Ngày 15-03-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Giuse, con người khôn ngoan
+ GM JB Bùi Tuần
00:13 15/03/2009
Tại Việt Nam, thánh Giuse được tôn kính đều khắp. Nơi thì đề cao ở Ngài vai trò gia trưởng. Chỗ thì nhấn mạnh nơi Ngài chức vị Đấng bảo vệ Hội Thánh.

Dù với xu hướng nào, hầu như mọi người tôn sùng thánh Giuse đều nhìn Ngài là một Đấng thánh khôn ngoan. Khôn ngoan trong việc bảo vệ thánh gia. Khôn ngoan trong việc bảo vệ Hội Thánh.

Khôn ngoan nói đây là thứ khôn ngoan được ca ngợi trong sách Khôn Ngoan của Cựu Ước. Khôn ngoan đó cũng được Chúa Giêsu khuyên nhủ và khen thưởng nhiều lần trong Tân Ước.

Ở đây, suy gẫm của tôi về sự khôn ngoan nơi thánh Giuse sẽ để ý đến ba lãnh vực, mà sự khôn ngoan của Ngài được sáng tỏ:

- Khôn ngoan của nghề nghiệp.
- Khôn ngoan của Lời Chúa.
- Khôn ngoan của chiêm niệm.

1/ Khôn ngoan của nghề nghiệp

Trước hết, thánh Giuse được Kinh Thánh giới thiệu là ông thợ mộc. Dân làng gọi Ngài bằng tên một người có nghề.

Có một nghề, đó là một danh dự. Kẻ được thụ hưởng, mà không có nghề, vẫn không được kính trọng.

Nghề mộc có nhiều liên hệ tốt. Như liên hệ trực tiếp với thiên nhiên. Cây gỗ là một chất liệu của thiên nhiên. Thiên nhiên có trước nghề mộc. Người thợ mộc đẽo gọt nó thành dụng cụ, để phục vụ con người.

Khi phục vụ con người bằng nghề mộc, người ta có những liên hệ trực tiếp với đủ loại người. Những liên hệ đó không chỉ trong vấn đề tiền công, mà còn trong những lãnh vực đòi thăng tiến nghề nghiệp: Làm sao sản phẩm của mình có những tiến tới về sáng tạo, về mỹ thuật. Nó chứng tỏ phần nào óc thông minh và ý chí.

Từ những liên hệ trực tiếp với con người, thánh Giuse đã có những liên hệ về cuộc đời. Những cuộc đời khát vọng và thất vọng. Những cuộc đời nụ cười và nước mắt.

Thánh Giuse coi mình cũng như mọi người. Ngài hoà mình vào cuộc đời. Ngài ở giữa mọi người, kiếm sống như mọi người. Họ và Ngài có những liên hệ quen thân.

Từ những kinh nghiệm đó, thánh Giuse rút ra sự khôn ngoan cần thiết, để nuôi dưỡng và bảo vệ thánh gia. Những liên hệ thân thương hài hoà sẽ bảo vệ thánh gia một cách có hiệu quả.

2/ Khôn ngoan của Lời Chúa

Khi nhận được lời thiên thần báo mộng, thánh Giuse hiểu đó là ý Chúa. Chúa muốn trao cho Ngài một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nhiệm vụ đó là bảo vệ Đức Maria và Hài nhi Giêsu.

Mặc dù sự việc coi như có phần nghịch lý, nhưng thánh Giuse vẫn vâng phục. Ngài giữ luật đời, luật đạo, và vâng phục kế hoạch Chúa trao cho Ngài.

Ngài tin chắc Lời Chúa là con đường phải đi.

Sức mạnh xây dựng niềm tin nơi Ngài là ơn thiêng của Chúa Thánh Thần. Ơn thiêng ấy tác động từ bên trong tâm hồn, đi đôi với báo mộng. Ngài đón nhận như ơn gọi, một ơn gọi chỉ dành riêng cho Ngài.

Ngài sống ơn gọi đó một cách khiêm nhường. Khiêm nhường nên giữ kín. Khiêm nhường nên vẫn khó nghèo. Khiêm nhường là môi trường cho ơn gọi của Ngài được phát triển. Phát triển một cách sâu rộng, từ ý thức, đến tiềm thức, vô thức.

Nếu ồn ào, phô trương, Ngài sẽ không bảo vệ được thánh gia.

Chính vì Lời Chúa được đón nhận và thực hiện một cách khiêm nhường, mà thánh Giuse có được sự khôn ngoan. Sau này thánh Phaolô tông đồ gọi đó là sự khôn ngoan của thánh giá. Chính sự khôn ngoan này đã giúp thánh Giuse bảo vệ Đức Mẹ và Chúa Giêsu một cách rất hiệu quả qua biết bao thử thách.

3/ Khôn ngoan của chiêm niệm

Ngôi Hai xuống thế làm người, đó là một sự kiện. Sự kiện cao cả đó đã được Ngài nhìn thấy và chạm tới. Sự kiện ấy không xuất hiện như một sự kiện, nhưng như là một mầu nhiệm. Thánh Giuse chiêm niệm mầu nhiệm ấy, một mầu nhiệm luôn sống động bên Ngài.

Chiêm niệm đã cho Ngài khám phá thấy sự tự hạ lạ lùng của Đấng Cứu thế.

Thánh Phaolô viết: "Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2,6-7).

Khám phá trên đây của thánh Phaolô đã là chứng kiến của thánh Giuse. Nếu tìm lý do tại sao Chúa Giêsu đã có một chọn lựa tự hạ như vậy, thì câu trả lời vẫn là: mầu nhiệm của tình yêu Chúa.

Một tình yêu dùng sự tự hạ và thánh giá, để chiến thắng tội lỗi và xây dựng Nước Trời là nước tình yêu.

Một tình yêu đơn sơ và thiết thực, để đưa người ta đi vào cuộc sống thân mật của Chúa giàu lòng thương xót.

Một khi đã được nếm sự ngọt ngào của mầu nhiệm tình yêu Chúa, thánh Giuse chỉ còn biết đi sâu vào thân phận nghèo khó, bé mọn. Ý nguyện đó được Chúa thực hiện qua đời sống kín đáo và cái chết thầm lặng của thánh Giuse. Như thế là để tập trung vào điểm chính là Đức Giêsu Kitô. Đó là sự khôn ngoan của đời chiêm niệm.

Suy gẫm trên đây khiến tôi khát khao sự khôn ngoan của thánh Giuse. Khát khao có nghĩa là chưa có. Khát khao cũng có nghĩa là đi tìm.

Tôi chưa có, nên tôi đi tìm. Trên đường đi tìm, tôi luôn cầu nguyện cho tôi gặp được thánh Giuse. Tôi tin Ngài thương tôi, bây giờ và suốt đời. Sao cho suốt đời tôi luôn được chia sẻ phần nào sự khôn ngoan, mà Chúa đã ban cho Ngài.

Chúng ta cần rất nhiều khôn ngoan để có thể bảo vệ Hội Thánh, nhất là trong những tình thế phức tạp.
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Phụng Tự
LM Trần Đức Anh, OP
01:41 15/03/2009
VATICAN -. ĐTC Biển Đức 16 khuyến khích Bộ Phụng Tự và kỷ luật bí tích trong ý hướng tăng cường việc giáo dục cho toàn thể Dân Chúa về việc Chầu Mình Thánh Chúa.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 13-3-2009, dành cho các tham dự viên khóa họp toàn thể kéo dài 4 ngày của Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích về chủ đề ”Việc Chầu Mình Thánh Chúa”. Trong số các HY và GM thành viên tham dự khóa họp, đặc biệt cũng có ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, TGM giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC tố giác một số xu hướng sai trái làm ô nhiễm sự canh tân phụng vụ sau Công đồng Chung Vatican 2, khiến người ta hiểu một cách hẹp hòi về mầu nhiệm Thánh Thể. Ngài đề cao ý nghĩa và tầm quan trọng của việc Chầu Mình Thánh Chúa, cũng như ý hướng của Bộ Phụng Tự làm nổi bật các phương tiện phụng vụ và mục vụ để Giáo Hội ngày nay có thể cổ võ và thăng tiến niềm tin nơi sự hiện diện thực của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, và đảm bảo chiều kích thờ lạy trong việc cử hành Thánh Lễ. ĐTC nói: ”Tôi đặc biệt đánh giá cao sự kiện khóa họp toàn thể này để ý đến cả việc huấn luyện toàn thể Dân Chúa trong đức tin, đặc biệt quan tâm đến các chủng sinh, để tạo điều kiện dễ dàng cho sự tăng trưởng trong tinh thần thờ lạy chân thực đối với Thánh Thể.”

Cũng trong bài huấn dụ, sau khi giải thích nguyên ngữ Hy Lạp (proskýnesis) và la tinh (ad-oratio) của từ Thờ Lạy Thánh Thể. Từ Hy Lạp chỉ một cử chỉ phục tùng, nhìn nhận Thiên Chúa như mẫu mực đích thực của chúng ta, và chúng ta chấp nhận theo qui luật của Ngài. Trái lại, từ La tinh (ad-oratio) bao hàm một sự tiếp xúc thể lý, một nụ hôm, sự ôm ấp, hàm chứa trong ý tưởng tình yêu. Khía cạnh tùng phục dự kiến một quan hệ kết hiệp, vì Đấng mà chúng ta tùng phục là Tình Thương. Thực vậy trong Thánh Thể việc thờ lạy phải trở thành sự kết hiệp: kết hiệp với Chúa hằng sống và với Nhiệm Thể của Ngài.” ĐTC nhắc đến điều ngài đã nói với các bạn trẻ thế giới tại Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Koeln bên Đức hồi tháng 8 năm 2005 rằng:

”Trong Thánh Thể chúng ta sống 'sự biến đổi cơ bản từ bạo lực thành tình yêu, từ sự chết thành sự sống; Thánh Thể mang theo những biến đổi khác nữa. Bánh và Rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa. Nhưng về điểm này, sự biến đổi không được dừng lại, trái lại từ đây phải bắt đầu trọn vẹn, vì Mình và Máu Thánh Chúa Kitô được ban cho chúng ta để đến lượt chính chúng ta cũng được biến đổi”. (SD 13-3-2009)
 
Mang tên thánh cả Giuse
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
01:43 15/03/2009
Tại một thành phố nước Ý có một tín hữu Công Giáo mang tên thánh rửa tội là Giuseppe (tên Thánh Cả GIUSE). Ông Giuseppe có cuộc sống thật đáng xấu hổ nghĩa là ăn chơi sa đọa. Thế nhưng, ông thường tự hào và khoe với mọi người:

- Tôi mang tên vị Thánh Cả, Quan Thầy người hấp hối. Tôi tin tưởng vững chắc vào ngày cuối đời, tôi sẽ được Thánh Cả GIUSE đến cứu giúp!

Một buổi tối, sau khi vui chơi thỏa thích, ông Giuseppe lê bước trở về nhà. Đến nơi, ông trông thấy cửa nhà hé mở và một luồng ánh sáng kỳ lạ từ trong nhà chiếu ra. Ông bỗng có cảm giác ớn-lạnh với tư tưởng đầu tiên: ”Có lẽ kẻ gian lẻn vào nhà để ăn trộm!” Nghĩ thế nhưng ông lấy hết can đảm mở toang cánh cửa và nói lớn tiếng:

- Có ai đang ở trong nhà không?!

Tức khắc, xuất hiện ngay trước mắt ông hình ảnh Thánh Cả GIUSE cùng với Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA trên tay bồng Chúa Hài Nhi GIÊSU. Cả Ba Đấng chăm chú nhìn ông Giuseppe với nét mặt thật buồn bã. Rồi Thánh Cả GIUSE tiến đến trước mặt ông và nói:

- Làm sao con có thể tự hào mang tên của Ta và hy vọng Ta sẽ cầu bầu cho con vào ngày sau cùng, trong khi con sống bất xứng, xúc phạm nặng nề đến Hai Đấng mà Ta hết lòng yêu mến???

Vừa nói Thánh Cả GIUSE vừa giơ tay chỉ vào Đức Mẹ MARIA đang bồng Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng trên tay!

Nghe đến đây và thấy tỏ tường Ba Đấng đang đứng trước mặt, ông Giuseppe chỉ còn biết quỳ sụp xuống đất. Ông cảm thấy xấu hổ và thật lòng ăn năn thống hối về mọi tội đã phạm với cuộc sống đáng chê đáng trách. Ông thề hứa với Thánh Cả GIUSE, với Đức Mẹ MARIA và với Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng là ông sẽ thay đổi lối sống.

Kể từ ngày ấy ông Giuseppe trở về với Giáo Hội Công Giáo. Ông sống xứng với tên gọi của thánh quan thầy là Thánh Cả GIUSE. Ông cũng cố gắng sống thế nào để vào giờ hấp hối, ông được chính Thánh Cả GIUSE đến giúp chết lành và đưa ông về hưởng Thánh Nhan THIÊN CHÚA trên Thiên Đàng.

... Câu chuyện thứ hai xảy qua nơi vương quốc Anh. Một Linh Mục dòng Anh Em Thuyết Giáo (dòng Đa Minh) nổi tiếng giảng hay. Cha được nhiều người cảm mến. Dân chúng tuốn đến nghe Cha giảng rất đông. Thế nhưng trong một công cuộc cao cả lành thánh như việc rao giảng Lời Chúa, vị giảng thuyết lại rơi vào vòng phù-du thế trần! Nghĩa là Cha giải thích Lời Chúa với thứ ngôn từ có tác dụng kích thích tính tò mò và thêm vào đó những câu chuyện bèo-bọt nghe thật êm tai! Thật ra vị Linh Mục không biết mình đang đi vào con đường lầm lạc.

Một đêm kia khi vị giảng thuyết sốt sắng cầu nguyện thì thấy Đức Chúa GIÊSU KITÔ hiện ra. Ngài cầm trên tay cuốn sách tuyệt đẹp đang mở ra. Vị Linh Mục trông thấy những hàng chữ trên cuốn sách viết bằng vàng lóng lánh. Cùng lúc Cha thấy trên bìa trang giấy lại lấm tấm những vết bùn nhơ xông mùi hôi thối. Vị giảng thuyết ngạc nhiên hỏi cho biết lý do tại sao cuốn sách tuyệt đẹp với chữ viết bằng vàng lại bị dính bùn dơ bẩn thỉu. Đức Chúa GIÊSU hiền từ giải thích:

- Các chữ vàng con trông thấy chính là Lời Thầy, Lời Linh Thiêng Thánh Thiện. Trong khi các vết dơ chen lẫn vào đó chính là lời giải thích của con. Khi giải thích Lời Chúa, con đưa vào những chuyện phù-phiếm thế tục khiến cho Lời Thầy bị hạ giá, bị vấy bùn. Con đã làm hư hỏng Lời Thầy!

Khỏi cần nói dài dòng, vị Linh Mục dòng Anh Em Thuyết Giáo hiếu thấu đáo lời cảnh cáo nhân từ của Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Kể từ ngày ấy, Cha chỉ đi sâu vào nội dung chính yếu của Lời Chúa và tránh xa các lối giải thích mang tính chất phù-du chỉ có tác dụng kích thích tính tò mò vô ích!

... ”Thưa anh chị em, giờ đây, giả như tôi đến cùng anh chị em mà chỉ nói các tiếng lạ, giả như lời nói của tôi không đem lại cho anh chị em một mặc khải, một sự hiểu biết, hay không phải là một lời tiên tri, một lời giáo huấn, thì nào có ích gì cho anh chị em? Như thế, có khác chi những nhạc cụ không hồn, như sáo như đàn: Nếu âm thanh không rõ, thì làm sao nhận ra được cung nhạc tiếng đàn??? Thật vậy, giả như kèn chỉ phát ra một tiếng vu vơ, thì ai sẽ chuẩn bị chiến đấu? Anh chị em cũng thế: nếu miệng lưỡi anh chị em chẳng nói những lời có thể hiểu được, thì làm sao người ta biết điều anh chị em nói? Anh chị em chỉ nói bông lông thôi! Trong thiên hạ, có rất nhiều thứ ngôn ngữ, nhưng không có thứ nào là vô nghĩa. Vậy nếu tôi không biết giá trị của ngôn ngữ, thì tôi sẽ là kẻ man dã đối với người nói, và người nói là kẻ man dã đối với tôi. Anh chị em cũng vậy: vì khao khát những ơn của Thần Khí, anh chị em hãy tìm kiếm để được dồi dào các ân huệ đó, nhằm xây dựng Hội Thánh” (Thư 1 gửi tín hữu Côrintô 14,6-12).

(”La Mia Messa”, vol II, Marzo-Aprile-Maggio/2009, Anno III/B, Casa Mariana Editrice, trang 120+145)
 
Tình yêu Thánh Giá
LM. Anphong Trần Đức Phương
03:47 15/03/2009
TÌNH YÊU THÁNH GIÁ

(CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY, NĂM B)

Theo truyền thống từ lâu đời, Chúa Nhật IV Mùa Chay thường được gọi là Chúa Nhật “Hãy vui lên” (Rejoice Sunday, Laetare Sunday!), vì Ca Nhập Lễ mở đầu bằng câu “Hãy vui lên!... (Isaia 66, 10-11).

Chúng ta hãy vui lên trong Chúa là Đấng đã yêu thương cứu chuộc chúng ta. Chúng ta hãy vui lên nơi Thập Tự Giá là nguồn ơn cứu rỗi của chúng ta. Chúng ta hãy vui lên để hướng tâm hồn chúng ta về niềm vui Phục Sinh, sau những cố gắng hy sinh hãm mình, làm việc từ thiện trong suốt Mùa Chay Thánh.

Trong Thánh lễ hôm nay, các vị chủ tế có thể mặc áo lễ mầu hồng thay màu tím, có thể trưng bày hoa trên Bàn thờ, cũng có thể sử dụng các nhạc cụ trong trong Thánh lễ (theo phụng vụ, trong suốt Mùa Chay, chỉ đệm đàn nhẹ cho Ca đoàn hát).

Các Bài đọc hôm nay nói về tình yêu của Chúa đối với chúng ta, dù chúng ta là những kẻ tội lỗi.

Bài Đọc I (2 Ký Sự 36, 14-16, 19-23) nói đến tội lỗi của dân Chúa ngày xưa: “Từ các tư tế, đầu mục và dân chúng (Do thái) đều sống theo nếp sống tội lỗi ghê tởm của dân ngoại… làm ô uế Đền Thờ Chúa đã được thánh hiến… Dù Chúa đã sai các tiên tri đến kêu gọi họ ăn năn thống hối, nhưng họ cứ ‘cứng lòng’... và vì thế, Thiên Chúa để cho ‘dân ngoại’ đến chiếm Thành Thánh Giêrusalem, phá hủy Đền Thánh và bắt mọi người đi lưu đày ở Babylon. Chỉ sau những năm bị lưu đày nhục nhã, họ mới ăn năn sám hối. Ngồi trên bờ sông Babylon, họ than khóc nức nở, thương nhớ về quê hương, về Thành Thánh Giêrusalem (Đáp ca: Thánh vịnh 136, 1-6) và sám hối lỗi lầm. Bấy giờ, họ lại được Thiên Chúa thứ tha, và đưa trở về quê hương.

Trong Bài Phúc Âm (Gioan 3,14-21), Chúa Giêsu nhắc đến câu chuyện Dân Chúa xưa sống trong sa mạc, vì tội lỗi phản nghịch, bị rắn cắn, và Thiên Chúa đã sai ông Moise treo con rắn đồng lên và ai nhìn lên con rắn thì được khỏi (Dân số 21, 9…) (Ngày nay, y khoa cũng dùng hình ảnh này làm biểu tượng). Từ hình ảnh đó, Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô về việc Chúa Giêsu sẽ bị chết treo trên Thập Tự Giá để cứu chuộc tội lỗi nhân loại, và ai tin sẽ được tha thứ: “Như ông Moise đã dương cao con rắn trong sa mạc, Con Người (Chúa Giêsu) cũng phải được dương cao như vậy, để những ai tin vào Người thì được sống muôn đời…)

Đó là tình yêu cao cả của Thiên Chúa đối với chúng ta là những kẻ tội lỗi: “Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi đã cho chính Con Một của Ngài đến trần gian để cứu chuộc chúng ta. Ngài đã chấp nhận cái chết đau đớn trên Thập Tự Giá, như một kẻ nô lệ, để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ của ma qủy, thế gian và xác thịt, để trở thành những người con cái tự do của Thiên Chúa. Đó là ơn huệ Chúa thương ban, chứ không do công nghiệp riêng của chúng ta (Bài Đọc II: Ephêsô 2, 4-10).

Hình phạt ‘khổ giá’ ngày xưa trong Đế Quốc Rôma, là một hình phạt rất đau đớn và nhục nhã, chỉ dành cho những người phải sống trong thân phận nô lệ. Chúa Giêsu, Đấng hoàn toàn vô tội, nhưng đã chọn cái chết trên Thập Tự Giá như một kẻ nô lệ, để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ của tội lỗi. Đó là tình yêu cao cả, Tình Yêu Thập Tự Giá, dù những người Do thái cho đó là ‘điều ô nhục’ và người Hy lạp cho đó là ‘điên rồ’ không thể chấp nhận được! (Côrintô 1:23).

Thật sự, chúng ta chỉ có thể hiểu được tình yêu Chúa trên Thánh Giá, khi chúng ta nhớ tới lời Thánh Gioan Tông Đồ: “Thiên Chúa là Tình Yêu.” (1 Gioan 4: 8). Một tình yêu bao la, cao cả, vượt trên mọi sự hiểu biết của con người – Tình Yêu Thánh Giá.

Ngày nay, những người vô thần, những người ngoài Kitô Giáo cũng thường không hiểu được tình yêu đó. Họ không thể hiểu được làm sao chúng ta lại tôn thờ một người bị chết nhục nhã như vậy! Thánh giá luôn là một ‘điều điên rồ không thể chấp nhận được đối với những người không có lòng tin nơi Thiên Chúa, những người không thể hiểu được “Thiên Chúa là Tình Yêu!”

Trong niềm vui của Thánh lễ hôm nay ‘vì Chúa đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta’, chúng ta hãy vui lên và cùng hiệp lời cầu nguyện: Xin cho mọi người chúng ta biết dùng nhiều thời giờ hơn trong Mùa Chay Thánh để nhìn lên Chúa chịu chết Thánh Gía vì tội lỗi chúng ta, để chúng ta biết sám hối lỗi lầm, biết từ bỏ những ‘tính hư, tật xấu’, canh tân đời sống cho xứng đáng là con cái Chúa, là Cha yêu thương chúng ta, để cầu nguyện cho những người tội lỗi biết ăn năn trở về cùng Chúa, và cầu nguyện cho những người chưa biết Chúa được trở về cùng Chúa.
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
03:55 15/03/2009
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (74)

731. Mang danh “Kitô-hữu”

Các tín hữu đầu tiên trong Giáo-Hội sơ khai được biết dưới danh hiệu "Kitô-hữu”.
Những người ngoài Giáo-Hội lúc đó, gọi họ là Kitô-hữu, nghĩa là người theo Ông Giêsu Kitô: "Chính tại Antiôkia mà lần đầu tiên, các môn đệ được gọi là Kitô-hữu” (Cv 11,26 ).
Khi được nghe gọi như thế, các tín hữu sơ khai rất hãnh diện về tên gọi nầy. Vì thế, mỗi khi được ai hỏi, họ liền trả lời ngay: “Tôi là người Kitô-hữu”, nghĩa là “Tôi là người theo Chúa Giêsu Kitô”.

732. Chúa Giêsu đang sống thật với chúng ta.

Chúa Giêsu đang sống thật với chúng ta. Đây là điều chúng ta cần phải xác tín trước hết, bởi vì khi theo Đạo Công giáo, chúng ta không phải theo một tôn giáo cao siêu hoặc theo một lý thuyết trừu tượng nào, nhưng chúng ta theo một Nhân Vật Sống Động mà chúng ta có thể tiếp xúc, có thể đích thân liên lạc với Ngài từng giây từng phút.
Nhân vật sống động nầy, là Chúa Giêsu Kitô.
Đối với chúng ta, Chúa Giêsu không phải xa lạ, mơ hồ, vắng mặt, hoặc chỉ có một cái tên, nhưng Ngài đang sống thật với chúng ta.
Chúa Giêsu là luật sống, là kích thước đo lường nhịp thở của chúng ta, đo lường mạch tim của chúng ta, đo lường từng đường đi nước bước của chúng ta, đo lường mọi tư tưởng, mọi lời nói, mọi tình cảm, mọi hành động, mọi thái độ của chúng ta.
Chúa Giêsu đang sống thật với chúng ta.

733. Đời sống ta chứng minh có Đức Kitô.

Qua ánh sáng lọt xuyên đám mây, người ta đoán có mặt trời.
Qua đời sống ta, người ta phải có thể đoán ra được Đức Kitô. (Teilhard de Chardin)

734. Người ta chỉ trích các kitô-hữu thế nào?

Người ta không chỉ trích Đức Kitô.
Người ta chỉ trích các kitô-hữu ở điểm họ không giống Đức Kitô. (Mauriac)

735. Sống với Chúa Giêsu!

Sống mà không có một người bạn thân để thổ lộ tâm tình, để chia vui sẻ sầu, đó là cái sống khổ. Nhưng ngoài Chúa Giêsu, ai sẽ là người bạn tâm phúc đó?
Trong các bạn hữu, Chúa Giêsu là người bạn trung tín, thân mật và đáng tín nhiệm nhất.
Tìm an ủi và bình an: hãy tìm trong Chúa Giêsu.
Hãy thổ lộ tâm tình, nhỏ to với Chúa Giêsu.
Đừng chán nản khi xem chừng Chúa chán ta: đó là công hiệu tất nhiên của tình yêu, và cũng là dịp Chúa Giêsu thử tín trung của ta.
Hãy yêu những cái Chúa Giêsu yêu. Hãy ghét những cái Chúa Giêsu ghét.
Hãy yêu vất vả, sỉ nhục, đau khổ... vì Chúa Giêsu đã yêu những cái nầy.
Hãy ghét tiếng trọng lời khen của người đời vì Chúa cũng đã ghét những điều nầy. (Gương Chúa Giêsu)

736. Xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp

Xây dựng được các nối quan hệ xã hội là một vấn đề vô cùng quan trọng trong sự nghiệp của mỗi người.
Các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, chính là điều kiện cần thiết và sự đảm bảo quan trọng cho việc phát triển sự nghiệp một cách thuận lợi. (81 Cách để Tiến Nhanh – Mai Hoa)

737. Chọn những người tích cực để làm bạn

Hầu như tất cả những người muốn có thành công, đều rất chú trọng trong việc chọn bạn.
Họ không muốn mất thời giờ vào việc chơi bời với những người tiêu cực. Họ tìm mọi cách để tránh xa những người tiêu cực. Họ biết những kẻ tiêu cực, hoặc những kẻ “có nọc độc”, chỉ làm mất thời gian và nhiệt huyết của họ, làm cho họ vừa mệt, lại vừa tiêu cực.
Ngược lại, những người tích cực làm cho bạn cảm thấy vui mừng và lạc quan. Họ rất tích cực và vui mừng thoải mái. Họ có thể làm phấn chấn lòng người và cổ vũ sĩ khí. Hơn nữa, họ lại luôn luôn bàn tới chuyện cơ may và khả năng. Nếu bạn chơi với họ, bạn sẽ cảm thấy vui. Sau khi xa rời họ, bạn sẽ cảm thấy mình khoan khoái và hăng hái hơn. (3 Điều Nên Biết – Giang Văn Toàn).

738. Năm phương thức để tìm sự giúp đỡ

1. Tâm sự cởi mở với mọi người.
2. Hãy cầu nguyện, ngồi thiền, để tìm giải pháp giúp bản thân vượt qua khó khăn.
3. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể nhờ các chuyên gia giúp đỡ bằng các liệu pháp chữa bệnh, tư vấn, hay nhờ đến bác sĩ riêng.
4. Chân thành giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, và mọi người sẽ giúp lại bạn khi bạn cần giúp đỡ.
5. Khi được người khác giúp đỡ, hãy tỏ lòng tri ân, đừng mặc cảm rằng mình đã làm phiền họ. (Hạnh Phúc Ở Trong Ta – Debbie Gisonni)

739. Đừng để cho ai làm cho bạn ngã lòng.

Đừng bao giờ để ai khiến bạn ngã lòng.
Không có một sức mạnh ngoại vi nào có thể tác động đến bạn, trừ khi bạn cho phép nó.
Thời gian của bạn quá quý báu, nên bạn đừng hoang phí thời gian của mình để quan tâm đến thái độ thù địch, ganh tỵ và đua tranh của mọi người.
Bạn hãy cẩn thận bảo vệ cuộc sống mong manh của mình.
Chỉ có Thượng Đế mới tạo ra được một bông hoa, nhưng bất kỳ một đứa bé khờ dại nào cũng có thể xé nó ra thành mảnh vụn. (Hướng Đến Cuộc Đời Tốt Đẹp – OG Mandino)

740. Hãy sống như thể không còn có ngày mai!

Đừng bao giờ nói: “Vào một ngày nào đó...”, hoặc: “Một ngày gần đây nhất...”
Hãy loại bỏ những cụm từ đó ra khỏi cuốn tự điển của cuộc đời mình.
Từ hôm nay, phải luôn tự nhủ với mình rằng mình sống và quyết tâm luôn luôn làm những điều tốt đẹp, như thể không còn có ngày mai.
 
Tha nhân không phải là gánh nặng
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
13:26 15/03/2009
Thánh Luigi Orione (1872-1940) người Ý và là sáng lập viên Hội dòng gồm 2 ngành nam và nữ chuyên lo công tác bác ái. Ngành nam gọi là ”Công Trình Nhỏ THIÊN CHÚA Quan Phòng” và ngành nữ là ”Tiểu Muội Thừa Sai Bác Ái”.

Đúng như tên gọi và thể theo nguyện ước của đấng sáng lập, các tu sĩ Don Orione sống hoàn toàn tín thác nơi THIÊN CHÚA Quan Phòng và xả thân thi hành công tác bác ái dành riêng cho bậc cao niên, kẻ bé mọn, người nghèo khổ và anh chị em tàn tật.

Lúc sinh thời Thánh Luigi Orione nói với các tu sĩ nam nữ con cái ngài:

- Ngân Hàng của chúng ta đặt nơi THIÊN CHÚA Quan Phòng và ngân khoản của chúng ta nằm trong túi áo và trong con tim của tất cả anh chị em.

Sau đây là chứng từ mang tựa đề: ”Không phải một gánh nặng nhưng là người anh chị em”.

Một Linh Mục dòng Don Orione dâng Thánh Lễ tại Nhà Dưỡng Lão ở Seregno thuộc vùng phụ cận thành phố Milano (Bắc Ý). Tham dự Thánh Lễ có các vị cao niên, các anh chị em tàn tật cùng với nhân viên y tế, thiện nguyện và bà con bạn hữu. Vị Linh Mục chủ tế kết thúc bài giảng với bài thơ:

- Dọc theo con đường sỏi đá gồ ghề, tôi chạm mặt một bé gái. Cô bé cõng trên lưng đứa em trai. Tôi mở lời trêu chọc: ”Tội nghiệp bé chưa! Bé đang cõng trên lưng một gánh thật nặng!” Cô bé nhìn thẳng mặt tôi và nhanh nhẹn trả lời: ”Ồ thưa ngài, không phải gánh nặng vì đây là em trai con mà!” Tôi chưng-hửng đứng im và thật sự ngỡ-ngàng trước lời thưa của cô bé giản dị đơn sơ. Lời cô bé như xuyên thẳng và khắc sâu vào trái tim tôi. Kể từ lần gặp gỡ đáng ghi nhớ ấy, cứ mỗi lần chạm trán với bao khó khăn trong giao tế với người thân cận, tôi lại nhớ tới câu trả lời của cô bé miền quê và tự nhủ: ”Đây không phải gánh nặng ngươi đang vác nhưng là người anh chị em của ngươi!”

Hôm ấy vị cao niên đầu tiên tôi gặp trong ngày là cụ bà Rosa. Cụ đang ngồi nơi chiếc ghế bành và mong chờ có ai đó tốt lành mang cho cụ một tách cà phê cappuccino. Mỗi lần trông thấy ai đi qua, cụ bà mở lời than thở:

- Tôi bị bệnh trầm kha ở giai đoạn cuối. Tôi sắp chết rồi!

Ngay lúc ấy xuất hiện cụ ông Carmelo. Cụ ông nhìn cụ bà một lúc lâu rồi nói lớn:

- Trời ơi, chết thật rồi!

Không ngờ câu nói lại là phương thuốc thần diệu, có sức mạnh chữa trị và mang sức sống tức khắc. Bởi vì, cụ bà cũng phản ứng ngay bằng cách không còn tỏ ra bệnh hoạn ở giai đoạn chót và nhất là, không còn than thở muốn chết nữa!

Cuộc sống của các cụ ông cụ bà và anh chị em tàn tật không phải vô ích vô dụng đối với những ai thật lòng chăm sóc và yêu thương các bậc cao niên. Bởi vì, nơi người bé nhỏ nghèo nàn chiếu sáng hình ảnh Con THIÊN CHÚA.

Buổi chiều Chúa Nhật hôm ấy, nơi phòng khách rộng lớn của Nhà Dưỡng Lão chật ních cụ ông cụ bà, anh chị em tàn tật và thân nhân bạn hữu cũng như nhân viên y tế và thiện nguyện. Ngoài ra còn có sự hiện diện của Nhóm Bạn Trẻ thuộc phong trào Hiệp Thông và Giải Phóng. Các bạn trẻ đánh đàn, ca hát, biểu diễn và kể chuyện vui. Các bạn trẻ cũng không quên mời các cụ ông cụ bà ra nhảy những bản nhạc hợp với tuổi tác các bậc cao niên. Trông thật hạnh phúc và cảm động.

Người ta bảo thời giờ là vàng bạc. Nhưng đối với nhóm bạn trẻ này thì không hẳn như thế. Đối với họ, thời giờ trở thành khoảng không gian biểu lộ Tình Yêu. Thời giờ dành cho các bậc cao niên những người bé nhỏ nghèo nàn trở thành số vốn đầu tư mang lại tiền lời vô số kể.

Các trang sử đẹp nhất của Nhà Dưỡng Lão chắc chắn được viết lên bởi các bạn trẻ, các nhân viên thiện nguyện, các nhân viên y tế và các thân hữu. Chính các người này đã trao tặng và cống hiến mọi khả năng để phục vụ các bậc cao niên và anh chị em tàn tật. Chính họ mang lại sức sống và gieo rắc HY VỌNG giữa một khung cảnh cần rất nhiều chăm sóc và thương yêu trìu mến. Một khung trời an hòa mang theo nhiều lời cầu chúc tốt đẹp cho năm 2009 đã bắt đầu. Ước gì, mỗi người luôn ghi khắc chân lý:

- Tha nhân không phải gánh nặng mà là người anh chị em.

... ”Núi đem lại cảnh hòa bình trăm họ, đồi rước về nền công lý vạn dân. THIÊN CHÚA sẽ bảo toàn quyền lợi dân cùng khổ, ra tay cứu độ kẻ khó nghèo, đập tan lũ cường hào ác bá. . Ngài giải thoát bần dân kêu khổ và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương, chạnh lòng thương ai bé nhỏ khó nghèo. Mạng sống dân nghèo, Ngài ra tay tế độ, giải thoát cho khỏi áp bức bạo tàn, từng giọt máu họ, Ngài đều coi là quý” (Thánh Vịnh 72 3-4+12-14).

(”Don Orione oggi”, Rivista mensile della Piccola Opera della Divina Provvidenza, Gennaio 2009, trang 10-11)
 
Thánh Giuse, con người khôn ngoan
+GM. Bùi Tuần
16:11 15/03/2009
THÁNH GIUSE, CON NGƯỜI KHÔN NGOAN

Tại Việt Nam, thánh Giuse được tôn kính đều khắp. Nơi thì đề cao ở Ngài vai trò gia trưởng. Chỗ thì nhấn mạnh nơi Ngài chức vị Đấng bảo vệ Hội Thánh.

Dù với xu hướng nào, hầu như mọi người tôn sùng thánh Giuse đều nhìn Ngài là một Đấng thánh khôn ngoan. Khôn ngoan trong việc bảo vệ thánh gia. Khôn ngoan trong việc bảo vệ Hội Thánh.

Khôn ngoan nói đây là thứ khôn ngoan được ca ngợi trong sách Khôn Ngoan của Cựu Ước. Khôn ngoan đó cũng được Chúa Giêsu khuyên nhủ và khen thưởng nhiều lần trong Tân Ước.

Ở đây, suy gẫm của tôi về sự khôn ngoan nơi thánh Giuse sẽ để ý đến ba lãnh vực, mà sự khôn ngoan của Ngài được sáng tỏ:

- Khôn ngoan của nghề nghiệp.
- Khôn ngoan của Lời Chúa.
- Khôn ngoan của chiêm niệm.

1/ Khôn ngoan của nghề nghiệp

Trước hết, thánh Giuse được Kinh Thánh giới thiệu là ông thợ mộc. Dân làng gọi Ngài bằng tên một người có nghề.

Có một nghề, đó là một danh dự. Kẻ được thụ hưởng, mà không có nghề, vẫn không được kính trọng.

Nghề mộc có nhiều liên hệ tốt. Như liên hệ trực tiếp với thiên nhiên. Cây gỗ là một chất liệu của thiên nhiên. Thiên nhiên có trước nghề mộc. Người thợ mộc đẽo gọt nó thành dụng cụ, để phục vụ con người.

Khi phục vụ con người bằng nghề mộc, người ta có những liên hệ trực tiếp với đủ loại người. Những liên hệ đó không chỉ trong vấn đề tiền công, mà còn trong những lãnh vực đòi thăng tiến nghề nghiệp: Làm sao sản phẩm của mình có những tiến tới về sáng tạo, về mỹ thuật. Nó chứng tỏ phần nào óc thông minh và ý chí.

Từ những liên hệ trực tiếp với con người, thánh Giuse đã có những liên hệ về cuộc đời. Những cuộc đời khát vọng và thất vọng. Những cuộc đời nụ cười và nước mắt.

Thánh Giuse coi mình cũng như mọi người. Ngài hoà mình vào cuộc đời. Ngài ở giữa mọi người, kiếm sống như mọi người. Họ và Ngài có những liên hệ quen thân.

Từ những kinh nghiệm đó, thánh Giuse rút ra sự khôn ngoan cần thiết, để nuôi dưỡng và bảo vệ thánh gia. Những liên hệ thân thương hài hoà sẽ bảo vệ thánh gia một cách có hiệu quả.

2/ Khôn ngoan của Lời Chúa

Khi nhận được lời thiên thần báo mộng, thánh Giuse hiểu đó là ý Chúa. Chúa muốn trao cho Ngài một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nhiệm vụ đó là bảo vệ Đức Maria và Hài nhi Giêsu.

Mặc dù sự việc coi như có phần nghịch lý, nhưng thánh Giuse vẫn vâng phục. Ngài giữ luật đời, luật đạo, và vâng phục kế hoạch Chúa trao cho Ngài.

Ngài tin chắc Lời Chúa là con đường phải đi.

Sức mạnh xây dựng niềm tin nơi Ngài là ơn thiêng của Chúa Thánh Thần. Ơn thiêng ấy tác động từ bên trong tâm hồn, đi đôi với báo mộng. Ngài đón nhận như ơn gọi, một ơn gọi chỉ dành riêng cho Ngài.

Ngài sống ơn gọi đó một cách khiêm nhường. Khiêm nhường nên giữ kín. Khiêm nhường nên vẫn khó nghèo. Khiêm nhường là môi trường cho ơn gọi của Ngài được phát triển. Phát triển một cách sâu rộng, từ ý thức, đến tiềm thức, vô thức.

Nếu ồn ào, phô trương, Ngài sẽ không bảo vệ được thánh gia.

Chính vì Lời Chúa được đón nhận và thực hiện một cách khiêm nhường, mà thánh Giuse có được sự khôn ngoan. Sau này thánh Phaolô tông đồ gọi đó là sự khôn ngoan của thánh giá. Chính sự khôn ngoan này đã giúp thánh Giuse bảo vệ Đức Mẹ và Chúa Giêsu một cách rất hiệu quả qua biết bao thử thách.

3/ Khôn ngoan của chiêm niệm

Ngôi Hai xuống thế làm người, đó là một sự kiện. Sự kiện cao cả đó đã được Ngài nhìn thấy và chạm tới. Sự kiện ấy không xuất hiện như một sự kiện, nhưng như là một mầu nhiệm. Thánh Giuse chiêm niệm mầu nhiệm ấy, một mầu nhiệm luôn sống động bên Ngài.

Chiêm niệm đã cho Ngài khám phá thấy sự tự hạ lạ lùng của Đấng Cứu thế.

Thánh Phaolô viết: "Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2,6-7).

Khám phá trên đây của thánh Phaolô đã là chứng kiến của thánh Giuse. Nếu tìm lý do tại sao Chúa Giêsu đã có một chọn lựa tự hạ như vậy, thì câu trả lời vẫn là: mầu nhiệm của tình yêu Chúa.

Một tình yêu dùng sự tự hạ và thánh giá, để chiến thắng tội lỗi và xây dựng Nước Trời là nước tình yêu.

Một tình yêu đơn sơ và thiết thực, để đưa người ta đi vào cuộc sống thân mật của Chúa giàu lòng thương xót.

Một khi đã được nếm sự ngọt ngào của mầu nhiệm tình yêu Chúa, thánh Giuse chỉ còn biết đi sâu vào thân phận nghèo khó, bé mọn. Ý nguyện đó được Chúa thực hiện qua đời sống kín đáo và cái chết thầm lặng của thánh Giuse. Như thế là để tập trung vào điểm chính là Đức Giêsu Kitô. Đó là sự khôn ngoan của đời chiêm niệm.

Suy gẫm trên đây khiến tôi khát khao sự khôn ngoan của thánh Giuse. Khát khao có nghĩa là chưa có. Khát khao cũng có nghĩa là đi tìm.

Tôi chưa có, nên tôi đi tìm. Trên đường đi tìm, tôi luôn cầu nguyện cho tôi gặp được thánh Giuse. Tôi tin Ngài thương tôi, bây giờ và suốt đời. Sao cho suốt đời tôi luôn được chia sẻ phần nào sự khôn ngoan, mà Chúa đã ban cho Ngài.

Chúng ta cần rất nhiều khôn ngoan để có thể bảo vệ Hội Thánh, nhất là trong những tình thế phức tạp.
 
Thiên đàng và hỏa ngục
Jos. Tú Nạc
16:17 15/03/2009
THIÊN ĐÀNG VÀ HỎA NGỤC

Vào thế kỷ XIV, Dante Alighieri, nhà văn và là nhà triết học người Ý đã viết bài thơ nổi tiếng, Divine Comedy, trong đó ông đã mô tả ảo ảnh Thiên Chúa giáo về Inferno, Purgatorio, và Paradiso – Hỏa ngục, Luyện ngục, và Thiên đàng. Nhưng học thuyết Ki - tô giáo về sự sống đời sau đã không tán thành với Dante. Điều này đã đẩy bài thơ ngược dòng thời gian vào khoảng hơn 2,000 năm cùng những căn nguyên của nó trong tư duy người Do Thái cổ đại.

Cựu ước nói về khi người ta chết rơi xuống một nơi trong lòng đất của sự chết, và được gọi là Sheol (thế giới dưới lòng đất). Phần của Sheol là nơi nghiêm trang dành cho những người thành lập nghỉ ngơi, thư giãn ở đó; phần nữa, dĩ nhiên được đặt ở bên cạnh dành cho những ai không giữ lời Giao ước của Chúa. Bóng tối này được liên kết với Hỏa ngục hoặc Gehenna. Gehenna ám chỉ một thung lũng, vào những thế kỷ trước Thiên Chúa giáng sinh, đồ phế thải, xác súc vật, và thậm chí xác của những tội nhân bị hành hình ném xuống đó. Những ngọn lửa bốc cháy liên tục, tất nhiên không bao giờ tắt nơi thung lũng này để thiêu hủy đồ phế thải, khử mùi xác súc vật và người bị phân hủy, thối rữa. Nó cũng được liên kết với sự tôn kính những vị thánh lầm lỗi và được coi là nơi khinh tởm.

Ý niệm của người Kitô giáo về Hỏa ngục được xây dựng trên khái niệm của Gehenna và đã trở thành một nơi đau đớn, trừng phạt và bị loại khỏi Vương quốc của Chúa. Từ thế kỷ I và thế kỷ II, có những tác giả của Tin Mừng mô tả Gehenna, hoặc nơi mà chúng ta đã đều gọi là Hỏa ngục, như một hố sâu dưới lòng đất, lò lửa, và là nơi hành hạ bất tận vì bị đọa đày.

Vài trăm năm sau, Augustine đã gợi ý rằng “vực sâu dưới lòng đất” này là nơi trú ngụ của những loài động vật ăn thịt. Thomas Aquinas đã mặc nhiên thừa nhận rằng sự tra tấn, hành hạ của Hỏa ngục là thể xác cũng như linh hồn, và ngọn lửa thật ấy xét xử một phần trong số họ. Và nhiều văn sỹ và họa sỹ suốt thời kỳ Trung cổ đã mô tả sự đau khổ, dày vò của Hỏa ngục với những chi tiết cụ thể đến nỗi ngừoi ta nghĩ những người này đã từng sống ở đó. “Hỏa ngục” của Dante nổi tiếng với những chi tiết rung rợn đến dựng tóc gáy khi phải sa xuống những tầng sâu của Hỏa ngục.

Suốt nhiều thế kỷ, những mô phỏng không ngớt đã tạo ra sự băn khoăn nơi mà “ở đó” như thế nào. Trong lúc Kinh Thánh nói về Hỏa ngục như sự sống trong lòng Trái đất. Những nhà văn Ki- tô giáo đã xếp đặt nó một cách khác nhau trên những hòn đảo ở Địa trung hải, trên mặt trời và bên ngoài vũ trụ. Dù bất kỳ ở vị trí nào, tuy nhiên, nó thường được cho rằng Hỏa ngục là nơi trú ngụ của Satan và Lucifer.

Ma quỷ thường được nói đến nhiều trong cả hai Tân ước và Cựu ước, nhưng nó chỉ ở trong cuốn cuối cùng của Kinh thánh, những sách Khải huyền, mà một bài tường thuật đầy đủ đã công bố việc Lucifer quay lại chống Thiên Chúa và bị ném ra khỏi Nước Trời bởi Tổng lãnh Thiên thần Michael. Trong suy tưởng của những Ki- tô hữu, Thiên thần bị giam giữ này đã trở thành người canh giữ Hỏa ngục.

Trong khi Tân ước đặt Hỏa ngục như một nơi đày đọa bất tận. Vào đầu thế kỷ III, một vài nhà tư tưởng Ki-tô giáo đã đề xuất rằng sự xua đuổi xuống Hỏa nguc có thể không vĩnh viễn. Họ tin rằng lửa Hỏa ngục sẽ tẩy sạch và có thể góp phần cho việc giáo dục sự sống đời sau và tẩy sạch tội lỗi linh hồn. Mặc dù ý niệm này đã bị giáo hội lên án tai Hội Đồng Thế Giới V vào năm 553, nhưng ý niệm về lửa thanh tẩy trong cuộc sống đời sau vẫn tiếp tục.

Theo truyền thống Ki-tô giáo, những lời kinh cầu và những buổi lễ kỷ niệm Cộng đồng cho những người qua đời, là để giúp đỡ họ trong cuộc sống đời sau, không mang khái niệm về Hỏa ngục đời đời, và Ngày lễ cầu cho các Linh hồn được ra đời vào đầu thế kỷ XI bởi Thánh Odilo, được tập trung sự chú ý nhiều hơn về khả năng đáng tin cậy, qua lời cầu nguyện và bố thí người nghèo, để giúp đỡ những người quá cố chưa chuộc tội lỗi trọn vẹn vì vượt qúa giới hạn của họ trước lúc sinh thì.

Hai trăm năm sau, thần học sám hối khổ hạnh ra đời, và gột rửa tội lỗi được mở rộng cho những người đã chết và Purgatory-Luyện ngục (động từ Latin “to purge”(thanh tẩy, gột sạch) được thừa nhận là một phần của học thuyết Ki-tô giáo một cách đúng nghi thức. Được đặt giữa hai vô cực Thiên đàng và Hỏa ngục. Hội Đồng Thế Giới Lyon đầu tiên đã xác nhận sự thanh tẩy vào năm 1254 như một nơi “lửa quá cảnh” (transitory fire), nơi mà những tội nhẹ có thể được rửa sạch. Sự thanh tẩy vẫn đưa ra hy vọng nước Thiên đàng cho những ai đã chết trong tội lỗi.

Cái nhìn về Thiên đàng của người Do Thái đã tiến triển trên vài thế kỷ trước lúc Chúa Ki-tô ra đời.Vì người Do Thái bị lệ thuộc những cuộc xâm lược cùng những luật lệ áp đặt bởi những quốc gia khác (chẳng hạn như những người Babylon vào thế kỷ thứ VI trước Thiên Chúa giáng sinh) tin rằng đạo đức công bằng sẽ được đền bù trên Trái đất cho đến lúc suy tàn. Nó được thay cho phần thưởng sau khi chết. Thế giới dưới lòng đất (Sheol) được coi là một thế giới rất tối tăm u sầu, một nơi dành cho những linh hồn biết hối cải ăn năn, đặt họ riêng trong một thế giới khác – thế giới siêu nhiên – chốn cực lạc được bắt đầu. Vào thế kỷ II trước Thiên Chúa giáng sinh, một thành phố Thiên đàng Jerusalem không phải là nơi duy nhất của Thiên Chúa và các thiên thần, mà còn là nơi trú ngụ vĩnh cửu cho những người ngay lành.

Những người Ki-tô giáo ngày xưa tiếp tục duy trì sự tin tưởng này và nghĩ Thiên đàng như chốn cực lạc bên trên thế giới. Nó chiếm lĩnh điểm cao nhất trong một vũ trụ thuộc phạm vi bầu trời xoay quanh trái đất. Nhìn chung bảy Thiên đàng đã được vẽ qua trí tưởng tựợng, tương ứng với mặt trời, mặt trăng và năm hành tinh có thể trông thấy được. Trong thư gửi dân Corinthian, Thánh Paul đã tường thuật rằng ông đã được đưa đến Thiên đàng thứ ba và cũng đến miền cực lạc – có lẽ Thiên đàng thứ bảy. Khái niệm về một Nước Trời đã thường xuất hiện trong quan điểm lỗi thời cho rằng bầu trời đã tồn tại như một vật thể phía trên những đám mây từ nơi mà Thiên Chúa và các thiên thần trông chừng loài người.

Khái niệm Ki-tô giáo về Thiên đàng đã được phát triển đầy đủ vào thế kỷ thứ V bởi Thánh Augustine. Trong tác phẩm của ông, The City of God, nhà thần học lỗi lạc này đã thuyết phục rằng Thiên đàng là một nơi qui củ, sự cai trị, và quyền công dân, nơi cứu vớt những Ki-tô hữu gặp Thiên Chúa “đối diện”và là nơi tái hợp những con người được yêu thương.

Vào thế kỷ XIII, thuyết hàn lâm đã thách thức làm thế nào để Thiên đàng được coi như một địa điểm - vật thể. Thay vào đó nó được lý giải rằng Thiên đàng là một tinh hoa: một thực chất thứ năm vượt lên trên bốn yếu tố đất, khí, lửa, và nước. vì là một tinh hoa, Thiên đàng ở bên ngoài những quy luật tự nhiên chi phối vũ trụ. Viết vào thời điểm ấy, Thánh Thomas Aquinas xác nhận rằng khi chúng ta nói về Cha chúng ta ở trên Trời, như được thực hiện trong lời cầu nguyện của Chúa, điều đó có nghĩa là mô tả Thiên Chúa như một sự sống siêu nhiên, không phải là một con người cư trú ở một nơi gọi là Thiên đàng. Thiên đàng đúng hơn là một trạng thái, không phải là một địa điểm, nơi chốn.

Những ngày này, giáo hội không lên tiếng trước những vấn đề như vậy vì vị trí và bản chất của Thiên đàng. Sách Giáo lý vấn đáp của Hội thánh Công giáo diễn giải một cách đơn giản rằng “sự hoàn thành những nỗi khát khao con người sâu sắc nhất, trạng thái tột đỉnh, hạnh phúc cuối cùng.” Cùng một cách thức, trong lúc giáo hội khẳng định sự hiện hữu của Hỏa ngục, đã không nói đến địa điểm của nó. Tại một cuộc tiếp kiến đông đảo năm 1999, Đức Giáo Hoàng Paul II đã phát biểu rằng: “Hỏa ngục, đúng hơn là một nơi biểu lộ trạng thái của những ai tự ý xác định tách mình rời xa Thiên Chúa.”

Mặc dù có một lịch sử lâu dài trong tư duy Ki-tô giáo với cố gắng biểu thị đặc trưng của Thiên đàng, Luyện ngục, và Hỏa ngục, có lẽ giống như bản tính Đức Chúa Trời, không bao giờ có thể diễn tả được.

Nguồn: the Catholic Register
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị giáo hoàng của sự sống
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
01:44 15/03/2009
Thảm cảnh câu chuyện chúng con diễn ra vào năm 2006. Năm ấy hiền thê con mang thai và đi khám thai. Kết quả cuộc siêu-âm cho biết bào thai có dấu hiệu không lành trên cơ thể. Đây là dấu hiệu của chứng bệnh tàn tật rất họa hiếm mới được y khoa khám phá ra những năm gần đây. Những dấu hiệu trên cơ thể này sẽ đưa đến một chứng bệnh tàn tật tâm trí vô cùng nghiêm trọng.

Khỏi cần phải trình bày dài dòng, mọi người cũng đoán được rằng, khám phá bất ngờ này gieo vào lòng chúng con một nỗi buồn mênh mông vô tả. Lý do là vì đây là đứa con đầu tiên và có lẽ cũng sẽ là đứa con duy nhất mà chúng con có thể có được. Nỗi âu-sầu lớn lao đến độ chúng con nghĩ đến chuyện sẽ thực hiện cuộc phá thai ở nước ngoài.

Thế nhưng, mọi sự thay đổi hết khi hiền thê con quyết định tiếp tục mang thai cho đến ngày khai hoa nở nhụy. Trước thái độ vô cùng can đảm của vợ hiền, con cảm thấy ngỡ ngàng và kinh ngạc. Nhưng con hoàn toàn tôn trọng quyết định của nàng.

Trước đó, chúng con đã chọn tên cho đứa con trai sắp chào đời là Marco hay Luca. Nhưng kể từ sau khi bác sĩ khám phá ra dấu hiệu không lành trên cơ thể của đứa con trai yêu dấu, thì hiền thê con, hiền muội nàng và thân mẫu nàng, mỗi người thường nằm mơ trông thấy nhiều vị thánh hoặc nhiều nhân vật quan trọng khác nhau của lịch sử Kitô Giáo. Tất cả đều khuyến khích an tâm, đừng quá lo lắng cho tương lai đứa bé sắp chào đời.

Nhưng giấc mơ đặc biệt an ủi và khuyến khích nhất là hình ảnh Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tươi cười xuất hiện. Người bảo đảm mọi an toàn cho cuộc sống đứa bé.

Thế là từ đó chúng con quyết định chọn tên cho bé trai là Carlo-Maria với chủ ý ghi nhớ và tri ân Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Chúng con bỏ rơi hai tên đã chọn trước.

Các bác sĩ đồng loạt tỏ ra bi quan về tình trạng sức khoẻ của bào thai, khiến cho niềm hy vọng của chúng con về đứa bé đôi lúc cũng chao-đảo mong manh, nhỏ như sợi tơ sợi tóc! Thêm vào đó con trai chúng con phải gánh chịu đến bốn lần chữa trị, hai lần lúc còn trong bụng mẹ và hai lần sau khi đã chào đời. Đó là chưa kể đến không biết bao nhiêu là chữa trị khác hành hạ trên thân xác non nớt bé xíu của một hài nhi hai tháng tuổi! Với tâm lòng của bậc làm cha làm mẹ, chúng con đau đớn biết là chừng nào.

Nhưng rồi mọi cực hình đã qua đi hết. Giờ đây con chúng con là bé trai gần tròn 2 tuổi. Bé vui vẻ, nghịch ngợm, liến thoắng, thích nói thích cười và chúng con bắt đầu gởi bé đến Nhà giữ trẻ. Các cô giáo của bé không hay biết gì về chuyện trước đó nên cũng không hề trông thấy có gì bất thường nơi bé. Phần bé Carlo-Maria, mỗi ngày trôi qua, bé mang lại cho vợ chồng con vạn niềm vui và nghìn cái bất ngờ! Thật là tuyệt vời!

Đối với con, đây là một phép lạ. Phép lạ xảy ra nhờ hiền thê con cương quyết mang thai đến cùng, mặc cho bao đe dọa khủng khiếp. Phép lạ minh chứng chính THIÊN CHÚA mới là chủ tể cuộc sống còn y khoa loài người thật hạn hẹp và bất toàn biết bao! Máy móc dầu có tinh tế bén nhạy đến đâu đi nữa, cũng không thể nào xác định cuộc sống cho một đứa bé. Y khoa tân tiến và cái kiêu căng của con người phải đầu hàng trước sức sinh động của một trẻ thơ.

Ký tên: Francesco

Trên đây là lá thư gởi cho Văn Phòng phụ trách án phong chân phước cho tôi tớ Chúa là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô, Vị Giáo Hoàng của Sự Sống.

... ”Lạy THIÊN CHÚA là sức mạnh, là thành lũy của con, là nơi con ẩn náu trong ngày khốn quẫn, từ khắp cùng cõi đất, các dân tộc sẽ đến với Ngài. Chúng sẽ nói: Cha ông chúng tôi đã chỉ được thừa hưởng sự dối trá, cùng những điều hão huyền vô tích sự. Người phàm có thể tạo thần minh cho mình chăng? Nhưng các thần đó đâu phải là thần! Vì thế, này đây Ta sắp sửa cho chúng biết, lần này Ta sẽ cho chúng biết được bàn tay oai hùng và dũng lực của Ta, và chúng sẽ biết danh Ta là THIÊN CHÚA” (Giêrêmia 16,19-21).

(”TOTUS TUUS”, Mensile di Postulazione della Causa di Beatificazione e Canonizzazione del Servo di Dio Giovanni Paolo II, N.11-12 - Novembre Dicembre 2008, Anno 3, trang 20-21)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Bộ Phụng Tự
G. Trần Đức Anh OP
12:38 15/03/2009
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 khuyến khích Bộ Phụng Tự và kỷ luật bí tích trong ý hướng tăng cường việc giáo dục cho toàn thể Dân Chúa về việc Chầu Mình Thánh Chúa.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 13-3-2009, dành cho các tham dự viên khóa họp toàn thể kéo dài 4 ngày của Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích về chủ đề ”Việc Chầu Mình Thánh Chúa”. Trong số các HY và GM thành viên tham dự khóa họp, đặc biệt cũng có ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, TGM giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC tố giác một số xu hướng sai trái làm ô nhiễm sự canh tân phụng vụ sau Công đồng Chung Vatican 2, khiến người ta hiểu một cách hẹp hòi về mầu nhiệm Thánh Thể. Ngài đề cao ý nghĩa và tầm quan trọng của việc Chầu Mình Thánh Chúa, cũng như ý hướng của Bộ Phụng Tự làm nổi bật các phương tiện phụng vụ và mục vụ để Giáo Hội ngày nay có thể cổ võ và thăng tiến niềm tin nơi sự hiện diện thực của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, và đảm bảo chiều kích thờ lạy trong việc cử hành Thánh Lễ. ĐTC nói: ”Tôi đặc biệt đánh giá cao sự kiện khóa họp toàn thể này để ý đến cả việc huấn luyện toàn thể Dân Chúa trong đức tin, đặc biệt quan tâm đến các chủng sinh, để tạo điều kiện dễ dàng cho sự tăng trưởng trong tinh thần thờ lạy chân thực đối với Thánh Thể.”

Cũng trong bài huấn dụ, sau khi giải thích nguyên ngữ Hy Lạp (proskýnesis) và la tinh (ad-oratio) của từ Thờ Lạy Thánh Thể. Từ Hy Lạp chỉ một cử chỉ phục tùng, nhìn nhận Thiên Chúa như mẫu mực đích thực của chúng ta, và chúng ta chấp nhận theo qui luật của Ngài. Trái lại, từ La tinh (ad-oratio) bao hàm một sự tiếp xúc thể lý, một nụ hôm, sự ôm ấp, hàm chứa trong ý tưởng tình yêu. Khía cạnh tùng phục dự kiến một quan hệ kết hiệp, vì Đấng mà chúng ta tùng phục là Tình Thương. Thực vậy trong Thánh Thể việc thờ lạy phải trở thành sự kết hiệp: kết hiệp với Chúa hằng sống và với Nhiệm Thể của Ngài.” ĐTC nhắc đến điều ngài đã nói với các bạn trẻ thế giới tại Ngày Quốc Tế giới trẻ ở Koeln bên Đức hồi tháng 8 năm 2005 rằng:

”Trong Thánh Thể chúng ta sống 'sự biến đổi cơ bản từ bạo lực thành tình yêu, từ sự chết thành sự sống; Thánh Thể mang theo những biến đổi khác nữa. Bánh và Rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa. Nhưng về điểm này, sự biến đổi không được dừng lại, trái lại từ đây phải bắt đầu trọn vẹn, vì Mình và Máu Thánh Chúa Kitô được ban cho chúng ta để đến lượt chính chúng ta cũng được biến đổi”. (SD 13-3-2009)
 
Top Stories
International observers needed to stop China's deception about Tibet
Asia-News
12:24 15/03/2009
Martial law, arrests, violence, crackdown on monasteries: this is the "peace" in Tibet as extolled by Wen Jiabao. International observers and media are needed in the China-Tibet dialogue, in order to verify Beijing's real intentions. China's economic blackmail of all international diplomacy. The smear campaign against the Dalai Lama is stoking the protests.

Dharamsala (AsiaNews) - "China is not sincere": this is the assessment of Urgen Tenzin, a Tibetan, regarding Chinese prime minister Wen Jiabao's claim that Tibet is "peaceful and stable." Urgen Tenzin, the director of the Tibetan Centre for Human Rights and Democracy (TCHRD), accuses China of spreading false rumors about the real situation in Tibet, which is now under tight military control, with arrests, violence, closing of monasteries, re-education. In the face of this deception, the director of the TCHRD asks that the dialogue between China and Tibet take place in the presence of international observers and media.

Wen talked about the situation in Tibet yesterday, during a press conference at the closing of the National People's Congress, the annual gathering of the Chinese parliament. In addition to defending Beijing's policy, aimed at "accelerating economic development," the prime minister also affirmed the desire for dialogue between China and the Dalai Lama, provided that the Tibetan leader abandon his "separatist ambitions."

Tenzin accuses China of wanting to destroy the image of the Dalai Lama, "that which is so sacred to Tibetans," and to use commercial relations to blackmail political leaders not to have any ties with him.

Here are Urgen Tenzin's statements to AsiaNews:

Firstly, if Tibet is peaceful, then why is such heavy armed security deployed in Tibet and surrounding our monasteries? This is Chinese propaganda, to say that Tibet is peaceful. The streets of Lhasa are like a military camp, ahead of the 50th anniversary of the Tibetan uprising, and China has poured extra troops into Tibet to quell any protests. Even tourists are kept out of Tibet - what peace is Beijing talking about? If the Chinese claims are true, then why was Lobsang Wangchuk, the 32-year-old Tibetan, beaten up by the security forces, beaten up mercilessly and arrested in Lithang on March 10th? Elsewhere inside Tibet, monasteries have faced shutdowns and monks, subjected to “patriotic education,” have been monitored.

Wen Jiabao also said that they are willing to continue talks with the Dalai Lama. But the Chinese are not sincere, they always come with preconditions which are not acceptable to the Tibetan people, and historical distortions like insisting that Tibet is part of China. So in the dialogue talks, the Chinese are neither sincere nor positive.

We are very keen to engage in dialogue with the Chinese officials, but this should not remain just a meeting with the envoys, the agenda should be serious. The human rights situation inside Tibet should be discussed, the aspirations of the Tibetan people should be seriously in focus, and they should discuss positive steps in the resolution of the Tibetan issue. So far, only the envoys have been at the meetings, without any important dialogue being discussed or even the desire to come to any resolution. If the Chinese are as sincere as they claim to be, they should invite an international observer to be present at the talks, and even have the talks outside of China.

But this seems almost impossible to me: the Chinese government opposes any world leaders having any form of contact with the Dalai Lama, they bully the world community by stating that meetings with the Dalai Lama could harm trade ties. Any mention of human rights inside Tibet by a head of government in the international community warrants a stern warning from the Chinese government. . .

Finally, the Chinese continue to show disdain toward the Dalai Lama and wound that which is so sacred to Tibetans. This is one of the main causes for so much dissent, and the reason why Tibetans spontaneously protest. This situation is intolerable. Beijing makes every effort to discredit the Dalai Lama and makes false and baseless accusations against His Holiness, and this provokes our people to protest in a non-violent manner.
 
Pope to make historic visit to Britain
Central Chronicle
16:49 15/03/2009
LONDON, March 15, 2009 - Pope Benedict XVI will undertake what would be the first papal visit to Britain in 30 years and the second by any pontiff since King Henry VIII broke with the Vatican to establish Church of England, according to sources.

However, details of the papal visit are still under discussion, but some cities being considered include London, Birmingham, Oxford, Edinburgh, Armagh and Dublin, 'The Daily Telegraph' quoted the unnamed sources as saying.

And, a senior cardinal is due to make a private trip to Britain in the summer to make preparations for the Pope's visit, which could be announced by the end of this year, the newspaper said.

It may be mentioned here that relations between the Vatican and British government have been strained following clashes over the introduction of laws enforcing homosexual equality and the Embryo Bill, which paved the way for the creation of human-animal hybrid embryos.

But, it is understood that the historic event is being timed to coincide with the beatification of Cardinal John Henry Newman, who is on the path to becoming the first British saint in 40 years.

However, it has yet to be decided whether the Pope would travel to Britain solely for a service of beatification for Cardinal Newman or whether it would be turned into a tour of the British Isles.

A senior source in the Vatican told the newspaper that bishops in England are divided over whether the service would be conducted in Birmingham, where his remains are venerated, or in London at Westminster Cathedral or Wembley stadium.

The Pope has privately expressed an interest in travelling to Oxford, having previously visited Cambridge, and would also be likely to visit Scotland and Northern Ireland.

In a message released last week, he strongly condemned the attacks in Northern Ireland that left two British soldiers and a policeman dead as "abominable acts of terrorism".

"Apart from desecrating human life, (they) seriously endanger the ongoing peace process in Northern Ireland and risk destroying the great hopes generated by this process in the region and throughout the world," he said.

(Source: http://www.centralchronicle.com/viewnews.asp?articleID=2390)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư ngỏ gửi các bạn sinh viên nhân ngày truyền thống ''Huệ Trắng Tuy Hòa''
LM. Giuse Trương Đình Hiền
03:59 15/03/2009
THƯ NGỎ GỚI CÁC BẠN SINH VIÊN NHÂN NGÀY TRUYỀN THỐNG “HUỆ TRẮNG TUY HÒA”

(14-15/03/2009)

Các bạn sinh viên thương mến,

Tuy Hòa lại được một lần nữa đón tiếp các bạn sinh viên khắp nơi về tổ ấm Tuy Hòa để chung chia niềm vui với nhóm “Huệ Trắng”, nhóm sinh viên chọn Thánh Giuse làm Đấng Quan Thầy mà cánh hoa truyền thống trên tay Ngài chính là tên gọi: HUỆ TRẮNG.

Năm nay, 2009, Huệ Trắng kỷ niệm 10 năm khai sinh và hoạt động (1999-2009). Cột mốc thời gian kỷ niệm nầy chất chứa “4 con số 9” sao mà ý nghĩa và đầy hy vọng thân thương. Ý nghĩa, vì số “9” thường được coi như biểu tượng của sự tròn đầy, chót vót.” Vàng 4 số 9” chẳng phải là vàng cao giá nhất đó hay sao ? Hy vọng, vì thời điểm kỷ niệm nầy sẽ mở ra một chặng đường mới để Huệ Trắng chắp cánh bay cao trong hành trình đức tin và nhân chứng, cùng với các bạn sinh viên Công Giáo Việt nam, xây dựng một tương lai tươi sáng và sinh động cho Mẹ Hội Thánh Việt Nam nhân dịp mừng Năm Thánh 2010.([1])

Chắc chắn trong ý nghĩa và quyết tâm nầy mà nhóm “Huệ Trắng” đã chọn chủ đề sinh hoạt năm nay bằng trích đoạn thư Do Thái 10,9a: “NẦY CON ĐÂY, CON ĐẾN ĐỂ THỰC THI Ý CHÚA”.

“Con đến để thực thi ý Chúa” đó chính là chọn lựa căn bản của “Người bạn trẻ Giêsu đến từ Na-da-rét”. Ngài đã hoàn tất sự chọn lựa anh hùng nầy bằng cuộc “vâng ý Cha nhập thể vào đời trong thân phận của một em bé cơ hàn, mỏng manh, yếu đuối”, bằng “ba mươi năm lao nhọc vất vả với nghề thợ mộc trong chốn ẩn khuất tối tăm của thôn làng Na-da-rét”, bằng “ba năm dãi dầu mưa nắng rảo bước trên mọi nẻo đường Pa-les-ti-na để loan báo Tin Vui”, và nhất là sau cùng, bằng “cuộc khổ nạn với cái chết tủi nhục đắng cay trên thập giá để sau đó sống lại vinh quang vào Ngày Thứ Nhất trong tuần…”.

Đó không là một chọn lựa viển vông và ảo tưởng. Vì đích điểm và hiện thực của chọn lựa nầy đã tức khắc đơm hoa kết trái giống như “hạt lúa mục nát đi đã mang lại mùa lúa tốt” (Ga 12,24), như “hạt cải đi vào lòng đất mẹ đã vươn cao như cổ thụ cành lá xum xuê làm bóng mát muôn chim” (Mt 13,31-32), như “viên men vùi sâu trong thúng bột gian trần để hôm nay và mãi mãi dậy lên tình yêu và chân lý” (Mt 13,33)…

Và kể từ “chọn lựa đã trở thành vĩnh cửu” đó, có hàng hàng lớp lớp những bạn trẻ đã nối gót đi theo. Những chàng thanh niên quê mùa chài lưới như Phêrô, Gioan, Giacôbê…, những nhà trí thức uyên thâm như Phaolô, Ignatiô Antiokia, Augustinô, Đa-Minh…, những thiếu nữ liểu yếu đào tơ sắc nước hương trời như Cecilia, Agata, Têrêsa…, có cả những thiếu niên tuổi đời còn mới lớn như Maria Goretti, Đa Minh Saviô…Và ngay trên mảnh đất Phú Yên nầy, có chàng thanh niên Anrê Phú Yên, một tân tòng, một giáo lý viên, một vị tông đồ và một chứng nhân tử đạo “lấy mạng sống đáp đền mạng sống” vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu khi vừa tròn 19 xuân xanh…

Các bạn sinh viên thương mến,

Ngày truyền thống Bổn mạng rồi sẽ qua đi. Tuy nhiên, xin các bạn hãy mang theo cuộc đời ít ra là một “cành huệ trắng” của Thánh Cả Giuse. Cành huệ của thái độ đức tin ân cần vâng phục thánh ý Chúa trong những bổn phận thường ngày. Cành huệ của lòng can đảm sống theo giới luật của Tin Mừng cho dù luôn đối diện với muôn cám dỗ của đam mê buông thả trần tục. Cành huệ của tâm hồn trong sạch và tích cực xây dựng những mối tương quan trong sáng, anh hùng thay cho những bầy hầy vẩn đục của môi trường xã hội chung quanh…Và sau hết, đó là cành huệ của lắng nghe và thực thi Lời Chúa, của trung thành với thánh lễ và tòa giải tội, của cầu nguyện, khổ chế và bác ái sẻ chia mà Mùa Chay Thánh đang gọi mời trong suốt những ngày nầy.

Xin được mượn lời 4 câu thơ sau thay cho lời nhắn gởi và lời chúc thân thương nhất của tôi:

Xin được mãi làm đóa hoa huệ trắng

Để từng ngày chắp nhặt những sương mai

Rồi tháng năm tỏa ngát vạn nẻo dài

Hương mến Chúa, yêu người lên chan chứa




([1]) Nội qui Năm Thánh: “Năm Thánh 2010 ghi dấu thời điểm kỷ niệm: (1) 350 năm thành lập hai Giáo phận Tông Toà Đàng Ngoài và Đàng Trong (x. Sắc Chỉ Super Cathedram, 9-9-1659, của Đức Alexandre VII), (2) 50 năm thiết lập phẩm trật Giáo hội Công giáo tại Việt Nam với 3 Giáo tỉnh Hà Nội - Huế - Saigon (x. Sắc Chỉ Venerabilium Nostrorum 24-11-1960). Thời gian cử hành Năm Thánh từ 24-11-2009 đến lễ Hiển Linh 2011, đi từ khởi điểm và chứng nhân đức tin đến toả sáng và chia sẻ niềm tin.”
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thông báo của Giáo Xứ Thái Hà về phiên tòa phúc thẩm các nạn nhân vì công lý và sự thật
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải CSSR
01:55 15/03/2009
TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI
Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội
180/2 Nguyễn Lương Bằng,
Đống Đa, Hà Nội

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2009

THÔNG CÁO NGÀY XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC NẠN NHÂN VÌ CÔNG LÝ VÀ SỰ THẬT Ở GIÁO XỨ THÁI HÀ



Kính gửi: Quý ông bà anh chị em giáo dân và toàn thể những người yêu công lý

Ngày 13/3/2009 hôm nay, 8 giáo dân là nạn nhân vì công lý và sự thật ở giáo xứ Thái Hà đã đến Toà Án Nhân dân thành phố Hà Nội theo lịch hẹn trước, để được thông tri về việc xét xử phúc thẩm theo đơn kháng án của 8 anh chị em này.

Đại diện Toà án đã tiếp từng nạn nhân và trao cho mỗi người một “Giấy triệu tập bị cáo tại ngoại”. Nội dung các giấy này cho biết TAND TP.Hà Nội đã quyết định: vào lúc 8 h ngày 27/ 3/ 2009, tại Trụ sở TAND TP. Hà Nội, cơ sở II, số 2 đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xét xử phúc thẩm 8 anh chị em giáo dân có tên sau đây:

1. Bà Nguyễn Thị Nhi, sinh năm 1962, quê ở Sơn Hà, Phú Xuyên, Hà Tây, thuộc giáo xứ Hà Thao, sống tại giáo xứ Mường Cắt, Hoà Bình, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Trong lần xét xử sơ thẩm, bà đã bị kết tội “gây rối trật tự công cộng” tại Thái Hà-Toà Khâm Sứ và đã bị phạt 17 tháng tù treo.

2. Bà Ngô Thị Dung, sinh năm 1954, địa chỉ 306, C3, tập thể Vĩnh Hồ, phường Ngã Tư Sở, thuộc giáo xứ Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội. Trong lần xét xử sơ thẩm, bà đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 13 tháng tù treo.

3. Ông Lê Quang Kiện, sinh năm 1945, hiện ở tại số 8 ngõ 162 A, phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, thuộc giáo xứ Hàng Bột, Tổng Giáo phận Hà Nội. Trong lần xét xử sơ thẩm, ông đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 13 tháng tù treo.

4. Bà Nguyễn Thị Việt, sinh năm 1949, nhà A2 tổ 8, tập thể Thuỷ Tinh, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội, thuộc giáo xứ Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội. Trong lần xét xử sơ thẩm, bà đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và đã bị phạt 12 tháng tù treo.

5. Bà Lê Thị Hợi, sinh năm 1947, địa chỉ số 8 ngách 62, ngõ Thổ Quan, phường Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội, thuộc Gx Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội. Trong lần xét xử sơ thẩm, bà đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 15 tháng cải tạo không giam giữ.

6. Ông Phạm Trí Năng, sinh năm 1959, thường trú tại Thường Lệ, Đại Thịnh, Mê Linh, Vĩnh Phúc, thuộc Gx Thường Lệ, Giáo phận Bắc Ninh, Trong lần xét xử sơ thẩm, ông đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ.

7. Anh Nguyễn Đắc Hùng, sinh năm 1977, thường trú tại Thôn Đầm, xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, thuộc giáo xứ Tình Lam, Giáo phận Hưng Hoá, Trong lần xét xử sơ thẩm, anh đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ.

8. Anh Thái Thanh Hải, sinh năm 1987, thường trú tại 42 Nguyễn Lương Bằng, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thuộc giáo xứ Thái Hà, Tổng Giáo phận Hà Nội.Trong lần xét xử sơ thẩm, anh đã bị kết tội “hủy họai tài sản và gây rối trật tự công cộng” và bị phạt cảnh cáo.

Giáo xứ Thái Hà chúng tôi luôn xác tín rằng 8 giáo dân đang bị kết tội trên đây không vi phạm pháp luật. Chính vì thế, Giáo xứ tiếp tục làm hết mức có thể để 8 giáo dân này được bảo toàn danh dự và được trả tự do.

Ngay khi phiên toà sơ thẩm kết thúc hôm 8/12/2008, Giáo xứ Thái Hà chúng tôi đã phản đối bản án bất công mà TAND quận Đống Đa đã áp đặt cho 8 giáo dân trên đây và cả 8 nạn nhân vì công lý đều đã làm đơn kháng án.

Hôm nay ngày xét xử phúc thẩm đã gần kề, chúng tôi kính xin quý ông bà anh chị em giáo dân tiếp tục cầu nguyện cho những cơ quan liên hệ của nhà cầm quyền biết tôn trọng công lý và sự thật trong việc xét xử phúc thẩm 8 giáo dân của chúng ta.

Chúng tôi cũng xin quý ông bà anh chị em em tiếp tục hiệp thông cầu nguyện cho 8 nạn nhân trên đây được can đảm làm chứng cho công lý và sự thật. Chúng tôi còn xin quý ông bà anh chị em cầu nguyện cho luật sư Lê Trần Luật, vì hiện thời ông đang bị các thế lực sự ác đe doạ, sách nhiễu và ngăn cản ông tham gia bào chữa cho 8 giáo dân của chúng ta.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn.
 
Tiếng kêu cứu của núi rừng
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
11:16 15/03/2009
Báo Saigon Tiếp Thị số 22 ra ngày thứ Sáu 6/3/2009, nơi trang 36 có đăng bài “ Chuẩn bị khời công nhà máy luyện Oxid nhôm” của tác giả Bảo Ngọc. Bài báo được nhấn mạnh ( in chữ to ) bởi một đoạn như sau:

Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ ( thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam TKV ) đã hoàn tất việc san ủi mặt bằng chuẩn bị khởi công nhà máy luyện oxid nhôm tại xã Nhân Cơ ( huyện Dak Rlap ), Với diện tích 200 hecta, các hạng mục phụ trợ khác như đường vào nhà máy, khu nhà điều hành, … cũng đã hoàn thành.

Với thông tin này, bài báo cho thấy người ta chính thức khẳng định quyết tâm thực hiện dự án khai thác quặng boxit vùng tây nguyên, bất chấp dư luận và bất chấp phản biện xã hội, cho dù các phản biện đó có căn cứ khoa học và văn hóa. Khai thác quặng boxit tại tây nguyên, người ta cố tình thực hiện một cuộc tàn phá hủy diệt môi trường sống của muôn loài, trong đó có loài người, có một chủng tộc con người mang tên Việt Nam.

Không thể biện minh bằng lợi nhuận kinh tế, bởi các nhà kinh tế và khoa học đã chỉ ra rằng không có lợi nhuận cho quốc gia về phương diện kinh tế, ngược lại còn làm thiệt hại kinh tế do lượng điện, lượng nước tiêu thụ quá lớn nhưng giá thành của thành phẩm trên thế giới quá rẻ.

Theo dõi các phản biện được công khai phát biểu, chúng ta không hiểu nổi tại sao người ta lại quyết định như thế nếu người ta còn lương tri.

Không thể tin được qui trình được vạch ra trên giấy mà có thể áp dụng trong thực tế. Người ta biện minh bằng qui trình rằng, làm vệ sinh mặt bằng ( khai thác gỗ ), bóc lớp đất mặt để qua một bên, khai thác lớp quặng bên dưới, sau đó lấp lại lớp đất mặt, bón thêm phân để phục hồi đất và tái trồng cây phủ xanh mặt bằng. Tin được không ? Con nít cũng không tin được. Họ làm như họ đào một khoảng đất vài mét và làm hoàn chỉnh ngay trong ngày, mà ngay cả làm trong một phạm vi nhỏ bé như vậy, họ có bao giờ làm đàng hoàng đâu, cứ xem ba cái lô cốt trong thành phố này, hết ngày này qua ngày khác, rào lại để hạn chế đường giao thông, vắng tanh không một người thợ làm việc, cứ vậy năm này qua tháng khác ( báo Tuổi trẻ số ra ngày thứ hai 9/3/2009 thông tin nơi trang 3: có 194 lô cốt trên 72 tuyến đường ). Mà nếu có cái nào làm xong, thi hãy chạy một vòng để xem cách họ tái tạo mặt bằng, nham nhở như gương mặt nham nhở của những kẻ vô lương tri. Tội nghiệp ! báo ra ngày hôm nay ( báo Phụ Nữ thứ ba 10/3/2009 ) đăng tin về một người con gái, tuổi em còn rất trẻ ( 22 tuổi ), em đã trượt ngã xe vì mặt đường tái tạo không hoàn chỉnh, chiếc xe sau chồm tới cán chết em tại chỗ, đau xót làm sao ! Biết tin này, nhưng kẻ có trách nhiệm có thấy một chút gì ân hận không? Tôi nghĩ là không, vì nếu có thì đã bao nhiêu cái chết thương tâm trước đó do cách làm cẩu thả phải làm cho họ thay đổi cách làm việc đi chứ, dâu cứ mãi như vậy.

Họ rẻ rúng mạng con người quá, họ chỉ biết lợi nhuận dành cho họ, họ bất chấp hậu quả tai hại như thế nào để lại cho người khác gánh chịu. Tôi không tin và tôi chắc rằng rất nhiều người không tin vào lời cam kết theo qui tŕnh để tái tạo mặt bằng của những người chủ trương khai thác quặng oxid nhôm.

Khi khai thác, họ có tính đến việc những cơn mưa ở đầu nguồn sẽ đổ xuống không ? Họ có biết những cơn mưa lũ đầu nguồn sẽ gây ra những tai hại gì khi đống đất dở dang đang được bóc ? Hay họ sẽ “vắt đất thay trời làm mưa, nghiêng ruộng đổ nước ra biển” ? Có thể lắm, xưa nay họ vẫn chủ trương như vậy mà, nếu vậy kinh nghiêm “chống băo, chống lũ, chống lụt, chống …” chống cả trời đất bao nhiêu năm nay sẽ dạy họ thêm bài học nào nữa ? Bao nhiêu người dân vô tội, của cải ruộng vườn, cơ nghiệp,.. sẽ chịu thiệt hại để trả giá cho bài học kiêu ngạo ?

Làm sao để bóc tách được oxid nhôm ra khỏi quặng thô ? Sẽ phải dùng bao nhiêu nước, bao nhiêu điện cho công việc này ? Ngay đầu nguồn, nước bị tận dụng vào khai thác quặng, mạch nước ngầm cũng như không ngầm sẽ ra sao ? Số phận của bao nhiêu gia đình miền xuôi cuối nguồn nước sẽ ra sao ? Ngay bây giờ đă thiếu nước sạch sinh hoạt, khai thác quặng ở đầu nguồn thì thiếu cái gì ? Mấy ngày nay trời chưa khô điện đã thiếu, “mấy ông lớn” đổ lỗi cho nhau, chỉ người dân nghèo chịu … chết, các ông vẫn nằm phòng máy điều hòa không khí, vẫn ngồi xe máy lạnh và vẫn đổ bia đổ rượu để trầm ḿnh trong các cuộc truy hoan “vì công vụ” !

Để bóc tách quặng có dùng hóa chất không ? Các nhà chuyên môn bảo rằng có, mà là hóa chất cực độc, vậy thì những giòng hóa chất thải ra len lỏi đến tận đâu, có thấm vào thịt đất không ? Có tràn vào các giòng sông giòng suối không ? Ai bảo đảm rằng ngăn chặn được giòng chảy này ? Ai bảo đàm rằng không thấm vào thịt đất ? Ai bảo đảm được xin trả lời cho công luận. Công trình hầm Thủ Thiêm, hàng chục chuyên gia, bao nhiêu máy móc tối tân, những bài tính được xây dựng bằng những phương pháp hiện đại, chọn lựa vật liệu rất kỹ lưỡng, thử nghiệm thiết kế cấp phối trước khi thi công, xay đá cục lạnh trộn vào để chống tăng nhiệt, tính toán phụ gia, hàng trăm cán bộ giám sát, thi công thử nghiệm mô hình thu nhỏ,.. . Thế mà 4 đốt hầm vượt sông Saigon sang Thủ Thiên bị … nứt thê thảm !

Hóa chất tràn lan. Vụ án chất độc màu da cam còn có Mỹ để kiện, chất độc từ việc khai thác quặng này kiện ai ? Cứ xem vụ án Vedan thì biết người dân sẽ kiện được ai ? Nửa năm trôi qua của vấn đề, hàng chục năm đi qua trong thiệt hại, các chủ nhân ông vẫn sống nhởn nhơ, vẫn tiếp tục sản xuất, vẫn tắm bia tắm rượu. Cả một guồng máy công quyền hùng mạnh bách chiến bách thắng đứng cãi nhau, báo chí càng la to, sức ì càng lớn, rồi đây khi “cứt trâu hóa bùn”, nhặt vài anh “to miệng” ra tòa là xong mọi chuyện ! Đất nước này, người dân này oằn mình chịu khổ đau.

Một bộ phận rất lớn người anh em miền núi làm nên dân tộc Việt Nam, cuộc sống của những bộ tộc này gắn liền với núi rừng, rừng là nhà để sống, âm thanh của rừng là tiếng nhạc cồng chiêng. Ba mươi năm trước, cuộc di dân ồ ạt lên tây nguyên, biết bao nhiêu hecta rừng đă bị đốn sạch, rừng cạn kiệt, thú rừng cạn kiệt, người anh em miền núi thoi thóp sống, lẻ tẻ một vài thú rừng còn sót lại điên cuồng phá phách để chết, bài học đó vẫn còn sờ sờ trước mắt, nhưng người ta nhắm mắt lại để tận diệt rừng, hóa ra rừng như là “kẻ thù” của họ vậy ! Tội nghiệp rừng, rừng vẫn từng che chở nuôi sống họ, bây giờ họ tự sống được rồi, rừng không còn cần nữa.

Chúng ta đọc được trong học thuyết xă hội của Giáo Hội Công giáo các hướng dẫn sau đây có liên quan đến nỗi đau mà chúng ta đang gánh chịu ( sách Tóm lược học thuyết xă hội của Giáo Hội Công giáo, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Bác ái Xă hội, Nhà xuất bản Tôn giáo, xuất bản quí 4 năm 2007, sách có bán tại các nhà sách công giáo ).

(470) Các chương trình phát triển kinh tế cần phải cẩn thận lưu ý tới “nhu cầu tôn trọng sự tòan vẹn và chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên”, vì các tài nguyên thiên nhiên thì có hạn, thậm chí có một số tài nguyên không thể tái tạo được. …

(471) Mối quan hệ của những dân bản địa với đất đai của họ và tài nguyên là một điều rất đáng chú ý, vì đó là cách biểu hiệu cốt yếu nhất bản sắc của họ. Vì những nguồn lợi lớn lao về công – nông nghiệp hay vì tiến trình đồng hóa và đô thị hóa quá cao, nên nhiều người trong số các dân tộc này đã đành để mất hay liều mất đất đai mà họ đang sống trên đó, những mảnh đất đă từng gắn chặt với ý nghĩa cuộc đời họ. Quyền lợi của các dân bản địa cần phải được bảo vệ một cách thích đáng. Các dân tộc này cho ta một điển hình về đời sống hài hòa với môi trường mà họ đã rất quen thuộc và đã bảo tồn bấy lâu nay. Kinh nghiệm đặc biệt của họ, vốn là nguồn di sản tinh thần không thể thay thế được cho toàn thể nhân loại, đang có nguy cơ bị đánh mất cùng với môi trường đã khai sinh ra họ.

Không phải Giáo Hội không có lập trường của mình về các vấn đề xã hội, đặc biệt là môi trường trong tương quan với con người. Bây giờ phải làm sao ?

Khai thác bô-xít tại Úc
Kết quả thế này
Làm ơn đừng nói rằng công nghệ khai mỏ của họ không "tân tiến" bằng ta!


Mùa Chay 2009
 
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Ult – VF
Chu Văn Liên OFM
08:03 15/03/2009
Ult
Ultimo - Lần cuối cùng (ngày, tháng, năm)
Ultimate
Chung cục, sau hết. Cái cuối cùng trong một chuỗi, xét như là kết cục hay cùng đích tối hậu của sự hiện hữu con người, điều mà tất cả các chủ đích khác phải được quy hướng về đó. Tối hậu cũng là vượt xa tầm mức mà không có sự phân tích nào có thể thực hiện được, chẳng hạn sự giải thích tận cùng của tội chính là sự Quan phòng cho phép của Thiên Chúa. (Từ nguyên La tinh ultimatus từ chữ ultimare kết thúc, hoàn tất, từ chữ ultimus tận cùng, sau hết).
Ultimate End
Cùng đích tối hậu. Là kết cục của một chuỗi những cùng đích mà một người nỗ lực đạt tới. Xét về mục đích hiện hữu của nhân loại, cùng đích tối hậu là vinh phúc trên thiên đàng.
Ultramontane
“Bên kia núi Alps”, phái bảo thủ quá khích. Là nhóm người Công Giáo ủng hộ Đức Giáo Hoàng về những vấn đề giáo thuyết và chính sách. Tên gọi này nghĩa là “bên kia núi Alps”, đặc biệt nói đến Rome. Những người sống ở phía bắc triền núi Alps được gọi là Cisalpine. (Từ nguyên La tinh ultramontanus bên kia núi; ultra-, quá + mons, núi)
Unam Sanctam
Sắc chỉ Unam Sanctam. Sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng Boniface VIII ban hành ngày 18-11-1302 để trả lời cho vua Philip IV Pháp quốc vì vua này từ chối thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng. Tín lý không thể đảo ngược nằm trong câu cuối của sắc chỉ, trong đó Đức Giáo Hoàng Boniface tuyên bố vững chắc: “Chúng tôi công bố, lên tiếng, xác định và tuyên xưng rằng điều tuyệt đối cần thiết cho ơn cứu rỗi của mọi người là phải lệ thuộc với giám mục Rome” (Denzinger 875). Phần trước của văn kiện này đề cập rộng rãi đến mối quan hệ giữa quyền lực tinh thần và thế tục trong Giáo Hội.
Unclean
Ô uế, dơ bẩn. Tình trạng bị ô uế và cần được thanh tẩy. Thuật ngữ ám chỉ sự có mặt của các chất không thanh sạch. Điều kiện bị ô uế về nghi thức mà không quy chiếu đến sự thanh sạch của tình trạng luân lý con người thì không được biết đến nơi các Kitô hữu, nhưng rõ ràng nơi các tín đồ Hồi Giáo, Hindus, Phật Giáo và Thần Giáo. Đối với Do Thái giáo, hôn nhân, sinh con, tiếp xúc với người chết hay giao du với người cùi là bị coi như bị nhiễm uế và ở trong tình trạng không thanh sạch. Đức Kitô bãi bỏ điều này của luật Mosê.
Unconscious
Bất tỉnh, vô thức. Một người vì tai nạn hay bệnh tật mà mất khả năng ý thức ngắn hạn hay vĩnh viễn. Một số bí tích vẫn có giá trị và hữu hiệu khi ban cho người vô thức miễn là trước khi trở thành vô thức, người này ít nhất có ý muốn mặc nhiên lãnh nhận bí tích đó và có những tâm tình chuẩn bị. Vì thế, người bất tỉnh cũng có thể được rửa tội, tha tội qua bí tích và được xức dầu bệnh nhân. Dù vậy, trong thực tế, các bí tích này được ban với điều kiện trong hòan cảnh này, nghĩa là cho rằng các đòi hỏi cần thiết đã được thỏa mãn.
Unconscious Motivation
Động cơ vô thức. Các động lực hoạt động của con người không mấy dễ dàng hay không thể truy nguyên đến lý luận có ý thức và suy tính chủ tâm. Các động lực con người để làm điều gì hoặc kiêng điều gì khác, để tin điều này và chối từ điều khác thật khó mà biết được. Người ta có thể chỉ có một động cơ không giải thích được và cảm nhận sự thúc đẩy liên lỉ mặc dù có những lý luận ý thức để chống lại. Người ta có thể bị ảnh hưởng bởi một người mà họ thấy, hay một lời tuyên bố họ được nghe, vốn định dạng tư tưởng riêng của họ lâu dài trước tuổi khôn và thật sự độc lập với những phản tỉnh lý trí.
Uncreated Grace
Ân sủng vô tạo. Chính là Thiên Chúa qúa yêu con người đến độ đã tiền định ân sủng. Có ba hình thức ân sủng vô tạo: Ngôi hiệp, việc Chúa cư ngụ trong linh hồn, và phúc thị kiến. Trong hình thức thứ nhất, Thiên Chúa thông ban chính mình qua việc nhập thể nhân tính của Chúa Kitô một cách quá thẳm sâu đến nỗi Giêsu Nazareth là một nhân thần. Trong hình thức thứ hai và ba, linh hồn của những người được công chính hoá trên thế gian và những người được hưởng vinh quang thiên quốc được nâng lên chia sẻ chính sự sống của Thiên Chúa. Cả ba điều đó là ân huệ tạo thành xét như những hành động vì tất cả đã có một sự khởi đầu trong thời gian. Nhưng ân sủng được trao ban cho một thụ tạo trong những hành động này thì không được tạo thành.
Unction
Xức dầu. Là bất kỳ việc xức dầu nào với một chủ đích tôn giáo. Đó có thể là ở trong việc trao ban một bí tích, như thêm sức hay xức dầu bệnh nhân; hoặc là một phần nghi thức của bí tích như trong bí tích thánh tẩy hay bí tích truyền chức thánh; và trong việc sử dụng một á bí tích như việc xức dầu của thánh Serapion tử vì đạo. (Từ nguyên Latinh unctio, từ chữ unguere, xức dầu.)
Underground Church
Giáo Hội hầm trú. Nói chung, một nhóm tín hữu tuyên xưng mình là Công Giáo, hoạt động ngoài cơ cấu Giáo Hội chính thức được thành lập. Nhưng thuật ngữ này phần nhiều áp dụng cho các tín hữu sống trong những nơi mà người Công Giáo hay người Kitô giáo nói chung bị ngược đãi vì tuyên xưng và chia sẻ niềm tin của mình.
Understanding
Thấu hiểu, hiểu biết. Trong triết học Kinh Viện, nhận thức là cái trực tiếp và không cần chứng minh; là nhận thức thẳm sâu đi vào tận bản chất của điều chúng ta thấu hiểu. Thấu hiểu cũng còn là tri thức trực giác thường ngày về các nguyên tắc suy lý khởi đầu của thực tại.
Uniat Churches
Giáo Hội qui hiệp. Các Kitô hữu Đông phương cùng tuyên nhận chung các giáo lý như phần còn lại của Giáo Hội Công Giáo Roma. Tuy nhiên, nghi lễ và kỷ luật của họ thay đổi rất khác với nghi lễ La Tinh. Phụng vụ của họ bắt nguồn từ Antioch, Alexandria và Byzantium và họ thường có những giáo sĩ có vợ. Dường như tất cả các giáo hội Đông phương không qui hiệp đều có những nhóm qui hiệp thông tương đương, vốn tái nhìn nhận lòng trung thành của họ đối với Đức Giáo Hoàng. Thuật ngữ “uniat” mặc dù được sử dụng trong văn chương thần học nhưng lại ít được dùng trong Giáo Hội Công Giáo Đông phương. Họ cảm nhận rằng nó bao hàm điều gì đó kém trung thành với Toà Thánh hơn.
Unicity Of God
Duy nhất tính của Thiên Chúa. Tính duy nhất tuyệt đối của Thiên Chúa. Tất cả các tín điều của người Kitô hữu đều nói lên niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, ngược với thuyết Đa Thần và thuyết Nhị Nguyên Manikê, vì các thuyết này trên sự hoàn hảo tuyệt đối của Ngài, vì không thể có nhiều hơn một Thiên Chúa tuyệt hảo vô cùng. Hơn nữa, duy nhất tính tuyệt đối của Thiên Chúa có thể chứng minh được từ sự đơn nhất của trật tự thế giới.
Uniformity
Đồng dạng, đồng nhất tính. Là sự giống nhau ở mọi nơi. Áp dụng cho giáo Hội, sự đồng nhất về giáo lý đức tin và luân lý phải được giảng dạy, hoặc trong những định tín long trọng hoặc trong huấn quyền thông thường phổ quát của Giáo hội. Ngoài phạm vi này còn có hình thái đa dạng lớn, tuỳ theo văn hóa và nhu cầu khác nhau của dân Chúa. (Từ nguyên Latinhh uniformis, có một hình thức, có một hình thái mà thôi)
Unigenitus
Sắc chỉ Unigenitus (Con Một) của Đức Giáo Hoàng Clement XI, ban hành ngày 8-9-1713, qua đó, ngài lên án 101 lời tuyên bố Jansenist của Pasquier Quesnel (1634-1719) bao gồm các thuyết như tính kiên định của ân sủng và điều cho rằng mọi hành động của người tội lỗi, kể cả lời cầu nguyện, cũng là có tội.
Unimpaired Nature
Bản tính bất hoại. Điều kiện lý thuyết, trong đó một người, cộng thêm bản tính mình, có thể có những ân huệ ngọai nhiên của sự toàn vẹn, nghĩa là không còn sự đau đớn thể lý hay viễn ảnh cái chết thể lý nữa. Trong trạng thái khả thể này, con người sẽ tiến đến vận mệnh tự nhiên của họ dễ dàng hơn và với một sự chắc chắn lớn hơn.
Union
Kết hiệp, hợp nhất. Việc kết hợp cái riêng biệt hay riêng lẻ và cả cái trạng thái hiện hữu được kết hợp. Các hình thức kết hợp chỉ là sự hợp thành, sự pha trộn, sự kết hợp tự nhiên của thể xác và linh hồn, kết hợp bản thể với tuỳ thể của nó, kết hợp hay dung hoà giữa những tâm trí và con tim, kết hợp của các phương tiện thành một mục đích nhất định nào đó, kết hợp giữa ý chí với đối tượng nó yêu thích, kết hợp siêu nhiên của linh hồn với Thiên Chúa, và sự ngôi hiệp giữa thiên tính với nhân tính trong Đức Kitô.
Unit
Đơn vị. Vật gì không thể phân chia ra được và phân biệt nó với mọi thứ khác. Vật gì chỉ là một. Một đơn vị siêu hình học là một hữu thể đơn nhất; một đơn vị luân lý là gồm có nhiều người với một chủ đích chung duy nhất; một đơn vị hữu cơ có cái đơn nhất của cơ thể sống, với các bộ phận có các chức năng chuyên biệt hoá, vốn hoạt động cho ích lợi chung của cả cơ thể
Unitatis Redintegratio
Sắc lệnh Unitatis Redintegratio (Tái hiệp nhất). Sắc lệnh về đại kết của Công Đồng chung Vatican II. Sắc lệnh này đề cập đến những nguyên tắc Công Giáo về đại kết, việc thực hành đại kết, các Giáo Hội và các cộng đồng Giáo Hội ly khai khỏi Tông Toà Roma. Có sự phân biệt cẩn thận giữa đại kết tinh thần, chủ yếu qua lời cầu nguyện và thực hành nhân đức, với đại kết thực hành, vốn cổ vũ tích cực việc tái hiệp nhất Kitô giáo. Các Kitô hữu cũng được mời gọi nhìn nhận các mức độ khác nhau trong sự gần gũi với Giáo Hội Công Giáo theo một trật tự từ trên xuống: giáo hội Chính Thống Đông Phương, Anh Giáo và Tin Lành (ngày 21-11-1964).
Unitive Way
Hiệp đạo, đường nhiệm hiệp. Đây là giai đoạn thứ ba và cuối cùng của quá trình hoàn thiện Kitô hữu, vượt ra ngoài chặng thanh luyện và chặng soi sáng. Đặc điểm chính yếu của giai đoạn này là một sự nhận thức ít nhiều liên tục về sự hiện diện của Thiên Chúa, và sự sẵn sàng trở nên đồng dạng với thánh ý Người. Mặc dù thường được xem như giai đoạn cuối trong đời sống thiêng liêng, nhưng người ta nhận ra rằng ba mức độ truyền thống của qúa trình trở nên thánh thiện không phải thứ tự theo thời gian. Chúng có thể có mặt, trong mức độ ít hơn hay nhiều hơn, tại bất cứ điểm nào trong sự tăng trưởng của một người về sự thánh thiện.
Unity
Hiệp nhất. Điều kiện hay tình trạng đơn nhất, đặc biệt ở giữa nhiều người. Điều chính yếu nối kết nhiều người lại là họ có chung nhiều niềm tin hay niềm xác tín và có chung nhiều ước vọng và tình cảm. Sự hiệp nhất là tình trạng hợp nhất các con người khác nhau. Sự hiệp nhất là tình trạng của tâm trí đồng ý về một số ý tưởng nhất định nào đó và của ý chí gắn bó các khát vọng hoặc tình yêu của nó vào những đối tượng nào đó đem lại sự thống nhất.
Universal
Phổ quát. Bất cứ thứ gì chung cho nhiều người; hoặc là điều người ta cho rằng nó là chung cho nhiều người, và là thứ nhiều người có hay được áp dụng cho nhiều người. Được dùng theo nghĩa Công Giáo khi đề cập đến Giáo Hội, phổ quát nghĩa là ở khắp mọi nơi theo địa lý, liên tục trong lịch sử, điều chính yếu là như nhau và không phân biệt đối xử.
Universal Bishop
Giám mục hoàn vũ. Ám chỉ Đức Giáo Hoàng vì ngài có quyền giám mục thực sự trên toàn thể Hội Thánh. Do đó, ngài được xem như là vị giám mục chung của toàn thể Hội Thánh, cũng như ngài là là giám mục của giáo phận Roma.
Universal Doubt
Hoài nghi phổ quát. Tình trạng hoãn đưa ra phán quyết tích cực về bất cứ sự thật nào. Nói chung, đó chỉ là một hình thức hoài nghi có phương pháp; khi là hoài nghi đích thực, hoài nghi phổ quát trở thành chủ nghĩa hoài nghi.
Universalism, Biblical
Thuyết phổ quát theo Kinh Thánh. Giáo huấn chống chủ nghĩa dân tộc của các ngôn sứ Do Thái, dạy rằng ý định cứu chuộc của Thiên Chúa bao gồm các dân tộc khác nữa, chứ không chỉ cho dân It-ra-en mà thôi. Điều này đặc biệt đúng với ngôn sứ Giô Na.
Universalism, Doctrinal
Thuyết phổ quát theo tín lý. Thuyết này cho rằng hỏa ngục thực chất là một loại luyện ngục, nơi đó, các tội được tẩy xóa, để cuối cùng ai cũng sẽ được cứu độ. Thuyết này cũng được gọi là apokatastasis (thuyết cứu độ vạn vật), đã bị Giáo Hội lên án năm 543 để chống lại những người theo thuyết Origen, là những người cho rằng “hình phạt cho ma quỷ và người tội lỗi thì tạm thời và sẽ đến ngày kết thúc, nghĩa là ma quỷ hay những kẻ không tin sẽ được phục hồi theo nguyên trạng của họ” (Denzinger 411).
Universe
Vũ trụ. Toàn thể các thọ tạo được xem như hợp thành một thể thống nhất có trật tự. Điều này cũng có nghĩa là toàn thể thọ tạo như được phân biệt với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa.
University Of The Faithful
Toàn bộ các tín hữu. Thuật ngữ universitas fidelium của công Đồng Vatican (Vatincan) II, tuyên bố rằng “toàn thể các tín hữu đã được Chúa Thánh Thần xức dầu, không thể sai lầm trong đức tin” (Hiến chế tín lý về Giáo hội 2, 12). Điều này có nghĩa là các tín hữu của Chúa Kitô được kết hiệp với nhau bằng một niềm tin không sai lạc trong các mầu nhiệm mặc khải. Họ hiệp nhất với nhau nhờ có chung một lòng trung thành với đức tin, mà đức tin này là sự thật. Sự thật liên kết, sai lầm chia rẽ.
Unjust Aggressor
Kẻ xâm phạm bất công. Kẻ xâm phạm là người tấn công một người vô tội cách cụ thể và bất công. Sự xâm phạm thực sự là một cuộc tấn công tiềm ẩn hay thực sự đang xảy ra mà không thể né tránh được. Cuộc xâm phạm bất công diễn ra khi cuộc tấn công là không được phép ít nhất về mặt vật chất, nghĩa là khi kẻ tấn công không chịu trách nhiệm luân lý cho việc tấn công. Trong tất cả các trường hợp tấn công bất công, được phép dùng vũ lực khi cần thiết để tự vệ.
Unjust Damage
Thiệt hại bất công. Là vi phạm tài sản của người khác một cách không công bằng mà chẳng đem lại được một lợi ích nào từ sự gây hại. Nghĩa vụ đền bù thiệt hại đã gây ra cần các điều kiện sau: 1. Hành động gây hại phải là bất công theo nghĩa chặt; 2. Hành động phải là nguyên nhân thật sự và có hậu quả của sự thiệt hại, vì thế một nguyên nhân ngẫu nhiên sẽ không được đòi hỏi đền bù; 3. Hành động gây hại phải là tội lỗi rõ ràng, nghĩa là bất công có chủ tâm.
Unmoral
Vô đạo đức. Điều kiện của một người không có hay dường như không có sự cân nhắc về các vấn đề luân lý trong lối sống ứng xử. Cũng được gọi là phi đạo đức, phi luân.
Unmoved Mover
Đấng vận hành bất động. Thiên Chúa như là nguyên nhân nguồn gốc và liên tục của chuyển động trong tạo vật, trong khi chính Ngài lại không bị chuyển động (không bị thay đổi).
Unnatural
Phản tự nhiên, Phi tự nhiên. Là điều trái ngược với tự nhiên vì nó đi ngược lại với lý trí đúng đắn, tức là phi lý; hay là nó trái với nhân phẩm con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, tức là vô giá trị; hay đi ngược lại với mục đích thiêng linh mà một khả năng được ban phải được sử dụng cho mục đích ấy, tức là lệch lạc, đồi bại.
Unpardonable Sin
Tội không được tha. Là thuật ngữ hậu thời hình thành kinh Thánh có nghĩa là tội phạm thượng chống lại Chúa Thánh Thần. Khi nhóm người Pharisêu, tức giận vì một phép lạ Chúa đã làm, buộc tội Chúa Giêsu đã dùng quyền năng của ma quỷ để làm một phép lạ, Ngài cảnh cáo họ: “Những ai phạm đến Chúa Thánh Thần sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau” (Mt 12, 22-32). Tội này cũng đồng nghĩa với tội tuyệt vọng.
Upper Room, The
Phòng trên, phòng tiệc ly. Đây là căn phòng mà Chúa Giêsu và các môn đệ cùng chia sẻ bữa tiệc ly trong buổi tối trước khi Ngài bị đóng đinh. Theo thánh sử Mác-cô, đó là căn phòng rộng, được bài trí đủ chỗ nằm và thuận tiện để dọn tiệc (Mc 14,14-15). Có thể đó là một căn phòng dựng trên mái vì hầu hết các nhà thời đó đều làm theo kiến trúc một lầu. Rất có thể căn phòng đó cũng là nơi hội họp vì sau khi Chúa Giêsu về trời, Lu-ca thuật lại rằng các môn đệ và Mẹ Maria trở lại Giêrusalem và “lên lầu trên, nơi các ông trú ngụ” (Cv 1, 12-14). Theo truyền thống, căn nhà này nằm gần cổng Zion và khu phố Armenian ngày nay.
Urbanists
Dòng Ur-ba-no. Dòng này phát xuất từ Dòng Clara, có bộ luật nguyên thủy được Đức Giáo Hoàng Ur-ba-no IV cải tổ nhẹ bớt vào năm 1263.
Urbi Et Orbi
Phép lành Urbi Et Orbi, Phép lành cho thành phố và thế giới. Là phép lành long trọng của Đức Giáo Hoàng ban cho cử tọa có mặt tại thành Rôma và cho cử tọa ở nơi khác trên toàn thế giới. Phép lành công khai này thường được ban vào những năm thánh và nhiều dịp quan trọng khác. Đức Giáo Hoàng Pio XI đã làm sống lại phép lành này vào năm 1922, sau khi nó đã bị quên lãng hơn 50 năm.
Urim And Thummim
Thẻ xăm phán quyết Urim và Thummim. Là các vật nhỏ, có thể được làm bằng đá, được đề cập nhiều lần trong Cựu Ước nhưng không hề mô tả hay giải thích. Các chức sắc tôn giáo mang thẻ trên ngực, có lẽ để phân biệt cấp bậc của họ, khi các vị này tìm kiếm sự trợ giúp của Đức Chúa (Xh 28, 30). Nhiều người tin rằng đó là các thẻ thánh để gợi lên lời khuyên hoặc thánh chỉ của Gia-vê (Lv 8, 9).
Ursulines
Nữ tu dòng thánh Ursula. Là Dòng nữ chuyên về giáo dục lâu đời nhất của giới nữ tu trong Giáo Hội Công Giáo do thánh Angela Merici thành lập vào năm 1525 tại Brescia, Ý. Năm 1544, dòng được Đức Giáo Hoàng Phaolô III phê chuẩn như là một tu hội của các trinh nữ chuyên lo việc giáo dục Kitô giáo nhưng sống tại gia. Năm 1572, Đức Giáo Hoàng Gregory XIII phê chuẩn thêm cho các chị có đời sống cộng đoàn và có lời khấn đơn theo thỉnh cầu của thánh Charles Borromeo. Năm 1612, các chị Ur-su-la ở Paris được phép khấn trọng và nhiều tu viện theo hướng này sớm được thành lập nhiều nơi, tuân giữ luật dòng đã được cải tổ của thánh Augustine. Năm 1900, một công nghị của dòng Ur-su-la được tổ chức ở Rôma và đã tác động đến sự hiệp nhất của nhiều cộng đoàn nhánh. Các nữ tu trong các cộng đoàn này chỉ khấn đơn, nhưng trong một vài tu viện độc lập thì có khấn trọng. Hiện nay có 25 tu hội giáo hoàng Ur-su-la, ngoài các tu hội thuộc Liên hiệp Rôma.
Usq
Usque - Cho đến, đến chừng mức mà
Utopia
Không tưởng. Là bất kỳ quốc gia tưởng tượng nào có công dân sống trong các hoàn cảnh hoàn hảo; đó là các cộng đồng thịnh vượng lý tưởng như Platô, Bacon mô tả, và thánh Thomas More viết trong sách Utopia của ngài; theo nghĩa đố kỵ thì không tưởng là bất cứ cải cách hão huyền nào mà không xem xét những yếu đuối và khuyết điểm của con người.
Ux
Uxor - Hiền thê, vợ, phu nhân.
V., Ven., Vv.
Venerabilis, Venerabiles

V., Ven., Vv. - Bậc đáng kính, đáng kính, chân phước
V., Vest.
Vester - Của anh, của bạn, của các bạn
V.A., Vic. Ap.
Vicarius apostolicus

V.A., Vic. Ap. - Đại diện Tông Tòa
Vac
Vacat, vacans - Khuyết, trống, trống ngôi, trống tòa
Vacancy
Khuyết vị, trống tòa. Một vị trí hay một chức vụ trong Giáo Hội bị bỏ trống. Tòa Thánh được gọi là khuyết vị khi Đức Giáo Hoàng từ trần hay thoái vị. Hội đồng hồng y triệu tập mật nghị để bầu giáo hoàng mới. Các hồng y không có thẩm quyền giáo hoàng, cũng không thể thi hành công việc của giáo hoàng. Khi một vị giám mục từ trần, thoái vị, thuyên chuyển hay bị truất phế thì tạo ra khuyết vị, chính quyền ủy thác cho hội nghị các kinh sĩ, và các vị này trong tám ngày phải chọn ra một vị đại diện hội đồng kinh sĩ. Nếu không có hội nghị kinh sĩ, chính vị giám mục phải chỉ định một giám quản trước khi tình trạng khuyết vị xảy ra, hay là giám mục phó hạt chỉ định một giám quản cho đến khi có sự chỉ định giám mục chính thức mới.
Vagi
Người lang bạt, vô gia cư. Theo nghĩa đen, vagi có nghĩa là “người đi lang thang”, là kẻ không có nơi cư trú cố định hay người sống xa nhà. Giáo luật cho phép họ được kết hôn bất cứ nơi nào bởi một vị có thẩm quyền, với sự phê chuẩn của một giám mục.
Vain Observance
Mê tín. Là một hình thức dị đoan cố gắng đạt được một hiệu quả nào đó bằng cách dùng các phương tiện không phù hợp. Mặc nhiên trong mê tín có lòng tin rằng các thế lực ngoại nhiên ẩn giấu đang hành động trong thế giới, mà không cần sử dụng các phương tiện thông thường, tự nhiên hoặc siêu nhiên hầu đạt được hiệu quả mong ước. Mê tín cũng ám chỉ sự mong đợi một kết quả không sai lầm, bất cứ khi một số lời được nói ra hay hành động được thực hiện. Chỉ có một sắc thái khác biệt nhỏ giữa mê tín và thuật bói toán. Cả hai trường hợp đều cậy vào ma quỷ. Nhưng mê tín không giống như bói toán, nó không cần đạt được sự hiểu biết về tương lai hay về điều huyền bí. Nó nhắm đến việc đạt được một số kết quả bề ngoài, chẳng hạn buôn bán thành công hay lành bệnh.
Val
Valor - Giá trị, sự thiện hảo
Valentine'S Day, St
Ngày Valentine, ngày Tình yêu. Ngày truyền thống của tình nhân, theo lễ hội lương dân Lupercalia, vào giữa tháng hai, và theo niềm tin của người thời Trung cổ các loài chim bắt đầu kết cặp với nhau vào tháng hai này. Dần dần, tập tục và niềm tin này đã gắn liền với ngày lễ kính thánh Valentine 14 tháng 2. Vị thánh này được xem là một trong ba vị thánh có cùng tên sau: một linh mục và là một lương y tử vì đạo năm 269 tại Roma; một giám mục của vùng Interamna, bị trảm quyết khoảng năm 273 tại Roma; và một vị thánh tử vì đạo bị giết cùng với nhiều người khác tại châu Phi.
Valentinianism
Thuyết Valentinus. Thuyết lạc giáo ngộ đạo của Valentinus, người sống ở Roma khoảng năm 136 đến 165 khi ông ly khai khỏi Giáo Hội. Những người theo thuyết Valentinus tuyên bố rằng Thiên Chúa của Cựu Ước đã tạo dựng một thế giới hữu hình nhưng chỉ thế giới vô hình mới là có thật. Chúa Kitô là một vị thần đã đến để cứu nhân loại khỏi cảnh nô lệ đối với vật chất, đã kết hợp với con người Giêsu lúc chịu phép rửa. Những ai theo thuyết Valentinus đều trở nên ngộ đạo vì cho rằng những người hiểu biết được tiền định để vào một thiên đàng thiêng liêng; trong khi những người Công Giáo nỗ lực hết mình có thể đạt tới vương quốc bậc trung của các thần minh Cựu Ước; và phần còn lại của nhân loại, đang mãi mê với vật chất, sẽ đi vào diệt vong vĩnh viễn.
Validation
Hữu hiệu hóa hôn phối, hợp thức hoá hôn phối. Làm cho hữu hiệu một giao kết hôn nhân đã bị vô hiệu lực và không có giá trị do một ngăn trở tiêu hôn. Việc hợp thức hoá đòi hỏi rằng sự ngăn trở phải ngưng lại hoặc được tháo gỡ, và hai bên phải ưng thuận lại. Nếu sự ngăn trở này không được biết cách công khai thì sự ưng thuận lại có thể diễn ra trong kín đáo. Nếu sự ngăn trở này chỉ một bên biết thì chỉ cần bên đó ưng thuận lại, miễn là sự ưng thuận của bên kia vẫn kiên định. (Từ nguyên Latinhh Validus, mạnh mẽ, hiệu qủa; từ chữ valere, được mạnh mẽ)
Valid Form
Mô thức thành sự, thể thức có giá trị. Công thức của lời hay những dấu chỉ phải có khi trao ban hay cử hành thành sự một bí tích. Vì thế, mô thức thành sự của bí tích rửa tội là “cha rửa con, nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Đối với việc trao ban cụ thể một bí tích thì chất thể (vật thể và hành động) phải được kết hợp với mô thức.
Validity
Hữu hiệu tính, hợp thức tính. Không những có hiệu lực pháp lý mà còn mang lại một hiệu qủa được nhắm đến. Áp dụng cho các bí tích, hữu hiệu tính ám chỉ những điều kiện về chất thể, mô thức và những bối cảnh bắt buộc cho việc cử hành thành sự. Theo giáo luật, hữu hiệu tính có nghĩa rằng một số quy định phải thực hiện để cho luật hoặc thoả thuận bằng khế ước được ràng buộc hay có hiệu lực.
Valid Matter
Chất thể hữu hiệu. Điều bắt buộc phải có kèm theo những lời đã được quy định, để cho việc trao ban hay cử hành thành sự một bí tích. Vì thế, chất thể hữu hiệu là một vật thể có thể cảm nhận bằng giác quan hay hành động có thể hiểu được phải được kết hợp với mô thức, nghĩa là những lời nói hay dấu chỉ để cử hành một bí tích. Như vậy, chất thể hữu hiệu trong bí tích rửa tội là nước tự nhiên, nước “rửa” người lãnh nhận bí tích qua việc đổ, rảy hoặc dìm.
Value
Giá trị. Cái làm cho một điều gì đó đáng khao khát hoặc được xem như đáng giá. Giá trị nhấn mạnh đến khía cạnh chủ quan và tương đối của sự thiện trên đặc tính khách quan và tuyệt đối. Giá trị có nghĩa không phải là sự trổi vượt vốn có của một đối tượng như nó đáng có trong sự đánh giá cá nhân của một người; cũng không phải là sự hoàn hảo nội tại như vị trí so sánh của nó trong thang các sự vật, vốn gọi là nấc thang các giá trị. Về vấn đề liên quan đến công ích, thuật ngữ giá trị được các trường phái triết học đạo đức tương đối và chủ quan ưa thích. Tuy nhiên, nó cũng được các Kitô hữu đón nhận miễn là nó bao gồm khái niệm của một tiêu chuẩn đạo đức khách quan. (Từ nguyên Latinhh valere, có giá trị, có sức mạnh)
Vanity
Hư ảo, hư danh, phù phiếm, khoe khoang, hợm mình. Là tính hão huyền, một ước vọng quá mức để biểu lộ sự trổi vượt riêng của bản thân. Nó khác với kiêu hãnh, vốn là một ước vọng không kiềm chế được về lòng tự cao, vì hư danh lúc đầu tìm cách chứng tỏ cho người khác thấy điều mình có hoặc việc mình thực hiện. Người hư danh tìm kiếm sự ca ngợi từ những người khác và có lẽ miệt mài tìm kiếm nó. Nói đúng hơn, hư danh hay hợm mình gắn liền với một điều quan trọng được thổi phồng kèm với nhiều chi tiết, đặc biệt những dáng vẻ bên ngoài, vốn không hề có giá trị được gán cho nó. Đó là sự phô trương thời trang, giàu sang hoặc quyền lực được xem như một dịp tự hào trống rỗng. Vì thế, nơi đâu có kiêu hãnh cho dù tội lỗi, cũng có một ít cơ sở thực cho điều mà người ta kiêu hãnh chính mình, về mình hay là mình đã làm, tính hợm mình là một nỗ lực vô ích để đạt được sự công nhận hay sự tôn trọng đối với điều mà một người không đáng được thừa nhận. Tính hư danh được coi là giả tạo, thiếu bản chất và lừa dối (giống như sự tán tụng); hoặc được coi là không chắc chắn và lâu dài (như nét đẹp thể lý); hay là phương tiện bị thất bại trong mục đích (như khoe khoang thanh danh của mình). Đó là một sự tự hào giả tạo, như thế là tội nhẹ.
Vasectomy
Thuật cắt ống dẫn tinh, phẫu thuật tinh mạch. Phẫu thuật cắt bỏ một phần ống dẫn tinh với mục đích tạo ra sự triệt sản. Nếu mục đích trực tiếp của việc phẫu thuật là tạo ra sự vô sinh thì cuộc phẫu thuật đó trái đạo đức.
Vat
Vaticanus - Va-ti-can, toà thánh Va-ti-can
Vatican
Va-ti-can, một quần thể nhà ở Roma, vây quanh cung điện của Đức Giáo Hoàng. Người đầu tiên xây dựng một dinh thự gần đại thánh đường thánh Phêrô là Đức Giáo Hoàng Summachus (trị vì năm 498-514). Qua việc mua thêm đất sau này, các Đức Giáo Hoàng đã sở hữu toàn quả đồi Va-ti-can. Tài sản bây giờ là một dinh thự rộng nhất thế giới. Chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho việc cư trú, phần lớn các toà nhà phục vụ cho mục đích nghệ thuật và khoa học, và quản trị các công việc của Giáo Hội.
Vatican Chant
Nhạc bình ca Va-ti-can. Những âm điệu của nhạc Grê-gô-ri-ô được xét lại theo chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Piô X. Ngài tuyên bố: “Thánh nhạc trong phụng vụ phải có các phẩm chất riêng của phụng vụ ở mức độ cao nhất. Nó phải là thánh thiện, và vì thế phải loại trừ mọi tính cách trần tục” (22-11-1903). Công việc khôi phục phần lớn được các đan sĩ đan viện Solesmes thực hiện.
Vatican City
Thành phố Va-ti-can. Tên chính thức là Stato della Città del Vaticano. Đây là tòa lãnh thổ của chức vị Giáo hoàng, được xác định bởi Hiệp ước Lateran năm 1929. Được toạ lạc trong đường biên địa lý của Roma, Thành phố Vatican có diện tích 108,7 mẫu Anh bao gồm điện Va-ti-can, đại thánh đường thánh Phêrô, đài phát thanh Va-ti-can và nhiều toà nhà khác phục vụ Đức Giáo Hoàng và công việc quản trị của Giáo Hội hoàn vũ. Quyền lực cao nhất của Va-ti-can được giao cho Đức Giáo Hoàng, nhưng thực ra được điều hành bởi ủy ban giáo hoàng về quốc gia thành phố Va-ti-can. Nói chung, việc cai quản dựa trên giáo luật, hoặc nơi nào không theo luật này, thì căn cứ vào luật hiện hành của thành phố Roma. Xét về chính trị, đây là một nước trung lập và hưởng tất cả những đặc quyền và nghĩa vụ của một quốc gia có chủ quyền. Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh duy trì các quan hệ ngoại giao với các nước khác. Chỉ có các công dân Va-ti-can thể hiện lòng trung thành với Đức Giáo Hoàng như một nhà cầm quyền thế tục.
Vatican Extraterritorial Possessions
Tài sản ngoài lãnh thổ Va-ti-can. Tất cả những tài sản tại thành phố Roma nằm ngoài biên giới thực sự của thành phố Va-ti-can và hưởng quyền đặc biệt kể từ hiệp ước Lateran năm 1929. Hơn mười toà nhà và khu đất như vậy được hưởng quyền lãnh ngoại, bao gồm đại thánh đường Lateran, thánh Phaolô, Đức Bà Cả, và Mười Hai thánh Tông Đồ; và cũng bao gồm cả dinh thự mùa hè của Đức Giáo Hoàng tại Castel Gandolfo.
Vatican Library
Thư viện Va-ti-can. Một trong những kho sách lớn hàng đầu thế giới. Việc thành lập kho sách nổi tiếng này được khởi xướng bởi Đức Giáo Hoàng Martin V (trị vì năm 1417-1431), nhưng Đức Giáo Hoàng Nicholas V (trị vì năm 1447-1455) được xem là nhà sáng lập thật sự. Ngài dành được thư viện hoàng đế ở Constantinople, bị phân tán bởi quân Thổ Nhĩ Kỳ và tặng nó cho Va-ti-can. Đức Giáo Hoàng Xitô IV (trị vì năm 1471-1484) chính thức thiết lập thư viện Va-ti-can hiện đại vào năm 1475, và Đức Giáo Hoàng Xitô V (trị vì năm 1585-1590) ra lệnh xây dựng những căn nhà mới mà nay đang sử dụng. Thư viện này được quản lý bởi một giám quản, các tác giả tiếp tục lập danh mục cách khoa học trên các thủ bản chép tay, và những nhân viên trợ lý lập danh mục các sách đã được in. Thư viện này duy trì việc bảo quản các thủ bản, các bộ phận đóng và xuất bản sách, và như một cơ sở về khoa học cho sinh viên sử dụng, hiện nay, thư viện đang là một trong những nguồn đóng góp vĩ đại nhất cho tư tưởng nhân loại.
Vatican Office Of Statistics
Văn phòng thống kê Va-ti-can. Văn phòng này do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập năm 1967 và có chức năng thu thập và tổ chức các dữ liệu về đời sống và nhân sự (những riêng tư) của Giáo Hội, cũng như hỗ trợ cho công tác mục vụ. Niên giám toà thánh (Annuario Pontificio) được xuất bản bởi Văn phòng thống kê trung ương Va-ti-can.
Vatican Palace
Điện Va-ti-can. Một khu liên hợp đặc biệt các toà nhà, nằm phía phảỉ ngoài vòng dãy cột của đại thánh đường thánh Phêrô. Ngày nay, đây là dinh thự của Đức Giáo Hoàng, vì trước sự trở về từ Avignon của Đức Gregory XI năm 1377, các Giáo hoàng đã sống chính thức tại điện Lateran. Các toà nhà Va-ti-can thời đầu được xây dựng lần thứ nhất vào thế kỷ V, và chỉ được sử dụng cho việc đón tiếp các hoàng đế đến thăm Roma. Các phần thêm vào cho các tòa nhà hùng vĩ được bắt đầu từ năm 1450 do các Đức Giáo Hoàng kế nhiệm. Đức Giáo Hoàng Xitô IV (trị vì năm 1471-1484) xây thêm Nhà nguyện Sistine năm 1473 và lấy tên ngài đặt cho nhà nguyện; Đức Giáo Hoàng Alexander VI (trị vì năm 1492-1503) xây Appartamento Borgian; và Đức Giáo Hoàng Innocent VIII (trị vì 1484-1492) xây Belvedre; Đức Giáo Hoàng Julius II (trị vì năm 1503-1513) xây Logge, và ngài cũng đặt nền móng cho các viện bảo tàng Va-ti-can. Một số kiến trúc sư và họa sĩ nổi tiếng thời đó đã được thuê như Bramante, Michelangelo, Raphael, Sangallo, Maderna, Bernini và một số người khác, để làm cho Vatican trở thành điện đồ sộ nhất thế giới. Nó có 80 cầu thang nguy nga và hàng ngàn phòng, một số được dùng như căn hộ của Đức Giáo Hoàng. Các viện bảo tàng, thư viện, phòng tranh, phòng sưu tập, Nhà nguyện Sistine, phòng trưng bày ảnh tượng, phòng thi ca, hàng hiên ngòai cũng chiếm một khối nhà lớn, được gọi là Va-ti-can.
Vatican Polyglot Press
Nhà in đa ngữ Va-ti-can. Được Đức Giáo Hoàng Marcellus II and Piô IV lên kế hoạch trước tiên, một nhà in Vatican được Đức Giáo Hoàng Xitô V thành lập vào năm 1587 để in bản Kinh thánh Vulgata, bài viết của các giáo phụ và những ấn bản khác của Va-ti-can. Một nhà in thứ hai, với nhiều phông chữ Đông phương, được thành lập năm 1622 tại bộ Truyền Bá Đức Tin. Cả hai nhà in trên được Đức Giáo Hoàng Piô X hợp nhất lại năm 1908 với tên gọi hiện nay, và được giao cho các cha Dòng Don Bosco đảm trách.
Vatican Prefecture Of Economic Affairs
Phủ kinh tế toà thánh Va-ti-can. Được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI thành lập năm 1967, Phủ hướng dẫn và phối hợp tất cả các lãnh vực tài chánh cho hoạt động của toà thánh. Phủ đề ra ngân quỹ, kiểm soát chi tiêu và nói chung đảm bảo cho vô số cơ sở Va-ti-can hoạt động trên một cơ sở kinh tế vững mạnh.
Vatican Publishing House
Nhà xuất bản Va-ti-can. Từng gắn kết lâu dài với công ty “Also Manunzio và con trai” và liên kết với nhà in Va-ti-can, hiện nay nhà xuất bản Editrice Vaticana phụ trách in vô số tài liệu cho các Thánh bộ và các cơ quan của Giáo triều Roma. Nó đã trở thành một cơ quan biệt lập vào năm 1926.
Vatican Secret Archives
Văn khố mật của Tòa Thánh. Là kho tài liệu mật của toà thánh, trong đó có tài liệu của các thế kỷ đầu. Sự hư hại của các cuộn tài liệu gốc bằng giấy cói, việc chuyển dời tài liệu và các biến động chính trị đã làm mất hầu như toàn bộ các sưu tập trước thời Đức Giáo Hoàng Innocent III. Vào thế kỷ 15, văn khố được cất giữ tại Castel Sant'Angelo. Năm 1810, hoàng đế Napoleon ra lệnh chuyển Văn khố toà thánh về Paris, và mặc dù sau đó chuyển về lại Roma, nhưng nhiều tài liệu cũng bị mất. Hiện nay các văn khố được cất giữ trong một ngôi nhà đặc biệt ngoài khu vực quảng trường thánh Phêrô. Các văn khố được giao cho trường Va-ti-can chuyên quản lý văn khố. Từ năm 1881, Đức Giáo Hoàng Lêo XIII đã cho phép các học giả uy tín đến tra cứu văn khố.
Vba
Verba – Lời nói, ngôn từ
Veil, Bridal
Khăn lúp cô dâu. Một cái lúp bao phủ tạm thời từ đầu xuống hai vai của người kết hôn. Khăn lúp cô dâu được biết đến nhiều nhất và có từ thời cổ đại. Trong một vài nước, khăn lúp bao trùm cả cô dâu và chú rể khi họ tiến về căn nhà mới. Đôi khi nó cũng được mang trong suốt thời gian đính hôn. Nhiều thế kỷ qua, tập tục này lưu truyền việc giữ cái lúp trên đôi tân hôn trong khi họ được chúc lành trọng thể. Nhiều nghi lễ diễn tả rằng cái lúp này bao phủ hoàn toàn cô dâu và chỉ trên hai vai của chú rể. Thời trước, khăn lúp cô dâu có màu lửa, màu vàng hoặc màu tím. Ngày nay, nó thường là màu trắng và dài. (Từ nguyên La tinh velum, màn che).
Veil, Liturgical
Khăn trùm, vải trùm trong phụng vụ. Bất cứ loại khăn trùm hay vải trùm nào bao phủ cho người hay những vật thánh, xem như dấu hiệu tôn kính, ví dụ các khăn trùm bình đựng mình thánh, khi bình này đang chứa đựng bánh thánh đã truyền phép được cất giữ để rước lễ.
Veil, Religious
Lúp nữ tu. Lúp che đầu và vai nữ tu. Trong lịch sử, nhiều loại lúp khác nhau biểu thị các vai trò khác nhau. Các tập sinh thường mang lúp thử luyện, thường là màu trắng; lúp khấn được mang lúc tuyên hứa khấn dòng; các trinh nữ thánh hiến mang lúp thánh hiến; các goá phụ mang lúp thủ tiết. Trong sách nghi thức khấn dòng của Giáo Hội, xuất bản năm 1970, người ta cho rằng lúp là một phần của áo dòng đặc trưng của nữ tu. Việc các trinh nữ mang lúp như dấu hiệu tận hiến bản thân để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo hội đã có từ thời các giáo phụ.
Veil Of Prelature
Lúp ngọc, lúp giám chức. Một loại lúp đặc biệt một dành cho các đan viện mẫu để tỏ lòng kính trọng các ngài vì đã đạt đến năm thứ 60 trong chức viện mẫu.
Venerable
Đấng đáng kính, Khả kính, đáng kính. Tước hiệu được ban cho các Tôi Tớ Thiên Chúa sau khi tình trạng các nhân đức anh hùng hay việc tử vì đạo của các ngài đã được chứng thực, và Đức Giáo Hoàng đã ký một sắc chỉ long trọng chứng nhận tình trạng ấy. (Từ nguyên La Tinh venerabilis, khả kính, từ chữ venerari, tôn kính với niềm kính sợ).
Veneration Of Saints
Sự tôn kính các thánh. Là vinh dự dành cho các thánh, những người nhờ lời chuyển cầu và gương sáng, cũng như nhờ sự hiện diện của các ngài bên cạnh Thiên Chúa, chăm lo đến việc thánh hoá con người, giúp các tín hữu tiến triển trên đường nhân đức Ki-tô giáo. Việc tôn kính các thánh không làm suy giảm vinh quang dành cho Thiên Chúa, bởi vì bất cứ điều thiện hảo nào nơi các thánh đều là quà tặng do lòng quảng đại của Thiên Chúa. Các thánh phản ánh những sự tuyệt hảo của Thiên Chúa và các phẩm tính siêu phàm của các ngài phát xuất từ những ân sủng mà Chúa Ki-tô đã lập công cho các ngài qua Thập giá. Trong ngôn ngữ phụng vụ của Giáo Hội, các thánh được tôn kính như là những đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi, dưỡng tử của Chúa Cha, đàn em của Chúa Ki-tô, chi thể trung tín của Nhiệm Thể Người, và là đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Venereal Pleasure
Khoái lạc nhục dục, khoái lạc giao hợp. Sự thoả mãn thân xác hay cảm xúc đi theo bất cứ hình thức hoạt động tính dục nào. (Từ nguyên La tinh venereus, từ chữ venus, tình yêu, thèm khát)
Vengeance
Sự trả thù, báo thù, báo oán, phục thù, luận phạt. Sự tuyên phạt một ai đó đã làm điều trái đạo đức. Theo nghĩa này, chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền trừng phạt hành động sai trái. Ngài có thể uỷ thác quyền đó cho những người có quyền hợp pháp, như thánh Phao-lô tuyên bố về những nhà cầm quyền dân sự: “những người nắm giữ quyền bính được đặt lên để phục vụ Thiên Chúa; họ thể hiện sự trừng phạt của Thiên Chúa khi trừng trị những kẻ làm điều sai trái” (Rm 13:4). (Từ nguyên La Tinh vindicare, trả thù, minh oan).
Veni Creator Spiritus
Bài thánh ca Veni Creator Spiritus (Lạy Thánh Thần Sáng Tạo, xin hãy đến). Bài ca này rất có thể do viện phụ Rabanus Maurus, dòng Biển Đức (776-856) biên soạn. Qua nhiều thế kỷ, bài thánh ca này đã là một phần trong Thần Vụ và được xem là “bài thánh ca nổi tiếng nhất” được hát lên trong dịp bầu chọn Đức Giáo Hoàng, tấn phong Giám Mục, truyền chức Linh Mục, họp công đồng, công nghị và cung hiến thánh đường.
Veni Sanctae Spiritus
Ca tiếp liên Veni Sanctae Spiritus (Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến). Được gọi là Bài ca tiếp liên vàng phổ biến trong phụng vụ Tạ Ơn lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Từ những lời cầu nguyện mở đầu “Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến,” bài thánh ca thể hiện chủ đề của lời cầu nguyện là xin Chúa gia tăng bảy ơn Chúa Thánh Thần. Tác giả bài thánh ca rất có thể là Stephen Langton, tổng giám mục Canterbury (+1228).
Venite Seorsum
Huấn thị Venite Seorsum (Hãy lánh riêng ra). Huấn thị của Thánh Bộ các Dòng tu và Tu Hội Đời về Đời Sống Chiêm Niệm và Nội Vi Dòng Kín. Ngoài các nguyên tắc đạo lý về đời sống chiêm niệm, huấn thị còn trình bày những quy tắc cụ thể hướng dẫn đời sống của các nữ tu dòng kín. Quy tắc căn bản của nếp sống này quy định “nội vi giáo hoàng phải được xem như một quy luật khổ chế hết sức thích hợp với ơn gọi đặc biệt của các nữ đan sĩ, đó là một dấu chỉ, một sự bảo vệ và một hình thức đặc trưng của việc từ bỏ thế gian” (ngày 15-8-1969).
Verbum Supernum Prodiens
Thánh thi Verbum Supernum Prodiens (Ngôi Lời cao cả từ trời xuống). Bài thánh thi này dành cho giờ kinh sáng lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô. Thánh thi do thánh Tô-ma A-qui-nô biên soạn và được dịch sang tất cả ngôn ngữ hiện nay. Các câu 5 và 6 được biết dưới tựa đề của bài thánh ca O Salutaris Hostia (“Ôi Mình thánh Cứu độ”), thường được hát khi Chầu Mình Thánh Chúa.
Vernacular In Liturgy
Ngôn ngữ bản địa trong phụng vụ. Đó là việc sử dụng sinh ngữ chung của dân chúng trong phụng vụ công giáo. Trên nguyên tắc, Công Đồng Vaticano II đã cho phép sử dụng ngôn ngữ địa phương khi tuyên bố rằng “vì việc sử dụng ngôn ngữ địa phương trong Thánh Lễ, khi cử hành các Bí Tích hay trong các phần khác của Phụng vụ thường có thể mang lại lợi ích dồi dào cho dân chúng, nên việc sử dụng ngôn ngữ địa phương có thể được thực hiện cách rộng rãi hơn” (Hiến chế Phụng Vụ I, 36). Trong thực tế, suốt 10 năm sau công đồng, ngôn ngữ địa phương đã trở thành quy phạm trong Nghi lễ Rô-ma, còn việc sử dụng tiếng La-tinh là luật trừ. Tất cả các bản dịch phải được Toà Thánh phê chuẩn. Để tránh những khó khăn về ngữ nghĩa, Tòa thánh tuyên bố rằng “khi dịch một công thức bí tích sang tiếng địa phương … thì phải hiểu đúng theo chủ ý của Giáo hội như được diễn tả trong bản gốc bằng tiếng La-tinh” (Instauratio Liturgica, Canh Tân Phụng Vụ, ngày 25-1-1974). (Từ nguyên La Tinh vernaculus, bản địa; từ chữ verna, nô lê bản địa, có lẽ từ tiếng Etruscan)
Veronica'S Veil
Khăn bà Vê-rô-ni-ca. Đây là mảnh vải mà truyền thống cho rằng bà thánh Vê-rô-ni-ca đã dùng lau mặt Chúa Giê-su, khi Ngài vác Thánh giá lên đồi Can-vê. Người ta nói rằng Chúa Giê-su đã in khuôn mặt Ngài trên chiếc khăn đó. Chiếc khăn được tôn kính như một thánh tích quý báu tại Đền Thờ Thánh Phê-rô ở Rô-ma. Câu chuyện này được tưởng nhớ nơi chặng thứ 6 trong đường Thánh Giá. Đôi khi bà Vê-rô-ni-ca được đồng hoá với người phụ nữ đã được Chúa Giê-su chữa khỏi bệnh băng huyết (Mc 5: 25-32).
Vers
Versiculus - Câu xướng
Verses, Biblical
Câu Kinh Thánh. Việc phân chia các chương trong Kinh thánh thành câu. Cách đánh số hiện nay trong Kinh thánh Cựu Ước do Santes Pagini thực hiện trong bản Kinh thánh bằng tiếng La-tinh của ông năm 1528. Robert Etienne, giám đốc nhà in Pa-ris, đã lấy lại cách đánh số của Santes Pagini và đánh số thêm các câu Kinh thánh Tân ước khi xuất bản năm 1555.
Versicle
Câu xướng. Một câu xướng ngắn đi trước câu đáp như trong Thần vụ. Câu xướng thường là một phần của một câu Kinh thánh.
Vesp
Vesperae - Kinh chiều
Vespers
Kinh chiều. Đó là việc thờ phượng vào buổi chiều. Kể từ Công Đồng Vaticano II, sách Nhật tụng đã thay thế việc thờ phượng ban chiều bằng “Kinh chiều.”
Vessel Of Honor
Đức Bà là Đấng đáng tôn trọng. Đây là một tước hiệu của Đức Trinh Nữ trong kinh cầu Đức Mẹ Loreto. Tước hiệu này được dành cho Đức Maria, bởi lẽ hơn bất cứ người phàm nào, Mẹ xứng đáng được tôn kính như Đấng đã cưu mang Con Thiên Chúa trong thân xác mình và đã sinh ra Người.
Vessels, Sacred
Đồ thánh. Các đồ dùng và bình đựng được dùng trong phụng vụ. Trong nghi lễ La Tinh đó là chén thánh, đĩa thánh, bình đựng mình thánh, hộp mình thánh, tráp nhỏ, mặt nguyệt, mặt nhật, - những thứ trực tiếp tiếp xúc với Thánh Thể. Những vật dụng khác được dùng trong phụng vụ là bình đựng rượu, thau rửa tay, lư hương, tàu hương và que rảy nước thánh.
Vestibule
Tiền đình, tiền sảnh. Nguyên thuỷ là lối vào sân trong và sau này ám chỉ bất cứ lối đi vào một nơi nào đó. Hiện nay, tiền đình thường ám chỉ phòng đợi của nhà thờ nằm giữa các cửa ngoài và phần chính thức của nhà thờ. Trong các nhà thờ Công Giáo, tiền đình thì tương đối rộng rãi, tùy thuộc vào kích thước nhà thờ, là nơi để sách hay giá sách, bảng thông tin, thường đặt bình nước thánh, và những yết thị nhằm thông tri cho các tín hữu biết những điều phải làm trước hoặc sau khi tham dự các nghi lễ, hay các việc đạo đức riêng trước Thánh thể tại nhà thờ.
Vestments
Lễ phục, phẩm phục. Là các loại lễ phục riêng của hàng giáo sĩ theo quy định của Giáo hội khi cử hành Thánh lễ, ban bí tích, rước kiệu, ban phép lành, và nói chung khi thi hành nhiệm vụ linh mục một cách chính thức. Việc mặc phẩm phục bắt nguồn từ việc Aaron mặc lễ phục khi thi hành chức tư tế. Trong Giáo hội Công Giáo, ngay cả dưới thời của hang Toại Đạo, khi các Giám mục và Linh mục cử hành phụng vụ, các ngài mặc trang phục đặc biệt, nếu không nói là luôn luôn khác biệt. Khi Giáo hội được tự do và xuất hiện công khai, các lễ phục phụng vụ thường được dùng để phân biệt với thường phục.
Vestry
Phòng áo, phòng thánh, phòng sinh hoạt giáo xứ. Một hay nhiều căn phòng phía trước nhà thờ được dành làm nơi để đồ thánh và phẩm phục, và là nơi các linh mục và các thừa tác viên giúp lễ mặc lễ phục. Đó cũng là nơi thường tổ chức các buổi họp của giáo xứ. Trong Anh giáo và Anh giáo ở Mỹ, vestry có nghĩa là hội đồng giáo dân đảm trách những công việc trần thế của giáo xứ. Trong truyền thống Công giáo, phòng áo thường được gọi là phòng thánh.
Veto, Royal
Quyền phủ quyết hoàng gia. Quyền mà một số nhà cầm quyền yêu sách trong việc loại bỏ ứng viên được chỉ định đảm nhận toà giám mục công giáo mà chính quyền dân sự nhận thấy là không thể chấp nhận được. Trên nguyên tắc, Toà Thánh không bao giờ thừa nhận quyền này, nhưng hơn một lần Toà Thánh đã cho phép sử dụng quyền phủ quyết để tránh điều xấu tệ hại hơn.
Vexilla Regis
Bài thánh thi Vexilla Regis (Cờ Vua cả). Đây là bài thánh thi “Cờ Vua Cả tung bay phất phới” được hát trong giờ Kinh Chiều từ Chúa Nhật Lễ Lá đến thứ Năm Tuần Thánh, và vào lễ Suy Tôn Thánh Giá (hay Thánh Giá Khải Hoàn, ngày 14-9). Trước đây, thánh thi này cũng được hát trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, khi kiệu Mình Thánh Chúa từ nhà tạm sang bàn thờ chính, và trong giờ kinh chiều ngày lễ Tìm Thấy Thánh Giá (ngày 3-5) mà nay không còn nữa. Bài thánh thi này do Venantius Fortunatus (530-609) sáng tác và ít nhất có 40 bản dịch khác nhau bằng tiếng Anh.
V.F., Vic. For.
Vicarius Foraneus - Cha quản hạt, cha hạt trưởng