Ngày 12-03-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật V Mùa Chay, năm B
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:25 12/03/2018
Hạt lúa mì có thúi đi
Ga 12,20-33

Càng gần tới Tuần Thánh, chúng ta càng nghiệm ra sự đau khổ của Chúa.Cái chết của Chúa không làm cho chúng ta kinh hãi, chán nản hay tuyệt vọng.Nhưng sự đau khổ, tử nạn và phục sinh của Chúa giúp chúng ta hiểu sâu xa tình thương vô biên của Chúa. Cây Thập giá con người nghĩ ra, tạo ra để làm khổ nhục con người. Đối với Chúa, cây Thập giá lại mang một ý nghĩa thâm sâu, cao vời vì Chúa đã nói :” Khi nào Ta được nâng cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta “. Chúa đã chấp nhận cái chết theo ý Thiên Chúa Cha để cứu độ con người, để mang lại hạnh phúc cho con người :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). “…Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác…” ( Ga 12, 24 ).

Bằng chính một lời mạc khải, Chúa Giêsu đã ví mình như hạt lúa mì phải được biến đổi.Chúa cho chúng ta biết, thân xác của Ngài phải chết đi, Ngài mới sống lại. Đây là sự biến đổi con người của Ngài. Sự đau khổ mà con người dồn vào Chúa Giêsu và cái chết trên Thập giá của Người nói lên sự sống mới, cuộc sáng tạo mới.Hạt lúa mì có mục nát mới sinh hoa quả tốt đẹp. Hình ảnh hạt lúa mì rất ấn tượng vì qua cái chết và sự phục sinh của Chúa đã mở ra cuộc sống vĩnh hằng cho những ai hiệp thông với Thiên Chúa. Giờ mà những người ngoại tới tìm gặp Chúa Giêsu để nhận biết Người và tôn vinh Người trên núi Sion, thờ phượng Người là Thiên Chúa duy nhất của Israen. Đức Giêsu đã nói đến giờ của Người. Giờ mà Người được tôn vinh. Đây là giờ tử nạn của Chúa Giêsu, giờ mà Người được giương cao trên Thập giá, có nghĩa là giờ Người chịu đóng đinh trên Thập giá để cứu rỗi nhân loại, cứu vớt con người. Giờ mà Đức Giêsu trong vườn Cây Dầu cùng với ba môn đệ thân tín nhất là Phêrô, Giacobê và Gioan, Chúa chịu cơn hấp hối : mồ hôi và máu chảy ra. Giờ mà các môn đệ vẫn ngủ vùi trong khi Chúa đang buồn phiền, chịu thử thách tột độ. Giờ mà Đức Giêsu thưa với Thiên Chúa Cha với tất cả lòng mình :” Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến “. Đức Giêsu đã cho mọi người hiểu rằng :” Sự đau khổ, cái chết và phục sinh của Ngài “ đưa nhân loại vào đời sống vĩnh cửu. Do đó, Chúa Giêsu đã chờ đợi giờ này để hiến mạng sống của mình và ban hạnh phúc, sự cứu rỗi, và sự sống mới cho nhân loại, cho con người, cho chúng ta.

Chúa đã nói cách dứt khoát, minh bạch, quả quyết :” Ai muốn theo Ngài, phải vác Thập giá của mình, mà theo Ngài “. Theo Ngài có nghĩa là chấp lối sống của Ngài, chấp nhận đi theo con đường của Ngài… Chúa Giêsu cũng đã dứt khoát tuyên bố :” Ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ lại cho được sự sống đời đời “. Chúa nhấn mạnh điều này bởi vì ghét không có nghĩa ghét bỏ sự sống Chúa ban tặng cho con người, nhưng là ghét bỏ tội lỗi, tật xấu, những đam mê xấu xa, những trụy lạc, sự lầm đường lạc lối, những tội này sẽ khiến chúng ta xa Chúa.

Chúa cho chúng ta hay cuộc đời sẽ mau tàn, mau lụi giống như kiếp hoa phù du sớm nở, chiều tàn, giống như cây cỏ mau úa, mau tàn. Sống ở gian trần này, con người một mặt vì kiếp sinh nhai, kiếp sống, phải lao động cần cù, miệt mài sáng tạo để làm ra của ăn của để, để đấu tranh sinh tồn, nhưng mặt khác con người phải biết “ tìm kiếm Nước Thiên Chúa “ và phải biết lắng nghe Lời Chúa, thực thi những điều Chúa dạy bằng những việc tỏa sáng ở đời như làm những việc bác ái, từ thiện, biết quảng đại chia sẻ, biết bỏ ý riêng của mình để theo ý của Chúa như Mẹ Maria đã biết nói lời Xin Vâng làm theo lời Chúa…

Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết yêu thương mọi người, xin giúp chúng con biết chia sẻ, cho đi và xin dạy chúng con luôn biết mến yêu Thập giá vì chính Chúa đã chọn cây Thập giá để cứu chuộc loài người.Amen.

Gợi ý để chia sẻ :

1.Tại sao Đức Giêsu lại lấy hình ảnh hạt lúa mì để ám chỉ Ngài ?
2.Tại sao Chúa lại nói liều mình mất mạng sống vì Người thì giữ được mạng sống của mình ?
3.Chúa Giêsu trải qua cuộc hấp hối ở đâu ?
4.Tại sao các môn đệ thân tín : Phêrô, Giacôbê , Gioan lại ngủ khi Chúa Giêsu đang trong cơn hấp hối ?
5.Đi theo Đức Giêsu phải làm gì ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhân dịp kỷ niệm 5 năm làm giáo hoàng của Đức Phanxicô, Đức Bênêđíctô XVI xác minh tính liên tục giữa hai triều giáo hoàng
Vũ Văn An
17:41 12/03/2018
Theo VaricanNews, Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI vừa lên tiếng xác minh sự thống nhất bên trong của hai triều giáo hoàng: triều giáo hoàng của ngài và triều giáo hoàng của Đức Phanxicô.



Thực vậy, nhân dịp phát hành bộ sách gồm 11 cuốn nói về “Nền Thần Học của Đức Phanxicô”, Đức Ông Dario Edoardo Viganò, Vụ Trưởng Vụ Truyền Thông của Tòa Thánh, cho biết Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI đã gửi cho ngài một lá thư với nội dung như trên.

Đức Bênêđíctô XVI viết rằng “Tôi hoan nghinh sáng kiến này. Nó nói ngược hẳn lại thiên kiến rồ dại của những người coi Đức Giáo Hoàng Phanxicô như một con người thiếu một nền đào tạo đặc thù về thần học và triết học, trong khi tôi nguyên vẹn chỉ là một lý thuyết gia về thần học với thật ít hiểu biết về cuộc sống cụ thể của người Kitô hữu ngày nay”.

Đức Giáo Hoàng Hưu Trí cũng viết thêm rằng ngài biết ơn vì đã nhận được cả bộ gồm 11 cuốn sách do Roberto Reploe, Chủ Tịch Hội Thần Học Ý, chủ biên. Ngài quả quyết: những cuốn sách này “chứng minh một cách hữu lý rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô là một người có một nền đào tạo sâu xa về triết học và thần học và chúng giúp ta nhìn thấy tính liên tục bên trong giữa hai triều giáo hoàng, dù có những dị biệt về phong cách và tính tình”.

Nhân dịp này, Tu Sĩ Giulio Cesareo, OFM, mới được bổ nhiệm đứng đầu nhà xuất bản Libreria Editrice Vaticana, giải thích rằng hợp đồng đã được ký kết để thực hiện các ấn bản tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Balan và tiếng Lỗmani, và nhiều cuộc thương lượng khác đang được tiến hành với các nhà xuất bản khắp thế giới.

Trang mạng LifeSiteNews khi loan tin trên, có cho hay: các nhận định trên phản ảnh các nhận định Đức Bênêđíctô XVI từng đưa ra ngày 28 tháng Sáu năm 2016 nhân dịp Tòa Thánh mừng 65 chức linh mục của ngài. Lúc đó, Đức Bênêđíctô XVI nói với Đức Phanxicô rằng “Thưa Đức Thánh Cha, con cám ơn ngài vì lòng tốt của ngài, lòng tốt mà ngay từ giây phút đầu tiên ngài được bầu cho tới chính giây phút đời con ở đây, luôn đánh động trái tim con”. Rồi ngài nói thêm: “Hơn cả vẻ đẹp của Vườn Vatican, lòng tốt của ngài là nơi con sinh sống hiện nay; con cảm thấy được che chở”.

Trong một cuốn sách ghi lại cuộc phỏng vấn Đức Bênêđíctô hoàn thành sau khi Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng có mấy tháng nhưng chỉ được ấn hành năm 2016, Đức Bênêđíctô, khi được hỏi liệu ngài có thấy bất cứ sự gián đoạn nào giữa triều giáo hoàng của ngài và triều giáo hoàng của Đức Phanxicô hay không, đã trả lời:

“Không. Tôi muốn nói: dĩ nhiên, người ta có thể giải thích sai ở nhiều chỗ, với dụng ý cho rằng mọi chuyện nay đều đã đảo lộn cả. Nếu họ cô lập hóa sự việc, lấy chúng ra khỏi bối cảnh, thì họ có thể tạo ra các đối lập, nhưng sẽ không nếu họ nhìn vào toàn thể. Dĩ nhiên có những nhấn mạnh khác nhau, nhưng không hề chống chọi nhau”.

Trang mạng Crux thì thêm chi tiết: người nhận lá thư của Đức Bênêđíctô XVI trong dịp này, trước khi được cử làm Vụ Trưởng Vụ Truyền Thông của Tòa Thánh, Đức Ông Viganò, vốn phục vụ tại Đài Truyền Hình Vatican và là người chịu trách nhiệm phát hình “sống” và “nghẹt thở” chuyến trực thăng vận chở Đức Bênêđíctô từ Vatican tới Castel Gandolfo ngày 28 tháng Hai, 2013, ngày việc từ nhiệm của ngài có hiệu lực, và do đó, dọn đường cho việc bầu Đức Phanxicô khoảng hai tuần lễ sau.
 
ĐGH Phanxicô: Đừng là những Kitô hữu dừng chân tại chỗ.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:55 12/03/2018
ĐGH Phanxicô: Đừng là những Kitô hữu dừng chân tại chỗ.

(Vatican News) ĐGH Phanxicô nói rằng những người Kitô hữu đích thực không ngừng tiến bước sau khi nhận được món quà ân sủng đầu tiên. Họ luôn tiến về phía trước, tiếp tục tìm kiếm niềm hân hoan vui mừng với Thiên Chúa.

“Các ông mà không thấy những điềm thiêng dấu lạ, thì các ông sẽ chẳng tin đâu.” Đó là lời Chúa Giê-su cảnh báo viên sĩ quan khi ông này đến xin Ngài chữa bệnh cho con trai mình. Người ta đã biết Đức Giê-su từng làm nhiều phép lạ cả thể; và trong bài Phúc Âm vào ngày thứ Hai hôm nay, Thiên Chúa dường như đã không còn kiên nhẫn nữa bởi vì những phép lạ của Chúa hình như mới chính là vấn đề mà họ thực sự quan tâm. Trong bài giảng sáng nay, ĐGH đã chia sẻ đoạn Tin Mừng ấy như sau:

“Đức tin của các con ở đâu? Khi nhìn thấy phép lạ, một điềm thiêng, con nói “Ngài có năng quyền, Ngài quả thật là Thiên Chúa”. Vâng, Đó là một hành động của đức tin, nhưng nó rất nhỏ. Đức tin khởi đi bằng chứng cứ thật rằng con người này có năng quyền mạnh mẽ. Đức tin bắt đầu từ đó, nhưng rồi nó phải tiến xa hơn nữa. Đâu là ước muốn của các con dành cho Thiên Chúa? Chính đức tin này thúc giục con đi tìm Thiên Chúa, để gặp được Ngài, để ở với Ngài, để vui mừng hân hoan với Ngài.”

Thiên Chúa mời gọi chúng ta hân hoan vui mừng thật sự.

Phép lạ cả thể của Thiên Chúa có ý nghĩa gì? Bài đọc thứ nhất của sách tiên tri Isaiah, giải thích cho chúng ta rằng “Này đây, Ta sáng tạo ra trời mới và đất mới… hãy hân hoan vui mừng vì những gì chính Ta đã sáng tạo.” Thiên Chúa làm cho ước muốn của chúng ta được hân hoan vui mừng khi được ở với Ngài.

“Khi Thiên Chúa đi vào đời sống và thực hiện phép lạ nơi mỗi người, thì chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã làm gì cho cuộc đời của mình, phép lạ không dừng lại ở đó, mà là một lời mời gọi chúng ta tiến về phía trước, tiếp tục cuộc hành trình đi tìm kiếm tôn nhan Ngài, đi tìm niềm hoan lạc nơi Ngài.”

Một Kitô hữu đích thực chấp nhận rủi ro.

ĐGH nói rằng tất cả chúng ta có thể tự đặt câu hỏi cho mình, “Thực sự tôi ước muốn điều gì? Tôi có thực sự ước muốn kiếm tìm Thiên Chúa và để được ở với Ngài không?” Hay là tôi sợ hãi, hay là tôi nửa vời? Cái gì là thước đo lòng ước muốn của tôi? Tôi có bằng lòng với món khai vị, hay tôi còn ước muốn tham dự bàn tiệc đã dọn sẵn cho tôi?

ĐGH kết thúc bài giảng bằng cách khuyến khích mọi người hiện diện hãy bảo vệ và duy trì niềm ước muốn của mình, không chỉ bằng lòng với những gì đang có. “Hãy tiến lên phía trước một chút, chấp nhận sự rủi ro, vì người Kitô hữu đích thực chấp nhận rủi ro, dám bước ra khỏi khu vực an toàn của mình.”

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Top Stories
New leadership of the largest archdiocese in Vietnam: a sensitive issue
J.B. An Dang
17:19 12/03/2018
The sudden death of Archbishop Paul Bùi Văn Đọc of Saigon has stirred up rumours about the new leadership of the largest archdiocese in Vietnam. It’s always a sensitive issue in a country where the regime holds its veto power over the bishop appointments, and at times, its right to choose the bishops directly.

Vatican has a long, painful history of episcopal appointments to the city being rejected by the regime. Shortly before the fall of the metropolitan to the Communists (April 30, 1975), the then Bishop Nguyễn Văn Thuận was appointed its Coadjutor Archbishop. A group of rebellious priests, affiliated with the Communism, prevented him from functioning his ministry. On the feast of Our Lady of Assumption, 1975, he was arrested and held in solitary confinement for thirteen years. After being released, he was allowed to travel for meetings in Rome but, once there, was told he could not return. Later he was appointed the President of the Pontifical Council for Justice and Peace and was made a cardinal in 2001. He died of cancer in a clinic in Rome, at the age of 74, without any chance to see by his own eyes his home land one more time.

In another incident, on August 10, 1993, the Holy See appointed Bishop Nicolas Huỳnh Văn Nghi of Phan Thiết apostolic administrator sede vacante of the archdiocese due to the poor health of Archbishop Paul Nguyễn Văn Bình. The regime rejected the nomination, even the prelate was a native “Saigonese” and had been an auxiliary bishop of the archdiocese for 5 years before being transferred to a nearby diocese. The prelate, seen by many as a hero of faith in the recent history of the Church in Vietnam, courageously carried out his duties despite the harassment, intimidation and numerous obstacles erected by the regime and the said group of rebellious priests who had formed in the archdiocese the largest portion of the so-called “Vietnam Committee for Solidarity of Catholics” - a peripheral organisation of the Vietnamese Communist Party to set up a Chinese style state-run Catholic Church in Vietnam.

The Archdiocese of Saigon was vacant for five years after the death of Archbishop Paul Nguyễn Văn Bình. The logjam was only broken in 1998 with the appointment of Archbishop Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn who was made a cardinal in October 2003. A decade later, he was succeeded in March 2014 by Archbishop Paul Bùi Văn Đọc.

With the sudden dead recently in Rome of the later, many questions have been raised regarding the new leadership of the archdiocese. Among them crucial ones are those relating to Church properties. Many buildings and plots of land that once belonged to the Church have been administered by the State on the grounds that they were needed for social purposes. Even when their purposes are no longer met, these properties are seldom returned to the Church. During the last decade as, real estate prices have been continuously skyrocketing, they have been used as financial resources for government officials, not to mention that new premises have come into troubles with municipal authorities.

Would the Communist regime allow for the appointment of bishops who dare to challenge its monopoly on power; or at least raise a voice to oppose its arbitrary seizure of Church properties?



 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh Viên Công Giáo Nội Trú Huế Tĩnh Tâm Mùa Chay
Hoa Hạ, fsc
09:04 12/03/2018
Chia sẻ thao thức cùng với Vị Cha Chung của Giáo Hội, của các Đấng Bản Quyền trong Giáo Hội, nhiều hội đoàn, nhiều nhóm Công Giáo đã tổ chức tĩnh tâm mùa Chay để cùng nhau sống tâm tình Mùa Chay. Sinh Viên Nội Trú Huế bao gồm các nhóm: Nội Trú Lộ Đức (Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm), Nội Trú Phaolô Ngô Quyền và Nội Trú Thiên Hựu (Dòng Phaolô Đà Nẳng), Nội Trú La San (nhà nam và nhà nữ) và nhóm Giới Trẻ La San đã cùng nhau tổ chức ngày tĩnh tâm Mùa Chay vào Chúa Nhật thứ IV Mùa Chay, 11/3/2018.

Khoảng 150 sinh viên của các nhóm đã tề tựu về Trung Tâm Mục Vụ TGP Huế. Trong ngày tĩnh tâm các bạn sinh viên được Linh mục Joseph Nguyễn Hữu Quốc Huy (Phó xứ Phủ Cam) chia sẻ về sứ điệp mùa Chay của ĐTC Phanxicô và Frère Joseph Lê Văn Phượng chia sẻ về đề tài “hòa giải sự khác biệt để hòa hợp trong gia đình”

Trong thời gian các bạn dành cho suy tư, xét mình và cầu nguyện riêng có 5 cha giải tội giúp các bạn lãnh nhận ơn giao hòa tìm về với Thiên Chúa, giải hòa cùng anh em.

Cao điểm của ngày tĩnh tâm là Thánh lễ theo phụng vụ Chúa Nhật IV Mùa Chay.

Các bạn sinh viên cũng dành thời gian nội tâm hóa theo hình thức trao đổi nhóm và sau đó các nhóm chia sẻ các suy tư của nhóm mình cho tất cả.

Ngày tĩnh tâm khép lại với buổi cầu nguyện do quý Soeurs Phaolô, cộng đoàn Thiên Hựu.

Tạ ơn Chúa, cám ơn quý cha, quý Soeurs, quý Frères và cùng cám ơn nhau là tâm tình của lòng biết ơn của mỗi bạn sinh viên tham dự ngày tĩnh tâm Mùa Chay này, các bạn đã gói trọn trong lời cám ơn của một đại diện sinh viên.

Nguyện xin Thiên Chúa giúp toàn thể các bạn sinh viên sống thời điểm ân phúc này trong vui mừng và chân lý (Sứ điệp Mùa Chay 2018).

Mùa Chay 2018

Hoa Hạ, fsc
 
Cursillo Ngành Việt Nam Melbourne tĩnh tâm & đàng Thánh Giá 2018
Hình Lê Hải
16:08 12/03/2018
Hình do Lê Hải chụp.
Xem hình
 
Nghi thức tẩn liệm Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc & chuyến bay về Việt Nam
WGPSG
19:28 12/03/2018
WGPSG -- Nghi thức tẩn liệm Đức cố Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã được cử hành tại nhà xác bệnh viện Camillô, Roma vào hôm nay thứ Hai 12-3-2018 lúc 8g giờ Roma - tức 14g giờ Việt Nam.

Hiện diện trong nghi thức tẩn liệm có Đức Giám Mục (ĐGM) giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng, ĐGM Luy Nguyễn Anh Tuấn, Đức ông Gioan Baotixita Phạm Mạnh Cương (đại diện liên tu sĩ Việt Nam tại Roma), Cha Antôn Nguyễn Bảo Chi Quốc (đại diện huyết tộc của Đức Tổng), Cha Tâm (đại diện linh tông của Đức Tổng), cùng một số linh mục, chủng sinh và giáo dân.

Theo giờ Roma thì đúng 8g, cha Giuse Trần Hoàng Quân (thuộc TGP Sài Gòn) và cha Antôn Nguyễn Bảo Chi Quốc (cháu Đức Tổng) cùng nhân viên nhà xác bắt đầu mặc y phục tẩn liệm cho Đức Tổng Phaolô.

Lúc 8g30, ĐGM Luy chủ sự nghi thức làm phép xác và áo quan.

Sau đó, Đức cha giám quản Giuse - thay mặt gia đình Tổng Giáo phận Sài Gòn - nói lời từ biệt vị cha chung kính yêu. Đức ông Gioan Baotixita cũng thay lời liên tu sĩ Việt Nam tại Roma từ giã vị mục tử thân thương. Đại diện linh tông huyết tộc là Cha Antôn Quốc cũng đã ngậm ngùi nói lời thương tiếc và chia tay Đức Tổng.

Lúc 9g30 (15g30 giờ Việt Nam) nhân viên mai táng đã đậy nắp và niêm phong quan tài.

Sau nghi thức tẩn liệm, linh cữu Đức cố Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc được lưu lại nhà xác cho đến khi có giấy tờ thông quan sẽ được chuyển ra sân bay Fiumicino về Việt Nam.

Theo tin nhắn mới nhận được từ Lm Ignatio Hồ Văn Xuân - Tổng Đại diện TGP TPHCM - thi hài Đức Tổng Phaolô sẽ được đưa về Việt Nam trên chuyến bay của hãng hàng không Emirates, quá cảnh Dubai, và về tới sân bay Tân Sơn Nhất lúc 19g30 thứ Năm 15-3-2018.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lịch sử Liên Tu Sĩ Roma nhân dịp mừng kỷ niệm 60 năm thành lập
LM Giuse Hoàng Minh Thắng
10:19 12/03/2018
Lịch sử Liên Tu Sĩ Roma nhân dịp mừng kỷ niệm 60 năm thành lập

Sáng thứ bẩy mùng 3 tháng 3 vừa qua 32 Giám Mục thuộc HĐGM Việt Nam đã viếng mộ thánh Phêrô, và lúc 8 giờ đã dâng thánh lễ tại nhà nguyện Ngai Toà Thánh Phêrô mở đầu cho tuần lễ hành hương viếng mộ hai Thánh Tông Đồ và thăm Toà Thánh. Thánh lễ do ĐC Giuse Nguyễn Chí Linh TGM Huế, Chủ tịch HĐGM, chủ sự. Cùng đồng tế với các Đức Cha có hơn 60 Linh Mục VN trong đó có 6 Linh Mục thư ký của ba giáo tỉnh tại quê nhà, trước sự tham dự của 150 nữ tu, chủng sinh và anh chị em giáo dân, trong đó có một số tín hữu hành hương người Việt.

Tiếp đến mọi người đã về trường Thánh Phaolô để tham dự văn nghệ mừng Xuân và dự tiệc do các Giám Mục khoản đãi. Kỷ yếu mừng 60 thành lập Liên Tu Sĩ Roma cũng đã được trao tặng các Đức Cha và các thành viên Liên Tu Sĩ. Ngỏ lời chào mừng các Đức Cha Đức Ông Gioan Baotixita Phạm Mạnh Cương, Chủ tịch Liên Tu Sĩ Roma niên khoá 2017-2019, đã bầy tỏ niềm vui suớng của mọi người được gặp gỡ các Chủ Chăn trong dịp các ngài đến Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Toà Thánh. Đây là dịp các thành viên LTSR được sống tình hiệp thông với Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam, nhất là trong dịp LTSR mừng kỷ niệm 60 năm thành lập. Cách riêng đối với nhiều Giám Mục đã từng là cựu thành viên của Liên Tu Sĩ, đây cũng là dịp sống lại các kỷ niệm của thời tu học tại Roma.

Nhân dịp này chúng tôi xin gửi tới quý vị đôi dòng lịch sử của Hội Liên Tu Sĩ Roma.

Nếu tính từ năm chính thức thành lập (1957), năm vừa qua (2017) Liên Tu Sĩ Roma tròn 60 tuổi. Nhưng thật ra trước năm 1957, trong thời gian gần 40 năm, cũng đã có một số linh mục và tu sĩ được gửi đi tu học tại Roma. Có thể chia lịch sử Liên Tu Sĩ Roma thành ba giai đoạn chính: giai đoạn I (1919-1956) là giai đoạn tiền thân của Liên Tu Sĩ Roma; giai đoạn II (1957-1975) từ ngày thành lập cho tới biến cố 30-4-1975; giai đoạn III (1975-2007) từ khi đất nước thống nhất cho tới thời điểm làm cuốn Kỷ Yếu 50 năm; và giai đoạn IV (2007-2017) từ năm 2007 cho tới nay.

Giai đoạn I: tiền thân của Hội Liên Tu sĩ Roma từ 1919 đến 1956



Tại Palazzo di Propaganda Fide

Trong các năm 1918-1919 đã có một số linh mục thuộc các giáo phận Huế, Hà Nội, Phát Diệm, Quy Nhơn và Sài Gòn, được gửi sang du học Roma, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Phêrô Maria Ngô Đình Thục. Đức Cha Ngô Đình Thục là vị đã xướng xuất và lập ra “Hội Alma Mater” nhằm cổ võ các chủng sinh theo học tại Trường Truyền Giáo và ra về hoạt động tại các nước trên thế giới. Tờ “Alma Mater” vẫn được phát hành cho tới nay. Tòa nhà nơi các sinh viên ở, học và chịu chức là Dinh Bộ Truyền Giáo tại Piazza di Spagna hiện nay.

** Tại Collegio Urbano

Việc gửi sinh viên sang Roma tiếp tục tiến hành đều đặn theo nhu cầu của các giáo phận. Với số sinh viên giatăng Bộ Truyền Giáo quyết định xây Trường Urbano, trên đất của một nhà thương tâm thần cũ. Từ năm 1927 các sinh viên cư ngụ tại Trường Urbano và học tại Đại Học Urbaniana.

Trong số các sinh viên có: Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn, các cha Phêrô Vũ Kim Điện Bề trên Convitto Vietnamita, Luca Trần Văn Huy (bào huynh của Đức Ông Trần Văn Khả), Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, vv...

Trong thời kỳ này vào mùa hè, các chủng sinh ra nghỉ tại Castel Gandolfo và có các sinh hoạt chung như viết các bài khảo luận về thần học, triết lý, mục vụ vv... với chủ đích xây dựng tinh thần làm việc chung để khi về Việt Nam sẽ dễ dàng cộng tác với nhau hơn. Anh em cũng thành lập “Hội Lê Bảo Tịnh” và một tủ sách, và cho ra tờ “Đường Sống” là tờ báo viết tay nhỏ, khoảng 50 trang, chuyền cho nhau đọc. Trong bài viết các vị gọi nhau là “ông”. Một số các tài liệu viết tay này, với các nét chữ bằng mực rất đẹp, còn được lưu giữ dưới hầm thư viện của Đại Học Urbaniana hiện nay.

Tại Collegio San Pietro

Để đáp ứng các nhu cầu gia tăng năm 1946 Bộ Truyền Giáo cho xây thêm Trường Thánh Phêrô trên khu đất do Hiệp Hội Thánh Phêrô mua lại của nữ bá tước Casale, và năm đó có tám sinh viên linh mục Việt Nam đầu tiên nhập trường.

Các Dòng Tu

Tu sĩ đầu tiên dòng Đa Minh sang du học Roma là Đức Cha Đaminh Hoàng Văn Đoàn. Từ năm 1951 trở đi các tu sĩ Đaminh được gửi sang Roma đều đặn hơn.

Trong thập niên 1930 Dòng Chúa Cứu Thế cũng gửi người sang du học Roma trong có có Cha Chân Tín.

Giai đoạn II: từ năm thành lập 1957 đến 1975



Thành lập Liên Tu Sĩ Roma

Hội Liên Tu sĩ Roma được thành lập tại Collegio San Pietro trong niên khóa 1957-1958, do các Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng, Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và Phaolô Huỳnh Đông Các, khởi xướng. Các linh mục thành viên trong niên khóa đó và các niên khóa tiếp theo thuộc các giáo phận Bùi Chu, Phát Diệm, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Hóa, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ, Long Xuyên.

** Vì hoàn cảnh đất nước các linh mục du học không thể trở về giáo phận gốc của mình ở miền Bắc được nên Bộ Truyền Giáo khuyên gia nhập một trong các giáo phận miền Nam.

Với nhu cầu gia tăng năm 1960 Bộ Truyền Giáo cho xây thêm Collegio San Paolo để nhận các sinh viên triết học, và dành Collegio Urbano cho sinh viên thần học. Trong thời kỳ này số các thầy Việt Nam được khoảng trên dưới 30.

Cũng có các tu sĩ như thầy Dominico Nguyễn Khoát Đạt, Dòng Đa Minh, thầy Placido Nguyễn Văn Diễn, Dòng Chúa Cứu Thế và thầy Romualdo Trần Văn Phiên, dòng Xitô.

Các nữ tu thuộc nhiều dòng khác nhau gia nhập Liên Tu Sĩ Roma và cũng giữ các nhiệm vụ trong Ban Chấp Hành như: chị Jean Trần Thị Ngọc Anh dòng Saint Paul de Chartres làm Phó Chủ Tịch thời Cha Chủ Tịch Trần Đình Tứ; chị Sabina Tuyết cũng dòng Saint Paul de Chartres làm Thủ Qũy dưới thời cha Chủ Tịch Nguyễn Công Đoan; chị Maria Hoàng Thị Lê dòng Mến Thánh Giá Thừa Sai Huế làm Phó Chủ Tịch và chị Maria Trần Thị Xuân Hiền dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ làm Thủ Qũy thời Đức Ông Chủ Tịch Trần Văn Khả; chị Cecilia Phạm Thị Tiến làm Trưởng Ban Thánh Nhạc và Văn Nghệ trong nhiều năm.

Mục đích của Liên Tu Sĩ Roma là thắt chặt mối dây liên kết yêu thương và tạo dịp để gặp gỡ nhau. Điều 2 bản Nội Quy được chấp thuận ngày 19-11-1962 ghi như sau: “Liên Tu Sĩ Roma nhằm mục đích liên lạc giữa các Anh Chị Em Tu Sĩ Việt Nam tại Roma, để gây tình tương thân cộng tác trong hiện tại và tương lai”.

Sinh hoạt

Hội tiếp đón các các thành viên linh mục, chủng sinh và nam nữ tu sĩ tới Roma tu học hay làm việc. Dần dần các sinh hoạt của hội do các chủng sinh Trường Truyền Giáo đảm trách. Các thầy làm Chủ Tịch và đảm trách các tiểu ban Thánh Nhạc và Văn Nghệ. Thầy Giuse Hoàng Minh Thắng đã lo về Thánh Nhạc và Văn Nghệ trong nhiều năm.

** Hội thường xuyên tổ chức các buổi họp vào đầu niên khóa, thường là cuối tháng 9 đầu tháng 10, mừng Tết Nguyên Đán tháng giêng hoặc tháng hai, và họp cuối năm vào đầu tháng năm. Ngoài ra còn có các buổi họp đặc biệt mỗi khi có các biến cố lớn, các Giám Mục Việt Nam đến Roma, tấn phong Giám Mục, chịu chức Linh Mục, Vĩnh Thệ vv... Vào giữa thập niên 1990 dưới thời Đức Ông Trần Văn Khả làm Chủ Tịch có thêm buổi gặp gỡ trong mùa Vọng để mừng lễ Giáng Sinh trước, và ngày tĩnh tâm trong mùa Chay.

Hội cũng tổ chức một Thư Viện Việt Nam mang tên “Thư Viện Lê Bảo Tịnh” tại Trường Truyền Giáo, để các hội viên tham khảo khi cần làm luận án về Việt Nam, cũng như đọc thêm để biết về lịch sử văn hóa Việt Nam và để khỏi quên tiếng Việt. Phần lớn sách do các cựu hội viên từ Việt Nam gửi biếu, trong đó có các cha Trần Phúc Vỵ và Trần Phúc Nhân, hay do hội mua và do các sinh viên rời trường để lại, khiến cho thư viện thêm phong phú. Dĩ nhiên, ngoài các sách tham khảo cũng có nhiều tiểu thuyết và chuyện kiếm hiệp nữa. Sau năm 1977 Thư Viện Lê Bảo Tịnh đã được đưa xuống Thư Viện chung của Đại Học Urbanina cùng với Thư Viện Tầu và Thư Viện Nhật.

Hy vọng trong tương lai gần, với sự hỗ trợ của Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo và cha Antôn Bùi Kim Phong Phụ tá Giám Đốc Trung Tâm Văn Hóa Á châu, các linh mục tu sĩ nam nữ sinh viên Việt Nam phục hưng và phát triển Thư Viện Lê Bảo Tịnh cho các thế hệ tương lai.

Hội Liên Tu sĩ Roma cũng cho ra tờ “Liên Kết”, đánh máy quay roneo, gồm tin tức xa gần, một ít bài khảo cứu, tường thuật các sinh hoạt chung, Sớ Táo Quân đầu năm “chọc ghẹo” vị này vị kia, đặc biệt là các cha, các thầy có tuổi và các chị. Có những tay viết nghịch ngội, chuyên nhái giọng văn kinh bổn và giáo lý ngày xưa, hay giọng văn và lời bàn của tiểu thuyết kiếm hiệp khiến người đọc cười “đứt ruột và sa nước mắt”. Ai cũng sợ bị nêu danh, nhưng khi được lên báo, thì lại “thích chí đến ngủ không được”. Vào thời Đức Ông Nguyễn Văn Phương làm Chủ Tịch, Cố Kết làm Phó Chủ Tịch và cha Vũ Thành làm Thư Ký, thầy Cố Đạt Dòng Đa Minh và Mẹ Huy Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, là hai nhân vật hay được nhắc tới nhất. Mùa hè Thầy Cố đi thăm con cái ở Tây Ban Nha hay Mỹ, làm gì mọi người đều biết cả. Cả những chuyện Cha Khả dặn Thầy đừng có cho Cố Kết biết, rốt cuộc Thầy Cố cũng dặn Cố Kết đừng có nói với ai, và thế là bàn dân thiên hạ đều biết hết qua tờ Liên Kết.

Vào những năm trước 1975 khi cha Nguyễn Công Đoan làm Chủ Tịch, Đức ông Nguyễn Văn Phương làm Phó Chủ Tịch và chị Sabine Tuyết làm Thủ Qũy, Liên Tu Sĩ Roma sinh hoạt rất mạnh mẽ. Cha Đoan thường xuyên lặn lội đi xe bus tới thăm anh chị em ở các nhà khác nhau, khiến cho tình đoàn kết gắn bó được thắm thiết hơn.

Giai đoạn III: từ 1975 đến 2007



Biến cố năm 1975 tạo ra một hoàn cảnh mới cho các linh mục, chủng sinh tu sĩ Việt Nam tại Roma. Một đàng vì ai cũng thấy rằng từ nay miền Nam đang đi vào một giai đoạn khó khăn, như đã xảy ra tại miền Bắc từ năm 1945 trở đi. Đàng khác ngày trở về không còn nữa và việc liên lạc với quê nhà, giáo phận, dòng tu sẽ rất khó khăn. Thêm vào đó viễn tượng làm việc ở nước ngoài cũng phức tạp, không dễ dàng, vì lạ người lạ cảnh, tiếng nói, tâm tình, phong tục, tập quán... Biết các lo âu ấy, Bộ Truyền Giáo cũng như Bề Trên các Dòng khuyến khích nâng đỡ để mọi người học cho xong, và nếu cần sẽ được giúp đỡ trong môi trường làm việc.

Trong bối cảnh mới đó Liên Tu Sĩ Roma tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nâng đỡ nhau như những người tha hương không ngày về. Tuy nhiên, số hội viên ngày càng giảm, vì từ Việt Nam không còn ai được gửi qua tu học nữa. Hội hầu như tan dần, chỉ còn lại ít vị có công việc làm tại Roma. Các anh chị đã học xong thì tìm đến các nước khác làm việc mục vụ. Từ nay sinh hoạt của Liên Tu Sĩ do các Linh Mục còn lại làm việc trong các Bộ của Tòa Thánh hoặc các Dòng tu, đảm nhận. Tuy các sinh hoạt vẫn được duy trì đều đặn, nhưng Liên Tu Sĩ dần dần già đi.

Sau năm 1979 làn sóng vượt biên ào ạt xảy ra khiến cho nhiều chủng sinh cũng theo thân nhân gia đình ra đi đến các nước khác. Bộ Truyền Giáo đã tiếp nhận những chủng sinh muốn tiếp tục theo đuổi ơn gọi linh mục của mình. Từ đó Liên Tu Sĩ Roma lại có thêm nhiều thành phần trẻ trung hơn. Sau này có thêm nhiều linh mục sinh viên triều và dòng từ các nước khác sang Roma tu học khiến cho số thành viên đông hơn, nhưng cũng không đem lại cho Liên Tu sĩ Roma nhiều sinh khí.

** Cho tới giữa thập niên 1980 nhiệm kỳ của Ban Chấp Hành chỉ kéo dài 1 năm. Nhưng sau đó việc bầu Ban Tân Chấp Hành gặp nhiều khó khăn, vì có nhiều vị được bầu “chối ngoay ngoảy” không chấp nhận. Nhiều vị trong buổi họp đầu năm sinh hoạt tự dưng biến mất “tưởng là đi lạc phải đi báo cảnh sát”, té ra vì sợ bị bầu làm Chủ Tịch hay thành viên Ban Chấp Hành. Sau đó mọi người đã đồng ý kéo dài nhiệm kỳ là 2 năm để tránh cảnh “dẫy nảy khủng hoảng đứng tim”.

Khi Cha Trần Văn Khả làm Chủ Tịch và Cha Cao Minh Dung làm Thư Ký, tờ “Liên Kết” được tái bản với tên mới là tờ “Liên Lạc Thông Tin Liên Tu sĩ Roma”, với hình thức và nội dung rất khiêm tốn, đánh máy và fotocopi. Sau đó nó trở thành “Bản Tin Liên Tu Sĩ Roma” đánh vi tính và fotocopi. Dưới thời cha Hoàng Minh Thắng làm Chủ Tịch, chị Đào Thị Thu Thủy OP làm Thư Ký, “Danh Sách LTSR” và “Bản Tin LTSR” có hình thức hoàn toàn mới mẻ, và được trình bầy đẹp hơn, nhờ công sức và hy sinh của Chị Đào Thủy. Từ nhiều năm nay, “Bản Tin Liên Tu Sĩ Roma” được gửi cho các hội viên qua hệ thống Internet.

Tuy nhiên, biến cố 30-4-1975 đã khiến cho Liên Tu Sĩ Roma và Giáo Hội tại Việt Nam đóng góp nhân lực cho một số cơ quan trung ương của Tòa Thánh, và các Đại Học Giáo Hoàng: Các Đức Ông làm trong các Bộ; các cha và các chị phục vụ cho hai Chương Trình Việt Ngữ Veritas và Vaticăng; các Linh Mục dòng triều giảng huấn tại các Đại Học Urbaniana, Angelicum, Antonianum, Regina Mundi, Castel Gandolfo, và giữ các chức Phân Khoa Trưởng hoặc Phó Giám Đốc Trung Tâm Linh Hoạt Truyền Giáo Quốc Tế (CIAM).

Năm 1994 đánh dấu một khúc rẽ mới với bốn Linh Mục đầu tiên từ Việt Nam sang du học, hai vị từ miền Bắc là Cha Giuse Đặng Đức Ngân (Hà Nội), Cha Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm (Vinh), và hai vị từ miền Nam là Cha Phêrô Phạm Ngọc Phi (Nha Trang) và Cha Stephano Tri Bửu Thiên (Cần Thơ).

Trong cùng năm đó cũng có gần 10 Linh Mục khác từ Hoa Kỳ và Lào sang tu học. Và trong các năm kế tiếp số linh mục triều và dòng cũng như các nữ tu Việt Nam hay các nơi khác đến Roma động hơn. Đặc biệt số các nữ tu từ Việt Nam sang tu học gia tăng mạnh mẽ trong các năm 1996-1998, khiến cho “nữ thịnh nam suy”. Nhưng trong các năm 2005-2007 số các Cha và các Thầy từ Việt Nam hay các nơi khác đến Roma tu học tăng nhanh lại khiến cho “nam thịnh nữ suy”, và nâng tổng số các hội viên lên xê xích 200-230 người. Dĩ nhiên con số này vẫn còn qúa bé nhỏ, so với nhu cầu đào tạo giảng huấn và tông đồ mục vụ to lớn của Giáo Hội tại Việt Nam cũng như tại các nơi khác trên thế giới. Hy vọng trong tương lai Liên Tu Sĩ Roma có thể vui mừng đón tiếp nhiều hội viên hơn nữa.

** Tuy nhiên, phải cảm tạ Chúa vì Liên Tu Sĩ Roma được hồi sinh với các hội viên rất trẻ trung, hăng hái, sinh động và đa tài. Phần đóng góp của mọi người, đặc biệt của các Cha các Thầy và các Chị Don Bosco, các Chị Mến Thánh Giá Phát Điệm, các Chị Gia Đình Hồng ân Thiên Chúa, các Chị sinh viên Foyer Phaolo VI và Trung Tâm Giubileo khiến cho các buổi sinh hoạt, đặc biệt là các buổi văn nghệ mừng Xuân ngày càng mang sắc thái “nghề nghiệp” và tươi vui hứng khởi.

Không thể kết thúc đôi dòng lịch sử Liên Tu Sĩ Roma mà không nhắc đến niềm vui và hạnh phúc lớn lao của những người con sống xa quê hương nhưng được liên kết với Giáo Hội Mẹ một cách đặc biệt khắng khít. Nhịp cầu nối kết ấy được thể hiện và củng cố qua sự hiện diện khích lệ của các Hồng Y và Giám Mục Việt Nam trong các chuyến viếng thăm Tòa Thánh hay tham dự các cuộc họp của các cơ quan trung ương Tòa Thánh hoặc Thượng Hội Đồng Giám Mục. Chính trong những dịp gặp gỡ này Liên Tu Sĩ Roma biết được các khó khăn, thách đố âu lo, cũng như những niềm vui an ủi hy vọng và những tiến triển của Giáo Hội và quê hương dân tộc.

Đáng ghi nhớ là sự hiện diện của Đức Cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn, Giám Mục Phó Hà Nội, tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới năm 1974. Sau hơn 20 năm đóng kín đây là lần đầu tiên một Giám Mục miền Bắc đến Roma tham dự sinh hoạt của Giáo Hội Hoàn Vũ. Năm 1980, lần đầu tiên trong lịch sử, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thống nhất sang Roma viếng mộ hai Thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh, chỉ trừ Đức Cha Đaminh Lê Hữu Cung vắng mặt. Trong lần “Ad Limina” năm 1985 chỉ có Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình và Đức Cha Huỳnh Đông Các. Trong hai lần “Ad Limina” 1990 và 1995 có đầy đủ hầu hết các Đức Cha trong Hội Đồng Giám Mục, chỉ thiếu 4 Đức Cha Huỳnh Văn Nghi, Nguyễn Văn Nam, Lê Phong Thuận và Nguyễn Văn Nhơn.

Đặc biệt Liên tu Sĩ Roma đã được tham dự các lễ nghi vinh thăng 5 Hồng Y của Giáo Hội Việt Nam: ĐHY Giuse Maria Trịnh Như Khuê (1976), ĐHY Giuse Maria Trịnh Văn Căn (1989), ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng (1995), ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (2001) và ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (2003).

Ngoài ra Liên Tu Sĩ Roma cũng đã được hân hạnh góp phần trong một số biến cố quan trọng như lễ tôn phong Hiển Thánh 117 Vị Tử Đạo Việt Nam (19-6-1988), lễ phong chân Phước cho Thầy Giảng Anrê Phú Yên (5-3-2000) và đại hội Hội Ngộ Niềm Tin (24-27/7/2003).

Để sống tình hiệp thông trên đây một cách cụ thể các hội viên Liên Tu Sĩ Roma có truyền thống nhận một ngày trong tuần để cầu nguyện cho Giáo Hội và quê hương Việt Nam. Và hằng năm vào địp mừng Xuân mọi người tặng một chút quà tượng trưng gọi là “hái lộc cho Giáo Hội và quê hương Việt Nam”. Số tiền này được bỏ vào “Qũy Giáo Hội Việt Nam”. Dịp mừng Xuân Đinh Hợi “lộc cho Giáo Hội và quê hương Việt Nam” được hơn 1.000 Euros. Ngoài ra hằng ngày từ gần 30 năm qua có sự đóng góp âm thầm của các anh chị em trong hai Chương Trình Việt Ngữ Vaticăng và Veritas, cũng như những giúp đỡ khác theo các yêu cầu Giáo Hội từ Việt Nam gửi sang.

Bên cạnh các tin vui cũng có các tin buồn. Năm 2002 LTSR mất đi ba vị đàn anh đáng kính: Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ (16-7), ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (16-9) và cha Phêrô Trần Đoàn Kết (30-12).

Năm 2007, LTSR xuất bản cuốn Kỷ Yếu 50 năm.

**

Giai đoạn IV: từ 2007 đến 2017



Với số các Linh Mục, tu sĩ nam nữ tu học gia tăng, hầu như năm nào cũng có vài vị Tân Tiến Sĩ hay Tân Cử Nhân. Các vị đã học xong từ giã gia đình LTSR về nhà làm việc. Các vị mới tới thế chỗ các lớp đàn anh đàn chị để lại. Ngoài các cha thuộc các giáo phận và các dòng quốc tế như Đa Minh, Phanxicô Viện Tu, Chúa Cứu Thế, dòng Tên, Don Bosco, Anh Em Hèn Mọn, Ngôi Lời, Vinh Sơn, Camillô, Hiến Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm, Thừa Sai Đức Tin, Đạo Binh Chúa Kitô, Đan Viện Biển Đức Thiên An, Xitô Châu Sơn, Xitô Phước Sơn, dòng Truyền Giáo thánh Carolo Scalabrini, Tu hội truyền giáo Thánh Vinh Sơn, còn có các cha các thầy dòng Cát Minh, Thánh Thể, Thánh Tâm Chúa Giêsu, Chúa Ba Ngôi, Gioan Thiên Chúa, Biển Đức, cũng như các thày thuộc nhiều giáo phận và dòng tu Việt Nam. Cũng có một số vị đến từ Na Uy, Úc, Đan Mạch, Hoa Kỳ.

Về phiá các chị ngoài các dòng quốc tế như Đa Minh, thánh Phaolô thành Chartres, Tiểu Muội Chúa Giêsu, Con cái Đức Mẹ Phù Hộ, Têrexa Calcutta, Thừa Sai Phan Sinh Assisi, Gioanna Antida Thouret, Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Tận Hiến Chúa Thánh Thần, Camelô, Thánh Clara Assisi, Ba Ngôi Rất Thánh, Phan Sinh Elidabét, Thừa sai Ursuline Thánh Tâm, Nữ tu Thừa Sai Đức Tin, Đức Bà Truyền Giáo, Nữ Tu Chúa Ba Ngôi Rất Thánh, Nữ Tỳ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Gia đình Hồng Ân Thiên Chúa, Nữ thừa tác các bệnh nhân thánh Camillo, Nữ tu Camelitane, Bác ái trong mọi sự, Nữ Tỳ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thêm vào đó là các chị Mến Thánh Giá, Đaminh, Mân côi các giáo phận, Khiết Tâm Đức Mẹ vv..

Hoa trái đầu tiên của thế hệ các linh mục tu học là ba Giám Mục miền bắc các Đức Cha Chu Văn Minh, Đặng Đức Ngân, Vũ Tất, và ĐC Tri Bửu Thiên miền nam. Trong thập niên 2007-2017, LTSR lại vui mừng được tin các cha cựu thành viên được bổ nhiệm làm Giám Mục ở Việt Nam: ĐC Nguyễn Năng, ĐC Đinh Đức Đạo, ĐC Nguyễn Văn Mạnh, ĐC Nguyễn Anh Tuấn. Đặc biệt, cha Nguyễn Văn Long OFMConv được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá gốc Việt Nam đầu tiên ở Úc (tổng địa phận Melbourne) và sau đó làm Giám mục chính tòa địa phận Parramatta (Sydney). ĐC Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, GM Phụ Tá Tổng giáo phận Toronto Canada.

Vào cuối tháng 12 năm 2011 Đức Ông Đaminh Vũ Văn Thiện giám đốc Foyer Phát Diệm đã về nhà Cha. Thánh lễ tiến biệt ĐÔ dã được cử hành ngày mùng 4-1-2012 trong sân nhà Quản Lý Phát Diệm do cha Gioan Trần Mạnh Duyệt tân giám đốc chủ sự.

** Sự kiện Cha Giuse Bùi Công Trác được chỉ định làm Phó giám đốc Trường truyền giáo quốc tế thánh Phaolô (2012-2016) cũng là một tin vui cho LTSR, vì cũng từ đó Trường Thánh Phaolô là nơi duy nhất có đủ chỗ trở thành nơi sinh hoạt của cộng đoàn Việt Nam Roma trong các ngày lễ. Cha Trác đã giã từ LTSR để về làm Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.

Sau mấy chục năm làm việc tại Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích (1978-2008) năm 2009 Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả đã từ giã Roma để về hưu tại Việt Nam đồng thời giúp Giáo Hội quê nhà. Đức Ông đã qua đời ngày 17-11-2017 vừa qua. Năm sau đó Đức Ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, sau hơn 40 năm làm việc tại Bộ Truyền Giáo, cũng từ giã Roma về hưu trí tại Vĩnh Long. Hiện Đức Ông là Cha Chính giáo Phận.

Trong các ngày cuối tháng giêng 2018 sau 20 năm làm việc tại Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình Đức Ông Phaolô Phan Văn Hiền cũng đã từ giã giáo đô và LTSR để về làm việc tại tổng giáo phận Los Angeles bên Hoa Kỳ.

Ngoài các lần được gặp gỡ các Giám Mục Việt Nam qua viếng thăm mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô, LTSR đã vui mừng tham dự các lễ nghi vinh thăng Hồng Y và tạ ơn của ĐTGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ngày 14-2-2015.

Trong năm 2015 LTSR cũng vui mừng có thêm Đức Ông Phêrô Bùi Đại thuôc Hội Đồng Toà Thánh Cor Unum Đồng Tâm, và năm 2016 Đức Ông Gioan Baotixita Phạm Mạnh Cương làm việc trong Hội Đồng Giáo Hoàng về văn bản luật. Ngoài ra, cũng năm đó (2016), LTSR cũng vui mừng đưọc tin cha Toma Nguyễn Đình Anh Nhuệ 46 tuổi được bổ nhiệm làm Viện trường đại học Seraficum và là viện trưòng trẻ nhất trong các đại học ở Roma

Mừng 60 năm thành lập Liên Tu Sĩ Roma là dịp để các thành viên cùng nhau dâng lời chúc tụng cảm tạ Thiên Chúa đã cho mình có cơ hội đến Roma để sống những tháng năm hữu ích và hạnh phúc tại trung ương Giáo Hội Hoàn Vũ và có cơ may tu học hầu sau này phục vụ Giáo Hội tại quê hương Việt Nam cũng như tại các nơi khác trên thế giới. Đây cũng là dịp khích lệ các thành viên cố gắng tiếp tục thể hiện mục đích ban đầu của Liên Tu Sĩ Roma là tạo bầu khí yêu thương nhau, hiệp thông và cộng tác với nhau ngay từ Roma này để có thể hợp tác làm việc với nhau tại quê nhà.

Trong tâm tình tri ân chúc tụng Thiên Chúa LTSR cũng cảm ơn các Đức Hồng Y, và các Đức Cha đã luôn dành cho Liên Tu Sĩ Roma những cảm tình và sự khích lệ đặc biệt. Ngoài món quà tinh thần là lời cầu nguyện, đôi khi các vị còn tặng quă vật chất nữa.

Xin Thiên Chúa Ba Ngôi, qua lời bầu cử của Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse, chúc lành cho các hội viên đang hiện diện tại Roma, trên quê hương Việt Nam hay đó đây toàn thế giới và cho mọi ân nhân gần xa. Xin Chúa Giêsu Kitô phục sinh cho những anh chị em đã qua đời được vui hưởng thánh nhan Chúa trên quê hương vĩnh cửu.

LM Giuse Hoàng Minh Thắng
 
Văn Hóa
Tản mạn đời tha hương: Làm Quen Văn Hóa Nước Mỹ
Lm Giuse Nguyễn Văn Thư
09:38 12/03/2018

Biến cố 1975



Với các diện HO, ODP, OD ‘ghe’ và cả OD ‘chân’, bà con tỵ nạn CS được các quốc gia thương đón nhận cho vào định cư, tính tới 3 triệu người. Riêng tại Mỹ có hơn nửa con số đó. Thế là bà con mình ráng hội nhập, ráng vươn lên…Cuối cùng đâu cũng vào đấy. Người Mỹ liên tục sửng sốt với bao thành công bất ngờ của người Việt. Họ nhìn ra đám con cháu Lạc Hồng chịu khó, kiên nhẫn và cũng ‘lanh trí’ hơn nhiều sắc dân khác, kể cả nhóm ‘Latino’ đã hiện diện ở đây lâu đời.

Về mặt chính trị, sau khi Người Mỹ ‘móc ngoặc’ với Trung Cộng và rồi ‘tháo chạy’ khỏi Việt Nam, có khá nhiều người thấy ngậm ngùi tủi sầu. Tuy nhiên vì lý tưởng tự do và tương lai cho con cháu, bà con ta vẫn cứ âm thầm bước tới, dù tinh thần cũng như vật chất của thuở ban đầu tại xứ người khá là ảm đạm. Trời không phụ kẻ có thiện ý ! Mây mù sẽ dần tan và mặt trời sẽ lại rạng sáng. Ánh bình minh đã và đang chiếu rọi…

Ngoài cái mục tìm giúp đỡ cho có công ăn việc làm cũng như nơi ăn chốn ở, bà con ta còn phải vật lộn với ngôn ngữ và chữ viết hoàn toàn khác lạ. Bao tháng ngày miệt mài dự lớp ESL vất vả rồi cũng vượt qua, để rồi nhào đi kiếm job, từ rửa chén nhà hàng, thầu cắt cỏ, tới chạy Taxi, bán xe lunch, làm ‘hair and nail’…Tất cả đều nhắm vào tương lai đàn con. Có vị ngôn rằng bao bậc phụ huynh đã kiên trì ‘cúi xuống’ cắt móng tay móng chân cho khách Mỹ trắng Mỹ đen, để rồi mong thấy con cái mình nay mai sẽ được ‘ngẩng lên’ nhận bằng bác sĩ, luật sư…

Câu chuyện hội nhập



Mới vào Mỹ, đa số dân mình choáng ngợp với những khu mua sắm, siêu thị khổng lồ. Rồi xe hơi Mỹ đâu ra mà nhiều thế ! Mà người ta chỉ khoái sài ‘thẻ’, chứ không ưa dùng tiền mặt. Tên gọi tên họ bị đổi lộn tùng phèo. Gặp nhau là nhoẻn miệng chào ‘hi’ thân thiện. Chó mèo và cây cỏ thì được cưng hết cỡ. Quý bà thì được ưu tiên về mọi thứ. Lúc nào dân cũng xếp hàng ‘get line’ trật tự. Trên xe bus hay nhà hành, ít ai nói truyện lớn tiếng…

Về mặt ‘an sinh xã hội’ thì chính phủ lo lắng nhu cầu tối thiểu cho dân. Kẻ tàn tật được chăm sóc thật kỹ. Mất việc thì được lương tạm để đi tìm job mới. Gặp tai nạn hay bệnh nặng khẩn cấp đều được các nhà thương chữa trị tức khắc. Con cái nào nào cũng được quyền lợi giáo dục phổ thông đầy đủ miễn phí. Mà nhà trường Mỹ dạy trẻ học tinh thần thẳng thắn và tự trọng rất sớm. Luật pháp ngăn cấm kỳ thị màu da, chủng tộc, tôn giáo. Dĩ nhiên đi làm có lợi tức thì ai ai cũng phải đóng thuế cho nhà nước. Trốn thuế là tội hình liên bang khá nguy hiểm.

Được hưởng đủ mọi quyền lợi, bạn có tự do làm nhiều thứ mình muốn, nhưng khi phạm pháp, cảnh sát sẽ’sờ gáy’ bạn liền. Cơ quan FBI có mặt khắp nơi như những bóng ma. Hệ thồng tư pháp và tòa án thì khỏi chê: Khó có ai nghe thấy chuyện tham nhũng đút lót, chạy chọt ở đây. Tư pháp, hành pháp và lập pháp hoàn toàn độc lập nhau, nên chả dễ gì mà có ‘độc tài’ !

Qua đây, bà con mình thấy dân địa phương rất mê thể thao. Các tổ chức bóng đá, bóng rổ hay bóng chày đều là những ngành kinh doanh lớn lao, rất có thế lực. Rồi dân Mỹ cũng sài tiền đi du lịch xả hơi rất nhiều. Họ thích sống thoải mái, kể cả suốt đời vay nợ, mong đời luôn ung dung sung sướng. Rồi luôn chuẩn bị về hưu tự lập, không dựa vào con cái.

Điều quan trọng nữa là lòng yêu chuộng tự do của nhân dân Hoa Kỳ. Tự do giúp con người phát triển năng khiếu và sáng kiến. Tự do giúp sự thông tin được nhanh chóng, đa chiều và trung thực hơn, giúp mọi người bầy tỏ lập trường dễ dàng và như vậy dễ tìm được chân lý. Tự do, trái ngược với sự bưng bít, giúp xã hội cởi mở, hạn chế được những sai trái và tội phạm. Tượng ‘Nữ thần tự do’ ở cảng New York nói lên Hoa Kỳ là đất tự do, mở vòng tay đón những ai bị áp bức từ muôn phương.

Trong văn hóa gia đình, dân Mỹ đề cao tính tự tập: các thành viên dù có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và cộng đồng, nhưng mỗi cá nhân đều phải tập cho mình thói quen tự lập ngay từ khi còn bé. Ví dụ như các em phải tự đến trường và về nhà bằng xe buýt (school bus), mỗi ngày đều có giờ tự học ở trường...Song song đó, đề cao tính cá nhân và nhân quyền, nghĩa là mỗi thành viên trong gia đình đều được tôn trọng và được đảm bảo về quyền bình đẳng con người. Nhiều người Việt khi định cư ở Mỹ bày tỏ e ngại rằng điều này sẽ tạo nên tính ích kỷ, và ảnh hưởng đến truyền thống kính trên nhường dưới của văn hóa Á Đông. Nhưng, thật ra các đặc tính trên giúp cho mỗi cá nhân tự ý thức hơn về sự tôn trọng bản thân, và qua đó sẽ biết cách tôn trọng người khác.

Ở Mỹ, có một khái niệm văn hoá đã thành văn: “Nồi hầm nhừ” (Melting-pot). Với người Mỹ, ai cũng hiểu điều này. Đó là, tất cả mọi thứ đều được cho vào “nồi nấu” để nấu cho nhuyễn, hoặc có thể hiểu nó là một nơi mà ở đó những con người, những nền văn hoá và tư tưởng các loại đan xen lẫn nhau. Ai xứng danh là một người Mỹ, thì người đó phải hấp thu một cách tất yếu những giá trị văn hoá khác nhau, và sự hấp thu của họ góp phần hình thành nên phong cách Mỹ.

Mỗi người Mỹ đều tự khẳng định rằng, dù trong xã hội làm nghề gì, giàu hay nghèo, đã có những hành động gì... thì chính tôi đã tự tạo ra bản sắc của tôi. Vì vậy, mỗi người Mỹ không chịu nhờ vả ai, họ đi lên bằng chính đôi chân của mình; bởi họ quan niệm rằng, “vận mệnh không ai trao cho mình bằng chính mình tạo ra”. Với suy nghĩ đó, họ chấp nhận hứng trải cuộc sống trong niềm tin, sự lạc quan về một kết cục tốt đẹp. ở Mỹ, chủ nghĩa tự do là cơ sở cho chủ nghĩa cá nhân phát triển, vì trong dòng chảy cuộc sống, mỗi cá nhân tự khẳng định mình trong sự sáng tạo. Sự sáng tạo đó được xã hội công nhận trong chừng mực cá nhân đó thành đạt và có ích cho xã hội.

Tóm lại, nước Mỹ với những yếu tố tự nhiên cùng sự chuyển biến xã hội, từ khi hình thành cho đến khi nó đi vào quỹ đạo phát triển, là quá trình hình thành nên tính cách Mỹ. Nước Mỹ có điều kiện phát triển không giống bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, và tính cách của người Mỹ cũng khác biệt tương tự. Nhờ tính cách này mà người Mỹ luôn xác định được phương hướng nhân sinh phù hợp, để hành động và tạo hiệu quả tốt. Một quốc gia thịnh hay suy chủ yếu là do yếu tố con người của quốc gia đó. Chính người Mỹ và tính cách của họ đã làm nên sự phồn vinh và thịnh vượng của đất nước họ. Bằng nội lực con người cộng với “thiên thời, địa lợi” nước Mỹ đã trở thành một siêu cường về nhiều lĩnh vực, chỉ sau 4 thế kỷ.

Cá tính Mỹ là sự hoà quyện lẫn nhau bởi các giá trị văn hoá, văn minh của nhiều dân tộc trên thế giới. Nó là một cá tính tồn tại trong đa dạng, nhưng lại hết sức độc đáo. Sự độc đáo này đã làm nên một phong cách riêng biệt – phong cách Mỹ. Dân mình có thể còn giận mấy chính khách và lãnh đạo Mỹ đã một lần ‘xử tệ’ với Việt Nam, nhưng chớ quên rằng dân chúng Mỹ luôn có lòng nhân ái và khoan dung.

Nghĩ gì đây ?



Bà con Việt tha hương ngày hôm nay đã phần nào hiểu rõ về những chuyện trên đây. Nhưng mình nên có thái độ nào trong thực tế đây ? Dĩ nhiên là không thể lội ngược dòng. Luôn phải tìm cách tạo cảnh thuận buồm xuôi gió. Ở La Mã thì trở nên người La Mã. Cổ nhân dạy thế. Nhưng mình da vàng mũi tẹt phải có chút chi đặc thù chứ ? Dân Tàu và Do Thái lúc nào cũng chỉ muốn là ‘Mỹ 50 %’, nhất là ‘Mỹ hóa’ ở chỗ giỏi hốt bạc: kiếm cho thật nhiều đô la để thiên hạ nể vì ! Còn lại họ giữ nhiều tập tục văn hóa riêng biệt lạ kỳ lắm.

Dân Việt mình kể cũng không đến nỗi dở. Đó đây già cũng nhắc trẻ cần bảo tồn những truyền thống cao đẹp của cha ông. Nhất là về nếp sống gia đình, trên kính dưới nhường. Chữ hiếu không hề được sao nhãng. Chuyện giáo dục học vấn phải đề cao hàng đầu.

Dân Việt ta cần phải mở rộng và học hỏi để chủ động trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên xứ người.

Hội nhập vào xã hội Mỹ là ráng học hỏi những thứ tinh hoa của họ nữa. Điều quan trọng nhất ở Mỹ là trung thực và thẳng thắn. Trong các nền văn hóa khác, người ta thường cho rằng nói quá thẳng hoặc thật về một vấn đề nào đó là bất nhã, tuy nhiên người Mỹ lại thích cởi mở, thẳng thắn, thậm chí đưa ra những ý kiến trái ngược và cả những tin tức xấu.

Ngoài ra, ta nên học ở người Mỹ: độc lập là một phần của sự đề cao con người trong văn hóa. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy để tự đứng lên trên đôi chân của mình – một sự khởi đầu cho tính độc lập. Đa phần học sinh Mỹ tự chọn lớp học, ngành học cho mình, tự chi trả một phần hay toàn bộ học phí, tự tìm việc, tự lên kế hoạch hôn nhân cho bản thân thay vì ỷ lại vào gia đình.

Nên nhớ nước Mỹ rất trọng tự do, nhưng trên hết là họ tôn sùng dân chủ (cách mạng chống sự cai trị của Anh quốc đã cho Mỹ cái danh hiệu ‘con chim đầu đàn’ của nền dân chủ thế giới, làm mẫu mực cho cách mạng Pháp 1789 và nhiều dân tộc khác trong việc lật đổ các chế độ độc tài). Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh ? Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới ?

Xem ra là như thế !

LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tulip
Diệp Hài Dung
08:56 12/03/2018
HOA TULIP
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Như bướm ong kia đùa cánh nhỏ
Nụ hoa tươi ngát thẹn thùng xinh
Mùi hương nhè nhẹ lung linh
Cho đời một phút si tình say mê…
(dhd)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 12/03/2018: Vấn đề các nữ tu giúp việc cho các linh mục và giám mục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:07 12/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Bài Giáo Lý Thứ 11 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Dâng Của Lễ trong Thánh Lễ

Hôm 28 tháng 2, 2018 tại Sảnh Đường Phaolô VI, Đức Thánh Cha đã giải thích về ý nghĩa của việc Dâng Của Lễ: “Trong bánh và rượu, chúng ta hiến dâng Ngài của lễ cuộc đời chúng ta, để nó được Chúa Thánh Thần biến đổi thành hy lễ của Đức Kitô và với Người trở nên một của lễ thiêng liêng duy nhất đẹp lòng Chúa Cha”.

Ngài nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Tiếp theo phần Phụng Vụ Lời Chúa - mà tôi đã suy niệm trong bài giáo lý trước – là phần cấu thành phần khác của Thánh Lễ, đó là Phụng Vụ Thánh Thể. Trong đó, qua các dấu chỉ thánh, Hội Thánh không ngừng làm cho Hy Tế của Giao Ước Mới được Chúa Giêsu đóng ấn trên bàn thờ của Thập Giá được hiện diện (x hiến chế Sacrosanctum Concilium, 47). Đó là bàn thờ đầu tiên của Kitô giáo, bàn thờ của Thập Giá, và khi chúng ta đến gần bàn thờ để cử hành Thánh Lễ, ký ức của chúng ta đi đến bàn thờ Thập Giá, nơi hy tế đầu tiên đã được thực hiện. Linh mục, thay cho Đức Kitô trong Thánh Lễ, thực hiện điều Chúa đã làm và đã trao phó cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly: Người cầm lấy bánh và chén, tạ ơn, rồi trao cho các môn đệ mà phán: “Các con hãy cầm lấy mà ăn ... mà uống: này là Mình Thầy... này là chén Máu Thầy. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.

Vâng lệnh Chúa Giêsu, Hội Thánh đã sắp xếp Phụng Vụ Thánh Thể theo những lúc tương ứng với các lời nói và cử chỉ Người đã làm buổi chiều trước Cuộc Khổ Nạn của Người. Do đó, trong việc chuẩn bị lễ vật, bánh và rượu được mang lên bàn thờ, nghĩa là các yếu tố mà Đức Kitô đã cầm trong tay. Trong Kinh Nguyện Thánh Thể, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì công trình cứu chuộc và các lễ vật trở thành Mình và Máu của Chúa Giêsu Kitô. Tiếp theo là việc bẻ bánh và rước lễ, mà qua đó chúng ta sống lại kinh nghiệm của các Tông Đồ đã nhận món quà Thánh Thể từ tay của chính Đức Kitô (x. Quy Chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma, 72).

Như thế, cử chỉ đầu tiên của Chúa Giêsu: “Người cầm lấy bánh và chén rượu” tương ứng với việc chuẩn bị lễ vật. Đây là phần thứ nhất của Phụng vụ Thánh Thể. Việc các tín hữu dâng bánh và rượu cho linh mục là điều thật tốt, bởi vì chúng biểu thị của lễ thiêng liêng của Hội Thánh được gom lại ở đó cho Bí Tích Thánh Thể. Thật là đẹp khi các tín hữu mang bánh và rượu lên bàn thờ. Mặc dù ngày nay “các tín hữu không còn mang bánh và rượu mà chính họ làm cho Phụng Vụ, như trước đây, nhưng nghi thức dâng các lễ vật này vẫn duy trì giá trị và ý nghĩa thiêng liêng của nó” (ibid., 73). Và liên quan đến việc này, có một việc thật ý nghĩa là, khi truyền chức một tân linh mục, Đức Giám Mục nói lúc ban cho vị này bánh và rượu: “Con hãy nhận lễ vật của dân thánh cho hy tế Thánh Thể” (Nghi thức truyền chức cho các giám mục, linh mục và của các phó tế). Dân Thiên Chúa là những người mang các lễ vật, bánh và rượu, lễ vật cao cả cho Thánh Lễ! Vì thế, qua dấu chỉ bánh và rượu, các tín hữu đặt lễ vật của chính họ trong tay linh mục, là người đặt nó trên bàn thờ hoặc bàn của Chúa. “đó là trung tâm của toàn thể Phụng Vụ Thánh Thể” (x. Quy Chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma, 73). Nghĩa là, trung tâm của Thánh Lễ là bàn thờ, và bàn thờ là Đức Kitô; chúng ta phải luôn luôn nhìn lên bàn thờ là trung tâm của Thánh Lễ. Do đó, tuân phục Lời của Thiên Chúa, trong “hoa mầu của ruộng đất và lao công của con người”, cam kết dấn thân của các tín hữu được dâng lên để biến chính họ thành một “của lễ đẹp lòng Thiên Chúa là Cha Toàn Năng hầu mưu ích cho toàn thể Hội Thánh”. Vì vậy, “đời sống của các tín hữu, đau khổ của họ, kinh nguyện của họ, công việc của họ, được kết hợp với những điều ấy (đời sống, đau khổ, kinh nguyện và công việc) của Đức Kitô và với toàn thể hy lễ của Người, và như thế có được một giá trị mới” (Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, 1368).

Dĩ nhiên là lễ vật của chúng ta thật ít ỏi, nhưng Đức Kitô cần sự ít ỏi này. Chúa đòi chúng ta rất ít, và Người ban cho chúng ta rất nhiều. Người đòi chúng ta rất ít. Người đòi chúng ta, trong cuộc sống thường nhật, có thiện tâm; Người đòi chúng ta một tâm hồn rộng mở; Người đòi chúng ta ý muốn được trở nên tốt hơn để chào đón Người là Đấng hiến mình cho chúng ta trong Bí tích Thánh Thể; Người đòi chúng ta những lễ vật biểu tượng này và sau đó sẽ trở nên Mình và Máu Người. Một hình ảnh của chuyển động cầu nguyện tự hiến này được tiêu biểu bằng trầm hương, khi bị đốt trong lửa, toả ra một làn khói thơm bay lên cao: việc xông hương các của lễ, như được làm trong các ngày lễ, việc xông hương Thánh Giá, bàn thờ, linh mục và dân tư tế biểu lộ cách hữu hình mối dây dâng hiến kết hợp tất cả các thực tại này với hy lễ của Đức Kitô (x. Quy Chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma, 75). Và đừng quên: có bàn thờ là Đức Kitô, nhưng luôn luôn quy chiếu về bàn thờ đầu tiên là Thánh Giá, và trên bàn thờ là Đức Kitô, chúng ta mang lên món quà ít ỏi của mình, bánh và rượu là những gì sẽ trở thành nhiều hơn: là Chính Chúa Giêsu, Đấng tự hiến cho chúng ta.

Và tất cả điều này là điều mà lời nguyện trên lễ vật cũng diễn tả. Trong đó, linh mục xin Thiên Chúa chấp nhận các lễ vật mà Hội Thánh dâng lê Ngài, qua việc khẩn xin hoa trái của việc trao đổi tuyệt vời giữa sự nghèo nàn của chúng ta và sự giàu sang của Ngài. Trong bánh và rượu, chúng ta hiến dâng Ngài của lễ cuộc đời chúng ta, để nó được Chúa Thánh Thần biến đổi thành hy lễ của Đức Kitô và với Người trở nên một của lễ thiêng liêng duy nhất đẹp lòng Chúa Cha. Và như thế việc chuẩn bị của lễ kết thúc, và dọn lòng chúng ta cho Kinh Nguyện Thánh Thể (x. ibid., 77).

Linh đạo về việc tự hiến, mà giây phút này của Thánh Lễ dạy chúng ta, có thể soi sáng những ngày sống của chúng ta, những mối liên hệ của chúng ta với tha nhân, những việc chúng ta làm, những đau khổ mà chúng ta gặp phải, giúp chúng ta xây dựng thành phố thế trần dưới ánh sáng Tin Mừng.

2. Tờ Quan Sát Viên Rôma phàn nàn nhiều nữ tu phải phục dịch không công cho các Hồng Y và Giám Mục

Trong một diễn biến khá ngỡ ngàng ấn bản hàng tháng “Donne Chiesa Mondo” của tờ Quan Sát Viên Rôma (L'Osservatore Romano), số ra ngày 1 tháng Ba, than thở rằng nhiều nữ tu thường bị đối xử như những người hầu không có khế ước lao động bởi các Hồng Y và các Giám Mục, là những người mà họ phải nấu ăn, giặt giũ, lau nhà cho mà gần như là không công.

Ấn bản tháng ba của nguyệt san “Donne Chiesa Mondo” – “Thế giới phụ nữ trong Giáo Hội”, cho biết “Một số chị phục vụ trong nhà của các Giám Mục và Hồng Y, một số khác làm việc trong nhà bếp của các cơ sở của Giáo Hội hoặc dạy học. Một số chị phục dịch cho các chức sắc nam giới của Giáo Hội phải thức dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng, và chỉ đi ngủ sau khi phục vụ bữa ăn tối, nhà cửa được dọn dẹp đàng hoàng, quần áo được giặt giũ và ủi tươm tất”

Một nữ tu chỉ được nêu là Chị Marie than thở là các nữ tu phục dịch hàng giáo sĩ nhưng “chẳng mấy khi được mời ngồi vào bàn ăn mà họ phục vụ”.

Nguyệt san “Donne Chiesa Mondo” của tờ Quan Sát Viên Rôma đã ra mắt số đầu tiên cách đây sáu năm như một phụ bản của tờ Quan Sát Viên Rôma. Bây giờ nguyệt san này là một tạp chí độc lập, được phân phối miễn phí trên mạng và được chèn vào các tờ báo in bằng tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, Pháp và tiếng Anh của tờ Quan Sát Viên Rôma.

Chủ biên của tạp chí này là Lucetta Scaraffia, một người trong nhiều dịp khác nhau đã cho thấy xu hướng nữ quyền cực đoan.

3. Các nữ tu giúp việc cho các linh mục và giám mục là sai hay sao?

Ấn bản hàng tháng “Donne Chiesa Mondo” của tờ Quan Sát Viên Rôma (L'Osservatore Romano), số ra ngày 1 tháng Ba, đã công kích hiện trạng nhiều nữ tu giúp việc nhà cho các Hồng Y và Giám Mục như một hình thức “bóc lột” trong Giáo Hội. Bài báo đã gây ra một tai tiếng trầm trọng cho Giáo Hội và là căn cớ cho các phương tiện truyền thông thế tục chê cười Hội Thánh. Bên cạnh tai tiếng lạm dụng tính dục, giờ đây chúng ta lại phải gánh thêm một cách oan uổng tai tiếng “bóc lột phụ nữ”.

Một số phương tiện truyền thông Công Giáo đã phản ứng lại bài báo này. Dưới đây là một bài có tính chất “ôn tồn” nhất trên Catholic Word News có tựa đề Is it wrong for women religious to serve priests and bishops? - Các nữ tu giúp việc cho các linh mục và giám mục là sai hay sao?

Tôi không biết bạn nghĩ như thế nào, nhưng tôi thấy dở khóc dở cười với bài báo lên án hiện trạng các nữ tu giúp việc nhà cho các linh mục và giám mục trong phụ bản mới ra gần đây của tờ Quan Sát Viên Rôma. Phụ bản này là một sáng tạo dự đoán được của triều đại giáo hoàng hiện tại, do một giáo sư phò nữ quyền của Đại Học La Sapienza ở Rôma làm chủ biên. Thế là giờ đây chúng ta có một tiếng hét phản đối mới chống lại việc các nữ tu giúp việc như những người lau nhà, nấu ăn và quản gia cho những vị trong Phẩm Trật Hội Thánh.

Với sự nhạy cảm đã được cẩn thận mài dũa sắc bén của phương Tây hiện đại, tôi hiểu được sự phẫn nộ đang bùng phát. Trong bài báo trên, vấn đề có vẻ như là một hình thức buôn người mới.

Nhưng thực sự là gì?

Có gì là sai trái khi các cộng đồng nữ tu tận tụy thi hành các công việc lặt vặt cho những ai có lý do chính đáng phải cần đến các dịch vụ ấy? Có lý do nào để các cộng đồng như thế không muốn giúp việc nhà cho các linh mục, giám mục, Hồng Y và thậm chí cả Đức Giáo Hoàng vì khi làm như thế họ sẽ giúp làm giảm chi phí cho cộng đồng Công Giáo có liên quan và làm cho các yếu tố cần thiết của sứ vụ linh mục có thể thực hiện dễ dàng hơn? Có gì là sai trong việc điều động những khóa sinh, bất kể đặc sủng nhà dòng của họ là gì, thực hiện các dịch vụ như vậy trong giai đoạn tập sinh? Chẳng lẽ điều này chẳng mang lại ơn ích gì trong việc rèn luyện đức khiêm nhường hay sao?

Nói rộng hơn, có bất kỳ lý do chính đáng nào không để giả định rằng tất cả những ai được mời gọi vào cuộc sống thánh hiến đều là những người có khả năng tri thức phù hợp với những nghề nghiệp chuyên môn trong những ngành như y khoa, và giáo dục (tôi nhắc đến những nghề này vì chắc chắn là những nghề nghiệp cao quý), và những nghề nghiệp khác có thể được chính phủ tài trợ. Hay, nói lại một lần nữa, có điều gì là thấp hèn khi phục vụ như một quản gia hay một người nấu ăn? Vì đây là những công việc khá nhẹ nhàng, liệu chúng ta có nên kỳ vọng những việc nhẹ nhàng không đòi hỏi nhiều về thể chất như thế nên dành riêng cho cánh đàn ông không?

Tôi có lẽ cũng nên đề cập rằng phụ nữ thường có trực giác về dinh dưỡng mạnh hơn nam giới và bất kể có những ngoại lệ nhất định, phụ nữ thường thích nấu ăn hơn nam giới, và tôi thậm chí dám nói rằng tất cả các bạn có thể đồng ý với tôi rằng phụ nữ thường thích dọn dẹp và làm việc nhà hơn nam giới. Có những dòng chuyên giúp việc cho hàng giáo sĩ như thế há chẳng phải có khả năng là nhiều phụ nữ thực sự bị thu hút bởi ý hướng muốn giúp đỡ trực tiếp cho hàng giáo sĩ hay sao?

Có vấn đề gì ở đây không?

Tôi không biết chi tiết về nghiên cứu (nếu có) mà câu chuyện này dựa trên. Nhưng tôi nghi ngờ chuyện cho rằng cả các nữ tu bác sĩ, y tá và giáo viên cũng thường xuyên bị buộc phải giúp việc cho các giám mục. Tôi không biết liệu các phụ nữ tài năng khi gia nhập vào các cộng đoàn tu trì có chịu làm những công việc họ không muốn hay không, có bị ngăn cản không được đảm nhận những trách vụ xứng với khả năng của họ hay không. Nhưng tôi nghi ngờ những chuyện như thế không có đâu.

Trước Công đồng Vatican II, các dòng tu thường phản ảnh những ước lệ ở Âu Châu theo đó có nhiều thứ bậc trong một nhà dòng. Điều này là dễ hiểu, vì cấu trúc bên trong phát sinh từ sự phân tầng của nền văn hoá. Một trong những cải cách của Công Đồng Chung Vatican II là Sắc Lệnh Thích ứng và Đổi mới Đời sống Tu trì (Perfectae Caritatis), trong đó cố gắng loại bỏ càng nhiều càng tốt những phân cấp như thế, đặc biệt đối với các dòng tu nữ, vì trong các dòng tu nam không có sự phân biệt được quy định tương tự như thế giữa linh mục và các thầy.

Có thể có những lạm dụng. Có thể có các giáo sĩ cao cấp coi các nữ tu như những người giúp việc tự nhiên của mình và cho rằng mình có quyền sai khiến bất kỳ các cộng đồng nữ tu nào gởi đến cho mình bất cứ ai vào bất cứ lúc nào cần đến, hay có lẽ thường là với một thái độ ít trịch thường hơn như thế. Nhưng tôi nghi ngờ những gì bị đánh mất trong bài báo gây chấn động này là luận lý bình thường, là lòng khiêm tốn và quan điểm Kitô giáo nhìn nhận rằng các công việc tầm thường tự bản chất không hạ thấp phẩm giá của bất cứ ai, và các nữ tu phải được quyền cống hiến các công việc của mình cho Giáo Hội mà không bị áp lực bởi các nhà chủ biên nữ quyền cực đoan để cảm thấy mình “bị ngược đãi”.

Một điều có lẽ là liên quan, đó là gần đây tôi đã được đọc một cuốn tiểu sử về Thánh Faustina Kowalska, là nhà thần bí của thế kỷ XX đã được Thiên Chúa mạc khải Lòng Thương Xót của ngài. Biết bao nhiêu lần thánh nữ đã phục vụ như một quản gia hay làm việc trong nhà bếp hay trong một khu vườn! Nhưng ý nghĩ đơn thuần của Chị Faustina và lòng thương xót của Thiên Chúa, trong đó hàm ý khiêm nhường, phải làm mềm lòng những người nữ quyền quá khích chứ.

Tất nhiên ý thức hệ nữ quyền quá khích bôi nhọ cả những bà mẹ, vì phần lớn công việc của họ bao gồm nuôi dưỡng trẻ em và giúp đỡ lẫn nhau với người chồng (tôi hy vọng như thế) trong số những công việc đó có lau chùi, nấu nướng và xếp đặt ngăn nắp mái ấm gia đình. Dẫu sao, một chân lý cơ bản của sự tồn tại của con người là không phải mọi hình thức đào tạo nào cũng nhất thiết phải liên quan đến những khóa huấn luyện nghiêm ngặt về tri thức. Trong thực tế, hầu hết đều không phải.

Không có công việc phục vụ nào được trông đợi sẽ làm tăng vị thế của chúng ta trong thế giới này. Mọi loại phục vụ đều là nhằm hiệp nhất chúng ta với Chúa Kitô. Phải quen với điều đó thôi.

4. Caritas Ấn độ và tổ chức Misereor khai mạc chiến dịch Mùa Chay.

Lần đầu tiên tổ chức Caritas Ấn độ và tổ chức Misereor của Ðức cùng khai mạc chiến dịch Mùa Chay, chú trọng đến giáo huấn về sinh thái của thông điệp Laudato sì - thông điệp của Ðức Thánh cha Phanxicô về bảo vệ môi trường và cộng đồng nhân loại khỏi các nguy hại của sự biến đổi khí hậu.

Cha Frederick D'Souza, giám đốc điều hành của Hiệp hội Công Giáo, nói với hãng tin Á châu: “Caritas Ấn độ và Misereor cộng tác với nhau từ lâu và dấn thấn từ hơn 50 năm nay trong lãnh vực phát triển. Sự thành công của việc tổ chức chiến dịch Mùa Chay năm nay giúp phát phát triển các lợi ích của việc cộng tác chung.”

Chủ đề của chiến dịch là sự biến đổi khí hâụ với chủ đề “Bạn đã thay đổi thế giới hôm nay?” Chương trình gồm các buổi họp chuẩn bị với sự tham dự của giới trẻ của tổ chức phát triển của Hội đồng Giám mục Ðức. Cuộc họp đầu tiên được tổ chức vào tháng 05 năm 2017, tiếp đó vào tháng 6 cùng năm 2017 và tháng 2 năm 2018. Hôm 17 tháng 02 năm 2018, cha D'Souza đã cử hành Thánh lễ trọng thể tại nhà thờ thánh Lantpert ở Munich, chính thức khai mạc các chương trình tại Ðức và được kéo dài đến thứ Sáu tuần Thánh 30 tháng 3 năm 2018.

Cha D'Souza đã kêu gọi các bạn thanh thiếu niên trở thành các thành viên có trách nhiệm của Giáo hội bằng cách ủng hộ các giá trị của tình liên đới. Cha đề nghị với các bạn trẻ Ðức một số việc làm cụ thể để cứu lấy hành tinh của chúng ta như tránh phung phí nước, chỉ sử dụng điện khi cần thiết, sử dụng các phương tiện công cộng, ăn thực phẩm chay bao nhiêu có thể, giảm sử dụng đường hàng không.

Tại Ấn độ, chiến dịch Mùa Chay được bắt đầu ngày 18 tháng 02 năm 2018 tại nhà thờ Thánh Tâm ở New Delhi. Giáo hội Ấn độ đáp lại lời kêu gọi của Giáo hội hoàn vũ trong việc tôn trọng môi trường, ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, hoạt động theo cách thế cá nhân và tập thể trong việc sản xuất, sử dụng và tiêu dùng bền vững.

5. Cha Jean Dujardin - Chứng nhân cuộc đối thoại giữa Do thái và Kitô giáo.

Ðêm mùng 2 sáng mùng 3 tháng 3 năm 2018, cha Jean Dujardin, một nhân vật nổi tiếng trong hoạt động đối thoại giữa Do thái và Kitô giáo, đã qua đời tại Boulogne-Billancourt, hưởng thọ 82 tuổi. Dù cho sức khỏe thể lý không được mạnh mẽ, cha Dujardin đã là chứng tá cho cuộc đối thoại cho đến cùng.

Cha Jean Dujardin sinh năm 1936; năm 1955 cha gia nhập dòng Giảng thuyết của thánh Philipphê Nêri và được thụ phong linh mục vào năm 1962. Cha đã cống hiến phần lớn cuộc đời cho cuộc đối thoại giữa Do thái và Kitô giáo. Sau khi được chọn làm giám đốc trường thánh Martin de France, là ngôi trường của dòng Giảng thuyết, nơi cha dạy môn lịch sử, năm 1987, cha được chọn là Thư ký Ủy ban quan hệ với Do thái giáo của Hội đồng Giám mục Pháp, cùng lúc nhận lãnh trách nhiệm bề trên tổng quyền dòng Giảng thuyết ở Pháp.

Ngày 20 tháng 1 năm 2018, cha Dujardin vẫn hiện diện tại Collège des Bernadins nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập hiêp hội “Chuyến xe lửa ký ức” do ngài đồng sáng lập cùng với các nữ tu Sion. Hai năm một lần, hiệp hội này đưa một nhóm học sinh trung học đến trại tập trung Auschwitz-Birkenau ở Ba lan để nhắc nhớ, suy tư về nạn diệt chủng người Do thái của Ðức quốc xã.

Jacqueline Cuche, chủ tịch hội Thân hữu Do thái Kitô của Pháp, nói với nhật báo “La Croix” của Pháp: “Cha Dujardin đã giữ vai trò trung tâm và đã phát triển các mối quan hệ giữa người Do thái và các Kitô hữu... Cha nổi bật về hiểu biết lịch sử, trên hết là lịch sử Giáo hội, sự quan tâm đến người khác và lo lắng về việc sử dụng từ ngữ chính xác.”

Cha không mệt mỏi kiến tạo cuộc đối thoại về sự thật, cha cũng tham gia tích cực vào việc soạn thảo Tuyên ngôn thống hối của các Giám mục Pháp được đọc tại Drancy ngày 30 tháng 09 năm 1997. Trong tài liệu quan trọng này, dưới sự thúc đẩy đặc biệt của Ðức Hồng Y Jean-Marie Lustiger, Giáo hội Pháp nhận ra “sự im lặng” của mình trước “cố gắng tiêu diệt người Do thái”, khẩn cầu “sự tha thứ của Chúa” và xin dân tộc Do thái “lắng nghe lời thống hối đó.”

Cha Dujardin quan tâm nhiều đến việc thông truyền đức tin. Cha đã dạy học tại École Cathédrale và tại Collège des Bernardins ở Paris, cũng như ở chủng viện Xuân bích ở Issy-les-Moulineaux. Trong vai trò cố vấn của Ủy ban giáo hoàng về liên lạc với Do thái giáo, cha đã tổ chức nhiều hội nghị nhắm đào tạo các Kitô hữu trong việc đối thoại. Cha cũng thường xuyên được mời đến các hội đường Do thái để giải thích về Kitô giáo cho người Do thái. Gia sản của cha sẽ còn lưu lại nhờ những bản văn mà cha đã để lại, ví dụ như “Giáo Hội Công Giáo và dân tộc Do thái, một cái nhìn khác”, hay “Tín hữu Công Giáo và người Do thái - 50 năm sau Công đồng Vatican II”.

6. Ðức Thánh Cha Phanxicô viết lời tựa cho cuốn sách “Tin mừng má kề má”.

Một cuốn sách “mỏng nhưng có nhiều chuyện từ cuộc sống, một câu truyện “được viết từ những gương mặt, sự cống hiến, các cử chỉ bác ái”. Ðó là những lời của Ðức Thánh Cha trong lời tựa ngài viết cho cuốn sách “Tin mừng má kề má” của nhà báo Paola Bergamini, thuật lại cuộc đời của cha Stefano Pernet, đấng sáng lập hội dòng Các Nữ tu bé nhỏ của Ðức Mẹ lên trời.

Trong cuốn sách sẽ được nhà xuất bản Piemme phát hành ngày 06 tháng 03 năm 2018, Ðức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng ngày nay “việc loan báo Tin mừng được thực hiện qua các chứng tá của sự gần gũi và bác ái” và loan báo Tin mừng “cũng khiến chúng ta má kề má, áp má chúng ta lên má của những người đau khổ.”

Nữ tu đã bồng tôi trên đôi tay khi tôi mới chào đời được một ngày

Trong bản văn, Ðức Giáo hoàng Bergoglio cũng kể những kinh nghiệm cá nhân của ngài về hội dòng Các Nữ tu bé nhỏ của Ðức Mẹ lên trời. Ðó là các nữ tu “như những thiên thần thầm lặng đến nhà của những người nghèo khổ, làm việc với sự kiên nhẫn, chăm sóc quan tâm và rồi lại âm thầm trở về nhà dòng.” Ðức Thánh Cha viết: “Khi tôi mới chào đời chưa được một ngày, sơ Anna, một nữ tu trẻ đang ở nhà tập, đến nhà chúng tôi, tại khu phố Flores của thành phố Buenos Aires. Sơ đã bế tôi trên tay sơ.” Mối liên hệ này đã được tiếp tục suốt sau đó cho đến khi sơ Antonia trở về nhà Cha trên trời. Ðức Thánh Cha cũng kể lại sự kiện về một người đàn ông được cho là chống giáo sĩ, bạn đồng nghiệp với bố của ngài. Người này đã biết được gương mặt mẫu tử của Giáo hội và bắt đầu bảo vệ các nữ tu và Ðức Mẹ sau khi được mẹ bề trên của dòng Các Nữ tu bé nhỏ của Ðức Mẹ lên trời chăm sóc.

Hoạt động của cha Stefano Pernet

Cha Stefano Pernet sinh ra ở Pháp sau thời cách mạng Pháp vào giữa những năm 1800, đã dâng hiến cuộc đời để giúp đỡ các gia đình trong những khu phố xuống cấp của Paris. Cha đã để lại một di sản cho Các Nữ tu bé nhỏ của Ðức Mẹ lên trời và đến ngày nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới, các chị vẫn theo tinh thần của cha và loan truyền sự ngọt ngào và lòng thương xót đó. Cha Stefano Pernet đã được thánh giáo hoàng Gioan Phaolô nhìn nhận là đấng đáng kính vào năm 1983.

Sức mạnh không thể chống lại của lòng thương xót

Ðức Thánh Cha Phanxicô nhắc rằng các cử chỉ “rao giảng Chúa Giêsu Kitô tốt hơn bất cứ bài giảng nào,” chúng “chạm đến con tim của ngay cả những người ở xa.” “Sức mạnh duy nhất” “mở ra và làm tan chảy các xiềng xích”, thật sự, “không phải là sức mạnh của vũ khí hay sự cứng nhắc của luật lệ, nhưng là sự yếu đuối toàn năng của tình yêu Thiên Chúa: sức mạnh không thể cưỡng lại được của sự ngọt ngào và lời hứa không thể đảo ngược của lòng thương xót.”

7. Phụ nữ, trụ cột của Giáo hội và xã hội

“Phụ nữ, trụ cột trong việc xây dựng Giáo hội và của xã hội ở châu Mỹ Latinh” là chủ đề được Ðức thánh cha Phanxicô chọn cho hội nghị lần tới của Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh, sẽ diễn ra tại Vatican từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 3 năm 2018.

Ngoài các thành viên và cố vấn của ủy ban là Hồng Y và Giám mục, trong cuộc họp này, một nhóm phụ nữ được tuyển chọn đặc biệt từ các châu lục sẽ đến tham dự; họ là những phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội và Giáo hội địa phương. Sự hiện diện, năng lực và kinh nghiệm của họ sẽ là nền tảng làm phong phú thêm các suy tư và trao đổi ý tưởng trong quá trình làm việc.

Chương trình bao gồm bốn phần: Ana María Bidegaín sẽ nhấn mạnh “những trở ngại và những điểm mạnh cho việc thăng tiến phụ nữ trong thực tế Châu Mỹ Latinh”; Guzmán Carriquiry Lecour sẽ nói về “những phụ nữ đã đánh dấu bước ngoặt của một sự chuyển đổi văn hoá”; Ðức Hồng Y Marc Ouellet, Chủ tịch Uỷ ban Giáo hoàng sẽ nói về “Người phụ nữ trong ánh sáng của mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và của Giáo Hội”.

Tiếp theo là một loạt các cuộc hội thảo về thực trạng của phụ nữ, “trụ cột của gia đình và của việc chăm sóc đời sống”, như là “nhà giáo dục và giáo lý viên”, trong “việc làm và chính trị”, trong bổn phận “liên đới với người nghèo, chăm sóc của ngôi nhà chung và xây dựng Giáo Hội”.

8. Hành trình từ một đầu bếp trở thành Linh mục của cha Stéphane Esclef.

Cha Stéphane Esclef hiện đang là cha xứ của giáo xứ thánh Gioan Tẩy giả ở Belleville, thuộc quận 19 của thành phố Paris. Nhưng trước khi trở thành Linh mục, cha đã là một đầu bếp trong gần 10 năm trời. Mãi đến năm 27 tuổi, cha mới quyết định vào chủng viện để theo đuổi ơn gọi Linh mục, phục vụ trong “nhà hàng các linh hồn”, như cha chia sẻ cách hài hước. Cha Stéphane kể về hành trình trở thành Linh mục của mình như sau:

“Tôi sinh ra trong một gia đình bình dân; cha tôi là một thợ sơn xe, còn mẹ tôi là thợ may quần áo. Cha mẹ tôi phải làm việc rất bận rộn, do đó chính bà của tôi là người đã nuôi dạy tôi. Tôi có một tuổi thơ đơn giản nhưng rất hạnh phúc. Bà tôi muốn tôi được rửa tội và cha mẹ tôi, cũng đã được rửa tội theo truyền thống Công Giáo, đã không phản đối điều đó. Bà tôi không siêng năng thực hành đạo lắm nhưng bà lại có lòng bác ái; bà làm điều đó mỗi ngày khi phục vụ Giáo hội và những người khác. Tôi luôn nhìn thấy điều bà làm và nó gây ấn tượng với tôi rất nhiều. Bà tôi huấn luyện tôi, vào lúc 7 giờ, trước khi đi đến trường thì theo bà, lần lượt giúp những người nghèo. Bà tôi là một phụ nữ nhà quê, không biết đọc, không biết viết, nhưng làm việc nhà, chăm sóc cho người dân. Bà không biết làm gì nhưng lại làm hết lòng với tình yêu thương. Ðời sống Kitô hữu đối với tôi chỉ như thế. Sau đó tôi đã học giáo lý và rước lễ lần đầu... Không lâu sau khi học giáo lý, rước lễ lần đầu và thêm sức, tôi đã dừng thực hành đạo vì nó không hứng thú với tôi tí nào. Tôi chỉ tiếp tục đi theo bà tôi làm việc bác ái.”

Từ khi còn nhỏ, tôi đã giúp bà tôi chuẩn bị các bữa ăn cho gia đình. Tôi đã học nấu ăn với bà. Chính từ đó mà đam mê nấu ăn đến với tôi khi nhận thấy việc nấu ăn là cách để vui chơi, tụ họp và hiệp thông với nhau. Khi đọc lại cuộc sống của mình bây giờ, tôi nói rằng Chúa đã sắp đặt sẵn chương trình. Lúc 7 tuổi tôi đã biết rằng mình muốn trở thành một đầu bếp. Tôi bắt đầu làm việc từ 14 tuổi và tôi đã theo một con đường chuyên nghiệp, làm việc trong các nhà hàng nổi tiếng. Nhưng Thiên Chúa với tôi vẫn là số không. Không Thánh lễ, không lễ Giáng sinh, không Phục sinh. Ðối với tôi, Giáng sinh chỉ là con gà tây mà người ta mua về, cắt cổ và nhổ lông.

Do việc học và làm việc, tôi đã xin hoãn nghĩa vụ quân sự và tôi thi hành vào năm 22 tuổi. Tôi đã tổ chức một nhà hàng cho các quân nhân: tôi không thường cầm súng trừ “súng” của nhà bếp. (Cha cười khi nói thế). Tôi đã kết bạn với một người sống không xa nhà tôi lắm. Một ngày kia, cậu Xavier này nói với tôi: “Nghe này Stephan, tôi muốn đề nghị anh đi Lộ đức. Tôi trả lời: “Không, không, nó không dành cho tôi. Nhưng bạn tôi nài nỉ, tôi tìm hiểu và biết rằng nếu tôi đi Lộ đức với quân đội, tôi sẽ được trừ 4 ngày trong quân ngũ. Tôi tự nhủ: “Tuyệt vời! Ðây là động lực thiêng liêng để đi Lộ đức.” Tôi đã đi Lộ đức với động lực này và ở đó mọi thứ đã đảo lộn.

Ðây là lần đầu tiên tôi đi chung với các Kitô hữu, các linh mục, và điều này làm tôi ngạc nhiên - vì tôi đã có thành kiến về Giáo Hội, về các linh mục vv - khi tôi thấy những con người bình thường, cười đùa vui vẻ và đặc biệt là họ rất chu đáo quan tâm lẫn nhau, hỗ trợ giúp đỡ người bệnh. Người ta nói với tôi: “Stephan, anh nên đi đến hang đá.” Tôi không cảm thấy mình xứng đáng đi đến đó nên tôi đi sang phía bên kia bờ sông, đối diện với hang đá. Và thời gian dừng lại ở đó.

Tôi đã nhận được sự mặc khải của Ðức Trinh nữ Maria. Ðức Mẹ nói với lòng tôi. Mẹ không nháy mắt với tôi ở trong hang đá nhưng nói chuyện với tôi. Ðức Mẹ nói: “Stephan, xắn tay áo lên và làm việc trong Giáo hội và là con của mẹ.” Sau đó, khi tôi trở về lại quân đội, tôi đã thay đổi: Tôi luôn nói về Chúa và người ta không hiểu. Tôi bắt đầu cầu nguyện lần đầu tiên trong cuộc đời và điều này âm vang trong tôi, tận trong sâu thẳm lòng tôi.

Sau 3 tháng ở Áo, tôi trở về Paris để làm việc. Và đó là lần đầu tiên tôi làm chứng về đức tin của tôi ở nơi làm việc. Ðức tin của tôi quá mạnh mẽ, biến đổi tôi, người ta đặt câu hỏi với tôi và tôi đã nhìn thấy những cuộc trở lại từ chứng từ của tôi. Vào ngày Chúa Nhật, vì chúng tôi không thể đi tham dự Thánh lễ, trước khi ăn khai vị, tôi tập họp các bạn lại và chúng tôi đọc kinh Lạy Cha. Và chúng tôi đã lập nên một nhóm cầu nguyện.

Vào một thời điểm rất quan trọng, tôi thưa với Chúa: “Ngài muốn con làm gì?” Và tôi đã nghỉ phép một tháng để suy nghĩ về câu hỏi “Chúa muốn điều gì cho tôi?” Tôi đã có kế hoạch mở một nhà hàng, có nhà riêng và lập gia đình. Lúc đó tôi làm 3 điều: gặp lại vị linh mục đã đồng hành với tôi trước đó ở Áo và hiện đang ở Anh quốc, thực hiện một cuộc hành hương khác đến Lộ đức và làm một cuộc tĩnh tâm.

Tất cả xảy ra ở Anh. Những người trẻ đề nghị tôi tham dự một tối cầu nguyện. Tôi ở ngoại ô Luân đôn, trước Thánh Thể. Tôi chưa bao giờ làm điều này trong đời mình. Người ta nói với tôi: “Bạn nói với Người, Người lắng nghe bạn, bạn lắng nghe Người.” Tôi đã cầu nguyện nhưng sau nửa giờ vẫn không có gì. Khi tôi quyết định dừng chầu Chúa, như ở Lộ đức, thì thời gian như ngừng lại. Lần này không phải Ðức Mẹ nhưng chính Chúa Giêsu nói với tôi: “Stephane, bỏ con dao xuống, bỏ lò bếp, hãy theo Ta và trở thành Linh mục.” Tôi xin Chúa 3 dấu chỉ: 3 lần tôi sẽ mở sách Thánh kinh và tôi muốn rằng nó được rõ ràng. Ðoạn thứ nhất là sách ngôn sứ Edekien 3,17: 'Hỡi con người, Ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết'. Ðoạn này không thuyết phục lắm. Ðoạn thứ hai: 'Trong bữa ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh và dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ và nói: Các con hãy cầm lấy mà ăn, vì này là mình Ta.' Ah, lời này chính xác đối với tôi. Ðoạn thứ 3: 'Xin cho ý Chúa được thể hiện.' Lúc đó tôi thưa đồng ý. Tôi đã 27 tuổi.

Tôi đã đẩy cánh cửa của chủng viện: đó là một thế giới khác. Một thế giới mà tôi chưa từng biết. Tôi đã biết đến thế giới nấu ăn, những người đàn ông, sự mạnh mẽ, còn ở chủng viện người ta nhẹ nhàng lịch sự, rồi những bài giảng, vv. Ðó không phải là phong cách của tôi! Tôi nói thẳng. Vì vậy, từ tháng thứ hai, tôi bị suy sụp và chịu hết nổi la lên: 'Chúng tôi không hiểu gì về những từ vô nghĩa của các giáo sư!'. Tôi được gọi lên văn phòng giám đốc và người đã chọn cho tôi một giáo sư hướng dẫn, và đó là cách tôi dần dần từng bước học tập. Tôi không hề hối hận về thời chủng viện của tôi, mặc dù lúc đầu rất khó khăn. Tôi đã được thụ phong linh mục bởi Ðức cha Lustiger vào năm 1996, sau này là Hồng Y Lustiger.

Cha Stephane chia sẻ thêm rằng thời gian làm đầu bếp là trường đời giúp cha có những trải nghiệm thực để cha hiểu được người dân và có thể đồng hành với họ. Cha đã vào chủng viện với hành trang là kinh nghiệm của những năm làm đầu bếp. Thỉnh thoảng cha cũng dùng các bữa ăn để tạo nên tình huynh đệ, xây dựng tình hiêp thông. Ðối với cha, đầu bếp và Linh mục đều là những người cho đi, không quan tâm đến lợi ích bản thân và chỉ khi phục vụ thì mới có thể xuất sắc trong công việc của mình. Cha Stephane không hối tiếc đã bỏ nghề đầu bếp. Cha nói cách hài hước rằng cha đã ở trong nhà hàng của thân xác, giờ đây cha chuyển sang nhà hàng các linh hồn.
 
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 12/3/2018
VietCatholic Network
01:34 12/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật 4 tháng 3.

2- Đức Thánh Cha kêu gọi: ‘Hãy mở lòng để yêu hơn là than phiền’.

3- Đức Thánh Cha nhắn nhủ các cha giải tội.

4- Đức Thánh Cha nói rằng: Thiên Chúa chỉ tha thứ nếu chúng ta tha thứ cho người khác.

5- Đức Thánh Cha tiếp Ủy Hội Công Giáo quốc tế về di dân.

6- Đức Giáo Hoàng tặng 100,000 Euros cho tu viện Chính Thống Giáo đầu tiên tại nước Áo.

7- Cuộc thăm dò Pew về Đức Phanxicô sau 5 năm làm Giáo Hoàng.

8- Cung hiến nhà thờ chính tòa mới nhất nước Mỹ tại Knoxville, tiểu bang Tennessee.

9- Tín hữu Trung quốc liên kết với Đức Thánh Cha trong sáng kiến “24 giờ cho Chúa”

Xin mời qúi vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 12/03/2018: Hiện tượng solar halo trong lễ tuyên phong Chân Phước cho ĐTGM Oscar Romero
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:55 12/03/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Hãy tha thứ, anh em sẽ được thứ tha.

Hãy cảnh giác với những hận thù trong tâm hồn ta. Trước hết cần nhớ rằng, chúng ta là kẻ tội lỗi và đã được Thiên Chúa thứ tha. Ðức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng thứ Ba 6 tháng 3 năm 2018 tại nhà nguyện Marta.

Bài đọc trích sách ngôn sứ Ðaniel kể về việc Adaria đứng giữa lửa mở miệng cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Ông không hề chối bỏ Chúa, không hề phàn nàn, mà hết mực tuyên xưng lòng trung thành. Ông ca ngợi sự cao cả của Thiên Chúa rằng: Lạy Chúa, Chúa luôn cứu vớt chúng con, còn chúng con thì đã phạm tội. Trước mặt Chúa, ông thú tội của bản thân và tội của dân. Biết thú nhận tội lỗi của bản thân, là bước đầu tiên dẫn đến ơn tha thứ.

Thú nhận tội lỗi bản thân, đó là một phần trong kho tàng khôn ngoan Kitô giáo. Chúng ta không buộc tội người khác, không đổ trách nhiệm lên người khác, nhưng chúng ta nhìn nhận tội lỗi của chính bản thân mình. Thú nhận rằng: tôi đã phạm tội. Và khi lãnh nhận bí tích hòa giải, chúng ta mang trong lòng tâm tình này: “Chúa thật là vĩ đại. Chúa đã tha thứ cho con biết bao nhiêu lần. Còn con, con đã phạm tội. Con đã phạm tội trước mặt Chúa, xin Chúa cứu độ con.”

Có người phụ nữ nọ vào tòa để xưng tội. Nhưng cô ấy nói một tràng dài về những tội lỗi của mẹ chồng. Cô ấy ra sức biện minh cho bản thân. Ðến nỗi vị linh mục phải nói với cô ấy: Ðược rồi, đủ rồi, bây giờ đến lượt cô hãy nói về tội của cô đi.

Chúng ta cần biết xưng thú tội lỗi của chính mình. Ðiều này làm đẹp lòng Chúa, vì Chúa cần một trái tim thống hối. Chẳng ai phải thất vọng khi biết đặt niềm tin nơi Thiên Chúa. Cần thật lòng thống hối thân thưa với Chúa: “Con đã làm điều ấy, lạy Chúa. Con đã phạm tội chống lại Ngài”. Khi ấy, Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta, như người Cha tha cho đứa con hoang đàng. Tình yêu thương của người Cha tràn ngập người con. Người Cha thứ tha tất cả.

Chúng ta không nên xấu hổ khi xưng thú tội lỗi với Chúa, vì Chúa là Ðấng chở che chúng ta bằng cách tha thứ cho chúng ta. Ngài không chỉ tha thứ một lần, mà là luôn luôn tha thứ. Tuy nhiên, cũng có điều kiện để có thể lãnh nhận ơn tha thứ. Ðiều kiện ấy được kể trong bài Tin Mừng về cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và thánh Phêrô.

Thiên Chúa hằng sống luôn sẵn lòng tha thứ cho chúng ta, chừng nào chúng ta biết tha thứ cho tha nhân. Tha thứ cho người khác, điều ấy chẳng dễ chút nào, bởi vì luôn sẵn sự căm giận nằm sâu trong trái tim ta. Nỗi cay đắng cứ có đó. Trong tâm trí ta có chuỗi dài những điều xấu mà người khác đã gây ra cho chúng ta. Ví như, điều này ông ta đã gây ra cho tôi, điều đó nữa, lại điều khác nữa, cứ thế.

Hãy cẩn thận về lòng hận thù, vì đó là con đường dẫn tới hỏa ngục. Ở đây, có hai điều giúp chúng ta hiểu được con đường của tha thứ. Một là, thật lòng thưa lên: “Lạy Chúa, Chúa là Ðấng cao cả. Còn con, con đã phạm tội”. Hai là, chân thành nói: “Vâng, tôi tha thứ cho bạn, bảy mươi lần bảy, miễn là bạn biết tha thứ cho người khác nữa”.

2. Phép lạ trong lễ tuyên phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Một trong những diễn biến quan trọng trong tuần qua là việc Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn việc tuyên bố một phép lạ do sự cầu bầu của Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero, mở đường cho việc tuyên thánh cho ngài.

Đức Tổng Giám Mục Romero đã bị bắn chết vào ngày 24 tháng 3 năm 1980 khi ngài cử hành Thánh Lễ tại nhà nguyện bệnh viện ở El Salvador. Vụ giết hại ngài đã gây sốc cho thế giới, và đã xảy ra vào giai đoạn quốc gia này đang trong một cuộc nội chiến. Chưa có ai chính thức bị truy tố về tội ác này.

Trong sắc lệnh được công bố hôm thứ Tư, Đức Giáo Hoàng nhìn nhận việc chữa lành không thể giải thích được về mặt y khoa của Cecilia Maribel Flores. Cô và gia đình đã cầu nguyện xin Đức Tổng Giám Mục Romero cầu bầu trong khi đang bị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trong thời gian mang thai khó.

Nhân dịp này Như Ý xin thuật lại với quý vị và anh chị em một hiện tượng ngoại thường đã diễn ra trong thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho ngài do Đức Hồng Y Angelo Amato chủ sự hôm 23 tháng Năm, 2015 với sự hiện diện của hơn 250,000 người.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Thánh lễ đã diễn ra tại quảng trường Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc ở San Salvador. Khi thánh tích Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero, là chiếc áo sơ mi vấy máu mà ngài mặc khi bị bắn chết được rước lên, và cộng đoàn bắt đầu hát kinh Vinh Danh, bầu trời xám xịt trong một tuần đầy mưa bão đột nhiên như mở ra và mặt trời ló dạng với một vầng hào quang, mà từ chuyên môn gọi là “solar halo”, một hiện tượng rất hiếm khi xảy ra.

Cha Manuel Dorantes, linh mục thuộc tổng giáo phận Chicago Hoa Kỳ, phụ tá tiếng Tây Ban Nha cho Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh vào thời điểm đó, đã cho thông tấn xã Công Giáo CNA biết như trên hôm 29 tháng Năm, 2015. Ngài xác tín rằng hiện tượng siêu tự nhiên này cho thấy việc phong Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero “rất đẹp lòng Đức Chúa Trời”.

Cha Manuel nói: “Thật tình mà nói, đây là hiện tượng siêu tự nhiên đầu tiên tôi chứng kiến trong đời mình”.

Ngài thuật lại rằng sau khi Đức Hồng Y Angelo Amato Tổng trưởng Bộ Phong Thánh tuyên đọc sắc lệnh của Đức Thánh Cha Phanxicô công nhận Đức Tổng Giám Mục là vị tử đạo vì đức tin và tuyên phong Chân Phước cho ngài; sắc lệnh này được đọc lại một lần nữa bằng tiếng Tây Ban Nha trước khi cộng đoàn bắt đầu hát Kinh Vinh Danh và thánh tích của Đức Cha Romero được rước lên cho Đức Hồng Y tôn kính. Lúc ấy, “một hiện tượng rất kỳ lạ đã xảy ra”.

Cha Manuel cho biết tiếp: “Khi thánh tích được rước ra, và chúng tôi đang hát Kinh Vinh Danh, thì bất ngờ, trời như mở ra trên chúng tôi, mặt trời ló dạng. Một vòng tròn hào quang tuyệt hảo hình thành phía trên mặt trời”.

“Ngay khi tôi nói với anh đây, tôi vẫn còn thấy lạnh tóc gáy”. Ngài cho biết, mọi người không ai bảo ai đều nhìn lên.

“Có những linh mục bắt đầu khóc. Tôi cũng khóc, nhiều linh mục khóc. Các Giám Mục đứng trong khán đài có mái che không thấy nên bước hẳn ra ngoài để nhìn cho rõ chuyện gì đã xảy ra.”

3. Những hoạt động huyền bí đang gia tăng tại Italia

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Thánh Gioan Phaolô II đã từng gọi Mùa Chay một thời gian đặc biệt để “huấn luyện về đàng thiêng liêng”, để làm sắc nét hơn khả năng nhận ra “tiếng nói của Thiên Chúa và cả tiếng nói quỷ quyệt của Satan”.

Những kỹ năng đó cần được tập luyện thường xuyên, không chỉ trong Mùa Chay mà thôi, như những nhà trừ quỷ đã từng nói với các phóng viên trong nhiều năm qua. Và các linh mục cũng vậy, họ cần phải sẵn sàng huấn luyện mình đúng đắn để chiến đấu với ma quỷ và nâng đỡ các tín hữu về mặt thiêng liêng.

Cha Cesare Truqui, một nhà trừ quỷ người Mễ Tây Cơ, nhận được sự huấn luyện từ vị linh mục nổi tiếng Gabriele Amorth ở Rôma giải thích lý do ngài đột ngột trở thành một chuyên gia trừ quỷ trong một cuốn sách mới được phát hành tại Italia “Nghề trừ quỷ. Những trường hợp bị quỷ ám kinh hoàng nhất và giải thoát khó khăn nhất”, đồng tác giả với Chiara Santomiero. Sách hiện chỉ được xuất bản bằng tiếng Ý.

Ngày kia, ngài được cha Amorth mời tham gia khóa học trừ quỷ đầu tiên tại một trường đại học ở Rôma vào năm 2004. Khi đến nơi ngài thấy cha Amorth đang trừ quỷ, tay cầm thánh giá giơ cao trước một người đàn ông luôn mồm dọa giết ngài.

Cha Truqui viết rằng ngài bị “dựng tóc gáy”, chôn chân không nhúc nhích nổi ở ngưỡng cửa, và cha Amorth mời ngài ở lại giúp đỡ ngài bằng cách cầu nguyện vì nạn nhân bị quỷ ám khá nặng nên buổi trừ tà hôm đó phải kéo dài với nhiều nghi thức.

Cha Truqui viết rằng đó là một sự khởi đầu đáng ngạc nhiên cho bốn năm hợp tác và tình bạn với vị linh mục nổi tiếng, một cuộc hành trình cuối cùng đưa ngài rời khỏi Dòng Đạo Binh và trở thành một linh mục giáo xứ và một chuyên gia trừ quỷ cho giáo phận Chur bên Thụy Sĩ.

Vị linh mục Mexico nói rằng ngài coi công việc của mình là một sứ vụ của lòng thương xót, đưa mọi người đến gần các bí tích và cuộc sống cầu nguyện - một loại thuốc mạnh mẽ để giữ cho họ có thể trung thành với Chúa Kitô và tìm kiếm bình an trong tâm hồn.

Ngài nói với CNS rằng ngài coi tác phẩm của mình là “rất có tính truyền giáo” vì trong đó ngài trực tiếp đối mặt với cùng một tinh thần chiến đấu như Chúa Giêsu khi đới mặt với ma quỷ như được ghi lại trong các sách Tin Mừng và kinh nghiệm “rằng những gì Chúa Kitô nói trong Tin Mừng là hoàn toàn đúng.”

Cha Truqui sẽ là một trong số các chuyên gia giảng dạy trong một khóa học quốc tế về phép trừ quỷ và cầu nguyện giải thoát người bị quỷ ám tại Đại học Giáo Hoàng Regina Apostolorum ở Rome từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 4.

Một nhà trừ quỷ nói với Vatican News hồi tháng Hai vừa qua rằng khóa học nhằm đáp ứng với nhu cầu trừ quỷ ngày càng gia tăng. Cha Phêrô Benigno Palilla, một chuyên gia trừ quỷ của Tổng Giáo phận Palermo cho hay, ít nhất nửa triệu người đang tìm kiếm sự trợ giúp từ Giáo Hội Italia vì nghi ngờ mình bị ảnh hưởng bởi ma quỷ - nhu cầu này đã tăng lên gấp ba lần trong những năm gần đây.

“Rất thường xuyên, chúng tôi các linh mục không biết làm thế nào để đối mặt với các trường hợp cụ thể trước mắt chúng tôi. Những điều này không được đề cập đến trong quá trình đào tạo linh mục”, ngài nói.

Cha Cesare Truqui,cho biết nhiều linh mục “không tin vào sự tồn tại của khả năng bị quỷ ám, bởi vì nó rất hiếm khi xảy ra”.

Nhưng cho dù việc bị quỷ ám thực sự hiếm khi xảy ra, tất cả các giáo phận trên thế giới vẫn cần có ít nhất một chuyên gia trừ quỷ được đào tạo để có thể ứng phó khi xảy ra sự kiện đó.

Ngoài ra, một chuyên gia trừ quỷ được huấn luyện và có kinh nghiệm có thể phân biệt chính xác liệu một vấn đề có liên quan đến hành động của ma quỷ hay không hay đó chỉ là trường hợp gặp phải những khó khăn không thể tránh khỏi trong đời sống hoặc các vấn đề về tinh thần hoặc thiêng liêng.

Trong khi các linh mục phải giúp mọi người hiểu được sự hiện diện thực sự của cái ác, “các ngài cũng phải dạy cho mọi người rằng không phải mọi bóng tối đều là ma quỷ”

Ngài nói thêm: Khi một giáo phận không có nhân viên, chẳng có một chuyên gia trừ quỷ hay một linh mục sẵn sàng trợ giúp, khi giáo phận không thể giới thiệu đến với bất cứ ai, thì điều đó cũng làm cho người đang tìm kiếm sự giúp đỡ dễ bị tổn thương hơn nữa.

“Ngay bây giờ, tôi đang có một trường hợp, một người đã đi gặp các phù thủy châu Phi bởi vì ông đã không tìm thấy trong Giáo Hội Công Giáo bất kỳ sự trợ giúp nào cho những gì ông tìm kiếm.”

“Tôi nghĩ nếu người đó đã tìm được một linh mục biết lắng nghe anh ta, đồng hành cùng anh ta và giúp anh ta, anh ta sẽ không bị quỷ ám như bây giờ.”

Theo cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia của Italia, gọi tắt là Codacons, nền kinh tế đi xuống của Italia và thị trường lao động bấp bênh đã khiến cho có sự gia tăng đáng kể số người Ý chạy đến việc những thầy bói, thầy giải số mệnh bằng bài tarô, những thầy lang băm và những thứ đồng cốt khác.