CHÚA NHẬT III PHỤC SINH
Cv 2,14.22-33; 1 Pr 1,17-21; Lc 24,13-35
HÃY Ở LẠI VỚI CHÚNG TÔI
Với Chúa Nhật III Phục Sinh, Phụng vụ Lời Chúa tiếp tục trình bày với chúng ta về niềm tin vào Đấng Phục Sinh. Trong thánh lễ này, chúng ta khai triển về chủ đề này với ba điểm:
1) Biến cố phục sinh là nền tảng của niềm tin Kitô giáo;
2) Làm sao để nhận ra Đấng Phục Sinh;
3) Loan báo Đấng Phục Sinh.
1. Chúa Phục Sinh, nền tảng đức tin
Sự kiện Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết là một điều hết sức bất ngờ, không ai có thể nghĩ trước được. Bởi lẽ, đây là biến cố có một không hai trong lịch sử nhân loại. Đức Kitô là người đầu tiên trỗi dậy từ cõi chết. Đối với các môn đệ, khi chứng kiến Chúa chết trên thập giá, họ cho rằng mọi sự đã kết thúc, niềm hy vọng vào Người tan thành mây khói, họ trở về quê để kiếm kế sinh nhai như hai môn đệ Emmau. Nhưng Chúa Giêsu đã sống lại và đã hiện ra nhiều lần với nhiều người. Các môn đệ được gặp gỡ Đấng Phục Sinh, được củng cố niềm tin và trở thành những người can đảm làm chứng cho Người.
Điều này được nói ở trong bài đọc I, thánh Phêrô cùng với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói với dân chúng rằng:
“Đức Giêsu Nadarét, là người được Thiên Chúa phái đến với anh em… Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu lạ… Đức Giêsu ấy đã bị nộp và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi… Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng” (Cv 2,22-32).
Những lời trên đây minh chứng rằng biến cố phục sinh là nền tảng của niềm tin Kitô giáo. Nếu trước phục sinh, trọng tâm sứ vụ rao giảng là Nước Thiên Chúa, thì sau biến cố này, trọng tâm lời rao giảng là “Đức Giêsu chịu chết, được mai táng và đến ngày thứ ba, Người sống lại.” Bởi lẽ, biến cố này là trung tâm điểm của Kitô giáo. Nói như thánh Phaolô, nếu Chúa Kitô không sống lại thì niềm tin của chúng ta trở nên hão huyền và lời rao giảng của chúng tôi sẽ trở nên trống rỗng (x. 1 Cr 15,14.17). Hay nói cách khác, nếu Chúa Kitô không sống lại, sẽ không có Kitô giáo, không có ơn cứu độ, không có Giáo Hội và không có cộng đoàn chúng ta quy tụ cử hành thánh lễ như hôm nay. Quả là đúng như lời thánh Phêrô trong bài đọc II:
“Anh em được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô… Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa” (1 Pr 1,19.21).
2. Làm sao để nhận ra Đấng Phục Sinh?
Tuy nhiên, không phải dễ dàng để nhận ra Đấng Phục Sinh, cần phải có một cặp mắt đức tin nhạy bén mới nhận ra Người. Bởi vì với biến cố này, Chúa Kitô là người đầu tiên đi vào một đời sống hoàn toàn mới; sự hiện hữu của Người hoàn toàn khác biệt; Người là Đấng hằng sống. Người vẫn là chính Người nhưng thân xác Người đã được biến đổi. Người không còn bị lệ thuộc bởi không gian và thời gian, cũng như những định luật tự nhiên chi phối. Người có thể hiện ra và xuất hiện ở bất kỳ nơi nào mà Người muốn.
Bài Tin Mừng hôm nay minh chứng điều đó. Sau khi chứng kiến Chúa chết trên thập giá, hai môn đệ Emmau thất vọng trở về quê, trên đường về, Đấng Phục Sinh đồng hành, nói chuyện với họ như một người bộ hành, nhưng họ không nhận ra Người. Đấng Phục Sinh đã dùng Kinh Thánh từ Cựu Ước đến Tân Ước để giải thích cho họ hiểu về Đấng Kitô và những gì đang xảy ra. Sau đó, họ mời Người dùng bữa. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất (x. Lc 24,25-31).
Có thể nói diễn tiến của trình thuật này là diễn tiến của một thánh lễ đầu tiên được cử hành dọc đường do Đấng Phục Sinh. Theo đó, nó có hai phần:
Phần thứ nhất là phần Lời Chúa. Chúa Giêsu đã dùng lời Chúa để giải thích cho họ hiểu về mầu nhiệm liên quan đến Chúa Kitô. Nơi Người, các lời Kinh Thánh được ứng nghiệm. Đây cũng là phần đầu của thánh lễ mà chúng ta cử hành, được gọi là bàn tiệc Lời Chúa. Đối với chúng ta, Lời Chúa là lương thực hằng ngày cho chúng ta. Lời Chúa là ngọn đèn soi cho chúng ta bước, là ánh sáng dẫn đường chúng ta đi. Lời Chúa giúp chúng ta nhận ra Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ. Như thánh Giêrônimô đã từng nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô.” Nên chúng ta cần phải siêng năng học hỏi Kinh Thánh, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày.
Phần thứ hai đó là phần bẻ bánh: Đấng Phục Sinh cầm bánh, chúc tụng và bẻ ra cho các ông. Mắt họ liền sáng ra vì thấy Người bẻ bánh. Họ đã nhận ra Đấng Phục Sinh khi cùng tham dự bẻ bánh với Người. Đây cũng chính là phần thứ hai của thánh lễ, đó là bàn tiệc Thánh Thể. Sau khi nghe Lời Chúa, chúng ta cùng cử hành Thánh Thể. Chính lúc truyền phép, bánh và rượu trở thành Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu. Đấng Phục Sinh hiện diện với chúng ta trong bí tích Thánh Thể. Bởi vì Chúa Phục Sinh và Chúa Giêsu Thánh Thể là một. Người trở thành lương thực nuôi sống linh hồn chúng ta. Người trở thành người bạn đồng hành với chúng ta trong mọi nẻo đường cuộc sống. Người trở thành sức mạnh cho chúng ta khi gặp những gian nan thử thách. Người làm cho chúng ta sáng mắt và cháy bỏng lòng yêu mến khi chúng ta tham dự bàn tiệc với Người.
Như thế, nhờ Lời Chúa và việc bẻ bánh, hai môn đệ Emmau đã nhận ra Đấng Phục Sinh. Cũng thế, ngày hôm nay, Đấng Phục Sinh tiếp tục hiện diện và đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường cuộc sống. Chúng ta nhận ra Người nhờ việc đọc, suy gẫm Lời Chúa và tham dự thánh lễ. Kinh Thánh và Thánh Thể là hai con đường tuyệt hảo để gặp gỡ Đấng Phục Sinh.
3. Làm chứng cho Đấng Phục Sinh
Những ai đã gặp gỡ Đấng Phục Sinh đều cảm thấy có nhu cầu cần phải loan báo cho người khác biết. Hai môn đệ Emmau sau khi đã gặp gỡ và nhận ra Đấng Phục Sinh, họ đã quay trở lại Giêrusalem và loan báo cho các bạn hữu biết Chúa đã trỗi dậy rồi. Những người phụ nữ ra mồ để viếng xác Chúa, nhưng bất ngờ được gặp Đấng Phục Sinh, họ đã vội vã trở về báo tin cho các Tông Đồ biết là Chúa đã sống lại. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô đã hùng hồn rao giảng về Đấng Phục Sinh. Kết quả là có khoảng 3000 người theo đạo. Những Tông Đồ khác, sau khi Chúa Phục Sinh, đã theo lệnh truyền của Chúa và đã đi khắp tứ phương thiên hạ để truyền giáo và làm chứng cho Đấng Phục Sinh.
Đến lượt chúng ta, với tư cách là những người Kitô hữu, sau khi đã được lắng nghe Lời Chúa và Bẻ Bánh, chúng ta được mời gọi ra đi rao giảng Tin Mừng Phục Sinh cho những người xung quanh. Đó là sứ vụ của Giáo Hội. Đó là sứ vụ của mỗi người Kitô hữu. Bởi vì, chúng ta không chỉ là những người tin vào Chúa mà còn là những người loan báo Chúa cho người khác.
Nguyện xin Đấng Phục Sinh luôn đồng hành, soi sáng và làm cho chúng ta được bừng cháy lòng mến và lòng nhiệt thành để chúng ta làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Trong nhóm Pha-ri-sêu, có một người tên là Ni-cô-đê-mô, một thủ lãnh của người Do-thái. Ông đến gặp Đức Giê-su ban đêm. Ông nói với Người: “Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy.” Đức Giê-su trả lời: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.” Ông Ni-cô-đê-mô thưa: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao?” Đức Giê-su đáp: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí. Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí. Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. 8 Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.”
Đó là lời Chúa
38. Tất cả lòng nhân từ của Thiên Chúa ban cho nhân loại đều là nhờ Đức Mẹ Ma-ri-a mà ban cho.
(Thánh Antoninus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một hôm, mẹ của Khải Ti kêu nó đi vào rừng hái nấm, bởi vì cha nó rất thích ăn, nên mẹ nó muốn cha nó một phen kinh ngạc. Lúc Khải Ti trở về vừa vào nhà thì lớn tiếng nói:
- “Hôm nay con tìm thấy được nấm rồi, rất đẹp, mẹ coi.”
Nó vừa mở giỏ ra vừa nói tiếp:
- “Đủ các loại màu sắc, màu nào cũng có, màu hồng, màu tím, lại còn lập lòe lấp lánh rất dễ thương giống ngư khảm ngọc vậy. Con còn thấy loại nấm mà lần trước mẹ mang về đó, con cẩm thấy nó quá tầm thường lại không đẹp, cho nên con không hái nó.”
Lời nói của mẹ nó có phần dọa nạt:
- “Con gái ngốc, mấy loại nấm này tuy đẹp nhưng có độc, loại nấm mà con coi thường đó, màu sắc tuy ảm đạm, nhưng nó mới có thể ăn được, lại còn là loại nấm ngon nhất đó. Này con, trong cuộc sống hằng ngày cũng thường gặp tình trạng như thế, đừng nên bị vẻ bề ngoài mê hoặc, đức tính đẹp thường ẩn tàng bên trong, mà con người ta thì lại đi ngưỡng mộ cái sai, cái hư vô giả tạo bên ngoài khiến người ta sa vào tội lỗi”.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy thu ngắn 25:
“Tốt gỗ thì hơn tốt nước sơn”, khúc gỗ bên ngoài được sơn phết cho đẹp nhưng bên trong đã mục nát thì không ích gì cả. Người khôn thì không bao giờ khoe khoang, nhưng người dại thì khoe tất cả những gì mình có nên dễ bị người xấu ám hại.
Người thật thà thì không có dáng bên ngoài lộng lẫy, nhưng họ có một tâm hồn bình di6 đôn hậu; trái lại những người coi trọng vẻ bên ngoài thì thường là không coi trọng tâm hồn bên trong của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
(Thứ Hai sau Chúa Nhật II Phục Sinh – Ga 3,1-8)
Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra một lần nữa bởi ơn trên” (Ga 3,3).
Nicôđêmô, vị tôn sư lỗi lạc bấy giờ hiểu nhầm việc tái sinh mà Chúa Giêsu nói là trở vào lòng mẹ để được sinh ra một lần nữa. Thực ra Chúa Giêsu muốn nói đến cách thế hiện hữu của chúng ta với các mối tương quan.
Một trong những kiểu xác định căn tính của con người, của một ai đó là xác định các mối tương quan của họ. Anh A hay chị B là con của ai, cháu của ai, là anh em, chị em ruột của những ai..., nơi sinh nào, quê quán nào, dân tộc gì, quốc tịch gì...
Sinh ra lần đầu là được hiện hữu trong một số tương quan nào đó cụ thể và sự hiện hữu này bị hạn chế. Cha mẹ ruột chỉ có hai. Ông bà nội ngoại chỉ có bốn. Số anh chị em ruột cũng trên dưới mười ngón tay... Dân tộc thì chỉ có một và Quốc tịch thì giỏi lắm cũng hai hoặc ba hoặc bốn.
Được tái sinh bởi ơn trên là hiện hữu trong một mối tương quan mới phổ quát: Chúng ta được nhận làm con của Cha trên trời, Đấng là Cha của hết mọi người. Được tái sinh bởi ơn trên thì chúng ta có một người Anh cả là Đức Giêsu Kitô, Đấng là Trưởng tử của mọi loài thọ sinh. Hệ quả kéo theo đó là chúng ta có mọi người là anh chị em của mình, bất phân màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, chính kiến lẫn niềm tin...
Nước Trời là Vương quốc đầy tràn hạnh phúc vĩnh hằng Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người. Nếu chỉ nhìn nhận và lo giữ các mối tương quan trong lần được sinh ra “bởi huyết nhục” thì rất có thể chúng ta sẽ loại trừ những ai đó vì nhiều “cái khác” như khác lợi ích, khác chính kiến...
Chuyện kể: Có một ông Kitô hữu da trắng xem ra rất ngoan đạo nhưng lại nặng óc kỳ thị màu da. Óc kỳ thị này lại được dệt xây bằng hiện tượng “nhà thờ da trắng – nhà thờ da đen” một thời ở quê hương ông. Sau khi chết và xong thời gian thanh luyện ông được vào thiên đàng. Mới bước qua cửa thiên đàng thì thánh Phêrô kinh ngạc thấy ông tất tả chạy ra. Thánh Phêrô chận lại hỏi vì sao thì ông ta hổn hễn: “Dạ, dạ, dạ... tụi da đen đầy ở trỏng”.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
ĐI RA TRONG ÁNH SÁNG
“Nicôđêmô, một đầu mục của người Do Thái; ông đến gặp Chúa Giêsu ban đêm”.
Một ngọn hải đăng thật cần thiết trong việc soi dẫn tàu thuyền ở các vịnh, bãi cạn hay các lối vào cảng. Một trong những hải đăng nổi tiếng nhất là ngọn “Hải Đăng Alexandria”; xây từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, tồn tại đến thế kỷ 15, ở Alexandria, Ai Cập; và là kỳ quan của thế giới cổ đại.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng Gioan là ‘Tin Mừng của những biểu tượng’. Nicôđêmô đến vào “ban đêm”, theo thánh Augustinô, vì lẽ ông chưa được sinh lại hoàn toàn và do đó, chưa sống trọn vẹn dưới ánh sáng đức tin; nói cách khác, chưa ‘đi ra trong ánh sáng’ Giêsu. Tiến trình đức tin của Nicôđêmô là tiến trình ‘đến với ánh sáng’; đúng hơn, tiến trình được tái sinh trong nước và Thánh Thần. Thoạt đầu, ông sợ hãi, hiểu biết của ông về Ngài còn rất ít; nhưng sau khi gặp Ngài, ông giác ngộ, trở nên mạnh mẽ. Về sau, ông mạnh dạn bênh vực Ngài; Ngài chết, ông công khai trợ táng. Nicôđêmô đã ‘đi ra trong ánh sáng’, ‘được sinh lại’ bởi nước và Thánh Thần; và ông theo Chúa Giêsu đến cùng.
Thật trùng hợp, Phêrô và Gioan trong bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay đi ra từ ngục tối và hân hoan bước đi trong quyền năng và sức mạnh của Đấng Phục Sinh; hai ngài đã ‘đi ra trong ánh sáng’ và Thánh Thần để can đảm bênh vực niềm tin vào Đấng các ngài cậy trông. Thánh Vịnh đáp ca tỏ bày niềm phấn khích, “Phúc cho tất cả những ai tin tưởng nơi Chúa”.
Nicôđêmô là một tấm gương tuyệt vời cho chúng ta trong thế giới hôm nay. Nhiều Kitô hữu cảm thấy việc sống đức tin một cách triệt để, đặc biệt trong môi trường làm việc, học đường và các cộng đồng… là một thách đố. Như Nicôđêmô, nhiều người cảm thấy dễ dàng hơn khi đến với Chúa Giêsu “ban đêm”; thế mà, dẫu đã đến với Ngài theo cách này, họ vẫn không bước ‘đi trong ánh sáng!’. Tại sao? Họ không muốn để mình được biến đổi; nói đúng hơn, được sinh lại bởi trên.
Anh Chị em,
‘Đi ra trong ánh sáng’ đồng nghĩa với việc sống trong ánh sáng, trong Thần Khí. ‘Đi ra trong ánh sáng’ là sống đời sống mới mà Chúa Phục Sinh mang lại. Thánh Phaolô nói, “Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng”. Hãy để Thánh Linh đi vào bên trong bạn, dẫn dắt linh hồn bạn, dẫn đến nơi Ngài muốn. Thông thường, chúng ta chùn chân, sợ hãi, như Nicôđêmô trước đó; chúng ta không biết phải đi những bước tiếp theo, không biết phải làm gì để thực hiện những bước quan trọng này. Hãy học gương can đảm của Nicôđêmô! Như Nicôđêmô, chúng ta ý thức rằng, bước quan trọng là để Thánh Linh dẫn dắt, để Ngài sinh chúng ta một lần nữa; và với sự tự do của Thần Khí, chúng ta không biết nó sẽ kết thúc ở đâu, vì “gió muốn thổi đâu thì thổi”, nhưng tin chắc một điều, chúng ta đã ‘đi ra trong ánh sáng’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin dạy con luôn sống như con cái ánh sáng, hầu nhân loại biết rằng, “Hải Đăng Giêsu” đang sống, đang chiếu soi họ, chiếu soi thế giới!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan.
Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”
Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.”
Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Điđymô, không ở với các ông khi Đức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng ta đã được thấy Chúa!”
Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.”
Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em.”
Rồi Người bảo ông Tôma: “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.”
Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”
Đức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”
Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Hôm nay, Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, Tin Mừng thuật lại hai lần Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với các môn đệ, nhất là với Tôma, vị “tông đồ hồ nghi” (x. Ga 20:24-29).
Trên thực tế, Tôma không phải là người duy nhất phải cố gắng để tin. Trên thực tế, Tôma đại diện cho tất cả chúng ta một chút. Thật vậy, không phải lúc nào cũng dễ tin, nhất là khi, như trong trường hợp của Tôma, ngài đã phải chịu một sự thất vọng ghê gớm. Và sau một sự thất vọng lớn như vậy, thật khó tin. Tôma đã theo Chúa Giêsu trong nhiều năm, chấp nhận rủi ro và chịu đựng những khó khăn. Nhưng Thầy đã bị đóng đinh như một tên tội phạm, và không ai giải thoát cho Thầy. Không ai đã làm bất cứ điều gì! Chúa Giêsu đã chết và mọi người đều sợ hãi. Làm thế nào Tôma có thể tin tưởng một lần nữa? Làm sao Tôma có thể tin những tin tức nói rằng Chúa Giêsu còn sống? Có một sự nghi ngờ trong Tôma.
Tuy nhiên, Tôma cho thấy ngài rất can đảm. Trong khi những người khác đóng cửa trong Phòng Tiệc Ly vì sợ hãi, thì Tôma đi ra ngoài, có nguy cơ bị ai đó nhận ra, báo cáo và bắt giữ. Thậm chí chúng ta có thể nghĩ rằng, với lòng can đảm của mình, Tôma xứng đáng được gặp Chúa Phục Sinh hơn những người khác. Nhưng ngược lại, chính vì đi vắng nên Tôma đã không có mặt khi Chúa Giêsu hiện ra lần đầu tiên với các môn đệ vào chiều Phục Sinh, do đó đã đánh mất cơ hội. Ngài đã rời xa cộng đoàn. Làm thế nào Tôma có thể lấy lại cơ hội? Chỉ bằng cách quay trở lại với những người khác, trở lại gia đình mà Tôma đã bỏ lại phía sau, sợ hãi và buồn bã. Khi Tôma làm như vậy, khi ngài trở lại, họ nói với ngài rằng Chúa Giêsu đã đến, nhưng Tôma phải cố gắng để có thể tin – Tôma muốn nhìn thấy vết thương của Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu đã làm cho Tôma thỏa mãn: tám ngày sau, Người lại hiện ra giữa các môn đệ và cho họ thấy những vết thương của Người, ở tay, ở chân của Người, những vết thương này là bằng chứng tình yêu của Người, là những kênh luôn rộng mở của lòng thương xót của Người.
Chúng ta hãy suy nghĩ về những sự thật này. Để tin, Tôma muốn có một dấu hiệu phi thường – chạm vào vết thương. Chúa Giêsu chỉ cho Tôma thấy những vết thương ấy, nhưng theo cách thông thường, đến trước mặt mọi người, trong cộng đoàn chứ không phải bên ngoài. Như thể Chúa Giêsu nói với Tôma rằng: nếu muốn gặp Thầy, đừng tìm kiếm đâu xa, hãy ở lại trong cộng đoàn, với những người khác. Đừng bỏ đi…hãy cầu nguyện với họ…bẻ bánh với họ. Và Chúa Giêsu cũng nói điều này với chúng ta. Đó là nơi anh em sẽ tìm thấy Thầy; đó là nơi Thầy sẽ chỉ cho anh em những dấu hiệu của những vết thương đã ghi dấu trên thân thể Thầy: những dấu hiệu của Tình Yêu chiến thắng hận thù, của Sự Tha Thứ giải trừ thù hận, những dấu hiệu của Sự Sống chiến thắng sự chết. Chính ở đó, trong cộng đoàn, anh em sẽ khám phá ra khuôn mặt của Thầy, khi anh em chia sẻ những khoảnh khắc nghi ngờ và sợ hãi với anh chị em của mình, thậm chí còn bám chặt lấy họ hơn. Không có cộng đoàn thì khó tìm gặp Chúa Giêsu.
Anh chị em thân mến, lời mời của Tôma cũng có giá trị đối với chúng ta. Phần chúng ta, chúng ta tìm Đấng Phục Sinh ở đâu? Trong một sự kiện đặc biệt nào đó, trong một cuộc rước tôn giáo ngoạn mục hay đáng kinh ngạc nào đó, chỉ ở mức độ xúc động hay giật gân? Hay đúng hơn là trong cộng đoàn, trong Giáo hội, chấp nhận thử thách ở lại đó, cho dù nó không hoàn hảo? Bất chấp tất cả những hạn chế và thất bại của Giáo Hội, đó là những hạn chế và thất bại của chúng ta, Giáo hội Mẹ của chúng ta là Thân thể của Chúa Kitô. Và chính ở đó, trong Thân Mình Chúa Kitô, bây giờ và mãi mãi, người ta có thể tìm thấy những dấu hiệu vĩ đại nhất về tình yêu của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta hãy tự hỏi, nếu nhân danh tình yêu này, nhân danh những vết thương của Chúa Giêsu, liệu chúng ta có sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận những người bị tổn thương bởi cuộc sống hay không? Không loại trừ một ai khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng đón nhận tất cả mọi người – mỗi người - như anh, như chị, như Chúa chào đón mọi người. Chúa chào đón tất cả mọi người.
Xin Mẹ Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, giúp chúng ta yêu mến Giáo hội và biến Giáo hội thành ngôi nhà chào đón mọi người.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi với tất cả anh chị em của chúng ta, đặc biệt là ở Đông phương, đang cử hành lễ Phục sinh hôm nay: Anh chị em thân mến, xin Chúa Phục sinh ở cùng anh chị em và đổ đầy Chúa Thánh Thần cho tất cả anh chị em! Chúc mừng lễ Phục sinh cho tất cả anh chị em!
Và thật không may, trái ngược hoàn toàn với thông điệp Phục sinh, chiến tranh vẫn tiếp diễn và chúng tiếp tục gieo rắc cái chết theo những cách khủng khiếp. Chúng ta hãy đau buồn trước những hành động tàn ác này và chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân, cầu xin Chúa để thế giới không bao giờ phải trải qua cú sốc về cái chết bạo lực do bàn tay con người gây ra, mà là sự kính sợ về sự sống mà Ngài ban cho và đổi mới bằng ân sủng của Ngài!
Tôi đang quan tâm theo dõi các sự kiện đang diễn ra ở Sudan. Tôi gần gũi với người dân Sudan, những người đã bị thử thách như vậy, và tôi mời gọi anh chị em hãy cầu nguyện để họ có thể hạ vũ khí và chọn con đường hòa bình và hòa hợp.
Và tôi đang nghĩ đến những anh chị em của chúng ta ở cả Nga và Ukraine đang cử hành lễ Phục sinh. Xin Chúa ở gần họ và giúp họ làm hòa!
Tôi xin chào tất cả anh chị em, những người từ Rôma và những người hành hương, đặc biệt là các nhóm cầu nguyện đang nuôi dưỡng linh đạo Lòng Thương Xót Chúa, đã quy tụ hôm nay tại Đền Thờ Chúa Thánh Thần ở Sassia. Và, để hiểu rõ cảm xúc của các tín hữu trên khắp thế giới, tôi xin hướng lòng biết ơn đến việc tưởng nhớ Thánh Gioan Phaolô II, đối tượng của những suy luận xúc phạm và vô căn cứ trong những ngày qua.
Tôi chào các nhóm đến từ Pháp, Brazil, Tây Ban Nha, Ba Lan, Lithuania; các em trường Cao đẳng Saint-Jean de Passy từ Paris, cùng các giáo viên và gia đình của các em. Tôi chào các tín hữu từ Pescara, các sinh viên từ Scuola Santa Maria ad Nives từ Genoa, và các trẻ em từ Marcheno, Brescia.
Tôi xin chào những người lính cứu hỏa từ nhiều quốc gia Âu Châu, tập trung tại Rôma cho một cuộc triển lãm lớn mở cửa cho công chúng. Cảm ơn anh chị em vì sự phục vụ của anh chị em! Và tôi muốn nói với anh chị em một điều: khi tôi cầu nguyện cho anh chị em, tôi xin một ân sủng: rằng anh chị em không có việc làm!
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Ukraine hôm nay tuyên bố Nga đã đánh bom một nhà thờ ở vùng Zaporizhzhia của đất nước bị chiến tranh tàn phá vào Chúa Nhật Phục sinh của Chính thống giáo.
Các bức ảnh cho thấy tòa nhà bị phá hủy chỉ còn là đống đổ nát và những mảnh vụn; và ở vị trí từng là một ngôi thánh đường tráng lệ có những hố đen cháy sém trên mặt đất.
Nó xảy ra khi Putin và một đội an ninh khổng lồ tham gia cùng các tín hữu tại một buổi lễ ở Mạc Tư Khoa, do vị giám mục hàng đầu của Nga và cũng đồng minh của tổng thống chủ sự.
Nhà độc tài Nga đã tham dự thánh lễ ở ngôi nhà thờ lớn nhất Mạc Tư Khoa, là nhà thờ chính tòa Chúa Cứu thế, để đánh dấu lễ Phục sinh của Chính thống giáo.
Đoạn phim cho thấy vị Giám Mục hàng đầu của đất nước, Thượng phụ Kirill, 76 tuổi, bước vào buổi lễ lúc nửa đêm được bao quanh bởi hàng chục nhân viên an ninh, hầu hết đều đeo cà vạt đỏ.
Họ được cho là những người bảo vệ thuộc Cơ quan Bảo vệ Liên bang FSO, những người được trang bị vũ khí và có nhiệm vụ giữ an toàn cho Putin và các quan chức hàng đầu khác.
Trong khi đó, những người Ukraine đã lên Twitter để chia sẻ nỗi kinh hoàng của họ về vụ đánh bom Nhà thờ ở thị trấn Komyshuvakha, vùng Zaporizhzhia.
Nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko đăng: 'Vào đêm Phục sinh, người Nga đã phá hủy một nhà thờ gần Zaporizhzhia. Và họ gọi người Ukraine là Đức quốc xã và những người theo đạo Satan.'
Một người khác bình luận: 'Nga kỷ niệm lễ Phục sinh Chính Thống Giáo bằng cách đánh bom suốt đêm một nhà thờ ở vùng ngoại ô thành phố quê hương Zaporizhzhia của tôi'.
Cố vấn Bộ Nội Vụ Ukraine Anton Gerashchenko xác nhận rằng Ukraine đã thấy trước khả năng người Nga sẽ tấn công ngay trong Tuần Thánh Chính Thống Giáo vì thế đã yêu cầu các ngôi thánh đường cử hành lễ Phục sinh sớm hơn thường lệ thay vì vào lúc nửa đêm ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh theo truyền thống. Vì thế, nhà thờ không có ai khi quân xâm lược ném bom ngôi thánh đường.
Ông cũng cho biết Nga đã tấn công Snihurivka, ở vùng Mykolaiv, giết chết hai thiếu niên.
Chiều tối ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, 7 quả hỏa tiễn S-300 của Nga đã lao vào thành phố Sloviansk, và quả thứ tám đánh vào thị trấn Kramatorsk gần đó. Chính quyền địa phương cho biết 12 người đã thiệt mạng, trong đó có một trẻ mới biết đi và hơn 20 người bị thương.
Đứa trẻ bị giết chỉ mới 2 tuổi. Cha em bé vẫn còn bị kẹt trong đống đổ nát. Cư dân địa phương cho biết “Trời lạnh, và anh ấy đã nằm ở đó gần 24 giờ”
Hai cha con là thành viên của một gia đình đã chạy trốn khỏi Sloviansk trong thời kỳ đầu của cuộc chiến. Giống như nhiều người khác, họ gần đây đã quay trở lại sau khi lực lượng Nga bị đánh lui trong cuộc phản công của Ukraine vào mùa thu năm ngoái.
Trong khi đó, các đặc vụ ở Mạc Tư Khoa có mặt để bảo vệ Putin đã khám xét kỹ lưỡng những tín hữu trong một quá trình kiểm tra an ninh nghiêm ngặt trước khi được phép vào nhà thờ.
Giao thông bị hạn chế ở trung tâm Mạc Tư Khoa vài giờ trước khi buổi lễ bắt đầu.
Putin thừa nhận rằng Lễ Phục sinh Chính thống giáo thứ hai trong cuộc chiến của ông với Ukraine diễn ra vào thời điểm có 'những thách thức nghiêm trọng'.
“Ngày lễ Phục sinh tuyệt vời, được yêu thích mang đến cho các tín hữu niềm hy vọng, truyền cảm hứng cho những suy nghĩ và hành động tốt đẹp, đồng thời khẳng định những lý tưởng và giá trị đạo đức cao đẹp trong xã hội”, ông Putin nói trong thông điệp Phục sinh.
“Giáo hội luôn đồng hành cùng đồng bào, cùng đồng bào chia sẻ niềm vui, và khó khăn”.
“Và ngày nay, trước những thách thức nghiêm trọng, Giáo Hội đang tích cực tham gia vào các công việc của lòng thương xót và bác ái, giúp mọi người tìm được chỗ dựa tinh thần mạnh mẽ.”
Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergey Sobyanin, một đồng minh thân cận, tháp tùng ông Putin tại buổi lễ.
Trong bài giảng thánh lễ, Thượng Phụ Kirill nói rằng Giáo Hội của ông ta đã ban phước lành cho cuộc xâm lược Ukraine, mà ông ta gọi theo cách của các chính trị gia Nga là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, và nói với nhà độc tài hiện diện trong buổi lễ rằng vùng đất có chủ quyền mà ông ta đã xâm chiếm là lãnh thổ truyền thống của Nga.
Ông nói: “Ngày nay, trên mảnh đất lịch sử Nga của chúng ta đang diễn ra những sự kiện nghiêm trọng.”
“Anh chị em có thể nói đó là một mối thù nội bộ.”
“Và hôm nay tôi đang nói chuyện với cả người Nga và người Ukraine. Tôi đặc biệt kêu gọi những người, trái với ý muốn của họ, đã tham gia vào cuộc xung đột này.”
“Chúng ta phải làm mọi thứ bằng sức mạnh của những lời cầu nguyện và những việc làm tốt của chúng ta để ngăn chặn cuộc xung đột này càng nhanh càng tốt, để hòa bình và một cuộc sống tốt đẹp chung, các mối quan hệ anh em một lần nữa đoàn kết chặt chẽ và bền chặt các dân tộc của chúng ta, những người từng là một dân tộc của nước Nga thống nhất.”
“Hôm nay, đây sẽ là lời cầu nguyện đặc biệt của tôi, và tôi xin tất cả anh chị em tham gia lời cầu nguyện này để Chúa ban phước lành cho đất nước Nga.”
“Khi tôi nói ‘nước Nga’, ý tôi là Rus, nơi mà những người Nga vĩ đại, những người Nga nhỏ bé hơn và các dân tộc khác đã ra đời, nhưng cùng một nước Nga' mà tất cả chúng ta đều được kết nối về mặt lịch sử, tinh thần và văn minh.”
“Xin Chúa giúp chúng ta, sau khi đã vượt qua những thử thách đang diễn ra, để lấy lại bình an, tôn trọng lẫn nhau, hòa thuận, khả năng sống và làm việc cùng nhau.”
“Xin Chúa bảo tồn vùng đất Nga, xin Chúa bảo vệ tất cả các dân tộc từng sống trên phần đất rộng lớn này trong lịch sử.”
“Xin Chúa gìn giữ các quốc gia của chúng ta, cầu mong hòa bình và tình yêu được củng cố trong các mối quan hệ giữa chúng ta.”
“Chúc mừng lễ Phục sinh! Chúa Kitô đã sống lại!”
Putin được nhìn thấy làm dấu thánh nhiều lần trong buổi lễ, được gọi là Phụng vụ Thánh.
Mối lo ngại về an ninh của Putin trở nên gay gắt ở Nga trong bối cảnh cuộc chiến chống lại Ukraine.
Hai tuần trước, blogger và nhà tuyên truyền ủng hộ Putin Vladen Tatarsky đã bị ám sát ở St Petersburg.
Các cung điện và dinh thự chính thức của Putin hiện được bảo vệ bằng các hệ thống phòng không tinh vi.
Một số báo cáo nói rằng Putin sử dụng thế thân để giảm thiểu nguy cơ bị ám sát tại các sự kiện có đông người.
Ông ta cũng hạn chế xuất hiện trước công chúng với lý do nguy cơ lây nhiễm covid.
Source:.dailymail.co.uk
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chào và bày tỏ sự gần gũi với các Kitô hữu Đông phương đang cử hành Lễ Phục sinh vào thời điểm mà có quá nhiều cuộc chiến vẫn tiếp tục gieo rắc chết chóc. Ngài đặc biệt hướng về người Nga và người Ukraine, cầu xin Chúa trợ giúp họ đạt được hòa bình.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
ĐTC nói: “Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi của tôi với tất cả anh chị em thuộc Giáo hội Đông phương, đang cử hành lễ Phục sinh hôm nay: Các Bạn thân mến, xin Chúa Phục sinh ở cùng bạn và đổ đầy Chúa Thánh Thần xuống trên các bạn! Chúc tất cả các bạn lễ Phục sinh vui vẻ!”
Những lời cầu chúc của Đức Thánh Cha Phanxicô được loan đi trong giờ Kinh Lạy Nữ Vương vào Chúa nhật, khi các nhà thờ Kitô giáo Đông phương ở nhiều quốc gia cử hành lễ Phục sinh vào ngày 16 tháng 4 năm nay theo lịch Julian.
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Nhưng đáng buồn thay! Trái ngược hoàn toàn với thông điệp Phục Sinh, chiến tranh vẫn tiếp diễn, và đang tiếp tục gieo rắc chết chóc một cách khủng khiếp.”
“Chúng ta rất đau buồn vì những hành động tàn ác này và cầu xin cho các nạn nhân, xin Chúa cho thế giới chúng ta vượt qua những kinh hoàng chết chóc bạo lực do con người gây ra, mà thay vào đó là sự kỳ diệu của sự sống mà Ngài ban tặng và đổi mới bằng ân sủng của Ngài!”
Cầu nguyện cho người Nga và người Ukraine
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cầu xin đặc biệt cho anh chị em ở Nga và Ukraine, những người cử hành lễ Phục sinh hôm nay; “Xin Chúa ở cùng họ và giúp họ làm hòa với nhau!”.
Lời kêu gọi của ĐTC được thốt nên khi cuộc xung đột bước sang ngày thứ 417 và giao tranh đang tập trung vào các thành phố phía đông Bakhmut, Komyshuvakha và Sloviansk với nhiều người thiệt mạng và bị thương. Giao tranh vẫn tiếp diễn ở Ukraine kể từ khi quân đội Nga xâm chiếm nước láng giềng vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 đến nay.
Theo Gina Christian của Our Sunday Visitor, Tài liệu Cuối cùng cho giai đoạn Bắc Mỹ của Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị 2021-2024 đã được công bố vào ngày 12 tháng 4, ghi lại một quá trình đối thoại và biện phân mà hai người tham gia mô tả là ‘khó nuốt’, ‘vui vẻ’ nhưng có tính thống nhất hóa – giống như chính Thượng Hội đồng.
Julia McStravog, một nhà thần học và đồng điều hợp viên của nhóm Bắc Mỹ cho giai đoạn lục địa của thượng hội đồng, nói với Our Sunday Visitor: “Điều xảy ra thật ngạc nhiên khi … bạn kêu cầu Chúa Thánh Thần trong cuộc đàm luận”.
Richard Coll, đồng điều hợp viên của nhóm nói với Our Sunday Visitor: “Cách tiếp cận đồng nghị đã khơi dậy sự đánh giá cao và niềm vui thực sự từ phía dân Chúa để có thể tham gia vào cuộc trò chuyện, ngay cả khi họ đang nói về những vấn đề khó khăn. Coll cũng là giám đốc điều hành của Văn phòng Tư pháp, Hòa bình và Phát triển Con người của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ.
Được dẫn dắt bởi các giám mục Công Giáo của Gia Nã Đại và Hoa Kỳ, McStravog, Coll và các thành viên trong nhóm của họ hiện đã tổng hợp kết quả của các phiên lắng nghe của thượng hội đồng trên khắp hai quốc gia, tạo ra một tài liệu cuối cùng dài 36 trang có sẵn để tải xuống tại usccb.org/synod. (Theo Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, Giáo Hội Công Giáo ở Mexico tham gia vào thượng hội đồng hoàn cầu với Hội đồng Giám mục Mỹ Latinh, hay CELAM, vì họ đã hợp tác lâu dài với hội đồng đó.)
Nhóm thượng hội đồng Bắc Mỹ - bao gồm tám giám mục, ba nữ giáo dân, hai linh mục, hai giáo dân và hai nữ tu - đã dành thời gian cầu nguyện, thinh lặng và thảo luận để chắt lọc các câu trả lời nhằm đưa vào bản văn, tạo thành câu trả lời cho Tài liệu của Giai đoạn Lục địa do Văn phòng Tổng Thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục ban hành vào tháng 10 năm 2022.
Tài liệu cuối cùng cho giai đoạn lục địa Bắc Mỹ, cùng với sự đóng góp của sáu hội đồng lục địa khác, sẽ tạo thành cơ sở cho “Instrumentum Laboris”, tức tài liệu làm việc của thượng hội đồng hoàn cầu, sẽ được Văn phòng Tổng Thư ký công bố vào tháng Sáu.
Được Đức Giáo Hoàng Phanxicô khai mạc vào tháng 10 năm 2021, thượng hội đồng giám mục kéo dài nhiều năm — chủ đề là “hiệp thông, tham gia và sứ vụ” — tìm cách nuôi dưỡng động lực liên tục của biện phân, lắng nghe, khiêm nhường và dấn thân bên trong Giáo Hội Công Giáo.
Báo cáo của Bắc Mỹ nhấn mạnh ba chủ đề chính: các hệ luận của phép rửa tội, sự hiệp thông với Chúa Kitô và với nhau, và vai trò làm môn đệ truyền giáo như một cách sống theo ơn gọi của phép rửa.
Tài liệu nêu rõ: “Phẩm giá rửa tội của chúng ta không thể tách rời khỏi trách nhiệm rửa tội của chúng ta, trách nhiệm này đưa chúng ta ra đi truyền giáo. Mỗi con người đều sở hữu phẩm giá phát xuất từ việc được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Qua bí tích rửa tội, các Kitô hữu chia sẻ phẩm giá cao quý và ơn gọi nên thánh, không có sự bất bình đẳng dựa trên chủng tộc, quốc tịch, địa vị xã hội hay giới tính, bởi vì chúng ta là một trong Chúa Giêsu Kitô.”
Tài liệu cho biết: Nhờ phép rửa của họ, những người tham gia giai đoạn Bắc Mỹ của thượng hội đồng đã bày tỏ “mong muốn được công nhận nhiều hơn và có cơ hội đồng trách nhiệm trong giáo hội và sứ mệnh của giáo hội,” với sự cộng tác lớn hơn “giữa giáo dân và giáo sĩ, kể cả các giám mục”. Nó nhấn mạnh “không thể có sự đồng trách nhiệm thực sự trong Giáo Hội nếu không tôn trọng đầy đủ phẩm giá của phụ nữ.”
Tài liệu viết: “Sự thừa nhận đích thực và sự tôn trọng đối với những thiên phú và tài năng của những người trẻ tuổi là một khía cạnh quan trọng khác của một Giáo Hội đồng trách nhiệm ở Bắc Mỹ”.
Giữa “sự phân cực và chia rẽ mạnh mẽ”, những người tham gia thượng hội đồng ở Bắc Mỹ nhấn mạnh sự cần thiết phải “duy trì vị trí trung tâm của Chúa Kitô”, đặc biệt là trong Bí tích Thánh Thể.
Tài liệu thẳng thắn thừa nhận rằng “mối đe dọa đáng kể đối với sự hiệp thông trong Giáo hội là sự thiếu tin tưởng, đặc biệt là giữa các giám mục và giáo dân, cũng như giữa hàng giáo sĩ nói chung và giáo dân”.
Tài liệu cho biết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ nói riêng đã gây ra “những khu vực căng thẳng lớn ở Bắc Mỹ,” cũng như “những sai lầm lịch sử được tìm thấy trong các trường dân cư (và) nội trú dành cho người bản địa, bao gồm lạm dụng dưới mọi hình thức”.
Trong phần giới thiệu tài liệu, Giám mục Flores và Giám mục Poisson thừa nhận sự cần thiết phải “(thực hiện) nỗ lực lắng nghe những người mà chúng ta chưa từng nghe, kể cả nhiều người đã bị gạt ra bên lề cộng đồng, xã hội và giáo hội của chúng ta, một cách hữu hiệu hơn.” Các ngài lưu ý rằng “sự vắng mặt” của họ trong tiến trình đồng nghị là “không dễ giải thích nhưng có thể cảm nhận được một cách rõ ràng”.
Trong số những người thường vắng mặt trong các phiên họp đồng nghị có các linh mục, với các giám mục thừa nhận trách nhiệm của các ngài trong việc giải quyết sự thiếu sót đó “bằng gương sáng và bằng cách truyền đạt tính trong sáng và hiệu quả thiêng liêng/mục vụ của tính đồng nghị”.
Những người tham gia thượng hội đồng đã liệt kê phụ nữ, giới trẻ, người nhập cư, các nhóm thiểu số chủng tộc hoặc ngôn ngữ, người LGBTQ+, những người đã ly hôn và tái hôn dân sự mà chưa có án tuyên bố hôn nhân vô hiệu, và những người có khả năng thể chất hoặc tinh thần ở các mức độ khác nhau bị gạt ra bên lề trong Giáo Hội.
McStravog nói với Our Sunday Visitor rằng: Nối vòng tay lớn và bao gồm các nhóm này cuối cùng được thúc đẩy ở bình diện địa phương bởi các tín hữu tích cực thực hiện phép rửa của họ.
Đồng thời, “các giám mục thực sự ghi nhớ lời kêu gọi … tiếp cận với các vùng ngoại vi,” Coll nói như thế với Our Sunday Visitor , và cho biết thêm rằng các phiên họp thượng hội đồng ảo cho phép sự tham gia rộng rãi hơn.
Tài liệu cho biết những người tham gia Thượng Hội đồng đã nhất quán nêu rõ mong muốn được đào tạo tốt hơn trong đức tin và trong giáo huấn xã hội Công Giáo.
Khi tiến trình thượng hội đồng chuyển sang giai đoạn tiếp theo, Coll và McStravog đã chỉ ra sự cần thiết của lòng khiêm nhường và cởi mở trước thánh ý Thiên Chúa.
Coll cho biết: “Chúng ta không có mọi câu trả lời và không có câu trả lời nào trong số này được đóng gói sẵn. Bạn phải tin tưởng rằng Chúa Thánh Thần sẽ ở đó để hướng dẫn chúng ta bất chấp sự khó nuốt — hoặc có thể vì điều đó.”
Theo John Lavenburgh của tạp chí CruxNow, Vài ngày sau khi công bố tài liệu cuối cùng cho giai đoạn Bắc Mỹ của Thượng hội đồng về tính đồng nghị 2021-2024, các nhà lãnh đạo của các nỗ lực Thượng hội đồng lục địa muốn người Công Giáo Hoa Kỳ ghi nhớ rằng quá trình này chưa kết thúc, vì đó là “một quá trình mang tính thế hệ” sẽ cần nhiều thời gian.
Julia McStravog, điều hợp viên của Nhóm Thượng Hội đồng Bắc Mỹ nói với Crux: “Chúng ta cần phải kiên nhẫn, và chúng ta cần thực sự nắm vững ý nghĩa của biện phân. “Mục tiêu không chỉ là các tài liệu hay các phiên họp, mà thực sự là về việc đào tạo tâm linh để mọi người trở thành đồng nghị, nhìn nhau qua lăng kính của tình bạn thiêng liêng và đối xử với nhau theo cách đó.”
Được công bố vào ngày 12 tháng 4, tài liệu cuối cùng cho giai đoạn Bắc Mỹ của thượng hội đồng, phản ảnh nhiều chủ đề đã được thể hiện trong suốt quá trình thượng hội đồng: kêu gọi cho có tinh thần đồng trách nhiệm lớn hơn trong Giáo Hội, đặc biệt đối với phụ nữ và giới trẻ, tinh thần bao gồm nhiều hơn những người ở bên lề, hình dung lại việc đào tạo đức tin và các bước tiếp theo hướng tới trách nhiệm giải trình và minh bạch.
Dọc theo những đường hướng đó, tài liệu đưa ra năm ưu tiên cho những người tham gia thảo luận tại phiên họp đầu tiên của Thượng Hội đồng Giám mục ở Rôma từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10, và sau đó thảo luận tại cuộc họp thứ hai vào tháng 10 năm 2024, sẽ kết thúc Thượng hội đồng chính thức về tiến trình đồng nghị. Những ưu tiên đó là:
• Tích hợp việc tham vấn đồng nghị trong các giáo hội địa phương.
• Thách thức chào đón những người cảm thấy bị loại trừ khỏi sự tham gia vào đời sống của Giáo hội một cách chân thực và trung thành với Tin Mừng.
• Đồng trách nhiệm.
• Giải quyết sự hiệp nhất và hiệp thông của Giáo Hội giữa muôn vàn phân cực và chia rẽ.
• Một Giáo hội đi ra các vùng ngoại vi.
Đức Giám Mục Daniel Flores của Giáo phận Brownsville, Chủ tịch Ủy ban Giáo lý của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, và Đức Giám Mục Raymond Poisson Giáo phận Saint-Jérôme-Mont-Laurier, Québec, cả hai đều lãnh đạo nhóm thượng hội đồng Bắc Mỹ đã trình bày tài liệu cuối cùng tại Vatican vào ngày 12 tháng 4. Tài liệu này, cùng với tài liệu của sáu hội đồng châu lục khác, sẽ được sử dụng để tạo ra “Instrumentum Laboris,” tức tài liệu làm việc của thượng hội đồng hoàn cầu sẽ được công cố vào tháng Sáu.
Sau khi công bố tài liệu cuối cùng, Đức Cha Flores cho biết có cơ hội để Giáo hội địa phương tiếp tục tiến trình đồng nghị trong khi Giáo hội chờ đợi các bước tiếp theo của tiến trình chính thức tại Rôma.
Đức Cha Flores nói, “Trong khi chờ đợi các bước tiếp theo của tiến trình chính thức được thực hiện ở Rôma, chúng ta có cơ hội để làm cho tính đồng nghị thực sự hiện diện giữa chúng ta ở đây tại Bắc Mỹ. Chúng tôi mời các bạn hãy thành tâm biện phân những niềm vui, những ta thán và những căng thẳng được nêu ra trong Tài liệu Cuối cùng này và cùng nhau biện phân làm thế nào các bạn có thể làm cho những thành quả đầu tiên của tính đồng nghị trong cộng đồng địa phương của các bạn trở thành hiện thực”.
Để soạn thảo tài liệu cuối cùng, nhóm thượng hội đồng Bắc Mỹ đã tổ chức mười hai phiên họp trực tuyến – bảy phiên họp bằng tiếng Anh, ba phiên họp bằng tiếng Tây Ban Nha và hai phiên họp bằng tiếng Pháp – dành cho các đại biểu đến từ Hoa Kỳ và Gia Nã Đại. Có 931 đại biểu gồm có 391 nữ giáo dân, 77 nữ tu, 235 nam giáo dân, 76 phó tế, 148 linh mục và 4 nam tu sĩ không thụ phong. 146 giám mục từ hai quốc gia cũng đã tham gia.
Trong mỗi phiên họp ảo, các đại biểu chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận, thành quả của chúng sau đó được chia sẻ khi mọi người quay trở lại nhóm lớn hơn. Hình thức ảo được chọn để thu hút càng nhiều đại biểu càng tốt, điều mà một số người đánh giá cao vì lý do đó, trong khi những người khác cho rằng các cuộc trò chuyện tâm linh bị ảnh hưởng do thiếu đối thoại trực tiếp.
Sau khi hoàn tất 12 phiên họp trực tuyến, đại diện của mỗi phiên họp đã gặp nhóm thượng hội đồng Bắc Mỹ, nhóm được giao nhiệm vụ viết tường trình. Để soạn thảo tài liệu, Nhóm Thượng Hội Đồng Bắc Mỹ đã tiến hành một cuộc tĩnh tâm kéo dài một tuần vào tháng Hai. Nhóm gồm có tám giám mục, ba nữ giáo dân, hai linh mục, hai giáo dân và hai nữ tu.
Sau khi tài liệu được soạn thảo, nó đã được gửi tới 25 đại biểu mỗi nước từ Hoa Kỳ và Canada để lấy ý kiến. Tài liệu cuối cùng đã được phê duyệt bởi các giám mục được chỉ định bởi mỗi hội đồng giám mục.
Theo tài liệu, một phản hồi nhất quán từ các đại biểu là cần có sự đồng trách nhiệm lớn hơn trong Giáo hội, đặc biệt là đối với các phụ nữ và thanh niên trẻ. Báo cáo nói rằng các đại biểu đã đề xuất một cuộc kiểm tra vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, bao gồm vai trò ra quyết định, lãnh đạo và thậm chí cả chủ đề thường được tranh luận về việc truyền chức.
Một mong muốn khác của nhiều đại biểu là muốn bao gồm nhiều hơn các nhóm bị gạt ra bên lề cảm thấy không được chào đón trong Giáo hội, bao gồm những người nhập cư, các nhóm thiểu số về chủng tộc hoặc ngôn ngữ, những người LGBTQ+, những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn, và những người có khả năng thể chất hoặc tinh thần ở các mức độ khác nhau.
Các lời kêu gọi khác bao gồm sự cần thiết Giáo hội phải thực hiện các bước bổ sung để lấy lại niềm tin và sự tín nhiệm thông qua việc giải quyết những sai lầm lịch sử bao gồm cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ và vai trò của Giáo hội trong việc điều hành các trường dân cư/nội trú cho người bản địa.
Các đại biểu cũng được cho là đã bày tỏ mong muốn tái lên khuôn việc đào tạo đức tin, không chỉ bao gồm các giáo lý cơ bản của đức tin, “mà còn cả việc đào tạo tính đồng nghị, đồng trách nhiệm, chào đón và đi ra các vùng ngoại vi”.
Tường trình viết, “Người ta đã công nhận rằng để Giáo hội thực sự truyền giáo – đi ra các vùng ngoại vi và truyền giáo – điều cần thiết là sự đào tạo toàn diện về phẩm giá và ơn gọi rửa tội của chúng ta, về tinh thần đồng trách nhiệm và tính đồng nghị”.
Cũng có một phần của tường trình dành riêng cho phản hồi của các giám mục về tiến trình đồng nghị. Theo tường trình, các phiên lắng nghe đã khiến các giám mục nhận ra những thách thức về cơ cấu ở cấp địa phương có thể khiến việc duy trì một phong cách đồng nghị trở nên khó khăn. Các ngài cũng thừa nhận rằng các ngài “có thể và phải” làm tốt hơn công việc hỏi ý kiến của những người ở bên lề Giáo hội và xã hội.
Tuy nhiên, tường trình cũng cho biết các giám mục cũng bày tỏ lo ngại rằng có những kỳ vọng sai lầm về ý nghĩa và kết quả của tiến trình đồng nghị. Các giám mục cũng lưu ý rằng nhiều tín hữu đã không tham gia vào thượng hội đồng, và vẫn không chắc chắn về vai trò của họ.
Điều đó một lần nữa đặt ra câu hỏi – điều gì tiếp theo cho Thượng hội đồng về tính đồng nghị ở cấp địa phương.
McStravog và Richard Coll, điều hợp viên Nhóm Thượng hội đồng Bắc Mỹ và là giám đốc điều hành Văn phòng Tư pháp, Hòa bình và Phát triển Con người Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nói với Crux rằng nhóm có kế hoạch duy trì liên lạc với các nhà lãnh đạo thượng hội đồng địa phương để giúp họ thực hiện phản hồi mà họ đã nghe trong quá trình giai đoạn địa phương.
Coll nhấn mạnh rằng không có lý do gì để kết thúc tiến trình đồng nghị địa phương.
Coll giải thích, “Nó không nhất thiết phải nằm trong bối cảnh soạn thảo một tài liệu. Nó có thể là trong bối cảnh các hoạt động của giáo xứ, hoạt động của giáo phận, hoạt động của trường học, và vì vậy chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể tiếp tục hỗ trợ nhiều người trong cố gắng tiếp tục thực hiện một số thành quả của trải nghiệm đó. Không có lý do gì khiến nó không thể tiếp tục trong các bối cảnh khác nhau và khung cảnh khác nhau.”
McStravog cho biết dòng cuối cùng của tường trình, “tiến trình thượng hội đồng không hoàn hảo, nhưng nó đã diễn ra tốt đẹp,” tóm tắt tiến trình cho đến nay và công việc vẫn còn ở phía trước.
McStravog nói: “Điều thực sự quan trọng là mọi người phải hiểu rằng sẽ không có mọi thứ ngay lập tức và sẽ cần phải có thời gian và chúng ta sẽ trau dồi kỹ năng của mình và tình thế sẽ trở nên tốt hơn khi chúng ta tiếp tục.”
Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney tổ chức tuần Cửu Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót tại Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Giuse Lê Đăng Thị Fairfield từ Thứ Sáu Tuần Thánh 07/04/2023 và kết thúc vào ngày Chúa Nhật 16/04/2023 mừng kính Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót tại nhà thờ Our Lady of Carmel Mount Pritchard - Sydney.
Xem Hình
Suốt 9 ngày của Tuần Cửu Nhật trong những giờ nguyện kinh cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót, Cha Linh hướng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót FX Nguyễn Văn Tuyết đã long trọng khai mạc Tuần Cửu Nhật Lòng lồng vào những bài chia sẻ theo chủ đề riêng của từng ngày và dâng Thánh lễ tạ ơn.
Đặc biệt có qúy Cha Tuyên Úy Phêrô Trần Văn Trợ, Cha Khách FX. Trần Anh Tuấn, Cha FX Lê Văn La Vinh và Cha FX. Nguyễn Hoàng Việt thuyết giảng những đề tài về Lòng Chúa Thương Xót để giáo dân cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại và sau đó cùng với Cha FX Nguyễn Văn Tuyết hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn.
Chiều Thứ Bảy 15/04/2023 ngày cuối cùng của Tuần Cửu Nhật. Sau giờ kinh nguyên, Cha Linh hướng FX Nguyễn Văn Tuyết trân trọng giới thiệu Cha FX Nguyễn Hoàng Việt thuyết giảng và sau đó Cha Linh hướng FX Nguyễn Văn Tuyết tuyên bố kết thúc Tuần Cửu Nhật.
Ông Đa minh Trần Văn Bình,Trưởng Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney, ngỏ lời cám ơn Cha Linh hướng, quý Cha đã giúp thuyết giảng và dâng Thánh lễ cho Tuần Cửu Nhật Lòng Chúa Thương Xót. Đặc biệt cám ơn ông Trần Thái Toản Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Thánh Tử Đạo Lê Đăng Thị Fairfield và qúy thành viên Ban Mục Vụ của Giáo đoàn đã giúp cho Phong Trào có phương tiện tổ chứcTuần Cửu Nhật kính Lòng Chúa Thương Xót.
Chiều Chúa Nhật 16/04/2023 rất đông giáo dân đã đến nhà thờ Our Lady of Mount Carmel Mt. Pritchard Sydney tham dự mừng kính Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót. Sau khi mọi người tập trung dưới cuối nhà thờ.Cha Linh hướng FX Nguyễn Văn Tuyết dâng hương kiệu Thánh tượng Lòng Chúa Thương Xót, đồng thời 3 hồi chiêng trống, kiệu cung nghinh Thánh tượng Lòng ChúaThương Xót rước lên an vị trên cung thánh. Sau khi Thánh tượng đã an vị một đại diện Phong Trào đọc sơ lược tiểu sử về Lòng Chúa Thương Xót. Sau đó Cha FX Nguyễn Văn Tuyết ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và cùng với Cha Phêrô Trần Văn Trợ và FX. Lê Văn La Vinh Dòng Đa Minh hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Lòng Chúa Thương Xót..
Trong bài giảng Cha FX Nguyễn Văn Tuyết nói: Hôm nay là ngày cuối Tuần Bát Nhật Phục Sinh. Tin Mừng thuật lại cho chúng ta về lần hiện ra lần thứ nhất và thứ hai của Chúa Giêsu Phục Sinh với các môn đệ. Họ là những người đã bỏ rơi Chúa. Nhưng Chúa đã tỏ lòng thương xót khi cho họ nhìn thấy những vết thương của Người. Người mở lời với họ bằng câu một chàoxuất hiện 3 lần trong Tin Mừng hôm nay “Bình an cho các con” (Ga. 20:19,21,26) Đây là lời chào của Đấng Phục Sinh. Đấng hiện đến để gặp gỡ mọi yếu đuối và lầm lỗi của con người. Qua lời chào này, chúng ta khám phá ra 3 hành động của Lòng Chúa Thương Xót trong chúng ta. Đó là niềm vui, sự tha
thứ, và an ủi chúng ta trong khi mỏi mệt….
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ộng Đaminh Trần Quang Bình Trưởng PhongTrào Lòng Chúa Thương Xót TGP Sydney ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý quan khách, quý ân nhân và mọi người đã không quản ngại cùng đến tham dự Thánh lễ và hiệp chung lời cầu nguyện cho Phong Trào. Đặc biệt cám ơn Ban Mục Vụ Giáo đoàn Mt. Pritchard đã tạo điều kiện cho Phong Trào tổ chức mừng kính Đại Lễ ngày hôm nay và cũng cám ơn Ca đoàn Cabramatta. Cha FX Nguyễn Văn Tuyết một lần nữa cám ơn quý Cha và Ban Mục Vụ Giáo đoàn Fairfield đã giúp mọi phương tiện cho Phong Trào tổ chức Tuần Cửu Nhật vừa qua được mọi sự tốt đẹp.
Diệp Hải Dung
1. Lính Dù Ukraine phá hủy xe tăng tiên tiến nhất của Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Chúa Nhật 16 tháng Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các cuộc giao tranh đang diễn ra ở Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Marinka. Bakhmut và Marinka vẫn là tâm điểm của các hoạt động quân sự. Trong ngày, quân phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi 40 cuộc tấn công của quân Nga.
Theo báo cáo, quân đội Nga đã tiến hành 19 cuộc không kích, 4 cuộc tấn công hỏa tiễn và hơn 15 cuộc tấn công hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt vào các vị trí của quân đội Ukraine và cơ sở hạ tầng dân sự của các khu định cư dân cư trong ngày.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết tại mặt trận Lyman, tiểu đoàn 122 của Lữ Đoàn Dù 81 Ukraine đã phá hủy xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 mới nhất của Nga. Đó là một trong những xe tăng T-90 ngày càng hiếm hoi của Nga.
Kể từ năm 1992 cho đến ngay trước cuộc xâm lược vào Ukraine năm 2022, Nga sản xuất khoảng 1.000 chiếc T-90 với nhiều biến thể khác nhau. Sau khi bán sang một số nước, chủ yếu là Ấn Độ, Nga còn khoảng 350 chiếc T-90A, khoảng 100 chiếc T-90M và 200 chiếc T-90 đời cũ. Sau 14 tháng giao tranh, Nga cạn kiệt số xe tăng T-90 đến mức không đủ để diễn binh trong ngày Chiến Thắng 9 Tháng Năm năm nay. Việc Nga phải lấy từ trong kho ra các xe tăng cả 60 tuổi như những chiếc T-62 cũng cho thấy những tổn thất về xe tăng của Nga.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết quân Ukraine đã phá hủy hay bắt sống 3.653 xe tăng Nga. Cô nhấn mạnh rằng ngày càng khó gặp các chiếc T-90 trên chiến trường Ukraine.
Ngoài xe tăng T-90, tiểu đoàn Dù 122 cũng đã đã phá hủy những chiếc xe thiết giáp chiến đấu bộ binh của đối phương đã ngừng hoạt động, cũng như một xe kéo pháo.
Trong 24 giờ qua, 460 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 3 xe tăng, 4 xe thiết giáp, một hệ thống pháo.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 16 Tháng Tư, Lực lượng phòng vệ Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 181.550 binh sĩ Nga. Quân phòng thủ Ukraine cũng phá hủy hay bắt sống tại mặt trận 3.653 xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga, 7.073 xe thiết giáp, 2.785 hệ thống pháo và 535 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt. Đối phương cũng mất 283 hệ thống tác chiến phòng không, 307 máy bay chiến đấu, 293 máy bay trực thăng, 2.339 máy bay không người lái chiến thuật, 911 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.646 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 324 thiết bị chuyên dụng.
2. Báo cáo cho thấy hoả hoạn bùng phát tại trung tâm huấn luyện xe tăng Nga sau những vụ nổ lớn
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Fire Breaks Out at Russian Tank Training Ground After Explosions: Reports”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy hoả hoạn bùng phát tại trung tâm huấn luyện xe tăng Nga sau những vụ nổ lớn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ..
Truyền thông địa phương đưa tin, hỏa hoạn bùng phát tại một bãi huấn luyện xe tăng của Nga sau các báo cáo về các vụ nổ ở thành phố Kazan hôm thứ Bảy.
Các vụ nổ đã được nghe thấy ở khu vực phía nam của Kazan, một thành phố có hơn 1 triệu dân nằm cách Mạc Tư Khoa khoảng 447 dặm về phía đông, theo tờ Kyiv Independent, một cơ quan báo chí tiếng Anh của Ukraine. Các vụ nổ được nghe thấy gần một địa điểm được sử dụng để huấn luyện xe tăng trong bối cảnh Nga đang tiến hành cuộc xâm lược Ukraine.
“Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Ukraine được Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh vào tháng 2 năm ngoái. Nhà lãnh đạo Nga ban đầu hy vọng vào một chiến thắng nhanh chóng trước Ukraine, nhưng sau hơn một năm chiến đấu, Nga vẫn đang phải tiếp tục vật lộn để đạt được những lợi ích nhỏ nhoi. Giờ đây, Ukraine dường như đang chuẩn bị cho một cuộc phản công tiềm năng vào mùa xuân trong nỗ lực giành lại nhiều hơn các lãnh thổ bị xâm lược.
Thông tin chi tiết về vụ cháy ở Kazan vẫn còn ít vào chiều thứ Bảy. Các quan chức Nga đã không nêu rõ nguyên nhân có thể gây ra vụ hỏa hoạn, họ cũng không tiết lộ liệu có ai bị thương hoặc thiệt mạng trong vụ cháy hay không.
Theo phương tiện truyền thông địa phương InKazan, các quan chức Nga đã phủ nhận rằng họ đã nhận được báo cáo về một vụ hỏa hoạn rất lớn bất chấp các báo cáo của phương tiện truyền thông và cảnh quay video.
Theo hãng tin Nga, người dân đã sử dụng Telegram để báo cáo về vụ nổ, được mô tả là theo sau những “tiếng nổ rất lớn”. Một cư dân đã viết rằng các vụ nổ được cho là đã làm rung chuyển khu dân cư của họ.
Đoạn video cho thấy một cột khói ở Kazan xuất hiện trên mạng xã hội vào sáng Chúa Nhật theo giờ địa phương.
Hãng tin Belarus NEXTA cho biết: “Cư dân #Kazan đang báo cáo về một vụ nổ mạnh gần trung tâm huấn luyện xe tăng. Như thường lệ, chính quyền địa phương đã phủ nhận mọi thứ”.
Chính quyền địa phương cho biết vào tháng 10 rằng một số cư dân được lệnh chiến đấu ở Ukraine đã được gửi đến Kazan sau thông báo của Putin về việc huy động một phần quân đội. Lệnh này được đưa ra trong bối cảnh cuộc phản công của Ukraine vào cuối mùa hè năm 2022, trong đó chứng kiến quân Ukraine chiếm lại hàng nghìn dặm vuông lãnh thổ bị xâm lược.
Trong khi nguyên nhân chưa được xác định trong vụ hỏa hoạn mới nhất, một số đám cháy đã bùng phát ở Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine.
Tháng trước, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một nhà máy sản xuất thiết bị, bao gồm bệ phóng hỏa tiễn hạt nhân Topol-M, cho quân đội Nga. Chính quyền địa phương cho biết 7 người đã được giải cứu khỏi tòa nhà.
Đầu tuần đó, một phong trào đảng phái chống Putin có tên là Cầu Đen đã nhận trách nhiệm về vụ hỏa hoạn tại một tòa nhà do Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, sử dụng ở thành phố miền nam Rostov-on-Don gần biên giới Ukraine. Ít nhất 4 người thiệt mạng và 5 người bị thương trong vụ hỏa hoạn.
Và tháng 12 năm ngoái, một địa điểm quân sự gần điện Cẩm Linh ở Mạc Tư Khoa cũng bốc cháy.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận qua email.
3. Xe tăng Leopard 1 của Đan Mạch sẽ sớm được gửi tới Ukraine
Những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 1 đầu tiên của Đan Mạch sẽ sớm sẵn sàng được gửi tới Ukraine.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen đã đến thăm công ty Flensburger Fahrzeugbau Gesellschaft, gọi tắt là FFG, cùng với các thành viên của Ủy ban Quốc phòng và Hội đồng Chính sách Đối ngoại.
“Tôi rất vui khi có thể mời các chính trị gia quốc hội đến thăm FFG, để họ cũng có thể thấy chúng ta đã tiến được bao xa trong quá trình tân trang xe tăng Leopard 1. Chúng ta hy vọng có thể sớm gửi chúng đến Ukraine,” ông Poulsen nói.
Xin nhắc lại rằng chính phủ Đan Mạch đã hợp tác với Đức và Hà Lan để tặng ít nhất 100 xe tăng Leopard 1 cho Ukraine.
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen trước đó tuyên bố rằng lô xe tăng Leopard 1 đầu tiên sẽ được chuyển đến Ukraine vào mùa xuân năm 2023.
4. Putin phê duyệt hệ thống mới khiến người Nga khó né tránh các lệnh gọi nhập ngũ hơn
Tổng thống Vladimir Putin đã ký một đạo luật vào thứ Sáu tạo ra một cơ quan ghi danh nghĩa vụ quân sự điện tử nhằm mục đích làm cho việc trốn quân dịch trở nên khó khăn hơn ở Nga.
Hệ thống mới sẽ gửi giấy gọi nhập ngũ tới một cổng thông tin của chính quyền có tên là GosUslugi. Khi lệnh triệu tập xuất hiện trong cổng thông tin này, nó sẽ được coi là đã gửi.
Trước đây, lệnh gọi nhập ngũ chỉ được coi là hợp lệ khi được trao tận tay và ký nhận.
Luật cũng cho phép truy tố bất kỳ người bị gọi nhập ngũ nào phớt lờ lệnh triệu tập trực tuyến sau một tuần, bị cấm rời khỏi Nga và bị phong tỏa tài sản.
Trong đợt huy động một phần của Nga vào tháng 9 năm ngoái, những người đàn ông đã trốn quân dịch bằng cách rời khỏi địa chỉ đã ghi danh, không ký vào thư quân dịch và cảnh báo gia đình và đồng nghiệp của họ hãy làm điều tương tự với họ.
Khi quốc hội Nga thông qua luật làm cho chương trình nhập ngũ của đất nước hiệu quả hơn và khó trốn tránh hơn vào hôm thứ Tư, nó làm dấy lên lo ngại rằng nhiều công dân có thể sớm bị gọi nhập ngũ để chiến đấu ở Ukraine.
Trong khi đó, Điện Cẩm Linh mô tả luật này là một sự hợp lý hóa đối với quy trình nhập ngũ hai năm một lần của Nga.
Nhưng CNN đã nói chuyện với một số người Nga, những người bác bỏ những lời trấn an của Điện Cẩm Linh và nói rằng động thái này đặt nền móng cho một nỗ lực khác nhằm buộc người Nga tham gia chiến trường ở Ukraine.
Alexey, một luật sư 41 tuổi đến từ Mạc Tư Khoa, nói với CNN: “Tôi không tin một lời nào về điều này. Mặc dù anh ta không nằm trong độ tuổi được huy động chính thức, nhưng anh ta cho rằng Điện Cẩm Linh sẽ không tuân theo các hướng dẫn của chính mình khi gọi các tân binh. “Giờ đây, việc huy động tôi sẽ dễ dàng hơn nhiều do cuộc sống kỹ thuật số ở Mạc Tư Khoa đã trở nên quá phổ biến.”
“Đây có thể là một nỗ lực để tránh không cần phải thực hiện các cuộc săn lùng toàn diện mà họ đã thực hiện trước đó, vốn đã gây ra rất nhiều hoảng loạn,” một người Nga 25 tuổi tên là Artem cho biết. Anh ấy đã tránh được đợt huy động vào tháng 9 mặc dù đã nhận được lệnh gọi nhập ngũ bằng cách di chuyển ra khỏi nơi cư trú.
5. Zelenskiy thảo luận về chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Macron trong cuộc gọi với tổng thống Pháp
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm kéo dài một tiếng rưỡi vào hôm thứ Bảy, Tổng thống Zelenskiy cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Bẩy 15 Tháng Tư.
Zelenskiy cho biết “kết quả chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Tổng thống Macron đã được thảo luận,” và rằng ông “ca ngợi ý định của Pháp trong việc tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ quan trọng cho Ukraine trên chiến trường.”
Macron cho biết ông đã nói với Tập Cận Bình hồi đầu tháng rằng ông đang trông cậy vào ông để “lập luận” với Nga và giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Trung Quốc đã tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột và cố gắng đóng khung mình như một tác nhân hòa bình. Nhưng họ đã từ chối lên án cuộc xâm lược của Nga và tiếp tục thắt chặt quan hệ kinh tế và ngoại giao với Điện Cẩm Linh trong năm qua – bao gồm cả chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập tới Mạc Tư Khoa vào tháng trước.
6. Làm thế nào Ukraine có thể ép buộc Putin bằng một cuộc phong tỏa Crimea
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How Ukraine Can Force Putin's Hand With a Crimea Blockade”, nghĩa là “Làm thế nào Ukraine có thể ép buộc Putin bằng một cuộc phong tỏa Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Việc lực lượng Ukraine phong tỏa Bán đảo Crimea do Nga xâm lược có thể ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên và buộc Vladimir Putin phải thay đổi chiến lược thời chiến của mình, một cựu đại sứ Hoa Kỳ nói với Newsweek.
Các đơn vị quân đội Nga nằm dọc theo mặt trận dài 800 dặm được cho là đang chuẩn bị cho một cuộc phản công mùa xuân của Ukraine ở khu vực Donetsk phía đông trong nhiều tháng.
Tamila Tasheva, đại diện hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Crimea, cho biết gần đây rằng sự lo lắng của công dân Nga trong khu vực có thể cảm nhận được và hiển nhiên bởi hàng ngàn người chạy trốn khỏi Crimea và từ bỏ tài sản của họ vì lý do an toàn.
Cuộc phản công có chủ đích của Ukraine có thể xảy ra sau khi Putin và Nga hủy bỏ lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng hàng năm vào ngày 9 tháng 5 tại các khu vực bao gồm Crimea, Kursk và Belgorod.
William Courtney, một thành viên cấp cao phụ trợ tại Tập đoàn RAND phi đảng phái và là cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Kazakhstan và Georgia, đã viết trong một bài xã luận gần đây được xuất bản bởi Thời báo Mạc Tư Khoa rằng một cuộc phong tỏa cuối cùng có thể là một chiến lược dài hạn tốt hơn cho Ukraine so với việc cố gắng để vượt qua hoàn toàn lãnh thổ bị Nga sáp nhập vào năm 2014.
Courtney nói với Newsweek trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại rằng tầm quan trọng của Crimea trong cuộc xung đột đang diễn ra là do sự sáp nhập gần 9 năm trước, cùng với các mối đe dọa hạt nhân của Putin. Nó đã dẫn đến các đề xuất về một cuộc phong tỏa được hỗ trợ bởi các công nghệ hiện đại, tập trung vào Hắc Hải.
Ông nói: “Nếu nó bị phong tỏa, về cơ bản điều đó có nghĩa là người Nga không thể sử dụng Sevastopol làm căn cứ hải quân,” đồng thời cho biết thêm rằng các tàu chiến ở Hắc Hải không thể quấy rối hàng hải Ukraine. “Điều này sẽ có một tác động khá mạnh mẽ.”
Một cuộc phong tỏa cũng có thể buộc Putin và giới quân sự của ông ta phải phân tích lại chiến lược của mình và gây ra nhiều thiệt hại hơn theo những cách khác, chẳng hạn như một phần của việc sử dụng phổ biến hơn các vũ khí phòng không. Người Ukraine cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công mạnh mẽ hơn ở những nơi khác.
Ông bày tỏ sự tập trung đặc biệt vào Cầu Kerch, trước đây đã từng là mục tiêu của các lực lượng Ukraine do nó nối Nga với Crimea và ảnh hưởng tiêu cực đến công tác hậu cần. Ông nói thêm rằng nó cũng sẽ ảnh hưởng đến các tàu chiến của Nga ở Hắc Hải.
“Điều đó không chỉ vô hiệu hóa phần lớn, dù không phải là tất cả, các khả năng quân sự của Nga ở Crimea mà còn làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho quân đội Nga bắt đầu từ Kherson và vùng Zaporizhzhia,” Courtney nói.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy về cơ bản đã nói rằng một giải pháp cho cuộc chiến này sẽ không xảy ra trừ khi Ukraine chiếm lại thành công Crimea.
Courtney cho biết một lệnh ngừng bắn hoặc đình chiến không đòi buộc phải có một thoả thuận chính trị và về cơ bản có chỉ có nghĩa là một thỏa thuận theo đó hai quốc gia ngừng giao tranh. Trong khi đó, một thoả thuận chính trị có thể sẽ yêu cầu Ukraine nhượng lại lãnh thổ Crimea mà nước này đã rất kiên quyết đòi lại.
“Tôi không nghĩ có bất kỳ khả năng nào về một thoả thuận chính trị,” ông nói. “Người Ukraine sẽ hoàn toàn phản đối điều đó, và phương Tây chắc chắn sẽ không gây sức ép để Ukraine nhượng lại một lãnh thổ này”.
Ông Courtney cho biết lệnh ngừng bắn có thể có hiệu lực nếu Ukraine chiếm các lãnh thổ khác quan trọng đối với Nga và Crimea là vùng đất còn lại để giành lấy, nhưng ông từ chối dự đoán điều gì có thể xảy ra do tính không thể đoán trước của chiến tranh và cuộc xung đột đã kéo dài hơn 13 tháng này..
Tuy nhiên, ông mong đợi sự hỗ trợ liên tục từ các đồng minh NATO.
Ông nói: “Phương Tây sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine vì đây là một ví dụ rõ ràng về sự hiếu chiến trần trụi, đồng thời so sánh điều này với các phản ứng mạnh mẽ của phương Tây ở Triều Tiên và trong Chiến tranh Lạnh.
Andriy Zagorodnyuk, người từng là Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine từ năm 2019 đến 2020 và hiện là cố vấn cho chính phủ của Zelenskiy, trước đó đã nói với Newsweek rằng hoạt động xây dựng của Nga ở Crimea không có gì đáng ngạc nhiên.
“Tất nhiên, người Nga đang cố gắng củng cố nhưng tôi không nghĩ nó sẽ hiệu quả, đơn giản vì đây không phải là đầu thế kỷ 20 và các công sự vật chất không thể bảo đảm rằng một lực lượng sẽ có thể giữ vững vị trí,” Zagorodnyuk nói. “Họ sẽ bị tấn công từ trên không bằng các cuộc tấn công hỏa tiễn, không kích, v.v.”
Ông cũng tuyên bố rằng “sự bất khả chiến bại của Crimea được các nhà quan sát quốc tế đánh giá quá cao.”
Hilary Appel, giáo sư chính phủ tại Học viện Claremont McKenna ở Claremont, California, nói với Newsweek qua email rằng sẽ “rất khó nếu gần như không thể” để các lực lượng Ukraine thành công ở Crimea chỉ bằng lực lượng quân sự mà thôi.
Cô ấy đồng ý rằng Cầu Kerch có thể là một thành công quân sự quan trọng cho Ukraine.
“Đẩy Nga ra khỏi Crimea trong bối cảnh hiện tại có thể đồng nghĩa với việc nắm quyền kiểm soát căn cứ ở Sevastopol,” Appel nói. “Mặc dù trước đây Ukraine sẵn sàng chấp nhận quyền kiểm soát của Nga đối với căn cứ và việc Hạm đội Hắc Hải đóng quân ở đó trên lãnh thổ của mình, nhưng cuộc xâm lược đã thay đổi điều đó. Giới lãnh đạo Ukraine không muốn bất kỳ binh sĩ Nga nào đóng quân trên lãnh thổ của họ vào lúc này”.
7. Nhân viên cấp cứu vất vả cứu những người sống sót ở Sloviansk
Đôi mắt của Tatiana dán chặt vào các nhân viên cấp cứu đang đào bới đống đổ nát ở nơi từng là tầng trên cùng của một tòa nhà chung cư ở thành phố Sloviansk, miền đông Ukraine.
Chiều thứ Sáu, 7 quả hỏa tiễn S-300 của Nga đã lao vào cộng đồng của cô, với quả thứ tám đánh vào thị trấn Kramatorsk gần đó. Chính quyền địa phương cho biết 11 người đã thiệt mạng, trong đó có một trẻ mới biết đi và hơn 20 người bị thương.
“Đứa trẻ bị giết chỉ mới 2 tuổi,” Tatiana nói với CNN, nước mắt lăn dài trên má. “Cha em bé vẫn còn bị kẹt trong đống đổ nát,” cô nói, chỉ vào tòa nhà. “Nếu những nhân viên cấp cứu có thể nhấc những tấm xi măng lên thì họ có thể cứu được anh ấy.”
“Trời lạnh, và anh ấy đã ở đó gần 24 giờ,” một người đàn ông đứng cạnh cô xen vào.
Hai cha con là thành viên của một gia đình đã chạy trốn khỏi Sloviansk trong thời kỳ đầu của cuộc chiến. Giống như nhiều người khác, họ gần đây đã quay trở lại sau khi lực lượng Nga bị đánh lui trong cuộc phản công của Ukraine vào mùa thu năm ngoái.
Hỏa tiễn đã tấn công trực tiếp vào tòa nhà, ném các mảnh vỡ ra khắp khu vực xung quanh.
“Tôi biết tất cả những người đã thiệt mạng,” Lilya, người đã sống ở khu chung cư liền kề từ năm 1977, nói. “Thật kinh khủng.”
Các quan chức quân đội và lính cứu hỏa giải đang làm hết sức để cứu người dân sau vụ tấn công bằng hỏa tiễn ở Sloviansk, Ukraine, vào ngày 14 Tháng Tư, là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của Chính Thống Giáo.
Thị trưởng Sloviansk Vadym Liakh đã thông báo hôm thứ Bảy rằng một dịch vụ xe lửa miễn phí sẽ bắt đầu vào thứ Ba, mang đến cho người dân cơ hội di chuyển đến các khu vực an toàn hơn ở vùng Donetsk, cũng như chỗ ở, bữa ăn và phúc lợi xã hội. Trong một tuyên bố, thị trưởng lưu ý rằng dân số hiện tại của thị trấn là 50.000 - tăng từ 20.000 vào mùa hè năm ngoái.
Tại một khu vực khác của Sloviansk, một hố sâu đánh dấu điểm va chạm của hỏa tiễn ở giữa sân chơi của trẻ em. Hôm thứ sáu trời mưa và lạnh, nên sân chơi không có ai khi hỏa tiễn tấn công, nếu không chắc chắn sẽ có nhiều người thiệt mạng vì công viên này thường đông đúc.
“Tổng cộng 75 tấn gạch vụn đã được dỡ bỏ tại địa điểm này,” báo cáo của dịch vụ khẩn cấp cho biết.
Theo Thị trưởng Sloviansk Vadym Liakh, ít nhất 8 vụ nổ đã làm rung chuyển thành phố vào chiều thứ Sáu theo giờ địa phương, khi các lực lượng Nga tấn công vào thành phố bằng hỏa tiễn S-300. Các cuộc tấn công đánh vào các tòa nhà chung cư, nhà ở, tòa nhà hành chính và sân trường.
8. Ngoại trưởng Mỹ nói vụ rò rỉ thông tin tình báo “không ảnh hưởng” đến sự hợp tác với các đồng minh và đối tác
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết các vụ rò rỉ thông tin tình báo gần đây của Hoa Kỳ, bao gồm thông tin nhạy cảm về cuộc chiến ở Ukraine, không ảnh hưởng đến hợp tác với các đồng minh và quan hệ đối tác an ninh.
Blinken đã bình luận về vụ rò rỉ hôm thứ Bảy trong chuyến đi đến Việt Nam.
“Chúng ta đã nói chuyện với các đồng minh và đối tác của mình kể từ khi những rò rỉ này xuất hiện, và chúng ta đã làm như vậy ở cấp độ cao, và chúng ta đã thể hiện rõ ràng cam kết bảo vệ thông tin tình báo cũng như cam kết của chúng ta đối với các mối quan hệ đối tác an ninh của chúng ta,” Blinken nói khi phát biểu tại Hoa Kỳ Đại sứ quán tại Hà Nội.
Blinken nói với các phóng viên: “Những gì tôi đã nghe cho đến nay, ít nhất, là sự đánh giá cao đối với các bước chúng ta đang thực hiện và điều đó không ảnh hưởng đến sự hợp tác của chúng ta”.
Một số bối cảnh: Hôm thứ Năm, FBI đã bắt giữ Jack Teixeira, thành viên Lực lượng Phòng không Quốc gia, 21 tuổi, liên quan đến vụ rò rỉ tài liệu mật của Hoa Kỳ.
Anh ta bị buộc tội vào thứ Sáu với tội lưu giữ và lan truyền trái phép thông tin quốc phòng, cũng như đánh cắp trái phép thông tin mật và tài liệu quốc phòng.
CNN đã xem xét một số tài liệu tiết lộ thông tin nhạy cảm về những điểm yếu chính trong hệ thống phòng thủ của Ukraine, mức độ Mỹ xâm nhập Bộ Quốc phòng Nga và tổ chức lính đánh thuê Nga Wagner Group, và mức độ Mỹ theo dõi. chống lại đối phương và đồng minh, bao gồm cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Một nguồn tin thân cận với Zelenskiy nói với CNN rằng một số kế hoạch quân sự của Ukraine đã bị thay đổi do vụ rò rỉ.
9. Cựu nhà ngoại giao nhận định: Ukraine có lựa chọn bất bạo động để chiếm Crimea
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Has Nonviolent Option to Capture Crimea: Former Diplomat”, nghĩa là “Ukraine có lựa chọn bất bạo động để chiếm Crimea: Cựu nhà ngoại giao.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Theo một cựu quan chức ngoại giao Mỹ, Ukraine phong tỏa Crimea thay vì cố gắng chiếm lãnh thổ bằng các cuộc tấn công quân sự là một lựa chọn tốt hơn vì cả hai nước đều có khả năng tiến hành các cuộc tấn công mới.
Crimea đã trở thành tâm điểm căng thẳng giữa cả hai quốc gia kể từ khi vùng lãnh thổ này bị Nga sáp nhập vào năm 2014. Kể từ đó, Nga đã chiếm thêm bốn vùng lãnh thổ—Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia—ở Ukraine kể từ cuộc xâm lược gần đây nhất vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Các cuộc sáp nhập mới nhất này đã bị Ukraine và các đồng minh ở phương Tây tuyên bố là bất hợp pháp.
Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine cách đây 9 năm không được bàn tới vì ông và các quan chức hàng đầu khác của Nga nghĩ rằng bất kỳ biến động nào trong khu vực đều có thể được giải quyết “hoàn toàn một cách hòa bình”.
Trong một bài xã luận xuất bản ngày 8 tháng 4 trên tờ Moscow Times, một ấn phẩm trực tuyến độc lập bằng tiếng Anh và tiếng Nga có trụ sở tại Amsterdam, đồng tác giả William Courtney và Scott Savitz của tổ chức phi đảng phái RAND Corporation đã viết rằng việc khôi phục bán đảo nối liền với Ukraine bằng một Eo đất hẹp về mặt quân sự là một viễn cảnh khó khăn vì các lực lượng Nga “có thể củng cố nó theo ý muốn”.
Courtney, cựu đại sứ tại Kazakhstan và Georgia, và Savitz, một kỹ sư, cho biết: “Tuy nhiên, Ukraine không cần phải đẩy các lực lượng xâm lược ra khỏi Crimea “Sự kết hợp của các công nghệ hiện đại có thể cho phép Ukraine phong tỏa và ngăn chặn các hoạt động của Nga.”
Họ trích dẫn lời kêu gọi của Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Âu Châu đã nghỉ hưu Ben Hodges yêu cầu các lực lượng của Kyiv “cô lập” Crimea bằng các cuộc tấn công chính xác tầm xa.
“Hãy đánh đuổi Hạm đội Hắc Hải khỏi Sevastopol bằng các cuộc tấn công chính xác hàng ngày, và làm điều tương tự đối với Lực lượng Không quân Nga tại Saky, v.v.,” Hodges đã tweet vào tháng 2, đồng thời bổ sung thêm việc ngăn cản các đơn vị phóng máy bay không người lái trú ẩn ở đó, và sau đó mới tính đến việc triển khai lực lượng trên bộ.
Sự vô hiệu hóa các lực lượng Nga của Ukraine cũng có thể bao gồm việc sử dụng thuyền không người lái có chất nổ, đây là những lựa chọn chi phí thấp cho các cuộc tấn công hàng đàn, chống lại các tàu chiến Nga đóng tại Sevastopol.
Họ viết: “Khái niệm này rất đơn giản: các thuyền không người lái cấu hình thấp, có gắn camera, chứa đầy chất nổ hướng tới các mục tiêu. Công nghệ mới xuất hiện này có thể đánh chìm tàu chiến và phá hủy cơ sở hạ tầng hàng hải.”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã lên tiếng về ý định tái chiếm Crimea của quốc gia ông.
“Cuộc chiến này, bắt đầu với việc Nga xâm lược Crimea của chúng ta, với nỗ lực chiếm Donbas, phải kết thúc chính xác ở đó – ở Crimea được giải phóng, ở các thành phố Donbas được giải phóng, với việc quân đội của chúng ta tiến đến biên giới quốc gia Ukraine,” Zelenskiy nói vào tháng 8 sau một cuộc phản công của Ukraine ở Kherson. Chúng tôi luôn ghi nhớ mục tiêu này. Chúng tôi không quên điều đó.”
Zelenskiy đã lặp đi lặp lại những tuyên bố trong những tháng kể từ đó, bao gồm cả việc Kyiv không bao giờ có thể thoát khỏi mối đe dọa xâm lược của Nga nếu Crimea thuộc về Điện Cẩm Linh.
Chủ tịch Hội đồng Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ Herman Pirchner, người đã đến thăm các quốc gia hậu Xô Viết, bao gồm cả Ukraine, hơn 70 lần, nói với Newsweek sau chuyến thăm vào tháng Giêng “rằng có ông cảm giác rằng Crimea là thứ gì đó có thể bị chiếm đoạt dễ dàng bởi lực lượng Ukraine”.
Đường lối phong tỏa có thể là một phần trong chiến lược thành công nhằm đưa Crimea trở lại Ukraine, Mikhail Alexseev, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học San Diego, nói với Newsweek qua email, nhưng còn phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ quân sự mà Ukraine nhận được từ cộng đồng quốc tế.
Ông nói: “Có nhiều biến số khác đang diễn ra. “Rất nhiều điều cũng sẽ phụ thuộc vào kết quả của các trận chiến ở những nơi khác ở Ukraine. Một chuỗi thất bại lớn của quân đội Nga có thể nhanh chóng thay đổi kỳ vọng và dẫn đến hàng loạt vụ đào tẩu và rút lui. Chúng ta đã chứng kiến cuộc di cư của cư dân khỏi Crimea sau các cuộc tấn công thành công vào cây cầu Crimean và một số cơ sở quân sự của Nga ở đó”.
Ông nói thêm: “Tại thời điểm này, điều quan trọng cần nhấn mạnh là Crimea là một phần của Ukraine và nhiều lựa chọn để giải phóng khu vực này là hợp lý và có thể hành động. Nhiều kịch bản trước đây dường như không thể xảy ra nay nhanh chóng trở thành khả thi.”
Việc sáp nhập Crimea ban đầu được ca ngợi, với một cuộc thăm dò được tiến hành vào thời điểm đó cho thấy 9 trên 10 người Nga ủng hộ. Một cuộc khảo sát độc lập được thực hiện vào năm 2021 cho thấy 86% số người được hỏi ủng hộ việc sáp nhập trong khi 71% trong số họ không coi đó là bất hợp pháp, theo The Mạc Tư Khoa Times.
Newsweek đã liên hệ với Courtney qua điện thoại và email để bình luận.
1. Tổ chức bác ái Missio của Công Giáo Đức ở thành phố Aachen bày tỏ quan tâm về tương lai các tín hữu Kitô ở Trung Đông.
Trong sứ điệp Phục sinh vừa qua, Chủ tịch tổ chức này, cha Dirk Bingener, nói rằng: “Sự suy sụp kinh tế và bất an về chính trị đang đặt nhiều tín hữu Kitô Trung Đông trước một chọn lựa khó khăn: xuất cư ra nước ngoài hay tiếp tục ở lại trong những hoàn cảnh khó khăn. Các Giáo hội Kitô Trung Đông đang cần sự hỗ trợ của chúng ta, lời cầu nguyện và sự dấn thân chính trị, để họ không mất niềm hy vọng nơi một tương lai nơi quê hương của họ”.
Cha Bingener cho biết mặc dù có đủ thứ khó khăn và xung đột tại những nước, như Li Băng và Iraq, nhiều tín hữu Kitô tiếp tục muốn ở lại quê hương của họ. “Họ cảm thấy có trách nhiệm đối với một miền vốn là chiếc nôi của Kitô giáo”. Mọi người ở Trung Đông có thể được hưởng lợi ích từ những người xây dựng những nhịp cầu đại kết và liên tôn. “Nếu không có sự đóng góp của các Giáo hội ở Trung Đông, ví dụ trong lãnh vực giáo dục và săn sóc sức khỏe, thì viễn tượng tương lai của nhiều người sẽ mờ tối”. Điều này càng áp dụng đối với những hậu quả về lâu về dài của vụ động đất ngày 06 tháng Hai mới đây tại Thổ Nhĩ Kỳ giáp giới với Syria.
Tháng Mười năm nay, các tín hữu Kitô tại Li Băng và Syria sẽ được chọn làm các quốc gia tiêu biểu trong Tháng truyền giáo và vào Chúa nhật-Ngày Thế giới truyền giáo tại Đức.
2. Tại sao Giám mục Alvarez từ chối rời Nicaragua? Một cựu tù nhân chính trị giải thích
Félix Maradiaga, cựu tù nhân chính trị và ứng cử viên tổng thống hiện đang sống lưu vong ở Hoa Kỳ, giải thích lý do tại sao ông tin rằng Đức Giám Mục Rolando Álvarez, người bị kết án 26 năm 4 tháng tù, đã quyết định ở lại Nicaragua và không chịu bị trục xuất đến Hoa Kỳ khi ngài có cơ hội ra đi.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với EWTN và ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, Maradiaga cho biết ông đã được soi sáng khi “nhìn thấy tấm gương của một giám mục đã hy sinh tất cả mọi thứ vì tự do của người dân của mình.”
Đức Cha Álvarez bị kết án vào ngày 10 tháng 2 sau khi bị buộc tội oan là “kẻ phản bội tổ quốc” do chỉ trích chế độ độc tài của Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông, Phó Tổng thống Rosario Murillo.
Trước đó một ngày, vị giám mục đã từ chối trở thành một phần trong số 222 tù nhân chính trị, bao gồm các linh mục và chủng sinh, những người đã bị trục xuất sang Hoa Kỳ.
“Đức Cha Álvarez hoàn toàn có thể đã lên chiếc máy bay đó với tất cả chúng tôi vào ngày 9 tháng 2, khi chúng tôi bị lưu đày, trục xuất khỏi Nicaragua,” Maradiaga kể lại.
“Ngài ấy từ chối làm điều đó vì ngài không thể bỏ đàn chiên của mình ở lại phía sau. Bởi vì ngài phải làm gương, làm chứng hy sinh cho những người vẫn đang ở trong tù.”
Cựu tù nhân chính trị nói rằng vị giám mục đã tuyên bố vào thời điểm đó: “Tôi sẽ không rời đi cho đến khi tất cả các tù nhân được tự do.”
“Đó là một hành động hy sinh cao cả. Tấm gương đó phải được cả thế giới lắng nghe,” Maradiaga nhấn mạnh, đồng thời lưu ý rằng có 37 tù nhân chính trị vẫn đang bị giam giữ trong các nhà tù của đất nước.
Cựu ứng cử viên tổng thống cho biết việc trả tự do cho vị giám mục của giáo phận Matagalpa “là nghĩa vụ của tất cả những người bảo vệ nhân quyền ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh Trái đất” và rằng “đó không chỉ là vấn đề tôn giáo.”
“Đó là nghĩa vụ đạo đức và luân lý của tất cả các chính phủ ở Mỹ Latinh và thế giới, không chỉ của Hoa Kỳ mà còn của Âu Châu và của các tổ chức bảo vệ nhân quyền,” ông nói thêm.
Source:Catholic News Agency
3. Lạm dụng danh nghĩa Đức Giáo Hoàng đưa ra các tuyên bố không đúng sự thật ở Nga
“Chưa có ai đưa ra bất kỳ sáng kiến ngừng bắn nào nhân Lễ Phục sinh Chính thống giáo, sẽ diễn ra vào Chúa Nhật ngày 16 tháng 4,” phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết như trên, đồng thời lưu ý rằng trong quá khứ, bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào do Mạc Tư Khoa đề xuất đều bị Kyiv phớt lờ.
Ông ta nói: “Ý tưởng này chưa được đề xuất bởi bất kỳ ai. Cho đến nay chưa có sáng kiến nào về vấn đề này. Tuần Thánh của chúng ta đã bắt đầu. Cho đến nay chưa có sáng kiến nào như vậy.”
Peskov nói thêm rằng “Mạc Tư Khoa đã đưa ra các sáng kiến” về lệnh ngừng bắn “và tuân thủ nó, nhưng phải đối mặt với việc Kyiv miễn cưỡng làm điều tương tự”.
Những điều Peskov là không đúng sự thật. Vào dịp Tuần Thánh năm ngoái, khi quân Nga đang bao vây và mở các cuộc tấn công dữ dội vào nhà máy thép Azovtal, Ukraine đã yêu cầu ngưng bắn nhưng chính Nga không chấp nhận. Vào dịp lễ Giáng Sinh, Mạc Tư Khoa yêu cầu ngưng bắn nhưng đúng ngày lễ Giáng Sinh, quân Nga mở cuộc tổng phản công nhằm loại bỏ quyền kiểm soát của quân Ukraine trên xa lộ P66 nối liền Svatove và thành phố Kreminna.
Tuần trước, theo thông tấn xã TASS của Nga, Leonid Sevastianov, chủ tịch Liên minh thế giới của các tín hữu cũ của Nga, cho biết, trích dẫn một cuộc trò chuyện cá nhân với Đức Thánh Cha Phanxicô, rằng Đức Giáo Hoàng đề nghị ngừng bắn trong hai tuần ở vùng chiến sự bắt đầu từ ngày 9 tháng 4 để cử hành lễ Phục sinh của người Công Giáo và Chính thống giáo. Đó không phải là cách hành động của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh. Ở Nga, có Đức Tổng Giám Mục Giovanni d’Aniello là Sứ thần Tòa Thánh. Đức Thánh Cha và Tòa Thánh không cần phải nhờ đến Leonid Sevastianov.
Tưởng cũng nên nhắc lại là nhân kỷ niệm một năm cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine, Leonid Sevastyanov, lãnh đạo của một giáo phái người Nga, là người thường xuyên giao tiếp với Đức Giáo Hoàng, tuyên bố với các phương tiện truyền thông Nga rằng Đức Thánh Cha giao cho ông ta phổ biến và vận động tại Nga một kế hoạch hòa bình cho Ukraine. Tuyên bố này của Sevastyanov gây kinh ngạc cho nhiều người vì đó hầu chắc không phải là cách Vatican hành động.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ La Nación được công bố vào Chúa Nhật 12 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với Elisabetta Piqué, một người nhà báo chuyên về Vatican và là phóng viên tại Ý của tờ La Nación rằng “Không có kế hoạch hòa bình nào của Vatican, nhưng có một ‘sứ vụ hòa bình’, trong đó Vatican đang nỗ lực làm việc để chấm dứt cuộc xâm lược tàn bạo của Nga ở Ukraine.
Mặc dù cho rằng rất khó có khả năng cho một cuộc gặp gỡ giữa Vladimir Putin và Volodimir Zelenskiy ở Vatican có thể diễn ra trong tương lai, nhưng ngài nói rằng việc tổ chức một cuộc họp đại biểu thế giới có thể mang ý nghĩa xoay chuyển cuộc chiến bi thảm này ngay giữa lòng Âu Châu khi nó đã bước sang năm thứ hai. Mặt khác, ngài không loại trừ rằng do đặc điểm của nó, cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine có thể bị coi là một cuộc diệt chủng”.
Hôm 28 tháng 2, tờ Sputnik của Nga đánh đi bản tin nhan đề “Pope's peace plan for Ukraine puts inclusivity first – Cleric”, nghĩa là “Giáo sĩ nói: Kế hoạch hòa bình của Đức Giáo Hoàng dành cho Ukraine ưu tiên cho việc hội nhập.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ bài báo của tờ Sputnik qua phần trình bày của Túy Vân.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vạch ra tầm nhìn của mình để chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, đặt sự bao gồm và tôn trọng tất cả các ngôn ngữ và văn hóa là cốt lõi của nỗ lực hòa bình, một giáo sĩ quen thuộc với văn bản nói với Sputnik.
Năm ngoái, Đức Giáo Hoàng đã đề nghị hòa giải giữa Nga và Ukraine. Leonid Sevastyanov, lãnh đạo của một giáo phái người Nga, người thường xuyên giao tiếp với Đức Giáo Hoàng, nói với Sputnik hồi đầu tháng này rằng Đức Giáo Hoàng 86 tuổi đã sẵn sàng tới Mạc Tư Khoa và Kiev để giúp họ chấm dứt cuộc xung đột.
Sevastyanov nói với Sputnik hôm thứ Hai 27 tháng Hai rằng:
“Sự hòa giải và sự tha thứ lẫn nhau là đức tính chính yếu của Kitô giáo. Vatican là một nền tảng đàm phán cho tất cả các mục tiêu của các cuộc đàm phán nhắm đến một nền hòa bình lâu dài và công bằng cho tất cả mọi người”.
Sevastyanov, người đứng đầu Liên minh các tín hữu quốc tế, là một giáo phái của những người không phải tín hữu chính thống Nga, cho biết kế hoạch của Đức Giáo Hoàng đã mô tả các cuộc đàm phán là một phương tiện để đạt được hòa bình, và bao gồm và hợp tác là mục tiêu cuối cùng của nó.
“Nga, Ukraine và Âu Châu là một phần của một thế giới toàn diện cho tất cả mọi người! Thay vì chiến tranh, cần có sự hợp tác và nỗ lực để tạo ra một không gian kinh tế xã hội công bằng chung. Bất kỳ văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc và tôn giáo nào cũng phải được bảo vệ và tôn trọng,” Sevastyanov trích dẫn kế hoạch nói.
Giáo sĩ Nga nói rằng các bên tham gia cuộc xung đột sẽ ngừng sự tấn công và ngồi xuống bàn đàm phán để tìm một giải pháp có lợi sẽ khiến mọi người cảm thấy được tôn trọng. Kế hoạch cũng gợi ý rằng việc giao vũ khí cho tất cả các bên nên dừng lại.
Bản tin của Sputnik đến đây là hết, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh với quý vị cụm từ “việc giao vũ khí cho tất cả các bên nên dừng lại”. Đó chính là thâm ý của người Nga. “việc giao vũ khí cho tất cả các bên nên dừng lại” chắc chắn sẽ chấm dứt chiến tranh, ít ai hồ nghi về điều này, vì một khi người Ukraine không có vũ khí trong tay, họ còn biết làm gì hơn là đầu hàng trước đội quân hùng mạnh thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, hãy tỉnh táo, chiến tranh sẽ chấm dứt ở Ukraine, nhưng sẽ bùng lên ở Moldova, Estonia, Lithuania, Latvia và cả ở Ba Lan.
Source:Corriere Della Sera
1. Quân Nga đầu hàng ở Marinka giao nộp xe tăng cho quân Ukraine. Số còn lại tháo chạy, Sukhoi đến cứu bị bắn rơi.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Chúa Nhật 16 tháng Tư, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết 6 lính xe tăng Nga thuộc trung đoàn xe tăng 392 thuộc Sư Đoàn Cận Vệ Súng Trường Cơ Giới số 42 đã bị bắt làm tù binh tại mặt trận cùng với 2 xe tăng trong trận chiến tại Marinka.
Trong khi đó, các blogger quân sự Nga tố cáo 6 binh sĩ này đã đầu hàng quân Ukraine, chứ không phải bị bắt làm tù binh tại mặt trận. Việc đầu hàng của họ đã khiến quân Nga bối rối và phải rút lui hoảng loạn, dẫn đến thương vong của hàng trăm người. Chưa hết, quân Nga gọi không quân yểm trợ để rút lui. Một chiếc Su-25 bị bắn rơi, những chiếc còn lại bỏ chạy mất.
Trong các trường hợp quân Nga ra đầu hàng trong chương trình “Tôi muốn sống”, phía Ukraine luôn cho rằng họ bị bắt làm tù binh, chứ không phải tự nguyện ra đầu hàng, để sau này khi được trao trả tù binh, họ không mất các khoản trợ cấp hưu bổng và không gặp rắc rối với nhà cầm quyền Nga.
Trận chiến Marinka là một trận chiến giằng dai kéo dài gần 8 năm nay. Vào tháng 6 năm 2015, Marinka đã là nơi diễn ra trận chiến kéo dài một ngày, và đó là cuộc xung đột nghiêm trọng đầu tiên sau khi ký kết Minsk II vào tháng 2, cùng năm. Trong trận đó, các lực lượng Ukraine đã ngăn chặn được một cuộc tấn công của cái gọi là Cộng hòa Nhân Dân Donetsk, viết tắt là DPR.
Pháo kích vào thị trấn tăng cường từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 22 tháng 2 năm ngoái 2022, khi Nga công nhận DPR là một nước độc lập. Giao tranh bắt đầu tại thị trấn vào ngày 17 tháng 3, 2022, gần một tháng sau khi Putin xâm lược Ukraine. Đến tháng 11 năm 2022, phần lớn thị trấn đã bị phá hủy, không còn dân thường và không còn một tòa nhà nào còn sót lại sau các cuộc giao tranh.
Sau khi cuộc bao vây Mariupol kết thúc, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, đã báo cáo vào ngày 20 tháng 5, 2022 rằng các lực lượng Nga và DPR đã tái tập trung nỗ lực của họ vào Marinka, phân bổ thêm lực lượng sau khi cuộc bao vây Mariupol kết thúc. Trong suốt tháng 5, miền nam Marinka chuyển giao quyền kiểm soát qua lại giữa Ukraine và Nga. Các cuộc tấn công tiếp theo của Nga vào ngày 25 tháng 6 đã bị Ukraine đẩy lùi. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố vào ngày 3 tháng 7 rằng Lữ đoàn cơ giới số 54 của Ukraine đã mất “hơn 60% binh sĩ và thiết bị”. Bất chấp các tuyên bố đó, các cuộc giao tranh vẫn diễn ra quyết liệt và Nga cho đến nay vẫn không chiếm được thị trấn đó.
Thị trấn Marinka rộng 2,6 km2. Để so sánh, diện tích của quận nhỏ nhất Sàigòn là quận Tư cũng rộng tới 4,18 km2. Thế mà, Nga đã tung vào chiến trường này đến 2 sư đoàn là sư đoàn cận vệ Súng Trường Cơ Giới số 42 và sư đoàn Súng Trường Cơ Giới 150. Đó là chưa kể Lữ Đoàn Sparta của DPR.
Nga mắc kẹt hai sư đoàn ở đó, điều này đã cho phép Ukraine tổng phản công hồi đầu tháng 9 năm ngoái, chiếm lại hàng ngàn dặm vuông lãnh thổ bị xâm lược trước đây.
Từ tháng 12, khi có tin quân Wagner có khả năng sẽ chiếm được thành phố Bakhmut, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã hối hả tung các Lữ Đoàn Dù thiện chiến nhất của Nga vào hai chiến trường Vuhledar và Avdiivka để cố giành một chiến thắng, coi như là đối trọng với quân Wagner. Ở Vuhledar, chỉ mấy ngày, quân Nga thiệt mất 5.000 quân, 130 chiến xa. Thượng Tướng Rustam Muradov bị mất chức. Ở Avdiivka, quân Ukraine ở trên đồi cao, bao nhiêu quân Nga xông lên đều tử trận. Nhất quyết phải giành cho được một chiến thắng, Tướng Nga Valery Gerasimov, chỉ huy các lực lượng Nga ở Ukraine tung quân đánh Marinka.
Tình hình, theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov là khó khăn nhưng có thể kiểm soát được, đặc biệt khi đối phương đang mất một số khả năng đáng kể về pháo binh. Thật vậy, trong 24 giờ qua, pháo binh và không quân Ukraine đã phá hủy 10 hệ thống pháo của Trung đoàn pháo binh 328 của Sư đoàn súng trường cơ giới 150 đóng quân ở ngoại ô Marinka.
Trong 24 giờ qua, quân Nga mất 520 quân cùng 4 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 10 hệ thống pháo, 3 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, một hệ thống phòng không, một máy bay chiến đấu Sukhoi 25.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 16 Tháng Tư, 182.070 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân Nga còn bao gồm 3.657 xe tăng, 7.083 xe thiết giáp, 2.795 hệ thống pháo, 538 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 284 hệ thống tác chiến phòng không, 308 máy bay, 293 máy bay trực thăng, 2.339 máy bay không người lái, 911 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 5.658 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 326 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Trùm Wagner kêu gọi Putin chấm dứt 'Chiến dịch quân sự đặc biệt'
Trong 72 tiếng đồng hồ liên tục, ngay trước lễ Phục sinh Chính Thống Giáo, quân Nga đã ném bom và pháo kích tàn bạo vào thành phố Bakhmut để hy vọng quân Ukraine phải rút lui. Trong một diễn biến cho thấy cuộc tấn công tàn khốc này của quân Nga không có kết quả, trùm du đảng Wagner Yevgeny Prigozhin, cho biết quân Ukraine không đi đâu cả, và đồng thời khuyên Putin nên chấm dứt cái gọi là 'Chiến dịch quân sự đặc biệt'.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Founder Urges Putin to End 'Special Military Operation'“, nghĩa là “Người sáng lập Wagner kêu gọi Putin chấm dứt 'Chiến dịch quân sự đặc biệt'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Yevgeny Prigozhin, người sáng lập Tập đoàn Wagner và là đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, kêu gọi nhà lãnh đạo Nga chấm dứt “chiến dịch quân sự đặc biệt” đang diễn ra ở Ukraine và thay vào đó tập trung vào việc củng cố quyền kiểm soát của Nga đối với các vùng lãnh thổ mà nước này đã chiếm được của Ukraine.
“Đối với chính quyền Nga và toàn xã hội, hôm nay cần phải dứt khoát chấm dứt hoạt động quân sự đặc biệt. Lựa chọn lý tưởng là tuyên bố kết thúc hoạt động quân sự đặc biệt, để thông báo cho mọi người rằng Nga đã đạt được kết quả mà họ đã lên kế hoạch và theo một nghĩa nào đó, chúng ta đã thực sự đạt được chúng,” Prigozhin viết như trên trong một bài blog đăng trên Telegram hôm thứ Sáu.
Tập đoàn Wagner là một công ty quân sự tư nhân do Điện Cẩm Linh hậu thuẫn do Prigozhin lãnh đạo, người đang đóng góp cho các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine.
Putin đã phát động cuộc chiến với Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, được nhiều người gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, với niềm tin rằng đất nước của ông sẽ giành được chiến thắng nhanh chóng trước nước láng giềng Đông Âu. Tuy nhiên, Ukraine đã phản ứng bằng nỗ lực phòng thủ mạnh mẽ hơn mong đợi, được sự ủng hộ và hỗ trợ bởi viện trợ quân sự từ phương Tây, giúp ngăn chặn các mục tiêu quân sự của Nga và hạn chế bước tiến của họ.
Hơn một năm đã trôi qua kể từ cuộc xâm lược, với chiến sự vẫn tập trung ở các vùng cực đông của Ukraine, với các nhà phân tích cho rằng các nỗ lực tấn công mùa đông của Nga phần lớn đã thất bại.
Tuy nhiên, quân đội Nga đã được hỗ trợ bởi Tập đoàn Wagner, tập đoàn đã tuyển dụng hàng ngàn tù nhân Nga vào năm ngoái để chiến đấu ở Ukraine. Theo Meduza, Prigozhin đã thông báo vào tháng 3 rằng hơn 5.000 cựu tù nhân đã được trả tự do kể từ mùa hè năm ngoái, sau khi hoàn thành hợp đồng với nhóm. Trong khi đó, hơn 50.000 tù nhân đã được Tập đoàn Wagner tuyển dụng trong mùa đông năm 2022, theo Russia Behind Bars, một tổ chức nhân quyền phi lợi nhuận.
“Chúng ta đã tiêu diệt một số lượng lớn binh lính của Lực lượng Vũ trang Ukraine và có thể báo cáo với chính mình rằng nhiệm vụ của chúng ta đã hoàn thành,” Prigozhin viết hôm thứ Sáu trên blog của mình.
Ông cũng viết rằng “về mặt lý thuyết, Nga đã đạt được mục đích quyết định này bằng cách loại bỏ một phần lớn dân số nam giới tích cực của Ukraine và đe dọa một phần khác đã chạy sang Âu Châu.”
“Bây giờ chỉ còn một việc duy nhất: giành được chỗ đứng vững chắc, chiếm lĩnh những lãnh thổ đã tồn tại. Nhưng có một sự nhạy bén - nếu trước đây Ukraine là một phần của nước Nga cũ, thì bây giờ nó là một quốc gia hoàn toàn theo định hướng dân tộc,” Prigozhin nói thêm. “Nếu trước ngày 24 tháng 2 năm 2022, Liên minh Âu Châu tham lam viện trợ cho Ukraine hàng chục triệu đô la, thì bây giờ hàng chục tỷ đô la đã bị tắt cho chiến tranh.”
Lãnh đạo Tập đoàn Wagner cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Bakhmut, nằm ở khu vực Donetsk của Ukraine và là nơi diễn ra giao tranh ác liệt giữa quân đội Nga và Ukraine, cũng như những lợi ích của nó đối với quân đội Nga.
“...trận chiến kéo dài ở Bakhmut cực kỳ có lợi cho quân đội Nga, bởi vì họ đã chiếm được một phần lãnh thổ rộng lớn của Ukraine vào năm 2022. Nếu chiến dịch đặc biệt vẫn nằm trong các ranh giới này, cộng hoặc trừ vài chục km, thì điều này sẽ giải quyết nhiều nhiệm vụ của Trật tự thế giới mới. Bakhmut tạo điều kiện cho quân đội Nga tăng cường sức mạnh, chiếm các tuyến phòng thủ thuận lợi, giải quyết các vấn đề nội bộ, chuẩn bị lực lượng được huy động và trang bị đầy đủ để đối phó với bất kỳ lực lượng phản công nào của không quân,” Prigozhin viết.
Hắn ta giải thích tầm quan trọng của Bakhmut đối với Nga, nói rằng “Bakhmut cực kỳ có lợi cho chúng ta, chúng ta nghiền nát quân đội Ukraine ở đó và hạn chế các hoạt động của họ.”
“Trật tự thế giới mới” là một cụm từ thường nói về một sự thay đổi địa chính trị quan trọng, nhưng nó cũng được sử dụng để thúc đẩy một thuyết âm mưu nói rằng có một cơ quan toàn cầu bí mật đang cai trị thế giới dưới một chế độ toàn trị, nhằm mục đích tập trung vào việc tước bỏ chủ quyền của các quốc gia.
Đầu tháng này, Prigozhin mâu thuẫn với tuyên bố mà ông đưa ra trước đó về chiến thắng của Nga ở Bakhmut ngay sau khi quân đội Ukraine bác bỏ tuyên bố của ông.
Ông nói rằng Bakhmut “đã bị chiếm” và quân đội Ukraine “tập trung ở khu vực phía tây” của thành phố. Prigozhin sau đó đã nói thông qua dịch vụ báo chí của mình trên Telegram rằng “đối phương sẽ không đi đâu hết, họ vẫn ở Bakhmut.”
“Họ tổ chức phòng thủ bên trong thành phố, đầu tiên là bên cạnh tuyến đường sắt, sau đó là khu vực các tòa nhà cao tầng ở các quận phía tây thành phố,” anh ta nói và cho biết thêm rằng “hiện tại, tôi nghĩ không có bất kỳ cuộc tấn công nào.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine để bình luận.
3. Cuộc chiến đẫm máu chưa từng có đang diễn ra ở Bakhmut
Quân đội Ukraine cho biết các lực lượng vũ trang Ukraine và Nga đang giao tranh đẫm máu tại thành phố Bakhmut phía đông đổ nát, nhưng các lực lượng ủng hộ Kyiv vẫn đang cầm cự, quân đội Ukraine cho biết.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov nói hôm Chúa Nhật rằng các chiến binh từ nhóm lính đánh thuê Wagner đã chiếm được thêm hai khu vực của thành phố Bakhmut. Thành phố này là mục tiêu chính trong cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa ở miền đông Ukraine.
Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, đã bác bỏ điều đó trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Chúa Nhật. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng “Những trận chiến đẫm máu chưa từng có trong vài thập kỷ gần đây đang diễn ra ngay giữa khu đô thị của thành phố.”
Những người lính của chúng ta đang làm mọi thứ trong những trận chiến khốc liệt và đẫm máu để làm suy yếu khả năng chiến đấu của đối phương và làm suy sụp tinh thần của chúng. Mỗi ngày, ở mọi ngóc ngách của thành phố này, họ đang làm việc đó một cách thành công.
Khói được nhìn thấy trong cảnh quay bằng máy bay không người lái của Bakhmut được phát hành vào thứ Bảy
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các đơn vị Wagner đã chiếm hai khu vực ở ngoại ô phía bắc và phía nam thành phố. Các đơn vị lính nhảy dù của quân đội Nga đang hỗ trợ cuộc tiến công được tuyên bố bằng cách kìm hãm lực lượng Ukraine ở hai bên sườn, Igor Konashenkov nói.
Reuters không thể xác nhận độc lập báo cáo của Igor Konashenkov.
Vương quốc Anh cho biết trong một bản cập nhật tình báo vào thứ Sáu rằng quân đội Ukraine đã buộc phải nhượng lại một số lãnh thổ ở Bakhmut khi Nga tiến hành một cuộc tấn công mới ở đó.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy không đề cập đến Bakhmut trong bài phát biểu video hàng đêm của mình vào tối Chúa Nhật và nhắc lại mong muốn của Kyiv được gia nhập Nato càng sớm càng tốt.
Tổng thống Ukraine cho biết đất nước của ông sẽ cần bảo đảm an ninh hiệu quả trước khi điều đó xảy ra, nhưng không đưa ra chi tiết
4. Quan chức Ukraine cho biết Trao đổi tù nhân 'Lễ Phục sinh vĩ đại' đã diễn ra -
Khoảng 130 tù nhân chiến tranh Ukraine đã được trả tự do và trở về nhà trong một “cuộc trao đổi lớn trong lễ Phục sinh”, một quan chức cấp cao của tổng thống Ukraine cho biết hôm Chúa Nhật, ngày lễ Phục sinh của Chính thống giáo.
Các lực lượng Ukraine và Nga thường xuyên tổ chức trao đổi tù nhân trong cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa, hiện đã bước sang tháng thứ 14, Reuters đưa tin.
“Chúng tôi đang đưa 130 người của chúng tôi trở về. Việc trao đổi đã diễn ra theo nhiều giai đoạn trong vài ngày qua,” chánh văn phòng của Tổng thống Zelenskiy, Andriy Yermak, cho biết như trên.
Không rõ có bao nhiêu người Nga đã được đưa trở lại theo cách khác.
Yermak cho biết những người trở về nhà bao gồm quân đội, lính biên phòng, thành viên lực lượng vệ binh quốc gia, thủy thủ và nhân viên của lực lượng biên phòng nhà nước.
Đây là vụ trao đổi tù nhân lớn thứ hai trong tuần qua. Hôm thứ Hai, Nga và Ukraine cho biết họ đã tiến hành trao đổi tù nhân, với 106 tù nhân chiến tranh Nga được trả tự do để đổi lấy 100 người Ukraine.
5. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất được công bố vào chiều Chúa Nhật 16 Tháng Tư, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã bàn về trường hợp của Thượng Tướng Mikhail Teplinsky, Tư Lệnh Binh Chủng Nhảy Dù của Nga.
Có các thông tin cho rằng ông ta là Đại Tướng, nhưng theo các blogger quân sự Nga, ông ta chỉ là Thượng Tướng, tức là dưới Đại Tướng một bậc. Quân hàm Thượng Tướng không có trong quân đội nhiều nước phương Tây, tạo điều kiện cho sự nhầm lẫn. Mikhail Teplinsky từng được phong danh hiệu anh hùng nước Nga vào năm 1995.
Mikhail Teplinsky “là sĩ quan thực địa phụ trách việc Nga rút quân tương đối thành công khỏi phía tây Sông Dnipro vào tháng 11 năm 2022 và ông đã nhận được nhiều lời khen ngợi tại Nga với tư cách là một nhà chỉ huy có năng lực và thực dụng”.
Tháng Giêng năm nay, ông ta bị cách chức sau những thất bại ở miền Đông Ukraine. Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho rằng ông ta đã được phục chức vì Putin thực sự không kiếm được ai tài giỏi hơn ông ta.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng
Thượng Tướng Mikhail Teplinsky, chỉ huy binh chủng Nhảy Dù của Nga, gọi tắt là VDV, có khả năng cao sẽ trở lại vai trò quan trọng ở Ukraine. Trước đó ông ta đã bị sa thải khỏi chức vụ vào Tháng Giêng vừa qua.
Teplinsky có thể là một trong số ít các tướng lĩnh cấp cao của Nga được giới quân nhân kính trọng. Sự nghiệp đầy sóng gió gần đây của ông cho thấy những căng thẳng gay gắt giữa các phe phái trong Bộ Tổng tham mưu Nga về đường lối quân sự của Nga ở Ukraine.
Không chắc nhiệm vụ của Teplinsky sẽ chỉ giới hạn trong các đơn vị VDV, nhưng rất có khả năng ông ta sẽ đề cao vai trò truyền thống của binh chủng như một lực lượng tinh nhuệ.
Trong những ngày gần đây, VDV đã nối lại nhiệm vụ quan trọng trong trận chiến giành Bakhmut và có khả năng thực hiện một sự tích hợp mới với các bệ phóng hỏa tiễn nhiệt áp TOS-1A trong khu vực Kremina.
6. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thiếu 'sức mạnh chiến đấu'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Pacific Fleet Lacks 'Combat Power' Despite Posturing: ISW”, nghĩa là “Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thiếu 'sức mạnh chiến đấu' mặc dù cố tỏ ra oai phong.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Hạm đội hải quân Thái Bình Dương của Nga có khả năng thiếu “sức mạnh chiến đấu” cần thiết để có thể tạo ra tư thế đe dọa các nước khác, một viện nghiên cứu cho biết.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh,, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine hôm thứ Sáu đã bình luận về quyết định của Nga tiến hành phóng hỏa tiễn và thử nghiệm ngư lôi như một phần của cuộc tập trận bất ngờ của Hạm đội Thái Bình Dương.
ISW cho rằng Điện Cẩm Linh có thể có ý định sử dụng các cuộc kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hạm đội Thái Bình Dương để cố gắng ngăn chặn sự hỗ trợ của Nhật Bản cho Ukraine trước hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bảy nước, gọi tắt là G7, vào tháng 5. Theo số liệu do Viện Kinh tế Toàn cầu Kiel có trụ sở tại Đức công bố ngày 4 Tháng Tư, tổng viện trợ mà Nhật Bản dành cho Ukraine trong suốt cuộc chiến lên tới 5,66 tỷ euro hay 6,2 tỷ USD, tính đến ngày 24 tháng Hai.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đưa ra thông báo hôm thứ Sáu, nói trên truyền hình nhà nước rằng mục tiêu của nó “là tăng cường khả năng của Lực lượng Vũ trang để đẩy lùi sự xâm lược của đối phương có thể xảy ra từ hướng biển và đại dương”.
Ông Shoigu cho biết, cuộc kiểm tra nhằm “đánh giá tình trạng và tăng cường sự sẵn sàng của chỉ huy quân sự, quân đội và các lực lượng để thực hiện các nhiệm vụ trên tất cả các hướng chiến lược”, đồng thời cho biết thêm rằng cuộc kiểm tra sẽ đẩy lùi cuộc đổ bộ của đối phương ở phía nam Quần đảo Kuril và Đảo Sakhalin.
Các đảo Kunashiri, Etorofu, Shikotan và Habomai thuộc chuỗi đảo Kuril đã bị Liên Xô chiếm giữ vào cuối Thế chiến II. Tokyo tuyên bố quần đảo này là “Lãnh thổ phía Bắc” của mình và vấn đề này đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ. Một hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt Thế chiến II chưa bao giờ được Nga và Nhật Bản ký kết, phần lớn là do tranh chấp về nhóm đảo mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền nhưng bị Nga xâm lược.
Do nằm giữa hòn đảo lớn Hokkaido của Nhật Bản và Bán đảo Kamchatka của Nga, quần đảo mang lại một số lợi ích về quân sự và chính trị.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, người sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G7 từ ngày 19 đến 21 tháng 5, đã có chuyến thăm bất ngờ tới thủ đô Kyiv của Ukraine vào tháng 3, nói rằng đất nước của ông “đã có thể thể hiện quyết tâm lãnh đạo phản ứng trước cuộc xâm lược của Ukraine.”
“Quân khu phía Đông của Nga gần đây đã triển khai một dàn hỏa tiễn phòng thủ bờ biển Bastion tới đảo Paramushir ở phía bắc của quần đảo Kuril do Nga xâm lược, mà ISW đánh giá là có khả năng là một lời cảnh báo tới Nhật Bản về việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine”.
ISW cho biết Nga có thể có ý định sử dụng “tư thế quân sự” ở Bắc Thái Bình Dương để gây lo ngại về sự leo thang quân sự với Tokyo trong nỗ lực gia tăng nhằm ngăn chặn Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Kyiv khi nước này tổ chức cuộc họp G7 ở Hiroshima.
Tuy nhiên, ISW đánh giá rằng quân đội Nga “không có khả năng đe dọa Nhật Bản vào thời điểm này”, đồng thời lưu ý rằng trước đó họ đã báo cáo rằng các đơn vị thuộc Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 40 và 155 của Hạm đội Thái Bình Dương đã chịu tổn thất nặng nề gần Vuhledar, miền đông Ukraine,trong khu vực Donetsk, vào đầu năm nay và vào cuối năm 2022.
“Hạm đội Thái Bình Dương có thể thiếu sức mạnh chiến đấu sẵn có ở khu vực Thái Bình Dương để triển khai tư thế theo cách thực sự đe dọa Nhật Bản hoặc phù hợp với các nỗ lực triển khai sức mạnh của Nga nhằm thuyết phục Trung Quốc rằng họ là một cường quốc quân sự ngang cơ với Bắc Kinh”, báo cáo ISW viết.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để xin bình luận.
7. Vương quốc Anh nhận định rằng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh kéo dài khi nước này tìm cách loại bỏ khả năng trốn quân dịch
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết như sau:
Vào ngày 11 tháng 4 năm 2023, Duma Quốc gia Nga đã thông qua luật thành lập một cơ quan ghi danh thống nhất các cá nhân đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Ý nghĩa chính của biện pháp này là trong tương lai, các nhà chức trách sẽ có thể tống đạt các giấy gọi nhập ngũ bằng điện tử, thay vì bằng thư, loại bỏ một trở ngại mà trước đây đã cho phép một số người trốn quân dịch.
Với dữ liệu lệnh gọi nhập ngũ của các cá nhân hiện được liên kết kỹ thuật số với các dịch vụ trực tuyến khác do nhà nước cung cấp, có khả năng chính quyền sẽ trừng phạt những người trốn quân dịch bằng cách tự động hạn chế quyền làm việc và hạn chế đi lại nước ngoài.
Các biện pháp được cho là sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay; chúng không chỉ ra cụ thể bất kỳ làn sóng huy động bắt buộc mới nào.
Hiện tại, Nga đang ưu tiên nỗ lực tuyển dụng thêm quân tình nguyện. Tuy nhiên, biện pháp này rất có thể là một phần trong đường lối dài hạn nhằm cung cấp nhân sự khi Nga dự đoán một cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine.
Bình luận về bản tin tình báo này của Vương Quốc Anh, tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Preparing for Lengthy War as It Cracks Down on Draft Dodging: U.K.”, nghĩa là “Vương quốc Anh nhận định rằng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh kéo dài khi nước này khi đánh vào khả năng trốn quân dịch.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Bảy cho biết Nga đã tiến hành đàn áp những công dân của mình cố gắng trốn tránh nghĩa vụ quân sự, với việc Tổng thống Vladimir Putin dường như đang chuẩn bị cho một chặng đường dài trong cuộc xâm lược Ukraine mà ông ta đã phát động vào tháng 2 năm 2022.
Trong đánh giá mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine, vốn đã tròn một năm vào ngày 24 tháng 2, Bộ lưu ý rằng vào hôm thứ Ba, Duma Quốc gia Nga đã thông qua luật thành lập một cơ quan ghi danh thống nhất các cá nhân đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong tương lai, họ sẽ nhận được lệnh gọi nhập ngũ điện tử, thay vì bằng thư.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết khi làm như vậy, chính phủ Nga đã loại bỏ một cách hiệu quả “một trở ngại mà trước đây đã cho phép một số người trốn quân dịch”.
Động thái này diễn ra trước một cuộc phản công đã được dự đoán trước của Kyiv, và khi con số thương vong của cả hai bên tiếp tục tăng cao. Putin vào tháng 9 năm 2022 đã ra lệnh huy động 300.000 quân dự bị chiến đấu ở Ukraine, một động thái đã gây ra một số cuộc biểu tình trên toàn quốc và làn sóng di cư của người Nga qua biên giới sang các nước láng giềng như Georgia, Phần Lan, Kazakhstan và Mông Cổ để tránh bị nhập ngũ.
Putin cũng đã ký một đạo luật vào năm 2022 trừng phạt những người từ chối phục vụ hoặc trốn tránh nghĩa vụ với án tù lên tới 10 năm.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết chính quyền Nga hiện có khả năng trừng phạt những người trốn quân dịch bằng cách tự động hạn chế quyền làm việc và hạn chế đi lại nước ngoài, do dữ liệu lệnh gọi nhập ngũ của công dân hiện sẽ được liên kết kỹ thuật số với các dịch vụ trực tuyến khác do nhà nước cung cấp.
Biện pháp này cho phép các cơ quan ghi danh quân sự và nhập ngũ ở Nga gửi trát đòi nhập ngũ bằng thư bảo đảm hoặc điện tử. Sau khi được ban hành, cá nhân bị gọi nhập ngũ sẽ bị cấm rời khỏi đất nước cho đến khi họ đến văn phòng ghi danh quân sự và nhập ngũ. Theo truyền thông địa phương, một “người trốn tránh lệnh gọi nhập ngũ “ sẽ bị tước quyền lái xe hơi, ghi danh bất động sản và vay nợ.
“Các biện pháp được cho là sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay; Bộ Quốc phòng Anh cho biết, đánh giá rằng Nga hiện đang ưu tiên nỗ lực tuyển dụng thêm quân tình nguyện.
“Tuy nhiên, biện pháp này rất có thể là một phần trong đường lối dài hạn nhằm cung cấp nhân sự khi Nga dự đoán một cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine”.
Putin đã thực hiện nhiều biện pháp để mở rộng các nỗ lực tuyển dụng cho cuộc chiến của ông ở Ukraine, bao gồm cả việc ký một sắc lệnh vào ngày 27 tháng 3 loại bỏ giới hạn tuổi cao đối với các thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga phục vụ tại các khu vực của Ukraine bị tạm chiếm.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để xin bình luận.
1. Giám mục Chí Lợi yêu cầu các tín hữu đừng nhượng bộ hận thù sau khi cảnh sát thứ ba bị hạ sát trong vòng một tháng
Tại một Thánh lễ đông người tham dự ở nhà thờ chính tòa Rancagua, Chí Lợi, các viên chức cảnh sát, quan chức, thành viên gia đình và các tín hữu đã chào tạm biệt lần cuối với Binh Nhất Daniel Rodrigo Palma Yáñez, người đã hy sinh khi đang thi hành công vụ.
Palma bị sát hại vào đêm ngày 5 tháng 4 khi anh ta trả lời một cuộc gọi khẩn cấp. Trong khi cố gắng kiểm tra một chiếc xe, anh ta đã bị bắn hai phát. Một trong những viên đạn găm vào đầu anh, và mặc dù được chăm sóc y tế, anh ta đã chết vài giờ sau đó tại bệnh viện.
Palma 33 tuổi, là cha của một cậu bé 4 tuổi và vợ anh ta, cũng là một viên chức cảnh sát cảnh sát, đang mang thai. Anh ta là thành viên thứ ba của Carabineros, tức là cảnh sát quốc gia, bị giết trong thời gian một tháng.
Trong Thánh lễ, nạn nhân đã được thăng cấp thành Hạ sĩ quan, và có thông báo rằng Đồn cảnh sát số 4 của Santiago sẽ được đổi tên thành “Hạ sĩ quan Daniel Palma Yáñez.”
Hàng trăm người hộ tống đoàn tang lễ qua các con đường trong thành phố để đến nghĩa trang số 2 Rancagua.
Giám mục giáo phận quân đội, Pedro Ossandón, đã công bố một bức thư về thảm kịch gửi cho Carabineros của Chí Lợi.
Đức Cha Ossandón nói rằng “cái chết đau lòng” của viên hạ sĩ diễn ra khi chúng ta cử hành các biến cố “có liên quan đến cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Đấng Cứu Rỗi chúng ta là Chúa Giêsu Kitô.”
“Xin Chúa nhân từ đón nhận vị tử đạo mới của chúng ta và ban sự an ủi cũng như sức mạnh cho gia đình thân yêu và tổ chức thân yêu của ngài”.
“Tất cả chúng ta hiệp nhất trong lời cầu nguyện và một cam kết mới để phục vụ cộng đồng. Sự hy sinh của hạ sĩ Daniel Palma khiến chúng ta vô cùng đau đớn và đồng thời nhờ Chúa Giêsu đã đánh bại sự chết và hận thù, Người nâng chúng ta lên để tiếp tục chăm sóc gia đình Chí Lợi”
“Quê hương cần các Carbineros mỗi ngày và trên toàn lãnh thổ quốc gia,” Đức Cha nói và gửi lời chúc lành.
Chiều ngày 6 tháng 4, một buổi cầu nguyện đã được tổ chức tại Nhà thờ Quân đội với sự hiện diện của Tổng thống Gabriel Boric và các quan chức chính phủ, trong đó có ba cựu tổng thống: Sebastián Piñera, Michelle Bachelet và Ricardo Lagos.
Boric thông báo rằng 1,5 tỷ đô la sẽ được phân bổ để tăng cường các nỗ lực của cảnh sát chống lại tội phạm có tổ chức.
Vụ sát hại ba cảnh sát trong tháng trước đã gây ra sự kinh hoàng lớn đối với người Chí Lợi, những người đã biểu tình ủng hộ cảnh sát.
Tại Giáo phận Valparaíso, Giám mục Jorge Vega Velasco, SVD, đã đến thăm cảnh sát trưởng Carbineros địa phương, Tướng Edgar Jofré Peña, người mà ông đã đồng hành và an ủi khi đối mặt với các sự kiện.
“Hôm nay người dân Chí Lợi yêu cầu hòa bình, và chính phủ cần khẩn trương giải quyết nỗi đau này,” vị giám chức nói.
Giám mục của Chillán, Sergio Pérez de Arce, tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Chí Lợi, đã dâng Thánh lễ vào ngày 6 tháng 4 để tỏ lòng kính trọng anh Palma, với sự hiện diện của các cảnh sát trưởng, quan chức khu vực và cộng đồng, và một số lượng lớn tín hữu tham gia.
Trong bài giảng của mình, ngài thừa nhận rằng “thật khó để nói một lời nào để làm sáng tỏ trong một thời điểm đau buồn như biến cố cái chết của Daniel Palma.”
Đức Cha xin các tín hữu đừng nhượng bộ “thù hận và tuyệt vọng” trước những ngày khó khăn “buồn bã và căng thẳng” mà đất nước đang trải qua.
Ngài cũng kêu gọi “đấu tranh với tội phạm một cách kiên quyết, dứt khoát, cải thiện những gì cần thiết, tập trung các nguồn lực” nhưng tránh hận thù, hiếu chiến và “những mối thù hận vô ích”.
2. Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Paris sẽ mở lại đúng hẹn: Tháng Mười Hai năm 2024
Ngày 15 tháng Tư sắp tới là kỷ niệm đúng bốn năm Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Paris bị hỏa hoạn nặng nề. Nhân dịp này, vị đặc trách bảo trì và tái thiết thánh đường này tái xác nhận nhà thờ sẽ được mở cửa lại đúng hẹn, vào tháng Mười Hai năm tới, 2024, như Tổng thống Emmanuel Macron đã ấn định.
Cựu Đại tướng Jean-Louis Georgelin, nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, hiện là vị đặc trách bảo trì và tái thiết Nhà thờ Chính tòa Paris, cho biết như trên, trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin AP của Mỹ, hôm ngày 10 tháng Tư mới đây.
Công trình tái thiết đã chính thức bắt đầu hồi năm ngoái (2022), sau hơn hai năm trời chuẩn bị, để làm cho nhà thờ được vững, nhờ đó các nhân công có thể bắt đầu công việc trong an toàn. Chính quyền đã quyết định tái thiết thánh đường giống như hồi thế kỷ XII, một kiệt tác kiến trúc gô-tích, và sẽ tái thiết mũi tên tháp cao 93 mét được thêm vào nhà thờ hồi thế kỷ XIX, do kiến trúc sư Viollet-le-Duc.
Hiện thời, mỗi ngày có khoảng 1.000 người làm việc tại Paris và các nơi khác ở Pháp cho công trình tái thiết nhà thờ, thuộc nhiều ngành, từ thợ mộc cho đến việc sơn phết, làm đá, mái vòm, đàn phong cầm, kiếng màu, v.v. Ban tái thiết không làm các mái vòm nhà thờ bằng bê tông, nhưng bằng đá giống như thời Trung Cổ. Ngoài ra, các gỗ mái nhà thờ với các xà là gỗ cây sồi giống như ban đầu.
Đại tướng Georgelin cho biết vì tháng Bảy và tháng Tám năm tới (2024) sẽ có Thế vận hội Olympic ở thủ đô Pháp, nhưng công trình tái thiết Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Paris chưa hoàn thành lúc đó, nên một cuộc triển lãm sẽ được thực hiện ở khu vực tiền đường thánh đường nổi tiếng này, với tựa đề: “Nhà thờ Đức Bà Paris: giữa lòng công trường”. Cuộc triển lãm bắt đầu được mở cửa cho các khách viếng thăm, kể từ thứ Ba, ngày 11 tháng Tư năm 2023, vào cửa miễn phí. Cuộc triển lãm trình bày công trình tái thiết hiện nay cũng như bí quyết và kỹ năng của các công nhân và thợ thủ công. Ngoài ra, cuộc triển lãm cũng trưng bày những tàn tích của vụ hỏa hoạn và các tác phẩm nghệ thuật của thánh đường”.
Theo Đại tướng Georgelin, việc tái thiết bên ngoài thánh đường sẽ phí tổn 550 triệu Euro, trong đó 150 triệu đã được chi phí để củng cố thánh đường. Năm 2021, nhiều quan sát viên lo ngại sẽ có thêm những phí tổn cho giai đoạn sơ khởi và đặt câu hỏi: số tiền hiện hữu có đủ để hoàn tất công trình hay không.
Theo ông Christophe-Charles Rousselot, Giám đốc Quỹ Nhà thờ Chính tòa, số tiền quyên góp được từ 300.000 ân nhân trên thế giới là 800 triệu Euro, và ngân khoản này đủ cho toàn bộ công trình tái thiết những phần của thánh đường bị hư hại vì hỏa hoạn. Nhưng trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Le Parisien hồi tháng Ba năm ngoái (2022), ông cho biết sẽ cần tổng cộng một tỷ Euro để sửa chữa lại mặt tiền phía bắc và phía nam của thánh đường, vốn không được kể vào dự án tái thiết hiện nay.
4. Giáo Hội Chính thống “thân Nga” bị cấm ở một tỉnh miền Tây Ukraine khác
Hội đồng lập pháp của tỉnh Rivne, miền nam Ukraine, hôm thứ Ba 11 Tháng Tư đã bỏ phiếu nhất trí ủng hộ việc cấm hoạt động của Giáo Hội Chính thống Ukraine có lịch sử liên kết với Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC.
Tháng 5 năm ngoái, UOC tuyên bố cắt đứt quan hệ với Giáo hội mẹ là Giáo hội Chính thống Nga, do Thượng Phụ Kirill ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine, nhưng nhiều người Ukraine mô tả quyết định này là giả tạo và cho rằng hàng giáo phẩm vẫn kiên định với các quan điểm thân Nga đã được họ bảo vệ cho đến gần đây.
“Các đại biểu của Hội đồng khu vực Rivne đã nhất trí cấm các hoạt động của Giáo Hội Chính thống Ukraine của Tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa trên lãnh thổ của khu vực Rivne,” tuyên bố viết, giải thích thêm rằng Giáo Hội này sẽ phải từ bỏ các tài sản hiện đang chiếm giữ ở thành phố tự trị này.
Quyết định của hội đồng này được đưa ra sau khi chính quyền địa phương ở Lviv, Kamianets-Podilskyi và Khmelnytskyi, tất cả đều ở miền tây Ukraine, nơi ảnh hưởng của Nga ít hơn so với các vùng khác của đất nước, đã đưa ra quyết định tương tự chống lại UOC bị cáo buộc thân Nga
Chính phủ Kyiv và các cơ quan an ninh của họ cáo buộc hàng giáo phẩm của Giáo hội này tiếp tục tuyên truyền cho quốc gia xâm lược ở Ukraine, và cho rằng nếu họ đã thực sự phá vỡ quan hệ với Nga thì không có lý do gì họ không chuyển sang Giáo hội Chính Thống Ukraine độc lập, hoàn toàn độc lập với Mạc Tư Khoa, được thành lập vào năm 2018.
Chính quyền Ukraine đã khởi xướng các thủ tục tố tụng chống lại hơn 60 linh mục của Giáo hội được cho là thân Nga vì đã ban phước và biện minh cho cuộc xâm lược từ bục giảng và hợp tác với các lực lượng xâm lược.
Một số linh mục bị giam giữ đã được trao cho Nga sau khi được Kyiv trao đổi với các tù nhân chiến tranh Ukraine.
Source:Swiss Info