Ngày 12-04-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:53 12/04/2015
YẾN TỬ KỂ TỘI
N2T

Tề Cảnh công thích chơi chim, liền sai Chúc Châu là chuyên gia nuôi chim chăm sóc, nhưng Chúc Châu không cẩn thận để chim bay mất. Tề Cảnh công bèn nổi cáu, hạ lệnh giết ông ta.
Yến Tử nói:
- “Chúc Châu có ba tội, để tôi lần lượt kể tội nó, sau đó thì giết, để nó chết cách rõ ràng.”
Cảnh công vô cùng phấn khởi nói: “Được.”
Thế là gọi dẫn Chúc Châu vào, Yến Tử liền cầm cuốn Thập Tam kinh nói với Chúc Châu:
- “Chúc Châu, mày biết tội mày rồi chứ? Mày chăm sóc chim cho nhà vua mà lại để nó bay mất, đó là tội thứ nhấ t; làm cho nhà vua vì mất chim mà giết người, đó là tội thứ hai; chuyện này mà truyền ra bên ngoài để cho người trong thiên hạ cho rằng, nhà vua nước ta trọng con chim nhỏ mà khinh người trí thức, làm tiêu tan danh dự của nhà vua chúng ta, đó là tội thứ ba. Mày thật đáng chết vạn lần!” Nói xong, lập tức thỉnh cầu Cảnh công hạ lệnh chém đầu.
Nhưng Cảnh công lại nói:
- “Không nên giết nó, ta đã nghe lời chỉ giáo của ngươi rồi”
(Yến Tử xuân thu)

Suy tư:
Người khôn ngoan thì trong hoàn cảnh nào cũng biết bình tĩnh để đối phó với hoàn cảnh.
Lời nói của người khôn ngoan không chanh chua như giấm, nhưng làm người ta tỉnh giấc trong giấc ngủ của sự thỏa mãn; người khôn ngoan biết cách khuyên bảo người quyền cao chức trọng mà không làm cho họ tự ái...
Khôn ngoan thì luôn có đạo đức đi kèm, nếu không thì sẽ trở thành kẻ khôn gian, người khôn gian là người lừa lọc kẻ khác, là người hay dùng âm mưu để hại người lợi mình, thường được nhân gian gọi là kẻ gian xảo.
Đức Chúa Giê-su đã dạy chúng ta: phải khôn ngoan như con rắn và hiền lành như chim bồ câu. Con rắn tượng trưng cho trí óc nhanh nhẹn, phán đoán thông minh; chim bồ câu tượng trưng cho sự đạo đức, yêu thương, bác ái...Một trí óc minh mẫn, nhạy bén trong một hành vi đạo đức thì đúng là một con người khôn ngoan của Thiên Chúa.
Trong cuộc sống có quá nhiêu âm mưu để hại nhau, để “gác cơ” nhau, tôi đã trở thành một người khôn ngoan biết ứng xử theo luật yêu thương của Thiên Chúa chưa?

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Biến cố lịch sử: ĐTC công bố Tông Chiếu ấn định Năm Thánh Từ Bi
VietCatholic Network
07:18 12/04/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 17:30 thứ Bảy 11 Tháng Tư, buổi chiều trước Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng đã chính thức công bố Tông Chiếu ấn định Năm Thánh Từ Bi. Tông Chiếu này có tên là “Misericordiae Vultus” nghĩa là “Khuôn mặt xót thương”.

Tông Chiếu Misericordiae Vultus ngoài việc chỉ định thời gian cử hành – tức là ngày khai mạc và bế mạc, còn quy định cụ thể cách thức Năm Thánh được thực hiện và những yếu tố khác tạo thành tài liệu cơ bản nói lên tinh thần trong đó Năm Thánh được công bố, và những ý định và kết quả mong đợi của Đức Thánh Cha, là người đã quyết định mở ra Năm Thánh này cho Giáo Hội.

Đức Thánh Cha, cùng với 40 vị Hồng Y, 30 Giám Mục và các chức sắc khác trong giáo triều Rôma từ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô đã tiến tới lối vào của Đền Thờ. Nghi thức công bố đã diễn ra trước cửa Thánh.

Giờ đây, Đức Thánh Cha làm dấu bắt đầu nghi thức.

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em.

Chúa Cha toàn năng và đầy lòng thương xót đã đem chúng ta lại với nhau trong danh Con Ngài, để ban cho chúng ta ân sủng và lòng thương xót. Hôm nay, vào đêm trước của Chúa Nhật II Phục Sinh, tại tiền đình Đền Thờ Thánh Phêrô, tôi trao cho các vị giám quản các đền thờ của giáo hoàng, một số đại diện của Giáo Hội trên khắp thế giới và các công chứng Tông Tòa Tông Chiếu “Misericordiae Vultus” mở ra Năm Thánh Ngoại Thường Lòmg Thương Xót Chúa. Xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ ân sủng của Chúa Phục Sinh, canh tân toàn bộ cuộc sống của chúng ta và xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, nâng đỡ mục đích thánh thiện của chúng ta.

Giờ đây Đức Thánh Cha đang giao tông chiếu cho bốn Hồng Y giám quản 4 đền thờ của Đức Giáo Hoàng tại Rôma là Đức Hồng Y Angelo Comastri, giám quản Đền Thờ Thánh Phêrô; Đức Hồng Y Agostino Vallini, giám quản Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô; Đức Hồng Y Santos Abril y Castello, giám quản Đền Thờ Đức Bà Cả; và Đức Hồng Y James Michael Harvey, giám quản Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành.

Để thể hiện mong muốn của ngài là Năm Thánh Ngoại Thường này sẽ được tổ chức không chỉ tại Rôma mà còn là trên toàn thế giới, Đức Giáo Hoàng cũng đã ký một bản sao của tông chiếu và gửi cho tất cả các giám mục một cách biểu tượng qua Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục ; Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc; và cho Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương.

Một bản sao khác đã được gởi cho Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy là tổng thư ký Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc thay mặt cho các Giáo Hội ở phía Đông. Lục địa châu Phi sẽ được đại diện bởi Tổng giám mục Bartolome Adoukonou, người Benin và hiện là thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Đối với các Giáo Hội Đông Phương, Đức Thánh Cha đã gởi cho Đức Cha Khaled Ayad Bishay của Giáo Hội Công Giáo Coptic Alexandria và 7 Đức Ông Công chứng viên Tông Tòa.

Đức Ông Leonardo Sapienza, Trưởng Dinh Giáo Hoàng, trong tư cách là apostolic protonotary – đệ nhất Công chứng viên Tông Tòa, đã đọc các trích đoạn quan trọng trong tông chiếu.

I- Phần thứ I: ý niệm Lòng Thương xót

Trong phần này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng việc mở cửa Năm Thánh tại Đền thờ Thánh Phêrô sẽ diễn ra vào ngày 8-12 năm nay vì hai lý do: thứ nhất vì ngày ấy trùng vào Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, là Đấng được Thiên Chúa muốn là “người thánh thiện và không tỳ ố trong tình thương” “để nhân loại không bị lẻ loi và lệ thuộc sự ác”. Thứ hai, ngày 8 tháng 12 tới đây cũng là ngày kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng chung Vatican 2 là Công đồng đã “phá đổ những bức tường thành khép kín Giáo Hội trong thời gian quá lâu trong một thành trì đặc ân”, để đưa Giáo Hội “loan báo Tin Mừng một cách mới mẻ”, sử dụng “liều thuốc thương xót, thay vì dùng những võ khí ngặt nghèo”, như Đức Gioan 23 đã nói.

Trong mỗi giáo phận cũng có một Cửa Thánh

Tiếp đến, Đức Thánh Cha Phanxicô loan báo rằng Chúa Nhật 13-12 năm nay, Chúa Nhật thứ 3 mùa vọng, ngài sẽ mở Cửa Năm Thánh tại Nhà thờ chính tòa của giáo phận Roma, tức là Vương cung thánh đường thánh Gioan Laterano. Sau đó các Cửa Năm Thánh tại các Vương cung thánh đường giáo hoàng khác ở Roma cũng được mở ra. Ngoài ra, Đức Thánh Cha qui định rằng trong mỗi giáo phận và cả các Đền thánh cũng sẽ mở Cửa Thương Xót như thế trong trọn Năm Thánh, để Năm Thánh này cũng có thể được cử hành ở cấp địa phương, “như một dấu chỉ hiệp thông của toàn thể Giáo Hội”.

Lòng thương xót, xà nhà của Giáo Hội

Đức Thánh Cha viết: lòng thương xót là “Con đường liên kết Thiên Chúa với con người, vì mở rộng tâm hồn cho niềm hy vọng được yêu thương mãi mãi, mặc dù có những giới hạn do tội lỗi chúng ta”; lòng thương xót là “luật căn bản ở trong tâm hồn mỗi người”; là “xà nhà nâng đỡ cuộc sống của Giáo Hội”; “là lý tưởng sống và là tiêu chuẩn xác định xem niềm tin của chúng ta có đáng tín nhiệm hay không”. Có nhiều định nghĩa Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho lòng thương xót, ngài nhấn mạnh rằng lòng thương xót “không phải là một dấu chỉ sự yếu nhược, nhưng đúng hơn là phẩm tính toàn năng của Thiên Chúa”. Lòng thương xót của Thiên Chúa là “vĩnh cửu” vì “đời đời con người sẽ luôn ở dưới cái nhìn thương xót của Chúa Cha”. Trong Chúa Giêsu, “tất cả đều nói về lòng thương xót và không gì bị thiếu sự cảm thương”, vì “con người của Chúa Giêsu không là gì khác hơn là tình thương, một tình thương trao ban nhưng không”.

Về điểm này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh một điều quan trọng: lòng thương xót “không phải chỉ là hành động của Chúa Cha, nhưng còn trở thành tiêu chuẩn để hiểu ai là những người con đích thực của Chúa”. Trong thực hành, “tất cả chúng ta đều được kêu gọi sống lòng thương xót vì lòng thương xót đã được áp dụng cho chúng ta trước tiên”: vì thế, “tha thứ những xúc phạm người ta làm cho chúng ta.. chính là một mệnh lệnh mà các tín hữu Kitô không thể tránh né hoặc bỏ qua”. Đức Thánh Cha nhận xét rằng bao nhiêu lần, tha thứ dường như là điều khó khăn, nhưng “tha thứ chính là phương tiện đặt trong những bàn tay mong manh của con người để đạt tới sự thanh thản trong tâm hồn”, “để sống hạnh phúc”.

Đức Thánh Cha viết thêm rằng: cả “uy tín, sự đáng tín nhiệm của Giáo Hội cũng tiến qua con đường từ bi thương xót và cảm thương”: “có lẽ trong thời gian quá dài, chúng ta đã quên ấn định và sống con đường thương xót”, chiều theo cám dỗ “luôn đòi hỏi công lý và chỉ có công lý”, trong lúc nơi nền văn hóa hiện nay, “kinh nghiệm về sự tha thứ ngày càng trở nên khan hiếm”. Từ đó, Đức Thánh Cha nhắn nhủ Giáo Hội hãy đảm nhận trách vụ “vui mừng loan báo sự tha thứ”, “là sức mạnh làm tái sinh vào cuộc sống mới và mang lại can đảm để hướng nhìn về tương lai trong niềm hy vọng”

Khẩu hiệu của Năm Thánh là: hãy có lòng thương xót như Chúa Cha

Tiếp tục Tông Chiếu, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng chủ đề lòng thương xót là điều mà ngài đặc biệt quí chuộng, đến độ đã chọn khẩu hiệu GM của ngài là “Miserando atque eligendo” (Người cảm thương và chọn [Ông Matthêu], đây là một thành ngữ “vẫn luôn gây ấn tượng mạnh cho tôi”. Rồi Đức Thánh Cha trích dẫn thông điệp “Dives in misericordia” (Thiên Chúa giàu lòng xót thương) của Đức Gioan Phaolô 2. Đức Thánh Cha nhấn mạnh “sự cấp thiết phải loan báo và làm chứng về lòng thương xót trong thế giới ngày nay” với một “lòng hăng say mới mẻ và bằng một hoạt động mục vụ được đổi mới”, vì đó là “điều có tính chất quyết định đối với Giáo Hội và đối với uy tín việc loan báo của Giáo Hội”. “Nơi nào Giáo Hội hiện diện, thì nơi đó lòng thương xót của Chúa Cha phải trở thành điều hiển nhiên tỏ tường”, “và nơi nào có các tín hữu Kitô, thì bất kỳ ai cũng có thể tìm được một ốc đảo từ bi thương xót”.

Phần thứ I trong Tông Chiếu của Đức Thánh Cha kết thúc với lời nhấn mạnh về khẩu hiệu của Năm Thánh, nghĩa là “Các con hãy có lòng thương xót như Chúa Cha”, câu này trích từ Tin Mừng theo thánh Luca, đoạn 6 câu 36. Đây chính là “một chương trình sống rất đòi hỏi, đầy hoan lạc và an bình”. Đức Thánh Cha tái kêu gọi các tín hữu hãy có khả năng “lắng nghe Lời Chúa.. để có thể chiêm ngắm lòng thương xót của Chúa và đón nhận lòng thương xót như chính lối sống của mình”.

II- Sang phần thứ II của Tông Chiếu, Đức Thánh Cha trình bày chủ đề:

“Làm thế nào để sống Năm Thánh một cách tốt đẹp nhất”. Ngài đưa ra một số chỉ dẫn thực hành, ví dụ:

- Đi hành hương, vì hành hương sẽ là một “dấu chỉ nói lên sự kiện cả lòng thương xót cũng là một mục tiêu cần đạt tới, nó đòi hỏi sự dấn thân và hy sinh”.

- Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán, nhưng hãy tha thứ và cho đi, xa tránh tật xấu nói hành nói xấu người khác, tránh những lời nói vì ghen tương, phân bì, và hãy đón nhận điều tốt lành ở nơi mỗi người, trở thành khí cụ tha thứ.

- Cởi mở tâm hồn đối với những môi trường bên lề cuộc sống, mang lại an ủi, cảm thương, liên đới và quan tâm đến những người đang sống trong những tình trạng bấp bênh, đau khổ trên thế giới ngày nay”, “quan tâm đến bao nhiêu anh chị em bị tước đoạt phẩm giá”, “Ước gì tiếng kêu của họ trở thành tiếng kêu của chúng ta và cùng nhau chúng ta có thể phá vỡ hàng rào của sự dửng dưng lãnh đạm là thái độ đang lan tràn, che đậy sự giả hình và ích kỷ”.

- Vui mừng thực thi những công việc bác ái về thể lý và tinh thần, để “thức tỉnh lương tâm ngái ngủ của chúng ta trước thảm trạng nghèo đói”. Đàng khác, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sứ mạng của Chúa Giêsu là: mang lại an ủi cho người nghèo, loan báo sự giải thoát cho các tù nhân của các chế độ nô lệ tân thời, trả lại thị giác cho người co cụm vào mình, trả lại phẩm giá cho người bị tước mất, có khả năng “chiến thắng sự dốt nát mà hàng triệu người đang phải chịu trên thế giới, nhất là các trẻ em không được trợ giúp cần thiết để thoát khỏi cảnh nghèo”. Như thánh Gioan Thánh Giá đã nói, “vào cuối đời, chúng ta sẽ bị phán xét về đức bác ái”.

- Trong các giáo phận, hãy gia tăng sáng kiến cầu nguyện và thống hối “24 giờ cho Chúa”, sáng kiến này cần cử hành vào những ngày thứ sáu và thứ bẩy tuần thứ tư mùa chay. Đặc biệt Đức Thánh Cha nêu bật rằng bao nhiêu người trẻ đang đến gần bí tích Hòa Giải là bí tích giúp “động chạm một cách cụ thể lòng thương xót cao cả của Thiên Chúa”, nhờ đó nhiều người trẻ cảm thấy có thể “tái khám phá ý nghĩa cuộc sống của mình”.

Các linh mục được phép tha những tội dành quyền giải cho Tòa Thánh

Có một đoạn trong đó Đức Thánh Cha bàn về đề tài tha tội: nhất là ngài cầu mong rằng “các vị giải tội hãy trở thành dấu chỉ đích thực về lòng thương xót của Chúa Cha”, không phải bằng cách 'sáng tác' theo hứng trong nghĩa vụ này, nhưng bằng cách trở thành những “hối nhân đầu tiên tìm ơn tha thứ”. “Vì thế, mỗi vị giải tội, như người trung thành phục vụ ơn tha thứ của Thiên Chúa, phải đón nhận các tín hữu “như người cha trong dụ ngôn người con trai hoang đàng”, hoặc “như một người cha chạy ra gặp con mình, dù người con ấy đã phung phí của cải của cha”. Vì thế, các vị giải tội “đừng đặt những câu hỏi không thích hợp”, “nhưng biến đón nhận nơi tâm hồn mỗi hối nhân lời kêu cầu trợ giúp và xin tha thứ”, các vị giải tội được mời gọi luôn luôn trở thành dấu chỉ sự tối thượng của lòng thương xót, ở mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh, và dù thế nào đi nữa”.

Tiếp đến Đức Thánh Cha loan báo rằng trong Mùa Chay Năm Thánh, ngài sẽ gửi các Thừa sai của lòng thương xót, tức là những linh mục mà ngài “ban quyền được tha cả những tội dành quyền giải cho Tòa Thánh”. Ngài giải thích rằng “các thừa sai ấy là dấu chỉ sự quan tâm từ mẫu của Giáo Hội đối với dân Chúa, và sẽ là những vị kiến tạo nơi mọi người “một cuộc gặp gỡ đầy tình người, nguồn mạch sự giải thoát, đầy tinh thần trách nhiệm để khắc phục những chướng ngại và trở lại cuộc sống mới của bí tích rửa tội”. Đồng thời Đức Thánh Cha yêu cầu tổ chức “các cuộc đại phúc” trong các giáo phận, để những thừa sai vừa nói đến loan báo niềm vui của ơn tha thứ”.

Ân xá

Một yếu tố đặc biệt của Năm Thánh là Ân xá, ân xá chứng tỏ rằng “sự tha thứ của Thiên Chúa đối với các tội lỗi của chúng ta không có giới hạn”. Thực vậy trong bí tích Hòa Giải, tội lỗi bị xóa bỏ nhờ ơn tha thứ của Thiên Chúa, với ân xá, tội nhân được giải thoát khỏi “dấu vết tiêu cực”, khỏi mọi tàn tích do hậu quả của tội, tàn tích còn lại nơi đường lối cư xử và tư tưởng của chúng ta. Theo nghĩa đó, người được ân xá, thì có khả năng hành động trong tình bác ái, tăng trưởng trong tình thương, thay vì tái sa ngã phạm tội.

III- Trong phần thứ ba của Tông Chiếu, Đức Thánh Cha đưa ra một số lời kêu gọi:

- Với những thành phần thuộc những nhóm tội phạm, ngài viết: “Vì thiện ích của anh chị em, tôi xin anh chị em hãy thay đổi cuộc sống.. đừng tiếp tục dửng dưng đối với lời kêu gọi hãy cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa. “Tiền bạc không mang lại hạnh phúc chân thực. Nó chỉ là một ảo tưởng và bạo lực sử dụng để tích lũy tiền bạc đẫm máu không làm cho người ta quyền năng và cũng chẳng trở nên bất tử. Không ai có thể tránh thoát sự phán xét của Thiên Chúa.”

- Với những người gây ra hoặc đồng lõa với sự tham nhũng, Đức Thánh Cha nói: “Đây là lúc thuận lợi để thay đổi cuộc sống! Chỉ cần đón nhận lời mời gọi hoán cải và tùng phục công lý trong khi Giáo Hội trao tặng lòng thương xót”. Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng sự tham nhũng là “một tai ương làm cho xã hội ung thối, một tội trọng kêu thấu tới trời, vì nó làm thương tổn tận gốc rễ cuộc sống cá nhân và xã hội. “Nó là một sự miệt mài ở lại trong tội lỗi, muốn thay thế Thiên Chúa bằng ảo tưởng tiền bạc như một hình thức quyền năng; tham những là một “công trình của đen tối, được nâng đỡ bằng sự ngờ vực và mưu mô”: nó là một cám dỗ mà không ai có thể cảm thấy mình được miễn nhiễm. Từ đó Đức Thánh Cha kêu gọi hãy loại trừ tai ương tham nhũng ra khỏi đời sống cá nhân và xã hội, bằng cách sử dụng khôn ngoan, cảnh giác, lương thiện, minh bạch, cùng với sự can đảm tố giác.

- Về việc đối thoại liên tôn, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng: Do thái giáo và Hồi giáo đều coi lòng thương xót là một trong những phẩm tính cao trọng nhất của Thiên Chúa và hai tôn giáo này cũng tin rằng không ai có thể giới hạn lòng thương xót của Chúa, vì những cánh cửa của Chúa mở rộng. Đức Thánh Cha cầu mong rằng Năm Thánh có thể “tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc gặp gỡ với hai tôn giáo ấy và với những truyền thống tôn giáo cao quí khác, làm cho mọi người cởi mở hơn đối với sự đối thoại, loại bỏ mọi hình thức khép kín, khinh rẻ, khu trừ mọi hình thức bạo lực và kỳ thị.

- Về tương quan giữa công lý và lòng thương xót: đây không phải là hai khía cạnh tương phản với nhau, nhưng là hai chiều kích của cùng một thực tại duy nhất, hai khía cạnh này phát triển đến độ đạt tới tột đỉnh trong tình yêu sung mãn. Chúa Giêsu đã tách rời khỏi quan niệm vụ luật thuần túy, hoặc thái độ chỉ lo tuân giữ luật lệ, Chúa Giêsu chứng tỏ rằng “đại hồng ân lòng thương xót tìm kiếm những người tội lỗi để cống hiến cho họ ơn tha thứ và cứu độ”. Đức Thánh Cha giải thích rằng: “Công lý của Thiên Chúa chính là sự tha thứ của Chúa”, và đó chính là vị thế tối thượng của lòng thương xót, là chiều kích cơ bản trong sứ mạng của Chúa Giêsu, vì “không phải sự tuân giữ luật mang lại ơn cứu thoát, nhưng là niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô”. Theo nghĩa đó, “lòng từ bi không trái với công lý”, vì qua đó, Thiên Chúa cống hiến cho tội nhân cơ hội “hồi tỉnh lại, hoán cải và tin tưởng”. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là “hạ giá công lý hoặc làm cho công lý trở nên thừa thãi, trái lại: ai lầm lỗi thì phải đền bù, chịu hình phạt. Có điều là sự kiện này không phải là mục đích, nhưng là khởi đầu của một cuộc hoán cải, để họ cảm nghiệm được sự dịu dàng của ơn tha thứ. Xét cho cùng, tình thương ở nơi nền tảng của một nền công lý đích thực”.

Kết luận

Trong phần kết luận Tông Chiếu, Đức Thánh Cha nhắc đến hình ảnh Đức Maria, “Mẹ Thương Xót”, cuộc sống của Mẹ được uốn nắn nhờ sự hiện diện của lòng thương xót nhập thể. Là hòm bia giao ước giữa Thiên Chúa và loài người, Mẹ Maria chứng thực rằng lòng thương xót của Con Thiên Chúa không có giới hạn và đi tới mỏi người không trừ một ai. Trong cùng viễn tượngấy, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến thánh nữ Faustina Kowalka, là “vị đã được kêu gọi đi vào chiều sâu lòng thương xót của Chúa”.

Tông sắc của Đức Thánh Cha kết thúc với lời mời gọi “hãy để cho Thiên Chúa làm chúng ta ngạc nhiên, Chúa là Đấng không bao giờ mỏi mệt trong việc mở rộng cánh cửa tâm hồn của Người cho loài người. Vì thế, nghĩa vụ đầu tiên của Giáo Hội là dẫn đưa tất cả mọi người vào trong mầu nhiệm cao cả Lòng Thương xót của Thiên Chúa, chiêm ngưỡng tôn nhan Chúa Kitô, nhất là trong thời điểm như ngày nay, đầy những hy vọng lớn lao và những mâu thuẫn mạnh mẽ.

Chúa Nhật 12-4-2015, cùng Tông Chiếu của Đức Thánh Cha sẽ được công bố trong lễ nghi phụng vụ tại 3 Đại vương cung thánh đường ở Roma: tại Đền thờ thánh Gioan Laterano lúc 5 giờ chiều, do Đức Hồng Y Giám quản Agostino Vallini chủ sự; tại Đền thờ Đức Bà Cả do Đức Hồng Y Santos Abril y Castello, trong thánh lễ lúc 10 giờ sáng cùng với Kinh Sĩ đoàn của Đền thờ này; còn tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, trong thánh lễ lúc 10 giờ rưỡi sáng do Đức Hồng Y James Michael Harvey chủ sự.

Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi Kinh Chiều vọng Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa.
 
Thánh Gregorio Nazek tân Tiến Sĩ Hội Thánh
Lm Trần Đức Anh OP
11:17 12/04/2015
VATICAN. Chúa Nhật 12-4-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp tưởng niệm biến cố đau thương: 100 năm cuộc tiêu diệt gần 1 triệu 500 ngàn người Arméni do đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Trong thánh lễ ngài cũng tôn phong thánh Gregorio Nazek người Armeni làm Tiến Sĩ Hội Thánh

Cuộc diệt chủng này xảy ra vào cuối triều đại của Vua Hồi giáo Abdul Hamid II của Đế quốc Ottoman, rồi dưới thời gọi là ”Những người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ”. Năm 1915, sau khi đóng cửa các trường học, thánh đường và bãi bỏ các tổ chức Arméni, chính quyền Thổ hồi đó đã mở cuộc truy lùng và tàn sát người Arméni, với những vụ bạo hành, hãm hiếp, hạ nhục, rồi các cuộc phát lưu vào sa mạc, với vô số người Arméni thiệt mạng. Chỉ những người nào chạy sang Nga, Siria và Liban mới thoát nạn.

Năm 1920, Hội nghị Paris đã nhìn nhận cuộc diệt chủng Arméni và nhiều nước khác cũng nhìn nhận biến cố này. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn phủ nhận sự kiện này, tuy rằng hồi năm 2014, Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, nay là Tổng thống Thổ Nhĩ kỳ, đã chia buồn với con cháu những người Arméni bị thảm sát.

Giáo Hội Arméni Tông Truyền được thánh Gregorio vị Soi Sáng thành lập cách đây hơn 17 thế kỷ, tức là vào năm 301, và hiện có tòa Tổng Thượng phụ ở Echmiadzin ở Cộng hòa Arméni, với các tín hữu ở Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Liban, Siria, Canada và nhiều nước khác. Ngoài ra có tòa Thượng Phụ ở Cilicia ở Liban.

Một ngành của Giáo Hội này đã trở về hiệp nhất với Tòa Thánh hồi năm 1742 và hiện có khoảng 540 ngàn tín hữu. Công Giáo Arméni cũng chịu thảm trạng diệt chủng với 156 nhà thờ, 32 tu viện, 148 trường học, 6 chủng viện bị tàn phá, 270 nữ tu và 300 LM bị giết.

Thánh lễ

Hiện diện trong thánh lễ từ 9 giờ sáng tại Đền thờ thánh Phêrô, có 9 ngàn tín hữu đa số là người Armeni đến từ các nơi trên thế giới, và đặc biệt có Tổng thống Cộng hòa Arméni, Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II ở Arméni và Thượng Phụ Aram I của Giáo Hội Arméni Tông truyền ở Liban, Đức Thượng Phụ Nerses Bedros XIX của Công Giáo Arméni và hơn 20 GM của Giáo Hội này.

Đầu thánh lễ, trong lời chào mừng các vị lãnh đạo chính quyền và Giáo Hội Arméni, Giáo Hội Tông truyền và Công Giáo, ĐTC tố giác thảm trạng diệt chủng mà dân tộc Arméni phải chịu cách đây 100 năm, cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20, tiếp đến là các dân tộc khác, Do thái, Kampuchia, Ruanda, Burundi, Bosnia và nhiều nước khác. Ngài nhận định rằng dường như nhân loại không thành công trong việc chấm dứt đổ máu người vô tội.. ”chúng ta chưa học được điều này: ”chiến tranh là một điều điên rồ, một cuộc thảm sát vô ích”.

Trước đó, ĐTC nhắc lại điều ngài đã nói khi định nghĩa ”thời nay, là một thời kỳ thế chiến tranh thứ 3 từng mảnh, trong đó chúng ta chứng kiến hằng ngày những tội ác, những cuộc tàn sát đẫm máu và sự tàn phá điên rồ. Rất tiếc ngày nay chúng ta còn nghe tiếng kêu bị bóp nghẹt và lãng quên của bao nhiêu anh chị em chúng ta vô phương thế tự vệ, vì niềm tin của họ nơi Chúa Kitô hoặc vì thuộc về một chủng tộc, họ bị giết công khai và tàn bạo - bị chém đầu, bị đóng đinh, bị thiêu sống - hoặc bị bó buộc phải rời bỏ quê hương của họ”.

”Cả ngày nay, chúng ta đang phải sống một thứ diệt chủng do sự dửng dưng phổ quát và tập thể gây ra, do sự im lặng đồng lõa của Cain, người ta tuyên bố ”Có hệ gì đến tôi đâu?”, ”tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu!” (St 4,9).

Đảm nhận phần thánh ca trong thánh lễ, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có ca đoàn Arméni.

Tôn phong Tiến Sĩ Hội Thánh

Sau phần thống hối, là nghi thức tôn phong tiến sĩ Hội Thánh cho thánh Gregorio Narek.

Mở đầu, ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, có vị thỉnh nguyện viên tháp tùng, tiến lên xin ĐTC phong thánh Gregorio Narek là tiến sĩ của Giáo Hội hoàn vũ. Rồi vị thỉnh nguyện viên gợi lại vài nét nổi bật trong cuộc sống của thánh nhân.

Thánh Gregorio sinh khoảng năm 950 tại làng Narek thuộc cộng hòa Arméni trong một gia đình văn sĩ và mồ côi mẹ khi còn nhỏ. Ngài là cháu của tu huynh Anania Narekatsi, người sáng lập Đan viện Narek và là một trong những tiến sĩ nổi tiếng nhất thời ấy, với biệt danh là ”triết gia”.

Khi còn trẻ, Gregorio gia nhập Đan viện Narek nơi có một trường nổi tiếng về Kinh Thánh và Giáo Phụ học. Ngài sống tại đây suốt đời, thụ phong LM, đạt tới tột đỉnh sự thánh thiên và kinh nghiệm thần bí, chứng tỏ sự khôn ngoan qua nhiều tác phẩm thần học.

Người ta kể rằng thánh Gregorio đã được thị kiến về Đức Mẹ là Đấng mà cha đặc biệt sùng kính. Đặc tính này trong linh đạo của thánh nhân xuất hiện rõ ràng trong kinh nguyện thứ 80 và trong bài tụng ca kính Đức Mẹ là hai tác phẩm qua đó người ta có thể khám phá được một nền thần học Thánh Mẫu của thánh nhân.

Lúc sinh thời, thánh Gregorio đã nổi bật về sự thánh thiện và một số phép lạ. Năm 1003, ngài viết tác phẩm nổi tiếng nhất với tựa đề ”Sách ai ca”, cũng gọi là sách Narek. Đây là tác phẩm độc nhất thuộc loại này, gồm những lời cầu khẩn, những lời tự nhủ, đối thoại với Thiên Chúa.. Cuốn Narek gồm 95 chương, dài ngắn rất khác nhau. Thánh Gregorio qua đời năm 1010, thọ 60 tuổi. Mộ của thánh nhân trở thành nơi thu hút các tín hữu đến hành hương cho đến năm 1915 là thời kỳ cuộc tàn sát của Thổ nhĩ kỳ chống dân Arméni. Đan viện cũng như mộ thánh nhân bị phá hủy.

Giáo Hội Công Giáo la tinh đã nhìn nhận sự thánh thiện của thánh Gregorio và gọi ngài là vị trổi vượt về đạo lý, các tác phẩm và khoa học thần bí. Lễ kính thánh nhân vào ngày 27-2 hằng năm.

Sau khi ĐHY Amato và vị thỉnh nguyện viên dứt lời, ĐTC đọc công thức như sau:

”Chúng tôi đón nhận ước muốn của nhiều anh em trong hàng Giám Mục và của nhiều tín hữu trên toàn thế giới, sau khi được ý kiến của Bộ Phong Thánh, sau khi suy nghĩ lâu dài và đạt tới sự xác tín trọn vẹn và chắc chắn, với trọn quyền tông đồ, chúng tôi tuyên bố thánh Gregorio Narek, linh mục và đan sĩ, là Tiến Sĩ của Giáo Hội hoàn vũ. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”

Thánh Gregorio Narek trở thành vị Tiến Sĩ thứ 36 của Hội Thánh, sau thánh nữ Hildegart von Bingen người Đức, và 3 thánh nữ: Têrêxa Chúa Giêsu, Catarina Siena, Têrêsa Hài Đồng Giêsu và thánh Linh Mục Gioan Avila người Tây Ban Nha.

Bài giảng của ĐTC

Thánh lễ được tiếp tục và sau bài Tin Mừng được công bố bằng tiếng Arméni, ĐTC đã đi từ bài Tin Mừng kể lại biến cố Chúa Giêsu Phục Sinh tỏ các vết thương của Người cho thánh Tôma, mà ĐTC gọi là ”những vết thương thương xót”. Ngài nói:

”Chúa Giêsu mời chúng ta hãy nhìn các vết thương ấy, Chúa mời chúng ta hãy động chạm đến các vết thương đó như đã làm với thánh Tôma, để chữa lãnh sự cứng lòng tin của chúng ta. Nhất là Chúa mời gọi chúng ta hãy đi vào mầu nhiệm các vết thương ấy, là mầu nhiệm lòng yêu thương từ bi của Người.

”Qua các vết thương đó, như một lỗ hổng sáng ngời, chúng ta có thể thấy trọn mầu nhiệm Chúa Kitô và Thiên Chúa: cuộc khổ nạn của Người, đời sống trần thế của Người - đầy tình cảm thương đối với những người bé mọn và bệnh tật - sự nhập thể của Chúa nơi cung lòng Mẹ Maria...”

ĐTC cũng đặt câu hỏi: ”Đứng trước những biến cố bi thảm của lịch sử loài người, nhiều khi chúng ta như bị đè bẹp và chúng ta tự hỏi: ”Tại sao?”. Sự tàn ác của con người có thể mở ra trên thế giới những vực thẳm, những hố trống lớn lao: trống rỗng tình thương, trống rỗng điều thiện, trống rỗng sự sống. Lúc ấy chúng ta tự hỏi: làm sao chúng ta có thể lấp đầy những vực thẳm ấy? Đối với chúng ta, đó là điều không thể làm được; chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy những hố trống rỗng mà sự ác mở ra trong tâm hồn và trong lịch sử chúng ta. Chính Chúa Giêsu, nhập thể làm người và chịu chết trên thập giá, là Đấng lấp đầy vực thẳm tội lỗi bằng vực thẳm lòng thương xót của Người”.

Và ĐTC kết luận rằng ”Anh chị em thân mến, đó là con đường mà Thiên Chúa đã mở ra để đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nô lệ tội lỗi và cái chết, để bước vào miền đất sự sống và an bình. Con đường ấy chính là Chúa Giêsu đã chịu đóng đanh và sống lại, và nhất là các vết thương đầy lòng thương xót của Người.”

”Các thánh dạy chúng ta rằng thế giới thay đổi từ sự hoán cải tâm hồn của mình, và điều này xảy ra nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa. Vì thế, ”đứng trước những tội lỗi của tôi cũng như những thảm trạng lớn lao của thế giới, ”lương tâm bị nao núng, nhưng sẽ không bị rúng động vì tôi nhớ đến những vết thương của Chúa. Thực vậy, Chúa đã bị đâm thâu qua vì tội lỗi chúng ta” (Is 53,5).

Cuối thánh lễ, Đức Tổng Thượng phụ Karekin II và Đức Thượng Phụ Aram I của Giáo Hội tông truyền ở Arméni và Cilicia bên Liban đã ngỏ lời cám ơn ĐTC và đồng thời cũng mạnh mẽ lên án cuộc diệt chủng mà dân tộc Arméni đã phải chịu. Đức Tổng thượng phụ cho biết ngày 23-4 tới đây, Giáo Hội Arméni Tông truyền sẽ tưởng niệm các nạn nhân cuộc diệt chủng và ngài sẽ phong thánh cho tất cả các nạn nhân Arméni bị tiêu diệt như thế. Còn Đức Aram I gọi đó thảm trạng diệt chủng này là một tội ác chống lại nhân loại.

Về phần Đức Thượng Phụ Nerses Bedros XIX của Công Giáo Armeni, ngài đã cám ơn ĐTC vì đã tôn phong thánh Gregorio Narek làm tiến sĩ Hội thánh, vị thánh được dân tộc Armeni sùng kính bậc nhất và ảnh hưởng sâu rộng đến lòng đạo đức của các tín hữu. Ngài nói: ”Trong dịp tưởng niệm 100 năm cuộc diệt chủng sát hại gần 1 triệu rưỡi ngài Armeni vì họ là tín hữu Kitô, con tin tưởng rằng việc tôn phong thánh Gregorio Narek làm tiến sĩ Hội Thánh, sẽ là một biến cố làm gia tăng lòng sùng mộ đối với thánh nhân, và điều này sẽ giúp dân tộc Arméni khắc phục những bất hạnh và tai ương đã đổ ập trên họ cách đây một thế kỷ, và tất cả các dân tộc Kitô giáo, nhất là tại Trung Đông hiện nay đang chịu thảm trạng tương tự”.

Thánh lễ kết thúc lúc gần 11 giờ rưỡi và đúng 12 giờ trưa, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của Giáo Hoàng ở dinh Tông Tòa để chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng với hơn 60 ngàn tín hữu ở Quảng trường thánh Phêrô.
 
60000 người dự kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha
Lm Trần Đức Anh OP
18:14 12/04/2015
VATICAN. Trưa Chúa Nhật 12-4-2015, lễ kính Lòng Thương Xót của Chúa, 60 ngàn người từ các nơi đã tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô để tham dự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng với ĐTC.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa bài Tin Mừng theo thánh Gioan thuật lại cuộc hiện ra của Chúa Giêsu Phục Sinh với các môn đệ và Ngài bảo thánh Tôma hãy xỏ tay vào các vết thương của Ngài và đừng cứng lòng tin nữa.

ĐTC nhận xét rằng ”Chúa đã đáp ứng sự cứng lòng tin của Tôma, để qua những dấu hiệu khổ nạn của Ngài, ông có thể đạt tới niềm tin sung mãn về sự phục sinh, niềm tin nơi sự sống lại của Chúa Giêsu”.. Khi tiếp xúc với các vết thương của Đấng Phục Sinh, Tôma biểu lộ các vết thương của mình, tình trạng bị xâu xé, sự tủi nhục của mình; trong các dấu đanh, ông tìm được bằng chứng vững chắc mình được yêu thương, được chờ đợi, được cảm thông. Ông đứng trước một Đức Messia đầy dịu dàng, thương xót, từ ái. Đó chính là Chúa mà ông tìm kiếm trong thẳm sâu con người của ông, vì ông đã luôn biết trước là như thế. Và bao nhiêu người trong chúng ta tìm cách gặp Chúa Giêsu trong thẳm sâu tâm hồn, Chúa Giêsu dịu dàng, thương xót, từ ái! Vì trong thẳm sâu của tâm hồn chúng ta biết Người là như thế. Sau khi tìm được tiếp xúc bản thân với sự dịu dàng, lòng kiên nhẫn thương xót của Chúa Kitô, Tôma hiểu ý nghĩa sâu xa của sự sống lại, và được biến đổi trong nội tâm, ông tuyên xưng niềm tin trọn vẹn nơi Chúa và thốt lên: ”Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” (v.28). Câu nói này của Tôma thật là đẹp!

Thánh nhân đã biết ”động chạm đến” mầu nhiệm vượt qua biểu lộ trọn vẹn tình thương cứu độ của Thiên Chúa, giàu lòng xót thương (Xc Ep 2,4). Và như thánh Tôma, tất cả chúng ta cũng vậy: trong Chúa Nhật thứ hai sau Phục Sinh này, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm trong các vết thương của Đấng Phục Sinh lòng thương xót của Thiên Chúa, vượt lên trên mọi giới hạn của nhân trần và chiếu tỏa rạng ngời trong đêm tối của sự ác và tội lỗi. Một thời điểm khẩn trương và kéo dài để đón nhận những phong phú vô biên của tình yêu thương xót của Thiên Chúa là Năm Thánh Đặc Biệt về lòng thương xót, tôi đã công bố Tông Sắc ấn định Năm này tối hôm qua (11-4) tại Đền thờ thánh Phêrô này. Tông sắc ấy bắt đầu bằng câu ”Misericordiae vultus”, khuôn mặt thương xót, chính là Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta hãy luôn nhìn ngắm Ngài, Đấng luôn luôn tìm kiếm, chờ đợi, tha thứ cho chúng ta; Chúa rất từ bi, Ngài không sợ những lầm than khốn nạn của chúng ta. Trong các vết thương của Ngài, Ngài chữa lành chúng ta và tha thứ tất cả tội lỗi chúng ta. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta cũng hãy có lòng từ bi thương xót đối với tha nhân như Chúa Giêsu thương xót chúng ta”.

Sau phép lành, ĐTC đã chào thăm nhiều nhóm hành hương, đặc biệt là ngài chào cộng đoàn Tân Dự Tòng ở Roma, bắt đầu sứ vụ đặc biệt trong các quảng trường thành phố này để cầu nguyện và làm chứng về đức tin.

ĐTC cũng không quên chào thăm và chúc mừng các tín hữu Kitô đông phương mừng lễ Phục Sinh vào ngày 12-4 này theo niên lịch Giuliano.
 
Top Stories
Opening address of Pope Francis to the Armenian Rite faithful during the Mass on Divine Mercy Sunday
VIS
12:52 12/04/2015
"On a number of occasions I have spoken of our time as a time of war, a third world war which is being fought piecemeal, one in which we daily witness savage crimes, brutal massacres and senseless destruction. Sadly, today too we hear the muffled and forgotten cry of so many of our defenceless brothers and sisters who, on account of their faith in Christ or their ethnic origin, are publicly and ruthlessly put to death – decapitated, crucified, burned alive – or forced to leave their homeland.

Today too we are experiencing a sort of genocide created by general and collective indifference, by the complicit silence of Cain, who cries out: “What does it matter to me? Am I my brother’s keeper?” (cf. Gen 4:9; Homily in Redipuglia , 13 September 2014).

In the past century our human family has lived through three massive and unprecedented tragedies. The first, which is widely considered “the first genocide of the twentieth century” (JOHN PAUL II and KAREKIN II, Common Declaration , Etchmiadzin, 27 September 2001), struck your own Armenian people, the first Christian nation, as well as Catholic and Orthodox Syrians, Assyrians, Chaldeans and Greeks. Bishops and priests, religious, women and men, the elderly and even defenceless children and the infirm were murdered. The remaining two were perpetrated by Nazism and Stalinism. And more recently there have been other mass killings, like those in Cambodia, Rwanda, Burundi and Bosnia. It seems that humanity is incapable of putting a halt to the shedding of innocent blood. It seems that the enthusiasm generated at the end of the Second World War has dissipated and is now disappearing. It seems that the human family has refused to learn from its mistakes caused by the law of terror, so that today too there are those who attempt to eliminate others with the help of a few and with the complicit silence of others who simply stand by. We have not yet learned that “war is madness”, “senseless slaughter” (cf. Homily in Redipuglia , 13 September 2014).

Dear Armenian Christians, today, with hearts filled with pain but at the same time with great hope in the risen Lord, we recall the centenary of that tragic event, that immense and senseless slaughter whose cruelty your forebears had to endure. It is necessary, and indeed a duty, to honour their memory, for whenever memory fades, it means that evil allows wounds to fester. Concealing or denying evil is like allowing a wound to keep bleeding without bandaging it!

I greet you with affection and I thank you for your witness.

With gratitude for his presence, I greet Mr Serž Sargsyan, the President of the Republic of Armenia.

My cordial greeting goes also to my brother Patriarchs and Bishops: His Holiness Kerekin II, Supreme Patriarch and Catholicos of All Armenians; His Holiness Aram I, Catholicos of the Great House of Cilicia, His Beatitude Nerses Bedros XIX, Patriarch of Cilicia of Armenian Catholics; and Catholicosates of the Armenian Apostolic Church and the Patriarchate of the Armenian Catholic Church.

In the firm certainty that evil never comes from God, who is infinitely good, and standing firm in faith, let us profess that cruelty may never be considered God’s work and, what is more, can find absolutely no justification in his Holy Name. Let us continue this celebration by fixing our gaze on Jesus Christ, risen from the dead, victor over death and evil! "

[Original text: Italian]
 
Message of Pope Francis to Armenians
Vatican Radio
12:53 12/04/2015
(Vatican 12.4.2015) Pope Francis delivered a Message to all Armenians on Sunday, presenting the President of Armenia, Serž Azati Sargsyan, Catholicos Karekin II, Catholicos Aram I, and Patriarch Nerses Bedros XIX, with copies at the end of Mass marking the centenary of the Medz Yeghern in which more than 1 million Armenians under Ottoman rule were driven from their homes, dispossessed and killed. Below, please find the full text of the Message in its official English translation.

Dear Armenian Brothers and Sisters,

A century has passed since that horrific massacre which was a true martyrdom of your people, in which many innocent people died as confessors and martyrs for the name of Christ (cf. John Paul II and Karekin II, Common Declaration, Etchmiadzin, 27 September 2001). Even today, there is not an Armenian family untouched by the loss of loved ones due to that tragedy: it truly was “Metz Yeghern”, the “Great Evil”, as it is known by Armenians. On this anniversary, I feel a great closeness to your people and I wish to unite myself spiritually to the prayers which rise up from your hearts, your families and your communities.

Today is a propitious occasion for us to pray together, as we proclaim Saint Gregory of Narek a Doctor of the Church. I wish to express my deep gratitude for the presence here today of His Holiness Karekin II, Supreme Patriarch and Catholicos of All Armenians, His Holiness Aram I, Catholicos of the Great House of Cilicia, and His Beatitude Nerses Bedros XIX, Patriarch of Cilicia of Armenian Catholics.

Saint Gregory of Narek, a monk of the tenth century, knew how to express the sentiments of your people more than anyone. He gave voice to the cry, which became a prayer, of a sinful and sorrowful humanity, oppressed by the anguish of its powerlessness, but illuminated by the splendour of God’s love and open to the hope of his salvific intervention, which is capable of transforming all things. “Through his strength I wait with certain expectation believing with unwavering hope that… I shall be saved by the Lord’s mighty hand and… that I will see the Lord himself in his mercy and compassion and receive the legacy of heaven” (Saint Gregory of Narek, Book of Lamentations, XII).

Your Christian identity is indeed ancient, dating from the year 301, when Saint Gregory the Illuminator guided Armenia to conversion and baptism. You were the first among nations in the course of the centuries to embrace the Gospel of Christ. That spiritual event indelibly marked the Armenian people, as well as its culture and history, in which martyrdom holds a preeminent place, as attested to symbolically by the sacrificial witness of Saint Vardan and his companions in the fifth century.

Your people, illuminated by Christ’s light and by his grace, have overcome many trials and sufferings, animated by the hope which comes from the Cross (cf. Rom 8:31-39). As Saint John Paul II said to you, “Your history of suffering and martyrdom is a precious pearl, of which the universal Church is proud. Faith in Christ, man’s Redeemer, infused you with an admirable courage on your path, so often like that of the Cross, on which you have advanced with determination, intent on preserving your identity as a people and as believers” (Homily, 21 November 1987).

This faith also accompanied and sustained your people during the tragic experience one hundred years ago “in what is generally referred to as the first genocide of the twentieth century” (John Paul II and Karekin II, Common Declaration, Etchmiadzin, 27 September 2001). Pope Benedict XV, who condemned the First World War as a “senseless slaughter” (AAS, IX [1917], 429), did everything in his power until the very end to stop it, continuing the efforts at mediation already begun by Pope Leo XIII when confronted with the “deadly events” of 1894-96. For this reason, Pope Benedict XV wrote to Sultan Mehmed V, pleading that the many innocents be saved (cf. Letter of 10 September 1915) and, in the Secret Consistory of 6 December 1915, he declared with great dismay, “Miserrima Armenorum gens ad interitum prope ducitur” (AAS, VII [1915], 510).

It is the responsibility not only of the Armenian people and the universal Church to recall all that has taken place, but of the entire human family, so that the warnings from this tragedy will protect us from falling into a similar horror, which offends against God and human dignity. Today too, in fact, these conflicts at times degenerate into unjustifiable violence, stirred up by exploiting ethnic and religious differences. All who are Heads of State and of International Organizations are called to oppose such crimes with a firm sense of duty, without ceding to ambiguity or compromise.

May this sorrowful anniversary become for all an occasion of humble and sincere reflection, and may every heart be open to forgiveness, which is the source of peace and renewed hope. Saint Gregory of Narek, an extraordinary interpreter of the human soul, offers words which are prophetic for us: “I willingly blame myself with myriad accounts of all the incurable sins, from our first forefather through the end of his generations in all eternity, I charge myself with all these voluntarily” (Book of Lamentations, LXXII). How striking is his sense of universal solidarity! How small we feel before the greatness of his invocations: “Remember, [Lord,]… those of the human race who are our enemies as well, and for their benefit accord them pardon and mercy… Do not destroy those who persecute me, but reform them, root out the vile ways of this world, and plant the good in me and them” (ibid., LXXXIII).

May God grant that the people of Armenia and Turkey take up again the path of reconciliation, and may peace also spring forth in Nagorno Karabakh. Despite conflicts and tensions, Armenians and Turks have lived long periods of peaceful coexistence in the past and, even in the midst of violence, they have experienced times of solidarity and mutual help. Only in this way will new generations open themselves to a better future and will the sacrifice of so many become seeds of justice and peace.

For us Christians, may this be above all a time of deep prayer. Through the redemptive power of Christ’s sacrifice, may the blood which has been shed bring about the miracle of the full unity of his disciples. In particular, may it strengthen the bonds of fraternal friendship which already unite the Catholic Church and the Armenian Apostolic Church. The witness of many defenceless brothers and sisters who sacrificed their lives for the faith unites the diverse confessions: it is the ecumenism of blood, which led Saint John Paul II to celebrate all the martyrs of the twentieth century together during the Jubilee of 2000. Our celebration today also is situated in this spiritual and ecclesial context. Representatives of our two Churches are participating in this event to which many of our faithful throughout the world are united spiritually, in a sign which reflects on earth the perfect communion that exists between the blessed souls in heaven. With brotherly affection, I assure you of my closeness on the occasion of the canonization ceremony of the martyrs of the Armenian Apostolic Church, to be held this coming 23 April in the Cathedral of Etchmiadzin, and on the occasion of the commemorations to be held in Antelias in July.

I entrust these intentions to the Mother of God, in the words of Saint Gregory of Narek:

“O Most Pure of Virgins, first among the blessed,
Mother of the unshakeable edifice of the Church,
Mother of the immaculate Word of God,
(…)

Taking refuge beneath your boundless wings which grant us the protection of your intercession, we lift up our hands to you, and with unquestioned hope we believe that we are saved”.

(Panegyric of the Theotokos)
From the Vatican, 12 April 2015
 
Pope Francis: homily for Divine Mercy Vespers
Vatican Radio
12:55 12/04/2015
(Vatican 11.4.2015) Pope Francis presided over First Vespers of Divine Mercy Sunday on Saturday evening, during which he also delivered the homily. Below, please find the official English translation of the Holy Father's prepared remarks.

Dear Brothers and Sisters,

The greeting of the Risen Christ to his disciples on the evening of Easter, “Peace be with you!” (Jn 20:19), continues to resound in us all. Peace, especially during this Easter season, remains the desire of so many people who suffer unprecedented violence of discrimination and death simply because they bear the name “Christian”. Our prayer is all the more intense and becomes a cry for help to the Father, who is rich in mercy, that he may sustain the faith of our many brothers and sisters who are in pain. At the same time, we ask for the grace of the conversion of our own hearts so as to move from indifference to compassion.

Saint Paul reminds us that we have been saved through the mystery of the death and resurrection of the Lord Jesus. He is the Reconciler, who is alive in our midst offering the way to reconciliation with God and with each other. The Apostle recalls that, notwithstanding the difficulties and the sufferings of life, the hope of salvation which Christ has sown in our hearts nonetheless continues to grow. The mercy of God is poured out upon us, making us just and giving us peace.

Many question in their hearts: why a Jubilee of Mercy today? Simply because the Church, in this time of great historical change, is called to offer more evident signs of God’s presence and closeness. This is not the time to be distracted; on the contrary, we need to be vigilant and to reawaken in ourselves the capacity to see what is essential. This is a time for the Church to rediscover the meaning of the mission entrusted to her by the Lord on the day of Easter: to be a sign and an instrument of the Father’s mercy (cf. Jn 20:21-23). For this reason, the Holy Year must keep alive the desire to know how to welcome the numerous signs of the tenderness which God offers to the whole world and, above all, to those who suffer, who are alone and abandoned, without hope of being pardoned or feeling the Father’s love. A Holy Year to experience strongly within ourselves the joy of having been found by Jesus, the Good Shepherd who has come in search of us because we were lost. A Jubilee to receive the warmth of his love when he bears us upon his shoulders and brings us back to the Father’s house. A year in which to be touched by the Lord Jesus and to be transformed by his mercy, so that we may become witnesses to mercy. Here, then, is the reason for the Jubilee: because this is the time for mercy. It is the favourable time to heal wounds, a time not to be weary of meeting all those who are waiting to see and to touch with their hands the signs of the closeness of God, a time to offer everyone the way of forgiveness and reconciliation.

May the Mother of God open our eyes, so that we may comprehend the task to which we have been called; and may she obtain for us the grace to experience this Jubilee of Mercy as faithful and fruitful witnesses of Christ.
 
Pope Francis presents Bull of Indiction of Jubilee of Mercy
Vatican Radio
12:56 12/04/2015
(Vatican 11.4.2015) - Pope Francis on Saturday afternoon proceeded with the presentation of the official Bull of Indiction of the Extraordinary Jubilee of Mercy, set to begin December 8.

The bull is the fundamental document for the Holy Year that outlines the overall spirit and intentions for the Jubilee, as well as the spiritual fruits that are hoped for.

It was read by Fr Leonardo Sapienza, Regent of the Prefecture of the Pontifical Household, in a ceremony by the Holy Door of St Peter’s Basilica.

Pope Francis then moved into the basilica to preside Vespers for Divine Mercy Sunday.

The 28-page bull, titled “Misericordiae Vultus” or “The Face of Mercy” opens with the declaration, “Jesus is the face of the Father’s mercy. These words might well sum up the mystery of the Christian faith.”

In the document, Pope Francis says the Holy Year is “dedicated to living out in our daily lives the mercy” which God “constantly extends to all of us.”

He explains the year will begin on December 8 to commemorate both the feast of the Immaculate Conception and the 50th anniversary of the closing of the Second Vatican Council, which called the Church to proclaim the Gospel to the world in new ways, bringing God’s mercy to everyone.

After the Holy Door of St Peter’s is open on December 8, the Holy Doors of the other papal basilicas will be opened in subsequent days. As well, as a sign of communion of the whole Church, the pope has requested that every diocese in the world open a similar “Door of Mercy” for the local celebrations of the Jubilee.

The document develops three main themes.

First, Pope Francis elaborates the theological understanding of God’s mercy, explaining the role of mercy in the life of people and of the Church, who are both the beneficiaries and the witnesses to God’s mercy in the world.

“The mercy of God is not an abstract idea, but a concrete reality through which he reveals his love as that of a father or a mother, moved to the very depths out of love for their child,” the Pope writes.

“Mercy is the very foundation of the Church’s life,” he continues. “The Church’s very credibility is seen in how she shows merciful and compassionate love.”

He recalls that the motto of the Holy Year is “Merciful like the Father.”

“Wherever the Church is present, the mercy of the Father must be evident,” he writes. “Wherever there are Christians, everyone should find an oasis of mercy.”

As a second theme, the Pope offers practical ways to live well the Holy Year: go on pilgrimage as an “impetus to conversion”; do not judge or condemn but forgive and give, avoiding gossip, envy and jealousy; have a heart open to the fringes of society and bring consolation, mercy and solidarity to people who live in precarious situations; take up the corporal and spiritual acts of mercy with joy; and observe the “24 Hours for the Lord” initiative, which encourages prayer and the sacrament of reconciliation, in every diocese during Lent.

He also addresses confessors, encouraging them to be “authentic signs of the Father’s mercy.” And, during Lent of the Holy Year, the Pope says he will send out “Missionaries of Mercy”–priests to whom he will grant “the authority to pardon even those sins reserved to the Holy See.” They will be “living signs of the Father’s readiness to welcome those in search of his pardon,” he writes.

As a third theme, the Pope issues particular calls for justice and conversion. He asks members of criminal organizations and those involved in corruption to change their lives and to embrace God’s mercy.

He also notes that both Judaism and Islam “consider mercy to be one of God’s most important attributes.” And he expresses “trust that this Jubilee… will foster an encounter” with these and other religions that will “open us to even more fervent dialogue” toward greater knowledge and understanding, “eliminate every form of closed-mindedness and disrespect and drive out every form of violence and discrimination.”

He also recalls the relationship between justice and mercy as “two dimensions of a single reality that…culminates in the fullness of love.”

“God does not deny justice,” he continues. “He rather envelopes it and surpasses it with an even greater event (mercy) in which we experience love as the foundation of true justice.”

The pope concludes the bull with an invocation to Mary, witness to God’s mercy and recalls saint who dedicated their lives to making God’s mercy known, namely the Polish St Faustina Kowalska.

After excerpts from the document were read on Saturday evening, Pope Francis gave a copy of the bull to the cardinal archpriests of each of the four papal basilicas in Rome, as well as to cardinals from the different continents, representing the Church throughout the world.

As with all Jubilees, a plenary indulgence is granted during the Holy Year of Mercy for those who fulfill all of the usual requirements.

The Holy Year will conclude on November 20, 2016, on the feast of Christ the King.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót tại GX St Margaret Mary's Melbourne Úc Châu
Tô Tịnh & Bosco Hùng
05:48 12/04/2015
Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót tại GX St Margaret Mary’s Melbourne Úc Châu:
Trải qua 9 ngày sửa soạn đặc biệt 3 ngày tĩnh tâm với đề tài “Sống và thực hành Lòng Chúa thương xót trong Gia đình” do linh mục Phêrô Hoàng Kim Huy SDB giảng thuyết vào tối thứ nam và đề tài “Sống và thực hành Lòng Chúa thương xót trong Cộng đoàn” do linh mục Phêrô Nguyễn Trọng Thiên SDV giảng thuyết và ngày thừ Bảy với đề tài “Sống và thực hành Lòng Chúa thương xót trong đời sống cá nhân” do linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB chia sẻ...
Coi hình
Cao điểm là chính ngày lễ sau giờ chầu lúc 3 giờ chiều, linh mục Phêrô Trần Mạnh Hùng đã chia sẻ đề tài “Trải nghiệm Lòng Chúa thương xót” và sau ít giây phút mỗi người lên nhận ảnh Lòng Chúa Thương Xót và cầm bông hồng tập trung trước Trung tâm Thiên Ân để rước kiệu ảnh Lòng Chúa Thương Xót vào thánh đường… Mỗi người sốt sắng lên bông lên Chúa sau đó thánh lễ được cử hành… Trong bài chia sẻ, cha chủ tế đã mời gọi mốt số anh chị em đóng các vai tông đồ và Maria được gặp Chúa phục sinh và họ đã về loan báo tin vui cho nhau ra sao… để chính họ chia sẻ cảm nghiệm về lòng Chúa thương xót ra sao và họ sống thế nào?... Sau Thánh lễ tất cả cùng chia sẻ tiệc trà trong hội trường giáo xứ. Một thánh lễ mừng đáng ghi nhớ.
Tô Tịnh và Hình ảnh (Bosco Hùng)
 
Chia sẻ lòng thương xót Chúa tại trung tâm bệnh nhân tâm thần Trọng Đức
Huệ Minh
09:08 12/04/2015
CẢM NGHIỆM VÀ SẺ CHIA LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

Cuộc sống của chúng tôi không dư và cũng không đến độ gọi là thiếu. Chính từ những cảm nhận rất thật đó để rồi chúng tôi mỗi người một chút kẻ có công người có của cùng hẹn nhau đến những nơi cưu mang những người bất hạnh trong hoàn cảnh cho phép của mình.

Xem Hình

Rời xa Sài Thành phồn hoa đô thị, nhóm chúng tôi đến cái nơi mà thật sự chẳng ai muốn đến bởi lẽ đó là nơi cưu mang những con người bị xã hội loại trừ. Những mảnh đời kém may mắn đó phải sống sau song cửa sắt dường như luôn khép kín bởi vì họ muốn hộp nhập cộng đồng nhưng hoàn cảnh không cho phép.

Chờ một lát bởi sinh hoạt buổi sáng của trung tâm bảo trợ TBXH Tâm Thần - Trọng Đức - là vệ sinh cá nhân của những bệnh nhân ở đây. Cũng không mất thời gian vì chúng tôi chia nhau người thì lo dọn bữa ăn, người thì lo chuyển quà, nhóm thì lo sinh hoạt văn nghệ. ..

Buổi sinh hoạt văn nghệ cây nhà lá vườn sôi động hơn hẳn khi có sự góp mặt của "ca sĩ Lệ Quyên", "ca sĩ La Lan". .. Những ca sĩ dù không chuyên nhưng rất nhập tâm bởi lòng luôn muốn gửi đến khán giả nỗi lòng của họ.

Chương trình văn nghệ kết thúc, chúng tôi chia nhau mỗi người sẻ chia cho những bệnh nhân ở đây mỗi người một bộ đồ, một gói bánh và kẹo. .. Có những người cứ khư khư trong người món quà mới nhận bởi họ cứ sợ người khác lấy phần của mình. .. Ở góc phòng đâu đó lại có những người ủ rũ nhìn đời. .. Tất cả họ là những người không kiểm soát được bản năng cũng như suy nghĩ của mình.

10 g 00, chúng tôi bước vào Thánh lễ Chúa Nhật 2 Phục Sinh còn gọi là Chúa Nhật kính nhớ lòng Chúa Thương Xót.

Trước khi vào Thánh Lễ, Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn cùng tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban cho mỗi người, ban cho trung tâm nuôi dưỡng bệnh nhân tâm thần Trọng Đức này. Cha cũng mời cộng đoàn cùng cầu nguyện cho Trung Tâm trong việc trùng tu ngôi nguyện đường của Trung Tâm, xin Chúa quan phòng mọi sự ở trung tâm này từ khởi sự cho đến hoàn thành đều trao phó trong bàn tay Chúa.

Trong bài chia sẻ, linh mục chủ tế mời gọi cộng đoàn nhìn lên lòng thương xót bao la mà Chúa dành cho các môn đệ, đặc biệt cho ông Tôma - kẻ cứng lòng tin vào Chúa Phục Sinh. Cha cũng mời gọi mỗi người nhìn đến những bệnh nhân ở trung tâm Tâm Thần Trọng Đức này để cảm nhận được tình Chúa xót thương mỗi người đến dường nào. .. Cha mời gọi mỗi người chia sẻ trong khả năng cho phép của mình với những người kém may mắn.

Thánh Lễ kết thúc, mỗi người một tay phụ dọn bữa trưa cho bệnh nhân ở Trung Tâm.

Trưa nay, các bệnh nhân được dùng bánh cuốn chả. Kèm theo đó là một chai C2 trà chanh. ..

Bữa trưa kết thúc nhanh gọn bởi thức ăn cũng giản đơn mà người ăn cũng đơn giản.

Sau đó, tất cả quy tụ lại góc trung tâm tạm gọi là "hội trường" để cùng nhau giao lưu văn nghệ. Những giọng ca oanh vàng được các bạn ở Trung Tâm này cất lên thật sôi động giữa trưa nóng bức. Niềm vui gặp gỡ những mảnh đời bất hạnh này làm xua tan nỗi mệt nhọc của mọi người hiện diện nơi đây.

Quá trưa, chương trình văn nghệ khép lại cũng như lời chia tay tạm biệt được mọi người chung chia với nhau.

Rời xa hơn 400 con người (nam và nữ) ở trung tâm tâm thần Trọng Đức này nhưng lòng mỗi người chúng tôi vẫn nhớ họ. Nhớ họ để cảm nhận được mình còn may mắn hơn họ và mình được Chúa thương thật nhiều.

Có những chuyến đi như thế, có những lần gặp gỡ như thế mới thấy được Chúa thương mình nhiều.

Tạ ơn Chúa, cảm ơn những ân nhân đã góp công góp của để chúng tôi có cơ hội cảm nhận được lòng Chúa thương xót thật nhiều trên cuộc đời chúng tôi.

Huệ Minh
 
Giáo xứ Lộc Hiệp, Bình Long, Phú Cường kính Lòng Thương Xót Chúa
Thái phong
09:20 12/04/2015
GIÁO XỨ LỘC HIỆP KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

Hôm nay Chúa Nhật thứ II Phục Sinh Lễ Kính lòng thương xớt Chúa. Toàn thể giáo dân Giáo xứ Lộc Hiệp hạt Bình Long GP Phú Cừờng đã đến địa điểm dâng lễ sớm hơn các Chúa nhật 30 phút để mong được cung nghinh Lòng Thương xót CHúa. Mới 5h30 đã có nhiều cụ già đến nhà nguyện tạm xem kiệu kính lòng thương xót Chúa có được bày trí ra chưa?.

Xem Hình

Đúng 6h sáng, ông quản cất kinh cho mọi người cùng đọc và ngay sau đó cuộc rước cung nghinh tượng Lòng Thương Xót được khởi xướng. Mọi ngươi trang nghiêm sếp hàng đôi để cùng hiệp ý cùng với linh mục phụ trách làm phép tượng. Sau khi làm phép, mọi người cùng nhau rước kiệu lòng thương xót Chúa đi quanh khu vườn nhỏ hẹp trong lời kinh cầu chuỗi lòng thương xót. Mọi ngươi bước đi trong bầu khí cầu nguyện như muốn mời Chúa đến ngự trị trong tâm hồn mình, và trong gia đình mình vốn đã từ lâu khô khan nguội lạnh, không được gặp Chúa.

Cảm tạ tình thương bao la của Chúa, vì Chúa đã cho một cơn mưa đầu mùa (tuy không lớn) vào tối hôn trước thứ bảy, khiến cho mọi nhà nông thở phào vui sướng vì cây cối được tươi tốt, nhà nhà bớt lo phải mất nhiều thời gian để tưới tắm cho khu vườn của mình. mọi người an tâm tham dự thánh lễ và dành trọn thời gian buổi sáng cho Chúa. Để buổi rước được trang nghiêm hơn, linh mục đặc trách đã mời nhóm lòng thương xót Chúa của Giáo xứ Lộc Quang vào tiếp trợ. Đỉnh cao của cuộc rước là thánh lễ Chúa Nhật II Phục sinh với ý lễ là dâng toàn bộ tương lai và các công trình của giáo xứ từ khởi sự cho đến hoàn thành cho bàn tay quan phòng của Chúa, do bởi trái tim của lòng thương xót Chúa dành cho Giáo xứ. Cha phụ trách cũng dâng lên lòng thương xót Chúa những Gia đình đang còn sống trong tội lỗi, những gia đình rối không thể gỡ được, để nại vào lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa chỉ bảo để họ sống tốt hơn, hầu họ cũng được hưởng nhờ tình thương cứu độc của CHúa trong giây phút cuối cùng của cuộc đời.

Kết lễ, mọi ngươi ra về trong niềm hân hoan vui sướng vì có Chúa ở cùng. Cảm tạ tình thương của lòng thương xót Chúa, vì Chúa đã dành cho nhân loại chúng con trái tim yêu thương vô bờ bến của Ngài. Xin CHúa tiếp tục gìn giũ giáo xứ còn non trẻ này, để nhờ lòng thương xót Chúa, họ có thể lớn mạnh và sẵn sáng ra khơi để giới thiệu Chúa cho những người chưa biết CHúa.
 
Giáo hạt Thuận Nghĩa: Khai mạc Năm Thánh Giáo Phận
Trung Nghĩa
09:42 12/04/2015
Cùng với 20 Giáo hạt trong toàn Giáo phận Vinh, sáng ngày 12 tháng 04 năm 2015, Giáo hạt Thuận Nghĩa khai mạc năm thánh kỷ niệm 170 năm thành lập Giáo phận.

Hình ảnh

Thánh lễ được tổ chức tại Sân Vận Động Giáo xứ Thuận Giang trong ngày cao điểm tuần chầu của Giáo xứ, do Cha quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính chủ tế. Đồng tế với Ngài, có quý Cha trong và ngoài hạt. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của quý tu sỹ nam nữ, quý Hội đồng mục vụ các giáo xứ, các ban nghành đoàn thể và khoảng 20 ngàn giáo dân.

Đúng 7g15, đoàn rước khởi hành từ Nhà phòng Giáo xứ Thuận Giang: đi đầu là bình hương và thánh giá, tiếp nối là các đoàn thể trong giáo xứ Thuận Giang và đại diện Hội đồng mục vụ, quý tu sỹ nam nữa và cuối cùng là quý Cha đồng tế.

Khi đoàn rước đã tới lễ đài, Cha quản xứ Thuận Giang Phêrô Nguyễn Văn Sơn có bài chào mừng quý Cha và cộng đoàn hiện diện. Cha Phêrô cũng nhắc lại hành trình đức tin và ân sủng của Giáo phận Vinh trong 387 năm qua từ khi Cha Đắc Lộ đặt chân đên vùng đất Nghệ - Tĩnh - Bình này, đặc biệt là trong thời gian 170 năm từ khi thành lập Giáo phận Vinh đến hôm nay(1846 – 1916). Qua đó, Ngài mời gọi mọi thành phần tạ ơn Chúa, Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời - Bổn mạng Giáo Phận, các bậc tiền bối, đồng thời kêu gọi mọi thành phần dân Chúa cố gắng đào sâu đức tin, sống chứng nhân cho Chúa Kitô bằng những việc làm cụ thể.

Tiếp đó, Cha Jb. Ngô Năng đọc Sắc Lệnh của Toà Ân Giải Tổi Cao cho phép Giáo Phận Vinh mở năm Thánh.

Đúng 7g45, thánh lễ được bắt đầu. Trong lời khai lễ, Cha Quản hạt nhắc lại một lần nữa những lý do của ngày đại lễ hôm nay và mời gọi cộng đoàn thành tâm sám hối để xứng đáng cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn lành hồn xác xuống trên mọi thành phần trong giáo phận.

Chia sẻ trong thánh lễ, sau khi giúp cộng đoàn hiểu ý nghĩa về Năm Thánh, Cha quản hạt mời gọi mọi thành phần sống tốt năm thánh bằng cách để Chúa làm chủ cuộc đời của mỗi người, mỗi gia đình và mỗi giáo xứ. Đồng thời, mọi người trong giáo hạt chung sức trong thời gian tới viết lên định nghĩa “Đạo Chúa là Đạo yêu thương” trong gia đình, cộng đoàn và mọi môi trường sống.

Thánh lễ kết thúc bằng giờ chầu Thánh Thể sốt sắng. Mọi người hân hoan ra về trong niềm tri ân cảm tạ và quyết tâm tiếp tục ghi lại những trang sử hào hùng của Cha ông trong công cuộc truyền giáo trên mảnh đất Nghệ - Tĩnh – Bình này.
 
Giáo hạt Cửa Lò khai mạc Năm Thánh và kỷ niệm 170 năm thành lập GP Vinh
Cửa Lò
09:46 12/04/2015
Sáng Chúa Nhật ngày 13/4/2015, giáo hạt Cửa Lò, hiệp cùng với toàn thể 20 giáo hạt trong giáo phận Vinh tổ chức thánh lễ tạ ơn, khai mạc năm thánh kỷ niệm 170 năm thành lập giáo phận vinh. Trước đó giáo hạt Chính tòa đã khai mạc long trọng trong ngày 31/3/2015 trong Thánh lễ Truyền Dầu.

Hình ảnh

Giáo hạt Cửa Lò nằm trải dài trên 3 địa điểm hành chính gồm: Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, với 7 giáo xứ, một đội ngũ linh mục trẻ, khỏe và gần 20.000 giáo dân sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau như: Nông nghiệp, kinh doanh, công nhân viên, ngư nghiệp, lao động phổ thông v.v.

Cha hạt trưởng Giuse Phan Sỹ Phương chủ tế cùng với 6 linh mục trong giáo hạt đồng tế và đông đảo bà con giáo dân hiệp dâng thánh lễ tạ ơn trong tâm tình sốt mến, trang nghiêm. Cha chủ tế qua bài giảng lễ ngài đã lấy trọng tâm của bài Phúc Âm hôm nay để nhìn lại “Đức Tin” của Hội Thánh và mọi người. Qua đó ngài cũng đi từ quá khứ thăng trầm của Hội Thánh qua những dấu mốc bách hại đạo từ thủa Giáo Hội sơ khai, rồi ngài đi dần về theo thời gian đến với Giáo Hội Việt Nam trong đó ngài đề cập đến những biến cố thăng trầm của giáo phận Vinh. để mọi người cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa và Mẹ Maria luôn đồng hành, gìn giữ Hội Thánh và luôn làm cho hoa trái Đức Tin đâm chồi nảy lộc và tốt tươi, dù có phong ba bão táp dập vùi cũng không lay chuyển.

Thánh lễ bế mạc bằng Phép Lành Tòa Thánh kèm theo Ơn Toàn Xá với các điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), trong ngày khai mạc năm thánh.

Cám tạ tình thương Thiên Chúa tình yêu, xin Ngài luôn đồng hành, gìn giữ Hội Thánh nhất là giáo phận Vinh chúng con trong mọi nơi, mọi lúc nhất là trong thời đại hôm nay.

Sáng hôm nay, thứ Ba 31/03/2015, một biến cố trọng đại trong năm kỷ niệm đặc biệt, tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài, trung tâm của cả Giáo phận Vinh đã diễn ra Thánh lễ Truyền Dầu và Khai mạc Năm Thánh mừng kỷ niệm 170 thành lập Giáo phận. Thánh lễ có sự hiện diện của mọi thành phần Dân Chúa: Đức cha Phaolô – chủ chăn giáo phận, Đức cha Phụ tá Phêrô, Đức cha Phaolô Maria, toàn thể Linh mục đoàn đang phục vụ tại giáo phận Vinh, các Đại chủng sinh và Tiền chủng sinh, các Tu sỹ nam nữ thuộc các Hội Dòng, đại diện các Hội đoàn, đại diện Hội đồng Mục vụ của 189 giáo xứ trong toàn Giáo phận và hàng chục ngàn bà con giáo dân giáo hạt Chính tòa Xã Đoài. Trong Thánh lễ này, Đức Giám Mục Phaolô đã hiến thánh Dầu Thánh, làm phép Dầu Bệnh nhân và Dầu Dự tòng, tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập bí tích Truyền chức Thánh.

170 năm - hành trình Đức tin đầy ân sủng

Ngược dòng lịch sử, hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trên vùng đất Nghệ - Tĩnh - Bình, tức lãnh thổ giáo phận Vinh ngày nay từ rất sớm. Nhưng một cách chính xác, phải nói đó là năm 1629, tức là 02 năm sau khi cha Ðắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại đặt chân lên Cửa Bạng, Thanh Hóa ngày 19/03/1627. Năm 1629, cha Ðắc Lộ và cha P. Marques ở Thăng Long, bị bức xuống thuyền theo đường biển vào Nam để về Macao. Ðoàn tranh thủ giảng Đạo tại những cửa biển thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình: Cửa Chúa, Cửa Lò, Cửa Rùm, Cửa Sót. Qua dòng thời gian, những hạt giống đức tin đã không ngừng bén rễ sâu, phát triển và trổ sinh hoa trái trên khắp vùng đất Nghệ - Tĩnh - Bình. Công cuộc truyền giáo ngày càng phát triển và ổn định, số giáo hữu ngày càng tăng. Nhận thấy công cuộc truyền giáo ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, năm 1659 Tòa Thánh chính thức ban sắc lệnh thành lập 2 Giáo phận mới: Giáo Phận Ðàng Ngoài, từ tỉnh Quảng Bình trở ra, được giao cho Ðức cha Francois Fallu coi sóc, và Giáo Phận Ðàng Trong, từ Huế trở vào Nam, được giao cho Ðức cha Lambert de la Motte coi sóc. Sau đó, khi số giáo dân tăng rất nhanh, Giáo phận Ðàng Ngoài lại chia tách thành 2 Giáo phận: Giáo phận Ðông Ðàng Ngoài, gồm Hải Phòng và các tỉnh phía Đông Bắc, và Giáo phận Tây Ðàng Ngoài, từ Hà Nội cho tới Quảng Bình.

Ngày 27/3/1846, giáo phận Vinh được chính thức thành lập, tách ra từ Giáo phận Tây Đàng Ngoài, với tên gọi là giáo phận Nam Đàng Ngoài về sau gọi là giáo phận Vĩnh, rồi giáo phận Vinh và Ðức cha Gauthier Ngô Gia Hậu được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục tiên khởi. Đây là biến cố trọng đại đánh dấu bước phát triển lớn lao trong công cuộc truyền giáo tại vùng đất Nghệ – Tĩnh – Bình này. 170 năm hành trình Đức tin của giáo đoàn Vinh từ đó đến nay trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, bao thử thách khắc nghiệt của thời cuộc, nhưng nhờ tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa, dưới cánh tay giữ gìn của Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời, giáo đoàn Vinh đã không ngừng phát triển và lớn mạnh.

Năm Thánh Giáo phận Vinh: “Tri ân quá khứ – chấn hưng hiện tại – vững bước tương lai”

8h30, đoàn rước nhập lễ bắt đầu từ Tòa Giám mục tiến ra nhà thờ Chính tòa. Đoàn rước với đủ mọi thành phần con cái Vinh: Đức cha Phaolô – chủ chăn giáo phận, chủ tế thánh lễ, Đức cha phụ tá Phêrô, Đức cha Phaolô Maria, toàn thể linh mục đang phục vụ tại giáo phận Vinh; đại diện Hội đồng Mục vụ của 189 giáo xứ, Đại chủng sinh và Tiền chủng sinh, đại diện các Hội Dòng và các Hội Đoàn. Đoàn rước bước đi trong sự chào đón và hợp lòng của hàng chục ngàn bà con giáo dân giáo hạt Chính tòa Xã Đoài.
 
Giáo hạt Bột Đà khai mạc Năm Thánh giáo phận Vinh
Phạm Ánh
10:33 12/04/2015
Sáng ngày Chúa Nhật II Phục Sinh, hưởng ứng lời kêu gọi của vị cha chung và hòa cùng với hơn 50 vạn con tim trong giáo phận Vinh, toàn thể quý cha trong giáo hạt, quý tu sĩ nam nữ đang phục vụ trong giáo hạt và hơn 10 nghìn tín hữu trong 7 giáo xứ của giáo hạt Bột Đà đã tập trung về trung tâm giáo hạt để tham dự thánh lễ khai mạc đón mừng hồng ân Năm Thánh giáo phận Vinh.

Hình ảnh

Từ sáng sớm bà con giáo dân đã tập trung tại các giáo xứ và làm thành từng đoàn người với cờ vang trắng trong tay để di chuyển về trung tâm giáo hạt Bột Đà.

đúng 07h30’ các đoàn của các giáo xứ đã tập trung đầy đủ về sân trường Hoàng Khanh Bột Đà để tham dự phần khai mặc Thánh lễ đón mừng hồn ân Năm Thánh,

Mở đầu, cha quản hạt Đinh Công Đoàn đã công bố Sắc lệnh của Toà Ân Giải Tối Cao cho phép giáo phận Vinh mở Năm Thánh nhân dịp kỷ niệm 170 năm thành lập giáo phận. Chủ đề của Năm Thánh Giáo phận Vinh: “Tri ân quá khứ – chấn hưng hiện tại – vững bước tương lai”

Tiếp đó cha Antôn Hoàng Đức Luyến đã đọc diễn từ khai mạc Năm Thánh giáo phận. Trong phần diễn từ của mình, cha Antôn đã nêu lại quá trình đón nhận đức tin và sự hình thành cũng như các bước phát triển thăng trầm của giáo phận Vinh. Ngài nêu lên mục đích của việc mở Năm Thánh này là để nhìn lại quá khứ mà tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân đã gieo vãi và làm cho triển nở hạt giống Tin Mừng trên giáo phận nhà chúng ta. Đây cũng là thời gian đặc biệt để chúng ta làm mới lại công việc loan báo Tin Mừng cho anh chị em đồng bào.

Kỷ niệm 170 năm thành lập giáo phận là sự kiện giúp chúng ta ghi nhớ lại những bước thăng trầm và sự vươn lên trong gian lao của Mẹ giáo phận Vinh. Kỷ niệm có nghĩa là khai quật, là đánh thức tư duy tìm sâu trong lớp đất để biết tri ân viên đá góc tường.

Sau phần khai mạc trọng thể, mỗi giáo xứ cử 70 người để làm đoàn rước nhập lễ từ sân trường Hoàng Khanh vào thánh đường.

Trong phần khai lễ, cha chủ tế J.B Đinh Công Đoàn một lần nữa nhấn mạnh đến Hồng Ân Năm Thánh giáo phận Vinh mà chúng ta đang và sẽ được hưởng trong năm đặc biệt này.

Chia sẻ trong thánh lễ là Cha Phêrô Tự Hồ Sỹ Huyền quản xứ Đồng Lam. Ngài lấy câu chuyện “cây sáo tre”, (tức là cây sáo muốn thổi kêu thì phải rỗng ruột) để gợi ý cho mọi người biết hãy vét hét tâm hồn mình ra cho rỗng để đón nhận ơn Thánh Thần, đón nhận những hồng ân của Năm Thánh, nếu tâm hồn chúng ta mà đông đặc mà chật cứng những tham, sân, si, những ích kỷ hẹp hòi thì năm thánh này qua đi, rồi đến năm thánh khác, chúng ta vẫn chỉ nhận được con số 0 mà thôi. Khi chúng ta biết mở tâm hồn mình ra thì chúng ta cũng phải biết giúp những người xung quanh đón nhận những hồng ân đặc biệt trong Năm Thánh này. Ngài kêu gọi mỗi người hãy đón nhận Năm Thánh này không chỉ bằng các hình thức bên ngoài như: tổ chức các cuộc rước long trọng, các thánh lễ, các hoạt động bên ngoài, những phải đón nhận Năm thánh bằng cả tâm hồn bằng cả hoạt động nội tâm của mình. Ngài cầu chúc cho tất cả mọi người đón nhận được nhiều hồng ân trong Năm Thánh Này.

Kết thúc thánh lễ, cha quản hạt đã cám ơn các cha, HĐMV các giáo xứ và toàn thể bà con giáo dân trong toàn giáo hạt đã hưởng ứng lời kêu gọi của Bề trên giáo phận tập trung về trung tâm giáo hạt để tổ chức thành công Thánh lễ khai mạc Năm Thánh giáo phận Vinh. Ngài cầu chúc mọi người ra về bằng an và được nhiều ơn lành trong năm thánh này.

Thánh lễ khai mạc đã kết thúc, nhưng thời gian Năm Thánh mới bắt đầu, xin cầu chúc cho tất cả con dân giáo phận Vinh chúng ta hãy luôn biết cảm tạ Thiên Chúa và tri ân các nhà truyền giáo và các bậc tiên nhân để chúng ta sống xứng đáng với những hồng ân đức tin mình đã lãnh nhận.
 
Đại lễ Lòng Chúa Thương xót Của Cộng đồng CGVN tại Melbourne.
Trần Văn Minh
17:27 12/04/2015
Melbourne, vào lúc 6.00 Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long Giám mục phụ tá TGP Melbourne đã chủ tế Thánh lễ đồng tế cùng quý linh mục Việt Nam, bế mạc tam nhật Lòng Chúa Thương Xót của Cộng đồng Công giáo Việt Nam trong TGP Melbourne. Tại Trung tâm Công giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne.

Bế mạc đại lễ rước kiệu LCTX
Đại lễ LCTX ngày Thứ Nhất
Đại lễ LCTX ngày Thứ Hai


Với chương trình cho ngày bế mạc đại lễ dài từ 1.00 chiều cho tới 9.30 tối. Trước Thánh lễ bế mạc, cộng đồng đã đón nhận rất đông giáo dân Việt Nam từ khắp các vùng trong TGP về nghe thuyết giảng về đề tài của ngày thứ Ba: “Tín thác vào Chúa khi khẩn thiết cầu nguyện.” Do Linh mục Vincent Nguyễn Văn Hưởng giảng. Trong niềm vui gặp gỡ, Linh mục thuyết giảng đã chào mừng mọi người và nói sau 23 năm xa vắng, nay mới trở lại mái nhà xưa, vì trước đây, Ngài đã là linh mục quản nhiệm Cộng đoàn Vinh Sơn Liêm. Sau đó, Linh mục với giọng nói trầm nhưng mạch lạc và xúc tích, đã cho mọi người hiểu thêm về niềm tín thác mà chúng ta cầu nguyện để hiểu được về Lòng Chúa Thương Xót.

Sau 30 phút nghỉ, cộng đồng được Đức Cha Vincent đặt Mình Thánh Chúa để cộng đồng lần chuỗi Suy tôn Lòng Chúa Thương xót. Buổi chầu do Cộng đoàn Vinh Sơn Liêm và St Paul phụ trách hướng dẫn cộng đoàn. Sau giờ nghỉ để mọi người uống nước và chuẩn bị cho cuộc rước kiệu trọng thể.

Trong khuôn viên Trung tâm, trời hôm nay thật tốt đẹp để Cộng đồng tổ chức buổi rước kiệu ngoài trời. Mọi người tập trung nâng cao tràng hạt, món qùa nhiều ý nghĩa mà ban tổ chức trao tặng để được Đức Cha chủ tế làm phép bên kiệu ảnh Lòng Chúa Thương xót.

Hằng ngàn người đã bước theo kiệu. Các đại diện của các cộng đoàn với bảng hiệu ghi tên cộng đoàn mình đứng chung quanh sân vận động rộng mênh mông để đón chào kiệu Chúa đến thăm. Kiệu Chúa đến thăm cộng đoàn xong, cộng đoàn đó lại nhập vào đoàn kiệu đi tiếp cho đến khi về tới lễ đài.

Đoàn kiệu thật dài, tuy xếp đi hàng hai hàng ba, nhưng vì đông người nên kéo dài đến 300 mét, Chúng tôi lấy đủ mọi góc cạnh nhưng không chụp hết vào hình được. Về đến lễ đài, mọi người được mời sốt sắng để lần chuỗi Lòng Chúa Thương Xót trước lễ đài. Năm nay, để phòng thời tiết xấu, ban tổ chức đã làm thêm nhiều nhà vòm cho cộng đồng có chỗ ngồi thoải mái hơn. Tuy nhiên với số người đông đảo, mọi hàng ghế, ngoài trời, trong nhà đều không còn ghế trống.

Trong niềm vui, trong bài chia sẻ, Đức Cha Vincent đã nói đến lòng chung, sự đoàn kết của Cộng đồng Công giáo Việt Nam đã tạo ra sức mạnh, giúp chúng ta luôn tổ chức thành công các đại lễ thật tốt đẹp, và cám ơn mọi người đã chung tay, góp sức để làm vinh danh Chúa và nâng uy tín cho Cộng đồng Công gíao Việt Nam nơi xứ người. Ca đoàn Cecillia đã phụ trách phần Thánh Ca thật tuyệt vời nâng tâm hồn mọi người lên để cùng hợp lòng hợp ý trong Thánh lễ bế mạc.

Sau Thánh lễ bế mạc, sau lời cám ơn của ông Nguyễn Đình Trị trưởng ban tổ chức và ông Nguyễn Ngọc Trúc trưởng ban mục vụ cộng đồng, một bữa tiệc mừng được mọi người vui vẻ bên nhau thưởng thức, hàn huyên tâm sự trong ngày bế mạc Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót năm 2015.

Được biết, Cộng đồng Công giáo Việt Nam Tổng giáo phận Melbourne đã long trọng khai mạc Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót với chủ đề: “Tín Thác Vào Chúa,” thời gian ba ngày gồm Thứ Sáu 10/4, Thứ Bảy 11/4 và Đại lễ vào Ngày Chúa Nhật 12/4/2015.

Ngày đầu tiên Thứ Sáu 10/4 với chủ đề: “Thiên Chúa đi tìm con người” do Linh mục Vincent Trần Trí Tuệ Dòng Chúa Cứu Thế thuyết giảng sau giờ chầu Lòng Chúa Thương Xót do các đơn vị: Deer Park và Sunshine phụ trách thật sốt sắng vào lúc 3.00 giờ để cộng đồng suy tôn Lòng Chúa Thương xót.

Trước khi vào phần thuyết giảng, cộng đoàn cũng có thời gian nghỉ ngơi cho mọi người xuống dưới nhà để được ban tổ chức mời ăn bánh, uống nước, chuyện trò, tâm sự, thăm hỏi nhau trong tâm tình anh em trong cộng đoàn Dân Chúa.

Sau những lúc giải lao xong, vào lúc 5.00, là phần thuyết giảng theo chủ đề: Thiên Chúa đi tìm con người, do Linh mục Vincent Trần Trí Tuệ thuyết giảng. Với cách nói nhẹ nhàng nhưng lôi cuốn, linh mục đã kể lại những lần Thiên Chúa đã đi tìm con người khi con người phạm tội mà tìm cách trốn xa Thiên Chúa, từ Nguyên Tổ của chúng ta cho đến Cựu ước, Tân ước biết bao nhiêu lần Thiên Chúa đã đi tìm con người để đưa con người về với Chúa. Thể hiện Lòng Chúa Thương Xót loài người vô biên, vô lượng không bút mực nào mà có thể diễn tả được.

Sau Thánh lễ, ngày đầu tiên trong Đại lễ lòng Chúa Thương xót đã kết thúc thật tốt lành, mọi người ra về trong vui mừng vì đã no thỏa và thấu hiểu hơn về tình thương bao la của Thiên Chúa với loài người chúng ta. Trong một ngày thời tiết thật tốt đẹp, linh mục quản nhiệm mời gọi mọi người tham dự những ngày đại lễ kế tiếp để đón nhận các chủ đề: “Còn tình nào lớn lao hơn.” Và “Tín thác vào Chúa khi khẩn thiết nguyện cầu.”

Sang ngày Thứ Hai của đại lễ, chương trình chầu Lòng Chúa thương xót được các Cộng đoàn Corpus Christi và Cộng đoàn Springvale phụ trách hướng dẫn cộng đồng các giờ chầu, sau 30 phút nghỉ giải lao là phần thuyết giảng của Linh mục Trần Ngọc Tân Dòng Thánh Thể và cũng là quản nhiệm cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm thuyết giảng về chủ đề: “Còn tình nào lớn lao hơn.”

Thánh lễ chiều được cử hành tại lễ đài trong khuôn viên trung tâm, do quý linh mục Trần Ngọc Tân, Trần Nguyên Lãm và Tuấn đồng tế. Ca đoàn Vô Nhiễm phụng vụ phần Thánh Ca. Hình ảnh ngày thứ hai được anh chị Hạnh Hà cung cấp, xin cám ơn.
 
Đức Quốc: Đại lễ kính Lòng Chúa Thương Xót của hai GP. Münster-Osnabrück
Trầm Hương Thơ
17:47 12/04/2015
Đức Quốc: Đại lễ kính Lòng Chúa Thương Xót của hai GP. Münster-Osnabrück

Lòng thương xót chúa bao la

Cao sâu vô lượng hải hà thấm chi

Ngàn đời ôm mối tình si

Trái tim nhỏ máu chỉ vì thương con

Hôm nay là ngày đại lễ kính Lòng Chúa Thương Xót của toàn thể Giáo Hội hoàn vũ. Vùng Tây Bắc Đức Đức Quốc cũng hòa cùng hàng tỷ tâm hồn giáo dân hân hoan tôn kính mừng đại lễ cùng với Giáo Hội vũ hoàn vào lúc 10giờ 30 sáng nay 12.04.2015 tại thánh đường St, Arnold tỉnh Neuenkirchen. Lm. tuyên úy Giuse Huỳnh Công Hạnh chủ tế và Lm. Giảng thuyết do cha Giuse Phạm Đình Trí, CSsR từ Roma.

Mở đầu bài chia sẻ ngài đã lập lại lời công bố của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

“Giáo Hội phải coi sứ vụ này như một trong các bổn phận chính của mình trong từng giai đoạn lịch sử, và đặc biệt trong thời đại chúng ta hầu loan truyền trong cuộc sống về mầu nhiệm của "Lòng Thương Xót Chúa" được mạc khải bởi chính Đức Giêsu Kitô.

“Từ nay trong Chúa Nhật II Phục Sinh trên toàn Giáo Hội sẽ được gọi là Chúa Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót"

“Ngoài lòng thương xót của Thiên Chúa, không có nguồn hy vọng nào khác dành cho nhân loại”

(Và đây là lời công bố Năm Thánh ĐTC Phanxicô)

"Một cuộc hành trình khởi đầu bằng một cuộc hoán cải thiêng liêng. Và chúng ta phải bước ngay vào cuộc hành trình này. Vì thế tôi long trọng quyết định công bố mở một Năm Thánh đặt trọng tâm vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.

ĐÂY LÀ NĂM THÁNH CỦA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT bắt đầu từ ngày 8-12-2015 đến 20-11-2016"

Những lời nguyện giáo dân dâng lên Thiên Chúa: Xin Lòng Thương Xót Chúa thứ tha cho nhân loại và ban cho chúng con một qủa tim mới để biết hoán cải, thương yêu trở về cùng Chúa và đón nhận được lòng từ bi nhân hậu ơn toàn xá của Ngài.

Cầu xin cho ĐTC. Phanxicô và ĐTC. Benêdictô, cho Giáo Hội hoàn vũ, cho nhân loại dùng lại những bàn tay tội ác gây chiến tranh chém giết nhau, cho các linh hồn v.v...

Hôm nay cũng là ngày bế mạc khóa ca trưởng tám ngày do hai thầy Lê Hùng và Viết Hùng từ Hoa Kỳ sang hướng dẫn. Hai mươi ba ca trưởng đến từ khắp nước Đức cùng hai thầy hôm nay đã đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ này thật tuyệt vời!. Những vần điệu du dương trầm bổng, hùng mạnh diễn tả rất chuyên nghiệp đã nâng tâm hồn của mọi người lên gần Thiên Chúa hơn.

Cuối thánh lễ sau phần cám ơn qúy Cha, Thầy, ca đoàn, v.v... và chụp ảnh lựu niệm.

Ông chủ tịch Giakim Nguyễn Bá Tiên kính mời qúy Cha và mọi người sang hội trường chung vui với nhau phầm ẩm thực, và tham dự phần thuyết trình về đề tài "Lòng Chúa Thương Xót" do Lm. Giuse Phạm Đình Trí, CSsR từ Roma. Hai giờ nói chuyện cũng qua đi thất mau với rất nhiều chia sẻ về đế tài Lòng Chúa Thương Xót. Nhiều những câu hỏi được đặt ra, được trả lời và cùng chia sẻ với nhau trong tình thân ái.

Đúng 15giờ mọi người cùng nhau đọc kinh tôn vương lòng Chúa Thương Xót dưới sự hướng dẫn của Lm. tuyên úy Giuse Huỳnh Công Hạnh. Sau giờ kinh tâm tình dâng lên Thiên Chúa lúc 3 giờ chiều hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ chương trình lại còn tiếp tục

đến khoảng 16giờ thì Lm. thuyết giảng phải chia tay Cộng Đồng và lên đường tiếp tục sứ vụ trong sự còn nuối tiếc của nhiều người.

Hôm nay thời tiết thật đẹp làm cho ngày lễ thêm phần ấm áp và tươi vui hơn lên. Những cây hoa đào nhiều nơi đã nở hồng khắp cả làm cho rộn rã cả mùa xuân. Tạ ơn tình Chúa tuyệt với! đã trao ban cho chúng con một ngày đại lễ trong hân hoan mừng kính với Giáo Hội Hoàn Vũ "LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT"
 
Đại lễ kính Lòng Chúa Thương Xót tại Sydney
Diệp Hải Dung
19:56 12/04/2015
Chiều Chúa Nhật 12/04/2015 rất đông đảo Giáo dân trong trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney đã đến nhà thờ St. Luke Revesby Sydney mừng kính Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót rất trọng thể.

Hình ảnh

Tất cả mọi người đều tập trung trong sân trường nhà thờ. Cha Tuyên úy Trưởng Phêrô Dương Thanh Liêm xông hương kiệu Thánh tượng Lòng Chúa Thương Xót. Tiếp theo 3 hồi chiêng trống cổ truyền bắt đầu kiệu cung nghinh Thánh tượng Lòng Chúa Thương Xót rước vào nhà thờ. Cuộc kiệu rất long trọng và trang nghiêm.

Khi kiệu Thánh tượng Lòng Chúa Thương Xót an vị trên bàn thờ và Cha Linh hướng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney FX. Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chào mừng quý Cha, quý Sơ và tất cả mọi người.

Trong bài giảng Cha Tuyết đề cập đến Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố Năm Thánh về Lòng Chúa Thương Xót được cử hành vào ngày 08/12/2015 Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và kết thúc vào ngày 20/11/2016 Lễ Chúa KiTô Vua. Đây là Năm Thánh lần thứ 29 của Giáo Hội.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Đại lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót. Kế tiếp bà Nguyễn Thị Kim Nhẫn Hội trưởng lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, và tất cả mọi người đã đến tham dự ngày Đại Lễ. Đặc biệt cám ơn quý Ban Mục Vụ Giáo đoàn Fairfield đã trợ giúp cho Phong Trào tổ chức Tuần Cửu Nhật và Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Revesby giúp tổ chức Thánh lễ mừng Kính Lòng Chúa Thương Xót thật tốt đẹp.

Thánh lễ kết thúc mọi người ở lại tham dự tiệc trà liên hoan mừng kính Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót trong khuôn viên trường học nhà thờ.
 
Thánh Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót tại Trung Tâm Mục Vụ Sàigòn
Tôma Đỗ Lộc Sơn
20:49 12/04/2015
Trung Tâm Mục Vụ Saigon - Thánh Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót

Chúa Nhật II phục Sinh, Chúa Nhật về Lòng Thương Xót của Chúa đã được cử hành trọng thể từ nhiều năm nay tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Saigon, địa chỉ số 6 bis, Tôn Đức Thắng, Q1, TP. HCM.

Hôm nay Chúa Nhật ngày 12/4/2015, CN II Phục Sinh. 14 giờ, nắng gay gắt, dưới những bóng mát của những tán cây và của các tòa nhà, Chúng tôi thấy, nhiều nhóm người đã có mặt và nhiều nhóm khác đang từng bước tiến vào, cứ như thế, khuôn viên lễ đài chẳng mấy chốc kín chỗ.

Xem Hình

Thời tiết quả là khó lường. Mới nắng đó nhưng chỉ vài phút sau, một cơn gió đã đem theo đám mây đen vần vũ trên bầu trời. Có mưa nhẹ và từng lúc nặng hạt hơn và… mưa. Cùng một chiếc dù, lúc che nắng lúc che mưa.

Mở đầu chương trình. Cha Giuse Nguyễn Phát Tài và một chị trong ban chấp hành, giới thiệu chương trình. Theo đó có những nội dung sau:

1/ Đánh trống khởi chào lúc 14 giờ 30. Cũng như mọi năm, đội trống của giáo xứ Tân Thái Sơn, kích hoạt sôi động trung tâm bằng những loạt trống truyền thống văn hóa Á đông. từng loạt trống nhộn nhịp tiến lên đã làm tăng thêm nhiệt huyết về LCTX của Chúa đến với trái tim người tham dự. Đã có những tràng vỗ tay tán thưởng, cảm ơn.

2/ 15 giờ, giờ cầu nguyện. Nắng đã tàn, mưa đã dứt bây giờ không còn là nỗi bận tâm, tất cả chỉ còn là Nguồn Mạch Yêu Thương đang tuôn trào từ Thánh Tâm Chúa xuống hết mọi người hiện diện. “Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, Xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới”. Người người dang tay, người người cúi đầu, có người ngấn lệ. Tất cả, tất cả chúng con đây đang thành tâm dâng lên Chúa lời chúc tụng, lời ngợi khen tôn vinh và cả những lời van xin, tha thứ. Xin Chúa thương ghé mắt nhìn xem chúng con đây, Lạy Chúa xin Thương Xót chúng con.

3/ Cơ Binh Thiên Thần hát mừng Tạ ơn Chúa, loài người chúng con đây cũng xin hiệp dâng lời ca tiếng nhạc tôn vinh danh Ngài. Các ca sĩ Công Giáo trình bày các bài thánh ca của Lm. nhạc sĩ Trần Cao Thăng. Đặc biệt tiết mục thánh ca hôm nay có sự tham gia của 2 linh mục và múa minh họa của ca đoàn giáo xứ Tân Phú. Các Sr. dòng Thừa Sai Chúa Kitô diễn nguyện với hai tiết mục: Người con hoang đàng và Đừng vô cảm.

4/ Huấn từ: Về dâng lễ hôm nay có Đức Giám Mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long – Giám mục phụ tá Giáo phận Hưng Hóa và ngài đã chia sẻ huấn từ về LCTX. Đức Cha chia sẻ. Thương và xót: Như cha mẹ có thương con thì mới xót con khi con bị té ngã, và người con có để cho cha mẹ ãm bồng, xức thuốc hay không?. Cũng vậy. Thiên Chúa hết mực yêu thương tạo vật mà Ngài dựng nên là con người chúng ta. Ngài xót xa khi con người té ngã, Ngài xót xa khi con người không tuân thủ các quy luật tự nhiên, Ngài xót xa khi con người chạy theo sự giả dối và Ngài xót xa khi con người từ chối sự yêu thương của Ngài.

Cha Giuse Cao Huy Hoàng có 30 phút chia sẻ về Thông Điệp LCTX, và cha cũng thông báo là: Đức Thánh Cha Phanxicô lấy ngày 8/12/2015 ngày kính Đức Mẹ Vô Nhiễm là ngày mở đầu cho Năm Thánh Kính Lòng Chúa Thương Xót (Khuôn Mặt Xót Thương) và kết thúc vào ngày lễ Chúa KiTô Vua năm sau.

5/ Thánh lễ: Thánh lễ do Đức Cha Vinh-sơn Nguyễn Văn Bản, Giám Mục giáo phân Ban Mê Thuột chủ tế. Đồng tế có Đức Cha An phong sô Nguyễn Hữu Long, Giám Mục phụ tá Giáo phân Hưng Hóa cùng hơn 20 cha các giáo phận.

Trong bài giảng, Đức Cha Vinh-sơn chia sẻ: Đức tin của Thánh Tôma. Thánh Tôma là (đại diện) cho con người của mọi thời đại, nghĩa là; Thấy mới tin. Thánh Tôma đã được thấy dấu lưỡi đòng nơi cạnh sườn Người, được thọc tay vào lỗ đinh Người và Thánh nhân đã phãi kêu lên: “ Lạy Thiên Chúa, Lạy Thiên Chúa của tôi”. Một bằng chứng xác thực để chúng ta cũng lêu lên như vậy.

Tại sao Chúa Giêsu không nói với Thánh Tôma hãy nhìn dấu đinh nơi chân tay Người?.Đã đóng đinh chân và tay, dĩ nhiên là phải có dấu đinh nơi ấy. Sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và hai người cùng chịu đóng đinh với Ngài là vết đâm nơi cạnh sườn Người. chính vì thế Chúa Giêsu chỉ cho thánh Tôma rằng: Chính Thầy Đây.

Lòng Thương Xót của Chúa được tuôn trào từ đây, nghĩa là Chúa Giêsu đã hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho tội lỗi chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết dang rông đôi tay ra để đón nhận những giọt máu tình thương của Chúa, để nhờ đó chúng con cũng biết chia sẻ tình thương của Chúa đến những người chung quanh chúng con.

Thánh lễ kết thúc lúc 19 giờ 30 sau phép lành có ban Ơn Toàn xá (Có đọc kinh Tin Kính và kinh Lạy Cha). Mọi người ra về trong vui vẻ.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ông Lý Quang Diệu và Việt Nam 2
Hà Minh Thảo
17:50 12/04/2015
ÔNG LÝ QUANG DIỆU VÀ VIỆT NAM 2

(Tiếp theo)

III./ ÔNG LÝ QUANG DIỆU CỐ VẤN CHO LÃNH ĐẠO VIỆT NAM.

Từng sống tại Biên hòa, sau đó, trong thập niên 1960, ông Lý Quang Diệu đã từng nói hy vọng một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài gòn. Thế nhưng, sau chiến tranh xâm lược trong thập niên đó và thượng bán thập niên 1970 và, sau 40 năm, đảng Cộng sản thống trị Quê hương, người Việt Nam lại muốn Đất nước mình cường thịnh như Singapore.

A. Cùng khởi điểm với Singapore, tại sao Việt Nam tụt hậu ?

Phát triển quốc gia. Cuộc cách mạng tháng 08/1945 đập tan những công trình cải tổ đem Dân chủ cho toàn dân Việt Nam do Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim đề ra. Khi quân Anh Pháp giải giới quân Nhật đã tiếp tục chế độ đô hộ của Pháp và làm nổ chiến tranh Pháp-Việt Minh. Sau Hiệp định Genève, hai Miền thoát khỏi Pháp đô hộ. Khi đó, Singapore bình an trong chế độ bảo hộ của Anh, tự trị năm 1959 và độc lập năm 1963, tại bán đảo Mã lai đã có phong trào kháng chiến giành độc lập do Cộng đảng Mã lai phát động, nhưng vì ở quá xa Nga và Tàu, nên đến năm 1960 thì bị dẹp tan. Là một quốc gia nhỏ và có mật độ dân cư cao nhất thế giới, diện tích khoảng 700 cây số vuông, Singapore chỉ bằng một nửa thành phố Đà nẵng. Đảo quốc này không có đất cho nông nghiệp, thậm chí, không đủ nguồn nước ngọt để sử dụng, hầu như không có bất cứ một thứ tài nguyên nào cả. Lúc ông Lý Quang Diệu lên làm Thủ tướng, Singapore là một quốc gia rất nghèo với trình độ dân trí rất thấp, hơn nữa, lại bị chia rẽ trầm trọng về sắc tộc.

Trong giai đoạn từ 1954 đến 1965, là năm lính Mỹ đổ vào chiến trường để đảng Cộng sản có cớ, nhân danh ‘đánh Mỹ, xua quân xâm lược Miền Nam, Việt Nam Cộng hòa và Singapore đã song song kiến tạo được nền kinh tế, văn hóa, giáo dục tiến bộ hơn hẳn so với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Bắc Việt. Với sự trợ giúp của Chính phủ, ngót một triệu đồng bào di cư đã được an cư, lạc nghiệp đã khai thác những vùng hoang được để đưa vào canh tác và sản xuất. Năm 1957, Việt Nam Cộng hoà đã sản xuất 340 ngàn tấn gạo. Trong những năm 1957 đến 1962, ngoài gạo, còn xuất cảng thêm cao su, xi măng, v.v.. Trong khi đó, với 1,45 triệu dân, Singapore còn dưới chế độ bảo hộ của nước Anh, chưa có ngành sản xuất đáng kể. Nhưng là trung tâm thương mại quốc tế từ thập niên 1950 đến năm 1965, Singapore đã đạt được thu nhập cá nhân trung bình cao hàng thứ ba ở Đông Á và từ đó phát triển nhảy vọt cho đến hiện nay. Với khoảng 5 triệu rưỡi dân, Singapore là một trong những nước tiên tiến nhất thế giới với : lợi tức đầu người thuộc loại cao nhất toàn cầu; các trường đại học được xếp vào hạng ưu tú nhất; môi trường làm ăn thuận lợi và dễ dàng nhờ ít tham nhũng và minh bạch nhất; hãng hàng không và phi trường được xem là uy tín nhất; một hải cảng tấp nập nhất; những đường phố sạch sẽ nhất thế giới, v.v…

Đối phó với tham nhũng. Singapore cũng bị nạn tham nhũng như nhiều nước khác, nên Thủ tướng Lý Quang Diệu đề nghị dự luật cho Phòng điều tra hành vi tham nhũng quyền hạn lớn hơn để bắt giữ và điều tra không giới hạn các đối tượng bị nghi ngờ và gia đình họ. Năm 1999, với chủ trương các công chức cao cấp phải được trả lương cao để duy trì được một chính phủ trong sạch và chân thật, ông đề nghị tăng lương các Bộ trưởng, thẩm phán… lên bằng mức lương các chuyên viên trong lãnh vực tư, vì như vậy mới tuyển mộ và giữ được những tài năng để phục vụ trong lãnh vực công.

Điểm yếu của Singapore thời ông Lý Quang Diệu là quyền Tự do Báo chí, ông cho rằng ‘Tự do báo chí, tự do truyền thông tin tức đều phải lệ thuộc vào nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn của Singapore’. Đây là điểm mà Việt Nam hoan nghinh và đang áp dụng với chiêu bài : định hướng báo chí. Cũng như Việt Nam khi bị chỉ trích, ông đã cho rằng các báo chống ông vì nhận tiền từ các thế lực thù nghịch ở ngoại quốc.

Kinh tế Việt Nam Cộng hòa xuống dốc từ năm 1965, khi hai miền Nam Bắc dốc hết nhân tài và vật lực vào chiến tranh. Kinh tế miền Bắc Việt Nam trước đó đã không có gì đáng kể và, từ đó, như lời Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh – Học viện Chính trị Bộ quốc phòng, thuyết phục ngày 19.12.2012 : « … trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung quốc, nhà nước Trung quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung quốc hai điều không được quên… ».

Trong lúc Bắc Việt xâm lăng Miền Nam, ông Lý Quang Diệu cũng như các lãnh đạo sáng suốt Á châu đã lợi dụng chính sách Mỹ chống Cộng sản ở đây để hợp tác và phát triển kinh tế với Mỹ, nhờ đó, nền kinh tế các nước này như đã lần lượt cất cánh và trong một thời gian ngắn. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh này của Mỹ ở Á châu đã có thời cơ để trở thành 4 con rồng Á châu (Singapore, Nam hàn, Hong kong và Đài loan), và tiếp theo là sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á (Malaysia, Thái lan, Philippines và Indonesia). Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?

B. Cố vấn cho lãnh đạo Việt Nam.

Trong bài ‘Thủ tướng Lý Quang Diệu và các đề nghị của ông cho Việt Nam’, biên tập viên Mặc Lâm, đài RFA, ngày 23.03.2015, khi đề cập về ‘Triết lý trọng dụng người tài’ đã nhận định : với kiến thức mang từ Anh quốc trở về áp dụng, ông Lý Quang Diệu đã áp dụng chính sách tận dụng nguồn nhân lực trí thức cao của nhân tài người Hoa khắp nơi và kêu gọi sự đóng góp của chuyên gia ngoại quốc để biến nền kinh tế tài chính Singapore lên vị trí hàng đầu, với kỹ nghệ sản xuất vật liệu cao cấp về y khoa và đào tạo nhân lực bởi nền giáo dục tiên tiến bậc nhất trong khu vực.

Góp ý với ông Mặc Lâm, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết sự lớn mạnh Singapore là kết quả từ tận tậm tận lực và nhất là tầm nhìn của ông Lý Quang Diệu: ‘trọng dụng và tận dụng người tài’. Ông lắng nghe ý kiến của người khác, rất thực dụng, rất tỉnh táo điều gì cản trở bước tiến thì ông sẽ tìm cách sửa đổi, tìm cách thay thế. Cuối cùng, ông hết sức trung thực đối với ông và những người khác. Ông là một chính khách trong thế giới tư bản có quan hệ rất mật thiết với Việt Nam và được Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời tư vấn kế hoạch phát triển kinh tế. Vì thế, ông Lê Đăng Doanh đã soạn thảo một bộ tài liệu tiếng Anh để, khi sang Việt Nam, ông Lý Quang Diệu đã sử dụng số liệu đó để góp ý kiến và rất cám ơn. Oâng Doanh cho biết ông cũng có dịp hội họp và trao đổi trực tiếp với ông Lý Quang Diệu nhiều lần. Ông Lý Quang Diệu mơ ước một đất nước như Việt Nam, có tiềm năng, có dân số, có vị thế chiến lược, có những con người thông minh luôn luôn học giỏi hàng đầu ở Singapore và các nơi trên thế giới. Họ chịu khó làm việc và ông nghĩ rằng Việt Nam phải là một trong những đất nước hàng đầu ở Á châu. Việt Nam phồn vinh và cường thịnh sẽ có lợi cho Đông Nam Á, có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực và cũng có lợi cho Singapore. Do đó, ông Lý Quang Diệu nhiệt thành cố vấn, ủng hộ sự cải cách cho Việt Nam, sự phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập. Nhưng, ngày nay, Việt Nam là một nước mà ông Lý Quang Diệu rất tiếc vì đã hết lòng giới thiệu và vận động các nước thành viên chấp thuận cho gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tháng 07/1995 vẫn là một thành viên yếu kém, chỉ hơn Lào mà thôi. Oâng đã đến Việt Nam 4 lần từ năm 1992 đến 1997 để cố vấn cho các lãnh đạo cộng sản, nhưng không có tiến bộ và chỉ trở lại lần chót năm 2007, khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng với ít nhiều hy vọng ‘cải thiện’, nhưng…

Khi trả lời phỏng vấn bởi báo ‘Straits Times’ có tựa ‘Việt Nam: mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa’, ông Lý Quang Diệu nói: về cải cách của Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi ông có các chuyến thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ ông tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi Việt Nam không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Lúc đầu họ đồng ý bắt tay vào chặng đường cải cách bởi vì họ thấy rằng đất nước đang chẳng đi đến đâu. Nhưng từ đó đến giờ họ vẫn chưa thể hiện được quyết tâm thật sự trong việc đại tu hệ thống, điều mà người ta đã chứng kiến ở Trung quốc.

Trong thời gian gần đây, những thành viên các tổ chức dân sự tại Việt Nam đã có nhận định và thể hiện qua những bài viết lưu trên internet góp ý lãnh đạo phải từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, tức từ bỏ những lý thuyết cộng sản vì những thứ ấy là không tưởng và còn nhiều độc hại. Nếu họ sớm hiểu ra được như thế thì mới có thể đưa dân tộc phát triển đúng hướng nhờ biết trọng dụng người tài, xây dựng bộ máy chính quyền công khai và minh bạch, không có tham nhũng.

Trong sách 'One man’s View of the World' do mình viết, ông Lý Quang Diệu nhận định về hiện tại và tương lai của Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng kinh tế và thay đổi lớn trong đời sống xã hội Việt Nam sau đổi mới 1986 là không thể phủ nhận, đang đi đúng hướng. Nhưng ông thất vọng bởi nạn tham nhũng tràn lan, tư duy cổ hủ của giới lãnh đạo sau đó, bị kìm hãm trong tư duy xã hội chủ nghĩa. Các lãnh đạo bảo thủ đang tiếp tục làm cho Việt Nam trở nên trì trệ. Chỉ khi họ nghỉ hưu thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa. Ông đã kể một ví dụ mà tận mắt ông chứng kiến khi tham gia một cuộc họp với các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Việt Nam. Đó là những vấn đề mà một công ty Singapore đang vướng phải khi triển khai một dự án xây dựng khách sạn ở khu vực Hồ Tây, Hà nội. Khi công ty bắt đầu đóng cọc, hàng nghìn người dân đến yêu cầu bồi thường cho tình trạng ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh việc phải gánh thêm các khoản chi phí phụ trợ, công ty quyết định thay đổi phương pháp xây móng, từ việc đóng cọc sang khoan cọc nhồi vì phương pháp này ít gây ồn ào hơn. Lần này, chính vị quan chức đã phê duyệt dự án đến công ty và nói ‘Tôi chưa bao giờ cho phép các anh làm vậy’. Rõ ràng, vị quan chức này đã thông đồng với những người dân bất mãn. Ông giải thích với lãnh đạo Việt Nam trong cuộc họp rằng hành động như vậy là phản tác dụng và khuyên họ nếu muốn mở cửa thì hãy thực sự nghiêm túc về vấn đề đó. Giới chức Hà nội chỉ đáp lại bằng vài tiếng hắng giọng hay ậm ừ thể hiện rõ họ không thiết tha mấy với cuộc cải cách này và không hề hiểu rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa.

Ông cho rằng lãnh đạo Việt Nam cho rằng khi đã có một nhà đầu tư rồi thì cứ thế mà vắt kiệt sức để kiếm chác. Ở Việt Nam, nhiều cựu quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, đang giữ các cương vị quan trọng trong Đảng và chính quyền. Thật không may, họ được thăng cấp không phải bởi vì họ giỏi quản lý và điều hành kinh tế hiệu quả, mà là vì họ đã rất giỏi ‘đánh nhau’. Điểm tương đồng nổi bật giữa Việt Nam và Trung quốc trong thời kỳ mở cửa là tham nhũng. Đảng viên ‘bự’ thấy những người ngoài Đảng bỗng chốc đã giàu lên nhanh chóng nên vỡ mộng và chóng trở nên tham tiền, hám của. Thí dụ các quan chức hải quan ‘to’ nhập khẩu xe hơi ‘lậu’ đã được chia phần lời.

Khác Trung quốc, Việt Nam không có một ‘Đặng Tiểu Bình’, người vừa có được vị trí không thể phủ nhận trong đảng vừa có niềm tin vững chắc để tiến hành cải cách triệt và là con đường duy nhất vươn ra thế giới. Có thể, các lãnh đạo Tàu cộng có nhiều thập niên thu lượm kinh nghiệm quản lý trong thời bình, trong khi Việt cộng bế tắc trong một cuộc chiến tranh du kích khốc liệt, không hề học hỏi được bất kỳ điều gì về cách quản lý, vận hành đất nước. Vì sự tàn bạo của chế độ, những nhân tài đã di tản ra nước ngoài và những chuyên viên còn ở lại cũng bị ‘cải tạo’, rồi cũng ra đi.

Ông cho rằng người Việt là một trong những dân tộc năng động và thông minh nhất Đông Nam Á. Sinh viên Việt thường giành được những điểm số cao trong các kỳ thi quốc tế. Với những con người giỏi như vậy, với tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, bờ biển dài và đẹp, lẽ ra Việt Nam phải giàu mạnh từ lâu rồi. Thật đáng tiếc Việt Nam không thể khai thác hết được tiềm năng của mình và ông hy vọng rằng khi những thế hệ lão thành cách mạng nghỉ hưu, sẽ có những thế hệ trẻ tạo sự đổi thay để đi đến thành công.

C. Vài con số thống kê.

1. Lợi tức/người năm 2014 :
- Việt Nam : 1 028 mỹ kim
- Singapore : 36 897 mỹ kim.

2. Năng suất lao động. Trong cuộc họp báo ngày 27.12.2014, Tổng cục Thống kê nhận định : năng suất lao động Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, trung bình với tốc độ 3,7% mỗi năm trong giai đoạn 2005 - 2014. Tuy nhiên, năng suất lao động này chỉ bằng 1/18 của Singapore, 1/6 của Malaysia, 1/3 của Thái lan và Trung quốc. Nguyên nhân :
a/- cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động có chuyển dịch tích cực nhưng tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn ở mức cao ;
b/- chất lượng nguồn lao động thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu ;
c/- tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ thấp, trung bình trong toàn ngành chế biến, chế tạo chiếm tới 88% tại thời điểm năm 2012 ;
d/- trình độ tổ chức quản lý còn yếu cùng với hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp.

3. Nhà vệ sinh.

a/- Tại Singapore, tiệm Takashimaya ở đường Orchard, với 7 tầng lầu, mỗi tầng đều có bốn nhà vệ sinh, hai nam, hai nữ. Ngoài số lượng, những nhà vệ sinh này đều có phẩm chất cao, nơi nào và giờ nào cũng sạch sẽ.

b/- Ở Việt Nam, du khách ngoại quốc đã phiền hà rất nhiều, vì thiếu nhà vệ sinh công cộng. Những nơi có nhà vệ sinh thì bị đòi tiền quá giá chính thức. Nhiều nơi lại có nhà vệ sinh ở cạnh chỗ nấu ăn, khiến thực khách từ chối không ăn. Nên có một doanh nhân đã khuyên: « Khoan hãy nói tới những chuyện to tát khác, khoan tốn tiền cho những chuyến đi quảng bá hình ảnh du lịch ở nước ngoài, nếu chưa lo được… cái W.C cho du khách! ».

Trong khuôn khổ kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, ngày 18.08.2005, Bộ Ngoại giao Việt Nam hồ hởi công bố cuốn sách ‘Thành tựu bảo vệ và phát triển con người ở Việt Nam’. Cuối mục ‘Bảo đảm quyền về y tế’, sách ghi: ề Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 1995 là 27,33% (thành thị 54,9%, nông thôn 17,3%), năm 2000 là 44,07% (thành thị 81,77%, nông thôn 32,49%) Ừ. Như vậy, trong nửa thế kỷ vừa qua, chỉ có hơn 25% số gần 80 triệu nhân dân Việt Nam được sử dụng hố xí hợp vệ sinh, còn lối 60 triệu dân vẫn phải bài tiết một cách thiếu vệ sinh. Con số thứ nhì cho thấy, 55 năm sau khi cách mạng thành công, hơn 50% nhân dân anh hùng vẫn chưa có được cái hạnh phúc nhỏ nhoi là sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

Hà Minh Thảo
 
Văn Hóa
Vết Thẹo
Lm Vũđình Tường
22:19 12/04/2015
Cây cầu ván dài ngoằng nằm vắt va vắt vẻo ngang con đường nước chảy qua. Gọi là con đường nước chảy qua vì nó chỉ có nước sau cơn mưa, còn ngày nắng tạnh nó có chút bùn dẻo, nhão nhoẹt. Sở dĩ cần cây cầu ván vì nó là lối đi duy nhất cho hơn trăm học sinh đi ra, đi vào lớp học mỗi ngày. Gọi là cây cầu cho dễ diễn tả, thực ra nó là một miếng ván gỗ cũ, mặt rỗ lỗ chỗ lỗ đinh. Cái đinh tám xám ngoắt, không nhổ được nên được đánh gục đầu là duyên cớ gây thẹo cho lũ học trò. Cái đinh lại nằm ngay gần giữa thân cầu, khi đi miếng ván uốn cong, lượn xuống, run lên bần bật. Ngày nắng khô lũ học trò không ngại nhấn gót thật mạnh cho mảnh ván rung rẩy như giẫy chết nhưng ngày mưa nhún gót làm miếng ván uốn lượn như thế làm người leo, nếu không cẩn trọng, mất thăng bằng, té nhào xuống xình lầy.

Trời mưa ỉ ả cả đêm, nước không nhiều lắm nhưng đủ ướt đất, dính chân. Lũ học trò đi học chân đứa nào cũng đi giầy đất vì đất dính quanh bàn chân một lớp dầy giống hệt như chiếc giầy. Khi leo lên cầu ván nó trơn trượt rất dễ té. quả vậy thằng Tôi sau hai ba lần chao đảo nó té ngay vào chỗ cái đầu đinh gục, đầu gối nó mắc vào đầu đinh, thịt lòi ra không đứa nào dám đến giúp vực nó dậy. Cả bọn hô lên,

Thằng Tôi té cầu. thằng Tôi té cầu.

Thầy giáo nghe tiếng học sinh réo gọi, ông ra đứng vỉa hè lớn tiếng hỏi,

Đây là đứa thứ mấy rồi mà chúng mày vẫn chưa học được bài học cẩn trọng hả?

Nói xong câu đó coi như thầy đã giải quyết vấn đề cách ổn thoả, thầy lững thững đi vào văn phòng bỏ mặc bọn trẻ muốn ra sao thì ra. Trong số năm bảy đứa bị té cầu ván chỉ có thằng Tôi bị nặng nhất, những đứa kia đứa rách áo, kẻ rách quần, đứa bẩn quần áo, không thương tật, riêng thằng Tôi thì mang thương tật. Dẫu thế cả phụ huynh lẫn thầy giáo không ai nghĩ tới vấn đề an toàn học sinh, sửa cây cầu ván cho đàng hoàng. Trách nhiệm của thầy chỉ là tiên học lễ, hậu học văn, còn trách nhiệm an toàn, sức khoẻ của học trò không phải là của thầy.

Hơn tuần sau thằng Tôi mới đi học lại được. Nhìn thấy nó thầy dặn,

Vết thẹo nhắc nhớ mày từ nay phải cẩn thận, nhớ chưa.

Thằng Tôi đáp, Thưa thầy, dạ nhớ.

Vết thẹo té cầu dính liền với cuộc đời thằngTôi. Nó lớn dần với bắp thịt chân của thằng Tôi, khi té vết thẹo bé tí tẹo bằng ngón tay, do đầu đinh xé toác da thịt ra. Khi khôn lớn, vết thẹo cũng to ra bằng nắp hộp lọ dầu cù là, tương xứng với cẳng chân, rõ mồn một, lớp da ngoài bóng loáng, không có lỗ chân lông, coi rất hách dịch.

Mấy chục năm sau mỗi lần nhắc đến vết thẹo, thằng Tôi vẫn không ngờ, hình ảnh lúc đó lại hiện rõ trong đầu, từng chi tiết một rất rõ ràng, mạch lạc, y như hệt lúc nó té ngã. Nó nhìn rõ khuôn mặt thất thần của thằng bạn học, đứa đi trước, đứa đi sau, không dám cứu nó, chỉ đứng ngây ra như trời trồng. Nó nhìn thấy hình ảnh của chính nó, một chân bị treo trên thành ván, mắc vào đầu đinh, chân kia tòng teng, đong đưa. Tay trái nó chống xuống bùn, tay phải cố dơ cao để khỏi làm bẩn tập vở, thế mà mấy tuần sau thầy vẫn viết thơ về nhà nói tập vở nó không giữ gìn cẩn thận, dơ bẩn. Bố nó định tẩn cho một trận nhưng mẹ nó can thiệp làm bố nó nguôi cơn giận. Thằng Tôi thoát được cây đinh gục đầu nhờ mấy đứa bạn sợ quá, nhanh chân phóng thẳng sang bên kia, khiến tấm ván bật mạnh vung lên, bắn nó xuống vũng nước bùn. Thằng Tôi vẫn nghe rõ tiếng thầy hỏi bọn nó câu đây là đứa thứ mấy rồi mà chúng mày vẫn chưa học được bài học cẩn trọng. Nó nhớ khuôn mặt con Cút khóc thét khi nhìn thấy máu từ chân nó chảy ra. Chân nó vướng cây đinh, máu chảy dầm dìa, chưa thấy đau nhưng nó có cảm tưởng con Cút đau hơn nó. Trong lớp nhìn ra nó nhìn thấy cảnh mẹ nó chạy vội đến ôm chằm lấy nó, không sợ dơ bẩn, không sợ máu, nước mắt tràn trề. Thấy mẹ nó đến thầy nói,

Em nó bị té cầu, chảy máu chân, không nặng lắm.

Mẹ nó, nước mắt lưng tròng nói hai tiếng cám ơn rồi dắt con về. Nó cố nhảy còng còng theo mẹ, vết thương lại vỡ ra, máu lại chảy. Thằng Tô to lớn nhất lớp thầy ra lệnh
Tô mày kèm vai thằng Tôi về nhà rồi trở lại học sau.

Vết thẹo nói lên được rất nhiều điều từ quá khứ, hiện tại và kéo dài tới tương lại. Mỗi lần kể lại vết thẹo thằng Tôi vẫn lên tiếng cám ơn hai thằng bạn, đã không bỏ chạy mà còn đứng nhìn nó với con mắt thất thần, thông cảm. Vết thẹo cảnh giác thằng Tôi về nỗi uất ức với thầy ngày đó giờ đã qua, tan biến, chỉ còn lại dư âm của câu nói trách móc. Không phải thời gian xoá nhoà tâm trí, tình cảm mà chính là giúp nó trưởng thành hơn trong suy nghĩ. Vết thẹo dấu ấn kỉ niệm của những ngày giận hờn đã qua. Vết thẹo nhắc nhở một kỉ niệm không thể quên trong quá khứ. Vết thẹo ghi dấu kỉ niệm ấu thơ, dù là kỉ niệm đau khổ. Vết thẹo nhắc nhở tình mẫu tử, lòng yêu thương, nước mắt tràn mi của mẹ nó. Vết thẹo ghi dấu kỉ niệm những ngày đau đớn mẹ nó chăm sóc, chỉ bảo, hướng dẫn, không than thở, trách mắng. Vết thẹo nhắc thằng Tôi nơi chốn nó bị ngã dập vùi. Vết thẹo giúp thằng Tôi nhìn ra tình yêu bạn dành cho nó, tình thương mẹ ấp ủ nó, cái hờ hững của ông thầy, cách làm cẩu thả, thiếu trách nhiệm của người làm cầu ván, thiếu dự phỏng phòng ngừa tai nạn cho người khác.

Vết thẹo giúp nó hiểu tại sao ông thánh Tôma lại đòi coi vết thẹo từ tay chân Đức Kitô. Những điều trên cho thấy Đức Kitô rất tế nhị và khôn ngoan khi cho Tôma xem vết đinh đóng trong lòng bàn tay Ngài. Đây là vết đinh của Thầy. Đây là vết thẹo cạnh sườn Thầy. Chỉ bằng đó chữ cũng nhắn nhủ, nhắc các tông đồ nhớ rành mạch chi tiệt về sự thật đã qua, về sự thật trước mắt, về nơi chốn Thầy bị đóng đinh, về tình yêu Thầy hy sinh cho bạn hữu, về tình yêu và lòng tha thứ Thầy xin cùng Chúa Cha cho kẻ đóng đinh Thầy,về lời hứa Thầy ban nước trời cho kẻ trộm thống hối, về sứ mạng Thầy dặn làm chứng cho muôn dân. Mỗi lần nhìn lên thập tự có Đức Kitô bị đóng đanh, hãy nhìn vết thẹo để nhắc nhớ những gì đã xảy ra cho người mang vết thẹo tình yêu.

Có lẽ Tôma không hiểu hết những gì khi đòi xem vết thẹo, chỉ đến khi nhìn thấy vết thẹo tâm hồn ông mới hiện lên hình ảnh chân thực đó và chính những hình ảnh đó là câu chuyện Tôma suốt đời rao giảng.

Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ tay vào lỗ đinh, và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin Gn 20,25

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Bên Lối Nhỏ
Dominic Đức Nguyễn
21:13 12/04/2015
HOA BÊN LỐI NHỎ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Một con đường...bước em qua
Hàng cây rợp bóng...cỏ hoa ngợp hồn...
(Trích thơ của Tóc Mai)