Ngày 25-04-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Một Nền Tảng Của Đức Tin: Lòng Thương Xót
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
07:52 25/04/2019
Hằng năm, vào Chúa Nhật II mùa Phục Sinh, chủ đề đức tin lại được nhấn mạnh, đặc biệt qua bài Tin Mừng thánh Gioan tường thuật về dữ kiện thường được gọi là “sự cứng lòng tin” của tông đồ Tôma. Là tín hữu Kitô, chúng ta dễ dàng chân nhận rằng đức tin tiên vàn là hồng ân do Chúa ban tặng. Tuy nhiên phía con người cần thiết phải có sự đáp trả. Để đáp trả hay nói cách khác là để tiếp nhận hồng ân Chúa ban tặng dĩ nhiên cần có một vài cơ sở hay nền tảng nào đó. Xin được chia sẻ một vài nền tảng mà con người thường dựa vào đó để đón nhận hồng ân đức tin.

1. Một dấu hiệu đổi thay, mang tính tích cực nơi những người được gọi là có đức tin, những người loan báo Tin Mừng: Xin đừng tiên thiên trách cứ tông đồ Tôma vì không chịu tin lời chứng của anh em đồng môn rằng Chúa đã sống lại. Các cửa vẫn đóng kín, nghĩa là anh em vẫn còn sợ người DoThái (Ga 20,19), thì lời chứng của anh em làm sao khả tín. Tin Mừng ghi rõ là một tuần sau khi Chúa Phục Sinh hiện ra với các Ngài thì các cửa của căn nhà vẫn đóng im ỉm. Chẳng có gì đổi thay cách tích cực thì đừng mong thuyết phục được ai. Sách Công Vụ Tông đồ tường thuật rằng chính nhờ sự đổi thay trong cách sống của các Kitô hữu tiên khởi đã làm nhiều người mến phục và gia nhập cộng đoàn. Cũng là những con người bình thường, thế mà giờ đây họ lại sống quảng đại yêu thương cách chân thành: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu…Và Chúa cho cộng đoàn ngày mỗi có thêm những người được cứu độ” (Cvtđ 2,44-46). “Lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.

2. Tính duy lý được thoả mãn nhờ các kiểm chứng kiểu duy thực nghiệm: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi chẳng có tin” (Ga 20, 25). Là “cây sậy biết suy tư” (Pascal), chúng ta cần nhìn nhân vai trò quan trọng của trí khôn, ngay cả trong việc tiếp nhận hồng ân đức tin. Nói đến đức tin là nói đến một sự quy thuận của lý trí trước một thực tại tuy rằng “siêu lý” tức là vượt quá tầm lý luận của trí khôn nhưng không “phi lý”. Vai trò của lý trí vẫn có đó trong các hành vi của đức tin.

Các nhà thần học, cách riêng các nhà thần học kinh viện vốn đề cao vai trò của lý trí trong việc nhận biết Thiên Chúa. Các phương pháp tổng hợp, diễn dịch hay loại suy chính là những công cụ sắc bén và hữu hiệu của trí khôn để đạt đến những điều mới lạ. Và ngay cả trong lãnh vực đức tin, các phương pháp trên đã góp phần thật đáng kể.

Tuy nhiên dù được kiểm chứng hay kiểm nghiệm thì sự thoả mãn của trí khôn vẫn còn đó sự hạn chế, đặc biệt trong lãnh vực đức tin, một lãnh vực vượt quá tầm luận lý con người. Tạ ơn Chúa và cám ơn thánh Tông đồ Tôma. Khi Chúa Phục Sinh ngõ lời với ngài trong lần hiện ra sau đó: “Đặt ngón tay con vào đây và nhìn xem tay Thầy…”, thì Tôma đã không thực hiện yêu cầu đặt ra trước đó với anh em. Đức tin không phải là kết quả của một quá trình cân, đong, đo, đếm. Đến đây chúng ta mới hiểu câu nói của Đấng Phục Sinh: “Phúc cho ai không thấy mà tin” (Ga 20,28). Nếu chỉ đặt nền tảng trên luận lý thì quả là còn nhiều khó khăn phải vượt qua để đến với đức tin.

3. Cảm nhận mình được Chúa hiểu và Chúa thương yêu mình: đây chính là nền tảng vững vàng và căn bản để đón nhận hồng ân đức tin. Một niềm tin dựa trên nền tảng là chính hiện sinh của bản thân mình tức là cảm nhận lòng thương xót của Thiên Chúa thì vừa sâu đậm vừa vững bền. Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chọn Chúa Nhật II Phục Sinh làm ngày đặc biệt để các tín hữu Công Giáo tôn vinh lòng thương xót của Thiên Chúa. “Lòng thương xót” là một hạn từ cách riêng chỉ về “tình yêu của Thiên Chúa” với hai phẩm tính đan xen không thể tách rời đó là “quyền năng” và “nhân hậu từ bi”.

Đây chính là cảm nghiệm của tông đồ Tôma khiến ngài bật ra lời tuyên xưng đức tin. Mình yêu sách, mình ra điều kiện trước anh em, thế mà Thầy chí thánh vẫn biết. Thầy quyền năng, thông suốt mọi sự thế mà Thầy vẫn yêu thương, không trách mắng, lại còn muốn cho mình được thoả mãn yêu sách. Tôma cảm nhận sự thông biết của Thầy và nhất là cảm nhận tấm lòng của Thầy. Chính vì thế ngài đã không thực hiện theo yêu sách đề ra, nhưng đã vội vàng quỳ xuống và tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28).

Cuộc đời của nhiều vị thánh như chị Têrêxa Hài đồng Giêsu hay như Mẹ Têrêxa thành Cancuttta minh chứng cho ta thấy điều này. Các Ngài không chỉ nhận ra các dấu hiệu đổi thay mang tính tích cực đó đây mà chính các Ngài đã góp phần dệt xây các dấu hiệu ấy cách hăng say và hữu hiệu. Các Ngài thường có trí khôn vững vàng với sự luận suy sắc bén. Thế nhưng các cơn cám dỗ về đức tin thường được gọi là đêm tối đức tin vẫn đến với các Ngài, có khi rất dữ dội và dai dẳng. Chính nhờ cảm nghiệm được Chúa hiểu, được Chúa yêu thương đã giúp các Ngài kiên trì vượt qua chước cám dỗ khủng hoảng đức tin.

Tổ chức các Thánh lễ long trọng tôn vinh “lòng thương xót” của Thiên Chúa là điều chính đáng. Thực hành các giờ lần hạt kính “lòng thương xót” Chúa là điều nên làm. Tuy nhiên chính khi biết nỗ lực góp phần làm cho tha nhân gần xa cảm nhận lòng thương xót của Chúa nơi các nghĩa cử và cung cách sống của chúng ta thì đó mới thực là điều phải đạo, đạo của những người thực danh là Kitô hữu. Và chắc chắn khi ấy hạt giống đức tin sẽ trổ sinh hoa trái dồi dào.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:51 25/04/2019

150. Con người ta đã lo cho thân mình và tâm hồn thanh tịnh tiết dục, chuyên việc tu đức, thì nên làm việc thiện cho thiên hạ, lấy lời hay việc tốt của mình để huấn dạy linh hồn người khác.

(Thánh Gregory giáo hoàng)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:02 25/04/2019
98. ĐẠO HIỆU SÚC SINH

Thái uý Đảng rất ngờ ngệch.

Một hôm có người gởi thư đến nói:

- “Có đôi chân nó đi, mượn tuấn túc để đi”.

Thái uý rất kinh ngạc nói:

- “Ta chỉ có hai cái chân, nếu cho nó mượn thì ta làm sao mà đi ?”

Thuộc hạ nói với ông ta:

- “Lời nói trong thư là xin mượn ngựa của ngài, “tuấn túc” chỉ là cách nói tôn trọng mà thôi”.

Thái uý cười nói:

- “Ngày nay đạo không giống nhau, té ra loại súc sinh này mà cũng có đạo hiệu”.

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 98:

Con người ta ai cũng thích được nổi tiếng, nổi tiếng rồi thì muốn được người ta coi trọng mình cho nên đặt ra cho mình một cái “hiệu”...

Có những bác sĩ được dân chúng thêm cho cái đạo hiệu là “bác sĩ mát tay” bởi vì chữa bệnh cho ai thì người ấy đều lành bệnh; có những thầy giáo được học trò đặt cho cái hiệu là “ông thầy đục” vì ông thầy này hay đục (đánh) học trò; có người có số đào hoa nhưng lợi dụng tình cảm của các cô gái thì người ta đặt cho cái đạo hiệu là “kỷ sư đào mỏ”, vân vân và vân vân...

Cái “đạo hiệu” nó phù hợp với việc làm và đời sống tốt hau xấu của người có “đạo hiệu”.

Cái đạo hiệu của tôi là linh mục, là tu sĩ nam nữ, là người Ki-tô hữu, nếu một ngày nào đó có người gọi tôi là “ông cha say xỉn”, “ông thầy tu cờ bạc”, “bà sơ chằn tinh”, thì thật đáng thương cho tôi và tội nghiệp cho Đức Chúa Giê-su cũng như Hội Thánh của Ngài lắm vậy...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật II Phục Sinh - C
Lm. Jude Siciliano, OP
16:57 25/04/2019
KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
TĐCV 5: 12-16; Tvịnh.117; Kh 1:9-11a,12-13,17-18; Gioan 20: 19-31

Tính đặc trưng rỏ ràng nhất của các môn đệ kể từ khi Chúa Giêsu bị bắt trong vườn cây dầu cho đến sự việc hôm nay là gì? Sợ sệt, sợ giới chức Do thái cộng tác với người La mã đã giết Chúa Giêsu. Ông Phêrô nói lời khẳng địnhtrong bửa tiệc ly là "Lạy Chúa, với Chúa con sẵng sàng vào tù, và có chết cũng cam" (Lc 22:33). Ngay đêm hôm đó ông xác quyết chối là ông không biết Chúa Giêsu là ai (Lc 22:60).

Vậy điều gì đã gây nên sự khác biệt? Điều gì đã làm cho các môn đệ mở cửa, khi họ ngồi cùng lo sợ với nhau, và điều gì khiến họ quyết định đi vào thế giới bên ngoài để loan báo tin Chúa sống lại? Điều gì đã làm hai ông Phêrô và Gioan chống lại việc Thượng Hội Đồng cấm đoán các ông không được rao giảng Chúa Kitô cho dân chúng (Cv 3:11- 4:22)? Chắc chắn sự thay đổi hoàn toàn này sẽ không xảy ra nếu các môn đệ thiếu chuận bị với nhau, nâng đỡ nhau, giúp nhau ra đi với thế giới bên ngoài cánh cửa phòng đóng kín của họ.

Hôm nay thánh Gioan nói rõ với chúng ta là không phải có "điều gì" đã khiến cho nhóm người nho nhỏ theo Chúa Giêsu không còn sợ sệt nữa; mà chính là "Ai". Trước khi Chúa Giêsu chết, Ngài có hứa là Ngài sẽ gởi một "Đấng Bảo Trợ" để dạy các ông về sự thật và làm cho các ông được tự do, và gởi các ông lên Giêrusalem và ngoài Giêrusalem nữa. Hôm nay Chúa Giêsu giữ lời hứa và thổi hơi Thần Khí của Ngài trên các môn đệ. Chúng ta biết các môn đệ như thế nào trong những năm Chúa Giêsu thi hành sứ vụ cho đến khi Ngài chết. Họ tỏ những dấu chỉ tham danh vọng và ganh tị nhau, mong ước được Chúa Giêsu là Đấng Mêsia đã hứa sẽ cho họ quyền lực trong vương quốc mới của Ngài mà Ngài đã loan báo. Khi thế giới của các ông bị sụp đổ và Chúa Giêsu bị bắt và bị giết, họ sợ sệt chạy mất. Và hôm nay trong phòng khóa cửa kín họ sợ sệt ngồi với nhau. Lại còn nữa, điều gì đã làm cho các ông thay đổi? Chúa Giêsu đã thổi hơi Thần Khí của Ngài trên các ông.

Phúc âm thánh Gioan thường nhắc đến ý nghĩa về câu chuyện tạo dựng trong sách Sáng Thế. Các bạn nhớ câu đầu tiên trong sách Sáng Thế tả vũ trụ như "đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm..."(St 1: 1-2)? Điều gì đã đem lại ánh sáng và trật tự đến cho bóng tối và "sự trống rổng" đó? Sách Sáng Thế nói là ngay khi đó "Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước" rồi Thiên Chúa bắt đầu công việc tạo dựng .

Trước hết Chúa Giêsu chào các môn đệ "Bình an cho anh em". Các ông cần phải biết điều đó, mặc dù trước đó các ông sợ sệt và đã quay ngược phản bội Thầy. Họ được hòa giải với Chúa Kitô và với nhau. Sự chào bình an đó giúp họ thoát khỏi sự phản bội Thầy mà họ đã làm. Rồi sau đó thì sao? Họ còn có một nhóm nhỏ những người theo Chúa Giêsu hòa hợp với nhau, gặp nhau để nhắc những “ngày trước" với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu thổi hơi Thần Khí tạo dựng trên các ông (lúc này được mô tả là "lễ Ngũ Tuần của thánh Gioan"). Thánh Gioan có ý nói là việc tạo dựng bắt đầu lúc Sáng Thế, vẫn tiếp tục được thực hiện qua Chúa Giêsu với ân sũng ánh sáng của Thiên Chúa đã vào thế gian một lần nữa và giúp các môn đệ ra đi vào trong thế gian "trống rỗng", trong bóng tối, để đem sự tha thứ, và sự hòa giải giữa các dân tộc - để họ trở nên "ánh sáng cho các dân tộc" như Chúa Giêsu đã làm. Qua Thần Khí Ngài đã ban cho cộng đoàn các tín hữu, các môn đệ sẽ không còn sợ sệt và họ có thể bắt đầu sứ vụ công bố sự tha thứ.

Nhưng chúng ta tạm dừng ở đây. Việc "anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ" nghĩa là gì? Vì sao lại cầm giữ sự tha thứ? Có thể là cộng đoàn không cho phép tiếp nhận những người mới, những người không chấp nhận tin mừng phúc âm. Hay là giáo hội có quyền "cầm giữ" tư cách thành viên cho những ai muốn gia nhập mà không muốn cải cách. Thật ra, giáo hội không phải chỉ là một nhóm người thich nhau và hợp với nhau như là một câu lạc bộ của xã hội. Mà phải chấp nhận phúc âm và thay đổi đời sống là điều bắt buộc.

Đoạn văn hôm nay hướng dẫn rằng; sứ vụ đầu tiên của giáo hội là của tất cả các tín hữu, nghĩa là mọi người phải rao giảng và hành động như sứ giả của Chúa Kitô được sai đi giải hòa và tha thứ. Đó là ân sũng của Thần Khí Ngài. Chúa Giêsu đã ban sức mạnh cho các môn đệ để họ vượt qua sự sợ sệt, không còn kỳ thị, và không do dự, và họ mạnh dạn trở nên nhân chứng và người rao giảng tình yêu thương và lòng tha thứ của Thiên Chúa. Mỗi người trong chúng ta đã chịu phép rửa đều có năng lực đó. Chính là Thần Khí thúc đẩy chúng ta ra khỏi những nơi an toàn của chúng ta tiến bước vào thế giới cần nhận được tin mừng là Chúa Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết. Đó chính là chúng ta, và đó là công việc của chúng ta làm để trở nên môn đệ Ngài có thúc đẩy bởi Thần Khí của Chúa Giêsu.

Một chủ đề quan trọng trong phúc âm thánh Gioan là Chúa Giêsu đã được sai đến thế gian để mạc khải Chúa Cha. Trong lần Chúa Giêsu hiện ra trong phòng đóng cửa kín, trong lúc Ngài chuẩn bị trở về với Chúa Cha, Chúa Giêsu giao cho các môn đệ trách nhiệm tiếp tục sứ vụ của Ngài: "Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em". Các ông sẽ loan báo sự tha thứ tội lỗi, không bằng quyên lực hay quyết định của họ, nhưng là do quyền năng của Chúa Thánh Thần ban cho họ.

Thật khó để bỏ qua phần thứ hai của câu chuyện: Chúa Giêsu hiện ra và gọi ông Tôma và bảo ông hãy đưa tay chạm vào các vết thương của Ngài để ông ta tin. Ông Tôma đáp lại "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con". Đó là điều chính trong đức tin của chúng ta. Ông Tôma và chúng ta đã gặp sự hiện diện của Thiên Chúa trong biến cố Chúa Kitô sống lại. Vậy chúng ta hãy khẳng định lại đức tin của chúng ta lúc gia nhập. "Phúc thay những người không thấy mà tin". Đức tin đó đặt chúng ta ngang hàng với Thiên Chúa như các môn đệ xưa đã có.

Có người đã được gặp Chúa Kitô sống lại như các môn đệ. Còn những người khác trong chúng ta có kinh nghiệm được lòng tha thứ và đời sống mới qua nhân chứng Chúa Giêsu đã gởi đến cho chúng ta. Họ là những ai trong đời sống chúng ta? Trong Bí Tích Thánh Thể này, chúng ta cảm tạ những ai đã trở nên nhân chứng giúp chúng ta có đức tin vào Chúa Giêsu Kitô phục sinh và đang ở giữa chúng ta bây giờ.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


2nd SD OF EASTER (C) SUNDAY OF DIVINE MERCY
Acts 5: 12-16; Psalm 118; Rev 1:9-11a,12-13,17-19; John 20: 19-31

What characterized the disciples from the time of Jesus’ arrest in the garden, right up to today’s gospel account? Fear… Fear of the Jewish authorities who collaborated with the Romans to have Jesus executed. Peter made a bold assertion at the Last Supper: "Lord, at your side, I am prepared to face imprisonment and death itself." (Luke 22:33) That very night Peter denied knowing Jesus (Luke 22:60).

So, what happened to make the difference? What enabled the apostles to open the doors where they were huddled in fear and go out into the threatening world to proclaim the resurrection? What caused Peter and John to resist the Sanhedrin’s orders to stop preaching Christ among the people (Acts 3:11-4:22)? Certainly this complete change did not come about because the apostles braced themselves, gave each other a pep talk and then launched out to the world beyond their locked doors.

John tells us quite clearly today that it wasn’t a "What" that emboldened the timid community of Jesus’ followers – but a "Who." Before his death Jesus had promised to send an "Advocate" to teach the disciples the truth, set them free and send them out to Jerusalem and beyond. Today Jesus keeps his word and breathes his Spirit upon his followers. We know what the disciples were like during Jesus’ ministry, right up to his death. They showed early signs of ambition and rivalry, hoping Jesus was the promised Messiah who would give them positions of power in the new kingdom he was proclaiming. When their world fell apart and Jesus was arrested and killed, they fled in fear. That’s where we find them in today’s gospel – behind locked doors in fear. Again, what changed them? Jesus breathed the Spirit on them.

John’s Gospel has frequent allusions to the creation story in Genesis. Remember the opening verses of Genesis which describe the earth as "a formless void, and there was darkness over the deep..." (1:1-2)? What brought light and order to the darkness and "formless void?" Genesis tells us immediately, "God’s Spirit hovered over the water." Then God began the work of creation.

Jesus first greeted the disciples, "Peace be with you." They needed to know that, despite their previous fears and betrayals, they were reconciled with Christ and one another. That reassurance would have released them from their previous betrayal. And then what? They might have remained a peaceable little community of Jesus’ followers – meeting regularly to recall the "old days" with Jesus. But Jesus breathes the creative Spirit upon them. (This moment has been described as the "Johannine Pentecost.") John is suggesting that the work of creation, begun in Genesis, is continuing. Through Jesus, God’s gift of light has entered the world afresh and enables the disciples to go out into the "formless void," the dark world, to bring forgiveness and reconciliation among peoples – to be a "light to the nations," as Jesus was. Through Jesus’ Spirit, now given to the community of believers, the disciples will no longer be afraid and can begin their ministry proclaiming forgiveness.

But a pause here. What could – "whose sins you retain are retained" – mean? Why hold back forgiveness? Possibly, the community was not to allow entrance to new members who did not accept the gospel message. Or, maybe the church has the authority to "retain," i.e. withhold membership, to those seeking membership who refuse to reform. It is quite clear, the church is not just a social club of people who like each other. Acceptance of the gospel and a changed life is expected.

Today’s passage instructs that the primary ministry of the church, and that includes all believers, is to preach and act as Christ’s messengers of peace and forgiveness. It is Jesus’ gift of his Spirit that gives the power to disciples to overcome their fears, prejudices, and doubts and become powerful witnesses and preachers of God’s love and forgiveness. Each of us baptized has that same power, the Spirit, that urges us to move out from our comfortable places into a world that sorely needs the good news – Jesus Christ is risen from the dead. That’s who we are; that’s our job description as disciples inspired by the Spirit of Jesus.

An important theme in John’s Gospel is that Jesus was sent into the world to reveal the Father. In his appearance to the disciples in the locked room, as he prepares to return to the Father, Jesus commissions his disciples to continue his ministry: "As the Father has sent me, so I send you." They will proclaim forgiveness of sins, not by their own powers, or determination, but from the power the Spirit gives them.

It is hard to ignore the second event in the story: Jesus’ appearance and invitation to Thomas to touch his wounds and so to believe. What Thomas says in response, "My Lord and my God," is the heart of our creed. Thomas and we encounter the presence of God in the risen Christ. In a beatitude Christ affirms the faith of all who come to believe. "Blessed are those who have not seen and come to believe." That faith puts us on the same level with God as the original disciples had.

Some people have a personal encounter with the risen Christ, as did the disciples. The rest of us come to experience his forgiveness and new life through the witnesses he has sent to us. Who are they in your life? We give thanks at this Eucharist for those witnesses who have been the source of the living faith we have in Jesus Christ, risen from the dead and in our midst now.


 
Thay đổi cuộc sống
Lm Vũđình Tường
20:50 25/04/2019
Mưa gió bất thường, lụt lội, nắng dài hạn khắp nơi, và bão tố xảy ra bất thuờng, ngoài sự tiên đoán của nha khí tượng dẫn đến việc người ta tin là, do khí thải của các xưởng máy làm xáo trộn khí hậu toàn cầu, do đó thay đổi cuộc sống. Nhóm này lên tiếng kêu gọi chính phủ của họ phải có hành động thích hợp nhằm cứu vãn tình thế. Nhóm khác đồng í là những năm gần đây, khí hậu toàn cầu có những thay đổi bất thường, nhưng có thể đó là chu kì thay đổi của đất trời hơn là do con người tạo ra. Thời gian thay đổi còn quá sớm, quá non trẻ, để đi đến kết luận khí hậu toàn cầu thay đổi. Hơn nữa những đài khí tượng địa phương ghi nhận khí hậu thay đổi nơi địa phương và không thể dùng những kết quả ghi nhận đó áp dụng cho toàn cầu.

Có người tin rằng bằng chứng là rõ ràng hơn cả, có bằng chứng làm chứng cớ là đủ đi đến kết luận; không bằng chứng không thể kết luận. Người khác lại cho rằng bằng chứng chỉ nói lên sự kiện nhiều hơn là nói lên sự thật. Sự thật không nằm nơi bằng chứng vì bằng chứng có thể nguỵ tạo và cũng có thể do nhận xét, phán đoán sai. Đây chính là những lí luận khi người ta kết án Đức Kitô. Kẻ chống đối Ngài trưng ra bằng chứng, nhân chứng và kêu gọi kết án tử hình Đức Kitô. Trong khi quan án Philatô, sau khi đọc báo cáo, nghe nhân chứng, Philatô công khai nói với toàn dân là ông ta không có đủ lí do kết án Đức Kitô. Cùng tâm trạng đó, hai kẻ cùng bị dóng đinh vào thập giá trên đồi Sọ, một người cũng đưa ra nhận xét vào phút cuối. Ông tin Đức Kitô là Con Thiên Chúa, Đấng vô tội. Ông ta xin Đức Kitô tha tội cho ông và xin ơn thống hối. Đức Kitô hứa ban nước trời cho anh; tên trộm còn lại thì từ chối nhận điều ác anh đã thực hiện và anh chết trong tội anh đã phạm. Tất cả đội lính hành hình Đức Kitô chứng kiến cảnh tượng bất thường trước giờ Đức Kitô chết trên thập tự. Giữa trưa trời nắng, bỗng dưng trở nên tối tăm, mù mịt, kéo dài suốt ba tiếng đồng hồ. Cũng trong thời gian đó màn trong đền thờ bị xé tung làm hai. Những hiện tượng này ai cũng nhìn thấy, nhưng không phải ai cũng ăn năn, thống hối. Chỉ có một ít ăn năn, đấm ngực thống hối, xưng tụng Đức Kitô là Con Thiên Chúa. Số khác còn lại lặng thinh, không lên tiếng, cũng không tỏ rõ thái độ, dấu chỉ ăn năn. Một số khác thì coi Đức Kitô như là nhân tài, xuất chúng với những câu nói để đời. Khuynh hướng này hiện nay được nhiều người hỗ trợ. Coi Đức Kitô là bậc kì tài. Ngài không phải là Con Thiên Chúa, mà chỉ là nhân tài, xuất chúng hơn người. Không ai chối cãi sự khôn ngoan, thông thái của Đức Kitô; ai cũng tin là Đức Kitô chịu đóng đinh, chết trên thập tự, nhưng khi nói về sự sống lại người ta lại đặt dấu hỏi to tướng. Họ suy nghĩ, tin gì, chính họ biết. Như thế bằng chứng, nhân chứng tăng thêm đức tin mà không ban đức tin. Đức Tin đặt căn bản trên bằng chứng là đức tin yếu kém, lỏng lẻo vì thế có Kitô hữu vừa tin Chúa, vừa tin bói toán, bùa phép cộng thêm dị đoan.

Nhóm chống đối Đức Kitô lo đến sốt vó khi họ nghe tin Đức Kitô sống lại từ chõi chết. Họ tổ chức tiệc mừng đã đóng đanh Đức Kitô theo í họ muốn, tiệc mừng đám táng của Đức Kitô biến thành tiệc tang của chính họ, bởi tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết rạng ngời như lửa hồng. Trái lại, môn đệ Đức Kitô thì vui mừng, họ trở thành con người mới, từ bóng tối xuất hiện, lao vào ánh sáng, chạy tứ tung, loan truyền tin vui, không còn sợ chết như tuần trước. Chỉ một tuần mà mọi sự đổi thay. Một trong số các môn đệ là Thoma không có mặt khi Đức Kitô hiện ra, ông không tin vào những gì bạn ông nói mà đòi bằng chứng. Các bạn ông không thể trưng bằng chứng. Họ chỉ tỏ ra vui mừng, lòng hân hoan, đầy hy vọng. Điều đó Thoma nhận biết nhưng không đủ cho ông tin.
Bằng chứng cần thiết cho lí luận, đặc biệt nơi toà án. Đức tin không phải là một phiên toà, cũng không phải là xét xử và mà đáp trả tình yêu Đức Kitô dành cho nhân loại. Bằng chứng giúp rất ít cho niềm tin vào sự Phục Sinh của Đức Kitô. Thay đổi con tim mở cửa dẫn đến niềm tin nơi thập tự, nơi mồ trống. Con tim của Đức Kitô đã phơi bày trên thập tự. Vì thế những ai đáp lại con tim đau thương đó với con tim cảm mến, con tim biết chia sẻ niềm đau của con tim khác là con tim biết yêu thương, biết đón nhận tình người, biết chấp nhận đau khổ thân phận con người. Chính những biến đổi nơi con tim của cá nhân đó dẫn đến việc nhận biết tình yêu nhân lành của Đức Kitô. Đi tìm bằng chứng về sự Phục Sinh của Đức Kitô ngoài con tim sẽ không bao giờ tìm được. Chỉ ba giờ sau khi nghe tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết, đội quân Roma đã vạch từng kẽ lá tìm kiếm dấu tích, xác Đức Kitô trong vùng đất rộng khoảng vài chục cây số vuông và họ đã thất bại, tìm không thấy. Ngàn năm sau bạn đi đúng vào vết chân của người xưa. Đi tìm dấu tích Phục Sinh nơi vùng đất. Bạn sẽ không bao giờ gặp bởi Đức Kitô Phục Sinh, Ngài không còn trong lòng đời, nhưng đi vào lòng người. Điểm khởi hành chính là con tim bạn.

Tìm gặp con tim biết thông cảm, biết lắng nghe, biết mở tấm lòng ra đón nhận anh chị em khác tưởng dễ hơn ngàn vạn lần đi tìm sự Phục Sinh nơi mồ trống. Tìm kiếm Đức Kitô Phục Sinh nơi con tim, bạn sẽ gặp Ngài. Không ai tự nguyện hiến thân chết cho tôi. Một mình Đức Kitô tình nguyện làm điều đó. Điều này đủ giúp tôi nhận Ngài là Đấng Cứu Độ, Đấng ban sự sống cho đời.

TiengChuong.org

Climate change

Those who are pro the climate change debate argue that, the rain patterns around the globe have changed with long dry- spell record- breaking, and that the El Nino frequently happening are proofs of climate change. They demand their governments to reduce green house gas emissions. Those who are sceptical about climate change say, drawing conclusions on short- term trends is insufficient. For them the fluctuations of weather are phenomena, rather than proof of climate change. Furthermore, they claim the local geographical positions of weather stations give records for local areas only, and are incorrect regarding the generalization of global warming.

Some people believe that evidence is helpful; others say it does nothing other than stating the facts. The Passion of Jesus showed both these schools of thought. Jesus' opponents tried hard to produce evidence and witnesses to prove their case, that Jesus was guilty. Pilate, on the other hand, publicly declared, that he found no case against Jesus. Of the two criminals, who were hanged on crosses beside Jesus, one believed that Jesus was innocent and the Saviour of the world. He asked Jesus to forgive the wrongs he had done. The other refused to change. At the time of Jesus' death, the sky was darkened for hours, and the veil of the Temple was torn from top to bottom. Jesus' executioners all saw the signs, but not all of them repented, only a few confessing that Jesus was the Son of God. Some believed Jesus was a good man. This is the view which proves to be popular in today's world. No one denies Jesus' wisdom and his death but when it comes to his resurrection they stop short. What made these people do what they did? We don't know. They alone knew the answer. Signs and evidence are helpful when they strengthen faith. Faith that is based on signs and evidence is a risky business because it is a good home ground for superstition to brew.

The opponents of Jesus showed, they were worried about Jesus' resurrection for the purpose of stopping the good news, by giving the suppression orders. On the other hand, Jesus' apostles were filled with joy when they saw the Lord. When they told Thomas, he refused to believe, because he was not there when Jesus appeared to them. Thomas demanded proof from the other apostles. They were unable to provide what Thomas asked for. They had no proof, but they felt their hearts changed with the cheerful face, and the assurances of hope, but it could be anything, not enough to convince Thomas.

Evidence is useful for the sake of argument. When it comes to the question of faith, it is not merely evident, but openness and change of heart that leads to having faith in Jesus. God's heart was displayed on the cross and those who respond with a change of heart will meet the Risen Lord. Any attempt to find evidence of Jesus' resurrection outside a person's heart is impossible. The starting point is from a person's heart. No one has ever been willing to die for me. This alone is good enough for me to love Him.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng giáo phận Colombo đình chỉ các thánh lễ và các dịch vụ bác ái vì lo sợ đợt tấn công thứ hai
Thúy Dung
01:26 25/04/2019
Tất cả các dịch vụ bác ái Công Giáo trên khắp thủ đô Colombo đã bị đình chỉ vì những lo ngại về an ninh. Cha Edmond Tillekeratne, giám đốc truyền thông của Tổng giáo phận cho biết như trên. Ngài nói quyết định này được đưa ra theo sự chỉ đạo của Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám mục Colombo.

Hôn thứ Hai các cơ quan an ninh tình nghi một chiếc xe hơi đậu cách đền thánh Antôn rất gần, chừng bằng ném một hón đá thôi, là một bẫy mìn của bọn khủng bố. Công binh đã được phái đến để cho nổ tung chiếc xe. Quả thật, các tiếng nổ tiếp theo cho thấy đúng thật đây là loại mìn bẫy.

Trước các diễn tiến đáng lo ngại như thế, Đức Hồng Y đã yêu cầu các linh mục không cử hành các thánh lễ có dân chúng tham dự cho đến khi có lệnh mới.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Ruwan Wijewardene nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo trước đó vào hôm thứ Tư 14 tháng Tư rằng những kẻ đánh bom tự sát trong các cuộc tấn công hôm Chúa Nhật Phục sinh đều là những người “được giáo dục tốt, xuất thân từ các gia đình trung lưu trở lên, và độc lập về tài chính. Đó là một yếu tố đáng lo ngại,” ông nói.

Thậm chí, hai trong số những kẻ đánh bom tự sát liên quan đến các cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật Phục sinh ở Sri Lanka là thành viên của một gia đình nổi tiếng và giàu có bậc nhất ở Colombo. Thông tấn xã CNN ghi nhận rằng tin tức này “làm rung chuyển cộng đồng Hồi giáo thiểu số trong thành phố này.”

Hai anh em, Imsath Ahmed Ibrahim, 31 tuổi và Ilham Ahmed Ibrahim, 33 tuổi, nằm trong nhóm những kẻ cực đoan đã giật bom tự sát trong các cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật. Cha của họ, Mohamed Ibrahim, là người sáng lập Công ty Xuất khẩu Ishana có trụ sở tại Colombo, tự mô tả trên trang web của mình là nhà xuất khẩu gia vị lớn nhất của Sri Lanka từ năm 2006.

Lối xóm cho rằng Imsath Ahmed Ibrahim là người làm ăn hoạt bát nhất trong 3 người con trai của ông Mohamed Ibrahim. Y đi xe hơi sang trọng, và diện đồ tây, không có vẻ gì là người Hồi Giáo cực đoan. Y từng theo học Đại Học tại Anh và sau Đại Học tại Australia. Tuy nhiên, y đã giật bom nổ tung mình giết hàng chục người tại khách sạn Shangri La. Người anh Ilham Ahmed Ibrahim được cho là khù khờ hơn, đã tấn công vào khách sạn Cinnamon Grand.

Khi cảnh sát xét nhà, người vợ đang mang thai của Ilham Ibrahim, là Fatima, đã kích hoạt đống chất nổ trên mình y thị, giết chết hai đứa con của mình và 3 viên cảnh sát.

Mohamed Ibrahim nằm trong số hàng chục người bị giam giữ sau vụ tấn công, khiến 359 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương. Truyền hình Sri Lanka đã chiếu đoạn video cho thấy Ibrahim bị cảnh sát dẫn đi nhưng nhà chức trách chưa công bố bất kỳ cáo buộc nào chống lại ông ta. Đứa con thứ ba của ông Mohamed Ibrahim là Ijas Ahmed Ibrahim, 30 tuổi, đang bị điều tra.

Tình báo Anh đã xác định một tên nổ bom tự sát khác là Abdul Lathief Jameel Mohamed, đã từng theo học ở miền đông nam nước Anh từ năm 2006 đến 2007.

Shirus Lakthilaka, một cố vấn của Tổng thống Sri Lanka, đã xác định một trong những tên nổ bom tự sát tại khách sạn Shangri-La là Inshan Seelavan, và mô tả hắn ta là chủ mưu của vụ tấn công.

Các quan chức khác đã nhắc đến Zahran Hashim, là một nhân vật chủ chốt khác trong các cuộc tấn công. Hiện nay hắn vẫn đang tại đào và có khả năng chỉ đạo một cuộc tấn công thứ hai.


Source:CNN
 
Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick, HĐGM Đức kêu gọi chính quyền Sri Lanka bảo vệ người Công Giáo
Đặng Tự Do
16:19 25/04/2019
Trong cuộc phỏng vấn dành cho radio Bayern, Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick, chủ tịch ủy ban Các Giáo Hội Trên Thế Giới của Hội Đồng Giám Mục Đức, là người đã đi thăm Giáo Hội tại Sri Lanka và cử hành thánh lễ tại các nhà thờ bị tấn công vào tháng Giêng năm nay nói:

“Thật đáng buồn là chính quyền và những ai chịu trách nhiệm đã không chú ý đúng mức đến các cảnh báo về nguy cơ của các cuộc tấn công nên đã để xảy ra thảm kịch này.”

“Tại nhiều nơi trên thế giới, các tín hữu Kitô đang bị áp bức và là nạn nhân của những vụ tấn công đẫm máu. Tôi xác tín rằng Sri Lanka cũng như tất cả các nước khác không thể bỏ qua những vụ khủng bố đẫm máu chống các tín hữu Kitô cũng như các nhóm tôn giáo khác. Họ có nhiệm vụ hết sức bênh đỡ các nhóm thiểu số dễ bị tổn thương và bảo vệ họ. Họ phải dự đoán và phòng ngừa những vụ khủng bố. Đó là trách nhiệm nguyên thủy của họ.”

Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài rất kinh hoàng khi nhận được tin về cuộc tấn công khủng bố tại Sri Lanka.

“Trong cuộc viếng thăm hồi tháng Giêng vừa qua, tôi không thấy có bất kỳ dấu hiệu thù địch nào giữa người Công Giáo và các tôn giáo khác. Mọi thứ rất yên ả, và chúng ta không cảm thấy bất cứ điều gì đáng lo ngại. Nếu có những căng thẳng nhỏ thì đó là giữa người Hồi Giáo và ngà Phật Giáo.”

Nhận xét thêm về tình hình tại Sri Lanka, ngài nói:

“Trước cuộc nội chiến nổ ra vào năm 1977, các sắc dân và các tôn giáo sống với nhau rất hài hòa và bình an. Điều này phải được tái lập lại.”

Nhìn về tương lai, Đức Tổng Giám Mục nói: “Nước Đức và Âu Châu không được do dự trong việc dùng các phương thế ngoại giao để nhắc nhở cho các chính phủ tại các nơi khác về vấn đề này. Tại Sri Lanka, tiến trình hòa giải không thể khép lại sau cuộc nội chiến nhiều thập niên, nhưng cần phải tiếp tục bằng mọi phương thế”.


Source:Bayern 2 radioWelt
 
Đức Hồng Y Malcom Ranjith: Nếu được báo trước, tôi đã hủy bỏ các thánh lễ Phục sinh và cả Tuần Thánh
Thúy Dung
16:24 25/04/2019
Đức Hồng Y Tổng giám mục Colombo nói rằng các quan chức chính phủ ở Sri Lanka nên bị sa thải vì không hành động nào theo những tin tình báo về nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố sắp xảy ra trong nhiều ngày trước vụ đánh bom hôm Chúa Nhật Phục sinh ở quốc gia này.

“Hành vi của các quan chức cấp cao trong chính phủ, bao gồm một số quan chức cấp Bộ trưởng, là hoàn toàn không thể chấp nhận được,” Đức Hồng Y Malcom Ranjith nói trong cuộc họp báo chiều ngày 23 tháng 4 trước các bằng chứng hiển nhiên rằng các quan chức Sri Lanka đã được cảnh báo với các nguồn tin đáng tin cậy nhiều ngày trước cuộc tấn công khủng bố hôm 21 tháng Tư. Họ có danh sách, địa chỉ, số căn cước của những tên khủng bố, phương thức đi lại, và kế hoạch tấn công của chúng nhưng họ không làm gì cả. Ngay cả việc báo cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội biết về nguy cơ tấn công này, họ cũng không làm.

Chính phủ Ấn Độ cho biết trong tiến trình thẩm vấn các thành viên của bọn khủng bố IS bị bắt gần đây trên đất Ấn sau khi lén lút trở về từ Syria, họ đã báo cho nhà chức trách Sri Lanka biết về mưu toan khủng bố hôm Chúa Nhật Phục sinh. Chính phủ Sri Lanka còn nhận được các nguồn thông tin tình báo khác từ Hoa Kỳ, nói trực tiếp rằng các nhà thờ sẽ là mục tiêu trong các cuộc tấn công của khủng bố Hồi giáo.

Phó tổng thanh tra cảnh sát Priyalal Dassanayake đã ra một thông tri gởi đến một loạt các cơ quan an ninh Sri Lanka, nhưng tuyệt nhiên không có một hành động nào được đưa ra.

“Những loại quan chức này nên bị cách chức ngay lập tức, họ phải bị loại khỏi các vị trí này. Và những con người nhận thức được nhu cầu của người khác và của mọi người phải được đưa vào những vị trí này,” Đức Hồng Y Ranjith nói.

Đức Hồng Y nói thêm rằng nếu ngài được cảnh báo về nguy cơ các nhà thờ Công Giáo có thể bị đánh bom vào Chúa Nhật Phục sinh, ngài chắc chắn sẽ hủy bỏ các Thánh lễ Chúa Nhật, vì, “đối với tôi, điều quan trọng nhất là mạng sống của con người. Con người là kho báu của chúng ta.”

“Tôi sẽ hủy bỏ ngay cả toàn bộ tuần thánh,” Đức Hồng Y Ranjith nói với Đài phát thanh Canada.

Cho đến nay, ít nhất 359 người đã chết, và hơn 60 người Sri Lanka đã bị bắt.

Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena đã yêu cầu Hemasari Ferando, thứ trưởng bộ quốc phòng, tham mưu trưởng liên quân Sri Lanka, từ chức, cùng với Tổng thanh tra cảnh sát Pujith Jayasundara. Cả hai đều bị buộc tội không đưa ra các hành động cụ thể trước các báo cáo tình báo.

Đức Hồng Y Ranjith nói với đài truyền hình EWTN của Hoa Kỳ rằng cộng đồng Công Giáo địa phương đã đau khổ rất nhiều vì vụ thảm sát kinh hoàng hôm Chúa Nhật Phục sinh.

Đức Hồng Y nói ngài đã vội vã chạy đến đền thờ Thánh Antôn, ngay khi nghe tin về vụ tấn công vào sáng Chúa Nhật, nhưng cảnh sát không cho phép ngài vào bên trong vì họ nghi ngờ có thể còn có những quả bom chưa nổ.

“Từ bên ngoài tôi thấy rất nhiều sự tàn phá bên trong và bên ngoài nhà thờ,” Đức Hồng Y nói. “Khi nhìn thấy rất nhiều thi thể, tôi đã hoàn toàn tê tái trong lòng và hết sức bối rối.”


Source:Catholic News Agency
 
Thất bại của chính quyền Sri Lanka trong vụ khủng bố lễ Phục sinh - Nhận định của một cố vấn tình báo Hoa Kỳ
Phượng Hoàng
16:31 25/04/2019
Một trong những câu hỏi nhức nhối đối với người Công Giáo tại Sri Lanka và trên thế giới là phải chăng chính quyền nước này muốn mượn tay bọn khủng bố để “thanh lọc tôn giáo”?

Lyndia Khalil, cố vấn an ninh tình báo của sở cảnh sát New York, nghĩ rằng có lẽ không phải như thế. Trong phần sau, chúng tôi xin giới thiệu bài nhận định của cô nhan đề “Sri Lanka’s Perfect Storm of Failure” – “Cơn bão sai lầm hoàn toàn của Sri Lanka” đăng trên tờ Foreign Policy ngày 23 tháng Tư. Cô viết như sau:

Ít nhất hai tuần trước, các quan chức tình báo từ Ấn Độ và Hoa Kỳ đã cảnh báo các nhà chức trách Sri Lanka về một âm mưu khủng bố tại các nhà thờ và địa điểm du lịch ở nước này. Một tuần sau, Bộ Quốc phòng Sri Lanka cảnh giác Tổng thanh tra cảnh sát về âm mưu này, kèm theo cả một danh sách tên và địa chỉ của các nghi phạm, và một số người trong số họ cuối cùng chính là những kẻ tấn công thực sự. Chẳng có ai làm điều gì cả.

Một bản ghi nhớ chi tiết khác do phó tổng thanh tra cảnh sát gởi đến Phòng An ninh Bộ Nội Vụ, Phòng An ninh Ngoại giao, Phòng An ninh Tư pháp và Bộ phận An ninh của các Tổng thống đã nghỉ hưu cũng đưa ra lời cảnh báo và một danh sách các nghi phạm.

Các quan chức Sri Lanka cũng đã nhận được những cảnh báo trước đó về bọn khủng bố National Thawhith Jama’an từ cộng đồng Hồi giáo Sri Lanka. Phó chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Sri Lanka tuyên bố rằng ông đã cảnh báo các quan chức tình báo về nhóm này cách đây ba năm.

Tại sao không ai hành động trước những cảnh báo này? Có lẽ bởi vì chính phủ Sri Lanka vẫn chia rẽ một cách cay đắng, giữa tổng thống và thủ tướng là hai người đang có chiến tranh với nhau.

Người Sri Lanka vẫn còn đang cảm thấy những âm vang của cuộc khủng hoảng hiến pháp năm ngoái.

Vào tối ngày 26 tháng 10 năm 2018, tổng thống Sirisena, trong một động thái bất ngờ, đã sa thải thủ tướng Ranil Wickremeinghe và bổ nhiệm cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa, đối thủ chính trị của mình, làm Thủ tướng sau khi Liên minh Tự do Nhân dân rút khỏi chính phủ thống nhất.

Wickremeinghe từ chối chấp nhận bị sa thải, nói rằng việc sa thải mình là bất hợp pháp và vi hiến. Sirisena đã nhanh chóng thành lập Quốc hội và bổ nhiệm một nội các mới, có hiệu lực tạo ra một chính phủ song song với những gì đang hoạt động tại nước này vào thời điểm đó. Điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng hiến pháp, trong đó các nhà phân tích coi hành động của Sirisena là một cuộc đảo chính.

Cuộc khủng hoảng đã tạo ra những lo ngại đáng kể đối với tình trạng của các thể chế dân chủ trong nước. Karu Jayasuriya, Chủ tịch Quốc hội, từ chối thừa nhận tính hợp pháp của động thái này, nói rằng Thủ tướng Wickramasinghe bị lật đổ vẫn là Thủ tướng hợp pháp.

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2018, Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết cho rằng các hành động của tổng thống là vi hiến và bất hợp pháp.

Sau phán quyết của tòa án tối cao, Rajapaksa rút lui và Wickremeinghe được tái bổ nhiệm làm Thủ tướng.

Mặc dù cuộc đảo chính chính trị này đã thất bại, sự hục hặc giữa tổng thống và thủ tướng vẫn tiếp tục, và việc kiểm soát các cơ quan an ninh là một chiến trường quan trọng. Trong một môi trường mà thông tin đã trở thành một công cụ chính trị đến mức Sirisena đã đặt các bộ quốc phòng và cảnh sát dưới sự kiểm soát của chính mình và loại trừ thủ tướng khỏi hội đồng an ninh quốc gia, hầu như không đáng ngạc nhiên khi các quan chức cấp thấp không muốn đơn phương hành động mà không có chỉ thị từ bên trên.

Đây là một thất bại kỳ lạ so với lịch sử đất nước này, một đất nước có kinh nghiệm lâu năm với chủ nghĩa khủng bố trong cuộc nội chiến kéo dài suốt gần 26 năm.


Source:Foreign Policy
 
Tổng Giám Mục Peru tha cho ký giả mạ lỵ ngài
Đặng Tự Do
18:30 25/04/2019
Trong tuyên bố đưa ra hôm 24 tháng Tư, Đức Cha Jose Antonio Eguren, Tổng Giám Mục Peru, tuyên bố sẽ rút lại đơn kiện phỉ báng nặng nề đối với nhà báo Pedro Salinas, người đã bị tòa án Peru kết tội trong phiên sơ thẩm.

Đức Tổng Giám Mục cho biết: “Hôm nay tôi đã trình bày trước Tòa án hình sự sơ thẩm Piura, yêu cầu của tôi muốn rút đơn kiện đối với nhà báo Pedro Salinas Chacaltana vì tội phỉ báng đối với tôi.”

Hôm 22 tháng 4 tháng Tư, kết quả của bản án ngày 8 tháng Tư đối với Salinas đã được công bố. Thẩm phán Judith Cueva Calle đã kết án Salina một năm tù treo và phạt 80,000 Péso (khoảng 24.000 đô la) bồi thường danh dự vì tội phỉ báng nặng nề đối với Đức Tổng Giám Mục Jose Antonio Eguren Anselmi.

Trước kết quả của bản án này, có những tiếng nói hoan hô Đức Tổng Giám Mục đã dạy một bài học đích đáng cho những kẻ điên cuồng phỉ báng các nhà lãnh đạo Giáo Hội và qua đó là toàn thể Giáo Hội vì các tham vọng liên quan đến danh vọng và tài chính. Tuy nhiên, cũng có các ý kiến không tán thành việc chủ chăn đi kiện con chiên mình.

Đức Tổng Giám Mục Eguren nói rằng bản án đã gây ra “một loạt các phản ứng phi lý, ngay cả bên trong Giáo hội, mà tôi cho là có tác động tiêu cực đến một thiện ích cao hơn, cụ thể là sự hiệp nhất của nhiệm thể Chúa Kitô.”

“Là một giám mục, trách nhiệm đầu tiên của tôi là trông nom phần rỗi của dân Chúa được giao phó cho tôi. Vì lý do này, bất kể kết quả của tiến trình tư pháp, tôi đã quyết định từ bỏ quyền bảo vệ danh tiếng và tên tuổi của mình,” ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng: “Ý định của tôi khi trình bày vụ kiện chống lại ông Salinas, là để bảo vệ quyền cơ bản mà tất cả chúng ta phải có đối với danh thơm tiếng tốt của mình, để phản ánh giá trị của danh dự con người, và để ngăn chặn những kẻ tung ra các cáo buộc sai trái và xúc phạm một cách vô lý.”

Đức Tổng Giám Mục nói thêm:

“Do đó tôi tin rằng quyết định này sẽ được hiểu theo chiều hướng đúng đắn của nó và có thể đóng góp cho sự hiệp nhất của người Peru và Giáo hội của chúng ta, là điều rất quan trọng trong tình hình hiện nay của đất nước.”


Source:Catholic News Agency
 
Con số thương vong trong vụ khủng bố tại Sri Lanka đã bị chính trị hóa. Chỉ có 253 người thiệt mạng, không phải 359.
Phượng Hoàng
23:06 25/04/2019
Bác sĩ Anil Jasinghe, một quan chức Bộ Y tế Sri Lanka nói vào chiều thứ Năm 25 tháng Tư là chỉ có 253 người thiệt mạng trong vụ đánh bom hôm Chúa Nhật Phục sinh, chứ không phải 359 người như các báo cáo. Trước đó, chính phủ Sri Lanka nói có ít nhất 207 người bị giết. Con số tăng dần thành 290 người, rồi 310 người. Đến chiều ngày thứ Ba là 321 người. Sáng thứ Tư con số lên đến 359 người.

Bác sĩ Anil Jasinghe giải thích rằng các vụ nổ đã xé nát thi thể các nạn nhân khiến cho việc nhận dạng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, các nguồn tin địa phương cho rằng con số người chết đã bị chính trị hóa nhằm phục vụ cho cuộc chiến giữa tổng thống Maithripala Sirisena và thủ tướng Ranil Wickremeinghe, là người đang muốn quy trách nhiệm cho tổng thống nắm được tin tình báo nhưng không cho ông và nhiều bộ trưởng khác biết, dẫn đến hậu quả là không có hành động nào được đưa ra để ngăn chặn bi kịch này.

Trong một cảnh báo rất khác thường không chung chung nhưng rất cụ thể, Đại sứ quán Mỹ tại Sri Lanka cho biết những nơi thờ phượng có thể bị những kẻ cực đoan tấn công vào cuối tuần này.

Cảnh sát đã ra thông báo tưởng thưởng cho ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ hay giết chết ba phụ nữ và hai người đàn ông bị nghi ngờ sẽ đánh bom tự sát trong những ngày sắp tới.

Tổng giáo phận thủ đô Colombo đã hủy bỏ các thánh lễ cuối tuần có giáo dân tham dự và đóng cửa các cơ quan bác ái Công Giáo để tránh bị tấn công lần thứ hai.

Ít nhất 58 người đã bị bắt, bao gồm cả cha của hai trong số những kẻ đánh bom tự sát, ông Mohamed Ibrahim, một trong những người buôn bán gia vị giàu có nhất của Sri Lanka. Hai đứa con ông là Imsath Ahmed Ibrahim, 31 tuổi và Ilham Ahmed Ibrahim, 33 tuổi đã nổ bom tự sát tại khách sạn Shangri La và khách sạn Cinnamon Grand giết chết ít nhất 31 người nước ngoài. Khi cảnh sát xét nhà, người vợ đang mang thai của Ilham Ibrahim, là Fatima, đã kích hoạt đống chất nổ trên mình y thị, giết chết hai đứa con của mình và 3 viên cảnh sát.

Toàn bộ gia đình ông Mohamed Ibrahim đã bị bắt.

Trường hợp ông Mohamed Ibrahim cũng là một bãi chiến trường giữa tổng thống Maithripala Sirisena và thủ tướng Ranil Wickremeinghe. Tổng thống ra lệnh bắt toàn bộ gia đình ông Mohamed Ibrahim nhưng thủ tướng mô tả Ibrahim là một doanh nhân hàng đầu hoạt động chính trị và dùng thuật ngữ “Ibrahim Hajiar” mỗi lần nhắc đến tên ông. Từ “Hajiar” được gắn thêm với ý tôn kính vào tên những người Hồi giáo đã đi hành hương đến Mecca. Ông Wickremeinghe đã công khai bày tỏ sự hoài nghi về cáo buộc cho rằng Mohamed Ibrahim đồng lõa của trong vụ tấn công này.

“Những người như thế sẽ không muốn con cái mình tự nổ tung”, Thủ tướng nói.

Trong một ngôi nhà ở phía bên kia con đường vắng vẻ, đầy cây cối, Buhari Mohammed Anwar, 77 tuổi, giáo viên đã nghỉ hưu, cho biết hàng xóm của ông là một người tốt bụng giúp đỡ người nghèo.

Đề cập đến những kẻ đánh bom tự sát, ông nói: “Cha của chúng, Ibrahim, không mong đợi điều này. Cha của chúng khuyên chúng mỗi ngày. Nhưng chúng không nghe.”


Source:News.com.au
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Trang: Chương trình chuyên đề Hôn nhân Gia Đình
Martinô Lê Hoàng Vũ
07:57 25/04/2019
Chiều hôm qua thứ tư ngày 24.4.2019 tại Giáo xứ Tân Trang, hạt Phú Thọ, Sài Gòn đã có buổi nói chuyên đề về Hôn nhân Gia Đình.

Đến chia sẻ và gặp gỡ với cộng đoàn Giáo xứ Tân Trang hôm nay là Linh mục Giuse Trần Thanh Công, chánh xứ Vườn Xoài, hạt Tân Định Sài Gòn.

Trước tiên Cha Giuse đã dâng thánh lễ cho cộng đoàn giáo xứ vào lúc 17g 45 phút.Sau đó là buổi nói chuyện về Hôn nhân Gia Đình nhân dịp năm mục vụ Gia Đình “đồng hành với các gia đình khó khăn”

Xem Hình

Trong bài chia sẻ cha Giuse trình bày bức tranh về đời sống gia đình,những khó khăn thử thách.Gia đình chính là tế bào của xã hội và gia đình, vì vậy mà tế bào bị ung nhọt thì xã hội và giáo hội cũng tan nát.Ngày nay các gia đình dễ dàng bị rạn nứt đổ vỡ,vợ chồng không còn giữ được mối tình chung thủy son sắc với nhau nữa.Ba khó khăn cơ bản mà ai trong chúng ta cũng thấy.Giới trẻ có những não trạng và suy nghĩ khác các cụ ngày xưa,họ không giữ lời cam kết hôn nhân trong ngày lãnh nhận bí tích.Người trẻ ngày nay mong muốn cái gì cũng tạm thời, nhanh chóng,vội vàng,không còn muốn điều gì vĩnh cửu.Ơn gọi cũng muốn ngắn hạn,5-10 năm thôi,chứ không muốn trọn đời.Vấn đề sống thử ngày càng phổ biến.

Khó khăn thứ hai về đời sống đức tin,người trẻ sau khi ra khỏi “lũy tre làng” để học hành mưu sinh bị ảnh hưởng bởi lối sống của bạn bè,xa nhà thờ, dự lễ kinh nguyện cũng thưa dần và trong những lúc chao đảo thử thách về đời sống không biết bám víu vào đâu.Dần dà họ cũng mất đức tin,mất cảm thức tôn giáo.

Và một khó khăn thứ ba là vấn đề bảo vệ sự sống,Thiên Chúa trao ban sự sống trong cung lòng con người.Vì “mất mặt”người ta sẵn sàng giết hai đứa con của mình.Cuộc sống thụ hưởng khoái lạc làm cho người trẻ thỏa mãn tình dục với nhau.

Ngày xưa,tình thì đã nhưng bên ngoài vẫn ngại ngùng,còn e dè, ngày nay người trẻ làm ngược lại.Tình chưa có,tình còn e,nhưng đã khám phá thân xác nhau hết rồi,đòi thỏa mãn tình dục.

Là những bậc phụ huynh chúng ta cần hiểu và đồng hành với các gia đình,chia sẻ với những khó khăn.Các bậc cha mẹ trở nên người bạn thân, luôn thấu hiểu tâm tư của người trẻ.Và ước gì người trẻ có được những “sân chơi” sinh hoạt,hay những buổi học hỏi chia sẻ như thế này để người trẻ Kitô hữu được nâng đỡ về lòng tin tưởng vào Chúa.

Sau cùng,ông Chủ tịch HĐMVGX Tân Trang có những tâm tình tri ân cha chánh xứ và cha Giuse hướng dẫn đã yêu thương,dành thời gian chia sẻ với cộng đoàn giáo xứ những vấn đề rất quan trọng trong năm Mục Vụ Gia Đình.

Martinô Lê Hoàng Vũ
 
Khai mạc Đại Lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Trung Tâm Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
14:33 25/04/2019
Melbourne, vào lúc 6 giờ 30 tối Thứ Năm 25/4/2019. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Thánh lễ đồng tế Khai mạc Đại Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót đã được tổ chức thật trọng thể.

Xem hình

Theo chương trình, Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót sẽ có bốn ngày, ngày đầu tiên khai mạc sẽ dành cho Giới trẻ trong cộng đồng với phần giảng thuyết rất trẻ trung của Linh mục Vũ Hải Đăng đến từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vì lòng yêu mến Lòng Chúa Thương Xót, và muốn được ngụp lặn trong bể đại dương trong Lòng Chúa Thương Xót, rất đông quý vị phụ huynh và cộng đồng đã về dự lễ khai mạc, và nhất là được nghe giảng.

Thật không có gì vui sướng cho giới trẻ hơn, khi được nghe Cha Hải Đăng giới thiệu về minh mới bay từ Mỹ đến, và với phong cách trẻ trung, cha đã cùng các em cùng cộng đoàn làm các động tác theo bản nhạc để tạo cho mọi người cùng thoải mái trước các bài giảng theo chủ đề: Hãy tín thác đường đời cho Chúa, tin tưởng Ngài, Ngài sẽ ban cho.

Với hình ảnh tài liệu được chiếu trên màn ảnh bằng Anh ngữ, nhưng hình ảnh đã diễn tả lại cuộc khổ nạn của Chúa, sự hành hạ Chúa qua những roi đòn như đánh vào những con tim nhiều người được xem. Tất cả đau khổ đều được Chúa trả lời là Chúa chịu là vì chúng ta tội lỗi!

Thánh lễ đồng tế do quý Cha Trần Ngọc Tân quản nhiệm Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm chủ tế, cùng với quý Cha Nguyễn Xuân Thinh, Trần Minh Hiếu, Vũ Hải Đăng, Cha Toàn và Thầy Phó tế Đinh Văn Bổn. Ca đoàn giới trẻ trong cộng đồng phụ trách thánh ca cho Thánh lễ thêm sốt sắng và long trọng.

Cha Nguyễn Xuân Thinh linh hướng Giới trẻ của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne đã có bài chia sẻ về ý nghĩa Chúa Phục Sinh, phản bác lại một số báo chí vô thần đã đưa tin sai lạc, gieo sự nghi ngờ về sự Sống lại Vinh quang của Chúa.

Kết thúc Thánh lễ khai mạc, ban tổ chức đã có bữa ăn rất thân tình để khoản đãi mọi người về tham dự lễ khai mạc. Trong niềm vui, mọi người cùng nhau dùng bữa và tâm tình, hàn huyên, gặp gỡ nhau, gặp gỡ bạn bè về đây từ khắp các cộng đoàn, để có các bữa ăn tinh thần, và cả chia sẻ với nhau chút của ăn vật chất đơn sơ nhưng thấm đậm tình hiếu khách của ban tổ chức.

Được biết, Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót năm nay với chủ đề: Lòng Thương Xót ấp ủ mọi gia đình. Gồm bốn ngày từ 25/4 và thánh lễ đại trào bế mạc vào Chúa Nhật 28/4 có Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn và quý cha giúp giảng về Lòng Chúa Thương Xót đến cộng đồng.
 
Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang Keysborough Melbourne có gì lạ?
Giuse Phạm Quang Khánh (Ủy viên Truyền Thông)
20:00 25/04/2019
Xin giới thiệu một số sinh hoạt của Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang Keysborough Melbourne Úc Châu. Quí vị có thể bấm vào các links sau đây để coi.

- Hình ảnh Lễ Vọng Phục Sinh tại Trung Tâm Thánh Mẫu LaVang:
https://drive.google.com/drive/u/1/folders/1OxMy2jaAOXiSPKIrrdCtDgJv4Fb_slS1?fbclid=IwAR2tx0CXmZnf-HtfP7uRDIIH7ecK8lYDo38gmPVkqklQxHyVQ9wR2oyW1No

- Video Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Trung Tâm Thánh Mẫu LaVang, Phần 1: Nghi thức làm phép nến Phục Sinh và Bài Giảng
https://www.youtube.com/watch?v=NwSIENBN4xs

- Video Thánh Lễ Vọng Phục Sinh tại Trung Tâm Thánh Mẫu LaVang, Phần 2: Anh Chị Em Tân Tòng Lãnh Nhận Các Bí Tích Khai Tâm Kitô Giáo
https://www.youtube.com/watch?v=WJyw7ojEGGA

- Hình ảnh Đại Lễ Phục Sinh tại Trung Tâm Thánh Mẫu LaVang:
https://www.flickr.com/gp/152557982@N05/s2a20Z

- Video Đại Lễ Mừng Chúa Phục Sinh tại Trung Tâm Thánh Mẫu LaVang, Nghi thức tuyên hứa của Tân Ban Thường Vụ Cộng đoàn, nhóm Thừa Tác Viên Thánh Thể và Đọc Sách Thánh
https://www.youtube.com/watch?v=nxEQPDr3pKY

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tương Lai Nguyễn Phú Trọng Mập Mờ
Phạm Trần
07:50 25/04/2019
Bất cứ Lãnh đạo nào ở Việt Nam nói Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không bị bệnh hiểm nghèo là nói dối, bịp dân và đánh lửa giới Ngoại giao tại Hà Nội.

Bằng chứng ông Trọng, người đứng đầu đảng duy nhất cầm quyền của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã không xuất hiện trước đám đông, dù trong đảng hay ngoài xã hội, kể từ trưa ngày 14/04/2019 là khi có tin ông bị “đột quỵ” (stroke) trong lúc đang chỉ đạo các cấp lãnh đạo đảng bộ Tỉnh Kiên Giang.

Ban Tuyên giáo đảng, được nói, đã ra lệnh cho báo đài nhà nước phải tuyệt đối không loan tin về ông Trọng sau khi rời Kiên Giang nhưng cũng không lên tiếng cải chính tin của các mạng xã hội nói ông Trọng đã được cứu sống ở Bệnh viện Chợ Rẫy (Sài Gòn) để đưa về Hà Nội chữa tiếp từ chiều ngày 16/04/2019.

Tuy nhiên Ban Bảo vệ sức khỏa lãnh đạo chủ chốt của đảng và chính phủ đã không đưa ra bất cứ thông tin nào về tình trạng sức khỏe của ông Trọng.

Lý do Ban Tuyên giáo che kín thông tin sức khỏe của ông Trọng vì Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước (Luật số 29/2018/QH14) , ban hành ngay 15/11/2018, có khoản cấm ghi tại Điều 7 đối với “Thông tin bảo vệ sức khỏa lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.”

BẰNG CHỨNG VẮNG MẶT

Bằng chứng ông Nguyễn Phú Trọng, 75 tuổi đã không làm 2 vệc từng được lên kế hoạch từ trước:

Thứ nhất, hủy bỏ cuộc tiếp Phái đoàn 9 Thượng nghị sỹ lưỡng đảng Hoa Kỳ, ấn định vào ngày 18/4 (2019) tại Hà Nội. Đoàn do Nghị sỹ Dân chủ Patrick Leahy (Tiểu bang Vermont), Phó Chủ tịch Ủy ban chuẩn chi Thượng viện cầm đầu thăm Việt Nam để thẩm định công tác tẩy xóa chất độc Da Cam và công tác giúp người khuyết tật.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bí thư Trần Quốc Vượng, người đứng hàng thứ hai sau ông Trọng đã thay ông Trọng tiếp phái đoàn Leahy.

Thứ hai, ông Trọng không cầm đầu phái đoàn đi Trung Cộng họp Hội nghị thượng đỉnh “Vành đai-Con đường” lần 2 ở Bắc Kinh từ ngày 25 đến 27/04/2019, theo lời mời của Lãnh đạo đảng, nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông báo chính thức ngày 22/4 (2019) cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cầm đầu phái đoàn Việt Nam. Cũng giống như nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thay mặt Việt Nam đọc diễn văn tại Hội nghị này hồi tháng 5/2017, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày quan điểm của Việt Nam vào ngày 26/04 (2019). Sau đó, ông Phúc sẽ có các cuộc họp với Lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng.

Trước khi ngả bệnh bất ngờ, ông Nguyễn Phú Trọng đã chuẩn bị trong chuyến đi sẽ có cuộc gặp riêng với ông Tập để trao đổi về tình hình hai nước ; tình hình Biển Đông ; triển vọng hợp tác song phương giữa sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai” của Việt Nam với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Cũng qua lần họp này, nếu thuận lợi, ông Trọng sẽ đề cập đến chuyến đi thăm Mỹ sắp tới của ông theo lời mời của Tổng thống Donald Trump.

Thứ ba, ông Nguyễn Phú Trọng cũng vắng mặt ở một số Hội nghị của Tổ chức và Đảng địa phương như ông đã làm tại Kiên Giang trong hai ngày 13 Và 14/04/2019.

Trong số này có Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội Nhà báo năm 2018, tổ chức tại TP Cần Thơ Ngày 19-4-2019. Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương đảng, Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc đã thay ông Trọng chỉ đạo Hội nghị.

Ông Trọng cũng không thể đi dự Hội nghị kiểm điểm nhiệm kỳ 2015-2020 của đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh ngày 24/04/2019. Đây là công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, nằm trong khuôn khổ chọn nhân sự cho các đoàn Đại biểu tham dự Đại hội đảng thứ XIII, dự trù diễn ra đầu tháng 01/2021.

Thứ bốn, trong Lịch tiếp xúc Cử tri Hà Nội trước Kỳ họp 7 của Quốc hội, dự trù khai mạc ngày 20/05/2019, không thấy ghi buổi gặp cử tri của Đoàn đơn vị I, gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.

Không có lý do được đưa ra, nhưng theo thông báo phổ biến ngày 02/04/2019 của Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội thì “ Lịch TXCT tại đơn vị số 01, số 02 sẽ có thông báo sau.”

Tuy nhiên cho tới ngày 24/04 (2019), vẫn chưa có Thông báo mới.

Những chỉ dấu trên cho thấy chưa bao giờ ông Trọng đã vắng mặt, hay không có việc gì làm trong thời gian dài như thế. Ít nhất là trên 10 ngày, kể từ khi có tin ông bị “đột qụy” (stroke) ở Kiên Giang trưa 14/04 (2019), không có bất cứ tin nào về ông Trọng được lộ ra khỏi Hà Nội.

VIỄN ẢNH KHÔNG CÓ TRỌNG

Với tình trạng sức khỏe tương đối ổn định, kể từ khi ông được bầu làm Tổng Bí thư đảng khóa XI năm 2011, sau đó kiêm luôn chức Chủ tịch nước từ ngày 23/10/2018, ông Trọng là người năng động và rất tích cực trong chiến dịch chống tham nhũng; chống chạy chức, chạy quyền và từng hô hào “chống “tham nhũng quyền lực” trong đảng.

Đã có lần ông nói:”Khi lò đã nóng, không ai có thể đứng ngoài cuộc….Chúng tôi nhiều lần nói không thể không làm. Muốn thế thì lòng dân phải thuận, tất cả đồng lòng, lò nóng lên thì tất cả phải vào cuộc".

Đề cập đến vai trò của luật pháp, ông Trọng văn hoa : ” Đây là công cụ bảo đảm để làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng. Không thể kêu gọi suông, giáo dục suông mà phải bằng luật pháp, phải nhốt quyền lực vào trong lồng pháp luật, phải có đòn roi để làm sao cho anh không dám làm, không muốn làm, nhúng tay vào rồi thì phải sửa.”

(Theo Pháp Luật. Net, Tiếp xúc cử trị Dơn vị I, ngày 29/11/2917)

Tuy nhiên, ông lại là người nắm giữ nhiều chức hơn bất cứ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiền nhiệm nào. Ngoài hai chức đầu đảng, đầu nước, ông Trọng còn là Bí thư Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh Việt Nam; Trường Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương đảng CSVN.

Riêng trong công tác chuẩn bị cho Đại hội đảng XIII, tổ chức vào tháng Giêng năm 2021, ông Nguyễn Phú Trọng đã một mình nắm 2 chức quan trọng nhất là Trưởng Tiểu ban Văn kiện đảng, và Trưởng Tiểu ban Nhân sự. Tiếng nói của ông sẽ ảnh hưởng rất “nặng ký” đến đường đi nước bước của đảng CSVN trong nhiều năm tới.

Đồng thời, với chức Trưởng Tiểu ban nhân sự, ông cũng có quyền sinh sát đối với việc chọn các Ủy viên Trung ương đảng, và đặc biệt là Bộ Chính trị, trong đó có hai chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước dành cho một người như ông bây giờ.

Một danh sách 200 ứng viên cho các “cán bộ cấp chiến lược” đang nằm trong tay ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng ông vẫn nói trước khi lâm bệnh là “chưa chốt” mà còn phài xét thêm các trường hợp khác để gạn lọc.

Nhưng tước khi bị đột quỵ, ông Trọng từng tự cao “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày nay”. Ông cũng nói trực tuyến vào sáng ngày 28/12/2018 tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương rằng:”2019 là năm chuẩn bị kết thúc của nhiệm kỳ 5 năm, năm khởi đầu của quá trình chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vì vậy có ý nghĩa rất quan trọng.”

Ông Trọng kêu gọi:” Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, ưu ái tuyển dụng người thân không đủ tiêu chuẩn… Cũng dè chừng dần những tiêu cực chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu. Chuẩn bị Đại hội lại vận động, tìm mọi cách.”

Ông nói:”Phải cảnh báo vấn đề này. Đó chính là xây dựng Đảng, liên quan đến vấn đề con người. Cần gì phải "chạy", Tôi đã nói rồi, "chạy" là không dùng, cái gì đến tự sẽ đến, “hữu xạ tự nhiên hương”.

(Trích VOV (Voice of Vietnam), phát biểu ngày 21/3-2019, tại trụ sở Trung ương Đảng)

AI CÓ CƠ MAY KỆ VỊ ?

Vậy bây giờ, sau khi ngã bệnh có dấu hiệu không nhẹ thì viễn ảnh một Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú trọng đang mờ nhạt dần sẽ tạo cơ hội cho ai trong số 15 Ủy viên Bộ Chính trị còn lại có cơ hội thay ông ?

Nếu căn cứ vào “thâm niên đảng viên” và vị trí trong Bộ Chính trị khóa đảng XII thì người ấy có thể là ông Trần Quốc Vượng, hiện giữ chức Thường trực Bí thư, đứng hàng thứ hai sau ông Nguyễn Phú Trọng.

Ưu điểm của ông Vượng, sinh ngày 05/02/1953 tại Tỉnh Thái Bình, miền bắc là ông được nhận vào đảng ngày 10/08/1979. Trong khi ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, sinh ngày 10/12/1958 tại Thanh Hóa, Trung tướng Công an 61 tuổi, mãi đến ngày 25/12/1986 mới được vào đảng.

Ngoải ra, ông Chính còn bị “dính liền” với sự án Đặc khu Kinh tế Vân Đồn khi ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Qủang Ninh từ 08/08/2011 đến 01/04/2015. Tuy nhiên cuộc “biểu tình nổi loạn” của hàng trăm ngàn người dân ngày 10/06/2018 trên khắp Việt Nam đã dập tan kế hoạch biến Vân Đồn, Bắc Vân Phong (Khánh Hòa” và Phú Quốc thành các “trung tâm Kinh tế của Trung Cộng”.

Vì vậy, mỗi khi tên ông Chính xuất hiện là người ta lại nghĩ ngay đến “vấn nạn” Vân Đồn.

Người thứ 3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sinh ngày 20/07/1954 tại Quảng Nam, tới ngày 12/05/1982 mới được nhận vào đảng. Tuy ông Phúc là Ủy viên Bộ Chính trị từ khóa đảng XI, trước hai ông Vượng và Chính đến 5 năm, nhưng ông lại bị eo xèo là có nhiều “tham vọng quyền lực” và “lợi ích nhóm” địa phương.

Ủy viên Bộ chính trị khác là ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Thành phố p Hồ Chí Minh, sinh ngày 12/06/1953 tại Cà Mau, nhưng quê gốc là Trà Vinh. Ông được nhận vào đảng năm 1980, leo lên Ủy viên Bộ Chính trị từ ngày 11/05/2013 nhưng ông là một chuyên gia Giáo dục hơn là một chính trị gia.

Người cuối cùng, ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội sinh ngày 27/09/1959 tại Thái Bình, lại chỉ mới vào đảng từ ngày 20/11/1990. Việc ông được cất nhắc vào Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng XI và và sau đó vào Bộ Chính trị năm 2016 cũng bị eo xèo vì có tin ông có gốc gác người Hoa và nói tiếng Hoa như tiếng Việt.

Nhiều mạng xã hội nói ông Hoàng Trung Hải cũng là một trong số Ủy viên Bộ Chính trị ủng hộ nhiệt thành kế hoạch “đặc khu”.

TRẦN QUỐC VƯỢNG-TẬP CẬN BÌNH

Như vậy, sau bóng mờ Nguyễn Phú Trọng sẽ là ai, hay chẳng có ai được nổi lên cho đền khi cuộc cờ phải phân thắng bại giữa Hà Nội và Bắc Kinh ?

Có điều đáng quan tâm là trong cuộc họp được gọi là “‘vun đắp’ cho mối quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh” ngày 21/08/2018 tại Bắc Kinh giữa ông Trần Quốc Vượng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, lãnh đạo họ Tập đã cho ông Vượng biết rằng “hiện đang diễn ra những thay đổi phức tạp và sâu sắc liên quan đến tình hình quốc tế và khu vực.” (VOA Tiếng Việt, 21/08/2018)

VOA viết tiếp:”Ngoài ra, cũng theo Tân Hoa Xã, ông Tập còn phát biểu rằng giữa ông và Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã “đạt được một loạt sự đồng thuận quan trọng về việc tăng cường quan hệ giữa hai bên và hai nước.”

“Ông Tập còn nói thêm rằng Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với Hà Nội về các cuộc hội thoại chuyên sâu bàn về các vấn đề tổng thể và chiến lược, cũng như “tăng cường các hướng dẫn chính trị về quan hệ song phương” để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai bên.

Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc không nêu rõ các “hướng dẫn chính trị” mà hai bên có kế hoạch bàn thảo là gì.”

Vế phần mình, VOA đưa tin tiếp theo rằng :”Ông Vượng đề nghị hai bên “tăng cường và nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai Đảng, hai nước; thúc đẩy hiệu quả các lĩnh vực hợp tác, giải quyết thỏa đáng các vấn đề trên biển, giữ vững đà phát triển của quan hệ hai nước.”

Trước việc đảng và nhà nước CSVN tiếp tục giấu tin ông Trọng thì liệu chuyến đi Trung Cộng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh “Vành đai-Con dường” lần 2 từ ngày 25 đến 27/04 (2019) có cơ may mở ra đường thoát Trung nào cho Việt Nam hay sẽ chỉ bóp lại bé hơn qua hình ảnh của cuộc họp bất ngờ năm 2018 giữa Tập Cận Bình và Trần Quốc Vượng ? -/-

Phạm Trần

(04/019)

 
Đứng dậy mà đi .
Bảo Giang.
08:21 25/04/2019
Có một câu hỏi lớn đặt ra cho dân tộc Việt Nam là: Tại sao chiến tranh giữa hai miền Bắc – Nam (1954-1975) đã kết thúc gần nửa thế kỷ rồi mà người Việt Nam vẫn không thể ngồi lại với nhau? Tệ hơn, mãi mãi vẫn coi nhau như loại kẻ thù không thể đội trời chung? Có phải vì người Việt Nam khó tính, ích kỷ, dối trá, khó hòa giải hay vì một lý do ngoại lai nào khác? Và rồi, nếu không thể hòa giải, làm sao chúng ta có thể phá vỡ được bế tắc để người Việt Nam nắm lấy tay nhau tiến lên cùng thế giới?

Có thể bạn sẽ còn thêm nhiều câu hỏi nữa. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ tạm nêu lên vài điểm vào dịp 30-4 này để mời bạn, từ cả hai phía, cùng nhìn lại chính đề. Hy vọng, chúng ta thành thật được một lần, nhìn vào thực tế để hóa giải cơn đau Việt Nam trước mối họa xâm lăng từ phương bắc. Bởi lẽ, đây chính là một mối họa lớn mà từ nghìn xưa, lúc nào nó cũng muốn phủ ập xuống trên đầu dân tộc nhỏ bé ở phương nam này. Tuy thế, chúng ta đã tránh được sự đồng hóa từ phương bắc là nhờ tính truyền thống của dân tộc, trong đó, phần vì bản sắc, phần vì độc lập, tự chủ, mà tiền nhân ta đã biết họa, rồi diệt họa để con cháu còn có mảnh đất riêng đến hôm nay. Phần chúng ta thì sao, liệu có học được bài học của tiền nhân để bảo vệ mảnh đất này cho mai sau hay không?

Tôi tin là có và phải có. Bởi lẽ, khi chúng ta biết nhìn lại lịch sử và biết nhìn lại những chuyện quanh ta, và chỉ cần còn một chút lương tri Việt Nam, chúng ta sẽ có được câu trả lời chuẩn xác cho chúng ta và tương lai của con cháu chúng ta. Tuy thế, cái khó của hôm nay là người ta chưa thể nhận biết mình và nhận biết nhau để tạo nên sức mạnh của dân tộc, ngõ hầu tránh được cái họa ngoại xâm. Tệ hơn, còn hí hửng rước voi về dày mả tổ mà lại tưởng chừng như là mở ra cơ nghiệp mới cho dân, cho nước. Ở một diện khác thì lại ngồi tưởng tượng vẽ voi trên giấy! Hãy nhớ, sự hí hửng này chính là cái họa lớn cho dân tộc. Từ đó, đòi buộc người Việt Nam phải biết nhìn lại nguyên đề, nếu muốn mảnh đất này còn là của Việt Nam trong ngày mai.

Khi đưa ra vấn đề này, chúng ta rất dễ đối đầu với nhau hơn là chung hướng. Tuy nhiên, tất cả không thể mãi tránh né. Bởi vì, đây chính là những nút thắt, cần phải được mở ra để giúp chúng ta nhìn biết sự thật. Hơn thế, còn buộc chúng ta phải mở cho to đôi mắt, khơi cho rộng tấm lòng của chúng ta ra để đón nhận những sự kiện nào là sự thật, sự việc nào là giả trá. Để từ đó, mới khả dĩ có được những nhận thức căn bản hầu dẫn chúng ta vào chung một hướng đi. Khi đã có chung hướng đi, dẫu có khó khăn mấy, chúng ta vẫn có thể đạt đến cùng đích là chung tay xây dựng lại ngôi nhà Việt Nam của chúng ta.

Về những bài học, bạn biết đó, khi thế giới bước vào cuộc Đệ Nhất thế chiến 1914-18, Việt Nam ta vẫn còn đang ngụp lặn dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Tuy thế, nhờ đó Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể để đưa đất nước vào tiến trình thay đổi, mà sau đó chỉ 30 năm, với máu xương của dân tộc và của những nhà tranh đấu vì độc lập cho xứ sở, Việt Nam đã bước vào một vận hội mới.

Khởi đầu, ngay sau khi Nhật hất chân Pháp khỏi Đông Dương, Việt Nam đã có một thế đứng khác. Ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam Độc Lập", trong đó, “tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền Độc Lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.” Như thế, đạo dụ này chính là một bản văn quan trọng đã thu hồi Độc Lập và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Nó có đủ năng lực thu hồi chủ quyền quốc gia đồng thời xóa bỏ tất cả những thỏa hiệp, hòa ước, nhượng địa với thực dân Pháp trước kia.

Về mặt pháp lý, vua Bảo Đại với tư cách là một đại diện chính danh và hợp pháp của một chính quyền đã có và đang cai trị đất nước Việt Nam liên tục từ năm 1802. Theo đó, việc vua Bảo Đại ra tuyên cáo Việt Nam Độc Lập hoàn toàn có căn bản pháp lý, có gía trị và hiệu lực thi hành. Lý do, chính các triều trước của vua Bảo Đại cũng đã ký những hòa và hiệp ước chấp nhận sự cai trị của Pháp tại Việt Nam. Thì nay, Đạo Dụ này đã định chuẩn những điểm cơ bản thành gía trị để thi hành trên toàn cõi Việt Nam:

1. Bãi bỏ những hiệp ước về quy chế thuộc địa cũng như nhượng địa và chịu nhận sự bảo hộ của Pháp trưóc kia.

2. Việt Nam đã chính thức khôi phục và xác định quyền chủ quyền và tính độc lập của một quốc gia trên toàn cõi lãnh thổ của mình.

Hơn thế, để công khai hóa tính chính danh và sự hoạt động hữu hiệu của Đạo Dụ trên, ngày 7/4/1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam Độc Lập. Rồi ngay khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 đã khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945.

Để chào mừng quê hương Độc Lập, cả nước đều hân hoan. Vào ngày 17-8-1945 thanh niên học sinh, công chức Việt Nam tại Hà Nội đổ tràn ra đường mừng ngày Độc Lập và ủng hộ chính phủ dân sự mới. Bất ngờ, xuất hiện một lá cờ đỏ với sao vàng của một nhóm người nào đó chen vào và tiến chiếm diễn đàn. Tệ hơn, chúng chia nhau lùa người biểu tình đi muôn ngả. Và rồi đến ngày 2-9-1945 trên lầu cao của Hà thành, tập thể cờ đỏ vô danh này cũng kèn, cũng trống, cũng “í ái uông” (từ của bà Hồ xuân Hương) ra mắt quốc dân với danh nghĩa mặt trận Việt Minh. Sau đó, Hồ chí Minh “ í ái uông” đọc diễu văn tuyên bố Việt Nam độc Lập. Rõ ràng đây là một việc làm mà Y không có đủ tư cách, (vì ngày Độc Lập đã được vị lãnh đạo đương nhiệm công bố vào ngày 11-3-1945, Y chẳng qua chỉ là lãnh đạo của một băng, nhóm, mà thôi). Có lẽ, chính họ cũng tự biết thế nên đồng loạt gọi ngày này là ngày Việt Minh cướp chính quyền!

Như thế, trên căn bản pháp lý, bản tuyên ngôn của Hồ đương nhiên là dư thừa, không có hiệu lực. Theo đó, nếu có ai coi đây là một cột mốc cần ghi nhớ thì hãy nhớ, căn bản pháp lý của nó không khá hơn cuộc đảo chính do Dương văn Minh thực hiện ở miền nam vào ngày 1-11-1963. Nó cũng có cơ hội thành lập tổ chức chính quyền theo nhu cầu sau cuộc đảo chánh, nhưng không có gía trị cơ bản mở đầu để tuyên bố nền Độc Lập cho Việt Nam. Cũng thế, bản văn mà Hồ chí Minh công bố là khiếm khuyết, không đủ tư cách pháp lý. Nếu có, nó chỉ có khả năng đứng vững bằng mã tấu, bằng búa, liềm, qua một thời gian khi đảng phái này còn nắm được quyền lực mà thôi.

Nhìn rộng hơn, chúng ta còn thấy một điểm tệ hại từ việc cướp chính quyền này là sau ngày “ í ái uông”, Việt Nam đã chẳng có một ngày vui. Trái lại, CS đã đẩy ngưòi dân miền bắc (hơn là Việt Nam) vào cuộc chiến đẫm máu từ thượng du cho đến Điện biên Phủ. Kết qủa, với hàng ngàn, hàng vạn quân binh và vũ khí của Tàu, Nga tràn vào VN và nằm dưới quyền lãnh đạo của những viên tướng Tàu là Lưu hiểu Ba, Vi quốc Thanh… rồi hiệp ước đình chiến đã ra đời vào ngày 20-7-1954. Với bản văn này, Việt Nam trở thành nạn nhân và bị buộc phải gánh nhận lấy hậu qủa tang thương là đất nước này một lần nữa bị chia ra làm hai. Phía bắc, từ Ải Nam Quan đến bờ sông Bến Hải thuộc về cộng sản. Và từ phía nam bờ Bến Hải đến Cà Mâu thuộc về Việt Nam Tự Do.

Từ khúc quanh đau thương này, người dân đã trắng mắt, mất ăn mất ngủ để tìm nghĩa và giải thích cho cái đề Viêt cộng, cũng gọi là cộng sản thuộc khối Nga Tàu là cái gì? Kế đến, một câu hỏi cần được trả lời ngay là, ở lại nơi quê cha đất tổ hay là bồng bế đàn con vào nam tìm Tự Do?

Sở dĩ có nan đề này là vì theo bản hiệp định Geneve, người dân trên cả hai miền có thời gian là 300 ngày để đi lại, ổn định trú qúan mới. Sau đó, con sông Bến Hải sẽ là thành lũy ngăn chia Bắc với Nam, không thể qua lại. Kết qủa, chưa nhìn thấy mặt Hồ chí Minh tử tế hay gian ác ra sao, chỉ nghe đến cái chữ VẹM, (2 chữ cái của từ Việt Minh) là gần một triệu người dân miền bắc bỏ nhà bỏ cửa, bỏ ruộng đồng, hàng quán, vơ vội lấy vài ba bộ quần áo, nồi niêu, xoong chảo, bát đĩa, rồi gồng gánh con thơ kéo nhau xống tàu, vào nam. Ngoài ra, có đến hàng triệu người khác bị chúng ngăn đường, chặn lối, không thể ra đi. Ở chiều ngược lại, Hồ chí Minh ngồi ngáp ruồi cũng chẳng có mấy ngưòi từ Nam ra bắc lập nghiệp! Tại sao lại như thế nhỉ? Bắc là chi và Nam ra sao?

I. Cánh buồm về Nam hay Mảnh tình với nước non.

Trước khi ra đi, người dân miền bắc đã được nghe đồn thổi về cuộc sống cũng như sinh hoạt ở nơi đây, và đặc biệt được nghe biết về người lãnh đạo vì dân vì nước với một tinh thần chống ngoại bang mãnh liệt. Đó là thủ tướng Ngô đình Diệm. Ông đã nhận lời mời của vua Bảo Đại để đứng ra thành lập chính phủ tại miền nam Việt Nam vào ngày 6-7-1954. Và chính ông trở thành người rộng mở đôi tay và tấm lòng ra để đón nhận gần một triệu người di cư từ miền bắc vào nam theo Hiệp Định Genève.

Những mốc điểm lịch sử: Tháng 12 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm xóa bỏ tất cả các hiệp ước kinh tế, tài chính ký kết với Pháp trước đó. Sau đó, TT Ngô Đình Diệm rút đại diện của Quốc gia Việt Nam ra khỏi Liên hiệp Pháp. Vào ngày 22 tháng3 năm 1956, buộc Pháp phải rút toàn bộ quân đội viễn chinh của Pháp ra khỏi Việt Nam. Ngày 26- tháng 4 năm 1956, Pháp đã phải giải thể toàn bộ chỉ huy quân sự Pháp tại Sài Gòn. Công cuộc “ đô hộ” của Pháp trên toàn cõi Việt Nam đến đây là chấm hết.

Trong khi đó, bàn về tổng tuyển cử, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ", Tuy nhiên, "thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ như cộng sản miền bắc mong muốn. Ông bác bỏ cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam được Pháp và Việt Minh dự kiến diễn ra vào tháng 7 năm 1956. Từ đây, ông quyết tâm xây dựng một nhà Nam vững mạnh mà khởi đầu là giải thể toàn bộ lực lượng Bình Xuyên ra khỏi thành phố và kết thúc chiến dịch này ở rừng sát. Ông là người đã đưa miền nam Việt Nam lên tầm cao mới. Ông là người đã tạo công ăn việc làm và mở mang điền địa để ổn định đời sống cho một triệu người di cư vào Nam.

Ông là người qủa quyết trong việc xây dựng đất nước. Ngày 6 tháng 9 chính phủ VNCH ban hành sắc luật Số 53 cấm người nước ngoài hoạt động trong 11 nghành nghề, kể cả buôn gạo và bán hàng tạp hóa… Theo đó, những người Hoa đang hoạt động trong khu vực kinh tế bị kiểm soát, có thể xin nhập tịch hoặc có 6 tháng đến 1 năm để bán hay sang nhượng lại thương nghiệp cho công dân Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, chính phủ Ngô Đình Diệm thi hành chương trình Việt Nam hóa các trường học của người Hoa trong toàn cõi miền nam bằng cách bó buộc các nhân viên giảng huấn dùng tiếng Việt trong giảng dạy và bổ nhiệm Hiệu trưởng là người Việt Nam. Những công cuộc cải tổ này đã đưa miền nam Việt Nam lên một tầm cao mới, phát triển hơn hẳn các quốc gia trong vùng.

Với những việc làm kỳ vỹ trong 9 năm cầm quyền, TT Ngô đình Diệm được ngưòi đời đánh gía như là một người có DANH DỰ, có TỔ QUỐC và có TRÁCH NHIỆM . “Buổi bình minh của Nền Cộng Hòa ("The First Day") thật là huy hoàng rực rỡ. Nhiều quan sát viên ngoại quốc cho rằng đây chính là "một cuộc cách mạng đã bị mất đi" (the lost revolution) của Miền Nam Việt Nam”.( những năm vàng son của Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn tiến Hưng)

Phần cá nhân, ông chỉ đơn giản là người luôn khát khao xây dựng một Việt Nam Cộng Hòa không cộng sản. Ông đã tuyên bố: “Nếu Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo." Ngô Đình Diệm (Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955)

II. Con dao mã tấu và Hồ chí Minh.

Hồ chí Minh (nếu là Nguyễn tất Thành) lang thang cơ cực mãi rồi cũng có ngày bước vào đường hoạn lộ. Thật vậy, sau khi ký kết hiệp định Geneve với thực dân Pháp để chia đôi giang sơn Việt Nam và đưa miền bắc vào vòng kiềm tỏa của cộng sản Nga, Tàu, Hồ chí Minh đã bước vào cung thang mây danh vọng. Để “ mừng” sự kiện Hồ làm chủ tịch CS miền bắc, trước hết, một triệu ngưòi ở miền bắc đã vội bỏ nhà cửa ruộng vườn tài sản, để gánh gồng dắt díu nhau vào nam với hy vọng thoát nạn cộng sản tham tàn do Hồ lãnh đạo. Phận người ở lại, hoặc bị chặn đường không thể ra đi thì được Hồ dẫn vào cuộc đấu tố không tình người, không đạo lý theo luật “ cải cách ruộng đất” 1953.

Dĩ nhiên, cái luật lệ này không phải là mới, và người đầu tiên trong cuộc cải cách này đã được Hồ chí Minh tặng một dao mã tấu là bà Nguyễn thị Năm. Nhắc lại, bà là người đã dâng cúng cho Hồ và đoàn quân của Hồ cả tình lần tiền, ngoài cơm ăn áo mặc, nơi trú ẩn, là hàng trăm lượng vàng trong tuần lễ vàng. Để trả ơn, bản đấu tố ca “địa chủ ác ghê” do đích thân Hồ chí Minh viết ra đã đè và ấn vào cổ bà để mở màn cho mùa đấu tố thảm khốc trên toàn đất bắc. Từ cuộc đấu tố bất lương, vô đạo này, Hồ chí Minh đã đem cái chết đến cho hơn 172000 chủ gia đình, trong đó có rất nhiều người là thành viên hay ủng hộ tích cực trong kháng chiến chống Pháp. Dĩ nhiên, toàn bộ số người còn lại trong gia đình của họ đều trở thành những kẻ lang thang, không nhà, bị thất lạc, không nơi nương tựa. Một trong những người trong cảnh oan khiên ấy may còn sống là bà Nguyễn thị Nhu, vợ của nhà thơ và cũng là thiếu tá trong sư đoàn 320 của CS bắc Việt có tên là Nguyễn hữu Loan.

Đó là những chuyện công khai ai ai cũng biết. Còn những câu chuyện nghèo đói cơm không đũ ăn, và người ta phải lấy thân mình kéo cày trên ruộng đồng thay cho trâu bò, cũng như những cuộc tư thù bị cán bộ VC lạm dụng trong thời kỳ này, tôi kính dành cho các ngòi bút tại miền bắc viết ra. Tôi chỉ nhắn là, những chuyện thuộc về lịch sử thì đừng viết gian dối, kẻo cái tên và chữ gian dối ấy ngàn đời còn để lại với tên tuổi của kẻ viết.

Ở trên là một phần đời sống và hoạt động của Hồ. Theo Mặc Yên, Hồ chí Minh được đánh gía là kẻ “ Vô thần, vô đạo, vô luân, Vô tâm vô cảm bất nhân vô loài!”. Đặc biệt trong tư cách lãnh đạo, chính Hồ chí Minh cho biết rõ tư duy của Y về đất nước Việt Nam như sau: "Mấy cái đảo hoang ngoài khơi đó của ai thì tôi không rõ lắm, nhưng cũng chỉ là mấy cồn đá hoang toàn phân chim ỉa. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi.” (Hồ Chí Minh, trong HCM toàn tập).

III. Đời sống thực dưới chế độ cộng sản.

Ở đây, tôi không viết, tô vẽ về đời sống của người miền nam, dẫu là trong lúc chiến tranh, họ có cuộc sống ra sao, ai ai cũng đều biết rõ. Tôi cũng sẽ không trực tiếp viết kể về đời sống của người dân đất bắc từ 1954-1975 vì tôi không có mặt ở đó, nên có ý nhường lại cho những ngòi bút cùng thời, với một chút hy vọng là họ có chút lương tri nhân bản để viết lên những sự thực mà đồng bào ta đã phải gánh chịu từ ngày có cái tên và tấm hình Hồ chí Minh treo ở đó. Phần tôi, xin ghi lại đôi nét về cuộc sống của miền nam sau 30-4-1975 để hầu bạn đọc.

Ở miền nam VN, một đứa trẻ còn mặc quần thủng đáy cũng biết rõ chuyện này: Cách đây khoảng160 năm, Hoa Kỳ cũng lâm vào cuộc nội chiến bắc nam. Lý do, sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, Ông đã đi vào chương trình giải phóng dân nô lệ tại đây. Khởi đầu cuộc giải phóng, 11 tiểu bang bảo hộ chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ tuyên bố ly khai khỏi Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và lập ra Liên minh miền Nam (Confederate States of America). 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ Liên bang miền Bắc (Union). Từ đó, cuộc chiến tranh Nam - Bắc xảy ra và kéo dài trong 4 năm. Cuộc chiến tranh tương tàn này đã làm tổn hại hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ.

Sử ghi: ngày 9 tháng 4 năm 1865, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ. Toàn bộ kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam không còn đường tháo lui. Khi đó, bộ tham mưu của tướng Lee đã dề nghị phân tán mỏng lực lượng và giữ lực luợng để đánh du kích chiến. Nhưng tướng Robert Lee quyết định đầu hàng để cứu những người lính thương binh, cũng như tù binh dưới quyền ông ở miền nam. Ông gởi thư cho tướng Grant, chỉ huy quân miền bắc và yêu cầu thu xếp cuộc đầu hàng. Ông Grant vui mừng đón nhận bản tin.

Ngày họp và địa điểm đã được chọn, hai vị tướng và đoàn của hai bên gặp nhau. Khi đến nơi, thay vì nói chuyện về điều kiện đầu hàng, tướng Grant thao thao cả buổi về những chuyện trường xưa, tích cũ với tướng Lee. Sốt ruột, tướng Lee đã phải yêu cầu tướng Grant vào đề. Khi ấy, tướng Grant lấy ra một cái bút chì, và tờ giấy viết vào đó 3 điều kiện trao cho tướng Lee:

1. Binh lính miền nam không bị coi là phản quốc, nên không thể bị giam giữ.

2. Chính phủ coi binh lính miền nam là những công dân bình thường, nếu họ chấp hành tốt những luật lệ của Liên Bang.

3. Lính miền nam được quyền mang ngựa và lừa về nhà mình để phụ giúp cho việc cày bừa, đồng áng.

Sau khi viết, trao lệnh đầu hàng như trên cho tướng Lee, họ ôm chầm lấy nhau rồi chia tay. Khi về đến đơn vị, tướng Grant được biết binh lính các đồn bốt miền bắc sửa soạn bắn đại pháo, cũng như pháo hoa ăn mừng chiến trận. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức. Lý do, “chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ là đồng bào của Hiệp Chủng Quốc và là anh em với chúng ta. Họ tuyệt đối không phải là kẻ thù”. Nhờ tinh thần này, cuộc chiến trôi vào dĩ vãng thật nhanh và hai miền Bắc, Nam Hoa Kỳ cùng đi vào tương lai.

Câu chuyện đại ý là thế và hầu như không một người miền nam nào không biết đến. Hòi xem, hơn 150 năm sau, khi cuộc chiến bắc nam ở Việt Nam kết thúc, Việt cộng đã học được những gì? Hẳn nhiên là họ không được học hỏi gì về tinh thần nhân bản. Tệ hơn, có người bảo rằng, có lẽ toàn miền bắc chẳng có một ông tướng hay lãnh đạo nào biết đọc lấy một vài chữ tiếng Anh, nói chi đến đọc sách tiếng Anh, tiếng Mỹ nên họ không bao giờ học được những bài học nhân bản trong cuộc chiến bắc nam của Hoa Kỳ. Đó là điều thiệt thòi cho Việt Nam! Kết quả, hàng loạt tướng tá và sỹ quan tài giỏi, yêu nước của miền nam bị đẩy vào các trại cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, lại thiếu cả cơm ăn, áo mặc, nói chi đến thuốc men. Rồi sau nhiều năm bị coi như những người tù khổ sai là có hàng ngàn người đã bỏ xác trong các loại trại tập trung từ nam ra bắc. Phần người có ngày về thì chưa bao giờ nguôi lòng căm thù CS và bè lũ Hồ chí Minh.

Trong khi đó, nhiều người cho là nếu miền nam là bên thắng trận thì điều mà cố đại tá Hồ ngọc Cẩn công bố trước khi bị thảm sát là: “ Nếu chúng tôi thắng trong cuộc chiến, chúng tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án chúng tôi. không đối sử với các anh như các anh đối với tôi…” sẽ là một hiện thực, bởi nó minh chứng cho tinh thần nhân bản của người miền nam Việt Nam. Tuy nhiên, chữ nếu ấy chẳng xảy ra và chuyện ngưòi đi cải tạo như vào tù khổ sai tôi kể ở trên vẫn chưa là đoạn kết. Bởi vì, trong lúc những người lính của miền nam bị đối xử như thế, nơi hậu phương của họ xưa kia cũng không có một điều gì khá hơn. Tất cả bị đẩy vào các khu kinh tế mới với hai bàn tay trắng. Riêng phần nhà cửa của họ thì được “bên thắng cuộc” coi là “chiến lợi phẩm”. Họ tự nhiên vào, vơ, vét, về!

IV. Làm sao hàn gắn vết thương đây?

Ai cũng biết, Tổ quốc tuy là một thực thể vô tri bao gồm diện tích đất đai, sông ngòi, núi non, cây cỏ… nhưng lại không thể tách rời với đời sống của những con người sống với mảnh đất ấy. Hơn thế, nó trở thành nguồn sống thiêng để con người truyền đời trên mảnh đất ấy không bao giờ muốn rời xa hoặc từ bỏ vì bất cứ lý do gì. Bởi lẽ, từ điểm hoang vu khởi đầu kia, khi có mặt con ngưòi, mọi sông suối, núi đồi, biển cả trở thành điểm quy tụ, làm phát sinh hoa trái, làm nguồn nuôi sống con người ở đó. Sự gắn bó này tự nhiên trói buộc nhau. Hơn thế, còn muốn lấy cả máu xương mình để bảo vệ lấy mảnh đất được coi là cơ nghiệp ấy. Lẽ sống đơn giản này chính là định nghĩa của con người với tổ quốc của mình. Đó là tình quê hương. Không ai muốn rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Nhưng tại sao hôm nay họ phải bỏ mà đi? Và hỏi xem, tại sao cuộc chiến bắc nam tại Việt Nam đã qua đi gần nữa thế kỷ rồi, mà người Việt Nam, dẫu như ngày nay có đến qúa một nửa sinh ra sau cái ngày 30-4-1975 ấy, vẫn không thể ngồi lại với nhau để nói câu chuyện hoà giải và xây dựng đất nước? Trái lại, đều muốn bỏ lại mà đi? Chẳng lẽ Tình Nước bây giờ nó nhạt nhẽo thế hay sao?

Tôi không biết bạn trả lời ra sao. Phần tôi và đa phần dân số Việt Nam chỉ thấy rằng. Người miền nam hoặc những người còn liên quan đến văn hóa Việt Nam dứt khoát cho rằng tập đoàn CS bắc Việt chẳng qua chỉ là bọn thờ Tàu, là bọn rước voi về dày mả tổ như Lê chiêu Thống xưa. Tập thể này không bao giờ vì dân vì nước, khiến họ không thể hợp tác với. Từ đó, họ và con cháu họ không thể ngồi chung bàn với chúng.

Thoạt nghe, tưởng là khinh khi miệt thị. Nhìn lại, đây không phải là một cái nhìn khắt khe, cục bộ, nhưng là sự thật. Từ đó, họ không thể bước qua lằn ranh này để bắt tay, hòa giải, hoà hợp với tập đoàn cộng sản bắc Việt thờ Tàu. Còn riêng chuyện đa trá, gian manh, bội bạc, phi nhân, bất nghĩa của tập đoàn Việt Cộng dẫu mang giáp Hồ chí Minh, cũng chỉ là những nét vẽ của thời gian. Nó không thể mãi tồn tại, nên không phải là chướng ngại. Bạn nghĩ sao? Tiêu chuẩn Hòa Giải này có cao qúa hay không?

- Hỡi các bạn trẻ Việt Nam hãy đứng dậy đi. Hãy ngẩng đầu cho cao để đòi quyền quyết định về mạng sống của mình và tương lai của chính dân tộc mình. Chai bia ly rượu trên bàn kia sẽ đưa ta đến chỗ tự hủy. Nhưng bước chân ta dồn vang trên đường sẽ tạo cho dân tộc ta một ngày mai tươi sáng.

- Hãy nhớ, cái xác kia đã thối rữa rồi, đừng để nó lây mùi thối cho quê hương Việt Nam ta nữa. Chúng ta không cần phải giữ gìn nó. Hãy đứng dậy và tống khứ nó ra khỏi quê hương ta.

Hỡi các thanh nữ Việt Nam, hãy theo gương bà Trưng - bà Triệu mà cất bước. Chúng ta đi bên nhau và đi đến cùng. Mục đích của chúng ta là Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập đích thật. Chúng ta hãy cùng Trưng, Triệu, đòì quyền sống cho chúng ta và thế hệ con cháu chúng ta. Chúng ta không thể đứng nhìn con cháu ta bị xích vào tròng nô lệ CS/ Tàu cộng.

Hỡi các thanh niên nam, nữ Việt Nam. Đường của chúng ta đi hôm nay là đạp lên vết sử đỏ dơ bẩn mà tiến bước, và đưa Việt Nam vào một thời đại mới. Thời của Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập, Công Lý và Nhân Quyền.

Bảo Giang.

Mùa Quốc Hận 30-4-2019
 
Anh Về Từ Thung Lũng Tử Thần Ashau
Đinh Văn Tiến Hùng
16:28 25/04/2019
Anh Về Từ Thung Lũng Tử Thần Ashau

*Ngày Quốc Hận vẫn dày vò thân xác,

Tiếng Quê Hương còn đau xót tâm hồn,

Tổ tiên xưa quyết chống Tàu giữ Nước,

Con cháu nay phải dẹp Cộng tham tàn.

( Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4, để ghi nhớ công lao và tinh thần hy sinh cao cả của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây trích trong Nguyệt san Bốn Phương/Lực Lượng Đặc Biệt năm 1969 )


Dáng người nhỏ, da đen sạm, 25 tuổi, độc thân, sinh tại Hà Tây, Quảng Ngãi, thuộc bộ lạc Hả, 8 tuổi lính, từ Bộ binh qua Biệt Kích rồi Thám Kích Tiền Phong. Đó là những nét đầu tiên tôi ghi nhận nơi Đinh Đó, người Toán Phó Thám Kích/LLĐB, bị Cộng Quân giam giữ suốt 45 ngày, những đã can đảm thoát vùng tử địa và hướng dẫn oanh kích sào huyệt Cộng Quân gây tổn thất nặng nề cho địch .

Trong không khí yên lặng buổi ban mai đẹp trời, nơi chiếc ghế băng ngoài sân TTHQ/Delta, tôi được Đinh Đó kể lại quãng thời gian 45 ngày chung sống với Cộng quân trong thung lũng tử thần Ashau.

Cuộc đồi thoại không mang tính cách phỏng vấn, mà là một buổi trao đổi tâm tình cởi mở.

* Nhảy vào vùng tử địa.

Ashau nằm cách biên giới Lào Việt không đầy10 cây số và cách thị trấn Huế trên 40 cây số về phía Tây.

Với địa thế núi rừng hiểm trở, mây mù bao phủ quanh năm, tiện đường chuyển vận quân và vũ khí của Cộng quân. Qua nhiều năm CSBV dùng nơi đây làm sào huyệt xuất phát những trận đánh phá nhiều tỉnh thuộc Vùng I Chiến Thuật. Nơi Cộng quân cho là bất khả xâm phạm, với địa thế lòng chảo, một tiền đồn và một phi trường bỏ hoang còn ghi dấu lại. Nhưng đối với các chiến sĩ LLĐB và BKQ thì danh từ ‘Vùng tử địa’ hay ‘Bất khả xâm’ cũng bị xoá bỏ. Chính nơi thung lũng tử thần này, tháng 3/68, các chiến sĩ Tiểu đoàn 91 Biệt Kích Dù đã phục kích phá tan đoàn xe Cộng quân gồm 8 chiếc chuyển vũ khí lương thực xâm nhập Miền Nam. Đến nay trong khuôn khổ hành quân Delta vẫn còn nối tiếp, các toán Delta và Thám kích Tiền Phong luôn được tung vào hoạt động trong vùng rừng núi tử thần này.

Trưa ngày 2/4/69, một toán Thám Kích Tiền Phong gồm : Toán trưởng Nguyễn văn Son,Toán phó Đinh Đó và hai toán viên Lê văn Bang cùng Đinh Đức, được trực thăng thả bằng thang giây xuống hoạt động tại vùng thung lũng Ashau. Bốn chiến sĩ được trang bị súng AK, y phục kaki, đi dép râu, đầu trần giống như Cộng quân. Buổi trưa bầu trời quang đãng không có những lớp mây mù giăng phủ như thường ngày, nhưng khí rừng vẫn xông lên hơi lạnh ẩm ướt. Đứng dưới hố bom,Toán trưởng mở bàn đồ để xác nhận lại vị trí và ra lệnh cả toán gióng hướng Bắc 32 độ. Núi rừng âm u, tàn cây che kín chỉ để lọt xuống những khoảng nắng nhỏ, im lặng đến nỗi nghe rõ từng tiếng chim gõ mõ từ xa vọng lại và cả tiếng chân mình khua động lá rừng cùng hơi thở đồng đội. Ở đây núi đồi không cao lắm, chỉ dưới ngàn thước, nhưng đường đi chênh vênh dốc và vướng mắc nhiều rễ cây rất khó di chuyển. Mồ hôi đã thấm lưng áo, nhỏ giọt từ trán xuống, bốn người dừng nghỉ. Rừng chiều xuống, những đám mây giăng trên đầu và sương rừng bắt đầu rơi lạnh. Son ra hiệu cho các bạn tiêp tục lên đường để tìm một vị trí an toàn nghỉ đêm. Màn đêm chụp xuống thật mau, xoá nhoà cảnh vật chung quanh. Bốn người dò dẫm đi gần nhau, vì chỉ một khúc quanh, một hốc núi, một gốc cây là lạc nhau. Son đứng lại và cả toán dừng theo. – ‘ Đêm nay nghỉ tạm trong hốc núi này!’

Son ghé tai nói với Đinh Đó, anh gật đầu đồng ý và cả toán dừng theo.

Đêm rừng huyền bí lạ. Bốn bề yên lặng nghe rõ tiếng côn trùng rên rỉ dưới cỏ, sương rơi trên lá. Những con đom đóm rừng bay vật vờ ma quái.Tiếng vỗ cánh của con chim say ngủ. Khí lạnh từ trong lòng đất và hang đá toát ra khiến mọi người rùng mình vội kéo tấm áo lạnh khoác vào người. Đêm đầu tiên dựa vào nhau mà ngủ cho ấm và để dễ liên lạc. Một người ôm súng canh chừng cho ba người ngủ. Cứ thế thay phiên nhau tới khi những tia nắng đầu tiên lọt qua khe đá dội xuống. Cả bọn tiếp tục lên đường. Cứ ngày đi đêm nghỉ băng qua nhiều đồi núi. Tới ngày thứ ba, cả toán đang đi bỗng trời xám dần, rừng cây lay động mạnh. Những cơn gíó ào ào xoáy lốc giật lá cây trút xuống, những tia chớp loé lên kèm theo tiếng nổ vang động núi rừng. Cơn mưa đổ như trút nước. Bốn người nép mình vào hốc đá vẫn không tránh khỏi ướt sũng. Trận mưa dai dẳng kéo dài suốt đêm. Một đêm giấc ngủ chập chờn với những tiếng động ầm ầm của đất trời và núi rừng

*Hai lần thoát chết trong gang tấc.

Sáng ngày 5/4/69, trận mưa đêm dứt hẳn, nhưng lá cây còn ướt sũng, thỉnh thoảng rùng mình trút nước dưới những cơn gíó ào ào. Một dòng suối róc rách chảy đâu đây, cả toán tiếp tục lên đường. Đổ đồi thật vất vả, ướt và trơn tượt, phải níu vào rễ cây mà đi xuống. Đó dừng lại, chú ý đám cỏ thấp nghiêng rạp hai bên. Anh giơ tay chỉ một nhánh cây non mới bị bẻ gẫy. Dấu người vừa đi qua gần đây, anh nhìn khả nghi lùm cây phía trước, đưa mắt ra hiệu đồng bạn thận trọng. Bỗng một tràng AK từ trên đồi dội xuống, Đó lăn mình vào hốc cây, ria một băng đáp trả. Rồi từng loạt đạn từ bốn phía thi nhau nổ giòn. Địch hình như phát giác được quân số phía toán.Tiếng đạn rít lên từng hồi, tiếng hô xung phong bắt sống, phá tan bầu khí yên tĩnh ban mai núi rừng. Bốn tay súng can đảm chống trả, nhưng không thể cầm chân địch từ bốn phía tràn lên.Vài tên gục ngã, tiếng rên bi thảm.Tíếng súng dưới chân đồi thưa dần, chứng tỏ địch đã cận kề. Phải mở một đường máu liều chết để thoát ra ngoài. Son ra hiệu dồn hoả lực về phía trước để cầm chân địch. Bốn khẩu AK nổ giòn. Cả toán lăn nhanh xuống đồi như những con sóc rừng.Từng loạt đạn vút theo. Hai tiếng hét phía sau : Bang và Đức trúng đạn chúi xuống, một loạt đạn bồi theo.Toán trưởng Son và toán phó Đinh Đó biết là hai toán viên đã bị hạ, nhưng không sao tiếp cứu nổi, vì những loạt đạn vẫn nối tiếp đuổi theo với tiếng hò hét phía sau. Son và Đỏ thoát xuống chân đồi, lẩn vào khu rừng kế cận.Tiếng súng xa dần…

Nắng lên cao, nhưng hai người vẫn không dám dừng chân nghỉ, vì biết địch còn bám sát phía sau.

Gói cơm chiều hôm trước còn dở hai người chia nhau vừa đi vừa ăn. Đỏ hỏi Son :

- Bây giờ tính sao ?

- Chúng ta đã mất hai, còn hai lạc hướng không thể nào tiếp tục như kế hoặch đã định trước.

Máy truyền tin mất, phải tìm một vị trí dựng ‘pano’ báo hiệu phi cơ đên tiếp cứu.

Đó chỉ ngọn núi phía trước, hai người trực chỉ. Phải lên tới dỉnh núi trước khi trời tối mới hy vọng.

Ngọn núi trông xa sườn thoai thoải, nhưng tới gần dốc đứng, lên thật vất vả, vô ý một chút là trượt chân té xuống vực. Gần 5 giờ hai người mới lên tớii đỉnh. Sương mù xuống lạnh, giăng giăng trên đỉnh che khuất ánh nắng chiều. Cố lắng nghe tiếng phi cơ từ xa vọng lại, nhưng im vắng bao phủ triền miên núi rừng. Hai người tháo ba lô lấy thức ăn. Gói cơm lạnh ngắt, mùi cá hộp tanh nồng nhưng cố nuốt.Thèm một ngụm cà phê, một điếu thuốc biết chừng nào! Nhưng giữa cảnh núi rừng này, tìm đâu ra. Son giơ ‘biđông’ nước lên uống một ngụm, dòng nước chưa kịp trôi xuống cổ họng thì anh bị một viên đạn bắn trúng đầu gục xuống. Nhanh như cắt, Đó chụp lấy khẩu AK ria một loạt về phía tên Cộng quân vùa từ dưới bò lên.Tên địch chới với lăn xuống phía dưới. Đỏ vội giựt khẩu AK trên đùi Son rồi biến mất. Anh không kịp mang ba lô theo và biến vào sương chiều đang vây phủ núi rừng. Có tiếng nói lao xao phía trên. Anh nép mình vào hốc đá và thoáng nghĩ “đây là lần thứ hai mình phải bỏ đồng đội ở lại.Thế là mất ba, chỉ còn một mình, chắc khó thoát. Nhưng dù sao cũng phải cố gắng ra khỏi vùng này ngay trong đêm nay”.

Đỏ lần mò trong bóng đêm. Một hòn đá lăn dưới chân, một con đom đóm đêm cũng đủ làm anh giật mình.Thật là một đêm kinh hoàng nhất trong đời quân ngũ. Anh đã từng xông pha nguy hiểm nhiều lần,

Nhung chưa bao giờ anh phải chiến đấu đơn độc như lần này, nói đúng hơn là anh phải tự bảo vệ cho mình.

Khi tiếng chim rừng hót vang anh mới biết trời đã sáng. Anh nhớ bao đạn đã tuột mất và khẩu AK đã bắn hết viên đạn cuối cùng.Thật là vô dụng mang theo thêm nặng, anh tìm một hốc đa vùi xuống và lấp lá cây lên. Giờ thì nhẹ nhõm, nhưng mạng sống đành trao cho số mệnh. Lúc này có thể gặp bất cứ ai bạn hay thù.

Người Toán phó Thám Kích cứ lầm lũi đi theo bóng mặt trời lên. Người mệt lả, bụng đói vì hết lương thực,

mắt mờ đi, tay chân bủn rủn….

*45 ngày sống với Cộng quân.

Buổi trưa, Đỏ dừng lại đang lấy tay vục nuớc uống từ một dòng suối chảy qua khe đá ,bỗng có tiếng quát lớn phía sau :

-Giơ tay lên !

Như một cái máy, anh quay lại từ từ đứng lên giơ tay cao. Lúc này không còn thoát được nữa. Hai người mặc kaki vàng cầm súng AK từ sau hốc đá nhảy vọt ra. Chúng lục soát người anh thấy không tìm được gì quan trọng, liền bắt anh cởi bỏ quần áo, chỉ cho mặc chiếc quần cụt và dùng giây trói tay quặt về phía sau.

Không đầy một phút sau, một tóan chừng 20 tên kéo đến.Tất cả đều ăn mặc và trang bị giống như hai tên trước. Tên mang khẩu Colt Trung Cộng- chắc là cấp chỉ huy- lên tiếng hỏi :

-Bắt được có một tên hay sao ?

-Vâng chỉ có một tên thưa đồng chí ! Tên kia đã bị bắn chết trên núi, chỉ còn tên này trốn thoát.

Nghe tên kia trả lời, Đỏ biết là chúng đã cho một Trung đội theo sát Son và anh trong mấy ngày nay.Tên chỉ huy hỏi anh :

-Mày là lính Biệt kích Mỹ ?

-Không, tôi là Biệt kích Việt Nam.

-Súng đạn đâu ?

-Tôi đánh mất tất cả.

-Tên mày và chức vụ ?

-Đinh Đó,Toán phó Thám Kích.

Hỏi mấy câu vắn tắt. rồi hắn hất hàm ra lệnh :

-Thôi giải hắn đi !

Toán người do tên chỉ huy hướng dẫn đi trước và Đinh Đó được bốn tên áp giải theo sau. Đoàn người theo đường mòn mà đi, hình như chúng đã thông thuộc với những lối đi quanh co này.Trưa hôm đó tới một căn nhà dùng làm trạm giao liên. Đây không có người ở, chỉ dùng làm chỗ dừng chân nghỉ ngơi. Cả bọn ăn cơm và một tên mang đến cho Đó một chến cơm với ít muối. Ăn xong chúng ngồi nói chuyện một lúc rồi tiếp tục lên đường. Khi trời vừa tối tới trạm giao liên thứ hai. Trạm này có chừng một Trung đội đang đóng giữ. Sau khi trao đổi vài câu cùng trưởng trạm, chúng nghỉ đêm tại đây…Cứ như thế, tiếp tục ngày đi đêm nghỉ và tiến về hướng đông. Dọc đường anh để ý cứ hai trạm bỏ trống tới một trạm có người, mỗi trạm cách nhau từ 2 tới 3 cây số. Anh được biết trong câu chuyện chúng trao đổi : đơn vị này thuộc Tiểu đoàn 50 CSBV và chúng đang áp giải anh về Bộ chỉ huy Trung Đoàn.

Qua ngày thứ ba, anh dược lãnh mỗi ngày nửa lon gạo và một gói muối nhỏ, trong khi chúng lãnh mỗi người 1 lon gạo kèm 1 gói đồ ăn khô. Giờ chúng để anh thong thả hơn vì đây là vùng hoạt động của chúng.

Ban ngày anh được cởi trói, tự nấu lấy cơm dưới sự giám sát của 4 tên. Đêm đến chúng trói lại và nằm cạnh để canh giữ….

Năm ngày qua đã tới BCH Trung Đoàn của chúng. Nơi đây không một hàng chữ, không một cổng ra vào vì bốn phía đều trống trải. Năm dẫy nhà mỗi dẫy chừng 10 căn cách nhau từ 50 đến 100 mét. Nhà dựng sơ sài bằng cây, lợp lá rừng trông đã cũ. Anh thấy những người lính qua lại cõn rất trẻ chừng 15,16 tới 21,22 tuổi là nhiều. Đứa mặc quần áo, đứa cởi trần, tỏ ra rất thong thả. Có vài người chống nạng hay bó tay chân. Anh thoáng thấy có cả nữ cán bộ, nhưng không biết họ làm nhiệm vụ gì ở đây. Các cô mặc quần đen, áo nâu, chit khăn theo lối người miền Bắc. Nhưng một đặc điểm là bọn này ngừơi nào cũng gày gò da vàng bủng. Anh đoán chừng đây là cơ sở hậu cần Trung Đoàn. Những người qua lại đưa mắt tò mò nhìn anh rồi bỏ đi.

Một tên bước tới hỏi :

-Mày là lính ở đâu ?

-Lính Việt Nam Cộng Hoà.

-Đi lính có sướng không ?

-Không đến nỗi khổ cực.

-Quần áo và ăn uống thế nào ?

-Đầy đủ.

-Hút thuốc này ?

Tên cán bộ vừa nói vừa giơ điếu thuốc cuốn theo lối đồng bào Thượng thường dùng.

-Không ! Tôi hút Salem.

-Ồ khá nhỉ !

Hắn thoáng lộ nụ cười với nét mặt nham hiểm và ra lệnh :

-Đưa vào khu 1, không cho tiếp xúc với bộ đội.

Chúng dẫn anh vào phồng số 1 trong khu đầu tiên.Trong nhà không có giường chiếu, không bàn ghế, chỉ có bóng tối tràn ngập…Anh bị giam tại đây đúng 5 ngày. Chỉ được ra ngoài giờ ăn và lo vệ sinh cá nhân, có

người đi theo giám sát. Đỏ đã nghĩ đến cách trốn thoát, nhưng vì bị kiểm soát chặt chẽ và anh cũng chưa định ra vị trí nơi mình bị giam, nên chưa thể quyết định được. Qua ngày thứ 6, chúng tiếp tục áp giải anh đi về hướng đông. Anh bỡ ngỡ không hiểu chúng đưa mình đi đâu…

Vào cuối tháng, cả Trung đội tới trạm giao liên nằm duới chân ngọn đồi và xa xa phía bên kia là một con sông chảy ngang qua.Trong khi dừng đợi anh đã nhận ra vị trí nơi đây. Cách một tháng trước anh đã bay qua vùng này, khi Toán Thám Kích của anh ngồi trên trực thăng tìm vị trí đổ quân. Đó là dòng sông chia đôi vùng ranh giới giữa Quốc gia và Cộng quân, thuộc quận Đức Dục, cách thị xã An Hoà chưa đầy 20 cây số.Trong những cuộc hành quân trước đây những toán Delta và Thám Kích đã quen thuộc địa thế vùng này.

Một tia hy vọng loé trong đầu, anh phải tìm cách trốn thoát. Cần chờ thời gian thuận tiện và lúc địch sơ hở.

Đây là trạm tiếp liên, chúng chờ tiếp tế hơn 10 ngày.Vào một buổi sáng, chúng bắt anh đi vác gạo từ bờ sông về. Chắc gạo được chuyển từ vùng Quốc gia vào đây. Được tiếp tế rồi chúng vẫn đóng lạí chờ lệnh.

*Thoát vùng tử địa .

Trong những đêm nằm tại đây, Đinh Đó để ý thấy bốn tên áp giải càng ngày càng tỏ ra không lưu tâm đến anh như trước. Nhiều lúc trông coi anh qua loa và đêm đến lại nằm cách xa. Hai tuần trôi qua. Vào một đêm tối trời, sau khi một tên trói anh lại và tìm một góc tối nằm ngủ. Anh giả vờ nhắm mắt, rồi một lát sau ngáy gỗ. Về khuya, bốn bề im lặng chỉ còn nghe tiếng côn trùng và tiếng người thở đều đều. Anh mở rộng đôi mắt nhìn vào màn đêm, những bóng đen bất động. Bọn chúng đã ngủ say như chết. Đỏ khẽ cựa mình trút bỏ sợi giây buộc tay lỏng lẻo. Anh tìm một cục đá ném về tên áp giải nằm gần, không có phản ứng gì. Anh từ từ bò về phía trước rất nhẹ và nín thở. Thoát chốc anh đã lẩn vào bóng đêm tiến về phía sông. Con sông không rộng lắm nên chỉ một lúc sau anh đã sang tới bờ bên kia.Thế là yên tâm, vì bên này vào vùng kiểm soát của Quốc gia. Xa xa có ánh lửa, anh lầm lũi về phía đó. Một ngôi nhà nhỏ có tiếng từ trong vọng ra. Có cả tiếng Radio. Anh cố gắng lắng nghe những bài ca và giọng nói quen thuộc Đài Quốc gia. Anh vững tâm gõ của.Tiếng bên trong hỏi vọng ra :

-Ai ngoài đó ?

-Thưa tôi.

-Tôi là ai ?

-Tôi đi lạc đường.

Tiếng dép lẹp xẹp, một người đàn ông chừng ngoài 40 ra mở cửa :

-Mời vào trong .

Ông đưa mắt nhìn bỡ ngỡ vì thấy người anh còn ướt và mặc độc nhất chiếc quần đùi. Anh vội lên tiếng :

-Thưa ông đây là đâu ?

-Vùng Quốc gia kiểm soát.

-Có quân đội…

-Không có lính bên kia, chỉ có quân đội VNCH đóng thôi. Vậy anh là…?

-Thưa ông tôi là lính Cộng hoà bị bắt, trốn thoát và đi lạc.Tôi đói ông có gì cho ăn…

-Được anh ngồi đợi đó.

Rồi ông xuống bếp lấy cơm và đồ ăn mang lên.Vì đói nên anh ăn rất ngon lành không cần khách sáo.

Anh rất cảm động về thái độ ông đối với mình :

-Chắc anh bị lính bên mặt trận bắt và tìm cách trốn ?

-Dạ vâng.-

-Thế giờ anh định về đâu ? - -Tôi sẽ nhờ chính quyền địa phương gíúp trở về đơn vị.

-Ở Đức Dục, gần khu Kỹ nghệ Nông Sơn.

-Thôi để trời sáng, tôi sẽ đưa anh lên trình diện Hội đồng xã, quận Đức Dục gần đây.

-Cám ơn ông nhiều.

Sáng sớm người đàn ông dẫn anh lên trình diện Hội đồng xã. May mắn dọc đường anh gặp một chiếc xe nhà binh, anh nhận ra ngay chiếc xe Toán Delta thường lên Quận. Xe dừng lại đưa anh về căn cứ hành quân Đức Dục.

Cấp chỉ huy và đồng đội rất ngỡ ngàng khi thấy anh trở về. Họ tưởng anh mất tích hay đã chết rồi.Đồng đội

hân hoan bao quanh hỏi thăm sức khoẻ và tin tức. Anh cảm động biết bao khi gặp lại mọi người trong

tình huynh đệ nồng nàn đầm ấm.

*Người chiến sĩ Thám Kích Tiền Phong ghi công đầu.

Ngay trưa hôm ấy, Đinh Đó ngồi trên trực thăng cùng Thiếu tá Chỉ huy trưởng Trung tâm Hành quân Delta đi thám sát khu vực địch đóng quân anh đã ghi nhận đêm trước. Căn cứ địch đóng phía bên kia sông cách làng An Hoà chưa đầy 10 cây số, nằm dưới chân một ngọn đồi. Anh đã nhận ra vị trí. Chiếc HU1B bay lượn vòng phía trên, rồi lao xuống thấp dần. Dấu vết Cộng quân được xác nhận. Một loạt AK phía dưới vọt lên, hai khẩu đại liên từ trên phi cơ đáp trả giòn vang.

Vài tiếng sau chiều hôm ấy 18/5/69, pháo binh ta đã nã vào vùng địch hàng trăm trái đạn.Tiếp theo là những phi vụ B52 oanh kích rung chuyển núi đồi..Chắn chắn những phi vụ oanh kích và trọng pháo đã gây cho địch tổn thất nặng nề. Đó cũng là nhờ công lao của :

-Toán phó Đinh Đó.

-Người chiến sĩ gan dạ Thám Kích Tiền Phong, đã hai lần lọt vào tay Cộng quân ( lần trước bị bắt giam 7 ngày trong cuộc hành quân Delta năm 1967, anh cũng trốn thoát )

-Một lần bị thương trong cuộc hành quân Tết Mậu Thân tại Nha Trang.

-Chính tay anh trong đời binh nghiệp đã hạ 30 tên Việt Cộng,

Nhưng anh đã san sẻ vinh dự cho đồng đội và chỉ nhận một số huy chương thật khiêm tốn gồm : Một Ngôi Sao Bạc – Một Chiến Thương Bội Tinh, cùng một số tiền thưởng do Thiếu tá Phan văn Huân CHT/TTHQ/Delta trao tặng trong dịp trốn thoát vừa qua.

Tôi nhìn huy hiệu anh mang trước ngực: chiếc dù mở rộng phía trên đôi cánh chim đại bàng bạt gíó, chiếc sọ người dấu tử thần cùng lưỡi lửa biểu hiệu lòng nhiệt thành quả cảm, ba tia sét tượng trưng 3 lối xâm

nhập: Không- Thủy –Bộ và hàng chữ dưới cùng Thám Kích Tiên Phong.

Anh nở một nụ cười tươi trong dáng điệu còn mỏi mệt vì đang thời gian nghỉ bồi dưỡng sức khoẻ.

Tôi ghi nhớ câu anh nói khi chia tay tạm biệt :

-Nghỉ ngơi sau ít ngày phép, tôi sẽ trở về cùng đồng đội tiếp tục cuộc sống như cũ.

Nghĩa là anh lại đi toán vô rừng, tiếp tục gian khổ và có thể lại bị bắt, thất lạc, mất tích hay ra đi

vĩnh viễn….nhưng anh chấp nhận tất cả, vì cuộc sống của những chiến sĩ Delta hay Thám Kích Tiền Phong LLĐB luôn là thế. Huy hiệu Anh và các bạn mang trên ngực áo đã nói lên lòng quả cảm và sự hy sinh của tuổi trẻ dâng hiến cho Quê hương Tổ quốc./.

Đinh Quân Phóng viên Chiến trường

(*) Ghi chú thêm của tác giả Đinh văn Tiến Hùng, bút hiệu Đinh Quân.

- Và tại nơi đây hơn 1 năm sau, trên ngọn đồi Abia đã xảy ra trận chiến ác liệt giữa Quân đội Hoa Kỳ và Cộng Sản Bắc Việt kéo dài từ 1/7 đến 23/7/70, mà người Mỹ đã gọi là Ngọn đồi Thịt Băm (Hamburger Hill )

-Năm 1987, Đạo diễn John Irvin đã dựng thành phim mang cùng tên.

-Rồi mới đây, trong dịp kỷ niệm 40 năm Quốc hận, cuốn phim Ride The Thunder đã được công chiếu rộng rãi và được sự hưởng ứng nồng nhiệt. Phim dựa theo tác phẩm ( Ngọn đồi Thịt Băm )

của Richard Botkin, do đạo diễn Fred Koster thực hiện,

nói lên tinh thần chiến đấu can trường của QLVNCH.

 
Đổi Đời Và Đổi Tiền
Hà Minh Thảo
16:30 25/04/2019
I.- ĐỔI ĐỜI.

Các đây 44 năm… 10 giờ 45 ngày 30.04.1975, hai chiến xa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam húc tung cổng vào Dinh Độc Lập và một việt cộng cầm cờ đỏ, xanh có sao vàng ở giữa chạy bộ vào trong Dinh. Lối 11 giờ 30, hắn hạ cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc Dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên.

Sau đó, nhiều việt cộng khác đi vào dinh Độc Lập bắt Tổng thống Dương Văn Minh cùng các thành viên chủ chốt nội các. Ông nói: « Tôi chờ các ông tới để bàn giao chính quyền », việt cộng chỉ huy trả lời: « Các ông đã không còn gì để bàn giao. Thay mặt Cách mạng, tôi đề nghị ông ra lệnh đầu hàng vô điều kiện để tránh đổ máu không cần thiết ». Dương Văn Minh đồng ý.

Khoảng 12 giờ, chúng đưa ông Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu bằng xe Jeep đến đài phát thanh. Tại đây, Tổng thống cuối cùng Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện với quân đội cách mạng. Thay mặt các đơn vị Quân giải phóng đánh chiếm dinh Độc Lập, một trung tá đọc lời tiếp nhận đầu hàng. Chiến tranh kết thúc… Cuộc đổi đời bắt đầu.

Quốc danh ‘Việt Nam Cộng hòa’, sau gần 20 năm phục vụ Tổ Quốc, đã biến khỏi bản đồ thế giới và Thủ đô Sài Gòn, từng được mệnh danh ‘Hòn ngọc Viễn Ðông’, từ đó, mang tên người chết chưa chôn. Do có sự đổi tên các đường, chúng tôi có vài ghi nhận ‘Ðồng Khởi cướp Tự Do’ hay ‘Nam Kỳ Khởi Nghĩa diệt Công Lý’. Thật ý nghĩa !

Cuộc đổi đời đã thể hiện tức thì vào ngày 02.05.1975, sau ngày Lễ Lao động, nhiều đôàng nghiệp nữ tại ngân hàng tôi đang làm việc đã bắt đầu thay những áo dài vàng tha thước bằng những áo ngắn đủ màu ‘cách mạng’. Các nam nhân viên, như tôi, bắt đầu bỏ giày chỉ mang dép… để rồi cuối tháng 05/1975, mỗi người, từ Tổng Giám đốc đến các lao công, đều được lãnh 10.000 đồng (để so sánh, một tô phở trung bình lúc đó là 15 đồng). Một Giám đốc chi nhánh ngân hàng Pháp (nhân viên các chi nhánh ngân hàng Mỹ đã di tản toàn thể và từ lâu) trước đó lương hơn 300 ngàn, nay chỉ còn chừng đó, ông bảo tài xế hãy cầm giữ. Sự san bằng lương giàu nghèo kiểu cộng sản không dụ được người lao công ngân hàng vì lương tháng của họ, trước đây, tối thiểu cũng ở mức đó.

Cuộc đổi đời gây khủng hoảng tình đồng nghiệp bởi ‘đám cách mạng ba mươi’ (tức là những kẻ theo cộng sản từ ngày 30.04.1975). Một vài anh thư ký đánh máy có thái độ đáng khinh khi lên án các nữ nhân viên đã di tản đi Mỹ là sang bên đó chỉ làm những nghề tồi bại hay tuyên truyền khuyên tôi nên chấp nhận ‘kẻ vô thần’. Tôi chỉ cười trừ thôi, nhất là khi mình là cựu sĩ quan Quân lực Cộng hòa, trước sau gì cũng bị ‘cám ơn’ và ‘được hay bị’ khuyến khích đi vùng ‘kinh tế mới’. Sau ba lần vắng mặt có lý do các kỳ học tập ngày Chúa Nhật, tôi được mời rời vĩnh viễn khỏi ngân hàng cộng sản.

Từ khi được thành lập, Ngân Hàng mang ý nghĩa là Ngân là tiền bạc, Hàng là cửa hàng. Ngân hàng là nơi giao dịch tiền tệ. Nhờ đổi đời, một hôm, đại đồng chí chủ quản thanh lý ngân hàng Ðại Á lớn tiếng tuyên bố : « Ngân hàng là Tiền và Hàng là hàng hóa ». Nói thế vì anh ta muốn nhắc nhân viên tín dụng trước kia, khi trao tiền cho vay phải đem hàng hóa cất kỹ vào kho.

Một lần kia, một nhóm chúng tôi được cử đi kiểm kho hàng cho vay. Ðến chiều ra về, trưởng nhóm trình sự vụ lịnh cho anh gác cửa. Chẳng may, anh này cầm giấy ngược để đọc, một chị trong đoàn không nín được cười. Anh ta bỏ đi không mở cửa, cả đoàn ngồi trong xe chờ. Hơn nửa giờ sau, một xe khác cần ra, anh mới phải mở cửa để cho chúng tôi ra trước. Hú hồn.

Một lần khác, sau vụ đổi tiền ngày 22.09.1975, số tiền Việt Nam Cộng hòa thu đổi được chở về lưu trử tại hầm bạc Ngân hàng Việt Nam Thương tín cũ trên đại lộ Hàm Nghi. Một hôm, trời mưa tầm tã, nước mưa cuốn tất cả rác Chợ Cũ dọc đại lộ này chảy qua cửa song sắt ngân hàng này và tràn xuống hầm chứa bạc đã xài. Sau khi phát hiện hầm bạc bị ngập, bốc mùi và đã có giòi. Bị hỏi tại sao không lên báo động cấp trên để có biện pháp, người bảo vệ hôm đó trả lời là lịnh cấm không cho người vào, chứ không chỉ thị gì về nước tràn vào cả.

II.- ÐỔI TIỀN.

Nhân khi đọc Việt Báo ngày 04.10.2006, chúng ta được biết : « Ngay sau khi Cộng quân tiến chiếm Sài gòn trưa ngày 30.04.1975, Ban Quân quản các ngân hàng đã tiếp thu Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và các ngân hàng khác ‘với tiền, vàng còn nguyên vẹn là một chuyện ngoạn mục. Việc xử lý sau đó còn ngoạn mục hơn’. Đó là lời ông Lữ Minh Châu, Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài gòn – Gia định, người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của chế độ cũ. Ngoài ra, ông Châu còn xác nhận : Về … 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng ».

Về tiền, ông cho biết : « Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách. Theo thống kê thì khối lượng tiền trong lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi. Sau khi tiếp quản, tài sản thuộc Ngân hàng Quốc gia được bàn giao toàn bộ cho Ngân hàng Trung ương Chính phủ Cách mạng lâm thời, mang tên Ngân hàng quốc gia miền Nam, do ông Trần Dương làm Thống đốc ». Theo Wikipedia, khi kiểm kê tiếp thu, trong kho hầm sắt Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có 1.234 thỏi vàng và một số tiền cổ bằng vàng, tức hơn 16 tấn. Đó là tài sản quý kim và tiền tệ của nước Việt Nam Cộng hoà. Sau đó, đến phiên tiền tệ của người dân được cướp đi bởi các cuộc Đổi tiền.

Tuy nhiên, khi ông cho biết ‘Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là số giấy bạc mà chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền’. Chữ ‘đổi tiền’ mà ông nói ở đây không đúng nghĩa vì đó là những tờ giấy bạc có mệnh giá lớn được in chờ ngày phát hành. Ngày phát hành được cơ quan thẩm quyền loan báo trước và, đến ngày đó, Viện phát hành giao lượng giấy bạc này cho các ngân hàng hay những ngân khố để chi trả cho người thụ hưởng hợp pháp đúng định giá tiền giấy đã thu. Đồng thời, Viện này cũng có quyền ra lịnh thu hồi các loại tiền cũ khác để tiêu hủy.

Ngày 06.06.1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam (tức Việt cộng, bức tử ngày 02.07.1967) ban hành Nghị định số 04/PCT-75 để thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do ông Trần Dương làm Thống đốc.

A.- Cuộc Đổi tiền ngày 22.9.1975.

Hôm đó, dưới sự lãnh đạo của Bộ chính trị và Trung Ương đảng lao động Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên qui mô toàn Miền Nam để đưa đồng tiền mới có tên là ‘Tiền Ngân hàng Việt Nam’ hay ‘tiền giải phóng’ vào lưu thông với tỷ lệ 1 đồng NHVN bằng 500 đồng tiền Việt Nam Cộng hòa, đưọc in trên những tờ bạc có hình các danh nhân (Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Huệ, Lê Văn Duyêät), trụ sở Ngân hàng Quốc gia hay các thú vật.

Ngày 20.09.1975, bỗng nhiên có tin từ Ban Điều hành ngân hàng Đại Á cho nhân viên biết là không nên về sớm (lúc đó, tại ngân hàng thương mại, chúng tôi không còn bao nhiêu việc để làm) hầu chờ lệnh Ngân hàng Quốc gia… Quá 12 giờ, các nhân viên kế toán được yêu cầu có mặt tại chi nhánh Việt Nam Thương tín Đa kao lúc 12 giờ hôm 21.09.1975 để đi nhận việc mới. Nhận việc ngày Chúa Nhật là một điều lạ ? Nhưng chúng tôi tự vấn an nhau ‘Thời cách mạng mà!’.

Đúng giờ định, chúng tôi có mặt đầy đủ nhưng chỉ gặp nhân viên bảo vệ chi nhánh. Ông cho biết chỉ nhận lịnh đón chúng tôi vào chờ mà thôi… Chờ mãi đến gần 15 giờ, đề tài để trò chuyện cũng đã cạn, chúng tôi kéo nhau đi ăn ‘bánh cuốn Tây Hồ’… Từ khoảng 17 giờ, có thể người dân ngửi được mùi ‘biến cố tiền tệ’ sắp bùng nổ : người ta ăn uống tới tấp, nhiều người sẵn sàng trả giá để mua hàng với giá cao khó tưởng tượng. Một chiếc xe đạp đang đi, người ta chặn lại, trả giá một triệu đồng, chủ xe thắc mắc ‘biến cố gì ?’ và đạp xe nhanh đi.

Tiếp theo, đài phát thanh yêu cầu người dân phải về nhà trước 23 giờ để đợi thông báo quan trọng. Lúc 2 giờ ngày 22.09.1975, đài loan tin về quy định đổi tiền và kéo dài thời gian giới nghiêm đến 11 giờ sáng. Thời gian đổi tiền sẽ bắt đầu vào lúc 11 cho đến 23 giờ cùng ngày, tức chỉ có 12 giờ đồng hồ để hoàn thành việc thu và đổi tiền.

Thể thức :

– Hối suất : 500 đồng Việt Nam Cộng hòa = 1 đồng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam;

– Mỗi gia đình chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng mới để tiêu dùng thường nhật. Phần còn lại, Nhà nước giữ lại…

Lúc 6 giờ ngày Đổi tiền, chiến dịch bắt đầu : một xe nhà binh GMC, tiếp thu của Quân đội Việt Nam Cộng hòa đến đón chúng tôi có ‘đồng chí’ Phường ủy Phường Trần Quang Khải, Quận nhất, đi kèm. Nói chuyện với chúng tôi, ông kể lể công thống nhất đất nước của Đảng và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho toàn dân. Thấy tôi mỉm cười, ông đưa ‘thẻ vàng’ cảnh cáo cho là tôi: không tin Đảng.

Sau đó, nhóm ‘kế toán viên ngân hàng’ chúng tôi bị chia mỗi người đến một Bàn (đơn vị phụ trách Đổi tiền) để nhận nhiệm vụ Kế toán. Bàn, nơi tôi đến đặt tại một nhà mà chủ đã vượt biên ở đường Nguyễn Văn Thạch. Sau đó, một đồng chí mặc kaki, mang dép râu với nón cối tới và tự giới thiệu là y sĩ bộ đội, Bàn trưởng. Tiếp đến, hai công chức Ngân khố để làm Thủ quỹ : một tiền cũ và một tiền mới. Bàn trưởng, tính tình hiền hậu, mở lời nhờ chúng tôi giúp anh hoàn thành công tác và, vì anh không rõ qui định về Tờ khai gia đình ở Sài gòn thế nào, nên nhờ chúng tôi xem dùm. Anh ‘cử’ tôi kiêm Thư ký giữ và phát đơn.

Cuối cùng, những ấn phẩm và tiền mới có những trị giá khác nhau cũng được chở tới. Đúng 11 giờ, Bàn Đổi tiền mở cửa tiếp các khách hàng ‘miễn cưỡng’, tôi cảm thấy mình cũng bị cưỡng bách phải nhận Tờ khai gia đình, xem, trả lại kèm hai mẫu đơn và xin nộp lại sau khi đã khai xong với số tiền mặt cũ.

Trong số những đồng bào đến đây, tôi tiếp Giáo sư H.T.S, Thầy cũ đã dạy ở Đại học Luật khoa Sài gòn. Ông giải thích nhà ông ở Làng Đại học bị ‘lấy’ và đưa Tờ khai gia đình cho tôi. Không thể để người bị ‘cướp nhà’ lại bị ‘cướp tiền’, tôi nhận văn kiện và nói : ‘Thầy để tôi lo’. Bao nhiêu đó đủ để nhận biết nhau. Tôi trả hồ sơ cho ông và nói đủ lớn để Bàn trưởng nghe : « Tờ khai gia đình của Thầy có ghi ‘Tạm trú’. Như vậy, được rồi và sau khi khai xong, Thầy sớm nộp lại. Chào Thầy ». Cười và bắt tay nhau. Trong số khách đó, có những người đến xin đơn về khai và, sau khi, nghe theo bàn tán thế nào, trở lại xin đơn khác… Thôi thì tiền của người ta (họ không phải là kẻ ‘chấp hữu vô căn’… mà chỉ là nạn nhân chế độ) nên tôi cứ để cho chủ gia đình tự quyết định theo ý họ. Mình muốn vô can.

Khi đồng bào trở lại nộp đơn, tôi đọc xét và ghi sổ kế toán, tiền cũ được Thủ quỹ tiền cũ nhận, đếm đúng với số khai, cắt góc tờ giấy bạc và lưu lại. Nhìn sự việc đó, tôi mang một nỗi buồn mất mát ‘Đồng tiền Việt Nam Cộng hòa đang đi vào dĩ vãng…’ Sau đó, Thủ quỹ tiền mới giao những tờ giấy bạc mới cho khách và Bàn trưởng ký chung cuộc và trao một bản đơn cho đương sự. Bản kia trao cho tôi để lưu. Xong việc đổi tiền cho một gia đình. Có vài gia trưởng chỉ mang đến ít hơn 100.000 đồng tiền cũ thắc mắc, vì nghe các du kích tuyên truyền dạy bảo ‘cộng sản sẽ san bằng giàu nghèo’, sao không được lãnh 200 đồng tiền mới như nhà trước. Tôi chỉ trả lời : không có chỉ thị. Thật nghèo mà ham. Đi tin cộng sản !

Các ‘đỉnh cao trí tuệ’ lãnh đạo, tại Hà nội, hình như đã không đủ khả năng để thẩm lượng số tiền đang lưu hành tại Việt Nam Cộng hòa, nơi nền kinh tế phồn thịnh hơn Miền Bắc cộng sản nhiều vì, sau ngày 30.04.1975, hàng loạt hàng hóa và vàng bạc từ Sài Gòn đã được chở về Hà Nội, kể cả 16 tấn vàng mà ‘người cộng sản’ phao tin ông Nguyễn Văn Thiệu đã chở đi khỏi nước. Cuộc đổi tiền đã kéo dài ba ngày và chỉ mới thanh toán cho mỗi gia đình 200 đồng tiền mới mà thôi.

Ngày 25.09.1975, nhân viên tất cả các Bàn đổi tiền Quận 1 Thành phố được tập họp về vũ trường Maxime cũ để tổng kết. Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy khen chiến dịch ‘Đổi tiền’ đã đạt thành quả tốt đẹp hơn cả chiến dịch Hồ Chí Minh (chiếm Miền Nam) vì khi thảo luận chiến dịch này, Bộ Chính trị nắm vững quân số và mọi phương tiện, nhưng khi ‘Đổi Tiền’ thì họ không biết có đủ số nhân sự động viên cũng như số lượng tiền cũ và công việc sẽ diễn tiến ra sao.

Cuối cùng, trở về Phường, chúng tôi đã làm công tác thống kê. Các ‘đỉnh cao trí tuệ’ muốn có những số liệu tiền mặt của những gia đình mà gia trưởng là các sĩ quan hay công chức đang ‘đi cải tạo’, nhưng khi lập bảng Thống kê, vì các ông đang vắng mặt, nên các bà đã đứng đơn xin đổi tiền và chỉ ghi nghề nghiệp mình đang làm hay nội trợ. Nhờ đó, tôi cảm thấy nhẹ nhàng… Sau đó, theo Wikipedia, từ đầu năm 1976, các gia đình có tiền đổi được phép rút 30 đồng mới mỗi tháng, nhưng đến tháng 12/1976 thì trương mục được khóa lại. Đúng là ăn cướp hợp luật cộng nô.

B.- Cuộc Đổi tiền ngày 03.05.1978.

Sau khi thống nhất Việt Nam năm 1976, Cộng đảng Việt quyết định xã hội chủ nghĩa hóa nền kinh tế thị trường, theo nghị quyết khóa III, xóa bỏ tư sản thương mại và dân tộc, xây dựng hợp tác xã,… Kỳ Đổi tiền này được quyết định bởi Thủ tướng do sắc lệnh số 88 CP ngày 25.04.1978 và khai triển ngày 03.05.1978. Theo đó tiền tệ hiện lưu hành tại hai miền Nam Bắc hết giá trị giao hoán và những ai đang sở hữu tiền cũ này phải đem đổi lấy tiền mới.

1 - Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố đổi tiền trên phạm vi toàn quốc, thống nhất tiền tệ cả nước với tỷ lệ 1 đồng tiền Ngân hàng Nhà nước cũ ở miền Bắc hoặc 0,80 đồng tiền Giải phóng ở miền Nam bằng 1 đồng Ngân hàng Nhà nước mới.

2- Thể thức :

a. Dân thị thành được đổi tối đa:

– 100 đồng cho mỗi hộ 1 người;

– 200 đồng cho mỗi hộ 2 người;

– Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người;

– Tối đa cho mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng.

b. Dân quê được phép đổi theo định mức sau:

– 100 đồng cho mỗi hộ 2 người ;

– Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người;

– Tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng.

Số tiền đang có trên mức tối đa phải khai nộp và ký thác vào ngân hàng. Khi cần dùng có lý do chính đáng thì tiền đó có thể rút ra. Một điều buộc nữa là trương chủ phải chứng minh số tiền này là tiền kiếm được bằng sức lao động chân chính. Lại thêm một lần cướp hợp pháp, tức ‘chấp hữu vô căn’.

Do sợ sự bí mật đổi tiền bị ‘bật mí’, nên nhà nước dùng các sinh viên phụ trách các bàn đổi tiền và, khác với lần trước, kỳ này, ngoài các loại tiền giấy phải cắt góc, còn có tiền nhôm 1 đồng. Ðể hủy tiền này, cuối cùng, nhà nước mới chỉ thị dùng búa đóng đinh xuyên thủng những đồng tiền nhôm này.

Ðang làm việc tại Phòng Tiền tệ Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, tôi tham gia Kiểm tra Tồn quỹ các cơ quan nhà nước tại Thành Hồ, đặt tại lầu 10 Ngân hàng Thành phố. Tổ (đơn vị kiểm tra) gồm một Tổ trưởng (tại Tổ chúng tôi: một lãnh đạo Ngân hàng Kiến thiết, vui tính và biết điều), một công an cấp tá lú và giáo điều cùng chúng tôi hai kế toán.

Cơ quan đầu tiên mà Tổ kiểm tra tiếp là Trường đại học Y khoa. Sổ sách kế toán phù hợp qui định Ngân hàng Thành phố, nhưng tồn quỹ hơi cao. Lý do mà mọi người điều biết : Tiền mặt không được giữ tại cơ quan quá định mức, nhưng khi cần thì Ngân hàng không có đủ để cung ứng, nên các cơ quan đều vi phạm mức tồn quỹ này. Ðó là lỗi Ngân hàng Thành phố và Ngân hàng các quận không ‘tóm’ được tiền mặt từ các cửa hàng hay quán ăn uống quốc doanh.

Sau đó, khi làm việc với một đơn vị quân báo và tìm thấy những số tiền mặt được dùng để chi trả cho việc may quân phục đen. Tổ trưởng đặt câu hỏi và được trả lời là để giả lính Khmer đỏ xâm nhập vào Cam bốt. Lúc đó, Khmer đỏ thỉnh thoảng tấn công Việt Nam và giết người Việt và Việt Nam chuẩn bị đánh vào Cam bốt năm 1979.

Cơ quan mà việc kiểm tra kéo dài và khó khăn nhứt là Trường Đảng, đặt tại Trường Bộ binh Thủ đức cũ. Khi tiến hành kiểm tra, vài thành viên Trường Đảng mặc áo ngắn tay bỏ ngoài đã đưa cao tay để cho thấy họ có súng… Sau ba ngày làm việc không kết quả, hôm sau, trước khi bắt đầu, Trưởng đoàn cho biết : tối hôm qua, Đảng ủy Trường đã họp và quyết định nói thật… Khi kiểm tra sổ kế toán, tôi thấy ngay có nhiều trang không có số cộng từ trên xuống, nhưng có số mang sang trang sau. Tôi hỏi tại sao như vậy ? Trong khi cô kế toán ‘sếp’ đang cố gắng giải thích thì cô kế toán kia nhỏ nhẹ ‘ba em đi học tập’ khiến tôi nghĩ đến tình chiến hữu (dù là quân nhân, cảnh sát hay công chức cũng phụng sự Tổ Quốc Việt Nam Cộng hòa). Do đó, tôi khuyên hai cô phải làm thế nào để đúng, rồi xếp sổ lại, không ghi biên bản. Không gian dối không đáng là cộng sản.

Cơ quan ‘Khám Chí hoà’ cũng ‘là vua’ với nhiều vi phạm, nên giờ cơm trưa, Tổ trưởng và Trung tá công an được mời về ‘nhà tù’ ăn nhậu. Buổi chiều, sau khi làm Biên bản kiểm tra tồn quỹ, trong khi tôi đánh máy năm bản (đồng chí Tổ trưởng rất khoái thấy biên bản được đánh máy), Trưởng đoàn khám đường mời các thành viên Tổ uống bia. Tôi từ chối vì đang bận đánh máy. Mang bia đến, nhưng không có ly, nên phải đến nhà bếp mượn chén để uống khiến thành viên các Tổ khác biết. Rồi vì ghen ghét không được uống bia, nên họ đã họp toàn thể các Tổ để tố quê nhau…

C.- Cuộc Đổi tiền ngày 14.09.1985.

Ngày 12.09.1985, báo Tuổi Trẻ đăng tại trang nhất: ‘Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương’và đã viết: ‘Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để’. Thế rồi, sáng 14.09.1985, hệ thống loa phóng thanh đường phố loan tin Đổi Tiền. Đó là sự khác biệt giữa biện pháp do cộng sản chủ trương và những sự Đổi Tiền ở những nước dân chủ mà chúng ta đã xem khi bắt đầu bài này. Trước cuộc cướp đó, Phan Văn Khải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh viết báo biện luận ‘Đổi tiền là vì lợi ích của nhân dân lao động’.

Vì đang hành nghề cho doanh nghiệp tư nhân, nên tôi không bị buộc phải tham gia Đổi tiền lần này. Tuy nhiên, chúng tôi đã tìm được những tin tức liên quan để cung cấp.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu thông hàng - tiền và nạn khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng trong thanh toán, ngày 14.09.1985, nhà nước phải công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền Ngân hành Nhà nước cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương. Nhà nước đã cho phát hành thêm vào lưu thông một khối lượng lớn tiền tương đương với 1,38 lần khối lượng tiền mới đã phát hành trong đợt đổi tiền trước đó để phục vụ công cuộc cải cách lương và giá.

Ðây là cuộc đổi tiền do Phát hành tiền mới :

- Thu đổi tiền: 1đ tiền mới bằng 10đ tiền cũ

Có một điều lạ là ngay sau khi thu đổi xong, Chính phủ quyết định nâng giá lên trở lại 10 lần. Cuộc cải cách giá-lương-tiền đã bị thất bại.

Hà Minh Thảo
 
Văn Hóa
Thăm tượng Quan Âm và công viên Zheng Sheng tại thành phố Keelung, Đài Loan
Lm John Trần Công Nghị
15:38 25/04/2019
Hôm 25/4/2019 chúng tôi đến thành phố Keelung, thành này còn được biết tên là Chilung Thành phố này nằm ở phía đông bắc của Đài Loan với dân số khoảng 387.000 người. Keelung là cảng vận chuyển chính của Đài Loan, nằm ngay phía bắc Đài Bắc, thuận tiện do là vị trí thị trấn vận chuyển: chợ cá, hải đảo, và cảnh biển.

Keelung hay Chilung, phát âm Jīlóng bằng tiếng Quan Thoại, ngày nay chủ yếu là cửa ngõ vào Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan vì chỉ cách đó nửa giờ lái xe hoặc khoảng 45 phút đi tàu.

Xem hình ảnh

Keelung có nhiều đền thờ và chùa và có một trong những ngôi đền Mazu lớn nhất Đài Loan, đó là Fo Guang Shan, và một tượng Quan Âm cao 24 mét trước ngôi chùa khác trên đỉnh đồi. Do vậy chúng tôi đã cất công đi thăm cả hai ngôi chùa này

Trên đường đi lên đỉnh núi, chúng tôi vượt qua nhiều bức tường của thành quách còn sót lại từ các đế chế trước đây xây dựng nới này như pháo đài phỏng thủ Keelung. Lên giữa chừng của công viên Zhong Zheng là một đền xây như kiếu chùa tam quan, trong đó có chứa các di tích lịch sử. Từ đó nhìn có thể nhìn xuống thành phố và cảng Keelung rất bao quát.

Đặc biệt trên đường lên núi chúng tôi có thăm tượng Đức Khổng Tử mầu nâu đọ rất lớn đặt trong lối lên Công viên.

Đi tiếp trong công viên và lên cao hơn sẽ gặp tượng Quan Âm cao 24 mét nhìn xuống thành phố. Trước khi vào khu này, bước ua cổng tam quan thấy 2 bên có nhiều tượng La Hán, và chính giữa là tượng Phật Di Lạc mạ vàng to lớn.

Leo tiếp lên trên sẽ thấy bên tay phải là tháp treo quả chuông đồng to lớn. Đi tiếp nữa sẽ thấy tượng Quan Âm và trước tượng là 2 con kỳ lân to mạ vàng. Sau tượng Quan Âm là một thiền viện.

Xuống khỏi công viên Zheng Sheng, chúng tôi đi thăm Chùa Fo Guang nằm ở trung tâm thành phố. Chùa rất vĩ đại, trang nghiêm, cao sang và mới mẻ. Bước qua tam môn có tượng Phật Di Lạc mầu xám, rồi bước lên trên là chính điện, trong đó có ngay chính giữa có 3 tượng Phật mầu trắng, hai bên tường chunng quanh là hai bức tranh tạc nhiều tượng như cuộc cuộc rước kiệu.

Vài dòng lịch sử về Keelung

Thành phố Keelung ban đầu được thành lập bởi thổ dân Đài Loan. Trước đây là một tiền đồn nhỏ của đế chế Trung Quốc. Vào đầu thế kỷ 17 người Tây Ban Nha đến chiếm đóng. Từ đó thành phố đã phát triển thành trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ khi Tây Ban Nha, Hà Lan và nhà Thanh của Trung quốc cai trị ở Đài Loan.

Sau đó, từ năm 1895 đến 1945, thành phố (và tất cả Đài Loan) bị người Nhật chiếm đóng. Với sự xuất hiện của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19, cảng Keelung được phát triển đặc biệt hơn nữa để thuận tiện cho giao thương với Nhật Bản vì Keelung nằm dọc theo bờ biển Đông Bắc của Đài Loan.

Vào cuối Thế chiến II, Đài Bắc đã được bàn giao cho Cộng hòa Trung Quốc, do Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) đứng đầu. Trong những thập kỷ kể từ đó, nó đã chứng kiến sự bùng nổ của sự tăng trưởng, nhưng các ngôi đền truyền thống và bảo tàng đẳng cấp thế giới vẫn nằm giữa những tòa nhà chọc trời. Thành phố hiện đại cũng có các nhà hàng hàng đầu, chợ thực phẩm và khu mua sắm cao cấp.

Đến năm 1984, cảng Keelung đã trở thành cảng container lớn thứ 7 trên thế giới. Di sản thương mại phong phú ở Keelung đã tạo ra nhiều di tích lịch sử và văn hóa. Cảng Keelung là trung tâm công nghiệp đánh cá phía Bắc Đài Loan.

Là một trung tâm vận chuyển ven biển, Keelung cũng từng là trung tâm của một số pháo đài mà một các chính thể quyền lực đã sử dụng để bảo vệ thành phố. Các pháo đài gồm có: Pháo đài Gongzih Liao, Pháo đài Ershawan, Pháo đài Dawulun, Pháo đài Baimiwong và Pháo đài Shihciouling, tất cả được xây dựng trong thời nhà Thanh để bảo vệ Keelung và Đài Loan khỏi các cường quốc nước ngoài.

Khu vực trung tâm thành phố Keelung rất nhỏ và dễ dàng đi bộ. Ga tàu / bến xe buýt nằm ngay cạnh bến cảng và có thể dễ dàng đi đến từ khu vực trung tâm thành phố bao gồm Chợ Đêm Miaokou rất nổi danh nơi đây.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Cười Hồn Nhiên/Kids’ Smile
Robert Helfman
21:11 25/04/2019
NỤ CƯỜI HỒN NHIÊN/KIDS’ SMILE
Ảnh của Robert Helfman

Dù cho tiền bạc đầy người
Cũng không sánh được nụ cười trẻ thơ.
(bt)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 25/4/2019: Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha sau Phục Sinh
VietCatholic Network
01:50 25/04/2019

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 24 tháng 4, 2019.

2- Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha sau Phục Sinh.

3- Những cử chỉ ưu ái của Đức Thánh Cha trong ngày mừng Lễ Thánh Quan Thầy Giorgio.

4- Lễ phong Chân Phước cho 4 vị tử đạo tại Argentina.

5- Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick kêu gọi bảo vệ các tín hữu Kitô.

6- Hàng ngàn dự tòng gia nhập Công Giáo vào đêm vọng Phục Sinh.

7- Tin cập nhật về cuộc đánh bom ở Sri Lanka và lời tuyên bố của ĐC Nguyễn văn Tốt, sứ thần Tòa Thánh, về biến cố này.

8- Thiên Chúa ở đâu khi Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong khói lửa.

9- Một người bị bắt giữ vì bị tình nghi có ý định đốt nhà thờ thánh Patrick ở New York.

10- Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm không bị giải tỏa.

11- Giới thiệu Thánh Ca: Lòng Thương Xót Chúa.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Tổng giáo phận Colombo, Sri Lanka hủy bỏ các thánh lễ, đóng cửa các cơ quan bác ái vì sợ tấn công lần hai
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:11 25/04/2019
VietCatholic xin gởi đến quý vị và anh chị em những tin tức cập nhật về vụ khủng bố tàn bạo tại Sri Lanka nhắm chủ yếu vào thiểu số Kitô hữu nhỏ bé tại quốc gia này mà đến nay con số người thiệt mạng đã lên đến 359 người và hơn 500 người bị thương.

Các nhà lãnh đạo Giáo Hội trên thế giới đã mạnh mẽ phê phán cách hành xử của các cấp trong chính quyền Sri Lanka. Một tài liệu của các cơ quan an ninh đã được báo chí đưa ra ánh sánh cho thấy các quan chức nước này đã biết trước cuộc tấn công tàn khốc, được thế giới đánh giá là cuộc tấn công khủng bố lớn nhất sau cuộc tấn công vào Hoa Kỳ ngày 11 tháng Chín, 2001. Nhưng họ không làm gì hết.

Bên cạnh đó chúng tôi sẽ trình bày với quý vị và anh chị em một diễn biến mới nhất trong ngày thứ Năm 25 tháng Tư. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Colombo đã yêu cầu các linh mục không cử hành các thánh lễ có dân chúng tham dự và tất cả các dịch vụ bác ái Công Giáo trên khắp thủ đô Colombo đã bị đình chỉ vì lo ngại cuộc tấn công thứ hai.

1. Nhận định của Đức Tổng Giám Mục chủ tịch ủy ban Các Giáo Hội Trên Thế Giới của Hội Đồng Giám Mục Đức

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tại Đức, trong cuộc phỏng vấn dành cho radio Bayern, Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick, chủ tịch ủy ban Các Giáo Hội Trên Thế Giới của Hội Đồng Giám Mục Đức, là người đã đi thăm Giáo Hội tại Sri Lanka và cử hành thánh lễ tại các nhà thờ bị tấn công vào tháng Giêng năm nay nói:

“Thật đáng buồn là chính quyền và những ai chịu trách nhiệm đã không chú ý đúng mức đến các cảnh báo về nguy cơ của các cuộc tấn công nên đã để xảy ra thảm kịch này.”

“Tại nhiều nơi trên thế giới, các tín hữu Kitô đang bị áp bức và là nạn nhân của những vụ tấn công đẫm máu. Tôi xác tín rằng Sri Lanka cũng như tất cả các nước khác không thể bỏ qua những vụ khủng bố đẫm máu chống các tín hữu Kitô cũng như các nhóm tôn giáo khác. Họ có nhiệm vụ hết sức bênh đỡ các nhóm thiểu số dễ bị tổn thương và bảo vệ họ. Họ phải dự đoán và phòng ngừa những vụ khủng bố. Đó là trách nhiệm nguyên thủy của họ.”

Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài rất kinh hoàng khi nhận được tin về cuộc tấn công khủng bố tại Sri Lanka.

“Trong cuộc viếng thăm hồi tháng Giêng vừa qua, tôi không thấy có bất kỳ dấu hiệu thù địch nào giữa người Công Giáo và các tôn giáo khác. Mọi thứ rất yên ả, và chúng ta không cảm thấy bất cứ điều gì đáng lo ngại. Nếu có những căng thẳng nhỏ thì đó là giữa người Hồi Giáo và ngà Phật Giáo.”

Nhận xét thêm về tình hình tại Sri Lanka, ngài nói:

“Trước cuộc nội chiến nổ ra vào năm 1977, các sắc dân và các tôn giáo sống với nhau rất hài hòa và bình an. Điều này phải được tái lập lại.”

Nhìn về tương lai, Đức Tổng Giám Mục nói: “Nước Đức và Âu Châu không được do dự trong việc dùng các phương thế ngoại giao để nhắc nhở cho các chính phủ tại các nơi khác về vấn đề này. Tại Sri Lanka, tiến trình hòa giải không thể khép lại sau cuộc nội chiến nhiều thập niên, nhưng cần phải tiếp tục bằng mọi phương thế”.

2. Tuyên bố của Đức Hồng Y Tổng giám mục Colombo

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong khi đó, tại Sri Lanka, Đức Hồng Y Tổng giám mục Colombo nói rằng các quan chức chính phủ ở Sri Lanka nên bị sa thải vì không hành động nào theo những tin tình báo về nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố sắp xảy ra trong nhiều ngày trước vụ đánh bom hôm Chúa Nhật Phục sinh ở quốc gia này.

“Hành vi của các quan chức cấp cao trong chính phủ, bao gồm một số quan chức cấp Bộ trưởng, là hoàn toàn không thể chấp nhận được,” Đức Hồng Y Malcom Ranjith nói trong cuộc họp báo chiều ngày 23 tháng 4 trước các bằng chứng hiển nhiên rằng các quan chức Sri Lanka đã được cảnh báo với các nguồn tin đáng tin cậy nhiều ngày trước cuộc tấn công khủng bố hôm 21 tháng Tư. Họ có danh sách, địa chỉ, số căn cước của những tên khủng bố, phương thức đi lại, và kế hoạch tấn công của chúng nhưng họ không làm gì cả. Ngay cả việc báo cho các nhà lãnh đạo Giáo Hội biết về nguy cơ tấn công này, họ cũng không làm.

Chính phủ Ấn Độ cho biết trong tiến trình thẩm vấn các thành viên của bọn khủng bố IS bị bắt gần đây trên đất Ấn sau khi lén lút trở về từ Syria, họ đã báo cho nhà chức trách Sri Lanka biết về mưu toan khủng bố hôm Chúa Nhật Phục sinh. Chính phủ Sri Lanka còn nhận được các nguồn thông tin tình báo khác từ Hoa Kỳ, nói trực tiếp rằng các nhà thờ sẽ là mục tiêu trong các cuộc tấn công của khủng bố Hồi giáo.

Phó tổng thanh tra cảnh sát Priyalal Dassanayake đã ra một thông tri gởi đến một loạt các cơ quan an ninh Sri Lanka, nhưng tuyệt nhiên không có một hành động nào được đưa ra.

“Những loại quan chức này nên bị cách chức ngay lập tức, họ phải bị loại khỏi các vị trí này. Và những con người nhận thức được nhu cầu của người khác và của mọi người phải được đưa vào những vị trí này,” Đức Hồng Y Ranjith nói.

Đức Hồng Y nói thêm rằng nếu ngài được cảnh báo về nguy cơ các nhà thờ Công Giáo có thể bị đánh bom vào Chúa Nhật Phục sinh, ngài chắc chắn sẽ hủy bỏ các Thánh lễ Chúa Nhật, vì, “đối với tôi, điều quan trọng nhất là mạng sống của con người. Con người là kho báu của chúng ta.”

“Tôi sẽ hủy bỏ ngay cả toàn bộ tuần thánh,” Đức Hồng Y Ranjith nói với Đài phát thanh Canada.

Cho đến nay, ít nhất 359 người đã chết, và hơn 60 người Sri Lanka đã bị bắt.

Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena đã yêu cầu Hemasari Ferando, thứ trưởng bộ quốc phòng, tham mưu trưởng liên quân Sri Lanka, từ chức, cùng với Tổng thanh tra cảnh sát Pujith Jayasundara. Cả hai đều bị buộc tội không đưa ra các hành động cụ thể trước các báo cáo tình báo.

Đức Hồng Y Ranjith nói với đài truyền hình EWTN của Hoa Kỳ rằng cộng đồng Công Giáo địa phương đã đau khổ rất nhiều vì vụ thảm sát kinh hoàng hôm Chúa Nhật Phục sinh.

Đức Hồng Y nói ngài đã vội vã chạy đến đền thờ Thánh Antôn, ngay khi nghe tin về vụ tấn công vào sáng Chúa Nhật, nhưng cảnh sát không cho phép ngài vào bên trong vì họ nghi ngờ có thể còn có những quả bom chưa nổ.

“Từ bên ngoài tôi thấy rất nhiều sự tàn phá bên trong và bên ngoài nhà thờ,” Đức Hồng Y nói. “Khi nhìn thấy rất nhiều thi thể, tôi đã hoàn toàn tê tái trong lòng và hết sức bối rối.”

3. Nhận định của một cố vấn an ninh tình báo Hoa Kỳ

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Một trong những câu hỏi nhức nhối đối với người Công Giáo tại Sri Lanka và trên thế giới là phải chăng chính quyền nước này muốn mượn tay bọn khủng bố để “thanh lọc tôn giáo”?

Lyndia Khalil, cố vấn an ninh tình báo của sở cảnh sát New York, nghĩ rằng có lẽ không phải như thế. Trong phần sau, chúng tôi xin giới thiệu bài nhận định của cô nhan đề “Sri Lanka’s Perfect Storm of Failure” – “Cơn bão sai lầm hoàn toàn của Sri Lanka” đăng trên tờ Foreign Policy ngày 23 tháng Tư. Cô viết như sau:

Ít nhất hai tuần trước, các quan chức tình báo từ Ấn Độ và Hoa Kỳ đã cảnh báo các nhà chức trách Sri Lanka về một âm mưu khủng bố tại các nhà thờ và địa điểm du lịch ở nước này. Một tuần sau, Bộ Quốc phòng Sri Lanka cảnh giác Tổng thanh tra cảnh sát về âm mưu này, kèm theo cả một danh sách tên và địa chỉ của các nghi phạm, và một số người trong số họ cuối cùng chính là những kẻ tấn công thực sự. Chẳng có ai làm điều gì cả.

Một bản ghi nhớ chi tiết khác do phó tổng thanh tra cảnh sát gởi đến Phòng An ninh Bộ Nội Vụ, Phòng An ninh Ngoại giao, Phòng An ninh Tư pháp và Bộ phận An ninh của các Tổng thống đã nghỉ hưu cũng đưa ra lời cảnh báo và một danh sách các nghi phạm.

Các quan chức Sri Lanka cũng đã nhận được những cảnh báo trước đó về bọn khủng bố National Thawhith Jama’an từ cộng đồng Hồi giáo Sri Lanka. Phó chủ tịch Hội đồng Hồi giáo Sri Lanka tuyên bố rằng ông đã cảnh báo các quan chức tình báo về nhóm này cách đây ba năm.

Tại sao không ai hành động trước những cảnh báo này? Có lẽ bởi vì chính phủ Sri Lanka vẫn chia rẽ một cách cay đắng, giữa tổng thống và thủ tướng là hai người đang có chiến tranh với nhau.

Người Sri Lanka vẫn còn đang cảm thấy những âm vang của cuộc khủng hoảng hiến pháp năm ngoái.

Vào tối ngày 26 tháng 10 năm 2018, tổng thống Sirisena, trong một động thái bất ngờ, đã sa thải thủ tướng Ranil Wickremeinghe và bổ nhiệm cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa, đối thủ chính trị của mình, làm Thủ tướng sau khi Liên minh Tự do Nhân dân rút khỏi chính phủ thống nhất.

Wickremeinghe từ chối chấp nhận bị sa thải, nói rằng việc sa thải mình là bất hợp pháp và vi hiến. Sirisena đã nhanh chóng thành lập Quốc hội và bổ nhiệm một nội các mới, có hiệu lực tạo ra một chính phủ song song với những gì đang hoạt động tại nước này vào thời điểm đó. Điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng hiến pháp, trong đó các nhà phân tích coi hành động của Sirisena là một cuộc đảo chính.

Cuộc khủng hoảng đã tạo ra những lo ngại đáng kể đối với tình trạng của các thể chế dân chủ trong nước. Karu Jayasuriya, Chủ tịch Quốc hội, từ chối thừa nhận tính hợp pháp của động thái này, nói rằng Thủ tướng Wickramasinghe bị lật đổ vẫn là Thủ tướng hợp pháp.

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2018, Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết cho rằng các hành động của tổng thống là vi hiến và bất hợp pháp.

Sau phán quyết của tòa án tối cao, Rajapaksa rút lui và Wickremeinghe được tái bổ nhiệm làm Thủ tướng.

Mặc dù cuộc đảo chính chính trị này đã thất bại, sự hục hặc giữa tổng thống và thủ tướng vẫn tiếp tục, và việc kiểm soát các cơ quan an ninh là một chiến trường quan trọng. Trong một môi trường mà thông tin đã trở thành một công cụ chính trị đến mức Sirisena đã đặt các bộ quốc phòng và cảnh sát dưới sự kiểm soát của chính mình và loại trừ thủ tướng khỏi hội đồng an ninh quốc gia, hầu như không đáng ngạc nhiên khi các quan chức cấp thấp không muốn đơn phương hành động mà không có chỉ thị từ bên trên.

Đây là một thất bại kỳ lạ so với lịch sử đất nước này, một đất nước có kinh nghiệm lâu năm với chủ nghĩa khủng bố trong cuộc nộ chiến kéo dài suốt gần 26 năm.

4. Tổng giáo phận Colombo đình chỉ các thánh lễ và các dịch vụ bác ái vì lo sợ đợt tấn công thứ hai

Tất cả các dịch vụ bác ái Công Giáo trên khắp thủ đô Colombo đã bị đình chỉ vì những lo ngại về an ninh. Cha Edmond Tillekeratne, giám đốc truyền thông của Tổng giáo phận cho biết như trên. Ngài nói quyết định này được đưa ra theo sự chỉ đạo của Đức Hồng Y Malcolm Ranjith, Tổng Giám mục Colombo.

Hôn thứ Hai các cơ quan an ninh tình nghi một chiếc xe hơi đậu cách đền thánh Antôn rất gần, chừng bằng ném một hón đá thôi, là một bẫy mìn của bọn khủng bố. Công binh đã được phái đến để cho nổ tung chiếc xe. Quả thật, các tiếng nổ tiếp theo cho thấy đúng thật đây là loại mìn bẫy.

Trước các diễn tiến đáng lo ngại như thế, Đức Hồng Y đã yêu cầu các linh mục không cử hành các thánh lễ có dân chúng tham dự cho đến khi có lệnh mới.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Ruwan Wijewardene nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo trước đó vào hôm thứ Tư 14 tháng Tư rằng những kẻ đánh bom tự sát trong các cuộc tấn công hôm Chúa Nhật Phục sinh đều là những người “được giáo dục tốt, xuất thân từ các gia đình trung lưu trở lên, và độc lập về tài chính. Đó là một yếu tố đáng lo ngại,” ông nói.

Thậm chí, hai trong số những kẻ đánh bom tự sát liên quan đến các cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật Phục sinh ở Sri Lanka là thành viên của một gia đình nổi tiếng và giàu có bậc nhất ở Colombo. Thông tấn xã CNN ghi nhận rằng tin tức này “làm rung chuyển cộng đồng Hồi giáo thiểu số trong thành phố này.”

Hai anh em, Imsath Ahmed Ibrahim, 31 tuổi và Ilham Ahmed Ibrahim, 33 tuổi, nằm trong nhóm những kẻ cực đoan đã giật bom tự sát trong các cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật. Cha của họ, Mohamed Ibrahim, là người sáng lập Công ty Xuất khẩu Ishana có trụ sở tại Colombo, tự mô tả trên trang web của mình là nhà xuất khẩu gia vị lớn nhất của Sri Lanka từ năm 2006.

Lối xóm cho rằng Imsath Ahmed Ibrahim là người làm ăn hoạt bát nhất trong 3 người con trai của ông Mohamed Ibrahim. Y đi xe hơi sang trọng, và diện đồ tây, không có vẻ gì là người Hồi Giáo cực đoan. Y từng theo học Đại Học tại Anh và sau Đại Học tại Australia. Tuy nhiên, y đã giật bom nổ tung mình giết hàng chục người tại khách sạn Shangri La. Người anh Ilham Ahmed Ibrahim được cho là khù khờ hơn, đã tấn công vào khách sạn Cinnamon Grand.

Khi cảnh sát xét nhà, người vợ đang mang thai của Ilham Ibrahim, là Fatima, đã kích hoạt đống chất nổ trên mình y thị, giết chết hai đứa con của mình và 3 viên cảnh sát.

Mohamed Ibrahim nằm trong số hàng chục người bị giam giữ sau vụ tấn công, khiến 359 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương. Truyền hình Sri Lanka đã chiếu đoạn video cho thấy Ibrahim bị cảnh sát dẫn đi nhưng nhà chức trách chưa công bố bất kỳ cáo buộc nào chống lại ông ta. Đứa con thứ ba của ông Mohamed Ibrahim là Ijas Ahmed Ibrahim, 30 tuổi, đang bị điều tra.

Tình báo Anh đã xác định một tên nổ bom tự sát khác là Abdul Lathief Jameel Mohamed, đã từng theo học ở miền đông nam nước Anh từ năm 2006 đến 2007.

Shirus Lakthilaka, một cố vấn của Tổng thống Sri Lanka, đã xác định một trong những tên nổ bom tự sát tại khách sạn Shangri-La là Inshan Seelavan, và mô tả hắn ta là chủ mưu của vụ tấn công.

Các quan chức khác đã nhắc đến Zahran Hashim, là một nhân vật chủ chốt khác trong các cuộc tấn công. Hiện nay hắn vẫn đang tại đào và có khả năng chỉ đạo một cuộc tấn công thứ hai.
 
Thánh Ca
Thánh Ca: Cho Con Thêm Lòng Tin – Trình bày: Đình Trinh
Đình Trinh
19:33 25/04/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

 
Thánh Ca: Giêsu, Đấng Chữa Lành – Trình bày: Phương Thảo
Phương Thảo
19:40 25/04/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

 
Thánh Ca: Gọi lời yêu thương – Trình bày: Cẩm Yến
Khắc Thái
19:52 25/04/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News