Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:54 06/03/2012
NHẠO KHÁCH KHÔNG ĐI
Ở thôn nọ thường có một con hổ trên rừng về giết hại dân.
Có một người ở địa phương khác tới đó buôn bán bình sứ, đột nhiên nhìn thấy một con hổ đang há miệng nhe nanh đi tới, trong lúc hốt hoảng anh ta cầm đồ gốm sứ ném thẳng vào con hổ, nhưng cũng không làm cho con hổ bỏ đi, anh ta lại lấy một cái bình sứ ném tiếp, con hổ vẫn không đi. Cứ thế hồi lâu, anh ta ném gần hết các đồ sứ của mình, chỉ còn lại cái cuối cùng, anh ta vội lớn tiếng nói:
- “Con lạy ông, ông hổ, ông đi thì vẫn chỉ còn một cái, ông không đi thì cũng vẫn chỉ còn một cái !”
Suy tư:
Khi tên trộm đã quyết tâm ăn trộm, thì chỉ cần chủ nhà sơ hở lơ đển thì liền bị nó đến vơ vét của cải, cho nên phải luôn luôn đề phòng là hay hơn cả.
Khi ma quỷ quyết tâm cướp linh hồn của chúng ta –những người Ki-tô hữu- thì chúng nó tìm nhiều cách để chúng ta mất linh hồn, mà dịp thuận tiện nhất của nó là khi chúng ta lơ là cầu nguyện, lơ là công việc bác ái, và lơ là trong bổn phận của mình. Cách hay nhất để ma quỷ không dám cướp linh hồn chúng ta đó là chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức và cầu nguyện, như lời của Đức Chúa Giê-su đã dạy.
Dùng bình sứ để đuổi con hổ thì chẳng khác gì làm trò cười cho nó, nhưng phải dùng vũ khí để đuổi nó; cũng vậy, đánh đuổi mà quỷ thì không thể đọc qua loa vài câu kinh sách, như thế chỉ làm trò cười cho nó mà thôi, nhưng phải dung vũ khí tối tân là: siêng năng rước Mình Thánh Chúa, luôn luôn cầu nguyện và quyết tâm thay đổi cách sống của mình.
Ma quỷ chính là con hổ đang há miệng nhe nanh rảo quanh chúng ta mà gầm thét, làm cho chúng ta không đi đến được với Chúa và với tha nhân, và tội lỗi chính là hiện thân của nó vậy !
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ở thôn nọ thường có một con hổ trên rừng về giết hại dân.
Có một người ở địa phương khác tới đó buôn bán bình sứ, đột nhiên nhìn thấy một con hổ đang há miệng nhe nanh đi tới, trong lúc hốt hoảng anh ta cầm đồ gốm sứ ném thẳng vào con hổ, nhưng cũng không làm cho con hổ bỏ đi, anh ta lại lấy một cái bình sứ ném tiếp, con hổ vẫn không đi. Cứ thế hồi lâu, anh ta ném gần hết các đồ sứ của mình, chỉ còn lại cái cuối cùng, anh ta vội lớn tiếng nói:
- “Con lạy ông, ông hổ, ông đi thì vẫn chỉ còn một cái, ông không đi thì cũng vẫn chỉ còn một cái !”
Suy tư:
Khi tên trộm đã quyết tâm ăn trộm, thì chỉ cần chủ nhà sơ hở lơ đển thì liền bị nó đến vơ vét của cải, cho nên phải luôn luôn đề phòng là hay hơn cả.
Khi ma quỷ quyết tâm cướp linh hồn của chúng ta –những người Ki-tô hữu- thì chúng nó tìm nhiều cách để chúng ta mất linh hồn, mà dịp thuận tiện nhất của nó là khi chúng ta lơ là cầu nguyện, lơ là công việc bác ái, và lơ là trong bổn phận của mình. Cách hay nhất để ma quỷ không dám cướp linh hồn chúng ta đó là chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức và cầu nguyện, như lời của Đức Chúa Giê-su đã dạy.
Dùng bình sứ để đuổi con hổ thì chẳng khác gì làm trò cười cho nó, nhưng phải dùng vũ khí để đuổi nó; cũng vậy, đánh đuổi mà quỷ thì không thể đọc qua loa vài câu kinh sách, như thế chỉ làm trò cười cho nó mà thôi, nhưng phải dung vũ khí tối tân là: siêng năng rước Mình Thánh Chúa, luôn luôn cầu nguyện và quyết tâm thay đổi cách sống của mình.
Ma quỷ chính là con hổ đang há miệng nhe nanh rảo quanh chúng ta mà gầm thét, làm cho chúng ta không đi đến được với Chúa và với tha nhân, và tội lỗi chính là hiện thân của nó vậy !
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:55 06/03/2012
N2T |
16. Khi linh hồn an vui là khi có Thiên Chúa ở trong lòng chúng ta, hướng dẫn chúng ta hướng về sự thiện; khi bị cám dỗ là khi ma quỷ ở trong tâm hồn chúng ta, chỉ đạo chúng ta làm điều ác.
(Thánh Ignatius)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh bênh vực phụ nữ nông thôn
LM. Trần Đức Anh OP
11:45 06/03/2012
NEW YORK - Phái đoàn Tòa Thánh tại LHQ ở New York tố giác tình trạng nghèo đói và tiêu cực khác mà nhiều phụ nữ ở nông thôn trên thế giới còn đang phải chịu, đồng thời kêu gọi cộng đồng thế giới góp phần cải tiến những tình trạng này.
Lập trường trên đây được Bà Dianne Willman, Đại diện Đức TGM Francis Chullikatt, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ, trình bày trong bài tham luận hôm 6-3-2012, tại khóa họp thứ 56 của Ủy ban về qui chế phụ nữ tại LHQ.
Bà Willman nêu bật những thách đố mà giới phụ nữ nông thôn đang phải chịu như: nạn nghèo đói, làm việc lâu giờ mà không được lương bổng, tình trạng thiếu vệ sinh, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, ít được săn sóc sức khỏe, bị kỳ thị và bạo hành, kể cả khi họ mang thai, thêm vào đó là bao nhiêu nguy hiểm họ phải chịu khi di cư từ nông thôn về thành thị. Phụ nữ nông thôn cũng thường là những người chăm sóc gia đình và cộng đoàn rộng lớn hơn. Vì thế cải tiến cuộc sống phụ nữ ở nông thôn cũng có nghĩa là trợ giúp gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung.
Vị đại diện Tòa Thánh đặc biệt tố giác hiện tượng nạn nghèo đói phần lớn là do những chế độ xã hội và chính trị bất công gây ra, chúng kéo dài tình trạng bất bình đẳng trong đó phụ nữ bị tước đoạt những quyền hợp pháp và tiếng nói trong những quyết định có liên hệ tới họ.
Bà Dianne Willman nhận định rằng: ”Giáo dục và huấn luyện, cung cấp các tài nguyên, dịch vụ phân phối, đạt tới các hệ thống tài chánh và kỹ thuật truyền thông, đó là một số lãnh vực cần được tiếp tục chú ý dài hạn, vì chúng dẫn đến sự thực thi quyền được phát triển.. Những người nắm giữ vận mệnh quốc tế và quốc gia được kêu gọi góp phần tích cực để tiến tới một chính sách phát triển, có thể giúp phụ nữ đang đau khổ được giải thoát khỏi những hoàn cảnh áp bức.”
”Ngoài ra, Hội nghị vào tháng 6 sắp tới của LHQ về phát triển dài hạn, nhóm tại Rio de Janeiro, Brazil, sẽ mang lại một cơ hội mới để củng cố mối quan tâm đối với người dân nông thông, kể cả phụ nữ và các trẻ nữ, và để gia tăng sự dấn thân của họ trong các tiến trình xác định chính sách, hầu xây dựng một xã hội lâu bền.”
Sau cùng, bà Willman cho biết Tòa Thánh tiếp tục dấn thân bảo vệ những người yếu thế và nghèo nhất trong xã hội, và góp phần vào công ích của tất cả mọi người” (SD 6-3-2012)
Lập trường trên đây được Bà Dianne Willman, Đại diện Đức TGM Francis Chullikatt, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ, trình bày trong bài tham luận hôm 6-3-2012, tại khóa họp thứ 56 của Ủy ban về qui chế phụ nữ tại LHQ.
Bà Willman nêu bật những thách đố mà giới phụ nữ nông thôn đang phải chịu như: nạn nghèo đói, làm việc lâu giờ mà không được lương bổng, tình trạng thiếu vệ sinh, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, ít được săn sóc sức khỏe, bị kỳ thị và bạo hành, kể cả khi họ mang thai, thêm vào đó là bao nhiêu nguy hiểm họ phải chịu khi di cư từ nông thôn về thành thị. Phụ nữ nông thôn cũng thường là những người chăm sóc gia đình và cộng đoàn rộng lớn hơn. Vì thế cải tiến cuộc sống phụ nữ ở nông thôn cũng có nghĩa là trợ giúp gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung.
Vị đại diện Tòa Thánh đặc biệt tố giác hiện tượng nạn nghèo đói phần lớn là do những chế độ xã hội và chính trị bất công gây ra, chúng kéo dài tình trạng bất bình đẳng trong đó phụ nữ bị tước đoạt những quyền hợp pháp và tiếng nói trong những quyết định có liên hệ tới họ.
Bà Dianne Willman nhận định rằng: ”Giáo dục và huấn luyện, cung cấp các tài nguyên, dịch vụ phân phối, đạt tới các hệ thống tài chánh và kỹ thuật truyền thông, đó là một số lãnh vực cần được tiếp tục chú ý dài hạn, vì chúng dẫn đến sự thực thi quyền được phát triển.. Những người nắm giữ vận mệnh quốc tế và quốc gia được kêu gọi góp phần tích cực để tiến tới một chính sách phát triển, có thể giúp phụ nữ đang đau khổ được giải thoát khỏi những hoàn cảnh áp bức.”
”Ngoài ra, Hội nghị vào tháng 6 sắp tới của LHQ về phát triển dài hạn, nhóm tại Rio de Janeiro, Brazil, sẽ mang lại một cơ hội mới để củng cố mối quan tâm đối với người dân nông thông, kể cả phụ nữ và các trẻ nữ, và để gia tăng sự dấn thân của họ trong các tiến trình xác định chính sách, hầu xây dựng một xã hội lâu bền.”
Sau cùng, bà Willman cho biết Tòa Thánh tiếp tục dấn thân bảo vệ những người yếu thế và nghèo nhất trong xã hội, và góp phần vào công ích của tất cả mọi người” (SD 6-3-2012)
Chuẩn bị cho cuộc Khổ Nạn
Bùi Hữu Thư
20:27 06/03/2012
"Tất cả chúng ta đều cần có ánh sáng nội tâm để vượt thắng những khó khăn của cuộc đời
VATICAN, Ngày 5 tháng 3, (Zenit.org).- Đây là bản dịch diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI ngày Chúa Nhật sau kinh Truyền Tin.
Anh chị em thân mến!
Chúa nhật này, là Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay, là Chúa Nhật Lễ Chúa Biến Hình. Thực vậy, hành trình Mùa Chay, sau khi mời gọi chúng ta theo Chúa Giêsu vào sa mạc, để đối phó và chiến thắng các cám dỗ, đề nghị chúng ta leo núi "cầu nguyện" để chiêm ngắm ánh sáng vinh quang của Thiên Chúa trên gương mặt con người của Chúa Giêsu. Câu chuyện Chúa Kitô biến hình đã được các thánh sử Mathêu, Máccô và Luca kể lại giống nhau. Có hai yếu tố chính: trước hết, Chúa Giêsu leo lên một đỉnh núi cao cùng với các môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan, và ở đó "Người đã biến hình trước mắt họ" (Máccô 9:2), gương mặt và áo người chói ngời ánh sáng trong khi Môsê và Êlisa xuất hiện bên cạnh Người; thứ hai, một đám mây kéo đến trên đỉnh núi và từ trong đó có tiếng nói: "Đây là Con Ta yêu dấu; hãy vâng nghe lời Người!" (Maccô 9:7). Do đó, ánh sáng và tiếng nói: ánh sáng thiêng liêng chiếu dõi trên gương mặt Chúa Giêsu, và tiếng nói của Thiên Chúa làm chứng cho Ngài và ra lệnh là phải nghe lời Người.
Mầu nhiệm của sự Biến Hình không thể tách ra khỏi bối cảnh của hành trình Chúa Giêsu đang thực hiện. Người bây giờ đã quyết chí hoàn tất sứ mệnh của mình, biết rõ ràng là muốn đạt tới sự phục sinh thì phải đi qua cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá. Người nói về điều này thật cởi mở với các môn đệ, tuy nhiên họ không hiểu; thực vậy, họ chối bỏ viễn tượng này, vì họ không suy nghĩ y như Thiên Chúa suy nghĩ mà như người phàm (Máccô 16:13). Chính vì vậy mà Chúa Giêsu đã đem ba môn đệ theo Người lên núi và mặc khải vinh quang thiêng liêng của Người, đó là sự huy hoàng của Chân Lý và Tình Yêu. Chúa Giêsu muốn ánh sáng này chiếu rọi tâm hồn họ khi họ đi qua bóng tối dầy đặc của cuộc khổ nạn và cái chết của Người, khi thảm kịch của thập giá quá to lớn đối với họ. Thiên Chúa là ánh sáng, và Chúa Giêsu muốn ban cho những bạn hữu thân thiết nhất của Người một cảm nghiệm về ánh sáng này đang sống trong Người. Do đó, sau biến cố này, Người sẽ trở nên một ánh sáng nội tâm bên trong họ, có thể che chở họ khỏi sự tấn công của bóng tối. Ngay cả trong đêm tối tăm nhất Chúa Giêsu là ngọn đèn không báo giờ tắt. Thánh Âu Tinh tóm lược mầu nhiệm này bằng một câu tuyệt vời: "Tất cả những gì con mắt của thân thể chúng ta, mặt trời chúng ta thấy, [Chúa Kitô] là con mắt của tâm hồn" (Sermo 78, 2: PL 38, 490).
Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta cần có ánh sáng nội tâm để vượt thắng những khó khăn của đời sống. Ánh sáng này đến từ Thiên Chúa, và chính Chúa Kitô ban tặng cho chúng ta, vì nơi Người, tất cả sự viêm mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể (Côlôsê 2:9). Chúng ta hãy cùng nhau leo núi cầu nguyện với Chúa Giêsu, và chiêm ngưỡng dung mạo đầy yêu thương và chân thật của Người, chúng ta hãy để cho nội tâm mình được tràn đầy ánh sáng của Người. Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria, đấng dìu dắt chúng ta trong hành trình đức tin, giúp chúng ta sống với cảm nghiệm này trong Mùa Chay, và tìm được mỗi ngày vài phút cầu nguyện thinh lặng và lắng nge Lời Chúa.
VATICAN, Ngày 5 tháng 3, (Zenit.org).- Đây là bản dịch diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI ngày Chúa Nhật sau kinh Truyền Tin.
Anh chị em thân mến!
Chúa nhật này, là Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay, là Chúa Nhật Lễ Chúa Biến Hình. Thực vậy, hành trình Mùa Chay, sau khi mời gọi chúng ta theo Chúa Giêsu vào sa mạc, để đối phó và chiến thắng các cám dỗ, đề nghị chúng ta leo núi "cầu nguyện" để chiêm ngắm ánh sáng vinh quang của Thiên Chúa trên gương mặt con người của Chúa Giêsu. Câu chuyện Chúa Kitô biến hình đã được các thánh sử Mathêu, Máccô và Luca kể lại giống nhau. Có hai yếu tố chính: trước hết, Chúa Giêsu leo lên một đỉnh núi cao cùng với các môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan, và ở đó "Người đã biến hình trước mắt họ" (Máccô 9:2), gương mặt và áo người chói ngời ánh sáng trong khi Môsê và Êlisa xuất hiện bên cạnh Người; thứ hai, một đám mây kéo đến trên đỉnh núi và từ trong đó có tiếng nói: "Đây là Con Ta yêu dấu; hãy vâng nghe lời Người!" (Maccô 9:7). Do đó, ánh sáng và tiếng nói: ánh sáng thiêng liêng chiếu dõi trên gương mặt Chúa Giêsu, và tiếng nói của Thiên Chúa làm chứng cho Ngài và ra lệnh là phải nghe lời Người.
Mầu nhiệm của sự Biến Hình không thể tách ra khỏi bối cảnh của hành trình Chúa Giêsu đang thực hiện. Người bây giờ đã quyết chí hoàn tất sứ mệnh của mình, biết rõ ràng là muốn đạt tới sự phục sinh thì phải đi qua cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá. Người nói về điều này thật cởi mở với các môn đệ, tuy nhiên họ không hiểu; thực vậy, họ chối bỏ viễn tượng này, vì họ không suy nghĩ y như Thiên Chúa suy nghĩ mà như người phàm (Máccô 16:13). Chính vì vậy mà Chúa Giêsu đã đem ba môn đệ theo Người lên núi và mặc khải vinh quang thiêng liêng của Người, đó là sự huy hoàng của Chân Lý và Tình Yêu. Chúa Giêsu muốn ánh sáng này chiếu rọi tâm hồn họ khi họ đi qua bóng tối dầy đặc của cuộc khổ nạn và cái chết của Người, khi thảm kịch của thập giá quá to lớn đối với họ. Thiên Chúa là ánh sáng, và Chúa Giêsu muốn ban cho những bạn hữu thân thiết nhất của Người một cảm nghiệm về ánh sáng này đang sống trong Người. Do đó, sau biến cố này, Người sẽ trở nên một ánh sáng nội tâm bên trong họ, có thể che chở họ khỏi sự tấn công của bóng tối. Ngay cả trong đêm tối tăm nhất Chúa Giêsu là ngọn đèn không báo giờ tắt. Thánh Âu Tinh tóm lược mầu nhiệm này bằng một câu tuyệt vời: "Tất cả những gì con mắt của thân thể chúng ta, mặt trời chúng ta thấy, [Chúa Kitô] là con mắt của tâm hồn" (Sermo 78, 2: PL 38, 490).
Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta cần có ánh sáng nội tâm để vượt thắng những khó khăn của đời sống. Ánh sáng này đến từ Thiên Chúa, và chính Chúa Kitô ban tặng cho chúng ta, vì nơi Người, tất cả sự viêm mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể (Côlôsê 2:9). Chúng ta hãy cùng nhau leo núi cầu nguyện với Chúa Giêsu, và chiêm ngưỡng dung mạo đầy yêu thương và chân thật của Người, chúng ta hãy để cho nội tâm mình được tràn đầy ánh sáng của Người. Chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria, đấng dìu dắt chúng ta trong hành trình đức tin, giúp chúng ta sống với cảm nghiệm này trong Mùa Chay, và tìm được mỗi ngày vài phút cầu nguyện thinh lặng và lắng nge Lời Chúa.
Top Stories
Hanoi contro i redentoristi di Saigon: un altro terreno sequestrato
Asia-News
06:21 06/03/2012
Si tratta di un asilo che le autorità hanno distrutto, forse per vendere il terreno e guadagnarci. Alle richieste di chiarimento dei religiosi, il governo risponde col silenzio, contravvenendo alle sue stesse leggi. La lunga lista delle violenze contro i redentoristi.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Un altro terreno dei redentoristi è stato sequestrato dal governo. Si tratta di un asilo e di un complesso pre-scolare che le autorità avevano sequestrato alcuni decenni fa. Di recente l'edificio è stato demolito e il terreno spianato. Con ogni probabilità esso sarà o venduto o usato per fini privati, data la fame di terreni in città che domina tutto il Paese in preda a un robusto sviluppo economico. Di solito queste vendite vanno ad accrescere il patrimonio personale di qualche segretario di partito.
Ma secondo la legge vietnamita, il terreno requisito per fini "popolari" dovrebbe essere ridato ai legittimi proprietari.
E invece i redentoristi, che hanno inviato lettere e richieste di chiarimenti, ma non hanno ricevuto alcuna risposta.
In una lettera di protesta datata 3 marzo, p. Joseph Dinh Huu Thoai, capo della segretarie locale dei redentoristi, accusa il governo di violare le sue stesse leggi. Una legge dello Stato garantisce infatti che "critiche e denunce devono essere esaminate dalle agenzie statali entro un periodo di tempo stabilito dalla legge". Invece tutte le proteste inviate dai redentoristi, sono cadute nel silenzio.
P. Joseph Thoai, portavoce dell'ordine in Vietnam, spiega: "Abbiamo già inviato tre petizioni, con tutte le prove e le basi legali al Comitato del popolo e a tutti i responsabili, ma fino ad ora non abbiamo ricevuto alcuna risposta da nessun ufficio. Intanto, la proprietà di cui siamo proprietari legali, viene violata".
I redentoristi non sono nuovi a questo braccio di ferro con i soprusi del governo. Negli anni scorsi essi hanno resistito al sequestro dei terreni della parrocchia di Thai Ha, vicino ad Hanoi; un loro monastero è stato distrutto; una loro chiesa a Saigon è stata vandalizzata; il loro provinciale è stato messo sotto inchiesta, proibendogli di lasciare il Paese.
La scorsa settimana si è tenuto ad Hanoi l'incontro fra le delegazioni vaticana e vietnamita per procedere verso le relazioni diplomatiche. In quell'occasione i rappresentanti del Vietnam hanno rivendicato la piena libertà religiosa goduta dalle comunità cristiane nel Paese.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Un altro terreno dei redentoristi è stato sequestrato dal governo. Si tratta di un asilo e di un complesso pre-scolare che le autorità avevano sequestrato alcuni decenni fa. Di recente l'edificio è stato demolito e il terreno spianato. Con ogni probabilità esso sarà o venduto o usato per fini privati, data la fame di terreni in città che domina tutto il Paese in preda a un robusto sviluppo economico. Di solito queste vendite vanno ad accrescere il patrimonio personale di qualche segretario di partito.
Ma secondo la legge vietnamita, il terreno requisito per fini "popolari" dovrebbe essere ridato ai legittimi proprietari.
E invece i redentoristi, che hanno inviato lettere e richieste di chiarimenti, ma non hanno ricevuto alcuna risposta.
In una lettera di protesta datata 3 marzo, p. Joseph Dinh Huu Thoai, capo della segretarie locale dei redentoristi, accusa il governo di violare le sue stesse leggi. Una legge dello Stato garantisce infatti che "critiche e denunce devono essere esaminate dalle agenzie statali entro un periodo di tempo stabilito dalla legge". Invece tutte le proteste inviate dai redentoristi, sono cadute nel silenzio.
P. Joseph Thoai, portavoce dell'ordine in Vietnam, spiega: "Abbiamo già inviato tre petizioni, con tutte le prove e le basi legali al Comitato del popolo e a tutti i responsabili, ma fino ad ora non abbiamo ricevuto alcuna risposta da nessun ufficio. Intanto, la proprietà di cui siamo proprietari legali, viene violata".
I redentoristi non sono nuovi a questo braccio di ferro con i soprusi del governo. Negli anni scorsi essi hanno resistito al sequestro dei terreni della parrocchia di Thai Ha, vicino ad Hanoi; un loro monastero è stato distrutto; una loro chiesa a Saigon è stata vandalizzata; il loro provinciale è stato messo sotto inchiesta, proibendogli di lasciare il Paese.
La scorsa settimana si è tenuto ad Hanoi l'incontro fra le delegazioni vaticana e vietnamita per procedere verso le relazioni diplomatiche. In quell'occasione i rappresentanti del Vietnam hanno rivendicato la piena libertà religiosa goduta dalle comunità cristiane nel Paese.
Hanoi against Saigon Redemptorists as more land seized
Asia-News
07:04 06/03/2012
Authorities demolish kindergarten perhaps to sell the land for money. Religious request clarification, the government responds with silence, in contravention to its own laws. The long list of violence against the Redemptorists.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - More Redemptorist land has been seized by the government. This time a kindergarten and a pre-school complex seized a few decades ago by authorities. Recently the building was demolished and the ground leveled. In all probability it will either be sold or used for private purposes, given the hunger for urban realestate that dominates the country in the grip of a robust economic development. Usually these sales are to increase the personal wealth of some party secretary.
But according to Vietnamese law, land no longer required for "public utility" should be restored to their rightful owners.
But the Redemptorists, who sent letters and requests for clarification, but have received no response.
In a protest letter dated March 3, Fr. Joseph Dinh Huu Thoai, head of the local secretaries of the Redemptorists, accuses the government of violating its own laws. A state law provides that "criticism and complaints must be examined by state agencies within a period of time established by law". Instead all the complaints sent by the Redemptorists, fell into silence.
Fr. Thoai Joseph, spokesman for the order in Vietnam, says: "We have already sent three petitions, with all the evidence to the legal committee of the people and all those responsible, but so far we have not received any response from any office. Meanwhile , the properties of which we are the legal owners, has been violated. "
The Redemptorists are not new to this confrontation or abuses by the government. In recent years they have resisted the seizure of land in the parish of Thai Ha, near Hanoi, one of their monasteries was destroyed, their church in Saigon has been torn down, their Provincial was placed under investigation, forbidding him to leave the country .
Last week meeting between the Vatican and Vietnamese delegations to move toward diplomatic relations was held at the Hanoi. On occasion, the representatives of Vietnam claimed full religious freedom is enjoyed by the Christian communities in the country.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - More Redemptorist land has been seized by the government. This time a kindergarten and a pre-school complex seized a few decades ago by authorities. Recently the building was demolished and the ground leveled. In all probability it will either be sold or used for private purposes, given the hunger for urban realestate that dominates the country in the grip of a robust economic development. Usually these sales are to increase the personal wealth of some party secretary.
But according to Vietnamese law, land no longer required for "public utility" should be restored to their rightful owners.
But the Redemptorists, who sent letters and requests for clarification, but have received no response.
In a protest letter dated March 3, Fr. Joseph Dinh Huu Thoai, head of the local secretaries of the Redemptorists, accuses the government of violating its own laws. A state law provides that "criticism and complaints must be examined by state agencies within a period of time established by law". Instead all the complaints sent by the Redemptorists, fell into silence.
Fr. Thoai Joseph, spokesman for the order in Vietnam, says: "We have already sent three petitions, with all the evidence to the legal committee of the people and all those responsible, but so far we have not received any response from any office. Meanwhile , the properties of which we are the legal owners, has been violated. "
The Redemptorists are not new to this confrontation or abuses by the government. In recent years they have resisted the seizure of land in the parish of Thai Ha, near Hanoi, one of their monasteries was destroyed, their church in Saigon has been torn down, their Provincial was placed under investigation, forbidding him to leave the country .
Last week meeting between the Vatican and Vietnamese delegations to move toward diplomatic relations was held at the Hanoi. On occasion, the representatives of Vietnam claimed full religious freedom is enjoyed by the Christian communities in the country.
Vietnam: En marge des négociations avec le Saint-Siège, le gouvernement confie la gestion des affaires religieuses à la Sécurité publique
Eglises d'Asie
09:21 06/03/2012
L’attention de tous étant tournée vers les négociations entre le Saint-Siège et le Vietnam qui se déroulaient à Hanoi, les 27 et 28 février derniers, d’importantes interventions gouvernementales dans le domaine religieux à cette même période ont pu rester dans l’ombre. Pourtant, celles-ci semblent suggérer une certaine transformation de la politique religieuse de l’Etat vietnamien, ...
... plus particulièrement dans l’un de ses organes essentiels, le Bureau gouvernemental des Affaires religieuses.
Le signe le plus frappant de cette évolution est sans doute la nomination d’un officier supérieur de la Sécurité comme nouveau responsable de cet organisme. Un second événement semble marquer un certain retour en arrière dans le règlement des conflits de propriétés foncières. Alors que la question des propriétés religieuses n’a pas été évoquée dans le communiqué commun Saint-Siège - Vietnam du 28 février, qui a suivi la rencontre entre les délégués romains et les représentants du gouvernement vietnamien, elle a été directement abordée dans des déclarations importantes d’un Vice-Premier ministre. Elle aussi semble là aussi annoncer un retour vers la rigueur.
Le 18 février dernier, le Premier ministre Nguyên Tân Dung nommait un officier supérieur de la Sécurité publique, le général Pham Dung, au poste de secrétaire d’Etat à l’Intérieur chargé du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses. Cette décision avait au préalable reçu l’accord du secrétariat général du Parti. Le général était jusque-là responsable du Service des Renseignements généraux. Toute sa carrière a été consacrée au service des affaires de sécurité nationale aussi bien dans le domaine politique que dans celui des communications, indique la notice officielle au sujet de cette nomination.
La nomination d’un officier supérieur de la police, spécialisé dans le renseignement intérieur et la sécurité, au poste de secrétaire d’Etat à l’Intérieur chargé du Bureau des Affaires religieuses n’a pas manqué de surprendre. Le nouveau directeur est le premier policier nommé à la tête des Affaires religieuses depuis sa création en 1955. Aucun des 14 directeurs qui se sont succédé à ce poste depuis cette époque n’appartenait à la Sécurité publique ou à la police. Certes, on savait que cet organisme était placé directement sous le contrôle du ministère de l’Intérieur et que son rôle n’est pas précisément d’encourager l’exercice de la religion. Mais, officiellement, le Bureau des Affaires religieuses était seulement chargé d’appliquer la ligne politique du Parti et de l’Etat en matière religieuse. Les problèmes posés ces derniers temps par les revendications d’un certain nombre de communautés religieuses en matière de propriétés foncières ou immobilières, de liberté d’expression et d’action sociale, a conduit le ministère de l’Intérieur à resserrer les liens avec l’organisme chargé des religions. La preuve de ces liens a été récemment donnée avec la nomination de l’ancien directeur du Bureau au poste de ministre de l’Intérieur, il y a sept mois. De nombreux observateurs s’interrogent aujourd’hui sur l’évolution présente de la politique religieuse. Le Bureau des Affaires religieuses serait-il désormais devenu un outil de la Sécurité publique auprès des communautés religieuses ?
Un deuxième événement a, lui aussi, retenu l’attention. Le 28 février 2012, le communiqué commun, publié à l’issue de la réunion du groupe mixte de travail Saint-Siège-Vietnam, avait évité de mentionner les points de vue respectifs des deux parties sur la question épineuse des propriétés d’Eglise spoliées par l’Etat. La même discrétion n’a pas été observée dans le compte rendu, publié le même jour par presse officielle, d’une intervention du Vice-Premier ministre Nguyên Xuân Phuc à une réunion destinée à faire le bilan de l’action gouvernementale en matière religieuse au cours de ces dernières années. Entre autres choses, il était question d’estimer les résultats de trois années d’application d’une directive du Premier ministre publiée en janvier 2009 et intitulé « Directive N° 1940/CT-TTg ». En réalité, celle-ci ne faisait qu’officialiser la solution adoptée par les autorités étatiques lors des conflits de l’ancienne Délégation apostolique et de la paroisse de Thai Ha à Hanoi. Aucun espoir n’était donné aux communautés religieuses de récupérer les propriétés spoliées.
Selon les propos du Vice-Premier ministre, cette directive aurait eu des conséquences favorables et aurait renforcée la confiance de la population à l’égard du gouvernement. Le Vice-Premier ministre a noté une baisse notable des plaintes concernant les propriétés religieuses. Les « point chauds » (conflits violents entre les fidèles et les autorités) auraient diminué d’intensité. Si le Vice-Premier ministre invite le Bureau des Affaires religieuses à faire preuve de délicatesse et de jugement dans ses affaires de terrain, nulle part il ne laisse espérer que les organisations religieuses pourront un jour récupérer les propriétés accaparées par l’Etat.
(Source: Eglises d'Asie, 6 mars 2012)
... plus particulièrement dans l’un de ses organes essentiels, le Bureau gouvernemental des Affaires religieuses.
Le signe le plus frappant de cette évolution est sans doute la nomination d’un officier supérieur de la Sécurité comme nouveau responsable de cet organisme. Un second événement semble marquer un certain retour en arrière dans le règlement des conflits de propriétés foncières. Alors que la question des propriétés religieuses n’a pas été évoquée dans le communiqué commun Saint-Siège - Vietnam du 28 février, qui a suivi la rencontre entre les délégués romains et les représentants du gouvernement vietnamien, elle a été directement abordée dans des déclarations importantes d’un Vice-Premier ministre. Elle aussi semble là aussi annoncer un retour vers la rigueur.
Le 18 février dernier, le Premier ministre Nguyên Tân Dung nommait un officier supérieur de la Sécurité publique, le général Pham Dung, au poste de secrétaire d’Etat à l’Intérieur chargé du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses. Cette décision avait au préalable reçu l’accord du secrétariat général du Parti. Le général était jusque-là responsable du Service des Renseignements généraux. Toute sa carrière a été consacrée au service des affaires de sécurité nationale aussi bien dans le domaine politique que dans celui des communications, indique la notice officielle au sujet de cette nomination.
La nomination d’un officier supérieur de la police, spécialisé dans le renseignement intérieur et la sécurité, au poste de secrétaire d’Etat à l’Intérieur chargé du Bureau des Affaires religieuses n’a pas manqué de surprendre. Le nouveau directeur est le premier policier nommé à la tête des Affaires religieuses depuis sa création en 1955. Aucun des 14 directeurs qui se sont succédé à ce poste depuis cette époque n’appartenait à la Sécurité publique ou à la police. Certes, on savait que cet organisme était placé directement sous le contrôle du ministère de l’Intérieur et que son rôle n’est pas précisément d’encourager l’exercice de la religion. Mais, officiellement, le Bureau des Affaires religieuses était seulement chargé d’appliquer la ligne politique du Parti et de l’Etat en matière religieuse. Les problèmes posés ces derniers temps par les revendications d’un certain nombre de communautés religieuses en matière de propriétés foncières ou immobilières, de liberté d’expression et d’action sociale, a conduit le ministère de l’Intérieur à resserrer les liens avec l’organisme chargé des religions. La preuve de ces liens a été récemment donnée avec la nomination de l’ancien directeur du Bureau au poste de ministre de l’Intérieur, il y a sept mois. De nombreux observateurs s’interrogent aujourd’hui sur l’évolution présente de la politique religieuse. Le Bureau des Affaires religieuses serait-il désormais devenu un outil de la Sécurité publique auprès des communautés religieuses ?
Un deuxième événement a, lui aussi, retenu l’attention. Le 28 février 2012, le communiqué commun, publié à l’issue de la réunion du groupe mixte de travail Saint-Siège-Vietnam, avait évité de mentionner les points de vue respectifs des deux parties sur la question épineuse des propriétés d’Eglise spoliées par l’Etat. La même discrétion n’a pas été observée dans le compte rendu, publié le même jour par presse officielle, d’une intervention du Vice-Premier ministre Nguyên Xuân Phuc à une réunion destinée à faire le bilan de l’action gouvernementale en matière religieuse au cours de ces dernières années. Entre autres choses, il était question d’estimer les résultats de trois années d’application d’une directive du Premier ministre publiée en janvier 2009 et intitulé « Directive N° 1940/CT-TTg ». En réalité, celle-ci ne faisait qu’officialiser la solution adoptée par les autorités étatiques lors des conflits de l’ancienne Délégation apostolique et de la paroisse de Thai Ha à Hanoi. Aucun espoir n’était donné aux communautés religieuses de récupérer les propriétés spoliées.
Selon les propos du Vice-Premier ministre, cette directive aurait eu des conséquences favorables et aurait renforcée la confiance de la population à l’égard du gouvernement. Le Vice-Premier ministre a noté une baisse notable des plaintes concernant les propriétés religieuses. Les « point chauds » (conflits violents entre les fidèles et les autorités) auraient diminué d’intensité. Si le Vice-Premier ministre invite le Bureau des Affaires religieuses à faire preuve de délicatesse et de jugement dans ses affaires de terrain, nulle part il ne laisse espérer que les organisations religieuses pourront un jour récupérer les propriétés accaparées par l’Etat.
(Source: Eglises d'Asie, 6 mars 2012)
Vatican archives reveal Jewish letters praising Pope Pius XII
Claire Bergin
10:54 06/03/2012
Pope Pius XII, who has been accused by some historians of turning a blind eye to the Holocaust, is praised by former Jewish prisoners for preventing their deportation to death camps, in documents released from the Vatican's newly-opened archives.
In one letter written in October 1944, after Italy signed an armistice with the Allies, liberated Jewish prisoners write in German: "While in nearly all the countries of Europe we were persecuted, imprisoned and threatened with death because we belong to the Jewish people and profess the Jewish faith, Your Holiness not only sent notable and generous gifts to our camp through the apostolic nuncio... but also showed your fatherly interest in our physical and spiritual well-being."
"You bravely raised your universally venerated voice against our enemies – still so powerful at that time – to openly support our rights to human dignity.
"When in 1942 we were under the threat of deportation to Poland, Your Holiness extended your fatherly hand to protect us and prevented the deportation of the Jews imprisoned in Italy, thereby saving us from almost certain death."
The letter is one of two million papers from Pope Pius XII's 1939-1958 papacy. The collection is currently being classified and will be made public in the next two years, a Vatican spokesman said.
To read a CNS report see: http://www.catholicnewsagency.com/news/pius-xii-letters-only-a-taste-of-full-vatican-archive/
In one letter written in October 1944, after Italy signed an armistice with the Allies, liberated Jewish prisoners write in German: "While in nearly all the countries of Europe we were persecuted, imprisoned and threatened with death because we belong to the Jewish people and profess the Jewish faith, Your Holiness not only sent notable and generous gifts to our camp through the apostolic nuncio... but also showed your fatherly interest in our physical and spiritual well-being."
"You bravely raised your universally venerated voice against our enemies – still so powerful at that time – to openly support our rights to human dignity.
"When in 1942 we were under the threat of deportation to Poland, Your Holiness extended your fatherly hand to protect us and prevented the deportation of the Jews imprisoned in Italy, thereby saving us from almost certain death."
The letter is one of two million papers from Pope Pius XII's 1939-1958 papacy. The collection is currently being classified and will be made public in the next two years, a Vatican spokesman said.
To read a CNS report see: http://www.catholicnewsagency.com/news/pius-xii-letters-only-a-taste-of-full-vatican-archive/
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bệnh nhân nghèo được cấp thuốc nam
Trầm Thiên Thu
20:52 06/03/2012
GP PHAN THIẾT (UCANews, 6-3-2012) – Chân không và áo cũ, bà Anna Trần Thị Mỹ, 64 tuổi, hằng tuần tới phòng khám từ thiện Thiên Thảo Đường để nhận thuốc nam về cho người chồng bị bệnh.
Bà Mỹ nói rằng chồng bà 67 tuổi, bị đột qụy nên bán thân bất toại từ 12 năm qua.
Bà nói: “Chúng tôi phải bán cả nhà cửa và đất đai để điều trị cho chồng ở các bệnh viện nhưng sức khỏe của chồng tôi vẫn không khá hơn”.
Bà Mỹ vừa cười vừa cho biết: “Thật lạ, sức khỏe nhà tôi đã khá hơn sau khi được châm cứu và uống thuốc nam của phòng khám này cấp cho suốt 5 năm qua. Chùng tôi biết ơn các nhân viên phòng khám điều trị miễn phí và quan tâm chăm sóc chồng tôi”.
Bà Nguyễn Thị Chanh, một Phật tử, nói rằng bà đang được điều trị chứng thấp khớp mãn tính tại phòng khám này. Bà nói: “Sức khỏe tôi đã khá hơn và tôi có thể đi bộ được 2 km”.
Bà Chanh, 70 tuổi, nói rằng 3 người con của bà không có đất đai và sống nghèo khổ nên không đủ tiền trị bệnh cho bà ở các bệnh viện nhà nước.
Bà Mỹ và bà Chanh là những người trong số khoảng 300 bệnh nhân được miễn phí nhận thuốc nam, châm cứu, vật lý trị liệu và tiêm chích hàng tuần tại phòng khám này.
Phòng khám từ thiện Thiên Thảo Đường được thành lập năm 2006, tọa lạc trong khu Hội sở Từ thiện và Công tác Xã hội tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Quỳnh Nga, 1 trong 10 nữ tu phục vụ tại phòng khám, nói rằng họ không chỉ điều trị miễn phí mà còn cảm thông với các bệnh nhân sống nghèo khó, không thể đi điều trị ở các bệnh viện.
ĐGM Phaolô Nguyễn Thanh Hoan thành lập phòng khám này năm 1995, với 230 nhân viên. Ngài nói rằng họ làm thuốc nam với chi phí thấp mà điều trị hiệu quả. Ít nhất có 80% bệnh nhân được khỏi bệnh nhờ điều trị bằng thuốc nam. Nngài nói: “Chúng tôi không đủ khả năng cấp phát thuốc Tây”.
ĐGM Hoan đã 80 tuổi, và đang hưu trí. Ngài nói rằng các nhân viên phòng khám trồng 60 loại thảo dược trên khu đất 20.000 mét vuông và tự chế biến thuốc nam.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi cấp thuốc miễn phí bằng khản tiền khoảng 50 triệu đồng mỗi tuần. Có lúc bệnh nhân phải mua những loại thuốc nam mà phòng khám không có. Cũng có những bệnh nhân đưa tiền để phòng khám mua thuốc”.
Phòng khám có 30 y bác sĩ có năng lực, họ quản lý 5 phòng khám ở các vùng quê trong tỉnh Bình Thuận.
Bà nói: “Chúng tôi phải bán cả nhà cửa và đất đai để điều trị cho chồng ở các bệnh viện nhưng sức khỏe của chồng tôi vẫn không khá hơn”.
Bà Mỹ vừa cười vừa cho biết: “Thật lạ, sức khỏe nhà tôi đã khá hơn sau khi được châm cứu và uống thuốc nam của phòng khám này cấp cho suốt 5 năm qua. Chùng tôi biết ơn các nhân viên phòng khám điều trị miễn phí và quan tâm chăm sóc chồng tôi”.
Bà Nguyễn Thị Chanh, một Phật tử, nói rằng bà đang được điều trị chứng thấp khớp mãn tính tại phòng khám này. Bà nói: “Sức khỏe tôi đã khá hơn và tôi có thể đi bộ được 2 km”.
Bà Chanh, 70 tuổi, nói rằng 3 người con của bà không có đất đai và sống nghèo khổ nên không đủ tiền trị bệnh cho bà ở các bệnh viện nhà nước.
Bà Mỹ và bà Chanh là những người trong số khoảng 300 bệnh nhân được miễn phí nhận thuốc nam, châm cứu, vật lý trị liệu và tiêm chích hàng tuần tại phòng khám này.
Phòng khám từ thiện Thiên Thảo Đường được thành lập năm 2006, tọa lạc trong khu Hội sở Từ thiện và Công tác Xã hội tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Nữ tu Maria Nguyễn Thị Quỳnh Nga, 1 trong 10 nữ tu phục vụ tại phòng khám, nói rằng họ không chỉ điều trị miễn phí mà còn cảm thông với các bệnh nhân sống nghèo khó, không thể đi điều trị ở các bệnh viện.
ĐGM Phaolô Nguyễn Thanh Hoan thành lập phòng khám này năm 1995, với 230 nhân viên. Ngài nói rằng họ làm thuốc nam với chi phí thấp mà điều trị hiệu quả. Ít nhất có 80% bệnh nhân được khỏi bệnh nhờ điều trị bằng thuốc nam. Nngài nói: “Chúng tôi không đủ khả năng cấp phát thuốc Tây”.
ĐGM Hoan đã 80 tuổi, và đang hưu trí. Ngài nói rằng các nhân viên phòng khám trồng 60 loại thảo dược trên khu đất 20.000 mét vuông và tự chế biến thuốc nam.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi cấp thuốc miễn phí bằng khản tiền khoảng 50 triệu đồng mỗi tuần. Có lúc bệnh nhân phải mua những loại thuốc nam mà phòng khám không có. Cũng có những bệnh nhân đưa tiền để phòng khám mua thuốc”.
Phòng khám có 30 y bác sĩ có năng lực, họ quản lý 5 phòng khám ở các vùng quê trong tỉnh Bình Thuận.
Giáo xứ Thanh Sơn GP Lạng Sơn đón Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ
Giuse Trần ngọc Huấn
20:59 06/03/2012
Trong tâm tình của những ngày Mùa Chay Thánh, chiều ngày 06 tháng 03 năm 2012, Giáo xứ Thanh Sơn đã tổ chức Cung nghinh Thánh Giá luân lưu của Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội về thánh đường Giáo xứ.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Thanh Sơn nằm ở trung tâm của thị xã Cao Bằng với khoảng trên 500 giáo hữu, do Cha Giuse Nguyễn Văn Chung, quản hạt Cao Bằng, làm chính xứ.
Từ mấy ngày trước, Cha xứ và Hội đồng mục vụ đã kêu mời toàn thể mọi thành phần Dân Chúa chuẩn bị và tích cực tham gia vào ngày đón Thánh Giá của Giáo xứ. Cho đến hôm nay, Thánh Giá của Đại Hội Giới Trẻ Giáo tỉnh Hà Nội đã được rước đến các nhà thờ giáo xứ Tà Lùng, Bó Tờ và Cao Bình. Thanh Sơn là Giáo xứ cuối cùng của Giáo hạt Cao Bằng được rước Thánh Giá.
Ngày hôm nay thời tiết có phần ưu ái cho cộng đoàn giáo xứ. Sau những ngày trước trời lạnh và mưa rả rích, đến hôm nay thời tiết sáng trong và nắng đẹp như giúp mọi người cảm nhận thêm những hồng ân từ Thánh Giá Chúa. Trong khuôn viên nhà xứ Thanh Sơn, mọi người tề tựu thật đông đảo để chuẩn bị cho hành trình đi đón Thánh Giá.
Khoảng 16 giờ chiều, đoàn đã đến nhà thờ của Giáo xứ Cao Bình, nơi mà Thánh giá đại hội giới trẻ đã hiện diện trong hơn một tháng vừa qua. Trong khuôn viên của nhà thờ Cao Bình, trước giờ cử hành nghi thức trao Thánh Giá, mọi người gặp gỡ nhau và trò chuyện thật vui vẻ. Đoàn trống của giáo xứ Thanh Sơn cử lên những vũ điệu thật rộn ràng.
Vào lúc 17 giờ chiều, trong nhà thờ Cao Bình, mọi thành phần Dân Chúa của hai giáo xứ quy tụ để tham dự nghi thức suy tôn và trao Thánh Giá. Cha Giuse Trần Văn Hưng của Giáo xứ Cao Bình chủ sự nghi thức. Cộng đoàn tham dự cách sốt sắng vào những cử hành trang trọng và đầy ý nghĩa này. Những lời kinh nguyện, những bài thánh ca hoà với tấm lòng mọi người làm nên bầu khí thật cảm động và thiêng thánh.
Nghi thức trao thánh giá hôm nay nói lên cử chỉ niềm tin, cử chỉ hiệp nhất, và cử chỉ tình liên đới. Mọi thành phần Dân Chúa cả hai Giáo xứ cùng chia sẻ hồng ân đức tin cho nhau bằng việc trao và nhận Thánh Giá Chúa. Cha xứ Cao Bình và Hội đồng mục vụ đã trịnh trọng trao Thánh Giá của Đại Hội Giới Trẻ cho Cha xứ và Hội đồng mục vụ của Giáo xứ Thanh Sơn. Nghi thức diễn ra thật cảm động.
Thánh Giá được rước ra khỏi nhà thờ Giáo xứ Cao Bình và đưa lên xe để tiến về Giáo xứ Thanh Sơn. Mọi người làm thành một đoàn Cung nghinh Thánh Giá thật long trọng. Thánh Giá Chúa được rước trên những con đường của thị xã Cao Bằng đã gây được sự chú ý của tất cả mọi người. Cộng đoàn Dân Chúa cung nghinh Thánh Giá như dấu chỉ của niềm tin và tình hiệp nhất Kitô giáo.
Khi về đến cổng vào nhà thờ Thanh Sơn, các thành phần còn lại trong giáo xứ đã chuẩn bị sẵn sàng để chào đón Thánh Giá. Hôm nay, thật là một ngày hồng phúc đối với Giáo xứ Thanh Sơn, ngày mà Thánh Giá của Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội đã đến và ở lại với cộng đoàn giáo xứ. Cộng đoàn hiện diện cùng rước Thánh Giá vào nhà thờ Giáo xứ. Thánh lễ suy tôn Thánh Giá được cử hành trọng thể do cha Giuse Nguyễn Văn Chung, chính xứ Thanh Sơn, chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có quý Cha đến từ nhiều Giáo xứ trong Giáo phận. Đông đảo quý tu sỹ, chủng sinh và mọi thành phần Dân Chúa cùng tham dự Thánh lễ này.
Trong Thánh lễ, cộng đoàn Phụng vụ hiệp ý với cha giảng lễ để nhắc nhớ những mầu nhiệm Cứu Độ của Thánh Giá Chúa, qua những suy niệm về hành trình thập giá của Chúa Giêsu và ơn gọi cuộc đời của mỗi người tín hữu hôm nay.
Kết thúc Thánh lễ, Cha xứ Thanh Sơn đã nói lên sự cảm ơn của Giáo xứ tới quý Cha, quý tu sỹ và mọi người đến hiệp thông và chia sẻ với Giáo xứ trong ngày Cung nghinh Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ. Ước mong đây là dịp để giúp Cộng đồng Dân Chúa không ngừng đào sâu Đức Tin của mình, nỗ lực sống tinh thần Phúc Âm, sẵn sàng từ bỏ để bước vào con đường Thập Giá mà chính Chúa đã kêu mời, để lãnh nhận được muôn hồng ân và ơn phúc.
Cũng nên nhắc lại: Vào năm 1984, Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trao cây Thánh Giá cho những bạn trẻ trên toàn thế giới, đại diện bởi các bạn trẻ đến từ Trung tâm Giới trẻ Quốc tế Thánh Lawrence ở Rôma. Dịp này, ngài nói rằng: “Thân gửi đến những bạn trẻ về tham dự lễ bế mạc Năm Thánh, cha trao cho các con biểu tượng của Năm Thánh: đó là cây Thánh Giá của Chúa Kitô. Hãy mang nó đi khắp thế giới như là dấu chỉ tình yêu của Chúa Giêsu cho nhân loại, và công bố đến tất cả mọi người rằng: chỉ trong sự chết và phục sinh của Chúa Kitô mới có sự cứu rỗi và cứu độ” (Rôma, 22-4-1984).
Vào dịp tổ chức Đại Hội Giới Trẻ lần đầu tiên cho các bạn trẻ miền Bắc Việt Nam tại Giáo phận Thái Bình, Đức cha Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Sang đã có sáng kiến làm một cây Thánh Giá theo đúng khuôn mẫu của Thánh Giá Giới Trẻ Thế Giới. Một cây Thập tự đơn sơ không có tượng Chúa. Thánh Giá ấy không có tượng chịu nạn Chúa Giêsu để nói lên sự mời gọi mọi thành phần Dân Chúa, nhất là các bạn trẻ hôm nay hãy đóng đinh chính cuộc đời mình, bằng những hy sinh hãm mình và lời cầu nguyện để làm chứng cho cuộc khổ nạn, phục sinh và tình yêu của Chúa giữa lòng nhân loại hôm nay.
Thánh Giá không có tượng Chúa nhắc nhở các tín hữu và nhất là các bạn trẻ: mỗi khi ngước nhìn lên Thánh Giá, hãy suy niệm mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu. Thật vậy, Đức Giêsu yêu thương nhân loại, Người không dừng lại ở sự chết, nhưng Người đã sống lại vinh hiển và đã lên trời; nghĩa là thân xác của Người đã được tôn vinh, chuyển sang trạng thái vô hình. Do đó, Thánh Giá không có tượng Chúa chịu nạn chính là biểu tượng của mầu nhiệm Vượt Qua, biểu tượng của tình yêu cứu độ và là biểu tượng của sự chiến thắng vinh quang của Chúa Giêsu Kitô.
Xin mượn những tâm tình lời Kinh Kính Thánh Giá để kết thúc bài viết này:
Con lạy Thánh Giá, con kính Thánh Giá. Thánh Giá là phép mầu nhiệm của Lòng Thương Xót vô cùng: Đấng hằng sống đã chịu chết, cho người chết được sống.
Thánh Giá là bàn thờ Đức Chúa Con dâng mình tế lễ Đức Chúa Cha. Thánh Giá là giường Chúa muôn vật nằm khi tắt thở. Thánh Giá là cờ Vua cả toàn thắng, đã cứu chúng con cho khỏi tay ma quỷ. Thánh Giá là tàu vượt sang qua biển, đem chúng con đến nơi vĩnh phúc. Thánh Giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng cho chúng con được vào.
Lạy cây Thánh Giá, từ xưa đến nay chẳng có cây nào sánh bằng cây Thánh Giá. Lạy Chúa nằm trên cây Thánh Giá chịu chết vì chúng con. Amen.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Thanh Sơn nằm ở trung tâm của thị xã Cao Bằng với khoảng trên 500 giáo hữu, do Cha Giuse Nguyễn Văn Chung, quản hạt Cao Bằng, làm chính xứ.
Từ mấy ngày trước, Cha xứ và Hội đồng mục vụ đã kêu mời toàn thể mọi thành phần Dân Chúa chuẩn bị và tích cực tham gia vào ngày đón Thánh Giá của Giáo xứ. Cho đến hôm nay, Thánh Giá của Đại Hội Giới Trẻ Giáo tỉnh Hà Nội đã được rước đến các nhà thờ giáo xứ Tà Lùng, Bó Tờ và Cao Bình. Thanh Sơn là Giáo xứ cuối cùng của Giáo hạt Cao Bằng được rước Thánh Giá.
Ngày hôm nay thời tiết có phần ưu ái cho cộng đoàn giáo xứ. Sau những ngày trước trời lạnh và mưa rả rích, đến hôm nay thời tiết sáng trong và nắng đẹp như giúp mọi người cảm nhận thêm những hồng ân từ Thánh Giá Chúa. Trong khuôn viên nhà xứ Thanh Sơn, mọi người tề tựu thật đông đảo để chuẩn bị cho hành trình đi đón Thánh Giá.
Khoảng 16 giờ chiều, đoàn đã đến nhà thờ của Giáo xứ Cao Bình, nơi mà Thánh giá đại hội giới trẻ đã hiện diện trong hơn một tháng vừa qua. Trong khuôn viên của nhà thờ Cao Bình, trước giờ cử hành nghi thức trao Thánh Giá, mọi người gặp gỡ nhau và trò chuyện thật vui vẻ. Đoàn trống của giáo xứ Thanh Sơn cử lên những vũ điệu thật rộn ràng.
Vào lúc 17 giờ chiều, trong nhà thờ Cao Bình, mọi thành phần Dân Chúa của hai giáo xứ quy tụ để tham dự nghi thức suy tôn và trao Thánh Giá. Cha Giuse Trần Văn Hưng của Giáo xứ Cao Bình chủ sự nghi thức. Cộng đoàn tham dự cách sốt sắng vào những cử hành trang trọng và đầy ý nghĩa này. Những lời kinh nguyện, những bài thánh ca hoà với tấm lòng mọi người làm nên bầu khí thật cảm động và thiêng thánh.
Nghi thức trao thánh giá hôm nay nói lên cử chỉ niềm tin, cử chỉ hiệp nhất, và cử chỉ tình liên đới. Mọi thành phần Dân Chúa cả hai Giáo xứ cùng chia sẻ hồng ân đức tin cho nhau bằng việc trao và nhận Thánh Giá Chúa. Cha xứ Cao Bình và Hội đồng mục vụ đã trịnh trọng trao Thánh Giá của Đại Hội Giới Trẻ cho Cha xứ và Hội đồng mục vụ của Giáo xứ Thanh Sơn. Nghi thức diễn ra thật cảm động.
Thánh Giá được rước ra khỏi nhà thờ Giáo xứ Cao Bình và đưa lên xe để tiến về Giáo xứ Thanh Sơn. Mọi người làm thành một đoàn Cung nghinh Thánh Giá thật long trọng. Thánh Giá Chúa được rước trên những con đường của thị xã Cao Bằng đã gây được sự chú ý của tất cả mọi người. Cộng đoàn Dân Chúa cung nghinh Thánh Giá như dấu chỉ của niềm tin và tình hiệp nhất Kitô giáo.
Khi về đến cổng vào nhà thờ Thanh Sơn, các thành phần còn lại trong giáo xứ đã chuẩn bị sẵn sàng để chào đón Thánh Giá. Hôm nay, thật là một ngày hồng phúc đối với Giáo xứ Thanh Sơn, ngày mà Thánh Giá của Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội đã đến và ở lại với cộng đoàn giáo xứ. Cộng đoàn hiện diện cùng rước Thánh Giá vào nhà thờ Giáo xứ. Thánh lễ suy tôn Thánh Giá được cử hành trọng thể do cha Giuse Nguyễn Văn Chung, chính xứ Thanh Sơn, chủ sự. Cùng đồng tế với ngài có quý Cha đến từ nhiều Giáo xứ trong Giáo phận. Đông đảo quý tu sỹ, chủng sinh và mọi thành phần Dân Chúa cùng tham dự Thánh lễ này.
Trong Thánh lễ, cộng đoàn Phụng vụ hiệp ý với cha giảng lễ để nhắc nhớ những mầu nhiệm Cứu Độ của Thánh Giá Chúa, qua những suy niệm về hành trình thập giá của Chúa Giêsu và ơn gọi cuộc đời của mỗi người tín hữu hôm nay.
Kết thúc Thánh lễ, Cha xứ Thanh Sơn đã nói lên sự cảm ơn của Giáo xứ tới quý Cha, quý tu sỹ và mọi người đến hiệp thông và chia sẻ với Giáo xứ trong ngày Cung nghinh Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ. Ước mong đây là dịp để giúp Cộng đồng Dân Chúa không ngừng đào sâu Đức Tin của mình, nỗ lực sống tinh thần Phúc Âm, sẵn sàng từ bỏ để bước vào con đường Thập Giá mà chính Chúa đã kêu mời, để lãnh nhận được muôn hồng ân và ơn phúc.
Cũng nên nhắc lại: Vào năm 1984, Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trao cây Thánh Giá cho những bạn trẻ trên toàn thế giới, đại diện bởi các bạn trẻ đến từ Trung tâm Giới trẻ Quốc tế Thánh Lawrence ở Rôma. Dịp này, ngài nói rằng: “Thân gửi đến những bạn trẻ về tham dự lễ bế mạc Năm Thánh, cha trao cho các con biểu tượng của Năm Thánh: đó là cây Thánh Giá của Chúa Kitô. Hãy mang nó đi khắp thế giới như là dấu chỉ tình yêu của Chúa Giêsu cho nhân loại, và công bố đến tất cả mọi người rằng: chỉ trong sự chết và phục sinh của Chúa Kitô mới có sự cứu rỗi và cứu độ” (Rôma, 22-4-1984).
Vào dịp tổ chức Đại Hội Giới Trẻ lần đầu tiên cho các bạn trẻ miền Bắc Việt Nam tại Giáo phận Thái Bình, Đức cha Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Sang đã có sáng kiến làm một cây Thánh Giá theo đúng khuôn mẫu của Thánh Giá Giới Trẻ Thế Giới. Một cây Thập tự đơn sơ không có tượng Chúa. Thánh Giá ấy không có tượng chịu nạn Chúa Giêsu để nói lên sự mời gọi mọi thành phần Dân Chúa, nhất là các bạn trẻ hôm nay hãy đóng đinh chính cuộc đời mình, bằng những hy sinh hãm mình và lời cầu nguyện để làm chứng cho cuộc khổ nạn, phục sinh và tình yêu của Chúa giữa lòng nhân loại hôm nay.
Thánh Giá không có tượng Chúa nhắc nhở các tín hữu và nhất là các bạn trẻ: mỗi khi ngước nhìn lên Thánh Giá, hãy suy niệm mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu. Thật vậy, Đức Giêsu yêu thương nhân loại, Người không dừng lại ở sự chết, nhưng Người đã sống lại vinh hiển và đã lên trời; nghĩa là thân xác của Người đã được tôn vinh, chuyển sang trạng thái vô hình. Do đó, Thánh Giá không có tượng Chúa chịu nạn chính là biểu tượng của mầu nhiệm Vượt Qua, biểu tượng của tình yêu cứu độ và là biểu tượng của sự chiến thắng vinh quang của Chúa Giêsu Kitô.
Xin mượn những tâm tình lời Kinh Kính Thánh Giá để kết thúc bài viết này:
Con lạy Thánh Giá, con kính Thánh Giá. Thánh Giá là phép mầu nhiệm của Lòng Thương Xót vô cùng: Đấng hằng sống đã chịu chết, cho người chết được sống.
Thánh Giá là bàn thờ Đức Chúa Con dâng mình tế lễ Đức Chúa Cha. Thánh Giá là giường Chúa muôn vật nằm khi tắt thở. Thánh Giá là cờ Vua cả toàn thắng, đã cứu chúng con cho khỏi tay ma quỷ. Thánh Giá là tàu vượt sang qua biển, đem chúng con đến nơi vĩnh phúc. Thánh Giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng cho chúng con được vào.
Lạy cây Thánh Giá, từ xưa đến nay chẳng có cây nào sánh bằng cây Thánh Giá. Lạy Chúa nằm trên cây Thánh Giá chịu chết vì chúng con. Amen.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cuộc vận động của Cộng Đồng Người Việt tại Washington DC cho Nhân Quyền tại Việt Nam
STBN và tin tổng hợp
11:15 06/03/2012
WASHINGTON DC - Trưa ngày 5.3.2012 một phái đoàn người Việt Nam từ khắp nơi tại Hoa Kỳ với khoảng 165 người vào tham dự buổi tiếp xúc với nhân viên chính quyền Obama tại toà nhà Eisenhower Executive Office Building, nằm phía tây Tòa Bạch Ốc. Đại diện chính quyền Obama là hai giám đốc văn phòng thuộc Toà Bạch Ốc. Vị Giám Đốc Văn Phòng Đối Tác Quần Chúng (Office of Public Engagement) và Vị Giám Đốc văn phòng Đặc Trách Đối Tác Toàn Cầu (Office of Global Engagement).
Theo thông cáo báo chí của SBTN, cùng lúc với cuộc tiếp kiến diễn ra tại toà nhà Eisenhower gần Tòa Bạch Ốc, sẽ có cuộc tập hợp biểu dương tại Công viên Lafayette, từ 11:30 AM đến 2:30 PM. Trong khi đó, tại nhiều thành phố lớn ở các tiểu bang Hoa Kỳ và một số quốc gia đông người Việt tỵ nạn, cũng có những cuộc xuống đường hỗ trợ, tiếp tục vận động chữ ký cho thỉnh nguyện thư cũng như cho nghị quyết 484. Tiếp đó, vào ngày mai, 6-3, sẽ có hơn 600 đồng bào từ các động cộng người Việt tại Hoa Kỳ đang tụ về thủ đô Hoa Thịnh Đốn sẽ tháp tùng vận động các vị dân cử phía lập pháp ở Quốc hội Hoa Kỳ cho nhân quyền và tự do dân chủ cho đồng bào ở Việt Nam.
Hai vị đại diện của chính quyền Obama cho biết rằng số 130 ngàn người ký thỉnh nguyện thư là chỉ dấu cho mối quan tâm về tình hình nh ân quyền ở Việt Nam và về khả năng huy động của tập thể người Việt ngỏ ý sẽ hợp tác với công đồng người Việt để cùng giải quyết các vấn đề khó khăn liên quan đến Việt Nam.
Ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Mike Posner, Giám Đốc Văn Phòng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao nhận xét rằng 130 ngàn chữ ký của người Mỹ gốc Việt sẽ làm tăng sức mạnh cho v ăn phòng của Ông khi đối tác với Việt Nam. Vị phụ tá của Ông đang chuẩn bị sang Việt Nam vào tuần tới đây.
Khi phái đoàn rời khỏi Toà Bạch Ốc, một nhóm nhỏ đã ở lại để trao đổi riêng với một số nhân viên Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao về cơ chế hợp tác dài hạn, có phản hồi, có theo dõi tiến triển. Một cơ chế và tiến trình như vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội để nhiều vấn đề tuần tự được nêu lên và cùng nhau tìm giải pháp. Đây là viên gạch nền tảng mở đầu cho sự hội ý giữa Hành Pháp Hoa Kỳ và tập thể người Mỹ gốc Việt. Hai bên trao đổi về cách sử dụng danh sách tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm để làm chuẩn mực đo lường tiến triển về nhân quyền và tránh tình trạng Việt Nam thả dăm người nhưng bắt hàng loạt mà lại rêu rao là có cải thiện.
Trước đó ào tối chủ nhật, ngày 4/3/2012, khoảng gần 700 người Việt từ khắp các tiểu bang tại Hoa Kỳ đã về đến thủ đô Washington DC để chuẩn bị cho buổi vận động ngành Hành Pháp tại Tòa Bạch Ốc vào sáng thứ hai, và ngành Lập Pháp tại Quốc Hội vào thứ ba.
Trong số đồng bào tề tựu tại đây, có các vị đại diện các phái đoàn của những vùng đông người Việt, đại diện các cơ quan truyền thông, và nhiều đồng hương đang sinh sống tại các vùng phụ cận của Washington DC. Đặc biệt, nhiều đồng hương tại DC đang đóng vai “chủ nhà” để ân cần tiếp đón và hướng dẫn các đồng bào đến từ xa.
Chiến dịch ký thỉnh nguyện thư quy mô trên trang mạng "We The People - your voice in our government" của Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ, do nhạc sĩ Trúc Hồ, đại diện đài truyền hình SBTN của người Việt ở Hoa Kỳ khởi xướng từ ngày 8-2, nhằm vận động chính phủ Obama áp lực với Hà Nội phải thả tất cả những nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam đang bị bắt giữ. Nội dung thỉnh nguyện thư gửi đến T.T Obama là “Hãy ngưng mở rộng thương mại với Việt Nam khi nhân quyền chưa được tôn trọng”. Thỉnh nguyện thư đã được sự đáp ứng rộng rãi của mọi tầng lớp người Việt tỵ nạn tại hải ngoại. Tại thời điểm ngay trước cuộc tiếp kiến hôm nay, số chữ ký thỉnh nguyện thư thu được đã lên hơn 130.000 trên trang nhà Tòa Bạch Ốc.
Cũng trong ngày hôm nay, một bộ phận của phái đoàn đã tiếp xúc với Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hoà, Arizona), người vừa đến Việt Nam, và nêu lên hai đề nghị. Đề nghị thứ nhất là áp dụng cùng chính sách đối với Miến Điện trước đây: đòi hỏi Việt Nam trả toàn bộ tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm và dùng đó để đo lường mức độ cải thiện nhân quyền của Việt Nam. Vấn đề thứ hai liên quan đến tài sản của công dân Hoa Kỳ bị xâm phạm bởi chính sách tịch thu nhà đất của chính quyền Việt Nam. Một số người khác cùng lúc đã gặp Dân Biểu David Price (Cộng Hoà, North Carolina) và trình bày về những sai sót trong bản phúc trình hàng năm về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Theo dự tính, sẽ có khoảng hơn 500 đồng bào chia thành nhiều phái đoàn để gặp hơn 100 vị dân biểu và thượng nghị sĩ. Một số đồng hương từ các tiểu bang sẽ còn đổ về Washington DC vào tối thứ hai để bổ xung vào các phái đoàn đi vào Quốc Hội.
Đây là cuộc vận động quy tụ đông đảo, hiếm thấy người Việt tại Hoa Kỳ sau một thời gian dài, huy động cả nghìn đồng bào, được tổ chức trong không khí đoàn kết, trật tự, biểu lộ sâu đậm trách nhiệm đối với quê hương và đồng bào ở Việt Nam. Trong số đồng bào về Hoa Thịnh Đốn tham dự, có hàng trăm người từ các tiểu bang xa khác như Floria, Gorgia, Connecticut, California, Texas, Arizona,. .. cùng với sự góp mặt của một số các cộng đồng châu Á láng giềng người Lào, Miên, H'mông.Đây là cuộc biểu dương ủng hộ những người đang bị giam cầm tù đày trong nước.
Hai vị đại diện của chính quyền Obama cho biết rằng số 130 ngàn người ký thỉnh nguyện thư là chỉ dấu cho mối quan tâm về tình hình nh ân quyền ở Việt Nam và về khả năng huy động của tập thể người Việt ngỏ ý sẽ hợp tác với công đồng người Việt để cùng giải quyết các vấn đề khó khăn liên quan đến Việt Nam.
Ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Mike Posner, Giám Đốc Văn Phòng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao nhận xét rằng 130 ngàn chữ ký của người Mỹ gốc Việt sẽ làm tăng sức mạnh cho v ăn phòng của Ông khi đối tác với Việt Nam. Vị phụ tá của Ông đang chuẩn bị sang Việt Nam vào tuần tới đây.
Khi phái đoàn rời khỏi Toà Bạch Ốc, một nhóm nhỏ đã ở lại để trao đổi riêng với một số nhân viên Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao về cơ chế hợp tác dài hạn, có phản hồi, có theo dõi tiến triển. Một cơ chế và tiến trình như vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội để nhiều vấn đề tuần tự được nêu lên và cùng nhau tìm giải pháp. Đây là viên gạch nền tảng mở đầu cho sự hội ý giữa Hành Pháp Hoa Kỳ và tập thể người Mỹ gốc Việt. Hai bên trao đổi về cách sử dụng danh sách tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm để làm chuẩn mực đo lường tiến triển về nhân quyền và tránh tình trạng Việt Nam thả dăm người nhưng bắt hàng loạt mà lại rêu rao là có cải thiện.
Trước đó ào tối chủ nhật, ngày 4/3/2012, khoảng gần 700 người Việt từ khắp các tiểu bang tại Hoa Kỳ đã về đến thủ đô Washington DC để chuẩn bị cho buổi vận động ngành Hành Pháp tại Tòa Bạch Ốc vào sáng thứ hai, và ngành Lập Pháp tại Quốc Hội vào thứ ba.
Trong số đồng bào tề tựu tại đây, có các vị đại diện các phái đoàn của những vùng đông người Việt, đại diện các cơ quan truyền thông, và nhiều đồng hương đang sinh sống tại các vùng phụ cận của Washington DC. Đặc biệt, nhiều đồng hương tại DC đang đóng vai “chủ nhà” để ân cần tiếp đón và hướng dẫn các đồng bào đến từ xa.
Chiến dịch ký thỉnh nguyện thư quy mô trên trang mạng "We The People - your voice in our government" của Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ, do nhạc sĩ Trúc Hồ, đại diện đài truyền hình SBTN của người Việt ở Hoa Kỳ khởi xướng từ ngày 8-2, nhằm vận động chính phủ Obama áp lực với Hà Nội phải thả tất cả những nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam đang bị bắt giữ. Nội dung thỉnh nguyện thư gửi đến T.T Obama là “Hãy ngưng mở rộng thương mại với Việt Nam khi nhân quyền chưa được tôn trọng”. Thỉnh nguyện thư đã được sự đáp ứng rộng rãi của mọi tầng lớp người Việt tỵ nạn tại hải ngoại. Tại thời điểm ngay trước cuộc tiếp kiến hôm nay, số chữ ký thỉnh nguyện thư thu được đã lên hơn 130.000 trên trang nhà Tòa Bạch Ốc.
Cũng trong ngày hôm nay, một bộ phận của phái đoàn đã tiếp xúc với Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hoà, Arizona), người vừa đến Việt Nam, và nêu lên hai đề nghị. Đề nghị thứ nhất là áp dụng cùng chính sách đối với Miến Điện trước đây: đòi hỏi Việt Nam trả toàn bộ tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm và dùng đó để đo lường mức độ cải thiện nhân quyền của Việt Nam. Vấn đề thứ hai liên quan đến tài sản của công dân Hoa Kỳ bị xâm phạm bởi chính sách tịch thu nhà đất của chính quyền Việt Nam. Một số người khác cùng lúc đã gặp Dân Biểu David Price (Cộng Hoà, North Carolina) và trình bày về những sai sót trong bản phúc trình hàng năm về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Theo dự tính, sẽ có khoảng hơn 500 đồng bào chia thành nhiều phái đoàn để gặp hơn 100 vị dân biểu và thượng nghị sĩ. Một số đồng hương từ các tiểu bang sẽ còn đổ về Washington DC vào tối thứ hai để bổ xung vào các phái đoàn đi vào Quốc Hội.
Đây là cuộc vận động quy tụ đông đảo, hiếm thấy người Việt tại Hoa Kỳ sau một thời gian dài, huy động cả nghìn đồng bào, được tổ chức trong không khí đoàn kết, trật tự, biểu lộ sâu đậm trách nhiệm đối với quê hương và đồng bào ở Việt Nam. Trong số đồng bào về Hoa Thịnh Đốn tham dự, có hàng trăm người từ các tiểu bang xa khác như Floria, Gorgia, Connecticut, California, Texas, Arizona,. .. cùng với sự góp mặt của một số các cộng đồng châu Á láng giềng người Lào, Miên, H'mông.Đây là cuộc biểu dương ủng hộ những người đang bị giam cầm tù đày trong nước.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cử tri Pháp bầu Tổng thống 2012 (2)
Hà Minh Thảo
20:44 06/03/2012
Chiếu theo các điều 6, 7 và 58 của Hiến pháp ngày 04.10.1958, Cộng Hòa Pháp Quốc sẽ tiến hành tổ chức tuyển cử Tổng thống vào ngày 22.04.2012, vòng nhì sẽ vào ngày 06.05.2012, nếu cần.
Điều 6. Tổng thống được bầu với nhiệm kỳ năm năm trong một cuộc tuyển cử phổ thông đầu phiếu trực tiếp.
Không ai có thể đảm nhiệm hơn hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Các thể thức để thực hiện điều này được xác định bằng một đạo luật tổ chức (loi organique, luật giải thích việc áp dụng các quy định của Hiến pháp).
1/ Nguyên thủy, Hiến pháp ngày 04.10.1958 ấn định Tổng thống được bầu với nhiệm kỳ bảy năm trong một cuộc đầu phiếu gián tiếp. Cử tri đoàn gồm dân cử hai Viện Lập pháp, các Hội đồng Tỉnh (conseils généraux), các Viện Lãnh địa Hải ngoại (Territoires d'Outre-Mer) và đại diện dân cử các Hội đồng Thành phố, Thị xã.
Sau cuộc Trưng cầu dân ý ngày 28.10.1962 với kết quả 61,75% số phiếu hợp lệ trả lời ‘Oui’ đồng ý chấp thuận việc Tổng thống được bầu trong một cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Ngày 06.11.1962, Luật tổ chức số 62-1292 được Tổng thống Charles de Gaulle ban hành.
2/ Nhiệm kỳ bảy năm và vô hạn định số nhiệm kỳ được giảm còn năm năm bởi tu chỉnh bởi Luật số 2000-964 ngày 02.10.2000, tiếp sau cuộc Trưng cầu dân ý ngày 24.09.2000 với kết quả 73,21% số phiếu hợp lệ trả lời ‘Oui’, tức chấp thuận. Số người tham dự chỉ ở mức 30,19% số cử tri ghi danh. Ngoài ra, số phiếu bất hợp lên cao 16.09% số cử tri tham dự cuộc Trưng cầu dân ý.
3/ Không ‘hơn hai nhiệm kỳ liên tiếp’ được quy định bởi luật tổ chức số 2008-724 ngày 23.07.2008 về tối tân hóa các định chế đệ Ngũ Cộng hòa (Modernisation des institutions de la Ve République), sau khi được Quốc hội thông qua ngày 09.07.2008, Thượng nghị viện ngày 16.07.2008 và Lưỡng viện hợp Congrès ngày 21.07.2008.
Điều 7. Tổng thống được bầu bởi một đa số tuyệt đối phiếu bầu hợp lệ. Nếu không đạt được kết quả này ở vòng bầu cử đầu tiên, thì tiến hành vào ngày mười bốn sau đó, một vòng bầu cử thứ hai. Chỉ hai ứng cử viên thu được số phiếu nhiều nhất trong vòng bầu cử đầu tiên.
Cuộc tuyển cử được mở ra theo lời mời của Chính phủ.
Cuộc bầu cử Tổng thống mới diễn ra ít nhất hai mươi ngày và nhiều nhất ba mươi năm ngày trước khi quyền của Tổng thống đương nhiệm đáo hạn.
[Phần còn lại Điều 7 này đề cập về những trường hợp chức vụ Tổng thống bị khiếm khuyết hay các ứng cử viên thất lộc hay vô năng lực… chưa xảy ra lúc này, xin chưa nhắc đến.]
Điều 58 quy định Hội đồng Hiến pháp trách nhiệm về việc tiến hành các cuộc bầu cử, kiểm tra các khiếu nại và, sau cùng, công bố kết quả cuộc bầu cử.
II.- THÀNH PHẦN THAM DỰ TUYỂN CỬ.
A. Các Cử tri.
Tổng thống được tuyển chọn trong một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu trực tiếp mở ra cho mọi người :
- đủ 18 tuổi hay hơn trong ngày bầu cử ;
- công dân mang quốc tịch Pháp ;
- hưởng dụng toàn quyền dân sự và chính trị ;
- có tên ghi trong danh sách cử tri.
B. Các Ứng cử viên.
Tổng thống được bầu với nhiệm kỳ năm năm trong một cuộc tuyển cử phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Ứng cử viên phải hội đủ:
a./ Các điều kiện về nội dung :
- có ít nhất 18 tuổi (đến năm 2011, bắt buộc phải 23 tuổi, Luật ngày 14.04.2011) ;
- có quốc tịch Pháp ;
- hưởng dụng toàn quyền dân sự và chính trị ;
- có ghi tên trong danh sách cử tri ;
- hợp lệ tình trạng nghĩa vụ quân sự ;
- hoàn thành một tuyên bố tài sản ;
- có một trương mục ngân hàng cho việc tranh cử.
b./ Điều kiện về hình thức : Sự giới thiệu ứng cử viên.
Hồ sơ nộp đơn ứng cử Tổng thống bắt buộc phải đính kèm ít nhất 500 giấy giới thiệu (parrainage = sự đỡ đầu, nhưng ở đây chúng ta tạm dùng chữ ‘giới thiệu’) của các vị dân cử tại ít nhất 30 tỉnh (départements) hay Lãnh địa Hải ngoại (Territoires d'Outre-Mer) và, tại mỗi tỉnh, số người giới thiệu không vượt quá số 10% tổng số vị giới thiệu (tức 50).
* Các dân cử có quyền giới thiệu (khoảng 43.000, con số không chính xác do có những người kiêm nhiệm hơn một chức vụ và một dân cử chỉ được quyền ký giới thiệu cho một ứng cử viên) :
- Thượng nghị sĩ (343 vị) ;
- Dân biểu Quốc hội (577) ;
- Dân biểu Nghị viện Âu châu (73) ;
- Thị trưởng (Maires, 36.635) ;
- Nghị viên Hội đồng Tỉnh (Conseillers généraux, 4.042) ;
- Nghị viên Hội đồng Vùng (Conseillers régionaux, 1.880) ;
- Chủ tịch Liên thành phố (Présidents d’intercommunautés, 2.599).
Các giấy giới thiệu cần thiết phải được nạp tại Hội đồng Hiến pháp trể nhất lúc 18 giờ ngày 16.03.2012 (luật định: 37 ngày trước ngày bầu cử vòng một 22.04.2012).
Hội đồng Hiến pháp bắt thăm chỉ lấy đúng 500 giấy giới thiệu và kiểm soát tính hợp lệ của các giấy này và công bố tên các người ký các giấy giới thiệu này vào ngày 20.03.2012. Các dân cử đã qua đời, chữ ký giới thiệu vẫn có giá trị, nhưng không dự bắt thăm.
** Luật ngày 06.11.1962 qui định để trở thành ứng cử viên ứng cử Tổng thống cần phải được sự giới thiệu của 100 công dân đang giữ một chức vụ dân cử. Tuy nhiên, qua các cuộc bầu cử sau đó, số số ứng cử viên đã gia tăng: năm 1965 (với 6 người), 1969 (7) và 1974 (12). Do đó, luật tổ chức số 62-1292 ngày 18.06.1976 ấn định ứng cử viên tham gia ứng cử Tổng thống phải có sự giới thiệu của ít nhất 500 vị dân cử và Hội đồng Hiến pháp kiểm soát tên họ cùng chức vụ những công dân ký giới thiệu đúng số cần thiết để hợp thức hóa hồ sơ ghi danh ứng cử.
*** Mục đích việc gia tăng số người giới thiệu từ 100 lên 500 là để chận bớt số ứng cử viên ‘theo sở thích riêng’ (candidatures fantaisistes), nhưng kết quả cũng không khả quan lắm. Áp dụng lần đầu năm 1976, chỉ giảm được 2 ứng cử viên so với trước đó, tức còn 10 vị. Năm 2002, lại tăng đến 16 (kỷ lục)… Phải chăng vì vậy, năm đó, đã có ‘động đất chính trị’ (tremblement de terre politique) lúc 20 giờ ngày 21.04.2002 khi các màn ảnh truyền hình truyền đi những dự đoán kết quả tuyển cử Tổng thống mà ông Jean-Marie Lepen Mặt trận Quốc gia (FN, Front National), với 16,86% số phiếu hợp lệ, bước vào vòng nhì với Tổng thống Jacques Chirac, thay vì đương kiêm Thủ tướng Lionel Jospin như các Viện Thống kê tiên đoán trước đó. Lập tức, chấn động làm rung chuyển nước Pháp đã truyền đi cả Liên hiệp Âu châu lẫn nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Dựa vào kinh nghiệm đó, vào năm 2007, đảng Xã hội (PS, Parti Socialiste) đã đề nghị các nhóm chính trị trong đảng cùng tổ chức sơ tuyển (primaires) và ‘ngầm’ yêu cầu dân cử của đảng không giới thiệu ứng cử viên ngoài đảng.
Liên minh vì Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un Mouvement Populaire) có thể cũng đã làm như vậy. Cả hai đảng làm như vậy vì ngại bị chia phiếu cho ứng cử viên, làm giảm khả năng vào vòng nhì vì ông Lepen vẫn còn đó, dù, theo kết quả các cuộc thăm dò dân ý, sự tín nhiệm vào ông đã giảm do ứng cử viên đã hứa thực hiện nhiều điều như ông, năm 2007.
Ngoài ra, các Thị trưởng độc lập (không đảng phái, rất nhiều tại các thành phố nhỏ) cũng không muốn phiền phức vì cử tri tín nhiệm có thể không muốn họ giới thiệu cho ứng cử viên nầy hay ứng cử viên khác, nhất là giới thiệu cho ông Le Pen, bị cho là ‘kỳ thị chủng tộc’. Thêm vào đó, các vị này có thể bị các ‘áp lực chánh trị’ từ các dân cử cấp trên nhìn với đôi mắt thiếu thiện cảm vì bị cho là ‘theo Lepen’, có thể bị giảm hay mất trợ cấp dành cho đơn vị tuyển cử của mình. Thôi thì từ chối cho yên thân. Nhưng, chúng ta hy vọng vẫn có những dân cử người Pháp can đảm thi hành quyền hiến định này.
Mặc dù, lần trước, sau khi chính quyền bị chỉ trích là thiếu dân chủ, ông Brice Hortefeux (UMP), thứ trưởng đặc trách các cơ quan hành chánh địa phương, đã yêu cầu các dân cử giới thiệu cho ông Jean Marie Le Pen và ông Olivier Besancenot (LCR, Ligue Communiste Révolutionnaire, Liên đoàn Cộng sản cách mạng). Phải chăng giới thiệu cho ông Le Pen để tránh tiếng và hy vọng ông Besancenot để chia phiếu bà Ségolène Royal (đảng Xã hội)? Cuối cùng, cả hai ông đều đủ điều kiện để tham gia cuộc bầu cử và đã có 12 ứng cử viên tham dự năm 2007.
Cuộc tuyển cử qua, câu chuyện ‘parrainage’ cũng đi vào quên lửng… ‘Gouverner, c'est prévoir’ (Cầm quyền là phải tiên liệu), Hành pháp (UMP), vớiù một Dự luật (Projet de Loi), và Lập pháp (ngự trị bởi UMP và PS), với một Đề nghị Luật (Proposition de Loi), đã cải thiện vấn đề. Dù vô tình hay cố tình, những người có trách nhiệm đều đáng trách. Do đó, vấn đề lại tranh cải trong lần tuyển cử đang tiến hành.
Vì gặp những khó khăn, do đó, nhiều đề nghị phải cải tổ việc giới thiệu :
1. Chủ tịch Hiệp hội các thị trưởng, Jacques Plissard, ngày 22.02.2007, đã có hai đề nghị :
- tên những dân cử ký giới thiệu không cần phải công bố vì sự nặc danh là một hình thức cho phép thị trưởng được tự do hành động theo lương tâm;
- cho phép thị trưởng ký hai giới thiệu để không biết ông (hay bà) thật sự ủng hộ ứng cử viên nào.
2. Do dân giới thiệu nhưng chưa ai đồng ý bao nhiêu người (từ vài chục ngàn hay một, hai trăm ngàn).
3. Các ứng cử viên đã đạt được số phiếu hơn 5% tổng số phiếu bầu biểu thị trong lần ứng cử trước.
(Còn tiếp)
Văn Hóa
Kính Thánh Giuse
Trầm Hương Thơ
09:22 06/03/2012
BA nuôi THIÊN TỬ chở che bạn hiền
KÍNH thờ THIÊN CHÚA chí Thiên
THÁNH là gương mẫu vạn niên cho đời
TRƯỞNG gia công chính tuyệt vời
GIA đình hòa thuận là nơi Chúa vào
NOI gương lao động cưa bào
GƯƠNG lành nhân đức dạt dào yêu thương
CÔNG bình bác ái là gương
CHÍNH Lời Chúa dạy là Đường Ngài đi
CHO dù đời lắm gian nguy
TA theo Đường lối Ngài đi mà làm
THEO gương chẳng chút giam tham
NGƯỜI cha gương mẫu chẳng ham của đời
MỘT bông huệ trắng tuyệt vời
GIA phong nề nếp nhất đời cao sang
ĐÌNH nào kính Thánh giữa làng
THÁNH nhân bảo trợ chỉ đàng đẹp xinh
XINH tươi gia đạo chung tình
TƯƠI vui cuộc sống cả mình lẫn ta
TRÊN Trời thần thánh hoan ca
HÒA chung nhịp điệu bao la khắp cùng
DƯỚI trần gia thất hòa chung
THUẬN Thiên-Nhân-Địa tập trung dâng NGÀI
MỌI nơi hết sạch chông gai
NGƯỜI người kính CHÚA trong ngoài đẹp xinh
BÌNH an hòa quyện ân tình
AN vui khắp chốn thiên đình thế nhân.
Bức thư của con dâu thời hiện đại gửi mẹ chồng!
Tác Giả: CDN
12:40 06/03/2012
Có lẽ cũng nên đọc lá thư này để suy ngẫm sự đời! cả mẹ chồng và các con dâu tương lai - để xem mình có "con dâu qúi hóa" như thế này không? !!!
Con cứ nghĩ mãi, rốt cuộc mẹ có ý nghĩa gì với con? Mẹ chẳng qua là mẹ của chồng con. Trước khi lấy anh ấy, mẹ chẳng có chút ý nghĩa nào đối với cuộc sống của con. Cuộc sống của con là do bố mẹ đẻ của con cho con. Kiến thức, năng lực, sự giáo dục, cách đối nhân xử thế,. .. của con ngày hôm nay đều là do con thừa hưởng từ bố mẹ con, chẳng có tí tẹo tèo teo nào cống hiến của mẹ. Thế nên con mới không tài nào hiểu nổi, rằng vì sao ngay sau khi kết hôn, bao nhiêu ngày tháng của suốt hai mươi năm con sống trong cuộc đời này tất tần tật lại phải trở về số không, rồi phải trở thành người của nhà mẹ, mà đúng hơn là người nhỏ nhất trong nhà mẹ. Nói nhỏ nhất là vì địa vị của con trong nhà còn bé nhỏ hơn cả đứa con trai hai tuổi của con.
Nói thật là con cảm thấy rất bất công. Bố mẹ con nuôi dạy con hơn hai mươi năm ròng rã, còn mẹ thì nhặt nhạnh lấy thành quả kết tinh của 20 năm ấy, nói trắng ra là mẹ không làm mà hưởng, ngồi mát ăn bát vàng. Thế nên những việc con làm cho mẹ, mẹ nên cảm ơn bố mẹ con và công sức con bỏ ra. Nếu mẹ không thấy cảm kích thì cũng đành vậy nhưng mẹ cũng đừng nên cố ý tạo ra ý nghĩa này nọ đối với con, đừng nên lấy kính hiển vi ra mà xăm xoi những việc con làm, khác nào bới lông tìm vết, nhặt xương trong trứng gà, rõ ràng là vừa được ăn vừa được nói. Ban ngày con có công việc của riêng con, kinh tế trước nay vẫn độc lập, nên con chẳng hề phải dựa dẫm vào con trai mẹ, và cũng chưa một ngày nào phải sống nhờ vào đồng lương của con trai mẹ. Khả năng kiếm tiền của con ngày hôm nay là nhờ công giáo dục của bố mẹ con và công sức con không ngày nào ngừng nỗ lực học tập mà thành. Cho nên con không thể chịu đựng nổi cái ý nghĩ là đồng tiền con kiếm ra nghiễm nhiên phải cống hiến cho nhà mẹ và sau đó tiêu đồng tiền của chính mình lại cứ phải nhìn xem sắc mặt của mẹ thế nào, làm gì có chuyện đấy?
Con không hề nợ nần gì mẹ, cũng chẳng cần mẹ phải nuôi, càng chưa xin mẹ một xu một chinh nào. Con có thể tôn trọng ý kiến của mẹ nhưng không thể để mẹ quyết định được. Cho nên bây giờ con phải chính thức nói trắng ra để mẹ hay: tiền điện là con trả, nên trong những ngày hè nóng bức ngột ngạt con bật điều hoà đi ngủ, mẹ không được có ý kiến. Hôm sau con còn phải đi làm nữa mẹ ạ, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với con. Còn nữa, "Phật có thiếp vàng, người có quần áo", con cần mua mấy bộ quần áo hay mấy đôi giầy thì đấy là việc của con, xin mẹ nhớ cho, tiền đó là do con kiếm được, con tiêu thế nào thì con cũng tự có chuẩn mực của con, nếu mẹ muốn quản lý thì xin đi mà quản lý tiền nong của con trai mẹ. Con kiếm tiền bằng công sức và khả năng của mình, nên quả thực không hề muốn phải đi thăm dò sắc mặt của mẹ thế nào. Lại nữa, mẹ đừng nên một mực cho rằng con trai mẹ giỏi giang ghê gớm lắm, nếu mà con không đi làm thì thử hỏi chuyến đi Trung Quốc du lịch hai tuần năm ngoái của mẹ là tiền ở đâu ra.
Con càng nghĩ càng thấy thực ra mẹ chả có bất kỳ ý nghĩa nào đối với con cả, nếu mà có một ý nghĩa nào đó về hình thức thì mẹ chẳng qua chỉ là mẹ của chồng con thôi. Tất cả công sức tình cảm của mẹ đều dồn cho anh ấy, người báo đáp công lao mẹ là anh ấy. Tương tự như vậy, người mà con cần báo đáp cũng chỉ có bố mẹ con thôi. Nếu hôm nay bố mẹ con cũng soi mói con trai mẹ như vậy thì mẹ có cảm thấy dễ chịu không? Và con trai mẹ sẽ đáp ứng được mấy phần yêu cầu của bố mẹ con đây?
Cho nên về sau này, nếu mẹ muốn ăn hoa quả thì sai con trai mẹ đi gọt cho mẹ ăn, vì đây là việc anh ấy đáng phải làm, quần áo thì cũng sai anh ấy giặt, đằng nào thì mẹ cũng đã giặt quần áo cho anh ấy hơn hai mươi năm kia mà (còn con thì đến một đôi tất cũng chưa bao giờ phải phiền mẹ cả). Nếu mẹ muốn đi khám bệnh thì bảo con trai mẹ xin nghỉ mà đưa đi, con không muốn năm nào cũng bị cơ quan cắt tiền thưởng không nghỉ phép năm. Trong khi hễ con bị cảm cúm thì mẹ bóng gió mát mẻ rằng con sức khoẻ kém. Bởi vậy, khi mẹ bị ốm, con chẳng có cách nào để động lòng trắc ẩn. Nói tóm lại, anh ấy hiếu thảo với mẹ là đúng, còn con, con phải đem cái hiếu thảo của con báo đáp cho người đã sinh thành ra con. Nếu mẹ muốn con làm việc gì thì mẹ làm ơn bớt bới móc đi một tí và thầm cảm ơn con, vì rằng con đâu có thiếu nợ mẹ, làm giúp mẹ là làm giúp một người trên danh nghĩa là mẹ đẻ của chồng con, tất cả chỉ có vậy thôi. Nếu anh ấy không phải là chồng con, mẹ tưởng mẹ sẽ có vinh hạnh ấy sao? Hơn nữa mẹ cũng nên chịu khó xem thời sự vào, bây giờ là thời đại trả tiền thuê người làm việc nhà rồi, mẹ đã không trả lương cho con thì mỗi lúc con làm giúp mẹ, mẹ nên mỉm cười mới đúng chứ!
Cuối cùng, con viết thư này chắc chắn mẹ sẽ cho con là phường nghịch tử vô luân, nhưng giữa người với người là phải tôn trọng nhau, và con đối xử với mẹ cũng trên nguyên tắc cơ bản như vậy. Nếu mẹ không thể tôn trọng những cảm nhận của con thì coi như con cũng xin nhường mẹ một chút vì mẹ dù sao cũng là người đi trước, nhưng con vẫn cứ phải nói cho hết nhẽ. Chắc mẹ sẽ bảo "Làm dâu nhà người phải hiểu đạo lý", nhưng về phía con cũng vẫn phản đối, con không phải do mẹ nuôi dạy, càng không nợ nần gì mẹ, và con cũng đã phát huy tối đa khả năng nhẫn nhục và tôn trọng của mình. Còn những điều cần học hỏi thêm là ở phía mẹ. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình, mẹ ạ!
Con cứ nghĩ mãi, rốt cuộc mẹ có ý nghĩa gì với con? Mẹ chẳng qua là mẹ của chồng con. Trước khi lấy anh ấy, mẹ chẳng có chút ý nghĩa nào đối với cuộc sống của con. Cuộc sống của con là do bố mẹ đẻ của con cho con. Kiến thức, năng lực, sự giáo dục, cách đối nhân xử thế,. .. của con ngày hôm nay đều là do con thừa hưởng từ bố mẹ con, chẳng có tí tẹo tèo teo nào cống hiến của mẹ. Thế nên con mới không tài nào hiểu nổi, rằng vì sao ngay sau khi kết hôn, bao nhiêu ngày tháng của suốt hai mươi năm con sống trong cuộc đời này tất tần tật lại phải trở về số không, rồi phải trở thành người của nhà mẹ, mà đúng hơn là người nhỏ nhất trong nhà mẹ. Nói nhỏ nhất là vì địa vị của con trong nhà còn bé nhỏ hơn cả đứa con trai hai tuổi của con.
Nói thật là con cảm thấy rất bất công. Bố mẹ con nuôi dạy con hơn hai mươi năm ròng rã, còn mẹ thì nhặt nhạnh lấy thành quả kết tinh của 20 năm ấy, nói trắng ra là mẹ không làm mà hưởng, ngồi mát ăn bát vàng. Thế nên những việc con làm cho mẹ, mẹ nên cảm ơn bố mẹ con và công sức con bỏ ra. Nếu mẹ không thấy cảm kích thì cũng đành vậy nhưng mẹ cũng đừng nên cố ý tạo ra ý nghĩa này nọ đối với con, đừng nên lấy kính hiển vi ra mà xăm xoi những việc con làm, khác nào bới lông tìm vết, nhặt xương trong trứng gà, rõ ràng là vừa được ăn vừa được nói. Ban ngày con có công việc của riêng con, kinh tế trước nay vẫn độc lập, nên con chẳng hề phải dựa dẫm vào con trai mẹ, và cũng chưa một ngày nào phải sống nhờ vào đồng lương của con trai mẹ. Khả năng kiếm tiền của con ngày hôm nay là nhờ công giáo dục của bố mẹ con và công sức con không ngày nào ngừng nỗ lực học tập mà thành. Cho nên con không thể chịu đựng nổi cái ý nghĩ là đồng tiền con kiếm ra nghiễm nhiên phải cống hiến cho nhà mẹ và sau đó tiêu đồng tiền của chính mình lại cứ phải nhìn xem sắc mặt của mẹ thế nào, làm gì có chuyện đấy?
Con không hề nợ nần gì mẹ, cũng chẳng cần mẹ phải nuôi, càng chưa xin mẹ một xu một chinh nào. Con có thể tôn trọng ý kiến của mẹ nhưng không thể để mẹ quyết định được. Cho nên bây giờ con phải chính thức nói trắng ra để mẹ hay: tiền điện là con trả, nên trong những ngày hè nóng bức ngột ngạt con bật điều hoà đi ngủ, mẹ không được có ý kiến. Hôm sau con còn phải đi làm nữa mẹ ạ, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với con. Còn nữa, "Phật có thiếp vàng, người có quần áo", con cần mua mấy bộ quần áo hay mấy đôi giầy thì đấy là việc của con, xin mẹ nhớ cho, tiền đó là do con kiếm được, con tiêu thế nào thì con cũng tự có chuẩn mực của con, nếu mẹ muốn quản lý thì xin đi mà quản lý tiền nong của con trai mẹ. Con kiếm tiền bằng công sức và khả năng của mình, nên quả thực không hề muốn phải đi thăm dò sắc mặt của mẹ thế nào. Lại nữa, mẹ đừng nên một mực cho rằng con trai mẹ giỏi giang ghê gớm lắm, nếu mà con không đi làm thì thử hỏi chuyến đi Trung Quốc du lịch hai tuần năm ngoái của mẹ là tiền ở đâu ra.
Con càng nghĩ càng thấy thực ra mẹ chả có bất kỳ ý nghĩa nào đối với con cả, nếu mà có một ý nghĩa nào đó về hình thức thì mẹ chẳng qua chỉ là mẹ của chồng con thôi. Tất cả công sức tình cảm của mẹ đều dồn cho anh ấy, người báo đáp công lao mẹ là anh ấy. Tương tự như vậy, người mà con cần báo đáp cũng chỉ có bố mẹ con thôi. Nếu hôm nay bố mẹ con cũng soi mói con trai mẹ như vậy thì mẹ có cảm thấy dễ chịu không? Và con trai mẹ sẽ đáp ứng được mấy phần yêu cầu của bố mẹ con đây?
Cho nên về sau này, nếu mẹ muốn ăn hoa quả thì sai con trai mẹ đi gọt cho mẹ ăn, vì đây là việc anh ấy đáng phải làm, quần áo thì cũng sai anh ấy giặt, đằng nào thì mẹ cũng đã giặt quần áo cho anh ấy hơn hai mươi năm kia mà (còn con thì đến một đôi tất cũng chưa bao giờ phải phiền mẹ cả). Nếu mẹ muốn đi khám bệnh thì bảo con trai mẹ xin nghỉ mà đưa đi, con không muốn năm nào cũng bị cơ quan cắt tiền thưởng không nghỉ phép năm. Trong khi hễ con bị cảm cúm thì mẹ bóng gió mát mẻ rằng con sức khoẻ kém. Bởi vậy, khi mẹ bị ốm, con chẳng có cách nào để động lòng trắc ẩn. Nói tóm lại, anh ấy hiếu thảo với mẹ là đúng, còn con, con phải đem cái hiếu thảo của con báo đáp cho người đã sinh thành ra con. Nếu mẹ muốn con làm việc gì thì mẹ làm ơn bớt bới móc đi một tí và thầm cảm ơn con, vì rằng con đâu có thiếu nợ mẹ, làm giúp mẹ là làm giúp một người trên danh nghĩa là mẹ đẻ của chồng con, tất cả chỉ có vậy thôi. Nếu anh ấy không phải là chồng con, mẹ tưởng mẹ sẽ có vinh hạnh ấy sao? Hơn nữa mẹ cũng nên chịu khó xem thời sự vào, bây giờ là thời đại trả tiền thuê người làm việc nhà rồi, mẹ đã không trả lương cho con thì mỗi lúc con làm giúp mẹ, mẹ nên mỉm cười mới đúng chứ!
Cuối cùng, con viết thư này chắc chắn mẹ sẽ cho con là phường nghịch tử vô luân, nhưng giữa người với người là phải tôn trọng nhau, và con đối xử với mẹ cũng trên nguyên tắc cơ bản như vậy. Nếu mẹ không thể tôn trọng những cảm nhận của con thì coi như con cũng xin nhường mẹ một chút vì mẹ dù sao cũng là người đi trước, nhưng con vẫn cứ phải nói cho hết nhẽ. Chắc mẹ sẽ bảo "Làm dâu nhà người phải hiểu đạo lý", nhưng về phía con cũng vẫn phản đối, con không phải do mẹ nuôi dạy, càng không nợ nần gì mẹ, và con cũng đã phát huy tối đa khả năng nhẫn nhục và tôn trọng của mình. Còn những điều cần học hỏi thêm là ở phía mẹ. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình, mẹ ạ!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sớm Mai Vườn Nhà
Lê Trị
22:47 06/03/2012
SỚM MAI VƯỜN NHÀ
Ảnh của Lê Trị
Buổi sáng trên cành dương
Tiếng chim trời lảnh lót
Những khúc ca dịu ngọt
Ríu rít vui lạ thường..
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Buổi sáng trên cành dương
Tiếng chim trời lảnh lót
Những khúc ca dịu ngọt
Ríu rít vui lạ thường..
(Trích thơ của Nguyên Đỗ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền