dân Việt, vì Ba Lan cũng đã từng bị một thời phải sống dưới ách thống trị độc tài đàn áp của cộng sản:
- Cộng sản không tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo khi họ phá hủy tài sản của giáo hội.
- Dân chúng bị mất quyền tự do ngôn luận, không được phép nói hoặc làm bất cứ điều gì ngược ý với nhà cầm quyền.
- Để cùng hiệp chung lời khẩn cầu, nguyện xin Thiên Chúa che chở và bảo vệ Giáo Hội đang bị đàn áp bách hại tại Việt Nam.
Thánh Lễ Hiệp Thông: Cầu nguyện cho tự do tôn giáo tại Việt Nam: 14.03.2010.
Giáo Xứ sẽ dành nguyên ngày với 3 Thánh Lễ cầu nguyện cho Việt Nam (Thánh Lễ 8:00 giờ, 10:00 giờ và 17:00 giờ). Đặc biệt riêng Thánh Lễ 10:00 sẽ do cha chánh xứ Herbert chủ lễ, và cha tuyên úy Nguyễn Minh Quang đồng tế.
Sau Thánh Lễ 10.00 giờ, sẽ có cuộc triển lãm về những biến cố đàn áp tôn giáo tại Việt Nam tại hội trường (skolens gymnastiksal) cạnh nhà thờ. (Buổi triển lãm được tổ chức từ 11.00 giờ đến 17.00 cùng ngày.)
Tại cuối nhà thờ trong nguyên một tuần, từ ngày Chúa Nhật 07.03 cho đến ngày 14.03 ngày Thánh Lễ Hiệp Thông, cũng sẽ có triển lãm về tình hình các biến cố tại Việt Nam.
Kính mời tất cả Quí Hội Đoàn Đoàn thể, Quý ông bà anh chị em cùng đến hiệp ý dâng lời cầu nguyện cho giáo xứ Ðồng Chiêm, cho đất nước Việt Nam và xem các cuộc trển lãm tại Vor Frue Kirke, Ryesgade 26,8000 Århus.
Ida Wæde chủ tịch Hội Đông Giáo Xứ Århus.
*(Ý thư của Hội Đồng giáo xứ Århus về ngày hiệp thông cầu nguyện cho Việt Nam ngày Chúa nhật 14.03.2010 tại nhà thờ Công giáo Århus.)
Gặp gỡ cuối tuần đa quốc gia dành cho sinh viên
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:24 04/03/2010
Ban Mục Vụ Quốc Gia về Rao Giảng Tin Mừng cho người trẻ học sinh sinh viên (SNEJSE) tổ chức cho sinh viên một cuộc gặp gỡ cuối tuần đa quốc gia diễn ra trong hai ngày 6 và 7 tháng ba tại Nantes, Pháp.
Với chủ đề: « Hành trình, học tập tại nơi khác, khám phá một nền văn hóa khác: một cơ may cho đức tin », cuộc gặp gỡ này mời gọi mỗi người đọc lại và chia sẻ về kinh nghiệm thiêng liêng có được qua những tháng ngày sống ở nước ngoài. Ngày này đặc biệt dành cho những sinh viên ngoại quốc đang du học tại Pháp, hoặc những sinh viên bản xứ đã ra nước ngoài để du học, thực tập, công tác tình nguyện, du lịch hay tham gia chương trình nhân đạo, và cho cả những ai đang chuẩn bị ra đi.
Cha Philippe Girard, Đặc Trách Sinh Viên tại Nantes đề cập trong cuộc phỏng vấn trên trang mạng HĐGM Pháp rằng bao nhiêu lần Thiên Chúa mời gọi lên đường. « Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa thường đề nghị ra đi. Đức Chúa phán với ông Abraham: « Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng, và nhà cha ngươi, mà đi tới đất ta sẽ chỉ cho ngươi » (St 12,1).
« Thiên Chúa không cho chúng ta điểm đến, nhưng trước tiên Ngài chỉ đòi hỏi chúng ta ra đi. Vì lúc chúng ta thực sự bắt đầu đánh mất những vạch mốc của mình, chính là lúc chúng ta lựa chọn đặt niềm tin vào nơi Thiên Chúa, cho Thánh Thánh cư ngụ nơi mình hành động để có thể sống một chiều kích thiêng liêng », cha Girard khẳng định.
Cũng vậy, « việc rời bỏ đất nước, hành trình hay sứ vụ cho phép cởi bỏ trung tâm điểm nơi bản thân và nền văn hóa được hấp thụ để mở ra với điều mới mẻ ». « Trong khi đó có thể nhận thức chiều kích hiệp nhất này nằm trong mỗi người chúng ta », cha Đặc Trách nói tiếp. « Hiểu biết điều kết hợp chúng ta, đó có thể là nhận thức được Thần Khí mà Thiên Chúa ban nơi bản thân mình để cho phép chúng ta sống một cách dư đầy ».
Trong số những trọng điểm của cuộc gặp gỡ cuối tuần đa quốc gia này sẽ có chứng từ của nữ sáng lập người Chilê về hệ thống vi tín dụng, khám phá thành phố Nantes như miền đất tâm linh, những trao đổi, trò chơi, canh thức, cầu nguyện, thú ẩm thực xa xứ. Thánh lễ Chúa nhật sẽ được Đức Cha Jean-Paul James, Giám mục giáo phận Nantes chủ sự. Các gia đình đón tiếp sẽ đảm nhiệm chỗ cư trú cho những sinh viên tham dự cuộc gặp này.
Theo http://zenit.org/article-23599?l=french
Với chủ đề: « Hành trình, học tập tại nơi khác, khám phá một nền văn hóa khác: một cơ may cho đức tin », cuộc gặp gỡ này mời gọi mỗi người đọc lại và chia sẻ về kinh nghiệm thiêng liêng có được qua những tháng ngày sống ở nước ngoài. Ngày này đặc biệt dành cho những sinh viên ngoại quốc đang du học tại Pháp, hoặc những sinh viên bản xứ đã ra nước ngoài để du học, thực tập, công tác tình nguyện, du lịch hay tham gia chương trình nhân đạo, và cho cả những ai đang chuẩn bị ra đi.
Cha Philippe Girard, Đặc Trách Sinh Viên tại Nantes đề cập trong cuộc phỏng vấn trên trang mạng HĐGM Pháp rằng bao nhiêu lần Thiên Chúa mời gọi lên đường. « Trong Kinh Thánh, Thiên Chúa thường đề nghị ra đi. Đức Chúa phán với ông Abraham: « Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng, và nhà cha ngươi, mà đi tới đất ta sẽ chỉ cho ngươi » (St 12,1).
« Thiên Chúa không cho chúng ta điểm đến, nhưng trước tiên Ngài chỉ đòi hỏi chúng ta ra đi. Vì lúc chúng ta thực sự bắt đầu đánh mất những vạch mốc của mình, chính là lúc chúng ta lựa chọn đặt niềm tin vào nơi Thiên Chúa, cho Thánh Thánh cư ngụ nơi mình hành động để có thể sống một chiều kích thiêng liêng », cha Girard khẳng định.
Cũng vậy, « việc rời bỏ đất nước, hành trình hay sứ vụ cho phép cởi bỏ trung tâm điểm nơi bản thân và nền văn hóa được hấp thụ để mở ra với điều mới mẻ ». « Trong khi đó có thể nhận thức chiều kích hiệp nhất này nằm trong mỗi người chúng ta », cha Đặc Trách nói tiếp. « Hiểu biết điều kết hợp chúng ta, đó có thể là nhận thức được Thần Khí mà Thiên Chúa ban nơi bản thân mình để cho phép chúng ta sống một cách dư đầy ».
Trong số những trọng điểm của cuộc gặp gỡ cuối tuần đa quốc gia này sẽ có chứng từ của nữ sáng lập người Chilê về hệ thống vi tín dụng, khám phá thành phố Nantes như miền đất tâm linh, những trao đổi, trò chơi, canh thức, cầu nguyện, thú ẩm thực xa xứ. Thánh lễ Chúa nhật sẽ được Đức Cha Jean-Paul James, Giám mục giáo phận Nantes chủ sự. Các gia đình đón tiếp sẽ đảm nhiệm chỗ cư trú cho những sinh viên tham dự cuộc gặp này.
Theo http://zenit.org/article-23599?l=french
Khóa họp dành cho các linh mục ngoại quốc đang phục vụ tại Pháp
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:25 04/03/2010
PHÁP QUỐC - Lộ Đức là nơi hành hương tiếng tăm vì nhiều bệnh nhân được chữa lành nhờ sự cầu bầu của Mẹ Maria. HĐGM Pháp cũng thường chọn nơi đây cho các phiên họp của mình. Đặc biệt vào năm 1982 đã diễn ra Kỳ Đại Hội Thánh Thể. Trong dịp Năm Linh Mục, một khóa « giao lưu » dành cho các linh mục nước ngoài đang làm mục vụ tại Pháp kể từ hai năm trở lên do Ủy Ban Quốc Gia về Sứ Mệnh Hoàn Cầu của Giáo Hội trực thuộc HĐGM Pháp tổ chức sẽ được diễn ra từ ngày 8 đến ngày 12 cũng tại địa điểm của trung tâm hành hương Thánh Mẫu này.
Đồng hành cùng khóa « giao lưu » sẽ có sự hiện diện của đức cha Thierry Jordan, TGM giáo phận Reims, đức cha Jacques Blaquart, giám mục phụ tá Tổng Giáo Phận Bordeaux, ngài sẽ có hai buổi chia sẻ về chủ đề « đời sống thiêng liêng, huynh đệ và cộng đoàn » vào buổi sáng và chiều thứ tư ngày 10 tháng ba. Ngoài ra còn có các bài tham luận của Cha Pecqueux, Giám Đốc Ủy Ban Sứ Mệnh Hoàn Cầu của Giáo Hội thuộc HĐGM Pháp; cha Destable, linh mục Tổng Đại Diện giáo phận Clermont, Cha Guimet, Đại Diện Giám Mục giáo phận Autun; Cha Perca gốc Rumani đang làm mục vụ tại Lộ Đức, Cha Kahenga, người Công Gô hiện đang phục vụ tại giáo phận Chartres.
Mỗi ngày các tham dự viên làm việc dựa trên một chủ đề đã được sắp đặt như: kinh nghiệm trong đời sống mục vụ và truyền giáo; đời sống thiêng liêng, huynh đệ và cộng đoàn; vấn đề luân lý trong đời sống xã hội, chính trị và cá nhân; những thông tin liên quan từ Ủy Ban Sứ Mệnh Hoàn Cầu của Giáo Hội… Khóa « giao lưu » này nhằm giúp các linh mục thừa sai ngoại quốc nhìn lại một cách toàn diện nơi cá nhân mình chặng đường kể từ ngày đặt chân đến Pháp. Đặc biệt, qua các diễn đàn, bài tham luận và buổi thảo luận nhóm, các linh mục nước ngoài đang phục vụ tại Pháp cùng chia sẻ những niềm vui, những thành tựu và cả những khó khăn gặp phải trong vấn đề hội nhập, đồng thời am tường hơn một số những thao thức, trăn trở và hoàn cảnh thực tại của Giáo Hội Pháp.
Do sự khan hiếm ơn gọi và do chỗ trống của các linh mục lớn tuổi nghỉ hưu để lại, Giáo Hội Pháp đang phải đối diện với sự giảm sút con số linh mục hàng năm. Để giải quyết vấn đề này, một số giáo phận một mặt gộp nhiều giáo xứ lại thành một giáo xứ dưới sự coi sóc của một cha xứ, mặt khác đã tiếp nhận các ơn gọi đến từ nước ngoài cũng như các linh mục ngoại quốc đến làm mục vụ trong khuôn khổ trao đổi.
Đồng hành cùng khóa « giao lưu » sẽ có sự hiện diện của đức cha Thierry Jordan, TGM giáo phận Reims, đức cha Jacques Blaquart, giám mục phụ tá Tổng Giáo Phận Bordeaux, ngài sẽ có hai buổi chia sẻ về chủ đề « đời sống thiêng liêng, huynh đệ và cộng đoàn » vào buổi sáng và chiều thứ tư ngày 10 tháng ba. Ngoài ra còn có các bài tham luận của Cha Pecqueux, Giám Đốc Ủy Ban Sứ Mệnh Hoàn Cầu của Giáo Hội thuộc HĐGM Pháp; cha Destable, linh mục Tổng Đại Diện giáo phận Clermont, Cha Guimet, Đại Diện Giám Mục giáo phận Autun; Cha Perca gốc Rumani đang làm mục vụ tại Lộ Đức, Cha Kahenga, người Công Gô hiện đang phục vụ tại giáo phận Chartres.
Mỗi ngày các tham dự viên làm việc dựa trên một chủ đề đã được sắp đặt như: kinh nghiệm trong đời sống mục vụ và truyền giáo; đời sống thiêng liêng, huynh đệ và cộng đoàn; vấn đề luân lý trong đời sống xã hội, chính trị và cá nhân; những thông tin liên quan từ Ủy Ban Sứ Mệnh Hoàn Cầu của Giáo Hội… Khóa « giao lưu » này nhằm giúp các linh mục thừa sai ngoại quốc nhìn lại một cách toàn diện nơi cá nhân mình chặng đường kể từ ngày đặt chân đến Pháp. Đặc biệt, qua các diễn đàn, bài tham luận và buổi thảo luận nhóm, các linh mục nước ngoài đang phục vụ tại Pháp cùng chia sẻ những niềm vui, những thành tựu và cả những khó khăn gặp phải trong vấn đề hội nhập, đồng thời am tường hơn một số những thao thức, trăn trở và hoàn cảnh thực tại của Giáo Hội Pháp.
Do sự khan hiếm ơn gọi và do chỗ trống của các linh mục lớn tuổi nghỉ hưu để lại, Giáo Hội Pháp đang phải đối diện với sự giảm sút con số linh mục hàng năm. Để giải quyết vấn đề này, một số giáo phận một mặt gộp nhiều giáo xứ lại thành một giáo xứ dưới sự coi sóc của một cha xứ, mặt khác đã tiếp nhận các ơn gọi đến từ nước ngoài cũng như các linh mục ngoại quốc đến làm mục vụ trong khuôn khổ trao đổi.
Thêm một Hội đồng Anh giáo yêu cầu được gia nhập Giáo hội Công giáo
Trần Mạnh Trác
17:10 04/03/2010
GM Louis Falk, chủ tịch HĐGM Anh giáo Mỹ |
Sau một cuộc họp của Hội đồng Giám mục (Anh giáo truyền thống Mỹ) ở Orlando, các giám mục đã công bố: "Chúng tôi, Hội đồng Giám mục Giáo Hội Anh giáo truyền thống tại Mỹ (House of Bishops of the Anglican Church in America of the Traditional Anglican Communion) đã gặp nhau ở Orlando, Florida với vị niên trưởng của chúng tôi và với các Mục sư Christopher Phillips ở 'cơ sở tạm thời' Parish of Our Lady of the Atonement (San Antonio, Texas) và những người khác. "
"Trong cuộc họp này, chúng tôi quyết định chính thức yêu cầu được thực hiện tại Hoa Kỳ các quy định của Tông Hiến Anglicanorum coetibus do Bộ Giáo lý Đức tin ban hành," bản tuyên bố viết.
Tông Hiến Anglicanorum coetibus đã được ĐGH Benedict XVI công bố hồi cuối năm vừa qua qui định các biện pháp và kế hoạch của Tòa Thánh Vatican để cho phép các cộng đồng Anh giáo tham gia vào sự hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo.
Theo linh mục David McCready, cha phó Nhà thờ St John's của Giáo phận Missouri Valley, thì các cộng đồng Anh giáo sẽ đi qua một tiến trình lâu dài và có nhiều giai đoạn. Mỗi giáo phận (của Anh Giáo truyền thống) sẽ họp hội nghị riêng và cuối cùng gặp nhau tại một hội nghị cấp quốc gia. Cha McCready tin rằng mặc dù có thể có nhửng phản ứng trong một số cộng đồng Anh giáo lúc ban đầu, vì "người ta thường lo lắng về những gì họ không biết," nhưng cuối cùng, khi mọi sự đã được làm sáng tỏ, thì sự tiến tới hiệp thông sẽ không là một vấn đề.
Đồng hình dạng với Chúa Kitô: mục đích của mọi kitô hữu trong ngàn năm thứ ba
Linh Tiến Khải
17:27 04/03/2010
Trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô đó là mục đích cuộc sống của mọi tín hữu kitô trong ngàn năm thứ ba.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư 3-3-2010 trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của một thần học gia và một vị thánh lớn khác thuộc thế kỷ XIII: đó là thánh Bonaventura thành Bagnoreggio, ”một con người tốt lành, dễ thương, đạo đức và từ bi, đầy các nhân đức, được Thiên Chúa và loài người yêu thương” như một nhân viên Tòa Thánh thời đó đã ghi nhận. Duyệt qua tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói:
Sinh ra chắc hẳn vào năm 1217 và qua đời năm 1274, thánh nhân sống hồi thế kỷ XIII, là một thế kỷ trong đó đức tin Kitô đã ăn sâu vào nền văn hóa và xã hội Âu châu, và gợi hứng cho các tác phẩm bất tử trong lãnh vực văn chương, nghệ thuật, triết lý và thần học. Và trong số những gương mặt Kitô lớn đã góp phần vào việc hài hòa giữa đức tin và văn hóa có thánh Bonaventura, một con người của hành động và chiêm niệm, có lòng đạo đức sâu xa và cẩn trọng trong việc cai quản.
Tên thật của thánh nhân là Giovanni da Fidanza. Khi còn bé bị đau nặng đến độ thân phụ là bác sĩ cũng không làm gì được. Nhưng bà mẹ cầu khấn thánh Phanxicô thành Assisi mới được tôn phong hiển thánh, và chú bé Giovanni được lành bệnh.
Gương mặt của thánh Phanxicô Khó Khăn càng trở thành thân thiết hơn trong thời gian Giovanni theo học tại Paris, đến độ cậu đã say mê kiểu sống triệt để theo tinh thần Phúc Âm của thánh Phanxicô và xin gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn. Nhiều năm sau đó thánh nhân giải thích các lý do sự lựa chọn này: đó là người thấy Chúa Kitô hoạt động nơi thánh Phanxicô và các tu sĩ của dòng. Nó giống lịch sử của Giáo Hội khởi đầu với một nhóm các bác thuyền chài đơn sơ và sau đó trở thành phong phú với các vị tiến sĩ, nhiều người
thông thái và các hiền nhân. Tôn giáo của thánh Phanxicô đã không được thiết lập bởi con người nhưng bởi Chúa Kitô (Epistula de tribus quaestionibus ad magistrum innominatum, in Opere di San Bonaventura. Introduzione generale, Roma 1990, trang 29).
Vào khoảng năm 1243 Giovanni mặc áo dòng Anh Em Hèn Mọn và lấy tên là Bonaventura. Tiếp đến thầy Bonaventura theo học thần học tại đại học Paris và lấy nhiều bằng như việc học thời đó đòi hỏi, đào sâu Kinh Thánh và môn thần học và đọc các tác phẩm của các thần học gia quan trọng nhất cũng như tiếp xúc với các bậc thầy và sinh viên từ khắp Âu châu quy tụ về Paris thời bấy giờ. Hành trang trí thức này sẽ chín mùi và được biến đổi sử dụng trong các tác phẩm và các bài giảng sau này khiến cho thánh nhân trở thành một trong các thần học gia quan trọng nhất trong lịch sử Giáo Hội.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha cho biết đề tài mà thánh Bonaventura chọn bảo vệ để lấy bằng dậy thần học thời đó là ”Các câu hỏi liên quan tới việc hiểu biết Chúa Kitô”. Nó chứng minh cho thấy vai trò trung tâm của Chúa Kitô trong cuộc sống và giáo huấn của thánh Bonaventura. Toàn tư tưởng của người đều có chiều kích Kitô học.
Thời đó tại Paris nảy sinh ra cuộc tranh luận giữa các tu sĩ Hèn Mọn của thánh Phanxicô thành Assisi và các Anh Em thuyết giảng của thánh Đaminh liên quan tới quyền dậy tại đại học, và đặt nghi vấn đối với cả căn cước của đời thánh hiến nữa. Các thay đổi và canh tân được các tu sĩ khất thực đưa ra liên quan tới việc hiểu đời sống tu trì, đã không được mọi người thấu hiểu. Thêm vào đó có các yếu đuối nhân loại như sự ghen tương tị hiềm cũng khiến cho cả các tu sĩ đạo đức bị liên lụy.
Thánh Bonaventura cũng bị chống đối khi bắt đầu dậy thần học tại ghế giảng sư của các tu sĩ Phanxicô. Để trả lời cho các tranh luận này người viết tác phẩm tựa đề ”Sự toàn vẹn theo tinh thần Tin Mừng” chứng minh cho thấy khi các Tu Sĩ Khất Thực, đặc biệt các tu sĩ Hèn Mọn Phanxicô, thực thi các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời theo sát các lời khuyên phúc âm như thế nào. Ngoài các tình trạng lịch sử đó ra, giáo huấn của thánh Bonaventura trong tác phẩm này và trong cuộc sống của người luôn luôn còn thời sự. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Giáo Hội trở thành sáng láng và xinh đẹp hơn bởi lòng trung thành với ơn gọi của các con cái nam nữ của mình, không ngừng thực thi các luật lệ Tin Mừng, mà nhờ ơn thánh Chúa, họ được mời gọi tuân giữ các lời khuyên và như thế với kiểu sống khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời họ làm chứng rằng Tin Mừng là suối nguồn của niềm vui và sự hoàn thiện.
Cuộc xung đột nói trên dịu xuống trong một thời gian do sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng Alessandro IV, vào năm 1257 Bonaventura được thừa nhận là tiến sĩ và thầy dậy tại đại học Paris. Nhưng thánh nhân phải từ bỏ chức vụ uy tín này vì được Tổng Tu Nghị bầu làm Bề Trên tổng quyền. Thánh nhân đã chu toàn nhiệm vụ này trong 17 năm trời với sự khôn ngoan và lòng tận tụy.
Người thăm viếng các tỉnh dòng, viết thư cho các tu sĩ và cứng rắn can thiệp để loại trừ các lạm dụng. Khi thánh nhân bắt đầu nhiệm vụ này dòng đã phát triển rất mạnh với 30.000 tu sĩ sống rải rác khắp Tây Phương và các tu sĩ đi truyền giáo bên Bắc Phi, Trung Đông và cả tại Bắc Kinh nữa.
Cần phải củng cố sự hiệp nhất giữa các tu sĩ của dòng vì cũng có nhiều kiểu giải thích sứ điệp có nguy cơ gây rạn nứt nội bộ. Để tránh nguy cơ này Tổng Tu Nghị năm 1260 tại Narbone chấp thuận văn bản đề nghị của thánh Bonaventura thu thập tất cả các điều lệ hướng dẫn cuộc sống thường ngày của các tu sĩ Hèn Mọn. Thánh Bonaventura sốt sắng thu thập các tài liệu liên quan tới thánh Phanxicô và lắng nghe các kỷ niệm của những người đã trực tiếp quen biết thánh nhân. Tài liệu trở thành cuốn tiểu sử của thánh Phanxicô thành Assisi được Tổng Tu Nghị năm 1263 tại Pisa coi là trung thực nhất và trở thành tiểu sử chính của thánh Phanxicô.
Theo tiểu sử đó thánh Phanxicô là Chúa Kitô khác, một người đã say mệ tìm kiếm Chúa Kitô. Tình yêu thương thúc đầy người hoàn toàn trở thành đồng hình dạng với Chúa Kitô. Thánh Bonaventura chỉ cho các tu sĩ lý tưởng sống đó. Nó cũng có giá trị đối với mọi tín hữu Kitô hôm qua, ngày nay và luôn mãi và là chương trình sống mà Đức Gioan Phaolo II đã chỉ cho Giáo Hội trong ngàn năm thứ ba, khi viết trong Tông Thư Bước vào Ngàn Năm mới rằng: ”Chính nơi Chúa Kitô cần hiểu biết, yêu mến, noi gương để sống nơi Người cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa và cùng Người biến đổi lịch sử cho tới ngày thành toàn trong thành Giêrusalem thiên quốc” (s. 29)
Năm 1273 Đức Giáo Hoàng Gregorio X muốn tấn phong thánh Bonaventura làm Giám Mục và chỉ định người làm Hồng Y và xin người chuẩn bị một biến cố rất quan trọng của Giáo Hội: đó là Công Đồng Chung Lyon nhằm tái lập sự hiệp thông giữa Giáo Hội Latinh và Giáo Hội Hy Lạp. Thánh nhân tận tụy chu toàn nhiệm vụ này nhưng đã không nhìn thấy Công Đồng kết thúc vì người qua đời trong khi Công Đồng còn nhóm họp.
Chúng ta hãy đón nhận gia tài của vị thánh Tiến sĩ Giáo Hội này, là người nhắc cho chúng ta biết ý nghĩa cuộc sống của mình với các lời sau đây: ”Trên trái đất... chúng ta có thể chiêm ngưỡng sự mênh mông của Thiên Chúa qua lý luận và sự khâm phục, trong quê hương thiên quốc trái lại qua sự nhìn ngắm khi chúng ta trở nên giống Thiên Chúa, và qua qua sự xuất thần... chúng ta sẽ bước vào niềm vui của Chúa” (la conoscenza di Cristo, q. 6, conclúsione, in Opere di San Bonaventura. Opuscoli Teologici/I, Roma 1993, trang 187).
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư 3-3-2010 trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của một thần học gia và một vị thánh lớn khác thuộc thế kỷ XIII: đó là thánh Bonaventura thành Bagnoreggio, ”một con người tốt lành, dễ thương, đạo đức và từ bi, đầy các nhân đức, được Thiên Chúa và loài người yêu thương” như một nhân viên Tòa Thánh thời đó đã ghi nhận. Duyệt qua tiểu sử của thánh nhân Đức Thánh Cha nói:
Sinh ra chắc hẳn vào năm 1217 và qua đời năm 1274, thánh nhân sống hồi thế kỷ XIII, là một thế kỷ trong đó đức tin Kitô đã ăn sâu vào nền văn hóa và xã hội Âu châu, và gợi hứng cho các tác phẩm bất tử trong lãnh vực văn chương, nghệ thuật, triết lý và thần học. Và trong số những gương mặt Kitô lớn đã góp phần vào việc hài hòa giữa đức tin và văn hóa có thánh Bonaventura, một con người của hành động và chiêm niệm, có lòng đạo đức sâu xa và cẩn trọng trong việc cai quản.
Tên thật của thánh nhân là Giovanni da Fidanza. Khi còn bé bị đau nặng đến độ thân phụ là bác sĩ cũng không làm gì được. Nhưng bà mẹ cầu khấn thánh Phanxicô thành Assisi mới được tôn phong hiển thánh, và chú bé Giovanni được lành bệnh.
Gương mặt của thánh Phanxicô Khó Khăn càng trở thành thân thiết hơn trong thời gian Giovanni theo học tại Paris, đến độ cậu đã say mê kiểu sống triệt để theo tinh thần Phúc Âm của thánh Phanxicô và xin gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn. Nhiều năm sau đó thánh nhân giải thích các lý do sự lựa chọn này: đó là người thấy Chúa Kitô hoạt động nơi thánh Phanxicô và các tu sĩ của dòng. Nó giống lịch sử của Giáo Hội khởi đầu với một nhóm các bác thuyền chài đơn sơ và sau đó trở thành phong phú với các vị tiến sĩ, nhiều người
thông thái và các hiền nhân. Tôn giáo của thánh Phanxicô đã không được thiết lập bởi con người nhưng bởi Chúa Kitô (Epistula de tribus quaestionibus ad magistrum innominatum, in Opere di San Bonaventura. Introduzione generale, Roma 1990, trang 29).
Vào khoảng năm 1243 Giovanni mặc áo dòng Anh Em Hèn Mọn và lấy tên là Bonaventura. Tiếp đến thầy Bonaventura theo học thần học tại đại học Paris và lấy nhiều bằng như việc học thời đó đòi hỏi, đào sâu Kinh Thánh và môn thần học và đọc các tác phẩm của các thần học gia quan trọng nhất cũng như tiếp xúc với các bậc thầy và sinh viên từ khắp Âu châu quy tụ về Paris thời bấy giờ. Hành trang trí thức này sẽ chín mùi và được biến đổi sử dụng trong các tác phẩm và các bài giảng sau này khiến cho thánh nhân trở thành một trong các thần học gia quan trọng nhất trong lịch sử Giáo Hội.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha cho biết đề tài mà thánh Bonaventura chọn bảo vệ để lấy bằng dậy thần học thời đó là ”Các câu hỏi liên quan tới việc hiểu biết Chúa Kitô”. Nó chứng minh cho thấy vai trò trung tâm của Chúa Kitô trong cuộc sống và giáo huấn của thánh Bonaventura. Toàn tư tưởng của người đều có chiều kích Kitô học.
Thời đó tại Paris nảy sinh ra cuộc tranh luận giữa các tu sĩ Hèn Mọn của thánh Phanxicô thành Assisi và các Anh Em thuyết giảng của thánh Đaminh liên quan tới quyền dậy tại đại học, và đặt nghi vấn đối với cả căn cước của đời thánh hiến nữa. Các thay đổi và canh tân được các tu sĩ khất thực đưa ra liên quan tới việc hiểu đời sống tu trì, đã không được mọi người thấu hiểu. Thêm vào đó có các yếu đuối nhân loại như sự ghen tương tị hiềm cũng khiến cho cả các tu sĩ đạo đức bị liên lụy.
Thánh Bonaventura cũng bị chống đối khi bắt đầu dậy thần học tại ghế giảng sư của các tu sĩ Phanxicô. Để trả lời cho các tranh luận này người viết tác phẩm tựa đề ”Sự toàn vẹn theo tinh thần Tin Mừng” chứng minh cho thấy khi các Tu Sĩ Khất Thực, đặc biệt các tu sĩ Hèn Mọn Phanxicô, thực thi các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời theo sát các lời khuyên phúc âm như thế nào. Ngoài các tình trạng lịch sử đó ra, giáo huấn của thánh Bonaventura trong tác phẩm này và trong cuộc sống của người luôn luôn còn thời sự. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Giáo Hội trở thành sáng láng và xinh đẹp hơn bởi lòng trung thành với ơn gọi của các con cái nam nữ của mình, không ngừng thực thi các luật lệ Tin Mừng, mà nhờ ơn thánh Chúa, họ được mời gọi tuân giữ các lời khuyên và như thế với kiểu sống khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời họ làm chứng rằng Tin Mừng là suối nguồn của niềm vui và sự hoàn thiện.
Cuộc xung đột nói trên dịu xuống trong một thời gian do sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng Alessandro IV, vào năm 1257 Bonaventura được thừa nhận là tiến sĩ và thầy dậy tại đại học Paris. Nhưng thánh nhân phải từ bỏ chức vụ uy tín này vì được Tổng Tu Nghị bầu làm Bề Trên tổng quyền. Thánh nhân đã chu toàn nhiệm vụ này trong 17 năm trời với sự khôn ngoan và lòng tận tụy.
Người thăm viếng các tỉnh dòng, viết thư cho các tu sĩ và cứng rắn can thiệp để loại trừ các lạm dụng. Khi thánh nhân bắt đầu nhiệm vụ này dòng đã phát triển rất mạnh với 30.000 tu sĩ sống rải rác khắp Tây Phương và các tu sĩ đi truyền giáo bên Bắc Phi, Trung Đông và cả tại Bắc Kinh nữa.
Cần phải củng cố sự hiệp nhất giữa các tu sĩ của dòng vì cũng có nhiều kiểu giải thích sứ điệp có nguy cơ gây rạn nứt nội bộ. Để tránh nguy cơ này Tổng Tu Nghị năm 1260 tại Narbone chấp thuận văn bản đề nghị của thánh Bonaventura thu thập tất cả các điều lệ hướng dẫn cuộc sống thường ngày của các tu sĩ Hèn Mọn. Thánh Bonaventura sốt sắng thu thập các tài liệu liên quan tới thánh Phanxicô và lắng nghe các kỷ niệm của những người đã trực tiếp quen biết thánh nhân. Tài liệu trở thành cuốn tiểu sử của thánh Phanxicô thành Assisi được Tổng Tu Nghị năm 1263 tại Pisa coi là trung thực nhất và trở thành tiểu sử chính của thánh Phanxicô.
Theo tiểu sử đó thánh Phanxicô là Chúa Kitô khác, một người đã say mệ tìm kiếm Chúa Kitô. Tình yêu thương thúc đầy người hoàn toàn trở thành đồng hình dạng với Chúa Kitô. Thánh Bonaventura chỉ cho các tu sĩ lý tưởng sống đó. Nó cũng có giá trị đối với mọi tín hữu Kitô hôm qua, ngày nay và luôn mãi và là chương trình sống mà Đức Gioan Phaolo II đã chỉ cho Giáo Hội trong ngàn năm thứ ba, khi viết trong Tông Thư Bước vào Ngàn Năm mới rằng: ”Chính nơi Chúa Kitô cần hiểu biết, yêu mến, noi gương để sống nơi Người cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa và cùng Người biến đổi lịch sử cho tới ngày thành toàn trong thành Giêrusalem thiên quốc” (s. 29)
Năm 1273 Đức Giáo Hoàng Gregorio X muốn tấn phong thánh Bonaventura làm Giám Mục và chỉ định người làm Hồng Y và xin người chuẩn bị một biến cố rất quan trọng của Giáo Hội: đó là Công Đồng Chung Lyon nhằm tái lập sự hiệp thông giữa Giáo Hội Latinh và Giáo Hội Hy Lạp. Thánh nhân tận tụy chu toàn nhiệm vụ này nhưng đã không nhìn thấy Công Đồng kết thúc vì người qua đời trong khi Công Đồng còn nhóm họp.
Chúng ta hãy đón nhận gia tài của vị thánh Tiến sĩ Giáo Hội này, là người nhắc cho chúng ta biết ý nghĩa cuộc sống của mình với các lời sau đây: ”Trên trái đất... chúng ta có thể chiêm ngưỡng sự mênh mông của Thiên Chúa qua lý luận và sự khâm phục, trong quê hương thiên quốc trái lại qua sự nhìn ngắm khi chúng ta trở nên giống Thiên Chúa, và qua qua sự xuất thần... chúng ta sẽ bước vào niềm vui của Chúa” (la conoscenza di Cristo, q. 6, conclúsione, in Opere di San Bonaventura. Opuscoli Teologici/I, Roma 1993, trang 187).
Vấn đề Health Care đang đi về đâu?
Trần Mạnh Trác
18:52 04/03/2010
Ngày thứ Tư vừa qua TT Obama đã kêu gọi Quốc Hội hãy gấp rút bỏ phiếu cho dự luật Cải Tổ Y Tế ‘dù thành hay bại’ (Up or Down vote) trong vòng hai tuần tới đây.
Mặc dù tránh dùng danh từ ‘reconciliation' (tiến trình hòa giải ngân sách), ông tuyên bố dự luật này cần được hưởng sự biểu quyết của đa số, ám chỉ cách thức biểu quyết của tiến trình reconciliation, một tiến trình đang gây tranh cãi.
Được biết dự luật cuối được thông qua bởi Thượng Viện đã gặp sự chống đối của đại đa số dân chúng trong đó có Hội Đồng Các Giám Mục HK, và dự thảo mới để hòa giải hai dự luật của Thượng Viện và Hạ Viện do chính Obama đề xuất mới đây thì lại là một bản sao y của dự luật Thượng Viện.
Ngay lập tức đảng Cộng Hòa đã mạnh mẽ tuyên chiến.
"Nếu dự luật này được thông qua, thì trong cuộc bầu cử sắp tới mỗi ứng viên Cộng hòa sẽ vận động để bãi bỏ nó", lãnh đạo đảng Cộng hòa Mitch McConnell tuyên bố.
Ông nói rằng hầu hết người Mỹ phản đối việc cắt giảm tới $500 tỷ Medicare, đánh thuế thêm $500 tỷ, và tiêu xài thêm $2.5 ngàn tỷ. “rõ ràng ông ta (Obama) kêu gọi chúng tôi làm ngơ ý nguyện của người dân Mỹ”. McConnell nói thêm.
Vấn đề không chỉ là chính sách mà thôi, nhưng ngay cả cách thức mà tòa Bạch Ốc muốn dùng để thông qua dự luật, nghĩa là dùng tiến trình hòa giải ngân sách (reconciliation) để chỉ cần có đa số phiếu là đủ.
Phương thức của đảng Dân Chủ nói chung sẽ như sau: Hạ Viện sẽ thông qua dự luật của Thượng Viện (dự luật ngày 24-12-2009 với tỷ số phiếu 60-39). Nhưng vì dự luật này có nhiều điều khỏan trái ngược với dự luật của Hạ Viện và đang có sự chống đối của các dân biểu Hạ Viện ngay trong chính đảng Dân Chủ, cho nên Hạ Viện cũng sẽ kèm theo một tổng hợp những sửa đổi. Thượng Viện sau đó thông qua những sửa đổi, sự thông qua này chỉ cần có đa số phiếu (51) là đủ.
Câu hỏi được đặt ra là liệu những sửa đổi này, đã từng bị Thượng Viện bỏ qua, sẽ được Thượng Viện chấp thuận hay không?
Sự thực thì những dân biểu Hạ Viện chỉ có một hy vọng duy nhất là bên Thượng Viện sẽ giữ lời cam kết của họ mà thôi. Còn kết quả ra sao thì không thể lường trước được.
Theo qui tắc của tiến trình reconciliation (gọi là qui tắc Byrd, do TNS Byrd đặt ra), thì bất kỳ đối thủ nào cũng có thể phản đối một sửa đổi với lý do là sửa đổi đó ‘không liên quan’ đến dự luật. Không liên quan được định nghĩa là bất kỳ biện pháp nào mà không đóng góp cho mục đích của việc giảm thâm hụt ngân sách liên bang. Một khi một sửa đổi đã bị dẹp bỏ thì, theo quy luật Byrd, không có cách nào để thêm vào dưới một dạng thức khác.
Đây là một canh bạc mà các dân biểu Dân Chủ tại Hạ Viện chỉ có thể lỗ chứ không bao giờ có lời.
Cho nên trong những ngày tới đây giới lãnh đạo Dân Chủ chắc chắn sẽ phải vất vả ép buộc các đảng viên chống đối của mình chấp thuận hy sinh cho đảng. Không chỉ hy sinh trên bình diện chính sách mà thôi, nhưng còn hy sinh cả cái ghế dân biểu của mình trước cái nguy cơ lớn hơn nữa khi họ đương đầu với một cử tri đòan giận dữ trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Có ba thành phần chống đối chính:
Thành phần thứ nhất là các dân biểu Dân Chủ Cấp Tiến chủ trương có một public option (Chương trình bảo hiểm công cộng của Liên Bang) mà Thượng Viện đã bác bỏ.
Thành phần thứ hai là các dân biểu Dân Chủ Bảo Thủ cho rằng cái giá của bộ luật là quá đắt.
Và thành phần thứ ba là các dân biểu Dân Chủ Phò Sự Sống không hài lòng với sự thiếu sót một ngôn ngữ mạnh mẽ cấm dùng quĩ Liên Bang tài trợ cho quĩ phá thai.
Con tóan hiện nay là phải thỏa mãn ít là hai trong ba thành phần trên thì mới có chút cơ may thúc đẩy dự luật tiến tới.
Mặc dù tránh dùng danh từ ‘reconciliation' (tiến trình hòa giải ngân sách), ông tuyên bố dự luật này cần được hưởng sự biểu quyết của đa số, ám chỉ cách thức biểu quyết của tiến trình reconciliation, một tiến trình đang gây tranh cãi.
Được biết dự luật cuối được thông qua bởi Thượng Viện đã gặp sự chống đối của đại đa số dân chúng trong đó có Hội Đồng Các Giám Mục HK, và dự thảo mới để hòa giải hai dự luật của Thượng Viện và Hạ Viện do chính Obama đề xuất mới đây thì lại là một bản sao y của dự luật Thượng Viện.
Ngay lập tức đảng Cộng Hòa đã mạnh mẽ tuyên chiến.
"Nếu dự luật này được thông qua, thì trong cuộc bầu cử sắp tới mỗi ứng viên Cộng hòa sẽ vận động để bãi bỏ nó", lãnh đạo đảng Cộng hòa Mitch McConnell tuyên bố.
Ông nói rằng hầu hết người Mỹ phản đối việc cắt giảm tới $500 tỷ Medicare, đánh thuế thêm $500 tỷ, và tiêu xài thêm $2.5 ngàn tỷ. “rõ ràng ông ta (Obama) kêu gọi chúng tôi làm ngơ ý nguyện của người dân Mỹ”. McConnell nói thêm.
Vấn đề không chỉ là chính sách mà thôi, nhưng ngay cả cách thức mà tòa Bạch Ốc muốn dùng để thông qua dự luật, nghĩa là dùng tiến trình hòa giải ngân sách (reconciliation) để chỉ cần có đa số phiếu là đủ.
Phương thức của đảng Dân Chủ nói chung sẽ như sau: Hạ Viện sẽ thông qua dự luật của Thượng Viện (dự luật ngày 24-12-2009 với tỷ số phiếu 60-39). Nhưng vì dự luật này có nhiều điều khỏan trái ngược với dự luật của Hạ Viện và đang có sự chống đối của các dân biểu Hạ Viện ngay trong chính đảng Dân Chủ, cho nên Hạ Viện cũng sẽ kèm theo một tổng hợp những sửa đổi. Thượng Viện sau đó thông qua những sửa đổi, sự thông qua này chỉ cần có đa số phiếu (51) là đủ.
Câu hỏi được đặt ra là liệu những sửa đổi này, đã từng bị Thượng Viện bỏ qua, sẽ được Thượng Viện chấp thuận hay không?
Sự thực thì những dân biểu Hạ Viện chỉ có một hy vọng duy nhất là bên Thượng Viện sẽ giữ lời cam kết của họ mà thôi. Còn kết quả ra sao thì không thể lường trước được.
Theo qui tắc của tiến trình reconciliation (gọi là qui tắc Byrd, do TNS Byrd đặt ra), thì bất kỳ đối thủ nào cũng có thể phản đối một sửa đổi với lý do là sửa đổi đó ‘không liên quan’ đến dự luật. Không liên quan được định nghĩa là bất kỳ biện pháp nào mà không đóng góp cho mục đích của việc giảm thâm hụt ngân sách liên bang. Một khi một sửa đổi đã bị dẹp bỏ thì, theo quy luật Byrd, không có cách nào để thêm vào dưới một dạng thức khác.
Đây là một canh bạc mà các dân biểu Dân Chủ tại Hạ Viện chỉ có thể lỗ chứ không bao giờ có lời.
Cho nên trong những ngày tới đây giới lãnh đạo Dân Chủ chắc chắn sẽ phải vất vả ép buộc các đảng viên chống đối của mình chấp thuận hy sinh cho đảng. Không chỉ hy sinh trên bình diện chính sách mà thôi, nhưng còn hy sinh cả cái ghế dân biểu của mình trước cái nguy cơ lớn hơn nữa khi họ đương đầu với một cử tri đòan giận dữ trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.
Có ba thành phần chống đối chính:
Thành phần thứ nhất là các dân biểu Dân Chủ Cấp Tiến chủ trương có một public option (Chương trình bảo hiểm công cộng của Liên Bang) mà Thượng Viện đã bác bỏ.
Thành phần thứ hai là các dân biểu Dân Chủ Bảo Thủ cho rằng cái giá của bộ luật là quá đắt.
Và thành phần thứ ba là các dân biểu Dân Chủ Phò Sự Sống không hài lòng với sự thiếu sót một ngôn ngữ mạnh mẽ cấm dùng quĩ Liên Bang tài trợ cho quĩ phá thai.
Con tóan hiện nay là phải thỏa mãn ít là hai trong ba thành phần trên thì mới có chút cơ may thúc đẩy dự luật tiến tới.
Âu Châu: Phá Thai, nguyên nhân chính yếu của các vụ thương vong
Bùi Hữu Thư
19:21 04/03/2010
Phúc trình phá thai tại Âu Châu
ROME, Ngày 4 tháng 3, năm 2010 (Le Monde vu de Rome) – Nguyên nhân chính yếu của các thương vong tại Âu Châu là việc phá thai, theo “Phúc trình về việc phá thai tại Âu Châu” của tổ hợp truyền thông Fondation Jerôme LeJeune: trên đại lục này, cứ mỗi 11 giây lại xẩy ra một vụ phá thai.
Viện Chính Trị Gia Đình (L'Institut de Politique familiale: IPF) đòi hỏi viêc bảo đảm “quyến sống của trẻ em trong thời kỳ còn là bào thai.”
Viện Chính Trị Gia Đình đã trình bầy cho Thượng Viện Âu Châu ngày 2 tháng 3, 2010 một phúc trình mang tên “Việc phá thai tại Âu Châu và Tây Ban Nha” là đã có 2.9 triệu vụ phá thai được thực hiện tại Âu Châu trong năm 2008, có nghĩa là cứ mỗi 11 giây có một vụ phá thai hay có 7,846 vụ một ngày.
Theo ông Eduardo Hertfelder, chủ tịch IPF, “việc phá thai đã trở nên nguyên nhân chính yếu của các vụ thương vong tại Âu Châu, và tạo nên các ảnh hưởng tai hại về xã hội và dân số.” Phúc trình ghi nhận là Tây Ban Nha là một trong 27 quốc gia của Thị Trường Chung Âu Châu có con số phá thai lớn nhất trong 10 năm qua, tại đây “cứ mỗi giờ là có hai trẻ vị thành niên phá thai.”
Cho là việc phá thai có tính cách bạo hành đối với phụ nữ, IPF đưa ra nhiều đề nghị để “giúp cho việc ban hành các chính sách công cộng bảo đảm quyền sống của các thai nhi trong thời kỳ trước khi sanh và quyền của người phụ nữ được sanh con bằng cách hủy bỏ các trở ngại ngăn cản việc này.” Trong số các đề nghị, người ta ghi nhận: “việc triệu tập một Hội Đồng đặc biệt các Bộ Trưởng phụ trách về gia đình, để phân tách vấn đề sanh đẻ và các hậu quả về sự gia tăng số tuổi trung bình của dân số, và sự suy giảm dân số tại Âu Châu và Tây Ban Nha”; việc cổ võ một “thỏa hiệp giữa các quốc gia Âu Châu về việc ban hành một trợ cấp trực tiếp và hoàn vũ là 1,125 Euros cho mỗi phụ nữ mang thai”; một “chương trình trợ giúp đặc biệt các trẻ vị thành niên có thai để đối phó với các vấn đề đặc biệt gây nên bởi sự mang thai ở lứa tuổi không tự bảo vệ được”; việc “thành lập các trung tâm trợ giúp, săn sóc và cố vấn cho các phụ nữ có thai để giúp đỡ tất cả các phụ nữ, có chồng hay độc thân, có thể sinh con”; hay là giảm giá 50% cho các sản phẩm dùng cho việc vệ sinh của các trẻ sơ sanh.
ROME, Ngày 4 tháng 3, năm 2010 (Le Monde vu de Rome) – Nguyên nhân chính yếu của các thương vong tại Âu Châu là việc phá thai, theo “Phúc trình về việc phá thai tại Âu Châu” của tổ hợp truyền thông Fondation Jerôme LeJeune: trên đại lục này, cứ mỗi 11 giây lại xẩy ra một vụ phá thai.
Viện Chính Trị Gia Đình (L'Institut de Politique familiale: IPF) đòi hỏi viêc bảo đảm “quyến sống của trẻ em trong thời kỳ còn là bào thai.”
Viện Chính Trị Gia Đình đã trình bầy cho Thượng Viện Âu Châu ngày 2 tháng 3, 2010 một phúc trình mang tên “Việc phá thai tại Âu Châu và Tây Ban Nha” là đã có 2.9 triệu vụ phá thai được thực hiện tại Âu Châu trong năm 2008, có nghĩa là cứ mỗi 11 giây có một vụ phá thai hay có 7,846 vụ một ngày.
Theo ông Eduardo Hertfelder, chủ tịch IPF, “việc phá thai đã trở nên nguyên nhân chính yếu của các vụ thương vong tại Âu Châu, và tạo nên các ảnh hưởng tai hại về xã hội và dân số.” Phúc trình ghi nhận là Tây Ban Nha là một trong 27 quốc gia của Thị Trường Chung Âu Châu có con số phá thai lớn nhất trong 10 năm qua, tại đây “cứ mỗi giờ là có hai trẻ vị thành niên phá thai.”
Cho là việc phá thai có tính cách bạo hành đối với phụ nữ, IPF đưa ra nhiều đề nghị để “giúp cho việc ban hành các chính sách công cộng bảo đảm quyền sống của các thai nhi trong thời kỳ trước khi sanh và quyền của người phụ nữ được sanh con bằng cách hủy bỏ các trở ngại ngăn cản việc này.” Trong số các đề nghị, người ta ghi nhận: “việc triệu tập một Hội Đồng đặc biệt các Bộ Trưởng phụ trách về gia đình, để phân tách vấn đề sanh đẻ và các hậu quả về sự gia tăng số tuổi trung bình của dân số, và sự suy giảm dân số tại Âu Châu và Tây Ban Nha”; việc cổ võ một “thỏa hiệp giữa các quốc gia Âu Châu về việc ban hành một trợ cấp trực tiếp và hoàn vũ là 1,125 Euros cho mỗi phụ nữ mang thai”; một “chương trình trợ giúp đặc biệt các trẻ vị thành niên có thai để đối phó với các vấn đề đặc biệt gây nên bởi sự mang thai ở lứa tuổi không tự bảo vệ được”; việc “thành lập các trung tâm trợ giúp, săn sóc và cố vấn cho các phụ nữ có thai để giúp đỡ tất cả các phụ nữ, có chồng hay độc thân, có thể sinh con”; hay là giảm giá 50% cho các sản phẩm dùng cho việc vệ sinh của các trẻ sơ sanh.
Top Stories
Dopo 50 anni, le suore di Saint Paul de Chartres sono tornate a Hanoi
Asia-News
07:11 04/03/2010
Il loro rientro è stato celebrato con una messa presieduta dall’arcivescovo Kiet. Che poi è partito per Roma, un viaggio guardato con preoccupazine dai fedeli, che ricordano i tentativi delle autorità statali di ottenerne la rimozione.
Hanoi (AsiaNews) - Dopo 50 anni, le suore di Saitn Paul de Chartres sono tornate a Hanoi. L’avvenimento è stato celebrato (nella foto) il 1° marzo dall’arcivescovo Joseph Ngo Quang Kiet, insieme ai vescovi Stephen Nguyen Nhu The di Hue, Josep Nguen Chi Linh di Thanh Hoa e decine di sacerdoti.
In quella che è stata la sua ultima apparizione pubblica prima di partire per Roma - viaggio che preoccupa non poco i suoi fedeli, alla luce dei tentativi delle autorità statali di ottenere la sua rimozione e le voci sulle sue dimissioni - mons. Kiet ha invitato i presenti a “ringraziare Dio per la testimonianza di fede incrollabile delle suore di Saint Paul de Chartres. I loro beni sono stati confiscati uno ad uno. Ciò che è restato è divenuto sempre più piccolo, il loro numero si è ridotto, alcune sono morte, altre imprigionate. Ciò malgrado, le suore hanno continuato a servire il popolo con tutto il loro cuore”.
La Suore di Saint Paul de Chartres sono una congregazione missionaria internazionale fondata in Francia nel 1696 da don Louis Chauvet, parrocco di Levesville-la-Chenard, e arrivate in Vietnam nel 1860, durante la dura persecuzione anticattolica del regno di Tu Duc (1847-1883). Si stabilirono a Hanoi nel 1883, quasi alla fine del periodo di 261 anni, dal 1625 al 1886, durante il quale 130mila cattolici furono uccisi.
Le suore educavano i bambini, visitavano i malati e aiutavano i pazienti negli ospedali. Malgrado le ondate delle persecuzioni subite, sono serenamente riuscite a piantare i semi del regno di Dio, sperando che esso cresca, fiorisca e porti molto frutto.
Trattate con grande ostilità dalle autorità dopo la presa del potere da parte dei comunisti, nel 1954, erano state costrette ad abbandonare tutte le loro missioni a Hanoi.
In quella che è stata la sua ultima apparizione pubblica prima di partire per Roma - viaggio che preoccupa non poco i suoi fedeli, alla luce dei tentativi delle autorità statali di ottenere la sua rimozione e le voci sulle sue dimissioni - mons. Kiet ha invitato i presenti a “ringraziare Dio per la testimonianza di fede incrollabile delle suore di Saint Paul de Chartres. I loro beni sono stati confiscati uno ad uno. Ciò che è restato è divenuto sempre più piccolo, il loro numero si è ridotto, alcune sono morte, altre imprigionate. Ciò malgrado, le suore hanno continuato a servire il popolo con tutto il loro cuore”.
La Suore di Saint Paul de Chartres sono una congregazione missionaria internazionale fondata in Francia nel 1696 da don Louis Chauvet, parrocco di Levesville-la-Chenard, e arrivate in Vietnam nel 1860, durante la dura persecuzione anticattolica del regno di Tu Duc (1847-1883). Si stabilirono a Hanoi nel 1883, quasi alla fine del periodo di 261 anni, dal 1625 al 1886, durante il quale 130mila cattolici furono uccisi.
Le suore educavano i bambini, visitavano i malati e aiutavano i pazienti negli ospedali. Malgrado le ondate delle persecuzioni subite, sono serenamente riuscite a piantare i semi del regno di Dio, sperando che esso cresca, fiorisca e porti molto frutto.
Trattate con grande ostilità dalle autorità dopo la presa del potere da parte dei comunisti, nel 1954, erano state costrette ad abbandonare tutte le loro missioni a Hanoi.
Messe – Bøn om religionsfrihed i Vietnam: 14.03.2010 -- frue Kirke Århus, Danmark
Ida Wæde
11:00 04/03/2010
VOR FRUE KIRKE Ryesgade 26. 8000 Århus C
Den 28.02.2010
Kære alle
I begyndelsen af år 2010 lå det katolske sogn, Dong Chiem tæt ved den vietnamesiske hovedstad, Ha Noi. De kommunistiske myndigheder gav ordre til, at militæret med våben skulle indtage Dong Chiem. Mange blev sårede og ansås for at være politiske fanger. Militæret har også ødelagt korset på toppen af bjerget “Nui Tho”. Det er ikke første gang kommunisterne terroriserer befolkningen, men det har stået på længe, og det sker over for alle trossamfund. Alle disse tragedier har gjort, at diverse befolkningsgrupper og foreninger i mange andre lande har protesteret imod det vietnamesiske kommunistiske styre. Der bliver bedt for Dong Chiem sognet og for frihed i Vietnam, her under religionsfrihed.
Den 4.2.2010 vil der i Polen blive bedt for Vietnam. Til trods for at løbe en risiko ved at angribe det vietnamesiske kommunistiske styre, vil den polske Biskop Sworc stå frem med sin prædiken til forsvar for de nødlidende. Der er behov for at stå frem og råbe højt, dels for at hjælpe disse mennesker, men også for retfærdighedens skyld.
P. Herbert, præst ved den katolske kirke i Århus, Danmark, men oprindeligt fra Polen, forstår godt Vietnams situation, eftersom man i Polen også har haft problemer med kommunismen:
- Kommunisterne respekterer ikke menneskerettigheder samt religionsfriheden, når de ødelægger kirkelige ejendele.
- Ligeledes er befolkningen blevet frataget ytringsfriheden ved ikke at måtte udtrykke sig om de holdninger og meninger, som er i strid med regeringens.
- For at bed Gud om at bevare vores kirken der bliver ødelagt I Vietnam.
Meddelelse
Messe – Bøn om religionsfrihed i Vietnam: 14.03.2010:
Messe kl. 8.00.
Messe kl.10.00. (P. Herbert og P. Minh. Quang)
Messe kl.17.00.
Efter messen kl.10.00 er der udstilling ved siden af kirken i skolens gymnastiksal fra kl. 11.00 - 17.00 samme dag.
På næste søndag 07.03.2010 er der udstilling i kirken hele uge om situationen i Vietnam.
Alle er alle velkomne til udstillingen og messerne den 14.03.2010 i Vor Frue Kirke, Ryesgade 26,8000 Århus.
Ida Wæde (menighedsrådsformand ved Vor Frue Kirke)
Den 28.02.2010
Kære alle
I begyndelsen af år 2010 lå det katolske sogn, Dong Chiem tæt ved den vietnamesiske hovedstad, Ha Noi. De kommunistiske myndigheder gav ordre til, at militæret med våben skulle indtage Dong Chiem. Mange blev sårede og ansås for at være politiske fanger. Militæret har også ødelagt korset på toppen af bjerget “Nui Tho”. Det er ikke første gang kommunisterne terroriserer befolkningen, men det har stået på længe, og det sker over for alle trossamfund. Alle disse tragedier har gjort, at diverse befolkningsgrupper og foreninger i mange andre lande har protesteret imod det vietnamesiske kommunistiske styre. Der bliver bedt for Dong Chiem sognet og for frihed i Vietnam, her under religionsfrihed.
Den 4.2.2010 vil der i Polen blive bedt for Vietnam. Til trods for at løbe en risiko ved at angribe det vietnamesiske kommunistiske styre, vil den polske Biskop Sworc stå frem med sin prædiken til forsvar for de nødlidende. Der er behov for at stå frem og råbe højt, dels for at hjælpe disse mennesker, men også for retfærdighedens skyld.
P. Herbert, præst ved den katolske kirke i Århus, Danmark, men oprindeligt fra Polen, forstår godt Vietnams situation, eftersom man i Polen også har haft problemer med kommunismen:
- Kommunisterne respekterer ikke menneskerettigheder samt religionsfriheden, når de ødelægger kirkelige ejendele.
- Ligeledes er befolkningen blevet frataget ytringsfriheden ved ikke at måtte udtrykke sig om de holdninger og meninger, som er i strid med regeringens.
- For at bed Gud om at bevare vores kirken der bliver ødelagt I Vietnam.
Meddelelse
Messe – Bøn om religionsfrihed i Vietnam: 14.03.2010:
Messe kl. 8.00.
Messe kl.10.00. (P. Herbert og P. Minh. Quang)
Messe kl.17.00.
Efter messen kl.10.00 er der udstilling ved siden af kirken i skolens gymnastiksal fra kl. 11.00 - 17.00 samme dag.
På næste søndag 07.03.2010 er der udstilling i kirken hele uge om situationen i Vietnam.
Alle er alle velkomne til udstillingen og messerne den 14.03.2010 i Vor Frue Kirke, Ryesgade 26,8000 Århus.
Ida Wæde (menighedsrådsformand ved Vor Frue Kirke)
Chine: A Hongkong, le cardinal Zen engage son image dans la campagne pour les élections du 16 mai 2010
Eglises d'Asie
13:49 04/03/2010
Eglises d’Asie, 4 mars 2010 – Le 3 février dernier, plusieurs journaux en langue chinoise de Hongkong ont fait paraître une pleine page de publicité portant une photo du cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse catholique de Hongkong, où celui-ci appelle sans ambiguïté les électeurs à se mobiliser le 16 mai prochain pour élire les députés du camp démocrate. Ces élections législatives partielles sont perçues localement comme un référendum pour la démocratie et le suffrage universel.
Les élections partielles qui auront lieu le 16 mai sont organisées suite à la démission, fin janvier, de cinq députés du Legco (Legislative Council), l’assemblée qui fait office de parlement pour le territoire de Hongkong, lequel jouit d’un certain degré d’autonomie, au titre de la formule « un pays, deux systèmes », depuis son retour sous le drapeau de la Chine populaire en 1997. Les cinq députés démissionnaires, tous membres du camp démocrate (1), ont déclaré qu’ils se représentaient devant les électeurs et ont présenté leur geste comme une protestation contre les projets de réforme démocratiques du gouvernement dirigé par Donald Tsang, approuvés par Pékin mais jugés insuffisants par les différents partis du camp démocrate au Legco. En effet, si le suffrage universel est bien inscrit dans la Loi fondamentale de Hongkong comme l’objectif ultime à atteindre, les démocrates, qui espéraient son avènement pour 2007, dénoncent les manœuvres du gouvernement de Hongkong pour repousser cette échéance. Les démocrates dénoncent tout particulièrement la déclaration faite le 29 décembre 2007 par le Comité permanent de l’Assemblée nationale populaire à Pékin selon laquelle le chef de l’exécutif de Hongkong pourrait être élu au suffrage universel en 2017 et l’ensemble des membres du Legco en 2020 (2). Les démocrates réclament la démocratie dès 2012, date de la prochaine échéance électorale majeure.
Dès avant l’annonce par les cinq députés de leur projet de démission, Pékin avait vigoureusement réagi. La perspective de voir l’éventuelle réélection des élus démocrates se transformer en un plébiscite pour la démocratie et le suffrage universel déplaît profondément. Le 15 janvier, le Bureau pour les affaires de Hongkong et Macao, qui est l’antenne du pouvoir chinois à Hongkong, a émis un communiqué pour affirmer que « la Loi fondamentale de la Région administrative spéciale de Hongkong ne prévoit pas de référendum », la démarche des députés démocrates étant qualifiée de « défi flagrant » à l’autorité de la Chine. A ces avertissements directs, s’est ajoutée une pluie d’insultes et de menaces dans les colonnes de la presse pro-Pékin du territoire.
La presse étant libre à Hongkong, elle est le lieu où s’expriment les tensions politiques. Des membres de la société civile, favorables aux intérêts de Pékin, ont ainsi fait paraître de pleines pages de publicité pour appeler au boycott des élections du 16 mai et refuser « le quasi-référendum » provoqué par le camp démocrate. C’est dans ce contexte que le cardinal Zen a décidé de, lui aussi, faire entendre sa voix par publicité interposée.
Défenseur de longue date de la démocratie et du suffrage universel, le cardinal s’est exprimé le 17 janvier devant un forum organisé par des groupes catholiques et protestants. « Je suis en colère contre le gouvernement local et ses propositions de réformes politiques. Elles n’offrent ni progrès ni direction. Les gens n’ont d’autre choix que de les accepter », a-t-il déclaré, appelant tous les électeurs à se mobiliser pour porter leur bulletin dans l’urne le 16 mai 2010. Sur la publicité parue le 3 février, une photo de plus d’une demi-page représentant le cardinal en col romain, le visage fermé et le regard dur, surmonte sa signature et la phrase suivante: « Même si tu n’aimes pas les députés qui démissionnent, vote tout de même pour eux parce que ton vote est la garantie du suffrage universel. »
(1) Il s’agit de trois députés du Parti civique: Leung Kwok-hung, Alan Leong Kah-kit, qui s’était présenté face à Donald Tsang Yam-kuen lors du vote de sélection du chef de l’exécutif en mars 2007, et Tanya Chan, et de deux députés de la Ligue des démocrates sociaux: Wong Yuk-man et Albert Chan Wai-yip.
(2) A l’heure actuelle, seule la moitié des 60 membres du Legco est élue au suffrage universel direct, l’autre moitié étant élue au sein de groupements sociaux et économiques ou choisie par l’exécutif. Dans l’actuelle assemblée (avant la démission des cinq députés démocrates), le camp démocrate compte 23 élus (dont 8 pour le Parti démocratique, 5 pour le Parti civique et 3 pour la Ligue des démocrates sociaux) et le camp pro-Pékin 34 élus, les trois derniers sièges étant occupés par des élus indépendants.
(Source: Eglises d'Asie, 4 mars 2010)
Les élections partielles qui auront lieu le 16 mai sont organisées suite à la démission, fin janvier, de cinq députés du Legco (Legislative Council), l’assemblée qui fait office de parlement pour le territoire de Hongkong, lequel jouit d’un certain degré d’autonomie, au titre de la formule « un pays, deux systèmes », depuis son retour sous le drapeau de la Chine populaire en 1997. Les cinq députés démissionnaires, tous membres du camp démocrate (1), ont déclaré qu’ils se représentaient devant les électeurs et ont présenté leur geste comme une protestation contre les projets de réforme démocratiques du gouvernement dirigé par Donald Tsang, approuvés par Pékin mais jugés insuffisants par les différents partis du camp démocrate au Legco. En effet, si le suffrage universel est bien inscrit dans la Loi fondamentale de Hongkong comme l’objectif ultime à atteindre, les démocrates, qui espéraient son avènement pour 2007, dénoncent les manœuvres du gouvernement de Hongkong pour repousser cette échéance. Les démocrates dénoncent tout particulièrement la déclaration faite le 29 décembre 2007 par le Comité permanent de l’Assemblée nationale populaire à Pékin selon laquelle le chef de l’exécutif de Hongkong pourrait être élu au suffrage universel en 2017 et l’ensemble des membres du Legco en 2020 (2). Les démocrates réclament la démocratie dès 2012, date de la prochaine échéance électorale majeure.
Dès avant l’annonce par les cinq députés de leur projet de démission, Pékin avait vigoureusement réagi. La perspective de voir l’éventuelle réélection des élus démocrates se transformer en un plébiscite pour la démocratie et le suffrage universel déplaît profondément. Le 15 janvier, le Bureau pour les affaires de Hongkong et Macao, qui est l’antenne du pouvoir chinois à Hongkong, a émis un communiqué pour affirmer que « la Loi fondamentale de la Région administrative spéciale de Hongkong ne prévoit pas de référendum », la démarche des députés démocrates étant qualifiée de « défi flagrant » à l’autorité de la Chine. A ces avertissements directs, s’est ajoutée une pluie d’insultes et de menaces dans les colonnes de la presse pro-Pékin du territoire.
La presse étant libre à Hongkong, elle est le lieu où s’expriment les tensions politiques. Des membres de la société civile, favorables aux intérêts de Pékin, ont ainsi fait paraître de pleines pages de publicité pour appeler au boycott des élections du 16 mai et refuser « le quasi-référendum » provoqué par le camp démocrate. C’est dans ce contexte que le cardinal Zen a décidé de, lui aussi, faire entendre sa voix par publicité interposée.
Défenseur de longue date de la démocratie et du suffrage universel, le cardinal s’est exprimé le 17 janvier devant un forum organisé par des groupes catholiques et protestants. « Je suis en colère contre le gouvernement local et ses propositions de réformes politiques. Elles n’offrent ni progrès ni direction. Les gens n’ont d’autre choix que de les accepter », a-t-il déclaré, appelant tous les électeurs à se mobiliser pour porter leur bulletin dans l’urne le 16 mai 2010. Sur la publicité parue le 3 février, une photo de plus d’une demi-page représentant le cardinal en col romain, le visage fermé et le regard dur, surmonte sa signature et la phrase suivante: « Même si tu n’aimes pas les députés qui démissionnent, vote tout de même pour eux parce que ton vote est la garantie du suffrage universel. »
(1) Il s’agit de trois députés du Parti civique: Leung Kwok-hung, Alan Leong Kah-kit, qui s’était présenté face à Donald Tsang Yam-kuen lors du vote de sélection du chef de l’exécutif en mars 2007, et Tanya Chan, et de deux députés de la Ligue des démocrates sociaux: Wong Yuk-man et Albert Chan Wai-yip.
(2) A l’heure actuelle, seule la moitié des 60 membres du Legco est élue au suffrage universel direct, l’autre moitié étant élue au sein de groupements sociaux et économiques ou choisie par l’exécutif. Dans l’actuelle assemblée (avant la démission des cinq députés démocrates), le camp démocrate compte 23 élus (dont 8 pour le Parti démocratique, 5 pour le Parti civique et 3 pour la Ligue des démocrates sociaux) et le camp pro-Pékin 34 élus, les trois derniers sièges étant occupés par des élus indépendants.
(Source: Eglises d'Asie, 4 mars 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Tổng Giám mục Hà Nội đã lên đường đi chữa bệnh tại Roma
Giuse Trần Ngọc Huấn
09:19 04/03/2010
HÀ NỘI - Trong thời gian gần đây, sức khỏe của Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt trở nên sa sút. Mặc dù tinh thần vẫn ổn định nhưng ngài thường xuyên bị stress và mất ngủ. Đức Tổng đã về an dưỡng và điều trị tại Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn (Nho quan – Ninh bình, cách Tòa TGM khoảng 105km về phía Nam) trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, hiện tình sức khỏe của ngài vẫn chưa bình phục.
Xem hình ảnh tiễn đưa Đức Tổng lên đường
Chiều ngày hôm nay, thứ năm, ngày 4 tháng 3 năm 2010, Đức Tổng Giuse đã lên đường đi Roma để điều trị bệnh, theo lời mời của Bộ Truyền Giáo và Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm). Chuyến đi của Đức Tổng có sự tháp tùng của linh mục Alf. Phạm Hùng – Văn phòng Tòa Tổng Giám mục.
Trước khi lên đường, Đức Tổng, Đức Cha Lôrenxô, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, quý cha cùng đông đảo nam nữ tu sỹ, chủng sinh và giáo dân đã có những giờ phút cầu nguyện sốt sắng tại nhà nguyện của Tòa Tổng Giám mục. Đức Tổng đã cho mọi người biết hiện tình sức khỏe của ngài, đồng thời, ngài cũng chia sẻ tâm tình luôn phó thác và sẵn sàng lắng nghe tiếng Chúa, qua giáo hội là Mẹ hiền, như Giuse ngày xưa luôn tỉnh thức và đón nhận tiếng Chúa. Ngài mời gọi mọi người cùng hiệp thông và cầu nguyện cho chuyến đi được bình an và ngài sớm trở về khi đã bình phục.
Một phái đoàn gồm Đức Cha Lôrensô, Đức Cha Giuse, quý cha quản hạt, quý cha giáo của chủng viện, quý cha trong giáo phận Hà nội – Lạng sơn, một số chủng sinh, nữ tu và giáo dân đã tháp tùng Đức Tổng Giuse ra tận sân bay. Mọi người bày tỏ tâm tình yêu mến và cùng cầu chúc Đức Tổng thượng lộ bình an, mau chóng bình phục hoàn toàn để sớm trở về với đoàn chiên Tổng giáo phận.
Xem hình ảnh tiễn đưa Đức Tổng lên đường
Chiều ngày hôm nay, thứ năm, ngày 4 tháng 3 năm 2010, Đức Tổng Giuse đã lên đường đi Roma để điều trị bệnh, theo lời mời của Bộ Truyền Giáo và Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm). Chuyến đi của Đức Tổng có sự tháp tùng của linh mục Alf. Phạm Hùng – Văn phòng Tòa Tổng Giám mục.
Trước khi lên đường, Đức Tổng, Đức Cha Lôrenxô, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, quý cha cùng đông đảo nam nữ tu sỹ, chủng sinh và giáo dân đã có những giờ phút cầu nguyện sốt sắng tại nhà nguyện của Tòa Tổng Giám mục. Đức Tổng đã cho mọi người biết hiện tình sức khỏe của ngài, đồng thời, ngài cũng chia sẻ tâm tình luôn phó thác và sẵn sàng lắng nghe tiếng Chúa, qua giáo hội là Mẹ hiền, như Giuse ngày xưa luôn tỉnh thức và đón nhận tiếng Chúa. Ngài mời gọi mọi người cùng hiệp thông và cầu nguyện cho chuyến đi được bình an và ngài sớm trở về khi đã bình phục.
Một phái đoàn gồm Đức Cha Lôrensô, Đức Cha Giuse, quý cha quản hạt, quý cha giáo của chủng viện, quý cha trong giáo phận Hà nội – Lạng sơn, một số chủng sinh, nữ tu và giáo dân đã tháp tùng Đức Tổng Giuse ra tận sân bay. Mọi người bày tỏ tâm tình yêu mến và cùng cầu chúc Đức Tổng thượng lộ bình an, mau chóng bình phục hoàn toàn để sớm trở về với đoàn chiên Tổng giáo phận.
Thông báo: Thánh Lễ cầu nguyện cho Việt Nam tại nhà thờ Công Giáo Århus, Đan Mạch
Ida Wæde
10:54 04/03/2010
GIÁO XỨ CÔNG GIÁO ÅRHUS
Ryesgade 26. 8000 Århus C Århus, ngày 28.02.2010
Thông báo: Thánh Lễ cầu nguyện cho Việt Nam tại nhà thờ Công Giáo Århus
Kính gửi: Quí Hội Đoàn Đoàn thể, Quí ông bà anh chị em.
Vào đầu năm 2010 tại Việt Nam giáo xứ Đồng Chiêm cách Hà Nội không xa, nhà Cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã ra lệnh cho quân đội đem vũ khí đến triệt hạ Thánh Giá trên đỉnh núi Thờ và đánh đập dã man những giáo dân trong giáo xứ Đồng Chiêm. Đây không phải là trường hợp duy nhất, mà chỉ là một trong số rất nhiều những trường hợp khác trên mọi miền đất nước. Trước những thảm cảnh nêu trên nhiều hội đoàn đoàn thể khắp nơi, trong cũng như ngoài nước đang lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản VN, và cùng hiệp ý hiệp lòng cầu nguyện cho Giáo Xứ Đồng Chiêm, cho đất nước Việt Nam.
Tại Ba Lan, ngày 4.2.2010 Giáo Hội đã tổ chức ngày toàn quốc Ba Lan cầu nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam và Đức Giám Mục Skworc đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối những hành vi thô bạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ngài nói:
"Nhà cầm quyền bất cứ ở đâu, kể cả nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, cũng không thể cứ mãi bất chấp dư luận. Thành ra, chúng ta phải nói to lên cho mọi người nghe là Giáo Hội đang bị bách hại tại Việt Nam, và chúng ta không thể câm nín nhượng bộ được.”
Riêng tại Århus cha chánh xứ nguyên gốc là người Ba Lan, Ngài theo dõi sát tình hình giáo hội đang bị bách hại tại Việt Nam. Cha rất thông cảm cho hoàn cảnh người dân Việt, vì Ba Lan cũng đã từng bị một thời phải sống dưới ách thống trị độc tài đàn áp của cộng sản:
- Cộng sản không tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo khi họ phá hủy tài sản của giáo hội.
- Dân chúng bị mất quyền tự do ngôn luận, không được phép nói hoặc làm bất cứ điều gì ngược ý với nhà cầm quyền.
- Để cùng hiệp chung lời khẩn cầu, nguyện xin Thiên Chúa che chở và bảo vệ Giáo Hội đang bị đàn áp bách hại tại Việt Nam.
Thánh Lễ Hiệp Thông: Cầu nguyện cho tự do tôn giáo tại Việt Nam: 14.03.2010.
Giáo Xứ sẽ dành nguyên ngày với 3 Thánh Lễ cầu nguyện cho Việt Nam (Thánh Lễ 8:00 giờ, 10:00 giờ và 17:00 giờ). Đặc biệt riêng Thánh Lễ 10:00 sẽ do cha chánh xứ Herbert chủ lễ, và cha tuyên úy Nguyễn Minh Quang đồng tế.
Sau Thánh Lễ 10.00 giờ, sẽ có cuộc triển lãm về những biến cố đàn áp tôn giáo tại Việt Nam tại hội trường (skolens gymnastiksal) cạnh nhà thờ. (Buổi triển lãm được tổ chức từ 11.00 giờ đến 17.00 cùng ngày.)
Tại cuối nhà thờ trong nguyên một tuần, từ ngày Chúa Nhật 07.03 cho đến ngày 14.03 ngày Thánh Lễ Hiệp Thông, cũng sẽ có triển lãm về tình hình các biến cố tại Việt Nam.
Kính mời tất cả Quí Hội Đoàn Đoàn thể, Quý ông bà anh chị em cùng đến hiệp ý dâng lời cầu nguyện cho giáo xứ Ðồng Chiêm, cho đất nước Việt Nam và xem các cuộc trển lãm tại Vor Frue Kirke, Ryesgade 26,8000 Århus.
Ida Wæde chủ tịch Hội Đông Giáo Xứ Århus.
*(Ý thư của Hội Đồng giáo xứ Århus về ngày hiệp thông cầu nguyện cho Việt Nam ngày Chúa nhật 14.03.2010 tại nhà thờ Công giáo Århus.)
Ryesgade 26. 8000 Århus C Århus, ngày 28.02.2010
Thông báo: Thánh Lễ cầu nguyện cho Việt Nam tại nhà thờ Công Giáo Århus
Kính gửi: Quí Hội Đoàn Đoàn thể, Quí ông bà anh chị em.
Vào đầu năm 2010 tại Việt Nam giáo xứ Đồng Chiêm cách Hà Nội không xa, nhà Cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã ra lệnh cho quân đội đem vũ khí đến triệt hạ Thánh Giá trên đỉnh núi Thờ và đánh đập dã man những giáo dân trong giáo xứ Đồng Chiêm. Đây không phải là trường hợp duy nhất, mà chỉ là một trong số rất nhiều những trường hợp khác trên mọi miền đất nước. Trước những thảm cảnh nêu trên nhiều hội đoàn đoàn thể khắp nơi, trong cũng như ngoài nước đang lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản VN, và cùng hiệp ý hiệp lòng cầu nguyện cho Giáo Xứ Đồng Chiêm, cho đất nước Việt Nam.
Tại Ba Lan, ngày 4.2.2010 Giáo Hội đã tổ chức ngày toàn quốc Ba Lan cầu nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam và Đức Giám Mục Skworc đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối những hành vi thô bạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Ngài nói:
"Nhà cầm quyền bất cứ ở đâu, kể cả nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, cũng không thể cứ mãi bất chấp dư luận. Thành ra, chúng ta phải nói to lên cho mọi người nghe là Giáo Hội đang bị bách hại tại Việt Nam, và chúng ta không thể câm nín nhượng bộ được.”
Riêng tại Århus cha chánh xứ nguyên gốc là người Ba Lan, Ngài theo dõi sát tình hình giáo hội đang bị bách hại tại Việt Nam. Cha rất thông cảm cho hoàn cảnh người dân Việt, vì Ba Lan cũng đã từng bị một thời phải sống dưới ách thống trị độc tài đàn áp của cộng sản:
- Cộng sản không tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo khi họ phá hủy tài sản của giáo hội.
- Dân chúng bị mất quyền tự do ngôn luận, không được phép nói hoặc làm bất cứ điều gì ngược ý với nhà cầm quyền.
- Để cùng hiệp chung lời khẩn cầu, nguyện xin Thiên Chúa che chở và bảo vệ Giáo Hội đang bị đàn áp bách hại tại Việt Nam.
Thánh Lễ Hiệp Thông: Cầu nguyện cho tự do tôn giáo tại Việt Nam: 14.03.2010.
Giáo Xứ sẽ dành nguyên ngày với 3 Thánh Lễ cầu nguyện cho Việt Nam (Thánh Lễ 8:00 giờ, 10:00 giờ và 17:00 giờ). Đặc biệt riêng Thánh Lễ 10:00 sẽ do cha chánh xứ Herbert chủ lễ, và cha tuyên úy Nguyễn Minh Quang đồng tế.
Sau Thánh Lễ 10.00 giờ, sẽ có cuộc triển lãm về những biến cố đàn áp tôn giáo tại Việt Nam tại hội trường (skolens gymnastiksal) cạnh nhà thờ. (Buổi triển lãm được tổ chức từ 11.00 giờ đến 17.00 cùng ngày.)
Tại cuối nhà thờ trong nguyên một tuần, từ ngày Chúa Nhật 07.03 cho đến ngày 14.03 ngày Thánh Lễ Hiệp Thông, cũng sẽ có triển lãm về tình hình các biến cố tại Việt Nam.
Kính mời tất cả Quí Hội Đoàn Đoàn thể, Quý ông bà anh chị em cùng đến hiệp ý dâng lời cầu nguyện cho giáo xứ Ðồng Chiêm, cho đất nước Việt Nam và xem các cuộc trển lãm tại Vor Frue Kirke, Ryesgade 26,8000 Århus.
Ida Wæde chủ tịch Hội Đông Giáo Xứ Århus.
*(Ý thư của Hội Đồng giáo xứ Århus về ngày hiệp thông cầu nguyện cho Việt Nam ngày Chúa nhật 14.03.2010 tại nhà thờ Công giáo Århus.)
Di dời phần mộ Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp đến nơi mới khang trang hơn
GP Cần Thơ
13:56 04/03/2010
CẦN THƠ - Thứ Năm 04 tháng 3 năm 2010, với sử chủ toạ của Đức Cha Stêphanô phó Giáo Phận Cần Thơ, các cha Hạt Bạc Liêu và một số cha khách, đã di dời phần mộ của cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sang phần mộ mới khang trang hơn. Địa điểm mới cũng tọa lạc trong khuôn viên Nhà thờ Tây Sậy.
Các nghi thức và thánh lễ từ 8g30 đến 10g30. Xem hình ảnh
Các nghi thức và thánh lễ từ 8g30 đến 10g30. Xem hình ảnh
Quê hương và nước mắt của tầng lớp nhân dân Việt Nam sau 35 năm
Hà Long
14:13 04/03/2010
Việt Nam, một địa danh nói về một đất nước đẹp về thiên nhiên và là nơi đang thu hút khối lượng khách du lịch tấp nập viếng thăm. Gác lại các hậu quả chiến tranh người dân VN đang trên đường phát triển để cố gắng tạo ra một cuộc sống sung túc và giang sơn Việt Nam để lại nhiều ấn tượng đẹp về thiên nhiên, văn hóa và con người trong lòng khách du lịch.
Bài hát „Việt Nam quê hương tôi“ của Đỗ Nhuận đã diễn tả nét đẹp như một lời mời gọi ân cần: „Bạn ơi hãy đến thăm quê hương chúng tôi. Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời. Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả. Vút phi lao gió thổi trên bờ. Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi. Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời…“
Có thể đúng như thế, tại nước ngoài trong giây phút này, ai muốn du lịch VN sẽ tìm được nhiều tập Catalog trong các văn phòng du lịch với nhiều quảng cáo dịch vụ thật chi tiết cộng với hình ảnh bắt mắt về mảnh đất hình chữ S. Các công ty du lịch quốc tế đã từ từ hoàn chỉnh được bức phông vẽ tốt đẹp về VN trong những năm vừa qua.
Các bề nổi về VN được thoa son đánh phấn chu đáo và kỹ càng qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đại lễ 1.000 năm Thăng Long đang gần đến đã lôi kéo thêm 63 tỉnh thành hòa mình vào những dự án hướng về Hà Nội như thi đua, hội hè, học tập…, người dân cứ tưởng như rồng đang uốn khúc rực rỡ trên mây của bầu trời VN.
Bên cạnh đó các tảng băng chìm to lớn vẫn luôn lặng lẽ, chậm chạp chuyển động trong giòng đời nghiệt ngã của đại đa số hộ dân nghèo. Giở vài trang báo người đọc có thể khám phá ra bề trái phũ phàng của phồn vinh giả tạo.
- Sau chuyến xuất ngoại là nước mắt: Chồng mất, một mình nuôi hai con nhỏ, chị Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1978 sang Angola (Phi Châu) làm ăn với hy vọng cuộc sống bớt cơ cực. Không ngờ 8 tháng của chị bên xứ người là 8 tháng tủi hờn, và kết thúc bằng cái chết bi thương. Những người đồng hương cho biết, khi phát hiện bị giết, trên người chị Xuân không một mảnh vải che thân, cơ thể bị nhiều vết dao đâm, đồ đạc trong phòng bị mất sạch. Bà Thủy, mẹ chị Xuân đau đớn cho biết một sự thật đớn đau: “Ở nhà nó ký với người ta sang Angola nấu ăn, nhưng sang đó nó điện thoại về khóc bảo bị bà chủ tên Lý cùng quê Kỳ Anh ép bán dâm. Thân cô thế cô nơi đất khách, nó không chống chọi nổi, đành cắn răng bán thân trả nợ.”
Cho đến sáng ngày 25/1/2010, gia đình bà Thủy nhận được một cuộc điện thoại từ Angola thông báo chị Xuân cùng một phụ nữ khác là bạn thân tên Hải đã bị cướp giết chết vào đêm hôm trước. Sau đó thi thể chị Xuân mới được đưa về Việt Nam. Sáng 27/2, đám tang người phụ nữ xấu số được cử hành tại xóm Quảng Ích, Hà Tĩnh. Để lại đứa con trai 9 tuổi và con gái 3 tuổi. Bà Thuỷ nhìn hai đứa bé sụt sùi: “Tui thương cháu đứt ruột. Cháu như không có mẹ từ lâu. Từ khi sinh ra mẹ nó đi làm thuê suốt, thời gian mẹ con gặp nhau không nhiều. Chắc hẳn giờ cháu nó cũng không còn nhớ mặt mẹ nữa. Mẹ cháu mất, giờ vợ chồng tui phải bớt ăn, cày thêm ruộng, gắng nuôi các cháu thành người”. Địa phương này có người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nhiều nhất ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
- Những chuyện kinh hoàng ở phòng phá thai: Mới đầu năm mà các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã quá tải vì người đến “giải quyết hậu quả”, trong đó có những ca khiến bác sĩ thực sự kinh hoàng: Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã giải quyết và tư vấn cho 27 trường hợp nạo phá thai, trong đó có 2 ca thai to. Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, giám đốc Trung tâm Kế hoạch hoá gia đình, Bệnh viện Phụ sản Trung ương khá buồn khi đưa ra con số nạo phá thai đầu năm: "Chúng tôi bắt đầu làm từ thứ 2, ngày 22/2, và ngày nào cũng hơn 45 ca, tăng 1,5 so với ngày bình thường. Hơn 40 ca là chúng tôi phải hạn chế đấy, phải trả về khoảng 20 ca khác vì do phòng ốc chật hẹp, bệnh viện đang xây dựng, chỉ có 1 bàn làm thủ thuật thôi. Chúng tôi làm cật lực từ sáng đến chiều, huy động tất cả dụng cụ, kín thời gian từ sáng đến lúc đánh kẻng buổi chiều. Trong lúc những ngày bình thường chỉ dao động 20 đến 30 ca là cùng". Nhiều năm lại đây, HS, SV đi nạo phá thai luôn chiếm từ 20% đến 30% trong tổng số ca phá thai (năm 2009, tại bệnh viện Phụ sản TW, con số này là 5.000 ca phá thai dưới 3 tháng).
Nhưng kinh hoàng nhất với các bác sĩ là trường hợp phải phá thai to. Đó là việc đỡ những đứa trẻ phải sinh ra bằng gây sẩy thai nhân tạo. Nếu như hút thai dưới 3 tháng, các bác sĩ chỉ phải chứng kiến những “mảnh vỡ” chưa thành hình hài thì việc đỡ cho các ca sẩy thai này là chứng kiến những hài nhi đã hoàn thiện nhưng bé xíu và chịu một cái chết oan nghiệt. “Tôi luôn có cảm giác bồng bềnh, buốt dọc sống lưng mỗi khi đỡ cho những hài nhi xấu số này. Việc dùng thuốc làm bong thai, cắt đi nguồn dinh dưỡng giữa mẹ và con nên phần lớn các trẻ này đều đã chết trong bụng mẹ. Nhưng cũng có vài đứa trẻ được đẻ ra nhanh quá, vẫn còn thoi thóp, nhưng chỉ ra nhịp thở cuối cùng, rồi sau đó “đi” luôn. Có muốn cứu cũng không được vì bé mới chỉ nặng xấp xỉ 400gr". "Là phụ nữ, tôi thấy chạnh lòng vô cùng cho những những đứa trẻ này xấu số. Những đứa trẻ khác ra đời được nâng niu, trân trọng, yêu thương đến thế. Còn những đứa trẻ này, 20 đến 22 tuần, đầy đủ hình hài, hoàn thiện rồi, là con búp bê nhỏ rồi, nhưng phải chết. Cái chết này thực là oan nghiệt” – BS Hồng Minh tâm sự. Có thời điểm, mỗi ngày BS Minh phải đỡ 4, 5 đứa trẻ phải chết tức tưởi như thế. Và đồng nghĩa với nhiều đêm BS mất ngủ vì trong lòng nặng trĩu ưu tư. Có không ít bác sĩ phải tìm sự tĩnh tâm trong cõi phật, chăm đi lễ chùa như để lòng mình thanh thản hơn.
Thật kinh hoàng đọc được thông tin nóng hổi này trên các trang báo và người dân có thể đếm ra được lò máy giết người này còn nhiều hơn trong các lò thiêu xác của đồ tể Hitler. Con số thống kê được bệnh viện trung ương đưa ra hằng ngày, vậy như thế tính 1 năm cho mức trung bình 25 ca phá thai là giết chết 9.125 thai nhi tại một bệnh viện.
- Nguy cơ nông dân bỏ làng vì phá rừng, đào than: Hàng chục hécta ruộng lúa nước của nông dân hai thôn Thành Đại và Đại Mỹ xã Đại Hưng (Đại Lộc, Quảng Nam) đang bị nhiễm than bùn, mất mùa do khai thác than. Nông dân lo sợ những hiểm họa môi trường từ việc phá rừng lấy than sẽ tiếp tục xảy ra. Từ sau Tết đến nay, tình hình khai thác càng trở nên rầm rộ, hàng trăm hécta rừng đang bị cày xới. Các đơn vị khai thác bố trí hàng trăm công nhân cùng với máy xúc, máy ủi, nổ mìn để bạt núi mở đường, phát quang rừng để lấy than.
“Rừng này là rừng nguyên sinh, nhưng cứ đà này thì không lâu nữa sẽ không còn gì. Khu rừng này là cửa chắn cho dân làng mỗi khi có lũ về. Dân lo sợ nhất là sạt lở vào mùa mưa lũ, đất đá cuốn xuống làng thôi” - Ông Trần Văn Trung, một người dân thôn Thành Đại dẫn đường cho chúng tôi bức xúc. Hiện nay, nhiều hộ nông dân điêu đứng vì ruộng đồng ngập tràn bùn và than, lúa không trổ đòng và mất mùa trong vụ vừa qua. “Dân bây giờ không làm ruộng thì biết làm gì vì ở đây đất màu không có. Nuôi trâu, bò nhưng giờ có dám cho trâu bò ra đồng đâu vì sợ chúng uống nước độc chết mất. Cứ đà này thì dân chúng tôi phải bỏ làng đi nơi khác thôi” - Ông Phạm Trí (50 tuổi), một người dân thôn Thành Đại nói.
Ông Phan Đức Tính – Phó Chủ tịch huyện Đại Lộc, trả lời: “Chuyện các DN khai thác than là do UBND tỉnh cấp phép. Nhiều lần nhận được phản ánh của người dân, chúng tôi cũng đã đi kiểm tra thực tế. Đúng là có chuyện ruộng đồng bị ô nhiễm, phản ánh của dân là cấp bách. Nhưng chúng tôi cũng chỉ đình chỉ theo văn bản của huyện nếu như đơn vị không đảm bảo được đánh giá tác động đối với môi trường mà thôi”.
Với bản tình ca muôn thuở vô trách nhiệm của nhà cầm quyền: „Nếu có những DN đang khai thác than lậu như báo chí nói thì chúng tôi sẽ lập tức kiểm tra, xử lý.“
- Tôi thực sự sốc vì cô giáo dạy con tôi nói dối: Tôi có một con trai 8 tuổi học lớp 2 trường tiểu học có tiếng ở Hà Nội. Buổi tối hôm kia, khi cả nhà đang ăn cơm, tôi nói với cháu: "Nếu con được thêm 2 điểm mười trong tuần này thì cuối tuần bố sẽ cho đi công viên". Mẹ cháu liền bảo: "Cuối tuần này, con sẽ không đi công viên vì mẹ đã đăng ký cho con học lớp Kỹ năng sống". Ngẫm nghĩ một lát, cậu con của tối liền nói: "Ở trường, cô cũng dạy con một kỹ năng sống rồi bố ạ!". Hơi ngạc nghiên, tôi liền hỏi: "Kỹ năng gì vậy?". Cháu trả lời: "Cô dạy chúng con là, đôi khi nói dối cũng tốt nếu việc nói dối bảo vệ được bạn bè và mọi người".
Tôi thấy điều này cũng không quá sai nên liền nói với cháu: "Ừ, bố thấy điều này cũng tạm được, nhưng con có thể cho bố một ví dụ được không?“. Cháu trả lời: Cô nói với chúng con là: "Nếu có ai hỏi các con có đi học thêm không thì các con không được giơ tay, hoặc trả lời không biết, hoặc nói là đi học ở lớp một cô giáo khác. Nếu các con nói là có đi học thêm ở lớp của cô thì cô, tất cả các bạn và bố mẹ các con sẽ bị phạt. Bố mẹ các con đã ký vào đơn tự nguyện xin đi học thêm".
Tôi sốc nặng nhưng vẫn hỏi thêm cháu: "Vì sao cô lại nói với các con như vậy?". Cháu trả lời: "Cô nói sắp tới có đoàn thanh tra đến trường, các cô giáo và các bạn lớp khác đều nói vậy!".
Các cụ đã nói: "Đi xa hỏi già, về nhà hỏi trẻ". Tôi chưa kiểm chứng thông tin do cháu nói, nhưng tôi nghĩ chẳng tự nhiên các cháu nghĩ ra điều này. Ngạc nghiên hơn nữa là tôi không hiểu tại sao cháu lại gọi đây là Kỹ năng sống! Không hiểu, khi cô giáo dặn các cháu nói dối, cô có nói là đang dạy các cháu một Kỹ năng sống không?
- Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài: Với lời hứa sẽ đền bù đất, cây, mở đường, đưa điện và tạo công ăn việc làm cho bà con thôn xóm, nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) đã đồng ý giao đất giao rừng cho Công ty Innov Green (Hồng Kong – Trung Quốc, chi nhánh Lạng Sơn). Xã Đông Quan, huyện Lộc Bình là một xã miền núi nghèo, ngoài nghề trông lúa trên diện tích ruộng khô cằn thì đời sống của các hộ dân trong xã chủ yếu chỉ biết trông chờ vào diện đất đồi núi để trồng rừng, chăn thả trâu bò.
Đời sống của bà con xã Đông Quan cứ bình lặng trôi đi như cái nghèo “khó mà thay đổi được” thì bất ngờ năm 2007 Công ty Innov Green (Hồng Kông – Trung Quốc) vào thuê đất rừng với thời hạn 50 năm để trồng bạch đàn lấy gỗ công nghiệp. Khi vào xã Đông Quan, công ty có nguồn gốc nước ngoài này đã đem theo những lời hứa hẹn mở đường, đưa điện vào thôn và tạo công ăn việc làm cho bà con nên nhiều hộ dân đã tin tưởng giao đất rừng cho công ty và tiến hành trồng bạch đàn. Chị Lý Thị Thiết kể: Đầu năm 2008 người của công ty này và cả người của UBND xã Đông Quan có vào nói với gia đình chị, nếu giao đất rừng cho công ty gia đình chị sẽ được nhận bồi thường tiền đất, tiền trồng thông, ngoài ra gia đình chị còn được nhận vào làm công nhân với mức lương cao.
Tin lời công ty, chị Thiết đã giao 3,8 ha rừng trồng thông cho Công ty Innov Green và chấp nhận bất chấp mưa nắng mất hàng tháng trời đi đào hố, gánh phân lên đồi Pa Cà Nông để trồng bạch đàn cho công ty với mức lương 100 nghìn đồng/ ngày. Nhưng kể từ khi giao đất rừng, trồng bạch đàn cho công ty Inno Green xong đến nay đã hơn 5 tháng chị Thiết vẫn chưa được công ty trả tiền công chứ chưa nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng.
Cũng như gia đình chị Thiết, gia đình chị Bế Thị Cầu cùng thôn Song Sài đã giao 3 ha diện tích đất rừng cho Công ty Innov Green và đi trồng thuê bạch đàn cho công ty nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền công. Chị Cầu bức xúc: “Giao đất cho công ty rồi chúng tôi phải đi làm thuê cho họ. Nhưng khi chúng tôi trồng cây xong thì tiền công họ cũng không trả đủ. Chúng tôi có hỏi tiền bồi thường từ đất và cây thì bất ngờ lại được xã cho biết đất không có sổ thì không được bồi thường. Cứ đà này không biết gia đình tôi phải làm gì để kiếm sống”. Bà Bế Thị Chấm, thành viên hội phụ nữ thôn Nà Lâu cho biết: “Năm ngoái khi chúng tôi bắt đầu trồng thuốc lá trên diện tích đất rừng thì UBND xã và người của công ty Innov Green vào bảo dân chúng tôi nhường đất và đi làm công nhân cho công ty. Nhưng chúng tôi không đồng ý. Vì mất đất là chúng tôi không còn gì cả”.
Tạm thay lời kết
Dịp đầu Xuân Canh Dần 2010 người dân VN còn nghe vang vỏng bên tai lời hay lẽ đẹp của đồng chí chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết: „Năm 2009 vừa qua, nhờ nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đất nước đã từng bước vượt qua khó khăn do những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh gây ra, tiếp tục giành được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Thắng lợi đó, một lần nữa, khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khẳng định những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sức mạnh nội lực của đất nước chúng ta“.
Trước khi chấm dứt bài diễn văn đồng chí chủ tịch vô tư vạch ra một tương lai huy hoàng: „Năm 2010 - năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) và tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; cũng là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn: 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 65 năm thành lập Nước CHXHCN Việt Nam, 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước… chúng ta phải huy động tối đa các nguồn lực và khả năng lao động, học tập, sáng tạo với hiệu quả cao nhất, thực hiện thành công các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Quốc hội khóa XII đã đề ra“.
Thưa đồng chí chủ tịch Nguyễn Minh Triết! Quê hương và nước mắt của tầng lớp nhân dân Việt Nam sau 35 năm với nhiều kế hoạch sáng tạo cao nhất vẫn đâu hoàn đấy: khổ và nghèo quanh năm. Họ không tìm được ngõ thoát dưới sự thống trị độc tài, độc đảng của băng đảng mafia cộng sản Việt Nam.
Bài hát „Việt Nam quê hương tôi“ của Đỗ Nhuận đã diễn tả nét đẹp như một lời mời gọi ân cần: „Bạn ơi hãy đến thăm quê hương chúng tôi. Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời. Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả. Vút phi lao gió thổi trên bờ. Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi. Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời…“
Có thể đúng như thế, tại nước ngoài trong giây phút này, ai muốn du lịch VN sẽ tìm được nhiều tập Catalog trong các văn phòng du lịch với nhiều quảng cáo dịch vụ thật chi tiết cộng với hình ảnh bắt mắt về mảnh đất hình chữ S. Các công ty du lịch quốc tế đã từ từ hoàn chỉnh được bức phông vẽ tốt đẹp về VN trong những năm vừa qua.
Các bề nổi về VN được thoa son đánh phấn chu đáo và kỹ càng qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đại lễ 1.000 năm Thăng Long đang gần đến đã lôi kéo thêm 63 tỉnh thành hòa mình vào những dự án hướng về Hà Nội như thi đua, hội hè, học tập…, người dân cứ tưởng như rồng đang uốn khúc rực rỡ trên mây của bầu trời VN.
Bên cạnh đó các tảng băng chìm to lớn vẫn luôn lặng lẽ, chậm chạp chuyển động trong giòng đời nghiệt ngã của đại đa số hộ dân nghèo. Giở vài trang báo người đọc có thể khám phá ra bề trái phũ phàng của phồn vinh giả tạo.
- Sau chuyến xuất ngoại là nước mắt: Chồng mất, một mình nuôi hai con nhỏ, chị Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1978 sang Angola (Phi Châu) làm ăn với hy vọng cuộc sống bớt cơ cực. Không ngờ 8 tháng của chị bên xứ người là 8 tháng tủi hờn, và kết thúc bằng cái chết bi thương. Những người đồng hương cho biết, khi phát hiện bị giết, trên người chị Xuân không một mảnh vải che thân, cơ thể bị nhiều vết dao đâm, đồ đạc trong phòng bị mất sạch. Bà Thủy, mẹ chị Xuân đau đớn cho biết một sự thật đớn đau: “Ở nhà nó ký với người ta sang Angola nấu ăn, nhưng sang đó nó điện thoại về khóc bảo bị bà chủ tên Lý cùng quê Kỳ Anh ép bán dâm. Thân cô thế cô nơi đất khách, nó không chống chọi nổi, đành cắn răng bán thân trả nợ.”
Cho đến sáng ngày 25/1/2010, gia đình bà Thủy nhận được một cuộc điện thoại từ Angola thông báo chị Xuân cùng một phụ nữ khác là bạn thân tên Hải đã bị cướp giết chết vào đêm hôm trước. Sau đó thi thể chị Xuân mới được đưa về Việt Nam. Sáng 27/2, đám tang người phụ nữ xấu số được cử hành tại xóm Quảng Ích, Hà Tĩnh. Để lại đứa con trai 9 tuổi và con gái 3 tuổi. Bà Thuỷ nhìn hai đứa bé sụt sùi: “Tui thương cháu đứt ruột. Cháu như không có mẹ từ lâu. Từ khi sinh ra mẹ nó đi làm thuê suốt, thời gian mẹ con gặp nhau không nhiều. Chắc hẳn giờ cháu nó cũng không còn nhớ mặt mẹ nữa. Mẹ cháu mất, giờ vợ chồng tui phải bớt ăn, cày thêm ruộng, gắng nuôi các cháu thành người”. Địa phương này có người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nhiều nhất ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
- Những chuyện kinh hoàng ở phòng phá thai: Mới đầu năm mà các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã quá tải vì người đến “giải quyết hậu quả”, trong đó có những ca khiến bác sĩ thực sự kinh hoàng: Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã giải quyết và tư vấn cho 27 trường hợp nạo phá thai, trong đó có 2 ca thai to. Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, giám đốc Trung tâm Kế hoạch hoá gia đình, Bệnh viện Phụ sản Trung ương khá buồn khi đưa ra con số nạo phá thai đầu năm: "Chúng tôi bắt đầu làm từ thứ 2, ngày 22/2, và ngày nào cũng hơn 45 ca, tăng 1,5 so với ngày bình thường. Hơn 40 ca là chúng tôi phải hạn chế đấy, phải trả về khoảng 20 ca khác vì do phòng ốc chật hẹp, bệnh viện đang xây dựng, chỉ có 1 bàn làm thủ thuật thôi. Chúng tôi làm cật lực từ sáng đến chiều, huy động tất cả dụng cụ, kín thời gian từ sáng đến lúc đánh kẻng buổi chiều. Trong lúc những ngày bình thường chỉ dao động 20 đến 30 ca là cùng". Nhiều năm lại đây, HS, SV đi nạo phá thai luôn chiếm từ 20% đến 30% trong tổng số ca phá thai (năm 2009, tại bệnh viện Phụ sản TW, con số này là 5.000 ca phá thai dưới 3 tháng).
Nhưng kinh hoàng nhất với các bác sĩ là trường hợp phải phá thai to. Đó là việc đỡ những đứa trẻ phải sinh ra bằng gây sẩy thai nhân tạo. Nếu như hút thai dưới 3 tháng, các bác sĩ chỉ phải chứng kiến những “mảnh vỡ” chưa thành hình hài thì việc đỡ cho các ca sẩy thai này là chứng kiến những hài nhi đã hoàn thiện nhưng bé xíu và chịu một cái chết oan nghiệt. “Tôi luôn có cảm giác bồng bềnh, buốt dọc sống lưng mỗi khi đỡ cho những hài nhi xấu số này. Việc dùng thuốc làm bong thai, cắt đi nguồn dinh dưỡng giữa mẹ và con nên phần lớn các trẻ này đều đã chết trong bụng mẹ. Nhưng cũng có vài đứa trẻ được đẻ ra nhanh quá, vẫn còn thoi thóp, nhưng chỉ ra nhịp thở cuối cùng, rồi sau đó “đi” luôn. Có muốn cứu cũng không được vì bé mới chỉ nặng xấp xỉ 400gr". "Là phụ nữ, tôi thấy chạnh lòng vô cùng cho những những đứa trẻ này xấu số. Những đứa trẻ khác ra đời được nâng niu, trân trọng, yêu thương đến thế. Còn những đứa trẻ này, 20 đến 22 tuần, đầy đủ hình hài, hoàn thiện rồi, là con búp bê nhỏ rồi, nhưng phải chết. Cái chết này thực là oan nghiệt” – BS Hồng Minh tâm sự. Có thời điểm, mỗi ngày BS Minh phải đỡ 4, 5 đứa trẻ phải chết tức tưởi như thế. Và đồng nghĩa với nhiều đêm BS mất ngủ vì trong lòng nặng trĩu ưu tư. Có không ít bác sĩ phải tìm sự tĩnh tâm trong cõi phật, chăm đi lễ chùa như để lòng mình thanh thản hơn.
Thật kinh hoàng đọc được thông tin nóng hổi này trên các trang báo và người dân có thể đếm ra được lò máy giết người này còn nhiều hơn trong các lò thiêu xác của đồ tể Hitler. Con số thống kê được bệnh viện trung ương đưa ra hằng ngày, vậy như thế tính 1 năm cho mức trung bình 25 ca phá thai là giết chết 9.125 thai nhi tại một bệnh viện.
- Nguy cơ nông dân bỏ làng vì phá rừng, đào than: Hàng chục hécta ruộng lúa nước của nông dân hai thôn Thành Đại và Đại Mỹ xã Đại Hưng (Đại Lộc, Quảng Nam) đang bị nhiễm than bùn, mất mùa do khai thác than. Nông dân lo sợ những hiểm họa môi trường từ việc phá rừng lấy than sẽ tiếp tục xảy ra. Từ sau Tết đến nay, tình hình khai thác càng trở nên rầm rộ, hàng trăm hécta rừng đang bị cày xới. Các đơn vị khai thác bố trí hàng trăm công nhân cùng với máy xúc, máy ủi, nổ mìn để bạt núi mở đường, phát quang rừng để lấy than.
“Rừng này là rừng nguyên sinh, nhưng cứ đà này thì không lâu nữa sẽ không còn gì. Khu rừng này là cửa chắn cho dân làng mỗi khi có lũ về. Dân lo sợ nhất là sạt lở vào mùa mưa lũ, đất đá cuốn xuống làng thôi” - Ông Trần Văn Trung, một người dân thôn Thành Đại dẫn đường cho chúng tôi bức xúc. Hiện nay, nhiều hộ nông dân điêu đứng vì ruộng đồng ngập tràn bùn và than, lúa không trổ đòng và mất mùa trong vụ vừa qua. “Dân bây giờ không làm ruộng thì biết làm gì vì ở đây đất màu không có. Nuôi trâu, bò nhưng giờ có dám cho trâu bò ra đồng đâu vì sợ chúng uống nước độc chết mất. Cứ đà này thì dân chúng tôi phải bỏ làng đi nơi khác thôi” - Ông Phạm Trí (50 tuổi), một người dân thôn Thành Đại nói.
Ông Phan Đức Tính – Phó Chủ tịch huyện Đại Lộc, trả lời: “Chuyện các DN khai thác than là do UBND tỉnh cấp phép. Nhiều lần nhận được phản ánh của người dân, chúng tôi cũng đã đi kiểm tra thực tế. Đúng là có chuyện ruộng đồng bị ô nhiễm, phản ánh của dân là cấp bách. Nhưng chúng tôi cũng chỉ đình chỉ theo văn bản của huyện nếu như đơn vị không đảm bảo được đánh giá tác động đối với môi trường mà thôi”.
Với bản tình ca muôn thuở vô trách nhiệm của nhà cầm quyền: „Nếu có những DN đang khai thác than lậu như báo chí nói thì chúng tôi sẽ lập tức kiểm tra, xử lý.“
- Tôi thực sự sốc vì cô giáo dạy con tôi nói dối: Tôi có một con trai 8 tuổi học lớp 2 trường tiểu học có tiếng ở Hà Nội. Buổi tối hôm kia, khi cả nhà đang ăn cơm, tôi nói với cháu: "Nếu con được thêm 2 điểm mười trong tuần này thì cuối tuần bố sẽ cho đi công viên". Mẹ cháu liền bảo: "Cuối tuần này, con sẽ không đi công viên vì mẹ đã đăng ký cho con học lớp Kỹ năng sống". Ngẫm nghĩ một lát, cậu con của tối liền nói: "Ở trường, cô cũng dạy con một kỹ năng sống rồi bố ạ!". Hơi ngạc nghiên, tôi liền hỏi: "Kỹ năng gì vậy?". Cháu trả lời: "Cô dạy chúng con là, đôi khi nói dối cũng tốt nếu việc nói dối bảo vệ được bạn bè và mọi người".
Tôi thấy điều này cũng không quá sai nên liền nói với cháu: "Ừ, bố thấy điều này cũng tạm được, nhưng con có thể cho bố một ví dụ được không?“. Cháu trả lời: Cô nói với chúng con là: "Nếu có ai hỏi các con có đi học thêm không thì các con không được giơ tay, hoặc trả lời không biết, hoặc nói là đi học ở lớp một cô giáo khác. Nếu các con nói là có đi học thêm ở lớp của cô thì cô, tất cả các bạn và bố mẹ các con sẽ bị phạt. Bố mẹ các con đã ký vào đơn tự nguyện xin đi học thêm".
Tôi sốc nặng nhưng vẫn hỏi thêm cháu: "Vì sao cô lại nói với các con như vậy?". Cháu trả lời: "Cô nói sắp tới có đoàn thanh tra đến trường, các cô giáo và các bạn lớp khác đều nói vậy!".
Các cụ đã nói: "Đi xa hỏi già, về nhà hỏi trẻ". Tôi chưa kiểm chứng thông tin do cháu nói, nhưng tôi nghĩ chẳng tự nhiên các cháu nghĩ ra điều này. Ngạc nghiên hơn nữa là tôi không hiểu tại sao cháu lại gọi đây là Kỹ năng sống! Không hiểu, khi cô giáo dặn các cháu nói dối, cô có nói là đang dạy các cháu một Kỹ năng sống không?
- Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài: Với lời hứa sẽ đền bù đất, cây, mở đường, đưa điện và tạo công ăn việc làm cho bà con thôn xóm, nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) đã đồng ý giao đất giao rừng cho Công ty Innov Green (Hồng Kong – Trung Quốc, chi nhánh Lạng Sơn). Xã Đông Quan, huyện Lộc Bình là một xã miền núi nghèo, ngoài nghề trông lúa trên diện tích ruộng khô cằn thì đời sống của các hộ dân trong xã chủ yếu chỉ biết trông chờ vào diện đất đồi núi để trồng rừng, chăn thả trâu bò.
Đời sống của bà con xã Đông Quan cứ bình lặng trôi đi như cái nghèo “khó mà thay đổi được” thì bất ngờ năm 2007 Công ty Innov Green (Hồng Kông – Trung Quốc) vào thuê đất rừng với thời hạn 50 năm để trồng bạch đàn lấy gỗ công nghiệp. Khi vào xã Đông Quan, công ty có nguồn gốc nước ngoài này đã đem theo những lời hứa hẹn mở đường, đưa điện vào thôn và tạo công ăn việc làm cho bà con nên nhiều hộ dân đã tin tưởng giao đất rừng cho công ty và tiến hành trồng bạch đàn. Chị Lý Thị Thiết kể: Đầu năm 2008 người của công ty này và cả người của UBND xã Đông Quan có vào nói với gia đình chị, nếu giao đất rừng cho công ty gia đình chị sẽ được nhận bồi thường tiền đất, tiền trồng thông, ngoài ra gia đình chị còn được nhận vào làm công nhân với mức lương cao.
Tin lời công ty, chị Thiết đã giao 3,8 ha rừng trồng thông cho Công ty Innov Green và chấp nhận bất chấp mưa nắng mất hàng tháng trời đi đào hố, gánh phân lên đồi Pa Cà Nông để trồng bạch đàn cho công ty với mức lương 100 nghìn đồng/ ngày. Nhưng kể từ khi giao đất rừng, trồng bạch đàn cho công ty Inno Green xong đến nay đã hơn 5 tháng chị Thiết vẫn chưa được công ty trả tiền công chứ chưa nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng.
Cũng như gia đình chị Thiết, gia đình chị Bế Thị Cầu cùng thôn Song Sài đã giao 3 ha diện tích đất rừng cho Công ty Innov Green và đi trồng thuê bạch đàn cho công ty nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền công. Chị Cầu bức xúc: “Giao đất cho công ty rồi chúng tôi phải đi làm thuê cho họ. Nhưng khi chúng tôi trồng cây xong thì tiền công họ cũng không trả đủ. Chúng tôi có hỏi tiền bồi thường từ đất và cây thì bất ngờ lại được xã cho biết đất không có sổ thì không được bồi thường. Cứ đà này không biết gia đình tôi phải làm gì để kiếm sống”. Bà Bế Thị Chấm, thành viên hội phụ nữ thôn Nà Lâu cho biết: “Năm ngoái khi chúng tôi bắt đầu trồng thuốc lá trên diện tích đất rừng thì UBND xã và người của công ty Innov Green vào bảo dân chúng tôi nhường đất và đi làm công nhân cho công ty. Nhưng chúng tôi không đồng ý. Vì mất đất là chúng tôi không còn gì cả”.
Tạm thay lời kết
Dịp đầu Xuân Canh Dần 2010 người dân VN còn nghe vang vỏng bên tai lời hay lẽ đẹp của đồng chí chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết: „Năm 2009 vừa qua, nhờ nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đất nước đã từng bước vượt qua khó khăn do những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu và thiên tai, dịch bệnh gây ra, tiếp tục giành được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Thắng lợi đó, một lần nữa, khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khẳng định những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sức mạnh nội lực của đất nước chúng ta“.
Trước khi chấm dứt bài diễn văn đồng chí chủ tịch vô tư vạch ra một tương lai huy hoàng: „Năm 2010 - năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) và tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; cũng là năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn: 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 65 năm thành lập Nước CHXHCN Việt Nam, 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước… chúng ta phải huy động tối đa các nguồn lực và khả năng lao động, học tập, sáng tạo với hiệu quả cao nhất, thực hiện thành công các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Quốc hội khóa XII đã đề ra“.
Thưa đồng chí chủ tịch Nguyễn Minh Triết! Quê hương và nước mắt của tầng lớp nhân dân Việt Nam sau 35 năm với nhiều kế hoạch sáng tạo cao nhất vẫn đâu hoàn đấy: khổ và nghèo quanh năm. Họ không tìm được ngõ thoát dưới sự thống trị độc tài, độc đảng của băng đảng mafia cộng sản Việt Nam.
Thông Báo
Lời cảm tạ của Đức Cha Phêrô nguyên Giám mục Kontum
+ GM Phêrô Trần Thanh Chung
07:54 04/03/2010
Thời gian vừa qua gia đình Đức GM Phêrô Trần Thanh Chung (nguyên Giám mục Kontum) vừa có tang, đó chính là anh trai của Đức Cha Phêrô, nay Đức Cha gửi lời cảm ơn như sau:
LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin được thay mặt gia đình tang chế ông Yoakim Trần Thường là bào huynh của tôi, kính gửi lời cảm tạ:
- Đức Giám Mục Đà Nẵng và cha Tổng Đại Diên
- Đức Giám Mục Kontum, cha Tổng Đại Diên và gia đình Naza.
- Cha chính xứ Cồn Dầu, quý cha địa phận Đà Nẵng và Kontum.
- Quý tu sĩ các Hội Dòng.
- Anh chị em giáo xứ Cồn Dầu cũng như bà con cô bác xa gần.
- Anh em CVK khắp nơi.
Đã gởi điện chia buồn, đã đến thăm viếng, cầu nguyện, dâng Thánh Lễ an táng và tiễn đưa.
Trước mối tình cao đẹp ấy, chúng tôi thật vô cùng cảm động, chỉ biết xin Thiên Chúa chúc lành và ban muôn vàn ơn thánh cho quý vị.
Thay mặt gia đình tang quyến
LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin được thay mặt gia đình tang chế ông Yoakim Trần Thường là bào huynh của tôi, kính gửi lời cảm tạ:
- Đức Giám Mục Đà Nẵng và cha Tổng Đại Diên
- Đức Giám Mục Kontum, cha Tổng Đại Diên và gia đình Naza.
- Cha chính xứ Cồn Dầu, quý cha địa phận Đà Nẵng và Kontum.
- Quý tu sĩ các Hội Dòng.
- Anh chị em giáo xứ Cồn Dầu cũng như bà con cô bác xa gần.
- Anh em CVK khắp nơi.
Đã gởi điện chia buồn, đã đến thăm viếng, cầu nguyện, dâng Thánh Lễ an táng và tiễn đưa.
Trước mối tình cao đẹp ấy, chúng tôi thật vô cùng cảm động, chỉ biết xin Thiên Chúa chúc lành và ban muôn vàn ơn thánh cho quý vị.
Thay mặt gia đình tang quyến
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Xuân Đến Dịu Dàng
Thérésa Nguyễn
23:10 04/03/2010
XUÂN ĐẾN DỊU DÀNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Sáng nay thấy Xuân về
Đậu trên từng hoa lá
Một màu xanh êm ả
Dệt thành bức thảm hoa…
(Trích thơ của Phan Thị Ngọc Hà)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Những Cánh Chim Thiên Di
Nguyễn Ngọc Danh
10:28 04/03/2010
NHỮNG CÁNH CHIM THIÊN DI
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Nếu có một chút tâm hồn nghệ sĩ thì chao ôi chúng ta như được chìm đắm trong một thế giới diệu vợi,
thanh thóat tách rời khởi thế giới nhị nguyên để chìm vào nhất thể tâm linh
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền