Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô và giải pháp cho Iran
Vũ Van An
05:35 09/04/2015
Các vị giáo hoàng thường dùng bài diễn văn Urbi et Orbi (Cho Thành Phố và cho Thế Giới) của Lễ Phục Sinh để cầu cho hòa bình thế giới. Đức Phanxicô đã theo truyền thống này vào hôm Chúa Nhật. Trong số nhiều điều khác, ngài đề cập tới giải pháp hạch nhân giữa năm cường quốc cộng với một quốc gia (P5+1), trong đó có Hoa Kỳ, và Iran.
Đức Giáo Hoàng nói rằng “Trong hy vọng, chúng ta phó thác cho Chúa nhân từ khuôn khổ vừa được thỏa thuận tại Lausanne, ước mong đây là bước tiến dứt khoát hướng tới một thế giới an toàn và bằng hữu hơn”.
Đó có thể chưa phải là một ủng hộ trực tiếp, nhưng chắc chắn thuận lợi hơn nhận định của Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu hay Đảng Cộng Hòa Mỹ về thỏa hiệp đạt được ngày 2 tháng Tư tại Thụy Sĩ, ấy là chưa kể những người thủ cựu Iran vốn coi thỏa hiệp này như một đe dọa đối với quyền lợi quốc gia.
Tổng Thống Barack Obama chắc chắn khá khó khăn trong việc tập họp được sự ủng hộ của quốc hội đối với thỏa hiệp này, một phần vì Đảng Cộng Hòa đã quyết định dùng vấn đề này làm đề tài tranh cử cho năm 2016. Trong khi ấy, chính Lãnh Tụ Tối Cao của Iran là Ayatollah Ali Khamenei vẫn chưa chính thức ủng hộ thỏa hiệp, và một phong trào chính trị tên là “Chúng Tôi Lo Lắng”, thành lập năm ngoái để chống đối mọi nhượng bộ hạch nhân, hiện đang phát động một chiến dịch chống lại thỏa hiệp này.
Hãng tin AP tường trình rằng khoảng 200 người có chủ trương cứng rắn đã tụ tập trước quốc hội Iran vào thứ Ba vừa qua trong khi có buổi điều trần về thỏa hiệp. Họ trương các biểu ngữ gọi nó là một sự thất bại.
Nói cách khác, các người ôn hòa ở cả hai phía phải vất vả lắm mới hy vọng đưa được phe diều hâu về phía mình. Và theo nhà báo John Allen Jr., trong cố gắng này, Tòa Thánh rất có thể là một tài nguyên nhiều tiềm lực một cách bất ngờ.
Trước nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện có dư vốn liếng chính trị nhờ tỷ lệ ủng hộ ngài rất cao cũng như thế giá tinh thần của ngài. Ngài cũng chứng tỏ có đủ khả năng diễn dịch vốn liếng này thành các kết quả cụ thể, như vai trò của ngài trong việc tái lập bang giao giữa Hoa Kỳ và Cuba gần đây đã chứng tỏ.
Nếu Đức Phanxicô chịu chính thức ủng hộ thỏa hiệp hạch nhân, hay chỉ cần ngài vận động cho nó một cách gián tiếp nhưng rõ ràng như cách hành động xưa nay của các vị giáo hoàng trong các vấn đề chính trị, cũng đủ là một khuyến khích rất mạnh đối với công luận.
Trên một căn bản trường kỳ hơn, Tòa Thánh có thể là định chế hoàn cầu thuận lợi nhất để xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau giữa Iran và Tây Phương.
Iran là một xã hội nặng về tôn giáo mà thẩm quyền tối hậu vốn là một vị giáo sĩ. Muốn vào tận tâm điểm sự việc, người ta phải có khả năng đối thoại với họ không những bằng ngôn từ chính trị thực dụng (realpolitik) mà còn bằng các ý niệm tâm linh nữa. Không một chính khách Tây Phương nào làm được điều ấy, ngoại trừ Vatican.
Mặt khác, dù sao vẫn có sự gần gũi tự nhiên giữa Đạo Công Giáo và Hồi Giáo Shi’a, vốn là ngành thiểu số trong thế giới Hồi Giáo, nhưng lại là khối đa số tạo nền cho văn hóa Iran.
Nhà văn Iran tên Vali Nasr, tác giả cuốn sách xuất bản năm 2006, tựa là “Cuộc Phục Hưng Của Shi'a”, cho rằng sự chia rẽ giữa Sunni và Shi’a mang dáng dấp sự chia rẽ giữa Thệ Phản và Công Giáo, với Shi’a là ngành gần gũi hơn với Công Giáo.
Trong số những điểm song song giữa Hồi Giáo Shi’a và Công Giáo, ta thấy có:
* Nhấn mạnh nhiều tới thẩm quyền giáo sĩ
* Cách tiếp cận Kinh Korăng lưu ý tới cả sách thánh lẫn truyền thống
* Một đường hướng nặng về huyền nhiệm
* Tôn sùng thánh gia (nơi người Shi’a là thân nhân máu mủ của Muhammad) và các thánh (Mười Hai Imans)
* Nền thần học hy lễ và chuộc tội qua Hussein, người từng lấy con gái Muhammad và lãnh đạo cộng đồng Shi’a tiên khởi, và được tôn kính vì đã chết trong trận Karbala
* Tin vào ý chí tự do (ngược với học lý tiền định của Sunni)
* Các ngày Lễ, ngày hành hương, và các đền thờ chữa bệnh
* Lời cầu bầu
* Các hình thức sùng kính bình dân nặng về xúc cảm.
Như Nasr nhấn mạnh, bất cứ ai từng được xem một cuộc rước kiệu vào Thứ Sáu Tuần Thánh ở những nơi như Mễ Tây Cơ hay Phi Luật Tân, trong đó có cảnh người ta tự đánh mình và có khi còn đóng đinh mình trên thánh giá nữa để tưởng niệm việc Chúa Kitô chịu đóng đinh, hẳn phải ngạc nhiên trước sự giống nhau lạ lùng với ngày lễ Ashoura của phái Shi’a tưởng niệm cuộc tử đạo của Hussein.
Nhà văn Iran khác tên Reza Aslan nói rằng lối giải thích luật Hồi Giáo theo lối hợp lý luận của hàng giáo sĩ Shi’a đã tạo được một sự mềm dẻo mà Hồi Giáo Sunni không có; phái này thường bị dính cứng vào lối đọc Kôrăng theo nghĩa đen. Aslan tin rằng các xã hội chịu ảnh hưởng Shi’a dễ chấp nhận việc thử nghiệm dân chủ, nhân quyền và đa nguyên hơn, miễn là những thứ này đặt cơ sở trên lý luận tôn giáo, giống như trong học thuyết xã hội Công Giáo.
Linh mục Dòng Biển Đức Mark Serna, một nhà giao dịch kỳ cựu với Hồi Giáo, vốn cho rằng “khác với những người Hồi Giáo trong truyền thống Sunni, người Hồi Giáo Shi’a là đối tác đối thoại rất tự nhiên với người Công Giáo Rôma”.
Nói thế không có nghĩa Vatican không phê phán gì trong cách tiếp cận của mình với Iran. Rõ ràng nhất ta thấy Đức Phanxicô càng ngày càng lớn tiếng kết án bạo lực chống các Kitô hữu, và mối liên hệ hàm hồ của Iran với các lực lượng cực đoan chuyên nhắm tấn công Kitô hữu và những nhóm thiểu số khác là một nguồn gây lo lắng thường xuyên.
Ấy thế nhưng, Tòa Thánh vẫn muốn giữ cho các đường truyền thông luôn luôn mở và việc này đang được Tehran lưu ý nồng nhiệt. Các liên hệ ngoại giao giữa Iran và Tòa Thánh đã có từ năm 1954, khiến chúng trở thành kỳ cựu hơn các liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh tới 30 năm, và tòa đại sứ Iran ở Tòa Thánh khá nổi tiếng tại Rôma vì số lượng nhân viên rất lớn và tinh thần năng nổ của họ.
Khi các giới chức của Iran và của Tòa Thánh cùng ngồi với nhau, họ nói chung một ngôn ngữ gồm những ý niệm tâm linh và thần học tương tự nhau.
Bằng một dấu hiệu tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, người Y, hiện đứng đầu Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình của Tòa Thánh, gần đây đã gặp một phái đoàn phụ nữ cao cấp của Iran, trong đó có Shahindokht Molaverdi, phó tổng thống phụ trách về phụ nữ và các vấn đề gia đình. Khi người Iran thả nổi ý tưởng muốn tham dự Cuộc Họp Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia vào tháng Chín, một biến cố được Đức Phanxicô tham dự, Đức TGM Paglia ủng hộ ngay lập tức. Số nhà lãnh đạo thế giới dám làm một cử chỉ như thế trong cuộc viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu mà không sợ tạo ra một khó khăn ngoại giao quả không có nhiều.
John Allen tiết lộ rằng trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Crux hồi tháng Hai, phó tổng thống Iran, Molaverdi, tin rằng Đức Phanxicô có thể đóng vai trò mở cửa. Bà nói: “chắc chắn vị giáo hoàng này có khả năng đem người ta lại với nhau, việc này cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới các chính phủ”.
Liệu các cơ hội đối thoại có thể được vận động nhanh chóng đủ để tạo ra khác biệt cho thỏa hiệp hạch nhân, một thỏa hiệp giả thiết phải được thông qua dứt khoát vào tháng Sáu này hay không, vẫn là điều còn phải chờ.
Tuy nhiên, với thời gian, nếu Iran và Tây Phương muốn tìm một cơ sở chung, thì Đức Phanxicô và các viên chức của ngài ở Tòa Thánh có thể là một thành phần chủ yếu khiến cơ sở này xuất hiện.
Đức Giáo Hoàng nói rằng “Trong hy vọng, chúng ta phó thác cho Chúa nhân từ khuôn khổ vừa được thỏa thuận tại Lausanne, ước mong đây là bước tiến dứt khoát hướng tới một thế giới an toàn và bằng hữu hơn”.
Đó có thể chưa phải là một ủng hộ trực tiếp, nhưng chắc chắn thuận lợi hơn nhận định của Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu hay Đảng Cộng Hòa Mỹ về thỏa hiệp đạt được ngày 2 tháng Tư tại Thụy Sĩ, ấy là chưa kể những người thủ cựu Iran vốn coi thỏa hiệp này như một đe dọa đối với quyền lợi quốc gia.
Tổng Thống Barack Obama chắc chắn khá khó khăn trong việc tập họp được sự ủng hộ của quốc hội đối với thỏa hiệp này, một phần vì Đảng Cộng Hòa đã quyết định dùng vấn đề này làm đề tài tranh cử cho năm 2016. Trong khi ấy, chính Lãnh Tụ Tối Cao của Iran là Ayatollah Ali Khamenei vẫn chưa chính thức ủng hộ thỏa hiệp, và một phong trào chính trị tên là “Chúng Tôi Lo Lắng”, thành lập năm ngoái để chống đối mọi nhượng bộ hạch nhân, hiện đang phát động một chiến dịch chống lại thỏa hiệp này.
Hãng tin AP tường trình rằng khoảng 200 người có chủ trương cứng rắn đã tụ tập trước quốc hội Iran vào thứ Ba vừa qua trong khi có buổi điều trần về thỏa hiệp. Họ trương các biểu ngữ gọi nó là một sự thất bại.
Nói cách khác, các người ôn hòa ở cả hai phía phải vất vả lắm mới hy vọng đưa được phe diều hâu về phía mình. Và theo nhà báo John Allen Jr., trong cố gắng này, Tòa Thánh rất có thể là một tài nguyên nhiều tiềm lực một cách bất ngờ.
Trước nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô hiện có dư vốn liếng chính trị nhờ tỷ lệ ủng hộ ngài rất cao cũng như thế giá tinh thần của ngài. Ngài cũng chứng tỏ có đủ khả năng diễn dịch vốn liếng này thành các kết quả cụ thể, như vai trò của ngài trong việc tái lập bang giao giữa Hoa Kỳ và Cuba gần đây đã chứng tỏ.
Nếu Đức Phanxicô chịu chính thức ủng hộ thỏa hiệp hạch nhân, hay chỉ cần ngài vận động cho nó một cách gián tiếp nhưng rõ ràng như cách hành động xưa nay của các vị giáo hoàng trong các vấn đề chính trị, cũng đủ là một khuyến khích rất mạnh đối với công luận.
Trên một căn bản trường kỳ hơn, Tòa Thánh có thể là định chế hoàn cầu thuận lợi nhất để xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau giữa Iran và Tây Phương.
Iran là một xã hội nặng về tôn giáo mà thẩm quyền tối hậu vốn là một vị giáo sĩ. Muốn vào tận tâm điểm sự việc, người ta phải có khả năng đối thoại với họ không những bằng ngôn từ chính trị thực dụng (realpolitik) mà còn bằng các ý niệm tâm linh nữa. Không một chính khách Tây Phương nào làm được điều ấy, ngoại trừ Vatican.
Mặt khác, dù sao vẫn có sự gần gũi tự nhiên giữa Đạo Công Giáo và Hồi Giáo Shi’a, vốn là ngành thiểu số trong thế giới Hồi Giáo, nhưng lại là khối đa số tạo nền cho văn hóa Iran.
Nhà văn Iran tên Vali Nasr, tác giả cuốn sách xuất bản năm 2006, tựa là “Cuộc Phục Hưng Của Shi'a”, cho rằng sự chia rẽ giữa Sunni và Shi’a mang dáng dấp sự chia rẽ giữa Thệ Phản và Công Giáo, với Shi’a là ngành gần gũi hơn với Công Giáo.
Trong số những điểm song song giữa Hồi Giáo Shi’a và Công Giáo, ta thấy có:
* Nhấn mạnh nhiều tới thẩm quyền giáo sĩ
* Cách tiếp cận Kinh Korăng lưu ý tới cả sách thánh lẫn truyền thống
* Một đường hướng nặng về huyền nhiệm
* Tôn sùng thánh gia (nơi người Shi’a là thân nhân máu mủ của Muhammad) và các thánh (Mười Hai Imans)
* Nền thần học hy lễ và chuộc tội qua Hussein, người từng lấy con gái Muhammad và lãnh đạo cộng đồng Shi’a tiên khởi, và được tôn kính vì đã chết trong trận Karbala
* Tin vào ý chí tự do (ngược với học lý tiền định của Sunni)
* Các ngày Lễ, ngày hành hương, và các đền thờ chữa bệnh
* Lời cầu bầu
* Các hình thức sùng kính bình dân nặng về xúc cảm.
Như Nasr nhấn mạnh, bất cứ ai từng được xem một cuộc rước kiệu vào Thứ Sáu Tuần Thánh ở những nơi như Mễ Tây Cơ hay Phi Luật Tân, trong đó có cảnh người ta tự đánh mình và có khi còn đóng đinh mình trên thánh giá nữa để tưởng niệm việc Chúa Kitô chịu đóng đinh, hẳn phải ngạc nhiên trước sự giống nhau lạ lùng với ngày lễ Ashoura của phái Shi’a tưởng niệm cuộc tử đạo của Hussein.
Nhà văn Iran khác tên Reza Aslan nói rằng lối giải thích luật Hồi Giáo theo lối hợp lý luận của hàng giáo sĩ Shi’a đã tạo được một sự mềm dẻo mà Hồi Giáo Sunni không có; phái này thường bị dính cứng vào lối đọc Kôrăng theo nghĩa đen. Aslan tin rằng các xã hội chịu ảnh hưởng Shi’a dễ chấp nhận việc thử nghiệm dân chủ, nhân quyền và đa nguyên hơn, miễn là những thứ này đặt cơ sở trên lý luận tôn giáo, giống như trong học thuyết xã hội Công Giáo.
Linh mục Dòng Biển Đức Mark Serna, một nhà giao dịch kỳ cựu với Hồi Giáo, vốn cho rằng “khác với những người Hồi Giáo trong truyền thống Sunni, người Hồi Giáo Shi’a là đối tác đối thoại rất tự nhiên với người Công Giáo Rôma”.
Nói thế không có nghĩa Vatican không phê phán gì trong cách tiếp cận của mình với Iran. Rõ ràng nhất ta thấy Đức Phanxicô càng ngày càng lớn tiếng kết án bạo lực chống các Kitô hữu, và mối liên hệ hàm hồ của Iran với các lực lượng cực đoan chuyên nhắm tấn công Kitô hữu và những nhóm thiểu số khác là một nguồn gây lo lắng thường xuyên.
Ấy thế nhưng, Tòa Thánh vẫn muốn giữ cho các đường truyền thông luôn luôn mở và việc này đang được Tehran lưu ý nồng nhiệt. Các liên hệ ngoại giao giữa Iran và Tòa Thánh đã có từ năm 1954, khiến chúng trở thành kỳ cựu hơn các liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh tới 30 năm, và tòa đại sứ Iran ở Tòa Thánh khá nổi tiếng tại Rôma vì số lượng nhân viên rất lớn và tinh thần năng nổ của họ.
Khi các giới chức của Iran và của Tòa Thánh cùng ngồi với nhau, họ nói chung một ngôn ngữ gồm những ý niệm tâm linh và thần học tương tự nhau.
Bằng một dấu hiệu tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, người Y, hiện đứng đầu Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình của Tòa Thánh, gần đây đã gặp một phái đoàn phụ nữ cao cấp của Iran, trong đó có Shahindokht Molaverdi, phó tổng thống phụ trách về phụ nữ và các vấn đề gia đình. Khi người Iran thả nổi ý tưởng muốn tham dự Cuộc Họp Gia Đình Thế Giới tại Philadelphia vào tháng Chín, một biến cố được Đức Phanxicô tham dự, Đức TGM Paglia ủng hộ ngay lập tức. Số nhà lãnh đạo thế giới dám làm một cử chỉ như thế trong cuộc viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu mà không sợ tạo ra một khó khăn ngoại giao quả không có nhiều.
John Allen tiết lộ rằng trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Crux hồi tháng Hai, phó tổng thống Iran, Molaverdi, tin rằng Đức Phanxicô có thể đóng vai trò mở cửa. Bà nói: “chắc chắn vị giáo hoàng này có khả năng đem người ta lại với nhau, việc này cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới các chính phủ”.
Liệu các cơ hội đối thoại có thể được vận động nhanh chóng đủ để tạo ra khác biệt cho thỏa hiệp hạch nhân, một thỏa hiệp giả thiết phải được thông qua dứt khoát vào tháng Sáu này hay không, vẫn là điều còn phải chờ.
Tuy nhiên, với thời gian, nếu Iran và Tây Phương muốn tìm một cơ sở chung, thì Đức Phanxicô và các viên chức của ngài ở Tòa Thánh có thể là một thành phần chủ yếu khiến cơ sở này xuất hiện.
Đức Hồng Y Koch: trào lưu bài Do Thái gia tăng tại Âu Châu
Lm. Trần Đức Anh OP
15:38 09/04/2015
ZURICH. ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, bày tỏ lo âu vì trào lưu bài Do thái đang gia tăng tại Âu Châu.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho ”Nhật báo Chúa Nhật” (Sonntagszeitung) số ra ngày 5-4-2015 tại Zurich, Thụy Sĩ, ĐHY Koch gọi sự gia tăng làn sóng bài Do thái là một ”tình trạng bi thảm” giữa lúc người ta đang nhìn lại trang sử đen tối về sự ngược đãi và bài người Do thái tại đại lục này. “Hiển nhiên là có nhiều người không học được điều gì từ quá khứ”.
Đồng thời ĐHY Koch cũng nhấn mạnh rằng việc phê bình chính sách của Israel phải là điều có thể và không được đồng hóa việc phê bình này với xu hướng bài Do thái. ”Nếu người ta không phân biệt như thế thì sẽ cổ võ trào lưu bài Do thái thay vì bài trừ xu hướng này”.
ĐHY Koch người Thụy Sĩ. Ngài mô tả quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và người Do thái là ”tốt”. Ngoài ra, cũng có nhiều người Do thái coi Giáo Hội Công Giáo là một đối tác đáng tin cậy trong cuộc chiến chống nạn bài Do thái”.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Koch không loại trừ vấn đề có thể cung cấp võ khí để chống lại cái gọi là ”Nhà nước Hồi giáo”, IS. Ngài nói: ”Một vấn đề rất khó khăn đó là phải sử dụng phương thế nào để chống lại những hành động giết người của các dân quân Hồi giáo IS. Người ta cũng phải đồng trách nhiệm nếu chỉ đứng đó mà nhìn”.
Theo ĐHY, để bảo vệ dân chúng và sự tự vệ chính đáng, người ta không thể loại bỏ trên nguyên tắc việc cung cấp võ khí. Nhưng cần phải làm sao để cứu xét kỹ vấn đề giao võ khí vào tay ai và điều gì sẽ xảy ra sau đó với những võ khí ấy” (KNA 5-4-2015)
Trong cuộc phỏng vấn dành cho ”Nhật báo Chúa Nhật” (Sonntagszeitung) số ra ngày 5-4-2015 tại Zurich, Thụy Sĩ, ĐHY Koch gọi sự gia tăng làn sóng bài Do thái là một ”tình trạng bi thảm” giữa lúc người ta đang nhìn lại trang sử đen tối về sự ngược đãi và bài người Do thái tại đại lục này. “Hiển nhiên là có nhiều người không học được điều gì từ quá khứ”.
Đồng thời ĐHY Koch cũng nhấn mạnh rằng việc phê bình chính sách của Israel phải là điều có thể và không được đồng hóa việc phê bình này với xu hướng bài Do thái. ”Nếu người ta không phân biệt như thế thì sẽ cổ võ trào lưu bài Do thái thay vì bài trừ xu hướng này”.
ĐHY Koch người Thụy Sĩ. Ngài mô tả quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và người Do thái là ”tốt”. Ngoài ra, cũng có nhiều người Do thái coi Giáo Hội Công Giáo là một đối tác đáng tin cậy trong cuộc chiến chống nạn bài Do thái”.
Trong cuộc phỏng vấn, ĐHY Koch không loại trừ vấn đề có thể cung cấp võ khí để chống lại cái gọi là ”Nhà nước Hồi giáo”, IS. Ngài nói: ”Một vấn đề rất khó khăn đó là phải sử dụng phương thế nào để chống lại những hành động giết người của các dân quân Hồi giáo IS. Người ta cũng phải đồng trách nhiệm nếu chỉ đứng đó mà nhìn”.
Theo ĐHY, để bảo vệ dân chúng và sự tự vệ chính đáng, người ta không thể loại bỏ trên nguyên tắc việc cung cấp võ khí. Nhưng cần phải làm sao để cứu xét kỹ vấn đề giao võ khí vào tay ai và điều gì sẽ xảy ra sau đó với những võ khí ấy” (KNA 5-4-2015)
Hoa Kỳ có thêm 600 tân Linh Mục năm 2015
Trầm Thiên Thu
18:49 09/04/2015
WASHINGTON DC - Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ cho biết rằng có 595 ứng sinh sẽ thụ phong linh mục trong năm 2015, tăng 24,7% so với năm ngoái là 477 tân chức. Số ứng sinh sẽ thụ phong linh mục tại Hoa Kỳ tăng khoảng 25%.
Theo Trung tâm Nghiên cứu CARA (Georgetown University-based Center for Applied Research in the Apostolate), số ứng sinh thụ phong linh mục tại Hoa Kỳ đã giảm trước đây, từ 994 người năm 1965 tới 771 người năm 1975, 533 người năm 1985, 511 người năm 1995, và 454 người năm 2005.
Nghiên cứu cho thấy rằng tuổi trung bình của các ứng sinh năm 2015 là 34, và 1/4 trong số đó không sinh tại Hoa Kỳ, đa số đến từ Nigeria, Ba Lan, Việt Nam, Colombia, Mễ Tây Cơ và Phi Luật Tân.
Đa số các ứng sinh đều là đạo gốc, có 7% ứng sinh gia nhập Công Giáo khi đã khôn lớn. 84% trong số họ nói rằng cha mẹ họ là người Công Giáo, 37% nói có liên quan một người là linh mục hoặc tu sĩ.
Khoảng 70% nói rằng họ lần chuỗi Mai Côi và chầu Thánh Thể trước khi vào chủng viện. Khoảng 50% nói rằng họ đã từng cảm thấy chán nản một lúc nào đó trước khi muốn làm linh mục.
(Nguồn: catholicherald.co.uk)
Nghiên cứu cho thấy rằng tuổi trung bình của các ứng sinh năm 2015 là 34, và 1/4 trong số đó không sinh tại Hoa Kỳ, đa số đến từ Nigeria, Ba Lan, Việt Nam, Colombia, Mễ Tây Cơ và Phi Luật Tân.
Đa số các ứng sinh đều là đạo gốc, có 7% ứng sinh gia nhập Công Giáo khi đã khôn lớn. 84% trong số họ nói rằng cha mẹ họ là người Công Giáo, 37% nói có liên quan một người là linh mục hoặc tu sĩ.
Khoảng 70% nói rằng họ lần chuỗi Mai Côi và chầu Thánh Thể trước khi vào chủng viện. Khoảng 50% nói rằng họ đã từng cảm thấy chán nản một lúc nào đó trước khi muốn làm linh mục.
(Nguồn: catholicherald.co.uk)
Hãy để cuộc sống chúng ta được chinh phục và biến đổi bởi mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô
Đặng Tự Do
21:00 09/04/2015
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng vào trưa Thứ Hai Phục Sinh với anh chị em tín hữu và khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha nói:
“Trong Ngài, qua bí tích Rửa Tội, chúng ta được sống lại, chúng ta đã vượt khỏi sự chết đến sự sống, từ nô lệ tội lỗi đến tự do của tình yêu.
Đây là Tin Mừng mà chúng ta được kêu gọi để loan truyền cho những người khác trong mọi môi trường đang được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần.
Niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu và niềm hy vọng Ngài đã mang lại cho chúng ta là món quà đẹp nhất mà một Kitô hữu có thể và cần phải trao ban cho các anh chị em của mình.”
Ngài khích lệ anh chị em giáo dân cùng hô vang với ngài 3 lần “Chúa đã sống lại”.
“Nào đồng thanh chúng ta hãy hô vang Chúa đã sống lại”.
Tiếp tục bài huấn dụ ngắn, Đức Thánh Cha nói:
“Tin Mừng Phục Sinh nên tỏa sáng trên khuôn mặt của chúng ta, trong tình cảm và trong hành vi của chúng ta, đặc biệt là trong cách chúng ta đối xử với những người khác."
"Chúng ta loan báo sự phục sinh của Chúa Kitô khi để cho ánh sáng của Ngài soi sáng những khoảnh khắc đen tối trong cuộc đời chúng ta, và chúng ta có thể chia sẻ tin vui đó với những người khác khi chúng ta biết mỉm cười với những ai đang vui; khóc với những ai đang nhỏ lệ; đồng hành với những ai đang buồn và đang đứng trước bờ vực của tuyệt vọng; và khi chúng ta kể lại kinh nghiệm đức tin của chúng ta với những ai đang tìm kiếm ý nghĩa và hạnh phúc, Như thế - với thái độ của chúng ta, với chứng tá của chúng ta, với cuộc sống của chúng ta chúng ta đang nói ‘Chúa Giêsu là Đấng Phục Sinh’ với trọn tâm hồn của chúng ta. "
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
"Hãy để cuộc sống của chúng ta bị chinh phục và biến đổi bởi mầu nhiệm Phục Sinh"
Đức Thánh Cha nói:
“Trong Ngài, qua bí tích Rửa Tội, chúng ta được sống lại, chúng ta đã vượt khỏi sự chết đến sự sống, từ nô lệ tội lỗi đến tự do của tình yêu.
Đây là Tin Mừng mà chúng ta được kêu gọi để loan truyền cho những người khác trong mọi môi trường đang được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần.
Niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu và niềm hy vọng Ngài đã mang lại cho chúng ta là món quà đẹp nhất mà một Kitô hữu có thể và cần phải trao ban cho các anh chị em của mình.”
Ngài khích lệ anh chị em giáo dân cùng hô vang với ngài 3 lần “Chúa đã sống lại”.
“Nào đồng thanh chúng ta hãy hô vang Chúa đã sống lại”.
Tiếp tục bài huấn dụ ngắn, Đức Thánh Cha nói:
“Tin Mừng Phục Sinh nên tỏa sáng trên khuôn mặt của chúng ta, trong tình cảm và trong hành vi của chúng ta, đặc biệt là trong cách chúng ta đối xử với những người khác."
"Chúng ta loan báo sự phục sinh của Chúa Kitô khi để cho ánh sáng của Ngài soi sáng những khoảnh khắc đen tối trong cuộc đời chúng ta, và chúng ta có thể chia sẻ tin vui đó với những người khác khi chúng ta biết mỉm cười với những ai đang vui; khóc với những ai đang nhỏ lệ; đồng hành với những ai đang buồn và đang đứng trước bờ vực của tuyệt vọng; và khi chúng ta kể lại kinh nghiệm đức tin của chúng ta với những ai đang tìm kiếm ý nghĩa và hạnh phúc, Như thế - với thái độ của chúng ta, với chứng tá của chúng ta, với cuộc sống của chúng ta chúng ta đang nói ‘Chúa Giêsu là Đấng Phục Sinh’ với trọn tâm hồn của chúng ta. "
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
"Hãy để cuộc sống của chúng ta bị chinh phục và biến đổi bởi mầu nhiệm Phục Sinh"
Đức Giáo Hoàng: Cộng đồng quốc tế không thể im lặng trước làn sóng bách hại các Kitô hữu
Đặng Tự Do
23:26 09/04/2015
Hôm thứ Hai Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế không thản nhiên, "im lặng và thụ động", trước những tội ác chống các Kitô hữu không thể chấp nhận được trên thế giới.
Đức Thánh Cha đã nói với cộng đồng Shalom như trên vào cuối buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Thứ Hai Phục Sinh. Cộng đồng Shalom đã tài trợ cuộc chạy tiếp sức kết thúc tại Quảng trường Thánh Phêrô để thể hiện tình đoàn kết với anh chị em Kitô hữu đang bị đàn áp và nâng cao nhận thức về tình cảnh nguy hiểm của họ hiện nay tại nhiều nơi trên thế giới.
Ngài nói tiếp:
“Hành trình của anh chị em trên các đường phố đã chấm dứt ở đây, nhưng những điều phải tiếp tục là cuộc hành trình tâm linh trong cầu nguyện, cầu nguyện liên lỉ; và tham gia cụ thể với những giúp đỡ hữu hình trong việc bảo vệ những anh chị em của chúng ta đang bị bách hại, bị lưu đày, bị giết, bị chặt đầu, với lý do duy nhất vì họ là một Kitô hữu”.
"Họ là những vị tử đạo của chúng ta hôm nay và họ rất đông đảo; chúng ta có thể nói rằng họ còn đông hơn nhiều các vị tử đạo trong các thế kỷ đầu tiên ".
Ngài nói thêm: "Tôi chân thành hy vọng rằng cộng đồng quốc tế không nhìn theo hướng khác"
Đức Thánh Cha đã nói với cộng đồng Shalom như trên vào cuối buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Thứ Hai Phục Sinh. Cộng đồng Shalom đã tài trợ cuộc chạy tiếp sức kết thúc tại Quảng trường Thánh Phêrô để thể hiện tình đoàn kết với anh chị em Kitô hữu đang bị đàn áp và nâng cao nhận thức về tình cảnh nguy hiểm của họ hiện nay tại nhiều nơi trên thế giới.
Ngài nói tiếp:
“Hành trình của anh chị em trên các đường phố đã chấm dứt ở đây, nhưng những điều phải tiếp tục là cuộc hành trình tâm linh trong cầu nguyện, cầu nguyện liên lỉ; và tham gia cụ thể với những giúp đỡ hữu hình trong việc bảo vệ những anh chị em của chúng ta đang bị bách hại, bị lưu đày, bị giết, bị chặt đầu, với lý do duy nhất vì họ là một Kitô hữu”.
"Họ là những vị tử đạo của chúng ta hôm nay và họ rất đông đảo; chúng ta có thể nói rằng họ còn đông hơn nhiều các vị tử đạo trong các thế kỷ đầu tiên ".
Ngài nói thêm: "Tôi chân thành hy vọng rằng cộng đồng quốc tế không nhìn theo hướng khác"
Tin Giáo Hội Việt Nam
Diễn nguyện Đàng Thánh Giá tại Brunswick, Melbourne, Australia
Giáo xứ St. Mary Brunswick
07:45 09/04/2015
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ông Lý Quang Diệu và Việt Nam
Hà Minh Thảo
01:07 09/04/2015
ÔNG LÝ QUANG DIỆU VÀ VIỆT NAM
Ông Lý Quang Diệu, nhà lập quốc Singapore (Tân gia ba, còn gọi là Đảo quốc Sư tử), đã qua đời ngày 23.03.2015, thọ 91 tuổi. Báo chí trong và ngoài nước cũng các websites tiếng Việt đều có bài ca ngợi ông, nhắc lại những ý kiến mà ông đã đề nghị với các lãnh đạo cao cấp cộng sản Việt Nam. Sau đó, qua chính sử nước Việt Nam không cộng sản để tiếc công xây nền Dân chủ pháp trị cho Đất Nước bởi những Tiền nhân Trị Quốc đã bị sự tạo phản tàn bạo do ngoại bang và tay sai gây ra cho 17 triệu dân Việt Nam Cộâng hòa và, ngày nay, cho gần 90 triệu đồng bào sống trên Quê hương.
I.- ÔNG LÝ QUANG DIỆU (LEE KUAN YEW) CHẤP CHÍNH.
Sinh ngày 16.09.1923, thế hệ thứ tư người Quảng đông di cư sang Singapore, một thuộc địa Anh quốc. Sang Anh để học và tốt nghiệp trường Fitzwiliams Đại học Cambridge năm 1950. Thất vọng vì người Anh không bảo vệ được Singapore trước quân đội Nhật, ông trở về nước với quyết tâm giành độc lập cho Tổ quốc. Tháng 11/1954, cùng các bạn từng học ở Anh lập đảng xã hội Nhân dân Hành động, (People's Action Party, PAP), liên minh với các công đoàn để lôi kéo sự ủng hộ đông đảo của họ và người dân gốc Hoa chiếm 70% dân số, ông là Tổng bí thư đầu tiên đảng này cho đến năm 1992. Đắc cử dân biểu năm 1955, ông là lãnh tụ cánh tả đối lập với chính phủ liên minh Mặt trận Lao động, cánh hữu và là đại diện PAP tại Hội nghị hiến pháp ở London, thảo luận với người Anh về tương lai Singapore. Năm 1957, phe Cộng sản cướp quyền lãnh đạo PAP bằng các đảng viên giả tại Đại hội đảng, nhưng chính phủ bắt giam chúng và trao quyền lãnh đạo lại cho Lý Quang Diệu.
Tháng 5/1959 đảng PAP chiếm 43/51 ghế, đa số trong Hội đồng lập pháp, Singapore giành quyền tự trị trừ quốc phòng và ngoại giao vẫn thuộc Anh quốc, và Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng đầu tiên ngày 03.06.1959. Năm 1961, Singapore, Malaya (Mã lai), Sabah và Sarawak họp thành lập Liên bang Mã Lai Á (Malaysia), với Thủ tướng Tunku Abdul Raman, để chấm dứt chế độ thuộc địa Anh tháng 9/1963 và đã kéo dài không lâu, vì đảng UMNO giữ chính quyền Malaysia lo ngại về sự hội nhập của cộng đồng người Hoa, đa số ở Singapore, đi cùng với thách đố chính trị do đảng PAP đem vào Malaysia. Tháng 7/1964, bạo loạn sắc tộc giữa hai cộng đồng người Hoa và người Mã lai làm 23 người chết và tiếp diễn tháng 9, kẻ làm loạn cướp phá xe cộ, cửa hàng, khiến hai Thủ tướng Malaysia và Singapore ra trước đám động để xoa dịu tình hình. Giải quyết bạo loạn sắc tộc bất thành, Singapore rời Liên bang ngày 09.08.1964, nhưng vẫn tiếp tục hợp tác thương mại và quốc phòng. Cộng hòa Singapore ra đời.
Cộng hòa Singapore ra đời. Chính phủ lo ngại Singapore khó sống vì không có nguồn tài nguyên, kể cả nước cũng phải nhận từ Malaysia và khả năng quốc phòng là thách đố chính yếu. Ông tìm sự nhìn nhận và hậu thuẫn quốc tế cho nền độc lập Singapore và gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng 9. Tháng 8/1967, Singapore thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN với Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Trước mối đe dọa cộng sản đến từ các nước lân bang, ông chỉ thị phó Thủ tướng Ngô Khánh Thụy xây dựng quân lực Singapore, với sự giúp đỡ của nhiều nước như Do thái, trong các lãnh vực cố vấn, huấn luyện và ban hành chính sách động viên nam công dân từ 18 tuổi phải phục vụ Quốc gia, ở một trong những lực lượng quân sự gồm Quân lực Singapore, Lực lượng Cảnh sát, hay Lực lượng phòng vệ dân sự. Ngoài ra, Chính phủ đã tạo dựng căn cước văn hóa cho Đất nước trong hai thập niên 1970 và 1980, một nền văn hóa minh định hòa đồng chủng tộc theo chủ trương đa văn hóa và buộc người dân theo chính sách khoan dung tôn giáo, hòa đồng chủng tộc, dùng luật pháp mạnh để trừng trị những hành vi hay mưu đồ kích động bạo lực vì tôn giáo hay chủng tộc.
II.- CHÍNH SỬ ĐAU BUỒN VIỆT NAM.
A./ Thực dân Pháp phá tan sự dân chủ hóa Việt Nam.
Sau những năm theo học tại trường Khoa học Chính trị (Sciences Po) ở Pháp, ngày 16.08.1932, Vua Bảo Đại đã về nước. Ngày 19.09.1932, Vua ra đạo dụ số 1 tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Sau đó, Vua đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và ban sắc phong 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Đằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư lớn tuổi. Trong các Vị đó, ông Diệm, trẻ nhất 32 tuổi, được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại, đứng đầu Nội các, tương đương Thủ tướng ngày nay, và kiêm nhiệm chức Tổng Thư Ký Hội đồng Cải cách Hỗn hợp Pháp-Việt từ ngày 02.05.1933. Ông đề nghị hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề. Việc thống nhất nhằm buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ cùng chỉ còn một Tổng trú sứ (résident général) ở Huế. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì Toàn quyền Pasquier không chấp nhận, ông Diệm đệ đơn từ chức lên Hoàng Đế Bảo Đại ngày 12.07.1933.
[Nội các, lúc đó, có 6 bộ là: 1. đứng đầu và có quyền trên hết là Bộ Lại (Nội vụ); 2. Bộ Hộ (Tài chính); 3. Bộ Lễ (Giáo dục); 4. Bộ Hình (Tư pháp); 5. Bộ Binh (Quốc phòng) và 6. Bộ Công (Công chánh). Như vậy, ông Diệm đã đứng đầu nội các gồm các vị Thượng thư đều hơn ông cả mươi tuổi, như ông Bùi Bằng Đoàn, thân phụ đại tá Việt cộng Bùi Tín, Thượng thư bộ Hình, hơn ông Diệm đúng 20 tuổi.]
B./ Việt Minh cướp Chính quyền và diệt Dân chủ, pháp trị.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11.03.1945, Vua ra đạo dụ ‘Tuyên cáo Việt Nam độc lập’ hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Ngày 07.04.1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim.
Ngày 17.03.1945, Nhà Vua ban hành Dụ số 1 : « Trẫm đã tuyên bố Việt Nam độc lập, nay Trẫm có trách nhiệm đối với lịch sử và thần dân, nên tự cầm lấy quyền để bảo vệ lấy quyền lợi cho Tổ quốc và giáng dụ rằng :
1. Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào khẩu hiệu ‘Dân vi quí’.
2. Trong chính giới sẽ chiêu tập các nhân tài đích đáng để chỉnh đốn lại nền tảng Quốc gia cho xứng đáng là một nước độc lập chân chính có thể hợp tác với Đại-Nhật-Bản trong công cuộc kiến thiết Đại-Đông-Á.
3. Trẫm sẽ tài định và tuyên bố các cơ quan chính trị để ban hành những phương pháp hợp với nguyện vọng của Quốc dân ».
Khi nêu khẩu hiệu ‘Dân vi quí’, ông Bảo Đại đã đưa quyền lợi dân lên trên tất cả thì vua tất chỉ là một cơ quan tối cao trong nước điều khiển những cơ quan chính trị khác để phụng vụ quốc gia, tìm những phương pháp hợp với nguyện vọng của cả quốc dân mà thi hành. Đó là sự Dân chủ. Khi Vua biết dùng người tài, đức để gánh vác, đảm đương những trọng trách hợp với dân nguyện để phục hưng nền tảng nước Việt với Tam Quyền Phân Lập.
Bước tiến thứ hai, giữa tháng 6 và đầu tháng 7 năm 1945, nhằm chiêu dụ nhân tài và tạo cơ hội cho người dân được góp phần vào việc đất nước, 4 Hội đồng đã được thành lập qua 3 đạo dụ và 1 đạo sắc: Hội đồng Dự thảo Hiến pháp, Hội đồng Cải cách Cai trị, Tư pháp và Hành chính, Hội đồng Cải cách Giáo dục và Hội đồng Thanh niên. Ngoài ra, Bảo Đại còn ban hành 3 Dụ : số 73 về tự do lập nghiệp đoàn ngày 05.07.1945, số 78 về tự do lập hội và số 79 về tự do hội họp cùng ngày 09.07.1945.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03.02.1930, nhưng theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, phải đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông dương ngày 31.10.1930. Lãnh đạo phong trào chống Pháp 1930-1931, như Xô viết Nghệ Tĩnh, nhằm thành lập chính quyền Xô viết, Đảng tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp… Tháng 07/1936 nhóm tại Thượng hải, Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu ‘đánh đổ đế quốc Pháp’, nhưng vẫn chỉ huy các cuộc đánh phá người Pháp ytong nước thì ít, nhưng giết chết người Việt vô tội thì nhiều… Việt Nam độc lập đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, là liên minh chính trị do Đảng Cộng sản thành lập ngày 19.05.1941 với mục đích ‘Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’. Đây là một vũ khí chính trị hiệu quả do Đảng lập để thu hút mọi tầng lớp người dân, kể cả những người không cộng sản tham gia chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, với tên gọi Cách mạng tháng Tám.
Với cuộc Cách mạng này, lợi dụng Đệ Nhị thế chiến vừa chấm dứt, Quân Nhật thất trận đang chờ Quân đội đồng minh giải giới, Việt Minh tiến hành để buộc chính phủ Trần Trọng Kim phải bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương cho chúng trong tháng 08/1945. Vua Bảo Đại lẫn Thủ tướng Trần Trọng Kim đều từ chối lời đề nghị của Tư lệnh Quân đội Nhật giúp chính phủ chống lại Việt Minh. Trong lúc này, các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng... cũng có hành động tương tự buộc chính quyền Việt Nam tại các địa phương trao quyền cho họ. Ngày 16.08.1945, Thủ tướng Trần Trọng Kim tuyên bố bảo vệ độc lập đã giành được ngày 09.03.1945, nhưng ngày 24.08.1945, Vua Bảo Đại đã thoái vị ‘để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước’. Kết quả chính phủ cũ giải tán và ngày 02.09.1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ trương Dân Vi Quý và những cải tổ hành chính, giáo dục cùng các Tự do cho người dân của Bảo Đại đều bị chúng bải bỏ. Đến nay, 70 năm trôi qua, bao nhiêu lần chúng đã hứa, nhưng không bao giờ hình thành. Với bạo lực súng đạn, chúng cho dân ăn ‘bánh vẽ’.
Từ đó, Đảng cộng sản vừa chống Pháp và dùng Pháp để tiêu diệt các Đảng không cộng sản cho đến ngày 07.05.1954 : Điện Biên Phủ thất thủ, buộc Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) ký Hiệp định Genève đình chỉ chiến sự tại Việt Nam ngày 20.07.1954.
C./ Với Nhà Nước Mỹ, Việt Nam Cộng hòa bị cộng sản hoá.
Thỏa thuận giữa Pháp và Việt Minh tại Genève (Thụy sĩ) ngày 20.07.1954, Quê hương chúng ta được chia làm hai Miền, với sông Bến hải và cầu Hiền lương làm ranh giới :
- Tại Miền Bắc, Đảng Lao động (cộng sản trá hình) áp đặt một chế độ độc tài trong cai trị ; tàn bạo giết người trong việc trưng thu ruộng đất và cải tạo thương nghiệp… Tuyên truyền Miền Nam đói kém để lợi dụng tình đồng bào hai miền và bằng chiêu bài ‘sinh Bắc, tử Nam’. Năm 1960, Đảng dựng nên Mặt trận Giải phóng Miền Nam để lường gạt Thế giới. Lê Duẫn đã nói ‘Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, Trung quốc’. Lời này được ghi tại Đền thờ ông ở huyện Cẩm xuyên (Hà tĩnh). Sau khi chiếm Việt Nam Cộng hòa 1975, hàng loạt hàng hóa, ngọc ngà và vàng bạc từ Sài gòn đã được chở về Hà nội, kể cả 16 tấn vàng mà chúng phao tin ông Nguyễn Văn Thiệu đã chở đi khỏi nước.
- Tại Miền Nam, ngày 18.06.1954, Quốc trưởng Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm đến để đề nghị ông nhận nhiệm vụ Thủ tướng. Lúc đầu, ông Diệm nói ‘sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…’, nhưng nhà vua khích lệ ‘Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy’. Do đó, ông Diệm đáp ‘Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó. Lý do mời ông Diệm chấp chính, ông Bảo Đại viết trong hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam) : « Ông Diệm nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ… »
Sau khi trình Chính phủ cùng quốc dân đồng bào ngày 07.07.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã bắt tay vào việc thu hồi chủ quyền quốc gia : buộc người Pháp phải trao lại Dinh Norodom, ngày 07.09.1954, và nhận tên mới Dinh Độc Lập. Ông Diệm đã thành công, với sự trợ giúp của các quốc gia Thế giới Tự do, trong đón rước và an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư từ Bắc vô Nam. Trong cuộc cải cách ruộng, ông cho mua lại ruộng của những điền chủ không canh tác để nhượng lại cho nông dân bằng việc trả góp. Thành quả ông Diệm mang lại cho người dân Việt Nam Cộng hòa vô cùng lớn lao, nhưng lòng tham con người vô tận : Lịch sữ lại tái diễn, họ đã rước bọn thực dân Mỹ vào làm chủ, bố thí cho họ vài ngàn đô la để giết ông Ngô Đình Diệm… Sách báo đã viết nhiều về vị Sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam, chúng tôi chỉ đề cập đến hai điểm :
1. Trong cuộc Công du Hoa kỳ năm 1957, phái đoàn Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ gồm 8 thành viên (một sự tiết kiệm tối đa ngân sách và nhân lực) và chỉ đáp phi cờ từ Sài gòn đến Honolulu. Tại đó, sau khi nhận 21 phát đại bác nổ vang chào mừng, phái đoàn được Bộ trưởng ngoại giao John F. Dulles mời cùng đáp phi cơ riêng dành cho Tổng thống Mỹ để bay về Thủ đô. Tại chân thang máy bay, ông Diệm được Tổng thống Dwright D. Eisenhower chào đón với 21 phát đại bác nổ vang. Theo Wikipedia, khoảng 50.000 người đứng hai bên đường vẫy tay chào Người. Hôm sau, ông đã có danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, tức trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ Liên bang, đại diện toàn dân Mỹ. Số lãnh đạo Á châu được hưởng niềm hãnh diện này chỉ đếm trên các ngón tay. Ngày 24.09.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là Đức Giáo Hoàng đầu tiên đọc Diễn văn tại Định chế Lập pháp này.
Hãy nhìn xem các chuyến gọi là công du của các lãnh đạo Việt Nam do Đảng bầu ngày nay thật thảm thương. Mỗi chuyến đi kéo hàng trăm ‘tay vịn’ để tốn công quỹ. Bị người Mỹ và gốc Việt phản đối, ông Nguyễn Tấn Sang không biết ngượng khi cám ơn Tổng thống Obama chăm lo cho người Việt. Lẽ ra ông phải biết ở Hoa kỳ, mọi người đều tiến thân bằng khả năng chuyên môn và đạo đức, không cần ‘nhờ đảng’ hay ‘có dù’.
2. Khi khánh thành Đập Đồng cam (Tuy hòa) ngày 17.09.1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tiên đoán: « Chúng ta hiện nay đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập của quốc gia chúng ta và để đảm bảo tự do của nhân dân chúng ta. Cuộc đời chúng ta, tự do chúng ta, hạnh phúc chúng ta và cuộc đời, tự do, và hạnh phúc của con cháu chúng ta đều phụ thuộc vào cuộc chiến đấu này. Nếu Việt Minh thắng trong cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ được đề cập đến như là một tỉnh phía nam của Trung cộng. Hơn nữa nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài do Mạc tư khoa tạo ra và sẽ bị tước mất tôn giáo, tổ quốc và gia đình ». Là người Việt Nam, chúng ta nghĩ gì về lời tuyên bố đó ?
Hay tin ông Ngô Đình Diệm bị giết, ông Hồ Chí Minh cho rằng ‘ông Diệm là một Người Yêu Nước theo cách của ông ấy’. Đúng vậy, hai ông hoàn toàn khác nhau trong việc lãnh đạo Đất Nước độc lập với cường quốc và nhất là Đạo đức. Bình luận về biến cố này, ông Bảo Đại tuyên bố ‘ông Diệm đã chết khi thi hành công vụ’.
Trong những năm 1963-1966, các Chính phủ, quân nhân lẫn đảng phái, thay phiên nhau chứng tỏ sự bất tài và bất lực trong việc điều khiển quốc sự, bị những cố vấn Mỹ dốt Việt sử https://www.youtube.com/watch?v=BxSkYtFTxyU
cưỡng bách hành động theo họ để viện trợ không bị cúp. Lính quân dịch Mỹ, lắm mỹ kim nhưng bất mãn, gây khủng hoảng kinh tế và xã hội tại Việt Nam. Sau đó, những quan tài phủ cờ Hoa được đưa về Mỹ, phong trào phản chiến lớn dần… 58.000 người Mỹ đã chết cho cuộc chiến ‘không được thắng’.
Ngày 01.04.1967, Hiến pháp đệ Nhị Cộng hòa ra đời, thiết lập các định chế dân chủ cho quốc gia. Cuộc phổ thông đầu phiếu ngày 03.09.1967 đã là cơ hội để cử tri người Việt trao trách nhiệm Tổng thống và Phó Tổng thống cho hai ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cùng với Thượng nghị viện với 60 thành viên. Thượng nghị viện này, với 13 luật gia, do sự điều hành của Chủ tịch, luật sư Nguyễn Văn Huyền, xứng đáng với lòng kính nể của đồng bào trong các vấn đề: tướng lãnh tham nhũng (ngày 20.04.1970, chống độc diễn của liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Trần Văn Hương (ngày 22.09.1971). Tháng 05.1970, sau khi Thượng nghị viện phản đối ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Chánh phủ, Chủ tịch đã lên án sự vi hiến của Sắc luật này trên màn ảnh Truyền hình Việt Nam. Sau đó, nhờ tài hùng biện của Nghị sĩ luật sư Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến. Sinh hoạt chính trị này biết bao giờ mới thấy trở lại trên Quê hương chúng ta ?
Vì phải tháo lui trong ‘danh dự’, sau khi thỏa thuận với Tàu cộng phải bắt Bắc Việt ký Hiệp định Paris, Henry Kissinger buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng ký vào đó ngày 27.01.1973. Do đó, Hoa kỳ đã làm ngơ để Tàu công chiếm Hoàng sa tháng 01.1974. Nhưng, vì nghe theo Liên xô và làm trái ý Tàu, Bắc Việt tiến chiếm Sài gòn ngày 30.04.1975. Trước đó, ngày 21.04.1975, ông Thiệu từ chức và đã để lại câu nói ‘Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm’. Thi hành lịnh Tàu cộng, Khmer Đỏ giết dân Việt ở Biên giới và Việt cộng đánh chiếm Kampuchia ngày 06.01.1979 kéo theo ‘bài học’ Trung cộng dạy cho Việt cộng từ ngày 17.02.1979.
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo
Ông Lý Quang Diệu, nhà lập quốc Singapore (Tân gia ba, còn gọi là Đảo quốc Sư tử), đã qua đời ngày 23.03.2015, thọ 91 tuổi. Báo chí trong và ngoài nước cũng các websites tiếng Việt đều có bài ca ngợi ông, nhắc lại những ý kiến mà ông đã đề nghị với các lãnh đạo cao cấp cộng sản Việt Nam. Sau đó, qua chính sử nước Việt Nam không cộng sản để tiếc công xây nền Dân chủ pháp trị cho Đất Nước bởi những Tiền nhân Trị Quốc đã bị sự tạo phản tàn bạo do ngoại bang và tay sai gây ra cho 17 triệu dân Việt Nam Cộâng hòa và, ngày nay, cho gần 90 triệu đồng bào sống trên Quê hương.
I.- ÔNG LÝ QUANG DIỆU (LEE KUAN YEW) CHẤP CHÍNH.
Sinh ngày 16.09.1923, thế hệ thứ tư người Quảng đông di cư sang Singapore, một thuộc địa Anh quốc. Sang Anh để học và tốt nghiệp trường Fitzwiliams Đại học Cambridge năm 1950. Thất vọng vì người Anh không bảo vệ được Singapore trước quân đội Nhật, ông trở về nước với quyết tâm giành độc lập cho Tổ quốc. Tháng 11/1954, cùng các bạn từng học ở Anh lập đảng xã hội Nhân dân Hành động, (People's Action Party, PAP), liên minh với các công đoàn để lôi kéo sự ủng hộ đông đảo của họ và người dân gốc Hoa chiếm 70% dân số, ông là Tổng bí thư đầu tiên đảng này cho đến năm 1992. Đắc cử dân biểu năm 1955, ông là lãnh tụ cánh tả đối lập với chính phủ liên minh Mặt trận Lao động, cánh hữu và là đại diện PAP tại Hội nghị hiến pháp ở London, thảo luận với người Anh về tương lai Singapore. Năm 1957, phe Cộng sản cướp quyền lãnh đạo PAP bằng các đảng viên giả tại Đại hội đảng, nhưng chính phủ bắt giam chúng và trao quyền lãnh đạo lại cho Lý Quang Diệu.
Tháng 5/1959 đảng PAP chiếm 43/51 ghế, đa số trong Hội đồng lập pháp, Singapore giành quyền tự trị trừ quốc phòng và ngoại giao vẫn thuộc Anh quốc, và Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng đầu tiên ngày 03.06.1959. Năm 1961, Singapore, Malaya (Mã lai), Sabah và Sarawak họp thành lập Liên bang Mã Lai Á (Malaysia), với Thủ tướng Tunku Abdul Raman, để chấm dứt chế độ thuộc địa Anh tháng 9/1963 và đã kéo dài không lâu, vì đảng UMNO giữ chính quyền Malaysia lo ngại về sự hội nhập của cộng đồng người Hoa, đa số ở Singapore, đi cùng với thách đố chính trị do đảng PAP đem vào Malaysia. Tháng 7/1964, bạo loạn sắc tộc giữa hai cộng đồng người Hoa và người Mã lai làm 23 người chết và tiếp diễn tháng 9, kẻ làm loạn cướp phá xe cộ, cửa hàng, khiến hai Thủ tướng Malaysia và Singapore ra trước đám động để xoa dịu tình hình. Giải quyết bạo loạn sắc tộc bất thành, Singapore rời Liên bang ngày 09.08.1964, nhưng vẫn tiếp tục hợp tác thương mại và quốc phòng. Cộng hòa Singapore ra đời.
Cộng hòa Singapore ra đời. Chính phủ lo ngại Singapore khó sống vì không có nguồn tài nguyên, kể cả nước cũng phải nhận từ Malaysia và khả năng quốc phòng là thách đố chính yếu. Ông tìm sự nhìn nhận và hậu thuẫn quốc tế cho nền độc lập Singapore và gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng 9. Tháng 8/1967, Singapore thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN với Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan.
Trước mối đe dọa cộng sản đến từ các nước lân bang, ông chỉ thị phó Thủ tướng Ngô Khánh Thụy xây dựng quân lực Singapore, với sự giúp đỡ của nhiều nước như Do thái, trong các lãnh vực cố vấn, huấn luyện và ban hành chính sách động viên nam công dân từ 18 tuổi phải phục vụ Quốc gia, ở một trong những lực lượng quân sự gồm Quân lực Singapore, Lực lượng Cảnh sát, hay Lực lượng phòng vệ dân sự. Ngoài ra, Chính phủ đã tạo dựng căn cước văn hóa cho Đất nước trong hai thập niên 1970 và 1980, một nền văn hóa minh định hòa đồng chủng tộc theo chủ trương đa văn hóa và buộc người dân theo chính sách khoan dung tôn giáo, hòa đồng chủng tộc, dùng luật pháp mạnh để trừng trị những hành vi hay mưu đồ kích động bạo lực vì tôn giáo hay chủng tộc.
II.- CHÍNH SỬ ĐAU BUỒN VIỆT NAM.
A./ Thực dân Pháp phá tan sự dân chủ hóa Việt Nam.
Sau những năm theo học tại trường Khoa học Chính trị (Sciences Po) ở Pháp, ngày 16.08.1932, Vua Bảo Đại đã về nước. Ngày 19.09.1932, Vua ra đạo dụ số 1 tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Sau đó, Vua đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và ban sắc phong 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Đằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư lớn tuổi. Trong các Vị đó, ông Diệm, trẻ nhất 32 tuổi, được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Lại, đứng đầu Nội các, tương đương Thủ tướng ngày nay, và kiêm nhiệm chức Tổng Thư Ký Hội đồng Cải cách Hỗn hợp Pháp-Việt từ ngày 02.05.1933. Ông đề nghị hai điều với chính quyền bảo bộ Pháp: một là thống nhất Trung và Bắc kỳ theo Hòa ước Giáp Thân 1884 và hai là cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề. Việc thống nhất nhằm buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ cùng chỉ còn một Tổng trú sứ (résident général) ở Huế. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ. Vì Toàn quyền Pasquier không chấp nhận, ông Diệm đệ đơn từ chức lên Hoàng Đế Bảo Đại ngày 12.07.1933.
[Nội các, lúc đó, có 6 bộ là: 1. đứng đầu và có quyền trên hết là Bộ Lại (Nội vụ); 2. Bộ Hộ (Tài chính); 3. Bộ Lễ (Giáo dục); 4. Bộ Hình (Tư pháp); 5. Bộ Binh (Quốc phòng) và 6. Bộ Công (Công chánh). Như vậy, ông Diệm đã đứng đầu nội các gồm các vị Thượng thư đều hơn ông cả mươi tuổi, như ông Bùi Bằng Đoàn, thân phụ đại tá Việt cộng Bùi Tín, Thượng thư bộ Hình, hơn ông Diệm đúng 20 tuổi.]
B./ Việt Minh cướp Chính quyền và diệt Dân chủ, pháp trị.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11.03.1945, Vua ra đạo dụ ‘Tuyên cáo Việt Nam độc lập’ hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Ngày 07.04.1945, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim.
Ngày 17.03.1945, Nhà Vua ban hành Dụ số 1 : « Trẫm đã tuyên bố Việt Nam độc lập, nay Trẫm có trách nhiệm đối với lịch sử và thần dân, nên tự cầm lấy quyền để bảo vệ lấy quyền lợi cho Tổ quốc và giáng dụ rằng :
1. Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào khẩu hiệu ‘Dân vi quí’.
2. Trong chính giới sẽ chiêu tập các nhân tài đích đáng để chỉnh đốn lại nền tảng Quốc gia cho xứng đáng là một nước độc lập chân chính có thể hợp tác với Đại-Nhật-Bản trong công cuộc kiến thiết Đại-Đông-Á.
3. Trẫm sẽ tài định và tuyên bố các cơ quan chính trị để ban hành những phương pháp hợp với nguyện vọng của Quốc dân ».
Khi nêu khẩu hiệu ‘Dân vi quí’, ông Bảo Đại đã đưa quyền lợi dân lên trên tất cả thì vua tất chỉ là một cơ quan tối cao trong nước điều khiển những cơ quan chính trị khác để phụng vụ quốc gia, tìm những phương pháp hợp với nguyện vọng của cả quốc dân mà thi hành. Đó là sự Dân chủ. Khi Vua biết dùng người tài, đức để gánh vác, đảm đương những trọng trách hợp với dân nguyện để phục hưng nền tảng nước Việt với Tam Quyền Phân Lập.
Bước tiến thứ hai, giữa tháng 6 và đầu tháng 7 năm 1945, nhằm chiêu dụ nhân tài và tạo cơ hội cho người dân được góp phần vào việc đất nước, 4 Hội đồng đã được thành lập qua 3 đạo dụ và 1 đạo sắc: Hội đồng Dự thảo Hiến pháp, Hội đồng Cải cách Cai trị, Tư pháp và Hành chính, Hội đồng Cải cách Giáo dục và Hội đồng Thanh niên. Ngoài ra, Bảo Đại còn ban hành 3 Dụ : số 73 về tự do lập nghiệp đoàn ngày 05.07.1945, số 78 về tự do lập hội và số 79 về tự do hội họp cùng ngày 09.07.1945.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03.02.1930, nhưng theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, phải đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông dương ngày 31.10.1930. Lãnh đạo phong trào chống Pháp 1930-1931, như Xô viết Nghệ Tĩnh, nhằm thành lập chính quyền Xô viết, Đảng tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp… Tháng 07/1936 nhóm tại Thượng hải, Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu ‘đánh đổ đế quốc Pháp’, nhưng vẫn chỉ huy các cuộc đánh phá người Pháp ytong nước thì ít, nhưng giết chết người Việt vô tội thì nhiều… Việt Nam độc lập đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, là liên minh chính trị do Đảng Cộng sản thành lập ngày 19.05.1941 với mục đích ‘Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật-Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’. Đây là một vũ khí chính trị hiệu quả do Đảng lập để thu hút mọi tầng lớp người dân, kể cả những người không cộng sản tham gia chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, với tên gọi Cách mạng tháng Tám.
Với cuộc Cách mạng này, lợi dụng Đệ Nhị thế chiến vừa chấm dứt, Quân Nhật thất trận đang chờ Quân đội đồng minh giải giới, Việt Minh tiến hành để buộc chính phủ Trần Trọng Kim phải bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương cho chúng trong tháng 08/1945. Vua Bảo Đại lẫn Thủ tướng Trần Trọng Kim đều từ chối lời đề nghị của Tư lệnh Quân đội Nhật giúp chính phủ chống lại Việt Minh. Trong lúc này, các đảng phái khác như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng... cũng có hành động tương tự buộc chính quyền Việt Nam tại các địa phương trao quyền cho họ. Ngày 16.08.1945, Thủ tướng Trần Trọng Kim tuyên bố bảo vệ độc lập đã giành được ngày 09.03.1945, nhưng ngày 24.08.1945, Vua Bảo Đại đã thoái vị ‘để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước’. Kết quả chính phủ cũ giải tán và ngày 02.09.1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ trương Dân Vi Quý và những cải tổ hành chính, giáo dục cùng các Tự do cho người dân của Bảo Đại đều bị chúng bải bỏ. Đến nay, 70 năm trôi qua, bao nhiêu lần chúng đã hứa, nhưng không bao giờ hình thành. Với bạo lực súng đạn, chúng cho dân ăn ‘bánh vẽ’.
Từ đó, Đảng cộng sản vừa chống Pháp và dùng Pháp để tiêu diệt các Đảng không cộng sản cho đến ngày 07.05.1954 : Điện Biên Phủ thất thủ, buộc Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) ký Hiệp định Genève đình chỉ chiến sự tại Việt Nam ngày 20.07.1954.
C./ Với Nhà Nước Mỹ, Việt Nam Cộng hòa bị cộng sản hoá.
Thỏa thuận giữa Pháp và Việt Minh tại Genève (Thụy sĩ) ngày 20.07.1954, Quê hương chúng ta được chia làm hai Miền, với sông Bến hải và cầu Hiền lương làm ranh giới :
- Tại Miền Bắc, Đảng Lao động (cộng sản trá hình) áp đặt một chế độ độc tài trong cai trị ; tàn bạo giết người trong việc trưng thu ruộng đất và cải tạo thương nghiệp… Tuyên truyền Miền Nam đói kém để lợi dụng tình đồng bào hai miền và bằng chiêu bài ‘sinh Bắc, tử Nam’. Năm 1960, Đảng dựng nên Mặt trận Giải phóng Miền Nam để lường gạt Thế giới. Lê Duẫn đã nói ‘Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, Trung quốc’. Lời này được ghi tại Đền thờ ông ở huyện Cẩm xuyên (Hà tĩnh). Sau khi chiếm Việt Nam Cộng hòa 1975, hàng loạt hàng hóa, ngọc ngà và vàng bạc từ Sài gòn đã được chở về Hà nội, kể cả 16 tấn vàng mà chúng phao tin ông Nguyễn Văn Thiệu đã chở đi khỏi nước.
- Tại Miền Nam, ngày 18.06.1954, Quốc trưởng Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm đến để đề nghị ông nhận nhiệm vụ Thủ tướng. Lúc đầu, ông Diệm nói ‘sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…’, nhưng nhà vua khích lệ ‘Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy’. Do đó, ông Diệm đáp ‘Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó. Lý do mời ông Diệm chấp chính, ông Bảo Đại viết trong hồi ký ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam) : « Ông Diệm nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ… »
Sau khi trình Chính phủ cùng quốc dân đồng bào ngày 07.07.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã bắt tay vào việc thu hồi chủ quyền quốc gia : buộc người Pháp phải trao lại Dinh Norodom, ngày 07.09.1954, và nhận tên mới Dinh Độc Lập. Ông Diệm đã thành công, với sự trợ giúp của các quốc gia Thế giới Tự do, trong đón rước và an cư lạc nghiệp cho gần một triệu đồng bào di cư từ Bắc vô Nam. Trong cuộc cải cách ruộng, ông cho mua lại ruộng của những điền chủ không canh tác để nhượng lại cho nông dân bằng việc trả góp. Thành quả ông Diệm mang lại cho người dân Việt Nam Cộng hòa vô cùng lớn lao, nhưng lòng tham con người vô tận : Lịch sữ lại tái diễn, họ đã rước bọn thực dân Mỹ vào làm chủ, bố thí cho họ vài ngàn đô la để giết ông Ngô Đình Diệm… Sách báo đã viết nhiều về vị Sáng lập nền Cộng hòa Việt Nam, chúng tôi chỉ đề cập đến hai điểm :
1. Trong cuộc Công du Hoa kỳ năm 1957, phái đoàn Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ gồm 8 thành viên (một sự tiết kiệm tối đa ngân sách và nhân lực) và chỉ đáp phi cờ từ Sài gòn đến Honolulu. Tại đó, sau khi nhận 21 phát đại bác nổ vang chào mừng, phái đoàn được Bộ trưởng ngoại giao John F. Dulles mời cùng đáp phi cơ riêng dành cho Tổng thống Mỹ để bay về Thủ đô. Tại chân thang máy bay, ông Diệm được Tổng thống Dwright D. Eisenhower chào đón với 21 phát đại bác nổ vang. Theo Wikipedia, khoảng 50.000 người đứng hai bên đường vẫy tay chào Người. Hôm sau, ông đã có danh dự đọc Diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa kỳ, tức trước các Dân biểu và Thượng nghị sĩ Liên bang, đại diện toàn dân Mỹ. Số lãnh đạo Á châu được hưởng niềm hãnh diện này chỉ đếm trên các ngón tay. Ngày 24.09.2015, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là Đức Giáo Hoàng đầu tiên đọc Diễn văn tại Định chế Lập pháp này.
Hãy nhìn xem các chuyến gọi là công du của các lãnh đạo Việt Nam do Đảng bầu ngày nay thật thảm thương. Mỗi chuyến đi kéo hàng trăm ‘tay vịn’ để tốn công quỹ. Bị người Mỹ và gốc Việt phản đối, ông Nguyễn Tấn Sang không biết ngượng khi cám ơn Tổng thống Obama chăm lo cho người Việt. Lẽ ra ông phải biết ở Hoa kỳ, mọi người đều tiến thân bằng khả năng chuyên môn và đạo đức, không cần ‘nhờ đảng’ hay ‘có dù’.
2. Khi khánh thành Đập Đồng cam (Tuy hòa) ngày 17.09.1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tiên đoán: « Chúng ta hiện nay đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập của quốc gia chúng ta và để đảm bảo tự do của nhân dân chúng ta. Cuộc đời chúng ta, tự do chúng ta, hạnh phúc chúng ta và cuộc đời, tự do, và hạnh phúc của con cháu chúng ta đều phụ thuộc vào cuộc chiến đấu này. Nếu Việt Minh thắng trong cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ được đề cập đến như là một tỉnh phía nam của Trung cộng. Hơn nữa nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài do Mạc tư khoa tạo ra và sẽ bị tước mất tôn giáo, tổ quốc và gia đình ». Là người Việt Nam, chúng ta nghĩ gì về lời tuyên bố đó ?
Hay tin ông Ngô Đình Diệm bị giết, ông Hồ Chí Minh cho rằng ‘ông Diệm là một Người Yêu Nước theo cách của ông ấy’. Đúng vậy, hai ông hoàn toàn khác nhau trong việc lãnh đạo Đất Nước độc lập với cường quốc và nhất là Đạo đức. Bình luận về biến cố này, ông Bảo Đại tuyên bố ‘ông Diệm đã chết khi thi hành công vụ’.
Trong những năm 1963-1966, các Chính phủ, quân nhân lẫn đảng phái, thay phiên nhau chứng tỏ sự bất tài và bất lực trong việc điều khiển quốc sự, bị những cố vấn Mỹ dốt Việt sử https://www.youtube.com/watch?v=BxSkYtFTxyU
cưỡng bách hành động theo họ để viện trợ không bị cúp. Lính quân dịch Mỹ, lắm mỹ kim nhưng bất mãn, gây khủng hoảng kinh tế và xã hội tại Việt Nam. Sau đó, những quan tài phủ cờ Hoa được đưa về Mỹ, phong trào phản chiến lớn dần… 58.000 người Mỹ đã chết cho cuộc chiến ‘không được thắng’.
Ngày 01.04.1967, Hiến pháp đệ Nhị Cộng hòa ra đời, thiết lập các định chế dân chủ cho quốc gia. Cuộc phổ thông đầu phiếu ngày 03.09.1967 đã là cơ hội để cử tri người Việt trao trách nhiệm Tổng thống và Phó Tổng thống cho hai ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cùng với Thượng nghị viện với 60 thành viên. Thượng nghị viện này, với 13 luật gia, do sự điều hành của Chủ tịch, luật sư Nguyễn Văn Huyền, xứng đáng với lòng kính nể của đồng bào trong các vấn đề: tướng lãnh tham nhũng (ngày 20.04.1970, chống độc diễn của liên danh Nguyễn Văn Thiệu - Trần Văn Hương (ngày 22.09.1971). Tháng 05.1970, sau khi Thượng nghị viện phản đối ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Chánh phủ, Chủ tịch đã lên án sự vi hiến của Sắc luật này trên màn ảnh Truyền hình Việt Nam. Sau đó, nhờ tài hùng biện của Nghị sĩ luật sư Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến. Sinh hoạt chính trị này biết bao giờ mới thấy trở lại trên Quê hương chúng ta ?
Vì phải tháo lui trong ‘danh dự’, sau khi thỏa thuận với Tàu cộng phải bắt Bắc Việt ký Hiệp định Paris, Henry Kissinger buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng ký vào đó ngày 27.01.1973. Do đó, Hoa kỳ đã làm ngơ để Tàu công chiếm Hoàng sa tháng 01.1974. Nhưng, vì nghe theo Liên xô và làm trái ý Tàu, Bắc Việt tiến chiếm Sài gòn ngày 30.04.1975. Trước đó, ngày 21.04.1975, ông Thiệu từ chức và đã để lại câu nói ‘Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm’. Thi hành lịnh Tàu cộng, Khmer Đỏ giết dân Việt ở Biên giới và Việt cộng đánh chiếm Kampuchia ngày 06.01.1979 kéo theo ‘bài học’ Trung cộng dạy cho Việt cộng từ ngày 17.02.1979.
(Còn tiếp)
Hà Minh Thảo
Nguyễn Phú Trọng đã đầu hàng Tập Cận Bình
Phạm Trần
12:20 09/04/2015
NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐÃ ĐẦU HÀNG TẬP CẬN BÌNH
Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thất bại ngay trong ngày đầu trong chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 10 tháng 4 khi ông phải chấp nhận mọi đòi hỏi ở Biển Đông của Chủ tịch Nhà nước-Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đây là lần đầu tiên ông Trọng sang Bắc Kinh kể từ sau ngày Trung Quốc rút gìan khoan Hải Dương 981 do họ đặt vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để tìm kiếm dầu từ 2/5 đến 15/7/2014.
Trái với chuyến sang Bắc Kinh lần thứ nhất từ 11 đến 15/10/2011, lần này ông Trọng còn đem theo 4 Ủy viên Bộ Chính trị và Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh là những người có triển vọng được lên cấp trong Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XII, dự trù được bầu vào tháng 1/2016.
4 Ủy viên Bộ Chính trị gồm Đinh Thế Huynh, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội; Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trần Đại Quang, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Có tin đồn đóan ông Trọng đem họ theo để giới thiệu với ông Tập Cận Bình như là nhóm lãnh đạo mới đồng thời cũng thông báo về quyết định của riêng ông tại Đại hội đảng XII. Có tin nói ông Trọng, 72 tuổi vào năm 2016 sẽ rút lui để nhường chỗ cho một Tổng Bí thư trẻ hơn.
Ông Trọng có làm như thế hay chỉ biết lắng nghe ông Tập Cận Bình thuyết gỉang về hợp tác tòan diện, kể cả vấn đề Biển Đông, giữa hai đảng và hai nhà nước trong 2 giờ đồng hồ thì các bài tường thuật của báo chí đôi bên đã chứng minh như thế.
Trong thời gian có cuộc khủng hoảng giàn khoan HD 981, Bộ Chính trị 16 người do ông Trọng đứng đầu đã không ủng hộ ý kiến đòi Quốc Hội ra một Nghị quyết lên án hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc.
Điều này dễ hiểu vì ông Trọng là người thân Trung Quốc, theo lời Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh.
Việc này cũng giải thích tại sao mà ông Tập Cận Bình và nhà nước Trung Quốc đã đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng như một Quốc trưởng tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh chiều 7/4 (2015).
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) viết: “Đoàn môtô long trọng hộ tống xe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến vào khuôn viên Đại lễ đường. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo Trung Quốc đã nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bước lên bục danh dự; quân nhạc cử quốc thiều Việt Nam và Trung Quốc. Lễ đón diễn ra trang trọng với 21 phát đại bác chào mừng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự và chứng kiến Đội danh dự diễu hành.”
Liệu cuộc đón tiếp linh đình này có làm cho ông Nguyễn Phú Trọng bị chóang ngợp để quên rằng khi Trung Quốc thi hành chỉ thị “bảo vệ chủ quyền biển” là quyền lợi cốt lõi của ông Tập Cận Bình thì Bắc Kinh đã khởi công biến các đá ngầm chiếm của Việt Nam ở Trường Sa tháng 3 năm 1988 thành các đảo nhân tạo trong khi Thế giới tập trung theo dõi diễn biến vụ Gìan khoan HD 981.
Hình ảnh của báo chí Đài Loan (Want China Times,02/09/2014) và Tây phương (Google Earth, DigitalGlobe, IHS Jane's Defense ngày 20 tháng 11 năm 2014) cho thấy quân đội và công nhân Trung Quốc đã làm việc ngày đêm để biến ít nhất 6 bãi đá ngầm Gạc Ma (Johnson South), Ga Ven (Gaven), Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross), Tư Nghĩa (Hughes), và Én Đất (Eldad) thành các đảo. Ngoài Én Đất, tất cả bãi đá trên đều được giới chức Trung Quốc ấn định "ngày sinh" cụ thể vào tháng 7. Duy nhất còn lại đá Xu Bi chưa bị biến thành đảo.
Trung Quốc cũng đang bồi đắp nhiều khu vực trong vùng tranh chấp với Phi Luật Tân ở hai bãi Macclesfield (Macclesfield Bank) và bãi cạn Scarborough hay đảo Hoàng Nham Scaborough mà Bắc Kinh gọi chung là Trung Sa quần đảo.
Theo tài liệu của Bách khoa tòan thư (mở) thì: “ Macclesfield là một bãi ngầm dạng rạn vòng hoàn toàn chìm dưới mặt nước biển Đông. Bãi ngầm này nằm cách quần đảo Hoàng Sa 75 hải lí (139 km) về phía đông, ở vào khoảng giữa của đường hàng hải từ bờ biển miền Trung Việt Nam đến phía bắc đảo Luzon của Philippines.
Tên gọi của bãi ngầm xuất phát từ sự kiện tàu Macclesfield của Anh khám phá ra bãi này vào năm 1701.
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi Macclesfield.”
Trong khi đó, bãi Scarborough (đảo Hoàng Nham) nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía bắc.
Trung Quốc đã kiến thiết đường bay, bến cảng và đồn binh trên các đảo nhân tạo mới ở Trường Sa. Trong số này có Gạc Ma nằm trên đường tiếp vận từ Việt Nam ra Trường Sa trong khi Chữ Thập chỉ cách cảng Cam Ranh và sân bay Đà Nẵng khỏang 400 cây số. Các máy bay Trung Quốc có thể uy hiếp hay tấn công quân Việt Nam ở Trường Sa dễ dàng hoặc đánh thẳng vào Việt Nam trong vài giờ vì đã dự trữ sẵn nhiên liệu tiếp tế trên các đảo nhân tạo này.
THẢO LUẬN GÌ ?
Như vậy đe dọa quân sự của Bắc Kinh đối với Việt Nam đã rõ ràng nhưng không thấy phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam hay Đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Vietnam, VOV) tháp tùng ông Trọng nhắc đến khi tường thuật về nội dung cuộc thảo luận giữa hai Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt-Trung.
Báo chí Trung Quốc, tiêu biểu như Tân Hoa Xã (Xinhua) và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China International Radio, CRI) cũng không nói gì đến vấn đề đang gây chú ý không những cho Việt Nam hay các nước trong khu vực Đông Nam Á mà cho cả Thế giới.
Ông Tập Cận Bình không nói đến chuyện Trung Quốc tái tạo các bãi đá thành đảo để dành chủ quyền ở Biển Đông là điều tất nhiên, nhưng khi Tổng Bí thư đảng CSVN né tránh thì không thiếu gì người Việt Nam muốn biết mục đích ông sang Bắc Kinh để làm gì cho tốn tiền của dân ?
Nếu ông Trọng đi Bắc Kinh chỉ để chứng kiến cấp thừa hành ký 7 văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan hai nước thì thật lãng phí.
Trong số các văn kiện đã ký đáng chú ý gồm:
-“Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;”
-“Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020;”
-“Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc;”
-“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc” giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
Bản tin tiếng Việt của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (CRI) viết về vấn đề xung đột ở Biển Đông: “ Hai bên nhấn mạnh cần phải quý trọng và gìn giữ tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam phát triển bền vững. Hai bên còn đồng ý cùng nhau nỗ lực, kiểm soát tốt các bất đồng trên biển, cùng giữ gìn hoà bình và ổn định trên Nam Hải….”
"…Tổng Bí thư Tập Cận Bình chỉ rõ, hai bên cần tuân thủ những nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, cùng nhau kiểm soát tốt các bất đồng trên biển, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt và hoà bình, ổn định trên Nam Hải.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tán thành và cho biết, hiện nay hai nước Việt Nam-Trung Quốc đều đang dốc sức cho sự nghiệp vĩ đại xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đều đang thúc đẩy cải cách và đổi mới toàn diện, hơn lúc nào hết đều cần phải tăng cường hợp tác hữu nghị cùng có lợi, giải quyết thoả đáng các bất đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định và phát triển. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng cao độ phát triển quan hệ hữu nghị bền vững và ổn định với Trung Quốc, đây là chính sách ưu tiên và lâu dài của Việt Nam, là sự lựa chọn chiến lược.”
Rõ ràng hai bên không nói gì đến những chuyện đã và đang xẩy ra tại vùng biền Trường Sa.
Theo tin của Việt Nam (TTXVN và VOV) thì: “ Đối với vấn đề trên biển, (hai bên) nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc;” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên nhấn mạnh xây dựng COC là một phần quan trọng để giải quyết vấn đề trên biển. Trung Quốc đang cùng ASEAN bàn bạc nhiều lần để xây dựng COC.
Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2015.”
Những chuyện này không có gì mới mà chỉ lập lại những điều hai bên Việt-Trung đã viết trong các văn bản họp giữa hai Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Lý Khắc Cường của Trung Quốc tại cuộc họp tại Milan, Italy ngày 16/10/2014, bên lề Hội nghị cấp cao ASEM-10 (The Asia–Europe Meeting,ASEM ).
Và tại các cuộc họp giữa Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì với Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó Thủ tướng, Bộ trường Ngọai giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội tháng 10/2014.
Cũng như trong chuyến đi làm việc hai ngày tại Trung Cộng từ 26 đến 27/08 (2014) của đặc phái viên Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã không đem chút thắng lợi nào về cho Việt Nam.
Cũng nên biết, chính Trung Quốc là nước đã gây ra cuộc khủng hỏang hiện nay ở Biển Đông khi họ tự vi phạm"Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) ký tại Nam Vang (Kampuchia) ngày 04 tháng 11 năm 2002 giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Hoa.
Và cũng chính Trung Quốc đã tìm mọi cách trì hõan thương thuyết "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC)
, trong đó có lý do chính là chỉ đồng ý đối thọai trực tiếp với các nước có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh, thay vì Quốc tế hoá hay nói chuyện Biển Đông với ASEAN như một khối.
Do đó, việc lập lại những chuyện “ai cũng biết rồi khổ lắm nói mãi” về hứa hẹn của Bắc Kinh đối với DOC và COC trong cuộc họp Nguyễn Phú Trọng-Tập Cận Bình chiều ngày 7/4/2015 chẳng qua chỉ nhằm kéo dài sự từ chối nói chuyện nghiêm chỉnh để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông của phiá Trung Hoa mà thôi.
Cam kết của ông Nguyễn Phú Trọng với ông Tập Cận Bình đồng ý “thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2015” cũng tòan là chuyện hai nước đã thảo luận nhưng chưa dứt điểm trong suốt 2 năm qua.
Lý do vì Trung Quốc luôn luôn muốn phần hơn về mình và ép Việt Nam phải “vì đại cuộc quan hệ vừa là đồng chí vừa là anh em” và vì “phương châm 16 chữ vàng, tinh thần 4 tốt” (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) mà chấp nhận yêu cầu “gác tranh chấp để cùng khai thác” của Trung Quốc.
Lập trường “gác tranh chấp cùng khai thác”, đúng ra, theo lời của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1979 là “biển của ta, hãy gác tranh chấp để cùng khai thác”.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Hoa, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình cũng đã lập lại chủ trương này tại phiên họp ngày 30/11/2013 với Bộ Chính trị.
Ông ta nói: “Trung Quốc phải kiên trì phương châm "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" để thúc đẩy các hoạt động hợp tác hữu nghị cùng có lợi.” ( Báo Giáo dục Việt Nam, 01/08/2013)
Họ Tập đưa ra lập trường này sau khi ông và Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) hòan tất chuyến công du ngọai giao cổ võ thân thiện với một số nước quan trọng trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm Nam Dương, Mã Lai Á, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam
Chủ trương “hợp tác cùng phát triển” giữa Trung Cộng và Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế biên giới; giao thông đường bộ giữa hai nước; các dự án kinh tế có lợi cho Trung Cộng trong nội địa hai miền Nam và Bắc Việt Nam và hợp tác trên biển đã được hòan tất trong chuyến thăm “vắn tắt” Việt Nam 2 ngày từ 13 đến 15/10/2013 của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang).
Ở GIỮA HAY RA BÊN NGOÀI ?
Như vậy, những gì được lập lại giữa ông Trọng và Tập Cận Bình về việc khai thác chung ở “vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ” là ở đâu nếu không phải là ở Biển Đông ?
Vậy có gì khác với thỏa hiệp ký kết giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 20/06/2013 tại Bắc Kinh ?
Hồi đó một “thỏa hiệp mới được phía Việt Nam gọi là “gia hạn” và “sửa đổi” lần thứ 4 hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC), thì diện tích tìm kiếm chung sẽ mở rộng từ 1541 cây số vuông lên thành 4076 cây số vuông. Và hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò Chung có hiệu lực đến hết năm 2016.”
Khi đó ông Đỗ Văn Hậu-Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã giải thích về nguồn gốc của thỏa thuận giữa hai nước như thế này: “Theo Quy định tại Điều 7 của Hiệp định Việt Nam-Trung Quốc về Phân định Lãnh hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ (ký ngày 25/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 20/6/2004), nếu có các mỏ dầu khí vắt ngang qua Đường Phân định, hai nước sẽ cùng nhau hợp tác khai thác chung.
Từ năm 2005, Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký kết và thực hiện Thỏa thuận Khung về hợp tác dầu khí trong Khu vực Thỏa thuận Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ. Trên cơ sở kết quả thực hiện Thỏa thuận Khung, Thỏa thuận Thăm dò chung Việt Nam-Trung Quốc trong Khu vực xác định Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Petrovietnam và CNOOC ngày 6/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 2/1/2007, sau khi được Chính phủ hai nước phê chuẩn.”
Khi nói về “hợp tác cùng phát triển” ở vịnh Bắc Bộ dựa theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ hai nước ký ngày 25/11/2000 thì cũng có sự “khác biệt rất quan trọng” giữa Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15/10/2013 và lời tuyên bố sau đó của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường.
Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ…”
Tuy nhiên sau đó ông Lý Khắc Cường được Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) của Bắc Kinh tường thuật trong bản tin tiếng Anh ngày 16/10/2013 viết rằng: “The cooperation of maritime exploration will be primarily focused on the Beibu Gulf, and later extended to further areas, Li said, adding that the bilateral drive is to tell the region and the world that the South China Sea has to be a peaceful and tranquil area.
Both China and Vietnam have the wisdom to properly handle their differences and prevent the South China Sea issue from disrupting the overall cooperation, Li said.”
(Tạm dịch: “Hợp tác trên biển sẽ tiên khởi tập trung vào khu vịnh Bắc Bộ, và SAU ĐÓ MỞ RỘNG QUA CÁC KHU VỰC KHÁC, theo lời ông Lý thì sự hợp tác song phương này nhằm chứng minh với các nước trong khu vực và thế giới thấy rằng vùng biển Nam Trung Quốc sẽ là khu vực hòa bình và an tòan. Trung Quốc và Việt Nam cùng có thiện chí giải quyết những khác biệt và ngăn chặn vấn đề biển Nam Trung Quốc làm phương hại đến sự hợp tác tòan diện của hai nước.”).
“Khu vực khác” mà Trung Cộng nhắm tới không phải là vùng biển Trường Sa của Việt Nam thì ở đâu ?
Phải chăng đó là lý do các bản tin của báo chí Việt Nam đã xác nhận vấn đề Biển Đông vẫn còn gai góc cho cả hai nước Việt-Trung trong cuộc họp Nguyễn Phú Trọng-Tập Cận Bình ?
TTXVN tường thuật từ Bắc Kinh chiếu 7/4 (2015): “Bên cạnh đó, hai Tổng Bí thư cũng cho rằng quan hệ hai nước cũng có giai đoạn khó khăn, hiện nay một số lĩnh vực hợp tác giữa hai nước chưa đi vào thực chất, hiệu quả chưa cao; trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông, tác động tiêu cực đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực diễn biến phức tạp, cả hai nước đều đang đứng trước nhiều cơ hội to lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ. Để tranh thủ được thời cơ, đối phó hiệu quả với thách thức, hơn bao giờ hết hai Đảng, hai nước cần tăng cường hợp tác hữu nghị, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để tập trung hợp tác, phát triển đất nước vì lợi ích của nhân dân hai nước, của cộng đồng khu vực và quốc tế.”
Nhưng “tin cậy chính trị chưa cao” và “bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông “ giữa hai nước Việt-Trung là ở chỗ nào mà hai ông Trọng và Tập Cận Bình không muốn cho dân hai nước biết, hay đó là cách nói có ngụ ý trách móc, đỗ lỗi thất bại cho Việt Nam của riêng Tập Cận Bình ?
Vì vậy mà bài viết tiếngg Anh của Tân Hoa Xã (Xinhua) từ Bắc Kinh ngày 7/4 (2015) đã trích lời họ Tập nói rằng: “ Xi said China and Vietnam are facing both new opportunities and challenges as the international situation is undergoing complex and profound changes He suggested the two parties, as well as the two countries, boost high-level interactions to find out new solutions to their problems and new ideas to advance the bilateral relationship in a sustained way.”
(Tạm dịch: Chủ tịch Tập nói Trung Quốc và Việt Nam đang phải đồi phó với cơ hội cũng như thử thách trong khi tình hình quốc tế càng ngày càng phức tạp và thay đổi không ngừng. Do đó, ông đề nghị hai đảng cũng như hai nước phải tăng cường hợp tác để tìm ra giải pháp mới cho những vấn đề quan hệ hai nước, cũng như những sáng kiến mới để phát triển quan hệ song phương bền vững.”)
Nhưng đằng sau lời lẽ ngọai giao mềm mỏng này của họ Tập đã khiến ông Trọng có phản ứng ra sao ?
TTXVN viết: “ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định phát triển ổn định, bền vững quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.”
Nhưng làm sao mà nhân dân Việt Nam có thể “phát triển ổn định, bền vững quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc” khi Bắc Kinh không ngừng lấn chiếm biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông và khống chế Việt Nam về mặt kinh tế, chính trị và ngọai giao ?
Ấy thế mà ông Trọng vẫn có thể hồ hởi hợp ca với Tập Cận Bình: “Mối quan hệ láng giềng hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước dày công vun đắp là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của mỗi nước; là tài sản chung quý báu của hai Đảng và nhân dân hai nước, cần luôn được trân trọng, giữ gìn và không ngừng kế thừa, phát huy.”
Nếu là đồng chí, là anh em thì tại sao Bộ trưởng Ngọai giao Vương Nghị của Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố ngày 8/3 rằng: “Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đảo nhân tạo cần thiết trong khu vực chủ quyền và điều này không gây ảnh hưởng đến ai. Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác tiến hành xây dựng trái phép trong khu vực của người khác. Chúng tôi chỉ xây dựng đảo ngay trên sân nhà của chúng tôi”.
Vương Nghị đã nói như thế bên lề kỳ họp thường niên của Quốc hội ở Bắc Kinh để trả lời câu hỏi về việc Trung Hoa đang tái tạo 6 đá ngầm chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa thành các đảo.
THÔNG CÁO CHUNG NÓI GÌ ?
Lập luận nhuộm máu thực dân và bá quyền của Vương Nghị có khác với những lời nói mềm mỏng nhưng đầy ẩn ý của Tập Cận Bình với ông Nguyễn Phú Trọng không, hay phiá Việt Nam, nạn nhân của người phương Bắc hàng nghìn năm, vẫn còn mơ hồ như đã viết trong Thông cáo chung Việt Nam-Trung Quốc, phổ biến ngày 8/4/2015, 2 ngày trước khi ông Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm ?
Trong số 9 điểm có nội dung phấn khởi và tin tưởng như hai nước chưa hề có chuyện gì xẩy ra, những điểm sau đây đáng chú ý:
“Hai bên nhất trí cho rằng chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Có thành công “tốt đẹp” không khi mà ông Trọng phải đồng ý với những đỏi hỏi của Tập Cận Bình, bằng chứng như:
“Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của mỗi nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường phát triển xã hội chủ nghĩa đặc trưng của mỗi nước là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực, học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc phát triển về phía trước, không ngừng tạo sức sống mới cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Đây là một kết luận sai lầm và nguy hiểm cho quyền làm chủ đất nước của người dân Việt Nam, bởi vì lợi ích của Trung Hoa chưa hẳn sẽ đem lại phúc lợi cho nhân dân Việt Nam. Và khi đảng CSVN không dám để cho dân tự quyết về tương lai chính trị của mình vì ngày nào Trung Quốc còn duy trì Chủ nghĩa Xã hội Cộng sản thì Việt Nam vẫn còn phải kiên định với Mác-Lênin thì chậm tiến và tụt hậu sẽ tiếp tục chận đường tiến về phía trước của dân tộc.
Điểm sai lầm khác là khi Thông cáo chung đã đồng hoá quan niệm về láng giềng khi viết rằng: “ Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia…. Hai bên nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì nỗ lực thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, luôn nắm vững phương hướng phát triển của quan hệ Việt - Trung, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển lên phía trước….”
Để rồi ông Nguyễn Phú Trọng phải hứa: “ Sớm ký "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc" và "Hiệp định về quy chế tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân"; cùng duy trì bảo vệ sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới. Phát huy tốt vai trò của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt - Trung; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới hai nước.
Những thỏa hiệp này được khai thác từ Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt - Trung ngày 30 tháng 12 năm 1999, cơ bản đã gây bất lợi mất đất, mất 2/3 thác Bản Giốc và Mục Nam Quan đã có trong sách sử Việt Nam hàng ngàn năm.
Những cam kết của ông Trọng chỉ xác nhận một lần nữa sự nhượng bộ không cưỡng lại được của Việt Nam Cộng sản trước áp lực của Tập Cận Bình.
Sau cùng nhưng quan trọng là vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Bản Thông cáo chung không nói lên được điều gì để ông Nguyễn Phú Trọng có thể bảo đảm rằng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông đã được vẹn tòan và buộc Trung Quốc phải ngưng ngay việc lấn chiếm ở Trường Sa.
Nội dung phần này không có gì mới hơn những điều Tác gỉa bài này (Phạm Trần) đã trình bầy ở phần trên, ngọai trừ hai bên tiếp tục lập lại nhất trí làm những việc chỉ có lợi cho Trung Hoa: “ Thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.”
Như vậy, nếu bảo chuyến đi Trung Hoa 10 ngày của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã “thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước” là hòan tòan nói ngoa. -/-
Phạm Trần
(04/015)
Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thất bại ngay trong ngày đầu trong chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 10 tháng 4 khi ông phải chấp nhận mọi đòi hỏi ở Biển Đông của Chủ tịch Nhà nước-Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đây là lần đầu tiên ông Trọng sang Bắc Kinh kể từ sau ngày Trung Quốc rút gìan khoan Hải Dương 981 do họ đặt vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để tìm kiếm dầu từ 2/5 đến 15/7/2014.
Trái với chuyến sang Bắc Kinh lần thứ nhất từ 11 đến 15/10/2011, lần này ông Trọng còn đem theo 4 Ủy viên Bộ Chính trị và Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh là những người có triển vọng được lên cấp trong Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XII, dự trù được bầu vào tháng 1/2016.
4 Ủy viên Bộ Chính trị gồm Đinh Thế Huynh, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội; Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trần Đại Quang, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Có tin đồn đóan ông Trọng đem họ theo để giới thiệu với ông Tập Cận Bình như là nhóm lãnh đạo mới đồng thời cũng thông báo về quyết định của riêng ông tại Đại hội đảng XII. Có tin nói ông Trọng, 72 tuổi vào năm 2016 sẽ rút lui để nhường chỗ cho một Tổng Bí thư trẻ hơn.
Ông Trọng có làm như thế hay chỉ biết lắng nghe ông Tập Cận Bình thuyết gỉang về hợp tác tòan diện, kể cả vấn đề Biển Đông, giữa hai đảng và hai nhà nước trong 2 giờ đồng hồ thì các bài tường thuật của báo chí đôi bên đã chứng minh như thế.
Trong thời gian có cuộc khủng hoảng giàn khoan HD 981, Bộ Chính trị 16 người do ông Trọng đứng đầu đã không ủng hộ ý kiến đòi Quốc Hội ra một Nghị quyết lên án hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc.
Điều này dễ hiểu vì ông Trọng là người thân Trung Quốc, theo lời Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ CSVN tại Bắc Kinh.
Việc này cũng giải thích tại sao mà ông Tập Cận Bình và nhà nước Trung Quốc đã đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng như một Quốc trưởng tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh chiều 7/4 (2015).
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) viết: “Đoàn môtô long trọng hộ tống xe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến vào khuôn viên Đại lễ đường. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo Trung Quốc đã nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bước lên bục danh dự; quân nhạc cử quốc thiều Việt Nam và Trung Quốc. Lễ đón diễn ra trang trọng với 21 phát đại bác chào mừng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự và chứng kiến Đội danh dự diễu hành.”
Liệu cuộc đón tiếp linh đình này có làm cho ông Nguyễn Phú Trọng bị chóang ngợp để quên rằng khi Trung Quốc thi hành chỉ thị “bảo vệ chủ quyền biển” là quyền lợi cốt lõi của ông Tập Cận Bình thì Bắc Kinh đã khởi công biến các đá ngầm chiếm của Việt Nam ở Trường Sa tháng 3 năm 1988 thành các đảo nhân tạo trong khi Thế giới tập trung theo dõi diễn biến vụ Gìan khoan HD 981.
Hình ảnh của báo chí Đài Loan (Want China Times,02/09/2014) và Tây phương (Google Earth, DigitalGlobe, IHS Jane's Defense ngày 20 tháng 11 năm 2014) cho thấy quân đội và công nhân Trung Quốc đã làm việc ngày đêm để biến ít nhất 6 bãi đá ngầm Gạc Ma (Johnson South), Ga Ven (Gaven), Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross), Tư Nghĩa (Hughes), và Én Đất (Eldad) thành các đảo. Ngoài Én Đất, tất cả bãi đá trên đều được giới chức Trung Quốc ấn định "ngày sinh" cụ thể vào tháng 7. Duy nhất còn lại đá Xu Bi chưa bị biến thành đảo.
Trung Quốc cũng đang bồi đắp nhiều khu vực trong vùng tranh chấp với Phi Luật Tân ở hai bãi Macclesfield (Macclesfield Bank) và bãi cạn Scarborough hay đảo Hoàng Nham Scaborough mà Bắc Kinh gọi chung là Trung Sa quần đảo.
Theo tài liệu của Bách khoa tòan thư (mở) thì: “ Macclesfield là một bãi ngầm dạng rạn vòng hoàn toàn chìm dưới mặt nước biển Đông. Bãi ngầm này nằm cách quần đảo Hoàng Sa 75 hải lí (139 km) về phía đông, ở vào khoảng giữa của đường hàng hải từ bờ biển miền Trung Việt Nam đến phía bắc đảo Luzon của Philippines.
Tên gọi của bãi ngầm xuất phát từ sự kiện tàu Macclesfield của Anh khám phá ra bãi này vào năm 1701.
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi Macclesfield.”
Trong khi đó, bãi Scarborough (đảo Hoàng Nham) nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía bắc.
Trung Quốc đã kiến thiết đường bay, bến cảng và đồn binh trên các đảo nhân tạo mới ở Trường Sa. Trong số này có Gạc Ma nằm trên đường tiếp vận từ Việt Nam ra Trường Sa trong khi Chữ Thập chỉ cách cảng Cam Ranh và sân bay Đà Nẵng khỏang 400 cây số. Các máy bay Trung Quốc có thể uy hiếp hay tấn công quân Việt Nam ở Trường Sa dễ dàng hoặc đánh thẳng vào Việt Nam trong vài giờ vì đã dự trữ sẵn nhiên liệu tiếp tế trên các đảo nhân tạo này.
THẢO LUẬN GÌ ?
Như vậy đe dọa quân sự của Bắc Kinh đối với Việt Nam đã rõ ràng nhưng không thấy phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam hay Đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Vietnam, VOV) tháp tùng ông Trọng nhắc đến khi tường thuật về nội dung cuộc thảo luận giữa hai Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt-Trung.
Báo chí Trung Quốc, tiêu biểu như Tân Hoa Xã (Xinhua) và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China International Radio, CRI) cũng không nói gì đến vấn đề đang gây chú ý không những cho Việt Nam hay các nước trong khu vực Đông Nam Á mà cho cả Thế giới.
Ông Tập Cận Bình không nói đến chuyện Trung Quốc tái tạo các bãi đá thành đảo để dành chủ quyền ở Biển Đông là điều tất nhiên, nhưng khi Tổng Bí thư đảng CSVN né tránh thì không thiếu gì người Việt Nam muốn biết mục đích ông sang Bắc Kinh để làm gì cho tốn tiền của dân ?
Nếu ông Trọng đi Bắc Kinh chỉ để chứng kiến cấp thừa hành ký 7 văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan hai nước thì thật lãng phí.
Trong số các văn kiện đã ký đáng chú ý gồm:
-“Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;”
-“Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020;”
-“Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc;”
-“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc” giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
Bản tin tiếng Việt của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (CRI) viết về vấn đề xung đột ở Biển Đông: “ Hai bên nhấn mạnh cần phải quý trọng và gìn giữ tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam phát triển bền vững. Hai bên còn đồng ý cùng nhau nỗ lực, kiểm soát tốt các bất đồng trên biển, cùng giữ gìn hoà bình và ổn định trên Nam Hải….”
"…Tổng Bí thư Tập Cận Bình chỉ rõ, hai bên cần tuân thủ những nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, cùng nhau kiểm soát tốt các bất đồng trên biển, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt và hoà bình, ổn định trên Nam Hải.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tán thành và cho biết, hiện nay hai nước Việt Nam-Trung Quốc đều đang dốc sức cho sự nghiệp vĩ đại xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đều đang thúc đẩy cải cách và đổi mới toàn diện, hơn lúc nào hết đều cần phải tăng cường hợp tác hữu nghị cùng có lợi, giải quyết thoả đáng các bất đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định và phát triển. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng cao độ phát triển quan hệ hữu nghị bền vững và ổn định với Trung Quốc, đây là chính sách ưu tiên và lâu dài của Việt Nam, là sự lựa chọn chiến lược.”
Rõ ràng hai bên không nói gì đến những chuyện đã và đang xẩy ra tại vùng biền Trường Sa.
Theo tin của Việt Nam (TTXVN và VOV) thì: “ Đối với vấn đề trên biển, (hai bên) nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc;” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên nhấn mạnh xây dựng COC là một phần quan trọng để giải quyết vấn đề trên biển. Trung Quốc đang cùng ASEAN bàn bạc nhiều lần để xây dựng COC.
Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2015.”
Những chuyện này không có gì mới mà chỉ lập lại những điều hai bên Việt-Trung đã viết trong các văn bản họp giữa hai Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Lý Khắc Cường của Trung Quốc tại cuộc họp tại Milan, Italy ngày 16/10/2014, bên lề Hội nghị cấp cao ASEM-10 (The Asia–Europe Meeting,ASEM ).
Và tại các cuộc họp giữa Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì với Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó Thủ tướng, Bộ trường Ngọai giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội tháng 10/2014.
Cũng như trong chuyến đi làm việc hai ngày tại Trung Cộng từ 26 đến 27/08 (2014) của đặc phái viên Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã không đem chút thắng lợi nào về cho Việt Nam.
Cũng nên biết, chính Trung Quốc là nước đã gây ra cuộc khủng hỏang hiện nay ở Biển Đông khi họ tự vi phạm"Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) ký tại Nam Vang (Kampuchia) ngày 04 tháng 11 năm 2002 giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Hoa.
Và cũng chính Trung Quốc đã tìm mọi cách trì hõan thương thuyết "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC)
, trong đó có lý do chính là chỉ đồng ý đối thọai trực tiếp với các nước có tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh, thay vì Quốc tế hoá hay nói chuyện Biển Đông với ASEAN như một khối.
Do đó, việc lập lại những chuyện “ai cũng biết rồi khổ lắm nói mãi” về hứa hẹn của Bắc Kinh đối với DOC và COC trong cuộc họp Nguyễn Phú Trọng-Tập Cận Bình chiều ngày 7/4/2015 chẳng qua chỉ nhằm kéo dài sự từ chối nói chuyện nghiêm chỉnh để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông của phiá Trung Hoa mà thôi.
Cam kết của ông Nguyễn Phú Trọng với ông Tập Cận Bình đồng ý “thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong năm 2015” cũng tòan là chuyện hai nước đã thảo luận nhưng chưa dứt điểm trong suốt 2 năm qua.
Lý do vì Trung Quốc luôn luôn muốn phần hơn về mình và ép Việt Nam phải “vì đại cuộc quan hệ vừa là đồng chí vừa là anh em” và vì “phương châm 16 chữ vàng, tinh thần 4 tốt” (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) mà chấp nhận yêu cầu “gác tranh chấp để cùng khai thác” của Trung Quốc.
Lập trường “gác tranh chấp cùng khai thác”, đúng ra, theo lời của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1979 là “biển của ta, hãy gác tranh chấp để cùng khai thác”.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Hoa, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình cũng đã lập lại chủ trương này tại phiên họp ngày 30/11/2013 với Bộ Chính trị.
Ông ta nói: “Trung Quốc phải kiên trì phương châm "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" để thúc đẩy các hoạt động hợp tác hữu nghị cùng có lợi.” ( Báo Giáo dục Việt Nam, 01/08/2013)
Họ Tập đưa ra lập trường này sau khi ông và Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) hòan tất chuyến công du ngọai giao cổ võ thân thiện với một số nước quan trọng trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm Nam Dương, Mã Lai Á, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam
Chủ trương “hợp tác cùng phát triển” giữa Trung Cộng và Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế biên giới; giao thông đường bộ giữa hai nước; các dự án kinh tế có lợi cho Trung Cộng trong nội địa hai miền Nam và Bắc Việt Nam và hợp tác trên biển đã được hòan tất trong chuyến thăm “vắn tắt” Việt Nam 2 ngày từ 13 đến 15/10/2013 của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang).
Ở GIỮA HAY RA BÊN NGOÀI ?
Như vậy, những gì được lập lại giữa ông Trọng và Tập Cận Bình về việc khai thác chung ở “vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ” là ở đâu nếu không phải là ở Biển Đông ?
Vậy có gì khác với thỏa hiệp ký kết giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 20/06/2013 tại Bắc Kinh ?
Hồi đó một “thỏa hiệp mới được phía Việt Nam gọi là “gia hạn” và “sửa đổi” lần thứ 4 hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC), thì diện tích tìm kiếm chung sẽ mở rộng từ 1541 cây số vuông lên thành 4076 cây số vuông. Và hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò Chung có hiệu lực đến hết năm 2016.”
Khi đó ông Đỗ Văn Hậu-Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã giải thích về nguồn gốc của thỏa thuận giữa hai nước như thế này: “Theo Quy định tại Điều 7 của Hiệp định Việt Nam-Trung Quốc về Phân định Lãnh hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ (ký ngày 25/12/2000 và có hiệu lực từ ngày 20/6/2004), nếu có các mỏ dầu khí vắt ngang qua Đường Phân định, hai nước sẽ cùng nhau hợp tác khai thác chung.
Từ năm 2005, Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký kết và thực hiện Thỏa thuận Khung về hợp tác dầu khí trong Khu vực Thỏa thuận Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ. Trên cơ sở kết quả thực hiện Thỏa thuận Khung, Thỏa thuận Thăm dò chung Việt Nam-Trung Quốc trong Khu vực xác định Ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Petrovietnam và CNOOC ngày 6/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 2/1/2007, sau khi được Chính phủ hai nước phê chuẩn.”
Khi nói về “hợp tác cùng phát triển” ở vịnh Bắc Bộ dựa theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ hai nước ký ngày 25/11/2000 thì cũng có sự “khác biệt rất quan trọng” giữa Tuyên bố chung Hà Nội ngày 15/10/2013 và lời tuyên bố sau đó của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường.
Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ…”
Tuy nhiên sau đó ông Lý Khắc Cường được Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) của Bắc Kinh tường thuật trong bản tin tiếng Anh ngày 16/10/2013 viết rằng: “The cooperation of maritime exploration will be primarily focused on the Beibu Gulf, and later extended to further areas, Li said, adding that the bilateral drive is to tell the region and the world that the South China Sea has to be a peaceful and tranquil area.
Both China and Vietnam have the wisdom to properly handle their differences and prevent the South China Sea issue from disrupting the overall cooperation, Li said.”
(Tạm dịch: “Hợp tác trên biển sẽ tiên khởi tập trung vào khu vịnh Bắc Bộ, và SAU ĐÓ MỞ RỘNG QUA CÁC KHU VỰC KHÁC, theo lời ông Lý thì sự hợp tác song phương này nhằm chứng minh với các nước trong khu vực và thế giới thấy rằng vùng biển Nam Trung Quốc sẽ là khu vực hòa bình và an tòan. Trung Quốc và Việt Nam cùng có thiện chí giải quyết những khác biệt và ngăn chặn vấn đề biển Nam Trung Quốc làm phương hại đến sự hợp tác tòan diện của hai nước.”).
“Khu vực khác” mà Trung Cộng nhắm tới không phải là vùng biển Trường Sa của Việt Nam thì ở đâu ?
Phải chăng đó là lý do các bản tin của báo chí Việt Nam đã xác nhận vấn đề Biển Đông vẫn còn gai góc cho cả hai nước Việt-Trung trong cuộc họp Nguyễn Phú Trọng-Tập Cận Bình ?
TTXVN tường thuật từ Bắc Kinh chiếu 7/4 (2015): “Bên cạnh đó, hai Tổng Bí thư cũng cho rằng quan hệ hai nước cũng có giai đoạn khó khăn, hiện nay một số lĩnh vực hợp tác giữa hai nước chưa đi vào thực chất, hiệu quả chưa cao; trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông, tác động tiêu cực đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực diễn biến phức tạp, cả hai nước đều đang đứng trước nhiều cơ hội to lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ. Để tranh thủ được thời cơ, đối phó hiệu quả với thách thức, hơn bao giờ hết hai Đảng, hai nước cần tăng cường hợp tác hữu nghị, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để tập trung hợp tác, phát triển đất nước vì lợi ích của nhân dân hai nước, của cộng đồng khu vực và quốc tế.”
Nhưng “tin cậy chính trị chưa cao” và “bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông “ giữa hai nước Việt-Trung là ở chỗ nào mà hai ông Trọng và Tập Cận Bình không muốn cho dân hai nước biết, hay đó là cách nói có ngụ ý trách móc, đỗ lỗi thất bại cho Việt Nam của riêng Tập Cận Bình ?
Vì vậy mà bài viết tiếngg Anh của Tân Hoa Xã (Xinhua) từ Bắc Kinh ngày 7/4 (2015) đã trích lời họ Tập nói rằng: “ Xi said China and Vietnam are facing both new opportunities and challenges as the international situation is undergoing complex and profound changes He suggested the two parties, as well as the two countries, boost high-level interactions to find out new solutions to their problems and new ideas to advance the bilateral relationship in a sustained way.”
(Tạm dịch: Chủ tịch Tập nói Trung Quốc và Việt Nam đang phải đồi phó với cơ hội cũng như thử thách trong khi tình hình quốc tế càng ngày càng phức tạp và thay đổi không ngừng. Do đó, ông đề nghị hai đảng cũng như hai nước phải tăng cường hợp tác để tìm ra giải pháp mới cho những vấn đề quan hệ hai nước, cũng như những sáng kiến mới để phát triển quan hệ song phương bền vững.”)
Nhưng đằng sau lời lẽ ngọai giao mềm mỏng này của họ Tập đã khiến ông Trọng có phản ứng ra sao ?
TTXVN viết: “ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định phát triển ổn định, bền vững quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.”
Nhưng làm sao mà nhân dân Việt Nam có thể “phát triển ổn định, bền vững quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc” khi Bắc Kinh không ngừng lấn chiếm biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông và khống chế Việt Nam về mặt kinh tế, chính trị và ngọai giao ?
Ấy thế mà ông Trọng vẫn có thể hồ hởi hợp ca với Tập Cận Bình: “Mối quan hệ láng giềng hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước dày công vun đắp là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của mỗi nước; là tài sản chung quý báu của hai Đảng và nhân dân hai nước, cần luôn được trân trọng, giữ gìn và không ngừng kế thừa, phát huy.”
Nếu là đồng chí, là anh em thì tại sao Bộ trưởng Ngọai giao Vương Nghị của Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố ngày 8/3 rằng: “Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đảo nhân tạo cần thiết trong khu vực chủ quyền và điều này không gây ảnh hưởng đến ai. Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác tiến hành xây dựng trái phép trong khu vực của người khác. Chúng tôi chỉ xây dựng đảo ngay trên sân nhà của chúng tôi”.
Vương Nghị đã nói như thế bên lề kỳ họp thường niên của Quốc hội ở Bắc Kinh để trả lời câu hỏi về việc Trung Hoa đang tái tạo 6 đá ngầm chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa thành các đảo.
THÔNG CÁO CHUNG NÓI GÌ ?
Lập luận nhuộm máu thực dân và bá quyền của Vương Nghị có khác với những lời nói mềm mỏng nhưng đầy ẩn ý của Tập Cận Bình với ông Nguyễn Phú Trọng không, hay phiá Việt Nam, nạn nhân của người phương Bắc hàng nghìn năm, vẫn còn mơ hồ như đã viết trong Thông cáo chung Việt Nam-Trung Quốc, phổ biến ngày 8/4/2015, 2 ngày trước khi ông Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến thăm ?
Trong số 9 điểm có nội dung phấn khởi và tin tưởng như hai nước chưa hề có chuyện gì xẩy ra, những điểm sau đây đáng chú ý:
“Hai bên nhất trí cho rằng chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Có thành công “tốt đẹp” không khi mà ông Trọng phải đồng ý với những đỏi hỏi của Tập Cận Bình, bằng chứng như:
“Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của mỗi nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường phát triển xã hội chủ nghĩa đặc trưng của mỗi nước là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực, học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc phát triển về phía trước, không ngừng tạo sức sống mới cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Đây là một kết luận sai lầm và nguy hiểm cho quyền làm chủ đất nước của người dân Việt Nam, bởi vì lợi ích của Trung Hoa chưa hẳn sẽ đem lại phúc lợi cho nhân dân Việt Nam. Và khi đảng CSVN không dám để cho dân tự quyết về tương lai chính trị của mình vì ngày nào Trung Quốc còn duy trì Chủ nghĩa Xã hội Cộng sản thì Việt Nam vẫn còn phải kiên định với Mác-Lênin thì chậm tiến và tụt hậu sẽ tiếp tục chận đường tiến về phía trước của dân tộc.
Điểm sai lầm khác là khi Thông cáo chung đã đồng hoá quan niệm về láng giềng khi viết rằng: “ Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia…. Hai bên nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì nỗ lực thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, luôn nắm vững phương hướng phát triển của quan hệ Việt - Trung, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển lên phía trước….”
Để rồi ông Nguyễn Phú Trọng phải hứa: “ Sớm ký "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc" và "Hiệp định về quy chế tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân"; cùng duy trì bảo vệ sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới. Phát huy tốt vai trò của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt - Trung; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới hai nước.
Những thỏa hiệp này được khai thác từ Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt - Trung ngày 30 tháng 12 năm 1999, cơ bản đã gây bất lợi mất đất, mất 2/3 thác Bản Giốc và Mục Nam Quan đã có trong sách sử Việt Nam hàng ngàn năm.
Những cam kết của ông Trọng chỉ xác nhận một lần nữa sự nhượng bộ không cưỡng lại được của Việt Nam Cộng sản trước áp lực của Tập Cận Bình.
Sau cùng nhưng quan trọng là vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Bản Thông cáo chung không nói lên được điều gì để ông Nguyễn Phú Trọng có thể bảo đảm rằng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông đã được vẹn tòan và buộc Trung Quốc phải ngưng ngay việc lấn chiếm ở Trường Sa.
Nội dung phần này không có gì mới hơn những điều Tác gỉa bài này (Phạm Trần) đã trình bầy ở phần trên, ngọai trừ hai bên tiếp tục lập lại nhất trí làm những việc chỉ có lợi cho Trung Hoa: “ Thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.”
Như vậy, nếu bảo chuyến đi Trung Hoa 10 ngày của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã “thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước” là hòan tòan nói ngoa. -/-
Phạm Trần
(04/015)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lửa Phục Sinh Tháng 4
Lê Trị
22:28 09/04/2015
Ảnh của Lê Trị
(Hình chụp tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang)
Lửa Phục Sinh lung linh chiếu sáng
Khói hương trầm vươn tới cờ vàng
Đoàn dân Chúa miên man cầu khấn
Mong nước nhà thịnh vượng dân an.
(Lê Trị)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 02/04 – 08/04/2015: Tam Nhật Thánh & Lễ Phục Sinh tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:20 09/04/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 10 giờ 15 sáng Chúa Nhật Phục Sinh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trước thềm Đền Thờ Thánh Phêrô, rồi đọc sứ điệp Phục Sinh từ bao lơn chính giữa Đền Thờ và ban phép lành toàn xá “Urbi et Orbi” cho thành Roma và toàn thế giới.
Mặc dù trời mưa lớn đã có mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự thánh lễ.
Bao lơn, ngai của Đức Giáo Hoàng, bàn thờ và thềm đền thờ được trang hoàng với 10,000 hoa Tulip mầu đỏ, hồng, vàng và cam. Năm nay có thêm loại Tulip đỏ Rococo và Pappagallo, cũng như Tulip kép, hoa hồng Matchpoint và Foxtrot mầu kem. Bên cạnh đó có 7,000 cây thủy tiên mầu trắng và vàng, đặc biệt là loại thủy tiên Westward. Ngoài ra, còn có các khóm hoa nhỏ với các hoa huệ dạ hương mầu hồng, trắng và xanh, cũng như huệ xạ nhỏ cùng 400 cây thạch thảo, 200 cây hoa cúc, cùng hàng chục loại hoa khác, trong đó có hoa lan trắng và hàng trăm bình hoa tiả. Thềm đền thờ được trang hoàng bằng 8,000 bình hoa thủy tiên. Trong khi bao lơn được trang hoàng với loại Dendrobio nhiều mầu, trong đó có 600 hoa lan gốc Đông Nam Á. Xe vận tại chở hoa đã khởi hành từ Hoà Lan ngày thứ ba Tuần Thánh và đã đến Vatican ngày thứ Năm Tuần Thánh. Các chuyên viên và nhân viên Vatican đã bắt đầu trang hoàng bao lơn và thềm Đền Thờ Thánh Phêrô vào chiều thứ Bẩy và sáng sớm Chúa Nhật.
Truyền thống tặng hoa cho Đức Giáo Hoàng đã nảy sinh từ năm 1985, khi chuyên viên trồng hoa là ông Nic van der Voort được mời sang Roma để trang hoàng hoa nhân dịp lễ phong Chân phước cho cha Titus Brandsma người Hoà Lan. Từ đó mấy anh em ông và các nhà trồng hoa Hoà Lan quyết định tặng và trang hoàng hoa cho Đức Giáo Hoàng vào mỗi dịp lễ Phục Sinh.
Các bài sách Thánh đã được đọc bằng các thứ tiếng Tây Ban Nha và Anh. Thánh vịnh được hát bằng tiếng Ý và Phúc Âm được hát bằng tiếng Latinh và tiếng Hy lạp.
Lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng A rập cầu cho Đức Thánh Cha và các chủ chăn trong Giáo Hội; tiếng Pháp cầu cho các nhà làm luật và hàng lãnh đạo thế giới; tiếng Nga cầu cho các dân tộc bị thử thách vì chiến tranh và chia rẽ; tiếng Đức cầu cho những người bị áp bức bởi hận thù, tội lỗi và nghèo túng; tiếng Hoa cầu cho các tín hữu mới được rửa tội.
Đức Thánh Cha đã cho một số tín hữu rước lễ, trong khi hàng chục linh mục phân phát Mình Thánh Chúa cho tín hữu. Thánh lễ đã kết thúc với bài thánh ca Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hãy vui mừng Alleluia. Lúc sau 11 giờ trời tạnh mưa, và đã có thêm hàng chục ngàn tín hữu tuôn đến quảng trường thánh Phêrô. Sau khi thay lễ phục Đức Thánh Cha đã đi xe díp ra chào tín hữu và du khách hành hương lúc này đã lên tới hơn 70,000 tại quảng trường thánh Phêrô và quảng trường Pio thứ 12 trước khi đọc thông điệp Urbi et Orbi.
2. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Vatican được đánh dấu bằng việc nhớ đến các tín hữu Kitô bị bách hại trên thế giới
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay đã được ghi dấu bằng máu của hàng trăm người Kenya, trong đó đa số là các sinh viên Kitô Giáo, là những người đã bị quân khủng bố Hồi Giáo Al Shabaab bắn chết tại trường Đại Học Garrisa một ngày trước đó.
Trong nghi thức Suy Tôn Thánh Giá, trước Đức Giáo Hoàng và giáo triều Rôma, Cha Raniero Cantalamessa, Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng nói:
“Kitô hữu tất nhiên không phải là những nạn nhân duy nhất của bạo lực giết người trên thế giới, nhưng chúng ta không thể bỏ qua sự kiện là tại nhiều quốc gia, họ là những nạn nhân chịu đau khổ thường xuyên nhất. Và ngày hôm nay có tin tức là 147 Kitô hữu đã bị tàn sát trong cơn cuồng nộ của những kẻ thánh chiến Hồi Giáo cực đoan Somali tại một trường đại học ở Kenya. Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ của Ngài, ‘Sẽ đến giờ những kẻ giết anh em cũng tưởng đó là phụng thờ Thiên Chúa.’ (Ga 16:2) Có lẽ từ trước đến nay chưa bao giờ những lời này được thực hiện chính xác đến thế như trong thời đại chúng ta ngày nay.”
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm nay cũng đã được ghi dấu bằng tình cảnh đau khổ của anh chị em tín hữu Công Giáo nghi lễ Chanđê Iraq là những người đã phải bỏ lại nhà cửa ruộng vườn tại thành phố Mosul và vùng bình nguyên Ninivê để lang thang lánh nạn tại thủ phủ Arbil của người Kurd Iraq, những người đã vừa phải trải qua một mùa đông cơ cực trong sự thờ ơ của thế giới. Trước tình cảnh bi đát của họ, chỉ mấy tháng Đức Thánh Cha đã hai lần gửi Đức Hồng Y Fernando Filoni, tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, đến thăm và an ủi họ.
Trong buổi đi đàng thánh giá trọng thể tại hí trường Côlôsêô, Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay chúng ta thấy anh chị em chúng ta bị đàn áp, bị chặt đầu, đóng đinh vì đức tin của họ. Những việc ấy xảy ra trước mắt chúng ta và thường là với sự im lặng đồng lõa của chúng ta”.
Thật đúng như thế, sau cuộc tấn công vào miền Bắc Iraq của quân khủng bố Hồi Giáo IS hồi thượng tuần tháng 6 năm ngoái, ngày 27 tháng 7 năm ngoái, Đức Hồng Y Louis Sako viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon yêu cầu bảo vệ các tín hữu Kitô Iraq. Hai tuần sau, ngày 9 tháng 8, đích thân Đức Giáo Hoàng viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon về tình trạng bi đát của hơn 100,000 tín hữu Kitô Iraq.
Thế mà, sau hơn 9 tháng im lặng rất khó hiểu, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới có phiên họp đầu tiên vào ngày thứ Sáu 27 tháng Ba để bàn về “tình trạng thảm họa” mà các tín hữu Kitô ở Iraq và Syria đang phải đối mặt.
3. Đức Thánh Cha rửa tội cho 10 tân tòng trong thánh lễ Vọng Phục sinh
Đánh dấu lễ Vọng Phục sinh thứ ba trong triều Giáo Hoàng của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành một truyền thống trong đêm canh thức Phục Sinh là rửa tội cho các tân tòng.
Ngài đã đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo một cô bé Campuchia 13 tuổi và chín người lớn, trong đó có một người phụ nữ 66 tuổi đến từ Kenya.
Một trong những người lớn mới được đón nhận vào Giáo Hội là một công dân Ý 29 tuổi gốc Ai Cập, mà tên ông cho thấy ông đã được sinh ra trong một gia đình Hồi giáo. Ông đã chọn Paul – tức là Phaolô - là tên thánh của mình và sửa đổi lại họ tên cho phù hợp.
Theo luật Hồi Giáo, những người bỏ đạo Hồi sang tôn giáo khác thì phạm tội bội giáo và phải chết. Vì thế, Vatican không đưa ra chi tiết về nguồn gốc tôn giáo trước đây của các tân tòng.
4. Tông Chiếu ấn định Năm Thánh Từ Bi sẽ được chính thức công bố ngày 11 tháng Tư
Sau thông báo đầu tiên về Năm Thánh ngoại thường của Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra vào ngày 13 tháng Ba vừa qua khi cử hành Ngày Thống Hối tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ chính thức công bố Năm Thánh Từ Bi bằng một tông chiếu (bull) vào thứ Bảy 11 tháng 4, lúc 5:30 chiều tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Nghi thức công bố sẽ bao gồm việc đọc các đoạn khác nhau của tông chiếu trước cửa Năm Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Đức Giáo Hoàng, sau đó, sẽ chủ sự buổi kinh chiều Vọng Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót. Cử chỉ này nhằm nhấn mạnh một cách đặc biệt chủ đề cơ bản của Năm Thánh ngoại thường này: đó là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Thuật ngữ Bull, từ tiếng La Tinh là Bulla, nguyên nghĩa là một vật hình tròn bằng kim loại được dùng để bảo vệ các con dấu sáp gắn với một sợi dây vào một tài liệu quan trọng để làm chứng cho tính xác thực và thẩm quyền của tài liệu ấy. Theo thời gian, thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng đầu tiên để nói về con dấu, sau đó từ này được dùng để chỉ chính tài liệu. Ngày nay Bull (Tông chiếu hay sắc chỉ) được dùng để chỉ tất cả các văn kiện giáo hoàng có tầm quan trọng đặc biệt trong đó có đóng con dấu của Đức Thánh Cha.
Tông Chiếu ấn định Năm Thánh, đặc biệt là Năm Thánh Ngoại Thường, ngoài việc chỉ định thời gian cử hành – tức là ngày khai mạc và bế mạc, còn quy định cụ thể cách thức Năm Thánh được thực hiện và những yếu tố khác tạo thành tài liệu cơ bản nói lên tinh thần trong đó Năm Thánh được công bố, và những ý định và kết quả mong đợi của Đức Thánh Cha, là người đã quyết định mở ra Năm Thánh này cho Giáo Hội.
Hai Năm Thánh ngoại thường cuối cùng đã được các vị Giáo Hoàng công bố vào năm 1933 và 1983. Trong cả hai dịp này, tông chiếu ấn định Năm Thánh đã được công bố nhân dịp Đại Lễ Chúa Hiển Linh. Như vậy, việc công bố Năm Thánh 2015 vào chiều vọng Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa rõ ràng diễn tả sự quan tâm đặc biệt của Đức Thánh Cha đến chủ đề của Năm Thánh Từ Bi.
5. Đức Hồng Y Fernando Filoni: “Tôi ngưỡng mộ lòng quảng đại của nhiều người”
Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã được Đức Thánh Cha gửi đến Iraq để bày tỏ sự gần gũi, tình cảm và tình hiệp thông trong lời cầu nguyện của ngài với “các gia đình Kitô và các nhóm khác là những nạn nhân đã bị trục xuất khỏi nhà cửa và làng mạc của họ, đặc biệt là ở thành phố Mosul và đồng bằng Nineveh, và nhiều người đã nương náu ở khu tự trị của người Kurd Iraq.”
Tháng 8 năm 2014, Đức Hồng Y Filoni đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi đến quốc gia châu Á này để thể hiện sự gần gũi tinh thần với những người đau khổ và kêu gọi tình liên đới của các tín hữu trên toàn thế giới với họ.
Trong bản tin đánh đi hôm 31 tháng Ba, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Đức Hồng Y Filoni đã đến Amman, thủ đô của Jordan hôm thứ Ba, nơi ngài đã đến thăm hai giáo xứ Công Giáo là những cộng đoàn đã chào đón và giúp đỡ tích cực những người tị nạn Iraq. Tại đây, Đức Hồng Y cũng đã gặp gỡ người đứng đầu Caritas Jordan.
Đức Hồng Y cho biết:
“Tôi cũng thấy việc chuẩn bị cho việc tiếp nhận khoảng hai mươi gia đình mới. Tôi ngưỡng mộ sự hào phóng của rất nhiều người. Thật là tốt đẹp để thấy rằng các gia đình có thể lấy lại phẩm giá của họ trong một bầu khí thân hữu trong giáo xứ này.”
Đức Hồng Y ghi nhận thêm:
“Giáo xứ Đức Maria Mẹ của Giáo Hội có một buổi học ban chiều dành cho những trẻ em tị nạn. Khoảng 300 trẻ em. Có cả một khóa dạy Anh Văn cho người lớn”.
Đức Hồng Y đã đến Baghdad vào đêm thứ Ba 31 tháng Ba.
6. Tòa Thánh tham gia triển lãm tại cuộc triển lãm Nghệ Thuật Venice lần thứ 56
Tòa Thánh sẽ có một cuộc họp báo được tổ chức tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh hôm thứ Năm 09 tháng 4 lúc 11:30 sáng về quyết định của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa tham gia triển lãm tại cuộc triển lãm nghệ thuật Venice lần thứ 56.
Cuộc triển lãm nghệ thuật quốc tế này sẽ diễn ra từ ngày 09 đến 22 tháng 11 năm 2015. Chủ đề của Tòa Thánh trong cuộc triển lãm này là “Từ khởi thủy ... Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể.”
Các diễn giả tại cuộc họp báo này sẽ bao gồm:
Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, Tiến sĩ Paolo Baratta, Giám đốc của Venice Biennale; Tiến sĩ Micol Forti, Trưởng Bộ sưu tập nghệ thuật đương đại của Viện Bảo tàng Vatican.
Hai năm trước đây, Tòa Thánh cũng đã tham gia vào cuộc triển lãm này. Khu vực triển lãm của Tòa Thánh vào năm 2013 gồm ba phòng với các chủ đề là “Tạo Dựng”, “Băng hoại” và “Tái Tạo”.
Cuộc triển lãm nghệ thuật quốc tế tại Venice – thường được gọi là Venice Biennale - được khởi xướng từ năm 1895 và được tổ chức mỗi hai năm một lần
Quyết định tham gia của Tòa Thánh thể hiện quyết tâm đối thoại với thế giới. Thật vậy, trong nhiều trường hợp Venice Biennale bao gồm cả những tác phẩm nghệ thuật của các tác giả có khuynh hướng bài bác Kitô Giáo một cách cực đoan. Chẳng hạn, vào năm 1999, Maurizio Cattelan, một nghệ nhân người Ý có khuynh hướng bài bác tôn giáo cực đoan đã trưng bày một tác phẩm gọi là La Nona Ora, trong đó mô tả Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bằng sáp to bằng người thật đang bị một thiên thạch đánh trúng.
7. Tòa Thánh ra thông cáo biện hộ việc bổ nhiệm một Giám Mục Chi Lê
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Một chuyện rất đau lòng đã xảy ra vào cuối tháng Ba vừa qua tại Chi Lê hay còn gọi là Chí Lợi khiến Tòa Thánh đã có một cuộc họp báo hôm 31 tháng Ba để minh định lập trường của Đức Thánh Cha Phanxicô và Thánh Bộ Giám Mục.
Buổi lễ nhậm chức Giám Mục giáo phận Osorno của Đức Giám Mục Juan Barros hôm 21 tháng Ba đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng khi 3,000 người gồm cả những người chống cũng như những người ủng hộ việc bổ nhiệm này to tiếng với nhau ngay trong buổi lễ.
Những người cầm cờ đen hay bong bóng mầu đen chống việc bổ nhiệm này. Họ cho rằng Đức Giám Mục Juan Barros đã có một quan hệ chặt chẽ với linh mục Fernando Karadima, là người đã gây ra những tai tiếng rất tai hại cho Giáo Hội tại Chi Lê. Những người cầm bong bóng trắng ủng hộ Đức Giám Mục Juan Barros.
Cha Fernando Karadima đã từng là một gương mặt rất có thế giá trong Giáo Hội tại nước này. Ông đã giúp đào tạo khoảng 40 linh mục trong đó có 4 vị sau này là Giám Mục, trong đó có Đức Cha Juan Barros.
Tháng 2 năm 2011, Bộ giáo lý Đức Tin tuyên bố rằng những cuộc điều tra tại Chi Lê cho thấy cha Karadima đã lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên và truyền cho cha Karadima, lúc ấy 84 tuổi, phải lui vào sống ẩn dật, chấm dứt mọi thừa tác vụ công khai. Quyết định của Bộ giáo lý Đức Tin đã được đưa ra dù rằng trước đó tòa án đời đã hủy bỏ những cáo buộc chống lại cha Karadima xét vì những vụ lạm dụng đã xảy ra quá lâu.
Tai tiếng trong vụ cha Karadima gây ra những thiệt hại nặng nề cho Giáo Hội vì những cáo buộc cho rằng Đức Tổng Giám Mục Juan Francisco Fresno, Tổng Giám Mục Santiago de Chile, đã bao che cho những tội lỗi của cha Karadima trước những cáo buộc của anh chị em giáo dân từ năm 1984.
Đức Cha Juan Barros lúc ấy là cha thư ký cho Đức Tổng Giám Mục. Vì thế, ngài bị nghi ngờ đã có những ý kiến chống lại việc mở một cuộc điều tra các tội lỗi của cha Karadima.
Cha Ciro Benedettini, Phó giám đốc văn phòng báo chí Vatican, cho biết vào ngày thứ Hai 31 tháng 3 rằng trước khi Đức Thánh Cha tuyên bố việc thuyên chuyển Đức Cha Juan Barros từ Giám Mục giáo phận quân đội Chi Lê về làm Giám Mục giáo phận Osorno, “Bộ Giám Mục đã xem xét cẩn thận việc đề cử vị giám mục này và không tìm thấy lý do khách quan nào chống lại với bổ nhiệm”
Trước đó, Đức Tổng Giám mục Fernando Chomali Garib của tổng giáo phận Concepcion, Chi Lê, tiết lộ rằng ngài đã riêng Đức Giáo Hoàng Phanxicô để thảo luận về việc bổ nhiệm gây tranh cãi này, và Đức Giáo Hoàng đã nói với Đức Tổng Giám Mục rằng ngài đã phân tích tất cả các hồ sơ quá khứ và không thấy có lý do khách quan nào cho thấy không nên bổ nhiệm Đức Cha Barros làm giám mục giáo phận Osorno.
Đức Cha Barros sinh ngày 15 tháng 7 năm 1956, được thụ phong linh mục vào ngày 29 tháng 6 năm 1984. Ngày 12 tháng 4 năm 1995 được bổ nhiệm Giám Mục phụ tá giáo phận Valparaíso. Ngày 21 tháng 11 năm 2000, ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Iquique trước khi được bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận quân đội Chi Lê vào ngày 9 tháng 10 năm 2004. Ngày 10 tháng Giêng năm nay, ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Giám Mục Osorno.
8. Đức Hồng Y Vinko Puljic: Châu Âu sợ hãi người Hồi giáo trong khi quên đi căn cội Kitô của mình
Trước những cuộc biểu tình chống Hồi Giáo lôi cuốn đông đảo người dân Tây Âu, Đức Hồng Y Vinko Puljic của thủ đô Sarajevo nói: “Châu Âu đang lo sợ người Hồi giáo, trong khi quên đi căn cội Kitô của mình”. Đức Hồng Y đã nói như trên trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Il Giornale.
Theo Đức Hồng Y Puljic, Châu Âu khá nhạy cảm với các quyền lợi của các nhóm thiểu số tôn giáo, nhưng châu Âu ngày hôm nay “đang quên đi cơ sở, nền tảng và căn cội Kitô và văn hóa của mình”.
Bình luận về chuyến thăm Bosnia-Herzegovina của Đức Giáo Hoàng Phanxicô được dự trù vào tháng Sáu, Đức Hồng Y nói quốc gia vùng Balkan đã không đạt được một nền hòa bình ổn định sau nhiều năm xung đột. Ngài đưa ra một nhận xét đầy âu lo: “Thể chế hiện nay không có hiệu quả”.
Đức Hồng Y Puljic cho biết dân số Công Giáo của Bosnia-Herzegovina đã bị giảm đi gần một nửa từ 820,000 xuống còn 430,000 kể từ cuộc chiến Balkan kéo dài từ 31 tháng Ba 1991 đến 21 tháng Sáu 1999. Đức Hồng Y giải thích thêm là người Công Giáo đã bị phân biệt đối xử, và người Công Giáo ít khi nhận được những đầu tư châu Âu được thiết kế để giúp xây dựng lại đất nước tan vỡ.
9. Đức Hồng Y Giuseppe Versaldi được cử làm Tân Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo.
Hôm 31 tháng 3, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Giuseppe Versaldi làm Tân Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo.
Đức Hồng Y Versaldi năm nay 72 tuổi, người miền bắc Italia, nguyên là giáo sư giáo luật và tâm lý ở Đại Học Giáo Hoàng Gregoriana ở Roma, rồi làm GM giáo phận Alessandria và được bổ nhiệm làm Chủ tịch sở kinh tế tài chánh của Tòa Thánh hồi năm 2011. Nay cơ quan này bị nhập vào Văn phòng kinh tế của Tòa Thánh do Đức Hồng Y George Pell người Úc làm chủ tịch.
Đức Hồng Y Versaldi được bổ nhiệm thay thế Đức Hồng Y Zenon Grocholewski người Ba Lan, 76 tuổi (1939), về hưu sau 6 năm giữ chức vụ Tổng trưởng Bộ giáo dục Công Giáo, là cơ quan đặc trách các Đại học, trường cao đẳng và trường học Công Giáo.
10. Tin vui cho các tín hữu Kitô Iraq tị nạn: Quân Iraq giải phóng được thành phố Tikrit tiến về Mosul
Sau một tháng trời giao tranh ác liệt, quân Iraq và các lực lượng dân quân liên minh được máy bay liên quân hỗ trợ đã giải phóng hoàn toàn thành phố Tikrit hôm thứ Ba 31 tháng Ba. Đây là chiến thắng lớn nhất trong cuộc chiến chống quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Chiến dịch tái chiếm lại thành phố Tikrit, quê hương của cựu Tổng thống Saddam Hussein, đã được bắt đầu từ ngày 2 tháng Ba và có lúc tưởng chừng như đã thất bại nhưng cuối cùng đã đạt được mục tiêu sau 48 giờ tấn công quyết liệt của quân đội Iraq.
Chiến thắng Tikrit có những giá trị tâm lý và chiến lược quan trọng trong cuộc chiến chống bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Thủ tướng Haider al-Abadi đã lên đài truyền hình thông báo cuộc giải phóng Tikrit và chúc mừng các lực lượng an ninh Iraq và coi chiến thắng này là một cột mốc lịch sử.
Ông cũng ca ngợi các nhóm bán quân sự của người Hồi Giáo Shiite và lực lượng dân quân Kitô Giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu để giành lại Tikrit, một thành phố đã rơi vào tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS vào trung tuần tháng Sáu năm ngoái.
Bộ trưởng Quốc phòng Khaled al-Obeidi đã có một cuộc họp với các tư lệnh chiến trường để bàn về kế hoạch tái chiếm Mosul, thành phố thứ hai của Iraq, lớn gần 10 lần so với kích thước của Tikrit, nơi bọn khủng bố Hồi Giáo IS đang kiểm soát một số lượng lớn dân thường.
Ông cho biết: “Chiến thắng này chỉ là một điểm khởi đầu mới để khởi động các hoạt động giải phóng khu vực Nineveh”.
11. Giám mục Richard Williamson tiếp tục tấn phong Giám Mục trái phép
Hai “tiến chức Giám Mục” sẽ được tấn phong Giám Mục trái phép trong nay mai. “Giám Mục” trái phép Jean-Michel Faure là người được tấn phong hồi trung tuần tháng Ba trong một hành vi công khai thách thức Tòa Thánh đã tiết lộ như trên.
Linh mục Jean-Michel Faure, năm nay 73 tuổi cư ngụ tại tu viện Santa Cruz ở Nova Friburgo, Ba Tây đã được giám mục Richard Williamson tấn phong trái phép hôm 19 tháng Ba.
Việc tấn phong Giám Mục trái phép này khiến cả hai người đều vị vạ tuyệt thông tiền kết, nghĩa là tức khắc và đương nhiên bị vạ tuyệt thông, không cần một thông báo nào của Tòa Thánh.
Đây là lần thứ hai giám mục Richard Williamson bị vạ tuyệt thông. Lần đầu, là vào năm 1988, khi đương sự được Tổng Giám Mục Marcel Lefèbre tấn phong giám mục trái phép. Vạ tuyệt thông tiền kết này sau đó đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tháo gỡ vào năm 2009 như một thiện chí mời gọi Huynh Đoàn Thánh Piô X trở về với Giáo Hội Công Giáo. Huynh Đoàn Thánh Piô X, là nhóm ly giáo do Tổng Giám Mục Lefèbre thành lập vào năm 1970 để chống lại những cải tổ của Công Đồng Vatican II.
Richard William, vốn xuất thân từ Anh Giáo, không đánh giá cao thiện chí của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, và vẫn tiếp tục giữ thái độ quá khích chống lại mọi cố gắng hàn gắn hay nhích lại gần Giáo Hội Công Giáo của Huynh Đoàn Thánh Piô X đến mức là năm 2012, đương sự bị chính Đức Cha Bernard Fellay, là lãnh đạo Huynh Đoàn, trục xuất ra khỏi nhóm.
“Ngụy Giám mục” Jean-Michel Faure đã được Tổng Giám Mục Lefèbre phong chức linh mục hồi năm 1977 cũng là một trong những người đã ly khai khỏi Huynh Đoàn Thánh Piô X để phản đối chủ trương từng bước quay về với Giáo Hội Công Giáo của Đức Cha Bernard Fellay.
12. Bộ trưởng Nội vụ của Bosnia-Herzegovina tiết lộ những mối quan tâm an ninh trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Sarajevo
Bộ trưởng Nội vụ của Bosnia-Herzegovina tiết lộ rằng chính phủ nước ông có những tin tình báo về các mối đe dọa an ninh liên quan đến chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Sarajevo vào tháng Sáu.
Ông Dragan Lukac nói thêm: “Tôi không muốn đi sâu vào chi tiết. Nhưng các lực lượng an ninh của Bosnia sẽ có khả năng đối phó với những vấn đề này và đảm bảo an toàn cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.”
Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Sarajevo, là trung tâm của một khu vực có một lịch sử đẫm máu về xung đột tôn giáo, sẽ diễn ra vào ngày thứ Bẩy 6 tháng 6.
13. Đức Tổng Giám Mục Joseph Mitsuaki Takami của Nagasaki âu lo về tình trạng Giáo Hội tại Nhật Bản
Đức Tổng Giám Mục Joseph Mitsuaki Takami của Nagasaki, Nhật Bản, cho biết người Công Giáo trong giáo phận của ngài cảm nhận được “sự đau buồn, hối tiếc và mức độ sâu sắc của cuộc khủng hoảng đức tin” mà Giáo Hội nước này đang trải qua thể hiện cụ thể nơi sự suy giảm số tín hữu Công Giáo Nhật.
Các đánh giá trên được công bố hôm 17 tháng 3 trong một tài liệu được Đức Tổng Giám Mục nêu rõ là rút ra từ các kết luận của Công Nghị Giáo Phận đầu tiên được tổ chức vào năm 2014.
Tài liệu này xem xét một loạt các thách đố mà tổng giáo phận phải đối mặt và đề xuất các bước để vượt qua những gì Đức Tổng Giám mục Takami gọi là “sự tàn héo và yếu dần” của Giáo Hội.
Trước hết, tài liệu ghi nhận rằng cuộc sống tất bật, đầu tắt mặt tối đang đẩy giới trẻ xa lià Giáo Hội. Trong suốt 30 năm qua, dân số Công Giáo Nagasaki đã giảm từ 75,000 xuống còn 62,000. Trong năm 2013, chỉ có 44 người Công Giáo kết hôn.
“Trong đa số các gia đình, chỉ có một thành viên là Công Giáo,” Cha Mamoru Yamawaki, Chủ tịch Uỷ ban Công Nghị tổng giáo phận nói: “Các cuộc thảo luận, do đó, đã tập trung chú ý vào việc làm thế nào để giữ đức tin trong một gia đình như thế khi mà mọi người sống đức tin của họ như những cá nhân.”
14. Hội Đồng Giám Mục Burundi chống lại ý đồ của tổng thống Pierre Nukurunziza muốn thay đổi hiến pháp để tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ ba
Đất nước này có thể “rơi trở lại vào chia rẽ, xung đột hay nội chiến” nếu tổng thống thay đổi hiến pháp hiện nay của đất nước để tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ ba.
Theo hiến pháp hiện hành của Burundi, nhiệm kỳ của tổng thống là 5 năm và mỗi vị tổng thống chỉ được giữ tối đa là hai nhiệm kỳ.
Tổng thống Pierre Nukurunziza đã tỏ ra bực dọc với các Giám Mục nước này vì tuyên bố của các ngài chắc chắn có một giá trị rất bất lợi cho ông ta tại Burundi, nơi người Công Giáo chiếm hơn 65% dân số.
Burundi ở Trung Phi về phía Đông của Cộng Hoà Dân Chủ Congo, có 10.3 triệu dân trong đó người Hutu chiếm 85% dân số và người Tutsi chiếm 14%. Tháng 10 năm 1993, vị tổng thống đầu tiên được bầu theo thể thức dân chủ đã bị ám sát sau khi cầm quyền được mới có 100 ngày. Biến cố này gây ra bạo động chém giết giữa hai sắc tộc Hutu và Tutsi trong một cuộc nội chiến kéo dài cho đến năm 2003 khi quốc tế can thiệp. Hai năm sau đó, tức là năm 2005, tổng thống Pierre Nukurunziza được bầu lên theo một thể thức tự do và dân chủ. Ông Pierre Nukurunziza tái đắc cử tổng thống vào nam 2010.
15. Hàng trăm sinh viên Kitô Giáo bị khủng bố Hồi Giáo bắn chết trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh tại Kenya
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một thông điệp đến Hội Đồng Giám Mục Kenya để bày tỏ sự đau đớn tột cùng của ngài trước cái chết của 147 sinh viên và sự gần gũi thiêng liêng của Ngài với các gia đình nạn nhân trong cuộc tấn công vào sáng sớm thứ Năm của các tên khủng bố Hồi giáo tại Đại Học Garissa ở Kenya.
Ít nhất 147 sinh viên đã bị thiệt mạng trong cuộc tấn công của bọn khủng bố Hồi Giáo Al Shebaab có căn cứ đặt tại Somalia. Đa số các nạn nhân là sinh viên Kitô Giáo. Họ là những người đã bị hành quyết ngay từ đầu cuộc tấn công sau khi bị tách ra khỏi các sinh viên theo đạo Hồi.
Trong điện văn gởi Đức Hồng Y John Njue, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Kenya, thay mặt cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh viết:
Đau buồn sâu xa vì sự mất mát lớn lao và bi thảm về nhân mạng trong cuộc tấn công gần đây vào Đại Học Garissa, Đức Thánh Cha bảo đảm những lời cầu nguyện của Ngài và sự gần gũi tinh thần với gia đình các nạn nhân và cho tất cả người Kenya đang chịu đau đớn vào thời điểm này. Ngài phó thác linh hồn những người quá cố cho lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa toàn năng, và ngài cầu nguyện cho tất cả những ai than khóc sẽ được Thiên Chúa an ủi trước những mất mát này. Trong tình hiệp nhất với tất cả mọi người thiện chí khắp thế giới, ngài lên án hành động tàn bạo vô nghĩa này và cầu nguyện cho sự hoán cải con tim của những kẻ phạm tội ác này.
Ngài kêu gọi tất cả những người có trách nhiệm trong chính quyền tăng gấp đôi các nỗ lực của họ để hợp tác với tất cả những người nam nữ ở Kenya hầu chấm dứt bạo lực và thúc đẩy bình minh của một kỷ nguyên mới trong tình huynh đệ, công lý và hòa bình.
Đức Hồng Y Pietro Parolin
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
16. Lịch sử Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa
Trải qua lịch sử, Chúa Nhật sau lễ Phục sinh đã được gọi bằng nhiều danh xưng khác nhau: Chúa Nhật bát nhật sau lễ Phục sinh, Chúa Nhật “Áo trắng”, bởi vì các tân tòng cởi chiếc áo trắng mà họ đã lãnh nhận khi lãnh các bí tích khai tâm vào đêm Vọng Phục sinh, đánh dấu việc kết thúc giai đoạn huấn giáo khai tâm. Tại vài Giáo Hội bên Ấn độ (tục truyền do thánh Tôma tông đồ thành lập), Chúa Nhật sau lễ Phục sinh được gọi là Chúa Nhật thánh Tôma, bởi vì bài Phúc âm thuật lại cuộc gặp gỡ của Tông Đồ Tôma với Chúa Kitô.
Ngày 30/4/2000 là Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh. Trong lễ phong hiển thánh cho nữ tu Faustina, người đã tận hiến đời mình để rao truyền Lòng Thương Xót Chúa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã công bố quyết định dành riêng ngày Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh là ngày Chúa Nhật kính nhớ Lòng Thương Xót Chúa.
Năm năm sau, ngài qua đời đúng vào đêm hôm trước ngày lễ này.
Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng hôm Chúa Nhật 23/04/2006, khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nhắc đến Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II như “Vị Giáo Hoàng của lòng Thương Xót Chúa”, quảng trường Thánh Phêrô đông chật hàng mấy chục ngàn người đã bùng lên trong những tiếng vỗ tay vang dội.
Năm nay, ngày lễ này có thêm một ý nghĩa đặc biệt nữa vì vào đêm trước ngày lễ này Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố Tông Chiếu về Năm Thánh Từ Bi.
17. Hàng ngàn người gia nhập Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ
Theo những báo cáo của gần một phần ba các giáo phận tại Hoa Kỳ, hàng ngàn người đã được đón nhận vào Giáo Hội Công Giáo trong thánh lễ Đêm Vọng Phục sinh.
Đông nhất là Tổng Giáo Phận Los Angeles với 1828 tân tòng, Tổng Giáo Phận Washington với 1,317 tân tòng, và Giáo phận Raleigh với 1,300 tân tòng.
Theo những thống kê chính thức trong năm 2013 đã có 39,654 tân tòng được rửa tội tại Hoa Kỳ và thêm 66,831 ứng viên được đón nhận vào sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội.