Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:14 25/03/2015
NGƯỜI NÔNG PHU KHÔNG THỎA MÃN
Có một nông phu, ông ta thường báo oán, không phải oán ruộng đất khô cằn, nhưng oán khí hậu khắt nghiệt và thu hoạch không đủ, nhưng dù cho ông ta có oán trách thì vẫn cứ mãi như thế.
Có một năm nọ ruộng của ông ta thu hoạch được mùa, người hàng xóm bèn nói với ông ta:
- “Lần này thì ông không có gì để oán trách chứ ?”
Nhưng nào ngờ, ông ta nói:
- “Đương nhiên là tôi phải phấn khởi, nhưng anh biết không, được mùa như thế này thì sẽ làm hại rất lớn độ màu mỡ của đất cho sang năm đấy.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Con người ta, bởi vì hậu quả của tội nguyên tổ nên cái tâm lúc nào cũng không cảm thấy thỏa mãn được với những gì mình có, nên dễ dàng oán trời trách người.
Các thánh là những người rất thỏa mãn với những gì mình đang có, bởi vì các ngài biết nhìn thấy thánh ý của Chúa trong cái thiếu thốn cũng như trong sự giàu sang của mình, cho nên cuộc đời của các ngài tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, bởi vì các ngài xác tín rằng có Chúa là có tất cả.
Ki-tô hữu nghĩa là người có Chúa trong mình, nhưng trong cuộc sống chúng ta chưa bằng lòng thỏa mãn vì có Chúa, do đó mà chúng ta vẫn cứ chưa thỏa mãn với những gì đã có: oán trách khi thiếu thốn, chưa thỏa mãn khi giàu có, oán trời khi thời tiết xấu, trách cứ người khác khi mình thất lợi.v.v...
Người không thỏa mãn là bởi vì tâm hồn mình thiếu thốn ân sủng của Thiên Chúa, thiếu ơn sủng của Chúa là bởi vì lòng dạ mình cứ luôn coi vật chất trần gian là mục đích cuộc sống của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một nông phu, ông ta thường báo oán, không phải oán ruộng đất khô cằn, nhưng oán khí hậu khắt nghiệt và thu hoạch không đủ, nhưng dù cho ông ta có oán trách thì vẫn cứ mãi như thế.
Có một năm nọ ruộng của ông ta thu hoạch được mùa, người hàng xóm bèn nói với ông ta:
- “Lần này thì ông không có gì để oán trách chứ ?”
Nhưng nào ngờ, ông ta nói:
- “Đương nhiên là tôi phải phấn khởi, nhưng anh biết không, được mùa như thế này thì sẽ làm hại rất lớn độ màu mỡ của đất cho sang năm đấy.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Con người ta, bởi vì hậu quả của tội nguyên tổ nên cái tâm lúc nào cũng không cảm thấy thỏa mãn được với những gì mình có, nên dễ dàng oán trời trách người.
Các thánh là những người rất thỏa mãn với những gì mình đang có, bởi vì các ngài biết nhìn thấy thánh ý của Chúa trong cái thiếu thốn cũng như trong sự giàu sang của mình, cho nên cuộc đời của các ngài tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, bởi vì các ngài xác tín rằng có Chúa là có tất cả.
Ki-tô hữu nghĩa là người có Chúa trong mình, nhưng trong cuộc sống chúng ta chưa bằng lòng thỏa mãn vì có Chúa, do đó mà chúng ta vẫn cứ chưa thỏa mãn với những gì đã có: oán trách khi thiếu thốn, chưa thỏa mãn khi giàu có, oán trời khi thời tiết xấu, trách cứ người khác khi mình thất lợi.v.v...
Người không thỏa mãn là bởi vì tâm hồn mình thiếu thốn ân sủng của Thiên Chúa, thiếu ơn sủng của Chúa là bởi vì lòng dạ mình cứ luôn coi vật chất trần gian là mục đích cuộc sống của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu Danh Ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:16 25/03/2015
N2T |
37. Người mà đối với việc của hạ giới càng cảm thấy khoái cảm, thì đối với tình yêu thượng giới cự ly càng xa xôi.
(Thánh Gregorius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Trích dịch trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Giáo Hội không bao giờ bỏ rơi nhưng luôn săn sóc và chữa lành gia đình
Linh Tiến Khải
10:27 25/03/2015
Giáo Hội là mẹ không bao giờ bỏ rơi gia đình, cả khi nó bị ngã qụy, mang thương tích và bị hành nhục trong biết bao nhiêu cách thế đi nữa. Cả khi nó rơi vào tội lỗi hay xa rời Giáo Hội, Giáo Hội sẽ luôn luôn làm tất cả dể tìm săn sóc và chữa lành, và mời gọi gia đình hoán cải và hoà giải gia đình với Chúa.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 20.000 tín hữu và du khách hanh hương tham dự buổi tiếp kiên chung sáng thứ tư hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô. Chào mọi người ĐTC nói chúc anh chj em một ngày tốt, nhưng ngày hôm nay trời không đẹp lắm vì mưa. Ngài cũng mời mọi người vỗ tay chào các anh chị em bệnh nhân theo dõi buổi tiếp kiến trong đại thính đường Phaolô VI. Nghe tiếng vỗ tay yếu ớt ĐTC nói tay phải cầm dù thì khó vỗ tay lắm.
Như đã biết, hôm qua Giáo Hội cử hành lễ trọng Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria. ĐTC tạm ngưng loạt bài giáo lý về gia đình để nói về ngày lễ này, nhưng trong một hình thái hơi đặc biệt của lời cầu nguyện. Ngài nói:
Thật vậy, ngày 25 tháng 3 Giáo Hội long trọng cử hành lễ Truyền Tin, khai mào mầu nhiệm Nhập Thể. Tổng lãnh Thiên thần Gabriel viếng thăm thiếu nữ khiêm hạ thành Nagiarét và báo cho biết nàng sẽ thụ thai và sinh hạ Con Thiên Chúa. Với lời loan báo đó Chúa soi sáng và củng cố đức tin của Đức Maria, cũng như người sẽ làm với chồng nàng là ông Giuse, để cho Đức Giêsu có thể sinh ra trong một gia đình nhân loại. Đây là điều rất hay đẹp: một cách sâu xa dường nào nó cho chúng ta thấy mầu nhiệm Nhập Thể như Thiên Chúa đã muốn, không chỉ bao gồm việc thụ thai trong lòng mẹ, nhưng cũng cho thấy việc tiếp đón trong một gia đình đích thật nữa. Hôm nay tôi muốn cùng anh chị em chiêm ngắm vẻ đẹp của mối dây này, của sự chiếu cố của Thiên Chúa. Và chúng ta có thể cùng nhau làm nó bằng cách cùng nhau đọc Kinh Kính Mừng, là lời kinh trong phần đầu lấy lại các lời của Thiên Thần chào Đức Trinh Nữ. ĐTC và mọi người đã đọc Kinh Kính Mừng.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói khiá cạnh thứ hai là trong ngày lễ Truyền Tin nhiều nước trên thế giới cử hành Ngày cho sự sống. Chính vì thế cách đây 20 năm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ký Thông điệp “Tin Mừng sự sống”. Để kỷ niệm biến cố này hôm nay tại quảng trường thánh Phêrô hiện diện nhiều thành viên các Phong trào bảo vệ sự sống. Trong Thông điệp Tin Mừng sự sống gia đình chiếm một chỗ trung tâm, trong nghĩa nó là cung lòng sự sống con người. Lời của vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi nhắc cho chúng ta nhớ rằng cặp vợ chồng được Thiên Chúa chúc phúc ngay từ đầu để làm thành một cộng đoàn tình yêu và sự sống, được giao phó cho sứ mệnh truyền sinh. Khi cử hành bí tích Hôn Phối, các cặp vợ chống kitô tự khiến cho mình sẵn sàng vinh danh phước lành đó trong suốt cuộc đời, với ơn thánh của Chúa Kitô. Về phía mình, Giáo Hội long trọng dấn thân săn sóc gia đình nảy sinh từ đó, như là món qùa Thiên Chúa ban cho chính sự sống của nó, trong số phận tốt cũng như xấu: mối đây giữa Giáo Hội và gia đình là thánh thiêng và bất khả xâm phạm. ĐTC khẳng định thêm như sau:
Giáo Hội là mẹ không bao giờ bỏ rơi gia đình, cả khi nó bị ngã qụy, mang thương tích và bị hành nhục trong biết bao nhiêu cách thế đi nữa. Cả khi nó rơi vào tội lỗi hay xa rời Giáo Hội, Giáo Hội sẽ luôn luôn làm tất cả dể tìm săn sóc và chữa lành, và mời gọi gia đình hoán cải và hoà giải gia đình với Chúa.
Nếu đó là nhiệm vụ, thì rõ ràng là Giáo Hội cần biết bao nhiêu lời cầu nguyện để có thể chu toàn sứ mệnh này trong mọi thời đại. Một lời cầu nguyện tràn đầy tình yêu đối với gia đình và sự sống. Một lời cầu nguyện biết vui với người vui, đau khổ với người đau khổ.
Vì thế cùng với các cộng sự viên của tôi chúng tôi đã nghĩ tới việc hôm nay đề nghị canh tân lời cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình. Chúng ta hãy phát động dấn thân này cho tới tháng 10 tới đây, khi sẽ diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục bình thường dành cho gia đình. Tôi muốn rằng lời cầu nguyện này, cũng như toàn lộ trình của Thượng Hội Đồng Giám Mục, được linh hoạt bởi lòng từ bi của Mục Tử Nhân Lành đối với đoàn chiên, một cách đặc biệt các người và các gia đình, mà vì nhiều lý do đang “mệt mỏi, kiệt sức, như chiên không có người chăn” (Mt 9,36) Như vậy, được ơn thánh Chúa nâng đỡ và linh hoạt , Giáo Hội sẽ còn có thể dấn thân hơn và hiệp nhất hơn trong chứng tá sự thật và tình yêu của Thiên Chúa và của lòng thương xót Ngài đối với các gia đình trên thế giới, không loại trừ gia đình nào, bên trong cũng như bên ngoài ràn chiên.
ĐTC nơi thêm trong bài huấn dụ: Tôi xin anh chị em đừng thiếu lời cầu nguyện của mình cho ý chỉ đó. Tất cả mọi người: Giáo Hoàng, các Hồng Y, Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, tất cả chúng ta đều được mời gọi cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục. Cần lời cầu nguyện chứ không cần các bép xép! Tôi mời cầu nguyện cả các người cảm thấy xa vắng hay không còn có thói quen cầu nguyện nữa. Lời cầu này cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình là thiện ích cho tất cả mọi người. Tôi biết là sáng nay đã được phát cho anh chị em một ảnh nhỏ, chắc hơi bị ươt một chút, mà anh chị em có trên tay. Tôi xin mời anh chị em giữ nó và đem nó theo trong mình, như thế trong các tháng tới anh chị em có thể năng đọc lời kinh này với sự nài nỉ thánh thiện, như Chúa Giêsu đã xin chúng ta. Giờ đây chúng ta hãy cùng nhau đọc lời cầu ấy:
“Lậy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, nơi các Ngài chúng con chiêm ngưỡng ánh quang của tình yêu chân thật, chúng con hưóng lên các Ngài với lòng cậy tin.
Ôi Thánh Gia Nagiarét, xin cũng hãy làm cho các gia đình của chúng con trở thành các nơi hiệp thông và các nhà tiệc ly cầu nguyện, các trường học Tin Mừng đích thực và các Giáo Hội tại gia nhỏ.
Lậy Thánh Gia Nagiarét, xin đừng bao giờ có kinh nghiệm bạo lực, khép kín và chia rẽ trong gia đình nữa: ước chi ai đã bị tổn thương hay bị gương mù gương xấu mau chóng biết hòa giải và chữa lành.
Lậy Thánh Gia Nagiarét, xin cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới có thể thức tỉnh nơi mọi người ý thức về tính cách thánh thiêng, bất khả xâm phạm của gia đình và vẻ đẹp của nó trong chương trình của Thiên Chúa. Lậy Chúa Giêsu Mẹ Maria và Thánh Giuse, xin hãy lắng nghe và nhận lời van nài của chúng con. Amen”.
ĐTC đã chào các tín hữu đến từ các nưóc Bắc Mỹ và tây âu, cũng như các doàn hành hương Qatar, Indonesia, Australia, Uruguay, Colombia, Argentina và Mêhicô. Ngài xin mọi người nhớ cầu nguyện nhiều cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình sẽ diễn ra vào tháng 10 năm nay. ĐTC cầu chúc chuyến hành hương về Roma củng cố đức tin và cuộc sống gia đình họ.
Ngỏ lời với đông đảo các đoàn hành hương Ý ĐTC đặc biệt chào Phong trào bảo vệ sự sống, các hiệp hội “Cùng Mẹ Maria bênh vực sự sống”, và “Hồng ân sự sống”, phong trào Cầu vồng Thánh Maria Sầu Bi”, ca đoàn nhà thờ chính toà Padova, đại diện câu lạc bộ “Các khu xóm đẹp nhất Italia” và các Câu lạc bộ sinh viên Italia.
ĐTC cũng chào các công nhân tỉnh Vibo Valentia đang phải sống giai đoạn kinh tế khó khăn. Hiệp ý với các can thiệp của ĐC Luigi Renzo, GM địa phương ngài bầy tỏ âu lo và sự gần gũi với các vấn đề của họ. ĐTC kêu gọi các giới hữu trách để cho luận lý của tình liên đới và công bằng chiến thắng cái luận lý của lợi nhuận. Con người và phẩm giá của nó phải là trung tâm của mọi vấn đề, đặc biệt vấn đề công ăn việc làm. Khi không có công ăn việc làm để có của nuôi thân, con người cũng mất đi phẩm giá của mình. Rất tiếc đây là thảm cảnh của thời đại chúng ta, đặc biệt là của người trẻ. Không có việc làm họ không có viễn tượng tương lai và có thể dễ dàng trở thành mồi ngon của các tổ chức tội phạm.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nói trong Ngày lễ Truyền Tin chúng ta nhận ra trong mầu nhiệm này chương trình của Thiên Chúa làm cho chúng ta chia sẻ sự sống bất tử của Ngài và thái độ sẵn sàng quảng đại của Mẹ Maria tiếp nhận lời loan báo của thiên thần với lòng tin. ĐTC cầu chúc mọi người noi gương Mẹ Maria lớn lên trong thái độ sẵn sàng quảng đại đó đối với Chúa.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 20.000 tín hữu và du khách hanh hương tham dự buổi tiếp kiên chung sáng thứ tư hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô. Chào mọi người ĐTC nói chúc anh chj em một ngày tốt, nhưng ngày hôm nay trời không đẹp lắm vì mưa. Ngài cũng mời mọi người vỗ tay chào các anh chị em bệnh nhân theo dõi buổi tiếp kiến trong đại thính đường Phaolô VI. Nghe tiếng vỗ tay yếu ớt ĐTC nói tay phải cầm dù thì khó vỗ tay lắm.
Như đã biết, hôm qua Giáo Hội cử hành lễ trọng Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Maria. ĐTC tạm ngưng loạt bài giáo lý về gia đình để nói về ngày lễ này, nhưng trong một hình thái hơi đặc biệt của lời cầu nguyện. Ngài nói:
Thật vậy, ngày 25 tháng 3 Giáo Hội long trọng cử hành lễ Truyền Tin, khai mào mầu nhiệm Nhập Thể. Tổng lãnh Thiên thần Gabriel viếng thăm thiếu nữ khiêm hạ thành Nagiarét và báo cho biết nàng sẽ thụ thai và sinh hạ Con Thiên Chúa. Với lời loan báo đó Chúa soi sáng và củng cố đức tin của Đức Maria, cũng như người sẽ làm với chồng nàng là ông Giuse, để cho Đức Giêsu có thể sinh ra trong một gia đình nhân loại. Đây là điều rất hay đẹp: một cách sâu xa dường nào nó cho chúng ta thấy mầu nhiệm Nhập Thể như Thiên Chúa đã muốn, không chỉ bao gồm việc thụ thai trong lòng mẹ, nhưng cũng cho thấy việc tiếp đón trong một gia đình đích thật nữa. Hôm nay tôi muốn cùng anh chị em chiêm ngắm vẻ đẹp của mối dây này, của sự chiếu cố của Thiên Chúa. Và chúng ta có thể cùng nhau làm nó bằng cách cùng nhau đọc Kinh Kính Mừng, là lời kinh trong phần đầu lấy lại các lời của Thiên Thần chào Đức Trinh Nữ. ĐTC và mọi người đã đọc Kinh Kính Mừng.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói khiá cạnh thứ hai là trong ngày lễ Truyền Tin nhiều nước trên thế giới cử hành Ngày cho sự sống. Chính vì thế cách đây 20 năm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ký Thông điệp “Tin Mừng sự sống”. Để kỷ niệm biến cố này hôm nay tại quảng trường thánh Phêrô hiện diện nhiều thành viên các Phong trào bảo vệ sự sống. Trong Thông điệp Tin Mừng sự sống gia đình chiếm một chỗ trung tâm, trong nghĩa nó là cung lòng sự sống con người. Lời của vị Tiền nhiệm đáng kính của tôi nhắc cho chúng ta nhớ rằng cặp vợ chồng được Thiên Chúa chúc phúc ngay từ đầu để làm thành một cộng đoàn tình yêu và sự sống, được giao phó cho sứ mệnh truyền sinh. Khi cử hành bí tích Hôn Phối, các cặp vợ chống kitô tự khiến cho mình sẵn sàng vinh danh phước lành đó trong suốt cuộc đời, với ơn thánh của Chúa Kitô. Về phía mình, Giáo Hội long trọng dấn thân săn sóc gia đình nảy sinh từ đó, như là món qùa Thiên Chúa ban cho chính sự sống của nó, trong số phận tốt cũng như xấu: mối đây giữa Giáo Hội và gia đình là thánh thiêng và bất khả xâm phạm. ĐTC khẳng định thêm như sau:
Giáo Hội là mẹ không bao giờ bỏ rơi gia đình, cả khi nó bị ngã qụy, mang thương tích và bị hành nhục trong biết bao nhiêu cách thế đi nữa. Cả khi nó rơi vào tội lỗi hay xa rời Giáo Hội, Giáo Hội sẽ luôn luôn làm tất cả dể tìm săn sóc và chữa lành, và mời gọi gia đình hoán cải và hoà giải gia đình với Chúa.
Nếu đó là nhiệm vụ, thì rõ ràng là Giáo Hội cần biết bao nhiêu lời cầu nguyện để có thể chu toàn sứ mệnh này trong mọi thời đại. Một lời cầu nguyện tràn đầy tình yêu đối với gia đình và sự sống. Một lời cầu nguyện biết vui với người vui, đau khổ với người đau khổ.
Vì thế cùng với các cộng sự viên của tôi chúng tôi đã nghĩ tới việc hôm nay đề nghị canh tân lời cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình. Chúng ta hãy phát động dấn thân này cho tới tháng 10 tới đây, khi sẽ diễn ra Thượng Hội Đồng Giám Mục bình thường dành cho gia đình. Tôi muốn rằng lời cầu nguyện này, cũng như toàn lộ trình của Thượng Hội Đồng Giám Mục, được linh hoạt bởi lòng từ bi của Mục Tử Nhân Lành đối với đoàn chiên, một cách đặc biệt các người và các gia đình, mà vì nhiều lý do đang “mệt mỏi, kiệt sức, như chiên không có người chăn” (Mt 9,36) Như vậy, được ơn thánh Chúa nâng đỡ và linh hoạt , Giáo Hội sẽ còn có thể dấn thân hơn và hiệp nhất hơn trong chứng tá sự thật và tình yêu của Thiên Chúa và của lòng thương xót Ngài đối với các gia đình trên thế giới, không loại trừ gia đình nào, bên trong cũng như bên ngoài ràn chiên.
ĐTC nơi thêm trong bài huấn dụ: Tôi xin anh chị em đừng thiếu lời cầu nguyện của mình cho ý chỉ đó. Tất cả mọi người: Giáo Hoàng, các Hồng Y, Giám Mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, tất cả chúng ta đều được mời gọi cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục. Cần lời cầu nguyện chứ không cần các bép xép! Tôi mời cầu nguyện cả các người cảm thấy xa vắng hay không còn có thói quen cầu nguyện nữa. Lời cầu này cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình là thiện ích cho tất cả mọi người. Tôi biết là sáng nay đã được phát cho anh chị em một ảnh nhỏ, chắc hơi bị ươt một chút, mà anh chị em có trên tay. Tôi xin mời anh chị em giữ nó và đem nó theo trong mình, như thế trong các tháng tới anh chị em có thể năng đọc lời kinh này với sự nài nỉ thánh thiện, như Chúa Giêsu đã xin chúng ta. Giờ đây chúng ta hãy cùng nhau đọc lời cầu ấy:
“Lậy Chúa Giêsu, Mẹ Maria và thánh Giuse, nơi các Ngài chúng con chiêm ngưỡng ánh quang của tình yêu chân thật, chúng con hưóng lên các Ngài với lòng cậy tin.
Ôi Thánh Gia Nagiarét, xin cũng hãy làm cho các gia đình của chúng con trở thành các nơi hiệp thông và các nhà tiệc ly cầu nguyện, các trường học Tin Mừng đích thực và các Giáo Hội tại gia nhỏ.
Lậy Thánh Gia Nagiarét, xin đừng bao giờ có kinh nghiệm bạo lực, khép kín và chia rẽ trong gia đình nữa: ước chi ai đã bị tổn thương hay bị gương mù gương xấu mau chóng biết hòa giải và chữa lành.
Lậy Thánh Gia Nagiarét, xin cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới có thể thức tỉnh nơi mọi người ý thức về tính cách thánh thiêng, bất khả xâm phạm của gia đình và vẻ đẹp của nó trong chương trình của Thiên Chúa. Lậy Chúa Giêsu Mẹ Maria và Thánh Giuse, xin hãy lắng nghe và nhận lời van nài của chúng con. Amen”.
ĐTC đã chào các tín hữu đến từ các nưóc Bắc Mỹ và tây âu, cũng như các doàn hành hương Qatar, Indonesia, Australia, Uruguay, Colombia, Argentina và Mêhicô. Ngài xin mọi người nhớ cầu nguyện nhiều cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình sẽ diễn ra vào tháng 10 năm nay. ĐTC cầu chúc chuyến hành hương về Roma củng cố đức tin và cuộc sống gia đình họ.
Ngỏ lời với đông đảo các đoàn hành hương Ý ĐTC đặc biệt chào Phong trào bảo vệ sự sống, các hiệp hội “Cùng Mẹ Maria bênh vực sự sống”, và “Hồng ân sự sống”, phong trào Cầu vồng Thánh Maria Sầu Bi”, ca đoàn nhà thờ chính toà Padova, đại diện câu lạc bộ “Các khu xóm đẹp nhất Italia” và các Câu lạc bộ sinh viên Italia.
ĐTC cũng chào các công nhân tỉnh Vibo Valentia đang phải sống giai đoạn kinh tế khó khăn. Hiệp ý với các can thiệp của ĐC Luigi Renzo, GM địa phương ngài bầy tỏ âu lo và sự gần gũi với các vấn đề của họ. ĐTC kêu gọi các giới hữu trách để cho luận lý của tình liên đới và công bằng chiến thắng cái luận lý của lợi nhuận. Con người và phẩm giá của nó phải là trung tâm của mọi vấn đề, đặc biệt vấn đề công ăn việc làm. Khi không có công ăn việc làm để có của nuôi thân, con người cũng mất đi phẩm giá của mình. Rất tiếc đây là thảm cảnh của thời đại chúng ta, đặc biệt là của người trẻ. Không có việc làm họ không có viễn tượng tương lai và có thể dễ dàng trở thành mồi ngon của các tổ chức tội phạm.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nói trong Ngày lễ Truyền Tin chúng ta nhận ra trong mầu nhiệm này chương trình của Thiên Chúa làm cho chúng ta chia sẻ sự sống bất tử của Ngài và thái độ sẵn sàng quảng đại của Mẹ Maria tiếp nhận lời loan báo của thiên thần với lòng tin. ĐTC cầu chúc mọi người noi gương Mẹ Maria lớn lên trong thái độ sẵn sàng quảng đại đó đối với Chúa.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.
Bầu khí tiền thượng hội đồng về gia đình bắt đầu sôi động
Vũ Van An
22:53 25/03/2015
Liên tiếp mấy ngày nay, tin tức liên quan tới thượng hội đồng về gia đình vào tháng Mười tới càng ngày càng dồn dập.
Đừng tán gẫu
Đến nỗi, theo CNA/EWTN News ngày 25 tháng Ba, trong buổi yết kiến hàng tuần vừa rồi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa xin tín hữu cầu nguyện cho thượng hội đồng vừa yêu cầu họ “đừng tán gẫu” về nó.
Đức Phanxicô cho hay, thượng hội đồng cần lời cầu nguyện “để Giáo Hội ngày càng cam kết hơn và hợp nhất hơn trong chứng tá của mình đối với tình yêu và lòng từ bi của Chúa dành cho mọi gia đình”.
Lời cầu nguyện trên phải theo chiều hướng cảm thương, một chiều hướng chắc chắn sẽ điều hướng kết quả cuối cùng của thượng hội đồng và là tâm điểm của tông huấn hậu thượng hội đồng đầu tiên của Đức Phanxicô vào năm 2016. Ngài nói: “tôi xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho thượng hội đồng, để nó phản ảnh lòng cảm thương mà Đấng Chăn Chiên Lành vốn dành cho đàn chiên của Người, nhất là cho những người và những gia đình, vì nhiều lý do khác nhau, đang ‘bị xách nhiễu và bơ vơ, như chiên không có người chăn’”.
Theo Sở Thông Tin Vatican (VIS), Đức Giáo Hoàng đề nghị tín hữu đọc Kinh Cầu Cho Thượng Hội Đồng từ nay cho tới ngày khai mở thượng hội đồng vào tháng Mười. Lời kinh này, chính ngài mô tả như sau: “Tôi muốn lời kinh này, cũng như toàn bộ hành trình của Thượng Hội Đồng, được linh hứng bởi lòng cảm thương của Đấng Chăn Chiên Lành dành cho đàn chiên của Người”.
Với lời lẽ trên, Đức Phanxicô rõ ràng ấn định hướng đi cho toàn bộ diễn trình của thượng hội đồng: tập chú vào lòng cảm thương của Đấng Chăn chiên Lành dành cho đàn chiên của Người nhất là những con chiên ‘bị xách nhiễu và bơ vơ’. Ra ngoài tập chú ấy chỉ là “tán gẫu”.
Đức Phanxicô không cho hay các hình thức “tán gẫn” khi bàn tới thượng hội đồng sắp tới là như thế nào. Nhưng “tán gẫu” thường phải diễn ra giữa một số đông người, không ai “tán gẫu” một mình. Thành thử ta an tâm trong việc không coi những lời phát biểu của các vị như Đức Hồng Y Burke, Đức Hồng Y Tagle và Đức Hồng Y Kasper trong mấy ngày qua là “tán gẫu”.
Đức và Phi Châu
Kể cả nhận định gần đây của Đức Hồng Y Paul Josef Cordes cũng không phải là “tán gẫu”. Theo Catholic World News ngày 24 tháng Ba, vị Hồng Y này chỉ trích vị lãnh đạo khác của Giáo Hội Đức là Đức Hồng Y Reinhard Marx, vì đã tuyên bố rằng Giáo Hội Đức sẽ không chờ được Rôma chấp thuận mới cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ.
Người ta còn nhớ, trong một cuộc họp báo ngày 25 tháng Hai năm nay, Đức Hồng Y Marx (không phải ông Karl Marx!), chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, tuyên bố rõ ràng rằng “chúng tôi không phải là một chi nhánh của Rôma (!)” và “chúng tôi không thể đợi thượng hội đồng bảo chúng tôi phải lên khuôn việc chăm sóc mục vụ của mình ra sao đối với hôn nhân và gia đình (!)”.
Trong một lá thư gửi chủ bút tờ Die Tagespost, Đức Hồng Y Cordes cho hay: ngài quyết định “phản đối công khai một số những lời nói [ấy] ngõ hầu giới hạn sự mù mờ chúng có thể gây ra”. Theo ngài, các tuyên bố của Đức Hồng Y Marx cho thấy sự “mập mờ thần học khiến bạn ngỡ ngàng”. Ngôn từ của Đức Hồng Y Marx xứng với [cuộc tán gẫu] phòng trà hơn là cuộc thảo luận thần học và chắc chắn không “thấm nhiễm tinh thần communio [hiệp thông] chút nào”.
Đức Hồng Y Cordes, người Đức, là chủ tịch hồi hưu của Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum, cho hay: các giám mục Đức ngày nay không có tư cách giáo huấn thế giới Công Giáo. Trưng dẫn sự sa sút đức tin Công Giáo tại Đức, mà thống kê cho thấy chỉ có 16% những người tự cho mình là Công Giáo Đức còn tin vào một Thiên Chúa có bản vị, Đức Hồng Y nhận định: “Thành thử không còn lý do nào để tự vênh vang về đức tin của mình nếu ta chịu so sánh với các quốc gia khác”.
Viết thế, có lẽ để trả lời câu tuyên bố “xanh rờn” của Đức Hồng Y Marx khi, theo CNA/EWTN News ngày 24 tháng Ba, ngài cho rằng có “nhiều mong chờ muốn Đức giúp Giáo Hội mở cửa và ‘tiến theo những nẻo đường mới’”.
Nói đến các nước khác, chắc chắn Đức Hồng Y Cordes nghĩ tới các nước Phi Châu. Vì nhà báo John Allen Jr., trong bài viết ngày 24 tháng Ba, tựa là The ‘African moment’ in global Catholicism gathers steam (Thời điểm Phi Châu trong Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu đang tăng tốc), cho rằng: “điều đã rõ ràng là một trong các đại chiều hướng của thời ta là việc xuất hiện của Giáo Hội tại Phi Châu” và việc Giáo Hội này tự tin vai trò của mình trong Giáo Hội hoàn cầu. Niềm tự tin này xuất hiện rõ trong thượng hội đồng về gia đình năm 2014 và còn sẽ rõ ràng hơn nữa trong thượng hội đồng về gia đình năm 2015.
Niềm tự tin trên rất dễ hiểu: trong thế kỷ 20, số người Công Giáo vùng hạ Saraha của Phi Châu tăng từ 1.9 triệu lên hơn 130 triệu, tức 6,708 phần trăm! Họ khởi đầu thế kỷ với ít hơn 1% dân số Công Giáo hoàn cầu và kết thúc thế kỷ ấy với 16% dân số ấy. Ơn kêu gọi cũng tăng nhanh: chủng viện Bigard Memorial ở Nam Nigeria với 1,225 chủng sinh, là chủng viện hiện lớn nhất thế giới, tương đương với 1/4 tổng số các chủng sinh của toàn Hoa Kỳ!
John Allen nhận định: “ta có thể cho rằng người Phi Châu hiện nay là những người Đức mới, theo nghĩa người Công Giáo Đức trong nhiều năm vốn có khả năng ảnh hưởng tới việc dự án mục vụ nào tại thế giới đang phát triển được thăng tiến và dự án mục vụ nào không được thăng tiến do các quỹ ngoại viện đáng kể của họ như Misereor và Adveniat”. Theo nhà báo này: có được các qũy ấy, Giáo Hộ Đức phải dựa vào hệ thống “thuế nhà thờ”, nay thì thứ thuế ấy đang giảm dần. Đức Hồng Y Marx hình như không muốn nhìn vào khía cạnh thực tế này mà chỉ nhìn vào “vang bóng một thời” để “vênh vang”.
Khía cạnh “vang bóng” đó nay đang chuyển về Phi Châu, vì theo John Allen, các vị giám mục Phi Châu ảnh hưởng tới việc giáo xứ nào hay địa điểm truyền giáo nào ở Tây Phương có thể tiếp tục sống còn dựa trên quyết định có nên hay không gửi các nhà truyền giáo Phi Châu tới đó phục vụ.
Về lãnh vực “chiến tranh văn hóa”, đại đa số người Công Giáo Phi Châu thuộc cánh hữu theo định nghĩa của Tây Phương: nghĩa là có chủ trương truyền thống về đạo đức tính dục: đồng tính, phá thai, dựa trên giáo huấn Công Giáo và cả các phong tục tập quán văn hóa của họ nữa.
Từ 461 linh mục...
Như thế, ai là người đang tán gẫu đây? Phải chăng là 461 linh mục mới đây tại Anh? Theo Catholic World News ngày 24 tháng Ba, 461 linh mục này đã ký một bản tuyên bố “tuyệt đối trung thành với các tín lý truyền thống liên quan tới hôn nhân và ý nghĩa đích thực của tính dục con người”, đặt nền tảng trên Lời Thiên Chúa và được huấn quyền Giáo Hội dạy dỗ trong hai ngàn năm qua, và kêu gọi”một tuyên bố rõ ràng và cương quyết” về các giáo huấn này tại cuộc họp vào tháng Mười này của Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Bản tuyên bố trên được công bố trên tờ Catholic Herald. Theo đó, các linh mục nhấn mạnh tới sự quan trọng phải duy trì kỷ luật của Giáo Hội vốn cấm các người Công Giáo ly dị tái hôn rước lễ. Về điểm này, bản tuyên bố viết: điều tối quan trọng là “tín lý và thực hành phải luôn hoà hợp với nhau một cách vững chắc và bất khả phân ly”.
Trong số những vị ký tên, người ta thấy các thần học gia linh mục Aidan Nichols và linh mục John Saward, nhà vật lý học của Đại Học Oxford là cha Andrew Pinsent. Cha Robert Billing, phát ngôn viên giáo phận Lancaster, Cha Tim Finigan, một blogger và phụ trách một mục của Catholic Herald, và cha Julian Large, trưởng Nhà Nguyện London Oratory, cũng ký tên trên bản tuyên bố này. Một trong các linh mục ký tên trên bản tuyên bố cho hay đáng lẽ còn nhiều giáo sĩ khác cũng muốn ký tên trên bản tuyên bố, nhưng có áp lực mạnh từ các giới chức cao cấp trong Giáo Hội khiến các vị này không dám ký.
Nếu đúng như thế, thì rất có thể bản tuyên bố này bị xếp vào loại “tán gẫu”. Dù mới đây, Đức Hồng Y Kasper, người vốn được Đức Phanxicô nể vì, thúc giục các tín hữu trình bày các nhận định của họ cho các vị giám mục sở tại. Ít nhất thì đây cũng là nhận định của Đức Hồng Y Vincent Nichols, giáo chủ Anh.
Qua vị giáo chủ Anh và Wales...
Thực vậy, theo Catholic World News ngày 25 tháng Ba, vị Hồng Y này lớn tiếng khuyến cáo các linh mục không nên can dự vào cuộc tranh luận công khai về các vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận tại cuộc họp vào tháng Mười của thượng hội đồng Giám mục.
Phản ứng đối với bản tuyên bố do 461 linh mục Anh và Wales ký kêu gọi phải có lời công bố rõ rệt ủng hộ giáo huấn Công Giáo truyền thống về gia đình, Đức Hồng Y Nichols cho hay: việc thảo luận các vấn đề như thế “không tốt đẹp chút nào khi diễn tiến qua báo chí". Ngài nói rằng: “Mọi linh mục ở Anh và ở Wales vốn được yêu cầu suy nghĩ về cuộc thảo luận của Thượng Hội Đồng”. Tuy nhiên, ngài cho hay “các kênh truyền thông đã được thiết lập” giúp các linh mục chuyển đạt ý kiến qua các giám mục của họ.
Như thế, tán gẫu, theo nhận định của Đức Hồng Y Vincent Nichols, không hẳn là vấn đề nội dung thảo luận cho bằng kênh thảo luận. Nói “trên mái nhà” như 461 linh mục Anh và Wales là tán gẫu, còn nói qua các giám mục là thảo luận trong tinh thần thượng hội đồng.
Tới Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng
Nhưng, theo Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng, thì tán gẫu rất có thể chỉ là vấn đề nội dung. Thực vậy, theo Catholic World News ngày 25 tháng Ba, vị Hồng Y này nói với các giám mục Slovakia ngày 24 tháng Ba rằng “cuộc cách mạng vĩ đại” của Đức Giáo Hoàng là “cuộc cách mạng của ngôn ngữ và thái độ, trong sự trung thành toàn bộ với tín lý mọi thời, cuộc cách mạng của dịu dàng và yêu thương”.
Ngài cho hay Đức Giáo Hoàng dạy chúng ta “đừng nhẫn nhục trong chủ bại và đừng tránh né đa cực hóa”. Có “một phong thái mới, trong đó các nội dung không thể bác bỏ của Tin Mừng về sự sống thẩy đều được tái xác định và tuyên xưng” trong khi “tránh được cơn cám dỗ muốn áp đặt những gánh nặng không ai chịu nổi”.
Đừng tán gẫu
Đến nỗi, theo CNA/EWTN News ngày 25 tháng Ba, trong buổi yết kiến hàng tuần vừa rồi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa xin tín hữu cầu nguyện cho thượng hội đồng vừa yêu cầu họ “đừng tán gẫu” về nó.
Đức Phanxicô cho hay, thượng hội đồng cần lời cầu nguyện “để Giáo Hội ngày càng cam kết hơn và hợp nhất hơn trong chứng tá của mình đối với tình yêu và lòng từ bi của Chúa dành cho mọi gia đình”.
Lời cầu nguyện trên phải theo chiều hướng cảm thương, một chiều hướng chắc chắn sẽ điều hướng kết quả cuối cùng của thượng hội đồng và là tâm điểm của tông huấn hậu thượng hội đồng đầu tiên của Đức Phanxicô vào năm 2016. Ngài nói: “tôi xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho thượng hội đồng, để nó phản ảnh lòng cảm thương mà Đấng Chăn Chiên Lành vốn dành cho đàn chiên của Người, nhất là cho những người và những gia đình, vì nhiều lý do khác nhau, đang ‘bị xách nhiễu và bơ vơ, như chiên không có người chăn’”.
Theo Sở Thông Tin Vatican (VIS), Đức Giáo Hoàng đề nghị tín hữu đọc Kinh Cầu Cho Thượng Hội Đồng từ nay cho tới ngày khai mở thượng hội đồng vào tháng Mười. Lời kinh này, chính ngài mô tả như sau: “Tôi muốn lời kinh này, cũng như toàn bộ hành trình của Thượng Hội Đồng, được linh hứng bởi lòng cảm thương của Đấng Chăn Chiên Lành dành cho đàn chiên của Người”.
Với lời lẽ trên, Đức Phanxicô rõ ràng ấn định hướng đi cho toàn bộ diễn trình của thượng hội đồng: tập chú vào lòng cảm thương của Đấng Chăn chiên Lành dành cho đàn chiên của Người nhất là những con chiên ‘bị xách nhiễu và bơ vơ’. Ra ngoài tập chú ấy chỉ là “tán gẫu”.
Đức Phanxicô không cho hay các hình thức “tán gẫn” khi bàn tới thượng hội đồng sắp tới là như thế nào. Nhưng “tán gẫu” thường phải diễn ra giữa một số đông người, không ai “tán gẫu” một mình. Thành thử ta an tâm trong việc không coi những lời phát biểu của các vị như Đức Hồng Y Burke, Đức Hồng Y Tagle và Đức Hồng Y Kasper trong mấy ngày qua là “tán gẫu”.
Đức và Phi Châu
Kể cả nhận định gần đây của Đức Hồng Y Paul Josef Cordes cũng không phải là “tán gẫu”. Theo Catholic World News ngày 24 tháng Ba, vị Hồng Y này chỉ trích vị lãnh đạo khác của Giáo Hội Đức là Đức Hồng Y Reinhard Marx, vì đã tuyên bố rằng Giáo Hội Đức sẽ không chờ được Rôma chấp thuận mới cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ.
Người ta còn nhớ, trong một cuộc họp báo ngày 25 tháng Hai năm nay, Đức Hồng Y Marx (không phải ông Karl Marx!), chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, tuyên bố rõ ràng rằng “chúng tôi không phải là một chi nhánh của Rôma (!)” và “chúng tôi không thể đợi thượng hội đồng bảo chúng tôi phải lên khuôn việc chăm sóc mục vụ của mình ra sao đối với hôn nhân và gia đình (!)”.
Trong một lá thư gửi chủ bút tờ Die Tagespost, Đức Hồng Y Cordes cho hay: ngài quyết định “phản đối công khai một số những lời nói [ấy] ngõ hầu giới hạn sự mù mờ chúng có thể gây ra”. Theo ngài, các tuyên bố của Đức Hồng Y Marx cho thấy sự “mập mờ thần học khiến bạn ngỡ ngàng”. Ngôn từ của Đức Hồng Y Marx xứng với [cuộc tán gẫu] phòng trà hơn là cuộc thảo luận thần học và chắc chắn không “thấm nhiễm tinh thần communio [hiệp thông] chút nào”.
Đức Hồng Y Cordes, người Đức, là chủ tịch hồi hưu của Hội Đồng Giáo Hoàng Cor Unum, cho hay: các giám mục Đức ngày nay không có tư cách giáo huấn thế giới Công Giáo. Trưng dẫn sự sa sút đức tin Công Giáo tại Đức, mà thống kê cho thấy chỉ có 16% những người tự cho mình là Công Giáo Đức còn tin vào một Thiên Chúa có bản vị, Đức Hồng Y nhận định: “Thành thử không còn lý do nào để tự vênh vang về đức tin của mình nếu ta chịu so sánh với các quốc gia khác”.
Viết thế, có lẽ để trả lời câu tuyên bố “xanh rờn” của Đức Hồng Y Marx khi, theo CNA/EWTN News ngày 24 tháng Ba, ngài cho rằng có “nhiều mong chờ muốn Đức giúp Giáo Hội mở cửa và ‘tiến theo những nẻo đường mới’”.
Nói đến các nước khác, chắc chắn Đức Hồng Y Cordes nghĩ tới các nước Phi Châu. Vì nhà báo John Allen Jr., trong bài viết ngày 24 tháng Ba, tựa là The ‘African moment’ in global Catholicism gathers steam (Thời điểm Phi Châu trong Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu đang tăng tốc), cho rằng: “điều đã rõ ràng là một trong các đại chiều hướng của thời ta là việc xuất hiện của Giáo Hội tại Phi Châu” và việc Giáo Hội này tự tin vai trò của mình trong Giáo Hội hoàn cầu. Niềm tự tin này xuất hiện rõ trong thượng hội đồng về gia đình năm 2014 và còn sẽ rõ ràng hơn nữa trong thượng hội đồng về gia đình năm 2015.
Niềm tự tin trên rất dễ hiểu: trong thế kỷ 20, số người Công Giáo vùng hạ Saraha của Phi Châu tăng từ 1.9 triệu lên hơn 130 triệu, tức 6,708 phần trăm! Họ khởi đầu thế kỷ với ít hơn 1% dân số Công Giáo hoàn cầu và kết thúc thế kỷ ấy với 16% dân số ấy. Ơn kêu gọi cũng tăng nhanh: chủng viện Bigard Memorial ở Nam Nigeria với 1,225 chủng sinh, là chủng viện hiện lớn nhất thế giới, tương đương với 1/4 tổng số các chủng sinh của toàn Hoa Kỳ!
John Allen nhận định: “ta có thể cho rằng người Phi Châu hiện nay là những người Đức mới, theo nghĩa người Công Giáo Đức trong nhiều năm vốn có khả năng ảnh hưởng tới việc dự án mục vụ nào tại thế giới đang phát triển được thăng tiến và dự án mục vụ nào không được thăng tiến do các quỹ ngoại viện đáng kể của họ như Misereor và Adveniat”. Theo nhà báo này: có được các qũy ấy, Giáo Hộ Đức phải dựa vào hệ thống “thuế nhà thờ”, nay thì thứ thuế ấy đang giảm dần. Đức Hồng Y Marx hình như không muốn nhìn vào khía cạnh thực tế này mà chỉ nhìn vào “vang bóng một thời” để “vênh vang”.
Khía cạnh “vang bóng” đó nay đang chuyển về Phi Châu, vì theo John Allen, các vị giám mục Phi Châu ảnh hưởng tới việc giáo xứ nào hay địa điểm truyền giáo nào ở Tây Phương có thể tiếp tục sống còn dựa trên quyết định có nên hay không gửi các nhà truyền giáo Phi Châu tới đó phục vụ.
Về lãnh vực “chiến tranh văn hóa”, đại đa số người Công Giáo Phi Châu thuộc cánh hữu theo định nghĩa của Tây Phương: nghĩa là có chủ trương truyền thống về đạo đức tính dục: đồng tính, phá thai, dựa trên giáo huấn Công Giáo và cả các phong tục tập quán văn hóa của họ nữa.
Từ 461 linh mục...
Như thế, ai là người đang tán gẫu đây? Phải chăng là 461 linh mục mới đây tại Anh? Theo Catholic World News ngày 24 tháng Ba, 461 linh mục này đã ký một bản tuyên bố “tuyệt đối trung thành với các tín lý truyền thống liên quan tới hôn nhân và ý nghĩa đích thực của tính dục con người”, đặt nền tảng trên Lời Thiên Chúa và được huấn quyền Giáo Hội dạy dỗ trong hai ngàn năm qua, và kêu gọi”một tuyên bố rõ ràng và cương quyết” về các giáo huấn này tại cuộc họp vào tháng Mười này của Thượng Hội Đồng Giám Mục.
Bản tuyên bố trên được công bố trên tờ Catholic Herald. Theo đó, các linh mục nhấn mạnh tới sự quan trọng phải duy trì kỷ luật của Giáo Hội vốn cấm các người Công Giáo ly dị tái hôn rước lễ. Về điểm này, bản tuyên bố viết: điều tối quan trọng là “tín lý và thực hành phải luôn hoà hợp với nhau một cách vững chắc và bất khả phân ly”.
Trong số những vị ký tên, người ta thấy các thần học gia linh mục Aidan Nichols và linh mục John Saward, nhà vật lý học của Đại Học Oxford là cha Andrew Pinsent. Cha Robert Billing, phát ngôn viên giáo phận Lancaster, Cha Tim Finigan, một blogger và phụ trách một mục của Catholic Herald, và cha Julian Large, trưởng Nhà Nguyện London Oratory, cũng ký tên trên bản tuyên bố này. Một trong các linh mục ký tên trên bản tuyên bố cho hay đáng lẽ còn nhiều giáo sĩ khác cũng muốn ký tên trên bản tuyên bố, nhưng có áp lực mạnh từ các giới chức cao cấp trong Giáo Hội khiến các vị này không dám ký.
Nếu đúng như thế, thì rất có thể bản tuyên bố này bị xếp vào loại “tán gẫu”. Dù mới đây, Đức Hồng Y Kasper, người vốn được Đức Phanxicô nể vì, thúc giục các tín hữu trình bày các nhận định của họ cho các vị giám mục sở tại. Ít nhất thì đây cũng là nhận định của Đức Hồng Y Vincent Nichols, giáo chủ Anh.
Qua vị giáo chủ Anh và Wales...
Thực vậy, theo Catholic World News ngày 25 tháng Ba, vị Hồng Y này lớn tiếng khuyến cáo các linh mục không nên can dự vào cuộc tranh luận công khai về các vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận tại cuộc họp vào tháng Mười của thượng hội đồng Giám mục.
Phản ứng đối với bản tuyên bố do 461 linh mục Anh và Wales ký kêu gọi phải có lời công bố rõ rệt ủng hộ giáo huấn Công Giáo truyền thống về gia đình, Đức Hồng Y Nichols cho hay: việc thảo luận các vấn đề như thế “không tốt đẹp chút nào khi diễn tiến qua báo chí". Ngài nói rằng: “Mọi linh mục ở Anh và ở Wales vốn được yêu cầu suy nghĩ về cuộc thảo luận của Thượng Hội Đồng”. Tuy nhiên, ngài cho hay “các kênh truyền thông đã được thiết lập” giúp các linh mục chuyển đạt ý kiến qua các giám mục của họ.
Như thế, tán gẫu, theo nhận định của Đức Hồng Y Vincent Nichols, không hẳn là vấn đề nội dung thảo luận cho bằng kênh thảo luận. Nói “trên mái nhà” như 461 linh mục Anh và Wales là tán gẫu, còn nói qua các giám mục là thảo luận trong tinh thần thượng hội đồng.
Tới Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng
Nhưng, theo Đức Hồng Y Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng, thì tán gẫu rất có thể chỉ là vấn đề nội dung. Thực vậy, theo Catholic World News ngày 25 tháng Ba, vị Hồng Y này nói với các giám mục Slovakia ngày 24 tháng Ba rằng “cuộc cách mạng vĩ đại” của Đức Giáo Hoàng là “cuộc cách mạng của ngôn ngữ và thái độ, trong sự trung thành toàn bộ với tín lý mọi thời, cuộc cách mạng của dịu dàng và yêu thương”.
Ngài cho hay Đức Giáo Hoàng dạy chúng ta “đừng nhẫn nhục trong chủ bại và đừng tránh né đa cực hóa”. Có “một phong thái mới, trong đó các nội dung không thể bác bỏ của Tin Mừng về sự sống thẩy đều được tái xác định và tuyên xưng” trong khi “tránh được cơn cám dỗ muốn áp đặt những gánh nặng không ai chịu nổi”.
Công bố thống kê mới nhất của Giáo Hội Công Giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
10:25 25/03/2015
VATICAN. Số tín hữu Công Giáo, LM và Phó tế vĩnh viễn gia tăng trong Giáo Hội, nhưng số tu sĩ nam nữ tiếp tục giảm sút.
Trên đây là nội dung Niên Giám Thống kê của Giáo Hội hoàn cầu được hoàn tất trong tháng 2 và được Tòa Thánh công bố trong tháng 3 này, trình bày tình trạng Giáo Hội Công Giáo tính đến ngày 31-12-2013.
Theo đó, trên toàn thế giới có 1 tỷ 253 triệu người Công Giáo tức là tăng thêm 25 triệu, nghĩa là tăng 2% so với năm trước đó. Sự tăng trưởng của các tín hữu Công Giáo có phần nhiều hơn so với tỷ lệ gia tăng dân số thế giới và hiện chiếm 1,7% dân số hoàn cầu.
Cũng như những năm trước đây, Niên Giám Mới của Giáo Hội Công Giáo ước lượng có khoảng 4 triệu 800 ngàn tín hữu Công Giáo không được ghi trong thống kê vì họ ở những quốc gia không thể cung cấp các con số chính xác cho Tòa Thánh, ví dụ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Theo thống kê mới, người Công Giáo đông nhất vẫn là ở Mỹ châu, chiếm 63,3% dân số đại lục này, tiếp đến là Âu Châu chiếm 39,9% và dân Công Giáo tại Á châu có tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 3,2%.
Số GM trong toàn Giáo Hội là 5.173 vị, tăng 40 vị so với năm 2012 (ĐTC Phanxicô mới cho biết có 1.400 GM về hưu). Trong cùng thời gian đó, số LM triều và dòng tăng thêm 1035 vị, và hiện có 415.348 vị: số LM giáo phận liên tục gia tăng tại Phi châu, Á châu và Mỹ châu nhưng tiếp tục giảm tại Âu Châu.
Số phó tế vĩnh viễn là 43.195 thầy, tức là tăng thêm 1 ngàn so với năm 2012 trước đó.
Số tu huynh giảm mất 60 thầy và hiện có 55.253 thầy tính đến cuối năm 2013. Số nữ tu tiếp tục đi xuống và còn 639.575 chị, tức là giảm 1,2% so với năm trước đó, và giảm 6,1% so với tình trạng năm 2008. Bắc Mỹ có số nữ tu giảm nhiều nhất: 16.6% trong vòng 5 năm qua, tiếp đến là Âu Châu: giảm 12,6% trong cùng khoảng thời gian đó.
Số đại chủng sinh triều và dòng trên thế giới liên tục giảm sút trong 2 năm qua, và còn 118.251 thầy tính đến cuối năm 2013, tức là giảm mất 2.365 thầy kể từ cuối năm 2011. (CNS 24-3-2015)
Trên đây là nội dung Niên Giám Thống kê của Giáo Hội hoàn cầu được hoàn tất trong tháng 2 và được Tòa Thánh công bố trong tháng 3 này, trình bày tình trạng Giáo Hội Công Giáo tính đến ngày 31-12-2013.
Theo đó, trên toàn thế giới có 1 tỷ 253 triệu người Công Giáo tức là tăng thêm 25 triệu, nghĩa là tăng 2% so với năm trước đó. Sự tăng trưởng của các tín hữu Công Giáo có phần nhiều hơn so với tỷ lệ gia tăng dân số thế giới và hiện chiếm 1,7% dân số hoàn cầu.
Cũng như những năm trước đây, Niên Giám Mới của Giáo Hội Công Giáo ước lượng có khoảng 4 triệu 800 ngàn tín hữu Công Giáo không được ghi trong thống kê vì họ ở những quốc gia không thể cung cấp các con số chính xác cho Tòa Thánh, ví dụ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Theo thống kê mới, người Công Giáo đông nhất vẫn là ở Mỹ châu, chiếm 63,3% dân số đại lục này, tiếp đến là Âu Châu chiếm 39,9% và dân Công Giáo tại Á châu có tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 3,2%.
Số GM trong toàn Giáo Hội là 5.173 vị, tăng 40 vị so với năm 2012 (ĐTC Phanxicô mới cho biết có 1.400 GM về hưu). Trong cùng thời gian đó, số LM triều và dòng tăng thêm 1035 vị, và hiện có 415.348 vị: số LM giáo phận liên tục gia tăng tại Phi châu, Á châu và Mỹ châu nhưng tiếp tục giảm tại Âu Châu.
Số phó tế vĩnh viễn là 43.195 thầy, tức là tăng thêm 1 ngàn so với năm 2012 trước đó.
Số tu huynh giảm mất 60 thầy và hiện có 55.253 thầy tính đến cuối năm 2013. Số nữ tu tiếp tục đi xuống và còn 639.575 chị, tức là giảm 1,2% so với năm trước đó, và giảm 6,1% so với tình trạng năm 2008. Bắc Mỹ có số nữ tu giảm nhiều nhất: 16.6% trong vòng 5 năm qua, tiếp đến là Âu Châu: giảm 12,6% trong cùng khoảng thời gian đó.
Số đại chủng sinh triều và dòng trên thế giới liên tục giảm sút trong 2 năm qua, và còn 118.251 thầy tính đến cuối năm 2013, tức là giảm mất 2.365 thầy kể từ cuối năm 2011. (CNS 24-3-2015)
Top Stories
SIGNIS Services Rome Presents the Reporter Kit
Vatican Radio
10:35 25/03/2015
SIGNIS Services Rome (SSR) has introduced a new Reporter Kit which offers multi-media solutions for journalists in the field. The kit is ideal for Catholic radio and television in Africa. With this kit, freelance and media journalists will find user-friendly tools that enable them produce content, ready to go online or for broadcast at their convenience. It is as it were a mini mobile studio.
The SIGNIS Reporter Kit facilitates the broadcast and publication of news on radio, TV, websites or social networks.
The Reporter Kit contains all that the journalist needs to report and edit news or content on the go. A package or a whole programme can be assembled while out in the field. The kit has digital audio recorders, an HD video camera, a netbook (laptop) for editing video and audio, professional headphones, USB keys and hard disk for data storage. The kit even has accessories to enable the recording of sound in a difficult acoustic environment.
The SIGNIS Reporters Kit comes in three models: First is the entry kit for audio productions, then there is the medium range kit for multi-media productions as well as the top of the range kit for professional audio and video.
SIGNIS is the World Catholic Association for Communications. It headquarters is in Brussels, Belgium but it also has a branch in Rome, Italy that offers specialised services such as the provision of equipment and training. SIGNIS has members from over 140 countries. The aim of SIGNIS is to bring together Catholic radio, television, cinema, video, media education, Internet, and new technology professionals. Its very diversified programmes cover fields such as the promotion of films or television programmes (juries at important festivals: Cannes, Berlin, Monte Carlo, Venice, Ouagadougou and Zanizibar...), the creation of radio, video, and television studios, production and distribution of programmes, supplying specialised equipment and training professionals.
The Mission of SIGNIS is to engage with media professionals and support Catholic Communicators as well as to help transform cultures in the light of the Gospel by promoting human dignity, Justice and Reconciliation.
(SIGNIS ROME, www.signisrome.net) e-mail: engafrica@vatiradio.va
The SIGNIS Reporter Kit facilitates the broadcast and publication of news on radio, TV, websites or social networks.
The Reporter Kit contains all that the journalist needs to report and edit news or content on the go. A package or a whole programme can be assembled while out in the field. The kit has digital audio recorders, an HD video camera, a netbook (laptop) for editing video and audio, professional headphones, USB keys and hard disk for data storage. The kit even has accessories to enable the recording of sound in a difficult acoustic environment.
The SIGNIS Reporters Kit comes in three models: First is the entry kit for audio productions, then there is the medium range kit for multi-media productions as well as the top of the range kit for professional audio and video.
SIGNIS is the World Catholic Association for Communications. It headquarters is in Brussels, Belgium but it also has a branch in Rome, Italy that offers specialised services such as the provision of equipment and training. SIGNIS has members from over 140 countries. The aim of SIGNIS is to bring together Catholic radio, television, cinema, video, media education, Internet, and new technology professionals. Its very diversified programmes cover fields such as the promotion of films or television programmes (juries at important festivals: Cannes, Berlin, Monte Carlo, Venice, Ouagadougou and Zanizibar...), the creation of radio, video, and television studios, production and distribution of programmes, supplying specialised equipment and training professionals.
The Mission of SIGNIS is to engage with media professionals and support Catholic Communicators as well as to help transform cultures in the light of the Gospel by promoting human dignity, Justice and Reconciliation.
(SIGNIS ROME, www.signisrome.net) e-mail: engafrica@vatiradio.va
Vinh: les autorités locales utilisent la violence pour forcer des catholiques à quitter leur ancienne paroisse
Eglises d'Asie
12:19 25/03/2015
Dông Yên, petite paroisse pauvre et reculée du diocèse de Vinh, est aujourd’hui déchirée. La majorité des fidèles (plus des quatre cinquièmes), conformément au projet gouvernemental d’aménagement de la région, est déjà partie s’installer sur un nouveau site. Mais un dernier groupe de paroissiens (quelque 150 foyers) réside encore sur place, refusant d’accepter la proposition de relocalisation des autorités régionales et de quitter les lieux où les autorités ont déjà entamé des travaux. Toutefois, la pression que l’administration locale fait peser sur ces derniers résistants est de plus en plus lourde.
Après le refus de l’école du district de recevoir les enfants des paroissiens résistants, ce sont les autorités policières qui ont, le 17 mars dernier, lancé une attaque très violente contre les constructions ecclésiales du lieu. Quelques jours plus tard, le 20 mars, l’évêque du lieu, Mgr Paul Nguyên Thai Hop, a reçu, la journée durant, les représentants de la paroisse venus lui exposer les faits. En compagnie des prêtres de l’évêché de Vinh, il a essayé de régler avec eux les nombreux problèmes auxquels ils font face.
Personne sans doute n’aurait entendu parler de la petite paroisse lointaine de Dông Yên si, en 2012, l’Etat vietnamien n’avait pas formé le projet de construire dans la région un port en eaux profondes, dans le cadre de la mise en place d’un vaste ensemble portuaire. Le projet nécessitait le déplacement de la paroisse et de sa population vers un autre lieu. Un nouveau site leur fut proposé à quelques dizaines de kilomètres de l’ancienne paroisse.
Dès l’année 2012, des négociations s’engagèrent. Dans les premiers temps, une majorité des fidèles accepta l’indemnisation fixée par l’Etat pour leur expropriation et leur réinstallation dans leur nouvelle résidence. Cependant, depuis le début, un petit groupe (158 foyers sur le millier que comptait l’ancienne paroisse) s’est opposé à ce déplacement, arguant que les indemnités étaient trop peu élevées. Peu à peu, le conflit entre les paroissiens résistants et les autorités s’est envenimé.
Au cours de l’année 2014, la pression des autorités sur les paroissiens s’est accentuée. En septembre dernier, les autorités du district de Ky Anh ont fait savoir aux parents des 155 élèves catholiques qu’ils n’auraient plus le droit de venir à l’école au cours de l’année scolaire 2014-2015. Le jour de la rentrée, les parents étaient avertis que le nom de leurs enfants ne figurait pas sur la liste des élèves de l’école.
Des événements encore plus graves sont survenus dans la paroisse, le 17 mars dernier, dans la matinée. Des troupes policières dépêchées par le district ont investi le quartier de l’église. L’école de catéchisme, l’ancien presbytère et un certain nombre d’autres conductions annexes ont été mis à bas. Des paroissiens ont été blessés.
Le 20 mars suivant, un groupe important de représentants de la paroisse a été reçu par l’évêque à l’évêché du diocèse. Ce dernier leur a consacré toute une journée. L’évêque de Vinh a soigneusement entendu le récit des événements subis par les derniers paroissiens de Dông Yên le 17 mars dernier et a exposé, une fois de plus, son opinion sur toute l’affaire. Il a réaffirmé que la responsabilité d’accepter ou de ne pas accepter l’offre d’installation dans une nouvelle résidence appartenait à chacun des paroissiens. Par contre, il a déclaré que tant que les derniers paroissiens n’auraient pas quitté la paroisse de Dông Yên, l’église devait être protégée et demeurer à leur disposition. C’est une exigence, a dit l’évêque, qu’il a souvent rappelée aux autorités locales. Il a aussi promis d’intervenir pour que les enfants des catholiques encore à Dông Yên puissent continuer leurs études dans leur ancienne école. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 25 mars 2015
Copyright: Légende photo : L’église paroissiale de Dông Yên (photo tirée du site Internet du diocèse de Vinh).
Personne sans doute n’aurait entendu parler de la petite paroisse lointaine de Dông Yên si, en 2012, l’Etat vietnamien n’avait pas formé le projet de construire dans la région un port en eaux profondes, dans le cadre de la mise en place d’un vaste ensemble portuaire. Le projet nécessitait le déplacement de la paroisse et de sa population vers un autre lieu. Un nouveau site leur fut proposé à quelques dizaines de kilomètres de l’ancienne paroisse.
Dès l’année 2012, des négociations s’engagèrent. Dans les premiers temps, une majorité des fidèles accepta l’indemnisation fixée par l’Etat pour leur expropriation et leur réinstallation dans leur nouvelle résidence. Cependant, depuis le début, un petit groupe (158 foyers sur le millier que comptait l’ancienne paroisse) s’est opposé à ce déplacement, arguant que les indemnités étaient trop peu élevées. Peu à peu, le conflit entre les paroissiens résistants et les autorités s’est envenimé.
Au cours de l’année 2014, la pression des autorités sur les paroissiens s’est accentuée. En septembre dernier, les autorités du district de Ky Anh ont fait savoir aux parents des 155 élèves catholiques qu’ils n’auraient plus le droit de venir à l’école au cours de l’année scolaire 2014-2015. Le jour de la rentrée, les parents étaient avertis que le nom de leurs enfants ne figurait pas sur la liste des élèves de l’école.
Des événements encore plus graves sont survenus dans la paroisse, le 17 mars dernier, dans la matinée. Des troupes policières dépêchées par le district ont investi le quartier de l’église. L’école de catéchisme, l’ancien presbytère et un certain nombre d’autres conductions annexes ont été mis à bas. Des paroissiens ont été blessés.
Le 20 mars suivant, un groupe important de représentants de la paroisse a été reçu par l’évêque à l’évêché du diocèse. Ce dernier leur a consacré toute une journée. L’évêque de Vinh a soigneusement entendu le récit des événements subis par les derniers paroissiens de Dông Yên le 17 mars dernier et a exposé, une fois de plus, son opinion sur toute l’affaire. Il a réaffirmé que la responsabilité d’accepter ou de ne pas accepter l’offre d’installation dans une nouvelle résidence appartenait à chacun des paroissiens. Par contre, il a déclaré que tant que les derniers paroissiens n’auraient pas quitté la paroisse de Dông Yên, l’église devait être protégée et demeurer à leur disposition. C’est une exigence, a dit l’évêque, qu’il a souvent rappelée aux autorités locales. Il a aussi promis d’intervenir pour que les enfants des catholiques encore à Dông Yên puissent continuer leurs études dans leur ancienne école. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 25 mars 2015
Copyright: Légende photo : L’église paroissiale de Dông Yên (photo tirée du site Internet du diocèse de Vinh).
Pope calls for renewed prayers for Synod on the Family
Vatican Radio
12:21 25/03/2015
After meeting briefly with a group of sick people gathered in the Paul VI Hall, Pope Francis greeted pilgrims in Saint Peter’s Square. The Pope began his reflection by noting that March 25th, the Solemnity of the Annunciation, marks a special stage in the journey of catechesis on the family, a moment to pause for prayer. The Annunciation, the “beginning of the mystery of the Incarnation” shows that God willed for His Only-begotten Son to not only be conceived in the womb of a mother, but to be welcomed into a true family. Pope Francis led his audience in the recitation of the Hail Mary as a means of contemplating the beauty of this relationship between God and mankind.
The Holy Father then noted that March 25th is celebrated in many countries as the Day of Life; it is also the twentieth anniversary of the encyclical Evangelium vitae by St John Paul II. Pope Francis noted that the family occupies a central place in the encyclical. “The words of my venerable Predecessor remind us that the human couple was blessed by God from the beginning to form a community of love and life, to which He entrusted the mission of procreation,” the Pope said, and Christian spouses open themselves to the blessing of children.
The Church too, he said, “is solemnly committed to the care of the family that results from it, as a gift of God for her own life, in good fortune and in bad: the bond between the Church and the family is sacred and inviolable.” The Church never abandons families, even when they are weak and wounded, but always seeks to heal them.
To complete this mission, the Pope continued, there is great need for prayer, prayer which is full of love for the family and for life. For that reason, Pope Francis asked for a great renewal of our prayers for the upcoming Synod of Bishops on the Family, set for next October. “I would like for this prayer, and the whole Synod journey, to be animated by the compassion of the Good Shepherd for His flock, especially for persons and families that, for different reasons, are ‘troubled and abandoned, like sheep without a shepherd’.” Everyone, from the Pope to the lay faithful, are called to pray for the Synod. There is great need for prayer, he repeated, and not for gossip or chatter.
To renew this prayer, Pope Francis offered a special prayer for the upcoming Synod, in which he led the crowd. The full text of the prayer, in an unofficial translation, can be found at the end of the full text of Pope Francis’ remarks for the General Audience:
Dear brothers and sisters, good day!
But good day… but it’s not a pretty day, eh? Today the Audience is in two different places, as we do when it rains: you here in the Square, and many sick people in the Paul VI Hall, who are following the audience on the big screens. Now, as a gesture of brotherly courtesy, let us greet them with a round of applause. [Those in the Square applaud.] It’s not easy to applaud with an umbrella in hand, eh?
In our journey of catechesis on the family, today is a somewhat special stage: It will be a break for prayer.
In the Church on March 25th, we solemnly celebrate the Annunciation, the beginning of the mystery of the Incarnation. The Archangel Gabriel visits the humble girl of Nazareth, and announces that she will conceive and bear the Son of God. With this Announcement, the Lord illumines and strengthens the faith of Mary, as He will later do for her husband, Joseph, so that Jesus could be born in a human family. This is very beautiful: it shows us how profoundly the mystery of the Incarnation, just as God wanted, comprises not only the conception in the womb of the mother, but also being welcomed into a true family. Today I want to contemplate with you the beauty of this bond, the beauty of this condescension of God; and we can do so by reciting together the Hail Mary, which in the first part resumes the very words that the Angel addressed to the Virgin. I invite you to pray together :
[In Italian] Hail Mary, full of grace…
And now a second aspect: On March 25, the Solemnity of the Annunciation, the Day of Life is celebrated in many countries. For this reason, twenty years ago, Saint John Paul II on this date signed the Encyclical Evangelium vitae. To celebrate this anniversary, many members of the Movement for Life are in the Square today. In Evangelium vitae the family occupies a central place, insofar as it is the womb of human life. The words of my venerable Predecessor remind us that the human couple was blessed by God from the beginning to form a community of love and life, to which He entrusted the mission of procreation. Christian spouses, celebrating the Sacrament of Matrimony, open themselves to honour this benediction, with the grace of God, for all of life. The Church, for her part, is solemnly committed to the care of the family that results from it, as a gift of God for her own life, in good fortune and in bad: the bond between the Church and the family is sacred and inviolable. The Church, as a mother, never abandons the family, even when it is disheartened, wounded, and mortified in so many ways; it will always do everything to seek to cure and heal it, to invite it to conversion and to reconcile it with the Lord.
So then, if this is the task, it appears clear how much prayer the Church needs in order to be up to fulfilling this mission at all times! A prayer full of love for the family and for life. A prayer that knows how to rejoice with those who rejoice, and to suffer with those who suffer.
So here is what I, with my collaborators, have thought to propose today: to renew the prayer for the Synod of the Bishops on the family. We are taking up this commitment again next October, when the ordinary Assembly of the Synod, dedicated to the family, will take place. I would like for this prayer, and the whole Synod journey, to be animated by the compassion of the Good Shepherd for His flock, especially for persons and families that, for different reasons, are “troubled and abandoned, like sheep without a shepherd” (Mt 9:36). So, sustained and animated by the grace of God, the Church can be ever more committed, and ever more united, in the witness of the truth of the love of God and of His mercy for the families of the world, excluding none, whether within or outside the flock. I ask you, please, to not neglect your prayer. All of us – the Pope, Cardinals, Bishops, priests, religious, lay faithful – we are all called to pray for the Synod. There is need of this, not of chatter! I also invite those who feel far away, or who are not accustomed to do so, to pray. This prayer for the Synod on the Family is for the good of everyone. I know that this morning you were given a little prayer card, which you have in your hands. It might be a little wet. I invite you to hold on to it and keep it with you, so that in the coming months you can recite it often, with holy insistence, as Jesus has asked us. Now, let us say it together:
Jesus, Mary and Joseph,
In you we contemplate The splendour of true love,
We turn to you with confidence.
Holy Family of Nazareth,
Make our families, also, Places of communion and cenacles of prayer,
Authentic schools of the Gospel, And little domestic Churches.
Holy Family of Nazareth
May our families never more experience Violence, isolation, and division:
May anyone who was wounded or scandalized Rapidly experience consolation and healing.
Holy Family of Nazareth,
May the upcoming Synod of Bishops Re-awaken in all an awareness
Of the sacred character and inviolability of the family, Its beauty in the project of God.
Jesus, Mary and Joseph,
Hear and answer our prayer. Amen.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chủng sinh khóa XIII ĐCV Vinh Thanh thăm các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Hạt Cát
09:57 25/03/2015
Sống liên đới với những người lầm than về vật chất, luân lý và tinh thần
Sứ điệp Mùa Chay Thánh hướng người Kitô hữu đến với cầu nguyện, chay tịnh và làm việc bác ái. Đó là ba việc căn bản để mỗi tín hữu sống thánh thiện và loan báo Tin Mừng qua những công việc cụ thể và thiết thực. Qua đó, người Kitô hữu có thể sống bác ái và chia sẻ tình yêu Đức Kitô cho mọi người trong mọi thời đại.
Xem Hình
Sứ điệp này cũng được Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi Kitô hữu hãy noi gương Chúa Giêsu, sẵn sàng và mau mắn quan tâm, giúp đỡ những người đang sống trong tình trạng lầm than về vật chất, luân lý và tinh thần. Nhờ đó, tình liên đới được thắt chặt và xoa dịu những vết thương đau của nhân thế (x. Sứ điệp Mùa Chay của ĐTC Phanxicô 2014). Hầu có thể xóa bỏ thái độ ích kỷ và dửng dưng của con người hôm nay (x. Sứ điệp Mùa Chay của Phanxicô 2015).
Đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô và được sự đồng ý của Ban Giám Đốc cùng với sự giúp đỡ của quý ân nhân, sáng ngày 22 tháng 03 năm 2015, Chúa Nhật V Mùa Chay. Anh em chủng sinh khóa XIII, thuộc Đại Chủng Viện Vinh – Thanh đã tổ chức thăm hỏi và trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt tại hai giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang.
Cồn Cả và Vĩnh Giang là hai giáo xứ thuộc giáo hạt Phủ Quỳ, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Nghĩa Đàn cũng như các huyện miền núi khác ở Nghệ An có tỷ lệ người Công Giáo so với tỷ lệ dân cư là rất thấp. Cùng với đời sống giáo dân đã phần làm nương rẫy, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Bởi vậy, nhiều gia đình vì kế sinh nhai, vì miếng cơm manh áo đã phải xa phương cầu thực. Tất cả đã tạo nên đời sống người giáo dân nơi đây khá khó khăn và cái nghèo vẫn cứ đeo đẳng theo họ.
Mở đầu cho chuyến thăm mục vụ, chủng sinh đoàn cùng tham dự thánh lễ với cộng đoàn giáo xứ, với sự hiện diện của cha phó giám đốc Đại Chủng Viện Vinh - Thanh, quý cha đồng hành cùng quý cha quản xứ. Giảng trong thánh lễ cha Phêrô Nguyễn Văn Hương đã chia sẻ với cộng đoàn: “Con đường Thập Giá, là con đường mà ai cũng phải đi qua, có qua con đường đó mới tiến tới được hạnh phúc miên viễn là nước trời. Như Chúa Giêsu phải chịu trăm ngàn thử thách, chịu đánh đòn, rồi chịu chết trên thánh giá mới có cuộc khải hoàn Phục Sinh...”.
Sau thánh lễ, được sự giúp đỡ của cha quản xứ và hướng dẫn của các ban nghành giáo xứ và giáo họ, chủng sinh đoàn đã đến thăm những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt trên toàn giáo xứ. Đến với mỗi gia đình, mỗi người bệnh, những người cô thân cô thế, anh em chủng sinh đều ý thức như đến với anh em mình, như bà con thân thuộc, cùng một mái nhà chung là Giáo Hội. Nhờ đó mà Tin Mừng tình yêu được thực hiện và lan tỏa, thể hiện tình liên đới, hiệp nhất và yêu thương hơn.
Hòa cùng những cử chỉ yêu thương và liên đới qua tinh thần bác ái, niềm vui được dâng cao hơn khi trận giao hữu bóng đá giữa quý thầy và giới trẻ giáo xứ Cồn Cả được diễn ra cùng ngày. Qua đó lòng quảng đại, tình hữu nghị và hơn nữa nhờ thể thao để kết nối mỗi người lại gần nhau hơn.
Viếng thăm mục vụ tại các giáo xứ và đến với những người “bên lề xã hội”, đến những vùng ngoại vi là một trong những chiều kích đào tạo linh mục tại Đại Chủng Viện. Nhờ những chuyến thăm mục vụ như thế này mà mỗi ứng sinh linh mục được dậy lên tinh thần bác ái, yêu thương mọi người và trên hết tạo lập con đường đức ái mục tử sau này cho các chủng sinh. Nhờ đó mỗi chủng sinh có thể “bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô” (Cl 2,7).
Hạt Cát
Sứ điệp Mùa Chay Thánh hướng người Kitô hữu đến với cầu nguyện, chay tịnh và làm việc bác ái. Đó là ba việc căn bản để mỗi tín hữu sống thánh thiện và loan báo Tin Mừng qua những công việc cụ thể và thiết thực. Qua đó, người Kitô hữu có thể sống bác ái và chia sẻ tình yêu Đức Kitô cho mọi người trong mọi thời đại.
Xem Hình
Sứ điệp này cũng được Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi Kitô hữu hãy noi gương Chúa Giêsu, sẵn sàng và mau mắn quan tâm, giúp đỡ những người đang sống trong tình trạng lầm than về vật chất, luân lý và tinh thần. Nhờ đó, tình liên đới được thắt chặt và xoa dịu những vết thương đau của nhân thế (x. Sứ điệp Mùa Chay của ĐTC Phanxicô 2014). Hầu có thể xóa bỏ thái độ ích kỷ và dửng dưng của con người hôm nay (x. Sứ điệp Mùa Chay của Phanxicô 2015).
Đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô và được sự đồng ý của Ban Giám Đốc cùng với sự giúp đỡ của quý ân nhân, sáng ngày 22 tháng 03 năm 2015, Chúa Nhật V Mùa Chay. Anh em chủng sinh khóa XIII, thuộc Đại Chủng Viện Vinh – Thanh đã tổ chức thăm hỏi và trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt tại hai giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang.
Cồn Cả và Vĩnh Giang là hai giáo xứ thuộc giáo hạt Phủ Quỳ, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Nghĩa Đàn cũng như các huyện miền núi khác ở Nghệ An có tỷ lệ người Công Giáo so với tỷ lệ dân cư là rất thấp. Cùng với đời sống giáo dân đã phần làm nương rẫy, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Bởi vậy, nhiều gia đình vì kế sinh nhai, vì miếng cơm manh áo đã phải xa phương cầu thực. Tất cả đã tạo nên đời sống người giáo dân nơi đây khá khó khăn và cái nghèo vẫn cứ đeo đẳng theo họ.
Mở đầu cho chuyến thăm mục vụ, chủng sinh đoàn cùng tham dự thánh lễ với cộng đoàn giáo xứ, với sự hiện diện của cha phó giám đốc Đại Chủng Viện Vinh - Thanh, quý cha đồng hành cùng quý cha quản xứ. Giảng trong thánh lễ cha Phêrô Nguyễn Văn Hương đã chia sẻ với cộng đoàn: “Con đường Thập Giá, là con đường mà ai cũng phải đi qua, có qua con đường đó mới tiến tới được hạnh phúc miên viễn là nước trời. Như Chúa Giêsu phải chịu trăm ngàn thử thách, chịu đánh đòn, rồi chịu chết trên thánh giá mới có cuộc khải hoàn Phục Sinh...”.
Sau thánh lễ, được sự giúp đỡ của cha quản xứ và hướng dẫn của các ban nghành giáo xứ và giáo họ, chủng sinh đoàn đã đến thăm những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt trên toàn giáo xứ. Đến với mỗi gia đình, mỗi người bệnh, những người cô thân cô thế, anh em chủng sinh đều ý thức như đến với anh em mình, như bà con thân thuộc, cùng một mái nhà chung là Giáo Hội. Nhờ đó mà Tin Mừng tình yêu được thực hiện và lan tỏa, thể hiện tình liên đới, hiệp nhất và yêu thương hơn.
Hòa cùng những cử chỉ yêu thương và liên đới qua tinh thần bác ái, niềm vui được dâng cao hơn khi trận giao hữu bóng đá giữa quý thầy và giới trẻ giáo xứ Cồn Cả được diễn ra cùng ngày. Qua đó lòng quảng đại, tình hữu nghị và hơn nữa nhờ thể thao để kết nối mỗi người lại gần nhau hơn.
Viếng thăm mục vụ tại các giáo xứ và đến với những người “bên lề xã hội”, đến những vùng ngoại vi là một trong những chiều kích đào tạo linh mục tại Đại Chủng Viện. Nhờ những chuyến thăm mục vụ như thế này mà mỗi ứng sinh linh mục được dậy lên tinh thần bác ái, yêu thương mọi người và trên hết tạo lập con đường đức ái mục tử sau này cho các chủng sinh. Nhờ đó mỗi chủng sinh có thể “bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô” (Cl 2,7).
Hạt Cát
Hội đồng Curia Xóm Mới II: Tận Hiến Cho Đức Mẹ Maria
BTT. Senatus VN
20:43 25/03/2015
Hội đồng Curia Xóm Mới II: Tận Hiến Cho Đức Mẹ Maria
“Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận” (Dc 6, 10).
Lúc 16g00 ngày 25/3/2015, tại thánh đường giáo xứ Hà Đông, giáo hạt Xóm Mới - TGP. Sài Gòn, trên 300 hội viên Legio Mariæ hoạt động và tán trợ từ 23 Præsidia trực thuộc Hội đồng Curia Xóm Mới II đã tề tựu đông đảo tham dự Đại Lễ Acies thật trọng thể.
Xem Hình
Nghi thức Dâng mình
Theo sau anh trưởng Đaminh Hoàng Vĩnh Tuyến là các hội viên Legio Mariæ xếp hàng hai tiến lên trước thánh tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Từng người đặt tay phải lên cán Vexillum, hiệu kỳ của Legio Mariæ, để đọc lời kinh Dâng mình: “Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ” (TB 30, 290.4).
Mừng lễ Truyền Tin
Đúng 17g00, sau nghi thức Dâng mình, các hội viên Legio Mariæ đã cùng hiệp dâng Thánh lễ trọng thể thật trang nghiêm và sốt sắng mừng Lễ Truyền Tin với cộng đoàn giáo xứ do cha P. Linh giám Hội đồng Curia Xóm Mới II - Gioan Baotixita Phạm Văn Lâm chủ tế.
Chia sẻ Tin mừng, ngài đã nêu lên tâm tình đầy tin tưởng, vâng phục và phó thác của Đức Mẹ Maria. Hai tiếng “Xin Vâng” của Mẹ đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt thế giới, đã khai mở kỷ nguyên cứu rỗi, đã đem lại cho muôn dân muôn nước niềm hy vọng và bình an.
Không phải chỉ có Đức Mẹ Maria được mời gọi, mà mỗi người chúng ta cũng đều được mời gọi cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta hôm nay cũng đều được Thiên Chúa viếng thăm và truyền tin trong từng ngày, từng biến cố của cuộc sống. Ước chi ta có trái tim rộng mở của Đức Mẹ Maria, có tâm hồn vâng phục trong khiêm nhường của người trinh nữ nơi thôn làng Nadarét để luôn biết “Xin Vâng” trước những lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế, các hội viên Legio Mariæ đang tòng quân dưới lá cờ Đức Bà Maria, hãy yêu mến và noi gương Mẹ đáp lời “xin vâng” trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống”.
Cha chủ tế mời gọi các anh chị hội viên Legio Mariæ chiêm ngắm vai trò của Đức Mẹ Ma-ri-a trong công cuộc cứu chuộc nhân loại của Chúa Cứu Thế, đồng thời mời gọi các hội viên khi thực hiện việc Dâng mình là lặp lại lời hứa trung thành với Đức Nữ Vương, thì hãy xác tín cùng với Mẹ thưa lời “Xin Vâng” trong cuộc sống, và nhận lãnh sứ vụ loan báo Tin mừng cho mọi người..
Thánh lễ kết thúc lúc 18g00 trong bầu khi vui tươi và phấn khởi, mỗi hội viên Legio Mariæ thêm hăng say để trở về với những những công việc thường nhật của mình, và chu toàn phận vụ của người hội viên Legio Mariæ.
Đại hội Acies nhằm xác định lại mối tương quan của mỗi hội viên Legio Mariæ với Đức Mẹ Maria, và đặc biệt là nhìn lại việc thực hành đời tận hiến cho Mẹ theo tinh thần của thánh Louis Marie De Montfort - qua việc lặp lại, và công khai biểu lộ việc hiến dâng cho Mẹ qua một công thức ngắn gọn và cao đẹp khi đến trước Vexillum, mỗi người hay nhóm hai người sẽ đứng lại và đặt tay phải lên cán Vexillum, miệng đọc lớn tiếng những lời dâng mình sẽ trung thành mãi mãi.
Hơn nữa, việc dâng hiến cho Đức Mẹ Maria ít nhất một năm một lần đó là trọng điểm của ơn gọi trong Legio Mariæ. Công cuộc hiến dâng đích thực cho Mẹ không bao giờ chỉ làm một lần cho tất cả, nhưng chúng ta phải không ngừng trở về với những nguyên tắc căn bản và cố gắng sống những nguyên tắc đó cách tốt hơn suốt cả cuộc đời mình. Điều này nghĩa là gì? Nó nghĩa là thuộc hoàn toàn vào Mẹ Maria. Tuyệt đối không lấy lại một điều gì. Toàn thân con thuộc về Mẹ: mọi thứ con có, tinh thần cũng như vật chất, qúa khứ, hiện tại và tương lại. Con sẽ dâng cho Mẹ mọi phút giây cuộc đời con. Noi gương những lời của thánh Montfort và của Đấng sáng lập Legio Mariæ là muốn tất cả các hội viên "Nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu – Ad Jesum Per Mariam".
Được biết, Hội đồng Curia Xóm Mới II được tách ra từ Hội đồng Curia Xóm Mới I ngày 4/3/2014. Hiện nay, Curia Xóm Mới II có 16 Præsidia hiện diện tại các giáo xứ: Tử Đình, Bắc Dũng, Trung Bắc, Tân Hưng, Hoàng Mai, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Chỉnh Trang), An Nhơn và Hà Đông.
Ban Quản Trị Hội đồng Curia Xóm Mới II
Ngày, giờ họp: 9g30 Chúa Nhật tuần thứ Hai trong tháng
Địa điểm họp: Hội quán nhà thờ giáo xứ Hà Đông.
Trưởng: Đa-minh Hoàng Vĩnh Tuyến (gx. Hà Đông)
Phó: Gio-an Bt. Nguyễn Văn Vân (gx. Hoàng Mai)
Thư ký: Ma-ri-a Trần Thị Hồng (gx. ĐMHCG – Chỉnh Trang)
Thủ quỹ: Ma-ri-a Nguyễn Thị Loan (gx. Hà Đông)
Tổng số hội viên hoạt động: 218
Tổng số hội viên tán trợ: 498
Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn đồng hành với chúng con đang “xếp hàng vào trận” theo lệnh “xáp chiến” của Mẹ, là Nữ Tướng chiến thắng của chúng con (x. TB 30,290). Xin cho các hội viên Legio Mariæ chúng con phải là những người biết bám rễ sâu nơi Đức Kitô và đam mê thấm nhuần giá trị Tin mừng để đem Chúa đến với con người hôm nay.
Bài và ảnh: BTT. Senatus VN
“Kìa Bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, uy hùng như đạo binh xếp hàng vào trận” (Dc 6, 10).
Lúc 16g00 ngày 25/3/2015, tại thánh đường giáo xứ Hà Đông, giáo hạt Xóm Mới - TGP. Sài Gòn, trên 300 hội viên Legio Mariæ hoạt động và tán trợ từ 23 Præsidia trực thuộc Hội đồng Curia Xóm Mới II đã tề tựu đông đảo tham dự Đại Lễ Acies thật trọng thể.
Xem Hình
Nghi thức Dâng mình
Theo sau anh trưởng Đaminh Hoàng Vĩnh Tuyến là các hội viên Legio Mariæ xếp hàng hai tiến lên trước thánh tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Từng người đặt tay phải lên cán Vexillum, hiệu kỳ của Legio Mariæ, để đọc lời kinh Dâng mình: “Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ” (TB 30, 290.4).
Mừng lễ Truyền Tin
Đúng 17g00, sau nghi thức Dâng mình, các hội viên Legio Mariæ đã cùng hiệp dâng Thánh lễ trọng thể thật trang nghiêm và sốt sắng mừng Lễ Truyền Tin với cộng đoàn giáo xứ do cha P. Linh giám Hội đồng Curia Xóm Mới II - Gioan Baotixita Phạm Văn Lâm chủ tế.
Chia sẻ Tin mừng, ngài đã nêu lên tâm tình đầy tin tưởng, vâng phục và phó thác của Đức Mẹ Maria. Hai tiếng “Xin Vâng” của Mẹ đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt thế giới, đã khai mở kỷ nguyên cứu rỗi, đã đem lại cho muôn dân muôn nước niềm hy vọng và bình an.
Không phải chỉ có Đức Mẹ Maria được mời gọi, mà mỗi người chúng ta cũng đều được mời gọi cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Mỗi người chúng ta hôm nay cũng đều được Thiên Chúa viếng thăm và truyền tin trong từng ngày, từng biến cố của cuộc sống. Ước chi ta có trái tim rộng mở của Đức Mẹ Maria, có tâm hồn vâng phục trong khiêm nhường của người trinh nữ nơi thôn làng Nadarét để luôn biết “Xin Vâng” trước những lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế, các hội viên Legio Mariæ đang tòng quân dưới lá cờ Đức Bà Maria, hãy yêu mến và noi gương Mẹ đáp lời “xin vâng” trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống”.
Cha chủ tế mời gọi các anh chị hội viên Legio Mariæ chiêm ngắm vai trò của Đức Mẹ Ma-ri-a trong công cuộc cứu chuộc nhân loại của Chúa Cứu Thế, đồng thời mời gọi các hội viên khi thực hiện việc Dâng mình là lặp lại lời hứa trung thành với Đức Nữ Vương, thì hãy xác tín cùng với Mẹ thưa lời “Xin Vâng” trong cuộc sống, và nhận lãnh sứ vụ loan báo Tin mừng cho mọi người..
Thánh lễ kết thúc lúc 18g00 trong bầu khi vui tươi và phấn khởi, mỗi hội viên Legio Mariæ thêm hăng say để trở về với những những công việc thường nhật của mình, và chu toàn phận vụ của người hội viên Legio Mariæ.
Đại hội Acies nhằm xác định lại mối tương quan của mỗi hội viên Legio Mariæ với Đức Mẹ Maria, và đặc biệt là nhìn lại việc thực hành đời tận hiến cho Mẹ theo tinh thần của thánh Louis Marie De Montfort - qua việc lặp lại, và công khai biểu lộ việc hiến dâng cho Mẹ qua một công thức ngắn gọn và cao đẹp khi đến trước Vexillum, mỗi người hay nhóm hai người sẽ đứng lại và đặt tay phải lên cán Vexillum, miệng đọc lớn tiếng những lời dâng mình sẽ trung thành mãi mãi.
Hơn nữa, việc dâng hiến cho Đức Mẹ Maria ít nhất một năm một lần đó là trọng điểm của ơn gọi trong Legio Mariæ. Công cuộc hiến dâng đích thực cho Mẹ không bao giờ chỉ làm một lần cho tất cả, nhưng chúng ta phải không ngừng trở về với những nguyên tắc căn bản và cố gắng sống những nguyên tắc đó cách tốt hơn suốt cả cuộc đời mình. Điều này nghĩa là gì? Nó nghĩa là thuộc hoàn toàn vào Mẹ Maria. Tuyệt đối không lấy lại một điều gì. Toàn thân con thuộc về Mẹ: mọi thứ con có, tinh thần cũng như vật chất, qúa khứ, hiện tại và tương lại. Con sẽ dâng cho Mẹ mọi phút giây cuộc đời con. Noi gương những lời của thánh Montfort và của Đấng sáng lập Legio Mariæ là muốn tất cả các hội viên "Nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu – Ad Jesum Per Mariam".
Được biết, Hội đồng Curia Xóm Mới II được tách ra từ Hội đồng Curia Xóm Mới I ngày 4/3/2014. Hiện nay, Curia Xóm Mới II có 16 Præsidia hiện diện tại các giáo xứ: Tử Đình, Bắc Dũng, Trung Bắc, Tân Hưng, Hoàng Mai, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Chỉnh Trang), An Nhơn và Hà Đông.
Ban Quản Trị Hội đồng Curia Xóm Mới II
Ngày, giờ họp: 9g30 Chúa Nhật tuần thứ Hai trong tháng
Địa điểm họp: Hội quán nhà thờ giáo xứ Hà Đông.
Trưởng: Đa-minh Hoàng Vĩnh Tuyến (gx. Hà Đông)
Phó: Gio-an Bt. Nguyễn Văn Vân (gx. Hoàng Mai)
Thư ký: Ma-ri-a Trần Thị Hồng (gx. ĐMHCG – Chỉnh Trang)
Thủ quỹ: Ma-ri-a Nguyễn Thị Loan (gx. Hà Đông)
Tổng số hội viên hoạt động: 218
Tổng số hội viên tán trợ: 498
Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn đồng hành với chúng con đang “xếp hàng vào trận” theo lệnh “xáp chiến” của Mẹ, là Nữ Tướng chiến thắng của chúng con (x. TB 30,290). Xin cho các hội viên Legio Mariæ chúng con phải là những người biết bám rễ sâu nơi Đức Kitô và đam mê thấm nhuần giá trị Tin mừng để đem Chúa đến với con người hôm nay.
Bài và ảnh: BTT. Senatus VN
Curia Củ Chi mừng đại lễ Acies
Tôma Đỗ Lộc Sơn
10:06 25/03/2015
Curia Củ Chi Mừng Đại Lễ Acies
Nhân dịp Lễ Truyền Tin, Hội đồng Curia Củ Chi tổ chức Đại Lễ Acies để lập lại lời hứa trung thành với Đức Mẹ Maria - Nữ Vương của Legio Mariæ. Buổi lễ diễn ra vào sáng ngày 25/3/2015 từ 8g 30 - 12g tại nhà thờ Tân Thạnh Đông, hạt Củ Chi, Giáo phận Phú Cường. Hơn 400 hội viên hoạt động và tán trợ đến từ 12 giáo xứ trong hạt đã tham dự thật sốt sắng dưới sự chủ tọa của cha Linh giám Gioan baotixita Nguyễn Minh Hùng.
Xem Hình
Sau phần báo cáo của anh trưởng và phó, cha linh giám chia sẻ huấn từ. Theo đó: Đức Maria là vị thánh tử đạo nhưng không đổ máu. Ngay khi Mẹ nói lời xin vâng, Mẹ đã cảm nhận được thánh giá Mẹ phải mang. Sự nghi ngại của thánh Giuse đã làm Mẹ sầu khổ, sự trốn chạy sang nước Ai Cập giữa trời đêm băng giá. Và còn bao nhiêu nỗi nhọc nhằn Mẹ phải hứng chịu hàng ngày.
Lập lại lời tuyên hứa.
Cha Jb. Nguyễn Minh Hùng chánh xứ Tân Thạnh Đông và cha Giuse Vũ Hùng Sơn chánh xứ Bắc Đoàn, đã lập lại lời tuyên hứa: “Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ, mọi sự của con là của Mẹ”. Tiếp theo các Dì, các chị, các anh từng hai người một lên lập lại lời tuyên hứa như trên. Có đến hơn 30 phút để tất cả các anh chị em nói lời tuyên hứa.
Sau tuyên hứa là thánh lễ. Thánh lễ hôm nay do cha Giuse Vũ Hùng Sơn (chủ tế) và Cha Jb. Nguyễn Minh Hùng còn có: cha Giuse Nguyễn Văn Hòa chánh xứ bắc Hà, cha Giuse Dư Nhật Minh và cha Giuse Sĩ Quân, cùng phó xứ Tân Thông.
Lễ Truyền tin là lễ kỷ niệm ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người. Khi Đức Maria nói lời Xin vâng, Mẹ đã chấp nhận tham dự vào công cuộc cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa, tức thì Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống trần gian từ đây.
Giờ đây mỗi người chúng ta cũng hãy nói lời xin vâng, xin cho ý Chúa được thể hiện trên mỗi người chúng ta,để chúng ta sống cho Chúa, vì Chúa như Mẹ Maria năm xưa.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ 30 trong không khí giữa trưa nóng, nhưng thắm đượm tình anh chị em trong vòng tay yêu thương của Mẹ.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Nhân dịp Lễ Truyền Tin, Hội đồng Curia Củ Chi tổ chức Đại Lễ Acies để lập lại lời hứa trung thành với Đức Mẹ Maria - Nữ Vương của Legio Mariæ. Buổi lễ diễn ra vào sáng ngày 25/3/2015 từ 8g 30 - 12g tại nhà thờ Tân Thạnh Đông, hạt Củ Chi, Giáo phận Phú Cường. Hơn 400 hội viên hoạt động và tán trợ đến từ 12 giáo xứ trong hạt đã tham dự thật sốt sắng dưới sự chủ tọa của cha Linh giám Gioan baotixita Nguyễn Minh Hùng.
Xem Hình
Sau phần báo cáo của anh trưởng và phó, cha linh giám chia sẻ huấn từ. Theo đó: Đức Maria là vị thánh tử đạo nhưng không đổ máu. Ngay khi Mẹ nói lời xin vâng, Mẹ đã cảm nhận được thánh giá Mẹ phải mang. Sự nghi ngại của thánh Giuse đã làm Mẹ sầu khổ, sự trốn chạy sang nước Ai Cập giữa trời đêm băng giá. Và còn bao nhiêu nỗi nhọc nhằn Mẹ phải hứng chịu hàng ngày.
Lập lại lời tuyên hứa.
Cha Jb. Nguyễn Minh Hùng chánh xứ Tân Thạnh Đông và cha Giuse Vũ Hùng Sơn chánh xứ Bắc Đoàn, đã lập lại lời tuyên hứa: “Lạy Nữ Vương là Mẹ con, toàn thân con thuộc về Mẹ, mọi sự của con là của Mẹ”. Tiếp theo các Dì, các chị, các anh từng hai người một lên lập lại lời tuyên hứa như trên. Có đến hơn 30 phút để tất cả các anh chị em nói lời tuyên hứa.
Sau tuyên hứa là thánh lễ. Thánh lễ hôm nay do cha Giuse Vũ Hùng Sơn (chủ tế) và Cha Jb. Nguyễn Minh Hùng còn có: cha Giuse Nguyễn Văn Hòa chánh xứ bắc Hà, cha Giuse Dư Nhật Minh và cha Giuse Sĩ Quân, cùng phó xứ Tân Thông.
Lễ Truyền tin là lễ kỷ niệm ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thể Làm Người. Khi Đức Maria nói lời Xin vâng, Mẹ đã chấp nhận tham dự vào công cuộc cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa, tức thì Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống trần gian từ đây.
Giờ đây mỗi người chúng ta cũng hãy nói lời xin vâng, xin cho ý Chúa được thể hiện trên mỗi người chúng ta,để chúng ta sống cho Chúa, vì Chúa như Mẹ Maria năm xưa.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ 30 trong không khí giữa trưa nóng, nhưng thắm đượm tình anh chị em trong vòng tay yêu thương của Mẹ.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhập Tràng
Bảo Giang
10:20 25/03/2015
…. Nhập Tràng.
Thế giới xem ra càng ngày càng đi vào giấc ngủ với nhiều nỗi kinh hoàng vì những bất ổn và bạo động. Hầu như không ngày nào trên báo chí, đài truyền hình, các trang mạng xã hội mà không truyền đi những hình ảnh đầy máu và nước măt.Trong đó có khá nhiều hình ảnh của nhà nước IS, và những cuộc nổ bom “ thánh chiến”. Việc khủng bố này, được đánh giá là những hành động bạo tàn mang tính cách phô trương. Nó cố ý tạo ra sự sợ hãi và giảm thiểu sức đề kháng cho đối phương.
Nếu tính từ ngày 19-8-2014, là ngày Is hành quyết nhà báo James Foley đến naỳ là 6 tháng. Trong sáu tháng này, IS còn đưa lên mạng nhiều hình ảnh hành quyết tập thể khác nữa. Tuy nhiên, cho đến nay chẳng ai biết rõ được số lượng các nạn nhân đã bị hành hình, bị giết là bao nhiêu. Người ta chỉ ước đoán là số nạn nhân có thể lên đến hàng ngàn người. Nếu như con số 1000 nạn nhân bị giết trong sáu tháng qua là đúng thì trung bình mỗi tháng số người bị giết là từ 150 đến 200 người. Tính ra mỗi ngày có từ 5 hay 6 người bị giết. Đây là một con số đủ làm cho mọi ngưòi choáng váng, hoảng sợ.
Tuy nhiên, nếu đem con số ấy mà so sánh với con số nạn nhân là những thường dân vô tội của Việt Nam bị Hồ chí Minh, Đặng Xuân khu… và tập đoàn cộng sản chặt đầu, sử tử, giết hại trong cuộc đấu tố vào năm 1953-1956, thì chỉ là con số của trò chơi nhỏ bé, không đáng để nói tới. Nó không đáng nói và không đáng nhắc đến bởi vì chỉ trong khoảng 1000 ngày ( 3 năm) 1953-1956. tập đoàn đồ tể này đã trảm sát vào khoảng 172 ngàn người Việt Nam trên tổng số dân là khoảng 12 triệu người. Nghĩa là mỗi ngày chúng giết vào khoảng từ 120 đến 150 người! Đã man rợ như thế, cuộc giết người máu đỏ loang trên khắp mọi cánh đồng của miền bắc còn được chúng tung hô là “một chiến thắng long trời lở đất”!
Trước tiên, con số từ 120 đến 150 người bị cộng sản sát hại trong một ngày lấy ở đâu ra? Rất đơn giản, chỉ cần lấy con số 172000 người bị giết chia đều cho khoảng hơn 1000 ngày ( 3 năm) là có. Như thế, xem ra con số nạn nhân bị nhà nước IS hành quyết là 5 hay 6 người trong một ngày không đáng được đem lên bàn cân, so sánh với con số do Hồ chí Minh và Đặng xuân Khu đã thực hiện ở Việt Nam. Tuy nó không đàng để đem ra so sánh với tập đoàn HCM, nhưng nó đang làm cho cả thế giới sợ hãi, hoảng loạn. Theo đó, bạn nghĩ thử xem, sự sợ hãi, khiếp đảm đã đè nặng lên mỗi ngưòi trên đất bắc vào mùa đấu tố như thế nào? Chắc là vô cùng khủng khiếp. Ở đâu cũng chỉ thấy máu với một chữ chết bên cạnh một chữ đấu bên cái Cờ Dỏ đầy oanh liệt! Ai cũng phải tùng mính, hoảng sợ.
Chuyện giết ngưòi một cách man rợ, ai cũng lên án, riêng nhà nước Việt cộng thì không. Tệ hơn thế, họ còn tung hô và tiếp nối câu chuyện man rợ ấy một cách quyết liệt bằng cách tôn vinh Hồ chí Minh lên hàng “cha già dân tộc”, là “ lãnh tụ vĩ đại”, là “đời đời sống trong quần chúng” để chúng trở thành những cháu ngoan, học tập theo gương “ bác” và tiếp tục hành nghề của bác! Kết qủa, sau hơn nữa thề kỷ tiếp nối nghề của HCM, tập đoàn cộng sản đã vượt mặt HCM và ĐXK về con số những nạn nhân bị chúng giết hại tại Việt Nam. Chúng đã giết chết sức sống của cả một dân tộc. Giết chết con người bằng lối giáo dục triệt tiêu văn hóa, luân lý và đạo đức xã hội và bằng khủng bố .
A. Giáo dục triệt hạ nền văn hóa đạo đức và luân lý trong xã hội Việt Nam.
Có thể nói, chủ trương giết chết nền luân lý đạo đức và nền văn hóa nhân bản của Việt Nam là một sách lược tàn bạo và thâm độc nhất của tập đoàn cộng sản. Với sách lược này, khởi đầu nó mở ra một lối giáo dục đào tạo đặc biệt trong nội bộ dành riêng cho các đoàn đảng viên CS. Nó yêu cầu các đoàn đảng viên phải hoàn toàn ly khai với đời sống của gia đình. Sau đó, tiến tới bước thứ hai, để chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối với đảng, các học viên phải công khai tuyên bố “căm thù và đoạn tuyệt bố mẹ” là những đấng sinh thành ra mình. Rồi từ đó, nhờ các đoàn đảng viên, giáo điều này sẽ được đem vào đời sống của xã hội theo chỉ thị: “… phải vạch ra mọi thủ đoạn đàn áp, bóc lột nông dân cùng tộí ác của bố mẹ, gia đình, họ hàng địa chủ, cường hào gian ác. Thứ ba trên cơ sở thành khẩn khai báo kia mà tuyên bố là căm thù bố mẹ, tỏ ra đã dứt khoát lập trường vô sản, đoạn tuyệt với kẻ thù giai cấp. Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” học viên đó phải ngồi học lại cho tới khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình ( mới thôi). Tố Hữu làm đúng lời Bác Hồ thôi”.( trang 74-75)
Chuyện nay mới viết, nhưng trong thực tế, cán cộng đã từng đem ra thực tập và áp đặt vào đời sống của dân chúng ngay từ mùa đấu tố. Đây qủa là một lối giáo dục rất đáng khiếp sợ, Bỏi vì, một khi con ngưoì đã dám căm thù bố mẹ là những ngưòi sinh thành dưỡng dục mình như Chu văn Biên, thứ trưởng nông nghiệp của nhà nước, ngồi trên ghế cao chỉ vào mặt mẹ đẻ mà tuyên bố. “Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ - Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: -Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi… Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành…”( Đèn Cù 109) thì hỏi xem,. Còn một điều cực ác nào khác mà y không dám làm?
Rủi thay, xã hội Việt Nam dười thời CS không phải chỉ có một Chu văn Biên. Trái lại có nhiều, rất nhiều. Nhiều đến nỗi chẳng còn mấy ai không nghe biết đến những câu chuyện, đội “ cải cách” về làng. Khi về đến làng, thôn, chúng tìm cách đến sống với dân làng. Chúng lân la, tìm ra những kẽ hở của dân làng. Từ đó, chúng đã len lỏi vào từng nhà, từng góc tối của làng xóm để ngày đêm giáo dục cho nam nữ nhẹ dạ, sợ chết và bon bất hảo, đứng ra đấu tố những đấng sinh thành hay cha mẹ nuôi của chính mình. Chúng dạy cho con gái đấu bố đẻ bằng cái tội hiếp dâm con gái, hiếp dâm con dâu. Chúng dạy cho con trai học thuộc lòng bài đấu tố “địa chủ ác ghê” do Hồ chí Minh đã viết mà đấu tố bồ đẻ là cường hào ác bá, bóc lột sức lao dộng của con cái, của con dâu con rể của người làm công, dù nhà chẳng bao giờ có ngưòi làm công!
Kết quả, dưới cái búa, lưỡi liềm của cộng sản, nền luân luý và đạo đức của gia đình, xã hội đã bị cộng sản nhấn chìm. Nhấn chìm trong tang thương tức tưởi. Tức tưởi đến uất nghẹn nên Giám Mục Lê đắc Trọng đã dùng nước mắt viết lại “cảnh sống”, trong những ngày này như sau: “ một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha gìa chị chăm sóc hằng ngày. Chị nói với bố” Ông có biết tôi là ai không?” người cha ngậm ngủi, trước nhìn đứa con dứt ruột mình đẻ ra và nói: Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ .” (tr393). …. “ (Chứng từ của một Giám Mục)
B. Xử dụng khủng bố dưới dạng xã hội đen để trấn áp con ngưòi
Phải khẳng định rằng, tất cả mọi người, kể cả các đoàn đảng viên cộng sản, khi sống dưói chế độ này đều biết rõ một điều: Con ngưòi không thể hay không còn khả năng nói lên sự thật. Trái lại, “phải nói dối nhau mà sống” ( Trần quóc Thuận). Ai đi trái với quy trình này là tự tìm cho mình những gánh nặng, phiền hà, hoặc giả, nhà tù hay nghĩa địa! Nói cách khác, chưa có một người nào sống dưới chế độ CS đi tìm Tự Do, tìm Công Lý, tìm Nhân Quyền mà không vào tù. Và không bị nhà nước đấu tố, khủng bố bằng cách sử dụng xã hội theo kiểu “ nhân dân tự phát” để ném đá dấu tay.
Vào năm 2008, Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngô Quang Kiệt, người được coi là đi tiên phong trong một vị thế lớn, độc lập đã nêu cao ngọn cờ đòi lại Công Lý cho người dân, dù trước đó đã có nhiều người bị đi tù vì đòi Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền cho Việt Nam. Việc Ngài đưa ra những văn bản và lên tiếng về vấn đề đất đai của Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội chỉ là một thí dụ điển hình trong việc đưa người dân đi tìm Công Lý của Ngài. Nên trong bài nói chuyện ứng khẩu trong cuộc họp với uỷ ban thành phố Hà Nội, Ngài đã nêu lên những ý chính sau:
a. “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho””. Đây là điều công ước quốc tế về nhân quyền, một điều mà chính luật Pháp của Việt cộng cũng đã công nhận. Nhưng thực tế là nó chỉ có trên giấy tờ, không có trong thực hành.
b. Về Pháp Lý và Công Lý. Ngài nói:
“Chúng ta phải sống theo pháp luật, thì phải có văn bản giấy tờ của chính quyền. Thời chính quyền này có thể thay đổi, chính quyền sau có thể thay đổi nhưng phải có giấy tờ văn bản rõ ràng. Trên mảnh đất 42 chúng tôi chưa được cái văn bản nào của nhà nước nói về sự thay đổi. Không có đi vào cái diện cải tạo tư sản, không có đi vào diện cải tạo nông nghiệp, cũng không có văn bản nói lên sự tịch thu hay là trưng thu trao cho cơ quan nào quản lý… hoàn toàn không có. Theo đó, việc quản lý của cơ quan nào đó là chưa có hợp pháp,( bởi vì) trên căn bản là chúng ta phải có giấy tờ. Chứ bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi ngang nhiên ở đó, rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh, chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?! Theo đó ( mọi việc) Phải có giấy tờ, cần có văn bản pháp lý…”
c. Về xây dựng con người và xã hội nhân bản:
“chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, ( do Việt cộng cấp phát) đi đâu cũng bị soi xét. Chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng…”.
Kết quả của khát vọng xây dựng xã hội trong Công Lý và Nhân Quỳền của người dân Việt Nam qua TGM Kiệt, được trả bằng những đòn thù đấu tố ở trên tất cả mọi diện. Về thông tin tuyên truyền thì có không biết bao nhiêu là bải viết của những bỉnh bút, văn thi nô của nhà nước thi nhau cắt xén, xuyên tạc lời tuyên bố của Ngài với mục đích bôi nhọ uy tín cá nhân và thanh danh của vị TGM này. Và nhằm chạy tội, đánh lạc hướng dư luận về một cuộc cướp cạn bất thành của nhà nước nhằm vào khuôn viên Tòa Khâm Sứ. Kế đến, Nguyễn thế Thảo đã cho tổ chức rất nhiều đoàn được gọi là “ nhân dân tự phát”, với gậy gộc, vũ khí trong tay đến chung quanh Tòa Giám Mục Hà Nội quấy rối suốt ngày đêm. Đã thế, còn hăm dọạ giết Ngài. Đòi giết người ngay trước mắt công an!
Bấy nhiêu còn chưa hả dạ, Thảo đăng đàn phát biểu, phải “ bứng ông Kiệt ra khỏi Hà Nội bằng mọi già”. Cái lý do thì Thảo không nói ra, nhưng ai cũng biết vì chính vị Tổng Giám Mục này đã công bố trong cuộc họp là: “Trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung. …Nhưng khách san Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại…. Chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên tiếng nói của công lý”.
Thế đó, mà thua! Kẻ vô đạo đức thắng nhân nghĩa. Man rợ thắng Công Lý và bạo lực giết chết Tự Do. TGM Kiệt rời Hà Nội, CS thênh thang trên con đường cướp giựt thêm rất nhiều tài sản của Công Giáo và của tư nhân để chia nhau. Toà khâm Sứ, miếng mồi ngon nuốt không lọt nên đành “ ngậm bồ hòn” biến thành thư viện? Nhưng linh địa Thài Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, Mỹ Yên, Thủ Thiêm và nay là Đông Yên, rồi Văn Giảng, Tiên Lãng, Vũng Áng…. lần lượt tiền vào túi cán cộng. Phần người dân, không có được một giấc ngủ yên! Cũng thế, những Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Trịnh kim Tiến, Lê Công Định, Điếu Cày, Cù Huy hà Vũ… những người tranh đấu cho lý tưởng Nhân Quyền, Công Lý, Tự Do cho Việt Nam, cũng được ăn no đòn thù của Cộng sản, trước cũng như sau khi bị chúng cưỡng ép vào nhà tù bằng những tội danh phản nhân tính con người.
Tính đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, được hấp thụ nền giáo dục vô nhân tính, đảng và nhà nước cộng sản đã võ trang cho mình hai bộ mặt để diễn xuất:
1. Bộ mặt ở trong nước.
Hà nội bỗng nhiên được chứng kiến hai câu chuyện do cùng một bộ mặt diên cuồng của nhà nước diễn. Diễn một, đưa phái đoàn ” nhân dân tự phát” đến trấn áp và phá rối buổi đặt vòng hoa và tưởng niệm những người đã hy sinh vì tổ quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa và Gạc Ma ở trước tượng đài Lý thái Tổ và Trần Hưng Đạo. Sở dĩ có sự kiện này là vì, người dân nhớ ơn và vinh danh những ngưòi đã hy sinh cho tổ quốc như Thiếu tá Ngụy văn Thà và đồng đội của ông đã anh dùng chiến đấu với quân xâm lược bắc phương. Kế đến lả nhớ người chiến sỹ Việt Nam bị bán đứng ở Gạc Ma. Họ bằng cách này hay cách khác đều là những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ sự vẹn toàn của đất nước. Nhưng trong tầm mắt của nhà cầm quyền cộng sản, lại khác. Họ cho những cuộc tưởng niệm của thân nhân những người đã hy sinh, hay của đồng bào dành cho người vì nước là phá rối trật tự, là mất tình hữu nghị, là chống lại đường lối của đảng và của nhà nước nên phải dẹp bỏ, triệt hạ. Kết qủa, họ đã dàn trận “ nhân dân tự phát” để đối phó! Đối phó bằng một cách vô liêm sỷ. Bởi lẽ việc làm ấy là một sự phỉ báng người chết và chà đạp lên vong linh của tìền nhân Việt Nam.
Trò diễn thứ hai. 6700 cây xanh ở Hà Nội, có cây cả trăm tuổi đời, nuôi sinh thái và vẻ đẹp cho thành phố, bỗng chốc được các nhà lãnh đạo đầy “văn hóa” CS ra lệnh hạ sát tập thể. Cây không biết chạy, không biêt chống, nên chỉ có mấy đêm cả ngàn cây đã phải lìa đời vì cái ngu dốt và vô văn hóa của cấp lãnh đạo tại Hà Nội. Hỏi ra lại cũng là Nguyễn thế Thảo đứng đầu! Phen này, nhờ lệnh cắt mạng 6700 cây xanh, cán cộng Hà Nội bỗng có được 73 tỷ đồng để chia nhau! Chỉ riêng việc dùng sơn trắng, vẽ chéo, đánh dấu lên gốc cây sẽ bị hạ, thay cho bản án tử hình Thảo đến đọc tại chỗ, cũng được trả 760,000 ngàn đồng/ một cây. Quan cán nào được đề cử đi đánh dấu gốc cây trong một ngày thôi thì ít nhất cũng bỏ túi 76 triệu đồng (đánh dấu 100 cây). Có đi ăn cướp cũng không làm giàu nhanh như quan cán. Ấy là chưa kể đến số tiền bán gỗ cho nhà thàu làm mộc cũng tự động vào túi riêng của lãnh đạo là những khuôn mặt dày, búa tạ chém không đứt! khiếp!
2. Thái độ ở ngoài nước.
Với ngưòi dân, với cây xanh thì đảng ta dứt điểm đẹp như thế. Nhưng khi bước ra ngoài, với kế sách “thà mất lòng dân, được bụng Tàu”, nên từ HCM cho đến những người kế thừa hôm nay không có một ai dám có, dù chỉ là một lời… lỡ để làm mất bụng Tàu. Trái lại, một là im lặng trong mọi hoàn cảnh. Hai là tích cực đàn áp người dân Việt Nam để được bụng Tàu. Theo đó, câu chuyện làm chảy máu và chảy bao nưóc mắt của người Việt Nam là chyện Hoàng Sa, Trường Sa và cái đường lưởi bỏ của TC liếm sát vào thềm lục địa của Việt Nam đã không có một ai trong hàng ngũ gọi là lãnh đạo của tập đoàn bán nước ấy nói đến. Thậm chí, không dám lên tiếng ủng hộ Philippines trong việc nước này đưa Trung cộng ra trước toà án Công Pháp Quốc Tế, nói chi đến việc tự đưa Trung cộng ra tòa. Lý do:
a. Bản công hàm của Phạm văn Đồng treo giữa phủ, theo nguyên tăc là một bản văn có giá trị tuyệt đối giữa hai nhà nước đã có trao đổi văn thư qua lại. Theo đó, khi nào cộng sản còn tồn tại trên đất nước Việt Nam thì sẽ không bao giờ có một văn thư đồng cấp nào dám lên tiếng phủ nhận cái công hàm của Phạm văn Đồng và cài đường lưỡi bò của Trung cộng.
b. Thứ hai. Với Trung cộng, tập thể đảng và nhà nước Việt cộng thực ra chỉ là một đám nô tài bạc nhược. Không một kẻ nào trong số ấy có lấy một chút liêm sỹ, văn hóa của tổ quốc Việt Nam. Dĩ nhiên, về chuyện này, hàng ngũ cán cộng cũng biết rõ phận mình. Họ biết, muốn được yên thân để rỉa rói, đục khoét thì phải biết đóng cái miệng lại. Đi trái quy trình, quy hoạch đã được ấn định thì bỏ ăn! Theo đó, đảng ta đã có đường lối nhất quán. Chuyện về đường lưỡi bò, về Trường Sa, Hoàng Sa, chuyện ủng hộ Phillipines thì nhường cho bọn… phản động và thế lực thù địch ở nước ngoài đánh! Riêng việc đưa Trung cộng ra toà thì nhà nước Việt cộng nhất trí xin…. kiếu! Bởi lẽ, khi đưa TC ra tòa thì phải có ngừoi đứng tên đại diện. Nhắc đến cái khoản ký tên đại diện nhà nước Việt cộng đưa Trung cộng ra trươc tòa án quốc tế như Phillípines thì các quan cán ta lại rất khiêm nhường mà … nhường cho nhau. Bởi lẽ, ký vào đấy có khác gì đi tự tử cả nhà!
Đó là lý do tại sao, đến hôm nay, cả một tuần sau ngày tòa án Quốc Tế tại Hague đưa ra phán quyết : Đường Lưỡi Bò 9 đoạn của Trung quốc là “ Vô gía trị, mà tập thể gọi là lãnh đạo của Việt cộng đều bị câm và điếc. Một tiếng ho khan, dù nhỏ cũng không có. Nhắc lại, phiên tòa duyệt, xử theo đơn kiện của Philipines về cái đường lưỡi bò 9 đoạn đã kéo dài trong ba tháng. Rồi vào ngày 10-3-2015 các thẩm phán của Tòa Án Quốc Tế Hague, trong đó có thẩm phán Thomas A. Mensah ( chủ tịch), thẩm phán Jean-pierre Cot, thẳm phán Stnislaw Pawlak, giaó sư Alfred Ha Soons và thảm phán Rudige, đã đưa ra ra Phán Quyết về Bản Đố 9 đoạn mà Trung cộng đưa ra ở Biển Đông là Vô Gía trị đối với Luật Lệ Quốc Tế. Từ quyết định định này đã truyền tải đi một ý nghĩa tích cực rất lớn. Hành động đơn phương của Trung Cộng không có gía trị theo luật quốc tế. Theo đó, các nước trong khu vực Biển Đông có đầy đủ quyền hạn để theo đuổi việc bảo vệ lợi ích và quyền hạn của họ trên biển đông. Chuyện rõ là thế, nhưng “ ta” hoàn toàm câm!
Từ chuyện này, có người bảo rằng, những đao phủ của nhà nước IS, của những nhóm khủng bố quốc tế, xem ra còn e ngại chữ Công Lý và sợ bị lộ chân tướng nên lúc nào cũng phải dấu mặt ở đằng sau tấm vải. Trong khi đó, những đao phủ Việt cộng từ Hồ chi Minh, Đặng xuân Khu cho đến những đồ tể hôm nay đều không e dè công lý, không sợ người ta biết tên, nhìn mặt nên chẳng cần phải che mặt khi làm điều gian ác. Cùng lắm là “ che râu dấu mặt, đeo kính râm đi dự đấu tố” thôi! Qủa nhiên, những kẻ đã kinh qua kiểm thảo như Trần Đĩnh viết đều có những điểm khác người. Sự khác ngưòi mà Lưu cộng Hòa nhận định về tập thể này “ phải nhận là con vật mới đúng” (Đèn Cù 244) có lẽ chưa đúng. Nhưng có thể sẽ là một nhận xét khác: qủy…. nhập tràng”!
Bảo Giang
3-2015
Thế giới xem ra càng ngày càng đi vào giấc ngủ với nhiều nỗi kinh hoàng vì những bất ổn và bạo động. Hầu như không ngày nào trên báo chí, đài truyền hình, các trang mạng xã hội mà không truyền đi những hình ảnh đầy máu và nước măt.Trong đó có khá nhiều hình ảnh của nhà nước IS, và những cuộc nổ bom “ thánh chiến”. Việc khủng bố này, được đánh giá là những hành động bạo tàn mang tính cách phô trương. Nó cố ý tạo ra sự sợ hãi và giảm thiểu sức đề kháng cho đối phương.
Nếu tính từ ngày 19-8-2014, là ngày Is hành quyết nhà báo James Foley đến naỳ là 6 tháng. Trong sáu tháng này, IS còn đưa lên mạng nhiều hình ảnh hành quyết tập thể khác nữa. Tuy nhiên, cho đến nay chẳng ai biết rõ được số lượng các nạn nhân đã bị hành hình, bị giết là bao nhiêu. Người ta chỉ ước đoán là số nạn nhân có thể lên đến hàng ngàn người. Nếu như con số 1000 nạn nhân bị giết trong sáu tháng qua là đúng thì trung bình mỗi tháng số người bị giết là từ 150 đến 200 người. Tính ra mỗi ngày có từ 5 hay 6 người bị giết. Đây là một con số đủ làm cho mọi ngưòi choáng váng, hoảng sợ.
Tuy nhiên, nếu đem con số ấy mà so sánh với con số nạn nhân là những thường dân vô tội của Việt Nam bị Hồ chí Minh, Đặng Xuân khu… và tập đoàn cộng sản chặt đầu, sử tử, giết hại trong cuộc đấu tố vào năm 1953-1956, thì chỉ là con số của trò chơi nhỏ bé, không đáng để nói tới. Nó không đáng nói và không đáng nhắc đến bởi vì chỉ trong khoảng 1000 ngày ( 3 năm) 1953-1956. tập đoàn đồ tể này đã trảm sát vào khoảng 172 ngàn người Việt Nam trên tổng số dân là khoảng 12 triệu người. Nghĩa là mỗi ngày chúng giết vào khoảng từ 120 đến 150 người! Đã man rợ như thế, cuộc giết người máu đỏ loang trên khắp mọi cánh đồng của miền bắc còn được chúng tung hô là “một chiến thắng long trời lở đất”!
Trước tiên, con số từ 120 đến 150 người bị cộng sản sát hại trong một ngày lấy ở đâu ra? Rất đơn giản, chỉ cần lấy con số 172000 người bị giết chia đều cho khoảng hơn 1000 ngày ( 3 năm) là có. Như thế, xem ra con số nạn nhân bị nhà nước IS hành quyết là 5 hay 6 người trong một ngày không đáng được đem lên bàn cân, so sánh với con số do Hồ chí Minh và Đặng xuân Khu đã thực hiện ở Việt Nam. Tuy nó không đàng để đem ra so sánh với tập đoàn HCM, nhưng nó đang làm cho cả thế giới sợ hãi, hoảng loạn. Theo đó, bạn nghĩ thử xem, sự sợ hãi, khiếp đảm đã đè nặng lên mỗi ngưòi trên đất bắc vào mùa đấu tố như thế nào? Chắc là vô cùng khủng khiếp. Ở đâu cũng chỉ thấy máu với một chữ chết bên cạnh một chữ đấu bên cái Cờ Dỏ đầy oanh liệt! Ai cũng phải tùng mính, hoảng sợ.
Chuyện giết ngưòi một cách man rợ, ai cũng lên án, riêng nhà nước Việt cộng thì không. Tệ hơn thế, họ còn tung hô và tiếp nối câu chuyện man rợ ấy một cách quyết liệt bằng cách tôn vinh Hồ chí Minh lên hàng “cha già dân tộc”, là “ lãnh tụ vĩ đại”, là “đời đời sống trong quần chúng” để chúng trở thành những cháu ngoan, học tập theo gương “ bác” và tiếp tục hành nghề của bác! Kết qủa, sau hơn nữa thề kỷ tiếp nối nghề của HCM, tập đoàn cộng sản đã vượt mặt HCM và ĐXK về con số những nạn nhân bị chúng giết hại tại Việt Nam. Chúng đã giết chết sức sống của cả một dân tộc. Giết chết con người bằng lối giáo dục triệt tiêu văn hóa, luân lý và đạo đức xã hội và bằng khủng bố .
A. Giáo dục triệt hạ nền văn hóa đạo đức và luân lý trong xã hội Việt Nam.
Có thể nói, chủ trương giết chết nền luân lý đạo đức và nền văn hóa nhân bản của Việt Nam là một sách lược tàn bạo và thâm độc nhất của tập đoàn cộng sản. Với sách lược này, khởi đầu nó mở ra một lối giáo dục đào tạo đặc biệt trong nội bộ dành riêng cho các đoàn đảng viên CS. Nó yêu cầu các đoàn đảng viên phải hoàn toàn ly khai với đời sống của gia đình. Sau đó, tiến tới bước thứ hai, để chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối với đảng, các học viên phải công khai tuyên bố “căm thù và đoạn tuyệt bố mẹ” là những đấng sinh thành ra mình. Rồi từ đó, nhờ các đoàn đảng viên, giáo điều này sẽ được đem vào đời sống của xã hội theo chỉ thị: “… phải vạch ra mọi thủ đoạn đàn áp, bóc lột nông dân cùng tộí ác của bố mẹ, gia đình, họ hàng địa chủ, cường hào gian ác. Thứ ba trên cơ sở thành khẩn khai báo kia mà tuyên bố là căm thù bố mẹ, tỏ ra đã dứt khoát lập trường vô sản, đoạn tuyệt với kẻ thù giai cấp. Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản,” học viên đó phải ngồi học lại cho tới khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình ( mới thôi). Tố Hữu làm đúng lời Bác Hồ thôi”.( trang 74-75)
Chuyện nay mới viết, nhưng trong thực tế, cán cộng đã từng đem ra thực tập và áp đặt vào đời sống của dân chúng ngay từ mùa đấu tố. Đây qủa là một lối giáo dục rất đáng khiếp sợ, Bỏi vì, một khi con ngưoì đã dám căm thù bố mẹ là những ngưòi sinh thành dưỡng dục mình như Chu văn Biên, thứ trưởng nông nghiệp của nhà nước, ngồi trên ghế cao chỉ vào mặt mẹ đẻ mà tuyên bố. “Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ - Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: -Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi… Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành…”( Đèn Cù 109) thì hỏi xem,. Còn một điều cực ác nào khác mà y không dám làm?
Rủi thay, xã hội Việt Nam dười thời CS không phải chỉ có một Chu văn Biên. Trái lại có nhiều, rất nhiều. Nhiều đến nỗi chẳng còn mấy ai không nghe biết đến những câu chuyện, đội “ cải cách” về làng. Khi về đến làng, thôn, chúng tìm cách đến sống với dân làng. Chúng lân la, tìm ra những kẽ hở của dân làng. Từ đó, chúng đã len lỏi vào từng nhà, từng góc tối của làng xóm để ngày đêm giáo dục cho nam nữ nhẹ dạ, sợ chết và bon bất hảo, đứng ra đấu tố những đấng sinh thành hay cha mẹ nuôi của chính mình. Chúng dạy cho con gái đấu bố đẻ bằng cái tội hiếp dâm con gái, hiếp dâm con dâu. Chúng dạy cho con trai học thuộc lòng bài đấu tố “địa chủ ác ghê” do Hồ chí Minh đã viết mà đấu tố bồ đẻ là cường hào ác bá, bóc lột sức lao dộng của con cái, của con dâu con rể của người làm công, dù nhà chẳng bao giờ có ngưòi làm công!
Kết quả, dưới cái búa, lưỡi liềm của cộng sản, nền luân luý và đạo đức của gia đình, xã hội đã bị cộng sản nhấn chìm. Nhấn chìm trong tang thương tức tưởi. Tức tưởi đến uất nghẹn nên Giám Mục Lê đắc Trọng đã dùng nước mắt viết lại “cảnh sống”, trong những ngày này như sau: “ một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha gìa chị chăm sóc hằng ngày. Chị nói với bố” Ông có biết tôi là ai không?” người cha ngậm ngủi, trước nhìn đứa con dứt ruột mình đẻ ra và nói: Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ .” (tr393). …. “ (Chứng từ của một Giám Mục)
B. Xử dụng khủng bố dưới dạng xã hội đen để trấn áp con ngưòi
Phải khẳng định rằng, tất cả mọi người, kể cả các đoàn đảng viên cộng sản, khi sống dưói chế độ này đều biết rõ một điều: Con ngưòi không thể hay không còn khả năng nói lên sự thật. Trái lại, “phải nói dối nhau mà sống” ( Trần quóc Thuận). Ai đi trái với quy trình này là tự tìm cho mình những gánh nặng, phiền hà, hoặc giả, nhà tù hay nghĩa địa! Nói cách khác, chưa có một người nào sống dưới chế độ CS đi tìm Tự Do, tìm Công Lý, tìm Nhân Quyền mà không vào tù. Và không bị nhà nước đấu tố, khủng bố bằng cách sử dụng xã hội theo kiểu “ nhân dân tự phát” để ném đá dấu tay.
Vào năm 2008, Tổng Giám Mục Hà Nội, Ngô Quang Kiệt, người được coi là đi tiên phong trong một vị thế lớn, độc lập đã nêu cao ngọn cờ đòi lại Công Lý cho người dân, dù trước đó đã có nhiều người bị đi tù vì đòi Tự Do, Công Lý và Nhân Quyền cho Việt Nam. Việc Ngài đưa ra những văn bản và lên tiếng về vấn đề đất đai của Tòa Khâm Sứ tại Hà Nội chỉ là một thí dụ điển hình trong việc đưa người dân đi tìm Công Lý của Ngài. Nên trong bài nói chuyện ứng khẩu trong cuộc họp với uỷ ban thành phố Hà Nội, Ngài đã nêu lên những ý chính sau:
a. “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho””. Đây là điều công ước quốc tế về nhân quyền, một điều mà chính luật Pháp của Việt cộng cũng đã công nhận. Nhưng thực tế là nó chỉ có trên giấy tờ, không có trong thực hành.
b. Về Pháp Lý và Công Lý. Ngài nói:
“Chúng ta phải sống theo pháp luật, thì phải có văn bản giấy tờ của chính quyền. Thời chính quyền này có thể thay đổi, chính quyền sau có thể thay đổi nhưng phải có giấy tờ văn bản rõ ràng. Trên mảnh đất 42 chúng tôi chưa được cái văn bản nào của nhà nước nói về sự thay đổi. Không có đi vào cái diện cải tạo tư sản, không có đi vào diện cải tạo nông nghiệp, cũng không có văn bản nói lên sự tịch thu hay là trưng thu trao cho cơ quan nào quản lý… hoàn toàn không có. Theo đó, việc quản lý của cơ quan nào đó là chưa có hợp pháp,( bởi vì) trên căn bản là chúng ta phải có giấy tờ. Chứ bây giờ kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi ngang nhiên ở đó, rồi không có giấy tờ gì hết và họ mạnh, chúng tôi không đuổi ra được thì đương nhiên họ chiếm hay sao?! Theo đó ( mọi việc) Phải có giấy tờ, cần có văn bản pháp lý…”
c. Về xây dựng con người và xã hội nhân bản:
“chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, ( do Việt cộng cấp phát) đi đâu cũng bị soi xét. Chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng…”.
Kết quả của khát vọng xây dựng xã hội trong Công Lý và Nhân Quỳền của người dân Việt Nam qua TGM Kiệt, được trả bằng những đòn thù đấu tố ở trên tất cả mọi diện. Về thông tin tuyên truyền thì có không biết bao nhiêu là bải viết của những bỉnh bút, văn thi nô của nhà nước thi nhau cắt xén, xuyên tạc lời tuyên bố của Ngài với mục đích bôi nhọ uy tín cá nhân và thanh danh của vị TGM này. Và nhằm chạy tội, đánh lạc hướng dư luận về một cuộc cướp cạn bất thành của nhà nước nhằm vào khuôn viên Tòa Khâm Sứ. Kế đến, Nguyễn thế Thảo đã cho tổ chức rất nhiều đoàn được gọi là “ nhân dân tự phát”, với gậy gộc, vũ khí trong tay đến chung quanh Tòa Giám Mục Hà Nội quấy rối suốt ngày đêm. Đã thế, còn hăm dọạ giết Ngài. Đòi giết người ngay trước mắt công an!
Bấy nhiêu còn chưa hả dạ, Thảo đăng đàn phát biểu, phải “ bứng ông Kiệt ra khỏi Hà Nội bằng mọi già”. Cái lý do thì Thảo không nói ra, nhưng ai cũng biết vì chính vị Tổng Giám Mục này đã công bố trong cuộc họp là: “Trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung. …Nhưng khách san Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại…. Chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên tiếng nói của công lý”.
Thế đó, mà thua! Kẻ vô đạo đức thắng nhân nghĩa. Man rợ thắng Công Lý và bạo lực giết chết Tự Do. TGM Kiệt rời Hà Nội, CS thênh thang trên con đường cướp giựt thêm rất nhiều tài sản của Công Giáo và của tư nhân để chia nhau. Toà khâm Sứ, miếng mồi ngon nuốt không lọt nên đành “ ngậm bồ hòn” biến thành thư viện? Nhưng linh địa Thài Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, Mỹ Yên, Thủ Thiêm và nay là Đông Yên, rồi Văn Giảng, Tiên Lãng, Vũng Áng…. lần lượt tiền vào túi cán cộng. Phần người dân, không có được một giấc ngủ yên! Cũng thế, những Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Trịnh kim Tiến, Lê Công Định, Điếu Cày, Cù Huy hà Vũ… những người tranh đấu cho lý tưởng Nhân Quyền, Công Lý, Tự Do cho Việt Nam, cũng được ăn no đòn thù của Cộng sản, trước cũng như sau khi bị chúng cưỡng ép vào nhà tù bằng những tội danh phản nhân tính con người.
Tính đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, được hấp thụ nền giáo dục vô nhân tính, đảng và nhà nước cộng sản đã võ trang cho mình hai bộ mặt để diễn xuất:
1. Bộ mặt ở trong nước.
Hà nội bỗng nhiên được chứng kiến hai câu chuyện do cùng một bộ mặt diên cuồng của nhà nước diễn. Diễn một, đưa phái đoàn ” nhân dân tự phát” đến trấn áp và phá rối buổi đặt vòng hoa và tưởng niệm những người đã hy sinh vì tổ quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa và Gạc Ma ở trước tượng đài Lý thái Tổ và Trần Hưng Đạo. Sở dĩ có sự kiện này là vì, người dân nhớ ơn và vinh danh những ngưòi đã hy sinh cho tổ quốc như Thiếu tá Ngụy văn Thà và đồng đội của ông đã anh dùng chiến đấu với quân xâm lược bắc phương. Kế đến lả nhớ người chiến sỹ Việt Nam bị bán đứng ở Gạc Ma. Họ bằng cách này hay cách khác đều là những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ sự vẹn toàn của đất nước. Nhưng trong tầm mắt của nhà cầm quyền cộng sản, lại khác. Họ cho những cuộc tưởng niệm của thân nhân những người đã hy sinh, hay của đồng bào dành cho người vì nước là phá rối trật tự, là mất tình hữu nghị, là chống lại đường lối của đảng và của nhà nước nên phải dẹp bỏ, triệt hạ. Kết qủa, họ đã dàn trận “ nhân dân tự phát” để đối phó! Đối phó bằng một cách vô liêm sỷ. Bởi lẽ việc làm ấy là một sự phỉ báng người chết và chà đạp lên vong linh của tìền nhân Việt Nam.
Trò diễn thứ hai. 6700 cây xanh ở Hà Nội, có cây cả trăm tuổi đời, nuôi sinh thái và vẻ đẹp cho thành phố, bỗng chốc được các nhà lãnh đạo đầy “văn hóa” CS ra lệnh hạ sát tập thể. Cây không biết chạy, không biêt chống, nên chỉ có mấy đêm cả ngàn cây đã phải lìa đời vì cái ngu dốt và vô văn hóa của cấp lãnh đạo tại Hà Nội. Hỏi ra lại cũng là Nguyễn thế Thảo đứng đầu! Phen này, nhờ lệnh cắt mạng 6700 cây xanh, cán cộng Hà Nội bỗng có được 73 tỷ đồng để chia nhau! Chỉ riêng việc dùng sơn trắng, vẽ chéo, đánh dấu lên gốc cây sẽ bị hạ, thay cho bản án tử hình Thảo đến đọc tại chỗ, cũng được trả 760,000 ngàn đồng/ một cây. Quan cán nào được đề cử đi đánh dấu gốc cây trong một ngày thôi thì ít nhất cũng bỏ túi 76 triệu đồng (đánh dấu 100 cây). Có đi ăn cướp cũng không làm giàu nhanh như quan cán. Ấy là chưa kể đến số tiền bán gỗ cho nhà thàu làm mộc cũng tự động vào túi riêng của lãnh đạo là những khuôn mặt dày, búa tạ chém không đứt! khiếp!
2. Thái độ ở ngoài nước.
Với ngưòi dân, với cây xanh thì đảng ta dứt điểm đẹp như thế. Nhưng khi bước ra ngoài, với kế sách “thà mất lòng dân, được bụng Tàu”, nên từ HCM cho đến những người kế thừa hôm nay không có một ai dám có, dù chỉ là một lời… lỡ để làm mất bụng Tàu. Trái lại, một là im lặng trong mọi hoàn cảnh. Hai là tích cực đàn áp người dân Việt Nam để được bụng Tàu. Theo đó, câu chuyện làm chảy máu và chảy bao nưóc mắt của người Việt Nam là chyện Hoàng Sa, Trường Sa và cái đường lưởi bỏ của TC liếm sát vào thềm lục địa của Việt Nam đã không có một ai trong hàng ngũ gọi là lãnh đạo của tập đoàn bán nước ấy nói đến. Thậm chí, không dám lên tiếng ủng hộ Philippines trong việc nước này đưa Trung cộng ra trước toà án Công Pháp Quốc Tế, nói chi đến việc tự đưa Trung cộng ra tòa. Lý do:
a. Bản công hàm của Phạm văn Đồng treo giữa phủ, theo nguyên tăc là một bản văn có giá trị tuyệt đối giữa hai nhà nước đã có trao đổi văn thư qua lại. Theo đó, khi nào cộng sản còn tồn tại trên đất nước Việt Nam thì sẽ không bao giờ có một văn thư đồng cấp nào dám lên tiếng phủ nhận cái công hàm của Phạm văn Đồng và cài đường lưỡi bò của Trung cộng.
b. Thứ hai. Với Trung cộng, tập thể đảng và nhà nước Việt cộng thực ra chỉ là một đám nô tài bạc nhược. Không một kẻ nào trong số ấy có lấy một chút liêm sỹ, văn hóa của tổ quốc Việt Nam. Dĩ nhiên, về chuyện này, hàng ngũ cán cộng cũng biết rõ phận mình. Họ biết, muốn được yên thân để rỉa rói, đục khoét thì phải biết đóng cái miệng lại. Đi trái quy trình, quy hoạch đã được ấn định thì bỏ ăn! Theo đó, đảng ta đã có đường lối nhất quán. Chuyện về đường lưỡi bò, về Trường Sa, Hoàng Sa, chuyện ủng hộ Phillipines thì nhường cho bọn… phản động và thế lực thù địch ở nước ngoài đánh! Riêng việc đưa Trung cộng ra toà thì nhà nước Việt cộng nhất trí xin…. kiếu! Bởi lẽ, khi đưa TC ra tòa thì phải có ngừoi đứng tên đại diện. Nhắc đến cái khoản ký tên đại diện nhà nước Việt cộng đưa Trung cộng ra trươc tòa án quốc tế như Phillípines thì các quan cán ta lại rất khiêm nhường mà … nhường cho nhau. Bởi lẽ, ký vào đấy có khác gì đi tự tử cả nhà!
Đó là lý do tại sao, đến hôm nay, cả một tuần sau ngày tòa án Quốc Tế tại Hague đưa ra phán quyết : Đường Lưỡi Bò 9 đoạn của Trung quốc là “ Vô gía trị, mà tập thể gọi là lãnh đạo của Việt cộng đều bị câm và điếc. Một tiếng ho khan, dù nhỏ cũng không có. Nhắc lại, phiên tòa duyệt, xử theo đơn kiện của Philipines về cái đường lưỡi bò 9 đoạn đã kéo dài trong ba tháng. Rồi vào ngày 10-3-2015 các thẩm phán của Tòa Án Quốc Tế Hague, trong đó có thẩm phán Thomas A. Mensah ( chủ tịch), thẩm phán Jean-pierre Cot, thẳm phán Stnislaw Pawlak, giaó sư Alfred Ha Soons và thảm phán Rudige, đã đưa ra ra Phán Quyết về Bản Đố 9 đoạn mà Trung cộng đưa ra ở Biển Đông là Vô Gía trị đối với Luật Lệ Quốc Tế. Từ quyết định định này đã truyền tải đi một ý nghĩa tích cực rất lớn. Hành động đơn phương của Trung Cộng không có gía trị theo luật quốc tế. Theo đó, các nước trong khu vực Biển Đông có đầy đủ quyền hạn để theo đuổi việc bảo vệ lợi ích và quyền hạn của họ trên biển đông. Chuyện rõ là thế, nhưng “ ta” hoàn toàm câm!
Từ chuyện này, có người bảo rằng, những đao phủ của nhà nước IS, của những nhóm khủng bố quốc tế, xem ra còn e ngại chữ Công Lý và sợ bị lộ chân tướng nên lúc nào cũng phải dấu mặt ở đằng sau tấm vải. Trong khi đó, những đao phủ Việt cộng từ Hồ chi Minh, Đặng xuân Khu cho đến những đồ tể hôm nay đều không e dè công lý, không sợ người ta biết tên, nhìn mặt nên chẳng cần phải che mặt khi làm điều gian ác. Cùng lắm là “ che râu dấu mặt, đeo kính râm đi dự đấu tố” thôi! Qủa nhiên, những kẻ đã kinh qua kiểm thảo như Trần Đĩnh viết đều có những điểm khác người. Sự khác ngưòi mà Lưu cộng Hòa nhận định về tập thể này “ phải nhận là con vật mới đúng” (Đèn Cù 244) có lẽ chưa đúng. Nhưng có thể sẽ là một nhận xét khác: qủy…. nhập tràng”!
Bảo Giang
3-2015
Văn Hóa
Lễ Truyền Tin : Xin Vâng
Trầm Hương Thơ
09:40 25/03/2015
CÚI mình Trinh Nữ "xin vâng"
MÌNH mang THIÊN TỬ phó dâng tâm hồn
MẸ đầy Thần Khí ơn khôn
NÓI lời dâng hiến kính tôn Chúa Trời
XIN vâng mang lấy Ngôi Lời
VÂNG đây! tôi tớ phận người nhỏ nhen
ĐỒNG Công cứu chuộc phận hèn
CÔNG này trần thế tạ khen đời đời
CỨU mang Chúa xuống làm người
CHUỘC về những kẻ biếng lười hư thân
PHÓ mình cứu lấy muôn dân
DÂNG lên Thiên Chúa triệu lần ngợi khen
CUỘC đời suy gẫm phận hèn
ĐỜI con hạt bụi nhuộm đen ơn Ngài
TÂM tư mờ mịt tương lai
HỒN con phó thác trong tay của Ngài
TRINH nguyên Thiên Chúa an bài
NỮ tỳ tôi tớ gẫm hoài trong tâm
BỒI hồi hai tiếng "Xin Vâng"
HỒI chuông thánh mãi vọng ngân đời đời
NHẤT tâm khiêm hạ vâng lời
TÂM hồn tận hiến "Con Trời" riêng mang
MANG ơn lành xuống thế gian
LẤY nguồn ân sủng tuôn tràn khắp nơi
NGÔI cao Thiên Tử xuống đời
LỜI "Xin vâng" Mẹ cứu người phàm nhân
GIÁNG sinh vang vọng xa gần
SINH ơn giải thoát thế trần hân hoan.
Trầm Hương Thơ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tím
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:01 25/03/2015
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Ngắm bông hoa dại bên đường
Mới hay Thượng đế yêu thương loài người.
(bt)
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 19/03 - 25/03/2015: Câu chuyện Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:56 25/03/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Giáo Hội “là nhà của Chúa Giêsu”, một ngôi nhà của lòng thương xót chào đón tất cả, và do đó không phải là một nơi mà các Kitô hữu có thể đóng cửa lại trước những ai muốn vào . Đây là thông điệp trọng tâm trong bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ sáng thứ Ba 17 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta.
Một thông điệp mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ: đó là Đức Giêsu luôn mở rộng cửa cho bất cứ ai tìm Ngài và đặc biệt là cho những người xa Ngài. Nhưng, Đức Giáo Hoàng than thở là một số Kitô hữu lại đóng cửa lại trước những người gõ cửa Giáo Hội. Trong khi Chúa Kitô trao ban toàn bộ lòng thương xót, những người tuyên xưng niềm tin vào Ngài đôi khi lại cản trở Ngài bằng cách đóng cửa trước những người khác.
Suy tư của Đức Thánh Cha bắt đầu với nước, là nhân vật chính trong bài đọc phụng vụ hôm thứ Ba. Đức Thánh Cha đã bình luận về lời mô tả của tiên tri Ezekiel về dòng nước nhỏ giọt chảy ra từ ngưỡng cửa của đền thờ, và gọi đó là “nước chữa lành”. Dòng nước ấy trở thành một dòng sông cuồn cuộn đầy cá, có khả năng chữa lành bất cứ ai. Và, trong Tin Mừng, đó là dòng nước của hồ Bethesda, nơi một người đàn ông bị liệt đang buồn bã nằm bên bờ hồ. Đức Giáo Hoàng đã miêu tả ông ta như là một người có chút “lười biếng” vì ông chưa bao giờ tìm cách đắm mình trong làn nước đang chuyển động hầu tìm kiếm sự chữa lành. Nhưng, Chúa Giêsu đã chữa lành anh ta và khuyến khích anh ta “bước đi”, nhưng điều này gây ra sự chỉ trích của các thầy thông luật vì sự chữa lành đã diễn ra vào ngày thứ Bảy. Đó là một câu chuyện mà Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng đang xảy ra “nhiều lần” ngày hôm nay:
Ngài nói:
“Một người đàn ông - một người phụ nữ - những người cảm thấy bị bệnh trong tâm hồn, buồn bã, những người đã mắc nhiều sai lầm trong cuộc sống, tại một thời điểm nào đó cảm thấy được các dòng nước đang di chuyển - Chúa Thánh Thần đang di chuyển một cái gì đó - hoặc họ nghe thấy một từ nào đó hoặc một ý muốn “Ah, tôi muốn được bước đi! ' ... Và họ thu hết can đảm của mình và bước đi. Và bao nhiêu lần trong cộng đồng Kitô hữu ngày nay họ sẽ tìm thấy những cánh cửa đóng kín! “Nhưng bạn không thể, không thể vào. Bạn đã phạm tội và bạn không thể vào đây . Nếu bạn muốn đến, hãy đến với lễ Chúa Nhật, nhưng bao nhiêu đó thôi - đó là tất cả những gì bạn có thể làm. Như thế, những gì Chúa Thánh Thần đã tạo nên trong trái tim của con người, những người Kitô hữu với não trạng của những thầy thông luật đã triệt tiêu hoàn toàn”.
“Điều này khiến tôi đau khổ” Đức Giáo Hoàng nói trong khi nhắc lại rằng Giáo Hội luôn luôn giữ cho cửa được rộng mở.
“Giáo Hội là nhà của Chúa Giêsu và Chúa Giêsu chào đón tất cả. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc chào đón, Ngài tiến ra ra để tìm kiếm con người như Ngài đã tìm người đàn ông này. Và với những người bị thương, Chúa Giêsu làm gì với họ? Mắng chửi họ vì họ đã bị thương chăng? Không, Ngài đến và mang vác họ trên vai Ngài. Và điều này được gọi là lòng thương xót. Và khi Chúa quở trách dân Ngài: “Ta muốn lòng thương xót cứ không phải là của lễ hy sinh!” - Ngài đang nói về điều này.
“Anh chị em là ai mà dám đóng cửa con tim mình trước một người muốn cải thiện, muốn quay về trong hàng ngũ dân Chúa - bởi vì Chúa Thánh Thần đã khuấy động trái tim của người đó?”
Đức Thánh Cha kết luận rằng mùa Chay giúp chúng ta tránh những sai lầm tương tự như những người coi thường tình yêu Chúa Giêsu dành cho người bại liệt, chỉ vì điều đó là trái với lề luật:
“Chúng ta xin Chúa trong thánh lễ ngày hôm nay cho chúng ta, cho mỗi người chúng ta và cho toàn thể Giáo Hội, một lòng hoán cải hướng về Chúa Giêsu, một lòng hoán cải hướng về lòng thương xót của Chúa Giêsu. Và như thế, Lề Luật sẽ được thực hiện đầy đủ, vì Lề Luật chính là hãy yêu mến Thiên Chúa và tha nhân như chính mình.”
2. Hãy có không gian cho tình yêu Chúa để Ngài có thể thay đổi chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng chúng ta được yêu thương bởi Thiên Chúa trong một cách thế không thần học gia nào có thể giải thích. Ngài đã phát biểu như trên trong Thánh Lễ sáng thứ Hai 16 tháng Ba tại nhà nguyện Santa Marta
Lấy ý từ bài đọc thứ nhất trích từ sách tiên tri Isaia trong đó Chúa nói Ngài sẽ “tạo ra một trời mới và đất mới”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng kỳ công sáng tạo lần thứ hai của Thiên Chúa còn hơn “tuyệt vời” hơn trước bởi vì trời mới đất mới này được hình thành nơi Chúa Giêsu Kitô. Ngài làm mới tất cả mọi thứ và biểu lộ niềm vui bao la của Ngài. Đức Thánh Cha nói:
“Chúng ta thấy Chúa đã rất nhiệt thành: Ngài nói về niềm vui và rằng: ‘Ta sẽ hân hoan nơi dân Ta’. Chúa nghĩ về những gì Ngài sẽ làm và Ngài sẽ vui mừng với dân Ngài như thế nào. Thật gần như là một giấc mơ. Thiên Chúa có một giấc mơ. Ước mơ của Ngài về chúng ta. ‘Oh, thật là vui khi tất cả chúng ta quy tụ cùng nhau, khi này và người kia sẽ đi với tôi ... Tôi sẽ hân hoan trong thời điểm đó!’ Để mang lại cho anh chị em một ví dụ có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn, tôi muốn nói về một cô gái hay một cậu bé nghĩ về người yêu của mình: ‘Khi chúng ta được ở bên nhau, khi chúng ta kết hôn ...’. Đó là ‘giấc mơ’ của Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha nói tiếp rằng “Thiên Chúa nghĩ về mỗi người chúng ta và yêu thương mỗi người chúng ta. Ngài 'mơ' về chúng ta. Ngài mơ ước sẽ vui mừng thế nào với chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa muốn ‘tái tạo’ chúng ta, Ngài muốn làm mới tâm hồn chúng ta để niềm hân hoan có thể ngự trị.
Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
“Anh chị em đã bao giờ nghĩ về điều đó chưa? Chúa ước mơ về tôi! Ngài nghĩ về tôi! Tôi đang ở trong tâm trí Chúa và trong trái tim của Ngài! Chúa có thể thay đổi cuộc sống của tôi! Và Ngài có nhiều dự án: 'chúng ta sẽ xây nhà và trồng vườn nho, chúng ta sẽ dùng bữa chung với nhau’ ... đó là những giấc mơ của những người đang yêu .... Như vậy chúng ta có thể thấy rằng Chúa đang trong tình yêu với dân Ngài. Và khi Ngài nói với dân Ngài: ‘Ta đã không chọn con vì con là người mạnh nhất, lớn nhất, quyền thế nhất. Ta đã chọn con vì con là người nhỏ nhất trong tất cả. Anh chị có thể thêm: đau khổ nhất. Đây là người mà Ta đã chọn. Đây là tình yêu’”.
Thiên Chúa “đang trong tình yêu với chúng ta” - Đức Giáo Hoàng lặp đi lặp lại, khi ngài nhận xét về bài Tin Mừng nói về phép lạ chữa lành cho đứa con trai một viên quản đội:
“Tôi không nghĩ rằng có một nhà thần học nào có thể giải thích điều này: thật là không thể giải thích được. Chúng ta chỉ có thể nghĩ về điều đó, cảm nhận và khóc với niềm vui này. Chúa có thể thay đổi chúng ta. ‘Và tôi phải làm gì đây?’ Hãy tin. Tôi phải tin rằng Chúa có thể thay đổi được tôi, rằng Ngài có quyền năng làm như vậy: giống như người trong Phúc Âm có đứa con trai bị ốm. 'Xin Ngài đến, trước khi con tôi chết’. Chúa Giêsu nói với người ấy ‘Ông cứ đi đi. Con trai ông sẽ sống!’ Người đàn ông ấy tin tưởng vào những lời của Chúa Giêsu và đã lên đường. Ông tin. Ông tin rằng Đức Giêsu có quyền năng để thay đổi con mình, sức khỏe của nó. Và ông đã thắng. Có đức tin là có không gian cho tình yêu Thiên Chúa, có không gian cho quyền năng của ngài, cho sức mạnh của Thiên Chúa. Không phải cho sức mạnh của một người quyền thế, nhưng cho sức mạnh của một người yêu thương tôi, là người đang ở trong tình yêu với tôi và muốn vui mừng với tôi. Đây là đức tin của chúng ta: hãy có không gian cho Chúa để Ngài có thể đến và thay đổi tôi”.
3. Chúa Giêsu khải hoàn vào thành Giêrusalem
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong Tuần Thánh, Giáo Hội cho con cái mình được dịp tham dự những ngày cuối cùng trong sứ vụ cứu thế của Chúa Giêsu ở trần gian. Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá được mở đầu bằng nghi thức làm phép lá và rước lá. Trong nghi thức này, cộng đoàn dân Chúa được nghe đọc bài Tin Mừng tường thuật lại việc Chúa Giêsu long trọng vào thành Giêrusalem với tư cách của Ðấng Mêsia. Hình ảnh Chúa Giêsu cưỡi trên lưng lừa khiến người ta nhớ lại lời sấm ngôn nói về Ðấng Mêsia được ghi lại trong sách ngôn sứ Dacaria: "Này thiếu nữ Sion, hãy vui mừng hoan hỉ. Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò, vì kìa Ðức Vua của ngươi đang đến với ngươi. Người là Ðấng Chính Trực, Ðấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa vẫn còn theo mẹ".
Hình ảnh dân chúng reo hò tung hô Chúa Giêsu cũng gợi nhớ đến cuộc lễ đăng quang của vua Salomon được ghi lại trong sách các vua quyển thứ nhất: "Hãy đưa các bề tôi của Chúa Thượng đi theo các ngươi để Salomon, con ta, cỡi con la cái của ta rồi đưa nó xuống Ghikhô, ở đấy tư tế Sađốc và ngôn sứ Natan sẽ xức dầu phong nó làm vua Israel. Các ngài sẽ rúc tù và và tung hô vua Salomon muôn năm".
Khi Thầy trò đến gần thành Giêrusalem và tới làng Bếtphaghê, phía núi Ôliu, Ðức Giêsu sai hai môn đệ và bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có lừa con bên cạnh. Các anh tháo dây ra và dắt về cho Thầy. Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gởi lại ngay". Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ:
Hãy bảo thiếu nữ Xion:
Kìa Ðức Vua của ngươi đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.
Các môn đệ ra đi và làm theo lời Ðức Giêsu đã truyền. Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Ðức Giêsu cỡi lên. Một đám người rất đông lấy áo mình trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành lá mà rải lên lối đi. Ðám đông, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy:
Hoan hô Con vua Ðavít! Chúc tụng Ðấng ngự đến nhân danh Ðức Chúa!
Hoan hô trên các tầng trời.
Khi Ðức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: "Ông này là ai vậy?" Ðám đông trả lời: "Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy".
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Qua việc công khai vào thành một cách long trọng như thế, Chúa Giêsu khẳng định Người là Ðấng Mêsia và là vua của dân Israel. Tuy nhiên, Người không xây dựng vương quốc bằng cách đánh nam dẹp bắc hay bằng cách phát triển các sức mạnh kinh tế, mà bằng cách thi hành thánh ý Thiên Chúa Cha trong vai trò người tôi tớ trung thành đã được ngôn sứ Isaia mô tả trong bốn bài ca của ông. Cuộc khải hoàn vào thành Giêrusalem này chỉ là bước khởi đầu cho cuộc thương khó mà Chúa Giêsu phải trải qua để chiến thắng sự dữ và sự chết, mở ra cho loài người lối đi đến cõi phúc bất diệt bên Thiên Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con hăng hái bước vào Tuần Thánh, không phải chỉ bằng việc tham dự đầy đủ các lễ nghi, nhưng còn bằng việc thông dự thật sự vào những khổ đau của Chúa, để con học được bài học yêu thương và vâng phục mà đem ra thực hành suốt cả đời con, xin cho con đừng ngơi nghỉ bao lâu còn đóng đinh với Chúa trên thập giá.
4. Kitô hữu phải trung thực trong lời nói và việc làm
Chúng ta có thể cống hiến ba điều cho tất cả những ai “muốn thấy Chúa Giêsu”: sách Phúc Âm, Thánh Giá và chứng tá đức tin nghèo nàn nhưng chân thành của chúng ta. Phúc Âm: trong đó chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Giêsu, lắng nghe Người và hiểu biết Người. Thánh Giá; dấu chỉ tình yêu của Chúa Giêsu, Đấng đã tự trao ban cho chúng ta. Và một đức tin được diễn tả ra trong các cử chỉ đơn sơ của tình bác ái huynh đệ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 22 tháng Ba tại quảng trường thánh Phêrô. Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: trong Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay, thánh sử Gioan lôi kéo sự chú ý của chúng ta với một chi tiết lạ kỳ: vài người Hy Lạp” theo Do thái giáo đến Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua, hướng tới tông đồ Philiphê và nói: “Chúng tôi muốn trông thấy Đức Giêsu” (Ga 12,21).
Trong thành thánh, nơi Chúa Giêsu đến lần cuối cùng, có nhiều người. Có những người bé nhỏ và đơn sơ đã tiếp đón vị ngôn sứ thành Nagiarét vui như lễ hội, vì họ nhận ra nơi Ngài Đấng Chúa Sai Đến. Có những thượng tế và các vị lãnh đạo của dân muốn loại trừ Ngài, bởi vì họ coi Ngài là lạc giáo và nguy hiểm. Cũng có những người, như những người Hy lạp tò mò muốn trông thấy Ngài và hiểu biết hơn về con ngưòi và các việc Ngài đã làm, mà việc sau cùng là cho ông Ladarô sống lại đã gây nhiều ồn ào.
Đức Thánh Cha quảng diễn lời xin của các người Hy lạp như sau:
“Chúng tôi muốn trông thấy Đức Giêsu”: các lời này, như biết bao lời khác trong các Phúc Âm, vượt ngoài giai thoại đặc biệt này và diễn tả một cái gì phổ quát. Chúng vén mở cho thấy một uớc mong hiện hữu trong con tim của biết bao nhiêu người đã nghe nói tới Đức Kitô, nhưng chưa gặp được Ngài. “Tôi muốn trông thấy Đức Giêsu”, Ngài cảm thấy lời này trong trái tim của dân chúng. Trả lời một cách gián tiếp, một cách ngôn sứ, cho lời xin có thể trông thấy Ngài, Chúa Giêsu nói lên một lời tiên tri vén mở cho thấy căn cước của ngài và chỉ cho thấy con đường giúp hiểu biết Ngài thực sự: “Đã đến giờ con người được tôn vinh” (Ga 12,23). Đó là giờ của Thập Giá! Đó là giờ bại trận của Satan, ông hoàng của sự dữ, giờ chiến thắng vĩnh viễn của tình yêu thương từ bi của Thiên Chúa. Chúa Kitô tuyên bố rằng “Ngài sẽ được nâng cao khỏi đất” (c. 32), đây là một kiểu diễn tả có hai nghĩa: “được nâng cao” bởi vì bị đóng đinh, và “được nâng cao” bởi vì được Thiên Chúa Cha tán dương trong việc Sống Lại, để lôi kéo tất cả mọi người đến với Ngài và hòa giải con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Giờ của Thập Giá, giờ đen tối nhất lịch sử, cũng là suối nguồn ơn cứu độ cho tất cả những ai tin vào Ngài.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: tiếp tục lời tiên tri về lễ Vượt Qua của Ngài gần kề, Chúa Giêsu dùng một hình ảnh đơn sơ và gợi ý, đó là hình ảnh “hạt lúa” rơi xuống đất, chết đi để sinh bông hạt (c. 24). Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
Trong hình ảnh này chúng ta tìm thấy một khía cạnh khác nữa của Thập Giá Chúa Kitô: đó là hình ảnh của sự phong phú. Thật vậy, cái chết của Chúa Giêsu là một nguồn suối vô tận của sự sống mới, bởi vì nó mang theo trong chính nó sức mạnh tái sinh của tình yêu thương của Thiên Chúa. Được dìm mình trong tình yêu đó qua bí tích Rửa Tội, kitô hữu có thể trở thành “các hạt lúa” và đem lại nhiều bông hạt, nếu họ “đánh mất sư sống mình” vì tình yêu thương Thiên Chúa và các anh chị em khác như Chúa Giêsu (c. 25). Vì thế cho những người ngày nay “muốn trông thấy Chúa Giêsu”; cho những ngưòi kiếm tìm gương mặt của Thiên Chúa; cho những người từ nhỏ đã nhận được giáo lý và rồi đã không đào sâu nó; cho biết bao nhiêu người còn chưa gặp được Chúa Giêsu một cách cá nhân; cho tất cả những người đó chúng ta có thể cống hiến ba điều: sách Phúc Âm, Thánh Giá và chứng tá đức tin nghèo nàn nhưng chân thành của chúng ta. Phúc Âm: trong đó chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Giêsu, lắng nghe Người và hiểu biết Người. Thánh Giá; dấu chỉ tình yêu của Chúa Giêsu, Đấng đã tự trao ban cho chúng ta. Và một đức tin được diễn tả ra trong các cử chỉ đơn sơ của tình bác ái huynh đệ. Nhưng một cách chính yếu trong sự trung thực của cuộc sống giữa điều chúng ta nói và điều chúng ta sống, sự trung thực giữa đức tin và cuộc sống, giữa các lời nói và các hành động của chúng ta. Sách Tin Mùng. Thánh Giá và chứng tá. Xin Đức Maria Mẹ chúng ta giúp chúng ta theo Chúa Giêsu trên con đường của thập giá và sự sống lại.
5. Trẻ em là một món quà và sự giầu có lớn cho nhân loại và cho Giáo Hội
Trẻ em là một món quà và một sự giầu có lớn cho nhân loại và cho Giáo Hội. Chúng mang lại sự sống, niềm vui và hy vọng và liên lỉ nhắc nhở cho chúng ta biết điều kiện cần thiết để được vào Nước Thiên Chúa: đó là không coi mình là đủ rồi, nhưng cần sự trợ giúp, tình yêu và ơn tha thứ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với 20,000 tín hữu và du khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 18 tháng Ba tại quảng trường thánh Phêrô.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã duyệt xét các gương mặt khác nhau trong gia đình: cha mẹ, con cái, anh chị em, ông bà nội ngoại. Đức Thánh Cha nói hôm nay ngài muốn kết thúc loạt bài giáo lý với các trẻ em: trước hết trẻ em là một món quà lớn cho toàn nhân loại. Đúng thật chúng là một món quà lớn cho nhân loại, nhưng cũng là những kẻ bị loại bỏ lớn, bởi vì người ta không để cho chúng được sinh ra; và lần tới tôi sẽ nói tớí vài vết thương rất tiếc làm cho tuổi thơ phải đau khổ.
Nhớ lại kỷ niệm gặp gỡ với các trẻ em Á châu trong chuyến công du mục vụ mới đây Đức Thánh Cha tâm sự:
Tôi nhớ tới biết bao nhiêu trẻ em mà tôi đã gặp trong chuyến du hành mới đây của tôi tại Á châu: chúng tràn đấy sức sống, lòng hăng say, nhưng đàng khác rất tiếc tôi cũng trông thấy trong thế giới nhiều trẻ em sống trong các điều kiện không xứng đáng với con người… Thật thế, người ta có thể phán đoán một xã hội theo cách nó đối xử với các trẻ em, không phải chỉ trên bình diện luân lý, nhưng cả trên bình diện xã hội học nữa, xem nó có phải là một xã hội tự do hay một xã hội nô lệ các lợi lộc quốc tế.
Đức Thánh Cha nói tiếp:
Trước hết các trẻ em nhắc cho chúng ta nhớ rằng trong các năm đầu của cuộc sống chúng ta tất cả đều hoàn toàn tùy thuộc các săn sóc và lòng nhân từ của người khác. Và Con Thiên Chúa đã không quản ngại đi qua con đường này. Đó là mầu nhiệm mà chúng ta chiêm ngưỡng hằng năm vào lễ Giáng Sinh. Hang đá là hình ảnh thông truyền cho chúng ta thực tại này một cách đơn sơ và trực tiếp.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói thật là lạ: Thiên Chúa không gặp khó khăn làm cho các trẻ em hiểu Ngài, và các trẻ em không có vấn đề hiểu Thiên Chúa. Không phải vô tình mà trong Phúc Âm có vài lời rất đẹp và mạnh mẽ liên quan tới các “trẻ nhỏ”. Từ “trẻ nhỏ” ám chỉ tất cả những người tùy thuộc nơi người khác, và một cách đặc biệt các trẻ em. Thí dụ Chúa Giêsu nói: “Lậy Cha là Chúa trời đất, con tạ ơn Cha vì Cha đã dấu những điều này với những kẻ khôn ngoan và thông thái, nhưng lại mạc khải cho nhũng người bé nhỏ” (Mt 11,25). Lại nữa: “Các con hãy coi chừng đừng khinh rẻ một trong những kẻ bé mọn này, bởi vì Thầy bảo cho các con biết các thiên thần của chúng ở trên trời hằng xem thấy mặt Cha Thầy ở trên trời” (Mt 18,10).
Như thế, các trẻ em tự chúng là một sự giầu có cho nhân loại và cả cho Giáo Hội nữa, bởi vì chúng liên lỉ nhắc cho chúng ta nhớ tới điều kiện cần thiết dể được vào Nước của Thiên Chúa: đó là không tự coi mình là đủ, nhưng cần đến sự trợ giúp, tình yêu thương và ơn tha thứ. Và chúng ta tất cả đều cần đến sự trợ giúp, tình yêu thương và ơn tha thứ.
Các trẻ em còn nhắc cho chúng ta một điều hay đẹp khác nữa: chúng nhắc cho chúng ta biết rằng chúng ta luôn luôn là con: cả khi một người trở thành người lớn, hay người già, cả khi có trở thành cha mẹ, chiếm một địa vị có trách nhiệm, thì bên dưói tất cả những thứ đó vẫn còn căn tính là con. Tất cả chúng ta đều là con. Và điều này luôn đưa chúng ta tới sự kiện chúng ta không tự ban sự sống cho chính mình mà nhận được nó. Ơn lớn lao của sư sống là món qua đầu tiên chúng ta nhận được.
Đôi khi chúng ta sống mà quên đi điều này, làm như thể chúng ta là chủ nhân cuộc sống của mình, trái lại chúng ta tùy thuộc một cách triệt để. Trên thực tế đó là lý do của niềm vui lớn cảm thấy rằng trong mọi lứa tuổi của cuộc sống, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi điều kiện xã hội, chúng ta là con, và luôn là con. Đó là sứ điệp chính mà trẻ em trao ban cho chúng ta với sự hiện diện của chúng: chỉ với sự hiện diện chúng nhắc cho chúng ta nhớ rẳng tất cả chúng ta và từng người chúng ta là con.
Đề cập tới các món quà mà trẻ em đem lại cho nhân loại Đức Thánh Cha nói:
Nhưng có biết bao nhiêu món qua , biết bao nhiêu phong phú mà các trẻ em đem đến cho nhân loại. Tôi chỉ xin nhắc đến vài điều thôi.
Các trẻ em đem lại cho chúng ta kiểu nhìn thực tại với một cái nhìn tin tưởng và trong sáng. Trẻ em có một sự tin tưởng tự phát nơi cha mẹ; và có một lòng tin tưởng tự phát nơi Thiên Chúa, nơi Chúa Giêsu, nơi Đức Mẹ. Đồng thời cái nhìn nội tâm của trẻ em trong sạch, chưa bị ô nhiễm bởi tính hiểm độc, hai mặt, bởi các cáu cặn của cuộc sống làm chai cứng con tim. Chúng ta cũng biết rằng các trẻ em có tội tổ tông, chúng có các ích kỷ của chúng, nhưng chúng duy trì một sự trong trắng, một sự đơn sơ nội tâm. Các trẻ em không ngoại giao: chúng nói lên điều chúng cảm, chúng thấy một cách trực tiếp. Và biết bao nhiêu lần chúng khiến cho cha mẹ gặp khó khăn, khi chúng nói trước mặt các người khác: “Con không thích cái này, vì nó xấu”. Nhưng mà các trẻ em nói lên điều chúng trông thấy, chúng không phải là những người hai lòng, chúng chưa học cái khoa học hai mặt mà rất tiếc người lớn chúng ta đã học.
Ngoài ra, trong sự đơn sơ nội tâm của chúng, các trẻ em còn đem theo với chúng khả năng nhận và cho đi sự âu yếm. Âu yếm là có một con tim “bằng thịt” chứ không phải “bằng đá” như Thánh Kinh nói (x. Ed 36,26). Sự âu yếm cũng là thơ văn: là “cảm thấy” các sự vật và các biến cố, không đối xử với chúng như đồ vật thuần tuý, chỉ để dùng chúng vì chúng phục vụ…
Các trẻ em có khả năng cười và khóc: Vài đứa khi chúng ta bế chúng trên tay, chúng cười; vài đứa khác khi trông thấy tôi mặc áo trắng, chúng tin rằng tôi là bác sĩ đến chích ngừa cho chúng và chúng khóc… nhưng một cách tự phát! Các trẻ em là thế: chúng cười và khóc, là hai điều mà nơi chúng ta là người lớn thường bị “chặn đứng”, chúng ta không có khả năng… Biết bao nhiêu lần nụ cuời của chúng ta trở thành một nụ cười bằng giấy, không có sự sống, một nụ cười không sống động, cả một nụ cười giả tạo, bằng rơm nữa. Các trẻ em cười một cách hồn nhiên và khóc một cách hồn nhiên.
Điều này luôn luôn tùy thuộc con tim. Và thường khi con tim của chúng ta bị “chặn lại” và mất đi khả năng cười, khóc này. Và khi đó trẻ em có thể dậy cho chúng ta lại biết cười và biết khóc. Và chính chúng ta, chúng ta phải tự hỏi: tôi có cười một cách hồn nhiên không, với sự tươi mát, với tình yêu thương và nụ cuời của tôi có giả tạo không? Tôi có còn khóc không, hay tôi đã mất đi khả năng khóc rồi? Đó là hai câu hỏi rất nhân bản mà trẻ em dậy cho chúng ta.
Vì tất cả những lý do đó Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ Ngài “trở nên như trẻ em”, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng” (x. Mt 18,3; Mc 10,14).
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Anh chị em thân mến, các trẻ em đem lại sự sống, niềm vui và hy vọng, và cả các bất hạnh nữa. Dĩ nhiên, chúng cũng đem theo các lo lắng và đôi khi biết bao nhiêu vấn đề; nhưng một xã hội với các lo lắng này và các vấn đề này thì vẫn hơn là một xã hội buồn sầu và xám xịt vì không có trẻ em. Và khi chúng ta thấy rằng mức độ sinh của một xã hội chỉ tới gần một phần trăm thôi, chúng ta có thể nói rằng xã hội này buồn, xám xịt, bởi vì nó không có trẻ em.