Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật Phục Sinh. :Trong Ánh Sáng Phục Sinh
Lm. Vinh Sơn scj
07:41 16/04/2017
Chúa Nhật Phục Sinh. :Trong Ánh Sáng Phục Sinh
Mt 28,1-10; Ga 20,1-9
Một dòng suối mát rơi từ ngọn núi, chảy qua một đồng bằng cho đến khi chạm đến một sa mạc. Tại đây, với ánh sáng và sức nóng của mặt trới, nó chợt nhận ra nước của mình bắt đầu bốc hơi và khô dần… Dù vậy, dòng nước vẫn quyết tâm băng qua sa mạc. Nó nghe có tiếng thì thầm :
- Nếu ngươi muốn, ngươi có thể băng qua sa mạc được, bởi vì gió vẫn làm được điều đó.
Dòng suối giận dữ:
- Nhưng ta có phải là gió đâu ?
Nó thấy gợi ý của tiếng thì thầm là điều ngu xuẩn, nhưng tiếng nói vẫn tỏ ra kiên nhẫn:
- Gió sẽ mang ngươi đi. Dĩ nhiên với điều kiện là ngươi phải tan biến đi trong gió.
Dòng suối suy nghĩ miên man và vẫn chưa hiểu được tại sao mình phải tan biến đi, phải chăng phải đánh mất chính mình ? Điều gì bảo đảm được rằng khi băng qua hết sa mạc, mình sẽ tìm lại được bản thân một cách nguyên vẹn ? Đọc được ý nghĩ của nước, gió mới lên tiếng:
- Ngươi chỉ cần tin tưởng nơi ta, không còn cách nào khác nữa đâu.
Dòng suối vẫn tiếp tục giữ giọng kiêu hãnh:
- Đồng ý, nhưng ta không thể chấp nhận tan biến được.
Tiếng nói thì thầm giải thích:
- Ngươi không thể băng qua sa mạc mà vẫn giữ nguyên hình nguyên trạng được. Làm thế ngươi chẳng khác nào một con rắn xấu xí, nhưng nếu ngươi để cho gió mang ngươi đi xuyên qua sa mạc, thì bên kia sa mạc, ngươi sẽ hiện nguyên hình là một dòng suối xinh đẹp.
Dòng suối thắc mắc:
- Vẫn một dòng suối như cũ ư ?
Giọng nói giải thích:
- Dĩ nhiên, ngươi sẽ tìm gặp lại bản thân, tóm lại nếu ngươi cứ chần chừ đứng ở đây, ngươi cũng sẽ đánh mất chính mình ngươi mà thôi.
Thế là dòng suối chấp nhận biến thành hơi nước và để cho gió mang đi. Nó cùng với gió băng qua sa mạc. Và khi cả hai đến đầu ngọn núi bên kia sa mạc, gió để cho nó rơi từ từ như mưa. Không mấy chốc, dòng suối gặp lại chính nó ở đầu nguồn nước mới, đẹp hơn, trong suốt hơn… ( theo R. Veritas, Mạch nước trường sinh, tr 96-97)
Dòng suối chấp nhận tan biến trong gió nên gặp lại bản thân, nhưng trong vắt và trinh khiết hơn. Hình ảnh này gợi cho chúng ta Hạt lúa mà Chúa Giêsu nói về thân phận chính mình: lúa có được gieo vào lòng đất để thối làm một với đất, từ đó có thể ra sức sống mới sinh nhiều hoa trái. Dòng nước tưởng như là biến mất trong gió khi thành hơi, nhưng rồi sẽ thành những hạt mưa trong vắt tạo thành dòng suối trinh khiết ở bên kia vách núi… Chúa Kitô đã đi vào cái chết, nhưng không phải chết mà từ trong cõi chết Ngài đã phục sinh, Thánh Phaolo xác tín: "Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh"(1 Cr 15,1-4). Ngài Phục sinh mang sức sống mới cho cả nhân loại. Từ nay ai tin là đi vào mầu nhiệm sự chết và tiến bước trong sự sống phục sinh của Chúa Kitô, như Thánh Phêro xác tín Đức Kitô chịu chết để “kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Thiên Chúa, và ai nghe thì được sống” (x. 1 Pr 4,6). Chúa Giêsu, “tác giả của sự sống”, bằng cái chết, Ngài đã hủy diệt sức mạnh của tử thần, nghĩa là ma quỷ, và những người qua nỗi sợ của sự chết được phải khuất phục mãi mãi” (x. Ga 5,25; Mt 12,40; Rm 10,7; Ep 4,9).
Tham dự vào mầu nhiệm Chúa chết và phục sinh, con người cũng được mang sức sống mới, Thánh Phaolô so sánh thân xác trước khi phục sinh như hạt lúa gieo xuống đất. Còn thân xác sau phục sinh khác với thân xác trước phục sinh tự căn bản, giống như hạt lúa khác với cây lúa,thân xác sau phục sinh mang sức sống mới tràn ngập thần khí (x.1 Cr 15,36-38,42-44).
Mầu nhiệm Vượt Qua: chết và Phục Sinh là trung tâm điểm của cuộc sống Kitô hữu và là cao điểm của năm Phụng Vụ. Cho nên, Thánh Phaolo nói: ”Nếu Chúa Kitô đã không sống lại, thì sự rao giảng của chúng tôi trống rỗng và lòng tin của anh chị em cũng trống rỗng” (1 Cr 15,14). Cuộc sống của người Ki-tô hữu là tham gia vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô : Vượt qua cái chết đến sự sống. Thật thế, trong phép Rửa Tội, người Kitô hữu đang chết với Chúa Kitô cho tất cả những gì bất toàn, khuyến khuyết, tội lỗi làm tách ta xa Thiên Chúa, và sống lại với Đức Kitô Phục Sinh bằng con người mới.
Tin vào mầu nhiệm Chúa Phục sinh và tuyên xưng sẽ mang lại ơn cứu độ, cho nên tín hữu Kitô phải rao truyền niềm tin như Thánh Phaolô khẳng định: ”Nếu miệng bạn tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Chúa và con tim bạn tin rằng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết thì bạn sẽ được cứu rỗi” (Rm 10,9).
Mầu nhiệm Phục Sinh mời gọi chúng ta gặp gỡ với Chúa Kitô Phục Sinh và nhận biết hoạt động trao ban sự sống của Ngài trong các biến cố của cuộc sống thường ngày:
• Hãy yêu thương hơn dù tình yêu bị chối từ, hay chúng ta đang bị cám dỗ hay ghen ghét người khác.
• Hãy luôn hy vọng hơn, dù chúng ta đang tan nát thất vọng ê chề vì bị thử thách trăm chiều.
• Hãy tin mạnh, dù đức tin của chúng ta đã lung lay, đang bị cám dỗ nghi ngờ.
• Hãy nhặt lại từng mảnh vỡ trong cuộc đời mà tái thiết với tất cà sức lực khả nặng cùng tinh thần phó thác, dù chúng ta đã từng bị thất vọng, đã bi đè bẹp, làm chúng ta nhìn thấy đời là một màu đen, bóng tối khiến chúng ta sắp sửa buông xuôi, bỏ cuộc… Nhưng kìa sự sáng của Chúa Kitô đang chiếu tỏ…
Trong Chúa Phục sinh không gì có thể hủy diệt chúng ta được, dù đau khổ, ưu phiền, dù là chối bỏ, dù là tội lỗi, và ngay cả đến cái chết. Thật thế, sự Phục sinh của Đức Giêsu chia sẻ với chúng ta sức sống và quyền năng của Ngài. Chính nhờ Ngài và trong Ngài chúng ta cũng được như Ngài. Cho nên, vinh quang được chiến thắng và khát vọng được sống đời đời của người tin vào Chúa Phục sinh, không còn là một điều viển vông, nhưng trở nên hiện thực.
Đức Giêsu phục sinh đang sống và hiện diện trong thế giới chúng ta, sẵn sàng thực hiện những phép lạ của sự sống mới giữa chúng ta, qua chúng ta và cho chúng ta – nếu chúng ta tin vào Ngài.
Mong rằng như Thánh Theresa Avila, hướng đi cho cuộc sống là mở lòng cho: "ước muốn làm vinh danh Thiên Chúa và cho mầu nhiệm Phục Sinh".
Vâng,
… Ôi phục sinh như nắng nồng soi tòa
Đến hồng hoang, hồn công chính xưa xa
Thấm vào dòng Hy Bá lẫn Rôma
Đông sang Tây, ngàn sau Lễ Giao Hòa.
(NPH, Sự Chết Và Phục Sinh).
Lm. Vinh Sơn scj
Mt 28,1-10; Ga 20,1-9
Một dòng suối mát rơi từ ngọn núi, chảy qua một đồng bằng cho đến khi chạm đến một sa mạc. Tại đây, với ánh sáng và sức nóng của mặt trới, nó chợt nhận ra nước của mình bắt đầu bốc hơi và khô dần… Dù vậy, dòng nước vẫn quyết tâm băng qua sa mạc. Nó nghe có tiếng thì thầm :
- Nếu ngươi muốn, ngươi có thể băng qua sa mạc được, bởi vì gió vẫn làm được điều đó.
Dòng suối giận dữ:
- Nhưng ta có phải là gió đâu ?
Nó thấy gợi ý của tiếng thì thầm là điều ngu xuẩn, nhưng tiếng nói vẫn tỏ ra kiên nhẫn:
- Gió sẽ mang ngươi đi. Dĩ nhiên với điều kiện là ngươi phải tan biến đi trong gió.
Dòng suối suy nghĩ miên man và vẫn chưa hiểu được tại sao mình phải tan biến đi, phải chăng phải đánh mất chính mình ? Điều gì bảo đảm được rằng khi băng qua hết sa mạc, mình sẽ tìm lại được bản thân một cách nguyên vẹn ? Đọc được ý nghĩ của nước, gió mới lên tiếng:
- Ngươi chỉ cần tin tưởng nơi ta, không còn cách nào khác nữa đâu.
Dòng suối vẫn tiếp tục giữ giọng kiêu hãnh:
- Đồng ý, nhưng ta không thể chấp nhận tan biến được.
Tiếng nói thì thầm giải thích:
- Ngươi không thể băng qua sa mạc mà vẫn giữ nguyên hình nguyên trạng được. Làm thế ngươi chẳng khác nào một con rắn xấu xí, nhưng nếu ngươi để cho gió mang ngươi đi xuyên qua sa mạc, thì bên kia sa mạc, ngươi sẽ hiện nguyên hình là một dòng suối xinh đẹp.
Dòng suối thắc mắc:
- Vẫn một dòng suối như cũ ư ?
Giọng nói giải thích:
- Dĩ nhiên, ngươi sẽ tìm gặp lại bản thân, tóm lại nếu ngươi cứ chần chừ đứng ở đây, ngươi cũng sẽ đánh mất chính mình ngươi mà thôi.
Thế là dòng suối chấp nhận biến thành hơi nước và để cho gió mang đi. Nó cùng với gió băng qua sa mạc. Và khi cả hai đến đầu ngọn núi bên kia sa mạc, gió để cho nó rơi từ từ như mưa. Không mấy chốc, dòng suối gặp lại chính nó ở đầu nguồn nước mới, đẹp hơn, trong suốt hơn… ( theo R. Veritas, Mạch nước trường sinh, tr 96-97)
Dòng suối chấp nhận tan biến trong gió nên gặp lại bản thân, nhưng trong vắt và trinh khiết hơn. Hình ảnh này gợi cho chúng ta Hạt lúa mà Chúa Giêsu nói về thân phận chính mình: lúa có được gieo vào lòng đất để thối làm một với đất, từ đó có thể ra sức sống mới sinh nhiều hoa trái. Dòng nước tưởng như là biến mất trong gió khi thành hơi, nhưng rồi sẽ thành những hạt mưa trong vắt tạo thành dòng suối trinh khiết ở bên kia vách núi… Chúa Kitô đã đi vào cái chết, nhưng không phải chết mà từ trong cõi chết Ngài đã phục sinh, Thánh Phaolo xác tín: "Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh"(1 Cr 15,1-4). Ngài Phục sinh mang sức sống mới cho cả nhân loại. Từ nay ai tin là đi vào mầu nhiệm sự chết và tiến bước trong sự sống phục sinh của Chúa Kitô, như Thánh Phêro xác tín Đức Kitô chịu chết để “kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Thiên Chúa, và ai nghe thì được sống” (x. 1 Pr 4,6). Chúa Giêsu, “tác giả của sự sống”, bằng cái chết, Ngài đã hủy diệt sức mạnh của tử thần, nghĩa là ma quỷ, và những người qua nỗi sợ của sự chết được phải khuất phục mãi mãi” (x. Ga 5,25; Mt 12,40; Rm 10,7; Ep 4,9).
Tham dự vào mầu nhiệm Chúa chết và phục sinh, con người cũng được mang sức sống mới, Thánh Phaolô so sánh thân xác trước khi phục sinh như hạt lúa gieo xuống đất. Còn thân xác sau phục sinh khác với thân xác trước phục sinh tự căn bản, giống như hạt lúa khác với cây lúa,thân xác sau phục sinh mang sức sống mới tràn ngập thần khí (x.1 Cr 15,36-38,42-44).
Mầu nhiệm Vượt Qua: chết và Phục Sinh là trung tâm điểm của cuộc sống Kitô hữu và là cao điểm của năm Phụng Vụ. Cho nên, Thánh Phaolo nói: ”Nếu Chúa Kitô đã không sống lại, thì sự rao giảng của chúng tôi trống rỗng và lòng tin của anh chị em cũng trống rỗng” (1 Cr 15,14). Cuộc sống của người Ki-tô hữu là tham gia vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô : Vượt qua cái chết đến sự sống. Thật thế, trong phép Rửa Tội, người Kitô hữu đang chết với Chúa Kitô cho tất cả những gì bất toàn, khuyến khuyết, tội lỗi làm tách ta xa Thiên Chúa, và sống lại với Đức Kitô Phục Sinh bằng con người mới.
Tin vào mầu nhiệm Chúa Phục sinh và tuyên xưng sẽ mang lại ơn cứu độ, cho nên tín hữu Kitô phải rao truyền niềm tin như Thánh Phaolô khẳng định: ”Nếu miệng bạn tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Chúa và con tim bạn tin rằng Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết thì bạn sẽ được cứu rỗi” (Rm 10,9).
Mầu nhiệm Phục Sinh mời gọi chúng ta gặp gỡ với Chúa Kitô Phục Sinh và nhận biết hoạt động trao ban sự sống của Ngài trong các biến cố của cuộc sống thường ngày:
• Hãy yêu thương hơn dù tình yêu bị chối từ, hay chúng ta đang bị cám dỗ hay ghen ghét người khác.
• Hãy luôn hy vọng hơn, dù chúng ta đang tan nát thất vọng ê chề vì bị thử thách trăm chiều.
• Hãy tin mạnh, dù đức tin của chúng ta đã lung lay, đang bị cám dỗ nghi ngờ.
• Hãy nhặt lại từng mảnh vỡ trong cuộc đời mà tái thiết với tất cà sức lực khả nặng cùng tinh thần phó thác, dù chúng ta đã từng bị thất vọng, đã bi đè bẹp, làm chúng ta nhìn thấy đời là một màu đen, bóng tối khiến chúng ta sắp sửa buông xuôi, bỏ cuộc… Nhưng kìa sự sáng của Chúa Kitô đang chiếu tỏ…
Trong Chúa Phục sinh không gì có thể hủy diệt chúng ta được, dù đau khổ, ưu phiền, dù là chối bỏ, dù là tội lỗi, và ngay cả đến cái chết. Thật thế, sự Phục sinh của Đức Giêsu chia sẻ với chúng ta sức sống và quyền năng của Ngài. Chính nhờ Ngài và trong Ngài chúng ta cũng được như Ngài. Cho nên, vinh quang được chiến thắng và khát vọng được sống đời đời của người tin vào Chúa Phục sinh, không còn là một điều viển vông, nhưng trở nên hiện thực.
Đức Giêsu phục sinh đang sống và hiện diện trong thế giới chúng ta, sẵn sàng thực hiện những phép lạ của sự sống mới giữa chúng ta, qua chúng ta và cho chúng ta – nếu chúng ta tin vào Ngài.
Mong rằng như Thánh Theresa Avila, hướng đi cho cuộc sống là mở lòng cho: "ước muốn làm vinh danh Thiên Chúa và cho mầu nhiệm Phục Sinh".
Vâng,
… Ôi phục sinh như nắng nồng soi tòa
Đến hồng hoang, hồn công chính xưa xa
Thấm vào dòng Hy Bá lẫn Rôma
Đông sang Tây, ngàn sau Lễ Giao Hòa.
(NPH, Sự Chết Và Phục Sinh).
Lm. Vinh Sơn scj
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2017 của Đức Thánh Cha Phanxicô
J.B. Đặng Minh An dịch
05:29 16/04/2017
Chúc mừng Phục Sinh!
Hôm nay, trên khắp thế giới, Giáo Hội vang vọng lại một lần nữa sứ điệp đáng kinh ngạc của các môn đệ tiên khởi: “Chúa Giêsu đã sống lại! - Ngài thật sự đã sống lại, như Ngài đã phán hứa!”
Lễ Vượt Qua xưa, là lễ tưởng niệm cuộc giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự viên mãn ở đây. Qua sự Phục sinh của Ngài, Chúa Giêsu Kitô đã giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết, và đã mở ra trước mắt chúng ta con đường tiến đến sự sống đời đời.
Tất cả chúng ta, khi để cho mình bị tội lỗi làm chủ, lạc xa đường ngay nẻo chính và cuối cùng lìa đàn như con chiên bị lạc lối. Nhưng chính Thiên Chúa, Đấng chăn dắt chúng ta, đã đi tìm chúng ta. Để cứu chúng ta, Ngài tự hạ mình xuống thậm chí là chấp nhận sự chết trên cây thập giá. Hôm nay chúng ta có thể tuyên bố: “Đấng Chăn Chiên Lành đã sống lại, Người đã thí mạng sống vì chiên của mình, và sẵn lòng chịu chết vì đàn chiên của mình, alleluia” (Sách Lễ Rôma, Ca Hiệp Lễ, Chúa Nhật thứ Tư Phục Sinh).
Ở mọi thời đại, Vị Mục Tử Phục sinh đã không mệt mỏi tìm kiếm chúng ta, là những anh chị em của Người đang lang thang trong sa mạc của thế giới này. Với những dấu ấn của cuộc thương khó - là những vết thương do tình yêu thương từ bi của mình – Người lôi cuốn chúng ta đi theo Người trên con đường của Người, là con đường dẫn đến sự sống. Cả ngày hôm nay cũng vậy, Người đặt trên vai mình rất nhiều anh chị em của chúng ta bị chà đạp bởi ma quỷ và tất cả các hình thái đa dạng của nó.
Vị Mục Tử Phục sinh đi tìm tất cả những ai lạc mất trong mê cung của sự cô đơn và tình trạng bị gạt ra ngoài lề. Ngài đến để gặp họ qua những anh chị em của chúng ta, là những người đối xử với họ với lòng tôn kính và nhân ái, và giúp họ nghe được tiếng Người, một tiếng nói không thể quên được, một tiếng nói gọi họ trở về trong tình bạn với Thiên Chúa.
Ngài vác lên mình tất cả những ai là nạn nhân của những hình thức nô lệ, lao động vô nhân đạo, nạn buôn người bất hợp pháp, chế độ bóc lột và phân biệt đối xử, và những hình thức nghiện ngập nghiêm trọng. Ngài vác lên mình những trẻ em và thanh thiếu niên bị tước mất sự ngây thơ vô tư lự và bị khai thác, và những ai bị tổn thương sâu sắc bởi những hành động bạo lực xảy ra bên trong các bức tường của chính gia đình mình.
Vị Mục Tử Phục sinh đi cùng tất cả những ai buộc phải xa rời quê hương bản quán mình vì các cuộc xung đột vũ trang, các cuộc tấn công khủng bố, nạn đói và các chế độ độc tài áp bức. Bất cứ ở đâu, Người cũng giúp cho những người bị bắt buộc di cư này có thể gặp được những anh chị em mình, là những người có thể chia sẻ cơm bánh và hy vọng với họ trong cuộc hành trình.
Trong những tình huống phức tạp và thường xuyên bi thảm của thế giới ngày nay, xin Chúa Phục Sinh hướng dẫn các bước đi của tất cả những người làm việc cho công lý và hòa bình. Xin Người cho các nhà lãnh đạo các quốc gia ơn can đảm cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của các vụ xung đột và đặt một dấu chấm hết cho nạn buôn bán vũ khí.
Đặc biệt, trong những ngày này, xin Chúa nâng đỡ những nỗ lực của tất cả những ai đang tích cực tham gia vào việc mang lại ủi an và trợ giúp cho người dân Syria, là miếng mồi ngon của một cuộc chiến vẫn đang tiếp tục gieo rắc kinh hoàng và cái chết. Cuộc tấn công đê hèn gần đây nhất trên những người tị nạn đang chạy trốn chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, khiến nhiều người phải thiệt mạng và bị thương. Nguyện xin Chúa ban hòa bình cho toàn bộ vùng Trung Đông, bắt đầu từ Thánh Địa cho đến Iraq và Yemen.
Xin Đấng Chăn Chiên Lành vẫn gần gũi người dân Nam Sudan, Sudan, Somalia và Cộng hòa Dân chủ Congo, là những người phải chịu đựng các hành động thù địch liên tục, đang phải chịu thêm một nạn đói nghiêm trọng ảnh hưởng trên một số khu vực của Châu Phi.
Xin Chúa Giêsu Phục Sinh nâng đỡ những nỗ lực của tất cả những ai, đặc biệt ở Châu Mỹ La Tinh, đang dấn thân bảo đảm thiện ích chung cho các xã hội bị ghi đậm dấu bởi những căng thẳng về chính trị và xã hội, mà trong một số trường hợp đã dẫn tới bạo lực. Cầu xin cho các nhịp cầu đối thoại được xây dựng bằng cách tiếp tục chống lại tai ương tham nhũng và tìm kiếm các giải pháp khả thi và hòa bình cho những tranh chấp, cho sự tiến bộ và sự tăng cường các thể chế dân chủ trong sự tôn trọng hoàn toàn luật pháp.
Xin Đấng Chăn Chiên Lành đến phù trợ Ukraine, vẫn còn chìm đắm trong xung đột và đổ máu, để phục hồi sự hòa hợp xã hội. Xin Chúa tháp tùng mọi nỗ lực giảm bớt những đau khổ bi thảm của những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột này.
Xin Chúa Phục Sinh vẫn tiếp tục tuôn đổ ơn lành cho lục địa Châu Âu. Xin Người ban hy vọng cho những ai đang trải qua những giây phút khủng hoảng và khó khăn, cách riêng là do tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt trong giới trẻ.
Anh chị em thân mến, năm nay tất cả các tín hữu Kitô của mọi hệ phái đều mừng Lễ Phục Sinh cùng một ngày. Với chung một tiếng nói, ở khắp mọi nơi trên thế giới, chúng ta tuyên bố sứ điệp tuyệt vời này: “Chúa thật sự đã sống lại, như Ngài đã phán hứa!” Xin Chúa Giêsu, là Đấng đánh bại bóng tối của tội lỗi và sự chết, ban bình an cho những ngày này của chúng ta.
Chúc mừng Phục Sinh!
Trong thông điệp Phục Sinh, Đức Thánh Cha lên án cuộc tấn công “đê hèn” nhắm vào người tị nạn Syria
Đặng Tự Do
18:12 16/04/2017
Hơn 50 xe buýt và 20 xe cứu thương chở khoảng 5,000 cư dân Foua và Kfarya đã vào được thành phố Aleppo và được chính phủ Syria cho định cư tại làng Jibreen ở phía Nam Aleppo.
Tuy nhiên, vào hôm thứ Bẩy 15 tháng Tư, những tên khủng bố đeo bom tự sát đã tấn công vào một đoàn xe buýt chở những người tị nạn Syria đang trên đường tới Aleppo.
Ít nhất 80 trẻ em nằm trong số 126 người thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát này. Anthony Lake, giám đốc điều hành của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, nói rằng cuộc tấn công vào một đoàn xe của các thường dân này đánh dấu một “nỗi kinh hoàng mới làm tan nát con tim của bất cứ ai còn có một tấm lòng”.
Ông kêu gọi tất cả các bên tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế và “tạo điều kiện cho Liên Hiệp Quốc và các đối tác của Liên Hiệp Quốc tiếp cận an toàn và không bị cản trở để có thể giúp đỡ những người mạng sống đang bị đe dọa.”
Trong thông điệp Phục Sinh, Đức Thánh Cha đã lên án cuộc tấn công này là “đê hèn”.
Ngài nói:
“Trong những tình huống phức tạp và thường xuyên bi thảm của thế giới ngày nay, xin Chúa Phục Sinh hướng dẫn các bước đi của tất cả những người làm việc cho công lý và hòa bình. Xin Người cho các nhà lãnh đạo các quốc gia ơn can đảm cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của các vụ xung đột và đặt một dấu chấm hết cho nạn buôn bán vũ khí.
Đặc biệt, trong những ngày này, xin Chúa nâng đỡ những nỗ lực của tất cả những ai đang tích cực tham gia vào việc mang lại ủi an và trợ giúp cho người dân Syria, là miếng mồi ngon của một cuộc chiến vẫn đang tiếp tục gieo rắc kinh hoàng và cái chết. Cuộc tấn công đê hèn gần đây nhất trên những người tị nạn đang chạy trốn chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, khiến nhiều người phải thiệt mạng và bị thương. Nguyện xin Chúa ban hòa bình cho toàn bộ vùng Trung Đông, bắt đầu từ Thánh Địa cho đến Iraq và Yemen.”
Ủng hộ viên của tổng thống Nicolas Maduro tấn công Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino ngay trong thánh lễ
Đặng Tự Do
18:54 16/04/2017
Những người ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro chửi rủa và lao lên cung thánh khi Đức Hồng Y đang giảng. Anh chị em giáo dân cản trở những người này. Hai bên xô xát ngay trong nhà thờ. Nhiều người bị thương trong vụ này.
Giải thích về hành động này, chính phủ Maduro đã cáo buộc Đức Hồng Y Urosa Savino tội “kích động bạo lực bằng cách nói rằng việc bất tuân dân sự là điều hợp lý để ngăn chặn tiến trình hướng tới chế độ độc tài” tại Venezuela.
Đức Hồng Y đang giảng về mối nguy hiểm của một chính phủ ngày càng độc tài hơn khi các ủng hộ viên của Maduro làm gián đoạn thánh lễ.
Trong thông điệp đầu năm mới của mình, Đức Hồng Y Jorge Urosa Savino của tổng giáo phận Caracas than phiền tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thực phẩm và thuốc men tại Venezuela là hậu quả tai hại của “chế độ xã hội chủ nghĩa toàn trị trong đó ban cho nhà nước quyền kiểm soát hoàn toàn nền kinh tế.”
Ngài chua chát nhận xét rằng: “Chưa bao giờ chúng ta phải tìm kiếm thức ăn trong thùng rác!”
Cùng với các giám mục phụ tá, Đức Hồng Y lên tiếng kêu gọi thả các tù nhân chính trị và nuôi dưỡng một nền văn hóa bất bạo động. Ngài cầu nguyện để “người Venezuela chúng ta có thể giải quyết các xung đột một cách hòa bình.”
Đức Hồng Y Reinhard Marx than thở về tình trạng các Kitô hữu bị bách hại
Đặng Tự Do
19:14 16/04/2017
Trong bài Suy Niệm tại buổi đi Đàng Thánh Giá hôm thứ Sáu Tuần Thánh 14 tháng Tư ở Munich, Đức Hồng Y Reinhard Marx than thở về cuộc bách hại không chút suy giảm nhắm vào các tín hữu Kitô, đặc biệt là “ở nhiều quốc gia được định hình bởi Hồi giáo”.
Đức Hồng Y đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của tất cả các tôn giáo ủng hộ cho việc công nhận quyền tự do tôn giáo trên toàn thế giới.
Ngài cảnh cáo rằng: “Không thể có hòa bình giữa các tôn giáo trừ phi tất cả mọi người được phép sống đức tin và đức tin của họ được tôn trọng.”
Theo Open Doors, hơn 7,000 Kitô hữu đã bị giết vì đức tin trong năm ngoái, 2016. Đây là sự gia tăng rất mạnh từ con số 4,344 vào năm 2014 và 2,123 vào năm 2013. Ngoài ra, 2,400 nhà thờ đã bị hư hỏng hoặc bị tấn công trên toàn thế giới, gấp hai lần so với con số vào năm 2014.
Những con số này không bao gồm Bắc Triều Tiên, Iraq và Syria, nơi những con số chính xác khó có thể có được.
Tại Ai Cập, các vụ khủng bố hôm Chúa Nhật Lễ Lá đã khiến nhiều nhà thờ phải hủy bỏ một phần hay toàn bộ chương trình Tuần Thánh và Phục sinh như thường lệ.
Đức Hồng Y đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của tất cả các tôn giáo ủng hộ cho việc công nhận quyền tự do tôn giáo trên toàn thế giới.
Ngài cảnh cáo rằng: “Không thể có hòa bình giữa các tôn giáo trừ phi tất cả mọi người được phép sống đức tin và đức tin của họ được tôn trọng.”
Theo Open Doors, hơn 7,000 Kitô hữu đã bị giết vì đức tin trong năm ngoái, 2016. Đây là sự gia tăng rất mạnh từ con số 4,344 vào năm 2014 và 2,123 vào năm 2013. Ngoài ra, 2,400 nhà thờ đã bị hư hỏng hoặc bị tấn công trên toàn thế giới, gấp hai lần so với con số vào năm 2014.
Những con số này không bao gồm Bắc Triều Tiên, Iraq và Syria, nơi những con số chính xác khó có thể có được.
Tại Ai Cập, các vụ khủng bố hôm Chúa Nhật Lễ Lá đã khiến nhiều nhà thờ phải hủy bỏ một phần hay toàn bộ chương trình Tuần Thánh và Phục sinh như thường lệ.
Pakistan phát hiện và dập tắt một âm mưu tấn công các nhà thờ dịp Lễ Phục Sinh
Đặng Tự Do
19:30 16/04/2017
Một kẻ khủng bố đã bị giết trong khi một phụ nữ đã bị bắt trong cuộc hành quân. Bốn quân nhân đã bị thương trong cuộc giao tranh với bọn khủng bố.
Quân đội đã tịch thu được một số lớn lựu đạn và các áo vest chứa đầy bom tự sát.
Quân đội thường không thực hiện các hoạt động chống khủng bố, là phần việc của cảnh sát. Tuy nhiên, họ đã có những hoạt động phối hợp với cảnh sát nước này sau khi ba quân nhân bị giết tại Dera Ghazi Khan và 2 binh sĩ khác bị thương trong một cuộc giao tranh trong khu vực này.
Mùa Phục sinh năm ngoái, ít nhất 65 người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng và hơn 300 người khác bị thương trong một vụ đánh bom tự sát tại một công viên cho trẻ em ở Lahore, thủ phủ của tỉnh Punjab của Pakistan vào tối Chúa Nhật Phục sinh 27 tháng Ba, 2016.
Một số đông dân chúng, đa số là phụ nữ và trẻ em, đã có mặt tại công viên Gulshan-e-Iqbal ở Lahore khi một kẻ đánh bom tự sát cho nổ bom quấn trên người. Những người bị thiệt mạng và bị thương phần lớn là phụ nữ và trẻ em.
Số người tụ tập trong công viên ngày cuối tuần thường không có bao nhiêu người. Nhưng vì là lễ Phục Sinh, nên đông đảo các cộng đồng Kitô hữu đến đây họp nhau mừng lễ như họ vẫn làm hàng năm. Năm nay, các tín hữu Kitô Pakistan không dám mừng lễ tại địa điểm này nữa.
Lễ Vượt Qua của người Do Thái tại Giêrusalem diễn ra trôi chảy
Đặng Tự Do
21:52 16/04/2017
Neshot HaKotel, tiếng Anh gọi là Women of the Wall, nghĩa là nhóm Phụ nữ giành quyền bình đẳng tại Bức tường Than Khóc, là nhóm nữ quyền Do Thái muốn giành được quyền cầu nguyện tại Bức tường Than Khóc, hay còn gọi là Kotel, theo cách của họ bao gồm ca hát, nhảy múa, rước và đọc lớn những đoạn văn từ Torah và mặc các phẩm phục tôn giáo vẫn thường dành riêng cho nam giới.
Các giáo sĩ Do Thái tại Bức tường Than Khóc quy định rằng nam nữ không được cầu nguyện chung mà phải đứng tại các khu vực dành riêng tách biệt với nhau. Các giáo sĩ Do Thái cũng cấm không cho phụ nữ được mặc các phẩm phục tôn giáo và không được chạm đến sách Torah.
Phong trào Neshot HaKotel thường tổ chức các buổi cầu nguyện mỗi tháng một lần với các ý chỉ đặc biệt cho phụ nữ. Việc họ ca hát, nhảy múa, đọc lớn những đoạn văn từ Torah và mặc các phẩm phục tôn giáo vẫn khiến cho nhiều người Do Thái bảo thủ và cực đoan bất bình và bạo lực đã xảy ra khiến nhiều người bị thương.
Dịp Lễ Vượt Qua năm nay đã không có chuyện đáng tiếc nào ngoại trừ một vụ biểu tình dữ dội của các nhóm Do Thái cực đoan chống lại sắc lệnh mới về việc thi hành quân dịch.
Tuần Thánh tại Giêrusalem đã trôi qua với nhiều khó khăn
Đặng Tự Do
21:59 16/04/2017
Các lực lương an ninh Do Thái và các thanh niên Palestines đã giao tranh với nhau dữ dội trong suốt Tuần Thánh và cho cả đến ngày hôm nay.
Các thanh niên Palestines đã tuần hành để đòi phía Do Thái phải trả lại thi hài của những người Palestines tham gia vào các vụ tấn công bạo lực gần đây và đã bị quân Do Thái giết chết.
Cho đến nay, 37 người Do Thái và 2 du khách người Mỹ đã bị giết trong các cuộc tấn công trên đường phố kể từ tháng 10 năm 2015, khi người Palestines tổ chức những ngày cuồng nộ theo sau những tranh chấp trên Núi Đền. Ngược lại, ít nhất 242 người Palestines đã bị giết trong các cuộc tấn công này và trong các vụ tấn công trả thù của quân Do Thái.
Hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, một phụ nữ người Anh đã bị đâm trí mạng trên một chiếc xe điện khi cô đang trên đường đến tham dự buổi đi Đàng Thánh Giá diễn ra lúc 11h sáng tại nhà thờ Mộ Chúa. Giao thông đã bị tắt nghẽn trong nhiều giờ khiến nhiều du khách hành hương không thể đi dự buổi đi Đàng Thánh Giá.
Dù vậy, tại nhà thờ Mộ Chúa vẫn có rất đông các tín hữu chủ yếu là vì năm nay tất cả các hệ phái Kitô trên thế giới đều mừng lễ Phục sinh vào cùng một ngày. Trong buổi đi Đàng Thánh Giá sáng Thứ Sáu Tuần Thánh do các tu sĩ dòng Phanxicô quản thủ Thánh Địa tổ chức, bên cạnh các tín hữu Công Giáo còn có các tín hữu Chính Thống Giáo, các tín hữu thuộc Giáo Hội Armenia Tông Truyền, đặc biệt là có rất đông các tín hữu Chính Thống Giáo Coptic Ai Cập.
Phát ngôn viên cảnh sát Do Thái là ông Micky Rosenfield cho biết hàng trăm cảnh sát viên đã được bố trí tại nhà thờ Mộ Chúa để bảo vệ an ninh bên ngoài và bên trong nhà thờ Mộ Chúa để không có chuyện đáng tiếc nào xảy ra.
Trong một quyết định được Đức Thượng Phụ Shenuda III đưa ra vào năm 1980, nhằm lên án việc Israel chiếm đóng các phần đất của Palestines, các tín hữu Chính Thống Giáo Coptic bị cấm không được hành hương Giêrusalem. Lệnh cấm này được Đức Thượng Phụ Tawadros Đệ Nhị hủy bỏ vào năm 2015 và cùng năm đó chính Đức Thượng Phụ Tawadros Đệ Nhị đã hành hương sang Giêrusalem.
Theo tài liệu của Bộ Du Lịch Do Thái, năm 2014, chỉ có 4,344 người Ai Cập, có lẽ chủ yếu là người Công Giáo, đi hành hương Giêrusalem vào dịp Tuần Thánh. Con số này năm ngoái 2016 đã tăng lên đến hơn 7,000 người.
Nhân đây cũng xin được nói một điểm tế nhị là theo truyền thống các ký giả Công Giáo thường dùng từ “Đức Thượng Phụ” để chỉ nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Ai Cập – danh xưng thực sự của vị này là Giáo Hoàng. Trong Chúa Nhật Lễ Lá vừa qua, chính Đức Thánh Cha Phanxicô cũng dùng từ “Giáo Hoàng”, ngài nói “Papa Tawadros”, khi bày tỏ lời chia buồn cùng nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo Coptic sau vụ tấn công khủng bố tại Ai Cập.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đàng Thánh Giá tại Brunswick, Melbourne, Australia
Giáo xứ St. Margareth Mary's
01:00 16/04/2017
Lễ Vọng Phục Sinh tại Sydney
Diệp Hải Dung
07:31 16/04/2017
Lễ Vọng Phục Sinh tại Sydney
Tối thứ Bảy 15/04/2017 khoảng 5000 người đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown, Sydney tham dự Lễ Vọng Phục Sinh. Giờ khai mạc đoàn phụng vụ và quý Cha xuống cuối công viên với nghi thức trang trọng làm phép Lửa và nến Phục Sinh. Tất cả mọi người đều hướng về cuối công viên thinh lặng cầu nguyện và đón mừng Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa KiTô.
Xem hình
Sau đó nến Phục Sinh được rước lên lễ Đài và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là phần Phụng Vụ Lời Chúa do Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết điều hợp, mọi người đều sốt sắng hướng lên Lễ đài và giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại. Đèn trên Lễ đài và công viên đều bật sáng lên tạo bầu khí rực rỡ trong ánh sánh vinh quang của Chúa KiTô cùng với Bài Ca Mừng Vui Lên truyền thống uy nghiêm trong Đêm Vọng Phục Sinh.
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi chia sẻ Sứ điệp Alleluia Phục Sinh theo những mẫu gương của các Thánh như một Phêrô, một Phaolô các Tông Đồ các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã loan truyền sứ điệp Phục Sinh của Chúa Giêsu KiTô vào thời kỳ Giáo Hội sơ khai. Chúa KiTô mời gọi tôi loan truyền sứ điệp Phục Sinh với hai thái độ. Một là sống yêu thương, hai là đời sống phục vụ…là Chúa là Thầy còn rửa chân cho các con…thì các con cũng phải rửa chân cho nhau…
Sau bài giảng Cha Tuyên Úy Trưởng Bùi Sơn Lâm với nghi thức làm phép nước Thánh mới và rảy trên Cộng Đoàn tham dự và quý Cha Tuyên uý Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Nguyễn Như Thành cùng hiệp dâng Thánh lễ và
Truớc khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Hồng Phước Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh (Happy Easter) đến quý Cha, quý Sơ, và tất cả mọi người trong Cộng Đồng và Cha Tuyên Uý Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và chúc mừng Phục Sinh đến tất cả mọi ngưòi. Đặc biệt Cha cám ơn qúy anh chị em trong Ca đoàn KiTô Vua Giáo đoàn Lakemba và qúy Hội Đồng Mục Vụ đã giúp ích rất nhiều cho công việc tổ chức Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại công viên Paul Keating Park.
Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh.
Diệp Hải Dung
Tối thứ Bảy 15/04/2017 khoảng 5000 người đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown, Sydney tham dự Lễ Vọng Phục Sinh. Giờ khai mạc đoàn phụng vụ và quý Cha xuống cuối công viên với nghi thức trang trọng làm phép Lửa và nến Phục Sinh. Tất cả mọi người đều hướng về cuối công viên thinh lặng cầu nguyện và đón mừng Ánh Sáng Phục Sinh của Chúa KiTô.
Xem hình
Sau đó nến Phục Sinh được rước lên lễ Đài và thắp sáng cho tất cả mọi nguời, tiếp theo là phần Phụng Vụ Lời Chúa do Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết điều hợp, mọi người đều sốt sắng hướng lên Lễ đài và giơ cao ngọn Nến hân hoan mừng Chúa Sống Lại. Đèn trên Lễ đài và công viên đều bật sáng lên tạo bầu khí rực rỡ trong ánh sánh vinh quang của Chúa KiTô cùng với Bài Ca Mừng Vui Lên truyền thống uy nghiêm trong Đêm Vọng Phục Sinh.
Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi chia sẻ Sứ điệp Alleluia Phục Sinh theo những mẫu gương của các Thánh như một Phêrô, một Phaolô các Tông Đồ các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã loan truyền sứ điệp Phục Sinh của Chúa Giêsu KiTô vào thời kỳ Giáo Hội sơ khai. Chúa KiTô mời gọi tôi loan truyền sứ điệp Phục Sinh với hai thái độ. Một là sống yêu thương, hai là đời sống phục vụ…là Chúa là Thầy còn rửa chân cho các con…thì các con cũng phải rửa chân cho nhau…
Sau bài giảng Cha Tuyên Úy Trưởng Bùi Sơn Lâm với nghi thức làm phép nước Thánh mới và rảy trên Cộng Đoàn tham dự và quý Cha Tuyên uý Trưởng Bùi Sơn Lâm, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha Nguyễn Như Thành cùng hiệp dâng Thánh lễ và
Truớc khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Hồng Phước Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời chúc mừng Phục Sinh (Happy Easter) đến quý Cha, quý Sơ, và tất cả mọi người trong Cộng Đồng và Cha Tuyên Uý Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng ngỏ lời cám ơn quý Cha và chúc mừng Phục Sinh đến tất cả mọi ngưòi. Đặc biệt Cha cám ơn qúy anh chị em trong Ca đoàn KiTô Vua Giáo đoàn Lakemba và qúy Hội Đồng Mục Vụ đã giúp ích rất nhiều cho công việc tổ chức Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại công viên Paul Keating Park.
Sau đó Thánh lễ kết thúc bế mạc trong niềm hân hoan mừng Chúa Phục Sinh.
Diệp Hải Dung
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Lễ Vọng Phục Sinh 2017
Văn Minh
07:38 16/04/2017
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Lễ Vọng Phục Sinh 2017
Hòa chung cùng toàn thể Giáo Hội hoàn vũ hân hoan cử hành đêm canh thức mừng Chúa Phục sinh, vào lúc 20g00 thứ Bảy ngày 15.04.2017, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cha Gioakim Lê Hậu Hán, cùng đông đảo cộng đoàn cử hành nghi thức làm phép lửa trước sân nhà thờ. Sau đó, cộng đoàn lấy lửa từ cây nến Phục sinh thắp sáng cầm trên tay cùng cha chủ tế và 12 ông Tông đồ, các em Ban Lễ sinh tiến vào ngôi thánh đường trong niềm hân hoan chào đón của cộng đoàn giáo xứ.
xem hình
Thánh lễ trọng thể được cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán – chủ tế, cùng đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ cùng hiệp dâng.
Theo lịch phụng vụ trong đêm canh thức gồm có bốn phần chính:
- Phụng vụ Ánh sáng
- Phụng vụ Lời Chúa
- Phụng vụ Phép Rửa
- Phụng vụ Thánh Thể
Cả bốn phần trên đều nhấn mạnh đến sự sống – sự chết, ánh sáng, tối tăm, sự thánh thiện và tội lỗi của con người. Trong đêm canh thức này, Giáo Hội đã diễn tả cuộc đời Đức Kitô sống giữa nơi trần gian, chia sẻ kiếp phàm nhân cùng nhân loại chúng ta.
Chia sẻ Tin Mừng, cha xứ muốn nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, xem ra, họ là những người bị thiệt thòi và chịu nhiều đau khổ một cách âm thầm nhất. Cha Gioakim kể một câu chuyện, có một anh thanh niên kia là người sống vô thần, một hôm, anh ta tìm đến một ngôi đền thờ và gặp một vị đạo sĩ hỏi xem có vị thần nào thích hợp để anh thỉnh về nhà để thờ, vị đạo sĩ trong ngôi đền đó dẫn anh đến nơi vị thần Bát đa nói; đây là vị thần sẽ cất đi mọi đau khổ, còn đây là vị thần Sô pha sẽ giúp tránh xa mọi đau khổ. Cả hai vị thần trên anh thanh niên đó đều không chọn, khi tới căn phòng có hình Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên cây thập tự thì anh thanh niên hỏi, tại sao người này lại bị đóng đinh vào thập tự, vị đạo sĩ nói; đây là Người chấp nhận đau khổ. Nghe xong câu chuyện, anh ta chọn hình tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá, anh cho biết, cả hai tượng kia chỉ là nói xuông không có sự thật, còn hình tượng Chúa Giêsu mới là sự thật. Bởi vì, đây là con người đã hy sinh tính mạng và chấp nhận mọi đau khổ vì người mình yêu. Hôm nay, chúng ta mừng Đức Kitô sống lại từ cõi chết, xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta, hãy chiêm ngắm và mang lấy ánh sáng Phục sinh của Ngài, ánh sáng của chân lý, ánh sáng của tình thương, chúng ta hãy đưa ánh sáng đến những nơi tối tăm trong bóng đêm, đến cho những ai còn đang chìm ngập trong say mê cờ bạc, rượu chè, say sưa, đưa họ đến với ánh sáng của Tin Mừng, của tình thương và cùng nhau bước theo chân lý của Ngài.
Sau bài giảng, cộng đoàn thắp sáng cây nến cầm trên tay và cùng nhau lặp lại lời tuyên xưng đức tin khi nhận bí tích Rửa Tội. Đồng thời, cha chủ tế rảy nước thánh trên cộng đoàn.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha xứ thay mặt cộng đoàn phụng vụ ngỏ lời cảm ơn quý chức trong HĐMVGX, đại diện các ban ngành đã cùng nhau làm việc và tổ chức những Thánh lễ diễn ra trong Tuần Thánh được mọi sự tốt đẹp bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Thánh lễ được khép lại lúc 21g30, cộng đoàn lãnh nhận ơn bình an của Chúa Giêsu Phục sinh từ cha chủ tế, và ra về mang theo ánh sáng của Đức Kitô Phục sinh.
Hòa chung cùng toàn thể Giáo Hội hoàn vũ hân hoan cử hành đêm canh thức mừng Chúa Phục sinh, vào lúc 20g00 thứ Bảy ngày 15.04.2017, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cha Gioakim Lê Hậu Hán, cùng đông đảo cộng đoàn cử hành nghi thức làm phép lửa trước sân nhà thờ. Sau đó, cộng đoàn lấy lửa từ cây nến Phục sinh thắp sáng cầm trên tay cùng cha chủ tế và 12 ông Tông đồ, các em Ban Lễ sinh tiến vào ngôi thánh đường trong niềm hân hoan chào đón của cộng đoàn giáo xứ.
xem hình
Thánh lễ trọng thể được cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán – chủ tế, cùng đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ cùng hiệp dâng.
Theo lịch phụng vụ trong đêm canh thức gồm có bốn phần chính:
- Phụng vụ Ánh sáng
- Phụng vụ Lời Chúa
- Phụng vụ Phép Rửa
- Phụng vụ Thánh Thể
Cả bốn phần trên đều nhấn mạnh đến sự sống – sự chết, ánh sáng, tối tăm, sự thánh thiện và tội lỗi của con người. Trong đêm canh thức này, Giáo Hội đã diễn tả cuộc đời Đức Kitô sống giữa nơi trần gian, chia sẻ kiếp phàm nhân cùng nhân loại chúng ta.
Chia sẻ Tin Mừng, cha xứ muốn nhấn mạnh đến vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, xem ra, họ là những người bị thiệt thòi và chịu nhiều đau khổ một cách âm thầm nhất. Cha Gioakim kể một câu chuyện, có một anh thanh niên kia là người sống vô thần, một hôm, anh ta tìm đến một ngôi đền thờ và gặp một vị đạo sĩ hỏi xem có vị thần nào thích hợp để anh thỉnh về nhà để thờ, vị đạo sĩ trong ngôi đền đó dẫn anh đến nơi vị thần Bát đa nói; đây là vị thần sẽ cất đi mọi đau khổ, còn đây là vị thần Sô pha sẽ giúp tránh xa mọi đau khổ. Cả hai vị thần trên anh thanh niên đó đều không chọn, khi tới căn phòng có hình Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên cây thập tự thì anh thanh niên hỏi, tại sao người này lại bị đóng đinh vào thập tự, vị đạo sĩ nói; đây là Người chấp nhận đau khổ. Nghe xong câu chuyện, anh ta chọn hình tượng Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá, anh cho biết, cả hai tượng kia chỉ là nói xuông không có sự thật, còn hình tượng Chúa Giêsu mới là sự thật. Bởi vì, đây là con người đã hy sinh tính mạng và chấp nhận mọi đau khổ vì người mình yêu. Hôm nay, chúng ta mừng Đức Kitô sống lại từ cõi chết, xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta, hãy chiêm ngắm và mang lấy ánh sáng Phục sinh của Ngài, ánh sáng của chân lý, ánh sáng của tình thương, chúng ta hãy đưa ánh sáng đến những nơi tối tăm trong bóng đêm, đến cho những ai còn đang chìm ngập trong say mê cờ bạc, rượu chè, say sưa, đưa họ đến với ánh sáng của Tin Mừng, của tình thương và cùng nhau bước theo chân lý của Ngài.
Sau bài giảng, cộng đoàn thắp sáng cây nến cầm trên tay và cùng nhau lặp lại lời tuyên xưng đức tin khi nhận bí tích Rửa Tội. Đồng thời, cha chủ tế rảy nước thánh trên cộng đoàn.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha xứ thay mặt cộng đoàn phụng vụ ngỏ lời cảm ơn quý chức trong HĐMVGX, đại diện các ban ngành đã cùng nhau làm việc và tổ chức những Thánh lễ diễn ra trong Tuần Thánh được mọi sự tốt đẹp bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.
Thánh lễ được khép lại lúc 21g30, cộng đoàn lãnh nhận ơn bình an của Chúa Giêsu Phục sinh từ cha chủ tế, và ra về mang theo ánh sáng của Đức Kitô Phục sinh.
Tuần Thánh tại Cộng Đoàn Tam Biên nam California
Phạm Văn Ry
08:02 16/04/2017
Một chút về Tuần Thánh 2017
Thời gian trôi qua thật nhanh, chỉ thoáng chốc mà Cộng Đoàn Tam Biên đã bước vào Tuần Thánh lần thứ tư tại Giáo Xứ Chính Toà Chúa Kitô. Cùng với Giáo Hội, Tuần Thánh tại Tam Biên được bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá với khung cảnh nhà thờ đã được thay đổi từ mầu tím ăn năn thống hối sang mầu đỏ với những nhánh vạn tuế để đón Chúa vào thành, nhưng đặc biệt những sự kiện quan trọng đều nằm trong ba ngày Tam Nhật Thánh hoặc còn được biết đến là Tam Nhật Vượt Qua.
Xem hình
Thứ Năm Tuần Thánh
Giáo dân của Cộng Đoàn thực sự đã cùng sống với Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly, cùng cầu nguyện với Ngài trong vườn Giêtsimani. Một vị Thày đã rửa chân cho các môn đệ là một biến cố nổi bật nhất trong giới luật yêu thương, ngay trong bữa tiệc ly cuối cùng, chính Chúa Giêsu đã rời bàn tiệc, cởi áo ngoài, lấy khăn thắt lưng, tay bưng chậu nước đến từng người môn đệ mà rửa chân cho họ rồi lấy khăn mà lau .” ( Ga 13, 4 -5 ). Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau (Ga 13,15)
Thứ Năm là ngày Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể, một Bí Tích tình yêu mà chính Chúa đã trao và truyền cho các môn đệ của Ngài trong bữa tiệc ly: " Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn: Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con. ” Rồi Ngài cầm lấy chén rượu, cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà uống: Này là chén Máu Thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
Vì vậy, ngày Thứ Năm tuần Thánh năm nay, Cha Phó Chris Tuấn Phạm và Thày Sáu Nguyễn Khiết đã thể hiện lại nghĩa cử tình yêu mà hơn 2000 năm trước, chính Chúa Giêsu đã làm là đã rửa chân cho 12 tông đồ "Các con hãy làm việc này để nhớ đến Ta".
Thứ Sáu Tuần Thánh
"Lạy Cha, Con phó linh hồn Con trong tay Cha". (Lc 23, 46)
Bài Phúc Âm trong ngày Thứ Sáu tuần thánh đã giúp chúng ta liên tưởng đến cái chết của những người thân trong gia đình, khi phải đối diện trước một cơn bệnh hiểm nghèo, hoặc một cái chết đã gần kề.
Trong cuộc đời mỗi người trong chúng ta không ai mà không phải đối diện trước những cái chết của người thân, của bạn bè hoặc của những người quen biết trong lối xóm.
Giêsu Maria Giuse, con phó linh hồn ….. trong tay Chúa", đó là những lời trăn trối cuối cùng cho người sắp phải trở về với bụi đất vào bàn tay nhân từ của Đấng Tối Cao.
Làm sao mà không đau khổ khi Đức Mẹ đứng ngắm nhìn người con yêu dấu của mình đang phải bị nhục hình và đau đớn trên cây thập tự.
Hình ảnh một người Mẹ nhìn thấy người con đang trong cơn hấp hối, sự đau khổ tột cùng như mũi dao đâm thấu qua tim. "Mẹ đứng đó, tâm hồn tê tái sầu ….", lời hát nhẹ nhàng và thấm sâu vào tâm hồn tôi, tâm hồn mỗi người đang cảm nhận về cái chết của người con đang gần đến.
"Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha." (Lc 22, 42).
Để cùng đồng hành với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chịu chết trên thật tự giá, sau nghi thức hôn kính Thánh Giá trong nhà thờ, Cộng Đoàn Tam Biên Giáo Xứ Chính Tòa Chúa Kitô đã chuẩn bị để phục vụ khoảng trên dưới 2000 giáo dân, qua những hộp cơm chay với đầy đủ hương vị của mùa chay và sau đó, Giáo Dân đã cùng ở lại tham dự những nghi thức đóng đinh, ngắm và đọc đoạn, tháo đinh và táng xác Chúa trong mồ, rước kiệu và hôn chân Chúa.
Trong thinh lặng, giáo dân đã ra về vào lúc 12:00 giờ đêm, mang theo hình ảnh của Chúa Giêsu đã bị đóng đinh và chịu chết hơn 2000 năm trước mà suy niệm trong lòng.
Thứ Bảy Tuần Thánh
Các Bà đã thắc mắc và hỏi "Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu! "Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giê-su. Đức Giê-su nói với bà: "Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?
Đúng vậy, ngay từ sáng sớm, thứ Bảy Tuần Thánh, số lượng giáo dân lại kéo nhau đến rất nhiều gồm đủ mọi sắc dân đến hôn chân Chúa và cầu nguyện. Các Bà trong Ban Tiếp Đón, các Bà Mẹ Công Giáo, có thể gọi các Bà ấy là các Bà Mađalena đã đến thăm mồ Chúa từ sáng tinh sương. Đức tin của các Bà này mạnh mẽ lắm, các Bà đến sớm không phải là sợ mất Chúa, mà là phục vụ những giáo dân đến hôn chân Chúa với những bọc bắp rang thơm phức mừng Chúa Phục Sinh trong Vinh Quang.
Thánh Lễ Vọng Phục Sinh bắt đầu bằng phép lửa rồi phép nến Phục Sinh với Năm Dấu Thánh, trong nhà thờ đã được trang trí hoàn toàn khác hẳn, tưng bừng vui mừng đón Chúa Phục Sinh vinh hiển, Công Đoàn Tam Biên Giáo Xứ Chính Tòa Chúa Kitô, rất hãnh diện là một Cộng Đoàn lớn trong Giáo Phận Orange, đặc biệt đêm hôm nay, cộng đoàn rất vui mừng đón nhận thêm 4 gia đình sẽ hợp thức hóa trong đời sống hôn nhân cùng với 24 Quí Anh Chị vừa mới được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức.
Qua những ngày trong tuần Tam Nhật Thánh, Cộng Đoàn Tam Biên Giáo Xứ Chính Tòa Chúa Ki tô đã thực sự cùng đồng hành với Chúa trong cuộc hành trình Đức Tin, những ngày tĩnh tâm và những buổi hòa giải, đã giúp giáo dân chuẩn bị tâm hồn đi vào cuộc thương khó của Chúa Giê su trên đồi núi sọ, còn gọi là Golgotha.
Cũng trong tâm tình mừng Chúa sống lại, thay mặt cho Cộng Đoàn Tam BiênGiáo Xứ Chính Tòa Chúa Ki tô, xin kính chúc đến toàn thể Cộng Đoàn dân Chúa một Lễ Phục Sinh và một Mùa Phục Sinh đầy tràn Ân sủng và Bình an của Chúa. Allêluia.
Phục Sinh 2017
Phạm Văn Ry
Thời gian trôi qua thật nhanh, chỉ thoáng chốc mà Cộng Đoàn Tam Biên đã bước vào Tuần Thánh lần thứ tư tại Giáo Xứ Chính Toà Chúa Kitô. Cùng với Giáo Hội, Tuần Thánh tại Tam Biên được bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá với khung cảnh nhà thờ đã được thay đổi từ mầu tím ăn năn thống hối sang mầu đỏ với những nhánh vạn tuế để đón Chúa vào thành, nhưng đặc biệt những sự kiện quan trọng đều nằm trong ba ngày Tam Nhật Thánh hoặc còn được biết đến là Tam Nhật Vượt Qua.
Xem hình
Thứ Năm Tuần Thánh
Giáo dân của Cộng Đoàn thực sự đã cùng sống với Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly, cùng cầu nguyện với Ngài trong vườn Giêtsimani. Một vị Thày đã rửa chân cho các môn đệ là một biến cố nổi bật nhất trong giới luật yêu thương, ngay trong bữa tiệc ly cuối cùng, chính Chúa Giêsu đã rời bàn tiệc, cởi áo ngoài, lấy khăn thắt lưng, tay bưng chậu nước đến từng người môn đệ mà rửa chân cho họ rồi lấy khăn mà lau .” ( Ga 13, 4 -5 ). Nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau (Ga 13,15)
Thứ Năm là ngày Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể, một Bí Tích tình yêu mà chính Chúa đã trao và truyền cho các môn đệ của Ngài trong bữa tiệc ly: " Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn: Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con. ” Rồi Ngài cầm lấy chén rượu, cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ và nói: “Tất cả các con cầm lấy mà uống: Này là chén Máu Thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
Vì vậy, ngày Thứ Năm tuần Thánh năm nay, Cha Phó Chris Tuấn Phạm và Thày Sáu Nguyễn Khiết đã thể hiện lại nghĩa cử tình yêu mà hơn 2000 năm trước, chính Chúa Giêsu đã làm là đã rửa chân cho 12 tông đồ "Các con hãy làm việc này để nhớ đến Ta".
Thứ Sáu Tuần Thánh
"Lạy Cha, Con phó linh hồn Con trong tay Cha". (Lc 23, 46)
Bài Phúc Âm trong ngày Thứ Sáu tuần thánh đã giúp chúng ta liên tưởng đến cái chết của những người thân trong gia đình, khi phải đối diện trước một cơn bệnh hiểm nghèo, hoặc một cái chết đã gần kề.
Trong cuộc đời mỗi người trong chúng ta không ai mà không phải đối diện trước những cái chết của người thân, của bạn bè hoặc của những người quen biết trong lối xóm.
Giêsu Maria Giuse, con phó linh hồn ….. trong tay Chúa", đó là những lời trăn trối cuối cùng cho người sắp phải trở về với bụi đất vào bàn tay nhân từ của Đấng Tối Cao.
Làm sao mà không đau khổ khi Đức Mẹ đứng ngắm nhìn người con yêu dấu của mình đang phải bị nhục hình và đau đớn trên cây thập tự.
Hình ảnh một người Mẹ nhìn thấy người con đang trong cơn hấp hối, sự đau khổ tột cùng như mũi dao đâm thấu qua tim. "Mẹ đứng đó, tâm hồn tê tái sầu ….", lời hát nhẹ nhàng và thấm sâu vào tâm hồn tôi, tâm hồn mỗi người đang cảm nhận về cái chết của người con đang gần đến.
"Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha." (Lc 22, 42).
Để cùng đồng hành với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chịu chết trên thật tự giá, sau nghi thức hôn kính Thánh Giá trong nhà thờ, Cộng Đoàn Tam Biên Giáo Xứ Chính Tòa Chúa Kitô đã chuẩn bị để phục vụ khoảng trên dưới 2000 giáo dân, qua những hộp cơm chay với đầy đủ hương vị của mùa chay và sau đó, Giáo Dân đã cùng ở lại tham dự những nghi thức đóng đinh, ngắm và đọc đoạn, tháo đinh và táng xác Chúa trong mồ, rước kiệu và hôn chân Chúa.
Trong thinh lặng, giáo dân đã ra về vào lúc 12:00 giờ đêm, mang theo hình ảnh của Chúa Giêsu đã bị đóng đinh và chịu chết hơn 2000 năm trước mà suy niệm trong lòng.
Thứ Bảy Tuần Thánh
Các Bà đã thắc mắc và hỏi "Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu! "Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giê-su. Đức Giê-su nói với bà: "Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?
Đúng vậy, ngay từ sáng sớm, thứ Bảy Tuần Thánh, số lượng giáo dân lại kéo nhau đến rất nhiều gồm đủ mọi sắc dân đến hôn chân Chúa và cầu nguyện. Các Bà trong Ban Tiếp Đón, các Bà Mẹ Công Giáo, có thể gọi các Bà ấy là các Bà Mađalena đã đến thăm mồ Chúa từ sáng tinh sương. Đức tin của các Bà này mạnh mẽ lắm, các Bà đến sớm không phải là sợ mất Chúa, mà là phục vụ những giáo dân đến hôn chân Chúa với những bọc bắp rang thơm phức mừng Chúa Phục Sinh trong Vinh Quang.
Thánh Lễ Vọng Phục Sinh bắt đầu bằng phép lửa rồi phép nến Phục Sinh với Năm Dấu Thánh, trong nhà thờ đã được trang trí hoàn toàn khác hẳn, tưng bừng vui mừng đón Chúa Phục Sinh vinh hiển, Công Đoàn Tam Biên Giáo Xứ Chính Tòa Chúa Kitô, rất hãnh diện là một Cộng Đoàn lớn trong Giáo Phận Orange, đặc biệt đêm hôm nay, cộng đoàn rất vui mừng đón nhận thêm 4 gia đình sẽ hợp thức hóa trong đời sống hôn nhân cùng với 24 Quí Anh Chị vừa mới được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức.
Qua những ngày trong tuần Tam Nhật Thánh, Cộng Đoàn Tam Biên Giáo Xứ Chính Tòa Chúa Ki tô đã thực sự cùng đồng hành với Chúa trong cuộc hành trình Đức Tin, những ngày tĩnh tâm và những buổi hòa giải, đã giúp giáo dân chuẩn bị tâm hồn đi vào cuộc thương khó của Chúa Giê su trên đồi núi sọ, còn gọi là Golgotha.
Cũng trong tâm tình mừng Chúa sống lại, thay mặt cho Cộng Đoàn Tam BiênGiáo Xứ Chính Tòa Chúa Ki tô, xin kính chúc đến toàn thể Cộng Đoàn dân Chúa một Lễ Phục Sinh và một Mùa Phục Sinh đầy tràn Ân sủng và Bình an của Chúa. Allêluia.
Phục Sinh 2017
Phạm Văn Ry
Giáo Xứ Phước Điền Cử Hành Nghi Thức Vọng Phục Sinh 2017
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
10:17 16/04/2017
Giáo Xứ Phước Điền Cử Hành Nghi Thức Vọng Phục Sinh 2017
Sau những ngày hy sinh vất vả, cầu nguyện trong Mùa Chay và chuẩn bị các công việc để cử hành nghi thức của Tuần Thánh; Giáo Hội hân hoan vui mừng trong ngày Đức Kitô Phục sinh vinh quang. Đây chính là ngày cứu thoát, ngày Thiên Chúa chúc phúc cho dân Ngài, ngày ghi dấu cuộc vượt qua, từ cõi chết đến sự sống.
Xem Hình
Trong niềm vui đó, Tối thứ bảy, ngày 15 tháng 04 năm 2017, cha chánh xứ Stêphano Nguyễn Văn Ri đã chủ sự buổi Canh thức Phục sinh tại Thánh đường Giáo xứ Phước Điền. Tham dự có quý tu sĩ và đông đảo giáo quy tụ chật kín cả nhà thờ.
Phụng vụ đêm Vọng Phục Sinh gồm bốn phần liên kết chặt chẽ với nhau: phụng vụ Ánh Sáng, phụng vụ Lời Chúa, phụng vụ Thánh Tẩy và phụng vụ Thánh Thể.
Phụng vụ Ánh Sáng
Trong bóng tối đang bao trùm cả ngôi thánh đường, Cha chủ tế đã bắt đầu đêm Canh thức bằng nghi thức làm phép lửa mới và Nến Phục Sinh. Liền đó là cuộc rước Nến Phục Sinh từ cuối nhà thờ lên cung thánh. Mỗi khi Nến Phục Sinh đến đâu thì ánh sáng từ ngọn nến ấy lại được chuyền đi. Và cứ thế, mọi người đã trao nhau ánh sáng phục sinh ấy, để khi đoàn đồng tế cùng với Nến Phục Sinh đến trước bàn thờ thì cả nhà thờ đã được bừng sáng. Ánh sáng từ nến Phục Sinh tượng trưng cho việc Chúa Kitô đã chiến thắng bóng đêm tội lỗi. Ngay sau đó, Cha Stêphano đã công bố bài Tin Mừng Phục Sinh và tiếp theo là phần Phụng vụ Lời Chúa.
Phụng vụ Lời Chúa
Qua các bài đọc đêm nay, cộng đoàn phụng vụ được mời gọi cùng nhau suy niệm các việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm cho dân Người từ lúc tạo thiên lập địa. Trước khi bước qua các bài đọc Tân ước, kinh Vinh Danh đã được hát lên trong niềm vui và hân hoan của toàn thể cộng đoàn dân Chúa hòa quyện với tiếng trống rộn rã, tiếng pháo hoa giấy âm vang cùng với ánh sáng của pháo điện làm cho tâm hồn thêm rộn rã hơn.
Trong bài giảng, với các nhân chứng sống động từ trang Tin Mừng, Cha Stêphano giúp cộng đoàn thêm xác tín vào biến cố Phục Sinh. Cha cũng giúp cộng đoàn nhận ra ý nghĩa và giá trị của Tin Mừng Phục Sinh đối với cá nhân từng người và với toàn thể nhân loại. Và Cha cũng cho mọi người thấy rằng Chúa Giêsu đã hải chịu nhiều vất vả và đau khổ mà chúng ta đã suy nhiệm trong Tam nhật Thánh vừa qua và trong đau khổ của Chúa thì đau khổ bị bỏ rơi bởi những môn đệ của mình. Kết thúc bài giảng Cha Stêphano ước nguyện: “Xin cho niềm vui của đêm nay được tỏa lan cho mọi người. Niềm vui ấy được thấm sâu vào lòng mỗi người, để gương mặt của chúng ta lúc nào cũng tươi vui, rạng ngời.”
Phụng vụ Thánh Tẩy
Sau bài giảng là nghi thức Phụng vụ Thánh Tẩy, Cha chủ tế làm phép nước và nước ấy được rảy trên cộng đoàn để tất cả mọi người được hưởng ơn cứu độ vì: “…nước ấy rải đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi”. Tiếp theo, cộng đoàn cùng lặp lại lời hứa khi chịu phép Rửa Tội và tuyên xưng đức tin.
Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Chánh xứ đã có lời chúc mừng Phục Sinh đến toàn thể cộng đoàn.
Đêm nay, các bài thánh ca Vọng Phục Sinh, từ tiếng hát của ca đoàn Giáo xứ khi thì hùng hồn, lúc thì trầm bổng, du dương. Chính điều này đã giúp cộng đoàn thêm phần sốt sắng để sống với tâm tình của Phụng vụ. Tất cả và tất cả, đã tạo nên một bầu khí linh thiêng của Đêm Cực Thánh.
Thánh lễ khép lại vào lúc 20g00. Cộng đoàn dân Chúa ra về cùng với niềm vui: Chúa Giêsu đã chiến thắng sự chết và Người đã phục sinh để đem ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường
Sau những ngày hy sinh vất vả, cầu nguyện trong Mùa Chay và chuẩn bị các công việc để cử hành nghi thức của Tuần Thánh; Giáo Hội hân hoan vui mừng trong ngày Đức Kitô Phục sinh vinh quang. Đây chính là ngày cứu thoát, ngày Thiên Chúa chúc phúc cho dân Ngài, ngày ghi dấu cuộc vượt qua, từ cõi chết đến sự sống.
Xem Hình
Trong niềm vui đó, Tối thứ bảy, ngày 15 tháng 04 năm 2017, cha chánh xứ Stêphano Nguyễn Văn Ri đã chủ sự buổi Canh thức Phục sinh tại Thánh đường Giáo xứ Phước Điền. Tham dự có quý tu sĩ và đông đảo giáo quy tụ chật kín cả nhà thờ.
Phụng vụ đêm Vọng Phục Sinh gồm bốn phần liên kết chặt chẽ với nhau: phụng vụ Ánh Sáng, phụng vụ Lời Chúa, phụng vụ Thánh Tẩy và phụng vụ Thánh Thể.
Phụng vụ Ánh Sáng
Trong bóng tối đang bao trùm cả ngôi thánh đường, Cha chủ tế đã bắt đầu đêm Canh thức bằng nghi thức làm phép lửa mới và Nến Phục Sinh. Liền đó là cuộc rước Nến Phục Sinh từ cuối nhà thờ lên cung thánh. Mỗi khi Nến Phục Sinh đến đâu thì ánh sáng từ ngọn nến ấy lại được chuyền đi. Và cứ thế, mọi người đã trao nhau ánh sáng phục sinh ấy, để khi đoàn đồng tế cùng với Nến Phục Sinh đến trước bàn thờ thì cả nhà thờ đã được bừng sáng. Ánh sáng từ nến Phục Sinh tượng trưng cho việc Chúa Kitô đã chiến thắng bóng đêm tội lỗi. Ngay sau đó, Cha Stêphano đã công bố bài Tin Mừng Phục Sinh và tiếp theo là phần Phụng vụ Lời Chúa.
Phụng vụ Lời Chúa
Qua các bài đọc đêm nay, cộng đoàn phụng vụ được mời gọi cùng nhau suy niệm các việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm cho dân Người từ lúc tạo thiên lập địa. Trước khi bước qua các bài đọc Tân ước, kinh Vinh Danh đã được hát lên trong niềm vui và hân hoan của toàn thể cộng đoàn dân Chúa hòa quyện với tiếng trống rộn rã, tiếng pháo hoa giấy âm vang cùng với ánh sáng của pháo điện làm cho tâm hồn thêm rộn rã hơn.
Trong bài giảng, với các nhân chứng sống động từ trang Tin Mừng, Cha Stêphano giúp cộng đoàn thêm xác tín vào biến cố Phục Sinh. Cha cũng giúp cộng đoàn nhận ra ý nghĩa và giá trị của Tin Mừng Phục Sinh đối với cá nhân từng người và với toàn thể nhân loại. Và Cha cũng cho mọi người thấy rằng Chúa Giêsu đã hải chịu nhiều vất vả và đau khổ mà chúng ta đã suy nhiệm trong Tam nhật Thánh vừa qua và trong đau khổ của Chúa thì đau khổ bị bỏ rơi bởi những môn đệ của mình. Kết thúc bài giảng Cha Stêphano ước nguyện: “Xin cho niềm vui của đêm nay được tỏa lan cho mọi người. Niềm vui ấy được thấm sâu vào lòng mỗi người, để gương mặt của chúng ta lúc nào cũng tươi vui, rạng ngời.”
Phụng vụ Thánh Tẩy
Sau bài giảng là nghi thức Phụng vụ Thánh Tẩy, Cha chủ tế làm phép nước và nước ấy được rảy trên cộng đoàn để tất cả mọi người được hưởng ơn cứu độ vì: “…nước ấy rải đến những ai thì tất cả đều được cứu rỗi”. Tiếp theo, cộng đoàn cùng lặp lại lời hứa khi chịu phép Rửa Tội và tuyên xưng đức tin.
Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Chánh xứ đã có lời chúc mừng Phục Sinh đến toàn thể cộng đoàn.
Đêm nay, các bài thánh ca Vọng Phục Sinh, từ tiếng hát của ca đoàn Giáo xứ khi thì hùng hồn, lúc thì trầm bổng, du dương. Chính điều này đã giúp cộng đoàn thêm phần sốt sắng để sống với tâm tình của Phụng vụ. Tất cả và tất cả, đã tạo nên một bầu khí linh thiêng của Đêm Cực Thánh.
Thánh lễ khép lại vào lúc 20g00. Cộng đoàn dân Chúa ra về cùng với niềm vui: Chúa Giêsu đã chiến thắng sự chết và Người đã phục sinh để đem ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc – Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường
Đêm Vọng Mừng Chúa Phục Sinh 2017 Tại Giáo Xứ Lam Điền Hà Nội
Quốc Hội
10:31 16/04/2017
Đêm Vọng Mừng Chúa Phục Sinh 2017 Tại Giáo Xứ Lam Điền Hà Nội
Đêm nay, vào lúc 20h00, tại giáo xứ Lam Điền thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội đã cử hành Đêm Vọng Phục Sinh. Đặc biệt, Thánh lễ giáo xứ chào đón sáu thành viên mới gia nhập Hội Thánh, trong đó có một gia đình tân tòng.
Mở đầu là nghi thức làm phép lửa rồi tiếp đến Cha chủ tế cùng với cộng đoàn phụng vụ tiến vào trong ngôi thánh đường. Phần thứ hai là cử hành Phụng Vụ Lời Chúa đã nhắc nhớ lại cho chúng ta về công cuộc tạo dựng và diễn tiến cuộc hành trình lịch sử của dân riêng mà Ngài đã ký kết. Nổi bật hơn là bài Tin Mừng theo thánh Mát-thêu đã trình thuật lại biến cố Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra với bà Ma-ri-a Ma-da-lê-na.
Xem Hình
Trong bài chia sẻ, Cha chủ tế đã mời gọi tất cả mọi người hãy mừng vui lên, và tại sao chúng ta không thể không vui, bởi vì đêm nay Chúa Kitô ra khỏi ngục vinh thắng, đêm mà xiềng xích sự chết do Tội tổ tông gây ra bị bẻ gãy. Sự chết đó đã khiến cho bao người thất vọng, làm tiêu tán hết mọi nỗ lực của con người. Nay Con Thiên Chúa, vì yêu thương đã vâng phục, với cái giá phải trả là chết trên thập giá, để hòa giải tội nhân với Chúa, mang lại sự sống cho con người. Từ nay con người phải chết sẽ được sống, ơn làm con cái Chúa được phục hồi, sự chết sẽ không còn cơ hội để khống chế và tiêu tan những cố gắng của con người nữa. Nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được kết hiệp với Chúa Kitô, sự Phục Sinh của Người trở thành sự phục sinh của chúng ta, như lời tiên tri Ezechiel đã loan báo: “Ðây, Ta mở ra các mồ mả của các người; Ta phục sinh các người từ các mồ mả, hỡi dân ta ơi, và ta sẽ dẫn các người trở lại xứ sở của Israel” (Ed 37,12). Những lời tiên tri trên có một giá trị đặc biệt trong ngày Chúa phục sinh, bởi vì hôm nay được nên trọn lời hứa của Ðấng Tạo Hóa. Trong Thánh Lễ, Cha Antôn đã rửa tội cho sáu thành viên gia nhập Hội Thánh trong đó có một người tân tòng và sáu trẻ nhỏ.
Cuối Thánh Lễ Cha Antôn đã gửi lời chúc mừng phục sinh đến tất cả mọi thành phần dân Chúa đang hiện diện nơi đây và tặng mỗi người một quả trứng phục sinh. Thánh lễ đã diễn ra thật tốt đẹp và sốt sắng cùng với sự tham dự của đông đảo thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.
Biên tập và hình ảnh : Quốc Hội và Quang Tuyên
Đêm nay, vào lúc 20h00, tại giáo xứ Lam Điền thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội đã cử hành Đêm Vọng Phục Sinh. Đặc biệt, Thánh lễ giáo xứ chào đón sáu thành viên mới gia nhập Hội Thánh, trong đó có một gia đình tân tòng.
Mở đầu là nghi thức làm phép lửa rồi tiếp đến Cha chủ tế cùng với cộng đoàn phụng vụ tiến vào trong ngôi thánh đường. Phần thứ hai là cử hành Phụng Vụ Lời Chúa đã nhắc nhớ lại cho chúng ta về công cuộc tạo dựng và diễn tiến cuộc hành trình lịch sử của dân riêng mà Ngài đã ký kết. Nổi bật hơn là bài Tin Mừng theo thánh Mát-thêu đã trình thuật lại biến cố Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra với bà Ma-ri-a Ma-da-lê-na.
Xem Hình
Trong bài chia sẻ, Cha chủ tế đã mời gọi tất cả mọi người hãy mừng vui lên, và tại sao chúng ta không thể không vui, bởi vì đêm nay Chúa Kitô ra khỏi ngục vinh thắng, đêm mà xiềng xích sự chết do Tội tổ tông gây ra bị bẻ gãy. Sự chết đó đã khiến cho bao người thất vọng, làm tiêu tán hết mọi nỗ lực của con người. Nay Con Thiên Chúa, vì yêu thương đã vâng phục, với cái giá phải trả là chết trên thập giá, để hòa giải tội nhân với Chúa, mang lại sự sống cho con người. Từ nay con người phải chết sẽ được sống, ơn làm con cái Chúa được phục hồi, sự chết sẽ không còn cơ hội để khống chế và tiêu tan những cố gắng của con người nữa. Nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được kết hiệp với Chúa Kitô, sự Phục Sinh của Người trở thành sự phục sinh của chúng ta, như lời tiên tri Ezechiel đã loan báo: “Ðây, Ta mở ra các mồ mả của các người; Ta phục sinh các người từ các mồ mả, hỡi dân ta ơi, và ta sẽ dẫn các người trở lại xứ sở của Israel” (Ed 37,12). Những lời tiên tri trên có một giá trị đặc biệt trong ngày Chúa phục sinh, bởi vì hôm nay được nên trọn lời hứa của Ðấng Tạo Hóa. Trong Thánh Lễ, Cha Antôn đã rửa tội cho sáu thành viên gia nhập Hội Thánh trong đó có một người tân tòng và sáu trẻ nhỏ.
Cuối Thánh Lễ Cha Antôn đã gửi lời chúc mừng phục sinh đến tất cả mọi thành phần dân Chúa đang hiện diện nơi đây và tặng mỗi người một quả trứng phục sinh. Thánh lễ đã diễn ra thật tốt đẹp và sốt sắng cùng với sự tham dự của đông đảo thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.
Biên tập và hình ảnh : Quốc Hội và Quang Tuyên
Thánh Lễ Đại Triều Mừng Chúa Phục Sinh Tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam Huế
Trương Trí
11:12 16/04/2017
Thánh Lễ Đại Triều Mừng Chúa Phục Sinh Tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam Huế
Trong bầu khí hân hoan mừng Chúa Giêsu Phục sinh, sáng hôm nay tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, Cộng đoàn dân Chúa vui mừng chào đón Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đến dâng Thánh lễ Đại triều mừng Chúa Giêsu Kitô phục sinh. Giới Trẻ Phủ Cam vinh dự làm hàng rào danh dự chào mừng, Hội đồng Giáo xứ với quốc phục truyền thống, các Ban – Nghành – Đoàn thể theo từng đồng phục của mình tạo nên một sắc màu rực rỡ trong ngày đại lễ.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế, cùng đồng tế có Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng; cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh; cha Quản xứ Chính tòa Antôn Nguyễn Văn Tuyến và quí cha Hạt trưởng cùng quí cha. Cùng hiệp dâng lời tạ ơn và chúc tụng Lòng Thương xót cùng tình yêu vô bờ của Chúa có các Hội Dòng và cộng đoàn dân Chúa trong hạt Thành phố Huế. Đặc biệt 8 anh chị em Tân Tòng vừa được lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy cùng tham dự trong hàng ghế danh dự.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chào mừng và chúc Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie, cha Tổng Đại diện và quí cha, quí tu sĩ và toàn thể cộng đoàn một mùa Phục sinh an lành. Ngài cũng đã có lời mời Đức nguyên Tổng Giám mục Stephano đồng tế và chia sẻ, nhưng vì lý do sức khỏe ngài không thể đến dự được. Đức Tổng Giám mục Giuse mời gọi cộng đoàn hãy cầu nguyện cho Ngài và cũng cầu nguyện cho Giáo phận chúng ta ngày càng phát triển tốt đẹp.
Trong bài Giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ: Cuộc đời chúng ta giống như một con thuyền, kinh nghiệm cho thấy không phải lúc nào con thuyền ấy cũng thuận buồm xuôi gió. Biết bai phong ba bão táp, sóng gió, biết bao trái ngang thất bại ê chề khiến chúng ta ngã lòng, phó mặc cho dòng nước cuốn trôi.
Trong câu chuyện Tin mừng hôm nay, Maria Madalena và một số phụ nữ khác ra thăm mộ Chúa từ khi trời còn nhá nhem tối. Đối với họ, Chúa Giê su thực sự đã chết. Họ từng ngưỡng mộ và đi theo Chúa, đặt bao nhiêu kỳ vọng vào Chúa để rồi giờ đây chỉ còn lại một nấm mồ với bao thất vọng đau thương.
Khi ra đến mộ, được Thiên thần báo tin Chúa Giêsu đã sống lại, họ vừa vui mừng vừa lo sợ chạy về báo tin cho các môn đệ. Trong lúc đang buồn rầu sầu muộn, các môn đệ được tin báo lập tức tâm hồn sáng suốt như vừa được thông truyền một nguồn sinh lực mới, để rồi từ đó tất cả hăng hái lên đường đi loan báo Tin mừng Phục sinh.
Niềm tin vào Đức Giêsu Kitô phục sinh thúc đẩy chúng ta sống cao thượng, sống vui, sống đẹp, chuyên tâm làm điều thiện. Chúng ta không thể nói về Chúa Giêsu Kitô phục sinh khi chúng ta thiếu bao dung. Chúng ta không thể công bố Chúa sống lại khi chúng ta không có sức mạnh của tình yêu trong trái tim ta.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục ban Phép lành của Chúa Phục sinh cho cộng đoàn, cầu chúc cộng đoàn một mùa Phục sinh an bình trong Chúa. Ngài cũng đã chụp hình lưu niệm với anh chị em tân tòng trước Tiền đường Nhà thờ.
Trương Trí
Trong bầu khí hân hoan mừng Chúa Giêsu Phục sinh, sáng hôm nay tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam, Cộng đoàn dân Chúa vui mừng chào đón Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đến dâng Thánh lễ Đại triều mừng Chúa Giêsu Kitô phục sinh. Giới Trẻ Phủ Cam vinh dự làm hàng rào danh dự chào mừng, Hội đồng Giáo xứ với quốc phục truyền thống, các Ban – Nghành – Đoàn thể theo từng đồng phục của mình tạo nên một sắc màu rực rỡ trong ngày đại lễ.
Xem hình
Thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế, cùng đồng tế có Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng; cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh; cha Quản xứ Chính tòa Antôn Nguyễn Văn Tuyến và quí cha Hạt trưởng cùng quí cha. Cùng hiệp dâng lời tạ ơn và chúc tụng Lòng Thương xót cùng tình yêu vô bờ của Chúa có các Hội Dòng và cộng đoàn dân Chúa trong hạt Thành phố Huế. Đặc biệt 8 anh chị em Tân Tòng vừa được lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy cùng tham dự trong hàng ghế danh dự.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chào mừng và chúc Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie, cha Tổng Đại diện và quí cha, quí tu sĩ và toàn thể cộng đoàn một mùa Phục sinh an lành. Ngài cũng đã có lời mời Đức nguyên Tổng Giám mục Stephano đồng tế và chia sẻ, nhưng vì lý do sức khỏe ngài không thể đến dự được. Đức Tổng Giám mục Giuse mời gọi cộng đoàn hãy cầu nguyện cho Ngài và cũng cầu nguyện cho Giáo phận chúng ta ngày càng phát triển tốt đẹp.
Trong bài Giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ: Cuộc đời chúng ta giống như một con thuyền, kinh nghiệm cho thấy không phải lúc nào con thuyền ấy cũng thuận buồm xuôi gió. Biết bai phong ba bão táp, sóng gió, biết bao trái ngang thất bại ê chề khiến chúng ta ngã lòng, phó mặc cho dòng nước cuốn trôi.
Trong câu chuyện Tin mừng hôm nay, Maria Madalena và một số phụ nữ khác ra thăm mộ Chúa từ khi trời còn nhá nhem tối. Đối với họ, Chúa Giê su thực sự đã chết. Họ từng ngưỡng mộ và đi theo Chúa, đặt bao nhiêu kỳ vọng vào Chúa để rồi giờ đây chỉ còn lại một nấm mồ với bao thất vọng đau thương.
Khi ra đến mộ, được Thiên thần báo tin Chúa Giêsu đã sống lại, họ vừa vui mừng vừa lo sợ chạy về báo tin cho các môn đệ. Trong lúc đang buồn rầu sầu muộn, các môn đệ được tin báo lập tức tâm hồn sáng suốt như vừa được thông truyền một nguồn sinh lực mới, để rồi từ đó tất cả hăng hái lên đường đi loan báo Tin mừng Phục sinh.
Niềm tin vào Đức Giêsu Kitô phục sinh thúc đẩy chúng ta sống cao thượng, sống vui, sống đẹp, chuyên tâm làm điều thiện. Chúng ta không thể nói về Chúa Giêsu Kitô phục sinh khi chúng ta thiếu bao dung. Chúng ta không thể công bố Chúa sống lại khi chúng ta không có sức mạnh của tình yêu trong trái tim ta.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục ban Phép lành của Chúa Phục sinh cho cộng đoàn, cầu chúc cộng đoàn một mùa Phục sinh an bình trong Chúa. Ngài cũng đã chụp hình lưu niệm với anh chị em tân tòng trước Tiền đường Nhà thờ.
Trương Trí
Đêm Vọng Phục Sinh Tại Giáo Xứ Sơn Lộc
Tôma Đỗ Lộc Sơn
11:22 16/04/2017
Đêm Vọng Phục Sinh Tại Giáo Xứ Sơn Lộc
Thánh Phaolô đã từng tuyên bố: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lòng tin của anh chị em thật hão huyền, nhưng Người đã thật sự sống lại”. Chính vì thế, mà đêm nay đã có quá nhiều người tham dự Thánh lễ Vọng Phục sinh để thể hiện niềm tin của mình. Tin vào Đức Giêsu Kitô phục sinh.
Xem hình
Đã hơn 20 giờ, giờ của những giấc ngủ, vậy mà trong khuôn viên nhà thờ Sơn Lộc giờ này như trẩy hội. Từng đoàn nam thanh nữ tú, các cháu thiếu nhi, các cụ già, mọi người với vẻ mặt hân hoan tiến vào nhà thờ để tham dự Thánh lễ Vọng Phục sinh.
Thánh lễ đêm nay do cha xứ Simon Nguyễn Văn Thu chủ tế, cùng hiệp dâng có cha Giuse Đỗ Văn Thụy và cha Antôn Nguyễn Ngọc Tỉnh - Hội Thừa Sai Việt Nam. Tham dự có quý tu sĩ thuộc Dòng Phaxicô và Hội dòng Mẹ Nhân Ái cùng khoảng 1.200 giáo dân.
Đúng 8 giờ 30, đèn trong nhà thờ tắt hết, một phút yên lặng để giữ bầu khí tịch mạc cô liêu, bởi Chúa đang an nghỉ trong mồ. Cộng đoàn hướng về cuối nhà thờ nơi cha xứ Simon chủ sự nghi lễ làm phép lửa và nến Phục sinh.
Cả cộng đoàn mỗi người một cây nến cháy sáng lấy từ lửa mới trong tay. Ánh sáng là nguồn soi sáng, nguồn sống và là sự hoan lạc của mọi người. Giữa bầu trời âm u đen tối, bừng lên một ánh lửa, một tia sáng tỏa lan khắp cảnh vật đánh tan những lo sợ chết chóc, tội lỗi, mang lại sự sống và niềm vui cho mọi người. Bởi thế, đêm nay tất cả nhân loại được giải thoát đang đứng trước Thiên Chúa mình, tay giơ cao ngọn đuốc đức tin, lòng cậy và lòng mến; để dâng lên Ngài niềm tạ ơn vì được tái tạo trong Đức Kitô.
Tiếp theo là phần Phụng vụ Lời Chúa.
Trong bài giảng, cha Giuse đã chia sẻ: Mọi người đều chứng kiến Đức Giêsu chịu đóng đinh và chịu chết trên thập giá, nhưng không ai được chứng kiến giây phút Người sống lại từ cõi chết. Bởi lẽ, đó là phạm vi và quyền năng của một mình Thiên Chúa, giống như khi Ngài sáng tạo trời và đất hay khi Thánh Thần làm cho cung lòng trinh nguyên của Đức Maria cưu mang Ngôi Lời Thiên Chúa. Do đó, biến cố Phục sinh là đối tượng của lòng tin, chứ không phải là đối tượng khả giác của các giác quan. Không ai được chứng kiến, nhưng Người để lại cho chúng ta các dấu chỉ của biến cố Phục sinh.
Trước hết, đó là ngôi mộ trống.
Tiếp theo, đó là dấu chỉ “những băng vải”.
Còn một dấu chỉ nữa để nhận ra mầu nhiệm Vượt Qua, đó là Kinh Thánh. Như thánh Phaolô tuyên bố long trọng:“Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, theo lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng và ngày thứ ba đã trỗi dậy, theo lời Kinh Thánh” (1Cr 15,3-4).
Sau bài giảng, cộng đoàn đứng lên, cầm nến sáng trên tay để chuẩn bị tuyên thệ lại lời hứa khi chịu bí tích Rửa tội. Với nghi thức tuyên thệ này, Giáo Hội nhắc nhớ mỗi người tín hữu là những người đã cùng chết và cùng sống lại với Đức Kitô. Hãy hiên ngang dấn thân theo Chúa và trung thành phụng sự Người: hãy chết đi cho tội lỗi, cho ích kỉ, cho những gì làm xa Chúa, để luôn sống xứng đáng thân phận làm con Chúa và Giáo Hội.
Thánh lễ tiếp theo với phần Phụng vụ Thánh thể.
Lạy Chúa, xin cho cộng đoàn chúng con được vững mạnh trong đức tin, nhiệt thành trong đức mến, thực hiện một đời sống đạo tốt lành, thánh thiện, xin cho những ai đã qua đời được hưởng hạnh phúc trên Nước Chúa.
Tôma Đỗ Lộc Sơn – Truyền thông giáo phận
Thánh Phaolô đã từng tuyên bố: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lòng tin của anh chị em thật hão huyền, nhưng Người đã thật sự sống lại”. Chính vì thế, mà đêm nay đã có quá nhiều người tham dự Thánh lễ Vọng Phục sinh để thể hiện niềm tin của mình. Tin vào Đức Giêsu Kitô phục sinh.
Xem hình
Đã hơn 20 giờ, giờ của những giấc ngủ, vậy mà trong khuôn viên nhà thờ Sơn Lộc giờ này như trẩy hội. Từng đoàn nam thanh nữ tú, các cháu thiếu nhi, các cụ già, mọi người với vẻ mặt hân hoan tiến vào nhà thờ để tham dự Thánh lễ Vọng Phục sinh.
Thánh lễ đêm nay do cha xứ Simon Nguyễn Văn Thu chủ tế, cùng hiệp dâng có cha Giuse Đỗ Văn Thụy và cha Antôn Nguyễn Ngọc Tỉnh - Hội Thừa Sai Việt Nam. Tham dự có quý tu sĩ thuộc Dòng Phaxicô và Hội dòng Mẹ Nhân Ái cùng khoảng 1.200 giáo dân.
Đúng 8 giờ 30, đèn trong nhà thờ tắt hết, một phút yên lặng để giữ bầu khí tịch mạc cô liêu, bởi Chúa đang an nghỉ trong mồ. Cộng đoàn hướng về cuối nhà thờ nơi cha xứ Simon chủ sự nghi lễ làm phép lửa và nến Phục sinh.
Cả cộng đoàn mỗi người một cây nến cháy sáng lấy từ lửa mới trong tay. Ánh sáng là nguồn soi sáng, nguồn sống và là sự hoan lạc của mọi người. Giữa bầu trời âm u đen tối, bừng lên một ánh lửa, một tia sáng tỏa lan khắp cảnh vật đánh tan những lo sợ chết chóc, tội lỗi, mang lại sự sống và niềm vui cho mọi người. Bởi thế, đêm nay tất cả nhân loại được giải thoát đang đứng trước Thiên Chúa mình, tay giơ cao ngọn đuốc đức tin, lòng cậy và lòng mến; để dâng lên Ngài niềm tạ ơn vì được tái tạo trong Đức Kitô.
Tiếp theo là phần Phụng vụ Lời Chúa.
Trong bài giảng, cha Giuse đã chia sẻ: Mọi người đều chứng kiến Đức Giêsu chịu đóng đinh và chịu chết trên thập giá, nhưng không ai được chứng kiến giây phút Người sống lại từ cõi chết. Bởi lẽ, đó là phạm vi và quyền năng của một mình Thiên Chúa, giống như khi Ngài sáng tạo trời và đất hay khi Thánh Thần làm cho cung lòng trinh nguyên của Đức Maria cưu mang Ngôi Lời Thiên Chúa. Do đó, biến cố Phục sinh là đối tượng của lòng tin, chứ không phải là đối tượng khả giác của các giác quan. Không ai được chứng kiến, nhưng Người để lại cho chúng ta các dấu chỉ của biến cố Phục sinh.
Trước hết, đó là ngôi mộ trống.
Tiếp theo, đó là dấu chỉ “những băng vải”.
Còn một dấu chỉ nữa để nhận ra mầu nhiệm Vượt Qua, đó là Kinh Thánh. Như thánh Phaolô tuyên bố long trọng:“Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, theo lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng và ngày thứ ba đã trỗi dậy, theo lời Kinh Thánh” (1Cr 15,3-4).
Sau bài giảng, cộng đoàn đứng lên, cầm nến sáng trên tay để chuẩn bị tuyên thệ lại lời hứa khi chịu bí tích Rửa tội. Với nghi thức tuyên thệ này, Giáo Hội nhắc nhớ mỗi người tín hữu là những người đã cùng chết và cùng sống lại với Đức Kitô. Hãy hiên ngang dấn thân theo Chúa và trung thành phụng sự Người: hãy chết đi cho tội lỗi, cho ích kỉ, cho những gì làm xa Chúa, để luôn sống xứng đáng thân phận làm con Chúa và Giáo Hội.
Thánh lễ tiếp theo với phần Phụng vụ Thánh thể.
Lạy Chúa, xin cho cộng đoàn chúng con được vững mạnh trong đức tin, nhiệt thành trong đức mến, thực hiện một đời sống đạo tốt lành, thánh thiện, xin cho những ai đã qua đời được hưởng hạnh phúc trên Nước Chúa.
Tôma Đỗ Lộc Sơn – Truyền thông giáo phận
Lễ vọng Phục Sinh tại xứ Bến Sắn GP Phú Cường
Maria Nguyễn Hiếu
18:36 16/04/2017
CHRISTUS RESURREXIT! CHÚA KITÔ ĐÃ SỐNG LẠI!
Hòa cùng Giáo Hội hoàn vũ mừng Chúa sống lại, vào lúc 19 giờ 30 ngày 15/4/2017, cộng đoàn Giáo xứ Bến Sắn long trọng cử hành Thánh lễ Vọng Chúa Phục sinh tại thánh đường Thánh Tâm Giáo xứ Bến Sắn.
Thánh lễ dưới sự chủ tế của cha chánh xứ Đa Minh Nguyễn Đức Trung, đồng tế với ngài có cha phó Phanxicô Salêsiô Nguyễn Văn Cảnh, cùng với sự tham dự của rất đông bà con giáo dân trong tâm tình sốt mến nguyện kinh trước khi bắt đầu các nghi thức dẫn vào Thánh lễ.
Xem hình
Ngày lễ Vọng Phục sinh là ngày lễ quan trọng nhất đối với người theo đạo Kitô giáo, vì đây là đêm canh thức cầu nguyện tràn đầy hân hoan và hy vọng, vì Chúa đã sống lại, sự sống đã chiến thắng cái chết, ánh sáng của Người chiếu soi muôn nơi đánh bại bóng tối tử thần.
Thánh lễ được khởi đầu với nghi thức làm phép lửa và nến Phục sinh. Từ tiền đường, cha chủ tế và toàn thể cộng đoàn kiệu nến Phục sinh tiến vào bên trong thánh đường.
Sau nghi thức kiệu nến Phục sinh là phần Phụng vụ lời Chúa. Trong bài giảng lễ, cha chủ tế đã cho cộng đoàn thấy được việc Chúa Giêsu phục sinh là một sự chiến thắng hoàn toàn. Sự phục sinh của Chúa là khởi nguồn cho sự phục sinh của con người. Từ đây tội lỗi con người sẽ được tha thứ và được sống gần với Thiên Chúa hơn. Thiên Chúa đã hạ mình xuống làm người để Ngài nâng con người lên với Thiên Chúa. Cuộc chiến thắng của Ðức Giêsu kéo theo cuộc chiến thắng nơi mỗi người. Cùng với Ðức Giêsu, từng người sẽ đi vào sự sống thần linh của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Sau bài giảng là nghi thức làm phép nước và lặp lại lời hứa khi lãnh nhận bí tích Rửa tội. Thánh lễ được nối tiếp với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Cuối Thánh lễ, Cha Đa Minh đã gửi lời chúc mừng đến thầy, quý soeur, quý ban HĐGX, quý ca đoàn cùng những ân nhân và toàn thể cộng đoàn đã chung tay góp sức chuẩn bị cho ngày đại lễ được diễn ra long trọng. Cha cũng ước mong mỗi người biết biến đổi đời sống, biết siêng năng đến với Chúa hơn, để trong Mùa Phục sinh này được hưởng nhiều ơn lành của Chúa hơn.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 21 giờ 30 trong niềm hân hoan và tạ ơn.
Maria Nguyễn Hiếu - Truyền thông giáo phận
Hòa cùng Giáo Hội hoàn vũ mừng Chúa sống lại, vào lúc 19 giờ 30 ngày 15/4/2017, cộng đoàn Giáo xứ Bến Sắn long trọng cử hành Thánh lễ Vọng Chúa Phục sinh tại thánh đường Thánh Tâm Giáo xứ Bến Sắn.
Thánh lễ dưới sự chủ tế của cha chánh xứ Đa Minh Nguyễn Đức Trung, đồng tế với ngài có cha phó Phanxicô Salêsiô Nguyễn Văn Cảnh, cùng với sự tham dự của rất đông bà con giáo dân trong tâm tình sốt mến nguyện kinh trước khi bắt đầu các nghi thức dẫn vào Thánh lễ.
Xem hình
Ngày lễ Vọng Phục sinh là ngày lễ quan trọng nhất đối với người theo đạo Kitô giáo, vì đây là đêm canh thức cầu nguyện tràn đầy hân hoan và hy vọng, vì Chúa đã sống lại, sự sống đã chiến thắng cái chết, ánh sáng của Người chiếu soi muôn nơi đánh bại bóng tối tử thần.
Thánh lễ được khởi đầu với nghi thức làm phép lửa và nến Phục sinh. Từ tiền đường, cha chủ tế và toàn thể cộng đoàn kiệu nến Phục sinh tiến vào bên trong thánh đường.
Sau nghi thức kiệu nến Phục sinh là phần Phụng vụ lời Chúa. Trong bài giảng lễ, cha chủ tế đã cho cộng đoàn thấy được việc Chúa Giêsu phục sinh là một sự chiến thắng hoàn toàn. Sự phục sinh của Chúa là khởi nguồn cho sự phục sinh của con người. Từ đây tội lỗi con người sẽ được tha thứ và được sống gần với Thiên Chúa hơn. Thiên Chúa đã hạ mình xuống làm người để Ngài nâng con người lên với Thiên Chúa. Cuộc chiến thắng của Ðức Giêsu kéo theo cuộc chiến thắng nơi mỗi người. Cùng với Ðức Giêsu, từng người sẽ đi vào sự sống thần linh của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Sau bài giảng là nghi thức làm phép nước và lặp lại lời hứa khi lãnh nhận bí tích Rửa tội. Thánh lễ được nối tiếp với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Cuối Thánh lễ, Cha Đa Minh đã gửi lời chúc mừng đến thầy, quý soeur, quý ban HĐGX, quý ca đoàn cùng những ân nhân và toàn thể cộng đoàn đã chung tay góp sức chuẩn bị cho ngày đại lễ được diễn ra long trọng. Cha cũng ước mong mỗi người biết biến đổi đời sống, biết siêng năng đến với Chúa hơn, để trong Mùa Phục sinh này được hưởng nhiều ơn lành của Chúa hơn.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 21 giờ 30 trong niềm hân hoan và tạ ơn.
Maria Nguyễn Hiếu - Truyền thông giáo phận
Giáo xứ Phú Bình : Thánh lễ Chúa Nhật Phục sinh
Martino Lê Hoàng Vũ
18:55 16/04/2017
Giáo xứ Phú Bình : Thánh lễ Chúa Nhật Phục sinh
Chiều Chúa Nhật 16.4.2017,Giáo xứ Phú Bình đã long trọng mừng đại lễ Chúa Phục Sinh, lễ chính ngày với sự tham dự của đầy đủ mọi thành phần trong giáo xứ.
Xem Hình
Khởi đầu là cuộc rước vào lúc 17g, cộng đoàn đã cung nghinh Chúa Giêsu Phục sinh xung quanh nhà thờ và đi ra một vòng bờ hồ.Đoàn rước có quý cha, các em lễ sinh, quý thừa tác viên ngoại thường, và các hội đoàn đã cùng nhau suy niệm mầu nhiệm Phục sinh là Tin Mừng của sự sống, tình yêu thương. Chúng ta được mời gọi làm chứng nhân cho Tin Mừng Phục sinh qua những sinh hoạt đời thường.Các bài suy niệm giúp cho cộng đoàn ý thức hơn sứ mạng chứng nhân của mình, Đức Giêsu đã sống lại từ cõi chết, chúng ta cũng phải sống cho con người mới, không còn bị trói buộc bởi tội lỗi, những nhỏ nhen thấp hèn của lòng ích kỷ, hận thù.. phải được chôn táng nơi nấm mồ.
Kế đó, lúc 17g 30 cha chánh xứ Gioan B. Trần Văn Trí chủ tế thánh lễ mừng Chúa Phục sinh thật long trọng, cùng với cha phó Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh.Trong bài chia sẻ, cha chánh xứ nói đến hình ảnh Đức Giêsu Phục sinh là niềm hy vọng sống lại cho chúng ta.Đức Giêsu đã hiến mình chịu chết trên thập giá. Hôm nay Ngài sống lại khoải hoàn, để chúng ta biết hướng thượng. sống cho giá trị thanh sạch của Thiên Chúa, sống làm sao để xứng đáng với hồng ân mà Đức Giêsu cứu chuộc bằng giá máu, qua cung cách đối xử của chúng ta với mọi người chung quanh.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 18g 30 trong tâm tình hân hoan mừng Chúa Phục sinh của cộng đoàn giáo xứ.
Martino Lê Hoàng Vũ
Chiều Chúa Nhật 16.4.2017,Giáo xứ Phú Bình đã long trọng mừng đại lễ Chúa Phục Sinh, lễ chính ngày với sự tham dự của đầy đủ mọi thành phần trong giáo xứ.
Xem Hình
Khởi đầu là cuộc rước vào lúc 17g, cộng đoàn đã cung nghinh Chúa Giêsu Phục sinh xung quanh nhà thờ và đi ra một vòng bờ hồ.Đoàn rước có quý cha, các em lễ sinh, quý thừa tác viên ngoại thường, và các hội đoàn đã cùng nhau suy niệm mầu nhiệm Phục sinh là Tin Mừng của sự sống, tình yêu thương. Chúng ta được mời gọi làm chứng nhân cho Tin Mừng Phục sinh qua những sinh hoạt đời thường.Các bài suy niệm giúp cho cộng đoàn ý thức hơn sứ mạng chứng nhân của mình, Đức Giêsu đã sống lại từ cõi chết, chúng ta cũng phải sống cho con người mới, không còn bị trói buộc bởi tội lỗi, những nhỏ nhen thấp hèn của lòng ích kỷ, hận thù.. phải được chôn táng nơi nấm mồ.
Kế đó, lúc 17g 30 cha chánh xứ Gioan B. Trần Văn Trí chủ tế thánh lễ mừng Chúa Phục sinh thật long trọng, cùng với cha phó Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh.Trong bài chia sẻ, cha chánh xứ nói đến hình ảnh Đức Giêsu Phục sinh là niềm hy vọng sống lại cho chúng ta.Đức Giêsu đã hiến mình chịu chết trên thập giá. Hôm nay Ngài sống lại khoải hoàn, để chúng ta biết hướng thượng. sống cho giá trị thanh sạch của Thiên Chúa, sống làm sao để xứng đáng với hồng ân mà Đức Giêsu cứu chuộc bằng giá máu, qua cung cách đối xử của chúng ta với mọi người chung quanh.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 18g 30 trong tâm tình hân hoan mừng Chúa Phục sinh của cộng đoàn giáo xứ.
Martino Lê Hoàng Vũ
Chút cảm nhận từ Lễ Phục Sinh tại khu an dưỡng trại phung Qui Hòa
LM. Giuse Trương Đình Hiền
21:53 16/04/2017
NHỮNG CUỘC HẸN LÀM NÊN LỊCH SỬ !
Chút cảm nhận từ Lễ Phục Sinh tại khu an dưỡng trại phung Qui Hòa
“Về báo tin cho anh em của Thầy hẹn họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó” (Mt 28,10)
Xem Hình
Trong những ngày nầy, dân Kitô giáo đang sống lại những trang dài ký ức ; mà chủ yếu, đó là những “cuộc hẹn chờ” của Đức Kitô vừa sống lại với nhóm môn sinh. Khi thì ở Galiê, lúc ngay trên con đường quê buổi chiều vàng về làng Emmau, có khi ngay chính tại phòng Tiệc Ly, hay đột xuất với buổi bình minh trên biển hồ Tibêriat…!
Nội dung những cuộc hẹn nầy chắc không có gì quan trọng, vĩ đại như những cuộc hẹn chính trị của Tổng Thống Donald Trump với Chủ tịch Trung Cọng Tập Cận Bình mới đây tại khu nghỉ dưỡng sang trọng Mar-a-Lago Florida[1] ; và chắc chắn, sẽ không ồn ào, sắc máu, hận thù…như cuộc hẹn của cộng đồng dân cư xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức Hà Nội với đám chính quyền, công an đi thu hồi đất đai…[2]
Đó là những cuộc hẹn đầy êm ái, thân tình mà nội dung cốt yếu chắc chỉ là sự gặp gỡ, hàn huyên của Đấng mới trải qua cuộc khổ nạn ê chề, cái chết thương đau với các môn sinh cũng vừa kinh qua một đoạn đời “thất điên bát đảo” với biến cố “đóng đinh thập giá của Thầy” !
Thế nhưng, đằng sau những cuộc hẹn “chính trị” (như cuộc hẹn của Tổng Thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình) thì viễn ảnh chiến tranh đang lấp ló nơi Bắc Á, khi hạm đội tàu chiến với tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ áp sát Bắc Triều Tiên và quân đội nước nầy đang rầm rộ ra quân mà cuộc duyệt binh lớn nhất ngày kỷ niệm sinh nhật 105 Kim Nhật Thành như một trả lời đầy thách thức !
Cũng vậy, đằng sau cuộc đối mặt không chút thân thiện và hòa bình của dân Đồng Tâm và nhóm lãnh đạo mang đầy chất tham nhũng và lợi ích cá nhân, chắc chắn sẽ dẫn tới tù đày, oan khiên, chết chóc !
Trong khi đó, những cuộc hẹn của Thầy Giêsu và nhóm môn sinh nhỏ bé, nghèo nàn của Ngài lại hứa hẹn một trang sử mới, một tương lai rạng ngời cho toàn thể nhân loại. Thật vậy, đây chính là những cuộc hẹn đã làm nên lịch sử ; vì từ sau những cuộc hẹn nầy, Thánh Thần của Đấng Phục Sinh đã được ban xuống, những anh dân chài dốt nát bần hàn xứ Galilê đã tung chân đi khắp thế giới để loan Tin Mừng Phục Sinh và khai mở một trang sử mới đầy tin yêu cho toàn thể nhân loại. Một nhân loại mới được khai sinh cùng với Đấng Sống Lại để tiến bước trong niềm hy vọng về quê Trời !
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20)
Và đó lại không bao giờ chỉ là những cuộc hẹn đã mất hút trong đêm dài của quá khứ mà phải là những cuộc hẹn của hôm nay trong dòng sống hiện thực của Hội Thánh, của mỗi người Kitô hữu. Phải chăng đó chính là ý nghĩa cốt lỏi của đại lễ Phục Sinh, của niềm tin Phục Sinh, của Tin Mừng Phục Sinh mà suốt 2000 năm nay, Kitô giáo đã tin, đã truyền giảng, đã làm chứng, đã cử hành và đã sống !
Thật vậy, trong một góc nhỏ của thế giới, tại một làng phung nơi thung lũng Qui Hòa thuộc thành phố Qui Nhơn, gần như đã có một cuộc hẹn như thế dành cho những anh chị em em bệnh nhân phung tàn phế, để họ tìm thấy niềm an ủi của Đấng Phục Sinh, Đấng không bao giờ bỏ quên họ trong thân phận của những người đã từng đi qua bóng tối của sự chết vì cơn bệnh quái ác nầy !
Hy vọng cứ mỗi mùa Phục Sinh, nhiều người Kitô hữu sẽ có được những cuộc hẹn thân tình với Đức Kitô để từ đó, thế giới sẽ lui dần bóng tối, niềm tin yêu sẽ thắp sáng lên trên mọi nẻo đường, như ánh lửa nến Phục Sinh bừng lên trong đêm Vọng Phục Sinh sẽ còn cháy mãi !
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
[1] Cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên của hai lãnh đạo siêu cường đương nhiệm Mỹ và Trung Cọng vào ngày 7/4/2017 tại Florida.
[2] Vụ tranh chấp đất đai đã trở thành nghiêm trọng của đồng bào xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức hà Nội từ ngày 15/4/2017, trong đó nhiều người dân bị đánh, bị bắt; còn phía bên chính quyền, có 20 công an bị đồng bào bắt làm con tin.
Chút cảm nhận từ Lễ Phục Sinh tại khu an dưỡng trại phung Qui Hòa
“Về báo tin cho anh em của Thầy hẹn họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó” (Mt 28,10)
Xem Hình
Trong những ngày nầy, dân Kitô giáo đang sống lại những trang dài ký ức ; mà chủ yếu, đó là những “cuộc hẹn chờ” của Đức Kitô vừa sống lại với nhóm môn sinh. Khi thì ở Galiê, lúc ngay trên con đường quê buổi chiều vàng về làng Emmau, có khi ngay chính tại phòng Tiệc Ly, hay đột xuất với buổi bình minh trên biển hồ Tibêriat…!
Nội dung những cuộc hẹn nầy chắc không có gì quan trọng, vĩ đại như những cuộc hẹn chính trị của Tổng Thống Donald Trump với Chủ tịch Trung Cọng Tập Cận Bình mới đây tại khu nghỉ dưỡng sang trọng Mar-a-Lago Florida[1] ; và chắc chắn, sẽ không ồn ào, sắc máu, hận thù…như cuộc hẹn của cộng đồng dân cư xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức Hà Nội với đám chính quyền, công an đi thu hồi đất đai…[2]
Đó là những cuộc hẹn đầy êm ái, thân tình mà nội dung cốt yếu chắc chỉ là sự gặp gỡ, hàn huyên của Đấng mới trải qua cuộc khổ nạn ê chề, cái chết thương đau với các môn sinh cũng vừa kinh qua một đoạn đời “thất điên bát đảo” với biến cố “đóng đinh thập giá của Thầy” !
Thế nhưng, đằng sau những cuộc hẹn “chính trị” (như cuộc hẹn của Tổng Thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình) thì viễn ảnh chiến tranh đang lấp ló nơi Bắc Á, khi hạm đội tàu chiến với tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ áp sát Bắc Triều Tiên và quân đội nước nầy đang rầm rộ ra quân mà cuộc duyệt binh lớn nhất ngày kỷ niệm sinh nhật 105 Kim Nhật Thành như một trả lời đầy thách thức !
Cũng vậy, đằng sau cuộc đối mặt không chút thân thiện và hòa bình của dân Đồng Tâm và nhóm lãnh đạo mang đầy chất tham nhũng và lợi ích cá nhân, chắc chắn sẽ dẫn tới tù đày, oan khiên, chết chóc !
Trong khi đó, những cuộc hẹn của Thầy Giêsu và nhóm môn sinh nhỏ bé, nghèo nàn của Ngài lại hứa hẹn một trang sử mới, một tương lai rạng ngời cho toàn thể nhân loại. Thật vậy, đây chính là những cuộc hẹn đã làm nên lịch sử ; vì từ sau những cuộc hẹn nầy, Thánh Thần của Đấng Phục Sinh đã được ban xuống, những anh dân chài dốt nát bần hàn xứ Galilê đã tung chân đi khắp thế giới để loan Tin Mừng Phục Sinh và khai mở một trang sử mới đầy tin yêu cho toàn thể nhân loại. Một nhân loại mới được khai sinh cùng với Đấng Sống Lại để tiến bước trong niềm hy vọng về quê Trời !
“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20)
Và đó lại không bao giờ chỉ là những cuộc hẹn đã mất hút trong đêm dài của quá khứ mà phải là những cuộc hẹn của hôm nay trong dòng sống hiện thực của Hội Thánh, của mỗi người Kitô hữu. Phải chăng đó chính là ý nghĩa cốt lỏi của đại lễ Phục Sinh, của niềm tin Phục Sinh, của Tin Mừng Phục Sinh mà suốt 2000 năm nay, Kitô giáo đã tin, đã truyền giảng, đã làm chứng, đã cử hành và đã sống !
Thật vậy, trong một góc nhỏ của thế giới, tại một làng phung nơi thung lũng Qui Hòa thuộc thành phố Qui Nhơn, gần như đã có một cuộc hẹn như thế dành cho những anh chị em em bệnh nhân phung tàn phế, để họ tìm thấy niềm an ủi của Đấng Phục Sinh, Đấng không bao giờ bỏ quên họ trong thân phận của những người đã từng đi qua bóng tối của sự chết vì cơn bệnh quái ác nầy !
Hy vọng cứ mỗi mùa Phục Sinh, nhiều người Kitô hữu sẽ có được những cuộc hẹn thân tình với Đức Kitô để từ đó, thế giới sẽ lui dần bóng tối, niềm tin yêu sẽ thắp sáng lên trên mọi nẻo đường, như ánh lửa nến Phục Sinh bừng lên trong đêm Vọng Phục Sinh sẽ còn cháy mãi !
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
[1] Cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên của hai lãnh đạo siêu cường đương nhiệm Mỹ và Trung Cọng vào ngày 7/4/2017 tại Florida.
[2] Vụ tranh chấp đất đai đã trở thành nghiêm trọng của đồng bào xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức hà Nội từ ngày 15/4/2017, trong đó nhiều người dân bị đánh, bị bắt; còn phía bên chính quyền, có 20 công an bị đồng bào bắt làm con tin.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Đại Học Huế - Suy ngẫm về đạo lý ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''
Nguyễn Văn Nghệ
11:29 16/04/2017
KỶ NIỆM 60 NĂM (1957-2017) THÀNH LẬP VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ - LẠI SUY NGẪM VỀ ĐẠO LÝ “ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY”
- “ 55 năm theo dòng lịch sử (1957-2012)”
Cách nay hơn năm năm vào ngày 11/02/2012 tôi có nhận của Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế một Thư Ngỏ. Trong thư có viết: “ Ngày 19 và 20 tháng 4 năm 2012, cùng với trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Khoa Lịch sử sẽ tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Ngành/Khoa (1957-2012).
Đây là dịp để các thế hệ thầy cô giáo, sinh viên, học viên Cao học, Nghiên cứu sinh đã từng làm việc, học tập về lại mái trường thân yêu gặp gỡ, ôn lại kỷ niệm, chia sẻ những tình cảm, thành công trong cuộc sống của mình và được nghe, được thấy sự thay đổi, trưởng thành của cán bộ, sinh viên hiện đang làm việc, học tập tại Khoa Lịch sử hôm nay
Do bận công việc gia đình nên tôi không thể đến Huế tham dự được. Và sau đó vào ngày 11/05/2012 tôi nhận được hai cuốn sách từ Khoa Lịch sử “Kính biếu” gởi vào, trong đó có cuốn “ 55 năm theo dòng lịch sử (1957-2012)” của nhà xuất bản Thuận Hóa do Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế làm chủ biên.Cuốn sách dày 300 trang nhưng chỉ dành 3 trang nói về giai đoạn hình thành cho đến năm 1975. Sau khi đọc xong cuốn sách này, vào lúc 12h51’ ngày 16/05/2012 tôi đã gởi E-mail đến Khoa Lịch sử có nội dung như sau:
“ Kính gởi quý thầy cô Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế.
Em đã đọc xong hai cuốn sách mà Khoa đã gởi biếu. Riêng cuốn “55 năm theo dòng lịch sử(1957-2012)” cho em biết thêm nhiều tư liệu mà em chưa bao giờ biết. Nhưng khi đọc xong cuốn sách này em có chút buồn “theo dòng lịch sử”. Bởi vì “55 năm theo dòng lịch sử” chỉ nhắc đến cái ngọn mà quên mất đi cái gốc. Để “ôn cố tri tân” em giở cuốn “Bên giòng lịch sử” của linh mục Cao Văn Luận đọc từ trang 277- 301 để giải tỏa nỗi buồn. Xin quý thầy cô tha thứ cho đứa học trò cũ ăn nói bộc trực này.
Chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe!”.
- “ 60 năm theo dòng lịch sử (1957-2017)”
Năm 2017 Viện Đại học Huế kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Đại học, nhưng mỗi trường lại tổ chức vào ngày khác nhau: Trường Đại học Sư phạm Huế ngày 19/03/2017; Trường Đại học Khoa học- Đại học Huế ngày 24/03/2017; trường Đại học Y Huế tổ chức lễ chính vào ngày 22 /04/2017… Trong Thư Ngỏ kính gửi : Các thế hệ thầy cô, cán bộ, học sinh, sinh viên, học viên Trường Đại học Khoa học- Đại học Huế có ghi: “Những thành quả đạt được hôm nay ngoài sự hợp tác giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân,tổ chức trong và ngoài nước, là công lao đóng góp to lớn của các thế hệ thầy cô giáo, cán bộ và sinh viên của Trường Đại học Khoa học- Đại học Huế hiện đang ở trong nước, ngoài nước và kể cả những người đã vĩnh viễn không còn nữa”
Lần kỷ niệm này, tôi đã đến tham dự và đã được Khoa Lịch sử Trường Đại Học Khoa học Huế kính biếu một số sách, trong đó có cuốn “60 năm theo dòng lịch sử (1957-2017)”. Cuốn sách dày 219 trang. Nội dung cũng chỉ nhắc đến phần “ngọn” còn phần “gốc” chỉ nhắc sơ sài.
Nếu hai cuốn “55 năm theo dòng lịch sử( 1957-2012)” và “ 60 năm theo dòng lịch sử (1957-2017)” do Khoa Văn hoặc một Khoa nào khác biên soạn thì tôi sẽ không buồn “theo dòng lịch sử”. Đằng này lại do Khoa Lịch sử biên soạn nên tôi mới buồn “theo dòng lịch sử”. Hai nhân vật quan trọng trong việc thành lập Viện Đại học Huế là Tổng thống Ngô Đình Diệm và linh mục Cao Văn Luận nhưng không hề được nhắc đến tên.
- Bên giòng lịch sử(19480- 1965): Ông Diệm và văn hóa giáo dục.
Thế hệ trẻ trong nước chắc có nhiều người chưa bao giờ nghe, thấy và đọc cuốn “Bên giòng lịch sử” của linh mục Cao Văn Luận. Có đọc qua mới thấy công lao của Tổng thống Ngô Đình Diệm và linh mục Cao Văn Luận trong buổi bình minh của việc thành lập Viện Đại học Huế.
Theo linh mục Cao Văn Luận vào ngày mùng 3 Tết năm Đinh Dậu (1957) tại nhà từ đường của Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Huế, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã nói với linh mục Cao Văn Luận: “ Này cha, tôi thấy cần phải thành lập tại Huế một viện Đại học lớn, vì hai lý do chính. Thứ nhất là Huế từ trước đã là một trung tâm văn hóa của nước ta. Ở Huế đã có những truyền thống văn hóa sâu đậm, có những cơ sở văn hóa lâu đời, như trường Quốc tử giám, các cuộc thi cử Hán học. Dân miền Trung lại hiếu học mà nghèo, có bao nhiêu thanh niên ưu tú muốn lên Đại học mà không thể vào Sài Gòn học tiếp. Thứ hai là hiện nay dân chúng xôn xao đồn đại rằng chính phủ một ngày nào đó có thể bỏ Huế, vì hiện nay Huế không quan trọng lắm về phương diên chính trị, kinh tế. Vậy lập Viện Đại học Huế là chứng minh cách cụ thể với dân chúng, với quốc tế cũng như với bên kia rằng chính phủ nhất định bảo vệ Huế. Huế chỉ cách vĩ tuyến 17 khoảng 100 cây số, lập ở đây một Đại học lớn chẳng khác nào thách đố với bọn cộng sản. Nếu bây giờ tôi quyết định lập Đại học Huế, cha có bằng lòng giúp tôi không?” Linh mục Cao Văn Luận đã trả lời: “Thưa cụ, nếu tôi có thể làm được việc gì để góp công vào việc thành lập một Đại học ở Huế, thì cụ có thể tin rằng tôi không ngần ngại chút nào”.Tổng thống Ngô Đình Diệm thấy linh mục Cao Văn Luận nhận lời liền nói: “ Vậy thì ít hôm nữa tôi sẽ sai một phái đoàn ra đây gặp cha, để thảo luận và nghiên cứu các chi tiết cụ thể”. Và khoảng một tháng sau, một phái đoàn từ Sài Gòn ra Huế gặp linh mục Cao Văn Luận có các ông Ngô Đình Nhu, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Dương Đôn, Viện trưởng Đại học Sài Gòn Nguyễn Quang Trình và những giáo sư chuyên viên khác.
Một cuộc họp được tổ chức tại Tòa Hành chánh tỉnh Thừa Thiên. Linh mục Cao Văn Luận trình bày trước cử tọa những lý do mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra và kèm theo những lý do thực tế của linh mục. Nhưng cuộc họp đã đi đến quyết định “là vì những hoàn cảnh đặc biệt những khó khăn trong ngành giáo dục, chưa nên làm việc vội vàng hấp tấp quá. Họ nói rằng ở Huế chỉ nên lập một chi nhánh của Viện Đại học Sài Gòn tùy thuộc hoàn cảnh vào viện Đại học Sài Gòn và Bộ Quốc gia Giáo dục. Như vậy Đại học Huế sẽ không thành một đơn vị độc lập mà chỉ là một số phân khoa đặt dưới quyền Viện Đại học Sài Gòn mà thôi” và linh mục Cao Văn Luận được cử làm đại diện cho ông Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn Nguyễn Quang Trình để tổ chức. Linh mục không đồng ý . “Nhưng đành khuất phục trước quyết định của đa số”.
Phái đoàn về Sài Gòn được mấy hôm thì có nghi định thành lập Đại học Huế, nhưng với các điều khoản đặt Đại học Huế lệ thuộc Viện Đại học Sài Gòn.
Linh mục Cao Văn Luận đã ghi lại những khó khăn của Đại học Huế bị lệ thuộc Viện Đại học Sài Gòn: “ Sau hai tháng hoạt động mỗi ngày tôi thấy thêm nhiều khó khăn chỉ vì Huế thì xa Sài Gòn, tôi lại không có đủ thẩm quyền quyết định bất cứ việc gì mà phải phúc trình về Viện trưởng Đại học Sài Gòn, về Bộ Quốc gia Giáo dục, rồi lên ông Nhu, ông Diệm. Các thủ tục đó làm cho công việc chậm trễ, làm cả tôi và những người góp sức lúc đầu chán nản. Tôi vào Sài Gòn trình bày các khó khăn đó thẳng cho ông Diệm. Tôi nói với ông Diệm rằng ý kiến đầu của ông Diệm là muốn có một Đại học Huế độc lập, lớn quan trọng để thành một chứng minh và thách đố với thế giới và bên kia nếu cứ phải chạy quấn trong những thủ tục giấy tờ rắc rối, và những hành lang của giới giáo dục Sài Gòn, thì không thể đi đến kết quả tốt được. Tôi yêu cầu ông Diệm cho Đại học Huế quy chế riêng biệt và độc lập, và tôi có quyền quyết định mọi việc trong phạm vi ích lợi cho Đại học Huế. Tôi ngỏ ý nếu không được như vậy thì xin ông Diệm chọn người khác, và tôi nhận thấy không thể làm việc trong các điều kiện quá rắc rối như vậy được.Tôi không phải là người có thể đi vòng vo qua bao nhiêu hành lang các bộ sở được mãi”. Tổng thống Ngô Đình Diệm trả lời: “Cha yên tâm. Tôi đồng ý với cha về những điều đó, và sẽ có nghị định thành lập Viện Đại học Huế tự trị ngay cho cha, và tôi xin mời cha làm Viện trưởng đầu tiên Viện Đại học Huế”.
Sau khi linh mục Cao Văn Luận trở về Huế được ít hôm thì có nghị định thành lập Viện Đại học Huế cùng với sắc lệnh cử linh mục Cao Văn Luận làm Viện trưởng.
- Giới trí thức nhận xét công lao của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Linh mục Cao Văn Luận
Giáo sư Nguyễn Văn Hai nhận xét: “… Số là sau khi mới về Việt Nam nhậm chức, ông Ngô Đình Diệm ra Huế. Lẽ tất nhiên ông ấy cần một sự tiếp đón nồng hậu của dân Huế nói chung và của học sinh Huế nói riêng. Linh mục Cao Văn Luận lúc bấy giờ là giáo sư Triết tại trường. Ngài năn nỉ tôi tổ chức diễn hành tiếp đón. Tôi bàn với một số giáo sư, trưởng lớp và trưởng ban sinh hoạt của trường. Tất cả đồng ý đặt điều kiện là ông Diệm phải hứa sau này có quyền hành thời phải mở một Đại học tại Huế, để con em miền Trung nghèo có cơ hội cầu tiến. Lời yêu cầu cũng vừa hợp ý ông Diệm. Sau khi được đoan chắc như vậy, chúng tôi mới mặc đồng phục trắng có thắt cà vạt xanh lơ mang biểu ngữ đòi mở Đại học Huế đi hàng lối chỉnh tề diễn hành chào đón. Sau đó Tổng thống Ngô Đình Diệm giữ lời hứa cho mở Đại học Huế mặc dầu có sự phản đối dữ dội của các vị khoa bảng ở Sài Gòn. Đại học Huế được thành lập, con em miền Trung có chỗ trau dồi chuyên môn và nhiều lớp sinh viên tốt nghiệp đã góp công xây dựng nước Việt Nam”.
Với giáo sư Nguyễn Văn Trường- từng là giáo sư Viện Đại học Huế khi mới thành lập và sau này hai lần đảm trách chức vụ Tổng trưởng (tức Bộ trưởng) Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa- đã nhận xét về Linh mục Cao Văn Luận: “ Với cha Luận, cái nhìn của tôi thuở ban sơ và bây giờ cũng khác đi nhiều. Cha là người linh mục độc nhất làm Viện trưởng một Viện Đại học công lập. Nếu giáo sư Nguyễn Quang Trình là ông Viện trưởng đầu tiên, có công hóa giải sự chống đối việc thành lập Viện Đại học Huế của một số khoa bảng Sài Gòn bấy giờ thì cha Luận là ông Viện trưởng đã xây dựng và hình thành những cơ sở chính yếu của Viện Đại học Huế: khởi đầu là trường Luật, Văn khoa, Khoa học, Sư phạm. Sau đó thêm trường Y. Tôi có lắm dị đồng với cha Viện trưởng của tôi, nhất là trong mấy niên học đầu. Dị đồng và mâu thuẫn ở cái nhìn cách hành xử”
Linh mục Cao Văn Luận luôn ôm ấp Viện Đại học Huế có một ban giảng huấn giỏi giang: “ Cha Viện trưởng, vài năm trước khi thành lập Viện Đại học Huế, đã có kế hoạch trồng người. Cha gởi nhiều học trò giỏi đi du học. Muốn là giáo chủ ,khai đạo, phải có tông đồ. Nhưng tông đồ của cha, người đi thì có , người về không mấy ai”
Do “người về không mấy ai” nên linh mục Cao Văn Luận “ phải tuyển các hộ pháp, thời quân, sứ giả của Cha ở nhiều nguồn khác nhau: tại chỗ, Sài Gòn, Pháp, Anh, Mỹ ,Đức , Bỉ…và đa số thì rất trẻ. Bên những bậc cha anh như cụ Nhu, cha Thích, bọn trẻ học hỏi và trưởng thành” (tuhoaitan.blogspot.com/2017/03/ky-niem-60-nam-thanh-lap-vien-ai-hoc-hue.html)
- Giữa nói thật và không nói thật
Tại sao công lao của Tổng thống Ngô Đình Diệm và linh mục Cao Văn Luận trong việc thành lập Viện Đại học Huế sờ sờ ra đó mà trong các lần kỷ niệm thành lập Viện Đại học Huế, không một trường nào của Viện Đại học Huế nhắc đến tên của hai vị ấy dù chỉ một lần mà thôi!
Giảng viên Hà Văn Thịnh công tác tại Khoa lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế từ năm 1978 đến nay đã có lần trả lời bà Mạc Việt Hồng trên báo mạng Đàn Chim Việt trong bài viết “Nhà sử học Hà Văn Thịnh nói về Hồ Chí Minh”: “Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm với Pháp và Mỹ mà Việt nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được…
Sự dối trá đó làm cho sinh viên không thích sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá! Tôi đã viết trên báo Lao Động năm 2005, “ Lịch sử theo trang sách học trò”, tôi vạch rõ, dạy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều đó đau lòng lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải giữa nói thật và không nói thật” (Dan Chim Viet online 19/05/2010).
Không biết chỉ riêng những đồng nghiệp trong Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế có đồng ý với nhận định của giảng viên Hà Văn Thịnh không? Tôi là sinh viên Khoa Lịch sử K.19 (1995-1999) của Trường Đại học Khoa học Huế, cũng từng là học trò của giảng viên Hà Văn Thịnh. Trong bốn năm đại học khi học đến Hiệp định Genève và Paris , tôi muốn đọc nguyên văn Hiệp định bằng tiếng Việt mà thôi nhưng lục lọi khắp thư viện của Khoa cũng như của Viện Đại học Huế mà không thấy một văn bản nào cả! Những vị lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam luôn tự hào là đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, buộc chúng ngồi vào bàn hội nghị để ký Hiệp định nhưng không biết tại sao trong thư viện của Khoa Lịch sử cũng như thư viện của Viện Đại học Huế không có một văn bản Hiệp định nào để sinh viên nghiên cứu kỹ từng điều khoản trong Hiệp định? Còn nếu tìm tài liệu liên quan đến Cải cách ruộng đất hoặc vụ Nhân văn giai phẩm…thì nói theo ngôn ngữ dân gian đến “Tết Ma rốc” mới tìm thấy!Chắc là lãnh đạo đảng nghĩ rằng sinh viên chưa đủ trình độ nhận thức những tài liệu ấy cho nên chưa cho tiếp cận!
Những người làm công tác dạy bộ môn lịch sử có ngộ ra mình dạy điều giả dối như giảng viên Hà Văn Thịnh đã thố lộ không? Chắc là có người ngộ ra nhưng cũng có lắm người chưa ngộ ra.
Giảng viên Hà Văn Thịnh khẳng định:“Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải, giữa nói thật và không nói thật”. Đúng là nan giải thật, bởi vì “ đang làm quan mà nói thật, thì mất hết, thân có thể vào nhà lao, tinh thần có thể bị dày xéo, nhục mạ, đã và đang có bao nhiêu điển hình! Vì thế mà không thể nói thật. Nói dối cưỡng bức, lâu ngày thành nói dối hồn nhiên, bạo dạn, trơn tru…” (Lời ông Hạ Đình Nguyên- Boxitvn online 27/09/2013).
Cũng vì chén cơm manh áo nhiều người chấp nhận nói dối, cho nên sau khi về hưu, nhiều giáo viên thố lộ: “Tôi chỉ giảng dạy theo y như sách mà thôi. Sách viết sao tôi giảng vậy!”. Ngay cả giảng viên Hà Văn Thịnh cũng ở trong tình trạng nan giải khi trả lời phỏng vấn một cách ấp a ấp úng với bà Mạc Việt Hồng về điều IV- Hiến pháp: “ Cái đó thì…thực sự trả lời không được đâu, chị ạ. Nguyên tắc của nhà nước này, chế độ này, bắt dân phải nghe theo như vậy, nên tôi không thể chống lại điều IV- Hiến pháp được. Tôi là công dân của nhà nước này nên không thể chống lại Hiến pháp được. Có điều ai cũng muốn tự do dân chủ cả…”
Để hưởng bổng lộc và bảo toàn mạng sống nên nhiều người chấp nhận “nói dối cưỡng bức”. Trong bài viết “Tôi đi cải táng thầy tôi” của tác giả Phạm Tuân viết về việc cải táng học giả Phạm Quỳnh đăng trên Tễu- blog, có một độc giả nặc danh nhận xét về nhạc sĩ Phạm Tuyên , con trai học giả Phạm Quỳnh vào lúc 19:22 ngày 09/09/2015: “ Anh Phạm Tuyên đã phải chui vào vỏ ốc để tồn tại. Cũng như cụ nhà văn Nguyễn Tuân đã nói: “Tôi sống được là nhờ biết sợ!”.
-“ Lịch sử, sự thật và sử học”
Khi còn là sinh viên, chúng tôi luôn được dạy bảo là chỉ có sử học Mác xít mới là khách quan mà thôi.
Giáo sư Hà Văn Tấn nhận định về nền sử học mác xít: “Lịch sử là khách quan, sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức của chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau” và “ các nhà sử học chúng ta thường tự coi là mác xít nhưng bệnh thiên lệch lại hay dễ mắc. Mà thiên lệch cường điệu một cách phiến diện một mặt nào đó, lại là đặc trưng của chủ nghĩa duy tâm. Cũng chính vì vậy nhiều sự thật lịch sử đã bị bỏ qua”
Giáo sư Hà Văn Tấn nhắc nhở các nhà sử học mác xít: “Đã là con người, không phải là ông thánh, thì có lúc đúng, lúc sai. Đó là chuyện thường tình. Nhưng thật là không công bằng khi chỉ vì khuyết điểm của thời kỳ này, ta sổ toẹt hết cả công lao của nhân vật đó, khi ở thời kỳ khác, đóng góp của người đó là rõ ràng, không thể chối cải. Nhà sử học Mác xít không thể chấp nhận một thái độ như vậy” https://nghiencuulichsu.com/2013/08/28/lich-su-su-that-va-su-hoc
Ông Phạm Cao Dương nhận định: “ Người ta có thể nói rằng nền sử học mác xít Việt Nam, phân biệt với nền sử học Việt Nam dù là ở miền Bắc trước năm 1975 và trên toàn quốc sau năm 1975, với những thành tích sửa đổi văn bản, ngụy tạo nhân vật, uốn cong các dữ kiện lịch sử, chắc chắn thay vì mở đường cho việc tìm hiểu lịch sử nước nhà sẽ làm cho các nhà sử học tương lai phải mệt mỏi lắm mới tìm ra được một số không nhỏ những sự thực…” https://nghiencuulichsu.com/2013/02/18/su-that-lich-su-va-cac-nha-su-hoc-mac-xit-viet-nam
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý của con người. Chúng ta đừng làm cho đạo lý ấy bị mai một mà phải làm cho nó ngày càng sáng ngời hơn!
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh, Khánh Hòa.
- “ 55 năm theo dòng lịch sử (1957-2012)”
Cách nay hơn năm năm vào ngày 11/02/2012 tôi có nhận của Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế một Thư Ngỏ. Trong thư có viết: “ Ngày 19 và 20 tháng 4 năm 2012, cùng với trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Khoa Lịch sử sẽ tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Ngành/Khoa (1957-2012).
Đây là dịp để các thế hệ thầy cô giáo, sinh viên, học viên Cao học, Nghiên cứu sinh đã từng làm việc, học tập về lại mái trường thân yêu gặp gỡ, ôn lại kỷ niệm, chia sẻ những tình cảm, thành công trong cuộc sống của mình và được nghe, được thấy sự thay đổi, trưởng thành của cán bộ, sinh viên hiện đang làm việc, học tập tại Khoa Lịch sử hôm nay
Do bận công việc gia đình nên tôi không thể đến Huế tham dự được. Và sau đó vào ngày 11/05/2012 tôi nhận được hai cuốn sách từ Khoa Lịch sử “Kính biếu” gởi vào, trong đó có cuốn “ 55 năm theo dòng lịch sử (1957-2012)” của nhà xuất bản Thuận Hóa do Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế làm chủ biên.Cuốn sách dày 300 trang nhưng chỉ dành 3 trang nói về giai đoạn hình thành cho đến năm 1975. Sau khi đọc xong cuốn sách này, vào lúc 12h51’ ngày 16/05/2012 tôi đã gởi E-mail đến Khoa Lịch sử có nội dung như sau:
“ Kính gởi quý thầy cô Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế.
Em đã đọc xong hai cuốn sách mà Khoa đã gởi biếu. Riêng cuốn “55 năm theo dòng lịch sử(1957-2012)” cho em biết thêm nhiều tư liệu mà em chưa bao giờ biết. Nhưng khi đọc xong cuốn sách này em có chút buồn “theo dòng lịch sử”. Bởi vì “55 năm theo dòng lịch sử” chỉ nhắc đến cái ngọn mà quên mất đi cái gốc. Để “ôn cố tri tân” em giở cuốn “Bên giòng lịch sử” của linh mục Cao Văn Luận đọc từ trang 277- 301 để giải tỏa nỗi buồn. Xin quý thầy cô tha thứ cho đứa học trò cũ ăn nói bộc trực này.
Chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe!”.
- “ 60 năm theo dòng lịch sử (1957-2017)”
Năm 2017 Viện Đại học Huế kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Đại học, nhưng mỗi trường lại tổ chức vào ngày khác nhau: Trường Đại học Sư phạm Huế ngày 19/03/2017; Trường Đại học Khoa học- Đại học Huế ngày 24/03/2017; trường Đại học Y Huế tổ chức lễ chính vào ngày 22 /04/2017… Trong Thư Ngỏ kính gửi : Các thế hệ thầy cô, cán bộ, học sinh, sinh viên, học viên Trường Đại học Khoa học- Đại học Huế có ghi: “Những thành quả đạt được hôm nay ngoài sự hợp tác giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân,tổ chức trong và ngoài nước, là công lao đóng góp to lớn của các thế hệ thầy cô giáo, cán bộ và sinh viên của Trường Đại học Khoa học- Đại học Huế hiện đang ở trong nước, ngoài nước và kể cả những người đã vĩnh viễn không còn nữa”
Lần kỷ niệm này, tôi đã đến tham dự và đã được Khoa Lịch sử Trường Đại Học Khoa học Huế kính biếu một số sách, trong đó có cuốn “60 năm theo dòng lịch sử (1957-2017)”. Cuốn sách dày 219 trang. Nội dung cũng chỉ nhắc đến phần “ngọn” còn phần “gốc” chỉ nhắc sơ sài.
Nếu hai cuốn “55 năm theo dòng lịch sử( 1957-2012)” và “ 60 năm theo dòng lịch sử (1957-2017)” do Khoa Văn hoặc một Khoa nào khác biên soạn thì tôi sẽ không buồn “theo dòng lịch sử”. Đằng này lại do Khoa Lịch sử biên soạn nên tôi mới buồn “theo dòng lịch sử”. Hai nhân vật quan trọng trong việc thành lập Viện Đại học Huế là Tổng thống Ngô Đình Diệm và linh mục Cao Văn Luận nhưng không hề được nhắc đến tên.
- Bên giòng lịch sử(19480- 1965): Ông Diệm và văn hóa giáo dục.
Thế hệ trẻ trong nước chắc có nhiều người chưa bao giờ nghe, thấy và đọc cuốn “Bên giòng lịch sử” của linh mục Cao Văn Luận. Có đọc qua mới thấy công lao của Tổng thống Ngô Đình Diệm và linh mục Cao Văn Luận trong buổi bình minh của việc thành lập Viện Đại học Huế.
Theo linh mục Cao Văn Luận vào ngày mùng 3 Tết năm Đinh Dậu (1957) tại nhà từ đường của Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Huế, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã nói với linh mục Cao Văn Luận: “ Này cha, tôi thấy cần phải thành lập tại Huế một viện Đại học lớn, vì hai lý do chính. Thứ nhất là Huế từ trước đã là một trung tâm văn hóa của nước ta. Ở Huế đã có những truyền thống văn hóa sâu đậm, có những cơ sở văn hóa lâu đời, như trường Quốc tử giám, các cuộc thi cử Hán học. Dân miền Trung lại hiếu học mà nghèo, có bao nhiêu thanh niên ưu tú muốn lên Đại học mà không thể vào Sài Gòn học tiếp. Thứ hai là hiện nay dân chúng xôn xao đồn đại rằng chính phủ một ngày nào đó có thể bỏ Huế, vì hiện nay Huế không quan trọng lắm về phương diên chính trị, kinh tế. Vậy lập Viện Đại học Huế là chứng minh cách cụ thể với dân chúng, với quốc tế cũng như với bên kia rằng chính phủ nhất định bảo vệ Huế. Huế chỉ cách vĩ tuyến 17 khoảng 100 cây số, lập ở đây một Đại học lớn chẳng khác nào thách đố với bọn cộng sản. Nếu bây giờ tôi quyết định lập Đại học Huế, cha có bằng lòng giúp tôi không?” Linh mục Cao Văn Luận đã trả lời: “Thưa cụ, nếu tôi có thể làm được việc gì để góp công vào việc thành lập một Đại học ở Huế, thì cụ có thể tin rằng tôi không ngần ngại chút nào”.Tổng thống Ngô Đình Diệm thấy linh mục Cao Văn Luận nhận lời liền nói: “ Vậy thì ít hôm nữa tôi sẽ sai một phái đoàn ra đây gặp cha, để thảo luận và nghiên cứu các chi tiết cụ thể”. Và khoảng một tháng sau, một phái đoàn từ Sài Gòn ra Huế gặp linh mục Cao Văn Luận có các ông Ngô Đình Nhu, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Dương Đôn, Viện trưởng Đại học Sài Gòn Nguyễn Quang Trình và những giáo sư chuyên viên khác.
Một cuộc họp được tổ chức tại Tòa Hành chánh tỉnh Thừa Thiên. Linh mục Cao Văn Luận trình bày trước cử tọa những lý do mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra và kèm theo những lý do thực tế của linh mục. Nhưng cuộc họp đã đi đến quyết định “là vì những hoàn cảnh đặc biệt những khó khăn trong ngành giáo dục, chưa nên làm việc vội vàng hấp tấp quá. Họ nói rằng ở Huế chỉ nên lập một chi nhánh của Viện Đại học Sài Gòn tùy thuộc hoàn cảnh vào viện Đại học Sài Gòn và Bộ Quốc gia Giáo dục. Như vậy Đại học Huế sẽ không thành một đơn vị độc lập mà chỉ là một số phân khoa đặt dưới quyền Viện Đại học Sài Gòn mà thôi” và linh mục Cao Văn Luận được cử làm đại diện cho ông Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn Nguyễn Quang Trình để tổ chức. Linh mục không đồng ý . “Nhưng đành khuất phục trước quyết định của đa số”.
Phái đoàn về Sài Gòn được mấy hôm thì có nghi định thành lập Đại học Huế, nhưng với các điều khoản đặt Đại học Huế lệ thuộc Viện Đại học Sài Gòn.
Linh mục Cao Văn Luận đã ghi lại những khó khăn của Đại học Huế bị lệ thuộc Viện Đại học Sài Gòn: “ Sau hai tháng hoạt động mỗi ngày tôi thấy thêm nhiều khó khăn chỉ vì Huế thì xa Sài Gòn, tôi lại không có đủ thẩm quyền quyết định bất cứ việc gì mà phải phúc trình về Viện trưởng Đại học Sài Gòn, về Bộ Quốc gia Giáo dục, rồi lên ông Nhu, ông Diệm. Các thủ tục đó làm cho công việc chậm trễ, làm cả tôi và những người góp sức lúc đầu chán nản. Tôi vào Sài Gòn trình bày các khó khăn đó thẳng cho ông Diệm. Tôi nói với ông Diệm rằng ý kiến đầu của ông Diệm là muốn có một Đại học Huế độc lập, lớn quan trọng để thành một chứng minh và thách đố với thế giới và bên kia nếu cứ phải chạy quấn trong những thủ tục giấy tờ rắc rối, và những hành lang của giới giáo dục Sài Gòn, thì không thể đi đến kết quả tốt được. Tôi yêu cầu ông Diệm cho Đại học Huế quy chế riêng biệt và độc lập, và tôi có quyền quyết định mọi việc trong phạm vi ích lợi cho Đại học Huế. Tôi ngỏ ý nếu không được như vậy thì xin ông Diệm chọn người khác, và tôi nhận thấy không thể làm việc trong các điều kiện quá rắc rối như vậy được.Tôi không phải là người có thể đi vòng vo qua bao nhiêu hành lang các bộ sở được mãi”. Tổng thống Ngô Đình Diệm trả lời: “Cha yên tâm. Tôi đồng ý với cha về những điều đó, và sẽ có nghị định thành lập Viện Đại học Huế tự trị ngay cho cha, và tôi xin mời cha làm Viện trưởng đầu tiên Viện Đại học Huế”.
Sau khi linh mục Cao Văn Luận trở về Huế được ít hôm thì có nghị định thành lập Viện Đại học Huế cùng với sắc lệnh cử linh mục Cao Văn Luận làm Viện trưởng.
- Giới trí thức nhận xét công lao của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Linh mục Cao Văn Luận
Giáo sư Nguyễn Văn Hai nhận xét: “… Số là sau khi mới về Việt Nam nhậm chức, ông Ngô Đình Diệm ra Huế. Lẽ tất nhiên ông ấy cần một sự tiếp đón nồng hậu của dân Huế nói chung và của học sinh Huế nói riêng. Linh mục Cao Văn Luận lúc bấy giờ là giáo sư Triết tại trường. Ngài năn nỉ tôi tổ chức diễn hành tiếp đón. Tôi bàn với một số giáo sư, trưởng lớp và trưởng ban sinh hoạt của trường. Tất cả đồng ý đặt điều kiện là ông Diệm phải hứa sau này có quyền hành thời phải mở một Đại học tại Huế, để con em miền Trung nghèo có cơ hội cầu tiến. Lời yêu cầu cũng vừa hợp ý ông Diệm. Sau khi được đoan chắc như vậy, chúng tôi mới mặc đồng phục trắng có thắt cà vạt xanh lơ mang biểu ngữ đòi mở Đại học Huế đi hàng lối chỉnh tề diễn hành chào đón. Sau đó Tổng thống Ngô Đình Diệm giữ lời hứa cho mở Đại học Huế mặc dầu có sự phản đối dữ dội của các vị khoa bảng ở Sài Gòn. Đại học Huế được thành lập, con em miền Trung có chỗ trau dồi chuyên môn và nhiều lớp sinh viên tốt nghiệp đã góp công xây dựng nước Việt Nam”.
Với giáo sư Nguyễn Văn Trường- từng là giáo sư Viện Đại học Huế khi mới thành lập và sau này hai lần đảm trách chức vụ Tổng trưởng (tức Bộ trưởng) Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa- đã nhận xét về Linh mục Cao Văn Luận: “ Với cha Luận, cái nhìn của tôi thuở ban sơ và bây giờ cũng khác đi nhiều. Cha là người linh mục độc nhất làm Viện trưởng một Viện Đại học công lập. Nếu giáo sư Nguyễn Quang Trình là ông Viện trưởng đầu tiên, có công hóa giải sự chống đối việc thành lập Viện Đại học Huế của một số khoa bảng Sài Gòn bấy giờ thì cha Luận là ông Viện trưởng đã xây dựng và hình thành những cơ sở chính yếu của Viện Đại học Huế: khởi đầu là trường Luật, Văn khoa, Khoa học, Sư phạm. Sau đó thêm trường Y. Tôi có lắm dị đồng với cha Viện trưởng của tôi, nhất là trong mấy niên học đầu. Dị đồng và mâu thuẫn ở cái nhìn cách hành xử”
Linh mục Cao Văn Luận luôn ôm ấp Viện Đại học Huế có một ban giảng huấn giỏi giang: “ Cha Viện trưởng, vài năm trước khi thành lập Viện Đại học Huế, đã có kế hoạch trồng người. Cha gởi nhiều học trò giỏi đi du học. Muốn là giáo chủ ,khai đạo, phải có tông đồ. Nhưng tông đồ của cha, người đi thì có , người về không mấy ai”
Do “người về không mấy ai” nên linh mục Cao Văn Luận “ phải tuyển các hộ pháp, thời quân, sứ giả của Cha ở nhiều nguồn khác nhau: tại chỗ, Sài Gòn, Pháp, Anh, Mỹ ,Đức , Bỉ…và đa số thì rất trẻ. Bên những bậc cha anh như cụ Nhu, cha Thích, bọn trẻ học hỏi và trưởng thành” (tuhoaitan.blogspot.com/2017/03/ky-niem-60-nam-thanh-lap-vien-ai-hoc-hue.html)
- Giữa nói thật và không nói thật
Tại sao công lao của Tổng thống Ngô Đình Diệm và linh mục Cao Văn Luận trong việc thành lập Viện Đại học Huế sờ sờ ra đó mà trong các lần kỷ niệm thành lập Viện Đại học Huế, không một trường nào của Viện Đại học Huế nhắc đến tên của hai vị ấy dù chỉ một lần mà thôi!
Giảng viên Hà Văn Thịnh công tác tại Khoa lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế từ năm 1978 đến nay đã có lần trả lời bà Mạc Việt Hồng trên báo mạng Đàn Chim Việt trong bài viết “Nhà sử học Hà Văn Thịnh nói về Hồ Chí Minh”: “Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm với Pháp và Mỹ mà Việt nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được…
Sự dối trá đó làm cho sinh viên không thích sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá! Tôi đã viết trên báo Lao Động năm 2005, “ Lịch sử theo trang sách học trò”, tôi vạch rõ, dạy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều đó đau lòng lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải giữa nói thật và không nói thật” (Dan Chim Viet online 19/05/2010).
Không biết chỉ riêng những đồng nghiệp trong Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Huế có đồng ý với nhận định của giảng viên Hà Văn Thịnh không? Tôi là sinh viên Khoa Lịch sử K.19 (1995-1999) của Trường Đại học Khoa học Huế, cũng từng là học trò của giảng viên Hà Văn Thịnh. Trong bốn năm đại học khi học đến Hiệp định Genève và Paris , tôi muốn đọc nguyên văn Hiệp định bằng tiếng Việt mà thôi nhưng lục lọi khắp thư viện của Khoa cũng như của Viện Đại học Huế mà không thấy một văn bản nào cả! Những vị lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam luôn tự hào là đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, buộc chúng ngồi vào bàn hội nghị để ký Hiệp định nhưng không biết tại sao trong thư viện của Khoa Lịch sử cũng như thư viện của Viện Đại học Huế không có một văn bản Hiệp định nào để sinh viên nghiên cứu kỹ từng điều khoản trong Hiệp định? Còn nếu tìm tài liệu liên quan đến Cải cách ruộng đất hoặc vụ Nhân văn giai phẩm…thì nói theo ngôn ngữ dân gian đến “Tết Ma rốc” mới tìm thấy!Chắc là lãnh đạo đảng nghĩ rằng sinh viên chưa đủ trình độ nhận thức những tài liệu ấy cho nên chưa cho tiếp cận!
Những người làm công tác dạy bộ môn lịch sử có ngộ ra mình dạy điều giả dối như giảng viên Hà Văn Thịnh đã thố lộ không? Chắc là có người ngộ ra nhưng cũng có lắm người chưa ngộ ra.
Giảng viên Hà Văn Thịnh khẳng định:“Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải, giữa nói thật và không nói thật”. Đúng là nan giải thật, bởi vì “ đang làm quan mà nói thật, thì mất hết, thân có thể vào nhà lao, tinh thần có thể bị dày xéo, nhục mạ, đã và đang có bao nhiêu điển hình! Vì thế mà không thể nói thật. Nói dối cưỡng bức, lâu ngày thành nói dối hồn nhiên, bạo dạn, trơn tru…” (Lời ông Hạ Đình Nguyên- Boxitvn online 27/09/2013).
Cũng vì chén cơm manh áo nhiều người chấp nhận nói dối, cho nên sau khi về hưu, nhiều giáo viên thố lộ: “Tôi chỉ giảng dạy theo y như sách mà thôi. Sách viết sao tôi giảng vậy!”. Ngay cả giảng viên Hà Văn Thịnh cũng ở trong tình trạng nan giải khi trả lời phỏng vấn một cách ấp a ấp úng với bà Mạc Việt Hồng về điều IV- Hiến pháp: “ Cái đó thì…thực sự trả lời không được đâu, chị ạ. Nguyên tắc của nhà nước này, chế độ này, bắt dân phải nghe theo như vậy, nên tôi không thể chống lại điều IV- Hiến pháp được. Tôi là công dân của nhà nước này nên không thể chống lại Hiến pháp được. Có điều ai cũng muốn tự do dân chủ cả…”
Để hưởng bổng lộc và bảo toàn mạng sống nên nhiều người chấp nhận “nói dối cưỡng bức”. Trong bài viết “Tôi đi cải táng thầy tôi” của tác giả Phạm Tuân viết về việc cải táng học giả Phạm Quỳnh đăng trên Tễu- blog, có một độc giả nặc danh nhận xét về nhạc sĩ Phạm Tuyên , con trai học giả Phạm Quỳnh vào lúc 19:22 ngày 09/09/2015: “ Anh Phạm Tuyên đã phải chui vào vỏ ốc để tồn tại. Cũng như cụ nhà văn Nguyễn Tuân đã nói: “Tôi sống được là nhờ biết sợ!”.
-“ Lịch sử, sự thật và sử học”
Khi còn là sinh viên, chúng tôi luôn được dạy bảo là chỉ có sử học Mác xít mới là khách quan mà thôi.
Giáo sư Hà Văn Tấn nhận định về nền sử học mác xít: “Lịch sử là khách quan, sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức của chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau” và “ các nhà sử học chúng ta thường tự coi là mác xít nhưng bệnh thiên lệch lại hay dễ mắc. Mà thiên lệch cường điệu một cách phiến diện một mặt nào đó, lại là đặc trưng của chủ nghĩa duy tâm. Cũng chính vì vậy nhiều sự thật lịch sử đã bị bỏ qua”
Giáo sư Hà Văn Tấn nhắc nhở các nhà sử học mác xít: “Đã là con người, không phải là ông thánh, thì có lúc đúng, lúc sai. Đó là chuyện thường tình. Nhưng thật là không công bằng khi chỉ vì khuyết điểm của thời kỳ này, ta sổ toẹt hết cả công lao của nhân vật đó, khi ở thời kỳ khác, đóng góp của người đó là rõ ràng, không thể chối cải. Nhà sử học Mác xít không thể chấp nhận một thái độ như vậy” https://nghiencuulichsu.com/2013/08/28/lich-su-su-that-va-su-hoc
Ông Phạm Cao Dương nhận định: “ Người ta có thể nói rằng nền sử học mác xít Việt Nam, phân biệt với nền sử học Việt Nam dù là ở miền Bắc trước năm 1975 và trên toàn quốc sau năm 1975, với những thành tích sửa đổi văn bản, ngụy tạo nhân vật, uốn cong các dữ kiện lịch sử, chắc chắn thay vì mở đường cho việc tìm hiểu lịch sử nước nhà sẽ làm cho các nhà sử học tương lai phải mệt mỏi lắm mới tìm ra được một số không nhỏ những sự thực…” https://nghiencuulichsu.com/2013/02/18/su-that-lich-su-va-cac-nha-su-hoc-mac-xit-viet-nam
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý của con người. Chúng ta đừng làm cho đạo lý ấy bị mai một mà phải làm cho nó ngày càng sáng ngời hơn!
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh, Khánh Hòa.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Báo Mỹ ca tụng phong tục 'Ngắm Nguyện' độc đáo cuả Việt Nam.
Trần Mạnh Trác
21:02 16/04/2017
Trong khi anh Nguyễn Long Thao cuả VietCatholic thường cổ động cho phong trào Ngắm cuà Việt nam trong nhiều năm qua, thì đây cũng là năm thứ hai liên tiếp các báo Công Giáo Mỹ đã lên tiếng ca tụng hình thức 'Ngắm Nguyện' cuả các giaó phận Việt Nam, coi đó là một phong tục sống đạo độc nhắt vô nhị, kết hợp các cung điệu nhạc lý cổ truyền vào lời kinh nguyện để suy gẫm và để cảm nghiệm sâu sa hơn về cuộc thương khó cuả Đức Kitô.
Chúng tôi xin lược dịch bài dưới đây cuả phóng viên Công giáo Antonio Anup Gonsalves cuả các báo NCR, CNA, EWTN. Ông viết thường trực về vùng Đông Á như Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam và Philippines.
Bài có tựa đề "This unique chant brings Vietnamese Catholics deeper into Christ's Passion":
Hà Nội, Việt Nam, ngày 14 tháng 4 năm 2017 / 04:48 am ( CNA ). - Trong khi việc 'Đi Đàng Thánh Giá' là một thực hành đạo đức cuả người Công Giáo trên khắp thế giới, thì ở Việt Nam các tín hữu có thêm một thực hành bổ sung là dùng các điệu ca hò cổ truyền pha trộn với lời kinh cầu để suy niệm về mầu nhiệm Thập Giá.
"Ngắm Nguyện". .. là một phương thức độc đáo của người Công Giáo Việt Nam, dùng việc ngâm nga những bài suy gẫm kể lại cuộc Thương Khó của Chúa Kitô. Theo lời cha Anthony Lê Đức, tuyên úy cuả cộng đồng người Việt ở Thái Lan.
Cha Đức nói với CNA rằng những bài ngâm nga nhiều cung điệu mô tả sự đau khổ của Chúa Giêsu đó được gọi là "Ngắm". Mục đích là giúp cho mọi người đi sâu hơn vào những biến cố và cảm xúc mà Đấng Kitô đã phải trải qua trong suốt cuộc Thương Khó. Những biến cố và cảm xúc ấy, thể hiện bằng những lời kinh nguyện soạn thảo ra do những nhà truyền giáo vào đầu thế kỷ 16-17, đã được thích nghi với giai điệu truyền thống thành các bài hát dân gian.
Có tổng cộng 15 bài Ngắm kể lại những cơn đau cùng cực và sự đau buồn mà Đức Giêsu đã phải trải qua khi Ngài bị bắt, bị đưa ra xét xử và bị đóng đinh trên đồi Golgotha.
Những đề tài cuà 'Ngắm' khác với đề tài cuả 'đi đàng Thánh Giá' truyền thống vì sự suy gẫm cuả 'Ngắm' tập trung chủ yếu vào những gì xảy ra trong phiên tòa cuả Pontius Pilatô và trên cây Thập giá tại Calvariô, trong khi 'đàng Thánh Giá' thì tập trung vào những sự việc ở giữa hai biến cố này.
Bắt đầu với sự phản bội của Giu-đa, và kết thúc với việc 'cạnh nương long' của Chúa bị ngọn giáo đâm vào, sự suy niệm cuả 'Ngắm' đưa người ta đắm chìm vào sự Thương Khó của Chúa Kitô.
Cung điệu cuả Ngắm chú trọng vào những giai điệu du dương, phù hợp với bản chất âm thanh của tiếng Việt. Vì sự suy niệm là nhắc nhở lại những nỗi đau và khổ của Đấng Kitô, cho nên bài ngắm có cung điệu cực kỳ u sầu, làm tăng thêm cảm xúc và khiến cho người nghe thường phải rơi lệ.
Khi ngắm, người ngắm phải tuân thủ nhiều quy tắc nghiêm ngặt, tùy thuộc vào việc có một dấu phẩy, dấu 'chấm phẩy', dấu 'chấm câu' hay dấu 'chấm xuống dòng'. Nếu người đọc thấy tên của Chúa Giêsu trong văn bản, ông ta phải cúi đầu.
Những buổi Ngắm tại nhiều nhà thờ ở Việt Nam - có thể ngắm toàn bộ hay một phần nào đó - thường diễn ra mỗi ngày trong suốt mùa Chay, có thể như là một phần của phụng vụ sau Thánh lễ, hoặc có thể là một buổi phụng vụ riêng biệt. Buối Ngắm bắt đầu với lời cầu nguyện chung cho Giáo Hội, rồi tiếp đó là bài ngắm. Giữa các bài ngăm, người ta đọc một kinh Lậy Cha và 10 kinh Kính Mừng. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, buổi ngắm được kết thúc bằng một bài thơ than vãn và những lời cầu nguyện khác. Toàn bộ buổi ngắm có thể kéo dài hơn hai giờ đồng hồ.
Người Việt Nam thực hiện truyền thống này một cách rất nghiêm túc, coi đó như là vừa có tính chất phụng vụ và vừa có tính chất nghệ thuật. Trong mùa Chay, nhiều giáo xứ tổ chức thi, và chỉ có những 'tay ngắm' có kỹ năng cao nhất mới dám bước vào.
Người thi ngắm không hề dùng nhạc cụ. Khi lên thi, người đó thường đứng hoặc quỳ trước bàn thờ với quyển sách đặt ớ trước mặt. Ở hai bên, có nhiều người làm giám khảo theo dõi bài ngắm. Nếu người thi có lỗi, giám khảo sẽ gõ một tiếng mõ. Nếu người thi mắc phải ba lỗi, ông ta phải rời cuộc thi và một người khác sẽ lên, ngắm lại bài ngắm bị dở dang.
"Hình thức ngắm thể hiện một sự thích ứng đầy sáng tạo giữa việc phụng vụ của Giáo Hội với bối cảnh địa phương" Cha Đức nói. "Và nó cho thấy có một sự hợp tác tuyệt vời giữa các nhà truyền giáo nước ngoài và các tín hữu địa phương trong việc phát minh ra truyền thống Mùa Chay này, đã được duy trì hàng nhiều thế kỷ".
Các nhà truyền giáo châu Âu đi theo các thương gia trên các tuyến đường biển mới được phát hiện, đã đưa đức tin Công Giáo đến Việt Nam vào năm 1533. Sau đó vào thế kỷ 16, với sự xuất hiện của những thành viên dòng Tên (SJ), dòng Đa Minh (OP), dòng Phanxicô Hèn mọn (OFM) và Hội Truyền Giáo Ba Lê (MEP) đã tăng cường các nỗ lực truyền giáo ở miền đông.
Các nhà truyền giáo dạy các lẽ thật của đức tin Công Giáo cho các thày giảng bản xứ, là những người có nguồn gốc tôn giáo và văn hoá khác nhau. Sau đó các thày giảng bản xứ lại dạy giáo dân bản địa những lời kinh nguyện bằng cách sử dụng phương pháp giáo dục sẵn có ở địa phương là ngâm nga các bài kinh kệ (tụng kinh)̣, được sử dụng trong các chuà chiền và trong các bài ca quan họ cuả dân gian.
Trong những thế kỷ trước, bài ngắm được viết bằng chữ Nôm, một biến thể cuả chữ Hán. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, các bài ngắm đã được in bằng chữ quốc ngữ.
Mỗi giáo phận ở Việt Nam thường có các phiên bản riêng, có chút khác biệt trong từ ngữ cho phù hợp với ngôn ngữ địa phương. Ngoài những khác biệt này, thì văn bản chính đã không có sửa đổi là bao nhiêu trong nhiều chục năm qua.
Cha Đức giải thích rằng lời văn cuả "Ngắm Nguyện" chủ yếu là những lời nói bình thường, thậm chí có khi thô tục (colloquial), "có lẽ để cho những giáo dân bình dân có thể hiểu được dễ dàng hơn".
Truyền thống Ngắm lan rộng khắp Việt Nam, và cả trong các cộng đồng di cư ở Hoa Kỳ, Úc và Thái Lan.
Hiện có hơn 5,5 triệu người Công Giáo ở Việt Nam. Trong nhiều thế kỷ qua, Kitô hữu ở Việt Nam đã bị bức hại. Năm 1988, ĐGH Gioan Phaolô II đã phong 117 thánh Việt Nam, bao gồm giáo sĩ và giáo dân.
Văn Hóa
Phục Sinh Khải Hoàn
Đinh Văn Tiến Hùng
11:25 16/04/2017
( Mừng Chúa Phục Sinh 16/4/17 )
“Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đến mồ, có mang theo hương liệu họ đã dọn sẵn. Và họ thấy viên đá đã lăn ra khỏi mồ, nhưng khi vào trong họ đã không gặp thấy xác Chúa Giê-su. Đang khi họ phân vân về điều ấy, thì này: bỗng có hai người hiện ra cho họ, áo chói lòa. Họ đâm sợ, sấp mình xuống đất, hai người kia mới nói cùng họ: Làm sao các ngươi đi tìm Đấng sống giữa người chết ? Ngài không
còn ở đây, nhưng đã sống lại !..” ( Lc.24: 1- 6 )
“Vang khúc khải hoàn ca vang đại thắng,
Con Chúa Trời đã hiển hách thành công,
Vị Cứu Tinh bằng chiến thắng oai hùng,
Cây Thập Tự nơi chính Ngài tự hiến.” (*)
*Chúa sống ba mươi ba năm trần thế,
Ba mươi năm đời nghèo khó âm thầm,
Ba năm truyền yêu thương cho thế nhân,
Chết khổ nhục để Phục Sinh Vinh Hiển.
Muôn sức sống bừng lên trong vạn vật,
Ánh bình minh lan tỏa khắp không gian,
Trải qua rồi đêm tăm tối kinh hoàng,
Ngài tiên báo ba ngày sau sống lại.
Họ vội vã tới chân đồi cỏ dại,
Thăm Xác Thày đang khâm liệm nơi hang,
Phiến đá bật tung, rực rỡ hào quang,
Thiên sứ đứng uy nghi nơi cửa mộ.
“Hỡi các người đừng sững sờ lo sợ,
Hãy vui lên Ngài đã Phục sinh rồi,
Báo tin mừng cho nhân thế khắp nơi,
Chúa sống lại vinh quang từ cõi chết “
Hai môn đệ chưa nguôi sầu ly biệt,
Trên đường về chiều xuống làng Em-mau,
Cùng Khách lạ đang chia sẻ mối sầu,
Khi chia bánh nhận ra Thày quí mến.
Thả lưới suốt đêm thuyền vừa cập bến,
Tâm trí u sầu, lòng dạ nôn nao,
Phía chân trời lấp lánh những vì sao,
Ngài tiến đến lướt mình trên sóng nước
Quây quần đây với bao niềm mơ ước,
Gặp lại Thày hồn khắc khoải chờ trông,
Luồng gíó ào đến từ cõi hư không,
Ngài xuất hiện giữa nguyện đường sáng chói
Thần khí dâng tràn, xua tan ảm đạm,
Chúa giơ tay chúc phúc các môn đồ
Lời thân thiết vang vọng mãi đến giờ,
Đem sức mạnh Tin Yêu từ ngày đó.
Cuộc đời con trải qua bao sóng gió,
Con tin yêu và trông cậy chờ mong,
Lời Chúa dạy luôn ấp ủ trong lòng,
Chúa Sống Lại đổ đầy ơn Thần Khí.
“BÌNH AN CHO CÁC CON ! “
Đinh văn Tiến Hùng
(*) Trich Thánh Thi Phụng Vụ
.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Non
Lê Trị
18:32 16/04/2017
Ảnh của Lê Trị
Xuân về nắng ấm hoa tươi
Trên cây tổ mới chào đời chim non.
(bt)
VietCatholic TV
Video Thông Điệp Phục Sinh Urbi et Orbi 2017 của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:49 16/04/2017
Lúc 10h15 sáng Chúa Nhật 16 tháng Tư, trước hàng trăm ngàn tín hữu đứng chật quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ Phục sinh. Tiếp theo đó là thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi gởi dân thành Rôma và toàn thế giới cùng nghi thức ban phép lành kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới trong đó có mạng lưới điện toán toàn cầu miễn là họ tuân giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Trong Thông điệp Phục sinh Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Chúc mừng Phục Sinh!
Hôm nay, trên khắp thế giới, Giáo Hội vang vọng lại một lần nữa sứ điệp đáng kinh ngạc của các môn đệ tiên khởi: “Chúa Giêsu đã sống lại! - Ngài thật sự đã sống lại, như Ngài đã phán hứa!”
Lễ Vượt Qua xưa, là lễ tưởng niệm cuộc giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự viên mãn ở đây. Qua sự Phục sinh của Ngài, Chúa Giêsu Kitô đã giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết, và đã mở ra trước mắt chúng ta con đường tiến đến sự sống đời đời.
Tất cả chúng ta, khi để cho mình bị tội lỗi làm chủ, lạc xa đường ngay nẻo chính và cuối cùng lìa đàn như con chiên bị lạc lối. Nhưng chính Thiên Chúa, Đấng chăn dắt chúng ta, đã đi tìm chúng ta. Để cứu chúng ta, Ngài tự hạ mình xuống thậm chí là chấp nhận sự chết trên cây thập giá. Hôm nay chúng ta có thể tuyên bố: “Đấng Chăn Chiên Lành đã sống lại, Người đã thí mạng sống vì chiên của mình, và sẵn lòng chịu chết vì đàn chiên của mình, alleluia” (Sách Lễ Rôma, Ca Hiệp Lễ, Chúa Nhật thứ Tư Phục Sinh).
Ở mọi thời đại, Vị Mục Tử Phục sinh đã không mệt mỏi tìm kiếm chúng ta, là những anh chị em của Người đang lang thang trong sa mạc của thế giới này. Với những dấu ấn của cuộc thương khó - là những vết thương do tình yêu thương từ bi của mình – Người lôi cuốn chúng ta đi theo Người trên con đường của Người, là con đường dẫn đến sự sống. Cả ngày hôm nay cũng vậy, Người đặt trên vai mình rất nhiều anh chị em của chúng ta bị chà đạp bởi ma quỷ và tất cả các hình thái đa dạng của nó.
Vị Mục Tử Phục sinh đi tìm tất cả những ai lạc mất trong mê cung của sự cô đơn và tình trạng bị gạt ra ngoài lề. Ngài đến để gặp họ qua những anh chị em của chúng ta, là những người đối xử với họ với lòng tôn kính và nhân ái, và giúp họ nghe được tiếng Người, một tiếng nói không thể quên được, một tiếng nói gọi họ trở về trong tình bạn với Thiên Chúa.
Ngài vác lên mình tất cả những ai là nạn nhân của những hình thức nô lệ, lao động vô nhân đạo, nạn buôn người bất hợp pháp, chế độ bóc lột và phân biệt đối xử, và những hình thức nghiện ngập nghiêm trọng. Ngài vác lên mình những trẻ em và thanh thiếu niên bị tước mất sự ngây thơ vô tư lự và bị khai thác, và những ai bị tổn thương sâu sắc bởi những hành động bạo lực xảy ra bên trong các bức tường của chính gia đình mình.
Vị Mục Tử Phục sinh đi cùng tất cả những ai buộc phải xa rời quê hương bản quán mình vì các cuộc xung đột vũ trang, các cuộc tấn công khủng bố, nạn đói và các chế độ độc tài áp bức. Bất cứ ở đâu, Người cũng giúp cho những người bị bắt buộc di cư này có thể gặp được những anh chị em mình, là những người có thể chia sẻ cơm bánh và hy vọng với họ trong cuộc hành trình.
Trong những tình huống phức tạp và thường xuyên bi thảm của thế giới ngày nay, xin Chúa Phục Sinh hướng dẫn các bước đi của tất cả những người làm việc cho công lý và hòa bình. Xin Người cho các nhà lãnh đạo các quốc gia ơn can đảm cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của các vụ xung đột và đặt một dấu chấm hết cho nạn buôn bán vũ khí.
Đặc biệt, trong những ngày này, xin Chúa nâng đỡ những nỗ lực của tất cả những ai đang tích cực tham gia vào việc mang lại ủi an và trợ giúp cho người dân Syria, là miếng mồi ngon của một cuộc chiến vẫn đang tiếp tục gieo rắc kinh hoàng và cái chết. Cuộc tấn công đê hèn gần đây nhất trên những người tị nạn đang chạy trốn chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, khiến nhiều người phải thiệt mạng và bị thương. Nguyện xin Chúa ban hòa bình cho toàn bộ vùng Trung Đông, bắt đầu từ Thánh Địa cho đến Iraq và Yemen.
Xin Đấng Chăn Chiên Lành vẫn gần gũi người dân Nam Sudan, Sudan, Somalia và Cộng hòa Dân chủ Congo, là những người phải chịu đựng các hành động thù địch liên tục, đang phải chịu thêm một nạn đói nghiêm trọng ảnh hưởng trên một số khu vực của Châu Phi.
Xin Chúa Giêsu Phục Sinh nâng đỡ những nỗ lực của tất cả những ai, đặc biệt ở Châu Mỹ La Tinh, đang dấn thân bảo đảm thiện ích chung cho các xã hội bị ghi đậm dấu bởi những căng thẳng về chính trị và xã hội, mà trong một số trường hợp đã dẫn tới bạo lực. Cầu xin cho các nhịp cầu đối thoại được xây dựng bằng cách tiếp tục chống lại tai ương tham nhũng và tìm kiếm các giải pháp khả thi và hòa bình cho những tranh chấp, cho sự tiến bộ và sự tăng cường các thể chế dân chủ trong sự tôn trọng hoàn toàn luật pháp.
Xin Đấng Chăn Chiên Lành đến phù trợ Ukraine, vẫn còn chìm đắm trong xung đột và đổ máu, để phục hồi sự hòa hợp xã hội. Xin Chúa tháp tùng mọi nỗ lực giảm bớt những đau khổ bi thảm của những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột này.
Xin Chúa Phục Sinh vẫn tiếp tục tuôn đổ ơn lành cho lục địa Châu Âu. Xin Người ban hy vọng cho những ai đang trải qua những giây phút khủng hoảng và khó khăn, cách riêng là do tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt trong giới trẻ.
Anh chị em thân mến, năm nay tất cả các tín hữu Kitô của mọi hệ phái đều mừng Lễ Phục Sinh cùng một ngày. Với chung một tiếng nói, ở khắp mọi nơi trên thế giới, chúng ta tuyên bố sứ điệp tuyệt vời này: “Chúa thật sự đã sống lại, như Ngài đã phán hứa!” Xin Chúa Giêsu, là Đấng đánh bại bóng tối của tội lỗi và sự chết, ban bình an cho những ngày này của chúng ta.
Chúc mừng Phục Sinh!
Tiếp theo đó là nghi thức ban phép lành URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.
Mở đầu nghi thức, Đức Hồng Y trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý của Đức Thánh Cha ban ơn toàn xá cho những người nói trên, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Xin quý vị và anh chị em hiệp ý để đón nhận ơn Toàn Xá.
Đức Thánh Cha long trọng đọc lời nguyện xin Thiên Chúa nhân lành, vì lời cầu bầu của Mẹ Maria, của các thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và toàn thể các thánh, mà xá giải mọi tội lỗi và hình phạt bởi tội lỗi cho các tín hữu.
Ngài đọc như sau:
Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tôi dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.
Nhờ lời cầu bầu và công nghiệp của Đức Trinh nữ Maria, của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô cùng toàn thể các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.
Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa Thánh Thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.
Trong Thông điệp Phục sinh Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Chúc mừng Phục Sinh!
Hôm nay, trên khắp thế giới, Giáo Hội vang vọng lại một lần nữa sứ điệp đáng kinh ngạc của các môn đệ tiên khởi: “Chúa Giêsu đã sống lại! - Ngài thật sự đã sống lại, như Ngài đã phán hứa!”
Lễ Vượt Qua xưa, là lễ tưởng niệm cuộc giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự viên mãn ở đây. Qua sự Phục sinh của Ngài, Chúa Giêsu Kitô đã giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết, và đã mở ra trước mắt chúng ta con đường tiến đến sự sống đời đời.
Tất cả chúng ta, khi để cho mình bị tội lỗi làm chủ, lạc xa đường ngay nẻo chính và cuối cùng lìa đàn như con chiên bị lạc lối. Nhưng chính Thiên Chúa, Đấng chăn dắt chúng ta, đã đi tìm chúng ta. Để cứu chúng ta, Ngài tự hạ mình xuống thậm chí là chấp nhận sự chết trên cây thập giá. Hôm nay chúng ta có thể tuyên bố: “Đấng Chăn Chiên Lành đã sống lại, Người đã thí mạng sống vì chiên của mình, và sẵn lòng chịu chết vì đàn chiên của mình, alleluia” (Sách Lễ Rôma, Ca Hiệp Lễ, Chúa Nhật thứ Tư Phục Sinh).
Ở mọi thời đại, Vị Mục Tử Phục sinh đã không mệt mỏi tìm kiếm chúng ta, là những anh chị em của Người đang lang thang trong sa mạc của thế giới này. Với những dấu ấn của cuộc thương khó - là những vết thương do tình yêu thương từ bi của mình – Người lôi cuốn chúng ta đi theo Người trên con đường của Người, là con đường dẫn đến sự sống. Cả ngày hôm nay cũng vậy, Người đặt trên vai mình rất nhiều anh chị em của chúng ta bị chà đạp bởi ma quỷ và tất cả các hình thái đa dạng của nó.
Vị Mục Tử Phục sinh đi tìm tất cả những ai lạc mất trong mê cung của sự cô đơn và tình trạng bị gạt ra ngoài lề. Ngài đến để gặp họ qua những anh chị em của chúng ta, là những người đối xử với họ với lòng tôn kính và nhân ái, và giúp họ nghe được tiếng Người, một tiếng nói không thể quên được, một tiếng nói gọi họ trở về trong tình bạn với Thiên Chúa.
Ngài vác lên mình tất cả những ai là nạn nhân của những hình thức nô lệ, lao động vô nhân đạo, nạn buôn người bất hợp pháp, chế độ bóc lột và phân biệt đối xử, và những hình thức nghiện ngập nghiêm trọng. Ngài vác lên mình những trẻ em và thanh thiếu niên bị tước mất sự ngây thơ vô tư lự và bị khai thác, và những ai bị tổn thương sâu sắc bởi những hành động bạo lực xảy ra bên trong các bức tường của chính gia đình mình.
Vị Mục Tử Phục sinh đi cùng tất cả những ai buộc phải xa rời quê hương bản quán mình vì các cuộc xung đột vũ trang, các cuộc tấn công khủng bố, nạn đói và các chế độ độc tài áp bức. Bất cứ ở đâu, Người cũng giúp cho những người bị bắt buộc di cư này có thể gặp được những anh chị em mình, là những người có thể chia sẻ cơm bánh và hy vọng với họ trong cuộc hành trình.
Trong những tình huống phức tạp và thường xuyên bi thảm của thế giới ngày nay, xin Chúa Phục Sinh hướng dẫn các bước đi của tất cả những người làm việc cho công lý và hòa bình. Xin Người cho các nhà lãnh đạo các quốc gia ơn can đảm cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của các vụ xung đột và đặt một dấu chấm hết cho nạn buôn bán vũ khí.
Đặc biệt, trong những ngày này, xin Chúa nâng đỡ những nỗ lực của tất cả những ai đang tích cực tham gia vào việc mang lại ủi an và trợ giúp cho người dân Syria, là miếng mồi ngon của một cuộc chiến vẫn đang tiếp tục gieo rắc kinh hoàng và cái chết. Cuộc tấn công đê hèn gần đây nhất trên những người tị nạn đang chạy trốn chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, khiến nhiều người phải thiệt mạng và bị thương. Nguyện xin Chúa ban hòa bình cho toàn bộ vùng Trung Đông, bắt đầu từ Thánh Địa cho đến Iraq và Yemen.
Xin Đấng Chăn Chiên Lành vẫn gần gũi người dân Nam Sudan, Sudan, Somalia và Cộng hòa Dân chủ Congo, là những người phải chịu đựng các hành động thù địch liên tục, đang phải chịu thêm một nạn đói nghiêm trọng ảnh hưởng trên một số khu vực của Châu Phi.
Xin Chúa Giêsu Phục Sinh nâng đỡ những nỗ lực của tất cả những ai, đặc biệt ở Châu Mỹ La Tinh, đang dấn thân bảo đảm thiện ích chung cho các xã hội bị ghi đậm dấu bởi những căng thẳng về chính trị và xã hội, mà trong một số trường hợp đã dẫn tới bạo lực. Cầu xin cho các nhịp cầu đối thoại được xây dựng bằng cách tiếp tục chống lại tai ương tham nhũng và tìm kiếm các giải pháp khả thi và hòa bình cho những tranh chấp, cho sự tiến bộ và sự tăng cường các thể chế dân chủ trong sự tôn trọng hoàn toàn luật pháp.
Xin Đấng Chăn Chiên Lành đến phù trợ Ukraine, vẫn còn chìm đắm trong xung đột và đổ máu, để phục hồi sự hòa hợp xã hội. Xin Chúa tháp tùng mọi nỗ lực giảm bớt những đau khổ bi thảm của những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột này.
Xin Chúa Phục Sinh vẫn tiếp tục tuôn đổ ơn lành cho lục địa Châu Âu. Xin Người ban hy vọng cho những ai đang trải qua những giây phút khủng hoảng và khó khăn, cách riêng là do tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt trong giới trẻ.
Anh chị em thân mến, năm nay tất cả các tín hữu Kitô của mọi hệ phái đều mừng Lễ Phục Sinh cùng một ngày. Với chung một tiếng nói, ở khắp mọi nơi trên thế giới, chúng ta tuyên bố sứ điệp tuyệt vời này: “Chúa thật sự đã sống lại, như Ngài đã phán hứa!” Xin Chúa Giêsu, là Đấng đánh bại bóng tối của tội lỗi và sự chết, ban bình an cho những ngày này của chúng ta.
Chúc mừng Phục Sinh!
Tiếp theo đó là nghi thức ban phép lành URBI ET ORBI cho Roma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá cho tất cả các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô cũng như những anh chị em tín hữu trên thế giới, theo dõi qua các đài phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông mới.
Mở đầu nghi thức, Đức Hồng Y trưởng đẳng phó tế, tuyên bố chủ ý của Đức Thánh Cha ban ơn toàn xá cho những người nói trên, miễn là họ giữ các qui tắc và hội đủ các điều kiện luật định, nghĩa là xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha và từ bỏ mọi quyến luyến đối với tội lỗi.
Xin quý vị và anh chị em hiệp ý để đón nhận ơn Toàn Xá.
Đức Thánh Cha long trọng đọc lời nguyện xin Thiên Chúa nhân lành, vì lời cầu bầu của Mẹ Maria, của các thánh tông đồ Phêrô, Phaolô và toàn thể các thánh, mà xá giải mọi tội lỗi và hình phạt bởi tội lỗi cho các tín hữu.
Ngài đọc như sau:
Xin các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô là những vị mà chúng tôi dựa vào quyền bính và uy thế, cầu khẩn cho chúng ta trước Thiên Chúa. Amen.
Nhờ lời cầu bầu và công nghiệp của Đức Trinh nữ Maria, của Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, của thánh Gioan Baotixita, của các thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô cùng toàn thể các thánh, xin Thiên Chúa toàn năng thương xót anh chị em và xin Chúa Kitô tha tội cho anh chị em cùng dẫn đưa anh chị em về cõi trường sinh. Amen.
Xin Thiên Chúa toàn năng lân tuất ban ân xá, tha thứ tất cả tội lỗi của anh chị em, cho anh chị em được hưởng thời gian để làm việc đền tội thành tâm và có công hiệu, một tấm lòng thống hối và hoán cải đời sống, được ơn thánh và sự an ủi của Chúa Thánh Thần, cùng được sự kiên trì làm việc thiện cho đến cùng. Amen.
Giáo Hội Năm Châu 11/04 -17/04/2017: Đức Thánh Cha không hủy bỏ chuyến tông du đến Cairo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:27 16/04/2017
1. Tòa Thánh cho biết: Bất chấp các vụ khủng bố tại Ai Cập, Đức Thánh Cha không hủy bỏ chuyến tông du đến Cairo
Hôm thứ Hai 10 tháng Tư, Bộ Y tế Ai Cập cho biết các cuộc tấn công hôm Chúa Nhật Lễ Lá, 9 tháng Tư, nhắm vào các tín hữu Kitô trong ngày đầu tiên của Tuần Thánh, đã khiến ít nhất 45 người chết. Có ít nhất 28 người chết và 78 người bị thương trong vụ nổ bom bên trong nhà thờ Thánh George ở thành phố Tanta phía bắc thủ đô Cairo. Tại nhà thờ Thánh Máccô ở Alexandria, 17 người - kể cả dân thường và cảnh sát - đã bị giết và 47 người khác bị thương.
Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi đã ban hành tình trạng khẩn trương trên toàn lãnh thổ bắt đầu có hiệu lực từ 1 giờ chiều thứ Hai 10 tháng Tư. Ngay sau khi hai vụ tấn công xảy ra, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố nhận trách nhiệm về những hành vi tội ác này. Tuy nhiên, trong diễn văn trên đài truyền hình quốc gia, ông Sisi cáo buộc “một số nước” đã dự phần vào các vụ tấn công hôm Chúa Nhật Lễ Lá, một ám chỉ mà nhiều người cho rằng nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Các vụ khủng bố gần đây và việc ban bố tình trạng khẩn trương tại Ai Cập đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Cairo trong hai ngày 28 và 29 tháng Tư tới đây.
Tuy nhiên, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết mặc dù có những cuộc tấn công khủng bố gần đây chống lại các cộng đồng Kitô giáo thiểu số của Ai Cập, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ không hủy bỏ chuyến thăm của ngài tới Ai Cập.
Nhiều người cho rằng việc bảo vệ an ninh cho Đức Thánh Cha là một công tác rất khó khăn tại Ai Cập. Một hình ảnh rất tiêu biểu của Ai Cập là các quảng trường thường được vây bọc bởi các chung cư rất lớn, nơi các lực lượng an ninh có nhiều khó khăn trong việc loại trừ khả năng có những tên bắn tỉa ám sát các nhân vật quan trọng từ xa.
Một phóng viên chiến trường của Reuters nhận xét rằng ở Baghdad bọn khủng bố chất đầy chất nổ lên một chiếc xe tải và lái xe tới đậu ở một chỗ đông người, lén lút ngồi uống cà phê đâu đó, và chờ khi thiên hạ bu quanh chiếc xe thì nhấn remote control cho nổ tung. Ở Cairo, Sinai và các nơi khác bọn khủng bố thường không lén lút như thế. Chúng ngang nhiên kéo cả đám bắn phá vào các nhà thờ, thậm chí tấn công vào các đồn bót cảnh sát, phục kích các đoàn xe của quân đội, đánh xáp lá cà với các lực lượng an ninh như trong một thứ chiến tranh quy ước!
Tại Cairo, cha Rafic Grieche, phát ngôn viên của các giám mục Công Giáo Ai Cập nói:
“Người Ai Cập đang trông chờ chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô, mặc dù bầu khí hiện nay rất nặng nề”
Cha Rafic Grieche nói thêm:
“Nhiệm vụ của Đức Giáo Hoàng là ở bên cạnh anh em mình vào thời điểm khó khăn. Bây giờ là thời gian thực sự mà ngài có thể mang lại hòa bình và hy vọng cho toàn thể dân chúng Ai Cập và đặc biệt cho các Kitô hữu Đông phương”
Cha nói mọi người không thoải mái khi bị buộc phải bước qua các máy dò kim loại và các biện pháp an ninh khác trước khi bước vào nhà thờ.
“Tuy không giống như đi đến một nhà thờ bình thường, nhưng chúng tôi cần những biện pháp như thế để giữ an toàn cho người dân”.
Ngài cho biết sau vụ tấn công, ngài đã cử hành Thánh Lễ với hơn 2,000 người.
“Mọi người đã biết về vụ tấn công ở Tanta, nhưng họ không sợ. Vào buổi tối, họ cũng đến cầu nguyện và chầu Mình Thánh Chúa như vẫn làm trong Tuần Thánh” , Cha Grieche nói.
2. Văn bản 14 chặng Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 2017
Hôm thứ Hai 10 tháng 4, Văn Phòng Các Cử Hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố văn bản 14 chặng Đàng Thánh Giá do một thần học gia người Pháp là bà Anne Anne Marie-Pelletier soạn.
Lúc 9 giờ 15 phút tối Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại Hí Trường Colosseum và ban phép lành cho tất cả mọi người hiện diện.
Buổi đi Đàng Thánh Giá này cũng được các đài truyền hình phát trực tiếp trên thế giới.
Bà Pelletier, 70 tuổi, là một chuyên gia về giải Kinh Thánh. Năm 2014, bà được trao giải Ratzinger về những đóng góp của bà cho thần học Công Giáo.
Bà Pelletier là người phụ nữ thứ tư được giao việc viết những bài suy niệm Ðàng Thánh Giá cho Đức Giáo Hoàng. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là người đầu tiên mời một phụ nữ viết các bài Suy Niệm. Năm 1993, ngài mời nữ tu Anna Maria Canopi, bề trên tu viện Benedictine “Mater Ecclesiae” (Mẹ Giáo Hội) viết bài Suy Niệm, và năm 1995 ngài mời Sơ Minke de Vries.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã mời Mẹ Maria Rita Piccione, người Ý, Chủ Tịch Liên Hiệp Các Tu Hội Đức Bà của Dòng Augustinô ở Ý, viết các bài Suy Niệm cho ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2011.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ La Vie, bà Pelletier nói bà cảm thấy “may mắn” khi được trao trách nhiệm chính thức trong “một Giáo Hội mà không chút nghi ngờ nào rất là nam tính”.
Bà cho biết bà bắt đầu sự nghiệp học thuật của mình bằng ngôn ngữ học và văn chương, nhưng sự tham gia vào một nhóm nghiên cứu Kinh Thánh cho sinh viên đại học đã dạy bà “thưởng thức Kinh thánh, khả năng rung động trong thời hiện tại của chúng tôi, kể cả nơi những người xa lạ với đức tin Kitô”
Cuối cùng, bà đã viết luận án về lịch sử giải thích sách Diễm Tình Ca của Cựu Ước. Bà đã dạy cả văn chương tại các trường đại học công lập ở Paris và Thánh Kinh tại chủng viện Công Giáo Paris.
Mặc dù Pelletier nói bà không bao giờ cảm thấy bị gạt ra ngoài lề trong Giáo Hội bởi vì bà là phụ nữ và số lượng phụ nữ là các nhà thần học ngày càng tăng trong Giáo Hội, tuy nhiên theo bà “chúng ta vẫn cần đảm bảo họ được làm việc trong Giáo Hội với những vị trí thực sự có trách nhiệm cho phép họ có một tác động nào đó.”
3. Đức Thánh Cha triệu tập công nghị Hồng Y tuyên thánh
Sáng thứ năm, 20-4, Đức Thánh Cha sẽ nhóm công nghị Hồng Y để quyết định và thông báo về ngày cử hành lễ phong hiển thánh cho một số vị chân phước.
Đứng đầu danh sách là Cha Andrea de Soveral, Cha Ambrogio Francesco Ferro, linh mục giáo phận, và giáo dân Matteo Moreira cùng với 27 vị tử đạo tại Brazil. 30 chân phước này tử đạo ngày 16-7-1645 và 3-10-1645, vì bị những người Tin Lành Calvin Hòa Lan giết trong cuộc xung đột với các tín hữu Công Giáo Bồ đào nha.
Tiếp đến là 3 chân phước thiếu niên tử đạo người Mêhicô là Cristoforo, Antonio và Giovanni, bị giết vì đức tin ở Mêhicô năm 1529. 3 vị này quen được gọi là “Các trẻ tử đạo ở Tlaxcala”, là những thổ dân đầu tiên trở lại Công Giáo ở Mêhicô, bị giết vì đã nhân danh đức tin Kitô từ chối sự tôn thờ thần tượng và tục đa thê.
Án thứ ba là Cha Faustino Miguez (1831-1925), người Tây Ban Nha, thuộc dòng Scolopi, cũng gọi là dòng Giáo Sĩ học đường, sáng lập Hội dòng thánh Calasanzio của các Nữ tử Chúa là Mục Tử.
Án thứ tư là chân phước linh mục Angelo da Acri, tục danh là Luca Antonio Falcone, thuộc dòng Capucino, qua đời năm 1739, thọ 70 tuổi .
Sau cùng là hai chân phước thiếu niên Phanxicô và Giacinta đã được Đức Mẹ hiện ra ở Fatima cách đây 100 năm.
Với công nghị trên đây, Giáo Hội sắp có thêm 37 vị Hiển Thánh.
4. Nhà giặt ủi của Đức Thánh Cha cho người nghèo bắt đầu hoạt động
Từ hôm thứ Hai, 10/04, “nhà giặt của Đức Giáo Hoàng Phanxicô” đã bắt đầu hoạt động.
Đây là dịch vụ miễn phí dành cho người nghèo, đặc biệt là cho những người không có chỗ định cư; họ có thể giặt giũ, sấy khô và ủi quần áo và chăn màn của họ.
Sáng kiến này nảy sinh từ lời mời gọi thực hành cụ thể kinh nghiệm ân sủng của Năm Thánh Lòng thương xót của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài đã viết trong tông thư Lòng thương xót và người sầu khổ vào dịp kết thúc Năm Thánh: “Muốn đến gần Chúa Kitô đòi hỏi phải đến gần với các anh chị em, bởi vì không có gì được Chúa Cha yêu thích hơn là một dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót. Bởi bản chất, lòng thương xót trở nên hữu hình và rõ ràng trong hành động cụ thể và năng động” (số 16), như vậy, “đó là lúc cung cấp chỗ cho trí tưởng tượng của lòng thương xót tạo ra nhiều hoạt động mới, hoa trái của ân sủng” (số 18).
Do đó, sở từ thiện Tòa thánh muốn có một nơi chốn và một dịch vụ để cụ thể hòa lòng bác ái và công việc của lòng thương xót để khôi phục phẩm giá cho nhiều người, là các anh chị em của chúng ta, những người được mời gọi cùng chúng ta xây dựng một “thành phố đáng tin cậy” (xem số 18).
Nhà giặt ủi này được đặt ở “trung tâm con người hòa bình” của cộng đồng thánh Egidio, nằm cạnh bệnh viện thánh Gallicano cũ, ở đường Via San Gallicano, số 25. Cộng đoàn thánh Egidio sẽ điều hành “Nhà giặt ủi của Đức Giáo Hoàng” cùng với các dịch vụ tiếp đón và hỗ trợ cho người nghèo nhất, đã hoạt động từ hơn 10 năm nay. Trong những tháng tới, sẽ có thêm nơi tắm rửa, cắt tóc, sửa quần áo, phòng khám y tế và phân phát các nhu yếu phẩm.
Tại nhà giặt này có 6 máy giặt và 6 máy sấy với các bàn ủi. Các máy này đều do công ty đa quốc gia Whirlpool tài trợ.
5. Ðại diện Tông toà Aleppo nói Giáo Hội Syria lên án mọi thứ bạo lực, bất cứ từ đâu đến
“Ai đã phong cho Donald Trump làm trọng tài và làm cảnh sát của thế giới? Tổng thống Hoa Kỳ là ai mà ra quyết định không cần đến Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc?”: đó là lời chất vấn của Ðức giám mục Georges Abou Khazen, O.F.M., người Liban, Ðại diện Tông toà của Hạt Ðại diện Aleppo ở Syria, thuộc Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Latinh.
Ðức cha Khazen cho biết ngài “sửng sốt” khi nghe tin Hoa Kỳ phóng 59 tên lửa Tomahawk tấn công căn cứ Shayrat của Syria, ở tỉnh Homs. Một đòn đánh trí mạng giáng xuống một đất nước đã trải qua cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài suốt sáu năm và tan hoang do cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học ở Idlib trong mấy ngày vừa qua, khiến cho 86 thường dân thiệt mạng, trong đó một phần ba là trẻ em.
Đức Cha nói thêm:
“Giáo Hội Syria chúng tôi lên án mọi thứ bạo lực, bất cứ từ đâu đến. Ðiều làm tôi ngạc nhiên và sửng sốt là tối hôm trước, Ðại sứ Hoa Kỳ đã phát biểu tại Hội đồng Bảo an rằng chưa có gì chắc chắn hoặc rõ ràng về các cuộc tấn công ở Idlib. Thế mà vào lúc bình minh cuộc tấn công lại xảy ra. Tại sao? Tại sao không có một cuộc điều tra đầy đủ theo yêu cầu của Syria để tìm hiểu chính xác những gì đã xảy ra? Tổng thống Hoa Kỳ là ai mà ra quyết định không cần đến Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc? Ai đã phong cho ông ấy làm trọng tài và làm cảnh sát của thế giới? Còn tất cả các tội ác của Hoa Kỳ và của Pháp ở Syria và Iraq đã giết chết hàng trăm thường dân trong khi cả thế giới im lặng thì sao... đây là một sai lầm”.
6. Phản ứng của Ðức Hồng Y Gracias về vụ tấn công Syria của Mỹ
Ðức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Mumbai và là chủ tịch liên Hội đồng Giám mục Á châu đã bày tỏ nỗi đau sâu sắc về quyết định của Hoa kỳ tấn công căn cứ không quân Syria như sự đáp trả lại việc sử dụng vũ khí hóa học tại thành phố Idlib.
Nhân danh Giáo Hội tại Á châu, Ðức Hồng Y Gracias cầu nguyện cho các trẻ em, các phụ nữ, các gia đình, các bệnh nhân và những người già ở Syria chịu đau khổ. Ðức Hồng Y cũng gửi đến Ðức Hồng Y Maria Zenari, sứ thần Tòa thánh tại Syria sự gần gũi và nâng đỡ trong cầu nguyện.
Trong sứ điệp, Ðức Hồng Y Gracias lên án việc tấn công bằng vũ khí hóa học các thường dân vô tội là vô nhân tính của con người đối với con người. Ngài cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế chấm dứt sự thù địch và trở lại đàm phán hòa bình. Ðối thoại và bất bạo lực là những vũ khí thực sự duy nhất có thể mang lại hòa bình cho Syria.
Ðức Hồng Y Gracias cũng cho biết ngài đau buồn gấp bội về tin tức cuộc tấn công của Hoa kỳ. Ngài cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa, xin cứu dân tộc chúng ta, các anh chị em của chúng ta ở Syria. Xin Chúa cứu các trẻ em Syria khỏi sự giết chóc vô nghĩa này.
7. Tình trạng Giáo Hội tại Cộng Hòa Trung Phi
Trong các ngày vừa qua Ðức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám Mục Bangui thủ đô Trung Phi, đang viếng thăm Milano bắc Italia, theo lời mời của Hội truyền giáo nước ngoài Milano, gọi tắt là PIME, và cũng đã gặp gỡ Ðức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám Mục sở tại.
Ðức Hồng Y Nzapalainga cho biết trong những ngày vừa qua đã có gần 1,000 người tỵ nạn trở về quê nhà của họ nhờ ngân quỹ trợ giúp của Toà Thánh. Và kể từ đầu tháng 3 năm 2017 đã có khoảng 10,000 người rời đan viện Camelô Bangui để hồi hương. Những người khác đã được trú ngụ trong các cơ sở và trung tâm của Giáo Hội cũng từ từ trở lại với cuộc sống bình thường sau hơn 4 năm bạo lực. Ðây là một vài tin tích cực đến từ Trung Phi là quốc gia đã được Ðức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm mục vụ và mở cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót hồi tháng 11 năm 2015. Ðức Hồng Y Nzapalainga cũng cho biết tình hình Trung Phi tiếp tục nghiêm trọng, mặc dù trong thủ đô có an ninh. Dân chúng có thể đi lại tự do và các sinh hoạt từ từ bắt đầu trở lại, đồng thời với việc tái thiết. Tuy nhiên, các vùng còn lại trong toàn nước nằm dưới quyền kiểm soát của các nhóm vũ trang. Họ tiếp tục tấn công các làng mạc, cướp bóc và sát hại thường dân. Và không có ai che chở bảo vệ dân chúng.
8. Uỷ ban giáo hoàng về Kinh Thánh họp phiên khoáng đại
Theo thông cáo của Phòng Báo chí Toà Thánh, Uỷ ban giáo hoàng về Kinh Thánh sẽ tổ chức Ðại hội khoáng đại thường niên từ ngày 24 đến 28 tháng Tư năm 2017 tại Nhà Santa Marta ở Vatican.
Ðại hội đặt dưới sự chủ toạ của Ðức Hồng Y Gerhard Ludwig Muller, Chủ tịch Uỷ ban giáo hoàng về Kinh Thánh và là Bộ trưởng Bộ Giáo lý Ðức tin. Giữ nhiệm vụ điều hành là cha Pietro Bovati, S.J., Tổng thư ký Uỷ ban.
Thông cáo cho biết Ðại hội sẽ thảo luận về một số đề tài liên quan đến nhân học Kinh Thánh.
Theo quy chế, Uỷ ban giáo hoàng về Kinh Thánh có nhiệm vụ “khuyến khích người Công Giáo học hỏi Kinh Thánh; dùng các phương tiện khoa học để phản bác những quan điểm sai lầm về Kinh Thánh; nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề còn đang tranh cãi và các vấn đề đang nảy sinh trong lĩnh vực Kinh Thánh”.
Hôm thứ Hai 10 tháng Tư, Bộ Y tế Ai Cập cho biết các cuộc tấn công hôm Chúa Nhật Lễ Lá, 9 tháng Tư, nhắm vào các tín hữu Kitô trong ngày đầu tiên của Tuần Thánh, đã khiến ít nhất 45 người chết. Có ít nhất 28 người chết và 78 người bị thương trong vụ nổ bom bên trong nhà thờ Thánh George ở thành phố Tanta phía bắc thủ đô Cairo. Tại nhà thờ Thánh Máccô ở Alexandria, 17 người - kể cả dân thường và cảnh sát - đã bị giết và 47 người khác bị thương.
Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi đã ban hành tình trạng khẩn trương trên toàn lãnh thổ bắt đầu có hiệu lực từ 1 giờ chiều thứ Hai 10 tháng Tư. Ngay sau khi hai vụ tấn công xảy ra, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố nhận trách nhiệm về những hành vi tội ác này. Tuy nhiên, trong diễn văn trên đài truyền hình quốc gia, ông Sisi cáo buộc “một số nước” đã dự phần vào các vụ tấn công hôm Chúa Nhật Lễ Lá, một ám chỉ mà nhiều người cho rằng nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Các vụ khủng bố gần đây và việc ban bố tình trạng khẩn trương tại Ai Cập đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Cairo trong hai ngày 28 và 29 tháng Tư tới đây.
Tuy nhiên, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết mặc dù có những cuộc tấn công khủng bố gần đây chống lại các cộng đồng Kitô giáo thiểu số của Ai Cập, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ không hủy bỏ chuyến thăm của ngài tới Ai Cập.
Nhiều người cho rằng việc bảo vệ an ninh cho Đức Thánh Cha là một công tác rất khó khăn tại Ai Cập. Một hình ảnh rất tiêu biểu của Ai Cập là các quảng trường thường được vây bọc bởi các chung cư rất lớn, nơi các lực lượng an ninh có nhiều khó khăn trong việc loại trừ khả năng có những tên bắn tỉa ám sát các nhân vật quan trọng từ xa.
Một phóng viên chiến trường của Reuters nhận xét rằng ở Baghdad bọn khủng bố chất đầy chất nổ lên một chiếc xe tải và lái xe tới đậu ở một chỗ đông người, lén lút ngồi uống cà phê đâu đó, và chờ khi thiên hạ bu quanh chiếc xe thì nhấn remote control cho nổ tung. Ở Cairo, Sinai và các nơi khác bọn khủng bố thường không lén lút như thế. Chúng ngang nhiên kéo cả đám bắn phá vào các nhà thờ, thậm chí tấn công vào các đồn bót cảnh sát, phục kích các đoàn xe của quân đội, đánh xáp lá cà với các lực lượng an ninh như trong một thứ chiến tranh quy ước!
Tại Cairo, cha Rafic Grieche, phát ngôn viên của các giám mục Công Giáo Ai Cập nói:
“Người Ai Cập đang trông chờ chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô, mặc dù bầu khí hiện nay rất nặng nề”
Cha Rafic Grieche nói thêm:
“Nhiệm vụ của Đức Giáo Hoàng là ở bên cạnh anh em mình vào thời điểm khó khăn. Bây giờ là thời gian thực sự mà ngài có thể mang lại hòa bình và hy vọng cho toàn thể dân chúng Ai Cập và đặc biệt cho các Kitô hữu Đông phương”
Cha nói mọi người không thoải mái khi bị buộc phải bước qua các máy dò kim loại và các biện pháp an ninh khác trước khi bước vào nhà thờ.
“Tuy không giống như đi đến một nhà thờ bình thường, nhưng chúng tôi cần những biện pháp như thế để giữ an toàn cho người dân”.
Ngài cho biết sau vụ tấn công, ngài đã cử hành Thánh Lễ với hơn 2,000 người.
“Mọi người đã biết về vụ tấn công ở Tanta, nhưng họ không sợ. Vào buổi tối, họ cũng đến cầu nguyện và chầu Mình Thánh Chúa như vẫn làm trong Tuần Thánh” , Cha Grieche nói.
2. Văn bản 14 chặng Đàng Thánh Giá ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 2017
Hôm thứ Hai 10 tháng 4, Văn Phòng Các Cử Hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố văn bản 14 chặng Đàng Thánh Giá do một thần học gia người Pháp là bà Anne Anne Marie-Pelletier soạn.
Lúc 9 giờ 15 phút tối Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại Hí Trường Colosseum và ban phép lành cho tất cả mọi người hiện diện.
Buổi đi Đàng Thánh Giá này cũng được các đài truyền hình phát trực tiếp trên thế giới.
Bà Pelletier, 70 tuổi, là một chuyên gia về giải Kinh Thánh. Năm 2014, bà được trao giải Ratzinger về những đóng góp của bà cho thần học Công Giáo.
Bà Pelletier là người phụ nữ thứ tư được giao việc viết những bài suy niệm Ðàng Thánh Giá cho Đức Giáo Hoàng. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là người đầu tiên mời một phụ nữ viết các bài Suy Niệm. Năm 1993, ngài mời nữ tu Anna Maria Canopi, bề trên tu viện Benedictine “Mater Ecclesiae” (Mẹ Giáo Hội) viết bài Suy Niệm, và năm 1995 ngài mời Sơ Minke de Vries.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã mời Mẹ Maria Rita Piccione, người Ý, Chủ Tịch Liên Hiệp Các Tu Hội Đức Bà của Dòng Augustinô ở Ý, viết các bài Suy Niệm cho ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2011.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ La Vie, bà Pelletier nói bà cảm thấy “may mắn” khi được trao trách nhiệm chính thức trong “một Giáo Hội mà không chút nghi ngờ nào rất là nam tính”.
Bà cho biết bà bắt đầu sự nghiệp học thuật của mình bằng ngôn ngữ học và văn chương, nhưng sự tham gia vào một nhóm nghiên cứu Kinh Thánh cho sinh viên đại học đã dạy bà “thưởng thức Kinh thánh, khả năng rung động trong thời hiện tại của chúng tôi, kể cả nơi những người xa lạ với đức tin Kitô”
Cuối cùng, bà đã viết luận án về lịch sử giải thích sách Diễm Tình Ca của Cựu Ước. Bà đã dạy cả văn chương tại các trường đại học công lập ở Paris và Thánh Kinh tại chủng viện Công Giáo Paris.
Mặc dù Pelletier nói bà không bao giờ cảm thấy bị gạt ra ngoài lề trong Giáo Hội bởi vì bà là phụ nữ và số lượng phụ nữ là các nhà thần học ngày càng tăng trong Giáo Hội, tuy nhiên theo bà “chúng ta vẫn cần đảm bảo họ được làm việc trong Giáo Hội với những vị trí thực sự có trách nhiệm cho phép họ có một tác động nào đó.”
3. Đức Thánh Cha triệu tập công nghị Hồng Y tuyên thánh
Sáng thứ năm, 20-4, Đức Thánh Cha sẽ nhóm công nghị Hồng Y để quyết định và thông báo về ngày cử hành lễ phong hiển thánh cho một số vị chân phước.
Đứng đầu danh sách là Cha Andrea de Soveral, Cha Ambrogio Francesco Ferro, linh mục giáo phận, và giáo dân Matteo Moreira cùng với 27 vị tử đạo tại Brazil. 30 chân phước này tử đạo ngày 16-7-1645 và 3-10-1645, vì bị những người Tin Lành Calvin Hòa Lan giết trong cuộc xung đột với các tín hữu Công Giáo Bồ đào nha.
Tiếp đến là 3 chân phước thiếu niên tử đạo người Mêhicô là Cristoforo, Antonio và Giovanni, bị giết vì đức tin ở Mêhicô năm 1529. 3 vị này quen được gọi là “Các trẻ tử đạo ở Tlaxcala”, là những thổ dân đầu tiên trở lại Công Giáo ở Mêhicô, bị giết vì đã nhân danh đức tin Kitô từ chối sự tôn thờ thần tượng và tục đa thê.
Án thứ ba là Cha Faustino Miguez (1831-1925), người Tây Ban Nha, thuộc dòng Scolopi, cũng gọi là dòng Giáo Sĩ học đường, sáng lập Hội dòng thánh Calasanzio của các Nữ tử Chúa là Mục Tử.
Án thứ tư là chân phước linh mục Angelo da Acri, tục danh là Luca Antonio Falcone, thuộc dòng Capucino, qua đời năm 1739, thọ 70 tuổi .
Sau cùng là hai chân phước thiếu niên Phanxicô và Giacinta đã được Đức Mẹ hiện ra ở Fatima cách đây 100 năm.
Với công nghị trên đây, Giáo Hội sắp có thêm 37 vị Hiển Thánh.
4. Nhà giặt ủi của Đức Thánh Cha cho người nghèo bắt đầu hoạt động
Từ hôm thứ Hai, 10/04, “nhà giặt của Đức Giáo Hoàng Phanxicô” đã bắt đầu hoạt động.
Đây là dịch vụ miễn phí dành cho người nghèo, đặc biệt là cho những người không có chỗ định cư; họ có thể giặt giũ, sấy khô và ủi quần áo và chăn màn của họ.
Sáng kiến này nảy sinh từ lời mời gọi thực hành cụ thể kinh nghiệm ân sủng của Năm Thánh Lòng thương xót của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài đã viết trong tông thư Lòng thương xót và người sầu khổ vào dịp kết thúc Năm Thánh: “Muốn đến gần Chúa Kitô đòi hỏi phải đến gần với các anh chị em, bởi vì không có gì được Chúa Cha yêu thích hơn là một dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót. Bởi bản chất, lòng thương xót trở nên hữu hình và rõ ràng trong hành động cụ thể và năng động” (số 16), như vậy, “đó là lúc cung cấp chỗ cho trí tưởng tượng của lòng thương xót tạo ra nhiều hoạt động mới, hoa trái của ân sủng” (số 18).
Do đó, sở từ thiện Tòa thánh muốn có một nơi chốn và một dịch vụ để cụ thể hòa lòng bác ái và công việc của lòng thương xót để khôi phục phẩm giá cho nhiều người, là các anh chị em của chúng ta, những người được mời gọi cùng chúng ta xây dựng một “thành phố đáng tin cậy” (xem số 18).
Nhà giặt ủi này được đặt ở “trung tâm con người hòa bình” của cộng đồng thánh Egidio, nằm cạnh bệnh viện thánh Gallicano cũ, ở đường Via San Gallicano, số 25. Cộng đoàn thánh Egidio sẽ điều hành “Nhà giặt ủi của Đức Giáo Hoàng” cùng với các dịch vụ tiếp đón và hỗ trợ cho người nghèo nhất, đã hoạt động từ hơn 10 năm nay. Trong những tháng tới, sẽ có thêm nơi tắm rửa, cắt tóc, sửa quần áo, phòng khám y tế và phân phát các nhu yếu phẩm.
Tại nhà giặt này có 6 máy giặt và 6 máy sấy với các bàn ủi. Các máy này đều do công ty đa quốc gia Whirlpool tài trợ.
5. Ðại diện Tông toà Aleppo nói Giáo Hội Syria lên án mọi thứ bạo lực, bất cứ từ đâu đến
“Ai đã phong cho Donald Trump làm trọng tài và làm cảnh sát của thế giới? Tổng thống Hoa Kỳ là ai mà ra quyết định không cần đến Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc?”: đó là lời chất vấn của Ðức giám mục Georges Abou Khazen, O.F.M., người Liban, Ðại diện Tông toà của Hạt Ðại diện Aleppo ở Syria, thuộc Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Latinh.
Ðức cha Khazen cho biết ngài “sửng sốt” khi nghe tin Hoa Kỳ phóng 59 tên lửa Tomahawk tấn công căn cứ Shayrat của Syria, ở tỉnh Homs. Một đòn đánh trí mạng giáng xuống một đất nước đã trải qua cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài suốt sáu năm và tan hoang do cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học ở Idlib trong mấy ngày vừa qua, khiến cho 86 thường dân thiệt mạng, trong đó một phần ba là trẻ em.
Đức Cha nói thêm:
“Giáo Hội Syria chúng tôi lên án mọi thứ bạo lực, bất cứ từ đâu đến. Ðiều làm tôi ngạc nhiên và sửng sốt là tối hôm trước, Ðại sứ Hoa Kỳ đã phát biểu tại Hội đồng Bảo an rằng chưa có gì chắc chắn hoặc rõ ràng về các cuộc tấn công ở Idlib. Thế mà vào lúc bình minh cuộc tấn công lại xảy ra. Tại sao? Tại sao không có một cuộc điều tra đầy đủ theo yêu cầu của Syria để tìm hiểu chính xác những gì đã xảy ra? Tổng thống Hoa Kỳ là ai mà ra quyết định không cần đến Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc? Ai đã phong cho ông ấy làm trọng tài và làm cảnh sát của thế giới? Còn tất cả các tội ác của Hoa Kỳ và của Pháp ở Syria và Iraq đã giết chết hàng trăm thường dân trong khi cả thế giới im lặng thì sao... đây là một sai lầm”.
6. Phản ứng của Ðức Hồng Y Gracias về vụ tấn công Syria của Mỹ
Ðức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Mumbai và là chủ tịch liên Hội đồng Giám mục Á châu đã bày tỏ nỗi đau sâu sắc về quyết định của Hoa kỳ tấn công căn cứ không quân Syria như sự đáp trả lại việc sử dụng vũ khí hóa học tại thành phố Idlib.
Nhân danh Giáo Hội tại Á châu, Ðức Hồng Y Gracias cầu nguyện cho các trẻ em, các phụ nữ, các gia đình, các bệnh nhân và những người già ở Syria chịu đau khổ. Ðức Hồng Y cũng gửi đến Ðức Hồng Y Maria Zenari, sứ thần Tòa thánh tại Syria sự gần gũi và nâng đỡ trong cầu nguyện.
Trong sứ điệp, Ðức Hồng Y Gracias lên án việc tấn công bằng vũ khí hóa học các thường dân vô tội là vô nhân tính của con người đối với con người. Ngài cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế chấm dứt sự thù địch và trở lại đàm phán hòa bình. Ðối thoại và bất bạo lực là những vũ khí thực sự duy nhất có thể mang lại hòa bình cho Syria.
Ðức Hồng Y Gracias cũng cho biết ngài đau buồn gấp bội về tin tức cuộc tấn công của Hoa kỳ. Ngài cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa, xin cứu dân tộc chúng ta, các anh chị em của chúng ta ở Syria. Xin Chúa cứu các trẻ em Syria khỏi sự giết chóc vô nghĩa này.
7. Tình trạng Giáo Hội tại Cộng Hòa Trung Phi
Trong các ngày vừa qua Ðức Hồng Y Dieudonné Nzapalainga, Tổng Giám Mục Bangui thủ đô Trung Phi, đang viếng thăm Milano bắc Italia, theo lời mời của Hội truyền giáo nước ngoài Milano, gọi tắt là PIME, và cũng đã gặp gỡ Ðức Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám Mục sở tại.
Ðức Hồng Y Nzapalainga cho biết trong những ngày vừa qua đã có gần 1,000 người tỵ nạn trở về quê nhà của họ nhờ ngân quỹ trợ giúp của Toà Thánh. Và kể từ đầu tháng 3 năm 2017 đã có khoảng 10,000 người rời đan viện Camelô Bangui để hồi hương. Những người khác đã được trú ngụ trong các cơ sở và trung tâm của Giáo Hội cũng từ từ trở lại với cuộc sống bình thường sau hơn 4 năm bạo lực. Ðây là một vài tin tích cực đến từ Trung Phi là quốc gia đã được Ðức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm mục vụ và mở cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót hồi tháng 11 năm 2015. Ðức Hồng Y Nzapalainga cũng cho biết tình hình Trung Phi tiếp tục nghiêm trọng, mặc dù trong thủ đô có an ninh. Dân chúng có thể đi lại tự do và các sinh hoạt từ từ bắt đầu trở lại, đồng thời với việc tái thiết. Tuy nhiên, các vùng còn lại trong toàn nước nằm dưới quyền kiểm soát của các nhóm vũ trang. Họ tiếp tục tấn công các làng mạc, cướp bóc và sát hại thường dân. Và không có ai che chở bảo vệ dân chúng.
8. Uỷ ban giáo hoàng về Kinh Thánh họp phiên khoáng đại
Theo thông cáo của Phòng Báo chí Toà Thánh, Uỷ ban giáo hoàng về Kinh Thánh sẽ tổ chức Ðại hội khoáng đại thường niên từ ngày 24 đến 28 tháng Tư năm 2017 tại Nhà Santa Marta ở Vatican.
Ðại hội đặt dưới sự chủ toạ của Ðức Hồng Y Gerhard Ludwig Muller, Chủ tịch Uỷ ban giáo hoàng về Kinh Thánh và là Bộ trưởng Bộ Giáo lý Ðức tin. Giữ nhiệm vụ điều hành là cha Pietro Bovati, S.J., Tổng thư ký Uỷ ban.
Thông cáo cho biết Ðại hội sẽ thảo luận về một số đề tài liên quan đến nhân học Kinh Thánh.
Theo quy chế, Uỷ ban giáo hoàng về Kinh Thánh có nhiệm vụ “khuyến khích người Công Giáo học hỏi Kinh Thánh; dùng các phương tiện khoa học để phản bác những quan điểm sai lầm về Kinh Thánh; nghiên cứu và làm sáng tỏ các vấn đề còn đang tranh cãi và các vấn đề đang nảy sinh trong lĩnh vực Kinh Thánh”.