Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúng ta có được sự sống bởi sống trong Thánh Thần
Jos. Tú Nạc, NMS
08:20 07/04/2011
Chúa Nhật Thứ V Mùa Chay – năm A (Ezekiel 37: 12-14; Psalm 130; Romans 8: 8-11; John 11:1-45)
Cái chết là nỗi sợ hãi nhất của chúng ta. Người ta đứng trong sự hiện diện của cái chết từ những dòng dõi nguyên thủy của loài người cho đến nay. Họ bị chất đầy cả hai sự khiếp sơ và tự hỏi – điều gì sẽ xảy ra sau khi chết? Cá nhân con người đi về đâu? Liệu mình sồng lại hay tiếp tục sống ở một nơi nào khác? Những người tiền sử đã được mai táng cái chết của họ một cách cung kính với những hoa, những y phục trang trọng và mọi nền văn hóa con người kể từ khi xoay quanh cái chết với những đài tưởng niệm, nghi lễ tôn giáo và sự kính sợ.
Ngòi châm của cái chết còn đau đớn hơn khi nó là bất công và thiên vị - đặc biệt khi nó tràn ngập trên toàn bộ cộng đồng của chúng ta. Nó có thể đươc xem như ánh sáng của cuộc sống vĩnh viễn tiêu tan. Vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, Ezekiel đã xử lý những cảm xúc này mà ông đã chia sẻ với những đồng bào Do Thái của ông. Dân số israel nằm trong những suy vi với dân số của mình hoặc đã chết hoặc lưu vong. Đền thờ bị phá hủy cùng với việc thờ tự im hơi lặng tiếng. Liệu Israel có còn tiếp tục không? Đây có phải là tận cùng của dòng chảy không? Tầm nhìn của Ezekiel (v v. 4-6) bảo đảm cho dân Do Thái hai điều quan trọng. Thứ nhất, Thiên Chúa trung tín và không bỏ rơi họ. Họ vẫn là dân được Người lựa chọn. Thứ hai, Thiên chúa là tác giả và là Đấng ban sự sống. Bởi những tiêu chuẩn thuộc loài người, Israel đã hoàn thành. Nhưng với tiêu chuẩn của Thiên Chúa, đời sống của Israel mới chỉ đã bắt đầu y như bản đồ họa và với một mức độ khủng khiếp nào đó hình ảnh của xương cốt đến với cuộc sống biểu hiện sự quay về từ sự hủy diệt và cái chết. Do đó nó sẽ thuộc về Israel. Thiên Chúa sẽ nâng Israel dậy từ tro bụi của điêu tàn, thất bại và hơi thở sự sống vẫn mãi thồi vào trong nó.
Đây là hình ảnh mà muốn nói với thế giới hôm nay. Chúng ta bị ám ảnh bởi những ngôi mộ tập thể, những thành phố đổ nát và nạn nhân của những trận động đất, sóng thần và chiến tranh. Cái nhìn này nói với chúng ta không cho phép cái chết xác định thẩm quyền của chúng ta một cách tuyệt đối hoặc sợ cái chết để cai trị chúng ta. Trong thiên Chúa duy nhất chỉ có sự sống, ánh sáng và tình yêu. Nỗi đau, cái chết và sự tiêu hủy không phải là việc làm của Thiên Chúa và Thiên Chúa cũng không cho phép nó có tư cách quyết định. Có một tương lai và có một cuộc sống mới của Thánh Thần – nếu chúng ta sẵn sàng và có khả năng thanh tẩy tâm hồn của chúng ta về những tiêu cực và sợ hãi để sống trong hy vọng.
Chúng ta bắt đầu sống cuộc sống mới này bằng cách sống trong Thánh Thần. Thánh Phao-lô đã đối chiếu những người sống trong Thánh Thần với những ai sống trong xác thịt. Xác thịt là một ẩn dụ thuộc kinh thánh dành cho những giới hạn và xu hướng con người. Những ai sống lệ thuộc xác thịt sẽ bước đi trong sợ hãi, ích kỷ và phiền não, và những đặc điểm này chắc chắn sẽ không làm hài lòng Thiên Chúa. Khi Thánh Thần thức tỉnh chúng ta đối với sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta cũng như sự hiện diện của Thiên Chúa trong tha nhân và trong sự sáng tạo. Với nghị lực và sự sống của Thần Khí, chúng ta sẽ có nhiều khả năng hơn để vượt qua những mô thức cuộc sống tiêu cực để chúng ta có thể lựa chọn một cách kiên định con đường của cuộc sống.
Trong suốt Tin Mừng của Thánh Gio-an có một sự liên kết chặt chẽ giữa “cuộc sống” và Chúa Giê-su. Cuộc sống trong Người là ánh sáng của tất cả mọi người (1: 4). Người có sự sống tự nơi Người và có thể cho nó tới bất cứ những ai mà người vui lòng (5: 26), vì Người là đường, là sự thật và là sự sống (14: 6). Việc cho đi sư sống là đặc quyền và là quyền năng của Thiên Chúa, và trong câu chuyện của Lazarius, Chúa Giê-su đã chứng minh bằng một thời trang rất ấn tượng về sức mạnh thiêng liêng ngự trị trong Người.
Ý nghĩa trong câu chuyện được dàn dựng – Người đã cân nhắc thận trọng trong việc trả lời trước những tập trung cuồng nộ của Martha và Mary để bảo đảm rằng Lazarius đã chết khi Người đến. Đây là một “giáo huấn phép lạ” trước lời trách móc của Martha rằng em mình sẽ không chết nếu Chúa Giê-su hiện diện. Người trả lời rằng bất kỳ ai tin vào Người sẽ không bao giờ chết và bất kỳ ai chết sẽ được sống lại, và với điều này Martha đã biểu lộ đức tin của mình ở nơi Người.
Trên bề mặt của ngôn từ phát biểu không tạo ý nghĩa: những tín hữu đã chết mỗi ngày; cái chết là một hằng số. Người không nói về cái chết sinh học nhưng muốn nói đến cái chết mà làm chúng ta sợ hãi nhất: sự tuyệt chủng và sự quên lãng, sự tách biệt tình yêu và Thiên Chúa. Sự sống đời đời mà Chúa Giê-su hứa là điều gì đó mà chúng ta bắt đầu để trải nghiệm trong hiện tại – điều đó có nghĩa là sống trong sự hiện diện trực tiếp của Thiên Chúa và là sự nhận thức sâu sắc về nó. Trong cảm giác đó, cái chết không phải là sự xa lạ đáng chú ý: giờ đây chúng ta được yêu thương và sẽ còn tiếp tục được yêu thương thậm chí sau khi cuộc hành trình trần thế của chúng ta khép lại hồi kết thúc.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Cái chết là nỗi sợ hãi nhất của chúng ta. Người ta đứng trong sự hiện diện của cái chết từ những dòng dõi nguyên thủy của loài người cho đến nay. Họ bị chất đầy cả hai sự khiếp sơ và tự hỏi – điều gì sẽ xảy ra sau khi chết? Cá nhân con người đi về đâu? Liệu mình sồng lại hay tiếp tục sống ở một nơi nào khác? Những người tiền sử đã được mai táng cái chết của họ một cách cung kính với những hoa, những y phục trang trọng và mọi nền văn hóa con người kể từ khi xoay quanh cái chết với những đài tưởng niệm, nghi lễ tôn giáo và sự kính sợ.
Ngòi châm của cái chết còn đau đớn hơn khi nó là bất công và thiên vị - đặc biệt khi nó tràn ngập trên toàn bộ cộng đồng của chúng ta. Nó có thể đươc xem như ánh sáng của cuộc sống vĩnh viễn tiêu tan. Vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, Ezekiel đã xử lý những cảm xúc này mà ông đã chia sẻ với những đồng bào Do Thái của ông. Dân số israel nằm trong những suy vi với dân số của mình hoặc đã chết hoặc lưu vong. Đền thờ bị phá hủy cùng với việc thờ tự im hơi lặng tiếng. Liệu Israel có còn tiếp tục không? Đây có phải là tận cùng của dòng chảy không? Tầm nhìn của Ezekiel (v v. 4-6) bảo đảm cho dân Do Thái hai điều quan trọng. Thứ nhất, Thiên Chúa trung tín và không bỏ rơi họ. Họ vẫn là dân được Người lựa chọn. Thứ hai, Thiên chúa là tác giả và là Đấng ban sự sống. Bởi những tiêu chuẩn thuộc loài người, Israel đã hoàn thành. Nhưng với tiêu chuẩn của Thiên Chúa, đời sống của Israel mới chỉ đã bắt đầu y như bản đồ họa và với một mức độ khủng khiếp nào đó hình ảnh của xương cốt đến với cuộc sống biểu hiện sự quay về từ sự hủy diệt và cái chết. Do đó nó sẽ thuộc về Israel. Thiên Chúa sẽ nâng Israel dậy từ tro bụi của điêu tàn, thất bại và hơi thở sự sống vẫn mãi thồi vào trong nó.
Đây là hình ảnh mà muốn nói với thế giới hôm nay. Chúng ta bị ám ảnh bởi những ngôi mộ tập thể, những thành phố đổ nát và nạn nhân của những trận động đất, sóng thần và chiến tranh. Cái nhìn này nói với chúng ta không cho phép cái chết xác định thẩm quyền của chúng ta một cách tuyệt đối hoặc sợ cái chết để cai trị chúng ta. Trong thiên Chúa duy nhất chỉ có sự sống, ánh sáng và tình yêu. Nỗi đau, cái chết và sự tiêu hủy không phải là việc làm của Thiên Chúa và Thiên Chúa cũng không cho phép nó có tư cách quyết định. Có một tương lai và có một cuộc sống mới của Thánh Thần – nếu chúng ta sẵn sàng và có khả năng thanh tẩy tâm hồn của chúng ta về những tiêu cực và sợ hãi để sống trong hy vọng.
Chúng ta bắt đầu sống cuộc sống mới này bằng cách sống trong Thánh Thần. Thánh Phao-lô đã đối chiếu những người sống trong Thánh Thần với những ai sống trong xác thịt. Xác thịt là một ẩn dụ thuộc kinh thánh dành cho những giới hạn và xu hướng con người. Những ai sống lệ thuộc xác thịt sẽ bước đi trong sợ hãi, ích kỷ và phiền não, và những đặc điểm này chắc chắn sẽ không làm hài lòng Thiên Chúa. Khi Thánh Thần thức tỉnh chúng ta đối với sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta cũng như sự hiện diện của Thiên Chúa trong tha nhân và trong sự sáng tạo. Với nghị lực và sự sống của Thần Khí, chúng ta sẽ có nhiều khả năng hơn để vượt qua những mô thức cuộc sống tiêu cực để chúng ta có thể lựa chọn một cách kiên định con đường của cuộc sống.
Trong suốt Tin Mừng của Thánh Gio-an có một sự liên kết chặt chẽ giữa “cuộc sống” và Chúa Giê-su. Cuộc sống trong Người là ánh sáng của tất cả mọi người (1: 4). Người có sự sống tự nơi Người và có thể cho nó tới bất cứ những ai mà người vui lòng (5: 26), vì Người là đường, là sự thật và là sự sống (14: 6). Việc cho đi sư sống là đặc quyền và là quyền năng của Thiên Chúa, và trong câu chuyện của Lazarius, Chúa Giê-su đã chứng minh bằng một thời trang rất ấn tượng về sức mạnh thiêng liêng ngự trị trong Người.
Ý nghĩa trong câu chuyện được dàn dựng – Người đã cân nhắc thận trọng trong việc trả lời trước những tập trung cuồng nộ của Martha và Mary để bảo đảm rằng Lazarius đã chết khi Người đến. Đây là một “giáo huấn phép lạ” trước lời trách móc của Martha rằng em mình sẽ không chết nếu Chúa Giê-su hiện diện. Người trả lời rằng bất kỳ ai tin vào Người sẽ không bao giờ chết và bất kỳ ai chết sẽ được sống lại, và với điều này Martha đã biểu lộ đức tin của mình ở nơi Người.
Trên bề mặt của ngôn từ phát biểu không tạo ý nghĩa: những tín hữu đã chết mỗi ngày; cái chết là một hằng số. Người không nói về cái chết sinh học nhưng muốn nói đến cái chết mà làm chúng ta sợ hãi nhất: sự tuyệt chủng và sự quên lãng, sự tách biệt tình yêu và Thiên Chúa. Sự sống đời đời mà Chúa Giê-su hứa là điều gì đó mà chúng ta bắt đầu để trải nghiệm trong hiện tại – điều đó có nghĩa là sống trong sự hiện diện trực tiếp của Thiên Chúa và là sự nhận thức sâu sắc về nó. Trong cảm giác đó, cái chết không phải là sự xa lạ đáng chú ý: giờ đây chúng ta được yêu thương và sẽ còn tiếp tục được yêu thương thậm chí sau khi cuộc hành trình trần thế của chúng ta khép lại hồi kết thúc.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Điều gì làm cho ta bất mãn luôn
Tuyết Mai
08:21 07/04/2011
Tôi hỏi một đề tài không phải là cố gắng để tìm câu trả lời nhưng có phải Nó luôn là nan đề cho tất cả chúng ta, hằng ngày, một tuần, hay độ lâu lâu thì chúng ta có cái bệnh bất mãn một lần?. Bất mãn ở đây là hình như Nó xuất phát từ trong cái đầu không bình thường của mình thì phải!?. Nhìn cái gì trong nhà mà hơi bê bối, xô lệch, không ngăn nắp, để đồ không đúng nơi đúng chỗ, tạo cho chúng ta sự khó chịu? Nhìn thấy ai cũng muốn gây gỗ, bẳn gắt, lầu bầu một cách vô duyên, không nói là thô lỗ hay rất vô lý!?. Đối với tôi là người từng chịu đựng thì tôi cho đó là người đó có cái bệnh “domestic abuse” mà người Việt Nam mình gọi là cái tội “hành hung người trong gia đình”. Tội hành hung một cách mạnh bạo thường là thượng cẳng tay và hạ cẳng chân của nhiều ông chồng và cha VN, thì thú thật tôi xin chào thua. Nhưng người VN bên xứ Hoa Kỳ sớm muộn cũng học được cái tánh nhường nhịn của nước ngoài vì chỉ cần một lần vào tù ngồi, ăn cơm tù hai ba bữa rồi được thả về nhà là xong, là chừa ngay.
Nhưng chúng ta cũng nên hiểu rằng sự hiếp đáp người vợ, chồng, hay con của cái mình chưa cần đến đánh đập mà chỉ đập nhà, đập cửa, hăm he, dọa nạt, bậm trợn, la mắng, tỏ thái độ dữ dằn muốn ăn tươi nuốt sống người ta, thì cũng đủ làm cho cả nhà trở thành bệnh tâm thần không sớm thì muộn. Người Mỹ gọi cái tội hiếp đáp này là “mentally abuse” là hành hung làm suy yếu tâm thần của người. Hành hung người trong gia đình có để lại dấu vết bầm trên mắt, trên cổ, sưng người, đổ máu, hoặc đến độ cần vào nhà thương thì tòa sẽ giúp chấm dứt hôn nhân của hai người đó!. Nhưng hành hung trên tâm thần của người, còn tệ hơn thế nữa! Nhưng chẳng ai biết mà khuyến cáo mà thưa người ra tòa cho được. Trong vấn đề này Chúa Giêsu cũng có dậy người cha là đừng la mắng con cái để chúng trở thành nhát đảm. Phải thương yêu vợ của mình. Tôi không hiểu cái tội hành hung người trong gia đình bắt nguồn từ đâu ra mà sao nhiều người Á Châu đều có cái máu hung dữ này!. Tôi chỉ cảm thấy buồn cho thân phận của người đàn bà và các con có người chồng người cha mang chứng bệnh không bình thường này. Đã gọi là chồng sao lại phải đàn áp, ức hiếp, đánh đập người vợ nhỏ thó yếu đuối của mình nhỉ?. Sao gọi là người cha trong gia đình mà lại đánh đập con cái cho chúng bầm người đổ máu ra nhỉ?. Tôi không thể nào hiểu nổi tâm lý của các ông ra làm sao?. Người đàn ông khi đã lập gia đình là phải gánh vác, phải bảo vệ gia đình, và phải thương yêu hiền hòa. Đóng vai trò rất quan trọng trong gia đình, thì các ông lại làm ngược lại, tại sao?. Đi làm thì các ông chọn ở nhà hết ăn đến nhậu, bắt vợ và các con đi làm để nuôi ông?. Đưa ông không đủ thì hết đập vợ đến đập con?. Tôi chẳng hiểu sao các bà lại cần để chịu đựng các ông đến thế?.
Vấn đề nêu ra đây là để mổ xẻ thử xem các ông có cần phải đi tìm bác sĩ chữa bệnh tâm thần hay không?. Chẳng lẽ làm gia trưởng gương mẫu của một gia đình là phải nổ xung lên mỗi ngày? Mới đòi được cái quyền làm chồng và làm cha?. Chẳng lẽ các ông lại thiếu bản lãnh, thiếu lòng tự tin, và thiếu lòng tự trọng đến thế ư!?. Chẳng lẽ đấng anh hào là thế hay chăng?. Hay thân phận phụ nữ chúng tôi đã chọn lầm chồng để lấy?. Còn bao nhiêu người đàn ông tốt thì lấy phải mấy bà vợ chằng?. Cho nên gia đình ít nhà nào được xuôi chèo mát mái?. Cho nên gia đình luôn là vấn nạn?. Vợ chồng đâm đơn xin ly dị? Con cái tất cả chọn ở với mẹ mà ngán phải về ở với cha?. Gia đình ly tán, chẳng còn được gọi là hạnh phúc.
Ai trong chúng ta cũng có rất nhiều lúc không cầm được lòng dù là đàn ông hay là đàn bà. Chồng hay là vợ. Có khi cả hai cùng một lúc. Làm cho gia đình phải xào xáo với nhau mỗi ngày. Làm gương xấu cho các con. Thế cho nên có rất nhiều người khi còn nhỏ chứng kiến những cảnh cha mẹ không hòa thuận không hạnh phúc với nhau, đã làm cho chúng chán ngán chuyện lấy vợ lấy chồng. Có phải lỗi ở chúng ta đã làm cho chương trình thiên nhiên của Chúa bị ngưng lại và thiếu sanh sản cho đầy con cái trên mặt đất, mà Thiên Chúa muốn con người chúng ta phải gây giống?. Điều quan trọng ở đây là tại sao gia đình của chúng ta luôn xào xáo và lớn tiếng với nhau?. Chẳng lẽ cả hai thiếu thời gian vợ chồng cần được chia sẻ nhau mỗi ngày sau giờ cơm tối?. Hay chúng ta ai ai cũng để cho cuộc sống ngày qua ngày, quay chúng ta trong quỹ đạo của sự tham lam, chỉ tham muốn có tất cả những gì mà xã hội đang trên đà muốn tiến lên Hỏa Tinh?. Thời buổi ngày nay con người sống quá vội vã! Quá tranh dành và quá bon chen!. Vì lý do gì hay những độc tố đã ở trong không khí, làm cho chúng ta ra bất bình thường? Chúng ta đã bị độc tố làm biến thể và biến dạng chúng ta từ ngoài diện mạo cho đến bên trong cơ thể của chúng ta. Chúng ta sống một cách vội vã như không còn biết hưởng những gì chúng ta cần hưởng của ngày hôm nay. Ngay cả chúng ta quên thở. Thật buồn cười nhưng đó là sự thật!.
Cuộc đời của chúng ta cảm thấy bất hạnh, cực khổ, không có thời giờ cho chính mình và cho gia đình, thiết tưởng chúng ta nên dừng lại, để hỏi xem cuộc đời và lối sống của chúng ta có bắt buộc phải như thế không?. Làm nhiều thì xài nhiều. Làm ít thì xài ít. Chúa chẳng để cho ai phải đói, đó là điều xác quyết và tin làm vậy!. Chúng ta chỉ có bị đói bị khát là vì chúng ta khát Nước của Sự Sống Muôn Đời như người đàn bà Samaritan mà Chúa Giêsu đã bảo là bà bị khát Nước. Nếu không chúng ta sống phản lại thiên nhiên ghê lắm!. Vì khi trẻ thì cầy, cố gắng làm cho thật nhiều để có nhiều số trong nhà băng; để phải bỏ chồng, vợ, con; để phải làm chóng quay mày mặt. Khi có tiền thì chồng, vợ, con, bỏ đi mất. Họ đi tìm hạnh phúc khác. Họ khao khát một hạnh phúc chỉ bình thường như bao người nhưng lúc nào cũng có nhau. Đến khi về già là lúc chúng ta được thật sự hưởng nhàn thì xem nào răng không còn để mà ăn cho ngon. Bụng dạ thì bị loét vì khi trẻ lo làm ăn quá nên ăn uống bất thường. Mắt thì kém chẳng còn nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên mang lại. Tai thì ngãng chẳng còn nghe được chi làm sao hiểu bạn và gia đình muốn nói gì. Và trăm nghìn thứ bệnh khi già chúng ta chẳng còn làm gì được. Tất nhiên khi ấy chúng ta giầu nứt cả vách nhưng giúp gì được cho chúng ta đâu. Cuộc đời của nhiều già mà chính tôi được chứng kiến, quả thật là tội nghiệp!. Cả đời cực khổ để kiếm thật nhiều tiền cho con ăn học, thành tài, bây giờ tất cả chúng con là bác sỹ có, kỹ sư có, dược sỹ có, nhưng quyết định cho hai ông bà già vào viện dưỡng lão ở chứ chẳng được ở chung với đứa con nào!?. Khổ nỗi vào viện dưỡng lão ở mà chẳng có người VN, nên hai ông bà đã buồn phiền nhiều vì con cái nên cả hai cũng chẳng buồn nói chuyện, nay lại còn cái cớ để câm hơn nữa!?.
Suy ra cuộc đời ngắn hay dài là do chúng ta biết chọn cách sống thế nào để trước là hữu ích cho chính mình, kế đến là gia đình, và sau hết mới là anh chị em láng giềng của chúng ta. Ăn cơm nhà vác ngà voi chẳng phải là điều mà Mẹ Thánh Teresa Calcutta muốn dậy chúng ta đâu!. Gia đình hạnh phúc trên nhường dưới nhịn như gia đình Thánh Gia là hạnh phúc hết cả!. Được như thế thì còn gì bằng!. Không gì khó nếu chúng ta siêng năng cầu nguyện để liên kết với Thiên Chúa và Mẹ Maria. Người sẽ ban cho chúng ta thêm thần khí Chúa vì Luật của Thiên Chúa là phải yêu thương nhau. Yêu thương tất cả mọi người. Vì không ai chỉ yêu chính mình mà có được hạnh phúc thật sự. Vì tình yêu đòi hỏi chúng ta phải chia sẻ, nhường nhịn, hợp tác, thông cảm, hy sinh, và luôn phải tha thứ. Điều quan trọng nhất cho hạnh phúc gia đình vẫn là từ bỏ dần tánh nóng nảy ………….. Mong lắm thay!!!.
Nhưng chúng ta cũng nên hiểu rằng sự hiếp đáp người vợ, chồng, hay con của cái mình chưa cần đến đánh đập mà chỉ đập nhà, đập cửa, hăm he, dọa nạt, bậm trợn, la mắng, tỏ thái độ dữ dằn muốn ăn tươi nuốt sống người ta, thì cũng đủ làm cho cả nhà trở thành bệnh tâm thần không sớm thì muộn. Người Mỹ gọi cái tội hiếp đáp này là “mentally abuse” là hành hung làm suy yếu tâm thần của người. Hành hung người trong gia đình có để lại dấu vết bầm trên mắt, trên cổ, sưng người, đổ máu, hoặc đến độ cần vào nhà thương thì tòa sẽ giúp chấm dứt hôn nhân của hai người đó!. Nhưng hành hung trên tâm thần của người, còn tệ hơn thế nữa! Nhưng chẳng ai biết mà khuyến cáo mà thưa người ra tòa cho được. Trong vấn đề này Chúa Giêsu cũng có dậy người cha là đừng la mắng con cái để chúng trở thành nhát đảm. Phải thương yêu vợ của mình. Tôi không hiểu cái tội hành hung người trong gia đình bắt nguồn từ đâu ra mà sao nhiều người Á Châu đều có cái máu hung dữ này!. Tôi chỉ cảm thấy buồn cho thân phận của người đàn bà và các con có người chồng người cha mang chứng bệnh không bình thường này. Đã gọi là chồng sao lại phải đàn áp, ức hiếp, đánh đập người vợ nhỏ thó yếu đuối của mình nhỉ?. Sao gọi là người cha trong gia đình mà lại đánh đập con cái cho chúng bầm người đổ máu ra nhỉ?. Tôi không thể nào hiểu nổi tâm lý của các ông ra làm sao?. Người đàn ông khi đã lập gia đình là phải gánh vác, phải bảo vệ gia đình, và phải thương yêu hiền hòa. Đóng vai trò rất quan trọng trong gia đình, thì các ông lại làm ngược lại, tại sao?. Đi làm thì các ông chọn ở nhà hết ăn đến nhậu, bắt vợ và các con đi làm để nuôi ông?. Đưa ông không đủ thì hết đập vợ đến đập con?. Tôi chẳng hiểu sao các bà lại cần để chịu đựng các ông đến thế?.
Vấn đề nêu ra đây là để mổ xẻ thử xem các ông có cần phải đi tìm bác sĩ chữa bệnh tâm thần hay không?. Chẳng lẽ làm gia trưởng gương mẫu của một gia đình là phải nổ xung lên mỗi ngày? Mới đòi được cái quyền làm chồng và làm cha?. Chẳng lẽ các ông lại thiếu bản lãnh, thiếu lòng tự tin, và thiếu lòng tự trọng đến thế ư!?. Chẳng lẽ đấng anh hào là thế hay chăng?. Hay thân phận phụ nữ chúng tôi đã chọn lầm chồng để lấy?. Còn bao nhiêu người đàn ông tốt thì lấy phải mấy bà vợ chằng?. Cho nên gia đình ít nhà nào được xuôi chèo mát mái?. Cho nên gia đình luôn là vấn nạn?. Vợ chồng đâm đơn xin ly dị? Con cái tất cả chọn ở với mẹ mà ngán phải về ở với cha?. Gia đình ly tán, chẳng còn được gọi là hạnh phúc.
Ai trong chúng ta cũng có rất nhiều lúc không cầm được lòng dù là đàn ông hay là đàn bà. Chồng hay là vợ. Có khi cả hai cùng một lúc. Làm cho gia đình phải xào xáo với nhau mỗi ngày. Làm gương xấu cho các con. Thế cho nên có rất nhiều người khi còn nhỏ chứng kiến những cảnh cha mẹ không hòa thuận không hạnh phúc với nhau, đã làm cho chúng chán ngán chuyện lấy vợ lấy chồng. Có phải lỗi ở chúng ta đã làm cho chương trình thiên nhiên của Chúa bị ngưng lại và thiếu sanh sản cho đầy con cái trên mặt đất, mà Thiên Chúa muốn con người chúng ta phải gây giống?. Điều quan trọng ở đây là tại sao gia đình của chúng ta luôn xào xáo và lớn tiếng với nhau?. Chẳng lẽ cả hai thiếu thời gian vợ chồng cần được chia sẻ nhau mỗi ngày sau giờ cơm tối?. Hay chúng ta ai ai cũng để cho cuộc sống ngày qua ngày, quay chúng ta trong quỹ đạo của sự tham lam, chỉ tham muốn có tất cả những gì mà xã hội đang trên đà muốn tiến lên Hỏa Tinh?. Thời buổi ngày nay con người sống quá vội vã! Quá tranh dành và quá bon chen!. Vì lý do gì hay những độc tố đã ở trong không khí, làm cho chúng ta ra bất bình thường? Chúng ta đã bị độc tố làm biến thể và biến dạng chúng ta từ ngoài diện mạo cho đến bên trong cơ thể của chúng ta. Chúng ta sống một cách vội vã như không còn biết hưởng những gì chúng ta cần hưởng của ngày hôm nay. Ngay cả chúng ta quên thở. Thật buồn cười nhưng đó là sự thật!.
Cuộc đời của chúng ta cảm thấy bất hạnh, cực khổ, không có thời giờ cho chính mình và cho gia đình, thiết tưởng chúng ta nên dừng lại, để hỏi xem cuộc đời và lối sống của chúng ta có bắt buộc phải như thế không?. Làm nhiều thì xài nhiều. Làm ít thì xài ít. Chúa chẳng để cho ai phải đói, đó là điều xác quyết và tin làm vậy!. Chúng ta chỉ có bị đói bị khát là vì chúng ta khát Nước của Sự Sống Muôn Đời như người đàn bà Samaritan mà Chúa Giêsu đã bảo là bà bị khát Nước. Nếu không chúng ta sống phản lại thiên nhiên ghê lắm!. Vì khi trẻ thì cầy, cố gắng làm cho thật nhiều để có nhiều số trong nhà băng; để phải bỏ chồng, vợ, con; để phải làm chóng quay mày mặt. Khi có tiền thì chồng, vợ, con, bỏ đi mất. Họ đi tìm hạnh phúc khác. Họ khao khát một hạnh phúc chỉ bình thường như bao người nhưng lúc nào cũng có nhau. Đến khi về già là lúc chúng ta được thật sự hưởng nhàn thì xem nào răng không còn để mà ăn cho ngon. Bụng dạ thì bị loét vì khi trẻ lo làm ăn quá nên ăn uống bất thường. Mắt thì kém chẳng còn nhìn thấy vẻ đẹp của thiên nhiên mang lại. Tai thì ngãng chẳng còn nghe được chi làm sao hiểu bạn và gia đình muốn nói gì. Và trăm nghìn thứ bệnh khi già chúng ta chẳng còn làm gì được. Tất nhiên khi ấy chúng ta giầu nứt cả vách nhưng giúp gì được cho chúng ta đâu. Cuộc đời của nhiều già mà chính tôi được chứng kiến, quả thật là tội nghiệp!. Cả đời cực khổ để kiếm thật nhiều tiền cho con ăn học, thành tài, bây giờ tất cả chúng con là bác sỹ có, kỹ sư có, dược sỹ có, nhưng quyết định cho hai ông bà già vào viện dưỡng lão ở chứ chẳng được ở chung với đứa con nào!?. Khổ nỗi vào viện dưỡng lão ở mà chẳng có người VN, nên hai ông bà đã buồn phiền nhiều vì con cái nên cả hai cũng chẳng buồn nói chuyện, nay lại còn cái cớ để câm hơn nữa!?.
Suy ra cuộc đời ngắn hay dài là do chúng ta biết chọn cách sống thế nào để trước là hữu ích cho chính mình, kế đến là gia đình, và sau hết mới là anh chị em láng giềng của chúng ta. Ăn cơm nhà vác ngà voi chẳng phải là điều mà Mẹ Thánh Teresa Calcutta muốn dậy chúng ta đâu!. Gia đình hạnh phúc trên nhường dưới nhịn như gia đình Thánh Gia là hạnh phúc hết cả!. Được như thế thì còn gì bằng!. Không gì khó nếu chúng ta siêng năng cầu nguyện để liên kết với Thiên Chúa và Mẹ Maria. Người sẽ ban cho chúng ta thêm thần khí Chúa vì Luật của Thiên Chúa là phải yêu thương nhau. Yêu thương tất cả mọi người. Vì không ai chỉ yêu chính mình mà có được hạnh phúc thật sự. Vì tình yêu đòi hỏi chúng ta phải chia sẻ, nhường nhịn, hợp tác, thông cảm, hy sinh, và luôn phải tha thứ. Điều quan trọng nhất cho hạnh phúc gia đình vẫn là từ bỏ dần tánh nóng nảy ………….. Mong lắm thay!!!.
Niềm Hy Vọng Sống Lại
Lm Giuse Đinh lập Liễm
16:13 07/04/2011
A. DẪN NHẬP
Cổ nhân đã đặt câu hỏi :"Nhân sinh tự cổ thùy vô tử” : con người từ xưa đến nay ai mà không chết ? Đây là một sự thật hiển nhiên, không ai có thể chối cãi được. Nhưng chết rồi sẽ ra sao ? Có nhiều ý kiến cho câu hỏi này ? Hòai nam Tử nói :”Sinh ký tử qui” : sống là gửi, chết mới là về. Câu hỏi tiếp : về đâu và để làm gì ? Đó là câu hỏi đòi chúng ta phải suy nghĩ và tìm ra câu giải đáp cho bản thân mình.
Trong bài Tin mừng hôm nay, Thánh Gioan thuật lại việc Đức Giêsu làm cho Lazarô đã chết được sống lại trước mặt nhiều người chứng kiến. Cô Martha và những người chứng kiến đã xác nhận : Lazarô đã chết được 4 ngày và đã nặng mùi rồi. Đức Giêsu đòi cô Marta phải chứng mình cho mọi người thấy là Lazarô đã chết thật và đòi cô phải tin vào Ngài. Sau khi truyền mở cửa mộ, Ngài hô lớn tiếng :”Lazarô, hãy ra đây” ! Lazarô đã chỗi dậy và ra khỏi mồ trước mặt mọi người. Sau đó Ngài truyền cởi dây băng và khăn liệm cho anh. Qua phép lạ này, Đức Giêsu hé mở cho chúng ta thấy viễn tượng sống lại trong ngày chung thẩm.
Chúng ta đã đi qua được một nửa Mùa chay trong sự hy sinh hãm mình, trong việc sửa đổi con người cũ của mình. Chúa nhật này mở ra cho chúng ta một chân trời hy vọng của Kytô giáo. Chúa Giêsu đã đem đến cho chúng ta niềm hy vọng ấy, đồng thời mời gọi chúng ta hãy hoàn toàn phó thác cuộc sống chúng ta cho Ngài : :”Ai tin vào Ta sẽ không phải chết đời đời”. Với niềm tin tưởng đó người Kitô hữu chúng ta phải cố gắng sống một đời sống xứng đáng ở trần gian này, và mạnh dạn đón nhận cùng vượt qua mọi gian nan thử thách trong cuộc sống hằng ngày. Như thế, cuộc sống của chúng ta có một ý nghĩa cao đẹp và lạc quan.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Ez 37, 12-14
Dân Israel đang bị lưu đầy ở Babylon. Đối với họ, tương lại hoàn toàn mù mịt. Nhiều người đã tỏ ra thất vọng, sống cho qua ngày, coi mình như đã chết. Thiên Chúa cho tiên tri Ezéchiel đến yên ủi và báo cho họ biết rằng Ngài sẽ đoái thương họ, Ngài sẽ giải cứu họ và đem họ về quê hương. Lời loan báo này của tiên tri Ezéchiel đi sau thị kiến đặc biệt về “các bộ xương khô”. Đó là hình ảnh tượng trưng cho Israel. Các bộ xương sẽ được cơ thịt bao phủ, được thổi hơi làm cho sống lại, trở thành một sinh linh mới. Lời hứa Phục sinh này mang hai ý nghĩa :
a) Phục sinh tinh thần : họ sẽ được hồi hương.
b) Phục sinh thể xác : họ sẽ được sống lại.
Lịch sử dân Israel cho thấy lời hứa phục sinh tinh thần đã được thực hiện vào năm 539. Còn phục sinh thể xác sẽ diễn ra sau này nơi Chúa Kitô và mọi Kitô hữu.
+ Bài đọc 2 : Rm 8,8-11
Theo thánh Phaolô, con người có hai sự sống : sự sống theo thể xác và sự sống theo Thần Khí. Sự sống theo Thần Khí quan trọng hơn. Mặc dầu thân xác Kitô hữu đã bị dâng cho tử thần vì tội lỗi, nhưng nhờ Phép Rửa, Kitô hữu lại nhận được Thần Khí sự sống và Phục sinh của Đức Kitô :”Đấng đã làm cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Ngài đang ngự trong anh em mà làm cho thân xác anh em được sự sống mới”(Rm 8,11).
+ Bài Tin Mừng : Ga 11,1-45
Bài trình thuật việc ông Lazarô sống lại khá dài, có nhiều chi tiết, mỗi chi tiết đều có ý nghĩa, nhưng điểm nổi bật nhất là việc Đức Giêsu làm cho kẻ chết sống lại, loan báo sự phục sinh thể xác sau này. Việc cứu sống Lazarô là sự phục sinh thể xác cho chính Lazarô, nhưng việc cứu sống ấy còn báo trước cho chúng ta sự phục sinh thể xác của Chúa Giêsu và của mọi người nữa.
Phép lạ phục sinh Lazarô như là một dấu chỉ : một đàng để làm vinh danh Chúa Cha nơi Người ; đàng khác, để cho các môn đệ tin rằng Người được Chúa Cha sai đến. Lời tuyên xưng của cô Martha đã nói lên điều ấy :”Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian” (Ga 11, 27) và trong số những người Do thái đến thăm cô Maria và được chứng kiến việc Chúa Giêsu làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người (Ga 11,15).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Chúng ta sẽ được sống lại
I. ĐỨC GIÊSU CHO LAZARÔ SỐNG LẠI
Câu chuyện Đức Giêsu cho Lazarô sống lại là một trình thuật căn bản của Tin mừng Gioan. Đức Giêsu được mô tả như Ngôi Lời nhập thể, đến trong thế gian để con người được đưa từ bóng tối ra ánh sáng, từ sự chết vào cõi sống, từ đất đến trời. Đức Giêsu Nazareth là một con người huyền diệu và là một Thiên Chúa tòan năng.
1. Đức Giêsu đến Bêtania
Bêtania ở cách Giêrusalem khỏang 3 cây số. Ở đó có một gia đình gồm ba chị em mà Đức Giêsu quen biết, đó là Martha chị cả, Maria và Lazarô là em út. Mỗi người có một tính tình khác nhau : Martha năng động, lo việc bếp núc và chạy vạy mọi việc trong nhà. Maria thì trầm lặng, ít họat động, thích chiêm mộ. Còn Lazarô, bạn thân của Chúa, đã được mời dự tiệc tại nhà ông Simon tật phong.
Một hôm Lazarô bỗng đau nặng, hai chi em sai người đi báo tin cho Đức Giêsu một cách tế nhị :”Người Thầy yêu đau liệt”. Lúc đó Ngài còn đang đi truyền giáo tại Pêrê bên kia sông Giorđan chưa về. Ngài còn ở lại đó hai ngày nữa vì Ngài đã bảo người đưa tin rằng :”Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa và do đó con người sẽ được hiển vinh”. Nhưng dù sao lễ Vượt Qua sắp tới, Ngài cũng cần phải đi Giêrusalem để dự lễ.
Các môn đệ có vẻ ngần ngại vì thái độ thù nghịch của biệt phái mỗi ngày một tăng :”Mới hôm nào bọn Do thái tìm ném đá Thầy mà nay Thầy lại trở về đó sao”? Tuy các ông vẫn còn lưỡng lự, Đức Giêsu mới cho biết rõ :”Lazarô đã chết”. Rồi Ngài cương quyết :”Vậy chúng ta hãy đi đến nhà ông”.
2. Đàm thọai với Martha và Maria
Khi tới Bêtania thì được tin Lazarô chết chôn được 4 ngày rồi. Nếu tính thời gian ấy thì tròn bốn ngày : đi báo tin Lazarô chết mất một ngày, Đức Giêsu ở lại hai ngày và trở về mất một ngày.
Và theo phong tục Do thái thì chết là chôn ngay : chết sáng thì chiều chôn và chết đêm thì ban mai phải chôn, không được để lâu.
Khi Đức Giêsu tới nơi thì có nhiều người Do thái đang đến chia buồn với gia đình này. Vừa được tin Đức Giêsu đến, cô Martha đã vội vàng chạy ra đón và thưa ngay :”Nếu Thầy có mặt ở đây thì em con đã không chết”. Qua lời nói đó, chúng ta có thể đọc rõ tâm trí của Martha. Cô muốn nói rằng :”Lúc được báo tin, sao Thầy không chịu đến ngay ? Bây giờ mới đến thì đã muộn mất rồi”. Ngay sau khi thốt ra những lời ấy, tiếp theo là những lời nói trong đức tin, một đức tin thách thức mọi sự kiện, mọi kinh nghiệm. Cô nói bằng một niềm hy vọng trong tuyệt vọng :”Tuy nhiên, con biết rằng Thiên Chúa sẽ ban cho Thầy bất luận điều gì Thầy cầu xin”.
Để yên ủi cô, Ngài phán :”Em con sẽ sống lại”. Martha nói lên niềm tin của mọi người Do thái thời đó :”Con biết ngày tận thế em con sẽ sống lại”. Đức Giêsu cho cô Martha biết Ngài sẽ cho Lazarô sống lại nhưng đòi ở nơi cô lòng tin mạnh mẽ.
3. Lazarô được sống lại
Đức Giêsu hỏi :”Đã an táng Lazarô ở đâu” ? Các cô dẫn Ngài đến mộ. Đứng trước cửa mộ, Đức Giêsu truyền mở cửa mộ ra, nhưng người ta trả lời :”Thưa Thầy, nặng mùi rồi vì đã 4 ngày”. Chúa đòi Martha xác nhận cho mọi người biết là em mình đã chết thực sự và đã bắt đầu thối. Trước khi làm phép lạ Chúa đòi cô phải có lòng tin mạnh mẽ vào Ngài.
Sau khi hòn đá che cửa mộ được cất ra, Đức Giêsu lớn tiếng gọi :”Lazarô, hãy ra đây”. Người chết liền đi ra trước mặt mọi người, chân tay còn quấn băng và mặt còn phủ khăn liệm. Ngài ra lệnh cởi băng cho ông.
Kết quả : một số đông người chứng kiến đã tin theo Đức Giêsu, nhưng còn một số đi báo tin cho nhóm biệt phái, những người luôn là đối thủ của Ngài.
Có lẽ đây là một phép lạ lớn nhất mà Gioan thuật lại trong Tin mừng của ông. Làm cho kẻ chết sống lại là làm chủ cả sự chết lẫn sự sống. Nếu so sánh việc làm cho con gái ông Giairô và cậu con trai bà góa thành Naim vừa chết chưa thối thì phép lạ này hòanh tráng hơn nhiều và củng cố niềm tin cho những người chứng kiến.
Trong câu chuyện này, cả Martha lẫn Maria đều được mời gọi tiến triển thêm. Martha đã có đức tin ở một mức độ nào đó, đức tin Do thái :”Con biết rằng em con sẽ sống lại vào ngày tận thế”. Đức Giêsu mời cô tiến thêm một bước :”Ta là sự sống lại và là sự sống. Con có tin điều đó không”? Phải tiến từ đức tin vào sự sống lại ngày tận thế đến đức tin vào lời Đức Giêsu Đấng ban sự sống ngay hôm nay cho những ai tin vào Ngài. Đó chính là mục đích của phép lạ này :”Lạy Cha, Con tạ ơn Cha đã nhận lời Con… Con nói ra đây chính là để cho đám đông chung quanh Con đây tin rằng Cha đã sai Con” (Fiches dominicales A, tr 102).
II. NIỀM TIN VÀO SỰ SỐNG LẠI
1. Tin vào Lời Chúa
Một quá trình dài tường thuật, chuẩn bị phép lạ cho Lazarô được sống lại, cho chúng ta thấy rằng mục tiêu chính yếu của đoạn trích Phúc âm Gioan 11,1-45 không phải là sự sống lại thể xác của Lazarô, nhưng chính là một “tiến trình niềm tin”cho những người vây quanh Đức Giêsu và cho chúng ta hôm nay.
Đức Giêsu ngước mắt lên trời cảm tạ Chúa Cha không có mục đích cầu xin để làm cho Lazarô được sống lại nhưng có mục đích củng cố niềm tin cho các môn đệ, cho chị em Martha và Maria cũng như cho những người đến chia buồn với chị em.
Tất cả bài học, lời dạy của Đức Giêsu hôm nay đều tập trung trong hai câu 25 và 26. Đức Giêsu đã mang lại cho chúng ta một mạc khải nền tảng :”Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Ta, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25-26). Chính niềm tin vào Đức Kitô là một bảo đảm tuyệt đối để được sự sống muôn đời.
Phép lạ cho Lazarô sống lại chỉ là chuẩn bị cho một phép lạ vô cùng lẫy lừng, một phép lạ trọng đại nhất trong đạo, chính là Đức Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại vinh quang mà chúng ta sẽ cử hành trong Tuần thánh sắp đến. Đức Kitô chết và sống lại là để dẫn đưa con người từ cõi chết trở về cõi sống, tự nơi tạm bợ đến chốn vĩnh hằng. Đó là niềm tin của người tín hữu, cũng là đức tin của Kitô giáo. Niềm tin đó bảo đảm cho sự trường tồn của Giáo hội. Thánh Phaolô nói :”Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của mình” (1Cr 15,17).
Trong kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng :”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại...” Chính là trên cơ sở phải tin Đức Kitô đã phục sinh.. Sứ điệp Phục sinh không đem đến cho chúng ta những thực tế dễ dàng, hấp dẫn, dựa trên cở sở những kinh nghiệm khả giác và kỳ lạ, nhưng cho chúng ta một nhận thức về một mạc khải, một lời hứa : mạc khải Đức Giêsu đã chiến thắng sự chết và lời hứa mà Ngài có quyền hội nhập chúng ta vào sự chiến thắng đó.
2. Người đời nghĩ thế nào ?
a) Mọi người đều phải chết
Người ta công nhận rằng mọi người trên thế gian này đều phải chết, đây là một công lệ khắt khe buộc con người phải theo, dù muốn dù không. Vì thế cổ nhân đã nói :
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
(Văn thiên Trường)
Ngày xưa, người thế ai không chết,
Chết, để lòng son rạng sử xanh.
Mọi người cũng đều công nhận là đời sống rất mong manh : Sinh hữu hạn, tử bất kỳ. Nhưng triết lý về cuộc sống của mỗi người lại khác nhau, mỗi người có một cái nhìn, một nhân sinh quan về đời sống. Có người có cái nhìn lạc quan, có người lại có cái nhìn bi quan. Có người tìm ra được ý nghĩa của cuộc sống, có người coi cuộc sống là phi lý, là vô nghĩa như trường hợp của những người theo triết thuyết hiện sinh vô thần. Có lẽ họ thích sống theo triết lý người La mã xưa :”Hãy ăn nhậu cho say, vì ngày mai bạn có thể chết”.
Tâm lý con người : tham sinh húy tử.
Đúng như vậy, con người ai cũng thích sống và ai cũng sợ chết. Đó là mối bận tâm muôn thuở của nhân loại. Đã là qui luật là qui luật : mọi người đều phải chết. Nhưng khi con người biết sống thì không sợ cái chết nữa, hay ít là coi nhẹ cái chết :
Nhân cố hữu nhất tử,
Tử hoặc trọng ư Thái sơn,
Hoặc khinh như hồng mao.
Người đời ai cũng vẫn phải chết
Nhưng có cái chết nặng như núi Thái sơn
Có cái chết nhẹ như lông hồng.
b) Chết rồi sẽ ra sao ?
Đối với những người không có đức tin thì câu hỏi chết rồi sẽ ra sao thì không thành vấn đề. Theo họ, chết là hết. Chết là kết thúc cuộc sống ở trần thế này và sẽ trở về hư không.
Nhà văn Nhất Linh, một ngày bâng khuâng, ông tự hỏi mình :
- Chết rồi sẽ ra sao nhỉ ?
Nghĩ ngợi một chốc, rồi ông lại tự trả lời lấy :
- Hồi Hai Bà Trưng, tôi chưa ra chào đời. Thế khi ấy tôi ở đâu ? Chết, tức là trở về tôi hồi ấy vậy.
Nói cách khác, định mệnh bắt tôi phải đầu hàng thần Chết vô điều kiện. Tôi đã bởi hư vô mà có, thì chết rồi, tôi lại rơi vào cõi hư vô.
Thảo nào mà một nhà thi sĩ lương dân đã phải khóc lên não nuột khi tưởng nhớ đến giây phút tủi nhục này :
Nhưng mà tôi sẽ chết than ôi !
Tôi run như lá, tái như đông,
Trán chảy mồ hôi, mắt lệ phồng,
Năm đẩy tháng dồn tôi đã đến
Trước bờ lạnh lẽo cõi hư không.
(Xuân Diệu)
Đối với một số người, không những chết là hết nhưng chết còn là một nỗi tuyệt vọng khủng khiếp. Karl Marx, ông tổ thuyết mac-xít vô thần, trong một bức thư viết cho người bạn của ông là Lassanler đã nói về cái chết của đứa con mình như sau :
“Cái chết của đứa con trai tôi đã làm cho tôi đảo điên. Lúc nào tôi cũng cảm thấy như cái chết ấy mới xẩy ra ngày hôm qua thôi. Còn vợ tôi thì hoàn toàn ngã gục vì biến cố này”.
Ai trong chúng ta cũng cảm thông được với nỗi đau đớn tột cùng này của ông tổ thuyết Mac-xít vô thần. Cái chết là một mất mát mà không gì có thể lấp đầy được. Sự mất mát ấy lại càng khủng khiếp hơn khi con người không còn một niềm hy vọng nào vào cuộc sống mai hậu. Chối bỏ cuộc sống mai hậu cũng có nghĩa là tự đọa đầy mình vào một nỗi tuyệt vọng khủng khiếp nhất (D. Wahrheit, Phép lạ trong cuộc đời, tr 257).
Nếu không còn niềm tin nào vào cuộc sống mai hậu thì người ta dễ đi đến những kết luận bi quan, muốn tận hưởng trước khi chết để đi vào hư vô :
Người ơi, tận hưởng đi mùi thế tục,
Trước ngày tan nát cõi tha ma.
(Omar)
3. Chúng ta nghĩ thế nào ?
Chúng ta hãy tin nhận Lời Chúa. Thiên Chúa là Đấng chân thật và trung thành với lời hứa. Tin vào Chúa sẽ không bị đi lầm đường :”Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. (Ga 11,25-26). Tuy đã tin vào Chúa, nhưng đức tin không miễn trừ cho chúng ta những thử thách khổ đau trong tang chế, trong sự từ bỏ mình hằng ngày và sự sợ hãi đối với sự chết, nhưng niềm tin của chúng ta chấp nhận để hiểu biết và sống trong những hoàn cảnh hiện tại theo ánh sáng của sự sống cao thượng hơn mà Đức Giêsu đã dạy và chính Ngài là nguyên nhân của sự sống cao thượng đó.
a) Mọi người đều phải chết
Kinh nghiệm cho chúng ta thấy trên trần gian này không có ai sống trường sinh bất tử. Tuy khoa học và cách riêng ngành y học đã đạt được đỉnh cao nhưng người ta chưa tìm ra được một phương cách nào để con người được sống mãi.
Truyện : Thuốc trường sinh.
Thời chiến quốc, có người dâng vua nước Sở một vị thuốc bất tử. Người ấy bưng vị thuốc vào, viên quan canh cửa hỏi rằng :
- Vị thuốc này có uống được không ?
Người ấy đáp :
- Uống được.
Tức thì viên quan giật lấy mà uống. Chuyện đến tai vua. Ông liền bắt viên quan đem giết. Viên quan kêu rằng :
- Thần đã hỏi người đem dâng thuốc. Người ấy nói rằng :”Uống được”, nên thần mới dám uống. Thế là thần vô tội mà lỗi ở người dâng thuốc. Vả chăng, người đem dâng thuốc nói là thuốc bất tử. Thế mà thần mới uống vào đã sắp phải chết, vậy là thuốc tử chứ sao gọi là thuốc bất tử được ? Nhà vua giết thần, thực là bắt tội một người vô tội. Hơn nữa, còn chứng tỏ rằng thiên hạ dối được nhà vua mà nhà vua vẫn tin.
Vua nghe nói có lý, bèn tha cho viên quan ấy, không giết ông nữa.
b) Chết chưa phải là hết
Nhà triết học Heiddeger đã nói :”Nếu chết là hết, thì người đời luôn luôn sống trong lo sợ. Bởi vì biết rằng mình sẽ chết, vậy sẽ trở về cõi hư vô, thì tức là đã mang hư vô trong mình rồi. Sống làm gì nữa để ngày mai rơi vào cõi hư vô”.
Thánh Phaolô đã xác quyết với chúng ta :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21).
c) Chết đi để sống lại
Một điều chắc chắn là sự chết dẫn ta đến sự sống lại. Lẽ dĩ nhiên chết không phải là điều tốt, nhưng nó là đoạn đường ta phải vượt qua để đi từ cuộc sống đời tạm này qua cuộc sống vĩnh cửu. Sự chết không phải là sự chết đơn thuần, không phải là con đường cụt, không lối thoát. Thiên Chúa không yêu thương chúng ta vô ích, không dựng nên ta để rồi biến ta ra hư vô. Chúa yêu thương ta vô hạn, đã ban chính Con Một của Ngài cho ta không phải để cho ta thấy ta biến vào hư vô sau cái chết, nhưng để ta được sống lại và được kết hợp với Ngài (Lm Đỗ thanh Hà, báo Lên đường).
Chúng ta tin là có sự sống lại trong ngày sau hết như Chúa đã báo trước. Chúng ta cũng tuyên xưng đức tin trong kinh Tin kính :”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy”. Tuy thế vẫn có những người không tin.
Truyện : Không có sống lại.
Ở một nghĩa địa bên Đức, có một ngôi mộ lớn và đẹp, xây bằng đá hoa cương và bê tông cốt sắt. Đó là mộ của một bà giầu có và vô thần, trong chúc thư bà muốn xây như vậy để chối bỏ sự sống lại. Bà còn muốn trên ngôi mộ phải đề dòng chữ này : ngôi mộ này sẽ không bao giờ mở ra được.
Thời gian trôi qua, tình cờ một hạt giống rơi xuống, mọc cây, rễ của nó ăn vào mộ và xuyên thủng quan tài của bà. (Theo Veritas ngày 27.07.1993).
Cổ nhân đã đặt câu hỏi :"Nhân sinh tự cổ thùy vô tử” : con người từ xưa đến nay ai mà không chết ? Đây là một sự thật hiển nhiên, không ai có thể chối cãi được. Nhưng chết rồi sẽ ra sao ? Có nhiều ý kiến cho câu hỏi này ? Hòai nam Tử nói :”Sinh ký tử qui” : sống là gửi, chết mới là về. Câu hỏi tiếp : về đâu và để làm gì ? Đó là câu hỏi đòi chúng ta phải suy nghĩ và tìm ra câu giải đáp cho bản thân mình.
Trong bài Tin mừng hôm nay, Thánh Gioan thuật lại việc Đức Giêsu làm cho Lazarô đã chết được sống lại trước mặt nhiều người chứng kiến. Cô Martha và những người chứng kiến đã xác nhận : Lazarô đã chết được 4 ngày và đã nặng mùi rồi. Đức Giêsu đòi cô Marta phải chứng mình cho mọi người thấy là Lazarô đã chết thật và đòi cô phải tin vào Ngài. Sau khi truyền mở cửa mộ, Ngài hô lớn tiếng :”Lazarô, hãy ra đây” ! Lazarô đã chỗi dậy và ra khỏi mồ trước mặt mọi người. Sau đó Ngài truyền cởi dây băng và khăn liệm cho anh. Qua phép lạ này, Đức Giêsu hé mở cho chúng ta thấy viễn tượng sống lại trong ngày chung thẩm.
Chúng ta đã đi qua được một nửa Mùa chay trong sự hy sinh hãm mình, trong việc sửa đổi con người cũ của mình. Chúa nhật này mở ra cho chúng ta một chân trời hy vọng của Kytô giáo. Chúa Giêsu đã đem đến cho chúng ta niềm hy vọng ấy, đồng thời mời gọi chúng ta hãy hoàn toàn phó thác cuộc sống chúng ta cho Ngài : :”Ai tin vào Ta sẽ không phải chết đời đời”. Với niềm tin tưởng đó người Kitô hữu chúng ta phải cố gắng sống một đời sống xứng đáng ở trần gian này, và mạnh dạn đón nhận cùng vượt qua mọi gian nan thử thách trong cuộc sống hằng ngày. Như thế, cuộc sống của chúng ta có một ý nghĩa cao đẹp và lạc quan.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Ez 37, 12-14
Dân Israel đang bị lưu đầy ở Babylon. Đối với họ, tương lại hoàn toàn mù mịt. Nhiều người đã tỏ ra thất vọng, sống cho qua ngày, coi mình như đã chết. Thiên Chúa cho tiên tri Ezéchiel đến yên ủi và báo cho họ biết rằng Ngài sẽ đoái thương họ, Ngài sẽ giải cứu họ và đem họ về quê hương. Lời loan báo này của tiên tri Ezéchiel đi sau thị kiến đặc biệt về “các bộ xương khô”. Đó là hình ảnh tượng trưng cho Israel. Các bộ xương sẽ được cơ thịt bao phủ, được thổi hơi làm cho sống lại, trở thành một sinh linh mới. Lời hứa Phục sinh này mang hai ý nghĩa :
a) Phục sinh tinh thần : họ sẽ được hồi hương.
b) Phục sinh thể xác : họ sẽ được sống lại.
Lịch sử dân Israel cho thấy lời hứa phục sinh tinh thần đã được thực hiện vào năm 539. Còn phục sinh thể xác sẽ diễn ra sau này nơi Chúa Kitô và mọi Kitô hữu.
+ Bài đọc 2 : Rm 8,8-11
Theo thánh Phaolô, con người có hai sự sống : sự sống theo thể xác và sự sống theo Thần Khí. Sự sống theo Thần Khí quan trọng hơn. Mặc dầu thân xác Kitô hữu đã bị dâng cho tử thần vì tội lỗi, nhưng nhờ Phép Rửa, Kitô hữu lại nhận được Thần Khí sự sống và Phục sinh của Đức Kitô :”Đấng đã làm cho Đức Kitô sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Ngài đang ngự trong anh em mà làm cho thân xác anh em được sự sống mới”(Rm 8,11).
+ Bài Tin Mừng : Ga 11,1-45
Bài trình thuật việc ông Lazarô sống lại khá dài, có nhiều chi tiết, mỗi chi tiết đều có ý nghĩa, nhưng điểm nổi bật nhất là việc Đức Giêsu làm cho kẻ chết sống lại, loan báo sự phục sinh thể xác sau này. Việc cứu sống Lazarô là sự phục sinh thể xác cho chính Lazarô, nhưng việc cứu sống ấy còn báo trước cho chúng ta sự phục sinh thể xác của Chúa Giêsu và của mọi người nữa.
Phép lạ phục sinh Lazarô như là một dấu chỉ : một đàng để làm vinh danh Chúa Cha nơi Người ; đàng khác, để cho các môn đệ tin rằng Người được Chúa Cha sai đến. Lời tuyên xưng của cô Martha đã nói lên điều ấy :”Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian” (Ga 11, 27) và trong số những người Do thái đến thăm cô Maria và được chứng kiến việc Chúa Giêsu làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người (Ga 11,15).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Chúng ta sẽ được sống lại
I. ĐỨC GIÊSU CHO LAZARÔ SỐNG LẠI
Câu chuyện Đức Giêsu cho Lazarô sống lại là một trình thuật căn bản của Tin mừng Gioan. Đức Giêsu được mô tả như Ngôi Lời nhập thể, đến trong thế gian để con người được đưa từ bóng tối ra ánh sáng, từ sự chết vào cõi sống, từ đất đến trời. Đức Giêsu Nazareth là một con người huyền diệu và là một Thiên Chúa tòan năng.
1. Đức Giêsu đến Bêtania
Bêtania ở cách Giêrusalem khỏang 3 cây số. Ở đó có một gia đình gồm ba chị em mà Đức Giêsu quen biết, đó là Martha chị cả, Maria và Lazarô là em út. Mỗi người có một tính tình khác nhau : Martha năng động, lo việc bếp núc và chạy vạy mọi việc trong nhà. Maria thì trầm lặng, ít họat động, thích chiêm mộ. Còn Lazarô, bạn thân của Chúa, đã được mời dự tiệc tại nhà ông Simon tật phong.
Một hôm Lazarô bỗng đau nặng, hai chi em sai người đi báo tin cho Đức Giêsu một cách tế nhị :”Người Thầy yêu đau liệt”. Lúc đó Ngài còn đang đi truyền giáo tại Pêrê bên kia sông Giorđan chưa về. Ngài còn ở lại đó hai ngày nữa vì Ngài đã bảo người đưa tin rằng :”Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa và do đó con người sẽ được hiển vinh”. Nhưng dù sao lễ Vượt Qua sắp tới, Ngài cũng cần phải đi Giêrusalem để dự lễ.
Các môn đệ có vẻ ngần ngại vì thái độ thù nghịch của biệt phái mỗi ngày một tăng :”Mới hôm nào bọn Do thái tìm ném đá Thầy mà nay Thầy lại trở về đó sao”? Tuy các ông vẫn còn lưỡng lự, Đức Giêsu mới cho biết rõ :”Lazarô đã chết”. Rồi Ngài cương quyết :”Vậy chúng ta hãy đi đến nhà ông”.
2. Đàm thọai với Martha và Maria
Khi tới Bêtania thì được tin Lazarô chết chôn được 4 ngày rồi. Nếu tính thời gian ấy thì tròn bốn ngày : đi báo tin Lazarô chết mất một ngày, Đức Giêsu ở lại hai ngày và trở về mất một ngày.
Và theo phong tục Do thái thì chết là chôn ngay : chết sáng thì chiều chôn và chết đêm thì ban mai phải chôn, không được để lâu.
Khi Đức Giêsu tới nơi thì có nhiều người Do thái đang đến chia buồn với gia đình này. Vừa được tin Đức Giêsu đến, cô Martha đã vội vàng chạy ra đón và thưa ngay :”Nếu Thầy có mặt ở đây thì em con đã không chết”. Qua lời nói đó, chúng ta có thể đọc rõ tâm trí của Martha. Cô muốn nói rằng :”Lúc được báo tin, sao Thầy không chịu đến ngay ? Bây giờ mới đến thì đã muộn mất rồi”. Ngay sau khi thốt ra những lời ấy, tiếp theo là những lời nói trong đức tin, một đức tin thách thức mọi sự kiện, mọi kinh nghiệm. Cô nói bằng một niềm hy vọng trong tuyệt vọng :”Tuy nhiên, con biết rằng Thiên Chúa sẽ ban cho Thầy bất luận điều gì Thầy cầu xin”.
Để yên ủi cô, Ngài phán :”Em con sẽ sống lại”. Martha nói lên niềm tin của mọi người Do thái thời đó :”Con biết ngày tận thế em con sẽ sống lại”. Đức Giêsu cho cô Martha biết Ngài sẽ cho Lazarô sống lại nhưng đòi ở nơi cô lòng tin mạnh mẽ.
3. Lazarô được sống lại
Đức Giêsu hỏi :”Đã an táng Lazarô ở đâu” ? Các cô dẫn Ngài đến mộ. Đứng trước cửa mộ, Đức Giêsu truyền mở cửa mộ ra, nhưng người ta trả lời :”Thưa Thầy, nặng mùi rồi vì đã 4 ngày”. Chúa đòi Martha xác nhận cho mọi người biết là em mình đã chết thực sự và đã bắt đầu thối. Trước khi làm phép lạ Chúa đòi cô phải có lòng tin mạnh mẽ vào Ngài.
Sau khi hòn đá che cửa mộ được cất ra, Đức Giêsu lớn tiếng gọi :”Lazarô, hãy ra đây”. Người chết liền đi ra trước mặt mọi người, chân tay còn quấn băng và mặt còn phủ khăn liệm. Ngài ra lệnh cởi băng cho ông.
Kết quả : một số đông người chứng kiến đã tin theo Đức Giêsu, nhưng còn một số đi báo tin cho nhóm biệt phái, những người luôn là đối thủ của Ngài.
Có lẽ đây là một phép lạ lớn nhất mà Gioan thuật lại trong Tin mừng của ông. Làm cho kẻ chết sống lại là làm chủ cả sự chết lẫn sự sống. Nếu so sánh việc làm cho con gái ông Giairô và cậu con trai bà góa thành Naim vừa chết chưa thối thì phép lạ này hòanh tráng hơn nhiều và củng cố niềm tin cho những người chứng kiến.
Trong câu chuyện này, cả Martha lẫn Maria đều được mời gọi tiến triển thêm. Martha đã có đức tin ở một mức độ nào đó, đức tin Do thái :”Con biết rằng em con sẽ sống lại vào ngày tận thế”. Đức Giêsu mời cô tiến thêm một bước :”Ta là sự sống lại và là sự sống. Con có tin điều đó không”? Phải tiến từ đức tin vào sự sống lại ngày tận thế đến đức tin vào lời Đức Giêsu Đấng ban sự sống ngay hôm nay cho những ai tin vào Ngài. Đó chính là mục đích của phép lạ này :”Lạy Cha, Con tạ ơn Cha đã nhận lời Con… Con nói ra đây chính là để cho đám đông chung quanh Con đây tin rằng Cha đã sai Con” (Fiches dominicales A, tr 102).
II. NIỀM TIN VÀO SỰ SỐNG LẠI
1. Tin vào Lời Chúa
Một quá trình dài tường thuật, chuẩn bị phép lạ cho Lazarô được sống lại, cho chúng ta thấy rằng mục tiêu chính yếu của đoạn trích Phúc âm Gioan 11,1-45 không phải là sự sống lại thể xác của Lazarô, nhưng chính là một “tiến trình niềm tin”cho những người vây quanh Đức Giêsu và cho chúng ta hôm nay.
Đức Giêsu ngước mắt lên trời cảm tạ Chúa Cha không có mục đích cầu xin để làm cho Lazarô được sống lại nhưng có mục đích củng cố niềm tin cho các môn đệ, cho chị em Martha và Maria cũng như cho những người đến chia buồn với chị em.
Tất cả bài học, lời dạy của Đức Giêsu hôm nay đều tập trung trong hai câu 25 và 26. Đức Giêsu đã mang lại cho chúng ta một mạc khải nền tảng :”Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Ta, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11,25-26). Chính niềm tin vào Đức Kitô là một bảo đảm tuyệt đối để được sự sống muôn đời.
Phép lạ cho Lazarô sống lại chỉ là chuẩn bị cho một phép lạ vô cùng lẫy lừng, một phép lạ trọng đại nhất trong đạo, chính là Đức Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại vinh quang mà chúng ta sẽ cử hành trong Tuần thánh sắp đến. Đức Kitô chết và sống lại là để dẫn đưa con người từ cõi chết trở về cõi sống, tự nơi tạm bợ đến chốn vĩnh hằng. Đó là niềm tin của người tín hữu, cũng là đức tin của Kitô giáo. Niềm tin đó bảo đảm cho sự trường tồn của Giáo hội. Thánh Phaolô nói :”Nếu Đức Kitô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi của mình” (1Cr 15,17).
Trong kinh Tin kính, chúng ta tuyên xưng :”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại...” Chính là trên cơ sở phải tin Đức Kitô đã phục sinh.. Sứ điệp Phục sinh không đem đến cho chúng ta những thực tế dễ dàng, hấp dẫn, dựa trên cở sở những kinh nghiệm khả giác và kỳ lạ, nhưng cho chúng ta một nhận thức về một mạc khải, một lời hứa : mạc khải Đức Giêsu đã chiến thắng sự chết và lời hứa mà Ngài có quyền hội nhập chúng ta vào sự chiến thắng đó.
2. Người đời nghĩ thế nào ?
a) Mọi người đều phải chết
Người ta công nhận rằng mọi người trên thế gian này đều phải chết, đây là một công lệ khắt khe buộc con người phải theo, dù muốn dù không. Vì thế cổ nhân đã nói :
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
(Văn thiên Trường)
Ngày xưa, người thế ai không chết,
Chết, để lòng son rạng sử xanh.
Mọi người cũng đều công nhận là đời sống rất mong manh : Sinh hữu hạn, tử bất kỳ. Nhưng triết lý về cuộc sống của mỗi người lại khác nhau, mỗi người có một cái nhìn, một nhân sinh quan về đời sống. Có người có cái nhìn lạc quan, có người lại có cái nhìn bi quan. Có người tìm ra được ý nghĩa của cuộc sống, có người coi cuộc sống là phi lý, là vô nghĩa như trường hợp của những người theo triết thuyết hiện sinh vô thần. Có lẽ họ thích sống theo triết lý người La mã xưa :”Hãy ăn nhậu cho say, vì ngày mai bạn có thể chết”.
Tâm lý con người : tham sinh húy tử.
Đúng như vậy, con người ai cũng thích sống và ai cũng sợ chết. Đó là mối bận tâm muôn thuở của nhân loại. Đã là qui luật là qui luật : mọi người đều phải chết. Nhưng khi con người biết sống thì không sợ cái chết nữa, hay ít là coi nhẹ cái chết :
Nhân cố hữu nhất tử,
Tử hoặc trọng ư Thái sơn,
Hoặc khinh như hồng mao.
Người đời ai cũng vẫn phải chết
Nhưng có cái chết nặng như núi Thái sơn
Có cái chết nhẹ như lông hồng.
b) Chết rồi sẽ ra sao ?
Đối với những người không có đức tin thì câu hỏi chết rồi sẽ ra sao thì không thành vấn đề. Theo họ, chết là hết. Chết là kết thúc cuộc sống ở trần thế này và sẽ trở về hư không.
Nhà văn Nhất Linh, một ngày bâng khuâng, ông tự hỏi mình :
- Chết rồi sẽ ra sao nhỉ ?
Nghĩ ngợi một chốc, rồi ông lại tự trả lời lấy :
- Hồi Hai Bà Trưng, tôi chưa ra chào đời. Thế khi ấy tôi ở đâu ? Chết, tức là trở về tôi hồi ấy vậy.
Nói cách khác, định mệnh bắt tôi phải đầu hàng thần Chết vô điều kiện. Tôi đã bởi hư vô mà có, thì chết rồi, tôi lại rơi vào cõi hư vô.
Thảo nào mà một nhà thi sĩ lương dân đã phải khóc lên não nuột khi tưởng nhớ đến giây phút tủi nhục này :
Nhưng mà tôi sẽ chết than ôi !
Tôi run như lá, tái như đông,
Trán chảy mồ hôi, mắt lệ phồng,
Năm đẩy tháng dồn tôi đã đến
Trước bờ lạnh lẽo cõi hư không.
(Xuân Diệu)
Đối với một số người, không những chết là hết nhưng chết còn là một nỗi tuyệt vọng khủng khiếp. Karl Marx, ông tổ thuyết mac-xít vô thần, trong một bức thư viết cho người bạn của ông là Lassanler đã nói về cái chết của đứa con mình như sau :
“Cái chết của đứa con trai tôi đã làm cho tôi đảo điên. Lúc nào tôi cũng cảm thấy như cái chết ấy mới xẩy ra ngày hôm qua thôi. Còn vợ tôi thì hoàn toàn ngã gục vì biến cố này”.
Ai trong chúng ta cũng cảm thông được với nỗi đau đớn tột cùng này của ông tổ thuyết Mac-xít vô thần. Cái chết là một mất mát mà không gì có thể lấp đầy được. Sự mất mát ấy lại càng khủng khiếp hơn khi con người không còn một niềm hy vọng nào vào cuộc sống mai hậu. Chối bỏ cuộc sống mai hậu cũng có nghĩa là tự đọa đầy mình vào một nỗi tuyệt vọng khủng khiếp nhất (D. Wahrheit, Phép lạ trong cuộc đời, tr 257).
Nếu không còn niềm tin nào vào cuộc sống mai hậu thì người ta dễ đi đến những kết luận bi quan, muốn tận hưởng trước khi chết để đi vào hư vô :
Người ơi, tận hưởng đi mùi thế tục,
Trước ngày tan nát cõi tha ma.
(Omar)
3. Chúng ta nghĩ thế nào ?
Chúng ta hãy tin nhận Lời Chúa. Thiên Chúa là Đấng chân thật và trung thành với lời hứa. Tin vào Chúa sẽ không bị đi lầm đường :”Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. (Ga 11,25-26). Tuy đã tin vào Chúa, nhưng đức tin không miễn trừ cho chúng ta những thử thách khổ đau trong tang chế, trong sự từ bỏ mình hằng ngày và sự sợ hãi đối với sự chết, nhưng niềm tin của chúng ta chấp nhận để hiểu biết và sống trong những hoàn cảnh hiện tại theo ánh sáng của sự sống cao thượng hơn mà Đức Giêsu đã dạy và chính Ngài là nguyên nhân của sự sống cao thượng đó.
a) Mọi người đều phải chết
Kinh nghiệm cho chúng ta thấy trên trần gian này không có ai sống trường sinh bất tử. Tuy khoa học và cách riêng ngành y học đã đạt được đỉnh cao nhưng người ta chưa tìm ra được một phương cách nào để con người được sống mãi.
Truyện : Thuốc trường sinh.
Thời chiến quốc, có người dâng vua nước Sở một vị thuốc bất tử. Người ấy bưng vị thuốc vào, viên quan canh cửa hỏi rằng :
- Vị thuốc này có uống được không ?
Người ấy đáp :
- Uống được.
Tức thì viên quan giật lấy mà uống. Chuyện đến tai vua. Ông liền bắt viên quan đem giết. Viên quan kêu rằng :
- Thần đã hỏi người đem dâng thuốc. Người ấy nói rằng :”Uống được”, nên thần mới dám uống. Thế là thần vô tội mà lỗi ở người dâng thuốc. Vả chăng, người đem dâng thuốc nói là thuốc bất tử. Thế mà thần mới uống vào đã sắp phải chết, vậy là thuốc tử chứ sao gọi là thuốc bất tử được ? Nhà vua giết thần, thực là bắt tội một người vô tội. Hơn nữa, còn chứng tỏ rằng thiên hạ dối được nhà vua mà nhà vua vẫn tin.
Vua nghe nói có lý, bèn tha cho viên quan ấy, không giết ông nữa.
b) Chết chưa phải là hết
Nhà triết học Heiddeger đã nói :”Nếu chết là hết, thì người đời luôn luôn sống trong lo sợ. Bởi vì biết rằng mình sẽ chết, vậy sẽ trở về cõi hư vô, thì tức là đã mang hư vô trong mình rồi. Sống làm gì nữa để ngày mai rơi vào cõi hư vô”.
Thánh Phaolô đã xác quyết với chúng ta :”Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21).
c) Chết đi để sống lại
Một điều chắc chắn là sự chết dẫn ta đến sự sống lại. Lẽ dĩ nhiên chết không phải là điều tốt, nhưng nó là đoạn đường ta phải vượt qua để đi từ cuộc sống đời tạm này qua cuộc sống vĩnh cửu. Sự chết không phải là sự chết đơn thuần, không phải là con đường cụt, không lối thoát. Thiên Chúa không yêu thương chúng ta vô ích, không dựng nên ta để rồi biến ta ra hư vô. Chúa yêu thương ta vô hạn, đã ban chính Con Một của Ngài cho ta không phải để cho ta thấy ta biến vào hư vô sau cái chết, nhưng để ta được sống lại và được kết hợp với Ngài (Lm Đỗ thanh Hà, báo Lên đường).
Chúng ta tin là có sự sống lại trong ngày sau hết như Chúa đã báo trước. Chúng ta cũng tuyên xưng đức tin trong kinh Tin kính :”Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy”. Tuy thế vẫn có những người không tin.
Truyện : Không có sống lại.
Ở một nghĩa địa bên Đức, có một ngôi mộ lớn và đẹp, xây bằng đá hoa cương và bê tông cốt sắt. Đó là mộ của một bà giầu có và vô thần, trong chúc thư bà muốn xây như vậy để chối bỏ sự sống lại. Bà còn muốn trên ngôi mộ phải đề dòng chữ này : ngôi mộ này sẽ không bao giờ mở ra được.
Thời gian trôi qua, tình cờ một hạt giống rơi xuống, mọc cây, rễ của nó ăn vào mộ và xuyên thủng quan tài của bà. (Theo Veritas ngày 27.07.1993).
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 07/04/2011
DI ẢNH MẸ CHỒNG
Một nàng dâu thường hay bị mẹ chồng ức hiếp, sau khi bà chết, khi nhìn thấy di ảnh của bà treo trước linh cửu thì tất cả những ghen ghét trước đây đều nổi dậy trong long, nhịn không nổi bèn nắm tay dứ dứ bức ảnh như muôn đánh bà.
Đột nhiên một trần gió thổi qua làm bức ảnh rách đôi rơi xuống, nàng dâu thất kinh vội vàng rụt tay lại, ấp úng nói:
- “Con chỉ giỡn chơi thôi mà”.
Suy tư:
Có những bà mẹ chồng không thương nàng dâu nên thường đay nghiến và có khi hành hạ nàng dâu, và có những nàng dâu ghét mẹ chồng cách thậm tệ, nên thường hay đi nói xấu mẹ chồng của mình.
Thói đời là như thế.
Người Ki-tô hữu cũng dựng vợ gả chồng, cũng có mẹ chồng nàng dâu, nhưng đa phần họ sống hòa thuận với nhau, bởi vì cả hai bên –mẹ chồng nàng dâu- đều được thấm nhuần lời dạy của Chúa Giê-su là yêu người lân cận như chính mình. Do đó mà khi nàng dâu chấp nhận kết hôn vì tình yêu, thì đồng thời họ cũng chấp nhận mẹ chồng chính là mẹ thứ hai của mình; cũng vậy, mẹ chồng khi đón nàng dâu về nhà mình thì nhận ra rằng, đây là một nửa của con trai mình, là người sẽ thay thế con gái mình để chăm lo cho gia đình mình...
Khi mẹ chồng yêu thương nàng dâu, và khi nàng dâu biết kính trọng mẹ chồng, thì gia đình sẽ có nhiều tiếng cười vui vì hạnh phúc đầy tràn.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một nàng dâu thường hay bị mẹ chồng ức hiếp, sau khi bà chết, khi nhìn thấy di ảnh của bà treo trước linh cửu thì tất cả những ghen ghét trước đây đều nổi dậy trong long, nhịn không nổi bèn nắm tay dứ dứ bức ảnh như muôn đánh bà.
Đột nhiên một trần gió thổi qua làm bức ảnh rách đôi rơi xuống, nàng dâu thất kinh vội vàng rụt tay lại, ấp úng nói:
- “Con chỉ giỡn chơi thôi mà”.
Suy tư:
Có những bà mẹ chồng không thương nàng dâu nên thường đay nghiến và có khi hành hạ nàng dâu, và có những nàng dâu ghét mẹ chồng cách thậm tệ, nên thường hay đi nói xấu mẹ chồng của mình.
Thói đời là như thế.
Người Ki-tô hữu cũng dựng vợ gả chồng, cũng có mẹ chồng nàng dâu, nhưng đa phần họ sống hòa thuận với nhau, bởi vì cả hai bên –mẹ chồng nàng dâu- đều được thấm nhuần lời dạy của Chúa Giê-su là yêu người lân cận như chính mình. Do đó mà khi nàng dâu chấp nhận kết hôn vì tình yêu, thì đồng thời họ cũng chấp nhận mẹ chồng chính là mẹ thứ hai của mình; cũng vậy, mẹ chồng khi đón nàng dâu về nhà mình thì nhận ra rằng, đây là một nửa của con trai mình, là người sẽ thay thế con gái mình để chăm lo cho gia đình mình...
Khi mẹ chồng yêu thương nàng dâu, và khi nàng dâu biết kính trọng mẹ chồng, thì gia đình sẽ có nhiều tiếng cười vui vì hạnh phúc đầy tràn.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 07/04/2011
N2T |
25. Trốn tránh tội lỗi thì tốt hơn nhiều so với trốn tránh sự chết.
(sách Gương Chúa Giê-su)Người gọi chúng ta ra khỏi huyệt và khỏi nơi chết chóc của chúng ta
Lm Jude Siciliano OP
23:25 07/04/2011
CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY A
Ezekiel 37: 12-14; Rm 8: 8-11; Ga: 11: 1-45
Bối cảnh trong bài đọc một, trích sách ngôn sứ Êzêkien rất quan trọng và việc nhìn ra sự sắp xếp của nó sẽ giúp chúng ta nghe và áp dụng sứ điệp của ngôn sứ vào hoàn cảnh thực tại của chúng ta. Ngay trước bài đọc hôm nay, ngôn sứ Êzêkien thấy một thung lũng đầy những xương khô. Ông nói với dân Dothái trong cuộc lưu đày ở Babilon. Cảnh ngộ của họ thật bi thương; tình trạng bị tù đày của họ giống như thung lũng đầy xương khô, thịt của họ đã bị kền kền và những con chim săn mồi rỉa hết. Ngay cả mồ mả để chôn họ cũng không có, chỉ còn xương rải rác bạc trắng dưới ánh nắng mặt trời. Tình trạng của họ được tóm lại trong một câu ngay trước bài đọc hôm nay: “Xương cốt chúng tôi đã khô, hy vọng của chúng tôi đã tiêu tan và chúng tôi đã rồi đời” (37,11).
Ngôn sứ Êzêkien không chỉ nói đến sự đáng thương của từng cá nhân; ông còn nói về sự thê lương của cả một dân tộc trong cuộc lưu đày. Họ không chỉ bị bắt làm nô lệ, nhưng còn diễn tả tình trạng của họ như một sự trừng phạt của Thiên Chúa vì sự bất trung trong quá khứ của họ. Họ không thể tìm lý chứng biện hộ cho mình; không thể tìm cách biện hộ với Thiên Chúa để xin Người đến giải thoát họ.
Nhưng Thiên Chúa sẽ giải thoát họ, không vì công trạng hay lời biện hộ dõng dạc và hùng hồn của họ, nhưng vì Thiên Chúa luôn khoan dung. Các xương một lần nữa sẽ mọc thịt và dân sẽ lại được sống nhờ thần khí của Thiên Chúa. Ngôn sứ Êzêkien mô tả sự kiện này bằng thuật ngữ, một cuộc sáng tạo mới. Đầu tiên, Thiên Chúa sẽ ban cho họ sự sống thể lý và sau đó: “Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh”.
Tiếp đến, hình ảnh ám dụ này chuyển sang ngôn ngữ Xuất hành – đó là hồi tưởng lại việc Thiên Chúa dẫn dân ra khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, băng qua sa mạc và đặt họ vào đất hứa: “Ta sẽ cho các ngươi định cư trên đất của các ngươi. Bấy giờ, các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa, Ta đã phán là Ta làm. Đó là sấm ngôn của Đức Chúa”. Rõ ràng, Thiên Chúa quan tâm đến việc cứu dân, không chỉ đưa họ ra khỏi sự giam hãm thể lý, nhưng còn khôi phục sự sống thần linh cho họ: “Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh”.
Trong khi bài đọc trích sách Ngôn sứ Êzêkien hôm nay và bài đọc Tin mừng về sự sống lại của Lazarô, cùng với lời hứa của họ về sự tha thứ và đời sống mới, mang đến cho chúng ta nguồn an ủi vào giữa Mùa Chay này, chúng ta không nên nhanh chóng cá nhân hoá sự điệp của họ. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng ngôn sứ Êzêkien đã ghi nhận một cộng đồng bị sụp đổ và bị bắt làm nô lệ, chứ không chỉ là những cá nhân riêng lẻ. Có lẽ, với ý tưởng đó, chúng ta cũng có thể nhận ra câu chuyện anh Lazarô vượt xa sự sống lại của một người chết trong mồ. Đó là một lời hứa về sự sống lại của chúng ta vào ngày sau hết. Cả hai bài đọc này đều nói đến một cộng đồng bị sụp đổ.
Trong một bài giảng gần đây, một linh mục đã dùng một bài đọc kinh thánh trong thánh lễ ngày thường để áp vào những bê bối tình dục trong giáo hội. Ngài dùng vụ bế bối này như một ví dụ căn bản cho bài giảng. Sau đó, giáo dân đến gặp ngài và nói: “Chưa có ai từng công khai nói về sự bê bối cho cộng đồng giáo xứ của chúng ta. Đó như là một con voi trong phòng mà chúng ta phớt lờ xem như không có”.
Ngôn sứ Êzêkien nhìn thấy một thung lung đầy xương người chết và Thiên Chúa hỏi ông: “Liệu các xương này có hồi sinh được không?” (37,3). Giáo hội chúng ta đã bị những vụ bế bối làm sứt mẻ. Theo một loạt những báo cáo thuộc toà án có tính phê bình cao đã cho biết sự lạm dụng do các linh mục gây ra và được các vị lãnh đạo Giáo hội che đậy, thế nên Hồng Y O'Malley của Boston với tư cách là sứ thần Toà thánh đã viếng thăm Giáo hội Ai len. Ngài đã hứa với Hội đồng linh mục công giáo và giáo dân ở đó rằng ngài sẽ “ chuyển tới Đức Giáo Hoàng sự đánh giá trung thực trong bản báo cáo mật được đệ trình cuối năm nay”. Sự đánh giá của Hồng y đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Bênêđictô sẽ là “Giáo hội công giáo ở Ai len đang trên bờ vực sụp đổ do những vụ bế bối của hàng giáo sỹ.” (tác giả Michael Kelly, mục "The Tablet," tạp chí giáo phận Brooklyn, ngày 26 tháng 3, trang 1). Nếu quí vị biết được rằng Giáo hội công giáo Ai len có một truyền thống lâu đời và vẻ vang, hẳn là chẳng bao giờ quí vị nghĩ sẽ nghe một sự đánh giá như thế.
Ngày nay, có nhiều xương khô và không sự sống nằm rải trong thung lũng của Giáo hội chúng ta. Trong thánh lễ này, chúng ta hãy khẩn nài Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá khôi phục sự chết và những phần bị thương tổn của chúng ta và dẫn đưa chúng ta đến sự sống mới. Xin Người ban Thần Khí xuống trên chúng ta, như hôm nay Người hứa thực hiện qua ngôn sứ Êzêkien: “Hỡi dân Ta, Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh…”. Chúng ta cũng nài xin Chúa cho chúng ta trỗi dậy khỏi huyệt mả của sự ngã lòng và tuyệt vọng với hơi thở của sự sống mới.
Ngôn sứ Êzêkien chuẩn bị cho chúng ta quay trở lại với câu chuyện anh Lazarô. Anh Lazarô là một cá nhân, nhưng anh cũng là biểu tượng của cộng động Kitô hữu. Vì những ai nghe Lời Chúa đều được mời gọi ra khỏi huyệt để đến với sự sống mới. Lazarô cũng là biểu tượng của cơn khủng hoảng gần đây trong Giáo hội, với những xương người chết rải quanh chúng ta, mà chúng ta thấy khắp mọi nơi. Chúng ta hy vọng điều Đức Giêsu kể cho các môn đệ nghe về anh Lazarô cũng sẽ xảy ra cho chúng ta trong Giáo hội: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh”. Hoặc, Thiên Chúa sẽ thực hiện điều Thiên Chúa đã hứa với ngôn sứ Êzêkien: “Hỡi dân Ta, này chính Ta mở huyệt cho các người và sẽ đưa các người lên khỏi huyệt…”. Đó chính là điều mà Giáo hội cần thực sự cần và chờ đợi trong Phục Sinh này: nhờ Đức Kitô và quyền năng phục sinh của Người, chúng ta sẽ ra khỏi mồ của sự bê bối, để đến với sự sống mới của sự phục vụ và loan báo Tin mừng.
Qua bài Tin mừng này, thánh Gioan đã cho thấy những “dấu” mà Đức Giêsu đã thực hiện – “những dấu” này sẽ cho chúng ta biết Người là ai. Câu chuyện anh Lazarô là một “dấu chỉ” khác liên quan đến Gioan. Có lẽ chúng ta hình dung ra một đời sống mới và phục sinh như điều gì đó sẽ chỉ xảy ra sau khi chúng ta chết. Nhưng khi chúng ta đọc Tin mừng Gioan, chúng ta nhận ra mọi điều Đức Giêsu hứa, hiện vẫn còn giá trị cho chúng ta. Chúng ta hãy lấy đoạn đối thoại với cô Mátta làm ví dụ, những gì Đức Giêsu dành cho chúng ta luôn ở “thì hiện tại”.
Lúc đầu, cô Mátta trách Đức Giêsu vì đã trì hoãn đến với gia đình đang trong cảnh đau buồn của cô: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết”. Khi này khi khác, có ai đã không nài xin Chúa giúp trong hoàn cảnh tuyệt vọng và nhận được sự đáp trả tức thời? Vào những lúc như vậy, chúng ta có cảm giác như mình có được chỗ dựa vững chắc! Như xảy ra trong một trình thuật khác của tin mừng Gioan, Đức Giêsu hứa với Mátta trong lúc trò chuyện. Như chúng ta thấy trong những cuộc đối thoại trước trong Tin mừng Gioan vào Mùa chay này, mỗi khi có một cuộc đối thoại với Đức Giêsu thì đều dẫn đến niềm tin sâu xa hơn “ (chẳng hạn, cuộc đối thoại với người phụ nữ Samaria, với anh mù bẩm sinh và bây giờ với cô Mátta).
Đức Giêsu bảo cô Mátta rằng em cô sẽ sống lại. Cô nghĩ rằng Đức Giêsu ám chỉ sự phục sinh “vào ngày sau hết”. Nhưng sứ điệp thánh Gioan muốn chuyển tải là Đức Giêsu ban tặng cho chúng ta sự sống hiện tại, không chỉ vào thời gian sau hết. Đức Giêsu muốn ám chỉ chính Người hôm nay với một khẳng định khác “Ta là” (Ta là sự sống lại và là sự sống). Đức Giêsu, trong Tin mừng Gioan, là chính thì hiện tại. Người không phải “Ta đã là” – hay chỉ là “Ta sẽ là”. Người là “Ta là!”.
Xem ra hôm nay việc anh Lazarô sống lại chỉ là chuyện phụ thôi. Cuộc tranh luận với cô Mátta và sau đó là việc anh Lazarô sống lại nhằm nhấn mạnh và minh chứng cho việc Đức Giêsu nói về chính mình: “Ta là sự sống lại và là sự sống”. Trong Giáo hội của chúng ta và trong đời sống cá nhân, chúng ta cần điều Đức Giêsu đang hứa. Chúng ta cần Người là sự sống lại – đó là Người nói và gọi chúng ta ra khỏi huyệt và khỏi nơi chết chóc của chúng ta.
Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp
5th SUNDAY OF LENT (A)
Ezekiel 37: 12-14; Romans 8: 8-11; John 11: 1-45
The context for our first reading from the prophet Ezekiel is important and knowing its setting will help us hear and apply his message to our current situation. Just prior to today’s passage Ezekiel has the vision of the valley of dry bones. He is speaking to the Jews in Babylonian exile. Their plight is miserable; in their captivity they are like a valley of dry bones, their flesh picked clean by vultures and birds of prey. They don’t even have a respectable grave, just scattered bones left to be bleached by the sun. Their condition is summed up in the verse that precedes today’s selection, "Our bones are dried up and our hope is lost and we are cut off" (37:11).
Ezekiel isn’t just addressing the misery of individuals; he speaking about the nation’s desolation in exile. Not only are they enslaved, but they interpret their condition as a punishment from God for their past infidelities. They can make no argument for their defense; no excuse to God to warrant God’s coming to their rescue.
But God will save them, not because of their merit or eloquently-voiced defense, but because God is merciful. The bones will once again have flesh on them and the people will again be animated by God’s breath. Ezekiel describes it in terms of a new creation. God will first give them physical life and then, "I will put my Spirit in you that you may live."
The imagery then shifts to Exodus language–it’s reminiscent of God’s leading the people out of Egyptian slavery, across the desert ad planting them in the promised land. "I will settle you upon your land; thus you shall know that I am the Lord. I have promised, and I will do it, says the Lord." It is clear that God is intent on saving the people; not just pulling them out of their physical confinement, but restoring the divine life in them, "I will put my Spirit in you that you may live."
While today’s Ezekiel passage and then the gospel reading of the raising of Lazarus, with their promise of forgiveness and new life, bring comfort to us in the midst of Lent, we shouldn’t jump too quickly to personalizing their message. We need to remember that Ezekiel addressed the broken-down and enslaved community, not just specific individuals. Perhaps, with that in mind, we might also see the Lazarus story as more than the raising of one dead man from the grave and a promise of our future resurrection. Both these readings speak to a battered community.
In a recent preaching a priest applied a weekday Mass scripture reading to the sexual scandals in the church. He used the scandal as the prime example for his preaching. Afterward people came to him and said, "No one ever speaks publicly about the scandal to our parish community. It’s the elephant in the room that we pretend isn’t there."
Ezekiel is looking over a valley of dead bones and God asks him, "Can these bones live?" (Verse 3) Our church has been shattered by the scandals. Boston’s Cardinal O’Malley went as a Vatican visitator to the Irish church, following a series of highly critical judicial reports that revealed abuse by priests and a widespread cover-up by church leaders. He promised the Association of Catholic Priests and lay people there that he would, "deliver a frank assessment to the Pope in a confidential report to be submitted later this year." The Cardinal’s assessment to Pope Benedict will be, "that the Catholic Church in Ireland is on the edge of collapse due to the fallout from clerical scandals." (Michael Kelly, in "The Tablet," the Brooklyn diocesan newspaper, February 26, page 1.) Knowing the long and great tradition of the Irish Catholic church, did you ever think you would hear such an evaluation of it!
There are a lot of lifeless, dry bones strewn in the valley of our Church these days. At this Eucharist we implore our Creator God to restore our dead and wounded parts to new life; to breathe the Spirit into us, as God promises to do today through the prophet Ezekiel, "O my people! I will put my Spirit in you that you may live…." We ask God to raise us from our graves of discouragement and hopelessness with a breath of new life.
Ezekiel sets a tone for us as we turn to the Lazarus story. Lazarus may be one individual, but he is a symbol of our Christian community. Those who hear the Word of God are called from their graves to new life. Lazarus is also a symbol of the Church’s current crisis, with dead bones scattered around us, almost everywhere we look. We hope what Jesus tells his disciples about Lazarus will also be true for us in the Church, "This illness is not to end in death, but is for the glory of God, that the Son of God may be glorified through it." Or, that God will do what God promised to Ezekiel, "O my people I will open your graves and have you rise from them…." That’s what the Church desperately needs and waits for this Easter: that through Christ and the power of his resurrection we will rise from the grave of scandal to a new life of service and the proclamation of the gospel.
Throughout his gospel John has been pointing to the "signs" Jesus performed – "signs" that will reveal who he is to us. The Lazarus story is another Johannine "sign." Perhaps we envision a new and resurrected life as something that will only happen after we die. But when we read John we realize whatever the promise Jesus holds for us is available now. Let’s take the dialogue with Martha as an example of the "present tense" possibilities of Jesus for us.
At first Martha criticizes Jesus for delaying his coming to the distressed family. "Lord, if you had been here, my brother would not have died." Who hasn’t, at one time or another, implored the Lord’s help in a desperate situation and gotten no quick response? At those times it feels like we were put on hold! As happens in other Johannine narratives, Jesus engages Martha in conversation. As we have seen in previous dialogues in John this Lent, once an earnest conversation with Jesus begins it leads to deeper faith. (E.g. the dialogue with the Samaritan woman, the man born blind and now with Martha.)
Jesus tells Martha that her brother will rise again. She thinks he means the resurrection "on the last day." But the message throughout John is that Jesus is offering us life now, not just at the end time. Jesus refers to himself today with another "I am" statement ("I am the resurrection and the life.") Jesus, in John’s gospel, is very present tense. He isn’t, "I was," – or just, "I will be." He is "I am!"
It seems that Lazarus’ rising is secondary today. What the discussion with Martha and then Lazarus’ rising from the dead underlines and substantiates, is Jesus’ description of himself, "I am the resurrection and the life." In our church and in our personal lives we need what Jesus is promising now. We need him to be our resurrection–that he speak his word and call us out of our current graves and dead spots.
Ezekiel 37: 12-14; Rm 8: 8-11; Ga: 11: 1-45
Bối cảnh trong bài đọc một, trích sách ngôn sứ Êzêkien rất quan trọng và việc nhìn ra sự sắp xếp của nó sẽ giúp chúng ta nghe và áp dụng sứ điệp của ngôn sứ vào hoàn cảnh thực tại của chúng ta. Ngay trước bài đọc hôm nay, ngôn sứ Êzêkien thấy một thung lũng đầy những xương khô. Ông nói với dân Dothái trong cuộc lưu đày ở Babilon. Cảnh ngộ của họ thật bi thương; tình trạng bị tù đày của họ giống như thung lũng đầy xương khô, thịt của họ đã bị kền kền và những con chim săn mồi rỉa hết. Ngay cả mồ mả để chôn họ cũng không có, chỉ còn xương rải rác bạc trắng dưới ánh nắng mặt trời. Tình trạng của họ được tóm lại trong một câu ngay trước bài đọc hôm nay: “Xương cốt chúng tôi đã khô, hy vọng của chúng tôi đã tiêu tan và chúng tôi đã rồi đời” (37,11).
Ngôn sứ Êzêkien không chỉ nói đến sự đáng thương của từng cá nhân; ông còn nói về sự thê lương của cả một dân tộc trong cuộc lưu đày. Họ không chỉ bị bắt làm nô lệ, nhưng còn diễn tả tình trạng của họ như một sự trừng phạt của Thiên Chúa vì sự bất trung trong quá khứ của họ. Họ không thể tìm lý chứng biện hộ cho mình; không thể tìm cách biện hộ với Thiên Chúa để xin Người đến giải thoát họ.
Nhưng Thiên Chúa sẽ giải thoát họ, không vì công trạng hay lời biện hộ dõng dạc và hùng hồn của họ, nhưng vì Thiên Chúa luôn khoan dung. Các xương một lần nữa sẽ mọc thịt và dân sẽ lại được sống nhờ thần khí của Thiên Chúa. Ngôn sứ Êzêkien mô tả sự kiện này bằng thuật ngữ, một cuộc sáng tạo mới. Đầu tiên, Thiên Chúa sẽ ban cho họ sự sống thể lý và sau đó: “Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh”.
Tiếp đến, hình ảnh ám dụ này chuyển sang ngôn ngữ Xuất hành – đó là hồi tưởng lại việc Thiên Chúa dẫn dân ra khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, băng qua sa mạc và đặt họ vào đất hứa: “Ta sẽ cho các ngươi định cư trên đất của các ngươi. Bấy giờ, các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa, Ta đã phán là Ta làm. Đó là sấm ngôn của Đức Chúa”. Rõ ràng, Thiên Chúa quan tâm đến việc cứu dân, không chỉ đưa họ ra khỏi sự giam hãm thể lý, nhưng còn khôi phục sự sống thần linh cho họ: “Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh”.
Trong khi bài đọc trích sách Ngôn sứ Êzêkien hôm nay và bài đọc Tin mừng về sự sống lại của Lazarô, cùng với lời hứa của họ về sự tha thứ và đời sống mới, mang đến cho chúng ta nguồn an ủi vào giữa Mùa Chay này, chúng ta không nên nhanh chóng cá nhân hoá sự điệp của họ. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng ngôn sứ Êzêkien đã ghi nhận một cộng đồng bị sụp đổ và bị bắt làm nô lệ, chứ không chỉ là những cá nhân riêng lẻ. Có lẽ, với ý tưởng đó, chúng ta cũng có thể nhận ra câu chuyện anh Lazarô vượt xa sự sống lại của một người chết trong mồ. Đó là một lời hứa về sự sống lại của chúng ta vào ngày sau hết. Cả hai bài đọc này đều nói đến một cộng đồng bị sụp đổ.
Trong một bài giảng gần đây, một linh mục đã dùng một bài đọc kinh thánh trong thánh lễ ngày thường để áp vào những bê bối tình dục trong giáo hội. Ngài dùng vụ bế bối này như một ví dụ căn bản cho bài giảng. Sau đó, giáo dân đến gặp ngài và nói: “Chưa có ai từng công khai nói về sự bê bối cho cộng đồng giáo xứ của chúng ta. Đó như là một con voi trong phòng mà chúng ta phớt lờ xem như không có”.
Ngôn sứ Êzêkien nhìn thấy một thung lung đầy xương người chết và Thiên Chúa hỏi ông: “Liệu các xương này có hồi sinh được không?” (37,3). Giáo hội chúng ta đã bị những vụ bế bối làm sứt mẻ. Theo một loạt những báo cáo thuộc toà án có tính phê bình cao đã cho biết sự lạm dụng do các linh mục gây ra và được các vị lãnh đạo Giáo hội che đậy, thế nên Hồng Y O'Malley của Boston với tư cách là sứ thần Toà thánh đã viếng thăm Giáo hội Ai len. Ngài đã hứa với Hội đồng linh mục công giáo và giáo dân ở đó rằng ngài sẽ “ chuyển tới Đức Giáo Hoàng sự đánh giá trung thực trong bản báo cáo mật được đệ trình cuối năm nay”. Sự đánh giá của Hồng y đệ trình lên Đức Giáo Hoàng Bênêđictô sẽ là “Giáo hội công giáo ở Ai len đang trên bờ vực sụp đổ do những vụ bế bối của hàng giáo sỹ.” (tác giả Michael Kelly, mục "The Tablet," tạp chí giáo phận Brooklyn, ngày 26 tháng 3, trang 1). Nếu quí vị biết được rằng Giáo hội công giáo Ai len có một truyền thống lâu đời và vẻ vang, hẳn là chẳng bao giờ quí vị nghĩ sẽ nghe một sự đánh giá như thế.
Ngày nay, có nhiều xương khô và không sự sống nằm rải trong thung lũng của Giáo hội chúng ta. Trong thánh lễ này, chúng ta hãy khẩn nài Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá khôi phục sự chết và những phần bị thương tổn của chúng ta và dẫn đưa chúng ta đến sự sống mới. Xin Người ban Thần Khí xuống trên chúng ta, như hôm nay Người hứa thực hiện qua ngôn sứ Êzêkien: “Hỡi dân Ta, Ta sẽ đặt Thần Khí của Ta vào trong các ngươi và các ngươi sẽ được hồi sinh…”. Chúng ta cũng nài xin Chúa cho chúng ta trỗi dậy khỏi huyệt mả của sự ngã lòng và tuyệt vọng với hơi thở của sự sống mới.
Ngôn sứ Êzêkien chuẩn bị cho chúng ta quay trở lại với câu chuyện anh Lazarô. Anh Lazarô là một cá nhân, nhưng anh cũng là biểu tượng của cộng động Kitô hữu. Vì những ai nghe Lời Chúa đều được mời gọi ra khỏi huyệt để đến với sự sống mới. Lazarô cũng là biểu tượng của cơn khủng hoảng gần đây trong Giáo hội, với những xương người chết rải quanh chúng ta, mà chúng ta thấy khắp mọi nơi. Chúng ta hy vọng điều Đức Giêsu kể cho các môn đệ nghe về anh Lazarô cũng sẽ xảy ra cho chúng ta trong Giáo hội: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh”. Hoặc, Thiên Chúa sẽ thực hiện điều Thiên Chúa đã hứa với ngôn sứ Êzêkien: “Hỡi dân Ta, này chính Ta mở huyệt cho các người và sẽ đưa các người lên khỏi huyệt…”. Đó chính là điều mà Giáo hội cần thực sự cần và chờ đợi trong Phục Sinh này: nhờ Đức Kitô và quyền năng phục sinh của Người, chúng ta sẽ ra khỏi mồ của sự bê bối, để đến với sự sống mới của sự phục vụ và loan báo Tin mừng.
Qua bài Tin mừng này, thánh Gioan đã cho thấy những “dấu” mà Đức Giêsu đã thực hiện – “những dấu” này sẽ cho chúng ta biết Người là ai. Câu chuyện anh Lazarô là một “dấu chỉ” khác liên quan đến Gioan. Có lẽ chúng ta hình dung ra một đời sống mới và phục sinh như điều gì đó sẽ chỉ xảy ra sau khi chúng ta chết. Nhưng khi chúng ta đọc Tin mừng Gioan, chúng ta nhận ra mọi điều Đức Giêsu hứa, hiện vẫn còn giá trị cho chúng ta. Chúng ta hãy lấy đoạn đối thoại với cô Mátta làm ví dụ, những gì Đức Giêsu dành cho chúng ta luôn ở “thì hiện tại”.
Lúc đầu, cô Mátta trách Đức Giêsu vì đã trì hoãn đến với gia đình đang trong cảnh đau buồn của cô: “Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết”. Khi này khi khác, có ai đã không nài xin Chúa giúp trong hoàn cảnh tuyệt vọng và nhận được sự đáp trả tức thời? Vào những lúc như vậy, chúng ta có cảm giác như mình có được chỗ dựa vững chắc! Như xảy ra trong một trình thuật khác của tin mừng Gioan, Đức Giêsu hứa với Mátta trong lúc trò chuyện. Như chúng ta thấy trong những cuộc đối thoại trước trong Tin mừng Gioan vào Mùa chay này, mỗi khi có một cuộc đối thoại với Đức Giêsu thì đều dẫn đến niềm tin sâu xa hơn “ (chẳng hạn, cuộc đối thoại với người phụ nữ Samaria, với anh mù bẩm sinh và bây giờ với cô Mátta).
Đức Giêsu bảo cô Mátta rằng em cô sẽ sống lại. Cô nghĩ rằng Đức Giêsu ám chỉ sự phục sinh “vào ngày sau hết”. Nhưng sứ điệp thánh Gioan muốn chuyển tải là Đức Giêsu ban tặng cho chúng ta sự sống hiện tại, không chỉ vào thời gian sau hết. Đức Giêsu muốn ám chỉ chính Người hôm nay với một khẳng định khác “Ta là” (Ta là sự sống lại và là sự sống). Đức Giêsu, trong Tin mừng Gioan, là chính thì hiện tại. Người không phải “Ta đã là” – hay chỉ là “Ta sẽ là”. Người là “Ta là!”.
Xem ra hôm nay việc anh Lazarô sống lại chỉ là chuyện phụ thôi. Cuộc tranh luận với cô Mátta và sau đó là việc anh Lazarô sống lại nhằm nhấn mạnh và minh chứng cho việc Đức Giêsu nói về chính mình: “Ta là sự sống lại và là sự sống”. Trong Giáo hội của chúng ta và trong đời sống cá nhân, chúng ta cần điều Đức Giêsu đang hứa. Chúng ta cần Người là sự sống lại – đó là Người nói và gọi chúng ta ra khỏi huyệt và khỏi nơi chết chóc của chúng ta.
Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp
5th SUNDAY OF LENT (A)
Ezekiel 37: 12-14; Romans 8: 8-11; John 11: 1-45
The context for our first reading from the prophet Ezekiel is important and knowing its setting will help us hear and apply his message to our current situation. Just prior to today’s passage Ezekiel has the vision of the valley of dry bones. He is speaking to the Jews in Babylonian exile. Their plight is miserable; in their captivity they are like a valley of dry bones, their flesh picked clean by vultures and birds of prey. They don’t even have a respectable grave, just scattered bones left to be bleached by the sun. Their condition is summed up in the verse that precedes today’s selection, "Our bones are dried up and our hope is lost and we are cut off" (37:11).
Ezekiel isn’t just addressing the misery of individuals; he speaking about the nation’s desolation in exile. Not only are they enslaved, but they interpret their condition as a punishment from God for their past infidelities. They can make no argument for their defense; no excuse to God to warrant God’s coming to their rescue.
But God will save them, not because of their merit or eloquently-voiced defense, but because God is merciful. The bones will once again have flesh on them and the people will again be animated by God’s breath. Ezekiel describes it in terms of a new creation. God will first give them physical life and then, "I will put my Spirit in you that you may live."
The imagery then shifts to Exodus language–it’s reminiscent of God’s leading the people out of Egyptian slavery, across the desert ad planting them in the promised land. "I will settle you upon your land; thus you shall know that I am the Lord. I have promised, and I will do it, says the Lord." It is clear that God is intent on saving the people; not just pulling them out of their physical confinement, but restoring the divine life in them, "I will put my Spirit in you that you may live."
While today’s Ezekiel passage and then the gospel reading of the raising of Lazarus, with their promise of forgiveness and new life, bring comfort to us in the midst of Lent, we shouldn’t jump too quickly to personalizing their message. We need to remember that Ezekiel addressed the broken-down and enslaved community, not just specific individuals. Perhaps, with that in mind, we might also see the Lazarus story as more than the raising of one dead man from the grave and a promise of our future resurrection. Both these readings speak to a battered community.
In a recent preaching a priest applied a weekday Mass scripture reading to the sexual scandals in the church. He used the scandal as the prime example for his preaching. Afterward people came to him and said, "No one ever speaks publicly about the scandal to our parish community. It’s the elephant in the room that we pretend isn’t there."
Ezekiel is looking over a valley of dead bones and God asks him, "Can these bones live?" (Verse 3) Our church has been shattered by the scandals. Boston’s Cardinal O’Malley went as a Vatican visitator to the Irish church, following a series of highly critical judicial reports that revealed abuse by priests and a widespread cover-up by church leaders. He promised the Association of Catholic Priests and lay people there that he would, "deliver a frank assessment to the Pope in a confidential report to be submitted later this year." The Cardinal’s assessment to Pope Benedict will be, "that the Catholic Church in Ireland is on the edge of collapse due to the fallout from clerical scandals." (Michael Kelly, in "The Tablet," the Brooklyn diocesan newspaper, February 26, page 1.) Knowing the long and great tradition of the Irish Catholic church, did you ever think you would hear such an evaluation of it!
There are a lot of lifeless, dry bones strewn in the valley of our Church these days. At this Eucharist we implore our Creator God to restore our dead and wounded parts to new life; to breathe the Spirit into us, as God promises to do today through the prophet Ezekiel, "O my people! I will put my Spirit in you that you may live…." We ask God to raise us from our graves of discouragement and hopelessness with a breath of new life.
Ezekiel sets a tone for us as we turn to the Lazarus story. Lazarus may be one individual, but he is a symbol of our Christian community. Those who hear the Word of God are called from their graves to new life. Lazarus is also a symbol of the Church’s current crisis, with dead bones scattered around us, almost everywhere we look. We hope what Jesus tells his disciples about Lazarus will also be true for us in the Church, "This illness is not to end in death, but is for the glory of God, that the Son of God may be glorified through it." Or, that God will do what God promised to Ezekiel, "O my people I will open your graves and have you rise from them…." That’s what the Church desperately needs and waits for this Easter: that through Christ and the power of his resurrection we will rise from the grave of scandal to a new life of service and the proclamation of the gospel.
Throughout his gospel John has been pointing to the "signs" Jesus performed – "signs" that will reveal who he is to us. The Lazarus story is another Johannine "sign." Perhaps we envision a new and resurrected life as something that will only happen after we die. But when we read John we realize whatever the promise Jesus holds for us is available now. Let’s take the dialogue with Martha as an example of the "present tense" possibilities of Jesus for us.
At first Martha criticizes Jesus for delaying his coming to the distressed family. "Lord, if you had been here, my brother would not have died." Who hasn’t, at one time or another, implored the Lord’s help in a desperate situation and gotten no quick response? At those times it feels like we were put on hold! As happens in other Johannine narratives, Jesus engages Martha in conversation. As we have seen in previous dialogues in John this Lent, once an earnest conversation with Jesus begins it leads to deeper faith. (E.g. the dialogue with the Samaritan woman, the man born blind and now with Martha.)
Jesus tells Martha that her brother will rise again. She thinks he means the resurrection "on the last day." But the message throughout John is that Jesus is offering us life now, not just at the end time. Jesus refers to himself today with another "I am" statement ("I am the resurrection and the life.") Jesus, in John’s gospel, is very present tense. He isn’t, "I was," – or just, "I will be." He is "I am!"
It seems that Lazarus’ rising is secondary today. What the discussion with Martha and then Lazarus’ rising from the dead underlines and substantiates, is Jesus’ description of himself, "I am the resurrection and the life." In our church and in our personal lives we need what Jesus is promising now. We need him to be our resurrection–that he speak his word and call us out of our current graves and dead spots.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Philippines: Giáo hội Công giáo cố gắng cứu vãn tiến trình hòa bình trên đảo Mindanao
Nguyễn Trọng Đa
07:35 07/04/2011
Philippines: Giáo hội Công giáo cố gắng cứu vãn tiến trình hòa bình trên đảo Mindanao
Cotabato – Ngày 5-4, Đức Giám mục Jose Colin Bagaforo, giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Cotabato, Philippines, kêu gọi chính phủ đi đến một giải pháp tức thời cho các xung đột vũ trang ở tỉnh Maguindanao, nằm ở Khu vực tự trị Hồi giáo Mindanao ở (ARMM).
Có ít nhất 11 người đã bị giết hại ngày chủ nhật 3-4, trong một cuộc đụng độ giữa các thành viên của Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) (1) và binh lính của tỉnh trưởng tỉnh Maguindanao, ông Esmael "Toto" Mangudadatu. Phong trào đòi độc lập nói rằng họ muốn bảo vệ người dân chống lại đội quân riêng của tỉnh trưởng, vì đội quân này đã tham gia vào việc cướp bóc (2). Quân đội liên bang đã được triển khai trong khu vực, và khoảng 200 gia đình đã được sơ tán trong các trại của chính phủ.
Trong hơn bốn mươi năm qua, khu vực này ở miền nam Philippines, nơi có phần lớn dân chúng là người Hồi giáo ở quần đảo, sống trong bầu khí của cuộc nội chiến lâu dài, bị ngắt quãng bởi các cuộc ngừng bắn tạm thời theo sau vụ thảm sát liên tôn và cách giải quyết quyền lợi giữa các gia tộc đối thủ. Ngoài các nhóm vũ trang tự xưng thuộc MILF, quân đội Philippines còn chống lại nhóm Abu Sayyaf, liên kết với phong trào al-Qaeda, Đội quân mới của nhân dân (cộng sản) và các nhóm khác nhau gần với chủ nghĩa khủng bố và băng nhóm tội phạm. Các đội quân riêng thuộc các gia tộc mạnh phát triển mối hận thù, gia tăng sự mất an ninh tại Mindanao, đặc biệt ở các vùng đất của ARMM.
Giám mục Bagaforo nói: “Chúng tôi mời chính quyền tỉnh Maguindanao để xem xét tất cả các giải pháp nhằm ngăn chặn sự leo thang bạo lực". Ngài nhấn mạnh rằng tiến trình hòa bình đang trở lại có thể bị phá vỡ một lần nữa, hiện đã suy yếu do bối cảnh vụ kiện liên quan đến các người chịu trách nhiệm về vụ thảm sát ở Maguindanao (3), và các cuộc bầu cử sắp tới ở khu vực tự trị Hồi giáo.
Ngày 14-3 qua, ông Teresita Quintos-Deles, người chịu trách nhiệm về phía chính quyền, khẳng định rằng "tiến trình hòa bình đã không bao giờ đạt được các tiến bộ quan trọng", kể từ khi nó đã được chính thức khởi sự vào năm 2009. Trong tiến trình hòa bình, ông đã tuyên bố rằng một lịch trình đã được ấn định, vạch ra các cuộc thương lượng trong 18 tháng giữa các bên, nhằm thực hiện các điều chỉnh cần thiết về pháp lý và hiến pháp, việc giải giới cho các nhóm nổi loạn được ấn định cho mùa hè năm 2012.
Một bước tiến lớn dường như đã đạt tới vào ngày 30-3 qua, nhân cuộc gặp gỡ tại thành phố Davao giữa các thủ lĩnh phiến quân Moro và các giám mục Công giáo. Cuộc gặp này đã được Đức Tổng Giám Mục Orlando Quevedo, tổng giáo phận Cotabato, và là Chủ tịch của Hội đồng các giám mục và giáo sĩ Hồi giáo (BUC), đánh giá là “lịch sử” (4). Từ ngày 6-3, các thủ lĩnh MILF đã thực hiện một loạt tham vấn của các bên liên quan khác nhau trong tiến trình hòa bình, để "giải thích các vấn đề căn tính Moro" và thuyết phục họ ủng hộ kế hoạch về một Nhà nước Hồi giáo ở Mindanao.
Hội nghị cấp cao này đã được tổ chức bởi Hội các dân tộc Mindanao (MPC), một tập hợp của nhiều phong trào bản địa, các Kitô hữu, Bangsamoro (Moro) và người Hồi giáo ủng hộ hòa bình. Được thành lập vào năm 2001 và làm việc chặt chẽ với Hội đồng các giám mục và giáo sĩ, MPC đã tham gia tích cực vào nhiều lệnh ngừng bắn và tổ chức các cuộc đàm phán giữa các bên.
Trả lời các giám mục đảo Mindanao khi các ngài vấn nạn về vấn đề “hóc búa” của "miền đất tổ tiên", hòn đá chính gây trở ngại giữa chính phủ Manila và MILF (5), ông Mohagner Mohagner Iqbal Iqbal, người phụ trách các cuộc đàm phán hòa bình cho MILF, đã trả lời rằng các định chế của Giáo Hội Công Giáo sẽ được tôn trọng và không đất đai nào của các Kitô hữu sẽ bị tịch thu, nếu các cuộc đàm phán hòa bình với chính phủ đạt kết quả.
Hồi tháng 8-2008, trong khi Tòa án tối cao bác bỏ Bản ghi nhớ của Thoả thuận về Miền đất tổ tiên (MOA), một dự án nhằm khai sinh một nhà nước Hồi giáo Bangsamoro, nhiều Kitô hữu bị sát hại, nhà cửa bị đốt nhà và tài sản bị tịch thu bởi các nhóm MILF. "Xin đừng sợ hãi cho giáo phận của các ngài, vì đòi hỏi của chúng tôi không liên quan đến tài sản và các định chế của Giáo Hội", ông Mastura Datu Michael, cựu nghị sĩ và hiện là thành viên của Ủy ban đàm phán hòa bình cho MILF, khẳng định với Giám mục Orlando, giáo phận của ngài phải chịu đựng nạn bạo động năm 2008, và ngài nói lên mối âu lo của các tín hữu.
Về phần mình, Đức Tổng Giám mục Fernando Capalla, tổng giáo phận Davao, đã đặt câu hỏi với các đại diện của MILF về việc tổ chức các cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp cho nhà nước Bangsamoro tương lai, nhất là về sự áp dụng của Luật Hồi giáo sharia, sự tự do tín ngưỡng, hiệp hội và tôn giáo. Ngài cũng yêu cầu làm rõ về đề nghị của MILF để xây dựng một "đài tưởng niệm các nạn nhân của bạo lực", ngài nhấn mạnh rằng các nạn nhân này phải thuộc cả hai cộng đồng. Ông Mohagner Iqbal trả lời rằng cần phải hiểu đài tưởng niệm này như một biểu tượng của "sự hoà giải sau xung đột", trong khuôn khổ một tiến trình chữa lành cho những người đã đau khổ từ lâu.
Về vấn đề các cuộc trao đổi này, Đức Tổng Giám Mục Orlando Quevedo nói rõ “đây là một cuộc tham vấn”, chứ không chấp nhận hoặc từ chối các quy định cụ thể. Ngài nói: “Các giám mục chúng tôi có mặt, trước hết là để lắng nghe và đưa ra nhận xét. "
Chú thích:
(1) Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) đã giương cao ngọn cờ đấu tranh cho quyền tự trị của người Hồi giáo đảo Mindanao, sau khi hòa bình được ký kết năm 1996 giữa chính phủ Manila và Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro (MNLF). Cuộc nội chiến, bắt đầu trong thập niên 1960, giữa các phiến quân Moro và quân đội Philippines, đã có hơn 160. 000 người thiệt mạng. Xem EDA 409, 490, 491, 501 ('Để hiểu hơn’ xin xem “Mindanao : la paix insaisissable”), 511, 518, 519, 520, 521, 527, 534, 535
(2) Tỉnh Maguindanao là một trong những nơi bị tác hại nhất bởi hiện tượng đội quân tư nhân (có 132 đội quân trong cả nước), tùy thuộc vào các chính trị gia địa phương, chính thức để bảo vệ người dân chống lại nhóm khủng bố trong khu vực. Vụ thảm sát ở Maguindanao hồi tháng 11-2009 đã khơi dậy cuộc tranh luận về việc trừng phạt các gia tộc, vốn duy trì lực lượng dân quân, thường được bảo vệ bởi chính phủ thời Tổng thống Gloria Arroyo.
3) Ngày 23-11-2009, 57 người, trong đó có nhiều phụ nữ và nhà báo, đã bị giết trong một cuộc phục kích bởi khoảng một trăm tay súng, làm tay sai cho gia tộc uy quyền Ampatuan, đồng minh của Tổng thống Arroyo, trong đó có một thành viên làm thống đốc Khu vực trị trị Hồi giáo Mindanao. Các nạn nhân thuộc về gia tộc đối thủ và vừa đề cử ông Datu Ismael Mangudadatu làm ứng cử viên tỉnh trưởng tỉnh Maguindanao. Người bị cáo buộc chính, ông Andal Ampatuan Jr, hiện được cho là phạm tội giết người, và khoảng một trăm người khác.
(4) Hội đồng các Giám mục và giáo sĩ Hồi giáo là thừa kế của Diễn đàn các giám mục và giáo sĩ Hồi giáo, được lập năm 1996 để thành lập một cuộc đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo ở Mindanao. Hội đồng, thực hiện các hoạt động phối hợp với Manila, tổ chức thường xuyên các cuộc tham vấn (Konsult Mindanaw) với các cộng đồng địa phương. Hiện nay hội đồng qui tụ 24 giám mục Công giáo, 18 giám mục và mục sư Tin Lành, và 26 giáo sĩ Hồi giáo. Xem EDA 405 ('Tài liệu và văn kiện': “Une expérience de dialogue islamo-chrétien aux Philippines : la Conférence des évêques et des oulémas” của Linh mục Michel Gigord MEP), 505, 525
(5) "Miền đất tổ tiên" có nghĩa là lãnh thổ sẽ được nhượng cho “Khu vực tự trị Hồi giáo Mindanao” thành lập năm 1990, được mở rộng cho các cộng đồng có thể gia nhập để tạo ra một "Thực thể pháp nhân Bangsamoro” (BJE). Năm 2003, một cuộc đình chiến đã được ký kết giữa chính phủ Manila và MILF, theo đó chính phủ Philippines đã công nhận MILF có "quyền tự quyết" ở phía tây nam đảo Mindanao. Chính phủ Manila đã chấp nhận một thỏa thuận sơ bộ, qui định các phương thức của Khu vực tự trị Hồi giáo tương lai, “Bản ghi nhớ của Thoả thuận về Miền đất tổ tiên” (MOA-AD), văn bản này không bao giờ được ký kết, vì Tòa án Tối cao đã phán quyết nó là vi hiến vào ngày 5-8-2008. Quyết định này đã gây ra một làn sóng bạo lực chống Kitô hữu và sự di cư của hơn 600.000 người. (Eglises d'Asie, 6-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Cotabato – Ngày 5-4, Đức Giám mục Jose Colin Bagaforo, giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Cotabato, Philippines, kêu gọi chính phủ đi đến một giải pháp tức thời cho các xung đột vũ trang ở tỉnh Maguindanao, nằm ở Khu vực tự trị Hồi giáo Mindanao ở (ARMM).
Có ít nhất 11 người đã bị giết hại ngày chủ nhật 3-4, trong một cuộc đụng độ giữa các thành viên của Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) (1) và binh lính của tỉnh trưởng tỉnh Maguindanao, ông Esmael "Toto" Mangudadatu. Phong trào đòi độc lập nói rằng họ muốn bảo vệ người dân chống lại đội quân riêng của tỉnh trưởng, vì đội quân này đã tham gia vào việc cướp bóc (2). Quân đội liên bang đã được triển khai trong khu vực, và khoảng 200 gia đình đã được sơ tán trong các trại của chính phủ.
Trong hơn bốn mươi năm qua, khu vực này ở miền nam Philippines, nơi có phần lớn dân chúng là người Hồi giáo ở quần đảo, sống trong bầu khí của cuộc nội chiến lâu dài, bị ngắt quãng bởi các cuộc ngừng bắn tạm thời theo sau vụ thảm sát liên tôn và cách giải quyết quyền lợi giữa các gia tộc đối thủ. Ngoài các nhóm vũ trang tự xưng thuộc MILF, quân đội Philippines còn chống lại nhóm Abu Sayyaf, liên kết với phong trào al-Qaeda, Đội quân mới của nhân dân (cộng sản) và các nhóm khác nhau gần với chủ nghĩa khủng bố và băng nhóm tội phạm. Các đội quân riêng thuộc các gia tộc mạnh phát triển mối hận thù, gia tăng sự mất an ninh tại Mindanao, đặc biệt ở các vùng đất của ARMM.
Giám mục Bagaforo nói: “Chúng tôi mời chính quyền tỉnh Maguindanao để xem xét tất cả các giải pháp nhằm ngăn chặn sự leo thang bạo lực". Ngài nhấn mạnh rằng tiến trình hòa bình đang trở lại có thể bị phá vỡ một lần nữa, hiện đã suy yếu do bối cảnh vụ kiện liên quan đến các người chịu trách nhiệm về vụ thảm sát ở Maguindanao (3), và các cuộc bầu cử sắp tới ở khu vực tự trị Hồi giáo.
Ngày 14-3 qua, ông Teresita Quintos-Deles, người chịu trách nhiệm về phía chính quyền, khẳng định rằng "tiến trình hòa bình đã không bao giờ đạt được các tiến bộ quan trọng", kể từ khi nó đã được chính thức khởi sự vào năm 2009. Trong tiến trình hòa bình, ông đã tuyên bố rằng một lịch trình đã được ấn định, vạch ra các cuộc thương lượng trong 18 tháng giữa các bên, nhằm thực hiện các điều chỉnh cần thiết về pháp lý và hiến pháp, việc giải giới cho các nhóm nổi loạn được ấn định cho mùa hè năm 2012.
Một bước tiến lớn dường như đã đạt tới vào ngày 30-3 qua, nhân cuộc gặp gỡ tại thành phố Davao giữa các thủ lĩnh phiến quân Moro và các giám mục Công giáo. Cuộc gặp này đã được Đức Tổng Giám Mục Orlando Quevedo, tổng giáo phận Cotabato, và là Chủ tịch của Hội đồng các giám mục và giáo sĩ Hồi giáo (BUC), đánh giá là “lịch sử” (4). Từ ngày 6-3, các thủ lĩnh MILF đã thực hiện một loạt tham vấn của các bên liên quan khác nhau trong tiến trình hòa bình, để "giải thích các vấn đề căn tính Moro" và thuyết phục họ ủng hộ kế hoạch về một Nhà nước Hồi giáo ở Mindanao.
Hội nghị cấp cao này đã được tổ chức bởi Hội các dân tộc Mindanao (MPC), một tập hợp của nhiều phong trào bản địa, các Kitô hữu, Bangsamoro (Moro) và người Hồi giáo ủng hộ hòa bình. Được thành lập vào năm 2001 và làm việc chặt chẽ với Hội đồng các giám mục và giáo sĩ, MPC đã tham gia tích cực vào nhiều lệnh ngừng bắn và tổ chức các cuộc đàm phán giữa các bên.
Trả lời các giám mục đảo Mindanao khi các ngài vấn nạn về vấn đề “hóc búa” của "miền đất tổ tiên", hòn đá chính gây trở ngại giữa chính phủ Manila và MILF (5), ông Mohagner Mohagner Iqbal Iqbal, người phụ trách các cuộc đàm phán hòa bình cho MILF, đã trả lời rằng các định chế của Giáo Hội Công Giáo sẽ được tôn trọng và không đất đai nào của các Kitô hữu sẽ bị tịch thu, nếu các cuộc đàm phán hòa bình với chính phủ đạt kết quả.
Hồi tháng 8-2008, trong khi Tòa án tối cao bác bỏ Bản ghi nhớ của Thoả thuận về Miền đất tổ tiên (MOA), một dự án nhằm khai sinh một nhà nước Hồi giáo Bangsamoro, nhiều Kitô hữu bị sát hại, nhà cửa bị đốt nhà và tài sản bị tịch thu bởi các nhóm MILF. "Xin đừng sợ hãi cho giáo phận của các ngài, vì đòi hỏi của chúng tôi không liên quan đến tài sản và các định chế của Giáo Hội", ông Mastura Datu Michael, cựu nghị sĩ và hiện là thành viên của Ủy ban đàm phán hòa bình cho MILF, khẳng định với Giám mục Orlando, giáo phận của ngài phải chịu đựng nạn bạo động năm 2008, và ngài nói lên mối âu lo của các tín hữu.
Về phần mình, Đức Tổng Giám mục Fernando Capalla, tổng giáo phận Davao, đã đặt câu hỏi với các đại diện của MILF về việc tổ chức các cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp cho nhà nước Bangsamoro tương lai, nhất là về sự áp dụng của Luật Hồi giáo sharia, sự tự do tín ngưỡng, hiệp hội và tôn giáo. Ngài cũng yêu cầu làm rõ về đề nghị của MILF để xây dựng một "đài tưởng niệm các nạn nhân của bạo lực", ngài nhấn mạnh rằng các nạn nhân này phải thuộc cả hai cộng đồng. Ông Mohagner Iqbal trả lời rằng cần phải hiểu đài tưởng niệm này như một biểu tượng của "sự hoà giải sau xung đột", trong khuôn khổ một tiến trình chữa lành cho những người đã đau khổ từ lâu.
Về vấn đề các cuộc trao đổi này, Đức Tổng Giám Mục Orlando Quevedo nói rõ “đây là một cuộc tham vấn”, chứ không chấp nhận hoặc từ chối các quy định cụ thể. Ngài nói: “Các giám mục chúng tôi có mặt, trước hết là để lắng nghe và đưa ra nhận xét. "
Chú thích:
(1) Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) đã giương cao ngọn cờ đấu tranh cho quyền tự trị của người Hồi giáo đảo Mindanao, sau khi hòa bình được ký kết năm 1996 giữa chính phủ Manila và Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro (MNLF). Cuộc nội chiến, bắt đầu trong thập niên 1960, giữa các phiến quân Moro và quân đội Philippines, đã có hơn 160. 000 người thiệt mạng. Xem EDA 409, 490, 491, 501 ('Để hiểu hơn’ xin xem “Mindanao : la paix insaisissable”), 511, 518, 519, 520, 521, 527, 534, 535
(2) Tỉnh Maguindanao là một trong những nơi bị tác hại nhất bởi hiện tượng đội quân tư nhân (có 132 đội quân trong cả nước), tùy thuộc vào các chính trị gia địa phương, chính thức để bảo vệ người dân chống lại nhóm khủng bố trong khu vực. Vụ thảm sát ở Maguindanao hồi tháng 11-2009 đã khơi dậy cuộc tranh luận về việc trừng phạt các gia tộc, vốn duy trì lực lượng dân quân, thường được bảo vệ bởi chính phủ thời Tổng thống Gloria Arroyo.
3) Ngày 23-11-2009, 57 người, trong đó có nhiều phụ nữ và nhà báo, đã bị giết trong một cuộc phục kích bởi khoảng một trăm tay súng, làm tay sai cho gia tộc uy quyền Ampatuan, đồng minh của Tổng thống Arroyo, trong đó có một thành viên làm thống đốc Khu vực trị trị Hồi giáo Mindanao. Các nạn nhân thuộc về gia tộc đối thủ và vừa đề cử ông Datu Ismael Mangudadatu làm ứng cử viên tỉnh trưởng tỉnh Maguindanao. Người bị cáo buộc chính, ông Andal Ampatuan Jr, hiện được cho là phạm tội giết người, và khoảng một trăm người khác.
(4) Hội đồng các Giám mục và giáo sĩ Hồi giáo là thừa kế của Diễn đàn các giám mục và giáo sĩ Hồi giáo, được lập năm 1996 để thành lập một cuộc đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo ở Mindanao. Hội đồng, thực hiện các hoạt động phối hợp với Manila, tổ chức thường xuyên các cuộc tham vấn (Konsult Mindanaw) với các cộng đồng địa phương. Hiện nay hội đồng qui tụ 24 giám mục Công giáo, 18 giám mục và mục sư Tin Lành, và 26 giáo sĩ Hồi giáo. Xem EDA 405 ('Tài liệu và văn kiện': “Une expérience de dialogue islamo-chrétien aux Philippines : la Conférence des évêques et des oulémas” của Linh mục Michel Gigord MEP), 505, 525
(5) "Miền đất tổ tiên" có nghĩa là lãnh thổ sẽ được nhượng cho “Khu vực tự trị Hồi giáo Mindanao” thành lập năm 1990, được mở rộng cho các cộng đồng có thể gia nhập để tạo ra một "Thực thể pháp nhân Bangsamoro” (BJE). Năm 2003, một cuộc đình chiến đã được ký kết giữa chính phủ Manila và MILF, theo đó chính phủ Philippines đã công nhận MILF có "quyền tự quyết" ở phía tây nam đảo Mindanao. Chính phủ Manila đã chấp nhận một thỏa thuận sơ bộ, qui định các phương thức của Khu vực tự trị Hồi giáo tương lai, “Bản ghi nhớ của Thoả thuận về Miền đất tổ tiên” (MOA-AD), văn bản này không bao giờ được ký kết, vì Tòa án Tối cao đã phán quyết nó là vi hiến vào ngày 5-8-2008. Quyết định này đã gây ra một làn sóng bạo lực chống Kitô hữu và sự di cư của hơn 600.000 người. (Eglises d'Asie, 6-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Lòng đạo dân gian được xem là công cụ cho Tân Phúc âm hóa
Nguyễn Trọng Đa
07:37 07/04/2011
Lòng đạo dân gian được xem là công cụ cho Tân Phúc âm hóa
Ủy Ban kêu gọi cỗ vũ và thanh luyện lòng đạo này
VATICAN – Lòng đạo dân gian hay tôn giáo dân gian - nếu được thanh luyện khỏi các sai trái với đức tin - có thể là một công cụ quan trọng để truyền giáo tại châu Mỹ Latinh, theo một Ủy ban giáo hoàng đang họp ở Vatican.
Ủy Ban Giáo Hoàng về Châu Mỹ Latinh bắt đầu phiên họp toàn thể ngày thứ ba 5-4. ĐTC Biển Đức 16 sẽ nói chuyện với Ủy ban ngày thứ sáu 8-4.
Đài phát thanh Vatican đưa tin rằng Ủy ban đang thảo luận về tầm quan trọng của lòng đạo bình dân ở châu Mỹ Latinh, "đánh giá những gì có ý nghĩa trong năm thế kỷ qua."
Các thành viên Ủy ban đã đề ra một mục tiêu để sử dụng việc Truyền giáo Lục địa, đã được đề nghị tại Aparecida (Braxin), để "bảo vệ, thúc đẩy và thanh luyện” các yếu tố văn hóa của lòng đạo bình dân "như là công cụ hiệu lực và hiệu quả của cuộc gặp gỡ cá nhân và cộng đồng với Chúa."
Ủy ban hy vọng rằng bằng cách này, "Chúa Giêsu Kitô, là con đường, là sự thật và là sự sống, sẽ được nhìn nhận, chấp nhận, yêu mến và sống trong cuộc đời của tất cả mọi người rửa tội, và dẫn họ đến một sự sống bí tích đầy đủ hơn”, theo Đài phát thanh Vatican.
Lòng đạo bình dân đóng một vai trò lớn trong nền văn hóa của châu Mỹ Latinh, nơi mà chẳng hạn các diễn viên hay nhạc sĩ nổi tiếng có thể tìm cách con cái họ rửa tội, mặc dù họ ít quan tâm về các khía cạnh khác của đức tin. Lòng đạo bình dân có thể được nhìn thấy trong việc đông người Đi Đàng Thánh Giá trong Mùa Chay, hay các việc đạo đức khác. Tuy nhiên các biểu hiện khác của lòng đạo này có thể hoàn toàn tách khỏi đức tin, chẳng hạn như, cách thức ở Mexico để thực hành việc “tôn sùng” cho Santa Muerte (Thần Chết).
Các thành viên Ủy ban lưu ý sự cần thiết phải công nhận vai trò của lòng đạo bình dân trong việc phúc âm hóa lục địa, nhưng cũng cần “xác định các sai lệch đã phát sinh và phải được sửa chữa."
Ủy ban dự trù đưa ra các khuyến nghị mục vụ cụ thể cho các Giám mục châu Mỹ Latinh, để “cho lòng đạo bình dân này – được ĐTC Biển Đức 16 xem là một kho tàng phong phú của châu Mỹ La tinh - sẽ được đánh giá và khuyến khích như một công cụ hợp lệ và không thể tránh trong tiến trình Tân Phúc âm hóa". (Zenit.org 6-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Ủy Ban kêu gọi cỗ vũ và thanh luyện lòng đạo này
VATICAN – Lòng đạo dân gian hay tôn giáo dân gian - nếu được thanh luyện khỏi các sai trái với đức tin - có thể là một công cụ quan trọng để truyền giáo tại châu Mỹ Latinh, theo một Ủy ban giáo hoàng đang họp ở Vatican.
Ủy Ban Giáo Hoàng về Châu Mỹ Latinh bắt đầu phiên họp toàn thể ngày thứ ba 5-4. ĐTC Biển Đức 16 sẽ nói chuyện với Ủy ban ngày thứ sáu 8-4.
Đài phát thanh Vatican đưa tin rằng Ủy ban đang thảo luận về tầm quan trọng của lòng đạo bình dân ở châu Mỹ Latinh, "đánh giá những gì có ý nghĩa trong năm thế kỷ qua."
Các thành viên Ủy ban đã đề ra một mục tiêu để sử dụng việc Truyền giáo Lục địa, đã được đề nghị tại Aparecida (Braxin), để "bảo vệ, thúc đẩy và thanh luyện” các yếu tố văn hóa của lòng đạo bình dân "như là công cụ hiệu lực và hiệu quả của cuộc gặp gỡ cá nhân và cộng đồng với Chúa."
Ủy ban hy vọng rằng bằng cách này, "Chúa Giêsu Kitô, là con đường, là sự thật và là sự sống, sẽ được nhìn nhận, chấp nhận, yêu mến và sống trong cuộc đời của tất cả mọi người rửa tội, và dẫn họ đến một sự sống bí tích đầy đủ hơn”, theo Đài phát thanh Vatican.
Lòng đạo bình dân đóng một vai trò lớn trong nền văn hóa của châu Mỹ Latinh, nơi mà chẳng hạn các diễn viên hay nhạc sĩ nổi tiếng có thể tìm cách con cái họ rửa tội, mặc dù họ ít quan tâm về các khía cạnh khác của đức tin. Lòng đạo bình dân có thể được nhìn thấy trong việc đông người Đi Đàng Thánh Giá trong Mùa Chay, hay các việc đạo đức khác. Tuy nhiên các biểu hiện khác của lòng đạo này có thể hoàn toàn tách khỏi đức tin, chẳng hạn như, cách thức ở Mexico để thực hành việc “tôn sùng” cho Santa Muerte (Thần Chết).
Các thành viên Ủy ban lưu ý sự cần thiết phải công nhận vai trò của lòng đạo bình dân trong việc phúc âm hóa lục địa, nhưng cũng cần “xác định các sai lệch đã phát sinh và phải được sửa chữa."
Ủy ban dự trù đưa ra các khuyến nghị mục vụ cụ thể cho các Giám mục châu Mỹ Latinh, để “cho lòng đạo bình dân này – được ĐTC Biển Đức 16 xem là một kho tàng phong phú của châu Mỹ La tinh - sẽ được đánh giá và khuyến khích như một công cụ hợp lệ và không thể tránh trong tiến trình Tân Phúc âm hóa". (Zenit.org 6-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ĐTC nói xã hội ngày nay không còn hiểu hôn nhân là bất khả phân ly và mở ra cho sự sống
Nguyễn Trọng Đa
07:59 07/04/2011
ĐTC nói xã hội ngày nay không còn hiểu hôn nhân là bất khả phân ly và mở ra cho sự sống
Vatican - Ngày 6-4, trong cuộc tiếp kiến các Giám mục thuộc Giáo Hội Syro-Malabar của Ấn Độ nhân chuyến thăm "ad Limina Apostolorum" của các ngài cứ mỗi năm năm một lần, ĐTC Biển Đức 16 khuyến cáo rằng "các gia đình cần nhìn đến Chúa và lời cứu độ của Chúa, cho một tầm nhìn toàn diện và thật sự tích cực về mối quan hệ cuộc sống và hôn nhân, vốn rất là quan trọng cho lợi ích của toàn thể gia đình nhân loại".
Ngài nói: “Thật không may, Giáo Hội không còn có thể dựa vào sự hỗ trợ của xã hội nói chung để cổ vũ sự hiểu biết Kitô giáo về hôn nhân, như là một kết hợp lâu dài và bất khả phân ly, vốn được qui định cho sự sinh sản và thánh hóa của vợ chồng". Tuy nhiên, "các thay đổi nhanh chóng và ấn tượng" đang diễn ra trong xã hội đương đại, theo giáo huấn Công giáo về hôn nhân và gia đình, không chỉ đặt ra một "thách thức nghiêm trọng, các khả năng mới để công bố sự thật giải phóng của sứ điệp Tin Mừng, nhằm biến đổi và nâng cao mọi mối quan hệ con người". Theo ĐTC, một mục tiêu hướng đến sự chăm sóc việc huấn luyện giới trẻ là cần thiết.
Theo quan điểm này, ĐTC đã yêu cầu sự hỗ trợ của các Giám mục và Linh mục, vì một “nền giáo dục lành mạnh và đầy đủ cho người trẻ trong cách sống trinh khiết và trách nhiệm sẽ không chỉ giúp họ nắm bắt bản chất thật sự của hôn nhân, mà còn giúp ích cho nền văn hóa Ấn Độ nói chung”.
ĐTC cũng nhấn mạnh đến việc huấn luyện các tu sĩ, là những người đóng vai trò chủ đạo, ngay cả ở Ấn Độ, cho nhiều công tác có giá trị về giáo dục và từ thiện. Ngài nói thêm: “Giáo hội nhấn mạnh rằng việc chuẩn bị cho lời khấn tu sĩ sẽ được đánh dấu bằng sự phân định lâu dài và thận trọng, với mục tiêu là đảm bảo, trước khi khấn trọn đời, mỗi ứng sinh bén rễ chắc chắn trong Chúa Kitô, vững chắc trong khả năng của mình, vì một cam kết chân thật và vui tươi trong hồng ân tự hiến cho Chúa Kitô và Giáo Hội". Phát biểu với các Giám mục của một Giáo hội vốn cho rằng vị sáng lập là thánh tông đồ Tôma và có hơn ba triệu tín hữu, đặc biệt là ở Kerala (Ấn Độ), ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ vụ hiệp nhất. Ngài nói thêm: “Trách nhiệm này là đặc biệt quan trọng trong một đất nước như Ấn Độ, nơi nó phản ánh sự hiệp nhất của Giáo Hội trong sự đa dạng phong phú của các lễ nghi và truyền thống của nó". (AsiaNews 7-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vatican - Ngày 6-4, trong cuộc tiếp kiến các Giám mục thuộc Giáo Hội Syro-Malabar của Ấn Độ nhân chuyến thăm "ad Limina Apostolorum" của các ngài cứ mỗi năm năm một lần, ĐTC Biển Đức 16 khuyến cáo rằng "các gia đình cần nhìn đến Chúa và lời cứu độ của Chúa, cho một tầm nhìn toàn diện và thật sự tích cực về mối quan hệ cuộc sống và hôn nhân, vốn rất là quan trọng cho lợi ích của toàn thể gia đình nhân loại".
Theo quan điểm này, ĐTC đã yêu cầu sự hỗ trợ của các Giám mục và Linh mục, vì một “nền giáo dục lành mạnh và đầy đủ cho người trẻ trong cách sống trinh khiết và trách nhiệm sẽ không chỉ giúp họ nắm bắt bản chất thật sự của hôn nhân, mà còn giúp ích cho nền văn hóa Ấn Độ nói chung”.
ĐTC cũng nhấn mạnh đến việc huấn luyện các tu sĩ, là những người đóng vai trò chủ đạo, ngay cả ở Ấn Độ, cho nhiều công tác có giá trị về giáo dục và từ thiện. Ngài nói thêm: “Giáo hội nhấn mạnh rằng việc chuẩn bị cho lời khấn tu sĩ sẽ được đánh dấu bằng sự phân định lâu dài và thận trọng, với mục tiêu là đảm bảo, trước khi khấn trọn đời, mỗi ứng sinh bén rễ chắc chắn trong Chúa Kitô, vững chắc trong khả năng của mình, vì một cam kết chân thật và vui tươi trong hồng ân tự hiến cho Chúa Kitô và Giáo Hội". Phát biểu với các Giám mục của một Giáo hội vốn cho rằng vị sáng lập là thánh tông đồ Tôma và có hơn ba triệu tín hữu, đặc biệt là ở Kerala (Ấn Độ), ĐTC Biển Đức 16 nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ vụ hiệp nhất. Ngài nói thêm: “Trách nhiệm này là đặc biệt quan trọng trong một đất nước như Ấn Độ, nơi nó phản ánh sự hiệp nhất của Giáo Hội trong sự đa dạng phong phú của các lễ nghi và truyền thống của nó". (AsiaNews 7-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Cựu trùm cộng sản Ba Lan đổ tội cho Hồi Giáo quá khích ám sát ĐGH Gioan Phaolô II
Nguyễn Long Thao
10:20 07/04/2011
Cựu trùm cộng sản Ba Lan đổ tội cho Hồi Giáo quá khích ám sát ĐGH Gioan Phaolô II
Warsaw.- Vào ngày 1tháng 5 năm 2011, Giáo Hội Công Giáo sẽ phong chân phước cho ĐGH Gioan Phaolô II. Nhân dịp này, tờ Jezus, cơ quan ngôn luận của Giáo Hội Công Giáo Ba Lan, đã phỏng vấn tướng Wojciech Jaruzelski, nhà lãnh đạo cuối cùng của đảng Công Sản Ba Lan về việc ai đã chủ mưu ám sát ĐGH Gioan Phaolô II tại quảng trường Thánh Phêrô vào năm 1981.
Cựu trùm Cộng Sản Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski, nói với tờ Jezus rằng chính những người Hồi Giáo quá khích đã là thủ phạm trong vụ ám sát ĐGH Gioan Phaolô II tại quảng trường thánh Phêrô vì họ hận thù ĐGH, coi Ngài là một nhà lãnh đạo của thập tự quân.
Lời tuyên bố trên đây của tướng Wojciech Jaruzelski đi ngược lại với kết quả các cuộc điều tra chính thức của quốc tế rằng chính cộng sản Nga Sô Viết đã chủ mưu ám sát ĐGH, được sự hỗ trợ của Cộng Sản Bulgaria và được thi hành do một người Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Agca.
Cuộc điều tra quốc tế nói trên cũng giải thích lý do Cộng Sản Nga Sô Viết muốn ám sát chết ĐGH vì Ngài đã ủng hộ cao trào đòi dân chủ mà cụ thể là công khai hỗ trợ cho phong trào Công Đoàn Đoàn Kết tại Ba Lan do ông Lech Walesa lãnh đạo.
Để chạy tội cho cộng sản quốc tế, tướng Wojciech Jaruzelski còn kể rằng trong chuyến viếng thăm của ông đến Bulgaria vào năm 1982 hay 1983, ông đã hỏi Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản nước này là Todor Zhivkov, rằng có dấu tích mật nào của Bulgaria trong vụ ám sát ĐGH không?
Tổng Bí Thư Cộng Sản Bulgaria trả lời: “Đồng chí Jaruzelski, ông coi chúng tôi là một lũ khờ dại sao, ông nghĩ rằng chúng tôi để cho Antonov giữ chức vụ đó nếu quả thực ông ta dính líu vào vụ ám sát ĐGH”.
Cựu trùm Wojciech Jaruzelski còn đưa ra một kết luận đầy hỏa mù. Ông nói:" Còn nhiều quốc gia và nhiều lực lượng khác muốn sát hại ĐGH nhưng điều đó không có nghiã là họ đã ra lệnh cho Ali Agca giết ĐGH”.
Hiện nay, đa số dân chúng Ba Lan đều tin rằng Cộng Sản đã chủ mưu trong vụ ám sát ĐGH Gioan Phaolô II.
Theo lời bình luận của tờ Daily Mail trong số phát hành ngày 6 tháng 4 tại Anh Quốc thì lời tuyên bố trên đây của tướng Wojciech Jaruzelski nhằm mục đích chạy tội cho Cộng Sản quốc tế, đồng thời gây thêm hỏa mù trong dư luận quần chúng Ba Lan đang có phong trào học hỏi gương sống đạo của vị Cố Giáo Hoàng thời danh của dân tộc Ba Lan.
Cuối cùng tờ Jezus hỏi cựu tướng Wojciech Jaruzelski rằng ông có dự tính sang Roma vào ngày 1 tháng 5 này để dự lễ phong chân phước cho ĐGH Gioan không?
Tướng Wojciech Jaruzelski trả lời: ” Tôi đang bị bệnh ung thư vào giai đoạn cuối, đang phải trị bệnh nên không đi đâu cả”.
Nguyễn Long Thao
Warsaw.- Vào ngày 1tháng 5 năm 2011, Giáo Hội Công Giáo sẽ phong chân phước cho ĐGH Gioan Phaolô II. Nhân dịp này, tờ Jezus, cơ quan ngôn luận của Giáo Hội Công Giáo Ba Lan, đã phỏng vấn tướng Wojciech Jaruzelski, nhà lãnh đạo cuối cùng của đảng Công Sản Ba Lan về việc ai đã chủ mưu ám sát ĐGH Gioan Phaolô II tại quảng trường Thánh Phêrô vào năm 1981.
Lời tuyên bố trên đây của tướng Wojciech Jaruzelski đi ngược lại với kết quả các cuộc điều tra chính thức của quốc tế rằng chính cộng sản Nga Sô Viết đã chủ mưu ám sát ĐGH, được sự hỗ trợ của Cộng Sản Bulgaria và được thi hành do một người Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Agca.
Cuộc điều tra quốc tế nói trên cũng giải thích lý do Cộng Sản Nga Sô Viết muốn ám sát chết ĐGH vì Ngài đã ủng hộ cao trào đòi dân chủ mà cụ thể là công khai hỗ trợ cho phong trào Công Đoàn Đoàn Kết tại Ba Lan do ông Lech Walesa lãnh đạo.
Để chạy tội cho cộng sản quốc tế, tướng Wojciech Jaruzelski còn kể rằng trong chuyến viếng thăm của ông đến Bulgaria vào năm 1982 hay 1983, ông đã hỏi Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản nước này là Todor Zhivkov, rằng có dấu tích mật nào của Bulgaria trong vụ ám sát ĐGH không?
Tổng Bí Thư Cộng Sản Bulgaria trả lời: “Đồng chí Jaruzelski, ông coi chúng tôi là một lũ khờ dại sao, ông nghĩ rằng chúng tôi để cho Antonov giữ chức vụ đó nếu quả thực ông ta dính líu vào vụ ám sát ĐGH”.
Cựu trùm Wojciech Jaruzelski còn đưa ra một kết luận đầy hỏa mù. Ông nói:" Còn nhiều quốc gia và nhiều lực lượng khác muốn sát hại ĐGH nhưng điều đó không có nghiã là họ đã ra lệnh cho Ali Agca giết ĐGH”.
Hiện nay, đa số dân chúng Ba Lan đều tin rằng Cộng Sản đã chủ mưu trong vụ ám sát ĐGH Gioan Phaolô II.
Theo lời bình luận của tờ Daily Mail trong số phát hành ngày 6 tháng 4 tại Anh Quốc thì lời tuyên bố trên đây của tướng Wojciech Jaruzelski nhằm mục đích chạy tội cho Cộng Sản quốc tế, đồng thời gây thêm hỏa mù trong dư luận quần chúng Ba Lan đang có phong trào học hỏi gương sống đạo của vị Cố Giáo Hoàng thời danh của dân tộc Ba Lan.
Cuối cùng tờ Jezus hỏi cựu tướng Wojciech Jaruzelski rằng ông có dự tính sang Roma vào ngày 1 tháng 5 này để dự lễ phong chân phước cho ĐGH Gioan không?
Tướng Wojciech Jaruzelski trả lời: ” Tôi đang bị bệnh ung thư vào giai đoạn cuối, đang phải trị bệnh nên không đi đâu cả”.
Nguyễn Long Thao
Viết bài suy niệm cho Đức Thánh Cha, một nữ tu nói lên tiếng nói của các trẻ em bị bạo hành
Bùi Hữu Thư
18:24 07/04/2011
VATICAN CITY (CNS) -- Nữ tu Dòng Kín Âu Tinh, người đã viết các vài suy niệm cho Đàng Thánh Giá của Đức Thánh Cha Benedict XVI, nói bà cố gắng dùng tinh thần giản dị để đem lại tiếng nói cho các trẻ em đã bị bạo hành trong giáo hội và bên ngoài đời.
Mẹ Maria Rita Piccione, Chủ Tịch các Hội Dòng Nữ Tu Âu Tinh nói với Radio Vatican là bà muốn "dành chỗ trong kinh nguyện của giáo hội cho tiếng nói của các trẻ em và vị thành niên, đôi khi đã bị bạo hành, bị hãm hại và bị lạm dụng. Ở đây tôi không chỉ đề cập đến các trường hợp bạo hành đã được nói đến quá nhiều, vì vấn đề to lớn hơn và ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại."
Đức Thánh Cha Benedict chọn nữ tu Âu Tinh này để viết các bài suy niệm sẽ được đọc ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, 22 tháng Tư, khi ngài hướng dẫn các chặng đàng Thánh Giá tại Hý Trường Colosseum ở Rôma.
Mẹ Piccione nói với đài Radio Vatican ngày 5 tháng Tư là bà cố gắng suy niệm tại mỗi chặng của đoạn đường khổ nạn của Chúa Giêsu trên bình diện "không những của một tín hữu, mà còn của tất cả mọi người. Cái nhìn và sự lắng nghe của tôi dừng lại ở tầm mức này: tầm mức của trái tim nhân loại... vì ở đây y như một phòng thí nghiệm nơi định mệnh của những gì xẩy ra trên một lãnh vực quốc tế sẽ được quyết định."
Bà nói, bà hy vọng qua các bài suy niệm của bà, trái tim của tất cả những ai lắng nghe sẽ được đánh động và họ sẽ công nhận không những trách nhiệm của họ về tội lỗi của mình, nhưng còn về sự việc Thiên Chúa đã ban tặng cho mỗi con người biết bao nhiêu ân sủng qua Đức Giêsu.
Trong một cuộc phỏng vấn khác dành cho báo L'Osservatore Romano, tờ báo của Vatican, bà nói là trong khi viết các bài suy niệm, bà chăm chú ngắm con ó bằng gỗ đặt trên bàn viết của bà.
Bà nói: "Nhìn con ó này, suy nghĩ về khả năng nhìn được trong bóng đêm, tôi thấy niềm hy vọng là chìa khóa đúng nhất cho các bài suy niệm tôi đề nghị. Nó biểu hiệu cho màn đêm, do đó cần phải tìm gương mặt của Thiên Chúa vì Người soi sáng ngay cả những bóng tối dầy đặc nhất."
Giám chức Vatican kêu gọi đoàn kết với thuyền nhân châu Phi
Nguyễn Trọng Đa
20:22 07/04/2011
Giám chức Vatican kêu gọi đoàn kết với thuyền nhân châu Phi
Roma – Trong khi hàng ngàn người tị nạn chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn ở Bắc Phi đến các bờ biển an bình hơn của châu Âu, Vatican đang kêu gọi người châu Âu hãy đón tiếp họ và chứng tỏ sự quan tâm đến hoàn cảnh của họ.
Đảo Lampedusa, tuy nhỏ nhưng có nhiều dân ở của Ý, đã trở thành một cửa ngõ vào châu Âu cho người Bắc Phi chạy trốn tình trạng bất ổn. Đảo này là một trong những ngõ đến châu Âu của người Libya, người Tunisia và người Eritrean, khi họ đến đông đúc trong những ngày gần đây.
Tùy thuộc vào thời tiết, các chuyến đi có thể gặp nhiều nguy hiểm. Ngày 5-4, biển động với gió mạnh làm rung chuyển các chiếc thuyền mỏng manh với sóng cao hơn 3m, đánh chìm một thuyền lớn chở khoảng 250 người. Hơn 50 người đã được cứu vớt, nhưng nhiều người đã thiệt mạng và 150 người vẫn còn mất tích.
Thảm họa buộc có lời phản hồi từ phát ngôn viên Vatican, linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên, người đã nói rằng tình hình đã khiến ĐTC Biển Đức 16 quan tâm và cầu nguyện, vì Ngài "vô cùng bối rối" bởi các sự kiện ấy.
Trong số hơn 20.000 người tị nạn và di dân đã đến các bờ biển nước Ý kể từ tháng Giêng năm nay, chỉ khoảng 2.000 người được lên bờ mà thôi.
Số người đông đúc đã áp đảo cách nhanh chóng hệ thống được thiết kế để tiếp nhận người tị nạn, buộc chính quyền phải hạn chế việc xét hồ sơ, duy trì cuộc sống hằng ngày trên đảo và ngăn chặn nhập cư. Việc cư dân của đảo này phản đối nhằm kêu gọi sự can thiệp hiệu qủa của chính phủ đã khiến thủ tướng Silvio Berlusconi có chuyến thăm làm việc ở đảo.
Do dòng người đến đông, chính phủ Ý quyết định cấp giấy phép tạm trú ba tháng cho những ngưới mới đến, trước khi họ phải đối mặt với triển vọng hồi hương hoặc xin giấy phép gia hạn.
Theo các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Ý và Vatican, phần còn lại của châu Âu cũng cần phải nghĩ đến những gì đang bị đe dọa và có một trách nhiệm lớn hơn trong tiến trình.
Một Giám mục đảo Sicily nói với Đài phát thanh Vatican ngày 7-4 rằng, đối với người chết, chính sự “dửng dưng” chứ không phải biển động là điều đáng trách cho các khó khăn của người di cư và người tị nạn.
Châu Âu cần phải suy nghĩ nghiêm túc về sự gì có ý nghĩa cho người tị nạn nếu họ ở lại trong khu vực mà từ đó họ chạy trốn, Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Veglio nói như thế với Đài phát thanh Vatican.
Đức Tổng Giám mục Veglio là chủ tịch của Hội đồng Tòa thánh đặc trách việc chăm sóc mục vụ cho người di dân và du mục, và cũng là người thành thạo trong các tình huống liên quan đến tình trạng di chuyển vượt biên giới.
Ngài nói : “Đối với người tị nạn Libya nói riêng, châu Âu phải có trách nhiệm chu toàn các nghĩa vụ bảo vệ người tị nạn, và chứng minh ý nghĩa thực sự của tình đoàn kết và chia sẻ".
Một số vùng của Ý tỏ ra cứng rắn trong việc không đón nhận người tị nạn vì lý do kinh tế, nhưng, theo Đức Tổng Giám mục Veglio, quốc gia miền nam châu Âu này có thể giải quyết dòng người tị nạn. Ngài cho biết trong năm 2010, nước Hà Lan nhỏ bé hơn đã tiếp nhận gấp đôi số người tị nạn so với nước Ý.
Theo ngài, không nên có vấn đề về việc tiếp nhận người Libya, vì họ đang chạy trốn khỏi một "khu vực chiến tranh" được Liên Hợp Quốc xác nhận. Ngài cũng lưu ý rằng người Tunisia có thể đáng hưởng qui chế tị nạn, tùy vào hoàn cảnh của từng người. (CNA/EWTN News 7-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Roma – Trong khi hàng ngàn người tị nạn chạy trốn khỏi tình trạng bất ổn ở Bắc Phi đến các bờ biển an bình hơn của châu Âu, Vatican đang kêu gọi người châu Âu hãy đón tiếp họ và chứng tỏ sự quan tâm đến hoàn cảnh của họ.
Người tị nạn trên đảo Ý Lampedusa |
Tùy thuộc vào thời tiết, các chuyến đi có thể gặp nhiều nguy hiểm. Ngày 5-4, biển động với gió mạnh làm rung chuyển các chiếc thuyền mỏng manh với sóng cao hơn 3m, đánh chìm một thuyền lớn chở khoảng 250 người. Hơn 50 người đã được cứu vớt, nhưng nhiều người đã thiệt mạng và 150 người vẫn còn mất tích.
Thảm họa buộc có lời phản hồi từ phát ngôn viên Vatican, linh mục Federico Lombardi, Dòng Tên, người đã nói rằng tình hình đã khiến ĐTC Biển Đức 16 quan tâm và cầu nguyện, vì Ngài "vô cùng bối rối" bởi các sự kiện ấy.
Trong số hơn 20.000 người tị nạn và di dân đã đến các bờ biển nước Ý kể từ tháng Giêng năm nay, chỉ khoảng 2.000 người được lên bờ mà thôi.
Số người đông đúc đã áp đảo cách nhanh chóng hệ thống được thiết kế để tiếp nhận người tị nạn, buộc chính quyền phải hạn chế việc xét hồ sơ, duy trì cuộc sống hằng ngày trên đảo và ngăn chặn nhập cư. Việc cư dân của đảo này phản đối nhằm kêu gọi sự can thiệp hiệu qủa của chính phủ đã khiến thủ tướng Silvio Berlusconi có chuyến thăm làm việc ở đảo.
Do dòng người đến đông, chính phủ Ý quyết định cấp giấy phép tạm trú ba tháng cho những ngưới mới đến, trước khi họ phải đối mặt với triển vọng hồi hương hoặc xin giấy phép gia hạn.
Theo các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Ý và Vatican, phần còn lại của châu Âu cũng cần phải nghĩ đến những gì đang bị đe dọa và có một trách nhiệm lớn hơn trong tiến trình.
Một Giám mục đảo Sicily nói với Đài phát thanh Vatican ngày 7-4 rằng, đối với người chết, chính sự “dửng dưng” chứ không phải biển động là điều đáng trách cho các khó khăn của người di cư và người tị nạn.
Châu Âu cần phải suy nghĩ nghiêm túc về sự gì có ý nghĩa cho người tị nạn nếu họ ở lại trong khu vực mà từ đó họ chạy trốn, Đức Tổng Giám Mục Antonio Maria Veglio nói như thế với Đài phát thanh Vatican.
Đức Tổng Giám mục Veglio là chủ tịch của Hội đồng Tòa thánh đặc trách việc chăm sóc mục vụ cho người di dân và du mục, và cũng là người thành thạo trong các tình huống liên quan đến tình trạng di chuyển vượt biên giới.
Ngài nói : “Đối với người tị nạn Libya nói riêng, châu Âu phải có trách nhiệm chu toàn các nghĩa vụ bảo vệ người tị nạn, và chứng minh ý nghĩa thực sự của tình đoàn kết và chia sẻ".
Một số vùng của Ý tỏ ra cứng rắn trong việc không đón nhận người tị nạn vì lý do kinh tế, nhưng, theo Đức Tổng Giám mục Veglio, quốc gia miền nam châu Âu này có thể giải quyết dòng người tị nạn. Ngài cho biết trong năm 2010, nước Hà Lan nhỏ bé hơn đã tiếp nhận gấp đôi số người tị nạn so với nước Ý.
Theo ngài, không nên có vấn đề về việc tiếp nhận người Libya, vì họ đang chạy trốn khỏi một "khu vực chiến tranh" được Liên Hợp Quốc xác nhận. Ngài cũng lưu ý rằng người Tunisia có thể đáng hưởng qui chế tị nạn, tùy vào hoàn cảnh của từng người. (CNA/EWTN News 7-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Top Stories
Study of St. Peter’s basilica dome reveals hidden construction techniques
AP
08:33 07/04/2011
VATICAN CITY - Vatican researchers have scaled the cupola atop St. Peter’s Basilica to use high-tech tools to study the dome’s innards and found the structure to be more sturdily built than experts had long believed, the Vatican’s newspaper said Tuesday.
The research, conducted by two members of the basilica’s engineering and maintenance department, “does not only allow us to discover the materials and techniques used for the construction, but it allows us to learn its actual state of health,” L’Osservatore Romano wrote.
It said the research found that the 16th-century equivalent of today’s reinforcement concrete was used to construct the dome, which was largely based on a design by Michelangelo.
Before the project began, researchers combed art historians’ writings, but concluded they “presented numerous inaccuracies,” since much was based on either oral tradition or on accounts that were never verified, L’Osservatore said.
The basilica office was closed for the day, and the researchers could not be reached for elaboration.
One of the researchers climbed the dome “like an Alpine mountaineer,” and, armed with geo-radar, discovered seven internal iron rings used to hold the travertine stone together, the report said. Scholars, using centuries-old documents, had thought only two rings were used to girdle the structure, it added.
The Vatican says the dome, topped by a cross which towers 136.5 metres) above the ground, seems to have been even more sturdily constructed than long believed.
Using techniques of the latter 16th century, the builders “used a system of reinforcement similar to modern reinforced concrete,” the researchers concluded, according to L’Osservatore.
Iron chains, set at various heights, helped reinforce the stability of the cupola, to the likely relief of countless tourists who have made the dizzying climb inside the dome to admire the view from the top.
L’Osservatore said researcher Marta Carusi, scanning the dome’s walls with a geo-radar device, determined “the exact position of girdling rings, bars and chains” used to keep the dome stable.
“Hidden inside the walls, these materials weren’t able to be pinpointed and the memory of (their use in construction) had been lost,” the paper said.
The geo-radar exam, which involves electromagnetic impulses and echoes, allowed experts to find many more metallic underpinnings than long believed, the paper said.
(Source: http://www.thespec.com/news/world/article/513246--study-of-st-peter-s-basilica-dome-reveals-hidden-construction-techniques)
The research, conducted by two members of the basilica’s engineering and maintenance department, “does not only allow us to discover the materials and techniques used for the construction, but it allows us to learn its actual state of health,” L’Osservatore Romano wrote.
It said the research found that the 16th-century equivalent of today’s reinforcement concrete was used to construct the dome, which was largely based on a design by Michelangelo.
Before the project began, researchers combed art historians’ writings, but concluded they “presented numerous inaccuracies,” since much was based on either oral tradition or on accounts that were never verified, L’Osservatore said.
The basilica office was closed for the day, and the researchers could not be reached for elaboration.
One of the researchers climbed the dome “like an Alpine mountaineer,” and, armed with geo-radar, discovered seven internal iron rings used to hold the travertine stone together, the report said. Scholars, using centuries-old documents, had thought only two rings were used to girdle the structure, it added.
The Vatican says the dome, topped by a cross which towers 136.5 metres) above the ground, seems to have been even more sturdily constructed than long believed.
Using techniques of the latter 16th century, the builders “used a system of reinforcement similar to modern reinforced concrete,” the researchers concluded, according to L’Osservatore.
Iron chains, set at various heights, helped reinforce the stability of the cupola, to the likely relief of countless tourists who have made the dizzying climb inside the dome to admire the view from the top.
L’Osservatore said researcher Marta Carusi, scanning the dome’s walls with a geo-radar device, determined “the exact position of girdling rings, bars and chains” used to keep the dome stable.
“Hidden inside the walls, these materials weren’t able to be pinpointed and the memory of (their use in construction) had been lost,” the paper said.
The geo-radar exam, which involves electromagnetic impulses and echoes, allowed experts to find many more metallic underpinnings than long believed, the paper said.
(Source: http://www.thespec.com/news/world/article/513246--study-of-st-peter-s-basilica-dome-reveals-hidden-construction-techniques)
In Vietnam seminarians forced to study how to defend Communist Party
Asia-News
17:42 07/04/2011
A "pilot program” for 191 students confirms the attitude of the government that while in recent years has expanded opportunities for access to the seminaries, continues its policy of control and interference in an attempt to indoctrinate, along Chinese lines, and bring Vietnamese Catholics under full control.
Hanoi (AsiaNews) - On 6 April, the newspaper Dai Doan Ket (Great Unity), voice of the Vietnamese Patriotic Front, published the news that "more than 191 seminarians in St. Quy , Can Tho province (see photo) started a pilot program with national security, which will run until 8 May". "The seminarians will be educated on the views, perspectives and policies of the Communist Party and State on grounds of national security and religious policies of the Party."
The news confirms the attitude of the government which in recent years has expanded opportunities for access to seminaries while also continuing its political control and interference and in an attempt to indoctrinate, along Chinese lines, and bring Vietnamese Catholics under full control.
Students who take part in the "pilot program" in fact "will investigate the responsibilities of the Catholic clergy to prevent and disrupt any attempt by hostile forces to overthrow the government through riots and social upheavals or through 'peaceful evolution'." The latter definition, only the exclusively used by the regime leadership and press reflects the regime’s fear that closer ties with the West could lead to a political liberalization that the Party would not be able to control.
For this reason the government is closely following priests formation and intervenes heavily.
In a way, this attitude is a result of the opening in recent years with regard to access to the seminaries. Since 2005, the St. Joseph Major Seminary in Hanoi may allow the entry of new students every year, instead of every two or three, the St. Joseph Major Seminary in Ho Chi Minh City, reopened in 1986 after a closure lasting 11 years, from 2007 it enjoys the same privilege. The latest statistical data for 2009, show that young men studying in the six major seminaries in the country have risen from 1,580 in 2002 to 2,186 in 2009.
For decades, the seminar teaching of Marxism-Leninism was compulsory: prior to ordination certain tests were required, such as Marxist Philosophy and History of the Vietnamese Communist Party. Even today a knowledge of politics is required.
In this context, the article "Card. Zen’s anger over Fr. Heyndrickx and Propaganda Fide’s "dialogue at all costs" published by AsiaNews has attracted great interest. Translated into Vietnamese and distributed by several Catholic sites, it appeared as a confirmation that the Vietnamese government is following the path of religious policies of China and the Vietnamese Church faces challenges similar to those facing the Church in China. Authorities slam the door on each channel for dialogue, with the exception of those who pass through the Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics, as the former archbishop of Hong Kong says, "severely lacking in due loyalty to the Pope and communion with the universal Church "to please the government.
Hanoi (AsiaNews) - On 6 April, the newspaper Dai Doan Ket (Great Unity), voice of the Vietnamese Patriotic Front, published the news that "more than 191 seminarians in St. Quy , Can Tho province (see photo) started a pilot program with national security, which will run until 8 May". "The seminarians will be educated on the views, perspectives and policies of the Communist Party and State on grounds of national security and religious policies of the Party."
The news confirms the attitude of the government which in recent years has expanded opportunities for access to seminaries while also continuing its political control and interference and in an attempt to indoctrinate, along Chinese lines, and bring Vietnamese Catholics under full control.
Students who take part in the "pilot program" in fact "will investigate the responsibilities of the Catholic clergy to prevent and disrupt any attempt by hostile forces to overthrow the government through riots and social upheavals or through 'peaceful evolution'." The latter definition, only the exclusively used by the regime leadership and press reflects the regime’s fear that closer ties with the West could lead to a political liberalization that the Party would not be able to control.
For this reason the government is closely following priests formation and intervenes heavily.
In a way, this attitude is a result of the opening in recent years with regard to access to the seminaries. Since 2005, the St. Joseph Major Seminary in Hanoi may allow the entry of new students every year, instead of every two or three, the St. Joseph Major Seminary in Ho Chi Minh City, reopened in 1986 after a closure lasting 11 years, from 2007 it enjoys the same privilege. The latest statistical data for 2009, show that young men studying in the six major seminaries in the country have risen from 1,580 in 2002 to 2,186 in 2009.
For decades, the seminar teaching of Marxism-Leninism was compulsory: prior to ordination certain tests were required, such as Marxist Philosophy and History of the Vietnamese Communist Party. Even today a knowledge of politics is required.
In this context, the article "Card. Zen’s anger over Fr. Heyndrickx and Propaganda Fide’s "dialogue at all costs" published by AsiaNews has attracted great interest. Translated into Vietnamese and distributed by several Catholic sites, it appeared as a confirmation that the Vietnamese government is following the path of religious policies of China and the Vietnamese Church faces challenges similar to those facing the Church in China. Authorities slam the door on each channel for dialogue, with the exception of those who pass through the Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics, as the former archbishop of Hong Kong says, "severely lacking in due loyalty to the Pope and communion with the universal Church "to please the government.
In Vietnam seminaristi costretti a studiare come va difeso il Partito comunista
Asia-News
17:43 07/04/2011
Un “programma pilota” per 191 studenti conferma l’atteggiamento del governo che se da un lato negli ultimi anni ha allargato la possibilità di accesso ai seminari, dall’altro prosegue nella politica di controllo e ingerenza e nel tentativo di indottrinamento, mirata, sul modello cinese, a mettere sotto il suo pieno controllo i cattolici vietnamiti.
Hanoi (AsiaNews) – Il 6 aprile, il quotidiano Dai Doan Ket (Grande unità), voce del Fronte patriottico vietnamita, ha pubblicato la notizia che “191 seminaristi del seminario maggiore di St. Quy nella rovincia di Can Tho (nella foto) hanno cominciato un programma pilota sulle sicureza nazionale, in programma fino all’8 maggio”. “I seminaristia saranno istruiti sui punti di vista, prospettive e politiche del Partito comunista e dello Stato sui fondamenti della sicurezza nazionale e sulle politiche religiose del Partito”.
La notizia conferma l’atteggiamento del governo che se da un lato negli ultimi anni ha allargato la possibilità di accesso ai seminari, dall’altro prosegue nella politica di controllo e ingerenza e nel tentativo di indottrinamento, mirata, sul modello cinese, a mettere sotto il suo pieno controllo i cattolici vietnamiti.
I seminaristi che prendono parte al “programma pilota”, infatti, “studieranno le responsabilità del clero cattolico a prevenire e disgregare ogni tentativo da parte di forze ostili di rovesciare il governo con tumulti e sollevazioni sociali o attraverso ‘pacifiche evoluzioni’”. Quest’ultima definizione, usta esclusivamente dalla leaderhip e dalla stampa di regime riflette il timore che raporti più stretti con l’Occidente possano liberare forze di liberalizzazione politica che il Partito non potrebbe controllare a lungo.
Per questo il governo segue con occhi attenti anche i programmi di formazione dei sacerdoti e vi interferisce pesantemente.
In certo modo, questo atteggiamento è conseguenza dell’apertura registrata negli ultimi anni nei confronti degli accessi ai seminari. Dal 2005 il seminario maggiore san Giuseppe di Hanoi può permettere l’ingresso di nuovi studenti ogni anno, invece che ogni due o tre; il seminario maggiore san Giuseppe di Ho Chi Minh City, riaperto nel 1986 dopo una chiusura durata 11 anni, dal 2007 gode dello stesso “privilegio”. I più recenti dati statistici, del 2009, mostrano che i giovani che studiano nei sei seminari maggiori del Paese sono saliti dai 1.580 del 2002 ai 2.186 del 2009.
Per decenni, nei seminari è stato obbligatorio l’insegnamento del marxismo-leninismo: prima dell’ordinazione erano richiesti alcuni esami, come Filosofia marxista o Storia del Partito comunista vietnamita. Ancora oggi si esige una conoscenza della politica.
In questo quadro, ha suscitato attenzione e ha avuto grande accoglienza l’articolo “L’ira del card. Zen sul “dialogo a tutti i costi” di p. Heyndrickx e Propaganda Fide” pubblicato da AsiaNews. Tradotto in vietnamita e diffuso da parecchi siti cattolici, esso è apparso come una conferma che il governo vietnamita sta seguendo la strada della politica religiosa cinese e che la Chiesa vietnamita si trova di fronte a sfide simili a quelle che affronta la Chiesa cinese. Le autorità sbattono la porta in faccia a ogni canale di dialogo, con l’eccezione di quelli che passano attraverso il Comitato vietnamita per la solidarietà dei cattolici che, come dice l’ex arcivescovo di Hong Kong, “mancano gravemente alla fedeltà dovuta al Papa ed alla comunione con la Chiesa universale” per compiacere il governo.
Hanoi (AsiaNews) – Il 6 aprile, il quotidiano Dai Doan Ket (Grande unità), voce del Fronte patriottico vietnamita, ha pubblicato la notizia che “191 seminaristi del seminario maggiore di St. Quy nella rovincia di Can Tho (nella foto) hanno cominciato un programma pilota sulle sicureza nazionale, in programma fino all’8 maggio”. “I seminaristia saranno istruiti sui punti di vista, prospettive e politiche del Partito comunista e dello Stato sui fondamenti della sicurezza nazionale e sulle politiche religiose del Partito”.
La notizia conferma l’atteggiamento del governo che se da un lato negli ultimi anni ha allargato la possibilità di accesso ai seminari, dall’altro prosegue nella politica di controllo e ingerenza e nel tentativo di indottrinamento, mirata, sul modello cinese, a mettere sotto il suo pieno controllo i cattolici vietnamiti.
I seminaristi che prendono parte al “programma pilota”, infatti, “studieranno le responsabilità del clero cattolico a prevenire e disgregare ogni tentativo da parte di forze ostili di rovesciare il governo con tumulti e sollevazioni sociali o attraverso ‘pacifiche evoluzioni’”. Quest’ultima definizione, usta esclusivamente dalla leaderhip e dalla stampa di regime riflette il timore che raporti più stretti con l’Occidente possano liberare forze di liberalizzazione politica che il Partito non potrebbe controllare a lungo.
Per questo il governo segue con occhi attenti anche i programmi di formazione dei sacerdoti e vi interferisce pesantemente.
In certo modo, questo atteggiamento è conseguenza dell’apertura registrata negli ultimi anni nei confronti degli accessi ai seminari. Dal 2005 il seminario maggiore san Giuseppe di Hanoi può permettere l’ingresso di nuovi studenti ogni anno, invece che ogni due o tre; il seminario maggiore san Giuseppe di Ho Chi Minh City, riaperto nel 1986 dopo una chiusura durata 11 anni, dal 2007 gode dello stesso “privilegio”. I più recenti dati statistici, del 2009, mostrano che i giovani che studiano nei sei seminari maggiori del Paese sono saliti dai 1.580 del 2002 ai 2.186 del 2009.
Per decenni, nei seminari è stato obbligatorio l’insegnamento del marxismo-leninismo: prima dell’ordinazione erano richiesti alcuni esami, come Filosofia marxista o Storia del Partito comunista vietnamita. Ancora oggi si esige una conoscenza della politica.
In questo quadro, ha suscitato attenzione e ha avuto grande accoglienza l’articolo “L’ira del card. Zen sul “dialogo a tutti i costi” di p. Heyndrickx e Propaganda Fide” pubblicato da AsiaNews. Tradotto in vietnamita e diffuso da parecchi siti cattolici, esso è apparso come una conferma che il governo vietnamita sta seguendo la strada della politica religiosa cinese e che la Chiesa vietnamita si trova di fronte a sfide simili a quelle che affronta la Chiesa cinese. Le autorità sbattono la porta in faccia a ogni canale di dialogo, con l’eccezione di quelli che passano attraverso il Comitato vietnamita per la solidarietà dei cattolici che, come dice l’ex arcivescovo di Hong Kong, “mancano gravemente alla fedeltà dovuta al Papa ed alla comunione con la Chiesa universale” per compiacere il governo.
Tin Giáo Hội Việt Nam
GXVN Paris Mừng lễ Thánh Giuse quan thầy trong suốt tháng ba 2011
Trần Văn Cảnh
07:55 07/04/2011
GXVN Paris Mừng lễ Thánh Giuse quan thầy trong suốt tháng ba 2011
1. Giáo xứ Việt Nam Paris nhận thánh Giuse là quan thầy
Chính thức hiện diện tại Pháp từ năm 1947, Giáo xứ Việt nam Paris được gọi bằng ba tên khác nhau. Từ 1947 đến 1952: Liên đoàn Công Giáo Việt Nam; Từ 1952 đến 1977: Sở Truyền Giáo Việt Nam; Từ 1977 đến nay: Giáo xứ Công Giáo Việt Nam. Bằng tiếng pháp danh xưng vẫn được dùng là La Mission Catholique Vietnamienne.
Trong Đại Hội Mục Vụ khóa 55, ngày 12.12.2010, một đề nghị đã được đưa ra. Ông Nguyễn Đình Chiểu xin hỏi Quan thầy của Giáo Xứ là Thánh nào ? Là Giuse ? Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ? Hay một thánh nào khác ? Ông Nguyễn Văn Thơm đề nghị xin nhận thánh Giuse làm quan thầy của giáo xứ, để đền ơn bốn linh mục có quan thầy là Giuse, hiện đang làm việc tại Giáo Xứ. Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh trả lời: « Quả thực chưa bao giờ nghe nói đến một thánh nào là quan thầy của giáo xứ. Xin cộng đoàn tiếp tục suy nghĩ và đề nghi. Chúng ta sẽ quyết định theo đó ». Chúa nhật đầu tháng giêng, trong phiên họp hàng tháng, Ban Thường Vụ đã quyết định xin Ban Giám Đốc chấp nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy Giáo Xứ. Trong một phiên họp hàng tuần, Ban Giám Đốc, dưới sự điều hành của Đức Ông Giám Đốc đã chấp nhận lời xin xủa Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ.
Chúa Nhật 20.02.2011, người ta đọc được, trên « Bản Thông Báo Mục Vụ » hàng tuần, mẩu tin thứ 4 công bố « Thánh Giuse là quan thầy của Giáo Xứ: Theo đề nghị của nhiều vị đại diện dịp Đại Hội Mục Vụ tháng 12 vừa qua, về việc nhận thánh Giuse làm Thánh Quan Thầy của Giáo Xứ, Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ đã hội ý lại và thấy rằng đề nghị trên đây cao đẹp và ý nghĩa. Tuy nhiên xin nói rõ một vài chi tiết:
1). Chúng ta chọn Thánh Giuse, vì Ngài là Quan Thầy của Giáo Hội hoàn vũ, và cả của Giáo Hội Việt Nam, vì nhà nguyện chúng ta dâng lễ hiện nay vốn được gọi là Nhà Nguyện Thánh Giuse (Chapelle de Saint Joseph); và vì Ngài là Quan Thầy của các Gia Đình Công Giáo mà năm nay là « Năm Gia Đình ».
2). Tuy nhiên việc nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy chỉ có tính cách « nội bộ » chứ không chính thức trên phạm vi hành chánh của Tổng Giáo Phận Paris, vì trên « Niên Giám của Tổng Giáo Phận », giáo xứ chúng ta không mang tên là « Giáo xứ Thánh Giuse », nhưng là « Giáo Xứ Việt Nam » (Paroisse Việtnamienne), giống như « Communauté Tamoul », « Communauté Chinoise »,… Hơn nữa, chúng ta sẽ mừng lễ Thánh Giuse vào ngày 19.03, chứ không phải ngày 01.05, là lễ Tháng Giuse, Quan Thầy của Liên Đới Nghdề Nghiệp ».
2. GXVN Paris mừng lễ Thánh Giuse Quan thầy trong suốt tháng ba 2011
Bản « Thông Báo Mục Vụ » cho thêm chi tiết về việc làm trong tháng Thánh Giuse và việc mừng lễ Thánh Giuse Quan Thầy Giáo Xứ như sau:
Tháng thánh Giuse:
Tuần sau chúng ta sẽ bắt đầu tháng thánh Giuse. Đặc biệt hơn mọi năm, năm nay xin mọi người quan tâm sống tháng Thánh Giuse sốt sáng hơn, mỗi người thay mặt cho Giáo Xứ đọc kinh kính Thánh Giuse mỗi ngày (Bản kinh in sẵn để trên bàn). Chung cho Giáo Xứ, chúng ta sẽ có hai Giờ Chầu Thánh Thể suy niệm về Thánh Giuse. Chủ nhật thứ hai 13.03.2011 và chủ nhật thứ bốn, 27. 03. 2011 từ 13g30-14g30.
Mừng lễ Thánh Giuse và buổi tiếp tân:
Chúng ta sẽ mừng lễ Thánh Giuse vào chủ nhật thứ 2 Mùa Chay, thay vì thứ bảy (đúng ngày lễ). Riêng buổi tiếp tân: Nghĩ rằng, lễ Thánh Giuse cũng là lễ quan thày của các gia đình công giáo, nên Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ muốn xin các gia đình góp phần vào buổi tiếp tân sau Thánh Lễ 11g30. Sẽ có một ban phối hợp, đứng đầu là cha Trần Anh Dũng, rồi cha Nguyễn Thanh
Điển, chị Trần Kim Chi và anh Vũ Đình Hảo. Ban phối hợp sẽ vận động, xin mỗi gia đình tùy hỉ góp các món ăn (xôi, chả giò, bánh…) cho buổi tiếp tân… Đại cương là như thế, còn chi tìết thì Ban Phối Hợp sẽ thông báo sau.
Trong suốt tháng ba 2011, mọi việc đã diễn ra đúng như chương trình đã dự liệu:
1- Đọc « Kinh Thánh Giuse Quan thầy GXVN Paris » mỗi ngày chúa nhật, trong các thánh lễ, sau rước lễ.
2- Làm hai giờ chầu Thánh Thể, chúa nhật 13 và 27/03/2011, suy niệm về Thánh Giuse, theo bài giảng của ĐGH Phaolô VI tại Vương Cung Thánh Đường Phánh Phêrô, ngày lễ Thánh Giuse 19.03.1969.
3- Đại lễ Thánh Giuse Quan Thầy, cử hành vào chúa nhật 20.03.2011. Trong thánh lễ này, Đức ông đã lấy lại tư tưởng của ĐGH Phaolô VI, mà chia sẻ phúc âm về 2 ý tưởng: Thánh Giuse có những nhân đức nổi bật như công chính, mau mắn đón nhận và can đảm thực thi thánh ý Chúa. Ngài đáng làm mẫu gương sống đạo cho mọi người tín hữu thời nay. Và kết luận: « Chúng ta có thể nói: « Người đầu tiên đã chiêm ngắm đời sống và đã noi gương nhân đức của Thánh Giuse là chính húa Giêsu ».
4- Tiệc mừng Thánh Giuse Quan thầy, tổ chức ngay sau thánh lễ, với sự góp phần của mọi thành phần trong giáo xứ. Người góp công tổ chức, dọn bàn, tiếp tân, phân chia, dọn dẹp; kẻ góp của, mang đến chả giò, chả lụa, chả quế, xôi xanh, xôi vàng, xọi đỏ, bánh ích trần, bánh pâté chaud, …
Sự vui vẻ hiện rõ trên nét mặt mỗi người. Sự hiệp nhất trông thấy !
Bài ca « Hãy đến cùng Giuse » vang vọng lại những lời thúc dục và cầu xin: « Hãy đến cùng Giuse, hãy đến cùng đấng bảo hộ, vì Người hằng luôn yêu thương chở che. Hãy đến, Hãy đến, Hãy đến cùng Giuse, Đấng dắt dìu ta đi tới quê bình an ngóng chờ.
Xưa trên đường di cư Người đã bảo vệ Đức Mẹ, bảo vệ Con Thiên Chúa vượt thoát bao nỗi hiểm nguy. Ngày nay chúng con khốn đốn trên đường dương thế, gian nan trăm bề, kgấn xin Người đoái thương độ trì.
Hãy đến cùng Giuse, Hãy đến,….
Paris, ngày 07 tháng 04 năm 2011
Trần Văn Cảnh
1. Giáo xứ Việt Nam Paris nhận thánh Giuse là quan thầy
Trong Đại Hội Mục Vụ khóa 55, ngày 12.12.2010, một đề nghị đã được đưa ra. Ông Nguyễn Đình Chiểu xin hỏi Quan thầy của Giáo Xứ là Thánh nào ? Là Giuse ? Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ? Hay một thánh nào khác ? Ông Nguyễn Văn Thơm đề nghị xin nhận thánh Giuse làm quan thầy của giáo xứ, để đền ơn bốn linh mục có quan thầy là Giuse, hiện đang làm việc tại Giáo Xứ. Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh trả lời: « Quả thực chưa bao giờ nghe nói đến một thánh nào là quan thầy của giáo xứ. Xin cộng đoàn tiếp tục suy nghĩ và đề nghi. Chúng ta sẽ quyết định theo đó ». Chúa nhật đầu tháng giêng, trong phiên họp hàng tháng, Ban Thường Vụ đã quyết định xin Ban Giám Đốc chấp nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy Giáo Xứ. Trong một phiên họp hàng tuần, Ban Giám Đốc, dưới sự điều hành của Đức Ông Giám Đốc đã chấp nhận lời xin xủa Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ.
1). Chúng ta chọn Thánh Giuse, vì Ngài là Quan Thầy của Giáo Hội hoàn vũ, và cả của Giáo Hội Việt Nam, vì nhà nguyện chúng ta dâng lễ hiện nay vốn được gọi là Nhà Nguyện Thánh Giuse (Chapelle de Saint Joseph); và vì Ngài là Quan Thầy của các Gia Đình Công Giáo mà năm nay là « Năm Gia Đình ».
2). Tuy nhiên việc nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy chỉ có tính cách « nội bộ » chứ không chính thức trên phạm vi hành chánh của Tổng Giáo Phận Paris, vì trên « Niên Giám của Tổng Giáo Phận », giáo xứ chúng ta không mang tên là « Giáo xứ Thánh Giuse », nhưng là « Giáo Xứ Việt Nam » (Paroisse Việtnamienne), giống như « Communauté Tamoul », « Communauté Chinoise »,… Hơn nữa, chúng ta sẽ mừng lễ Thánh Giuse vào ngày 19.03, chứ không phải ngày 01.05, là lễ Tháng Giuse, Quan Thầy của Liên Đới Nghdề Nghiệp ».
2. GXVN Paris mừng lễ Thánh Giuse Quan thầy trong suốt tháng ba 2011
Tháng thánh Giuse:
Tuần sau chúng ta sẽ bắt đầu tháng thánh Giuse. Đặc biệt hơn mọi năm, năm nay xin mọi người quan tâm sống tháng Thánh Giuse sốt sáng hơn, mỗi người thay mặt cho Giáo Xứ đọc kinh kính Thánh Giuse mỗi ngày (Bản kinh in sẵn để trên bàn). Chung cho Giáo Xứ, chúng ta sẽ có hai Giờ Chầu Thánh Thể suy niệm về Thánh Giuse. Chủ nhật thứ hai 13.03.2011 và chủ nhật thứ bốn, 27. 03. 2011 từ 13g30-14g30.
Mừng lễ Thánh Giuse và buổi tiếp tân:
Chúng ta sẽ mừng lễ Thánh Giuse vào chủ nhật thứ 2 Mùa Chay, thay vì thứ bảy (đúng ngày lễ). Riêng buổi tiếp tân: Nghĩ rằng, lễ Thánh Giuse cũng là lễ quan thày của các gia đình công giáo, nên Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ muốn xin các gia đình góp phần vào buổi tiếp tân sau Thánh Lễ 11g30. Sẽ có một ban phối hợp, đứng đầu là cha Trần Anh Dũng, rồi cha Nguyễn Thanh
Trong suốt tháng ba 2011, mọi việc đã diễn ra đúng như chương trình đã dự liệu:
1- Đọc « Kinh Thánh Giuse Quan thầy GXVN Paris » mỗi ngày chúa nhật, trong các thánh lễ, sau rước lễ.
2- Làm hai giờ chầu Thánh Thể, chúa nhật 13 và 27/03/2011, suy niệm về Thánh Giuse, theo bài giảng của ĐGH Phaolô VI tại Vương Cung Thánh Đường Phánh Phêrô, ngày lễ Thánh Giuse 19.03.1969.
3- Đại lễ Thánh Giuse Quan Thầy, cử hành vào chúa nhật 20.03.2011. Trong thánh lễ này, Đức ông đã lấy lại tư tưởng của ĐGH Phaolô VI, mà chia sẻ phúc âm về 2 ý tưởng: Thánh Giuse có những nhân đức nổi bật như công chính, mau mắn đón nhận và can đảm thực thi thánh ý Chúa. Ngài đáng làm mẫu gương sống đạo cho mọi người tín hữu thời nay. Và kết luận: « Chúng ta có thể nói: « Người đầu tiên đã chiêm ngắm đời sống và đã noi gương nhân đức của Thánh Giuse là chính húa Giêsu ».
Sự vui vẻ hiện rõ trên nét mặt mỗi người. Sự hiệp nhất trông thấy !
Bài ca « Hãy đến cùng Giuse » vang vọng lại những lời thúc dục và cầu xin: « Hãy đến cùng Giuse, hãy đến cùng đấng bảo hộ, vì Người hằng luôn yêu thương chở che. Hãy đến, Hãy đến, Hãy đến cùng Giuse, Đấng dắt dìu ta đi tới quê bình an ngóng chờ.
Xưa trên đường di cư Người đã bảo vệ Đức Mẹ, bảo vệ Con Thiên Chúa vượt thoát bao nỗi hiểm nguy. Ngày nay chúng con khốn đốn trên đường dương thế, gian nan trăm bề, kgấn xin Người đoái thương độ trì.
Hãy đến cùng Giuse, Hãy đến,….
Paris, ngày 07 tháng 04 năm 2011
Trần Văn Cảnh
Sinh viên với những “ căn bệnh chủ nghĩa ” của thời đại
J.B Lê Đình Nam
08:27 07/04/2011
Trong 2 ngày tĩnh tâm tại Đan viện Châu Sơn, chúng ta rất vinh dự và vui mừng là được Đức Tổng Giuse giảng phòng. Ngài đã chia sẽ với chúng ta 5 “ căn bệnh chủ nghĩa ” mà con người hôm nay, giới trẻ hôm nay, xã hội hôm nay, đang mắc phải ngang qua dụ ngôn “người cha nhân hậu” trong tin mừng Thánh Luca. Qua đây mình muốn chia sẽ với mọi người những căn bệnh chủ nghĩa mà Đức Tổng nêu ra ngay trong cuộc sống sinh viên của chúng ta.
Bệnh chủ nghĩa tự do: Bắt đầu cuộc sống sinh viên là như cánh chim được tung cánh bay, bay khỏi vòng tay của gia đình, của làng xóm, của Giáo xứ… như chúng ta vẫn thường nói với nhau: ta được tự do rồi, giờ thì thích làm gì thì làm, có ai biết mình là ai đâu…. Những tư tưởng như thế đã làm cho sinh viên ngày nay quá lạm dụng cái chủ nghĩa tự do và chính sự tự do mà chúng ta đang sử dụng lại đưa chúng ta đến chỗ mất tự do và trở thành nô lê, nô lệ của những đam mê, ham muốn. Họ luôn mang trong mình tư tưởng đó và tự bảo với mình rằng: thích ngủ lúc nào thì ngủ, thích đi đâu thì đi, thích mấy giờ về thì về, thích chơi gì thì chơi….có ai quản mình đâu, mình có tự do mà.
Còn bạn thì sao? Bạn có như vậy không?
Bệnh chủ nghĩa cá nhân: đây là căn bênh ngày càng phát triển mạnh trong con người hôm nay mà đặc biệt là giới trẻ. Tôi không cần ai, tôi có thể làm tất cả, nơi tôi có tất cả và tôi có có thể làm tất cả… tôi có tri thức, tôi học đại học, tôi thông minh, hiểu biết… rồi gia đình sẽ phải cần tôi, tôi chỉ cần tôi thôi. Đó là những gì mà sinh viên ngày nay đang tự hào về chính bản thân mình, họ thích được khen ngợi, được đánh bóng mình từ đó cái “tôi” của họ được đề cao và từ đó họ luôn tôn sùng cái “tôi” của mình như một ngẫu tượng. Sinh viên ngày nay chỉ biết sống cho mình mà không cần quan tâm đến những người khác, không cần quan tâm đến những gì đang xảy ra xung quanh, họ chỉ biết vun đắp cho mình và cho mình. Họ nghĩ mình là vinh dự, là niềm tự hào cho gia đình, cho quê hương cho nên mình không cần ai, mà chỉ có gia đình, quê hương đang cần họ.
Còn bạn thì sao? Còn có sống cho một mình mình không?
Bệnh chủ nghĩa hưởng thụ: Đời người ai mà chẳng hưởng thụ , nhưng hưởng thụ thế nào cho đúng, cho công bằng, cái gì đáng hưởng thụ và cái gì không đáng hưởng thụ. Dường như sinh viên ngày nay cuộc sống của họ chỉ biết hưởng thụ, biết tiêu xài rồi cuốn theo những lạc thú, những đam mê, những thõa mãn bản thân mà họ cho là mình đáng được những hưởng và phải tận hưởng làm sao mình sung sướng và hạnh phúc là được. Họ nghĩ mình đi học là oai sang trong gia đình, là niềm vinh dự, niềm tự hào cho gia đình nên họ muốn làm gì thì làm. Họ đốt tiền bạc, đốt thời gian, sức khỏe trong những trò chơi vô bổ, những giải trí không lành mạnh, những sở thích của bản thân và rồi họ phải hối hận, phải gánh chịu hậu quả của những cái mà họ cho là mình đáng được hưởng đó. Những cái họ đáng được hưởng thụ lại bị chính bản thân họ đánh mất, đã thế chính gia đình, anh em, bạn bè của họ cũng bị liên lụy, bị ảnh hưởng bởi họ, rồi chính cái đó trở thành án phạt cho bản thân.
Chúng ta hãy nhìn lại bản thân mình xem sao?
Bệnh chủ nghĩa duy lợi: Mang lại lợi ích cho bản thân là một điều tốt và cần làm, nhưng hãy nhìn lại xem cái mình đang và sẽ làm có ảnh hưởng đến người khác không. Sinh viên dường như chỉ biết nhận tiền của gia đình, của người thân rồi đem tiêu xài phung phí cho thõa mãn bản thân mình, không có mục đích. Trong khi đó họ không nghĩ đến những người cha, người mẹ đang vất vả, thức khuya dậy sớm để lo cho con từng miếng cơm manh áo, lo cho con được học hành đầy đủ. Lo con đi học vất vả không để ý đến ăn uống thì gửi cho con cân thịt, con cá để con bồi dưỡng thêm. Nhưng trái lại con cái lại lợi dụng những tấm lòng tốt của cha mẹ để rồi chỉ biết nghĩ đến mình, lo cho bản thân mình làm sao cho thỏa mãn mình là được. mặt khác họ có thể lợi dụng người thân, bạn bè, lợi dụng những quan hệ chỉ nhằm mang lại lợi ích cho mình mà không biết chính mình đang làm tổn thương, làm hại những người tốt với mình về cả thể xác lẫn tinh thần. Cái gì tốt thì họ giữ cho mình còn cái gì xấu thì họ trút lên bất kỳ ai mà họ có thể trút dù đó là bạn bè, hay người quen, thật là một điều tai hại và nhẫn tâm. Họ đánh giá cuộc sống theo những món lợi để rồi thế gian đánh giá lại họ theo những món lợi và họ trở thành món hàng.
Bản thân mình có như vậy không?
Bệnh chủ nghĩa tương đối: Đây đang là trào lưu của thế giới hôm nay, người ta xem tất cả chỉ là tương đối. Con người cũng tương đối thôi, học cũng tương đối thôi, tình yêu cũng chỉ tương đối thôi, Thiên Chúa cũng tương đối thôi, đạo nghĩa cũng tương đối thôi… và rồi họ không còn biết bám víu vào đâu và cuộc sống họ như con thuyền không có bến đỗ. Chính những cái đó đã làm cho sinh viên ngày nay không còn xem cái gì là mục đích, với họ tất cả chỉ là những phù du, ảo tưởng, những nguyên tắc… Để rồi họ bỏ học, họ bỏ đi lễ, đi nhà thờ, họ xem tình yêu như trò chơi và xem người mình yêu như món hàng… Và rồi họ lao vào những đam mê, những thú vui đưa họ đến cái chết. Không những thế chính những cái này đã để lại cho thế giới ngày nay những tệ nạn xã hội từ ma túy, đánh bạc, mại dâm… rồi dẫn đến HIV, phá thai, chém giết nhau…
Bạn nên nhớ rằng trên đời này còn có những cái tuyệt đối và mãi mãi vẫn là tuyệt đối và bạn cần cái đó.
Còn chúng ta? Chúng ta có nghĩ như vậy không?
Tóm lại, 5 “căn bệnh chủ nghĩa” trên đang đưa dần con người đến văn hóa của sự dối trá, sự chiến tránh và dẫn đến sự chết. Mỗi chúng ta cần phải kết hợp với Chúa và đề phòng với những căn bệnh đó vì đó là mầm mống sinh ra các bệnh khác. Chúng ta là những sinh viên, là giới trẻ của thế giới và đặc biệt hơn nữa là mỗi chúng ta là những Kitô Hữu, chúng ta cần phải hành động, phải can đảm làm chứng cho Chúa giữa cuộc sống này và đem Tin mừng của Chúa đến cho mọi người. Để chính Chúa qua chúng ta chữa những “căn bệnh chủ nghĩa” mà cả thế giới đang mắc phải và đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Nguyện xin Chúa gìn giữ và ban ơn trợ lực cho chúng con để chúng con chiến thắng những cám dỗ của thời đại này.
(Bài viết có sử dụng tư liệu trong bài giảng của Đức Tổng Giuse)
Còn bạn thì sao? Bạn có như vậy không?
Bệnh chủ nghĩa cá nhân: đây là căn bênh ngày càng phát triển mạnh trong con người hôm nay mà đặc biệt là giới trẻ. Tôi không cần ai, tôi có thể làm tất cả, nơi tôi có tất cả và tôi có có thể làm tất cả… tôi có tri thức, tôi học đại học, tôi thông minh, hiểu biết… rồi gia đình sẽ phải cần tôi, tôi chỉ cần tôi thôi. Đó là những gì mà sinh viên ngày nay đang tự hào về chính bản thân mình, họ thích được khen ngợi, được đánh bóng mình từ đó cái “tôi” của họ được đề cao và từ đó họ luôn tôn sùng cái “tôi” của mình như một ngẫu tượng. Sinh viên ngày nay chỉ biết sống cho mình mà không cần quan tâm đến những người khác, không cần quan tâm đến những gì đang xảy ra xung quanh, họ chỉ biết vun đắp cho mình và cho mình. Họ nghĩ mình là vinh dự, là niềm tự hào cho gia đình, cho quê hương cho nên mình không cần ai, mà chỉ có gia đình, quê hương đang cần họ.
Còn bạn thì sao? Còn có sống cho một mình mình không?
Bệnh chủ nghĩa hưởng thụ: Đời người ai mà chẳng hưởng thụ , nhưng hưởng thụ thế nào cho đúng, cho công bằng, cái gì đáng hưởng thụ và cái gì không đáng hưởng thụ. Dường như sinh viên ngày nay cuộc sống của họ chỉ biết hưởng thụ, biết tiêu xài rồi cuốn theo những lạc thú, những đam mê, những thõa mãn bản thân mà họ cho là mình đáng được những hưởng và phải tận hưởng làm sao mình sung sướng và hạnh phúc là được. Họ nghĩ mình đi học là oai sang trong gia đình, là niềm vinh dự, niềm tự hào cho gia đình nên họ muốn làm gì thì làm. Họ đốt tiền bạc, đốt thời gian, sức khỏe trong những trò chơi vô bổ, những giải trí không lành mạnh, những sở thích của bản thân và rồi họ phải hối hận, phải gánh chịu hậu quả của những cái mà họ cho là mình đáng được hưởng đó. Những cái họ đáng được hưởng thụ lại bị chính bản thân họ đánh mất, đã thế chính gia đình, anh em, bạn bè của họ cũng bị liên lụy, bị ảnh hưởng bởi họ, rồi chính cái đó trở thành án phạt cho bản thân.
Chúng ta hãy nhìn lại bản thân mình xem sao?
Bệnh chủ nghĩa duy lợi: Mang lại lợi ích cho bản thân là một điều tốt và cần làm, nhưng hãy nhìn lại xem cái mình đang và sẽ làm có ảnh hưởng đến người khác không. Sinh viên dường như chỉ biết nhận tiền của gia đình, của người thân rồi đem tiêu xài phung phí cho thõa mãn bản thân mình, không có mục đích. Trong khi đó họ không nghĩ đến những người cha, người mẹ đang vất vả, thức khuya dậy sớm để lo cho con từng miếng cơm manh áo, lo cho con được học hành đầy đủ. Lo con đi học vất vả không để ý đến ăn uống thì gửi cho con cân thịt, con cá để con bồi dưỡng thêm. Nhưng trái lại con cái lại lợi dụng những tấm lòng tốt của cha mẹ để rồi chỉ biết nghĩ đến mình, lo cho bản thân mình làm sao cho thỏa mãn mình là được. mặt khác họ có thể lợi dụng người thân, bạn bè, lợi dụng những quan hệ chỉ nhằm mang lại lợi ích cho mình mà không biết chính mình đang làm tổn thương, làm hại những người tốt với mình về cả thể xác lẫn tinh thần. Cái gì tốt thì họ giữ cho mình còn cái gì xấu thì họ trút lên bất kỳ ai mà họ có thể trút dù đó là bạn bè, hay người quen, thật là một điều tai hại và nhẫn tâm. Họ đánh giá cuộc sống theo những món lợi để rồi thế gian đánh giá lại họ theo những món lợi và họ trở thành món hàng.
Bản thân mình có như vậy không?
Bệnh chủ nghĩa tương đối: Đây đang là trào lưu của thế giới hôm nay, người ta xem tất cả chỉ là tương đối. Con người cũng tương đối thôi, học cũng tương đối thôi, tình yêu cũng chỉ tương đối thôi, Thiên Chúa cũng tương đối thôi, đạo nghĩa cũng tương đối thôi… và rồi họ không còn biết bám víu vào đâu và cuộc sống họ như con thuyền không có bến đỗ. Chính những cái đó đã làm cho sinh viên ngày nay không còn xem cái gì là mục đích, với họ tất cả chỉ là những phù du, ảo tưởng, những nguyên tắc… Để rồi họ bỏ học, họ bỏ đi lễ, đi nhà thờ, họ xem tình yêu như trò chơi và xem người mình yêu như món hàng… Và rồi họ lao vào những đam mê, những thú vui đưa họ đến cái chết. Không những thế chính những cái này đã để lại cho thế giới ngày nay những tệ nạn xã hội từ ma túy, đánh bạc, mại dâm… rồi dẫn đến HIV, phá thai, chém giết nhau…
Bạn nên nhớ rằng trên đời này còn có những cái tuyệt đối và mãi mãi vẫn là tuyệt đối và bạn cần cái đó.
Còn chúng ta? Chúng ta có nghĩ như vậy không?
Tóm lại, 5 “căn bệnh chủ nghĩa” trên đang đưa dần con người đến văn hóa của sự dối trá, sự chiến tránh và dẫn đến sự chết. Mỗi chúng ta cần phải kết hợp với Chúa và đề phòng với những căn bệnh đó vì đó là mầm mống sinh ra các bệnh khác. Chúng ta là những sinh viên, là giới trẻ của thế giới và đặc biệt hơn nữa là mỗi chúng ta là những Kitô Hữu, chúng ta cần phải hành động, phải can đảm làm chứng cho Chúa giữa cuộc sống này và đem Tin mừng của Chúa đến cho mọi người. Để chính Chúa qua chúng ta chữa những “căn bệnh chủ nghĩa” mà cả thế giới đang mắc phải và đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Nguyện xin Chúa gìn giữ và ban ơn trợ lực cho chúng con để chúng con chiến thắng những cám dỗ của thời đại này.
(Bài viết có sử dụng tư liệu trong bài giảng của Đức Tổng Giuse)
Mời tham dự Đại Hội Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ kỳ XI vào tháng 6 tại Louisiana
Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng, ICM
11:33 07/04/2011
Lá Thư Cha Trưởng Ban Giáo Lý
Kính thăm quý vị,
Tôi rất hân hạnh gửi lời chào và chúc mừng Nam Mới tất cả qúy vị, xin Chúa ban cho tất cả mọi người Một Năm Mới thánh thiện, khang an và thịnh vượng.
Cứ hai năm một lần, Bản Tin Giáo Lý lại hân hạnh đến với qúy vị để chuẩn bị cho đại hội sắp tới. Năm nay là Đại Hội Giáo Lý Kỳ XI (1991-2011), có nghĩa là Đại Hội Giáo Lý, hay Chương trình giáo lý song ngữ Việt-Anh đã tròn 20 tuổi. Tạ ơn Chúa đã sinh thành và dưỡng dục trong suốt quãng thời gian 20 năm qua, với biết bao nhiêu thăng trầm, thử thách, cũng như ân sủng và niềm vui được gặt hái kết quả.
Đại Hội năm nay sẽ được tổ chức tại Baton Rouge, LA., để kỷ niệm hai biến cố quan trọng của Giáo Hội Việt Nam: 350 hạt giống Tin Mừng được gieo rắc và vun tưới trên quê hương Việt Nam thân yêu, và 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Vì thế, chủ đề của đại hội năm nay sẽ là: “Sức sống Đức Tin trong giòng lịch sử của người Công Giáo Việt Nam.”
Chủ đề này sẽ được khai triển qua hai phần trình bày. Phần thứ nhất, Sức sống đức tin của người Công Giáo Việt Nam tại quê hương trong giòng lịch sử 350 năm sẽ do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Giáo phận Thanh Hóa, trình bày; và phần thứ hai, Sức Sống Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ trong 35 năm qua, sẽ do một thuyết trình đoàn – gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân – trình bày.
Ngoài ba đề tài huấn luyện giáo lý viên vẫn thường có, đại hội còn có sáu đề tài hội thảo xoay quanh chủ đề của đại hội. Đặc biệt trong đại hội năm nay, còn có một đề tài hội thảo về “Linh đạo Đường Hy Vọng” của ĐHY Phanxicô Nguyễn văn Thuận, mà Toà Thánh đã chính thức mở hồ sơ phong thánh cho Ngài ngày 22 tháng 10 năm 2010 tại Roma. Giáo Hội Việt Nam rất hãnh diện về hoa trái đức tin của một người con ưu tú của Giáo Hội quê hương. Chúng ta cần phải biết thêm về con người và đường tu đức Hy Vọng của Ngài.
Về tham dự đại hội năm nay, chúng ta được dịp lắng nghe và cảm nghiệm sức sống đức tin mãnh liệt trong giòng lịch sử của GHVN, đồng thời thôi thúc chúng ta cố gắng hun đúc cho sức sống đó tiếp tục phát triển và lưu ttruyền cho các thế hệ tương lai.
Baton Rouge, ngày 3/01/2011
Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng, ICM
--------------------------------------------------
ĐẠI HÔI GIÁO LÝ VIỆT NAM KỲ XI
I. Thời gian: Thứ Sáu 24 đến Chúa nhật 26 tháng 6 năm 2011
II. Ðịa điểm: Giáo Xứ Thánh An Tôn Lê Văn Phụng, Baton Rouge, Louisiana
III. Chủ đề Đại Hội:
Dựa vào biến cố 350 năm truyền giáo tại Việt Nam và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, chủ đề cho Đại Hội Giáo Lý XI là:
“Sức Sống Đức Tin trong Dòng Lịch Sử của Người Công Giáo Việt Nam”
“Hạt giống rơi vào đất tốt.” (Luca 8,8)
Chủ đề này được chia làm hai điểm chính:
1. Hạt Giống ĐứcTin được gieo trồng và phát triển tại Việt Nam
2. Nhận Định về Sức Sống Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ trong 35 năm qua.
IV. Thuyết Trình Viên:
Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Giáo phận Thanh Hóa
V. Các đề tài Hội Thảo
Ba đề tài “huấn luyện căn bản cho giáo lý viên”:
1. Phương Pháp Đứng Lớp: Ô. Phạm Xuân Khôi, Houston, TX (bài này bao gồm cả phần Con Người và Ơn Gọi Giáo Lý Viên)
2. Phương Pháp Soạn Bài: Ô. Đinh Văn Dương, Tampa, FL (bài này bao gồm cả phần Sinh Hoạt Lớp Giáo Lý)
3. Tĩnh Tâm Ephata: anh Nguyễn Văn Nhật, Lm Nguyễn Việt Hưng, ICM
Sáu đề tài “tu nghiệp”:
1. Tính chất Đa Văn Hoá trong Thánh Kinh: Gs Lê Xuân Hy, Seattle, WA
2. Sức Sống Đức Tin dưới Ánh Sáng Tin Mừng: Lm Vũ Xuân Minh, St. Paul, MN
3. Thầy giảng Anrê Phú Yên: Giáo Lý viên và Chứng Nhân Tin Mừng: Lm Phêrô Nguyễn Cấp, Giám đốc Trung Tâm Hành Hương Thầy Giảng Anrê Phú Yên, Qui Nhơn.
4. Linh Đạo Hy Vọng của ĐHY Nguyễn Văn Thuận: Gs Quyên Di, Garden Grove, CA
5. Chung quanh vấn đề trưởng thành đức tin: Lm Nguyễn Thái, Orange County, CA
6. Ý thức tôn trọng Văn Hoá của các vị thừa sai khi đến truyền giáo tại Việt Nam: Nguyễn Thảo, SJ, và Ms Thanh Phương.
Xin ghi danh tham dự trước ngày 31-05-2011
Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ngậm ngùi!
lykhách
08:22 07/04/2011
Chàng sau song sắt, rã rời hồn em
Nhện giăng lần mối kiếm tìm
Mịt mù non nước bao đêm treo sầu
Tình anh dệt lối nghìn sau
Lòng em se thắt rụng sầu năm canh
Anh ơi, em ngủ sao đành
Mộng bình thường nước non mình vợi xa!
Trăng khuya sương lệ nhạt nhòa
Đêm nay anh có nhớ nhà không anh?
Con hay trở giấc mộng lành
Chắc anh còn thức gọi thầm trong đêm?!
Hà-Nội ray rứt nỗi niềm
Hà-Vũ thổn thức trong tim tình người!
Văn Hóa
Chuyện Bác Chuyện Em: Sống Lại
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:58 07/04/2011
Chuyện Bác Chuyện Em: Sống Lại
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Bác bước vào nhà em, thông báo bản tin,
— Bà Thìn mới mất, ông đã biết chửa?
Rít sâu vào hai buồng phổi điếu thuốc lào Cai Sắn từ trong nam gửi ra, em lúng búng cất tiếng chào trong làn khói trắng đục, bốc ra từ hai hàm răng vàng khè vì nhựa thuốc,
— Em chào bác… Bác tới nhà em chơi. Em mời bác ngồi…
Bác ngồi xuống, tay đưa lên miệng chung trè xanh. Em như đã hồi phục sau hơi thuốc lào đầu ngày, cất tiếng,
— Có… Chiều hôm qua em mới đặt chân tới cửa nhà là đã nghe thấy tiếng khóc…
Bác mặt rầu rầu, kể chuyện,
— Đến là khổ cho cái bà Thìn, ốm nặng cũng hơn cả năm nay rồi... Mất hẳn một mớ bạc lớn cho tiền thuốc…
Em chép miệng,
— Thì bác biết rồi đấy, đang ngồi đếm tiền trên phản… bỗng dưng xùi bọt mép, đầu đâm thẳng xuống nền gạch, cứ như người trúng gió độc,
Em nhũn người xuống như bánh đa dính nước mưa, diễn tả,
— …Rồi tứ chi rũ liệt như người không xương, cháo cũng còn chả nuốt nổi qua cổ họng nữa là. Cả cái cơ nghiệp thế là đổ hết vào tiền thuốc, thế mà vẫn cứ liệt giường liệt chiếu.
Em lắc lắc đầu, thì thào,
— Thấy mà hãi! Có người còn nói không biết có phải là nghiệp báo chi không?
Bác nhăn mặt,
— Sao lại nói nặng nhời như thế… Đằng nào bà ấy cũng đã nằm xuống…
Em chép miệng, cự nự,
— Khổ! Thì em đã nói rõ ràng hẳn hoi rồi cơ mà, cái này là em cũng chỉ thuật lại nhời của người ở xóm trên mà thôi.
Em nhìn ngó chung quanh, giọng nhỏ lại,
— Họ nói cái bà Thìn là chuyên môn cho vay ăn lời nặng lãi. Mười phân tiền lãi là đúng mười phân. Chớ có mà chạy đi đâu được một hào lẻ với bà ấy. Mà đã hết đâu, người nào mà giả không được tiền lãi đúng kỳ hạn, là bà ấy sai người ăn kẻ ở trong nhà vác dao vác búa tới thẳng cửa nhà con nợ xiết vườn xiết ruộng. Có khối người đã phải bỏ vào trong Nam bởi vì mất trắng cửa nhà vào tay bà ấy rồi đấy…
Bác góp nhời,
— Thì chuyện! Thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ. Cái nhà bà Thìn mấy đời rồi chuyên môn sống với cái nghề cho vay chơi hụi.
Em gật gù,
— Em biết… Nhưng cũng vừa phải thôi. Đấy, giờ này nhắm mắt nằm xuống rồi, có lận theo được trong người một tờ giấy bạc nào đâu. Đến là khổ…
Bác đổi hướng câu chuyện,
— Ừ, thì thôi. À, tôi có thằng cháu là đốc tờ trên phố, có lần hắn nói với tôi cái này không phải trúng gió đâu.
Em ngạc nhiên,
— Ủa, không phải trúng gió độc thì là cái chi?
Bác lắc lắc đầu,
— Thì nào có biết là cái chi. Nhưng tiếng Việt mình gọi là mỡ động mạch đấy. Cứ dộng cho lắm thịt mỡ vào, mạch máu đọng lại những mỡ là mỡ. Thế là tịt ngòi.
Bác tố em,
— Ông cũng coi chừng đấy, tới nhà thấy cứ ngồi nhậu tì tì với thịt heo nấu đông…
Em gân cổ cãi lại,
— Bác cứ nói hão, em cả năm mới vớ được một nồi thịt heo nấu đông bữa Mùng Một Tết. Còn lại quanh năm là cứ vẹo mồm gặm sắn. Ở đâu ra mà có mỡ dư đọng lại trong tim.
Bác xuống giọng,
— Thì biết đâu đấy…
Em nối tiếp câu chuyện dở dang,
— Bác biết không? Nghĩ đi nghĩ lại, em chỉ thấy thương cho cô con gái út. Chỉ một lần lỡ dại mà hàng xóm cười chê. Nhưng có ai ngờ, tưởng là đũa mốc mà lại làm nên chuyện.
Bác mắt mở to,
— Ừ, lúc xảy ra chuyện thì tôi lại vắng nhà. Chuyện cô Sửu hồi đó như thế nào nhỉ?
Em nhẩn nha kể chuyện,
— Thì tự dưng bẵng đi một dạo không ai nom thấy cô ấy đâu hết, cứ làm như người đi lấy chồng xa, mà có thấy cưới hỏi gì đâu, rồi tự nhiên lại thấy cô ấy với cái bụng bầu. Nhưng em phải khen cái nhà bà Thìn, anh em trong cái nhà ấy, ai nấy miệng đều kín như bưng, chẳng bao giờ nghe thấy xì xào lời ra tiếng vào.
Em liếc nhìn gốc mít bên khung cửa,
— Cho đến buổi sáng hôm đó, em dậy sớm chuẩn bị mang trâu ra ruộng. Vừa mới bước tới cây mít làm cột mốc phân chia hai nhà, em thấy cô Sửu treo tòng toeng trên cành cây. Hãi quá, em hốt hoảng cắt dây, mang cô ấy vào trong nhà, bôi dầu nóng, dựt tóc mai, cạo gió mãi cô ấy mới chịu tỉnh. Rồi lại còn vội vàng chạy qua gõ cửa nói nhỏ tin dữ vào tai bà Thìn. Mà bà Thìn thì cũng khéo lắm, miệng thì cám ơn rối rít nhưng vẫn cứ đợi cho đến chiều tối hẳn hoi, nom không rõ mặt người, bà ấy mới kín đáo đi ngõ sau sang bên em mang con gái về lại bên đó. Cho tới khi bụng cô Sửu hơi nhu nhú, bà Thìn liền gửi cô ấy lên trên Hà Nội ở hẳn với người em cho tới khi bà ấy đổ bệnh nặng, cô ấy mới về lại làng nuôi nấng người bệnh. Thôi thì giặt mền, tắm rửa, đổ bô, thay tã, một tay cô ấy làm tất tật.
Bác trầm ngâm hồi tưởng,
— Chuyện cô Sửu nuôi mẹ thì tôi cũng biết. Chuyện sờ sờ như thế, ai mà chẳng hay. Nhưng chuyện cô Sửu chửa hoang, hồi đó tôi vô trong Nam buôn bán, chẳng hay biết chi sất…
Em cắt lời,
— Ấy, chuyện còn dài... Sau cái lần bên gốc mít, tưởng thế là xong, ai ngờ có lần quẫn trí quá, cô ấy đã tính phá bỏ thằng bé đang nằm trong bụng rồi…
Bác hỏi,
— Sao ông biết?
Em chép miệng,
— Khổ quá! Cô ấy không mở miệng, em nào biết.
Em giọng điệu giận dỗi,
— Bác cứ làm như em là thằng mõ, ngày cơm ba bữa đi hóng chuyện thiên hạ…
Thấy em lạc đường, bác xuống giọng,
— Thì thôi… Tôi nhỡ nhời… Ông nói tiếp đi…
Được bác vuốt cơn giận, em mặt tươi ra, tiếp tục,
— Thì… chuyện là như thế này, lúc mới từ trên Hà Nội về lại làng, nhớ cái ơn cứu tử năm xưa, cô ấy cũng có ghé sang nhà em cám ơn. Rồi cô ấy cũng tâm sự nói sau lần có thai, cháu sống mà cũng như người đã chết rồi, ngày đêm lúc nào cũng chỉ rúc rúc ở trong xó nhà, không dám nhìn mặt ai trong làng. Cái lần ở cây mít là lúc ấy cháu quẫn trí quá. Rồi lại thêm một lần nữa, thằng bé được ba tháng rồi, cháu quyết định phá bỏ. Nhưng trong khi ngồi đợi tới phiên, cháu nghĩ mình sống chẳng ra cái trò gì, thế nhưng mạng mình vẫn được người đời cứu sống. Huống chi đứa bé trong bụng nào có tội tình chi, vậy mà mình lại đang tâm giết nó! Mà chưa kể đây đâu phải là con sâu cái kiến, mà rõ ràng đây là một mạng người. Thế là cháu đứng dậy, bỏ về nhà. Từ hôm đó, cháu tỉnh lại hẳn.
Bác như đã hiểu chuyện,
— Chuyện! Tới cỡ như thế thì làm gì mà không tỉnh!
Em nói ngay,
— Thì đấy, cô ấy vẫn cứ hay nói giờ cháu như người chết sống lại.
…Bên nhà bà Thìn, cô Sửu vuốt lại khăn nhung vấn đầu mẹ. Cô buồn vì tang mẹ, nhưng lòng cô thanh thản nhẹ nhàng. Có một thời cô hận mẹ vì để giữ lại nhà cửa dinh thự khang trang, bà Thìn đang tâm gả bán cô cho thương gia Việt kiều lấy tiền trang trải nợ nần. Nhưng sau một lần được cứu sống, và một lần cứu sống, mỗi lần nhìn thấy con trai toét miệng nở nụ cười bên người chồng của Hà Nội phố, cô lại nhớ tới ơn cứu tử của người hàng xóm và lòng độ lượng của chồng. Nhìn mẹ, cô Sửu nhớ lại lời mẹ xin lỗi trước lúc hấp hối. Lòng cô thanh thản nhẹ nhàng. Cô ra hiệu cho nhà đòn đóng lại nắp áo quan.
□ Lời Chúa
[Đức Giêsu] kêu lớn tiếng: “Ladarô, hãy ra khỏi mồ!” Người chết liền bước ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn liệm. Ðức Giêsu bảo: “Hãy cởi khăn và vải cho anh ấy…” (John 11:43-44).
□ Suy Niệm
Hồi xưa Ladarô được Chúa gọi dậy bước ra khỏi mồ. Ngày hôm nay Chúa vẫn đứng cạnh bên cửa mộ, gọi tên tôi đứng dậy bước ra khỏi ngôi mộ đá.
Mỗi lần tôi vấp ngã trên hành trình niềm tin là một lần tôi chết đi. Mỗi lần tôi đứng dậy làm lại là một lần tôi sống dậy. Cả ba người, Phêrô chối Chúa ba lần, Phaolô săn bắt Kitô hữu, và tôi đang bước ra khỏi mộ ám mùi tử thần.
Quay về hòa giải với tôi, với Chúa, và với tha nhân là một lần người con hoang đàng và tôi cùng đang đồng hành chầm chậm nắm tay nhau lần bước ra khỏi ngôi mộ đá đẫm mùi tử khí tanh hôi.
Coi thường nhân phẩm của những người không có cùng một mầu da là một lần tôi chết chôn trong ngôi mộ đá. Bởi không nhận ra nhân diện của Chúa trên khuôn mặt của nhân gian, Tôma và tôi cũng giống như nhau, bởi chúng tôi cùng chia sẻ chung một mẫu số của trống vắng niềm tin.
Gian dối với thầy, với chồng, với vợ, với con là một lần Giuđa và tôi chết chôn trong mộ. Nhưng khác với Giuđa từ chối lời gọi của Thầy, tôi nhận ra tiếng kêu của Chúa, và tôi bước đi ra khỏi vùng trời ám mùi tử khí tanh hôi.
Chúa vẫn đứng đấy bên ngôi mộ đá gọi tên tôi, mời gọi tôi hãy bước ra khỏi mộ đá.
www.nguyentrungtay.com
Ngôi mộ, Ảnh NTT |
Bác bước vào nhà em, thông báo bản tin,
— Bà Thìn mới mất, ông đã biết chửa?
Rít sâu vào hai buồng phổi điếu thuốc lào Cai Sắn từ trong nam gửi ra, em lúng búng cất tiếng chào trong làn khói trắng đục, bốc ra từ hai hàm răng vàng khè vì nhựa thuốc,
— Em chào bác… Bác tới nhà em chơi. Em mời bác ngồi…
Bác ngồi xuống, tay đưa lên miệng chung trè xanh. Em như đã hồi phục sau hơi thuốc lào đầu ngày, cất tiếng,
— Có… Chiều hôm qua em mới đặt chân tới cửa nhà là đã nghe thấy tiếng khóc…
Bác mặt rầu rầu, kể chuyện,
— Đến là khổ cho cái bà Thìn, ốm nặng cũng hơn cả năm nay rồi... Mất hẳn một mớ bạc lớn cho tiền thuốc…
Em chép miệng,
— Thì bác biết rồi đấy, đang ngồi đếm tiền trên phản… bỗng dưng xùi bọt mép, đầu đâm thẳng xuống nền gạch, cứ như người trúng gió độc,
Em nhũn người xuống như bánh đa dính nước mưa, diễn tả,
— …Rồi tứ chi rũ liệt như người không xương, cháo cũng còn chả nuốt nổi qua cổ họng nữa là. Cả cái cơ nghiệp thế là đổ hết vào tiền thuốc, thế mà vẫn cứ liệt giường liệt chiếu.
Em lắc lắc đầu, thì thào,
— Thấy mà hãi! Có người còn nói không biết có phải là nghiệp báo chi không?
Bác nhăn mặt,
— Sao lại nói nặng nhời như thế… Đằng nào bà ấy cũng đã nằm xuống…
Em chép miệng, cự nự,
— Khổ! Thì em đã nói rõ ràng hẳn hoi rồi cơ mà, cái này là em cũng chỉ thuật lại nhời của người ở xóm trên mà thôi.
Em nhìn ngó chung quanh, giọng nhỏ lại,
— Họ nói cái bà Thìn là chuyên môn cho vay ăn lời nặng lãi. Mười phân tiền lãi là đúng mười phân. Chớ có mà chạy đi đâu được một hào lẻ với bà ấy. Mà đã hết đâu, người nào mà giả không được tiền lãi đúng kỳ hạn, là bà ấy sai người ăn kẻ ở trong nhà vác dao vác búa tới thẳng cửa nhà con nợ xiết vườn xiết ruộng. Có khối người đã phải bỏ vào trong Nam bởi vì mất trắng cửa nhà vào tay bà ấy rồi đấy…
Bác góp nhời,
— Thì chuyện! Thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ. Cái nhà bà Thìn mấy đời rồi chuyên môn sống với cái nghề cho vay chơi hụi.
Em gật gù,
— Em biết… Nhưng cũng vừa phải thôi. Đấy, giờ này nhắm mắt nằm xuống rồi, có lận theo được trong người một tờ giấy bạc nào đâu. Đến là khổ…
Bác đổi hướng câu chuyện,
— Ừ, thì thôi. À, tôi có thằng cháu là đốc tờ trên phố, có lần hắn nói với tôi cái này không phải trúng gió đâu.
Em ngạc nhiên,
— Ủa, không phải trúng gió độc thì là cái chi?
Bác lắc lắc đầu,
— Thì nào có biết là cái chi. Nhưng tiếng Việt mình gọi là mỡ động mạch đấy. Cứ dộng cho lắm thịt mỡ vào, mạch máu đọng lại những mỡ là mỡ. Thế là tịt ngòi.
Bác tố em,
— Ông cũng coi chừng đấy, tới nhà thấy cứ ngồi nhậu tì tì với thịt heo nấu đông…
Em gân cổ cãi lại,
— Bác cứ nói hão, em cả năm mới vớ được một nồi thịt heo nấu đông bữa Mùng Một Tết. Còn lại quanh năm là cứ vẹo mồm gặm sắn. Ở đâu ra mà có mỡ dư đọng lại trong tim.
Bác xuống giọng,
— Thì biết đâu đấy…
Em nối tiếp câu chuyện dở dang,
— Bác biết không? Nghĩ đi nghĩ lại, em chỉ thấy thương cho cô con gái út. Chỉ một lần lỡ dại mà hàng xóm cười chê. Nhưng có ai ngờ, tưởng là đũa mốc mà lại làm nên chuyện.
Bác mắt mở to,
— Ừ, lúc xảy ra chuyện thì tôi lại vắng nhà. Chuyện cô Sửu hồi đó như thế nào nhỉ?
Em nhẩn nha kể chuyện,
— Thì tự dưng bẵng đi một dạo không ai nom thấy cô ấy đâu hết, cứ làm như người đi lấy chồng xa, mà có thấy cưới hỏi gì đâu, rồi tự nhiên lại thấy cô ấy với cái bụng bầu. Nhưng em phải khen cái nhà bà Thìn, anh em trong cái nhà ấy, ai nấy miệng đều kín như bưng, chẳng bao giờ nghe thấy xì xào lời ra tiếng vào.
Em liếc nhìn gốc mít bên khung cửa,
— Cho đến buổi sáng hôm đó, em dậy sớm chuẩn bị mang trâu ra ruộng. Vừa mới bước tới cây mít làm cột mốc phân chia hai nhà, em thấy cô Sửu treo tòng toeng trên cành cây. Hãi quá, em hốt hoảng cắt dây, mang cô ấy vào trong nhà, bôi dầu nóng, dựt tóc mai, cạo gió mãi cô ấy mới chịu tỉnh. Rồi lại còn vội vàng chạy qua gõ cửa nói nhỏ tin dữ vào tai bà Thìn. Mà bà Thìn thì cũng khéo lắm, miệng thì cám ơn rối rít nhưng vẫn cứ đợi cho đến chiều tối hẳn hoi, nom không rõ mặt người, bà ấy mới kín đáo đi ngõ sau sang bên em mang con gái về lại bên đó. Cho tới khi bụng cô Sửu hơi nhu nhú, bà Thìn liền gửi cô ấy lên trên Hà Nội ở hẳn với người em cho tới khi bà ấy đổ bệnh nặng, cô ấy mới về lại làng nuôi nấng người bệnh. Thôi thì giặt mền, tắm rửa, đổ bô, thay tã, một tay cô ấy làm tất tật.
Bác trầm ngâm hồi tưởng,
— Chuyện cô Sửu nuôi mẹ thì tôi cũng biết. Chuyện sờ sờ như thế, ai mà chẳng hay. Nhưng chuyện cô Sửu chửa hoang, hồi đó tôi vô trong Nam buôn bán, chẳng hay biết chi sất…
Em cắt lời,
— Ấy, chuyện còn dài... Sau cái lần bên gốc mít, tưởng thế là xong, ai ngờ có lần quẫn trí quá, cô ấy đã tính phá bỏ thằng bé đang nằm trong bụng rồi…
Bác hỏi,
— Sao ông biết?
Em chép miệng,
— Khổ quá! Cô ấy không mở miệng, em nào biết.
Em giọng điệu giận dỗi,
— Bác cứ làm như em là thằng mõ, ngày cơm ba bữa đi hóng chuyện thiên hạ…
Thấy em lạc đường, bác xuống giọng,
— Thì thôi… Tôi nhỡ nhời… Ông nói tiếp đi…
Được bác vuốt cơn giận, em mặt tươi ra, tiếp tục,
— Thì… chuyện là như thế này, lúc mới từ trên Hà Nội về lại làng, nhớ cái ơn cứu tử năm xưa, cô ấy cũng có ghé sang nhà em cám ơn. Rồi cô ấy cũng tâm sự nói sau lần có thai, cháu sống mà cũng như người đã chết rồi, ngày đêm lúc nào cũng chỉ rúc rúc ở trong xó nhà, không dám nhìn mặt ai trong làng. Cái lần ở cây mít là lúc ấy cháu quẫn trí quá. Rồi lại thêm một lần nữa, thằng bé được ba tháng rồi, cháu quyết định phá bỏ. Nhưng trong khi ngồi đợi tới phiên, cháu nghĩ mình sống chẳng ra cái trò gì, thế nhưng mạng mình vẫn được người đời cứu sống. Huống chi đứa bé trong bụng nào có tội tình chi, vậy mà mình lại đang tâm giết nó! Mà chưa kể đây đâu phải là con sâu cái kiến, mà rõ ràng đây là một mạng người. Thế là cháu đứng dậy, bỏ về nhà. Từ hôm đó, cháu tỉnh lại hẳn.
Bác như đã hiểu chuyện,
— Chuyện! Tới cỡ như thế thì làm gì mà không tỉnh!
Em nói ngay,
— Thì đấy, cô ấy vẫn cứ hay nói giờ cháu như người chết sống lại.
…Bên nhà bà Thìn, cô Sửu vuốt lại khăn nhung vấn đầu mẹ. Cô buồn vì tang mẹ, nhưng lòng cô thanh thản nhẹ nhàng. Có một thời cô hận mẹ vì để giữ lại nhà cửa dinh thự khang trang, bà Thìn đang tâm gả bán cô cho thương gia Việt kiều lấy tiền trang trải nợ nần. Nhưng sau một lần được cứu sống, và một lần cứu sống, mỗi lần nhìn thấy con trai toét miệng nở nụ cười bên người chồng của Hà Nội phố, cô lại nhớ tới ơn cứu tử của người hàng xóm và lòng độ lượng của chồng. Nhìn mẹ, cô Sửu nhớ lại lời mẹ xin lỗi trước lúc hấp hối. Lòng cô thanh thản nhẹ nhàng. Cô ra hiệu cho nhà đòn đóng lại nắp áo quan.
□ Lời Chúa
[Đức Giêsu] kêu lớn tiếng: “Ladarô, hãy ra khỏi mồ!” Người chết liền bước ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn liệm. Ðức Giêsu bảo: “Hãy cởi khăn và vải cho anh ấy…” (John 11:43-44).
□ Suy Niệm
Hồi xưa Ladarô được Chúa gọi dậy bước ra khỏi mồ. Ngày hôm nay Chúa vẫn đứng cạnh bên cửa mộ, gọi tên tôi đứng dậy bước ra khỏi ngôi mộ đá.
Mỗi lần tôi vấp ngã trên hành trình niềm tin là một lần tôi chết đi. Mỗi lần tôi đứng dậy làm lại là một lần tôi sống dậy. Cả ba người, Phêrô chối Chúa ba lần, Phaolô săn bắt Kitô hữu, và tôi đang bước ra khỏi mộ ám mùi tử thần.
Quay về hòa giải với tôi, với Chúa, và với tha nhân là một lần người con hoang đàng và tôi cùng đang đồng hành chầm chậm nắm tay nhau lần bước ra khỏi ngôi mộ đá đẫm mùi tử khí tanh hôi.
Coi thường nhân phẩm của những người không có cùng một mầu da là một lần tôi chết chôn trong ngôi mộ đá. Bởi không nhận ra nhân diện của Chúa trên khuôn mặt của nhân gian, Tôma và tôi cũng giống như nhau, bởi chúng tôi cùng chia sẻ chung một mẫu số của trống vắng niềm tin.
Gian dối với thầy, với chồng, với vợ, với con là một lần Giuđa và tôi chết chôn trong mộ. Nhưng khác với Giuđa từ chối lời gọi của Thầy, tôi nhận ra tiếng kêu của Chúa, và tôi bước đi ra khỏi vùng trời ám mùi tử khí tanh hôi.
Chúa vẫn đứng đấy bên ngôi mộ đá gọi tên tôi, mời gọi tôi hãy bước ra khỏi mộ đá.
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Người Nộm – A Puppet
Richard Drysdale
21:18 07/04/2011
NGƯỜI NỘM – A Puppet
Ảnh của Richard Drysdale
Thế gian sân khấu hí trường
vào ra bao kẻ đồng tuồng đấy thôi
một người sống trọn cho đời
sắm vai đa dạng bằng mười kiếp ta..
All the world’s a stage
and all the men and women merely players:
they have their exists and their entrances
and one man in his time plays many parts,
his acts being seven ages.
(Thơ W.Shakspeare Bụt sĩ Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Richard Drysdale
Thế gian sân khấu hí trường
vào ra bao kẻ đồng tuồng đấy thôi
một người sống trọn cho đời
sắm vai đa dạng bằng mười kiếp ta..
All the world’s a stage
and all the men and women merely players:
they have their exists and their entrances
and one man in his time plays many parts,
his acts being seven ages.
(Thơ W.Shakspeare Bụt sĩ Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền