Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục sinh 28/4/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:39 27/04/2019
Bài Ðọc I: Cv 5, 12-16
"Số người tin vào Chúa ngày càng gia tăng".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi ấy, các Tông đồ làm nhiều phép lạ và nhiều việc phi thường trong dân, và tất cả mọi người tập họp tại hành lang Salômôn; nhưng không một ai khác dám nhập bọn với các tông đồ. Nhưng dân chúng đều ca tụng các ngài. Số những người nam nữ tin vào Chúa ngày càng gia tăng, đến nỗi họ mang bệnh nhân ra đường phố, đặt lên giường chõng, để khi Phêrô đi ngang qua, ít nữa là bóng của người ngả trên ai trong họ, thì kẻ ấy khỏi bệnh. Ðông đảo dân chúng ở những thành phụ cận Giêrusalem cũng tuôn đến, mang theo bệnh nhân và những người bị quỷ ám. Mọi người đều được chữa lành.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 117, 2-4. 22-24. 25-27a
Ðáp: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi nhà Aaron, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi những người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở".
Xướng: Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. Ðây là ngày Chúa đã thực hiện, nên chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó.
Xướng: Thân lạy Chúa, xin gia ơn cứu độ; thân lạy Chúa, xin ban cho đời sống phồn vinh. Phúc đức cho Ðấng nhân danh Chúa mà đến; từ nhà Chúa, chúng tôi cầu phúc cho chư vị. Chúa là Thiên Chúa và đã soi sáng chúng tôi.
Bài Ðọc II: Kh 1, 9-11a, 12-13. 17-19
"Ta đã chết, nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời".
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Tôi là Gioan, anh em của chư huynh, đồng phần chia sẻ sự gian truân, vương quyền và kiên nhẫn trong Ðức Giêsu Kitô, tôi đã ở đảo Patmô vì lời Chúa và vì làm chứng Ðức Giêsu. Một Chúa Nhật nọ, tôi xuất thần và nghe phía sau tôi có tiếng phán lớn như tiếng loa rằng: "Hãy viết những điều ngươi thấy vào sách và gởi đến bảy giáo đoàn ở Tiểu Á". Tôi quay lại để xem coi tiếng ai nói với tôi. Vừa quay lại, tôi thấy bảy chân đèn bằng vàng, và ở giữa bảy chân đèn bằng vàng đó tôi thấy một Ðấng giống như Con Người, mặc áo dài và ngang lưng thắt một dây nịt bằng vàng. Vừa trông thấy Người, tôi ngã xuống như chết dưới chân Người; Người đặt tay phải lên tôi và nói: "Ðừng sợ, Ta là Ðấng trước hết và là Ðấng sau cùng, Ta là Ðấng hằng sống; Ta đã chết, nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời. Ta giữ chìa khoá sự chết và địa ngục. Vậy hãy viết những gì ngươi đã thấy, những điều đang xảy ra và những điều phải xảy ra sau này".
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 20, 29
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 20, 19-31
"Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Ðiđymô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin".
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Ðoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin!"
Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
Ðó là lời Chúa.
"Số người tin vào Chúa ngày càng gia tăng".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi ấy, các Tông đồ làm nhiều phép lạ và nhiều việc phi thường trong dân, và tất cả mọi người tập họp tại hành lang Salômôn; nhưng không một ai khác dám nhập bọn với các tông đồ. Nhưng dân chúng đều ca tụng các ngài. Số những người nam nữ tin vào Chúa ngày càng gia tăng, đến nỗi họ mang bệnh nhân ra đường phố, đặt lên giường chõng, để khi Phêrô đi ngang qua, ít nữa là bóng của người ngả trên ai trong họ, thì kẻ ấy khỏi bệnh. Ðông đảo dân chúng ở những thành phụ cận Giêrusalem cũng tuôn đến, mang theo bệnh nhân và những người bị quỷ ám. Mọi người đều được chữa lành.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 117, 2-4. 22-24. 25-27a
Ðáp: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi nhà Aaron, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi những người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên: "Ðức từ bi của Người muôn thuở".
Xướng: Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. Ðây là ngày Chúa đã thực hiện, nên chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó.
Xướng: Thân lạy Chúa, xin gia ơn cứu độ; thân lạy Chúa, xin ban cho đời sống phồn vinh. Phúc đức cho Ðấng nhân danh Chúa mà đến; từ nhà Chúa, chúng tôi cầu phúc cho chư vị. Chúa là Thiên Chúa và đã soi sáng chúng tôi.
Bài Ðọc II: Kh 1, 9-11a, 12-13. 17-19
"Ta đã chết, nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời".
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Tôi là Gioan, anh em của chư huynh, đồng phần chia sẻ sự gian truân, vương quyền và kiên nhẫn trong Ðức Giêsu Kitô, tôi đã ở đảo Patmô vì lời Chúa và vì làm chứng Ðức Giêsu. Một Chúa Nhật nọ, tôi xuất thần và nghe phía sau tôi có tiếng phán lớn như tiếng loa rằng: "Hãy viết những điều ngươi thấy vào sách và gởi đến bảy giáo đoàn ở Tiểu Á". Tôi quay lại để xem coi tiếng ai nói với tôi. Vừa quay lại, tôi thấy bảy chân đèn bằng vàng, và ở giữa bảy chân đèn bằng vàng đó tôi thấy một Ðấng giống như Con Người, mặc áo dài và ngang lưng thắt một dây nịt bằng vàng. Vừa trông thấy Người, tôi ngã xuống như chết dưới chân Người; Người đặt tay phải lên tôi và nói: "Ðừng sợ, Ta là Ðấng trước hết và là Ðấng sau cùng, Ta là Ðấng hằng sống; Ta đã chết, nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời. Ta giữ chìa khoá sự chết và địa ngục. Vậy hãy viết những gì ngươi đã thấy, những điều đang xảy ra và những điều phải xảy ra sau này".
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 20, 29
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 20, 19-31
"Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Ðiđymô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin".
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Ðoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin!"
Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
Ðó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:33 27/04/2019
PHÁN ĐOÁN
“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán” (Mt 7, 1)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
“Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán” (Mt 7, 1)
1. Đoán xét người khác cách lung tung (ẩu tả), là do tự ác tâm của mình mà ra, tâm đại mình không tốt thì cho rằng người khác đều như mình.
(Thánh Thomas de Aquino)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:38 27/04/2019
100. THAY ĐỔI ĐỐI LẬP
Nhà nọ có hai bố con tính khí rất quật cường và tự hào là chưa bao giờ biết nhường ai.
Một hôm, ông bố bày tiệc thiết đãi khách bèn sai con trai đi vào trong thành mua thịt, đứa con mua thịt trở về, nhưng khi sắp ra khỏi cổng thành thì gặp một người từ phía trước đi lại. Hai người không ai nhường ai, thế là mũi đối mũi mặt đối mặt đứng sững ở đó và đứng rất lâu.
Ông bố đợi không được bèn đi tìm con trai, vừa nhìn thấy tình huống như thế thì nói với con trai:
- “Tạm thời con đem thịt về trước tiếp khách dùng cơm, để bố đứng đây đối đầu với nó !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 100:
Quật cường bất khuất đó chính là anh hùng, đức tính này mỗi người cần phải có.
Nhưng quật cường bất khuất thì không có nghĩa là không biết nhường nhịn ai, bởi vì quật cường bất khuất thì cũng cúi đầu trước lẽ phải và sự công bằng.
Có người vì tỏ ra mình không biết nhường nhịn ai nên thường hay la quát cãi lý với mọi người, cho nên họ trở thành kẻ cô đơn và bị người ta xa lánh; có người cũng thường hay tỏ tính quật cường bất khuất với bạn bè thân hữu của mình khi cứ khư khư bảo vệ lấy cái cá nhân ích kỷ và cái thiếu kinh nghiệm của mình, nên họ luôn bất mãn và trở thành người chống đối mọi người...
Trong cộng đoàn tính bất khuất xin nhường lại cho sự khiêm tốn, bởi vì tất cả đều là anh em chị em với nhau, bất khuất để làm gì khi không có đức ái ?
Trong cộng đoàn tính khí quật cường xin nhường lại cho tính nhu thuận, bởi vì “khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ xin đừng đá nhau”...
Nên bất khuất như các thánh tử đạo vì các ngài bảo vệ cho đức tin của mình; nên quật cường như thánh Augustinô vì ngài cương quyết từ bỏ những cám dỗ của tội lỗi trong quá khứ, và cuối cùng quật cường bất khuất như Đức Chúa Giê-su bị cám dỗ nơi hoang địa, không nghe theo ma quỷ và đã chiến thắng chúng nó.
Còn chúng ta quật cường bất khuất làm gì với bề trên, với anh em chị em trong cộng đoàn của mình chứ, bởi vì chỉ những người vì tư lợi và chỉ vì ích kỷ cá nhân mới làm như thế mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nhà nọ có hai bố con tính khí rất quật cường và tự hào là chưa bao giờ biết nhường ai.
Một hôm, ông bố bày tiệc thiết đãi khách bèn sai con trai đi vào trong thành mua thịt, đứa con mua thịt trở về, nhưng khi sắp ra khỏi cổng thành thì gặp một người từ phía trước đi lại. Hai người không ai nhường ai, thế là mũi đối mũi mặt đối mặt đứng sững ở đó và đứng rất lâu.
Ông bố đợi không được bèn đi tìm con trai, vừa nhìn thấy tình huống như thế thì nói với con trai:
- “Tạm thời con đem thịt về trước tiếp khách dùng cơm, để bố đứng đây đối đầu với nó !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 100:
Quật cường bất khuất đó chính là anh hùng, đức tính này mỗi người cần phải có.
Nhưng quật cường bất khuất thì không có nghĩa là không biết nhường nhịn ai, bởi vì quật cường bất khuất thì cũng cúi đầu trước lẽ phải và sự công bằng.
Có người vì tỏ ra mình không biết nhường nhịn ai nên thường hay la quát cãi lý với mọi người, cho nên họ trở thành kẻ cô đơn và bị người ta xa lánh; có người cũng thường hay tỏ tính quật cường bất khuất với bạn bè thân hữu của mình khi cứ khư khư bảo vệ lấy cái cá nhân ích kỷ và cái thiếu kinh nghiệm của mình, nên họ luôn bất mãn và trở thành người chống đối mọi người...
Trong cộng đoàn tính bất khuất xin nhường lại cho sự khiêm tốn, bởi vì tất cả đều là anh em chị em với nhau, bất khuất để làm gì khi không có đức ái ?
Trong cộng đoàn tính khí quật cường xin nhường lại cho tính nhu thuận, bởi vì “khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ xin đừng đá nhau”...
Nên bất khuất như các thánh tử đạo vì các ngài bảo vệ cho đức tin của mình; nên quật cường như thánh Augustinô vì ngài cương quyết từ bỏ những cám dỗ của tội lỗi trong quá khứ, và cuối cùng quật cường bất khuất như Đức Chúa Giê-su bị cám dỗ nơi hoang địa, không nghe theo ma quỷ và đã chiến thắng chúng nó.
Còn chúng ta quật cường bất khuất làm gì với bề trên, với anh em chị em trong cộng đoàn của mình chứ, bởi vì chỉ những người vì tư lợi và chỉ vì ích kỷ cá nhân mới làm như thế mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 2 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:40 27/04/2019
Chúa Nhật 2 PHỤC SINH
Tin mừng: Ga 20, 19-31
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến”.
Bạn thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật tuần thứ hai sau phục sinh và cũng là Chúa Nhật của Lòng Thương Xót Chúa, trong niềm vui và với lòng tin tưởng sâu xa về tình yêu của Chúa, tôi xin chia sẻ với anh chi em hai điểm sau đây:
1. Lòng Thương Xót của Chúa ở khắp nơi.
Hôm qua có một thành viên Legio Mariae đã nói với tôi là họ đã khuyên bảo được một “con chiên lạc” trở về đi dự lễ Phục Sinh với chúng ta, tôi liền cảm tạ ơn Chúa vì lòng thương xót và tình yêu vô biên của Ngài đối với người giáo dân trở về với giáo xứ này, bởi vì thương xót và ân sủng vô biên của Thiên Chúa luôn tuôn đỗ trên chúng ta, chỉ cần chúng ta khiêm tốn đón nhận với tất cả lòng tri ân.
Mấy ngày trước lễ Phục Sinh có một vài anh chị em đã khóc khi xưng tội, vì có người hai mươi năm, có người ba mươi năm và có người hơn bốn mươi năm không đi xưng tội, không rước lễ, không đến nhà thờ, nay đã khóc vì vui mừng được nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa đối với họ trong ngày đại lễ Phục Sinh này, và có rất nhiều người chung quanh chúng ta đã chia sẻ những cảm nghiệm mà Chúa đã tỏ lòng thương xót họ qua cuộc sống có nhiều khổ đau hơn là sung sướng, nhiều lo âu hơn là hạnh phúc, thế nhưng họ đã được lòng thương xót của Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh đánh động, thôi thúc, làm cho tâm hồn của họ dấy lên sự hối hận và ăn năn, rồi trở về trong tình yêu thương của Thiên Chúa.
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, qua sự khổ nạn và phục sinh của Đức Chúa Ki-tô đã trở nên rõ ràng hơn và ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta: một tai nạn, một sự gặp gỡ đầy thân ái với bạn bè, một lời nói vô tình của người thân, một hoàn cảnh rất thuận lợi, đã khiến chúng ta hồi tâm suy nghĩ đến Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và nhân loại đến chừng nào...
2. Lòng Thương Xót của Chúa nơi các Bí Tích.
Đức Chúa Giê-su đã sống lại, sự sống lại này đã làm cho các bí tích tuôn đổ ơn thánh của Ngài trên trần gian, có hiệu lực và một bảo chứng vĩnh viễn cho Giáo Hội và cho tất cả những người tin vào Ngài.
Nơi các bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa được thố lộ rất rõ ràng, đặc biệt là bí tích Giao Hòa và bí tích Thánh Thể:
Nơi bí tích Hoà Giải chúng ta được thấy rõ ràng lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với chúng ta, bởi vì chúng ta đã chết, nay trong bí tích Hoà Giải này chúng ta đã được sống lại. Không một người nào và quyền năng nào ở trần gian làm được điều ấy, chỉ có Thiến Chúa là Đấng hay thương xót mới làm như vậy để không một con chiên nào được trao phó cho Đức Chúa Ki-tô phải mất đi, đón nhận bí tích Hoà Giải cách chân thành là đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa trên chúng ta.
Nơi bí tích Thánh Thể lòng thương yêu vô bờ bến của Thiên Chúa càng nổi bật hơn, bởi vì không những làm cho tội nhân được sống lại mà thôi, nhưng Thiên Chúa cũng đã nuôi dưỡng họ được sống đời đời bởi Máu Thịt của Con Một Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô. Đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là đón nhận cách công khai tình yêu của Thiên Chúa, đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là trang bị cho mình một vũ khí siêu hạng để chống trả với những cơn cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn thân mến,
Nhận ra được lòng thương xót của Chúa là đón nhận sự bình an mà Ngài đã ban cho chúng ta sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, sự bình an này ở nơi bí tích Hoà Giải và bí tích Thánh Thể.
Thật vậy, không một người Ki-tô hữu nào cảm thấy mình thất vọng lo âu sau khi hoà giải với Thiên Chúa và tha nhân trong toà cáo giải, cũng không một người Ki-tô hữu nào cô đơn chán chường sau khi đón nhận Mình và máu Thánh Đức Chúa Giê-su, nhưng họ sẽ trở nên người mới trong cuộc sống hôm nay, họ sẽ mạnh dạn hơn và vui sống hơn, vì họ đã nhận ra lòng thương xót vô biên mà Thiên Chúa đã dành cho họ.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Ga 20, 19-31
“Tám ngày sau, Đức Giê-su đến”.
Bạn thân mến,
Hôm nay Chúa Nhật tuần thứ hai sau phục sinh và cũng là Chúa Nhật của Lòng Thương Xót Chúa, trong niềm vui và với lòng tin tưởng sâu xa về tình yêu của Chúa, tôi xin chia sẻ với anh chi em hai điểm sau đây:
1. Lòng Thương Xót của Chúa ở khắp nơi.
Hôm qua có một thành viên Legio Mariae đã nói với tôi là họ đã khuyên bảo được một “con chiên lạc” trở về đi dự lễ Phục Sinh với chúng ta, tôi liền cảm tạ ơn Chúa vì lòng thương xót và tình yêu vô biên của Ngài đối với người giáo dân trở về với giáo xứ này, bởi vì thương xót và ân sủng vô biên của Thiên Chúa luôn tuôn đỗ trên chúng ta, chỉ cần chúng ta khiêm tốn đón nhận với tất cả lòng tri ân.
Mấy ngày trước lễ Phục Sinh có một vài anh chị em đã khóc khi xưng tội, vì có người hai mươi năm, có người ba mươi năm và có người hơn bốn mươi năm không đi xưng tội, không rước lễ, không đến nhà thờ, nay đã khóc vì vui mừng được nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa đối với họ trong ngày đại lễ Phục Sinh này, và có rất nhiều người chung quanh chúng ta đã chia sẻ những cảm nghiệm mà Chúa đã tỏ lòng thương xót họ qua cuộc sống có nhiều khổ đau hơn là sung sướng, nhiều lo âu hơn là hạnh phúc, thế nhưng họ đã được lòng thương xót của Đức Chúa Ki-tô Phục Sinh đánh động, thôi thúc, làm cho tâm hồn của họ dấy lên sự hối hận và ăn năn, rồi trở về trong tình yêu thương của Thiên Chúa.
Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, qua sự khổ nạn và phục sinh của Đức Chúa Ki-tô đã trở nên rõ ràng hơn và ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta: một tai nạn, một sự gặp gỡ đầy thân ái với bạn bè, một lời nói vô tình của người thân, một hoàn cảnh rất thuận lợi, đã khiến chúng ta hồi tâm suy nghĩ đến Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và nhân loại đến chừng nào...
2. Lòng Thương Xót của Chúa nơi các Bí Tích.
Đức Chúa Giê-su đã sống lại, sự sống lại này đã làm cho các bí tích tuôn đổ ơn thánh của Ngài trên trần gian, có hiệu lực và một bảo chứng vĩnh viễn cho Giáo Hội và cho tất cả những người tin vào Ngài.
Nơi các bí tích lòng thương xót của Thiên Chúa được thố lộ rất rõ ràng, đặc biệt là bí tích Giao Hòa và bí tích Thánh Thể:
Nơi bí tích Hoà Giải chúng ta được thấy rõ ràng lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với chúng ta, bởi vì chúng ta đã chết, nay trong bí tích Hoà Giải này chúng ta đã được sống lại. Không một người nào và quyền năng nào ở trần gian làm được điều ấy, chỉ có Thiến Chúa là Đấng hay thương xót mới làm như vậy để không một con chiên nào được trao phó cho Đức Chúa Ki-tô phải mất đi, đón nhận bí tích Hoà Giải cách chân thành là đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa trên chúng ta.
Nơi bí tích Thánh Thể lòng thương yêu vô bờ bến của Thiên Chúa càng nổi bật hơn, bởi vì không những làm cho tội nhân được sống lại mà thôi, nhưng Thiên Chúa cũng đã nuôi dưỡng họ được sống đời đời bởi Máu Thịt của Con Một Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô. Đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là đón nhận cách công khai tình yêu của Thiên Chúa, đón nhận Thánh Thể mỗi ngày là trang bị cho mình một vũ khí siêu hạng để chống trả với những cơn cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn thân mến,
Nhận ra được lòng thương xót của Chúa là đón nhận sự bình an mà Ngài đã ban cho chúng ta sau khi Ngài từ cõi chết sống lại, sự bình an này ở nơi bí tích Hoà Giải và bí tích Thánh Thể.
Thật vậy, không một người Ki-tô hữu nào cảm thấy mình thất vọng lo âu sau khi hoà giải với Thiên Chúa và tha nhân trong toà cáo giải, cũng không một người Ki-tô hữu nào cô đơn chán chường sau khi đón nhận Mình và máu Thánh Đức Chúa Giê-su, nhưng họ sẽ trở nên người mới trong cuộc sống hôm nay, họ sẽ mạnh dạn hơn và vui sống hơn, vì họ đã nhận ra lòng thương xót vô biên mà Thiên Chúa đã dành cho họ.
Xin Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tháng Hoa Đức Bà
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
21:07 27/04/2019
Người Công Giáo Việt Nam vốn có lòng kính mến Đức Mẹ cách đặc biệt. Hầu như xứ đạo nào cũng có hang đá hoặc đài Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ để mọi người đều có thể “tâm sự nhỏ to” cùng Mẹ. Rồi những chuyến hành hương Đức Mẹ La Vang, Tà Pao, sông Mê Kông, … thậm chí xa xôi như Đức Mẹ Fatima, Lộ Đức (Lourdes), Mễ Du (Medjugorje)… đều thu hút đông đảo tín hữu tham gia; đủ thấy lòng tin của người Công Giáo Việt Nam vào Đức Mẹ mãnh liệt đến chừng nào.
Tháng Giêng, ăn Tết ở nhà
Tháng Hai ngắm đứng, tháng Ba ra mùa.
Tháng Tư tập trống, rước hoa……
Bài vè lịch lễ Công Giáo được truyền khẩu tại các xứ đạo Công Giáo vùng đồng bằng Bắc bộ xưa cho ta thấy việc chuẩn bị cho tháng Năm - tháng Hoa Đức Bà - với nhiều hình thức phong phú. Chúa Nhật mỗi tuần các giáo xứ đều tổ chức rước kiệu, múa hát dâng hoa với các vãn hoa mà giai điệu được cải biên từ các làn điệu dân ca và các điệu múa được biên đạo qua các hình thức dân vũ. Một số giáo xứ còn tổ chức thi đua giữa các giáo họ để chọn ra đội hoa múa hát hay nhất dâng hoa vào Chúa Nhật cuối tháng được gọi là giã hoa, kết thúc tháng Hoa Đức Mẹ.
Việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng hoa thường tập trung vào hai hoạt động chính là rước kiệu Đức Mẹ và Dâng hoa kính Mẹ. Hôm rước kiệu, tượng Đức Mẹ xinh đẹp uy nghi được đặt trên kiệu với muôn sắc hoa khoe mầu rực rỡ. Giáo dân các họ ai nấy đều ăn mặc chỉnh tề, kéo nhau đến địa điểm theo giờ ấn định. Tại đây mọi người sẽ nhập vào đoàn thể của mình tùy theo tuổi tác hay giới tính: ở độ tuổi thiếu niên thì vào đoàn Nghĩa binh Thánh thể. Các thanh niên thanh nữ thì có hội hát, hội Con Đức Mẹ, hội Liên minh Thánh Tâm. Cao tuổi hơn nữa thì có hội Phạt tạ, hội Dòng ba v.v..
Cuộc rước sẽ xuất phát từ một điểm nào đó trong một giáo họ, vòng quanh làng xóm tiến về nhà thờ. Trên đường đi, ngoài những lúc hát hay đọc kinh, thỉnh thoảng hội kèn Tây lại trỗi lên những bài nhạc thánh ca hùng tráng. Đội trống với những trống lớn, trống con, chũm chọe tạo nên những nhịp trống rộn ràng vui tươi. Đội trắc với những thanh trắc gõ vào nhau cùng những cử điệu hình thể nhịp nhàng nghe giòn dã, vui tai lại trông đẹp mắt.
Hình ảnh Mẹ Maria được cung nghinh trên kiệu giữa ngàn hoa nhắc ta nhớ đến lời Giáo hội xưng tụng Mẹ trong Kinh cầu Đức Bà: “Ðức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy”. Vâng, Mẹ đã được Thiên Chúa tuyển chọn, và qua tiếng "Xin Vâng" Mẹ đã trở nên tuyệt mỹ hơn muôn ngàn phụ nữ.
Mẹ đã trở nên đóa hoa thơm ngát trước ngai tòa Thiên Chúa, đã trở nên đóa hoa độc nhất vô nhị của thế giới loài người. Khi ví Đức Mẹ là “hoa hường mầu nhiệm”, Giáo hội không chỉ nói đến sự tươi đẹp ở dáng vẻ bên ngoài mà còn nói đến nét đẹp xinh tươi trong tâm hồn vì Mẹ luôn sống trong ơn thánh và luôn làm đẹp lòng Chúa.
Bông hoa tuyệt vời đó được dành riêng để dâng kính Thiên Chúa và cũng chính bông hoa ấy đã làm cho Thiên Chúa hài lòng. Trong Kinh thánh, hình ảnh của Đức Mẹ uy nghi lộng lẫy được ví như: "một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao" (Kh 12,1) đồng thời cũng là một người nữ xinh đẹp duyên dáng số một: "Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ ?" (Dc 6,10).
Khi đoàn rước vừa về đến nhà thờ thì tất cả các chuông lớn chuông nhỏ đều đổ liên hồi chào mừng. Tại đây bàn thờ kính Đức Mẹ đã được trang hoàng bằng đủ loại hoa đầy màu sắc. Kiệu Đức Mẹ được đặt sát gian cung thánh hướng về phía giáo dân. Buổi dâng hoa do các thiếu nhi đảm trách diễn ra liền sau đó thu hút sự chú ý theo dõi của mọi người. Không ai không khỏi bồi hồi, xúc động khi nhìn những em thiếu nhi trong trang phục áo dài cổ truyền như những bông hoa sống động tinh tuyền múa ca nhịp nhàng tiến hoa lên Đức Mẹ.
Di cư vào miền Nam, nhiều giáo xứ vẫn còn giữ những tập tục như ngoài Bắc, nhưng dần dà con người và không gian sống đã hoàn toàn khác xưa. Ở những giáo xứ tại thành phố, không còn những đội trống, đội trắc để tập dợt. Không còn những kiệu rước trong xóm, quanh làng. Không còn những con hoa, đội hát của các khu để thi thố tài năng. Nơi nào khuôn viên nhà thờ rộng thì còn kiệu rước chung quanh nhà thờ vào đầu tháng hoa còn không thì chỉ rước kiệu từ đài Đức Mẹ vào nhà thờ.
Rồi người ta lại muốn cải biên và cách tân những bài vãn dâng hoa bằng những bài hát có nhịp điệu hiện đại. Nhiều đội hoa chạy theo trào lưu ca múa của thời đại bằng các “liên khúc dâng hoa” với những trang phục, cử điệu màu mè. Đội hoa chỉ làm những động tác theo một số bài hát trong băng, đĩa nhạc do ca sĩ hay ca đoàn hát.
Có thể nói đó là một cuộc “múa hoa” hơn là “dâng hoa” vì mặc dù trông đẹp mắt hơn, hoành tráng hơn nhưng lại thiếu đi tâm tình cầu nguyện và dâng tiến bên trong. Cộng đoàn thì chỉ như những khán giả ngồi xem một màn trình diễn chứ không thể tham dự cách tích cực vào việc đạo đức này.
Dâng hoa phải được hiểu và được làm như thế nào để vừa phát huy được những tinh hoa của truyền thống, lại vừa đáp ứng được những nhu cầu cách tân trong sinh hoạt đạo đức của người Công Giáo Việt Nam. Có lẽ đây cũng là những trăn trở của các nghệ sĩ Công Giáo vì đây là một trong những sinh hoạt đạo đức bình dân, đậm nét vui tươi; nhằm diễn tả tâm tình yêu mến, thảo hiếu đối với Mẹ Maria và qua Mẹ để tôn vinh Thiên Chúa.
Nhưng hoa nở rồi sẽ tàn, lòng người cũng sẽ phai nhạt và nguội lạnh nếu không đón nhận được ý nghĩa linh thiêng từ những việc đạo đức này. Chỉ những bông hoa thiêng liêng được vun tưới bằng tâm tình cầu nguyện, được ấp ủ bằng kinh Mân Côi, được chăm bón bằng Tin Mừng mới tỏa hương khoe sắc và sẽ được đón nhận bằng chính Trái tim yêu thương của Mẹ.
Trong tháng hoa này, đồng thời với việc dâng lên Đức Mẹ những bông hoa hữu hình tươi thắm, ta cũng cần dâng lên Thiên Chúa qua Mẹ Maria những đóa hoa thiêng không bao giờ tàn phai. Những bông hoa nhân đức lúc nào cũng khoe sắc và tỏa hương thơm ngát trong tâm hồn mỗi người con dân đất Việt.
Tháng Giêng, ăn Tết ở nhà
Tháng Hai ngắm đứng, tháng Ba ra mùa.
Tháng Tư tập trống, rước hoa……
Bài vè lịch lễ Công Giáo được truyền khẩu tại các xứ đạo Công Giáo vùng đồng bằng Bắc bộ xưa cho ta thấy việc chuẩn bị cho tháng Năm - tháng Hoa Đức Bà - với nhiều hình thức phong phú. Chúa Nhật mỗi tuần các giáo xứ đều tổ chức rước kiệu, múa hát dâng hoa với các vãn hoa mà giai điệu được cải biên từ các làn điệu dân ca và các điệu múa được biên đạo qua các hình thức dân vũ. Một số giáo xứ còn tổ chức thi đua giữa các giáo họ để chọn ra đội hoa múa hát hay nhất dâng hoa vào Chúa Nhật cuối tháng được gọi là giã hoa, kết thúc tháng Hoa Đức Mẹ.
Việc tôn kính Đức Mẹ trong tháng hoa thường tập trung vào hai hoạt động chính là rước kiệu Đức Mẹ và Dâng hoa kính Mẹ. Hôm rước kiệu, tượng Đức Mẹ xinh đẹp uy nghi được đặt trên kiệu với muôn sắc hoa khoe mầu rực rỡ. Giáo dân các họ ai nấy đều ăn mặc chỉnh tề, kéo nhau đến địa điểm theo giờ ấn định. Tại đây mọi người sẽ nhập vào đoàn thể của mình tùy theo tuổi tác hay giới tính: ở độ tuổi thiếu niên thì vào đoàn Nghĩa binh Thánh thể. Các thanh niên thanh nữ thì có hội hát, hội Con Đức Mẹ, hội Liên minh Thánh Tâm. Cao tuổi hơn nữa thì có hội Phạt tạ, hội Dòng ba v.v..
Cuộc rước sẽ xuất phát từ một điểm nào đó trong một giáo họ, vòng quanh làng xóm tiến về nhà thờ. Trên đường đi, ngoài những lúc hát hay đọc kinh, thỉnh thoảng hội kèn Tây lại trỗi lên những bài nhạc thánh ca hùng tráng. Đội trống với những trống lớn, trống con, chũm chọe tạo nên những nhịp trống rộn ràng vui tươi. Đội trắc với những thanh trắc gõ vào nhau cùng những cử điệu hình thể nhịp nhàng nghe giòn dã, vui tai lại trông đẹp mắt.
Hình ảnh Mẹ Maria được cung nghinh trên kiệu giữa ngàn hoa nhắc ta nhớ đến lời Giáo hội xưng tụng Mẹ trong Kinh cầu Đức Bà: “Ðức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy”. Vâng, Mẹ đã được Thiên Chúa tuyển chọn, và qua tiếng "Xin Vâng" Mẹ đã trở nên tuyệt mỹ hơn muôn ngàn phụ nữ.
Mẹ đã trở nên đóa hoa thơm ngát trước ngai tòa Thiên Chúa, đã trở nên đóa hoa độc nhất vô nhị của thế giới loài người. Khi ví Đức Mẹ là “hoa hường mầu nhiệm”, Giáo hội không chỉ nói đến sự tươi đẹp ở dáng vẻ bên ngoài mà còn nói đến nét đẹp xinh tươi trong tâm hồn vì Mẹ luôn sống trong ơn thánh và luôn làm đẹp lòng Chúa.
Bông hoa tuyệt vời đó được dành riêng để dâng kính Thiên Chúa và cũng chính bông hoa ấy đã làm cho Thiên Chúa hài lòng. Trong Kinh thánh, hình ảnh của Đức Mẹ uy nghi lộng lẫy được ví như: "một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao" (Kh 12,1) đồng thời cũng là một người nữ xinh đẹp duyên dáng số một: "Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ ?" (Dc 6,10).
Khi đoàn rước vừa về đến nhà thờ thì tất cả các chuông lớn chuông nhỏ đều đổ liên hồi chào mừng. Tại đây bàn thờ kính Đức Mẹ đã được trang hoàng bằng đủ loại hoa đầy màu sắc. Kiệu Đức Mẹ được đặt sát gian cung thánh hướng về phía giáo dân. Buổi dâng hoa do các thiếu nhi đảm trách diễn ra liền sau đó thu hút sự chú ý theo dõi của mọi người. Không ai không khỏi bồi hồi, xúc động khi nhìn những em thiếu nhi trong trang phục áo dài cổ truyền như những bông hoa sống động tinh tuyền múa ca nhịp nhàng tiến hoa lên Đức Mẹ.
Di cư vào miền Nam, nhiều giáo xứ vẫn còn giữ những tập tục như ngoài Bắc, nhưng dần dà con người và không gian sống đã hoàn toàn khác xưa. Ở những giáo xứ tại thành phố, không còn những đội trống, đội trắc để tập dợt. Không còn những kiệu rước trong xóm, quanh làng. Không còn những con hoa, đội hát của các khu để thi thố tài năng. Nơi nào khuôn viên nhà thờ rộng thì còn kiệu rước chung quanh nhà thờ vào đầu tháng hoa còn không thì chỉ rước kiệu từ đài Đức Mẹ vào nhà thờ.
Rồi người ta lại muốn cải biên và cách tân những bài vãn dâng hoa bằng những bài hát có nhịp điệu hiện đại. Nhiều đội hoa chạy theo trào lưu ca múa của thời đại bằng các “liên khúc dâng hoa” với những trang phục, cử điệu màu mè. Đội hoa chỉ làm những động tác theo một số bài hát trong băng, đĩa nhạc do ca sĩ hay ca đoàn hát.
Có thể nói đó là một cuộc “múa hoa” hơn là “dâng hoa” vì mặc dù trông đẹp mắt hơn, hoành tráng hơn nhưng lại thiếu đi tâm tình cầu nguyện và dâng tiến bên trong. Cộng đoàn thì chỉ như những khán giả ngồi xem một màn trình diễn chứ không thể tham dự cách tích cực vào việc đạo đức này.
Dâng hoa phải được hiểu và được làm như thế nào để vừa phát huy được những tinh hoa của truyền thống, lại vừa đáp ứng được những nhu cầu cách tân trong sinh hoạt đạo đức của người Công Giáo Việt Nam. Có lẽ đây cũng là những trăn trở của các nghệ sĩ Công Giáo vì đây là một trong những sinh hoạt đạo đức bình dân, đậm nét vui tươi; nhằm diễn tả tâm tình yêu mến, thảo hiếu đối với Mẹ Maria và qua Mẹ để tôn vinh Thiên Chúa.
Nhưng hoa nở rồi sẽ tàn, lòng người cũng sẽ phai nhạt và nguội lạnh nếu không đón nhận được ý nghĩa linh thiêng từ những việc đạo đức này. Chỉ những bông hoa thiêng liêng được vun tưới bằng tâm tình cầu nguyện, được ấp ủ bằng kinh Mân Côi, được chăm bón bằng Tin Mừng mới tỏa hương khoe sắc và sẽ được đón nhận bằng chính Trái tim yêu thương của Mẹ.
Trong tháng hoa này, đồng thời với việc dâng lên Đức Mẹ những bông hoa hữu hình tươi thắm, ta cũng cần dâng lên Thiên Chúa qua Mẹ Maria những đóa hoa thiêng không bao giờ tàn phai. Những bông hoa nhân đức lúc nào cũng khoe sắc và tỏa hương thơm ngát trong tâm hồn mỗi người con dân đất Việt.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phong chân phước cho bốn vị tử đạo thời đại hy sinh vì đức tin ở Argentina
Thanh Quảng sdb
20:25 27/04/2019
Phong chân phước cho bốn vị tử đạo thời đại hy sinh vì đức tin ở Argentina
Đức Hồng Y Angelo Becciu, Chủ tịch Thánh bộ Phong thánh đã chủ sự Thánh lễ phong chân phước tại Argentina cho Đức cha Enrique Angelelli, Cha Carlos Murias, Cha Gabriel Longueville, và một giáo dân, giảng viên giáo lý tên là Wenceslao Pedernera. Tất cả đã bị sát hại vào năm 1976 trong cuộc chiến vô nghĩa tại Argentina.
Người đầu tiên gọi bốn vị này là tử đạo, chính là Đức Tổng Giám Mục Jorge Bergoglio của Buenos Aires, khi ngài dâng thánh lễ tưởng niệm cầu nguyện cho các ngài tại Nhà thờ La Rioja. Đức cha Angelelli, đã đổ máu mình để rao giảng Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxicô tương lai đã giảng rằng đây là dòng máu của các vị tử đạo, là hạt giống cho Giáo hội.
Ý nghĩa của việc tử đạo
Trong lễ phong Á thánh cho bốn vị tân chân phước tại Công viên thành phố La Rioja, Đức Hồng Y Angelo Becciu, đã nói nhiều về ý nghĩa của việc tử đạo thời nay. Nhân chứng của các ngài đã biến đổi thất vọng của cuộc sống ích kỷ, trong một xã hội khép kín, chối từ các giá trị đạo đức thiêng liêng thành niềm hy vọng... Các vị tân chân phước tử đạo khích lệ chúng ta hãy trở thành những người quảng bá cho hòa bình, hãy là những tác nhân cho công lý và là chứng tá cho sự đoàn kết.
Những vị tử đạo hiện đại này là ai?
Giám mục Enrique Angelelli là con của một gia đình người Ý di cư. Công việc mục vụ của ngài khởi đầu ở Córdoba và sau đó ở La Rioja, Ngài luôn nỗ lực tập trung vào việc giúp đỡ người nghèo và bị áp bức.
Tại Argentina vào giữa năm 1970, bắt đầu cuộc chiến bẩn thỉu, khi quân đội sát máu cánh hữu bắt cóc, tra tấn và ám sát bất cứ ai mà chúng nghi ngờ có thể trở thành một mối đe dọa chính trị hoặc chống lại ý thức hệ của họ. Có hơn 30.000 người mất tích, phần đa là sinh viên, đoàn viên của công đoàn, các ký giả báo chí, nghệ sĩ và cả linh mục tu sĩ nữa.
Cha Carlos de Dios Murias, một linh mục dòng Phanxicô và nhà truyền giáo người Pháp, và Cha Gabriel Longueville, đã cùng nhau hoạt động trong cùng một giáo xứ ở vùng nông thôn, các ngài tranh đấu cho công bằng xã hội. Vào tháng 7/1976, các ngài bị bắt và tra tấn cho đến chết và thi thể của ngài bị chặt ra từng mảnh… Một tuần sau, Wenceslao Pedernera, một giáo dân và là một giáo lý viên, cũng bị bắn chết trước mặt vợ và ba cô con gái của ông.
Lần lượt sẽ đến tôi
Giám mục Angelelli biết rằng ngài cũng nằm trong danh sách những người sẽ bị xử tử nên ngài luôn cẩn phòng; ấy vậy mà vào ngày 4/8/1976, khi ngài đang lái về lại Tòa giám mục sau khi cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho hai linh mục của giáo phận bị sát hại, thì xe của ngài bị lật và ngài bị giết ngay ở lề đường. Năm 2014, một Tòa án ở Argentina đã xác nhận rằng vụ sát hại ngài là một hành động bỉ ổi do Nhà nước chủ xướng.
Trong bài giảng tại lễ phong chân phước, Đức Hồng Y Becciu nói cả bốn người đều bị giết, vì những nỗ lực tích cực mà các ngài thể hiện để bảo vệ cho công bằng chân lý Kitô giáo. Vào thời điểm các ngài bị sát hại, chính quyền lúc đó đã làm tất cả những gì có thể để phá hủy những nỗ lực đem lại công bằng cho xã và nâng cao phẩm giá của con người.
Mô hình đời sống Kitô hữu
Đức Hồng Y gọi bốn vị Chân phước này là mẫu mực của đời sống Kitô hữu. Điển hình như Đức cha Angelelli đã luôn khích lệ các linh mục của mình ngày ngày hãy thực thi chức vụ linh mục của mình với lòng bác ái nhiệt thành và vững mạnh trong đức tin. Còn về hai linh mục, ĐHY nói: các ngài khuyến khích các linh mục hôm nay đừng thỏa hiệp, hãy giữ lòng trung thành bằng mọi giá. Và ĐHY kết luận: còn vị chân phước giáo dân và gảng viên giáo lý kia là một người cha của gia đình, đã nêu gương và chỉ dạy cho các tín hữu ngày nay biết sống với niềm tin tinh khiết và luôn để cho đức tin hướng dẫn cuộc đời của mình…
Đức Hồng Y Angelo Becciu, Chủ tịch Thánh bộ Phong thánh đã chủ sự Thánh lễ phong chân phước tại Argentina cho Đức cha Enrique Angelelli, Cha Carlos Murias, Cha Gabriel Longueville, và một giáo dân, giảng viên giáo lý tên là Wenceslao Pedernera. Tất cả đã bị sát hại vào năm 1976 trong cuộc chiến vô nghĩa tại Argentina.
Người đầu tiên gọi bốn vị này là tử đạo, chính là Đức Tổng Giám Mục Jorge Bergoglio của Buenos Aires, khi ngài dâng thánh lễ tưởng niệm cầu nguyện cho các ngài tại Nhà thờ La Rioja. Đức cha Angelelli, đã đổ máu mình để rao giảng Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxicô tương lai đã giảng rằng đây là dòng máu của các vị tử đạo, là hạt giống cho Giáo hội.
Ý nghĩa của việc tử đạo
Trong lễ phong Á thánh cho bốn vị tân chân phước tại Công viên thành phố La Rioja, Đức Hồng Y Angelo Becciu, đã nói nhiều về ý nghĩa của việc tử đạo thời nay. Nhân chứng của các ngài đã biến đổi thất vọng của cuộc sống ích kỷ, trong một xã hội khép kín, chối từ các giá trị đạo đức thiêng liêng thành niềm hy vọng... Các vị tân chân phước tử đạo khích lệ chúng ta hãy trở thành những người quảng bá cho hòa bình, hãy là những tác nhân cho công lý và là chứng tá cho sự đoàn kết.
Những vị tử đạo hiện đại này là ai?
Giám mục Enrique Angelelli là con của một gia đình người Ý di cư. Công việc mục vụ của ngài khởi đầu ở Córdoba và sau đó ở La Rioja, Ngài luôn nỗ lực tập trung vào việc giúp đỡ người nghèo và bị áp bức.
Tại Argentina vào giữa năm 1970, bắt đầu cuộc chiến bẩn thỉu, khi quân đội sát máu cánh hữu bắt cóc, tra tấn và ám sát bất cứ ai mà chúng nghi ngờ có thể trở thành một mối đe dọa chính trị hoặc chống lại ý thức hệ của họ. Có hơn 30.000 người mất tích, phần đa là sinh viên, đoàn viên của công đoàn, các ký giả báo chí, nghệ sĩ và cả linh mục tu sĩ nữa.
Cha Carlos de Dios Murias, một linh mục dòng Phanxicô và nhà truyền giáo người Pháp, và Cha Gabriel Longueville, đã cùng nhau hoạt động trong cùng một giáo xứ ở vùng nông thôn, các ngài tranh đấu cho công bằng xã hội. Vào tháng 7/1976, các ngài bị bắt và tra tấn cho đến chết và thi thể của ngài bị chặt ra từng mảnh… Một tuần sau, Wenceslao Pedernera, một giáo dân và là một giáo lý viên, cũng bị bắn chết trước mặt vợ và ba cô con gái của ông.
Lần lượt sẽ đến tôi
Giám mục Angelelli biết rằng ngài cũng nằm trong danh sách những người sẽ bị xử tử nên ngài luôn cẩn phòng; ấy vậy mà vào ngày 4/8/1976, khi ngài đang lái về lại Tòa giám mục sau khi cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho hai linh mục của giáo phận bị sát hại, thì xe của ngài bị lật và ngài bị giết ngay ở lề đường. Năm 2014, một Tòa án ở Argentina đã xác nhận rằng vụ sát hại ngài là một hành động bỉ ổi do Nhà nước chủ xướng.
Trong bài giảng tại lễ phong chân phước, Đức Hồng Y Becciu nói cả bốn người đều bị giết, vì những nỗ lực tích cực mà các ngài thể hiện để bảo vệ cho công bằng chân lý Kitô giáo. Vào thời điểm các ngài bị sát hại, chính quyền lúc đó đã làm tất cả những gì có thể để phá hủy những nỗ lực đem lại công bằng cho xã và nâng cao phẩm giá của con người.
Mô hình đời sống Kitô hữu
Đức Hồng Y gọi bốn vị Chân phước này là mẫu mực của đời sống Kitô hữu. Điển hình như Đức cha Angelelli đã luôn khích lệ các linh mục của mình ngày ngày hãy thực thi chức vụ linh mục của mình với lòng bác ái nhiệt thành và vững mạnh trong đức tin. Còn về hai linh mục, ĐHY nói: các ngài khuyến khích các linh mục hôm nay đừng thỏa hiệp, hãy giữ lòng trung thành bằng mọi giá. Và ĐHY kết luận: còn vị chân phước giáo dân và gảng viên giáo lý kia là một người cha của gia đình, đã nêu gương và chỉ dạy cho các tín hữu ngày nay biết sống với niềm tin tinh khiết và luôn để cho đức tin hướng dẫn cuộc đời của mình…
Đại diện Tòa Thánh chủ sự buổi lễ cầu nguyện cho Sri Lanka tại Liên Hiệp Quốc
Đặng Tự Do
20:38 27/04/2019
“Dân tộc Sri Lanka đang trải qua một trong những thời kỳ đau buồn nhất và tàn khốc nhất trong lịch sử của chúng tôi,” cha Nalaka Silva nói với những người tham dự một buổi lễ tưởng niệm vào tối 24 tháng Tư tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York cho các nạn nhân và tất cả những người bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công khủng bố hôm Chúa Nhật Phục sinh.
Cha Nalaka Silva, linh mục tuyên úy cho người Công Giáo Sri Lanka ở New York và New Jersey nói thêm:
“Bản thân tôi đang phải vật lộn với những cảm giác giận dữ, sợ hãi, đau đớn, buồn bã và nhiều cảm giác khác mà tôi không thể diễn tả được,”
Ngài cho biết đã cử hành Thánh lễ tại cả hai nhà thờ Công Giáo bị đánh bom bởi những kẻ khủng bố ngày 21 tháng 4 và lưu ý rằng ngài và những người Sri Lanka khác sống bên ngoài quê hương của họ có mối liên hệ mật thiết với người dân tại quê hương, do đó vết thương trong tim chúng tôi rất đau.
Hôm thứ Sáu, các quan chức Sri Lanka báo cáo rằng số người chết là khoảng 253; con số đã được điều chỉnh giảm xuống so với con số hơn 350 người chết trước đó. Họ cho rằng sự khác biệt là do tiến trình pháp y rất phức tạp.
Cô Venodini Sanmuganathian, một người Công Giáo, là viên chức phụ trách nghi lễ ngoại giao của phái đoàn Sri Lanka tại Liên Hiệp Quốc đã đọc lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô cho hòa bình sau những nhận xét của cha Silva.
Trong lời phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục Auza, đại diện của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự gần gũi chân thành của mình với cộng đồng Kitô giáo Sri Lanka, bị tổn thương nặng nề khi đang tụ họp trong lời cầu nguyện, và với tất cả các nạn nhân của bạo lực tàn khốc đó.
“Chúng ta đang phải đối phó ở đây với tội ác khủng bố tàn khốc như một biểu hiện cụ thể của những kẻ cực đoan và chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa chính trị quá khích, mà chúng tôi liên tục tố cáo trong các cuộc tranh luận của Liên Hợp Quốc,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục Auza cũng nhắc nhớ những lời cảm thông mà Đức Thánh Cha đã gởi đến Sri Lanka khi lên án vụ khủng bố này trong thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi, ngay khi vụ tấn công vẫn còn đang diễn ra.
Đức Tổng Giám Mục đại diện của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ âu lo trước tương lai của Giáo Hội tại Sri Lanka. Trong một diễn biến bi đát tổng giáo phận Colombo đã phải đình chỉ vô thời hạn các thánh lễ và các dịch vụ bác ái vì lo sợ đợt tấn công thứ hai. Tương lai của bọn khủng bố Hồi Giáo IS sau khi bị đánh bại tại Iraq và Syria đã trở nên rõ nét trong cuộc khủng bố tại Sri Lanka. Chúng sẽ không cát cứ một vùng lãnh thổ nhất định nhưng sẽ reo rắc kinh hoàng bằng các vụ đánh bom tự sát vào các nơi thờ phượng là những địa điểm dễ bị tấn công nhất, đặc biệt ở các nước có những dấu chỉ rõ rệt của nạn kỳ thị tôn giáo trong các cấp chính quyền.
Cảnh sát Sri Lanka đang ráo riết truy bắt khoảng 140 người tại Sri Lanka có liên quan đến bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Đêm 26, rạng sáng 27 tháng Tư, cảnh sát Sri Lanka đã tấn công vào hai nơi ẩn náu của lực lượng thánh chiến Hồi Giáo. Ít nhất có 15 người, trong đó có 6 trẻ em, bị thiệt mạng trong các vụ giao tranh.
Vụ tấn công đầu tiên diễn ra sau khi lực lượng an ninh nghe thấy tiếng nổ ở Sainthamarutu, một thành phố nhỏ ở bờ phía đông Sri Lanka. Khi đến điều tra, họ bị bắn trả dữ dội. Vụ tấn công thứ hai diễn ra sau khi cảnh sát nghe thấy một vụ nổ khác, ở cách đó không xa.
Cuộc tấn công này diễn ra chỉ vài giờ sau khi cảnh sát phát hiện ra khu vực được cho là tổng hành dinh của lực lượng khủng bố, chỉ cách đó vài cây số. Nhưng trong lần bố ráp thứ hai này, những kẻ khủng bố đã chọn cách tự kích hoạt chất nổ khi bị lực lượng quân sự bủa vây. Kết quả là 8 kẻ khủng bố bị chết, nhưng cũng có 6 em nhỏ bị chết theo.
Tại hiện trường, chính quyền đã tìm ra được kho vũ khí thực sự của những kẻ khủng bố, gồm 150 thanh chất nổ nitroglycerin, 100,000 viên bi, nhiều kíp nổ, một thiết bị bay không người lái (drone) và một lá cờ đen chữ trắng của quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Kho đạn này có thể là một trong những dấu vết lần ra nhóm thánh chiến đã tấn công các nhà thờ và khách sạn hôm Chúa Nhật Phục Sinh.
Source:Crux Sri Lanka’s U.N. mission hosts memorial service for victims of attacks
Cha Nalaka Silva, linh mục tuyên úy cho người Công Giáo Sri Lanka ở New York và New Jersey nói thêm:
“Bản thân tôi đang phải vật lộn với những cảm giác giận dữ, sợ hãi, đau đớn, buồn bã và nhiều cảm giác khác mà tôi không thể diễn tả được,”
Ngài cho biết đã cử hành Thánh lễ tại cả hai nhà thờ Công Giáo bị đánh bom bởi những kẻ khủng bố ngày 21 tháng 4 và lưu ý rằng ngài và những người Sri Lanka khác sống bên ngoài quê hương của họ có mối liên hệ mật thiết với người dân tại quê hương, do đó vết thương trong tim chúng tôi rất đau.
Hôm thứ Sáu, các quan chức Sri Lanka báo cáo rằng số người chết là khoảng 253; con số đã được điều chỉnh giảm xuống so với con số hơn 350 người chết trước đó. Họ cho rằng sự khác biệt là do tiến trình pháp y rất phức tạp.
Cô Venodini Sanmuganathian, một người Công Giáo, là viên chức phụ trách nghi lễ ngoại giao của phái đoàn Sri Lanka tại Liên Hiệp Quốc đã đọc lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô cho hòa bình sau những nhận xét của cha Silva.
Trong lời phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục Auza, đại diện của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc bày tỏ sự gần gũi chân thành của mình với cộng đồng Kitô giáo Sri Lanka, bị tổn thương nặng nề khi đang tụ họp trong lời cầu nguyện, và với tất cả các nạn nhân của bạo lực tàn khốc đó.
“Chúng ta đang phải đối phó ở đây với tội ác khủng bố tàn khốc như một biểu hiện cụ thể của những kẻ cực đoan và chủ nghĩa cuồng tín và chủ nghĩa chính trị quá khích, mà chúng tôi liên tục tố cáo trong các cuộc tranh luận của Liên Hợp Quốc,” ngài nói.
Đức Tổng Giám Mục Auza cũng nhắc nhớ những lời cảm thông mà Đức Thánh Cha đã gởi đến Sri Lanka khi lên án vụ khủng bố này trong thông điệp Phục sinh Urbi et Orbi, ngay khi vụ tấn công vẫn còn đang diễn ra.
Đức Tổng Giám Mục đại diện của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ âu lo trước tương lai của Giáo Hội tại Sri Lanka. Trong một diễn biến bi đát tổng giáo phận Colombo đã phải đình chỉ vô thời hạn các thánh lễ và các dịch vụ bác ái vì lo sợ đợt tấn công thứ hai. Tương lai của bọn khủng bố Hồi Giáo IS sau khi bị đánh bại tại Iraq và Syria đã trở nên rõ nét trong cuộc khủng bố tại Sri Lanka. Chúng sẽ không cát cứ một vùng lãnh thổ nhất định nhưng sẽ reo rắc kinh hoàng bằng các vụ đánh bom tự sát vào các nơi thờ phượng là những địa điểm dễ bị tấn công nhất, đặc biệt ở các nước có những dấu chỉ rõ rệt của nạn kỳ thị tôn giáo trong các cấp chính quyền.
Cảnh sát Sri Lanka đang ráo riết truy bắt khoảng 140 người tại Sri Lanka có liên quan đến bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Đêm 26, rạng sáng 27 tháng Tư, cảnh sát Sri Lanka đã tấn công vào hai nơi ẩn náu của lực lượng thánh chiến Hồi Giáo. Ít nhất có 15 người, trong đó có 6 trẻ em, bị thiệt mạng trong các vụ giao tranh.
Vụ tấn công đầu tiên diễn ra sau khi lực lượng an ninh nghe thấy tiếng nổ ở Sainthamarutu, một thành phố nhỏ ở bờ phía đông Sri Lanka. Khi đến điều tra, họ bị bắn trả dữ dội. Vụ tấn công thứ hai diễn ra sau khi cảnh sát nghe thấy một vụ nổ khác, ở cách đó không xa.
Cuộc tấn công này diễn ra chỉ vài giờ sau khi cảnh sát phát hiện ra khu vực được cho là tổng hành dinh của lực lượng khủng bố, chỉ cách đó vài cây số. Nhưng trong lần bố ráp thứ hai này, những kẻ khủng bố đã chọn cách tự kích hoạt chất nổ khi bị lực lượng quân sự bủa vây. Kết quả là 8 kẻ khủng bố bị chết, nhưng cũng có 6 em nhỏ bị chết theo.
Tại hiện trường, chính quyền đã tìm ra được kho vũ khí thực sự của những kẻ khủng bố, gồm 150 thanh chất nổ nitroglycerin, 100,000 viên bi, nhiều kíp nổ, một thiết bị bay không người lái (drone) và một lá cờ đen chữ trắng của quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Kho đạn này có thể là một trong những dấu vết lần ra nhóm thánh chiến đã tấn công các nhà thờ và khách sạn hôm Chúa Nhật Phục Sinh.
Source:Crux
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Xứ Tân Phú : Hội Lòng Chúa Thương Xót Mừng Bổn Mạng Năm 2019
Phương Nga
08:12 27/04/2019
“ Hãy rao truyền cho thế giới biết Lòng thướng xót khôn lường của Ta “(Nhật ký Thánh nữ Faustina trang 1142 )
Ngày 04-02-2002 Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã quyết định các tín hữu có thể được hưởng ơn Toàn xá trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Chúa Thương xót,là tuần thứ 2 sau Chúa Nhật Phục Sinh và Ngài cũng viết “Trong bất cứ thời kỳ nào và bằng cách nào,trong thời kỳ chúng ta đang sống.Giáo hội phải coi một trong những nhiệm vụ chính yếu của mình là rao truyền và thể hiện Lòng Thương xót của Chúa đã được mặc khải một cách tuyệt vời trong Đức Kitô”
Xem Hình
Vì vậy,sau tuần Cửu nhật cùng làm những việc lành phúc đức để chuẩn bị tâm hồn mừng ngày Đại lễ tại nhà Chầu Thánh Thể,hôm nay thứ Tư 24-04-2019 vào lúc 17g. Hội Lòng Chúa Thương xót giáo xứ Tân Phú đã hân hoan mừng kính trọng thể lễ Lòng Chúa Thương xót,bổn mạng của Hội.Buổi lễ có 4 phần: Cầu nguyện, Rước kiệu, thánh lễ và Tuyên hứa.Trong đồng phục áo dài đỏ cho các chị và sơ mi trắng cà vạt đỏ cho các anh,tất cả đã tề tựu chung quanh Bàn thờ Chúa Giêsu Thương xót bên phải cung thánh để cùng tham dự các phần của buổi lễ.
Đúng 17g10’ khi các hội viên đã tập trung đông đủ,chị Anna Nga xướng kinh cho tất cả hiệp thông:Kinh Chúa Thánh Thần,lần chuỗi Thương Xót 50 kinh và hát “Ngợi ca lòng Thương xót,Chúa đã ban tặng con,hỡi trái tim từ nhân con tín thác nơi Ngài...”
Phần cầu nguyện kết thúc,các hội viên xuống Đài Đức Mẹ để Rước kiệu theo thứ tự: Thánh giá Nến cao,Ban điều hành hạt Tân Sơn Nhì và các xứ Bạn, hội viên Hội Lòng Chúa TX giáo xứ Tân Phú,quý Sơ,cờ Hội, kiệu Chúa Thương Xót,Lễ sinh, Cha chủ sự Giuse Phạm Công Minh linh hướng của Hội và Cha Giuse Trịnh Thanh Hoàng (Phó xứ Bà Điểm ).Đoàn rước tiến về thánh đường và Quý Cha đồng tế tiến lên bàn thánh,trong tiếng hát của ca đoàn Hiệp hội Thánh Mẫu” Vì Ngài yêu con, tình Ngài theo con. ..”Cha Giuse chủ sự nói với cộng đoàn:
Thưa Cha Giuse Phó xứ Bà Điểm,quý Sơ,cộng đoàn và đặc biệt Hội Lòng Chúa Thương xót. Chúng ta đang sống trong tuần Bát nhật Chúa Phục Sinh và hôm nay Hội LCTX giáo xứ Tân Phú mừng bổn mạng sớm hơn vì tất cả hội viên các nơi sẽ quy tụ về Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn vào Chúa Nhật thứ 2 Phục Sinh là lễ chính thức được tổ chức ở đó.Mỗi khi mừng lễ bổn mạng chúng ta hãy nhớ đến lòng thương xót vô biên của Chúa và hãy năng chạy đến với Ngài ”Lạy Chúa Giêsu con tín thác vào Chúa”.
Trong bài Tin Mừng theo Thánh Gioan (20,19-31)Cha Giuse Thanh Hoàng chia sẻ:
Chiều hôm nay,chúng ta họp nhau trong ngôi thánh đường khang trang này để cùng nhau cảm nghiệm về Lòng Chúa Thương xót của Chúa và mừng bổn mạng của Hội.Vậy chúng ta đến đây xin gì ? Tôi chắc chắn chúng ta đều xin được bình an.Đó là điều trước hết và tiên quyết mà lòng mỗi người đều ước mong, nên theo Tin Mừng Thánh Gioan,khi Chúa Giêsu khi hiện ra với các môn đệ Ngài đã phán”Bình an cho anh em”( Ga 20,19)Thế nhưng, ngày hôm nay có nhiều người chỉ chạy đến Chúa Thương Xót để xin ơn chữa lành ung thư, xin trúng số,xin công ăn việc làm vv Đó cũng tốt nhưng trước hết chúng ta hãy xin ơn bình an vì cho dù chúng ta không khỏi bệnh nan y, thì trước khi chết chúng ta cũng xin được bình an.Đó mới là Lòng Thương Xót bao la của Chúa.
Nếu nhìn vào lịch sử Hội Thánh chúng ta sẽ thấy mẫu gương của ba Đấng trong Thánh gia thất mà chúng ta phải noi theo:
Chúa Giêsu vì vâng lời Chúa Cha mà hạ mình xuống làm người cùng hiến thân chịu nạn chịu chết để cứu độ con người.
Thánh Giuse đã “Xin vâng”để đón Mẹ Maria về làm bạn đời mình và cùng đồng hành với Mẹ từ lúc Mẹ mang thai Đấng Cứu Thế cho đế khi sinh hạ và cùng đồng cam cộng khổ với Mẹ và Chúa Giêsu trong suốt hành trình..
Mẹ Maria đã “Xin vâng “ để Ngôi Lời nhập thể,rồi đi rao giảng và cuối cùng Chúa Giêsu bị bắt,bị tra tấn và bị treo trên Thánh giá..và một điều đặc biệt là Mẹ không chỉ xin điều tốt,mà Mẹ luôn đón hận Thánh ý Chúa..trong khi chúng ta chỉ mong ơn chữa lành mà không xin ơn chịu đựng bệnh tật hoặc ơn sống trong khó nghèo.
Cha linh hướng có nói với tôi hôm nay mừng kính bổn mạng thì các anh chị hiện diện rất đông đủ,còn ngày thường thì vắng vẻ thưa thớt.Vậy.tôi mong ước năm nay với ý nghĩa mục vụ là đồng hành với những gia đình trẻ gặp khó khăn và có thể vì khó khăn mà họ không đến với Lòng Chúa Thương xót được. Các hội viên cũng hãy cầu nguyện cho những anh chị em có điều kiện tốt nhưng vẫn chưa tham gia sinh hoạt với Hội để họ có điều kiện đón nhận Lòng Thương Xót của Chúa nhiều hơn.
Mừng lễ bổn mạng,chúng ta cầu xin Chúa cho những người đang gây ra bao đau thương cho mọi người hãy biết thương xót và những kẻ chưa biết chạy đến với Lòng Thương xót hãy mau quay về, để nhờ đó mà Lòng Thương xót của Chúa đoái thương đến tất cả chúng ta. Cha kết thúc phần giảng lễ và Nghi thức Tuyên hứa bắt đầu.
Chị Maria Mai Hoa Hội trưởng đọc danh sách 18 Tân hội viên và mời tất cả lên trước mặt Cha chủ sự,một ủy viên gương cao cờ Hội.
Cha mời các Tân hội viên quỳ xuống đọc kinh Tận hiến cho Chúa và mời cộng đoàn cùng hiệp thông.Sau đó,các Tân hội viên đứng lên để trả lời những câu hỏi
Các chị có hứa trung thành với Lòng Chúa Thương xót mỗi ngày không?
Các chị có hứa giữ ngày Chúa Nhật và ra sức giúp người khác cũng giữ không?
Các chị có hứa sẽ không nói điều lỗi Đức trong sạch và khuyên người khác làm như vậy không ?
Các chị có hứa sẽ sống tiết độ không xa hoa chơi bời không?
Và các chị có hứa sẽ vâng theo mệnh lệnh của Giáo hội không ?
Sau khi nghe các Tân hội viên cam kết Cha chủ sự đọc lời nguyện và tuyên bố:“Với quyền chủ sự, tôi tuyên bố nhận các chị vào Hội và các chị được hưởng một ơn Đại xá với những điều kiện thông thường.”
Cha làm phép phù hiệu và tràng chuỗi Mân côi rồi trao cho các Tân hội viên cùng lời nguyện”Các chị hãy nhận lấy phù hiệu này và ước gì phù hiệu này giúp các chị bền đỗ và trung thành trong giờ lâm tử”
Nghi thức Tuyên hứa hoàn tất, Cha mời các Tân hội viên quay xuống cộng đoàn để mọi người chúc mừng; trong phần phụng vụ Thánh Thể sau Truyền phép Cha chủ sự cũng cầu nguyện cho Giáo hội cho các vị Chủ chăn,cho các linh mục tu sĩ và các hội viên trong Hội Lòng Chúa Thương xót còn sống cũng như đã qua đời.
Trước khi ban phép lành,Cha chủ sự gửi lời tri ân đến Cha Giuse Phó xứ Bà Điểm là người bạn lâu năm đã dành thời gian quý báu đến dâng lễ đồng tế để cầu nguyện cho cộng đoàn cách riêng cho Hội Lòng Chúa Thương xót giáo xứ.Cha cũng cám ơn quý Sơ,quý Hội đồng Mục vụ cùng quý Đoàn thể đã đến tham dự buổi lễ đặc biệt là Ban Điều hành Hội LCTX Giáo hạt Tân Sơn Nhì cùng các giáo xứ Bạn đã hiện diện hôm nay.Để ghi dấu ngày lễ bổn mạng, quý Cha đã xuống chụp hình lưu niệm cùng Ban Điều hành và hội viên.Vì sợ trễ giờ Cha linh hướng cho dời các phần sinh hoạt sinh hoạt còn lại vào Hoa viên trong bữa tiệc thân mật.
Buổi lễ kết thúc lúc 19g cùng ngày trong niềm tin yêu và phó thác vào Lòng Chúa Thương xót của tât cả mọi người.
Phương Nga
Truyền Thông Giáo xứ Tân Phú
Ngày 04-02-2002 Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đã quyết định các tín hữu có thể được hưởng ơn Toàn xá trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Chúa Thương xót,là tuần thứ 2 sau Chúa Nhật Phục Sinh và Ngài cũng viết “Trong bất cứ thời kỳ nào và bằng cách nào,trong thời kỳ chúng ta đang sống.Giáo hội phải coi một trong những nhiệm vụ chính yếu của mình là rao truyền và thể hiện Lòng Thương xót của Chúa đã được mặc khải một cách tuyệt vời trong Đức Kitô”
Xem Hình
Vì vậy,sau tuần Cửu nhật cùng làm những việc lành phúc đức để chuẩn bị tâm hồn mừng ngày Đại lễ tại nhà Chầu Thánh Thể,hôm nay thứ Tư 24-04-2019 vào lúc 17g. Hội Lòng Chúa Thương xót giáo xứ Tân Phú đã hân hoan mừng kính trọng thể lễ Lòng Chúa Thương xót,bổn mạng của Hội.Buổi lễ có 4 phần: Cầu nguyện, Rước kiệu, thánh lễ và Tuyên hứa.Trong đồng phục áo dài đỏ cho các chị và sơ mi trắng cà vạt đỏ cho các anh,tất cả đã tề tựu chung quanh Bàn thờ Chúa Giêsu Thương xót bên phải cung thánh để cùng tham dự các phần của buổi lễ.
Đúng 17g10’ khi các hội viên đã tập trung đông đủ,chị Anna Nga xướng kinh cho tất cả hiệp thông:Kinh Chúa Thánh Thần,lần chuỗi Thương Xót 50 kinh và hát “Ngợi ca lòng Thương xót,Chúa đã ban tặng con,hỡi trái tim từ nhân con tín thác nơi Ngài...”
Phần cầu nguyện kết thúc,các hội viên xuống Đài Đức Mẹ để Rước kiệu theo thứ tự: Thánh giá Nến cao,Ban điều hành hạt Tân Sơn Nhì và các xứ Bạn, hội viên Hội Lòng Chúa TX giáo xứ Tân Phú,quý Sơ,cờ Hội, kiệu Chúa Thương Xót,Lễ sinh, Cha chủ sự Giuse Phạm Công Minh linh hướng của Hội và Cha Giuse Trịnh Thanh Hoàng (Phó xứ Bà Điểm ).Đoàn rước tiến về thánh đường và Quý Cha đồng tế tiến lên bàn thánh,trong tiếng hát của ca đoàn Hiệp hội Thánh Mẫu” Vì Ngài yêu con, tình Ngài theo con. ..”Cha Giuse chủ sự nói với cộng đoàn:
Thưa Cha Giuse Phó xứ Bà Điểm,quý Sơ,cộng đoàn và đặc biệt Hội Lòng Chúa Thương xót. Chúng ta đang sống trong tuần Bát nhật Chúa Phục Sinh và hôm nay Hội LCTX giáo xứ Tân Phú mừng bổn mạng sớm hơn vì tất cả hội viên các nơi sẽ quy tụ về Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn vào Chúa Nhật thứ 2 Phục Sinh là lễ chính thức được tổ chức ở đó.Mỗi khi mừng lễ bổn mạng chúng ta hãy nhớ đến lòng thương xót vô biên của Chúa và hãy năng chạy đến với Ngài ”Lạy Chúa Giêsu con tín thác vào Chúa”.
Trong bài Tin Mừng theo Thánh Gioan (20,19-31)Cha Giuse Thanh Hoàng chia sẻ:
Chiều hôm nay,chúng ta họp nhau trong ngôi thánh đường khang trang này để cùng nhau cảm nghiệm về Lòng Chúa Thương xót của Chúa và mừng bổn mạng của Hội.Vậy chúng ta đến đây xin gì ? Tôi chắc chắn chúng ta đều xin được bình an.Đó là điều trước hết và tiên quyết mà lòng mỗi người đều ước mong, nên theo Tin Mừng Thánh Gioan,khi Chúa Giêsu khi hiện ra với các môn đệ Ngài đã phán”Bình an cho anh em”( Ga 20,19)Thế nhưng, ngày hôm nay có nhiều người chỉ chạy đến Chúa Thương Xót để xin ơn chữa lành ung thư, xin trúng số,xin công ăn việc làm vv Đó cũng tốt nhưng trước hết chúng ta hãy xin ơn bình an vì cho dù chúng ta không khỏi bệnh nan y, thì trước khi chết chúng ta cũng xin được bình an.Đó mới là Lòng Thương Xót bao la của Chúa.
Nếu nhìn vào lịch sử Hội Thánh chúng ta sẽ thấy mẫu gương của ba Đấng trong Thánh gia thất mà chúng ta phải noi theo:
Chúa Giêsu vì vâng lời Chúa Cha mà hạ mình xuống làm người cùng hiến thân chịu nạn chịu chết để cứu độ con người.
Thánh Giuse đã “Xin vâng”để đón Mẹ Maria về làm bạn đời mình và cùng đồng hành với Mẹ từ lúc Mẹ mang thai Đấng Cứu Thế cho đế khi sinh hạ và cùng đồng cam cộng khổ với Mẹ và Chúa Giêsu trong suốt hành trình..
Mẹ Maria đã “Xin vâng “ để Ngôi Lời nhập thể,rồi đi rao giảng và cuối cùng Chúa Giêsu bị bắt,bị tra tấn và bị treo trên Thánh giá..và một điều đặc biệt là Mẹ không chỉ xin điều tốt,mà Mẹ luôn đón hận Thánh ý Chúa..trong khi chúng ta chỉ mong ơn chữa lành mà không xin ơn chịu đựng bệnh tật hoặc ơn sống trong khó nghèo.
Cha linh hướng có nói với tôi hôm nay mừng kính bổn mạng thì các anh chị hiện diện rất đông đủ,còn ngày thường thì vắng vẻ thưa thớt.Vậy.tôi mong ước năm nay với ý nghĩa mục vụ là đồng hành với những gia đình trẻ gặp khó khăn và có thể vì khó khăn mà họ không đến với Lòng Chúa Thương xót được. Các hội viên cũng hãy cầu nguyện cho những anh chị em có điều kiện tốt nhưng vẫn chưa tham gia sinh hoạt với Hội để họ có điều kiện đón nhận Lòng Thương Xót của Chúa nhiều hơn.
Mừng lễ bổn mạng,chúng ta cầu xin Chúa cho những người đang gây ra bao đau thương cho mọi người hãy biết thương xót và những kẻ chưa biết chạy đến với Lòng Thương xót hãy mau quay về, để nhờ đó mà Lòng Thương xót của Chúa đoái thương đến tất cả chúng ta. Cha kết thúc phần giảng lễ và Nghi thức Tuyên hứa bắt đầu.
Chị Maria Mai Hoa Hội trưởng đọc danh sách 18 Tân hội viên và mời tất cả lên trước mặt Cha chủ sự,một ủy viên gương cao cờ Hội.
Cha mời các Tân hội viên quỳ xuống đọc kinh Tận hiến cho Chúa và mời cộng đoàn cùng hiệp thông.Sau đó,các Tân hội viên đứng lên để trả lời những câu hỏi
Các chị có hứa trung thành với Lòng Chúa Thương xót mỗi ngày không?
Các chị có hứa giữ ngày Chúa Nhật và ra sức giúp người khác cũng giữ không?
Các chị có hứa sẽ không nói điều lỗi Đức trong sạch và khuyên người khác làm như vậy không ?
Các chị có hứa sẽ sống tiết độ không xa hoa chơi bời không?
Và các chị có hứa sẽ vâng theo mệnh lệnh của Giáo hội không ?
Sau khi nghe các Tân hội viên cam kết Cha chủ sự đọc lời nguyện và tuyên bố:“Với quyền chủ sự, tôi tuyên bố nhận các chị vào Hội và các chị được hưởng một ơn Đại xá với những điều kiện thông thường.”
Cha làm phép phù hiệu và tràng chuỗi Mân côi rồi trao cho các Tân hội viên cùng lời nguyện”Các chị hãy nhận lấy phù hiệu này và ước gì phù hiệu này giúp các chị bền đỗ và trung thành trong giờ lâm tử”
Nghi thức Tuyên hứa hoàn tất, Cha mời các Tân hội viên quay xuống cộng đoàn để mọi người chúc mừng; trong phần phụng vụ Thánh Thể sau Truyền phép Cha chủ sự cũng cầu nguyện cho Giáo hội cho các vị Chủ chăn,cho các linh mục tu sĩ và các hội viên trong Hội Lòng Chúa Thương xót còn sống cũng như đã qua đời.
Trước khi ban phép lành,Cha chủ sự gửi lời tri ân đến Cha Giuse Phó xứ Bà Điểm là người bạn lâu năm đã dành thời gian quý báu đến dâng lễ đồng tế để cầu nguyện cho cộng đoàn cách riêng cho Hội Lòng Chúa Thương xót giáo xứ.Cha cũng cám ơn quý Sơ,quý Hội đồng Mục vụ cùng quý Đoàn thể đã đến tham dự buổi lễ đặc biệt là Ban Điều hành Hội LCTX Giáo hạt Tân Sơn Nhì cùng các giáo xứ Bạn đã hiện diện hôm nay.Để ghi dấu ngày lễ bổn mạng, quý Cha đã xuống chụp hình lưu niệm cùng Ban Điều hành và hội viên.Vì sợ trễ giờ Cha linh hướng cho dời các phần sinh hoạt sinh hoạt còn lại vào Hoa viên trong bữa tiệc thân mật.
Buổi lễ kết thúc lúc 19g cùng ngày trong niềm tin yêu và phó thác vào Lòng Chúa Thương xót của tât cả mọi người.
Phương Nga
Truyền Thông Giáo xứ Tân Phú
Đức Giám Mục Xuân Lộc và Đức TGM Dal Toso thăm, dâng Thánh Lễ tại Giáo xứ Thịnh An, Giáo phận Xuân Lộc
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
11:54 27/04/2019
Chiều ngày Thứ Sáu, 26/4/2019, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc đã cùng với Đức Tổng Giám Mục Giovanni Pietro Dal Toso, Chủ tịch Hội Truyền giáo Giáo Hoàng, đến thăm Cha Giêronimo Nguyễn Đình Công, một số Tác viên Tin Mừng, các người trẻ trong nhóm Chứng Tá Tin Mừng, bà con giáo dân của Xứ Thịnh An và dâng Thánh Lễ tại Giáo Xứ. Dù với vai trò chủ tế, nhưng vì Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Việt, nên Đức Cha Giuse đã thay ngài đọc bằng tiếng Việt trong suốt Thánh lễ. Cùng đồng tế với Đức TGM Dal Toso là Đức Giám Mục Giáo Phận, Cha Thư Ký Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng, quý Cha Quản Hạt, quý Cha, và sự tham dự sốt sắng của nhiều tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Xem Hình
Chuyến viếng thăm của Đức TGM Dal Toso- như lời Đức Cha Giáo Phận nói với cộng đoàn trước khi kết thúc Thánh Lễ- với anh chị em Tác viên Tin Mừng, Chứng Tá Tin Mừng và bà con giáo dân hôm naychính là “thay mặt Đức Thánh Cha để khích lệ tinh thần truyền giáo của mọi người”. Cũng vẫn những chia sẻ của Đức Cha Giáo phận về cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Đức TGM Dal Toso với mọi người, Đức Cha Giuse nói rằng, cuộc gặp gỡ này quả là một niềm vui lớn lao của sự quy tụ mọi người nên một trong tinh thần truyền giáo, cho dẫu là giám mục, linh mục hay tu sĩ, giáo dân. Và, “cho dẫu Đức TGM Dal Toso nói bằng ngôn ngữ nào đi chăng nữa – thì ngôn ngữ của niềm tin, ngôn ngữ của tình yêu nơi Đức TGM đã làm cho chúng ta hiểu được nhiệt huyết tinh thần truyền giáo nơi Ngài”. Đồng thời, Đức Giám Mục Giáo phận đã bày tỏ mong ước “Xin mọi người, các Tác viên Tin Mừng, các bạn trẻ Chứng Tá Tin Mừng hãy tăng thêm tinh thần truyền giáo, hãy sống tinh thần truyền giáo…và đem Chúa đến cho mọi người, nhất là những người chưa biết Chúa...Có như thế, tinh thần truyền giáo của Giáo phận Xuân Lộc sẽ trở nên mạnh nhất.”
Vớ vai trò thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô coi sóc cho tất cả các Giáo Hội trẻ việc truyền giáo - trong đó có Việt Nam - cũng như khích lệ tinh thần truyền giáo người giáo dân, nên bài giảng của Đức TGM xoáy sâu vào nhiệm vụ thông truyền đức tin của mỗi người tín hữu.
Chia sẻ bài giảng bằng tiếng Anh với sự trợ giúp phiên dịch của Cha Giêronimo, Đức TGM Dal Toso đã bày tỏ sự cảm kích của ngài khi nhìn thấy đời sống đức tin của anh chị em tín hữu Việt Nam. Hạt giống đức tin ấy, như lời Đức TGM, đã được các nhà truyền giáo ngoại quốc đem đến, gieo vào mảnh đất Việt Nam, được các Thánh Tử Đạo Việt Nam gìn giữ, hy sinh mạng sống để hạt giống đức tin được lớn lên. Ngài nói, “chúng ta không làm ra đức tin, nhưng chúng ta đón nhận đức tin từ Giáo Hội. Đó là điều rất quan trọng.” Và như thế, “cha mẹ phải có nhiệm vụ truyền trao đức tin, giáo dục và nuôi dưỡng đức tin cho con cái mình”. Việc chuyển trao đức tin được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, và đó là bổn phạn của mọi người. Vì đức tin xuất phát từ Giáo Hội và được đón nhận từ Giáo Hội, Đức TGM nhấn mạnh, nên chúng ta là một gia đình lớn- Giáo Hội-, là anh chị em với nhau, cùng chung một đức tin vào Chúa Giêsu, nên chẳng có sự phân biệt quốc tịch nào, màu da nào…bởi chúng ta cùng chung một Bí tích Rửa Tội. Ngài nói thêm, dù bất cứ ở đâu, nói bằng ngôn ngữ nào, thì Bí tích cử hành nơi đâu cũng giống nhau, “Bi tích Thánh Thể đã nối kết chúng ta lại,” để rồi, “dù chúng ta là ai đi chăng nữa, quốc tịch nào…chúng ta vẫn tuyên xưng cùng một đức tin Công Giáo: Đức Giêsu, Con Thiên Chúa đã nhập thể, đã chết và đã sống lại.” Và, Đức TGM nhấn mạnh, sự sống lại của Đức Giêsu là tất cả mọi ý nghĩa của cuộc sống, quy tụ chúng ta lại để tuyên xưng Đức Giê su Ki tô đã phuc sinh.
Suy niệm thêm từ bài Tin Mừng, Đức TGM Dal Toso chia sẻ rằng, nếu Đức Giêsu Phục Sinh đã mời các môn đệ cùng ăn với Ngài, thì hôm nay, Ngài cũng đang mời gọi chúng ta chia sẻ Bí tích Thánh Thể với Ngài. Đó là hạnh phúc của người Ki tô hữu, vì có Đức Giêsu Phục Sinh ở trong lòng, sống với và hiện diện bên cạnh chúng ta. “Chúa Kitô Phục sinh làm cho chúng ta được hạnh phúc, tăng thêm sự can đảm để sống cuộc đời mình.” Liên hệ với hình ảnh thực từ bàn thờ đá đang dâng lễ, Đức TGM mời gọi mỗi người hãy cố gắng làm cho đời mình cũng trở nên của lễ sống động trên bàn thờ này, để dâng lên Thiên Chúa, nhờ qua Đức Kitô. “Hãy xây nhà đời anh chị em trên đá tảng là Đức Ki tô, chắc chắn, đời sống anh chị em sẽ vững bền và hạnh phúc”. Giống như Đức Thánh Cha Phanxicô sau mỗi lần tiếp kiến, gặp gỡ, cuối bài giảng, Đức TGM cũng cầu xin mọi người hãy nhớ cầu nguyện cho ngài trong sứ vụ, và ngài cũng hứa cầu nguyện cho mọi người.
Trước khi đồng ban phép lành cho giáo dân tham dự, Đức TGM Dal Toso đã cám ơn Đức Cha Giuse khi cho phép và tạo nhiều điều kiện để Ngài đến thăm Giáo phận Xuân Lộc, dâng Thánh Lễ tại Giáo xứ Thịnh An, cũng như cho phép Cha Giêronimo đảm nhiệm vai trò Giám đốc Hội đồng Giáo Hoàng Truyền Giáo tại Việt Nam.
Đây quả là Thánh Lễ đặc biệt với nhiều anh chị em Tác viên Tin Mừng, các bạn trẻ Chứng Tá Tin Mừng, và rất đông mọi giáo dân như lời Đức Cha Giáo phận đã thay mặt mọi người cám ơn Đức TGM Dal Toso “Chúng con xin cám ơn sự viếng thăm và hiện diện của Đức TGM vì đã đem phúc lành của Đức Thánh Cha đến cho chúng con.”
Hy vọng tinh thần truyền giáo nơi từng người thuộc mọi thành phần trong Giáo phận Xuân Lộc mỗi ngày một lớn hơn, mạnh mẽ hơn sẵn sàng dấn thân, sống tinh thần truyền giáo ngay tại môi trường làm việc, khu xóm mình…nhằm giới thiệu và đem Chúa đến với anh chị em lương dân, như điều Đức Cha Giáo phận đã ước mong.
Tin và hình ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Xem Hình
Chuyến viếng thăm của Đức TGM Dal Toso- như lời Đức Cha Giáo Phận nói với cộng đoàn trước khi kết thúc Thánh Lễ- với anh chị em Tác viên Tin Mừng, Chứng Tá Tin Mừng và bà con giáo dân hôm naychính là “thay mặt Đức Thánh Cha để khích lệ tinh thần truyền giáo của mọi người”. Cũng vẫn những chia sẻ của Đức Cha Giáo phận về cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa Đức TGM Dal Toso với mọi người, Đức Cha Giuse nói rằng, cuộc gặp gỡ này quả là một niềm vui lớn lao của sự quy tụ mọi người nên một trong tinh thần truyền giáo, cho dẫu là giám mục, linh mục hay tu sĩ, giáo dân. Và, “cho dẫu Đức TGM Dal Toso nói bằng ngôn ngữ nào đi chăng nữa – thì ngôn ngữ của niềm tin, ngôn ngữ của tình yêu nơi Đức TGM đã làm cho chúng ta hiểu được nhiệt huyết tinh thần truyền giáo nơi Ngài”. Đồng thời, Đức Giám Mục Giáo phận đã bày tỏ mong ước “Xin mọi người, các Tác viên Tin Mừng, các bạn trẻ Chứng Tá Tin Mừng hãy tăng thêm tinh thần truyền giáo, hãy sống tinh thần truyền giáo…và đem Chúa đến cho mọi người, nhất là những người chưa biết Chúa...Có như thế, tinh thần truyền giáo của Giáo phận Xuân Lộc sẽ trở nên mạnh nhất.”
Chia sẻ bài giảng bằng tiếng Anh với sự trợ giúp phiên dịch của Cha Giêronimo, Đức TGM Dal Toso đã bày tỏ sự cảm kích của ngài khi nhìn thấy đời sống đức tin của anh chị em tín hữu Việt Nam. Hạt giống đức tin ấy, như lời Đức TGM, đã được các nhà truyền giáo ngoại quốc đem đến, gieo vào mảnh đất Việt Nam, được các Thánh Tử Đạo Việt Nam gìn giữ, hy sinh mạng sống để hạt giống đức tin được lớn lên. Ngài nói, “chúng ta không làm ra đức tin, nhưng chúng ta đón nhận đức tin từ Giáo Hội. Đó là điều rất quan trọng.” Và như thế, “cha mẹ phải có nhiệm vụ truyền trao đức tin, giáo dục và nuôi dưỡng đức tin cho con cái mình”. Việc chuyển trao đức tin được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, và đó là bổn phạn của mọi người. Vì đức tin xuất phát từ Giáo Hội và được đón nhận từ Giáo Hội, Đức TGM nhấn mạnh, nên chúng ta là một gia đình lớn- Giáo Hội-, là anh chị em với nhau, cùng chung một đức tin vào Chúa Giêsu, nên chẳng có sự phân biệt quốc tịch nào, màu da nào…bởi chúng ta cùng chung một Bí tích Rửa Tội. Ngài nói thêm, dù bất cứ ở đâu, nói bằng ngôn ngữ nào, thì Bí tích cử hành nơi đâu cũng giống nhau, “Bi tích Thánh Thể đã nối kết chúng ta lại,” để rồi, “dù chúng ta là ai đi chăng nữa, quốc tịch nào…chúng ta vẫn tuyên xưng cùng một đức tin Công Giáo: Đức Giêsu, Con Thiên Chúa đã nhập thể, đã chết và đã sống lại.” Và, Đức TGM nhấn mạnh, sự sống lại của Đức Giêsu là tất cả mọi ý nghĩa của cuộc sống, quy tụ chúng ta lại để tuyên xưng Đức Giê su Ki tô đã phuc sinh.
Suy niệm thêm từ bài Tin Mừng, Đức TGM Dal Toso chia sẻ rằng, nếu Đức Giêsu Phục Sinh đã mời các môn đệ cùng ăn với Ngài, thì hôm nay, Ngài cũng đang mời gọi chúng ta chia sẻ Bí tích Thánh Thể với Ngài. Đó là hạnh phúc của người Ki tô hữu, vì có Đức Giêsu Phục Sinh ở trong lòng, sống với và hiện diện bên cạnh chúng ta. “Chúa Kitô Phục sinh làm cho chúng ta được hạnh phúc, tăng thêm sự can đảm để sống cuộc đời mình.” Liên hệ với hình ảnh thực từ bàn thờ đá đang dâng lễ, Đức TGM mời gọi mỗi người hãy cố gắng làm cho đời mình cũng trở nên của lễ sống động trên bàn thờ này, để dâng lên Thiên Chúa, nhờ qua Đức Kitô. “Hãy xây nhà đời anh chị em trên đá tảng là Đức Ki tô, chắc chắn, đời sống anh chị em sẽ vững bền và hạnh phúc”. Giống như Đức Thánh Cha Phanxicô sau mỗi lần tiếp kiến, gặp gỡ, cuối bài giảng, Đức TGM cũng cầu xin mọi người hãy nhớ cầu nguyện cho ngài trong sứ vụ, và ngài cũng hứa cầu nguyện cho mọi người.
Trước khi đồng ban phép lành cho giáo dân tham dự, Đức TGM Dal Toso đã cám ơn Đức Cha Giuse khi cho phép và tạo nhiều điều kiện để Ngài đến thăm Giáo phận Xuân Lộc, dâng Thánh Lễ tại Giáo xứ Thịnh An, cũng như cho phép Cha Giêronimo đảm nhiệm vai trò Giám đốc Hội đồng Giáo Hoàng Truyền Giáo tại Việt Nam.
Đây quả là Thánh Lễ đặc biệt với nhiều anh chị em Tác viên Tin Mừng, các bạn trẻ Chứng Tá Tin Mừng, và rất đông mọi giáo dân như lời Đức Cha Giáo phận đã thay mặt mọi người cám ơn Đức TGM Dal Toso “Chúng con xin cám ơn sự viếng thăm và hiện diện của Đức TGM vì đã đem phúc lành của Đức Thánh Cha đến cho chúng con.”
Hy vọng tinh thần truyền giáo nơi từng người thuộc mọi thành phần trong Giáo phận Xuân Lộc mỗi ngày một lớn hơn, mạnh mẽ hơn sẵn sàng dấn thân, sống tinh thần truyền giáo ngay tại môi trường làm việc, khu xóm mình…nhằm giới thiệu và đem Chúa đến với anh chị em lương dân, như điều Đức Cha Giáo phận đã ước mong.
Tin và hình ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn dâng lễ Lòng Chúa Thương Xót tại Trung Tâm Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
15:07 27/04/2019
Chiều Thứ Bảy 27/4/2019, cũng là ngày thứ ba của đại lễ LCTX. Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn từ Tổng Giáo Phận Sài Gòn Việt Nam qua, Ngài giảng thuyết và giải đáp thắc mắc về đời sống gia đình. Đã được rất đông giáo dân trong các cộng đoàn thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Melbourne về tham dự
Xem hình
Với chủ đề Lòng Chúa Thương Xót ấp ủ mọi gia đình, Đức Cha Nguyễn Anh Tuấn đã mở đầu bằng sự tận cùng của sự khốn nạn, khốn cùng. Những con người bị vùi dập mà không ngoi lên được, dù họ đã cố gắng bằng mọi cách, dù họ rất muốn sống một đời lương thiện.
Trong bài chia sẻ, Đức Cha đã mời mọi người cùng chia sẻ về cuộc đời mình, về cuộc sống mà mọi người đang gặp, những khó khăn để cùng nhau học hỏi, hiểu thêm. Đức Cha cũng đã giải đáp nhiều thắc mắc về đời sống rất hữu ích về mặt tín lý, thần học đến với cộng đồng.
Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Nguyễn Anh Tuấn chủ tế cùng với quý Cha Trần Ngọc Tân, Vũ Hải Đăng, Trần Minh Hiếu, Lý Trọng Danh, Nguyễn Trọng Thiên, cha khách, và thầy Phó tế Đinh Văn Bổn cùng đồng tế. Ca Đoàn Vô Nhiễm đã xuất sắc trong các bài thánh ca phụng vụ. Và âm thanh ánh sáng được gia đình Bằng Uyên phụ trách rất chuyên nghiệp.
Phần chia sẻ do Linh mục Nguyễn Trọng Thiên nói về Lòng Chúa Thương Xót mà Cha cảm nghiệm được ngay trong đời minh, đó là những lúc cha thất vọng nhất và đã mất đức tin dù đang là tu sỹ! Cuối cùng, cha đã hiểu ra là chúng ta phải mang Lòng Thương Xót của Chúa đến với mọi người, và phải có trách nhiệm rao giảng tin mừng đến với mọi loài thụ tạo.
Ngày thứ ba kết thúc bằng phần sinh hoạt cho giới trẻ, do Cha Vũ Hải Đăng và cô Hồng Thắm điều khiển chương trình. Với sự đóng góp của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm, Ca đoàn Cecillia. Và sôi nổi nhất vẫn là phần đóng góp của Cha Vũ Hải Đăng.
Ban tổ chức đại lễ đã khoản đãi bữa tiệc “tay cầm” cho mọi người và được mang đến phục vụ tại chỗ ngồi, để mọi người vừa ăn, vừa được thưởng thức những tiết mục sinh hoạt, có cả những ly chè khoai nóng hổi cũng được đưa đến. Một buổi tối giá lạnh, nhưng nhờ vào cách tiếp khách nhiệt tình, thêm phần sinh hoạt vui tươi và nhất là các tiết mục của Cha Hải Đăng giúp cho bầu không khí như ấm lại, trong tình yêu và Lòng Thương Xót của Chúa trao ban cho, qua những bàn tay của nhiều con người đang vất vả phục vụ trong mọi công việc để có buổi lễ mang đầy sức sống của lòng thương yêu, phục vụ của các chị em trong các ban ngành đoàn thể của Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm.
Đại hội sẽ kết thúc vào chiều Chúa Nhật 28/4, với chương trình: gặp gỡ lúc 1:30 từ lúc 2 giờ Đức Cha Nguyễn Anh Tuấn giảng thuyết, 3 giờ chầu Lòng Chúa Thương Xót, 5 giờ rước kiệu, thánh lễ đồng tế và tiệc mừng.
Xem hình
Với chủ đề Lòng Chúa Thương Xót ấp ủ mọi gia đình, Đức Cha Nguyễn Anh Tuấn đã mở đầu bằng sự tận cùng của sự khốn nạn, khốn cùng. Những con người bị vùi dập mà không ngoi lên được, dù họ đã cố gắng bằng mọi cách, dù họ rất muốn sống một đời lương thiện.
Đức Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn dâng lễ đồng tế Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót Tại Vinh Sơn Liêm, Melbourne |
Trong bài chia sẻ, Đức Cha đã mời mọi người cùng chia sẻ về cuộc đời mình, về cuộc sống mà mọi người đang gặp, những khó khăn để cùng nhau học hỏi, hiểu thêm. Đức Cha cũng đã giải đáp nhiều thắc mắc về đời sống rất hữu ích về mặt tín lý, thần học đến với cộng đồng.
Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Nguyễn Anh Tuấn chủ tế cùng với quý Cha Trần Ngọc Tân, Vũ Hải Đăng, Trần Minh Hiếu, Lý Trọng Danh, Nguyễn Trọng Thiên, cha khách, và thầy Phó tế Đinh Văn Bổn cùng đồng tế. Ca Đoàn Vô Nhiễm đã xuất sắc trong các bài thánh ca phụng vụ. Và âm thanh ánh sáng được gia đình Bằng Uyên phụ trách rất chuyên nghiệp.
Phần chia sẻ do Linh mục Nguyễn Trọng Thiên nói về Lòng Chúa Thương Xót mà Cha cảm nghiệm được ngay trong đời minh, đó là những lúc cha thất vọng nhất và đã mất đức tin dù đang là tu sỹ! Cuối cùng, cha đã hiểu ra là chúng ta phải mang Lòng Thương Xót của Chúa đến với mọi người, và phải có trách nhiệm rao giảng tin mừng đến với mọi loài thụ tạo.
Ngày thứ ba kết thúc bằng phần sinh hoạt cho giới trẻ, do Cha Vũ Hải Đăng và cô Hồng Thắm điều khiển chương trình. Với sự đóng góp của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm, Ca đoàn Cecillia. Và sôi nổi nhất vẫn là phần đóng góp của Cha Vũ Hải Đăng.
Ban tổ chức đại lễ đã khoản đãi bữa tiệc “tay cầm” cho mọi người và được mang đến phục vụ tại chỗ ngồi, để mọi người vừa ăn, vừa được thưởng thức những tiết mục sinh hoạt, có cả những ly chè khoai nóng hổi cũng được đưa đến. Một buổi tối giá lạnh, nhưng nhờ vào cách tiếp khách nhiệt tình, thêm phần sinh hoạt vui tươi và nhất là các tiết mục của Cha Hải Đăng giúp cho bầu không khí như ấm lại, trong tình yêu và Lòng Thương Xót của Chúa trao ban cho, qua những bàn tay của nhiều con người đang vất vả phục vụ trong mọi công việc để có buổi lễ mang đầy sức sống của lòng thương yêu, phục vụ của các chị em trong các ban ngành đoàn thể của Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm.
Đại hội sẽ kết thúc vào chiều Chúa Nhật 28/4, với chương trình: gặp gỡ lúc 1:30 từ lúc 2 giờ Đức Cha Nguyễn Anh Tuấn giảng thuyết, 3 giờ chầu Lòng Chúa Thương Xót, 5 giờ rước kiệu, thánh lễ đồng tế và tiệc mừng.
Văn Hóa
Thăm lâu đài Shuri của Vương quốc Ryukyu từ thế kỷ XV ở Naha, Okinawa, Nhật Bản
Lm John Trần Công Nghị
01:55 27/04/2019
Thành phố Naha, thủ phủ của tỉnh Okinawa và là trung tâm chính trị, kinh tế và giao thông chính của khu vực. Với một quá khứ hấp dẫn như thủ đô của Vương quốc Ryukyu và một bến cảng có niên đại từ thế kỷ 15, thành phố này có 300.000 người. Thành Naha đã bị phá hủy phần lớn trong Thế chiến thứ II, và vì thế không có nhiều tòa nhà cũ ở đây; tuy nhiên, một số di tích được giữ lại từ thời đại Vương quốc Ryukyu rất có ý nghĩa lịch sử, bao gồm Lâu đài Shuri, dinh thự hoàng gia, và những khu vườn đặc biệt - cả hai đều được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Hình ảnh thăm lâu đài Shuri
Khi đến thăm Naha, chúng tôi hân hạnh được đi thăm lâu đài hùng vĩ Shuri và những di tích lịch sử thời hoàng kim của vương quốc Ryukyu. Các địa điểm lịch sử huyền thoại khác bao gồm Lăng Hoàng gia (các ngôi mộ chôn cất bên trong hang động) và Cổng Shurei. Thật là tuyệt vời khi biết hình ảnh của hoàng thành Shiri được in trên tờ giấy bạc 2.000 yên của Nhật bản.
Lịch sử lâu đài Shuri:
Lâu đài Shuri (里 Shuri-jō) không rõ được xây dựng khi nào, nhưng rõ ràng nó được sử dụng như một lâu đài trong thời kỳ Sanzan (1322 đến 1429). Người ta cho rằng nó có thể được xây dựng trong thời kỳ Gusuku, giống như nhiều lâu đài khác của Okinawa. Khi vua Shō Hashi thống nhất ba quốc gia của Okinawa và thành lập Vương quốc Ryukyu, ông đã sử dụng lâu đài Shuri làm nơi cư trú. Đồng thời, Shuri phát triển mạnh mẽ như là thủ đô và tiếp tục làm như vậy trong triều đại Shō thứ hai.
Lâu đài Shuri là một quần thể hoàng thành và là cung điện của Vương quốc Ryukyu (từ năm 1429 đến năm 1879). Trong 450 năm kể từ năm 1429, đó là trung tâm hành chính của Vương quốc Ryukyu. Đó là đầu mối của ngoại thương, cũng như trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của quần đảo Ryukyu.
Theo hồ sơ còn đề lại, lâu đài Shuri đã bị thiêu rụi nhiều lần và mỗi lần được xây dựng lại. Trong triều đại của Shō Nei, các lực lượng samurai từ lãnh địa phong kiến Nhật Bản Satsuma đã chiếm giữ lâu đài Shuri vào ngày 6 tháng 5 năm 1609. Người Nhật rút lui ngay sau đó, đưa vua Shō Nei trở lại ngai vàng của mình 2 năm sau đó, mặc dù vương quốc này là một quốc gia chư hầu dưới sự thống trị của Satsuma và tồn tại trong khoảng 250 năm.
Vương quốc Ryukyu bị Nhật Bản sáp nhập vào năm 1879, và nhà vua bị phế bỏ và lâu đài được sử dụng làm doanh trại của Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Quân đồn trú của Nhật Bản đã rút vào năm 1896, nhưng không phải trước khi tạo ra một loạt các đường hầm và hang động bên dưới nó.
Năm 1908, thành phố Shuri đã mua lại lâu đài từ chính phủ Nhật Bản, tuy nhiên họ không có kinh phí để tu bổ lâu đài. Năm 1923, nhờ kiến trúc sư người Nhật là Ito Chuta, nên phần lâu đài Seiden không bị phá hủy sau khi được chỉ định lại là một đền thờ Thần đạo của tỉnh có tên là Đền Okinawa.
Năm 1925, lâu đài được trở thành báu vật quốc gia. Mặc dù xuống cấp, nhưng lâu đài được mô tả là "một trong những lâu đài tráng lệ nhất được tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới, vì tử đó nó bao quát cả vùng nông thôn ở dưới và nhìn về tứ phía chân trời biển xa kia”.
Trong Thế chiến II, Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã thiết lập trụ sở của mình trong lâu đài dưới lòng đất, và đến đầu năm 1945, đã thiết lập các tuyến phòng thủ và đường liên lạc phức tạp ở các khu vực xung quanh Shuri và trên toàn bộ phần phía nam của hòn đảo. Bắt đầu từ ngày 25 tháng 5 năm 1945 và là phần cuối cùng của chiến dịch Okinawa, tàu chiến Mỹ USS Mississippi đã bắn phá nó trong ba ngày. Vào ngày 27 tháng 5, lâu đài bị đốt cháy.
Do đó, Quân đội Nhật Bản quân đoàn 32 rút lui về phía nam và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đến bảo vệ lâu đài Shuri. Vào ngày 29 tháng 5, Thiếu tướng Pedro del Valle, chỉ huy Sư đoàn 1 Thủy quân lục chiến ra lệnh cho Đại úy Julian D Dusenbury thuộc Đại đội A, Tiểu đoàn 1, Thủy quân lục chiến số 5 chiếm được lâu đài. Trận đánh này về phương diện chiến lược và tâm lý làm cho quân Nhật khốn đốn và là cột mốc quan trọng trong chiến dịch đánh Nhật.
Năm 1945, trong trận Okinawa, nó gần như bị phá hủy hoàn toàn. Sau chiến tranh, lâu đài được tái sử dụng làm khuôn viên trường đại học. Bắt đầu từ năm 1992, các bức tường phần lớn được xây dựng lại trên vị trí ban đầu dựa trên các ghi chép lịch sử, hình ảnh và ký ức.
Sau chiến tranh, Đại học Ryukyus được thành lập vào năm 1950 trên khu vực lâu đài, và đại học tồn tại cho đến năm 1975. Năm 1958, khu hoàng gia Shureimon được tái thiết và, bắt đầu từ năm 1992, các tòa nhà chính và các bức tường xung quanh của trung tâm lâu đài được xây dựng lại. Hiện tại, toàn bộ khu vực xung quanh lâu đài đã được thiết lập là "Công viên lâu đài Shuri".
Năm 2000, cùng với các địa điểm khác và các địa điểm liên quan, quần thể lâu đài Shuri đã được UNESCO chỉ định là Di sản Thế giới.
Không giống như các lâu đài khác của Nhật Bản, lâu đài Shuri chịu ảnh hưởng rất lớn từ kiến trúc Trung Quốc, với các yếu tố chức năng sử dụng và trang trí tương tự như được thấy ở Tử Cấm Thành. Các cổng và các tòa nhà khác nhau được sơn màu đỏ sơn mài, tường và mái hiên được trang trí đầy màu sắc, và mái ngói làm bằng gạch Goryeo và sau đó là gạch Ryukyu đỏ, và trang trí từng bộ phận sử dụng rồng của nhà vua. Chỉ có hai hạng mục Nhà tiếp tân và nơi giải trí của gia tộc Satsuma, là có thiết kế theo phong cách Nhật Bản mà thôi.
Giống như các gusuku khác, lâu đài được xây dựng bằng đá vôi Ryukyu, lớp vỏ bên ngoài được xây dựng trong triều đại Shō thứ hai từ nửa sau của thế kỷ 15 đến nửa đầu thế kỷ 16. Tương tự, Okushoin-en là khu vườn duy nhất còn sót lại trong một gusuku ở quần đảo Ryukyu, nơi đã sử dụng đá vôi và được sắp xếp bằng cycads địa phương.
Công việc trùng tu hiện tại được thiết kế tập trung vào vai trò của một lâu đài như một trung tâm văn hóa và chính trị, chứ không phải là một mục đích quân sự. Các tòa nhà đã được khôi phục như các tòa nhà bằng gỗ ban đầu chỉ trong tòa thành chính. Seiden đã được xây dựng lại bằng gỗ từ Đài Loan.
Các tòa nhà khác, như Nanden hay Hokuden chỉ được khôi phục mặt tiền, với nội thất được làm bằng vật liệu hiện đại như thép và bê tông. Những bức tường cũ vẫn còn một phần, và được khai quật và kết hợp trong quá trình xây dựng bức tường lâu đài mới, tạo thành phần còn lại bên ngoài duy nhất còn sót lại của Lâu đài Shuri ban đầu.
Nghi lễ Tôn giáo Ryukyu
Lâu đài Shuri không chỉ hoạt động như một căn cứ kiểm soát chính trị và quân sự, nó còn được coi là một khu bảo tồn tôn giáo trung tâm của người Ryukyu. Trước đây có 10 đền thờ trong lâu đài và khu vực rộng lớn ở phía tây nam của tòa thành. Mặc dù Noro (nữ tư tế) đã thực hiện một số nghi thức tự nhiên (đôi khi cũng xảy ra trong Thần đạo), nội dung của các nghi lễ và bố cục phần nghi lễ linh thiêng bên trong vẫn chưa rõ ràng. Sau chiến tranh, việc tuân thủ tôn giáo hạn chế vẫn tiếp tục trên địa điểm này, chủ yếu là với việc đặt những cây nhang ở những nơi trước đây được coi là linh thiêng. Tuy nhiên "Lâu đài Shuri đã được hồi sinh, nhưng nó đã không còn là một nơi thờ cúng linh thiêng".
Liên hệ giữa vương quốc Ryukyu với Hoàng gia Trung Quốc:
Liên lạc giữa Quần đảo Ryukyu và Trung Quốc bắt đầu vào năm 1372 và kéo dài 5 thế kỷ cho đến khi thành lập tỉnh Okinawa vào năm 1879. Khi một vị vua mới bắt đầu, Hoàng đế Trung Quốc đã cử các quan chức tham dự buổi lễ sắc phong tại Lâu đài Shuri. Thông qua buổi lễ này, vương quốc nhắc lại mối quan hệ với Trung Quốc, cả về chính trị, thương mại và văn hóa.
Phái đoàn Trung Quốc bao gồm khoảng 500 người, bao gồm một Nakhoshi (đại sứ) và một đại diện, cả hai được bổ nhiệm bởi các quan chức cấp cao của hoàng đế. Các phái viên khởi hành từ Bắc Kinh và đi bằng đường bộ đến Phúc Châu ở tỉnh Phúc Kiến, nơi họ đi thuyền đến quần đảo Ryukyu, đôi khi qua Kumejima.
Trong số các nhiệm vụ đầu tiên của phái đoàn Trung Quốc có một Yusa (nghi lễ tôn giáo) để tưởng nhớ vị vua quá cố. Những lời chia buồn từ hoàng đế đã được ghi lại ở Sōgen-ji ở Naha, và (sau năm 1799) phái viên sau đó đã được tiếp nhận tại Shikina-en. Sau đó, buổi lễ sắc phong đã diễn ra tại Una. Các quan chức triều đình đọc sắc vua cho việc bổ nhiệm vị vua mới và cúi đầu thật khâm phục.
Sau đó, bên trong lâu đài, có một "Lễ Sắc Phong", theo sau là "Bữa tiệc Trung thu", kèm theo các bài hát và điệu nhảy múa. Bữa tiệc này được tổ chức trên một bục tạm thời đối diện với Hokuden, một bục mà các đặc phái viên của Đế quốc đứng. Trên bờ của sông Ryutan trong lâu đài, "Bữa tiệc Choyo", trong đó diễn ra một cuộc đua thuyền và biểu diễn âm nhạc, cũng được tổ chức với sự có mặt của phái đoàn. Hai bữa tiệc chia tay liên tiếp sau đó được tổ chức đối diện với Hokuden, và cuối cùng là một bữa tiệc tại Tenshikan, nơi nhà vua tặng cho phái đoàn Trung Quốc những món quà bằng vàng như lễ vật cho họ trên đường về.
Thăm Đảo Ishigaki nghỉ mát của Okinawa, Nhật Bản
Đảo Ishigaki nổi tiếng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ. Vịnh Kabira là một trong những điểm tham quan đẹp nhất tại Nhật Bản, được xếp hạng cao nhất trong Hướng dẫn xanh Michelin vì có nước biển màu ngọc lục xinh đẹp, màu sắc của biển có thể khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách và thời gian trong ngày và bãi biển đầy cát trắng. Thềm san hô đẹp và có hơn 90 loại cá nhiệt đới khác nhau sống trong khu vực này. Những viên ngọc trai đen từ Vịnh Kabira khá nổi tiếng. Các sản phẩm ngọc trai đen của Nhật Bản chỉ có ở đây và rất khó tìm thấy ở những nơi khác.
Hình ảnh các Đền Shinto và đền thờ cổ ở Ishigaki
Hình ảnh phóng sự về đảo Ishigaki
Ishigaki, còn được gọi là Ishigakijima, đảo nằm ở phía tây thành phố Ishigaki thuộc quần đảo Yaeyama thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản, diện tích 222,54 km2 (85,92 dặm vuông), với dân số khoảng 48.000 người. Đảo Ishigaki chịu ảnh hưởng văn hóa của cả Nhật Bản và Đài Loan do vị trí cách bờ biển phía đông bắc của Đài Loan chỉ khoảng 300 km.
Lịch sử của đảo này không giống như các phần đất khác của Nhật bản, vì thuộc về tỉnh Okinawa là một trong những tỉnh có lịch sử đa dạng nhất trong số tất cả các tỉnh ở Nhật Bản. Trước khi thành lập vào Nhật Bản, hòn đảo này nằm dưới sự cai trị của Vương quốc Ryukyu. Chịu ảnh hưởng lớn của nước láng giềng Trung Quốc, tàn dư của Vương quốc Ryukyu vẫn tồn tại ngày nay trong kiến trúc, ẩm thực, phương ngữ và văn hóa của khu vực.
Đền Gongen-do
Chúng tôi đến thăm Đền Gongen Do là một ngôi đền Shinto cổ xưa và gần trung tâm thị trấn Ishigaki. Vào năm 1611, người dân ở miền Satsuma đã được vua Ryukyu Sho Nei khuyên nên xây dựng ngôi đền này, và kể từ khi xây dựng vào năm 1614, nó vẫn là tòa nhà bằng gỗ lâu đời nhất ở Okinawa. Năm 1956, đền Gongen-do đã được chỉ định là tài sản văn hóa hữu hình của Okinawa và là tài sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản. Phòng thờ cúng Gongen-do mượn các yếu tố từ phong cách đúc mái của Lâu đài Shuri. Cổng đền chứa những bức chạm khắc bằng gỗ lâu đời nhất Okinawa, là hai bức chạm khắc của các vị vua Deva vĩ đại. Ngôi đền bị phá hủy trong trận bão sóng thần năm 1771. Các tòa nhà hiện nay được tái thiết từ năm 1787. Thật hiếm có cơ hội chúng tôi có thể chiêm ngắm và đụng chạm vào một ngôi đền cổ lâu đời, nhiều lịch sử văn hóa và quan trọng như vậy trong một chuyến đi.
Thăm Đền Torin-ji
Tòa nhà lân cận đền Gonggen-do là Đền Torin Ji, một ngôi đền cũng được thành lập vào năm 1614. Nơi đây lưu giữ một số bức tượng có niên đại từ năm 1737, đại diện cho các vị thần hộ mệnh của đảo Ishigaki. Ngôi đền này cũng bị phá hủy trong trận bão sóng thần năm 1771 và và được xây dựng lại vào năm 1786.
Thăm đài tưởng niệm Tojinbaka
Một ví dụ hoàn hảo về đảo Ishigaki chịu ảnh hưởng lớn của nước láng giềng Trung Quốc là đài Tojinbaka, một đài tưởng niệm cho 300 dân lao động Trung Quốc, những người đã đến đảo làm nhân công, nhưng họ đã bị tàn sát vào giữa những năm 1800.
Những nét đặc biệt và tiềm năng của đảo Ishigaki
Về du lịch:
Năm 2018 Ishigaki là điểm đến du lịch số một của Nhật Bản và người ta dự đoán đang bùng nổ mạnh hơn nữa và sẽ tăng trong những năm tới. Mặc dù sự nhộn nhịp của Tokyo thật hấp dẫn, và lịch sử văn hóa phong phú của Kyoto là quyến rũ, nhưng đảo Ishigaki ở tỉnh Okinawa là đỉnh tuyệt đẹp của tảng băng trôi mới cho ngành du lịch của Nhật Bản.
Vì Ishigaki với nhiều bãi biển, văn hóa hấp dẫn và ẩm thực độc đáo. Nơi này từ lâu đã là một khu nghỉ mát vùng bãi biển cho người dân địa phương Nhật Bản. Tuy nhiên, với kết quả nghiên cứu của các hãng du lịch nhờ vào việc sử dụng kỹ nghệ điện toán được thiết kế đặc biệt để đo lường sự gia tăng hàng năm trong các đánh giá tích cực khám phá điểm đến được xếp hạng cao nhất, thì bãi biển Ishigaki ở Nhật Bản là vị trí số một. Các giá trị tích cực đo lường gồm có các nhà nghỉ, nhà hàng, điểm tham quan du lịch. Thực vậy Ishigaki đã đứng đầu các điểm nóng ‘đang vươn lên’ của thế giới du lịch. Vào năm 2016, hòn đảo này đã chào đón gần 9 triệu du khách tới thăm đảo.
Cảng quân sự phòng thủ:
Cảng Ishigaki đang được mở rộng để tàu tuần tra lớn của cảnh sát biển Nhật Bản có thể đóng quân ở đó. Nhật bản cũng đang xem xét việc triển khai các tên lửa chống tàu tầm xa (có thể là Hệ thống tên lửa đa năng loại 96) trên đảo. Những dự phòng quân sự này chủ yếu liên quan đến quần đảo Senkaku (không có người cư ngụ) của Nhật Bản, nằm cách Ishigaki 170 km về phía bắc và dưới sự kiểm soát của Ishigaki, đảo Senkaku đã được Mỹ trao lại cho chính phủ Nhật vào năm 1972. Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) và Đài Loan (Cộng hòa Trung Quốc) đã thách thức chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku từ năm 1972, và nhất là từ năm 2012 có những thách thức càng ngày càng lớn hơn.
Ishigaki là thiên đường ẩm thực:
Các hướng dẫn viên du lịch cho biết rằng: Nhờ khí hậu thân thiện và văn hóa yêu thích bãi biển, hải sản và các sản phẩm tươi sống mà khách có thể tìm thấy ở đây không giống bất cứ nơi nào khác trên thế giới. 'Yaeyama soba' là món ăn đặc trưng của khu vực. Món này hơi khác so với soba kiểu phổ biến của quốc gia Nhật. Du khách cũng nên thử umi budo, còn gọi là nho biển, trứng cá muối xanh. Đó là một loại rong biển có hương vị tuyệt vời như một món ăn nhẹ nhấp nháp với bia.
Lm John Trần Công Nghị
Hình ảnh thăm lâu đài Shuri
Khi đến thăm Naha, chúng tôi hân hạnh được đi thăm lâu đài hùng vĩ Shuri và những di tích lịch sử thời hoàng kim của vương quốc Ryukyu. Các địa điểm lịch sử huyền thoại khác bao gồm Lăng Hoàng gia (các ngôi mộ chôn cất bên trong hang động) và Cổng Shurei. Thật là tuyệt vời khi biết hình ảnh của hoàng thành Shiri được in trên tờ giấy bạc 2.000 yên của Nhật bản.
Lịch sử lâu đài Shuri:
Lâu đài Shuri (里 Shuri-jō) không rõ được xây dựng khi nào, nhưng rõ ràng nó được sử dụng như một lâu đài trong thời kỳ Sanzan (1322 đến 1429). Người ta cho rằng nó có thể được xây dựng trong thời kỳ Gusuku, giống như nhiều lâu đài khác của Okinawa. Khi vua Shō Hashi thống nhất ba quốc gia của Okinawa và thành lập Vương quốc Ryukyu, ông đã sử dụng lâu đài Shuri làm nơi cư trú. Đồng thời, Shuri phát triển mạnh mẽ như là thủ đô và tiếp tục làm như vậy trong triều đại Shō thứ hai.
Lâu đài Shuri là một quần thể hoàng thành và là cung điện của Vương quốc Ryukyu (từ năm 1429 đến năm 1879). Trong 450 năm kể từ năm 1429, đó là trung tâm hành chính của Vương quốc Ryukyu. Đó là đầu mối của ngoại thương, cũng như trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của quần đảo Ryukyu.
Theo hồ sơ còn đề lại, lâu đài Shuri đã bị thiêu rụi nhiều lần và mỗi lần được xây dựng lại. Trong triều đại của Shō Nei, các lực lượng samurai từ lãnh địa phong kiến Nhật Bản Satsuma đã chiếm giữ lâu đài Shuri vào ngày 6 tháng 5 năm 1609. Người Nhật rút lui ngay sau đó, đưa vua Shō Nei trở lại ngai vàng của mình 2 năm sau đó, mặc dù vương quốc này là một quốc gia chư hầu dưới sự thống trị của Satsuma và tồn tại trong khoảng 250 năm.
Vương quốc Ryukyu bị Nhật Bản sáp nhập vào năm 1879, và nhà vua bị phế bỏ và lâu đài được sử dụng làm doanh trại của Quân đội Đế quốc Nhật Bản. Quân đồn trú của Nhật Bản đã rút vào năm 1896, nhưng không phải trước khi tạo ra một loạt các đường hầm và hang động bên dưới nó.
Năm 1908, thành phố Shuri đã mua lại lâu đài từ chính phủ Nhật Bản, tuy nhiên họ không có kinh phí để tu bổ lâu đài. Năm 1923, nhờ kiến trúc sư người Nhật là Ito Chuta, nên phần lâu đài Seiden không bị phá hủy sau khi được chỉ định lại là một đền thờ Thần đạo của tỉnh có tên là Đền Okinawa.
Năm 1925, lâu đài được trở thành báu vật quốc gia. Mặc dù xuống cấp, nhưng lâu đài được mô tả là "một trong những lâu đài tráng lệ nhất được tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới, vì tử đó nó bao quát cả vùng nông thôn ở dưới và nhìn về tứ phía chân trời biển xa kia”.
Trong Thế chiến II, Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã thiết lập trụ sở của mình trong lâu đài dưới lòng đất, và đến đầu năm 1945, đã thiết lập các tuyến phòng thủ và đường liên lạc phức tạp ở các khu vực xung quanh Shuri và trên toàn bộ phần phía nam của hòn đảo. Bắt đầu từ ngày 25 tháng 5 năm 1945 và là phần cuối cùng của chiến dịch Okinawa, tàu chiến Mỹ USS Mississippi đã bắn phá nó trong ba ngày. Vào ngày 27 tháng 5, lâu đài bị đốt cháy.
Do đó, Quân đội Nhật Bản quân đoàn 32 rút lui về phía nam và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đến bảo vệ lâu đài Shuri. Vào ngày 29 tháng 5, Thiếu tướng Pedro del Valle, chỉ huy Sư đoàn 1 Thủy quân lục chiến ra lệnh cho Đại úy Julian D Dusenbury thuộc Đại đội A, Tiểu đoàn 1, Thủy quân lục chiến số 5 chiếm được lâu đài. Trận đánh này về phương diện chiến lược và tâm lý làm cho quân Nhật khốn đốn và là cột mốc quan trọng trong chiến dịch đánh Nhật.
Năm 1945, trong trận Okinawa, nó gần như bị phá hủy hoàn toàn. Sau chiến tranh, lâu đài được tái sử dụng làm khuôn viên trường đại học. Bắt đầu từ năm 1992, các bức tường phần lớn được xây dựng lại trên vị trí ban đầu dựa trên các ghi chép lịch sử, hình ảnh và ký ức.
Sau chiến tranh, Đại học Ryukyus được thành lập vào năm 1950 trên khu vực lâu đài, và đại học tồn tại cho đến năm 1975. Năm 1958, khu hoàng gia Shureimon được tái thiết và, bắt đầu từ năm 1992, các tòa nhà chính và các bức tường xung quanh của trung tâm lâu đài được xây dựng lại. Hiện tại, toàn bộ khu vực xung quanh lâu đài đã được thiết lập là "Công viên lâu đài Shuri".
Năm 2000, cùng với các địa điểm khác và các địa điểm liên quan, quần thể lâu đài Shuri đã được UNESCO chỉ định là Di sản Thế giới.
Không giống như các lâu đài khác của Nhật Bản, lâu đài Shuri chịu ảnh hưởng rất lớn từ kiến trúc Trung Quốc, với các yếu tố chức năng sử dụng và trang trí tương tự như được thấy ở Tử Cấm Thành. Các cổng và các tòa nhà khác nhau được sơn màu đỏ sơn mài, tường và mái hiên được trang trí đầy màu sắc, và mái ngói làm bằng gạch Goryeo và sau đó là gạch Ryukyu đỏ, và trang trí từng bộ phận sử dụng rồng của nhà vua. Chỉ có hai hạng mục Nhà tiếp tân và nơi giải trí của gia tộc Satsuma, là có thiết kế theo phong cách Nhật Bản mà thôi.
Giống như các gusuku khác, lâu đài được xây dựng bằng đá vôi Ryukyu, lớp vỏ bên ngoài được xây dựng trong triều đại Shō thứ hai từ nửa sau của thế kỷ 15 đến nửa đầu thế kỷ 16. Tương tự, Okushoin-en là khu vườn duy nhất còn sót lại trong một gusuku ở quần đảo Ryukyu, nơi đã sử dụng đá vôi và được sắp xếp bằng cycads địa phương.
Công việc trùng tu hiện tại được thiết kế tập trung vào vai trò của một lâu đài như một trung tâm văn hóa và chính trị, chứ không phải là một mục đích quân sự. Các tòa nhà đã được khôi phục như các tòa nhà bằng gỗ ban đầu chỉ trong tòa thành chính. Seiden đã được xây dựng lại bằng gỗ từ Đài Loan.
Các tòa nhà khác, như Nanden hay Hokuden chỉ được khôi phục mặt tiền, với nội thất được làm bằng vật liệu hiện đại như thép và bê tông. Những bức tường cũ vẫn còn một phần, và được khai quật và kết hợp trong quá trình xây dựng bức tường lâu đài mới, tạo thành phần còn lại bên ngoài duy nhất còn sót lại của Lâu đài Shuri ban đầu.
Nghi lễ Tôn giáo Ryukyu
Lâu đài Shuri không chỉ hoạt động như một căn cứ kiểm soát chính trị và quân sự, nó còn được coi là một khu bảo tồn tôn giáo trung tâm của người Ryukyu. Trước đây có 10 đền thờ trong lâu đài và khu vực rộng lớn ở phía tây nam của tòa thành. Mặc dù Noro (nữ tư tế) đã thực hiện một số nghi thức tự nhiên (đôi khi cũng xảy ra trong Thần đạo), nội dung của các nghi lễ và bố cục phần nghi lễ linh thiêng bên trong vẫn chưa rõ ràng. Sau chiến tranh, việc tuân thủ tôn giáo hạn chế vẫn tiếp tục trên địa điểm này, chủ yếu là với việc đặt những cây nhang ở những nơi trước đây được coi là linh thiêng. Tuy nhiên "Lâu đài Shuri đã được hồi sinh, nhưng nó đã không còn là một nơi thờ cúng linh thiêng".
Liên hệ giữa vương quốc Ryukyu với Hoàng gia Trung Quốc:
Liên lạc giữa Quần đảo Ryukyu và Trung Quốc bắt đầu vào năm 1372 và kéo dài 5 thế kỷ cho đến khi thành lập tỉnh Okinawa vào năm 1879. Khi một vị vua mới bắt đầu, Hoàng đế Trung Quốc đã cử các quan chức tham dự buổi lễ sắc phong tại Lâu đài Shuri. Thông qua buổi lễ này, vương quốc nhắc lại mối quan hệ với Trung Quốc, cả về chính trị, thương mại và văn hóa.
Phái đoàn Trung Quốc bao gồm khoảng 500 người, bao gồm một Nakhoshi (đại sứ) và một đại diện, cả hai được bổ nhiệm bởi các quan chức cấp cao của hoàng đế. Các phái viên khởi hành từ Bắc Kinh và đi bằng đường bộ đến Phúc Châu ở tỉnh Phúc Kiến, nơi họ đi thuyền đến quần đảo Ryukyu, đôi khi qua Kumejima.
Trong số các nhiệm vụ đầu tiên của phái đoàn Trung Quốc có một Yusa (nghi lễ tôn giáo) để tưởng nhớ vị vua quá cố. Những lời chia buồn từ hoàng đế đã được ghi lại ở Sōgen-ji ở Naha, và (sau năm 1799) phái viên sau đó đã được tiếp nhận tại Shikina-en. Sau đó, buổi lễ sắc phong đã diễn ra tại Una. Các quan chức triều đình đọc sắc vua cho việc bổ nhiệm vị vua mới và cúi đầu thật khâm phục.
Sau đó, bên trong lâu đài, có một "Lễ Sắc Phong", theo sau là "Bữa tiệc Trung thu", kèm theo các bài hát và điệu nhảy múa. Bữa tiệc này được tổ chức trên một bục tạm thời đối diện với Hokuden, một bục mà các đặc phái viên của Đế quốc đứng. Trên bờ của sông Ryutan trong lâu đài, "Bữa tiệc Choyo", trong đó diễn ra một cuộc đua thuyền và biểu diễn âm nhạc, cũng được tổ chức với sự có mặt của phái đoàn. Hai bữa tiệc chia tay liên tiếp sau đó được tổ chức đối diện với Hokuden, và cuối cùng là một bữa tiệc tại Tenshikan, nơi nhà vua tặng cho phái đoàn Trung Quốc những món quà bằng vàng như lễ vật cho họ trên đường về.
Thăm Đảo Ishigaki nghỉ mát của Okinawa, Nhật Bản
Đảo Ishigaki nổi tiếng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ. Vịnh Kabira là một trong những điểm tham quan đẹp nhất tại Nhật Bản, được xếp hạng cao nhất trong Hướng dẫn xanh Michelin vì có nước biển màu ngọc lục xinh đẹp, màu sắc của biển có thể khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách và thời gian trong ngày và bãi biển đầy cát trắng. Thềm san hô đẹp và có hơn 90 loại cá nhiệt đới khác nhau sống trong khu vực này. Những viên ngọc trai đen từ Vịnh Kabira khá nổi tiếng. Các sản phẩm ngọc trai đen của Nhật Bản chỉ có ở đây và rất khó tìm thấy ở những nơi khác.
Hình ảnh các Đền Shinto và đền thờ cổ ở Ishigaki
Hình ảnh phóng sự về đảo Ishigaki
Ishigaki, còn được gọi là Ishigakijima, đảo nằm ở phía tây thành phố Ishigaki thuộc quần đảo Yaeyama thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản, diện tích 222,54 km2 (85,92 dặm vuông), với dân số khoảng 48.000 người. Đảo Ishigaki chịu ảnh hưởng văn hóa của cả Nhật Bản và Đài Loan do vị trí cách bờ biển phía đông bắc của Đài Loan chỉ khoảng 300 km.
Lịch sử của đảo này không giống như các phần đất khác của Nhật bản, vì thuộc về tỉnh Okinawa là một trong những tỉnh có lịch sử đa dạng nhất trong số tất cả các tỉnh ở Nhật Bản. Trước khi thành lập vào Nhật Bản, hòn đảo này nằm dưới sự cai trị của Vương quốc Ryukyu. Chịu ảnh hưởng lớn của nước láng giềng Trung Quốc, tàn dư của Vương quốc Ryukyu vẫn tồn tại ngày nay trong kiến trúc, ẩm thực, phương ngữ và văn hóa của khu vực.
Đền Gongen-do
Chúng tôi đến thăm Đền Gongen Do là một ngôi đền Shinto cổ xưa và gần trung tâm thị trấn Ishigaki. Vào năm 1611, người dân ở miền Satsuma đã được vua Ryukyu Sho Nei khuyên nên xây dựng ngôi đền này, và kể từ khi xây dựng vào năm 1614, nó vẫn là tòa nhà bằng gỗ lâu đời nhất ở Okinawa. Năm 1956, đền Gongen-do đã được chỉ định là tài sản văn hóa hữu hình của Okinawa và là tài sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản. Phòng thờ cúng Gongen-do mượn các yếu tố từ phong cách đúc mái của Lâu đài Shuri. Cổng đền chứa những bức chạm khắc bằng gỗ lâu đời nhất Okinawa, là hai bức chạm khắc của các vị vua Deva vĩ đại. Ngôi đền bị phá hủy trong trận bão sóng thần năm 1771. Các tòa nhà hiện nay được tái thiết từ năm 1787. Thật hiếm có cơ hội chúng tôi có thể chiêm ngắm và đụng chạm vào một ngôi đền cổ lâu đời, nhiều lịch sử văn hóa và quan trọng như vậy trong một chuyến đi.
Thăm Đền Torin-ji
Tòa nhà lân cận đền Gonggen-do là Đền Torin Ji, một ngôi đền cũng được thành lập vào năm 1614. Nơi đây lưu giữ một số bức tượng có niên đại từ năm 1737, đại diện cho các vị thần hộ mệnh của đảo Ishigaki. Ngôi đền này cũng bị phá hủy trong trận bão sóng thần năm 1771 và và được xây dựng lại vào năm 1786.
Thăm đài tưởng niệm Tojinbaka
Một ví dụ hoàn hảo về đảo Ishigaki chịu ảnh hưởng lớn của nước láng giềng Trung Quốc là đài Tojinbaka, một đài tưởng niệm cho 300 dân lao động Trung Quốc, những người đã đến đảo làm nhân công, nhưng họ đã bị tàn sát vào giữa những năm 1800.
Những nét đặc biệt và tiềm năng của đảo Ishigaki
Về du lịch:
Năm 2018 Ishigaki là điểm đến du lịch số một của Nhật Bản và người ta dự đoán đang bùng nổ mạnh hơn nữa và sẽ tăng trong những năm tới. Mặc dù sự nhộn nhịp của Tokyo thật hấp dẫn, và lịch sử văn hóa phong phú của Kyoto là quyến rũ, nhưng đảo Ishigaki ở tỉnh Okinawa là đỉnh tuyệt đẹp của tảng băng trôi mới cho ngành du lịch của Nhật Bản.
Vì Ishigaki với nhiều bãi biển, văn hóa hấp dẫn và ẩm thực độc đáo. Nơi này từ lâu đã là một khu nghỉ mát vùng bãi biển cho người dân địa phương Nhật Bản. Tuy nhiên, với kết quả nghiên cứu của các hãng du lịch nhờ vào việc sử dụng kỹ nghệ điện toán được thiết kế đặc biệt để đo lường sự gia tăng hàng năm trong các đánh giá tích cực khám phá điểm đến được xếp hạng cao nhất, thì bãi biển Ishigaki ở Nhật Bản là vị trí số một. Các giá trị tích cực đo lường gồm có các nhà nghỉ, nhà hàng, điểm tham quan du lịch. Thực vậy Ishigaki đã đứng đầu các điểm nóng ‘đang vươn lên’ của thế giới du lịch. Vào năm 2016, hòn đảo này đã chào đón gần 9 triệu du khách tới thăm đảo.
Cảng quân sự phòng thủ:
Cảng Ishigaki đang được mở rộng để tàu tuần tra lớn của cảnh sát biển Nhật Bản có thể đóng quân ở đó. Nhật bản cũng đang xem xét việc triển khai các tên lửa chống tàu tầm xa (có thể là Hệ thống tên lửa đa năng loại 96) trên đảo. Những dự phòng quân sự này chủ yếu liên quan đến quần đảo Senkaku (không có người cư ngụ) của Nhật Bản, nằm cách Ishigaki 170 km về phía bắc và dưới sự kiểm soát của Ishigaki, đảo Senkaku đã được Mỹ trao lại cho chính phủ Nhật vào năm 1972. Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) và Đài Loan (Cộng hòa Trung Quốc) đã thách thức chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku từ năm 1972, và nhất là từ năm 2012 có những thách thức càng ngày càng lớn hơn.
Ishigaki là thiên đường ẩm thực:
Các hướng dẫn viên du lịch cho biết rằng: Nhờ khí hậu thân thiện và văn hóa yêu thích bãi biển, hải sản và các sản phẩm tươi sống mà khách có thể tìm thấy ở đây không giống bất cứ nơi nào khác trên thế giới. 'Yaeyama soba' là món ăn đặc trưng của khu vực. Món này hơi khác so với soba kiểu phổ biến của quốc gia Nhật. Du khách cũng nên thử umi budo, còn gọi là nho biển, trứng cá muối xanh. Đó là một loại rong biển có hương vị tuyệt vời như một món ăn nhẹ nhấp nháp với bia.
Lm John Trần Công Nghị
Chứng Từ Đức Tin Thời Internet
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
08:27 27/04/2019
Chứng Từ Đức Tin Thời Internet
Trước lễ Hiển Linh vừa qua, tôi đã trải qua một ngày Thứ Bảy rất cảm kích.
Mười giờ sáng, có tiếng gọi cửa dồn dập. Nhìn ra, vườn nhà hưu dưỡng Tòa giám mục Qui Nhơn nắng đẹp như đón chờ lễ Hiển Linh, lễ của ánh sang, đang đến vào hôm sau. Tôi mở cửa. Không phải ba đạo sĩ nhưng là ba phụ nữ, so với khung cảnh nhà chung này, cũng cổ quái không thua gì các đạo sĩ từ phương Đông. Hai người đã trên sáu mươi, y phục cư sĩ Phật giáo, màu lam, vai mang tay nải.Người thứ ba là một nữ tu trẻ dòng Mến Thánh Giá, nhân viên của quầy sách… Chị đẩy hai vị khách vào. Có việc gì đây? Hai vị khách khệ nệ đặt xuống mười chai nước lớn và sáu cây nến màu vàng có dán hình thập giá màu đỏ.
- Xin cha làm phép giúp chúng con.
- Nhưng đầu đuôi câu chuyện thế nào ạ?
- Thưa cha, hai bà này người lương. Họ sẽ tự kể chuyện cho cha nghe.
Chị nữ tu trả lời và rút lui. Hai người tự giới thiệu:
- Chúng con đã tìm hiểu Kinh thánh và càng lúc càng thấy Chúa thương chúng ta quá. Chúng con rất thương Chúa. Mấy năm qua chúng con tu theo Phật. Nay nhờ Kinh thánh chúng con biết chỉ có Chúa là Đấng Tối cao Duy nhất. Chúng con tin Chúa. Xin cha cho chúng con được rửa tội.
Họ ở cách Tòa giám mục 90 km, tại một nơi mà 180 năm trước Thầy Sáu Do đã đi qua và về sau đã rải rác có vài nếp nhà thờ nhưng nửa thế kỷ nay không còn dấu vết. Nghe đâu còn ẩn khuất đâu đó dăm bảy gia đình Công Giáo nhưng mấy lần về ăn giỗ đồng tộc tôi vẫn dò la mà chưa gặp được ai.Tôi còn quá nhát đảm !Chỉ tìm gặp những người đồng đạo mà còn dè dặt đến thế, làm sao mà rao giảng Tin mừng ? Thế mà hôm nay từ chính địa phương ấy lại có những người được ơn tin Chúa thật mãnh liệt, đang tìm đến tận nơi ở của tôi !
- Các chị đã đọc những kinh sách nào rồi?
- Bản chỉ dẫn về chuỗi Mân Côi, mấy quyển này… Chúng con mới thỉnh, nhưng chúng con đã nghiên cứu Kinh thánh.
- Kinh thánh?Ai đã cho các chị?
- Con có cái Ipad này. Ở nhà con không dám mở nhưng chị Bốn đây sống một mình. Con gửi ở nhà chị, con sang đó cùng nhau đọc bài trên mạng rồi nghe các bài giảng của cha Long về Lòng Chúa Thương Xót, nghe mãi không chán. Ôi Chúa thương chúng ta biết chừng nào !
Tôi rất ngạc nhiên khi thăm dò về việc cầu nguyện hằng ngày, được nghe hai vị nói đến cả ba kinh Lạy Cha, Kính mừng và Sáng danh một cách hồn nhiên.
Hai vị quen biết một thiếu phụ Công Giáo và đã nhờ chị đưa tới nhà thờ giáo xứ cách đó gần 50 km, vào một ngày Chúa Nhật, có « ông cha đội mũ tím » về làm lễ. Họ đã được giới thiệu với cả cha sở và Đức Cha Matthêô, giám mục Giáo phận Qui Nhơn. Tôi bấm máy cho Đức Cha. Đức Cha hỏi thăm, khích lệ và xin Chúa ban phúc lành cho họ. Họ hết sức mừng rỡ.
Tôi cũng gọi đến cha sở. Đường tới nhà thờ khá trắc trở, họ lại không có xe máy. Nếu đi Qui Nhơn, họ có thể đón xe buýt trước cửa nhà và đi thẳng. Do đó, cha sở đề nghị tôi chăm sóc giáo lý cho họ rồi cử hành bí tích luôn.
- Các chị có tâm nguyện muốn được rửa tôi nhưng cần có một thời gian chuẩn bị nhé!
Tôi xin số điện thoại và đang tính hẹn ngày, thì chị lớn tuổi hơn nhanh nhẩu:
- Nếu được thì cho chúng con học chiều nay luôn, bốn giờ chúng con mới lên xe về.
- Vâng, để tôi nói các sơ dọn phòng cho các chị nghỉ trưa và mời các chị dùng bữa.
- Ồ, chúng con ăn chay trường, để chúng con ra ngoài ăn.
- Không sao, các sơ có đủ cơm trắng, rau luộc, xì dầu, dưa leo và muối đậu phụng.
- Vậy thì tốt quá!
Tới một giờ rưỡi, nghỉ trưa dậy, tôi đưa hai vị vào nhà nguyện, đến trước hang đá Bê lem, kể chuyện Chúa giáng sinh, chuyện các đạo sĩ, những ngày tháng bên Ai Cập rồi Gia đình thánh về Nazarét, tiếp đến là những năm rao giảng, cái chết thập giá và sự Phục sinh của Chúa.
Sau đó, tôi đưa hai vị trở lại phòng, tiếp tục câu chuyện ban sáng:
- Các chị muốn xin làm phép nước để dùng hằng ngày cho “đạo mỗi ngày một thấm thêm vào lòng”. Trong ước nguyện ấy có hai điểm: Trước hết là việc cầu nguyện xin Chúa ban phúc lành cho nước uống hằng ngày. Việc này chính các chị có thể tự làm lấy với lời nguyện trước bữa ăn ở trang 23 quyển Kinh Nguyện Gia Đình này.
Còn ý thứ hai là để cho “đạo mỗi ngày một thấm thêm vào lòng” là các chị đang linh cảm thấy nước hằng sống mà Chúa Cứu Thế đem đến. Xin mời các chị cùng đọc với tôi câu chuyện Chúa Giêsu trao đổi với người phụ nữ đến múc nước ở giếng Giacóp (Ga chương 4).
Hai vị tỏ ra kinh ngạc, không ngờ câu chuyện Kinh thánh rất giống với chuyện những chai nước họ khệ nệ đem tới đây.
- Các chị cũng hiểu là, bình thường Chúa Giêsu rất dè dặt, không nói rõ về bản thân Ngài cho đám đông, nhưng ở đây vì người phụ nữ đã lắng nghe và sẵn lòng đổi mới đời sống, nên khi chị ấy nhắc đến Đấng Cứu Thế, Chúa không ngần ngại tiết lộ rằng Ngài chính là Đấng ấy. Ngài là Nước hằng sống.
Đây chính là điểm khác biệt then chốt giữa Kitô giáo và mọi tôn giáo khác. Nơi các tôn giáo khác, vị giáo chủ nào cũng khẳng định con đường họ giới thiệu là chân lý: “Thưa quý vị, đây là con đường, đây là sự thật tuyệt đối”. Tuy nhiên không một vị nào dám nói và có thể nói như Chúa Giêsu: “Chính tôi là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Mọi giáo chủ đều chỉ vẽ cho môn sinh thấy một con đường đến với Chân lý Tuyệt đối ở bên ngoài bản thân các vị, duy chỉ một mình Chúa Giêsu mới thẳng thắn quả quyết: “Tôi là Chân lý, là Sự thật tuyệt đối” (Ga 14,6). Điểm trung tâm của giáo lý Chúa Giêsu là chính bản thân Ngài. Cho nên điều quan trọng là phải xây dựng tình thân giữa mình với Ngài. Các chị có thể là chẳng bao giờ thầm nói với Đức Phật một lời mà vẫn là một cư sĩ Phật giáo tốt. Thế nhưng, khi các chị đã là môn đệ Chúa Giêsu thì Chúa muốn các chị phải trò chuyện với Ngài mỗi ngày nhiều lần, thân mật hơn là tình bạn giữa hai chị dành cho nhau. Mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và mỗi chúng ta tựa như giữa cây và cành, cành lìa khỏi cây sẽ chết.
- Thưa cha, Đức Bổn sư cũng có nói điều cha nói đó. Ngài nói ngài là ngón tay chỉ mặt trăng, và các bạn phải tự thắp đuốc mà đi tìm chân lý.
Tôi vói tay rút quyển Các Giờ Kinh Phụng Vụ, lấy cho hai vị xem một tấm ảnh ngăn trong đó. Một vị ngạc nhiên:
- Ô! Cha cũng giữ hình Đức Bổn sư!
- Vâng, tôi giữ tấm hình này để nhắc mình những lời hay ý đẹp của ngài và nhất là để cầu nguyện cho những người từng say mê giáo lý ngài như các chị.
Như các đạo sĩ xưa, các chị đã gặp được Đức Bổn sư như một ngôi sao dẫn đường đến với Chúa Cứu Thế.
Ba đạo sĩ đã để lại vàng, hương và một dược, còn hai vị cư sĩ? Một vị rút ra 200.000 đồng “cúng dường” để góp phần “ấn tống” kinh sách. Còn vị kia rút ra một gói gạo lứt sấy:
- Đây là đồ chay chúng con đem theo dự tính ăn trưa nay, nhưng đã được các sơ mời cơm rồi, xin gửi lại cha dùng cho vui.
Tôi đã không thể tìm được một con chiên lạc nào ở vùng ấy, rồi giờ đây Internet tìm giúp tôi những người ăn chay trường, giúp họ biết giáo lý Chúa và đưa họ về với Chúa. Nếu tôi bàn ra việc ăn chay tốt lành của họ, e rằng tôi tự chuốc lấy lời Chúa đã khiển trách người Pharisêu (x. Mt 23,15).
- Vâng, tôi cũng muốn nói với các chị điều ấy: Các chị đã được ơn ăn chay trường, hãy cứ tiếp tục. Trước hết, ăn chay trường có lợi cho sức khỏe. Tiếp đến, nó nhắc mình rèn luyện đức từ bi nhân ái. Tôi không ăn chay trường nhưng cũng có những thời gian ăn chay.
- Vậy thì con mừng quá. Theo Chúa, con được thêm nhiều điều hay mà không bỏ mất điều hay đã có được!
Mấy chục năm trước, đã có những đoàn dài những người H’Mông vượt núi rừng đi tìm nơi thờ phượng Chúa tại Giáo phận Hưng Hóa và Tổng giáo phận Hà Nội. Cũng đã có những đoàn người Êđê, Jarai, Bahnar tại Gia Lai và Kon Tum chia nhau đi lung tìm linh mục của Chúa. Họ đã nghe Lời Chúa qua các chương trình phát thanh Tin lành và Công Giáo. Giờ đây anh chị em người Kinh, từ những vùng sâu, vùng xa lại kiếm tìm trên Internet rồi kéo nhau về tận Tòa giám mục.
Chiều đến, ngồi dùng bữa, tôi nhắc lại với các chalời một anh em linh mục đã nói ngay tại bàn ăn này: “Rồi người ta sẽ ùn ùn trở lại nhưng mình sẽ tìm đâu ra người dạy giáo lý?” Người anh em ấy là linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Trí, đã về với Chúa năm 2014, thọ 70 tuổi. Quả tình những năm qua, câu nói của Cha Trí vẫn là một băn khoăn lớn cho tôi. Thế nhưng giờ đây, trong ngày vọng lễ Hiển Linh, tôi được tận mắt chứng kiến Thiên Chúa đang cho đáp số đến từ một phía không ngờ: Lời Chúa đang được rao báo trên mái nhà của truyền thông.
Trước công việc Thiên Chúa làm, tôi nhớ đến những lời hứa đầy lạc quan trong Gr 31,31-34; Is 62,1; đặc biệt là: “11Quả thật, Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Đây, chính Ta sẽ chăm sóc chiên của Ta và thân hành kiểm điểm. 12Như mục tử kiểm điểm đàn vật của mình vào ngày nó ở giữa đàn chiên bị tản mác thế nào, thì Ta cũng sẽ kiểm điểm chiên của Ta như vậy. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây đen mù mịt. 13Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân, tập hợp chúng lại từ các nước và đưa chúng vào đất của chúng. Ta sẽ chăn dắt chúng trên các núi Israel, trong các thung lũng và tại mọi nơi trong xứ có thể ở được. 14Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao Israel. Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong đồng cỏ mầu mỡ trên núi non Israel. 15Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng. 16Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng” (Ed 34,11-16).
Thật đầy an ủi, khi ta đã cố gắng hết sức mà không làm được, Thiên Chúa sẽ can thiệp. Tuy nhiên, liệu chừng ta đã cố gắng hết sức chưa?Talàm sao có thể phớt lờ những câu thật đáng sợ đi liền trước đoạn vừa trích?“5Chiên của Ta tán loạn vì thiếu mục tử và biến thành mồi cho mọi dã thú, chúng tán loạn. 6Chiên của Ta tản mác trên các ngọn núi, trên mọi đỉnh đồi. Chiên của Ta tản mác trên khắp mặt đất, thế mà chẳng ai chăm sóc, chẳng ai kiếm tìm.
7Vì thế, hỡi các mục tử, hãy nghe lời Đức Chúa. 8Ta lấy mạng sống Ta mà thề - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng -, bởi chiên của Ta bị cướp phá và biến thành mồi cho mọi dã thú vì thiếu mục tử, bởi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta, 9nên hỡi các mục tử, hãy nghe lời Đức Chúa: 10Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Đây Ta chống lại các mục tử. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta; Ta sẽ không để chúng chăn dắt chiên, và các mục tử sẽ không còn lo cho mình. Ta sẽ giải thoát các chiên của Ta khỏi miệng chúng, để chiên của Ta không còn làm mồi cho chúng nữa” (Ed 34,7-10).
Thiên Chúa không những ngỏ lời với các mục tử mà còn nói thẳng với đàn chiên: “17Phần các ngươi, hỡi chiên của Ta, Đức Chúa là Chúa Thượng phán. Này Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên, giữa cừu với dê. 18Được chăn trong đồng cỏ tốt tươi đối với các ngươi phải chăng còn quá ít, mà các ngươi lại lấy chân giày đạp phần đồng cỏ còn lại của các ngươi, được uống nước trong mà các ngươi lại lấy chân quậy đục phần còn lại ? 19Vì thế, đàn chiên của Ta phải gặm phần cỏ chân các ngươi đã giày đạp, phải uống phần nước chân các ngươi đã quậy đục. 20Bởi vậy, Đức Chúa là Chúa Thượng phán với chúng như sau: Này Ta sẽ xét xử giữa chiên béo với chiên gầy. 21Vì các ngươi thúc vào sườn, vào vai và lấy sừng mà húc vào mọi con chiên đau yếu đến độ các ngươi làm cho chúng phải tản mác ra ngoài, 22nên Ta sẽ cứu thoát chiên của Ta để chúng không còn bị cướp phá, Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên” (Ed 34,17-21; xt Gr 23,1-4).
Ta cũng không thể quên một lời khác, lời ông Marđôkê nhắn gửi con đỡ đầu của ông là hoàng hậu Esther, tiêu biểu cho những người ưu tú trong dân Chúa: “Vì đến lúc này mà con vẫn cứ ngậm miệng làm thinh, thì người Do Thái sẽ nhận được sự trợ giúp và giải cứu từ một nơi khác; còn chính con và nhà cha con lại bị tru diệt” (Et 4,14).
Thiên Chúa từng ưu ái tỏ ra rằng Ngài cần đến chúng ta, tuy nhiên nếu chúng ta không quảng đại hưởng ứng lời Ngài mời gọi, Ngài cũng thẳng thắn cho thấy thật ra Ngài chẳng cần gì đến chúng ta. Nếu chúng ta không chịu lên đường rao giảng, thì chúng ta sẽ phải tự chịu trách nhiệm trước mặt Ngài, còn Lời hằng sống sẽ vẫn cứ vang vang từ chân trời này tới chân trời khác, bằng nhiều cách, cụ thể ngày nay sẽ bằng cả Internet.Điều đáng mừng là cuối cùng nữ hoàng Esther đã chỗi dậy vì đồng bào, chính Chúalại an ủi: “Ta sẽ cho các ngươi những mục tử đẹp lòng Ta; chúng sẽ khôn ngoan sáng suốt chăn dắt các ngươi” (Gr 3,15).31Này sẽ đến những ngày Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa một giao ước mới,… 33Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. 34Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: “Hãy học cho biết Đức Chúa”, vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa (Gr 31,31.33-34).
Và rồi hôm nay, vẫn còn đó những anh chị em miệt mài lặng lẽ tải Lời của Chúa lên Internet mỗi ngày bằng nhiều cách thế. Xin cám ơn và chúc mừng những anh chị em đang dấn thân loan báo Tin mừng và đang gìn giữ để ánh sao Hiển linh không tắt mất.
“2Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa,
không trung loan báo việc tay Người làm.
3Ngày qua mách bảo cho ngày tới,
đêm này kể lại với đêm kia.
4Chẳng một lời một lẽ, chẳng nghe thấy âm thanh,
5mà tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu
và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển” (Tv 18/19,2-5).
Qui Nhơn, lễ Hiển Linh 06-01-2019
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
Trước lễ Hiển Linh vừa qua, tôi đã trải qua một ngày Thứ Bảy rất cảm kích.
Mười giờ sáng, có tiếng gọi cửa dồn dập. Nhìn ra, vườn nhà hưu dưỡng Tòa giám mục Qui Nhơn nắng đẹp như đón chờ lễ Hiển Linh, lễ của ánh sang, đang đến vào hôm sau. Tôi mở cửa. Không phải ba đạo sĩ nhưng là ba phụ nữ, so với khung cảnh nhà chung này, cũng cổ quái không thua gì các đạo sĩ từ phương Đông. Hai người đã trên sáu mươi, y phục cư sĩ Phật giáo, màu lam, vai mang tay nải.Người thứ ba là một nữ tu trẻ dòng Mến Thánh Giá, nhân viên của quầy sách… Chị đẩy hai vị khách vào. Có việc gì đây? Hai vị khách khệ nệ đặt xuống mười chai nước lớn và sáu cây nến màu vàng có dán hình thập giá màu đỏ.
- Xin cha làm phép giúp chúng con.
- Nhưng đầu đuôi câu chuyện thế nào ạ?
- Thưa cha, hai bà này người lương. Họ sẽ tự kể chuyện cho cha nghe.
Chị nữ tu trả lời và rút lui. Hai người tự giới thiệu:
- Chúng con đã tìm hiểu Kinh thánh và càng lúc càng thấy Chúa thương chúng ta quá. Chúng con rất thương Chúa. Mấy năm qua chúng con tu theo Phật. Nay nhờ Kinh thánh chúng con biết chỉ có Chúa là Đấng Tối cao Duy nhất. Chúng con tin Chúa. Xin cha cho chúng con được rửa tội.
Họ ở cách Tòa giám mục 90 km, tại một nơi mà 180 năm trước Thầy Sáu Do đã đi qua và về sau đã rải rác có vài nếp nhà thờ nhưng nửa thế kỷ nay không còn dấu vết. Nghe đâu còn ẩn khuất đâu đó dăm bảy gia đình Công Giáo nhưng mấy lần về ăn giỗ đồng tộc tôi vẫn dò la mà chưa gặp được ai.Tôi còn quá nhát đảm !Chỉ tìm gặp những người đồng đạo mà còn dè dặt đến thế, làm sao mà rao giảng Tin mừng ? Thế mà hôm nay từ chính địa phương ấy lại có những người được ơn tin Chúa thật mãnh liệt, đang tìm đến tận nơi ở của tôi !
- Các chị đã đọc những kinh sách nào rồi?
- Bản chỉ dẫn về chuỗi Mân Côi, mấy quyển này… Chúng con mới thỉnh, nhưng chúng con đã nghiên cứu Kinh thánh.
- Kinh thánh?Ai đã cho các chị?
- Con có cái Ipad này. Ở nhà con không dám mở nhưng chị Bốn đây sống một mình. Con gửi ở nhà chị, con sang đó cùng nhau đọc bài trên mạng rồi nghe các bài giảng của cha Long về Lòng Chúa Thương Xót, nghe mãi không chán. Ôi Chúa thương chúng ta biết chừng nào !
Tôi rất ngạc nhiên khi thăm dò về việc cầu nguyện hằng ngày, được nghe hai vị nói đến cả ba kinh Lạy Cha, Kính mừng và Sáng danh một cách hồn nhiên.
Hai vị quen biết một thiếu phụ Công Giáo và đã nhờ chị đưa tới nhà thờ giáo xứ cách đó gần 50 km, vào một ngày Chúa Nhật, có « ông cha đội mũ tím » về làm lễ. Họ đã được giới thiệu với cả cha sở và Đức Cha Matthêô, giám mục Giáo phận Qui Nhơn. Tôi bấm máy cho Đức Cha. Đức Cha hỏi thăm, khích lệ và xin Chúa ban phúc lành cho họ. Họ hết sức mừng rỡ.
Tôi cũng gọi đến cha sở. Đường tới nhà thờ khá trắc trở, họ lại không có xe máy. Nếu đi Qui Nhơn, họ có thể đón xe buýt trước cửa nhà và đi thẳng. Do đó, cha sở đề nghị tôi chăm sóc giáo lý cho họ rồi cử hành bí tích luôn.
- Các chị có tâm nguyện muốn được rửa tôi nhưng cần có một thời gian chuẩn bị nhé!
Tôi xin số điện thoại và đang tính hẹn ngày, thì chị lớn tuổi hơn nhanh nhẩu:
- Nếu được thì cho chúng con học chiều nay luôn, bốn giờ chúng con mới lên xe về.
- Vâng, để tôi nói các sơ dọn phòng cho các chị nghỉ trưa và mời các chị dùng bữa.
- Ồ, chúng con ăn chay trường, để chúng con ra ngoài ăn.
- Không sao, các sơ có đủ cơm trắng, rau luộc, xì dầu, dưa leo và muối đậu phụng.
- Vậy thì tốt quá!
Tới một giờ rưỡi, nghỉ trưa dậy, tôi đưa hai vị vào nhà nguyện, đến trước hang đá Bê lem, kể chuyện Chúa giáng sinh, chuyện các đạo sĩ, những ngày tháng bên Ai Cập rồi Gia đình thánh về Nazarét, tiếp đến là những năm rao giảng, cái chết thập giá và sự Phục sinh của Chúa.
Sau đó, tôi đưa hai vị trở lại phòng, tiếp tục câu chuyện ban sáng:
- Các chị muốn xin làm phép nước để dùng hằng ngày cho “đạo mỗi ngày một thấm thêm vào lòng”. Trong ước nguyện ấy có hai điểm: Trước hết là việc cầu nguyện xin Chúa ban phúc lành cho nước uống hằng ngày. Việc này chính các chị có thể tự làm lấy với lời nguyện trước bữa ăn ở trang 23 quyển Kinh Nguyện Gia Đình này.
Còn ý thứ hai là để cho “đạo mỗi ngày một thấm thêm vào lòng” là các chị đang linh cảm thấy nước hằng sống mà Chúa Cứu Thế đem đến. Xin mời các chị cùng đọc với tôi câu chuyện Chúa Giêsu trao đổi với người phụ nữ đến múc nước ở giếng Giacóp (Ga chương 4).
Hai vị tỏ ra kinh ngạc, không ngờ câu chuyện Kinh thánh rất giống với chuyện những chai nước họ khệ nệ đem tới đây.
- Các chị cũng hiểu là, bình thường Chúa Giêsu rất dè dặt, không nói rõ về bản thân Ngài cho đám đông, nhưng ở đây vì người phụ nữ đã lắng nghe và sẵn lòng đổi mới đời sống, nên khi chị ấy nhắc đến Đấng Cứu Thế, Chúa không ngần ngại tiết lộ rằng Ngài chính là Đấng ấy. Ngài là Nước hằng sống.
Đây chính là điểm khác biệt then chốt giữa Kitô giáo và mọi tôn giáo khác. Nơi các tôn giáo khác, vị giáo chủ nào cũng khẳng định con đường họ giới thiệu là chân lý: “Thưa quý vị, đây là con đường, đây là sự thật tuyệt đối”. Tuy nhiên không một vị nào dám nói và có thể nói như Chúa Giêsu: “Chính tôi là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Mọi giáo chủ đều chỉ vẽ cho môn sinh thấy một con đường đến với Chân lý Tuyệt đối ở bên ngoài bản thân các vị, duy chỉ một mình Chúa Giêsu mới thẳng thắn quả quyết: “Tôi là Chân lý, là Sự thật tuyệt đối” (Ga 14,6). Điểm trung tâm của giáo lý Chúa Giêsu là chính bản thân Ngài. Cho nên điều quan trọng là phải xây dựng tình thân giữa mình với Ngài. Các chị có thể là chẳng bao giờ thầm nói với Đức Phật một lời mà vẫn là một cư sĩ Phật giáo tốt. Thế nhưng, khi các chị đã là môn đệ Chúa Giêsu thì Chúa muốn các chị phải trò chuyện với Ngài mỗi ngày nhiều lần, thân mật hơn là tình bạn giữa hai chị dành cho nhau. Mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và mỗi chúng ta tựa như giữa cây và cành, cành lìa khỏi cây sẽ chết.
- Thưa cha, Đức Bổn sư cũng có nói điều cha nói đó. Ngài nói ngài là ngón tay chỉ mặt trăng, và các bạn phải tự thắp đuốc mà đi tìm chân lý.
Tôi vói tay rút quyển Các Giờ Kinh Phụng Vụ, lấy cho hai vị xem một tấm ảnh ngăn trong đó. Một vị ngạc nhiên:
- Ô! Cha cũng giữ hình Đức Bổn sư!
- Vâng, tôi giữ tấm hình này để nhắc mình những lời hay ý đẹp của ngài và nhất là để cầu nguyện cho những người từng say mê giáo lý ngài như các chị.
Như các đạo sĩ xưa, các chị đã gặp được Đức Bổn sư như một ngôi sao dẫn đường đến với Chúa Cứu Thế.
Ba đạo sĩ đã để lại vàng, hương và một dược, còn hai vị cư sĩ? Một vị rút ra 200.000 đồng “cúng dường” để góp phần “ấn tống” kinh sách. Còn vị kia rút ra một gói gạo lứt sấy:
- Đây là đồ chay chúng con đem theo dự tính ăn trưa nay, nhưng đã được các sơ mời cơm rồi, xin gửi lại cha dùng cho vui.
Tôi đã không thể tìm được một con chiên lạc nào ở vùng ấy, rồi giờ đây Internet tìm giúp tôi những người ăn chay trường, giúp họ biết giáo lý Chúa và đưa họ về với Chúa. Nếu tôi bàn ra việc ăn chay tốt lành của họ, e rằng tôi tự chuốc lấy lời Chúa đã khiển trách người Pharisêu (x. Mt 23,15).
- Vâng, tôi cũng muốn nói với các chị điều ấy: Các chị đã được ơn ăn chay trường, hãy cứ tiếp tục. Trước hết, ăn chay trường có lợi cho sức khỏe. Tiếp đến, nó nhắc mình rèn luyện đức từ bi nhân ái. Tôi không ăn chay trường nhưng cũng có những thời gian ăn chay.
- Vậy thì con mừng quá. Theo Chúa, con được thêm nhiều điều hay mà không bỏ mất điều hay đã có được!
Mấy chục năm trước, đã có những đoàn dài những người H’Mông vượt núi rừng đi tìm nơi thờ phượng Chúa tại Giáo phận Hưng Hóa và Tổng giáo phận Hà Nội. Cũng đã có những đoàn người Êđê, Jarai, Bahnar tại Gia Lai và Kon Tum chia nhau đi lung tìm linh mục của Chúa. Họ đã nghe Lời Chúa qua các chương trình phát thanh Tin lành và Công Giáo. Giờ đây anh chị em người Kinh, từ những vùng sâu, vùng xa lại kiếm tìm trên Internet rồi kéo nhau về tận Tòa giám mục.
Chiều đến, ngồi dùng bữa, tôi nhắc lại với các chalời một anh em linh mục đã nói ngay tại bàn ăn này: “Rồi người ta sẽ ùn ùn trở lại nhưng mình sẽ tìm đâu ra người dạy giáo lý?” Người anh em ấy là linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Trí, đã về với Chúa năm 2014, thọ 70 tuổi. Quả tình những năm qua, câu nói của Cha Trí vẫn là một băn khoăn lớn cho tôi. Thế nhưng giờ đây, trong ngày vọng lễ Hiển Linh, tôi được tận mắt chứng kiến Thiên Chúa đang cho đáp số đến từ một phía không ngờ: Lời Chúa đang được rao báo trên mái nhà của truyền thông.
Trước công việc Thiên Chúa làm, tôi nhớ đến những lời hứa đầy lạc quan trong Gr 31,31-34; Is 62,1; đặc biệt là: “11Quả thật, Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Đây, chính Ta sẽ chăm sóc chiên của Ta và thân hành kiểm điểm. 12Như mục tử kiểm điểm đàn vật của mình vào ngày nó ở giữa đàn chiên bị tản mác thế nào, thì Ta cũng sẽ kiểm điểm chiên của Ta như vậy. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng đã bị tản mác, vào ngày mây đen mù mịt. 13Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân, tập hợp chúng lại từ các nước và đưa chúng vào đất của chúng. Ta sẽ chăn dắt chúng trên các núi Israel, trong các thung lũng và tại mọi nơi trong xứ có thể ở được. 14Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao Israel. Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong đồng cỏ mầu mỡ trên núi non Israel. 15Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng. 16Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng” (Ed 34,11-16).
Thật đầy an ủi, khi ta đã cố gắng hết sức mà không làm được, Thiên Chúa sẽ can thiệp. Tuy nhiên, liệu chừng ta đã cố gắng hết sức chưa?Talàm sao có thể phớt lờ những câu thật đáng sợ đi liền trước đoạn vừa trích?“5Chiên của Ta tán loạn vì thiếu mục tử và biến thành mồi cho mọi dã thú, chúng tán loạn. 6Chiên của Ta tản mác trên các ngọn núi, trên mọi đỉnh đồi. Chiên của Ta tản mác trên khắp mặt đất, thế mà chẳng ai chăm sóc, chẳng ai kiếm tìm.
7Vì thế, hỡi các mục tử, hãy nghe lời Đức Chúa. 8Ta lấy mạng sống Ta mà thề - sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng -, bởi chiên của Ta bị cướp phá và biến thành mồi cho mọi dã thú vì thiếu mục tử, bởi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta, 9nên hỡi các mục tử, hãy nghe lời Đức Chúa: 10Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: Đây Ta chống lại các mục tử. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta; Ta sẽ không để chúng chăn dắt chiên, và các mục tử sẽ không còn lo cho mình. Ta sẽ giải thoát các chiên của Ta khỏi miệng chúng, để chiên của Ta không còn làm mồi cho chúng nữa” (Ed 34,7-10).
Thiên Chúa không những ngỏ lời với các mục tử mà còn nói thẳng với đàn chiên: “17Phần các ngươi, hỡi chiên của Ta, Đức Chúa là Chúa Thượng phán. Này Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên, giữa cừu với dê. 18Được chăn trong đồng cỏ tốt tươi đối với các ngươi phải chăng còn quá ít, mà các ngươi lại lấy chân giày đạp phần đồng cỏ còn lại của các ngươi, được uống nước trong mà các ngươi lại lấy chân quậy đục phần còn lại ? 19Vì thế, đàn chiên của Ta phải gặm phần cỏ chân các ngươi đã giày đạp, phải uống phần nước chân các ngươi đã quậy đục. 20Bởi vậy, Đức Chúa là Chúa Thượng phán với chúng như sau: Này Ta sẽ xét xử giữa chiên béo với chiên gầy. 21Vì các ngươi thúc vào sườn, vào vai và lấy sừng mà húc vào mọi con chiên đau yếu đến độ các ngươi làm cho chúng phải tản mác ra ngoài, 22nên Ta sẽ cứu thoát chiên của Ta để chúng không còn bị cướp phá, Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên” (Ed 34,17-21; xt Gr 23,1-4).
Ta cũng không thể quên một lời khác, lời ông Marđôkê nhắn gửi con đỡ đầu của ông là hoàng hậu Esther, tiêu biểu cho những người ưu tú trong dân Chúa: “Vì đến lúc này mà con vẫn cứ ngậm miệng làm thinh, thì người Do Thái sẽ nhận được sự trợ giúp và giải cứu từ một nơi khác; còn chính con và nhà cha con lại bị tru diệt” (Et 4,14).
Thiên Chúa từng ưu ái tỏ ra rằng Ngài cần đến chúng ta, tuy nhiên nếu chúng ta không quảng đại hưởng ứng lời Ngài mời gọi, Ngài cũng thẳng thắn cho thấy thật ra Ngài chẳng cần gì đến chúng ta. Nếu chúng ta không chịu lên đường rao giảng, thì chúng ta sẽ phải tự chịu trách nhiệm trước mặt Ngài, còn Lời hằng sống sẽ vẫn cứ vang vang từ chân trời này tới chân trời khác, bằng nhiều cách, cụ thể ngày nay sẽ bằng cả Internet.Điều đáng mừng là cuối cùng nữ hoàng Esther đã chỗi dậy vì đồng bào, chính Chúalại an ủi: “Ta sẽ cho các ngươi những mục tử đẹp lòng Ta; chúng sẽ khôn ngoan sáng suốt chăn dắt các ngươi” (Gr 3,15).31Này sẽ đến những ngày Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa một giao ước mới,… 33Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. 34Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: “Hãy học cho biết Đức Chúa”, vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa (Gr 31,31.33-34).
Và rồi hôm nay, vẫn còn đó những anh chị em miệt mài lặng lẽ tải Lời của Chúa lên Internet mỗi ngày bằng nhiều cách thế. Xin cám ơn và chúc mừng những anh chị em đang dấn thân loan báo Tin mừng và đang gìn giữ để ánh sao Hiển linh không tắt mất.
“2Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa,
không trung loan báo việc tay Người làm.
3Ngày qua mách bảo cho ngày tới,
đêm này kể lại với đêm kia.
4Chẳng một lời một lẽ, chẳng nghe thấy âm thanh,
5mà tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu
và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển” (Tv 18/19,2-5).
Qui Nhơn, lễ Hiển Linh 06-01-2019
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
Lòng Chúa Thương Xót
Đinh Văn Tiến Hùng
12:10 27/04/2019
( Lễ kính 28/4/19 )
“ Kẻ tội lỗi càng nhiều bao nhiêu, thì kẻ ấy càng có
quyền đón nhận Lòng Thương Xót của Ta bấy nhiêu. “
( Lời Chúa phán cùng Thánh Nữ Faustina )
--------------------------
Ngài như ánh Chiêu Dương,
Hướng dẫn con lạc đường,
Thoát khỏi vùng tăm tối,
Trong Tình Chúa Xót Thương.
Con bừng tỉnh giấc mơ,
Như kẻ chết trông chờ,
Được Phục Sinh trong Chúa,
Lời Ngài hứa năm xưa.
Xưa dân Ít-ra-en,
Bốn mươi năm ngày đêm,
Chúa dẫn vào Đất Hứa,
Qua sa mạc bình yên.
Tội A-đam,E-và,
Nhờ Mẹ Ma-ri-a.
Ngôi Hai đã Giáng-Thế,
Để Cứu chuộc tội ta.
Ngài khác vị quan toà,
Không nỡ trừng phạt ta,
Lập Bí tích Hoà-giải,
Muốn con được thứ tha
Nuôi dưỡng xác hồn ta,
Không phải bằng Man-na,
Nhưng chính Màu nhiệm Thánh,
Mình Máu Chúa đổ ra.
Đâu có Tình yêu nào,
Mà nhân loại được trao,
Như Tình Yêu Thiên Chúa,
Chết thay tội thế gian ?
Ta đứa con hoang đàng,
Của cải đã tiêu tan,
Mới hồi tâm trở lại,
Ngài chờ đón sẵn sàng
Con đã tỉnh giấc mơ,
Xám hối đợi Ngày Giờ.
Chúa Quang Lâm vinh hiển,
Ngày Phục Sinh mong chờ.
Ngài như Ánh Chiêu Dương,
Hướng dẫn con lạc đường,
Thoát khỏi vùng tăm tối
Trong Lòng Chúa Xót Thương..
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Vàng Đồi Xuân
Lê Trị
09:14 27/04/2019
HOA VÀNG ĐỒI XUÂN
Ảnh của Lê Trị
Thượng đế yêu hoa Ngài tạo đất đai
Loài người yêu hoa sáng chế bình cắm hoa.
God loved the flowers and invented soil.
Man loved the flowers and invented vases.
(Jacques Deval)
Ảnh của Lê Trị
Thượng đế yêu hoa Ngài tạo đất đai
Loài người yêu hoa sáng chế bình cắm hoa.
God loved the flowers and invented soil.
Man loved the flowers and invented vases.
(Jacques Deval)