Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy niệm Chúa Nhật VI Phục Sinh C
Lm. Anthony Trung Thành
08:18 26/04/2016
Suy Niệm Chúa Nhật VI PHỤC SINH C
Trong bối cảnh bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, Chúa Giêsu dặn dò họ rất nhiều lời tâm huyết. Bài Tin mừng tuần trước Ngài dạy các ông điều răn mới, đó là “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (x. Ga 13,34). Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu nói tới hiệu quả của việc tuân giữ Lời Ngài và vai trò của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội cũng như nơi mỗi người kitô hữu chúng ta.
1. Hiệu quả của việc tuân giữ Lời Chúa
Yêu mến Thiên Chúa là bổn phận của con người, cách riêng là của những người Kitô hữu. Có nhiều cách để thể hiện lòng yêu mến đó. Nhưng có một cách được Chúa Giêsu nhắc đến trong đoạn Tin mừng ngày hôm nay, đó là “Giữ lời Chúa”. Ngài nói: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy” (x. Ga 14, 23).
Lời Chúa ở đâu? Lời Chúa ở trong cuốn Kinh Thánh, đặc biệt ở trong các sách Tin mừng. Lời Chúa còn được các Tông đồ, các Giáo phụ truyền lại cho chúng ta qua Thánh Truyền, được cụ thể hoá nơi Giáo Huấn của Hội Thánh và các cử hành Phụng vụ. Vì vậy, khi chúng ta đọc, suy gẫm và sống Lời Chúa là chúng ta đã tỏ lòng yêu mến Chúa. Khi chúng ta tuân giữ giáo huấn của Giáo Hội, qua Thánh truyền, qua các Đức Giáo Hoàng, các giám mục là chúng ta yêu mến Chúa. Khi chúng ta sốt sắng cử hành các phụng vụ của Giáo Hội, qua các Bí tích và các Á Bí tích là chúng ta yêu mến Chúa. Ngoài ra, khi chúng ta biết sống công bằng, bác ái, yêu thương…Là chúng ta cũng đang yêu mến Chúa. Bởi vì, những lúc đó chúng ta đang tuân giữ Lời của Ngài.
Giữ Lời Chúa không những chứng minh chúng ta là kẻ yêu mến Chúa mà còn đem đến cho chúng ta nhiều hiệu quả khác nữa.
Thứ nhất, được Chúa Cha yêu mến. Thật ra, từ đời đời Chúa cha đã yêu thương chúng ta rồi. Vì yêu thương ta, nên Ngài đã dựng nên ta. Vì yêu thương ta, nên Ngài đã sai Con Một xuống thế làm người để cứu chuộc ta. Đó là tình yêu phổ quát mà Chúa Cha dành riêng cho hết mọi người. Còn những người tuân giữ Lời của Chúa Con thì Chúa Cha sẽ yêu mến cách riêng. Chúa Giêsu đã nói: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ được Cha Thầy yêu mến". Đây là một lời hứa đầy an ủi và vui sướng Bởi vì, không còn gì an ủi và vui sướng cho bằng được Chúa Cha yêu mến cách riêng như vậy.
Thứ hai, khi chúng ta tuân giữ Lời Chúa không những được Chúa Cha yêu mến mà còn được Chúa Cha và Chúa Con đến và ở trong chúng ta. Chúa Giêsu đã nói : “Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”. Thật vậy, ngày lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, thân xác và tâm hồn chúng ta đã trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần. Nếu chúng ta giữ trọn lời thề hứa trong ngày đó, thì Chúa Thánh Thần luôn ở với chúng ta. Nhưng vì bản tính con người yếu đuối, dễ bị sa ngã phạm tội. Cho nên, mỗi khi chúng ta sa ngã phạm tội trọng, tức là chúng ta không giữ Lời Chúa, thì thân xác chúng ta không còn là đền thờ của Chúa Thánh Thần nữa. Nhưng nếu chúng ta biết thống hối ăn năn và lãnh nhận Bí tích Giao hoà thì Chúa Thánh Thần lại tiếp tục ngự vào tâm hồn chúng ta và ở lại với chúng ta. Không những chỉ có Chúa Thánh Thần mà còn có cả Chúa Cha và Chúa Con. Như vậy, thân xác và tâm hồn chúng ta lại trở nên đền thờ của Chúa Ba Ngôi ngự trị. Thánh Phaolô đã từng nói: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1Cor 3, 16). Đền thờ của Thiên Chúa thì quý giá hơn gấp trăm ngàn lần các đền thờ vật chất. Đền thờ vật chất có to lớn đến mấy, có nguy nga lộng lẫy đến mấy thì cũng do con người làm nên và sẽ tàn phai theo năm tháng. Còn đền thờ Thiên Chúa là tâm hồn chúng ta do chính Thiên Chúa tạo dựng, giống hình ảnh Ngài sẽ tồn tại mãi trên Thiên Đàng.
Như vậy, khi chúng ta giữ Lời Chúa không những chúng ta được chứng thực lòng yêu mến của chúng ta đối với Chúa Giêsu, mà còn được Chúa Cha yêu mến và Ba Ngôi Thiên Chúa đến ở lại với chúng ta. Ngài trở thành người nhà của chúng ta. Đó cũng là lý do mà chúng ta được gọi là Kitô hữu. Kitô hữu là người có Chúa, là người mang Chúa trong mình. Vậy, dù trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng hãy tuân giữ Lời Chúa.
2. Vai trò của Chúa Thánh Thần
Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba. Nhiệm vụ của Ngài là thánh hoá. Nhưng Ngài cùng hiện diện với Chúa Cha trong việc sáng tạo. Ngài hiện diện với Chúa Giêsu trong chương trình cứu chuộc. Phúc âm cho chúng ta thấy: Ngài hiện diện khi Chúa Giêsu chịu Phép rửa tại sông Giođan (x. Mt 3,16; Mc 1,10; Lc 3,22); Ngài hiện diện trong ngày lễ Ngũ Tuần (x. Cv 2,3)… Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắc đến vai trò của Chúa Thánh Thần : “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26). Đúng vậy, Chúa Thánh Thần đã dạy và làm nơi các Tông đồ thật nhiều điều: Ngài biến đổi họ từ những con người nhát đảm sợ sệt, trở thành những con người can đảm khác thường; Ngài giúp họ nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm; Ngài giúp Thánh Phêrô và các Tông đồ giảng dạy Lời của Chúa Giêsu; Đặc biệt, Ngài linh hứng cho các thánh ký ghi chép Tin mừng.
Không những thế, trong bài đọc I, sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta biết, vai trò của Chúa Thánh Thần trong các quyết định quan trọng của Giáo Hội sơ khai: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: Là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm. Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi” (x. Cv 15, 28-29). Cụm từ “Thánh Thần và chúng tôi quyết định” nói lên tất cả vai trò của Chúa Thánh Thần.
Từ đó cho đến nay và mãi tới tận thế, vai trò của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh và nơi mỗi người Kitô hữu vẫn không thay đổi. Ngài vẫn tiếp tục dạy cho Giáo Hội và chúng ta biết mọi điều về Chúa Giêsu. Ngài tiếp tục làm cho Giáo Hội và chúng ta nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Vì vậy, chúng ta hãy năng kêu cầu Chúa Thánh Thần trong các giờ kinh nguyện và mọi sinh hoạt hằng ngày. Đọc và suy gẫm Lời Chúa dưới sự linh hứng của Ngài. Đồng thời, xin Ngài ban ơn soi sáng để chúng ta biết làm lành lánh dữ. Để chúng ta được thấy và được ở trong “Kinh Thành muôn thuở” mà thánh Gioan đã miêu tả trong đoạn sách Khải Huyền chúng ta nghe trong bài đọc II hôm nay.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đưa ra một tiêu chuẩn làm thước đo để biết ai yêu mến Chúa, đó là “Giữ Lời Chúa”. Tuy vậy, con người qua mọi thời đại cố tình lẫn tránh lời mời gọi này của Chúa. Đó cũng là thái độ của rất nhiều người trong chúng con. Xin giúp mỗi người chúng con từ nay biết quyết tâm yêu mến Chúa bằng cách tuân giữ Lời của Chúa. Đồng thời, xin cho chúng con luôn sống dưới sự che chở và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Trong bối cảnh bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, Chúa Giêsu dặn dò họ rất nhiều lời tâm huyết. Bài Tin mừng tuần trước Ngài dạy các ông điều răn mới, đó là “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (x. Ga 13,34). Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu nói tới hiệu quả của việc tuân giữ Lời Ngài và vai trò của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội cũng như nơi mỗi người kitô hữu chúng ta.
1. Hiệu quả của việc tuân giữ Lời Chúa
Yêu mến Thiên Chúa là bổn phận của con người, cách riêng là của những người Kitô hữu. Có nhiều cách để thể hiện lòng yêu mến đó. Nhưng có một cách được Chúa Giêsu nhắc đến trong đoạn Tin mừng ngày hôm nay, đó là “Giữ lời Chúa”. Ngài nói: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy” (x. Ga 14, 23).
Lời Chúa ở đâu? Lời Chúa ở trong cuốn Kinh Thánh, đặc biệt ở trong các sách Tin mừng. Lời Chúa còn được các Tông đồ, các Giáo phụ truyền lại cho chúng ta qua Thánh Truyền, được cụ thể hoá nơi Giáo Huấn của Hội Thánh và các cử hành Phụng vụ. Vì vậy, khi chúng ta đọc, suy gẫm và sống Lời Chúa là chúng ta đã tỏ lòng yêu mến Chúa. Khi chúng ta tuân giữ giáo huấn của Giáo Hội, qua Thánh truyền, qua các Đức Giáo Hoàng, các giám mục là chúng ta yêu mến Chúa. Khi chúng ta sốt sắng cử hành các phụng vụ của Giáo Hội, qua các Bí tích và các Á Bí tích là chúng ta yêu mến Chúa. Ngoài ra, khi chúng ta biết sống công bằng, bác ái, yêu thương…Là chúng ta cũng đang yêu mến Chúa. Bởi vì, những lúc đó chúng ta đang tuân giữ Lời của Ngài.
Giữ Lời Chúa không những chứng minh chúng ta là kẻ yêu mến Chúa mà còn đem đến cho chúng ta nhiều hiệu quả khác nữa.
Thứ nhất, được Chúa Cha yêu mến. Thật ra, từ đời đời Chúa cha đã yêu thương chúng ta rồi. Vì yêu thương ta, nên Ngài đã dựng nên ta. Vì yêu thương ta, nên Ngài đã sai Con Một xuống thế làm người để cứu chuộc ta. Đó là tình yêu phổ quát mà Chúa Cha dành riêng cho hết mọi người. Còn những người tuân giữ Lời của Chúa Con thì Chúa Cha sẽ yêu mến cách riêng. Chúa Giêsu đã nói: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ được Cha Thầy yêu mến". Đây là một lời hứa đầy an ủi và vui sướng Bởi vì, không còn gì an ủi và vui sướng cho bằng được Chúa Cha yêu mến cách riêng như vậy.
Thứ hai, khi chúng ta tuân giữ Lời Chúa không những được Chúa Cha yêu mến mà còn được Chúa Cha và Chúa Con đến và ở trong chúng ta. Chúa Giêsu đã nói : “Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”. Thật vậy, ngày lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, thân xác và tâm hồn chúng ta đã trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần. Nếu chúng ta giữ trọn lời thề hứa trong ngày đó, thì Chúa Thánh Thần luôn ở với chúng ta. Nhưng vì bản tính con người yếu đuối, dễ bị sa ngã phạm tội. Cho nên, mỗi khi chúng ta sa ngã phạm tội trọng, tức là chúng ta không giữ Lời Chúa, thì thân xác chúng ta không còn là đền thờ của Chúa Thánh Thần nữa. Nhưng nếu chúng ta biết thống hối ăn năn và lãnh nhận Bí tích Giao hoà thì Chúa Thánh Thần lại tiếp tục ngự vào tâm hồn chúng ta và ở lại với chúng ta. Không những chỉ có Chúa Thánh Thần mà còn có cả Chúa Cha và Chúa Con. Như vậy, thân xác và tâm hồn chúng ta lại trở nên đền thờ của Chúa Ba Ngôi ngự trị. Thánh Phaolô đã từng nói: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1Cor 3, 16). Đền thờ của Thiên Chúa thì quý giá hơn gấp trăm ngàn lần các đền thờ vật chất. Đền thờ vật chất có to lớn đến mấy, có nguy nga lộng lẫy đến mấy thì cũng do con người làm nên và sẽ tàn phai theo năm tháng. Còn đền thờ Thiên Chúa là tâm hồn chúng ta do chính Thiên Chúa tạo dựng, giống hình ảnh Ngài sẽ tồn tại mãi trên Thiên Đàng.
Như vậy, khi chúng ta giữ Lời Chúa không những chúng ta được chứng thực lòng yêu mến của chúng ta đối với Chúa Giêsu, mà còn được Chúa Cha yêu mến và Ba Ngôi Thiên Chúa đến ở lại với chúng ta. Ngài trở thành người nhà của chúng ta. Đó cũng là lý do mà chúng ta được gọi là Kitô hữu. Kitô hữu là người có Chúa, là người mang Chúa trong mình. Vậy, dù trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng hãy tuân giữ Lời Chúa.
2. Vai trò của Chúa Thánh Thần
Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba. Nhiệm vụ của Ngài là thánh hoá. Nhưng Ngài cùng hiện diện với Chúa Cha trong việc sáng tạo. Ngài hiện diện với Chúa Giêsu trong chương trình cứu chuộc. Phúc âm cho chúng ta thấy: Ngài hiện diện khi Chúa Giêsu chịu Phép rửa tại sông Giođan (x. Mt 3,16; Mc 1,10; Lc 3,22); Ngài hiện diện trong ngày lễ Ngũ Tuần (x. Cv 2,3)… Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắc đến vai trò của Chúa Thánh Thần : “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26). Đúng vậy, Chúa Thánh Thần đã dạy và làm nơi các Tông đồ thật nhiều điều: Ngài biến đổi họ từ những con người nhát đảm sợ sệt, trở thành những con người can đảm khác thường; Ngài giúp họ nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm; Ngài giúp Thánh Phêrô và các Tông đồ giảng dạy Lời của Chúa Giêsu; Đặc biệt, Ngài linh hứng cho các thánh ký ghi chép Tin mừng.
Không những thế, trong bài đọc I, sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta biết, vai trò của Chúa Thánh Thần trong các quyết định quan trọng của Giáo Hội sơ khai: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: Là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm. Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi” (x. Cv 15, 28-29). Cụm từ “Thánh Thần và chúng tôi quyết định” nói lên tất cả vai trò của Chúa Thánh Thần.
Từ đó cho đến nay và mãi tới tận thế, vai trò của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh và nơi mỗi người Kitô hữu vẫn không thay đổi. Ngài vẫn tiếp tục dạy cho Giáo Hội và chúng ta biết mọi điều về Chúa Giêsu. Ngài tiếp tục làm cho Giáo Hội và chúng ta nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Vì vậy, chúng ta hãy năng kêu cầu Chúa Thánh Thần trong các giờ kinh nguyện và mọi sinh hoạt hằng ngày. Đọc và suy gẫm Lời Chúa dưới sự linh hứng của Ngài. Đồng thời, xin Ngài ban ơn soi sáng để chúng ta biết làm lành lánh dữ. Để chúng ta được thấy và được ở trong “Kinh Thành muôn thuở” mà thánh Gioan đã miêu tả trong đoạn sách Khải Huyền chúng ta nghe trong bài đọc II hôm nay.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đưa ra một tiêu chuẩn làm thước đo để biết ai yêu mến Chúa, đó là “Giữ Lời Chúa”. Tuy vậy, con người qua mọi thời đại cố tình lẫn tránh lời mời gọi này của Chúa. Đó cũng là thái độ của rất nhiều người trong chúng con. Xin giúp mỗi người chúng con từ nay biết quyết tâm yêu mến Chúa bằng cách tuân giữ Lời của Chúa. Đồng thời, xin cho chúng con luôn sống dưới sự che chở và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Amen
Lm. Anthony Trung Thành
Muốn Được Bình An, Hãy Yêu Mến Và Tuân Giữ Lời Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:19 26/04/2016
Muốn Được Bình An, Hãy Yêu Mến Và Tuân Giữ Lời Chúa
Suy niệm Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm– C
( Ga 14, 23-29 )
Khi đến “giờ Chúa Giêsu qua khỏi thế gian này để về cùng Đức Chúa Cha” (Ga 13,1), với trọn tình Thầy trò, Người đã dành cho các môn đệ những lời tâm huyết, cụ thể như truyền cho các môn đệ một Điều răn mới (x. Ga 15,12). Mới là vì Chúa Giêsu là người đầu tiên thực hiện bằng việc tự hiến nộp mình cho thế nhân. Mới là vì yêu đến thí mạng vì người mình yêu: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13-14). Mới là vì tình yêu hướng đến người khác, khiến họ ra khỏi chính mình, đi đến với tha nhân. Kế đến Người bảo họ : “các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34), vì đây là dấu chỉ để người ta “nhận biết các con là môn đệ của Thầy” (Ga 13,35).
Vẫn trong bầu khí tâm sự với các môn đệ, Chúa phán bảo họ rằng : “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy” (Ga 14,23). Thật không đơn giản, lời di chúc này có ý nói : các con yêu mến Thầy thế là đủ, vì nếu yêu mến tức khắc lời Thầy sẽ được tuân giữ, có nghĩa là : khi yêu mến Chúa Giêsu, các môn đệ sẽ tuân giữ lời Chúa truyền, cụ thể là thực hành các giới răn Chúa để lại. Có thể hiểu cách khác: nếu các con yêu mến Thầy, điều đó chứng tỏ rằng các con tôn trọng lời Thầy truyền, tôn trọng các lời Thầy là thể hiện lòng mến Thầy nên tuân giữ.
Một điều sẽ xẩy đến cho những ai tuân giữ lời Chúa Giêsu là sẽ được Chúa Cha và chính Người yêu mến, đồng thời chọn làm nơi ở như lời Chúa nói : “Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”, nghĩa là người ấy là đền thờ Thiên Chúa ngự. Thiên Chúa sẽ ở với người ấy. Thánh Tông Đồ Phaolô nói rõ: “Được Chúa Giêsu ngự trong lòng anh em nhờ bởi lòng tin” (Eph 3,17). Do vậy không có gì ngạc nhiên khi Chúa Giêsu bằng lòng đến ở nhà những người tin, yêu mến và tuân giữ lời Chúa. Đó là lý do tại sao, sau khi hoàn tất các công việc Chúa phán : “Đây là nơi Ta nghỉ ngơi đời đời mãi mãi, Ta sẽ ngự tại đó vì Ta muốn!” (Tv 131,14) ...
Tiếp theo, Người mạc khải cho các ông về Chúa Thánh Thần : “Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con” (Ga 14,26). Đồng thời hứa ban bình an cho các ông. “Bình an” là quà tặng cao quý của Thầy để lại cho các học trò trước lúc ra đi. Đó cũng là “Bình an” sau khi sống lại Chúa Giêsu sẽ tặng cho các môn đệ đang cửa đóng then cài vì sợ hãi. “Bình an” là điều các ông đang cần đến hơn bao giờ hết. Bình an do Chúa tặng ban khác với bình an do thế gian ban tặng. “Bình an” của Chúa Giêsu ban không chỉ dừng lại ở việc an toàn về mặt thể xác, đây là thứ bình an trong sâu thẳm trong tâm hồn. Bình an này hướng các môn đệ về mầu nhiệm cách chung, nhiệm cục cứu độ. Chúa Giêsu chính là nội dung của bình an; hiểu cách khác: Người chính là nguồn bình an, Người ban cho các ông chính bình an của Người, bình an nội tâm, bình an tuyệt đối, bình an vượt xa lối hiểu của con người.
Chúa Giêsu trấn an các ông : “Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi” (Ga 14,26). Tại sao Chúa Giêsu nói những lời ấy? Thưa là vì trước sự ra đi của Thầy Chí Thánh, các môn đệ cảm thấy cô đơn, lo sợ và bất an. Các ông lo cho chính mình, sợ bị bỏ rơi, sợ phải sống cô đơn, và bằng một lời hứa Chúa Giêsu nâng đỡ các ông : “Thầy đi, rồi Thầy sẽ trở lại với các con” (Ga 14,2).
Chúng ta lắng nghe những lời của Chúa Giêsu: “Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi” (Ga 14, 26). Thử hỏi, cuộc sống của chúng ta sẽ ra như sao, nếu không có Chúa, nếu không thực hành và liên lỉ sống đức tin, củng cố bởi Ðức Cậy, hướng về Trời Cao, nơi con người có thể gặp Chúa Kitô?
Vậy, đừng xao xuyến lo âu vì những bất ổn của địa cầu, của tình anh em hữu nghị đổi thay, hay con người thay lòng đổi dạ. Hãy phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, như trẻ thơ trong vòng tay của mẹ. Vì thế giới này là tạm bợ, con người là thay đổi, không phải là chổ nương thân. Chỉ trong Thiên Chúa chúng ta mới tìm được nguồn vui tột đỉnh của tâm hồn.
Ước chi lời khuyên của Chúa Giêsu hôm nay thấm nhập vào trong tâm trí chúng ta, như là nguồn mạch của bình an, thanh thản và niềm vui. Nếu Chúa Giêsu Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống chúng ta còn lo sợ hãi gì? Tại sao không tin tưởng vào Thiên Chúa, là Cha Đức Giêsu, Cha chúng ta và tin vào Đức Giêsu, Chúa chúng ta? Còn hạnh phúc nào hơn khi có Thiên Chúa là sức mạnh thiêng liêng giúp chúng ta không bị gục ngã dưới sức nặng của khó nhọc, của tuyệt vọng và buồn phiền.
Lạy Chúa Giê su, Chúa đã nói với các tông đồ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, thầy ban bình an của thầy cho các con…”. Xin đoái thương ban cho chúng con ơn hiệp nhất và bình an theo ý Chúa muốn, để ngay ở đời này chúng con đã được nếm hưởng hạnh phúc bất diệt Chúa giành cho chúng con nhờ sự chết và phục sinh của Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm– C
( Ga 14, 23-29 )
Khi đến “giờ Chúa Giêsu qua khỏi thế gian này để về cùng Đức Chúa Cha” (Ga 13,1), với trọn tình Thầy trò, Người đã dành cho các môn đệ những lời tâm huyết, cụ thể như truyền cho các môn đệ một Điều răn mới (x. Ga 15,12). Mới là vì Chúa Giêsu là người đầu tiên thực hiện bằng việc tự hiến nộp mình cho thế nhân. Mới là vì yêu đến thí mạng vì người mình yêu: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13-14). Mới là vì tình yêu hướng đến người khác, khiến họ ra khỏi chính mình, đi đến với tha nhân. Kế đến Người bảo họ : “các con hãy yêu thương nhau” (Ga 13,34), vì đây là dấu chỉ để người ta “nhận biết các con là môn đệ của Thầy” (Ga 13,35).
Vẫn trong bầu khí tâm sự với các môn đệ, Chúa phán bảo họ rằng : “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy” (Ga 14,23). Thật không đơn giản, lời di chúc này có ý nói : các con yêu mến Thầy thế là đủ, vì nếu yêu mến tức khắc lời Thầy sẽ được tuân giữ, có nghĩa là : khi yêu mến Chúa Giêsu, các môn đệ sẽ tuân giữ lời Chúa truyền, cụ thể là thực hành các giới răn Chúa để lại. Có thể hiểu cách khác: nếu các con yêu mến Thầy, điều đó chứng tỏ rằng các con tôn trọng lời Thầy truyền, tôn trọng các lời Thầy là thể hiện lòng mến Thầy nên tuân giữ.
Một điều sẽ xẩy đến cho những ai tuân giữ lời Chúa Giêsu là sẽ được Chúa Cha và chính Người yêu mến, đồng thời chọn làm nơi ở như lời Chúa nói : “Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”, nghĩa là người ấy là đền thờ Thiên Chúa ngự. Thiên Chúa sẽ ở với người ấy. Thánh Tông Đồ Phaolô nói rõ: “Được Chúa Giêsu ngự trong lòng anh em nhờ bởi lòng tin” (Eph 3,17). Do vậy không có gì ngạc nhiên khi Chúa Giêsu bằng lòng đến ở nhà những người tin, yêu mến và tuân giữ lời Chúa. Đó là lý do tại sao, sau khi hoàn tất các công việc Chúa phán : “Đây là nơi Ta nghỉ ngơi đời đời mãi mãi, Ta sẽ ngự tại đó vì Ta muốn!” (Tv 131,14) ...
Tiếp theo, Người mạc khải cho các ông về Chúa Thánh Thần : “Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con” (Ga 14,26). Đồng thời hứa ban bình an cho các ông. “Bình an” là quà tặng cao quý của Thầy để lại cho các học trò trước lúc ra đi. Đó cũng là “Bình an” sau khi sống lại Chúa Giêsu sẽ tặng cho các môn đệ đang cửa đóng then cài vì sợ hãi. “Bình an” là điều các ông đang cần đến hơn bao giờ hết. Bình an do Chúa tặng ban khác với bình an do thế gian ban tặng. “Bình an” của Chúa Giêsu ban không chỉ dừng lại ở việc an toàn về mặt thể xác, đây là thứ bình an trong sâu thẳm trong tâm hồn. Bình an này hướng các môn đệ về mầu nhiệm cách chung, nhiệm cục cứu độ. Chúa Giêsu chính là nội dung của bình an; hiểu cách khác: Người chính là nguồn bình an, Người ban cho các ông chính bình an của Người, bình an nội tâm, bình an tuyệt đối, bình an vượt xa lối hiểu của con người.
Chúa Giêsu trấn an các ông : “Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi” (Ga 14,26). Tại sao Chúa Giêsu nói những lời ấy? Thưa là vì trước sự ra đi của Thầy Chí Thánh, các môn đệ cảm thấy cô đơn, lo sợ và bất an. Các ông lo cho chính mình, sợ bị bỏ rơi, sợ phải sống cô đơn, và bằng một lời hứa Chúa Giêsu nâng đỡ các ông : “Thầy đi, rồi Thầy sẽ trở lại với các con” (Ga 14,2).
Chúng ta lắng nghe những lời của Chúa Giêsu: “Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi” (Ga 14, 26). Thử hỏi, cuộc sống của chúng ta sẽ ra như sao, nếu không có Chúa, nếu không thực hành và liên lỉ sống đức tin, củng cố bởi Ðức Cậy, hướng về Trời Cao, nơi con người có thể gặp Chúa Kitô?
Vậy, đừng xao xuyến lo âu vì những bất ổn của địa cầu, của tình anh em hữu nghị đổi thay, hay con người thay lòng đổi dạ. Hãy phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, như trẻ thơ trong vòng tay của mẹ. Vì thế giới này là tạm bợ, con người là thay đổi, không phải là chổ nương thân. Chỉ trong Thiên Chúa chúng ta mới tìm được nguồn vui tột đỉnh của tâm hồn.
Ước chi lời khuyên của Chúa Giêsu hôm nay thấm nhập vào trong tâm trí chúng ta, như là nguồn mạch của bình an, thanh thản và niềm vui. Nếu Chúa Giêsu Kitô là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống chúng ta còn lo sợ hãi gì? Tại sao không tin tưởng vào Thiên Chúa, là Cha Đức Giêsu, Cha chúng ta và tin vào Đức Giêsu, Chúa chúng ta? Còn hạnh phúc nào hơn khi có Thiên Chúa là sức mạnh thiêng liêng giúp chúng ta không bị gục ngã dưới sức nặng của khó nhọc, của tuyệt vọng và buồn phiền.
Lạy Chúa Giê su, Chúa đã nói với các tông đồ rằng: “Thầy để lại bình an cho các con, thầy ban bình an của thầy cho các con…”. Xin đoái thương ban cho chúng con ơn hiệp nhất và bình an theo ý Chúa muốn, để ngay ở đời này chúng con đã được nếm hưởng hạnh phúc bất diệt Chúa giành cho chúng con nhờ sự chết và phục sinh của Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khích lệ sáng kiến ”biến sa mạc thành rừng cây”
Lm. Trần Đức Anh OP
08:38 26/04/2016
ROMA. ĐTC Phanxicô khích lệ sáng kiến ”biến sa mạc thành rừng cây” do Phong trào Focolari (Tổ Ấm), và ”Ngày Trái Đất” (Earth Day) ở Italia đề xướng.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm bất ngờ lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật 24-4-2016 tại Công viên Borghese ở Roma, nơi có ”Làng cho trái đất” do Phong trào Focolari và Earth Day Italia thiết lập trong 4 ngày qua. Ngôi làng đặc biệt này muốn trình bày khuôn mặt âm thầm của Thành Roma, hằng ngày kiến tạo những mạng liên đới, đối thoại liên tôn, cuộc sống chung, ít được các cơ quan truyền thông nói tới, nhưng chủ đích là trở thành những viên gạch nhỏ xây dựng nền văn minh.
Khi đến nơi, ĐTC đã được 3.500 người hiện diện đón tiếp và ban nhạc ”Gen Xanh” của người trẻ Focolari chào mừng, cùng với chị Maria Voce và cha Jesus Morán, Chủ tịch và đồng Chủ tịch Phong trào Focolari.
Lên tiếng trong dịu này, ĐTC cám ơn tất cả những người cộng tác vào sáng kiến này và nói: ”Anh chị em là những người đang hoạt động để sa mạc thành rừng cây, anh chị em dấn thân trên nhiều bình diện trong xã hội: từ sự gần gũi các tù nhân cho đến cuộc chiến chống nạn cờ bạc...
ĐTC đặc biệt đề cao sự nhưng không và nhận xét rằng “Trong thế giới này, dường như nếu bạn không trả tiền thì không thể sống được. Nơi trung tâm của thế giới có thần tiền bạc: ai không đến gần để thờ lạy thần này thì rốt cuộc bị lâm vào nghèo đói, bệnh tật và bị bóc lột”.
ĐTC không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tha thứ. Ngài nói: ”Tâm tình cay đắng, oán hận, làm cho chúng ta xa nhau. Cần luôn luôn xây dựng, với ý thức rằng tất cả chúng ta đều có những điều để tha thứ cho nhau, tất cả chúng ta đều phải làm cộng tác với nhau, tôn trọng nhau, và nhờ đó chúng ta sẽ thấy phép lạ này, đó là một sa mạc trở thành rừng cây”.
Trước đó, Ông Pierluigi Sassi, chủ tịch tổ chức Ngày Trái Đất Italia, đã trình bày về những hoạt động nhắm giáo dục về môi trường, đối thoại liên tôn, giúp đỡ các thiếu niên không có người tháp tùng, và một kinh nghiệm Âu Châu về dự án Erasmus dành cho các sinh viên (RG 24-4-2016)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm bất ngờ lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật 24-4-2016 tại Công viên Borghese ở Roma, nơi có ”Làng cho trái đất” do Phong trào Focolari và Earth Day Italia thiết lập trong 4 ngày qua. Ngôi làng đặc biệt này muốn trình bày khuôn mặt âm thầm của Thành Roma, hằng ngày kiến tạo những mạng liên đới, đối thoại liên tôn, cuộc sống chung, ít được các cơ quan truyền thông nói tới, nhưng chủ đích là trở thành những viên gạch nhỏ xây dựng nền văn minh.
Khi đến nơi, ĐTC đã được 3.500 người hiện diện đón tiếp và ban nhạc ”Gen Xanh” của người trẻ Focolari chào mừng, cùng với chị Maria Voce và cha Jesus Morán, Chủ tịch và đồng Chủ tịch Phong trào Focolari.
Lên tiếng trong dịu này, ĐTC cám ơn tất cả những người cộng tác vào sáng kiến này và nói: ”Anh chị em là những người đang hoạt động để sa mạc thành rừng cây, anh chị em dấn thân trên nhiều bình diện trong xã hội: từ sự gần gũi các tù nhân cho đến cuộc chiến chống nạn cờ bạc...
ĐTC đặc biệt đề cao sự nhưng không và nhận xét rằng “Trong thế giới này, dường như nếu bạn không trả tiền thì không thể sống được. Nơi trung tâm của thế giới có thần tiền bạc: ai không đến gần để thờ lạy thần này thì rốt cuộc bị lâm vào nghèo đói, bệnh tật và bị bóc lột”.
ĐTC không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tha thứ. Ngài nói: ”Tâm tình cay đắng, oán hận, làm cho chúng ta xa nhau. Cần luôn luôn xây dựng, với ý thức rằng tất cả chúng ta đều có những điều để tha thứ cho nhau, tất cả chúng ta đều phải làm cộng tác với nhau, tôn trọng nhau, và nhờ đó chúng ta sẽ thấy phép lạ này, đó là một sa mạc trở thành rừng cây”.
Trước đó, Ông Pierluigi Sassi, chủ tịch tổ chức Ngày Trái Đất Italia, đã trình bày về những hoạt động nhắm giáo dục về môi trường, đối thoại liên tôn, giúp đỡ các thiếu niên không có người tháp tùng, và một kinh nghiệm Âu Châu về dự án Erasmus dành cho các sinh viên (RG 24-4-2016)
Đức Thánh Cha chống trào lưu duy giáo sĩ
Lm. Trần Đức Anh OP
08:39 26/04/2016
VATICAN. ĐTC kêu gọi bài trừ nạn duy giáo sĩ đồng thời thăng tiến lòng đạo đức bình dân ở Mỹ châu la tinh.
Trên đây là nội dung thư ĐTC gửi đến ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM kiêm chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh. Trong thư ngài nhắc đến khóa họp toàn thể của Ủy ban này từ ngày 1 đến 4-3-2016 tại Vatican về đề tài ”Sự dấn thân không thể thiếu được của giáo dân trong đời sống công cộng ở các nước Mỹ châu la tinh”. Ngài đã tiếp các tham dự viên ngày 4-3-2016 vào cuối khóa họp.
ĐTC cho biết lá thư của ngài là một sự tiếp tục suy tư về đề tài đã được bàn đến trong khóa họp của Ủy ban, qua đó sau khi đề cao ơn gọi của giáo dân là Dân Thánh của Thiên Chúa, ngài đặc biệt nhắc đến những nguy hiểm và tai hại của trào lưu duy giáo sĩ ở Mỹ châu la tinh. ĐTC viết:
”Thái độ duy giáo sĩ không những hủy bỏ nhân cách của các tín hữu Kitô nhưng còn nhắm giảm bớt và hạ giá ơn thánh của bí tích rửa tội mà Chúa Thánh Linh đã đặt trong tâm hồn những người dân của chúng ta. Thái độ duy giáo sĩ biến giáo dân trở thành những người thừa hành, giới hạn những sáng kiến và cố gắng táo bạo cần thiết để cho để mang Tin Mừng cho mọi lãnh vực hoạt động xã hội, nhất là lãnh vực chính trị. Trào lưu duy giáo sĩ dần dần làm tắt lịm ngọn lửa ngôn sứ mà toàn thể Giáo Hội được kêu gọi làm chứng tá trong tâm hồn dân Chúa..”.
ĐTC đặc biệt đề cao ”việc mục vụ bình dân”, cũng gọi là lòng đạo đức bình dân. Trong tông huấn ”Loan báo Tin Mừng” (Evangelii nuntiandi), ĐGH Phaolô 6 nhận xét rằng: ”Lòng đạo đức bình dân chắc chắn có những giới hạn. Nó thường bị nhiều hình thức tôn giáo lệch lạc xâm nhập, nhưng nếu được hướng dẫn đúng đắn, nhất là qua khoa sư phạm về việc loan báo Tin Mừng, thì lòng đạo đức bình dân rất phong phú về giá trị. Nó biểu lộ một lòng khao khát Thiên Chúa mà chỉ có những người đơn sơ và người nghèo mới có thể nhận biết được, làm cho họ có khả năng quảng đại và hy sinh đến mức độ anh hùng..”.
Sau cùng ĐTC kêu gọi các vị Chủ Chăn của Giáo Hội ở Mỹ châu la tinh hãy khuyến khích, đồng hành và cổ võ những sáng kiến và các nỗ lực của giáo dân dấn thân trong đời sống công cộng, nhắm duy trì niềm hy vọng và đức tin sinh động trong một thế giới đầy mâu thuẫn, nhất là cho những người nghèo nhất, và với những người nghèo nhất. Điều này có nghĩa là các vị Chủ Chăn cần dấn thân giữa dân, với dân, nâng đỡ đức tin và hy vọng của họ” (SD 26-4-2016)
Trên đây là nội dung thư ĐTC gửi đến ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM kiêm chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu la tinh. Trong thư ngài nhắc đến khóa họp toàn thể của Ủy ban này từ ngày 1 đến 4-3-2016 tại Vatican về đề tài ”Sự dấn thân không thể thiếu được của giáo dân trong đời sống công cộng ở các nước Mỹ châu la tinh”. Ngài đã tiếp các tham dự viên ngày 4-3-2016 vào cuối khóa họp.
ĐTC cho biết lá thư của ngài là một sự tiếp tục suy tư về đề tài đã được bàn đến trong khóa họp của Ủy ban, qua đó sau khi đề cao ơn gọi của giáo dân là Dân Thánh của Thiên Chúa, ngài đặc biệt nhắc đến những nguy hiểm và tai hại của trào lưu duy giáo sĩ ở Mỹ châu la tinh. ĐTC viết:
”Thái độ duy giáo sĩ không những hủy bỏ nhân cách của các tín hữu Kitô nhưng còn nhắm giảm bớt và hạ giá ơn thánh của bí tích rửa tội mà Chúa Thánh Linh đã đặt trong tâm hồn những người dân của chúng ta. Thái độ duy giáo sĩ biến giáo dân trở thành những người thừa hành, giới hạn những sáng kiến và cố gắng táo bạo cần thiết để cho để mang Tin Mừng cho mọi lãnh vực hoạt động xã hội, nhất là lãnh vực chính trị. Trào lưu duy giáo sĩ dần dần làm tắt lịm ngọn lửa ngôn sứ mà toàn thể Giáo Hội được kêu gọi làm chứng tá trong tâm hồn dân Chúa..”.
ĐTC đặc biệt đề cao ”việc mục vụ bình dân”, cũng gọi là lòng đạo đức bình dân. Trong tông huấn ”Loan báo Tin Mừng” (Evangelii nuntiandi), ĐGH Phaolô 6 nhận xét rằng: ”Lòng đạo đức bình dân chắc chắn có những giới hạn. Nó thường bị nhiều hình thức tôn giáo lệch lạc xâm nhập, nhưng nếu được hướng dẫn đúng đắn, nhất là qua khoa sư phạm về việc loan báo Tin Mừng, thì lòng đạo đức bình dân rất phong phú về giá trị. Nó biểu lộ một lòng khao khát Thiên Chúa mà chỉ có những người đơn sơ và người nghèo mới có thể nhận biết được, làm cho họ có khả năng quảng đại và hy sinh đến mức độ anh hùng..”.
Sau cùng ĐTC kêu gọi các vị Chủ Chăn của Giáo Hội ở Mỹ châu la tinh hãy khuyến khích, đồng hành và cổ võ những sáng kiến và các nỗ lực của giáo dân dấn thân trong đời sống công cộng, nhắm duy trì niềm hy vọng và đức tin sinh động trong một thế giới đầy mâu thuẫn, nhất là cho những người nghèo nhất, và với những người nghèo nhất. Điều này có nghĩa là các vị Chủ Chăn cần dấn thân giữa dân, với dân, nâng đỡ đức tin và hy vọng của họ” (SD 26-4-2016)
Toà Thánh kêu gọi thăng tiến nền tài chánh có trách nhiệm
Linh Tiến Khải
08:40 26/04/2016
NEW YORK: Toà Thánh kêu gọi thăng tiến một nền tài chánh quốc tế có tinh thần trách nhiệm và ý thức luân lý để loại trừ tình trạng bất bình đẳng xã hội và phát huy một việc phát triển có thể chịu đựng nổi.
ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu tại phiên họp về phát triển có thể chịu đựng nổi do Liên Hiệp quốc triệu tập tại New York hôm 21 tháng 4 vừa qua.
ĐHY nhắc lại lời ĐTC Phanxicô phát biểu trong chuyến viếng thăm Liên Hiệp Quốc hồi tháng 9 năm ngoái, và quy chiếu chương trình nghị sự năm 2030 liên quan tới sự Phát triển có thể chịu đựng nổi. Nó là một dấu chỉ hy vọng quan trọng. Nhưng hy vọng này chỉ có thể thành sự thực, nếu chương trình được thi hành một cách thật sự, liêm chính và hữu hiệu. Nó đòi hỏi việc tài trợ công cộng cũng như nỗ lực tài trợ và đầu tư cá nhân. Lý do vì nó liên quan tới thiện ích của căn nhà chung, mà mọi giới phải góp phần săn sóc theo các tiêu chuẩn luân lý đạo đức xã hội. Các hoạt động tài chánh vô trách nhiệm luân lý tạo ra các bất bình đẳng xã hội. Như Đức Phaolo VI đã khẳng định trong Thông điệp “Phát triển các dân tộc” phát triển là tên gọi mới của hoà bình. Hoà bình là điều kiện và môi trường cần thiết cho mọi phát triển đích thực và lâu bền (SD 22-4-2016).
ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu tại phiên họp về phát triển có thể chịu đựng nổi do Liên Hiệp quốc triệu tập tại New York hôm 21 tháng 4 vừa qua.
ĐHY nhắc lại lời ĐTC Phanxicô phát biểu trong chuyến viếng thăm Liên Hiệp Quốc hồi tháng 9 năm ngoái, và quy chiếu chương trình nghị sự năm 2030 liên quan tới sự Phát triển có thể chịu đựng nổi. Nó là một dấu chỉ hy vọng quan trọng. Nhưng hy vọng này chỉ có thể thành sự thực, nếu chương trình được thi hành một cách thật sự, liêm chính và hữu hiệu. Nó đòi hỏi việc tài trợ công cộng cũng như nỗ lực tài trợ và đầu tư cá nhân. Lý do vì nó liên quan tới thiện ích của căn nhà chung, mà mọi giới phải góp phần săn sóc theo các tiêu chuẩn luân lý đạo đức xã hội. Các hoạt động tài chánh vô trách nhiệm luân lý tạo ra các bất bình đẳng xã hội. Như Đức Phaolo VI đã khẳng định trong Thông điệp “Phát triển các dân tộc” phát triển là tên gọi mới của hoà bình. Hoà bình là điều kiện và môi trường cần thiết cho mọi phát triển đích thực và lâu bền (SD 22-4-2016).
Morales Eva xung đột với các Giám Mục Công Giáo Bolivia
Đặng Tự Do
15:52 26/04/2016
Các Giám mục Công Giáo Bolivia đã ban hành một thư mục vụ lên án việc buôn bán cocaine và buộc tội chính quyền của tổng thống Evo Morales là tham nhũng và nuôi dưỡng nạn buôn bán ma túy.
Lá thư của các Giám mục đã gây ra một phản ứng giận dữ từ Tổng thống Evo Morales, là người đã tố cáo rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội có một “tâm lý thuộc địa” và không nên nghĩ rằng “họ vẫn có tiếng nói sau cùng” trong các vấn đề của xã hội.
Trong thư mục vụ, các giám mục than thở rằng việc buôn bán ma túy gây ra “bạo lực, tham nhũng, dối trá, bất công và cái chết.” Các ngài cho rằng, hành vi tham nhũng của các quan chức chính phủ qua việc buôn bán ma túy đã “phá hoại uy tín của chính quyền” và làm cho mọi cố gắng hạn chế việc buôn bán bất hợp pháp này thành vô hiệu.
Tổng thống Morales, người đã có một mối quan hệ căng thẳng với các giám mục Bolivia, đã lên nắm chính quyền sau một thời gian dài lãnh đạo một công đoàn công nhân coca, và đã chiến đấu chống lại những nỗ lực quốc tế để hạn chế việc mua bán cocaine.
Sáng thứ Sáu 15 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Morales Eva, đang ở Rôma để tham dự một hội nghị về các vấn đề kinh tế được tài trợ bởi Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội.
Morales Eva, người đã gây ra những tranh cãi vào năm 2015 khi ông trao tặng Đức Thánh Cha Phanxicô một cây thánh giá được hình thành với những biểu tượng cộng sản như búa, liềm, một lần nữa lại trao tặng Đức Thánh Cha một món quà rất độc đáo: đó là một cuốn sách bàn về những lợi ích sức khỏe của lá coca. Lá coca được sử dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất cocaine.
Lá thư của các Giám mục đã gây ra một phản ứng giận dữ từ Tổng thống Evo Morales, là người đã tố cáo rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội có một “tâm lý thuộc địa” và không nên nghĩ rằng “họ vẫn có tiếng nói sau cùng” trong các vấn đề của xã hội.
Trong thư mục vụ, các giám mục than thở rằng việc buôn bán ma túy gây ra “bạo lực, tham nhũng, dối trá, bất công và cái chết.” Các ngài cho rằng, hành vi tham nhũng của các quan chức chính phủ qua việc buôn bán ma túy đã “phá hoại uy tín của chính quyền” và làm cho mọi cố gắng hạn chế việc buôn bán bất hợp pháp này thành vô hiệu.
Tổng thống Morales, người đã có một mối quan hệ căng thẳng với các giám mục Bolivia, đã lên nắm chính quyền sau một thời gian dài lãnh đạo một công đoàn công nhân coca, và đã chiến đấu chống lại những nỗ lực quốc tế để hạn chế việc mua bán cocaine.
Sáng thứ Sáu 15 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Morales Eva, đang ở Rôma để tham dự một hội nghị về các vấn đề kinh tế được tài trợ bởi Học viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội.
Morales Eva, người đã gây ra những tranh cãi vào năm 2015 khi ông trao tặng Đức Thánh Cha Phanxicô một cây thánh giá được hình thành với những biểu tượng cộng sản như búa, liềm, một lần nữa lại trao tặng Đức Thánh Cha một món quà rất độc đáo: đó là một cuốn sách bàn về những lợi ích sức khỏe của lá coca. Lá coca được sử dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất cocaine.
Đã có hơn 5 triệu người về Rôma hành hương Năm Thánh Lòng Thương Xót
Đặng Tự Do
16:10 26/04/2016
Số lượng khách hành hương viếng thăm Rôma trong Năm Thánh Lòng Thương Xót đã vượt qua 5 triệu, Vatican đã công bố như trên trong cuộc họp báo sáng thứ Hai 25 tháng Tư.
Khi bắt đầu Năm Thánh vào ngày 8 tháng 12 năm ngoái, số lượng khách hành hương rất thấp so với dự kiến ban đầu có lẽ vì lo sợ tai ương khủng bố tại Châu Âu. Tuy nhiên, số lượng khách đến Rôma đã tăng lên dồn dập trong những tuần gần đây. Cuối tuần trước, số lượng ghi danh chính thức đã quá 5 triệu người.
Những biến cố chính chắc chắn sẽ thu hút đông đảo những người hành hương trong thời gian tới gồm có:
1. Đêm Canh Thức “Lau khô những giọt lệ” do Đức Thánh Cha chủ sự lúc 19:30 ngày 5 tháng Năm tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
2. Ngày Năm Thánh cho các phó tế tại quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian từ 25/05 đến 29/05.
3. Ngày Năm Thánh cho các linh mục tại quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian từ 01/06 đến 03/06.
4. Ngày Năm Thánh cho các bệnh nhân và người khuyết tật tại quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian từ 10/06 đến 12/06.
5. Ngày Năm Thánh cho những tình nguyện viên tại quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian từ 02/09 đến 04/09.
6. Ngày Năm Thánh cho những giáo lý viên tại quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian từ 23/09 đến 25/09.
7. Ngày Năm Thánh khẩn cầu cùng Đức Mẹ tại quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian từ 08/10 đến 09/10.
8. Ngày Năm Thánh cho những tù nhân tại quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 06/11.
9. Nghi thức bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót vào ngày 13/11 tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô.
Khi bắt đầu Năm Thánh vào ngày 8 tháng 12 năm ngoái, số lượng khách hành hương rất thấp so với dự kiến ban đầu có lẽ vì lo sợ tai ương khủng bố tại Châu Âu. Tuy nhiên, số lượng khách đến Rôma đã tăng lên dồn dập trong những tuần gần đây. Cuối tuần trước, số lượng ghi danh chính thức đã quá 5 triệu người.
Những biến cố chính chắc chắn sẽ thu hút đông đảo những người hành hương trong thời gian tới gồm có:
1. Đêm Canh Thức “Lau khô những giọt lệ” do Đức Thánh Cha chủ sự lúc 19:30 ngày 5 tháng Năm tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
2. Ngày Năm Thánh cho các phó tế tại quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian từ 25/05 đến 29/05.
3. Ngày Năm Thánh cho các linh mục tại quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian từ 01/06 đến 03/06.
4. Ngày Năm Thánh cho các bệnh nhân và người khuyết tật tại quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian từ 10/06 đến 12/06.
5. Ngày Năm Thánh cho những tình nguyện viên tại quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian từ 02/09 đến 04/09.
6. Ngày Năm Thánh cho những giáo lý viên tại quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian từ 23/09 đến 25/09.
7. Ngày Năm Thánh khẩn cầu cùng Đức Mẹ tại quảng trường Thánh Phêrô trong thời gian từ 08/10 đến 09/10.
8. Ngày Năm Thánh cho những tù nhân tại quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 06/11.
9. Nghi thức bế mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót vào ngày 13/11 tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô.
Trung Quốc mở chiến dịch lớn nhằm triệt hạ tôn giáo
Đặng Tự Do
16:31 26/04/2016
“Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước ngoài thông qua các phương tiện tôn giáo và chặn đứng các tư tưởng cực đoan”. Chủ tịch Trung Quốc nói với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản trong hội nghị bàn về tình trạng người Hồi Giáo tại tỉnh Tân Cương và phong trào triệt hạ thánh giá tại tỉnh Chiết Giang. Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng các tổ chức tôn giáo phải được kiểm soát bởi đảng Cộng Sản.
Trung Quốc là một đất nước vô thần, bất kỳ ảnh hưởng tôn giáo nào cũng đều được mô tả như ý thức hệ ngoại lai, nhập cảng từ “nước ngoài”. Chính phủ Bắc Kinh đặc biệt nhấn mạnh rằng Giáo Hội Công Giáo phải chịu sự lãnh đạo của Hiệp hội Yêu nước do chính phủ hậu thuẫn.
Việc phát động một cuộc tấn công mới chống lại các tổ chức tôn giáo một phần là do những lo ngại về chủ nghĩa bạo lực Hồi giáo, nhưng phần lớn là do sự tăng trưởng nhanh chóng của Kitô giáo. Nếu các Giáo Hội Kitô được tiếp tục tăng trưởng ở mức hiện tại, Trung Quốc sẽ có dân số Kitô giáo lớn nhất thế giới trong vòng 35 năm tới.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên Giám Mục Hương Cảng, đã dẫn đầu một nhóm các Kitô hữu trong một loạt các cuộc biểu tình chống lại chiến dịch đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Ngài nói: "Chúng ta cần phải nói ra, cần phải hành động, để ngăn ngừa sự lây lan của làn sóng bách hại này".
Các cuộc biểu tình kêu gọi sự chú ý của công chúng đến việc triệt hạ hàng ngàn thánh giá tại các nhà thờ ở đại lục trong hai năm qua, và việc bỏ tù các nhà lãnh đạo Kitô giáo.
Kỷ niệm 101 năm tội ác diệt chủng của Thổ Nhĩ Kỳ: Phiến quân Hồi Giáo Syria nã đạn đại pháo vào cộng đồng Armenia
Đặng Tự Do
16:43 26/04/2016
Cư dân tại Aleppo tố cáo rằng các lực lượng Hồi giáo được sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chống lại chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad đã phát động một cuộc tấn công bằng pháo binh vào khu vực Armenia của thành phố Aleppo vào ngày 25 tháng 4. Thông tấn xã AsiaNews cho biết như trên.
Vụ bắn phá nghiêm trọng này là một sự vi phạm rõ ràng thỏa thuận ngừng bắn đang có hiệu lực tại Syria và được Liên Hiệp Quốc giám sát. Ít nhất 17 người đã bị thiệt mạng trong cuộc tấn công này.
Cư dân của quận Armenia tại Aleppo nói họ tin rằng cuộc tấn công đã cố tình được sắp đặt đề trùng vào thời gian lễ kỷ niệm 101 năm ngày bắt đầu cuộc diệt chủng người Armenia – là một lễ kỷ niệm được cử hành tại tất cả các nhà thờ trong khu vực.
Vụ bắn phá nghiêm trọng này là một sự vi phạm rõ ràng thỏa thuận ngừng bắn đang có hiệu lực tại Syria và được Liên Hiệp Quốc giám sát. Ít nhất 17 người đã bị thiệt mạng trong cuộc tấn công này.
Cư dân của quận Armenia tại Aleppo nói họ tin rằng cuộc tấn công đã cố tình được sắp đặt đề trùng vào thời gian lễ kỷ niệm 101 năm ngày bắt đầu cuộc diệt chủng người Armenia – là một lễ kỷ niệm được cử hành tại tất cả các nhà thờ trong khu vực.
Đức Hồng Y Peter Turson kêu gọi tái xét lại học thuyết xã hội về chiến tranh chính đáng
Đặng Tự Do
23:08 26/04/2016
Đức Hồng Y Peter Turson, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình đã kêu gọi một cuộc thảo luận sâu rộng về học thuyết chiến tranh, và ngài cảm thấy rằng cần có một thông điệp Giáo Hoàng về chủ đề này vì câu hỏi gay go hiện nay đối với nhiều người là liệu Giáo Hội có nên từ bỏ học thuyết về chiến tranh chính đáng này không.
Đức Hồng Y nói ra những suy tư này của mình trong một hội nghị ở Vatican đồng tài trợ bởi Hội đồng Giáo hoàng về Công Lý và Hòa Bình và phong trào Pax Christi. Hội nghị đã kết thúc bằng một lời kêu gọi, có thể gây kinh ngạc cho nhiều người, là Giáo Hội nên từ bỏ học thuyết về chiến tranh chính đáng. Đức Hồng Y nói rằng Pax Christi đã thực hiện một hành động “rất hợp pháp” khi đưa ra thách đố đáng kinh ngạc với lập trường truyền thống này của Giáo Hội.
“Thông thường” học thuyết chiến tranh chính đáng “đã được sử dụng để xác nhận chứ không phải là để ngăn chặn hoặc hạn chế chiến tranh”, Đức Hồng Y nói; “Và nó có thể làm suy yếu những nỗ lực nhằm phát triển các khả năng và các khí cụ thay thế cho cuộc xung đột phải được vượt qua và biến đổi.”
Bọn khủng bố Hồi Giáo IS phá hủy thêm một nhà thờ cổ tại Mosul
Đặng Tự Do
23:29 26/04/2016
Hai ngày trước đó, tức là Chúa Nhật 24 tháng Tư, ngôi nhà thờ này đã bị san bằng bởi thuốc nổ, sau khi quân khủng bố Hồi Giáo IS sơ tán dân chúng ở khu vực xung quanh. Các nhân chứng báo cáo rằng nhà thờ đã bị cướp phá trước khi bị phá hủy.
Ngôi thánh đường này có tên là nhà thờ “Đức Nữ Có Tài Có Phép”, hay còn được gọi là “Nhà Thờ Đồng Hồ” vì trên tháp chuông của nhà thờ có một đồng hồ rất lớn.
Quả chuông lớn của “Nhà Thờ Đồng Hồ” có thể ngân vang khắp trung tâm của thành phố Mosul, đã được xây dựng vào năm 1873 như một món quà cho cộng đồng Kitô hữu tại Iraq từ Hoàng hậu Eugenie, vợ của Vua Napoleon III.
Thông tấn xã Fides lưu ý rằng có thể bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã coi ngôi nhà thờ này không chỉ là một biểu tượng của Kitô Giáo nhưng còn là một biểu tượng ảnh hưởng của người Pháp tại phần đất này.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ chầu lượt
Martino Lê Hoàng Vũ
18:46 26/04/2016
Giáo xứ Phú Bình: Ngày Chầu Lượt
Chúa Nhật ngày 24.4.2016 là ngày giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ chầu lượt thay mặt giáo phận Sài gòn. Sau thánh lễ thiếu nhi, vào lúc 8 g 15 phút sáng, cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn đặt Mình Thành Thánh khai mạc ngày chầu lượt. Có tất cả 9 giờ chầu cho 5 khu đạo, đoàn TNTT giáo xứ và các hội đoàn thay phiên nhau cầu nguyện suy niệm chiêm ngắm mầu nhiệm Thánh Thể. Các em thiếu nhi chầu Thánh Thể vào lúc 10 g 30 sau giờ học giáo lý.Phiên chầu bế mạc và phép lành Thánh Thể tạ ơn lúc 15 giờ dành cho tất cả mọi người.
Xem Hình
Thánh lễ Chúa Nhật V Phục sinh được cử hành như thường lệ vào lúc 17 giờ, cha chánh xứ khai triển theo bài Tin Mừng nói đến tình yêu cao cả mà Đức Giêsu đã hiến mình cho nhân loai. Ngài ban cho chúng ta một điều răn mới là hãy yêu thương nhau, mà yêu thương theo mô hình “như Thầy đã yêu thương” chúng ta trước. Trong bữa ăn sau cùng, Chúa Giêsu đã cúi mình xuống rửa chân cho các môn đệ. Là Kitô hữu, chúng ta cũng phải thực hành tình yêu thương đó với những người chunh quanh.
Tạ ơn Chúa đã ban cho cộng đoàn giáo xứ Phú Bình ngày chầu lượt thật sốt sắng dù thời tiết Sài Gòn lúc này nóng nực khó chịu. Các cụ già và các em thiếu nhi, ai ai cũng quỳ bên Chúa Giêsu Thánh Thể tôn vinh tình thương và lòng thương xót của Thiên Chúa,để học sống yêu thương như Chúa Giêsu trong cộng đoàn giáo xứ, lan tỏa niềm vui Tin Mừng giữa đời thường.
Martino Lê Hoàng Vũ
Chúa Nhật ngày 24.4.2016 là ngày giáo xứ Phú Bình, hạt Phú Thọ chầu lượt thay mặt giáo phận Sài gòn. Sau thánh lễ thiếu nhi, vào lúc 8 g 15 phút sáng, cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn đặt Mình Thành Thánh khai mạc ngày chầu lượt. Có tất cả 9 giờ chầu cho 5 khu đạo, đoàn TNTT giáo xứ và các hội đoàn thay phiên nhau cầu nguyện suy niệm chiêm ngắm mầu nhiệm Thánh Thể. Các em thiếu nhi chầu Thánh Thể vào lúc 10 g 30 sau giờ học giáo lý.Phiên chầu bế mạc và phép lành Thánh Thể tạ ơn lúc 15 giờ dành cho tất cả mọi người.
Xem Hình
Thánh lễ Chúa Nhật V Phục sinh được cử hành như thường lệ vào lúc 17 giờ, cha chánh xứ khai triển theo bài Tin Mừng nói đến tình yêu cao cả mà Đức Giêsu đã hiến mình cho nhân loai. Ngài ban cho chúng ta một điều răn mới là hãy yêu thương nhau, mà yêu thương theo mô hình “như Thầy đã yêu thương” chúng ta trước. Trong bữa ăn sau cùng, Chúa Giêsu đã cúi mình xuống rửa chân cho các môn đệ. Là Kitô hữu, chúng ta cũng phải thực hành tình yêu thương đó với những người chunh quanh.
Tạ ơn Chúa đã ban cho cộng đoàn giáo xứ Phú Bình ngày chầu lượt thật sốt sắng dù thời tiết Sài Gòn lúc này nóng nực khó chịu. Các cụ già và các em thiếu nhi, ai ai cũng quỳ bên Chúa Giêsu Thánh Thể tôn vinh tình thương và lòng thương xót của Thiên Chúa,để học sống yêu thương như Chúa Giêsu trong cộng đoàn giáo xứ, lan tỏa niềm vui Tin Mừng giữa đời thường.
Martino Lê Hoàng Vũ
Tiệc truyền giáo của phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp giáo xứ VN Paris
Trần Văn Cảnh
18:17 26/04/2016
TIỆC TRUYỀN GIÁO CỦA PHONG THÀO LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP GXVN PARIS
Phong trào Liên đới Nghề nghiệp đã được thành lập vào ngày 01.05.2000, từ sự thành hình trước sau của năm nhóm ngành nghề : Thân Hữu Taxi, Liên Đới Chuyên gia, Liên đới Xây dựng, Liên đới Doanh Thương và Liên đới Dịch Vụ.
Thân Hữu Taxi đã được thành lập từ 1996, qui tụ khoảng 42 anh chị nhóm viên hành nghề taxi, với cha Tuyên Úy Mai Đức Vinh và hai người điều hành : Đại diện: Anh Nguyễn Minh Dương, Phó đại diện: Anh Trần Xuân Lâm.
Liên đới Chuyên gia đã đáp lời mời của cha Tuyên Úy Đinh Đồng Thượng Sách, họp lần đầu tiên ngày 17.10.1999, qui tụ 17 anh chị thuộc nhiều ngành chuyên gia khác nhau, từ kỹ sư, luật sư, giáo sư, qua nhà tâm lý, nhà khoa học, đến bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ,.. Một Ban đại Diện đã được bầu ra : Trưởng Ban : A. Lương Công Bình, Phó trưởng Ban : A. Võ Thành Nhơn, Thư ký : C. Lê Xuân Phương, Thủ Quĩ : A. Nguyễn quốc Tuấn, Tiếp tân : C. Võ Ngọc Nga, Phụng vụ : A. Vũ thiện Tiến.
Ngày 07.11.1999, hai mươi người, hầu hết là trẻ tuổi, thuộc ngành xây dựng, điện, ống nước, sưởi, sơn, âm thanh, đã đáp lời mời của Ðức Ông Mai Ðức Vinh về dự phiên họp đầu tiên của Liên Ðới Xây Dựng. Anh em đã bỏ phiếu tín nhiệm ba anh dưới đây vào Ban Ðại Diện Nhóm Xây Dựng, nhiệm kỳ 2 năm : Trưởng Ban : A. Ðặng Thái Sơn, Phó Trưởng Ban : A. Nguyễn văn Nam, Thư ký : A. Phan Quốc Minh.
Ngày 05.12.1999, hơn 20 anh chị em Liên đới Doanh Thương đã đáp lời mời của Cha Cẩn và Thầy Nha về Giáo Xứ cùng họp mặt, nhận biết nhau, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp và cầu nguyện với nhau. Trong một phiên họp khác vào đầu năm 2000, các anh chị em đã bầu được Ban Ðại Diện gồm : Ðại diện : Anh Đỗ Văn Hoà, Phó đại diện: chị Kim Hạnh, Thư ký: Anh Nguyễn Văn Sáng, Thủ qũy: Chị Phạm Sơn Hải.
Liên đới Dịch Vụ là nhóm đã được thành lập sau cùng, vào năm 2001 do cha tuyên Úy Trần Anh Dũng và hai vị đồng hành là chị Mỹ Phước và chị Đào Kim Phượng.
Trong các sinh hoạt hằng năm của phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp, có 3 việc căn bản là : 1- tham dự thánh lễ mừng kính thánh Giuse Thợ, quan thầy và là mẫu mực của những người lao động ; 2- đại hội hằng năm, để thẩm lượng những việc đã làm và đưa ra chương trình hành động cho năm sau ; 3- học hỏi một đề tài về đức tin, đức cậy, đức mến, hay về một khía cạnh nghề nghiệp. 4- Thêm vào đó, từ năm 2003, việc thứ tư đã được đưa ra là tổ chức Tiệc Truyền Giáo để gây quỹ gửi về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, giúp vào việc phát triển Truyền Giáo. 5- Và từ năm 2012, việc thứ năm đã được quyết định, là tổ chức bữa cơm huynh đệ, gây quỹ giúp tu bổ cơ sở giáo xứ.
Cả năm việc trên đều xoay quanh ba mục tiêu là HỌC ĐẠO, SỐNG ĐẠO và TRUYỀN ĐẠO. Đối với người giáo dân, thông thường chúng ta chỉ dám nghĩ đến việc học đạo và sống đạo, chứ không mấy người dám nghĩ đến việc truyền đạo, vì truyền đạo, chúng ta vẫn nghĩ rằng chính yếu là việc của giáo sĩ.
Ấy thế mà tuyên úy sáng lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp của chúng ta, linh mục Mai Đức Vinh, hai tiến sĩ thần học về giáo luật và về mục vụ, lại đã đề nghị với chúng ta học hỏi về truyền giáo, làm việc truyền giáo và làm tiệc truyền giáo.
Tại sao lại gọi là TIỆC TRUYỀN GIÁO ? Đó là câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra cho ban tổ chức. Câu hỏi đã được đặt lại cho chính những người đã đặt câu hỏi. Và đây là những trả lời họ đã đưa ra :
Người thì trích dẫn lời Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh nói trong lời chào mừng và mở đầu trong một Tiệc Truyền Giáo rằng « Tiệc là một dịp gặp gỡ giữa những người thân quen, thường được tổ chức vào một dịp vui. Tiệc cưới là buổi gặp gỡ chính thức của bốn họ nội ngoại của đôi tân hôn. Tiệc khao quan chức là buổi gặp gỡ do người thành đạt mở ra chia vui cùng họ hàng, bạn bè, thân quen. Tiệc Truyền Giáo là buổi gặp gỡ chia sẻ niềm vui của những người được Chúa cho đặc ân và trao trách nhiệm rao giảng Lời Chúa và cho những người được Chúa cho dịp được nghe kể về Chúa : « Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế » (Mt, 28, 18-20).
Người khác lại nhắc đến những lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô : Truyền giáo là biều dương ân sủng, bởi vì Chúa Thánh Thần được Chúa Cha sai đến đang ban phát sự khôn ngoan và sức mạnh cho những ai vâng theo hành động của Người. TRUYỀN GIÁO LÀ MỘT CUỘC BIỂU DƯƠNG NIỀM VUI, vì Chúa Giêsu Kitô, Người Con được Chúa Cha sai đến Phúc Âm hoá thế gian, đang nâng đỡ và đồng hành với chúng ta trong các nỗ lực truyền giáo. Một niềm hoan hỉ tương tự nơi Đức Maria: “Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi” (Lc 1,47).
TIỆC TRUYỀN GIÁO đã được Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp khởi đầu từ năm 2003. Từ ngày ấy, liên tục, Tiệc Truyền Giáo đã được tổ chức. Những sinh hoạt của Liên đới Nghề nghiệp từ ngày thành lập đã ghi nhận điều đó.
2000 : Học hỏi thảo luận về « Tình liên đới » ; Thành lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp với 5 ngành : Taxi, Chuyên Gia, Dịch Vụ, Doanh Thương và Xây Dựng.
2001 : Học hỏi thảo luận về « Học thuyết xã hội Công Giáo » ; Thân hữa Taxi tổ chức bữa cơm bác ái gây quĩ gởi về Việt Nam giúp các trại cùi ; Chuyên gia mở tiệc thân hữu 01.04.2001 giúp việc bác ái ở VN.
2002 : Học hỏi thảo luận về « Chứng tá đức tin trong nghề nghiệp » ; Tiệc gây quĩ mua máy in, chiếu hình cho Giáo Xứ.
2003 : Học hỏi thảo luận về « Liên đới trong đời sống hằng ngày, trong cộng đoàn và trong nhóm với nhau » ; Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo cho Giáo Hội Việt Nam.
2004 : Học hỏi thảo luận về « Truyền giáo trong nghề nghiệp » ; Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN.
2005 : Học hỏi thảo luận về « Kinh nghiệm liên đới của các nghiệp đoàn chủ và thợ ở Pháp » ; Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (4000,00 €).
2006 : Học hỏi thảo luận về « Vấn đề thừa kế ở Pháp » ; Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (2255,00 €).
2007 : Học hỏi thảo luận về « Luật lao động và vấn đề kỳ thị ở Pháp » ; Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (3033,00 €).
2008 : Học hỏi thảo luận về « Đầu Tư địa ốc ở Pháp » ; Tiệc gây quĩ truyền giáo ở VN (3500,00 €).
2009 : Học hỏi thảo luận về « Y khoa phòng ngừa » ; Tiệc Liên Đới Truyền Giáo gửi về cho Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn 8000,00 €, giúp GHVN tổ chức Năm Thánh 2010.
2010 : Học hỏi thảo luận về « Sống Năm Thánh với Giáo Hội Mẹ Việt Nam : Học hỏi về Lịch sử của Giáo Hội Việt Nam và của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp » ; Tiệc Liên Đới Truyền giáo, giúp HĐGMVN tổ chức Năm Thánh 2010, gửi về cho ĐTGM Nguyễn Văn Nhơn 6000,00 €.
2011 : Học hỏi thảo luận về « Gương sống Lao Động của Thánh Giuse » ; Bữa Cơm Huynh đệ Giáo xứ gây quĩ tu bổ cơ sở Giáo xứ (4455,00 €) ngày 07.05.2011.
2012 : Học hỏi thảo luận về « Linh đạo của Liên Đới Nghề Nghiệp » và « Liên Đới Đức Tin theo gương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam » ; Bữa cơm Huynh đệ Giáo xứ 01.05.2012 gây quĩ tu bổ cơ sở Giáo xứ (2565,00 €) ; Tiệc Liên đới Truyền giáo, 20.10.2012, giúp HĐGMVN (3720,00 €).
2013 : Học hỏi thảo luận về « Sống Đức Tin qua các ngành nghề và về Phong trào LĐNN » ; Bữa cơm Huynh đệ Giáo xứ 01.05.2013 gây quĩ tu bổ cơ sở Giáo xứ (3328,00 €) ; Tiệc Liên đới Truyền giáo 19.10.2013 giúp HĐGMVN (5088,00 €).
2014 : Học hỏi thảo luận về « Liên đới Lao động để sống đức tin » ; Bữa cơm Huynh đệ Giáo xứ 01.05.2014 gây quĩ tu bổ cơ sở Giáo xứ (4056,00 €) ; Tiệc Liên đới Truyền giáo 25.10.2014 (5500,00 €).
2015 : Nghe chia sẻ Lời Chúa về « Lao động là cộng tác vào việc sáng tạo của Chúa ». Bữa cơm huynh đệ gây quĩ tu bổ cơ sở Giáo Xứ (4435,00 €). Tiệc Liên Đới Truyền Giáo vẫn được thực hiện vào ngày 25.10.2015, nhưng không gửi về quỹ truyền giáo của HĐGMVN, mà giữ lại góp phần vào quỹ mua cơ sở của Giáo Xứ. Kết quả của bữa cơm này là : tiền bán vé thu 11.487,00 €, bán vé tombola, 1.620,00 €, gian hàng Doanh Thương, 1.040,00 €. Tổng cộng thu được : 14.147,00€. Số chi là 1.382,00 € . Như vậy còn lại cho cơ sở : 12.762,00 €.
Tổng cộng, theo sổ sách ghi lại, Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp đã góp vào Quỹ Truyền Giáo của HĐGM Việt Nam 41.096,00 € và cho Quỹ Cơ Sở GXVN Paris 44.140,00 €. Tạ Ơn Chúa !
Trong mỗi TIỆC TRUYỀN GIÁO thường có thêm một chương trình văn nghệ giúp vui, được các ca đoàn và các nghệ sĩ nổi danh giáo xứ trình diễn, làm cho buổi tiệc thêm đặm tình người.
Trong Tiệc Truyền Giáo 2014, các khách dự tiệc đã được thưởng thức những giọng ca truyền cảm và điêu luyện :
Tuyết Dung với bài « Thu hát cho người » của Vũ Đức Sao Biển
Thu Hồng với bài « Xin thời gian qua mau » của Lam Phương
Kim Phượng với bài « Dư âm » của Nguyễn Văn Tý
Ánh Tuyết với bài « Một đời vẫn nhớ » của Diệu Hương
Quang Đại với bài « Một mai giã từ vũ khí » của Nhật Ngân
Minh Đức với bài « Tôi muốn » của Lê Hựu Hà
Về hợp ca, một nhóm anh chị Legio đã đồng ca bài « Lối về xóm nhỏ » của Trịnh Hưng.
Ngoài ra còn có rất nhiều đóng góp tự nguyện, tại chỗ của rất nhiều ca viên trong các ca đoàn giáo xứ, của các thành viên Liên Đới Nghề Nghiệp, đặc biệt là các thành viên ngành Taxi, ngành Xây dựng, ngành chuyên gia, và của cả một số những thực khách nữa.
Kết thúc những buổi Tiệc Truyền Giáo, một trong những vị điều hành như Đức Ông Giám Đốc, Gs Trần Văn Cảnh, đại diện Liên Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp, đã chia sẻ cảm tưởng về một bữa Tiệc Truyền Giáo đầm ấm, đầy ắp tình người Việt Nam ; đã cám ơn các khách mời và bạn bè đã đến tham dự Tiệc Truyền Giáo, cám ơn ban tổ chức, với mọi thành phần trong cộng đoàn Giáo xứ ; cám ơn những người đã đóng góp cách này cách khác giúp bữa tiệc được thành công, vui vẻ và ấm cúng ; và hẹn gặp lại tất cả mọi người vào Tiệc Truyền Giáo năm tới.
Paris, ngày 24 tháng 04 năm 2016
Chuẩn bị sinh nhật thứ 17, vào ngày 01.05.2016
của Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp
Trần Văn Cảnh
Thân Hữu Taxi đã được thành lập từ 1996, qui tụ khoảng 42 anh chị nhóm viên hành nghề taxi, với cha Tuyên Úy Mai Đức Vinh và hai người điều hành : Đại diện: Anh Nguyễn Minh Dương, Phó đại diện: Anh Trần Xuân Lâm.
Liên đới Chuyên gia đã đáp lời mời của cha Tuyên Úy Đinh Đồng Thượng Sách, họp lần đầu tiên ngày 17.10.1999, qui tụ 17 anh chị thuộc nhiều ngành chuyên gia khác nhau, từ kỹ sư, luật sư, giáo sư, qua nhà tâm lý, nhà khoa học, đến bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ,.. Một Ban đại Diện đã được bầu ra : Trưởng Ban : A. Lương Công Bình, Phó trưởng Ban : A. Võ Thành Nhơn, Thư ký : C. Lê Xuân Phương, Thủ Quĩ : A. Nguyễn quốc Tuấn, Tiếp tân : C. Võ Ngọc Nga, Phụng vụ : A. Vũ thiện Tiến.
Ngày 07.11.1999, hai mươi người, hầu hết là trẻ tuổi, thuộc ngành xây dựng, điện, ống nước, sưởi, sơn, âm thanh, đã đáp lời mời của Ðức Ông Mai Ðức Vinh về dự phiên họp đầu tiên của Liên Ðới Xây Dựng. Anh em đã bỏ phiếu tín nhiệm ba anh dưới đây vào Ban Ðại Diện Nhóm Xây Dựng, nhiệm kỳ 2 năm : Trưởng Ban : A. Ðặng Thái Sơn, Phó Trưởng Ban : A. Nguyễn văn Nam, Thư ký : A. Phan Quốc Minh.
Ngày 05.12.1999, hơn 20 anh chị em Liên đới Doanh Thương đã đáp lời mời của Cha Cẩn và Thầy Nha về Giáo Xứ cùng họp mặt, nhận biết nhau, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp và cầu nguyện với nhau. Trong một phiên họp khác vào đầu năm 2000, các anh chị em đã bầu được Ban Ðại Diện gồm : Ðại diện : Anh Đỗ Văn Hoà, Phó đại diện: chị Kim Hạnh, Thư ký: Anh Nguyễn Văn Sáng, Thủ qũy: Chị Phạm Sơn Hải.
Liên đới Dịch Vụ là nhóm đã được thành lập sau cùng, vào năm 2001 do cha tuyên Úy Trần Anh Dũng và hai vị đồng hành là chị Mỹ Phước và chị Đào Kim Phượng.
Trong các sinh hoạt hằng năm của phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp, có 3 việc căn bản là : 1- tham dự thánh lễ mừng kính thánh Giuse Thợ, quan thầy và là mẫu mực của những người lao động ; 2- đại hội hằng năm, để thẩm lượng những việc đã làm và đưa ra chương trình hành động cho năm sau ; 3- học hỏi một đề tài về đức tin, đức cậy, đức mến, hay về một khía cạnh nghề nghiệp. 4- Thêm vào đó, từ năm 2003, việc thứ tư đã được đưa ra là tổ chức Tiệc Truyền Giáo để gây quỹ gửi về Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, giúp vào việc phát triển Truyền Giáo. 5- Và từ năm 2012, việc thứ năm đã được quyết định, là tổ chức bữa cơm huynh đệ, gây quỹ giúp tu bổ cơ sở giáo xứ.
Cả năm việc trên đều xoay quanh ba mục tiêu là HỌC ĐẠO, SỐNG ĐẠO và TRUYỀN ĐẠO. Đối với người giáo dân, thông thường chúng ta chỉ dám nghĩ đến việc học đạo và sống đạo, chứ không mấy người dám nghĩ đến việc truyền đạo, vì truyền đạo, chúng ta vẫn nghĩ rằng chính yếu là việc của giáo sĩ.
Ấy thế mà tuyên úy sáng lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp của chúng ta, linh mục Mai Đức Vinh, hai tiến sĩ thần học về giáo luật và về mục vụ, lại đã đề nghị với chúng ta học hỏi về truyền giáo, làm việc truyền giáo và làm tiệc truyền giáo.
Tại sao lại gọi là TIỆC TRUYỀN GIÁO ? Đó là câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra cho ban tổ chức. Câu hỏi đã được đặt lại cho chính những người đã đặt câu hỏi. Và đây là những trả lời họ đã đưa ra :
Người thì trích dẫn lời Đức Ông Giám Đốc Mai Đức Vinh nói trong lời chào mừng và mở đầu trong một Tiệc Truyền Giáo rằng « Tiệc là một dịp gặp gỡ giữa những người thân quen, thường được tổ chức vào một dịp vui. Tiệc cưới là buổi gặp gỡ chính thức của bốn họ nội ngoại của đôi tân hôn. Tiệc khao quan chức là buổi gặp gỡ do người thành đạt mở ra chia vui cùng họ hàng, bạn bè, thân quen. Tiệc Truyền Giáo là buổi gặp gỡ chia sẻ niềm vui của những người được Chúa cho đặc ân và trao trách nhiệm rao giảng Lời Chúa và cho những người được Chúa cho dịp được nghe kể về Chúa : « Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế » (Mt, 28, 18-20).
Người khác lại nhắc đến những lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô : Truyền giáo là biều dương ân sủng, bởi vì Chúa Thánh Thần được Chúa Cha sai đến đang ban phát sự khôn ngoan và sức mạnh cho những ai vâng theo hành động của Người. TRUYỀN GIÁO LÀ MỘT CUỘC BIỂU DƯƠNG NIỀM VUI, vì Chúa Giêsu Kitô, Người Con được Chúa Cha sai đến Phúc Âm hoá thế gian, đang nâng đỡ và đồng hành với chúng ta trong các nỗ lực truyền giáo. Một niềm hoan hỉ tương tự nơi Đức Maria: “Linh hồn tôi ngợi khen Ðức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Ðấng cứu độ tôi” (Lc 1,47).
TIỆC TRUYỀN GIÁO đã được Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp khởi đầu từ năm 2003. Từ ngày ấy, liên tục, Tiệc Truyền Giáo đã được tổ chức. Những sinh hoạt của Liên đới Nghề nghiệp từ ngày thành lập đã ghi nhận điều đó.
2000 : Học hỏi thảo luận về « Tình liên đới » ; Thành lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp với 5 ngành : Taxi, Chuyên Gia, Dịch Vụ, Doanh Thương và Xây Dựng.
2001 : Học hỏi thảo luận về « Học thuyết xã hội Công Giáo » ; Thân hữa Taxi tổ chức bữa cơm bác ái gây quĩ gởi về Việt Nam giúp các trại cùi ; Chuyên gia mở tiệc thân hữu 01.04.2001 giúp việc bác ái ở VN.
2002 : Học hỏi thảo luận về « Chứng tá đức tin trong nghề nghiệp » ; Tiệc gây quĩ mua máy in, chiếu hình cho Giáo Xứ.
2003 : Học hỏi thảo luận về « Liên đới trong đời sống hằng ngày, trong cộng đoàn và trong nhóm với nhau » ; Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo cho Giáo Hội Việt Nam.
2004 : Học hỏi thảo luận về « Truyền giáo trong nghề nghiệp » ; Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN.
2005 : Học hỏi thảo luận về « Kinh nghiệm liên đới của các nghiệp đoàn chủ và thợ ở Pháp » ; Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (4000,00 €).
2006 : Học hỏi thảo luận về « Vấn đề thừa kế ở Pháp » ; Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (2255,00 €).
2007 : Học hỏi thảo luận về « Luật lao động và vấn đề kỳ thị ở Pháp » ; Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (3033,00 €).
2008 : Học hỏi thảo luận về « Đầu Tư địa ốc ở Pháp » ; Tiệc gây quĩ truyền giáo ở VN (3500,00 €).
2009 : Học hỏi thảo luận về « Y khoa phòng ngừa » ; Tiệc Liên Đới Truyền Giáo gửi về cho Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn 8000,00 €, giúp GHVN tổ chức Năm Thánh 2010.
2010 : Học hỏi thảo luận về « Sống Năm Thánh với Giáo Hội Mẹ Việt Nam : Học hỏi về Lịch sử của Giáo Hội Việt Nam và của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp » ; Tiệc Liên Đới Truyền giáo, giúp HĐGMVN tổ chức Năm Thánh 2010, gửi về cho ĐTGM Nguyễn Văn Nhơn 6000,00 €.
2011 : Học hỏi thảo luận về « Gương sống Lao Động của Thánh Giuse » ; Bữa Cơm Huynh đệ Giáo xứ gây quĩ tu bổ cơ sở Giáo xứ (4455,00 €) ngày 07.05.2011.
2012 : Học hỏi thảo luận về « Linh đạo của Liên Đới Nghề Nghiệp » và « Liên Đới Đức Tin theo gương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam » ; Bữa cơm Huynh đệ Giáo xứ 01.05.2012 gây quĩ tu bổ cơ sở Giáo xứ (2565,00 €) ; Tiệc Liên đới Truyền giáo, 20.10.2012, giúp HĐGMVN (3720,00 €).
2013 : Học hỏi thảo luận về « Sống Đức Tin qua các ngành nghề và về Phong trào LĐNN » ; Bữa cơm Huynh đệ Giáo xứ 01.05.2013 gây quĩ tu bổ cơ sở Giáo xứ (3328,00 €) ; Tiệc Liên đới Truyền giáo 19.10.2013 giúp HĐGMVN (5088,00 €).
2014 : Học hỏi thảo luận về « Liên đới Lao động để sống đức tin » ; Bữa cơm Huynh đệ Giáo xứ 01.05.2014 gây quĩ tu bổ cơ sở Giáo xứ (4056,00 €) ; Tiệc Liên đới Truyền giáo 25.10.2014 (5500,00 €).
2015 : Nghe chia sẻ Lời Chúa về « Lao động là cộng tác vào việc sáng tạo của Chúa ». Bữa cơm huynh đệ gây quĩ tu bổ cơ sở Giáo Xứ (4435,00 €). Tiệc Liên Đới Truyền Giáo vẫn được thực hiện vào ngày 25.10.2015, nhưng không gửi về quỹ truyền giáo của HĐGMVN, mà giữ lại góp phần vào quỹ mua cơ sở của Giáo Xứ. Kết quả của bữa cơm này là : tiền bán vé thu 11.487,00 €, bán vé tombola, 1.620,00 €, gian hàng Doanh Thương, 1.040,00 €. Tổng cộng thu được : 14.147,00€. Số chi là 1.382,00 € . Như vậy còn lại cho cơ sở : 12.762,00 €.
Trong mỗi TIỆC TRUYỀN GIÁO thường có thêm một chương trình văn nghệ giúp vui, được các ca đoàn và các nghệ sĩ nổi danh giáo xứ trình diễn, làm cho buổi tiệc thêm đặm tình người.
Trong Tiệc Truyền Giáo 2014, các khách dự tiệc đã được thưởng thức những giọng ca truyền cảm và điêu luyện :
Tuyết Dung với bài « Thu hát cho người » của Vũ Đức Sao Biển
Thu Hồng với bài « Xin thời gian qua mau » của Lam Phương
Kim Phượng với bài « Dư âm » của Nguyễn Văn Tý
Ánh Tuyết với bài « Một đời vẫn nhớ » của Diệu Hương
Quang Đại với bài « Một mai giã từ vũ khí » của Nhật Ngân
Minh Đức với bài « Tôi muốn » của Lê Hựu Hà
Về hợp ca, một nhóm anh chị Legio đã đồng ca bài « Lối về xóm nhỏ » của Trịnh Hưng.
Ngoài ra còn có rất nhiều đóng góp tự nguyện, tại chỗ của rất nhiều ca viên trong các ca đoàn giáo xứ, của các thành viên Liên Đới Nghề Nghiệp, đặc biệt là các thành viên ngành Taxi, ngành Xây dựng, ngành chuyên gia, và của cả một số những thực khách nữa.
Kết thúc những buổi Tiệc Truyền Giáo, một trong những vị điều hành như Đức Ông Giám Đốc, Gs Trần Văn Cảnh, đại diện Liên Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp, đã chia sẻ cảm tưởng về một bữa Tiệc Truyền Giáo đầm ấm, đầy ắp tình người Việt Nam ; đã cám ơn các khách mời và bạn bè đã đến tham dự Tiệc Truyền Giáo, cám ơn ban tổ chức, với mọi thành phần trong cộng đoàn Giáo xứ ; cám ơn những người đã đóng góp cách này cách khác giúp bữa tiệc được thành công, vui vẻ và ấm cúng ; và hẹn gặp lại tất cả mọi người vào Tiệc Truyền Giáo năm tới.
Paris, ngày 24 tháng 04 năm 2016
Chuẩn bị sinh nhật thứ 17, vào ngày 01.05.2016
của Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp
Trần Văn Cảnh
Giáo xứ Phú Bình : 6 năm hồng ân cung hiến nhà thờ
Martino Lê Hoàng Vũ
03:02 26/04/2016
Giáo xứ Phú Bình: 6 năm hồng ân cung hiến nhà thờ
“Hôm nay đáng ghi muôn đời.
Hôm nay Chúa thương dân Người.
Hôm nay Chúa đem dân người lên núi Sion”.
Bài ca nhập lễ trên đây đã dẫn đưa cộng đoàn giáo xứ Phú Bình vào thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 6 năm cung hiến nhà thờ (17.4.2010-17.4.2016).
Xem Hình
Thánh lễ diễn ra vào lúc 17 giờ Chúa Nhật 17.4.2016, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, do Cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn chủ tế.
Trong lời mở đầu thánh lễ, cha mời gọi cộng đoàn hướng lên Thiên Chúa với tâm tình tri ân cảm tạ. Vì hôm nay là ngày đáng ghi nhớ. Ngày hồng ân Thiên Chúa ban cho chúng ta. Chính Thiên Chúa đã cho chúng ta một ngày, cách đây 6 năm thánh đường giáo xứ Phú Bình được cung hiến. Và hơn nữa, cộng đoàn giáo xứ Phú Bình trải qua gần 60 năm với biết bao nhiêu thăng trầm thay đổi, nhưng được Thiên Chúa quan phòng che chở, cộng đoàn giáo xứ Phú Bình đã sống đức tin và lám chứng cho Chúa trên vùng đất này.
Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, cha chánh xứ khai triển các ý nghĩa của nhà thờ được thánh hiến cho Thiên Chúa. Nhà thờ nơi Thiên Chúa hiện diện, Ngài ở nơi nhà tạm. Chính Thiên Chúa qui tụ chúng ta lại,đến nhà thờ là chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa. Nhà thờ cũng là nơi chúng ta đón nhận sự chở che bảo vệ của Vị Mục Tử Giêsu, chăm sóc đời sống thiêng liêng cho chúng ta, để chúng ta tránh khỏi mọi sự cám dỗ. Nhà thờ cũng là nơi chúng ta được chữa lành qua đời sống bí tích, thể xác và linh hồn.
Giáo xứ Phú Bình được dâng hiến cho Thánh Gia, nghĩa là mỗi người trong giáo xứ trở thành một gia đình, yêu thương quan tâm chia sẻ cho nhau. Giáo xứ chính là nơi cộng đoàn sống tình yêu thương và loan báo Tin Mừng tình yêu của Thiên Chúa cho anh chị em chung quanh, tất cả mọi người trong giáo xứ đều chia sẻ nhiệm vụ đó, từ cha xứ đến quý vị HĐMVGX, các hội đoàn và tất cả mọi người trong giáo xứ. Đó là mục tiêu chúng ta phải nỗ lực hằng ngày, là thước đo để chúng ta biết chúng ta có sống theo ý định của Thiên Chúa. Chúa Giêsu chính là Mục Tử thật sự, Ngài đang chăm sóc và bảo vệ chúng ta, không ai thay thế được Chúa Giêsu. Ngài đang hiện diện với chúng ta. Nhưng Ngài mời gọi chúng ta tham gia vào công việc mục tử của Chúa Giêsu. Bởi vậy, chúng ta phải mang tâm tình và cách hành xử của Chúa Giêsu và là dấu chỉ của vị Mục Tử Giêsu giữa lòng thế giới.
Kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ cám ơn tất cả mọi người, Ban Thường Vụ HĐMVGX, các khu đạo, quý nữ tu, các ca đoàn đã tận tâm cộng tác với giáo xứ trong thời gian vừa qua, cha ước mong rằng với sự cộng tác của mọi người trong công việc chung, giáo xứ sẽ ngày càng phát triển hơn nữa trong sự hiệp nhất yêu thương và sống đúng theo như ý Chúa mong muốn.
Xin tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ Phú Bình có một ngôi nhà thờ khang trang thoáng mát như ngày hôm nay. Xin Chúa trả cộng bội hậu cho quý cha cũng như tất cả mọi người không những đóng góp xây dựng ngôi nhà bằng vật chất, nhưng còn xây dựng ngôi nhà tâm linh nơi cộng đoàn giáo xứ. Nhờ đó, giáo xứ đang mỗi ngày phát triển trong chương trình của Thiên Chúa, theo mô hình gia đình thánh gia thất, và mỗi người chúng ta trở thành chứng nhân cho Tin Mừng của Chúa giữa cuộc sống này, đến với muôn dân, mang Chúa đến với mọi người chung quanh.
Martino Lê Hoàng Vũ
“Hôm nay đáng ghi muôn đời.
Hôm nay Chúa thương dân Người.
Hôm nay Chúa đem dân người lên núi Sion”.
Bài ca nhập lễ trên đây đã dẫn đưa cộng đoàn giáo xứ Phú Bình vào thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 6 năm cung hiến nhà thờ (17.4.2010-17.4.2016).
Xem Hình
Thánh lễ diễn ra vào lúc 17 giờ Chúa Nhật 17.4.2016, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, do Cha chánh xứ Phú Bình Giuse Vương Sĩ Tuấn chủ tế.
Trong lời mở đầu thánh lễ, cha mời gọi cộng đoàn hướng lên Thiên Chúa với tâm tình tri ân cảm tạ. Vì hôm nay là ngày đáng ghi nhớ. Ngày hồng ân Thiên Chúa ban cho chúng ta. Chính Thiên Chúa đã cho chúng ta một ngày, cách đây 6 năm thánh đường giáo xứ Phú Bình được cung hiến. Và hơn nữa, cộng đoàn giáo xứ Phú Bình trải qua gần 60 năm với biết bao nhiêu thăng trầm thay đổi, nhưng được Thiên Chúa quan phòng che chở, cộng đoàn giáo xứ Phú Bình đã sống đức tin và lám chứng cho Chúa trên vùng đất này.
Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, cha chánh xứ khai triển các ý nghĩa của nhà thờ được thánh hiến cho Thiên Chúa. Nhà thờ nơi Thiên Chúa hiện diện, Ngài ở nơi nhà tạm. Chính Thiên Chúa qui tụ chúng ta lại,đến nhà thờ là chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa. Nhà thờ cũng là nơi chúng ta đón nhận sự chở che bảo vệ của Vị Mục Tử Giêsu, chăm sóc đời sống thiêng liêng cho chúng ta, để chúng ta tránh khỏi mọi sự cám dỗ. Nhà thờ cũng là nơi chúng ta được chữa lành qua đời sống bí tích, thể xác và linh hồn.
Giáo xứ Phú Bình được dâng hiến cho Thánh Gia, nghĩa là mỗi người trong giáo xứ trở thành một gia đình, yêu thương quan tâm chia sẻ cho nhau. Giáo xứ chính là nơi cộng đoàn sống tình yêu thương và loan báo Tin Mừng tình yêu của Thiên Chúa cho anh chị em chung quanh, tất cả mọi người trong giáo xứ đều chia sẻ nhiệm vụ đó, từ cha xứ đến quý vị HĐMVGX, các hội đoàn và tất cả mọi người trong giáo xứ. Đó là mục tiêu chúng ta phải nỗ lực hằng ngày, là thước đo để chúng ta biết chúng ta có sống theo ý định của Thiên Chúa. Chúa Giêsu chính là Mục Tử thật sự, Ngài đang chăm sóc và bảo vệ chúng ta, không ai thay thế được Chúa Giêsu. Ngài đang hiện diện với chúng ta. Nhưng Ngài mời gọi chúng ta tham gia vào công việc mục tử của Chúa Giêsu. Bởi vậy, chúng ta phải mang tâm tình và cách hành xử của Chúa Giêsu và là dấu chỉ của vị Mục Tử Giêsu giữa lòng thế giới.
Kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ cám ơn tất cả mọi người, Ban Thường Vụ HĐMVGX, các khu đạo, quý nữ tu, các ca đoàn đã tận tâm cộng tác với giáo xứ trong thời gian vừa qua, cha ước mong rằng với sự cộng tác của mọi người trong công việc chung, giáo xứ sẽ ngày càng phát triển hơn nữa trong sự hiệp nhất yêu thương và sống đúng theo như ý Chúa mong muốn.
Xin tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ Phú Bình có một ngôi nhà thờ khang trang thoáng mát như ngày hôm nay. Xin Chúa trả cộng bội hậu cho quý cha cũng như tất cả mọi người không những đóng góp xây dựng ngôi nhà bằng vật chất, nhưng còn xây dựng ngôi nhà tâm linh nơi cộng đoàn giáo xứ. Nhờ đó, giáo xứ đang mỗi ngày phát triển trong chương trình của Thiên Chúa, theo mô hình gia đình thánh gia thất, và mỗi người chúng ta trở thành chứng nhân cho Tin Mừng của Chúa giữa cuộc sống này, đến với muôn dân, mang Chúa đến với mọi người chung quanh.
Martino Lê Hoàng Vũ
Văn Hóa
Miss Saigon: Phận Việt Nam!
Nguyễn Trung Tây
05:58 26/04/2016
□ Nguyễn Trung Tây
MISS SAIGON: Phận Việt Nam!
Đau đớn thay phận đàn bà...
Nguyễn Du
...Hình như đúng thật là xương cốt mang nhiễm sắc thể DNA Việt Nam thì rẻ mạt, giá trị chỉ ngang ngửa với giá cám bèo trong ao với lục bình trôi sông. Chẳng trách tri thiên hạ có ai mà rỗi hơi ghé lên rừng đi tìm kiếm những mảnh xương trắng Việt để mà thành kính tưởng nhớ? Ai phí hơi lặn xuống biển đi tìm những nắm xương tàn Việt Nam để mà hối hận ăn năn? Ai biểu hồi đó sinh ra với nhiễm sắc thể DNA Việt Nam làm chi?
Không giống như những đại nhạc kịch Les Misérables và The Phantom of the Opera, trong khi đang thưởng thức đại nhạc kịch MISS SAIGON nổi tiếng của thế giới, có lẽ khán giả người Việt Nam, đặc biệt người Việt Nam của thời Cộng Hòa nói chung và người Sài Gòn trước năm 75 nói riêng, sẽ nhạy bén và cảm nghiệm được những tình tiết của nhạc kịch nhiều hơn so với những khán giả “ngoại quốc”, bởi vì những nhân vật và những hoạt cảnh diễn ra trên sân khấu nhắc nhở khán giả Việt Nam tới một thời của miền Nam, những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn sụp đổ, và thân phận của người Việt cũng như thân phận của phụ nữ Việt Nam trước và sau năm 75.
I. Miss Saigon
MISS SAIGON mở ra với không gian nóng hầm hập của thủ đô Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 75, và đóng lại tại thủ đô Bangkok với đèn xanh đèn đỏ chớp tắt trên cửa những thương hiệu của vương quốc Thái Lan vào năm 78. MISS SAIGON, nhạc của Claude-Michel Schönberg, lời của Richard Maltby, Jr. & Alain Boublil, do Cameron Mackintosh và Alain Boublil sản xuất, đã xuất hiện lần đầu tiên tại rạp Drury Lane Theatre, London vào ngày 20 tháng 9 năm 1989. Và từ đó cho đến nay, sau những chuyến lưu diễn tới nhiều quốc gia trên thế giới, MISS SAIGON tiếp tục và sẽ còn tiếp tục thu hút trái tim của hàng triệu triệu khán giả trên khắp thế giới.
MISS SAIGON, chuyển thể từ tuồng opera Madame Butterfly của Giacomo Puccini, xoay quanh cuộc đời của một thiếu nữ Việt Nam tên Kim, cha mẹ chết sớm bởi bom đạn khiến cô lưu lạc, lần bước tới thủ đô Sài Gòn tìm đường kiếm sống. Kim cuối cùng làm việc cho “Tú Bà” mang hai dòng máu Pháp Việt với biệt danh Engineer, chủ lầu xanh chuyên phục vụ cho lính Mỹ GI tại Sài Gòn. Tại quán bar của “Tú Bà” Engineer Kim gặp Chris, lính Thủy Quân Lục Chiến có nhiệm vụ canh gác tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn. Kim và Chris yêu nhau. Kết quả của mối tình này là bé Tâm. Nhưng rất tiếc, Sài Gòn vào những ngày cuối tháng 4 năm 75 đầy những xáo trộn, khiến Chris trong hốt hoảng leo lên trực thăng tháo chạy, để rớt lại Kim với bào thai mới bắt đầu nhú mầm trong bụng.
Chris quay về lại Mỹ, lập gia đình với Ellen. Riêng Kim, sau những thăng trầm trôi nổi bởi cờ đỏ sao vàng, cuối cùng cũng mang bé Tâm vượt biển thoát sang được Thái Lan vào năm 78. Bé Tâm gặp lại được bố trên vùng đất mới, nhưng Kim lại kết liễu cuộc đời bằng một viên đạn (có lẽ đã) bắn thẳng vào đầu. MISS SAIGON kết thúc với cảnh Chris ôm Kim trong vòng tay khóc; trong khi đó, Ellen, vợ của Chris, hân hoan mở rộng vòng tay đón bé Tâm vào trong lòng.
MISS SAIGON dài hơn hai tiếng với Kim và Chris, hai diễn viên chính và bao nhiêu diễn viên phụ khác. Bên cạnh âm nhạc, âm thanh và ánh sáng của nhạc kịch MISS SAIGON phải nói là tuyệt hảo. Khi trực thăng Mỹ xuất hiện trên sân khấu, khán giả cảm nhận được bầu trời và đất dưới bàn chân rung chuyển, bởi những vòng quay của chiếc trực thăng trên bầu trời 30 tháng 4 đang hốt hoảng tìm kiếm bãi đậu ngay trên sân thượng tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Khi Kim nắm tay bé Tâm lần bước tới hướng mặt trời hừng đông đang chuyển mình rực rỡ nơi đường chân trời, khán giả có thể nhìn thấy được cả một bầu trời mới đang mở rộng chào đón Kim bên kia bờ đại dương.
II. Miss Saigon: Nhạy Bén và Cảm Nghiệm
MISS SAIGON dựng trên bối cảnh là Việt Nam và Thái Lan, không gian là Sài Gòn và Bangkok, và thời gian là vào những ngày cuối cùng của 30 tháng 4 năm 75 cho tới năm 78. Cho nên, khán giả “ngoại quốc”, khi theo dõi MISS SAIGON có thể sẽ không nhạy bén với những tình tiết trong nhạc kịch nhiều cho bằng khán giả Việt Nam.
Khi hàng rào kẽm gai của tòa Đại Sứ Hoa Kỳ “bị” bao nhiêu người đội nón lá, đi chân đất, mặc áo bà ba bám đen kịt, khán giả Việt Nam biết ngay quốc tịch của những nhân vật đội nón lá, và hiểu rõ tại sao trên sân khấu bỗng dưng xuất hiện biết bao nhiêu hàng rào kẽm gai xoay tròn chận lối cản đường những người chân đất. Khi trực thăng nhấc mình bay bổng lên trời cao để rớt lại trên sân khấu đám đông mặc áo bà ba, giờ này trong tuyệt vọng, tay vẫy vẫy, miệng thét gào kêu gọi trực thăng quay lại, khán giả Việt Nam sẽ cảm nghiệm sâu hơn về thân phận làm người dân nhược tiểu vào những ngày 30 tháng 4 tại Sài Gòn. Khi cờ đỏ và sao vàng choáng ngập nghẹt thở sân khấu, rồi trại cải tạo với những thân hình còm cõi vật vờ đi tới đi lui bên cạnh những túp lều tranh lụp xụp, sau đó Kim và ông chủ cũ Engineer, tay đang bị trói, với những bộ quần áo rách rưới khoác trên người xuất hiện dưới ánh đèn tối đen ảm đạm, khán giả Việt Nam hiểu ngay lập tức đạo diễn của MISS SAIGON đang muốn nói điều gì, và chuyện chi đã xẩy đến cho thủ đô Sài Gòn, cho miền Nam, và cho Kim.
Tương tự như vậy, khi Kim dẫn bé Tâm chuẩn bị bước chân lên tàu vượt biên, khán giả từng là thuyền nhân Việt Nam cảm nghiệm sâu xa hơn mối thương tâm đồng thời niềm hy vọng đang dâng cao trong lòng của Kim, khi cô quyết định rời bỏ Sài Gòn, đi tìm một vùng trời khác cho tương lai của mình và của bé Tâm.
III. Miss Saigon: Phận Việt Nam
A. Phận Nghèo
Và đặc biệt nhất, bởi cũng là người Việt Nam, cho nên khi Kim nằm xuống giữa vũng máu nấc nghẹn những hơi thở cuối cùng, khán giả Việt Nam cũng sẽ bùi ngùi, cảm nghiệm được nhiều hơn về thân phận, nếu phải gọi là đớn đau, của người Việt Nam và phụ nữ Việt Nam trong vòng một trăm năm vừa qua. Chỉ bởi vì tương lai của bé Tâm, Kim quyết định hy sinh đời mình, chấm dứt cuộc sống của MISS SAIGON bằng cách cầm súng bắn vào đầu, như là,
(1). Một phương cách để giải gỡ cục diện ngang trái của mối tình tam giác tay ba: Kim, Christ, và Ellen.
(2). Kim hy vọng rằng người tình Chris sẽ yên ổn, thôi không cắn rứt với lương tâm, bởi Kim với bào thai trong bụng đã từng bị Chris bỏ rớt lại vào ngày 30 tháng 4.
(3). Bởi Kim đã chết, vợ chồng Chris và Ellen có thể thoải mái mở rộng vòng tay đón nhận và mang bé Tâm về Mỹ, bắt đầu một cuộc sống mới.
Cũng như tuồng cải lương nổi tiếng Nửa Đời Hương Phấn, MISS SAIGON cũng chỉ là một tuồng nhạc kịch với nhiều tình tiết éo le. Hương hay Kim cũng chỉ là những nhân vật của tuồng kịch của sân khấu. Sau khi màn nhung của tuồng cải lương Nửa Đời Hương Phấn hay đại nhạc kịch MISS SAIGON đóng lại, khán giả không ai sẽ tiếp tục kéo dài những giọt nước mắt khóc thương cho Hương và Kim ra tới tận ngoài cửa rạp hoặc vào trong đời sống thường nhật. Nhưng ai dám bảo ngoài đời lại không có những nhân vật thật với những cuộc sống éo le như Hương và Kim. Và điều quan trọng hơn nữa, ai dám bảo Nửa Đời Hương Phấn và MISS SAIGON lại không phản ảnh một phần hoặc là tổng thể của hoàn cảnh chính trị, bối cảnh xã hội, và tình hình thế giới vào thời điểm mà Hương và Kim sinh ra và lớn lên. Phân tích dài dòng như vậy để khán giả của MISS SAIGON nhận ra được một khía cạnh, hay là một phần sự thật về cuộc chiến Việt Nam, vô tình đã được phô bày trong đại nhạc kịch, đó là, cuối cùng, con tốt thí hay là nạn nhân trong cuộc chiến và sau cuộc chiến Việt Nam vẫn chưa bao giờ là anh chàng lính Mỹ có tên Chris, hoặc là “Tú Bà” người Việt có trộn lẫn dòng máu Tây tên gọi Engineer, hoặc là cô đầm Mỹ tóc vàng Ellen, nhưng vẫn là thiếu nữ Việt Nam tên Kim tóc đen, biệt danh MISS SAIGON.
Trước năm 75, bởi loạn lạc chiến tranh, bố mẹ của MISS SAIGON chết đi, khiến MISS SAIGON mồ côi, lạc loài một thân một mình tìm kế sinh nhai. Sau khi Chinh Phu Chris bỏ chạy về Mỹ, Hòn Vọng Phu MISS SAIGON bị bỏ rớt lại, tháng ngày chờ đợi trong tuyệt vọng giây phút Chinh Phu Chris quay về, giải cứu nàng khỏi cảnh đọa đày. Nhưng bởi bóng dáng Chinh Phu vẫn biền biệt nơi cuối đường chân trời, Hòn Vọng Phu MISS SAIGON cuối cùng liều chết vượt qua hàng rào công an biên phòng, hải tặc Thái Lan dầy đặc để vượt thoát qua được tới Bangkok, Thái Lan. Tại Bangkok, MISS SAIGON lại tiếp tục làm việc cho “Tú Bà” Engineer chờ đợi ngày gặp lại được Chris. Ngày đó rồi cũng tới như MISS SAIGON đã từng mơ ước, nhưng “đau đớn thay phận đàn bà”, bởi Chris đã lập gia đình với Ellen. Chung cuộc, MISS SAIGON kết liễu cuộc đời của mình, để chú lính Mỹ GI Chris có thể thôi nhìn về quá khứ, nhưng hăm hở bước vào tương lai với gia đình hạnh phúc, với vợ đẹp con khôn.
Nếu phải kết thúc MISS SAIGON với một cái chết, tại sao anh chàng lính Mỹ lại không phải là một nhân vật được chọn? Nếu muốn đóng lại một quá khứ nếu phải gọi là một cái quá khứ đầy những lầm lỡ, tại sao không để cho cô vợ người Mỹ tên là Ellen hy sinh?
Nhưng cuối cùng, vẫn không ai chọn Chris hoặc là Ellan làm hai nhân vật của mùa Thương Khó. Cho nên sân khấu MISS SAIGON đã được đóng lại với công thức:
Bố Chris + Mẹ Ellen + Con Tâm/(trên) vùng đất Mỹ = Hạnh Phúc
Bây giờ, Chris, người chồng một thủa của MISS SAIGON đang sống hạnh phúc với vợ hiền Ellen và Tâm ở một nơi nào đó trên vùng trời Bắc Mỹ. Giờ này có lẽ bé Tâm đã trở thành một ông bác sĩ ba mươi tuổi, đeo kiếng gọng Dolce & Gabbana, tóc óng mầu tơ của bố, vừa mới tốt nghiệp văn bằng bác sĩ chuyên ngành của đại học Stanford, CA.
Chỉ có MISS SAIGON của Việt Nam là thua nặng và thua đậm sau cuộc chiến, bởi vì lịch sử chưa bao giờ thuộc về kẻ cầm súng tự bắn vào đầu! Bây giờ mồ của MISS SAIGON cỏ đã xanh, xương thịt da vàng đã tan rửa hết, chỉ còn trơ trọi lại những mảnh xương tàn mang nhiễm sắc thể DNA nhãn hiệu Việt Nam.
Có phải vì phận nghèo, cho nên cuối cùng Kim bị đẩy ra sân khấu làm vật hy sinh, làm tốt thí cho một ván cờ quốc tế?
Tội nghiệp cho MISS SAIGON của thủa xưa!
Đau đớn thay cho thân phận MISS SAIGON của một thời
B. Nhiễm Sắc Thể DNA Việt Nam
Khi màn nhung sân khấu của MISS SAIGON ở ngoài đời và trong rạp vừa khép lại, khán giả người “ngoại quốc” có lẽ đã thở phào mừng vui nghĩ rằng thế là xong một cuộc chiến có cái tên gọi Vietnam War. Có thể thiên hạ đã từng chép miệng thầm nghĩ,
— Mặc dầu MISS SAIGON đóng lại với một mạng người con gái Việt Nam nằm chết trên vũng máu, nhưng cuộc sống mà! Phải có sự hy sinh chứ! Nếu không, làm sao nhân loại có thể đóng lại được cả một chương sách buồn thảm dài không biết là bao nhiêu tập!!!
Lạ kỳ chưa? Tại sao lại không là người Hoa Kỳ, hay là người nào khác, nhưng lại là người Việt Nam đã được mang ra làm vật tế thần để nhân loại có thể đóng lại cả một chương sách buồn thảm? Bộ xương cốt Việt Nam, sinh mạng Việt Nam thì rẻ như bèo cám, như lục bình trôi sông, cho nên thiếu nữ Sài Gòn tên Kim bị mang ra làm con dê tế thần cho nền hòa bình của thế giới?
Hồi đó, nếu Kim đừng sinh ra tại miền Nam, mà tại Sydney hoặc là Washington, DC, hay là Paris, Đông Kinh, thì không biết số phận của cô Kim giờ sẽ ra sao? Dám bây giờ MISS SAIGON đang là vợ của Đương Kim Hoàng Tử Nahurito lắm ạ… Nếu đúng là như vậy, ai mà dám đụng đến ngay cả cái tà áo của đương kim Công Chúa Nhật hoàng. Có mà đứt đầu!
Theo tin tức của những đài truyền hình Úc, thi hài của Hạ Sĩ Richard Parker và Binh Nhì Peter Gillson, hai binh sĩ của Hoàng Gia Úc Đại Lợi mất tích tại chiến trường Việt Nam vào năm 1965, vừa được mang về lại Úc vào ngày 6 tháng 6 năm 2007. Bởi Richard và Peter là hai người Úc, xương cốt của họ mang nhiễm sắc thể DNA Úc, những nắm xương tàn của họ được trân trọng, được quý mến, được nước Úc đứng nghiêm chào đón khi họ quay về lại nơi chôn nhau cắt rốn, mặc dầu Richard và Peter cũng chỉ là hai người binh sĩ (với vai lính tốt) của Hoàng Gia Úc, một quốc gia dân chủ lập hiến nằm trong danh sách những quốc gia đã thua trong cuộc chiến Việt Nam. Nhưng còn những xương cốt của người Việt Nam đã nằm xuống bởi cuộc chiến Việt Nam thì sao? Ai sẽ trân trọng, đứng nghiêm chào đón trước những nắm xương mang nhiễm sắc thể DNA Việt Nam đã bỏ mình bởi cuộc chiến Việt Nam? Nếu những bộ xương đang nằm tại nghĩa trang Quân Đội, vừa mới được giao trả cho chính quyền địa phương tại tỉnh Bình Dương mang nhiễm sắc thể DNA Úc Đại Lợi hoặc là Hoa Kỳ, ai dám đụng đến những bộ xương này?
Trông người mà lại ngậm ngùi đến là khó chịu khi nghĩ đến ta, bởi vì hình như đúng thật là xương cốt mang nhiễm sắc thể DNA Việt Nam thì rẻ mạt, giá trị chỉ ngang ngửa với giá cám bèo trong ao với lục bình trôi sông. Chẳng trách tri thiên hạ có ai mà rỗi hơi ghé lên rừng đi tìm kiếm những mảnh xương trắng Việt để mà thành kính tưởng nhớ? Ai phí hơi lặn xuống biển đi tìm những nắm xương tàn Việt Nam để mà hối hận ăn năn?
Ai biểu hồi đó sinh ra với nhiễm sắc thể DNA Việt Nam làm chi?
Chẳng trách chi thiên hạ bốn phương thí MISS SAIGON cô Kim như một con tốt thí cho một nền hòa bình.
C. Miss Saigon Thời Hậu Chiến
Chris và Ellen của nhạc kịch MISS SAIGON, hai nhân vật tượng trưng cho nước Mỹ và thế giới Tây Phương, hiện giờ vẫn đang sống vui tươi và sống hăm hở với cuộc sống sau cuộc chiến Việt Nam. Bởi cuộc chiến Việt Nam, dăm ba người làm những bài toán sai lầm bỗng dưng hóa thành huyền thoại! Cũng bởi cuộc chiến Việt Nam, vài trăm người tay trắng bỗng dưng trở nên giàu có, tiền đô la chất cao trong ngân hàng Thụy Sĩ! Chỉ có MISS SAIGON của thời hậu chiến là tiếp tục thua nặng. MISS SAIGON thời hậu chiến chưa bao giờ trở thành huyền thoại và cũng vẫn chưa bao giờ có một đồng đô la dính trong túi. Chẳng trách chi họ lại đang tiếp tục hăm hở bán mình cho Đài Loan. Nói một cách khác, MISS SAIGON của thời hậu chiến vẫn còn đang bị chủ nhân mặt tròn coi thường, lăng nhục ngay tại quê hương, rồi là hành hạ, chửi mắng, trên mảnh đất có tên là Đài Loan.
Bởi vì xương cốt của MISS SAIGON của thời hậu chiến có DNA nhiễm sắc thể Việt Nam; cho nên, MISS SAIGON của thời hậu chiến mang đậm trên khuôn mặt thân phận đầy tớ, con ở cho người lân bang!
Chẳng trách chi, MISS SAIGON của thời hậu chiến bị dân ngu khu đen Đài Loan bắt cởi bỏ hết y phục trên mình để họ xăm xoi dòm ngó, chọn lựa như những con gà mái tơ trước khi mang ra chợ rao bán! [1]
Chẳng trách chi, MISS SAIGON của thời hậu chiến tại Gia Nghĩa, Đài Loan tiếp tục lao mình vào quán bia hơi, quán Karaokee như những con thiêu thân để kiếm cho được những tờ giấy tiền đô la tiền Đài, nhét dấu sâu vào trong ngực, gửi về cho cha mẹ đào một cái giếng, lợp lại mái ngói của căn nhà tranh vách đất! [2]
Thật là đau đớn, đớn đau cho thân phận MISS SAIGON của trước năm 75 và cả sau năm 75.
D. Little Miss Saigon
Mà không phải chỉ có MISS SAIGON, nhưng ngay cả những LITTLE MISS SAIGON tuổi của lên 8 lên 10 ngây thơ nhảy dây bán hàng, giờ này lại đang tiếp tục bán thân tại những hang động ở Nam Vang để làm thú vui cho người ngoại quốc.
Nói đi thì cũng phải nói lại, làm sao mà cản ngăn cho được hiện tượng LITTLE MISS SAIGON bán thân trên đất Nam Vang, bởi vì chính cha mẹ của bao nhiêu LITTLE MISS SAIGON hân hoan xòe tay ra nhận tiền đô của Tú Bà, đồng ý bán những cô con gái tuổi lên 8 lên 10 của chính mình vào trong những hang động phục vụ thú vui cho ngoại nhân. [3]
Năm 1989, MISS SAIGON xuất hiện trên sân khấu thủ đô London của Anh. Đề nghị là hai mươi năm sau, năm 2009?, hay là vào năm 2010, đại nhạc kịch LITTLE MISS SAIGON cũng nên xuất hiện trên sân khấu của London, Anh Quốc, hay là Little Saigon, Quận Cam. LITTLE MISS SAIGON nên bắt đầu diễn ra tại thành phố Sài Gòn và kết thúc tại thủ đô Nam Vang, với phong cảnh và những lời nhạc tương tự như sau:
Trên sân khấu, dưới ánh đèn mờ tối ảm đạm, trong khi đang chờ đợi Tú Bà tới giao tiền và bắt con tại một quán rượu lụp xụp của thành phố Sài Gòn, phóng viên đài truyền hình ABC phỏng vấn cha mẹ của LITTLE MISS SAIGON qua bài hát “Tại Sao?”,
— Sao ông bà lại bán con gái tuổi lên 8 lên 10?
Cha mẹ của LITTLE MISS SAIGON, đi chân đất, đầu đội khăn rằn ri, miệng bập bập điếu thuốc rê, nhún vai, tỉnh bơ hòa bè bài hát “Thực Tế và Hy Vọng”,
— Nhà một đống miệng ăn. Mười mấy đứa con, bán đi con nhỏ đó, biết đâu gia cảnh lại đỡ hơn.
Nhạc kịch LITTLE MISS SAIGON chuyển cảnh, lần này là xứ Chùa Tháp với biển Hồ Nam Vang mênh mông sóng nước. Bên cạnh mái chùa vàng của thủ đô Nam Vang, phóng viên ABC hỏi người tóc nâu to lớn, hai cằm, mặt lấm chấm tàn nhang, bụng bự, trong bài hát “Mới Tám Tuổi”,
— Ông biết bé gái này mới tám tuổi?
Người tóc nâu điệu bộ khinh khỉnh, một tay tiếp tục gỡ bỏ y phục của LITTLE MISS SAIGON (tương tự như hành động của “Tú Bà” Engineer đối với Kim trong MISS SAIGON), một tay chỉ vào ngực của mình, miệng hát bài “Nhiễm Sắc Thể”,
— Nhìn cho kỹ đi, xương cốt này có nhiễm sắc thể DNA Tây Phương. Sau trận Điện Biên Phủ năm 54, tốt thí của chiến trường Đông Dương [4] vẫn là con bé này…
Phóng viên ABC quay sang một thương gia mặt Á Châu, chân mày rậm, mắt nhỏ híp lại, đuôi mắt kéo xếch lên, mặc áo vét trắng, quần tây trắng, tay cầm máy chụp hình Canon của Nhật, tay kia ôm LITTLE MISS SAIGON tuổi lên mười, miệng hát bài, “Mới Mười Tuổi”,
— Ông biết bé gái này mới lên mười?
Thương gia giơ cao tiền đô la, cất giọng hát bài, “Tiền”,
— Tiền là tiên là Phật! Là sức bật của tuổi trẻ! Là sức khỏe của tuổi già… Sau năm 45 đảo chánh Nhật, tốt thí của chủ thuyết Đại Đông Á [5] vẫn là con bé này…
Đau đớn thay cho thân phận LITTLE MISS SAIGON sau năm 75!
Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc trên giấy tờ vào tháng 1 năm 73 tại Paris, trên thực tế vào tháng 4 năm 75 khi xe tăng Bắc Việt húc sập cánh cửa Dinh Độc Lập. Nếu phải phân tích dưới lăng kiếng của Thắng và Thua, mọi người trên thế giới đều thắng, chỉ trừ có MISS SAIGON và LITTLE MISS SAIGON là thua nặng, và còn tiếp tục thua dài dài.
Biết thế hồi xưa mở miệng nói với Ông Trời,
— Thôi, đừng cho con làm MISS SAIGON, nhưng làm MISS SYDNEY. Hay là MISS WASHINGTON. Hoặc là MISS PARIS, MISS ĐÔNG KINH. MISS chi cũng được, nhưng xin đừng làm MISS SAIGON. Con năn nỉ Ông Trời đó!
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
____________________
Chú Thích
[1] Nguyễn Trung Tây, Bên Ni Bên Nớ II: Hơn Một Năm Sau, Dân Chúa Úc Châu 148 (200): 8-13.
[2] Ibid.
[3] Tuyết Mai. “‘Bán Trinh’ Trẻ Em Việt Nam ở Cambodia,” Dân Chúa Úc Châu 148 (2007) 17-19
[4] Hay Indochina, tên mà chính quyền Pháp vào thời thực dân gọi ba quốc gia trong vùng Đông Nam Á: Lào, Cambốt, và Việt Nam.
[5] Học thuyết Đại Đông Á của Tojo nhằm đề cao tầm ảnh hưởng của chính quyền phát xít Nhật trên những quốc gia Châu Á vào thời kỳ đệ nhị thế chiến.
MISS SAIGON: Phận Việt Nam!
Đau đớn thay phận đàn bà...
Nguyễn Du
...Hình như đúng thật là xương cốt mang nhiễm sắc thể DNA Việt Nam thì rẻ mạt, giá trị chỉ ngang ngửa với giá cám bèo trong ao với lục bình trôi sông. Chẳng trách tri thiên hạ có ai mà rỗi hơi ghé lên rừng đi tìm kiếm những mảnh xương trắng Việt để mà thành kính tưởng nhớ? Ai phí hơi lặn xuống biển đi tìm những nắm xương tàn Việt Nam để mà hối hận ăn năn? Ai biểu hồi đó sinh ra với nhiễm sắc thể DNA Việt Nam làm chi?
Không giống như những đại nhạc kịch Les Misérables và The Phantom of the Opera, trong khi đang thưởng thức đại nhạc kịch MISS SAIGON nổi tiếng của thế giới, có lẽ khán giả người Việt Nam, đặc biệt người Việt Nam của thời Cộng Hòa nói chung và người Sài Gòn trước năm 75 nói riêng, sẽ nhạy bén và cảm nghiệm được những tình tiết của nhạc kịch nhiều hơn so với những khán giả “ngoại quốc”, bởi vì những nhân vật và những hoạt cảnh diễn ra trên sân khấu nhắc nhở khán giả Việt Nam tới một thời của miền Nam, những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn sụp đổ, và thân phận của người Việt cũng như thân phận của phụ nữ Việt Nam trước và sau năm 75.
I. Miss Saigon
MISS SAIGON mở ra với không gian nóng hầm hập của thủ đô Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 75, và đóng lại tại thủ đô Bangkok với đèn xanh đèn đỏ chớp tắt trên cửa những thương hiệu của vương quốc Thái Lan vào năm 78. MISS SAIGON, nhạc của Claude-Michel Schönberg, lời của Richard Maltby, Jr. & Alain Boublil, do Cameron Mackintosh và Alain Boublil sản xuất, đã xuất hiện lần đầu tiên tại rạp Drury Lane Theatre, London vào ngày 20 tháng 9 năm 1989. Và từ đó cho đến nay, sau những chuyến lưu diễn tới nhiều quốc gia trên thế giới, MISS SAIGON tiếp tục và sẽ còn tiếp tục thu hút trái tim của hàng triệu triệu khán giả trên khắp thế giới.
MISS SAIGON, chuyển thể từ tuồng opera Madame Butterfly của Giacomo Puccini, xoay quanh cuộc đời của một thiếu nữ Việt Nam tên Kim, cha mẹ chết sớm bởi bom đạn khiến cô lưu lạc, lần bước tới thủ đô Sài Gòn tìm đường kiếm sống. Kim cuối cùng làm việc cho “Tú Bà” mang hai dòng máu Pháp Việt với biệt danh Engineer, chủ lầu xanh chuyên phục vụ cho lính Mỹ GI tại Sài Gòn. Tại quán bar của “Tú Bà” Engineer Kim gặp Chris, lính Thủy Quân Lục Chiến có nhiệm vụ canh gác tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn. Kim và Chris yêu nhau. Kết quả của mối tình này là bé Tâm. Nhưng rất tiếc, Sài Gòn vào những ngày cuối tháng 4 năm 75 đầy những xáo trộn, khiến Chris trong hốt hoảng leo lên trực thăng tháo chạy, để rớt lại Kim với bào thai mới bắt đầu nhú mầm trong bụng.
Chris quay về lại Mỹ, lập gia đình với Ellen. Riêng Kim, sau những thăng trầm trôi nổi bởi cờ đỏ sao vàng, cuối cùng cũng mang bé Tâm vượt biển thoát sang được Thái Lan vào năm 78. Bé Tâm gặp lại được bố trên vùng đất mới, nhưng Kim lại kết liễu cuộc đời bằng một viên đạn (có lẽ đã) bắn thẳng vào đầu. MISS SAIGON kết thúc với cảnh Chris ôm Kim trong vòng tay khóc; trong khi đó, Ellen, vợ của Chris, hân hoan mở rộng vòng tay đón bé Tâm vào trong lòng.
MISS SAIGON dài hơn hai tiếng với Kim và Chris, hai diễn viên chính và bao nhiêu diễn viên phụ khác. Bên cạnh âm nhạc, âm thanh và ánh sáng của nhạc kịch MISS SAIGON phải nói là tuyệt hảo. Khi trực thăng Mỹ xuất hiện trên sân khấu, khán giả cảm nhận được bầu trời và đất dưới bàn chân rung chuyển, bởi những vòng quay của chiếc trực thăng trên bầu trời 30 tháng 4 đang hốt hoảng tìm kiếm bãi đậu ngay trên sân thượng tòa Đại Sứ Hoa Kỳ. Khi Kim nắm tay bé Tâm lần bước tới hướng mặt trời hừng đông đang chuyển mình rực rỡ nơi đường chân trời, khán giả có thể nhìn thấy được cả một bầu trời mới đang mở rộng chào đón Kim bên kia bờ đại dương.
II. Miss Saigon: Nhạy Bén và Cảm Nghiệm
MISS SAIGON dựng trên bối cảnh là Việt Nam và Thái Lan, không gian là Sài Gòn và Bangkok, và thời gian là vào những ngày cuối cùng của 30 tháng 4 năm 75 cho tới năm 78. Cho nên, khán giả “ngoại quốc”, khi theo dõi MISS SAIGON có thể sẽ không nhạy bén với những tình tiết trong nhạc kịch nhiều cho bằng khán giả Việt Nam.
Khi hàng rào kẽm gai của tòa Đại Sứ Hoa Kỳ “bị” bao nhiêu người đội nón lá, đi chân đất, mặc áo bà ba bám đen kịt, khán giả Việt Nam biết ngay quốc tịch của những nhân vật đội nón lá, và hiểu rõ tại sao trên sân khấu bỗng dưng xuất hiện biết bao nhiêu hàng rào kẽm gai xoay tròn chận lối cản đường những người chân đất. Khi trực thăng nhấc mình bay bổng lên trời cao để rớt lại trên sân khấu đám đông mặc áo bà ba, giờ này trong tuyệt vọng, tay vẫy vẫy, miệng thét gào kêu gọi trực thăng quay lại, khán giả Việt Nam sẽ cảm nghiệm sâu hơn về thân phận làm người dân nhược tiểu vào những ngày 30 tháng 4 tại Sài Gòn. Khi cờ đỏ và sao vàng choáng ngập nghẹt thở sân khấu, rồi trại cải tạo với những thân hình còm cõi vật vờ đi tới đi lui bên cạnh những túp lều tranh lụp xụp, sau đó Kim và ông chủ cũ Engineer, tay đang bị trói, với những bộ quần áo rách rưới khoác trên người xuất hiện dưới ánh đèn tối đen ảm đạm, khán giả Việt Nam hiểu ngay lập tức đạo diễn của MISS SAIGON đang muốn nói điều gì, và chuyện chi đã xẩy đến cho thủ đô Sài Gòn, cho miền Nam, và cho Kim.
Tương tự như vậy, khi Kim dẫn bé Tâm chuẩn bị bước chân lên tàu vượt biên, khán giả từng là thuyền nhân Việt Nam cảm nghiệm sâu xa hơn mối thương tâm đồng thời niềm hy vọng đang dâng cao trong lòng của Kim, khi cô quyết định rời bỏ Sài Gòn, đi tìm một vùng trời khác cho tương lai của mình và của bé Tâm.
III. Miss Saigon: Phận Việt Nam
A. Phận Nghèo
Và đặc biệt nhất, bởi cũng là người Việt Nam, cho nên khi Kim nằm xuống giữa vũng máu nấc nghẹn những hơi thở cuối cùng, khán giả Việt Nam cũng sẽ bùi ngùi, cảm nghiệm được nhiều hơn về thân phận, nếu phải gọi là đớn đau, của người Việt Nam và phụ nữ Việt Nam trong vòng một trăm năm vừa qua. Chỉ bởi vì tương lai của bé Tâm, Kim quyết định hy sinh đời mình, chấm dứt cuộc sống của MISS SAIGON bằng cách cầm súng bắn vào đầu, như là,
(1). Một phương cách để giải gỡ cục diện ngang trái của mối tình tam giác tay ba: Kim, Christ, và Ellen.
(2). Kim hy vọng rằng người tình Chris sẽ yên ổn, thôi không cắn rứt với lương tâm, bởi Kim với bào thai trong bụng đã từng bị Chris bỏ rớt lại vào ngày 30 tháng 4.
(3). Bởi Kim đã chết, vợ chồng Chris và Ellen có thể thoải mái mở rộng vòng tay đón nhận và mang bé Tâm về Mỹ, bắt đầu một cuộc sống mới.
Cũng như tuồng cải lương nổi tiếng Nửa Đời Hương Phấn, MISS SAIGON cũng chỉ là một tuồng nhạc kịch với nhiều tình tiết éo le. Hương hay Kim cũng chỉ là những nhân vật của tuồng kịch của sân khấu. Sau khi màn nhung của tuồng cải lương Nửa Đời Hương Phấn hay đại nhạc kịch MISS SAIGON đóng lại, khán giả không ai sẽ tiếp tục kéo dài những giọt nước mắt khóc thương cho Hương và Kim ra tới tận ngoài cửa rạp hoặc vào trong đời sống thường nhật. Nhưng ai dám bảo ngoài đời lại không có những nhân vật thật với những cuộc sống éo le như Hương và Kim. Và điều quan trọng hơn nữa, ai dám bảo Nửa Đời Hương Phấn và MISS SAIGON lại không phản ảnh một phần hoặc là tổng thể của hoàn cảnh chính trị, bối cảnh xã hội, và tình hình thế giới vào thời điểm mà Hương và Kim sinh ra và lớn lên. Phân tích dài dòng như vậy để khán giả của MISS SAIGON nhận ra được một khía cạnh, hay là một phần sự thật về cuộc chiến Việt Nam, vô tình đã được phô bày trong đại nhạc kịch, đó là, cuối cùng, con tốt thí hay là nạn nhân trong cuộc chiến và sau cuộc chiến Việt Nam vẫn chưa bao giờ là anh chàng lính Mỹ có tên Chris, hoặc là “Tú Bà” người Việt có trộn lẫn dòng máu Tây tên gọi Engineer, hoặc là cô đầm Mỹ tóc vàng Ellen, nhưng vẫn là thiếu nữ Việt Nam tên Kim tóc đen, biệt danh MISS SAIGON.
Trước năm 75, bởi loạn lạc chiến tranh, bố mẹ của MISS SAIGON chết đi, khiến MISS SAIGON mồ côi, lạc loài một thân một mình tìm kế sinh nhai. Sau khi Chinh Phu Chris bỏ chạy về Mỹ, Hòn Vọng Phu MISS SAIGON bị bỏ rớt lại, tháng ngày chờ đợi trong tuyệt vọng giây phút Chinh Phu Chris quay về, giải cứu nàng khỏi cảnh đọa đày. Nhưng bởi bóng dáng Chinh Phu vẫn biền biệt nơi cuối đường chân trời, Hòn Vọng Phu MISS SAIGON cuối cùng liều chết vượt qua hàng rào công an biên phòng, hải tặc Thái Lan dầy đặc để vượt thoát qua được tới Bangkok, Thái Lan. Tại Bangkok, MISS SAIGON lại tiếp tục làm việc cho “Tú Bà” Engineer chờ đợi ngày gặp lại được Chris. Ngày đó rồi cũng tới như MISS SAIGON đã từng mơ ước, nhưng “đau đớn thay phận đàn bà”, bởi Chris đã lập gia đình với Ellen. Chung cuộc, MISS SAIGON kết liễu cuộc đời của mình, để chú lính Mỹ GI Chris có thể thôi nhìn về quá khứ, nhưng hăm hở bước vào tương lai với gia đình hạnh phúc, với vợ đẹp con khôn.
Nếu phải kết thúc MISS SAIGON với một cái chết, tại sao anh chàng lính Mỹ lại không phải là một nhân vật được chọn? Nếu muốn đóng lại một quá khứ nếu phải gọi là một cái quá khứ đầy những lầm lỡ, tại sao không để cho cô vợ người Mỹ tên là Ellen hy sinh?
Nhưng cuối cùng, vẫn không ai chọn Chris hoặc là Ellan làm hai nhân vật của mùa Thương Khó. Cho nên sân khấu MISS SAIGON đã được đóng lại với công thức:
Bố Chris + Mẹ Ellen + Con Tâm/(trên) vùng đất Mỹ = Hạnh Phúc
Bây giờ, Chris, người chồng một thủa của MISS SAIGON đang sống hạnh phúc với vợ hiền Ellen và Tâm ở một nơi nào đó trên vùng trời Bắc Mỹ. Giờ này có lẽ bé Tâm đã trở thành một ông bác sĩ ba mươi tuổi, đeo kiếng gọng Dolce & Gabbana, tóc óng mầu tơ của bố, vừa mới tốt nghiệp văn bằng bác sĩ chuyên ngành của đại học Stanford, CA.
Chỉ có MISS SAIGON của Việt Nam là thua nặng và thua đậm sau cuộc chiến, bởi vì lịch sử chưa bao giờ thuộc về kẻ cầm súng tự bắn vào đầu! Bây giờ mồ của MISS SAIGON cỏ đã xanh, xương thịt da vàng đã tan rửa hết, chỉ còn trơ trọi lại những mảnh xương tàn mang nhiễm sắc thể DNA nhãn hiệu Việt Nam.
Có phải vì phận nghèo, cho nên cuối cùng Kim bị đẩy ra sân khấu làm vật hy sinh, làm tốt thí cho một ván cờ quốc tế?
Tội nghiệp cho MISS SAIGON của thủa xưa!
Đau đớn thay cho thân phận MISS SAIGON của một thời
B. Nhiễm Sắc Thể DNA Việt Nam
Khi màn nhung sân khấu của MISS SAIGON ở ngoài đời và trong rạp vừa khép lại, khán giả người “ngoại quốc” có lẽ đã thở phào mừng vui nghĩ rằng thế là xong một cuộc chiến có cái tên gọi Vietnam War. Có thể thiên hạ đã từng chép miệng thầm nghĩ,
— Mặc dầu MISS SAIGON đóng lại với một mạng người con gái Việt Nam nằm chết trên vũng máu, nhưng cuộc sống mà! Phải có sự hy sinh chứ! Nếu không, làm sao nhân loại có thể đóng lại được cả một chương sách buồn thảm dài không biết là bao nhiêu tập!!!
Lạ kỳ chưa? Tại sao lại không là người Hoa Kỳ, hay là người nào khác, nhưng lại là người Việt Nam đã được mang ra làm vật tế thần để nhân loại có thể đóng lại cả một chương sách buồn thảm? Bộ xương cốt Việt Nam, sinh mạng Việt Nam thì rẻ như bèo cám, như lục bình trôi sông, cho nên thiếu nữ Sài Gòn tên Kim bị mang ra làm con dê tế thần cho nền hòa bình của thế giới?
Hồi đó, nếu Kim đừng sinh ra tại miền Nam, mà tại Sydney hoặc là Washington, DC, hay là Paris, Đông Kinh, thì không biết số phận của cô Kim giờ sẽ ra sao? Dám bây giờ MISS SAIGON đang là vợ của Đương Kim Hoàng Tử Nahurito lắm ạ… Nếu đúng là như vậy, ai mà dám đụng đến ngay cả cái tà áo của đương kim Công Chúa Nhật hoàng. Có mà đứt đầu!
Theo tin tức của những đài truyền hình Úc, thi hài của Hạ Sĩ Richard Parker và Binh Nhì Peter Gillson, hai binh sĩ của Hoàng Gia Úc Đại Lợi mất tích tại chiến trường Việt Nam vào năm 1965, vừa được mang về lại Úc vào ngày 6 tháng 6 năm 2007. Bởi Richard và Peter là hai người Úc, xương cốt của họ mang nhiễm sắc thể DNA Úc, những nắm xương tàn của họ được trân trọng, được quý mến, được nước Úc đứng nghiêm chào đón khi họ quay về lại nơi chôn nhau cắt rốn, mặc dầu Richard và Peter cũng chỉ là hai người binh sĩ (với vai lính tốt) của Hoàng Gia Úc, một quốc gia dân chủ lập hiến nằm trong danh sách những quốc gia đã thua trong cuộc chiến Việt Nam. Nhưng còn những xương cốt của người Việt Nam đã nằm xuống bởi cuộc chiến Việt Nam thì sao? Ai sẽ trân trọng, đứng nghiêm chào đón trước những nắm xương mang nhiễm sắc thể DNA Việt Nam đã bỏ mình bởi cuộc chiến Việt Nam? Nếu những bộ xương đang nằm tại nghĩa trang Quân Đội, vừa mới được giao trả cho chính quyền địa phương tại tỉnh Bình Dương mang nhiễm sắc thể DNA Úc Đại Lợi hoặc là Hoa Kỳ, ai dám đụng đến những bộ xương này?
Trông người mà lại ngậm ngùi đến là khó chịu khi nghĩ đến ta, bởi vì hình như đúng thật là xương cốt mang nhiễm sắc thể DNA Việt Nam thì rẻ mạt, giá trị chỉ ngang ngửa với giá cám bèo trong ao với lục bình trôi sông. Chẳng trách tri thiên hạ có ai mà rỗi hơi ghé lên rừng đi tìm kiếm những mảnh xương trắng Việt để mà thành kính tưởng nhớ? Ai phí hơi lặn xuống biển đi tìm những nắm xương tàn Việt Nam để mà hối hận ăn năn?
Ai biểu hồi đó sinh ra với nhiễm sắc thể DNA Việt Nam làm chi?
Chẳng trách chi thiên hạ bốn phương thí MISS SAIGON cô Kim như một con tốt thí cho một nền hòa bình.
C. Miss Saigon Thời Hậu Chiến
Chris và Ellen của nhạc kịch MISS SAIGON, hai nhân vật tượng trưng cho nước Mỹ và thế giới Tây Phương, hiện giờ vẫn đang sống vui tươi và sống hăm hở với cuộc sống sau cuộc chiến Việt Nam. Bởi cuộc chiến Việt Nam, dăm ba người làm những bài toán sai lầm bỗng dưng hóa thành huyền thoại! Cũng bởi cuộc chiến Việt Nam, vài trăm người tay trắng bỗng dưng trở nên giàu có, tiền đô la chất cao trong ngân hàng Thụy Sĩ! Chỉ có MISS SAIGON của thời hậu chiến là tiếp tục thua nặng. MISS SAIGON thời hậu chiến chưa bao giờ trở thành huyền thoại và cũng vẫn chưa bao giờ có một đồng đô la dính trong túi. Chẳng trách chi họ lại đang tiếp tục hăm hở bán mình cho Đài Loan. Nói một cách khác, MISS SAIGON của thời hậu chiến vẫn còn đang bị chủ nhân mặt tròn coi thường, lăng nhục ngay tại quê hương, rồi là hành hạ, chửi mắng, trên mảnh đất có tên là Đài Loan.
Bởi vì xương cốt của MISS SAIGON của thời hậu chiến có DNA nhiễm sắc thể Việt Nam; cho nên, MISS SAIGON của thời hậu chiến mang đậm trên khuôn mặt thân phận đầy tớ, con ở cho người lân bang!
Chẳng trách chi, MISS SAIGON của thời hậu chiến bị dân ngu khu đen Đài Loan bắt cởi bỏ hết y phục trên mình để họ xăm xoi dòm ngó, chọn lựa như những con gà mái tơ trước khi mang ra chợ rao bán! [1]
Chẳng trách chi, MISS SAIGON của thời hậu chiến tại Gia Nghĩa, Đài Loan tiếp tục lao mình vào quán bia hơi, quán Karaokee như những con thiêu thân để kiếm cho được những tờ giấy tiền đô la tiền Đài, nhét dấu sâu vào trong ngực, gửi về cho cha mẹ đào một cái giếng, lợp lại mái ngói của căn nhà tranh vách đất! [2]
Thật là đau đớn, đớn đau cho thân phận MISS SAIGON của trước năm 75 và cả sau năm 75.
D. Little Miss Saigon
Mà không phải chỉ có MISS SAIGON, nhưng ngay cả những LITTLE MISS SAIGON tuổi của lên 8 lên 10 ngây thơ nhảy dây bán hàng, giờ này lại đang tiếp tục bán thân tại những hang động ở Nam Vang để làm thú vui cho người ngoại quốc.
Nói đi thì cũng phải nói lại, làm sao mà cản ngăn cho được hiện tượng LITTLE MISS SAIGON bán thân trên đất Nam Vang, bởi vì chính cha mẹ của bao nhiêu LITTLE MISS SAIGON hân hoan xòe tay ra nhận tiền đô của Tú Bà, đồng ý bán những cô con gái tuổi lên 8 lên 10 của chính mình vào trong những hang động phục vụ thú vui cho ngoại nhân. [3]
Năm 1989, MISS SAIGON xuất hiện trên sân khấu thủ đô London của Anh. Đề nghị là hai mươi năm sau, năm 2009?, hay là vào năm 2010, đại nhạc kịch LITTLE MISS SAIGON cũng nên xuất hiện trên sân khấu của London, Anh Quốc, hay là Little Saigon, Quận Cam. LITTLE MISS SAIGON nên bắt đầu diễn ra tại thành phố Sài Gòn và kết thúc tại thủ đô Nam Vang, với phong cảnh và những lời nhạc tương tự như sau:
Trên sân khấu, dưới ánh đèn mờ tối ảm đạm, trong khi đang chờ đợi Tú Bà tới giao tiền và bắt con tại một quán rượu lụp xụp của thành phố Sài Gòn, phóng viên đài truyền hình ABC phỏng vấn cha mẹ của LITTLE MISS SAIGON qua bài hát “Tại Sao?”,
— Sao ông bà lại bán con gái tuổi lên 8 lên 10?
Cha mẹ của LITTLE MISS SAIGON, đi chân đất, đầu đội khăn rằn ri, miệng bập bập điếu thuốc rê, nhún vai, tỉnh bơ hòa bè bài hát “Thực Tế và Hy Vọng”,
— Nhà một đống miệng ăn. Mười mấy đứa con, bán đi con nhỏ đó, biết đâu gia cảnh lại đỡ hơn.
Nhạc kịch LITTLE MISS SAIGON chuyển cảnh, lần này là xứ Chùa Tháp với biển Hồ Nam Vang mênh mông sóng nước. Bên cạnh mái chùa vàng của thủ đô Nam Vang, phóng viên ABC hỏi người tóc nâu to lớn, hai cằm, mặt lấm chấm tàn nhang, bụng bự, trong bài hát “Mới Tám Tuổi”,
— Ông biết bé gái này mới tám tuổi?
Người tóc nâu điệu bộ khinh khỉnh, một tay tiếp tục gỡ bỏ y phục của LITTLE MISS SAIGON (tương tự như hành động của “Tú Bà” Engineer đối với Kim trong MISS SAIGON), một tay chỉ vào ngực của mình, miệng hát bài “Nhiễm Sắc Thể”,
— Nhìn cho kỹ đi, xương cốt này có nhiễm sắc thể DNA Tây Phương. Sau trận Điện Biên Phủ năm 54, tốt thí của chiến trường Đông Dương [4] vẫn là con bé này…
Phóng viên ABC quay sang một thương gia mặt Á Châu, chân mày rậm, mắt nhỏ híp lại, đuôi mắt kéo xếch lên, mặc áo vét trắng, quần tây trắng, tay cầm máy chụp hình Canon của Nhật, tay kia ôm LITTLE MISS SAIGON tuổi lên mười, miệng hát bài, “Mới Mười Tuổi”,
— Ông biết bé gái này mới lên mười?
Thương gia giơ cao tiền đô la, cất giọng hát bài, “Tiền”,
— Tiền là tiên là Phật! Là sức bật của tuổi trẻ! Là sức khỏe của tuổi già… Sau năm 45 đảo chánh Nhật, tốt thí của chủ thuyết Đại Đông Á [5] vẫn là con bé này…
Đau đớn thay cho thân phận LITTLE MISS SAIGON sau năm 75!
Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc trên giấy tờ vào tháng 1 năm 73 tại Paris, trên thực tế vào tháng 4 năm 75 khi xe tăng Bắc Việt húc sập cánh cửa Dinh Độc Lập. Nếu phải phân tích dưới lăng kiếng của Thắng và Thua, mọi người trên thế giới đều thắng, chỉ trừ có MISS SAIGON và LITTLE MISS SAIGON là thua nặng, và còn tiếp tục thua dài dài.
Biết thế hồi xưa mở miệng nói với Ông Trời,
— Thôi, đừng cho con làm MISS SAIGON, nhưng làm MISS SYDNEY. Hay là MISS WASHINGTON. Hoặc là MISS PARIS, MISS ĐÔNG KINH. MISS chi cũng được, nhưng xin đừng làm MISS SAIGON. Con năn nỉ Ông Trời đó!
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
____________________
Chú Thích
[1] Nguyễn Trung Tây, Bên Ni Bên Nớ II: Hơn Một Năm Sau, Dân Chúa Úc Châu 148 (200): 8-13.
[2] Ibid.
[3] Tuyết Mai. “‘Bán Trinh’ Trẻ Em Việt Nam ở Cambodia,” Dân Chúa Úc Châu 148 (2007) 17-19
[4] Hay Indochina, tên mà chính quyền Pháp vào thời thực dân gọi ba quốc gia trong vùng Đông Nam Á: Lào, Cambốt, và Việt Nam.
[5] Học thuyết Đại Đông Á của Tojo nhằm đề cao tầm ảnh hưởng của chính quyền phát xít Nhật trên những quốc gia Châu Á vào thời kỳ đệ nhị thế chiến.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Mới
Thérésa Nguyễn
18:31 26/04/2016
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Nhìn hoa nụ mới sau nhà
Lâng lâng lòng thấy thật là bình yên.
(tn)