Ngày 10-03-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay: Bài 19
VietCatholic Network
02:04 10/03/2012
Lời cầu nguyện của ông Azariah và những câu chuyện trong sách của tiên tri Daniel được đặt trong bối cảnh của thành Babylon vào thế kỷ thứ 6 trước Chúa giáng sinh. Lúc đó, Giêrusalem đã bị xâm chiếm và dân chúng bị đi đày. Trong nền văn hóa ngoại bang, nhiều người Do Thái có nguy cơ bị mất đức tin. Những kẻ chiếm đóng buộc họ phải thờ phượng những thần ngoại bang và từ bỏ Giavê Thiên Chúa. Tuy nhiên, như trong sách Daniel đã ghi lại, Thiên Chúa đã dùng chính những thời buổi khó khăn như thế để tiếp cận với dân đang khốn cùng và tỏ lộ tấm lòng Ngài cho họ.

Theo trình thuật của Thánh Kinh, Azariah và các bạn đã chống lại áp lực của ngoại bang ngay cả dưới sự đe dọa của cái chết. Khi họ hướng về Giavê, họ nhận được sự khôn ngoan thánh thiện và sự chở che. "Thánh thần Chúa ngự xuống lò lửa để ở bên cạnh Azariah và các bạn ông" (Daniel 3:26). Và những hệ quả của lòng trung tín vượt xa phép lạ che chở này: các lãnh tụ của dân ngoại cũng nhìn nhận Giavê như là một Thiên Chúa duy nhất.

Xuyên suốt trong lịch sử Cựu Ước, bất cứ khi nào dân Do Thái gặp cảnh gian nan, họ đều hướng về Thiên Chúa để mong cầu ơn giải thoát. Chính trong những khi tuyệt vọng họ mới thấy vinh quang và lòng từ ái của Thiên Chúa tỏ tường hơn và nhận hồng ân của Ngài tự do hơn.

Không phải điều này cũng đúng với chúng ta sao? Trong đời sống thường ngày, chúng ta vẫn thi hành những bổn phận của chúng ta, chúng ta cũng năng đến nhà thờ, nhưng không thực sự gặp gỡ Chúa. Khi biến cố 11/09 xảy ra, trong lúc đen tối nhất, tuyệt vọng và hoang mang nhất, nhiều người Hoa Kỳ mới nhận rõ được vinh quang Chúa và khẩn cầu lòng thương xót và ơn chữa lành của Ngài. Chính trong lúc bi đát ấy, nhiều chướng ngại đến từ cuộc sống bận rộn hàng ngày đã được gỡ bỏ để họ nhận được cách tự do hơn những hồng ân của Chúa.

Chúng ta hãy tìm kiếm Chúa lúc thịnh vượng cũng như lúc gian nan. Ðôi khi những cách thế của thế gian xen vào làm yếu đi đức tin chúng ta và làm méo mó đi ý nghĩa thực sự của việc gặp gỡ Chúa. Không phải đợi đến lúc khốn cùng chúng ta mới có cơ hội để sửa sai viễn kiến của chúng ta và tìm kiếm quan hệ sâu xa hơn với Thiên Chúa. Mọi ngày trong đời ta, Chúa đều đổ đầy với những cơ hội tương tự. Xin đừng đợi đến kỳ thử thách truân chuyên nhưng hãy hướng về Ðức Giêsu mọi ngày. Ngài đang chờ ta với đôi tay dang rộng để đổ đầy những ngày đời ta với những điều thiện hảo.

"Lạy Ðức Giêsu, xin sai Thánh Thần Chúa đến thắp sáng tâm hồn con để con biết hướng về Chúa trong mọi ngày đời con".
Quý vị có thể xem tất cả các videos Mùa Chay tại địa chỉ http://vimeo.com/vietcatholic/videos
 
Suy nghĩ về sự thinh lặng của thánh Giuse
+GM. GB Bùi Tuần
10:04 10/03/2012
1. Đọc Phúc Âm để tìm hiểu thánh Giuse, tôi thấy một bầu khí thinh lặng âm thầm bao phủ Ngài. Có một chọn lựa khiêm nhường trong bầu khí đó. Khiêm nhường ấy đầy khó nghèo và khôn ngoan.

Sự thinh lặng của thánh Giuse là trường dạy tôi về tu đức, mục vụ và truyền giáo. Tôi gọi đây là sự thinh lặng thánh.

Bởi vì không phải thinh lặng nào cũng tốt cả. Có nhiều thứ thinh lặng tiêu cực. Như thinh lặng vì kiêu căng. Thinh lặng vì lập dị. Thinh lặng vì dốt nát. Thinh lặng vì sợ sệt. Thinh lặng vì bất cần. Thinh lặng vì dửng dưng. Thinh lặng vì hờn giận. Thinh lặng vì ích kỷ v.v...

Trái lại, sự thinh lặng của thánh Giuse là một hoạt động thường xuyên tích cực.

2. Trước hết sự thinh lặng của thánh Giuse tích cực ở chỗ Ngài luôn vâng phục đức tin.

Ngài tin con trẻ mà thiên thần báo mộng sẽ sinh ra bởi Đức Maria, đúng thực là “Đấng Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23). Cho dù gặp muôn vàn thử thách, Ngài vẫn vững tin: Đấng Thiên Chúa ở cùng chúng ta đó chính là Con Thiên Chúa giáng trần. Con trẻ đó chính là Đấng cứu thế.

Ngài tin Thiên Chúa thương yêu Ngài một cách hết sức đặc biệt. Ngài biết tình thương đặc biệt Chúa dành cho Ngài là hoàn toàn nhưng không, chứ không phải do công phúc nào của Ngài.

Ngài tin vào sứ vụ Chúa trao phó cho Ngài là vô cùng lớn lao. Sứ vụ đó là bảo vệ Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Ngài biết Chúa Giêsu sẽ làm chuyện lớn, nhưng bề ngoài chưa thấy có gì là lớn. Thực nhiệm mầu. Ngài chỉ biết tin. Ngài chưa hiểu hết. Nhưng không thắc mắc. Một sự kín đáo trong niềm tin đầy khiêm tốn, với nhận thức sâu sắc về tình trạng khó nghèo, bất xứng của mình, đó là một sự thinh lặng đáng kính phục.

Bảo vệ Đức Mẹ và Chúa Giêsu trong hoàn cảnh thời đó nơi đó đầy khó khăn là một trách nhiệm rất nặng nề, đòi nhiều khôn ngoan sáng suốt và đức tin vững vàng. Ngài đã tin vững vàng và khôn ngoan sáng suốt trong thinh lặng. Thinh lặng đó không phải vì sợ. Nhưng vì vâng phục đức tin.

Tin Mừng là một mầu nhiệm “vốn được giữ kín từ ngàn xưa” (Rm 16,25) sẽ được biểu lộ, sẽ được thông báo cách nào, lúc nào, bởi ai, cho ai, thì phải tuỳ ở Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí mà thôi. Chúa muốn như vậy (Rm 16,27). Thánh Giuse cũng tin như vậy.

Tôi thiết nghĩ thánh Giuse đã vâng phục đức tin. Vì thế mà Ngài khiêm tốn thinh lặng, Ngài tin rằng: Sứ mạng Chúa trao cho Ngài không phải là loan báo, mà là bảo vệ và giữ kín.

3. Ngoài ra, sự thinh lặng của thánh Giuse là rất tích cực ở chỗ Ngài được âm thầm đào tạo để có một sự tự do mới.

Đọc Sách Thánh và chuyện các thánh, tôi thấy Thiên Chúa có một lối đào tạo độc đáo đối với các người của Ngài. Khi Thiên Chúa tính chuyện trao cho ai một sứ mệnh khó khăn, Ngài thường đưa họ vào sa mạc. Hoặc sa mạc địa lý là nơi vốn thanh vắng. Hoặc sa mạc tâm hồn là nơi phải thinh lặng.

• Ông Môisen vào sa mạc Madian.
• Thánh Gioan tiền hô vào sa mạc Giuđê.
• Thánh Phaolô vào sa mạc Syria.
• Thánh Benedictô lên núi Subiacô.
• Thánh Phanxicô khó khăn vào hang Assisi.
• Chính Chúa Giêsu vào sa mạc 40 đêm ngày.

Đối với thánh Giuse, sa mạc là tâm hồn thinh lặng của Ngài. Trong sự thinh lặng của sa mạc tâm hồn, Chúa đào tạo cho Ngài có một sự tự do mới. Đó là một sự tự do biết chọn Chúa là tất cả, chọn ý Chúa là trên hết. Một sự tự do sẵn sàng dứt bỏ ý riêng, để mau lẹ thực thi ý Chúa.

Đọc Phúc Âm, tôi gặp thấy một cách nói hay được dùng, khi thuật lại việc phục vụ của thánh Giuse, để vâng phục ý Chúa. Cách nói đó là sẵn sàng và mau lẹ.

Ngài sẵn sàng đón Maria về nhà mình (Mt 1,24). Ngài mau lẹ đang đêm, đưa Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập (Mt 2,14). Ngài liền vội vã chỗi dậy đem Hài Nhi và Mẹ Ngài về đất Israel (Mt 2,21).

Những thái độ đó, được sự thinh lặng đào tạo, chứng tỏ thánh Giuse có một tâm hồn rất tự do. Không phải tự do đối với của cải và ý riêng, mà là tự do cho Chúa và cho những việc Chúa muốn.

Tôi có cảm tưởng là Chúa đôi khi cũng muốn bản thân tôi và những người thuộc về Ngài, phải bắt chước thánh Giuse xưa, có lúc phải vào sa mạc mà tế lễ Chúa. Tế lễ trong sa mạc là tế lễ trong tình trạng rất thiếu thốn: Không có nhà thờ, bàn thờ, đồ thờ. Không có những trang trọng vật chất. Không có cả những nhân đức cần có. Chỉ còn tập trung vào một mình Chúa đầy tình yêu thương xót. Chỉ còn chính bản thân mình là của lễ mà thôi. Thiếu tất cả, nhưng được tất cả. Chỉ còn thinh lặng tôn thờ và vâng phục với lửa thiêng của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn mình như tia hy vọng. Sẽ rất nghèo, nhưng cũng rất vui mừng. Vì thấy mình được thông công vào việc Chúa cứu độ.

4. Sau cùng tôi thấy sự thinh lặng của thánh Giuse là rất tích cực trong sự Ngài âm thầm tu thân giữa đời.

Tu thân nơi thánh Giuse là hằng ngày vun tưới chăm sóc những hạt giống tình yêu Chúa đã gieo trong lòng mình.

Tu thân nơi thánh Giuse là hằng ngày tập luyện, để biết tự do chọn điều lành và tự do bỏ điều xấu.

Tu thân nơi thánh Giuse là tự nguyện sống khó nghèo, giữa những người nghèo khó, để chia sẻ thân phận lầm than vất vả với những người khổ đau.

Tu thân nơi thánh Giuse là thinh lặng phấn đấu thường xuyên với chính mình, để luôn luôn thuộc về Chúa, và cũng để biết sống tế nhị với mọi người xung quanh.

Tu thân nơi thánh Giuse là luôn kết hợp với Chúa, để biết rõ mình. Mình chẳng là gì, chẳng thể làm gì có sức cứu độ, nếu không có sự hỗ trợ của Chúa. Do đó, mình phải chết đi cho chính mình, để quyền năng Chúa ngự trị hoàn toàn trong khắp con người của mình.

5. Những điều suy nghĩ trên đây không có nghĩa là thinh lặng luôn luôn có giá trị hơn nói. Tôi thiết nghĩ chọn thinh lặng hay chọn nói là một chọn lựa tuỳ ơn gọi. Các ơn gọi và các ơn thánh rất khác nhau. Con đường tốt hơn ta nên chọn là con đường mà sứ vụ Chúa trao cho ta, con đường mà ta cho rằng có thể thực hiện tốt nhất việc mến Chúa yêu người trong những hoàn cảnh cụ thể, đúng với yêu cầu của thời điểm. Chọn lựa của ta phải thực sự khiêm tốn, hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa.

6. Riêng tôi, trong tình hình hiện nay, tôi xin thánh Giuse cho tôi và mọi người chúng ta

• biết thinh lặng hơn để nghe ý Chúa và suy niệm Lời Chúa,
• biết thinh lặng hơn để dâng mình làm của lễ,
• biết thinh lặng hơn để biết cộng tác vào chương trình cứu độ,
• biết thinh lặng hơn để khám phá ra những kỳ diệu Chúa Thánh Thần đang làm trong các linh hồn,
• biết thinh lặng hơn để đón nhận những bất ngờ Chúa gởi đến với đức tin sáng suốt.

Hình như nhiều linh hồn đang được ơn ấy. Họ là những người đơn sơ tỉnh thức và thinh lặng như thánh Giuse. Họ đang thinh lặng gieo rắc hạt giống Tin Mừng giữa xã hội Việt Nam hôm nay.
 
Những lời cầu nguyện thấm đậm khổ đau
+GM. GB Bùi Tuần
10:06 10/03/2012
NHỮNG LỜI CẦU NGUYỆN THẤM ĐẶM KHỔ ĐAU

1. Hiện nay, thời sự thế giới về tôn giáo có nhiều bùng nổ. Riêng về công giáo toàn cầu tình hình cũng sôi động.

Tin tức về Đức Thánh Cha Beneđictô XVI đang gây những tiếng vang. Có những rò rỉ chấn động Toà Thánh. Có những tin đồn về âm mưu sát hại Đức Thánh Cha. Có những phê phán gay gắt nhắm vào những người thân cận của Ngài. Với tuổi già, Ngài không khỏi đau khổ, do tinh thần trách nhiệm và lòng mến yêu Hội Thánh Chúa.

Tôi chia sẻ những đau đớn của Đức Thánh Cha. Tôi thấy tình hình phức tạp đang xảy ra cho Đức Thánh Cha cũng đang xảy ra một cách nào đó cho nhiều Đấng kế vị các thánh tông đồ tại Việt Nam hôm nay.

Với tâm tình hiệp thông sâu sắc, tôi cầu nguyện rất nhiều. Cầu nguyện của tôi càng ngày càng mang theo những khổ đau hồn xác. Cầu nguyện như thế có đẹp ý Chúa không? Tôi hỏi Chúa. Và Chúa trả lời tôi bằng cách đưa lòng trí tôi nhớ lại những lời cầu nguyện thấm đặm khổ đau rải rác trong Phúc Âm.

2. Trước hết là những lời cầu đầy khổ đau của Chúa Giêsu.

Tác giả thư gởi Do Thái viết: “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giêsu đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin Đấng có quyền cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục. Và khi bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho những ai tùng phục Người” (Dt 5,7-9).

Đoạn thánh thư trên đây cho phép tôi nghĩ rằng: Sở dĩ Chúa Giêsu đã “kêu van khóc lóc”, là vì Người “phải trải qua nhiều đau khổ”, do thân phận của con người, như mỏi mệt, đói khát, chán nản. Thêm vào đó là sự yếu đuối muốn trốn tránh thánh ý Chúa Cha. Như chính Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ trong vườn Cây Dầu: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện, để khỏi sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái. Nhưng xác thịt thì yếu đuối” (Mt 26,41).

3. Trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu đã cầu nguyện với nỗi sầu buồn lo âu, đau đớn. “Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất” (Lc 22,44).

Cũng trong vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu đã cầu nguyện với nỗi đau đớn băn khoăn ray rứt: “Cha ơi, nếu có thể, xin cho con khỏi chén đắng này. Tuy nhiên, xin đừng theo ý con, một xin theo ý Cha mà thôi” (Lc 22,42).

Trên thánh giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện với nỗi đau khổ cô đơn cực độ. “Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma-xa-bác-tha-ni! Nghĩa là: Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Cha nỡ bỏ con” (Mc 15,34).

4. Như thế, cầu nguyện của Chúa Giêsu đã mang nặng nhiều đau đớn. Những đau đớn ấy làm chứng rằng: Người chia sẻ những đau đớn của tôi, và của chúng ta. Như thánh Phaolô viết: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta. Vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện, cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội” (Dt 4,15).

Chúa Giêsu khi chịu mọi thứ đau khổ, đã dâng những đau khổ đó lên Chúa Cha, để đền tội cho tôi và cho nhân loại. Chúa Cha đã nhận lời Người. Một điều rất đạo đức mà Chúa Cha đã nhận lời Người, và là điều đẹp ý Chúa Cha nhất, chính là: “Xin đừng theo ý con, nhưng xin theo ý Cha mọi đàng” (Lc 22,42).

Tuy bị chìm trong biển khổ, Đức Giêsu chỉ xin được vâng theo ý Chúa Cha. Đó là một lời cầu đầy khiêm tốn, đầy phó thác, nhất là tuyệt đối hiếu thảo đối với Chúa Cha.

5. Tới đây, tôi thấy cầu nguyện với những nỗi đau buồn là thứ cầu nguyện có giá trị. Chính Chúa Giêsu đã làm chứng điều đó.

Khi suy gẫm những lời cầu mang nặng khổ đau trên đây của Chúa Giêsu, tôi nghe Chúa hỏi tôi hai điều:

1/ Chúa đã cầu nguyện và đau khổ, để đền tội cho con và cho nhân loại. Còn con, đối với tội lỗi, con có ghê tởm, có sám hối, và có phấn đấu chống lại tội lỗi không?

2/ Chúa đã cầu nguyện và đau khổ, để chia sẻ những nỗi bất hạnh của con người. Còn con, đối với những gì đang gây nên thảm cảnh cho nhiều người, như nạn đói, bệnh tật, nghèo túng, độc ác, chiến tranh, bạo lực, hận thù, v.v..., con đã khổ đau thế nào? Con có mang chúng vào lòng, để kéo từ sự ác ra sự thiện, nhờ cầu nguyện và hy sinh không?

6. Bây giờ, nhìn sang Đức Mẹ Maria, tôi thấy Đức Mẹ cũng muốn nói với tôi về cuộc đời của Đức Mẹ: Một cuộc đời cầu nguyện và hy sinh.

Phúc Âm thánh Luca ghi lại lời tiên tri Siméon đã nói với Đức Mẹ, dịp Đức Mẹ dâng Hài nhi Giêsu cho Thiên Chúa trong đền thờ: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel phải vấp ngã hay được chỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. Còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thấu trên hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra” (Lc 2,34-35).

Tôi rùng rợn trước lời tiên tri nói: “Chúa Giêsu là một dấu hiệu bị người đời chống báng”. Lý do là vì sự độc ác của con người.

Tôi run sợ trước lời tiên tri nói: “Chúa Giêsu sẽ là duyên cớ để nhiều người phải vấp ngã”. Lý do là vì sự cứng lòng của con người.

Tôi có cảm tưởng là Đức Mẹ còn đau khổ vì những lời đó hơn tôi nhiều. Đau khổ của Mẹ được tiên tri ví như một lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn. Đức Mẹ đã cầu nguyện trong đau khổ sâu xa.

Những cầu nguyện và đau khổ ấy chính là cái giá phải trả, để Mẹ trở thành người cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa.

7. Đức Mẹ sầu bi cho tôi thấy hiện nay Chúa Giêsu và Hội Thánh của Người cũng đang là cớ vấp phạm cho nhiều người, luôn bị một số người chống báng.

Tình hình như thế có thể đang trở nên tồi tệ ở một số nơi trên thế giới. Nếu chúng ta không thể cản được những biến chuyển tồi tệ đang tiếp tục phát triển, thì chúng ta phải phấn đấu rút ra được cái tốt từ những cái xấu. Phấn đấu, mà Chúa Giêsu và Đức Mẹ dạy chúng ta, là hãy cầu nguyện và hy sinh.

Với tất cả sự khiêm tốn, tôi nhìn vào Hội Thánh Việt Nam hôm nay, tôi phải tạ ơn Chúa, vì nhiều người môn đệ Chúa đang cầu nguyện và hy sinh. Họ có thể nói như thánh Phaolô xưa: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, thì tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích của thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24).
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thư Mùa Chay từ TGM Rennes, Pháp quốc
Lm. Vũ Tiến Tặng
08:14 10/03/2012
Thư Mùa Chay của đức cha d’Ornellas, Tổng giám mục Rennes, Pháp quốc

Mùa Chay là thời gian 40 ngày được tặng cho các Kitô hữu để tái khám phá sự tự do đích thực, tự do của những người con Thiên Chúa quyết không làm nô lệ dưới bất kỳ cách thức nào, haydưới bất cứ một ý kiến nào hết.

Tự do xây dựng bằng những thái độ chân thực

Chọn lựa cho mình chiều kích nội tâm đồng thời trút bỏ những sự hời hợt của chúng ta.

Hãy nghỉ ngơi bằng cáchngừng chạy theo sự tàn phá của trầm cảm.

Dám thiết lập mối quan hệ thực sự giữa con người với nhau mà không để cho các loại màn hình ám ảnh, đôikhi rất có tác hại.

Hãy dùng thời gian đểnuôi dưỡng mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa bằng cách đặt những câu hỏinghiêm túc về sự hiện diện của Ngài.

Hãy mở sách Kinh Thánh để hít khí oxy của niềm hy vọng rất sâu sắc và trong sáng, hòng ngăn ngừa sự nghẹt thở hay thứ khẩu hiệu làm mù quáng.

Vượt lên trên hết mọi sự,các Kitô hữu được mời gọi đi trên con đường trổi vượt trên tất cả các con đườngkhác, đó là « yêu thương trong hành động và sự thật ». Tất cả là ởđó. Không có thứ tình yêu này, người tín hữu chỉ là tiếng thanh la kêu inh ỏi. Ước chi các Kitô hữu tranh đua thực thi đức bác ái, cách đặc biệt đối với những người túng thiếu nhất. Nhưng cũng tại chính gia đình, ở đâu có những chia rẽ tới mức mấp mé, ở đó tình yêu kiên nhẫn hoà giải là có thể.

Cầu nguyện, ăn chay và chia sẻ

Thấy lại được sức mạnhvà niềm vui yêu mến thực sự, với tất cả tự do. Mùa Chay là như thế. Làm thế nàođể có thể thực hiện được ? Bằng cách tìm đến uống nơi mạch suối : « ThiênChúa là Tình Yêu ». Bằng cầu nguyện và suy gẫm, bởi vì thinh lặng là rất cần thiết. Bằng việc chay tịnh và sự điều độ trong ăn uống và giải trí để có một đờisống tự do có chiều sâu nhất. Bằng việc bố thì, vì niềm vui có được khi cho đihơn là nhận lãnh. Cầu nguyện, ăn chay và chia sẻ là ba con đường, kín đáo nhưng triệt để, giúp gột rửa tinh thần và cọ sạch tâm hồn, ngõ hầu nảy sinh sự tự do đểyêu mến theo như ý Thiên Chúa.

Bác ái không gây ồn ào.Nó đẩy lùi hận thù. Nó gợi sự chú ý đối với những ai đang đau khổ. Nó khước từ làm tổn thương phẩm giá nhân loại. Nó mang lại sự phân định. Đâu ai chối rằng ngày hôm nay chúng ta lại không cần đến bác ái ? Chỉ có tình yêu mới xứng đáng đối với đức tin. Quả thật, tình yêu mang lấy thế giới. Đấng chịu đóng đinh đã hé mở điều đó một lần cho tất cả. Điều khẩn thiết và đẹp đẽ là sống Mùa ChayThánh.
 
Đất nước Phù Tang - Nhật Bản
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
08:16 10/03/2012
ĐẤT NƯỚC PHÙ TANG

Trên những chuyến bay Cathay Pacific CX178 từ Melbourne Hongkong và rồi CX 504 từ HongKong tới phi trường Narita, Tokyo Nhật Bản, là những chuyến bay dài hơn tâm trí tôi tưởng...

Cảm tưởng đầu tiên khi bước vào phi trường Narita: nếp nang và sạch sẽ hình như không thấy chỗ nào có rác rưới hay bụi bặm cả! Từ phi trường về Tokyo xa cả hai tiếng lái xe trên những tuyến đường cao tốc. Hai bên là những thành phố miên man với các cao ốc và chung cư làm tôi thầm thán phục một đất nước phát triển!

Tôi tò mò muốn tìm hiểu một vài nét về đất nước này, một đất nước đã trở thành “Con Rồng, biểu tượng của Á Châu”, một đất nước mà chiến tranh với hai trái bom nguyên tử đầu tiên của thế chiến thứ hai đã trút xuống hai thành phố lớn Hiroshima và Nagasaki tưởng chừng nhậm chìm đất nước này tưởng không thể gượng lại được thế mà người Nhật với chí khí kiên cường không những khôi phục và còn đưa đất nước này tới sự phát triển văn minh ngang hàng với các đại cường thế giới ngày nay.

Đọc lại sử của Nhật Bản, chúng ta được biết nhiều sắc dân tiến về Nhật như từ Siberia, Đại Hàn, Đài Loan và Trung Hoa và được hoàng đế Jimmu dựng quốc vào khoảng thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên và chữ viết cũng như đạo Phật được du nhập vào Nhật qua người Đại hàn. Nhưng vị vua chỉ trị vì tại thủ đô còn lại các vùng xa xôi hẻo lánh nằm trong tay những lãnh chúa hay các thủ lãnh các môn phái võ thuật...



Thế rồi nước Nhật sớm hình thành các thể chế vua chúa và cuối cùng là cuộc cách mạng Thiên Trị Minh Hoàng đưa ánh sáng Châu Âu vào canh tân nước Nhật nâng nước Nhật lên hàng cường quốc và rồi bị cuốn hút vào hai cuộc thế chiến với trận chiến tại bờ vịnh Kim Ngọc (Pearl Harbor) vào năm 1941 đã vùi dập quân đội Đồng Minh cách thảm bại! Nhưng cũng chính vì cái chiến thắng đó mà Mỹ đã quyết bỏ hai trái bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima và Nagashaki đưa nước Nhật tới việc đầu hàng vô diều kiện! Cho tới 15/8/1945 nền độc lập mới được phụ hồi nhưng các căn cứ quân sự của Mỹ vẫn còn đồn trú tại lãnh hải Nhật Bản cho tới ngày nay...

Ngày đầu tiên tại đất nước Phù Tang này tôi được dẫn đi tham quan thủ đô Tokyo bằng xe điện. Người đông nghẹt đặc biệt vào giờ cao điểm sáng chiều, người ta hối hả bước đi nhưng không hề chen lấn và không ồn ào cười nói lớn tiếng... Thủ đô Tokyo thật sạch sẽ miên man trảo rộng với cao ốc và người xe tấp nập! Ngày hôm sau tôi đi Osaka thành phố lớn thứ hai của Nhật Bản. Đặc biệt trên chuyến tầu tốc hành mà vận tốc trên 250 cây số giờ... Tôi phải thán phục những người phục vụ trên xe” nhân viên kiểm soát vé, người bán hàng trước vào một toa hay sang toa khác, họ đều cúi chào hành khách tương tự như những võ sinh cúi chào võ sư hay phòng luyện võ vậy!

Tôi có dịp đi trên nhiều chuyến xe lửa khi tới Osaka, đi qua các đường hầm để đổi xe, đi bộ trên các vỉa hè thánh phố Tokyo, Yuoto, Chofu, Nara hay Osaka... đặc biệt trên những con đường nhỏ. Không một nơi nào tôi thấy có những hình vẽ hay viết chữ nguệch ngoạc dơ bẩn như thấy hầu hết tại các quốc gia mà tôi đã có dịp thăm viếng! Tiếng Anh gọi chung là “graffiti”. Khi còn ở Don Bosco Youth Centre Brunswick tôi đã ngạc nhiên là tường chung quanh khu vực Don Bosco Youth Centre bị vẽ vệch lung tung ngoại trừ tường của Trung Tâm Don Bosco! Tôi tự nghĩ các em tôn còn trọng trung tâm vì đây chính là nhà của chúng... Nhưng gần đây tôi thấy cũng bị vẽ lung tung cả, dù các cha thày tại đây đã cố gắng nhiều lần sơn đi xóa lại... nhưng cuối cùng cũng bị chào thua!

Một điểm son nữa là người Nhật không ồn ào cười nói hô hố ầm ĩ, ngay cả điện thoại di động, những chỗ công cộng, người ta để rung chứ không để reng nên dù thấy hầu hết ai cũng xử dụng điện thoại nhưng không nghe thấy một tiếng chuông reng nào cả!

Nhà ở của người Nhật thì sạch sẽ vô cùng. Khi tới cộng thể dòng của tôi tại Osaka, cha phó bề trên ra chào đón chúng tôi, mời vào để đưa chúng tôi lên phòng ngủ. Tôi thấy để mấy đôi giép ở bậc thềm, biết là vào nhà phải đi giép, nhưng không phải giép của mình, nên đành để giầy bước lên, thì cha đó cản lại và vẫy tay ra dấu “không được! Phải bỏ giầy ra đi giép mà vào... Các phòng ngủ giường, khăn trải và phòng tắm nhà vệ sinh đều sạch và bóng nhoáng! Ngày hôm sau chúng tôi có dịp thăm một trường trung học có hơn một ngày học sinh của dòng và một lần nữa khi bước vào khu vực các phòng ốc là phải bỏ giầy ở ngoài và xỏ đôi giép đi trong nhà vào... Dù ngôi trường rộng thênh thang 6 tầng lầu mà chỗ nào cũng tươm tất ngăn nắp, đặc biệt sạch sẽ!

Ở Yuoto thành phố của chùa chiền cổ xưa, chúng tôi có dịp thăm viếng những ngôi chùa nổi tiếng thuộc vào gia sản quốc gia được bảo trì và tôn trọng tuyệt đối. Vườn tược được cắt tỉa thật mỹ quan. Những ngôi chùa xây chênh vênh sườn núi với cả rừng hoa Anh Đào, nên nếu vào những ngày hoa nở thì sẽ tuyệt đẹp. Ngôi chùa Kiyomizu với các đại lộ vào chùa là những của tiệm buôn bán kỷ vật và ăn uống san sát nhau chạy dài cả cây số... Rôi chùa vàng với cảnh trí vườn tược thật đẹp hòa hợp núi đồi cây cỏ và suối hồ thơ mộng! Chúng tôi cũng được ghé thăm bức tượng Phật vĩ đại tại Nara, thủ đô của Nhật Hoàng thời xưa với cảnh trí hoang dã với nhiều hưu nai chung sống cùng người rất thân tình, đúng với ý nguyện của vua và hoàng hậu, những vị vua tước có một lòng mộ mến Đức Phật và sống giáo lý của Ngài!

Khen thì nhiều, nhưng có điều chắc những ai sống ở Âu, Mỹ Úc thì sẽ lấy làm khó chịu về cách ăn uống của người Nhật. Họ ăn súp húp xùm xụp thành tiếng lớn... Đối với họ đó là tục lệ bình thường, nhưng với những người ngoài nước Nhật và một số quốc gia Á châu khác thì chắc hẳn họ sẽ rất lấy làm khó chịu và cho là bất lịch sự!

Không biết dân Nhật có bao nhiêu người theo và thực hành tôn giáo? Nhưng một điều chắc chắn là tôn giáo và đời sống tâm linh ảnh hưởng trên toàn dân chúng Nhật rất nhiều: Họ có một lòng kính trọng tuyệt vời dành cho trời cao và con người... lòng tôn kính đó dậy họ sống thật tuyệt vời với Đấng Thần Linh Thượng Đế và tôn mến với anh chị em đồng loại... Đáng phục thay và đáng bắt chước thay!
 
ĐGH Piô XII hỗ trợ cho việc thiết lập quê hương Do Thái tại Palestine
Bùi Hữu Thư
18:06 10/03/2012
Hội Pave the Way tiếp tục khám phá những bằng chứng là Đức Giáo Hoàng Piô XII không phải là một ‘giáo hoàng của Hitler’

NEW YORK, ngày 8 tháng 3, 2012 (Zenit.org).- Một tổ chức nghiên cứu lịch sử về mối liên hệ của Đức Giáo Hoàng Piô XII với người Do Thái đã nói rằng một loạt các tài liệu mới khám phá gần đây cho thấy có một khuôn khổ hoạt động của tổng giám mục Eugenio Pacelli (giáo hoàng tương lai) đã đưa đến việc thành lập một quốc gia Do Thái mới.

Hội Pave the Way có căn cứ tại Nữu Ước giải thích là năm 1917, tổng giám mục Eugenio Pacelli đã tiếp xúc với Nahum Sokolow, chủ tịch tổ chức World Zionist và thu xếp để ông Sokolow gặp Đức Giáo Hoàng để thảo luận về một quốc gia Do Thái. Trong môt phúc trình thống thiết, Sokolow đã viết về buổi triều kiến ngày 12 tháng 5, 1917:

“Trước hết tôi được Đức Cha Eugenio Pacelli, Thư Ký Thượng Ngoại Vụ, và sau đó đã có một vài ngày họp lâu dài với Đức Hồng Y Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Gasparri. Cả hai buổi họp đều hết sức thân hữu và tích cực. Tôi không có khuynh hướng nghi ngờ hay phóng đại và vẫn không có thể tránh được việc nhấn mạnh rằng điều này bầy tỏ được một tình ưu ái rất đặc biệt: đã nhanh chóng dành cho một người Do Thái và đại diện của Chủ Nghĩa Phục Quốc Do Thái (Zionism) một buổi triều kiến riêng tư trong một khoảng thời gian lâu dài và thân mật, cũng như đã xẩy ra với một sự thông cảm, đối với người Do Thái nói chung và Zionism nói riêng; việc này chứng tỏ chúng ta không cần lo ngại là bất cứ trở ngại nào về bên phía Vatican cũng không thể vượt thắng. Đức Giáo Hoàng hỏi tôi, “Pacelli nói với tôi về sứ mệnh của ông: ông có thể nói cho tôi biết thêm chi tiết không?'" (Hồ Sơ A 18/25 trong Văn Khố Chính Yad Vashem)

Một tuyên ngôn của Hội Pave the Way cũng ghi nhận thêm: Ngày 15 tháng 11, 1917, Đức Khâm Sứ Pacelli đã hành động vì có một yêu cầu khẩn cấp của cộng đồng Do Thái tại Thụy Sĩ xin ngài can thiệp vì họ sợ sẽ có một sự tàn sát người Do Thái tại Palétin bởi người Ottoman. Đức Pacelli đã yêu cầu chính phủ Đức, là đồng minh của người Thổ Ottoman, che chở cho người Do Thái tại Palétin. Đức Pacelli đã thành công trong việc đạt được hứa hẹn của chính phủ Đức là bảo vệ cho người Do Thái dù có phải dùng võ lực.”

Đức Pacelli lại gặp gỡ ông Sokolow lần nữa ngày 15 tháng 2, 1925, và sắp xếp một buổi họp khác với Đức Hồng Y Pietro Gasparri về vấn đề một quê hương Do Thái tại Palétin. Năm 1926, Đức Pacelli yêu cầu tất cả mọi người Công Giáo tham gia vào phong trào bênh vực người Do Thái tại Đức cùng với những thành viên nổi danh như Albert Einstein, Thomas Mann, Konrad Adenauer, và Fr. Ludwig Kaas.

Hội Pave the Way biết được có một tài liệu rất thích thú, chưa được phổ biến, có thể trình bầy thái độ của Đức Piô XII về một quê hương Do Thái. Năm 1944, Đức Piô XII chống lại cảm nghĩ của Bộ Trưởng Ngoại Giao của ngài, khi ngài đáp lại bài viết của Đức Ông Domenico Tardini lưu ý và chống lại việc giúp người Do Thái thiết lập một quê hương. Đức Piô XII viết tay như sau: "Người Do Thái cần có một mảnh đất riêng của họ." Tài liệu này nằm trong khu vực khóa kín của Thư Viện Vatican và sẽ không được phổ biến trước khi tất cá các văn khố được hoàn toàn khai mở.

Hội này giải thích là các khảo cứu gia cũng đã khám phá bài diễn văn năm 1946 Đức Piô XII đọc cho một phái đoàn Ả Rập đến Rôma để yêu cầu Giáo Hoàng không ủng hộ cho việc thiết lập một nước Do Thái tại Palétin. Đức Piô XII chấm dứt cuộc tiếp xúc và khiến cho phái đoàn Ả Rập rất bất mãn khi ngài nói rõ ràng như sau: "Như chúng tôi cũng đã lên án rất nhiều lần trong quá khứ, sự đàn áp mà nhóm chống Do Thái đã đối xử với dân tộc này."

Theo nghiên cứu của Hội Raoul Wallenberg, chính Đức Piô XII đã "dọn đường" cho các thành viên thuộc các quốc gia Công Giáo của Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thuận cho việc phân chia Palétin vào tháng 11 năm 1947. Chúng tôi đã khám phá các bài báo về việc Vatican khuyến khích Tây Ban Nha công nhận quốc gia Do Thái năm 1955.

Elliot Hershberg, Giám đốc của Hội Pave the Way nói, "các nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy Đức Piô XII có mối tương quan tích cực với người Do Thái ngay trong thời thơ ấu của ngài với một người bạn thân hồi nhỏ là một người Do Thái Chính Thống giáo, tên là Guido Mendes. Đức Pacelli đã chia xẻ những bữa ăn ngày Sa Bát, ngài đã học để đọc được tiếng Hebrew và mượn các cuốn sách của các học giả ráp-bi nổi tiếng. Các tài liệu chúng tôi đã khám phá cho thấy Đức Pacelli đã can thiệp nhiều lần để cứu mạng người Do Thái và bảo vệ các truyền thống Do Thái. Chứng cớ này phủ nhận sự lên án là Đức Pacelli không bênh vực người Do Thái chút nào, điều này đã được một vài sử gia tuyên bố như vậy.”

Gary Krupp, chủ tịch của Hội Pave the Way nói, "Mục tiêu của Hội Pave the Way là dùng các mối tương quan quốc tế để nhận định và phổ biến tất cả mọi tài liệu chúng tôi có thể khám phá và đưa lên mạng lưới toàn cầu và khiến cho các thông tin này sẵn có cho các học giả hoàn vũ, dù cho bản văn tích cực hay tiêu cực. Cho đến nay chúng tôi đã bỏ lên mạng trên 46.000 trang các tài liệu nghiên cứu, cùng với các lời khai đã thu hình của nhưng nhân chứng được phỏng vấn. Theo sứ mệnh của chúng tôi, chúng tôi đang cố gắng giải trừ chướng ngại giữa người Do Thái và Công Giáo từ lâu đời tới 47 năm.”
 
Hồng Y Angelo Bagnasco tiếp tục giữ chức Chủ Tịch HĐGM Ý
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
10:24 10/03/2012
ROMA, (zenit.org) - Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, HồngY Angelo Bagnasco, đã được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI tái bổ nhiệm vào chức vụ này cho một nhiệm kỳ mới có thời hạn 5 năm (2012-2017), tin từ Tòa Thánh cho hay.

Trong thực tế, HĐGM Ý, bao gồm cả Giám Mục Roma, là HĐGM duy nhất do Đức Thánh Cha bổ nhiệm chức vụ Chủ Tịch.

Trước tin về việc kéo dài thêm nhiệm kỳ mới, Đức HồngY Bagnasco, Tổng Giám Mục Gênes, đã ghi trong hành trình của Giáo Hội tiến về Năm Đức Tin vừa trưng dẫn lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI: « Trongkhi đón nhận cách nhưng không và trong tinh thần đức tin việc chỉ định của ĐứcThánh Cha, tôi muốn đảm bảo với ngài về sự tận tâm của cá nhân, ngõ hầu GiáoHội trong tổng thể và nơi mình, các mục tử tiến bước để dẫn dắt Giáo Hội rakhỏi sa mạc, tiến về nơi của sự sống, hướng đến tình bằng hữu của con Thiên Chúa ».

Đức Hồng Y Tổng Giám Mục cũng gửi lời chào đến các giám mục để «cám ơn các ngài về sự cộng tác của mỗi cá nhân» vàmong ước «có thể cùng nhau tiếp tục phục vụ Giáo Hội tại Ý».

Vị Chủ Tịch HĐGM Ý đã gợi lại thực tại quý báu này với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, «hiệp thông », như là nguồn suối canh tân toàn thể xã hội: "Ước chi hiệp thông giữa các giám mục với nhau và quây quần bên Đức Giáo Hoàng củng cố sứ mạng và chứng tá của Kitô hữu trong một xã hội đang gặp khủng hoảng sâu sắc về văn hóa và kinh tế, không ngừng hy vào vào một tương lai tốt đẹp hơn».

Sinh vào tháng Giêng năm 1943 (sẽ đạt tới ngưỡng 75 tuổi vào năm 2018), Tổng Giám Mục giáo phận Genova đã được Đức Thánh Cha BênêđictôXVI bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu HĐGM Ý ở nhiệm kỳ trước vào ngày 7 tháng 3 năm 2007, để thay cho vị tiền nhiệm, Đức Hồng Y Camillo Ruini, người đã giữ trọng trách này liên tục qua ba nhiệm kỳ.

Cũng gần một năm trước đó, vào tháng Tám năm 2006, vị giám chức này được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám Mục giáo phận Genova, để thay thế cho vị tiền nhiệm là Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, người nắm chức vụ Quốc VụKhanh Tòa Thánh.

Và gần một năm sau, vào tháng Sáu 2007, Tổng Giám Mục giáo phận Genova được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI vinh thăng tước Hồng Y thuộcHội Nghị Giáo Triều.
 
Đức Thánh Cha chủ sự kinh chiều với Giáo Chủ Anh Giáo
LM. Trần Đức Anh OP
14:01 10/03/2012
ROMA - Lúc 5 giờ rưỡi chiều thứ bẩy 10-3-2012, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự kinh chiều trọng thể tại thánh đường Đan viện thánh Gregorio ở khu vực Celio, Roma, nhân dịp kỷ niệm 1 ngàn năm thành lập nhà Mẹ của dòng Biển Đức Camaldoli.

Hiện diện tại buổi hát kinh đặc biệt có Đức TGM Rowan Williams của Giáo phận Canterbury, Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo. Ngài đến Roma nhân dịp tưởng niệm sự qua đời của thánh Gregorio Cả và những mối liên hệ lịch sử của Cộng đoàn Đan viện thánh Gregoio và Liên hiệp Anh giáo.

Nhà mẹ của dòng Biển Đức Camaldolesi do thánh Romualdo thành lập năm 1012. Hiện nay dòng có 11 Đan viện với tổng cộng 97 đan sĩ, trong đó có 53 linh mục. Thêm vào đó cũng có một ngành nữ của dòng.
ĐTC và Đức Giáo Chủ Anh giáo đã khởi hành từ Vatican lúc 5 giờ 15 và đến trước Nhà thờ Thánh Anrê và Gregorio 10 phút sau đó. Các vị được ĐHY Giám quản Roma, Agostino Vallini và Cha Alessandro Barban, Bề trên tổng quyền dòng Biển Đức Camaldoli và cha Bề trên Đan viện địa phương tiếp đón, trước khi tiến vào thánh đường, kính viếng Mình Thánh Chúa và cử hành Kinh Chiều, trước sự hiện diện của 15 Hồng y, Cha Notker, Thống phụ của dòng Biển Đức, đông đảo các tín hữu trong đó có nhiều đan sĩ nam nữ dòng Biển Đức Camaldoli.

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Trong bài giảng, sau hai bài đọc ngắn, trích từ thư thứ hai thánh Phaolô gửi tín hữu Corinto và thư gửi tín hữu Colossê, ĐTC mời gọi mọi người noi gương thánh Phaolô và Gregorio, ”không để ơn thánh Chúa nơi mình trở nên vô ích” (Xc 2 Cr 6,1-4a): đón nhận ơn Chúa và hết lòng hết sức thuận theo hoạt động của ơn thánh Chúa. Đó chính là bí quyết niềm vui đích thực và an bình sâu xa”. Tiếp đến là bất kỳ điều gì chúng ta làm, dù trong lời nói hay hành động, đều diễn ra nhân danh Chúa Giêsu” (Cl 3,17).

ĐTC nhắc đến và đề cao những công trình nổi bật trong lịch sử ngàn năm của dòng Biển Đức Camaldoli, với bao nhiêu chứng nhân của những người nam nữ nổi bật, trong đó có thánh Pier Damiani, ĐGH Gregorio 16.. Ngài nói: ”Mỗi giai đoạn trong lịch sử dài của dòng Camaldoli, đều có những chứng nhân trung thành của Tin Mừng, không những trong âm thầm, nơi cô tịch và trong đời sống chung huynh đệ, nhưng cả trong việc phục vụ âm thầm và quảng đại dành cho mọi người, đặc biệt là những người cư ngụ trong các nhà trọ của các Đan viện dòng Camaldoli.”

Cũng trong bài giảng, ĐTC nhắc đến những quan hệ đặc biệt giữa Đan viện thánh Gregorio ở khu Celio trong thành Roma nơi mà ĐGH Gregorio đã chọn thánh Augustino và 40 Đan sĩ để gửi sang Đảo Anh để rao giảng Tin Mừng cho dân Anh cách đây hơn 1.400 năm. Ngài nói: ”Sự hiện diện liên tục của các Đan sĩ tại nơi này, trong thời gian lâu dài như vậy, tự nó là một chứng tá về lòng trung tín của Chúa đối với Giáo Hội của Người và chúng ta vui mừng được công bố cho toàn thế giới”.

Sau cùng, ĐTC cầu mong cho kỷ niệm này là một khích lệ cho tất cả cac tín hữu, Công Giáo cũng như Anh giáo, gia tăng nỗ lực cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, để sống trọn ước nguyện của Chúa Giêsu ”Ước gì tất cả chúng được nên một”.

Phát biểu của Đức Giáo Chủ Anh giáo

Đức TGM Rowan Williams cũng lên tiếng trước bài giảng của ĐTC. Ngài nhắc đến giáo huấn của Thánh Gregorio Cả về những chiến đấu và cám dỗ mà những người được kêu gọi thi hành sứ vụ trong Giáo Hội của Chúa vẫn gặp phải. Họ gặp nhiều đau khổ và thử thách, cũng như ý thức về chính những yếu đuối của mình. Nhưng cũng nhờ ý thức đó, chúng ta giúp đỡ những người ở trong tình trạng khó khăn, và nhớ chúng ta rằng ”Chúng ta chỉ có thể tìm được sự ổn định trong Thân Mình của Chúa Kitô, chứ không phải trong kết quả của chúng ta” (Homilies on Ezekiel).
Đức TGM Williams nói: ”Đó cũng là những những trực giác sâu xa, ăn rễ sâu trong sự huấn luyện của thánh Gregorio trong đời đan tu. Khiêm tốn chính là chìa khóa của mọi sứ vụ trung thành, một sự khiến tốn luôn tìm các được chìm đắm, được dẫn vào cuộc sống của Thân mình Chúa Kitô mà không nhắm những sự anh hùng hoặc một sự thánh thiện cá nhân”.

Từ cuộc sống thinh lặng và cô tịch của đời đan tu, Đức Giáo Chủ Anh giáo phê bình ”thứ văn hóa quảng cáo ồ ạt trong đó chúng ta bị thuyết phục phát triển những ước muốn không thực và không tương ứng. Tất cả chúng ta - tín hữu cũng như các mục tử - cần có một kỷ luật thanh tẩy quan niệm và tái lập cho chúng ta cảm thức sự thật về thế giới của chúng ta, dù rằng điều ấy có thể gây phiền toái khi biết rõ hơn dân chúng chịu đau khổ dường nào và chứng ta ít có thể giúp đỡ họ qua những công việc không được trợ giúp của chúng ta”.

Đức TGM Williams đề cao tình hiệp thông của Công Giáo và Anh giáo, tuy rằng sự hiệp thông ấy còn bất toàn.
Sau kinh chiều, ĐTC còn ở lại dùng bữa tối với cộng đoàn Đan viện Camaldoli trước khi trở về Vatican vào lúc quá 8 giờ tối (SD 10-3-2012)
 
Đệ trình Niên Giám 2012 của Tòa Thánh lên Đức Thánh Cha
LM. Trần Đức Anh OP
14:02 10/03/2012
VATICAN - Sáng ngày 10-3-2012, Niên Giám mới 2012 của Tòa Thánh đã được ĐHY Tarcisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đệ trình lên ĐTC Biển Đức 16.

Hiện diện tại buổi đệ trình, còn có Đức TGM Angelo Becciu, Phụ tá quốc vụ khanh, Đức Ông Vittorio Formenti, Đặc trách Văn phòng thống kê trung ương của Giáo Hội, cùng với một số cộng tác viên khác.

Trong dịp này, cả cuốn Niên giám thống kê của Giáo Hội (Annuario Statisticum Ecclesiae), do cùng Văn phòng thống kê soạn thảo và ấn dành dưới sự điều khiển của các cha dòng Don Bosco, cũng được đệ trình ĐTC.
ĐTC cám ơn các vị hữu trách và đặc biệt chú ý đến những dữ kiện được trình bày đồng thời bày tỏ lòng biết ơn tất cả những người đã góp phần vào việc soạn thảo và xuất bản ấn bản mới cuốn Niên Giám Tòa Thánh.

Theo Niên Giám mới, trong năm 2011, ĐTC đã thành lập thêm 8 giáo phận mới, 1 giáo hạt tòng nhân và 1 giáo hạt quân đội. Tổng số các đơn vị hành chánh của toàn Giáo Hội là 2.966.

Thống kê cho thấy trong năm 2010, trên thế giới có gần 1 tỷ 196 triệu tín hữu Công Giáo, tức là tăng thêm 15 triệu so với năm 2009 trước đó (tăng 1,3%). Trong 2 năm gần đây, tỷ lệ tín hữu Công Giáo chiếm 17,5% dân số thế giới. Tỷ lệ dân số Công Giáo giảm tại Mỹ châu la tinh (từ 28,54% xuống 28,34%) và nhất là giảm tại Âu Châu (từ 24,05% xuống 23,83%). Trái lại tỷ lệ Công Giáo gia tăng tại Phi châu (từ 15,15 lên 15,55%) và Đông Nam Á (từ 10,41 lên 10,87%).
Trong năm 2010, số GM trong Giáo Hội là 5.104 vị tức là tăng thêm 39 vị so với năm 2009. Số GM gia tăng tại Phi (+16), Mỹ (+16) và Á châu (+12) đồng thời giảm sút tại Âu và Úc châu.

Số LM trong Giáo Hội nói chung tiếp tục gia tăng và trong năm 2010 có 412.236 LM, tức là thêm 1.643 vị. Trong toàn Giáo Hội hiện có 277.009 LM giáo phận và 135.227 LM dòng. Tuy nhiên, sự gia tăng con số LM trên thế giới khác biệt nhau: Á châu có số LM tăng mạnh nhất trong thời gian vừa nói, tức là 1695 vị, so với 761 vị tại Phi châu và 52 vị tại Úc châu, thêm 40 vị tại Mỹ châu, trong khi đó số LM tại Âu châu giảm mất 905 vị từ năm 2009 đến 2010.

Số phó tế vĩnh viễn, triều và dòng, tiếp tục gia tăng và năm 2010 có 39.564 vị tức là tăng 3,7% so với năm 2009. Bắc Mỹ và Âu Châu có số tín hữu phó tế vĩnh viễn đông nhất, lần lượt chiếm 64,3% và 33,2% tổng số phó tế vĩnh viễn trong Giáo hội.

Số tu huynh trên thế giới có phần gia tăng: trong năm 2010 có 54.655 thầy tức là tăng thêm 436 thầy so với năm 2009. Trái lại, số nữ tu tiếp tục giảm sút trầm trọng: năm 2010 có 721.935 tức là giảm mất 7.436 chị. Sự giảm sút này ở mức độ cao nhất tại Âu Châu (-2,9%), rồi tại Úc châu (-2,6%), Mỹ châu (-1,6%), nhưng gia tăng tại Phi châu và Á châu, khoảng 2%.

Sau cùng, số chủng sinh và tu sinh ban triết và thần học trong Giáo Hội tiếp tục gia tăng trong 5 năm qua: trong năm 2010 có 118.990 thầy, tức là tăng thêm hơn 4.550 thầy so với tình trạng năm 2005, nghĩa là tăng 4%. Tuy nhiên, xét từng đại lục, có nhiều khác biệt: số chủng sinh và tu sinh tại Âu Châu giảm 10,4%, trong khi đó gia tăng 14,2% tại Phi châu, 13% tại Á châu và tăng 12,3% tại Úc châu (SD 10-3-2012)

 
Top Stories
Theological Commission Document on Methodological Criteria
Zenit
10:01 10/03/2012
"Theology Today: Perspectives, Principles and Criteria"

VATICAN CITY, MARCH 9, 2012 (Zenit.org).- In the wake of its document In Search of a Universal Ethic: A New Look at Natural Law (2009), the International Theological Commission, as part of its work of assisting the Holy See, and the Congregation for the Doctrine of the Faith in particular, to examine important doctrinal questions, issued a new English-language document, titled Theology Today: Perspectives, Principles and Criteria.

Work on the document began during the quinquennium (2004-2008) in the sub-commission headed by Father Santiago del Cura Elena. The text was drafted in light of studies undertaken during the current quinquennium in the sub-commission headed by Monsignor Paul McPartlan.

The document examines a number of contemporary theological issues and sets forth, in light of the foundational principles of theology, methodological criteria that must be considered decisive for Catholic theology vis-à-vis other related disciplines, such as the religious sciences. The text is divided into three chapters: theology presupposes attentive listening to the word of God accepted in faith (chapter 1); it is practised in communion with the Church (chapter 2); and its aim is to ground a scientific approach to God’s truth within a horizon of authentic wisdom (chapter 3).

The text was approved in forma specifica by the International Theological Commission on 29 November 2011 and submitted to the President of the Commission, Cardinal William Levada, Prefect of the Congregation for the Doctrine of the Faith, who authorized its publication.
 
Pope: Confession a Key Part of Evangelization
Zenit
10:02 10/03/2012
Pope also reminds Priests to also seek out the Sacrament

VATICAN CITY, MARCH 9, 2012 (Zenit.org).- Benedict XVI today received 1,300 priests and deacons who are participating in an annual course regarding confession and matters of conscience, organized by the Apostolic Penitentiary.

According to the Vatican Information Service, Benedict XVI underscored the importance of adequate theological, spiritual and canonical preparation for confessors, noting that the Sacrament of Reconciliation is essential to the life of faith and is closely associated with the announcement of the Gospel. "The Sacraments and the announcement of the Word must, in fact never be seen as separate from one another", he said. "The priest represents Christ, the Envoy of the Father, and continues His mission through 'word' and 'Sacrament', in the totality of body and soul, of sign and word".

Thus sacramental Confession is an important aspect of new evangelisation. "True conversion of hearts, which means opening ourselves to the transforming and regenerative action of God, is the 'motor' of all reform and turns into an authentic force for evangelisation. During Confession, the repentant sinner, thanks to the gratuitous action of divine Mercy, is justified, forgiven and sanctified. ... Only those who allow themselves to be profoundly renewed by divine Grace can internalise and therefore announce the novelty of the Gospel". All the saints of history bear witness to this close relationship between sanctity and the Sacrament of Reconciliation. New evangelisation itself "draws life blood from the sanctity of the sons and daughters of the Church, from the daily process of individual and community conversion, conforming itself ever more profoundly to Christ".

The Pope reminded his audience that, in administering the Sacrament of Penance, priests are instruments facilitating the meeting between mankind and God. The repentant sinner feels a profound desire to change, to receive mercy, to re-experience, through the Sacrament, "the encounter and embrace of Christ.

"Thus you will", the Holy Father added, "become collaborators and protagonists of as many possible 'new beginnings' as sinners you encounter. ... New evangelisation also begins in the confessional, in the mysterious encounter between man's endless plea ... and the mercy of God, which is the only adequate response to humankind’s need for the infinite". If the faithful are truly able to experience the mercy of Christ in the Sacrament "they will become credible witnesses of sanctity, which is the goal of new evangelisation".

The Pope went on to explain that these questions become even more critical when the people involved are priests who, to collaborate in new evangelisation, must be the first to renew an awareness of themselves as sinners, and of their need to seek sacramental forgiveness in order to renew their encounter with Christ.

In conclusion Benedict XVI exhorted his listeners to ensure "that the novelty of Christ is always the focus of, and the reason for, your priestly lives, so that the people who meet you may, through your ministry, proclaim as Andrew and John did that 'we have found the Messiah'. Thus each Confession, from which each Christian will emerge renewed, will represent a step forward for new evangelisation".
 
Vietnam Human Rights Bill passed by House Foreign Affairs Committee
Chris Smith
15:47 10/03/2012
Washington, Mar 7 - The widespread and ongoing human rights abuses by the Vietnamese Government are the focus of “The Vietnam Human Rights Act,” a bill passed today by the full House Foreign Affairs Committee, said U.S. Congressman Chris Smith (NJ-04), author of the bill.

“It is imperative that the United States Government send an unequivocal message to the Vietnamese regime that it must end its human rights abuses against its own citizens,” said Smith, a senior member of the House Foreign Affairs Committee who chairs its human rights subcommittee. “Despite assertions by some that increased trade with Vietnam would lead to greater freedom and democracy, the Vietnamese people instead are suffering from more repression and denial of their fundamental human rights. We know that religious, political and ethnic persecution continue and in many cases is increasing, and that Vietnamese officials are still laying out the welcome mat for forced labor and sex traffickers.” Click here to read Smith’s opening remarks.

The legislation was approved unanimously in a voice vote on an amendment in the nature of a substitute. The bill prohibits any increase in non-humanitarian assistance to the Government of Vietnam above Fiscal Year 2011 levels unless the government makes substantial progress in establishing a democracy and promoting human rights, including:

Respecting the freedom of religion and releasing all religious prisoners;

Respecting rights to the freedom of expression, assembly and association, and releasing all political prisoners, independent journalists, and labor activists;

Repealing and revising laws that criminalize peaceful dissent, independent media, unsanctioned religious activity, and nonviolent demonstrations, in accordance with international human rights standards;

Respecting the human rights of members of all ethnic groups; and

Taking all appropriate steps, including prosecution of government officials, to end any government complicity in human trafficking.

Smith noted that “the bill would not prevent increased funding to the Vietnamese Government for certain humanitarian assistance, such as food, medicine, Agent Orange remediation, and activities to combat human trafficking. This prohibition of increased assistance could be waived for any year in which the President determines that increased non-humanitarian assistance to the Vietnamese Government would promote freedom and democracy in Vietnam or would otherwise be in the national interest of the United States.” To watch the webcast of the hearing, clicker here. (Advance the counter to the start of the hearing.)

Smith, a longtime human rights advocate in Congress, introduced H.R. 1410 in April 2011. He chaired a related hearing of the House Africa, Global Health and Human Rights Subcommittee in January 2012 that featured leaders in human rights in Vietnam, including Anh “Joseph” Cao, former Member of the U.S. Congress and the first Vietnamese-born American ever elected to Congress. Also testifying were Boat People SOS, the Montagnard Human Rights Organization; a victim of human trafficking, and Human Rights Watch.

(Source: http://chrissmith.house.gov/News/DocumentSingle.aspx?DocumentID=283652)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ truyền chức Tân Linh mục Bùi Duy Thủy SDB tại Nhật Bản
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
22:28 10/03/2012
VÙNG ĐẤT MẶT TRỜI TRONG NGÀY VUI 10.3.2012
MỪNG TÂN LINH MỤC TAKEI ANTONIO BÙI THỦY SDB

Dù đã vào Xuân nhưng trời Nhật Bản, vùng đất Phù Tang hay còn được gọi là Vùng đất Mặt Trời còn buốt lạnh cóng gía như mùa Đông vẫn còn vấn vương chưa dứt! Mưa dầm dề của mùa thu làm cho những cánh hoa Anh Đào chính thức đã phải khoe sắc trình diện vẽ lên những hoạt hình tuyệt vời, tạo nên mùa Xuân muôn mầu sắc dẫn người Nhật vào mùa hội hoa mà du khách nước ngoài mơ ước tới xứ hoa Anh Đào trong những ngày này để thưởng lãm... Thế mà năm nay những cánh hoa vẫn còn e ấp ngủ vùi trong những nụ xanh như những cô gái Nhật xinh trắng e ấp trong trang phục Kimono kiều diễm.

Hình ảnh thánh lễ truyền chức LM Antonio Takei Bùi Duy Thủy SDB

Dù đất trời là như thế nhưng trong thế giới của đạo Chúa, của Giáo hội Nhật Bản, của Tu hội Salesian và của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Tokyo Nhật Bản lại khác! Hôm nay mùa xuân, hôm nay là ngày hội vì hôm nay một người con Việt Nam quảng đại quên hạnh phúc tư riêng để tận hiến cho Chúa trong sứ vụ Linh mục đời đời.

Tân Linh Mục Takei Antonio Bùi Duy Thủy sinh quán tại xứ Phúc Nhạc, Gia Tân, huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. Lúc 15 tuổi theo gia đình qua đoàn tụ cùng ba và anh tại đất nước Phù Tang này. Là một trang thanh niên hiếu học chàng đã sớm khắc phục những khó khăn về ngôn ngữ để trải qua trung học và bước vào đại học. Trong một đất nước kỹ thuật tân tiến chàng trai khôi ngô cao ráo đẹp trai tuấn tú hẳn không thiếu các thiếu nữ Việt lẫn Nhật nhéo mắt đưa tình trao duyên, nhưng tiếng trời cao mời gọi và giới trẻ reo vang, chàng đã bước theo chân cha thánh Gioan Bosco dấn thân tận hiến đời minh làm việc cho giới trẻ. Takei đã tìm hiểu dòng Salesian Don Bosco, gia nhập và khấn dòng. Theo học tại Đại học Sofia Tokyo, tốt nghiệp văn bằng cử nhân Thần học, sau khi chịu chức phó tế, thầy đã qua Úc Châu tu học Anh ngữ.

Trong ngày vui cùng với tu hội dòng, với cộng đoàn Việt Nam tại Nhật, với cha mẹ anh chị tại Nhật còn có anh chị và các cháu từ Việt Nam, có cha Nguyễn Việt Tiến, chính xứ Phúc Nhạc, nơi cậu Thủy ngày xưa lớn lên cho tới 15 tuổi dậy thì, linh mục Vũ Ngọc Đồng, thày dậy ngày xa xưa; bà dì xơ Bùi Thị Y FMA và ngoài ra còn có cha Peter Rankin, giám đốc học viện Salesian Úc Châu nơi thầy cư trú để học Anh Văn và linh mục Nguyễn Hữu Quảng chính xứ nơi thày thường tới chia sẻ Lời Chúa vào các ngày Chúa Nhật cho cộng đoàn Việt Nam tại St Margaret Mary Brunswick Úc Châu. Các linh mục Việt Nam tại Tokyo đặc biệt linh mục Nguyễn Hữu Hiến và cộng đồng Việt Nam dù nhỏ bé nhưng đã hết lòng lo cho các ứng viên Việt Nam trong mọi dịp mừng vui từ khấn dòng cho tới chịu chức... Đây là nét son cộng đoàn đã dành cho những người con của cộng đoàn như những nghĩa cử yêu thương hỗ trợ để qúy cha, qúi thày, qúi xơ can đảm tiến bước trên con đường tận hiến dấn thân cho Chúa và Giáo hội.

Thánh lễ truyền chức hôm nay được cử hành do Đức Giám mục Tokyo chủ tế cùng với sự hiện của cha Giám tỉnh dòng Don Bosco tại Nhật Bản và đông đảo các linh mục triều dòng, các tu sĩ nam nữ và giáo dân Nhật Việt. Tất cả nghi lễ bằng tiếng Nhật Bản, dù không hiểu một chữ, một tiếng nhưng chúng tôi các khách đến từ Úc từ Việt đều hiệp thông cầu nguyện cho tân Linh mục được đời đời trung kiên trong sứ vụ Chúa trao phó... Được biết sau khi chịu chức linh mục tân linh mục sẽ qua Phi Luật Tân để học thêm về mục vụ trước khi giữ các chức vụ khác nhau của tỉnh dòng Don Bosco tại đất nước Phù Tang này trao phó.

Sau thánh lễ truyền chức công đồng Công giáo Việt Nam dù ít và sống rải rác khắp các tỉnh nhưng các dịp trọng đại luôn quy tụ lại thành ca đoàn Việt Nam đã tổ chức một bữa tiệc khoản đãi khách tham dự lễ truyền chức với một chương trình văn nghệ đa diện hòa tấu, hát và vũ khúc... Đây cũng là cơ hội bà con tay bắt mặt mừng hàn huyên tâm sự. Tiết Đất Trời còn lạnh gía nhưng Xuân Tâm Hồn và Xuân trong lòng người đã nở hoa để trao tặng cho ‘người con linh mục’ và cho nhau niềm vui phấn kích cho tháng ngày đang tới...
 
Thánh lễ an táng tại giáo xứ Hiệp Hòa
LM Giuse Nguyễn Tuấn Hải
20:48 10/03/2012
LONG AN - Vào lúc 9g30 ngày 8.3.2012 tại thánh đường Giáo xứ Hiệp Hòa, sát bên bờ sông Vàm Cỏ Đông và gần biên giới với Campuchia (thuộc (Khu vực 5, thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc – Giám mục Giáo phận Mỹ Tho – đã chủ sự Thánh lễ an táng ông cố FX. Nguyễn Văn Cường, thân phụ hai Cha 1) Cha Gabriel Nguyễn Hữu Kỳ, Cha Sở Giáo xứ Mộc Hóa, Giáo hạt Tân An; 2) Cha Giuse Nguyễn Hồng Quân, đang học ở Philippines.

Xem hình ảnh

Đồng tế với Đức Cha Phaolô có Đức Ông Phêrô Trần Văn Hòa, Cha Tổng Đại Diện GP. Mỹ Tho, quí Cha Hạt Trưởng, quí Cha bạn cùng lớp với Cha Kỳ (Khóa II, ĐCV Giuse, Sài Gòn), và Cha Quân (Khóa VIII), quí Cha trong và ngoài Giáo phận. Tất cả khoảng 100 Cha.

Đến hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Ông cố Phanxicô Xaviê còn có quý Bề trên và nữ tu của các Dòng MTG Tân An, Dòng MTG Thủ Thiêm, Dòng MTG Chợ Quán, Dòng Phaolô Mỹ Tho, Dòng Đaminh Thánh Tâm, quí thầy Đại Chủng Sinh, quí linh tông, huyết tộc và giáo dân xa gần ước tính khoảng 700 người tham dự.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Phaolô chào Đức Ông, Cha Tổng Đại Diện, quí Cha Hạt Trưởng, quí Cha trong và ngoài Giáo phận, quí nam nữ tu sĩ và toàn thể anh chị em giáo dân đã đến tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho Ông cố Phanxicô Xaviê rất thương mến. Đức Cha cũng mời gọi mọi người sống tâm tình Mùa Chay thật sốt sắng và thành tâm thống hối.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha dựa vào các bài đọc Kinh Thánh để chia sẻ Lời Chúa cách tâm tình. Ngài nói rằng, cái chết của Chúa Giêsu thật bi thảm, đau đớn và kinh khủng, ….. nhưng đó là cái chết của người công chính, thánh thiện và đầy yêu thương. Vì yêu thương mà Chúa Giêsu đã chịu chết như thế để cứu chuộc chúng ta.

Từ cái chết của Chúa Giêsu, Đức Cha so sánh với cái chết của con người như sau: “Cái chết của chúng ta không so sánh với Chúa Giêsu được, vì chúng ta là những người tội lỗi trước mặt Thiên Chúa một cách nào đó.” Ông Cố Phanxicô Xaviê có một đời sống tốt lành, yêu thương lo cho gia đình và các con; và kết quả ấy là có 2 người con là Cha Gabriel Kỳ và Cha Giuse Quân đang hiện diện trước mặt chúng ta đây. Ông cố cũng đã trung thành theo Chúa đến cùng, là gương sáng cho chúng ta. Tuy vậy, là con người với thân phận tội lỗi chắc không tránh khỏi những thiếu xót. Chúng ta cầu nguyện cho Ông cố và cũng cầu nguyện cho chúng ta nữa.

Đức Cha nói thêm rằng, Ông cố vui và hạnh phúc với 2 người con là linh mục, và Ông cố muốn vui, muốn hạnh phúc mãi, muốn sống và yêu thương mãi; nhưng rồi đến ngày Ông cố phải ra đi. Nhớ đến Ông cố, chúng ta hãy duy trì tình yêu thương đối với nhau, tình yêu mà Thiên Chúa muốn chúng ta chia sẻ cho anh chị em và dẫn đưa họ đạt tới ơn cứu độ muôn đời.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Giuse Quân đã thay mặt cho gia tộc bày tỏ tâm tình tri ân đến Đức Cha, quý Cha, quí nam nữ tu sĩ và toàn thể cộng đoàn Dân Chúa. Cách riêng Cha Giuse cám ơn cựu Cha Sở Antôn Nguyễn Văn Đức và Cha Sở Tôma Bùi Công Dân đã lo lắng, chăm sóc mục vụ các bí tích và tang lễ cho Ông cố Phanxicô Xaviê.

Cuối lễ, Cha Sở Tôma Bùi Công Dân đã cử hành nghi thức tiễn biệt ông cố Giuse. Sau khi thánh lễ kết thúc vào lúc 10g25, di hài của Ông cố Phanxicô Xaviê được đưa đến Đức Huệ để chôn cất trong phần đất của gia đình.

“Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao Chúa dành cho những ai trung thành theo Chúa. Xin Thiên Chúa mở rộng lòng nhân từ, đón nhận ông cố vào hưởng Thánh Nhan Chúa trên Nước Trời.
 
Văn Hóa
Thanh tẩy đền thờ
Trầm Hương Thơ
19:01 10/03/2012
Chúa nhật 3 mùa Chay (Ga.2,13-25)

Chúa Giêsu bước vào đền thánh
Nhìn thấy cảnh bá tánh bán buôn
Thương thay nhà Chúa qúa buồn
Chiên bò phóng uế hôi tuôn ra nền

Kẻ đổi tiền vang rền đây đó
Đền Chúa ta sao có cảnh này
Nhớp nhơ đền thánh hằng ngày
Chắp dây thừng đuổi thẳng tay ra ngoài

Hãy đem ngay! ra ngoài tất cả
Đừng biến nhà Chúa ra ô uế
Hãy mau thức tỉnh cơn mê
Dọn cho sạch tội tìm về đường ngay

Đường theo Chúa hôm nay có thế?
Có mua danh, bán ghế hay không?
Hãy mau chừa cải dốc lòng
Cuối đời nhắm mắt còn mong gặp Ngài

Tâm hồn con, là ngai Chúa ngự
Nơi cao sang quyết giữ cho trong
Ngày ngày rước Chúa vào lòng
Là nơi cung Thánh trinh trong đón ngài.
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News