Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:55 19/03/2020
72. ẨN SƯ NỔI TIẾNG TRONG BIỂN
Vương Đình Trận tự Trĩ Ngân là một kỳ tài.
Từ nhỏ đã sáng dạ hơn người, nhưng ông ta thường ngày thích rong chơi là chính, luôn luôn ham chơi cùng với bạn bè đồng lứa và mãi mê chơi đùa vui đùa bất kể ngày đêm.
Cha mẹ dùng roi đánh ông ta, ông ta vội vàng la lớn:
- “Người lớn tại sao lại ngược đãi “ẩn sư nổi tiếng trong biển !”
Câu nói này khiến cho cha mẹ vừa chịu không được lại vừa tức cười.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 72:
Thường những đứa trẻ sáng dạ thì ham chơi hơn là học, nhưng nếu được hướng dẫn tốt thì sự sáng dạ ấy càng sáng hơn và giúp ích cho trẻ nhiều hơn.
Giáo dục trẻ em rất quan trọng, không những cho con cái đi học mà thôi nhưng cần phải giáo dục chúng nên người.
Ở các nước tiên tiến người ta quá chú trọng việc học của con cái, mà rất ít chú trọng đến đạo đức của chúng nó, tiền đầu tư cho một em bé vào các lớp mầm, chồi, lá rất nhiều, có khi hết nửa tháng lương của bố cha mẹ gộp lại, nhưng lại rất ít đầu tư cái gốc là đạo đức cho con của mình, kết quả là cha mẹ phải nghe lời con cái chứ không phải con cái nghe lời cha mẹ, con cái là cha mẹ của cha mẹ chứ không phải là con của cha mẹ, và có những điều rất “ngược đời” xảy ra trong gia đình vì cha mẹ đã đặt con mình lên bệ thờ để thờ, nên coi chúng nó như là một ông thần con muốn gì được nấy...
Con cái sáng dạ là một cái may cho nó và cho cha mẹ, nhưng nếu không hướng dẫn dạy dỗ thì sẽ là cái họa cho nó và cho cha mẹ.
Cha mẹ không nên quá khắc khe với con cái, nhất là khi chúng đã lớn, nhưng cần phải lấy tình yêu thương mà quan tâm và nhất là kiên nhẫn chỉ ra cho con cái biết cái nào đúng cái nào sai.
Cha mẹ là người Ki-tô hữu thì chắc chắn luôn dạy con mình noi gương Đức Chúa Giê-su khi còn nhỏ: biết vâng lời và thảo kính cha mẹ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vương Đình Trận tự Trĩ Ngân là một kỳ tài.
Từ nhỏ đã sáng dạ hơn người, nhưng ông ta thường ngày thích rong chơi là chính, luôn luôn ham chơi cùng với bạn bè đồng lứa và mãi mê chơi đùa vui đùa bất kể ngày đêm.
Cha mẹ dùng roi đánh ông ta, ông ta vội vàng la lớn:
- “Người lớn tại sao lại ngược đãi “ẩn sư nổi tiếng trong biển !”
Câu nói này khiến cho cha mẹ vừa chịu không được lại vừa tức cười.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 72:
Thường những đứa trẻ sáng dạ thì ham chơi hơn là học, nhưng nếu được hướng dẫn tốt thì sự sáng dạ ấy càng sáng hơn và giúp ích cho trẻ nhiều hơn.
Giáo dục trẻ em rất quan trọng, không những cho con cái đi học mà thôi nhưng cần phải giáo dục chúng nên người.
Ở các nước tiên tiến người ta quá chú trọng việc học của con cái, mà rất ít chú trọng đến đạo đức của chúng nó, tiền đầu tư cho một em bé vào các lớp mầm, chồi, lá rất nhiều, có khi hết nửa tháng lương của bố cha mẹ gộp lại, nhưng lại rất ít đầu tư cái gốc là đạo đức cho con của mình, kết quả là cha mẹ phải nghe lời con cái chứ không phải con cái nghe lời cha mẹ, con cái là cha mẹ của cha mẹ chứ không phải là con của cha mẹ, và có những điều rất “ngược đời” xảy ra trong gia đình vì cha mẹ đã đặt con mình lên bệ thờ để thờ, nên coi chúng nó như là một ông thần con muốn gì được nấy...
Con cái sáng dạ là một cái may cho nó và cho cha mẹ, nhưng nếu không hướng dẫn dạy dỗ thì sẽ là cái họa cho nó và cho cha mẹ.
Cha mẹ không nên quá khắc khe với con cái, nhất là khi chúng đã lớn, nhưng cần phải lấy tình yêu thương mà quan tâm và nhất là kiên nhẫn chỉ ra cho con cái biết cái nào đúng cái nào sai.
Cha mẹ là người Ki-tô hữu thì chắc chắn luôn dạy con mình noi gương Đức Chúa Giê-su khi còn nhỏ: biết vâng lời và thảo kính cha mẹ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Con mù lòa, Chúa làm cho sáng
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:59 19/03/2020
Chúa Nhật IV Mùa Chay A
1Sm 16,1b.6-7.10-13; Ep 5,8-14; Ga 9,1-41
Chúa Nhật hôm nay, Chúa Nhật IV Mùa Chay được gọi là Chúa Nhật của niềm vui, niềm vui ơn cứu độ đã gần kề. Màu sắc nào nói lên điều đó? Thưa là màu hồng. Ngoài sắc màu của phụng vụ, thì chi tiết nào trong Tin Mừng diễn tả niềm vui nữa? Xin thưa: Ánh sáng. Vâng, ánh sáng diễn tả niềm hân hoan. Chẳng hạn đang đêm cúp điện tối om, bỗng nhiên có điện lại, hẳn ai cũng vui mừng. Chính ánh sáng đã đem lại niềm vui. Cũng vậy, việc Chúa Giêsu mở mắt cho anh mù, đem lại ánh sáng cho anh, đồng nghĩa với việc Người đem lại cho anh niềm vui lớn lao. Không chỉ có một, mà cùng lúc anh có ba niềm vui.
1- Niềm vui được thấy
Từ khi mới sinh tới giờ, vì bị mù bẩm sinh, nghĩa là mù từ khi còn trong lòng mẹ, anh không có ý niệm gì về màu sắc, anh cũng chẳng hình dung được thế nào là đẹp xấu. Thế giới quanh anh chỉ là đêm tối dày đặc. Nay được Chúa làm cho sáng mắt, anh thấy được mọi sự: Thấy bầu trời bao la, thấy biển cả mênh mông, thấy cánh đồng bát ngát, thấy núi rừng trùng điệp, thấy ngàn muôn tinh tú lấp lánh, thấy sóng nước nhấp nhô, thấy hoa đồng cỏ nội xanh đỏ tím vàng… Và nhất là thấy ông bà, cha mẹ, thấy anh chị em ruột thịt, thấy bạn bè và những người thân thích. Hơn nữa, từ trước tới giờ, anh không thể soi gương được. Nay anh có thể nhìn ngắm dung nhan của mình trong gương. Anh có thể hát lên khúc hát: “Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời để nhìn đời và để làm duyên” (Ns. Xuân Hồng). Được thấy như thế làm sao anh không vui được!
2- Niềm vui được tha tội
Người Do Thái xưa thường quan niệm rằng bệnh tật, tai nạn hay thất bại, rủi ro là do tội lỗi gây nên. Con người xúc phạm đến Thiên Chúa và vì thế bị Người giáng phạt. Tội càng to thì bệnh càng nặng. Anh đau khổ không chỉ vì không thấy đường đi, không thấy được gì, nhưng anh còn đau khổ vì bị mọi người coi là sinh ra trong đống tội, tội ngập đầu ngập cổ nên mới bị mù từ trong lòng mẹ (x. Ga 9,34). Mặc cảm tội lỗi như một cái gông đè nặng trên cuộc đời anh, khiến anh không thể đứng thẳng lên với trời và với đời được. Đau buồn chất chồng buồn đau.
Nhưng nay, khi được Chúa Giêsu chữa sáng mắt và được Người xác nhận: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (Ga 9,3). Anh và cả cha mẹ của anh hoàn toàn thoát khỏi mặc cảm tội lụy. Niềm vui của anh lúc này quả là rất lớn. Bước đi của anh nhẹ nhàng thanh thoát. Anh có thể ngẩng cao đầu mà không sợ mọi người xầm xì, chỉ trỏ. Hơn thế nữa, giờ đây anh có thể giới thiệu Chúa Giêsu với hết mọi người rằng Chúa chính là ánh sáng, như lời Người đã nói với các môn đệ: “Bao lâu Thầy còn ở với thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian” (Ga 9,5).
3- Niềm vui được cứu độ
Được Đức Giêsu ban ánh sáng, anh mù nhận ra Đức Giêsu không chỉ là một vị ngôn sứ, một vị lương y, một đại ân nhân, mà còn là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ trần gian. Và anh đã tin thờ Người (x. Ga 9,38). Đây chính là niềm vui lớn nhất, niềm vui tràn ngập, niềm vui mà những người Luật Sỹ, Biệt Phái không có được: niềm vui được cứu độ. Tên của anh có thể giờ đây đã được ghi vào sổ hằng sống. Anh được chính thức trở thành công dân Nước Thiên Chúa. Nói cách khác, ngoài quốc tịch Do Thái, giờ đây anh còn được mang thêm một quốc tịch mới, quốc tịch Nước Trời. Còn niềm vui nào lớn lao hơn niềm vui này?
Khi sinh ra, mặc dù không bị mù về cặp mắt thể lý nhưng chúng ta đã bị tội nguyên tổ làm cho đôi mắt tâm hồn ra u tối. Tuy nhiên, qua bí tích Rửa Tội, chúng ta đã được Chúa Giêsu mở mắt tâm hồn, mắt đức tin để nhận biết Chúa qua các công trình sáng tạo của Người; chúng ta được tẩy xoá mọi vết nhơ tội lỗi, được giải thoát khỏi vòng nô lệ của ma quỷ, nhất là được nhận biết Chúa chính là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ mọi loài.
Tâm tình của chúng ta lúc này phải là tâm tình tạ ơn Chúa vì những hồng ân mà Người đã tặng ban: hồng ân đức tin, hồng ân cứu độ. Đồng thời, chúng ta hãy vui mừng hân hoan vì chúng ta được Chúa yêu thương và cứu chuộc. Đặc biệt chúng ta hãy quyết tâm không để cho những thói hư tật xấu, những tội lỗi riêng làm cho cặp mắt tâm hồn của mình trở nên lu mờ tăm tối.
Xin Chúa giúp chúng ta thực hiện được quyết tâm này. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
1Sm 16,1b.6-7.10-13; Ep 5,8-14; Ga 9,1-41
Chúa Nhật hôm nay, Chúa Nhật IV Mùa Chay được gọi là Chúa Nhật của niềm vui, niềm vui ơn cứu độ đã gần kề. Màu sắc nào nói lên điều đó? Thưa là màu hồng. Ngoài sắc màu của phụng vụ, thì chi tiết nào trong Tin Mừng diễn tả niềm vui nữa? Xin thưa: Ánh sáng. Vâng, ánh sáng diễn tả niềm hân hoan. Chẳng hạn đang đêm cúp điện tối om, bỗng nhiên có điện lại, hẳn ai cũng vui mừng. Chính ánh sáng đã đem lại niềm vui. Cũng vậy, việc Chúa Giêsu mở mắt cho anh mù, đem lại ánh sáng cho anh, đồng nghĩa với việc Người đem lại cho anh niềm vui lớn lao. Không chỉ có một, mà cùng lúc anh có ba niềm vui.
1- Niềm vui được thấy
Từ khi mới sinh tới giờ, vì bị mù bẩm sinh, nghĩa là mù từ khi còn trong lòng mẹ, anh không có ý niệm gì về màu sắc, anh cũng chẳng hình dung được thế nào là đẹp xấu. Thế giới quanh anh chỉ là đêm tối dày đặc. Nay được Chúa làm cho sáng mắt, anh thấy được mọi sự: Thấy bầu trời bao la, thấy biển cả mênh mông, thấy cánh đồng bát ngát, thấy núi rừng trùng điệp, thấy ngàn muôn tinh tú lấp lánh, thấy sóng nước nhấp nhô, thấy hoa đồng cỏ nội xanh đỏ tím vàng… Và nhất là thấy ông bà, cha mẹ, thấy anh chị em ruột thịt, thấy bạn bè và những người thân thích. Hơn nữa, từ trước tới giờ, anh không thể soi gương được. Nay anh có thể nhìn ngắm dung nhan của mình trong gương. Anh có thể hát lên khúc hát: “Mẹ cho em đôi mắt sáng ngời để nhìn đời và để làm duyên” (Ns. Xuân Hồng). Được thấy như thế làm sao anh không vui được!
2- Niềm vui được tha tội
Người Do Thái xưa thường quan niệm rằng bệnh tật, tai nạn hay thất bại, rủi ro là do tội lỗi gây nên. Con người xúc phạm đến Thiên Chúa và vì thế bị Người giáng phạt. Tội càng to thì bệnh càng nặng. Anh đau khổ không chỉ vì không thấy đường đi, không thấy được gì, nhưng anh còn đau khổ vì bị mọi người coi là sinh ra trong đống tội, tội ngập đầu ngập cổ nên mới bị mù từ trong lòng mẹ (x. Ga 9,34). Mặc cảm tội lỗi như một cái gông đè nặng trên cuộc đời anh, khiến anh không thể đứng thẳng lên với trời và với đời được. Đau buồn chất chồng buồn đau.
Nhưng nay, khi được Chúa Giêsu chữa sáng mắt và được Người xác nhận: “Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh” (Ga 9,3). Anh và cả cha mẹ của anh hoàn toàn thoát khỏi mặc cảm tội lụy. Niềm vui của anh lúc này quả là rất lớn. Bước đi của anh nhẹ nhàng thanh thoát. Anh có thể ngẩng cao đầu mà không sợ mọi người xầm xì, chỉ trỏ. Hơn thế nữa, giờ đây anh có thể giới thiệu Chúa Giêsu với hết mọi người rằng Chúa chính là ánh sáng, như lời Người đã nói với các môn đệ: “Bao lâu Thầy còn ở với thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian” (Ga 9,5).
3- Niềm vui được cứu độ
Được Đức Giêsu ban ánh sáng, anh mù nhận ra Đức Giêsu không chỉ là một vị ngôn sứ, một vị lương y, một đại ân nhân, mà còn là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ trần gian. Và anh đã tin thờ Người (x. Ga 9,38). Đây chính là niềm vui lớn nhất, niềm vui tràn ngập, niềm vui mà những người Luật Sỹ, Biệt Phái không có được: niềm vui được cứu độ. Tên của anh có thể giờ đây đã được ghi vào sổ hằng sống. Anh được chính thức trở thành công dân Nước Thiên Chúa. Nói cách khác, ngoài quốc tịch Do Thái, giờ đây anh còn được mang thêm một quốc tịch mới, quốc tịch Nước Trời. Còn niềm vui nào lớn lao hơn niềm vui này?
Khi sinh ra, mặc dù không bị mù về cặp mắt thể lý nhưng chúng ta đã bị tội nguyên tổ làm cho đôi mắt tâm hồn ra u tối. Tuy nhiên, qua bí tích Rửa Tội, chúng ta đã được Chúa Giêsu mở mắt tâm hồn, mắt đức tin để nhận biết Chúa qua các công trình sáng tạo của Người; chúng ta được tẩy xoá mọi vết nhơ tội lỗi, được giải thoát khỏi vòng nô lệ của ma quỷ, nhất là được nhận biết Chúa chính là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ mọi loài.
Tâm tình của chúng ta lúc này phải là tâm tình tạ ơn Chúa vì những hồng ân mà Người đã tặng ban: hồng ân đức tin, hồng ân cứu độ. Đồng thời, chúng ta hãy vui mừng hân hoan vì chúng ta được Chúa yêu thương và cứu chuộc. Đặc biệt chúng ta hãy quyết tâm không để cho những thói hư tật xấu, những tội lỗi riêng làm cho cặp mắt tâm hồn của mình trở nên lu mờ tăm tối.
Xin Chúa giúp chúng ta thực hiện được quyết tâm này. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Chúa Nhật IV Mùa Chay A
Lm. Jude Siciliano, OP
19:07 19/03/2020
1 Samuen 16: 1b, 6-7,10-13a; T.vịnh 22; Êphêsô 5: 8-14; Gioan 9: 1-41
"Hành vi đốt một ngọn nến cũng là một cách dâng lời kinh nguyện" Đây là suy tư của tu sĩ David Steindl-Rast suy ngắm về sức mạnh của ánh sáng. Thầy Davis là một tu sĩ dòng Bênêdictô, sinh ra ở Vienna, nước Áo. Ông ta được nhiều người khắp thế giới biết đến vì ông tham gia tích cực vào cuộc đối thoại liên tôn, và trình bày những hiểu biết của ông về sự tương tác giữa khoa học và đời sống thiêng liêng. Ngay cả một hành vi đơn giản như đốt một ngọn nến với ý thức chăm chú có thể giúp chúng ta chú ý đến đến ánh sáng Hy Vọng thay vì tuyệt vọng chán nản, ánh sáng của lòng trắc ẩn thay cho sự cô đơn, ánh sáng của lòng Thương xót mở ra cho chúng ta sự hiện hữu của ơn Thánh Sủng trong cuộc sống của chúng ta. "Chính hành vi đốt một ngọn nến" chứng tỏ sự dấn thân của chúng ta chống lại bóng tối âm u của xung đột, bạo lực và nghèo đói đang bao trùm rất nhiều nơi trên thế giới. “Hành vi đốt một ngọn nến” là dấu chỉ sự ao ước của chúng ta giống như người được sinh ra đui mù, mong được trông thấy sớm hơn.
Câu chuyện về người bị mù bẩm sinh là một câu chuyện có nhiều yếu tố đáng để ý hơn là chuyện đui mù của anh ta. Câu chuyện cũng nói lên sự đui mù của các môn đệ của Chúa Giêsu, của cộng đoàn, và các kinh sư trong đền thờ. Sự đui mù của một người không chỉ là tình trạng khiếm khuyết bản thân, nó trở nên là một tình trạng để lý giải về bản chất tội lỗi của anh ta. Do thế, đây cũng là câu chuyện của chúng ta nữa. Vì sự đui mù đang hiện diện ở từng con người chúng ta. Đoạn văn khá dài, và có nhiều chỗ thay đổi buồn cười. Người mù không bao giờ xin được chữa lành, nhưng Chúa Giêsu lại chữa cho anh ta lành. Trước khi anh ta trông thấy được. Đời sống anh ta khó khăn, Nhưng, trái lại anh ta không còn hình dạng như thế. Một khi anh ta được trông thấy, đời sống anh ta trở nên bận rộn. Anh ta thấy được chính nơi anh và gia đình của anh là trung tâm một cuộc tranh chấp gắt gao ở đền thờ. Những ai nghĩ họ là người thấy rất rõ lại là những người đui mù. Câu chuyện đầy những câu hỏi và lời đánh giá. Đấy không phải là dấu chỉ để chúng ta quan sát, nhưng cũng để cho chúng ta tự trả lời trong lòng chúng ta.
Sự đui mù của cộng đoàn là điều lạ lùng. Một ít người láng giềng nghĩ chắc người được chữa lành không phải là người họ biết "người thường ngồi ăn xin ở bên lề đường". Anh ta sống trong thành phố với họ, nhưng thật ra anh ta sống bên lề của xã hội. Có phải vì anh ta không có địa vị trong xã hội nên các người láng giềng không nhận biết anh ta chăng? Cho dù anh ta vẫn mặc quần áo như trước đây khi anh ta còn mù, mà sao họ lại không nhìn ra anh ta được? Có lẻ họ chỉ nhận biết anh qua căn bệnh của anh đang mắc phải mà thôi phải vậy chăng? Có phải anh ta mang mặc cảm là người tội lỗi, hoàn toàn khác với họ chăng? Chắc họ cũng đã có vài lần cho anh một ít tiền trong lần van xin nào đó của anh. Nhưng, điều làm cho chúng ta tự hỏi là có khi nào họ quan sát anh ta chưa? Có vẻ như tầm nhìn của họ bị hạn chế nên trông thấy chưa rõ như họ nghĩ. Thông thường, những người nghĩ mình biết nhìn, đó là họ đã tự lừa dối họ. Có thể ở đây chúng ta nên dừng lại và tự hỏi là chúng ta đã trông thấy rõ những người sống chung quanh chúng ta chưa? Có bao giờ chúng ta dành thời gian để quan tâm hay nói chuyện với họ chưa? Cái nhìn của chúng ta có giống như khi Chúa Giêsu khi Ngài nhìn thấy anh mù không?
Những người láng giềng không phải là những người duy nhất sống trong bóng tối. Các môn đệ và các kinh sư trong đền thờ cùng chia sẻ một truyền thống lâu đời của dân Do Thái. Xác nhận bệnh tật và sự bất hạnh của cuộc sống đều được coi là dấu hiệu thiếu ân sũng của Thiên Chúa và bị Ngài trừng phạt. Chúng ta nghe nói về thái độ đó khi các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiền người này sinh ra bị mù. Anh ta hay cha mẹ anh ta?" Chúng ta khi nghe câu hỏi đó một lần nữa cho thấy tính hà khắc trong cách xét xử cúa các kinh sư trong đền thờ. Nhưng đó không phải là lần duy nhất mà chúng ta nghe nói đến thái độ này. Đôi khi, ngay cả ở thời nay, mỗi khi có tai họa xãy ra cho người tốt; một số người thường thắc mắc "Tại sao Thiên Chúa lại phạt tôi? Tôi đi nhà thở. Tôi cầu kinh hằng ngày. Tôi giúp nơi phát cơm cho người nghèo ở giáo xứ. Tôi đã làm gì sai hay sao?" Dù vậy chúng ta nên biết rằng cầu nguyện và làm việc lành không phải là phương cách che chở chúng ta khỏi những đau khổ tối tăm cho riêng mình và cho cộng đoàn.
Sự mù lòa của các kinh sư thật là điều đáng lo lắng. Đáng lẻ họ phải là những người khôn ngoan trong truyền thống tôn giáo. Họ là những người thực thi cầu nguyện, ăn chay và khao khát sự trọn lành. Họ là những người trông chờ Đấng được Hứa sẽ đến. Điều gì đã xãy ra sau sự mù lòa của họ? Người mù được chữa lành nói chuyện với các kinh sư và câu hỏi của anh ta rất rõ ràng: Anh ta mời các kinh sư nói chuyện với Chúa Giêsu để họ được biết Chúa Giêsu là ai, và Ngài từ đâu đến. Vì sao các kinh sư không nghe anh ta? Vì sao họ không gặp Chúa Giêsu để hỏi Ngài? Có phải vì họ lo sợ hay chăng? Có phải vì họ sợ mất quyền hành, hay vì họ sợ sự thay đổi đột ngột về niềm tin vào Chúa Giêsu sẽ gây khó khăn cho đời sống của họ chăng? Họ có quyền tha tội và giải thoát những người bị cách ly và bị kỳ thị trong xã hội và tôn giáo. Họ có giống như cha mẹ người mù đã phải lánh mặt; do sợ bị xua đuổi ra khỏi cộng đoàn của đền thờ và của gia đình họ? Việc trông thấy và tin tưởng vào Chúa Giêsu có phải tốn kém gì nhiều hay không? Ngay cả đối với chúng ta, sự đui mù cũng có lợi thế của nó. Thường, khi tìm thấy sự thật trong những tình huống khó khăn, mặc dù nó liên quan đến các sự kiện trên thế giới, hay khi đưa ra những quyết định về đời sống cá nhân của chúng ta có thể có những điều rất khó xử. Sự thật khiến chúng ta được tự do, nên chính đáng. Nhưng, thử hỏi chúng ta có chju trả giá cho những vấn đề đó không?
Câu chuyện người đàn ông bị mù từ thuở nhỏ cũng là câu chuyện của những môn đệ, về việc nghe và đáp lại. Trong khi chúng ta lắng nghe câu chuyện, chúng ta bắt đầu hiểu, cùng với người mù; việc lắng nghe Chúa Giêsu và tin vào lời Ngài là điều rất quan trọng. Nếu không biết Chúa Giêsu là ai, người mù dám để cho một người lạ sờ vào anh ta và lấy bùn xức lên mắt anh ta. Khi Chúa Giêsu bảo anh ta đến hồ Siloác mà rửa, anh ta đi ngay. Có lẻ anh ta đang rất cần nên mạnh dạng ra đi. Trong khi anh ta rửa mắt anh ta được trông thấy. Sự xét xử khắc nghiệt của các kinh sư, và sự bàn luận của các người trong cộng đoàn về việc anh ta được sáng mắt chứng tỏ anh đã nói lên sự thật mà anh ta biết. Rồi từ từ, từng bước một những điều nhỏ được thể hiện và đưa anh ta đến Đấng Công Chính. Khi chúng ta lắng nghe câu chuyện này, chúng ta có thể tự hỏi: bởi đâu và do ai, chúng ta cần được thấy rõ ràng hơn?
Nói cách khác, câu chuyện này là một câu chuyện rất buồn về việc chửa lành trong Kinh Thánh. Người không ai biết tên được trông thấy. Nhưng, đó là một kinh nghiệm vừa buồn vừa vui. Ngay lúc mọi người đều được vui vẻ thì anh đó cảm thấy cô đơn, và xa cách đời sống trước kia của anh ta. Tất cả đời sống của anh ta đã hoàn toàn thay đổi. Anh ta không còn sức tự sống với tiền anh ta ăn xin. Và cha mẹ anh ta cũng không còn có trách nhiệm giúp đở anh ta nữa. Anh ta phải làm việc vì anh ta không còn mù. Trước những rối loạn ấy anh ta đứng một mình vì người ta đã trục xuất anh ta ra khỏi đền thờ. Và chính lúc đó Chúa Giêsu tìm gặp anh ta và hỏi: "Anh có tin vào Con Người không?" Anh ta trả lời "Thưa Ngài, tôi tin". Rồi anh sâp mình xuống trước mặt Người.
Thầy David Steindl-Rast nói: "mắt chỉ thấy ánh sáng, tai chỉ nghe được âm thanh. Nhưng, một trái tim sẽ rung cảm và hiểu rõ mọi sự".
Trong khi chúng ta suy ngẫm về câu chuyện người mù, chúng ta nên tự hỏi một vài câu: kinh nghiệm bị mù từ nhỏ là như thế nào? Sống trong một thế giới mà hầu hết mọi người không ai có trãi nghiệm đó thì sao? Sống trong một hoàn cảnh mà chúng ta tin rằng không bao giờ có thể thay đổi được thì sao?
"Ngay cả việc thắp một ngọn nến cũng là cách cầu nguyện". Trong khi chúng ta thắp ngọn nến trong Mùa Chay này, chúng ta có thể cầu xin cho ánh sáng đức tin được tỏa sáng trong tâm hồn và một trái tim biết lắng nghe lời Chúa.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
4th SUNDAY OF LENT (A)
1 Samuel 16: 1b, 6-7, 10-13a; Psalm 23; Ephesians 5: 8-14; John 9: 1-41
"The very act of lighting a candle is a prayer." This is one of Brother David Steindl-Rast’s reflections on the power of light. Brother David, a Benedictine monk, was born in Vienna, Austria. He is internationally known for his active participation in interfaith dialogue and his insights on the interaction between spirituality and science. The simple practice of lighting a candle with intention can help us focus on the Light of Hope instead of despair; the Light of Compassion, that replaces isolation; the Light of Mercy, that opens our eyes to the presence of grace in our lives. "The very act of lighting a candle," witnesses our commitment to resist the darkness of conflict, violence and poverty that covers so many places in our world. "The very act of lighting a candle" is a sign of our desire, like the man born blind, to see clearly.
The story of the man born blind is more than a story of his blindness. The story also reveals the blindness of Jesus’ disciples, the community, and the temple priests. The man’s blindness is a state of being not an ethical statement about his sinful behavior. Because of that, it is our story too, since blindness is a part of the human condition. The passage is quite long and has many ironical twists. The blind man never asks to be healed, but Jesus heals him. Before he receives his sight, his life is difficult, but he is rather inconspicuous. Once he becomes sighted, his life becomes complex. He finds himself and his family at the center of a harsh temple dispute. Those who claim to have sight are blind. The story is filled with questions and judgments. These are not just for us to observe, but also for us to answer and to resolve within ourselves.
The community’s blindness is curious. Some neighbors aren’t even sure if the cured man is the same man, "who used to sit and beg." He lives in their town, but socially he lives on the periphery of society. Is it because of his lack of social status that his neighbors do not recognize him? No doubt he is wearing the same clothing after his cure that he had always worn. Could they not recognize him because they only identify him by his disability? Is his only identity that of a sinner: someone quite different from themselves? Since he begs they must have given him some coins, but it makes us wonder if they ever took the time to really see him? It seems that their sight is not as clear as they think. Often, those who think they have sight deceive themselves. Perhaps here, we should stop and ask ourselves how well we see those who live on the periphery of our lives? Do we ever take time to notice them or speak to them? How well is our sight when it comes to seeing as Jesus saw the blind man that day?
The neighborhood people are not the only ones living in darkness. The disciples and the temple priests share a long tradition. Illness and misfortune were considered signs of God’s disfavor and punishment. We hear this attitude expressed when the disciples question Jesus. "Rabbi, who has sinned this man or his parents…?" We hear it again boldly stated in the harsh judgment of the temple priests. But that is not the only time we hear this attitude expressed. Sometimes, even today, when bad things happen to good people some people question: "Why is God punishing me? I go to church. I say my daily prayers. I serve at the soup kitchen in our parish. What have I done wrong?" Yet, we know that prayer and good works are not magic potions that protect us from personal or communal pain and darkness.
The blindness of the priests is particularly troubling. They are supposed to be the wise ones in their religious tradition. They are the ones who, through prayer, fasting and desire for wholeness, are the watch persons of the Promised One. What is behind their lack of insight? The newly sighted man’s dialogue with the priests and his questioning of them are bold. He invites the priests to engage Jesus in a conversation to find out who he is and from where he comes. Why do the priests not listen? Why do they not seek Jesus out to question him? Is it fear that holds them back? Do they fear losing their authority, or the drastic changes belief in Jesus would cause in their lives? They have the power to forgive sins and to release people from their social and religious stigma. Are they, like the parents of the man, afraid they will be ostracized from their temple community and their families? Is the cost of sight, believing in Jesus, too great to pay? Even for us blindness has its advantages. Often seeking the truth in difficult situations, whether it concerns world events, or making decisions in our own personal lives, can be painful. The truth might set us free to be more authentic, but are we willing to pay the cost?
The story of the man born blind is also about discipleship: listening and responding. As we listen to the story we begin to understand, along with the blind man, how important it is to listen carefully to Jesus and trust his words. Without knowing who Jesus is, the man allows this stranger to touch him and put mud on his eyes. When Jesus tells him to go to the pool of Siloam, he goes. Perhaps it is because he is in great need, but his docility is courageous. As he goes through the cleansing of the mud, the opening of his eyes, the harsh conversations with the community and priests, his integrity shines. He speaks only the truth he knows. Step by step small revelations lead him to the One who is the Truth. As we listen to his story, we hear the voice of a true disciple and we can question ourselves. Where, or whom, do we need to see more clearly?
In a way, this story is one of the saddest cures in the Bible. The unnamed man receives his sight, but it is a bitter sweet experience. At a moment when everyone should be rejoicing, he finds himself alone and alienated from his former life. His whole life has changed. No longer can he support himself by begging for his daily bread. No longer will his parents take responsibility for him. No longer can he claim blindness as a reason for inaction. In the midst of this confusing and isolating situation he stands alone. "They drove him away (from the temple)." It is then that Jesus seeks him out and finds him. "Do you believe in the Son of Man?" His answer is clear, "’Lord, I believe’ … "and worshiped him."
"Eyes see only light, ears hear only sound, but a listening heart perceives meaning." (Brother David Steindl-Rast)
As we ponder this story we might want to ask ourselves a few more questions. What is the experience of being born blind? What is it like to live in a world that most people will never experience? What is it like to be born into a situation that we believe can never change?
"The very act of lighting the candle is prayer." As we light our candles during this Lenten season, we might want to pray for insight and a listening heart.
"Hành vi đốt một ngọn nến cũng là một cách dâng lời kinh nguyện" Đây là suy tư của tu sĩ David Steindl-Rast suy ngắm về sức mạnh của ánh sáng. Thầy Davis là một tu sĩ dòng Bênêdictô, sinh ra ở Vienna, nước Áo. Ông ta được nhiều người khắp thế giới biết đến vì ông tham gia tích cực vào cuộc đối thoại liên tôn, và trình bày những hiểu biết của ông về sự tương tác giữa khoa học và đời sống thiêng liêng. Ngay cả một hành vi đơn giản như đốt một ngọn nến với ý thức chăm chú có thể giúp chúng ta chú ý đến đến ánh sáng Hy Vọng thay vì tuyệt vọng chán nản, ánh sáng của lòng trắc ẩn thay cho sự cô đơn, ánh sáng của lòng Thương xót mở ra cho chúng ta sự hiện hữu của ơn Thánh Sủng trong cuộc sống của chúng ta. "Chính hành vi đốt một ngọn nến" chứng tỏ sự dấn thân của chúng ta chống lại bóng tối âm u của xung đột, bạo lực và nghèo đói đang bao trùm rất nhiều nơi trên thế giới. “Hành vi đốt một ngọn nến” là dấu chỉ sự ao ước của chúng ta giống như người được sinh ra đui mù, mong được trông thấy sớm hơn.
Câu chuyện về người bị mù bẩm sinh là một câu chuyện có nhiều yếu tố đáng để ý hơn là chuyện đui mù của anh ta. Câu chuyện cũng nói lên sự đui mù của các môn đệ của Chúa Giêsu, của cộng đoàn, và các kinh sư trong đền thờ. Sự đui mù của một người không chỉ là tình trạng khiếm khuyết bản thân, nó trở nên là một tình trạng để lý giải về bản chất tội lỗi của anh ta. Do thế, đây cũng là câu chuyện của chúng ta nữa. Vì sự đui mù đang hiện diện ở từng con người chúng ta. Đoạn văn khá dài, và có nhiều chỗ thay đổi buồn cười. Người mù không bao giờ xin được chữa lành, nhưng Chúa Giêsu lại chữa cho anh ta lành. Trước khi anh ta trông thấy được. Đời sống anh ta khó khăn, Nhưng, trái lại anh ta không còn hình dạng như thế. Một khi anh ta được trông thấy, đời sống anh ta trở nên bận rộn. Anh ta thấy được chính nơi anh và gia đình của anh là trung tâm một cuộc tranh chấp gắt gao ở đền thờ. Những ai nghĩ họ là người thấy rất rõ lại là những người đui mù. Câu chuyện đầy những câu hỏi và lời đánh giá. Đấy không phải là dấu chỉ để chúng ta quan sát, nhưng cũng để cho chúng ta tự trả lời trong lòng chúng ta.
Sự đui mù của cộng đoàn là điều lạ lùng. Một ít người láng giềng nghĩ chắc người được chữa lành không phải là người họ biết "người thường ngồi ăn xin ở bên lề đường". Anh ta sống trong thành phố với họ, nhưng thật ra anh ta sống bên lề của xã hội. Có phải vì anh ta không có địa vị trong xã hội nên các người láng giềng không nhận biết anh ta chăng? Cho dù anh ta vẫn mặc quần áo như trước đây khi anh ta còn mù, mà sao họ lại không nhìn ra anh ta được? Có lẻ họ chỉ nhận biết anh qua căn bệnh của anh đang mắc phải mà thôi phải vậy chăng? Có phải anh ta mang mặc cảm là người tội lỗi, hoàn toàn khác với họ chăng? Chắc họ cũng đã có vài lần cho anh một ít tiền trong lần van xin nào đó của anh. Nhưng, điều làm cho chúng ta tự hỏi là có khi nào họ quan sát anh ta chưa? Có vẻ như tầm nhìn của họ bị hạn chế nên trông thấy chưa rõ như họ nghĩ. Thông thường, những người nghĩ mình biết nhìn, đó là họ đã tự lừa dối họ. Có thể ở đây chúng ta nên dừng lại và tự hỏi là chúng ta đã trông thấy rõ những người sống chung quanh chúng ta chưa? Có bao giờ chúng ta dành thời gian để quan tâm hay nói chuyện với họ chưa? Cái nhìn của chúng ta có giống như khi Chúa Giêsu khi Ngài nhìn thấy anh mù không?
Những người láng giềng không phải là những người duy nhất sống trong bóng tối. Các môn đệ và các kinh sư trong đền thờ cùng chia sẻ một truyền thống lâu đời của dân Do Thái. Xác nhận bệnh tật và sự bất hạnh của cuộc sống đều được coi là dấu hiệu thiếu ân sũng của Thiên Chúa và bị Ngài trừng phạt. Chúng ta nghe nói về thái độ đó khi các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiền người này sinh ra bị mù. Anh ta hay cha mẹ anh ta?" Chúng ta khi nghe câu hỏi đó một lần nữa cho thấy tính hà khắc trong cách xét xử cúa các kinh sư trong đền thờ. Nhưng đó không phải là lần duy nhất mà chúng ta nghe nói đến thái độ này. Đôi khi, ngay cả ở thời nay, mỗi khi có tai họa xãy ra cho người tốt; một số người thường thắc mắc "Tại sao Thiên Chúa lại phạt tôi? Tôi đi nhà thở. Tôi cầu kinh hằng ngày. Tôi giúp nơi phát cơm cho người nghèo ở giáo xứ. Tôi đã làm gì sai hay sao?" Dù vậy chúng ta nên biết rằng cầu nguyện và làm việc lành không phải là phương cách che chở chúng ta khỏi những đau khổ tối tăm cho riêng mình và cho cộng đoàn.
Sự mù lòa của các kinh sư thật là điều đáng lo lắng. Đáng lẻ họ phải là những người khôn ngoan trong truyền thống tôn giáo. Họ là những người thực thi cầu nguyện, ăn chay và khao khát sự trọn lành. Họ là những người trông chờ Đấng được Hứa sẽ đến. Điều gì đã xãy ra sau sự mù lòa của họ? Người mù được chữa lành nói chuyện với các kinh sư và câu hỏi của anh ta rất rõ ràng: Anh ta mời các kinh sư nói chuyện với Chúa Giêsu để họ được biết Chúa Giêsu là ai, và Ngài từ đâu đến. Vì sao các kinh sư không nghe anh ta? Vì sao họ không gặp Chúa Giêsu để hỏi Ngài? Có phải vì họ lo sợ hay chăng? Có phải vì họ sợ mất quyền hành, hay vì họ sợ sự thay đổi đột ngột về niềm tin vào Chúa Giêsu sẽ gây khó khăn cho đời sống của họ chăng? Họ có quyền tha tội và giải thoát những người bị cách ly và bị kỳ thị trong xã hội và tôn giáo. Họ có giống như cha mẹ người mù đã phải lánh mặt; do sợ bị xua đuổi ra khỏi cộng đoàn của đền thờ và của gia đình họ? Việc trông thấy và tin tưởng vào Chúa Giêsu có phải tốn kém gì nhiều hay không? Ngay cả đối với chúng ta, sự đui mù cũng có lợi thế của nó. Thường, khi tìm thấy sự thật trong những tình huống khó khăn, mặc dù nó liên quan đến các sự kiện trên thế giới, hay khi đưa ra những quyết định về đời sống cá nhân của chúng ta có thể có những điều rất khó xử. Sự thật khiến chúng ta được tự do, nên chính đáng. Nhưng, thử hỏi chúng ta có chju trả giá cho những vấn đề đó không?
Câu chuyện người đàn ông bị mù từ thuở nhỏ cũng là câu chuyện của những môn đệ, về việc nghe và đáp lại. Trong khi chúng ta lắng nghe câu chuyện, chúng ta bắt đầu hiểu, cùng với người mù; việc lắng nghe Chúa Giêsu và tin vào lời Ngài là điều rất quan trọng. Nếu không biết Chúa Giêsu là ai, người mù dám để cho một người lạ sờ vào anh ta và lấy bùn xức lên mắt anh ta. Khi Chúa Giêsu bảo anh ta đến hồ Siloác mà rửa, anh ta đi ngay. Có lẻ anh ta đang rất cần nên mạnh dạng ra đi. Trong khi anh ta rửa mắt anh ta được trông thấy. Sự xét xử khắc nghiệt của các kinh sư, và sự bàn luận của các người trong cộng đoàn về việc anh ta được sáng mắt chứng tỏ anh đã nói lên sự thật mà anh ta biết. Rồi từ từ, từng bước một những điều nhỏ được thể hiện và đưa anh ta đến Đấng Công Chính. Khi chúng ta lắng nghe câu chuyện này, chúng ta có thể tự hỏi: bởi đâu và do ai, chúng ta cần được thấy rõ ràng hơn?
Nói cách khác, câu chuyện này là một câu chuyện rất buồn về việc chửa lành trong Kinh Thánh. Người không ai biết tên được trông thấy. Nhưng, đó là một kinh nghiệm vừa buồn vừa vui. Ngay lúc mọi người đều được vui vẻ thì anh đó cảm thấy cô đơn, và xa cách đời sống trước kia của anh ta. Tất cả đời sống của anh ta đã hoàn toàn thay đổi. Anh ta không còn sức tự sống với tiền anh ta ăn xin. Và cha mẹ anh ta cũng không còn có trách nhiệm giúp đở anh ta nữa. Anh ta phải làm việc vì anh ta không còn mù. Trước những rối loạn ấy anh ta đứng một mình vì người ta đã trục xuất anh ta ra khỏi đền thờ. Và chính lúc đó Chúa Giêsu tìm gặp anh ta và hỏi: "Anh có tin vào Con Người không?" Anh ta trả lời "Thưa Ngài, tôi tin". Rồi anh sâp mình xuống trước mặt Người.
Thầy David Steindl-Rast nói: "mắt chỉ thấy ánh sáng, tai chỉ nghe được âm thanh. Nhưng, một trái tim sẽ rung cảm và hiểu rõ mọi sự".
Trong khi chúng ta suy ngẫm về câu chuyện người mù, chúng ta nên tự hỏi một vài câu: kinh nghiệm bị mù từ nhỏ là như thế nào? Sống trong một thế giới mà hầu hết mọi người không ai có trãi nghiệm đó thì sao? Sống trong một hoàn cảnh mà chúng ta tin rằng không bao giờ có thể thay đổi được thì sao?
"Ngay cả việc thắp một ngọn nến cũng là cách cầu nguyện". Trong khi chúng ta thắp ngọn nến trong Mùa Chay này, chúng ta có thể cầu xin cho ánh sáng đức tin được tỏa sáng trong tâm hồn và một trái tim biết lắng nghe lời Chúa.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
4th SUNDAY OF LENT (A)
1 Samuel 16: 1b, 6-7, 10-13a; Psalm 23; Ephesians 5: 8-14; John 9: 1-41
"The very act of lighting a candle is a prayer." This is one of Brother David Steindl-Rast’s reflections on the power of light. Brother David, a Benedictine monk, was born in Vienna, Austria. He is internationally known for his active participation in interfaith dialogue and his insights on the interaction between spirituality and science. The simple practice of lighting a candle with intention can help us focus on the Light of Hope instead of despair; the Light of Compassion, that replaces isolation; the Light of Mercy, that opens our eyes to the presence of grace in our lives. "The very act of lighting a candle," witnesses our commitment to resist the darkness of conflict, violence and poverty that covers so many places in our world. "The very act of lighting a candle" is a sign of our desire, like the man born blind, to see clearly.
The story of the man born blind is more than a story of his blindness. The story also reveals the blindness of Jesus’ disciples, the community, and the temple priests. The man’s blindness is a state of being not an ethical statement about his sinful behavior. Because of that, it is our story too, since blindness is a part of the human condition. The passage is quite long and has many ironical twists. The blind man never asks to be healed, but Jesus heals him. Before he receives his sight, his life is difficult, but he is rather inconspicuous. Once he becomes sighted, his life becomes complex. He finds himself and his family at the center of a harsh temple dispute. Those who claim to have sight are blind. The story is filled with questions and judgments. These are not just for us to observe, but also for us to answer and to resolve within ourselves.
The community’s blindness is curious. Some neighbors aren’t even sure if the cured man is the same man, "who used to sit and beg." He lives in their town, but socially he lives on the periphery of society. Is it because of his lack of social status that his neighbors do not recognize him? No doubt he is wearing the same clothing after his cure that he had always worn. Could they not recognize him because they only identify him by his disability? Is his only identity that of a sinner: someone quite different from themselves? Since he begs they must have given him some coins, but it makes us wonder if they ever took the time to really see him? It seems that their sight is not as clear as they think. Often, those who think they have sight deceive themselves. Perhaps here, we should stop and ask ourselves how well we see those who live on the periphery of our lives? Do we ever take time to notice them or speak to them? How well is our sight when it comes to seeing as Jesus saw the blind man that day?
The neighborhood people are not the only ones living in darkness. The disciples and the temple priests share a long tradition. Illness and misfortune were considered signs of God’s disfavor and punishment. We hear this attitude expressed when the disciples question Jesus. "Rabbi, who has sinned this man or his parents…?" We hear it again boldly stated in the harsh judgment of the temple priests. But that is not the only time we hear this attitude expressed. Sometimes, even today, when bad things happen to good people some people question: "Why is God punishing me? I go to church. I say my daily prayers. I serve at the soup kitchen in our parish. What have I done wrong?" Yet, we know that prayer and good works are not magic potions that protect us from personal or communal pain and darkness.
The blindness of the priests is particularly troubling. They are supposed to be the wise ones in their religious tradition. They are the ones who, through prayer, fasting and desire for wholeness, are the watch persons of the Promised One. What is behind their lack of insight? The newly sighted man’s dialogue with the priests and his questioning of them are bold. He invites the priests to engage Jesus in a conversation to find out who he is and from where he comes. Why do the priests not listen? Why do they not seek Jesus out to question him? Is it fear that holds them back? Do they fear losing their authority, or the drastic changes belief in Jesus would cause in their lives? They have the power to forgive sins and to release people from their social and religious stigma. Are they, like the parents of the man, afraid they will be ostracized from their temple community and their families? Is the cost of sight, believing in Jesus, too great to pay? Even for us blindness has its advantages. Often seeking the truth in difficult situations, whether it concerns world events, or making decisions in our own personal lives, can be painful. The truth might set us free to be more authentic, but are we willing to pay the cost?
The story of the man born blind is also about discipleship: listening and responding. As we listen to the story we begin to understand, along with the blind man, how important it is to listen carefully to Jesus and trust his words. Without knowing who Jesus is, the man allows this stranger to touch him and put mud on his eyes. When Jesus tells him to go to the pool of Siloam, he goes. Perhaps it is because he is in great need, but his docility is courageous. As he goes through the cleansing of the mud, the opening of his eyes, the harsh conversations with the community and priests, his integrity shines. He speaks only the truth he knows. Step by step small revelations lead him to the One who is the Truth. As we listen to his story, we hear the voice of a true disciple and we can question ourselves. Where, or whom, do we need to see more clearly?
In a way, this story is one of the saddest cures in the Bible. The unnamed man receives his sight, but it is a bitter sweet experience. At a moment when everyone should be rejoicing, he finds himself alone and alienated from his former life. His whole life has changed. No longer can he support himself by begging for his daily bread. No longer will his parents take responsibility for him. No longer can he claim blindness as a reason for inaction. In the midst of this confusing and isolating situation he stands alone. "They drove him away (from the temple)." It is then that Jesus seeks him out and finds him. "Do you believe in the Son of Man?" His answer is clear, "’Lord, I believe’ … "and worshiped him."
"Eyes see only light, ears hear only sound, but a listening heart perceives meaning." (Brother David Steindl-Rast)
As we ponder this story we might want to ask ourselves a few more questions. What is the experience of being born blind? What is it like to live in a world that most people will never experience? What is it like to be born into a situation that we believe can never change?
"The very act of lighting the candle is prayer." As we light our candles during this Lenten season, we might want to pray for insight and a listening heart.
Lễ thánh cả Giuse: Yêu thương và Công chính
Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
09:02 19/03/2020
Hạnh phúc thay, người kính sợ Chúa,
những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban.
Dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc.
Đức công chính của họ tồn tại đến muôn đời. (Tv 112, 1-3)
Nhân ngày lễ kính trọng thể Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy cùng nhau đọc lại Tông huấn Redemptoris custos - Người chăm sóc Đấng Cứu Thế của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II để hiểu hơn về danh xưng “Đấng Công Chính” của Thánh Cả và để củng cố đức tin của chúng ta trong bối cảnh đầy âu lo và thách đố như tình hình hiện nay.
“Ông Giuse, chồng bà, là người công chính.” (Mt 1,19)
Tông huấn Redemptoris custos đã trình bày một cách cô đọng dung mạo và sứ mạng của Thánh Giuse (Chương I) trước hết như một “người bảo vệ mầu nhiệm Thiên Chúa” (Chương II), sau như một mẫu gương tuyệt hảo cho giới lao động bình dân chân chính (Chương IV). Tông huấn còn đưa ra những lập luận vững chắc để chứng minh rằng nền tảng cho tất cả những đức tính anh hùng đó chính là một đời sống nội tâm ưu việt mà Thánh Giuse đã trải qua (Chương V). Chúng ta sẽ chỉ tập trung đào sâu Chương III của Tông Huấn để tái khám phá lại ý nghĩa danh xưng Đấng Công Chính mà chúng ta hay dùng để nói về Thánh Giuse. [1]
Khi thuật lại gốc tích của Đức Giêsu Kitô, Thánh Sử Matthêu đã ghi lại ít là 2 thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề chúng ta đang muốn tìm hiểu. Trước hết, Thánh Giuse là chồng của Đức Maria vì hai người đã thành hôn với nhau. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Thứ hai, Thánh Giuse được nhắc đến như “người công chính” (Mt 1:19) và vì là người công chính, Thánh nhân đã không muốn tố giác Maria nhưng chỉ định tâm lìa bỏ bà một cách kín đáo (x. Mt 1. 18-25). Ở đây, bối cảnh xuất hiện của tính từ “công chính” rõ ràng là bối cảnh luật pháp vì liên quan đến cuộc hôn nhân của Giuse mà Maria, và cũng là bối cảnh luân lý vì gắn liên với sự kiện Maria có thai khi hai người chưa về chung sống. Có lẽ vì vậy mà chúng ta hay cắt nghĩa đức “công chính” của Thánh Giuse theo nghĩa là vừa công minh vừa chính trực. Nếu hiểu như vậy thì câu 19 Chương 1 Tin Mừng theo Thánh Matthêu quả thật khó hiểu. Khi nhận ra vợ có dấu hiệu vi phạm luật Do Thái lúc bấy giờ, và nếu Giuse là một người công tâm, ngay thẳng thì đúng ra ông phải tố giác bà mới đúng. Liệu người không tuân giữ luật như Giuse có thể được coi là “công chính”?
Luật Thiên Chúa người công chính ghi tạc vào lòng. (Tv 37, 31)
Lật lại những trang Kinh Thánh Cựu Ước, chúng ta thấy chỉ có Thiên Chúa mới là “Đấng Công Chính” (Đanien 9,7; Tv 40, 10). Thiên Chúa được ví như “đèn trời soi xét” (Tv 4:2) vì Người rất mực chính trực, công minh (x. Tôbia 3, 2; Tv 22, 32; Cn 8, 20). Dân Israel hằng tuyên xưng rằng “Thiên Chúa chúng ta thực là ngay thẳng, nơi Người chẳng có chút bất công” (Tv 92, 16). Ở những nơi khác trong Cựu Ước, đức công chính hay được nhắc đến theo nghĩa tương đương với đức công bằng. Khi đó, công chính ít nhiều liên quan đến quy tắc ứng xử giữa người với người: “Các ngươi không được làm diều bất công khi xét xử cũng như khi đo đạc cân đong” (Lê-vi 20, 35 & x. Đnl 25, 1&15). Người công chính theo nghĩa Kinh Thánh Cựu ước là người chu toàn bổn phận một cách trung thành và tận tụy. Ở đây bổn phận đối với Thiên Chúa hiểu cách cụ thể nhất là tuân thủ lề luật của Người. Ví như tác giả Thánh Vịnh số 1 đã nói: “Hạnh phúc thay người chẳng ghe theo lời bọn ác nhân, […] nhưng vui thú với lề luật Chúa, nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày” (Tv 1:1-2). Thánh Vịnh 37 còn làm sáng tỏ hơn khi nói rằng: “Kẻ gian ác vay mà không trả, người công chính thông cảm và cho không. [Họ] thông cảm và cho vay mượn. Miệng người công chính niệm lẽ khôn ngoan, và lưỡi họ nói lên điều chính trực. Luật Thiên Chúa họ ghi tạc vào lòng.” (x. Tv 37, 21-31) Phần thưởng dành cho người công chính thì rất nhiều nhưng có lẽ hạnh phúc nhất vẫn là được chính Thiên Chúa bảo vệ chở che: “Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân, nhưng Chúa giúp họ luôn thoát khỏi. Xương cốt họ đều được Chúa giữ gìn, dầu một khúc cũng không giập gẫy” (Tv 34, 20-21).
“Ông đã trở nên công chính nhờ lòng tin.” (Rm 4:13)
Kinh Thánh Cựu Ước không chỉ mô tả người công chính đơn giản là người tuân thủ luật Chúa mà trên hết là những người tìm kiếm thánh ý Chúa. Những người đón nhận huấn lệnh của Thiên Chúa bằng con tim chan chứa niềm thành kính tin yêu. Ví như trong sách Sáng Thế, chúng ta đọc thấy Thiên Chúa đã thưởng cho Tổ Phụ Abraham một dòng dõi đông như sao trên trời nhiều như cát bãi biển là vì “ông đã tin Đức Chúa” (St 15,6). Thánh Phaolô tông Đồ đã nhắc đến gương công chính của Abraham trong thư người viết cho các tín hữu Rôma và điều đặc biệt là đoạn thư đó đã được chọn để công bố trong thánh Lễ Kính Thánh Giuse. “Anh em thân mến, không phải chiếu theo Lề Luật, mà Thiên Chúa đã hứa cho ông Apraham và dòng dõi ông được thế gian làm gia nghiệp; nhưng ông được lời hứa đó, vì đã trở nên công chính nhờ lòng tin.” (Rm 4,13) Như vậy, chúng ta phần nào hiểu được lý do tại sao Thánh Giuse được mệnh danh là Đấng Công Chính.
Thánh Giuse là người công chính là nhờ người đã tin. Tin Mừng thuật lại: “Khi tỉnh dậy, Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà mình” (Mt 1, 24). Hành vi này của Thánh Giuse vừa diễn tả đức tin mạnh mẽ của người đối với Thiên Chúa vừa cho thấy người yêu mến Thiên Chúa đến mức nào. Tông Huấn Redemptoris custos ghi nhận hai loại tình yêu được hôn nhân giữa Mẹ Maria và Thánh Giuse tượng trưng cho: Tình yêu hôn nhân và tình yêu tận hiến. “Sự trinh khiết hoặc độc thân vì Nước Trời không những không mâu thuẫn với phẩm giá của hôn nhân mà còn giả định và xác nhận nó. Hôn nhân và đồng trinh là hai cách diễn tả và sống mầu nhiệm duy nhất Giao ước của Thiên Chúa với dân Người. […] Qua sự tự hiến hoàn toàn, Thánh Giuse biểu lộ tình yêu độ lượng Người dành cho Mẹ Thiên Chúa, và tặng cho bà “món quà tự hiến” của một người chồng. Mặc dù Giuse đã quyết định rút lui để không can dự vào kế hoạch Thiên Chúa đang diễn ra nơi Mẹ Maria, Người tuân theo mệnh lệnh rõ ràng của thiên thần và đón Mẹ Maria về nhà mình, trong khi vẫn tôn trọng việc Mẹ chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa mà thôi. Đàng khác, từ cuộc hôn nhân với Mẹ Maria, thánh Giuse nhận được phẩm giá đặc thù và quyền hành của mình đối với Chúa Giêsu.” (Redemptoris custos, #20). Nói tóm lại, ngay từ đầu, Thánh Giuse đã tỏ ra mình là người công chính vì Người đón nhận thánh ý Thiên Chúa với sự “vâng phục đức tin” (Redemptoris custos, #21).
Giờ đây khi chúng ta đọc lại trình thuật Tin Mừng liên quan đến việc Thánh Giuse muốn định tâm lìa bỏ Đức Maria khi hay tin Mẹ có thai. Chúng ta mới hiểu rõ hơn vì sao trong hoàn cảnh đó, Giuse vẫn được coi là công chính. Là bởi vì Giuse không chỉ chu đoàn luật Chúa về mặt ngôn từ nhưng người đã hiểu được tinh thần của lề luật và áp dụng cách triệt để nhất có thể. Khi được hỏi “Điều răn nào trọng nhất trong Luật Môsê?” Đức Giêsu thản nhiên đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi [và phải] yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy.” (x. Mt 22, 36-40; Mc 12, 28-31; Lc 10, 25-27). Thánh Giuse đã chu toàn cách trọn vẹn giới luật Chúa ban khi người tuân thủ nghiêm ngặt tinh thần của thánh luật đó là mến Chúa yêu người. Thánh Giuse đã chứng minh cho chúng ta thấy những gì Thánh Phaolô dạy thật chí lý: “Yêu Thương là chu toàn lề luật” (Rm 13,10).
Phần thưởng Chúa ban cho bậc chính nhân thì không ai diễn tả thấu nhưng rõ ràng nơi Thánh Giuse, chúng ta đã nhận thấy tỏ tường rằng người đã vượt qua mọi gian nan một cách bình an. Người vượt thắng phong ba vì “Thiên Chúa hằng che chở nẻo đường người công chính, còn đường lối ác nhân đưa tới chỗ diệt vong” (Tv 1, 6).
Dòng dõi người công chính được Chúa thương giáng phúc
Có lẽ vì vậy, trước phong ba bão táp, chúng ta đực mời gọi chạy đến cùng Thánh Giuse, chạy đến với Đấng bảo trợ đặc biệt cho những ai lâm cảnh khó khăn. Tình thế lúc này không đơn giản chỉ là những vụ khó khăn của cá nhân hay của một vài người nơi này nơi khác, mà là cả thế giới, cả Giáo Hội như đang lâm vào những thách đố vô cùng lớn lao. Thế giới quằn quại trước dịch bệnh nguy hiểm, còn con thuyền Hội Thánh thì chao đảo vì những căn bệnh tinh thần vô cùng nghiêm trọng. Tại Nước Ý, nơi đang được xem là tâm dịch Covid-19 của toàn thế giới chỉ sau Trung Quốc, Hội Đồng Giám Mục địa phương đã ra thông báo kêu gọi tín hữu khắp cả nước cầu nguyện xin ơn bàu cử của Thánh Giuse, cụ thể là việc lần chuỗi Mân Côi và thắp nến sáng tại cửa sổ lúc 21 giờ ngày 19 tháng 3, vào đúng ngày lễ kính Thánh Quan Thầy Hội Thánh. (Theo Viet Vatican News, 18.03.2020) Ite ad Joseph – “Hãy đến cùng Giuse” (St 41:55) là lời kêu gọi khẩn thiết dành cho chúng ta trong lúc này là vì “trên trời Thánh Giuse truyền lệnh hơn là van xin.” (Kinh khấn Thánh Giuse bảo trợ những vụ khó khăn).
Các vị chủ chăn kêu gọi chúng ta chạy đến với Thánh Giuse trước là vì Cha Thánh có không nỡ chối từ những lời cầu xin chính đáng của con cái người, như Thánh nữ Têrêsa Avila, Tiến Sĩ Hội Thánh, đã nhiều lần cảm nghiệm và chia sẻ trong các bút tích của người. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn của việc sùng kính Thánh Giuse đã được trình bày cách trang trọng ngay trong những hàng đầu tiên của tông huấn Người chăm sóc Đấng Cứu Thế: “Dựa vào Tin Mừng, các Giáo Phụ từ những thế kỷ đầu đã nhấn mạnh rằng, như Thánh Giuse đã thương yêu chăm sóc Mẹ Maria và vui vẻ tận tuỵ nuôi dưỡng Đức Giêsu Kitô thế nào, thì Ngài cũng coi sóc và bảo vệ Nhiệm Thể của Đức Kitô, là Giáo Hội, mà Mẹ Maria là hiện thân và khuôn mẫu [của Giáo Hội] như thế ấy” (Redemptoris custos, #1). “Giáo Hội đã phó thác nơi Thánh Giuse hết tất cả mọi lo âu kể cả những hiểm nguy đang đe doạ gia đình nhân loại” (Redemptoris custos, # 31).
Thánh Giuse tiếp tục chăm sóc con cái người không gì khác hơn qua chính gương sáng nhân đức của người. Chúng ta vừa khẩn nguyện kêu cầu thánh Giuse vừa suy gẫm nhân đức của Đấng Công Chính để mẫu gương của Thánh nhân gợi hứng cho chúng ta biết hối cải và mỗi ngày một mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và yêu thương người thân cận như chính mình (x. Lc 10, 27).
-----
[1] ĐGH Gioan Phaolô II, Redemptoris custos, Vatican, 15.08.1989: http://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/apost_exhortations/documents/hf_jp-ii_exh_15081989_redemptoris-custos.html
Bản dịch Việt Ngữ: http://daminhtamhiep.net/2012/10/tong-huan-nguoi-trong-nom-dang-cuu-the/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:49 19/03/2020
25. Cái mà con cho người ta là những thứ trên mặt đất, nhưng cái mà con nhận được là phúc lộc trên trời.
(Thánh Christina)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cử hành lễ kính Thánh Cả Giuse, cầu nguyện cho các tù nhân
Đặng Tự Do
05:29 19/03/2020
Lúc 7 sáng thứ Năm 19 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ trọng thể kính Thánh Giuse tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người đang sống trong tù, là những người đang phải lo ngại về mạng sống của chính mình và gia đình. Theo Đức Thánh Cha, các tù nhân trong các nhà tù Ý hiện nay đang phải đối diện với sự bất định, hoang mang, và đau khổ.
Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho các anh chị em đang ở trong các nhà tù. Họ phải chịu đựng rất nhiều vì không chắc chắn những gì có thể xảy ra trong nhà tù trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Họ cũng đang nghĩ về gia đình không biết họ xoay sở ra sao, có ai nhiễm bệnh không, liệu họ có qua khỏi không. Hôm nay chúng ta hãy gần gũi những người trong tù. Họ đang phải chịu đựng rất nhiều trong thời điểm bất định và đau đớn này.
Bài giảng của Đức Thánh Cha xoay quanh bài Tin Mừng trong ngày, và tập trung vào vị thánh mà Giáo hội tôn vinh ngày hôm nay, là Thánh Giuse.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 2, 41-51a).
Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người.
Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói, đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại. Nhìn thấy Người, hai ông bà ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: “Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con”. Người thưa với hai ông bà rằng: “Mà tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con ư?” Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói. Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà.
Thánh Giuse, người công chính
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bắt đầu bài giảng của ngài bằng cách nêu bật Thánh Giuse, là người công chính. Thánh Giuse là người công chính không chỉ vì ngài tin, mà bởi vì ngài đã sống niềm tin đó.
Được chọn để dưỡng dục Con Thiên Chúa
Những lời của Đức Thánh Cha về ơn gọi Thánh Giuse thật sự rất cảm động:
Ngài được chọn để dưỡng dục một vị là phàm nhân đích thực, nhưng cũng là Thiên Chúa. Chưa từng có ai như thế. Chúa đã chọn một người công chính, một người có đức tin, một người có khả năng vừa là người phàm và vừa có khả năng nói chuyện với Chúa, đi vào mầu nhiệm của Chúa. Đây là cuộc sống của Thánh Giuse.
Thánh Giuse và mầu nhiệm Thiên Chúa
Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng Thánh Giuse là một người đàn ông rất chính xác. Trong nghề thợ mộc, ngài chính xác đến mức có thể bào gỗ, hoặc điều chỉnh một góc tới mức hoàn hảo của một milimet. Đức Thánh Cha nói rằng Thánh Giuse đã bước vào mầu nhiệm Thiên Chúa với sự chính xác và tự nhiên tương tự trong nghề mộc của mình.
Ngài rất chính xác, nhưng cũng có thể đi vào mầu nhiệm mà ngài không thể kiểm soát. Đây là sự thánh thiện của Thánh Giuse.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngay cả Tin Mừng cũng nói về giấc mơ của Thánh Giuse, điều đó khiến chúng ta hiểu được rằng ngài đã bước vào mầu nhiệm Thiên Chúa.
Bước vào mầu nhiệm
Sau đó, những suy nghĩ của Đức Thánh Cha đã hướng về Giáo Hội mà Thánh Giuse là Quan Thầy. “Các thành viên của Giáo hội, bao gồm cả Giáo hoàng, có khả năng đi vào mầu nhiệm không?”ngài đặt câu hỏi.
“Họ có khả năng đi vào mầu nhiệm hay họ cần kiểm soát thông qua các quy tắc và quy định bảo vệ họ trước những gì họ không thể kiểm soát được? Khi Giáo hội mất khả năng đi vào mầu nhiệm, Giáo Hội mất đi khả năng tôn thờ. Lòng sùng kính tôn thờ chỉ xảy ra khi một người bước vào mầu nhiệm của Chúa.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng không bước vào mầu nhiệm, Giáo Hội chỉ là nửa vời, chỉ là một hiệp hội ngoan đạo hoạt động dưới các quy tắc và quy định.
Lời cầu nguyện của Giáo hoàng
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng này.”
Cầu xin cho Giáo hội có thể sống trong sự cụ thể của cuộc sống hàng ngày và trong đó ‘sự cụ thể’ của mầu nhiệm. Đi vào mầu nhiệm không phải là mơ. Đi vào mầu nhiệm chính xác là tôn thờ. Đi vào mầu nhiệm là làm hôm nay những gì chúng ta sẽ làm trong tương lai. Khi chúng ta đến trước mặt Chúa: hãy tôn thờ Ngài. Xin Chúa ban cho Giáo hội của Ngài ân sủng này.
Source:Vatican NewsPope at Mass: "St Joseph entered God's mystery"
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người đang sống trong tù, là những người đang phải lo ngại về mạng sống của chính mình và gia đình. Theo Đức Thánh Cha, các tù nhân trong các nhà tù Ý hiện nay đang phải đối diện với sự bất định, hoang mang, và đau khổ.
Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho các anh chị em đang ở trong các nhà tù. Họ phải chịu đựng rất nhiều vì không chắc chắn những gì có thể xảy ra trong nhà tù trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Họ cũng đang nghĩ về gia đình không biết họ xoay sở ra sao, có ai nhiễm bệnh không, liệu họ có qua khỏi không. Hôm nay chúng ta hãy gần gũi những người trong tù. Họ đang phải chịu đựng rất nhiều trong thời điểm bất định và đau đớn này.
Bài giảng của Đức Thánh Cha xoay quanh bài Tin Mừng trong ngày, và tập trung vào vị thánh mà Giáo hội tôn vinh ngày hôm nay, là Thánh Giuse.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 2, 41-51a).
Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người.
Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói, đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại. Nhìn thấy Người, hai ông bà ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: “Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con”. Người thưa với hai ông bà rằng: “Mà tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con ư?” Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói. Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà.
Thánh Giuse, người công chính
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bắt đầu bài giảng của ngài bằng cách nêu bật Thánh Giuse, là người công chính. Thánh Giuse là người công chính không chỉ vì ngài tin, mà bởi vì ngài đã sống niềm tin đó.
Được chọn để dưỡng dục Con Thiên Chúa
Những lời của Đức Thánh Cha về ơn gọi Thánh Giuse thật sự rất cảm động:
Ngài được chọn để dưỡng dục một vị là phàm nhân đích thực, nhưng cũng là Thiên Chúa. Chưa từng có ai như thế. Chúa đã chọn một người công chính, một người có đức tin, một người có khả năng vừa là người phàm và vừa có khả năng nói chuyện với Chúa, đi vào mầu nhiệm của Chúa. Đây là cuộc sống của Thánh Giuse.
Thánh Giuse và mầu nhiệm Thiên Chúa
Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng Thánh Giuse là một người đàn ông rất chính xác. Trong nghề thợ mộc, ngài chính xác đến mức có thể bào gỗ, hoặc điều chỉnh một góc tới mức hoàn hảo của một milimet. Đức Thánh Cha nói rằng Thánh Giuse đã bước vào mầu nhiệm Thiên Chúa với sự chính xác và tự nhiên tương tự trong nghề mộc của mình.
Ngài rất chính xác, nhưng cũng có thể đi vào mầu nhiệm mà ngài không thể kiểm soát. Đây là sự thánh thiện của Thánh Giuse.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngay cả Tin Mừng cũng nói về giấc mơ của Thánh Giuse, điều đó khiến chúng ta hiểu được rằng ngài đã bước vào mầu nhiệm Thiên Chúa.
Bước vào mầu nhiệm
Sau đó, những suy nghĩ của Đức Thánh Cha đã hướng về Giáo Hội mà Thánh Giuse là Quan Thầy. “Các thành viên của Giáo hội, bao gồm cả Giáo hoàng, có khả năng đi vào mầu nhiệm không?”ngài đặt câu hỏi.
“Họ có khả năng đi vào mầu nhiệm hay họ cần kiểm soát thông qua các quy tắc và quy định bảo vệ họ trước những gì họ không thể kiểm soát được? Khi Giáo hội mất khả năng đi vào mầu nhiệm, Giáo Hội mất đi khả năng tôn thờ. Lòng sùng kính tôn thờ chỉ xảy ra khi một người bước vào mầu nhiệm của Chúa.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng không bước vào mầu nhiệm, Giáo Hội chỉ là nửa vời, chỉ là một hiệp hội ngoan đạo hoạt động dưới các quy tắc và quy định.
Lời cầu nguyện của Giáo hoàng
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng này.”
Cầu xin cho Giáo hội có thể sống trong sự cụ thể của cuộc sống hàng ngày và trong đó ‘sự cụ thể’ của mầu nhiệm. Đi vào mầu nhiệm không phải là mơ. Đi vào mầu nhiệm chính xác là tôn thờ. Đi vào mầu nhiệm là làm hôm nay những gì chúng ta sẽ làm trong tương lai. Khi chúng ta đến trước mặt Chúa: hãy tôn thờ Ngài. Xin Chúa ban cho Giáo hội của Ngài ân sủng này.
Source:Vatican News
Thông điệp video của Đức Thánh Cha trong buổi lần chuỗi Mân côi lúc 9g tối thứ Năm, 19 tháng 3, Lễ Thánh Cả Giuse.
Đặng Tự Do
16:13 19/03/2020
Đứng trước đại dịch coronavirus, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại lời kêu gọi cầu nguyện của các Đức Giám Mục Ý và mở rộng lời mời gọi kết hiệp trong lời cầu nguyện đến tất cả các tín hữu trên thế giới.
Ngài đã mời các gia đình, mọi thành viên của cộng đồng tín hữu và tôn giáo, hãy lần chuỗi Mân côi Năm Sự Sáng vào lúc 9g tối thứ Năm, 19 tháng 3, Lễ Thánh Cả Giuse.
Trong lời chào gởi đến các tín hữu người Ý trong bài huấn đức thứ Tư hàng tuần, hiện nay được phát trực tiếp thay cho buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha đã hô hào các tín hữu Ý tham gia vào sáng kiến của các Đức Giám Mục Ý. Ngài cũng khẳng định sẽ cầu nguyện cho đất nước Ý trong những thời gian thử thách này. Đức Thánh Cha cũng cầu xin sự cầu bầu của Thánh Giuse và Đức Mẹ đối với những bệnh nhân và tất cả những người chăm sóc cho họ.
Trong một tuyên bố, các Giám mục Ý đã cảm ơn Đức Thánh Cha vì sự gần gũi của ngài, và nói rằng điều này đã trở thành động lực hỗ trợ và khuyến khích việc cầu nguyện và cùng nhau bước đi trên con đường của Tin Mừng.
Các Đức Giám Mục cho biết ý cầu nguyện cho buổi đọc kinh Mân Côi hôm Thứ Năm là một lời khẩn khoản kêu cầu lòng thương xót Chúa Cha để giải thoát chúng ta khỏi trận đại dịch này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn bị một thông điệp video cho sự kiện này. Dưới đây là nội dung của toàn bộ thông điệp video của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến,
Tôi hiệp ý với buổi cầu nguyện mà Hội Đồng Giám Mục [Ý] đã muốn cổ vũ, như một dấu chỉ hiệp nhất cho toàn thể đất nước.
Trong tình huống chưa từng có này, tất cả dường như lung lay, chúng ta hãy giúp nhau tiếp tục bền đỗ trong những điều thực sự quan trọng. Đó là lời khuyên mà tôi thấy trong biết bao những thư các vị mục tử của anh chị em, những người mà khi chia sẻ khoảnh khắc bi thảm như thế này, cố gắng nâng đỡ hy vọng và đức tin của anh chị em bằng những lời lẽ của các ngài.
Kinh Mân côi là lời cầu nguyện của những người khiêm nhường và của các thánh. Trong các mầu nhiệm Mân Côi, cùng với Mẹ Maria, họ chiêm ngắm cuộc đời của Chúa Giêsu, và thiên nhan từ ái của Chúa Cha. Tất cả chúng ta cần đến biết bao nhiêu để được thực sự ủi an, để cảm thấy được bao bọc bởi sự hiện diện yêu thương của Ngài!
Chúng ta thấy được sự thật về trải nghiệm này trong mối quan hệ với tha nhân. Trong lúc này, họ là những người thân gần gũi nhất: chúng ta hãy trở nên gần gũi với nhau, trước hết là bằng việc thực hành những việc bác ái, sự cảm thông, kiên nhẫn, và tha thứ.
Mặc dù anh chị em có thể cảm thấy bị tù túng trong nhà mình, anh chị em hãy để trái tim mình vươn ra để có thể sẵn sàng và chào đón tất cả.
Tối nay, chúng ta cùng nhau cầu nguyện, phó thác bản thân cho lời cầu bầu của Thánh Giuse, người bảo vệ Thánh Gia, người bảo vệ của mỗi gia đình chúng ta. Người thợ mộc làng Nadarét cũng đã trải qua sự bấp bênh và cay đắng, dù phải lo lắng cho tương lai; nhưng ngài đã biết bước đi trong bóng tối của một vài khoảnh khắc, bằng cách luôn để cho mình được thánh ý Thiên Chúa hướng dẫn một cách vô điều kiện.
Lời khẩn cầu Thánh Giuse của Đức Thánh Cha
Lạy Thánh Giuse, Quan thầy Hộ thủ, xin bảo vệ đất nước này của chúng con.
Xin soi sáng cho những người chịu trách nhiệm về công ích để họ biết, như ngài, chăm sóc cho những người được ủy thác cho trách nhiệm của họ.
Xin ban kiến thức cho những người đang tìm các phương thức phù hợp cho sức khỏe và thiện ích thể lý của các anh chị em.
Xin nâng đỡ những ai đang hy sinh vì những người đang cần đến họ: đó là các tình nguyện viên, các y tá bác sĩ, những người ở tuyến đầu chăm sóc cho các bệnh nhân, thậm chí với giá là sự an toàn của chính họ.
Lạy Thánh Giuse, xin chúc lành cho Giáo Hội: bắt đầu từ các thừa tác viên của Giáo Hội, xin làm cho Giáo Hội trở thành dấu chỉ và dụng cụ của ánh sáng và lòng tốt của ngài.
Lạy Thánh Giuse, xin đồng hành với các gia đình: bằng sự thinh lặng cầu nguyện của ngài, xin kiến tạo sự hòa hợp giữa các bậc cha mẹ và con cái, cách riêng là những người trẻ nhất.
Xin gìn giữ những người cao niên khỏi sự cô đơn: xin giúp để không ai bị rơi vào sự thất vọng vì bị bỏ rơi và nản chí.
Xin an ủi những người yếu đuối nhất, ban ơn can đảm cho những người đang bị lung lạc, xin cầu bầu cho những người nghèo.
Cùng với Đức Trinh nữ, Mẹ của chúng con, chúng con cầu xin Chúa giải thoát thế giới khỏi mọi hình thức của đại dịch. Amen
Source:Vatican NewsPope picks up Italian Bishops’ appeal to pray Rosary together
Ngài đã mời các gia đình, mọi thành viên của cộng đồng tín hữu và tôn giáo, hãy lần chuỗi Mân côi Năm Sự Sáng vào lúc 9g tối thứ Năm, 19 tháng 3, Lễ Thánh Cả Giuse.
Trong lời chào gởi đến các tín hữu người Ý trong bài huấn đức thứ Tư hàng tuần, hiện nay được phát trực tiếp thay cho buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha đã hô hào các tín hữu Ý tham gia vào sáng kiến của các Đức Giám Mục Ý. Ngài cũng khẳng định sẽ cầu nguyện cho đất nước Ý trong những thời gian thử thách này. Đức Thánh Cha cũng cầu xin sự cầu bầu của Thánh Giuse và Đức Mẹ đối với những bệnh nhân và tất cả những người chăm sóc cho họ.
Trong một tuyên bố, các Giám mục Ý đã cảm ơn Đức Thánh Cha vì sự gần gũi của ngài, và nói rằng điều này đã trở thành động lực hỗ trợ và khuyến khích việc cầu nguyện và cùng nhau bước đi trên con đường của Tin Mừng.
Các Đức Giám Mục cho biết ý cầu nguyện cho buổi đọc kinh Mân Côi hôm Thứ Năm là một lời khẩn khoản kêu cầu lòng thương xót Chúa Cha để giải thoát chúng ta khỏi trận đại dịch này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn bị một thông điệp video cho sự kiện này. Dưới đây là nội dung của toàn bộ thông điệp video của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến,
Tôi hiệp ý với buổi cầu nguyện mà Hội Đồng Giám Mục [Ý] đã muốn cổ vũ, như một dấu chỉ hiệp nhất cho toàn thể đất nước.
Trong tình huống chưa từng có này, tất cả dường như lung lay, chúng ta hãy giúp nhau tiếp tục bền đỗ trong những điều thực sự quan trọng. Đó là lời khuyên mà tôi thấy trong biết bao những thư các vị mục tử của anh chị em, những người mà khi chia sẻ khoảnh khắc bi thảm như thế này, cố gắng nâng đỡ hy vọng và đức tin của anh chị em bằng những lời lẽ của các ngài.
Kinh Mân côi là lời cầu nguyện của những người khiêm nhường và của các thánh. Trong các mầu nhiệm Mân Côi, cùng với Mẹ Maria, họ chiêm ngắm cuộc đời của Chúa Giêsu, và thiên nhan từ ái của Chúa Cha. Tất cả chúng ta cần đến biết bao nhiêu để được thực sự ủi an, để cảm thấy được bao bọc bởi sự hiện diện yêu thương của Ngài!
Chúng ta thấy được sự thật về trải nghiệm này trong mối quan hệ với tha nhân. Trong lúc này, họ là những người thân gần gũi nhất: chúng ta hãy trở nên gần gũi với nhau, trước hết là bằng việc thực hành những việc bác ái, sự cảm thông, kiên nhẫn, và tha thứ.
Mặc dù anh chị em có thể cảm thấy bị tù túng trong nhà mình, anh chị em hãy để trái tim mình vươn ra để có thể sẵn sàng và chào đón tất cả.
Tối nay, chúng ta cùng nhau cầu nguyện, phó thác bản thân cho lời cầu bầu của Thánh Giuse, người bảo vệ Thánh Gia, người bảo vệ của mỗi gia đình chúng ta. Người thợ mộc làng Nadarét cũng đã trải qua sự bấp bênh và cay đắng, dù phải lo lắng cho tương lai; nhưng ngài đã biết bước đi trong bóng tối của một vài khoảnh khắc, bằng cách luôn để cho mình được thánh ý Thiên Chúa hướng dẫn một cách vô điều kiện.
Lời khẩn cầu Thánh Giuse của Đức Thánh Cha
Lạy Thánh Giuse, Quan thầy Hộ thủ, xin bảo vệ đất nước này của chúng con.
Xin soi sáng cho những người chịu trách nhiệm về công ích để họ biết, như ngài, chăm sóc cho những người được ủy thác cho trách nhiệm của họ.
Xin ban kiến thức cho những người đang tìm các phương thức phù hợp cho sức khỏe và thiện ích thể lý của các anh chị em.
Xin nâng đỡ những ai đang hy sinh vì những người đang cần đến họ: đó là các tình nguyện viên, các y tá bác sĩ, những người ở tuyến đầu chăm sóc cho các bệnh nhân, thậm chí với giá là sự an toàn của chính họ.
Lạy Thánh Giuse, xin chúc lành cho Giáo Hội: bắt đầu từ các thừa tác viên của Giáo Hội, xin làm cho Giáo Hội trở thành dấu chỉ và dụng cụ của ánh sáng và lòng tốt của ngài.
Lạy Thánh Giuse, xin đồng hành với các gia đình: bằng sự thinh lặng cầu nguyện của ngài, xin kiến tạo sự hòa hợp giữa các bậc cha mẹ và con cái, cách riêng là những người trẻ nhất.
Xin gìn giữ những người cao niên khỏi sự cô đơn: xin giúp để không ai bị rơi vào sự thất vọng vì bị bỏ rơi và nản chí.
Xin an ủi những người yếu đuối nhất, ban ơn can đảm cho những người đang bị lung lạc, xin cầu bầu cho những người nghèo.
Cùng với Đức Trinh nữ, Mẹ của chúng con, chúng con cầu xin Chúa giải thoát thế giới khỏi mọi hình thức của đại dịch. Amen
Source:Vatican News
22 tháng 3: Ngày hiệp thông cầu nguyện toàn cầu
Thanh Quảng sdb
17:26 19/03/2020
22 tháng 3: Ngày hiệp thông cầu nguyện toàn cầu
Hiệp hội các Nữ tu Toàn cầu kêu gọi hiệp thông cầu nguyện trên bình diện toàn cầu vào Chúa Nhật ngày 22 tháng 3 này để cầu nguyện, nâng đỡ các nạn nhân của cơn đại dịch coronavirus.
(Tin Vatican)
Một Công bố được Sơ Jolanta Kafka rmi, Chủ tịch Liên đoàn các nữ tu quốc tế (UISG), ký kêu mời tất cả các thành viên của tổ chức chung lòng biến Chúa Nhật 22 tháng 3 tới thành một ngày liên đới cầu nguyện trên toàn thế giới, cho những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid-19 coronavirus.
Sơ Jolanta lưu ý rằng đây là thời gian cần phải tuân thủ các chỉ thị của các Tổ chức Y tế Thế giới và Chính quyền địa phương.
Một thời gian đặc biệt
Sơ Jolanta cho hay đây là thời điểm đặc biệt, một thời gian phi thường siêu vượt lên khỏi không thời gian hướng về các nỗ lực dấn thân cho các nạn nhân của cơn dịch, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đối với những người đang dấn thân ở các tuyến đầu chăm sóc các bệnh nhân; các nhân viên miệt mài nghiên cứu để tìm ra các phương thuốc chữa trị và chặn đứng lây lan của con vi khuẩn ác độc này đang lây lan trong cuộc sống xã hội... Bất luận chúng ta là ai và ở đâu, đều được mời gọi để cầu nguyện cho cộng đồng thế giới.
Trong buổi phát tán video của buổi triều yết hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng hưởng ứng lời kêu gọi của hàng Giám mục Ý, mời gọi tất cả các tín hữu hãy lần hạt Mân côi, cầu khẩn lòng thương xót của Thiên Chúa, xin Người giải cứu chúng ta khỏi cơn đại dịch này".
Hiệp hội các Nữ tu Toàn cầu kêu gọi hiệp thông cầu nguyện trên bình diện toàn cầu vào Chúa Nhật ngày 22 tháng 3 này để cầu nguyện, nâng đỡ các nạn nhân của cơn đại dịch coronavirus.
(Tin Vatican)
Một Công bố được Sơ Jolanta Kafka rmi, Chủ tịch Liên đoàn các nữ tu quốc tế (UISG), ký kêu mời tất cả các thành viên của tổ chức chung lòng biến Chúa Nhật 22 tháng 3 tới thành một ngày liên đới cầu nguyện trên toàn thế giới, cho những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid-19 coronavirus.
Sơ Jolanta lưu ý rằng đây là thời gian cần phải tuân thủ các chỉ thị của các Tổ chức Y tế Thế giới và Chính quyền địa phương.
Một thời gian đặc biệt
Sơ Jolanta cho hay đây là thời điểm đặc biệt, một thời gian phi thường siêu vượt lên khỏi không thời gian hướng về các nỗ lực dấn thân cho các nạn nhân của cơn dịch, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đối với những người đang dấn thân ở các tuyến đầu chăm sóc các bệnh nhân; các nhân viên miệt mài nghiên cứu để tìm ra các phương thuốc chữa trị và chặn đứng lây lan của con vi khuẩn ác độc này đang lây lan trong cuộc sống xã hội... Bất luận chúng ta là ai và ở đâu, đều được mời gọi để cầu nguyện cho cộng đồng thế giới.
Trong buổi phát tán video của buổi triều yết hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng hưởng ứng lời kêu gọi của hàng Giám mục Ý, mời gọi tất cả các tín hữu hãy lần hạt Mân côi, cầu khẩn lòng thương xót của Thiên Chúa, xin Người giải cứu chúng ta khỏi cơn đại dịch này".
Tình hình của Giáo Hội trên thế giới, con số tử vong tại Ý đã vượt xa Hoa Lục
Đặng Tự Do
18:28 19/03/2020
Tính cho đến sáng thứ Sáu 20 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 10,025 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 244,693 người. Như thế, chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,072 người thiệt mạng vì coronavirus, và 25,661 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận. Tốc độ nhiễm bệnh đã tăng 25% trong 24 giờ qua.
Nếu chỉ tính trên các con số thống kê do bọn cầm quyền Bắc Kinh đưa ra, Ý đã dẫn đầu con số tử vong với 3,405 người. Tổng số người chết tại Hoa Lục, theo Bắc Kinh chỉ là 3,245 người.
Chỉ trong 24 giờ, số trường hợp tử vong tại Ý là 427 người. Tính sáng thứ Sáu 20 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 3,405 người, và 41,035 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Tình hình này cho thấy hệ thống y tế tại Ý đã quá tải, không đương đầu nổi với tình trạng dịch bệnh quá sức kinh hoàng.
Cho đến nay, Bắc Kinh thừa nhận trên toàn cõi Hoa Lục con số thương vong là 3,245 người chết, và 80,928 trường hợp nhiễm bệnh.
Tiếp theo là Iran với 1,284 người chết, tăng 149 người trong vòng 24 giờ; và 18,407 trường hợp nhiễm bệnh, tức là chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,046 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận.
Tại Tây Ban Nha đã có 831 người chết; và 18,077 trường hợp nhiễm bệnh.
Trong một thông điệp gởi các tín hữu Chính Thống Giáo, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cho biết ngài đã quyết định đình chỉ tất cả các nghi lễ tôn giáo, các cuộc hội họp và các sự kiện khác trong tất cả các khu vực thuộc quyền tài phán của ngài trên toàn cầu cho đến ngày 31 tháng Ba.
Tại Bolivia, Đức Tổng Giám Mục Sergio Alfredo Gualberti Calandrina ở Santa Cruz kêu gọi tình liên đới đối với người nghèo sau khi một bệnh nhân coronavirus bị từ chối tại một số trung tâm y tế ở thành phố này, phía đông Bolivia.
Các Giám Mục nước này đã phải đình chỉ các thánh lễ bao gồm cả Tam Nhật Thánh và Lễ Phục sinh. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Ecuador, Chí Lợi, Paraguay, Uruguay và Costa Rica.
Tại Đức, Đức Cha Peter Kohlgraf của Mainz đã bị cách ly sau khi ngài tiếp xúc với một người sau đó đã được xác nhận nhiễm coronavirus.
Theo một tuyên bố từ Giáo phận Richmond, Đức Cha Barry Knestout đã đến một cơ sở chăm sóc sức khỏe vào sáng thứ Tư để nhận các xét nghiệm về coronavirus.
Ngài vẫn đang chờ kết quả của các xét nghiệm này, nhưng theo khuyến nghị của các bác sĩ, Đức Cha Knestout hiện đang tự kiểm dịch, theo hướng dẫn của Bộ Y tế Virginia và Trung tâm Kiểm soát Dịch Bệnh.
Đức Cha Knestout nhấn mạnh rằng ngài không cảm thấy bị bệnh nặng nhưng vẫn thực hiện việc cách ly như một biện pháp phòng ngừa.
Nếu chỉ tính trên các con số thống kê do bọn cầm quyền Bắc Kinh đưa ra, Ý đã dẫn đầu con số tử vong với 3,405 người. Tổng số người chết tại Hoa Lục, theo Bắc Kinh chỉ là 3,245 người.
Chỉ trong 24 giờ, số trường hợp tử vong tại Ý là 427 người. Tính sáng thứ Sáu 20 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 3,405 người, và 41,035 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Tình hình này cho thấy hệ thống y tế tại Ý đã quá tải, không đương đầu nổi với tình trạng dịch bệnh quá sức kinh hoàng.
Cho đến nay, Bắc Kinh thừa nhận trên toàn cõi Hoa Lục con số thương vong là 3,245 người chết, và 80,928 trường hợp nhiễm bệnh.
Tiếp theo là Iran với 1,284 người chết, tăng 149 người trong vòng 24 giờ; và 18,407 trường hợp nhiễm bệnh, tức là chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,046 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận.
Tại Tây Ban Nha đã có 831 người chết; và 18,077 trường hợp nhiễm bệnh.
Trong một thông điệp gởi các tín hữu Chính Thống Giáo, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cho biết ngài đã quyết định đình chỉ tất cả các nghi lễ tôn giáo, các cuộc hội họp và các sự kiện khác trong tất cả các khu vực thuộc quyền tài phán của ngài trên toàn cầu cho đến ngày 31 tháng Ba.
Tại Bolivia, Đức Tổng Giám Mục Sergio Alfredo Gualberti Calandrina ở Santa Cruz kêu gọi tình liên đới đối với người nghèo sau khi một bệnh nhân coronavirus bị từ chối tại một số trung tâm y tế ở thành phố này, phía đông Bolivia.
Các Giám Mục nước này đã phải đình chỉ các thánh lễ bao gồm cả Tam Nhật Thánh và Lễ Phục sinh. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Ecuador, Chí Lợi, Paraguay, Uruguay và Costa Rica.
Tại Đức, Đức Cha Peter Kohlgraf của Mainz đã bị cách ly sau khi ngài tiếp xúc với một người sau đó đã được xác nhận nhiễm coronavirus.
Theo một tuyên bố từ Giáo phận Richmond, Đức Cha Barry Knestout đã đến một cơ sở chăm sóc sức khỏe vào sáng thứ Tư để nhận các xét nghiệm về coronavirus.
Ngài vẫn đang chờ kết quả của các xét nghiệm này, nhưng theo khuyến nghị của các bác sĩ, Đức Cha Knestout hiện đang tự kiểm dịch, theo hướng dẫn của Bộ Y tế Virginia và Trung tâm Kiểm soát Dịch Bệnh.
Đức Cha Knestout nhấn mạnh rằng ngài không cảm thấy bị bệnh nặng nhưng vẫn thực hiện việc cách ly như một biện pháp phòng ngừa.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Kính Thánh Giuse: Chiều kích thiêng liêng trước dịch Coronavirus
+TGM Giuse Nguyễn Năng
17:47 19/03/2020
Hôm nay 19/3/2020: Lễ Kính Thánh Giuse, tôi muốn nhân dịp này gợi lên một ít tâm tình đạo đức thiêng liêng để quí cha suy gẫm và chia sẻ lại cho giáo dân.
Nạn dịch tự nó là một sự xấu không ai muốn có. Tuy nhiên, là môn đệ Đức Kitô, chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa và học được nhiều điều từ biến cố đau buồn này. Có thể kể ra một ít bài học dễ nhận ra:
• Chúng ta nhận ra rằng rốt cuộc con người chỉ là thụ tạo yếu đuối mỏng manh, hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa là Chủ tể muôn loài. Virus corona dạy con người khiêm tốn hơn, biết sám hối và định hướng lại cuộc đời để hướng tới Thiên Chúa và vĩnh cửu.
• Thay vì cuộc sống xô bồ, vội vã hối hả và bị cuốn hút vào công việc và tiền bạc, con người biết sống chậm lại và cân nhắc đâu là điều thiết yếu và cái gì là phù du.
• Trước nguy cơ của đại dịch, có người tham lam ích kỷ, lợi dụng tình huống khó khăn của người khác để kinh doanh trục lợi, nhưng rất nhiều người đã biết liên đới, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
• Chúng ta khâm phục và cám ơn sự quảng đại và can đảm của các bác sĩ, nhân viên y tế, những thiện nguyện viên, những người hy sinh sự an toàn của bản thân và gia đình để dám liều mạng cứu giúp bệnh nhân.
• Hàng quán vắng người, các điểm vui chơi giải trí đóng cửa, ngoài đường bớt xe cộ, người ta ở trong nhà nhiều hơn, nhờ đó có thể học thinh lặng và thấy được giá trị của đời sống nội tâm, dành nhiều thời gian để sống cho những người thân yêu trong gia đình, hoặc đọc sách hay sống gần thiên nhiên nhiều hơn.
• Một virus nhỏ bé lại có khả năng đảo lộn cuộc sống của cả thế giới. Còn biết bao sức mạnh khác của muôn loài trong hoàn vũ. Đã có nhiều lúc thiên nhiên “nổi loạn” với con người. Chúng ta được dạy cần phải tôn trọng thiên nhiên theo ý định của Thiên Chúa sáng tạo, và sử dụng vạn vật với lương tâm đạo đức và tinh thần trách nhiệm.
• Người Kitô hữu tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện, và đây là điều chúng ta phải cống hiến cho thế giới. Vào thời điểm này, nhân loại vẫn hoàn toàn bất lực. Có cảm nhận về sự bất lực của mình, chúng ta mới nhận ra quyền năng của Thiên Chúa, và ý thức hơn rằng cầu nguyện chính là sứ mệnh cao cả của Hội Thánh. Chúng ta hãy phó thác vào quyền năng của Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Xin Chúa ban ơn cho các nhà khoa học sớm tìm ra phương thuốc chữa trị và phòng ngừa. Nguyện xin Đức Mẹ là Mẹ từ ái của toàn thể nhân loại thương chữa lành thế giới. Xin thánh Giuse là Đấng bảo vệ Hội Thánh gìn giữ dân Chúa được bình an.
• Lời cầu nguyện của chúng ta chắc chắn sẽ được Chúa nhậm lời. Tuy nhiên, Chúa không muốn đáp ứng lời cầu nguyện ngay lập tức như khi chúng ta trả tiền để mua một món hàng. Khi đứa con không vâng lời cha mẹ, nghịch ngợm đến nỗi bị thương chảy máu, nhiều lúc cha mẹ để đứa bé khóc lóc kêu la thật lâu, không phải vì không thương con, nhưng vì muốn đứa con thấm thía sự đau đớn để từ nay ngoan hơn. Nhiều lúc ta phải chịu nhiều đau khổ để thấm thía một bài học trong đời. Cũng vậy Chúa muốn chúng ta kiên trì cầu nguyện, khao khát mong mỏi, vì cần có thời gian để chúng ta có thể thấm thía các bài học Chúa muốn dạy. Virus nhỏ bé dường như vô hình lại có sức thay đổi lối sống con người. Nếu chúng ta biết mở mắt và lắng nghe, mùa tai họa lại thành mùa ân phúc.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống đức tin trong giai đoạn khó khăn này. Kính chúc quí cha và cộng đoàn dân Chúa bình an và được nhiều phúc lành thiêng liêng trong những ngày đại lễ sắp tới. Xin anh chị em cũng nhớ cầu nguyện cho tôi.
Lễ Thánh Giuse ngày 19 tháng 3 năm 2020
+ TGM Giuse Nguyễn Năng
Giáo xứ Tân Trang, Sàigon : Sống tín thác theo gương Thánh Giuse.
Martinô Lê Hoàng Vũ
20:44 19/03/2020
Chiều nay thứ năm 19.3.2020 tại Giáo xứ Tân Trang, hạt Phú Thọ, TGP Sài Gòn đã long trọng mừng kính Thánh Giuse bạn trăm năm Đức Maria- bổn mạng giáo xứ. Trước tiên, cộng đoàn giáo xứ cùng quy tụ cầu nguyện, suy niệm và cung nghinh tôn vinh thánh Giuse, người cha hiền gương mẫu cho các gia đình,thánh nhân cũng là Đấng bảo trợ gìn giữ Hội Thánh.
Xem Hình
Kế đó, thánh lễ trọng thể diễn ra vào lúc 17g 45, linh mục chánh xứ Giuse Đinh Văn Thọ chủ tế.Với lời đầu lễ, linh mục chánh xứ chúc mừng bổn mạng quý linh mục đã phục vụ tại giáo xứ, quý ông trong HĐMVGX, quý anh trong các đoàn thể của giáo xứ và những ai nhận thánh Giuse làm bổn mạng. Dịp này, giáo xứ Tân Trang mừng bổn mạng cũng nhớ đến quý linh mục chánh xứ tiên khởi, quý linh mục đã chăm sóc mục vụ giáo xứ trong quá khứ,quý ân nhân xa gần.
Trong phần chia sẻ Tin Mừng, trước tình hình hình dịch bệnh đang lây lan như hiện nay, linh mục chánh xứ ngỏ với cộng đoàn những tâm tình đại ý như sau:
Chúng ta cử hành thánh lễ bổn mạng trong ngắn gọn nhưng cũng đầy đủ,cũng thật sốt sắng, trang nghiêm.Trong nhà thờ tất cả chúng ta đều đeo khẩu trang để bảo vệ mình và người chung quanh. Điều nay có nghĩa, tất cả chúng ta ai cũng có thể nhiễm bệnh, Virus Corona không chừa một ai. Chúng ta thấy được tính mong manh của con người. Thánh Giuse là con người có lòng tín vào Chúa.Thánh Giuse là người công chính, khi thấy Đức Maria mang thai, ngài không nóng vội, không tố cáo Đức Maria, chỉ âm thầm lìa bỏ Đức Maria. Thế nhưng, Thiên Chúa đã hiểu lòng thánh Giuse. Trong giấc mơ, Thiên Chúa đã truyền dạy Thánh Giuse đón nhận Đức Maria đang mang thai về nhà mình.Và Thánh Giuse làm theo thánh ý của Thiên Chúa. Chúng ta xin thánh Giuse dạy chúng ta biết khiêm tốn,tín thác, cậy trông vào Thiên Chúa, cho dù có gặp biết bao gian nan thử thách. Năm xưa thánh Giuse đã gìn giữ gia đình thánh, và Chúa Giêsu,ngày nay ngài cũng che chở mỗi người tín hữu Kitô chúng ta,nhất là chúng ta đang gặp phải thử thách do dịch bệnh Virus Corona, hay Covid 19 hoành hành.
Sau cùng,thánh lễ mừng bổn mạng kết thúc trong niềm vui mừng tạ ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh Giuse giữa mùa dịch bệnh.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Xem Hình
Kế đó, thánh lễ trọng thể diễn ra vào lúc 17g 45, linh mục chánh xứ Giuse Đinh Văn Thọ chủ tế.Với lời đầu lễ, linh mục chánh xứ chúc mừng bổn mạng quý linh mục đã phục vụ tại giáo xứ, quý ông trong HĐMVGX, quý anh trong các đoàn thể của giáo xứ và những ai nhận thánh Giuse làm bổn mạng. Dịp này, giáo xứ Tân Trang mừng bổn mạng cũng nhớ đến quý linh mục chánh xứ tiên khởi, quý linh mục đã chăm sóc mục vụ giáo xứ trong quá khứ,quý ân nhân xa gần.
Trong phần chia sẻ Tin Mừng, trước tình hình hình dịch bệnh đang lây lan như hiện nay, linh mục chánh xứ ngỏ với cộng đoàn những tâm tình đại ý như sau:
Chúng ta cử hành thánh lễ bổn mạng trong ngắn gọn nhưng cũng đầy đủ,cũng thật sốt sắng, trang nghiêm.Trong nhà thờ tất cả chúng ta đều đeo khẩu trang để bảo vệ mình và người chung quanh. Điều nay có nghĩa, tất cả chúng ta ai cũng có thể nhiễm bệnh, Virus Corona không chừa một ai. Chúng ta thấy được tính mong manh của con người. Thánh Giuse là con người có lòng tín vào Chúa.Thánh Giuse là người công chính, khi thấy Đức Maria mang thai, ngài không nóng vội, không tố cáo Đức Maria, chỉ âm thầm lìa bỏ Đức Maria. Thế nhưng, Thiên Chúa đã hiểu lòng thánh Giuse. Trong giấc mơ, Thiên Chúa đã truyền dạy Thánh Giuse đón nhận Đức Maria đang mang thai về nhà mình.Và Thánh Giuse làm theo thánh ý của Thiên Chúa. Chúng ta xin thánh Giuse dạy chúng ta biết khiêm tốn,tín thác, cậy trông vào Thiên Chúa, cho dù có gặp biết bao gian nan thử thách. Năm xưa thánh Giuse đã gìn giữ gia đình thánh, và Chúa Giêsu,ngày nay ngài cũng che chở mỗi người tín hữu Kitô chúng ta,nhất là chúng ta đang gặp phải thử thách do dịch bệnh Virus Corona, hay Covid 19 hoành hành.
Sau cùng,thánh lễ mừng bổn mạng kết thúc trong niềm vui mừng tạ ơn Chúa qua lời chuyển cầu của Thánh Giuse giữa mùa dịch bệnh.
Martinô Lê Hoàng Vũ
Thư mục vụ của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng về các giới hạn mục vụ trước đại dịch COVID-19
Vũ Văn An
21:10 19/03/2020
Chúng tôi biết Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đã đăng tải các suy tư của ngài về đại dịch COVID-19, trích từ lá thư mục vụ gửi dân Chúa Tổng Giáo Phận Sài gòn ngày 19 tháng 3 năm 2020. Có thể vì ngại lá thư quá dài, nên ngài đã không đăng tải trọn vẹn lá thư ấy. Tuy nhiên, vì những biện pháp ngài đưa ra rất chi tiết và hợp tình hợp lý trong hoàn cảnh này, nhất là lúc ngài ngỏ lời tha thiết với các linh mục hãy ra đi gặp gỡ dân Chúa trong hoàn cảnh nguy hiểm, nên chúng tôi cảm thấy cần phổ biến để không những các linh mục của Tổng Giáo Phận Sài Gòn mà toàn thể các linh mục Việt Nam trên khắp thế giới được khích lệ trong việc gần gũi an ủi dân Chúa trong lúc họ cần đến các ngài hơn cả. Xin trích lời ngài: "Quí cha có nghĩa vụ đi xức dầu thánh và mang Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, ngay cả trong những lúc dịch bệnh hay những thời khắc nguy hiểm, để đem đến cho họ sự sống thiêng liêng và niềm hy vọng vào giây phút quan trọng nhất của cuộc đời. Nếu từ chối, chúng ta phải tự hỏi mình làm linh mục để làm gì. Chúng ta hãy nhìn vào gương các bác sĩ y tá hy sinh quên mình để cứu chữa bệnh nhân, hay nhiều anh em linh mục trên khắp thế giới đã hiên ngang đi vào tâm dịch để nâng đỡ tinh thần của giáo dân cũng như lương dân. Dĩ nhiên quí cha cần có sự thận trọng, mang khẩu trang và găng tay, cẩn thận khi tiếp xúc, hoặc nếu đang bệnh thì nhờ một cha khác giúp. Nếu phải hy sinh mạng sống vì thừa tác vụ thánh, thì đó là một hiến tế thánh thiêng cao đẹp của đời linh mục". Chí lý lắm thay! Sau đây là nguyên văn thư mục vụ ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng:
TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.8) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
Kính gửi toàn thể cộng đồng dân Chúa Tổng giáo phận,
đặc biệt quí Cha chánh xứ
Kính thưa anh chị em,
Chúng ta đang trải qua một giai đoạn thật khó khăn. Đại dịch covid-19 vẫn tiếp tục lan tràn khắp nơi trên thế giới. Tôi và Đức Cha Luy kính thăm và cầu chúc quí cha cùng tất cả anh chị em luôn bình an giữa những ngày tháng thử thách về mọi phương diện.
Ngoài những hướng dẫn cụ thể của chính quyền cũng như của ngành y tế, chúng tôi luôn cập nhật tin tức trong cũng như ngoài nước, trong các giáo phận tại Việt Nam cũng như tại các cộng đoàn Giáo hội khắp nơi để gửi đến quí cha và cộng đoàn dân Chúa những chỉ dẫn thích hợp trong sinh hoạt mục vụ. Giống như các thầy thuốc, cái khó của chúng ta là làm sao để đưa ra những giải pháp đúng mức và phù hợp với thực tế tại địa phương, không thiếu mà cũng không thừa. Một đàng chúng ta phải bảo vệ sức khỏe và mạng sống thể xác của bản thân cũng như của cộng đồng, nhưng đàng khác cũng cần cân nhắc để đừng làm phương hại đời sống đức tin.
Trong thời gian qua, có một số thắc mắc thực tế do quí cha và anh chị em giáo dân nêu ra, nên hôm nay tôi xin gửi đến anh chị em một ít hướng dẫn (nhiều điều đã nói trong các thông báo trước), nhất là trong bối cảnh những tuần cao điểm của Mùa Chay và Phục Sinh. Nguyên tắc của chúng ta là chỉ làm những gì cần thiết, còn việc nào không nhất thiết phải làm ngay thì dời lại vào một thời điểm khác.
Xin toàn thể cộng đồng dân Chúa tuân thủ các hướng dẫn dưới đây một cách rất nghiêm túc. Chúng ta cần chứng tỏ tinh thần trách nhiệm cao để cùng với cộng đồng xã hội phòng chống sự lây lan của nạn dịch.
1. Những điều tổng quát
o Tạm ngưng tất cả các sinh hoạt như các lớp giáo lý, các lễ mừng, hành hương, dâng hoa…
o Tất cả mọi người phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đặc biệt trong các buổi đọc kinh và cử hành phụng vụ. Ca đoàn và các thừa tác viên phục vụ các công việc trong thánh lễ cũng buộc đeo khẩu trang.
o Ca đoàn giảm bớt số ca viên và các buổi tập, chỉ cần đọc hay hát lại bài quen thuộc.
o Giữ khoảng cách an toàn giữa người này và người kia.
o Đặt các bình rửa tay cuối nhà thờ, thường xuyên phun thuốc sát trùng trong nhà thờ.
o Không dùng nước thánh tại cửa nhà thờ để làm dấu Thánh giá như thói quen.
2. Tĩnh tâm Mùa Chay
o Năm nay các giáo xứ sẽ không tổ chức tĩnh tâm Mùa Chay, hoặc chỉ tổ chức tĩnh tâm cho nhóm nhỏ dưới 300 người.
o Để bù lại phần nào các cuộc tĩnh tâm theo thông lệ, quí cha có thể khai triển các bài đọc Lời Chúa ngày Chúa Nhật để giúp cộng đoàn thống hối và canh tân đời sống.
3. Giải tội
a. Giải tội tập thể
Theo giáo luật điều 961 và theo Tự sắc Misericordia Dei của Thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II, ngày 7-4-2002, về “Một vài phương diện của việc cử hành bí tích Sám hối”, thì trong hoàn cảnh cụ thể của chúng ta vào thời điểm này, chưa đủ điều kiện để cử hành giải tội tập thể. Xin các cha vẫn giải tội cá nhân theo phương thức thông thường.
b. Giải tội cá nhân
o Tòa giải tội phải có màn che. Linh mục và tất cả các hối nhân phải đeo khẩu trang. Các giáo xứ chuẩn bị sẵn khẩu trang cho những người không đem theo.
o Để giảm bớt số đông người xưng tội, các cha có thể nói cách tế nhị và khéo léo để những ai thật sự cần thì mới đi xưng tội. Không được nói: chỉ người có tội trọng thì mới xưng tội.
o Cụ thể: các thiếu nhi, người già, người đang rước lễ, vì bác ái, sẽ không xưng tội trong dịp này, để nhường cho những người cần hơn.
o Các cha mời thêm các linh mục từ nơi khác đến giúp, như vẫn quen làm.
4. Thánh lễ
Trong tình hình hiện nay, chưa cần phải ngưng thánh lễ ngày Chúa Nhật. Đối với Hội Thánh, cử hành mầu nhiệm Đức Kitô chịu chết và sống lại chính là nguồn mạch bình an, phúc lành và ơn cứu độ cho thế giới. Vấn đề thiết yếu là làm thế nào để tránh sự lây lan.
a. Trong thời gian dịch bệnh đang lan rộng, để giảm bớt số lượng người tham dự trong một thánh lễ, tránh sự va chạm tiếp xúc, tôi cho phép mỗi cha ngày Chúa Nhật có thể dâng tối đa bốn thánh lễ nếu thực sự có nhu cầu.
Các giáo xứ có thể cử hành thêm các thánh lễ chiều Thứ Bảy và ngày Chúa Nhật.
b. Những người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi, và những ai đang có các loại bệnh nặng nhẹ khác nhau: được miễn chuẩn tham dự thánh lễ Chúa Nhật và không được đến nơi tập trung đông người.
Dù không tham dự thánh lễ, nhưng các tín hữu vẫn có bổn phận cầu nguyện tại nhà, bằng cách suy gẫm và cầu nguyện với Lời Chúa theo ngày, hoặc lần hạt Mân Côi, rước lễ thiêng liêng (tức là khao khát được kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong đức tin và lòng mến, dù không được rước lễ thực sự).
Mỗi ngày đều có thánh lễ trực tuyến được phát trên trang mạng của Tổng giáo phận. Người ở nhà có thể theo dõi vào lúc thuận tiện, chứ không nhất thiết phải là trực tiếp (livestream), để hiệp thông với phụng vụ của Hội Thánh. Hiệp thông với thánh lễ trực tuyến không thay thế việc thực sự tham dự thánh lễ, nhưng có thể giúp nuôi dưỡng đức tin nếu biết hiệp thông với tâm hồn cầu nguyện và thái độ nghiêm túc, chứ không giống như xem một bản tin.
c. Trong thánh lễ, xin lưu ý những điểm sau đây:
o Như đã nói, tất cả mọi người buộc phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
o Chủ tế vì đứng xa cộng đoàn, nên không nhất thiết phải đeo khẩu trang; nhưng lúc trao Mình Thánh Chúa thì phải đeo vì có khoảng cách gần.
o Trước khi trao Mình Thánh Chúa, tất cả các thừa tác viên phải sát trùng bàn tay.
o Chỉ trao Mình Thánh Chúa trên tay mà thôi.
o Khi trao Mình Thánh, thừa tác viên không nói “Mình Thánh Chúa Kitô”; và người nhận lãnh không thưa “Amen”, chỉ kính cẩn đón nhận.
o Trong lúc cho rước lễ, các linh mục không đặt tay chúc lành cho trẻ em như quen làm.
o Trong thánh lễ đồng tế, chủ tế và tất cả các linh mục đồng tế chỉ chấm Máu Thánh mà thôi, không uống. Vị cuối cùng sẽ uống hết Máu Thánh rồi tráng chén.
5. Tuần Thánh
Tuần Thánh là thời gian cử hành các mầu nhiệm quan trọng nhất của Kitô giáo. Tham dự các nghi thức Tuần Thánh là điều rất đáng khuyến khích. Trong thực tế, hầu như tất cả mọi giáo dân Việt Nam đều tham dự các nghi thức này.
a. Giảm bớt tập trung
Trong bối cảnh của nạn dịch, các giáo xứ có thể tìm một phương thức phù hợp để không tập trung đông người.
o Phụng vụ trong ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh có thể được cử hành hai lần, như một số giáo xứ đã làm, hoặc cử hành ngoài trời để có không gian rộng hơn.
o Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh không phải là lễ buộc, nên những người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi, và những ai đang có các loại bệnh nặng nhẹ khác nhau, sẽ ở nhà và hiệp thông cầu nguyện.
b. Thứ Năm Tuần Thánh
o Lễ Truyền Dầu sẽ được cử hành tại Nhà thờ Chính tòa vào lúc 8g30.
Thành phần tham dự: các linh mục của tổng giáo phận, Bề trên các dòng, các linh mục dòng đang làm việc mục vụ. Các cha già yếu hoặc đang có bệnh sẽ không tham dự.
Các tu sĩ và giáo dân: xin ở nhà và hiệp thông qua truyền hình trực tuyến.
o Trong Thánh lễ Tiệc ly ban chiều, sẽ không cử hành nghi thức Rửa chân để tránh sự tiếp xúc gần gũi.
o Các giáo xứ vẫn chia phiên chầu tới nửa đêm, vì thường mỗi phiên chỉ có số lượng ít.
c. Thứ Sáu Tuần Thánh
o Trong nghi thức Suy tôn Thánh giá, khi chủ sự xướng “Đây là cây Thánh giá…”, toàn thể cộng đoàn đứng tại chỗ và bái quì (ba lần), không tiến lên hôn kính Thánh giá như quen làm.
o Đàng Thánh giá trọng thể và Ngắm 15 sự Thương khó: có thể thực hiện, nếu là cộng đoàn ít người. Nếu là cộng đoàn đông thì nên hủy bỏ.
6. Xức dầu bệnh nhân
Xức dầu bệnh nhân luôn phải là việc ưu tiên trong thừa tác vụ linh mục. Quí cha có nghĩa vụ đi xức dầu thánh và mang Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, ngay cả trong những lúc dịch bệnh hay những thời khắc nguy hiểm, để đem đến cho họ sự sống thiêng liêng và niềm hy vọng vào giây phút quan trọng nhất của cuộc đời. Nếu từ chối, chúng ta phải tự hỏi mình làm linh mục để làm gì. Chúng ta hãy nhìn vào gương các bác sĩ y tá hy sinh quên mình để cứu chữa bệnh nhân, hay nhiều anh em linh mục trên khắp thế giới đã hiên ngang đi vào tâm dịch để nâng đỡ tinh thần của giáo dân cũng như lương dân. Dĩ nhiên quí cha cần có sự thận trọng, mang khẩu trang và găng tay, cẩn thận khi tiếp xúc, hoặc nếu đang bệnh thì nhờ một cha khác giúp. Nếu phải hy sinh mạng sống vì thừa tác vụ thánh, thì đó là một hiến tế thánh thiêng cao đẹp của đời linh mục.
7. Cách ly
Khi chính quyền cách ly một khu vực, tất cả mọi người phải tuyệt đối chấp hành. Quí cha và anh chị em giáo dân nơi đó không được tập trung để cử hành hay tham dự thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ của mình hoặc tại bất cứ nơi nào khác. Các cha vẫn có thể dâng lễ một mình.
8. Chiều kích thiêng liêng
Tôi muốn nhân dịp này gợi lên một ít tâm tình đạo đức thiêng liêng để quí cha suy gẫm và chia sẻ lại cho giáo dân.
Nạn dịch tự nó là một sự xấu không ai muốn có. Tuy nhiên, là môn đệ Đức Kitô, chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa và học được nhiều điều từ biến cố đau buồn này. Có thể kể ra một ít bài học dễ nhận ra:
o Chúng ta nhận ra rằng rốt cuộc con người chỉ là thụ tạo yếu đuối mỏng manh, hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa là Chủ tể muôn loài. Virus corona dạy con người khiêm tốn hơn, biết sám hối và định hướng lại cuộc đời để hướng tới Thiên Chúa và vĩnh cửu.
o Thay vì cuộc sống xô bồ, vội vã hối hả và bị cuốn hút vào công việc và tiền bạc, con người biết sống chậm lại và cân nhắc đâu là điều thiết yếu và cái gì là phù du.
o Trước nguy cơ của đại dịch, có người tham lam ích kỷ, lợi dụng tình huống khó khăn của người khác để kinh doanh trục lợi, nhưng rất nhiều người đã biết liên đới, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
o Chúng ta khâm phục và cám ơn sự quảng đại và can đảm của các bác sĩ, nhân viên y tế, những thiện nguyện viên, những người hy sinh sự an toàn của bản thân và gia đình để dám liều mạng cứu giúp bệnh nhân.
o Hàng quán vắng người, các điểm vui chơi giải trí đóng cửa, ngoài đường bớt xe cộ, người ta ở trong nhà nhiều hơn, nhờ đó có thể học thinh lặng và thấy được giá trị của đời sống nội tâm, dành nhiều thời gian để sống cho những người thân yêu trong gia đình, hoặc đọc sách hay sống gần thiên nhiên nhiều hơn.
o Một virus nhỏ bé lại có khả năng đảo lộn cuộc sống của cả thế giới. Còn biết bao sức mạnh khác của muôn loài trong hoàn vũ. Đã có nhiều lúc thiên nhiên “nổi loạn” với con người. Chúng ta được dạy cần phải tôn trọng thiên nhiên theo ý định của Thiên Chúa sáng tạo, và sử dụng vạn vật với lương tâm đạo đức và tinh thần trách nhiệm.
o Người Kitô hữu tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện, và đây là điều chúng ta phải cống hiến cho thế giới. Vào thời điểm này, nhân loại vẫn hoàn toàn bất lực. Có cảm nhận về sự bất lực của mình, chúng ta mới nhận ra quyền năng của Thiên Chúa, và ý thức hơn rằng cầu nguyện chính là sứ mệnh cao cả của Hội Thánh. Chúng ta hãy phó thác vào quyền năng của Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Xin Chúa ban ơn cho các nhà khoa học sớm tìm ra phương thuốc chữa trị và phòng ngừa. Nguyện xin Đức Mẹ là Mẹ từ ái của toàn thể nhân loại thương chữa lành thế giới. Xin thánh Giuse là Đấng bảo vệ Hội Thánh gìn giữ dân Chúa được bình an.
o Lời cầu nguyện của chúng ta chắc chắn sẽ được Chúa nhậm lời. Tuy nhiên, Chúa không muốn đáp ứng lời cầu nguyện ngay lập tức như khi chúng ta trả tiền để mua một món hàng. Khi đứa con không vâng lời cha mẹ, nghịch ngợm đến nỗi bị thương chảy máu, nhiều lúc cha mẹ để đứa bé khóc lóc kêu la thật lâu, không phải vì không thương con, nhưng vì muốn đứa con thấm thía sự đau đớn để từ nay ngoan hơn. Nhiều lúc ta phải chịu nhiều đau khổ để thấm thía một bài học trong đời. Cũng vậy Chúa muốn chúng ta kiên trì cầu nguyện, khao khát mong mỏi, vì cần có thời gian để chúng ta có thể thấm thía các bài học Chúa muốn dạy. Virus nhỏ bé dường như vô hình lại có sức thay đổi lối sống con người. Nếu chúng ta biết mở mắt và lắng nghe, mùa tai họa lại thành mùa ân phúc.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống đức tin trong giai đoạn khó khăn này. Kính chúc quí cha và cộng đoàn dân Chúa bình an và được nhiều phúc lành thiêng liêng trong những ngày đại lễ sắp tới. Xin anh chị em cũng nhớ cầu nguyện cho tôi.
Lễ Thánh Giuse ngày 19 tháng 3 năm 2020
(đã ký và đóng dấu)
+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng Giám mục
TÒA TỔNG GIÁM MỤC
180 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(84.8) 3930 3828
Email: tgmsaigon@gmail.com
Kính gửi toàn thể cộng đồng dân Chúa Tổng giáo phận,
đặc biệt quí Cha chánh xứ
Kính thưa anh chị em,
Chúng ta đang trải qua một giai đoạn thật khó khăn. Đại dịch covid-19 vẫn tiếp tục lan tràn khắp nơi trên thế giới. Tôi và Đức Cha Luy kính thăm và cầu chúc quí cha cùng tất cả anh chị em luôn bình an giữa những ngày tháng thử thách về mọi phương diện.
Ngoài những hướng dẫn cụ thể của chính quyền cũng như của ngành y tế, chúng tôi luôn cập nhật tin tức trong cũng như ngoài nước, trong các giáo phận tại Việt Nam cũng như tại các cộng đoàn Giáo hội khắp nơi để gửi đến quí cha và cộng đoàn dân Chúa những chỉ dẫn thích hợp trong sinh hoạt mục vụ. Giống như các thầy thuốc, cái khó của chúng ta là làm sao để đưa ra những giải pháp đúng mức và phù hợp với thực tế tại địa phương, không thiếu mà cũng không thừa. Một đàng chúng ta phải bảo vệ sức khỏe và mạng sống thể xác của bản thân cũng như của cộng đồng, nhưng đàng khác cũng cần cân nhắc để đừng làm phương hại đời sống đức tin.
Trong thời gian qua, có một số thắc mắc thực tế do quí cha và anh chị em giáo dân nêu ra, nên hôm nay tôi xin gửi đến anh chị em một ít hướng dẫn (nhiều điều đã nói trong các thông báo trước), nhất là trong bối cảnh những tuần cao điểm của Mùa Chay và Phục Sinh. Nguyên tắc của chúng ta là chỉ làm những gì cần thiết, còn việc nào không nhất thiết phải làm ngay thì dời lại vào một thời điểm khác.
Xin toàn thể cộng đồng dân Chúa tuân thủ các hướng dẫn dưới đây một cách rất nghiêm túc. Chúng ta cần chứng tỏ tinh thần trách nhiệm cao để cùng với cộng đồng xã hội phòng chống sự lây lan của nạn dịch.
1. Những điều tổng quát
o Tạm ngưng tất cả các sinh hoạt như các lớp giáo lý, các lễ mừng, hành hương, dâng hoa…
o Tất cả mọi người phải đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đặc biệt trong các buổi đọc kinh và cử hành phụng vụ. Ca đoàn và các thừa tác viên phục vụ các công việc trong thánh lễ cũng buộc đeo khẩu trang.
o Ca đoàn giảm bớt số ca viên và các buổi tập, chỉ cần đọc hay hát lại bài quen thuộc.
o Giữ khoảng cách an toàn giữa người này và người kia.
o Đặt các bình rửa tay cuối nhà thờ, thường xuyên phun thuốc sát trùng trong nhà thờ.
o Không dùng nước thánh tại cửa nhà thờ để làm dấu Thánh giá như thói quen.
2. Tĩnh tâm Mùa Chay
o Năm nay các giáo xứ sẽ không tổ chức tĩnh tâm Mùa Chay, hoặc chỉ tổ chức tĩnh tâm cho nhóm nhỏ dưới 300 người.
o Để bù lại phần nào các cuộc tĩnh tâm theo thông lệ, quí cha có thể khai triển các bài đọc Lời Chúa ngày Chúa Nhật để giúp cộng đoàn thống hối và canh tân đời sống.
3. Giải tội
a. Giải tội tập thể
Theo giáo luật điều 961 và theo Tự sắc Misericordia Dei của Thánh giáo hoàng Gioan-Phaolô II, ngày 7-4-2002, về “Một vài phương diện của việc cử hành bí tích Sám hối”, thì trong hoàn cảnh cụ thể của chúng ta vào thời điểm này, chưa đủ điều kiện để cử hành giải tội tập thể. Xin các cha vẫn giải tội cá nhân theo phương thức thông thường.
b. Giải tội cá nhân
o Tòa giải tội phải có màn che. Linh mục và tất cả các hối nhân phải đeo khẩu trang. Các giáo xứ chuẩn bị sẵn khẩu trang cho những người không đem theo.
o Để giảm bớt số đông người xưng tội, các cha có thể nói cách tế nhị và khéo léo để những ai thật sự cần thì mới đi xưng tội. Không được nói: chỉ người có tội trọng thì mới xưng tội.
o Cụ thể: các thiếu nhi, người già, người đang rước lễ, vì bác ái, sẽ không xưng tội trong dịp này, để nhường cho những người cần hơn.
o Các cha mời thêm các linh mục từ nơi khác đến giúp, như vẫn quen làm.
4. Thánh lễ
Trong tình hình hiện nay, chưa cần phải ngưng thánh lễ ngày Chúa Nhật. Đối với Hội Thánh, cử hành mầu nhiệm Đức Kitô chịu chết và sống lại chính là nguồn mạch bình an, phúc lành và ơn cứu độ cho thế giới. Vấn đề thiết yếu là làm thế nào để tránh sự lây lan.
a. Trong thời gian dịch bệnh đang lan rộng, để giảm bớt số lượng người tham dự trong một thánh lễ, tránh sự va chạm tiếp xúc, tôi cho phép mỗi cha ngày Chúa Nhật có thể dâng tối đa bốn thánh lễ nếu thực sự có nhu cầu.
Các giáo xứ có thể cử hành thêm các thánh lễ chiều Thứ Bảy và ngày Chúa Nhật.
b. Những người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi, và những ai đang có các loại bệnh nặng nhẹ khác nhau: được miễn chuẩn tham dự thánh lễ Chúa Nhật và không được đến nơi tập trung đông người.
Dù không tham dự thánh lễ, nhưng các tín hữu vẫn có bổn phận cầu nguyện tại nhà, bằng cách suy gẫm và cầu nguyện với Lời Chúa theo ngày, hoặc lần hạt Mân Côi, rước lễ thiêng liêng (tức là khao khát được kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong đức tin và lòng mến, dù không được rước lễ thực sự).
Mỗi ngày đều có thánh lễ trực tuyến được phát trên trang mạng của Tổng giáo phận. Người ở nhà có thể theo dõi vào lúc thuận tiện, chứ không nhất thiết phải là trực tiếp (livestream), để hiệp thông với phụng vụ của Hội Thánh. Hiệp thông với thánh lễ trực tuyến không thay thế việc thực sự tham dự thánh lễ, nhưng có thể giúp nuôi dưỡng đức tin nếu biết hiệp thông với tâm hồn cầu nguyện và thái độ nghiêm túc, chứ không giống như xem một bản tin.
c. Trong thánh lễ, xin lưu ý những điểm sau đây:
o Như đã nói, tất cả mọi người buộc phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
o Chủ tế vì đứng xa cộng đoàn, nên không nhất thiết phải đeo khẩu trang; nhưng lúc trao Mình Thánh Chúa thì phải đeo vì có khoảng cách gần.
o Trước khi trao Mình Thánh Chúa, tất cả các thừa tác viên phải sát trùng bàn tay.
o Chỉ trao Mình Thánh Chúa trên tay mà thôi.
o Khi trao Mình Thánh, thừa tác viên không nói “Mình Thánh Chúa Kitô”; và người nhận lãnh không thưa “Amen”, chỉ kính cẩn đón nhận.
o Trong lúc cho rước lễ, các linh mục không đặt tay chúc lành cho trẻ em như quen làm.
o Trong thánh lễ đồng tế, chủ tế và tất cả các linh mục đồng tế chỉ chấm Máu Thánh mà thôi, không uống. Vị cuối cùng sẽ uống hết Máu Thánh rồi tráng chén.
5. Tuần Thánh
Tuần Thánh là thời gian cử hành các mầu nhiệm quan trọng nhất của Kitô giáo. Tham dự các nghi thức Tuần Thánh là điều rất đáng khuyến khích. Trong thực tế, hầu như tất cả mọi giáo dân Việt Nam đều tham dự các nghi thức này.
a. Giảm bớt tập trung
Trong bối cảnh của nạn dịch, các giáo xứ có thể tìm một phương thức phù hợp để không tập trung đông người.
o Phụng vụ trong ngày Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh có thể được cử hành hai lần, như một số giáo xứ đã làm, hoặc cử hành ngoài trời để có không gian rộng hơn.
o Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh không phải là lễ buộc, nên những người dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi, và những ai đang có các loại bệnh nặng nhẹ khác nhau, sẽ ở nhà và hiệp thông cầu nguyện.
b. Thứ Năm Tuần Thánh
o Lễ Truyền Dầu sẽ được cử hành tại Nhà thờ Chính tòa vào lúc 8g30.
Thành phần tham dự: các linh mục của tổng giáo phận, Bề trên các dòng, các linh mục dòng đang làm việc mục vụ. Các cha già yếu hoặc đang có bệnh sẽ không tham dự.
Các tu sĩ và giáo dân: xin ở nhà và hiệp thông qua truyền hình trực tuyến.
o Trong Thánh lễ Tiệc ly ban chiều, sẽ không cử hành nghi thức Rửa chân để tránh sự tiếp xúc gần gũi.
o Các giáo xứ vẫn chia phiên chầu tới nửa đêm, vì thường mỗi phiên chỉ có số lượng ít.
c. Thứ Sáu Tuần Thánh
o Trong nghi thức Suy tôn Thánh giá, khi chủ sự xướng “Đây là cây Thánh giá…”, toàn thể cộng đoàn đứng tại chỗ và bái quì (ba lần), không tiến lên hôn kính Thánh giá như quen làm.
o Đàng Thánh giá trọng thể và Ngắm 15 sự Thương khó: có thể thực hiện, nếu là cộng đoàn ít người. Nếu là cộng đoàn đông thì nên hủy bỏ.
6. Xức dầu bệnh nhân
Xức dầu bệnh nhân luôn phải là việc ưu tiên trong thừa tác vụ linh mục. Quí cha có nghĩa vụ đi xức dầu thánh và mang Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân, ngay cả trong những lúc dịch bệnh hay những thời khắc nguy hiểm, để đem đến cho họ sự sống thiêng liêng và niềm hy vọng vào giây phút quan trọng nhất của cuộc đời. Nếu từ chối, chúng ta phải tự hỏi mình làm linh mục để làm gì. Chúng ta hãy nhìn vào gương các bác sĩ y tá hy sinh quên mình để cứu chữa bệnh nhân, hay nhiều anh em linh mục trên khắp thế giới đã hiên ngang đi vào tâm dịch để nâng đỡ tinh thần của giáo dân cũng như lương dân. Dĩ nhiên quí cha cần có sự thận trọng, mang khẩu trang và găng tay, cẩn thận khi tiếp xúc, hoặc nếu đang bệnh thì nhờ một cha khác giúp. Nếu phải hy sinh mạng sống vì thừa tác vụ thánh, thì đó là một hiến tế thánh thiêng cao đẹp của đời linh mục.
7. Cách ly
Khi chính quyền cách ly một khu vực, tất cả mọi người phải tuyệt đối chấp hành. Quí cha và anh chị em giáo dân nơi đó không được tập trung để cử hành hay tham dự thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ của mình hoặc tại bất cứ nơi nào khác. Các cha vẫn có thể dâng lễ một mình.
8. Chiều kích thiêng liêng
Tôi muốn nhân dịp này gợi lên một ít tâm tình đạo đức thiêng liêng để quí cha suy gẫm và chia sẻ lại cho giáo dân.
Nạn dịch tự nó là một sự xấu không ai muốn có. Tuy nhiên, là môn đệ Đức Kitô, chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa và học được nhiều điều từ biến cố đau buồn này. Có thể kể ra một ít bài học dễ nhận ra:
o Chúng ta nhận ra rằng rốt cuộc con người chỉ là thụ tạo yếu đuối mỏng manh, hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa là Chủ tể muôn loài. Virus corona dạy con người khiêm tốn hơn, biết sám hối và định hướng lại cuộc đời để hướng tới Thiên Chúa và vĩnh cửu.
o Thay vì cuộc sống xô bồ, vội vã hối hả và bị cuốn hút vào công việc và tiền bạc, con người biết sống chậm lại và cân nhắc đâu là điều thiết yếu và cái gì là phù du.
o Trước nguy cơ của đại dịch, có người tham lam ích kỷ, lợi dụng tình huống khó khăn của người khác để kinh doanh trục lợi, nhưng rất nhiều người đã biết liên đới, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
o Chúng ta khâm phục và cám ơn sự quảng đại và can đảm của các bác sĩ, nhân viên y tế, những thiện nguyện viên, những người hy sinh sự an toàn của bản thân và gia đình để dám liều mạng cứu giúp bệnh nhân.
o Hàng quán vắng người, các điểm vui chơi giải trí đóng cửa, ngoài đường bớt xe cộ, người ta ở trong nhà nhiều hơn, nhờ đó có thể học thinh lặng và thấy được giá trị của đời sống nội tâm, dành nhiều thời gian để sống cho những người thân yêu trong gia đình, hoặc đọc sách hay sống gần thiên nhiên nhiều hơn.
o Một virus nhỏ bé lại có khả năng đảo lộn cuộc sống của cả thế giới. Còn biết bao sức mạnh khác của muôn loài trong hoàn vũ. Đã có nhiều lúc thiên nhiên “nổi loạn” với con người. Chúng ta được dạy cần phải tôn trọng thiên nhiên theo ý định của Thiên Chúa sáng tạo, và sử dụng vạn vật với lương tâm đạo đức và tinh thần trách nhiệm.
o Người Kitô hữu tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện, và đây là điều chúng ta phải cống hiến cho thế giới. Vào thời điểm này, nhân loại vẫn hoàn toàn bất lực. Có cảm nhận về sự bất lực của mình, chúng ta mới nhận ra quyền năng của Thiên Chúa, và ý thức hơn rằng cầu nguyện chính là sứ mệnh cao cả của Hội Thánh. Chúng ta hãy phó thác vào quyền năng của Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Xin Chúa ban ơn cho các nhà khoa học sớm tìm ra phương thuốc chữa trị và phòng ngừa. Nguyện xin Đức Mẹ là Mẹ từ ái của toàn thể nhân loại thương chữa lành thế giới. Xin thánh Giuse là Đấng bảo vệ Hội Thánh gìn giữ dân Chúa được bình an.
o Lời cầu nguyện của chúng ta chắc chắn sẽ được Chúa nhậm lời. Tuy nhiên, Chúa không muốn đáp ứng lời cầu nguyện ngay lập tức như khi chúng ta trả tiền để mua một món hàng. Khi đứa con không vâng lời cha mẹ, nghịch ngợm đến nỗi bị thương chảy máu, nhiều lúc cha mẹ để đứa bé khóc lóc kêu la thật lâu, không phải vì không thương con, nhưng vì muốn đứa con thấm thía sự đau đớn để từ nay ngoan hơn. Nhiều lúc ta phải chịu nhiều đau khổ để thấm thía một bài học trong đời. Cũng vậy Chúa muốn chúng ta kiên trì cầu nguyện, khao khát mong mỏi, vì cần có thời gian để chúng ta có thể thấm thía các bài học Chúa muốn dạy. Virus nhỏ bé dường như vô hình lại có sức thay đổi lối sống con người. Nếu chúng ta biết mở mắt và lắng nghe, mùa tai họa lại thành mùa ân phúc.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống đức tin trong giai đoạn khó khăn này. Kính chúc quí cha và cộng đoàn dân Chúa bình an và được nhiều phúc lành thiêng liêng trong những ngày đại lễ sắp tới. Xin anh chị em cũng nhớ cầu nguyện cho tôi.
Lễ Thánh Giuse ngày 19 tháng 3 năm 2020
(đã ký và đóng dấu)
+ Giuse Nguyễn Năng
Tổng Giám mục
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Cách chọn ngày mùa Chay bắt đầu. Nói thêm về ngăn trở tu trì
Nguyễn Trọng Đa
09:41 19/03/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Điều gì quyết định ngày nào mùa Chay bắt đầu? P. R., Fresno, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Câu trả lời ngắn cho câu hỏi của bạn là rằng ngày bắt đầu Mùa Chay tùy thuộc vào ngày lễ Phục Sinh.
Lễ Phục sinh đi theo âm lịch, thay vì dương lịch và được cử hành vào ngày Chúa Nhật, vốn là sau trăng tròn đầu tiên sau ngày 21-3, ngày xuân phân. Do đó, lễ Phục sinh không thể là trước ngày 22-3 hoặc sau ngày 25-4.
Tất cả các lễ cử hành đổi ngày khác trong lịch Hội Thánh đều phụ thuộc vào ngày lễ Phục sinh.
Hầu hết các Giáo hội phương Đông đều tuân theo các nguyên tắc cơ bản giống nhau, nhưng thường mừng lễ Phục sinh vào một ngày khác với người Công Giáo và các Kitô hữu phương Tây khác, vì họ tiếp tục tuân theo lịch Julius Caesar, mà không theo sự điều chỉnh lịch của Giáo hoàng Grêgôriô XIII vào năm 1582.
Lịch Julius Caesar tính một năm là 365 ngày và 6 giờ, và do đó, nhiều hơn khoảng 11 phút và 9 giây so với chu kỳ quay của Mặt trời. Mặc dù nhỏ bé, sự dư thừa này khiến lịch mất đi một ngày, nhiều hay ít, trong mỗi 128 năm. Do đó, Công đồng Nicaea đã thấy cần phải lùi ngày xuân phân vào 21-3 thay vì ngày ban đầu là 25-3.
Vào thời Giáo hoàng Grêgôriô XIII, sự khác biệt đã tăng lên rất nhiều đến mức ngày xuân phân xảy ra ngày 11-3.
Năm 1581, với sắc chỉ Inter Gravissimas, Giáo hoàng Grêgôriô đã ban hành một cuộc cải cách rộng rãi, trong đó, ngài đã tái lập ngày xuân phân là ngày 21-3 bằng cách loại bỏ 10 ngày từ tháng 10-1582. Sự trùng hợp sẽ cho thấy thánh nữ Teresa thành Avila qua đời chính đêm 4 hay 15-10, đều cùng một ngày.
Lỗi của lịch Julius Caesar đã được sửa chữa bằng cách quyết định rằng sự thay đổi của thế kỷ - luôn là một năm nhuận trong lịch Julian - sẽ chỉ xảy ra khi năm ấy có thể chia cho 400, tức là năm 1600, 2000 2400 2800, v.v., trong khi đó sẽ không có năm nhuận trong các năm chẳn (1700, 1800, 1900, 2100, 2200…) khác.
Hầu hết các nước Công Giáo, và thậm chí một số nước Tin lành, đã chấp nhận cải cách gần như ngay lập tức. Một số quốc gia, như Anh, đã không chấp nhận cải cách của Giáo hoàng cho đến năm 1752, trong khi Nga không chấp nhận cải cách này cho đến sau khi Cộng sản nắm quyền vào năm 1918.
Sự tính toán vẫn là chưa hoàn hảo vì vẫn có sự khác biệt 24 giây giữa lịch pháp lý và lịch mặt trời. Tuy nhiên, cần 3.500 năm sẽ phải trôi qua trước khi một ngày khác được thêm vào lịch.
Quay trở lại Mùa Chay. Mùa này bao gồm 40 ngày trước lễ Phục sinh mà không tính các Chúa Nhật, mặc dù chúng được gọi là Chúa Nhật Mùa Chay, nhưng các Chúa Nhật này không phải là ngày đền tội. Truyền thống Hội Thánh luôn loại trừ việc ăn chay và đền tội vào ngày Chúa Nhật.
Truyền thống ăn chay chuẩn bị cho lễ Phục sinh có từ cuối thế kỷ III, nhưng nó thay đổi theo thời gian. Truyền thống ăn chay 40 ngày được thiết lập ở Rôma trong khoảng thời gian từ năm 354 đến 384, mặc dù nó đã bắt đầu sau Chúa Nhật thứ nhất.
Vì giai đoạn này cũng được coi là phù hợp cho sự chuẩn bị cuối cùng của các ứng viên rửa tội, các nghi thức rửa tội được kết hợp với các nghi thức của mùa này. Các nghi thức này là việc cầu nguyện chung được tổ chức xung quanh các ngưởi được chọn, để giúp họ vượt qua sức mạnh của tội lỗi trong đời sống của họ, và để phát triển về nhân đức. Sau đó, vào đầu thế kỷ VI, sự khởi đầu của Mùa Chay đã dời vào Thứ Tư Lễ Tro để đảm bảo 40 ngày ăn chay hiệu quả.
Người dịch xin giới thiệu ngày lễ Phục Sinh của một số năm rơi vào ngày:
Năm 2019: ngày 21-4; năm 2020: 12-4; năm 2021: 4-4; năm 2022: 17-4; năm 2023: 9-4; năm 2024: 31-3; năm 2025: 20-4; năm 2026: 16-4; năm 2027: 28-3; năm 2028: 16-4; năm 2029: 1-4; năm 2030: 21-4; năm 2031: 13-4; năm 2032: 28-3; năm 2033: 17-4; năm 2034: 9-4; năm 2035: 25-3; 2036: 13-4; năm 2037: 5-4; năm 2038: 25-4; năm 2039: 10-4; năm 2040: 1-4.
Sau đây tôi xin trả lời thêm về việc một ngưởi bị loại khỏi chủng viện ở Uganda, vì cha anh có liên quan đến đời hôn nhân đa thê.
Một linh mục Uganda đã viết: “Từ bài viết về vấn đề đa thê, các con trai và tu làm linh mục, cha đã chỉ ra một cách đúng đắn về sự không có ngăn trở về chức thánh trong bộ giáo luật hiện hành, phát sinh tử tình trạng bất thường của hôn nhân của cha mẹ ngưởi ấy, không giống như trong quá khứ. Cha cũng nêu ra rằng ngay cả trong quá khứ, ngăn trở này không phải là tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào tình hình cụ thể của ứng viên, xem xét các yếu tố, chẳng hạn sự kỳ thị xã hội đối với trẻ em ngoài giá thú, và ảnh hưởng tiêu cực đến tính hiệu quả mục vụ của các ứng viên ấy, cũng như sự cân bằng cá nhân và tâm lý của họ.
“Tuy nhiên, nói chung, câu trả lời của cha hướng nhiều về việc tiếp tục loại trừ các ứng viên như vậy ngày nay. Dựa trên kinh nghiệm sống của con ở Uganda, con nghĩ rằng chúng ta nên chuyển sang một hướng khác, vì hai lý do chính mà cha đã đề cập: sự vắng mặt hay đúng hơn là sự hủy bỏ một ngăn trở ngại như vậy của nhà lập pháp về giáo luật phổ quát (xem Điều 6), và sự cần thiết phải xử lý các tình hình như vậy trên cơ sở từng trường hợp một. Hơn nữa, vì tính chất phổ biến của các cuộc hôn nhân bất thường giữa người Công Giáo được rửa tội ngay cả ở Uganda, sự kỳ thị xã hội đối với các gia đình đó là không còn lớn nữa, và tình hình cũng không có ảnh hưởng đáng kể nào đến tính hiệu quả mục vụ, hay sự cân bằng cá nhân của các ứng viên tiềm năng. Xét cho cùng, bản chất chung của việc nuôi dạy con cái trong các gia đình châu Phi, đảm bảo rằng luôn có các gương tốt về hôn nhân Kitô giáo giữa các thành viên khác trong gia đình đông người.”
Một linh mục khác, viết từ Cameroon, đã đưa ra một điểm tương tự, mặc dù tình hình xã hội cụ thể ở quốc gia đó có thể khác một chút so với Uganda.
Trong bài viết trước đây của tôi, tôi đặc biệt đề cập rằng việc đánh giá các tình huống như vậy từ bên ngoài là rất khó, và do đó tôi đã cố gắng giữ lập trường trung lập.
Mặc dù tôi đã đề xuất một động lực có thể cho việc loại trừ các ứng viên, ý định của tôi là nhằm giải thích, và không đưa ra lời biện hộ hay phê phán nào về quyết định của cha bề trên chủng viện.
Theo nghĩa này, tôi đồng ý với bạn đọc ở Uganda, bạn đã trích dẫn một bài nói chuyện của Giáo hoàng Gioan Phaolô II với một nhóm Giám mục Hoa Kỳ, ngài khẳng định rằng các hướng dẫn của giáo phận đối với việc ban các bí tích là không hạn chế hơn so với các quy định do Tòa thánh ban hành (Nhật báo L'Osservatore Romano, ngày 16-6-1993).
Ngài đã trích dẫn bộ giáo luật điểu 18: “Các luật quy định hình phạt, hoặc hạn chế sự tự do thi hành quyền lợi, hoặc bao hàm một khoản trừ của luật, thì phải được giải thích một cách chặt chẽ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh.) Nó cũng là phù hợp với lập luận này mặc dù, nói đúng ra, không ai có quyền cho việc truyền chức linh mục.
Tôi cũng đồng ý với bạn đọc Uganda rằng tất cả các vấn đề liên quan đến ơn gọi nên được quyết định theo từng trường hợp cụ thể, và không phải tuân theo luật chung hạn chế ở cấp địa phương.
Một bạn đọc khác, từ Hoa Kỳ, đã hỏi về ngăn trở do tuổi tác.
Bạn viết: “Tại Hoa Kỳ, có một lời kêu gọi liên tục cho người nam đi vào ơn gọi linh mục, vì sự thiếu hụt đang được nhìn thấy của ơn gọi thiên triệu. Vậy tại sao một số Giám mục đặt giới hạn độ tuổi cho những người, mà họ thậm chí sẽ xem xét cho chức linh mục nếu người đó đi vào ơn gọi thiên triệu? Thay vào đó, các ngài làm họ nản lòng. Cha giám đốc ơn gọi của giáo phận chúng tôi nói rằng cần có nhiều người nam hơn đi vào ơn gọi thiên triệu, nhưng tôi biết rằng đôi khi ngài đã làm cho họ nản lòng, thậm chí từ chối phỏng vấn họ nữa. Một thanh niên đã đi qua một giáo phận khác, nơi đón nhận anh với vòng tay rộng mở và chàng trai trẻ này sẽ sớm được truyển chức linh mục cho giáo phận mới này. Bản thân tôi đã tìm cách gia nhập chủng viện, sau khi tốt nghiệp đại học với bằng thần học, chuyên về thừa tác mục vụ. Tôi đã được phép thực hiện lượng giá tiền chủng viện và đã thực hiện tốt, nhưng do tuổi tác của tôi, Giám mục của tôi nói không, vì quá già. Lúc đó tôi 53 tuổi với khao khát mạnh mẽ được phụng sự Chúa như một trong các mục tử của Ngài.”
Nhiều yếu tố có thể liên quan trong sự phân định ơn gọi hoặc chấp nhận, và tuổi tác giữ một vai trò.
Như vậy, trong khi giáo luật quy định độ tuổi tối thiểu để được truyền chức linh mục là 25, thì không có quy định tuổi tối đa phổ quát, và nhiều ơn gọi gần đây cho chức linh mục là từ hàng ngũ các người nam lớn tuổi.
Thậm chí còn có một chủng viện ở Rôma, và ít nhất một chủng viện ở Hoa Kỳ, chuyên lo về ơn gọi cho các người nam lớn tuổi, vì họ thường gặp khó khăn trong việc thích ứng với các chương trình chủng viện, vốn được thiết kế cho nam giới khoảng hơn 20 tuổi.
Một số Dòng tu hội có giới hạn độ tuổi cao hơn để nhận ứng sinh, vì kinh nghiệm đã dạy họ rằng người cao tuổi có thể dễ tập trung, để thích nghi vào các yêu cầu đặc biệt của một số hình thức của đời sống tu trì.
Tôi không biết tại sao giáo phận riêng này không muốn đón nhận ơn gọi của người lớn tuổi. Các lý do có lẽ liên quan đến tình hình mục vụ cụ thể của giáo phận, quyết định của tín hữu và giáo sĩ, kinh nghiệm (hoặc thiếu kinh nghiệm) của các nhà đào tạo ở chủng viện trong việc hướng dẫn ơn gọi của người cao tuổi, và nhiều yếu tố khác có thể không liên quan gì đến ứng viên thực sự.
Nếu, vì các lý do nghiêm trọng, một giáo phận cho rằng không thể đảm nhận việc huấn luyện người cao tuổi, giáo phận ấy nên sẵn sàng giới thiệu một ứng viên đáng giá cho một giáo phận khác có nhu cầu, hoặc có khả năng huấn luyện người cao tuổi. (Zenit.org 28-2-2006)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/picking-the-day-lent-begins/
Hỏi: Điều gì quyết định ngày nào mùa Chay bắt đầu? P. R., Fresno, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Câu trả lời ngắn cho câu hỏi của bạn là rằng ngày bắt đầu Mùa Chay tùy thuộc vào ngày lễ Phục Sinh.
Lễ Phục sinh đi theo âm lịch, thay vì dương lịch và được cử hành vào ngày Chúa Nhật, vốn là sau trăng tròn đầu tiên sau ngày 21-3, ngày xuân phân. Do đó, lễ Phục sinh không thể là trước ngày 22-3 hoặc sau ngày 25-4.
Tất cả các lễ cử hành đổi ngày khác trong lịch Hội Thánh đều phụ thuộc vào ngày lễ Phục sinh.
Hầu hết các Giáo hội phương Đông đều tuân theo các nguyên tắc cơ bản giống nhau, nhưng thường mừng lễ Phục sinh vào một ngày khác với người Công Giáo và các Kitô hữu phương Tây khác, vì họ tiếp tục tuân theo lịch Julius Caesar, mà không theo sự điều chỉnh lịch của Giáo hoàng Grêgôriô XIII vào năm 1582.
Lịch Julius Caesar tính một năm là 365 ngày và 6 giờ, và do đó, nhiều hơn khoảng 11 phút và 9 giây so với chu kỳ quay của Mặt trời. Mặc dù nhỏ bé, sự dư thừa này khiến lịch mất đi một ngày, nhiều hay ít, trong mỗi 128 năm. Do đó, Công đồng Nicaea đã thấy cần phải lùi ngày xuân phân vào 21-3 thay vì ngày ban đầu là 25-3.
Vào thời Giáo hoàng Grêgôriô XIII, sự khác biệt đã tăng lên rất nhiều đến mức ngày xuân phân xảy ra ngày 11-3.
Năm 1581, với sắc chỉ Inter Gravissimas, Giáo hoàng Grêgôriô đã ban hành một cuộc cải cách rộng rãi, trong đó, ngài đã tái lập ngày xuân phân là ngày 21-3 bằng cách loại bỏ 10 ngày từ tháng 10-1582. Sự trùng hợp sẽ cho thấy thánh nữ Teresa thành Avila qua đời chính đêm 4 hay 15-10, đều cùng một ngày.
Lỗi của lịch Julius Caesar đã được sửa chữa bằng cách quyết định rằng sự thay đổi của thế kỷ - luôn là một năm nhuận trong lịch Julian - sẽ chỉ xảy ra khi năm ấy có thể chia cho 400, tức là năm 1600, 2000 2400 2800, v.v., trong khi đó sẽ không có năm nhuận trong các năm chẳn (1700, 1800, 1900, 2100, 2200…) khác.
Hầu hết các nước Công Giáo, và thậm chí một số nước Tin lành, đã chấp nhận cải cách gần như ngay lập tức. Một số quốc gia, như Anh, đã không chấp nhận cải cách của Giáo hoàng cho đến năm 1752, trong khi Nga không chấp nhận cải cách này cho đến sau khi Cộng sản nắm quyền vào năm 1918.
Sự tính toán vẫn là chưa hoàn hảo vì vẫn có sự khác biệt 24 giây giữa lịch pháp lý và lịch mặt trời. Tuy nhiên, cần 3.500 năm sẽ phải trôi qua trước khi một ngày khác được thêm vào lịch.
Quay trở lại Mùa Chay. Mùa này bao gồm 40 ngày trước lễ Phục sinh mà không tính các Chúa Nhật, mặc dù chúng được gọi là Chúa Nhật Mùa Chay, nhưng các Chúa Nhật này không phải là ngày đền tội. Truyền thống Hội Thánh luôn loại trừ việc ăn chay và đền tội vào ngày Chúa Nhật.
Truyền thống ăn chay chuẩn bị cho lễ Phục sinh có từ cuối thế kỷ III, nhưng nó thay đổi theo thời gian. Truyền thống ăn chay 40 ngày được thiết lập ở Rôma trong khoảng thời gian từ năm 354 đến 384, mặc dù nó đã bắt đầu sau Chúa Nhật thứ nhất.
Vì giai đoạn này cũng được coi là phù hợp cho sự chuẩn bị cuối cùng của các ứng viên rửa tội, các nghi thức rửa tội được kết hợp với các nghi thức của mùa này. Các nghi thức này là việc cầu nguyện chung được tổ chức xung quanh các ngưởi được chọn, để giúp họ vượt qua sức mạnh của tội lỗi trong đời sống của họ, và để phát triển về nhân đức. Sau đó, vào đầu thế kỷ VI, sự khởi đầu của Mùa Chay đã dời vào Thứ Tư Lễ Tro để đảm bảo 40 ngày ăn chay hiệu quả.
Người dịch xin giới thiệu ngày lễ Phục Sinh của một số năm rơi vào ngày:
Năm 2019: ngày 21-4; năm 2020: 12-4; năm 2021: 4-4; năm 2022: 17-4; năm 2023: 9-4; năm 2024: 31-3; năm 2025: 20-4; năm 2026: 16-4; năm 2027: 28-3; năm 2028: 16-4; năm 2029: 1-4; năm 2030: 21-4; năm 2031: 13-4; năm 2032: 28-3; năm 2033: 17-4; năm 2034: 9-4; năm 2035: 25-3; 2036: 13-4; năm 2037: 5-4; năm 2038: 25-4; năm 2039: 10-4; năm 2040: 1-4.
Sau đây tôi xin trả lời thêm về việc một ngưởi bị loại khỏi chủng viện ở Uganda, vì cha anh có liên quan đến đời hôn nhân đa thê.
Một linh mục Uganda đã viết: “Từ bài viết về vấn đề đa thê, các con trai và tu làm linh mục, cha đã chỉ ra một cách đúng đắn về sự không có ngăn trở về chức thánh trong bộ giáo luật hiện hành, phát sinh tử tình trạng bất thường của hôn nhân của cha mẹ ngưởi ấy, không giống như trong quá khứ. Cha cũng nêu ra rằng ngay cả trong quá khứ, ngăn trở này không phải là tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào tình hình cụ thể của ứng viên, xem xét các yếu tố, chẳng hạn sự kỳ thị xã hội đối với trẻ em ngoài giá thú, và ảnh hưởng tiêu cực đến tính hiệu quả mục vụ của các ứng viên ấy, cũng như sự cân bằng cá nhân và tâm lý của họ.
“Tuy nhiên, nói chung, câu trả lời của cha hướng nhiều về việc tiếp tục loại trừ các ứng viên như vậy ngày nay. Dựa trên kinh nghiệm sống của con ở Uganda, con nghĩ rằng chúng ta nên chuyển sang một hướng khác, vì hai lý do chính mà cha đã đề cập: sự vắng mặt hay đúng hơn là sự hủy bỏ một ngăn trở ngại như vậy của nhà lập pháp về giáo luật phổ quát (xem Điều 6), và sự cần thiết phải xử lý các tình hình như vậy trên cơ sở từng trường hợp một. Hơn nữa, vì tính chất phổ biến của các cuộc hôn nhân bất thường giữa người Công Giáo được rửa tội ngay cả ở Uganda, sự kỳ thị xã hội đối với các gia đình đó là không còn lớn nữa, và tình hình cũng không có ảnh hưởng đáng kể nào đến tính hiệu quả mục vụ, hay sự cân bằng cá nhân của các ứng viên tiềm năng. Xét cho cùng, bản chất chung của việc nuôi dạy con cái trong các gia đình châu Phi, đảm bảo rằng luôn có các gương tốt về hôn nhân Kitô giáo giữa các thành viên khác trong gia đình đông người.”
Một linh mục khác, viết từ Cameroon, đã đưa ra một điểm tương tự, mặc dù tình hình xã hội cụ thể ở quốc gia đó có thể khác một chút so với Uganda.
Trong bài viết trước đây của tôi, tôi đặc biệt đề cập rằng việc đánh giá các tình huống như vậy từ bên ngoài là rất khó, và do đó tôi đã cố gắng giữ lập trường trung lập.
Mặc dù tôi đã đề xuất một động lực có thể cho việc loại trừ các ứng viên, ý định của tôi là nhằm giải thích, và không đưa ra lời biện hộ hay phê phán nào về quyết định của cha bề trên chủng viện.
Theo nghĩa này, tôi đồng ý với bạn đọc ở Uganda, bạn đã trích dẫn một bài nói chuyện của Giáo hoàng Gioan Phaolô II với một nhóm Giám mục Hoa Kỳ, ngài khẳng định rằng các hướng dẫn của giáo phận đối với việc ban các bí tích là không hạn chế hơn so với các quy định do Tòa thánh ban hành (Nhật báo L'Osservatore Romano, ngày 16-6-1993).
Ngài đã trích dẫn bộ giáo luật điểu 18: “Các luật quy định hình phạt, hoặc hạn chế sự tự do thi hành quyền lợi, hoặc bao hàm một khoản trừ của luật, thì phải được giải thích một cách chặt chẽ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh.) Nó cũng là phù hợp với lập luận này mặc dù, nói đúng ra, không ai có quyền cho việc truyền chức linh mục.
Tôi cũng đồng ý với bạn đọc Uganda rằng tất cả các vấn đề liên quan đến ơn gọi nên được quyết định theo từng trường hợp cụ thể, và không phải tuân theo luật chung hạn chế ở cấp địa phương.
Một bạn đọc khác, từ Hoa Kỳ, đã hỏi về ngăn trở do tuổi tác.
Bạn viết: “Tại Hoa Kỳ, có một lời kêu gọi liên tục cho người nam đi vào ơn gọi linh mục, vì sự thiếu hụt đang được nhìn thấy của ơn gọi thiên triệu. Vậy tại sao một số Giám mục đặt giới hạn độ tuổi cho những người, mà họ thậm chí sẽ xem xét cho chức linh mục nếu người đó đi vào ơn gọi thiên triệu? Thay vào đó, các ngài làm họ nản lòng. Cha giám đốc ơn gọi của giáo phận chúng tôi nói rằng cần có nhiều người nam hơn đi vào ơn gọi thiên triệu, nhưng tôi biết rằng đôi khi ngài đã làm cho họ nản lòng, thậm chí từ chối phỏng vấn họ nữa. Một thanh niên đã đi qua một giáo phận khác, nơi đón nhận anh với vòng tay rộng mở và chàng trai trẻ này sẽ sớm được truyển chức linh mục cho giáo phận mới này. Bản thân tôi đã tìm cách gia nhập chủng viện, sau khi tốt nghiệp đại học với bằng thần học, chuyên về thừa tác mục vụ. Tôi đã được phép thực hiện lượng giá tiền chủng viện và đã thực hiện tốt, nhưng do tuổi tác của tôi, Giám mục của tôi nói không, vì quá già. Lúc đó tôi 53 tuổi với khao khát mạnh mẽ được phụng sự Chúa như một trong các mục tử của Ngài.”
Nhiều yếu tố có thể liên quan trong sự phân định ơn gọi hoặc chấp nhận, và tuổi tác giữ một vai trò.
Như vậy, trong khi giáo luật quy định độ tuổi tối thiểu để được truyền chức linh mục là 25, thì không có quy định tuổi tối đa phổ quát, và nhiều ơn gọi gần đây cho chức linh mục là từ hàng ngũ các người nam lớn tuổi.
Thậm chí còn có một chủng viện ở Rôma, và ít nhất một chủng viện ở Hoa Kỳ, chuyên lo về ơn gọi cho các người nam lớn tuổi, vì họ thường gặp khó khăn trong việc thích ứng với các chương trình chủng viện, vốn được thiết kế cho nam giới khoảng hơn 20 tuổi.
Một số Dòng tu hội có giới hạn độ tuổi cao hơn để nhận ứng sinh, vì kinh nghiệm đã dạy họ rằng người cao tuổi có thể dễ tập trung, để thích nghi vào các yêu cầu đặc biệt của một số hình thức của đời sống tu trì.
Tôi không biết tại sao giáo phận riêng này không muốn đón nhận ơn gọi của người lớn tuổi. Các lý do có lẽ liên quan đến tình hình mục vụ cụ thể của giáo phận, quyết định của tín hữu và giáo sĩ, kinh nghiệm (hoặc thiếu kinh nghiệm) của các nhà đào tạo ở chủng viện trong việc hướng dẫn ơn gọi của người cao tuổi, và nhiều yếu tố khác có thể không liên quan gì đến ứng viên thực sự.
Nếu, vì các lý do nghiêm trọng, một giáo phận cho rằng không thể đảm nhận việc huấn luyện người cao tuổi, giáo phận ấy nên sẵn sàng giới thiệu một ứng viên đáng giá cho một giáo phận khác có nhu cầu, hoặc có khả năng huấn luyện người cao tuổi. (Zenit.org 28-2-2006)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/picking-the-day-lent-begins/
Người đàn bà dưới ánh sáng Ba Ngôi và Giáo Hội Maria, theo Đức Hồng Y Ouellet
Vũ Văn An
17:30 19/03/2020
Hãng tin Zenit cho phổ biến bài nói chuyện của Đức Hồng Y Marc Ouellet, Bộ trưởng Bộ Giám Mục, ngày 10 tháng Hai, 2020, tại Viện Cao Học Nghiên Cứu Về Phụ Nữ thuộc Giáo Hoàng Đại Học Regina Apostolorum ở Rôma. Tựa bài nói chuyện là “Người đàn bà dưới ánh sáng Ba Ngôi và Giáo Hội Maria”. Ai cũng biết Đức Hồng Y Ouellet không mấy ủng hộ phong trào đòi phong chức thánh cho phụ nữ. Đọc bài nói chuyện của ngài, ta sẽ thấy không phải vì ngài có tầm nhìn tiêu cực về họ. Nhưng theo ngài, trong viễn tượng Ba Ngôi và nhìn Giáo Hội dưới mô hình Maria (phục vụ) chứ không dưới mô hình Phêrô (quyền hành) sẽ cho thấy vai trò hết sức quan trọng của phụ nữ trong Giáo Hội. Chúng tôi xin chuyển bài nói chuyện của ngài sang Việt Ngữ.
PHỤ NỮ DƯỚI ÁNH SÁNG BA NGÔI VÀ GIÁO HỘI MARIA
Ngày nay, ai cũng dễ thừa nhận sự cần thiết của một thừa nhận thần học và thực tế hơn đối với người phụ nữ trong Giáo hội và trong xã hội [1]. Cùng nhịp với các vị tiền nhiệm của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiều lần xác nhận rằng việc thực thi các thực hành cởi mở hơn trong giáo hội đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của phụ nữ khá chậm chạp, vì nhiều lý do không chỉ thuộc trật tự lịch sử và văn hóa.
Tôi xin dành cho người khác việc phân tích xã hội học và lịch sử của vấn đề, để tập trung vào việc tìm hiểu xem thần học cần tham gia ra sao vào cuộc tranh luận này, để loại bỏ các trở ngại cho việc cổ vũ phụ nữ và tận dụng tối đa phẩm giá của họ từ các nguồn của Mặc khải Kitô giáo. Thực vậy, tiếp theo sau việc mở ra khoa giải thích kinh thánh trong thời đại ta và các trực giác của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã có thể có nhiều suy tư hơn về “mầu nhiệm và các thừa tác vụ của phụ nữ” [3] trong kế hoạch của Thiên Chúa, phát xuất từ Ngôi vị Chúa Thánh Thần như Tình yêu hỗ tương của Chúa Cha và của Chúa Con trong Ba Ngôi, và nền tảng tốt hơn dành cho phẩm giá của người đàn bà và vai trò của nàng trong Giáo hội và trong xã hội.
Vấn đề gây tranh cãi về việc chỉ truyền chức linh mục cho đàn ông đã khiến nhiều mực đổ ra và tiếp tục đưa ra những lời chỉ trích bởi những người ủng hộ một quan niệm bình đẳng tuyệt đối giữa nam và nữ, dựa vào quan điểm đối với vai trò dành cho họ trong các nền văn hóa khác nhau. Tôi sẽ không thảo luận ở đây vấn đề Thừa Tác Vụ Thụ Phong dành cho phụ nữ, để tự giới hạn vào nền tảng thần học của “mầu nhiệm” phụ nữ, dưới ánh sáng Thiên Chúa Ba Ngôi và mối liên hệ hôn nhân của Chúa Kitô với Giáo hội.
Do đó, ngay từ đầu, tôi đã lựa chọn một phương pháp thần học phát xuất từ mặc khải về Chúa Ba Ngôi nơi Chúa Giêsu Kitô, để hiểu người phụ nữ, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa, với sự giúp đỡ của khoa giải thích đương thời về Imago Dei (Hình ảnh Thiên Chúa), một khoa giải thích phục hồi tính hợp pháp và giá trị của loại suy (analogy) giữa Chúa Ba Ngôi và gia đình [4], bất chấp một truyền thống trái ngược mạnh mẽ. Hơn nữa, tôi dành cho loại suy này một tầm quan trọng tương đối liên quan đến nhận thức về Thiên Chúa, xét về nền tảng, đã đến với chúng ta từ Ngôi vị của Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm Nhập thể cứu chuộc của Người. Loại suy gia đình này đóng góp một sự bổ sung đáng kể vào sự hiểu biết mầu nhiệm Ba Ngôi, nhưng giá trị của nó có tầm quan trọng lớn hơn đối với ý nghĩa nhân học của nó. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc đến điều đó nhiều lần trong Tông huấn Amoris Laetitia của ngài: “Thiên Chúa Ba Ngôi là sự hiệp thông của tình yêu, và gia đình là sự phản chiếu sống động của Người”. Những lời của Thánh Gioan Phaolô II đã soi sáng cho chúng ta: “Trong mầu nhiệm sâu thẳm của Người, Thiên Chúa của chúng ta không phải là sự cô độc, mà là một gia đình, xét vì Người có trong chính Người, tư cách cha, tư cách con và yếu tính gia đình, tức tình yêu. Trong gia đình Thiên Chúa, tình yêu này là Chúa Thánh Thần” [5]. Do đó, gia đình không phải là điều xa lạ đối với chính yếu tính Thiên Chúa. Khía cạnh Ba Ngôi này của cặp vợ chồng có một lối trình bầy mới trong thần học Phaolô khi Thánh Tông đồ đặt nó vào tương quan “mầu nhiệm” kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo hội (xem Êphêsô 5: 21-33) [6].
Tôi xin thêm một tiền đề cuối cùng, xem ra quan trọng đối với tôi, để chỉ rõ trung tâm và trái tim suy tư của chúng ta, tức là nền tảng nguyên mẫu của người phụ nữ trong Chúa Ba Ngôi, không thể nào xác định được nếu không có nền Thần học Giao ước vốn bao trùm toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại và vũ trụ. Việc đóng khung có tính hoàn cầu này thường thiếu suy tư thần học. Hans Urs von Balthasar nhấn mạnh tới điểm này trong nền thẩm mỹ thần học của ngài, một nền thẩm mỹ mô tả việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người nơi Chúa Giêsu Kitô như mầu nhiệm hôn nhân: “Có một Giao Ước tối cao và mối tương quan vợ chồng giữa Thiên Chúa và thế giới nói chung (Xem Giao Ước với Nôê). Mối tương quan này luôn tồn tại nhờ trung gian của Logos trong sáng thế và nhờ Thần khí bay là là trên vực thẳm và làm cho nhân tính trong mối tương quan nam nữ thành hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa: của Đấng Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi vĩnh cửu của Người đã, từ nội thẳm, vốn hiện hữu trong mối tương quan hôn nhân với chính Người” [7].
Sự khẳng định trên, khá táo bạo và đổi mới so với Truyền thống, vẫn là một thách thức đối với tư duy thần học nói chung và đối với thần học phụ nữ nói riêng vì hiện nay, một cách gián tiếp, nó nêu ra câu hỏi thần học về nền tảng Ba Ngôi của sự khác biệt giới tính. Vậy, mối quan hệ hôn nhân nội tại này có ý nghĩa gì với Thiên Chúa Ba Ngôi? Có chăng một kiểu mẫu phụ nữ trong mầu nhiệm sâu thẳm Thiên Chúa? Người ta có thể dựa vào nền thần học Imago Dei để khẳng định điều đó hay không? Như thế thì làm thế nào người ta không rơi vào nhân cách thần thuyết (anthropomorphism) thô thiển thường xuyên xuất hiện trong một số tôn giáo, hệ ở việc phóng chiếu tình dục con người lên Thiên Chúa? Ngày nay, những câu hỏi này có liên quan hơn bao giờ hết và đầy các hệ luận liên quan đến ý nghĩa tính dục, giá trị tình yêu, việc cởi mở đối với khả năng sinh sản, việc tôn trọng sự sống, việc giáo dục và sống trong xã hội. Không kể lĩnh vực tính dục, sự tiến bộ của nhận thức khoa học, trên thực tế, xem ra mơ hồ nhiều hơn bao giờ hết và vẫn ít nhiều giữ im lặng, một thứ cấm kỵ, không dám đặt nó vào mối tương quan với Thiên Chúa nếu nó không được xử lý theo quan điểm luân lý. Thêm một lý do nữa để quay trở lại với những câu hỏi hóc búa: phụ nữ, sự khác biệt tính dục, gia đình, khả năng sinh sản và tương lai của Kitô giáo, trong một thế giới ngày một thế tục hóa và bất trắc cùng mơ hồ hơn về mặt nhân học. Giáo Hội Công Giáo đã đề cập đến vấn đề này một cách thâm cứu kể từ Công đồng Vatican II, vì ý thức được những khoảng trống cần lấp đầy, nhưng cũng phục vụ một Tin mừng có tính tiên tri dành cho thế giới.
I – Khoa giải thích đương thời về Imago Dei và các hệ luận của nó để hiểu mầu nhiệm Ba Ngôi và phẩm giá phụ nữ.
Chúng ta bắt đầu bằng cách nhấn mạnh học lý về Imago Dei được đổi mới trong thời đại của chúng ta nhờ tiến bộ của khoa chú giải. Hiện trạng của vấn đề được Blanca Castilla de Cortazar tóm tắt rất hay, liên quan đến suy nghĩ có tính giải phóng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trước những diễn giải lịch sử và văn hóa về hình ảnh Thiên Chúa trong con người: “Xem xét một chút lịch sử, trong truyền thống Do Thái, người ta vốn cho rằng chỉ có đàn ông mới là hình ảnh của Thiên Chúa, trong khi phụ nữ thì được dẫn khởi từ đó. Điều này đã biện minh cho tình trạng phụ thuộc của phụ nữ trong thế giới Do Thái và Hồi giáo, trong đó (đặc biệt là sau này) nàng vẫn còn bị khóa chặt cho tới ngày nay” [8].
Kitô giáo đã mang lại một sự giải phóng về nguyên tắc cho sự phụ thuộc của phụ nữ này, nhờ thái độ canh tân của Chúa Giêsu trong việc đối xử với phụ nữ và tác động của Người đối với vai trò tích cực của họ trong Giáo hội thời sơ khai, như đã được chứng kiến trong Tân Ước [9]. Chỉ cần nhắc đến cảnh người phụ nữ Samaria, người phụ nữ ngoại tình, cô gái điếm dàn dụa nước mắt dưới chân Người, việc xức dầu ở Bêtani, việc hiện ra đầu hết với Mađalêna, v.v., đủ để tượng trưng cho việc mở ra một kỷ nguyên mới cho việc công nhận phẩm giá phụ nữ và sự bình đẳng của nàng với đàn ông.
Các thế kỷ tiếp theo thẩm thấu từ từ, và không phải không có những trở ngại văn hóa đáng kể, cuộc cách mạng của Chúa Giêsu đối với phụ nữ. Chẳng hạn, về trọng điểm chuyên biệt là việc giải thích hình ảnh của Thiên Chúa, Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa thời đó về việc phụ nữ phục tùng người đàn ông: “Người đàn ông [... ] là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa; phụ nữ, thay vào đó, là vinh quang của người đàn ông” (1 Cr 11: 7). Do đó, Thánh Phaolô dạy phụ nữ nên che mặt và im lặng trong cộng đoàn...
Dần dần các ảnh hưởng văn hóa này đã được khắc phục và xuất hiện việc thừa nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ, trong sự phát triển ý niệm cho rằng hình ảnh của Thiên Chúa chỉ có trong linh hồn, vốn được coi là vô tính (asexual), bởi vì các khả năng tinh thần như nhận thức và tình yêu, trí khôn và ý chí, đều có chung cho cả hai phái. Điều này thăng tiến việc khẳng định cho rằng đàn ông và đàn bà, vì đều là thành viên của loài người, nên đều là hình ảnh của Thiên Chúa y như nhau, nhưng tách biệt và độc lập khỏi giới tính của họ. Nhưng phải đợi tới thế kỷ 20, cặp vợ chồng nhân bản, với sự khác biệt nam nữ, mới được lồng vào hình ảnh của Thiên Chúa. Đức Gioan Phaolô II đã dành cho khía cạnh này một sự khai triển huấn quyền dứt khoát trong các bài giáo lý của ngài về Thần học Thân xác và trong Tông Thư Mulieris Dignitatem, khi nói về hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người như Imago Trinitatis (hình ảnh Ba Ngôi), “sự hợp nhất của hai hữu thể được chiêm niệm dưới ánh sáng ‘sự hợp nhất của Ba Vị’ của hiệp thông Ba Ngôi” [10]. Do đó, ngài đã thiết lập giai đoạn nền tảng cho một nền thần học về gia đình.
Ở cuối phần hiện trạng của vấn đề, Castilla de Cortazar nêu ra một số câu hỏi có liên quan để suy nghĩ thêm về nền thần học phụ nữ dưới ánh sáng Chúa Ba Ngôi. Bà tự hỏi làm thế nào người ta có thể nhận diện nguyên mẫu Ba Ngôi không những về phụ nữ mà chuyên biệt hơn, còn về phẩm tính làm vợ và làm mẹ của nàng. Bằng cách chuyên biệt hóa loại suy giữa gia đình và Thiên Chúa Ba Ngôi về mặt hiệp thông các ngôi vị, Đức Gioan Phaolô II đã tiến một bước dài tuy không chuyên biệt hóa mối tương quan giữa các Ngôi vị Thiên Chúa và sự phân biệt nam nữ. Tuy nhiên, ngài chỉ rõ mối tương quan sâu sắc giữa Chúa Thánh Thần như Tình yêu trao ban sự sống và người đàn bà mang sự sống vào thế giới. Do đó, khung cảnh vẫn mở sẵn cho những khai triển mới, nhưng công việc không dễ dàng, xét vì Truyền thống vẫn còn rất mạnh và xu hướng cũng còn mạnh mẽ, cả nơi Louis Bouyer [11], muốn loại trừ mọi chiều kích hôn nhân khỏi Ba Ngôi vì sợ rơi vào thuyết nhân cách thần hóa và vì kính trọng tính siêu việt tuyệt đối của Thiên Chúa. Việc vượt qua nỗi sợ hãi này đặt để một lối giải thích nghiêm ngặt đối với bản văn của sách Sáng thế, đi song song với nền thần học về kế hoạch của Thiên Chúa như mầu nhiệm Giao ước, liên quan đến sự hiệp thông của Ba Ngôi trong mối tương quan hôn nhân của Chúa Kitô và Giáo hội. Trên cơ sở này, một cơ sở vẫn còn cần được phát triển một cách tích cực và chuyên biệt, tôi không ngần ngại dự ứng câu trả lời CÓ cho câu hỏi về nguyên mẫu khác biệt giới tính trong chính Thiên Chúa và, với nó, cho câu hỏi về nền tảng Ba Ngôi của phẩm giá đàn bà. Kéo dài cách này là viễn kiến của Vị Giáo hoàng thánh thiện của gia đình, một viễn kiến, nhờ phục hồi, bằng những khai triển mới, loại suy Ba Ngôi về gia đình, đã giải thích Imago Dei là Imago Trinitatis và vì thế hoàn tất, một cách tốt đẹp và hữu hiệu, học lý truyền thống về hình ảnh của Thiên Chúa. Thực vậy, hình ảnh ấy, cho đến nay, vẫn bị giới hạn vào việc giống nhau giữa bản chất hữu lý của người đàn ông với các cơ năng thiêng liêng của họ và bản chất hết sức thiêng liêng của Thiên Chúa một mặt, và mặt khác, các nhiệm xuất (procession) Ba Ngôi, nghĩa là Chúa Con xuất phát từ Chúa Cha như Ngôi Lời và Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con như Tình Yêu. Ai nói “loại suy”, thì hiển nhiên không nói “độc nghĩa” (univocity), thành thử sự giống nhau nói ở đây được bổ nghĩa (nuanced) bằng một sự khác biệt lớn nhất, một sự khác biệt luôn tự áp đặt lên mọi so sánh giữa Đấng Tạo Hóa và các tạo vật của Người (DS 806) [12]. Do đó, vấn đề này rất phức tạp và tế nhị và mời gọi ta phải tích hợp các phương thức bổ sung chúng chứ không phản lại chúng [13]. Chúng ta tin nó có triển vọng hữu hiệu và cởi mở đối với việc suy nghĩ lại nhân vị, mối tương quan đàn ông đàn bà và mầu nhiệm Thiên Chúa bằng Tình yêu như một hồng phúc [14].
Một số gợi ý của khoa giải thích
Vượt ra ngoài các giải thích cổ điển về Sáng thế 1: 26-27 [15], phần lớn các nhà giải thích thấy có sự giống nhau trong sự kiện này: Ađam là đại diện hoàng gia của chính Thiên Chúa, người hiện thân và thực thi quyền lực của Người trên trái đất và trên tất cả những vật sống trong nó” [16]. Với Claude Westermann, một nhóm khác cho rằng “hình ảnh Thiên Chúa phải được tìm thấy trong khả năng liên hệ với Thiên Chúa, một khả năng con người vốn lãnh nhận từ Người” [17]. Hiểu chính xác trong bối cảnh của nó, trình thuật về việc tạo dựng con người sẽ bày tỏ ý của Thiên Chúa muốn ban cho chính Người một đối tác có khả năng đối thoại với Người. Điều thú vị nhất, đối với những gì chúng ta vừa đề xuất, là thấy rằng việc chú giải đoạn Sáng thế 1: 26-27, theo truyền thống tư tế, đưa ra nhiều điểm ủng hộ theo nghĩa hòa nhập mối tương quan đàn ông đàn bà vào hình ảnh-họa ảnh.
Thực thế, nếu thay vì tách hai trình thuật tạo dựng, ta rõi ánh sáng vào trình thuật thứ nhất bằng trình thuật thứ hai, Sáng thế 2: 18-24 [18], và với Sáng thế 5: 3, nó giống như sự hỗ tương nam nữ, trong hình ảnh họa ảnh của Thiên Chúa, cho phép con người đại diện Người trên trái đất và bắt chước Người, bằng cách tham dự vào quyền năng sáng tạo của Người. Do đó, việc nhấn mạnh của truyền thống tư tế đối với sự khác biệt về thể xác của hai giới là nhằm biểu lộ tính cách tương quan nền tảng của con người, trên bình diện ngang của mối tương quan nam nữ, cũng như trên bình diện dọc của mối tương quan với Thiên Chúa. Regine Hinschberger cho biết thêm, bằng cách kết luận, rằng Sáng thế 1:26 gợi ý “mối tương quan giống nhau giữa Thiên Chúa, Đấng tạo dựng con người, có nam có nữ, các hữu thể, nhờ được Người chúc phúc, có thể sinh sản” [19]. Kiểu nói “Thiên Chúa dựng nên con người giống họa ảnh Người” vì thế, có lẽ có nghĩa: Người dựng nên họ “để họ trở nên có khả năng sinh sản như Người” [20].
Điều rõ ràng là Sách Sáng thế không nói rõ loại suy này liên quan đến sự tương ứng của các thành viên trong gia đình trong tương quan với các Ngôi của Thiên Chúa Ba Ngôi. Khoa giải thích hình ảnh họa ảnh chỉ đặt trong mối tương quan đối thoại một cặp có khả năng sinh sản và một “chúng ta” thần thánh bất định (“chúng ta hãy tạo ra con người...”), một điều cho thấy quyền năng sáng tạo trong cuộc hợp nhất có tính sinh sản. Mặt khác, viễn ảnh năng động này về hình ảnh, một viễn ảnh hiện thực hóa sự giống nhau qua việc kết hợp có tính sinh sản, rất phù hợp với ý niệm Giao ước, mà lịch sử của Israel vốn là biểu thức ưu tuyển. Do đó, sứ điệp của sách Sáng thế là cơ cấu Giao ước này đã được khắc ghi vào tính bổ túc nam nữ, một tính mà tính hỗ tương để sinh sản giống với và tương ứng với hồng phúc của của Đấng Tạo Hóa. Khi Evà sinh con trai đầu lòng, bà thốt lên: “Tôi đã có được một người đàn ông với sự giúp đỡ của Chúa!” (St 4:1); bà có ý nhấn mạnh đến sự can thiệp đầy sáng tạo của Thiên Chúa trong hồng phúc sự sống. Nhìn trong tính viên mãn trọn vẹn của nó, lịch sử Giao ước này, vốn được khắc ghi trong việc tạo dựng Ađam và Evà, đạt tới đỉnh cao trong Chúa Kitô, Adam mới, Đấng mà Ađam đầu tiên vốn là hình ảnh. Thực vậy, chính Người mới là “hình ảnh của Thiên Chúa” một cách xuất chúng (2 Cr 4: 4), “hình ảnh của Thiên Chúa Vô hình” (Cl 1:15). Do đó, chính ở trong Người mà loại suy gia đình của Ba Ngôi đạt đến đỉnh cao, đồng thời tìm được cách hướng tới một loại suy sâu sắc hơn, không còn chỉ dựa trên hành động sáng tạo của Thiên Chúa mà còn dựa vào hồng phúc ơn thánh.
Phác thảo suy tư thần học
Trên bình diện suy lý, nếu lấy Tình yêu như sự mặc khải tối cao của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô làm điểm xuất phát, thì người ta có thể hiểu Tình yêu này từ các Ngôi vị như “các mối tương quan tồn hữu” (subsistent relationships) (Thánh Tôma Aquinô), vì nó trùng khớp với chúng, và không có thực tại nào khác ở bên ngoài tính hỗ tương tuyệt đối và bất đối xứng của các Ngài. Theo truyền thống, Các Ngôi Thiên Chúa được hiểu là khác với trật tự nhiệm xuất (procession) và với sự đối lập của các mối tương quan hỗ tương trong Tình yêu, theo ba dạng thức (modalities) hoàn toàn khác biệt nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa là Tình yêu bao lâu Chúa Cha sinh ra Chúa Con đồng bản tính; Người cũng là Tình yêu được sinh ra để đáp lại Chúa Cha theo cách hiếu thảo của chính Người, nhìn nhận nơi Người nguồn của chính Người và cùng đích của chính Người; cuối cùng, Người là Tình yêu xuất phát từ tính hỗ tương đồng bản tính giữa Chúa Cha và Chúa Con, như Ngôi Thứ ba tức Tình yêu hiệp thông, ngôi vị khác biệt với tính hỗ tương đúng nghĩa, không phải là một con trai hay con gái khác theo cách của hai vị kia, mà là một “Chúng ta” bao gồm hai vị, mặc dù được khác biệt một cách tuyệt đối. Do đó, ba cách yêu thương trong Ba Ngôi nói lên ba Ngôi vị hoàn toàn khác biệt và có tương quan với nhau: Tình yêu cha mẹ, Tình yêu con thảo, và tôi dám coi Ngôi thứ ba như Tình yêu phu thê vì đây không chỉ là sự hỗ tương hai chiều mà là sự hỗ tương ba chiều, với Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ ba nhiệm xuất theo dạng thức sinh sản từ sự hỗ tương, một điều mang lại cho Người, về phương diện yếu tính và bản vị, quyền công dân trong mối tương quan qua lại ba chiều và thần thiêng của Tình yêu.
Trong kinh nghiệm nhân bản, đứa trẻ, như ngôi vị của tính hỗ tương tình yêu, là kết quả của tình yêu vợ chồng, vốn cũng là sự hỗ tương ba chiều vì, nếu người ta loại bỏ tính cách tình cờ của việc sinh hạ và nhân tố thời gian của việc nó phát triển, thì đứa trẻ, xét trong nội tại, vốn thuộc về chính bản tính của việc hiến thân cho nhau của vợ chồng (Balthasar). Nó là người thứ ba trong việc trao đổi tình yêu phu thê - hôn ước trong cùng một bản tính, một điều không xảy ra trong bất cứ mối tương quan cảm giới nào khác. Không phải trong các mối tương quan cha-con, không phải trong các mối tương quan mẹ-con, không phải trong mối tương quan anh-em hoặc bằng hữu mà có được việc sinh ra một người thứ ba có xác thịt thuộc cùng một bản tính. Đứa con, một cách nào đó, là đồng nguyên lý của tình yêu vợ chồng bao lâu là mục đích nội tại của việc hiến thân cho nhau của họ, kể cả lúc về phương diện chủ quan những người này có thể kết hợp với nhau mà không hề minh nhiên hướng tới việc sinh sản.
Chúng ta đã đề cập ở trên Chúa Thánh Thần như nguyên mẫu của tình yêu phu thê trong Thiên Chúa, bao lâu Người là người “chúng ta” khác biệt với tình yêu hỗ tương của Chúa Cha và Chúa Con. Một “chúng ta” trong đó Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau trong Tình yêu cha con phù hợp với tư chất bản vị của các Ngài, nhưng Các Ngài cũng yêu nhau bằng một “thặng dư” Tình yêu xuất phát từ Ngôi Thứ Ba, một tình yêu sau đó làm phong phú mối tương quan của các Ngài và cho phép ta gọi sự sinh sản (fecundity) của các Ngài trong Người là Tình yêu phu thê (nuptial Love). Chiều kích phu thê, thoạt nhìn, xa lạ với mối tương quan Cha-Con, hoàn toàn là con nợ của Chúa Thánh Thần và chỉ có thể phát xuất từ Người như một ngôi vị riêng của tính hỗ tương. Ngoài ngôi vị của hồng phúc sinh ra và ngôi vị của sự tiếp nhận sinh sản, còn có ngôi vị của sự hiệp thông hỗ tương. Hãy xem lý do tại sao người ta có thể nói rằng Ngôi Thánh Thần, cách nào đó, đã tạo ra (sinh ra) sự thặng dư tình yêu trong Thiên Chúa, một điều làm cho các tương quan Cha-Con có dư khả năng (over-qualify) với một khả năng sinh sản mới khác nữa vốn nội tại trong các Ngài nhưng không thể giản lược vào các Ngài bao lâu còn mang nợ phẩm tính bản vị của Chúa Thánh Thần.
Do đó, tôi tin rằng hoàn toàn chính đáng khi coi Chúa Thánh Thần như Tình yêu phu thê trong Thiên Chúa; việc coi này tiếp nối và làm sâu sắc thêm trực giác của Thánh Augustinô về Chúa Thánh Thần như Tình yêu hỗ tương. Chúa Thánh Thần quả thực là Tình yêu theo cách độc nhất đối với Người, đầy tính bản vị, trong Thiên Chúa, Đấng không là gì khác hơn là Tình yêu. Vai trò của Người là “dây nối kết” yêu thương giữa Chúa Cha và Chúa Con, mật thiết nhưng khác biệt, làm phong phú các Ngài một cách được công nhận, làm cho khả năng sinh sản có đặc tính “phu thê” và “mẫu thân”. Tóm lại, để kết luận, cách phân biệt ba ngôi vị trong Thiên Chúa nhờ tình yêu đối với tôi dường như hòa hợp với Tên riêng “Thánh Thần Chân lý” của Người, bởi vì Chân lý là Tình yêu đồng bản thể của Ba Ngôi Thiên Chúa mà Người xác nhận trong chính Người như dấu ấn của sự hợp nhất thần thiêng như Tình yêu.
Kỳ sau: II – Nhiệm cục của Mầu nhiệm Phu Thê Ba Ngôi như Mầu nhiệm Phu Thê của Chúa Kitô và Giáo hội
PHỤ NỮ DƯỚI ÁNH SÁNG BA NGÔI VÀ GIÁO HỘI MARIA
Ngày nay, ai cũng dễ thừa nhận sự cần thiết của một thừa nhận thần học và thực tế hơn đối với người phụ nữ trong Giáo hội và trong xã hội [1]. Cùng nhịp với các vị tiền nhiệm của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiều lần xác nhận rằng việc thực thi các thực hành cởi mở hơn trong giáo hội đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của phụ nữ khá chậm chạp, vì nhiều lý do không chỉ thuộc trật tự lịch sử và văn hóa.
Tôi xin dành cho người khác việc phân tích xã hội học và lịch sử của vấn đề, để tập trung vào việc tìm hiểu xem thần học cần tham gia ra sao vào cuộc tranh luận này, để loại bỏ các trở ngại cho việc cổ vũ phụ nữ và tận dụng tối đa phẩm giá của họ từ các nguồn của Mặc khải Kitô giáo. Thực vậy, tiếp theo sau việc mở ra khoa giải thích kinh thánh trong thời đại ta và các trực giác của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã có thể có nhiều suy tư hơn về “mầu nhiệm và các thừa tác vụ của phụ nữ” [3] trong kế hoạch của Thiên Chúa, phát xuất từ Ngôi vị Chúa Thánh Thần như Tình yêu hỗ tương của Chúa Cha và của Chúa Con trong Ba Ngôi, và nền tảng tốt hơn dành cho phẩm giá của người đàn bà và vai trò của nàng trong Giáo hội và trong xã hội.
Vấn đề gây tranh cãi về việc chỉ truyền chức linh mục cho đàn ông đã khiến nhiều mực đổ ra và tiếp tục đưa ra những lời chỉ trích bởi những người ủng hộ một quan niệm bình đẳng tuyệt đối giữa nam và nữ, dựa vào quan điểm đối với vai trò dành cho họ trong các nền văn hóa khác nhau. Tôi sẽ không thảo luận ở đây vấn đề Thừa Tác Vụ Thụ Phong dành cho phụ nữ, để tự giới hạn vào nền tảng thần học của “mầu nhiệm” phụ nữ, dưới ánh sáng Thiên Chúa Ba Ngôi và mối liên hệ hôn nhân của Chúa Kitô với Giáo hội.
Do đó, ngay từ đầu, tôi đã lựa chọn một phương pháp thần học phát xuất từ mặc khải về Chúa Ba Ngôi nơi Chúa Giêsu Kitô, để hiểu người phụ nữ, được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa, với sự giúp đỡ của khoa giải thích đương thời về Imago Dei (Hình ảnh Thiên Chúa), một khoa giải thích phục hồi tính hợp pháp và giá trị của loại suy (analogy) giữa Chúa Ba Ngôi và gia đình [4], bất chấp một truyền thống trái ngược mạnh mẽ. Hơn nữa, tôi dành cho loại suy này một tầm quan trọng tương đối liên quan đến nhận thức về Thiên Chúa, xét về nền tảng, đã đến với chúng ta từ Ngôi vị của Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm Nhập thể cứu chuộc của Người. Loại suy gia đình này đóng góp một sự bổ sung đáng kể vào sự hiểu biết mầu nhiệm Ba Ngôi, nhưng giá trị của nó có tầm quan trọng lớn hơn đối với ý nghĩa nhân học của nó. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc đến điều đó nhiều lần trong Tông huấn Amoris Laetitia của ngài: “Thiên Chúa Ba Ngôi là sự hiệp thông của tình yêu, và gia đình là sự phản chiếu sống động của Người”. Những lời của Thánh Gioan Phaolô II đã soi sáng cho chúng ta: “Trong mầu nhiệm sâu thẳm của Người, Thiên Chúa của chúng ta không phải là sự cô độc, mà là một gia đình, xét vì Người có trong chính Người, tư cách cha, tư cách con và yếu tính gia đình, tức tình yêu. Trong gia đình Thiên Chúa, tình yêu này là Chúa Thánh Thần” [5]. Do đó, gia đình không phải là điều xa lạ đối với chính yếu tính Thiên Chúa. Khía cạnh Ba Ngôi này của cặp vợ chồng có một lối trình bầy mới trong thần học Phaolô khi Thánh Tông đồ đặt nó vào tương quan “mầu nhiệm” kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo hội (xem Êphêsô 5: 21-33) [6].
Tôi xin thêm một tiền đề cuối cùng, xem ra quan trọng đối với tôi, để chỉ rõ trung tâm và trái tim suy tư của chúng ta, tức là nền tảng nguyên mẫu của người phụ nữ trong Chúa Ba Ngôi, không thể nào xác định được nếu không có nền Thần học Giao ước vốn bao trùm toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại và vũ trụ. Việc đóng khung có tính hoàn cầu này thường thiếu suy tư thần học. Hans Urs von Balthasar nhấn mạnh tới điểm này trong nền thẩm mỹ thần học của ngài, một nền thẩm mỹ mô tả việc Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người nơi Chúa Giêsu Kitô như mầu nhiệm hôn nhân: “Có một Giao Ước tối cao và mối tương quan vợ chồng giữa Thiên Chúa và thế giới nói chung (Xem Giao Ước với Nôê). Mối tương quan này luôn tồn tại nhờ trung gian của Logos trong sáng thế và nhờ Thần khí bay là là trên vực thẳm và làm cho nhân tính trong mối tương quan nam nữ thành hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa: của Đấng Thiên Chúa trong mầu nhiệm Ba Ngôi vĩnh cửu của Người đã, từ nội thẳm, vốn hiện hữu trong mối tương quan hôn nhân với chính Người” [7].
Sự khẳng định trên, khá táo bạo và đổi mới so với Truyền thống, vẫn là một thách thức đối với tư duy thần học nói chung và đối với thần học phụ nữ nói riêng vì hiện nay, một cách gián tiếp, nó nêu ra câu hỏi thần học về nền tảng Ba Ngôi của sự khác biệt giới tính. Vậy, mối quan hệ hôn nhân nội tại này có ý nghĩa gì với Thiên Chúa Ba Ngôi? Có chăng một kiểu mẫu phụ nữ trong mầu nhiệm sâu thẳm Thiên Chúa? Người ta có thể dựa vào nền thần học Imago Dei để khẳng định điều đó hay không? Như thế thì làm thế nào người ta không rơi vào nhân cách thần thuyết (anthropomorphism) thô thiển thường xuyên xuất hiện trong một số tôn giáo, hệ ở việc phóng chiếu tình dục con người lên Thiên Chúa? Ngày nay, những câu hỏi này có liên quan hơn bao giờ hết và đầy các hệ luận liên quan đến ý nghĩa tính dục, giá trị tình yêu, việc cởi mở đối với khả năng sinh sản, việc tôn trọng sự sống, việc giáo dục và sống trong xã hội. Không kể lĩnh vực tính dục, sự tiến bộ của nhận thức khoa học, trên thực tế, xem ra mơ hồ nhiều hơn bao giờ hết và vẫn ít nhiều giữ im lặng, một thứ cấm kỵ, không dám đặt nó vào mối tương quan với Thiên Chúa nếu nó không được xử lý theo quan điểm luân lý. Thêm một lý do nữa để quay trở lại với những câu hỏi hóc búa: phụ nữ, sự khác biệt tính dục, gia đình, khả năng sinh sản và tương lai của Kitô giáo, trong một thế giới ngày một thế tục hóa và bất trắc cùng mơ hồ hơn về mặt nhân học. Giáo Hội Công Giáo đã đề cập đến vấn đề này một cách thâm cứu kể từ Công đồng Vatican II, vì ý thức được những khoảng trống cần lấp đầy, nhưng cũng phục vụ một Tin mừng có tính tiên tri dành cho thế giới.
I – Khoa giải thích đương thời về Imago Dei và các hệ luận của nó để hiểu mầu nhiệm Ba Ngôi và phẩm giá phụ nữ.
Chúng ta bắt đầu bằng cách nhấn mạnh học lý về Imago Dei được đổi mới trong thời đại của chúng ta nhờ tiến bộ của khoa chú giải. Hiện trạng của vấn đề được Blanca Castilla de Cortazar tóm tắt rất hay, liên quan đến suy nghĩ có tính giải phóng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trước những diễn giải lịch sử và văn hóa về hình ảnh Thiên Chúa trong con người: “Xem xét một chút lịch sử, trong truyền thống Do Thái, người ta vốn cho rằng chỉ có đàn ông mới là hình ảnh của Thiên Chúa, trong khi phụ nữ thì được dẫn khởi từ đó. Điều này đã biện minh cho tình trạng phụ thuộc của phụ nữ trong thế giới Do Thái và Hồi giáo, trong đó (đặc biệt là sau này) nàng vẫn còn bị khóa chặt cho tới ngày nay” [8].
Kitô giáo đã mang lại một sự giải phóng về nguyên tắc cho sự phụ thuộc của phụ nữ này, nhờ thái độ canh tân của Chúa Giêsu trong việc đối xử với phụ nữ và tác động của Người đối với vai trò tích cực của họ trong Giáo hội thời sơ khai, như đã được chứng kiến trong Tân Ước [9]. Chỉ cần nhắc đến cảnh người phụ nữ Samaria, người phụ nữ ngoại tình, cô gái điếm dàn dụa nước mắt dưới chân Người, việc xức dầu ở Bêtani, việc hiện ra đầu hết với Mađalêna, v.v., đủ để tượng trưng cho việc mở ra một kỷ nguyên mới cho việc công nhận phẩm giá phụ nữ và sự bình đẳng của nàng với đàn ông.
Các thế kỷ tiếp theo thẩm thấu từ từ, và không phải không có những trở ngại văn hóa đáng kể, cuộc cách mạng của Chúa Giêsu đối với phụ nữ. Chẳng hạn, về trọng điểm chuyên biệt là việc giải thích hình ảnh của Thiên Chúa, Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa thời đó về việc phụ nữ phục tùng người đàn ông: “Người đàn ông [... ] là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa; phụ nữ, thay vào đó, là vinh quang của người đàn ông” (1 Cr 11: 7). Do đó, Thánh Phaolô dạy phụ nữ nên che mặt và im lặng trong cộng đoàn...
Dần dần các ảnh hưởng văn hóa này đã được khắc phục và xuất hiện việc thừa nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ, trong sự phát triển ý niệm cho rằng hình ảnh của Thiên Chúa chỉ có trong linh hồn, vốn được coi là vô tính (asexual), bởi vì các khả năng tinh thần như nhận thức và tình yêu, trí khôn và ý chí, đều có chung cho cả hai phái. Điều này thăng tiến việc khẳng định cho rằng đàn ông và đàn bà, vì đều là thành viên của loài người, nên đều là hình ảnh của Thiên Chúa y như nhau, nhưng tách biệt và độc lập khỏi giới tính của họ. Nhưng phải đợi tới thế kỷ 20, cặp vợ chồng nhân bản, với sự khác biệt nam nữ, mới được lồng vào hình ảnh của Thiên Chúa. Đức Gioan Phaolô II đã dành cho khía cạnh này một sự khai triển huấn quyền dứt khoát trong các bài giáo lý của ngài về Thần học Thân xác và trong Tông Thư Mulieris Dignitatem, khi nói về hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người như Imago Trinitatis (hình ảnh Ba Ngôi), “sự hợp nhất của hai hữu thể được chiêm niệm dưới ánh sáng ‘sự hợp nhất của Ba Vị’ của hiệp thông Ba Ngôi” [10]. Do đó, ngài đã thiết lập giai đoạn nền tảng cho một nền thần học về gia đình.
Ở cuối phần hiện trạng của vấn đề, Castilla de Cortazar nêu ra một số câu hỏi có liên quan để suy nghĩ thêm về nền thần học phụ nữ dưới ánh sáng Chúa Ba Ngôi. Bà tự hỏi làm thế nào người ta có thể nhận diện nguyên mẫu Ba Ngôi không những về phụ nữ mà chuyên biệt hơn, còn về phẩm tính làm vợ và làm mẹ của nàng. Bằng cách chuyên biệt hóa loại suy giữa gia đình và Thiên Chúa Ba Ngôi về mặt hiệp thông các ngôi vị, Đức Gioan Phaolô II đã tiến một bước dài tuy không chuyên biệt hóa mối tương quan giữa các Ngôi vị Thiên Chúa và sự phân biệt nam nữ. Tuy nhiên, ngài chỉ rõ mối tương quan sâu sắc giữa Chúa Thánh Thần như Tình yêu trao ban sự sống và người đàn bà mang sự sống vào thế giới. Do đó, khung cảnh vẫn mở sẵn cho những khai triển mới, nhưng công việc không dễ dàng, xét vì Truyền thống vẫn còn rất mạnh và xu hướng cũng còn mạnh mẽ, cả nơi Louis Bouyer [11], muốn loại trừ mọi chiều kích hôn nhân khỏi Ba Ngôi vì sợ rơi vào thuyết nhân cách thần hóa và vì kính trọng tính siêu việt tuyệt đối của Thiên Chúa. Việc vượt qua nỗi sợ hãi này đặt để một lối giải thích nghiêm ngặt đối với bản văn của sách Sáng thế, đi song song với nền thần học về kế hoạch của Thiên Chúa như mầu nhiệm Giao ước, liên quan đến sự hiệp thông của Ba Ngôi trong mối tương quan hôn nhân của Chúa Kitô và Giáo hội. Trên cơ sở này, một cơ sở vẫn còn cần được phát triển một cách tích cực và chuyên biệt, tôi không ngần ngại dự ứng câu trả lời CÓ cho câu hỏi về nguyên mẫu khác biệt giới tính trong chính Thiên Chúa và, với nó, cho câu hỏi về nền tảng Ba Ngôi của phẩm giá đàn bà. Kéo dài cách này là viễn kiến của Vị Giáo hoàng thánh thiện của gia đình, một viễn kiến, nhờ phục hồi, bằng những khai triển mới, loại suy Ba Ngôi về gia đình, đã giải thích Imago Dei là Imago Trinitatis và vì thế hoàn tất, một cách tốt đẹp và hữu hiệu, học lý truyền thống về hình ảnh của Thiên Chúa. Thực vậy, hình ảnh ấy, cho đến nay, vẫn bị giới hạn vào việc giống nhau giữa bản chất hữu lý của người đàn ông với các cơ năng thiêng liêng của họ và bản chất hết sức thiêng liêng của Thiên Chúa một mặt, và mặt khác, các nhiệm xuất (procession) Ba Ngôi, nghĩa là Chúa Con xuất phát từ Chúa Cha như Ngôi Lời và Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con như Tình Yêu. Ai nói “loại suy”, thì hiển nhiên không nói “độc nghĩa” (univocity), thành thử sự giống nhau nói ở đây được bổ nghĩa (nuanced) bằng một sự khác biệt lớn nhất, một sự khác biệt luôn tự áp đặt lên mọi so sánh giữa Đấng Tạo Hóa và các tạo vật của Người (DS 806) [12]. Do đó, vấn đề này rất phức tạp và tế nhị và mời gọi ta phải tích hợp các phương thức bổ sung chúng chứ không phản lại chúng [13]. Chúng ta tin nó có triển vọng hữu hiệu và cởi mở đối với việc suy nghĩ lại nhân vị, mối tương quan đàn ông đàn bà và mầu nhiệm Thiên Chúa bằng Tình yêu như một hồng phúc [14].
Một số gợi ý của khoa giải thích
Vượt ra ngoài các giải thích cổ điển về Sáng thế 1: 26-27 [15], phần lớn các nhà giải thích thấy có sự giống nhau trong sự kiện này: Ađam là đại diện hoàng gia của chính Thiên Chúa, người hiện thân và thực thi quyền lực của Người trên trái đất và trên tất cả những vật sống trong nó” [16]. Với Claude Westermann, một nhóm khác cho rằng “hình ảnh Thiên Chúa phải được tìm thấy trong khả năng liên hệ với Thiên Chúa, một khả năng con người vốn lãnh nhận từ Người” [17]. Hiểu chính xác trong bối cảnh của nó, trình thuật về việc tạo dựng con người sẽ bày tỏ ý của Thiên Chúa muốn ban cho chính Người một đối tác có khả năng đối thoại với Người. Điều thú vị nhất, đối với những gì chúng ta vừa đề xuất, là thấy rằng việc chú giải đoạn Sáng thế 1: 26-27, theo truyền thống tư tế, đưa ra nhiều điểm ủng hộ theo nghĩa hòa nhập mối tương quan đàn ông đàn bà vào hình ảnh-họa ảnh.
Thực thế, nếu thay vì tách hai trình thuật tạo dựng, ta rõi ánh sáng vào trình thuật thứ nhất bằng trình thuật thứ hai, Sáng thế 2: 18-24 [18], và với Sáng thế 5: 3, nó giống như sự hỗ tương nam nữ, trong hình ảnh họa ảnh của Thiên Chúa, cho phép con người đại diện Người trên trái đất và bắt chước Người, bằng cách tham dự vào quyền năng sáng tạo của Người. Do đó, việc nhấn mạnh của truyền thống tư tế đối với sự khác biệt về thể xác của hai giới là nhằm biểu lộ tính cách tương quan nền tảng của con người, trên bình diện ngang của mối tương quan nam nữ, cũng như trên bình diện dọc của mối tương quan với Thiên Chúa. Regine Hinschberger cho biết thêm, bằng cách kết luận, rằng Sáng thế 1:26 gợi ý “mối tương quan giống nhau giữa Thiên Chúa, Đấng tạo dựng con người, có nam có nữ, các hữu thể, nhờ được Người chúc phúc, có thể sinh sản” [19]. Kiểu nói “Thiên Chúa dựng nên con người giống họa ảnh Người” vì thế, có lẽ có nghĩa: Người dựng nên họ “để họ trở nên có khả năng sinh sản như Người” [20].
Điều rõ ràng là Sách Sáng thế không nói rõ loại suy này liên quan đến sự tương ứng của các thành viên trong gia đình trong tương quan với các Ngôi của Thiên Chúa Ba Ngôi. Khoa giải thích hình ảnh họa ảnh chỉ đặt trong mối tương quan đối thoại một cặp có khả năng sinh sản và một “chúng ta” thần thánh bất định (“chúng ta hãy tạo ra con người...”), một điều cho thấy quyền năng sáng tạo trong cuộc hợp nhất có tính sinh sản. Mặt khác, viễn ảnh năng động này về hình ảnh, một viễn ảnh hiện thực hóa sự giống nhau qua việc kết hợp có tính sinh sản, rất phù hợp với ý niệm Giao ước, mà lịch sử của Israel vốn là biểu thức ưu tuyển. Do đó, sứ điệp của sách Sáng thế là cơ cấu Giao ước này đã được khắc ghi vào tính bổ túc nam nữ, một tính mà tính hỗ tương để sinh sản giống với và tương ứng với hồng phúc của của Đấng Tạo Hóa. Khi Evà sinh con trai đầu lòng, bà thốt lên: “Tôi đã có được một người đàn ông với sự giúp đỡ của Chúa!” (St 4:1); bà có ý nhấn mạnh đến sự can thiệp đầy sáng tạo của Thiên Chúa trong hồng phúc sự sống. Nhìn trong tính viên mãn trọn vẹn của nó, lịch sử Giao ước này, vốn được khắc ghi trong việc tạo dựng Ađam và Evà, đạt tới đỉnh cao trong Chúa Kitô, Adam mới, Đấng mà Ađam đầu tiên vốn là hình ảnh. Thực vậy, chính Người mới là “hình ảnh của Thiên Chúa” một cách xuất chúng (2 Cr 4: 4), “hình ảnh của Thiên Chúa Vô hình” (Cl 1:15). Do đó, chính ở trong Người mà loại suy gia đình của Ba Ngôi đạt đến đỉnh cao, đồng thời tìm được cách hướng tới một loại suy sâu sắc hơn, không còn chỉ dựa trên hành động sáng tạo của Thiên Chúa mà còn dựa vào hồng phúc ơn thánh.
Phác thảo suy tư thần học
Trên bình diện suy lý, nếu lấy Tình yêu như sự mặc khải tối cao của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô làm điểm xuất phát, thì người ta có thể hiểu Tình yêu này từ các Ngôi vị như “các mối tương quan tồn hữu” (subsistent relationships) (Thánh Tôma Aquinô), vì nó trùng khớp với chúng, và không có thực tại nào khác ở bên ngoài tính hỗ tương tuyệt đối và bất đối xứng của các Ngài. Theo truyền thống, Các Ngôi Thiên Chúa được hiểu là khác với trật tự nhiệm xuất (procession) và với sự đối lập của các mối tương quan hỗ tương trong Tình yêu, theo ba dạng thức (modalities) hoàn toàn khác biệt nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa là Tình yêu bao lâu Chúa Cha sinh ra Chúa Con đồng bản tính; Người cũng là Tình yêu được sinh ra để đáp lại Chúa Cha theo cách hiếu thảo của chính Người, nhìn nhận nơi Người nguồn của chính Người và cùng đích của chính Người; cuối cùng, Người là Tình yêu xuất phát từ tính hỗ tương đồng bản tính giữa Chúa Cha và Chúa Con, như Ngôi Thứ ba tức Tình yêu hiệp thông, ngôi vị khác biệt với tính hỗ tương đúng nghĩa, không phải là một con trai hay con gái khác theo cách của hai vị kia, mà là một “Chúng ta” bao gồm hai vị, mặc dù được khác biệt một cách tuyệt đối. Do đó, ba cách yêu thương trong Ba Ngôi nói lên ba Ngôi vị hoàn toàn khác biệt và có tương quan với nhau: Tình yêu cha mẹ, Tình yêu con thảo, và tôi dám coi Ngôi thứ ba như Tình yêu phu thê vì đây không chỉ là sự hỗ tương hai chiều mà là sự hỗ tương ba chiều, với Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ ba nhiệm xuất theo dạng thức sinh sản từ sự hỗ tương, một điều mang lại cho Người, về phương diện yếu tính và bản vị, quyền công dân trong mối tương quan qua lại ba chiều và thần thiêng của Tình yêu.
Trong kinh nghiệm nhân bản, đứa trẻ, như ngôi vị của tính hỗ tương tình yêu, là kết quả của tình yêu vợ chồng, vốn cũng là sự hỗ tương ba chiều vì, nếu người ta loại bỏ tính cách tình cờ của việc sinh hạ và nhân tố thời gian của việc nó phát triển, thì đứa trẻ, xét trong nội tại, vốn thuộc về chính bản tính của việc hiến thân cho nhau của vợ chồng (Balthasar). Nó là người thứ ba trong việc trao đổi tình yêu phu thê - hôn ước trong cùng một bản tính, một điều không xảy ra trong bất cứ mối tương quan cảm giới nào khác. Không phải trong các mối tương quan cha-con, không phải trong các mối tương quan mẹ-con, không phải trong mối tương quan anh-em hoặc bằng hữu mà có được việc sinh ra một người thứ ba có xác thịt thuộc cùng một bản tính. Đứa con, một cách nào đó, là đồng nguyên lý của tình yêu vợ chồng bao lâu là mục đích nội tại của việc hiến thân cho nhau của họ, kể cả lúc về phương diện chủ quan những người này có thể kết hợp với nhau mà không hề minh nhiên hướng tới việc sinh sản.
Chúng ta đã đề cập ở trên Chúa Thánh Thần như nguyên mẫu của tình yêu phu thê trong Thiên Chúa, bao lâu Người là người “chúng ta” khác biệt với tình yêu hỗ tương của Chúa Cha và Chúa Con. Một “chúng ta” trong đó Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau trong Tình yêu cha con phù hợp với tư chất bản vị của các Ngài, nhưng Các Ngài cũng yêu nhau bằng một “thặng dư” Tình yêu xuất phát từ Ngôi Thứ Ba, một tình yêu sau đó làm phong phú mối tương quan của các Ngài và cho phép ta gọi sự sinh sản (fecundity) của các Ngài trong Người là Tình yêu phu thê (nuptial Love). Chiều kích phu thê, thoạt nhìn, xa lạ với mối tương quan Cha-Con, hoàn toàn là con nợ của Chúa Thánh Thần và chỉ có thể phát xuất từ Người như một ngôi vị riêng của tính hỗ tương. Ngoài ngôi vị của hồng phúc sinh ra và ngôi vị của sự tiếp nhận sinh sản, còn có ngôi vị của sự hiệp thông hỗ tương. Hãy xem lý do tại sao người ta có thể nói rằng Ngôi Thánh Thần, cách nào đó, đã tạo ra (sinh ra) sự thặng dư tình yêu trong Thiên Chúa, một điều làm cho các tương quan Cha-Con có dư khả năng (over-qualify) với một khả năng sinh sản mới khác nữa vốn nội tại trong các Ngài nhưng không thể giản lược vào các Ngài bao lâu còn mang nợ phẩm tính bản vị của Chúa Thánh Thần.
Do đó, tôi tin rằng hoàn toàn chính đáng khi coi Chúa Thánh Thần như Tình yêu phu thê trong Thiên Chúa; việc coi này tiếp nối và làm sâu sắc thêm trực giác của Thánh Augustinô về Chúa Thánh Thần như Tình yêu hỗ tương. Chúa Thánh Thần quả thực là Tình yêu theo cách độc nhất đối với Người, đầy tính bản vị, trong Thiên Chúa, Đấng không là gì khác hơn là Tình yêu. Vai trò của Người là “dây nối kết” yêu thương giữa Chúa Cha và Chúa Con, mật thiết nhưng khác biệt, làm phong phú các Ngài một cách được công nhận, làm cho khả năng sinh sản có đặc tính “phu thê” và “mẫu thân”. Tóm lại, để kết luận, cách phân biệt ba ngôi vị trong Thiên Chúa nhờ tình yêu đối với tôi dường như hòa hợp với Tên riêng “Thánh Thần Chân lý” của Người, bởi vì Chân lý là Tình yêu đồng bản thể của Ba Ngôi Thiên Chúa mà Người xác nhận trong chính Người như dấu ấn của sự hợp nhất thần thiêng như Tình yêu.
Kỳ sau: II – Nhiệm cục của Mầu nhiệm Phu Thê Ba Ngôi như Mầu nhiệm Phu Thê của Chúa Kitô và Giáo hội
Văn Hóa
Trường Ca Bạch Huệ
Đinh Văn Tiến Hùng
09:54 19/03/2020
Tôn vinh Thánh Cả Giuse mẫu gương Gia Trưởng tuyệt vời- Lễ trọng 19/3
*Thiên Chúa đã đặc biệt gìn giữ Thánh Giuse trong sự thanh tịnh vẹn toàn, và xếp đặt cho Người làm bạn xứng đáng của Người Nữ Đồng Trinh mà Chúa đã tuyển chọn làm Mẹ Ngôi Hai trong ý định đời đời. ( Lời Thánh Giêrônimô )
Nêu cao gương sáng cho đời noi theo,
Khiêm nhường- Khiết tịnh- Khó nghèo,
Đón nhận Thiên Chức quyết theo chu toàn.
Ngài được Thiên Chúa thương yêu phó thác,
Làm Dưỡng Phụ Con Thiên Chúa Tối Cao,
Cùng Bạn Đời Trinh Nữ Ma-ri-a.
Suốt đời Ngài luôn tuân hành Thánh ý.
Một tấm gương sáng chói thật tuyệt mỹ,
Đặt niềm tin trong tay Chúa Toàn năng,
Dù khó nghèo lòng vẫn giữ trắng trong,
Như Huệ Trắng vươn cao ngoài nắng đẹp.
Ba lần được hiển linh qua giấc điệp,
Vâng lệnh Sứ Thần Thiên Chúa báo tin,
Đón về nhà Bạn Trinh Nữ dịu hiền,
Người được chọn : Mẹ Ngôi Hai giáng thế.
Hài Nhi đổ hồng ân muôn thế hệ.
Đêm Bê-lem rực sáng một vì sao,
Báo Vị Cứu Tinh nhân loại khát khao,
Ba Bác Học phương Đông tìm thờ lạy.
Chúa Hài Nhi đã hạ mình xuống thế,
Nhận khó nghèo trong hang đá chiên lừa,
Ứng nghiệm lời tiên tri loan báo xưa.
Đêm tuyết rơi, Giu-se được báo mộng.
Vâng lời Sứ Thần đêm đông gió lộng,
Giữa canh khuya Ngài dong duổi hành trình,
Sang Ai-Cập cho Con Trẻ an bình,
Tránh Hê-rót tìm Hài Nhi sát hại.
Suy nghiệm những lời ngôn sứ truyền lại :
“Tiếng kêu than từ Ra-ma vang lên,
Ra-chen mất con khóc lóc ngày đêm”
Sống xa quê Ngài lặng thầm cầu khấn.
Nghe loan tin khi bạo chúa đã mất :
“Ta gọi Con Ta từ Ai-Cập trở về”,
Ngài vội vàng đem Thánh Gia về quê,
Giu-Se khi thấy hiểm nguy đã hết.
Đem Thánh Gia trở về Na-za-rét.
Nơi xóm nghèo xa trói buộc phù vân,
Nuôi gia đình nghề thợ mộc thanh bần,
Dưỡng dục Hài Nhi trưởng thành phúc đức.
Tràn Thánh ân Chúa lòng đầy ơn phúc.
Giu-se nguyện dâng hiến cả cuộc đời,
Trong Phúc Âm không ghi lại một lời,
Đấng Dưỡng Phụ thật cao trọng huyền diệu.
Vị Gia Trưởng bao nhân đức ưu việt,
Như Huệ Trắng không vẩn đục bụi trần,
Được đón nhận muôn diễm phúc hồng ân.
Ôi ! Cuộc đời cao cả Vị Đại Thánh !
Đại dịch lan rộng khắp nơi,
Nguyện xin Cha Thánh cầu bầu chở che,
Những người tham vọng tràn trề,
Quay về nẻo chính dựng xây hòa binh.
Biển trần dậy sóng mông mênh,
Thuyền đời nghiêng ngả bồng bềnh hiểm nguy,
Con xin Thánh Phụ phù trì,
Trường Ca Bạch Huệ dẫn đi theo Ngài.
Đinh văn Tiến Hùng
Nhịp sống đổi thay
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
16:27 19/03/2020
NHỊP SỐNG ĐỔI THAY
Thức dậy đón chào một ngày mới. Ánh nắng ban mai chiếu tỏa rạng ngời. Trời đất mây gió vẫn chuyển động. Một ngày như mọi ngày. Sáng nay, tôi nhìn ra đường lớn, xe cộ vẫn qua lại, nhưng khung cảnh hình như vắng vẻ hơn nhiều. Tôi thấy có ít người đi bộ ngoài đường. Buổi sáng, vắng bóng xe Bus Vàng chở học sinh. Các trường Đại Học, Trung Học, Tiểu Học, Mầm Non, Phòng Huấn luyện, Sân Thể Thao… đều đóng cửa. Các nơi Giải trí, Tiệm Ăn, các Khu Thương mại buôn bán vắng người ế ẩm. Tất cả các sinh hoạt như chậm lại.
Ai trong chúng ta cũng biết điều gì đang xảy ra trên toàn thế giới. Đó là sự lây lan của Dịch Tễ. Có người gọi là Dịch Vũ Hán, Dịch Corona, Dịch Covid-19, China Virus…. Mọi nơi, mọi chỗ, già trẻ ai cũng biết. Qua các phương tiện Truyền thông, Truyền hình, Báo chí, Facebook, Twitters, Google, YouTube, News, Websites…. Sáng, trưa, chiều, tối, chính quyền các cấp họp báo cập nhật tin tức từng giờ. Hầu như tất cả các Nước, các Chính phủ, các Tổ chức, Các Tôn Giáo đều quan tâm theo dõi sát tình hình dịch bệnh. Các lệnh cấm, phong tỏa hoặc hạn chế được áp đặt nhiều khu vực, tùy theo hoàn cảnh. Các phương tiện không lưu du hành đã bị đình chỉ giữa các Nước.
Tình hình căng thật rồi. Có người dung từ “vỡ trận hay toang” rồi. Số người nhiễm dương tính Covid-19 tăng dần khắp nơi. Số người chết cũng cộng thêm mỗi ngày. Người dân lo toan phòng hờ. Chuẩn bị dự trữ lương thực như Mì gói, Gạo, Nước Mắm, Muối, Bánh, Thịt, Cá, rau củ…. Các mặt hàng như Thuốc thang, mặt nạ, nước rửa tay, nước uống, giấy vệ sinh cũng được tích trữ tại nhà. Chính phủ thì lo cung ứng tất cả những nhu yếu phẩm cần thiết để bảo hộ, bảo trợ và chống dịch.
Ít có ai đã trải nghiệm qua cơn Dịch Tễ như thế này. Các cụ sống 70-80 tuổi, nói rằng đây là lần đầu chứng kiến cảnh thê lương này. Mọi sự đổi thay, nhưng đặc biệt, không mấy ai phàn nàn trách móc con dịch. Gặp thời thế, thế thời phải thế. Chấp nhận và đối diện. Giả như cách đây một vài tháng thôi, không có chính quyền nào dám ra lệnh hay áp đặt một sự kiện liên quan đến cuộc sống của người dân như thế. Trong lúc khẩn cấp, gói tiền chi ra hằng ngàn tỷ. Nhà chức trách quyết định một cách mau chóng. Chỉ vì muốn chống lại con vi khuẩn vô hình và vô tình đâu đó. Sợ Dịch hơn sợ bất cứ thứ gì, kể cả tội. Vì con vi khuẩn ẩn tàng này, mà các Đảng phái chính trị có thể ngồi lại với nhau cùng giải quyết những vấn đề cấp bách liên quan đến sự sống và sự chết của dân nước.
Nhịp sống đổi thay. Chưa ai từng thấy hàng loạt các Nhà Thờ vắng lặng. Từ Đại Thánh Đường Thánh Phêrô ở Giáo Đô cho tới các Nhà thờ Chính Tòa, Giáo Xứ không có Thánh lễ Chúa Nhật và trong tuần. Các Sinh Hoạt Hội Đoàn, Công Giáo Tiến Hành, Các Lớp Giáo Lý, các nhóm Cầu nguyện ngưng hoạt động. Trống vắng thật. Tuy nhiên, các Nhà thờ vẫn mở cửa để những ai cần chút thinh lặng riêng tư bên Thánh Thể Chúa. Âm thầm cầu nguyện. Các tín hữu không còn buộc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Sự giao tiếp giữa người với người bị hạn chế. Nhìn nhau như hơi xa lạ và ngại ngùng. Đôi khi tránh gặp mặt nhau, khi có ai đi xa về. Không còn bắt tay, ôm yêu hay khoắc vai bá cổ. Mọi người tự giữ một khoảng cách phòng hờ. Tránh nơi công cộng đông người. Không tiệc tùng gần gũi người xa lạ. Uống Vitamin C phòng chống. Uống nước ấm thường xuyên. Tránh đụng chạm. Rửa tay, rửa tay sát khuẩn nhiều hơn. Khi cần tiếp xúc, dùng khẩu trang tránh nhiễm cho mình và cho người. Nếu có triệu chứng cảm cúm thì nên ở nhà. Đi du lịch xa về, nếu cần, có thể tự cách ly…
Nhiều giáo dân cảm thấy cuộc sống trống vắng, nhưng lòng tin vẫn kiên vững. Điều tốt là gia đình có cơ hội quây quần bên nhau nhiều hơn. Cùng nhau đọc kinh cầu nguyện và sống bên nhau gần hơn. Trong thời gian thử thách này, chúng ta sống niềm tin ra sao? Có phải đây là cơ may và thời gian tốt nhất trong cuộc đời, giúp gia đình chia sẻ sự gắn bó ấm áp và yêu thương. Chúng ta có thời gian để điều chỉnh lại cuộc sống cả thân và tâm. Cần bồi dưỡng cho thân xác được mạnh khỏe thêm. Tâm linh vững mạnh hơn. Chúng ta đừng quá bi quan. Một tâm thức là phải phấn đấu và thắng vượt.
Đã có mấy khi chúng ta được nghỉ dưỡng hoàn toàn như thời điểm này. Không bị bận bịu nhiều với công việc thường ngày. Nhịp sống khác rồi. Có nhiều vợ chồng gần bên nhau nhiều thời gian hơn, vì làm việc qua mạng tại nhà. Hạnh phúc thay, gia đình được chia sẻ những bữa cơm chung cả ngày. Con cái ở nhà học trực tuyến (Online). Cha mẹ gần gũi con cái nhiều hơn. Phải nói rằng trong cái họa và cái xui, lại có cái hên và cái may. Chúng ta hãy tận dụng những ngày này để sống trọn vẹn tình thân thương và vui vẻ đầm ấm với nhau.
Những tuần lễ cách ly với thế giới bên ngoài, thời gian giúp chúng ta trở về với chính mình và với gia đình, hy vọng mỗi người chúng ta có sự đổi mới trong cách sống. Quan tâm và cảm thông với nhau nhiều hơn. Hãy trân trọng thời gian mà chúng ta có với nhau qua những buổi cầu nguyện, dự lễ online và sinh hoạt gia đình. Đây là thời gian thật quý báu. Chúng ta buông bỏ được những bân rộn lo toan theo nhịp sống quen thuộc. Chúng ta có dư đủ thời gian để lo dọn dẹp nhà cửa và tu sửa những gì cần thiết. Mỗi người có thời gian thư giãn, ngủ nghỉ để bồi dưỡng thể xác và tinh thần. Những ngày này không hẳn là những ngày nghỉ hè. Mùa nghỉ hè thì chúng ta phải chi nhiều tiền hơn cho những thứ giải trí, ăn uống và vui chơi.
Trong Mùa Chay Thánh, chúng ta ăn năn sám hối trở về. Trở về cùng Thiên Chúa là Đấng đã yêu thương chúng ta. Tập sống niềm tin trong sự hiện diện của Thiên Chúa ngay tại nơi gia đình nhỏ bé của mình. Hãy tin tưởng vào Thiên Chúa. Đừng sợ. Đây là những ngày thanh luyện tinh thần và thể xác, giúp mỗi người sống đạo kiện toàn hơn. Thật vậy, không ai sống cho riêng mình, nhưng sống cùng và sống chung với người khác. Hãy quan tâm lẫn nhau và gìn giữ cho nhau. Cùng cầu nguyện cho nhau và cho các nạn nhân của dịch. Xin Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Cả Giuse phù trợ, chở che gia đình chúng ta thoát khỏi cơn hiểm nghèo Dịch Tễ này.
Thức dậy đón chào một ngày mới. Ánh nắng ban mai chiếu tỏa rạng ngời. Trời đất mây gió vẫn chuyển động. Một ngày như mọi ngày. Sáng nay, tôi nhìn ra đường lớn, xe cộ vẫn qua lại, nhưng khung cảnh hình như vắng vẻ hơn nhiều. Tôi thấy có ít người đi bộ ngoài đường. Buổi sáng, vắng bóng xe Bus Vàng chở học sinh. Các trường Đại Học, Trung Học, Tiểu Học, Mầm Non, Phòng Huấn luyện, Sân Thể Thao… đều đóng cửa. Các nơi Giải trí, Tiệm Ăn, các Khu Thương mại buôn bán vắng người ế ẩm. Tất cả các sinh hoạt như chậm lại.
Ai trong chúng ta cũng biết điều gì đang xảy ra trên toàn thế giới. Đó là sự lây lan của Dịch Tễ. Có người gọi là Dịch Vũ Hán, Dịch Corona, Dịch Covid-19, China Virus…. Mọi nơi, mọi chỗ, già trẻ ai cũng biết. Qua các phương tiện Truyền thông, Truyền hình, Báo chí, Facebook, Twitters, Google, YouTube, News, Websites…. Sáng, trưa, chiều, tối, chính quyền các cấp họp báo cập nhật tin tức từng giờ. Hầu như tất cả các Nước, các Chính phủ, các Tổ chức, Các Tôn Giáo đều quan tâm theo dõi sát tình hình dịch bệnh. Các lệnh cấm, phong tỏa hoặc hạn chế được áp đặt nhiều khu vực, tùy theo hoàn cảnh. Các phương tiện không lưu du hành đã bị đình chỉ giữa các Nước.
Tình hình căng thật rồi. Có người dung từ “vỡ trận hay toang” rồi. Số người nhiễm dương tính Covid-19 tăng dần khắp nơi. Số người chết cũng cộng thêm mỗi ngày. Người dân lo toan phòng hờ. Chuẩn bị dự trữ lương thực như Mì gói, Gạo, Nước Mắm, Muối, Bánh, Thịt, Cá, rau củ…. Các mặt hàng như Thuốc thang, mặt nạ, nước rửa tay, nước uống, giấy vệ sinh cũng được tích trữ tại nhà. Chính phủ thì lo cung ứng tất cả những nhu yếu phẩm cần thiết để bảo hộ, bảo trợ và chống dịch.
Ít có ai đã trải nghiệm qua cơn Dịch Tễ như thế này. Các cụ sống 70-80 tuổi, nói rằng đây là lần đầu chứng kiến cảnh thê lương này. Mọi sự đổi thay, nhưng đặc biệt, không mấy ai phàn nàn trách móc con dịch. Gặp thời thế, thế thời phải thế. Chấp nhận và đối diện. Giả như cách đây một vài tháng thôi, không có chính quyền nào dám ra lệnh hay áp đặt một sự kiện liên quan đến cuộc sống của người dân như thế. Trong lúc khẩn cấp, gói tiền chi ra hằng ngàn tỷ. Nhà chức trách quyết định một cách mau chóng. Chỉ vì muốn chống lại con vi khuẩn vô hình và vô tình đâu đó. Sợ Dịch hơn sợ bất cứ thứ gì, kể cả tội. Vì con vi khuẩn ẩn tàng này, mà các Đảng phái chính trị có thể ngồi lại với nhau cùng giải quyết những vấn đề cấp bách liên quan đến sự sống và sự chết của dân nước.
Nhịp sống đổi thay. Chưa ai từng thấy hàng loạt các Nhà Thờ vắng lặng. Từ Đại Thánh Đường Thánh Phêrô ở Giáo Đô cho tới các Nhà thờ Chính Tòa, Giáo Xứ không có Thánh lễ Chúa Nhật và trong tuần. Các Sinh Hoạt Hội Đoàn, Công Giáo Tiến Hành, Các Lớp Giáo Lý, các nhóm Cầu nguyện ngưng hoạt động. Trống vắng thật. Tuy nhiên, các Nhà thờ vẫn mở cửa để những ai cần chút thinh lặng riêng tư bên Thánh Thể Chúa. Âm thầm cầu nguyện. Các tín hữu không còn buộc tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật. Sự giao tiếp giữa người với người bị hạn chế. Nhìn nhau như hơi xa lạ và ngại ngùng. Đôi khi tránh gặp mặt nhau, khi có ai đi xa về. Không còn bắt tay, ôm yêu hay khoắc vai bá cổ. Mọi người tự giữ một khoảng cách phòng hờ. Tránh nơi công cộng đông người. Không tiệc tùng gần gũi người xa lạ. Uống Vitamin C phòng chống. Uống nước ấm thường xuyên. Tránh đụng chạm. Rửa tay, rửa tay sát khuẩn nhiều hơn. Khi cần tiếp xúc, dùng khẩu trang tránh nhiễm cho mình và cho người. Nếu có triệu chứng cảm cúm thì nên ở nhà. Đi du lịch xa về, nếu cần, có thể tự cách ly…
Nhiều giáo dân cảm thấy cuộc sống trống vắng, nhưng lòng tin vẫn kiên vững. Điều tốt là gia đình có cơ hội quây quần bên nhau nhiều hơn. Cùng nhau đọc kinh cầu nguyện và sống bên nhau gần hơn. Trong thời gian thử thách này, chúng ta sống niềm tin ra sao? Có phải đây là cơ may và thời gian tốt nhất trong cuộc đời, giúp gia đình chia sẻ sự gắn bó ấm áp và yêu thương. Chúng ta có thời gian để điều chỉnh lại cuộc sống cả thân và tâm. Cần bồi dưỡng cho thân xác được mạnh khỏe thêm. Tâm linh vững mạnh hơn. Chúng ta đừng quá bi quan. Một tâm thức là phải phấn đấu và thắng vượt.
Đã có mấy khi chúng ta được nghỉ dưỡng hoàn toàn như thời điểm này. Không bị bận bịu nhiều với công việc thường ngày. Nhịp sống khác rồi. Có nhiều vợ chồng gần bên nhau nhiều thời gian hơn, vì làm việc qua mạng tại nhà. Hạnh phúc thay, gia đình được chia sẻ những bữa cơm chung cả ngày. Con cái ở nhà học trực tuyến (Online). Cha mẹ gần gũi con cái nhiều hơn. Phải nói rằng trong cái họa và cái xui, lại có cái hên và cái may. Chúng ta hãy tận dụng những ngày này để sống trọn vẹn tình thân thương và vui vẻ đầm ấm với nhau.
Những tuần lễ cách ly với thế giới bên ngoài, thời gian giúp chúng ta trở về với chính mình và với gia đình, hy vọng mỗi người chúng ta có sự đổi mới trong cách sống. Quan tâm và cảm thông với nhau nhiều hơn. Hãy trân trọng thời gian mà chúng ta có với nhau qua những buổi cầu nguyện, dự lễ online và sinh hoạt gia đình. Đây là thời gian thật quý báu. Chúng ta buông bỏ được những bân rộn lo toan theo nhịp sống quen thuộc. Chúng ta có dư đủ thời gian để lo dọn dẹp nhà cửa và tu sửa những gì cần thiết. Mỗi người có thời gian thư giãn, ngủ nghỉ để bồi dưỡng thể xác và tinh thần. Những ngày này không hẳn là những ngày nghỉ hè. Mùa nghỉ hè thì chúng ta phải chi nhiều tiền hơn cho những thứ giải trí, ăn uống và vui chơi.
Trong Mùa Chay Thánh, chúng ta ăn năn sám hối trở về. Trở về cùng Thiên Chúa là Đấng đã yêu thương chúng ta. Tập sống niềm tin trong sự hiện diện của Thiên Chúa ngay tại nơi gia đình nhỏ bé của mình. Hãy tin tưởng vào Thiên Chúa. Đừng sợ. Đây là những ngày thanh luyện tinh thần và thể xác, giúp mỗi người sống đạo kiện toàn hơn. Thật vậy, không ai sống cho riêng mình, nhưng sống cùng và sống chung với người khác. Hãy quan tâm lẫn nhau và gìn giữ cho nhau. Cùng cầu nguyện cho nhau và cho các nạn nhân của dịch. Xin Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Cả Giuse phù trợ, chở che gia đình chúng ta thoát khỏi cơn hiểm nghèo Dịch Tễ này.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giáo Đường Vắng
Nguyễn Trung Tây Lm.
21:29 19/03/2020
GIÁO ĐƯỜNG VẮNG
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Giáo đường vắng, không lời kinh nhật tụng
Nhưng tình Ngài mãi ở với trần gian
Ngần ngại chi không cất bước đi vào?
Xin ơn trên lượng hải hà tuôn đổ.
(NTT)
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Giáo đường vắng, không lời kinh nhật tụng
Nhưng tình Ngài mãi ở với trần gian
Ngần ngại chi không cất bước đi vào?
Xin ơn trên lượng hải hà tuôn đổ.
(NTT)
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha kêu gọi tất cả người Công Giáo Ý cùng kêu cầu Thánh Cả Giuse vào lúc 9 giờ tối 19/3
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:06 19/03/2020
Tính cho đến chiều thứ Năm 19 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 8,953 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 219,032 người. Như thế, chỉ trong 24 giờ đã có thêm 966 người thiệt mạng vì coronavirus, và 20,610 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Hoa Lục vẫn đang dẫn đầu con số thương vong với 3,237 người chết, và 80,894 trường hợp nhiễm bệnh.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý ngày càng trở nên rất nghiêm trọng. Chỉ trong 24 giờ, số trường hợp tử vong tại Ý là 475 người. Tính đến chiều thứ Năm 19 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 2,978 người, và 35,713 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Nếu tình hình cứ diễn tiến ở mức này, chỉ trong một ngày nữa, con số tử vong tại Ý sẽ vượt qua con số tử vong trên toàn cõi Hoa Lục.
Tiếp theo là Iran với 1,135 người chết, tăng 147 người trong vòng 24 giờ; và 17,361 trường hợp nhiễm bệnh, tức là chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,192 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận.
Tình hình tại Tây Ban Nha đã gia tăng một cách đột biến trong những ngày gần đây. Đến nay, đã có 638 người chết; và 17,361 trường hợp nhiễm bệnh.
Các tín hữu Ý cùng cầu nguyện với Đức Thánh Cha
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong lời chào gởi đến các tín hữu người Ý trong bài huấn đức thứ Tư hàng tuần, hiện nay được phát trực tiếp thay cho buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha đã mời gọi các tín hữu Ý cùng cầu nguyện vào lúc 9 giờ tối ngày thứ Năm 19 tháng Ba.
Đức Thánh Cha nói:
Tôi trân trọng chào các tín hữu nói tiếng Ý, với một suy nghĩ đặc biệt dành cho các thanh niên, những người già, người bệnh và các cặp vợ chồng mới cưới.
Ngày mai chúng ta sẽ long trọng mừng lễ thánh Giuse. Trong cuộc sống, công việc, gia đình, niềm vui và nỗi đau, ngài luôn tìm kiếm và yêu mến Chúa, xứng đáng với lời khen ngợi của Kinh thánh như một người công chính và khôn ngoan. Anh chị em hãy luôn luôn cầu khẩn Ngài, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn và giao phó sự sống của mình cho vị đại Thánh này.
Tôi hô hào anh chị em hưởng ứng lời kêu gọi của các Giám mục Ý, và tham gia vào khoảnh khắc cầu nguyện cho đất nước trong tình trạng khẩn cấp về sức khỏe này. Xin mọi gia đình, mọi tín hữu, mọi cộng đồng tôn giáo: tất cả hãy hiệp nhất trong tinh thần vào 9 giờ tối ngày mai trong kinh Mân côi, với các Mầu Nhiệm Sự Sáng. Tôi sẽ đồng hành cùng với anh chị em từ đây. Cầu xin Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, là sức khỏe của các bệnh nhân, dẫn chúng ta đến khuôn mặt sáng ngời và biến hình của Chúa Giêsu Kitô và Trái tim của Mẹ, Đấng mà chúng ta hướng về với lời kinh Mân côi, dưới ánh mắt yêu thương của Thánh Giuse, Đấng bảo vệ Thánh gia và các gia đình của chúng ta. Và chúng ta xin Ngài bảo vệ cách đặc biệt gia đình chúng ta, đặc biệt là những người đau yếu và những người đang chăm sóc những người bệnh: các bác sĩ, y tá, các tình nguyện viên, những người liều mình phục vụ.
Liên quan đến sáng kiến 24 giờ cho Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích người Công Giáo trên khắp thế giới tham gia vào sáng kiến 24 giờ cho Chúa và hiệp nhất với nhau trong tinh thần tại các quốc gia nơi các cuộc tụ họp công cộng bị cấm do sự bùng phát của coronavirus.
Sáng kiến 24 giờ cho Chúa là một sáng kiến được tổ chức bởi Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc Âm hóa, và được tổ chức hàng năm vào ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy trước Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay.
Theo sáng kiến này, ít nhất một nhà thờ ở mỗi giáo phận trên khắp thế giới sẽ được mở cửa trong 24 giờ liên tục. Các tín hữu được khuyến khích lãnh nhận Bí tích Hòa giải và cầu nguyện trong sự kết hiệp thiêng liêng với Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi sáng kiến này là “một khoảng khắc cầu nguyện quan trọng trong Mùa Chay” và là một cơ hội tốt để đi xưng tội.
Năm nay, việc tái diễn khoảng khắc này sẽ xảy ra trong những tình cảnh bị hạn chế, do đại dịch coronavirus gây ra.
Nhiều quốc gia đã cấm các cuộc tụ họp công cộng và hạn chế một số quyền tự do di chuyển để ngăn chặn sự lây lan của virus.
“Thật không may ở Rôma, Ý và ở các quốc gia khác, sáng kiến này không thể được tổ chức theo định dạng truyền thống của nó do tình trạng khẩn cấp của coronavirus,” Đức Thánh Cha nói.
Nhưng ngài kêu gọi những người Công Giáo ở các nước chưa bị hạn chế tụ tập hãy tiếp tục truyền thống đẹp đẽ này.
“Tôi khuyến khích các tín hữu kín múc một cách chân thành lòng thương xót của Chúa trong việc đi xưng tội và cầu nguyện đặc biệt cho những người đau khổ vì đại dịch này.”
Đối với những người không thể tham gia trực tiếp vào sáng kiến 24 giờ cho Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài chắc chắn họ sẽ có thể trải nghiệm “khoảnh khắc sám hối này qua lời cầu nguyện cá nhân.”
Ít nhất mười hai linh mục đã chết ở Ý vì coronavirus.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này, ít nhất mười hai linh mục đã chết ở Ý vì coronavirus. Hơn một nửa trong số các vị thuộc Giáo Phận Bergamo, một thị trấn bên ngoài Milan, trong vùng Bologna.
Đức Cha Francesco Beschi, Giám Mục bản quyền của giáo phận Bergamo, là giáo phận Ý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì coronavirus, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Hai rằng 20 linh mục trong giáo phận của ngài đã phải nằm nhà thương sau khi nhiễm coronavirus. 6 vị đã chết. Về phía những vị còn lại, Đức Cha nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Ý ngày 16 tháng Ba rằng:
“Số linh mục đã chết trong tuần này, và những người vẫn còn trong tình trạng đặc biệt nghiêm trọng là rất cao”.
“Chúng tôi đang sống nỗi đau này khi chia sẻ chung một số phận với cộng đồng của chúng tôi, với số người nhiễm bệnh, và con số quá nhiều những người chết. Chúng tôi không tách rời khỏi cộng đồng của chúng tôi ngay cả trong cái chết,” Đức Cha Breschi nói với InBlu Radio.
Trong số các tu sĩ chết ở Bergamo còn có Thầy Silano Sirtoli, 59 tuổi và Thầy Giancarlo Nava, 70 tuổi, từng là một nhà truyền giáo ở Paraguay.
Bergamo là quê hương của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII. Tình trạng tại đây thê thảm đến mức, chính quyền địa phương Bergamo cho biết trong một thông báo hôm 13 tháng Ba rằng nhà xác bệnh viện thành phố đã hết chỗ, vì vậy chính quyền đã mở các nghĩa trang và các nhà thờ để quàn các thi thể đang chờ chôn cất.
“Chúng ta đang trải qua một cái gì đó vượt xa những thăng trầm bình thường của cuộc sống”, Đức Cha Breschi nói trong bài giảng thánh lễ trực tuyến hôm Chúa Nhật 15 tháng Ba.
Thông tấn xã ACI Stampa báo cáo là 2 linh mục thuộc Giáo phận Brescia, phía tây thành phố Verona, đã được báo cáo là đã chết. Đó là Cha Angelo Cretti, va Cha Diego Gabusi
Trong một diễn biến vô cùng tai hại, Đức Ông Vincenzo Rini, thuộc Giáo phận Cremona đã qua đời ngày 14 tháng Ba vì coronavirus. Ngài là một học giả nổi tiếng tại Ý, và điều hành tờ báo giáo phận Cremona trong suốt 30 năm qua. Ngài cũng từ là Giám đốc Servizio Informazione Religiosa, gọi tắt là SIR, là cơ quan thông tấn của Hội Đồng Giám Mục Ý. Ngài cũng là một tiểu thuyết gia, và từng là điều hợp viên Đại hội văn hóa Cristina di Savoia, nhằm mục đích quảng bá văn hóa Kitô giáo ở Ý.
Đức Cha Antonio Napolioni, Giám Mục Cremona, là vị Giám Mục Ý đầu tiên nhiễm coronavirus. Ngài được xác nhận đã nhiễm coronavirus. Nhưng may mắn, ngài đã hồi phục và trở về nhà hôm 16 tháng 3. Giáo phận Cremona cho biết ngài vẫn còn phải cách ly trong 14 ngày nữa, và sẽ được xét nghiệm lại coronavirus sau thời gian cách ly này.
Sau giáo phận Bergamo, giáo phận Cremona và giáo phận Crema được kể là các giáo phận chịu nhiều tổn thất tại Ý.
Sau khi cử hành Thánh lễ Chúa Nhật 15 tháng Ba, Đức Cha Daniele Gianotti, Giám Mục giáo phận Crema muốn thể hiện sự gần gũi của Giáo hội trong thời khắc đặc biệt khó khăn này nên ngài đã cung nghinh Mình Thánh Chúa qua các đường phố như quý vị và anh chị em đang thấy trong video này.
Hoa Lục vẫn đang dẫn đầu con số thương vong với 3,237 người chết, và 80,894 trường hợp nhiễm bệnh.
Thiệt hại nhân mạng tại Ý ngày càng trở nên rất nghiêm trọng. Chỉ trong 24 giờ, số trường hợp tử vong tại Ý là 475 người. Tính đến chiều thứ Năm 19 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 2,978 người, và 35,713 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Nếu tình hình cứ diễn tiến ở mức này, chỉ trong một ngày nữa, con số tử vong tại Ý sẽ vượt qua con số tử vong trên toàn cõi Hoa Lục.
Tiếp theo là Iran với 1,135 người chết, tăng 147 người trong vòng 24 giờ; và 17,361 trường hợp nhiễm bệnh, tức là chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,192 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận.
Tình hình tại Tây Ban Nha đã gia tăng một cách đột biến trong những ngày gần đây. Đến nay, đã có 638 người chết; và 17,361 trường hợp nhiễm bệnh.
Các tín hữu Ý cùng cầu nguyện với Đức Thánh Cha
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong lời chào gởi đến các tín hữu người Ý trong bài huấn đức thứ Tư hàng tuần, hiện nay được phát trực tiếp thay cho buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha đã mời gọi các tín hữu Ý cùng cầu nguyện vào lúc 9 giờ tối ngày thứ Năm 19 tháng Ba.
Đức Thánh Cha nói:
Tôi trân trọng chào các tín hữu nói tiếng Ý, với một suy nghĩ đặc biệt dành cho các thanh niên, những người già, người bệnh và các cặp vợ chồng mới cưới.
Ngày mai chúng ta sẽ long trọng mừng lễ thánh Giuse. Trong cuộc sống, công việc, gia đình, niềm vui và nỗi đau, ngài luôn tìm kiếm và yêu mến Chúa, xứng đáng với lời khen ngợi của Kinh thánh như một người công chính và khôn ngoan. Anh chị em hãy luôn luôn cầu khẩn Ngài, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn và giao phó sự sống của mình cho vị đại Thánh này.
Tôi hô hào anh chị em hưởng ứng lời kêu gọi của các Giám mục Ý, và tham gia vào khoảnh khắc cầu nguyện cho đất nước trong tình trạng khẩn cấp về sức khỏe này. Xin mọi gia đình, mọi tín hữu, mọi cộng đồng tôn giáo: tất cả hãy hiệp nhất trong tinh thần vào 9 giờ tối ngày mai trong kinh Mân côi, với các Mầu Nhiệm Sự Sáng. Tôi sẽ đồng hành cùng với anh chị em từ đây. Cầu xin Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, là sức khỏe của các bệnh nhân, dẫn chúng ta đến khuôn mặt sáng ngời và biến hình của Chúa Giêsu Kitô và Trái tim của Mẹ, Đấng mà chúng ta hướng về với lời kinh Mân côi, dưới ánh mắt yêu thương của Thánh Giuse, Đấng bảo vệ Thánh gia và các gia đình của chúng ta. Và chúng ta xin Ngài bảo vệ cách đặc biệt gia đình chúng ta, đặc biệt là những người đau yếu và những người đang chăm sóc những người bệnh: các bác sĩ, y tá, các tình nguyện viên, những người liều mình phục vụ.
Liên quan đến sáng kiến 24 giờ cho Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyến khích người Công Giáo trên khắp thế giới tham gia vào sáng kiến 24 giờ cho Chúa và hiệp nhất với nhau trong tinh thần tại các quốc gia nơi các cuộc tụ họp công cộng bị cấm do sự bùng phát của coronavirus.
Sáng kiến 24 giờ cho Chúa là một sáng kiến được tổ chức bởi Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc Âm hóa, và được tổ chức hàng năm vào ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy trước Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay.
Theo sáng kiến này, ít nhất một nhà thờ ở mỗi giáo phận trên khắp thế giới sẽ được mở cửa trong 24 giờ liên tục. Các tín hữu được khuyến khích lãnh nhận Bí tích Hòa giải và cầu nguyện trong sự kết hiệp thiêng liêng với Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi sáng kiến này là “một khoảng khắc cầu nguyện quan trọng trong Mùa Chay” và là một cơ hội tốt để đi xưng tội.
Năm nay, việc tái diễn khoảng khắc này sẽ xảy ra trong những tình cảnh bị hạn chế, do đại dịch coronavirus gây ra.
Nhiều quốc gia đã cấm các cuộc tụ họp công cộng và hạn chế một số quyền tự do di chuyển để ngăn chặn sự lây lan của virus.
“Thật không may ở Rôma, Ý và ở các quốc gia khác, sáng kiến này không thể được tổ chức theo định dạng truyền thống của nó do tình trạng khẩn cấp của coronavirus,” Đức Thánh Cha nói.
Nhưng ngài kêu gọi những người Công Giáo ở các nước chưa bị hạn chế tụ tập hãy tiếp tục truyền thống đẹp đẽ này.
“Tôi khuyến khích các tín hữu kín múc một cách chân thành lòng thương xót của Chúa trong việc đi xưng tội và cầu nguyện đặc biệt cho những người đau khổ vì đại dịch này.”
Đối với những người không thể tham gia trực tiếp vào sáng kiến 24 giờ cho Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngài chắc chắn họ sẽ có thể trải nghiệm “khoảnh khắc sám hối này qua lời cầu nguyện cá nhân.”
Ít nhất mười hai linh mục đã chết ở Ý vì coronavirus.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cho đến khi chúng tôi thực hiện chương trình này, ít nhất mười hai linh mục đã chết ở Ý vì coronavirus. Hơn một nửa trong số các vị thuộc Giáo Phận Bergamo, một thị trấn bên ngoài Milan, trong vùng Bologna.
Đức Cha Francesco Beschi, Giám Mục bản quyền của giáo phận Bergamo, là giáo phận Ý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì coronavirus, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Hai rằng 20 linh mục trong giáo phận của ngài đã phải nằm nhà thương sau khi nhiễm coronavirus. 6 vị đã chết. Về phía những vị còn lại, Đức Cha nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Ý ngày 16 tháng Ba rằng:
“Số linh mục đã chết trong tuần này, và những người vẫn còn trong tình trạng đặc biệt nghiêm trọng là rất cao”.
“Chúng tôi đang sống nỗi đau này khi chia sẻ chung một số phận với cộng đồng của chúng tôi, với số người nhiễm bệnh, và con số quá nhiều những người chết. Chúng tôi không tách rời khỏi cộng đồng của chúng tôi ngay cả trong cái chết,” Đức Cha Breschi nói với InBlu Radio.
Trong số các tu sĩ chết ở Bergamo còn có Thầy Silano Sirtoli, 59 tuổi và Thầy Giancarlo Nava, 70 tuổi, từng là một nhà truyền giáo ở Paraguay.
Bergamo là quê hương của Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII. Tình trạng tại đây thê thảm đến mức, chính quyền địa phương Bergamo cho biết trong một thông báo hôm 13 tháng Ba rằng nhà xác bệnh viện thành phố đã hết chỗ, vì vậy chính quyền đã mở các nghĩa trang và các nhà thờ để quàn các thi thể đang chờ chôn cất.
“Chúng ta đang trải qua một cái gì đó vượt xa những thăng trầm bình thường của cuộc sống”, Đức Cha Breschi nói trong bài giảng thánh lễ trực tuyến hôm Chúa Nhật 15 tháng Ba.
Thông tấn xã ACI Stampa báo cáo là 2 linh mục thuộc Giáo phận Brescia, phía tây thành phố Verona, đã được báo cáo là đã chết. Đó là Cha Angelo Cretti, va Cha Diego Gabusi
Trong một diễn biến vô cùng tai hại, Đức Ông Vincenzo Rini, thuộc Giáo phận Cremona đã qua đời ngày 14 tháng Ba vì coronavirus. Ngài là một học giả nổi tiếng tại Ý, và điều hành tờ báo giáo phận Cremona trong suốt 30 năm qua. Ngài cũng từ là Giám đốc Servizio Informazione Religiosa, gọi tắt là SIR, là cơ quan thông tấn của Hội Đồng Giám Mục Ý. Ngài cũng là một tiểu thuyết gia, và từng là điều hợp viên Đại hội văn hóa Cristina di Savoia, nhằm mục đích quảng bá văn hóa Kitô giáo ở Ý.
Đức Cha Antonio Napolioni, Giám Mục Cremona, là vị Giám Mục Ý đầu tiên nhiễm coronavirus. Ngài được xác nhận đã nhiễm coronavirus. Nhưng may mắn, ngài đã hồi phục và trở về nhà hôm 16 tháng 3. Giáo phận Cremona cho biết ngài vẫn còn phải cách ly trong 14 ngày nữa, và sẽ được xét nghiệm lại coronavirus sau thời gian cách ly này.
Sau giáo phận Bergamo, giáo phận Cremona và giáo phận Crema được kể là các giáo phận chịu nhiều tổn thất tại Ý.
Sau khi cử hành Thánh lễ Chúa Nhật 15 tháng Ba, Đức Cha Daniele Gianotti, Giám Mục giáo phận Crema muốn thể hiện sự gần gũi của Giáo hội trong thời khắc đặc biệt khó khăn này nên ngài đã cung nghinh Mình Thánh Chúa qua các đường phố như quý vị và anh chị em đang thấy trong video này.
Vòng vây thắt lại: Tổng thống Trump gọi đích danh coronavirus là Chinese Virus - Virus Tầu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:10 19/03/2020
1. Tình trạng đáng âu lo tại Hoa Kỳ: 176 trong tổng số 177 giáo phận phải đình chỉ thánh lễ
Tính đến sáng thứ Năm 19 tháng Ba, trên toàn thế giới, số trường hợp tử vong đã lên đến 9,277 người thiệt mạng và 225,438 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Tại Hoa Kỳ, tổng số trường hợp nhiễm bệnh đã lên đến 9,464 người trong đó 155 người đã thiệt mạng vì coronavirus. Đến chiều ngày 18 tháng Ba vùng hạn chế di chuyển đã mở rộng chi phối cuộc sống của ít nhất 10 triệu người.
Trong bối cảnh đó, 176 trong tổng số 177 giáo phận và tổng giáo phận Công Giáo nghi lễ Latinh tại Hoa Kỳ đã phải đình chỉ việc cử hành các Thánh lễ dành cho công chúng. Đến nay, các thánh lễ dành cho công chúng chỉ còn được cử hành tại Giáo phận St. Thomas thuộc Quần đảo Virgin của Hoa Kỳ. Tổng giáo phận quân đội Hoa Kỳ không ban hành một lệnh đình chỉ chung nhưng để cho các cha tuyên úy quyết định tùy theo tình hình cụ thể tại căn cứ của mình.
8 trong số 18 giáo phận Công Giáo nghi lễ Đông phương cũng đã phải đình chỉ các thánh lễ dành cho công chúng.
Trong cuộc họp báo vào sáng thứ Năm 19 tháng Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc là Cảnh Sảng đã lên tiếng phản đối tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vì trong hai ngày liên tiếp tổng thống Donald Trump đã cố ý dùng thuật ngữ “Chinese virus”, nghĩa là “Virus Tầu”.
Trước đó, trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Tư, một ký giả hỏi tại sao tổng thống lại không dùng các từ ngữ như coronavirus hay covid19. Ký giả này nêu ra lo ngại rằng thuật ngữ “Virus Tầu” xem ra có vẻ kỳ thị.
Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông sử dụng thuật ngữ này vì Trung Quốc đã cố đổ lỗi virus cho quân đội Mỹ.
Ông Trump nói hôm thứ Tư:
“Vì nó đến từ Trung Quốc. Không phân biệt chủng tộc gì cả, không, không hề. Nó đến từ Trung Quốc, đó là lý do. Tôi muốn chính xác”.
Khi được hỏi một lần nữa, tổng thống nói: “Tôi có tình yêu lớn với tất cả mọi người từ đất nước chúng ta, nhưng như bạn biết, Trung Quốc đã cố gắng nói rằng... đó là do quân đội Mỹ gây ra. Không thể muốn nói gì thì nói. Tôi không để họ làm như thế, bao lâu tôi còn là Tổng thống. Nó đến từ Trung Quốc.”
2. Giáo Hội tại Anh và xứ Wales đình chỉ các thánh lễ có công chúng tham dự
Tại Anh, trong một video được công bố hôm 18 tháng Ba, Đức Hồng Y Vincent Nichols, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales nói:
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô,
Để đối phó với đại dịch coronavirus, rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta phải thay đổi. Điều này bao gồm những cách mà chúng ta công khai bày tỏ đức tin của mình. Điều rõ ràng rằng, theo lời khuyên chính thức và để giữ an toàn cho nhau, giữ mạng sống mình và hỗ trợ cho ngành y tế, tại thời điểm này, chúng ta không được tập hợp để thờ phượng công cộng trong các nhà thờ của chúng ta. Điều này sẽ bắt đầu từ tối thứ Sáu, ngày 20 tháng 3 năm 2020, cho đến khi có thông báo mới.
Các nhà thờ của chúng ta vẫn sẽ mở. Các nhà thờ không đóng cửa. Các nhà thờ sẽ là một tâm điểm cầu nguyện, nơi anh chị em tìm thấy niềm an ủi và sức mạnh. Khi đến thăm nhà thờ của chúng ta tại thời điểm này, chúng ta cần tuân giữ rất cẩn thận các thực hành vệ sinh và hướng dẫn về giữ khoảng cách với nhau.
Tuy nhiên, việc cử hành Thánh lễ, Chúa Nhật này sang Chúa Nhật và ngày qua ngày, sẽ diễn ra mà không có cộng đoàn tham dự.
3. Đức Thánh Cha cử hành lễ kính Thánh Cả Giuse, cầu nguyện cho các tù nhân
Lúc 7 sáng thứ Năm 19 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ trọng thể kính Thánh Giuse tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người đang sống trong tù, là những người đang phải lo ngại về mạng sống của chính mình và gia đình. Theo Đức Thánh Cha, các tù nhân trong các nhà tù Ý hiện nay đang phải đối diện với sự bất định, hoang mang, và đau khổ.
Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho các anh chị em đang ở trong các nhà tù. Họ phải chịu đựng rất nhiều vì không chắc chắn những gì có thể xảy ra trong nhà tù trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Họ cũng đang nghĩ về gia đình không biết họ xoay sở ra sao, có ai nhiễm bệnh không, liệu họ có qua khỏi không. Hôm nay chúng ta hãy gần gũi những người trong tù. Họ đang phải chịu đựng rất nhiều trong thời điểm bất định và đau đớn này.
Bài giảng của Đức Thánh Cha xoay quanh bài Tin Mừng trong ngày, và tập trung vào vị thánh mà Giáo hội tôn vinh ngày hôm nay, là Thánh Giuse.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 2, 41-51a).
Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người.
Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói, đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại. Nhìn thấy Người, hai ông bà ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: “Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con”. Người thưa với hai ông bà rằng: “Mà tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con ư?” Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói. Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bắt đầu bài giảng của ngài bằng cách nêu bật Thánh Giuse, là người công chính. Ngài nói:
Thánh Giuse là người công chính không chỉ vì ngài tin, mà bởi vì ngài đã sống niềm tin đó.
Những lời của Đức Thánh Cha về ơn gọi Thánh Giuse thật sự rất cảm động:
Ngài được chọn để dưỡng dục một vị là phàm nhân đích thực, nhưng cũng là Thiên Chúa. Chưa từng có ai như thế. Chúa đã chọn một người công chính, một người có đức tin, một người có khả năng vừa là người phàm và vừa có khả năng nói chuyện với Chúa, đi vào mầu nhiệm của Chúa. Đây là cuộc sống của Thánh Giuse.
Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng Thánh Giuse là một người đàn ông rất chính xác. Trong nghề thợ mộc, ngài chính xác đến mức có thể bào gỗ, hoặc điều chỉnh một góc tới mức hoàn hảo của một milimet. Đức Thánh Cha nói rằng Thánh Giuse đã bước vào mầu nhiệm Thiên Chúa với sự chính xác và tự nhiên tương tự trong nghề mộc của mình.
Ngài rất chính xác, nhưng cũng có thể đi vào mầu nhiệm mà ngài không thể kiểm soát. Đây là sự thánh thiện của Thánh Giuse.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngay cả Tin Mừng cũng nói về giấc mơ của Thánh Giuse, điều đó khiến chúng ta hiểu được rằng ngài đã bước vào mầu nhiệm Thiên Chúa.
Sau đó, những suy nghĩ của Đức Thánh Cha đã hướng về Giáo Hội mà Thánh Giuse là Quan Thầy. “Các thành viên của Giáo hội, bao gồm cả Giáo hoàng, có khả năng đi vào mầu nhiệm không?” ngài đặt câu hỏi.
“Họ có khả năng đi vào mầu nhiệm hay họ cần kiểm soát thông qua các quy tắc và quy định bảo vệ họ trước những gì họ không thể kiểm soát được? Khi Giáo hội mất khả năng đi vào mầu nhiệm, Giáo Hội mất đi khả năng tôn thờ. Lòng sùng kính tôn thờ chỉ xảy ra khi một người bước vào mầu nhiệm của Chúa.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng không bước vào mầu nhiệm, Giáo Hội chỉ là nửa vời, chỉ là một hiệp hội ngoan đạo hoạt động dưới các quy tắc và quy định.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng này.”
Cầu xin cho Giáo hội có thể sống trong sự cụ thể của cuộc sống hàng ngày và trong đó ‘sự cụ thể’ của mầu nhiệm. Đi vào mầu nhiệm không phải là mơ. Đi vào mầu nhiệm chính xác là tôn thờ. Đi vào mầu nhiệm là làm hôm nay những gì chúng ta sẽ làm trong tương lai. Khi chúng ta đến trước mặt Chúa: hãy tôn thờ Ngài. Xin Chúa ban cho Giáo hội của Ngài ân sủng này.
Tính đến sáng thứ Năm 19 tháng Ba, trên toàn thế giới, số trường hợp tử vong đã lên đến 9,277 người thiệt mạng và 225,438 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Tại Hoa Kỳ, tổng số trường hợp nhiễm bệnh đã lên đến 9,464 người trong đó 155 người đã thiệt mạng vì coronavirus. Đến chiều ngày 18 tháng Ba vùng hạn chế di chuyển đã mở rộng chi phối cuộc sống của ít nhất 10 triệu người.
Trong bối cảnh đó, 176 trong tổng số 177 giáo phận và tổng giáo phận Công Giáo nghi lễ Latinh tại Hoa Kỳ đã phải đình chỉ việc cử hành các Thánh lễ dành cho công chúng. Đến nay, các thánh lễ dành cho công chúng chỉ còn được cử hành tại Giáo phận St. Thomas thuộc Quần đảo Virgin của Hoa Kỳ. Tổng giáo phận quân đội Hoa Kỳ không ban hành một lệnh đình chỉ chung nhưng để cho các cha tuyên úy quyết định tùy theo tình hình cụ thể tại căn cứ của mình.
8 trong số 18 giáo phận Công Giáo nghi lễ Đông phương cũng đã phải đình chỉ các thánh lễ dành cho công chúng.
Trong cuộc họp báo vào sáng thứ Năm 19 tháng Ba, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc là Cảnh Sảng đã lên tiếng phản đối tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vì trong hai ngày liên tiếp tổng thống Donald Trump đã cố ý dùng thuật ngữ “Chinese virus”, nghĩa là “Virus Tầu”.
Trước đó, trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Tư, một ký giả hỏi tại sao tổng thống lại không dùng các từ ngữ như coronavirus hay covid19. Ký giả này nêu ra lo ngại rằng thuật ngữ “Virus Tầu” xem ra có vẻ kỳ thị.
Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông sử dụng thuật ngữ này vì Trung Quốc đã cố đổ lỗi virus cho quân đội Mỹ.
Ông Trump nói hôm thứ Tư:
“Vì nó đến từ Trung Quốc. Không phân biệt chủng tộc gì cả, không, không hề. Nó đến từ Trung Quốc, đó là lý do. Tôi muốn chính xác”.
Khi được hỏi một lần nữa, tổng thống nói: “Tôi có tình yêu lớn với tất cả mọi người từ đất nước chúng ta, nhưng như bạn biết, Trung Quốc đã cố gắng nói rằng... đó là do quân đội Mỹ gây ra. Không thể muốn nói gì thì nói. Tôi không để họ làm như thế, bao lâu tôi còn là Tổng thống. Nó đến từ Trung Quốc.”
2. Giáo Hội tại Anh và xứ Wales đình chỉ các thánh lễ có công chúng tham dự
Tại Anh, trong một video được công bố hôm 18 tháng Ba, Đức Hồng Y Vincent Nichols, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales nói:
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô,
Để đối phó với đại dịch coronavirus, rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta phải thay đổi. Điều này bao gồm những cách mà chúng ta công khai bày tỏ đức tin của mình. Điều rõ ràng rằng, theo lời khuyên chính thức và để giữ an toàn cho nhau, giữ mạng sống mình và hỗ trợ cho ngành y tế, tại thời điểm này, chúng ta không được tập hợp để thờ phượng công cộng trong các nhà thờ của chúng ta. Điều này sẽ bắt đầu từ tối thứ Sáu, ngày 20 tháng 3 năm 2020, cho đến khi có thông báo mới.
Các nhà thờ của chúng ta vẫn sẽ mở. Các nhà thờ không đóng cửa. Các nhà thờ sẽ là một tâm điểm cầu nguyện, nơi anh chị em tìm thấy niềm an ủi và sức mạnh. Khi đến thăm nhà thờ của chúng ta tại thời điểm này, chúng ta cần tuân giữ rất cẩn thận các thực hành vệ sinh và hướng dẫn về giữ khoảng cách với nhau.
Tuy nhiên, việc cử hành Thánh lễ, Chúa Nhật này sang Chúa Nhật và ngày qua ngày, sẽ diễn ra mà không có cộng đoàn tham dự.
3. Đức Thánh Cha cử hành lễ kính Thánh Cả Giuse, cầu nguyện cho các tù nhân
Lúc 7 sáng thứ Năm 19 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ trọng thể kính Thánh Giuse tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho những người đang sống trong tù, là những người đang phải lo ngại về mạng sống của chính mình và gia đình. Theo Đức Thánh Cha, các tù nhân trong các nhà tù Ý hiện nay đang phải đối diện với sự bất định, hoang mang, và đau khổ.
Mở đầu thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho các anh chị em đang ở trong các nhà tù. Họ phải chịu đựng rất nhiều vì không chắc chắn những gì có thể xảy ra trong nhà tù trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Họ cũng đang nghĩ về gia đình không biết họ xoay sở ra sao, có ai nhiễm bệnh không, liệu họ có qua khỏi không. Hôm nay chúng ta hãy gần gũi những người trong tù. Họ đang phải chịu đựng rất nhiều trong thời điểm bất định và đau đớn này.
Bài giảng của Đức Thánh Cha xoay quanh bài Tin Mừng trong ngày, và tập trung vào vị thánh mà Giáo hội tôn vinh ngày hôm nay, là Thánh Giuse.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 2, 41-51a).
Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người.
Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói, đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại. Nhìn thấy Người, hai ông bà ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: “Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con”. Người thưa với hai ông bà rằng: “Mà tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con ư?” Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói. Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bắt đầu bài giảng của ngài bằng cách nêu bật Thánh Giuse, là người công chính. Ngài nói:
Thánh Giuse là người công chính không chỉ vì ngài tin, mà bởi vì ngài đã sống niềm tin đó.
Những lời của Đức Thánh Cha về ơn gọi Thánh Giuse thật sự rất cảm động:
Ngài được chọn để dưỡng dục một vị là phàm nhân đích thực, nhưng cũng là Thiên Chúa. Chưa từng có ai như thế. Chúa đã chọn một người công chính, một người có đức tin, một người có khả năng vừa là người phàm và vừa có khả năng nói chuyện với Chúa, đi vào mầu nhiệm của Chúa. Đây là cuộc sống của Thánh Giuse.
Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng Thánh Giuse là một người đàn ông rất chính xác. Trong nghề thợ mộc, ngài chính xác đến mức có thể bào gỗ, hoặc điều chỉnh một góc tới mức hoàn hảo của một milimet. Đức Thánh Cha nói rằng Thánh Giuse đã bước vào mầu nhiệm Thiên Chúa với sự chính xác và tự nhiên tương tự trong nghề mộc của mình.
Ngài rất chính xác, nhưng cũng có thể đi vào mầu nhiệm mà ngài không thể kiểm soát. Đây là sự thánh thiện của Thánh Giuse.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngay cả Tin Mừng cũng nói về giấc mơ của Thánh Giuse, điều đó khiến chúng ta hiểu được rằng ngài đã bước vào mầu nhiệm Thiên Chúa.
Sau đó, những suy nghĩ của Đức Thánh Cha đã hướng về Giáo Hội mà Thánh Giuse là Quan Thầy. “Các thành viên của Giáo hội, bao gồm cả Giáo hoàng, có khả năng đi vào mầu nhiệm không?” ngài đặt câu hỏi.
“Họ có khả năng đi vào mầu nhiệm hay họ cần kiểm soát thông qua các quy tắc và quy định bảo vệ họ trước những gì họ không thể kiểm soát được? Khi Giáo hội mất khả năng đi vào mầu nhiệm, Giáo Hội mất đi khả năng tôn thờ. Lòng sùng kính tôn thờ chỉ xảy ra khi một người bước vào mầu nhiệm của Chúa.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng không bước vào mầu nhiệm, Giáo Hội chỉ là nửa vời, chỉ là một hiệp hội ngoan đạo hoạt động dưới các quy tắc và quy định.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho ân sủng này.”
Cầu xin cho Giáo hội có thể sống trong sự cụ thể của cuộc sống hàng ngày và trong đó ‘sự cụ thể’ của mầu nhiệm. Đi vào mầu nhiệm không phải là mơ. Đi vào mầu nhiệm chính xác là tôn thờ. Đi vào mầu nhiệm là làm hôm nay những gì chúng ta sẽ làm trong tương lai. Khi chúng ta đến trước mặt Chúa: hãy tôn thờ Ngài. Xin Chúa ban cho Giáo hội của Ngài ân sủng này.
Tử vong tại Ý vượt xa số người chết tại Hoa Lục. Nhà xác không còn chỗ. Thông điệp của ĐTC Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:54 19/03/2020
Tính cho đến sáng thứ Sáu 20 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức kinh hoàng với 10,025 người chết, và số người nhiễm bệnh lên đến 244,693 người. Như thế, chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,072 người thiệt mạng vì coronavirus, và 25,661 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận. Tốc độ nhiễm bệnh đã tăng 25% trong 24 giờ qua.
Nếu chỉ tính trên các con số thống kê do bọn cầm quyền Bắc Kinh đưa ra, Ý đã dẫn đầu con số tử vong với 3,405 người. Tổng số người chết tại Hoa Lục, theo Bắc Kinh chỉ là 3,245 người.
Chỉ trong 24 giờ, số trường hợp tử vong tại Ý là 427 người. Tính sáng thứ Sáu 20 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 3,405 người, và 41,035 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Tình hình này cho thấy hệ thống y tế tại Ý đã quá tải, không đương đầu nổi với tình trạng dịch bệnh quá sức kinh hoàng.
Cho đến nay, Bắc Kinh thừa nhận trên toàn cõi Hoa Lục con số thương vong là 3,245 người chết, và 80,928 trường hợp nhiễm bệnh.
Tiếp theo là Iran với 1,284 người chết, tăng 149 người trong vòng 24 giờ; và 18,407 trường hợp nhiễm bệnh, tức là chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,046 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận.
Tại Tây Ban Nha đã có 831 người chết; và 18,077 trường hợp nhiễm bệnh.
Trong một thông điệp gởi các tín hữu Chính Thống Giáo, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cho biết ngài đã quyết định đình chỉ tất cả các nghi lễ tôn giáo, các cuộc hội họp và các sự kiện khác trong tất cả các khu vực thuộc quyền tài phán của ngài trên toàn cầu cho đến ngày 31 tháng Ba.
Tại Bolivia, Đức Tổng Giám Mục Sergio Alfredo Gualberti Calandrina ở Santa Cruz kêu gọi tình liên đới đối với người nghèo sau khi một bệnh nhân coronavirus bị từ chối tại một số trung tâm y tế ở thành phố này, phía đông Bolivia.
Các Giám Mục nước này đã phải đình chỉ các thánh lễ bao gồm cả Tam Nhật Thánh và Lễ Phục sinh. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Ecuador, Chí Lợi, Paraguay, Uruguay và Costa Rica.
Tại Đức, Đức Cha Peter Kohlgraf của Mainz đã bị cách ly sau khi ngài tiếp xúc với một người sau đó đã được xác nhận nhiễm coronavirus.
Theo một tuyên bố từ Giáo phận Richmond, Đức Cha Barry Knestout đã đến một cơ sở chăm sóc sức khỏe vào sáng thứ Tư để nhận các xét nghiệm về coronavirus.
Ngài vẫn đang chờ kết quả của các xét nghiệm này, nhưng theo khuyến nghị của các bác sĩ, Đức Cha Knestout hiện đang tự kiểm dịch, theo hướng dẫn của Bộ Y tế Virginia và Trung tâm Kiểm soát Dịch Bệnh.
Đức Cha Knestout nhấn mạnh rằng ngài không cảm thấy bị bệnh nặng nhưng vẫn thực hiện việc cách ly như một biện pháp phòng ngừa.
Thông điệp video của Đức Thánh Cha trong buổi lần chuỗi Mân côi lúc 9g tối thứ Năm, 19 tháng 3, Lễ Thánh Cả Giuse.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đứng trước đại dịch coronavirus, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại lời kêu gọi cầu nguyện của các Đức Giám Mục Ý và mở rộng lời mời gọi kết hiệp trong lời cầu nguyện đến tất cả các tín hữu trên thế giới.
Ngài đã mời các gia đình, mọi thành viên của cộng đồng tín hữu và tôn giáo, hãy lần chuỗi Mân côi Năm Sự Sáng vào lúc 9g tối thứ Năm, 19 tháng 3, Lễ Thánh Cả Giuse.
Trong lời chào gởi đến các tín hữu người Ý trong bài huấn đức thứ Tư hàng tuần, hiện nay được phát trực tiếp thay cho buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha đã hô hào các tín hữu Ý tham gia vào sáng kiến của các Đức Giám Mục Ý. Ngài cũng khẳng định sẽ cầu nguyện cho đất nước Ý trong những thời gian thử thách này. Đức Thánh Cha cũng cầu xin sự cầu bầu của Thánh Giuse và Đức Mẹ đối với những bệnh nhân và tất cả những người chăm sóc cho họ.
Trong một tuyên bố, các Giám mục Ý đã cảm ơn Đức Thánh Cha vì sự gần gũi của ngài, và nói rằng điều này đã trở thành động lực hỗ trợ và khuyến khích việc cầu nguyện và cùng nhau bước đi trên con đường của Tin Mừng.
Các Đức Giám Mục cho biết ý cầu nguyện cho buổi đọc kinh Mân Côi hôm Thứ Năm là một lời khẩn khoản kêu cầu lòng thương xót Chúa Cha để giải thoát chúng ta khỏi trận đại dịch này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn bị một thông điệp video cho sự kiện này. Dưới đây là nội dung của toàn bộ thông điệp video của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến,
Tôi hiệp ý với buổi cầu nguyện mà Hội Đồng Giám Mục [Ý] đã muốn cổ vũ, như một dấu chỉ hiệp nhất cho toàn thể đất nước.
Trong tình huống chưa từng có này, tất cả dường như lung lay, chúng ta hãy giúp nhau tiếp tục bền đỗ trong những điều thực sự quan trọng. Đó là lời khuyên mà tôi thấy trong biết bao những thư các vị mục tử của anh chị em, những người mà khi chia sẻ khoảnh khắc bi thảm như thế này, cố gắng nâng đỡ hy vọng và đức tin của anh chị em bằng những lời lẽ của các ngài.
Kinh Mân côi là lời cầu nguyện của những người khiêm nhường và của các thánh. Trong các mầu nhiệm Mân Côi, cùng với Mẹ Maria, họ chiêm ngắm cuộc đời của Chúa Giêsu, và thiên nhan từ ái của Chúa Cha. Tất cả chúng ta cần đến biết bao nhiêu để được thực sự ủi an, để cảm thấy được bao bọc bởi sự hiện diện yêu thương của Ngài!
Chúng ta thấy được sự thật về trải nghiệm này trong mối quan hệ với tha nhân. Trong lúc này, họ là những người thân gần gũi nhất: chúng ta hãy trở nên gần gũi với nhau, trước hết là bằng việc thực hành những việc bác ái, sự cảm thông, kiên nhẫn, và tha thứ.
Mặc dù anh chị em có thể cảm thấy bị tù túng trong nhà mình, anh chị em hãy để trái tim mình vươn ra để có thể sẵn sàng và chào đón tất cả.
Tối nay, chúng ta cùng nhau cầu nguyện, phó thác bản thân cho lời cầu bầu của Thánh Giuse, người bảo vệ Thánh Gia, người bảo vệ của mỗi gia đình chúng ta. Người thợ mộc làng Nadarét cũng đã trải qua sự bấp bênh và cay đắng, dù phải lo lắng cho tương lai; nhưng ngài đã biết bước đi trong bóng tối của một vài khoảnh khắc, bằng cách luôn để cho mình được thánh ý Thiên Chúa hướng dẫn một cách vô điều kiện.
Lời khẩn cầu Thánh Giuse của Đức Thánh Cha
Lạy Thánh Giuse, Quan thầy Hộ thủ, xin bảo vệ đất nước này của chúng con.
Xin soi sáng cho những người chịu trách nhiệm về công ích để họ biết, như ngài, chăm sóc cho những người được ủy thác cho trách nhiệm của họ.
Xin ban kiến thức cho những người đang tìm các phương thức phù hợp cho sức khỏe và thiện ích thể lý của các anh chị em.
Xin nâng đỡ những ai đang hy sinh vì những người đang cần đến họ: đó là các tình nguyện viên, các y tá bác sĩ, những người ở tuyến đầu chăm sóc cho các bệnh nhân, thậm chí với giá là sự an toàn của chính họ.
Lạy Thánh Giuse, xin chúc lành cho Giáo Hội: bắt đầu từ các thừa tác viên của Giáo Hội, xin làm cho Giáo Hội trở thành dấu chỉ và dụng cụ của ánh sáng và lòng tốt của ngài.
Lạy Thánh Giuse, xin đồng hành với các gia đình: bằng sự thinh lặng cầu nguyện của ngài, xin kiến tạo sự hòa hợp giữa các bậc cha mẹ và con cái, cách riêng là những người trẻ nhất.
Xin gìn giữ những người cao niên khỏi sự cô đơn: xin giúp để không ai bị rơi vào sự thất vọng vì bị bỏ rơi và nản chí.
Xin an ủi những người yếu đuối nhất, ban ơn can đảm cho những người đang bị lung lạc, xin cầu bầu cho những người nghèo.
Cùng với Đức Trinh nữ, Mẹ của chúng con, chúng con cầu xin Chúa giải thoát thế giới khỏi mọi hình thức của đại dịch. Amen
Nếu chỉ tính trên các con số thống kê do bọn cầm quyền Bắc Kinh đưa ra, Ý đã dẫn đầu con số tử vong với 3,405 người. Tổng số người chết tại Hoa Lục, theo Bắc Kinh chỉ là 3,245 người.
Chỉ trong 24 giờ, số trường hợp tử vong tại Ý là 427 người. Tính sáng thứ Sáu 20 tháng Ba, số người chết vì coronavirus tại Ý đã lên đến 3,405 người, và 41,035 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Tình hình này cho thấy hệ thống y tế tại Ý đã quá tải, không đương đầu nổi với tình trạng dịch bệnh quá sức kinh hoàng.
Cho đến nay, Bắc Kinh thừa nhận trên toàn cõi Hoa Lục con số thương vong là 3,245 người chết, và 80,928 trường hợp nhiễm bệnh.
Tiếp theo là Iran với 1,284 người chết, tăng 149 người trong vòng 24 giờ; và 18,407 trường hợp nhiễm bệnh, tức là chỉ trong 24 giờ đã có thêm 1,046 trường hợp nhiễm bệnh mới được ghi nhận.
Tại Tây Ban Nha đã có 831 người chết; và 18,077 trường hợp nhiễm bệnh.
Trong một thông điệp gởi các tín hữu Chính Thống Giáo, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cho biết ngài đã quyết định đình chỉ tất cả các nghi lễ tôn giáo, các cuộc hội họp và các sự kiện khác trong tất cả các khu vực thuộc quyền tài phán của ngài trên toàn cầu cho đến ngày 31 tháng Ba.
Tại Bolivia, Đức Tổng Giám Mục Sergio Alfredo Gualberti Calandrina ở Santa Cruz kêu gọi tình liên đới đối với người nghèo sau khi một bệnh nhân coronavirus bị từ chối tại một số trung tâm y tế ở thành phố này, phía đông Bolivia.
Các Giám Mục nước này đã phải đình chỉ các thánh lễ bao gồm cả Tam Nhật Thánh và Lễ Phục sinh. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Ecuador, Chí Lợi, Paraguay, Uruguay và Costa Rica.
Tại Đức, Đức Cha Peter Kohlgraf của Mainz đã bị cách ly sau khi ngài tiếp xúc với một người sau đó đã được xác nhận nhiễm coronavirus.
Theo một tuyên bố từ Giáo phận Richmond, Đức Cha Barry Knestout đã đến một cơ sở chăm sóc sức khỏe vào sáng thứ Tư để nhận các xét nghiệm về coronavirus.
Ngài vẫn đang chờ kết quả của các xét nghiệm này, nhưng theo khuyến nghị của các bác sĩ, Đức Cha Knestout hiện đang tự kiểm dịch, theo hướng dẫn của Bộ Y tế Virginia và Trung tâm Kiểm soát Dịch Bệnh.
Đức Cha Knestout nhấn mạnh rằng ngài không cảm thấy bị bệnh nặng nhưng vẫn thực hiện việc cách ly như một biện pháp phòng ngừa.
Thông điệp video của Đức Thánh Cha trong buổi lần chuỗi Mân côi lúc 9g tối thứ Năm, 19 tháng 3, Lễ Thánh Cả Giuse.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đứng trước đại dịch coronavirus, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại lời kêu gọi cầu nguyện của các Đức Giám Mục Ý và mở rộng lời mời gọi kết hiệp trong lời cầu nguyện đến tất cả các tín hữu trên thế giới.
Ngài đã mời các gia đình, mọi thành viên của cộng đồng tín hữu và tôn giáo, hãy lần chuỗi Mân côi Năm Sự Sáng vào lúc 9g tối thứ Năm, 19 tháng 3, Lễ Thánh Cả Giuse.
Trong lời chào gởi đến các tín hữu người Ý trong bài huấn đức thứ Tư hàng tuần, hiện nay được phát trực tiếp thay cho buổi triều yết chung, Đức Thánh Cha đã hô hào các tín hữu Ý tham gia vào sáng kiến của các Đức Giám Mục Ý. Ngài cũng khẳng định sẽ cầu nguyện cho đất nước Ý trong những thời gian thử thách này. Đức Thánh Cha cũng cầu xin sự cầu bầu của Thánh Giuse và Đức Mẹ đối với những bệnh nhân và tất cả những người chăm sóc cho họ.
Trong một tuyên bố, các Giám mục Ý đã cảm ơn Đức Thánh Cha vì sự gần gũi của ngài, và nói rằng điều này đã trở thành động lực hỗ trợ và khuyến khích việc cầu nguyện và cùng nhau bước đi trên con đường của Tin Mừng.
Các Đức Giám Mục cho biết ý cầu nguyện cho buổi đọc kinh Mân Côi hôm Thứ Năm là một lời khẩn khoản kêu cầu lòng thương xót Chúa Cha để giải thoát chúng ta khỏi trận đại dịch này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn bị một thông điệp video cho sự kiện này. Dưới đây là nội dung của toàn bộ thông điệp video của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến,
Tôi hiệp ý với buổi cầu nguyện mà Hội Đồng Giám Mục [Ý] đã muốn cổ vũ, như một dấu chỉ hiệp nhất cho toàn thể đất nước.
Trong tình huống chưa từng có này, tất cả dường như lung lay, chúng ta hãy giúp nhau tiếp tục bền đỗ trong những điều thực sự quan trọng. Đó là lời khuyên mà tôi thấy trong biết bao những thư các vị mục tử của anh chị em, những người mà khi chia sẻ khoảnh khắc bi thảm như thế này, cố gắng nâng đỡ hy vọng và đức tin của anh chị em bằng những lời lẽ của các ngài.
Kinh Mân côi là lời cầu nguyện của những người khiêm nhường và của các thánh. Trong các mầu nhiệm Mân Côi, cùng với Mẹ Maria, họ chiêm ngắm cuộc đời của Chúa Giêsu, và thiên nhan từ ái của Chúa Cha. Tất cả chúng ta cần đến biết bao nhiêu để được thực sự ủi an, để cảm thấy được bao bọc bởi sự hiện diện yêu thương của Ngài!
Chúng ta thấy được sự thật về trải nghiệm này trong mối quan hệ với tha nhân. Trong lúc này, họ là những người thân gần gũi nhất: chúng ta hãy trở nên gần gũi với nhau, trước hết là bằng việc thực hành những việc bác ái, sự cảm thông, kiên nhẫn, và tha thứ.
Mặc dù anh chị em có thể cảm thấy bị tù túng trong nhà mình, anh chị em hãy để trái tim mình vươn ra để có thể sẵn sàng và chào đón tất cả.
Tối nay, chúng ta cùng nhau cầu nguyện, phó thác bản thân cho lời cầu bầu của Thánh Giuse, người bảo vệ Thánh Gia, người bảo vệ của mỗi gia đình chúng ta. Người thợ mộc làng Nadarét cũng đã trải qua sự bấp bênh và cay đắng, dù phải lo lắng cho tương lai; nhưng ngài đã biết bước đi trong bóng tối của một vài khoảnh khắc, bằng cách luôn để cho mình được thánh ý Thiên Chúa hướng dẫn một cách vô điều kiện.
Lời khẩn cầu Thánh Giuse của Đức Thánh Cha
Lạy Thánh Giuse, Quan thầy Hộ thủ, xin bảo vệ đất nước này của chúng con.
Xin soi sáng cho những người chịu trách nhiệm về công ích để họ biết, như ngài, chăm sóc cho những người được ủy thác cho trách nhiệm của họ.
Xin ban kiến thức cho những người đang tìm các phương thức phù hợp cho sức khỏe và thiện ích thể lý của các anh chị em.
Xin nâng đỡ những ai đang hy sinh vì những người đang cần đến họ: đó là các tình nguyện viên, các y tá bác sĩ, những người ở tuyến đầu chăm sóc cho các bệnh nhân, thậm chí với giá là sự an toàn của chính họ.
Lạy Thánh Giuse, xin chúc lành cho Giáo Hội: bắt đầu từ các thừa tác viên của Giáo Hội, xin làm cho Giáo Hội trở thành dấu chỉ và dụng cụ của ánh sáng và lòng tốt của ngài.
Lạy Thánh Giuse, xin đồng hành với các gia đình: bằng sự thinh lặng cầu nguyện của ngài, xin kiến tạo sự hòa hợp giữa các bậc cha mẹ và con cái, cách riêng là những người trẻ nhất.
Xin gìn giữ những người cao niên khỏi sự cô đơn: xin giúp để không ai bị rơi vào sự thất vọng vì bị bỏ rơi và nản chí.
Xin an ủi những người yếu đuối nhất, ban ơn can đảm cho những người đang bị lung lạc, xin cầu bầu cho những người nghèo.
Cùng với Đức Trinh nữ, Mẹ của chúng con, chúng con cầu xin Chúa giải thoát thế giới khỏi mọi hình thức của đại dịch. Amen