Phụng Vụ - Mục Vụ
Thân xác chúng ta là đền thờ cần được thanh tẩy
LM. Inhaxiô Trần Ngà
00:13 12/03/2009
Thân xác chúng ta là đền thờ cần được thanh tẩy
(Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật 3 Mùa Chay theo Tin Mừng Gioan 2, 13-25)
Chúa Giê-su rất mực hiền lành và Người cũng là mẫu mực của sự hiền lành như lời Người mời gọi: “Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”. (Mt 11, 29)
Khi Chúa Giê-su và các môn đệ bị người dân xứ Sa-ma-ri-a ngăn chặn không cho đi qua làng của họ để tiến về Giê-ru-sa-lem, Giacôbê và Gioan nổi giận đùng đùng, đòi khiến lửa trời thiêu đốt làng mạc của chúng. Thế nhưng Chúa Giê-su liền quở trách Giacôbê và Gioan vì lối xử sự nóng nảy mang tính gây hấn nầy. (Lc 9, 54)
Khi bị người đời phê phán là người mất trí (Mc 3, 21), là kẻ nói phạm thượng (Mt 9, 3), là người lấy phép của tướng quỷ mà trừ quỷ (Mt 9, 34), là người bị quỷ ám (Ga 7,20), là người dại dột … Chúa Giê-su vẫn bình thản như không. Nhất là trong cuộc thương khó, dù bị lăng nhục hành hạ đủ điều, bị chế nhạo đủ cách, Chúa Giê-su vẫn nín lặng và thản nhiên. Khi chịu treo trên thập giá đớn đau tủi nhục lại còn bị chế giễu nhạo cười, Chúa Giê-su chẳng những không nóng giận mà lại còn cầu xin Chúa Cha tha thứ cho kẻ hành hạ và đóng đinh Người.
Tóm lại, Chúa Giê-su là Đấng rất dịu hiền và rất bao dung khiến ta nghĩ rằng Người không hề nổi giận bao giờ.
Vậy mà khi vào đền thờ Giê-ru-sa-lem, thấy người ta làm ô uế đền thờ thì Người không thể nào chịu nổi. Người nổi giận thật sự. Tin Mừng Gioan ghi lại: “Người thấy trong Đền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Đền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. Người nói với những kẻ bán bồ câu: "Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.” (Gioan 2, 14-16)
Thật không ngờ! Một Chúa Giê-su rất mực hiền lành khiêm nhượng. Đấng mà ‘cây lau bị giập, Người không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi’ (Mt 12,20) giờ đây đã nổi trận lôi đình, phải dùng roi vọt và biện pháp cứng rắn đối với những người xúc phạm đến sự linh thánh của Đền Thờ Giê-ru-sa-lem.
Điều đó chứng tỏ rằng đối với Chúa Giê-su, việc làm ô uế Đền Thờ là một xúc phạm nặng nề mà Người vốn rất nhân từ và bao dung cũng không thể nào chịu đựng nổi!
Thanh tẩy đền thờ thân thể chúng ta
Thế nhưng còn một đền thờ khác còn cao trọng hơn đền thờ Giê-ru-sa-lem xưa. Đó là đền-thờ-thân-xác chúng ta. Thánh Phao-lô khẳng định: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? (I Cor 3,16), hoặc: “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? (I Cor 6, 19)
Chúa Giê-su cũng dạy rằng thân xác chúng ta là đền thờ cho Ba Ngôi ngự trị: “Ai yêu mến Thầy và tuân giữ lời Thầy, thì Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và Chúng ta (tức Ba Ngôi Thiên Chúa) sẽ đến ngự trong người ấy”. (Ga 14, 23)
Chính vì yêu quý đền-thờ-thân-xác chúng ta quá đỗi nên Chúa Giê-su sẵn sàng chuộc lại bằng giá máu của Người, đã thánh hoá nó bằng lời hằng sống và hiến ban Thịt Máu Người trong bí tích thánh thể để bồi bổ nó nên vạn lần cao đẹp.
Điều đó chứng tỏ rằng đối với Thiên Chúa thì thân xác con người là đền thờ vô giá!
Vì thế, nếu hôm xưa người Do-thái làm ô uế đền thờ Giê-ru-sa-lem khiến Chúa Giê-su đau lòng một phần, thì hôm nay, nếu có ai làm cho đền thờ cao quý là thân xác các môn đệ Người ra nhơ uế thì Người đau xót gấp trăm. Thế nên, Người nghiêm khắc lên án những người nầy: “Ai làm cho một kẻ nhỏ tin vào Thầy vấp phạm, (tức là làm hư hại đền-thờ-thân-xác người khác), thì thà lấy cối đá cột vào cổ người ấy rồi xô xuống biển còn hơn.”
Thánh Phao-lô cũng quả quyết: “Ai phá huỷ Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt người ấy.Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em.” ( Icor 3, 13-17)
Hãy sớm thanh tẩy đền thờ thân xác mình
Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy nhìn thật sâu vào nội tâm kín ẩn của mình để truy tìm những điều làm cho chúng ta ra nhơ uế và quyết tâm thanh tẩy tâm hồn, vì “từ trong lòng phát xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm cho con người ra ô uế” (Mt 15, 19-20)
Ngoài ra, chúng ta phải tôn trọng thân xác chúng ta là đền thờ Thiên Chúa, được Chúa Giê-su cứu chuộc, được Chúa Thánh Thần xức dầu thánh hiến, được Ba Ngôi Thiên Chúa vui thích chọn làm nơi ngự trị. Phải trang điểm đền thờ thân xác chúng ta bằng những đức tính tốt; phải nâng cấp bản thân bằng rèn luyện cho mình những phẩm chất cao đẹp cho xứng với danh hiệu đền thờ cao quý của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Thanh tẩy đền thờ tâm hồn
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
00:18 12/03/2009
Chúa Nhật 3 Mùa Chay
THANH TẨY ĐỀN THỜ TÂM HỒN
Kính thưa quý ông bà và anh chị em.
Đền thờ Giêrusalem là trung tâm đời sống tôn giáo của dân tộc Do Thái. Nó được coi như con ngươi của đạo Giavê Thiên Chúa. Tuy nhiên theo thời gian, Đền Thờ ấy đã bị tục hoá, bị giải thiêng nhiều mặt. Việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ là để trả lại ý nghĩa đích thực của nó; đồng thời Ngài muốn mạc khải một đền thờ sống động hơn, đó chính là Thân thể Ngài. Vậy đâu là ý nghĩa của đền thờ Giêrusalem và đâu là ý nghĩa đền thờ thân thể mà Chúa Giêsu muốn mạc khải ?
Đọc lại lịch sử dân thánh, ta thấy Đền Thờ Giêrusalem mang những nghĩa quan trọng sau đây:
- Trước hết, Đền thờ Giêrusalem là địa chỉ của sự gặp gỡ nối kết. Từ xa xưa, người Do thái vẫn xem đền thờ Giêrusalem là dấu chỉ sự hiện diện hữu hình của Thiên Chúa ở giữa dân Người. Nói cách khác, Đền Thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện và gặp gỡ con người; đồng thời cũng là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau. Gặp gỡ để phượng thờ, cảm tạ, chúc tụng, tôn vinh Thiên Chúa, đặc biệt là vào các ngày Sabát và các ngày đại lễ.
Thế nhưng, một số người đã biến nó thành nơi nhếch nhác của những kẻ tụ tập buôn bán và đổi chác. Chúa Giêsu xua đuổi những kẻ lạm dụng này ra khỏi Đền Thờ là để trả lại chổ đứng của nó, vốn là “Nhà cầu nguyện”.
- Thứ đến, Đền thờ Giêrusalem là dấu chứng của tình yêu thương hiệp nhất. Quả thế, Đền Thờ Giêrusalem là nơi biểu lộ rõ nét nhất tình yêu của Giavê Thiên Chúa đối với dân Người và đồng thời cũng là nơi hiệp nhất muôn dân nước: “Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên Đền Chúa ta…”.
Thế mà các giới chức Dothái đã biến thành nơi cạnh tranh, kèn cựa, xô bồ và phận biệt đối xử (phụ nữ, dân ngoại, kẻ tội lỗi….). Chúa Giêsu đã lật nhào, xô đổ tất cả nhằm thanh tẩy Đền thờ khỏi những điều bất xứng, cách riêng là khu vực dân ngoại. Từ nay, mọi người không phân biệt sắc tộc, tôn giáo … đều được tôn trọng và đón nhận. Đối với Chúa Giêsu, Đền Thờ phải là nơi dành cho hết mọi người.
- Sau nữa, Đền thờ Giêrusalem còn là biểu tượng của sự thánh thiêng. Khi nói đến sự thánh thiêng, người Do thái thường nói đến Đền Thờ. Vì đối với họ, không có nơi nào khác ngoài Đền Thờ, con người có thể tìm được tất cả những gì là thiêng thánh và siêu việt của cõi thiên giới. Bởi đó chúng ta không ngạc nhiên gì khi thấy người Do Thái khi phải thề thốt một điều gì quan trọng, họ thường lấy Đền Thờ Giêrusalem mà thề.
Tuy nhiên, Đền Thờ ấy đã bị làm cho ô uế bằng đủ mọi thứ dối gian, trở thành nơi trục lợi, chổ mua danh, chốn lạm quyền, v.v... Trước thực trạng đó, Chúa Giêsu đã xua đuổi tất cả những kẻ làm cho Đền Thờ bị ô nhơ, nhằm trả lại sự thánh thiêng cho Đền Thờ. Đồng thời qua hành động và lời nói của mạnh mẽ của mình, Chúa Giêsu muốn mạc khải một đền thờ sống động hơn, đó chính là Thân thể của Ngài.
Đức Kitô chính là Đền thờ sống động, nơi Ngài chúng ta tìm được 3 ý nghĩa trên một cách tròn đầy nhất.
- Trong Đức Kitô, chúng ta được gặp gỡ Thiên Chúa là Cha và được nối kết với mọi người là anh em. Trong Đức Kitô, chúng ta có thể thưa lên “Aba”- lạy Cha, và đối xử với nhau như anh chị em con cùng một Cha trên trời.
- Trong Đức Kitô, chúng ta nhận được tình yêu tràn đầy mà Thiên Chúa dành cho nhân loại và hiệp nhất nên một với nhau, như lời Vinh Tụng Ca mà chúng ta thường nghe đọc: “Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà mọi chúc tụng và vinh quang đều qui về Chúa là Cha toàn năng trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời”.
- Trong Đức Kitô, chúng ta cũng tìm lại được sự thánh thiện nguyên thuỷ dư đầy của mình vốn là hình ảnh của Thiên Chúa, mà Ađam và Evà đã đánh mất khi phạm tội.
Thưa quý ông bà anh chị em.
Chúng ta hãy nhớ rằng trong Đức Kitô, chính chúng ta cũng đã trở nên đền thờ sống động đã được thánh hiến ngày chúng ta lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô đã minh định điều này với giáo đoàn Côrintô: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong đền thờ ấy”. Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta qua Con Một yêu dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ thế nào đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ vững bền.
Thế thì hằng ngày chúng ta đã thực sự sống xứng đáng là đền thờ Thiên Chúa ngự chưa ? Hay chúng ta đang làm cho đền thờ tâm hồn mình ra nhơ uế bởi những tính toan ích kỷ, bởi lòng ghen tị, óc thành kiến hẹp hòi và bao nhiêu thói hư tật xấu khác ?
Xin Chúa Giêsu hằng yêu thương thanh tẩy đền thờ tâm hồn của chúng ta mỗi ngày, đặc biệt trong Mùa Chay thánh này. Xin Ngài tiếp tục xua đuổi, lật nhào khỏi lòng trí chúng ta những gì làm cho tâm hồn ra ô nhơ và trả lại cho Chúa Thánh Thần một nơi xứng hợp để Ngài ngự vào. Amen.
THANH TẨY ĐỀN THỜ TÂM HỒN
Kính thưa quý ông bà và anh chị em.
Đền thờ Giêrusalem là trung tâm đời sống tôn giáo của dân tộc Do Thái. Nó được coi như con ngươi của đạo Giavê Thiên Chúa. Tuy nhiên theo thời gian, Đền Thờ ấy đã bị tục hoá, bị giải thiêng nhiều mặt. Việc Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ là để trả lại ý nghĩa đích thực của nó; đồng thời Ngài muốn mạc khải một đền thờ sống động hơn, đó chính là Thân thể Ngài. Vậy đâu là ý nghĩa của đền thờ Giêrusalem và đâu là ý nghĩa đền thờ thân thể mà Chúa Giêsu muốn mạc khải ?
Đọc lại lịch sử dân thánh, ta thấy Đền Thờ Giêrusalem mang những nghĩa quan trọng sau đây:
- Trước hết, Đền thờ Giêrusalem là địa chỉ của sự gặp gỡ nối kết. Từ xa xưa, người Do thái vẫn xem đền thờ Giêrusalem là dấu chỉ sự hiện diện hữu hình của Thiên Chúa ở giữa dân Người. Nói cách khác, Đền Thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện và gặp gỡ con người; đồng thời cũng là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau. Gặp gỡ để phượng thờ, cảm tạ, chúc tụng, tôn vinh Thiên Chúa, đặc biệt là vào các ngày Sabát và các ngày đại lễ.
Thế nhưng, một số người đã biến nó thành nơi nhếch nhác của những kẻ tụ tập buôn bán và đổi chác. Chúa Giêsu xua đuổi những kẻ lạm dụng này ra khỏi Đền Thờ là để trả lại chổ đứng của nó, vốn là “Nhà cầu nguyện”.
- Thứ đến, Đền thờ Giêrusalem là dấu chứng của tình yêu thương hiệp nhất. Quả thế, Đền Thờ Giêrusalem là nơi biểu lộ rõ nét nhất tình yêu của Giavê Thiên Chúa đối với dân Người và đồng thời cũng là nơi hiệp nhất muôn dân nước: “Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên Đền Chúa ta…”.
Thế mà các giới chức Dothái đã biến thành nơi cạnh tranh, kèn cựa, xô bồ và phận biệt đối xử (phụ nữ, dân ngoại, kẻ tội lỗi….). Chúa Giêsu đã lật nhào, xô đổ tất cả nhằm thanh tẩy Đền thờ khỏi những điều bất xứng, cách riêng là khu vực dân ngoại. Từ nay, mọi người không phân biệt sắc tộc, tôn giáo … đều được tôn trọng và đón nhận. Đối với Chúa Giêsu, Đền Thờ phải là nơi dành cho hết mọi người.
- Sau nữa, Đền thờ Giêrusalem còn là biểu tượng của sự thánh thiêng. Khi nói đến sự thánh thiêng, người Do thái thường nói đến Đền Thờ. Vì đối với họ, không có nơi nào khác ngoài Đền Thờ, con người có thể tìm được tất cả những gì là thiêng thánh và siêu việt của cõi thiên giới. Bởi đó chúng ta không ngạc nhiên gì khi thấy người Do Thái khi phải thề thốt một điều gì quan trọng, họ thường lấy Đền Thờ Giêrusalem mà thề.
Tuy nhiên, Đền Thờ ấy đã bị làm cho ô uế bằng đủ mọi thứ dối gian, trở thành nơi trục lợi, chổ mua danh, chốn lạm quyền, v.v... Trước thực trạng đó, Chúa Giêsu đã xua đuổi tất cả những kẻ làm cho Đền Thờ bị ô nhơ, nhằm trả lại sự thánh thiêng cho Đền Thờ. Đồng thời qua hành động và lời nói của mạnh mẽ của mình, Chúa Giêsu muốn mạc khải một đền thờ sống động hơn, đó chính là Thân thể của Ngài.
Đức Kitô chính là Đền thờ sống động, nơi Ngài chúng ta tìm được 3 ý nghĩa trên một cách tròn đầy nhất.
- Trong Đức Kitô, chúng ta được gặp gỡ Thiên Chúa là Cha và được nối kết với mọi người là anh em. Trong Đức Kitô, chúng ta có thể thưa lên “Aba”- lạy Cha, và đối xử với nhau như anh chị em con cùng một Cha trên trời.
- Trong Đức Kitô, chúng ta nhận được tình yêu tràn đầy mà Thiên Chúa dành cho nhân loại và hiệp nhất nên một với nhau, như lời Vinh Tụng Ca mà chúng ta thường nghe đọc: “Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà mọi chúc tụng và vinh quang đều qui về Chúa là Cha toàn năng trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời”.
- Trong Đức Kitô, chúng ta cũng tìm lại được sự thánh thiện nguyên thuỷ dư đầy của mình vốn là hình ảnh của Thiên Chúa, mà Ađam và Evà đã đánh mất khi phạm tội.
Thưa quý ông bà anh chị em.
Chúng ta hãy nhớ rằng trong Đức Kitô, chính chúng ta cũng đã trở nên đền thờ sống động đã được thánh hiến ngày chúng ta lãnh nhận phép Thánh Tẩy. Thánh Phaolô đã minh định điều này với giáo đoàn Côrintô: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong đền thờ ấy”. Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta qua Con Một yêu dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô. Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý. Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có xinh đẹp và đồ sộ thế nào đi chăng nữa thì một ngày kia, cũng sẽ tiêu tan. Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ vững bền.
Thế thì hằng ngày chúng ta đã thực sự sống xứng đáng là đền thờ Thiên Chúa ngự chưa ? Hay chúng ta đang làm cho đền thờ tâm hồn mình ra nhơ uế bởi những tính toan ích kỷ, bởi lòng ghen tị, óc thành kiến hẹp hòi và bao nhiêu thói hư tật xấu khác ?
Xin Chúa Giêsu hằng yêu thương thanh tẩy đền thờ tâm hồn của chúng ta mỗi ngày, đặc biệt trong Mùa Chay thánh này. Xin Ngài tiếp tục xua đuổi, lật nhào khỏi lòng trí chúng ta những gì làm cho tâm hồn ra ô nhơ và trả lại cho Chúa Thánh Thần một nơi xứng hợp để Ngài ngự vào. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:01 12/03/2009
MỨC ĐỘ
- “Thật có Thiên Chúa không ?” có một người theo chủ nghĩa Mác-xít hỏi như thế.
- “Tuyệt không phải là Thiên Chúa trong tưởng tượng của một loại người ấy.” Đại sư trả lời.
- “Ngài nói một loại người ấy là ám chỉ gì ?”
- “Tất cả mọi người.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Không ai nhìn thấy Thiên Chúa nên ai cũng tưởng tượng Thiên Chúa theo như ý của mình.
- Có người tưởng tượng Thiên Chúa như một quan tòa nghiêm khắc, nên họ rất sợ Thiên Chúa phạt chết tươi.
- Có người tưởng tượng Thiên Chúa là một sản phẩm của con người không có thật, nên họ ra sức nhạo báng Ngài.
- Có người tưởng tượng Thiên Chúa là ông địa chủ giàu có vô cùng, nên cứ xin hết điều này đến việc nọ.
- Có người tưởng tượng Thiên Chúa là một vị thần gian ác, nên họ luôn oán ghét Ngài khi họ làm điều sai trái.
- Có người tưởng tượng Thiên Chúa như là một người bình dân, ai muốn chửi muốn mắng muốn làm gì Ngài cũng được.
Thiên Chúa là Đấng vô hình nên không phải như trí óc tưởng tượng của con người, không ai nhìn thấy được Thiên Chúa cả, nhưng chính Ngài đã tỏ mình ra nơi Đức Giê-su Ki-tô –Thiên Chúa làm người- để khi chúng ta nghe lời của Chúa Giê-su là nghe lời Thiên Chúa, thực hành lời của Chúa Giê-su là thực hành lời của Thiên Chúa.
Mà người Ki-tô hữu không phải đã làm được điều đó sao, tức là nhìn thấy Thiên Chúa qua Chúa Giê-su và thực hành lời của Ngài trong cuộc sống của họ.
N2T |
- “Thật có Thiên Chúa không ?” có một người theo chủ nghĩa Mác-xít hỏi như thế.
- “Tuyệt không phải là Thiên Chúa trong tưởng tượng của một loại người ấy.” Đại sư trả lời.
- “Ngài nói một loại người ấy là ám chỉ gì ?”
- “Tất cả mọi người.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Không ai nhìn thấy Thiên Chúa nên ai cũng tưởng tượng Thiên Chúa theo như ý của mình.
- Có người tưởng tượng Thiên Chúa như một quan tòa nghiêm khắc, nên họ rất sợ Thiên Chúa phạt chết tươi.
- Có người tưởng tượng Thiên Chúa là một sản phẩm của con người không có thật, nên họ ra sức nhạo báng Ngài.
- Có người tưởng tượng Thiên Chúa là ông địa chủ giàu có vô cùng, nên cứ xin hết điều này đến việc nọ.
- Có người tưởng tượng Thiên Chúa là một vị thần gian ác, nên họ luôn oán ghét Ngài khi họ làm điều sai trái.
- Có người tưởng tượng Thiên Chúa như là một người bình dân, ai muốn chửi muốn mắng muốn làm gì Ngài cũng được.
Thiên Chúa là Đấng vô hình nên không phải như trí óc tưởng tượng của con người, không ai nhìn thấy được Thiên Chúa cả, nhưng chính Ngài đã tỏ mình ra nơi Đức Giê-su Ki-tô –Thiên Chúa làm người- để khi chúng ta nghe lời của Chúa Giê-su là nghe lời Thiên Chúa, thực hành lời của Chúa Giê-su là thực hành lời của Thiên Chúa.
Mà người Ki-tô hữu không phải đã làm được điều đó sao, tức là nhìn thấy Thiên Chúa qua Chúa Giê-su và thực hành lời của Ngài trong cuộc sống của họ.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:03 12/03/2009
N2T |
106. Con phải chú ý bản thân mình trước, rồi sau đó có thể đi giúp người khác.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:04 12/03/2009
N2T |
51. Người vui vẻ sống qua ngày thì nên chia thời gian làm ba bước: lao động, hưởng phúc và nghỉ ngơi.
Đi tìm mô thức giải quyết những bất đồng
Trần Hiếu
01:23 12/03/2009
ĐI TÌM MÔ THỨC GIẢI QUYẾT NHỮNG BẤT ĐỒNG
Biết phải mà cho mình phải là sai,
Biết sai mà cho mình sai mới là phải.
- Lão Tử
Xung khắc là điều gần như không thể tránh khỏi trong các quan hệ con người. Tuy nhiên, điều đáng mừng là nó không nhất thiết mang đến bất hoà, một khi người trong cuộc biết cách giải quyết vấn đề.
Thực ra, sự xung khắc nhiều khi cũng cần thiết, vì qua đó người ta mới nhìn ra các góc cạnh của vấn đề. Tổng thống Franklin D. Roosevelt trước một vấn đề quan trọng mà chưa được nghe các ý kiến khác biệt ông ngưng quyết định, vì ông cho rằng vấn đề chưa được bàn thảo một cách kỹ càng.
Thế nhưng làm sao đối phó với những bất đồng?
Các nguyên tắc căn bản
Thiện chí là điều kiện cần thiết trong việc giải quyết bất đồng. Ngoại trừ trường hợp trầm trọng cần đến người chuyên môn giúp đỡ, phần lớn người ta đều biết cách làm hoà. Tuy nhiên, một khi thấy nổ lực làm hoà của mình không thành, trong đối thoại, bạn cần để ý các nguyên tắc sau đây:
§ Chú tâm vào sự kiện hay vấn đề cần tranh luận, tránh chú tâm vào cá nhân. Vì sao? Khi một người cảm thấy bị phê bình, phản ứng tự nhiên của họ là tự vệ bằng cách chống lại hoặc trốn chạy. Để tránh các phản ứng tiêu cực nầy, chúng ta cần nêu rõ vấn đề là gì, đâu là chuyện đáng quan tâm cần giải quyết.
§ Giữ thể diện và lòng tự qúy của người khác. Là con người, ai ai cũng có nhu cầu cần được nhìn nhận, được tôn trọng. Một người khi được tôn trọng sẽ cảm thấy phấn chấn, dễ chú tâm vào vấn đề và ra sức hợp tác vì lợi ích chung. Ghi nhận ưu điểm và thiện chí của người khác, khen ngợi các thành tựu của họ và gạt bỏ mọi lời phê bình dẫu lời phê bình có xác đáng đi chăng nữa.
§ Dùng lối nói “lấy tôi làm chủ từ” (I message). Ví dụ, thay vì nói, “Anh làm tôi bực mình vì anh trễ hẹn”, thì nói, “Tôi cảm thấy bực mình vì bị trễ hẹn”. Đây là lối nói diễn đạt cảm nghĩ để người khác hiểu mình chứ không cố ý công kích nên dễ được người khác chấp nhận hơn.
§ Chứng tỏ thiện chí qua việc đưa ra các giải pháp để giải quyết bất đồng. Có câu nói, “Mọi dặm đường đều được khởi sự từ bước đầu tiên”. Chúng ta cần nêu câu hỏi, “Nếu tôi không bắt đầu, ai sẽ bắt đầu?” Khi có người khởi sự, cơ hội giải quyết bất đồng đã được mở ra.
Mô thức giải quyết bất đồng
Các nhà tâm lý xã hội nêu ra bốn mô thức người ta thường dùng để giải quyết các xung đột, đó là (1) Anh thắng, tôi thua; (2) Anh thua, tôi thắng; (3) Dung hoà; và (4) Anh thắng, tôi thắng. Hai mô thức đầu đều có kẻ thắng người thua nên người thua chắc sẽ có cảm giác bất mãn. Ngay cả mô thức dung hoà nhiều khi cũng không làm người ta hài lòng, vì kết qủa của nó đòi hỏi mỗi người chịu thiệt một phần.
Có người, vì muốn giữ hoà khí bằng mọi gía, nên chấp nhận nhường nhịn hoặc chịu thua hoàn toàn. Nhưng trong một quan hệ lành mạnh, việc nhường nhịn cũng cần có chừng mực, nếu không một khi bất mãn lên cao, quan hệ có ngày sẽ bị đổ vỡ.
Bạn hãy nghĩ coi một vấn đề bạn có với ai đó là gì và bạn muốn giải quyết cách nào. Bạn có muốn thử mô thức “Anh thắng, tôi thắng” hay không? Nếu có, bạn hãy tuần tự theo một tiến trình gồm năm bước sau đây:
1. Nhận diện và đặt vấn đề: Trong giai đoạn nầy mỗi bên đều cần lắng nghe để hiểu người khác. Khi nghe, cần đặt mình vào vị thế của người đối diện để hiểu quan điểm của họ. Dùng lối nói “lấy tôi làm chủ từ” (I message) để nói lên cảm nghĩ của mình. Sau khi trao đổi, các bên liên hệ bắt đầu hiểu và đặt vấn đề. Cần đặt vấn đề đúng vì nếu không, mỗi bên sẽ đi sai mục tiêu mình muốn đạt.
2. Đề ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề: Không phải dễ dàng để có một giải pháp cho các bên chấp nhận ngay. Tuy nhiên đây là lúc mỗi bên cần lắng nghe quan điểm của người khác, tránh phán đoán chỉ trích, và cố giữ thể diện cho người đối diện. Dần dà qua thảo luận, các bên sẽ đưa ra những giải pháp khả thi hơn. Khi một số giải pháp được đưa ra, mỗi bên đều cân nhắc lợi hại để đi đến chấp nhận hoặc thay đổi cho phù hợp ý muốn của mình. Mỗi bên cần thành thực trong việc đánh giá ở giai đoạn nầy vì nếu không, họ sẽ không đưa ra được các giải pháp hợp lý hợp tình.
3. Chọn giải pháp: Sau khi lượng định, các bên cần đồng ý với một giải pháp trổi vượt hơn hết để thi hành. Là giải pháp được chọn, các bên cần hiểu rõ những điều mình ưng thuận vì nếu không, nó sẽ không được nghiêm chỉnh thi hành.
4. Thi hành giải pháp: Ai sẽ làm gì và làm khi nào? Đây là lúc mỗi bên cần thi hành điều mình đã đồng ý theo một lịch trình được ấn định với nhau. Khi một bên thiếu sót trong thi hành, họ cần được nhắc nhở ngay với lối nói “lấy tôi làm chủ từ”.
5. Lượng gía tiếp theo: Chúng ta hiểu rằng, không phải các giải pháp được đề ra theo mô thức nầy đều hoàn hảo. Trong khi thi hành, chúng ta mới nhận ra những khuyết điểm của giải pháp. Khi đó, nếu cần thay đổi, các bên cần ngồi lại để xét duyệt và đồng ý với các điểm thay đổi.
Khi một trong các bước trên đây bị bế tắc, các bên thảo luận lại với nhau, và nếu cần, trở lui lại theo từng bước từ đầu cho đến khi tiến trình giải quyết bất đồng được kết thúc hoàn toàn.
Bạn hãy nhớ rằng các xung khắc xảy ra thường liên quan đến tình cảm hơn là lý lẽ. Một khi bị tình cảm chi phối, chúng ta có khuynh hướng phản ứng chứ không giữ sự bình thản nhằm tìm giải pháp hiệu nghiệm. Hơn nữa, thái độ của bạn khi giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn rất nhiều. Vì vậy, khi có sự xung khắc, bạn thử nghĩ coi đâu là cách thức tốt nhất để giải quyết vấn đề.
Mô thức “Anh thắng, tôi thắng” cống hiến cho chúng ta các bước tuần tự trong tiến trình giải quyết xung đột và có thể dùng trong nhiều trường hợp. Và nếu có lúc cả hai bên đều thắng không thể đạt được, khi đó chúng ta cần áp dụng mô thức dung hoà với ý nghĩ rằng mỗi bên chịu thiệt thòi một chút để giữ được hoà.-
Phải bị thiệt thân
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
02:29 12/03/2009
Chúa Nhật III Mùa Chay B
Các môn đệ Chúa Giêsu khi chứng kiến việc Thầy mình thịnh nộ trước sự kiện người ta biến đền thờ thành nơi buôn bán, đã nhớ lại lời Kinh Thánh: Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. Một cơn thinh nộ đúng nghĩa bằng việc lấy dây làm roi đánh đuổi người buôn bán và chiên bò, lật nhào bàn ghế và tung vãi tiền của những người đổi bạc. Quả là to gan, nếu không là tên phạm thượng thì cũng là phường phá hoại. Cần phải nghiêm trị nếu không sẽ mất hết luật lệ, mất hết truyền thống, tôn ti…
Trước hết cần phải cật vấn ông này lấy quyền gì mà làm những sự to gan, tày trời như vậy. Những người Do Thái lúc bấy giờ, cách riêng những người đang có trọng trách đã kinh ngạc trước câu trả lời của Chúa Giêsu: Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại. Dĩ nhiên họ chẳng thể hiểu nội hàm câu trả lời của Người. Sau này, khi chứng kiến cuộc khổ nạn và phục sinh của Thầy chí thánh, các môn đệ mới hiểu Thày dùng chính mạng sống của mình để làm dấu chỉ cho việc Người có quyền hành sử những sự to gan như thế. Đã chấp nhận hy sinh mạng sống vì sự việc gì đó thì nó phải có tầm quan trọng đáng kể và việc đó chính là thanh tẩy đền thờ.
Thanh Tẩy nhà thờ vật chất gỗ đá ( église - church ): Chuyện nhỏ. Quét bụi, lau chùi bàn ghế nhà thờ… là chuyện phải làm. Người ta vẫn làm thường nhật hay thường kỳ mà chẳng một ai thắc mắc. Ra những quy luật để gìn giữ các nhà thờ thực sự là nơi quy tụ tín hữu cho việc thờ phượng, tránh các lạm dụng làm mất sự thiêng thánh, thì cũng là chuyện dễ đón nhận và tuân giữ. Nhiều nơi, nhiều giáo xứ khi có điều kiện đã xây phòng hội, xây phòng giáo lý để tách các việc hội họp, dạy giáo lý ra khỏi nhà thờ. Đây là việc làm chính đáng nhưng cũng vẫn là chuyện không lớn.
Thánh hiến hay làm phép một ngôi nhà thờ cũng chẳng là chuyện trọng đại nếu xét về công sức bỏ ra. Chỉ một thánh lễ do đức Giám mục chủ sự hay do một linh mục được uỷ quyền thì mọi sự gọi là hoàn tất.
Thanh tẩy Nhà Thờ ( Église – Church ): Chuyện lớn. Khi hai từ nhà thờ được viết hoa thì đã không còn là một công trình kiến trúc vật chất, cho dù vẫn còn nhiều người, nhiều tập thể vì thiếu hiểu biết hay cố tình làm như không biết, gọi là “bọn Nhà Thờ” hay “Nhà Thờ”, mà thực ra đó là Giáo Hội. Thanh tẩy Giáo Hội ư ? Chuyện lớn đấy ! Đó là một cơ cấu tổ chức, là một thực thể có tính thánh thiêng. Đó là tập thể những người có niềm tin. Và cũng không thể không kể, cho dù chỉ là đại diện, đó là những người đang có quyền cao, chức trọng. Trong niềm tin và theo giáo lý, Giáo Hội được Công đồng Vatican II trình bày với hình ảnh nền tảng đó là đoàn dân Thiên Chúa. Thế nhưng dưới cái nhìn người bình dân trong đạo và theo nhãn quan của bà con ngoài đạo thì quý đấng bậc có “chức vụ cao trọng” được đồng hoá với Giáo Hội cách nào đó
Để làm cho cơ cấu tổ chức và luật lệ thực sự có ra vì con người chứ không ngược lại, thì quả là chuyện không nhỏ chút nào ( x. Mc 2,27 ). Công đồng Vatican II đã kết thúc vào năm 1965, thế mà phải đến năm 1983 Bộ tân Giáo Luật mới được hình thành. Thử hỏi nội dung và tinh thần của bộ Giáo Luật 1983 đã được triển khai và áp dụng ra sao và ở mức độ nào ? Chuyện “phép vua thua lệ làng” hình như vẫn tồn tại ít nhiều nơi này nơi kia. Để giúp những người đang mang trọng trách với chức vị lớn trở thành “ người hầu thiên hạ” thì cũng không phải là việc một sớm một chiều ( x.Mc 9,35 ). Chuyện “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” là chuyện vẫn không là cá biệt. Thỉnh thoảng có một vài tín hữu giáo dân vì thành tâm mà bạo miệng lên tiếng về một vài tình trạng “cha chú” đó đây, thì cũng dễ bị hứng “búa rìu” cách này cách khác.
Thanh tẩy đền thờ tâm hồn: chuyện hệ trọng. “Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân” ( Quản Trọng ). Và kế ngàn đời là trồng con cái Chúa. Trồng người con Chúa ra sao đây ? Bản Thập giới mà bài trích sách Xuất Hành trình bày không hề lỗi thời mà trái lại. Chúa Kitô đã minh nhiên nhắc lại điều này với một vị luật sĩ và với người thanh niên muốn nên trọn lành ( x.Mt 19,16-19 ). Để mến Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn, đồng thời yêu thương tha nhân như chính mình thì chuyện thanh tẩy là chuyện phải làm cả đời.
Theo thiển ý, để có những đền thờ tâm hồn trong sáng, thánh thiện, xứng đáng, thì một trong những điều cần thanh tẩy đó là sự tham lam. Thánh Tông đồ dân ngoại đã từng gọi tham lam là một hình thức “thờ ngẫu tượng”. Chúa Kitô cũng đã từng ví “của tiền” ( dĩ nhiên có cả chức quyền, danh vị ) như một vị thần, khi nói rằng không được làm tôi hai chủ ( x.Lc 16,13 ). Và thực tiển minh chứng rõ ràng lòng tham lam đã giết chết hay làm băng hoại tình người thật khó lường.
Thanh tẩy nhà thờ gỗ đá, cách riêng Nhà Thờ viết hoa hay đền thờ tâm hồn chắc chắn phải có trả giá. Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng, dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan thì chúng tôi rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh…( 1 Cr 1,22 ). Chúa Kitô đã chấp nhận để người ta phá “thân thể Người” để rồi xây lại sau ba ngày không phải chỉ để thanh tẩy Đền Thờ Giêrusalem mà đặc biệt để thanh tẩy cái Nhà Thờ viết hoa cũng như các đền thờ tâm hồn, tức là con người qua mọi thời đại.
Môn đệ không trọng hơn Thầy ( x.Ga 15,20 ). Rất nhiều người, nhiều vị thánh đã từng to gan tiếp bước chân Thầy chí thánh nhiệt thành lo việc thanh tẩy Nhà Thờ viết hoa, thanh tẩy các đền thờ tâm hồn. Và số phận của họ đã dẩy đầy truân chuyên. Nói gì cho xa, để có được thành quả là Công Đồng Vatican II và gìn giữ cũng như phát triển thành quả ấy thì nhiều vị, nhiều đấng bậc đã chấp nhận bao hy sinh, khổ ải, truân chuyên. Cuộc đời của Hồng Y Ives Congar, cha Marie –Dominique Chenu, Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI… là những minh chứng hùng hồn.
Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. Một quy luật như là tất yếu. Đã sợ thiệt thân thì hầu chắc không làm được sự gì tốt cho việc nhà Chúa. An thân, thủ phận, hay sống theo “chủ nghĩa cơ hội” thật không xứng với người môn đệ Chúa Kitô. Có thể có nhiều lý do, nhưng chắc chắn có lý do này, đó là chưa nhiệt tâm lo việc nhà Chúa.
Các môn đệ Chúa Giêsu khi chứng kiến việc Thầy mình thịnh nộ trước sự kiện người ta biến đền thờ thành nơi buôn bán, đã nhớ lại lời Kinh Thánh: Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. Một cơn thinh nộ đúng nghĩa bằng việc lấy dây làm roi đánh đuổi người buôn bán và chiên bò, lật nhào bàn ghế và tung vãi tiền của những người đổi bạc. Quả là to gan, nếu không là tên phạm thượng thì cũng là phường phá hoại. Cần phải nghiêm trị nếu không sẽ mất hết luật lệ, mất hết truyền thống, tôn ti…
Trước hết cần phải cật vấn ông này lấy quyền gì mà làm những sự to gan, tày trời như vậy. Những người Do Thái lúc bấy giờ, cách riêng những người đang có trọng trách đã kinh ngạc trước câu trả lời của Chúa Giêsu: Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại. Dĩ nhiên họ chẳng thể hiểu nội hàm câu trả lời của Người. Sau này, khi chứng kiến cuộc khổ nạn và phục sinh của Thầy chí thánh, các môn đệ mới hiểu Thày dùng chính mạng sống của mình để làm dấu chỉ cho việc Người có quyền hành sử những sự to gan như thế. Đã chấp nhận hy sinh mạng sống vì sự việc gì đó thì nó phải có tầm quan trọng đáng kể và việc đó chính là thanh tẩy đền thờ.
Thanh Tẩy nhà thờ vật chất gỗ đá ( église - church ): Chuyện nhỏ. Quét bụi, lau chùi bàn ghế nhà thờ… là chuyện phải làm. Người ta vẫn làm thường nhật hay thường kỳ mà chẳng một ai thắc mắc. Ra những quy luật để gìn giữ các nhà thờ thực sự là nơi quy tụ tín hữu cho việc thờ phượng, tránh các lạm dụng làm mất sự thiêng thánh, thì cũng là chuyện dễ đón nhận và tuân giữ. Nhiều nơi, nhiều giáo xứ khi có điều kiện đã xây phòng hội, xây phòng giáo lý để tách các việc hội họp, dạy giáo lý ra khỏi nhà thờ. Đây là việc làm chính đáng nhưng cũng vẫn là chuyện không lớn.
Thánh hiến hay làm phép một ngôi nhà thờ cũng chẳng là chuyện trọng đại nếu xét về công sức bỏ ra. Chỉ một thánh lễ do đức Giám mục chủ sự hay do một linh mục được uỷ quyền thì mọi sự gọi là hoàn tất.
Thanh tẩy Nhà Thờ ( Église – Church ): Chuyện lớn. Khi hai từ nhà thờ được viết hoa thì đã không còn là một công trình kiến trúc vật chất, cho dù vẫn còn nhiều người, nhiều tập thể vì thiếu hiểu biết hay cố tình làm như không biết, gọi là “bọn Nhà Thờ” hay “Nhà Thờ”, mà thực ra đó là Giáo Hội. Thanh tẩy Giáo Hội ư ? Chuyện lớn đấy ! Đó là một cơ cấu tổ chức, là một thực thể có tính thánh thiêng. Đó là tập thể những người có niềm tin. Và cũng không thể không kể, cho dù chỉ là đại diện, đó là những người đang có quyền cao, chức trọng. Trong niềm tin và theo giáo lý, Giáo Hội được Công đồng Vatican II trình bày với hình ảnh nền tảng đó là đoàn dân Thiên Chúa. Thế nhưng dưới cái nhìn người bình dân trong đạo và theo nhãn quan của bà con ngoài đạo thì quý đấng bậc có “chức vụ cao trọng” được đồng hoá với Giáo Hội cách nào đó
Để làm cho cơ cấu tổ chức và luật lệ thực sự có ra vì con người chứ không ngược lại, thì quả là chuyện không nhỏ chút nào ( x. Mc 2,27 ). Công đồng Vatican II đã kết thúc vào năm 1965, thế mà phải đến năm 1983 Bộ tân Giáo Luật mới được hình thành. Thử hỏi nội dung và tinh thần của bộ Giáo Luật 1983 đã được triển khai và áp dụng ra sao và ở mức độ nào ? Chuyện “phép vua thua lệ làng” hình như vẫn tồn tại ít nhiều nơi này nơi kia. Để giúp những người đang mang trọng trách với chức vị lớn trở thành “ người hầu thiên hạ” thì cũng không phải là việc một sớm một chiều ( x.Mc 9,35 ). Chuyện “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện” là chuyện vẫn không là cá biệt. Thỉnh thoảng có một vài tín hữu giáo dân vì thành tâm mà bạo miệng lên tiếng về một vài tình trạng “cha chú” đó đây, thì cũng dễ bị hứng “búa rìu” cách này cách khác.
Thanh tẩy đền thờ tâm hồn: chuyện hệ trọng. “Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân” ( Quản Trọng ). Và kế ngàn đời là trồng con cái Chúa. Trồng người con Chúa ra sao đây ? Bản Thập giới mà bài trích sách Xuất Hành trình bày không hề lỗi thời mà trái lại. Chúa Kitô đã minh nhiên nhắc lại điều này với một vị luật sĩ và với người thanh niên muốn nên trọn lành ( x.Mt 19,16-19 ). Để mến Chúa hết lòng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn, đồng thời yêu thương tha nhân như chính mình thì chuyện thanh tẩy là chuyện phải làm cả đời.
Theo thiển ý, để có những đền thờ tâm hồn trong sáng, thánh thiện, xứng đáng, thì một trong những điều cần thanh tẩy đó là sự tham lam. Thánh Tông đồ dân ngoại đã từng gọi tham lam là một hình thức “thờ ngẫu tượng”. Chúa Kitô cũng đã từng ví “của tiền” ( dĩ nhiên có cả chức quyền, danh vị ) như một vị thần, khi nói rằng không được làm tôi hai chủ ( x.Lc 16,13 ). Và thực tiển minh chứng rõ ràng lòng tham lam đã giết chết hay làm băng hoại tình người thật khó lường.
Thanh tẩy nhà thờ gỗ đá, cách riêng Nhà Thờ viết hoa hay đền thờ tâm hồn chắc chắn phải có trả giá. Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng, dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan thì chúng tôi rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh…( 1 Cr 1,22 ). Chúa Kitô đã chấp nhận để người ta phá “thân thể Người” để rồi xây lại sau ba ngày không phải chỉ để thanh tẩy Đền Thờ Giêrusalem mà đặc biệt để thanh tẩy cái Nhà Thờ viết hoa cũng như các đền thờ tâm hồn, tức là con người qua mọi thời đại.
Môn đệ không trọng hơn Thầy ( x.Ga 15,20 ). Rất nhiều người, nhiều vị thánh đã từng to gan tiếp bước chân Thầy chí thánh nhiệt thành lo việc thanh tẩy Nhà Thờ viết hoa, thanh tẩy các đền thờ tâm hồn. Và số phận của họ đã dẩy đầy truân chuyên. Nói gì cho xa, để có được thành quả là Công Đồng Vatican II và gìn giữ cũng như phát triển thành quả ấy thì nhiều vị, nhiều đấng bậc đã chấp nhận bao hy sinh, khổ ải, truân chuyên. Cuộc đời của Hồng Y Ives Congar, cha Marie –Dominique Chenu, Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI… là những minh chứng hùng hồn.
Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân. Một quy luật như là tất yếu. Đã sợ thiệt thân thì hầu chắc không làm được sự gì tốt cho việc nhà Chúa. An thân, thủ phận, hay sống theo “chủ nghĩa cơ hội” thật không xứng với người môn đệ Chúa Kitô. Có thể có nhiều lý do, nhưng chắc chắn có lý do này, đó là chưa nhiệt tâm lo việc nhà Chúa.
Hãy phá ngôi đền này đi (Ga 2,19)
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
03:11 12/03/2009
“HÃY PHÁ NGÔI ĐỀN NÀY ĐI” (Ga 2,19)
CN 3 CHAY B
Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa thấy sự huy hoàng của Đền thờ, nhưng Chúa Giêsu lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào.
Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi, trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại. Thân thể của Chúa là Đền Thờ kỳ công của Mầu Nhiệm Nhập Thể. Người ta phá huỷ Đền Thờ này, chôn vùi vào lòng đất. Sau ba ngày, Chúa xây lại, đó là Mầu Nhiệm Phục Sinh. Chúa Giêsu Phục Sinh là Đền Thờ Mới, mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên Đền Thờ ấy.
1. Lịch Sử thành thánh Giêrusalem
Để hiểu câu nói của người Do thái: “Đền Thờ phải mất 46 năm mới xây xong”, chúng ta tìm hiểu đôi nét lịch sử thành thánh Giêrusalem.
Giêrusalem được xem là thành phố thiêng liêng của ba tôn giáo lớn trên thế giới: Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Tư liệu lịch sử cổ Ai Cập đã nói đến Giêrusalem, có từ 3.000 năm trước CN.
Với người Do Thái giáo, Giêrusalem là nơi Đavít lập thành đô.
Với người Kitô giáo, Giêrusalem là nơi xảy ra nhiều sự kiện cuối đời của Chúa Giêsu, nhất là biến cố tử nạn phục sinh của Ngài.
Với người Hồi giáo, Giêrusalem là nơi giáo chủ Mahômét đã đến hành hương, là thánh địa quan trọng của họ sau Mecca và Medina trung tâm của đạo Hồi ở Ả rập Sauđi.
Giêrusalem, tiếng Do Thái gọi là Yerushalayim, người Ả rập gọi là Al Quds, có nghĩa là thành phố văn hoá đa dạng. Như một trung tâm tôn giáo quan trọng vào thời cổ, thuộc miền Cận Đông, Giêrusalem như ngã tư nơi xảy ra nhiều cuộc tranh chấp. Khảo cổ xác minh điều đó ở những di tích của thành cổ còn sót lại.
Lịch sử của Thành Thánh là những cuộc chiến tranh, thôn tính, tàn phá và xây dựng lại. Đế quốc Babilon, Batư, Hylạp, La Mã, Byzantine, Thỗ Nhĩ Kỳ, Ottoman, Đế Quốc Anh đều đã đặt chân lên Giêrusalem. Có lẽ ít nơi nào trên thế ghi lại chứng kiến sự biến thiên cũng như sự cộng hưởng của nhiều nền văn hóa, tôn giáo như miền đất này. Trong mọi thời kỳ, đền thờ vốn là biểu tượng của Israel vinh quang và nhục nhã, trung thành và phản bội.
Ba ngàn năm trước CN, Giêrusalem chỉ là vùng đất nhỏ bé. Người Canaan đã đến đó sinh sống, đồng hoá sắc dân bản địa. Họ ở trên vùng đất cao, dùng nguồn nước cạnh Gikhon, nằm giữa hai thung lũng Cedron và Tyropocon. Khoảng năm 2000, dân Amôri chiếm được miền này. Khoảng 1800, họ thành lập thành luỹ ở Giêrusalem, tường thành bao gồm cả đất của dixième dân và chiếm Ôphel ở phía bắc, họ còn đào một đường hầm xuyên qua đá để lấy nước ở suối Gikhon. Vào thế kỷ 14, các bức thư của El Amarna cho biết Giêrusalem lọt vào tay một quân vương tên là AbbiHepa. Sự thống trị của người Canaan kéo dài tới thời Đavít.
Nằm trên độ cao 800m, bao gồm thành phố mới và thành phố cổ. Thành phố cổ do vua Đavít thành lập và con ông, vua Salomon đã cho kiến thiết một Đền thờ vĩ đại nhất thời bấy giờ, nhưng Đền thờ đã hai lần bị phá huỷ và bị người La mã bình địa năm 70 sau CN. Giêrusalem trải qua một quãng thời gian dài thành nơi linh thiêng của người Kitô giáo, nhưng năm 637 người Ả rập chiếm đóng và Giêrusalem lại thành thánh địa của đạo Hồi, họ tin rằng: chính trên mỏm núi Moriah, Mahomet đã bay về trời, thế là họ cho xây đền thờ Đá (Dome of the Rock). Năm 1099, Thập Tự quân chiếm đóng, Giêrusalem thành một nước thuộc quyền người Kitô giáo và sau cuộc đánh chiếm người Hồi Ottoman 1250 lại đặt dưới sự thống trị người Hồi Ả rập.
Sau chiến tranh thế giới lần I, năm 1922 Giêrusalem đặt dưới quyền kiểm soát của người Anh. Năm 1948, người Do Thái về lập quốc, chiến tranh xung đột giữa Israel và Ả rập xảy ra, Liên Hiệp quốc đã phân chia khu Cổ thành Thánh địa Giêrusalem thuộc về xứ Jordanie. Năm 1967, chiến tranh “Sáu ngày” Israel chớp nhoáng chiếm lĩnh khu Cổ thành. Năm 1980, viện Knesset (viện dân biểu) chính thức tuyên bố “thủ đô vĩnh viễn” bất chấp sự phản đối của khối Ả rập. Trong khu vực cổ thành có các bức tường từ thời Thổ Nhĩ Kỳ, những bức tường từ thời Salomon và Herod còn dấu tích và còn nhiều di tích thánh, những vết tích Đền Thánh còn sót lại. Mỗi tôn giáo đều có khu phố riêng: khu vực Kitô giáo nằm về phía Tây Bắc quanh mộ Chúa Giêsu; khu Hồi giáo năm hướng Đông Nam trên thung lũng Cedron.
Salomon xây Đền Thờ
Thế kỷ thứ 10 trước CN, Đavít lấy Giêrusalem làm trung tâm của nước Do Thái. Ông muốn xây một thành Thánh. Kế nghiệp cha, Salomon đã cho xây dựng một Đền Thánh nguy nga, lộng lẫy.
Vua Salomon có vàng bạc, đàn gia súc, có mùa màng và lòng kiêu căng nhưng không có vật dụng hảo hạng, thợ lành nghề và ý niệm nghệ thuật xây dựng. Vì vậy ông phải nhờ đến các người Tyrians, họ có đủ tài nguyên cần thiết và quan niệm kiến trúc cơ bản cộng với nghệ thuật của Ai cập và Assyria.
Trong vòng bảy năm, từ 1013 tới 1006, nhà của Giavê được hoàn thành. Giống như các đền đài Ai Cập, phần căn bản của nó là Pylon hay tiền đường mặc áo, cung thánh ngoại vi hay nơi thiêng liêng, phần bên trong linh thiêng hơn, nơi cực thánh không ai được đặt chân vào ngoại trừ các thượng tế, một năm một lần. Một số các phòng phụ cận dùng vào việc phục dịch đền thờ. Toàn bộ kiến trúc được dẫy cột bao quanh gọi là hành lang có mái. Phần này được hoàn tất muộn về sau.
Bên dưới Haram của Salomon là các hồ chứa nước dùng cho các nhu cầu của nhân viên phục vụ đền thánh và việc tế lễ. Còn việc tắm rửa thì đã có một bể bằng đồng lớn gọi là "biển đồng" ( the sea of Bronze). Nó bắt chước các chậu tắm của Susa và cuối cùng là cung điện vua thượng vị với hoàng hậu của ông ở. Ông cư ngụ bên cạnh Đức Chúa của mình.
Như thế, Salomon hoàn thành công trình thật tráng lệ. Các kích thước cùng với hình thể, hoa văn, phù điêu, chữ nghĩa là phổ thông nơi não trạng Ai cập. Chiều kích của từng phần và các chi tiết được trù liệu như các yếu tố của một bài toán mà lời giải là toàn thể kiến trúc. Nền cao bên hông tam giác đều, phía trước là tam giác vuông - mà theo Platô tam giác đẹp nhất, hoàn thiện nhất là tam giác vuông góc các cạnh được đo như sau 3, 4 và 5.
Việc trang trí gồm có các tấm phù điêu dát vàng theo như thói quen người Babylon. Sàn nhà làm bằng gỗ bá hương và thông già, gồm luôn cả vỉa hè. Các bình thiêng thánh gần như bằng vàng ròng toàn khối. Các bàn lễ vật, các chân đèn, các cánh thiên thần Cherubim khắc bằng gỗ dát vàng. Các dụng cụ tuỳ tùng khác được trang trí hào phóng.
Dân Israel đã đồng hóa tình yêu đền thánh với lòng sùng mộ Đức Chúa: "Lạy Đức Chúa các đạo binh, cung điện Ngài xiết bao khả ái, mảnh hồn này khát khao mòn mỏi, mong tới được khuôn viên đền vàng. Cả tấm thân con cùng là tấc dạ những hướng lên Chúa Trời hằng sống mà hớn hở reo mừng" (Tv 83, 2-3).
Đất nước chia đôi, lưu đày
Vương triều của Salomon đến cuối đời thì bị phân chia. Trong số 12 chi tộc Israel chỉ có hai chi tộc – Giuđa và Benjamin – trung thành với nhà vua, còn các chi tộc khác lập một vương quốc mới, vương quốc Israel. Do vậy nước chia làm hai: Giuđa và Israel. Chiến tranh giữa hai nước xảy ra. Miền Bắc bị đế quốc Assyri xâm chiếm vào năm 721. Miền nam Giuđa Bị đế quốc Babilon tàn phá năm 587, Đền Thánh bị thiêu đốt, dân Do Thái phải tha phương cầu thực sống kiếp lưu đày.
Hồi hương, xây lại đền thờ lần thứ hai.
Đế quốc Assyri và Babylon bị đế quốc Ba Tư đánh bại. Năm 538, vua Ba Tư là Cyrus hạ chỉ cho phép người Do Thái lưu đầy được hồi hương trở về quê cha đất tổ. Vua Zorobabel xây dựng tạm đền thờ trên đống đổ nát. Nó được đặt trên nền cũ nhưng nhỏ hơn chút ít. Năm 537, Đền thờ bắt đầu được tái thiết nhưng 17 năm ròng rã vẫn chưa xong. Sau cùng, nhờ Khacgai và Giacaria, Đền thờ được hoàn thành, được xây cất theo Đền thờ của Salomon và cùng một kích thước. Năm 445, Nêhêmia xin vua Ba Tư xây dựng lại tường luỹ bảo vệ chung quanh. Ông thực hiện trong một thời gian kỷ lục, hai tháng thì xây xong.
Đế quốc Hylạp, anh em nhà Maccabê.
Rồi thành Giêrusalem bị đế quốc Hy lạp chiếm. Năm 166-165, một cuộc nổi dậy trong dân Do Thái, ngoài Mattathia còn có anh em nhà ái quốc Maccabê, họ nổi dậy và đã thành công. Tháng 12 năm 165 Giuđa chiếm được Đền thờ, tổ chức lễ Hanmica cũng gọi là lễ Ánh sáng, để nhắc lại ngày tẩy uế và dâng hiến lại Đền thờ cách trọng thể. Cuộc nổi dậy đó không là một sự thành công hoàn toàn nhất là về phương diện tôn giáo.
Hêrôđê xây đền thờ lần thứ ba.
Ngôi đền thứ hai tồn tại cho đến khi Pompey của Roma thôn tính Giêrusalem và Hêrôđê cả tự phong mình lên ngôi vua ở thành phố. Ông vua tiếm vị và sát nhân này cho xây lại đền thờ Zorobabel, để hoà giải với dân tộc Do Thái, nhất là giai cấp tư tế và đền bù muôn vàn tội lỗi đã xúc phạm đến dân tộc ấy. Ông cần tới ba năm để thu gom vật liệu cần thiết, và bám sát vào đồ án trước đây, chỉ tôn tạo dấu vết cổ xưa, cố gắng dựng lại cách sắp xếp thuở ban đầu, mặc dù chủ yếu dùng kỹ thuật Hy lạp – Roma.
Khi mọi sự đã sẵn sàng, Hêrôđê bắt tay vào việc. Mười ngàn thợ tốt được sử dụng dưới sự giám sát của một ngàn tư tế. Chỉ những tư tế này mới được làm việc nơi cung thánh và cực thánh. Trong vòng 18 tháng, phần "Naos" (nơi cực thánh) được hoàn tất và cung hiến. Tám năm nữa để xây dựng tiền đường và hành lang. Nhưng những công việc phụ kéo dài đến thời Agrippa, phỏng năm 64 sau công nguyên nghĩa là cho tới chiều hôm trước ngày lại bị tàn phá.
Xét theo tổng thể, thì ngôi đền Hêrôđê để lại, thể hiện quan niệm kiến trúc tinh tế. Các cột hành lang quay quanh một dinh cơ đồ sộ, cái nọ chồng lên cái kia, gọi là hiên hàng cột mà tuyệt đỉnh là chính cung thánh nằm ngay trên đỉnh đồi.
Coi từ phía xa, và trong nguồn ánh sáng thuận lợi, nó có một hiệu ứng ánh sáng kỳ diệu, tuờng đá cẩm thạch trắng, trang trí vàng bạc giống như một khối tuyết lóng lánh. Nhìn từ phía núi Olivêtê, khi mặt trời mọc nó sáng chói với các mái vòm mạ vàng, các cổng, các hoa văn, các dây leo to tuớng bằng vàng ròng ở cổng chính lấp loáng dưới ánh mặt trời lung linh. Trước quang cảnh rực rỡ đó, lòng khách hành hương không khỏi bùng lên một ngọn lửa kiêu hãnh, thì thầm lời Thánh vịnh: "Tại Sion, cảnh sắc tuyệt vời, Thiên Chúa hiển minh" (Tv 59,2).
Thế nhưng, khi thiên hạ tiến đến từng đoàn lũ từ khắp nơi để tham dự các lễ hội lớn, xô lấn nhau vào cổng, tràn ngập các sân. Khi các tư tế lăng xăng đây đó để chu toàn chức vụ. Khi các tiến sĩ tranh luận lề luật, chung quanh là học trò vãng lai hay thường xuyên. Khi hội đồng Sanhedrin nhóm họp để cân nhắc. Khi các chiên cừu, bò lừa, chiên dê được dẫn qua cổng để làm lễ hiến tế, khi các cùi hủi đến để được tẩy sạch, khi các người chồng lo lắng dẫn vợ tới chịu phép thanh tẩy bằng nước "cay đắng", khi những người đổi tiền, những lái buôn bồ câu và bánh tiến, thực hiện dịch vụ ồn ào, thì kiến trúc khổng lồ này trở nên náo nhiệt, sống động, diễn tả sức sống của tất cả những thứ mà nó đứng làm tiêu biểu. Lúc ấy toàn bộ nơi chốn uy nghiêm này đầy ắp tiếng lách tách của lửa cháy, tiếng rống của súc vật bị giết, tiếng nói, giọng cười, tiếng chân bước và kèn đồng thúc giục. Đền thờ giống như một “siêu thị”, tấp nập buôn bán, ồn ào náo nhiệt. Điều đó, khiến Chúa Giêsu nổi giận làm một cuộc “thanh tẩy đền thờ” (Ga 2). Khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ.Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh Tôn giáo để trục lợi. Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo. Chính vì những điều ấy đã làm Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận.Chúa lấy dây thừng bện thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.
Đế quốc Lamã phá đền thờ
Đối với người Do Thái, tôn giáo và chính trị là một. Những người kế vị Maccabê quá trần tục, họ tranh dành nhau địa vị, người thì tự xưng là vua: Aristôbôrô I; người tự xưng là Thượng tế: Hátmon. Người Do Thái phản ứng quyết liệt, họ phủ nhận quyền lãnh đạo tôn giáo cũng như chính trị đó. Trong bối cảnh đó, người La mã đã đặt chân đến theo lời mời giảng hoà việc tranh chấp giữa vua và Thượng tế. Dịp này, người La mã tiến vào Giêrusalem, nước Giuđa bị biến thành chư hầu. Hicanô được đặt làm vua Do Thái từ năm 37-4 trước CN, ông cho xây dựng Đền thờ. Dưới sự cai trị của quan tổng trấn La mã, Pônxiô Philatô (ông được hoàng đế Tibêriô bổ nhiệm năm 26, giữ chức vụ 10 năm, rồi bị mất chức năm 36 sau vụ giết hại một số người Samaria vô tội), Chúa Giêsu bị xử tử ở Giêrusalem.
Vào năm 70 sau CN, vị tướng La mã Titus đem đại quân vây hãm thành. Ông ra lệnh không được đốt phá. Một quân nhân như bị thúc đẩy bởi một sức kỳ lạ đã cầm bó đuốc đang cháy ném vào bên trong Đền thờ, lửa bốc cháy nhanh, không chữa được. Sau khi đám cháy tàn lụi, Titus ra lệnh phá huỷ thành và Đền thờ, ngoại trừ, như sử gia Josèphe cho biết, ba lều tháp và một bức tường, để cho hậu lai thấy sự kiên cố của thành bị phá.
Năm 132 vào thời hoàng đế Adrien, ông truyền xây một ngôi chùa thờ thần Jupiter, Giêrusalem gọi là Aelia Capitolina, là một thành chính thức thuộc về La mã. Năm 362, Julius mệnh danh là “người chối đạo” cho phép cũng như giúp mọi phương tiện cho người Do Thái xây lại Đền thờ, nhưng không thành vì khi khởi công có chuyện kỳ lạ là những ngọn lửa từ dưới nền móng bốc lên khiến thợ xây phải bỏ cuộc (sự việc đó đã được các giáo phụ như Grêgôriô Nazianze, Gioan Kim Khẩu và một số sử gia không có đạo sống vào năm 363 như Socrate, Sozomène, Theodoret kể lại).
Thời vua Constantin.
Năm 333 thời Constantin, người Do Thái được phép đến than vãn chỗ đặt Bàn thờ Toàn thiêu, ông cho phá đền Capitolina, để lộ thiên đồi Golgotha và mồ thánh. Thánh nữ Hêlêna, mẹ hoàng đế đã tìm ra Thánh giá của Chúa Giêsu và hai cây thập giá của hai tên tử tội, Constantin đã cho xây một giáo đường trùm lên khu vực đó.
Nhiều thăng trầm.
Thế kỷ thứ 5, bắt đầu có phong trào người Kitô hữu về hành hương Đất Thánh, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đã cho lập nhiều lữ quán để đón tiếp các đoàn hành hương. Năm 614 người Ba Tư chiếm được Giêrusalem, đốt phá các nơi thờ tự, bắt thượng phụ Zacaria và lấy di tích Thập Giá đem theo. Ít lâu sau, Heracliô lấy lại được Thập giá trong tay người Ba Tư (629). Năm 638, người Ả rập chiếm được Giêrusalem, họ cho xây tại chính tâm Đền thờ giáo đường El Apsa, sau đó giáo đường Omar. Kể từ đó, người Do Thái thường đến than khóc tại bức tường Than Khóc. Người Hồi giáo đã chiếm Thánh địa từ lâu, nhưng các chủ nhân Ả rập này tương đối dễ dãi với các tín hữu địa phương và khách hành hương, miễn là nộp thuế cho họ. Hoàng đế Charlemange còn cho xây dựng một đan viện ở núi cây dầu. Nhưng từ năm 1009, vua Hakim phá Mồ Thánh. Năm 1071, Hồi giáo Ả Rập gốc Thổ Nhĩ Kì phá huỷ, bôi nhọ những nơi thánh thiêng nhất của Kitô giáo cũng như cản trản những đoàn hành hương Thánh địa.
Một cuộc chiến tranh mới xảy ra: chiến tranh của lòng tin. Bấy giờ, vua La mã, Alexius Commecus thỉnh ý Đức Giáo hoàng Urban II. Giáo hoàng cho triệu công nghị ở Clermont nước Pháp, người kêu mời mọi người sẵn sàng lên đường bảo vệ đức tin. Trước lời hiệu triệu vừa hùng hồn vừa thống thiết của Đức Giáo hoàng, như ngọn lửa nhiệt thành bốc cháy, mọi người từ tu sĩ, tín hữu la lên: “Chúa sẽ phù trợ”. Đạo binh Thánh giá không phải là quân đội có tổ chức mà là sự tập trung ô hợp, nhưng không vì thế mà không có người lãnh đạo. Một đội quân mà thành phần là: tu sĩ, hiệp sĩ, nhà quý tộc, binh lính, nông dân, người buôn bán, có cả trẻ em.. Họ tin rằng họ thắng chỉ vì có Chúa độ trì... năm 1096, đoàn quân thứ nhất lãnh đạo của Godfrey of Bouillon đa phần là hiệp sĩ và những nhà quí tộc. Sau chín tháng ở Antioch...Tháng 6 năm 1099 họ bắt đầu vào Giêrusalem vào ngày 15/07/1099 họ chiếm được Giêrusalem. Khi tiến vào Mồ thánh họ đi bộ, đầu để trần, đến nơi họ quì gối rồi hôn phần đất mà Chúa Giêsu chịu chết. Họ cho xây các thánh đường mới, trong đó có thánh đường Mồ thánh, nhà Tiệc ly...
Năm 1187, Saladin chiếm được Giêrusalem. Năm 1516, lại rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào năm 1540, Soliman II cho xây một tường luỹ ở phía Bắc chạy dọc theo tường luỹ của Agrippa, còn phía Nam nơi từ tường thành phía nam Đền thờ chạy dài đến phía bắc Nhà Tiệc Ly. Đó là bức thành hiện có và cũng từ đó bắt đầu thời suy tàn...
Giêrusalem bây giờ được phân chia thành hai phần rõ rệt. Phần ngoại thành được xây cất hiện đại, với những cơ quan đầu nảo của chính phủ Dothái. Phần Cổ Thành, nằm trong bức tường đá cổ xưa, với các nơi thánh đối với Kitô giáo, cũng như Do Thái giáo và Hồi giáo.
2. Ngôi Đền Thờ mới.
Người Do thái xưa đã xây 46 năm mới xong Đền Thờ. Họ tự hào về công trình vĩ đại ấy. Chúa Giêsu lại nói đến ngôi đền thờ thân xác Ngài, một kỳ công không gì sánh nổi, vì đó là Mầu Nhiệm Thiên Chúa làm người. Chúa cho phép thần chết đựơc quyền hành động. thân xác Chúa đã bị huỷ diệt, chôn vùi trong nấm mồ lạnh tử khí.
Người Do thái tin rằng công trình kiến trúc do tay họ dựng lên sẽ bất diệt. Vì thế họ phẫn nộ khi nghe Chúa nói đến ngôi đền thờ sẽ bị phá, lại còn đựoc xây mới chỉ trong ba ngày. Câu nói của Chúa làm họ chói tai. Họ căm phẫn và tìm mọi cách để loại trừ Ngài.
Con người mọi thời đại cũng có những “ngôi đền” mà họ tin là sẽ bất diệt. Những “ngôi đền” đựơc dựng lên để con người tôn thờ chính mình. Chúng rất kiên cố vì được xây bằng cố chấp và tham vọng, được trang trí bằng giả dối và thủ đoạn của con người.Trải qua các thời đại, “ngôi đền” của con người có rất nhiều kiểu cách, nhiều mẫu mã, nhiều thương hiệu. Nhưng tựu trung vẫn thể hiện một phong cách kiến trúc duy nhất: chuộng tiền tài, ưa quyền lực, ham vật dục. Phong cách kiến trúc này rất thích hợp để thờ những ông thần độc tài, độc đoán và độc tôn.
Chúa Giêsu đến để phá huỷ những ngôi đền đó và dựng ngôi đền thờ mới. Ngôi đền thờ mới chính là Thân thể được Thần khí hoá của Chúa. Thánh Phaolô mô tả ngôi đền thờ ấy với một lối kiến trúc mới
: “bác ái, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, hiền lành, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, tiết độ” (Gal 5,22). Ngôi đền thờ mới bất diệt vì Đấng Cứu Độ đã chiến thắng tử thần.
Lịch sử đền thờ Giêrusalem trải qua những thăng trầm thịnh suy. Đền thờ mới vững bền muôn vạn thưở. Đền thờ mới là một thách đố đối với thế gian vốn chỉ quen tôn thờ quyền lực, giàu sang và tham lam vô độ.
Giữa xã hội hôm nay, “bác ái, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, hiền lành, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, tiết độ” trở thành những âm thanh lạc lõng, khó chịu đối với dòng thác âm thanh cuồng nộ trong cơn say thế tục.
Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền thờ vì Ngài yêu mến đền thờ. “Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa,mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” (Tv 69,10). Lòng nhiệt thành với Đền thờ sẽ dẫn Chúa Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại (x. Ga 15,5).
“ Hãy phá huỷ đền thờ này đi”; những đền thờ thế tục cũ kỹ, hãy phá bỏ. Hãy nhiệt tâm cùng Chúa Giêsu xây dựng đền thờ mới để chúng ta luôn sống trong bình an và hoan lạc của Thánh Thần.
CN 3 CHAY B
Không có đền thờ nào đẹp bằng đền thờ Giêrusalem. Một công trình nguy nga tráng lệ xây cất ròng rã 46 năm. Khi đi qua, các môn đệ tự hào chỉ cho Chúa thấy sự huy hoàng của Đền thờ, nhưng Chúa Giêsu lại nói rằng: sẽ có ngày không còn hòn đá nào trên hòn đá nào.
Khi người Do thái chất vấn: Ông lấy quyền nào mà làm như vậy ? Chúa Giêsu bảo: cứ phá Đền thờ này đi, trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại. Thân thể của Chúa là Đền Thờ kỳ công của Mầu Nhiệm Nhập Thể. Người ta phá huỷ Đền Thờ này, chôn vùi vào lòng đất. Sau ba ngày, Chúa xây lại, đó là Mầu Nhiệm Phục Sinh. Chúa Giêsu Phục Sinh là Đền Thờ Mới, mỗi người Kitô hữu là một viên đá sống động xây dựng nên Đền Thờ ấy.
1. Lịch Sử thành thánh Giêrusalem
Để hiểu câu nói của người Do thái: “Đền Thờ phải mất 46 năm mới xây xong”, chúng ta tìm hiểu đôi nét lịch sử thành thánh Giêrusalem.
Giêrusalem được xem là thành phố thiêng liêng của ba tôn giáo lớn trên thế giới: Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Tư liệu lịch sử cổ Ai Cập đã nói đến Giêrusalem, có từ 3.000 năm trước CN.
Với người Do Thái giáo, Giêrusalem là nơi Đavít lập thành đô.
Với người Kitô giáo, Giêrusalem là nơi xảy ra nhiều sự kiện cuối đời của Chúa Giêsu, nhất là biến cố tử nạn phục sinh của Ngài.
Với người Hồi giáo, Giêrusalem là nơi giáo chủ Mahômét đã đến hành hương, là thánh địa quan trọng của họ sau Mecca và Medina trung tâm của đạo Hồi ở Ả rập Sauđi.
Giêrusalem, tiếng Do Thái gọi là Yerushalayim, người Ả rập gọi là Al Quds, có nghĩa là thành phố văn hoá đa dạng. Như một trung tâm tôn giáo quan trọng vào thời cổ, thuộc miền Cận Đông, Giêrusalem như ngã tư nơi xảy ra nhiều cuộc tranh chấp. Khảo cổ xác minh điều đó ở những di tích của thành cổ còn sót lại.
Lịch sử của Thành Thánh là những cuộc chiến tranh, thôn tính, tàn phá và xây dựng lại. Đế quốc Babilon, Batư, Hylạp, La Mã, Byzantine, Thỗ Nhĩ Kỳ, Ottoman, Đế Quốc Anh đều đã đặt chân lên Giêrusalem. Có lẽ ít nơi nào trên thế ghi lại chứng kiến sự biến thiên cũng như sự cộng hưởng của nhiều nền văn hóa, tôn giáo như miền đất này. Trong mọi thời kỳ, đền thờ vốn là biểu tượng của Israel vinh quang và nhục nhã, trung thành và phản bội.
Ba ngàn năm trước CN, Giêrusalem chỉ là vùng đất nhỏ bé. Người Canaan đã đến đó sinh sống, đồng hoá sắc dân bản địa. Họ ở trên vùng đất cao, dùng nguồn nước cạnh Gikhon, nằm giữa hai thung lũng Cedron và Tyropocon. Khoảng năm 2000, dân Amôri chiếm được miền này. Khoảng 1800, họ thành lập thành luỹ ở Giêrusalem, tường thành bao gồm cả đất của dixième dân và chiếm Ôphel ở phía bắc, họ còn đào một đường hầm xuyên qua đá để lấy nước ở suối Gikhon. Vào thế kỷ 14, các bức thư của El Amarna cho biết Giêrusalem lọt vào tay một quân vương tên là AbbiHepa. Sự thống trị của người Canaan kéo dài tới thời Đavít.
Nằm trên độ cao 800m, bao gồm thành phố mới và thành phố cổ. Thành phố cổ do vua Đavít thành lập và con ông, vua Salomon đã cho kiến thiết một Đền thờ vĩ đại nhất thời bấy giờ, nhưng Đền thờ đã hai lần bị phá huỷ và bị người La mã bình địa năm 70 sau CN. Giêrusalem trải qua một quãng thời gian dài thành nơi linh thiêng của người Kitô giáo, nhưng năm 637 người Ả rập chiếm đóng và Giêrusalem lại thành thánh địa của đạo Hồi, họ tin rằng: chính trên mỏm núi Moriah, Mahomet đã bay về trời, thế là họ cho xây đền thờ Đá (Dome of the Rock). Năm 1099, Thập Tự quân chiếm đóng, Giêrusalem thành một nước thuộc quyền người Kitô giáo và sau cuộc đánh chiếm người Hồi Ottoman 1250 lại đặt dưới sự thống trị người Hồi Ả rập.
Sau chiến tranh thế giới lần I, năm 1922 Giêrusalem đặt dưới quyền kiểm soát của người Anh. Năm 1948, người Do Thái về lập quốc, chiến tranh xung đột giữa Israel và Ả rập xảy ra, Liên Hiệp quốc đã phân chia khu Cổ thành Thánh địa Giêrusalem thuộc về xứ Jordanie. Năm 1967, chiến tranh “Sáu ngày” Israel chớp nhoáng chiếm lĩnh khu Cổ thành. Năm 1980, viện Knesset (viện dân biểu) chính thức tuyên bố “thủ đô vĩnh viễn” bất chấp sự phản đối của khối Ả rập. Trong khu vực cổ thành có các bức tường từ thời Thổ Nhĩ Kỳ, những bức tường từ thời Salomon và Herod còn dấu tích và còn nhiều di tích thánh, những vết tích Đền Thánh còn sót lại. Mỗi tôn giáo đều có khu phố riêng: khu vực Kitô giáo nằm về phía Tây Bắc quanh mộ Chúa Giêsu; khu Hồi giáo năm hướng Đông Nam trên thung lũng Cedron.
Salomon xây Đền Thờ
Thế kỷ thứ 10 trước CN, Đavít lấy Giêrusalem làm trung tâm của nước Do Thái. Ông muốn xây một thành Thánh. Kế nghiệp cha, Salomon đã cho xây dựng một Đền Thánh nguy nga, lộng lẫy.
Vua Salomon có vàng bạc, đàn gia súc, có mùa màng và lòng kiêu căng nhưng không có vật dụng hảo hạng, thợ lành nghề và ý niệm nghệ thuật xây dựng. Vì vậy ông phải nhờ đến các người Tyrians, họ có đủ tài nguyên cần thiết và quan niệm kiến trúc cơ bản cộng với nghệ thuật của Ai cập và Assyria.
Trong vòng bảy năm, từ 1013 tới 1006, nhà của Giavê được hoàn thành. Giống như các đền đài Ai Cập, phần căn bản của nó là Pylon hay tiền đường mặc áo, cung thánh ngoại vi hay nơi thiêng liêng, phần bên trong linh thiêng hơn, nơi cực thánh không ai được đặt chân vào ngoại trừ các thượng tế, một năm một lần. Một số các phòng phụ cận dùng vào việc phục dịch đền thờ. Toàn bộ kiến trúc được dẫy cột bao quanh gọi là hành lang có mái. Phần này được hoàn tất muộn về sau.
Bên dưới Haram của Salomon là các hồ chứa nước dùng cho các nhu cầu của nhân viên phục vụ đền thánh và việc tế lễ. Còn việc tắm rửa thì đã có một bể bằng đồng lớn gọi là "biển đồng" ( the sea of Bronze). Nó bắt chước các chậu tắm của Susa và cuối cùng là cung điện vua thượng vị với hoàng hậu của ông ở. Ông cư ngụ bên cạnh Đức Chúa của mình.
Như thế, Salomon hoàn thành công trình thật tráng lệ. Các kích thước cùng với hình thể, hoa văn, phù điêu, chữ nghĩa là phổ thông nơi não trạng Ai cập. Chiều kích của từng phần và các chi tiết được trù liệu như các yếu tố của một bài toán mà lời giải là toàn thể kiến trúc. Nền cao bên hông tam giác đều, phía trước là tam giác vuông - mà theo Platô tam giác đẹp nhất, hoàn thiện nhất là tam giác vuông góc các cạnh được đo như sau 3, 4 và 5.
Việc trang trí gồm có các tấm phù điêu dát vàng theo như thói quen người Babylon. Sàn nhà làm bằng gỗ bá hương và thông già, gồm luôn cả vỉa hè. Các bình thiêng thánh gần như bằng vàng ròng toàn khối. Các bàn lễ vật, các chân đèn, các cánh thiên thần Cherubim khắc bằng gỗ dát vàng. Các dụng cụ tuỳ tùng khác được trang trí hào phóng.
Dân Israel đã đồng hóa tình yêu đền thánh với lòng sùng mộ Đức Chúa: "Lạy Đức Chúa các đạo binh, cung điện Ngài xiết bao khả ái, mảnh hồn này khát khao mòn mỏi, mong tới được khuôn viên đền vàng. Cả tấm thân con cùng là tấc dạ những hướng lên Chúa Trời hằng sống mà hớn hở reo mừng" (Tv 83, 2-3).
Đất nước chia đôi, lưu đày
Vương triều của Salomon đến cuối đời thì bị phân chia. Trong số 12 chi tộc Israel chỉ có hai chi tộc – Giuđa và Benjamin – trung thành với nhà vua, còn các chi tộc khác lập một vương quốc mới, vương quốc Israel. Do vậy nước chia làm hai: Giuđa và Israel. Chiến tranh giữa hai nước xảy ra. Miền Bắc bị đế quốc Assyri xâm chiếm vào năm 721. Miền nam Giuđa Bị đế quốc Babilon tàn phá năm 587, Đền Thánh bị thiêu đốt, dân Do Thái phải tha phương cầu thực sống kiếp lưu đày.
Hồi hương, xây lại đền thờ lần thứ hai.
Đế quốc Assyri và Babylon bị đế quốc Ba Tư đánh bại. Năm 538, vua Ba Tư là Cyrus hạ chỉ cho phép người Do Thái lưu đầy được hồi hương trở về quê cha đất tổ. Vua Zorobabel xây dựng tạm đền thờ trên đống đổ nát. Nó được đặt trên nền cũ nhưng nhỏ hơn chút ít. Năm 537, Đền thờ bắt đầu được tái thiết nhưng 17 năm ròng rã vẫn chưa xong. Sau cùng, nhờ Khacgai và Giacaria, Đền thờ được hoàn thành, được xây cất theo Đền thờ của Salomon và cùng một kích thước. Năm 445, Nêhêmia xin vua Ba Tư xây dựng lại tường luỹ bảo vệ chung quanh. Ông thực hiện trong một thời gian kỷ lục, hai tháng thì xây xong.
Đế quốc Hylạp, anh em nhà Maccabê.
Rồi thành Giêrusalem bị đế quốc Hy lạp chiếm. Năm 166-165, một cuộc nổi dậy trong dân Do Thái, ngoài Mattathia còn có anh em nhà ái quốc Maccabê, họ nổi dậy và đã thành công. Tháng 12 năm 165 Giuđa chiếm được Đền thờ, tổ chức lễ Hanmica cũng gọi là lễ Ánh sáng, để nhắc lại ngày tẩy uế và dâng hiến lại Đền thờ cách trọng thể. Cuộc nổi dậy đó không là một sự thành công hoàn toàn nhất là về phương diện tôn giáo.
Hêrôđê xây đền thờ lần thứ ba.
Ngôi đền thứ hai tồn tại cho đến khi Pompey của Roma thôn tính Giêrusalem và Hêrôđê cả tự phong mình lên ngôi vua ở thành phố. Ông vua tiếm vị và sát nhân này cho xây lại đền thờ Zorobabel, để hoà giải với dân tộc Do Thái, nhất là giai cấp tư tế và đền bù muôn vàn tội lỗi đã xúc phạm đến dân tộc ấy. Ông cần tới ba năm để thu gom vật liệu cần thiết, và bám sát vào đồ án trước đây, chỉ tôn tạo dấu vết cổ xưa, cố gắng dựng lại cách sắp xếp thuở ban đầu, mặc dù chủ yếu dùng kỹ thuật Hy lạp – Roma.
Khi mọi sự đã sẵn sàng, Hêrôđê bắt tay vào việc. Mười ngàn thợ tốt được sử dụng dưới sự giám sát của một ngàn tư tế. Chỉ những tư tế này mới được làm việc nơi cung thánh và cực thánh. Trong vòng 18 tháng, phần "Naos" (nơi cực thánh) được hoàn tất và cung hiến. Tám năm nữa để xây dựng tiền đường và hành lang. Nhưng những công việc phụ kéo dài đến thời Agrippa, phỏng năm 64 sau công nguyên nghĩa là cho tới chiều hôm trước ngày lại bị tàn phá.
Xét theo tổng thể, thì ngôi đền Hêrôđê để lại, thể hiện quan niệm kiến trúc tinh tế. Các cột hành lang quay quanh một dinh cơ đồ sộ, cái nọ chồng lên cái kia, gọi là hiên hàng cột mà tuyệt đỉnh là chính cung thánh nằm ngay trên đỉnh đồi.
Coi từ phía xa, và trong nguồn ánh sáng thuận lợi, nó có một hiệu ứng ánh sáng kỳ diệu, tuờng đá cẩm thạch trắng, trang trí vàng bạc giống như một khối tuyết lóng lánh. Nhìn từ phía núi Olivêtê, khi mặt trời mọc nó sáng chói với các mái vòm mạ vàng, các cổng, các hoa văn, các dây leo to tuớng bằng vàng ròng ở cổng chính lấp loáng dưới ánh mặt trời lung linh. Trước quang cảnh rực rỡ đó, lòng khách hành hương không khỏi bùng lên một ngọn lửa kiêu hãnh, thì thầm lời Thánh vịnh: "Tại Sion, cảnh sắc tuyệt vời, Thiên Chúa hiển minh" (Tv 59,2).
Thế nhưng, khi thiên hạ tiến đến từng đoàn lũ từ khắp nơi để tham dự các lễ hội lớn, xô lấn nhau vào cổng, tràn ngập các sân. Khi các tư tế lăng xăng đây đó để chu toàn chức vụ. Khi các tiến sĩ tranh luận lề luật, chung quanh là học trò vãng lai hay thường xuyên. Khi hội đồng Sanhedrin nhóm họp để cân nhắc. Khi các chiên cừu, bò lừa, chiên dê được dẫn qua cổng để làm lễ hiến tế, khi các cùi hủi đến để được tẩy sạch, khi các người chồng lo lắng dẫn vợ tới chịu phép thanh tẩy bằng nước "cay đắng", khi những người đổi tiền, những lái buôn bồ câu và bánh tiến, thực hiện dịch vụ ồn ào, thì kiến trúc khổng lồ này trở nên náo nhiệt, sống động, diễn tả sức sống của tất cả những thứ mà nó đứng làm tiêu biểu. Lúc ấy toàn bộ nơi chốn uy nghiêm này đầy ắp tiếng lách tách của lửa cháy, tiếng rống của súc vật bị giết, tiếng nói, giọng cười, tiếng chân bước và kèn đồng thúc giục. Đền thờ giống như một “siêu thị”, tấp nập buôn bán, ồn ào náo nhiệt. Điều đó, khiến Chúa Giêsu nổi giận làm một cuộc “thanh tẩy đền thờ” (Ga 2). Khách hành hương phải chịu những tệ nạn của bọn đổi tiền bóc lột với giá cắt cổ.Thật là bất công và càng tệ hơn nữa khi người ta nhân danh Tôn giáo để trục lợi. Bên cạnh bọn đổi tiền còn có một số người bán bò, chiên, bồ câu để khách hành hương mua làm lễ vật toàn thiêu. Điều hết sức tự nhiên và tiện lợi là có thể mua đựơc các con vật ở sân Đền Thờ. Luật quy định các con vật làm của lễ phải lành lặn không tỳ vết. Có những chức sắc kiểm tra khám xét con vật. Mỗi lần khám xét phải trả 1/12 siếc-lơ, không được mua vật ở ngoài Đền thờ. Khốn nổi, mỗi con vật mua trong đền thờ đắt gấp 15 lần ở bên ngoài. Khách hành hương nghèo bị bốc lột trắng trợn khi muốn dâng lễ vật. Sự bất công này lại càng tệ hại thêm vì nó làm dưới danh nghĩa tôn giáo. Chính vì những điều ấy đã làm Chúa Giêsu bừng bừng nổi giận.Chúa lấy dây thừng bện thành roi đánh đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.
Đế quốc Lamã phá đền thờ
Đối với người Do Thái, tôn giáo và chính trị là một. Những người kế vị Maccabê quá trần tục, họ tranh dành nhau địa vị, người thì tự xưng là vua: Aristôbôrô I; người tự xưng là Thượng tế: Hátmon. Người Do Thái phản ứng quyết liệt, họ phủ nhận quyền lãnh đạo tôn giáo cũng như chính trị đó. Trong bối cảnh đó, người La mã đã đặt chân đến theo lời mời giảng hoà việc tranh chấp giữa vua và Thượng tế. Dịp này, người La mã tiến vào Giêrusalem, nước Giuđa bị biến thành chư hầu. Hicanô được đặt làm vua Do Thái từ năm 37-4 trước CN, ông cho xây dựng Đền thờ. Dưới sự cai trị của quan tổng trấn La mã, Pônxiô Philatô (ông được hoàng đế Tibêriô bổ nhiệm năm 26, giữ chức vụ 10 năm, rồi bị mất chức năm 36 sau vụ giết hại một số người Samaria vô tội), Chúa Giêsu bị xử tử ở Giêrusalem.
Vào năm 70 sau CN, vị tướng La mã Titus đem đại quân vây hãm thành. Ông ra lệnh không được đốt phá. Một quân nhân như bị thúc đẩy bởi một sức kỳ lạ đã cầm bó đuốc đang cháy ném vào bên trong Đền thờ, lửa bốc cháy nhanh, không chữa được. Sau khi đám cháy tàn lụi, Titus ra lệnh phá huỷ thành và Đền thờ, ngoại trừ, như sử gia Josèphe cho biết, ba lều tháp và một bức tường, để cho hậu lai thấy sự kiên cố của thành bị phá.
Năm 132 vào thời hoàng đế Adrien, ông truyền xây một ngôi chùa thờ thần Jupiter, Giêrusalem gọi là Aelia Capitolina, là một thành chính thức thuộc về La mã. Năm 362, Julius mệnh danh là “người chối đạo” cho phép cũng như giúp mọi phương tiện cho người Do Thái xây lại Đền thờ, nhưng không thành vì khi khởi công có chuyện kỳ lạ là những ngọn lửa từ dưới nền móng bốc lên khiến thợ xây phải bỏ cuộc (sự việc đó đã được các giáo phụ như Grêgôriô Nazianze, Gioan Kim Khẩu và một số sử gia không có đạo sống vào năm 363 như Socrate, Sozomène, Theodoret kể lại).
Thời vua Constantin.
Năm 333 thời Constantin, người Do Thái được phép đến than vãn chỗ đặt Bàn thờ Toàn thiêu, ông cho phá đền Capitolina, để lộ thiên đồi Golgotha và mồ thánh. Thánh nữ Hêlêna, mẹ hoàng đế đã tìm ra Thánh giá của Chúa Giêsu và hai cây thập giá của hai tên tử tội, Constantin đã cho xây một giáo đường trùm lên khu vực đó.
Nhiều thăng trầm.
Thế kỷ thứ 5, bắt đầu có phong trào người Kitô hữu về hành hương Đất Thánh, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đã cho lập nhiều lữ quán để đón tiếp các đoàn hành hương. Năm 614 người Ba Tư chiếm được Giêrusalem, đốt phá các nơi thờ tự, bắt thượng phụ Zacaria và lấy di tích Thập Giá đem theo. Ít lâu sau, Heracliô lấy lại được Thập giá trong tay người Ba Tư (629). Năm 638, người Ả rập chiếm được Giêrusalem, họ cho xây tại chính tâm Đền thờ giáo đường El Apsa, sau đó giáo đường Omar. Kể từ đó, người Do Thái thường đến than khóc tại bức tường Than Khóc. Người Hồi giáo đã chiếm Thánh địa từ lâu, nhưng các chủ nhân Ả rập này tương đối dễ dãi với các tín hữu địa phương và khách hành hương, miễn là nộp thuế cho họ. Hoàng đế Charlemange còn cho xây dựng một đan viện ở núi cây dầu. Nhưng từ năm 1009, vua Hakim phá Mồ Thánh. Năm 1071, Hồi giáo Ả Rập gốc Thổ Nhĩ Kì phá huỷ, bôi nhọ những nơi thánh thiêng nhất của Kitô giáo cũng như cản trản những đoàn hành hương Thánh địa.
Một cuộc chiến tranh mới xảy ra: chiến tranh của lòng tin. Bấy giờ, vua La mã, Alexius Commecus thỉnh ý Đức Giáo hoàng Urban II. Giáo hoàng cho triệu công nghị ở Clermont nước Pháp, người kêu mời mọi người sẵn sàng lên đường bảo vệ đức tin. Trước lời hiệu triệu vừa hùng hồn vừa thống thiết của Đức Giáo hoàng, như ngọn lửa nhiệt thành bốc cháy, mọi người từ tu sĩ, tín hữu la lên: “Chúa sẽ phù trợ”. Đạo binh Thánh giá không phải là quân đội có tổ chức mà là sự tập trung ô hợp, nhưng không vì thế mà không có người lãnh đạo. Một đội quân mà thành phần là: tu sĩ, hiệp sĩ, nhà quý tộc, binh lính, nông dân, người buôn bán, có cả trẻ em.. Họ tin rằng họ thắng chỉ vì có Chúa độ trì... năm 1096, đoàn quân thứ nhất lãnh đạo của Godfrey of Bouillon đa phần là hiệp sĩ và những nhà quí tộc. Sau chín tháng ở Antioch...Tháng 6 năm 1099 họ bắt đầu vào Giêrusalem vào ngày 15/07/1099 họ chiếm được Giêrusalem. Khi tiến vào Mồ thánh họ đi bộ, đầu để trần, đến nơi họ quì gối rồi hôn phần đất mà Chúa Giêsu chịu chết. Họ cho xây các thánh đường mới, trong đó có thánh đường Mồ thánh, nhà Tiệc ly...
Năm 1187, Saladin chiếm được Giêrusalem. Năm 1516, lại rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào năm 1540, Soliman II cho xây một tường luỹ ở phía Bắc chạy dọc theo tường luỹ của Agrippa, còn phía Nam nơi từ tường thành phía nam Đền thờ chạy dài đến phía bắc Nhà Tiệc Ly. Đó là bức thành hiện có và cũng từ đó bắt đầu thời suy tàn...
Giêrusalem bây giờ được phân chia thành hai phần rõ rệt. Phần ngoại thành được xây cất hiện đại, với những cơ quan đầu nảo của chính phủ Dothái. Phần Cổ Thành, nằm trong bức tường đá cổ xưa, với các nơi thánh đối với Kitô giáo, cũng như Do Thái giáo và Hồi giáo.
2. Ngôi Đền Thờ mới.
Người Do thái xưa đã xây 46 năm mới xong Đền Thờ. Họ tự hào về công trình vĩ đại ấy. Chúa Giêsu lại nói đến ngôi đền thờ thân xác Ngài, một kỳ công không gì sánh nổi, vì đó là Mầu Nhiệm Thiên Chúa làm người. Chúa cho phép thần chết đựơc quyền hành động. thân xác Chúa đã bị huỷ diệt, chôn vùi trong nấm mồ lạnh tử khí.
Người Do thái tin rằng công trình kiến trúc do tay họ dựng lên sẽ bất diệt. Vì thế họ phẫn nộ khi nghe Chúa nói đến ngôi đền thờ sẽ bị phá, lại còn đựoc xây mới chỉ trong ba ngày. Câu nói của Chúa làm họ chói tai. Họ căm phẫn và tìm mọi cách để loại trừ Ngài.
Con người mọi thời đại cũng có những “ngôi đền” mà họ tin là sẽ bất diệt. Những “ngôi đền” đựơc dựng lên để con người tôn thờ chính mình. Chúng rất kiên cố vì được xây bằng cố chấp và tham vọng, được trang trí bằng giả dối và thủ đoạn của con người.Trải qua các thời đại, “ngôi đền” của con người có rất nhiều kiểu cách, nhiều mẫu mã, nhiều thương hiệu. Nhưng tựu trung vẫn thể hiện một phong cách kiến trúc duy nhất: chuộng tiền tài, ưa quyền lực, ham vật dục. Phong cách kiến trúc này rất thích hợp để thờ những ông thần độc tài, độc đoán và độc tôn.
Chúa Giêsu đến để phá huỷ những ngôi đền đó và dựng ngôi đền thờ mới. Ngôi đền thờ mới chính là Thân thể được Thần khí hoá của Chúa. Thánh Phaolô mô tả ngôi đền thờ ấy với một lối kiến trúc mới
: “bác ái, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, hiền lành, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, tiết độ” (Gal 5,22). Ngôi đền thờ mới bất diệt vì Đấng Cứu Độ đã chiến thắng tử thần.
Lịch sử đền thờ Giêrusalem trải qua những thăng trầm thịnh suy. Đền thờ mới vững bền muôn vạn thưở. Đền thờ mới là một thách đố đối với thế gian vốn chỉ quen tôn thờ quyền lực, giàu sang và tham lam vô độ.
Giữa xã hội hôm nay, “bác ái, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, hiền lành, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, tiết độ” trở thành những âm thanh lạc lõng, khó chịu đối với dòng thác âm thanh cuồng nộ trong cơn say thế tục.
Chúa Giêsu thực hiện một cuộc thanh tẩy Đền thờ vì Ngài yêu mến đền thờ. “Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa,mà tôi đây sẽ phải thiệt thân” (Tv 69,10). Lòng nhiệt thành với Đền thờ sẽ dẫn Chúa Giêsu đến chỗ bị người đời bách hại (x. Ga 15,5).
“ Hãy phá huỷ đền thờ này đi”; những đền thờ thế tục cũ kỹ, hãy phá bỏ. Hãy nhiệt tâm cùng Chúa Giêsu xây dựng đền thờ mới để chúng ta luôn sống trong bình an và hoan lạc của Thánh Thần.
Tỉnh thức
+ GM JB Bùi Tuần
12:46 12/03/2009
"Tỉnh thức", đó là lời khuyên quan trọng Chúa Giêsu đã nhắn gởi các môn đệ của Người (x. Mc 14,38).
"Tỉnh thức", đó cũng là đức tính mục tử, mà tôi luôn học hỏi nơi Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ.
Ở đây, tôi chỉ xin được nói lên một chi tiết nổi bật về tinh thần tỉnh thức của Ngài. Chi tiết nổi bật đó là Ngài chọn những ưu tiên thích hợp trong nhiều tình hình phức tạp của Đất Nước và của Giáo Hội.
1/ Ưu tiên cho việc đào tạo và chọn lựa nhân sự
Trước hết là đào tạo các linh mục. Con đường đào tạo khá dài. 07 năm ở Tiểu chủng viện, 07 năm ở Đại chủng viện, 02 năm đi giúp xứ. Đạo đức, trí thức, tổ chức, đó là những mặt đào tạo. Đào tạo lâu, chọn lựa kỹ.
Số người được gọi lên chức linh mục thường rất ít. Số người còn lại sẽ sống ơn gọi giáo dân giữa đời với ý thức trách nhiệm cao.
Cùng với việc đào tạo linh mục, Đức Cha Micae đã có kế hoạch đào tạo các thầy giảng chuyên việc dạy giáo lý.
Một chi tiết coi như nhỏ, nhưng lại rất lớn, đó là đào tạo và chọn những người để gánh trọng trách. Năm 1973, Đức Cha hỏi ý kiến các linh mục trong địa phận về những ai mà lương tâm các ngài xét là có thể làm giám mục. Bổ phiếu kín, nhưng công khai tuyên bố kết quả.
Sau cùng, hai vị đứng đầu danh sách được Toà Thánh trao trọng trách, một ở Xuân Lộc, một ở Long Xuyên.
2/ Ưu tiên cho việc phát triển giáo dục
Đức Cha Micae luôn cố gắng tham gia vào việc phát triển con người và đời sống con người.
Đặc biệt, Ngài đặt ưu tiên cho việc phát triển giáo dục.
Tại các giáo xứ, Ngài thường khuyên: Xây nhà trường, trước, xây nhà thờ sau. Cuối cùng mới xây nhà xứ.
Các trường học công giáo đã đem lại vô số lợi ích cho đồng bào, không phân biệt lương hay giáo.
3/ Ưu tiên cho việc nêu gương sáng
Xưa, Chúa Giêsu phán: "Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Thầy" (Lc 9,23).
Lời Chúa phán trên đây được đáp ứng một cách sống động nơi Đức Cha Micae. Nếp sống khắc khổ, khắc kỷ của Đức Cha Nguyễn Khắc Ngữ là một gương sáng không cần bàn cãi.
Người ta cũng sẽ thấy lời Chúa dạy trên đây được rõ nét, nơi nếp sống tự đào tạo mình của Đức Cha Micae với tinh thần kỷ luật thường xuyên.
Người ta cũng sẽ thấy lời Chúa dạy trên đây được thực hiện quyết liệt, khi Đức Cha Micae khước từ mọi hình thức phô trương, lãng phí.
Với nếp sống khó nghèo, khiêm hạ, từ bỏ mình, Đức Cha Micae luôn là một chứng nhân cho những giá trị vô hình của Đức Kitô.
4/ Ưu tiên cho việc vâng phục thánh ý Chúa
Thánh ý Chúa được tỏ hiện nơi Phúc Âm, nơi bổn phận mỗi người, nơi những dấu chỉ thời đại trong lịch sử.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã là một dấu chỉ được cắt nghĩa khác nhau. Đối với Đức Cha Micae, đó là một dấu chỉ của thánh ý Chúa. Nhìn nhận như vậy, Ngài đã thay đổi chương trình của Ngài. Ngài tự nguyện rút vào bóng tối, vẫn giữ nguyên vị, nhưng không giữ toàn quyền.
Ngài trao hầu hết quyền cho một người, mà Ngài biết là yếu đuối về mọi mặt. Còn Ngài thì sống âm thầm, nâng đỡ âm thầm, cố vấn âm thầm.
"Sao cho đúng nhưng đừng đụng" Đức Cha Micae khuyên tôi như vậy. Lời khuyên đó chứng tỏ tinh thần ôn hoà, tìm ổn định và phát triển Nước Trời với những sáng kiến của tinh thần yêu thương.
Khi tôi viết bài chia sẻ này, giáo phận Long Xuyên đã mừng kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Đức Cha Micae.
Với tuổi 100, Đức Cha Micae vẫn minh mẫn, vẫn khoẻ mạnh. Đôi mắt sáng, nét mặt thanh thản, nụ cười hồn nhiên, tay ít khi rời chuỗi tràng hạt Mân Côi.
Ngài vẫn là người cha canh thức cho đoàn chiên.
Xin hết lòng tạ ơn Chúa giàu lòng thương xót.
Xin tận tình biết ơn Đức Cha rất đáng kính yêu của chúng con.
Long Xuyên, ngày 22 tháng 02 năm 2009
"Tỉnh thức", đó cũng là đức tính mục tử, mà tôi luôn học hỏi nơi Đức Cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ.
Ở đây, tôi chỉ xin được nói lên một chi tiết nổi bật về tinh thần tỉnh thức của Ngài. Chi tiết nổi bật đó là Ngài chọn những ưu tiên thích hợp trong nhiều tình hình phức tạp của Đất Nước và của Giáo Hội.
1/ Ưu tiên cho việc đào tạo và chọn lựa nhân sự
Trước hết là đào tạo các linh mục. Con đường đào tạo khá dài. 07 năm ở Tiểu chủng viện, 07 năm ở Đại chủng viện, 02 năm đi giúp xứ. Đạo đức, trí thức, tổ chức, đó là những mặt đào tạo. Đào tạo lâu, chọn lựa kỹ.
Số người được gọi lên chức linh mục thường rất ít. Số người còn lại sẽ sống ơn gọi giáo dân giữa đời với ý thức trách nhiệm cao.
Cùng với việc đào tạo linh mục, Đức Cha Micae đã có kế hoạch đào tạo các thầy giảng chuyên việc dạy giáo lý.
Một chi tiết coi như nhỏ, nhưng lại rất lớn, đó là đào tạo và chọn những người để gánh trọng trách. Năm 1973, Đức Cha hỏi ý kiến các linh mục trong địa phận về những ai mà lương tâm các ngài xét là có thể làm giám mục. Bổ phiếu kín, nhưng công khai tuyên bố kết quả.
Sau cùng, hai vị đứng đầu danh sách được Toà Thánh trao trọng trách, một ở Xuân Lộc, một ở Long Xuyên.
2/ Ưu tiên cho việc phát triển giáo dục
Đức Cha Micae luôn cố gắng tham gia vào việc phát triển con người và đời sống con người.
Đặc biệt, Ngài đặt ưu tiên cho việc phát triển giáo dục.
Tại các giáo xứ, Ngài thường khuyên: Xây nhà trường, trước, xây nhà thờ sau. Cuối cùng mới xây nhà xứ.
Các trường học công giáo đã đem lại vô số lợi ích cho đồng bào, không phân biệt lương hay giáo.
3/ Ưu tiên cho việc nêu gương sáng
Xưa, Chúa Giêsu phán: "Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Thầy" (Lc 9,23).
Lời Chúa phán trên đây được đáp ứng một cách sống động nơi Đức Cha Micae. Nếp sống khắc khổ, khắc kỷ của Đức Cha Nguyễn Khắc Ngữ là một gương sáng không cần bàn cãi.
Người ta cũng sẽ thấy lời Chúa dạy trên đây được rõ nét, nơi nếp sống tự đào tạo mình của Đức Cha Micae với tinh thần kỷ luật thường xuyên.
Người ta cũng sẽ thấy lời Chúa dạy trên đây được thực hiện quyết liệt, khi Đức Cha Micae khước từ mọi hình thức phô trương, lãng phí.
Với nếp sống khó nghèo, khiêm hạ, từ bỏ mình, Đức Cha Micae luôn là một chứng nhân cho những giá trị vô hình của Đức Kitô.
4/ Ưu tiên cho việc vâng phục thánh ý Chúa
Thánh ý Chúa được tỏ hiện nơi Phúc Âm, nơi bổn phận mỗi người, nơi những dấu chỉ thời đại trong lịch sử.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã là một dấu chỉ được cắt nghĩa khác nhau. Đối với Đức Cha Micae, đó là một dấu chỉ của thánh ý Chúa. Nhìn nhận như vậy, Ngài đã thay đổi chương trình của Ngài. Ngài tự nguyện rút vào bóng tối, vẫn giữ nguyên vị, nhưng không giữ toàn quyền.
Ngài trao hầu hết quyền cho một người, mà Ngài biết là yếu đuối về mọi mặt. Còn Ngài thì sống âm thầm, nâng đỡ âm thầm, cố vấn âm thầm.
"Sao cho đúng nhưng đừng đụng" Đức Cha Micae khuyên tôi như vậy. Lời khuyên đó chứng tỏ tinh thần ôn hoà, tìm ổn định và phát triển Nước Trời với những sáng kiến của tinh thần yêu thương.
Khi tôi viết bài chia sẻ này, giáo phận Long Xuyên đã mừng kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Đức Cha Micae.
Với tuổi 100, Đức Cha Micae vẫn minh mẫn, vẫn khoẻ mạnh. Đôi mắt sáng, nét mặt thanh thản, nụ cười hồn nhiên, tay ít khi rời chuỗi tràng hạt Mân Côi.
Ngài vẫn là người cha canh thức cho đoàn chiên.
Xin hết lòng tạ ơn Chúa giàu lòng thương xót.
Xin tận tình biết ơn Đức Cha rất đáng kính yêu của chúng con.
Long Xuyên, ngày 22 tháng 02 năm 2009
Sống Tnh Thức # 38: Xây Vạn Lý Trường Thành Hay Xây Tâm Linh
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
13:11 12/03/2009
Sống Tỉnh Thức # 38:
XÂY VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH HAY XÂY TÂM LINH
* Chuyện kể: Dân tộc Trung Hoa dưới đời Tần Thủy Hoàng đã chiến đấu một cách kiên cường với những dân tộc dã man tràn xuống từ phương bắc.
Để tránh những cuộc chiến tran triền miên hao tổn sinh mạng và của cải, họ đã xây bức Vạn Lý Trường Thành. Bức tường vĩ đại này dài hơn 2000 cây số, gần tương đương với chiều dài nươc Việt Nam. Rộng từ 4 đến 12 mét và cao từ 6 đến 15 mét tùy theo địa thế. Bức tường này quá cao, kẻ thù không thể trèo lên được, quá dầy không thể đánh đổ được và quá dài không thể đi hết được.!
Thế nhưng ngay năm đầu tiên khi bức tường được hoàn thành, Trung hoa đã bị tấn công ba lần. Kẻ thù không tìm cách vượt qua bức tường thành; nhưng họ đã tìm cách mua chuộc những quan trấn giữ cửa thành.
Sai lầm thảm bại trong sự phòng vệ của Trung Hoa là họ đã dùng rất nhiều của cải để xây dựng bức tường; nhưng lại lơ là trong việc xây dựng lương tâm, tầm hồn của quan quân triều đình.
* Một phút hồi tâm: Nhiều quốc gia hôm nay cứ tưởng phòng thủ bằng vũ khì tối tân nhất, với một quân đội hùng mạnh là bảo vệ được đất nước; nhưng không, khủng bố vả chiến tranh lại tràn lan hơn.
Thiên Chúa muốn rằng mọi người hãy ăn ở công chính là thực hiện 8 mối phúc thật, là Hiến Chương của Nước Trời.(Mt 5, 1-12). Thánh Phaolô khuyên: Anh em hãy trở nên con người thiện toàn giữa một thế hệ gian tà, sa đọa. Giữa thế hệ này, anh em phải chiếu sáng như những vòm sao trên trời.” ( Philiphê 2, 15). Tập sống đạo đức là một bức tường rào an toàn nhất, không không kẻ thù nào có thể phá đổ được. Chúa Giêsu quả quyết:: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.”Mt 5,43-44). Thánh hiền cũng nói: Kẻ thù họ cũng muốn làm bạn với ta, đừng sợ họ, còn kẻ thù nội tại chính là ở trong tâm ta mới thực nguy hiểm, vì trong bụng ta chứa đầy những tham lam, ghen giận, si mê…!
* Lời Chúa tôi gẫm suy: Đức công chính đem cường thịnh cho nước, còn tội lỗi gây nhục nhằn cho dân. (Châm ngôn: 14, 34)
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
XÂY VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH HAY XÂY TÂM LINH
* Chuyện kể: Dân tộc Trung Hoa dưới đời Tần Thủy Hoàng đã chiến đấu một cách kiên cường với những dân tộc dã man tràn xuống từ phương bắc.
Để tránh những cuộc chiến tran triền miên hao tổn sinh mạng và của cải, họ đã xây bức Vạn Lý Trường Thành. Bức tường vĩ đại này dài hơn 2000 cây số, gần tương đương với chiều dài nươc Việt Nam. Rộng từ 4 đến 12 mét và cao từ 6 đến 15 mét tùy theo địa thế. Bức tường này quá cao, kẻ thù không thể trèo lên được, quá dầy không thể đánh đổ được và quá dài không thể đi hết được.!
Thế nhưng ngay năm đầu tiên khi bức tường được hoàn thành, Trung hoa đã bị tấn công ba lần. Kẻ thù không tìm cách vượt qua bức tường thành; nhưng họ đã tìm cách mua chuộc những quan trấn giữ cửa thành.
Sai lầm thảm bại trong sự phòng vệ của Trung Hoa là họ đã dùng rất nhiều của cải để xây dựng bức tường; nhưng lại lơ là trong việc xây dựng lương tâm, tầm hồn của quan quân triều đình.
* Một phút hồi tâm: Nhiều quốc gia hôm nay cứ tưởng phòng thủ bằng vũ khì tối tân nhất, với một quân đội hùng mạnh là bảo vệ được đất nước; nhưng không, khủng bố vả chiến tranh lại tràn lan hơn.
Thiên Chúa muốn rằng mọi người hãy ăn ở công chính là thực hiện 8 mối phúc thật, là Hiến Chương của Nước Trời.(Mt 5, 1-12). Thánh Phaolô khuyên: Anh em hãy trở nên con người thiện toàn giữa một thế hệ gian tà, sa đọa. Giữa thế hệ này, anh em phải chiếu sáng như những vòm sao trên trời.” ( Philiphê 2, 15). Tập sống đạo đức là một bức tường rào an toàn nhất, không không kẻ thù nào có thể phá đổ được. Chúa Giêsu quả quyết:: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.”Mt 5,43-44). Thánh hiền cũng nói: Kẻ thù họ cũng muốn làm bạn với ta, đừng sợ họ, còn kẻ thù nội tại chính là ở trong tâm ta mới thực nguy hiểm, vì trong bụng ta chứa đầy những tham lam, ghen giận, si mê…!
* Lời Chúa tôi gẫm suy: Đức công chính đem cường thịnh cho nước, còn tội lỗi gây nhục nhằn cho dân. (Châm ngôn: 14, 34)
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Thanh tẩy đền thờ
+TGM. Ngô Quang Kiệt
16:19 12/03/2009
Chúa Nhật III mùa Chay
THANH TẨY ĐỀN THỜ
(Ga 2, 13-25)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
12 Hôm ấy, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. 13 Gần đến lễ Vượt Qua của người Dothái, Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem. 14 Người thấy trong Ðền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. 15 Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Ðền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. 16 Người nói với những kẻ bán bồ câu: "Ðem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán". 17 Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh:
Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân.
18 Người Dothái hỏi Chúa Giêsu: "Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?" 19 Chúa Giêsu đáp: "Các ông cứ phá hủy Ðền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại". 20 Người Dothái nói: "Ðền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao?" 21 Nhưng Ðền Thờ Chúa Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người. 22 Vậy, khi Người từ cõi chết chỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Chúa Giêsu đã nói.
23 Trong lúc Chúa Giêsu ở Giêrusalem vào dịp lễ Vượt Qua, có nhiều kẻ tin vào danh Người bởi đã chứng kiến các dấu lạ Người làm. 24 Nhưng chính Chúa Giêsu không tin họ, vì Người biết họ hết thảy, 25 và không cần ai làm chứng về con người. Quả thật, chính Người biết có gì trong lòng con người.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Một trong những vấn đề lớn của thế giới hiện nay là nạn ô nhiễm môi sinh. Các giòng sông đang bị ô nhiễm vì biết bao chất thải dơ bẩn, độc hại. Không khí ta hít thở đang bị đe doạ vì bụi bặm, vì khói xe, khói nhà máy. Nước biển bị ô nhiễm vì nạn dầu nhớt rò rỉ, vì chất thải của những lò phản ứng nguyên tử. Tầng khí quyển bị những chất khí độc chọc thủng đang làm thay đổi khí hậu và gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Để con người có thể sống và phát triển được, thế giới cần phải được thanh tẩy khỏi các nguồn ô nhiễm.
Sự ô nhiễm không chỉ trong môi trường vật lý. Nhiều môi trường khác như môi trường văn hoá, môi trường đạo đức cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng. Tôn giáo không tránh khỏi nạn ô nhiễm. Muốn cho bầu khí đạo đức được trong sạch, muốn cho đời sống tâm linh tồn tại và phát triển, tôn giáo cũng cần được thanh tẩy. Hôm nay Đức Giê su vào đền thờ và đã thanh tẩy đền thờ. Người đã làm 3 cuộc thanh tẩy
1- Người đã thanh tẩy đền thờ khỏi ô nhiễm vì súc vật. Trong nghi lễ của đạo Do thái, cần có súc vật để dâng cho Thiên chúa. Khi dâng lễ hi sinh, người ta mổ một con thú, đặt trên bàn thờ rồi đốt lửa thiêu con vật. Mùi mỡ cháy quyện khói xông lên nghi ngút. Người giầu thì dâng một con bò hay một con chiên. Người nghèo có thể dâng một cặp chim bồ câu hoặc một đôi chim gáy. Để đáp ứng nhu cầu của tín đồ, dịch vụ cung cấp lễ vật mau chóng thành hình ngay trong khuôn viên đền thờ. Ta hãy tưởng tượng một chợ trâu bò ngay trong đền thờ. Thật là dơ bẩn, ồn ào và chướng tai gai mắt. Nhưng nhu cầu đã biện minh cho sự ô nhiễm. Và dân Do thái mặc nhiên chấp nhận để cho súc vật nghễu nghện ngự trị ngay trong khuôn viên đền thờ rất nguy nga, rất lộng lẫy, rất cao sang mà họ từng ca tụng là “đền vàng”, là “nơi thánh”. Thấy nhà Chúa bị xúc phạm, Chúa Giêsu không kiềm chế được cơn giận, đã lấy roi xua đuổi hết súc vật và cả đám con buôn ra khỏi đền thờ.
2- Khi xua đuổi các con buôn ra khỏi đền thờ, Chúa Giêsu đã thanh tẩy thói tôn thờ ngẫu tượng. Theo Chúa Giêsu, ngẫu tượng nguy hiểm nhất là tiền bạc, tức là thần “Mammon”. Đã có lần Người lên tiếng cảnh báo: “Các con không thể làm tôi Thiên chúa lẫn tiền của”, và “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào nước Thiên đàng”. Những con buôn đưa súc vật vào đền thờ không do lòng yêu mến Chúa, nhưng vì lợi nhuận. Đưa súc vật vào nơi tôn nghiêm, họ đã coi trọng tiền bạc hơn Chúa. Để cho súc vật làm ô uế đền thờ cao trọng, họ đã dùng đền thờ làm phương tiện phục vụ túi tiền của họ. Các tư tế coi sóc đền thờ có lẽ cũng được chia phần nên đã cho phép con buôn được tự do họp chợ trong đền thờ. Họ cũng như con buôn, coi tiền bạc trọng hơn Thiên chúa. Họ đã rơi vào thói tôn thờ ngẫu tượng: thờ tiền bạc, dùng Chúa và đền thờ để phục vụ tư lợi.
3- Khi đuổi súc vật ra khỏi đền thờ, Chúa Giêsu muốn thanh tẩy cung cách thờ phượng của ta. Trước kia người ta dâng súc vật làm của lễ. Lòng đạo đức được đo lường bằng sức nặng của con vật. Dâng con vật to sẽ được nhiều ơn phúc. Nay, Chúa Giêsu cho thấy Chúa đã chán thịt bò, mỡ dê. Chúa đã ghê sợ mùi khói mùi khét lẹt, mùi máu tanh tưởi ( cf. Is 1,11). Thánh vương Đa-vít đã hiểu: “Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận” (Tv 50,16). Chúa muốn ta đến với Người bằng chính bản thân ta. Lễ dâng đẹp lòng Chúa là thái độ khiêm nhường thống hối như lơi Thánh vịnh: “ Lễ dâng Chúa là tâm hồn thống hối. Một tấm lòng tan nát dày vò, Chúa sẽ chẳng khinh chê” (Tv 50). Lễ dâng đẹp lòng Chúa là phó thác trót cả tâm hồn thân xác trong tay Chúa như Chúa Giêsu đã làm trên thánh giá: “Lạy Cha, con dâng phó hồn con trong tay Cha”. Lễ dâng được Chúa vui lòng chấp nhận là sát tế chính bản thân mình để làm theo ý Chúa: “Máu chiên bò Chúa không ưng. Của lễ toàn thiêu Chúa không nhận. Thì này con đến để làm theo ý Chúa” (Tv). Ta sát tế chính bản thân mỗi khi ta từ bỏ ý riêng, chiến đấu chống lại những cơn cám dỗ của dục vọng, tiền bạc, thói gian tham, tính tự ái kiêu căng, sự chia rẽ bất hoà.
Chúa Giêsu đã thanh tẩy đền thờ. Người muốn ta hãy tiếp tục công việc của Người. Giữ gìn cho nhà thờ luôn sạch đẹp, có bầu khí tôn nghiêm là điều cần thiết. Nhưng cần hơn vẫn là giữ gìn ngôi đền thờ thiêng liêng là chính bản thân ta. Tâm hồn chính là cung thánh nơi Chúa ngự. Ta phải luôn luôn thanh tẩy tâm hồn để xứng đáng với Chúa. Hãy thanh tẩy tâm hồn khỏi thói tôn thờ tiền bạc, coi trọng tiền bạc hơn Chúa. Hãy thanh tẩy tâm hồn khỏi những dục vọng đam mê làm ô uế cung thánh của Chúa. Hãy thanh tẩy tâm hồn khỏi thói gian tham, bất công. Hãy thanh tẩy tâm hồn ta khỏi những kiêu căng đố kỵ. Thân xác ta là đền thờ của Chúa. Hãy kính trọng thân xác của mình và của người khác. Hãy tu bổ những đền thờ thân xác đã xuống cấp, suy tàn, bị xúc phạm, bị bán rẻ. Hãy sửa chữa những đền thờ thân xác đang bị bào mòn vì bệnh tật, vì đói khát, vì thương tích. Hãy kính trọng thân xác của người khác vì đó là đền thờ của Chúa.
Trong Mùa Chay này, ta hãy cố gắng thanh tẩy bản thân, để tâm hồn và thân xác ta trở thành một đền thờ xứng đáng cho Chúa ngự.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Khi tham dự thánh lễ, bạn có giữ cho nhà thờ có bầu khí trang nghiêm, lắng đọng không ?
2- Đền thờ tâm hồn và thân xác bạn có những gì cần phải thanh tẩy không ?
3- Mùa Chay này, bạn sẽ làm gì để trở nên một đền thờ xứng đáng cho Chúa ngự ?
THANH TẨY ĐỀN THỜ
(Ga 2, 13-25)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
12 Hôm ấy, Chúa Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. 13 Gần đến lễ Vượt Qua của người Dothái, Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem. 14 Người thấy trong Ðền Thờ có những kẻ bán chiên, bò, bồ câu, và những người đang ngồi đổi tiền. 15 Người liền lấy dây làm roi mà xua đuổi tất cả bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi Ðền Thờ; còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ. 16 Người nói với những kẻ bán bồ câu: "Ðem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán". 17 Các môn đệ của Người nhớ lại lời đã chép trong Kinh Thánh:
Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân.
18 Người Dothái hỏi Chúa Giêsu: "Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ chúng tôi thấy là ông có quyền làm như thế?" 19 Chúa Giêsu đáp: "Các ông cứ phá hủy Ðền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại". 20 Người Dothái nói: "Ðền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong, thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao?" 21 Nhưng Ðền Thờ Chúa Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người. 22 Vậy, khi Người từ cõi chết chỗi dậy, các môn đệ nhớ lại Người đã nói điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Chúa Giêsu đã nói.
23 Trong lúc Chúa Giêsu ở Giêrusalem vào dịp lễ Vượt Qua, có nhiều kẻ tin vào danh Người bởi đã chứng kiến các dấu lạ Người làm. 24 Nhưng chính Chúa Giêsu không tin họ, vì Người biết họ hết thảy, 25 và không cần ai làm chứng về con người. Quả thật, chính Người biết có gì trong lòng con người.
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Một trong những vấn đề lớn của thế giới hiện nay là nạn ô nhiễm môi sinh. Các giòng sông đang bị ô nhiễm vì biết bao chất thải dơ bẩn, độc hại. Không khí ta hít thở đang bị đe doạ vì bụi bặm, vì khói xe, khói nhà máy. Nước biển bị ô nhiễm vì nạn dầu nhớt rò rỉ, vì chất thải của những lò phản ứng nguyên tử. Tầng khí quyển bị những chất khí độc chọc thủng đang làm thay đổi khí hậu và gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Để con người có thể sống và phát triển được, thế giới cần phải được thanh tẩy khỏi các nguồn ô nhiễm.
Sự ô nhiễm không chỉ trong môi trường vật lý. Nhiều môi trường khác như môi trường văn hoá, môi trường đạo đức cũng đang bị ô nhiễm trầm trọng. Tôn giáo không tránh khỏi nạn ô nhiễm. Muốn cho bầu khí đạo đức được trong sạch, muốn cho đời sống tâm linh tồn tại và phát triển, tôn giáo cũng cần được thanh tẩy. Hôm nay Đức Giê su vào đền thờ và đã thanh tẩy đền thờ. Người đã làm 3 cuộc thanh tẩy
1- Người đã thanh tẩy đền thờ khỏi ô nhiễm vì súc vật. Trong nghi lễ của đạo Do thái, cần có súc vật để dâng cho Thiên chúa. Khi dâng lễ hi sinh, người ta mổ một con thú, đặt trên bàn thờ rồi đốt lửa thiêu con vật. Mùi mỡ cháy quyện khói xông lên nghi ngút. Người giầu thì dâng một con bò hay một con chiên. Người nghèo có thể dâng một cặp chim bồ câu hoặc một đôi chim gáy. Để đáp ứng nhu cầu của tín đồ, dịch vụ cung cấp lễ vật mau chóng thành hình ngay trong khuôn viên đền thờ. Ta hãy tưởng tượng một chợ trâu bò ngay trong đền thờ. Thật là dơ bẩn, ồn ào và chướng tai gai mắt. Nhưng nhu cầu đã biện minh cho sự ô nhiễm. Và dân Do thái mặc nhiên chấp nhận để cho súc vật nghễu nghện ngự trị ngay trong khuôn viên đền thờ rất nguy nga, rất lộng lẫy, rất cao sang mà họ từng ca tụng là “đền vàng”, là “nơi thánh”. Thấy nhà Chúa bị xúc phạm, Chúa Giêsu không kiềm chế được cơn giận, đã lấy roi xua đuổi hết súc vật và cả đám con buôn ra khỏi đền thờ.
2- Khi xua đuổi các con buôn ra khỏi đền thờ, Chúa Giêsu đã thanh tẩy thói tôn thờ ngẫu tượng. Theo Chúa Giêsu, ngẫu tượng nguy hiểm nhất là tiền bạc, tức là thần “Mammon”. Đã có lần Người lên tiếng cảnh báo: “Các con không thể làm tôi Thiên chúa lẫn tiền của”, và “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào nước Thiên đàng”. Những con buôn đưa súc vật vào đền thờ không do lòng yêu mến Chúa, nhưng vì lợi nhuận. Đưa súc vật vào nơi tôn nghiêm, họ đã coi trọng tiền bạc hơn Chúa. Để cho súc vật làm ô uế đền thờ cao trọng, họ đã dùng đền thờ làm phương tiện phục vụ túi tiền của họ. Các tư tế coi sóc đền thờ có lẽ cũng được chia phần nên đã cho phép con buôn được tự do họp chợ trong đền thờ. Họ cũng như con buôn, coi tiền bạc trọng hơn Thiên chúa. Họ đã rơi vào thói tôn thờ ngẫu tượng: thờ tiền bạc, dùng Chúa và đền thờ để phục vụ tư lợi.
3- Khi đuổi súc vật ra khỏi đền thờ, Chúa Giêsu muốn thanh tẩy cung cách thờ phượng của ta. Trước kia người ta dâng súc vật làm của lễ. Lòng đạo đức được đo lường bằng sức nặng của con vật. Dâng con vật to sẽ được nhiều ơn phúc. Nay, Chúa Giêsu cho thấy Chúa đã chán thịt bò, mỡ dê. Chúa đã ghê sợ mùi khói mùi khét lẹt, mùi máu tanh tưởi ( cf. Is 1,11). Thánh vương Đa-vít đã hiểu: “Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận” (Tv 50,16). Chúa muốn ta đến với Người bằng chính bản thân ta. Lễ dâng đẹp lòng Chúa là thái độ khiêm nhường thống hối như lơi Thánh vịnh: “ Lễ dâng Chúa là tâm hồn thống hối. Một tấm lòng tan nát dày vò, Chúa sẽ chẳng khinh chê” (Tv 50). Lễ dâng đẹp lòng Chúa là phó thác trót cả tâm hồn thân xác trong tay Chúa như Chúa Giêsu đã làm trên thánh giá: “Lạy Cha, con dâng phó hồn con trong tay Cha”. Lễ dâng được Chúa vui lòng chấp nhận là sát tế chính bản thân mình để làm theo ý Chúa: “Máu chiên bò Chúa không ưng. Của lễ toàn thiêu Chúa không nhận. Thì này con đến để làm theo ý Chúa” (Tv). Ta sát tế chính bản thân mỗi khi ta từ bỏ ý riêng, chiến đấu chống lại những cơn cám dỗ của dục vọng, tiền bạc, thói gian tham, tính tự ái kiêu căng, sự chia rẽ bất hoà.
Chúa Giêsu đã thanh tẩy đền thờ. Người muốn ta hãy tiếp tục công việc của Người. Giữ gìn cho nhà thờ luôn sạch đẹp, có bầu khí tôn nghiêm là điều cần thiết. Nhưng cần hơn vẫn là giữ gìn ngôi đền thờ thiêng liêng là chính bản thân ta. Tâm hồn chính là cung thánh nơi Chúa ngự. Ta phải luôn luôn thanh tẩy tâm hồn để xứng đáng với Chúa. Hãy thanh tẩy tâm hồn khỏi thói tôn thờ tiền bạc, coi trọng tiền bạc hơn Chúa. Hãy thanh tẩy tâm hồn khỏi những dục vọng đam mê làm ô uế cung thánh của Chúa. Hãy thanh tẩy tâm hồn khỏi thói gian tham, bất công. Hãy thanh tẩy tâm hồn ta khỏi những kiêu căng đố kỵ. Thân xác ta là đền thờ của Chúa. Hãy kính trọng thân xác của mình và của người khác. Hãy tu bổ những đền thờ thân xác đã xuống cấp, suy tàn, bị xúc phạm, bị bán rẻ. Hãy sửa chữa những đền thờ thân xác đang bị bào mòn vì bệnh tật, vì đói khát, vì thương tích. Hãy kính trọng thân xác của người khác vì đó là đền thờ của Chúa.
Trong Mùa Chay này, ta hãy cố gắng thanh tẩy bản thân, để tâm hồn và thân xác ta trở thành một đền thờ xứng đáng cho Chúa ngự.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Khi tham dự thánh lễ, bạn có giữ cho nhà thờ có bầu khí trang nghiêm, lắng đọng không ?
2- Đền thờ tâm hồn và thân xác bạn có những gì cần phải thanh tẩy không ?
3- Mùa Chay này, bạn sẽ làm gì để trở nên một đền thờ xứng đáng cho Chúa ngự ?
Con đường giải thoát của Thiên Chúa
LM. Nguyễn Hữu Thy
20:40 12/03/2009
Chúa Nhật III Mùa Chay/B
(Xh 20,1-17)
Mười Ðiều Răn Thiên Chúa! Người ta có thể nêu lên câu hỏi: Liệu ngày nay còn bao nhiêu người biết đến Mười Ðiều Răn Thiên Chúa? hay nói đúng hơn: Còn bao nhiêu người giữ vuông tròn được Mười Ðiều Răn, hằng ngày biết sống theo Mười Ðiều Răn và coi đó như tấm gương để xét mình, để cật vấn lương tâm? Ðó là những câu hỏi mà chúng ta cần phải đặt ra khi chúng ta nghe lại bài Sách Thánh của Chúa nhật III Mùa Chay hôm nay, được trích từ Sách Xuất Hành.
Thật đáng tiếc là đối với cuộc sống hằng ngày của một số người ngày nay, Mười Ðiều Răn Thánh của Thiên Chúa đã trở nên xa lạ và không còn đóng một vài trò chủ chốt nữa! Họ không còn quan tâm đến những lời Thiên Chúa phán dạy, họ coi nhẹ những gì Thiên Chúa nói với họ, cả những điều Thiên Chúa cấm đoán,v.v… Bởi vì họ muốn hoàn toàn được tự do, hoàn toàn được sống phóng khoáng theo những đòi hỏi tự nhiên, chứ không muốn bị cấm cách bởi bất cứ quyền lực nào, kể cả quyền lực tối thượng của Thiên Chúa.
Dĩ nhiên, quyền tự do là một ân huệ, là một món quà quí báu mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Nhưng sự tự do của chúng ta không thể có tính cách tuyệt đối được. Thiên Chúa ban cho chúng ta sự tự do để chúng ta có thể đạt tới mục đích của đời mình. Vì thế, nếu khi chúng ta không còn biết sử dụng đúng đắn sự tự do của mình, bấy giờ Mười Ðiều Răn Thiên Chúa sẽ là một phương tiện hữu hiệu nhắc bảo và giúp đỡ chúng ta trở lại với chính lộ. Vâng, chúng ta chỉ có thể thực hiện được sự tự do của chúng ta một cách đúng đắn trên quãng đường tương ứng với cuộc sống chúng ta mà thôi. Và để tìm gặp được quãng đường đó, chúng ta cần phải nhờ đến sự trợ lực của Chúa để có thể định hướng được. Chúng ta cần phải ý thức được đâu là những con đường có thể đi được, đâu là những con đường chúng ta có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình được, còn đâu là những ngõ cụt hay những lối đi phụ sẽ dễ đưa chúng ta vào ngõ bí hay con đường cùng của cuộc đời. Chúng ta luôn cần đến sự giúp đỡ và sự hướng dẫn, nhất là khi chúng ta muốn phát huy đời mình trong sự tự do. Ở đây chúng ta có thể đưa ra một thí dụ tầm thường nhất: Chẳng hạn khi chúng ta lái xe hơi đi tới một địa điểm đã được lựa chọn nào đó, chắc chắn chúng ta sẽ không coi những bảng chỉ đường như là những luật lệ có tính cách cản trở nữa, nhưng là như những sự hướng dẫn cần thiết để chúng ta có thể đi tới đích được, hay chúng ta không còn coi những hàng rào sắt chắn dọc lề đường như những trở ngại đáng ghét cần phải tháo bỏ, nhưng là như những hiện vật tối cần để nhắc nhủ và giúp chúng ta bảo toàn được mạng sống mình trước nguy hiểm khỏi bị rơi xuống hố sâu, v.v… Trong một nghĩa tương tự, chúng ta có thể coi Mười Ðiều Răn Thiên Chúa như những hướng dẫn cần thiết để định hướng được đời mình. Mười Ðiều Răn là phương tiện khẩn thiết giúp chúng ta tìm ra được lối đi đúng đắn trước mặt Thiên Chúa và trong cuộc sống chung với đồng loại.
Trước hết, ý muốn cũng như hành động của Thiên Chúa là chính nền tảng của Mười Ðiều Răn: «Ta là Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Ðấng đã dẫn đưa ngươi ra khỏi Ai Cập, ra khỏi nhà nô lệ» (Xh 20,2). Quả vậy, trước hết chính Thiên Chúa đã ra tay hành động. Người đã dẫn đưa Dân Riêng Người là Ít-ra-en vào miền đất tự do, để họ có thể sống đúng với nhân phẩm của mình. Và để sự tự do vừa mới được lãnh nhận khỏi bị rơi vào chỗ lệch lạc hay bị lạm dụng tai hại và để con cái Ít-ra-en có thể sống một cuộc sống thực sự đúng với nhân bản trong sự tự do mà Thiên Chúa đã ban cho họ, Thiên Chúa đã truyền ban cho họ «những hướng dẫn» rõ ràng và đúng đắn, đó là Thập Giới Ðiều: Con người phải tôn thờ một mình Thiên Chúa duy nhất và yêu mến đồng loại như chính mình, tôn trọng mạng sống, của cải và vợ chồng của họ!
Do đó, ai biết sống và hành động tương ứng với «những hướng dẫn» đó của Thiên Chúa, người ấy đang bước đi trên chính lộ dẫn tới cứu cánh đời mình. Nghĩa là người ấy đã sử dụng sự tự do mà Thiên Chúa đã ban cho, một cách đúng đắn và có hiệu quả. Ðồng thời người ấy còn góp phần vào việc hiện thực được sự tự do Thiên Chúa ban cho trong xã hội loài người. Vâng, ai biết lấy Thập Giới Ðiều làm kim chỉ nam cho đời mình, người đó đã làm cho Tin Mừng này trở nên cụ thể hóa: Thiên Chúa đã ban cho con người sự tự do để con người có thể sống một cuộc sống có nhân bản và đúng với phẩm giá của mình. Ðó chính là trọng tâm của Thập Giới Ðiều, của Mười Ðiều Răn Thiên Chúa.
Con đường giải thoát của Thiên Chúa
(Xh 20,1-17)
Mười Ðiều Răn Thiên Chúa! Người ta có thể nêu lên câu hỏi: Liệu ngày nay còn bao nhiêu người biết đến Mười Ðiều Răn Thiên Chúa? hay nói đúng hơn: Còn bao nhiêu người giữ vuông tròn được Mười Ðiều Răn, hằng ngày biết sống theo Mười Ðiều Răn và coi đó như tấm gương để xét mình, để cật vấn lương tâm? Ðó là những câu hỏi mà chúng ta cần phải đặt ra khi chúng ta nghe lại bài Sách Thánh của Chúa nhật III Mùa Chay hôm nay, được trích từ Sách Xuất Hành.
Thật đáng tiếc là đối với cuộc sống hằng ngày của một số người ngày nay, Mười Ðiều Răn Thánh của Thiên Chúa đã trở nên xa lạ và không còn đóng một vài trò chủ chốt nữa! Họ không còn quan tâm đến những lời Thiên Chúa phán dạy, họ coi nhẹ những gì Thiên Chúa nói với họ, cả những điều Thiên Chúa cấm đoán,v.v… Bởi vì họ muốn hoàn toàn được tự do, hoàn toàn được sống phóng khoáng theo những đòi hỏi tự nhiên, chứ không muốn bị cấm cách bởi bất cứ quyền lực nào, kể cả quyền lực tối thượng của Thiên Chúa.
Dĩ nhiên, quyền tự do là một ân huệ, là một món quà quí báu mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Nhưng sự tự do của chúng ta không thể có tính cách tuyệt đối được. Thiên Chúa ban cho chúng ta sự tự do để chúng ta có thể đạt tới mục đích của đời mình. Vì thế, nếu khi chúng ta không còn biết sử dụng đúng đắn sự tự do của mình, bấy giờ Mười Ðiều Răn Thiên Chúa sẽ là một phương tiện hữu hiệu nhắc bảo và giúp đỡ chúng ta trở lại với chính lộ. Vâng, chúng ta chỉ có thể thực hiện được sự tự do của chúng ta một cách đúng đắn trên quãng đường tương ứng với cuộc sống chúng ta mà thôi. Và để tìm gặp được quãng đường đó, chúng ta cần phải nhờ đến sự trợ lực của Chúa để có thể định hướng được. Chúng ta cần phải ý thức được đâu là những con đường có thể đi được, đâu là những con đường chúng ta có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình được, còn đâu là những ngõ cụt hay những lối đi phụ sẽ dễ đưa chúng ta vào ngõ bí hay con đường cùng của cuộc đời. Chúng ta luôn cần đến sự giúp đỡ và sự hướng dẫn, nhất là khi chúng ta muốn phát huy đời mình trong sự tự do. Ở đây chúng ta có thể đưa ra một thí dụ tầm thường nhất: Chẳng hạn khi chúng ta lái xe hơi đi tới một địa điểm đã được lựa chọn nào đó, chắc chắn chúng ta sẽ không coi những bảng chỉ đường như là những luật lệ có tính cách cản trở nữa, nhưng là như những sự hướng dẫn cần thiết để chúng ta có thể đi tới đích được, hay chúng ta không còn coi những hàng rào sắt chắn dọc lề đường như những trở ngại đáng ghét cần phải tháo bỏ, nhưng là như những hiện vật tối cần để nhắc nhủ và giúp chúng ta bảo toàn được mạng sống mình trước nguy hiểm khỏi bị rơi xuống hố sâu, v.v… Trong một nghĩa tương tự, chúng ta có thể coi Mười Ðiều Răn Thiên Chúa như những hướng dẫn cần thiết để định hướng được đời mình. Mười Ðiều Răn là phương tiện khẩn thiết giúp chúng ta tìm ra được lối đi đúng đắn trước mặt Thiên Chúa và trong cuộc sống chung với đồng loại.
Trước hết, ý muốn cũng như hành động của Thiên Chúa là chính nền tảng của Mười Ðiều Răn: «Ta là Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Ðấng đã dẫn đưa ngươi ra khỏi Ai Cập, ra khỏi nhà nô lệ» (Xh 20,2). Quả vậy, trước hết chính Thiên Chúa đã ra tay hành động. Người đã dẫn đưa Dân Riêng Người là Ít-ra-en vào miền đất tự do, để họ có thể sống đúng với nhân phẩm của mình. Và để sự tự do vừa mới được lãnh nhận khỏi bị rơi vào chỗ lệch lạc hay bị lạm dụng tai hại và để con cái Ít-ra-en có thể sống một cuộc sống thực sự đúng với nhân bản trong sự tự do mà Thiên Chúa đã ban cho họ, Thiên Chúa đã truyền ban cho họ «những hướng dẫn» rõ ràng và đúng đắn, đó là Thập Giới Ðiều: Con người phải tôn thờ một mình Thiên Chúa duy nhất và yêu mến đồng loại như chính mình, tôn trọng mạng sống, của cải và vợ chồng của họ!
Do đó, ai biết sống và hành động tương ứng với «những hướng dẫn» đó của Thiên Chúa, người ấy đang bước đi trên chính lộ dẫn tới cứu cánh đời mình. Nghĩa là người ấy đã sử dụng sự tự do mà Thiên Chúa đã ban cho, một cách đúng đắn và có hiệu quả. Ðồng thời người ấy còn góp phần vào việc hiện thực được sự tự do Thiên Chúa ban cho trong xã hội loài người. Vâng, ai biết lấy Thập Giới Ðiều làm kim chỉ nam cho đời mình, người đó đã làm cho Tin Mừng này trở nên cụ thể hóa: Thiên Chúa đã ban cho con người sự tự do để con người có thể sống một cuộc sống có nhân bản và đúng với phẩm giá của mình. Ðó chính là trọng tâm của Thập Giới Ðiều, của Mười Ðiều Răn Thiên Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một dự luật tại Connecticut đưa tới vi phạm tự do tôn giáo
Vũ Văn An
01:09 12/03/2009
Mỹ cũng vi phạm tự do tôn giáo
Hãng tin Zenit ngày 11 tháng Ba đưa tin: người Công Giáo thuộc tiểu bang Connecticut của Hoa Kỳ sẽ biểu tình vào ngày này tại tòa nhà quốc hội tiểu bang để chống lại một dự luật mà một trong các vị giám mục của họ cho là “trực tiếp tấn công vào cơ cấu của Giáo Hội Công Giáo La Mã”.
Đức cha William Lori, giám mục Bridgeport, cho hay Thứ Năm vừa qua, ngài nhận được tin sẽ có buổi điều trần vào ngày hôm nay để thảo luận một dự luật mới do ủy ban tư pháp của tiểu bang đệ trình, nhằm tái cấu trúc việc tổ chức các giáo xứ, ngõ hầu có thể loại bỏ người chăn dắt. Buổi điều trần ấy sau đó đã được hoãn lại.
Trong bài nói truyện với hiệu trưởng các trường Công Giáo vào hôm Thứ Sáu, ngài cho hay: “Giáo Hội của chúng ta tại tiểu bang Connecticut đang phải đương đầu với một vụ xâm phạm vô tiền khoáng hậu của ngành lập pháp tiểu bang vào chính nội bộ của mình”.
Dự luật đã được đệ trình sẽ tái tổ chức giáo xứ, biến nó từ một tổ chức vô vị lợi do một hội đồng điều khiển gồm đức giám mục, hai giáo sĩ và hai giáo dân, thành một cơ quan do một hội đồng gồm từ 7 tới 13 giáo dân ‘dân cử’ quản trị. Hội đồng này sẽ loại bỏ linh mục/mục sư của giáo xứ, riêng vị giám mục thì chỉ còn lại vai trò cố vấn.
Đức cha nhận định rằng: “Hội đồng giáo xứ này hầu như có quyền hành vô hạn định, không ai kiềm soát được… Giám mục của anh chị em hầu như không còn một liên hệ nào với 87 giáo xứ. Vì các giáo xứ này sẽ sinh hoạt một cách độc lập. Họ có thể tách ly và tự ý đi theo đường lối riêng của mình. Các mục tử chỉ đứng làm vì, chỉ là làm công cho hội đồng quản trị”.
Hai giáo phận Bridgeport và Hartford đã phát đi lời công bố vào hôm Thứ Ba, cho hay: buổi điều trần hôm nay tuy đã được hoãn lại, nhưng dự luật vẫn còn đó, nên ta cần phải phản đối là bất hợp hiến.
Theo Đức Cha Lori, “Anh chị em phải hiểu được rằng dự luật này đi trệch một cách căn để xiết bao đối với giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội, và cũng bất hợp hiến một cách trầm trọng xiết bao khi tiểu bang có mưu toan pha mình vào để tái tổ chức cơ cấu nội bộ của Giáo Hội. Đây là một việc vi phạm nặng nề tới tự do tôn giáo”.
Ngài khẳng định: “Đây là một mưu toan khá lộ liễu muốn bắt Giáo Hội phải im hơi lặng tiếng trong các vấn đề quan trọng của thời nay, đặc biệt là trong phạm vi hôn nhân. Ủy ban tư pháp đang đưa ra mưu toan đó để đánh phá Giáo Hội càng nhiều càng tốt”.
Ủy ban này công bố rằng họ quyết định “đệ nạp thêm nhiều xem sét khác về dự luật trong suốt khóa họp này, và yêu cầu bộ trưởng tư pháp cho ý kiến liên quan tới tính hợp hiến của luật lệ hiện hành”.
Trong khi ấy giáo phận Bridgeport tuyên bố rằng: “Dù hài lòng với hành động trên, chúng tôi vẫn chưa tin chắc rằng dự luật vi hiến này đã chết”. Giáo phận này kêu gọi người Công giáo biểu tình vào ngày hôm nay “để đích thân và hăng say lên tiếng bênh vực tự do tôn giáo và các quyền lợi do Tu Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Hiệp Chúng Quốc qui định. Lời tuyên bố nói tiếp: “Tiểu bang nên ca ngợi Giáo Hội Công Giáo La Mã, chứ không nên bôi lọ nó. Ta hãy cùng nhau làm việc cho ích chung”.
Hãng tin Zenit ngày 11 tháng Ba đưa tin: người Công Giáo thuộc tiểu bang Connecticut của Hoa Kỳ sẽ biểu tình vào ngày này tại tòa nhà quốc hội tiểu bang để chống lại một dự luật mà một trong các vị giám mục của họ cho là “trực tiếp tấn công vào cơ cấu của Giáo Hội Công Giáo La Mã”.
Đức cha William Lori, giám mục Bridgeport, cho hay Thứ Năm vừa qua, ngài nhận được tin sẽ có buổi điều trần vào ngày hôm nay để thảo luận một dự luật mới do ủy ban tư pháp của tiểu bang đệ trình, nhằm tái cấu trúc việc tổ chức các giáo xứ, ngõ hầu có thể loại bỏ người chăn dắt. Buổi điều trần ấy sau đó đã được hoãn lại.
Trong bài nói truyện với hiệu trưởng các trường Công Giáo vào hôm Thứ Sáu, ngài cho hay: “Giáo Hội của chúng ta tại tiểu bang Connecticut đang phải đương đầu với một vụ xâm phạm vô tiền khoáng hậu của ngành lập pháp tiểu bang vào chính nội bộ của mình”.
Dự luật đã được đệ trình sẽ tái tổ chức giáo xứ, biến nó từ một tổ chức vô vị lợi do một hội đồng điều khiển gồm đức giám mục, hai giáo sĩ và hai giáo dân, thành một cơ quan do một hội đồng gồm từ 7 tới 13 giáo dân ‘dân cử’ quản trị. Hội đồng này sẽ loại bỏ linh mục/mục sư của giáo xứ, riêng vị giám mục thì chỉ còn lại vai trò cố vấn.
Đức cha nhận định rằng: “Hội đồng giáo xứ này hầu như có quyền hành vô hạn định, không ai kiềm soát được… Giám mục của anh chị em hầu như không còn một liên hệ nào với 87 giáo xứ. Vì các giáo xứ này sẽ sinh hoạt một cách độc lập. Họ có thể tách ly và tự ý đi theo đường lối riêng của mình. Các mục tử chỉ đứng làm vì, chỉ là làm công cho hội đồng quản trị”.
Hai giáo phận Bridgeport và Hartford đã phát đi lời công bố vào hôm Thứ Ba, cho hay: buổi điều trần hôm nay tuy đã được hoãn lại, nhưng dự luật vẫn còn đó, nên ta cần phải phản đối là bất hợp hiến.
Theo Đức Cha Lori, “Anh chị em phải hiểu được rằng dự luật này đi trệch một cách căn để xiết bao đối với giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội, và cũng bất hợp hiến một cách trầm trọng xiết bao khi tiểu bang có mưu toan pha mình vào để tái tổ chức cơ cấu nội bộ của Giáo Hội. Đây là một việc vi phạm nặng nề tới tự do tôn giáo”.
Ngài khẳng định: “Đây là một mưu toan khá lộ liễu muốn bắt Giáo Hội phải im hơi lặng tiếng trong các vấn đề quan trọng của thời nay, đặc biệt là trong phạm vi hôn nhân. Ủy ban tư pháp đang đưa ra mưu toan đó để đánh phá Giáo Hội càng nhiều càng tốt”.
Ủy ban này công bố rằng họ quyết định “đệ nạp thêm nhiều xem sét khác về dự luật trong suốt khóa họp này, và yêu cầu bộ trưởng tư pháp cho ý kiến liên quan tới tính hợp hiến của luật lệ hiện hành”.
Trong khi ấy giáo phận Bridgeport tuyên bố rằng: “Dù hài lòng với hành động trên, chúng tôi vẫn chưa tin chắc rằng dự luật vi hiến này đã chết”. Giáo phận này kêu gọi người Công giáo biểu tình vào ngày hôm nay “để đích thân và hăng say lên tiếng bênh vực tự do tôn giáo và các quyền lợi do Tu Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Hiệp Chúng Quốc qui định. Lời tuyên bố nói tiếp: “Tiểu bang nên ca ngợi Giáo Hội Công Giáo La Mã, chứ không nên bôi lọ nó. Ta hãy cùng nhau làm việc cho ích chung”.
Đức Hồng y Trần Nhật Quân sẽ rời vị trí lãnh đạo giáo phận Hồng Kông sau Phục Sinh
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
15:33 12/03/2009
Hồng Kông (AsiaNews) - Theo các nguồn tin không chính thức thì Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân sẽ rời khỏi vị trí lãnh đạo Giáo phận Hồng Kông và sẽ trao quyền cho cho giám mục phó của ngài, Đức Cha John Tong.
Đức Hồng y Giuse, 77 tuổi, đã đến tuổi hưu 2 năm về trước, nhưng Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chỉ mới chấp nhận cho ngài về hưu vào tháng Mười Hai vừa qua. Nhiều lần ngài phát biểu rằng Đức Thánh Cha đã yêu cầu ngài tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Trung Hoa. Đức Giám Mục đã đấu tranh bảo vệ tự do tôn giáo và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào công việc nội bộ của Giáo Hội, trong các vấn đề như bổ nhiệm giám mục.
Lần lên tiếng mới nhất của ngài là kêu gọi các giám mục tại lục địa can đảm hơn nữa và theo đường lối lãnh đạo của Đức Thánh Cha, đứng lên chống lại ảnh hưởng và khoa trương của Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc (CCPA).
Hôm 11/03, trong một bài phỏng vấn ngắn với South China Morning Post, Chủ tịch CCPA Antôn Lưu Bách Niên cho hay ông hy vọng rằng người kế vị Đức Hồng y Giuse, Đức Giám Mục John Tong Hon sẽ mềm dẻo hơn và yêu nước hơn như người tiền nhiệm của Đức Hồng y Giuse, Đức Hồng y Gioan Baotixita Wu Cheng-chung.
Đức Cha Tong được bổ nhiệm trở thành Giám Mục phụ tá của Hồng Kông vào năm 1996 khi Đức Cha Giuse được vinh thăng hồng y, ngài luôn luôn bày tỏ sự ủng hộ của mình về điều mà ngài gọi là công việc "tuyệt vời" của Đức Hồng y Giuse.
Trong thư mục vụ giáo phận khi được bổ nhiệm làm Giám Mục Phó vào tháng Giêng 2008, Đức Cha Tong nhấn mạnh đến vai trò cầu nối của Giáo Hội Hồng Kông đối với lục địa. Ngài cho hay: "Kỳ vọng lớn của tôi là chính quyền Trung Quốc sẽ đảm bảo đầy đủ tự do tôn giáo cho người Công Giáo ở lục địa, để họ có thể đóng góp hơn nữa cho xã hội, và bằng cách này quê hương chúng ta cũng tăng cường vị thế trên trường quốc tế".
Đức Hồng y Giuse, 77 tuổi, đã đến tuổi hưu 2 năm về trước, nhưng Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chỉ mới chấp nhận cho ngài về hưu vào tháng Mười Hai vừa qua. Nhiều lần ngài phát biểu rằng Đức Thánh Cha đã yêu cầu ngài tiếp tục theo dõi tình hình Giáo Hội Trung Hoa. Đức Giám Mục đã đấu tranh bảo vệ tự do tôn giáo và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào công việc nội bộ của Giáo Hội, trong các vấn đề như bổ nhiệm giám mục.
Lần lên tiếng mới nhất của ngài là kêu gọi các giám mục tại lục địa can đảm hơn nữa và theo đường lối lãnh đạo của Đức Thánh Cha, đứng lên chống lại ảnh hưởng và khoa trương của Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc (CCPA).
Hôm 11/03, trong một bài phỏng vấn ngắn với South China Morning Post, Chủ tịch CCPA Antôn Lưu Bách Niên cho hay ông hy vọng rằng người kế vị Đức Hồng y Giuse, Đức Giám Mục John Tong Hon sẽ mềm dẻo hơn và yêu nước hơn như người tiền nhiệm của Đức Hồng y Giuse, Đức Hồng y Gioan Baotixita Wu Cheng-chung.
Đức Cha Tong được bổ nhiệm trở thành Giám Mục phụ tá của Hồng Kông vào năm 1996 khi Đức Cha Giuse được vinh thăng hồng y, ngài luôn luôn bày tỏ sự ủng hộ của mình về điều mà ngài gọi là công việc "tuyệt vời" của Đức Hồng y Giuse.
Trong thư mục vụ giáo phận khi được bổ nhiệm làm Giám Mục Phó vào tháng Giêng 2008, Đức Cha Tong nhấn mạnh đến vai trò cầu nối của Giáo Hội Hồng Kông đối với lục địa. Ngài cho hay: "Kỳ vọng lớn của tôi là chính quyền Trung Quốc sẽ đảm bảo đầy đủ tự do tôn giáo cho người Công Giáo ở lục địa, để họ có thể đóng góp hơn nữa cho xã hội, và bằng cách này quê hương chúng ta cũng tăng cường vị thế trên trường quốc tế".
Đức Thánh Cha công bố bức thư về huynh đoàn Piô X
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
15:34 12/03/2009
Theo hãng Thông Tấn ZENIT và CAN cho hay thì nhiều tờ báo bằng các ngôn ngữ khác nhau đã đưa tin Đức Thánh Cha sẽ gửi một bức thư cho các giám mục trên toàn thế giới để giải thích về quyết định gỡ bỏ vạ tuyệt thông cho Giám Mục Richard Williamson. Các trích dẫn quan trọng của bức thư đã được tiết lộ trên các tờ báo Ý Il Foglio và Il Giornale cũng như tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung.
Bức thư chính thức bằng các ngôn ngữ Ý, Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ được phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi công bố trong cuộc họp báo vào ngày Thứ Năm 12/3 với nhan đề: "Thư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gởi các Giám Mục Giáo Hội Công Giáo về việc Miễn thứ Vạ Tuyệt Thông của bốn Giám Mục được Tổng Giám Mục Lefebvre phong chức".
Trích dẫn trên báo chí rút ra từ bức thư của Đức Thánh Cha viết: "Anh em thân mến cha cảm thấy thật thúc bách gửi tới anh em một giải thích minh bạch nhằm giúp làm hiểu rõ những ý định soi dẫn cha và các cơ quan có thẩm quyền của Tòa Thánh thực hiện bước đi này. Cha hy vọng bằng cách này có thể góp phần cho bình an trong Giáo Hội".
Các đoạn trích trong tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung cũng đề cập đến việc Đức Thánh Cha tuyên bố rằng ngài không hề biết về các tuyên bố của Giám Mục Williamson liên quan đến Nạn Diệt Chủng và cho hay rằng "theo dõi chặt chẽ các tin tức khả dụng trên internet cuối cùng có thể đem đến khả năng đạt được sự am hiểu vấn đề". Tòa Thánh có ý định sẽ theo dõi các nguồn tin trên internet sát sao hơn nữa.
Theo các báo, Đức Thánh Cha cũng bênh vực Công Đồng Vatican II và đưa ra các bước mà ngài đang thực hiện để bảo đảm rằng Huynh Đoàn Thánh Piô X phải thích ứng với những giáo huấn của Công Đồng trước khi diễn ra bất kỳ diễn tiến nào về tình trạng của huynh đoàn theo giáo luật.
Đức Tổng Giám Mục Robert Zollitsch, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Đức đã đưa ra lời hưởng ứng về bức thư. Ngài đã cám ơn Đức Thánh Cha đã đại diện các giám mục làm sáng tỏ "thẳng thắn" để thăng tiến sự hiệp nhất và truyền cảm hứng cho toàn thể tín hữu.
Bức thư chính thức bằng các ngôn ngữ Ý, Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ được phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi công bố trong cuộc họp báo vào ngày Thứ Năm 12/3 với nhan đề: "Thư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gởi các Giám Mục Giáo Hội Công Giáo về việc Miễn thứ Vạ Tuyệt Thông của bốn Giám Mục được Tổng Giám Mục Lefebvre phong chức".
Trích dẫn trên báo chí rút ra từ bức thư của Đức Thánh Cha viết: "Anh em thân mến cha cảm thấy thật thúc bách gửi tới anh em một giải thích minh bạch nhằm giúp làm hiểu rõ những ý định soi dẫn cha và các cơ quan có thẩm quyền của Tòa Thánh thực hiện bước đi này. Cha hy vọng bằng cách này có thể góp phần cho bình an trong Giáo Hội".
Các đoạn trích trong tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung cũng đề cập đến việc Đức Thánh Cha tuyên bố rằng ngài không hề biết về các tuyên bố của Giám Mục Williamson liên quan đến Nạn Diệt Chủng và cho hay rằng "theo dõi chặt chẽ các tin tức khả dụng trên internet cuối cùng có thể đem đến khả năng đạt được sự am hiểu vấn đề". Tòa Thánh có ý định sẽ theo dõi các nguồn tin trên internet sát sao hơn nữa.
Theo các báo, Đức Thánh Cha cũng bênh vực Công Đồng Vatican II và đưa ra các bước mà ngài đang thực hiện để bảo đảm rằng Huynh Đoàn Thánh Piô X phải thích ứng với những giáo huấn của Công Đồng trước khi diễn ra bất kỳ diễn tiến nào về tình trạng của huynh đoàn theo giáo luật.
Đức Tổng Giám Mục Robert Zollitsch, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Đức đã đưa ra lời hưởng ứng về bức thư. Ngài đã cám ơn Đức Thánh Cha đã đại diện các giám mục làm sáng tỏ "thẳng thắn" để thăng tiến sự hiệp nhất và truyền cảm hứng cho toàn thể tín hữu.
Người không theo tôn giáo tại Hoa kỳ trên đà gia tăng
Phụng Nghi
17:05 12/03/2009
Washington (Catholic Online) - Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy sự tập trung đông đảo người Công giáo Hoa kỳ trước đây ở vùng New England (gồm các bang Maine, New Hampshire, Vermont, Massachusetts, Rhode Island, và Connecticut) nay đã di chuyển xuống khu vực Tây nam.
Cuộc thăm dò về tôn giáo tại Mỹ (American Religious Identification Survey, gọi tắt là ARIS) được Chương trình nghiên cứu các giá trị công cộng tại trường Đại học Trinity ở Hartford (bang Connecticut) thực hiện.
Ông Barry Kosmin, điều tra viên chính của ARIS năm 2008 nói: “Việc suy giảm của Giáo hội Công giáo tại vùng Tây bắc không thiếu yếu tố gây ngạc nhiên. Do việc nhập cư và tăng trưởng tự nhiên của người gốc Latino, bang California hiện nay có tỷ lệ người Công giáo cao hơn vùng New England.”
Cuộc nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng chủ nghĩa thế tục đã tiếp tục lớn mạnh khắp nơi trong nước. Theo ước tính của Chương trình nghiên cứu các giá trị công cộng, cứ cho rằng sự gia tăng phỏng định số người Hoa kỳ trưởng thành từ 207 triệu trong lần thống kê dân số mới nhất nay lên đến 228 triệu, thì đã có thêm tới 4.7 triệu người “Nones” (những người trả lời “Không” khi được hỏi về căn tính tôn giáo của mình).
Vùng phía bắc New England nay đã thay thế vùng tây bắc Thái bình dương để trở thành khu vực ít theo tôn giáo nhất của Hoa kỳ, với bang Vermont, nơi có tới 34% người “Nones”, dẫn đầu mọi bang khác tới 9 điểm.
ARIS 2008 được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 11 năm ngoái bằng một loạt những cuộc thăm dò lớn trên toàn quốc với số người được phỏng vấn lên đến 54,461 người trưởng thành trong 48 bang ở Hoa kỳ (không kể Alaska và Hawaii), nói tiếng Anh hoặc tiếng Spanish.
Hướng dẫn cuộc nghiên cứu này là các giáo sư Kosmin and Ariela Keysar, theo thứ tự là giám đốc và phó giám đốc Viện nghiên cứu Chủ nghĩa tục hóa trong xã hội và văn hóa thuộc trường đại học Trinity. Đây là lần định lượng thứ ba sau hai lần thực hiện năm 1990 và 2001.
Kết quả cuộc định lượng năm 2008, theo các nhà nghiên cứu, đã xác nhận sự chuyển hướng tìm thấy trong cuộc thăm dò năm 2001.
Keysar phát biểu: “Nhiều người nghĩ những sự kiện tìm được trong cuộc nghiên cứu năm 2001 là bất thường. Nay thì chúng ta thấy không phải thế. Tại mọi bang trong toàn quốc Hoa kỳ, chỉ có một nhóm người duy nhất đã gia tăng số lượng, đó là “Nones”(những người trả lời “Không” khi được hỏi về căn tính tôn giáo của mình).
Kết quả cuộc thăm dò cho thấy những sự kiện sau đây liên quan đến Kitô giáo:
1. Tỷ lệ người theo Kitô giáo tại Mỹ, từ thập niên 1990 đã giảm từ 86.2% xuống 76.7%, nay ở mức 76%.
2. 90% sự suy giảm nói trên là ở nơi các giáo phái ngoài Công giáo, phần lớn là các giáo phái chính thống (như Methodist, Lutheran, Presbyterian, Episcopalian/Anglican, và the United Church of Christ.)
3. Những nhóm nói trên, xét theo tỷ lệ đối với dân số toàn nước Mỹ, đã giảm từ 18.7% năm 1990 xuống còn 17.2% năm 2001, và chỉ còn 12.9% năm 2008.
4. Hầu hết những sự gia tăng số người Kitô giáo đã xẩy ra trong số những người chỉ tự nhận mình là “Kitô hữu”, “Evangelican/Tái sinh (Born Again)” hoặc “Kitô hữu không thuộc giáo phái nào”.
5. Hầu hết những chuyện gia tăng là do sự lớn mạnh của các “megachurches” (siêu thánh đường, những nhà thờ có 2000 người hoặc hơn tới tham dự lễ thường xuyên hàng tuần), tăng từ dưới 200 ngàn năm 1990 lên đến 2 triệu rưỡi năm 2001 và ngày nay đạt đến con số 8 triệu người. Xét theo tỷ lệ dân số, những nhóm này tăng từ 5% năm 1990 lên 8.5% năm 2001, tới 11.8% năm 2008.
6. Điều đáng nói là 38.% số người Tin lành dòng chính, nay tự nhận mình là evangelical hoặc tái sinh (born again).
Phát biểu của Mark Silk, giám đốc Chương trình nghiên cứu các giá trị công cộng: “Coi cứ như là hệ thống lưỡng đảng (tức là dòng chính và evangelical) trong giáo hội Tin lành ở Mỹ nay đang sụp đổ. Một loại hình tương tự evangelical nay đang nổi lên thành một hình thức tiêu chuẩn của Kitô giáo ngoài Công giáo tại Mỹ.”
Về Giáo hội Công giáo, cuộc thăm dò cho biết: “Người Công giáo gia tăng tại California và Texas, lên đến 1/3 số người trưởng thành, còn tỷ lệ ở Florida là ¼.” Quy ra con số, số người Công giáo gia tăng tại ba bang này trong hai thập niên qua là khoảng 8 triệu người.
Bản phúc trình cho biết tiếp: “Vùng New England mất đi 1 triệu người Công giáo. Chuyện mất mát lớn cả về số người lẫn tỷ lệ cũng xảy ra tại bang Massachusetts, và riêng tại Rhode Island, bang đông dân Công giáo nhất nước Mỹ, tỷ lệ người Công giáo nay đã giảm từ 62% xuống còn 46%. Bang New York mất 800 ngàn người Công giáo, tỷ lệ giảm từ 44% xuống còn 37% số người trường thành.”
Cuộc nghiên cứu của ARIS năm 2008 ước tính rằng số người tự nhận mình là Công giáo năm 2008 là khoảng 57.2 triệu tức là 25.1% dân số. Năm 2001 con số này là 50.9 triệu (24.5% dân số), và năm 1990 là 46 triệu (26.2% dân số).
Những kết quả khác được tường trình trong cuộc thăm dò:
1. Đạo Baptist, lớn mạnh nhất trong các giáo phái ngoài Công giáo, đã gia tăng 2 triệu tín đồ kể từ năm 2001, nhưng tiếp tục suy giảm về tỷ lệ đối với dân số toàn quốc.
2. Đạo Mormon đã gia tăng đủ số tín đồ để duy trì được tỷ lệ là 1.4% dân số.
3. Đạo Hồi, tỷ lệ tăng từ 0.3% dân số năm 1990 lên 0.5% năm 2001, và đến 0.6% năm 2008.
4. Con số những người theo các tôn giáo Đông phương, trong thập niên 1990 đã tăng hơn gấp đôi, nay giảm xuống chút đỉnh, khoảng trên dưới hai triệu tín đồ. Những người Mỹ gốc Á châu thường xác nhận mình không theo đạo nào cả hơn các nhóm sắc tộc khác.
5. Những người tự nhận theo Do thái giáo tiếp tục suy giảm, từ 3.1 triệu năm 1990 xuống 2.8 năm 2001 và còn 2.7 triệu năm 2008, chiếm 1.2% dân số. Nếu xét về phương diện những người tự nhận là Do thái thuần tuý theo yếu tố sắc tộc, thì dân số người Mỹ gốc Do thái trong hai thập niên qua vẫn duy trì được mức ổn định.
6. Chỉ có 1.6% dân số Mỹ tự gọi mình là người vô thần hoặc bất khả tri. Nhưng căn cứ trên cách kê khai về niềm tin, 12% là vô thần (không tin có Chúa) hoặc bất khả tri (không biết chắc), trong khi đó 12% khác là theo thần thuyết (deistic, tin ở một quyền lực cao cả nhưng không phải là một Thiên Chúa). Con số người vô thấn triệt để gần như gấp đôi kể từ năm 2001, từ 900 ngàn tăng thành 1.6 triệu. Có 27% người Mỹ không muốn có một nghi lễ tống táng theo tôn giáo nào lúc chết.
7. Những người theo các phong trào Tôn giáo mới, như Wicca, và tự nhận là ngoại giáo, đã gia tăng mau chóng trong thập niên này, hơn hẳn thập niên 1990.
Toàn văn bản tường trình của ARIS 2008 có thể tìm đọc tại:
http://b27.cc.trincoll.edu/weblogs/AmericanReligionSurvey-ARIS/reports/ARIS_Report_2008.pdf
Cuộc thăm dò về tôn giáo tại Mỹ (American Religious Identification Survey, gọi tắt là ARIS) được Chương trình nghiên cứu các giá trị công cộng tại trường Đại học Trinity ở Hartford (bang Connecticut) thực hiện.
Ông Barry Kosmin, điều tra viên chính của ARIS năm 2008 nói: “Việc suy giảm của Giáo hội Công giáo tại vùng Tây bắc không thiếu yếu tố gây ngạc nhiên. Do việc nhập cư và tăng trưởng tự nhiên của người gốc Latino, bang California hiện nay có tỷ lệ người Công giáo cao hơn vùng New England.”
Cuộc nghiên cứu cũng đưa ra kết luận rằng chủ nghĩa thế tục đã tiếp tục lớn mạnh khắp nơi trong nước. Theo ước tính của Chương trình nghiên cứu các giá trị công cộng, cứ cho rằng sự gia tăng phỏng định số người Hoa kỳ trưởng thành từ 207 triệu trong lần thống kê dân số mới nhất nay lên đến 228 triệu, thì đã có thêm tới 4.7 triệu người “Nones” (những người trả lời “Không” khi được hỏi về căn tính tôn giáo của mình).
Vùng phía bắc New England nay đã thay thế vùng tây bắc Thái bình dương để trở thành khu vực ít theo tôn giáo nhất của Hoa kỳ, với bang Vermont, nơi có tới 34% người “Nones”, dẫn đầu mọi bang khác tới 9 điểm.
ARIS 2008 được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 11 năm ngoái bằng một loạt những cuộc thăm dò lớn trên toàn quốc với số người được phỏng vấn lên đến 54,461 người trưởng thành trong 48 bang ở Hoa kỳ (không kể Alaska và Hawaii), nói tiếng Anh hoặc tiếng Spanish.
Hướng dẫn cuộc nghiên cứu này là các giáo sư Kosmin and Ariela Keysar, theo thứ tự là giám đốc và phó giám đốc Viện nghiên cứu Chủ nghĩa tục hóa trong xã hội và văn hóa thuộc trường đại học Trinity. Đây là lần định lượng thứ ba sau hai lần thực hiện năm 1990 và 2001.
Kết quả cuộc định lượng năm 2008, theo các nhà nghiên cứu, đã xác nhận sự chuyển hướng tìm thấy trong cuộc thăm dò năm 2001.
Keysar phát biểu: “Nhiều người nghĩ những sự kiện tìm được trong cuộc nghiên cứu năm 2001 là bất thường. Nay thì chúng ta thấy không phải thế. Tại mọi bang trong toàn quốc Hoa kỳ, chỉ có một nhóm người duy nhất đã gia tăng số lượng, đó là “Nones”(những người trả lời “Không” khi được hỏi về căn tính tôn giáo của mình).
Kết quả cuộc thăm dò cho thấy những sự kiện sau đây liên quan đến Kitô giáo:
1. Tỷ lệ người theo Kitô giáo tại Mỹ, từ thập niên 1990 đã giảm từ 86.2% xuống 76.7%, nay ở mức 76%.
2. 90% sự suy giảm nói trên là ở nơi các giáo phái ngoài Công giáo, phần lớn là các giáo phái chính thống (như Methodist, Lutheran, Presbyterian, Episcopalian/Anglican, và the United Church of Christ.)
3. Những nhóm nói trên, xét theo tỷ lệ đối với dân số toàn nước Mỹ, đã giảm từ 18.7% năm 1990 xuống còn 17.2% năm 2001, và chỉ còn 12.9% năm 2008.
4. Hầu hết những sự gia tăng số người Kitô giáo đã xẩy ra trong số những người chỉ tự nhận mình là “Kitô hữu”, “Evangelican/Tái sinh (Born Again)” hoặc “Kitô hữu không thuộc giáo phái nào”.
5. Hầu hết những chuyện gia tăng là do sự lớn mạnh của các “megachurches” (siêu thánh đường, những nhà thờ có 2000 người hoặc hơn tới tham dự lễ thường xuyên hàng tuần), tăng từ dưới 200 ngàn năm 1990 lên đến 2 triệu rưỡi năm 2001 và ngày nay đạt đến con số 8 triệu người. Xét theo tỷ lệ dân số, những nhóm này tăng từ 5% năm 1990 lên 8.5% năm 2001, tới 11.8% năm 2008.
6. Điều đáng nói là 38.% số người Tin lành dòng chính, nay tự nhận mình là evangelical hoặc tái sinh (born again).
Phát biểu của Mark Silk, giám đốc Chương trình nghiên cứu các giá trị công cộng: “Coi cứ như là hệ thống lưỡng đảng (tức là dòng chính và evangelical) trong giáo hội Tin lành ở Mỹ nay đang sụp đổ. Một loại hình tương tự evangelical nay đang nổi lên thành một hình thức tiêu chuẩn của Kitô giáo ngoài Công giáo tại Mỹ.”
Về Giáo hội Công giáo, cuộc thăm dò cho biết: “Người Công giáo gia tăng tại California và Texas, lên đến 1/3 số người trưởng thành, còn tỷ lệ ở Florida là ¼.” Quy ra con số, số người Công giáo gia tăng tại ba bang này trong hai thập niên qua là khoảng 8 triệu người.
Bản phúc trình cho biết tiếp: “Vùng New England mất đi 1 triệu người Công giáo. Chuyện mất mát lớn cả về số người lẫn tỷ lệ cũng xảy ra tại bang Massachusetts, và riêng tại Rhode Island, bang đông dân Công giáo nhất nước Mỹ, tỷ lệ người Công giáo nay đã giảm từ 62% xuống còn 46%. Bang New York mất 800 ngàn người Công giáo, tỷ lệ giảm từ 44% xuống còn 37% số người trường thành.”
Cuộc nghiên cứu của ARIS năm 2008 ước tính rằng số người tự nhận mình là Công giáo năm 2008 là khoảng 57.2 triệu tức là 25.1% dân số. Năm 2001 con số này là 50.9 triệu (24.5% dân số), và năm 1990 là 46 triệu (26.2% dân số).
Những kết quả khác được tường trình trong cuộc thăm dò:
1. Đạo Baptist, lớn mạnh nhất trong các giáo phái ngoài Công giáo, đã gia tăng 2 triệu tín đồ kể từ năm 2001, nhưng tiếp tục suy giảm về tỷ lệ đối với dân số toàn quốc.
2. Đạo Mormon đã gia tăng đủ số tín đồ để duy trì được tỷ lệ là 1.4% dân số.
3. Đạo Hồi, tỷ lệ tăng từ 0.3% dân số năm 1990 lên 0.5% năm 2001, và đến 0.6% năm 2008.
4. Con số những người theo các tôn giáo Đông phương, trong thập niên 1990 đã tăng hơn gấp đôi, nay giảm xuống chút đỉnh, khoảng trên dưới hai triệu tín đồ. Những người Mỹ gốc Á châu thường xác nhận mình không theo đạo nào cả hơn các nhóm sắc tộc khác.
5. Những người tự nhận theo Do thái giáo tiếp tục suy giảm, từ 3.1 triệu năm 1990 xuống 2.8 năm 2001 và còn 2.7 triệu năm 2008, chiếm 1.2% dân số. Nếu xét về phương diện những người tự nhận là Do thái thuần tuý theo yếu tố sắc tộc, thì dân số người Mỹ gốc Do thái trong hai thập niên qua vẫn duy trì được mức ổn định.
6. Chỉ có 1.6% dân số Mỹ tự gọi mình là người vô thần hoặc bất khả tri. Nhưng căn cứ trên cách kê khai về niềm tin, 12% là vô thần (không tin có Chúa) hoặc bất khả tri (không biết chắc), trong khi đó 12% khác là theo thần thuyết (deistic, tin ở một quyền lực cao cả nhưng không phải là một Thiên Chúa). Con số người vô thấn triệt để gần như gấp đôi kể từ năm 2001, từ 900 ngàn tăng thành 1.6 triệu. Có 27% người Mỹ không muốn có một nghi lễ tống táng theo tôn giáo nào lúc chết.
7. Những người theo các phong trào Tôn giáo mới, như Wicca, và tự nhận là ngoại giáo, đã gia tăng mau chóng trong thập niên này, hơn hẳn thập niên 1990.
Toàn văn bản tường trình của ARIS 2008 có thể tìm đọc tại:
http://b27.cc.trincoll.edu/weblogs/AmericanReligionSurvey-ARIS/reports/ARIS_Report_2008.pdf
Đức Thánh Cha phổ biến lá thư về Huynh Đoàn Piô X
Bùi Hữu Thư
20:07 12/03/2009
Đức Thánh Cha phổ biến lá thư về Huynh Đoàn Piô X
VATICAN ngày 11, tháng 3, 2009 (Zenit.org).- Mặc dầu nhiều ấn bản khác nhau của một lá thư Đức Thánh Cha Benedict XVI viết để minh định tình trạng về Huynh Đoàn Thánh Piô X đã sẵn sàng, Tòa Thánh tuyên bó là lá thư chính thức sẽ được phổ biến ngày Thứ Năm.
Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giam đốc văn phòng truyền thông Vatican sẽ trinh bầy lá thư của Đức Thánh Cha Benedict XVI cho các Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo về việc thu hồi vạ tuyệt thông cho 4 giám mục do Tổng Giám Mục Lefebvre tấn phong."
Lá thư được viết nhiều tuần sau khi giám mục Richard Williamson thuộc nhóm Lefebvre nói trên đài truyền hình Thụy Điển là ông không tin rằng có 6 triệu người Do Thái đã bị tiêu diệt trong các phòng hơi ngạt trong Thế Chiến thứ II. Lời bình luận của ông đã được phát hình vào khoảng cùng một lúc ông và ba giám mục thuộc Huynh Đoàn Thánh Piô X được rút vạ tuyệt thông sau 20 năm.
Việc giải vạ tuyệt thông không liên quan đến cuộc phỏng vấn của vị giám mục và xẩy ra trong nỗ lực của Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắm hàn gắn sự nứt rạn với Hội Dòng Thánh Piô X.
Lá thư này sẽ được phổ biến bằng tiếng Ý, Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Bản văn hôm nay đã được nhiều báo chí Ý và nhiều mạng lưới quốc tế xuất bản bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.
Tổng Giám Mục Robert Zollitsch, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã có hồi đáp văn kiện này. Ngài cám ơn Đức Thánh Cha nhân danh các giám mục Đức vì đã có sự giải thích chân thành, giúp cho cổ võ sự hiệp nhất và khuyến khích tất cả các tín hữu.
Thư của Đức Thánh Cha gửi các Giám Mục thế giới về việc giải vạ tuyệt thông cho 4 Giám Mục
G. Trần Đức Anh OP
21:31 12/03/2009
VATICAN. Sáng 12-3-2009, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố lá thư của ĐTC gửi hàng GM trên thế giới liên quan đến những phản ứng sau quyết định của ngài tha vạ tuyệt thông cho 4 GM thụ phong bất hợp pháp cách đây 21 năm do Đức TGM Lefebvre truyền chức.
Trong phần dẫn nhập ĐTC cho biết sở dĩ ngài viết thư này như một lời làm sáng tỏ ý hướng của ngài và của các cơ quan trung ương Tòa Thánh, là ”để góp phần vào sự an bình trong Giáo Hội” sau ”một cuộc tranh luận sôi nổi mà từ lâu không còn xảy ra trong Giáo Hội như vậy nữa”. ĐTC cũng cho biết ngài bắt đầu viết thư này hồi giữa tháng hai, như ngài đã ám chỉ tới trong cuộc viếng thăm Đại chủng viện Roma ngày 20-2 vừa qua, và hoàn thành trước khi bắt đầu tuần tĩnh tâm mùa chay 1-3. Lá thư mang chữ ký của ngài ngày 10-3-2009.
Khi suy tư về những trục trặc đã ảnh hưởng tiêu cực với vụ giải vạ tuyệt thông cho 4 GM, ĐTC nhận thấy:
1. Vụ GM Williamson phủ nhận diệt chủng và sự mơ hồ làm cho con đường hòa giải giữa các tín hữu Kitô và Do thái bị phủ nhận với việc giải vạ tuyệt thông: ĐTC nhìn nhận có một sự thiếu sót trong việc thông tin và ngài cám ơn những người bạn Do thái đã giúp vượt thắng sự hiểu lầm và tái lập bầu không khí tín nhiệm lẫn nhau.
2. Tiếp đến là có sự không minh bạch đầy đủ trong việc trình bày ý nghĩa và những giới hạn của quyết định giải vạ tuyệt thông cho 4 giám mục, ký ngày 21-1-2009.
Ý nghĩa của biện pháp giải vạ này là:
1. Việc giải vạ liên hệ tới cá nhân con người, chứ không phải liên hệ tới tổ chức. Việc truyền chức GM không có phép của Tòa Thánh có nghĩa là một nguy cơ ly giáo. Vì thế, những người truyền chức hoặc chịu chức GM bị hình phạt nặng nhất là vạ tuyệt thông, để kêu gọi họ hãy trở lại với tình hiệp nhất. Sau khi đương sự bày tỏ trên nguyên tắc sự nhìn nhận quyền bính của Đức Giáo Hoàng, thì việc tha vạ lại nhắm cùng một mục tiêu, đó là mời gọi 4 GM trở về hiệp nhất.
2. Trái lại, tổ chức ”Huynh đoàn thánh Piô 10” không có một qui chế theo giáo luật trong Giáo Hội vì những lý do đạo lý, và bao lâu những lý do này không được làm sáng tỏ, thì tình trạng của Huynh Đoàn tiếp tục như cũ, và cả các thừa tác viên thuộc Huynh đoàn này không thi hành sứ vụ trong Giáo Hội một cách hợp pháp.
Về tương lai của Ủy ban ”Ecclesia Dei”, Giáo Hội của Thiên Chúa, và quan hệ với Huynh đoàn thánh Piô 10, ĐTC khẳng định rằng:
1. Xét vì những vấn đề cần làm sáng tỏ, chủ yếu là các vấn đề đạo lý, nên Ủy ban Giáo Hội của Thiên Chúa sẽ được gắn liền với Bộ giáo lý đức tin, và các quyết định sẽ được thảo luận do các cơ quan có tính chất tập đoàn của Bộ, trong các cuộc hội họp, với sự tham dự của các vị Tổng trưởng các bộ và cơ quan khác cũng như của hàng Giám Mục.
2. Về những vấn đề liên quan đặc biệt tới việc chấp nhận Công đồng chung Vatican 2 và huấn quyền của của các vị Giáo Hoàng sau Công đồng: Trong các cuộc thảo luận của các cơ quan nói trên cần để ý tới hai khía cạnh:
a. Liên quan tới Huynh đoàn thánh Piô 10: ĐTC nhắc nhở rằng ”Không thể làm đông lạnh quyền giáo huấn của Giáo Hội vào năm 1962”, nghĩa là trước công đồng chung Vatican 2;
b. Về những người tự coi mình là những người ”hăng hái bảo vệ Công đồng chung Vatican 2”: ĐTC cảnh giác rằng ”Công đồng bao gồm toàn thể lịch sử đạo lý của Giáo Hội”, và không thể cắt bỏ những gốc rễ nhờ đó thân cây đang sống.
Về câu hỏi: việc giải vạ cho 4 GM ký ngày 21-1 năm nay, có thực sự cần thiết hay không, ĐTC trả lời qua hai giai đoạn:
** Trước tiên, những ưu tiên đích thực và lớn nhất của triều đại Giáo Hoàng này đã được ngài làm nổi bật ngay từ đầu, đó là:
1. Dẫn đưa con người về cùng Thiên Chúa, vị Thiên Chúa nói trong Kinh Thánh và tỏ mình ra trong Chúa Kitô
2. tiếp đến là sự hiệp nhất của các tín hữu trong Chúa Kitô, tức là phong trào đại kết
3. Đối thoại liên tôn giữa các tín hữu tin nơi Thiên Chúa, trong sự tìm kiếm hòa bình
4. Làm chứng về tình yêu thương trong chiều kích xã hội của đức tin Kitô, Deus caritas est, Thiên Chúa là tình thương.
Và ĐTC viết thêm rằng: Nếu sự dấn thân vất vả cho đức tin, cậy, mến là ưu tiên thực sự, thì ”sự hòa giải cỡ nhỏ và trung bình” cũng thuộc vào số ưu tiên ấy, như sự hòa giải liên quan tới Huynh đoàn thánh Piô 10.
** ĐTC ghi nhận rằng ”sự kiện giơ tay ra tỏ thiện chí đã gây ra một sự ồn ào lớn lao, và tạo nên một công hiệu ngược lại, trái ngược với sự hòa giải”, điều ấy đưa đến một loạt các câu hỏi để suy tư về sự kiện ấy theo các tiêu chuẩn của Tin Mừng:
1. Phải chăng trong trường hợp này, sự tìm cách hòa giải với ”người anh em đã xúc phạm đến mình” như Tin Mừng trong Bài giảng trên núi yêu cầu, có phải là một sự sai lầm hay không?
2. Xã hội dân sự chẳng phải tìm cách vượt thắng những thái độ cực đoan và phục hồi các thành phần của mình sao? Đã có những kinh nghiệm tích cực trong việc phục hồi các cộng đoàn tách rời khỏi Tòa Thánh.
3. Phải chăng chúng ta có thể dửng dưng và để cho một cộng đoàn đông đảo như Huynh đoàn thánh Piô 10 trôi dạt xa lìa Giáo Hội sao? Nơi nhiều LM thuộc huynh đoàn này chắc chắn có những chiều kích yêu mến Chúa Kitô và mong ước rao giảng Chúa.
4. Mặc dù những khuyết điểm trầm trọng do các đại diện của Huynh đoàn bày tỏ (kiêu ngạo và tự phụ huyênh hoang, một chiều..), cũng cần phải nhìn nhận sự sẵn sàng của họ; và ”đại Giáo Hội” không phải biết tỏ ra quảng đại, đại lượng, nhìn xa trông rộng trong đức tin và có khả năng nhìn nhận cả những khuyết điểm nơi mình sao?
Sau cùng, câu nói mạnh mẽ nhất, một thách đố thực sự thúc giục hãy xét mình, kể cả những người phê bình cay cú nhất, trong và ngoài Giáo Hội, về cử chỉ của ĐGH và các ý hướng của ngài, đó là câu ngài viết: ”Nhiều khi người ta có cảm tưởng rằng xã hội chúng ta đang cần ít là một nhóm người mà người ta có thể điềm nhiên đổ dồn sự oán ghét. Và nếu ai dám đến gần nhóm ấy, như ĐGH trong trường hợp này, thì ngài cũng bị mất quyền được bao dung, và ngài cũng có thể bị oán ghét không chút dè dặt hay sợ hãi”.
Thư của ĐTC kết luận với một suy tư tha thiết về lời của Thánh Phaolô nói về tình yêu thương như một sự sung mãn của lề luật và cần đề phòng chống lại cám dỗ ”cắn xé lẫn nhau” (Gal 5,13-15), như một thứ tự do được hiểu sai lầm. ĐTC nói: cám dỗ này ngày nay vẫn còn và chúng ta không nên ngạc nhiên, nhưng cần chống lại cám dỗ ấy bằng cách luôn học lại sự ưu tiên tuyệt đối của tình yêu. ”Xin Chúa bảo vệ tất cả chúng ta và dẫn đưa chúng ta trên con đường an bình”.
Bình luận của Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh
Trên đây là tóm lược thư của ĐTC gửi các GM trên thế giới. Trong bài bình luận công bố sáng 12-3-2009, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, và cũng là Tổng giám đốc đài Vatican, nhận định rằng:
Thư của ĐTC trên đây thực là một điều khác thường và rất đáng chú ý tối đa. Chưa bao giờ trong triều đại của ĐTC Biển Đức 16, như trong vụ này, ngài bày tỏ một cách đích thân và nồng nhiệt về một đề tài tranh luận. Chắc chắn rằng lá thư này, từ đầu tới cuối, đều là những lời của ngài.
ĐTC đã theo dõi và sống vụ tha vạ này và những phản ứng theo đó trong đau khổ. Ngài nói đó là một cuộc tranh luận mãnh liệt mà từ lâu trong Giáo Hội không còn xảy ra nữa, và ngài cảm thấy cần phải can thiệp để góp phần vào an bình trong Giáo Hội bị xáo trộn.
Với một sự sáng suốt và khiêm tốn như thường lệ, ĐTC nhìn nhận những giới hạn và lầm lẫn đã ảnh hưởng tiêu cực tới vụ này, và với tâm hồn cao thượng, ngài không qui gán trách nhiệm cho người khác, trái lại ngài liên đới với các cộng sự viên. Ngài nói về sự thông tin không đủ về vụ Williamson và thiếu rõ ràng trong việc trình bày biện pháp tha vạ và ý nghĩa của việc làm này. Nhưng đây không phải là khía cạnh ý nghĩa nhất trong các suy tư của ĐTC.
Cả vấn đề GM Williamson, bị người ta nhìn một cách sai lầm như một sự phủ nhận con đường hòa giải giữa các tín hữu Kitô và Do thái, cũng được khắc phục một cách may mắn, cũng là dịp để ĐTC hãnh diện nhắc lại rằng sự chia sẻ và thăng tiến mọi bước tiến đã thực hiện trong chiều hướng đó để tiến tới hòa giải, từ Công đồng đến nay, ngay từ đầu đã là một mục tiêu trong hoạt động nghiên cứu thần học của ngài, ĐTC cám ơn những người bạn Do thái vì sự đóng góp của họ để mau lẹ tái lập bầu không khí tín nhiệm, trong khi những tấn công từ phía các tín hữu Công Giáo về vấn đề này vẫn là lý do làm cho ngài đau buồn.
ĐTC dấn thân làm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa, ý hướng trong biện pháp tha vạ, ngài giải thích rằng vạ tuyệt thông là một sự trừng phạt dành cho những cá nhân đã phạm một hành vi gây nguy hiểm cho sự hiệp nhất của Giáo Hội qua việc không nhìn nhận quyền bính của ĐGH, vì thế, giờ đây, sau khi các đương sự bày tỏ sự nhìn nhận quyền bính của ĐGH, việc tha vạ là một lời mời gọi nồng nhiệt hãy trở về với sự hiệp nhất.
Nhưng ĐTC phân biệt rõ ràng vấn đề nhìn nhận pháp lý Huynh đoàn thánh Piô 10 trong Giáo Hội, việc nhìn nhận này tùy thuộc việc làm sáng tỏ một số vấn đề đạo lý quan trọng liên quan tới sự chấp nhận Công đồng chung Vatican 2 và giáo huấn tiếp theo đó của các vị Giáo Hoàng. Bao lâu chưa có sự nhìn nhận này, thì các vị hữu trách của huynh đoàn không thể thi hành hợp pháp một thừa tác vụ được nhìn nhận trong Giáo Hội.
Điểm trung tâm lá thư của ĐGH là ngài quyết định gắn liền Ủy ban Ecclesia Dei, đặc trách các tín hữu Công Giáo thủ cựu, với Bộ giáo lý đức tin, vì bản chất chủ yếu của các vấn đề cần giải quyết thuộc lãnh vực đạo lý. Quyết định này làm cho hoạt động và các quyết định của Ủy ban Ecclesia Dei có tính cách đoàn thể. Qua sự đổi mới việc tổ chức của Giáo triều này, ĐGH trả lời cho những vấn nạn liên quan tới việc chuẩn bị biện pháp giải vạ mới đây, vấn nạn này do các HĐGM trực tiếp liên hệ đưa ra.
Nhưng vẫn còn một câu hỏi do nhiều người đưa ra, dưới ánh sáng những căng thẳng gần đây, đó là biện pháp tha vạ cho 4 GM có thực sự cần thiết hay không? Trong Giáo Hội không có vấn đề nào quan trọng và cấp thiết hơn phải làm hay sao?
Câu trả lời cho vấn nạn này chiếm hơn 1 nửa toàn lá thư của ĐTC. Giọng văn của ngài ngày càng khẩn trương hơn. ĐTC Biển Đức 16 cảm thấy bị gọi hỏi sâu xa trong trách nhiệm mục tử Giáo Hội hoàn vũ của ngài và thấy rằng cần phải minh giải một cách chắc chắn cho các anh em ngài trong hàng GM, là những vị đồng trách nhiệm về thiện ích của Giáo Hội, đâu là những ưu tiên và với tinh thần nào ngài đang thi hành công tác phục vụ của ngài.
Nói một cách tổng hợp, ĐTC tái khẳng định những ưu tiên trong triều đại Giáo Hoàng của ngài đã được bày tỏ ngay từ ngày đầu tiên: đó là dẫn đưa mọi người về cùng Thiên Chúa, vị Thiên Chúa đã tự mạc khải trong Kinh Thánh và trong Chúa Kitô; tiếp đến là sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, đối thoại giữa các tín hữu cùng tin nơi thiên Chúa để phục vụ hòa bình; làm chứng tá bác ái trong chiều kích xã hội của đời sống Kitô.
Nhưng rồi ĐGH tiếp tục suy tư mời gọi những người đối thoại đi vào một cuộc suy tư bản thân và Giáo Hội, có tích cách dấn thân hơn. Một điều nghịch lý là từ một cử chỉ từ bi và hòa giải, như việc tha vạ, lại biến thành một tình trạng căng thẳng cam go, bó buộc mọi người phải phân định xem đâu là thái độ tinh thần đã được biểu lộ và hành động trong vụ này.
Tiêu chuẩn đầu tiên theo đó ĐTC kêu gọi suy tư, đó là giới răn hòa giải với người anh em có điều gì xúc phạm đến mình, mà Chúa đã dạy trong bài giảng Trên Núi.
Câu hỏi của ĐTC càng có tính chất cấp bách hơn, do mối quan tâm nồng nhiệt đối với sự hiệp nhất của Giáo Hội. Các câu hỏi ấy không mất ý nghĩa thực tiễn, vì chúng nhắc nhớ cả những khuyết điểm nặng nề của những người thủ cựu, và ngài cũng nhắc nhở tương tự cho những người trong Giáo Hội và xã hội phê bình ngài, họ như quyết liệt và ngoan cố chống lại mọi mọi cố gắng hòa giải và không muốn nhìn nhận những yếu tố tích cực nơi người khác. Tính chất thực tiễn về tinh thần này đạt tới tột đỉnh qua lời nhắc nhở câu nói của thánh Phaolô tông đồ gửi các tín hữu thành Galát, trong đó thánh nhân cảnh giác họ đừng cắn xé lẫn nhau.
Suy tư của ĐTC kết thúc với lời tái mời gọi tha thiết hãy chọn tình yêu làm ưu tiên tuyệt đối đối với các tín hữu Kitô và ngài tha thiết cầu mong có hòa bình cho cộng đoàn Giáo Hội.
Ngoài những sai lầm hoặc phiêu lưu vốn là những điều cần phải nhìn nhận và khắc phục bao nhiêu có thể, ngoài sự khôn ngoan thận trọng của con người, cố tránh đụng chạm đến những điểm tế nhị, ĐTC đưa chúng ta một cách quyết liệt và can đảm trở về với Tin Mừng như tiêu chuẩn cơ bản và tối hậu, không những của đời sống Kitô và Giáo Hội, nhưng của việc cai quản Giáo Hội nữa. Vì chỉ khi nào cùng nhau trở về với tin Mừng, chúng ta mới có thể vượt thắng những chia rẽ, cũng như hiểu được sự đồng qui sâu xa giữa Truyền thống và Công Đồng.
Sau cùng, chúng ta hiểu rằng ĐTC khi dấn thân hàng đầu trong những tình trạng khủng hoảng, ngài hướng dẫn chúng ta tìm được điểm thiết yếu, sâu xa và căn bản, để từ đó chúng ta tái tiến bước.
Trong phần dẫn nhập ĐTC cho biết sở dĩ ngài viết thư này như một lời làm sáng tỏ ý hướng của ngài và của các cơ quan trung ương Tòa Thánh, là ”để góp phần vào sự an bình trong Giáo Hội” sau ”một cuộc tranh luận sôi nổi mà từ lâu không còn xảy ra trong Giáo Hội như vậy nữa”. ĐTC cũng cho biết ngài bắt đầu viết thư này hồi giữa tháng hai, như ngài đã ám chỉ tới trong cuộc viếng thăm Đại chủng viện Roma ngày 20-2 vừa qua, và hoàn thành trước khi bắt đầu tuần tĩnh tâm mùa chay 1-3. Lá thư mang chữ ký của ngài ngày 10-3-2009.
Khi suy tư về những trục trặc đã ảnh hưởng tiêu cực với vụ giải vạ tuyệt thông cho 4 GM, ĐTC nhận thấy:
1. Vụ GM Williamson phủ nhận diệt chủng và sự mơ hồ làm cho con đường hòa giải giữa các tín hữu Kitô và Do thái bị phủ nhận với việc giải vạ tuyệt thông: ĐTC nhìn nhận có một sự thiếu sót trong việc thông tin và ngài cám ơn những người bạn Do thái đã giúp vượt thắng sự hiểu lầm và tái lập bầu không khí tín nhiệm lẫn nhau.
2. Tiếp đến là có sự không minh bạch đầy đủ trong việc trình bày ý nghĩa và những giới hạn của quyết định giải vạ tuyệt thông cho 4 giám mục, ký ngày 21-1-2009.
Ý nghĩa của biện pháp giải vạ này là:
1. Việc giải vạ liên hệ tới cá nhân con người, chứ không phải liên hệ tới tổ chức. Việc truyền chức GM không có phép của Tòa Thánh có nghĩa là một nguy cơ ly giáo. Vì thế, những người truyền chức hoặc chịu chức GM bị hình phạt nặng nhất là vạ tuyệt thông, để kêu gọi họ hãy trở lại với tình hiệp nhất. Sau khi đương sự bày tỏ trên nguyên tắc sự nhìn nhận quyền bính của Đức Giáo Hoàng, thì việc tha vạ lại nhắm cùng một mục tiêu, đó là mời gọi 4 GM trở về hiệp nhất.
2. Trái lại, tổ chức ”Huynh đoàn thánh Piô 10” không có một qui chế theo giáo luật trong Giáo Hội vì những lý do đạo lý, và bao lâu những lý do này không được làm sáng tỏ, thì tình trạng của Huynh Đoàn tiếp tục như cũ, và cả các thừa tác viên thuộc Huynh đoàn này không thi hành sứ vụ trong Giáo Hội một cách hợp pháp.
Về tương lai của Ủy ban ”Ecclesia Dei”, Giáo Hội của Thiên Chúa, và quan hệ với Huynh đoàn thánh Piô 10, ĐTC khẳng định rằng:
1. Xét vì những vấn đề cần làm sáng tỏ, chủ yếu là các vấn đề đạo lý, nên Ủy ban Giáo Hội của Thiên Chúa sẽ được gắn liền với Bộ giáo lý đức tin, và các quyết định sẽ được thảo luận do các cơ quan có tính chất tập đoàn của Bộ, trong các cuộc hội họp, với sự tham dự của các vị Tổng trưởng các bộ và cơ quan khác cũng như của hàng Giám Mục.
2. Về những vấn đề liên quan đặc biệt tới việc chấp nhận Công đồng chung Vatican 2 và huấn quyền của của các vị Giáo Hoàng sau Công đồng: Trong các cuộc thảo luận của các cơ quan nói trên cần để ý tới hai khía cạnh:
a. Liên quan tới Huynh đoàn thánh Piô 10: ĐTC nhắc nhở rằng ”Không thể làm đông lạnh quyền giáo huấn của Giáo Hội vào năm 1962”, nghĩa là trước công đồng chung Vatican 2;
b. Về những người tự coi mình là những người ”hăng hái bảo vệ Công đồng chung Vatican 2”: ĐTC cảnh giác rằng ”Công đồng bao gồm toàn thể lịch sử đạo lý của Giáo Hội”, và không thể cắt bỏ những gốc rễ nhờ đó thân cây đang sống.
Về câu hỏi: việc giải vạ cho 4 GM ký ngày 21-1 năm nay, có thực sự cần thiết hay không, ĐTC trả lời qua hai giai đoạn:
** Trước tiên, những ưu tiên đích thực và lớn nhất của triều đại Giáo Hoàng này đã được ngài làm nổi bật ngay từ đầu, đó là:
1. Dẫn đưa con người về cùng Thiên Chúa, vị Thiên Chúa nói trong Kinh Thánh và tỏ mình ra trong Chúa Kitô
2. tiếp đến là sự hiệp nhất của các tín hữu trong Chúa Kitô, tức là phong trào đại kết
3. Đối thoại liên tôn giữa các tín hữu tin nơi Thiên Chúa, trong sự tìm kiếm hòa bình
4. Làm chứng về tình yêu thương trong chiều kích xã hội của đức tin Kitô, Deus caritas est, Thiên Chúa là tình thương.
Và ĐTC viết thêm rằng: Nếu sự dấn thân vất vả cho đức tin, cậy, mến là ưu tiên thực sự, thì ”sự hòa giải cỡ nhỏ và trung bình” cũng thuộc vào số ưu tiên ấy, như sự hòa giải liên quan tới Huynh đoàn thánh Piô 10.
** ĐTC ghi nhận rằng ”sự kiện giơ tay ra tỏ thiện chí đã gây ra một sự ồn ào lớn lao, và tạo nên một công hiệu ngược lại, trái ngược với sự hòa giải”, điều ấy đưa đến một loạt các câu hỏi để suy tư về sự kiện ấy theo các tiêu chuẩn của Tin Mừng:
1. Phải chăng trong trường hợp này, sự tìm cách hòa giải với ”người anh em đã xúc phạm đến mình” như Tin Mừng trong Bài giảng trên núi yêu cầu, có phải là một sự sai lầm hay không?
2. Xã hội dân sự chẳng phải tìm cách vượt thắng những thái độ cực đoan và phục hồi các thành phần của mình sao? Đã có những kinh nghiệm tích cực trong việc phục hồi các cộng đoàn tách rời khỏi Tòa Thánh.
3. Phải chăng chúng ta có thể dửng dưng và để cho một cộng đoàn đông đảo như Huynh đoàn thánh Piô 10 trôi dạt xa lìa Giáo Hội sao? Nơi nhiều LM thuộc huynh đoàn này chắc chắn có những chiều kích yêu mến Chúa Kitô và mong ước rao giảng Chúa.
4. Mặc dù những khuyết điểm trầm trọng do các đại diện của Huynh đoàn bày tỏ (kiêu ngạo và tự phụ huyênh hoang, một chiều..), cũng cần phải nhìn nhận sự sẵn sàng của họ; và ”đại Giáo Hội” không phải biết tỏ ra quảng đại, đại lượng, nhìn xa trông rộng trong đức tin và có khả năng nhìn nhận cả những khuyết điểm nơi mình sao?
Sau cùng, câu nói mạnh mẽ nhất, một thách đố thực sự thúc giục hãy xét mình, kể cả những người phê bình cay cú nhất, trong và ngoài Giáo Hội, về cử chỉ của ĐGH và các ý hướng của ngài, đó là câu ngài viết: ”Nhiều khi người ta có cảm tưởng rằng xã hội chúng ta đang cần ít là một nhóm người mà người ta có thể điềm nhiên đổ dồn sự oán ghét. Và nếu ai dám đến gần nhóm ấy, như ĐGH trong trường hợp này, thì ngài cũng bị mất quyền được bao dung, và ngài cũng có thể bị oán ghét không chút dè dặt hay sợ hãi”.
Thư của ĐTC kết luận với một suy tư tha thiết về lời của Thánh Phaolô nói về tình yêu thương như một sự sung mãn của lề luật và cần đề phòng chống lại cám dỗ ”cắn xé lẫn nhau” (Gal 5,13-15), như một thứ tự do được hiểu sai lầm. ĐTC nói: cám dỗ này ngày nay vẫn còn và chúng ta không nên ngạc nhiên, nhưng cần chống lại cám dỗ ấy bằng cách luôn học lại sự ưu tiên tuyệt đối của tình yêu. ”Xin Chúa bảo vệ tất cả chúng ta và dẫn đưa chúng ta trên con đường an bình”.
Bình luận của Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh
Trên đây là tóm lược thư của ĐTC gửi các GM trên thế giới. Trong bài bình luận công bố sáng 12-3-2009, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, và cũng là Tổng giám đốc đài Vatican, nhận định rằng:
Thư của ĐTC trên đây thực là một điều khác thường và rất đáng chú ý tối đa. Chưa bao giờ trong triều đại của ĐTC Biển Đức 16, như trong vụ này, ngài bày tỏ một cách đích thân và nồng nhiệt về một đề tài tranh luận. Chắc chắn rằng lá thư này, từ đầu tới cuối, đều là những lời của ngài.
ĐTC đã theo dõi và sống vụ tha vạ này và những phản ứng theo đó trong đau khổ. Ngài nói đó là một cuộc tranh luận mãnh liệt mà từ lâu trong Giáo Hội không còn xảy ra nữa, và ngài cảm thấy cần phải can thiệp để góp phần vào an bình trong Giáo Hội bị xáo trộn.
Với một sự sáng suốt và khiêm tốn như thường lệ, ĐTC nhìn nhận những giới hạn và lầm lẫn đã ảnh hưởng tiêu cực tới vụ này, và với tâm hồn cao thượng, ngài không qui gán trách nhiệm cho người khác, trái lại ngài liên đới với các cộng sự viên. Ngài nói về sự thông tin không đủ về vụ Williamson và thiếu rõ ràng trong việc trình bày biện pháp tha vạ và ý nghĩa của việc làm này. Nhưng đây không phải là khía cạnh ý nghĩa nhất trong các suy tư của ĐTC.
Cả vấn đề GM Williamson, bị người ta nhìn một cách sai lầm như một sự phủ nhận con đường hòa giải giữa các tín hữu Kitô và Do thái, cũng được khắc phục một cách may mắn, cũng là dịp để ĐTC hãnh diện nhắc lại rằng sự chia sẻ và thăng tiến mọi bước tiến đã thực hiện trong chiều hướng đó để tiến tới hòa giải, từ Công đồng đến nay, ngay từ đầu đã là một mục tiêu trong hoạt động nghiên cứu thần học của ngài, ĐTC cám ơn những người bạn Do thái vì sự đóng góp của họ để mau lẹ tái lập bầu không khí tín nhiệm, trong khi những tấn công từ phía các tín hữu Công Giáo về vấn đề này vẫn là lý do làm cho ngài đau buồn.
ĐTC dấn thân làm sáng tỏ bản chất và ý nghĩa, ý hướng trong biện pháp tha vạ, ngài giải thích rằng vạ tuyệt thông là một sự trừng phạt dành cho những cá nhân đã phạm một hành vi gây nguy hiểm cho sự hiệp nhất của Giáo Hội qua việc không nhìn nhận quyền bính của ĐGH, vì thế, giờ đây, sau khi các đương sự bày tỏ sự nhìn nhận quyền bính của ĐGH, việc tha vạ là một lời mời gọi nồng nhiệt hãy trở về với sự hiệp nhất.
Nhưng ĐTC phân biệt rõ ràng vấn đề nhìn nhận pháp lý Huynh đoàn thánh Piô 10 trong Giáo Hội, việc nhìn nhận này tùy thuộc việc làm sáng tỏ một số vấn đề đạo lý quan trọng liên quan tới sự chấp nhận Công đồng chung Vatican 2 và giáo huấn tiếp theo đó của các vị Giáo Hoàng. Bao lâu chưa có sự nhìn nhận này, thì các vị hữu trách của huynh đoàn không thể thi hành hợp pháp một thừa tác vụ được nhìn nhận trong Giáo Hội.
Điểm trung tâm lá thư của ĐGH là ngài quyết định gắn liền Ủy ban Ecclesia Dei, đặc trách các tín hữu Công Giáo thủ cựu, với Bộ giáo lý đức tin, vì bản chất chủ yếu của các vấn đề cần giải quyết thuộc lãnh vực đạo lý. Quyết định này làm cho hoạt động và các quyết định của Ủy ban Ecclesia Dei có tính cách đoàn thể. Qua sự đổi mới việc tổ chức của Giáo triều này, ĐGH trả lời cho những vấn nạn liên quan tới việc chuẩn bị biện pháp giải vạ mới đây, vấn nạn này do các HĐGM trực tiếp liên hệ đưa ra.
Nhưng vẫn còn một câu hỏi do nhiều người đưa ra, dưới ánh sáng những căng thẳng gần đây, đó là biện pháp tha vạ cho 4 GM có thực sự cần thiết hay không? Trong Giáo Hội không có vấn đề nào quan trọng và cấp thiết hơn phải làm hay sao?
Câu trả lời cho vấn nạn này chiếm hơn 1 nửa toàn lá thư của ĐTC. Giọng văn của ngài ngày càng khẩn trương hơn. ĐTC Biển Đức 16 cảm thấy bị gọi hỏi sâu xa trong trách nhiệm mục tử Giáo Hội hoàn vũ của ngài và thấy rằng cần phải minh giải một cách chắc chắn cho các anh em ngài trong hàng GM, là những vị đồng trách nhiệm về thiện ích của Giáo Hội, đâu là những ưu tiên và với tinh thần nào ngài đang thi hành công tác phục vụ của ngài.
Nói một cách tổng hợp, ĐTC tái khẳng định những ưu tiên trong triều đại Giáo Hoàng của ngài đã được bày tỏ ngay từ ngày đầu tiên: đó là dẫn đưa mọi người về cùng Thiên Chúa, vị Thiên Chúa đã tự mạc khải trong Kinh Thánh và trong Chúa Kitô; tiếp đến là sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, đối thoại giữa các tín hữu cùng tin nơi thiên Chúa để phục vụ hòa bình; làm chứng tá bác ái trong chiều kích xã hội của đời sống Kitô.
Nhưng rồi ĐGH tiếp tục suy tư mời gọi những người đối thoại đi vào một cuộc suy tư bản thân và Giáo Hội, có tích cách dấn thân hơn. Một điều nghịch lý là từ một cử chỉ từ bi và hòa giải, như việc tha vạ, lại biến thành một tình trạng căng thẳng cam go, bó buộc mọi người phải phân định xem đâu là thái độ tinh thần đã được biểu lộ và hành động trong vụ này.
Tiêu chuẩn đầu tiên theo đó ĐTC kêu gọi suy tư, đó là giới răn hòa giải với người anh em có điều gì xúc phạm đến mình, mà Chúa đã dạy trong bài giảng Trên Núi.
Câu hỏi của ĐTC càng có tính chất cấp bách hơn, do mối quan tâm nồng nhiệt đối với sự hiệp nhất của Giáo Hội. Các câu hỏi ấy không mất ý nghĩa thực tiễn, vì chúng nhắc nhớ cả những khuyết điểm nặng nề của những người thủ cựu, và ngài cũng nhắc nhở tương tự cho những người trong Giáo Hội và xã hội phê bình ngài, họ như quyết liệt và ngoan cố chống lại mọi mọi cố gắng hòa giải và không muốn nhìn nhận những yếu tố tích cực nơi người khác. Tính chất thực tiễn về tinh thần này đạt tới tột đỉnh qua lời nhắc nhở câu nói của thánh Phaolô tông đồ gửi các tín hữu thành Galát, trong đó thánh nhân cảnh giác họ đừng cắn xé lẫn nhau.
Suy tư của ĐTC kết thúc với lời tái mời gọi tha thiết hãy chọn tình yêu làm ưu tiên tuyệt đối đối với các tín hữu Kitô và ngài tha thiết cầu mong có hòa bình cho cộng đoàn Giáo Hội.
Ngoài những sai lầm hoặc phiêu lưu vốn là những điều cần phải nhìn nhận và khắc phục bao nhiêu có thể, ngoài sự khôn ngoan thận trọng của con người, cố tránh đụng chạm đến những điểm tế nhị, ĐTC đưa chúng ta một cách quyết liệt và can đảm trở về với Tin Mừng như tiêu chuẩn cơ bản và tối hậu, không những của đời sống Kitô và Giáo Hội, nhưng của việc cai quản Giáo Hội nữa. Vì chỉ khi nào cùng nhau trở về với tin Mừng, chúng ta mới có thể vượt thắng những chia rẽ, cũng như hiểu được sự đồng qui sâu xa giữa Truyền thống và Công Đồng.
Sau cùng, chúng ta hiểu rằng ĐTC khi dấn thân hàng đầu trong những tình trạng khủng hoảng, ngài hướng dẫn chúng ta tìm được điểm thiết yếu, sâu xa và căn bản, để từ đó chúng ta tái tiến bước.
Top Stories
Pastoral Lent letters highlight the crisis of family in Vietnam
Emily Nguyen
02:51 12/03/2009
"Families should be 'domestic churches’ or future of the Church would be hopeless if not extinguished", Church leaders have warned Catholics in Vietnam. Also, there are urgent needs for pro-life and pro-family campaigns among the faithful.
Church leaders’ Lent letter focusing on the main theme of family have reached Vietnamese Catholics at a crucial time as Vietnam is undergoing through a lot of political, economic, and social transformations at a dizzying speed.
Some changes such as a free market economy or allowing students to study overseas are warmly welcome by those who can afford it financially. Others are signs of social and family values in chaos which have made lives such an unbearable ordeal for many to go through, and places affected the most by this process a breeding ground for social evils to flourish.
At the heart of the chaos lie the highest rate of abortion in the world, and the risk of decaying family traditional values which baffled many parents who still believe in it yet they themselves have been so caught up in the system and found no easy solution to it.
A recent survey conducted on more than 9,000 families of various age groups from 64 provinces and cities of Vietnam has revealed that violence had taken a grave toll on 20% of those families, and 80 % of adolescence between the ages of 15 and 17 make their own decisions without relying on or consulting with parents. During a time period of 2000-2009 about 60,000 divorces cases have been filed, citing the reasons as conflicts between models of family life 27%, 25.9% of adultery, economic causes 13%, violence 6.7%, health 2.2%, and living in separation 1.3%
Most parents in the survey when being asked for the reason for the decaying in their families' traditional values gave their answers almost in unison: the lack of quality time with one another as family, and morality is no longer considered the center of social and educational emphasis.
While many parents are working so hard to make ends meet, children would be the ones who pay the ultimate price. On daily newspaper one can find stories of children as young as 12 who turned to drug or promiscuous sex as a way to relief stress or to gain attention and affection from someone whom they can feel as close to as a relative. Without parental supervision and guidance as well as governmental intervention, these children are on fast track to become drug addicts or out-cast run-aways. Some ended up working at a brothel somewhere away from home or if less fortunate can be victims of sex trade outside the country.
Many had blamed the government for not taking a stance against exploitation of women and children who were victims in human trafficking or not doing enough to save the lives of young addicts.
A majority of Church leaders in Vietnam nowadays believes that Catholic families must be “domestic churches” to help provide some support and stability in the wake of social and family chaos expressed clearly in the high rate of divorces, the shocking number of run-away children, the mushroom growth of brothels catering to westerners, the fast growth of young addicts, and the spiral out of control of social evils.
If every Catholic family try to build a family and become a school of values like faith and love of God, and to implement the human virtues of honesty, justice, probity, loyalty, humanity and generosity in the family as well as in society, we can be hopeful for a brighter future of the Church, contributing actively to healthy social life," said Cardinal Pham Minh Man, the archbishop of Saigon.
Others turn to a wider scope - the whole society - urging the need for pro-life and pro-family campaigns.
“As children of God, how can our hearts be hardened, turning lives into indifferent statistics and allowing our conscience to be swept away in the tsunami of evil doings, then blaming our inaction or silence on facades of ignorance or powerlessness?” asked Sr. Marie Nguyen, a sociologist in Saigon.
“That lame excuse alienates our heart and mind from those who die from starvation and sickness each day, those who have been traded in to sexual slavery in brothels, and those who are victims of abuse as well as from the plight of single mothers and fatherless children, and the list goes on”, she criticized.
“We should stop burying the existence of people’s suffering in the deep recesses of our mind like an ostrich buries its head in the sand and do nothing with the reality of people's pain. We have only one choice: raising our voice to wake up people even at the cost of grave sufferings,” she concluded.
Church leaders’ Lent letter focusing on the main theme of family have reached Vietnamese Catholics at a crucial time as Vietnam is undergoing through a lot of political, economic, and social transformations at a dizzying speed.
Some changes such as a free market economy or allowing students to study overseas are warmly welcome by those who can afford it financially. Others are signs of social and family values in chaos which have made lives such an unbearable ordeal for many to go through, and places affected the most by this process a breeding ground for social evils to flourish.
At the heart of the chaos lie the highest rate of abortion in the world, and the risk of decaying family traditional values which baffled many parents who still believe in it yet they themselves have been so caught up in the system and found no easy solution to it.
A recent survey conducted on more than 9,000 families of various age groups from 64 provinces and cities of Vietnam has revealed that violence had taken a grave toll on 20% of those families, and 80 % of adolescence between the ages of 15 and 17 make their own decisions without relying on or consulting with parents. During a time period of 2000-2009 about 60,000 divorces cases have been filed, citing the reasons as conflicts between models of family life 27%, 25.9% of adultery, economic causes 13%, violence 6.7%, health 2.2%, and living in separation 1.3%
Most parents in the survey when being asked for the reason for the decaying in their families' traditional values gave their answers almost in unison: the lack of quality time with one another as family, and morality is no longer considered the center of social and educational emphasis.
While many parents are working so hard to make ends meet, children would be the ones who pay the ultimate price. On daily newspaper one can find stories of children as young as 12 who turned to drug or promiscuous sex as a way to relief stress or to gain attention and affection from someone whom they can feel as close to as a relative. Without parental supervision and guidance as well as governmental intervention, these children are on fast track to become drug addicts or out-cast run-aways. Some ended up working at a brothel somewhere away from home or if less fortunate can be victims of sex trade outside the country.
Many had blamed the government for not taking a stance against exploitation of women and children who were victims in human trafficking or not doing enough to save the lives of young addicts.
A majority of Church leaders in Vietnam nowadays believes that Catholic families must be “domestic churches” to help provide some support and stability in the wake of social and family chaos expressed clearly in the high rate of divorces, the shocking number of run-away children, the mushroom growth of brothels catering to westerners, the fast growth of young addicts, and the spiral out of control of social evils.
If every Catholic family try to build a family and become a school of values like faith and love of God, and to implement the human virtues of honesty, justice, probity, loyalty, humanity and generosity in the family as well as in society, we can be hopeful for a brighter future of the Church, contributing actively to healthy social life," said Cardinal Pham Minh Man, the archbishop of Saigon.
Others turn to a wider scope - the whole society - urging the need for pro-life and pro-family campaigns.
“As children of God, how can our hearts be hardened, turning lives into indifferent statistics and allowing our conscience to be swept away in the tsunami of evil doings, then blaming our inaction or silence on facades of ignorance or powerlessness?” asked Sr. Marie Nguyen, a sociologist in Saigon.
“That lame excuse alienates our heart and mind from those who die from starvation and sickness each day, those who have been traded in to sexual slavery in brothels, and those who are victims of abuse as well as from the plight of single mothers and fatherless children, and the list goes on”, she criticized.
“We should stop burying the existence of people’s suffering in the deep recesses of our mind like an ostrich buries its head in the sand and do nothing with the reality of people's pain. We have only one choice: raising our voice to wake up people even at the cost of grave sufferings,” she concluded.
Connecticut lawmakers withdraw legislation governing Church parish affairs
Catholic Culture
04:05 12/03/2009
CONNECTICUT - March 11, 2009: Rep. Michael P. Lawlor and Sen. Andrew J. McDonald-- co-charimen of the Connecticut legislature’s judiciary committee-- announced on March 10 that they would withdraw controversial legislation that would have placed parish finances and outreach under the control of elected lay boards.
The Catholic bishops of Connecticut had vehemently objected to the proposed legislation, saying that it was an unwarranted intrusion into Church affairs and a violation of religious freedom. Although they welcomed the withdrawal of the proposal, the bishops-- who had encouraged Catholics to rally at the state capitol in opposition to the bill-- remained cautious, uncertain whether the legislation might be revived at some later date.
A group of law professors, organized by Douglas Laycock of the University of Michigan, wrote to Connecticut lawmakers to express opposition to the bill, saying that it "would impose a Protestant form of organization on the Catholic Church." The legal scholars wrote:
The bill is unconstitutional as a matter of first principle; it is unconstitutional under repeated decisions of the Supreme Court. It is a flagrant interference with a contested matter of faith. It is worthy of the anti-Catholic bigots of 1854; it is unworthy of Connecticut in the age of religious liberty and mutual respect among faiths.
The sponsors of the legislation-- which had strong backing from the activist Catholic group Voice of the Faithful-- had argued that existing state laws allowing parishes to incorporate under the aegis of a bishop were themselves unconstitutional. The sponsors have asked the state's attorney general to deliver an opinion on the constitutionality of the existing law and their proposed change.
“It would serve no useful purpose to have a conversation about changing the laws that govern existing Roman Catholic corporations until we know if any of these existing laws are constitutional,” the co-chairmen said in a statement. “We think it would be more appropriate to invite representatives from all religious denominations around the state, together with legal scholars on this topic, to participate in a forum regarding the current law.”
(Source: http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=2261)
The Catholic bishops of Connecticut had vehemently objected to the proposed legislation, saying that it was an unwarranted intrusion into Church affairs and a violation of religious freedom. Although they welcomed the withdrawal of the proposal, the bishops-- who had encouraged Catholics to rally at the state capitol in opposition to the bill-- remained cautious, uncertain whether the legislation might be revived at some later date.
A group of law professors, organized by Douglas Laycock of the University of Michigan, wrote to Connecticut lawmakers to express opposition to the bill, saying that it "would impose a Protestant form of organization on the Catholic Church." The legal scholars wrote:
The bill is unconstitutional as a matter of first principle; it is unconstitutional under repeated decisions of the Supreme Court. It is a flagrant interference with a contested matter of faith. It is worthy of the anti-Catholic bigots of 1854; it is unworthy of Connecticut in the age of religious liberty and mutual respect among faiths.
The sponsors of the legislation-- which had strong backing from the activist Catholic group Voice of the Faithful-- had argued that existing state laws allowing parishes to incorporate under the aegis of a bishop were themselves unconstitutional. The sponsors have asked the state's attorney general to deliver an opinion on the constitutionality of the existing law and their proposed change.
“It would serve no useful purpose to have a conversation about changing the laws that govern existing Roman Catholic corporations until we know if any of these existing laws are constitutional,” the co-chairmen said in a statement. “We think it would be more appropriate to invite representatives from all religious denominations around the state, together with legal scholars on this topic, to participate in a forum regarding the current law.”
(Source: http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=2261)
Nuova campagna di diffamazione dei media di Hanoi contro i cattolici di Thai Ha
Asia-News
13:31 12/03/2009
Si teme che dietro a tale comportamento ci sia la preparazione di nuovi attacchi contro i fedeli. L’atteggiamento dei media si unisce alle intimidazioni in atto contro l’avvocato che sostiene la causa prmossa dai parrocchiani contro un quotidiano e una televisione per i falsi resoconti del loro processo.
Hanoi (AsiaNews) – I media statali vietnamiti stanno lanciando una campagna di diffamazione contro i cattolici di Hanoi e questo fa pensare che si stanno preparando nuovi attacchi contro di loro. Si spiega così il dipingere come prosecuzione del disturbo della quiete pubblica la richiesta di giustizia avanzata dai parrocchani di Thai Ha, che a dicembre sono stati condannati da un tribunale per “danneggiamento di beni statali” e condotta disordinata”, per aver preso parte alle veglie di preghiera con le quali si chiedeva “giustizia” per la restituzione dei terreni sottratti alla chiesa. e che chiedono ai media statali di rettificare i falsi resoconti del loro processo.
In particolare i condannati chiedono al quotidiano Ha Nôi Moi e a Vietnam Television 1 di rettificare quanto raccontato. Accusati e testimoni al processo hanno riferito che tutti gli imputati si dichiararono non colpevoli davanti al tribunale. Ma i due media hanno riportato che “tutti gli imputati hanno ammesso la loro colpevolezza, riconoscendo che hanno compiuto azioni negative in violazione della legge”. Da aggiungere che gli autori dei resoconti hanno anche ricevuto un premio, che è sotto l’alto patronato del segretario del Partito comunista di Hanoi, Pham Quang Nghi.
In risposta alle richieste dei cattolici, il New Hanoi, il 27 febbraio si è rifiutato di rettificare quanto pubblicato: il giorno dopo, l’edizione on line del quotidiano ha pubblicato un articolo che accusava i querelanti di Thai Ha di rifiutarsi di “svegliarsi alla realtà”. Una settimana dopo, il 5 marzo, Vietnam Television 1 ha respinto la richiesta.
In generale, si sta evidenziando qual è l’obiettivo dei media statali: dipingere all’opinione pubblica come infondata la causa che hanno promosso i cattolici, e i querelanti come accusati testardi che non solo rifiutano di rispettare la sentenza del Tribunale del popolo di Hanoi, ma continuano a provocare disturbo pubblico insistendo con i media perché correggano ciò che essi descrivono come palese “distorsione della verità”.
A tutto ciò va aggiunta la campagna di intimidazione in atto contro l’avvocato Le Tran Luat, che difende la causa promossa dai cattolici. La settimana scorsa il legale è stato fermato dalla polizia all’aeroporto Tan Son Nhat, nel momento in cui stava per imbarcare da Ho Chi Minh City per Hanoi, proprio per la preparazione del processo contro Ha Nôi Moi e Vietnam Television 1. In precedenza, il suo studio è stato perquisito, una sua collaboratrice è stata pure fermata e lungamente interrogata, l’Ordine degli avvocati lo ha messo sotto accusa, il Giornale della sicurezza di Ho Chi Minh City lo ha accusato di guadani fraudolenti e una voce anonima l’ha avvertito di lasciar perdere la causa.
Hanoi (AsiaNews) – I media statali vietnamiti stanno lanciando una campagna di diffamazione contro i cattolici di Hanoi e questo fa pensare che si stanno preparando nuovi attacchi contro di loro. Si spiega così il dipingere come prosecuzione del disturbo della quiete pubblica la richiesta di giustizia avanzata dai parrocchani di Thai Ha, che a dicembre sono stati condannati da un tribunale per “danneggiamento di beni statali” e condotta disordinata”, per aver preso parte alle veglie di preghiera con le quali si chiedeva “giustizia” per la restituzione dei terreni sottratti alla chiesa. e che chiedono ai media statali di rettificare i falsi resoconti del loro processo.
In particolare i condannati chiedono al quotidiano Ha Nôi Moi e a Vietnam Television 1 di rettificare quanto raccontato. Accusati e testimoni al processo hanno riferito che tutti gli imputati si dichiararono non colpevoli davanti al tribunale. Ma i due media hanno riportato che “tutti gli imputati hanno ammesso la loro colpevolezza, riconoscendo che hanno compiuto azioni negative in violazione della legge”. Da aggiungere che gli autori dei resoconti hanno anche ricevuto un premio, che è sotto l’alto patronato del segretario del Partito comunista di Hanoi, Pham Quang Nghi.
In risposta alle richieste dei cattolici, il New Hanoi, il 27 febbraio si è rifiutato di rettificare quanto pubblicato: il giorno dopo, l’edizione on line del quotidiano ha pubblicato un articolo che accusava i querelanti di Thai Ha di rifiutarsi di “svegliarsi alla realtà”. Una settimana dopo, il 5 marzo, Vietnam Television 1 ha respinto la richiesta.
In generale, si sta evidenziando qual è l’obiettivo dei media statali: dipingere all’opinione pubblica come infondata la causa che hanno promosso i cattolici, e i querelanti come accusati testardi che non solo rifiutano di rispettare la sentenza del Tribunale del popolo di Hanoi, ma continuano a provocare disturbo pubblico insistendo con i media perché correggano ciò che essi descrivono come palese “distorsione della verità”.
A tutto ciò va aggiunta la campagna di intimidazione in atto contro l’avvocato Le Tran Luat, che difende la causa promossa dai cattolici. La settimana scorsa il legale è stato fermato dalla polizia all’aeroporto Tan Son Nhat, nel momento in cui stava per imbarcare da Ho Chi Minh City per Hanoi, proprio per la preparazione del processo contro Ha Nôi Moi e Vietnam Television 1. In precedenza, il suo studio è stato perquisito, una sua collaboratrice è stata pure fermata e lungamente interrogata, l’Ordine degli avvocati lo ha messo sotto accusa, il Giornale della sicurezza di Ho Chi Minh City lo ha accusato di guadani fraudolenti e una voce anonima l’ha avvertito di lasciar perdere la causa.
New defamation campaign by Hanoi media against Catholics of Thai Ha
Asia-News
13:31 12/03/2009
It is feared that this activity is paving the way for new attacks against the faithful. The attitude of the media comes together with acts of intimidation against the lawyer in charge of a lawsuit by parishioners against a newspaper and a television station for false reporting on their trial.
Hanoi (AsiaNews) - The Vietnamese state media are launching a defamation campaign against the Catholics of Hanoi, and this is leading to suspicions that new attacks are being prepared against them. This explains the depiction as a continuation of disturbance of the peace being made of the request for justice advanced by parishioners of Thai Ha who were sentenced in December for "damaging state property" and "disorderly conduct," because they participated in prayer vigils calling for "justice" and the restitution of land confiscated from the church, and of their request that the state media correct the false reporting on their trial.
In particular, those sentenced are asking the newspaper Ha Nôi Moi and Vietnam Television 1 to correct the reports. The defendants and witnesses in the trial say that all of those charged said they were not guilty in court. But the two media outlets reported that "all of those charged admitted their guilt, acknowledging that they had carried out actions in violation of the law." It should be added that the authors of the reports have also received a prize, under the patronage of the secretary of the Communist Party in Hanoi, Pham Quang Nghi.
In reply to the requests of the Catholics, the New Hanoi on February 27 refused to correct what it had published: the following day, the online edition of the newspaper published an article accusing the plaintiffs of Thai Ha of refusing to "wake up to reality." A week later, on March 5, Vietnam Television 1 rejected the request.
In general, the objective of the state media is becoming clear: to depict the lawsuit by the Catholics as groundless before public opinion, and to paint the plaintiffs as stubborn defendants who not only refuse to respect the sentence of the People's Tribunal of Hanoi, but also continue to provoke public disturbance by insisting that the media correct what they describe as a clear "distortion of the truth."
To all of this must be added the campaign of intimidation underway against the lawyer Le Tran Luat, who is handling the lawsuit advanced by the Catholics. Last week, the lawyer was stopped by police at Tan Son Nhat airport, as he was preparing to leave Ho Chi Minh City for Hanoi, in order to prepare the lawsuit against Ha Nôi Moi and Vietnam Television 1. Prior to this, his office was searched, one of his collaborators was stopped and subjected to a lengthy interrogation, the Attorneys' Association put him under accusation, the Security newspaper of Ho Chi Minh City accused him of fraudulent income, and an anonymous phone caller told him to break off the lawsuit.
Hanoi (AsiaNews) - The Vietnamese state media are launching a defamation campaign against the Catholics of Hanoi, and this is leading to suspicions that new attacks are being prepared against them. This explains the depiction as a continuation of disturbance of the peace being made of the request for justice advanced by parishioners of Thai Ha who were sentenced in December for "damaging state property" and "disorderly conduct," because they participated in prayer vigils calling for "justice" and the restitution of land confiscated from the church, and of their request that the state media correct the false reporting on their trial.
In particular, those sentenced are asking the newspaper Ha Nôi Moi and Vietnam Television 1 to correct the reports. The defendants and witnesses in the trial say that all of those charged said they were not guilty in court. But the two media outlets reported that "all of those charged admitted their guilt, acknowledging that they had carried out actions in violation of the law." It should be added that the authors of the reports have also received a prize, under the patronage of the secretary of the Communist Party in Hanoi, Pham Quang Nghi.
In reply to the requests of the Catholics, the New Hanoi on February 27 refused to correct what it had published: the following day, the online edition of the newspaper published an article accusing the plaintiffs of Thai Ha of refusing to "wake up to reality." A week later, on March 5, Vietnam Television 1 rejected the request.
In general, the objective of the state media is becoming clear: to depict the lawsuit by the Catholics as groundless before public opinion, and to paint the plaintiffs as stubborn defendants who not only refuse to respect the sentence of the People's Tribunal of Hanoi, but also continue to provoke public disturbance by insisting that the media correct what they describe as a clear "distortion of the truth."
To all of this must be added the campaign of intimidation underway against the lawyer Le Tran Luat, who is handling the lawsuit advanced by the Catholics. Last week, the lawyer was stopped by police at Tan Son Nhat airport, as he was preparing to leave Ho Chi Minh City for Hanoi, in order to prepare the lawsuit against Ha Nôi Moi and Vietnam Television 1. Prior to this, his office was searched, one of his collaborators was stopped and subjected to a lengthy interrogation, the Attorneys' Association put him under accusation, the Security newspaper of Ho Chi Minh City accused him of fraudulent income, and an anonymous phone caller told him to break off the lawsuit.
SRI LANKA: Un groupe de bouddhistes et de catholiques fait parvenir des colis de première urgence aux déplacés tamouls
Eglises d'Asie
16:12 12/03/2009
SRI LANKA: Un groupe de bouddhistes et de catholiques fait parvenir des colis de première urgence aux déplacés tamouls
Dans le nord-est de l’île, alors que de plus en plus de civils tentent de fuir la zone des combats pour se réfugier dans les territoires contrôlés par l’Etat, des bouddhistes et des catholiques organisent des convois de secours d’urgence pour les personnes déplacées.
« Nous avons collecté du lait en poudre, du dentifrice, du riz, des œufs, auprès des musulmans, des bouddhistes et des chrétiens », explique à l’agence Ucanews, le 8 mars 2009, le vénérable Akurana Gunarathana, accompagné dans son périple par d’autres moines bouddhistes et des prêtres catholiques. Il est 3 heures du matin et le convoi qui part de Hettipola, dans le centre du Sri Lanka, va faire huit heures de route pour apporter les colis d’urgence dans les camps de réfugiés situés au nord de l’île.
Alors que Colombo ne cesse d’annoncer la défaite imminente des Tigres de libération de l’Eelam tamoul (LTTE), environ 40 000 civils ont réussi à s’échapper de la petite langue de terre de 14 kms2 encore tenue par les rebelles et bombardée sans répit par l’armée, pour rejoindre les camps de réfugiés mis en place par le gouvernement (1). Dans les camps contrôlés par l’armée, les hommes sont séparés de leur famille et étroitement surveillés, chacun d’eux étant soupçonné d’appartenir au LTTE. Certaines ONG ont qualifié ces camps de « camps d’internement », et l’accès à ceux-ci est interdit aux journalistes comme aux organismes humanitaires (2).
A l’origine de l’initiative de Hettipola, se trouvent trois moines bouddhistes et deux prêtres catholiques qui ont lancé un appel aux dons dans les temples et les églises afin de venir en aide aux déplacés et aux soldats blessés. Ils ont reçu l’équivalent de 800 000 roupies (5 500 euros) en produits d’urgence qu’ils ont acheminés jusqu’à Vavuniya et confié aux instances officielles afin qu’elles les redistribuent.
« Les représentants des différentes religions doivent œuvrer la main dans la main pour la paix et l’harmonie », commente le P. Neil Chrishantha, prêtre à la paroisse du Sacré-Cœur de Hettipola, qui participe au convoi.
Mgr Oswald Gomis, archevêque catholique de Colombo, dans une conférence de presse le 28 février dernier, avait exprimé la solidarité et la compassion de l’Eglise envers les victimes de la guerre. Il avait conclu sa déclaration par un appel à une action concrète de tous les catholiques: des dons alimentaires et des médicaments pour les déplacés tamouls comme les soldats blessés, dans « un vrai esprit de charité chrétienne ». Les responsables de l’Eglise catholique, rejoints par des bouddhistes, avaient relayé l’appel d’urgence au sein de leurs communautés.
Ce même 8 mars 2009, alors que le convoi venu de Hettipola arrivait à Vavuniya, les Nations Unies, qui continuent de dénoncer avec l’ensemble de la communauté internationale et de nombreuses ONG l’aggravation d’un véritable « drame humanitaire », a distribué également 500 tonnes de farine, sucre et huile végétale aux déplacés.
En revanche, ces secours ne peuvent parvenir aux civils en zone de combat, toujours sous les tirs et bombardements de l’armée, sans vivres, ni médicaments, ni eau potable, selon les récits des personnes qui ont réussi à s’enfuir (3). On estime qu’il reste encore plus de 100 000 personnes piégées dans la minuscule bande de terre de la région de Puthukudiyiruppu, au nord-est du pays.
Le 4 mars dernier, Gordon Weiss, porte-parole de l’ONU, avait affirmé que plus de « 2 000 civils avaient été tués dans les combats » depuis janvier 2009 et que « les décès liés à un manque de nourriture et de médicaments [étaient] devenus réalité » (4). Le secrétaire général des Nations-Unies, Ban Ki-moon, a déploré, lors d’une déclaration le 6 mars, « l’augmentation du nombre de civils morts dans la zone de combat, notamment un nombre significatif d’enfants » (5).
La Caritas, la Croix-Rouge et d’autres ONG ont également envoyé des appels pressants au gouvernement de Colombo et au LTTE pour dégager les civils piégés, pendant que différents organismes chrétiens, multipliaient les suppliques, dont l’une des dernières est un mémorandum adressé au gouvernement indien, au gouvernement sri-lankais et à l’ONU, émanant du Forum œcuménique chrétien (Ecumenical Christian Forum), réunion des Eglises chrétiennes de toutes confessions de l’Inde du Sud (6).
Fin février, l’Inde avait proposé son aide au gouvernement sri-lankais afin d’établir un couloir humanitaire d’évacuation des civils. Le LTTE venait de demander un cessez-le-feu à Colombo, qui avait refusé, assuré d’écraser définitivement la rébellion dans les plus brefs délais. Mais la résistance est plus longue que prévu et les civils tamouls sont plus que jamais les victimes de la dernière phase d’un conflit qui dure depuis plus de vingt ans.
(1) Voir EDA 492, 493, 496, 497, 499, 500, 501, 502.
(2) La Croix, 3 mars 2009, The Times, 13 février 2009, Le Figaro, 5 février 2009.
(3) Associated Press, 4 mars 2009.
(4) Communiqué de Médecins sans frontières du 2 mars 2009, Libération, 12 février 2009.
(5) Communiqué des Nations Unies, 6 mars 2009.
(6) Fides, 9 mars 2009.
Dans le nord-est de l’île, alors que de plus en plus de civils tentent de fuir la zone des combats pour se réfugier dans les territoires contrôlés par l’Etat, des bouddhistes et des catholiques organisent des convois de secours d’urgence pour les personnes déplacées.
« Nous avons collecté du lait en poudre, du dentifrice, du riz, des œufs, auprès des musulmans, des bouddhistes et des chrétiens », explique à l’agence Ucanews, le 8 mars 2009, le vénérable Akurana Gunarathana, accompagné dans son périple par d’autres moines bouddhistes et des prêtres catholiques. Il est 3 heures du matin et le convoi qui part de Hettipola, dans le centre du Sri Lanka, va faire huit heures de route pour apporter les colis d’urgence dans les camps de réfugiés situés au nord de l’île.
Alors que Colombo ne cesse d’annoncer la défaite imminente des Tigres de libération de l’Eelam tamoul (LTTE), environ 40 000 civils ont réussi à s’échapper de la petite langue de terre de 14 kms2 encore tenue par les rebelles et bombardée sans répit par l’armée, pour rejoindre les camps de réfugiés mis en place par le gouvernement (1). Dans les camps contrôlés par l’armée, les hommes sont séparés de leur famille et étroitement surveillés, chacun d’eux étant soupçonné d’appartenir au LTTE. Certaines ONG ont qualifié ces camps de « camps d’internement », et l’accès à ceux-ci est interdit aux journalistes comme aux organismes humanitaires (2).
A l’origine de l’initiative de Hettipola, se trouvent trois moines bouddhistes et deux prêtres catholiques qui ont lancé un appel aux dons dans les temples et les églises afin de venir en aide aux déplacés et aux soldats blessés. Ils ont reçu l’équivalent de 800 000 roupies (5 500 euros) en produits d’urgence qu’ils ont acheminés jusqu’à Vavuniya et confié aux instances officielles afin qu’elles les redistribuent.
« Les représentants des différentes religions doivent œuvrer la main dans la main pour la paix et l’harmonie », commente le P. Neil Chrishantha, prêtre à la paroisse du Sacré-Cœur de Hettipola, qui participe au convoi.
Mgr Oswald Gomis, archevêque catholique de Colombo, dans une conférence de presse le 28 février dernier, avait exprimé la solidarité et la compassion de l’Eglise envers les victimes de la guerre. Il avait conclu sa déclaration par un appel à une action concrète de tous les catholiques: des dons alimentaires et des médicaments pour les déplacés tamouls comme les soldats blessés, dans « un vrai esprit de charité chrétienne ». Les responsables de l’Eglise catholique, rejoints par des bouddhistes, avaient relayé l’appel d’urgence au sein de leurs communautés.
Ce même 8 mars 2009, alors que le convoi venu de Hettipola arrivait à Vavuniya, les Nations Unies, qui continuent de dénoncer avec l’ensemble de la communauté internationale et de nombreuses ONG l’aggravation d’un véritable « drame humanitaire », a distribué également 500 tonnes de farine, sucre et huile végétale aux déplacés.
En revanche, ces secours ne peuvent parvenir aux civils en zone de combat, toujours sous les tirs et bombardements de l’armée, sans vivres, ni médicaments, ni eau potable, selon les récits des personnes qui ont réussi à s’enfuir (3). On estime qu’il reste encore plus de 100 000 personnes piégées dans la minuscule bande de terre de la région de Puthukudiyiruppu, au nord-est du pays.
Le 4 mars dernier, Gordon Weiss, porte-parole de l’ONU, avait affirmé que plus de « 2 000 civils avaient été tués dans les combats » depuis janvier 2009 et que « les décès liés à un manque de nourriture et de médicaments [étaient] devenus réalité » (4). Le secrétaire général des Nations-Unies, Ban Ki-moon, a déploré, lors d’une déclaration le 6 mars, « l’augmentation du nombre de civils morts dans la zone de combat, notamment un nombre significatif d’enfants » (5).
La Caritas, la Croix-Rouge et d’autres ONG ont également envoyé des appels pressants au gouvernement de Colombo et au LTTE pour dégager les civils piégés, pendant que différents organismes chrétiens, multipliaient les suppliques, dont l’une des dernières est un mémorandum adressé au gouvernement indien, au gouvernement sri-lankais et à l’ONU, émanant du Forum œcuménique chrétien (Ecumenical Christian Forum), réunion des Eglises chrétiennes de toutes confessions de l’Inde du Sud (6).
Fin février, l’Inde avait proposé son aide au gouvernement sri-lankais afin d’établir un couloir humanitaire d’évacuation des civils. Le LTTE venait de demander un cessez-le-feu à Colombo, qui avait refusé, assuré d’écraser définitivement la rébellion dans les plus brefs délais. Mais la résistance est plus longue que prévu et les civils tamouls sont plus que jamais les victimes de la dernière phase d’un conflit qui dure depuis plus de vingt ans.
(1) Voir EDA 492, 493, 496, 497, 499, 500, 501, 502.
(2) La Croix, 3 mars 2009, The Times, 13 février 2009, Le Figaro, 5 février 2009.
(3) Associated Press, 4 mars 2009.
(4) Communiqué de Médecins sans frontières du 2 mars 2009, Libération, 12 février 2009.
(5) Communiqué des Nations Unies, 6 mars 2009.
(6) Fides, 9 mars 2009.
Viet Nam Lacks Religious Freedom
Will Taylor
20:44 12/03/2009
(Zenit.org).- Although religious freedom in Vietnam is moving in the right direction, overall the situation remains poor, according to the U.S. Commission on International Religious Freedom.
Testimony provided by the agency's commissioner, Leonard Leo, during a Dec. 6 congressional human rights caucus hearing, outlined the federal agency's observations from a fact-finding trip conducted by one of its delegations last autumn. The trip included stops in Hanoi, Ho Chi Minh City, Hue and the Central Highlands.
USCIRF is an independent, bipartisan federal commission, consisting of nine private citizens who advise the U.S. president, secretary of state and Congress on how to promote religious freedom and associated rights around the world.
Based on discussions with high-ranking government officials, religious leaders, and assorted Vietnamese citizens, the traveling delegation acknowledged noticeable progress in the Southeast Asian nation and affirmed that, since 2004, the conditions of freedom of thought, conscience and religion have moved in the right direction and have generally improved.
Good and Bad
During this period the government of Vietnam released prisoners of faith, reopened closed churches, and generally expanded its toleration for worship for most of the country's religious communities.
But, the delegation also pointed out that given the nation's international obligations to protect freedom of thought, conscience and religion -- as per its ratification of the International Covenant on Civil and Political Rights in 1982 -- the country is not yet it need to be, and their human rights record overall still remains very poor.
During the past year specifically, the situation deteriorated, USCIRF learned, as the government of Vietnam moved decisively to repress peaceful expressions or demonstrations for even greater religious freedom -- protests it viewed as challenges to its authority. The government also confiscated lands belonging to monasteries and churches, and then distributed or sold those properties to state-owned companies and government officials.
Furthermore, dozens of independent religious leaders and religious freedom advocates -- as well as free speech activists, labor unionists and political reform advocates -- have recently been arbitrarily arrested and sentenced to jail terms, or placed under home detention and surveillance. Most of the protesters have been subject to regular intimidation, harassment and threats.
One large-scale protest involved the Church and even brought the intervention of the Vatican. Beginning Dec. 18, thousands of Vietnamese Catholics protested in daily prayer vigils before the former nunciature of Hanoi, to ask the government to return it to the Church. The building had been confiscated by the communist leadership in 1959.
The archbishop of Hanoi confirmed Feb. 1 that the Vietnamese government is restoring to the Church the use of the building, AsiaNews reported.
Disturbing
Leo spoke with ZENIT about USCIRF's more disturbing findings: "There are concerns out there, and there are facts that are troubling.
"There are serious issues involving what in the commission's view are various prisoners of concern, all charged under vague national security laws which the government use as a way of repressing freedom of expression, thought and conscience -- officials continue to maintain that the individuals they approach are national security risks, but there's no question when you look at the individuals involved what kind of activities they are engaged in, that we're dealing with people who are addressing the human condition as a part of their religious vocation."
Concerning the Catholic community, Leo noted the most recent problems regarding the Hanoi protests. He said the USCIRF delegation found that the Vietnamese government routinely makes no effort to justify its confiscation of property, and that it tries to escape the issue by pointing to other "reforms" that they've implemented.
Asked whether Vietnam's conditions of freedom of religion will continue to deteriorate in the foreseeable future, Leo stated, "We want Vietnam's rhetoric on religious freedom to match reality, but it will depend a lot on how the international community responds; when the international community and the United States are engaged, the government of Vietnam believes they need to implement reforms. So I think it's going to depend on how much attention we can direct to what is going on in country."
Catholic.net
Testimony provided by the agency's commissioner, Leonard Leo, during a Dec. 6 congressional human rights caucus hearing, outlined the federal agency's observations from a fact-finding trip conducted by one of its delegations last autumn. The trip included stops in Hanoi, Ho Chi Minh City, Hue and the Central Highlands.
USCIRF is an independent, bipartisan federal commission, consisting of nine private citizens who advise the U.S. president, secretary of state and Congress on how to promote religious freedom and associated rights around the world.
Based on discussions with high-ranking government officials, religious leaders, and assorted Vietnamese citizens, the traveling delegation acknowledged noticeable progress in the Southeast Asian nation and affirmed that, since 2004, the conditions of freedom of thought, conscience and religion have moved in the right direction and have generally improved.
Good and Bad
During this period the government of Vietnam released prisoners of faith, reopened closed churches, and generally expanded its toleration for worship for most of the country's religious communities.
But, the delegation also pointed out that given the nation's international obligations to protect freedom of thought, conscience and religion -- as per its ratification of the International Covenant on Civil and Political Rights in 1982 -- the country is not yet it need to be, and their human rights record overall still remains very poor.
During the past year specifically, the situation deteriorated, USCIRF learned, as the government of Vietnam moved decisively to repress peaceful expressions or demonstrations for even greater religious freedom -- protests it viewed as challenges to its authority. The government also confiscated lands belonging to monasteries and churches, and then distributed or sold those properties to state-owned companies and government officials.
Furthermore, dozens of independent religious leaders and religious freedom advocates -- as well as free speech activists, labor unionists and political reform advocates -- have recently been arbitrarily arrested and sentenced to jail terms, or placed under home detention and surveillance. Most of the protesters have been subject to regular intimidation, harassment and threats.
One large-scale protest involved the Church and even brought the intervention of the Vatican. Beginning Dec. 18, thousands of Vietnamese Catholics protested in daily prayer vigils before the former nunciature of Hanoi, to ask the government to return it to the Church. The building had been confiscated by the communist leadership in 1959.
The archbishop of Hanoi confirmed Feb. 1 that the Vietnamese government is restoring to the Church the use of the building, AsiaNews reported.
Disturbing
Leo spoke with ZENIT about USCIRF's more disturbing findings: "There are concerns out there, and there are facts that are troubling.
"There are serious issues involving what in the commission's view are various prisoners of concern, all charged under vague national security laws which the government use as a way of repressing freedom of expression, thought and conscience -- officials continue to maintain that the individuals they approach are national security risks, but there's no question when you look at the individuals involved what kind of activities they are engaged in, that we're dealing with people who are addressing the human condition as a part of their religious vocation."
Concerning the Catholic community, Leo noted the most recent problems regarding the Hanoi protests. He said the USCIRF delegation found that the Vietnamese government routinely makes no effort to justify its confiscation of property, and that it tries to escape the issue by pointing to other "reforms" that they've implemented.
Asked whether Vietnam's conditions of freedom of religion will continue to deteriorate in the foreseeable future, Leo stated, "We want Vietnam's rhetoric on religious freedom to match reality, but it will depend a lot on how the international community responds; when the international community and the United States are engaged, the government of Vietnam believes they need to implement reforms. So I think it's going to depend on how much attention we can direct to what is going on in country."
Catholic.net
Letter of Pope Benedict XVI to the Bishops of the Catholic Church concerning the remission of the excommunication of the four Bishops consecrated by Archbishop Lefebvre
+ Pope Benedict XVI
21:16 12/03/2009
Dear Brothers in the Episcopal Ministry!
The remission of the excommunication of the four Bishops consecrated in 1988 by Archbishop Lefebvre without a mandate of the Holy See has for many reasons caused, both within and beyond the Catholic Church, a discussion more heated than any we have seen for a long time. Many Bishops felt perplexed by an event which came about unexpectedly and was difficult to view positively in the light of the issues and tasks facing the Church today. Even though many Bishops and members of the faithful were disposed in principle to take a positive view of the Pope’s concern for reconciliation, the question remained whether such a gesture was fitting in view of the genuinely urgent demands of the life of faith in our time. Some groups, on the other hand, openly accused the Pope of wanting to turn back the clock to before the Council: as a result, an avalanche of protests was unleashed, whose bitterness laid bare wounds deeper than those of the present moment. I therefore feel obliged to offer you, dear Brothers, a word of clarification, which ought to help you understand the concerns which led me and the competent offices of the Holy See to take this step. In this way I hope to contribute to peace in the Church.
An unforeseen mishap for me was the fact that the Williamson case came on top of the remission of the excommunication. The discreet gesture of mercy towards four Bishops ordained validly but not legitimately suddenly appeared as something completely different: as the repudiation of reconciliation between Christians and Jews, and thus as the reversal of what the Council had laid down in this regard to guide the Church’s path. A gesture of reconciliation with an ecclesial group engaged in a process of separation thus turned into its very antithesis: an apparent step backwards with regard to all the steps of reconciliation between Christians and Jews taken since the Council – steps which my own work as a theologian had sought from the beginning to take part in and support. That this overlapping of two opposed processes took place and momentarily upset peace between Christians and Jews, as well as peace within the Church, is something which I can only deeply deplore. I have been told that consulting the information available on the internet would have made it possible to perceive the problem early on. I have learned the lesson that in the future in the Holy See we will have to pay greater attention to that source of news. I was saddened by the fact that even Catholics who, after all, might have had a better knowledge of the situation, thought they had to attack me with open hostility. Precisely for this reason I thank all the more our Jewish friends, who quickly helped to clear up the misunderstanding and to restore the atmosphere of friendship and trust which – as in the days of Pope John Paul II – has also existed throughout my pontificate and, thank God, continues to exist.
Another mistake, which I deeply regret, is the fact that the extent and limits of the provision of 21 January 2009 were not clearly and adequately explained at the moment of its publication. The excommunication affects individuals, not institutions. An episcopal ordination lacking a pontifical mandate raises the danger of a schism, since it jeopardizes the unity of the College of Bishops with the Pope. Consequently the Church must react by employing her most severe punishment – excommunication – with the aim of calling those thus punished to repent and to return to unity. Twenty years after the ordinations, this goal has sadly not yet been attained. The remission of the excommunication has the same aim as that of the punishment: namely, to invite the four Bishops once more to return. This gesture was possible once the interested parties had expressed their recognition in principle of the Pope and his authority as Pastor, albeit with some reservations in the area of obedience to his doctrinal authority and to the authority of the Council. Here I return to the distinction between individuals and institutions. The remission of the excommunication was a measure taken in the field of ecclesiastical discipline: the individuals were freed from the burden of conscience constituted by the most serious of ecclesiastical penalties. This disciplinary level needs to be distinguished from the doctrinal level. The fact that the Society of Saint Pius X does not possess a canonical status in the Church is not, in the end, based on disciplinary but on doctrinal reasons. As long as the Society does not have a canonical status in the Church, its ministers do not exercise legitimate ministries in the Church. There needs to be a distinction, then, between the disciplinary level, which deals with individuals as such, and the doctrinal level, at which ministry and institution are involved. In order to make this clear once again: until the doctrinal questions are clarified, the Society has no canonical status in the Church, and its ministers – even though they have been freed of the ecclesiastical penalty – do not legitimately exercise any ministry in the Church.
In light of this situation, it is my intention henceforth to join the Pontifical Commission "Ecclesia Dei" – the body which has been competent since 1988 for those communities and persons who, coming from the Society of Saint Pius X or from similar groups, wish to return to full communion with the Pope – to the Congregation for the Doctrine of the Faith. This will make it clear that the problems now to be addressed are essentially doctrinal in nature and concern primarily the acceptance of the Second Vatican Council and the post-conciliar magisterium of the Popes. The collegial bodies with which the Congregation studies questions which arise (especially the ordinary Wednesday meeting of Cardinals and the annual or biennial Plenary Session) ensure the involvement of the Prefects of the different Roman Congregations and representatives from the world’s Bishops in the process of decision-making. The Church’s teaching authority cannot be frozen in the year 1962 – this must be quite clear to the Society. But some of those who put themselves forward as great defenders of the Council also need to be reminded that Vatican II embraces the entire doctrinal history of the Church. Anyone who wishes to be obedient to the Council has to accept the faith professed over the centuries, and cannot sever the roots from which the tree draws its life.
I hope, dear Brothers, that this serves to clarify the positive significance and also the limits of the provision of 21 January 2009. But the question still remains: Was this measure needed? Was it really a priority? Aren’t other things perhaps more important? Of course there are more important and urgent matters. I believe that I set forth clearly the priorities of my pontificate in the addresses which I gave at its beginning. Everything that I said then continues unchanged as my plan of action. The first priority for the Successor of Peter was laid down by the Lord in the Upper Room in the clearest of terms: "You… strengthen your brothers" (Lk 22:32). Peter himself formulated this priority anew in his first Letter: "Always be prepared to make a defence to anyone who calls you to account for the hope that is in you" (1 Pet 3:15). In our days, when in vast areas of the world the faith is in danger of dying out like a flame which no longer has fuel, the overriding priority is to make God present in this world and to show men and women the way to God. Not just any god, but the God who spoke on Sinai; to that God whose face we recognize in a love which presses "to the end" (cf. Jn 13:1) – in Jesus Christ, crucified and risen. The real problem at this moment of our history is that God is disappearing from the human horizon, and, with the dimming of the light which comes from God, humanity is losing its bearings, with increasingly evident destructive effects.
Leading men and women to God, to the God who speaks in the Bible: this is the supreme and fundamental priority of the Church and of the Successor of Peter at the present time. A logical consequence of this is that we must have at heart the unity of all believers. Their disunity, their disagreement among themselves, calls into question the credibility of their talk of God. Hence the effort to promote a common witness by Christians to their faith – ecumenism – is part of the supreme priority. Added to this is the need for all those who believe in God to join in seeking peace, to attempt to draw closer to one another, and to journey together, even with their differing images of God, towards the source of Light – this is interreligious dialogue. Whoever proclaims that God is Love "to the end" has to bear witness to love: in loving devotion to the suffering, in the rejection of hatred and enmity – this is the social dimension of the Christian faith, of which I spoke in the Encyclical Deus Caritas Est.
So if the arduous task of working for faith, hope and love in the world is presently (and, in various ways, always) the Church’s real priority, then part of this is also made up of acts of reconciliation, small and not so small. That the quiet gesture of extending a hand gave rise to a huge uproar, and thus became exactly the opposite of a gesture of reconciliation, is a fact which we must accept. But I ask now: Was it, and is it, truly wrong in this case to meet half-way the brother who "has something against you" (cf. Mt 5:23ff.) and to seek reconciliation? Should not civil society also try to forestall forms of extremism and to incorporate their eventual adherents – to the extent possible – in the great currents shaping social life, and thus avoid their being segregated, with all its consequences? Can it be completely mistaken to work to break down obstinacy and narrowness, and to make space for what is positive and retrievable for the whole? I myself saw, in the years after 1988, how the return of communities which had been separated from Rome changed their interior attitudes; I saw how returning to the bigger and broader Church enabled them to move beyond one-sided positions and broke down rigidity so that positive energies could emerge for the whole. Can we be totally indifferent about a community which has 491 priests, 215 seminarians, 6 seminaries, 88 schools, 2 university-level institutes, 117 religious brothers, 164 religious sisters and thousands of lay faithful? Should we casually let them drift farther from the Church? I think for example of the 491 priests. We cannot know how mixed their motives may be. All the same, I do not think that they would have chosen the priesthood if, alongside various distorted and unhealthy elements, they did not have a love for Christ and a desire to proclaim him and, with him, the living God. Can we simply exclude them, as representatives of a radical fringe, from our pursuit of reconciliation and unity? What would then become of them?
Certainly, for some time now, and once again on this specific occasion, we have heard from some representatives of that community many unpleasant things – arrogance and presumptuousness, an obsession with one-sided positions, etc. Yet to tell the truth, I must add that I have also received a number of touching testimonials of gratitude which clearly showed an openness of heart. But should not the great Church also allow herself to be generous in the knowledge of her great breadth, in the knowledge of the promise made to her? Should not we, as good educators, also be capable of overlooking various faults and making every effort to open up broader vistas? And should we not admit that some unpleasant things have also emerged in Church circles? At times one gets the impression that our society needs to have at least one group to which no tolerance may be shown; which one can easily attack and hate. And should someone dare to approach them – in this case the Pope – he too loses any right to tolerance; he too can be treated hatefully, without misgiving or restraint.
Dear Brothers, during the days when I first had the idea of writing this letter, by chance, during a visit to the Roman Seminary, I had to interpret and comment on Galatians 5:13-15. I was surprised at the directness with which that passage speaks to us about the present moment: "Do not use your freedom as an opportunity for the flesh, but through love be servants of one another. For the whole law is fulfilled in one word: ‘You shall love your neighbour as yourself’. But if you bite and devour one another, take heed that you are not consumed by one another." I am always tempted to see these words as another of the rhetorical excesses which we occasionally find in Saint Paul. To some extent that may also be the case. But sad to say, this "biting and devouring" also exists in the Church today, as expression of a poorly understood freedom. Should we be surprised that we too are no better than the Galatians? That at the very least we are threatened by the same temptations? That we must always learn anew the proper use of freedom? And that we must always learn anew the supreme priority, which is love? The day I spoke about this at the Major Seminary, the feast of Our Lady of Trust was being celebrated in Rome. And so it is: Mary teaches us trust. She leads us to her Son, in whom all of us can put our trust. He will be our guide – even in turbulent times. And so I would like to offer heartfelt thanks to all the many Bishops who have lately offered me touching tokens of trust and affection, and above all assured me of their prayers. My thanks also go to all the faithful who in these days have given me testimony of their constant fidelity to the Successor of Saint Peter. May the Lord protect all of us and guide our steps along the way of peace. This is the prayer that rises up instinctively from my heart at the beginning of this Lent, a liturgical season particularly suited to interior purification, one which invites all of us to look with renewed hope to the light which awaits us at Easter.
With a special Apostolic Blessing, I remain
Yours in the Lord,
BENEDICTUS PP. XVI
From the Vatican, 10 March 2009
The remission of the excommunication of the four Bishops consecrated in 1988 by Archbishop Lefebvre without a mandate of the Holy See has for many reasons caused, both within and beyond the Catholic Church, a discussion more heated than any we have seen for a long time. Many Bishops felt perplexed by an event which came about unexpectedly and was difficult to view positively in the light of the issues and tasks facing the Church today. Even though many Bishops and members of the faithful were disposed in principle to take a positive view of the Pope’s concern for reconciliation, the question remained whether such a gesture was fitting in view of the genuinely urgent demands of the life of faith in our time. Some groups, on the other hand, openly accused the Pope of wanting to turn back the clock to before the Council: as a result, an avalanche of protests was unleashed, whose bitterness laid bare wounds deeper than those of the present moment. I therefore feel obliged to offer you, dear Brothers, a word of clarification, which ought to help you understand the concerns which led me and the competent offices of the Holy See to take this step. In this way I hope to contribute to peace in the Church.
An unforeseen mishap for me was the fact that the Williamson case came on top of the remission of the excommunication. The discreet gesture of mercy towards four Bishops ordained validly but not legitimately suddenly appeared as something completely different: as the repudiation of reconciliation between Christians and Jews, and thus as the reversal of what the Council had laid down in this regard to guide the Church’s path. A gesture of reconciliation with an ecclesial group engaged in a process of separation thus turned into its very antithesis: an apparent step backwards with regard to all the steps of reconciliation between Christians and Jews taken since the Council – steps which my own work as a theologian had sought from the beginning to take part in and support. That this overlapping of two opposed processes took place and momentarily upset peace between Christians and Jews, as well as peace within the Church, is something which I can only deeply deplore. I have been told that consulting the information available on the internet would have made it possible to perceive the problem early on. I have learned the lesson that in the future in the Holy See we will have to pay greater attention to that source of news. I was saddened by the fact that even Catholics who, after all, might have had a better knowledge of the situation, thought they had to attack me with open hostility. Precisely for this reason I thank all the more our Jewish friends, who quickly helped to clear up the misunderstanding and to restore the atmosphere of friendship and trust which – as in the days of Pope John Paul II – has also existed throughout my pontificate and, thank God, continues to exist.
Another mistake, which I deeply regret, is the fact that the extent and limits of the provision of 21 January 2009 were not clearly and adequately explained at the moment of its publication. The excommunication affects individuals, not institutions. An episcopal ordination lacking a pontifical mandate raises the danger of a schism, since it jeopardizes the unity of the College of Bishops with the Pope. Consequently the Church must react by employing her most severe punishment – excommunication – with the aim of calling those thus punished to repent and to return to unity. Twenty years after the ordinations, this goal has sadly not yet been attained. The remission of the excommunication has the same aim as that of the punishment: namely, to invite the four Bishops once more to return. This gesture was possible once the interested parties had expressed their recognition in principle of the Pope and his authority as Pastor, albeit with some reservations in the area of obedience to his doctrinal authority and to the authority of the Council. Here I return to the distinction between individuals and institutions. The remission of the excommunication was a measure taken in the field of ecclesiastical discipline: the individuals were freed from the burden of conscience constituted by the most serious of ecclesiastical penalties. This disciplinary level needs to be distinguished from the doctrinal level. The fact that the Society of Saint Pius X does not possess a canonical status in the Church is not, in the end, based on disciplinary but on doctrinal reasons. As long as the Society does not have a canonical status in the Church, its ministers do not exercise legitimate ministries in the Church. There needs to be a distinction, then, between the disciplinary level, which deals with individuals as such, and the doctrinal level, at which ministry and institution are involved. In order to make this clear once again: until the doctrinal questions are clarified, the Society has no canonical status in the Church, and its ministers – even though they have been freed of the ecclesiastical penalty – do not legitimately exercise any ministry in the Church.
In light of this situation, it is my intention henceforth to join the Pontifical Commission "Ecclesia Dei" – the body which has been competent since 1988 for those communities and persons who, coming from the Society of Saint Pius X or from similar groups, wish to return to full communion with the Pope – to the Congregation for the Doctrine of the Faith. This will make it clear that the problems now to be addressed are essentially doctrinal in nature and concern primarily the acceptance of the Second Vatican Council and the post-conciliar magisterium of the Popes. The collegial bodies with which the Congregation studies questions which arise (especially the ordinary Wednesday meeting of Cardinals and the annual or biennial Plenary Session) ensure the involvement of the Prefects of the different Roman Congregations and representatives from the world’s Bishops in the process of decision-making. The Church’s teaching authority cannot be frozen in the year 1962 – this must be quite clear to the Society. But some of those who put themselves forward as great defenders of the Council also need to be reminded that Vatican II embraces the entire doctrinal history of the Church. Anyone who wishes to be obedient to the Council has to accept the faith professed over the centuries, and cannot sever the roots from which the tree draws its life.
I hope, dear Brothers, that this serves to clarify the positive significance and also the limits of the provision of 21 January 2009. But the question still remains: Was this measure needed? Was it really a priority? Aren’t other things perhaps more important? Of course there are more important and urgent matters. I believe that I set forth clearly the priorities of my pontificate in the addresses which I gave at its beginning. Everything that I said then continues unchanged as my plan of action. The first priority for the Successor of Peter was laid down by the Lord in the Upper Room in the clearest of terms: "You… strengthen your brothers" (Lk 22:32). Peter himself formulated this priority anew in his first Letter: "Always be prepared to make a defence to anyone who calls you to account for the hope that is in you" (1 Pet 3:15). In our days, when in vast areas of the world the faith is in danger of dying out like a flame which no longer has fuel, the overriding priority is to make God present in this world and to show men and women the way to God. Not just any god, but the God who spoke on Sinai; to that God whose face we recognize in a love which presses "to the end" (cf. Jn 13:1) – in Jesus Christ, crucified and risen. The real problem at this moment of our history is that God is disappearing from the human horizon, and, with the dimming of the light which comes from God, humanity is losing its bearings, with increasingly evident destructive effects.
Leading men and women to God, to the God who speaks in the Bible: this is the supreme and fundamental priority of the Church and of the Successor of Peter at the present time. A logical consequence of this is that we must have at heart the unity of all believers. Their disunity, their disagreement among themselves, calls into question the credibility of their talk of God. Hence the effort to promote a common witness by Christians to their faith – ecumenism – is part of the supreme priority. Added to this is the need for all those who believe in God to join in seeking peace, to attempt to draw closer to one another, and to journey together, even with their differing images of God, towards the source of Light – this is interreligious dialogue. Whoever proclaims that God is Love "to the end" has to bear witness to love: in loving devotion to the suffering, in the rejection of hatred and enmity – this is the social dimension of the Christian faith, of which I spoke in the Encyclical Deus Caritas Est.
So if the arduous task of working for faith, hope and love in the world is presently (and, in various ways, always) the Church’s real priority, then part of this is also made up of acts of reconciliation, small and not so small. That the quiet gesture of extending a hand gave rise to a huge uproar, and thus became exactly the opposite of a gesture of reconciliation, is a fact which we must accept. But I ask now: Was it, and is it, truly wrong in this case to meet half-way the brother who "has something against you" (cf. Mt 5:23ff.) and to seek reconciliation? Should not civil society also try to forestall forms of extremism and to incorporate their eventual adherents – to the extent possible – in the great currents shaping social life, and thus avoid their being segregated, with all its consequences? Can it be completely mistaken to work to break down obstinacy and narrowness, and to make space for what is positive and retrievable for the whole? I myself saw, in the years after 1988, how the return of communities which had been separated from Rome changed their interior attitudes; I saw how returning to the bigger and broader Church enabled them to move beyond one-sided positions and broke down rigidity so that positive energies could emerge for the whole. Can we be totally indifferent about a community which has 491 priests, 215 seminarians, 6 seminaries, 88 schools, 2 university-level institutes, 117 religious brothers, 164 religious sisters and thousands of lay faithful? Should we casually let them drift farther from the Church? I think for example of the 491 priests. We cannot know how mixed their motives may be. All the same, I do not think that they would have chosen the priesthood if, alongside various distorted and unhealthy elements, they did not have a love for Christ and a desire to proclaim him and, with him, the living God. Can we simply exclude them, as representatives of a radical fringe, from our pursuit of reconciliation and unity? What would then become of them?
Certainly, for some time now, and once again on this specific occasion, we have heard from some representatives of that community many unpleasant things – arrogance and presumptuousness, an obsession with one-sided positions, etc. Yet to tell the truth, I must add that I have also received a number of touching testimonials of gratitude which clearly showed an openness of heart. But should not the great Church also allow herself to be generous in the knowledge of her great breadth, in the knowledge of the promise made to her? Should not we, as good educators, also be capable of overlooking various faults and making every effort to open up broader vistas? And should we not admit that some unpleasant things have also emerged in Church circles? At times one gets the impression that our society needs to have at least one group to which no tolerance may be shown; which one can easily attack and hate. And should someone dare to approach them – in this case the Pope – he too loses any right to tolerance; he too can be treated hatefully, without misgiving or restraint.
Dear Brothers, during the days when I first had the idea of writing this letter, by chance, during a visit to the Roman Seminary, I had to interpret and comment on Galatians 5:13-15. I was surprised at the directness with which that passage speaks to us about the present moment: "Do not use your freedom as an opportunity for the flesh, but through love be servants of one another. For the whole law is fulfilled in one word: ‘You shall love your neighbour as yourself’. But if you bite and devour one another, take heed that you are not consumed by one another." I am always tempted to see these words as another of the rhetorical excesses which we occasionally find in Saint Paul. To some extent that may also be the case. But sad to say, this "biting and devouring" also exists in the Church today, as expression of a poorly understood freedom. Should we be surprised that we too are no better than the Galatians? That at the very least we are threatened by the same temptations? That we must always learn anew the proper use of freedom? And that we must always learn anew the supreme priority, which is love? The day I spoke about this at the Major Seminary, the feast of Our Lady of Trust was being celebrated in Rome. And so it is: Mary teaches us trust. She leads us to her Son, in whom all of us can put our trust. He will be our guide – even in turbulent times. And so I would like to offer heartfelt thanks to all the many Bishops who have lately offered me touching tokens of trust and affection, and above all assured me of their prayers. My thanks also go to all the faithful who in these days have given me testimony of their constant fidelity to the Successor of Saint Peter. May the Lord protect all of us and guide our steps along the way of peace. This is the prayer that rises up instinctively from my heart at the beginning of this Lent, a liturgical season particularly suited to interior purification, one which invites all of us to look with renewed hope to the light which awaits us at Easter.
With a special Apostolic Blessing, I remain
Yours in the Lord,
BENEDICTUS PP. XVI
From the Vatican, 10 March 2009
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội tu sĩ toàn quốc tại Bùi Chu
Ánh Sao Xanh
15:43 12/03/2009
ĐẠI HỘI TU SĨ TOÀN QUỐC LẦN III TẠI TÒA GIÁM MỤC BÙI CHU
Nhân dịp mừng kỷ niệm 2000 năm sinh nhật Thánh Phaolô và chuẩn bị hướng đến Năm Đại Thánh 2010 của Giáo Hội Cộng Giáo Việt Nam, Đại Hội Tu Sĩ Toàn Quốc lần III đã được Ủy Ban Tu Sĩ thuộc HĐGMVN tổ chức tại Tòa Giám Mục từ chiều ngày 09 đến hết ngày 11 tháng 03 năm 2009. Có tất cả 220 tham dự viên đại diện cho 96 Dòng tu, Tu Hội, Tu Đoàn tông đồ thuộc 26 Giáo Phận toàn quốc đã đến tham dự.
Đại Hội đã khai mạc chiều ngày 09 tháng 3 năm 2009 với buổi chầu Thánh Thể lúc 17g30 tại nguyện đường Tòa Giám Mục Bùi Chu. Tiếp đến là buối hội diễn văn nghệ chào mừng Đại Hội của năm Dòng nữ thuộc Giáo Phận Bùi Chu: Dòng Mân Côi, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Đa-Minh, Dòng Thăm Viếng và Dòng Trinh Vương. Hơn 10 tiết mục văn nghệ đã diễn ra hết sức đặc sắc, vui tươi, sáng tạo, đầy ấn tượng và lung linh màu sắc. Những điệu múa mươt mà, những khúc ca hoành tráng, những điệu sáo du dương đầy sâu lắng đã diễn tả tâm tình kính mến Thiên Chúa, tôn vinh Đừc Trinh Nữ Maria, lòng yêu mến Mẹ Giáo Hội và quê hương đất nước. Lời ca tiếng hát xen lẫn những điệu múa vui tươi đã đem lại một không gian ấm cúng, đầy màu sắc linh thiêng của những trái tim đã say mê theo Chúa Giêsu trong đời thánh hiến và phục vụ, cho dù sứ mạng loan báo Tin Mừng giữa lòng xã hội Việt hôm nay còn nhiều khó khăn thử thách.
Ngày 10 tháng 03 năm 2009, ngày đầu tiên của Đại Hội, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã chủ sụ thánh lễ đồng tế ban sáng và chia sẻ Lời Chúa cho các tham dự viên Đại Hội. Với chủ đề thứ nhất về Năm Thánh Phaolô, các tham dự viên lần lượt được nghe 04 bài thuyết trình: (1) Vài nét lịch sử của Thánh Phaolô Tông đồ (Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm) (2) Việc truyền giáo theo Thánh Phaolô (Cha Giuse Phạm Quốc Điêm) (3) Theo dấu chân Thánh Phaolô: Học biết – Yêu mến – Phục vụ Chúa Kitô và Hội Thánh, mong sống tốt hơn ơn gọi và sứ vụ của chúng ta hôm nay (Cha Micae Phaolô Trần Minh Huy) (4) Giáo dục Kitô Giáo theo tinh thần Thánh Phaolô (Cha Giuse Trần QuốcTuyến). Buổi chiều cùng ngày, các tham dự viên đã dành thì giờ để thảo luận các vấn đề cụ thể đã được các thuyết trình viên gợi ý. Buổi làm việc ngày đẩu tiên của Đại Hội đã được kết thúc với buổi đọc kinh Mân Côi chung và chầu Thánh Thể ban tối.
Ngày 11 tháng 03 năm 2009, ngày thứ hai của Đại Hội, các tham dự viên vui mừng đón tiếp Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh, đến chủ sự thánh lễ đồng tế và chia sẻ Lời Chúa cho Đại Hội với tư cách là một tu sĩ Dòng Tên. Hướng về việc chuẩn bị mừng Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, các tham dự viên tiếp tục nghe các thuyết trình viên chia sẻ về Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ (Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn và Cha Antôn Hà Văn Minh). Đại Hội cũng lắng nghe Cha Antôn Nguyễn Cao Siêu, Dòng Tên, chia sẻ về những kinh nghiệm huấn luyện các tu sĩ trẻ hôm nay. Buổi chiểu cùng ngày, các tham dự viên đã dành thì giờ để thảo luận về việc huấn luyện tu sĩ trẻ trong bối cảnh xã hội hiện nay. Đây là một đề tài hết sức thời sự và thiết thực mà các đại biểu đều quan tâm lắng nghe các thao thức và học hỏi những kinh nghiệm của nhau từ những chia sẻ rất thực tế.
Đại Hội Tu Sĩ lần III đã kết thúc tốt đẹp lúc 16g00 cùng ngày trong niềm vui sau hai ngày gặp gỡ và làm việc chung với nhau trong bầu khí cởi mở và thân thiện. Cha Tôma Vũ Quang Trung, Giám Tỉnh Dòng Tên, đã thay mặt các tham dự viên Đại Hội bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm và Ban Tổ Chức Đại Hội đã chuẩn bị mọi sự hết sức chu đáo cũng như các thuyết trình viên đã chia sẻ các nội dung thuyết trình hết sức phong phú.
Mong Đại Hội Tu Sĩ lần III tiếp tục sinh nhiều hoa trái tốt đẹp cho các Dòng tu, Tu hội, Tu Đoàn tông đồ, góp phần xây dựng cuộc sống thánh hiến của các tu sĩ nam nữ tại Việt Nam mỗi ngày một phong phú và năng động hơn trong sứ mạng phục vụ Hội Thánh và nhân loại
Bùi Chu 11.03.2009
Nhân dịp mừng kỷ niệm 2000 năm sinh nhật Thánh Phaolô và chuẩn bị hướng đến Năm Đại Thánh 2010 của Giáo Hội Cộng Giáo Việt Nam, Đại Hội Tu Sĩ Toàn Quốc lần III đã được Ủy Ban Tu Sĩ thuộc HĐGMVN tổ chức tại Tòa Giám Mục từ chiều ngày 09 đến hết ngày 11 tháng 03 năm 2009. Có tất cả 220 tham dự viên đại diện cho 96 Dòng tu, Tu Hội, Tu Đoàn tông đồ thuộc 26 Giáo Phận toàn quốc đã đến tham dự.
Đại Hội đã khai mạc chiều ngày 09 tháng 3 năm 2009 với buổi chầu Thánh Thể lúc 17g30 tại nguyện đường Tòa Giám Mục Bùi Chu. Tiếp đến là buối hội diễn văn nghệ chào mừng Đại Hội của năm Dòng nữ thuộc Giáo Phận Bùi Chu: Dòng Mân Côi, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Đa-Minh, Dòng Thăm Viếng và Dòng Trinh Vương. Hơn 10 tiết mục văn nghệ đã diễn ra hết sức đặc sắc, vui tươi, sáng tạo, đầy ấn tượng và lung linh màu sắc. Những điệu múa mươt mà, những khúc ca hoành tráng, những điệu sáo du dương đầy sâu lắng đã diễn tả tâm tình kính mến Thiên Chúa, tôn vinh Đừc Trinh Nữ Maria, lòng yêu mến Mẹ Giáo Hội và quê hương đất nước. Lời ca tiếng hát xen lẫn những điệu múa vui tươi đã đem lại một không gian ấm cúng, đầy màu sắc linh thiêng của những trái tim đã say mê theo Chúa Giêsu trong đời thánh hiến và phục vụ, cho dù sứ mạng loan báo Tin Mừng giữa lòng xã hội Việt hôm nay còn nhiều khó khăn thử thách.
Ngày 10 tháng 03 năm 2009, ngày đầu tiên của Đại Hội, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã chủ sụ thánh lễ đồng tế ban sáng và chia sẻ Lời Chúa cho các tham dự viên Đại Hội. Với chủ đề thứ nhất về Năm Thánh Phaolô, các tham dự viên lần lượt được nghe 04 bài thuyết trình: (1) Vài nét lịch sử của Thánh Phaolô Tông đồ (Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm) (2) Việc truyền giáo theo Thánh Phaolô (Cha Giuse Phạm Quốc Điêm) (3) Theo dấu chân Thánh Phaolô: Học biết – Yêu mến – Phục vụ Chúa Kitô và Hội Thánh, mong sống tốt hơn ơn gọi và sứ vụ của chúng ta hôm nay (Cha Micae Phaolô Trần Minh Huy) (4) Giáo dục Kitô Giáo theo tinh thần Thánh Phaolô (Cha Giuse Trần QuốcTuyến). Buổi chiều cùng ngày, các tham dự viên đã dành thì giờ để thảo luận các vấn đề cụ thể đã được các thuyết trình viên gợi ý. Buổi làm việc ngày đẩu tiên của Đại Hội đã được kết thúc với buổi đọc kinh Mân Côi chung và chầu Thánh Thể ban tối.
Ngày 11 tháng 03 năm 2009, ngày thứ hai của Đại Hội, các tham dự viên vui mừng đón tiếp Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh, đến chủ sự thánh lễ đồng tế và chia sẻ Lời Chúa cho Đại Hội với tư cách là một tu sĩ Dòng Tên. Hướng về việc chuẩn bị mừng Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, các tham dự viên tiếp tục nghe các thuyết trình viên chia sẻ về Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam: Mầu nhiệm – Hiệp thông – Sứ vụ (Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn và Cha Antôn Hà Văn Minh). Đại Hội cũng lắng nghe Cha Antôn Nguyễn Cao Siêu, Dòng Tên, chia sẻ về những kinh nghiệm huấn luyện các tu sĩ trẻ hôm nay. Buổi chiểu cùng ngày, các tham dự viên đã dành thì giờ để thảo luận về việc huấn luyện tu sĩ trẻ trong bối cảnh xã hội hiện nay. Đây là một đề tài hết sức thời sự và thiết thực mà các đại biểu đều quan tâm lắng nghe các thao thức và học hỏi những kinh nghiệm của nhau từ những chia sẻ rất thực tế.
Đại Hội Tu Sĩ lần III đã kết thúc tốt đẹp lúc 16g00 cùng ngày trong niềm vui sau hai ngày gặp gỡ và làm việc chung với nhau trong bầu khí cởi mở và thân thiện. Cha Tôma Vũ Quang Trung, Giám Tỉnh Dòng Tên, đã thay mặt các tham dự viên Đại Hội bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm và Ban Tổ Chức Đại Hội đã chuẩn bị mọi sự hết sức chu đáo cũng như các thuyết trình viên đã chia sẻ các nội dung thuyết trình hết sức phong phú.
Mong Đại Hội Tu Sĩ lần III tiếp tục sinh nhiều hoa trái tốt đẹp cho các Dòng tu, Tu hội, Tu Đoàn tông đồ, góp phần xây dựng cuộc sống thánh hiến của các tu sĩ nam nữ tại Việt Nam mỗi ngày một phong phú và năng động hơn trong sứ mạng phục vụ Hội Thánh và nhân loại
Bùi Chu 11.03.2009
Tản mản một chuyến đi
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
16:07 12/03/2009
TẢN MẠN MỘT CHUYẾN ĐI.
Tĩnh tâm tháng ba, 15 anh em linh mục trong giáo hạt Đức tánh, Phan thiết làm một chuyến đi, thăm Đami và Langbiang.
Xe đến đón từng cha, điểm cuối là Tàpao. Theo quốc lộ 55, chúng tôi đi lên vùng núi chập chùng uốn lượn quanh co. Đường ghồ ghề sỏi đá chông chênh xuyên qua núi rừng trùng điệp. Bụi mịt mù suốt đoạn đường dài 30 cây số. Chúng tôi đến Đami, làng kinh tế mới của Huyện Hàm Thuận Bắc. Dân cư thưa thớt, chỉ thấy núi thẳm rừng xanh. Xã Đami có hơn 5.000 dân sống rãi rác khắp mọi ngóc ngách của đại ngàn. Dân di cư từ các miền xa xôi phía Bắc như Thanh Hoá, Nam Định đến những miền sông nước phía Tây như Bến Tre, Vĩnh Long cũng tề tựu về đây khai khẩn đất mới.Dân chúng sống với nương rẫy, ở với rừng núi. Khí hậu nơi đây tuyệt vời như Đà lạt. Mây mù phủ kín đồi núi chập chùng, tiết trời se lạnh. Đất đai màu mỡ, vườn cây xanh ngát. Lâu lâu mới thấy thấp thoáng vài căn nhà. Đường đi khó khăn hiểm trở, chưa có điện và chẳng có sóng điện thoại. Không có chợ búa, chỉ có trường học cấp 1&2 nhỏ bé sơ sài. Đami hoang sơ hấp hẫn những ai thích khám phá. Từ đỉnh Đami đi Malâm 70km, xuôi về Thành phố Phan thiết 90km và lên Thị xã Bảo Lộc 50km.
Thời nào cũng thế, dân đi trước mở đường đem theo đức tin, Giáo hội đến sau quy tụ lại, thăng tiến đức tin, thiết lập giáo xứ. Có hơn 2.000 tín hữu Công Giáo từ khắp mọi miền về đây tìm kế sinh nhai. Đức Giám Mục Phan Thiết đã đưa các linh mục và tu sĩ đến miền đất mới và thành lập các cộng đoàn truyền giáo.
Lm Phanxicô Assidi Nguyễn Đức Quang tiếp nối công việc các vị tiền nhiệm. Ngài đã thiết lập được 5 giáo họ: Đaguri, Ladày, Đatro, ĐakimI, Đakim II. Những ngôi nhà thờ nhỏ bé xinh xắn giữa núi rừng hùng vĩ như hình ảnh Giáo hội giữa lòng trần thế. Cha Quang một thời là giáo sư triết học Đại chủng viện thánh Giuse, Sài gòn. Từ khi tình nguyện lên miền sơn cước, ngài không dạy học nữa mà chuyển sang sứ vụ mở mang các cộng đoàn. Sống giữa đàn chiên tản mác. Hoà nhịp cùng người nghèo, cùng làm việc, cùng chia sẽ những khó khăn vất vả của họ. Cử hành Thánh Lễ, ban các bí tích giúp cho Giáo dân giữ đạo, sống đức tin. Để đến với bà con, phải đi bộ vì đường xá chưa thành hình, nhiều lúc phải cuốc bộ vào tận các Buôn làng người Cùi 7km, xa hơn là làng người Tày hơn 10km.
Trái tim một nhà giáo vẫn đập rộn rã. Thương các em học sinh không có điều kiện để đi học vì quá xa xôi cách trở. Cha Quang xây lưu xá gần trường học, rồi mời các Nữ tu Dòng Ánh sáng Phúc âm đến chăm sóc dạy dỗ. Gần 100 em học sinh nam nữ nội trú. Cha mẹ các em chỉ đóng góp chút ít, phần lớn Cha Quang ngược xuôi đi xin các ân nhân để nuôi các em ăn học. Vài tháng, ba mẹ mới đến đón con về nhà chơi. Họ đi hàng chục cây số, cắt rừng băng suối, dù vậy cha mẹ rất vui sướng vì con cái đựơc đi học.
Đức Giám Mục thương cha xứ quá vất vả nên gởi thêm cha Antôn Nguyễn Bá Thiện đến cùng chia sẽ công việc. Ngài cũng kêu gọi các hội dòng dấn thân truyền giáo. Nhiều cộng đoàn Nữ tu đựơc thiết lập để sống với dân, ở giữa dân, đem Tin mừng yêu thương, gieo trồng niềm hy vọng. Phục vụ miền núi cao là chấp nhận thiếu thốn trăm bề. Các linh mục tu sĩ còn chăm lo mục vụ cho anh chị em tín hữu thuộc Giáo xứ Đại Lộc, Đà lạt. Những người nghèo đi khai phá mở đất, họ tìm đến nơi “đèo heo hút gió”, ‘khỉ ho cò gáy” phá rừng làm nương rẫy. Di dân từ các vùng Bảo lộc, Di linh đến đây lập nghiệp, họ đựơc chăm lo mục vụ tận tình chu đáo.
Tâm sự với chúng tôi, cha Quang bộc bạch những dự định sắp tới, sẽ mua thêm đất để làm nhà nguyện cho anh em Dân Tộc K’ho vùng Đông giang, nhà nguyện cho anh em người Kinh miền La ngâu, gởi các em học sinh về Phan thiết học trung học...bao ưu tư làm trăn trở trái tim mục tử.
Rời Đami chúng tôi mang theo bao thao thức truyền giáo.
Đi qua một hành trình dài đường xá ghập ghềnh xuống cấp, chúng tôi đến đường cao tốc với 8 làn xe từ Liên khương đến thác Pren. Đường đẹp và hiện đại, êm ái đưa khách du lịch lên Thành phố.
Đến Đà lạt, chúng tôi vào Toà giám mục tham quan. Đức cha Phêrô tiếp đón ân cần niềm nở. Nghe ngài chia sẽ về công việc mục vụ, thấy được trái tim vị mục tử khả kính. Cha Tuyên hướng dẫn chúng tôi thăm nhà truyền thống giáo phận. Trong chiều hướng truyền giáo và phát triển văn hóa người Dân tộc, có hai công trình rất đặc biệt. Đó là công trình dịch thuật và công trình bảo tồn chứng tích văn minh. Công trình dịch thuật do một số cha phụ trách đồng bào Dân tộc thực hiện như dịch Thánh kinh trọn bộ,dịch kinh lễ và nghi thức bí tích sang tiếng K’ Ho, biên soạn tự điển, sáng tác thánh ca hát trong phụng vụ. Công trình bảo tồn chứng tích văn minh do chính Đức cha Phêrô đề xướng như thu góp các dụng cụ sinh hoạt đủ loại, những sách vở và hình ảnh về đồng bào Dân tộc. Tất cả được sắp xếp thứ tự trong phòng truyền thống khang trang rộng rãi. Tham quan phòng truyền thống, hiểu và biết được nhiều điều hữu ích về Giáo phận Đà lạt.
Chiều tối, chúng tôi lên Langbiang. Ra khỏi thành phố, gió lùa qua cửa thổi vào lạnh buốt. Xe chạy chậm để ngắm cảnh Đà lạt hoàng hôn. Hoang vu và bình an. Vắng lặng nhưng êm đềm qua những đồi thông, trải dài những vườn hoa muôn màu đưa mình lên cao trong gió lộng vi vu. Hoàng hôn nơi đại ngàn như lời kinh chiều dâng lên cao giữa khung trời bát ngát.
Sau hơn một năm, hôm nay trở lại, chúng tôi thấy Giáo xứ Langbiang có nhiều thay đổi. Cha xứ Giêrônimô Nguyễn Quý Trung vừa đại tu xong Nhà thờ, xây mới tháp chuông và đang xây dựng dãy nhà giáo lý. Cha Trung quản xứ Langbiang 19 năm, rồi ngài theo Đức cố Giám Mục Bat Nguyễn Sơn Lâm ra Thanh hoá phụ giúp 14 năm, nay về lại Langbiang, ngài liền sửa sang và xây mới nhiều công trình. Mỗi tuần, ngài ngược xuôi mấy lần vào sâu trong núi rừng có nhà thờ họ lẽ cách xa hơn 50km để chăm lo cho anh em tín hữu.
Langbiang là một giáo xứ Dân Tộc lớn nhất của giáo phận Đà lạt. Giáo dân đông và địa bàn rộng. Bà con sống rải rác trong 6 xã của huyện Lạc Dương: Xã Lát,Đạ Sa, Đạ Chay, Đạ Tong,Đạ Long và Đamron. Có khoảng 12.000 giáo dân trên 20.000 dân mà đa số là người Dân Tộc K’ Ho Lạch. Có thể nói Labiang là giáo xứ Dân Tộc đầu tàu của Giáo phận. Anh chị em Dân tộc và cách riêng giáo xứ Langbiang chiếm một chỗ rất đặc biệt trong trái tim Đức Giám Mục Đà Lạt.
Đồng bào Dân tộc là đối tượng ưu tiên cho công cuộc truyền giáo.Năm 1927, Đức Cha Jean Cassaigne được cử lên Di linh truyền giáo.Nhờ Ngài mà nhiều người Dân tộc được biết về Chúa,biết về đạo và nhiều người cùi được chăm sóc.Trong thập niên 50, các Cha Dòng Chúa Cứu Thế đặt cơ sở truyền giáo ở Phú Sơn,giúp cho nhiều người Dân tộc vào đạo.Giáo phận Đà lạt có nhiều linh mục làm nhiệm vụ duy nhất là truyền giáo cho người Dân tộc.Rồi các Cha thuộc Hội Thừa sai Paris,các Cha thuộc Tu hội Thánh Vinh Sơn,các linh mục giáo phận,các Nữ tu thuộc nhiều hội dòng dấn thân vào hoạt động này.
Lúc giáo phận được thành lập,mới chỉ có 1.547 người Dân tộc theo Đạo Công Giáo.Mười năm sau con số đó lên tới 7.142 người trên tổng số gần 100.000 người Dân tộc. Đức cha Phêrô cho biết, hiện nay số giáo dân người Dân tộc lên đến 105.000 người.
Rời Đà lạt, anh em chúng tôi trở về để chuẩn bị cho ngày hành hương Đức Mẹ TàPao dành cho giới Gia trưởng.
Một chuyến đi thăm những xứ đạo xa xôi, kết hợp tĩnh tâm tháng, một sáng kiến hay. Một năm có vài chuyến đi như vậy thật đáng quý. Thăm các linh mục đang vất vả nơi các giáo điểm, thêm trợ lực tinh thần cho nhau. Anh em linh mục trong giáo hạt có dịp đi chung với nhau, sống tình huynh đệ, chia sẽ mục vụ, trao đổi thao thức, trò chuyện vui đùa, làm tăng thêm tình bằng hữu linh mục, nâng đỡ nhau trên hành trình phục vụ.
Tĩnh tâm tháng ba, 15 anh em linh mục trong giáo hạt Đức tánh, Phan thiết làm một chuyến đi, thăm Đami và Langbiang.
Xe đến đón từng cha, điểm cuối là Tàpao. Theo quốc lộ 55, chúng tôi đi lên vùng núi chập chùng uốn lượn quanh co. Đường ghồ ghề sỏi đá chông chênh xuyên qua núi rừng trùng điệp. Bụi mịt mù suốt đoạn đường dài 30 cây số. Chúng tôi đến Đami, làng kinh tế mới của Huyện Hàm Thuận Bắc. Dân cư thưa thớt, chỉ thấy núi thẳm rừng xanh. Xã Đami có hơn 5.000 dân sống rãi rác khắp mọi ngóc ngách của đại ngàn. Dân di cư từ các miền xa xôi phía Bắc như Thanh Hoá, Nam Định đến những miền sông nước phía Tây như Bến Tre, Vĩnh Long cũng tề tựu về đây khai khẩn đất mới.Dân chúng sống với nương rẫy, ở với rừng núi. Khí hậu nơi đây tuyệt vời như Đà lạt. Mây mù phủ kín đồi núi chập chùng, tiết trời se lạnh. Đất đai màu mỡ, vườn cây xanh ngát. Lâu lâu mới thấy thấp thoáng vài căn nhà. Đường đi khó khăn hiểm trở, chưa có điện và chẳng có sóng điện thoại. Không có chợ búa, chỉ có trường học cấp 1&2 nhỏ bé sơ sài. Đami hoang sơ hấp hẫn những ai thích khám phá. Từ đỉnh Đami đi Malâm 70km, xuôi về Thành phố Phan thiết 90km và lên Thị xã Bảo Lộc 50km.
Thời nào cũng thế, dân đi trước mở đường đem theo đức tin, Giáo hội đến sau quy tụ lại, thăng tiến đức tin, thiết lập giáo xứ. Có hơn 2.000 tín hữu Công Giáo từ khắp mọi miền về đây tìm kế sinh nhai. Đức Giám Mục Phan Thiết đã đưa các linh mục và tu sĩ đến miền đất mới và thành lập các cộng đoàn truyền giáo.
Lm Phanxicô Assidi Nguyễn Đức Quang tiếp nối công việc các vị tiền nhiệm. Ngài đã thiết lập được 5 giáo họ: Đaguri, Ladày, Đatro, ĐakimI, Đakim II. Những ngôi nhà thờ nhỏ bé xinh xắn giữa núi rừng hùng vĩ như hình ảnh Giáo hội giữa lòng trần thế. Cha Quang một thời là giáo sư triết học Đại chủng viện thánh Giuse, Sài gòn. Từ khi tình nguyện lên miền sơn cước, ngài không dạy học nữa mà chuyển sang sứ vụ mở mang các cộng đoàn. Sống giữa đàn chiên tản mác. Hoà nhịp cùng người nghèo, cùng làm việc, cùng chia sẽ những khó khăn vất vả của họ. Cử hành Thánh Lễ, ban các bí tích giúp cho Giáo dân giữ đạo, sống đức tin. Để đến với bà con, phải đi bộ vì đường xá chưa thành hình, nhiều lúc phải cuốc bộ vào tận các Buôn làng người Cùi 7km, xa hơn là làng người Tày hơn 10km.
Trái tim một nhà giáo vẫn đập rộn rã. Thương các em học sinh không có điều kiện để đi học vì quá xa xôi cách trở. Cha Quang xây lưu xá gần trường học, rồi mời các Nữ tu Dòng Ánh sáng Phúc âm đến chăm sóc dạy dỗ. Gần 100 em học sinh nam nữ nội trú. Cha mẹ các em chỉ đóng góp chút ít, phần lớn Cha Quang ngược xuôi đi xin các ân nhân để nuôi các em ăn học. Vài tháng, ba mẹ mới đến đón con về nhà chơi. Họ đi hàng chục cây số, cắt rừng băng suối, dù vậy cha mẹ rất vui sướng vì con cái đựơc đi học.
Đức Giám Mục thương cha xứ quá vất vả nên gởi thêm cha Antôn Nguyễn Bá Thiện đến cùng chia sẽ công việc. Ngài cũng kêu gọi các hội dòng dấn thân truyền giáo. Nhiều cộng đoàn Nữ tu đựơc thiết lập để sống với dân, ở giữa dân, đem Tin mừng yêu thương, gieo trồng niềm hy vọng. Phục vụ miền núi cao là chấp nhận thiếu thốn trăm bề. Các linh mục tu sĩ còn chăm lo mục vụ cho anh chị em tín hữu thuộc Giáo xứ Đại Lộc, Đà lạt. Những người nghèo đi khai phá mở đất, họ tìm đến nơi “đèo heo hút gió”, ‘khỉ ho cò gáy” phá rừng làm nương rẫy. Di dân từ các vùng Bảo lộc, Di linh đến đây lập nghiệp, họ đựơc chăm lo mục vụ tận tình chu đáo.
Tâm sự với chúng tôi, cha Quang bộc bạch những dự định sắp tới, sẽ mua thêm đất để làm nhà nguyện cho anh em Dân Tộc K’ho vùng Đông giang, nhà nguyện cho anh em người Kinh miền La ngâu, gởi các em học sinh về Phan thiết học trung học...bao ưu tư làm trăn trở trái tim mục tử.
Rời Đami chúng tôi mang theo bao thao thức truyền giáo.
Đi qua một hành trình dài đường xá ghập ghềnh xuống cấp, chúng tôi đến đường cao tốc với 8 làn xe từ Liên khương đến thác Pren. Đường đẹp và hiện đại, êm ái đưa khách du lịch lên Thành phố.
Đến Đà lạt, chúng tôi vào Toà giám mục tham quan. Đức cha Phêrô tiếp đón ân cần niềm nở. Nghe ngài chia sẽ về công việc mục vụ, thấy được trái tim vị mục tử khả kính. Cha Tuyên hướng dẫn chúng tôi thăm nhà truyền thống giáo phận. Trong chiều hướng truyền giáo và phát triển văn hóa người Dân tộc, có hai công trình rất đặc biệt. Đó là công trình dịch thuật và công trình bảo tồn chứng tích văn minh. Công trình dịch thuật do một số cha phụ trách đồng bào Dân tộc thực hiện như dịch Thánh kinh trọn bộ,dịch kinh lễ và nghi thức bí tích sang tiếng K’ Ho, biên soạn tự điển, sáng tác thánh ca hát trong phụng vụ. Công trình bảo tồn chứng tích văn minh do chính Đức cha Phêrô đề xướng như thu góp các dụng cụ sinh hoạt đủ loại, những sách vở và hình ảnh về đồng bào Dân tộc. Tất cả được sắp xếp thứ tự trong phòng truyền thống khang trang rộng rãi. Tham quan phòng truyền thống, hiểu và biết được nhiều điều hữu ích về Giáo phận Đà lạt.
Chiều tối, chúng tôi lên Langbiang. Ra khỏi thành phố, gió lùa qua cửa thổi vào lạnh buốt. Xe chạy chậm để ngắm cảnh Đà lạt hoàng hôn. Hoang vu và bình an. Vắng lặng nhưng êm đềm qua những đồi thông, trải dài những vườn hoa muôn màu đưa mình lên cao trong gió lộng vi vu. Hoàng hôn nơi đại ngàn như lời kinh chiều dâng lên cao giữa khung trời bát ngát.
Sau hơn một năm, hôm nay trở lại, chúng tôi thấy Giáo xứ Langbiang có nhiều thay đổi. Cha xứ Giêrônimô Nguyễn Quý Trung vừa đại tu xong Nhà thờ, xây mới tháp chuông và đang xây dựng dãy nhà giáo lý. Cha Trung quản xứ Langbiang 19 năm, rồi ngài theo Đức cố Giám Mục Bat Nguyễn Sơn Lâm ra Thanh hoá phụ giúp 14 năm, nay về lại Langbiang, ngài liền sửa sang và xây mới nhiều công trình. Mỗi tuần, ngài ngược xuôi mấy lần vào sâu trong núi rừng có nhà thờ họ lẽ cách xa hơn 50km để chăm lo cho anh em tín hữu.
Langbiang là một giáo xứ Dân Tộc lớn nhất của giáo phận Đà lạt. Giáo dân đông và địa bàn rộng. Bà con sống rải rác trong 6 xã của huyện Lạc Dương: Xã Lát,Đạ Sa, Đạ Chay, Đạ Tong,Đạ Long và Đamron. Có khoảng 12.000 giáo dân trên 20.000 dân mà đa số là người Dân Tộc K’ Ho Lạch. Có thể nói Labiang là giáo xứ Dân Tộc đầu tàu của Giáo phận. Anh chị em Dân tộc và cách riêng giáo xứ Langbiang chiếm một chỗ rất đặc biệt trong trái tim Đức Giám Mục Đà Lạt.
Đồng bào Dân tộc là đối tượng ưu tiên cho công cuộc truyền giáo.Năm 1927, Đức Cha Jean Cassaigne được cử lên Di linh truyền giáo.Nhờ Ngài mà nhiều người Dân tộc được biết về Chúa,biết về đạo và nhiều người cùi được chăm sóc.Trong thập niên 50, các Cha Dòng Chúa Cứu Thế đặt cơ sở truyền giáo ở Phú Sơn,giúp cho nhiều người Dân tộc vào đạo.Giáo phận Đà lạt có nhiều linh mục làm nhiệm vụ duy nhất là truyền giáo cho người Dân tộc.Rồi các Cha thuộc Hội Thừa sai Paris,các Cha thuộc Tu hội Thánh Vinh Sơn,các linh mục giáo phận,các Nữ tu thuộc nhiều hội dòng dấn thân vào hoạt động này.
Lúc giáo phận được thành lập,mới chỉ có 1.547 người Dân tộc theo Đạo Công Giáo.Mười năm sau con số đó lên tới 7.142 người trên tổng số gần 100.000 người Dân tộc. Đức cha Phêrô cho biết, hiện nay số giáo dân người Dân tộc lên đến 105.000 người.
Rời Đà lạt, anh em chúng tôi trở về để chuẩn bị cho ngày hành hương Đức Mẹ TàPao dành cho giới Gia trưởng.
Một chuyến đi thăm những xứ đạo xa xôi, kết hợp tĩnh tâm tháng, một sáng kiến hay. Một năm có vài chuyến đi như vậy thật đáng quý. Thăm các linh mục đang vất vả nơi các giáo điểm, thêm trợ lực tinh thần cho nhau. Anh em linh mục trong giáo hạt có dịp đi chung với nhau, sống tình huynh đệ, chia sẽ mục vụ, trao đổi thao thức, trò chuyện vui đùa, làm tăng thêm tình bằng hữu linh mục, nâng đỡ nhau trên hành trình phục vụ.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nói chuyện công lý với...cướp!
Hoa Lan
16:11 12/03/2009
Công cuộc đấu tranh đòi công lý của Giáo hội và các giáo dân Thái Hà có thể hình dung như một cuộc nói chuyện phải trái bằng luật của những con người lương thiện với một đám cướp.
Đã là cướp thì việc nói chuyện phải quấy với chúng bằng luật pháp đã là một điều gì đó lạ lẫm và vô nghĩa. Nói chuyện phải trái với cướp bằng luật pháp của kẻ cướp và đợi sự phán xét công bằng của chúng càng là điều không tưởng hơn.
Nói như vậy thì hoá ra việc làm này của các giáo dân là vô nghĩa chăng? Hoàn toàn không phải. Bởi chúng ta đang phải đối diện với một đảng cướp được khoát lên mình chiếc áo của người lương thiện, một đảng cướp xảo quyệt nắm trong tay đầy quyền lực. Không phải là những tên cướp giang hồ thường thấy, phải luôn tự tuyên bố là cướp để thị uy đối tượng trước khi cướp. Đám cướp này chưa bào giờ thừa nhận mình là cướp. Đó là lý do chúng ta phải dấn thân vào nguy hiểm để buộc chúng phải bị lộ diện và tự thừa nhận là cướp thật.
Hiện bọn cướp vẫn tiếp tục những cách làm đúng theo bản chất của cướp, dã tâm, lén lút và thiếu minh bạch. Hành động cướp người, dọa dẩm, tránh né đối thọai trong suốt thời gian qua đã nói lên điều đó. Nếu vẫn tiếp tục đấu tranh với cướp trong một hoàn cảnh và tư thế bất lợi như hiện nay, những người lương thiện dần dà sẽ bị chúng khống chế và vô hiệu hoá. Việc bọn cướp vô hiệu hóa sự tham gia của luật sư vừa qua là một minh chứng. Thiếu luật sư không phải là một thảm họa, nhưng đó rõ ràng là một tổn thất không nhỏ.
Như vậy phải dùng biện pháp nào để đấu tranh với cướp? Cướp sợ nhất là chốn minh bạch, sợ khi bị công luận dò xét, sợ lộ diện dưới ánh sáng công lý của sự thật. Nền tảng của công lý và sự thật thì chúng ta đã có, chúng ta đang sở hữu cả công lý và đạo lý. Chúng ta cần đưa vấn đề ra công luận rộng rãi để mọi người cùng biết. Những buổi thắp nến cầu nguyện khắp các giáo xứ, giáo phận là hết sức cần thiết. Nó nhắc nhở cho mọi người trong và ngoài giáo hội rằng cuộc đấu tranh đi tìm công lý vẫn còn tiếp tục. Thời gian qua, phong trào thắp nến cầu nguyện có vẻ trầm lắng và thưa thớt. Không lẽ công cuộc tìm kiếm công lý và hoà bình của Giáo hội cho quê hương đã hoàn tất? Hay vì những lý do tế nhị nào đó mà chúng ta không thể thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình? Nếu thời gian qua, giáo hội tiếp tục tuyên truyền và phát động phong trào thắp nền cầu nguyện thường xuyên cho những anh chị em và luật sư. Những người đang dấn thân trong giai đoạn cam go đòi hỏi công lý cho Giáo hội và cá nhân, thì nhà cầm quyền có thể dở trò cướp người, im tiếng và làm ngơ lẫn tránh mãi như thời gian vừa qua được không?
Cái thành công của nhà cầm quyền hiện nay là tách bạch sự tìm kiếm công lý dựa trên nền tảng Giáo hội với sự tham gia của số đông giáo dân thành của một nhóm người riêng lẻ và tiếp tục chia cắt thành những cá nhân riêng lẻ. Trong đợt đấu tranh cho Toà Khâm Sứ và Thái Hà, nhà cầm quyền có lúc hoàn toàn tê liệt trước tinh thần và số đông của giáo dân. Ngày nay, bản chất của vấn đề vẫn còn đó, vẫn là sự vu khống và xuyên tạc đến uy tín giáo hội và giáo dân, tài sản giáo hội vẫn còn bị chiếm bất hợp pháp. Nhưng lợi thế số đông áp đảo của Giáo hội đã không còn. Hình ảnh các cá nhân bị triệu tập một cách đơn lẻ đến cơ quan công quyền làm việc trong thời gian qua làm chúng ta cảm thấy đau lòng!
Nên, rất nên và thường xuyên, chúng ta phải có những buổi thắp nến cầu nguyện để đánh động lòng nhiệt huyết dấn thân cho cho công lý và giáo hội. Thông báo rộng rãi và liên tục diễn tiến của quá trình khiếu kiện của nhóm giáo dân như đã từng làm khi chúng ta đấu tranh giữ gìn tài sản Giáo hội. Hy vọng trong những ngày tới, tiếp bước Thái Hà thắp nến cầu nguyện cho những anh chị em đang dấn thân tìm kiếm công lý, nến sẽ tiếp tục được thắp sáng trên khắp các nẽo đường đất nước, ở những nơi và những con người yêu chuộng công lý và hòa bình. Không ai và không lúc nào chúng ta được quên rằng; Tổ Quốc - Giáo Hội - Nhân Dân vẫn đang sống dưới áp bức - bất công - đọa đày
Đã là cướp thì việc nói chuyện phải quấy với chúng bằng luật pháp đã là một điều gì đó lạ lẫm và vô nghĩa. Nói chuyện phải trái với cướp bằng luật pháp của kẻ cướp và đợi sự phán xét công bằng của chúng càng là điều không tưởng hơn.
Nói như vậy thì hoá ra việc làm này của các giáo dân là vô nghĩa chăng? Hoàn toàn không phải. Bởi chúng ta đang phải đối diện với một đảng cướp được khoát lên mình chiếc áo của người lương thiện, một đảng cướp xảo quyệt nắm trong tay đầy quyền lực. Không phải là những tên cướp giang hồ thường thấy, phải luôn tự tuyên bố là cướp để thị uy đối tượng trước khi cướp. Đám cướp này chưa bào giờ thừa nhận mình là cướp. Đó là lý do chúng ta phải dấn thân vào nguy hiểm để buộc chúng phải bị lộ diện và tự thừa nhận là cướp thật.
Hiện bọn cướp vẫn tiếp tục những cách làm đúng theo bản chất của cướp, dã tâm, lén lút và thiếu minh bạch. Hành động cướp người, dọa dẩm, tránh né đối thọai trong suốt thời gian qua đã nói lên điều đó. Nếu vẫn tiếp tục đấu tranh với cướp trong một hoàn cảnh và tư thế bất lợi như hiện nay, những người lương thiện dần dà sẽ bị chúng khống chế và vô hiệu hoá. Việc bọn cướp vô hiệu hóa sự tham gia của luật sư vừa qua là một minh chứng. Thiếu luật sư không phải là một thảm họa, nhưng đó rõ ràng là một tổn thất không nhỏ.
Như vậy phải dùng biện pháp nào để đấu tranh với cướp? Cướp sợ nhất là chốn minh bạch, sợ khi bị công luận dò xét, sợ lộ diện dưới ánh sáng công lý của sự thật. Nền tảng của công lý và sự thật thì chúng ta đã có, chúng ta đang sở hữu cả công lý và đạo lý. Chúng ta cần đưa vấn đề ra công luận rộng rãi để mọi người cùng biết. Những buổi thắp nến cầu nguyện khắp các giáo xứ, giáo phận là hết sức cần thiết. Nó nhắc nhở cho mọi người trong và ngoài giáo hội rằng cuộc đấu tranh đi tìm công lý vẫn còn tiếp tục. Thời gian qua, phong trào thắp nến cầu nguyện có vẻ trầm lắng và thưa thớt. Không lẽ công cuộc tìm kiếm công lý và hoà bình của Giáo hội cho quê hương đã hoàn tất? Hay vì những lý do tế nhị nào đó mà chúng ta không thể thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình? Nếu thời gian qua, giáo hội tiếp tục tuyên truyền và phát động phong trào thắp nền cầu nguyện thường xuyên cho những anh chị em và luật sư. Những người đang dấn thân trong giai đoạn cam go đòi hỏi công lý cho Giáo hội và cá nhân, thì nhà cầm quyền có thể dở trò cướp người, im tiếng và làm ngơ lẫn tránh mãi như thời gian vừa qua được không?
Cái thành công của nhà cầm quyền hiện nay là tách bạch sự tìm kiếm công lý dựa trên nền tảng Giáo hội với sự tham gia của số đông giáo dân thành của một nhóm người riêng lẻ và tiếp tục chia cắt thành những cá nhân riêng lẻ. Trong đợt đấu tranh cho Toà Khâm Sứ và Thái Hà, nhà cầm quyền có lúc hoàn toàn tê liệt trước tinh thần và số đông của giáo dân. Ngày nay, bản chất của vấn đề vẫn còn đó, vẫn là sự vu khống và xuyên tạc đến uy tín giáo hội và giáo dân, tài sản giáo hội vẫn còn bị chiếm bất hợp pháp. Nhưng lợi thế số đông áp đảo của Giáo hội đã không còn. Hình ảnh các cá nhân bị triệu tập một cách đơn lẻ đến cơ quan công quyền làm việc trong thời gian qua làm chúng ta cảm thấy đau lòng!
Nên, rất nên và thường xuyên, chúng ta phải có những buổi thắp nến cầu nguyện để đánh động lòng nhiệt huyết dấn thân cho cho công lý và giáo hội. Thông báo rộng rãi và liên tục diễn tiến của quá trình khiếu kiện của nhóm giáo dân như đã từng làm khi chúng ta đấu tranh giữ gìn tài sản Giáo hội. Hy vọng trong những ngày tới, tiếp bước Thái Hà thắp nến cầu nguyện cho những anh chị em đang dấn thân tìm kiếm công lý, nến sẽ tiếp tục được thắp sáng trên khắp các nẽo đường đất nước, ở những nơi và những con người yêu chuộng công lý và hòa bình. Không ai và không lúc nào chúng ta được quên rằng; Tổ Quốc - Giáo Hội - Nhân Dân vẫn đang sống dưới áp bức - bất công - đọa đày
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Cathedra - Chamberlain
Nguyễn Trọng Đa
13:43 12/03/2009
Cathedra
1. Ngai, tòa. Ngai hay tòa của một Giám mục trong nhà thờ chính tòa của ngài; 2. Giảng đàn. Từ ngữ phụng vụ nói về thi hành quyền bính Giám mục.
Cathedral
Nhà thờ chính tòa. Là nhà thờ chính thức của một giám mục, nơi có ngai tòa chức giám mục của ngài. Đây là nhà thờ mẹ của một giáo phận và giáo sĩ ở đây có ưu vị hơn nơi khác. Nhà thờ chính tòa phải được cung hiến, ngày lễ cung hiến và ngày lễ bổn mạng nhà thờ này phải được mừng theo phụng vụ trong giáo phận. (Từ nguyên Latinh cathedra, ghế, ngai, tòa; chữ Hi Lạp kathedra, ghế ngồi.)
Cathedral Schools
Trường chính tòa, Trường dạy hát cho ca đòan (xưa). Là các trường giáo dục có từ thế kỷ thứ tám, được mở ra cho giáo dân nói chung và cho những ai muốn trở thành linh mục. Trường có vị hiệu trưởng đứng đầu và giống như các trường của giám mục của vài thế kỷ trước đó, nơi chỉ có các giám mục làm giáo sư. Chrodegang, giám mục giáo phận Metz (Pháp) trong giữa thế kỷ thứ tám, được cho là người sáng lập loại trường này, rồi sau đó có thêm các trường công của tây Âu cho đến thế kỷ thứ 18. Các trường chính tòa phát triển mạnh ở Pháp, Đức và Anh. Chương trình học của các trường bậc thấp thường có các môn tập đọc, tập viết, hát thánh vịnh, và giáo lý công giáo; chương trình ở trường bậc cao gồm các môn như ngữ pháp, phương pháp biện chứng, thuật hùng biện, hình học, tóan học, thiên văn học, âm nhạc, cùng với các môn Kinh thánh và thần học là môn nhiệm ý. Các trường này là tiền thân của các đại học Trung cổ.
Cathedracticum
Thuế chính tòa. Là thứ thuế vừa phải mà các nhà thờ và cơ sở thuộc quyền tài phán của một giám mục đóng góp cho ngài hàng năm. Tập tục sẽ qui định mức thuế cần nộp; nếu không thì thuế do một hội nghị các giám mục ấn định và được sự phê chuẩn của Tòa thánh.
Catholic Action
Công giáo tiến hành. Là việc tông đồ giáo dân dưới dự hướng dẫn của hàng giáo phẩm. Vì Công giáo Tiến hành trở thành một nét đặc trưng được thiết lập của Giáo hội trong thế giới hiện đại, nó trải qua nhiều giai đọan phát triển. Vai trò cần thiết của giáo dân trong sứ mạng truyền giáo và giáo dục là một trong các học thuyết chính yếu của Công đồng chung Vatican II. Giáo dân không còn bị xem là bổ sung cho những gì còn cần nơi hàng giáo sĩ, hoặc không chỉ là trợ tá thuần túy. Chức năng của giáo dân trong sứ mạng của Giáo hội đối với thế giới là cộng tác với chức năng của linh mục và tu sĩ, trong khi họ phục vụ các công tác từ thiện về tinh thần và vật chất vì tôn trọng phẩm trật Giáo hội. Phù hợp với sự phát triển của Giáo hội về khái niệm phân nhiệm, giáo dân được giao cho cơ hội để góp phần rõ ràng vào việc tông đồ Công giáo. Hơn nữa, với sự tiến bộ trong giao tiếp xã hội, họ phải hợp tác với nhau trong các đòan thể và tổ chức, vốn luôn tôn trọng hàng giáo phẩm địa phương, nhưng cũng ý thức về trách nhiệm quốc tế rộng lớn của mình (dưới quyền của Tòa Thánh) để Kitô hóa tòan xã hội nhân lọai.
Catholicam Christi Ecclesiam
Tông thư Catholicam Christi Ecclesiam. Là một tông thư của Đức Giáo hòang Phaolô VI, thành lập Hội đồng Giáo dân và Ủy ban Tòa thánh nghiên cứu Công Lý và Hòa bình. Chức năng của Hội đồng Giáo dân là cổ vũ sự phát triển việc tông đồ giáo dân, như một cơ quan phục vụ trong việc: 1. phối hợp các công tác tông đồ; 2. thiết lập mối liên lạc giữa giáo dân và hàng giáo phẩm; 3. thu thập các nghiên cứu tín lý về vai trò của giáo dân trong họat động mục vụ; và 4. thành lập và bảo quản một trung tâm tài liệu. Mục đích của Ủy ban tòa thành về Công lý và Hòa bình là: 1. cổ vũ và phát triển ý thức của người tin hữu về nhiệm vụ của họ để cổ vũ sự tiến bộ của các nước nghèo; 2. khuyến khích công bằng xã hội quốc tế; 3. tìm cách thức và phương tiện để thiết lập hòa bình trên thế giới (Tông thư công bố ngày 6-1-1967).
Catholic Church
Giáo hội Công giáo. Từ ngữ này là tương đương với từ ngữ “Giáo hội Công giáo Roma”, tên gọi để xác định tổ chức của tất cả tín hữu công giáo. Nó nhấn mạnh đến tính phổ quát của Giáo hội.
Catholic Hermeneutics
Khoa chú giải Kinh thánh Công giáo. Là khoa học giải thích Kinh thánh theo truyền thống công giáo, nhất là phải phù hợp với huấn quyền của Giáo hội.
Catholicism
Giáo thuyết công giáo, Giáo hội công giáo, thế giới công giáo, tính chất công giáo. Là đức tin, nghi lễ và luân lý của Giáo hội Công giáo như một thực tại lịch sử, được mặc khải trong Chúa Giêsu Kitô và nhằm tồn tại cho đến tận thế. Tính chất công giáo bao gồm mọi điều Giáo hội dạy tín hữu phải tin và phải sống theo để được cứu rỗi, và ngoài việc cứu rỗi, còn để được thánh hóa. Hệ thống tín lý, phụng tự và các tập tục này được gọi là Công giáo (phổ quát), bởi vì nó nhắm đến toàn nhân loại, trong mọi thời đại chứa đựng tất cả những điều cần thiết, và thích hợp cho mọi hoàn cảnh của cuộc sống con người.
Catholicity
Công giáo tính, tính chất phổ quát. Là tính phổ quát của Giáo hội được Chúa Kitô thành lập. Trong kinh Tin kính Nicene, Giáo hội được gọi là “duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.” Tính công giáo của Giáo hội trước tiên là không gian, do sự mở rộng thực sự của Giáo hội trên toàn Trái đất. Loại công giáo tính này phải là thực chất, khi Giáo hội được mở rộng thực sự ở mọi nơi; nhưng nó là tiềm tàng theo nghĩa rằng ý định của Chúa Kitô là Giáo hội phải hiện diện ở mọi dân tộc. Công giáo tính thực chất được cho là thực sự, nếu nó bao gồm mọi người trên Trái đất, thậm chí nếu không phải là mọi cá nhân. Nó là tinh thần nếu nó chỉ bao gồm phần lớn nhân lọai. Mặc dầu công giáo tính tinh thần là đủ cho tính chất phổ quát của Giáo hội, nhưng ý muốn của Chúa Kitô là Giáo hội luôn cố gắng bành trướng hơn. Lý tưởng để Giáo hội cố gắng hướng tới là tính công giáo thực sự. Một lập trường chung của các nhà biện giáo nói rằng công giáo tính tinh thần đòi hỏi là Giáo hội phải đồng thời mở rộng trên toàn Trái đất nữa. Như vậy sau một thời gian nào đó, công giáo tính tinh thần sẽ được thực hiện và từ lúc ấy sẽ bền vững luôn mãi.
Catholicos
Tước hiệu Giáo chủ. Là tước hiệu dành cho hai tòa thượng phụ ở Nestoria và Armenia, cả hai đều long trọng chối bỏ sự ngôi hiệp của hai bản tính toàn vẹn trong Chúa Kitô hiệp nhất trong thần vị của Con Chúa.
Catholic School
Trường Công giáo. Là trường học dưới sự giám sát của Giáo hội, có đường lối là giáo dục học sinh trong sứ điệp Tin mừng cứu rỗi như huấn quyền Giáo hội dạy. Công đồng chung Vatican II nói về điều này như sau: “Ðiều riêng biệt của trường công giáo là có sứ mệnh tạo cho môi trường học đường một bầu khí sống động, thấm nhuần tự do và bác ái theo tinh thần Phúc Âm, giúp thanh thiếu niên phát triển nhân cách mình đồng thời làm phát triển con người mới đã được thành hình khi chịu phép rửa tội. Sau cùng, trường công giáo còn phải hướng nền văn hóa chung của nhân loại vào việc loan truyền ơn cứu rỗi để cho các học sinh dần dần nhận thức về thế giới, cuộc đời và con người nhờ ánh sáng đức tin soi chiếu. Như thế trong khi mở cửa tiếp nhận đúng mức những điều kiện của thời đại đương tiến bộ, trường công giáo huấn luyện học sinh biết mưu cầu lợi ích cho xã hội trần gian một cách hữu hiệu, và chuẩn bị cho chúng biết phục vụ để mở mang Nước Chúa.” (Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo)
Causality
Nguyên nhân tính, tương quan nhân quả. Là ảnh hưởng của nguyên nhân trong việc tạo ra hoặc biến đổi một hữu thể. Một nguyên nhân tác thành tác động tính hữu hiệu lên một hiệu quả phát sinh; nguyên nhân mục đích tạo mục đích hoặc sự thu hút; nguyên nhân mô phạm cho sự hướng dẫn; và các nguyên nhân chất thể và nguyên nhân mô thức liên lạc hữu thể với hiệu quả, chất thể là để cho một vật được hình thành và mô thức để tạo bản tính đặc biệt cho vật ấy.
Cause
Nguyên nhân. Là một nguyên lý từ đó một vật phát sinh với sự tùy thuộc hệ quả. Đó là hữu thể ảnh hưởng trực tiếp một cách nào đó đến một hữu thể hoặc sự thay đổi một sự khác. Nó ban sự hiện hữu một cách nào đó cho một hữu thể khác hoặc là lý do hiện hữu cho một hữu thể khác.
C.C.
Curatus—cha phó, phụ tá mục sư (Được dùng chủ yếu ở Ireland.)
Cc.Vv.
Clarissimi viri—Những nhân vật nổi tiếng
Celebrant
Chủ tế, chủ lễ. Vị linh mục hoặc Giám mục chủ tế thánh lễ, khác với các vị tham dự vào phụng vụ với các chức vụ khác. Khi nhiều linh mục hoặc giám mục cùng dâng lễ, các vị được gọi là người đồng tế. (Từ nguyên Latinh celebrare, cử hành, cử hành theo nghi thức.)
Celebration
Mừng kính, cử hành, Sự cử hành thánh lễ. Kể từ Công đồng chung Vatican II, từ ngữ này được dùng đặc biệt cho Thánh lễ, tức Hiến tế tạ ơn, như là việc cử hành phụng vụ chính của Giáo hội, dâng lời chúc tụng và tôn vinh cao nhất lên Chúa. (Từ nguyên Latinh celebrare, cử hành.)
Celebret
Chứng thư hành lễ. Một chứng thư cho biết người sở hữu là một linh mục trong tình trạng tốt lành và xin được phép dâng Thánh lễ. Chứng thư này phải được vị gíam mục hoặc bề trên Dòng ký tên. Nếu không có chứng thư, vị linh mục này sẽ bị từ chối dâng Thánh lễ, nhất là khi vị này không là người quen biết ở địa phương. (Từ nguyên Latinh celebret, cho phép cử hành.)
Celestial Hierarchy
Thiên trật, thiên phẩm. Là trật tự xếp hạng giữa các thiên thần. Xét về phần Chúa, có một thiên trật với Chúa là chủ trên mọi thiên thần, nhưng xét về phần các thiên thần, có ba mức độ, khác nhau về độ trọn lành và quyền năng, và cấp thấp phục tùng cấp cao hơn. Sự phân chia các phẩm thiên thần thường được qui chiếu như các ca đòan.
Celestines
Dòng Celestine. Một nhánh của Dòng Biển Đức được thánh Giáo hòang Celestine thành lập năm 1250. Dòng tồn tại cho đến năm 1785, khi tu viện cuối cùng Calavino gần Trent đóng cửa. Được thành lập đầu tiên trên Núi Morrone, tinh thần của Dòng là sống khổ hạnh khắt khe, cổ vũ đời đan tu đơn độc. Đã có lúc có đến 150 tu viện và gây ảnh hưởng lớn lên cộng đoàn mẹ Biển Đức ở Monte Cassino.
Cell
1. Phòng nhỏ trong tu viện; 2. phòng cá nhân rời của một đan sĩ hay nữ đan sĩ; 3. lều: nhà nhỏ của một tu sĩ Dòng thánh Brunô hoặc nhà ở của thầy ẩn tu. Trong nhà nhỏ này có giường, bàn, ghế sách vở, và các thiết bị khác dùng cho cuộc sống đạm bạc; 4. Phòng nhỏ, tên dành cho một nhà đan tu nằm ở ngòai, thuộc về một đan viện lớn. (Từ nguyên Latinh cella, phòng nhỏ, lều.)
Cella
Nhà nguyện tưởng nhớ. Một nhà nguyện tưởng nhớ nhỏ, được xây dựng trong các nghĩa trang công giáo thời kỳ đầu. Nó thường được xây với một lòng nhà thờ nhỏ kết thúc trong ba hậu cung hình bán nguyệt.
Celtic Church
Giáo hội Celt. Tên ban đầu được gán cho Giáo hội ở British Isles trước khi thánh Âu Tinh (qua đời năm 604) từ Roma (596-97) đến làm giám mục Canterbury. Giáo hội Celt được thành lập vào thế kỷ thứ hai, chủ yếu nơi người nghèo, bởi các nhà truyền giáo đến từ Roma và Gaul. Vào khoảng thế kỷ thứ tư, Giáo hội này được thành lập đủ để gửi đại biểu dự Công nghị Arles năm 314 và công đồng Ariminum năm 359. Có đủ bằng chứng cho thấy rằng Giáo hội Celt ít bị ảnh hưởng bởi các lạc giáo lớn của thời đại. Giáo hội này thường liên lạc với Giáo hội ở lục địa và sớm đón nhận các quyết định của Đức Giáo hoàng Leo I năm 455 về ngày mừng lễ Phục sinh. Giáo hội Celt đã gửi người đi truyền giáo ở Scotland, xứ Wales, và Ireland. Khi người Saxons đến vào thế kỷ thứ năm, Giáo hội Celt bị nhấn chìm cùng với nền văn hóa Celt.
Celtic Cross
Thập giá có vành tròn. Một biểu tượng xưa có nguồn gốc ở Ireland. Nó có các vành tròn ở khu vực hai thanh giao nhau. Thánh giá được tô điểm tỉ mỉ.
Celtic Rite
Nghi lễ Celt. Một lọat nghi thức dùng trong các nhà thờ ở nước Anh xưa và Ireland xưa; cũng được dùng trong các tu viện ở Pháp, Đức, Thụy Sĩ, và Ý, do thánh Columbanus (550-615) và các môn đệ thành lập. Điểm khác với các nghi lễ khác là ngày lễ Phục Sinh, cách ban bí tích Rửa tội, và hình thức phép cắt tóc. Nghi lễ Celt phát triển mạnh từ thời kỳ đầu cho đến thế kỷ 13.
Cemetery
Nghĩa trang, nghĩa địa, đất thánh. Một khu đất như công viên dành làm nơi chôn cất người chết. Một nghĩa trang công giáo được Đức Giám mục hoặc một linh mục được ủy quyền làm phép; huyệt mộ cá nhân không cần phải làm phép trừ ra khi bị giải thánh. Huyệt mộ của một người công giáo trong một nghĩa trang không công giáo cần được làm phép theo cá nhân. Tất cả những ai chết trong Giáo hội công giáo có quyền được an táng trong đất thánh. (Từ nguyên Latinh coemeterium; từ chữ Hi Lạp koim_t_rion, phòng ngủ, nơi an táng.)
Cen
ECCL. Censura ecclesiastica—Giáo trừng.
Cenobite
Đan sĩ, ẩn tu. Là nam hay nữ tu sĩ sống như là thành viên trong một nhóm tu sĩ hoặc cộng đoàn dòng tu. Đời đan tu được thành lập ở phương Đông do thánh Pachomius (290-346) và được thánh Basiliô (329-79) điều chỉnh. Sự phát triển lớn nhất, phù hợp với nhu cầu phương Tây, là nhờ thông qua luật thánh Biển Đức. (Từ nguyên Latinh coenobium, tu viện; từ chữ koinos, chung + bios, đời sống.)
Censer
Bình hương, lư hương. Là vật chứa bằng kim loại để đốt hương trong đó. Nó thường có hình dáng của một cái chậu hoặc cái chén với nắp đậy và có nhiều dây treo. Nó còn được gọi là Bình hương (a thurible), được dùng trong các lễ trọng thể ở nhà thờ. (Từ nguyên Latinh incendere, đốt cháy, xông.)
Censor
Kiểm duyệt viên. Theo luật Giáo hội, kiểm duyệt viên là các giáo sĩ được Đức Giám mục của một giáo phận bổ nhiệm, để xem xét các tác phẩm hoặc các phương tiện truyền thông trước khi xuất bản, khi các tác phẩm ấy chịu sự giám sát của Giáo hội. Trong mỗi trường hợp, kiểm duyệt viên phải ghi nhận xét viết tay của mình. Nếu nhận xét thuận, nó phải được xuất hiện trên sách xuất bản, thường là câu “nihil obstat" (không gì ngăn trở) cùng với tên của kiểm duyệt viên. Chữ "imprimatur" của Đức Giám mục thừa nhận việc kiểm duyệt trước đó. Trong các dòng tu, việc bề trên kiểm duyệt sách vở của các tu sĩ có thể là cần thiết. Nếu dòng tu chấp thuận, tác phẩm sẽ được trình cho kiểm duyệt viên của giáo phận. (Từ nguyên Latinh censor, người đánh thuế, người đánh giá, người phê bình.)
Censorship Of Media
Kiểm duyệt báo chí. Tại nhiều quốc gia, đây là thói tục trong xuất bản để đánh giá tỉ lệ chấp nhận được của các sách báo, phim ảnh, vở kịch, chương trình truyền hình. Việc kiểm duyệt này được thực hiện hoặc theo sự cho phép chính thức của Giáo hộI, hoặc các tổ chức công dân được tác động bởi nguyên tắc tôn giáo.
Censure, Ecclesiastical
Giáo trừng, giáo vạ, kiểm trừng. Là hình phạt qua đó một người đã rửa tội, do phạm tội nặng hoặc ngoan cố, bị tước một số quyền lợi thiêng liêng cho đến khi từ bỏ tính cố chấp của mình. Quyền của Giáo hội đưa ra giáo trừng đã có từ khi thành lập như là một xã hội trọn hảo, và mục đích chính của giáo trừng là để sửa chữa. Có ba kiểu giáo trừng chính do luật Giáo hội nêu ra: vạ tuyệt thông, cấm chỉ và vạ huyền chức. Một số hình phạt có hiệu lực ngay khi tội nặng bề ngoài (như lạc giáo tuyên xưng) đã phạm. Một số hình phạt khác chỉ có hiệu lực khi người phạm lỗi bị tuyên phạt rõ ràng. Đàng khác, một người có thể được tha tội phạm qua việc xưng tội tốt, nhưng vạ phạt vẫn còn cho đến khi giáo quyền tha vạ cho người ấy. Nhưng trong trường hợp giáo trừng cản trở việc lãnh nhận các bí tích, người bị vạ không thể được tha tội cho đến khi người ấy được giải giáo trừng đã.
Censure, Theological
Kiểm trừng thần học. Là các phán quyết tín lý của Giáo hội, qua đó Giáo hội cấm một số lời dạy có nguy hại cho đức tin hoặc luân lý. Kiểm trừng thần học nặng nhất là kết án một đề xuất như là “lạc giáo”. Các kiểm trừng khác là “tình nghi rối đạo, sai lầm, gây vấp phạm, gây ra nổi loạn, có hại cho luân lý công giáo, phạm thượng."
Centuriators
Nhóm "Magdeburg Centuries”. Là nhóm nhà xuất bản lớn đầu tiên trong số các người Cải cách, để tái giải thích Kitô giáo trong lịch sử theo đường lối của Tin lành. Cuốn “Lịch sử Giáo hội Chúa Kitô” (History of the Church of Christ) xuất bản ở Basle (1559-74), nói về lịch sử Giáo hội từ thời Chúa Kitô cho đến năm 1440. Tác giả chính của cuốn sách là Matthias Flacius (1520-75), và chủ đề lớn là suốt trong 14 thế kỷ Giáo hội do Chúa Kitô thành lập đã bị đàn áp và thống trị bởi giáo hoàng phản-Kitô, cho đến khi được Martin Luther (1483-1546) giải phóng. Trong số những vị phản bác đầu tiên với cuốn sách này, có thánh Phêrô Canisius (1521-97) và Hồng y Baronius (1538-1607), hai vị nêu ra các điều không chính xác về lịch sử và các sự tự do không đúng như trong các văn kiện của Giáo hội. (Từ nguyên Latinh centurio, viên bách quản.).
Cephas
Cephas, Kê-pha. Tên mới của Si-môn Phêrô do Chúa Giêsu đặt cho trong cuộc gặp lần đầu. "Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha (tức là Phêrô)" (Ga 1:42). Cephas là tiếng Aramaic tương đương với Peter trong tiếng Hi Lạp. Thật thú vị để nhận xét rằng thánh Phaolô hầu như luôn luôn gọi Phêrô là Kê-pham và chỉ 1-2 lần gọi là Phêrô mà thôi (I Cr 1:12, 9:5, 15:5). Điều này cho thấy rằng các tên gọi này đã xuất hiện trong các bản viết tay thời kỳ đầu của Giáo hội (Gl 2:7-8). Tiếng Hi Lạp dần dà thay thế tiếng Aramaic. (Từ nguyên Aramaic kepa', tảng đá.)
Ceremonial
Sách nghi thức, bộ nghi thức. Là cuốn sách chứa đựng trật tự cử hành các nghi thức tôn giáo được qui định theo các chức vụ của Giáo hội. Trong nghi lễ latinh, các sách xuất bản Ceremoniale Romanum và Ceremoniale Episcoporum nói chi tiết sự diễn tiến của các lễ nghi. (Từ nguyên Latinh caerimonia, nghi lễ, nghi thức, tuân giữ.)
Ceremony
1. nghi thức, một hình thức đặc biệt hoặc một lọat hành vi thực hiện trong việc thờ phượng công khai; 2. nghi lễ, mọi cử chỉ, cử động bề ngòai đi kèm với lời kinh nguyện và việc thờ phượng công khai.
Certain Conscience
Lương tâm chắc chắn. Là tình trạng tinh thần khi nó không có sự sợ hãi thận trọng nào về sai lầm trong phán đóan trước một vấn đề luân lý, và quyết định chắc chắn rằng hành động nào là đúng hoặc sai.
Certitude
Xác thực tín, xác tín. Sự đồng ý vững chắc của tâm trí trước một đề xuất mà không sợ sai lầm. Nó hàm chứa sự hiểu biết rõ ràng rằng sự hiển nhiên đồng ý lọai trừ khả năng sai lầm nữa.
Cessation Of Law
Đình chỉ một luật. Sự chấm dứt một luật của con người do luật mới thay thế luật cũ, hoặc một tập tục hợp pháp lâu đời trái với luật mới, hoặc luật cũ không còn phục vụ mục đích ban đầu, hay thậm chí có hại cho nhiều người.
Chained Bibles
Sách Kinh thánh cài dây. Là một định chế của Giáo hội Trung cổ để bảo vệ sách Kinh thánh khỏi bị mất trộm. Trước khi phát minh máy in, sách rất là hiếm và chỉ người giàu mới có được. Sách thường được khóa trong tủ. Giáo hội, vì muốn Kinh thánh được mọi tín hữu tìm đọc mà vẫn bảo đảm không mất sách, đã cài sách bằng dây vào một cái bàn hoặc gía đọc sách gần cửa sổ. Có như thế các sinh viên nghèo mới dùng được sách và là một nhu cầu phổ biến. Thành kiến và sự thiếu hiểu biết đã giải thích việc cài dây cho sách Kinh thánh là bằng chứng cho rằng Giáo hội từ chối giáo dân sử dụng sách Kinh thánh.
Chain Prayer
Kinh dây chuyền. Là một thói tục mê tín dị đoan, cho rằng việc đọc kinh liên tiếp bởi nhiều cá nhân sẽ hy vọng nhận được nhiều ơn, nhưng không phải do lòng nhân lành của Chúa mà là do hiệu quả ma thuật của kinh dây chuyền không ngớt ấy. Trong hình thức thông thường nhất, một lời kinh viết hoặc được in ra được gửi cho một người trong hệ thống chuỗi người, và người này được yêu cầu gửi tiếp kinh cho người khác nữa, và cứ thế tiếp tục, để cho kinh chuỗi ấy đến với rất nhiều người. Do đó hiệu quả của kinh dây chuyền là chủ yếu ở chuỗi người chứ không trong kinh dọc. Mọi hình thức kinh dây chuyền là mê tín và có tội tương ứng.
Chair Of Peter
Ngai tòa Phêrô, uy thế của Đức Giáo hòang. Một ghế ngồi di chuyển được, được bảo quản tại Vatican, và được cho là thánh Phêrô Tông đồ đã dùng ghế này. Lễ Ngai tòa Phêrô kỷ niệm ngày ngài phục vụ đầu tiên ở Roma. Một lễ tương tự về Ngai tòa Phêrô kỷ niệm ngày thành lập Ngai tòa Antioch.
Chaldean Christians
Tín hữu Canđê. Tên phổ biến của hậu duệ của các giáo hội Nestorian cổ và nay vẫn hiệp thông với Giáo hội Công giáo. Họ có hai nhóm chính, một ở Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, và một ở Malabar. Các tập tục của họ hiện cũng giống tập tục của Giáo hội Công giáo, và họ theo Tây lịch (lịch Gregorian). Họ duy trì tiếng Syriac làm ngôn ngữ phụng vụ chính thức.
Chaldean Rite
Nghi lễ Canđê, lễ điển Canđê. Là nghi lễ và truyền thống luật của người Công giáo ở Iraq, Iran, Palestine, Li Băng, Ai Cập, Syria, và Thổ Nhĩ Kỳ. Nó cũng được gọi là Nghi lễ Syro-Đông Phương (Syro-Oriental), và tín hữu là những người theo phái Nestorian xưa, và đã trở về hiệp nhất với Giáo hội công giáo vào năm 1692. Tín hữu công giáo theo Nghi lễ Syro-Malabar ở Ấn Độ cũng liên kết với nghi lễ Canđê.
Chalice
Chén thánh, chén lễ. Là cái chén hoặc cái ly được dùng trong Thánh lễ để đựng Máu Châu Báu Chúa Kitô. Từ nhiều thế kỷ qua, chén lễ được làm bằng chất liệu quý; nếu nó không phải bằng vàng, mặt trong của nó phải mạ vàng. Kể từ Công đồng chung Vatican II, chén lễ có thể được làm bằng các vật liệu khác. Chén lễ được Đức Giám mục thánh hiến bằng dầu thánh. Việc mạ vàng lại phần bên trong không làm hỏng việc hiến thánh chén lễ. Đôi khi từ ngữ “chén thánh” được dùng để chỉ sự chứa đựng của nó, tức Máu Chúa Kitô. (Từ nguyên Latinh calix, chén, ly uống, chén lễ.)
Chalice Veil
Khăn phủ chén. Là khăn phủ trên chén thánh trong Thánh lễ. Theo qui định của Giáo hội, kể từ Công đồng chung Vatican II “chén thánh phải được phủ bằng khăn phủ chén, và khăn này luôn phải là khăn màu trắng" (Eucharistiae Sacramentum IV, 80).
Challoner'S Bible
Kinh thánh Challoner. Là bản duyệt lại của bản dịch tiếng Anh cho cuốn “The Douay Bible and Reims New Testament” (Kinh thánh Douay và Tân ước Reims) do Đức Giám mục Richard Challoner (1691-1781) thực hiện. Nói cụ thể, đây là bản dịch Kinh thánh được mọi người công giáo nói tiếng Anh sử dụng cho đến giữa thế kỷ 20.
Chamberlain
Thị thần, Hồng y nhiếp chính. Qua nhiều thế kỷ, chữ chamberlain là danh hiệu dành cho nhiều giám chức của Tòa thánh, trong đó có: thị thần, lập thành hội đồng nghi lễ của Toà thánh; Hồng y nhiếp chính của Đức Giáo hòang, được tôn vinh do phục vụ đắc lực cho Giáo hội; thị thần honor extra urbem (vinh dự ngọai thành), là các linh mục được chọn từ các thành phố ngòai Roma, có tước Đức ông, và các thị thần này được chia làm nhiều đẳng; và các thị thần có áo chòang và gươm, có thể là những vị không nổi tiếng nhưng đáng được công nhận và tôn vinh. (Từ nguyên Latinh camera, cái phòng.)