Phụng Vụ - Mục Vụ
ĐTC Gioan Phaolô II: “ngoài lòng Chúa Thương xót ra, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại,”.
Bình Hòa
08:42 31/03/2008
ĐTC Gioan Phaolô II: “ngoài lòng Chúa Thương xót ra, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại,”.
Từ chiều chúa nhựt lễ Phục sinh, đức thánh cha đã đến Castel Gandolfo, cách Rôma khoảng 30 cây số. Tại đây ngài đã chủ sự buổi đọc kinh kính Đức Mẹ ngày hôm sau (thứ Hai sau lễ Phục sinh) cũng như chúa nhựt hôm qua, được đặt tên là “Chúa nhựt Áo trắng” (Dominica in Albis), bởi vì các tân tòng, sau khi lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Vọng phục sinh, mặc áo trắng suốt tuần lễ khi tham dự các buổi cử hành phụng vụ và huấn giáo về các bí tích. Một vài giáo hội bên Ấn độ tục truyền do thánh Tôma tông đồ lập ra, đặt tên cho chúa nhựt sau lễ Phục sinh là “chúa nhựt thánh Tôma” để kính nhớ việc Chúa Phục sinh hiện ra cho thánh tông đồ này, với lời tuyên xưng “Lạy Chúa của tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Tuy nhiên, từ năm 2000, đức thánh cha Gioan Phaolô II muốn thêm danh xưng mới, đó là “Chúa nhựt kính lòng Chúa Thương xót”, nhân dịp phong thánh cho nữ tu Faustina Kowalska, sứ giả truyền bá lòng sùng kính này, dựa theo bài Tin mừng chúa nhựt thuật lại hai lần Chúa Kitô phục sinh hiện ra và bày tỏ lòng thương xót, khi trao ban Thần khí hoà giải và tha tội, cũng như khi tỏ ra dấu đinh và cạnh sườn, nơi đã trào ra nước và máu, được các giáo phụ giải thích như biểu tưởng của bí tích Rửa tội và Thánh Thể, trao ban lòng Chúa lân tuất và sự sống thần linh.
Bài huấn dụ trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ trưa hôm qua được dành để suy niệm về lòng Chúa thương xót, được móc nối với cuộc đời của đức Gioan Phaolô II nhân dịp kỷ niệm ba năm qua đời, vào thứ bảy áp lễ kính Chúa Thương xót. Đức đương kim giáo hoàng loan báo sẽ cử hành một thánh lễ trên thềm đền thánh Phêrô vaò sáng thứ tư để tưởng niệm đồng thời cũng để khai mạc Hội nghị thần học quốc tế về lòng Chúa Thương xót. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Trong Năm Thánh 2000, vị Tôi tớ Chúa đáng mến Gioan Phaolô II đã ấn định rằng trong toàn thể Hội thánh, chúa nhựt sau lễ Phục sinh, ngoài danh hiệu Chúa nhựt Áo trắng, sẽ còn được đặt tên là Chúa nhựt kính Lòng Chúa Thương xót. Điều này đã xảy ra trùng với lễ phong thánh cho chị Faustina Kowalska, một nữ tu khiêm tốn người Ba lan, sinh năm 1903 và qua đời năm 1938, một người nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính Chúa Giêsu Thương xót. Thực ra lòng thương xót là cốt lõi của sứ điệp Tin mừng, và chính là danh tính của Thiên Chúa, dung mạo đã được mặc khải trong Cựu ước và một cách sung mãn ở nơi đức Giêsu Kitô, là Tình thương tạo dựng và cứu chuộc nhập thể. Lòng thương xót của Chúa cũng làm sáng tỏ dung mạo của Hội thánh, và được biểu lộ qua các bí tích, cách riêng là bí tích Hoà giải, cũng như qua các hoạt động bác ái, tập thể hay cá nhân. Tất cả những gì mà Hội thánh nói và thực hiện, đều nhằm bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho con người. Mỗi khi Hội thánh nhắc nhớ một chân lý đã bị bỏ sót hay một điều tốt đã bị méo mó, thì Hội thánh làm do lòng thương xót thúc đẩy, ngõ hầu nhân loại được sống và sống dồi dào (xc Ga 10,10). Do lòng thương xót của Thiên Chúa mang lại bình an cho tâm hồn, phát sinh bình an chân chính trên thế giới, bình an giữa các dân tộc, văn hoá, tôn giáo. Cũng như chị Faustina, đức Gioan Phaolô II đã trở thành một tông đồ của Lòng Chúa Thương xót. Vào buổi tối ngày thứ bảy, mồng 2 tháng 4 năm 2005, Người nhắm mắt lìa trần vào ngày áp chúa nhựt kính Lòng Chúa Thương xót, và nhiều người đã nhận ra sự trùng hợp đặc biệt đó, liên kết chiều kích Thánh mẫu, ngày thứ 7 đầu tháng, với Lòng Chúa Thương xót. Thực vậy, đây là trung tâm của triều đại giáo hoàng lâu dài của ĐTC John Paul II: trót sứ mạng của Người để phục vụ chân lý về Thiên Chúa và về con người, về hoà bình trên thế giới được tóm lại trong lời loan báo lòng Chúa thương xót, như Người đã có lần nói tại Cracovia-Lagiewniki năm 2003 vào dịp khánh thành thánh điện kính Lòng Chúa Thương xót: “ngoài lòng Chúa Thương xót ra, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại,”. Như vậy sứ điệp của Người, cũng như của chị Faustina đã nhắc đến dung mạo của Chúa Kitô, đấng mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. Chiêm ngắm Dung nhan của Chúa Kitô: đó là gia sản mà Người để lại cho chúng ta, và chúng ta hoan hỉ đón nhận.
Đề tài lòng Chúa thương xót sẽ được học hỏi cách đặc biệt trong những ngày sắp tới, nhân dịp Hội nghị thế giới lần thứ nhất về lòng Chúa Thương xót sắp diễn ra tại Rôma, và sẽ được khai mạc với Thánh lễ mà tôi sẽ chủ sự vào sáng thứ tư, mồng 2/4, giáp 3 năm ngày vị Tôi tớ Chúa Gioan Phaolô II qua đời. Chúng ta hãy đặt Hội nghị này ở dưới sự che chỏ của Đức Maria chí thánh, Mẹ của lòng thương xót, Mater Misericordiae. Chúng ta hãy ký thác cho Mẹ nền hoà bình thế giới, để nài xin Chúa thực hiện điều mà sức con người xem ra không thực hiện nổi, và xin Chúa khơi lên trong trái tim con người lòng can đảm đối thoại và hoà giải.
Từ chiều chúa nhựt lễ Phục sinh, đức thánh cha đã đến Castel Gandolfo, cách Rôma khoảng 30 cây số. Tại đây ngài đã chủ sự buổi đọc kinh kính Đức Mẹ ngày hôm sau (thứ Hai sau lễ Phục sinh) cũng như chúa nhựt hôm qua, được đặt tên là “Chúa nhựt Áo trắng” (Dominica in Albis), bởi vì các tân tòng, sau khi lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Vọng phục sinh, mặc áo trắng suốt tuần lễ khi tham dự các buổi cử hành phụng vụ và huấn giáo về các bí tích. Một vài giáo hội bên Ấn độ tục truyền do thánh Tôma tông đồ lập ra, đặt tên cho chúa nhựt sau lễ Phục sinh là “chúa nhựt thánh Tôma” để kính nhớ việc Chúa Phục sinh hiện ra cho thánh tông đồ này, với lời tuyên xưng “Lạy Chúa của tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Tuy nhiên, từ năm 2000, đức thánh cha Gioan Phaolô II muốn thêm danh xưng mới, đó là “Chúa nhựt kính lòng Chúa Thương xót”, nhân dịp phong thánh cho nữ tu Faustina Kowalska, sứ giả truyền bá lòng sùng kính này, dựa theo bài Tin mừng chúa nhựt thuật lại hai lần Chúa Kitô phục sinh hiện ra và bày tỏ lòng thương xót, khi trao ban Thần khí hoà giải và tha tội, cũng như khi tỏ ra dấu đinh và cạnh sườn, nơi đã trào ra nước và máu, được các giáo phụ giải thích như biểu tưởng của bí tích Rửa tội và Thánh Thể, trao ban lòng Chúa lân tuất và sự sống thần linh.
Bài huấn dụ trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ trưa hôm qua được dành để suy niệm về lòng Chúa thương xót, được móc nối với cuộc đời của đức Gioan Phaolô II nhân dịp kỷ niệm ba năm qua đời, vào thứ bảy áp lễ kính Chúa Thương xót. Đức đương kim giáo hoàng loan báo sẽ cử hành một thánh lễ trên thềm đền thánh Phêrô vaò sáng thứ tư để tưởng niệm đồng thời cũng để khai mạc Hội nghị thần học quốc tế về lòng Chúa Thương xót. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Trong Năm Thánh 2000, vị Tôi tớ Chúa đáng mến Gioan Phaolô II đã ấn định rằng trong toàn thể Hội thánh, chúa nhựt sau lễ Phục sinh, ngoài danh hiệu Chúa nhựt Áo trắng, sẽ còn được đặt tên là Chúa nhựt kính Lòng Chúa Thương xót. Điều này đã xảy ra trùng với lễ phong thánh cho chị Faustina Kowalska, một nữ tu khiêm tốn người Ba lan, sinh năm 1903 và qua đời năm 1938, một người nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính Chúa Giêsu Thương xót. Thực ra lòng thương xót là cốt lõi của sứ điệp Tin mừng, và chính là danh tính của Thiên Chúa, dung mạo đã được mặc khải trong Cựu ước và một cách sung mãn ở nơi đức Giêsu Kitô, là Tình thương tạo dựng và cứu chuộc nhập thể. Lòng thương xót của Chúa cũng làm sáng tỏ dung mạo của Hội thánh, và được biểu lộ qua các bí tích, cách riêng là bí tích Hoà giải, cũng như qua các hoạt động bác ái, tập thể hay cá nhân. Tất cả những gì mà Hội thánh nói và thực hiện, đều nhằm bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho con người. Mỗi khi Hội thánh nhắc nhớ một chân lý đã bị bỏ sót hay một điều tốt đã bị méo mó, thì Hội thánh làm do lòng thương xót thúc đẩy, ngõ hầu nhân loại được sống và sống dồi dào (xc Ga 10,10). Do lòng thương xót của Thiên Chúa mang lại bình an cho tâm hồn, phát sinh bình an chân chính trên thế giới, bình an giữa các dân tộc, văn hoá, tôn giáo. Cũng như chị Faustina, đức Gioan Phaolô II đã trở thành một tông đồ của Lòng Chúa Thương xót. Vào buổi tối ngày thứ bảy, mồng 2 tháng 4 năm 2005, Người nhắm mắt lìa trần vào ngày áp chúa nhựt kính Lòng Chúa Thương xót, và nhiều người đã nhận ra sự trùng hợp đặc biệt đó, liên kết chiều kích Thánh mẫu, ngày thứ 7 đầu tháng, với Lòng Chúa Thương xót. Thực vậy, đây là trung tâm của triều đại giáo hoàng lâu dài của ĐTC John Paul II: trót sứ mạng của Người để phục vụ chân lý về Thiên Chúa và về con người, về hoà bình trên thế giới được tóm lại trong lời loan báo lòng Chúa thương xót, như Người đã có lần nói tại Cracovia-Lagiewniki năm 2003 vào dịp khánh thành thánh điện kính Lòng Chúa Thương xót: “ngoài lòng Chúa Thương xót ra, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại,”. Như vậy sứ điệp của Người, cũng như của chị Faustina đã nhắc đến dung mạo của Chúa Kitô, đấng mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. Chiêm ngắm Dung nhan của Chúa Kitô: đó là gia sản mà Người để lại cho chúng ta, và chúng ta hoan hỉ đón nhận.
Đề tài lòng Chúa thương xót sẽ được học hỏi cách đặc biệt trong những ngày sắp tới, nhân dịp Hội nghị thế giới lần thứ nhất về lòng Chúa Thương xót sắp diễn ra tại Rôma, và sẽ được khai mạc với Thánh lễ mà tôi sẽ chủ sự vào sáng thứ tư, mồng 2/4, giáp 3 năm ngày vị Tôi tớ Chúa Gioan Phaolô II qua đời. Chúng ta hãy đặt Hội nghị này ở dưới sự che chỏ của Đức Maria chí thánh, Mẹ của lòng thương xót, Mater Misericordiae. Chúng ta hãy ký thác cho Mẹ nền hoà bình thế giới, để nài xin Chúa thực hiện điều mà sức con người xem ra không thực hiện nổi, và xin Chúa khơi lên trong trái tim con người lòng can đảm đối thoại và hoà giải.
Hạnh Phúc Được Làm Con Chúa
Tuyết Mai
10:59 31/03/2008
Hạnh Phúc Được Làm Con Chúa
Lậy Thiên Chúa Chí Ái Chí Tôn!
Trước Tiên chúng con xin được Cảm Tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng con qua được một ngày bình an cả hồn lẫn xác. Nguyện xin Thiên Chúa luôn gìn giữ, dậy dỗ, hướng dẫn, và thương ban cho chúng con Bình An và Thêm Ơn Sức Mạnh của Chúa, để chúng con vác Thánh Giá Cuộc Đời của chúng con mỗi ngày cho nên.
Lậy Chúa! Cảm tạ Chúa ban cho chúng con trải qua được những tháng ngày, vui có, buồn có, chán chường, tủi nhục, than thân trách phận, tình đời đen bạc, bấp bênh, bệnh họan, tương lai đen tối, đứng ngã ba đường, cô quạnh, phong trần, tranh dành, bon chen, đam mê, và đi đến trụy lạc sa đọa cũng có, nhưng nếu chúng con còn nhớ có Chúa và Tin Tuyệt Đối vào Tình Yêu của Ngài luôn Hiện Hữu, thì cuộc đời dù có giông gió, bão tố, hoặc những trận cuồng phong xoắn lốc tàn bạo đến đâu chăng nữa! cũng sẽ qua đi. Vì chỉ có Chúa mới đem lại cho chúng con sự ấm áp và Bình An thật sự mà chúng con cần. Còn tất cả chỉ là Phù Vân. Bon chen cho lắm, tranh chấp, tranh dành, chửi nhau, dành nhau, thù nhau, giết nhau, chỉ để được chất chồng và tích lũy những cái thứ chóng hư, chóng tàn, chóng qua, mối mọt gặm nhấm, và để đánh mất Linh Hồn đời đời kiếp kiếp … thì quả thật chưa có cái dại nào như cái dại này?
Lậy Chúa! Nhìn lại quãng đời của chúng con để làm minh chứng. Cuộc di tản năm 54. Cuộc di tản năm 75. Những trận thiên tai bão táp đã xẩy ra liên tiếp trên khắp cùng thế giới. Những biến cố lớn như hai tòa nhà cao chọc trời tại Nữu Ước đã bị ngả xuống. Hiện giờ anh em chúng con trên khắp cùng thế giới đang sống trong lo sợ vì những tay tín ngưỡng ngông cuồng đang hòanh hành và giết hại biết bao nhiêu người đang ở khắp mọi nơi. Bao nhiêu biến cố, tai họa, chết chóc, tang thương, mất hết của cải, ra đi trắng tay, đã xảy ra từ trước đến nay, đem lại và đã dậy dỗ chúng con những gì? Có phải tất cả những gì thuộc về thế gian thì trả lại cho thế gian? Còn những gì thuộc về Thiên Chúa sẽ Còn và Hiện Hữu đến muôn thưở và muôn đời? Nếu tất cả chúng con đều biết sống Thương Yêu Hòa Thuận và đùm bọc lấy nhau thì dù ăn củ khoai hay ăn bát cháo trắng cũng cảm thấy ấm áp? Nếu tất cả chúng con biết Phó Dâng tất cả cho Chúa Quan Phòng như lòai chim dại mà Chúa còn không để chúng đói thì huống hồ gì Chúa không yêu thương chúng con hơn lòai chim dại hay sao!?
Nguyện xin Chúa là Đấng Tòan Năng Hằng Hữu! Luôn yêu thương, bang trợ, và gìn giữ xác hồn chúng con ngày đêm. Nhắc nhở chúng con là con đường về Thiên Quốc mới là Nơi có cuộc sống Vĩnh Viễn và muôn đời Hạnh Phúc. Giúp chúng con luôn được Khao Khát để Tìm Kiếm những sự Trên Trời, một Nơi mà tất cả mọi thứ đã được Thiên Chúa là Cha của chúng con sắp đặt, sửa sọan, và sẵn sàng chờ đợi để đón đứa con yêu dấu trở về đòan tụ với Đại Gia Đình trên Thiên Quốc. Amen.
Làm Con Thiên Chúa
Làm con Thiên Chúa,
Ta hãy vui vẻ như trẻ nhỏ thôi!
Làm con Thiên Chúa,
Ta hãy vui tươi với nụ cười trên môi.
Vì xưa Chúa phán:
"Ai nên con trẻ sẽ vào nước Thiên Đàng"
Vinh Danh Cha Tình Yêu!
Lậy Cha Chí Thánh!
Là Chúa Cha Nhân Từ.
Ngài không bao giờ từ chối ai nguyện xin.
Hãy Phó Dâng đời ta!
Sống Trông Cậy vào Ngài.
Chúc tụng Chúa muôn đời.
Nhìn bầu trời cao xanh xem ánh sáng mặt trời,
Tỏa chiếu khắp trên mọi nơi.
Để thấy hoa đẹp xinh,
Trái cây nặng trĩu cành,
Lúa vàng khắp cánh đồng.
Sao ta mãi hòai lo?
Lo thiếu cơm áo mặc?
Mà quên Thiên Chúa,
Là Chúa Vua Muôn Lòai.
Tình yêu của Ngài là hạnh phúc cuộc đời ta.
Tìm kiếm chi trần gian?
Thiết tha chi bạc tiền?
Hãy tìm Nước Thiên Đàng.
Làm con Thiên Chúa,
Ta hãy sống nghèo như Ngài thưở xưa!
Làm con Thiên Chúa,
Ta hãy Xin Vâng sống trọn ngày vui tươi.
Phụng Thờ Thiên Chúa.
Luôn Yêu Thương người sẽ về Bến Quê Trời.
Lậy Thiên Chúa Chí Ái Chí Tôn!
Trước Tiên chúng con xin được Cảm Tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng con qua được một ngày bình an cả hồn lẫn xác. Nguyện xin Thiên Chúa luôn gìn giữ, dậy dỗ, hướng dẫn, và thương ban cho chúng con Bình An và Thêm Ơn Sức Mạnh của Chúa, để chúng con vác Thánh Giá Cuộc Đời của chúng con mỗi ngày cho nên.
Lậy Chúa! Cảm tạ Chúa ban cho chúng con trải qua được những tháng ngày, vui có, buồn có, chán chường, tủi nhục, than thân trách phận, tình đời đen bạc, bấp bênh, bệnh họan, tương lai đen tối, đứng ngã ba đường, cô quạnh, phong trần, tranh dành, bon chen, đam mê, và đi đến trụy lạc sa đọa cũng có, nhưng nếu chúng con còn nhớ có Chúa và Tin Tuyệt Đối vào Tình Yêu của Ngài luôn Hiện Hữu, thì cuộc đời dù có giông gió, bão tố, hoặc những trận cuồng phong xoắn lốc tàn bạo đến đâu chăng nữa! cũng sẽ qua đi. Vì chỉ có Chúa mới đem lại cho chúng con sự ấm áp và Bình An thật sự mà chúng con cần. Còn tất cả chỉ là Phù Vân. Bon chen cho lắm, tranh chấp, tranh dành, chửi nhau, dành nhau, thù nhau, giết nhau, chỉ để được chất chồng và tích lũy những cái thứ chóng hư, chóng tàn, chóng qua, mối mọt gặm nhấm, và để đánh mất Linh Hồn đời đời kiếp kiếp … thì quả thật chưa có cái dại nào như cái dại này?
Lậy Chúa! Nhìn lại quãng đời của chúng con để làm minh chứng. Cuộc di tản năm 54. Cuộc di tản năm 75. Những trận thiên tai bão táp đã xẩy ra liên tiếp trên khắp cùng thế giới. Những biến cố lớn như hai tòa nhà cao chọc trời tại Nữu Ước đã bị ngả xuống. Hiện giờ anh em chúng con trên khắp cùng thế giới đang sống trong lo sợ vì những tay tín ngưỡng ngông cuồng đang hòanh hành và giết hại biết bao nhiêu người đang ở khắp mọi nơi. Bao nhiêu biến cố, tai họa, chết chóc, tang thương, mất hết của cải, ra đi trắng tay, đã xảy ra từ trước đến nay, đem lại và đã dậy dỗ chúng con những gì? Có phải tất cả những gì thuộc về thế gian thì trả lại cho thế gian? Còn những gì thuộc về Thiên Chúa sẽ Còn và Hiện Hữu đến muôn thưở và muôn đời? Nếu tất cả chúng con đều biết sống Thương Yêu Hòa Thuận và đùm bọc lấy nhau thì dù ăn củ khoai hay ăn bát cháo trắng cũng cảm thấy ấm áp? Nếu tất cả chúng con biết Phó Dâng tất cả cho Chúa Quan Phòng như lòai chim dại mà Chúa còn không để chúng đói thì huống hồ gì Chúa không yêu thương chúng con hơn lòai chim dại hay sao!?
Nguyện xin Chúa là Đấng Tòan Năng Hằng Hữu! Luôn yêu thương, bang trợ, và gìn giữ xác hồn chúng con ngày đêm. Nhắc nhở chúng con là con đường về Thiên Quốc mới là Nơi có cuộc sống Vĩnh Viễn và muôn đời Hạnh Phúc. Giúp chúng con luôn được Khao Khát để Tìm Kiếm những sự Trên Trời, một Nơi mà tất cả mọi thứ đã được Thiên Chúa là Cha của chúng con sắp đặt, sửa sọan, và sẵn sàng chờ đợi để đón đứa con yêu dấu trở về đòan tụ với Đại Gia Đình trên Thiên Quốc. Amen.
Làm Con Thiên Chúa
Làm con Thiên Chúa,
Ta hãy vui vẻ như trẻ nhỏ thôi!
Làm con Thiên Chúa,
Ta hãy vui tươi với nụ cười trên môi.
Vì xưa Chúa phán:
"Ai nên con trẻ sẽ vào nước Thiên Đàng"
Vinh Danh Cha Tình Yêu!
Lậy Cha Chí Thánh!
Là Chúa Cha Nhân Từ.
Ngài không bao giờ từ chối ai nguyện xin.
Hãy Phó Dâng đời ta!
Sống Trông Cậy vào Ngài.
Chúc tụng Chúa muôn đời.
Nhìn bầu trời cao xanh xem ánh sáng mặt trời,
Tỏa chiếu khắp trên mọi nơi.
Để thấy hoa đẹp xinh,
Trái cây nặng trĩu cành,
Lúa vàng khắp cánh đồng.
Sao ta mãi hòai lo?
Lo thiếu cơm áo mặc?
Mà quên Thiên Chúa,
Là Chúa Vua Muôn Lòai.
Tình yêu của Ngài là hạnh phúc cuộc đời ta.
Tìm kiếm chi trần gian?
Thiết tha chi bạc tiền?
Hãy tìm Nước Thiên Đàng.
Làm con Thiên Chúa,
Ta hãy sống nghèo như Ngài thưở xưa!
Làm con Thiên Chúa,
Ta hãy Xin Vâng sống trọn ngày vui tươi.
Phụng Thờ Thiên Chúa.
Luôn Yêu Thương người sẽ về Bến Quê Trời.
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:15 31/03/2008
Tác giả: Bá Linh
柏玲 者
柏玲 者
CHUYỆN
THẦN THOẠI
Qua thần thoại, hiểu văn hóa Đông Tây,
để tư duy của trẻ em được rộng lớn vô hạn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
Lời mở đầu:
Trong hơn bảy năm liên tiếp, mục “Mỗi Ngày Một Câu Chuyện” trên Vietcatholic.net được quý độc giả ưu ái đón nhận, với những suy tư dành cho người lớn.
Tình cờ, trong ngày hôm qua nghe điện thoại của hai bạn trẻ tự giới thiệu là giáo lý viên thuộc giáo phận Hanoi- VietNam, nói: “Cha chỉ viết dành cho người lớn, cha quên mất tụi nhỏ, xin cha dùng kho tàng truyện cổ tích phong phú mà cha đã dịch ra tiếng Việt, hướng dẫn tụi nhóc, để các em vừa đọc vừa học biết Lời Chúa qua câu chuyện kể.” Đây cũng là thánh ý Chúa nhắn gởi tôi qua các bạn trẻ hằng ngày theo dõi Vietcatholic.net...
Với tâm tình ấy, từ hôm nay mục “Mỗi Ngày Một Câu Chuyện” sẽ là dành riêng đặc biệt cho các em (trong sáu tháng), đương nhiên là người lớn cũng có thể đọc và suy tư.
Xin cám ơn Vietcatholic.net và quý vị độc giả.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lưu ý: Trong tiết mục “Mỗi Ngày Một Câu Chuyện” từ trước đến nay trên Vietcatholic.net, tất cả các câu chuyện đều do Lm. Giuse Maria Nhân Tài dịch nguyên văn từ tiếng Trung Quốc, không sao chép lại bất cứ câu chuyện của các dịch giả nào (dù có những câu chuyện đã được các dịch giả trong nước dịch ra tiếng Việt trước năm 1975).
--------------------------
BÀN CỔ KHAI THIÊN
Ngày xửa ngày xưa, trời và đất liên kết với nhau thành một khối, nhưng giữa trời và đất thai nghén một người khổng lồ tên là Bàn Cổ. Trãi qua một vạn tám ngàn năm, Bàn Cổ tỉnh dậy, bị trời đất trên dưới bốn phía đè nén không cách gì đứng lên được, thế là ông ta dùng sức mạnh mở trời ! Sau một tiếng “cạch” lớn vang trời, trong cảnh tối tăm giữa trời đất xuất hiện một luống ánh sáng, trời từ từ lên cao, bày ra bầu trời trong xanh; đất chậm chạp trầm xuống tích tụ thành một vùng rộng lớn rất dày. Trời và đất từ đó chia đôi.
Bàn Cổ lo lắng trời và đất sẽ hợp lại nữa, bèn thẳng tay chống đở trời cao, chân đạp xuống đất, mà thân thể của ông ta cũng theo chiều cao của trời mà không ngừng cao thêm.
Một vạn tám ngàn năm sau thì Bàn Cổ mệt và chết.
(Tam ngũ lịch ký)
Gợi ý:
Một vạn tám ngàn năm là con số tượng trưng cho thời gian rất lâu rất lâu của câu chuyện thần thoại này, cũng như trong sách Sáng Thế Ký nói Thiên Chúa dựng nên vũ trụ trong Sáu ngày, và ngày thứ bảy Chúa nghỉ ngơi. Con số Sáu ngày chỉ là con số tượng trung và ấn định sáu khoảng thời gian Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người, chứ không phải sáu ngày của một tuần như chúng ta tính bây giờ.
Vũ trụ vạn vật và con người đều được Thiên Chúa tạo dựng, và Ngài trao quyền làm chủ vạn vật cho con người tiếp tục thay mặt Ngài mà làm cho vũ trụ thế giới này ngày càng đẹp hơn. Và, mỗi một con người đều có bổn phận phải gìn giữ, xây dựng xã hội này tôt đẹp hơn theo thánh ý của Thiên Chúa.
Bàn Cổ vì chống trời đạp đất lâu ngày nên mệt mà chết.
Thiên Chúa của chúng ta là Đấng tạo dựng và là căn nguyên của mọi sự, cho nên Ngài là Đấng hằng sống.
Các em thực hành:
- Tin tưởng có một Thiên Chúa duy nhất tạo dựng vũ trụ.
- Luôn cầu nguyện với Chúa.
- Gìn giữ và bảo vệ môi trường chung quanh mình đẹp đẽ, sạch sẽ, là cộng tác với Thiên Chúa trong việc làm đẹp vũ trụ này.
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Tháng 4.2008
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
23:41 31/03/2008
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Tháng 04-2008
Ngày 01-04-08: Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió; nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy. (Ga 3, 8)
Tôi không thấy được gió, gió là thần khí, vô hình không thể hiểu nổi. Xin giúp con nhận được Thánh Thần đang hoạt động trong con.
Ngày 02-04-08: Những kẻ sống theo sự thật thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ các việc của người ấy đã thực hiện. (Ga 3,21)
Thường người ta làm việc gì mờ ám thì hay lẩn tránh vào bóng tối. Con luôn sống và làm việc ngay thẳng để mọi người thấy Chúa.
Ngày 03-04-08: Đấng từ trên cao mà đến thì ở trong mọi người, kẻ từ đất mà ra thì thuộc về đất và nói chuyện dưới đất… (Ga 3,31)
Thiên Chúa là Thần Khí nên Ngài ở mọi nơi và trong mọi người. Xin biến đổi con nên giống Chúa trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
Ngày 04-04-05: Đức Giêsu biết họ sắp bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình. (Ga 6, 15)
Khi làm xong một phép lạ nào Đức Giêsu luôn khiêm tốn ẩn mình. Chúa muốn dạy tôi khi thành công đừng mong người ta khen ngợi.
Ngày 05-04-08: Nhưng Đức Giêsu bảo các ông: Chính Thầy đây, đừng sợ ! (Ga 6, 20)
Thánh Thần của Chúa vẫn hiện diện với bạn trong mọi hoàn cảnh. Xin giúp con cảm nhận Chúa luôn đến với con trong mọi lúc.
Ngày 06-04-08: Họ mới bảo nhau: Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta chẳng bừng cháy lên sao? (Lc 24, 32)
Chúa Thánh Thần đang hiện diện trong các Nhóm Nhỏ để dạy bạn Lời Chúa. Xin giúp con được hiệp nhất cầu nguyện trong gia đình.
Ngày 07-04-08: Các ông hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực hay hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại hạnh phúc trường sinh… (Ga 6, 27)
Đức Giêsu muốn nói đến Bánh Thánh Thể hay Bánh Sự Sống là Lời Chúa. Xin cho con biết cần đến bánh Sự Sống là các của ăn trên.
Ngày 08-04-08: Chính tôi là Bánh Trường Sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói; ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ! (Ga 6, 35)
Bánh Trường Sinh Chúa muốn nói đây là Lời Ban Sự Sống của Chúa. Xin cho con đêm ngày ngày suy gẫm để sống no nê Lời Chúa.
Ngày 09-04-08: Ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. (Ga 6, 39)
Chúa muốn tôi được sống lại trong lòng thương xót của Ngài. Xin giúp con được dứt khoát với tội lỗi để có được sự sống đời đời.
Ngày 10-04-08: Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy… (Ga 6, 44)
Bạn và tôi có được ân huệ hôm nay là chính Chúa Cha ban cho. Xin cho con biết cảm tạ hồng của Chúa, chứ không phải sức con.
Ngày 11-04-08: Thật, tôi bảo thật ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. (Ga 6, 53)
Chúa là Ngôi Lời Nhập Thể là Bánh từ Trời xuống, như thịt và máu, toàn diện con Người của Đức Giêsu, là Lời Ban Sự Sống. Xin cho con hiểu được Chúa là Bánh Ban Sự Sống trong tâm hồn con.
Ngày 12-04-08: Thần Khí mới làm cho Sống, chứ xác thịt nào có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là Sự Sống. (Ga 6,63)
Đức Giêsu muốn cho tôi hiểu rõ ăn thịt và máu đây chính là Lời của Ngài, được tác động bởi Chúa Thánh Thần làm cho tôi sống.
Ngày 13-04-08: Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào. (Ga 10, 10)
Chúa nhân từ và thương xót, ban sự sống cho ai đón nhận Ngài. Tôi quyết mở lòng để lắng nghe và tiếp nhận Lời Chúa là sức sống.
Ngày 14-04-08: Người làm thuê, vì không, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. (Ga 10, 12)
Đọc câu này, bạn thấy mình đang là mục tử hay người làm thuê ? Xin giúp con nhìn lại sứ vụ của mình Chúa đã trao để hoàn thành.
Ngày 15-04-08: Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong, và không ai cướp được chúng... (Ga 10,28)
Đức Giêsu muốn nói đến những người biết nghe tiếng Chúa. Xin cho mọi tín hữu đọc và sống Lời Chúa, để khỏi mất sự sống đời đời.
(còn tiếp)
Tháng 04-2008
Ngày 01-04-08: Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió; nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy. (Ga 3, 8)
Tôi không thấy được gió, gió là thần khí, vô hình không thể hiểu nổi. Xin giúp con nhận được Thánh Thần đang hoạt động trong con.
Ngày 02-04-08: Những kẻ sống theo sự thật thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ các việc của người ấy đã thực hiện. (Ga 3,21)
Thường người ta làm việc gì mờ ám thì hay lẩn tránh vào bóng tối. Con luôn sống và làm việc ngay thẳng để mọi người thấy Chúa.
Ngày 03-04-08: Đấng từ trên cao mà đến thì ở trong mọi người, kẻ từ đất mà ra thì thuộc về đất và nói chuyện dưới đất… (Ga 3,31)
Thiên Chúa là Thần Khí nên Ngài ở mọi nơi và trong mọi người. Xin biến đổi con nên giống Chúa trong tư tưởng, lời nói và việc làm.
Ngày 04-04-05: Đức Giêsu biết họ sắp bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình. (Ga 6, 15)
Khi làm xong một phép lạ nào Đức Giêsu luôn khiêm tốn ẩn mình. Chúa muốn dạy tôi khi thành công đừng mong người ta khen ngợi.
Ngày 05-04-08: Nhưng Đức Giêsu bảo các ông: Chính Thầy đây, đừng sợ ! (Ga 6, 20)
Thánh Thần của Chúa vẫn hiện diện với bạn trong mọi hoàn cảnh. Xin giúp con cảm nhận Chúa luôn đến với con trong mọi lúc.
Ngày 06-04-08: Họ mới bảo nhau: Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta chẳng bừng cháy lên sao? (Lc 24, 32)
Chúa Thánh Thần đang hiện diện trong các Nhóm Nhỏ để dạy bạn Lời Chúa. Xin giúp con được hiệp nhất cầu nguyện trong gia đình.
Ngày 07-04-08: Các ông hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực hay hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại hạnh phúc trường sinh… (Ga 6, 27)
Đức Giêsu muốn nói đến Bánh Thánh Thể hay Bánh Sự Sống là Lời Chúa. Xin cho con biết cần đến bánh Sự Sống là các của ăn trên.
Ngày 08-04-08: Chính tôi là Bánh Trường Sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói; ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ! (Ga 6, 35)
Bánh Trường Sinh Chúa muốn nói đây là Lời Ban Sự Sống của Chúa. Xin cho con đêm ngày ngày suy gẫm để sống no nê Lời Chúa.
Ngày 09-04-08: Ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. (Ga 6, 39)
Chúa muốn tôi được sống lại trong lòng thương xót của Ngài. Xin giúp con được dứt khoát với tội lỗi để có được sự sống đời đời.
Ngày 10-04-08: Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy… (Ga 6, 44)
Bạn và tôi có được ân huệ hôm nay là chính Chúa Cha ban cho. Xin cho con biết cảm tạ hồng của Chúa, chứ không phải sức con.
Ngày 11-04-08: Thật, tôi bảo thật ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. (Ga 6, 53)
Chúa là Ngôi Lời Nhập Thể là Bánh từ Trời xuống, như thịt và máu, toàn diện con Người của Đức Giêsu, là Lời Ban Sự Sống. Xin cho con hiểu được Chúa là Bánh Ban Sự Sống trong tâm hồn con.
Ngày 12-04-08: Thần Khí mới làm cho Sống, chứ xác thịt nào có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là Sự Sống. (Ga 6,63)
Đức Giêsu muốn cho tôi hiểu rõ ăn thịt và máu đây chính là Lời của Ngài, được tác động bởi Chúa Thánh Thần làm cho tôi sống.
Ngày 13-04-08: Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào. (Ga 10, 10)
Chúa nhân từ và thương xót, ban sự sống cho ai đón nhận Ngài. Tôi quyết mở lòng để lắng nghe và tiếp nhận Lời Chúa là sức sống.
Ngày 14-04-08: Người làm thuê, vì không, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. (Ga 10, 12)
Đọc câu này, bạn thấy mình đang là mục tử hay người làm thuê ? Xin giúp con nhìn lại sứ vụ của mình Chúa đã trao để hoàn thành.
Ngày 15-04-08: Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong, và không ai cướp được chúng... (Ga 10,28)
Đức Giêsu muốn nói đến những người biết nghe tiếng Chúa. Xin cho mọi tín hữu đọc và sống Lời Chúa, để khỏi mất sự sống đời đời.
(còn tiếp)
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:17 31/03/2008
N2T |
9. Nhờ bí tích Thánh Thể chúng ta trở thành máu thịt của Ngài, Ngài cũng trở thành máu thịt của chúng ta.
(Thánh Leo I)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Được Ngợi Khen Là Một Tông Đồ Của Lòng Thương Xót
Bùi Hữu Thư
09:46 31/03/2008
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Được Ngợi Khen Là Một Tông Đồ Của Lòng Thương Xót
Đức Thánh Cha Beneđict XVI nói về một di sản của Đức Giáo Hoàng người Ba Lan
CASTEL GANDOLFO, Ý, 30 tháng 3, 2008 - Đức Thánh Cha Beneđict XVI khẳng định rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một tông đồ của lòng thương xót, và triều đại của ngài có thể được tóm lược bằng ý tưởng Lòng Thương Xót của Chúa là niềm hy vọng độc nhất của nhân loại.
Đức Giáo Hoàng người Đức nói với đám đông tụ họp hôm nay để đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng tại quảng trường tư thất Đức Thánh Cha tại Castel Gandolfo. Đức Thánh Cha Benedict XVI nói về di sản của Giáo Hoàng tiền nhiệm là đã cổ võ việc chiêm niệm lòng thương xót Chúa.
Đức Giáo Hoàng nói "Tất cả mọi sự Giáo Hội nói và làm bầy tỏ lòng thương xót Chúa dành cho nhân loại. Khi Giáo Hội phải nhắc nhớ về một chân lý bị bỏ quên, hay một điều lành bị phản bội, giáo hội luôn luôn được thúc đẩy bởi một tình yêu xót thương, để cho nhân loại có thể có sự sống và sự sống dồi dào. Từ lòng thương xót Chúa chúng ta có tâm hồn bằng an, và nẩy sinh sự bình an chân chính cho thề giới, bình an giữa các dân tộc, văn hóa và tôn giáo. "
Đức Thánh Cha Beneđict XVI khẳng định rằng "Như Nữ Tu Faustina, Gioan Phaolô II cũng trở nên một tông đồ của lòng thương xót. Sơ Mary Faustina Kowalska, một nữ tu người Ba Lan, qua đời năm 1938, là một tông đồ của Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong thánh cho bà vào tháng Tư năm 2000.
Benedict XVI nhắc lại đêm Gioan Phaolô II qua đời, ngày 2 tháng Tư, 2005, "đúng vào đêm vọng Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, nhiều người đã nhận thấy sự trùng hợp hy hữu này, là đã đem lại một chiều kích Thánh Mẫu cho ngày này - và ngày Thứ Bẩy đầu tháng là ngày của lòng thương xót Chúa.."
Toàn văn bản trả lời giáo sư Hồi giáo Aref Ali Nayed của Văn phòng Báo chí Tòa thánh
Phụng Nghi
10:11 31/03/2008
Vatican (Zenit) – Sau đây là bản dịch lời phúc đáp của Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, giám đốc văn phòng báo chí Tòa thánh Vatican, trả lời ý kiến của Giáo sư Aref Ali Nayed.
Giáo sư là một đại diện của 138 học giả Hồi giáo đã viết lá thư gửi cho Đức thánh cha và các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác về cuộc đối thoại Hồi giáo-Thiên Chúa giáo. Ông đã bày tỏ mối quan ngại về việc Đức giáo hoàng rửa tội cho một cựu tín đồ Hồi giáo là Magdi Allam trong buổi lễ Vọng Phục sinh, và đồng thời cũng nêu lên một số vấn đề khác nữa.
Magdi Allam là phụ tá biên tập nhật báo Corriere della Sera tại Ý, đã công bố lời chứng về việc cải đạo của ông. Xin đọc toàn bài ở đây:
http://vietcatholic.net/News/Html/53453.htm
* * *
Ý kiến của giáo sư Aref Ali Nayed liên quan đến việc Đức giáo hoàng ban phép thanh tẩy cho Magdi Allam trong buổi lễ Vọng Phục sinh đáng được cứu xét cặn kẽ.
Do đó chúng ta hãy đưa ra một vài nhận xét.
Trước hết, lời tuyên bố đáng chú ý nhất là quyết tâm không còn nghi ngờ gì nữa của tác giả muốn tiếp tục cuộc đối thoại nhằm tiến đến một sự hiểu biết lẫn nhau sâu xa hơn giữa người Hồi và người Kitô giáo. Ông chắc không vấn nạn về cuộc hành trình đã khởi sự với những trao đổi thư từ và tiếp xúc đã đạt được trong một năm rưỡi qua giữa Tòa thánh Vatican và những người Hồi giáo ký tên trên các lá thư nổi tiếng, đặc biệt là thông qua Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn. Tiến trình này phải được tiếp tục, nó cực kỳ quan trọng, không được gián đoạn, và có ưu tiên hơn các đoản kỳ có thể là đề tài gây ra những hiểu lầm.
Hai là, làm phép thanh tẩy cho một người, đòi hỏi rằng người đó đã tự do và thành thật chấp nhận các điều căn bản của đức tin Kitô giáo, như thể hiện trong “lời tuyên tín” được công khai tuyên đọc trong nghi lễ rửa tội. Dĩ nhiên, các tín hữu được tự do duy trì ý kiến riêng mình về một lãnh vực rộng rãi những vấn đề, vấn nạn, ở đó chủ thuyết đa nguyên hợp pháp là điều vẫn hiện hữu nơi các tín hữu Kitô giáo. Đón mời một người tân tòng vào Giáo hội, rõ rệt không có nghĩa là chấp nhận tất cả mọi tư tưởng và ý kiến của người đó, nhất là các vấn đề chính trị và xã hội.
Lễ rửa tội cho Magdi Cristiano Allam đưa ra một cơ hội tốt đặc biệt để nhấn mạnh đến nguyên tắc căn bản đó. Ông ta có quyền bày tỏ tư tưởng riêng của mình. Đó là những quan niệm cá nhân, không thể nào trở thành sự thể hiện chính thức các chủ trương của Đức giáo hoàng hoặc của Tòa thánh.
Còn về sự tranh luận liên quan đến diễn văn của Đức giáo hoàng tại Regensburg, những hướng dẫn để giải thích bài diễn từ đó theo đúng ý hướng của Đức giáo hoàng đã được phổ biến trước đây rồi và không có lý do gì lại đem ra cật vấn một lần nữa. Đồng thời, một số luận đề được nói đến, chẳng hạn sự liên hệ giữa đức tin và lý trí, giữa tôn giáo và bạo lực, dĩ nhiên vẫn còn là đề tài suy tư và tranh biện, cũng như trình bày các quan điểm khác nhau, vì chúng liên quan đến những khó khăn mà không thể chỉ được giải quyết một lần thay cho tất cả.
Ba là, nghi thức phụng vụ Vọng Phục sinh năm nào cũng được cử hành như thế, ý nghĩa tượng trưng của ánh sáng và bóng tối luôn luôn là một phần của nghi lễ. Đó là một nghi thức long trọng và việc Đức giáo hoàng cử hành tại Công trường Thánh Phêrô là một dịp rất đặc biệt. Nhưng kết án lời của Đức giáo hoàng là “theo chủ thuyết Manikae” (*) khi ngài giải thích các ý nghĩa tượng trưng trong phụng vụ - đó là điều ngài vẫn thường làm và ngài là thày dạy chuyện đó – chứng tỏ có lẽ là một sự hiểu lầm nghi thức phụng vụ Công giáo chứ không phải là một chỉ trích thích đáng những từ ngữ Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI sử dụng.
Cuối cùng xin để chúng tôi bày tỏ mối bất mãn của riêng chúng tôi về điều giáo sư nói liên quan đến nền giáo dục trong các trường Kitô giáo tại các quốc gia đa số theo đạo Hồi, mà ông gán cho mục đích đem lại nguy cơ tuyên truyền chiêu dụ tín đồ. Chúng tôi cảm nhận rằng các nỗ lực lớn lao về giáo dục của Giáo hội Công giáo, cả trong các quốc gia mà đa số dân không phài là Kitô hữu (không phải chỉ Ai cập, mà còn Ấn độ, Nhật bản.v.v…) những nơi đã từ lâu đa số các học sinh trong các trường Công giáo là những người không theo đạo Chúa và vẫn vui vẻ duy trì tình trạng như thế (trong lúc tỏ ra rất thán phục nền giáo dục họ đã nhận được), đáng có một sự đánh giá khác hẳn. Chúng tôi không nghĩ rằng Giáo hội ngày nay đáng bị kết án là thiếu kính trọng phẩm giá và tự do của con người; nhưng có nhiều hoàn cảnh trên thế giới nơi sự kính trọng như thế đang thiếu sót và cần quan tâm. Có lẽ Đức giáo hoàng đã chấp nhận nguy cơ trong việc rửa tội này cũng vì lí do sau đây: xác nhận quyền tự do được chọn lựa tôn giáo, sự tự do phát sinh từ phẩm giá của con người.
Trong bất cứ trường hợp nào, giáo sư Aref Ali Nayed cũng là một người đối thoại mà chúng tôi duy trì sự kính trọng rất mực, và với ông, một sự trao đổi chân thành các quan điểm luôn luôn là điều đáng làm. Vì lý do này chúng tôi tin tưởng sẽ có sự tiếp tục trong đối thoại.
(*) Chủ thuyết Manikae là một chủ trương nhị nguyên lạc giáo khởi xướng vào thế kỷ thứ 3 do một người Ba tư tên là Mani, Manes hay Manichaeus (215-275). Người ta cho là ông được thần ứng, và có một số đông người tin theo. Trong hệ thống Manikae có hai nguồn sáng tạo tối thượng, một thiện, một ác. Thiên Chúa là đấng sáng tạo tất cả những gì thiện, và Satan tạo dựng điều ác. Tinh thần con người phát xuất từ Thiên Chúa, còn thân xác từ ma qủy. Có một sự tranh đấu không ngừng giữa các lực luợng thiện và ác. Điều thiện thắng được ác chừng nào tinh thần vượt lên trên được thân xác. Trong thực hành, chủ thuyết này chối bỏ trách nhiệm con người đối với điều ác đã làm, nại cớ rằng đó không phải là do ý chí tự do của mình mà do sự thắng thế của quyền lực Satan trong cuộc sống. (Chú thích của người dịch)
Giáo sư là một đại diện của 138 học giả Hồi giáo đã viết lá thư gửi cho Đức thánh cha và các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác về cuộc đối thoại Hồi giáo-Thiên Chúa giáo. Ông đã bày tỏ mối quan ngại về việc Đức giáo hoàng rửa tội cho một cựu tín đồ Hồi giáo là Magdi Allam trong buổi lễ Vọng Phục sinh, và đồng thời cũng nêu lên một số vấn đề khác nữa.
Magdi Allam là phụ tá biên tập nhật báo Corriere della Sera tại Ý, đã công bố lời chứng về việc cải đạo của ông. Xin đọc toàn bài ở đây:
http://vietcatholic.net/News/Html/53453.htm
* * *
Ý kiến của giáo sư Aref Ali Nayed liên quan đến việc Đức giáo hoàng ban phép thanh tẩy cho Magdi Allam trong buổi lễ Vọng Phục sinh đáng được cứu xét cặn kẽ.
Do đó chúng ta hãy đưa ra một vài nhận xét.
Trước hết, lời tuyên bố đáng chú ý nhất là quyết tâm không còn nghi ngờ gì nữa của tác giả muốn tiếp tục cuộc đối thoại nhằm tiến đến một sự hiểu biết lẫn nhau sâu xa hơn giữa người Hồi và người Kitô giáo. Ông chắc không vấn nạn về cuộc hành trình đã khởi sự với những trao đổi thư từ và tiếp xúc đã đạt được trong một năm rưỡi qua giữa Tòa thánh Vatican và những người Hồi giáo ký tên trên các lá thư nổi tiếng, đặc biệt là thông qua Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn. Tiến trình này phải được tiếp tục, nó cực kỳ quan trọng, không được gián đoạn, và có ưu tiên hơn các đoản kỳ có thể là đề tài gây ra những hiểu lầm.
Hai là, làm phép thanh tẩy cho một người, đòi hỏi rằng người đó đã tự do và thành thật chấp nhận các điều căn bản của đức tin Kitô giáo, như thể hiện trong “lời tuyên tín” được công khai tuyên đọc trong nghi lễ rửa tội. Dĩ nhiên, các tín hữu được tự do duy trì ý kiến riêng mình về một lãnh vực rộng rãi những vấn đề, vấn nạn, ở đó chủ thuyết đa nguyên hợp pháp là điều vẫn hiện hữu nơi các tín hữu Kitô giáo. Đón mời một người tân tòng vào Giáo hội, rõ rệt không có nghĩa là chấp nhận tất cả mọi tư tưởng và ý kiến của người đó, nhất là các vấn đề chính trị và xã hội.
Lễ rửa tội cho Magdi Cristiano Allam đưa ra một cơ hội tốt đặc biệt để nhấn mạnh đến nguyên tắc căn bản đó. Ông ta có quyền bày tỏ tư tưởng riêng của mình. Đó là những quan niệm cá nhân, không thể nào trở thành sự thể hiện chính thức các chủ trương của Đức giáo hoàng hoặc của Tòa thánh.
Còn về sự tranh luận liên quan đến diễn văn của Đức giáo hoàng tại Regensburg, những hướng dẫn để giải thích bài diễn từ đó theo đúng ý hướng của Đức giáo hoàng đã được phổ biến trước đây rồi và không có lý do gì lại đem ra cật vấn một lần nữa. Đồng thời, một số luận đề được nói đến, chẳng hạn sự liên hệ giữa đức tin và lý trí, giữa tôn giáo và bạo lực, dĩ nhiên vẫn còn là đề tài suy tư và tranh biện, cũng như trình bày các quan điểm khác nhau, vì chúng liên quan đến những khó khăn mà không thể chỉ được giải quyết một lần thay cho tất cả.
Ba là, nghi thức phụng vụ Vọng Phục sinh năm nào cũng được cử hành như thế, ý nghĩa tượng trưng của ánh sáng và bóng tối luôn luôn là một phần của nghi lễ. Đó là một nghi thức long trọng và việc Đức giáo hoàng cử hành tại Công trường Thánh Phêrô là một dịp rất đặc biệt. Nhưng kết án lời của Đức giáo hoàng là “theo chủ thuyết Manikae” (*) khi ngài giải thích các ý nghĩa tượng trưng trong phụng vụ - đó là điều ngài vẫn thường làm và ngài là thày dạy chuyện đó – chứng tỏ có lẽ là một sự hiểu lầm nghi thức phụng vụ Công giáo chứ không phải là một chỉ trích thích đáng những từ ngữ Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI sử dụng.
Cuối cùng xin để chúng tôi bày tỏ mối bất mãn của riêng chúng tôi về điều giáo sư nói liên quan đến nền giáo dục trong các trường Kitô giáo tại các quốc gia đa số theo đạo Hồi, mà ông gán cho mục đích đem lại nguy cơ tuyên truyền chiêu dụ tín đồ. Chúng tôi cảm nhận rằng các nỗ lực lớn lao về giáo dục của Giáo hội Công giáo, cả trong các quốc gia mà đa số dân không phài là Kitô hữu (không phải chỉ Ai cập, mà còn Ấn độ, Nhật bản.v.v…) những nơi đã từ lâu đa số các học sinh trong các trường Công giáo là những người không theo đạo Chúa và vẫn vui vẻ duy trì tình trạng như thế (trong lúc tỏ ra rất thán phục nền giáo dục họ đã nhận được), đáng có một sự đánh giá khác hẳn. Chúng tôi không nghĩ rằng Giáo hội ngày nay đáng bị kết án là thiếu kính trọng phẩm giá và tự do của con người; nhưng có nhiều hoàn cảnh trên thế giới nơi sự kính trọng như thế đang thiếu sót và cần quan tâm. Có lẽ Đức giáo hoàng đã chấp nhận nguy cơ trong việc rửa tội này cũng vì lí do sau đây: xác nhận quyền tự do được chọn lựa tôn giáo, sự tự do phát sinh từ phẩm giá của con người.
Trong bất cứ trường hợp nào, giáo sư Aref Ali Nayed cũng là một người đối thoại mà chúng tôi duy trì sự kính trọng rất mực, và với ông, một sự trao đổi chân thành các quan điểm luôn luôn là điều đáng làm. Vì lý do này chúng tôi tin tưởng sẽ có sự tiếp tục trong đối thoại.
(*) Chủ thuyết Manikae là một chủ trương nhị nguyên lạc giáo khởi xướng vào thế kỷ thứ 3 do một người Ba tư tên là Mani, Manes hay Manichaeus (215-275). Người ta cho là ông được thần ứng, và có một số đông người tin theo. Trong hệ thống Manikae có hai nguồn sáng tạo tối thượng, một thiện, một ác. Thiên Chúa là đấng sáng tạo tất cả những gì thiện, và Satan tạo dựng điều ác. Tinh thần con người phát xuất từ Thiên Chúa, còn thân xác từ ma qủy. Có một sự tranh đấu không ngừng giữa các lực luợng thiện và ác. Điều thiện thắng được ác chừng nào tinh thần vượt lên trên được thân xác. Trong thực hành, chủ thuyết này chối bỏ trách nhiệm con người đối với điều ác đã làm, nại cớ rằng đó không phải là do ý chí tự do của mình mà do sự thắng thế của quyền lực Satan trong cuộc sống. (Chú thích của người dịch)
Hồ Cẩm Đào thắp Ngọn Đuốc Olympics ở Thiên An Môn
Peter Nguyễn Minh Trung
10:48 31/03/2008
BEIJING - Hành trình của biểu tượng thế vận hội này sẽ đi 137 nghìn dặm trước khi đến được thủ đô Trung Quốc. Ngoại trưởng các nước Âu châu đòi hỏi Trung Quốc về một "cuộc đối thoại mang tính xây dựng" với Tây Tạng. Và ở Athens, một nhóm phản đối việc rước ngọn đuốc đến Trung Quốc.
(Asia-News) - Sáng nay, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã "thắp sáng lại" ngọn đuốc thế vận hội cùng với các vận động viên nổi tiếng nhất Trung Quốc bất chấp những phản đối khắp nơi trên thế giới về sự đàn áp dã man của Trung Quốc trên nền độc lập của Tây Tạng.
Tại quãng trường Thiên An Môn, trước sự hiện diện của đám đông hàng ngàn người, Hồ Cẩm Đào đã thắp sáng ngọn đuốc và chuyền nó cho Liu Xiang - vận động viên chạy vượt rào nổi tiếng thế giới - chính thức mở đầu cho hành trình rước ngọn lửa thế vận hội vòng quanh thế giới. Nó sẽ di chuyển trong 130 ngày qua 20 quốc gia khác nhau, khởi đầu từ Kazakistan, đi hơn 137 nghìn dặm và sẽ trở về Bắc Kinh vào ngày 6/08, hai ngày trước khi chính thức khai mạc Olympics.
Xin Jinping, phó chủ tịch Trung Quốc và cũng là chủ tịch ban tổ chức thế vận hội cho biết: "Ước mơ cả trăm năm của người Trung Quốc là được trở thành nước chủ nhà của Thế Vận Hội, và điều ấy giờ đây đã trở thành sự thực. Ngọn đuốc sẽ tập hợp sức mạnh của toàn bộ dân tộc trong việc làm mọi nỗ lực để trình diễn một thế vận hội được chuẩn bị kỹ chưa từng có trước đây và kích thích sự phát triển quốc gia, những tiến bộ xã hội cũng như phúc lợi cho toàn dân."
Nghi thức diễn ra dưới sự hỗ trợ an ninh của hàng ngàn cảnh sát viên và cảnh sát mặc thường phục hòng dập tắt bất cứ dấu hiệu chống đối nào.
Biểu tượng của thế vận hội đã rời khỏi Athens vào hôm qua trên một máy bay, nhưng một nhóm người chống đối đã cố gắng ngăn cản chuyến hành trình của nó: theo những nhà hoạt động nhân quyền, ngọn đuốc biểu trưng cho những giá trị hòa bình, quyền bình đẳng của thế vận hội và không thể "được tin tưởng trao cho chính quyền Trung Quốc - một nước luôn phủ nhận các giá trị ấy hết ngày này qua ngày khác."
Việc chống đối tại Hy Lạp là thành quả của sự không khoan nhượng mà các bộ trưởng ngoại giao liên minh châu Âu đáp trả cho Trung Quốc. Vào ngày 29/03 qua, họ cũng đã đưa ra đề nghị về "cuộc đối thoại xây dựng" với những người chống đối tại Tây Tạng. Để đáp trả lại, Jiang Yu, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc đã gào lên: "Tây Tạng hoàn toàn là việc nội bộ của Trung Quốc. Không một tổ chức quốc tế hay bất kỳ quốc gia nào có quyền xen vào."
Theo nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc, tình trạng bạo lực tại Tây Tạng bắt đầu từ ngày 10/03 đã khiến 19 "thường dân Trung Quốc vô tội" chết. Chính phủ lưu vong Tây Tạng thì khẳng định sự đàn áp của Trung Cộng lên Tây Tạng và những tỉnh của Trung Quốc có người Tây Tạng sinh sống. Số người Tây Tạng thực sự đã chết ít nhất là 140 người, trong đó hơn một nửa là các nhà sư.
(Asia-News) - Sáng nay, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã "thắp sáng lại" ngọn đuốc thế vận hội cùng với các vận động viên nổi tiếng nhất Trung Quốc bất chấp những phản đối khắp nơi trên thế giới về sự đàn áp dã man của Trung Quốc trên nền độc lập của Tây Tạng.
Tại quãng trường Thiên An Môn, trước sự hiện diện của đám đông hàng ngàn người, Hồ Cẩm Đào đã thắp sáng ngọn đuốc và chuyền nó cho Liu Xiang - vận động viên chạy vượt rào nổi tiếng thế giới - chính thức mở đầu cho hành trình rước ngọn lửa thế vận hội vòng quanh thế giới. Nó sẽ di chuyển trong 130 ngày qua 20 quốc gia khác nhau, khởi đầu từ Kazakistan, đi hơn 137 nghìn dặm và sẽ trở về Bắc Kinh vào ngày 6/08, hai ngày trước khi chính thức khai mạc Olympics.
Xin Jinping, phó chủ tịch Trung Quốc và cũng là chủ tịch ban tổ chức thế vận hội cho biết: "Ước mơ cả trăm năm của người Trung Quốc là được trở thành nước chủ nhà của Thế Vận Hội, và điều ấy giờ đây đã trở thành sự thực. Ngọn đuốc sẽ tập hợp sức mạnh của toàn bộ dân tộc trong việc làm mọi nỗ lực để trình diễn một thế vận hội được chuẩn bị kỹ chưa từng có trước đây và kích thích sự phát triển quốc gia, những tiến bộ xã hội cũng như phúc lợi cho toàn dân."
Trao đuốc cho vận động viên Liu Xiang |
Biểu tượng của thế vận hội đã rời khỏi Athens vào hôm qua trên một máy bay, nhưng một nhóm người chống đối đã cố gắng ngăn cản chuyến hành trình của nó: theo những nhà hoạt động nhân quyền, ngọn đuốc biểu trưng cho những giá trị hòa bình, quyền bình đẳng của thế vận hội và không thể "được tin tưởng trao cho chính quyền Trung Quốc - một nước luôn phủ nhận các giá trị ấy hết ngày này qua ngày khác."
Việc chống đối tại Hy Lạp là thành quả của sự không khoan nhượng mà các bộ trưởng ngoại giao liên minh châu Âu đáp trả cho Trung Quốc. Vào ngày 29/03 qua, họ cũng đã đưa ra đề nghị về "cuộc đối thoại xây dựng" với những người chống đối tại Tây Tạng. Để đáp trả lại, Jiang Yu, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc đã gào lên: "Tây Tạng hoàn toàn là việc nội bộ của Trung Quốc. Không một tổ chức quốc tế hay bất kỳ quốc gia nào có quyền xen vào."
Theo nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc, tình trạng bạo lực tại Tây Tạng bắt đầu từ ngày 10/03 đã khiến 19 "thường dân Trung Quốc vô tội" chết. Chính phủ lưu vong Tây Tạng thì khẳng định sự đàn áp của Trung Cộng lên Tây Tạng và những tỉnh của Trung Quốc có người Tây Tạng sinh sống. Số người Tây Tạng thực sự đã chết ít nhất là 140 người, trong đó hơn một nửa là các nhà sư.
Đức Thánh Cha với các tu sĩ Salêdiêng: Hãy đánh thức lòng nhiệt thành truyền giáo
Nguyễn Việt Nam
15:05 31/03/2008
Vatican -Hôm 31/3, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ với các tham dự viên tổng tu nghị lần thứ 26 của dòng Salêdiêng và khích lệ các vị “đánh thức lòng nhiệt thành truyền giáo trong mỗi một cá nhân Salêdiêng”.
Đức Thánh Cha sau khi trở lại Vatican sau vài ngày nghỉ lễ Phục sinh tại biệt điện Castel Gandolfo đã nói với các tu sĩ Salêdiêng là cộng đoàn Salêdiêng nên bắt chước đấng sáng lập là cha thánh Don Bosco chứng tỏ cùng “một sự phó thác cho Cha trên trời mọi sự và dâng hiến cho việc truyền bá Phúc Âm”.
Đức Thánh Cha nói tiếp là ngày nay việc truyền giáo là quan trọng gấp đôi vì “tiến trình tục hóa đang dành được nền móng trong văn hóa hiện đại”. Ngài cảnh cáo là những ảnh hưởng của trào lưu tục hóa có thể thấy hiển nhiên ngay cả trong những dòng tu và cảnh cáo chống lại “những lối sống đang có nguy cơ làm yếu đi chứng tá Tin Mừng”.
Trong khi ghi nhận sự dấn thân của các tu sĩ Salêdiêng trong các đề án giáo dục, Đức Thánh Cha ghi nhận thế giới trường học đang đối phó với chính cuộc khủng hoảng của nó “một cuộc khủng hoảng niềm tin trong cuộc sống, mà tối hậu, là sự thiếu sự tín thác nơi Thiên Chúa Đấng đã mời gọi chúng ta vào cuộc đời”. Để đối phó với xu hướng trên, các nhà giáo dục Salêdiêng cần phải giúp củng cố gia đình của những học sinh của họ và bảo đảm sự đào tạo thích hợp chính những thành viên trong cộng đoàn của mình.
Tổng tu nghị đã dành hầu hết tháng Ba vào những buổi họp, với đỉnh cao là việc bầu cha Pascual Chavez Villanueva làm bề trên tổng quyền.
Đức Thánh Cha sau khi trở lại Vatican sau vài ngày nghỉ lễ Phục sinh tại biệt điện Castel Gandolfo đã nói với các tu sĩ Salêdiêng là cộng đoàn Salêdiêng nên bắt chước đấng sáng lập là cha thánh Don Bosco chứng tỏ cùng “một sự phó thác cho Cha trên trời mọi sự và dâng hiến cho việc truyền bá Phúc Âm”.
Đức Thánh Cha nói tiếp là ngày nay việc truyền giáo là quan trọng gấp đôi vì “tiến trình tục hóa đang dành được nền móng trong văn hóa hiện đại”. Ngài cảnh cáo là những ảnh hưởng của trào lưu tục hóa có thể thấy hiển nhiên ngay cả trong những dòng tu và cảnh cáo chống lại “những lối sống đang có nguy cơ làm yếu đi chứng tá Tin Mừng”.
Trong khi ghi nhận sự dấn thân của các tu sĩ Salêdiêng trong các đề án giáo dục, Đức Thánh Cha ghi nhận thế giới trường học đang đối phó với chính cuộc khủng hoảng của nó “một cuộc khủng hoảng niềm tin trong cuộc sống, mà tối hậu, là sự thiếu sự tín thác nơi Thiên Chúa Đấng đã mời gọi chúng ta vào cuộc đời”. Để đối phó với xu hướng trên, các nhà giáo dục Salêdiêng cần phải giúp củng cố gia đình của những học sinh của họ và bảo đảm sự đào tạo thích hợp chính những thành viên trong cộng đoàn của mình.
Tổng tu nghị đã dành hầu hết tháng Ba vào những buổi họp, với đỉnh cao là việc bầu cha Pascual Chavez Villanueva làm bề trên tổng quyền.
Lễ phong Chân Phước cho chị Celestina Donati
Thúy Dung
15:17 31/03/2008
Florence – Sáng Chúa Nhật 30/3, Đức Hồng Y José Saraiva Martins, Bộ Trưởng Bộ Phong Thánh đã chủ sự lễ phong Chân Phước cho nữ tu Celestina Donati. Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Tổng Giám Mục Florence đã cùng đồng tế với ngài trong thánh lễ long trọng tại Vương Cung Thánh Đường Florence.
Chị Mary Ann Donati, sinh năm 1848, đã lấy tên là Celestina Donati sau khi khấn dòng. Chị là vị sáng lập dòng Nử Tử Khó Nghèo Thánh Giuse Calasanz, với chủ trương cung cấp giáo dục cho những thiếu nữ thuộc các gia đình nghèo. Dòng hiện nay hoạt động mạnh tại Italia, Ba Tây, Nicaragua, và Rumani.
Chân Phước Celestina qua đời năm 1925 và án phong Chân Phước của chị đã được mở 10 năm sau đó.
Chị Mary Ann Donati, sinh năm 1848, đã lấy tên là Celestina Donati sau khi khấn dòng. Chị là vị sáng lập dòng Nử Tử Khó Nghèo Thánh Giuse Calasanz, với chủ trương cung cấp giáo dục cho những thiếu nữ thuộc các gia đình nghèo. Dòng hiện nay hoạt động mạnh tại Italia, Ba Tây, Nicaragua, và Rumani.
Chân Phước Celestina qua đời năm 1925 và án phong Chân Phước của chị đã được mở 10 năm sau đó.
Đồng Vương Cung Thánh Đường Houston sẽ được khánh thành vào ngày thứ Tư
Đặng Tự Do
15:40 31/03/2008
Houston - Vương Cung Thánh Đường thứ hai của Houston sẽ được Đức Hồng Y Daniel DiNardo khánh thành vào ngày thứ Tư tới đây. Đây là ngôi thánh đường cực kỳ mỹ lệ được xây cất tương tự như kiến trúc của đền thánh Quốc Gia Hoa Kỳ tại Washington DC.
Ngôi thánh đường này được xây trong 7 năm với kinh phí 40 triệu Mỹ Kim. Ngôi thánh đường này có chỗ cho 1820 người và có thể thêm 200 ghế phụ. Diện tích bên trong thánh đường là 2580 m2 trên toàn bộ diện tích xây dựng là 3511m2. Mái vòm nhà thờ cao đến 36 thước.
Trên bàn thờ sẽ để hài cốt thánh Elizabeth Ann Seton, vị thánh đầu tiên của Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có hài cốt các thánh Lêô Cả, thánh Têrêxa thành Lisieux, và thánh Margaret Mary Alacoque.
Quý vị có thể xem thêm những hình ảnh bên trong ngôi Vương Cung Thánh Đường này tại địa chỉ http://abclocal.go.com/ktrk/story?section=news&id=6002137
Ngôi thánh đường này được xây trong 7 năm với kinh phí 40 triệu Mỹ Kim. Ngôi thánh đường này có chỗ cho 1820 người và có thể thêm 200 ghế phụ. Diện tích bên trong thánh đường là 2580 m2 trên toàn bộ diện tích xây dựng là 3511m2. Mái vòm nhà thờ cao đến 36 thước.
Trên bàn thờ sẽ để hài cốt thánh Elizabeth Ann Seton, vị thánh đầu tiên của Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có hài cốt các thánh Lêô Cả, thánh Têrêxa thành Lisieux, và thánh Margaret Mary Alacoque.
Quý vị có thể xem thêm những hình ảnh bên trong ngôi Vương Cung Thánh Đường này tại địa chỉ http://abclocal.go.com/ktrk/story?section=news&id=6002137
Nhà nước Trung Quốc đàn áp nhân dân Tây Tạng
Linh Tiến Khải
21:20 31/03/2008
Phỏng vấn ông Mimmo Candito, Chủ tịch Hiệp hội các phóng viên vô biên giới, về vụ nhà nước Trung Quốc đàn áp nhân dân Tây Tạng
ROMA - Từ ngày 10-3-2008 nhân tưởng niệm 49 năm Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, đã có các cuộc biểu tình phản đối tại Lhasa và 20 nơi khác nhau, kể cả trong lãnh thổ Trung Quốc. Tại Lhasa ít nhất đã có 600 nhà sư thuộc tu viện Drepung và Sera xuống đường biểu tình phản đối. Cảnh sát đã dùng hơi ngạt để giải tán. Một số nhà sư đã bị bắt và cộng đoàn Sera đã tuyệt thực đòi tự do cho các vị.
Trong các ngày tiếp theo tại Lhasa các vụ biểu tình đã gia tăng mạnh hơn với hàng ngàn người tham dự. Nhà nước Bắc Kinh đã huy động xe tăng và 20.000 binh sĩ để đàn áp các đoàn biểu tình. Quân đội đã bắn vào các đoàn người biểu tình khiến cho 140 người chết, hàng ngàn người bị thương và 1.100 người bị bắt, trong đó nhiều nhà sư. Tin tức cũng cho biết các tù nhân bị giam giữ tại những nơi hẻo lánh và bị tra tấn dã man. Hình ảnh cảnh sát và quân đội dùng gậy dánh đập dân chúng và các nhà sư đã được các dài truyền hình quốc tế chiếu khắp nơi.
Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 19-3-2008 tại đại thính đường Phaolo VI trong nội thành Vaticăng, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Tây Tạng vì nó không giúp giải quyết các vấn đề mà chỉ khiến cho chúng trở thành trầm trọng thêm. Ngài nói với 8000 tín hữu hiện diện: ”Tôi rất âu lo theo dõi các tin tức đến từ Tibet trong những ngày này. Con tim hiền phụ của tôi cảm thấy buồn phiền trước nỗi khổ đau của biết bao nhiêu người. Xin cho mầu nhiệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, mà chúng ta sống trở lại trong Tuần Thánh này, giúp chúng ta đặc biệt nhậy cảm đối với tình hình của các anh chị em Tây Tạng.
Với bạo lực người ta không giải quyết được các vấn đề, mà chỉ khiến cho chúng trở nên trầm trọng hơn. Tôi kêu mời anh chị em hiệp ý cầu nguyện với tôi. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa Toàn Năng, là suối nguồn ánh sáng chiếu soi tâm trí của tất cả mọi người và ban cho từng người ơn can đảm lựa chọn con đường đối thoại và khoan nhượng”.
Dư luận quốc tế đã mạnh mẽ lên án nhà nước Trung Quốc vì các vụ đàn áp nói trên cũng như phảm đối Ấn độ và Nepal vì đã bắt giữ và ngăn chặn các người ủng hộ nhân dân và các nhà sư Tây Tạng trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Hôm 16-3-2008 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mở cuộc họp báo tại Dharamsala, và tuyên bố rằng Trung Quốc đang thực hiện chính sách diệt chủng văn hóa tại Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu nhà nước Bắc Kinh thôi dùng bạo lực nhưng hãy đối thoại và đáp ứng các khát vọng của người dân Tây Tạng.
Tây Tạng bị Trung Quốc xâm lăng năm 1949. Từ đó tới nay đã có 1 triệu người Tây Tạng bị giết chết và 90% gia tài nghệ thuật và kiến trúc bị phá hủy. Năm 1959 nhân dân Tây Tạng đã ồ ạt xuống đường biểu tình đòi độc lập, nhưng đã bị nhà nước Trung Quốc đàn áp đẫm máu và Đức Lai Lạt Ma đã phải bó buộc sống lưu vong bên Ấn Độ.
Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của giáo phận Hồng Kông cũng đã mạnh mẽ kêu gọi nhà nước Bắc Kinh ngưng đàn áp nhân dân và giới truyền thông bên Tây Tạng. Trong thông cáo công bố ngày 18-3-2008 Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của giáo phận Hồng Kông viết: ”Chúng tôi phản đối việc chính quyền Trung Quốc dùng bạo lực để đàn áp các người biểu tình và giới truyền thông bên Tây Tạng. Chúng tôi yêu cầu nhà nước Trung Quốc ngưng mọi hình thức đàn áp và đối thoại với người dân Tây Tạng, và bảo đảm cho họ được hưởng các quyền dân sự như ghi trong hiến pháp, và cho nhân dân Tây Tạng được độc lập cũng như tôn trọng tôn giáo và nền văn hóa của họ”.
Hiệp hội báo chí Hồng Kông cũng ra thông cáo cho biết ngày 17-3-2008 các nhà báo và phóng viên đã bị quân đội bắt buộc ra khỏi thành phố Lhasa. Sự kiện nhà nước không muốn giới báo chí có mặt tại đây che dấu âm mưu đen tối của chính quyền Bắc Kinh, muốn ém nhẹm mọi tin tức liên quan tới vụ đàn áp nhân dân Tây Tạng và là điều không thể chấp nhận được. Sự kiên này khiến cho thế giới có một hình ảnh rất xấu về Trung Quốc, đặc biệt khi vụ đàn áp nhân dân Tây Tạng xảy ra chỉ mấy ngày sau khi Hoa Kỳ bỏ tên Trung Quốc ra ngoài sổ các quốc gia đàn áp nhân quyền tệ hại nhất thế giới hôm 11-3-2008.
Trong các ngày qua tại nhiều thành phố lớn trên thế giới người dân đã biểu tình trước các dại sứ quán của Trung Quốc để phản đối chính sách đàn áp thô bạo đối với nhân dân và các nhà sư Tây Tạng. Trước các vi phạm và chà đạp nhân quyền trắng trợn trên đây của nhà nước Bắc Kinh nhiều giới chức lãnh đạo chính trị, xã hội, khoa học cũng lên tiếng ủng hộ việc tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh vào tháng 8 tới đây. Tổng thống Nicolas Sarkozy tuyên bố sẽ không tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Sáng ngày 24-3-2008, trong lễ nghi đốt đuốc thiêng tại Olymnpia bên Hy Lạp, khi ông Lưu Kỳ, trưởng ban tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh đọc diễn văn, một vài nhà báo thuộc Hiệp hội các phóng viên vô biên giới đã giơ cao lá cờ Thế Vận Hội có vẽ các còng tay, để phản đối các vụ đàn áp thô bạo của nhà nước Trung Quốc đối với nhân dân Tây Tạng.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Mimmo Candito, nhà báo chuyên viết về các vấn đề lịch sử của nhật báo La Stampa Italia, kiêm Chủ tịch Hiệp hội các phóng viên vô biên giới, về vụ nhà nước Trung Quốc đàn áp nhân dân Tây Tạng.
Hỏi: Thưa ông Candito, ông nghĩ gì về lời tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố những ngày vừa qua là ông sẽ tẩy chay không tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008?
Đáp: Đó là một cử chỉ chính trị phi thường. Sau khi một nhà báo thuộc hiệp hội các phóng viên không biên giới cầm lá cờ có vẽ các còng tay thay vì các vòng tròn biểu hiệu của Thế Vận Hội Olimpic, và chạy lên phản đối Trung Quốc đàn áp nhân dân và các nhà sư Tây Tạng, trong khi ông Lưu Kỳ Trưởng ban tổ chức Thế vận Hội Bắc Kinh đang đọc diễn văn trong lễ nghi đốt ngọn đuốc thiêng tại thành phố Olympia bên Hy Lạp, thì đây là sự thành công quan trọng thứ hai trong chiến dịch phản đối các vụ đàn áp thô bạo của Nhà nước Trung Quốc và tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ khai diễn vào tháng 8 tới đây. Nó là một dấu chỉ cho thấy sự nhậy cảm của thế giới đối với nhân quyền không bị xẹp lép như nhiều người tưởng nghĩ.
Hỏi: Lời tuyên bố của tổng thống Sarkozy xem ra lay động được thái độ vô cảm của thế giới chính trị đối với các vụ Trung Quốc đàn áp nhân dân và các nhà sư Tây Tạng có đúng thế không thưa ông?
Đáp: Vâng, đó là một cử chỉ chính trị phi thường. Tổng thống Sarkozy đã đáp lại lời hiệp hội phóng viên vô biên giới kêu gọi cách đây 10 hôm. Lời tuyên bố của tổng thống Pháp nói lên nhiều điều. Liên Hiệp Âu châu tái khẳng định sự yếu kém chính trị của mình, và không hiệp nhất với nhau. Trong khi nước Pháp can đảm hơn và mở rộng trước thái độ thờ ơ của tổng thống Bush là người đã vội vã tuyên bố là sẽ tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội tại Bắc Kinh.
Hỏi: Thế Vận Hội Bắc Kinh đáng lý ra phải là gian hàng để Trung Quốc giới thiệu với thế giới gương mặt ”tốt đẹp” của nhà nước chứ. Nhưng hiện nay xem ra nó lại là một ám ảnh truyền thông. Nhà nước Bắc Kinh lo sợ tới mức độ nào trước sự kiện các phương tiện truyền thông thế giới mạnh mẽ phê bình và trình chiếu cảnh các binh sĩ Trung Quốc đánh đập và bắn vào người dân Tây Tạng, thưa ông?
Đáp: Thật ra Trung Quốc không sợ hãi đâu. Và đây là điều phát xuất từ lịch sử của Trung Quốc. Trung Quốc đã luôn luôn có ý thức rất mạnh mẽ về chính mình, và lì lợm giữ thái độ thờ ơ trước tất cả những gì xa lạ với nó. Tuy nhiên điều đã xảy ra tại Olympia trong lễ nghi đốt đuốc thiêng chứng minh cho thấy một điều: sự ám ảnh truyền thông có thể biến thành sự thật, nếu tất cả mọi phương tiện truyền thông xã hội có các cử chỉ và tinh thần trách nhiệm, khiến cho sự nhậy cảm đối với vấn đề Tây Tạng luôn sống động, luôn luôn cháy sáng.
Hỏi: Hiệp hội phóng viên vô biên giới đã cho biết là từ nay cho tới tháng 8 tức ngày khai mạc Thế Vận Hội, hiệp hội sẽ lên tiếng. Hiệp hội ”đánh” nhà nước Trung Quốc như thế nào thưa ông?
Đáp: Sự hữu hiệu sẽ tùy thuộc nơi sự bất ngờ. Tùy thuộc nơi tính cách không thể thấy và liệu trước được. Tác nhân của các hành động ”đánh” nhà nước Trung Quốc là các nhà báo, các nhân viên thông tin, hoạt động một cách trong sáng và có tinh thần trách nhiệm. Chúng tôi không phải là các chiến sĩ, nhưng là các nhà báo.
Hỏi: Nhà nước Bắc Kinh đã loan báo là sẽ đóng cửa quảng trường Thiên An Môn, không cho các nhà báo và giới truyền thông quốc tế bén mảng tới. Các phóng viên quốc tế sẽ không được tự do di chuyển. Thế Vận Hội Olympic 2008 tại Bắc Kinh có là bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của nghành báo chí trên thế giới hay không, thưa ông?
Đáp: Có chứ, nếu giới truyền thông biết duy trì cao sự chú ý của mình. Hành động phản đối đã xảy ra tại Olympia, trong lễ nghi đốt đuốc thiêng Olympic đã chứng minh cho thấy việc lập lại các hành động ”phản đối, nứt rạn” ấy là điều nòng cốt để có thể chọc thủng sự thinh lặng của chế độ Bắc Kinh. Có một nền luân lý đạo đức của các nguyên tắc - nếu muốn dùng kiểu nói của triết gia Max Weber - mà xã hội dân sự và các nhà báo phải đảm trách việc bảo vệ.
Hỏi: Sau khi các cuộc tranh tài Thế Vận Hội kết thúc và sau khi ánh đèn các máy quay phim và chụp hình tắt ngấm, nhân dân Tây Tạng có nguy cơ lại bị đàn áp một cách thộ bạo hơn hay không?
Đáp: Đây là điều mà chúng tôi lo sợ, vì nó có thể xảy ra. Nhưng một lần nữa chúng ta tất cả đều có nhiệm vụ đối với các nguyên tắc của nền luân lý đạo đức mà tôi đã nói trên đây, nghĩa là chúng ta tất cả đều có bổn phận lên tiếng bênh vực các quyền của nhân dân Tây Tạng, đừng để cho họ bị rơi vào cái thinh lặng của sự quên lãng.
(Avvenire 26-3-2008; SD 19-3-2008; ASIANEWS 17.25.26-3-2008)
ROMA - Từ ngày 10-3-2008 nhân tưởng niệm 49 năm Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, đã có các cuộc biểu tình phản đối tại Lhasa và 20 nơi khác nhau, kể cả trong lãnh thổ Trung Quốc. Tại Lhasa ít nhất đã có 600 nhà sư thuộc tu viện Drepung và Sera xuống đường biểu tình phản đối. Cảnh sát đã dùng hơi ngạt để giải tán. Một số nhà sư đã bị bắt và cộng đoàn Sera đã tuyệt thực đòi tự do cho các vị.
Trong các ngày tiếp theo tại Lhasa các vụ biểu tình đã gia tăng mạnh hơn với hàng ngàn người tham dự. Nhà nước Bắc Kinh đã huy động xe tăng và 20.000 binh sĩ để đàn áp các đoàn biểu tình. Quân đội đã bắn vào các đoàn người biểu tình khiến cho 140 người chết, hàng ngàn người bị thương và 1.100 người bị bắt, trong đó nhiều nhà sư. Tin tức cũng cho biết các tù nhân bị giam giữ tại những nơi hẻo lánh và bị tra tấn dã man. Hình ảnh cảnh sát và quân đội dùng gậy dánh đập dân chúng và các nhà sư đã được các dài truyền hình quốc tế chiếu khắp nơi.
Vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 19-3-2008 tại đại thính đường Phaolo VI trong nội thành Vaticăng, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi chấm dứt bạo lực tại Tây Tạng vì nó không giúp giải quyết các vấn đề mà chỉ khiến cho chúng trở thành trầm trọng thêm. Ngài nói với 8000 tín hữu hiện diện: ”Tôi rất âu lo theo dõi các tin tức đến từ Tibet trong những ngày này. Con tim hiền phụ của tôi cảm thấy buồn phiền trước nỗi khổ đau của biết bao nhiêu người. Xin cho mầu nhiệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, mà chúng ta sống trở lại trong Tuần Thánh này, giúp chúng ta đặc biệt nhậy cảm đối với tình hình của các anh chị em Tây Tạng.
Với bạo lực người ta không giải quyết được các vấn đề, mà chỉ khiến cho chúng trở nên trầm trọng hơn. Tôi kêu mời anh chị em hiệp ý cầu nguyện với tôi. Chúng ta hãy xin Thiên Chúa Toàn Năng, là suối nguồn ánh sáng chiếu soi tâm trí của tất cả mọi người và ban cho từng người ơn can đảm lựa chọn con đường đối thoại và khoan nhượng”.
Dư luận quốc tế đã mạnh mẽ lên án nhà nước Trung Quốc vì các vụ đàn áp nói trên cũng như phảm đối Ấn độ và Nepal vì đã bắt giữ và ngăn chặn các người ủng hộ nhân dân và các nhà sư Tây Tạng trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Hôm 16-3-2008 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mở cuộc họp báo tại Dharamsala, và tuyên bố rằng Trung Quốc đang thực hiện chính sách diệt chủng văn hóa tại Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma yêu cầu nhà nước Bắc Kinh thôi dùng bạo lực nhưng hãy đối thoại và đáp ứng các khát vọng của người dân Tây Tạng.
Tây Tạng bị Trung Quốc xâm lăng năm 1949. Từ đó tới nay đã có 1 triệu người Tây Tạng bị giết chết và 90% gia tài nghệ thuật và kiến trúc bị phá hủy. Năm 1959 nhân dân Tây Tạng đã ồ ạt xuống đường biểu tình đòi độc lập, nhưng đã bị nhà nước Trung Quốc đàn áp đẫm máu và Đức Lai Lạt Ma đã phải bó buộc sống lưu vong bên Ấn Độ.
Ủy ban Công Lý và Hòa Bình của giáo phận Hồng Kông cũng đã mạnh mẽ kêu gọi nhà nước Bắc Kinh ngưng đàn áp nhân dân và giới truyền thông bên Tây Tạng. Trong thông cáo công bố ngày 18-3-2008 Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của giáo phận Hồng Kông viết: ”Chúng tôi phản đối việc chính quyền Trung Quốc dùng bạo lực để đàn áp các người biểu tình và giới truyền thông bên Tây Tạng. Chúng tôi yêu cầu nhà nước Trung Quốc ngưng mọi hình thức đàn áp và đối thoại với người dân Tây Tạng, và bảo đảm cho họ được hưởng các quyền dân sự như ghi trong hiến pháp, và cho nhân dân Tây Tạng được độc lập cũng như tôn trọng tôn giáo và nền văn hóa của họ”.
Hiệp hội báo chí Hồng Kông cũng ra thông cáo cho biết ngày 17-3-2008 các nhà báo và phóng viên đã bị quân đội bắt buộc ra khỏi thành phố Lhasa. Sự kiện nhà nước không muốn giới báo chí có mặt tại đây che dấu âm mưu đen tối của chính quyền Bắc Kinh, muốn ém nhẹm mọi tin tức liên quan tới vụ đàn áp nhân dân Tây Tạng và là điều không thể chấp nhận được. Sự kiên này khiến cho thế giới có một hình ảnh rất xấu về Trung Quốc, đặc biệt khi vụ đàn áp nhân dân Tây Tạng xảy ra chỉ mấy ngày sau khi Hoa Kỳ bỏ tên Trung Quốc ra ngoài sổ các quốc gia đàn áp nhân quyền tệ hại nhất thế giới hôm 11-3-2008.
Trong các ngày qua tại nhiều thành phố lớn trên thế giới người dân đã biểu tình trước các dại sứ quán của Trung Quốc để phản đối chính sách đàn áp thô bạo đối với nhân dân và các nhà sư Tây Tạng. Trước các vi phạm và chà đạp nhân quyền trắng trợn trên đây của nhà nước Bắc Kinh nhiều giới chức lãnh đạo chính trị, xã hội, khoa học cũng lên tiếng ủng hộ việc tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh vào tháng 8 tới đây. Tổng thống Nicolas Sarkozy tuyên bố sẽ không tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Sáng ngày 24-3-2008, trong lễ nghi đốt đuốc thiêng tại Olymnpia bên Hy Lạp, khi ông Lưu Kỳ, trưởng ban tổ chức Thế Vận Hội Bắc Kinh đọc diễn văn, một vài nhà báo thuộc Hiệp hội các phóng viên vô biên giới đã giơ cao lá cờ Thế Vận Hội có vẽ các còng tay, để phản đối các vụ đàn áp thô bạo của nhà nước Trung Quốc đối với nhân dân Tây Tạng.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Mimmo Candito, nhà báo chuyên viết về các vấn đề lịch sử của nhật báo La Stampa Italia, kiêm Chủ tịch Hiệp hội các phóng viên vô biên giới, về vụ nhà nước Trung Quốc đàn áp nhân dân Tây Tạng.
Hỏi: Thưa ông Candito, ông nghĩ gì về lời tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố những ngày vừa qua là ông sẽ tẩy chay không tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008?
Đáp: Đó là một cử chỉ chính trị phi thường. Sau khi một nhà báo thuộc hiệp hội các phóng viên không biên giới cầm lá cờ có vẽ các còng tay thay vì các vòng tròn biểu hiệu của Thế Vận Hội Olimpic, và chạy lên phản đối Trung Quốc đàn áp nhân dân và các nhà sư Tây Tạng, trong khi ông Lưu Kỳ Trưởng ban tổ chức Thế vận Hội Bắc Kinh đang đọc diễn văn trong lễ nghi đốt ngọn đuốc thiêng tại thành phố Olympia bên Hy Lạp, thì đây là sự thành công quan trọng thứ hai trong chiến dịch phản đối các vụ đàn áp thô bạo của Nhà nước Trung Quốc và tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ khai diễn vào tháng 8 tới đây. Nó là một dấu chỉ cho thấy sự nhậy cảm của thế giới đối với nhân quyền không bị xẹp lép như nhiều người tưởng nghĩ.
Hỏi: Lời tuyên bố của tổng thống Sarkozy xem ra lay động được thái độ vô cảm của thế giới chính trị đối với các vụ Trung Quốc đàn áp nhân dân và các nhà sư Tây Tạng có đúng thế không thưa ông?
Đáp: Vâng, đó là một cử chỉ chính trị phi thường. Tổng thống Sarkozy đã đáp lại lời hiệp hội phóng viên vô biên giới kêu gọi cách đây 10 hôm. Lời tuyên bố của tổng thống Pháp nói lên nhiều điều. Liên Hiệp Âu châu tái khẳng định sự yếu kém chính trị của mình, và không hiệp nhất với nhau. Trong khi nước Pháp can đảm hơn và mở rộng trước thái độ thờ ơ của tổng thống Bush là người đã vội vã tuyên bố là sẽ tham dự lễ nghi khai mạc Thế Vận Hội tại Bắc Kinh.
Hỏi: Thế Vận Hội Bắc Kinh đáng lý ra phải là gian hàng để Trung Quốc giới thiệu với thế giới gương mặt ”tốt đẹp” của nhà nước chứ. Nhưng hiện nay xem ra nó lại là một ám ảnh truyền thông. Nhà nước Bắc Kinh lo sợ tới mức độ nào trước sự kiện các phương tiện truyền thông thế giới mạnh mẽ phê bình và trình chiếu cảnh các binh sĩ Trung Quốc đánh đập và bắn vào người dân Tây Tạng, thưa ông?
Đáp: Thật ra Trung Quốc không sợ hãi đâu. Và đây là điều phát xuất từ lịch sử của Trung Quốc. Trung Quốc đã luôn luôn có ý thức rất mạnh mẽ về chính mình, và lì lợm giữ thái độ thờ ơ trước tất cả những gì xa lạ với nó. Tuy nhiên điều đã xảy ra tại Olympia trong lễ nghi đốt đuốc thiêng chứng minh cho thấy một điều: sự ám ảnh truyền thông có thể biến thành sự thật, nếu tất cả mọi phương tiện truyền thông xã hội có các cử chỉ và tinh thần trách nhiệm, khiến cho sự nhậy cảm đối với vấn đề Tây Tạng luôn sống động, luôn luôn cháy sáng.
Hỏi: Hiệp hội phóng viên vô biên giới đã cho biết là từ nay cho tới tháng 8 tức ngày khai mạc Thế Vận Hội, hiệp hội sẽ lên tiếng. Hiệp hội ”đánh” nhà nước Trung Quốc như thế nào thưa ông?
Đáp: Sự hữu hiệu sẽ tùy thuộc nơi sự bất ngờ. Tùy thuộc nơi tính cách không thể thấy và liệu trước được. Tác nhân của các hành động ”đánh” nhà nước Trung Quốc là các nhà báo, các nhân viên thông tin, hoạt động một cách trong sáng và có tinh thần trách nhiệm. Chúng tôi không phải là các chiến sĩ, nhưng là các nhà báo.
Hỏi: Nhà nước Bắc Kinh đã loan báo là sẽ đóng cửa quảng trường Thiên An Môn, không cho các nhà báo và giới truyền thông quốc tế bén mảng tới. Các phóng viên quốc tế sẽ không được tự do di chuyển. Thế Vận Hội Olympic 2008 tại Bắc Kinh có là bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của nghành báo chí trên thế giới hay không, thưa ông?
Đáp: Có chứ, nếu giới truyền thông biết duy trì cao sự chú ý của mình. Hành động phản đối đã xảy ra tại Olympia, trong lễ nghi đốt đuốc thiêng Olympic đã chứng minh cho thấy việc lập lại các hành động ”phản đối, nứt rạn” ấy là điều nòng cốt để có thể chọc thủng sự thinh lặng của chế độ Bắc Kinh. Có một nền luân lý đạo đức của các nguyên tắc - nếu muốn dùng kiểu nói của triết gia Max Weber - mà xã hội dân sự và các nhà báo phải đảm trách việc bảo vệ.
Hỏi: Sau khi các cuộc tranh tài Thế Vận Hội kết thúc và sau khi ánh đèn các máy quay phim và chụp hình tắt ngấm, nhân dân Tây Tạng có nguy cơ lại bị đàn áp một cách thộ bạo hơn hay không?
Đáp: Đây là điều mà chúng tôi lo sợ, vì nó có thể xảy ra. Nhưng một lần nữa chúng ta tất cả đều có nhiệm vụ đối với các nguyên tắc của nền luân lý đạo đức mà tôi đã nói trên đây, nghĩa là chúng ta tất cả đều có bổn phận lên tiếng bênh vực các quyền của nhân dân Tây Tạng, đừng để cho họ bị rơi vào cái thinh lặng của sự quên lãng.
(Avvenire 26-3-2008; SD 19-3-2008; ASIANEWS 17.25.26-3-2008)
Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng tu nghị Dòng Don Bosco
LM Trần Đức Anh OP
21:24 31/03/2008
VATICAN. Sáng 31-3-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 250 thành viên Tổng tu nghị thứ 26 của dòng Salêdiêng Don Bosco. Ngài khích lệ toàn dòng chu toàn sứ mạng với một lòng nhiệt thành mới mẻ.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến sau lời chào mừng của Cha Bề trên Tổng quyền Pascual Chávez Villanueva mới được tái cử, ĐTC nhắc đến những biến chuyển lớn về xã hội, kinh tế, và chính trị ngày nay, với những vấn đề luân lý, văn hóa và môi sinh, những cuộc xung đột không được giải quyết giữa các chủng tộc và quốc gia, tất cả đề ra những thách đố cho khả năng của Giáo Hội trong việc truyền giảng Tin Mừng với tất cả tiềm năng hy vọng. Ngài nói: ”Tôi nhiệt liệt cầu chúc toàn dòng Salêdiêng, nhờ kết quả tổng tu nghị của anh em, có thể sống sứ mạng với một lòng nhiệt thành và đà tiến mới mẻ, sứ mạng mà Chúa Thánh Linh đã khơi lên trong Giáo Hội, nhờ sự can thiệp từ mẫu của Mẹ Maria Phù Hộ”.
ĐTC nhận định rằng dòng Salêdiêng chỉ có thể tăng trưởng trong niềm trung thành với đoàn sủng của mình, nếu tiếp tục là tập thể mạnh mẽ và sinh động của những người thánh hiến. Cụ thể là đứng trước trào lưu tục hóa đang lan tràn, kể cả trong các cộng đoàn tu trì, cần phải cảnh giác đối với những hình thức và lối sống có nguy cơ làm suy yếu chứng tá Tin Mừng, và làm cho hoạt động mục vụ không còn hiệu năng. ĐTC đề cao đời sống cầu nguyện, lòng gắn bó với Chúa Giêsu, và đặt Lời Chúa và Phụng Vụ làm nguồn mạch của linh đạo Salêdiêng. Đặc biệt việc đọc và cầu nguyện với Lời Chúa (lectio divina) được thực thi hằng ngày, và Thánh Lễ được cử hành mỗi ngày trong các cộng đoàn, phải trở thành lương thực và sự nâng đỡ cho mỗi tu sĩ Salêdiêng.
Sau cùng, ĐTC kêu gọi làm sao để tâm hồn của mỗi tu sĩ Salesien nhiệt thành đối với sứ mạng tông đồ, không sợ dấn thân một cách can đảm trong những môi trường khó khăn nhất của hoạt động rao giảng Tin Mừng, cho người trẻ, nhất là những người nghèo nàn nhất về vật chất và tinh thần”.
Tổng tu nghị dòng Don Bosco khai diễn ngày 3-3 tại Roma và kéo dài tới ngày 13-4-2008 tới đây. Dòng hiện có 15.700 tu sĩ hoạt động tại 129 quốc gia (SD 31-3-2008)
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến sau lời chào mừng của Cha Bề trên Tổng quyền Pascual Chávez Villanueva mới được tái cử, ĐTC nhắc đến những biến chuyển lớn về xã hội, kinh tế, và chính trị ngày nay, với những vấn đề luân lý, văn hóa và môi sinh, những cuộc xung đột không được giải quyết giữa các chủng tộc và quốc gia, tất cả đề ra những thách đố cho khả năng của Giáo Hội trong việc truyền giảng Tin Mừng với tất cả tiềm năng hy vọng. Ngài nói: ”Tôi nhiệt liệt cầu chúc toàn dòng Salêdiêng, nhờ kết quả tổng tu nghị của anh em, có thể sống sứ mạng với một lòng nhiệt thành và đà tiến mới mẻ, sứ mạng mà Chúa Thánh Linh đã khơi lên trong Giáo Hội, nhờ sự can thiệp từ mẫu của Mẹ Maria Phù Hộ”.
ĐTC nhận định rằng dòng Salêdiêng chỉ có thể tăng trưởng trong niềm trung thành với đoàn sủng của mình, nếu tiếp tục là tập thể mạnh mẽ và sinh động của những người thánh hiến. Cụ thể là đứng trước trào lưu tục hóa đang lan tràn, kể cả trong các cộng đoàn tu trì, cần phải cảnh giác đối với những hình thức và lối sống có nguy cơ làm suy yếu chứng tá Tin Mừng, và làm cho hoạt động mục vụ không còn hiệu năng. ĐTC đề cao đời sống cầu nguyện, lòng gắn bó với Chúa Giêsu, và đặt Lời Chúa và Phụng Vụ làm nguồn mạch của linh đạo Salêdiêng. Đặc biệt việc đọc và cầu nguyện với Lời Chúa (lectio divina) được thực thi hằng ngày, và Thánh Lễ được cử hành mỗi ngày trong các cộng đoàn, phải trở thành lương thực và sự nâng đỡ cho mỗi tu sĩ Salêdiêng.
Sau cùng, ĐTC kêu gọi làm sao để tâm hồn của mỗi tu sĩ Salesien nhiệt thành đối với sứ mạng tông đồ, không sợ dấn thân một cách can đảm trong những môi trường khó khăn nhất của hoạt động rao giảng Tin Mừng, cho người trẻ, nhất là những người nghèo nàn nhất về vật chất và tinh thần”.
Tổng tu nghị dòng Don Bosco khai diễn ngày 3-3 tại Roma và kéo dài tới ngày 13-4-2008 tới đây. Dòng hiện có 15.700 tu sĩ hoạt động tại 129 quốc gia (SD 31-3-2008)
Tâm thức tôn giáo của người Nhật
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
21:26 31/03/2008
TÂM THỨC TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI NHẬT
Cha Mario Bianchin thuộc Hội Giáo Hoàng Thừa Sai Hải Ngoại PIME. Cha truyền giáo tại Nhật từ hơn 35 năm nay. Nhân chuyến về thăm quê nhà ở Treviso (Bắc Ý) Cha bày tỏ cảm tưởng của một thừa sai lâu năm tại Nhật như sau.
Nhật Bản tiến thật xa trên đường kinh tế và kỹ thuật, nhưng lại nghèo nàn về phương diện thiêng liêng. Có thể nói, Nhật Bản không dành chỗ đứng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ duy nhất của con người và toàn thế giới.
Khi có dịp nói chuyện với tầng lớp bình dân tại Nhật và tại Ý, người ta nhận ra ngay tức khắc sự khác biệt thật lớn. Ý là quốc gia ghi đậm nền văn hóa và tâm thức Kitô Giáo. Nhật cũng có nền văn hóa cao sang và một tôn giáo vĩ đại là Thần đạo. Thế nhưng, ý niệm tôn giáo của người Nhật khác xa với ý niệm tôn giáo của người Ý. Nhật Bản chưa nhận ra Mặc Khải của THIÊN CHÚA. Dân tộc Nhật cần cù, trật tự, thông minh, tôn trọng luật pháp. Nhưng hố sâu ngăn cách giữa ngôn-ngữ văn-hóa và tôn-giáo của Nhật với Ý thì thật là mênh mông, không thể nào tưởng tượng được! Đây là một nhận xét rất quan trọng, giải thích lý do tại sao các thừa sai Công Giáo phải vất vả trăm bề khi rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ cho dân tộc Nhật!
Não trạng người Nhật không chấp nhận Tha-Thứ, Tha-Thứ cách nhưng không! Người Nhật không Tha-Thứ cách nhưng không! Nhật ngữ có từ tương đương với Tha-Thứ, nhưng thật ra là Trả-Giá. Trả-Giá có nghĩa là: nếu bạn Lầm-Lẫn thì bạn phải Trả-Giá cái Lầm-Lẫn của bạn! Bạn phải đền bù, chứ không có chuyện được tha thứ! Để giải thích giáo huấn của Đức Chúa GIÊSU KITÔ dạy rằng: Hãy tha thứ thì các con sẽ được thứ tha thì cần phải nói gần như ngược lại hoặc trình bày cách khác!
Người Nhật cũng không có ý niệm và ngôn từ về ngôi-vị (persona) mà chỉ có cá-thể (individuo). Họ nói đến 50, 100 cá-thể chứ không bao giờ nói đến 50, 100 ngôi-vị, nghĩa là mỗi người có nhân cách riêng, khác biệt người này với người kia, và tất cả đều có quyền lợi và bổn phận như nhau. Trong khi cá-thể chỉ là con số của một nhóm. Chính vì thế mà người Nhật không thể nào hiểu lời giải thích về giá trị tuyệt đối của mỗi ngôi vị - nam cũng như nữ - người lành mạnh cũng như kẻ tàn tật, người giàu sang cũng như kẻ nghèo hèn, hạng trí thức cũng như người vô học v,v.
Nhật Bản thiếu khái niệm về THIÊN CHÚA. THIÊN CHÚA như là Ngôi-Vị, là Đấng dựng nên trời đất và con người, Đấng đã nhập thể làm người để cứu rỗi loài người bằng cái chết trên Thánh Giá. THIÊN CHÚA là Đấng Nhân Hậu và Từ Bi chỉ mong muốn điều thiện hảo cho mỗi một người, hơn cả chính con người mong muốn điều tốt lành cho mình, bởi vì chúng ta là con cái THIÊN CHÚA.
Người Nhật tin nơi THIÊN CHÚA Tạo Thành nhưng với một dung mạo huyền-bí, mù-mờ, không thể nào nhận biết được! Nghĩa là, không thể biết THIÊN CHÚA nghĩ gì và muốn gì. Do đó, không thể nói và giải thích cho người Nhật hiểu về sự Quan Phòng của THIÊN CHÚA. Người Nhật chỉ nghĩ về vận-mệnh, may-mắn, rủi-ro, về các thần lành hoặc thần dữ. Không có quan niệm đích thật về ”tôn giáo” mà chỉ có quan niệm về ”văn hóa quốc gia” bao gồm tất cả: ngôn ngữ, lịch sử, truyền thống, gia đình, y phục, cách thức thân thưa với các thần, với ”kami - thần đạo”. Nếu người Nhật đốt hương thắp nến hoặc bái lạy trong các đền chùa thì chỉ với mục đích duy nhất là giữ cho các vị thần và tổ tiên luôn làm điều lành, chứ không làm điều dữ cho họ. Người Nhật hoàn toàn không hiểu gì về CẦU NGUYỆN của Kitô Giáo. Một lần kia tôi giải thích với một nhóm tân tòng là chúng ta phải cầu nguyện với THIÊN CHÚA rằng: ”Lạy Chúa, xin cho thánh ý Chúa được thể hiện”, tức khắc họ phản công ngay:
- Ồ, không được! Không thể cầu nguyện như vậy! THIÊN CHÚA phải thực hiện ý muốn của con! Nếu không, làm sao có thể nói được THIÊN CHÚA là Cha và Ngài yêu thương con hết lòng?
Khi nói rằng chúng ta phải yêu mến THIÊN CHÚA thì người Nhật không hiểu chúng ta muốn nói gì. Họ không có ý niệm về Tình Yêu nhưng không, siêu nhiên. Khi nói tình yêu, người Nhật nghĩ ngay đến tình yêu phái tính hoặc chỉ yêu thương con cái và họ hàng.
Sở dĩ chúng ta đi đến với dân ngoại, với người không phải Kitô hữu, là vì chúng ta xác tín rằng, hết mọi dân tộc và hết mọi nền văn hóa đều cần đến Đấng Cứu Độ Duy Nhất là Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Các ”dân ngoại” - kể cả tín đồ hồi giáo và các người vô thần, các kẻ tục hóa của nước Ý này - không cần đến một tinh thần tôn giáo cho bằng cần đến Đấng Cứu Độ duy nhất là Đức Chúa GIÊSU KITÔ!
... Bấy giờ, ông Phêrô được đầy Thánh Thần, liền nói: ”Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Israel biết cho rằng: nhân danh chính Đức GIÊSU KITÔ, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đanh vào thập giá, và THIÊN CHÚA đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Sách Công Vụ Tông Đồ 4,8-12).
(”Mondo e Missione”, Missionari del PIME, Febbraio 2008, trang 81)
Cha Mario Bianchin thuộc Hội Giáo Hoàng Thừa Sai Hải Ngoại PIME. Cha truyền giáo tại Nhật từ hơn 35 năm nay. Nhân chuyến về thăm quê nhà ở Treviso (Bắc Ý) Cha bày tỏ cảm tưởng của một thừa sai lâu năm tại Nhật như sau.
Nhật Bản tiến thật xa trên đường kinh tế và kỹ thuật, nhưng lại nghèo nàn về phương diện thiêng liêng. Có thể nói, Nhật Bản không dành chỗ đứng cho Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ duy nhất của con người và toàn thế giới.
Khi có dịp nói chuyện với tầng lớp bình dân tại Nhật và tại Ý, người ta nhận ra ngay tức khắc sự khác biệt thật lớn. Ý là quốc gia ghi đậm nền văn hóa và tâm thức Kitô Giáo. Nhật cũng có nền văn hóa cao sang và một tôn giáo vĩ đại là Thần đạo. Thế nhưng, ý niệm tôn giáo của người Nhật khác xa với ý niệm tôn giáo của người Ý. Nhật Bản chưa nhận ra Mặc Khải của THIÊN CHÚA. Dân tộc Nhật cần cù, trật tự, thông minh, tôn trọng luật pháp. Nhưng hố sâu ngăn cách giữa ngôn-ngữ văn-hóa và tôn-giáo của Nhật với Ý thì thật là mênh mông, không thể nào tưởng tượng được! Đây là một nhận xét rất quan trọng, giải thích lý do tại sao các thừa sai Công Giáo phải vất vả trăm bề khi rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa GIÊSU KITÔ cho dân tộc Nhật!
Não trạng người Nhật không chấp nhận Tha-Thứ, Tha-Thứ cách nhưng không! Người Nhật không Tha-Thứ cách nhưng không! Nhật ngữ có từ tương đương với Tha-Thứ, nhưng thật ra là Trả-Giá. Trả-Giá có nghĩa là: nếu bạn Lầm-Lẫn thì bạn phải Trả-Giá cái Lầm-Lẫn của bạn! Bạn phải đền bù, chứ không có chuyện được tha thứ! Để giải thích giáo huấn của Đức Chúa GIÊSU KITÔ dạy rằng: Hãy tha thứ thì các con sẽ được thứ tha thì cần phải nói gần như ngược lại hoặc trình bày cách khác!
Người Nhật cũng không có ý niệm và ngôn từ về ngôi-vị (persona) mà chỉ có cá-thể (individuo). Họ nói đến 50, 100 cá-thể chứ không bao giờ nói đến 50, 100 ngôi-vị, nghĩa là mỗi người có nhân cách riêng, khác biệt người này với người kia, và tất cả đều có quyền lợi và bổn phận như nhau. Trong khi cá-thể chỉ là con số của một nhóm. Chính vì thế mà người Nhật không thể nào hiểu lời giải thích về giá trị tuyệt đối của mỗi ngôi vị - nam cũng như nữ - người lành mạnh cũng như kẻ tàn tật, người giàu sang cũng như kẻ nghèo hèn, hạng trí thức cũng như người vô học v,v.
Nhật Bản thiếu khái niệm về THIÊN CHÚA. THIÊN CHÚA như là Ngôi-Vị, là Đấng dựng nên trời đất và con người, Đấng đã nhập thể làm người để cứu rỗi loài người bằng cái chết trên Thánh Giá. THIÊN CHÚA là Đấng Nhân Hậu và Từ Bi chỉ mong muốn điều thiện hảo cho mỗi một người, hơn cả chính con người mong muốn điều tốt lành cho mình, bởi vì chúng ta là con cái THIÊN CHÚA.
Người Nhật tin nơi THIÊN CHÚA Tạo Thành nhưng với một dung mạo huyền-bí, mù-mờ, không thể nào nhận biết được! Nghĩa là, không thể biết THIÊN CHÚA nghĩ gì và muốn gì. Do đó, không thể nói và giải thích cho người Nhật hiểu về sự Quan Phòng của THIÊN CHÚA. Người Nhật chỉ nghĩ về vận-mệnh, may-mắn, rủi-ro, về các thần lành hoặc thần dữ. Không có quan niệm đích thật về ”tôn giáo” mà chỉ có quan niệm về ”văn hóa quốc gia” bao gồm tất cả: ngôn ngữ, lịch sử, truyền thống, gia đình, y phục, cách thức thân thưa với các thần, với ”kami - thần đạo”. Nếu người Nhật đốt hương thắp nến hoặc bái lạy trong các đền chùa thì chỉ với mục đích duy nhất là giữ cho các vị thần và tổ tiên luôn làm điều lành, chứ không làm điều dữ cho họ. Người Nhật hoàn toàn không hiểu gì về CẦU NGUYỆN của Kitô Giáo. Một lần kia tôi giải thích với một nhóm tân tòng là chúng ta phải cầu nguyện với THIÊN CHÚA rằng: ”Lạy Chúa, xin cho thánh ý Chúa được thể hiện”, tức khắc họ phản công ngay:
- Ồ, không được! Không thể cầu nguyện như vậy! THIÊN CHÚA phải thực hiện ý muốn của con! Nếu không, làm sao có thể nói được THIÊN CHÚA là Cha và Ngài yêu thương con hết lòng?
Khi nói rằng chúng ta phải yêu mến THIÊN CHÚA thì người Nhật không hiểu chúng ta muốn nói gì. Họ không có ý niệm về Tình Yêu nhưng không, siêu nhiên. Khi nói tình yêu, người Nhật nghĩ ngay đến tình yêu phái tính hoặc chỉ yêu thương con cái và họ hàng.
Sở dĩ chúng ta đi đến với dân ngoại, với người không phải Kitô hữu, là vì chúng ta xác tín rằng, hết mọi dân tộc và hết mọi nền văn hóa đều cần đến Đấng Cứu Độ Duy Nhất là Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Các ”dân ngoại” - kể cả tín đồ hồi giáo và các người vô thần, các kẻ tục hóa của nước Ý này - không cần đến một tinh thần tôn giáo cho bằng cần đến Đấng Cứu Độ duy nhất là Đức Chúa GIÊSU KITÔ!
... Bấy giờ, ông Phêrô được đầy Thánh Thần, liền nói: ”Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Israel biết cho rằng: nhân danh chính Đức GIÊSU KITÔ, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đanh vào thập giá, và THIÊN CHÚA đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Sách Công Vụ Tông Đồ 4,8-12).
(”Mondo e Missione”, Missionari del PIME, Febbraio 2008, trang 81)
Giáo hội tại Trung quốc đón nhận thêm tín hữu
Phụng Nghi
23:07 31/03/2008
Rome (Zenit) – Cũng như những nơi khác trên thế giới, Giáo hội tại Trung quốc đã hân hoan chào đón các thành viên mới trong mùa Phục sinh năm nay.
Thông tấn xã Fides loan báo rằng chỉ trong giáo phận Hong Kong thôi đã có 2800 người chịu phép thanh tẩy vào dịp lễ Phục sinh.
Cộng đoàn Tie Ling ở Hoa lục đón nhận 9 thành viên mới, được rửa tội ngày Chủ nhật kính Lòng Thương xót Chúa, cộng thêm với 11 người khác chịu phép thanh tẩy hôm lễ Phục sinh. Thông tấn xã Fides cũng xác nhận đã có nhiều cộng đoàn Công giáo ở Hoa lục nhận được tín hữu mới trong mùa Phục sinh.
Theo báo Kong Ko, một tập san của giáo phận Hong Kong, trong số 2800 người tân tòng nói trên được rửa tội hôm lễ Phục sinh, đã gồm cả một gia đình có 4 chị em.
Người chị cả nói: “Tất cả chị em chúng tôi đều đã học ở các trường tiểu học và trung học Công giáo. Nền giáo dục Công giáo và các bạn bè Công giáo đã gieo vãi hạt giống Phúc âm nơi chúng tôi, khuyến khích chúng tôi tìm hiểu thêm về đức tin. Bây giờ chúng tôi hy vọng lại thuyết phục cha mẹ đến dự các lớp học giáo lý.”
Thông tấn xã Fides loan báo rằng chỉ trong giáo phận Hong Kong thôi đã có 2800 người chịu phép thanh tẩy vào dịp lễ Phục sinh.
Cộng đoàn Tie Ling ở Hoa lục đón nhận 9 thành viên mới, được rửa tội ngày Chủ nhật kính Lòng Thương xót Chúa, cộng thêm với 11 người khác chịu phép thanh tẩy hôm lễ Phục sinh. Thông tấn xã Fides cũng xác nhận đã có nhiều cộng đoàn Công giáo ở Hoa lục nhận được tín hữu mới trong mùa Phục sinh.
Theo báo Kong Ko, một tập san của giáo phận Hong Kong, trong số 2800 người tân tòng nói trên được rửa tội hôm lễ Phục sinh, đã gồm cả một gia đình có 4 chị em.
Người chị cả nói: “Tất cả chị em chúng tôi đều đã học ở các trường tiểu học và trung học Công giáo. Nền giáo dục Công giáo và các bạn bè Công giáo đã gieo vãi hạt giống Phúc âm nơi chúng tôi, khuyến khích chúng tôi tìm hiểu thêm về đức tin. Bây giờ chúng tôi hy vọng lại thuyết phục cha mẹ đến dự các lớp học giáo lý.”
Top Stories
Vietnam: Ces derniers mois, les conflits de propriété entre communautés catholiques et autorités civiles se sont multipliés
Eglises d’Asie
12:04 31/03/2008
Vietnam: Ces derniers mois, les conflits de propriété entre communautés catholiques et autorités civiles se sont multipliés
L’affaire de la Délégation apostolique de Hanoi, en se prolongeant (2), a masqué pendant un temps d’autres contestations en cours. Durant la même période, dans le centre et le sud du Vietnam, d’autres affaires liées à des confiscations datant de 1975 ont vu le jour, sous la forme de protestations écrites ou de manifestations de prière. A leur origine, on trouve des congrégations religieuses comme les Filles de la Charité ou les religieux rédemptoristes, ou encore de simples paroisses revendiquant des droits datant de plusieurs siècles.
Des manifestations de prière menées par les sœurs de Saint-Vincent de Paul ont eu lieu le 15 décembre 2007 puis le 17 mars 2008, à Saigon, au 30 de la rue Nguyên Thi Diêu, où se trouvait un ancien jardin d’enfants appartenant à leur congrégation, confisqué et transformé par le gouvernement. Le 17 mars, des centaines de religieuses, averties de travaux en cours sur la propriété contestée, se sont rassemblées sur les lieux pour demander l’arrêt des travaux. Les religieuses ont entamé une séance de prière autour de l’ancien jardin d’enfants. Sur leur insistance, un membre du Comité populaire de la ville est venu cosigner un procès-verbal enregistrant l’arrêt définitif des travaux. Après avoir rebouché les exclamations faites dans la matinée, l’entreprise de construction s’est alors retirée. A 17 h 15, après avoir entonné un chant d’action de grâce, les religieuses retournaient chez elles.
En 1975, les religieuses, devenues propriétaires des lieux à la suite d’un don de la Croix-Rouge française, y animaient un jardin d’enfants, ouvert en 1958.. Celui-ci fut pris en charge par les nouvelles autorités, qui en firent d’abord une école maternelle. En 1997, il fut confié à une entreprise nationale, qui loua les locaux pour y établir un dancing. Après de nombreux avatars, en dernier lieu, sa gestion avait été confiée à une entreprise nationale appelée « Commission des chemins de fer ».
Depuis le mois de mai 2005, les religieuses essaient de récupérer leur établissement. Quatre requêtes écrites et de nombreuses démarches n’ont obtenu aucun résultat. Des travaux ayant été entamés à l’intérieur du dancing, le 15 décembre 2007, les religieuses, au nombre de 70, organisèrent une première séance de prière devant le chantier. Plusieurs rencontres et de nouvelles requêtes n’ayant pas porté de fruits, les religieuses décidèrent alors d’organiser la récente manifestation du 17 mars dernier.
Dans la même période, une autre affaire a fait quelque bruit dans les milieux catholiques de Saigon. Le 28 février dernier, les fidèles de la paroisse de Thanh Câm était en train de construire un mur d’enceinte pour le terrain de la paroisse lorsque que des dizaines de policiers sont venus leur signifier d’arrêter les travaux. Alertés par le son de cloche, quelque 300 paroissiens sont arrivés sur les lieux, obligeant les forces de police à se retirer. Le terrain appartient à la paroisse depuis des centaines d’années. Mais il semble que les autorités civiles nourrissent certains projets à son sujet. Aux dernières nouvelles, le 18 mars dernier, les autorités locales ont coupé l’eau, l’électricité, interdit l’accès des lieux aux véhicules de transport. Cependant, les paroissiens continuent d’édifier le mur d’enceinte.
Dans le diocèse de Quy Nhon, les services de l’Education nationale ont pris l’initiative de démolir certains des éléments essentiels de l’école catholique de la paroisse de Quy Hoa. La population chrétienne a été scandalisée de l’attitude de l’Etat, qui, en 1975, avait pris en charge cette école, propriété de la paroisse depuis 1958. Une lettre de vives protestations a été envoyée aux autorités par le curé de la paroisse.
Les religieux rédemptoristes du Vietnam qui mènent déjà la lutte pour récupérer la partie accaparée de leur paroisse d’origine dans le Nord Vietnam, Thai Ha, se préoccupe également des travaux de construction et de démolitions effectués sur ce qui était avant 1975 leurs établissements de formation. Une lettre envoyée le 5 mars au Comité populaire de la province de Khanh Hoa proteste contre un projet prévoyant des constructions et des démolitions de l’ancien noviciat, à Nha Trang, devenu ensuite l’hôtel « Hirondelle de mer ». Une autre lettre signée du provincial des rédemptoristes, envoyée le 18 mars dernier, s’élève contre le projet de confiscation d’une partie de la propriété du monastère rédemptoristes à Da Lat, pour y construire un centre de poste et télécommunications.
(1) On peut trouver une chronologie des faits dans VietCatholic News du 18 mars 2008.
(Source: Eglises d’Asie - Dépêches du 31 MARS 2008)
L’affaire de la Délégation apostolique de Hanoi, en se prolongeant (2), a masqué pendant un temps d’autres contestations en cours. Durant la même période, dans le centre et le sud du Vietnam, d’autres affaires liées à des confiscations datant de 1975 ont vu le jour, sous la forme de protestations écrites ou de manifestations de prière. A leur origine, on trouve des congrégations religieuses comme les Filles de la Charité ou les religieux rédemptoristes, ou encore de simples paroisses revendiquant des droits datant de plusieurs siècles.
Des manifestations de prière menées par les sœurs de Saint-Vincent de Paul ont eu lieu le 15 décembre 2007 puis le 17 mars 2008, à Saigon, au 30 de la rue Nguyên Thi Diêu, où se trouvait un ancien jardin d’enfants appartenant à leur congrégation, confisqué et transformé par le gouvernement. Le 17 mars, des centaines de religieuses, averties de travaux en cours sur la propriété contestée, se sont rassemblées sur les lieux pour demander l’arrêt des travaux. Les religieuses ont entamé une séance de prière autour de l’ancien jardin d’enfants. Sur leur insistance, un membre du Comité populaire de la ville est venu cosigner un procès-verbal enregistrant l’arrêt définitif des travaux. Après avoir rebouché les exclamations faites dans la matinée, l’entreprise de construction s’est alors retirée. A 17 h 15, après avoir entonné un chant d’action de grâce, les religieuses retournaient chez elles.
En 1975, les religieuses, devenues propriétaires des lieux à la suite d’un don de la Croix-Rouge française, y animaient un jardin d’enfants, ouvert en 1958.. Celui-ci fut pris en charge par les nouvelles autorités, qui en firent d’abord une école maternelle. En 1997, il fut confié à une entreprise nationale, qui loua les locaux pour y établir un dancing. Après de nombreux avatars, en dernier lieu, sa gestion avait été confiée à une entreprise nationale appelée « Commission des chemins de fer ».
Depuis le mois de mai 2005, les religieuses essaient de récupérer leur établissement. Quatre requêtes écrites et de nombreuses démarches n’ont obtenu aucun résultat. Des travaux ayant été entamés à l’intérieur du dancing, le 15 décembre 2007, les religieuses, au nombre de 70, organisèrent une première séance de prière devant le chantier. Plusieurs rencontres et de nouvelles requêtes n’ayant pas porté de fruits, les religieuses décidèrent alors d’organiser la récente manifestation du 17 mars dernier.
Dans la même période, une autre affaire a fait quelque bruit dans les milieux catholiques de Saigon. Le 28 février dernier, les fidèles de la paroisse de Thanh Câm était en train de construire un mur d’enceinte pour le terrain de la paroisse lorsque que des dizaines de policiers sont venus leur signifier d’arrêter les travaux. Alertés par le son de cloche, quelque 300 paroissiens sont arrivés sur les lieux, obligeant les forces de police à se retirer. Le terrain appartient à la paroisse depuis des centaines d’années. Mais il semble que les autorités civiles nourrissent certains projets à son sujet. Aux dernières nouvelles, le 18 mars dernier, les autorités locales ont coupé l’eau, l’électricité, interdit l’accès des lieux aux véhicules de transport. Cependant, les paroissiens continuent d’édifier le mur d’enceinte.
Dans le diocèse de Quy Nhon, les services de l’Education nationale ont pris l’initiative de démolir certains des éléments essentiels de l’école catholique de la paroisse de Quy Hoa. La population chrétienne a été scandalisée de l’attitude de l’Etat, qui, en 1975, avait pris en charge cette école, propriété de la paroisse depuis 1958. Une lettre de vives protestations a été envoyée aux autorités par le curé de la paroisse.
Les religieux rédemptoristes du Vietnam qui mènent déjà la lutte pour récupérer la partie accaparée de leur paroisse d’origine dans le Nord Vietnam, Thai Ha, se préoccupe également des travaux de construction et de démolitions effectués sur ce qui était avant 1975 leurs établissements de formation. Une lettre envoyée le 5 mars au Comité populaire de la province de Khanh Hoa proteste contre un projet prévoyant des constructions et des démolitions de l’ancien noviciat, à Nha Trang, devenu ensuite l’hôtel « Hirondelle de mer ». Une autre lettre signée du provincial des rédemptoristes, envoyée le 18 mars dernier, s’élève contre le projet de confiscation d’une partie de la propriété du monastère rédemptoristes à Da Lat, pour y construire un centre de poste et télécommunications.
(1) On peut trouver une chronologie des faits dans VietCatholic News du 18 mars 2008.
(Source: Eglises d’Asie - Dépêches du 31 MARS 2008)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các Linh mục mới được bổ nhiệm thay thế trong Văn Phòng Thư ký HĐGMVN
LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
22:17 31/03/2008
Hội đồng Giám mục Việt Nam
Văn phòng Thư ký HĐGMVN
72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM
ĐT: (08) 8201829
Email: antnnson@hcm.vnn.vn; vptk.hdgm@gmail.com
Văn thư số 08/VT/08/HĐGM: Lời cám ơn của LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
TP.HCM, ngày 31-3-2008
Kính thưa: Quý cha,
Quý tu sĩ nam nữ
và anh chị em tín hữu
Trong Hội nghị Thường niên I/2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, từ 25-3 đến 27-3-2008, HĐGMVN đã chỉ định các thư ký mới cho Văn phòng Thư ký HĐGMVN, và linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm thay thế con trong nhiệm vụ này. Con đã hoàn thành thủ tục bàn giao với Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt và báo cáo công việc trong nhiệm kỳ 1998-2008, có văn bản đính kèm, và tổng kết thu chi với Đức Hồng y G.B Phạm Minh Mẫn.
Trong hơn 9 năm qua, Văn phòng Thư ký giáo tỉnh TP.HCM đã có nhiều hoạt động tốt đẹp theo sự đánh giá của HĐGMVN, như Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN, đã phát biểu trong lời cám ơn Văn phòng ngày 25-3-2008. Được như thế là nhờ ơn Chúa cũng như nhờ sự chỉ dẫn tận tình và giúp đỡ quảng đại của Đức Hồng y, các giám mục cũng như của quý cha, quý tu sĩ nam nữ và rất nhiều anh chị em. Văn phòng Thư ký, và riêng cá nhân con, xin hết lòng cám ơn tất cả quý vị. Xin quý vị tiếp tục nâng đỡ để hoạt động của văn phòng càng ngày càng phát triển.
Trong quá trình làm việc, con biết mình không thể không có những lầm lỗi và thiếu sót làm buồn lòng những người liên hệ, xin quý vị rộng lòng tha thứ cho con.
Kính chúc quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em dồi dào ân thánh và tràn đầy niềm vui của Chúa Phục Sinh.
Kính thư,
LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Hội đồng Giám mục Việt Nam
Văn phòng Thư ký HĐGMVN
72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM
ĐT: (08) 8201829
Email: antnnson@hcm.vnn.vn; vptk.hdgm@gmail.com
Văn thư số 07/VT/08/HĐGM
Tp. HCM, ngày 31-3-2008
THÔNG BÁO
Trích yếu: V/v Chuyển giao nhiệm vụ và email mới.
Trong kỳ họp Thường niên I/2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, từ 25-3 đến 27-3-2008, Hội đồng đã chỉ định các linh mục sau đây làm việc trong Văn phòng Thư ký HĐGMVN:
1. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giáo tỉnh TP.HCM, làm thư ký trưởng thay Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn.
2. Lm. Gioan Baotixita Ngô Đình Tiến, giáo tỉnh Huế, thay Lm. Phêrô Phan Xuân Thanh.
3. Lm. Giuse Dương Hữu Tình, giáo tỉnh Hà Nội, thay Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân.
Từ nay, mọi hoạt động liên lạc thuộc Văn phòng Thư ký Thường trực, xin liên lạc với cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm và các cha thư ký liên hệ.
Email mới của Văn phòng Thư ký là: vptk.hdgm@gmail.com
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn hiện đang là Tổng Thư ký của Uỷ ban Bác ái Xã hội – Caritas Việt Nam, và đồng thời là Tổng Thư ký của Uỷ ban Truyền thông Xã hội.
Vì thế,
• TCác vấn đề bác ái xã hội liên quan đến người nghèo khổ (mồ côi, di dân), bệnh tật (phong cùi, HIV/AIDS, nghiện ma tuý, nghiện rượu…), các nạn nhân thiên tai, tệ nạn xã hội, trợ cấp học sinh tàn tật… Xin liên hệ với UB BAXH theo địa chỉ và email sau:
72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM
Email: ubbaxh_vn@hcm.vnn.vn
• TCác vấn đề liên quan đến thông tin như: sách báo, băng hình, phim ảnh, ấn loát, internet và trang web của HĐGM, xin liên hệ với UB TTXH theo địa chỉ và email sau:
72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM
Email: vpubttxh@gmail.com / ubttxh@hdgmvietnam.org
Xin chân thành cám ơn.
Văn phòng Thư ký HĐGMVN
Văn phòng Thư ký HĐGMVN
72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM
ĐT: (08) 8201829
Email: antnnson@hcm.vnn.vn; vptk.hdgm@gmail.com
Văn thư số 08/VT/08/HĐGM: Lời cám ơn của LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
TP.HCM, ngày 31-3-2008
Kính thưa: Quý cha,
Quý tu sĩ nam nữ
và anh chị em tín hữu
Trong Hội nghị Thường niên I/2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, từ 25-3 đến 27-3-2008, HĐGMVN đã chỉ định các thư ký mới cho Văn phòng Thư ký HĐGMVN, và linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm thay thế con trong nhiệm vụ này. Con đã hoàn thành thủ tục bàn giao với Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt và báo cáo công việc trong nhiệm kỳ 1998-2008, có văn bản đính kèm, và tổng kết thu chi với Đức Hồng y G.B Phạm Minh Mẫn.
Trong hơn 9 năm qua, Văn phòng Thư ký giáo tỉnh TP.HCM đã có nhiều hoạt động tốt đẹp theo sự đánh giá của HĐGMVN, như Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN, đã phát biểu trong lời cám ơn Văn phòng ngày 25-3-2008. Được như thế là nhờ ơn Chúa cũng như nhờ sự chỉ dẫn tận tình và giúp đỡ quảng đại của Đức Hồng y, các giám mục cũng như của quý cha, quý tu sĩ nam nữ và rất nhiều anh chị em. Văn phòng Thư ký, và riêng cá nhân con, xin hết lòng cám ơn tất cả quý vị. Xin quý vị tiếp tục nâng đỡ để hoạt động của văn phòng càng ngày càng phát triển.
Trong quá trình làm việc, con biết mình không thể không có những lầm lỗi và thiếu sót làm buồn lòng những người liên hệ, xin quý vị rộng lòng tha thứ cho con.
Kính chúc quý cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em dồi dào ân thánh và tràn đầy niềm vui của Chúa Phục Sinh.
Kính thư,
LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Hội đồng Giám mục Việt Nam
Văn phòng Thư ký HĐGMVN
72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM
ĐT: (08) 8201829
Email: antnnson@hcm.vnn.vn; vptk.hdgm@gmail.com
Văn thư số 07/VT/08/HĐGM
Tp. HCM, ngày 31-3-2008
THÔNG BÁO
Trích yếu: V/v Chuyển giao nhiệm vụ và email mới.
Trong kỳ họp Thường niên I/2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu, từ 25-3 đến 27-3-2008, Hội đồng đã chỉ định các linh mục sau đây làm việc trong Văn phòng Thư ký HĐGMVN:
1. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giáo tỉnh TP.HCM, làm thư ký trưởng thay Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn.
2. Lm. Gioan Baotixita Ngô Đình Tiến, giáo tỉnh Huế, thay Lm. Phêrô Phan Xuân Thanh.
3. Lm. Giuse Dương Hữu Tình, giáo tỉnh Hà Nội, thay Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân.
Từ nay, mọi hoạt động liên lạc thuộc Văn phòng Thư ký Thường trực, xin liên lạc với cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm và các cha thư ký liên hệ.
Email mới của Văn phòng Thư ký là: vptk.hdgm@gmail.com
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn hiện đang là Tổng Thư ký của Uỷ ban Bác ái Xã hội – Caritas Việt Nam, và đồng thời là Tổng Thư ký của Uỷ ban Truyền thông Xã hội.
Vì thế,
• TCác vấn đề bác ái xã hội liên quan đến người nghèo khổ (mồ côi, di dân), bệnh tật (phong cùi, HIV/AIDS, nghiện ma tuý, nghiện rượu…), các nạn nhân thiên tai, tệ nạn xã hội, trợ cấp học sinh tàn tật… Xin liên hệ với UB BAXH theo địa chỉ và email sau:
72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM
Email: ubbaxh_vn@hcm.vnn.vn
• TCác vấn đề liên quan đến thông tin như: sách báo, băng hình, phim ảnh, ấn loát, internet và trang web của HĐGM, xin liên hệ với UB TTXH theo địa chỉ và email sau:
72/12 Trần Quốc Toản, P.8, Q.3, TP.HCM
Email: vpubttxh@gmail.com / ubttxh@hdgmvietnam.org
Xin chân thành cám ơn.
Văn phòng Thư ký HĐGMVN
Phái đoàn Giới Trẻ Việt nam tại Hoa Kỳ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 Sydney
Nhóm Trẻ 117
10:43 31/03/2008
Ngày 28, tháng 3, 2008
Dear friends in Christ,
As of March 28, 2008, a total 55 American Catholic youths (and some not so young) of Vietnamese descent have registered with Youth 117 to take part in the World Youth Day this summer. Some of them will also travel to Vietnam to visit their father’s land and to volunteer in a medical mission before the World Youth Day.
The biggest group of 28 pilgrims come from the State of Washington. Next come 17 young adults from Orange County. Others are from Houston, TX, the Bay Area – California. Excitingly, for the first time, Youth 117 has found new recruits from Bakersfield, CA and Louisville, KY
Among the pilgrims there are huynh trưởng and dự trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, Sinh viên Công Giáo, and other youth leaders. Accompanying them are 4 priests (2 Salesians and 2 diocesan), 5 sisters from the community of the Dominican Sisters in Houston, TX, and some veterans World Youth Day participants. These young Vietnamese will join with over 120,000 young people from outside of Australia and the Pacific Oceania who will make their pilgrimage to Sydney with the Holy Father, Pope Benedict XVI and their Australian brothers and sisters.
At this point, there are 11 spots available with Youth 117 for the Australia trip with flights. These places are available only until the end of Wednesday, April 3, 2008.
The schedule of this trip is as follows:
July 07: leaving LAX at 11:50 PM on Qantas Airways
July 09: arriving Sydney at 7:25 AM, then transfering to Melbourne
July 09 – 14: Days in the Diocese and visiting Melbourne and vicinity
July 14: (early AM) leaving Melbourne for Sydney
July 15 – 20 World Yout Day
July 23: leaving Sydney at 1:25 PM for LAX (arriving 9:45 AM same day)
The fee for this package is $3, 412 (this price reflects a $120 discount thanks to a donation from Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam). At this point, a minimum payment of $2,000 is requested together with the registration form. There is also the possibility of arranging one’s own flights to Australia and join Youth 117 for this marvelous faith-filled event. For more information, please contact us by phone at 732-991-6722, by email to wydviet@gmail.com, Registration Form and other details are available at our website: www.vietmartyrs.org
Linh hướng Nhóm Trẻ 117
L.m. Đồng Minh Quang
L.m. Nguyễn Hoài Chương, SDB
L.m. Trần Công Danh, SDB
L.m. Vũ Hải Đăng, SDD
Viện chữa mắt Trung ương, niềm hy vọng của hai em An Khánh
Đàm Nguyên
11:11 31/03/2008
THÁI BÌNH, Việt Nam – Như chúng tôi đã đưa tin trước về tình trạng của cặp song sinh An-Khánh, nay chúng tôi xin cập nhật về tình trạng sức khỏe của 2 em.
Việc ưu tiên là cần phải cứu chữa đôi mắt cho cặp song sinh An-Khánh càng sớm càng tốt, nên những người có trách nhiệm 2 em nhỏ đầy thương tâm này đã quyết định đưa các em đi lên bệnh viện cấp cao nhất của cả nước Việt Nam để khám chữa mắt.
Đây là lần thứ 2 được đưa đi thủ đô Hà Nội đối với An-Khánh kể từ khi Cha Huynh và Thầy Phương đưa hai em về Thái Bình cưu mang, nuôi dạy và chữa chạy. Lần thứ nhất được đưa đến Viện Da Liễu Trung Ương để các chuyên khoa bậc thầy của cả nước chuẩn đoán, nhưng họ đâu có khám xét gì, họ chỉ nhìn qua và nói vài lời tội nghiệp rồi phán bệnh mà lắc đầu “bó tay”. Có thể nền y học Việt Nam xin thua loại bệnh ngoài da của An-Khánh thật. Qua đây, xin chuyển dẫn lời kêu cứu thảm thương của An-Khánh đến các chuyên gia ngoại quốc. Chúng tôi đợi chờ thông tin từ Quý Vị.
Lần thứ hai, hôm 24-3, An-Khánh được đưa đi Viện Mắt Trung Ương với hy vọng nơi đây sẽ cứu giúp đôi mắt, cửa sổ tâm hồn của hai em. Cùng dẫn đưa hai em đi hôm đó có Thầy Phương là cộng sự viên của Cha Huynh, Nữ tu Hoà của dòng Mân Côi và tôi cũng được đi ké. Bệnh viện phong-da liễu Vân Môn đã cấp một tài xế và xe của cơ quan để chở mọi người đi. Khi đến nơi chúng tôi không quen biết nên phải chờ đợi, cuối cùng có một bác sĩ Công Giáo ở bệnh viện khác đến giúp chúng tôi. Nhờ vị bác sĩ đồng hương Thái Bình này mà việc làm thủ tục và dẫn đưa đi đến các trạm, các khoa, các phòng ban được xuôi thuận và dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy khi các em được dẫn đưa đi đến đâu, thì ở nơi đó từ y bác sĩ đến các bệnh nhân đều nhìn các em với con mắt kinh rợn và khiếp sợ, hoạ huần mới có người động lòng trắc ẩn hỏi thăm. Tôi xin được trích dẫn lời của một bác sĩ trưởng khoa nói về chúng tôi rằng: những người này làm việc nhân đạo cho hai cháu, vậy mà các nhân viên của mình lại nói “eo ơi”, thật là nhố nhăng!
Sau khi làm thủ tục giấy tờ và nộp lệ phí khám bệnh, chúng tôi dẫn các em đến phòng kiểm tra và đo mắt, rồi người ta viết giấy đưa cho chúng tôi bế 2 em đến khoa nhi, sau khi thăm khám ở khoa nhi xong, nữ giáo sư tiến sĩ trưởng khoa nhi lại viết giấy đưa cho chúng tôi đưa các cháu lên chuyên khoa khác (tôi không nhớ rõ), ở đây bác sĩ trưởng khoa không có ở phòng, chúng tôi ngồi chờ đợi, rồi người ta trả lại số khám bệnh cho chúng tôi và hẹn đầu giờ chiều đến.
Sau khi tìm chỗ ăn trưa cho qua bữa xong, chúng tôi trở lại bệnh viện, nộp sổ và chờ đợi hồi lâu, cuối cùng được gọi vào khám. Bác sĩ trưởng khoa ở đây xác định một mắt của bé trai Khánh đã bị nổ và mù hoàn toàn. Cả hai em đều bị lộn mi mắt do bộ phận da co kéo. Xem ra các chuyên gia cũng lại bó tay với hai trường hợp này và họ nói đây là trường hợp đầu tiên họ gặp trong nghề. Các bác sĩ hẹn chúng tôi 3 tháng sau đưa đến khám lại và nói nếu có đoàn chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam thì hy vọng họ sẽ giúp được, khi đó mới quyết định là có phẫu thuật được hay không. Họ đưa cho chúng tôi mấy lọ thuốc và dặn về nhỏ vào mắt các cháu hàng ngày.
Chúng tôi ra về khi trời đã xế chiều và tối. Chúng tôi ghé vào một quán ăn bên đường để ăn tối, một số người ở đây cảm thương hai em nên họ đã cho bánh và sữa, họ túm tụm lại nhìn xem 2 đứa trẻ tội nghiệp mà họ chưa bao giờ gặp. Chúng tôi kể tóm tắt cho họ nghe những việc chúng tôi đang làm cho An và Khánh. Chúng tôi chờ đợi 3 tháng sau đi khám lại. Còn chờ đợi là còn hy vọng.
Tôi chia tay, về đường của mình, xe chở An-Khánh, thầy Phương và dì Hoà về Thái Bình. Trong đầu tôi hiện ra những ánh mắt trẻ thơ ngày nào tôi còn đứng trên bục giảng để dạy học ở một mái trường tiểu học và trung học cơ sở ở miền quê. Tôi từ bỏ nghề sư phạm để đi theo một lý tưởng khác cũng gần gũi với trẻ thơ và những lứa tuổi đang cắp sách tới trường. Tôi nghĩ đến An và Khánh, nghĩ tới quyền của một trẻ em, và tự hỏi mình rằng: An và Khánh có cái "quyền" của một "trẻ em" hay không?!
damnguyensc@gmail.com
Hai em An và Khánh |
Đây là lần thứ 2 được đưa đi thủ đô Hà Nội đối với An-Khánh kể từ khi Cha Huynh và Thầy Phương đưa hai em về Thái Bình cưu mang, nuôi dạy và chữa chạy. Lần thứ nhất được đưa đến Viện Da Liễu Trung Ương để các chuyên khoa bậc thầy của cả nước chuẩn đoán, nhưng họ đâu có khám xét gì, họ chỉ nhìn qua và nói vài lời tội nghiệp rồi phán bệnh mà lắc đầu “bó tay”. Có thể nền y học Việt Nam xin thua loại bệnh ngoài da của An-Khánh thật. Qua đây, xin chuyển dẫn lời kêu cứu thảm thương của An-Khánh đến các chuyên gia ngoại quốc. Chúng tôi đợi chờ thông tin từ Quý Vị.
Lần thứ hai, hôm 24-3, An-Khánh được đưa đi Viện Mắt Trung Ương với hy vọng nơi đây sẽ cứu giúp đôi mắt, cửa sổ tâm hồn của hai em. Cùng dẫn đưa hai em đi hôm đó có Thầy Phương là cộng sự viên của Cha Huynh, Nữ tu Hoà của dòng Mân Côi và tôi cũng được đi ké. Bệnh viện phong-da liễu Vân Môn đã cấp một tài xế và xe của cơ quan để chở mọi người đi. Khi đến nơi chúng tôi không quen biết nên phải chờ đợi, cuối cùng có một bác sĩ Công Giáo ở bệnh viện khác đến giúp chúng tôi. Nhờ vị bác sĩ đồng hương Thái Bình này mà việc làm thủ tục và dẫn đưa đi đến các trạm, các khoa, các phòng ban được xuôi thuận và dễ dàng hơn.
Khám nghiệm mắt cho các em |
Sau khi làm thủ tục giấy tờ và nộp lệ phí khám bệnh, chúng tôi dẫn các em đến phòng kiểm tra và đo mắt, rồi người ta viết giấy đưa cho chúng tôi bế 2 em đến khoa nhi, sau khi thăm khám ở khoa nhi xong, nữ giáo sư tiến sĩ trưởng khoa nhi lại viết giấy đưa cho chúng tôi đưa các cháu lên chuyên khoa khác (tôi không nhớ rõ), ở đây bác sĩ trưởng khoa không có ở phòng, chúng tôi ngồi chờ đợi, rồi người ta trả lại số khám bệnh cho chúng tôi và hẹn đầu giờ chiều đến.
Sau khi tìm chỗ ăn trưa cho qua bữa xong, chúng tôi trở lại bệnh viện, nộp sổ và chờ đợi hồi lâu, cuối cùng được gọi vào khám. Bác sĩ trưởng khoa ở đây xác định một mắt của bé trai Khánh đã bị nổ và mù hoàn toàn. Cả hai em đều bị lộn mi mắt do bộ phận da co kéo. Xem ra các chuyên gia cũng lại bó tay với hai trường hợp này và họ nói đây là trường hợp đầu tiên họ gặp trong nghề. Các bác sĩ hẹn chúng tôi 3 tháng sau đưa đến khám lại và nói nếu có đoàn chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam thì hy vọng họ sẽ giúp được, khi đó mới quyết định là có phẫu thuật được hay không. Họ đưa cho chúng tôi mấy lọ thuốc và dặn về nhỏ vào mắt các cháu hàng ngày.
Chúng tôi ra về khi trời đã xế chiều và tối. Chúng tôi ghé vào một quán ăn bên đường để ăn tối, một số người ở đây cảm thương hai em nên họ đã cho bánh và sữa, họ túm tụm lại nhìn xem 2 đứa trẻ tội nghiệp mà họ chưa bao giờ gặp. Chúng tôi kể tóm tắt cho họ nghe những việc chúng tôi đang làm cho An và Khánh. Chúng tôi chờ đợi 3 tháng sau đi khám lại. Còn chờ đợi là còn hy vọng.
Tôi chia tay, về đường của mình, xe chở An-Khánh, thầy Phương và dì Hoà về Thái Bình. Trong đầu tôi hiện ra những ánh mắt trẻ thơ ngày nào tôi còn đứng trên bục giảng để dạy học ở một mái trường tiểu học và trung học cơ sở ở miền quê. Tôi từ bỏ nghề sư phạm để đi theo một lý tưởng khác cũng gần gũi với trẻ thơ và những lứa tuổi đang cắp sách tới trường. Tôi nghĩ đến An và Khánh, nghĩ tới quyền của một trẻ em, và tự hỏi mình rằng: An và Khánh có cái "quyền" của một "trẻ em" hay không?!
damnguyensc@gmail.com
10.000 người tham dự thánh lễ Lòng Thương Xót Chúa tại Trung tâm Mục vụ ở Saigòn
Maria Vũ Loan
11:34 31/03/2008
SAIGÒN - Chiều Chúa nhật ngày 30/3/2008, khoảng mười ngàn người từ nhiều giáo xứ đổ về Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Sài Gòn để tham dự đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Một đại lễ dành cho tất cả những ai có lòng tôn kính Lòng Thương Xót Chúa.
Nắng chiều vừa tắt, từng đoàn, từng nhóm, từng tốp người đã lũ lượt đổ về Trung tâm. Lượng người mỗi lúc một đông làm Ban tổ chức rất vất vả mới có được sự trật tự, nhịp nhàng từ lễ đài đến khu vực sát cổng chào. Tất cả các ghế được tận dụng. Và khi bắt đầu phần cầu nguyện khai mạc thì chỉ còn chỗ đứng ở gần cổng ra vào.
Thử tưởng tượng hàng chục ngàn người cùng lần chuỗi, cùng cất lên một lời kinh - đó là một hình ảnh đẹp hòa với những giai điệu âm thanh của lời kinh mà người ta không thể tự sáng tạo, chỉ có lòng yêu mến và niềm tin mới làm nên được.
Hôm nay, người dự lại được gặp gỡ những chứng nhân nhưng là chứng nhân của Lòng Thương Xót Chúa.
Đúng vậy; khi anh Nguyễn Văn Tâm cho mọi người biết sự tàn khốc của chiến tranh đã khiến anh trở thành một đứa bé tàn phế cụt một chân, mất một bộ phận mà người ta thường nhờ đó mà phân biệt đó là bé trai hay gái. Được đưa vào trại mồ côi, lớn lên vào đời lăn lóc bằng bao nhiêu thứ nghề kiếm sống với thân thể khiếm khuyết đó. Anh khẩn khoản van nài Chúa cho anh một…đứa con nuôi (một đứa trẻ lẫm chẫn đi mà mẹ mới chết, cha nó quyết định trao nó cho anh) thì điều đó thành hiện thực. Rồi Chúa còn thương cho anh vược qua cơn bệnh rất nặng cách đây hai năm. Và giờ đây cậu con trai nuôi ấy đã mười bảy tuổi và đang được một người hảo tâm cho học nghề.
Lòng Thương Xót Chúa còn đến bất ngờ với bạn Hồ Văn Luyện, nghiện ma túy năm hai mươi tuổi, bị nhiễn HIV, vật vã mãi trong vũng lầy mà không thể nào rút chân ra được, gia đình rất khổ sở…một ngày nọ, tượng Chúa Giêsu ở nhà bên cạnh chảy máu, bạn chạy sang xem, rồi xúc động, rồi tự hối và quyết tâm cai nghiện, nhờ ơn Chúa lạ lùng, bạn cai nghiện được mà không phải mất quá một trăm ngàn đồng. Rồi tham gia vào Gia Đình Thánh Tâm lại còn là Giáo Lý viên nữa. Không có lòng thương xót của Chúa làm sao bạn có thể đổi đời được như thế?
Hôm nay, trên khán đài, chẳng có một giọng ca nổi tiếng nào mà chỉ có hai cô ca sĩ khuyết tật. Ca sĩ Thủy Tiên hát bài Tình Chúa, còn ca sĩ Phương Dung, chống nạng trên khán đài, hát trong tiếng đàn guitar và tiếng harmonica của anh Thế Vinh, một người chỉ còn một cánh tay. Mà cuộc đời của ba bạn trẻ này cũng được bao bọc bởi Lòng Chúa Thương Xót.
Trước khi Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, chủ tịch Ủy ban Phụng tự, chủ sự thánh lễ đồng tế, Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Hòa, chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc, đã lên chia sẻ với mọi người về câu hỏi: “Cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa ở Hoa Kỳ sinh hoạt thế nào?” Đức Cha đã trả lời ngắn gọn giới thiệu một cộng đoàn ở Long Beach, Hoa Kỳ thường tổ chức đại lễ có rất đông người tham dự. Bên cạnh đó, cộng đoàn còn có những phương tiện để quảng bá Lòng Thương Xót Chúa như làm đĩa DVD, thực hiện một tờ báo…Đức Cha còn nói qua về chương trình riêng của Tòa Thánh sắp tới trong việc tổ chức kính Lòng Thương Xót Chúa tại các châu lục, các quốc gia và toàn thế giới tại Rôma.
Tiếp lời Đức cha Phaolô, cha Giám đốc Trung tâm Mục vụ đã chia sẻ thông điệp của Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, rất xúc tích và ý nghĩa.
Trong thánh lễ, vị chủ tế đã dẫn chứng khá nhiều sự việc Chúa làm khiến cho nhiều người nhận ra lòng xót thương của Thiên Chúa; và mười ngàn tấm ảnh Lòng Thương Xót Chúa đã được làm phép để trao đến tay mọi người.
Theo một suy nghĩ khác nữa, có tính cá nhân của người viết bản tin này, thì ở nơi nào có đau khổ thì ắt có lòng thương xót của Chúa. Tình thương này có rải đều như những cơn mưa từ trên cao đổ xuống không? Chắc là lòng thương xót ấy phải tỉ lệ thuận với sự đau khổ của mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Thỉnh thoảng con người thường ném cho nhau một chút lòng thương hại, còn Thiên Chúa lại trao tặng lòng xót thương. Tiếc rằng lòng thương hại và lòng thương xót khác nhau nhiều! Ai ôm lấy lòng thương xót của Chúa rồi bung ra cho anh em thì tuyệt vời! Ai chỉ quen gieo vãi lòng thương hại thì quả là… tội nghiệp cho người ấy!
Chỉ có điều những đối tượng được thương xót có hiểu và nhận ra tình thương đó đang phủ tràn trên nỗi đau của mình. Nếu lòng nhân từ của Thiên Chúa yêu thương, quan tâm, đỡ nâng, vực dậy, trợ sức …mà con người không nhận ra, không đưa tay víu lấy lòng thương xót ấy thì dường như nỗi khổ đau đó lại chảy ngược về Thiên Chúa làm cho Người đau âm ỉ vì lòng thương xót được ban phát đi mà không no thỏa.
Đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa của giáo phận Sài Gòn kết thúc thành công rực rỡ. Dòng người khổng lồ chảy từ sân Trung tâm Mục vụ Giáo phận ra các nẻo đường trông đẹp làm sao!
Nắng chiều vừa tắt, từng đoàn, từng nhóm, từng tốp người đã lũ lượt đổ về Trung tâm. Lượng người mỗi lúc một đông làm Ban tổ chức rất vất vả mới có được sự trật tự, nhịp nhàng từ lễ đài đến khu vực sát cổng chào. Tất cả các ghế được tận dụng. Và khi bắt đầu phần cầu nguyện khai mạc thì chỉ còn chỗ đứng ở gần cổng ra vào.
Thử tưởng tượng hàng chục ngàn người cùng lần chuỗi, cùng cất lên một lời kinh - đó là một hình ảnh đẹp hòa với những giai điệu âm thanh của lời kinh mà người ta không thể tự sáng tạo, chỉ có lòng yêu mến và niềm tin mới làm nên được.
Hôm nay, người dự lại được gặp gỡ những chứng nhân nhưng là chứng nhân của Lòng Thương Xót Chúa.
Đúng vậy; khi anh Nguyễn Văn Tâm cho mọi người biết sự tàn khốc của chiến tranh đã khiến anh trở thành một đứa bé tàn phế cụt một chân, mất một bộ phận mà người ta thường nhờ đó mà phân biệt đó là bé trai hay gái. Được đưa vào trại mồ côi, lớn lên vào đời lăn lóc bằng bao nhiêu thứ nghề kiếm sống với thân thể khiếm khuyết đó. Anh khẩn khoản van nài Chúa cho anh một…đứa con nuôi (một đứa trẻ lẫm chẫn đi mà mẹ mới chết, cha nó quyết định trao nó cho anh) thì điều đó thành hiện thực. Rồi Chúa còn thương cho anh vược qua cơn bệnh rất nặng cách đây hai năm. Và giờ đây cậu con trai nuôi ấy đã mười bảy tuổi và đang được một người hảo tâm cho học nghề.
Lòng Thương Xót Chúa còn đến bất ngờ với bạn Hồ Văn Luyện, nghiện ma túy năm hai mươi tuổi, bị nhiễn HIV, vật vã mãi trong vũng lầy mà không thể nào rút chân ra được, gia đình rất khổ sở…một ngày nọ, tượng Chúa Giêsu ở nhà bên cạnh chảy máu, bạn chạy sang xem, rồi xúc động, rồi tự hối và quyết tâm cai nghiện, nhờ ơn Chúa lạ lùng, bạn cai nghiện được mà không phải mất quá một trăm ngàn đồng. Rồi tham gia vào Gia Đình Thánh Tâm lại còn là Giáo Lý viên nữa. Không có lòng thương xót của Chúa làm sao bạn có thể đổi đời được như thế?
Hôm nay, trên khán đài, chẳng có một giọng ca nổi tiếng nào mà chỉ có hai cô ca sĩ khuyết tật. Ca sĩ Thủy Tiên hát bài Tình Chúa, còn ca sĩ Phương Dung, chống nạng trên khán đài, hát trong tiếng đàn guitar và tiếng harmonica của anh Thế Vinh, một người chỉ còn một cánh tay. Mà cuộc đời của ba bạn trẻ này cũng được bao bọc bởi Lòng Chúa Thương Xót.
Trước khi Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, chủ tịch Ủy ban Phụng tự, chủ sự thánh lễ đồng tế, Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Hòa, chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc, đã lên chia sẻ với mọi người về câu hỏi: “Cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa ở Hoa Kỳ sinh hoạt thế nào?” Đức Cha đã trả lời ngắn gọn giới thiệu một cộng đoàn ở Long Beach, Hoa Kỳ thường tổ chức đại lễ có rất đông người tham dự. Bên cạnh đó, cộng đoàn còn có những phương tiện để quảng bá Lòng Thương Xót Chúa như làm đĩa DVD, thực hiện một tờ báo…Đức Cha còn nói qua về chương trình riêng của Tòa Thánh sắp tới trong việc tổ chức kính Lòng Thương Xót Chúa tại các châu lục, các quốc gia và toàn thế giới tại Rôma.
Tiếp lời Đức cha Phaolô, cha Giám đốc Trung tâm Mục vụ đã chia sẻ thông điệp của Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II, rất xúc tích và ý nghĩa.
Trong thánh lễ, vị chủ tế đã dẫn chứng khá nhiều sự việc Chúa làm khiến cho nhiều người nhận ra lòng xót thương của Thiên Chúa; và mười ngàn tấm ảnh Lòng Thương Xót Chúa đã được làm phép để trao đến tay mọi người.
Theo một suy nghĩ khác nữa, có tính cá nhân của người viết bản tin này, thì ở nơi nào có đau khổ thì ắt có lòng thương xót của Chúa. Tình thương này có rải đều như những cơn mưa từ trên cao đổ xuống không? Chắc là lòng thương xót ấy phải tỉ lệ thuận với sự đau khổ của mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Thỉnh thoảng con người thường ném cho nhau một chút lòng thương hại, còn Thiên Chúa lại trao tặng lòng xót thương. Tiếc rằng lòng thương hại và lòng thương xót khác nhau nhiều! Ai ôm lấy lòng thương xót của Chúa rồi bung ra cho anh em thì tuyệt vời! Ai chỉ quen gieo vãi lòng thương hại thì quả là… tội nghiệp cho người ấy!
Chỉ có điều những đối tượng được thương xót có hiểu và nhận ra tình thương đó đang phủ tràn trên nỗi đau của mình. Nếu lòng nhân từ của Thiên Chúa yêu thương, quan tâm, đỡ nâng, vực dậy, trợ sức …mà con người không nhận ra, không đưa tay víu lấy lòng thương xót ấy thì dường như nỗi khổ đau đó lại chảy ngược về Thiên Chúa làm cho Người đau âm ỉ vì lòng thương xót được ban phát đi mà không no thỏa.
Đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa của giáo phận Sài Gòn kết thúc thành công rực rỡ. Dòng người khổng lồ chảy từ sân Trung tâm Mục vụ Giáo phận ra các nẻo đường trông đẹp làm sao!
Thánh lễ Tạ Ơn của Gia đình Truyền Tin tại nhà thờ Ba Chuông
Minh Nguyên
12:57 31/03/2008
SAIGON, Chiều ngày 29 tháng 3 tại nhà thờ Đaminh – Ba Chuông, người lớn, trẻ em từ khắp nơi trở về hiệp dâng thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 15 năm thành lập Gia Đình Truyền Tin.
Trên gương mặt mọi người ánh lên một niềm vui hạnh phúc khó diễn tả bằng lời. Từng tốp người đứng tụ họp thành từng nhóm, đây áo xanh, kia áo nâu, chỗ nọ váy xanh lạ lùng nhất là những cô gái chàng trai trong y phục Tây Nguyên…đó là tất cả khách mời đặc biệt trong thánh lễ hôm nay. Người lớn thì ngồi xe lăn hoặc đặt tay trên vai nhau cùng đi, trẻ em tại các mái ấm thì mặc đồng phục í ới một vùng trời. Anh chị em trong gia đình Truyền Tin trong bộ đồng phục xanh tất bật lo toan sắp xếp chỗ ngồi, ổn định trật tự.
Gia Đình Truyền Tin được sinh ra từ một bài giảng. Quả thật vào lọat baì tĩnh tâm Mùa Vọng năm 1992 cho giới trẻ tại nhà thờ Ba Chuông, cha Px. Đào Trung Hiệu dòng Đaminh đã nhấn mạnh đến tình liên đới, liên kết để cùng nhau thực hiện những công tác xã hội, văn hoá hay cái gì khác…Chỉ bấy nhiêu thôi mà nhiều tâm hồn như cũng chỉ chờ có thế, Gia đình Truyền Tin ra đời.
15 năm công tác xã hội cho những anh chị em vùng sâu vùng xa, cho trẻ em chơi hội chợ, thăm và tặng quà các cô nhi, mái ấm, trại phong, anh chị em dân tộc…từ mũi Cà Mau đến vùng cao nguyên Pleiku đất đỏ. Biết bao vùng đất xa xôi anh chị em đã đi qua còn in đậm trên những trang viết của những quyển kỷ yếu mỗi năm phát hành một lần.
Thánh lễ hôm nay tôi tham dự cảm nhận rất khác. Các anh chị em từ rất nhiều mái ấm, nhà mở và xa xôi nhất là anh chị em dân tộc mãi trên Pleiku xa xôi. Mỗi đầu ghế đều có các Soeur phụ trách chăm sóc và cũng có rất nhiều màu tu phục. Các em khiếm thính, khiếm thị, bệnh down, thiểu năng…ngồi ngay ngắn trong nhà thờ. Có rất nhiều em không công giáo, vì tôi ngồi gần một mái ấm, đến khi hiệp lễ các em bỏ nhỏ nhau: Ai có đạo thì lên rước lễ kìa. Tôi nhìn hết 4 hàng ghế, mà chẳng em nào lên. Thánh lễ không phân biệt tôn giáo! Phần đọc thánh thư là hai em khiếm thị, nhưng đọc chữ nổi rất rõ ràng mạch lạc, chỉ có một khó khăn nhỏ là các em được những bạn sáng mắt dẫn lên. Ca đoàn cũng là các em khiếm thị. Bộ lễ hát bằng tiếng dân tộc Jarai do chính các em dân tộc và đoàn cồng chiêng mang từ Pleiku xuống, đặc biệt nữa là vừa hát bộ lễ vừa múa và vỗ tay theo nhịp, và thánh lễ rất sốt sáng nhờ những âm thanh nhịp nhàng của tất cả mọi người tham dự. Dâng của lễ do các anh chị em khuyết tật ngồi trên những chiếc xe lăn tay bưng lễ vật được anh chị em trong gia đình Truyền Tin đẩy lên. Tới phần hiệp lễ, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, cha Giuse Nguyễn Cao Luật, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh và các cha đi đến tận nơi anh chị em khuyết tật trao Mình Thành Chúa, những chiếc áo trắng hoà với anh chị em trong lòng nhà thờ Ba Chuông, một hình ảnh đẹp mà khó có được. Tôi căn máy mãi mà không thể bấm được một kiểu hình nào trọn vẹn để diễn tả sự phục vụ này.
Thánh lễ đặc biệt nữa là sau phần giảng bằng tiếng Kinh, Đức cha Micae giảng bằng tiếng dân tộc, mọi người cảm giác như Kontum- Saigon gần nhau lắm. Đức Cha nói: " Loan báo Tin Mừng, cử hành phụng vụ và thực thi bác ái là thế kiềng ba chân vững chắc của Hội thánh sơ khai, giữ được hài hoà thì thống nhất bằng không sẽ bị khủng hoảng và Đức Cha kết luận: Anh chị em trong Gia đình Đức Tin đã đi đúng hướng".
Nhìn những anh chị em tuổi còn rất trẻ, khoảng ngoài hai mươi và trên một chút đi lên tuyên hứa phục vụ Gia đình Truyền Tin mà cảm thấy lòng rất ấm. Ấm lòng vì còn rất nhiều người trẻ thao thức và lo toan cho những anh chị em kém may mắn, cho những anh chị em ở những nơi xa xôi, ấm lòng vì những hoạt động vất vả như thế mà không một chút lương bổng mà đôi khi phải bỏ " túi riêng", nhưng vẫn vui tươi phục vụ. Ấm lòng vì những nội quy của Gia đình Truyền Tin với điều kiện phải tham gia đều đặn với một tuổi trẻ giữa Saigon hoa lệ.
Thế mà Gia đình Truyền Tin vẫn có sự thu hút riêng với các bạn trẻ với sự phục vụ vô vị lợi. Mười lăm năm bên cạnh công tác phục vụ trẻ mồ côi, người già neo đơn, khuyết tật, những bệnh nhân phong, những người không may mắn và những anh chị em đang đau khổ về vật chất và tinh thần, Gia đình Truyền Tin vẫn còn những sinh hoạt phục vụ trong giáo xứ Đaminh- Ba Chuông như: coi xe, hát lễ chiều thứ năm đầu tháng, tĩnh tâm đầu tháng...và mở một shop hoa tươi nho nhỏ bên trong khuôn viên nhà thờ để làm quỹ đi công tác.
Sau thánh lễ là phần văn nghệ của các mái ấm, nhà mở...nhưng tiếc là trời thì đã tối, mà đường tôi về thì còn xa, đành bỏ lỡ dịp may được thưởng thức văn nghệ của các em.
Xin mượn lời Thầy phụ trách Gia đình Truyền Tin Phêrô Nguyễn Thành Tâm, OP trong lời ngỏ của tập kỷ yếu để kết như lời tâm tình của Gia đình Truyền Tin: "15 năm trong công việc bác ái, chúng con chẳng có gì là ồn ào to lớn cả, mỗi thành viên trong gia đình chúng con như cánh tay nối dài của quý vị ân nhân để đến với tha nhân, bởi tình yêu là cho đi, chính lúc học cách cho đi là mỗi khi thành viên trong Gia đình chúng con thấy mình nhận được rất nhiều.".
Trên gương mặt mọi người ánh lên một niềm vui hạnh phúc khó diễn tả bằng lời. Từng tốp người đứng tụ họp thành từng nhóm, đây áo xanh, kia áo nâu, chỗ nọ váy xanh lạ lùng nhất là những cô gái chàng trai trong y phục Tây Nguyên…đó là tất cả khách mời đặc biệt trong thánh lễ hôm nay. Người lớn thì ngồi xe lăn hoặc đặt tay trên vai nhau cùng đi, trẻ em tại các mái ấm thì mặc đồng phục í ới một vùng trời. Anh chị em trong gia đình Truyền Tin trong bộ đồng phục xanh tất bật lo toan sắp xếp chỗ ngồi, ổn định trật tự.
Gia Đình Truyền Tin được sinh ra từ một bài giảng. Quả thật vào lọat baì tĩnh tâm Mùa Vọng năm 1992 cho giới trẻ tại nhà thờ Ba Chuông, cha Px. Đào Trung Hiệu dòng Đaminh đã nhấn mạnh đến tình liên đới, liên kết để cùng nhau thực hiện những công tác xã hội, văn hoá hay cái gì khác…Chỉ bấy nhiêu thôi mà nhiều tâm hồn như cũng chỉ chờ có thế, Gia đình Truyền Tin ra đời.
15 năm công tác xã hội cho những anh chị em vùng sâu vùng xa, cho trẻ em chơi hội chợ, thăm và tặng quà các cô nhi, mái ấm, trại phong, anh chị em dân tộc…từ mũi Cà Mau đến vùng cao nguyên Pleiku đất đỏ. Biết bao vùng đất xa xôi anh chị em đã đi qua còn in đậm trên những trang viết của những quyển kỷ yếu mỗi năm phát hành một lần.
Thánh lễ hôm nay tôi tham dự cảm nhận rất khác. Các anh chị em từ rất nhiều mái ấm, nhà mở và xa xôi nhất là anh chị em dân tộc mãi trên Pleiku xa xôi. Mỗi đầu ghế đều có các Soeur phụ trách chăm sóc và cũng có rất nhiều màu tu phục. Các em khiếm thính, khiếm thị, bệnh down, thiểu năng…ngồi ngay ngắn trong nhà thờ. Có rất nhiều em không công giáo, vì tôi ngồi gần một mái ấm, đến khi hiệp lễ các em bỏ nhỏ nhau: Ai có đạo thì lên rước lễ kìa. Tôi nhìn hết 4 hàng ghế, mà chẳng em nào lên. Thánh lễ không phân biệt tôn giáo! Phần đọc thánh thư là hai em khiếm thị, nhưng đọc chữ nổi rất rõ ràng mạch lạc, chỉ có một khó khăn nhỏ là các em được những bạn sáng mắt dẫn lên. Ca đoàn cũng là các em khiếm thị. Bộ lễ hát bằng tiếng dân tộc Jarai do chính các em dân tộc và đoàn cồng chiêng mang từ Pleiku xuống, đặc biệt nữa là vừa hát bộ lễ vừa múa và vỗ tay theo nhịp, và thánh lễ rất sốt sáng nhờ những âm thanh nhịp nhàng của tất cả mọi người tham dự. Dâng của lễ do các anh chị em khuyết tật ngồi trên những chiếc xe lăn tay bưng lễ vật được anh chị em trong gia đình Truyền Tin đẩy lên. Tới phần hiệp lễ, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, cha Giuse Nguyễn Cao Luật, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh và các cha đi đến tận nơi anh chị em khuyết tật trao Mình Thành Chúa, những chiếc áo trắng hoà với anh chị em trong lòng nhà thờ Ba Chuông, một hình ảnh đẹp mà khó có được. Tôi căn máy mãi mà không thể bấm được một kiểu hình nào trọn vẹn để diễn tả sự phục vụ này.
Thánh lễ đặc biệt nữa là sau phần giảng bằng tiếng Kinh, Đức cha Micae giảng bằng tiếng dân tộc, mọi người cảm giác như Kontum- Saigon gần nhau lắm. Đức Cha nói: " Loan báo Tin Mừng, cử hành phụng vụ và thực thi bác ái là thế kiềng ba chân vững chắc của Hội thánh sơ khai, giữ được hài hoà thì thống nhất bằng không sẽ bị khủng hoảng và Đức Cha kết luận: Anh chị em trong Gia đình Đức Tin đã đi đúng hướng".
Nhìn những anh chị em tuổi còn rất trẻ, khoảng ngoài hai mươi và trên một chút đi lên tuyên hứa phục vụ Gia đình Truyền Tin mà cảm thấy lòng rất ấm. Ấm lòng vì còn rất nhiều người trẻ thao thức và lo toan cho những anh chị em kém may mắn, cho những anh chị em ở những nơi xa xôi, ấm lòng vì những hoạt động vất vả như thế mà không một chút lương bổng mà đôi khi phải bỏ " túi riêng", nhưng vẫn vui tươi phục vụ. Ấm lòng vì những nội quy của Gia đình Truyền Tin với điều kiện phải tham gia đều đặn với một tuổi trẻ giữa Saigon hoa lệ.
Thế mà Gia đình Truyền Tin vẫn có sự thu hút riêng với các bạn trẻ với sự phục vụ vô vị lợi. Mười lăm năm bên cạnh công tác phục vụ trẻ mồ côi, người già neo đơn, khuyết tật, những bệnh nhân phong, những người không may mắn và những anh chị em đang đau khổ về vật chất và tinh thần, Gia đình Truyền Tin vẫn còn những sinh hoạt phục vụ trong giáo xứ Đaminh- Ba Chuông như: coi xe, hát lễ chiều thứ năm đầu tháng, tĩnh tâm đầu tháng...và mở một shop hoa tươi nho nhỏ bên trong khuôn viên nhà thờ để làm quỹ đi công tác.
Sau thánh lễ là phần văn nghệ của các mái ấm, nhà mở...nhưng tiếc là trời thì đã tối, mà đường tôi về thì còn xa, đành bỏ lỡ dịp may được thưởng thức văn nghệ của các em.
Xin mượn lời Thầy phụ trách Gia đình Truyền Tin Phêrô Nguyễn Thành Tâm, OP trong lời ngỏ của tập kỷ yếu để kết như lời tâm tình của Gia đình Truyền Tin: "15 năm trong công việc bác ái, chúng con chẳng có gì là ồn ào to lớn cả, mỗi thành viên trong gia đình chúng con như cánh tay nối dài của quý vị ân nhân để đến với tha nhân, bởi tình yêu là cho đi, chính lúc học cách cho đi là mỗi khi thành viên trong Gia đình chúng con thấy mình nhận được rất nhiều.".
Tâm tình của ĐTC Gioan Phaolô II đối với Đất Nước và Giáo Hội Việt Nam
LM Vinhsơn Quốc Bình
15:39 31/03/2008
Tâm tình của ĐTC Gioan Phaolô II đối với Đất Nước và Giáo Hội Việt Nam
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng đã luôn dành cho đất nước và Giáo Hội Việt Nam những tình cảm hết sức đặc biệt. Chính Ngài đã tôn phong 117 vị Hiển Thánh Tử Đạo Việt Nam và Chân Phước Tử Đạo Anrê Phú Yên. Dưới triều đại Giáo Hoàng của Ngài, có 4 vị Hồng Y người Việt được tấn phong, trong đó có Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được Ngài rất mực yêu mến và tín nhiệm trao cho những trọng trách đặc biệt tại Giáo Triều Rôma. Một ước ao mà Ngài đã không thể thực hiện được khi còn sống là đến viếng thăm mục vụ tại Việt Nam, “gặp gỡ và quen biết từng người con của đất nước yêu quý này để bày tỏ lòng tôi yêu mến họ”, bởi lẽ “không một ngày nào qua đi mà tôi lại không nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện, với lòng trìu mến và ngưỡng mộ sâu xa” (x. Thư gửi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam ngày 24-11-1985). Hơn nữa, mỗi lần có dịp đón tiếp các vị Giám mục hay các đoàn hành hương nguời Việt, Ngài thường khẳng định: “Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi” (x. Thư gửi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhân chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Hồng Y Roger Etchegaray ngày 24-06-1989). Vì thế, trong khi thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ tại Hàn Quốc và Tân Guinea, Ngài đã ngỏ lời trực tiếp với từng người dân Việt Nam bằng một Sứ Điệp Truyền Thanh. Giờ đây, chắc chắn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vẫn đang thể hiện tình thương đối với dân tộc và Giáo Hội tại Việt Nam bằng lời cầu nguyện không ngừng trước nhan Thiên Chúa.
Nhân dip kỷ niệm ngày giỗ ba năm của Ngài, chúng ta hãy cùng nhau đọc lại những lời tâm tình Ngài vẫn còn đang muốn nói với từng người trong chúng ta qua Sứ điệp truyền thanh gửi dân tộc Việt Nam trong chuyến bay từ Port Moresby đến Bangkok (Thứ Năm, 10-05-1984):
Anh chị em Việt Nam thân mến.
Trở về từ chuyến viếng thăm mục vụ tại Hàn Quốc, Tân Guinea và các quần đảo Salomone, tôi đang ở rất gần Việt Nam. Tôi chân thành gửi lời chào tới toàn thể dân tộc Việt Nam, quốc gia mà tôi rất yêu mến, để bày tỏ mối thịnh tình và cảm mến an bình, sự khích lệ và lời cầu nguyện của tôi dành cho anh chị em.
Mỗi người, mỗi dân tộc, với nền văn hoá riêng, đều có một vị trí trong mối bận tâm của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và trong trái tim đấng là Mục Tử. Đây là Tin Mừng tình thương đã nhận từ Chúa Giêsu Kitô, Đấng ôm ấp tất cả các quốc gia trong một tinh thần phục vụ, đem đến cho họ lời cứu độ và sự trợ giúp huynh đệ. Cách đặc biệt, đối với Việt Nam, mọi người đều nhận thấy và đánh giá cao lòng can đảm trong lao động, tính kiên trì trong khó khăn, ý nghĩa của gia đình và các nhân đức tự nhiên khác mà anh chị em đã minh chứng. Trong một đất nước đã phải chịu đựng những khổ đau ác liệt từ chiến tranh, anh chị em đã phải làm việc thật nhiều để tái thiết đất nước, anh chị em đã triển khai những nỗ lực phi thường để đối diện với những vấn đề khác nhau của học đường và y tế, vv. Giáo Hội cũng mang một mối bận tâm sâu sắc về những vấn đề này, khích lệ và cỗ vũ cho chúng, để qua đó đem đến cho mỗi người không chỉ lương thực và sự giáo huấn, nhưng là khả năng hiện thực hoá một cách nhưng không với những gì tốt nhất, bao gồm những khát vọng tôn giáo, và trong một bầu khí hoà bình với các dân tộc khác giống như dân tộc Việt Nam đang tìm kiếm được sống trong an bình và đúng phẩm giá.
Giờ đây tôi muốn ngỏ lời với anh chị em tín hữu Công giáo. Chắc chắn là có rất nhiều người Việt Nam đang ở giữa anh chị em ước muốn được chia sẻ cùng một đức tin Kitô giáo. Ngay từ đầu của công cuộc loan báo Tin Mừng, anh chị em đã trở nên một cộng đoàn sống động, phong phú về đức tin của toàn thể Giáo Hội, rất giống với đặc tính của nền văn hoá Việt Nam, sốt sắng trong cầu nguyện, rộng rãi trong tình bác ái với tất cả mọi người. Tôi muốn bày tỏ sự quý mến của tôi cách đặc biệt với các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, các bậc làm cha làm mẹ, các em nhỏ, các thanh niên và người già, nhất là với những người đang chịu thử thách vì bệnh tật hay các hoàn cảnh khổ đau khác. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria rất thánh, tôi khẩn nài cùng Thiên Chúa cho anh chị em mỗi ngày, xin Ngài tiếp tục ban cho anh chị em sự can đảm của đức tin, niềm hy vọng và ơn bình an. Sự liên kết chặt chẽ của anh chị em với các giám mục bản quyền sẽ không bao giờ sút giảm trong sự hiệp nhất với Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Ngài! Nguyện xin cho anh chị em luôn luôn có những khả năng cụ thể để tuyên xưng và sống niềm tin của mình. Chắc chắn là những điều kiện này sẽ làm vinh danh cho đất nước, thể hiện mối quan tâm đến công lý và thúc đẩy mối liên hệ với những giá trị tinh thần rất cần thiết cho sự phát triển.
Toàn thể Giáo Hội đang dõi mắt nhìn về anh chị em. Trong Giáo Hội anh chị em chiếm một chỗ ưu tiên. Giáo Hội tự hào về anh chị em, ý thức về đức tin kitô giáo ấp ủ trong lòng, hiệp nhất trong tình yêu trung kiên với đất nước của anh chị em. Giáo Hội khích lệ anh chị em hãy cùng với tất cả anh chị em đồng bào xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Giáo Hội cũng hết lòng khích lệ những hoạt động công giáo hay những tổ chức quốc tế trợ giúp cho anh chị em một cách vô vụ lợi. Hôm nay bằng tiếng nói sống động cụ thể tôi rất vui mừng khẳng định với anh chị em điều đó, và thân ái chuyển tới anh chị em với trọn tấm lòng phép lành của tôi.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng đã luôn dành cho đất nước và Giáo Hội Việt Nam những tình cảm hết sức đặc biệt. Chính Ngài đã tôn phong 117 vị Hiển Thánh Tử Đạo Việt Nam và Chân Phước Tử Đạo Anrê Phú Yên. Dưới triều đại Giáo Hoàng của Ngài, có 4 vị Hồng Y người Việt được tấn phong, trong đó có Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được Ngài rất mực yêu mến và tín nhiệm trao cho những trọng trách đặc biệt tại Giáo Triều Rôma. Một ước ao mà Ngài đã không thể thực hiện được khi còn sống là đến viếng thăm mục vụ tại Việt Nam, “gặp gỡ và quen biết từng người con của đất nước yêu quý này để bày tỏ lòng tôi yêu mến họ”, bởi lẽ “không một ngày nào qua đi mà tôi lại không nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện, với lòng trìu mến và ngưỡng mộ sâu xa” (x. Thư gửi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam ngày 24-11-1985). Hơn nữa, mỗi lần có dịp đón tiếp các vị Giám mục hay các đoàn hành hương nguời Việt, Ngài thường khẳng định: “Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi” (x. Thư gửi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhân chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Hồng Y Roger Etchegaray ngày 24-06-1989). Vì thế, trong khi thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ tại Hàn Quốc và Tân Guinea, Ngài đã ngỏ lời trực tiếp với từng người dân Việt Nam bằng một Sứ Điệp Truyền Thanh. Giờ đây, chắc chắn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vẫn đang thể hiện tình thương đối với dân tộc và Giáo Hội tại Việt Nam bằng lời cầu nguyện không ngừng trước nhan Thiên Chúa.
Nhân dip kỷ niệm ngày giỗ ba năm của Ngài, chúng ta hãy cùng nhau đọc lại những lời tâm tình Ngài vẫn còn đang muốn nói với từng người trong chúng ta qua Sứ điệp truyền thanh gửi dân tộc Việt Nam trong chuyến bay từ Port Moresby đến Bangkok (Thứ Năm, 10-05-1984):
Anh chị em Việt Nam thân mến.
Trở về từ chuyến viếng thăm mục vụ tại Hàn Quốc, Tân Guinea và các quần đảo Salomone, tôi đang ở rất gần Việt Nam. Tôi chân thành gửi lời chào tới toàn thể dân tộc Việt Nam, quốc gia mà tôi rất yêu mến, để bày tỏ mối thịnh tình và cảm mến an bình, sự khích lệ và lời cầu nguyện của tôi dành cho anh chị em.
Mỗi người, mỗi dân tộc, với nền văn hoá riêng, đều có một vị trí trong mối bận tâm của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và trong trái tim đấng là Mục Tử. Đây là Tin Mừng tình thương đã nhận từ Chúa Giêsu Kitô, Đấng ôm ấp tất cả các quốc gia trong một tinh thần phục vụ, đem đến cho họ lời cứu độ và sự trợ giúp huynh đệ. Cách đặc biệt, đối với Việt Nam, mọi người đều nhận thấy và đánh giá cao lòng can đảm trong lao động, tính kiên trì trong khó khăn, ý nghĩa của gia đình và các nhân đức tự nhiên khác mà anh chị em đã minh chứng. Trong một đất nước đã phải chịu đựng những khổ đau ác liệt từ chiến tranh, anh chị em đã phải làm việc thật nhiều để tái thiết đất nước, anh chị em đã triển khai những nỗ lực phi thường để đối diện với những vấn đề khác nhau của học đường và y tế, vv. Giáo Hội cũng mang một mối bận tâm sâu sắc về những vấn đề này, khích lệ và cỗ vũ cho chúng, để qua đó đem đến cho mỗi người không chỉ lương thực và sự giáo huấn, nhưng là khả năng hiện thực hoá một cách nhưng không với những gì tốt nhất, bao gồm những khát vọng tôn giáo, và trong một bầu khí hoà bình với các dân tộc khác giống như dân tộc Việt Nam đang tìm kiếm được sống trong an bình và đúng phẩm giá.
Giờ đây tôi muốn ngỏ lời với anh chị em tín hữu Công giáo. Chắc chắn là có rất nhiều người Việt Nam đang ở giữa anh chị em ước muốn được chia sẻ cùng một đức tin Kitô giáo. Ngay từ đầu của công cuộc loan báo Tin Mừng, anh chị em đã trở nên một cộng đoàn sống động, phong phú về đức tin của toàn thể Giáo Hội, rất giống với đặc tính của nền văn hoá Việt Nam, sốt sắng trong cầu nguyện, rộng rãi trong tình bác ái với tất cả mọi người. Tôi muốn bày tỏ sự quý mến của tôi cách đặc biệt với các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, các bậc làm cha làm mẹ, các em nhỏ, các thanh niên và người già, nhất là với những người đang chịu thử thách vì bệnh tật hay các hoàn cảnh khổ đau khác. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria rất thánh, tôi khẩn nài cùng Thiên Chúa cho anh chị em mỗi ngày, xin Ngài tiếp tục ban cho anh chị em sự can đảm của đức tin, niềm hy vọng và ơn bình an. Sự liên kết chặt chẽ của anh chị em với các giám mục bản quyền sẽ không bao giờ sút giảm trong sự hiệp nhất với Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội của Ngài! Nguyện xin cho anh chị em luôn luôn có những khả năng cụ thể để tuyên xưng và sống niềm tin của mình. Chắc chắn là những điều kiện này sẽ làm vinh danh cho đất nước, thể hiện mối quan tâm đến công lý và thúc đẩy mối liên hệ với những giá trị tinh thần rất cần thiết cho sự phát triển.
Toàn thể Giáo Hội đang dõi mắt nhìn về anh chị em. Trong Giáo Hội anh chị em chiếm một chỗ ưu tiên. Giáo Hội tự hào về anh chị em, ý thức về đức tin kitô giáo ấp ủ trong lòng, hiệp nhất trong tình yêu trung kiên với đất nước của anh chị em. Giáo Hội khích lệ anh chị em hãy cùng với tất cả anh chị em đồng bào xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Giáo Hội cũng hết lòng khích lệ những hoạt động công giáo hay những tổ chức quốc tế trợ giúp cho anh chị em một cách vô vụ lợi. Hôm nay bằng tiếng nói sống động cụ thể tôi rất vui mừng khẳng định với anh chị em điều đó, và thân ái chuyển tới anh chị em với trọn tấm lòng phép lành của tôi.
ĐGM Julian Porteous gặp gỡ Giới Trẻ CĐCGVN Sydney
Diệp Hải Dung
21:13 31/03/2008
Sydney - Trưa Chúa Nhật 30/03/2008 Đức Giám Mục Julian Porteous Phụ tá TGP Sydney đã đến nhà thờ St. Mary Queen, George Hall gặp gỡ Giới Trẻ VN Sydney chia sẻ với chủ đề: “Thách Đố Giới Trẻ Sống Yêu Thương” và Chủ tế Thánh lễ dành cho Giới Trẻ Cha Paul Văn Chi Đặc trách Giới Trẻ giới thiệu Đức Giám Mục với Giới Trẻ và trân trọng chào mừng Đức Giám Mục đã ưu ái đến với Giới Trẻ Việt Nam ngày hôm nay và đặc biệt dâng Thánh lễ dành cho Giới Trẻ.
Đức Giám Mục cũng ngỏ lời chào mừng các Bạn Trẻ Việt Nam và Ngài cùng với quý Cha Paul Văn Chi, Cha Dương Thanh Liêm và Cha Nguyễn Văn Tuyết hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Trong bài giảng, Ngài nói về Đức Giêsu đã sống lại hiện ra củng cố niềm tin của các Tông Đồ đặc biệt là ông Tôma là người hay hồ nghi. ĐGM khuyến khích Giới Trẻ hãy luôn vững niềm tin và tín thác vào Thiên Chúa, đón nhận quyền lực của Chúa Thánh Thần để làm nhân chứng Đức Tin và rao truyền Lời Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh le, Cha Dương Thanh Liêm Đặc trách Liên đoàn Thanh Niên Công Giáo Sydney cám ơn Đức Giám Mục và các bạn trẻ. Diễm Phương thay mặt cho Giới Trẻ VN Sydney lên ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Julian Porteous đã thương mến Giới Trẻ VN đến chia sẻ và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Giới Trẻ. Sau đó Ca đoàn Giới Trẻ cùng dâng lên Thiên Chúa nhạc khúc Receive The Power với lời Anh và lời Việt rất linh động sốt sắng để tạ ơn Thiên Chúa.
Thánh lễ kết thúc ĐGM ở lại cùng chung vui tham dự bữa ăn thân mật với Giới Trẻ CGVN tổ chức trong khuôn viên nhà thờ.
Đức Giám Mục cũng ngỏ lời chào mừng các Bạn Trẻ Việt Nam và Ngài cùng với quý Cha Paul Văn Chi, Cha Dương Thanh Liêm và Cha Nguyễn Văn Tuyết hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn. Trong bài giảng, Ngài nói về Đức Giêsu đã sống lại hiện ra củng cố niềm tin của các Tông Đồ đặc biệt là ông Tôma là người hay hồ nghi. ĐGM khuyến khích Giới Trẻ hãy luôn vững niềm tin và tín thác vào Thiên Chúa, đón nhận quyền lực của Chúa Thánh Thần để làm nhân chứng Đức Tin và rao truyền Lời Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh le, Cha Dương Thanh Liêm Đặc trách Liên đoàn Thanh Niên Công Giáo Sydney cám ơn Đức Giám Mục và các bạn trẻ. Diễm Phương thay mặt cho Giới Trẻ VN Sydney lên ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Julian Porteous đã thương mến Giới Trẻ VN đến chia sẻ và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Giới Trẻ. Sau đó Ca đoàn Giới Trẻ cùng dâng lên Thiên Chúa nhạc khúc Receive The Power với lời Anh và lời Việt rất linh động sốt sắng để tạ ơn Thiên Chúa.
Thánh lễ kết thúc ĐGM ở lại cùng chung vui tham dự bữa ăn thân mật với Giới Trẻ CGVN tổ chức trong khuôn viên nhà thờ.
Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động của Văn Phòng Thư ký HĐGMVN giáo tỉnh Tp HCM
LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
22:28 31/03/2008
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Văn phòng Thư ký
72-12 Trần Quốc Toản, Q.3 – TP.HCM
ĐT: 08 8201829
Email: antnnson@hcm.vnn.vn; vptk.hdgm@gmail.com
Văn thư số 04/VT/08/HĐGM
TP.Hồ Chí Minh, ngày 24-3-2008
BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG
CỦA VĂN PHÒNG THƯ KÝ GIÁO TỈNH TP.HCM
(Từ năm 1998 đến ngày 24-3-2008)
Kính thưa Quý Đức Hồng y và Quý Đức cha,
Văn phòng Thư ký (VPTK) Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN)
xin tổng kết hoạt động trong 10 năm qua với các điểm chính như sau:
1. Công tác
2. Nhân sự
3. Tài chính
4. Thiết bị
1. CÔNG TÁC
Trong 10 năm qua, VPTK Giáo tỉnh TP.HCM không có tư cách thay cho VP Tổng Thư ký hay các văn phòng khác, nhưng do hoàn cảnh thực tế, VPTK đã đảm nhận nhiều công việc và hoạt động của VPTK trải rộng trên cả 3 giáo tỉnh của Giáo hội Việt Nam qua các công tác sau đây:
1.1. Về Văn phòng trực
Theo Quy chế HĐGM VN, VPTK có nhiệm vụ tham dự các cuộc hội họp, soạn thảo chương trình, ghi chép biên bản, lưu giữ hồ sơ, phổ biến quyết nghị, phúc trình công tác, liên lạc giữa các giáo phận với cơ quan Toà Thánh và nước ngoài hay giữa các giáo phận với nhau.
- VPTK đã giữ nhiệm vụ liên lạc với Toà Thánh nhận các tài liệu, thông báo để chuyển lại cho các giáo phận và chuyển các báo cáo của giáo phận sang Toà Thánh, nhất là bản Questionnaire của Văn phòng Thống kê Toà Thánh hằng năm.
- VPTK cũng đã thu nhận tin tức về Giáo Hội toàn cầu, giáo huấn của Đức Thánh Cha, tài liệu của Toà Thánh qua mạng Internet, email và các thông tin khác để kịp thời chuyển tới cho các giáo phận, đặc biệt trong Năm Thánh 2000.
- VPTK đã là cầu nối để đón nhận những ý kiến, đề nghị, thư từ của các tổ chức, các thành phần dân Chúa muốn đề đạt lên HĐGM, các uỷ ban giám mục, nhất là trong các dịp hội nghị thường niên hay các biến cố quan trọng.
- VPTK giúp một số giáo phận xác định ranh giới và nhờ chuyên viên giúp vẽ bản đồ cho một số giáo phận.
* Hằng năm, VPTK đã liên lạc với Đức Ông Khả đóng quỹ cho FABC giúp các giáo phận.
1.1.1. Về việc tiếp đón các phái đoàn và liên hệ các cơ quan
Trong 10 năm qua, VPTK cũng đã liên lạc với rất nhiều Uỷ Ban, Văn phòng của FABC, Toà Thánh cũng như một số tổ chức quốc tế và chuẩn bị cho các Hội nghị Quốc tế.
- VPTK đã giúp Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình gửi đến các giáo phận việc phổ biến giáo huấn xã hội của Giáo Hội.
- Liên lạc với các tổ chức của HĐGM bên Hoa Kỳ để sắp xếp cho chuyến viếng thăm giữa HĐGM VN và HĐGM Hoa Kỳ. Đặc biệt liên lạc để phái đoàn Uỷ ban Di dân và Di cư của HĐGM Hoa Kỳ sang thăm hữu nghị Việt Nam.
- Liên lạc với Tổ chức Knights of Columbus về việc tài trợ dự án cho các giáo phận.
- Liên lạc với Văn phòng FABC để chuẩn bị cho các Hội nghị của HĐGM VN.
- Đón tiếp đoàn Koch Foundation, đưa đoàn đến thăm các giáo phận, những tổ chức và dòng tu đã được tổ chức này giúp đỡ.
- Liên lạc với tổ chức Caritas Pháp, Caritas Đức và Misereor trong các dự án.
1.1.2. Về việc tham dự các Hội nghị Quốc tế
* Cha Thư ký đã đi tham dự các Hội nghị:
- Tháng 7-1999, cùng với Đức TGM JB. Phạm Minh Mẫn thăm Đức cha Fiorenza, Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ.
- Từ 4-7 đến 11-7-2002, cùng với Đức cha Nguyễn Văn Hoà và một số các Giám mục đi thăm Giáo hội Philippines.
- Tháng 11-2003, cùng với phái đoàn các Giám mục VN viếng thăm hữu nghị HĐGM Hoa Kỳ.
- Năm 2004, cùng với phái đoàn HĐGM VN tham dự Hội nghị FABC và thăm hữu nghị giáo phận Pusan và Seoul, tại Korea.
- Từ 17-8 đến 23-8-2004, tham dự Hội nghị FABC ở Korea.
- Từ 27-10 đến 30-10-2004, cùng với Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Chủ tịch Uỷ ban Bác ái Xã hội tham dự Hội nghị toàn cầu của Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình được tổ chức lần đầu tiên tại Rôma.
- Từ 23-11-2004 đến 27-11-2004, tham dự cuộc họp Biscom V (FABC-OSC) của Văn phòng Truyền thông Xã hội FABC ở Bali.
- Từ 18-10 đến 22-10-2006, tham dự Hội nghị Truyền giáo châu Á tại Chiang Mai, Thái Lan.
- Từ 25-10 đến 27-10-2006, tham dự ngày họp mặt Liên hiệp Truyền thông tại Hoa Kỳ, do nhóm Liên hiệp Truyền thông tổ chức.
- Từ 20-11 đến 25-11-2006, tham dự Hội nghị FABC-OSC về Điều hành Truyền thông cho các Hội đồng Giám mục, tại Philippines.
- Từ 25-1 đến 27-1-2007, tham dự Hội nghị châu Á do Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, trình bày về Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo.
- Từ 28-5 đến 02-6-2007, tham dự Hội nghị các Giám mục về Truyền thông (Biscom VI) do FABC-OSC tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
- Từ 14 đến 16-10-2007 tham dự Hội thảo quốc tế về Công bằng xã hội, Trách nhiệm xã hội và Liên đới xã hội, tại Hà Nội.
- Từ 22-11 đến 24-11-2007, tham dự Hội nghị toàn cầu về Phát triển các Dân tộc của Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, tại Rôma.
- Từ 26-11 đến 1-12-2007, tham dự Hội nghị Thánh Thể và Truyền thông, tại Bangkok, Thái Lan.
- Từ 14-1 đến 16-1-2008, tổ chức Hội thảo quốc tế về HIV/AIDS, tại Hà Nội.
1.2. Hỗ trợ các Uỷ ban Giám mục
1.2.1. Giúp Uỷ ban Loan báo Tin Mừng
- Hằng năm, VPTK giúp Uỷ ban nhận số tiền đóng góp cho công cuộc truyền giáo từ 26 giáo phận.
- Liên lạc với Văn phòng Truyền giáo của FABC chuẩn bị cho Đại hội Truyền giáo châu Á, tổ chức vào tháng 10-2006, tại Thái Lan – Làm Logo và bài hát chủ đề cho Hội nghị.
1.2.2. Giúp Uỷ ban Bác ái Xã hội
- Phổ biến lời kêu gọi cứu trợ đồng bào bão lụt, thu nhận các quà tặng và cám ơn các ân nhân.
- Liên lạc với Đức Ông Khả để nhờ chuyển tiền cứu trợ nạn nhân sóng thần cho tổ chức Cor Unum của Toà Thánh và giúp chuyển tiền trợ cấp của Koch Foundation cho các giáo phận và các cơ sở.
- Cùng với VP UBBAXH liên lạc với các tổ chức và đón tiếp phái đoàn nước ngoài.
1.2.3. Giúp Uỷ ban Linh mục và Chủng sinh
- Hằng năm giúp gửi tặng cuốn Daily Gospel (2006, 2007, 2008), kèm theo đĩa CD cho các Đại Chủng Viện và một số cho các tu sĩ nam thuộc các dòng tu.
- Gửi tài liệu về đào tạo chủng sinh cho các giáo sư chủng viện.
1.2.4. Giúp Uỷ ban Giáo lý Đức tin
- Giúp hoàn chỉnh và đánh máy bản thảo Thánh Công đồng Vatican II của Giáo hoàng Học viện Piô X, Đà Lạt. Sau khi hoàn tất VP đã giao lại cho Uỷ ban Giáo lý Đức tin vào tháng 3-2004.
- Đọc bản thảo, dàn trang và in Hiến chế Dei Verbum, Thông điệp Deus Caritas est, cuốn Toát yếu Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, giúp gửi sách đến các giáo phận, các Đại Chủng Viện và dòng tu.
1.2.5. Giúp Uỷ banPhụng Tự
- Đọc bản dịch Các Bài Đọc trong Thánh lễ và in bản thảo để trình HNTN-HĐGM.
1.2.5. Giúp Uỷ ban Truyền thông
- Nhận email, tin tức từ các giáo phận thuộc UB Truyền thông trong khi chờ đợi Văn phòng Truyền thông chính thức hoạt động.
- Thiết kế trang báo điện tử (website) của HĐGM VN và đã nhờ những chuyên viên giúp hoàn thành để chuyển giao cho UB Truyền thông.
1.2.6. Giúp Uỷ ban Giáo dân
- Giúp tổ chức một đoàn đại biểu tham dự Hội thảo về Vai trò Phụ nữ trong Gia đình do Văn phòng Giáo dân và Gia đình của FABC tổ chức tại Yohor, Malaysia, vào tháng 1-2008.
1.3. Hoạt động văn hoá - thông tin
Theo sự uỷ nhiệm của HĐGM, VP cũng có những hoạt động về văn hoá thông tin sau đây:
1.3.1. Việc soạn thảo dự án Thư viện Thần học của HĐGM VN
Theo đề nghị của Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn, VP đã kết hợp với một số anh chị em để soạn thảo dự án Thư viện Thần học của HĐGM và đã nhờ Cha Joachim Lê Quang Hiền chuyển đến tổ chức Knights of Columbus ở Hoa Kỳ là cơ quan tài trợ chính cho dự án.
1.3.2. Về cuốn Niên Giám
Theo quyết định của Hội nghị Thường niên HĐGM VN, vào tháng 9-1998, các Đức cha muốn thực hiện cuốn Niên Giám GHCGVN, Văn phòng Giáo tỉnh TP.HCM đã cố gắng làm việc miệt mài. Sau nhiều năm chuẩn bị và thực hiện, ngày 15-06-2004, cuốn Niên Giám đã được Nhà nước cho phép in và phát hành, cuốn sách này đã được các độc giả trong và ngoài nước vui mừng đón nhận. Vì nhu cầu của các độc giả, năm 2005, cuốn Niên Giám đã được tái bản lần I với những điểm cập nhật, kèm thêm cuốn Phụ Trương.
1.3.3. Về Bản tin Hiệp Thông
- Từ ngày 08-12-1998, Văn phòng Thư ký và Văn phòng Bản tin Hiệp Thông với bao khó khăn về mặt xã hội, nhân sự, phương tiện cũng như về mặt kinh tế, nhưng nhờ ơn Chúa với sự khích lệ và cộng tác của Quý Đức cha, sự nhiệt tình của nhiều cộng sự viên nên VPTK cũng đã thực hiện được tất cả là 32 Bản Tin. Đến ngày 01-1-2006, thể theo ý của HĐGM trong dịp Hội nghị Thường niên 2006, bắt đầu từ Bản tin số 33, VPTK đã chính thức bàn giao việc thực hiện BTHT cho Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch UB Văn hoá.
1.3.4. Về trang web của HĐGM VN
Văn phòng Thư ký đã nhận được nhiều ý kiến từ các Đức cha và thư yêu cầu của các thành phần dân Chúa, trong cũng như ngoài nước, làm thế nào để có thể đọc được Bản tin Hiệp Thông một cách nhanh chóng. Để đáp ứng yêu cầu chính đáng này, ngày 1-10-2003, Văn phòng đã mở một website cho BTHT để quý độc giả có phương tiện truy cập. Trong thời gian đầu, chúng con có mời Fr. Giám tỉnh Nguyễn Văn Tân, dòng Lasan cùng với Văn phòng nghiên cứu và tạm thời đưa một số bản tin Hiệp Thông lên trang web, VP cũng nhận được sự khuyến khích của một số Đức cha nên lập một trang web cho HĐGM VN, dành cho thông tin của Giáo Hội toàn cầu, Giáo hội Việt Nam với 26 giáo phận, các Uỷ ban của HĐGM và sinh hoạt của các đoàn thể Công giáo. Sau khi trình lên HĐGM, chúng con đã mời thêm chuyên viên về website để chỉnh sửa và thiết kế thêm cho trang web này được hoàn chỉnh, có giao diện linh động và hấp dẫn hơn, đồng thời để việc cập nhật các dữ liệu được phong phú hơn.
Trong thời gian 2 năm thử nghiệm vừa qua, chúng con cũng đã đón nhận được nhiều ý kiến của Quý Đức Hồng y, Quý Đức cha và nhiều thành phần dân Chúa về mặt kỹ thuật cũng như nội dung cho trang web. Năm 2007, Văn phòng Thư ký đã giao lại cho Uỷ ban Truyền Thông chịu trách nhiệm thực hiện trang web này, và website của HĐGM sẽ được đăng ký với Nhà nước chính thức hoạt động để dân Chúa trong và ngoài nước dễ dàng đồng hành và hiệp thông với Giáo hội Việt Nam.
1.3.5. In ấn – Phát hành các loại sách
Văn phòng Thư ký cộng tác với Uỷ ban Truyền Thông đã in các loại sách sau đây:
- Sách và đĩa CD Daily Gospel 2006, 2007, 2008 của Nhà Xuất Bản Claretian, do cha Francis Lee và Hội Thánh Kinh Hàn Quốc nhờ Văn phòng Thư ký đứng ra xin phép Nhà Xuất Bản Tôn Giáo để in tại Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay, cha Francis Lee đã gửi tặng sách này cho các chủng sinh đang học tại 7 Đại Chủng viện trên toàn quốc cũng như một số chủng sinh đang làm mục vụ hay học tại các giáo phận.
- VPTK đã đứng ra xin phép Nhà Xuất Bản Tôn Giáo cho 19 đầu sách của các Uỷ ban giám mục, giáo phận và tổ chức. Văn phòng đã in cuốn Hành khất Kitô, Hiến chế Dei Verbum, Thông điệp Deus Caritas est, Lời Chúa trong Giờ kinh Gia đình, Hành trình Tiến đến Hôn nhân, Chọn Ngài, Như Thầy đã Nêu gương, Trẻ Tự kỷ, Bản Toát yếu Giáo lý Hội Thánh Công giáo, Kinh Thánh Tân Ước bằng tiếng Bahnar, Bốn Phúc Âm bằng tiếng Kơho, Giáo Luật, dịch và in cuốn Tóm lược Giáo huấn Xã hội của Hội Thánh Công giáo với hơn 300.000 bản in. Trong năm 2008, cùng với Uỷ ban Truyền thông, chúng con sẽ tiếp tục in cuốn Tự điển Kinh Thánh bằng tiếng Bahnar và cuốn Công đồng Vatican II.
- Năm 2007, VPTK đã biên soạn cuốn lịch bloc Công giáo để giúp các Kitô hữu sống Lời Chúa trong năm Sống Đạo.
- VPTK đã đứng ra liên lạc với Nhà Xuất Bản Tôn Giáo để mua và lưu trữ các bản kịch Công giáo cổ từ năm 1903.
2. NHÂN SỰ
• Nhân sự đã phục vụ VPTK HĐGM Giáo tỉnh TP.HCM từ năm 1998-2007:
- Linh mục Antôn NGUYỄN NGỌC SƠN, Thư ký HĐGM VN, chủ nhiệm VPTK (kiêm phụ trách BTHT) từ năm 1998 tới nay.
- Cô Mad. NGUYỄN PHƯỚC NGỰ, làm việc cho BTHT từ 1-12-1998 đến 30-6-2000.
- Nữ tu Maria PHẠM THỊ MỸ TỬU, O.P., trực tại VPTK HĐGM từ 05-4-1999 đến 30-9-2002.
- Nữ tu Maria Têrêsa PHẠM THỊ DỰ, dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, trực tại VPTK HĐGM từ 08-4-2003 tới nay.
- Thầy Louis NGUYỄN PHÚC KIM đã phục vụ tại VP BTHT từ 1-12-1998 đến năm 2002.
- Chủng sinh Giuse LÊ NGỌC ĐA, phục vụ ở VP từ 19-10-1999 đến 31-3-2000.
- Chủng sinh Giuse PHẠM ĐỨC DŨNG đã phục vụ từ 1-1-2000 đến năm 2001.
- Cô Lucia LÊ TỨ HUYỀN VI, đã phục vụ cho BTHT từ 18-10-1999 đến năm 2004.
- Anh Đa Minh LƯƠNG VIẾT HƯNG đã phục vụ cho BTHT từ năm 2000 đến năm 2006.
- Nữ tu Têrêsa PHẠM THỊ THANH HUYỀN, S.P.C., làm việc tại VP BTHT từ 15- 3-2003 đến 1-12-2006.
- Cô Maria BÍCH VÂN đã phục vụ tại VP BTHT từ 8-2004 đến năm 2005.
- Nữ tu Têrêsa VŨ THỊ BÍCH HẰNG, dòng Đa Minh Rosa Lima, đã phục vụ tại VP BTHT từ năm 2004 đến 25-9-2006.
- Chị Anna PHẠM THỊ BÍCH HẰNG đã phục vụ tại VPTK, từ 9-2006 đến 2-2007.
Ngoài ra, VP cũng mời thêm một số cộng tác viên để dịch các tài liệu, viết tin và soạn các bản văn cho BTHT gồm: Lm. Pet. Đặng Xuân Thành, cô Mad Trần Thị Diệu Nga, Ông Antôn Đỗ Hữu Nghiêm, Ông Kiến Nhi (giáo dân Gp. Kontum), nữ tu Anna Nguyễn Thị Ngọc Diệp, O.P., Giáo sư F.X. Trần Bá Nguyệt, chị Catarina Hồng Thị Sương, nữ tu Ngọc Mai, S.P.C., những vị này chỉ thỉnh thoảng nhận một chút bồi dưỡng mà không lãnh thù lao. Riêng mảng tin tức toàn cầu, được văn phòng UCAN tại Việt Nam hỗ trợ.
• Hiện nay, nhân sự đang phục vụ VPTK HĐGM Giáo tỉnh TP.HCM gồm:
- Linh mục Antôn NGUYỄN NGỌC SƠN, Thư ký HĐGM VN, chủ nhiệm VPTK HĐGM Giáo tỉnh TP.HCM.
- Nữ tu Maria Têrêsa PHẠM THỊ DỰ, thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, nhân viên thường trực tại VPTK. HĐGM.
- Nữ tu Têrêsa TRÌ THỊ MINH THUÝ, thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đến làm việc tại VPTK hai ngày/tuần, từ ngày 01-10-2007 đến nay.
3. TÀI CHÍNH
Hằng năm HĐGM cấp ngân khoản trung bình 2,000 USD để trả lương cho một người trực văn phòng cùng với các khoản chi phí điện thọai, bưu điện, Internet và văn phòng phẩm. Chúng con cũng được Đức Hồng y Tổng Thủ quỹ giúp thêm tiền mua một vài thiết bị cần thiết cho văn phòng. Sổ sách thu chi hằng năm chúng con đã trình với Đức Hồng y Tổng Thủ quỹ. Hiện nay còn 1 số tiền là 1,000 USD do xứ đạo Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Spokane, WA. của cha Lê Quang Hiền đóng góp cho việc xây dựng Thư viện của HĐGM VN, chúng con xin trao lại cho người kế nhiệm.
* Thu chi Văn phòng từ tháng 10-2007 đến 24-3-2008:
- Thu: 3,500 USD + 13.865.610 VND (niên khóa 2006-2007 còn lại)
* VPTK đã đổi 1,500 USD # 23.954.600 VND (với tỷ giá khác nhau)
- Chi: 28.723.840 đồng.
- Như vậy, số tiền quỹ Văn phòng hiện còn:
2,000 USD + 9.096.370 VND.
* Tiền Niên Liễm các GP đóng cho HĐGM:
- Gp. Kontum: 2,000 USD
* Tiền Niên Liễm các GP đóng cho FABC:
- Gp. Hải Phòng 100 USD (2006)
- Gp. Bùi Chu 100 USD
- Gp. Kontum 200 USD (2006, 2007)
- Gp.Vĩnh Long 200 USD (ngày 17-11-2006)
4. THIẾT BỊ
Hiện nay, Văn phòng Thư ký có các máy móc thiết bị sau đây:
1- 1 máy Fax.
2- 1 điện thoại.
3- 1 máy in HP Laser Jet 1320.
4- 2 máy vi tính.
5- 1 Hard Disk có dung lượng lớn để lưu trữ các tài liệu.
6- 2 USB 2.0 (hard dish).
7- 1 USB 2 GB.
8- 1 tủ gỗ và 2 tủ sắt lưu giữ hồ sơ.
9- Một số sách báo đã in và hồ sơ.
10- Con dấu của VPTK HĐGM.
LỜI KẾT
Văn phòng Thư ký Thường trực thuộc Giáo tỉnh TP.HCM chúng con xin được trình lên Quý Đức Hồng y và Quý Đức cha báo cáo tổng kết một số công tác trong 10 năm qua với tất cả lòng kính mến và hiếu thảo của chúng con. Khi nhìn lại các công tác đã thực hiện trong thời gian 10 năm, chúng con tạ ơn Chúa và hết lòng cám ơn Quý Đức Hồng y, Quý Đức cha cũng như Quý linh mục, Quý tu sĩ, đặc biệt là cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Giám đốc Trung tâm Công giáo, các nhân viên trong Văn phòng Thư ký, VP Bác ái Xã hội, VP BTHT (cũ), VP Truyền thông và các dịch giả, biên tập viên đã khích lệ và nhiệt tâm cộng tác với chúng con. Trong khi thi hành nhiệm vụ HĐGM giao phó, chúng con đã cố gắng làm những gì trong khả năng của mình để cộng tác vào công việc của HĐGM, nhưng trong hoàn cảnh khó khăn và điều kiện giới hạn của mình chắc chắn cũng còn nhiều thiếu sót, xin Quý Đức Hồng y và Quý Đức cha thông cảm và tha thứ cho chúng con. Tuy nhiên, cũng còn những điều chúng con ước mong mà chưa thực hiện được như lập ranh giới cho các giáo phận ở miền Bắc, dự án lập Thư viện cho HĐGM VN, hy vọng các người kế nhiệm sẽ hoàn thành thay cho chúng con.
Xin cầu nguyện cho chúng con luôn nhiệt tâm phục vụ cho Giáo Hội.
Chúng con xin kính chúc Quý Đức Hồng y và Quý Đức cha luôn an mạnh và tràn đầy ơn Chúa để dẫn dắt Giáo hội Việt Nam theo thánh ý Chúa.
Kính trình,
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Thư ký Thường trực VPTK Gt. TP.HCM
Làm tại VPTK Giáo tỉnh TP.HCM, ngày 24-3-2008
BÀN GIAO VPTK THƯỜNG TRỰC
Người giao
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Thư ký VPTK Giáo tỉnh TP.HCM
Người nhận
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Thư ký HĐGM VN
Lm. Thư ký kế nhiệm
Văn phòng Thư ký
72-12 Trần Quốc Toản, Q.3 – TP.HCM
ĐT: 08 8201829
Email: antnnson@hcm.vnn.vn; vptk.hdgm@gmail.com
Văn thư số 04/VT/08/HĐGM
TP.Hồ Chí Minh, ngày 24-3-2008
BÁO CÁO TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG
CỦA VĂN PHÒNG THƯ KÝ GIÁO TỈNH TP.HCM
(Từ năm 1998 đến ngày 24-3-2008)
Kính thưa Quý Đức Hồng y và Quý Đức cha,
Văn phòng Thư ký (VPTK) Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGM VN)
xin tổng kết hoạt động trong 10 năm qua với các điểm chính như sau:
1. Công tác
2. Nhân sự
3. Tài chính
4. Thiết bị
1. CÔNG TÁC
Trong 10 năm qua, VPTK Giáo tỉnh TP.HCM không có tư cách thay cho VP Tổng Thư ký hay các văn phòng khác, nhưng do hoàn cảnh thực tế, VPTK đã đảm nhận nhiều công việc và hoạt động của VPTK trải rộng trên cả 3 giáo tỉnh của Giáo hội Việt Nam qua các công tác sau đây:
1.1. Về Văn phòng trực
Theo Quy chế HĐGM VN, VPTK có nhiệm vụ tham dự các cuộc hội họp, soạn thảo chương trình, ghi chép biên bản, lưu giữ hồ sơ, phổ biến quyết nghị, phúc trình công tác, liên lạc giữa các giáo phận với cơ quan Toà Thánh và nước ngoài hay giữa các giáo phận với nhau.
- VPTK đã giữ nhiệm vụ liên lạc với Toà Thánh nhận các tài liệu, thông báo để chuyển lại cho các giáo phận và chuyển các báo cáo của giáo phận sang Toà Thánh, nhất là bản Questionnaire của Văn phòng Thống kê Toà Thánh hằng năm.
- VPTK cũng đã thu nhận tin tức về Giáo Hội toàn cầu, giáo huấn của Đức Thánh Cha, tài liệu của Toà Thánh qua mạng Internet, email và các thông tin khác để kịp thời chuyển tới cho các giáo phận, đặc biệt trong Năm Thánh 2000.
- VPTK đã là cầu nối để đón nhận những ý kiến, đề nghị, thư từ của các tổ chức, các thành phần dân Chúa muốn đề đạt lên HĐGM, các uỷ ban giám mục, nhất là trong các dịp hội nghị thường niên hay các biến cố quan trọng.
- VPTK giúp một số giáo phận xác định ranh giới và nhờ chuyên viên giúp vẽ bản đồ cho một số giáo phận.
* Hằng năm, VPTK đã liên lạc với Đức Ông Khả đóng quỹ cho FABC giúp các giáo phận.
1.1.1. Về việc tiếp đón các phái đoàn và liên hệ các cơ quan
Trong 10 năm qua, VPTK cũng đã liên lạc với rất nhiều Uỷ Ban, Văn phòng của FABC, Toà Thánh cũng như một số tổ chức quốc tế và chuẩn bị cho các Hội nghị Quốc tế.
- VPTK đã giúp Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình gửi đến các giáo phận việc phổ biến giáo huấn xã hội của Giáo Hội.
- Liên lạc với các tổ chức của HĐGM bên Hoa Kỳ để sắp xếp cho chuyến viếng thăm giữa HĐGM VN và HĐGM Hoa Kỳ. Đặc biệt liên lạc để phái đoàn Uỷ ban Di dân và Di cư của HĐGM Hoa Kỳ sang thăm hữu nghị Việt Nam.
- Liên lạc với Tổ chức Knights of Columbus về việc tài trợ dự án cho các giáo phận.
- Liên lạc với Văn phòng FABC để chuẩn bị cho các Hội nghị của HĐGM VN.
- Đón tiếp đoàn Koch Foundation, đưa đoàn đến thăm các giáo phận, những tổ chức và dòng tu đã được tổ chức này giúp đỡ.
- Liên lạc với tổ chức Caritas Pháp, Caritas Đức và Misereor trong các dự án.
1.1.2. Về việc tham dự các Hội nghị Quốc tế
* Cha Thư ký đã đi tham dự các Hội nghị:
- Tháng 7-1999, cùng với Đức TGM JB. Phạm Minh Mẫn thăm Đức cha Fiorenza, Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ.
- Từ 4-7 đến 11-7-2002, cùng với Đức cha Nguyễn Văn Hoà và một số các Giám mục đi thăm Giáo hội Philippines.
- Tháng 11-2003, cùng với phái đoàn các Giám mục VN viếng thăm hữu nghị HĐGM Hoa Kỳ.
- Năm 2004, cùng với phái đoàn HĐGM VN tham dự Hội nghị FABC và thăm hữu nghị giáo phận Pusan và Seoul, tại Korea.
- Từ 17-8 đến 23-8-2004, tham dự Hội nghị FABC ở Korea.
- Từ 27-10 đến 30-10-2004, cùng với Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Chủ tịch Uỷ ban Bác ái Xã hội tham dự Hội nghị toàn cầu của Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình được tổ chức lần đầu tiên tại Rôma.
- Từ 23-11-2004 đến 27-11-2004, tham dự cuộc họp Biscom V (FABC-OSC) của Văn phòng Truyền thông Xã hội FABC ở Bali.
- Từ 18-10 đến 22-10-2006, tham dự Hội nghị Truyền giáo châu Á tại Chiang Mai, Thái Lan.
- Từ 25-10 đến 27-10-2006, tham dự ngày họp mặt Liên hiệp Truyền thông tại Hoa Kỳ, do nhóm Liên hiệp Truyền thông tổ chức.
- Từ 20-11 đến 25-11-2006, tham dự Hội nghị FABC-OSC về Điều hành Truyền thông cho các Hội đồng Giám mục, tại Philippines.
- Từ 25-1 đến 27-1-2007, tham dự Hội nghị châu Á do Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, trình bày về Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo.
- Từ 28-5 đến 02-6-2007, tham dự Hội nghị các Giám mục về Truyền thông (Biscom VI) do FABC-OSC tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
- Từ 14 đến 16-10-2007 tham dự Hội thảo quốc tế về Công bằng xã hội, Trách nhiệm xã hội và Liên đới xã hội, tại Hà Nội.
- Từ 22-11 đến 24-11-2007, tham dự Hội nghị toàn cầu về Phát triển các Dân tộc của Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, tại Rôma.
- Từ 26-11 đến 1-12-2007, tham dự Hội nghị Thánh Thể và Truyền thông, tại Bangkok, Thái Lan.
- Từ 14-1 đến 16-1-2008, tổ chức Hội thảo quốc tế về HIV/AIDS, tại Hà Nội.
1.2. Hỗ trợ các Uỷ ban Giám mục
1.2.1. Giúp Uỷ ban Loan báo Tin Mừng
- Hằng năm, VPTK giúp Uỷ ban nhận số tiền đóng góp cho công cuộc truyền giáo từ 26 giáo phận.
- Liên lạc với Văn phòng Truyền giáo của FABC chuẩn bị cho Đại hội Truyền giáo châu Á, tổ chức vào tháng 10-2006, tại Thái Lan – Làm Logo và bài hát chủ đề cho Hội nghị.
1.2.2. Giúp Uỷ ban Bác ái Xã hội
- Phổ biến lời kêu gọi cứu trợ đồng bào bão lụt, thu nhận các quà tặng và cám ơn các ân nhân.
- Liên lạc với Đức Ông Khả để nhờ chuyển tiền cứu trợ nạn nhân sóng thần cho tổ chức Cor Unum của Toà Thánh và giúp chuyển tiền trợ cấp của Koch Foundation cho các giáo phận và các cơ sở.
- Cùng với VP UBBAXH liên lạc với các tổ chức và đón tiếp phái đoàn nước ngoài.
1.2.3. Giúp Uỷ ban Linh mục và Chủng sinh
- Hằng năm giúp gửi tặng cuốn Daily Gospel (2006, 2007, 2008), kèm theo đĩa CD cho các Đại Chủng Viện và một số cho các tu sĩ nam thuộc các dòng tu.
- Gửi tài liệu về đào tạo chủng sinh cho các giáo sư chủng viện.
1.2.4. Giúp Uỷ ban Giáo lý Đức tin
- Giúp hoàn chỉnh và đánh máy bản thảo Thánh Công đồng Vatican II của Giáo hoàng Học viện Piô X, Đà Lạt. Sau khi hoàn tất VP đã giao lại cho Uỷ ban Giáo lý Đức tin vào tháng 3-2004.
- Đọc bản thảo, dàn trang và in Hiến chế Dei Verbum, Thông điệp Deus Caritas est, cuốn Toát yếu Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, giúp gửi sách đến các giáo phận, các Đại Chủng Viện và dòng tu.
1.2.5. Giúp Uỷ banPhụng Tự
- Đọc bản dịch Các Bài Đọc trong Thánh lễ và in bản thảo để trình HNTN-HĐGM.
1.2.5. Giúp Uỷ ban Truyền thông
- Nhận email, tin tức từ các giáo phận thuộc UB Truyền thông trong khi chờ đợi Văn phòng Truyền thông chính thức hoạt động.
- Thiết kế trang báo điện tử (website) của HĐGM VN và đã nhờ những chuyên viên giúp hoàn thành để chuyển giao cho UB Truyền thông.
1.2.6. Giúp Uỷ ban Giáo dân
- Giúp tổ chức một đoàn đại biểu tham dự Hội thảo về Vai trò Phụ nữ trong Gia đình do Văn phòng Giáo dân và Gia đình của FABC tổ chức tại Yohor, Malaysia, vào tháng 1-2008.
1.3. Hoạt động văn hoá - thông tin
Theo sự uỷ nhiệm của HĐGM, VP cũng có những hoạt động về văn hoá thông tin sau đây:
1.3.1. Việc soạn thảo dự án Thư viện Thần học của HĐGM VN
Theo đề nghị của Đức Hồng y G.B. Phạm Minh Mẫn, VP đã kết hợp với một số anh chị em để soạn thảo dự án Thư viện Thần học của HĐGM và đã nhờ Cha Joachim Lê Quang Hiền chuyển đến tổ chức Knights of Columbus ở Hoa Kỳ là cơ quan tài trợ chính cho dự án.
1.3.2. Về cuốn Niên Giám
Theo quyết định của Hội nghị Thường niên HĐGM VN, vào tháng 9-1998, các Đức cha muốn thực hiện cuốn Niên Giám GHCGVN, Văn phòng Giáo tỉnh TP.HCM đã cố gắng làm việc miệt mài. Sau nhiều năm chuẩn bị và thực hiện, ngày 15-06-2004, cuốn Niên Giám đã được Nhà nước cho phép in và phát hành, cuốn sách này đã được các độc giả trong và ngoài nước vui mừng đón nhận. Vì nhu cầu của các độc giả, năm 2005, cuốn Niên Giám đã được tái bản lần I với những điểm cập nhật, kèm thêm cuốn Phụ Trương.
1.3.3. Về Bản tin Hiệp Thông
- Từ ngày 08-12-1998, Văn phòng Thư ký và Văn phòng Bản tin Hiệp Thông với bao khó khăn về mặt xã hội, nhân sự, phương tiện cũng như về mặt kinh tế, nhưng nhờ ơn Chúa với sự khích lệ và cộng tác của Quý Đức cha, sự nhiệt tình của nhiều cộng sự viên nên VPTK cũng đã thực hiện được tất cả là 32 Bản Tin. Đến ngày 01-1-2006, thể theo ý của HĐGM trong dịp Hội nghị Thường niên 2006, bắt đầu từ Bản tin số 33, VPTK đã chính thức bàn giao việc thực hiện BTHT cho Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch UB Văn hoá.
1.3.4. Về trang web của HĐGM VN
Văn phòng Thư ký đã nhận được nhiều ý kiến từ các Đức cha và thư yêu cầu của các thành phần dân Chúa, trong cũng như ngoài nước, làm thế nào để có thể đọc được Bản tin Hiệp Thông một cách nhanh chóng. Để đáp ứng yêu cầu chính đáng này, ngày 1-10-2003, Văn phòng đã mở một website cho BTHT để quý độc giả có phương tiện truy cập. Trong thời gian đầu, chúng con có mời Fr. Giám tỉnh Nguyễn Văn Tân, dòng Lasan cùng với Văn phòng nghiên cứu và tạm thời đưa một số bản tin Hiệp Thông lên trang web, VP cũng nhận được sự khuyến khích của một số Đức cha nên lập một trang web cho HĐGM VN, dành cho thông tin của Giáo Hội toàn cầu, Giáo hội Việt Nam với 26 giáo phận, các Uỷ ban của HĐGM và sinh hoạt của các đoàn thể Công giáo. Sau khi trình lên HĐGM, chúng con đã mời thêm chuyên viên về website để chỉnh sửa và thiết kế thêm cho trang web này được hoàn chỉnh, có giao diện linh động và hấp dẫn hơn, đồng thời để việc cập nhật các dữ liệu được phong phú hơn.
Trong thời gian 2 năm thử nghiệm vừa qua, chúng con cũng đã đón nhận được nhiều ý kiến của Quý Đức Hồng y, Quý Đức cha và nhiều thành phần dân Chúa về mặt kỹ thuật cũng như nội dung cho trang web. Năm 2007, Văn phòng Thư ký đã giao lại cho Uỷ ban Truyền Thông chịu trách nhiệm thực hiện trang web này, và website của HĐGM sẽ được đăng ký với Nhà nước chính thức hoạt động để dân Chúa trong và ngoài nước dễ dàng đồng hành và hiệp thông với Giáo hội Việt Nam.
1.3.5. In ấn – Phát hành các loại sách
Văn phòng Thư ký cộng tác với Uỷ ban Truyền Thông đã in các loại sách sau đây:
- Sách và đĩa CD Daily Gospel 2006, 2007, 2008 của Nhà Xuất Bản Claretian, do cha Francis Lee và Hội Thánh Kinh Hàn Quốc nhờ Văn phòng Thư ký đứng ra xin phép Nhà Xuất Bản Tôn Giáo để in tại Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay, cha Francis Lee đã gửi tặng sách này cho các chủng sinh đang học tại 7 Đại Chủng viện trên toàn quốc cũng như một số chủng sinh đang làm mục vụ hay học tại các giáo phận.
- VPTK đã đứng ra xin phép Nhà Xuất Bản Tôn Giáo cho 19 đầu sách của các Uỷ ban giám mục, giáo phận và tổ chức. Văn phòng đã in cuốn Hành khất Kitô, Hiến chế Dei Verbum, Thông điệp Deus Caritas est, Lời Chúa trong Giờ kinh Gia đình, Hành trình Tiến đến Hôn nhân, Chọn Ngài, Như Thầy đã Nêu gương, Trẻ Tự kỷ, Bản Toát yếu Giáo lý Hội Thánh Công giáo, Kinh Thánh Tân Ước bằng tiếng Bahnar, Bốn Phúc Âm bằng tiếng Kơho, Giáo Luật, dịch và in cuốn Tóm lược Giáo huấn Xã hội của Hội Thánh Công giáo với hơn 300.000 bản in. Trong năm 2008, cùng với Uỷ ban Truyền thông, chúng con sẽ tiếp tục in cuốn Tự điển Kinh Thánh bằng tiếng Bahnar và cuốn Công đồng Vatican II.
- Năm 2007, VPTK đã biên soạn cuốn lịch bloc Công giáo để giúp các Kitô hữu sống Lời Chúa trong năm Sống Đạo.
- VPTK đã đứng ra liên lạc với Nhà Xuất Bản Tôn Giáo để mua và lưu trữ các bản kịch Công giáo cổ từ năm 1903.
2. NHÂN SỰ
• Nhân sự đã phục vụ VPTK HĐGM Giáo tỉnh TP.HCM từ năm 1998-2007:
- Linh mục Antôn NGUYỄN NGỌC SƠN, Thư ký HĐGM VN, chủ nhiệm VPTK (kiêm phụ trách BTHT) từ năm 1998 tới nay.
- Cô Mad. NGUYỄN PHƯỚC NGỰ, làm việc cho BTHT từ 1-12-1998 đến 30-6-2000.
- Nữ tu Maria PHẠM THỊ MỸ TỬU, O.P., trực tại VPTK HĐGM từ 05-4-1999 đến 30-9-2002.
- Nữ tu Maria Têrêsa PHẠM THỊ DỰ, dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, trực tại VPTK HĐGM từ 08-4-2003 tới nay.
- Thầy Louis NGUYỄN PHÚC KIM đã phục vụ tại VP BTHT từ 1-12-1998 đến năm 2002.
- Chủng sinh Giuse LÊ NGỌC ĐA, phục vụ ở VP từ 19-10-1999 đến 31-3-2000.
- Chủng sinh Giuse PHẠM ĐỨC DŨNG đã phục vụ từ 1-1-2000 đến năm 2001.
- Cô Lucia LÊ TỨ HUYỀN VI, đã phục vụ cho BTHT từ 18-10-1999 đến năm 2004.
- Anh Đa Minh LƯƠNG VIẾT HƯNG đã phục vụ cho BTHT từ năm 2000 đến năm 2006.
- Nữ tu Têrêsa PHẠM THỊ THANH HUYỀN, S.P.C., làm việc tại VP BTHT từ 15- 3-2003 đến 1-12-2006.
- Cô Maria BÍCH VÂN đã phục vụ tại VP BTHT từ 8-2004 đến năm 2005.
- Nữ tu Têrêsa VŨ THỊ BÍCH HẰNG, dòng Đa Minh Rosa Lima, đã phục vụ tại VP BTHT từ năm 2004 đến 25-9-2006.
- Chị Anna PHẠM THỊ BÍCH HẰNG đã phục vụ tại VPTK, từ 9-2006 đến 2-2007.
Ngoài ra, VP cũng mời thêm một số cộng tác viên để dịch các tài liệu, viết tin và soạn các bản văn cho BTHT gồm: Lm. Pet. Đặng Xuân Thành, cô Mad Trần Thị Diệu Nga, Ông Antôn Đỗ Hữu Nghiêm, Ông Kiến Nhi (giáo dân Gp. Kontum), nữ tu Anna Nguyễn Thị Ngọc Diệp, O.P., Giáo sư F.X. Trần Bá Nguyệt, chị Catarina Hồng Thị Sương, nữ tu Ngọc Mai, S.P.C., những vị này chỉ thỉnh thoảng nhận một chút bồi dưỡng mà không lãnh thù lao. Riêng mảng tin tức toàn cầu, được văn phòng UCAN tại Việt Nam hỗ trợ.
• Hiện nay, nhân sự đang phục vụ VPTK HĐGM Giáo tỉnh TP.HCM gồm:
- Linh mục Antôn NGUYỄN NGỌC SƠN, Thư ký HĐGM VN, chủ nhiệm VPTK HĐGM Giáo tỉnh TP.HCM.
- Nữ tu Maria Têrêsa PHẠM THỊ DỰ, thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp, nhân viên thường trực tại VPTK. HĐGM.
- Nữ tu Têrêsa TRÌ THỊ MINH THUÝ, thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đến làm việc tại VPTK hai ngày/tuần, từ ngày 01-10-2007 đến nay.
3. TÀI CHÍNH
Hằng năm HĐGM cấp ngân khoản trung bình 2,000 USD để trả lương cho một người trực văn phòng cùng với các khoản chi phí điện thọai, bưu điện, Internet và văn phòng phẩm. Chúng con cũng được Đức Hồng y Tổng Thủ quỹ giúp thêm tiền mua một vài thiết bị cần thiết cho văn phòng. Sổ sách thu chi hằng năm chúng con đã trình với Đức Hồng y Tổng Thủ quỹ. Hiện nay còn 1 số tiền là 1,000 USD do xứ đạo Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Spokane, WA. của cha Lê Quang Hiền đóng góp cho việc xây dựng Thư viện của HĐGM VN, chúng con xin trao lại cho người kế nhiệm.
* Thu chi Văn phòng từ tháng 10-2007 đến 24-3-2008:
- Thu: 3,500 USD + 13.865.610 VND (niên khóa 2006-2007 còn lại)
* VPTK đã đổi 1,500 USD # 23.954.600 VND (với tỷ giá khác nhau)
- Chi: 28.723.840 đồng.
- Như vậy, số tiền quỹ Văn phòng hiện còn:
2,000 USD + 9.096.370 VND.
* Tiền Niên Liễm các GP đóng cho HĐGM:
- Gp. Kontum: 2,000 USD
* Tiền Niên Liễm các GP đóng cho FABC:
- Gp. Hải Phòng 100 USD (2006)
- Gp. Bùi Chu 100 USD
- Gp. Kontum 200 USD (2006, 2007)
- Gp.Vĩnh Long 200 USD (ngày 17-11-2006)
4. THIẾT BỊ
Hiện nay, Văn phòng Thư ký có các máy móc thiết bị sau đây:
1- 1 máy Fax.
2- 1 điện thoại.
3- 1 máy in HP Laser Jet 1320.
4- 2 máy vi tính.
5- 1 Hard Disk có dung lượng lớn để lưu trữ các tài liệu.
6- 2 USB 2.0 (hard dish).
7- 1 USB 2 GB.
8- 1 tủ gỗ và 2 tủ sắt lưu giữ hồ sơ.
9- Một số sách báo đã in và hồ sơ.
10- Con dấu của VPTK HĐGM.
LỜI KẾT
Văn phòng Thư ký Thường trực thuộc Giáo tỉnh TP.HCM chúng con xin được trình lên Quý Đức Hồng y và Quý Đức cha báo cáo tổng kết một số công tác trong 10 năm qua với tất cả lòng kính mến và hiếu thảo của chúng con. Khi nhìn lại các công tác đã thực hiện trong thời gian 10 năm, chúng con tạ ơn Chúa và hết lòng cám ơn Quý Đức Hồng y, Quý Đức cha cũng như Quý linh mục, Quý tu sĩ, đặc biệt là cha Inhaxiô Hồ Văn Xuân, Giám đốc Trung tâm Công giáo, các nhân viên trong Văn phòng Thư ký, VP Bác ái Xã hội, VP BTHT (cũ), VP Truyền thông và các dịch giả, biên tập viên đã khích lệ và nhiệt tâm cộng tác với chúng con. Trong khi thi hành nhiệm vụ HĐGM giao phó, chúng con đã cố gắng làm những gì trong khả năng của mình để cộng tác vào công việc của HĐGM, nhưng trong hoàn cảnh khó khăn và điều kiện giới hạn của mình chắc chắn cũng còn nhiều thiếu sót, xin Quý Đức Hồng y và Quý Đức cha thông cảm và tha thứ cho chúng con. Tuy nhiên, cũng còn những điều chúng con ước mong mà chưa thực hiện được như lập ranh giới cho các giáo phận ở miền Bắc, dự án lập Thư viện cho HĐGM VN, hy vọng các người kế nhiệm sẽ hoàn thành thay cho chúng con.
Xin cầu nguyện cho chúng con luôn nhiệt tâm phục vụ cho Giáo Hội.
Chúng con xin kính chúc Quý Đức Hồng y và Quý Đức cha luôn an mạnh và tràn đầy ơn Chúa để dẫn dắt Giáo hội Việt Nam theo thánh ý Chúa.
Kính trình,
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Thư ký Thường trực VPTK Gt. TP.HCM
Làm tại VPTK Giáo tỉnh TP.HCM, ngày 24-3-2008
BÀN GIAO VPTK THƯỜNG TRỰC
Người giao
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Thư ký VPTK Giáo tỉnh TP.HCM
Người nhận
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Thư ký HĐGM VN
Lm. Thư ký kế nhiệm
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúa Giêsu Lịch Sử Và Chúa Giêsu Đức Tin
Vũ Văn An
22:44 31/03/2008
Chúa Giêsu Lịch Sử Và Chúa Giêsu Đức Tin
1. Một Lịch Sử Thuộc Hiện Tại và Mở Ra Cho Tương Lai
Đối với Gunther Bornkamn (Jesus Of Nazareth, Hodder and Stoughton, 1960), không một lịch sử nào về Chúa Giêsu mà lại không được “chải chuốt” (embellished) bởi tín điều, học thuyết, nói cách khác bởi đức tin. Không một lời nói của Chúa Giêsu và không một câu chuyện nào về Người, dù chân thực (genuine) bao nhiêu, mà lại không đồng thời mang vào thân (embody) một tuyên xưng của cộng đoàn tín hữu, hay ít nhất được lồng vào trong đó. Điều ấy khiến cho việc đi tìm những sự kiện trần truồng của lịch sử trở nên khó khăn, gần như vô vọng.
Đối với truyền thống nguyên thủy của Kitô giáo, Chúa Giêsu trước hết không phải là khuôn mặt của quá khứ, nhưng đúng hơn là Chúa phục sinh, đang hiện diện với đầy đủ ý chí, quyền lực và lời nói. Chúa Giêsu Kitô vẫn là cái ông thầy giảng (rabbi) quê ở Nazareth mà lịch sử trần thế bắt đầu tại Galilê và kết thúc trên thập giá tại Giêrusalem; nhưng đồng một lúc cũng là Đấng Đã Sống Lại, tác giả của cứu độ, đấng hoàn tất ý định của Thiên Chúa. Giáo hội cũng như truyền thống của mình không quan tâm bám lấy quá khứ, mà bám vào ngày hôm nay; và cái Ngày Hôm Nay ấy không phải chỉ là một ngày theo lịch, mà là một hiện tại do Thiên Chúa ấn định, và cùng với nó là một tương lai nhờ Chúa ta với tới được. Giáo hội hiểu quá khứ trong lịch sử Chúa Giêsu trước Thứ Sáu Tuần Thánh và ngày Phục Sinh dưới ánh sáng của cái Bây Giờ và Cái Sẽ Tới vốn được Thiên Chúa hoàn thành và định liệu và được mở ra qua hình khổ đóng đinh và sống lại của Chúa Giêsu này. Giáo hội bao hàm điều đó trong sứ điệp của mình, nhưng luôn luôn như một lịch sử thuộc hiện tại và mở ra cho tương lai (Cv 10:37-43). Hiểu lịch sử Chúa Giêsu như thế là hiểu từ kết liễu hiểu lui và hiểu từ kết liểu hiểu tới. Khi thuật lại câu truyện quá khứ, các phúc âm đã tuyên xưng Chúa Giêsu hiện đang là ai, chứ không phải Người đã là người như thế nào trong quá khứ. Điều ấy có nghĩa là những gì thuộc quá khứ của Chúa Giêsu phải luôn được tra cứu và hiểu biết theo tương quan ý nghĩa của chúng đối với thời hiện tại và thời đang đến trong tương lai của Thiên Chúa.
Vì đối với Giáo hội, Chúa Giêsu trần thế cũng đồng thời là Chúa Phục Sinh, nên lời của Người trong truyền thống mang các đặc điểm của hiện tại. Nhờ quan điểm ấy, ta giải thích được hai nét, bề ngoài xem ra hết sức mâu thuẫn, của truyền thống tìm thấy khắp các trang phúc âm nhất lãm: vừa hết sức trung thành gắn bó với lời của Chúa Giêsu vừa cùng một lúc hết sức tự do đối với lối dùng từ nguyên thủy (original wording). Lời của Người được gìn giữ, không phải bằng cái nhiệt tâm của nhà quản thủ văn khố, cũng không được lưu truyền như những lời phát biểu của các thầy giảng lừng danh có kèm bình luận. Nhưng ta có thể nói: việc lưu truyền ấy thực sự không phải là việc lặp lại và truyền đi những lời Người đã từng nói một thời, nhưng đúng ra là những lời của Người hôm nay.
Lịch sử của truyền thống cho thấy việc rất thường xẩy ra là không những các lời của Chúa Giêsu nói khi còn sống trên trần gian chẳng mấy chốc đã mang hình thức hậu phục sinh, mà chính các lời Đức Kitô Phục sinh nói cũng đã trở thành các lời của Chúa Giêsu khi còn sống trên trần thế. Truyền thống Phúc âm ngay từ đầu đã hiện hữu chỉ là để cộng đồng tín hữu thực hành sống đạo, cho nên đối với cộng đồng này, lịch sử tự nó chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
2. Hai Hình Ảnh Về Chúa Giêsu
Đối với Michael L. Cook, S.J. (Responses to 101 Questions about Jesus, Paulist Press, 1993), có hai hình ảnh về Chúa Giêsu đôi khi xem ra có vẻ mâu thuẫn. Đó là hình ảnh cổ truyền và hình ảnh hiện đại. Hình ảnh cổ truyền, một hình ảnh rất trổi vượt trong hầu hết mọi ý thức Kitô giáo, nhấn mạnh vào ‘thời điểm” nhập thể. Theo đó, Chúa Giêsu là Ngôi Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa xuống thế nhập thể, chết vì tội lỗi ta, và sau đó lên trời trở lại vinh quang muôn thuở với Chúa Cha. Hình ảnh này chủ yếu rút ra từ phúc âm Gioan. “Vì Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến độ ban con một mình, để hễ ai tin vào người con này sẽ không phải hư đi, nhưng được sống đời đời” (Ga 3:16). Điều Chúa Giêsu mạc khải và giảng dạy chính là bản sắc của Người trong tương quan muôn thuở với Chúa Cha, và điều Người muốn thực hiện là sự sống vĩnh cửu cho tất cả những ai tin vào Người. Người là “đường” chỉ cho ta đến với Chúa Cha và do đó giúp ta sống trong cùng một tương quan muôn thuở của Chúa Cha và Chúa Con. Các kinh tin kính và các công đồng sau này của giáo hội, vốn chịu ảnh hưởng nhiều nơi thánh Gioan, đã nhấn mạnh đến thần tính của Chúa Giêsu đến độ nhân tính của Người xem ra như đã được tan hòa (absorbed) vào đó. Trên nguyên tắc, các giáo phụ và các công đồng chính giáo luôn luôn nhấn mạnh đến nhân tính của Chúa Giêsu. Các ngài chủ trương rằng nếu Chúa Giêsu không mặc lấy nhân tính đầy đủ của ta, thì ta không được cứu độ. Nhưng các ngài thường ít chú ý đến kinh nghiệm thực và kinh nghiệm sống của con người mang tên Giêsu quê làng Nazareth. Việc các ngài quá ưu tư trong việc bảo tồn và bênh vực thần tính của Chúa Giêsu khiến người ta phải tự hỏi các ngài đã coi trọng đến mức nào các biểu hiện cụ thể trong nhân tính của Người. Ngược lại, hình ảnh hiện đại là kết quả do các khai triển liên tục của khoa phê bình thánh kinh, đặc biệt là khoa phê bình sử học trong hơn hai thế kỷ qua. Một trong các kết quả chính là việc nhìn ra đặc điểm khác biệt sâu sắc giữa phúc âm Gioan và các phúc âm nhất lãm tức các phúc âm Máccô, Mátthêu, và Luca. Thí dụ, nếu ta đặt một câu hỏi về Chúa Giêsu trong cuộc sống và trong sứ vụ lịch sử của Người – Người đã giảng dạy những gì, đã mong muốn thực hiện những gì, đã biết gì về tương lai của chính Người hoặc nghĩ gì về chính Người – thì các phúc âm nhất lãm sẽ giúp ta gặp được Chúa Giêsu ấy hơn là phúc âm Gioan hoặc truyền thống sau đó. Điều ấy tương hợp với chú tâm sâu sắc ngày nay khi người ta đi tìm con người nhân bản, con người lịch sử xuất thân từ Nazareth, một con người giống như chúng ta mọi đàng chỉ trừ tội lỗi (Dt 4:15). Nhiều người ngày nay muốn một Chúa Giêsu từng cùng bước với ta trên đường, biết và hiểu vì đã bước hẳn vào trong các tầng sâu thẳm nhất của kinh nghiệm con người – các niềm vui và các nỗi sầu, các mối hy vọng và các niềm lo sợ, các cuộc đấu tranh, các điều thử thách, các cơn cám dỗ cũng như các cố gắng can đảm, các chiến thắng, các hân hoan tâm linh vốn là đặc điểm của mỗi con người nhân bản chúng ta. Hình ảnh ấy không bác khước hình ảnh cổ truyền nhưng chắc chắn bổ túc nghĩa (qualify) cho hình ảnh kia. Chúa Giêsu không phải là một Thiên Chúa dưới lốt con người. Đúng hơn, Người là phương cách làm người của Thiên Chúa, hay “bộ mặt nhân bản của Thiên Chúa”, đấng đã “vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil 2:8). Vâng lời là vấn đề thuộc ý chí con người, thuộc cuộc giằng co của con người trong cố gắng trung thành khi gặp đau khổ cùng cực. Hình ảnh hiện đại không bác khước thần tính của Chúa Giêsu nhưng nó coi rất trọng con đường Người đã đi để bước vào vinh quang của Chúa Cha.
Một chiều kích khác của phương thức hiện đại cần phải nhấn mạnh là các trước tác Tân Ước như ta có hiện nay chỉ là sản phẩm cuối cùng (end-product) của một diễn trình lịch sử lâu dài gồm nhiều giải thích và khai triển. Các trình thuật về Chúa Giêsu khởi đầu đã được truyền tụng bằng miệng, rồi mới được viết xuống và được duyệt đi dyuyệt lại nhiều lần trong một thời gian dài. Các bản tuyên xưng đức tin và các công đồng cũng là một phần trong diễn trình này. Chúa Giêsu đến với chúng ta ngày nay đã được lọc lựa (filtered) qua một diễn trình chuyển giao đa dạng và phức tạp mà ta gọi là Thánh Truyền. Ta không thể đơn thuần đặt phương trình cân bằng giữa điều ta nói về Người trong đức tin và các sự kiện lịch sử. Thánh truyền về Người chứa đựng rất nhiều lịch sử nhưng cũng khẳng định nhiều điều như thần tính chẳng hạn vốn vượt quá giới hạn của các phương pháp lịch sử học như ta hiểu hiện nay. Ủy Ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh năm 1964, và Công Đồng Vaticanô 2 năm 1965 đã tuyên bố với giới học giả kinh thánh hiện đại rằng ít nhất cũng có ba giai đoạn trong truyền thừa phúc âm về Chúa Giêsu. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn về Chúa Giêsu người Do-Thái miền Galilê sinh khoảng năm 6-4 trước công nguyên (TCN) và qua đời khoảng năm 30 công nguyên (CN). Nói được gì về cuộc sống nhân bản và lịch sử của Người còn tùy giá trị các phương pháp ta dùng để dựng lại lịch sử. Giai đoạn hai là giai đoạn rao giảng bằng miệng của các Kitô hữu tiên khởi từ khoảng năm 30 đến năm 70 CN. Đây là lúc các Kitô hữu di chuyển ra khỏi sinh hoạt nông thôn trồng trọt của Chúa Giêsu, vốn nói tiếng Aramaic, để bước vào sinh hoạt thành thị của những người Do-Thái và dân ngoại nói tiếng Hylạp. Dù giai đoạn này chủ yếu là giai đoạn truyền khẩu, thánh Phaolô cũng đã bắt đầu viết các thư của ngài vào khoảng năm 51 CN, và trước đó có thể đã có một vài bản viết phúc âm thô sơ rồi. Sau cùng là giai đoạn ba, là giai đoạn thực sự trước tác những bản văn cuối cùng của phúc âm qui điển như ta có hiện nay. Giai đọan này bắt đầu với thánh Máccô vào khoảng thời gian đền thờ Giêrusalem bị phá hủy năm 70 CN và kết thúc với bản sau cùng của thánh Gioan khỏang các năm 90-100 CN. Rõ ràng một điều, các tác giả phúc âm, trong các bản văn cuối cùng của họ, đã đưa vào nhiều yếu tố vốn đã có từ những giai đoạn đầu hết của thánh truyền, “...lựa chọn một số sự việc từ những điều trước đó đã được lưu truyền bằng miệng hoặc bằng chữ viết, giản lược một số sự việc nhằm để tổng hợp hóa, giải thích tuyên xưng nhưng luôn luôn trong phương thức thuật lại cho chúng ta chân lý trung thực về Chúa Giêsu...” (Vatican 2, Dei Verbum #19). “Chân lý trung thực về Chúa Giêsu” hiển nhiên có bao gồm lịch sử nhưng đi xa hơn lịch sử nhiều. Các tác giả thánh kinh vốn là các nhà thần học có nhiệm vụ giải thích những điều lưu truyền về Chúa Giêsu dưới ánh sáng hoàn cảnh hiện đại của họ ngõ hầu công bố cách hữu hiệu hơn tầm ý nghĩa của Người đối với cộng đoàn của họ cũng như đối với những người họ đến truyền đạo. Ngày nay, ta cũng phải làm giống như họ nếu ta muốn Chúa Giêsu mãi sinh động, mãi hiện diện giữa chúng ta. Bởi ta không chuyển giao một thứ ngôn từ chết từ lâu trong quá khứ, mà là một Thần Khí sống động.
Kitô học do đó chính là một cố gắng liên tục để trung thành với truyền thống dĩ vãng về Chúa Giêsu, trung thành bằng cách tuyên xưng Người như mới trong hoàn cảnh hiện đại. Mục tiêu là để tiếp tục kể lại câu truyện về Người, một câu truyện không bao giờ chấm dứt. Ta phải luôn luôn suy tư và giải thích câu truyện ấy khi bước chân theo Người bằng tình sư đồ.
Phương thức hiện đại cũng hiểu nhập thể chỉ có nghĩa khi bao trùm toàn bộ kinh nghiệm của Chúa Giêsu: bao gồm cuộc sống và sứ vụ nhân bản và lịch sử của Người, “biến cố” trung tâm và quyết định trong cái chết-và-phục-sinh của Người, và sự sống cũng như sứ vụ liên tục của giáo hội từ Phêrô, Phaolô, Gioan đến Bênêđictô XVI hiện nay và sau đó nữa. Chúng ta hoàn toàn đồng ý khi các nhà thần học và các học giả thánh kinh ngày nay cố gắng “tái bối cảnh hóa” (recontextualize) truyền thống Gioan-giáo phụ-công đồng (hình ảnh cổ truyền) bên trong cái nhìn có tính sử học và diễn tiến hay khai triển về Chúa Giêsu hơn (hình ảnh hiện đại). Việc khẳng định rằng Chúa Giêsu chính là sự nhập thể của Thiên Chúa không thể có được nếu ta không phân tích một cách phê phán diễn trình giải thích đã dẫn ta tới khẳng định kia. Việc Công đồng Canxêđoan năm 451 công bố rằng Chúa Giêsu vừa là người trọn vẹn vừa là Thiên Chúa trọn vẹn trong một Ngôi duy nhất không phải bỗng nhiên mà có. Vì các công đồng cũng chỉ là những sản phẩm cuối cùng của một diễn trình giải thích sử học lâu dài.
3. Chúa Giêsu “Có Thực” Hay Không ?
Cũng theo Michael L. Cook, hạn từ Chúa Giêsu “có thực” (the “real” Jesus) có thể hiểu theo ba nghĩa. Nghĩa thứ nhất muốn nói đến Chúa Giêsu như người thực sự (actually) đã nói và đã làm những việc đặc thù trong những hoàn cảnh hết sức cụ thể. Một Chúa Giêsu như thế hầu như ta không thể gặp được vì Người đâu có viết lại điều chi và các phúc âm không phải là các bản tiểu sử theo nghĩa hiện đại là thu thập và ghi chép các mẩu tin liệu đặc thù.
Nghĩa thứ hai là nghĩa “sử học” tức là Chúa Giêsu mà ta có thể dựng lại được nhờ các phương pháp phê bình của khoa nghiên cứu sử học. Việc ta gặp được một Chúa Giêsu như thế khá hạn chế nhưng rất quan trọng. Nhờ việc phân tách có phê phán, ta có thể biết một cách rất rõ nét một vài cách thế Người hành động và ăn nói thí dụ việc Người công bố nước Thiên Chúa bằng dụ ngôn và cử hành mừng sự hiện diện của nước ấy bằng cách ăn uống với các viên thu thuế và người tội lỗi. Việc dựng lại như vậy tùy thuộc nhiều vào ký ức ghi nhận của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Cũng như đối với các khuôn mặt lớn khác của lịch sử, thí dụ Socrates, Lincoln hay Kennedy, cái ký ức kia tuy có dựa vào thực tế lịch sử nhưng có tính lựa lọc (selective) khá cao và có khuynh hướng chỉ chú tâm tới “những thời khắc đáng ghi nhớ” mà thôi, và do đó đã loại bỏ khá nhiều chi tiết cụ thể, hoặc vì quên sót hay tỏ ra không đặc biệt quan trọng, như thời gian và điạ điểm chính xác của một biến cố chẳng hạn. Phần lớn các tư liệu của phúc âm tùy thuộc thứ ký ức lựa lọc ấy – một ký ức cộng đòan tụ họp nhau trong thờ phượng để nhắc nhớ những thời khắc đáng ghi nhớ, những tác động Người đã đem lại, những lời nói thẳng thắn của Người và các hành động đầy uy lực vũ bão của Người – vừa nhắc nhớ vừa, như tất cả những người kể truyện hay khác, tô điểm và khai triển để rút ra những chân lý sâu xa vốn có sẵn nơi Người.
Cuối cùng, ta có đức Kitô của Thánh Kinh: đấng được công bố và giải thích qua các câu trích của Cựu Ước, qua các suy tư của thần học về ý nghĩa của Người, và trên hết qua cảm nghiệm liên tục sự hiện diện của Người trong quyền lực Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu sau cùng này quan trọng nhất để ta hiểu các soạn giả Tân Ước đã viết gì. Trong Cựu Ước, có những tiên tri được Chúa Thánh Thần linh hứng đã có thể nói “Đức Chúa nói như thế này...”, thì hiển nhiên cũng có những tiên tri trong các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đứng giữa cộng đoàn mà công bố một lời nào đó của Chúa Giêsu Phục sinh. Linh hứng tiên vàn có liên hệ đến một cộng đoàn tụ họp nhau trong quyền lực Chúa Thánh Thần. Bản viết tùy thuộc và phản ảnh cái cảm nghiệm căn để hơn này về tiếng nói sống động của Chúa Giêsu Phục sinh.
Có người hỏi: làm sao tin được điều gì đó đúng khi nó thực sự không xẩy ra? Nói rằng “điều gì không xẩy ra thì không đúng” chỉ là chủ trương của phái chủ nghiệm (empirical mind-set), con đẻ của phong trào đại ánh sáng (enlightenment) của thế kỷ 18, một phong trào muốn giải phóng lý trí con người khỏi các ràng buộc của lối tư duy giáo điều, bằng cách đòi hỏi cho bằng được các “chứng cớ” khoa học hoặc lịch sử mới gọi được là thực tại. Thực ra, ở trên đời, có những sự việc “rất thực” mà chẳng bao giờ xẩy ra hoặc không lệ thuộc việc kiểm chứng thực nghiệm (empirical verification). Khi bạn đọc một cuốn tiểu thuyết, nó chân thực mặc dù không có gì đã xẩy đến như tiểu thuyết diễn tả. Nó chân thực vì nó làm trí ta sáng lên và tâm ta cảm động, vì nó làm vang lên những gì sâu thẳm nhất, tốt đẹp nhất vốn có trong ta và mời gọi ta đưa ra một đáp trả nhiều khi sâu sắc quá đến độ không thể diễn tả hết bằng lờì. Đó là thứ tác động Chúa Giêsu đã mang lại cho người đương thời và qua các thế hệ liên tiếp cho đến tận ngày nay. Thí dụ điều chân thực về việc Chúa Giêsu làm im bão tố (Mc 4:35-41) và bước đi trên nước (Mc 6:45-52) không hẳn là sự kiện kỳ lạ có tính thực nghiệm về việc Người khống chế được luật thiên nhiên cho bằng sự kiện quan trọng hơn này là lúc đó cũng như bây giờ Người mời gọi ta phải có đức tin khi gặp bão tố cuộc đời vì chính Người sẽ đem bình an lại cho tâm hồn ta. Điều ấy lúc nào cũng vẫn là sự thật dù cho Chúa Giêsu có đi trên nước hay không. Như thế, khi đọc Thánh Kinh, ta phải học cách suy nghĩ theo biểu tượng chứ không nên chỉ bận bịu với các sự kiện mà thôi. Chân lý quan trọng đến độ không thể giản lược vào ngôn từ chiểu tự.
Có người lại hỏi: nếu phúc âm tiên vàn chỉ là các tài liệu đức tin (faith documents) nhằm thông tri các chân lý biểu trưng, thì tại sao ta còn cần biết Chúa Giêsu lịch sử làm chi? Chỉ cần bám vào bốn phúc âm là đủ rồi? Đúng là ta phải bám vào bốn phúc âm. Chúng là nguồn trước nhất giúp ta có thể nói và suy nghĩ bất cứ điều gì về Chúa Giêsu. Cả đời ta cũng chưa khai thác hết sự phong phú của bốn phúc âm ấy. Nhưng câu hỏi trên đụng đến một vấn đề hiện làm ray rứt rất nhiều người, đó là vấn đề Chúa Giêsu lịch sử có dính dáng gì tới hay có quan trọng gì đối với đức tin Kitô giáo hay không? Vấn đề này có hai mặt. Mặt thứ nhất liên quan đến vấn đề phương pháp. Nhận rằng phương pháp sử học như ta hiểu ngày nay đang có những giới hạn nhất định, vậy thử hỏi có thể nào biết được điều gì về Chúa Giêsu lịch sử hay không? Không đi sâu vào chi tiết các tranh luận về phương pháp, chỉ xin thưa với bạn đọc là hiện chúng ta có khá nhiều tư liệu lịch sử tương đối thoả đáng về Chúa Giêsu, như đối với bất cứ vĩ nhân lịch sử nào thuộc quá khứ xa xôi.
Mặt thứ hai liên quan đến sự cần thiết: nhận thức về Chúa Giêsu lịch sử có cần cho đức tin Kitô giáo hay không? Ta có thể xét dưới hai bình diện: bình diện bác học và bình diện bình dân. Trên bình diện bình dân, người ta có thể có được một đời sống Kitô giáo phong phú và thiêng liêng sâu sắc nhờ hình ảnh đức tin cổ truyền như đã miêu tả trên đây. Nhưng một khi tra vấn những câu hỏi sử học về nguồn gốc và các giải thích ta đang đề cập ở đây, thì không thể không bàn đến những quan điểm và những phương thức của học giả hiện đại.
Theo thiển ý, nhận thức về Chúa Giêsu lịch sử tuy phụ thuộc nhưng không thể thiếu trong nhận thức ta có về Chúa Giêsu đức tin. Nó phụ thuộc, vì tương quan đầu hết của ta với Chúa Giêsu là tương quan đức tin. Đức tin này được thông truyền đến ta qua các cộng đoàn tín hữu như các cộng đoàn được các thánh Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan đại diện cũng như các cộng đoàn Kitô hữu của hai thiên niên kỷ qua. Đó là một đức tin đã được bản vị hóa bởi mỗi một người trong chúng ta trong bối cảnh các cảm nghiệm bản thân và cộng đoàn của mình. Nhận thức về Chúa Giêsu lịch sử không thể thiếu được vì lý do đơn giản là đức tin Kitô giáo luôn đặt căn bản trên tính cách cá biệt (particularity) nơi con người Giêsu thành Nagiarét. Điều ta biết về Người theo phương diện lịch sử giúp ta biến hình ảnh đức tin của ta về Người trở nên cụ thể hơn. Vì hình ảnh của ta về Chúa Giêsu sẽ ra sao nếu ta chỉ có các thư của thánh Phaolô mà không có bốn phúc âm? Nhưng có lẽ điều này còn quan trọng hơn đó là: nhận thức lịch sử còn có tác dụng tiêu cực trong việc hạn chế hay kiểm soát điều ta có thể nói về Người. Điều nguy hiểm là việc ta có khuynh hướng dựng lại Người theo hình ảnh riêng của cá nhân ta: ông chúa đế quốc, nhà cách mạng tả khuynh, nhà tư tưởng tự do phóng túng...Để chặn đứng những hình ảnh như thế, ta cần phải chạy đến với những gì ta biết về Người theo phương diện lịch sử.
Nhưng nhiều khi các học giả đã biến Chúa Giêsu thành người không ai tới gần được, thử hỏi một người bình thường làm sao hiểu được những khai triển gần đây nhất của khoa phê bình thánh kinh? Thực ra không nên quên rằng đức tin của ta là một đức tin cộng đoàn. Không bao giờ được phép coi đức tin Kitô giáo như bao gồm một nhóm các cá nhân riêng rẽ đang làm những việc riêng của họ. Mỗi người chúng ta đều là thành viên của một cộng đoàn tín hữu. Mỗi người chúng ta đều được cộng đoàn nuôi dưỡng để lớn lên trong đức tin và được chờ mong đóng góp đức tin và tài năng của mình để cộng đoàn tiếp tục lớn lên và phát triển. Thánh Phaolô gọi cộng đoàn Kitô hữu là một thân thể gồm nhiều chi thể, mọi chi thể đều quan yếu đối với phúc lợi của toàn bộ thân thể ấy. “Mắt không thể nói với tay: tao không cần mày! Đầu cũng không thể nói với chân: Tao không cần mày!” (1 Cor 12:21; coi cả chương 12 và Rm 12:3-8). Trọng điểm của “các cộng đoàn Kitô giáo căn bản” của Châu Mỹ Latinh là giúp mọi người trong cộng đoàn tìm thấy tiếng nói riêng của mình, nghĩa là phát biểu được kinh nghiệm đức tin riêng của họ trong đối tác cụ thể giữa thực tại hiện đại và việc đọc thánh kinh. Quả là một thảm kịch nếu người ta để mặc việc đọc thánh kinh cho một mình các học giả mà thôi.
Tuy thế, các học giả cũng là các thành viên của cộng đoàn và do đó có những đóng góp phải làm. Đối kháng hay chăng chỉ là khi các học giả đặt mình vào thế đối lập với cộng đoàn. Nói cho ngay cả trong những trường hợp như thế, ta vẫn có thể học hỏi được từ những tiếng nói có tính phê phán, nhất là khi ta trung thực trong việc tìm kiếm chân lý. Dù sao, ta cũng không nên đợi đến lúc có những khai triển bác học mới nhất rồi mới chạy đến với chứng tá của giáo hội và dìm mình trong đó. Ngược lại, khi đọc, nhất định các câu hỏi phải nổi lên. Các học giả có thể giúp ta rất nhiều trong trách vụ giải thích và họ quả cần thiết trong việc cộng đoàn tư hiểu biết chính mình. Giống như viên hoạn quan Êtiôpia, ta không phải lúc nào cũng hiểu điều mình đang đọc, nên cần có một ai đó dể giải thích (Cv 8:26-39).
Vấn đề là hiện nay có quá nhiều quan điểm về Chúa Giêsu. Về điều này, ta thấy chủ nghĩa đa nguyên có mặt khắp nơi. Ta sống trong một nền văn hóa gồm nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, gồm nhiều dị biệt về chủng tộc, văn hóa, truyền thống, lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo v.v... Càng ngày người ta càng ý thức rằng những dị biệt ấy đều tốt và hợp pháp. Hình ảnh “nồi nấu chẩy” (melting pot) đang được thay thế bằng hình ảnh cầu vồng muôn sắc. Khuynh hướng biến một văn hóa trổi vượt thành một văn hóa độc dạng (culture uniformity) đang bị thách thức. Luôn luôn nên có một căng thẳng lành mạnh giữa thống nhất tính và đa nguyên tính, trong giáo hội cũng như trong xã hội nói chung. Cực cùng của đồng nhất sẽ dẫn đến chủ nghĩa độc tôn (totalitarianism); cực cùng của phân sẻ, chia rẽ dẫn đến chủ nghĩa cuồng tín (fanaticism). Cả hai đều phát nguyên từ ý muốn thống trị và sợ sự thật vốn là thứ giải phóng chúng ta (Ga 8:32).
Trong giáo hội, vẫn luôn có một hình thức đa nguyên hợp pháp (1). Thí dụ, ngược với quan điểm trong quá khứ muốn “hoà hợp” bốn phúc âm thành một “tiều sử’ duy nhất về Chúa Giêsu, thực tế là tạo ra phúc âm thứ năm không hoàn toàn giống bất cứ phúc âm nguyên thủy nào, ngày nay ta thừa nhận rằng các phúc âm Máccô, Mátthêu, Luca và Gioan thẩy đều đã đưa ra một hình ảnh riêng biệt về Chúa Giêsu do kinh nghiệm đức tin của từng cộng đoàn liên hệ. Mà thực sự nên như thế, vì mầu nhiệm Chúa Giêsu không thể thu gọn hay đóng gói vào trong bất cứ kinh nghiệm đức tin nào, dù đó là đức tin cộng đoàn hay đức tin cá nhân. Mầu nhiệm về con người của Người luôn luôn vượt lên trên các cố gắng của ta, ngay cả các cố gắng thánh kinh và tuyên xưng đức tin, trong việc phát biểu về Người bằng ngôn ngữ con người. Như thế, ta phải sẵn sàng chấp nhận các dị biệt, chứ không chấp nhận các mâu thuẫn. Bốn phúc âm cho ta bốn cái nhìn khác nhau về Chúa Giêsu, nhưng chúng không mâu thuẫn nhau. Như viên kim cương trước một nguồn sáng, Chúa Giêsu phản chiếu và mạc khải vinh quang Thiên Chúa bằng nhiều cách và bằng nhiều cách khác nhau.
4. Lịch Sử Chúa Giêsu
Có tác giả như George S. Hendry (The Gospel of the Incarnation, SCM Press Limited, 1959) lại cho rằng trong lời truyền giảng lúc ban đầu của Giáo hội (Kerygma), các tông đồ rất ít nhắc đến cuộc sống lịch sử của Chúa Giêsu. Thánh Phêrô có nhắc sơ qua đến các phép lạ của Chúa Giêsu (Cv 2:22), đến việc giảng dạy của Người (Cv 3:22) và trong Công Vụ 10:34-43, có vẽ cho ta một vài hình ảnh về cuộc đời của Người, nhưng thánh Phaolô thì rất ít nhắc đến những chuyện như thế. Ngài chỉ nhấn mạnh đến cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, coi như yếu tố căn bản mà ngài đã tiếp nhận từ thánh truyền và ngài được ủy nhiệm để công bố. “Trước hết tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta” (1 Cor 15:3). Đối với ngài, phúc âm tập trung vào “Chúa Giêsu Kitô, mà là Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh” (1 Cor 2:2).
Nhưng điều ấy không đủ cho giáo hội sơ khai. Bởi thế, mặc dù rất quí trọng các trước tác của thánh Phaolô, giáo hội ấy cũng đã bắt đầu đi thu thập, ghi chép và sau cùng qui điển hóa một số lớn các tín liệu khác về lịch sử Chúa Giêsu, lập thành các bản phúc âm song song với các thư Phaolô. Ít nhất trong hai bản phúc âm Mátthêu và Luca, người ta thấy rất rõ một khúc rẽ đối với cách nhìn và cách nhấn mạnh của lời giảng nguyên thủy. Đó là một hành động đầy ý thức để thích ứng với hoàn cảnh đang thay đổi của giáo hội: niềm mong đợi cánh chung đang phai mờ đi kia buộc giáo hội phải tái điều chỉnh mình đón nhận viễn tượng phải tiếp tục cuộc hiện hữu lâu dài trong thế gian, và do đó cần thiết phải đi tìm nhiều hướng dẫn hơn cho những vấn đề thực tiễn. Tất nhiên những hướng dẫn ấy phải rút ra từ những lời giảng dạy còn nhớ được của Chúa Giêsu (như được ghi trong phúc âm Mátthêu). Và vì giáo hội được truyền bá xa hơn vào những miền đất ít ai hiểu những ý niệm Thánh Kinh và Do Thái giáo, nên cần phải bổ sung hình ảnh của Máccô về Con Thiên Chúa bằng hình ảnh người ban hành lề luật của Mátthêu và hình ảnh người bạn nhân loại của Luca. Việc qui điển hóa và bảo tồn các phúc âm nhất lãm phản ảnh niềm tin rằng lịch sử của Chúa Giêsu có tầm ý nghĩa lớn hơn là trong lời truyền giảng lúc ban đầu.
__________________________________________________________________
(1) Về vấn đề hợp pháp của đa nguyên tính, ta có văn kiện mới nhất của Ủy Ban Giáo Hoàng Về Kinh Thánh, mà chủ tịch là Hồng Y Joseph Ratzinger (nay là Đức Bênêđictô XVI), công bố năm 1993. Theo đó, “trong Tân Ước cũng như trong Cựu Ước, ta thấy nhiều cách nhìn (perspectives) khác nhau đã được đặt kề cận nhau và đôi khi rất căng thẳng (in tension) đối với nhau, thí dụ những đoạn liên quan đến vị thứ của Chúa Giêsu (Ga 8:29, 16:32 và Mc 15:34) hoặc giá trị của Luật Môisen (Mt 5:17-19 và Rm 6:14) hay sự cần thiết của việc làm (works) đối việc công chính hóa (Giacôbê 2:24, và Rm 3:28; Eph. 2:8-9). Một trong các đặc điểm của Thánh Kinh là không có một cảm thức nào về hệ thống hóa, trái lại ta thấy có sự hiện diện của một căng thẳng rất năng động. Thánh kinh là một kho chứa nhiều cách thế giải thích cùng những biến cố giống nhau và suy tư về cùng những vấn đề như nhau. Thánh kinh ấy thúc giục ta phải tránh óc đơn giản hóa thái quá cũng như một tinh thần quá chật hẹp”. Chính vì vậy, “việc giải thích Kinh thánh bắt buộc phải cho thấy một đa nguyên tính nào đó. Không một giải thích đơn độc nào có thể múc cạn được ý nghĩa của toàn bộ, vốn là một bản hợp xướng của nhiều giọng hát khác nhau. Như thế, việc giải thích một bản văn đặc thù nào đó phải tránh không được tìm cách thống trị để loại bỏ các cách giải thích khác”.
1. Một Lịch Sử Thuộc Hiện Tại và Mở Ra Cho Tương Lai
Đối với Gunther Bornkamn (Jesus Of Nazareth, Hodder and Stoughton, 1960), không một lịch sử nào về Chúa Giêsu mà lại không được “chải chuốt” (embellished) bởi tín điều, học thuyết, nói cách khác bởi đức tin. Không một lời nói của Chúa Giêsu và không một câu chuyện nào về Người, dù chân thực (genuine) bao nhiêu, mà lại không đồng thời mang vào thân (embody) một tuyên xưng của cộng đoàn tín hữu, hay ít nhất được lồng vào trong đó. Điều ấy khiến cho việc đi tìm những sự kiện trần truồng của lịch sử trở nên khó khăn, gần như vô vọng.
Đối với truyền thống nguyên thủy của Kitô giáo, Chúa Giêsu trước hết không phải là khuôn mặt của quá khứ, nhưng đúng hơn là Chúa phục sinh, đang hiện diện với đầy đủ ý chí, quyền lực và lời nói. Chúa Giêsu Kitô vẫn là cái ông thầy giảng (rabbi) quê ở Nazareth mà lịch sử trần thế bắt đầu tại Galilê và kết thúc trên thập giá tại Giêrusalem; nhưng đồng một lúc cũng là Đấng Đã Sống Lại, tác giả của cứu độ, đấng hoàn tất ý định của Thiên Chúa. Giáo hội cũng như truyền thống của mình không quan tâm bám lấy quá khứ, mà bám vào ngày hôm nay; và cái Ngày Hôm Nay ấy không phải chỉ là một ngày theo lịch, mà là một hiện tại do Thiên Chúa ấn định, và cùng với nó là một tương lai nhờ Chúa ta với tới được. Giáo hội hiểu quá khứ trong lịch sử Chúa Giêsu trước Thứ Sáu Tuần Thánh và ngày Phục Sinh dưới ánh sáng của cái Bây Giờ và Cái Sẽ Tới vốn được Thiên Chúa hoàn thành và định liệu và được mở ra qua hình khổ đóng đinh và sống lại của Chúa Giêsu này. Giáo hội bao hàm điều đó trong sứ điệp của mình, nhưng luôn luôn như một lịch sử thuộc hiện tại và mở ra cho tương lai (Cv 10:37-43). Hiểu lịch sử Chúa Giêsu như thế là hiểu từ kết liễu hiểu lui và hiểu từ kết liểu hiểu tới. Khi thuật lại câu truyện quá khứ, các phúc âm đã tuyên xưng Chúa Giêsu hiện đang là ai, chứ không phải Người đã là người như thế nào trong quá khứ. Điều ấy có nghĩa là những gì thuộc quá khứ của Chúa Giêsu phải luôn được tra cứu và hiểu biết theo tương quan ý nghĩa của chúng đối với thời hiện tại và thời đang đến trong tương lai của Thiên Chúa.
Vì đối với Giáo hội, Chúa Giêsu trần thế cũng đồng thời là Chúa Phục Sinh, nên lời của Người trong truyền thống mang các đặc điểm của hiện tại. Nhờ quan điểm ấy, ta giải thích được hai nét, bề ngoài xem ra hết sức mâu thuẫn, của truyền thống tìm thấy khắp các trang phúc âm nhất lãm: vừa hết sức trung thành gắn bó với lời của Chúa Giêsu vừa cùng một lúc hết sức tự do đối với lối dùng từ nguyên thủy (original wording). Lời của Người được gìn giữ, không phải bằng cái nhiệt tâm của nhà quản thủ văn khố, cũng không được lưu truyền như những lời phát biểu của các thầy giảng lừng danh có kèm bình luận. Nhưng ta có thể nói: việc lưu truyền ấy thực sự không phải là việc lặp lại và truyền đi những lời Người đã từng nói một thời, nhưng đúng ra là những lời của Người hôm nay.
Lịch sử của truyền thống cho thấy việc rất thường xẩy ra là không những các lời của Chúa Giêsu nói khi còn sống trên trần gian chẳng mấy chốc đã mang hình thức hậu phục sinh, mà chính các lời Đức Kitô Phục sinh nói cũng đã trở thành các lời của Chúa Giêsu khi còn sống trên trần thế. Truyền thống Phúc âm ngay từ đầu đã hiện hữu chỉ là để cộng đồng tín hữu thực hành sống đạo, cho nên đối với cộng đồng này, lịch sử tự nó chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
2. Hai Hình Ảnh Về Chúa Giêsu
Đối với Michael L. Cook, S.J. (Responses to 101 Questions about Jesus, Paulist Press, 1993), có hai hình ảnh về Chúa Giêsu đôi khi xem ra có vẻ mâu thuẫn. Đó là hình ảnh cổ truyền và hình ảnh hiện đại. Hình ảnh cổ truyền, một hình ảnh rất trổi vượt trong hầu hết mọi ý thức Kitô giáo, nhấn mạnh vào ‘thời điểm” nhập thể. Theo đó, Chúa Giêsu là Ngôi Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa xuống thế nhập thể, chết vì tội lỗi ta, và sau đó lên trời trở lại vinh quang muôn thuở với Chúa Cha. Hình ảnh này chủ yếu rút ra từ phúc âm Gioan. “Vì Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến độ ban con một mình, để hễ ai tin vào người con này sẽ không phải hư đi, nhưng được sống đời đời” (Ga 3:16). Điều Chúa Giêsu mạc khải và giảng dạy chính là bản sắc của Người trong tương quan muôn thuở với Chúa Cha, và điều Người muốn thực hiện là sự sống vĩnh cửu cho tất cả những ai tin vào Người. Người là “đường” chỉ cho ta đến với Chúa Cha và do đó giúp ta sống trong cùng một tương quan muôn thuở của Chúa Cha và Chúa Con. Các kinh tin kính và các công đồng sau này của giáo hội, vốn chịu ảnh hưởng nhiều nơi thánh Gioan, đã nhấn mạnh đến thần tính của Chúa Giêsu đến độ nhân tính của Người xem ra như đã được tan hòa (absorbed) vào đó. Trên nguyên tắc, các giáo phụ và các công đồng chính giáo luôn luôn nhấn mạnh đến nhân tính của Chúa Giêsu. Các ngài chủ trương rằng nếu Chúa Giêsu không mặc lấy nhân tính đầy đủ của ta, thì ta không được cứu độ. Nhưng các ngài thường ít chú ý đến kinh nghiệm thực và kinh nghiệm sống của con người mang tên Giêsu quê làng Nazareth. Việc các ngài quá ưu tư trong việc bảo tồn và bênh vực thần tính của Chúa Giêsu khiến người ta phải tự hỏi các ngài đã coi trọng đến mức nào các biểu hiện cụ thể trong nhân tính của Người. Ngược lại, hình ảnh hiện đại là kết quả do các khai triển liên tục của khoa phê bình thánh kinh, đặc biệt là khoa phê bình sử học trong hơn hai thế kỷ qua. Một trong các kết quả chính là việc nhìn ra đặc điểm khác biệt sâu sắc giữa phúc âm Gioan và các phúc âm nhất lãm tức các phúc âm Máccô, Mátthêu, và Luca. Thí dụ, nếu ta đặt một câu hỏi về Chúa Giêsu trong cuộc sống và trong sứ vụ lịch sử của Người – Người đã giảng dạy những gì, đã mong muốn thực hiện những gì, đã biết gì về tương lai của chính Người hoặc nghĩ gì về chính Người – thì các phúc âm nhất lãm sẽ giúp ta gặp được Chúa Giêsu ấy hơn là phúc âm Gioan hoặc truyền thống sau đó. Điều ấy tương hợp với chú tâm sâu sắc ngày nay khi người ta đi tìm con người nhân bản, con người lịch sử xuất thân từ Nazareth, một con người giống như chúng ta mọi đàng chỉ trừ tội lỗi (Dt 4:15). Nhiều người ngày nay muốn một Chúa Giêsu từng cùng bước với ta trên đường, biết và hiểu vì đã bước hẳn vào trong các tầng sâu thẳm nhất của kinh nghiệm con người – các niềm vui và các nỗi sầu, các mối hy vọng và các niềm lo sợ, các cuộc đấu tranh, các điều thử thách, các cơn cám dỗ cũng như các cố gắng can đảm, các chiến thắng, các hân hoan tâm linh vốn là đặc điểm của mỗi con người nhân bản chúng ta. Hình ảnh ấy không bác khước hình ảnh cổ truyền nhưng chắc chắn bổ túc nghĩa (qualify) cho hình ảnh kia. Chúa Giêsu không phải là một Thiên Chúa dưới lốt con người. Đúng hơn, Người là phương cách làm người của Thiên Chúa, hay “bộ mặt nhân bản của Thiên Chúa”, đấng đã “vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil 2:8). Vâng lời là vấn đề thuộc ý chí con người, thuộc cuộc giằng co của con người trong cố gắng trung thành khi gặp đau khổ cùng cực. Hình ảnh hiện đại không bác khước thần tính của Chúa Giêsu nhưng nó coi rất trọng con đường Người đã đi để bước vào vinh quang của Chúa Cha.
Một chiều kích khác của phương thức hiện đại cần phải nhấn mạnh là các trước tác Tân Ước như ta có hiện nay chỉ là sản phẩm cuối cùng (end-product) của một diễn trình lịch sử lâu dài gồm nhiều giải thích và khai triển. Các trình thuật về Chúa Giêsu khởi đầu đã được truyền tụng bằng miệng, rồi mới được viết xuống và được duyệt đi dyuyệt lại nhiều lần trong một thời gian dài. Các bản tuyên xưng đức tin và các công đồng cũng là một phần trong diễn trình này. Chúa Giêsu đến với chúng ta ngày nay đã được lọc lựa (filtered) qua một diễn trình chuyển giao đa dạng và phức tạp mà ta gọi là Thánh Truyền. Ta không thể đơn thuần đặt phương trình cân bằng giữa điều ta nói về Người trong đức tin và các sự kiện lịch sử. Thánh truyền về Người chứa đựng rất nhiều lịch sử nhưng cũng khẳng định nhiều điều như thần tính chẳng hạn vốn vượt quá giới hạn của các phương pháp lịch sử học như ta hiểu hiện nay. Ủy Ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh năm 1964, và Công Đồng Vaticanô 2 năm 1965 đã tuyên bố với giới học giả kinh thánh hiện đại rằng ít nhất cũng có ba giai đoạn trong truyền thừa phúc âm về Chúa Giêsu. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn về Chúa Giêsu người Do-Thái miền Galilê sinh khoảng năm 6-4 trước công nguyên (TCN) và qua đời khoảng năm 30 công nguyên (CN). Nói được gì về cuộc sống nhân bản và lịch sử của Người còn tùy giá trị các phương pháp ta dùng để dựng lại lịch sử. Giai đoạn hai là giai đoạn rao giảng bằng miệng của các Kitô hữu tiên khởi từ khoảng năm 30 đến năm 70 CN. Đây là lúc các Kitô hữu di chuyển ra khỏi sinh hoạt nông thôn trồng trọt của Chúa Giêsu, vốn nói tiếng Aramaic, để bước vào sinh hoạt thành thị của những người Do-Thái và dân ngoại nói tiếng Hylạp. Dù giai đoạn này chủ yếu là giai đoạn truyền khẩu, thánh Phaolô cũng đã bắt đầu viết các thư của ngài vào khoảng năm 51 CN, và trước đó có thể đã có một vài bản viết phúc âm thô sơ rồi. Sau cùng là giai đoạn ba, là giai đoạn thực sự trước tác những bản văn cuối cùng của phúc âm qui điển như ta có hiện nay. Giai đọan này bắt đầu với thánh Máccô vào khoảng thời gian đền thờ Giêrusalem bị phá hủy năm 70 CN và kết thúc với bản sau cùng của thánh Gioan khỏang các năm 90-100 CN. Rõ ràng một điều, các tác giả phúc âm, trong các bản văn cuối cùng của họ, đã đưa vào nhiều yếu tố vốn đã có từ những giai đoạn đầu hết của thánh truyền, “...lựa chọn một số sự việc từ những điều trước đó đã được lưu truyền bằng miệng hoặc bằng chữ viết, giản lược một số sự việc nhằm để tổng hợp hóa, giải thích tuyên xưng nhưng luôn luôn trong phương thức thuật lại cho chúng ta chân lý trung thực về Chúa Giêsu...” (Vatican 2, Dei Verbum #19). “Chân lý trung thực về Chúa Giêsu” hiển nhiên có bao gồm lịch sử nhưng đi xa hơn lịch sử nhiều. Các tác giả thánh kinh vốn là các nhà thần học có nhiệm vụ giải thích những điều lưu truyền về Chúa Giêsu dưới ánh sáng hoàn cảnh hiện đại của họ ngõ hầu công bố cách hữu hiệu hơn tầm ý nghĩa của Người đối với cộng đoàn của họ cũng như đối với những người họ đến truyền đạo. Ngày nay, ta cũng phải làm giống như họ nếu ta muốn Chúa Giêsu mãi sinh động, mãi hiện diện giữa chúng ta. Bởi ta không chuyển giao một thứ ngôn từ chết từ lâu trong quá khứ, mà là một Thần Khí sống động.
Kitô học do đó chính là một cố gắng liên tục để trung thành với truyền thống dĩ vãng về Chúa Giêsu, trung thành bằng cách tuyên xưng Người như mới trong hoàn cảnh hiện đại. Mục tiêu là để tiếp tục kể lại câu truyện về Người, một câu truyện không bao giờ chấm dứt. Ta phải luôn luôn suy tư và giải thích câu truyện ấy khi bước chân theo Người bằng tình sư đồ.
Phương thức hiện đại cũng hiểu nhập thể chỉ có nghĩa khi bao trùm toàn bộ kinh nghiệm của Chúa Giêsu: bao gồm cuộc sống và sứ vụ nhân bản và lịch sử của Người, “biến cố” trung tâm và quyết định trong cái chết-và-phục-sinh của Người, và sự sống cũng như sứ vụ liên tục của giáo hội từ Phêrô, Phaolô, Gioan đến Bênêđictô XVI hiện nay và sau đó nữa. Chúng ta hoàn toàn đồng ý khi các nhà thần học và các học giả thánh kinh ngày nay cố gắng “tái bối cảnh hóa” (recontextualize) truyền thống Gioan-giáo phụ-công đồng (hình ảnh cổ truyền) bên trong cái nhìn có tính sử học và diễn tiến hay khai triển về Chúa Giêsu hơn (hình ảnh hiện đại). Việc khẳng định rằng Chúa Giêsu chính là sự nhập thể của Thiên Chúa không thể có được nếu ta không phân tích một cách phê phán diễn trình giải thích đã dẫn ta tới khẳng định kia. Việc Công đồng Canxêđoan năm 451 công bố rằng Chúa Giêsu vừa là người trọn vẹn vừa là Thiên Chúa trọn vẹn trong một Ngôi duy nhất không phải bỗng nhiên mà có. Vì các công đồng cũng chỉ là những sản phẩm cuối cùng của một diễn trình giải thích sử học lâu dài.
3. Chúa Giêsu “Có Thực” Hay Không ?
Cũng theo Michael L. Cook, hạn từ Chúa Giêsu “có thực” (the “real” Jesus) có thể hiểu theo ba nghĩa. Nghĩa thứ nhất muốn nói đến Chúa Giêsu như người thực sự (actually) đã nói và đã làm những việc đặc thù trong những hoàn cảnh hết sức cụ thể. Một Chúa Giêsu như thế hầu như ta không thể gặp được vì Người đâu có viết lại điều chi và các phúc âm không phải là các bản tiểu sử theo nghĩa hiện đại là thu thập và ghi chép các mẩu tin liệu đặc thù.
Nghĩa thứ hai là nghĩa “sử học” tức là Chúa Giêsu mà ta có thể dựng lại được nhờ các phương pháp phê bình của khoa nghiên cứu sử học. Việc ta gặp được một Chúa Giêsu như thế khá hạn chế nhưng rất quan trọng. Nhờ việc phân tách có phê phán, ta có thể biết một cách rất rõ nét một vài cách thế Người hành động và ăn nói thí dụ việc Người công bố nước Thiên Chúa bằng dụ ngôn và cử hành mừng sự hiện diện của nước ấy bằng cách ăn uống với các viên thu thuế và người tội lỗi. Việc dựng lại như vậy tùy thuộc nhiều vào ký ức ghi nhận của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Cũng như đối với các khuôn mặt lớn khác của lịch sử, thí dụ Socrates, Lincoln hay Kennedy, cái ký ức kia tuy có dựa vào thực tế lịch sử nhưng có tính lựa lọc (selective) khá cao và có khuynh hướng chỉ chú tâm tới “những thời khắc đáng ghi nhớ” mà thôi, và do đó đã loại bỏ khá nhiều chi tiết cụ thể, hoặc vì quên sót hay tỏ ra không đặc biệt quan trọng, như thời gian và điạ điểm chính xác của một biến cố chẳng hạn. Phần lớn các tư liệu của phúc âm tùy thuộc thứ ký ức lựa lọc ấy – một ký ức cộng đòan tụ họp nhau trong thờ phượng để nhắc nhớ những thời khắc đáng ghi nhớ, những tác động Người đã đem lại, những lời nói thẳng thắn của Người và các hành động đầy uy lực vũ bão của Người – vừa nhắc nhớ vừa, như tất cả những người kể truyện hay khác, tô điểm và khai triển để rút ra những chân lý sâu xa vốn có sẵn nơi Người.
Cuối cùng, ta có đức Kitô của Thánh Kinh: đấng được công bố và giải thích qua các câu trích của Cựu Ước, qua các suy tư của thần học về ý nghĩa của Người, và trên hết qua cảm nghiệm liên tục sự hiện diện của Người trong quyền lực Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu sau cùng này quan trọng nhất để ta hiểu các soạn giả Tân Ước đã viết gì. Trong Cựu Ước, có những tiên tri được Chúa Thánh Thần linh hứng đã có thể nói “Đức Chúa nói như thế này...”, thì hiển nhiên cũng có những tiên tri trong các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi đứng giữa cộng đoàn mà công bố một lời nào đó của Chúa Giêsu Phục sinh. Linh hứng tiên vàn có liên hệ đến một cộng đoàn tụ họp nhau trong quyền lực Chúa Thánh Thần. Bản viết tùy thuộc và phản ảnh cái cảm nghiệm căn để hơn này về tiếng nói sống động của Chúa Giêsu Phục sinh.
Có người hỏi: làm sao tin được điều gì đó đúng khi nó thực sự không xẩy ra? Nói rằng “điều gì không xẩy ra thì không đúng” chỉ là chủ trương của phái chủ nghiệm (empirical mind-set), con đẻ của phong trào đại ánh sáng (enlightenment) của thế kỷ 18, một phong trào muốn giải phóng lý trí con người khỏi các ràng buộc của lối tư duy giáo điều, bằng cách đòi hỏi cho bằng được các “chứng cớ” khoa học hoặc lịch sử mới gọi được là thực tại. Thực ra, ở trên đời, có những sự việc “rất thực” mà chẳng bao giờ xẩy ra hoặc không lệ thuộc việc kiểm chứng thực nghiệm (empirical verification). Khi bạn đọc một cuốn tiểu thuyết, nó chân thực mặc dù không có gì đã xẩy đến như tiểu thuyết diễn tả. Nó chân thực vì nó làm trí ta sáng lên và tâm ta cảm động, vì nó làm vang lên những gì sâu thẳm nhất, tốt đẹp nhất vốn có trong ta và mời gọi ta đưa ra một đáp trả nhiều khi sâu sắc quá đến độ không thể diễn tả hết bằng lờì. Đó là thứ tác động Chúa Giêsu đã mang lại cho người đương thời và qua các thế hệ liên tiếp cho đến tận ngày nay. Thí dụ điều chân thực về việc Chúa Giêsu làm im bão tố (Mc 4:35-41) và bước đi trên nước (Mc 6:45-52) không hẳn là sự kiện kỳ lạ có tính thực nghiệm về việc Người khống chế được luật thiên nhiên cho bằng sự kiện quan trọng hơn này là lúc đó cũng như bây giờ Người mời gọi ta phải có đức tin khi gặp bão tố cuộc đời vì chính Người sẽ đem bình an lại cho tâm hồn ta. Điều ấy lúc nào cũng vẫn là sự thật dù cho Chúa Giêsu có đi trên nước hay không. Như thế, khi đọc Thánh Kinh, ta phải học cách suy nghĩ theo biểu tượng chứ không nên chỉ bận bịu với các sự kiện mà thôi. Chân lý quan trọng đến độ không thể giản lược vào ngôn từ chiểu tự.
Có người lại hỏi: nếu phúc âm tiên vàn chỉ là các tài liệu đức tin (faith documents) nhằm thông tri các chân lý biểu trưng, thì tại sao ta còn cần biết Chúa Giêsu lịch sử làm chi? Chỉ cần bám vào bốn phúc âm là đủ rồi? Đúng là ta phải bám vào bốn phúc âm. Chúng là nguồn trước nhất giúp ta có thể nói và suy nghĩ bất cứ điều gì về Chúa Giêsu. Cả đời ta cũng chưa khai thác hết sự phong phú của bốn phúc âm ấy. Nhưng câu hỏi trên đụng đến một vấn đề hiện làm ray rứt rất nhiều người, đó là vấn đề Chúa Giêsu lịch sử có dính dáng gì tới hay có quan trọng gì đối với đức tin Kitô giáo hay không? Vấn đề này có hai mặt. Mặt thứ nhất liên quan đến vấn đề phương pháp. Nhận rằng phương pháp sử học như ta hiểu ngày nay đang có những giới hạn nhất định, vậy thử hỏi có thể nào biết được điều gì về Chúa Giêsu lịch sử hay không? Không đi sâu vào chi tiết các tranh luận về phương pháp, chỉ xin thưa với bạn đọc là hiện chúng ta có khá nhiều tư liệu lịch sử tương đối thoả đáng về Chúa Giêsu, như đối với bất cứ vĩ nhân lịch sử nào thuộc quá khứ xa xôi.
Mặt thứ hai liên quan đến sự cần thiết: nhận thức về Chúa Giêsu lịch sử có cần cho đức tin Kitô giáo hay không? Ta có thể xét dưới hai bình diện: bình diện bác học và bình diện bình dân. Trên bình diện bình dân, người ta có thể có được một đời sống Kitô giáo phong phú và thiêng liêng sâu sắc nhờ hình ảnh đức tin cổ truyền như đã miêu tả trên đây. Nhưng một khi tra vấn những câu hỏi sử học về nguồn gốc và các giải thích ta đang đề cập ở đây, thì không thể không bàn đến những quan điểm và những phương thức của học giả hiện đại.
Theo thiển ý, nhận thức về Chúa Giêsu lịch sử tuy phụ thuộc nhưng không thể thiếu trong nhận thức ta có về Chúa Giêsu đức tin. Nó phụ thuộc, vì tương quan đầu hết của ta với Chúa Giêsu là tương quan đức tin. Đức tin này được thông truyền đến ta qua các cộng đoàn tín hữu như các cộng đoàn được các thánh Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan đại diện cũng như các cộng đoàn Kitô hữu của hai thiên niên kỷ qua. Đó là một đức tin đã được bản vị hóa bởi mỗi một người trong chúng ta trong bối cảnh các cảm nghiệm bản thân và cộng đoàn của mình. Nhận thức về Chúa Giêsu lịch sử không thể thiếu được vì lý do đơn giản là đức tin Kitô giáo luôn đặt căn bản trên tính cách cá biệt (particularity) nơi con người Giêsu thành Nagiarét. Điều ta biết về Người theo phương diện lịch sử giúp ta biến hình ảnh đức tin của ta về Người trở nên cụ thể hơn. Vì hình ảnh của ta về Chúa Giêsu sẽ ra sao nếu ta chỉ có các thư của thánh Phaolô mà không có bốn phúc âm? Nhưng có lẽ điều này còn quan trọng hơn đó là: nhận thức lịch sử còn có tác dụng tiêu cực trong việc hạn chế hay kiểm soát điều ta có thể nói về Người. Điều nguy hiểm là việc ta có khuynh hướng dựng lại Người theo hình ảnh riêng của cá nhân ta: ông chúa đế quốc, nhà cách mạng tả khuynh, nhà tư tưởng tự do phóng túng...Để chặn đứng những hình ảnh như thế, ta cần phải chạy đến với những gì ta biết về Người theo phương diện lịch sử.
Nhưng nhiều khi các học giả đã biến Chúa Giêsu thành người không ai tới gần được, thử hỏi một người bình thường làm sao hiểu được những khai triển gần đây nhất của khoa phê bình thánh kinh? Thực ra không nên quên rằng đức tin của ta là một đức tin cộng đoàn. Không bao giờ được phép coi đức tin Kitô giáo như bao gồm một nhóm các cá nhân riêng rẽ đang làm những việc riêng của họ. Mỗi người chúng ta đều là thành viên của một cộng đoàn tín hữu. Mỗi người chúng ta đều được cộng đoàn nuôi dưỡng để lớn lên trong đức tin và được chờ mong đóng góp đức tin và tài năng của mình để cộng đoàn tiếp tục lớn lên và phát triển. Thánh Phaolô gọi cộng đoàn Kitô hữu là một thân thể gồm nhiều chi thể, mọi chi thể đều quan yếu đối với phúc lợi của toàn bộ thân thể ấy. “Mắt không thể nói với tay: tao không cần mày! Đầu cũng không thể nói với chân: Tao không cần mày!” (1 Cor 12:21; coi cả chương 12 và Rm 12:3-8). Trọng điểm của “các cộng đoàn Kitô giáo căn bản” của Châu Mỹ Latinh là giúp mọi người trong cộng đoàn tìm thấy tiếng nói riêng của mình, nghĩa là phát biểu được kinh nghiệm đức tin riêng của họ trong đối tác cụ thể giữa thực tại hiện đại và việc đọc thánh kinh. Quả là một thảm kịch nếu người ta để mặc việc đọc thánh kinh cho một mình các học giả mà thôi.
Tuy thế, các học giả cũng là các thành viên của cộng đoàn và do đó có những đóng góp phải làm. Đối kháng hay chăng chỉ là khi các học giả đặt mình vào thế đối lập với cộng đoàn. Nói cho ngay cả trong những trường hợp như thế, ta vẫn có thể học hỏi được từ những tiếng nói có tính phê phán, nhất là khi ta trung thực trong việc tìm kiếm chân lý. Dù sao, ta cũng không nên đợi đến lúc có những khai triển bác học mới nhất rồi mới chạy đến với chứng tá của giáo hội và dìm mình trong đó. Ngược lại, khi đọc, nhất định các câu hỏi phải nổi lên. Các học giả có thể giúp ta rất nhiều trong trách vụ giải thích và họ quả cần thiết trong việc cộng đoàn tư hiểu biết chính mình. Giống như viên hoạn quan Êtiôpia, ta không phải lúc nào cũng hiểu điều mình đang đọc, nên cần có một ai đó dể giải thích (Cv 8:26-39).
Vấn đề là hiện nay có quá nhiều quan điểm về Chúa Giêsu. Về điều này, ta thấy chủ nghĩa đa nguyên có mặt khắp nơi. Ta sống trong một nền văn hóa gồm nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, gồm nhiều dị biệt về chủng tộc, văn hóa, truyền thống, lịch sử, ngôn ngữ, tôn giáo v.v... Càng ngày người ta càng ý thức rằng những dị biệt ấy đều tốt và hợp pháp. Hình ảnh “nồi nấu chẩy” (melting pot) đang được thay thế bằng hình ảnh cầu vồng muôn sắc. Khuynh hướng biến một văn hóa trổi vượt thành một văn hóa độc dạng (culture uniformity) đang bị thách thức. Luôn luôn nên có một căng thẳng lành mạnh giữa thống nhất tính và đa nguyên tính, trong giáo hội cũng như trong xã hội nói chung. Cực cùng của đồng nhất sẽ dẫn đến chủ nghĩa độc tôn (totalitarianism); cực cùng của phân sẻ, chia rẽ dẫn đến chủ nghĩa cuồng tín (fanaticism). Cả hai đều phát nguyên từ ý muốn thống trị và sợ sự thật vốn là thứ giải phóng chúng ta (Ga 8:32).
Trong giáo hội, vẫn luôn có một hình thức đa nguyên hợp pháp (1). Thí dụ, ngược với quan điểm trong quá khứ muốn “hoà hợp” bốn phúc âm thành một “tiều sử’ duy nhất về Chúa Giêsu, thực tế là tạo ra phúc âm thứ năm không hoàn toàn giống bất cứ phúc âm nguyên thủy nào, ngày nay ta thừa nhận rằng các phúc âm Máccô, Mátthêu, Luca và Gioan thẩy đều đã đưa ra một hình ảnh riêng biệt về Chúa Giêsu do kinh nghiệm đức tin của từng cộng đoàn liên hệ. Mà thực sự nên như thế, vì mầu nhiệm Chúa Giêsu không thể thu gọn hay đóng gói vào trong bất cứ kinh nghiệm đức tin nào, dù đó là đức tin cộng đoàn hay đức tin cá nhân. Mầu nhiệm về con người của Người luôn luôn vượt lên trên các cố gắng của ta, ngay cả các cố gắng thánh kinh và tuyên xưng đức tin, trong việc phát biểu về Người bằng ngôn ngữ con người. Như thế, ta phải sẵn sàng chấp nhận các dị biệt, chứ không chấp nhận các mâu thuẫn. Bốn phúc âm cho ta bốn cái nhìn khác nhau về Chúa Giêsu, nhưng chúng không mâu thuẫn nhau. Như viên kim cương trước một nguồn sáng, Chúa Giêsu phản chiếu và mạc khải vinh quang Thiên Chúa bằng nhiều cách và bằng nhiều cách khác nhau.
4. Lịch Sử Chúa Giêsu
Có tác giả như George S. Hendry (The Gospel of the Incarnation, SCM Press Limited, 1959) lại cho rằng trong lời truyền giảng lúc ban đầu của Giáo hội (Kerygma), các tông đồ rất ít nhắc đến cuộc sống lịch sử của Chúa Giêsu. Thánh Phêrô có nhắc sơ qua đến các phép lạ của Chúa Giêsu (Cv 2:22), đến việc giảng dạy của Người (Cv 3:22) và trong Công Vụ 10:34-43, có vẽ cho ta một vài hình ảnh về cuộc đời của Người, nhưng thánh Phaolô thì rất ít nhắc đến những chuyện như thế. Ngài chỉ nhấn mạnh đến cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, coi như yếu tố căn bản mà ngài đã tiếp nhận từ thánh truyền và ngài được ủy nhiệm để công bố. “Trước hết tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta” (1 Cor 15:3). Đối với ngài, phúc âm tập trung vào “Chúa Giêsu Kitô, mà là Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh” (1 Cor 2:2).
Nhưng điều ấy không đủ cho giáo hội sơ khai. Bởi thế, mặc dù rất quí trọng các trước tác của thánh Phaolô, giáo hội ấy cũng đã bắt đầu đi thu thập, ghi chép và sau cùng qui điển hóa một số lớn các tín liệu khác về lịch sử Chúa Giêsu, lập thành các bản phúc âm song song với các thư Phaolô. Ít nhất trong hai bản phúc âm Mátthêu và Luca, người ta thấy rất rõ một khúc rẽ đối với cách nhìn và cách nhấn mạnh của lời giảng nguyên thủy. Đó là một hành động đầy ý thức để thích ứng với hoàn cảnh đang thay đổi của giáo hội: niềm mong đợi cánh chung đang phai mờ đi kia buộc giáo hội phải tái điều chỉnh mình đón nhận viễn tượng phải tiếp tục cuộc hiện hữu lâu dài trong thế gian, và do đó cần thiết phải đi tìm nhiều hướng dẫn hơn cho những vấn đề thực tiễn. Tất nhiên những hướng dẫn ấy phải rút ra từ những lời giảng dạy còn nhớ được của Chúa Giêsu (như được ghi trong phúc âm Mátthêu). Và vì giáo hội được truyền bá xa hơn vào những miền đất ít ai hiểu những ý niệm Thánh Kinh và Do Thái giáo, nên cần phải bổ sung hình ảnh của Máccô về Con Thiên Chúa bằng hình ảnh người ban hành lề luật của Mátthêu và hình ảnh người bạn nhân loại của Luca. Việc qui điển hóa và bảo tồn các phúc âm nhất lãm phản ảnh niềm tin rằng lịch sử của Chúa Giêsu có tầm ý nghĩa lớn hơn là trong lời truyền giảng lúc ban đầu.
__________________________________________________________________
(1) Về vấn đề hợp pháp của đa nguyên tính, ta có văn kiện mới nhất của Ủy Ban Giáo Hoàng Về Kinh Thánh, mà chủ tịch là Hồng Y Joseph Ratzinger (nay là Đức Bênêđictô XVI), công bố năm 1993. Theo đó, “trong Tân Ước cũng như trong Cựu Ước, ta thấy nhiều cách nhìn (perspectives) khác nhau đã được đặt kề cận nhau và đôi khi rất căng thẳng (in tension) đối với nhau, thí dụ những đoạn liên quan đến vị thứ của Chúa Giêsu (Ga 8:29, 16:32 và Mc 15:34) hoặc giá trị của Luật Môisen (Mt 5:17-19 và Rm 6:14) hay sự cần thiết của việc làm (works) đối việc công chính hóa (Giacôbê 2:24, và Rm 3:28; Eph. 2:8-9). Một trong các đặc điểm của Thánh Kinh là không có một cảm thức nào về hệ thống hóa, trái lại ta thấy có sự hiện diện của một căng thẳng rất năng động. Thánh kinh là một kho chứa nhiều cách thế giải thích cùng những biến cố giống nhau và suy tư về cùng những vấn đề như nhau. Thánh kinh ấy thúc giục ta phải tránh óc đơn giản hóa thái quá cũng như một tinh thần quá chật hẹp”. Chính vì vậy, “việc giải thích Kinh thánh bắt buộc phải cho thấy một đa nguyên tính nào đó. Không một giải thích đơn độc nào có thể múc cạn được ý nghĩa của toàn bộ, vốn là một bản hợp xướng của nhiều giọng hát khác nhau. Như thế, việc giải thích một bản văn đặc thù nào đó phải tránh không được tìm cách thống trị để loại bỏ các cách giải thích khác”.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Thập Giá Trên Đỉnh Xuân
Lê Trị
00:11 31/03/2008
THẬP GIÁ TRÊN ĐỈNH XUÂN
Ảnh của Lê Trị
Xin hát dâng lên Người một bài ca chan chứa niềm vui..
(Trích ca khúc Một Loài Hoa của LM. An Đức)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền