Ngày 14-04-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bình an cho các con
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
02:22 14/04/2012
CHÚA NHẬT 2 PHỤC SINH
+++
A. DẪN NHẬP

Sau khi Đức Giêsu chịu chết và táng trong mồ, các môn đệ bàng hoàng lo lắng vì, theo các ông, chết là hết, bao nhiêu mộng ước đã tan thành mây khói. Nhưng Chúa Giêsu đã hiện ra để củng cố đức tin cho các ông, yên ủi các ông, nâng đỡ các ông, đem sự bình an và niềm vui đến cho các ông. Trong niềm tin tưởng đó, các ông hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Tuy được niềm tin và niềm vui Phục sinh nâng đỡ, các ông cũng phải gặp nhiều gian nan thử thách trong cuộc sống :”Anh em sẽ được vui mừng mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách”.

Trong những lần hiện ra với các môn đệ, Đức Giêsu đặc biệt quan tâm đến lời chào các ông:”Bình an cho các con”(Ga 20,19). Phải chăng đây là quà tặng của Chúa Giêsu Phục sinh tặng ban cho các ông ? Đúng vậy, đây không phải chỉ là lời chào thông thường của người Do thái chào nhau mà còn có ý nghĩa thâm thúy hơn. Bình an mà Chúa Phục sinh ban cho các ông là ân ban của Chúa Thánh Thần giúp các ông giữ vững được tình yêu đối với Chúa và kiên tâm rao giảng Tin mừng trong những hoàn cảnh phức tạp.

Muốn đón nhận và kiên trì giữ được sự bình an ấy, chúng ta phải cố gắng thực hiện : mặt tiêu cực là đừng phạm tội vì tội là phản nghịch cùng Chúa, sẽ gây xáo trộn trong tâm hồn ; mặt tích cực là phải nỗ lực xây dựng sự bình an trong tâm hồn mình trong mọi hoàn cảnh, dù gặp những phong ba bão táp trong cuộc đời. Sự bình an đích thực chỉ có được nơi những tâm hồn biết chiến đấu chứ không phải cho những người ngồi chờ sự an nhàn hưởng thụ.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Cv 2,42-47

Sau ngày lễ Hiện xuống, các Tông đồ chia nhau đi rao giảng Tin Mừng, bắt đầu từ Giêrusalem. Cộng đoàn tín hữu sơ khai này có một điểm nổi bật đó là tình huynh đệ keo sơn. Mọi thành viên trong cộng đoàn yêu thương nhau, chỉ có một trái tim, một tấm lòng, một linh hồn : họ cùng nhau chia sẻ Lời Chúa, tham dự lễ nghi bẻ bánh, góp của riêng thành của chung, phân phát cho nhau để không một ai trong cộng đoàn phải đói khát. Cộng đoàn tiên khởi này là khuôn mẫu tình huynh đệ cho Kitô hữu hôm nay. Cần phải trở về nguồn, cần phải canh tân đời sống Giáo hội theo khuôn mẫu cộng đoàn tiên khởi ấy.

+. Bài đọc 2 : 1Pr 1,3-9

Trong thư gửi cho tín hữu ở Tiểu Á, thánh Phêrô đã nói lên tâm tình cảm tạ và chúc tụng Thiên Chúa vì Người cho ta được tái sinh nhờ việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Ngài khuyên nhủ các tín hữu, trong niềm tin vào Đức Kitô Phục sinh, hãy sống trung thành với ơn gọi của mình trong mọi hoàn cảnh. Theo Ngài, những khó khăn thử thách mà Kitô hữu phải đối diện hằng ngày là nhằm thanh luyện và củng cố đức tin vì đức tin phải được thử thách mới có giá trị. Vì thế, các tín hữu hãy sống trong hy vọng về sự phục sinh của mình để sống vui tươi và vững vàng trong mọi cơn gian nan thử thách.

+ Bài Tin Mừng : Ga 20,19-31

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan thuật lại cho chúng ta hai lần hiện ra của Chúa Giêsu. Lần thứ nhất là ngay chiều phục sinh và lần thứ hai là sau tám ngày. Mặc dù bà Maria Madalena đã báo cho các tông đồ biết rằng Chúa đã hiện ra với bà, nhưng các ông không tin. Chúa Giêsu phải hiện ra trước mặt các ông để các ông tin rằng Ngài đã sống lại như lời đã báo trước. Ngài hiện ra để củng cố đức tin cho các ông, đem lại an bình và niềm vui cho các ông để các ông vững mạnh đi rao giảng Tin mừng. Chính các ông sẽ là chứng nhân của việc Chúa sống lại. Còn sự cứng lòng tin của ông Tôma chỉ là cơ hội khơi lại đức tin nơi các Tông đồ, giúp các ông vững tin trong việc rao giảng Tin mừng mặc dù gặp gian nan thử thách.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Bình an cho các con

I. ĐỨC GIÊSU BAN BÌNH AN CHO CÁC MÔN ĐỆ

Chúng ta đang ở vào cuối tuần bát nhật Phục sinh. Mầu nhiệm lớn lao của Chúa Phục sinh còn đang chi phối tâm hồn chúng ta. Bài Tin mừng hôm nay vẫn còn tiếp tục bàn về việc Chúa sống lại hiện ra với các Tông đồ.

Đức Giêsu đã sống lại được một tuần rồi, hôm nay thánh Gioan kể gồm hai lần Chúa hiện ra : một lần hiện ra ngay chính chiều ngày Chúa sống lại không có mặt Tôma và một lần có mặt Tôma. Mục đích việc Chúa hiện ra là làm cho các Tông đồ tin rằng Ngài đã sống lại thật.

Mặc dầu đã được Kinh Thánh cũng như Đức Giêsu báo trước về Ngài, các môn đệ vẫn tỏ ra bàng hòang khi chứng kiến cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu. Ông Phêrô thì chối Chúa, các môn đệ hầu hết đã bỏ trốn chỉ còn một số ít theo Ngài xa xa. Bao nhiêu mộng ước của các ông dường như đã tiêu tan cùng với cái chết của Thầy mình. Khi được báo tin Chúa sống lại, các ông vẫn còn bán tín bán nghi. Đức Giêsu đã phải hiện ra nhiều lần để trấn an, giải thích và củng cố niềm tin cho các ông.

Tin mừng của thánh Gioan hôm nay thuật lại hai lần hiện ra của Đức Giêsu với các môn đệ trong phòng cửa đóng kín và lời đầu tiên của Ngài là lời chúc bình an cho các ông. Trong cả hai lần gặp gỡ, Đức Giêsu đã lập lại lời chúc này tới ba lần :”Bình an cho các con”. Ngài đã cho các ông xem tay chân và cạnh sườn Ngài, các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa, nhưng lần này vắng mặt Tôma.

Tám ngày sau các môn đệ lại tụ họp trong nhà, có cả Tôma ở đó nữa. Trong khi các cửa đều đóng kín, Đức Giêsu đến đứng giữa các ông, và sau lời chào bình an, Ngài bảo Tôma :”Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin”(Ga 20,27). Xem ra Chúa có ý trách ông Tôma vì sự cứng lòng của ông, nhưng chính nhờ đó mà các môn đệ, và các thế hệ sau này là chúng ta có thêm bằng chứng mạnh mẽ về việc Chúa sống lại. Ở những lần hiện ra khác, Đức Giêsu cũng tỏ ra ân cần và thân mật khi gặp gỡ, giải thích Kinh Thánh hoặc cùng ăn cùng uống với các ông.

Sau khi chỗi dậy từ cõi chết, món quà đầu tiên mà Đức Giêsu trao tặng cho các môn đệ không phải là những gì kiêu sa, huy hòang hay lộng lẫy, mà là một câu nói đơn sơ chất chứa tấm lòng chân thành thương yêu và săn sóc :”Bình an cho các con”(Ga 20,19).

Chính vì yêu thương, Đức Giêsu đã đi bước trước và sớm nhận ra nhu cầu thiết yếu của các môn đệ trong hòan cảnh lúc đó. Đức Giêsu đã trấn an, củng cố niềm tin và ban Thánh Thần để gìn giữ các ông. Một trong những điểm nổi bật khiến chúng ta nên dừng lại và cùng suy tư tại sao Đức Giêsu lại lặp đi lặp lại nhiều lần lời chúc bình an trong đọan Tin mừng hôm nay.

Phải chăng Ngài muốn nhấn mạnh cho chúng ta biết ý nghĩa thâm sâu của nguồn bình an đích thực ? Không có bình an của Đức Kitô, cuộc đời các môn đệ khi xưa cũng như mọi người chúng ta hôm nay sẽ dễ dàng bị lún sâu trong phiền muộn, chán nản thất vọng và dần dần sẽ đánh mất đi niềm tin của mình.

II. BÌNH AN TRONG CUỘC SỐNG CHÚNG TA

1. Lý do cần sự bình an

Đọc những trình thuật Phục sinh trong bốn cuốn sách Tin mừng, chúng ta nhận thấy các tác giả đều nhắc lại lời chào của Đức Giêsu đối với các môn đệ :”Bình an cho các con”. Chúng ta phải thắc mắc tại sao Đức Giêsu chúc bình an cho các ông nhiều như vậy. Chắc hẳn phải có vấn đề khi Ngài chúc bình an cho các ông.

* Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giêsu đứng giữa các ông và bảo :”Bình an cho các con”(Lc 24,37).

* Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái, Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói:”Bình an cho các con”(Ga 20,19).

* Người lại nói với các ông :”Bình an cho các con ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con”(Ga 20,21).

* Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói :”Bình an cho các con” (Ga 20,26).

Đức Giêsu chúc bình an nhiều như vậy, chắc chắn tâm hồn các môn đệ đang ở trong trạng thái hoang mang SỢ HÃI và mất BÌNH AN. Họ thiếu thốn bình an cho nên công việc đầu tiên khi Đức Giêsu hiện ra với họ là phải cung cấp ngay cho họ sự bình an của Ngài. Nếu đọc lại trình thuật Phục sinh trong Tin mừng của thánh Luca và của thánh Gioan một lần nữa, ta thấy cả hai thánh sử đều nói rằng khi các môn đệ đối diện với Đức Giêsu Phục sinh thì họ đang ở trong tâm trạng kinh ngạc, nghi ngờ và sợ hãi.

Ai ở trong tâm trạng sợ hãi thì mất bình an. Kinh nghiệm cũng cho chúng ta thấy những lúc tâm hồn bị những SỢ HÃI thống trị và bao trùm cuộc đời của chúng ta thì lúc đó tâm hồn chúng ta mất bình an. Sau này, chúng ta thấy Đức Giêsu khuyên các môn đệ cũng như chúng ta ngày nay là ĐỪNG SỢ. Hai chữ “Đừng sợ” được nhắc rất nhiều lần trong Kinh Thánh, nhất là trong Tân ước.

2. Thế giới thiếu bình an

Có lần người ta hỏi đại thi hào DANTE của nước Italia rằng : đâu là điều mà ông mong mỏi và tìm kiếm nhất trong cuộc sống ? Bậc vĩ nhân đã trả lời như sau :”Tôi vẫn luôn đi tìm kiếm điều mà bất cứ ai cũng tìm kiếm : đó là sự bình an”.

Đó là điều mà chúng ta vẫn cầu xin cho người quá cố : trên bia mộ, chúng ta luôn ghi lời cầu xin : requiescat in pace : xin cho họ được an nghỉ ngàn thu. Phải chăng trong cuộc sống hiện tại nơi trần thế này, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được hòa bình và an nghỉ ? Trong những giây phút cuối đời, Đức Giêsu đã hứa hẹn với chúng ta :”Thầy ban bình an cho các con. Thầy ban bình an mà thế gian không thể ban tặng cho các con”.

Trước Chúa Kitô 600 năm tại Rôma, một đền thờ đã được xây lên để kính nhớ thần Janus, vị thần mà người ta đã lấy tên để đặt cho tháng đầu tiên trong năm. Theo ước mong của tòan dân trong đế quốc La mã, đền thờ này chỉ được mở cửa trong thời bình. Trong vòng 600 năm ấy, dường như các cửa của đền thờ chỉ được mở trong ba giai đọan ngắn ngủi. Cánh cửa Hòa bình đóng mãi đối với con người ở mọi thời đại.

Thời đại nào thế giới cũng mong hòa bình, thời đại nào con người cũng đợi hòa bình. Khát vọng của Hòa bình ăn rễ sâu trong lòng người, ngay cả những người suốt đời chỉ gieo rắc chiến tranh và đau thương cho người khác. Chúng ta thích khung cảnh tịch mịch thư thái, chúng ta ngây ngất trước ánh bình minh tươi sáng, chúng ta vui thỏa trước buổi chiều tà êm ả, chúng ta thích những cánh hoa tươi mát v.v… Chúng ta thán phục những con người luôn tỏ ra bình thản trước những hòan cảnh xáo trộn. Chúng ta đi tìm những tư tưởng bình an, những dòng nhạc êm dịu, những con người hiền lành (Đ.Ô Nguyễn văn Tài).

Thế giới của chúng ta dường như chưa bao giờ được hưởng những giây phút thái bình thực sự. Hòa bình chỉ là những khỏanh khắc tạm bợ đầy những rình rập của chiến tranh và lo sợ.

Truyện : Chiến tranh và hòa bình.
Trong cuốn Le retour de Jésus Christ, tiến sĩ René Pache có cho biết : kể từ năm 1496 trước Thiên Chúa giáng sinh cho đến năm 1861 của thời đại chúng ta, tức trong khỏang 3400 năm, tính được tất cả 3130 năm chiến tranh, thế giới chỉ được hưởng 268 năm hòa bình. Như thế, trung bình cứ 13 năm chiến tranh thiên hạ mới được hưởng một năm hòa bình.

Từ năm 1500 năm trước Thiên Chúa giáng sinh, cho đến năm 1860 đời ta, tính có tới 8000 hiệp ước hòa bình. Tuy mọi hiệp ước đều có giá trị vĩnh viễn, nhưng trên thực tế, hiệu quả của mỗi hiệp ước trung bình không quá hai năm. Chỉ trong 19 năm, giữa hai thế chiến (1920-1939) tính đã có đến 4568 hiệp ước hòa bình. Nguyên 11 tháng trước đệ nhị thế chiến, đã có tới 211 hiệp ước rồi.

3. Muốn có bình an thật sự

a) Tiêu cực : Phải tránh phạm tội

Muốn có sự bình an trong tâm hồn thì cần phải là người của Chúa. Thánh Phaolô giải thích Người của Chúa là người hòan hảo chính trực, đã được huấn luyện về mọi việc lành phải làm (2Tm 3,17).

Thánh Ambrôsiô viết tiếp :”Người của Chúa phải là người sạch tội, vì tội và Chúa chống đối nhau. Đâu có Chúa đấy không có tội và ngược lại”.

Thánh Phaolô viết :”Chúa chính là sự bình an của chúng ta”(Ep 2,14). Vậy thì muốn được sự bình an của Chúa – thứ bình an trong tâm hồn – tất nhiên phải sạch tội.

Cái gì đã phá vỡ đời sống thanh nhàn của các thiên thần ? (Js 14,12-13).
Cái gì đã làm cho tổ tông phải khóc lóc ? (St 3,11-12).
Cái gì đã làm cho lòai người phải chìm đắm trong đại hồng thủy ? (St 6,5).
Cái gì đã làm tháo thứ và khiến lửa bởi trời xuống đốt thành Sôđôma và năm thành kế cận ? (St 19,24).
Cái gì đã làm cho Đavít khóc lóc mất ăn mất ngủ ? (Tv 6,7)
Cái gì đã làm cho Phêrô đau đớn suốt đời ? (Lc 17,61-62).
Cái gì đã làm cho Giuđa buồn rầu bứt rứt phải đi thắt cổ ? (Cv 1,18).
Tất cả chỉ là TỘI. Hễ ở đâu có tội ở đấy không có bình an, vì lẽ sự bình an không ưa người có tội (Is 48,22; 55, 21).

Bắc thang thử hỏi ông Trời
Những người phạm tội có ngồi yên không ?

Họ không thể ngồi yên tại vì họ đã mất sự bình an. Mất sự bình an tức là mất Chúa vì Chúa chính là sự bình an của họ.

Truyện : Thiếu trách nhiệm
Bé Tám nhìn ba nó và nói :
- Ba ơi, chiếc cầu bắc qua mương để vào nhà mình sắp gẫy, Ba sửa lại đi, kẻo có người bị té đó !
- Con phải biết cách mà bước, đừng đặt chân giữa cầu, nhưng bước sát vào phía bờ thì không nguy hiểm đâu.
Bé Tám không an lòng :
- Nhưng những người gia đình mình không biết thì sao ba ?
- Chuyện không liên quan gì đến con, con đi chơi đi, đừng hỏi nữa để ba lo việc khác.
Thấy vẻ mặt không vui của ba, bé Tám không dám nài nỉ thêm.

Tối đến, ông Bảy Minh đến gia đình bé Tám để từ giã, hai hôm nữa, ông Minh sẽ đi đòan tụ ở nước ngòai. Sau khi cạn tách trà, mọi người trong gia đình bé Tám ngậm ngùi tiễn người láng giềng ra về với những lời cầu chúc tốt đẹp mà người ta vẫn thường trao nhau. Ba bé Tám là người lưu luyến nhất, sau cái bắt thay thật chặt, ông là người cuối cùng quay vào nhà. Mọi người đang bàn về người hàng xóm may mắn kia thì có một tiếng động nặng nề như trái dừa rơi xuống đất. Bé Tám là người đầu tiên hét lên “Chết rồi ba ơi ! Ông Bảy té”. Cả nhà chạy ra thì quả đúng như vậy. Ông Bảy đang nằm bất động dưới mương sâu lởm chởm đá. Tấm ván làm cầu đã bị gẫy, ông Bảy bị thương nặng.

Ba bé Tám ngượng ngùng, hối hận vì những lời cầu chúc bình an của ông trao cho người láng giềng đã không hiện thực. Vì thái độ vô tâm tắc trách của ông và vì ông không có tạo cơ hội cho lời cầu chúc có được cơ may thể hiện.

b) Tích cực : Phải nỗ lực xây dựng

Hòa bình hay bình an không có nghĩa là không có chiến tranh, không có xáo trộn bên ngòai. Mà phải phấn đấu làm sao để tâm hồn có thể bình lặng trước những tiếng ồn ào, xáo trộn bên ngòai, tâm hồn vẫn có thể an nhiên trong mọi phong ba bão táp của cuộc đời.
Truyện : Bức tranh diễn tả bình an.
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình an. Nhiều họa sĩ đã cố công thực hiện. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.

Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là bức tranh bình yên thật hòan hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đàng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình… Bình yên thật sự.

“Ta chấm bức tranh này” – Nhà vua công bố.

Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự bình yên trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên giữa thế giới đang cần nỗ lực giành lấy trong cuộc sống này.

Không có sự bình yên thật sự khi con người không dấn thân để xây dựng. Xây dựng từ nơi chính mình bằng đời sống công chính, yêu thương với đức ái đòi hỏi. Không có sự bình an không có đấu tranh cho sự thiện, không có sự bình an cho những người ngồi chờ sự an nhàn. Sự bình an mà Đức Giêsu ban tặng là sự bình an cho những con người chấp nhận những thử thách để vượt qua thử thách bằng sự bình an của Đức Giêsu.

Truyện : Bình an trong tâm hồn.
Một tu sĩ rất đau khổ vì tính nhạy cảm của mình. Sau nhiều ngày chịu đựng bản tính nóng nảy không tự chủ được, từ cử chỉ đến lời nói, tệ hơn nữa, anh ta luôn dành những phần phải về phía mình. Một hôm, anh tự nhủ :”Ta sẽ bình an, nếu ta vào sống trong sa mạc hoang vắng xa cách mọi người”. Nghĩ sao làm vậy, anh ta đã sống những ngày bình an, nhưng một buổi chiều nọ, anh đặt chiếc bình sành dùng để đựng nước xuống đất, không biết vì đất nơi ấy lồi lõm hay vì ma quỉ muốn chọc phá, mà bình nước lật sang một bên đổ vỡ đôi, và làm đổ hết nước ra ngòai. Người ẩn tu hầm hầm nổi cơn thịnh nộ tưởng chừng như trời long đất lở.

Khi nguôi cơn giận, anh ta nhìn ngắm chiếc bình đã bể và tự nhủ :”Tôi đã bỏ các anh em trong tu viện, nhưng khổ nỗi lại mang chính cái tôi vào sa mạc hoang vu này, không phải họ, nhưng là chính cái nóng nảy của tôi đã làm cho tôi mất bình an”. Ngay chiều hôm ấy, anh ta trở về tu viện, và qua thời gian, với ơn Chúa giúp và những cố gắng cá nhân, tính nóng nảy đã bớt dần và sự bình an gia tăng trong tâm hồn anh.

Giáo hội luôn mời gọi chúng ta sống một cách thiết thực và sâu đậm lời của Đức Giêsu :”Bình an cho các con”, đó là lời chào luôn có trên môi miệng của Đấng Phục sinh. Thật ra, đây hẳn không phải là một lời chào thân thuộc của người Do thái, nhưng là ân ban mà Chúa Kitô Phục sinh đem lại cho con người. Bình an là nghịch lại với tất cả những gì sợ hãi, thất vọng, chết chóc. Bình an là đồng nghĩa với tin yêu, vui sống và hy vọng.




 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chúc mừng sinh nhật thứ 85 của Đức Thánh Cha Benedictô XVI.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
06:27 14/04/2012
Chúc mừng sinh nhật thứ 85 của Đức Thánh Cha Benedictô XVI.

“ Tôi gìa rồi, nhưng tôi vẫn còn có thể chu toàn bổn phận trách nhiệm của tôi được!”

Đức thánh Cha Benedictô XVI., sẽ đạt tới tuổi trời 85 vào ngày 16.04.2012, đã tâm sự như thế lúc kết thúc chuyến viếng thăm Cuba cuối tháng ba vừa qua.

Những lời tâm tình của ngài trên đây đã đánh tan những suy luận rằng ngài sẽ từ chưc về nghỉ hưu lúc mừng sinh nhật thứ 85. , hay vào năm 2013 lúc kết thúc năm “ Đức Tin” mà ngài đã đề ra từ 11.10. 2012- 24.11. 2013 trong đời sống Giáo Hội.

Theo Giáo luật một đức giáo hoàng có thể từ chức. Và đức giáo hoàng đương kim Benedictô XVI. có thể dùng luật lệ này dùng cho mình. Nhưng với tình trạng sức khoẻ thể xác, nhất là tình trạng trí khôn tinh thần của ngài còn rất minh mẫn sáng suốt vào lúc này, nên vấn đề đó không là đề tài đem ra thảo luận bàn tán.

Theo thống kê về tuổi tác của các Đức giáo hoàng trong Giáo Hội, Đức thánh cha Benedictô XVI. với tuổi trời thứ 85. sẽ đứng vào hàng “Top ten” trong các vị Giáo hoàng cao niên từ xưa nay.

Đức Giáo hoàng cao niên nhất qua đời lúc 93 tuổi là Đức LeoXIII ( 1878-1903). Các vị giáo hoàng Gioan XXII. ( 1316-1334) qua đời lúc 84 tuổi; Đức Gregor XII. ( 1406-1417) qua đời lúc 85 tuổi; Đức Clemens XII. ( 1730-1740) qua đời lúc 87 tuổi; Đức Clemens X. ( 1670-1676) qua đời lúc 86 tuổi, Đức Pius IX. ( 1846-1878) qua đời lúc 85 tuổi. Đức Gioan Phaolo I I. qua đời năm 2005 sáu tuần trước khi đạt tới tuổi 85.

Đức thánh cha, Á Thánh Gioan Phaolô I I. trị vì trong Giáo hội 27 năm. Đức đương kim giáo hoàng Benedictô XVI. cho tới ngày 19.04.2012 được đủ tròn 07 năm trị vì.

Đức giáo hoàng Benedictô XVI. cho đến hôm nay đã thực hiện 23 chuyến Tông du thăm viếng mục vụ trên thế giới.

Đức Thánh cha Benedictô XVI. trong những năm đầu tiên triều đại Giáo hoàng đã thu hút được nhiều người đến nghe ngài giảng dậy hơn vị tiền nhiệm của mình. Ngay 12 tháng năm đầu tiên (2005) đã có 4 triệu người đến chiêm ngưỡng cùng nghe vị tân giáo hoàng Benedictô XVI.

Cho đến hôm nay Đức giáo hoàng Benedictô XVI. đã viết ba Thông điệp Deus Caritas est, Spe salvi và Caritas in veritate;

hai cuốn sách dầy về Chúa Giêsu thành Nazareth - cuốn thứ ba đang in sắp xuất bản nay mai, một cuộc phỏng vấn với ký gỉa Peter Seewald được viết thành sách Licht der Welt;

ngài đã kêu gọi lập ra ba chương trình đạo đức để canh tân đời sống Giáo Hội: năm Thánh Phaolô, năm Linh mục và năm Đức tin;

hằng tuần đều có những bài huấn từ ở buổi Triều yết ngày thứ tư hằng tuần, buổi đọc kinh truyền tin trưa ngày Chúa nhật, và những bài giảng mang nội dung sâu sắc về thần học cùng lịch sử văn hóa, nhất là về cách lý luận hành văn vừa trong sáng vừa uyên thâm khúc chiết; chủ sự ba lần Đại hội giới trẻ thế giới ở Köln năm 2005; ở Úc châu năm 2008 và ở Madrid năm 2011.

Với công sức làm việc của“ người thợ khiêm hạ trong vườn nho của Chúa” như ngài đã nói tự nhận mình như thế trước công chúng hôm 19.04.2005 ở Vatican sau khi được bầu là Giáo hoàng, ngài đã đang trở thành vị giáo hoàng đạt tới mức cao hàng đầu trong Giáo Hội.

Chúng ta, những người con Giáo Hội, cùng cất lời kinh Te Deum laudamus tạ ơn Chúa, và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha của chúng ta: “Này con là đá, trên viên đá này Ta xây Giáo Hội muôn đời kiên trung. Này con là đá, Satan sức hùng mưu ma vẫy vùng không làm chuyển rung. Ta hãy cầu xin cho Đức Giáo Hoàng Benedicto, Chúa gìn giữ người tăng sức sinh lực, và ban cho người đời nay hạnh phúc, đừng trao người cho ác tâm quân thù, đừng trao người cho ác tâm quân thù.”

Lễ Lòng Chúa thương xót 15.04.2012

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Những suy tư của Đức Giáo hoàng Benedctô 16 về lễ Phục Sinh
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
06:30 14/04/2012
Những suy tư của Đức Giáo hoàng Benedctô 16 về lễ Phục Sinh

1. Ơn bình an

„Chúa Giêsu Kitô phục sinh hiện đến thăm viếng các Môn đệ không giới hạn ở trong căn phòng bữa Tiệc ly chiều ngày Thứ Năm tuần Thánh, nhưng trải rộng lan ra bên ngoài xa hơn nữa. Như thế tầt cả có thể đón nhận món qùa tặng bình an và sự sống cùng với „ hơi thở sáng tạo“ . Hai lần Chúa Giêsu Ktô nói với các Môn đệ: Bình an cho anh em. Và Ngài còn nói thêm vào: Như Cha Thầy đã sai Thầy thế nào, Thầy cũng sai anh em như vậy.“.

Sau khi Ngài đã nói như thế, Ngài hà hơi vào họ và nói: „ Anh em hãy đón nhận Đức Chúa Thánh Thần! Anh em tha tội cho ai, người đó được tha tội; người nào anh em từ chối sự tha thứ, người đó sẽ bị từ chối tha thứ.“

Đây là sứ mạng sai đi của Giáo Hội dưới sự bảo trợ của Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là
nguồn phù trợ: mang tin mừng cho mọi người, niềm vui mừng của tình yêu lòng thương xót Chúa. „ Để anh em tin rằng , Chúa Giêsu Kitô là, Đấng cứu thế, là Con của Thiên Chúa và để anh em tin mà có được sự sống nhờ danh tên của người. „( Ga 20,31)

Angelus Regina coeli, Chúa nhật 11.04.2010

2. Thiên Thần Chúa phục sinh

„Thiên Thần Chúa Phục sinh còn có thêm ý nghĩa nữa. Khi nói về Thiên Thần không chỉ là những tạo dựng thiêng liêng của Thiên Chúa, với mức độ khả năng thông minh, khả năng ý chí lòng muốn, là Sứ gỉa cùng người phục vụ của Thiên Chúa, nhưng đây là một danh hiệu cổ xưa nhất, mà Chúa Giêsu cũng tự mang cho mình. Điều này chúng ta tìm đọc thấy nơi Tertuliano, một người viết về lịch sử Giáo Hội từ thời xa xưa vào thế kỷ thứ 3. „ Ngài ( Chúa Giêsu) đã có tên là Thiên Thần của phán quyết cao cả. Danh hiệu này mang ý nghĩa là vị Sứ gỉa, một phận vụ chức vị chứ không là một bản thể…“ Như thế, Chúa Giêsu Kitô , Con Thiên Chúa cũng là Thiên Thần của Thiên Chúa, của Đức Chúa Cha. Ngài là vị sứ gỉa của tình yêu.

Chúa Giêsu phục sinh nói với các Môn đệ: Như Chúa Cha đã sai Thầy thế nào, Thầy cũng sai an hem như vậy. ( Ga 20,21), va Ngài hà hơi thổi Chúa Thánh Thần cho họ.. Điều này có nghĩa: Như Chúa Giêsu , người loan báo tình yêu của Thiên Chúa, của Đuúc Chua Cha, chúng ta cũng phải là người loan báo tình yêu của Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta là những sứ gỉa cho sự sống lại của Người, cho sự chiến thắng của Người trên sự dữ tội lỗi cùng trên sự chết, người mang tình yêu thần thánh của Ngài.

Thật vậy, theo căn bản thiên nhiên chúng ta đàn ông , phụ nữ đã nhận lãnh sứ mạng sai đi là Thiên Thần, sứ gỉa của Chúa Kitô, từ ngày chịu bí tích Rửa tội và Thêm sức.

Angelus Regina coeli, Thứ hai Phục sinh 05.04.2010

3. Chúa Giêsu hy vọng của tôi

„ Mỗi Kitô hữu sống lại kinh nghiệm của Maria Mađalêna. Một kinh nghiệm liên quan đến một cuộc gặp gỡ thay đổi hẳn cuộc đời của chúng ta, đó là cuộc gặp gỡ với một Con Người duy nhất đã cho chúng ta cảm nghiệm được tất cả sự tốt lành của Thiên Chúa và sự thật, Người giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi không phải một cách hời hợt, thoáng qua, nhưng giải phóng triệt để chúng ta, chữa lành chúng ta hoàn toàn và khôi phục phẩm giá của chúng ta.

Đó là lý do tại sao Maria Mađalêna gọi Chúa Giêsu là "hy vọng của tôi": Ngài là Đấng làm cho cô được tái sinh, là Đấng ban cho cô một tương lai mới, một cuộc sống tốt lành và tự do khỏi mọi xiềng xích tội lỗi. "Chúa Kitô, hy vọng của tôi" có nghĩa là tất cả khao khát của tôi cho điều thiện hảo tìm thấy ở nơi Ngài một khả năng đạt đến viên mãn thực sự, với Ngài tôi có thể hy vọng cho một cuộc sống tốt đẹp, viên mãn và vĩnh cửu, vì Thiên Chúa đã xích lại gần chúng ta, thậm chí chia sẻ thân phận con người của chúng ta .“

Thông điệp Urbi et orbi, Chúa nhật phục sinh 8.4.2012

4. Ngôi mộ trống

„ Thánh Phaolô trong các thư viết để lại khi nói về Chúa Giêsu sống lại không đề cập đến ngôi mộ trống của Ngài như bằng chứng, những như là điều kiện phải có. Cả bốn Thánh sử Phúc âm đều tường thuật tin sống lại của Chúa Giêsu Kitô cùng với biến cố ngôi mộ trống.

Theo tôi, ý nghĩa đạo đức thần học về ngôi mộ trống được cắt nghĩa nói đến ở đoạn bài giảng của Thánh Phero vào ngày lễ Ngũ Tuần trước đám đông dân chúng lần tụ tập về mừng lễ. Thánh Phero đã không dùng lời lẽ suy tư của riêng mình để nhấn mạnh nói lên ý nghĩa sống lại của Chúa Giêsu và ngôi mô trống. Nhưng Ông đã trích dẫn lời Kinh Thánh trong Thánh Vịnh 16,9-11: „ Bởi thế tâm hồn con mừng rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng.Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty, cũng không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát.Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống, và cho con được vui sướng tràn trề khi ở trước Thánh Nhan.“ ( CV 2,26-28)…

Theo đó người cầu nguyện trong lời Thánh Vịnh này trong hòan cảnh bị đe dọa được Thiên Chúa gìn giữ bảo vệ trứơc sự chết, người đó được sống trong sự an tòan bảo đảm sẽ không phải nhìn thấy nấm mồ. Thánh Phero dẫn chứng đọan Thánh Vịnh này trong ý nghĩa: người cầu nguyện trong Thánh Vịnh không phải nằm mãi trong nấm mồ, thân xác sẽ không bị tan rã…..

Thánh Phero cho rằng người cầu nguyện đây là Vua thánh Davit. Vị Vua này đã chết, được chôn mai táng trong nấm mồ và còn nằm đó cho tới ngày hôm nay ( Cv 2,29). Ngôi mộ của Ông còn đó. Vua Davit đã không được như lòng mong ước.

Trái lại nơi Chúa Giêsu Kitô thì khác, lời hứa đã được thực hiện: „Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty, cũng không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát.“

Thân xác không bị tan rã tiêu tan là định nghĩa về sự sống lại.

Sự tan rã tiêu tan của thân xác là sự quyết định dứt khoát về sự chết, nói lên người xưa kia sinh sống trên trần gian không còn sống nữa với hình hài thân xác.

Theo cách thức nhìn như thế, Giáo Hội thời xa xưa có căn bản tin rằng thân xác Chúa Giêsu không bị tan rã tiêu ra. Ngài không còn nằm mãi trong cõi chết. Qua Ngài sự sống đã chiến thắng tiêu diệt sự chết.

Các Thánh Gíao Phụ của Giáo Hội cũng đồng ý với ý kiến suy tư của Giáo Hội thời ban đầu về sự sống lại và ý nghĩa ngôi mộ trống của Chúa Giêsu dựa trên lời Thánh Vịnh 16: thân xác Chúa Giêsu không bị rơi vào số phận bị tan rã tiêu tan. Trong ý nghĩa đó ngôi mộ trống như là một phần tin mừng loan báo sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô là một sự kiện chặt chẽ theo sát với lời Kinh Thánh.

Có suy tư thần học cho rằng, sự tan rã của thân xác và sự sống lại của Chúa Giêsu đi liền ăn khớp với nhau, nhưng lại có sự trái ngược theo với cách nhìn của Kinh Thánh.

Nhưng tin loan báo sự sống lại cũng không thể nào hiểu được, gỉa như khi thân xác của Chúa Giêsu Kitô vẫn còn nằm trong ngôi mộ!“

Joseph Ratzinger Benedickt XVI. JESUS von Nazareth I I., Herder 2011, trang 280-281

 
Bài Giáo Lý của ĐTC Bênêđictô XVI về Chúa Phục Sinh 2012
Phaolô Phạm Xuân Khôi
13:26 14/04/2012
“Ngày nay cũng thế, Đấng Phục Sinh cũng vào trong nhà và trong tâm hồn chúng ta, mặc dù đôi khi những cánh cửa bị đóng lại. Người đi vào để ban niềm vui và sự bình an, sự sống và hy vọng.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý về Chúa Phục Sinh của ĐTC Bênêđictô XVI ban hành trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư 11 tháng 4 năm 2012 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Bài này được dịch từ bản tiếng Pháp trên trang web Tòa Thánh Vatican.

* * * * *


Anh chị em thân mến,

Sau những cuộc cử hảnh long trọng Lễ Phục Sinh, cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay được thấm đậm niềm vui tinh thần, ngay cả khi bầu trời ảm đạm, chúng ta mang trong lòng mình niềm vui Phục Sinh, niềm xác tín về sự Sống Lại của Đức Kitô, Đấng đã dứt khoát chiến thắng tử thần. Trước hết tôi xin nhắc lại với từng người trong anh chị em lời chúc mừng Phục Sinh chân tình của tôi: nguyện chúc trong mọi nhà và trong mọi tâm hồn được nghe lời loan báo vui mừng về việc Phục Sinh của Đức Kitô, để niềm hy vọng được hồi sinh.

Trong bài giáo lý này, tôi muốn chỉ cho anh chị em thấy sự biến đổi mà lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu đã đem lại cho các môn đệ. Chúng ta hãy hãy bắt đầu bằng buổi chiều ngày Phục Sinh. Các môn đệ ở trong nhà đóng kín cửa vì sợ người Do Thái (x. Ga 20:19). Sự sợ hãi làm se thắt con tim và ngăn cản không cho nó đến với tha nhân, với sự sống. Thầy không còn ở đó nữa. Hồi tưởng về cuộc Khổ Nạn của Người làm tăng thêm sự bất an. Nhưng Chúa Giêsu quan tâm đến những kẻ thuộc về Người và sắp sửa làm tròn lời hứa mà Người đã nhắc đến trong Bữa Tiệc Ly: “Thầy sẽ không để các con mồ côi. Thầy đến cùng các con.” (Ga 14:18) và Người cũng nói lời ấy với chúng ta, ngay cả trong những lúc đen tối: “Thầy sẽ không để các con mồ côi.” Tình trạng lo âu này của các môn đệ thay đổi một cách hoàn toàn với sự xuất hiện của Chúa Giêsu. Người đã vào trong [nhà] mặc dù các cửa đóng kín, Người đứng giữa các ông và ban cho các ông sự bình an được đảm bảo: “Bình an cho các con!” (Ga 20:19b). Đó là một lời chào thông thường nhưng giờ đây có một ý nghĩa mới, bởi vì nó tạo ra một sự thay đổi nội tâm; đó là lời chào Phục Sinh, làm cho các môn đệ thắng vượt mọi sợ hãi. Sự bình an mà Chúa Giêsu mang lại là hồng ân cứu độ mà Người đã hứa trong những bài huấn từ giã biệt của Người: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian cho các con. Ðừng để cho lòng các con lo âu, hay sợ hãi.” (Ga 14, 27). Trong ngày Phục Sinh này, Người đã bình an tràn đầy và nó sẽ trở thành nguồn an vui, sự chắc chắn của chiến thắng, và an ninh cho cộng đồng trong sự nâng đỡ của Thiên Chúa. Người cũng nói với chúng ta “Đừng hoảng hốt và sợ hãi” (x. Ga 14:1).

Sau lời chào này, Chúa Giêsu cho các môn đệ thấy những vết thương ở bàn tay và cạnh sườn Người (x. Ga 20:20), là những dấu hiệu của những gì đã xảy ra và sẽ không bao giờ bị xóa mờ nữa: nhân tính vinh quang của Người đang “bị thương tích”. Cử chỉ này có ý xác nhận thực tại mới của sự Phục Sinh: Đức Kitô, Đấng đang hiện diện giữa chúng ta là một người thật, là cùng một Chúa Giêsu, Đấng mà ba ngày trước đó đã bị đóng đinh vào thập giá. Và chính vì thế, trong ánh sáng chói lọi của Phục Sinh, trong cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh, các môn đệ hiểu được ý nghĩa cứu độ của Cuộc Khổ Nạn và Cái Chết của Người. Vì vậy, các ông đi từ buồn rầu và sợ hãi đến niềm vui trọn vẹn. Sự buồn rầu và chính các thương tích trở thành một nguồn vui. Niềm vui được sinh ra trong tâm hồn của các ông “khi các ông được thấy Chúa” (Ga 20:20). Người nói với các ông một lần nữa, “Bình an cho các con!” (c. 21). Giờ đây lời này rõ ràng không chỉ còn là một chào thông thường nữa. Nó là một hồng ân, hồng ân mà Đấng Phục Sinh muốn ban cho các bạn hữu của Người, và nó đồng thời cũng là một mệnh lệnh: sự bình an này mà Đức Kitô chiếm được nhờ Máu Người, được dành cho các ông, nhưng cũng cho tất cả mọi người, và các môn đệ sẽ phải mang nó đến cho toàn thế giới. Thật vậy, Người nói thêm: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con.” (ibid.). Chúa Giêsu Phục Sinh đã trở lại giữa các môn đệ của Người để sai các ông đi. Người đã hoàn tất công trình của Người trên thế gian, và giờ đây đến lượt các ông đi truyền bá đức tin trong các tâm hồn, ngõ hầu người ta biết đến và yêu mến Đức Chúa Cha, cùng quy tụ tất cả con cái tản mác của Ngài ở khắp nơi về. Nhưng Chúa Giêsu biết rằng giữa những kẻ thuộc về Người, luôn luôn vẫn còn rất nhiều sợ hãi. Đó là lý do tại sao Người làm cử chỉ thổi hơi vào các ông và tái sinh các ông trong Thánh Thần (x. Ga 20:22), cử chỉ này là một dấu chỉ của việc tạo dựng mới. Thực ra, với hồng ân Thánh Thần đến từ Đức Kitô Phục Sinh, một thế giới mới được bắt đầu. Với việc sai các môn đệ đi truyền giáo, khai trương con đường vào thế gian của dân giao ước mới, một dân tin vào Người và công trình cứu độ của Người, một dân làm chứng cho sự thật của việc Phục Sinh của Người. Sự mới mẻ của một cuộc sống không chết, được lễ Phục Sinh mang lại, phải được loan truyền khắp nơi, ngõ hầu các gai góc của tội lỗi đang làm tổn thương các tâm hồn con người nhường chỗ cho hạt giống ân sủng của sự hiện diện và tình yêu của Thiên Chúa là Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết.

Các bạn thân mến, ngày nay cũng thế, Đấng Phục Sinh cũng vào trong nhà và trong tâm hồn chúng ta, mặc dù đôi khi những cánh cửa bị đóng lại. Người đi vào để ban niềm vui và sự bình an, sự sống và hy vọng, là những hồng ân mà chúng ta cần cho việc tái sinh nhân bản và tinh thần của mình. Chỉ có Người mới có thể lay chuyển những tảng đá lấp mồ này, mà con người thường đặt trên các tình cảm, các mối liên hệ, và các cách đối xử của riêng mình, các tảng đá đánh dấu cái chết là các sự chia rẽ, hận thù, bất hòa, oán hờn, ghen tỵ, hoài nghi và thờ ơ. Chỉ có Người, Đấng Hằng Sống, mới có thể ban một ý nghĩa cho cuộc đời và làm cho người mệt mỏi và buồn rầu, mất niềm tin và không còn hy vọng tiếp tục chặng đường. Đó là kinh nghiệm mà hai môn đệ trên đường từ Giêrusalem về Emmau đã trải qua trong ngày Phục Sinh (x. Lc 24:13-35). Hai ông nói về Chúa Giêsu, nhưng khuôn mặt của hai ông “rất buồn rầu” (câu 17) bày tỏ những hy vọng đã tan tành, sự bất ổn và u sầu. Hai ông đã bỏ quê hương để theo Chúa Giêsu với các bạn hữu của hai ông, và hai ông đã khám phá ra một thực tại mới, trong đó sự tha thứ và tình yêu không còn chỉ là lời nói, nhưng là sự chạm đến cách cụ thể sự hiện hữu của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu thành Nazareth đã đổi mới mọi sự, đã thay đổi cuộc đời của hai ông. Nhưng giờ đây Người đã chết và tất cả mọi sự hầu như chấm dứt.

Tuy nhiên, thật bất ngờ, không còn là hai người, nhưng ba người khách bộ hành. Chúa Giêsu đến gần hai môn đệ và đi với hai ông, nhưng hai ông không thể nhận ra Người. Tất nhiên hai ông đã nghe nói về việc Sống Lại của Người, thực ra, các ông nói với Người, “Thật thế, mấy người phụ nữ trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc, họ ra mộ hồi tảng sáng, và khi họ không tìm thấy thi hài của Người, họ về kể cho chúng tôi là đã thấy thiên sứ hiện ra nói rằng Người vẫn còn sống.” (câu 22 - 23). Tuy nhiên, tất cả những điều này không đủ để thuyết phục hai ông, bởi vì “chính Người thì họ đã không thấy” (câu 24). Khi đó Chúa Giêsu kiên nhẫn “bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những đoạn trong toàn thể Kinh Thánh liên quan đến Chính Người” (c. 27). Đấng Phục Sinh giải thích Thánh Kinh cho các môn đệ bằng cách ban cho các ông chìa khóa để đọc hiểu nền tảng của điều ấy, nghĩa là về chính Người và Mầu Nhiệm Phục Sinh của Người: Thánh Kinh làm chứng về Người (x. Ga 5:39-47). Ý nghĩa của mọi sự, của Lề Luật, của các lời ngôn sứ, và của các Thánh Vịnh thình lình mở ra và trở nên rõ ràng trước mắt hai ông. Chúa Giêsu đã mở tâm trí cho hai ông hiểu Thánh Kinh (x. Lc 24:45).

Trong khi đó, các ngài đã đến làng, có lẽ là nhà của một trong hai ông. Người khách lạ “làm bộ như còn đi xa hơn nữa” (c. 28), nhưng sau đó ông dừng lại vì hai ông tha thiết nài xin: “Hãy ở lại với chúng tôi” (c. 29). Chúng ta cũng thế, chúng ta phải luôn nhiệt thành lập đi lập lại cùng Chúa: “Xin ở lại với chúng con.” “Khi ngồi ăn cùng hai ông, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông.” (c. 30). Việc này hiển nhiên nhắc lại những cử chỉ mà Chúa Giêsu đã làm trong Bữa Tiệc Ly. “Sau đó, đôi mắt của hai ông mở ra và các ông nhận ra Người” (c. 31). Sự hiện diện của Chúa Giêsu, trước tiên là với lời nói, rồi với cử chỉ bẻ bánh, làm cho các môn đệ nhận ra Người và hai ông có thể cảm nhận một cách mới mẻ điều hai ông đã cảm thấy trong khi đồng hành với Người: “Tâm hồn chúng ta đã không rạo rực khi Người đàm luận với chúng ta dọc đường và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta sao?” (c. 32). Câu chuyện này cho chúng ta biết rằng có hai “nơi” đặc quyền mà ở đó chúng ta có thể gặp gỡ Đấng Phục Sinh là Đấng biến đổi cuộc đới mình: việc lắng nghe lời Chúa, trong sự hiệp thông với Đức Kitô, và việc bẻ bánh; và hai “nơi” này liên hệ sâu xa với nhau, bởi vì “Lời Chúa và Thánh Thể mật thiết gắn liền với nhau” (Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục, Verbum Domini, 54-55).

Sau cuộc gặp gỡ này, hai môn đệ “đứng dậy và trở về Giêrusalem, ở đó hai ông và gặp Nhóm Mười Một đang tụ họp với các bạn hữu. Họ nói với hai ông, ‘Chúa thật sự đã sống lại và đã hiện ra với Simon Phêrô.’” (cc. 33-34). Ở Giêrusalem, hai ông nghe thấy tin tức về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, và đến lượt hai ông, hai ông kể lại kinh nghiệm của mình, được đốt cháy với tình yêu dành cho Chúa Phục Sinh, Đấng đã mở tâm hồn hai ông để đón nhận một niềm vui bất khuất. Hai ông - như Thánh Phêrô nói – “được tái sinh trong một niềm hy vọng sống động, nhờ sự Sống Lại của Ðức Giêsu Kitô từ cõi chết” (1 Pr 1, 3). Quả thật, nhiệt tình của đức tin, tình yêu thương dành cho cộng đồng, sự cần thiết phải thông truyền tin mừng cho những người khác được tái sinh trong các ông. Thầy đã sống lại và cùng với Người tất cả sự sống được tái sinh; đối với các ông việc làm chứng cho biến cố này trở thành một điều thiết yếu mà không gì có thể cản trở được.

Các bạn thân mến, mùa Phục Sinh cho chúng ta cơ hội lý tưởng để tái khám phá ra với niềm vui và sự nhiệt tình những nguồn mạch của đức tin, sự hiện diện của Đức Kitô Phục Sinh giữa chúng ta. Điều này được thực hiện theo cùng một đường như Chúa Giêsu đã làm cho hai môn đệ làng Emmaus, qua việc tái khám phá Lời Chúa và Thánh Thể, nghĩa là cùng đi với Chúa và để cho đôi mắt mở ra đối với ý nghĩa thật sự của Thánh Kinh và sự hiện diện của Người trong việc bẻ bánh. Tột đỉnh của con đường này, từ hôm nay và sau đó, là sự hiệp thông Thánh Thể: trong sự hiệp thông này, Chúa Giêsu nuôi dưỡng chúng ta bằng Mình và Máu Người, để Người hiện diện trong cuộc đời chúng ta, để đổi mới chúng ta, để nó được sinh động bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Tóm lại, kinh nghiệm của các môn đệ mời gọi chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của lễ Phục Sinh đối với chúng ta. Hãy để Chúa Giêsu Phục Sinh gặp gỡ chúng ta! Người, Sự Sống và Sự Thật, vẫn luôn hiện diện giữa chúng ta: Người cùng đi với chúng ta để hướng dẫn cuộc đời chúng ta, để mở mắt chúng ta. Chúng ta hãy tin vào Đấng Phục Sinh, là Đấng có khả năng ban sự sống, làm cho chúng ta được tái sinh thành con cái Thiên Chúa, có khả năng tin tưởng và yêu thương. Đức tin vào Người biến đổi cuộc đời chúng ta: đức tin này là sự giải phóng khỏi sợ hãi, nó cho chúng ta một niềm hy vọng chắc chắn, nó linh hứng bằng cách làm cuộc sống có đầy ý nghĩa, ý nghĩa ấy là tình yêu của Thiên Chúa. Cảm ơn anh chị em.
 
Top Stories
Divine Mercy Sunday
Divine Mercy
10:43 14/04/2012
. Faustina is most remembered in connection with the Divine Mercy. Jesus made Faustina an apostle or secretary of his mercy. He commissioned her to tell the world that he did not want to punish the human race but rather to heal it, like a loving parent who draws a child close to his or her heart. Faustina’s mission also included begging mercy for humanity today through the new forms of devotion to the Divine Mercy that Jesus was giving to the world. These forms included such practices as veneration of the image of the Divine Mercy, celebrating the Feast of the Divine Mercy, praying the chaplet to the Divine Mercy, and prayer at the Hour of Mercy (3 pm). At the heart of the devotion is the invitation to entrust one’s life entirely to God with childlike trust, which expresses itself in fulfilling his will and to showing mercy toward one’s neighbor.

Jesus told Faustina that his mercy was available to everyone. The more one trusts in that mercy, the more mercy one will receive. We can also trust in God’s mercy for others. In particular Jesus gave her ashort prayer that could be said at the Hour of Mercy for the conversion of sinners. Faustina recorded all this in her diary, which she kept at the request of Jesus and her confessors.

According to Jesus’ wish, the Feast of Divine Mercy is celebrated on the first Sunday after Easter. On this day God is to be worshipped for his tender mercy to humanity. The readings for the liturgy on this day speak of the mercy that has been available to humanity from the beginning of the world, offered gratuitously to all. However, Jesus also wanted this day to be a day of grace for all people, especially for sinners.

Jesus attached great promises to this feast, especially that those who receive Communion on the Feast of the Divine Mercy will receive complete forgiveness of sins and punishment. Everyone may obtain any grace for the asking, if the request is compatible with God’s will. Saint Faustina recorded in her diary that Jesus told her: “I desire that the Feast of Mercy be a refuge and shelter for all souls, and especially for poor sinners. On that day the very depths of my tender mercy are open. I pour out a whole ocean of graces upon those souls who approach the fount of my mercy. The soul that will go to Confession and receive Holy Communion shall obtain complete forgiveness of sins and punishment. On that day are open all the divine floodgates through which graces flow. Let no soul fear to draw near to me, even though its sins be as scarlet.”

The Feast of Divine Mercy devotion was celebrated unofficially in many places for some years. On April 30, 2000 (Divine Mercy Sunday that year), Pope John Paul II canonized Saint Faustina and officially designated the Sunday after Easter as Divine Mercy Sunday. He also decreed that a plenary indulgence may be obtained by those who observe the Feast of Divine Mercy. Today millions of people have taken up the mission of mercy given us by Faustina. Pope John Paul II, who had brought this devotion to the greater awareness and celebration of the Church, died during the vigil of Divine Mercy Sunday in 2005. We continue to rely on Saint Faustina as a constant reminder of the message to trust in Jesus’ endless mercy, and to live mercifully toward others.
 
The future of the Church in China
Fr. Angelo S. Lazzarotto
19:59 14/04/2012
A new book by the PIME missionary looks at the dangers of schism in the Church in China today, as well as the many difficulties of the recent past like Beijing's unlawful ordinations. The book also looks at the evangelising strength of Chinese communities in China.

Milan (AsiaNews) - Fr Angelo Lazzarotto, a missionary with the Pontifical Institute for Foreign Missions (PIME) and a great expert on religion in China, has written a new book that will be released in the next few days: Quale futuro per la Chiesa in China? (What future for the Church in China?), Bologna: Emi 2012.

With the help of another PIME member, Fr Gianni Criveller, Fr Lazzarotto describes the current situation of the Chinese Church, full of evangelising life but also so stifled by China's government that it is on the brink of schism, a reference to Beijing's practice of unlawful ordinations, which includes the forced participation of bishops loyal to the pope.

Since Mao took power, the government has tried to destroy the Church (and religion in general). As an alternative, it has tried to set up Churches "independent" of the pope but at the mercy of the state.

Yet, the book's author shows how the Catholic Church has grown despite an ambiguous situation and the heavy pressures and violence it has had to endure. In it, he proposes some strategies for the future, hoping that the Chinese government might understand that when they are free, Christians are also good citizens. Nevertheless, this can occur only through unity and solidarity with the Universal Church.

Thanks to the author's kind concession, we are publishing the book's introduction (translation into English by AsiaNews).

In a recent speech, Pope Benedict XVI stressed once again the work and courage of Asian Catholics who are "called to bear a transparent witness to the importance of the question of God in every field of thought and action." This allows us "to perceive that in Asia, thanks to their faith, vast scenarios of evangelization are unfolding for the Church in the third millennium." In delivering his address to the 25th Plenary Assembly of the Pontifical Council for the Laity (24-26 November 2011), the Holy Father also said, "The immense Asian continent is home to different peoples, cultures and religions of ancient origin, yet so far the Christian message has reached only a small minority, who all too often - as Your Eminence said - practise their faith in a difficult context, sometimes even of real persecution." ( see AsiaNews, 25 November 2011).

The People's Republic of China holds a central place in this promising yet worrisome reality, not only because of the size of its territory and population, but also because of its economic and political weight, which it is bound to exert in the world.

Even though, today it does not like the title of Middle or Central Kingdom, the country's central place is assured by its ancient civilisation whose influence covers a vast area of East Asia, including its Confucian elements.

Let us not forget that at least until the middle of the last century, the Church focused its main missionary thrust on China. Today two feelings prevail. On the one hand, one senses that the dream of generations who announced the Gospel might finally come true. On the other, there is the bitter reality of a conflict that sees the Church on the brink of a schism whose consequences are unforeseeable.

This brief study, which also relies on contributions that appeared in a recent issue of the journal Ad Gentes [1], has the following order of presentation. There is a first chapter, a bit brutal, describing the grave dangers facing the Catholic Church in China. This is followed in Chapter 2, by a quick survey of past experiences of evangelisation in China. Special attention is paid to the painful "Chinese Rites Controversy" in Chapter 3 by our brother Gianni Criveller, an expert on the history of Christianity in China. Chapters 4 and 5 closely look at the dramatic events that led to the present crisis, trying to see the points on which a constructive dialogue can be built. The final chapter turns to the complex situation in this first half of 2012, stressing the huge difficulties but also vitality experienced by China's Catholic community as well as the precious contribution that comes from the solidarity of the Universal Church at such a difficult time.

By showing solidarity and helping the Church in China be itself, the country's small Catholic minority can quietly contribute to the development of the society in which it lives.

We firmly believe that the growth and witness of this minority will have positive repercussions for the entire Church, offering a credible model of action on behalf of the "New Evangelisation" that Pope Benedict XVI has urged every believer to undertake.

Milan, 29 February 2012

[1] The biannual periodical on the theology and anthropology of mission Ad Gentes (editor, Mario Menin) devoted issue n.1, volume 15 (2011) to a book titled La China e il cristianesimo (China and Christianity), edited by Gianni Criveller. In using it, the text's author will be cited using the initials A.G. and the page.

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Fr-Lazzarotto-and-the-future-of-the-Church-in-China-24501.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Biên bản Hội Nghị Thường Niên kỳ I/2012 HĐGMVN
+ĐGM Hoàng Văn Đạt
19:52 14/04/2012
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Công an cộng sản đánh trọng thương Linh mục Nguyễn Văn Bình giáo phận Hà Nội
Dòng Chúa Cứu Thế
02:05 14/04/2012
Linh mục Nguyễn Văn Bình, chánh xứ Yên Kiện, hạt Thanh Oai, giáo phận Hà Nội vừa bị đánh trọng thương lúc 7h sáng nay, ngày 14.04, cũng là ngày mà cha Bình dự định tổ chức họp mặt nhóm từ thiện Agape tại ngôi nhà cấp 4 mà cha Bình mua và đã sửa lại cho các em mồ côi và khuyết tật ở. Ngôi nhà này cũng đã bị đập phá hết từ lúc 7h sáng.

Trong lúc ngôi nhà đang bị đập phá bằng búa cầm tay bởi 200 công an, cảnh sát cơ động và dân phòng, cha Bình có đến nói chuyện với họ, thì họ dùng baton đánh tứ tung vào cha Bình. Cha đã ngất xỉu và phải đi nhà thương cấp cứu. Có khoảng 300 người dân và giáo dân chứng kiến hiện trường và họ cũng không làm gì được. Tất cả các ngã đường vào nơi ngôi nhà từ thiện bị đập phá này đều bị chốt chặn.

Trong lúc hỏi chuyện anh giáo dân đang cầm máy của cha chánh xứ Yên Kiện, anh phải liên hệ về với giáo dân tại giáo xứ, cách 5Km so với hiện trường, anh nói với một vài người ra nhà thờ kéo chuông để cho giáo dân khác biết sự việc.

Nghe báo cáo về vụ việc