Phụng Vụ - Mục Vụ
Bình An
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:40 04/04/2018
Chúa Nhật II Phục Sinh
Có câu chuyện kể rằng: trong triều của một vị vua nọ có hai họa sĩ rất tài ba nhưng luôn ganh ghét đố kỵ nhau. Một hôm nhà vua phán: Ta muốn phán quyết một lần dứt khoát ai trong hai ngươi là người giỏi nhất. Vậy hai ngươi hãy vẽ mỗi người một bức tranh theo cùng một đề tài, đó là bình an.
Hai họa sĩ đồng ý. Một tuần sau họ trở lại, mỗi người mang theo bức vẽ của mình. Bức họa của người thứ nhất vẽ một khung cảnh thơ mộng: những ngọn đồi nhấp nhô bao quanh một cái hồ rộng với mặt nước phẳng lì không một gợn sóng. Toàn cảnh gợi lên một cảm giác thanh thản, thoải mái. Sau khi xem xong, nhà vua nói: Bức họa này rất đẹp, nhưng trẫm chưa hài lòng.
Bức họa của người thứ hai vẽ một thác nước. Hình ảnh rất sinh động đến nỗi nhìn nó người ta như nghe được tiếng nước đổ ầm ầm xuống vực thẳm. Nhà vua nói: Đây đâu phải là một cảnh bình an. Họa sĩ thứ hai bình tĩnh đáp: Xin bệ hạ nhìn kỹ hơn một chút nữa xem. Nhà vua nhìn kỹ và khám phá một chi tiết mà ông chưa chú ý: Trong một nhành cây nép mình sau dòng thác lũ, có một tổ chim. Trong tổ, chim mẹ đang ấp trứng, đôi mắt nửa nhắm nửa mở. Chim mẹ đang bình thản chờ các con mình nở ra. Nhà vua nói: Ta rất thích bức tranh này. Nó đã chuyển tải được một ý tưởng độc đáo về bình an, đó là vẫn có thể sống bình an ngay giữa những xáo trộn của cuộc đời. Và nhà vua đã trao giải nhất cho tác giả bức họa này.
Bình an không giống như yên ổn. Yên ổn là ở bên ngoài còn bình an thì ở bên trong. Chúa Giêsu sống lại từ ngày thứ nhất trong tuần đã hiện ra với các môn đệ và ban bình an cho các ông. Lời đầu tiên của Chúa Phục Sinh là: “Bình an cho anh em” (Ga 20,19-21). Bình an là hồng ân của Chúa Phục Sinh ban cho các môn đệ (Ga 20,26; Lc 24,36). Các sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ thuật lại: mỗi lần Chúa Giêsu hiện đến đều thấy các môn đệ hội họp trong nhà, cửa đóng then cài vì sợ người Do thái. Khi Chúa hiện diện, sự sợ hãi của các môn đệ tan biến và các ông có được niềm vui, bình an, can đảm. “Thầy ban bình an của Thầy cho anh em… anh em đừng xao xuyến, đừng sợ hãi” (Ga 14,27).
Có một sự khác biệt cơ bản giữa bình an “thế gian ban tặng” và “bình an Chúa Giêsu ban tặng”.
1. “Bình an cho các con”
Tôi có một anh bạn thân, anh ta là dự tòng và rất có thiện cảm với đạo Công Giáo của chúng ta. Mới có ý định theo đạo mà anh ta đã siêng năng đi lễ rồi. Trong cuộc trò chuyện với anh tại sân nhà thờ nọ, tôi chủ động bắt chuyện với anh, tôi hỏi anh: "anh đi lễ như vậy thì anh cảm thấy ấn tượng nhất là phần nào trong Thánh lễ?" Anh bạn trả lời: "mình ấn tượng nhất chính là các lần chào chúc bình an của linh mục với giáo dân và ngược lại". Câu đó là: "Bình an của Chúa ở cùng anh chị em", sau đó cộng đoàn đáp: "và ở cùng cha". Anh bạn nói tiếp: "mình rất thích và cảm động vì lời chào chúc đó có một ý nghĩa sâu xa là cầu xin Thiên Chúa ban bình an của Người xuống trên ta"; "Sau lễ, mình ra về và hạnh phúc vì đã đón nhận được sự bình an của chính Thiên Chúa". Thật vậy, người được Chúa ban bình an của chính Chúa thì khác xa với sự bình an giới hạn theo lối hiểu của con người. (Jos. Vinc. Ngọc Biển)
Trong đêm Giáng sinh, các thiên thần hát mừng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người được Thiên Chúa yêu thương”. Ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Phục Sinh hiện đến và trao ban bình an, đó là quà tặng tuyệt vời cho các Tông Đồ và của các phụ nữ đạo đức.
Khi Thầy đã chết và an táng trong mồ, các Tông Đồ hoang mang sợ hãi, giờ đây họ lại càng bồn chồn lo lắng khi nghe tin Thầy đã sống lại. Chúa Phục Sinh đến với lời chúc lành đã củng cố đức tin và đem lại an bình cho tâm hồn các môn đệ.
Bình an của Chúa Phục Sinh đã thổi sức sống mới giúp các môn đệ trở thành con người mới. Thánh Phaolô đã xác tín Thiên Chúa là nguồn mạch bình an:“Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó” (1Tx 5, 23-24). Như thế, bình an là tình trạng của một tâm hồn đang có tương quan tốt với Thiên Chúa và với tha nhân. Thành tố quan trọng của bình an là sự công chính. Bởi thế, không có bình an cho kẻ dữ. Bình an là kết quả của lòng trông cậy và sống đẹp lòng Chúa.
2. Hoa quả của Bình An.
Hoa quả của bình an là: yêu thương, tha thứ, bao dung, quảng đại, khiêm tốn, nhẫn nại , nhịn nhục. . .
Tâm hồn có sự bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh; chúng ta biết thông cảm với người làm ta bực mình; dễ dàng cảm thông với những người không yêu mến; sẽ khiêm tốn hơn trong lời nói trong cử chỉ thái độ của mình. . .
Hoa quả của bình an chính là tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta làm việc thiện, thúc bách chúng ta vì anh em mà phục vụ như Chúa Kitô đã phục vụ, như các thánh Tông Đồ đã phục vụ Giáo Hội.
Hoa quả bình an thể hiện bằng tiếng cười, niềm vui, hạnh phúc trong gia đình, an hòa thư thái trong tâm hồn.
Hoa quả bình an cũng chính là sự thật. Ta cảm thấy bình an khi mình sống ngay thẳng, sống theo sự thật.
Con người ta ai cũng muốn có bình an trong tâm hồn, nên luôn cầu chúc cho nhau được bình an. Nhưng sẽ không có bình an thật, nếu tâm hồn không có tinh thần Phục Sinh của Chúa Kitô, tinh thần đổi mới con người cũ trở nên con người mới sống theo hướng dẫn của Thánh Thần. Tâm hồn tràn ngập bình an là tâm hồn đạo đức. Đó là người hạnh phúc. Tâm hồn bình an khi hòa giải với Chúa, tin yêu Chúa. Tâm hồn bình an khi hòa giải với chình mình. Tâm hồn bình an khi hòa giải với mọi người sống chung quanh. Tâm hồn bình an khi không chất chưa tham vọng, không chất chứa oán hờn ganh ghét bất hòa. Tâm hồn bình an khi tâm hồn không bị xáo trộn bởi đam mê bất chính. Tâm hồn bình an khi là con người tự do đích thực và tôn trọng người khác. Đó là bình an Chúa Kitô để lại cho chúng ta.
Con người ta ai cũng cần sự bình an, có khi còn cần hơn cả cơm ăn áo mặc nữa. Chúa luôn muốn ban bình an cho chúng ta. Giáo hội cũng mong muốn như vậy. Cho nên mỗi khi tham dự thánh lễ, linh mục thay mặt Chúa và Giáo hội cầu chúc: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em”, rồi linh mục nói với chúng ta: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”. Có bình an của Chúa ở nơi mình, chúng ta mới có bình an để chia sẻ cho nhau.
Bình an là một hồng ân Chúa ban và cũng là một trách nhiệm. Không phải chúng ta chỉ cầu khẩn và tìm kiếm bình an cho mình mà còn phải là “khí cụ bình an của Chúa”, góp phần tạo nên bình an cho mọi người và cho toàn xã hội.
“Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó” (Cl 3, 15).
Ước gì cuộc đời của tôi của bạn, trong mọi nơi mọi lúc, nhất là lúc xao xuyến, âu lo, sợ hãi, thử thách, luôn nghe được lời chúc bình an của Chúa Phục Sinh: Bình an cho anh em.
Có câu chuyện kể rằng: trong triều của một vị vua nọ có hai họa sĩ rất tài ba nhưng luôn ganh ghét đố kỵ nhau. Một hôm nhà vua phán: Ta muốn phán quyết một lần dứt khoát ai trong hai ngươi là người giỏi nhất. Vậy hai ngươi hãy vẽ mỗi người một bức tranh theo cùng một đề tài, đó là bình an.
Hai họa sĩ đồng ý. Một tuần sau họ trở lại, mỗi người mang theo bức vẽ của mình. Bức họa của người thứ nhất vẽ một khung cảnh thơ mộng: những ngọn đồi nhấp nhô bao quanh một cái hồ rộng với mặt nước phẳng lì không một gợn sóng. Toàn cảnh gợi lên một cảm giác thanh thản, thoải mái. Sau khi xem xong, nhà vua nói: Bức họa này rất đẹp, nhưng trẫm chưa hài lòng.
Bức họa của người thứ hai vẽ một thác nước. Hình ảnh rất sinh động đến nỗi nhìn nó người ta như nghe được tiếng nước đổ ầm ầm xuống vực thẳm. Nhà vua nói: Đây đâu phải là một cảnh bình an. Họa sĩ thứ hai bình tĩnh đáp: Xin bệ hạ nhìn kỹ hơn một chút nữa xem. Nhà vua nhìn kỹ và khám phá một chi tiết mà ông chưa chú ý: Trong một nhành cây nép mình sau dòng thác lũ, có một tổ chim. Trong tổ, chim mẹ đang ấp trứng, đôi mắt nửa nhắm nửa mở. Chim mẹ đang bình thản chờ các con mình nở ra. Nhà vua nói: Ta rất thích bức tranh này. Nó đã chuyển tải được một ý tưởng độc đáo về bình an, đó là vẫn có thể sống bình an ngay giữa những xáo trộn của cuộc đời. Và nhà vua đã trao giải nhất cho tác giả bức họa này.
Bình an không giống như yên ổn. Yên ổn là ở bên ngoài còn bình an thì ở bên trong. Chúa Giêsu sống lại từ ngày thứ nhất trong tuần đã hiện ra với các môn đệ và ban bình an cho các ông. Lời đầu tiên của Chúa Phục Sinh là: “Bình an cho anh em” (Ga 20,19-21). Bình an là hồng ân của Chúa Phục Sinh ban cho các môn đệ (Ga 20,26; Lc 24,36). Các sách Tin Mừng và Công vụ Tông đồ thuật lại: mỗi lần Chúa Giêsu hiện đến đều thấy các môn đệ hội họp trong nhà, cửa đóng then cài vì sợ người Do thái. Khi Chúa hiện diện, sự sợ hãi của các môn đệ tan biến và các ông có được niềm vui, bình an, can đảm. “Thầy ban bình an của Thầy cho anh em… anh em đừng xao xuyến, đừng sợ hãi” (Ga 14,27).
Có một sự khác biệt cơ bản giữa bình an “thế gian ban tặng” và “bình an Chúa Giêsu ban tặng”.
1. “Bình an cho các con”
Tôi có một anh bạn thân, anh ta là dự tòng và rất có thiện cảm với đạo Công Giáo của chúng ta. Mới có ý định theo đạo mà anh ta đã siêng năng đi lễ rồi. Trong cuộc trò chuyện với anh tại sân nhà thờ nọ, tôi chủ động bắt chuyện với anh, tôi hỏi anh: "anh đi lễ như vậy thì anh cảm thấy ấn tượng nhất là phần nào trong Thánh lễ?" Anh bạn trả lời: "mình ấn tượng nhất chính là các lần chào chúc bình an của linh mục với giáo dân và ngược lại". Câu đó là: "Bình an của Chúa ở cùng anh chị em", sau đó cộng đoàn đáp: "và ở cùng cha". Anh bạn nói tiếp: "mình rất thích và cảm động vì lời chào chúc đó có một ý nghĩa sâu xa là cầu xin Thiên Chúa ban bình an của Người xuống trên ta"; "Sau lễ, mình ra về và hạnh phúc vì đã đón nhận được sự bình an của chính Thiên Chúa". Thật vậy, người được Chúa ban bình an của chính Chúa thì khác xa với sự bình an giới hạn theo lối hiểu của con người. (Jos. Vinc. Ngọc Biển)
Trong đêm Giáng sinh, các thiên thần hát mừng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người được Thiên Chúa yêu thương”. Ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Phục Sinh hiện đến và trao ban bình an, đó là quà tặng tuyệt vời cho các Tông Đồ và của các phụ nữ đạo đức.
Khi Thầy đã chết và an táng trong mồ, các Tông Đồ hoang mang sợ hãi, giờ đây họ lại càng bồn chồn lo lắng khi nghe tin Thầy đã sống lại. Chúa Phục Sinh đến với lời chúc lành đã củng cố đức tin và đem lại an bình cho tâm hồn các môn đệ.
Bình an của Chúa Phục Sinh đã thổi sức sống mới giúp các môn đệ trở thành con người mới. Thánh Phaolô đã xác tín Thiên Chúa là nguồn mạch bình an:“Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, quang lâm. Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó” (1Tx 5, 23-24). Như thế, bình an là tình trạng của một tâm hồn đang có tương quan tốt với Thiên Chúa và với tha nhân. Thành tố quan trọng của bình an là sự công chính. Bởi thế, không có bình an cho kẻ dữ. Bình an là kết quả của lòng trông cậy và sống đẹp lòng Chúa.
2. Hoa quả của Bình An.
Hoa quả của bình an là: yêu thương, tha thứ, bao dung, quảng đại, khiêm tốn, nhẫn nại , nhịn nhục. . .
Tâm hồn có sự bình an của Chúa Giêsu Phục Sinh; chúng ta biết thông cảm với người làm ta bực mình; dễ dàng cảm thông với những người không yêu mến; sẽ khiêm tốn hơn trong lời nói trong cử chỉ thái độ của mình. . .
Hoa quả của bình an chính là tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta làm việc thiện, thúc bách chúng ta vì anh em mà phục vụ như Chúa Kitô đã phục vụ, như các thánh Tông Đồ đã phục vụ Giáo Hội.
Hoa quả bình an thể hiện bằng tiếng cười, niềm vui, hạnh phúc trong gia đình, an hòa thư thái trong tâm hồn.
Hoa quả bình an cũng chính là sự thật. Ta cảm thấy bình an khi mình sống ngay thẳng, sống theo sự thật.
Con người ta ai cũng muốn có bình an trong tâm hồn, nên luôn cầu chúc cho nhau được bình an. Nhưng sẽ không có bình an thật, nếu tâm hồn không có tinh thần Phục Sinh của Chúa Kitô, tinh thần đổi mới con người cũ trở nên con người mới sống theo hướng dẫn của Thánh Thần. Tâm hồn tràn ngập bình an là tâm hồn đạo đức. Đó là người hạnh phúc. Tâm hồn bình an khi hòa giải với Chúa, tin yêu Chúa. Tâm hồn bình an khi hòa giải với chình mình. Tâm hồn bình an khi hòa giải với mọi người sống chung quanh. Tâm hồn bình an khi không chất chưa tham vọng, không chất chứa oán hờn ganh ghét bất hòa. Tâm hồn bình an khi tâm hồn không bị xáo trộn bởi đam mê bất chính. Tâm hồn bình an khi là con người tự do đích thực và tôn trọng người khác. Đó là bình an Chúa Kitô để lại cho chúng ta.
Con người ta ai cũng cần sự bình an, có khi còn cần hơn cả cơm ăn áo mặc nữa. Chúa luôn muốn ban bình an cho chúng ta. Giáo hội cũng mong muốn như vậy. Cho nên mỗi khi tham dự thánh lễ, linh mục thay mặt Chúa và Giáo hội cầu chúc: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em”, rồi linh mục nói với chúng ta: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”. Có bình an của Chúa ở nơi mình, chúng ta mới có bình an để chia sẻ cho nhau.
Bình an là một hồng ân Chúa ban và cũng là một trách nhiệm. Không phải chúng ta chỉ cầu khẩn và tìm kiếm bình an cho mình mà còn phải là “khí cụ bình an của Chúa”, góp phần tạo nên bình an cho mọi người và cho toàn xã hội.
“Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó” (Cl 3, 15).
Ước gì cuộc đời của tôi của bạn, trong mọi nơi mọi lúc, nhất là lúc xao xuyến, âu lo, sợ hãi, thử thách, luôn nghe được lời chúc bình an của Chúa Phục Sinh: Bình an cho anh em.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô, nhà phản ảnh tượng vĩ đại của Công Giáo?
Vũ Văn An
00:18 04/04/2018
Phản ảnh tượng là một chính sách do các hoàng đế của Đế Quốc Byzantine thuộc thiên niên kỷ thứ nhất ban hành và áp đặt lên thế giới Kitô Giáo thời ấy.
Thực vậy, nó xuất hiện dưới thời các Hoàng Đế Leo III (717–741) và Constantine V (741–775), và công đồng phản ảnh tượng năm 754. Chính sách này, sau đó, bị chặn đứng tại Công Đồng Nixêa thứ hai (787). Sau đó, nó được phục hồi và sau cùng bị hủy bỏ (815-842).
Đại để, chính sách này dựa vào Điều Răn Thứ Nhất (Xh 20:4-5) để ngăn cấm ảnh tượng vì sợ chúng sẽ dẫn đến việc thờ ngẫu thần. Ít nhất, thì sự hiện diện của chúng trong các nhà thờ cũng làm người ta chia trí, không chiêm niệm các vấn đề hoàn toàn thiêng liêng.
Năm 726, việc Hoàng Đế Leo III, với sự hỗ trợ của nhiều giám mục, ra lệnh tháo gỡ tượng Chúa Kitô khỏi cổng hoàng cung đã chính thức mở màn cho chính sách này. Tiếp theo là việc triệt hạ các ảnh tượng ở khắp nơi, nhất là những ảnh tượng có thể tháo gỡ được vì đây là đối tượng của lòng sùng kính bình dân (hôn kính, đốt nến...). Ai chống lại lệnh này sẽ bị lưu đầy, tịch thu tài sản, và tệ nhất là chặt chân chặt tay.
Dĩ nhiên, lệnh trên bị chống đối, mạnh nhất là của các đan sĩ. Thánh Gioan Đamascênô, phát ngôn viên của Thượng Phụ Giêrusalem, viết 3 khảo luận bênh vực các ảnh tượng thánh, trong khi ngôi vị giáo hoàng thì cực lực chống lại chính sách của Hoàng Đế. Các Đức Grêgôriô II (715–731) và Grêgôriô III (731–741) viết thư phản đối, và thượng hội đồng Rôma năm 731 chính thức phản kháng.
Có giải thích cho rằng Hoàng Đế Leo III vốn xuất thân từ vùng chủ trương Chúa Kitô chỉ có 1 bản tính, đó là bản tính Thiên Chúa (monophysite), nên cấm ảnh tượng chỉ là kết luận hợp luận lý. Nhưng cũng có người cho rằng thời cai trị của Leo III gặp nhiều tai ương khủng khiếp. Năm 726, núi lửa phun dữ dội tại Thera. Các thư của Thượng Phụ Germanos và các biên niên ký của Theophanes và Nikephorus làm chứng cho giả thuyết nói rằng Leo coi những tai họa này như dấu hiệu Thiên Chúa bất bình về việc thờ ảnh tượng. Trong khi ấy, Hồi Giáo, với việc thờ phượng Thiên Chúa không cần ảnh tượng, thì thành công một cách rực rỡ.
Qủa tình, chính sách của Leo III không hề có căn bản thần học vững chắc. Nên người kế vị ông là Constantine V đã tìm cách để ảnh tượng bị Giáo Hội ngăn cấm, và áp đặt chính sách ngăn cấm như một nghĩa vụ lương tâm chứ không phải chỉ là nghĩa vụ công dân.
Khoảng năm 752, ông ta soạn thảo lý thuyết nguyên thủy của chính sách này, viết nó thành khảo luận và hai năm sau yêu cầu 1 công đồng chung phê chuẩn. Công đồng này, họp tại Hiereia với sự hiện diện của 338 nghị phụ, đã lên án mọi ảnh tượng là ngẫu thần và tuyên bố rằng lên ảnh tượng cho Chúa Kitô là sai lạc vì nhất thiết việc này một là phân rẽ hai bản tính của Chúa Kitô và do đó, tạo nên ngôi thứ bốn cho Thiên Chúa Ba Ngôi, hai là đặt giới hạn cho Ngôi Lời vốn vô giới hạn.
Dĩ nhiên, Thiên Chúa vô giới hạn, nhưng vì Thiên Chúa đã nhập thể, đã tự mạc khải trong xác phàm, thì rõ ràng, vẽ hình ảnh về Chúa Kitô là điều được phép. Bác bỏ việc Chúa Kitô mang hình thức có giới hạn là bác bỏ việc Người Nhập Thể, một việc vốn là dụng cụ của cứu rỗi.
Chính vì thế, khi Leo IV lên ngôi năm 775, chính sách cấm ảnh tượng từ từ được nới lỏng. Nhất là dưới thời Constantine V, lúc Hoàng Thái Hậu Irene nhiếp chính, bà đã triệu tập thành công công đồng Nixêa II năm 787. Công đồng này đã xác nhận tính hợp pháp, sự ưu việt và tính giới hạn của việc tôn kính ảnh tượng. Rất tiếc, các quyết định của Công Đồng không được triều đình của Charlemagne đón nhận nồng nhiệt. Hơn nữa, một số giới ở Phương Tây không ủng hộ công đồng này.
Bởi thế, Hoàng Đế Leo V (813–820) đã hủy bỏ sắc lệnh năm 787 và phục hồi sắc lệnh của Công Đồng Hiereia. Nhưng thời gian đã đem lại nhiều thay đổi và “phe” ủng hộ ảnh tượng có được những phát ngôn viên sáng giá như Nicephorus và Theodore Học Giả, lại thêm các giám mục chống đối chính sách cấm ảnh tượng lần này có óc tổ chức tốt hơn, nên việc cấm đoán trở nên bớt khắc nghiệt và nhất là một năm sau khi Theophilus qua đời, hoàng thái hậu Theodora nhiếp chính đã phục hồi các ảnh tượng. Một thượng hội đồng, triệu tập vội vàng bởi Thượng Phụ Methodius (834–847), đã tuyên bố ủng hộ quyết định của Nixêa II. Sắc lệnh năm 843 này sau đó được lặp lại bởi các công đồng long trọng hơn vào các năm 861, 867, 869 và 879.
Chuyện trên ăn nhằm chi tới Đức Phanxicô của thế kỷ 21? Nhà báo John Allen Jr. bảo có. Nhân dịp Phục Sinh 2018.
Thực thế, theo nhà báo này, dịp Phục Sinh năm nay, Đức Phanxicô đọc tất cả 6 bài giảng hay diễn văn, trong các buổi Phụng Vụ chính ở Vatican, ngoại trừ buổi Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh (do Cha Cantalamessa phụ trách thuyết giảng). Tổng cộng, ngài nói hơn 6,000 chữ trong khoảng 96 giờ, về đủ mọi vấn đề.
Xét chung, hơn 6,000 chữ trên cho thấy Đức Phanxicô không chùn bước trước việc thận trọng mở cửa cho người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ và ngoài vấn đề này, ngài nói tới hết các điểm chính trong viễn kiến và nghị trình chung của ngài.
Trong đó, có vấn đề các linh mục phải gần gũi dân, được nêu lên trong Thánh Lễ Truyền Dầu (Thứ Năm Tuần Thánh); vấn đề chống án tử hình, nêu lên lúc Rửa Chân tại Nhà Tù Regina Coeli, cũng trong Thứ Năm Tuần Thánh; vấn đề “holy shame” (xấu hổ cách thánh thiện) trong suy niệm Thứ Sáu Tuần Thánh...
Nhưng theo Allen, bài diễn văn nắm bắt được tinh thần và viễn kiến tổng quan của triều giáo hoàng Phanxicô là bài giảng trong Lễ Truyền Dầu kỷ niệm việc Chúa Kitô thiết lập chức linh mục.
Phần lớn, đó là một bài suy niệm về tầm quan trọng của việc gần gũi, vừa như một phẩm tính thiêng liêng và mục vụ vừa là đặc điểm chuyên biệt của mối liên hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại. Hai đoạn đặc biệt sau đây quả là những chiếc chìa khóa giải thích học đối với điều Đức Phanxicô từng cố gắng thực hiện trong Đạo Công Giáo suốt 5 năm qua:
“Sự gần gũi cũng là chìa khóa mở cửa sự thật; không phải chỉ là chìa khóa mở lòng thương xót, mà còn là chìa khóa mở cửa sự thật. Các khoảng cách có thực sự được rút ngắn khi có sự thật hay không? Có, chúng được rút ngắn. Vì sự thật không chỉ định nghĩa các hoàn cảnh và sự vật từ một khoảng cách xa nào đó, bằng việc lý luận trừu tượng và hợp luận lý. Nó còn hơn thế nữa. Sự thật còn là trung tín. Nó làm anh chị em gọi người ta bằng tên thật của họ, như Chúa vốn gọi tên họ, trước khi xếp phạm trù cho họ hay định nghĩa ‘hoàn cảnh của họ’.Có một thói quen đáng ghét, không phải sao, là bước theo ‘nền văn hóa tĩnh từ’: là thế này, là thế nọ, như thế này... Không! Đây là một người con của Thiên Chúa. Rồi thì nhân đức này thiếu sót kia, nhưng [trước hết] là sự thật tín trung về con người, chứ không phải tĩnh từ bị coi như bản chất của họ.
“Chúng ta phải thận trọng để đừng sa vào chước cám dỗ biến một số sự thật trừu tượng thành ngẫu tượng. Chúng có thể là những ngẫu tượng thoải mái, luôn dễ với tới; chúng cung hiến một số thanh thế và quyền lực và khó mà biện phân được chúng. Vì ‘ngẫu tượng sư thật’hay bắt chước, nó giả trang bằng lời Tin Mừng, nhưng nó không để những lời này đụng tới trái tim. Tệ hơn nữa, nó làm những con người bình thường xa cách sự gần gũi đầy tính chữa lành của lời nói và bí tích của Chúa Giêsu”.
Theo Allen, điều chúng ta được nghe ở trên là một tuyên bố trọn vẹn, có tính sấm ngôn, cho thấy rõ mục tiêu xuyên suốt của Đức Phanxicô: ngài cương quyết đập nát “các ngẫu tượng sự thật” mà ngài tin đang giam hãm cả Giáo Hội lẫn thế giới nói chung, đang nuôi dưỡng “nền văn hóa tĩnh từ” ưa phê phán, một nền văn hóa luôn dẫn đạo bằng các thất bại của người ta chứ không bằng các “sự thật tín trung” tiềm tàng trong họ.
Chiến dịch đập nát ngẫu tượng này, theo Allen, không những giải thích cho Amoris Laetitia, mà còn giải thích rất nhiều điều khác trong triều đại giáo hoàng này, từ các loại giám mục được Đức Phanxicô bổ nhiệm, đến lý do tại sao ngài cứ tiếp tục nói chuyện với nhà báo Ý mà ai cũng biết là có một lịch sử dài hay bóp méo lời lẽ của ngài, qua cả việc ngài qua mặt một thánh bộ ở Vatican, một thánh bộ, trong rất nhiều năm, theo Allen, vốn coi vai trò của mình là bảo vệ “các sự thật trừu tượng”, đó là Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Dĩ nhiên, ở đây, theo Allen, có một nghịch lý khổng lồ. Đó là trong lịch sử Kitô Giáo, những người phản ảnh tượng vốn là những người rất cực đoan và chiểu tự (literalist) bị Đức Phanxicô phê phán. Nhưng chính ngài lại là một người Công Giáo phản ảnh tượng vĩ đại. Không theo nghĩa giật các ảnh tượng khỏi tường nhà thờ, mà là gột bỏ các điều trừu tượng khỏi tâm trí người ta.
Nhận định của Allen dĩ nhiên không sai. Chỉ có điều hơi lạ vì trước đây, nhà báo này hay nhấn mạnh tới phương thức “và...và, cả...lẫn, vừa...vừa” nơi Đức Phanxicô, chứ không một chiều như thế này. Thực sự, trong Đạo Công Giáo, tín lý gồm các “sự thật trừu tượng” vẫn là phần chủ yếu mà bất cứ tín hữu nào cũng cần phải nắm vững trước khi đi vào thực hành đạo. Chúng là đèn soi các bước chân “tín trung” của ta.
Đàng khác, phản ảnh tượng là một sự kiện lịch sử hay đúng hơn là một sai lầm lịch sử, có thể nói là lạc giáo, bị Đức Phanxicô kết án. Không những bằng giáo thuyết mà còn bằng thực hành. Những lần ngài ôm hôn tượng Chúa, tượng Đức Mẹ trong các cuộc tông du và sau đó thân hành đến Nhà Thờ Đức Bà Cả cảm ơn Đức Mẹ nói lên việc ngài đánh giá cao giá trị biểu tượng của tượng ảnh Công Giáo.
Vả lại, cái sai lầm của chính sách phản ảnh tượng là bác bỏ nhân tính của Chúa Giêsu, trong khi, triều đại Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh tới nhân tính ấy, nó là nguồn thương xót vô hạn, khiến các “trừu tượng” trở thành gần như vô nghĩa. Thiển nghĩ không nên ví ngài là nhà phản ảnh tượng vĩ đại!
Thực vậy, nó xuất hiện dưới thời các Hoàng Đế Leo III (717–741) và Constantine V (741–775), và công đồng phản ảnh tượng năm 754. Chính sách này, sau đó, bị chặn đứng tại Công Đồng Nixêa thứ hai (787). Sau đó, nó được phục hồi và sau cùng bị hủy bỏ (815-842).
Đại để, chính sách này dựa vào Điều Răn Thứ Nhất (Xh 20:4-5) để ngăn cấm ảnh tượng vì sợ chúng sẽ dẫn đến việc thờ ngẫu thần. Ít nhất, thì sự hiện diện của chúng trong các nhà thờ cũng làm người ta chia trí, không chiêm niệm các vấn đề hoàn toàn thiêng liêng.
Năm 726, việc Hoàng Đế Leo III, với sự hỗ trợ của nhiều giám mục, ra lệnh tháo gỡ tượng Chúa Kitô khỏi cổng hoàng cung đã chính thức mở màn cho chính sách này. Tiếp theo là việc triệt hạ các ảnh tượng ở khắp nơi, nhất là những ảnh tượng có thể tháo gỡ được vì đây là đối tượng của lòng sùng kính bình dân (hôn kính, đốt nến...). Ai chống lại lệnh này sẽ bị lưu đầy, tịch thu tài sản, và tệ nhất là chặt chân chặt tay.
Dĩ nhiên, lệnh trên bị chống đối, mạnh nhất là của các đan sĩ. Thánh Gioan Đamascênô, phát ngôn viên của Thượng Phụ Giêrusalem, viết 3 khảo luận bênh vực các ảnh tượng thánh, trong khi ngôi vị giáo hoàng thì cực lực chống lại chính sách của Hoàng Đế. Các Đức Grêgôriô II (715–731) và Grêgôriô III (731–741) viết thư phản đối, và thượng hội đồng Rôma năm 731 chính thức phản kháng.
Có giải thích cho rằng Hoàng Đế Leo III vốn xuất thân từ vùng chủ trương Chúa Kitô chỉ có 1 bản tính, đó là bản tính Thiên Chúa (monophysite), nên cấm ảnh tượng chỉ là kết luận hợp luận lý. Nhưng cũng có người cho rằng thời cai trị của Leo III gặp nhiều tai ương khủng khiếp. Năm 726, núi lửa phun dữ dội tại Thera. Các thư của Thượng Phụ Germanos và các biên niên ký của Theophanes và Nikephorus làm chứng cho giả thuyết nói rằng Leo coi những tai họa này như dấu hiệu Thiên Chúa bất bình về việc thờ ảnh tượng. Trong khi ấy, Hồi Giáo, với việc thờ phượng Thiên Chúa không cần ảnh tượng, thì thành công một cách rực rỡ.
Qủa tình, chính sách của Leo III không hề có căn bản thần học vững chắc. Nên người kế vị ông là Constantine V đã tìm cách để ảnh tượng bị Giáo Hội ngăn cấm, và áp đặt chính sách ngăn cấm như một nghĩa vụ lương tâm chứ không phải chỉ là nghĩa vụ công dân.
Khoảng năm 752, ông ta soạn thảo lý thuyết nguyên thủy của chính sách này, viết nó thành khảo luận và hai năm sau yêu cầu 1 công đồng chung phê chuẩn. Công đồng này, họp tại Hiereia với sự hiện diện của 338 nghị phụ, đã lên án mọi ảnh tượng là ngẫu thần và tuyên bố rằng lên ảnh tượng cho Chúa Kitô là sai lạc vì nhất thiết việc này một là phân rẽ hai bản tính của Chúa Kitô và do đó, tạo nên ngôi thứ bốn cho Thiên Chúa Ba Ngôi, hai là đặt giới hạn cho Ngôi Lời vốn vô giới hạn.
Dĩ nhiên, Thiên Chúa vô giới hạn, nhưng vì Thiên Chúa đã nhập thể, đã tự mạc khải trong xác phàm, thì rõ ràng, vẽ hình ảnh về Chúa Kitô là điều được phép. Bác bỏ việc Chúa Kitô mang hình thức có giới hạn là bác bỏ việc Người Nhập Thể, một việc vốn là dụng cụ của cứu rỗi.
Chính vì thế, khi Leo IV lên ngôi năm 775, chính sách cấm ảnh tượng từ từ được nới lỏng. Nhất là dưới thời Constantine V, lúc Hoàng Thái Hậu Irene nhiếp chính, bà đã triệu tập thành công công đồng Nixêa II năm 787. Công đồng này đã xác nhận tính hợp pháp, sự ưu việt và tính giới hạn của việc tôn kính ảnh tượng. Rất tiếc, các quyết định của Công Đồng không được triều đình của Charlemagne đón nhận nồng nhiệt. Hơn nữa, một số giới ở Phương Tây không ủng hộ công đồng này.
Bởi thế, Hoàng Đế Leo V (813–820) đã hủy bỏ sắc lệnh năm 787 và phục hồi sắc lệnh của Công Đồng Hiereia. Nhưng thời gian đã đem lại nhiều thay đổi và “phe” ủng hộ ảnh tượng có được những phát ngôn viên sáng giá như Nicephorus và Theodore Học Giả, lại thêm các giám mục chống đối chính sách cấm ảnh tượng lần này có óc tổ chức tốt hơn, nên việc cấm đoán trở nên bớt khắc nghiệt và nhất là một năm sau khi Theophilus qua đời, hoàng thái hậu Theodora nhiếp chính đã phục hồi các ảnh tượng. Một thượng hội đồng, triệu tập vội vàng bởi Thượng Phụ Methodius (834–847), đã tuyên bố ủng hộ quyết định của Nixêa II. Sắc lệnh năm 843 này sau đó được lặp lại bởi các công đồng long trọng hơn vào các năm 861, 867, 869 và 879.
Chuyện trên ăn nhằm chi tới Đức Phanxicô của thế kỷ 21? Nhà báo John Allen Jr. bảo có. Nhân dịp Phục Sinh 2018.
Thực thế, theo nhà báo này, dịp Phục Sinh năm nay, Đức Phanxicô đọc tất cả 6 bài giảng hay diễn văn, trong các buổi Phụng Vụ chính ở Vatican, ngoại trừ buổi Phụng Vụ Thứ Sáu Tuần Thánh (do Cha Cantalamessa phụ trách thuyết giảng). Tổng cộng, ngài nói hơn 6,000 chữ trong khoảng 96 giờ, về đủ mọi vấn đề.
Xét chung, hơn 6,000 chữ trên cho thấy Đức Phanxicô không chùn bước trước việc thận trọng mở cửa cho người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ và ngoài vấn đề này, ngài nói tới hết các điểm chính trong viễn kiến và nghị trình chung của ngài.
Trong đó, có vấn đề các linh mục phải gần gũi dân, được nêu lên trong Thánh Lễ Truyền Dầu (Thứ Năm Tuần Thánh); vấn đề chống án tử hình, nêu lên lúc Rửa Chân tại Nhà Tù Regina Coeli, cũng trong Thứ Năm Tuần Thánh; vấn đề “holy shame” (xấu hổ cách thánh thiện) trong suy niệm Thứ Sáu Tuần Thánh...
Nhưng theo Allen, bài diễn văn nắm bắt được tinh thần và viễn kiến tổng quan của triều giáo hoàng Phanxicô là bài giảng trong Lễ Truyền Dầu kỷ niệm việc Chúa Kitô thiết lập chức linh mục.
Phần lớn, đó là một bài suy niệm về tầm quan trọng của việc gần gũi, vừa như một phẩm tính thiêng liêng và mục vụ vừa là đặc điểm chuyên biệt của mối liên hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại. Hai đoạn đặc biệt sau đây quả là những chiếc chìa khóa giải thích học đối với điều Đức Phanxicô từng cố gắng thực hiện trong Đạo Công Giáo suốt 5 năm qua:
“Sự gần gũi cũng là chìa khóa mở cửa sự thật; không phải chỉ là chìa khóa mở lòng thương xót, mà còn là chìa khóa mở cửa sự thật. Các khoảng cách có thực sự được rút ngắn khi có sự thật hay không? Có, chúng được rút ngắn. Vì sự thật không chỉ định nghĩa các hoàn cảnh và sự vật từ một khoảng cách xa nào đó, bằng việc lý luận trừu tượng và hợp luận lý. Nó còn hơn thế nữa. Sự thật còn là trung tín. Nó làm anh chị em gọi người ta bằng tên thật của họ, như Chúa vốn gọi tên họ, trước khi xếp phạm trù cho họ hay định nghĩa ‘hoàn cảnh của họ’.Có một thói quen đáng ghét, không phải sao, là bước theo ‘nền văn hóa tĩnh từ’: là thế này, là thế nọ, như thế này... Không! Đây là một người con của Thiên Chúa. Rồi thì nhân đức này thiếu sót kia, nhưng [trước hết] là sự thật tín trung về con người, chứ không phải tĩnh từ bị coi như bản chất của họ.
“Chúng ta phải thận trọng để đừng sa vào chước cám dỗ biến một số sự thật trừu tượng thành ngẫu tượng. Chúng có thể là những ngẫu tượng thoải mái, luôn dễ với tới; chúng cung hiến một số thanh thế và quyền lực và khó mà biện phân được chúng. Vì ‘ngẫu tượng sư thật’hay bắt chước, nó giả trang bằng lời Tin Mừng, nhưng nó không để những lời này đụng tới trái tim. Tệ hơn nữa, nó làm những con người bình thường xa cách sự gần gũi đầy tính chữa lành của lời nói và bí tích của Chúa Giêsu”.
Theo Allen, điều chúng ta được nghe ở trên là một tuyên bố trọn vẹn, có tính sấm ngôn, cho thấy rõ mục tiêu xuyên suốt của Đức Phanxicô: ngài cương quyết đập nát “các ngẫu tượng sự thật” mà ngài tin đang giam hãm cả Giáo Hội lẫn thế giới nói chung, đang nuôi dưỡng “nền văn hóa tĩnh từ” ưa phê phán, một nền văn hóa luôn dẫn đạo bằng các thất bại của người ta chứ không bằng các “sự thật tín trung” tiềm tàng trong họ.
Chiến dịch đập nát ngẫu tượng này, theo Allen, không những giải thích cho Amoris Laetitia, mà còn giải thích rất nhiều điều khác trong triều đại giáo hoàng này, từ các loại giám mục được Đức Phanxicô bổ nhiệm, đến lý do tại sao ngài cứ tiếp tục nói chuyện với nhà báo Ý mà ai cũng biết là có một lịch sử dài hay bóp méo lời lẽ của ngài, qua cả việc ngài qua mặt một thánh bộ ở Vatican, một thánh bộ, trong rất nhiều năm, theo Allen, vốn coi vai trò của mình là bảo vệ “các sự thật trừu tượng”, đó là Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Dĩ nhiên, ở đây, theo Allen, có một nghịch lý khổng lồ. Đó là trong lịch sử Kitô Giáo, những người phản ảnh tượng vốn là những người rất cực đoan và chiểu tự (literalist) bị Đức Phanxicô phê phán. Nhưng chính ngài lại là một người Công Giáo phản ảnh tượng vĩ đại. Không theo nghĩa giật các ảnh tượng khỏi tường nhà thờ, mà là gột bỏ các điều trừu tượng khỏi tâm trí người ta.
Nhận định của Allen dĩ nhiên không sai. Chỉ có điều hơi lạ vì trước đây, nhà báo này hay nhấn mạnh tới phương thức “và...và, cả...lẫn, vừa...vừa” nơi Đức Phanxicô, chứ không một chiều như thế này. Thực sự, trong Đạo Công Giáo, tín lý gồm các “sự thật trừu tượng” vẫn là phần chủ yếu mà bất cứ tín hữu nào cũng cần phải nắm vững trước khi đi vào thực hành đạo. Chúng là đèn soi các bước chân “tín trung” của ta.
Đàng khác, phản ảnh tượng là một sự kiện lịch sử hay đúng hơn là một sai lầm lịch sử, có thể nói là lạc giáo, bị Đức Phanxicô kết án. Không những bằng giáo thuyết mà còn bằng thực hành. Những lần ngài ôm hôn tượng Chúa, tượng Đức Mẹ trong các cuộc tông du và sau đó thân hành đến Nhà Thờ Đức Bà Cả cảm ơn Đức Mẹ nói lên việc ngài đánh giá cao giá trị biểu tượng của tượng ảnh Công Giáo.
Vả lại, cái sai lầm của chính sách phản ảnh tượng là bác bỏ nhân tính của Chúa Giêsu, trong khi, triều đại Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh tới nhân tính ấy, nó là nguồn thương xót vô hạn, khiến các “trừu tượng” trở thành gần như vô nghĩa. Thiển nghĩ không nên ví ngài là nhà phản ảnh tượng vĩ đại!
Tam Nhật Thánh: Suy niệm về Sự Chết và Sự Sống Lại, Hỏa Ngục và Thiên Đàng.
Giuse Thẩm Nguyễn.
09:53 04/04/2018
(Vatican News) Tam Nhật Thánh, ba ngày Cực Thánh trong lịch phụng vụ của Giáo Hội cho chúng ta cơ hội để nghĩ về “Bốn Sự Sau Cùng”: Chết, Phán xét, Hỏa Ngục và Thiên Đàng.
Trong một Thánh Lễ sáng tại nhà nguyện Santa Marta vào tháng Mười Một năm 2016, ĐGH Phanxicô có đề cập đến việc mà “người đời không thích nghĩ ”về “Bốn Sự Sau Cùng”. Lý do là sự Chết, sự Phán Xét, Hỏa Ngục và Thiên Đàng chỉ toàn là những điều đáng sợ khi nghĩ tới. Ngài nói rằng sự thật là nếu con chọn để sống suốt đời xa Chúa thì con có nguy cơ “tiếp tục sẽ phải sống xa Người đời đời.”
Cái nhìn về Hỏa Ngục.
ĐGH Phanxicô đã đưa ra cái nhìn của ngài về Hỏa Ngục trong nhiều dịp. Trong bài giảng ở Vatican vào năm 2016, ngài nói Hỏa Ngục không phải là “phòng tra tấn”, nhưng đó chính là sự hoảng sợ bị tách rời mãi mãi ra khỏi Thiên Chúa “ Đấng yêu ta vô cùng.” Vị tiền nhiệm của ngài là ĐGH Gioan Phao-lô II cũng đã có lời giải thích tương tự vào năm 1999 là Hỏa Ngục không phải là một nơi về thể chất, nhưng “Hỏa Ngục ám chỉ một tình trạng của những kẻ tự mình dứt khoát chia cách với Thiên Chúa, nguồn mạch của sự sống và niềm hân hoan.”
Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Chính ĐGH Bê-nê-đich-tô VXI, vào năm 2007, đã nói rằng Hỏa Ngục “thực sự là có và là đời đời… ngay cả khi người ta không nói nhiều về nó nữa.” Khi ngài còn là Hồng Y Ratzinger, ngài đã làTổng Trưởng Bô Giáo Lý Đức Tin, chịu trách nhiệm cập nhất hóa Giáo Lý của Giáo Hội. Giáo Lý Công Giáo không những chỉ xác nhận là có Hỏa Ngục và là đời đời mà còn xác nhận rằng “hình phạt chủ yếu của Hỏa Ngục là phải xa mặt Chúa đời đời.”
Sự chết và sự phán xét
ĐGH Phanxicô nói rằng “ không ai cho con vào Hỏa Ngục cả” khi ngài gặp một nhóm thiếu nhi trong dịp đến thăm một giáo xứ ở Roma vào năm 2015. “Con vào Hỏa Ngục là vì con chọn để vào đó.” Đó là cách chúng ta biết Quỷ ở trong Hỏa Ngục, bởi vì Quỷ đã chọn và muốn ở đó. Trong một buổi đọc kinh Truyền Tin vào tháng Tám năm 2016, ĐGH đã nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta sẽ chịu phán xét như thế nào vào ngày sau hết của đời này. Nhưng Thiên Chúa luôn dành cho chúng ta rất nhiều cơ hội để chúng ta tự cứu mình và cho đến ngày cuối cùng “Chúa không bao giờ mệt mỏi để tha thứ cho chúng ta và đợi chờ chúng ta.”
Ơn cứu rỗi và Thiên Đàng
Cũng trong bài chia sẻ trong buổi đọc kinh truyền tin hôm ấy, ĐGH Phanxicô xác định rằng mục đích quan trọng và chính yếu nhất của việc chúng ta có mặt trên đời này là đạt được “ơn cứu rỗi đời đời.” Trong một thánh lễ khác tại nhà nguyện Santa Marta vào năm 2016, ĐGH nói rằng “Nếu chúng ta trung thành với Thiên Chúa, chúng ta sẽ chẳng có gì phải lo lắng cả. Vào ngày Phán Xét “Chúng ta sẽ tiến đến trước mặt Chúa và thưa “ Con đã phạm nhiều tội, nhưng con luôn cố gắng để trung thành”, và mọi thứ sẽ rất tốt đẹp bởi vì Thiên Chúa là Đấng Nhân Lành.”
Giuse Thẩm Nguyễn.
Trong một Thánh Lễ sáng tại nhà nguyện Santa Marta vào tháng Mười Một năm 2016, ĐGH Phanxicô có đề cập đến việc mà “người đời không thích nghĩ ”về “Bốn Sự Sau Cùng”. Lý do là sự Chết, sự Phán Xét, Hỏa Ngục và Thiên Đàng chỉ toàn là những điều đáng sợ khi nghĩ tới. Ngài nói rằng sự thật là nếu con chọn để sống suốt đời xa Chúa thì con có nguy cơ “tiếp tục sẽ phải sống xa Người đời đời.”
Cái nhìn về Hỏa Ngục.
ĐGH Phanxicô đã đưa ra cái nhìn của ngài về Hỏa Ngục trong nhiều dịp. Trong bài giảng ở Vatican vào năm 2016, ngài nói Hỏa Ngục không phải là “phòng tra tấn”, nhưng đó chính là sự hoảng sợ bị tách rời mãi mãi ra khỏi Thiên Chúa “ Đấng yêu ta vô cùng.” Vị tiền nhiệm của ngài là ĐGH Gioan Phao-lô II cũng đã có lời giải thích tương tự vào năm 1999 là Hỏa Ngục không phải là một nơi về thể chất, nhưng “Hỏa Ngục ám chỉ một tình trạng của những kẻ tự mình dứt khoát chia cách với Thiên Chúa, nguồn mạch của sự sống và niềm hân hoan.”
Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Chính ĐGH Bê-nê-đich-tô VXI, vào năm 2007, đã nói rằng Hỏa Ngục “thực sự là có và là đời đời… ngay cả khi người ta không nói nhiều về nó nữa.” Khi ngài còn là Hồng Y Ratzinger, ngài đã làTổng Trưởng Bô Giáo Lý Đức Tin, chịu trách nhiệm cập nhất hóa Giáo Lý của Giáo Hội. Giáo Lý Công Giáo không những chỉ xác nhận là có Hỏa Ngục và là đời đời mà còn xác nhận rằng “hình phạt chủ yếu của Hỏa Ngục là phải xa mặt Chúa đời đời.”
Sự chết và sự phán xét
ĐGH Phanxicô nói rằng “ không ai cho con vào Hỏa Ngục cả” khi ngài gặp một nhóm thiếu nhi trong dịp đến thăm một giáo xứ ở Roma vào năm 2015. “Con vào Hỏa Ngục là vì con chọn để vào đó.” Đó là cách chúng ta biết Quỷ ở trong Hỏa Ngục, bởi vì Quỷ đã chọn và muốn ở đó. Trong một buổi đọc kinh Truyền Tin vào tháng Tám năm 2016, ĐGH đã nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta sẽ chịu phán xét như thế nào vào ngày sau hết của đời này. Nhưng Thiên Chúa luôn dành cho chúng ta rất nhiều cơ hội để chúng ta tự cứu mình và cho đến ngày cuối cùng “Chúa không bao giờ mệt mỏi để tha thứ cho chúng ta và đợi chờ chúng ta.”
Ơn cứu rỗi và Thiên Đàng
Cũng trong bài chia sẻ trong buổi đọc kinh truyền tin hôm ấy, ĐGH Phanxicô xác định rằng mục đích quan trọng và chính yếu nhất của việc chúng ta có mặt trên đời này là đạt được “ơn cứu rỗi đời đời.” Trong một thánh lễ khác tại nhà nguyện Santa Marta vào năm 2016, ĐGH nói rằng “Nếu chúng ta trung thành với Thiên Chúa, chúng ta sẽ chẳng có gì phải lo lắng cả. Vào ngày Phán Xét “Chúng ta sẽ tiến đến trước mặt Chúa và thưa “ Con đã phạm nhiều tội, nhưng con luôn cố gắng để trung thành”, và mọi thứ sẽ rất tốt đẹp bởi vì Thiên Chúa là Đấng Nhân Lành.”
Giuse Thẩm Nguyễn.
Các Đức Giám Mục Đức yêu cầu Vatican can thiệp trước đề nghị cho người Tin Lành Rước Lễ
Đặng Tự Do
19:37 04/04/2018
Đức Hồng Y Rainer Woelki, Tổng Giám Mục Köln
Theo bản dự thảo được Hội Nghị Khoáng Đại các Giám Mục Đức thông qua vào tháng Hai, những người phối ngẫu Tin Lành có thể được Rước Lễ sau khi “cẩn thận cân nhắc lương tâm” và phải “khẳng định đức tin của Giáo Hội Công Giáo” và có lòng muốn chấm dứt “sự đói khát Thánh Thể”
Mặc dù Đức Hồng Y Cardinal Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục khẳng định rằng đây không phải là một cố gắng nhằm thay đổi giáo lý của Giáo hội, đề xuất này đã gây ra chia rẽ sâu sắc trong hàng giáo phẩm Đức.
Đức Hồng Y Brandmüller, một vị Hồng Y người Đức nêu ra câu hỏi là tại sao một người “đáp ứng được những điều kiện đó, và không ở trong trường hợp khẩn cấp, lại không thể đơn giản là xin được nhận vào Giáo Hội Công Giáo”.
Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, tố cáo hành động này như là một “thủ thuật ngụy biện” và nói rằng các điều kiện được đề cập trong văn kiện dự thảo sẽ không bao giờ có thể được đáp ứng nếu người ta muốn trung thành với giáo huấn của Giáo Hội.
Bây giờ bảy Giám Mục đã yêu cầu người kế nhiệm của Đức Hồng Y Gerhard Müller, là Đức Tổng Giám Mục Luis Ladaria, can thiệp. Trong một bức thư dài ba trang xuất bản trên nhật báo Kölner Stadt-Anzeiger, các Giám Mục Đức nói rằng Hội đồng Giám mục Đức có nguy cơ đi quá xa, vượt quá thẩm quyền của mình, và yêu cầu Vatican phải can thiệp. Bức thư cũng được gửi đến Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Cổ Vũ Đại kết Kitô Giáo.
Ngoài Đức Hồng Y Woelki, bức thư cũng được ký bởi Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick của Bamberg, các Đức Giám Mục Konrad Zdarsa của Augsburg, Gregor Maria Hanke của Eichstätt, Wolfgang Ipolt của Görlitz, Rudolf Voderholzer của Regensburg và Stefan Oster của Passau.
Nhật báo Kölner Stadt-Anzeiger nói Đức Hồng Y Marx đã trả lời lá thư của bẩy vị Giám Mục Đức và bác bỏ những lo ngại của các ngài, đồng thời nhấn mạnh rằng đề nghị này chỉ là một dự thảo và không có thay đổi nào về mặt giáo lý.
Source: Catholic Herald German bishops ask Vatican to intervene on Communion for Protestants proposal
Bầu khí lễ hội Phục sinh được tiếp tục trong Buổi Tiếp Kiến Chung hàng tuần
Giuse Thẩm Nguyễn.
21:25 04/04/2018
(Vatican News) Vui mừng là đề tài thường ngày của ĐGH Phanxicô trong loạt bài giáo lý về Thánh Lễ tại buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư Phục Sinh. Ngài nhắc nhở các khách hành hương rằng hoa Phục Sinh mang lại cho chúng ta cảm giác vui mừng, vui mừng ấy chúng ta cảm nhận đang nở hoa trong Đức Kitô Phục Sinh, niềm vui đang khoe sắc trong sự công chính của chúng ta và niềm vui đang triển nở trong sự thánh thiện của Giáo Hội.
Chúc mừng Phục sinh hạnh phúc
Lễ phục sinh tiếp tục suốt mùa Phục Sinh, nhưng đặc biệt trong tuần này vì mỗi ngày đều được cử hành như là Chúa Nhật Phục Sinh. ĐGH mời gọi mọi người hãy chào mừng nhau bằng lời chúc hân hoan “Chúa mừng Phục Sinh Hạnh Phúc” và rồi gởi lời chào mừng Phục Sinh đến vị chủ chăn yêu quý của chúng ta là ĐGH Benedict, ngài đang theo dõi lễ Phục Sinh này qua kênh truyền hình.
Bài giáo lý vào thứ Tư này nói về phần kết thúc Thánh Lễ, gồm lời nguyện kết lễ và phép lành của vị chủ tế. Phần ban phép lành, luôn bắt đầu bằng lời tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa, giống như phần mở đầu của Thánh lễ “Nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần.”
Trở nên giống Chúa Kitô hơn.
ĐGH nói rằng kết thúc phụng vụ Thánh Lễ không có nghĩa là chấm dứt đời sống Kitô, mà thực ra là bắt đầu “sự cam kết chứng nhân Kitô” của chúng ta. Người Kitô hữu không đến với Thánh Lễ để chu toàn luật buộc xem lễ ngày Chúa Nhật và rồi quên ngay. Người Kitô hữu đến với Thánh Lễ để tham dự vào cuộc Khổ Nạn và Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu và để rồi sống mật thiết hơn với Chúa. Thánh Lễ sẽ dẫn chúng ta tham dự nhiều hơn vào đời sống của người Kitô hữu, trở nên giống Chúa Giêsu trong hành động và sống đúng tinh thần Kitô giáo.
Ngài cũng giải thích cặn kẽ thêm rằng sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể không chấm dứt khi Thánh Lễ kết thúc, mà còn tiếp tục. Đó cũng là lý do tại sao Mình Thánh Chúa được cất giữ trong Nhà Tạm, để làm của ăn cho những người đau yếu và để Chầu Thánh Thể. Việc thờ lạy Thánh Thể trong các giờ chầu giúp chúng ta ở lại trong Chúa Kitô.
Hoa trái của Thánh Lễ
ĐGH nói rằng Thánh Lễ ví như một hạt lúa mì mọc lên, trưởng thành mỗi ngày cho đến khi trổ hạt là những công việc tốt lành, những cách sống giúp chúng ta nên giống Chúa Giêsu hơn.
Khi tham dự Thánh Lễ mỗi ngày, chúng ta lớn lên trong sự hiệp thông với Đức Kitô và nhờ ơn Chúa giúp để càng ngày càng xa lánh tội lỗi. Tham dự Thánh Lễ thường xuyên giúp chúng ta canh tân đời sống và gắn bó với anh chị em trong cộng đồng tín hữu. Và cuối cùng, Thánh Lễ dẫn chúng ta nhìn ra Đức Kitô hiện diện trong anh chị em, qua họ Ngài chờ đợi để được chúng ta “nhận ra, phục vụ, tôn trọng và yêu thương”.
ĐGH nói rằng “Mang nơi mình kho báu kết hợp với Chúa Kitô trong những bình bằng đất dễ vỡ”, chúng ta luôn cần trở lại bàn thánh, cho đến phút cuối, được vào Thiên Đàng, chúng ta mới có thể nếm trải đầy đủ vẻ tuyệt vời tiệc cưới của Con Chiên.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Chúc mừng Phục sinh hạnh phúc
Lễ phục sinh tiếp tục suốt mùa Phục Sinh, nhưng đặc biệt trong tuần này vì mỗi ngày đều được cử hành như là Chúa Nhật Phục Sinh. ĐGH mời gọi mọi người hãy chào mừng nhau bằng lời chúc hân hoan “Chúa mừng Phục Sinh Hạnh Phúc” và rồi gởi lời chào mừng Phục Sinh đến vị chủ chăn yêu quý của chúng ta là ĐGH Benedict, ngài đang theo dõi lễ Phục Sinh này qua kênh truyền hình.
Bài giáo lý vào thứ Tư này nói về phần kết thúc Thánh Lễ, gồm lời nguyện kết lễ và phép lành của vị chủ tế. Phần ban phép lành, luôn bắt đầu bằng lời tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa, giống như phần mở đầu của Thánh lễ “Nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần.”
Trở nên giống Chúa Kitô hơn.
ĐGH nói rằng kết thúc phụng vụ Thánh Lễ không có nghĩa là chấm dứt đời sống Kitô, mà thực ra là bắt đầu “sự cam kết chứng nhân Kitô” của chúng ta. Người Kitô hữu không đến với Thánh Lễ để chu toàn luật buộc xem lễ ngày Chúa Nhật và rồi quên ngay. Người Kitô hữu đến với Thánh Lễ để tham dự vào cuộc Khổ Nạn và Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu và để rồi sống mật thiết hơn với Chúa. Thánh Lễ sẽ dẫn chúng ta tham dự nhiều hơn vào đời sống của người Kitô hữu, trở nên giống Chúa Giêsu trong hành động và sống đúng tinh thần Kitô giáo.
Ngài cũng giải thích cặn kẽ thêm rằng sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể không chấm dứt khi Thánh Lễ kết thúc, mà còn tiếp tục. Đó cũng là lý do tại sao Mình Thánh Chúa được cất giữ trong Nhà Tạm, để làm của ăn cho những người đau yếu và để Chầu Thánh Thể. Việc thờ lạy Thánh Thể trong các giờ chầu giúp chúng ta ở lại trong Chúa Kitô.
Hoa trái của Thánh Lễ
ĐGH nói rằng Thánh Lễ ví như một hạt lúa mì mọc lên, trưởng thành mỗi ngày cho đến khi trổ hạt là những công việc tốt lành, những cách sống giúp chúng ta nên giống Chúa Giêsu hơn.
Khi tham dự Thánh Lễ mỗi ngày, chúng ta lớn lên trong sự hiệp thông với Đức Kitô và nhờ ơn Chúa giúp để càng ngày càng xa lánh tội lỗi. Tham dự Thánh Lễ thường xuyên giúp chúng ta canh tân đời sống và gắn bó với anh chị em trong cộng đồng tín hữu. Và cuối cùng, Thánh Lễ dẫn chúng ta nhìn ra Đức Kitô hiện diện trong anh chị em, qua họ Ngài chờ đợi để được chúng ta “nhận ra, phục vụ, tôn trọng và yêu thương”.
ĐGH nói rằng “Mang nơi mình kho báu kết hợp với Chúa Kitô trong những bình bằng đất dễ vỡ”, chúng ta luôn cần trở lại bàn thánh, cho đến phút cuối, được vào Thiên Đàng, chúng ta mới có thể nếm trải đầy đủ vẻ tuyệt vời tiệc cưới của Con Chiên.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Trung Quốc nói sẽ kiên quyết kiểm soát Giáo Hội Công Giáo
Nguyễn Long Thao
22:44 04/04/2018
Phát ngôn viên chính quyền Trung Quốc nói chính quyền sẽ cương quyết kiểm soát Giáo Hội Công Giáo và tất cả các cơ quan tôn giáo khác.
Ông Chen Zongrong, một giới chức của văn phòng đặc trách tôn giáo vụ Trung Quốc nói: Hiến Pháp Trung Quốc minh định “ Những thế lực nước ngoài không được phép can thiệp vào môi trường và các sinh hoạt tôn giáo”
Chế độ Bắc Kinh gần đây đã thông báo rằng tất cả các vấn đề tôn giáo phải nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản.
Ông Chen khẳng định rằng chính phủ đang làm việc với Vatican để đạt được thỏa hiệp theo đó chính quyền Trung Quốc có quyền bổ nhiệm giám mục, và Đức Giáo Hoàng chỉ có quyền phủ quyết đối với các ứng cử viên được đề cử.
Ông Chen cũng nhấn mạnh rằng thỏa thuận này sẽ đảm bảo rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ là Trung Quốc hoàn toàn.
Chính phủ Trung Quốc cũng mới ban hành một "Bạch Thư" về tôn giáo, nhấn mạnh rằng "các tôn giáo phải theo định hướng Trung Quốc". Bạch Thư cũng quy định rằng các tôn giáo phải tuân theo "Các hướng dẫn hành động " của nhà nước.
Bạch Thư của chính quyền nói ở Trung Quốc, Công Giáo chỉ có 6 triệu giáo dân và Tin Lành có 30 triệu người. Nhưng mạng lưới Tin Tức Á Châu chỉ ra rằng con số 6 triệu người Công Giáo mà chính quyền đưa ra là con số giáo dân thuộc giáo hội do nhà nước kiểm soát, phải kể thêm ít nhất 6 triệu giáo dân nữa thuộc giáo hội hầm trú, trung thành với Vatican mà chính quyền không bao giờ nhắc tới. Còn giáo dân Tin Lành, theo Asia News, cũng có ít nhất 60 triệu người
Mạng lưới Tin Tức Á Châu nhận xét rằng chế độ cộng sản Trung Quốc chỉ công nhận tôn giáo nào nằm dưới quyền kiểm soát của đảng cộng sản.
Nguyễn Long Thao
Ông Chen Zongrong, một giới chức của văn phòng đặc trách tôn giáo vụ Trung Quốc nói: Hiến Pháp Trung Quốc minh định “ Những thế lực nước ngoài không được phép can thiệp vào môi trường và các sinh hoạt tôn giáo”
Chế độ Bắc Kinh gần đây đã thông báo rằng tất cả các vấn đề tôn giáo phải nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản.
Ông Chen khẳng định rằng chính phủ đang làm việc với Vatican để đạt được thỏa hiệp theo đó chính quyền Trung Quốc có quyền bổ nhiệm giám mục, và Đức Giáo Hoàng chỉ có quyền phủ quyết đối với các ứng cử viên được đề cử.
Ông Chen cũng nhấn mạnh rằng thỏa thuận này sẽ đảm bảo rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ là Trung Quốc hoàn toàn.
Chính phủ Trung Quốc cũng mới ban hành một "Bạch Thư" về tôn giáo, nhấn mạnh rằng "các tôn giáo phải theo định hướng Trung Quốc". Bạch Thư cũng quy định rằng các tôn giáo phải tuân theo "Các hướng dẫn hành động " của nhà nước.
Bạch Thư của chính quyền nói ở Trung Quốc, Công Giáo chỉ có 6 triệu giáo dân và Tin Lành có 30 triệu người. Nhưng mạng lưới Tin Tức Á Châu chỉ ra rằng con số 6 triệu người Công Giáo mà chính quyền đưa ra là con số giáo dân thuộc giáo hội do nhà nước kiểm soát, phải kể thêm ít nhất 6 triệu giáo dân nữa thuộc giáo hội hầm trú, trung thành với Vatican mà chính quyền không bao giờ nhắc tới. Còn giáo dân Tin Lành, theo Asia News, cũng có ít nhất 60 triệu người
Mạng lưới Tin Tức Á Châu nhận xét rằng chế độ cộng sản Trung Quốc chỉ công nhận tôn giáo nào nằm dưới quyền kiểm soát của đảng cộng sản.
Nguyễn Long Thao
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bang Giao Việt-Trung Ngoài Vịnh Bắc Bộ
Phạm Trần
21:30 04/04/2018
Tình trạng bằng mặt mà không bằng lòng giữa Việt Nam và Trung Hoa ở Biển Đông đã nổi lên trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 4/2018 của Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Nhưng cũng đáng chú ý là khi lãnh đạo Việt Nam tiếp họ Vương thì họ lại không có cùng một tiếng nói. Người đứng đầu đảng,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra thân thiện với Trung Hoa hơn các ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khi hai bên đề cập đến “khúc xương trên biển” giữa hai quốc gia.
NƯỚC VỚI LỬA
Vương Nghị đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng lần thứ 6 (The Greater Mekong Subregion (GMS-6) gồm Việt Nam, Cambodia, China, Laos, Myanmar and Thailand.
Khi tiếp Vương Nghị ngày 2/4 (2018), theo bản tin tiếng Việt của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (CRI, China Radio International), ông Trọng cho biết:”Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng hữu nghị, đều là nước xã hội chủ nghĩa, hai nước không có lý do nào không đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.”
Ông Trọng còn mong muốn:”Hai bên nên giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển qua hiệp thương hữu nghị dựa trên tinh thần "vừa là đồng chí vừa là anh em". Là biện pháp chuyển tiếp, hai bên có thể thảo luận triển khai khai thác, phát triển chung, cùng bảo vệ hòa bình và ổn định trên biển.”
Tuy nhiên, không rõ là liệu ý kiến ” khai thác, phát triển chung “ trên biển giữa hai nước của ông Trọng có được Bộ Chính trị của đảng chấp thuận chưa, hay đó là ý kiến của riêng ông ?
Bởi vì bản tin của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã không nói gì đến ý kiến mới mẻ này.
TTXVN chỉ viết:” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên tuân thủ những nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và những thỏa thuận đã đạt được, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”, kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông.” (TTXVN, 02/04/2018)
Đáp lời, vẫn theo CRI, Vương Nghị nói với ông Trọng:”Trung Quốc nguyện cùng nỗ lực với Việt Nam, quản lý và kiểm soát thỏa đáng bất đồng, tìm tòi cùng khai thác, phát triển, không ngừng cải thiện và tăng cường nền tảng lòng dân cho quan hệ hai nước, đảm bảo quan hệ Trung-Việt trước sau như một luôn duy trì định hướng đúng đắn.”
Nếu bản tin của CRI phản ảnh đúng đề nghị của ông Trọng muốn hai nước “thảo luận triển khai khai thác, phát triển chung” trên biển, và coi đây “là biện pháp chuyển tiếp” , trong khi hai nước còn tiếp tục đàm phán cho một giải pháp bền vững thì ông Trọng đã nhượng bộ đòi hỏi “hãy gác tranh chấp để cùng khai thác” của Trung Hoa do Đặng Tiểu Bình đưa ra từ năm 1979 ?
PHẠM BÌNH MINH ĐẾN TRẦN ĐẠI QUANG
Trái với thái độ và ngôn ngữ thiếu cương quyết của ông Trọng, các ông Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đưa ra quan điểm minh bạch và trực tiếp hơn về chủ quyền biển đảo khi tiếp Vương Nghị.
Tin của VTCNews ngày 01/04/2018 viết:”“Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ lo ngại về các nhân tố tiềm ẩn làm gia tăng căng thẳng, bất ổn trên biển, nêu rõ những quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam cần được tôn trọng theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Phó Thủ tướng đề nghị hai bên nghiêm túc thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thúc đẩy để có tiến triển mới trong công việc của đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ và của 03 nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), tích cực cùng các nước ASEAN trao đổi các nội dung cụ thể, thực chất của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”
Tuy VTCNews không nói rõ, nhưng ai cũng biết “các nhân tố tiềm ẩn làm gia tăng căng thẳng, bất ổn trên biển” mà ông Phạm Bình Minh đã nói thẳng với Vương Nghị là những vụ Tầu và Lính Trung Hoa đâm tầu, dùng súng tấn công, đánh đập và cướp tài sản của ngư dân Việt Nam đánh bắt ở các vùng biển Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Đối với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” mà các ông Minh, Phúc và Quang đã lưu ý Vượng Nghị là họ nói tới gồm 6 Điểm cam kết giữa hai nước Việt-Trung năm 2011, được ký tại Bắc Kinh ngày 11/10/2011, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng, sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Khóa đảng XI thay Nông Đức Mạnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào đã cùng chứng kiến lễ ký kết giữa hai phái đoàn Chính phủ
Nguyên văn 6 Cam kết :
1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.
3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).
Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.
4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.
5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.
6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển./.
(Theo TTXVN)
PHÁN QUYẾT HÌNH LƯỠI BÒ
Đọc kỹ 6 Điểm cam kết và so với những yêu sách phi lý và không có chứng tích lịch sử thì ai cũng thấy đòi hỏi chủ quyền trên 85% diện tích của trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông của Trung Hoa là vô lý và bất hợp pháp. Bắc Kinh tự vẽ vùng biễn đảo bao la này nằm trong vùng “Lưỡi Bò” là của Tổ tiên họ.
Đó là lý do tại sao Tòa án Trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc "Permanent Court of Arbitration, PCA) đã phán rằng Trung Quốc” không có cơ sở pháp lý để yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.”
Trong thông cáo phổ biến ngày 12/07/2016, Tòa cũng nói:” Dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây.”
Về việc Trung Quốc tự cho các mỏm đá ở Trường Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam (7 vị trí năm 1988) hay của Phi Luật Tân ở vùng Hòang Nham (Scarborough Reef năm 2012 ), có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (1 hải lý dài 1,852 mét) , Tòa phán:”Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.
Phán quyết viết tiếp:”Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét các bằng chứng về các bãi và đảo mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông và kết luận rằng không một đảo, bãi nào có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế. Do Trung Quốc không có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở quần đảo Trường Sa, Tòa quyết định là các đệ trình của Philippines không phụ thuộc vào việc phân định trước ranh giới.…”
Sự khẳng định “không một đảo, bãi nào có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế” rất quan trọng vì có liên hệ đến đảo Ba Bình (Itu Aba Island), hay Thái Bình theo Trung Hoa do Đài Loan kiểm soát từ sau Đệ nhị Thế chiến. Ba Bình có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa (0.443 cây số vuông) hiện đang tranh chấp giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Trung Quốc và Đài Loan.
Toàn án Liên Hiệp Quốc đã phán quyết như thế sau khi Phi Luật Tân kiện Trung Hoa để phủ nhận chủ quyền của Bắc Kinh về biển đảo trong hình 9 đoạn, hay còn gọi là Lưỡi Bò vì hình vẽ giống lưỡi con bò.
Ấy thế mà Tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương Trung Quốc vẫn ngang nhiên nói với các Lãnh đạo CSVN tại Hà Nội hồi tháng 6/2017 rằng “các đảo trên biển Nam Hải là của Trung Quốc từ ngàn xưa.”
Mặc dù không được ai nhìn nhận chủ quyền đơn phương của mình ở Biển Đông nhưng Trung Hoa vẫn ngang nhiên tân tạo thành đảo và quân sự hóa 7 vị trí chiếm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa. Đó là các Đá Châu Viên. Đá Chữ Thập, Cụm Đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi.
Phía Việt Nam kiểm soát 21 Vị trí gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô; Phi Luật Tân chiếm 10 gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô; Mã Lai Á chiếm 6 và Đài Loam chiếm 1 (đảo Ba Bình, lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa).
Trong hai cuộc tiếp xúc với ông Phúc và ông Quang, Vương Nghị đã hứa:”Trung Quốc sẽ nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; mong hai bên kiểm soát và không làm phức tạp tình hình, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.”
Nhưng chính Trung Hoa mới là nước đã và đang làm phức tạp tình hình Biển Đông bằng các hoạt động quân sự, lấn chiếm và cấm ngư dân các nước lân bang đánh bắt ngư sản từ tháng 5 đến giữa tháng 8/2018.
Ngư dân Việt Nam là nạn nhân thiệt hại nhiều nhất do lệnh cấm đánh bắt của Bắc Kinh và Việt Nam tiếp tục bị Trung Hoa chèn ép phân định vùng biển “bên ngoài Vịnh Bắc Bộ” và đòi hợp tác cùng phát triển.
Đòi hỏi muốn xía phần trong vùng biển “bên ngoài Vịnh Bắc Bộ” vừa có ý nghĩa Quân sự và Kinh tế vì Trung Quốc và Việt Nam đều nói đầy là vùng “chồng lấn lên nhau” giữa Trung Hoa và Việt Nam nên phải phân chia lại, sau khi hai nước ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000.
Theo Hiệp đình này thì :” Việt Nam và Trung Quốc xác định phạm vi phân định và xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ đi qua 21 điểm có tọa độ địa lý xác định, nối các đoạn thẳng với nhau. Việt Nam được 53,23% diện tích vịnh, Trung Quốc được 46,77% diện tích vịnh.”
Sau khi Hiệp định này được thi hành thì Trung Hoa lại đòi thương thuyết để giải quyết vùng biển gọi là “chồng lấn ngoài Vịnh Bắc Bộ”
Theo tài liệu phổ biến trên Internet thì tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói rằng:” Vấn đề là phải căn cứ hoàn toàn vào Công ước. Chứ còn nếu người ta không căn cứ vào đó mà căn cứ vào những lập trường, vị trí không đúng thì rõ ràng rất khó để đi đến thống nhất”.
Ông Trục khuyến cáo Việt Nam hãy dựa vào “ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982” để đàm phán với Trung Quốc.
Ông nói:”“Hai bên đều nói là ‘vùng chồng lấn’, nhưng vấn đề là quan điểm về vùng chồng lấn hiện nay là như thế nào thì mới xác định được phạm vi, hoạch định vùng chồng lấn. Vấn đề đó là dựa trên cơ sở nào để xác định vùng chồng lấn. Khi xác định được vùng chồng lấn rồi thì hai bên tiến hành đàm phán để làm sao có được thỏa thuận đi đến một giải pháp công bằng”.
Thái độ lấn tới của Trung Hoa đã được chứng minh qua vụ Trung Hoa tự ý đem Giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014 để tìm dầu khí. Vị trí đặt giàn khoan, bên ngoài Vịnh Bắc Bộ, chỉ cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông (mỗi Hải lý dài 1,852 mét) đã gây ra cuộc khủng hoảng dài 75 ngày giữa Việt Nam và Trung Hoa.
Chính vì thái độ muốn “ăn tham” mà Trung Hoa đã tìm mọi cách và lợi dụng mọi cơ hội làm áp lực Việt Nam phải thương thuyết để hợp tác cùng khai thác vùng biển ngoài Vịnh Bắc Bộ.
Nay, qua lời nói hai nước Việt-Trung nên cư xử với nhau trong tình “vừa là đồng chí vừa là anh em" thì khả năng “hai bên có thể thảo luận triển khai khai thác, phát triển chung” trên biển của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng chẳng bao lâu nữa sẽ thành sự thật. -/-
Phạm Trần
(04/018)
Nhưng cũng đáng chú ý là khi lãnh đạo Việt Nam tiếp họ Vương thì họ lại không có cùng một tiếng nói. Người đứng đầu đảng,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra thân thiện với Trung Hoa hơn các ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khi hai bên đề cập đến “khúc xương trên biển” giữa hai quốc gia.
NƯỚC VỚI LỬA
Khi tiếp Vương Nghị ngày 2/4 (2018), theo bản tin tiếng Việt của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (CRI, China Radio International), ông Trọng cho biết:”Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng hữu nghị, đều là nước xã hội chủ nghĩa, hai nước không có lý do nào không đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.”
Ông Trọng còn mong muốn:”Hai bên nên giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển qua hiệp thương hữu nghị dựa trên tinh thần "vừa là đồng chí vừa là anh em". Là biện pháp chuyển tiếp, hai bên có thể thảo luận triển khai khai thác, phát triển chung, cùng bảo vệ hòa bình và ổn định trên biển.”
Tuy nhiên, không rõ là liệu ý kiến ” khai thác, phát triển chung “ trên biển giữa hai nước của ông Trọng có được Bộ Chính trị của đảng chấp thuận chưa, hay đó là ý kiến của riêng ông ?
Bởi vì bản tin của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã không nói gì đến ý kiến mới mẻ này.
TTXVN chỉ viết:” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên tuân thủ những nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và những thỏa thuận đã đạt được, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”, kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông.” (TTXVN, 02/04/2018)
Đáp lời, vẫn theo CRI, Vương Nghị nói với ông Trọng:”Trung Quốc nguyện cùng nỗ lực với Việt Nam, quản lý và kiểm soát thỏa đáng bất đồng, tìm tòi cùng khai thác, phát triển, không ngừng cải thiện và tăng cường nền tảng lòng dân cho quan hệ hai nước, đảm bảo quan hệ Trung-Việt trước sau như một luôn duy trì định hướng đúng đắn.”
Nếu bản tin của CRI phản ảnh đúng đề nghị của ông Trọng muốn hai nước “thảo luận triển khai khai thác, phát triển chung” trên biển, và coi đây “là biện pháp chuyển tiếp” , trong khi hai nước còn tiếp tục đàm phán cho một giải pháp bền vững thì ông Trọng đã nhượng bộ đòi hỏi “hãy gác tranh chấp để cùng khai thác” của Trung Hoa do Đặng Tiểu Bình đưa ra từ năm 1979 ?
PHẠM BÌNH MINH ĐẾN TRẦN ĐẠI QUANG
Tin của VTCNews ngày 01/04/2018 viết:”“Về vấn đề trên biển, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ lo ngại về các nhân tố tiềm ẩn làm gia tăng căng thẳng, bất ổn trên biển, nêu rõ những quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam cần được tôn trọng theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Phó Thủ tướng đề nghị hai bên nghiêm túc thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thúc đẩy để có tiến triển mới trong công việc của đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ và của 03 nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), tích cực cùng các nước ASEAN trao đổi các nội dung cụ thể, thực chất của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”
Tuy VTCNews không nói rõ, nhưng ai cũng biết “các nhân tố tiềm ẩn làm gia tăng căng thẳng, bất ổn trên biển” mà ông Phạm Bình Minh đã nói thẳng với Vương Nghị là những vụ Tầu và Lính Trung Hoa đâm tầu, dùng súng tấn công, đánh đập và cướp tài sản của ngư dân Việt Nam đánh bắt ở các vùng biển Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Đối với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” mà các ông Minh, Phúc và Quang đã lưu ý Vượng Nghị là họ nói tới gồm 6 Điểm cam kết giữa hai nước Việt-Trung năm 2011, được ký tại Bắc Kinh ngày 11/10/2011, trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng, sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Khóa đảng XI thay Nông Đức Mạnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào đã cùng chứng kiến lễ ký kết giữa hai phái đoàn Chính phủ
Nguyên văn 6 Cam kết :
1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.
3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).
Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.
4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.
5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.
6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển./.
(Theo TTXVN)
PHÁN QUYẾT HÌNH LƯỠI BÒ
Đọc kỹ 6 Điểm cam kết và so với những yêu sách phi lý và không có chứng tích lịch sử thì ai cũng thấy đòi hỏi chủ quyền trên 85% diện tích của trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông của Trung Hoa là vô lý và bất hợp pháp. Bắc Kinh tự vẽ vùng biễn đảo bao la này nằm trong vùng “Lưỡi Bò” là của Tổ tiên họ.
Đó là lý do tại sao Tòa án Trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc "Permanent Court of Arbitration, PCA) đã phán rằng Trung Quốc” không có cơ sở pháp lý để yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.”
Trong thông cáo phổ biến ngày 12/07/2016, Tòa cũng nói:” Dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây.”
Về việc Trung Quốc tự cho các mỏm đá ở Trường Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam (7 vị trí năm 1988) hay của Phi Luật Tân ở vùng Hòang Nham (Scarborough Reef năm 2012 ), có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (1 hải lý dài 1,852 mét) , Tòa phán:”Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.
Phán quyết viết tiếp:”Trong Phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa đã xem xét các bằng chứng về các bãi và đảo mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông và kết luận rằng không một đảo, bãi nào có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế. Do Trung Quốc không có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở quần đảo Trường Sa, Tòa quyết định là các đệ trình của Philippines không phụ thuộc vào việc phân định trước ranh giới.…”
Sự khẳng định “không một đảo, bãi nào có khả năng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế” rất quan trọng vì có liên hệ đến đảo Ba Bình (Itu Aba Island), hay Thái Bình theo Trung Hoa do Đài Loan kiểm soát từ sau Đệ nhị Thế chiến. Ba Bình có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa (0.443 cây số vuông) hiện đang tranh chấp giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Trung Quốc và Đài Loan.
Toàn án Liên Hiệp Quốc đã phán quyết như thế sau khi Phi Luật Tân kiện Trung Hoa để phủ nhận chủ quyền của Bắc Kinh về biển đảo trong hình 9 đoạn, hay còn gọi là Lưỡi Bò vì hình vẽ giống lưỡi con bò.
Ấy thế mà Tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), Phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương Trung Quốc vẫn ngang nhiên nói với các Lãnh đạo CSVN tại Hà Nội hồi tháng 6/2017 rằng “các đảo trên biển Nam Hải là của Trung Quốc từ ngàn xưa.”
Mặc dù không được ai nhìn nhận chủ quyền đơn phương của mình ở Biển Đông nhưng Trung Hoa vẫn ngang nhiên tân tạo thành đảo và quân sự hóa 7 vị trí chiếm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa. Đó là các Đá Châu Viên. Đá Chữ Thập, Cụm Đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi.
Phía Việt Nam kiểm soát 21 Vị trí gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô; Phi Luật Tân chiếm 10 gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô; Mã Lai Á chiếm 6 và Đài Loam chiếm 1 (đảo Ba Bình, lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa).
Trong hai cuộc tiếp xúc với ông Phúc và ông Quang, Vương Nghị đã hứa:”Trung Quốc sẽ nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; mong hai bên kiểm soát và không làm phức tạp tình hình, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.”
Nhưng chính Trung Hoa mới là nước đã và đang làm phức tạp tình hình Biển Đông bằng các hoạt động quân sự, lấn chiếm và cấm ngư dân các nước lân bang đánh bắt ngư sản từ tháng 5 đến giữa tháng 8/2018.
Ngư dân Việt Nam là nạn nhân thiệt hại nhiều nhất do lệnh cấm đánh bắt của Bắc Kinh và Việt Nam tiếp tục bị Trung Hoa chèn ép phân định vùng biển “bên ngoài Vịnh Bắc Bộ” và đòi hợp tác cùng phát triển.
Đòi hỏi muốn xía phần trong vùng biển “bên ngoài Vịnh Bắc Bộ” vừa có ý nghĩa Quân sự và Kinh tế vì Trung Quốc và Việt Nam đều nói đầy là vùng “chồng lấn lên nhau” giữa Trung Hoa và Việt Nam nên phải phân chia lại, sau khi hai nước ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000.
Theo Hiệp đình này thì :” Việt Nam và Trung Quốc xác định phạm vi phân định và xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ đi qua 21 điểm có tọa độ địa lý xác định, nối các đoạn thẳng với nhau. Việt Nam được 53,23% diện tích vịnh, Trung Quốc được 46,77% diện tích vịnh.”
Sau khi Hiệp định này được thi hành thì Trung Hoa lại đòi thương thuyết để giải quyết vùng biển gọi là “chồng lấn ngoài Vịnh Bắc Bộ”
Theo tài liệu phổ biến trên Internet thì tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói rằng:” Vấn đề là phải căn cứ hoàn toàn vào Công ước. Chứ còn nếu người ta không căn cứ vào đó mà căn cứ vào những lập trường, vị trí không đúng thì rõ ràng rất khó để đi đến thống nhất”.
Ông Trục khuyến cáo Việt Nam hãy dựa vào “ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982” để đàm phán với Trung Quốc.
Ông nói:”“Hai bên đều nói là ‘vùng chồng lấn’, nhưng vấn đề là quan điểm về vùng chồng lấn hiện nay là như thế nào thì mới xác định được phạm vi, hoạch định vùng chồng lấn. Vấn đề đó là dựa trên cơ sở nào để xác định vùng chồng lấn. Khi xác định được vùng chồng lấn rồi thì hai bên tiến hành đàm phán để làm sao có được thỏa thuận đi đến một giải pháp công bằng”.
Thái độ lấn tới của Trung Hoa đã được chứng minh qua vụ Trung Hoa tự ý đem Giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014 để tìm dầu khí. Vị trí đặt giàn khoan, bên ngoài Vịnh Bắc Bộ, chỉ cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông (mỗi Hải lý dài 1,852 mét) đã gây ra cuộc khủng hoảng dài 75 ngày giữa Việt Nam và Trung Hoa.
Chính vì thái độ muốn “ăn tham” mà Trung Hoa đã tìm mọi cách và lợi dụng mọi cơ hội làm áp lực Việt Nam phải thương thuyết để hợp tác cùng khai thác vùng biển ngoài Vịnh Bắc Bộ.
Nay, qua lời nói hai nước Việt-Trung nên cư xử với nhau trong tình “vừa là đồng chí vừa là anh em" thì khả năng “hai bên có thể thảo luận triển khai khai thác, phát triển chung” trên biển của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng chẳng bao lâu nữa sẽ thành sự thật. -/-
Phạm Trần
(04/018)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Năm Mươi Năm Nhìn Lại Khả Năng Tiên Tri của Thông Điệp Sự Sống Con Người , kỳ cuối
Vũ Văn An
18:39 04/04/2018
Ngừa thai hạ phẩm giá phụ nữ
Thực tại thứ ba liên quan đến tình trạng phụ nữ hiện đại. Người ta đã quả quyết và luôn quả quyết rằng việc ngừa thai sẽ làm cho họ hạnh phúc hơn và tự do hơn bao giờ hết. Có không? Bằng chứng cho thấy ngược lại: khoa học xã hội gợi ý rằng hạnh phúc của phụ nữ khắp Hoa Kỳ và châu Âu đã giảm dần theo thời gian, trước những nhận định buồn bã của phong trào duy nữ cả học thuật lẫn bình dân, về sự lo lắng ngày càng gia tăng nơi các phụ nữ thế tục rằng hôn nhân đã trở thành điều không thể có được và nay là thời phải sống một mình. Một thập niên sau khi Eberstadt lên tài liệu cho các xu hướng này, đã có khá nhiều sự kiện cho thấy thêm rằng Humanae Vitae rất đúng khi nói đến việc gia tăng chia rẽ giữa các giới tính. Ta hãy xem qua hai bức tranh rất gợi ý sau đây.
Năm 2012, Amazon tại Anh thông báo rằng cuốn Fifty Shades of Grey của E.L. James đã thay thế bộ Harry Potter của J.K Rowling làm tác phẩm bán chạy nhất trong lịch sử của nó. Điều này cho thấy một mức cầu phi thường nơi phụ nữ, họ muốn đọc những câu chuyện về một người đàn ông giàu có và quyền thế sẵn sàng làm nhục, bắt nạt và có hành động bạo lực chống lại người đàn bà.
Chủ trương thống và ác dâm (Sadomasochism) là một chủ đề nổi bật ở những nơi khác trong nền văn hoá bình dân - kể cả nền văn hóa bình dân của phụ nữ. Liên quan đến kỹ nghệ thời trang, John Leo đã nhận xét: "Lần đầu tôi lưu ý đến mối liên kết giữa thời trang và khiêu dâm là vào năm 1975, khi tạp chí Vogue cho đăng đầy trang báo một hình chụp gồm bảy bức ảnh diễn tả một người đàn ông, trong một chiếc áo choàng tắm, đang đánh một người mẫu la hét trong bộ áo quần liền nhau màu hồng đáng yêu". Tạp chí Bazaar của Harper đã ủng hộ điểm này: "Trước khi cơn sốt Fifty Shades hành động, các nhà thiết kế đã lục lọi văn chương BDSM (1) để lấy hứng cho ngành may mặc rồi. Từ bả vai cho tới mọi hình thức thắt lưng, cổ tay, và mắt cá chân - chưa kể lượng da - rõ ràng Christian Gray sẽ rất tự hào. "
Bạo lực ngấm ngầm và thậm chí cả công khai nữa đối với phụ nữ đã bão hòa các trò chơi điện tử và, dĩ nhiên, văn hóa khiêu dâm. Phong cách thống và ác dâm cũng đã trở nên phổ biến trong âm nhạc bình dân; số lượng nữ ca sĩ có tiếng hoàn cầu nhưng không chịu tỏ lòng tôn kính đối với văn hóa khiêu dâm và chủ trương thống và ác dâm ngày càng trở nên ít hơn. Tại sao có rất nhiều phụ nữ chịu chấp nhận để hình ảnh mình trở thành phục tùng và bị hắt hủi vào đúng thời điểm khi tự do của họ lớn hơn bao giờ hết? Sự thành công của Fifty Shades phải chăng cho chúng ta thấy đàn ông đã trở nên khó kiếm đến nỗi bất cứ phương tiện tìm kiếm nào cũng tốt, cho dù hạ nhân phẩm đến đâu?
Niềm vui cũng không nhiều bao nhiêu trong một thực tại khác sau thời thuốc viên ngừa thai: đó là các vụ bê bối tình dục liên tục diễn ra trong các năm 2017 và 2018, và phong trào #MeToo (cả tôi nữa).
Dường như cuộc cách mạng tình dục đã cấp phép cho việc lùng thịt người (predation). Đây không phải là một phán đoán thần học, mà là một phán đoán thực nghiệm, một phần được dự đoán bởi nhà khoa học xã hội Francis Fukuyama. Cuốn The Great Disruption của ông năm 1999 đã đưa ra một luận điểm vang vọng lại quan điểm của Humanae Vitae, mặc dù dựa trên một sự phân tích hoàn toàn thế tục:
“Một trong những gian lận lớn nhất xảy ra trong The Great Disruption là quan niệm cho rằng cuộc cách mạng tình dục là trung lập về phái tính, mang lại lợi ích như nhau cho cả phụ nữ lẫn nam giới . . . Trên thực tế, cuộc cách mạng tình dục phục vụ quyền lợi nam giới, và cuối cùng, đặt ra những giới hạn rõ ràng cho những thắng lợi mà phụ nữ có thể mong đợi cách khác từ sự giải phóng khỏi các vai trò truyền thống của họ”.
Gần hai mươi năm sau, điểm đó trở thành không thể chối cãi được. Các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục cho thấy: cuộc cách mạng này đã dân chủ hóa việc xách nhiễu tình dục. Người đàn ông không còn cần phải là một ông vua hay chúa tể vũ trụ mới có thể lạm dụng hoặc săn mồi phụ nữ một cách không mủi lòng, hàng loạt, lâu dài và không bị trừng phạt nữa. Người ta chỉ cần một thế giới trong đó phụ nữ được giả định là sử dụng các biện pháp ngừa thai - tức thế giới chúng ta có từ thập niên 1960, thế giới mà Humanae Vitae đã dự đoán.
Ngừa thai và tệ nạn dân số học
Điều trên đem chúng ta tới một thực tại nữa: Năm mươi năm sau cuộc cách mạng tình dục, một trong những vấn đề cấp thiết nhất và đang lớn dần, đối với các nhà nghiên cứu, không phải là vấn đề thặng dư dân số, nhưng là điều ngược lại: thiếu dân số. Mười năm trước, Eberstadt đã có đủ bằng chứng cho thấy con ngáo ộp gọi là thặng dư dân số ở cuối thập niên 1960 quả chỉ là: con ngáo ộp. Nó xảy ra một cách không quá trùng hợp để trở thành hữu dụng về phương diện ý thức hệ đối với những người có đầu óc phe phái muốn Giáo hội thay đổi giáo huấn luân lý của mình. Như Eberstadt đã ghi nhận năm 2008:
“Khoa thặng dư dân số đã trở thành mất uy tín đến nỗi năm nay, nhà sử học Matthew Connelly của Đại học Columbia đã có thể cho xuất bản cuốn: Fatal Misconception: The Struggle to Control World Population (Quan Niệm Sai Lầm Chết Người: Cuộc Đấu Tranh Để Kiểm Soát Dân Số Thế Giới ) và nhận được một bài điểm sách rất tích cực của tờ Publishers Weekly - tất cả rất có ích trong việc hạ bệ các lập luận dân số mà một số người hy vọng sẽ làm suy yếu giáo huấn của Giáo Hội. Điều này càng thú vị ở điểm Connelly vốn là người đối kháng, chống lại Giáo Hội Công Giáo. . . . Quan Niệm Sai Lầm Chết Người là bằng chứng [thế tục] có tính quyết định cho thấy viễn tượng thặng dư dân số, vốn được sử dụng để hăm dọa Vatican nhân danh khoa học, quả là một sai lầm thô bạo”.
Thập niên vừa qua đã làm cho thực tại trên rõ ràng hơn. “Thặng dư dân số” không những là một con ngáo ộp ý thức hệ đang chuyển hình, nhưng nó còn nhận được điều ngược lại. Vì rất nhiều người, đặc biệt ở Tây Phương, mỗi ngày mỗi trở nên cằn cỗi và ảm đạm hơn, mỗi ngày mỗi đau khổ hơn vì điều mà các chuyên gia trong những xã hội đó gọi là "đại dịch" cô đơn.
Phát hiện trên sẽ không làm Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngạc nhiên, người mà trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Repubblica năm 2013 đã gọi "sự cô đơn của người già" là một trong những "tệ nạn" tồi tệ nhất trong thế giới ngày nay. Năm mươi năm sau khi dùng thuốc viên ngừa thai, sự cô đơn đang lan rộng khắp các quốc gia giàu có về vật chất trên hành tinh này.
Cuối năm ngoái, tờ New York Times công bố một câu chuyện đau lòng về cảnh chết một mình không ai hay:
“4,000 cái chết cô đơn mỗi tuần. . . . Mỗi năm, một số người già ở Nhật chết mà không ai biết, chỉ được phát hiện sau khi hàng xóm của họ ngửi thấy mùi (xác chết).
“Lần đầu tiên xảy ra, hoặc ít nhất, lần đầu tiên thu hút được sự chú ý của cả nước, là việc xác chết của một người đàn ông 69 tuổi sống gần bà Ito đã nằm trên sàn nhà cả ba năm, mà không ai để ý đến sự vắng mặt của ông. Tiền thuê nhà hàng tháng và các tiện ích của ông đã được tự động rút ra từ trương mục ngân hàng của ông. Cuối cùng, sau khi các khoản tiết kiệm của ông cạn kiệt vào năm 2000, các nhà chức trách mới đến căn hộ và thấy bộ xương của ông gần nhà bếp, thịt của ông đã bị lấy sạch bởi giòi bọ, chỉ cách những người hàng xóm cạnh ông vài bộ Anh”.
Câu truyện tiếp tục kể thêm rằng “sự cô lập cùng cực của người già Nhật Bản thông thường đến nỗi đã xuất hiện cả một thứ kỹ nghệ về nó, chuyên lo việc tẩy rửa các căn hộ nơi tìm thấy các xác chết thối rữa”. Theo một tường trình khác gần đây của tờ The Independent, các công ty quét dọn đang mọc lên như nấm và các công ty bảo hiểm đang cung cấp các kế hoạch bảo vệ chủ nhà trong trường hợp một "cái chết cô đơn" xảy ra tại cơ sở của họ.
Nhật Bản chỉ là một trong những nước đang đương đầu với sự thay đổi nhân khẩu học sau khi có thuốc viên ngừa thai. Mấy năm trước đây, tờ Figaro đã tường trình rằng "Sự cô đơn đang trở thành một hiện tượng phổ biến ở Pháp". Trích dẫn một cuộc nghiên cứu về "những nỗi cô đơn mới" của cơ quan Fondation de France, bài báo đặt tên cho yếu tố chính tạo ra sự cô đơn này: "gia đình tan vỡ", nhất là ly dị. Cũng thế, một cuộc nghiên cứu năm 2014 về "Các Yếu Tố Xã Hội và Nhân Khẩu Học Tiên Đoán Sự Cô Đơn Suốt Cuộc Sống Trưởng Thành ở Bồ Đào Nha" đồng ý rằng việc ly dị làm gia tăng xác suất cô đơn - dù không hỏi liệu việc có con trong bối cảnh này có cải thiện vấn đề hay không. Điều kỳ lạ, là người ta đọc được nhiều "cuộc nghiên cứu về cô đơn" nhưng không thấy nhắc đến con cái, một sự bỏ sót cho thấy khá nhiều điều về thời đại ta.
Văn hoá thế tục đang lưu ý tới điều trên. Ở Thuỵ Điển, một bộ phim tài liệu năm 2015 về Lý Thuyết Thụy Điển Về Tình Yêu đã tra vấn tính nổi bật của "độc lập" ở đất nước này, coi nó như một lý tưởng. Nhưng nó có vẻ là một nguyền rủa hơn là một phước hạnh khi phân nửa dân Thụy Điển sống trong các căn hộ chỉ có một người. Như một tường trình đã mô tả:
“Một người đàn ông sống một mình trong căn hộ của ông ta. Ông nằm chết ở đó ba tuần - người ta chỉ để ý đến cái chết của ông khi một mùi khủng khiếp phát ra ở các hành lang chung. Khi các nhà chức trách Thuỵ Điển điều tra vụ việc, họ phát hiện ra rằng người đàn ông không có người thân hoặc bạn bè thân thiết. Rất có khả năng ông này sống cô đơn và sống một mình trong nhiều năm, ngồi một mình trước màn truyền hình hay máy tính. Sau một thời gian, họ phát hiện ra rằng ông có người con gái, nhưng không ai biết cô ta ở đâu . . . Điều rõ ràng là ông có khá nhiều tiền trong ngân hàng. Nhưng điều đó có ích gì khi ông không có ai để chia sẻ”.
Và sau đó là Đức. Trong một bài báo của tạp chí Der Spiegel có tựa đề "Một Mình Bên Cạnh Hàng Triệu Người: Cuộc Khủng Hoảng Bị Cô Lập Đang Đe Dọa Người Cao Niên Đức", Trung Tâm Lão Khoa Đức báo cáo:
“Hơn 20 phần trăm người Đức trên 70 tuổi chỉ tiếp xúc thường xuyên với một người - hoặc không ai cả. Một trong bốn người được bạn bè hay người quen thăm viếng non một lần mỗi tháng và gần một trong mười người không còn được ai thăm viếng nữa. Nhiều người già không còn ai để gọi họ bằng tên riêng hoặc hỏi xem họ mạnh giỏi ra sao nữa”.
Sự nghèo nàn về tình người như thế rất nhiều trong các xã hội chìm đắm trong sự giàu có vật chất. Cả điều này nữa cũng đã không được dự đoán bởi những người biện luận cho và chống lại Humanae Vitae vào năm 1968. Thế nhưng, không còn nghi ngờ gì nữa, điều thống nhất các bức tranh bi thảm này chính là cuộc cách mạng tình dục, một cuộc cách mạng mà vào thập niên 1970 đã xả hết tốc lực ở các nước phương Tây, khiến tỷ lệ ly dị tăng cao, tỷ lệ kết hôn giảm nhanh, và làm cho các chiếc nôi trống trơn. Không cần phải là một nhà nhân khẩu học mới nối được các dấu chấm; bằng chứng của giác quan chúng ta cũng làm được. Như một nạn nhân đã tóm tắt một cách ngắn gọn trên tờ Der Spiegel:
“Ngoài mấy con chim ra, hầu như không ai đến thăm người đàn bà lớn tuổi nữa. Erna J. có mái tóc trắng và niềng chân đen, và, giống như nhiều người ở độ tuổi của bà, đang phải chịu cảnh cực kỳ cô đơn. Bà sinh ra không lâu sau Thế chiến thứ nhất và dọn đến căn hộ này cách đây 50 năm. Mười năm sau, chồng bà qua đời. Bà sống lâu hơn tất cả các anh chị em và bạn gái của bà. Chồng bà không muốn có con. ‘Đáng lẽ tôi nên nhấn mạnh đến điểm đó’, người cựu bếp trưởng nói thế, ‘và nhờ vậy, có lẽ tôi sẽ không cô đơn như hôm nay’".
Ngừa thai và sự sống còn của một số giáo hội Kitô Giáo
Một thực tại nữa có tính lịch sử để ta suy ngẫm, và thực tại này đáng nhắc lại vào thời điểm khi một số khu vực hy vọng rất nhiều rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ chấm dứt việc khăng khăng duy trì một số điểm bị coi là lạc hậu về tín lý. Các giáo hội nào thỏa hiệp với cuộc cách mạng tình dục đều đã tan rã từ bên trong. Như một tiêu đề trên tờ The Guardian đã nói vào năm 2016, ngay trước hội nghị gây tranh cãi tại Lambeth, nơi các đại diện Châu Phi của Hiệp Thông Anh Giáo đã một lần nữa bất đồng về việc thay đổi giáo huấn luân lý, "Sự ly khai Anh giáo về tình dục đánh dấu sự kết liễu của một giáo hội hoàn cầu".
Năm 1930, người ta có lẽ sẽ rất ngỡ ngàng khi nghe nói những điều như cuộc chiến tín lý về tình dục sẽ phá vỡ sự hiệp thông Anh giáo; nhiều phần trong Hiệp Thông sẽ bút chiến pháp lý về các giáo hội và các quyền tài phán pháp lý cũng như tín lý; sự phân rẽ giữa Bắc và Nam, giữa Phúc Âm và Anh Giáo, giữa Châu Phi và Châu Âu, sẽ phát sinh ra các vụ chia rẽ và các phân bộ chia rẽ trên quy mô hoàn cầu, đầy đau buồn và chua chát.
Năm 1998, Giám mục John Shelby Spong của Newark, New Jersey, một nhà lãnh đạo của Giáo Hội Giám Chức (Episcopalian), người từng thúc đẩy việc ủng hộ cuộc cách mạng tình dục, đã xuất bản một cuốn sách có tên là Why Christianity Must Change or Die (Tại Sao Kitô Giáo Phải Thay Đổi hoặc Chết), kêu gọi phải vứt bỏ truyền thống nhiều hơn nữa. Kitô giáo mà vị này nói đến đã thay đổi, đúng như ngài và nhiều người khác hy vọng. Và nay, phiên bản xào xáo lại mà họ đã chiến đấu cho đang chết dần. Theo David Goodhew, chủ biên cuốn sách năm 2016 tựa là Growth and Decline in The Anglican Communion (Tăng Trưởng và Suy Thoái trong Hiệp Thông Anh Giáo): Từ năm 1980 đến nay, cuộc nghiên cứu của Jeremy Bonner về Giáo Hội Giám Chức cho thấy:
“Khoảng 2000 vụ suy thái nghiêm trọng đã diễn ra. . . Việc tham dự trung bình ngày Chúa Nhật đã giảm gần một phần ba trong giai đoạn từ 2000 đến 2015. . . Tỷ lệ chịu rửa tội đã giảm gần một nửa trong khoảng ba mươi năm. . . . Những dữ kiện đáng kể nhất là đối với hôn nhân. . . . Năm 2015, Giáo hội Giám Chức có con số kết hôn chưa đầy một phần tư số năm 1980” .
Những sự kiện đáng buồn trong lịch sử tôn giáo ủng hộ lập trường có tính tiên tri của Đức Phaolô đã tự bào chữa cho chúng. Tai họa giáng xuống Hiệp thông Anh giáo vì đã làm đúng điều các người bất đồng ý kiến với Humanae Vitae vốn muốn Giáo Hội Công Giáo làm: dành ngoại lệ cho những người thấy nó quá khó. Chắc chắn bất cứ ai thúc giục Rôma bước chân theo sự dẫn đường của Lambeth ngày nay trước hết phải giải thích tại sao số phận của đạo Công Giáo sẽ ra khác. Như David Goodhew lưu ý lần nữa trong bài báo trực tuyến của mình: "Nếu ta tin đức tin Kitô Giáo là tin mừng, thì ta nên tìm cách phát triển nó, và nên lo lắng khi nó bị co cụm".
Bản thảo không cháy
Eberstadt cho rằng Humanae Vitae là một thứ “Bản thảo không cháy" (2). Giống tác phẩm The Master and Margarita của Mikhail Bulgakov, viết thời thống trị dã man của Đế Quốc Xô Viết. Tác phẩm này mãi gần ba mươi năm sau cái chết của nhà văn vào năm 1940, mới được xuất bản. Nó bị trù dập nhưng không hề cháy và khi được xuất bản, nó trở nên, và hiện vẫn còn là một chấn động văn chương trên khắp thế giới.
"Bản thảo không cháy" đã trở thành một cuộc biểu dương cho bản chất bất khuất của sự thật. Sự thật, bất kể trong nghệ thuật hay nơi nào khác, có thể không được ai mong muốn, bị coi là bất tiện, bị ghét bỏ, bị chế giễu ở tất cả những nơi tốt nhất - thậm chí còn bị quấy rối, đàn áp, và buộc phải hoạt động “hầm trú”. Nhưng tất cả không làm nó trở thành bất cứ điều gì khác hơn là sự thật.
Thời nay, thời có sự theo dõi sát nút cả ở bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội, rất nhiều người trên khắp địa cầu đã biết các sự thật của Humanae Vitae và các giáo huấn liên quan của nó thẩy đều là những sự thật, dù chúng không được mong muốn hoặc chúng khó nhá. Họ là những người hành hương mới nhất trong dòng người trải dài từ hai ngàn năm trước. Họ đã phải hy sinh mới đứng vững tại nơi họ đang đứng, và họ vẫn còn đang hy sinh, cả bằng cách từ bỏ ý kiến của một thế giới chỉ biết nhạo báng.
Những người Công Giáo từ lúc nằm nôi và những người tân tòng cũng như vừa trở về, những người đồng hành không phải là Công Giáo, các giáo sĩ và giáo dân này đều có được sự an ủi nhờ một thực tại cuối cùng, rất có thể là thực tại quan trọng nhất. Bất kể các lo lắng lúc này là chi, bất kể sự bực tức cao độ hay phổ biến đến đâu đi nữa, thì hồ sơ thực nghiệm mỗi ngày mỗi tăng thêm vẫn tiếp tục xác minh cho thông điệp của Đức Phaolô VI. Humanae Vitae quả “không cháy”.
Viết theo Mary Eberstadt, “The Prophetic Power Of Humanae Vitae” trên The First Things số Tháng Tư, năm 2018
(1) Viết tắt của Bondage, Discipline, Dominance and Submission [nô lệ, kỷ luật, thống trị và tùng phục], tên khác của thống và ác dâm (sadomasochism).
(2) “Bản Thảo Không Cháy” (Manuscripts Don't Burn) là cuốn phim bi kịch Iran năm 2013 do Mohammad Rasoulof đạo diễn, nói về âm mưu bất thành nhằm sát hại toàn bộ chiếc xe búyt chở các nhà văn vào năm 1996. Nó được trình chiếu tại Đại Hội Phim Ảnh Cannes cùng năm và được giải FIPRESCI.
Thực tại thứ ba liên quan đến tình trạng phụ nữ hiện đại. Người ta đã quả quyết và luôn quả quyết rằng việc ngừa thai sẽ làm cho họ hạnh phúc hơn và tự do hơn bao giờ hết. Có không? Bằng chứng cho thấy ngược lại: khoa học xã hội gợi ý rằng hạnh phúc của phụ nữ khắp Hoa Kỳ và châu Âu đã giảm dần theo thời gian, trước những nhận định buồn bã của phong trào duy nữ cả học thuật lẫn bình dân, về sự lo lắng ngày càng gia tăng nơi các phụ nữ thế tục rằng hôn nhân đã trở thành điều không thể có được và nay là thời phải sống một mình. Một thập niên sau khi Eberstadt lên tài liệu cho các xu hướng này, đã có khá nhiều sự kiện cho thấy thêm rằng Humanae Vitae rất đúng khi nói đến việc gia tăng chia rẽ giữa các giới tính. Ta hãy xem qua hai bức tranh rất gợi ý sau đây.
Năm 2012, Amazon tại Anh thông báo rằng cuốn Fifty Shades of Grey của E.L. James đã thay thế bộ Harry Potter của J.K Rowling làm tác phẩm bán chạy nhất trong lịch sử của nó. Điều này cho thấy một mức cầu phi thường nơi phụ nữ, họ muốn đọc những câu chuyện về một người đàn ông giàu có và quyền thế sẵn sàng làm nhục, bắt nạt và có hành động bạo lực chống lại người đàn bà.
Chủ trương thống và ác dâm (Sadomasochism) là một chủ đề nổi bật ở những nơi khác trong nền văn hoá bình dân - kể cả nền văn hóa bình dân của phụ nữ. Liên quan đến kỹ nghệ thời trang, John Leo đã nhận xét: "Lần đầu tôi lưu ý đến mối liên kết giữa thời trang và khiêu dâm là vào năm 1975, khi tạp chí Vogue cho đăng đầy trang báo một hình chụp gồm bảy bức ảnh diễn tả một người đàn ông, trong một chiếc áo choàng tắm, đang đánh một người mẫu la hét trong bộ áo quần liền nhau màu hồng đáng yêu". Tạp chí Bazaar của Harper đã ủng hộ điểm này: "Trước khi cơn sốt Fifty Shades hành động, các nhà thiết kế đã lục lọi văn chương BDSM (1) để lấy hứng cho ngành may mặc rồi. Từ bả vai cho tới mọi hình thức thắt lưng, cổ tay, và mắt cá chân - chưa kể lượng da - rõ ràng Christian Gray sẽ rất tự hào. "
Bạo lực ngấm ngầm và thậm chí cả công khai nữa đối với phụ nữ đã bão hòa các trò chơi điện tử và, dĩ nhiên, văn hóa khiêu dâm. Phong cách thống và ác dâm cũng đã trở nên phổ biến trong âm nhạc bình dân; số lượng nữ ca sĩ có tiếng hoàn cầu nhưng không chịu tỏ lòng tôn kính đối với văn hóa khiêu dâm và chủ trương thống và ác dâm ngày càng trở nên ít hơn. Tại sao có rất nhiều phụ nữ chịu chấp nhận để hình ảnh mình trở thành phục tùng và bị hắt hủi vào đúng thời điểm khi tự do của họ lớn hơn bao giờ hết? Sự thành công của Fifty Shades phải chăng cho chúng ta thấy đàn ông đã trở nên khó kiếm đến nỗi bất cứ phương tiện tìm kiếm nào cũng tốt, cho dù hạ nhân phẩm đến đâu?
Niềm vui cũng không nhiều bao nhiêu trong một thực tại khác sau thời thuốc viên ngừa thai: đó là các vụ bê bối tình dục liên tục diễn ra trong các năm 2017 và 2018, và phong trào #MeToo (cả tôi nữa).
Dường như cuộc cách mạng tình dục đã cấp phép cho việc lùng thịt người (predation). Đây không phải là một phán đoán thần học, mà là một phán đoán thực nghiệm, một phần được dự đoán bởi nhà khoa học xã hội Francis Fukuyama. Cuốn The Great Disruption của ông năm 1999 đã đưa ra một luận điểm vang vọng lại quan điểm của Humanae Vitae, mặc dù dựa trên một sự phân tích hoàn toàn thế tục:
“Một trong những gian lận lớn nhất xảy ra trong The Great Disruption là quan niệm cho rằng cuộc cách mạng tình dục là trung lập về phái tính, mang lại lợi ích như nhau cho cả phụ nữ lẫn nam giới . . . Trên thực tế, cuộc cách mạng tình dục phục vụ quyền lợi nam giới, và cuối cùng, đặt ra những giới hạn rõ ràng cho những thắng lợi mà phụ nữ có thể mong đợi cách khác từ sự giải phóng khỏi các vai trò truyền thống của họ”.
Gần hai mươi năm sau, điểm đó trở thành không thể chối cãi được. Các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục cho thấy: cuộc cách mạng này đã dân chủ hóa việc xách nhiễu tình dục. Người đàn ông không còn cần phải là một ông vua hay chúa tể vũ trụ mới có thể lạm dụng hoặc săn mồi phụ nữ một cách không mủi lòng, hàng loạt, lâu dài và không bị trừng phạt nữa. Người ta chỉ cần một thế giới trong đó phụ nữ được giả định là sử dụng các biện pháp ngừa thai - tức thế giới chúng ta có từ thập niên 1960, thế giới mà Humanae Vitae đã dự đoán.
Ngừa thai và tệ nạn dân số học
Điều trên đem chúng ta tới một thực tại nữa: Năm mươi năm sau cuộc cách mạng tình dục, một trong những vấn đề cấp thiết nhất và đang lớn dần, đối với các nhà nghiên cứu, không phải là vấn đề thặng dư dân số, nhưng là điều ngược lại: thiếu dân số. Mười năm trước, Eberstadt đã có đủ bằng chứng cho thấy con ngáo ộp gọi là thặng dư dân số ở cuối thập niên 1960 quả chỉ là: con ngáo ộp. Nó xảy ra một cách không quá trùng hợp để trở thành hữu dụng về phương diện ý thức hệ đối với những người có đầu óc phe phái muốn Giáo hội thay đổi giáo huấn luân lý của mình. Như Eberstadt đã ghi nhận năm 2008:
“Khoa thặng dư dân số đã trở thành mất uy tín đến nỗi năm nay, nhà sử học Matthew Connelly của Đại học Columbia đã có thể cho xuất bản cuốn: Fatal Misconception: The Struggle to Control World Population (Quan Niệm Sai Lầm Chết Người: Cuộc Đấu Tranh Để Kiểm Soát Dân Số Thế Giới ) và nhận được một bài điểm sách rất tích cực của tờ Publishers Weekly - tất cả rất có ích trong việc hạ bệ các lập luận dân số mà một số người hy vọng sẽ làm suy yếu giáo huấn của Giáo Hội. Điều này càng thú vị ở điểm Connelly vốn là người đối kháng, chống lại Giáo Hội Công Giáo. . . . Quan Niệm Sai Lầm Chết Người là bằng chứng [thế tục] có tính quyết định cho thấy viễn tượng thặng dư dân số, vốn được sử dụng để hăm dọa Vatican nhân danh khoa học, quả là một sai lầm thô bạo”.
Thập niên vừa qua đã làm cho thực tại trên rõ ràng hơn. “Thặng dư dân số” không những là một con ngáo ộp ý thức hệ đang chuyển hình, nhưng nó còn nhận được điều ngược lại. Vì rất nhiều người, đặc biệt ở Tây Phương, mỗi ngày mỗi trở nên cằn cỗi và ảm đạm hơn, mỗi ngày mỗi đau khổ hơn vì điều mà các chuyên gia trong những xã hội đó gọi là "đại dịch" cô đơn.
Phát hiện trên sẽ không làm Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngạc nhiên, người mà trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Repubblica năm 2013 đã gọi "sự cô đơn của người già" là một trong những "tệ nạn" tồi tệ nhất trong thế giới ngày nay. Năm mươi năm sau khi dùng thuốc viên ngừa thai, sự cô đơn đang lan rộng khắp các quốc gia giàu có về vật chất trên hành tinh này.
Cuối năm ngoái, tờ New York Times công bố một câu chuyện đau lòng về cảnh chết một mình không ai hay:
“4,000 cái chết cô đơn mỗi tuần. . . . Mỗi năm, một số người già ở Nhật chết mà không ai biết, chỉ được phát hiện sau khi hàng xóm của họ ngửi thấy mùi (xác chết).
“Lần đầu tiên xảy ra, hoặc ít nhất, lần đầu tiên thu hút được sự chú ý của cả nước, là việc xác chết của một người đàn ông 69 tuổi sống gần bà Ito đã nằm trên sàn nhà cả ba năm, mà không ai để ý đến sự vắng mặt của ông. Tiền thuê nhà hàng tháng và các tiện ích của ông đã được tự động rút ra từ trương mục ngân hàng của ông. Cuối cùng, sau khi các khoản tiết kiệm của ông cạn kiệt vào năm 2000, các nhà chức trách mới đến căn hộ và thấy bộ xương của ông gần nhà bếp, thịt của ông đã bị lấy sạch bởi giòi bọ, chỉ cách những người hàng xóm cạnh ông vài bộ Anh”.
Câu truyện tiếp tục kể thêm rằng “sự cô lập cùng cực của người già Nhật Bản thông thường đến nỗi đã xuất hiện cả một thứ kỹ nghệ về nó, chuyên lo việc tẩy rửa các căn hộ nơi tìm thấy các xác chết thối rữa”. Theo một tường trình khác gần đây của tờ The Independent, các công ty quét dọn đang mọc lên như nấm và các công ty bảo hiểm đang cung cấp các kế hoạch bảo vệ chủ nhà trong trường hợp một "cái chết cô đơn" xảy ra tại cơ sở của họ.
Nhật Bản chỉ là một trong những nước đang đương đầu với sự thay đổi nhân khẩu học sau khi có thuốc viên ngừa thai. Mấy năm trước đây, tờ Figaro đã tường trình rằng "Sự cô đơn đang trở thành một hiện tượng phổ biến ở Pháp". Trích dẫn một cuộc nghiên cứu về "những nỗi cô đơn mới" của cơ quan Fondation de France, bài báo đặt tên cho yếu tố chính tạo ra sự cô đơn này: "gia đình tan vỡ", nhất là ly dị. Cũng thế, một cuộc nghiên cứu năm 2014 về "Các Yếu Tố Xã Hội và Nhân Khẩu Học Tiên Đoán Sự Cô Đơn Suốt Cuộc Sống Trưởng Thành ở Bồ Đào Nha" đồng ý rằng việc ly dị làm gia tăng xác suất cô đơn - dù không hỏi liệu việc có con trong bối cảnh này có cải thiện vấn đề hay không. Điều kỳ lạ, là người ta đọc được nhiều "cuộc nghiên cứu về cô đơn" nhưng không thấy nhắc đến con cái, một sự bỏ sót cho thấy khá nhiều điều về thời đại ta.
Văn hoá thế tục đang lưu ý tới điều trên. Ở Thuỵ Điển, một bộ phim tài liệu năm 2015 về Lý Thuyết Thụy Điển Về Tình Yêu đã tra vấn tính nổi bật của "độc lập" ở đất nước này, coi nó như một lý tưởng. Nhưng nó có vẻ là một nguyền rủa hơn là một phước hạnh khi phân nửa dân Thụy Điển sống trong các căn hộ chỉ có một người. Như một tường trình đã mô tả:
“Một người đàn ông sống một mình trong căn hộ của ông ta. Ông nằm chết ở đó ba tuần - người ta chỉ để ý đến cái chết của ông khi một mùi khủng khiếp phát ra ở các hành lang chung. Khi các nhà chức trách Thuỵ Điển điều tra vụ việc, họ phát hiện ra rằng người đàn ông không có người thân hoặc bạn bè thân thiết. Rất có khả năng ông này sống cô đơn và sống một mình trong nhiều năm, ngồi một mình trước màn truyền hình hay máy tính. Sau một thời gian, họ phát hiện ra rằng ông có người con gái, nhưng không ai biết cô ta ở đâu . . . Điều rõ ràng là ông có khá nhiều tiền trong ngân hàng. Nhưng điều đó có ích gì khi ông không có ai để chia sẻ”.
Và sau đó là Đức. Trong một bài báo của tạp chí Der Spiegel có tựa đề "Một Mình Bên Cạnh Hàng Triệu Người: Cuộc Khủng Hoảng Bị Cô Lập Đang Đe Dọa Người Cao Niên Đức", Trung Tâm Lão Khoa Đức báo cáo:
“Hơn 20 phần trăm người Đức trên 70 tuổi chỉ tiếp xúc thường xuyên với một người - hoặc không ai cả. Một trong bốn người được bạn bè hay người quen thăm viếng non một lần mỗi tháng và gần một trong mười người không còn được ai thăm viếng nữa. Nhiều người già không còn ai để gọi họ bằng tên riêng hoặc hỏi xem họ mạnh giỏi ra sao nữa”.
Sự nghèo nàn về tình người như thế rất nhiều trong các xã hội chìm đắm trong sự giàu có vật chất. Cả điều này nữa cũng đã không được dự đoán bởi những người biện luận cho và chống lại Humanae Vitae vào năm 1968. Thế nhưng, không còn nghi ngờ gì nữa, điều thống nhất các bức tranh bi thảm này chính là cuộc cách mạng tình dục, một cuộc cách mạng mà vào thập niên 1970 đã xả hết tốc lực ở các nước phương Tây, khiến tỷ lệ ly dị tăng cao, tỷ lệ kết hôn giảm nhanh, và làm cho các chiếc nôi trống trơn. Không cần phải là một nhà nhân khẩu học mới nối được các dấu chấm; bằng chứng của giác quan chúng ta cũng làm được. Như một nạn nhân đã tóm tắt một cách ngắn gọn trên tờ Der Spiegel:
“Ngoài mấy con chim ra, hầu như không ai đến thăm người đàn bà lớn tuổi nữa. Erna J. có mái tóc trắng và niềng chân đen, và, giống như nhiều người ở độ tuổi của bà, đang phải chịu cảnh cực kỳ cô đơn. Bà sinh ra không lâu sau Thế chiến thứ nhất và dọn đến căn hộ này cách đây 50 năm. Mười năm sau, chồng bà qua đời. Bà sống lâu hơn tất cả các anh chị em và bạn gái của bà. Chồng bà không muốn có con. ‘Đáng lẽ tôi nên nhấn mạnh đến điểm đó’, người cựu bếp trưởng nói thế, ‘và nhờ vậy, có lẽ tôi sẽ không cô đơn như hôm nay’".
Ngừa thai và sự sống còn của một số giáo hội Kitô Giáo
Một thực tại nữa có tính lịch sử để ta suy ngẫm, và thực tại này đáng nhắc lại vào thời điểm khi một số khu vực hy vọng rất nhiều rằng Giáo Hội Công Giáo sẽ chấm dứt việc khăng khăng duy trì một số điểm bị coi là lạc hậu về tín lý. Các giáo hội nào thỏa hiệp với cuộc cách mạng tình dục đều đã tan rã từ bên trong. Như một tiêu đề trên tờ The Guardian đã nói vào năm 2016, ngay trước hội nghị gây tranh cãi tại Lambeth, nơi các đại diện Châu Phi của Hiệp Thông Anh Giáo đã một lần nữa bất đồng về việc thay đổi giáo huấn luân lý, "Sự ly khai Anh giáo về tình dục đánh dấu sự kết liễu của một giáo hội hoàn cầu".
Năm 1930, người ta có lẽ sẽ rất ngỡ ngàng khi nghe nói những điều như cuộc chiến tín lý về tình dục sẽ phá vỡ sự hiệp thông Anh giáo; nhiều phần trong Hiệp Thông sẽ bút chiến pháp lý về các giáo hội và các quyền tài phán pháp lý cũng như tín lý; sự phân rẽ giữa Bắc và Nam, giữa Phúc Âm và Anh Giáo, giữa Châu Phi và Châu Âu, sẽ phát sinh ra các vụ chia rẽ và các phân bộ chia rẽ trên quy mô hoàn cầu, đầy đau buồn và chua chát.
Năm 1998, Giám mục John Shelby Spong của Newark, New Jersey, một nhà lãnh đạo của Giáo Hội Giám Chức (Episcopalian), người từng thúc đẩy việc ủng hộ cuộc cách mạng tình dục, đã xuất bản một cuốn sách có tên là Why Christianity Must Change or Die (Tại Sao Kitô Giáo Phải Thay Đổi hoặc Chết), kêu gọi phải vứt bỏ truyền thống nhiều hơn nữa. Kitô giáo mà vị này nói đến đã thay đổi, đúng như ngài và nhiều người khác hy vọng. Và nay, phiên bản xào xáo lại mà họ đã chiến đấu cho đang chết dần. Theo David Goodhew, chủ biên cuốn sách năm 2016 tựa là Growth and Decline in The Anglican Communion (Tăng Trưởng và Suy Thoái trong Hiệp Thông Anh Giáo): Từ năm 1980 đến nay, cuộc nghiên cứu của Jeremy Bonner về Giáo Hội Giám Chức cho thấy:
“Khoảng 2000 vụ suy thái nghiêm trọng đã diễn ra. . . Việc tham dự trung bình ngày Chúa Nhật đã giảm gần một phần ba trong giai đoạn từ 2000 đến 2015. . . Tỷ lệ chịu rửa tội đã giảm gần một nửa trong khoảng ba mươi năm. . . . Những dữ kiện đáng kể nhất là đối với hôn nhân. . . . Năm 2015, Giáo hội Giám Chức có con số kết hôn chưa đầy một phần tư số năm 1980” .
Những sự kiện đáng buồn trong lịch sử tôn giáo ủng hộ lập trường có tính tiên tri của Đức Phaolô đã tự bào chữa cho chúng. Tai họa giáng xuống Hiệp thông Anh giáo vì đã làm đúng điều các người bất đồng ý kiến với Humanae Vitae vốn muốn Giáo Hội Công Giáo làm: dành ngoại lệ cho những người thấy nó quá khó. Chắc chắn bất cứ ai thúc giục Rôma bước chân theo sự dẫn đường của Lambeth ngày nay trước hết phải giải thích tại sao số phận của đạo Công Giáo sẽ ra khác. Như David Goodhew lưu ý lần nữa trong bài báo trực tuyến của mình: "Nếu ta tin đức tin Kitô Giáo là tin mừng, thì ta nên tìm cách phát triển nó, và nên lo lắng khi nó bị co cụm".
Bản thảo không cháy
Eberstadt cho rằng Humanae Vitae là một thứ “Bản thảo không cháy" (2). Giống tác phẩm The Master and Margarita của Mikhail Bulgakov, viết thời thống trị dã man của Đế Quốc Xô Viết. Tác phẩm này mãi gần ba mươi năm sau cái chết của nhà văn vào năm 1940, mới được xuất bản. Nó bị trù dập nhưng không hề cháy và khi được xuất bản, nó trở nên, và hiện vẫn còn là một chấn động văn chương trên khắp thế giới.
"Bản thảo không cháy" đã trở thành một cuộc biểu dương cho bản chất bất khuất của sự thật. Sự thật, bất kể trong nghệ thuật hay nơi nào khác, có thể không được ai mong muốn, bị coi là bất tiện, bị ghét bỏ, bị chế giễu ở tất cả những nơi tốt nhất - thậm chí còn bị quấy rối, đàn áp, và buộc phải hoạt động “hầm trú”. Nhưng tất cả không làm nó trở thành bất cứ điều gì khác hơn là sự thật.
Thời nay, thời có sự theo dõi sát nút cả ở bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội, rất nhiều người trên khắp địa cầu đã biết các sự thật của Humanae Vitae và các giáo huấn liên quan của nó thẩy đều là những sự thật, dù chúng không được mong muốn hoặc chúng khó nhá. Họ là những người hành hương mới nhất trong dòng người trải dài từ hai ngàn năm trước. Họ đã phải hy sinh mới đứng vững tại nơi họ đang đứng, và họ vẫn còn đang hy sinh, cả bằng cách từ bỏ ý kiến của một thế giới chỉ biết nhạo báng.
Những người Công Giáo từ lúc nằm nôi và những người tân tòng cũng như vừa trở về, những người đồng hành không phải là Công Giáo, các giáo sĩ và giáo dân này đều có được sự an ủi nhờ một thực tại cuối cùng, rất có thể là thực tại quan trọng nhất. Bất kể các lo lắng lúc này là chi, bất kể sự bực tức cao độ hay phổ biến đến đâu đi nữa, thì hồ sơ thực nghiệm mỗi ngày mỗi tăng thêm vẫn tiếp tục xác minh cho thông điệp của Đức Phaolô VI. Humanae Vitae quả “không cháy”.
Viết theo Mary Eberstadt, “The Prophetic Power Of Humanae Vitae” trên The First Things số Tháng Tư, năm 2018
(1) Viết tắt của Bondage, Discipline, Dominance and Submission [nô lệ, kỷ luật, thống trị và tùng phục], tên khác của thống và ác dâm (sadomasochism).
(2) “Bản Thảo Không Cháy” (Manuscripts Don't Burn) là cuốn phim bi kịch Iran năm 2013 do Mohammad Rasoulof đạo diễn, nói về âm mưu bất thành nhằm sát hại toàn bộ chiếc xe búyt chở các nhà văn vào năm 1996. Nó được trình chiếu tại Đại Hội Phim Ảnh Cannes cùng năm và được giải FIPRESCI.
Văn Hóa
Nắng Hạ giữa trời đêm : Đường về Emmau
Sơn Ca Linh
21:32 04/04/2018
(Đường về Em-mau : Lc 24,13-35)
Ai rủ nhau ngày buồn nắng hạ,
Quay bước về nẻo cũ Em-mau.
Giấc mộng ngày nao giờ đã chết,
Chôn vào kho ký ức hoen màu !
Đường vẫn đường xưa nay hoang vắng ?
Hay hồn trĩu nặng gánh đau thương ?
Bên nhau muốn nói mà sao lặng,
Chỉ một đôi câu cũng đoạn trường.
Nắng vẫn chang chang chờ trước mặt,
Bổng đâu trờ tới khách đường xa.
Ân cần hỏi chuyện đời hiu hắt,
Dẫn cổ soi kim mới thật là !
Những trang chuyện cũ từng nghe mãi,
Ý diệu lời thiêng chợt sáng lòa.
Nắng đổ chiều nghiêng lòng ấm lại,
Sao đành vội đến lúc chia xa.
Quán vắng bên đường chợt xuyến xao.
Người vừa bẻ bánh, nhẹ nhàng trao.
Mắt nhận ra Người ngay phút ấy,
Người đã lìa xa đến cõi nào ?
Đường quen bỗng thấy vui rộn rã,
Mau về cho kịp hẹn Sa-lem.
Trời đêm mà lòng như nắng hạ,
Nắng Phục Sinh, nắng thật êm đềm !
Sơn Ca Linh
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình
Diệp Hài Dung
08:29 04/04/2018
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia
Một mình ngơ ngẩn vào ra
Một mình thấy buổi chiều tà lẻ loi
Một mình le lói dòng đời
Một mình cũng chỉ một mình mà thôi
(DHD)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội Và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 5/4/2018
VietCatholic Network
15:54 04/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 4 tháng Tư.
2- Đức Thánh Chủ sự Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, ngày 2-4-2018.
3- Hồi tưởng giây phút cuối cùng của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
4- Thông điệp Phục Sinh của các nhà lãnh đạo Kitô tại Giêrusalem.
5- 67% người Công Giáo Ba Lan đi xưng tội trong Tuần Thánh.
6- Hơn 30,000 người lớn được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ trong đêm Vọng Phục Sinh.
7- Dự lễ mỗi Chúa Nhật trong 28 năm qua, bây giờ mới chịu vào đạo Công Giáo.
8- Cô Malala Yousafzai, người trẻ tuổi nhất được nhận giải Nobel hòa bình trở về thăm quê hương.
9- Đại lễ Phục Sinh và mừng Sinh nhật 80 tuổi ĐHY Phêrô Nguyễn văn Nhơn tại Hà Nội.
10- Giới thiệu Thánh Ca: Một Lần Đến Muôn Đời.
Xin mời qúi vị theo dõi phần tin chi tiết
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 05/04/2018: Hội Đồng Giám Mục Pakistan lên án 14 bác sĩ đánh chết một người Công Giáo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:32 04/04/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Theo truyền thống, Đức Thánh Cha đã đón tiếp một số thành viên mới vào Giáo Hội Công Giáo qua bí tích Rửa Tội trong Đêm Canh Thức Vọng Phục sinh tối thứ Bẩy 31 tháng Ba.
Năm nay, trong số những người được Đức Thánh Cha Rửa Tội có anh John Ogah, 31 tuổi, người được báo chí Italia gọi là “anh hùng di dân” và được coi là tấm gương dũng cảm của một công dân tốt.
Đài truyền hình Công Giáo TV2000 cho biết hồi tháng 9 năm ngoái, Ogah đang đứng xin ăn bên ngoài một siêu thị ở một khu phố Rôma, nơi có nhiều người di dân sống, thì thấy một tên cướp vũ trang bằng dao xông vào đánh cướp cửa hàng này lấy đi 400 euro. Lúc tên cướp 37 tuổi bỏ chạy ngang qua Ogah, anh quật ngã hắn ta xuống và giữ chặt hắn cho đến khi cảnh sát đến được hiện trường.
Theo tờ La Repubblica, Ogah là di dân bất hợp pháp người Nigeria, không có giấy phép cư trú tại Italy, nên sau khi cảnh sát đến anh lặng lẽ chuồn khỏi hiện trường, sợ rằng sẽ bị cảnh sát phát hiện ra anh ta không có giấy tờ tùy thân.
Cảnh sát sử dụng những cảnh quay được từ các camera giám sát trong khu vực đã theo dõi và khen thưởng anh ta bằng cách giúp anh ta có được giấy tờ cư trú hợp pháp tại ý.
Một sĩ quan cảnh sát Ý làm việc trong khu phố, là ông Nunzio Carbone, là cha đỡ đầu của anh Ogah khi anh được Rửa Tội trong Đêm Canh Thức Vọng Phục sinh vừa qua. Ông đứng ngay bên cạnh anh khi Đức Thánh Cha Phanxicô Rửa Tội cho anh.
Carbone và các cảnh sát viên khác giúp Ogah có được giấy tờ nhập cư. Anh chàng Nigeria này bây giờ làm việc tại một nhà kho của một tổ chức bác ái.
Bẩy người khác được Đức Thánh Cha Rửa Tội trong Đêm Canh Thức Vọng Phục sinh vừa qua gồm 4 người Ý, một người Albania, một người Peru, và một người Hoa Kỳ.
2. Hơn 30,000 người lớn được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ trong đêm Vọng Phục sinh
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết theo các báo cáo sơ khởi của 85 trong tổng số gần 200 giáo phận tại Hoa Kỳ, hơn 30,000 người đã được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ trong đêm Vọng Phục sinh 31 tháng Ba.
Những người chưa bao giờ chịu phép rửa tội, đã được rửa tội, được rước lễ lần đầu và được ban phép thêm sức. Các ứng viên, tức là những người đã được rửa tội theo một truyền thống Kitô giáo khác, đã được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo qua việc tuyên xưng đức tin, được thêm sức và rước lễ lần đầu.
Tổng giáo phận Hoa Kỳ với số người Công Giáo lớn nhất nước – là Tổng Giáo phận Los Angeles - đã tiếp đón 1,700 người giáo lý và 1,127 ứng cử viên.
Sát bên Tổng giáo phận Los Angeles, tổng giáo phận San Francisco chào đón 173 tân tòng và 169 ứng viên. Cũng trong tiểu bang California, 1,091 tân tòng và ứng viên được đón nhận vào Giáo Hội tại giáo phận San Diego.
Các tổng giáo phận khác có đông số tân tòng và các ứng viên là Galveston-Houston, 2,154; Atlanta: 1,988; Seattle, và New York, 868;
3. Hội Đồng Giám Mục Pakistan tố cáo các bác sĩ trong một nhà thương đánh chết một người Công Giáo
Trong một thông cáo được đưa ra hôm 28 tháng Ba, ủy ban truyền thông xã hội thuộc Hội Đồng Giám Mục Pakistan cực lực lên án với những lời lẽ mạnh nhất hành động dã man của các bác sĩ và nhân viên bảo vệ trong một nhà thương đã xúm lại đánh chết một người Công Giáo.
Cha Qaiser Feroz, thư ký điều hành ủy ban truyền thông xã hội của các giám mục Pakistan, nói:
“Tôi rất bàng hoàng. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một bi kịch như thế ... Người ta đến bệnh viện để điều trị và bác sĩ phải cứu mạng sống con người. Đàng này họ lại đánh chết người.”
Suneel Saleem, 34 tuổi, cha của bốn đứa con, đã bị 14 bác sĩ và 20 nhân viên an ninh xúm lại đánh tới tấp trong một bệnh viện chính phủ ở thành phố Lahore của Pakistan trong một cuộc cãi vả. Vụ việc đã xảy ra sau khi một nữ bác sĩ tát vào mặt em gái anh là người đang mang thai sắp sinh và đến bệnh viện để kiểm tra. Suneel Saleem lên tiếng phản đối hành động này và đôi co với các bác sĩ trong nhà thương.
Aneel Saleem, một người anh của người quá cố, cũng bị tấn công, cho biết:
“Khoảng 20 nhân viên bảo vệ và 14 bác sĩ đánh đấm và tấn công em tôi bằng dùi cui, ghế và thắt lưng. Suneel ngất xỉu và sau đó chết trong bệnh viện này”.
Cha Qaiser Feroz, đã tổ chức lễ tang của Suneel vào ngày 27 tháng 3. Sau đó, hơn 300 người đã cùng với gia đình nạn nhân tụ tập phản đối trước câu lạc bộ báo chí Lahore.
Thủ hiến bang Punjab là ông Shahbaz Sharif đã bày tỏ sự thông cảm đối với gia đình Suneel và ra lệnh điều tra vụ việc. Christian True Spirit, một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ nạn nhân các cuộc bách hại, cho biết họ sẽ trợ giúp pháp lý miễn phí cho gia đình nạn nhân và sáu tháng hỗ trợ tài chính. Người con út của Suneel là đứa con gái mới 4 tháng tuổi.
Sự phân biệt đối xử đối với các nhóm tôn giáo thiểu số bởi các quan chức chính phủ là một hiện tượng thường thấy ở Pakistan.
Trong khi đó, bọn bác sĩ lại nộp đơn tố cáo với cảnh sát là gia đình anh Suneel Saleem đã tạo ra một tình huống “coi thường pháp luật” trong nhà thương. Được hỏi tình huống “coi thường pháp luật” ấy là gì ban quản trị của bệnh viện nói: “Cuộc chiến bắt đầu khi các nhân viên bảo vệ bệnh viện yêu cầu những người thân của bệnh nhân ngừng quay phim bằng điện thoại di động. Nhưng họ không tuân thủ”.
4. Tòa Thánh bác bỏ tin đồn sắp ký thỏa thuận với Bắc Kinh
Sáng thứ Năm 29 tháng Ba, Tòa Thánh đã bác bỏ một tuyên bố cho rằng một thỏa thuận với Bắc Kinh sắp xảy ra, sau khi một tờ báo do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn tường thuật rằng một thỏa thuận như thế có thể được ký trong Tuần Thánh này.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo trích dẫn lời “giám mục” Quách Kim Tài, Tổng thư ký Hội Đồng Giám mục Trung Quốc, rằng các cuộc đàm phán đang ở trong “giai đoạn cuối cùng”.
“Nếu mọi việc diễn ra theo dự trù, thoả thuận này có thể được ký kết ngay cả vào cuối tháng này”, vị “giám mục dỏm” nói. “Thời điểm phụ thuộc vào các chi tiết của thỏa thuận và các vấn đề kỹ thuật khác.”
Tuy nhiên, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết hôm thứ Năm rằng chẳng có sự ký kết nào “sắp xảy ra”.
Ông nói với các ký giả:
“Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn tiếp tục liên lạc với các cộng tác viên của ngài về các vấn đề Trung Quốc và theo sát với các bước của cuộc đối thoại đang còn tiếp diễn”.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo cũng tìm cách nói nước đôi khi trích dẫn bà Wang Meixiu, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, là người nói rằng vẫn còn những điều không chắc chắn.
“Một thoả thuận về các nguyên tắc chung về việc bổ nhiệm các giám mục sẽ không xảy ra nếu hai bên không công bố một văn bản hay một thỏa thuận riêng về việc liệu Tòa Thánh Vatican có công nhận bảy giám mục được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn hay không”, bà nói.
ác “giám mục” này bao gồm một số người đã bị vạ tuyệt thông sau khi được phong chức mà không có sự chấp thuận của Vatican.
Tin đồn về một thỏa thuận sắp được ký kết đã bùng lên sau những lời phát biểu của Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, nguyên Giám Mục Hương Cảng tại một hội nghị diễn ra trong hai ngày 22 và 23 tháng Ba tại Đại Học Giáo Hoàng Grêgôriô tại Rôma. Hội nghị có chủ đề là “Kitô giáo trong Xã hội Trung Quốc: Ảnh hưởng, Tương tác và Sự Hội Nhập Văn hoá”. Đức Hồng Y Gioan Thang Hán cho rằng thỏa thuận giữa Vatican và Bắc Kinh “sắp xảy ra” và “những ai chống lại thỏa thuận này đang hành động một cách vô lý”.
Lời phản bác của ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho thấy đây là lần thứ hai, những tiên đoán của Hồng Y Gioan Thang Hán liên quan đến cuộc đối thoại với Trung quốc đã không xảy ra.
Trong một diễn biến trước đó, Đức Giám Mục Vincent Quách Tích Kim đã được thả ra sau khi bị chính quyền giam giữ qua đêm. Ngài bị an ninh bắt giữ vào tối ngày 26 tháng Ba, cùng với vị linh mục chưởng ấn.
Đức Giám Mục Quách Tích Kim, năm nay 59 tuổi, là vị giám mục thầm lặng của Mân Đông, được Tòa Thánh công nhận nhưng cộng sản không chấp nhận và hỗ trợ một giám mục bất hợp pháp là “giám mục” Chiêm Tư Lỗ, hiện nay vẫn còn mắc vạ tuyệt thông.
Đức Cha Quách Tích Kim đã bị yêu cầu bước sang một bên nhường chỗ cho Chiêm Tư Lỗ.
Theo nguồn tin cuả AsiaNews thì Đức Cha Quách Tích Kim đã từ chối không đồng tế với Chiêm Tư Lỗ trong thánh lễ Truyền Dầu tại nhà thờ chính tòa Mân Đông.
5. Trong thông điệp Phục sinh Thái tử Charles bày tỏ âu lo về tình trạng các Kitô hữu bị bách hại trên thế giới
Thái tử xứ Wales đã bày tỏ tình đoàn kết đối với các Kitô hữu phải chịu đau khổ vì đức tin của họ trên khắp thế giới trong một video được công bố vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Đây là thông điệp Phục sinh đầu tiên của thái tử Charles
Thái tử đã nói về mối quan tâm của ông trước tình trạng các tín hữu Kitô vẫn tiếp tục bị bách hại vì niềm tin tôn giáo của họ, và nêu bật những vấn đề mà các Kitô hữu phải đối mặt.
Ông nói: “Vào thời điểm Phục Sinh này, khi tâm trí chúng ta hồi tưởng lại cuộc thương khó của Chúa chúng ta cách đây 2,000 năm, chúng ta đặc biệt nghĩ đến những Kitô hữu đang đau khổ vì đức tin của họ ở nhiều nơi trên thế giới.
Tôi muốn bảo đảm với họ rằng họ không bị lãng quên và họ đang trong lời cầu nguyện của chúng tôi.”
Video này đã được thực hiện sau cuộc họp của Thái tử với các nhà lãnh đạo Giáo hội từ Trung Đông, nơi tình trạng bách hại các Kitô hữu rõ nét nhất.
Trong thông điệp của mình, Thái tử xứ Wales cũng nêu lên những yếu tố khiến ông lạc quan bao gồm việc hồi hương của các Kitô hữu ở miền bắc Iraq và các nơi khác.
Ông nói: “Tôi cũng nghe nói rằng trong bóng đêm chập chùng này để có những ngọn đèn nhỏ, những dấu hiệu phục sinh và hy vọng rằng, chậm chạp nhưng chắc chắn, những Kitô hữu đã phải chạy trốn khỏi quê hương của họ đang bắt đầu trở lại và xây dựng lại những ngôi nhà điêu tàn của họ”
Theo số liệu được công bố vào Chúa Nhật Lễ Lá, có 3,249 ngôi nhà của các Kitô hữu ở vùng bình nguyên Ninivê đã được khôi phục trong số 12,217 căn. Đến nay, 37,086 Kitô hữu Iraq đã trở về cố hương.
Thái tử lưu ý rằng trong nhiều thế kỷ qua, các tôn giáo khác nhau - đặc biệt là ba tôn giáo độc thần là Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo đã “sống bên nhau như những người hàng xóm và như những người bạn”.
6. Thông điệp Phục sinh của các nhà lãnh đạo Kitô tại Giêrusalem
Trong một diễn biến đại kết rất đáng vui mừng 13 nhà lãnh đạo tại Giêrusalem của Công Giáo, Chính Thống Giáo Hy Lạp, Giáo Hội Armenia Tông Truyền, Chính Thống Giáo Coptic, Chính Thống Giáo Syria, Chính Thống Giáo Ethiopia, và các hệ phái Tin Lành đã cùng ký chung trong thông điệp Phục sinh.
Toàn văn thông điệp như sau:
“Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại (1 Pet 1:3).
Chúng tôi, các Thượng Phụ và những người đứng đầu các Giáo hội ở Giêrusalem, cùng nhau gửi lời chúc Phục Sinh của chúng tôi và lời hân hoan công bố Tin Mừng Phục Sinh của Chúa và là Đấng Cứu Độ của chúng ta cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi. Từ Giêrusalem, nơi Chúa Kitô đã sống lại từ cõi chết, chúng tôi ban phước lành cho các tín hữu đang cử hành Lễ Phục Sinh vào thời điểm hồng phúc này.
Trong hơn hai ngàn năm qua, những người hành hương đã theo bước chân của Chúa Giêsu và tuôn đến Giêrusalem để nhìn thấy ngôi mộ trống. Sự phục sinh của Chúa chúng ta là một sự kiện lịch sử bao gồm sự đổi mới toàn bộ trật tự vũ trụ và canh tân khuôn mặt của toàn bộ sáng tạo. Đây là thời gian mà Gia Đình Kitô Giáo trên toàn thế giới ghi nhớ công cuộc cứu chuộc của Thiên Chúa qua cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Giêrusalem, Thành phố của Hy vọng và Phục sinh, vẫn là một biểu tượng thiêng liêng cho ơn cứu rỗi và một sự phản chiếu của Giêrusalem mai sau trên trời. Trong thực tế, tính chất thiêng liêng, hiệp nhất và siêu nhiên này của Giêrusalem vẫn tiếp tục là một ngọn hải đăng cho hy vọng, hòa bình, và cuộc sống cho người dân trong khu vực này và trên toàn thế giới. Chúng tôi cầu nguyện rằng ở đây, nơi Thánh Địa này, chúng tôi có thể tiếp tục mà không bị cản trở để hoàn thành nghĩa vụ thiêng liêng của chúng tôi như những biểu hiện của Tin Mừng sống động trong việc phục vụ người nghèo, tìm kiếm công lý và bước đi trong ánh sáng và tình yêu của Chúa Kitô Phục Sinh.
Tin Mừng cho chúng ta biết rằng trước khi Chúa Giêsu lên trời vinh hiển, Ngài đã phải trải qua cuộc thương khó, và trước khi bước vào vinh quang Ngài đã bị đóng đinh. Chúng ta cầu nguyện lên Thiên Chúa toàn năng để những người đang bước theo con đường thập giá có thể thấy rằng đó là con đường của hy vọng, bình an và sự sống. Chúng ta cầu nguyện cho tất cả những ai đang đau khổ tại khu vực này và trên toàn thế giới, và tất cả những ai đang phải chịu đựng trong im lặng; cho những người tị nạn, và những người phải di dời, cho những ai đang bị áp bức, những ai trong tình cảnh quẫn bách, cho tất cả nạn nhân của bạo lực và phân biệt đối xử, và cho tất cả những người cố gắng mưu cầu công lý và hòa giải.
Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta từ trong kẻ chết là lời nhắc nhở thường xuyên rằng quyền năng của sự dữ và cái chết sẽ không có tiếng nói cuối cùng, thay vào đó sự sống đã chiến thắng cái chết và bóng tối. Thiên Chúa đã hòa giải chúng ta với chính Ngài trong Đức Chúa Giêsu Kitô và mời gọi chúng ta tiếp bước Người trong sứ vụ hòa giải. Xin Chúa Phục Sinh củng cố chúng ta qua Thánh Thần của Ngài để chúng ta có thể bước đi trong ánh sáng phục sinh của Người để yêu mến, phục vụ và mang lại Tin Mừng cho tất cả mọi người.
Chúa Kitô đã sống lại. Alleluia! Ngài thực sự đã sống lại. Alleluia!
7. Tây Ban Nha treo cờ rũ để tưởng niệm Chúa chịu chết
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một trong 152 cuộc diễu hành và lễ kỷ niệm trong Tuần Thánh tại 80 thành phố tại Tây Ban Nha có sự tham dự tích cực của các quân nhân trong các lực lượng vũ trang của quốc gia này.
Trong thông cáo được công bố hôm thứ Ba 27 tháng Ba, 2018 bà Maria Dolores Cospedal, Bộ Trưởng Quốc Phòng Tây Ban Nha cho biết tất cả các cơ quan của Bộ Quốc phòng nước này, các doanh trại quân đội và các cơ sở khác của lực lượng vũ trang tại quốc nội và hải ngoại sẽ treo cờ rũ để tưởng niệm Chúa chịu chết.
Trong thông cáo, Bộ Quốc Phòng cho biết tất cả các cơ quan, đơn vị, căn cứ, doanh trại bao gồm tòa nhà Bộ Quốc phòng ở Madrid sẽ hạ cờ từ 2 giờ chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh đến 0h01 sáng Chúa Nhật Phục Sinh “như truyền thống” tưởng nhớ cái chết của Chúa Kitô trong Tuần Thánh này.
Bộ Quốc Phòng giải thích rằng thực hành này đã bắt đầu từ vài thập kỷ qua và “là một phần trong truyền thống thế tục của lực lượng vũ trang”.
Quân đội Tây Ban Nha sẽ tham dự 152 cuộc diễu hành và lễ kỷ niệm trong Tuần Thánh tại 80 thành phố trên khắp đất nước trong năm nay, bao gồm Seville, Granada, Madrid và quần đảo Canary.
Bộ Quốc phòng nhấn mạnh rằng Bộ tôn trọng quyền tự do tôn giáo của các quân nhân, và sự tham gia của các thành viên lực lượng vũ trang vào các sự kiện này là hoàn toàn tự nguyện.
8. Đức Thượng Phụ Tawadros II: Chúng tôi đặt sinh mạng mình trong tay Chúa
Ngày Chúa Nhật Lễ Lá năm ngoái, 9 tháng Tư, 2017, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã gây ra 2 vụ nổ bom. Đầu tiên là vụ nổ bom trong Thánh Lễ tại nhà thờ Saint George, thành phố Tanta, phía bắc Cairo khiến 30 người thiệt mạng và 78 người bị thương. Sau đó là cuộc tấn công tại Nhà thờ Thánh Mark, Alexandria khiến 17 người chết và 48 người khác bị thương.
Theo lịch Julian, Tuần Thánh của các Giáo Hội Chính Thống trễ hơn một tuần so với Giáo Hội Công Giáo. Ngày 1 tháng Tư là Chúa Nhật Lễ Lá của Chính Thống Giáo. Nhân dịp này, Đức Thượng Phụ Tawadros II đã dành cho thông tấn xã SIR của Italia một cuộc phỏng vấn.
Khi được hỏi về những ưu tư liên quan đến các biện pháp an ninh trong Tuần Thánh, Đức Thượng Phụ nói:
“Tình cảm của chúng tôi trong suốt cả năm, chứ không riêng dịp Tuần Thánh này là chúng tôi đặt sinh mạng mình trong tay Chúa, trong tay của Đức Chúa Trời, Đấng yêu thương tất cả mọi người, Đấng đã làm bao nhiêu việc tốt lành cho chúng ta. Thiên Chúa là thẩm phán. Người là sở hữu chủ của cuộc sống và cái chết chúng ta. Điều chúng ta có thể làm là cầu nguyện và dấn thân làm việc vì hòa bình. Lời cầu nguyện của chúng ta là để bình an được ban cho chúng ta như là một món quà lan truyền trên khắp trái đất”.
Năm 2017 là một năm khó khăn cho cộng đồng Kitô giáo Coptic ở Ai Cập: theo báo cáo của Associated Press, từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017, ít nhất 100 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Phản ứng của cộng đồng Coptic trước sự hung bạo của bạo lực dựa trên “sự tha thứ”. Trước các cuộc tấn công bạo lực nhắm vào cộng đồng Coptic Chính thống cũng như Công Giáo, các nhà lãnh đạo nói “Chúng tôi tha thứ cho những ai đã gây ra những hành vi bạo lực này”.
9. Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle lên án nạn tin giả hoành hành tại Phi Luật Tân
Hồng Y Luis Antonio Tagle của Manila đã lên án việc tiếp tục lan truyền những tin giả “fake news”. Ngài nói rằng mọi người nên tránh và chiến đấu với “những chiến lược lôi kéo” đang gieo rắc chia rẽ để phục vụ những mưu toan chính trị.
Đức Hồng Y nói rằng ngài rất buồn khi các phương tiện truyền thông hiện đại đã bị “giản lược” thành các con rối cho các chiến lược lèo lái con người.
“Những chiến lược lôi kéo đang phát triển mạnh trong bối cảnh không có sự tôn trọng. Đó là lý do tại sao fake news tăng nhanh ... cố tình đánh lừa người khác”. Đức Hồng Y Tagle nói như trên trong bài giảng của ngài tại nhà thờ chính tòa Manila khi cử hành Lễ Dầu vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh cùng với Đức Tổng Giám Mục Gabriele Caccia là sứ thần Tòa Thánh tại Phi Luật Tân, Đức Giám Mục Phụ Tá Broderick Pabillo của Manila và Đức Hồng Y Gaudencio Rosales, là Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Manila.
Hơn 400 linh mục của tổng giáo phận Manila đã tham dự thánh lễ và lặp lại các lời hứa khi được thụ phong linh mục
Ngài nói: “Chúng ta hãy chấm dứt ngay các tin tức giả mạo! Chúng ta không được kêu gọi và hiến thánh để rồi truyền bá tin giả, chúng ta chỉ truyền bá Tin Mừng, đặc biệt là qua sự chứng tá là chính cuộc đời chúng ta”.
Đức Hồng Y Tagle nhấn mạnh đặc biệt đến tầm quan trọng của “tính toàn vẹn” trong những người rao giảng Tin Mừng, và thêm rằng Tin Mừng chỉ có thể đến được với lòng người nếu Tin Mừng được công bố không chỉ bằng lời nói mà bằng những việc làm cụ thể và chứng tá là chính cuộc sống của người rao giảng.
“Đó là lý do tại sao nhiều người không lắng nghe Tin Mừng vì họ không nhìn thấy Tin Mừng được thể hiện nơi chính những người rao giảng. Họ đang tìm kiếm những người thể hiện được tính toàn vẹn trong đó lời nói của họ phù hợp với hành động của họ.”
Đây không phải là lần đầu tiên Đức Hồng Y chỉ trích tin giả. Trong hội nghị tại Phi Luật Tân hồi năm ngoái về Phúc Âm hóa mới, ngài đã chỉ trích mạnh mẽ các cơ quan truyền thông chính phủ và tư nhân trong việc tung tin giả.
Trong khi nhấn mạnh đến vai trò đặc biệt của các linh mục và các nam nữ tu sĩ trong việc tuyên xưng Lời Chúa, và loan báo chân lý, ngài nói các tín hữu giáo dân cũng phải chia sẻ cùng sứ mệnh truyền giáo và loan truyền sự thật.
10. Đức Hồng Y Jean-Pierre Kutwa tố cáo nạn hiến tế trẻ em tại Bờ Biển Ngà
Nhà lãnh đạo Công Giáo hàng đầu ở Côte d'Ivoire, hay còn gọi là Bờ Biển Ngà, đã lên tiếng tố cáo việc bắt cóc trẻ em và giết chết chúng trong các “hy tế” bất hợp pháp tại quốc gia này.
Đức Hồng Y Jean-Pierre Kutwa của Abidjan đã giảng trong Thánh lễ Truyền Dầu ngày thứ Năm Tuần Thánh trước 5,000 người rằng “Chỉ có máu Chúa Kitô mới có khả năng cứu độ chúng ta ... Tất cả mọi người trên đất nước này phải biết rằng họ phải trả lời cho máu người vô tội bị đổ ra”.
Kể từ đầu năm đến nay, đã có ba trường hợp được cảnh sát xác nhận trong đó các trẻ em ở quốc gia Tây Phi này bị bắt cóc và bị giết trong các “hy tế” của các thầy mo và các thầy phủ thủy. Trước Tuần Thánh, một đứa trẻ năm tuổi đã bị giết sau khi một phù thủy nói với tên nhà giàu rằng hắn ta sẽ vô cùng giàu có nếu sát tế một đứa bé.
Tại Yopougon, thành phố có 1,1 triệu dân, hơn 1,000 giáo dân đã tham gia vào một cuộc diễu hành, trong đó họ cầu khẩn Đức Trinh Nữ Maria cầu bầu để nạn giết trẻ em sớm chấm dứt.
Bờ Biển Ngà có 24,2 triệu dân trong đó 43% là người Hồi giáo, 17% theo Công Giáo 17%, 12% theo đạo Tin lành 12%, 4% theo đạo thờ vật linh, và 19% tuyên bố mình là người vô thần.
11. Đụng độ giữa cảnh sát và băng đảng làm gián đoạn Đàng Thánh Giá tại Acapulco, Mễ Tây Cơ
Hàng trăm tín hữu Công Giáo Đàng Thánh Giá tại thành phố nghỉ mát Acapulco, Mễ Tây Cơ đang đi Đàng Thánh Giá trong đó hàng chục người ăn mặc như người La Mã cổ đại và những nhân vật Kinh Thánh, đã phải bỏ chạy tán loạn sau khi tiếng súng vang lên trong một vụ cướp xe gần đó.
Một trong những tên cướp đã chết vì một cơn đau tim trong một cuộc đọ súng với cảnh sát trong khi đồng bọn của hắn trốn thoát. Cảnh sát tại bang Guerrero, là một trong những bang mất an ninh nhất tại Mễ Tây Cơ, đã cho biết như trên.
Vài phút sau cuộc chạm súng, một người đàn ông khác trong một ngôi nhà gần đó đã bị giết có thể là do những tên cướp trên đường chạy trốn giết chết hay đơn giản là bị giết bởi một viên đạn lạc. May mắn không có ai trong đám rước được báo cáo là bị thương.
Một video của Reuters cho thấy những người ăn mặc như người La Mã cổ đại và những nhân vật Kinh Thánh đã tỏ ra bình tĩnh và hướng dẫn đám đông đang hỗn loạn chạy đúng hướng nên không có ai bị thương.