Ngày 01-05-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Niềm vui bừng sáng
Lm Vũđình Tường
05:19 01/05/2014
Con tim rực sáng hay con tim vui trở lại khi con tim đó tìm được nguồn vui. Đây chính là cảm nghiệm của hai người đi trên đường làng Emau. Khởi hành chuyến đi là cuộc hành trình buồn thảm, kéo dài những ngày đen tối. Dọc đường hai người đã trò chuyện cùng kẻ đồng hành và họ đã mở bầu tâm sự cùng người đó. Người đó là ai mãi đến cuối ngày họ mới nhận ra và nhờ thế mà con tim của họ bừng lên niềm vui rộn rã.

Hai người đồng hành trên đường Emau không thuộc nhóm 12 tông đồ vì câu 33 ghi lại các ông thuật lại mọi sự cho nhóm 11 tông đồ. Một trong hai ông cũng đã nghe thuật lại chuyện mồ trống trong câu 24 khi họ nói trong số bạn bè chúng tôi ra thăm mộ thì thấy mộ trống đúng như các bà thuật lại còn xác Ngài thì không ai thấy.

Đức Kitô sống lại và đã hiện ra với các môn đệ, các bà yêu mến Chúa và hiện ra ở nhiều thời điểm khác nhau nhưng không ai nhận ra Ngài. Điều này cho biết Đức Kitô Phục Sinh mang hình ảnh giống chúng ta, giọng nói giống chúng ta nên dù có gặp gỡ cũng lầm tưởng là một người bình thường nào đó. Người ta chỉ nhận ra khi Ngài cho phép. Hai người trên đường làng Emau đi cùng đường, sánh vai, sánh bước, đàm thoại, lắng nghe nhưng không nhận ra. Cuộc đối thoại về tôn giáo kéo dài, khởi đầu từ tổ phụ Môsê cho đến hết các tiên tri rồi Kinh Thánh nói về Đức Kitô. Dù nói, dù lắng nghe, dù đồng hành nhưng không nhận ra Đức Kitô. Đến chiều tối Ngài định tiếp tục nhưng hai người đưa lòng mến, ngưỡng mộ mời lại dùng bữa tối. Chính việc bác ái này dẫn đến bàn ăn tối. Tại bàn ăn Đức Kitô đã lập lại việc Ngài làm trong bữa Tiệc Li. Hành động bẻ bánh, dâng lời tạ ơn đã sưởi ấm con tim sầu thảm, mang lại niềm vui nồng nàn. Chính trong lúc vui mừng này Ngài biến mất trước mắt các ông. Hai người vội vã bước đi trong màn đêm báo tin vui. Tại bàn ăn người đi đường lập lại chính xác những gì xảy ra trong bữa Tiệc Li và các ông đã tự thú: phải chăng con tim của chúng ta không bừng cháy khi Ngài giải thích về Kinh Thánh cho chúng ta trên đường đi.

Câu chuyện trên đường Emau cho biết biết yêu mến Đức Kitô và có kiến thức về Ngài là hai việc khác nhau. Yêu ai không có nghĩa là biết rõ về người đó. Để yêu thì cần biết ít nhiều về người đó và từ từ khám phá thêm về người đó. Để yêu mến Đức Kitô điều cần biết là tình yêu và giáo lí Ngài giảng dậy rồi từ đó học biết thêm về tình yêu Ngài. Để làm được điều này cần có tấm lòng chân thành, cởi mở đón nhận Thánh Thần Chúa hướng dẫn.

Có kiến thức về Đức Kitô không có nghĩa là yêu mến Ngài. Để yêu mến cần con tim. Kiến thức về Đức Kitô là điều cần có nhưng không phải là yếu tố quyết định tin theo. Biết bao người có kiến thức về Đức Kitô và coi chúng như là những chứng tích lịch sử hơn là chứng tích niềm tin của tiền nhân. Nhìn sự việc như chứng tích lịch sử dẫn đến việc nhận biết Đức Kitô trong lịch sử. Nhìn nhận những chứng tích lịch sử như là dấu tích niềm tin của tiền nhân dẫn đến việc tin vào Đức Kitô Phục Sinh. Ngài đã chết, sống lại, cùng đồng hành với tiền nhân và hiện còn đang đồng hành với những ai tin vào Ngài. Để làm được điều này cần có ơn Chúa, cần có linh ứng của Thánh Thần Chúa và cần sẵn lòng bước theo với con tim nồng cháy.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Tư Phục Sinh Năm A 11-5-2014
Mai Tá
17:05 01/05/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ Tư Phục Sinh Năm A 11-5-2014

“Em hãy làm duyên, Em cứ y nguyên,”
Đàn rơ tơ riết cả lòng đam mê,”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 10: 1-10

Làm duyên hay không em cứ thế. Vẫn cứ “đàn rơ tơ riết cả cõi lòng. Nhà Đạo chẳng làm thơ hay làm nhạc để lòng mình say mê tình tiết rất người đời. Nhưng, nếu có say mê vẫn chỉ mê say Tình Chúa diễn tả ở trình thuật rất âm nhạc.
Tôi có một người bạn. Anh rất say mê nhạc cổ điển. Và, kiến thức của anh về địa hạt này, quả là rất rộng. Chỉ cần nghe qua vài trường canh đầu của bản nhạc tấu, là anh biết ngay đó là bản gì. Là, “tấu khúc viết cho dương cầm cung La trưởng của Mozart”, hay “Lễ hội Mùa Xuân của Stravinsky”, không khó.
Ngoài cái tài vặt ấy, anh còn có thêm một kỹ năng này nữa: hễ nghe giọng ca sĩ nào vừa cất tiếng hát là anh có thể nói ngay tên người ca sĩ ấy. Nghe giọng kim nữ thánh thót, bạn tôi bảo đó là Mariah Callas, Te Kanawa hoặc Joan Sutherland, vv… dễ như cơm bữa. Trong 3 giọng nam cao vút nổi tiếng thế giới, anh dư biết ai thuộc hàng đỉnh cao chót vót với nốt DO. Và một điều thần sầu khác nữa, ấy là: nhận xét của anh lúc nào cũng đúng.
Có một điều, khiến tôi thán phục nhất về tài trí này, là: anh nhớ rất kỹ âm sắc của từng giọng. Không chỉ các ca sĩ lừng danh trong làng nhạc cổ điển, mà cả những vị vẫn còn im ắng trong bóng tối, nữa. Điều đó cũng dễ hiểu. Bởi, anh từng nghe đi nghe lại, rất nhiều lần, các giọng hát ấy, bao năm trời.
Cũng thế, nhận ra giọng nói của Đức Kitô phải là người biết thực tập và gần gũi, ta mới nhận được tiếng của Ngài. Trong thế giới đời thường ta đang sống, có biết bao nhiêu là giọng nói/tiếng thét gầm la khiến ta chú ý đến một cách đặc biệt hơn. Giọng cao vút, mạnh mẽ và ngân dài, chưa hẳn là giọng hay, sang trọng và tốt. Đức Giê-su từng yêu cầu ta điều chỉnh phương cách để tai mà lắng nghe nhận biết tiếng/giọng của Ngài. Để rồi, dù chỉ một lần thoáng nghe tiếng Ngài hoà lẫn với tiếng ồn ào náo nhiệt, ta cũng có thể ngẩng đầu lên, xoay tầm nhìn và nhịp chân bước về hướng xuất phát tiếng Ngài mời gọi.
Hơn bao giờ hết, có nhiều giọng nói/tiếng hát rất ư dịu dàng êm ả, từng kéo ta ra khỏi tầm nhìn và phương hướng phát xuất tiếng/giọng của Phúc Âm Lời Chúa. Có người, thậm chí còn đến để nhỏ vào tai ta, mà nói: bạn không thể nào đạt được hạnh phúc, nếu chẳng chịu làm giàu. Hoặc, bạn chẳng thể nào có cuộc sống thú vị và mãn nguyện nếu không tìm kiếm dục tình, ăn ở lăng chạ với đủ mọi loại tình nhân. Hoặc, bạn không thể nào có được tự do trừ khi bạn từ chối đáp ứng lời mời gọi của một ai.
Ở nơi phố chợ đầy ắp những tình đời ấy, tiếng gọi của Đức Kitô vẫn tiếp tục kêu mời con dân Ngài thực hiện những điều Ngài vẫn nói, hơn hai thiên niên kỷ. Hạnh phúc chỉ đến mau, nếu ta biết sẻ san những gì mình đang có với người nghèo, cùng khổ. Sự sung mãn chỉ mau đạt, nếu ta vẫn một lòng thuỷ chung, tận tình yêu mến những người mà ta hiện có tương quan mật thiết. Tương quan rất thân thương, dịu hiền. Và nhất là, ta có chấp nhận từ bỏ tự do/ý thích của mình được không? Chấp nhận, để có thể phục vụ Nước Trời đầy sự công chính và bình an, nơi Ngài hiện diện.
Vấn đề không nằm ở chỗ: Đức Kitô cần la to hơn nữa, mới có người nghe. Mà là: vào những lúc quan trọng cần có quyết định chính đáng cho đời mình, thì ta lại “mũ ni che tai” bưng bít, chẳng nghe Ngài nói, chẳng thiết tha. Ta vẫn thường giả tảng, làm lơ như không nghe, không biết là có tiếng mời gọi từ đâu gửi đến. Phi trừ, giọng ấy, tiếng ấy đúng là những thứ ta trông ngóng, kỳ vọng, muốn nghe.
Tin Mừng thánh Luca hôm nay nhắc nhở ta một điều: cứ xử sự như thế, tức là ta đang chọn con đường đi vào cõi chết. Lời Chúa mời gọi, đem cho ta sự sống rất sung mãn, tràn đầy. Tuy nhiên, nhiều lúc ta vẫn cứ làm ngơ, quay về hướng khác.
Trong cuộc sống đời thường, ít nhất có hai thời điểm khiến ta nhanh chóng đáp ứng với thanh âm/tiếng nói rất ngọt ngào của người mình yêu dấu. Đó là: thời thơ ấu, hoặc khi đã về chiều. Ở thời thơ ấu, không gì có thể dỗ dành trẻ bé đang gào thét khóc ròng bằng tiếng của người mẹ hiền, những vỗ về dỗ ngọt. Bậc cao niên, một khi các cụ đã buồn rầu mất hướng rồi, thì các cụ chỉ có thể tìm lại sự vui sống khi nghe được giọng nói của người thân/kẻ mến, mà thôi.
Đây là những hình ảnh tuyệt vời rõ nét nhất để nghe được tiếng gọi của vị Mục Tử Nhân Hiền. Ở giây phút giã từ cuộc đời, cùng với tiếng ồn ào thế tục, bao giờ cũng có giọng dịu dàng nhè nhẹ của Đức Chúa, Đấng luôn ân cần ủi an khiến ta vững một niềm tin. Cũng chính vào tình thế “rất căng” ấy, ta sẽ làm được điều mình hằng mong ước suốt đời. Đó là: tiến bước về phía đã phát ra tiếng gọi của Ngài.
Đó mới là sự sống. Đó chính là cuộc đời tràn đầy sung mãn.
Đó còn là ý nghĩa của Nghe và Đáp lại lời Chúa mời gọi.
Trong tâm tình nghe và đáp lại lời Chúa mời gọi, lại cũng nên ngâm thêm lời thơ ý nhạc vẫn ca rằng:

“Em hãy làm duyên, Em cứ y nguyên,
Đàn tơ tơ riết cả lòng đam mê,
In hình tuởng nhớ như tuồng ai ra,
Như tuồng lân la, đâu đây quyến luyến
Đố nàng gần xa.”
(Hàn Mặc Tử - Âm Nhạc)

Nhà thơ xem ra những đố nàng về Âm Nhạc? Làm sao đố được khi nàng và chàng chẳng thấy lòng đam mê, những tưởng nhớ. Hôm nay, nhà Đạo lại nhớ lời Chúa mời và gọi qua Âm nhạc, để người người sống đời sung mãn, đầy thơ nhạc suốt miên trường.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Ơn thông hiểu Chúa Thánh Thần ban giúp chúng ta hiểu Lời Chúa, chương trình cứu độ
Linh Tiến Khải
09:49 01/05/2014
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 30-4-2014. Dưới bầu trời mùa xuân Roma trong xanh với nắng ấm đã có khoảng 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha. Hàng ngàn người khác tới trễ đã phải theo dõi buổi tiếp kiến ngoài quảng trường Pio XII. Sở dĩ tín hữu đông vì có nhiều đoàn hành hương về Roma tham dự lễ phong Hiển Thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II vẫn còn đang viếng thăm Roma.

Đã có hàng chục trẻ em được các cận vệ bế lên để cho Đức Thánh Cha hôn, có em mới chỉ được mấy tháng tuổi. Đó là niềm vui lớn của các bà mẹ. Có nhiều người tặng mũ ”calốt” cho Đức Thánh Cha, ngài lấy đội, rồi trao lại cho họ làm kỷ niệm. Cũng có nhiều người tặng khăn và áo thun cho ngài và ném vào xe díp. Hễ ngài quay qua bên phải lâu quá, thì tín hữu đứng bên trái lại réo gọi. Ngài đã dành hơn 45 phút để chào các tín hữu.

Trong bài giáo lý Đức Thánh Cha đã tiếp tục giải thích các ơn Chúa Thánh Thần ban cho tín hữu. Sau ơn khôn ngoan là ơn đầu tiên, ơn thứ hai là ơn thông hiểu. Ngài khẳng định ngay như sau:

Đây không phải là sự thông minh của con người, khả năng hiểu biết mà chúng ta ít nhiều có được. Trái lại, nó là một ơn mà chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể đổ vào trong chúng ta và dấy lên nơi kitô hữu khả năng đi xa hơn khía cạnh bề ngoài của thực tại và thăm dò các sự sâu thẳm nơi tư tưởng của Thiên Chúa và chương trình cứu độ của Người.

Khi nói với cộng đoàn Côrintô, tông đồ Phaolô miêu tả đúng các hiệu qủa của ơn này, nghĩa là điều ơn thông hiểu của Chúa Thánh Thần làm nơi chúng ta. Thánh nhân nói như sau: ”Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người”. Còn chúng ta chúng ta đã được Thiên Chúa mặc khải cho, nhờ Thần Khí” (1 Cr 2,9-10).

Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa là một tín hữu kitô có thể hiểu biết mọi sự và tràn đầy các chương trình của Thiên Chúa: tất cả những điều đó còn chờ được tỏ lộ ra trong tất cả sự trong sáng của chúng, khi chúng ta sẽ ở bên Thiên Chúa và thực sự là một với Người. Tuy nhiên, như từ hiểu biết gợi ý, hiểu biết intelletto cho phép ”đọc bên trong” ”intus - leggere”. Ơn này khiến cho chúng ta hiểu các sự vật như Thiên Chúa hiểu, với sự thông minh của Thiên Chúa. Bởi vì một người có thể hiểu một tình trạng với trí thông minh của con người, với sự thận trọng, thì tốt thôi. Nhưng hiểu một tình trạng trong chiều sâu, như Thiên Chúa hiểu, là hiệu quả của ơn ấy. Và Chúa Giêsu đã muốn gửi Chúa Thánh Thần cho chúng ta để chúng ta có ơn ấy, để chúng ta tất cả có thể hiểu các sự vật như Thiên Chúa hiểu chúng, với sự thông hiểu của Thiên Chúa. Đây là một món qùa đẹp mà Chúa đã ban cho tất cả chúng ta.

Đó là ơn, qua đó Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào trong sự thân tình với Thiên Chúa và khiến cho chúng ta được tham dự vào chương trình tình yêu mà Người có đối với chúng ta. Khi đó thật rõ ràng là ơn thông hiểu gắn liền mật thiết với đức tin.

Khi Chúa Thánh Thần ở trong tim chúng ta và soi sáng trí khôn chúng ta, Người làm cho chúng ta lớn lên mỗi ngày trong sự thông hiểu điều mà Chúa đã nói và đã làm. Chính Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ Người: Thầy sẽ gửi Thánh Thần cho anh em và Người sẽ làm cho anh em hiểu tất cả những gì

Thầy đã dậy anh em. Hiểu các giáo huấn của Chúa Giêsu, hiểu Lời Người, hiểu Tin Mừng, hiểu Lời của Thiên Chúa. Một người có thể đọc Phúc Âm và hiểu điều gì đó, nhưng nếu chúng ta đọc Phúc Âm với ơn của Chúa Thánh Thần chúng ta có thể hiểu chiều sâu các lời của Thiên Chúa. Và đây là một ơn lớn, một ơn vĩ đại mà tất cả chúng ta phải xin và xin cùng nhau: Lậy Chúa xin ban cho chúng con ơn thông hiểu.

Trong Phúc Âm thánh Luca có một chuyện diễn tả rất rõ sự sâu thẳm và sức mạnh của ơn đó. Đó là câu chuyện hai môn đệ trên đường về làng Emmaus. Sau khi chứng kiến cái chết trên thập giá và việc chôn cất Đức Giêsu, hai môn đệ tuyệt vọng và tan nát bỏ thành Giêrusalem và trở về làng tên là Emmaus.

Trong khi họ đi đường Chúa Giêsu phục sinh đến đi bên cạnh và bắt đầu nói chuyện với họ, nhưng mắt họ bị che mờ bởi sự buồn đau và nỗi tuyệt vọng nên không nhận ra Người. Chúa Giêsu đi với họ, nhưng họ buồn sầu, họ tuyệt vọng tới nỗi họ không nhận ra Người.

Nhưng khi Chúa giải thích Thánh Kinh, để họ hiểu rằng Người phải đau khổ và chết đi để rồi sống lại, trí khôn họ mở ra và niềm hy vọng tái nhóm trong con tim của họ (x. Lc 24,13-27).

Và đây chính là điều Chúa Thánh Thần làm với chúng ta: Người mở tâm trí chúng ta, Người mở chúng ta ra để hiểu các điều của Thiên Chúa hơn, hiểu các điều của con người, các tình trạng, tất cả mọi sự. Ơn thông hiểu thật là quan trọng đối với cuộc sống kitô. Chúng ta hãy xin Chúa ơn đó, xin Người ban cho chúng ta, ban cho tất cả chúng ta ơn này để hiểu như Người hiểu, hiểu các sự vật xảy ra, và nhất là hiểu Lời Chúa trong Phúc Âm.

Đức Thánh Cha đã chào tín hữu đến từ các nước Bắc Mỹ và Tây Âu, cũng như các phái đoàn đến từ các nước: Benin, Uganda, Nam Phi, Philippines, Đài Loan, Malaysia, hay các đoàn hành hương đến từ các nước châu Mỹ Latinh như Honduras, Uruguay, Argentina, Mêhicô, Brasil. Ngài cầu mong tín hữu để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc sống.

Chào các tín hữu Ba Lan về Roma tham dự lễ phong Hiển Thánh cho Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha cầu mong chứng tá đức tin, đức cậy, đức mến và sự tín thác nơi Lòng Chúa Thương Xót của thánh Gioan Phaolô II đặc biệt sống động trong những ngày này, sự bầu cử của người nâng đỡ cuộc sống và các ý hướng tốt lành của từng người, cũng như các âu lo và niềm vui của người thân, sự phát triển và tương lai an bình của Giáo Hội tại Ba Lan và trong toàn quê hương của họ.

Trong số các nhóm nói tiếng Ý được chào có đoàn các trẻ em chịu phép Thêm Sức do Đức Cha Antonio De Luca Giám Mục giáo phận Teggiano-Policastro hướng dẫn; nhóm các nữ tu Salésiennes Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria; các chủng sinh giáo phận Catania và Caltagirone; các tham dự viên cuộc hội học do Đại học Santa Croce tổ chức; tín hữu giáo xứ Montecchio hành hương Roma nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập giáo xứ. Đức Thánh Cha cầu mong chuyến viếng thăm mộ các thánh Tông Đồ và các Giáo Hoàng, dịp phong hiển thánh cho Đức Gioan XXIII và Gioan Phaolô II giúp họ đào sâu đức tin và việc tùy thuộc dân thánh Chúa.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới, ngài nhắc cho mọi người biết Giáo Hội mới mừng kính thánh nữ Catarina thành Siena Bổn Mạng Italia và Âu châu. Ngài khuyên các bạn trẻ noi gương thánh nữ sống với lương tâm ngay thẳng không nhượng bộ các giàn xếp nhân loại. Ngài nhắn nhủ các bệnh nhân noi gương mạnh mẽ của thánh nữ trong những lúc khổ đau, và khích lệ các cặp vợ chồng mới cưới noi gương đức tin vững vàng của người biết tín thác nơi Chúa.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Top Stories
Pope Francis: Labour Day appeal to politicians to remember human dignity and the common good
Vatican Radio
12:13 01/05/2014
2014-05-01 Vatican - on the day in which the Church celebrates the Feast of Saint Joseph the worker, the day when nations across the world celebrate International Workers Day, Pope Francis reached out with this tweet: “I ask everyone with political responsibility to remember two things: human dignity and the common good”.

In a world in which over 202 million people are unemployed and daily news reports bear witness to the dramatic reality of so many people who are bearing the brunt of the global economic crisis, since the very beginning of his pontificate Pope Francis has reiterated his concern and expressed his strong position regarding the dignity of labour.

Here are some excerpts from some of Pope Francis’ discourses and speeches to workers and to those in position of responsibility in this field.

Meeting with Italian Steelworkers on 20 March 2014:

In the current economic climate and the difficulties facing the work environment, the Pope said, “it is necessary to reaffirm that employment is an essential reality for society, for families and for individuals. Work, in fact, directly regards the person, his/her life, freedom and happiness. The primary value of employment is the good of the human person,” because, the Pope explained, it “realizes a person,” intellectually by making demands on his or her attitudes and creative and manual abilities. Employment, then, should not be considered simply as a means for obtaining profit, he continued, “but above all a purpose that affects man and his dignity. And if there is no work, this dignity is wounded! Anyone who is unemployed or underemployed risks, in fact, being placed on the margins of society, becoming a victim of social exclusion. Many times it happens that people out of work - I think especially of the many unemployed young people today - slip into chronic discouragement or worse, apathy.”

In his address during the General Audience in St. Peter’s Square on 1 May, 2013:

“I wish to extend an invitation to solidarity to everyone, and I would like to encourage those in public office to make every effort to give new impetus to employment, this means caring for the dignity of the person” (…) “I would like to add a word about another particular work situation that concerns me: I am referring to what we could define as “slave labour”, work that enslaves. How many people worldwide are victims of this type of slavery, when the person is at the service of his or her work, while work should offer a service to people so they may have dignity. I ask my brothers and sisters in the faith and all men and women of good will for a decisive choice to combat the trafficking in persons, in which “slave labour” exists”.

In his apostolic exhortation Evangelii Gaudium published on 24 November 2013:

"Just as the commandment 'Thou shalt not kill' sets a clear limit in order to safeguard the value of human life, today we also have to say 'thou shalt not' to an economy of exclusion and inequality. Such an economy kills." And reminding the faithful that living and sharing the joy of the Gospel necessarily demands that Christians have a deep and active concern for the plight of the poor who suffer so many injustices from an economy that puts profit above people ne writes: “Today everything comes under the laws of competition and the survival of the fittest, where the powerful feed upon the powerless. As a consequence, masses of people find themselves excluded and marginalized: without work, without possibilities, without any means of escape”. "Human beings are themselves considered consumer goods to be used and then discarded."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo họ Long Sơn GP. Vinh mừng lễ bổn mạng Giuse Thợ
Antôn Trần Công Đức
08:42 01/05/2014
GIÁO HỌ LONG SƠN – XỨ YÊN LĨNH MỪNG LỄ BỔN MẠNG THÁNH GIUSE THỢ

Cùng với Giáo Hội hoàn vũ bước vào tháng năm – tháng kính Đức Trinh Nữ Maria, là Mẹ Giáo Hội hoàn vũ, Mẹ của mỗi Giáo Hội địa phương và là Mẹ của từng người Kitô hữu chúng ta. Và để mời gọi con cái mình hãy làm việc với tinh thần giống Chúa Giêsu và thánh Giuse, Giáo Hội đã dành riêng ngày đầu tháng năm để mừng lễ thánh Giuse thợ. Với tâm tình đó, sáng nay vào lúc, 8h00 ngày 01 tháng 05 năm 2014, giáo họ Long Sơn – giáo xứ Yên Lĩnh long trọng mừng lễ bổn mạng thánh Giuse Thợ. Cha quản xứ Antôn Lê Xuân Trường đã chủ sự thánh lễ, cùng với sự tham dự đông đảo của bà con giáo dân trong và ngoài giáo xứ Yên Lĩnh.

Giáo họ Long Sơn là một giáo họ nhỏ của xứ Yên Lĩnh, với 15 hộ dân, sống chủ yếu bằng nghề thợ mộc. Có lẽ vì điều này nên từ khi xây dựng ngôi thánh đường mới bà con giáo họ đã quyết định chọn thánh Giuse thợ làm bổn mạng. Tuy là một giáo họ nhỏ nhưng tinh thần sống đạo cũng như đóng góp xây dựng giáo xứ luôn hăng say và tích cực. Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc chung tay xây dựng ngôi thánh đường giáo họ rất khang trang (hiện ngôi thánh đường đang trong giai đoạn hoàn thiện để chuẩn bị cho ngày lễ khánh thành).

Chia sẻ đầu thánh lễ cha Antôn mời gọi mỗi một người con, mỗi một gia đình trong giáo họ luôn biết nhìn lên thánh quan thầy mà sống khiêm nhường, công chính, bác ái và yêu thương. Tiếp tục tích cực đóng góp công của để ngôi thánh đường được sớm hoàn thành. Cũng trong bài giảng lễ Cha Antôn còn nhấn mạnh: “Cuộc sống của thánh Giuse ở Nazareth rất vất vả, Ngài đã lao động bằng đôi tay, lấy những giọt mồ hôi của mình để nuôi sống gia đình. Vì thế người Kitô hữu lại cần ý thức rằng, chính chúng ta nhận sự lao động này từ Thiên Chúa và phải quy hướng mọi lao động này về người, và biến những lao động đó nên những giá trị như một phương thế để thánh hóa đời sống của mỗi người chúng ta.”

Noi gương bắt chước các nhân đức của Thánh Quan Thầy, hy vọng mỗi thành phần dân Chúa trong giáo họ Long Sơn, biết noi gương thánh nhân, dùng đời sống bác ái yêu thương, tinh thần hăng say phục vụ để tiếp tục xây dựng đời sống đạo, xây dựng đời sống Đức Tin cũng như đời sống kinh tế ngày càng phát triển và nâng cao. Nhờ lời bầu cử của Thánh Quan Thầy, xin Chúa đổ muôn ơn lành hồn xác, luôn quan phòng, gìn giữ và ban bình an xuống trên hết mọi người trong giáo họ để mỗi người cũng là những chứng nhân sống động cho Chúa giữa lòng thế giới hôm nay.
 
Khai mạc Tháng Hoa tại Trung tâm Hành Hương Thánh Mẫu La Vang
Trương Trí
10:21 01/05/2014
LA VANG - Ngày đầu tháng Năm, tháng mà Giáo Hội dành riêng để kính Đức Trinh nữ Maria: “Mẹ như muôn hoa trên ngàn…”.Vì thế, mọi người đều dâng lên Mẹ những đoá hoa tươi đẹp nhất để bày tỏ lòng kính yêu đối với Mẹ hiền. Sáng hôm nay, tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã dâng Thánh lễ đồng tế khai mạc Tháng Hoa để tôn vinh Mẹ là Mẹ của Giáo Hội, là Mẹ của mọi gia đình Công Giáo, là Mẹ của tất cả mọi người chúng ta.

Hình ảnh

Đúng 8 giờ sáng, đoàn rước đoàn đồng tế long trọng từ Tháp Cổ tiến về Linh đài Đức Mẹ La Vang. Dẫn đầu đoàn rước là Thánh giá đèn hầu, tiếp đến đội Kèn đồng Giáo xứ Cam Châu thuộc Giáo phận Thái Bình, đoàn dâng hoa do các em Thanh tuyển của Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng phụ trách, các em thiếu nhi của Giáo xứ La Vang. Ca đoàn tổng hợp Máctinô của Hạt Hố Nai thuộc Giáo phận Xuân Lộc cất lên lời ca: “Chúng con kính chào Mẹ Nữ Vương đầy ơn phúc…”

Trước khi bắt đầu Thánh lễ, Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền Quản nhiệm Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang giới thiệu cộng đoàn hành hương ngày đầu tháng kính Đức Mẹ hôm nay đến từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc: từ các Giáo phận miền Bắc như Hà Nội, Thái Bình; từ miền Nam có Sài Gòn, Xuân Lộc, miền Trung có Quảng Bình, Vinh, Đà Nẵng và Huế-Quảng Trị.

Đoàn dâng Hoa do các em Thanh tuyển của Hội Dòng Con Đức Mẹ Đi viếng với 5 sắc hoa tươi thắm hoà quyện trong vũ khúc “Mùa hoa đẹp tươi đã về” với những phong cách uyển chuyển nhịp nhàng và say đắm. Thay mặt cộng đoàn hành hương cũng như mọi tín hữu, các em dâng lên Mẹ Hoa Trắng xinh tươi tượng trưng cho sự trong trắng tinh tuyền và thánh thiện của Mẹ; Hoa Hồng dâng lên Mẹ để tôn vinh Mẹ là Nữ Vương các Thánh Tử đạo Việt Nam của chúng con; Hoa Vàng dâng lên Mẹ vì Mẹ đã thưa hai tiếng “Xin Vâng” khởi đầu cho công trình cứu chuộc của Thiên Chúa là Đấng cứu độ trần gian; Hoa Tím dâng lên Mẹ thay cho tấm lòng thuỷ chung yêu thương và phục vụ của mỗi một người, mỗi một gia đình chúng con trong năm Phúc âm hoá Gia đình nầy; Hoa Xanh dâng lên Mẹ, xin Mẹ cho chúng con biết noi gương Mẹ sống thánh thiện, yêu thương và phục vụ để tất cả những lương dân sớm nhận biết Tin Mừng của Chúa là Đấng cứu độ trần gian.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nói: Chúng ta về với Mẹ La Vang ngày đầu tháng Năm, còn gọi là Tháng Hoa để dâng lên ngàn hoa tươi thắm muôn sắc muôn màu, tỏ bày lòng kính yêu đối với Mẹ hiền. Hôm nay cũng là lễ Kính Thánh Giuse thợ, người bạn đời của Mẹ, đã cùng Mẹ nuôi dưỡng Chúa Giêsu. Hôm nay cũng là ngày quốc tế lao động, tất cả chúng ta ai ai cũng đều phải lao động, phải làm việc để nuôi sống bản than và gia đình, nhưng chúng ta phải biết làm việc một cách chân chính để được hưởng vinh phúc mai sau trên nước trời.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ: Năm nay là năm HĐGM Việt Nam chọn là năm Phúc Âm hoá Gia đình. Gia đình là một Hội thánh thu nhỏ, là Hội Thánh tại gia. Gia đình là mái ấm tình thương, là ngôi trường giáo dục đầu tiên của mọi người, chúng ta noi gương Gia đình Thánh Gia thất. Cuộc sống thường nhật của gia đình Thánh gia cũng phải trải qua những lo âu phiền muộn như bao gia đình khác, nhưng dưới sự chăm sóc dạy dỗ của Mẹ Maria và Thánh cả Giuse, Chúa Giêsu càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan.

HĐGM Việt Nam chon năm nay để mời gọi mọi gia đình hãy Tân Phúc âm đời sống gia đình. Gia đình là tổ ấm, do đó mọi người trong gia đình phải hoà thuận thương yêu nhau, gia đình là yếu tố quan trọng để con cái phát triển lành mạnh, cha mẹ phải làm gương tốt cho con cái noi theo. Muốn được như vậy, chúng ta phải biết cầu nguyện để có ơn chúa, được tăng thêm sức mạnh của Chúa thánh Thần

Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê, Phó Chủ tịch HĐGM Việt nam, Tổng Giám mục Giáo phận Huế thông báo về Đại hội Hành hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 30 sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 8 năm 2014 này. Chiều 14/8 sẽ có Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện của Toà thánh chủ tế; sáng 15/8 sẽ có Thánh lễ do Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn chủ tế. Đồng thời Ngài cũng mời gọi tất cả mọi người quan tâm chia sẻ và rộng lòng giúp đỡ để công trình xây dựng Vương Cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang sớm được hoàn thành.
 
Mừng Kim khánh Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
Giuse Khổng Hữu Nguồn
10:18 01/05/2014
XUÂN LỘC - Sáng thứ Năm 01.5.2014, trong tâm tình Tạ Ơn Thiên Chúa, Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc, tổ chức lễ bế mạc Năm Thánh kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Dòng (1963-2013).

Hình ảnh

Cùng dâng lễ với Đức Cha Đaminh, Giám mục Giáo phận có Đức Viện Phụ Xito Thiên Phước, Cha Đaminh Quản hạt Hố Nai, quý cha trong ngoài giáo hạt, và có cha khách người Pháp.

Cùng dự lễ chia sẻ niềm vui và cầu nguyện cho Hội Dòng có quý bề trên, quý Soeur các Hội Dòng bạn trong ngoài giáo phận, quý ông bà cố, quý thân nhân, quý ân nhân, quý chức ban hành giáo, quý khách.

Bầu trời trong xanh, khí hậu mát mẻ nhờ có mấy trận mưa ngày hôm trước. Từ sáng sớm, đoạn đường cây số 7, hạt Hố Nai hân hoan âm vang nhạc thánh ca, Quý Sơ Dòng Mến Thánh Giá với tu phục đen tinh tuyền thánh thiện, vui mừng, dịu dàng, ân cần đón chào quý cha, quý ông bà cố, quý khách đến hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.

Đi giữa cộng đoàn phụng vụ, đoàn rước tiến vào cung thánh hòa vang lời ca tiếng hát du dương của Quý Soeur “Cùng trổi vang lên khúc nhạc mừng, mừng Kim Khánh Hội Dòng. Đoàn con hân hoan dâng lên Chúa khúc hát tri ân. Bao tháng năm qua tình Ngài thương che chở giữ gìn Hội Dòng con luôn thắm tươi bình an…”.

Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Đaminh dâng lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ, quý cộng đoàn hiện diện và Đức Cha mời mọi người hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho chị em Hội Dòng, và không quên nhớ đến quý cha linh hướng, quý bề trên, quý dì, quý ân nhân của Hội Dòng.

Trong bài giàng lễ Đức Cha chia sẻ với cộng đoàn về tâm tình tạ ơn. Trong bài Phúc Âm Luca Chúa nói: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại nầy".

Mỗi người nhìn vào chính mình, nhìn vào cách sống, để chúng ta tự cho mình là con số một trong mười người đã van xin Chúa Giêsu như thế nào?

Tạ ơn mà chúng ta dâng lên Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu là hy lễ đẹp lòng Chúa Cha nhất. Thái độ biết ơn đẹp lòng Chúa là chúng ta hãy biết sống theo lời chỉ dạy của Chúa, những chỉ dẫn của Giáo Hội.

Và Đức Cha ân cần mời gọi mọi người cùng cầu xin Chúa, cho mỗi người biết sáng suốt nhận ra những hồng ân Chúa ban trong đời sống, để biết nói lên lời cám ơn và tôn vinh Thiên Chúa bằng chính đời sống tốt đẹp của mình.

Trước khi kết lễ, Sơ Anna Nguyễn Thị Phượng, Tổng Phụ Trách Hội Dòng lên dâng lời cảm ơn Đức Cha Đaminh Giám mục giáo phận, Quý Đức Cha, Đức Viện Phụ, Quý Bề Trên, Quý Sơ, quý chức, quý ông bà cố, quý thân nhân, ân nhân, quý công ty âm thanh, ánh sáng, quay phim, xây dựng, quý chính quyền, quý khách.

Sau lời cảm ơn, quý Sơ dâng lên Đức Cha bó hoa tươi thắm và tràng pháo tay vang dội nói lên niềm vui tri ân của đoàn con Mến Thánh Giá Xuân Lộc.

Trong niềm vui hôm nay, Đức Cha nhờ Cha Đaminh, Quản hạt Hố Nai trao bó hoa tươi thắm cho Sơ Bề Trên Tổng Phụ Trách Hội Dòng và Đức Cha vui cười nói: “Chúc Hội Dòng luôn phát triển, là điểm sáng cho các Hội Dòng khác. Nhìn vào các cơ sở đang xây dựng thật là ‘vĩ đại’, một lần nữa xin hân hoan chúc mừng Hội Dòng”.

Nhận phép lành kết lễ với Ơn Toàn Xá cộng đoàn cùng cất cao bài ca Thánh Giuse Quan Thầy của Hội Dòng, xin Thánh Giuse hộ phù đời sống chúng con.

Sau tiệc Thánh Thể, Đức Cha, Quý Cha và mọi người tiến về công trình “vĩ đại” phía sau Nhà Nguyện để thưởng thức chương trình văn nghệ do chị em Hội Dòng trình diễn, các tiết mục văn nghệ sinh động, ấn tượng, nhẹ nhàng thấm sâu vào lòng mọi người.

Kế đến, mọi người cùng với Đức Cha, Quý Cha, Quý Khách bước vào bàn tiệc liên hoan chia sẻ niềm vui với Hội Dòng, bữa tiệc thịnh soạn, ngon miệng.

Ra về tất cả ai cũng có quà của Hội Dòng kính biều gồm một quyển kỷ yếu và đĩa “CD Hoan Ca Dâng”.

Xin Kính Mừng Hội Dòng – xin cho Lời Tạ Ơn hôm nay kéo dài mãi trong cuộc hành trình đức tin.
 
ĐGM Mai Thanh Lương hành hương Roma tham dự Lễ tuyên Thánh 2 Vị Giáo hoàng
Lê Đình Thông
10:08 01/05/2014
Đức Cha Đa Minh Mai Thanh Lương, Giám mục phụ tá Giáo phận Orange (Hoa Kỳ) tham dự Đại lễ phong thánh hai Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII và Gioan-Phaolô II, cử hành tại Roma nhằm ngày Chúa Nhật kính lòng Chúa Thương xót (27/04/2014). Ngoài Đức Cha Lương còn có GM Đinh Đức Đạo thuộc giáo phận Xuân Lộc tham dự Lễ phong thánh 2 vị giáo hoàng.

Vị chủ chăn của giáo phận Orange từng nói đến: ‘‘ba chặng đường để:

1 - trở nên hiện thân của lòng Thương xót Chúa
2 - đón nhận sứ vụ rao giảng lòng Thương xót Chúa
3 - sùng kính lòng Thương xót Chúa

Trở nên hiện thân, đón nhận sức vụ, sùng kính lòng Thương xót Chúa là ba tác động căn bản cho linh đạo của lòng Thương xót Chúa. Trong ngày Chúa Nhật kính lòng Thương Xót Chúa năm nay, Đức Cha Mai Thanh Lương còn thay mặt hàng triệu tín hữu Việt Nam trên khắp thế giới thêm vào tác động thứ tư: đi hành hương tôn vinh Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II: vị thánh của lòng Thương xót Chúa; ngày ngài qua đời và ngày ngài được phong hiển thánh đều nhằm Chúa Nhật kính lòng Thương xót Chúa.

Sau lễ phong thánh, Đức Cha Mai Thanh Lương đã từ Roma qua Paris thăm Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám đốc Giáo xứ Việt Nam tại Paris. Đức Cha Lương và Đức Ông Vinh là bạn học cùng trường Chu Văn An và Hồ Ngọc Cẩn, trước khi Đức Cha sang Hoa Kỳ du học (1955). Ngài đã kể lại một số kỷ niệm với Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II

1 - Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II: ‘‘con hãy vác thánh giá theo ta’’:

Năm 2003, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II bổ nhiệm Đức Ông Đa Minh Mai Thanh Lương làm Giám mục tiên khởi người Việt tại Hoa Kỳ. Sau đó, Đức Cha Lương cùng với 192 vị tân giám mục trên khắp thế giới dự Khóa bồi dưỡng cho các tân giám mục ở Vatican, viếng Phủ Quốc vụ khanh, các Thánh bộ, Hội đồng Giáo hoàng và Úy ban Tòa thánh để làm quen với nhân sự và các sinh hoạt của Giáo triều. Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng đã ban tặng Đức Cha Mai Thanh Lương Thánh giá Giám mục trắng. Từ đó, Đức Cha Lương luôn đeo cây thánh giá trắng, kỷ vật của Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II ban tặng.

Ý nghĩa của việc vác thánh giá được thi sĩ Karol Wojtyła, sau này là Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, diễn giải trong bài thơ Theo Ngài, nhắc lại việc ông Simon vác thập giá (Mc 15,21).

Theo Ngài

cuộc hành trình gập ghềnh trắc trở
cuối chặng đường còn ở xa xôi
qua từng dãy phố bồi hồi
dẫn lên triền dốc núi đồi quạnh hiu
đừng ngần ngại sớm chiều khổ lụy
bước chân Ngài cao quý dường bao
mồ hôi hòa với máu đào
cứu nhân độ thế dạt dào tình thương
ta nhất quyết can trường theo Chúa
ý sắt son chan chứa ân tình
dù cho bão tố mặc tình
vẫn không lung lạc trung trinh đến cùng
cây thập giá dọc ngang vác nặng
một mình Ngài cay đắng cực thân
xóa đi tội lỗi nhân trần
Ngôi Hai xuống thế hồng ân cứu đời.

Bài thơ này in trong Tuyển Tập Thơ Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II (Giáo xứ Paris xuất bản), cùng với ba ca khúc Theo Ngài của Linh mục Nhạc sĩ Vũ Thái Hòa, Nhạc sĩ Kiều Linh Nguyễn Linh Diệu, Nhạc sĩ Hàn Thư Sinh và ca khúc Tôi đã gặp Ngài, Nữ tu Lê Ánh Tuyết, dòng Phanxicô, cảm hứng từ bài thơ Theo Ngài của Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II.

2 - Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II nhắc lại lời Đức Mẹ La Vang: ‘‘Vì lời cầu nguyện của các con đã kéo Mẹ từ Thiên đàng đến chốn này. Từ nay, không ai đến đây khấn xin mà Mẹ không nhậm lời.’’

Năm 1998, Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã nhắc lại lời phán hứa trên đây của Đức Mẹ, nhân buổi triều yết làm phép thánh tượng Đức Mẹ La Vang do điêu khắc gia Văn Nhân thực hiện. Sau đó bức tượng được cung nghinh về Việt Nam để cử hành Đại lễ kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang (1798-1998). Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng cho biết Ngài muốn thăm Việt Nam vì Việt Nam và Ba Lan cùng chung một số phận. Ngoài ra, thư ký riêng của Ngài là Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ.

Đức Cha Mai Thanh Lương còn nhắc lại một giai thoai nói lên lòng ưu ái của Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đối với dân tộc Việt Nam. Nhân Đại hội Giới trẻ Thế giới tổ chức tại Denver năm 1993, Ngài muốn thăm phái đoàn Việt Nam. Vào ngày bế mạc, Ngài dùng trực thăng đáp xuống cạnh bên Thính đường (Auditorium), thăm giới trẻ Việt Nam suốt 1 tiếng rưỡi.

Đức Cha Mai Thanh Lương đã được gặp Đức Gioan-Phaolô II nhiều lần, từ khi còn là Phó tế, Linh mục (1966), Đức Ông (1986) và Giám mục (2003). Lần đầu vào năm 1965. Đức Giám Mục Karol Wojtyła, giám quản tông tòa giáo phận Cracovie, đến Giáo xứ Thánh Stanislas tại Buffelo (Hoa Kỳ) là nơi có nhiều người Ba Lan cư ngụ để quyên tiền xây thánh đường Nowa Huta (Cracovie). Lúc đó, Đức Cha Mai Thanh Lương là phó tế đã gặp vị giám mục Ba Lan, sau này là Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II.

Trong thời kỳ chuẩn bị phong thánh 117 chân phước tử đạo Việt Nam, Đức Ông Trần Ngọc Thụ đã giới thiệu Đức Ông Mai Thanh Lương (Văn phòng Mục vụ Di dân và Tỵ nạn) và Linh mục Trần Công Nghị (giám đốc Vietcatholic) được vinh dự dự Thánh lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành tại Nguyện đường riêng.

Các sách viết về Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II do Giáo xứ Paris xuất bản:

Nhân nghênh đón Đức Cha Mai Thanh Lương đến thăm Giáo xứ Paris, Đức Ông Mai Đức Vinh đã giới thiệu mục vụ văn hóa của Giáo xứ có liên hệ đến hai vị Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII và Gioan-Phaolô II:

- năm 2000, Giáo xứ xuất bản cuốn Chân phước Giáo hoàng XXIII, nhắc lại việc Đức TGM Angelo Roncalli, Sứ thần Tòa thánh tại Pháp từ 1944-1953, đã bầy tỏ lòng ưu ái với Giáo xứ Việt Nam, thành lập năm 1947.

- 2011: xuất bản cuốn Chân phước Giáo hoàng Gioan-Phaolô II.

Năm nay, Giáo xứ xuất bản thêm ba cuốn sách:

- Linh đạo Hôn phối theo Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II.
- Tuyển tập Thơ Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và 61 ca nguyện.
- Triết học Nhân bản của Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II biến đổi cục diện thế giới.

Đức Cha Mai Thanh Lương cho biết ngài vui lòng bảo trợ buổi giới thiệu Tuyển Tập Thơ, dự định tố chức tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Orange vào đầu tháng 11 sắp tới. Ngài mời Ông Mai Đức Vinh cùng ngài chủ tọa sinh hoạt mục vụ văn hóa này.

Paris, ngày 30/04/2014
 
Giáo họ miền sơn cước Xuân Ninh mừng quan thầy thánh Giuse thợ
Peter Thái Hùng
11:16 01/05/2014
Giáo họ miền sơn cước Xuân Ninh mừng quan thầy thánh Giuse thợ (1-5)

Nằm trên vùng núi phía Tây Bắc (Quảng Bình), thuộc giáo xứ Kim Lũ, giáo hạt Minh Cầm, giáo họ Xuân Ninh là một giáo họ có lịch sử lâu đời với nhiều khó khăn thử thách trong đời sống Đức Tin. Tuy nhiên, đến hôm nay, tại giáo họ miền sơn cước khó khăn này hạt giống Lời Chúa đã trổ sinh mạnh mẽ và lòng đạo đức sốt mến của bà con giáo dân được rất nhiều linh mục trên địa bàn đánh giá cao. Thánh lễ mừng quan thầy thánh Giuse thợ (1-5) vào lúc 15h00 năm nay là một minh chứng rõ ràng cho đánh giá ấy. Thánh lễ thu hút khoảng 500 giáo dân trong giáo họ, 3 linh mục trong giáo hạt về đồng tế và nhiều quan khách của các giáo xứ, giáo họ bạn.

Khó khăn từ xưa…

Đối với các giáo xứ miền núi Tây Bắc Quảng Bình nói chung và giáo xứ Kim Lũ, cũng như giáo họ Xuân Ninh nói riêng, không ai là không được nghe kể về những hồi ức khó khăn của những năm tháng giữ đạo khi xưa. Gần 130 năm trước, hạt giống Đức Tin đã được giáo dân các xứ miền xuôi Quảng Bình gieo trồng tại đây khi thời cuộc chiến tranh loạn lạc bắt buộc họ phải di tản để tìm kiếm sự bình an cho gia đình, làng xã. Việc giữ Đạo Chúa thật sự khó khăn khi mọi điều kiện từ đường sá, phương tiện giao thông và cảnh rừng thiêng nước độc của thuở khai hoang đều hết sức phức tạp. Tuy nhiên, tổ tiên của giáo họ Xuân Ninh vẫn một lòng trung thành gìn giữ và truyền thụ Đức Tin cho con cháu tạo nên nền móng Đức Tin vững chắc như ngày hôm nay. Khi kể về những gì ông cha đã phải trải qua không ai không khỏi ngậm ngùi vì những tháng ngày dài đợi chờ các thánh lễ. Bởi lẽ, các vị linh mục vì điều kiện khó khăn và địa bàn quá rộng thời bấy giờ không thể thường xuyên đến dâng lễ cho bà con nơi đây. Sự chờ đợi dài ngày ấy cũng càng hun đúc thêm lòng yêu mến Thánh lễ và mộ mến linh mục của người giáo dân.

Hoa quả tốt đẹp hôm nay

Đức Tin vẫn luôn được người giáo dân giáo họ Xuân Ninh gìn giữ và truyền thụ cho con cháu với một nền móng vững chắc. Từ một nhóm nhỏ di tản từ xa xưa thì nay một giáo họ đông đảo trên miền sơn cước hẻo lánh được hình thành và phát triển. Hiện tại, giáo họ Xuân Ninh có hơn 120 hộ gia đình với khoảng 800 giáo dân. Nhờ sự hướng dẫn và lòng nhiệt thành của cha quản xứ Micae Hoàng Xuân Hường, vào năm 2007 giáo họ đã xây dựng đượ một ngôi Thánh đường khang trang bề thế và trở thành biểu tượng cho vùng núi nghèo. Nhờ có nhà thờ, người giáo dân nơi đây lại ngày ngày tụ họp cùng nhau học hỏi, chia sẽ Lời Chúa, cùng nhau cầu nguyện và gặp gỡ để tăng thêm tình đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc làm ăn sinh sống.

Về Thánh lễ quan thầy của giáo họ: Đây là truyền thống tốt đẹp của người giáo dân giáo phận Vinh, truyền thống tốt đẹp ấy cũng luôn được lưu giữ và phát huy tại vùng đồi thơ mộng Xuân Ninh. Trước những đổi thay về cả cơ sở vật chất và lòng đạo đức ở đây, quý cha đồng tế hết sức vui mừng và khen ngợi. Cha Phêrô Trần Văn Thành (quản xứ Kinh Nhuận) – chủ tế trong Thánh lễ gửi lời chào chúc bình an trong Chúa Phục Sinh và chúc mừng những thành quả của giáo họ. Ngài cũng nhấn mạnh đến vai trò của Thánh quan thầy giuse của giáo họ và hy vọng người dân nơi đây biết học theo gương gia đình Thánh Gia xưa mà xây dựng gia đình hạnh phúc, êm ấm nhằm theo lời mời gọi của Giáo Hội Tân Phúc Âm hóa gia đình.

Giảng trong Thánh lễ, cha Phêrô Nguyễn Bình Yên, quản hạt Minh Cầm nhấn mạnh đến vai trò của lao động, Ngài chia sẽ: “Đức Giáo hoảng Pio XII đã thánh hiến ngày 1-5, ngày quốc tế lao động để kính thánh Giuse mẫu gương tuyệt vời của đức công chính, hy sinh lao động và trụ cột gia đình. Điều đó nhắc nhở thêm cho chúng ta cần biết học nơi gương của Ngài mà cần mẫn làm lụng để nuôi sống gia đình, cũng như cùng nhau xây dựng gia đình ngày càng vững mạnh ấm êm, từ đó xây dựng giáo họ ngày một thăng tiến về mọi mặt”. Ngài tiếp: “Thiên Chúa Cha vẫn hằng làm việc và Chúa Giêsu cũng vậy, Ngài vẫn luôn theo ý Cha mà làm việc không ngừng. Con người chúng ta cần làm việc để tiếp tục công cuộc sáng tạo thế giới của Thiên Chúa và điểm tô thế giới này ngày một tốt đẹp hơn”.

Qua Thánh lễ quan thầy hết sức long trọng và sốt sắng của giáo dân giáo họ Xuân Ninh, một giáo họ vùng sơn cước còn nghèo khó và thiếu thốn nhiều điều, chúng ta tin tưởng rằng hạt giống Lời Chúa sẽ tiếp tục đâm hoa kết trái mạnh mẽ nơi đây. Chúng ta cũng hy vọng về một tương lai tốt đẹp về mọi mặt cả Đức Tin lẫn vật chất nơi giáo họ này.

Peter Thái Hùng
 
Xứ Kinh Nhuận Quảng Bình điễn nguyện dâng hoa kính Đức Mẹ
Jos Đồng Lạc
11:54 01/05/2014
GIÁO XỨ KINH NHUẬN – “ĐÊM DIỄN NGUYỆN DÂNG HOA KÍNH ĐỨC MẸ”

Như song lộc triều nguyên: ơn phước cả, dâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăng. Thơm tho bay cho đến cõi Thiên đàng, huyền diệu biến thành muôn kinh trọng thể”. Những lời thơ đầy trọng thị, đê mê và bay bổng của thi sĩ Hàm Mặc Tử một lần nữa lại ngân vang nơi xứ đạo Kinh Nhuận (Quảng Bình) vào lúc 19h00 ngày 1/5/2014.

Xem Hình

Để bước vào Tháng Năm - Tháng Kính Đức Mẹ, hôm nay, vào lúc 19h00 ngày 1/5/2014, tức thứ Năm, tuần II Phục Sinh, Giáo xứ Kinh Nhuận (Tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức Đêm Diễn Nguyện Dâng Hoa Kính Đức Mẹ tại Đài Đức Mẹ của Giáo xứ. Đêm diễn nguyện đã diễn ra một cách đầy trang nghiêm và sốt sắng, với sự tham dự của gần 3000 giáo dân trong giáo xứ. Chủ sự đêm diễn nguyện là Cha quản xứ Phê-rô Trần Văn Thành.

Mở đầu cho đêm diễn nguyện là nghi thức làm phép Đài Đức Mẹ. Đây là công trình được xây dựng công phu và giàu tính nghệ thuật của giáo xứ, đã được khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 2012.

Chương trình diễn nguyện được chuẩn bị rất kỹ lưỡng và trình diễn rất thành công. Mở đầu là Kinh Chúa Thánh Thần. Tiếp đến là tiết mục của Nhóm Ơn Gọi. Sau đó, Cha quản xứ Phê-rô đã đọc đoạn Lời Chúa theo thánh Luca, 1, 39-56 và chia sẻ cùng quý cộng đoàn hiện diện. Ngài đã nhấn mạnh hình ảnh Đức Maria, Người Nữ Đầy Ơn Phước nhưng rất đỗi khiêm nhường vì thế muôn thế hệ đều tán dương Mẹ Đầy Ơn Phúc. Ngài khuyên nhủ cộng đoàn: “Chúng ta cũng hãy biết khiêm nhường như Đức Mẹ; hãy sống vâng phục với trái tim thảo hiền như Mẹ để ta cũng được Chúa ẵm vào lòng mà rằng “này là con yêu dấu của Cha”. Sau phần chia sẻ Lời Chúa của Cha quản xứ, các tiết mục của các giáo họ Cấp Sơn, Kinh Tân và Kinh Nhuận lại được tiếp tục một cách nhịp nhàng. Từng cánh hoa khoe sắc màu rực rỡ được dâng lên cùng với những cử điệu đầy uyển chuyển và thanh thoát theo cung nhạc, tất cả như muốn nói lên tâm hồn rạo rực yêu mến Mẹ và lời chúc khen tán dương ngài của cộng đoàn giáo xứ. Đan xen các tiết mục là những lời thơ đầy tâm tình tri ân:

Hoa hồng đỏ thắm xinh xinh

Tựa trái tim nhỏ đượm tình mến yêu

Cùng muôn lao khổ sớm chiều

Tiến dâng về Mẹ Thiên Triều cao sang.

(Hay):

Hoa thơm khoe sắc trên đồng

Hái về dâng Mẹ tỏ lòng kính yêu

Mẹ ơi con mến Mẹ nhiều

Đây hoa năm sắc mỹ miều kính dâng!

Cao điểm của đêm diễn nguyện là phần cầu nguyện chung của Cha quản xứ với cộng đoàn.Từng ngàn ánh nến lung linh được chuyền từ ánh nến phục sinh và trao cho cộng đoàn. Ánh nến phục sinh đã xua tan đêm tối của đất trời, của ích kỷ hận thù và ghen ghét của lòng người. Cộng đoàn tham dự chắc khó quên những lời tán tụng và thân thưa cùng Đức Mẹ của các bạn trẻ Nhóm Ơn Gọi, được gợi hứng từ bài thơ Avemaria của Giáo Sư Nguyễn Khắc Dương: “Ôi Maria, Mẹ là quỳnh giao vườn thượng uyển; là đỉnh thái sơn cao vời vợi; là ngôi sao Bắc Đẩu rạng trời khuya; là Nữ Vương uy linh cho Cả Thiên đình quỳ lạy tung hô. Nhưng, Mẹ cũng là hoa cà hoa cải, vui mắt bầy mục tử rộn đồng quê. Mẹ cũng là tàu cau nhánh trúc bên đình, như gốc đa giãi bóng, như mái lầu lối cũ, khách bộ hành dừng bước: ngụm chè xanh. Mẹ cũng là ánh đèn le lói trong gian nhà thấp hẹp bác nông phu. Mẹ cũng là người thôn nữ bên cầu vo gạo, bên bếp lửa vùi rơm,giữa chợ đời trưa sớm.

Mẹ cũng là ngư dân,

Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Nuôi con ăn học mong khôn lớn

Năm nắng mười mưa chẳng quản công.

Maria, Mẹ là chiếc mâm vàng đôi đũa ngọc;

Con chỉ là rau hèn cỏ mọn tiến dâng lên,

Cúi xin ngài khứng nhận”!

Đêm diễn nguyện được khép lại trong lời Kinh Hoà Bình đầy ấm cúng, thánh thót và ngân vang như một thông điệp hoà bình cho mọi người tham dự. Mọi người thinh lặng ra về trong niềm vui vì đã được cung nghinh, tán dương Mẹ và thân thưa cùng ngài những ưu tư khắc khoải trong cuộc sống.

Jos. Đồng Lạc
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tại sao Đảng sợ ý dân như sợ chết ?
Phạm Trần
09:37 01/05/2014
TẠI SAO ĐẢNG SỢ Ý DÂN NHƯ SỢ CHẾT ?

Nếu câu nói “Bỏ Điều 4 (Hiến pháp) là tự sát” của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã đi vào lịch sử sợ chết của đảng Cộng sản Việt Nam thì việc nhiều nhóm công dân Việt Nam đang tự ý lập hội không cần xin phép để thực thi quyền con người đương nhiên của Xã hội Dân sự đã khiến giới cầm quyền bối rối.

Tình hình “tự phát” này của dân tuy chưa đủ sức mạnh làm cho đảng phải từ bỏ độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội”, nhưng phát biểu của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân 2014 (Hạ Long, Qủang Ninh) hôm 29/04/2014 đã chạm đến não tủy của Lãnh đạo.

Ông Tuyển nói : “Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”. (TBKT, Thời báo Kinh tế, 29/04/2014)

Ông Tuyển là người đầu tiên có “máu mặt trong đảng” đã lên tiếng công khai khuyến cáo nhà nước phải nhìn nhận Xã hội Dân sự (XHDS) trong khi đảng không muốn bàn đến vấn đề này. Khi còn tại chức ông Tuyển từng đóng vai chủ chốt trong thương thuyết để Việt Nam trở thành hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, The World Trade Organization) từ năm 2007.

Ông được báo chí trích lời nói rằng : “Thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm thị trường, nhà nước và xã hội dân sự….Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”.

Phát biều của ông Tuyên, theo TBKT, đã được nhiều chuyên gia có mặt vỗ tay tán thưởng.

TBKT viết : “Chuyên gia Phạm Chi Lan đề nghị Quốc hội cần có cơ chế để lắng nghe tiếng nói thực sự của dân”, trong khi Tiến sỹ Lê Đăng Doanh “cho rằng xã hội dân sự Việt Nam đã phát triển và cần phải chấp nhận nó. Các tổ chức xã hội cần được trao quyền tham gia xây dựng, phản biện, giám sát thực thi chính sách và cho họ cả cái quyền được tham gia tố tụng tại tòa án.”

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá đi xa hơn với “đề nghị nhanh chóng ban hành luật về biểu tình và ban hành luật về xã hội dân sự, bởi theo ông, đó là quyền của dân, không có gì phải e ngại.”

NGUYÊN NHÂN GẦN VÀ XA

Nhưng trước khi bàn rộng thêm, cũng nên biết tại sao ông Nguyễn Minh Triết đã chống bỏ Điều 4 Hiến pháp ? Bởi vì Điều 4 được viết lần đầu vào Hiến pháp 1980 đã cho phép đảng CSVN là “lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” mà không cần hỏi ý dân. Sau đó, trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 tuy hai chữ “duy nhất” đã bị bỏ nhưng vẫn ghi đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Đến năm 2013 khi nhà nước tổ chức thảo luận sửa đổi Hiến pháp 1992 , hàng triệu người trong và ngòai nước, trong đó có khỏang hơn 20 triệu tín đồ Công Giáo, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Hòa Hão Thuần Túy đã lên tiếng đòi dân chủ hóa chế độ với yêu cầu bỏ Điều 4. Nhưng nếu không còn công nhận đảng có quyền đương nhiên “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” thì bắt buộc phải có bầu cử tự do để dân quyết định lấy vận mệnh chính trị của mình.

Nhưng đảng CSVN là tổ chức rất sợ dân chủ và sợ mất độc quyền cai trị nên Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh đứng đầu đã dốc tòan lực phản bác ý kiến đòi bỏ Điều 4. Các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giải Phóng và Công an Nhân dân đi tiên phong trong “trận chiến” bảo vệ quyền cai trị bất di dịch cho đảng.

Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cũng đã lên án những ai đòi sửa điều này là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì gọi những ý kiến chống Điều 4 là “ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn.”

Nhưng ý dân đòi “đổi mới chính trị” , đòi được quyền tham gia việc nước, chấm dứt tình trạng “khóan trắng” cho nhà nước lo mọi việc của dân đã bất ngờ bung ra từ sau ngày Hiến pháp 2013 có hiệu lực (01/01/2014).

Làn sóng đòi dân chủ, tự do, chống bất công, đàn áp trong dân và đòi được quyền “giám sát việc làm của cán bộ, đảng viên và nhà nước” như Hiến pháp đã quy định cũng đã diễn ra ở nhiều vùng trên lãnh thổ.

Các Tổ chức tự phát của dân như “Hiệp hội Dân Oan (HHDO)” , “Hội Bầu Bí Tương Thân (BBTT)”, Tập hợp Blogger VN Vì Tự Do (BVNTD), Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam(PNNQVN), Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam (TNLTVN) và Văn đòan Độc lập Việt Nam (VĐĐLVN) đã lần lượt ra đời.

Ngay lập tức, các “dư luận viên” của đảng được động viên viết bài chống các Tổ chức này song song với các kế họach “khủng bố, dọa nạt” của công an. Các bài viết thuộc phe đảng cầm quyền đã bêu rếu, đả kích và chụp ngay lên đầu những người khởi xướng phong trào các loại mũ “thế lực thù địch” , “chống lại đất nước”, “chống đối lại Đảng, Nhà nước” hay “diễn biến hòa bình”.

Tiêu biểu như một người ký tên Quốc Anh đã viết trên trang báo mạng “nhandanvietnam.wordpress.com” ngày 08/03/2014 với thái độ kém văn hóa, khi chỉ trích các Nhà Văn, Nhà Thơ và những người đấu tranh cho quyền con người, nguyên văn: “Chúng đã câu kết với nhau thành lập nên các tổ chức nhằm công khai chống đối lại Đảng, Nhà nước. Về điều lệ, mục tiêu, chương trình hoạt động của mỗi tổ chức khác nhau, song điểm chung giữa chúng đều là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.Và cuối cùng, chúng cũng nhận “Văn đoàn Độc Lập Việt Nam” là một tổ chức dân sự,… hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước”. Tổ chức của chúng là kẻ thù đối nghịch với Hội Nhà văn Việt Nam, tức là một khối u ác tính, cần sớm phải cắt bỏ.”

Nhưng tại sao Quốc Anh đã gay gắt chống Văn đòan Độc lập như thế ?

Bởi vì nhóm 62 Nhà văn, Nhà Thơ, Nhà sáng tác của Văn đòan này, do Nhà văn Nguyên Ngọc đại diện mở cuộc vận động, đã viết những lời khiến ai còn quan tâm đến văn hoá dân tộc cũng phải lo âu: “Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.”

“…một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.”

Sau cùng, bản Tuyên bố kết luận : “ Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.”

Đúng như nhóm 62 Nhà Văn nghệ lo âu. Cái gì hỏng còn chữa được chứ nếu Văn hóa của một dân tộc mà suy thoái thì con người thuộc nhiều thế hệ của dân tộc ấy sẽ lâm nguy. Bởi vì nếu văn hoá dân tộc không được nuôi dưỡng, vun đắp cho bền vững thì đe dọa bị “mất gốc” hay bị “ngọai thuộc” sẽ đền gần.

Trước hiểm họa này, nhiều quan chức đảng và nhà nước vì đã quen thói “đội đảng lên đầu”, không cần biết đúng hay sai, nên thường lý luận cối chầy rằng Việt nam không cần có thêm các Tổ chức XHDS vì đã có Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) lo hết rồi. Những cái đầu “đất sét” này quên rằng MTTQ là do đảng dựng lên để cho các Tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo chui đầu vào cho đảng lãnh đạo để được hưởng bổng lộc đảng ban cho. Dù mang tiếng là các tổ chức của quần chúng nhưng MTTQ lại không có thực quyền khi giám sát và phản biện những việc làm sai trái của đảng, nhà nước và của Quốc hội. Các khuyết nghị hay “kiến nghị” của công dân được tổ chức xã hội này trao cho Quốc hội tại mỗi lần có họp cũng chỉ để “làm cho xong thủ tục” mà thôi.

Kết qủa đem lại cho dân trong thực tế “rất bôi bác” hay “chẳng làm gì cả”. Tiêu biểu như chuyện phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đảng vẫn được người dân yều cầu Mặt trận nhắc nhở với Quốc hội từ năm 2005, khi có Luật Phòng, chống Tham nhũng mà tham nhũng vẫn còn “nghiêm trọng” thì hỏi Mặt trận này đã làm được những gì để trả nợ cho dân ?

Nhưng Bộ Chính trị,Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Công an và Tổng cục Chính trị của Bộ Quốc phòng lại có định kiến các tổ chức XHDS lập ra chỉ để chống đảng, làm mất quyền lãnh đạo của đảng nên phải kiên quyết chống lại.

Vì vậy, từ năm 2006, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Đặng Ngọc Dinh, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển đã nói với báo Tuổi Trẻ : “Ở VN có một số người sợ rằng nếu thúc đẩy xã hội dân sự (XHDS) sẽ có sự đối lập với chính quyền. Sợ như thế là hơi quá, là không tin vào người dân. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu về XHDS” (Tuổi Trẻ, 21/05/2006)

Ông nói tiếp : “Đúng là có cách suy nghĩ đó nhưng là vì hiểu nhầm, hiểu phiến diện thôi. Họ cho rằng hoạt động của XHDS là “rách việc”, là chống đối. Họ sợ rằng khi có XHDS thì chính quyền sẽ bị phản đối khi muốn quyết định một vấn đề nào đó. Tức là họ nghĩ XHDS sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng giảm đi, XHDS không muốn chấp hành luật lệ. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thiểu số. Tất nhiên, những kẻ tham nhũng rất sợ XHDS. Thực chất vai trò cuối cùng của XHDS, cũng như của bất cứ chính quyền vì dân vì nước nào, là phát triển đất nước bền vững. Tiếng nói của một người dân có thể sai nhưng số đông người dân lên tiếng thì chính quyền cần lắng nghe và hiệu chỉnh.”

Bằng chứng các luận điệu chống đối gay gắt của các “dự luận viên” ăn cơm đảng nhắm vào việc ra đời của một số tổ chức XHDS trong thời gian 2 năm qua (2013-2014) cho thấy đảng và nhà nước CSVN đang ngày một xa dân vì đảng không còn thi hành các khẩu hiệu như đã tuyên truyền: “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “ dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.

RỐI LÊN XUYÊN TẠC ĐỂ ĐỐI PHÓ

Vì vậy, mỗi ngày qua đi là thêm một ngày đảng xa dân hay dân xa đảng nên sự ra đời của các tổ chức XHDS được mọi người, nhất là hai giới trí thức và giới trẻ quan tâm. Nhưng dưới con mắt đảng CSVN thì hình ảnh tốt đẹp và trong sáng của XHDS đã bị “đổi mầu” cho phù hợp với chủ trương phủ nhận như “không cần thiết” vì có “mục đích xấu” !

Tỷ dụ như một người ký tên Đức Thành đã viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày Thứ hai, 17/03/2014 : “Việc hình thành một số hội nhóm dân sự là bước đi đầu tiên. Đáng chú ý họ còn tìm cách chia rẽ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Họ công khai công kích sự lãnh đạo của Đảng, coi Đảng lãnh đạo là chế độ “độc tài toàn trị”, tình trạng tham nhũng là do sự độc quyền lãnh đạo của Đảng… “chỉ có đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có thể chống được tham nhũng”... Thậm chí họ còn nói chỉ có thể chế đa nguyên mới có thể bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc! Cũng có khi họ trắng trợn tuyên bố, mục tiêu của họ là “chuyển hóa hòa bình chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ”.

Đức Thành viết tiếp : “Phương thức hoạt động trước hết họ là lợi dụng quy định của Hiến pháp, các công ước quốc tế về quyền con người thu hút người tham gia, đăng tải bài viết, cổ vũ, thành lập nhóm sáng lập hội, đoàn, đồng thời cổ vũ cho các hoạt động mạng tính “ôn hòa, bất bạo động”. Hiện nay, trên các diễn đàn mạng, họ tập trung đòi quyền tự do ngôn luận, báo chí, đặc biệt là tự do internet, nhằm phát triển tổ chức và phổ cập quan điểm dân chủ, nhân quyền phương Tây. Họ đã cường điệu những sai lầm, khuyết điểm của Đảng, Nhà nước; bôi nhọ, vu cáo nhiều cán bộ lãnh đạo cơ quan, tổ chức, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, hòng làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội XHCN…..

….Bởi vậy, chúng ta không chấp nhận bất cứ ai-cá nhân hay nhóm xã hội nào, giai tầng nào mưu toan lợi dụng quyền được thành lập và hoạt động của cái gọi là XHDS để nhằm mục đích giành quyền lực hay vì quyền lực nhà nước, xóa bỏ chế độ chính trị, tước đoạt thành quả cơ bản của cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua.”

Lạ chưa, trong tất cả các nhóm công khai thành lập các Tổ chức XHDS, chưa thấy nhóm nào có khả năng, hay có mụch đích “giành quyền lực” hoặc “xóa bỏ chế độ chính trị” như Đức Thành đã la lên.

Chẳng nhẽ những người như Cụ Bà Lê Hiền Đức, 84 tuổi, người được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) trao giải thưởng Liêm chính năm 2007, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Dân oan hay Nhà văn Nguyên Ngọc, nay đã 82 tuổi, đứng đầu Ban vận động thành lập Văn đòan Độc lập vẫn còn khả năng thể xác để “tham quyền cố vị” như nhiều quan chức trong đảng cầm quyền sao ?

Tưởng đâu chỉ có vậy, nhưng nhìn về qúa khứ năm 2012, dưới tiêu đề “Xã hội dân sự" - một thủ đoạn của diễn biến hòa bình”

người viết Dương Văn Cừ đã vẽ ra “nhiều loại mũ lạ lẫm” trên Báo Nhân Dân ngày 31/08/2012: “Hiện nay, các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO nước ngoài đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp "bất bạo động", "phi vũ trang". Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện "tiến trình dân chủ ở Việt Nam" với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Ðông Âu, SNG và Trung Ðông - Bắc Phi thời gian qua….

“….Thời gian qua, việc tác động để hình thành một "xã hội dân sự" (XHDS) ở Việt Nam theo tiêu chí phương Tây đang được một số người cổ vũ và thực hiện. Vậy thực chất "xã hội dân sự" là gì, đây có phải là một trong các phương thức hoạt động nhằm chuyển hóa chế độ mà những thế lực chủ mưu diễn biến hòa bình (DBHB) đã áp dụng thành công ở Ðông Âu, Trung Ðông, Bắc Phi, và hy vọng sẽ thành công ở Việt Nam?”

Tiếp theo là một Tài liệu viết về “Một số vấn đề cần lưu ý về xã hội dân sự” của Bộ Nội vụ Việt Nam cũng vẽ râu ria để hù họa một cách “nhẹ nhàng” như thế này : “Là các tổ chức “ngoài” Nhà nước, phi chính phủ, bao gồm các quan hệ và tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công, tính thống nhất không cao nên dễ xảy ra tình trạng các tổ chức dân sự chỉ chăm lo đến lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích toàn xã hội, tạo ra các “lệ” riêng, không phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước, thậm chí có trường hợp bị biến tướng phục vụ lợi ích của các cá nhân có điều kiện chi phối. Ví dụ: Hiệp hội của các nhà nhập khẩu hàng hoá luôn có mong muốn và đề nghị nhà nước xem xét giảm thuế nhập khẩu để hạ giá bán, nhưng điều đó lại mâu thuẫn với lợi ích với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước. Rõ ràng là trong một số trường hợp, tính tự chủ, tự nguyện và tự quản của các hội, tổ chức phi chính phủ có nguy cơ tạo ra sự xung đột về lợi ích giữa các cộng đồng xã hội, cũng như tạo ra các “lệ” riêng cản trở việc thực thi chính sách và pháp luật của nhà nước, hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội.”

TUY HAI MÀ MỘT ?

Đáng chú ý và cũng nực cười là nội dung trên đây lại “tái xuất hiện” trong bài viết “Xã hội dân sự là gì?”, ngày 21/10/2013 trên trang báo mạng có tên “Giải Độc Thông Tin” của nhóm được gọi là “chuyên gia”, nhưng đã đứng hẳn vào sân chơi của đảng để tấn công XHDS.

Một đọan trong Tuyên bố ra mắt viết : “Chúng tôi- những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực đã tự nguyện liên kết lại để mở ra trang "GIẢI ĐỘC THÔNG TIN" nhằm đấu tranh vạch trần những mưu đồ xấu của các thế lực thù địch; đưa ra những thông tin chính xác nhất với những chứng cứ thuyết phục nhất để bạn đọc có cái nhìn trong sáng hơn, thiện cảm hơn về đất nước.

Kính mong mọi người cùng đồng hành với chúng tôi trong cuộc chiến trên mặt trận thông tin này.”

Thế rồi nhóm “chuyên gia” này viết rằng : “Không thể không thừa nhận rằng sự phát triển của Internet đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho cả nhân loại, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít kẻ có mưu đồ xấu để lợi dụng Internet xuyên tạc lịch sử; bịa đặt, vu khống, xuyên tạc những nỗ lực của nhân dân Việt Nam đang hằng ngày xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như ước nguyện của Hồ Chủ tịch lúc sinh thời. “

Họ đã ra tay ném đá vào dịp tháng 10 năm 2013 khi nhà nước lấy ý kiến tòan dân cho Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Website này viết : “Lấy danh nghĩa là kêu gọi thành lập Diễn đàn xã hội dân sự mà không dám/né tránh đưa ra được khái niệm, đặc trưng cơ bản nhất của XHDS, song nội dung bao trùm là lên án chính quyền đàn áp và đề cao các “tổ chức xã hội dân sự” kiểu “Hội đồng Giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU, v.v., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ”; “đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”. Mục đích chính của Diễn đàn này nhằm “chuyển đổi thể chế chính trị” mà họ cho là “chế độ toàn trị” cũng như dừng việc thông qua bản sửa đổi Hiến pháp để thảo luận thêm.

Như vậy, nội hàm của Diễn đàn này là nơi bày tỏ chính kiến của các nhóm, tổ chức phản đối bản dự thảo Hiến pháp cũng như ngăn cản việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp đã trải qua quá trình vận động/lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, các tổ chức, cơ quan…từ đầu năm 2013 đến nay. Vậy việc lấy tên gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” phải chăng là lại một sự MẠO DANH/TIẾM DANH kiểu mới nữa chăng? Bản chất là một sự đánh lận/lợi dụng một danh nghĩa tốt đẹp, đáng được ủng hộ/phát triển là “xã hội dân sự” cho hình thành một nhóm/diễn đàn tập hợp lực lượng, quy tụ ý kiến phá hoại việc thông qua bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, phá hoại thể chế chính trị hiện nay.”

Như thế có phải thay vì “giải độc”, nhóm này đã “tiêm thêm chất độc” vào cơ thể Đảng để đảng phủ quyết không nương tay các ý kiến đóng góp của nhân dân với ý mong đất nước có được một Hiến pháp mới dân chủ để tạo đòan kết dân tộc cho công cuộc xây dựng đất nước ?

Cũng vì chỉ nhìn phiến diện như thế nên Hiến pháp 2013 ra đời không được nhân dân phấn khởi chào đón như Hiến pháp tiên khởi 1946. Đơn giản vì quyền “phúc quyết” của dân (trưng cầu ý dân) về Hiến pháp mới phải do “Quốc hội quyết định” (Điều 120).

Khi viết như thế vào thời điểm của 14 năm đầu Thế kỷ 21 là đảng và nhà nước CSVN đã “đi giật lùi đến 68 năm” so với điểm quan trọng cuối cùng của Điều thứ 70 trong Hiến pháp 1946. Điểm này dứt khoát viết rằng : “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.”

Như vậy, khi Quốc hội dành quyền cướp đi “quyền đương nhiên” làm chủ đất nước của dân như đã biểu quyết chấp thuận Hiến pháp 2013 ngày 28/11/2013 thì có phải đảng đã “sợ dân như sợ chết” không ?

Nhưng nếu để “tránh chết” mà Đảng phải đàn áp XHDS bằng mọi gía thì đất nước Việt Nam sẽ lạc hậu và nhân dân sẽ chậm tiến muôn đời. -/-

Phạm Trần

(04/014)

.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo hội
Lm. Mai Đức Vinh
16:49 01/05/2014
LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ

LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.

Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.

Bài được phổ biến :

1. LỜI MỞ, ngày 17.04.2014

2. Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối, ngày 24.04.2014

3. Hôm nay 01.05.2013, xin giới thiệu bài « Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo Hội » của Lm Mai Đức Vinh

HÔN NHÂN TRONG ÁNH SÁNG HÔN LỄ CỦA ĐỨC KITÔ VÀ Giáo Hội


'Vì lòng kính mến Đức Kitô, anh chị em hãy tùng phục lẫn nhau. Người làm vợ hãy phục tùng chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh. Chính Người là Đấng cứu chuộc của Hội Thánh, thân thể của Người'. (Ep 5,21-23)

Trong buổi triều yết ngày 28.07.1982, đức Gioan Phaolô II đã quảng diễn một đoạn thư của Thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Êphêsô nói về ‘đời sống vợ chồng’. Bản văn ấy như sau:

"Vì lòng kính sợ Đức Kitô, anh chị em hãy tùng phục lẫn nhau. Các bà vợ hãy phục tùng chồng như tùng phục Chúa Giêsu, vì chồng là đầu của vợ, cũng như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh, chính Ngài là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Ngài. Và như Hội Thánh tùng phục Chúa Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy. Người làm chồng hãy yêu thương vợ, như chính Chúa Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh. Như vậy Ngài thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và bằng lời hằng sống. Để dưới mắt Người có một Hội Thánh xinh đẹp, lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ, trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Ngài. Sách Thánh có lời chép rằng: chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ và gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả, tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh. Vậy mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như chính mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng" (Ep 5,21-33). Đọc xong, Đức Gioan Phaolô diễn giảng những câu then chốt.

1. Phục tùng lẫn nhau

Phải hiểu làm sao về vấn đề phục tùng, 'Hỡi các bà vợ, các bà phải phục tùng chồng các bà cho phải phép'? Đức Gioan Phaolô II giải thích thật rõ ràng và thẳng thắn. Lần đầu tiên trong lịch sử thần học hôn phối, chính ngài đã dùng diễn từ 'phục tùng tương hỗ hay phục tùng lẫn nhau'. Ngài nói: "Khi viết 'vợ phải phục tùng chồng', thánh Phaolô không chủ trương rằng hiến ước giữa ngôi vị (pacte interpersonnel) dành riêng cho hôn nhân là một hiến ước thống trị của đàn ông trên đàn bà. Ngài phát biểu một quan niệm ngược lại, nghĩa là người đàn bà có thể và phải tìm thấy trong những tương quan với Chúa Kitô Đấng là bạn đời duy nhất cho người này và cho người khác. Theo giáo thuyết của bức thư, thì hôn phối loại trừ yếu tố 'chồng chúa vợ tôi, mọi quyết định đều do chồng' mà hiến ước ngày xưa đã đè nặng và ngày nay đôi khi vẫn còn đè nặng trên cơ chế của hôn nhân. Đúng thực, chồng và vợ phải phục tùng lẫn nhau, bổ túc cho nhau. Nguồn suối của sự phục tùng tương hỗ này là lòng đạo đức (pietas) Kitô giáo, là ơn đạo đức. Tình yêu biểu lộ lòng đạo đức" (1).

Yếu tố nào cho phép đức Gioan Phaolô II quả quyết sự phục tùng giữa người chồng và người vợ phải là sự phục tùng tương hỗ, trong khi thư của thánh Phaolô không nói rõ như vậy? – Cách đơn giản, chính sự đòi hỏi tình yêu phải chân thật mà thánh tông đồ đã đưa ra một định thức đòi buộc người chồng 'Hỡi các ông chồng, hãy yêu vợ mình'. Nếu người cHồng Yêu vợ thực tình, ông không thể chủ trương chỉ một bên phải phục tùng. Bởi lẽ tình yêu thành thật loại trừ mọi hình thức thống trị. Đức Gioan Phaolô nói: 'Tình yêu loại bỏ mọi hình thức phục tùng khiến người vợ trở thành tôi tớ hay nô lệ của người chồng, trở thành đối tượng phục tùng đơn phương. Tình yêu cũng đòi hỏi người chồng phục tùng vợ mình, như chính chồng và vợ phải phục tùng Chúa. Cộng đoàn hay đơn vị mà họ phải tạo dựng vì lý do hôn nhân phải được thực hiện trong một hồng ân tương hỗ, chính là sự phục tùng tương hỗ' (2). Một sự phục tùng trong tình yêu không phải là một sự phục tùng thống trị, nhưng là sự phục tùng hiến dâng tương hỗ. Đó mới là ý nghĩa xác thực của sự phục tùng mà thánh Phaolô mời gọi vợ chồng.

2. Sự tương đồng to lớn.

Bản văn trích từ thư thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Êphêsô ở trên (Ep 5,21-33) nêu bật sự tương đồng to lớn giữa hôn lễ người trần thế và hôn lễ của Đức Kitô và của Giáo Hội. Đó chính là điều đức Gioan Phaolô II chủ tâm nói đến ở đây và ngài nhấn mạnh về một sự tương đồng. Ngài không nói bằng một ẩn dụ, nhưng với một so sánh đơn sơ, một hình ảnh diễn tả mối tương quan vợ chồng bày tỏ ra bên ngoài qua những từ ngữ sống động. Ngài nói về một tương đồng, tức là về một đối ứng tương tự giữa vợ chồng. Điều đó có nghĩa là, khi lá thư gửi cho người Ephêsô nói về hôn lễ người trần thế qui chiếu về hôn lễ của Đức Kitô và của Hội Thánh, thì đó không chỉ nói về một hình ảnh đơn thuần có tính cách sư phạm để giúp chúng ta hiểu về phẩm chức của hôn phối Kitô giáo, nhưng còn nói nhiều hơn nữa về sự tương đồng chính yếu giữa những tương quan vợ chồng trong hôn nhân và những tương quan của Đức Kitô và của Giáo Hội: tình yêu hiến dâng. Nói một cách khác, chỉ những hôn lễ thể hiện toàn phần và toàn mãn cái cốt lõi của hôn phối 'là tình yêu hiến dâng', mới là hôn lễ của Đức Kitô và của Hội Thánh. Vậy, hôn lễ giữa người trần thế được kết ước đúng theo sự thật thì có sứ mệnh phải nên giống, hay ít ra có chí hướng nên giống, hôn lễ của Đức Kitô và của Hội Thánh.

Có ba câu chủ chốt trong sự tương đồng này. Câu thứ nhất: "Chớ gì người vợ tùng phục chồng như tùng phục Chúa". Câu thứ hai vừa cắt nghĩa và vừa biện minh cho câu thứ nhất: "Người chồng là đầu của người vợ như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh", nghĩa là bằng cùng một cách: như Giáo Hội phục tùng Đức Kitô thì các bà phải phục tùng chồng của các bà. Câu thứ ba là: "Còn các ông chồng, các ông phải yêu thương vợ như Đức Kitô yêu Hội Thánh và phó mình vì Hội Thánh". Như vậy, hôn lễ người trần thế được thiết lập tương quan với quà tặng hôn lễ của Đức Kitô cho Hội Thánh: Đức Kitô-Hôn phu hiến thân cho Giáo Hội-Hôn thê, nghĩa là cho mỗi người trong chúng ta. Vì chúng ta là phần tử của Hội Thánh, là chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô, nên chúng ta được mời gọi tiếp nhận vị Hôn Phu đã hiến mình cho Hội Thánh tức là cho chúng ta. Sống đời sống hôn nhân, chúng ta thông hiểu, thưởng thức, chiêm ngưỡng những mối liên hệ của Đức Kitô và của Hội Thánh, đồng thời chúng ta phải quyết tâm đạt tới sự trọn hảo của tình yêu hiến dâng vốn có trong hôn lễ giữa Đức Kitô-Hôn phu và Hội Thánh-Hôn thê. Đó chính là điều mà đức Gioan Phaolô II tha thiết mời gọi: "Những liên hệ hỗ tương giữa đôi bạn, chồng và vợ, các Kitô hữu phải học hỏi và sống theo hình ảnh những liên hệ giữa Đức Kitô và Hội Thánh" (3). Ngài nói thêm: "Sự tương đồng được dùng trong thư gửi giáo đoàn Ephêsô, một trật soi chiếu mầu nhiệm về những tương quan giữa Đức Kitô và Hội Thánh, thì đồng thời cũng mạc khải chân lý chính yếu về hôn nhân: nghĩa là hôn nhân chỉ tương ứng với ơn gọi của người Kitô hữu khi nó phản ảnh tình yêu mà Đức Kitô-Hôn phu trao tặng cho Hội Thánh, hôn thê của Ngài và Hội Thánh cố gắng đền trả cho Đức Kitô tình yêu ấy" (3).

3. Hôn nhân như là ân sủng của giao ước.

Bí tích hôn phối như ân sủng của giao ước là một điểm nặng tính chất tín lý. Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh đặc biệt đến điểm này trong những buổi triều yết ngày 6, 13, 20 tháng 10 năm 1982, qua những khía cạnh có lẽ sâu xa nhất, tuyệt trác nhất và cũng khúc mắc nhất của thần học thân xác. Chính ở đây, đức Gioan Phaolô II đặt bí tích hôn phối như là 'bí tích chủ yếu' (sacrement primordial), một diễn từ chưa ai dùng. Ngài cũng coi như 'kiểu mẫu đầu tiên (prototype) của các bí tích giao ước mới'. Đây cũng là một ý niệm mới mẻ.

Vậy, trước tiên phải xác định ý nghĩa của 'từ bí tích'. Từ này có ít ra hai ý nghĩa, và đã biến chuyển trong hai mươi thế kỷ qua. Ý nghĩa thứ nhất vừa rộng rãi vừa cổ điển thoát sinh từ truyền thống thánh kinh thời các giáo phụ. Đó là ý nghĩa đức Gioan Phaolô II sử dụng trong những buổi triều yết nói về thần học thân xác. Bí tích có nghĩa là ‘mầu nhiệm của Thiên Chúa giấu ẩn từ đời đời, tuy nhiên không phải là trong một bí mật vĩnh cửu, nhưng trong sự mạc khải và sự thể hiện’ (5). Xét theo là sự thể hiện của chương trình thần linh vĩnh cửu, thì bí tích liên quan đến phần rỗi nhân loại. Và như vậy, có thể có ‘bí tích sáng tạo’ và ‘bí tích cứu chuộc’. Chính trên cơ bản bí tích sáng tạo mà người ta phải hiểu bí tích hôn phối như bí tích căn bản. - Còn một nghĩa khác, chặt chẽ hơn, hiện đại hơn, đó là ý nghĩa thời xưa người ta học trong cuốn sách Giáo Lý Trẻ Em: 'Bí tích là dấu chỉ bề ngoài và hữu hiệu về ơn sủng, do Chúa Giêsu thiết lập để thánh hóa các linh hồn' (6). Là máng thông ơn sủng, mỗi bi tích được định tính theo chất liệu (matière) và mô thể (forme) của nó. Đây là gia sản của 'mô chất thuyết ông Aristote' (hylémorphisme aristolicien) khởi xướng và thánh Thomas d’Aquin tu chính lại. Đức Gioan Phaolô II đã dựa trên ý nghĩa cổ thời và rộng lớn của từ bí tích để suy tư và trình bày quan điểm của ngài về bí tích: Bí tích là mầu nhiệm trong chương trình của Thiên Chúa vốn có trong Thiên Chúa từ thuở đời đời. Chính trong ánh sáng này mà chúng ta có thể nhận định bí tích hôn phối như bí tích cơ bản.

4. Hôn phối như bí tích cơ bản.

Ngay phút đầu buổi triều yết ngày 6.10.1982, đức Gioan Phaolô lặp lại điều đã trình bày trong buổi triều yết ngày 20.02.1980, rồi ngài đưa ra một kết luận sâu sắc về đoạn sách Sáng Thế nói đến chương trình của Thiên Chúa từ nguyên thuỷ: "Loài người xuất hiện trong thế giới hữu hình như một diễn từ cao đẹp nhất về ân huệ thần linh bao phủ toàn diện con người. Nhờ ân huệ này, con người đi vào thế gian 'tương giống đặc biệt với Thiên Chúa'. Bởi sự tương giống này, con người trổi vượt và bá chủ ‘hữu hình tính’, vật thể tính, nam tính hay nữ tính và khỏa thể tính của mình (sa visibilité, sa corporéité, sa maculinité ou féminité, sa nudité) trong thế giới. Còn điều khác cũng phản ảnh sự tương giống này, đó là lần đầu tiên, con người ý thức về ý nghĩa vợ chồng qua thân xác, ý thức thấm nhuần mầu nhiệm vô tội nguyên thủy. Như vậy, trong phạm vi hình thành một bí tích cơ bản, chắc chắn có dấu chỉ hữu hình về mầu nhiệm vô hình ẩn dấu nơi Thiên Chúa từ muôn thuở. Đó là mầu nhiệm của Chân Lý và Tình Yêu, mầu nhiệm của sự sống thần linh mà con người thực sự được tham dự" (7).

Bản tóm tắt những phân tích của đức Gioan Phaolô II về sách Sáng Thế kể từ câu trả lời của Chúa Giêsu về việc rẫy vợ, cần phải được xét lại trong ánh sáng của thư thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Êphêsô. Lá thư này quy chiếu về sách Sáng Thế: "Chính vì thế người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình để luyến ái với người vợ và cả hai chỉ còn là một huyết nhục" (Ga 2,24). Trong thư gửi cho giáo dân Êphêsô, thánh Phaolô lấy lại câu trích này trước khi quả quyết 'Đây là mầu nhiệm thật lớn lao' (Ep 5,31-32). Đức Gioan Phaolô II lưu ý rằng: thánh Phaolô muốn nói đến ở đây việc thực hiện liên tục vốn có giữa bí tích căn bản dính liền với việc ân thưởng siêu nhiên của người đàn ông ngay trong việc tạo dựng, và hồng ân mới mẻ được trao ban khi Đức Kitô "đã yêu thương Giáo Hội đến nỗi hiến mình vì Giáo Hội hầu thánh hóa Giáo Hội…" (Ep 5,25-26). "Hồng ân mà người ta có thể xác định trong toàn bộ như là bí tích Ơn Cứu Độ" (8).

Theo đức Gioan Phaolô II, ngay ở những câu đầu của thư gửi giáo đoàn Êphêsô, thánh Phaolô như muốn chúng ta về với tình trạng con người trước tội nguyên tổ: 'Chúc tụng Thiên Chúa là thân phụ Đức Giêsu Kitô (…), Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Chúa Thánh Thần. Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện nhờ tình thương của Người' (Ep 1,3-4). Đó là chương trình của Thiên Chúa dấu ẩn trong mầu nhiệm của lòng Chúa thương xót tự đời đời: Quả vậy, khởi đầu bức thư thánh Phaolô đã chỉ cho chúng ta thấy những ý định vĩnh cửu của Thiên Chúa Cha đối với con người, ngay trước khi tạo dựng con người. Chúa đã chọn chúng ta trước khi tạo dựng vũ trụ. Sách Sáng Thế đã báo trước lời thư của thánh Phaolô khi nói: "Thiên Chúa thấy mọi sự mà ngài đã làm đều tốt lành" (St 1,31). Diễn từ 'thánh thiện và tinh tuyền trước thánh nhan Người nhờ tình thương của Người’ ám chỉ về sự vô tội nguyên thủy, trong đó người đàn ông và đàn bà trần truồng trước mặt nhau mà không mắc cỡ (St 2,25). Nếu đem đối chiếu lời của sách Sáng Thế và lời của thư gửi giáo đoàn Êphêsô, người ta có thể kết luận rằng: thực tại việc tạo dựng loài người, đàn ông và đàn bà, đã mang dấu ấn ‘con người được lựa chọn từ đời đời trong Đức Kitô hầu trở nên dưỡng tử'. Từng người trong chúng ta đã được tuyển chọn như là dưỡng tử ngay trước khi thế giới được tạo dựng. Nhận định này cho phép chúng ta xác định mối liên quan với vấn đề hôn nhân như bí tích cơ bản. Đức Gioan Phaolô II đã trình bày tư tưởng đó trong buổi triều yết ngày 20.02.1980. Đây là một trong những lời phát biểu vừa sâu xa vừa nặng ký nhất về thần học thân xác. Ngài nói: "Như dấu chỉ hữu hình, bí tích (xét theo là chương trình ngàn đời của Thiên Chúa) được thiết lập với con người thọ tạo xét theo là thân xác, và với sự kiện hữu hình nam tính và nữ tính. Như vậy, thân xác và chỉ thân xác, có khả năng làm cho cái hữu hình thành cái vô hình: thiêng liêng và thần linh. Thân xác đã được tạo dựng để chuyển đưa vào thực tại hữu hình của thế giới mầu nhiệm giấu kín từ muôn thuở trong Thiên Chúa thành dấu chỉ hữu hình về Thiên Chúa" (9).Và đó là ơn gọi của thân xác chúng ta, là ơn gọi của hôn phối như bí tích cơ bản. Theo đức Gioan Phaolô II 'Hôn phối là trung điểm của bí tích sáng tạo. Theo nghĩa này, hôn nhân là một bí tích cơ bản' (10). Quả thật, hôn phối hưởng một phẩm tính bao la trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa tình yêu!

5. Hôn phối, nguyên mẫu của các bí tích Giao Ước Mới.

Theo giáo huấn của đức Gioan Phaolô II, ‘Hôn nhân không những là bí tích cơ bản, mà còn là nguyên mẫu (prototype) của các bí tích Giao Ước Mới’. Vì lý do tội nguyên tổ, hôn phối như bí tích căn bản, đã mất siêu nhiên tính múc lấy từ bí tích sáng tạo vũ trụ. "Tuy nhiên, ngay trong tình trạng này, nghĩa là tình trạng tội phạm di truyền của con người, hôn phối vẫn không ngừng là hình ảnh của bí tích được gợi lên trong thư gửi giáo đoàn Êphêsô" (xEp 5,22-33). Và thánh Phaolô không ngần ngại đánh giá là ‘mầu nhiệm cao cả’. Nào chúng ta lại không thể suy luận rằng hôn phối còn là và luôn là mấu chốt (plate-forme) của việc thể hiện các kế hoạch vĩnh cửu của Thiên Chúa, mà theo những kế hoạch đó thì bí tích sáng tạo đưa con người lại gần và chuẩn bị con người lãnh nhận bí tích cứu độ, dẫn con người đi vào trong chiều kích của công trình cứu rỗi? (11).

Nếu, trong chương 5 của thư gửi giáo đoàn Êphêsô có trích lại lời sách Sáng Thế: "Bởi thế, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ để luyến ái vợ mình, và cả hai chỉ còn là một huyết nhục" (St 2,24), thì chính vì thánh Phaolô muốn ám chỉ rằng: 'từ đó có sự liên tục giữa bí tích cơ bản và bí tích cứu chuộc, trong đó Đức Kitô, với tư cách là hôn phu, đã hiến mình chịu chết vì Giáo Hội là hôn thê của Ngài. Và chính trong bí tích cứu chuộc, nhờ Đức Kitô đã hiến mình cho Giáo Hội, mà Giáo Hội trở nên một hiền thê đông con cái'. Cho dù sự tương đồng của thư gửi giáo đoàn Êphêsô không nói rõ như thế, chúng ta cũng có thể nói thêm rằng: ‘Nhờ kết hợp với Đức Kitô như vợ kết hợp với chồng của mình, Giáo Hội trở nên phong nhiêu và được thiên chức làm mẹ thiêng liêng của bí tích Cứu Chuộc’ (12).

'Mầu nhiệm này thật cao cả, tôi muốn nói rằng mầu nhiệm ấy ứng dụng vào Đức Kitô và Giáo Hội' (Ep 5,32). Mầu nhiệm này đã trở nên rõ ràng, khi quy chiếu về hôn nhân đã được thiết lập tự nguyên thủy như sách Sáng Thế chứng thực, cũng như khi quy chiếu về sự kết hợp của Đức Kitô và Giáo Hội. Nhưng sự rõ ràng này không muốn nói một cách minh bạch toàn thể mầu nhiệm; mầu nhiệm này vẫn còn bị che khuất như đối tượng của đức tin. Dấu ấn chỉ về thực tại của mầu nhiệm không phơi bày toàn diện thực tại. Chỉ trong sự thưởng kiến hồng phúc chúng ta mới sẽ nhận biết toàn mãn. Sống tại thế, các đôi bạn Kitô hữu mang sứ mệnh hiệp thông, phải trở nên những dấu chỉ sống động của mầu nhiệm lớn lao về sự kết hợp hôn ước giữa Đức Kitô và Giáo Hội (13).

------------

(1) Buổi triều yết 11.8.1982, s.3

(2) Buổi triều yết 11.8.1982, s.4

(3) Buổi triều yết 11.8.1982, s.8

(4) Buổi triều yết 18.8.1982, s.2

(5) Buổi triều yết 20.10.1982, s.8

(6) Sách Giáo Lý Trẻ Em của thánh Piô X, phần 4, ch.1

(7) Buổi triều yết 20.2.1980, s.3,4.

(8) Buổi triều yết 13. 10. 1982, s.2

(9) Buổi triều yết 20. 2. 1980, s.4

(10) Buổi triều yết 6. 10. 1982, s.6

(11) Buổi triều yết 13. 10. 1982, s.1

(12) Buổi triều yết 13. 10. 1982, s.4

(13) Bài này viết phỏng theo đề tài 'Le mariage dans la lumière des noces du Christ et de l’Eglise'. Trong cuốn La spiritualité conjugale selon Jean Paul II’ của ông Yves Semen, Presses de la Renaissance, Paris, 2010, tr. 236-251.

Chúa lấy linh tích ràng buộc, ban nhiều ơn cao siêu
 
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
Mai Tá
17:06 01/05/2014
Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Hai: Ơn Cứu-chuộc, và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 13)

Phần 6: Ơn Cứu-chuộc,và giòng suy-tư cùng một chiều

Ngày 7 tháng Năm 2006, tuần báo The Catholic Weekly ở Sydney, trong mục giải đáp thắc mắc, Lm John Flader có trả lời một số câu hỏi do bạn đọc gửi đến những vấn nạn như: tại sao Đức Giêsu phải chết? Ngài chết có phải để chứng minh rằng Thiên-Chúa yêu thương loài người chúng ta không? Phải chăng Ngài chết cách đặc-biệt như thế là để cứu ta khỏi mọi tội của gian trần? Ngài chết đi, hẳn cũng vì lý do chính-trị nào đó chứ? Phải chăng Ngài chết chỉ cốt để thách-thức giới cầm-quyền ở nhiều nơi mà thôi không? Chết như thế, là Ngài để lại cho ta một bài học khách quan và đơn giản? Phải chăng Ngài có chết, mới đem đến cho ta sự tha-thứ có từ Thiên-Chúa-là-Cha? Và đơn giản hơn, nội việc Ngài chết đi cũng đủ nói lên quan-điểm/lập-trường nào đó khiến mọi người đều quan-tâm?

Sở dĩ tôi muốn dùng lại các câu hỏi này, ở đây, là để nói lên tính đặc-biệt nơi nhận-thức của ta về việc Đức Giêsu cứu chuộc loài người là “đường-lối nhận-thức” rất chung chung của nhiều người.

Lm John Flader lại đã không trả lời các câu hỏi do người đọc đưa ra như một tổng-thể để bàn thảo, nhưng ông lại gộp chung các vấn-nạn trên thành thắc-mắc duy-nhất chỉ hỏi rằng: phải chăng Đức Giêsu chết đi là để cứu-chuộc loài người, tức Ngài đã đền bù tội lỗi của con người rồi? Câu trả lời là: Có! Lm John Flader vẫn cho rằng cụm-từ “cứu-chuộc” hoặc “cứu-rỗi”, “cứu độ” ngang bằng cụm từ “đền bù tội lỗi”, thế thôi. Mặt khác, ông cũng chẳng bình-giải hoặc định-nghĩa tự-vựng nào cho riêng rẽ, hết. Ông cho rằng, khi trả lời “có” với luận-điểm tuyệt-đối như thế mới phù-hợp với huấn-thị trước-sau-như-một của Kinh Sách và Thánh-truyền ở Đạo mình.

Nhưng sau đó, ông lại trưng-dẫn một số chương/đoạn rút từ Kinh Sách rồi gọi đó là nền-tảng của Giáo-hội. Có 6 đoạn Kinh Sách được ông trưng-dẫn cũng trong cùng mục-đích đó. Có đoạn tập-trung vào câu chuyện được bàn-thảo nhiều hơn chương/đoạn khác. Tuy nhiên, đoạn nào cũng bao gồm các tự-vựng như: cứu-chuộc, tội lỗi, thứ-tha, hoà-giải, chuộc tội. Làm thế, chỉ cốt trả-lời cho các thắc-mắc thông thường có liên-quan đến vấn-đề đặt ra. Nói cách khác, ông làm như thế cũng đủ để đáp-ứng và thực-hiện mục-tiêu đề ra trong một bài viết khá ngắn cho tuần báo đạo. Bởi, tất cả đều dẫn đến cao điểm là lời trích từ kinh Tin Kính có từ thời Công đồng Nixêa trong đó có câu nói được nhấn mạnh, là: “Vì loài người chúng tôi và để cứu-chuộc chúng tôi”. Đã đành là, ngôn-từ đặt ra như thế từng thấy có trong văn-bản Kinh Sách và Thánh-truyền đã từ lâu.

Tuy nhiên, bản dịch tiếng Anh đâu phải lúc nào cũng giống thế. Thông thường, thì tự-vựng được dùng có mục đích để chuyên chở tính-cách được diễn-tả ở tiếng Hy-Lạp là bản-văn gốc được sử-dụng ngay từ đầu, tức cho thấy rằng: khi tác-giả viết những điều như thế thành lời nói là cốt sử-dụng cho mục-đích viết ra, mà thôi. Tính-cách này được tiếp-tục suốt năm thập-niên qua hoặc còn xa hơn nữa, từ một nền văn-hoá khác với văn-hóa của chúng ta.

Ngôn-ngữ ta sử dụng, là để diễn-tả các tư-tưởng không có ở kinh-kệ và/hoặc Sách thánh được dịch sang tiếng Anh. Những lời như thế, tuyệt nhiên, không mang tính hời-hợt bên ngoài nhưng là hiểu theo cung-cách thần-học, chúng còn phong-phú hơn cụm-từ giản đơn, như: “cứu-chuộc”, “đền bù tội lỗi”. Thời xưa, các tự-vựng này nói lên thứ gì đó khác hẳn lời dịch mà ta thường dùng ở nhiều nơi. Truyền-thống Giáo-hội, chẳng bao giờ mang ý-nghĩa nào như mấy tự-vựng ở trên muốn chuyển-tải cả. Đúng hơn, làm thế như là để cho giới kinh-điển ta suy nghĩ thêm về niềm tin mình đang có.

Ở đây, cũng nên nói sơ về một số văn-bản đã đề-cập đến sự việc cứu-chuộc theo Kinh Sách và một số chương/đoạn ít tập-trung vào các đề-tài như nhiều người vẫn nghĩ là “ơn cứu-chuộc”. Thành thử ra, tôi định sẽ nói về các văn-bản này, trước nhất.

Tin Mừng thánh Mátthêu viết ở đoạn 1 câu 21, chỉ đơn-giản cho ta biết tên của Đức Giêsu, tức: Đức Giê-Shua hoặc Giô-shua nếu muốn gọi Ngài như thế cũng vẫn được. Và, nếu dịch cho sát nghĩa, thì tên gọi của Ngài có nghĩa là: “Đấng Cứu-chuộc”. Và hơn nữa, Ngài cũng sẽ cứu-chuộc con dân của Ngài khỏi mọi lỗi lầm cùng tội-vạ của họ. Như thế, tức: mở ra vấn-đề ý-nghĩa về tội và lỗi không phải hiểu theo nghĩa như dân-gian mọi thời, mọi nơi vẫn giả-định.

Tin Mừng thánh Gioan đoạn 1 câu 29 có nói về những lỗi và tội của thế-giới với thế gian. Ở đây, thế-giới hay thế-gian được hiểu như thành-ngữ chuyên-biệt về kỹ-thuật khác với lầm lỗi của Ađam, khác với điều-gọi-là “tội tổ tông”, và khác cả với lầm lỡ riêng tư của mỗi người. Tội hoặc lỗi như thế, thường được qui-chiếu về một thứ lý-lẽ rất lô-gích, vốn dĩ là đặc-trưng của lỗi tội khiến cho “tội lỗi” cứ thế gia-tăng khi nó hiển hiện ở chốn thế-trần. Để nói rằng Đức Giêsu đã trút bỏ đi các lỗi cùng tội của thế-trần như thế đã hàm-ngụ rất nhiều nghĩa; mà, một trong các ý-nghĩa này được dẫn đưa vào thứ lô-gích của tình thương còn mạnh hơn cả bất cứ thứ lô-gích nào khác của lỗi tội, về tội lỗi nữa.

Trong thư gửi giáo-đoàn Rôma ở đoạn 5 câu 10 thánh Phaolô có nói: “Ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà cho chúng ta được hoà giải với Người, phương chi bây giờ chúng ta đã được hoà giải rồi, hẳn chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con ấy”. Điều này thực rất đúng. Nhưng, Kinh Sách tiếng Hy Lạp lại mang thêm ý-nghĩa nữa bảo rằng: ta hội-tụ với nhau và thu vén đi vào tình thương-yêu của Thiên-Chúa. Hơn thế nữa, tình thương-yêu của Ngài còn hiện-diện cả ở bên ngoài để đến với ta trong cùng lúc, mà ta vẫn giữ được các khác-biệt của mình. Nhưng, hoà-giải với Thiên-Chúa, ở đây, lại không phải cùng một thứ như nghi-thức hoá-giải/đền-bù để chứng mình sự hài-hoà Ngài ban phát. Tự-vựng hoá-giải hay hoà-giải ở đây mang ý-nghĩa khác hẳn.

Trong thư thánh Phêrô ở đoạn 1 câu 18-19 lại đã ghi: “Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được cứu-thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại.Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô”. Như thế là, thánh-nhân qui-chiếu vào hoạt-động của máu Đức Giêsu nơi những điều Ngài làm cho ta tựa như máu huyết mang ý-nghĩa của sự hy-sinh nơi dân con Do thái. Ở đây, bửu-huyết Đức Kitô có ý-nghĩa của sự hy-sinh nơi điều Ngài làm cho ta, nên khác hẳn ý-nghĩa vẫn gồm tóm trong ngôn-ngữ của ta, cả đến ngôn-từ của đạo-giáo mà ngày nay ta thường hiểu khác.

Theo một số các nhà chú-giải ở trời Tây thấy sách Ysaya nơi đoạn 53 câu 4-5 lại nói hơi khác, như: “Sự thật, chính Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề. Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành”, tức: câu này ẩn-tàng nơi văn-chương thi-tứ của chúng-dân ngoài Do-thái mà tác-giả Ysaya từng hàm ngụ. Nhưng, tác-giả lại không đồng-thuận với quan-niệm giống như thế.

Thành thử ra, các chương sau đó, tác-giả lại đã phản-bác các tư-tưởng này. Có thể, không phải tất cả mọi người ai cũng biết rõ chuyện này hết. Và, cũng không đồng-thuận với những chuyện đại loại như vậy. Nhưng, làm thế cũng đủ để khiến nhiều người vẫn còn do-dự, lại sử-dụng nó như lập-trường tư-tưởng có chứng-cứ hẳn hòi.

Trong lời giải-đáp thắc-mắc trên tờ The Catholic Weekly ta vừa nhắc đến, Lm John Flader còn trích dẫn hai đoạn Kinh Sách trọng-yếu khác, đó là Tin Mừng thánh Mát-thêu đoạn 20 câu 28 và đoạn 26 câu 28, đoạn đầu đại ý nói: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người". Còn, đoạn sau lại ghi: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội”.

Nói chung thì: ở hai trích-dẫn này, tác-giả Mát-thêu đều rút từ Tin Mừng do thánh Máccô viết trước, nhưng đã không thay-đổi điều gì, trong đó. Tự-vựng chính được thánh-sử ghi, lại đã biểu-hiện một cách chính-xác việc Chúa “ban-phát Tâm-Thân của Ngài như một đảm-bảo cho lời hứa với quần-chúng nói chung, chứ không riêng gì cho người Do thái, thôi.”

Buổi nói chuyện hôm nay, chúng ta đã vào với ý-nghĩa chính của văn-bản trọng-yếu này. Điều này, muốn nói rằng Đức Giêsu đã chọn con đường đi vào với thứ chính-trị hoặc thứ nào đó không mang tính quyền-lực, cốt để ra khỏi cuộc chạy đua phù-phiếm vốn tạo nên mọi khó khăn và vi-phạm nơi con người để rồi tìm được ở nơi đó sự tự-do vượt khỏi mọi hình-thái của mọi quyền-lực, rất bức bách...

----------------
(còn tiếp)

Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Thông Báo
Nén hương lòng của các phóng viên VietCatholic tưởng nhớ đến anh Alphonsus Phạm Văn Hiệp
J.B. Đặng Minh An
20:32 01/05/2014
Video này là nén hương lòng của các nghệ sĩ và phóng viên VietCatholic tưởng nhớ đến anh Alphonsus Phạm Văn Hiệp (Huy Hoàng) (1957 – 27/04/2014).

Hàng mấy thập niên anh thức khuya dậy sớm, cặm cụi chăm lo cho tờ Dân Chúa Úc Châu từ layout, sửa bài cho đến lái xe đi bỏ báo. Hàng bao nhiêu những hình ảnh và videos như Lễ Tấn Phong Giám Mục Việt Nam đầu tiên tại Úc Châu, Đại Hội Thánh Mẫu đầu tiên tại Úc Châu, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Sydney …Biết bao những hy sinh và đóng góp âm thầm cho Truyền Thông Công Giáo.

Cám ơn anh vì tất cả những gì anh đã làm cho Truyền Thông Công Giáo. Cám ơn nụ cười của anh. Giữa những nghịch cảnh của cuộc đời buồn nhiều hơn vui, anh vẫn cười được.

Đặc biệt xin cám ơn chị Hạnh là người bạn đời của anh. Dù không phải là người Công Giáo, chị quảng đại sẵn sàng để anh dấn thân hoạt động tông đồ. Chúng tôi biết ơn chị.

Chúng tôi nhớ mãi nụ cười hồn nhiên như trẻ thơ của anh và lòng quảng đại của chị.

J.B. Đặng Minh An
Phó Giám Đốc VietCatholic Network
 
Văn Hóa
Hồn Đi Lạc..
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:11 01/05/2014
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
Hồn Đi Lạc...


Gặp tôi lang thang đầu đường xó chợ tựa như sát thủ Cain, một đời lang thang trên mặt đất, bạn chặn tôi ngay giữa đường, phán một câu, một lời tuyên án, hay cũng có thể được gọi là một lời than, “Ông Công Giáo, lại là cha cụ, mà nhìn mặt cứ như người chưa bao giờ nhận được Tin Mừng ơn cứu rỗi!...”

Tôi, bất mãn kinh niên, nhăn nhăn vầng trán, “Cám ơn cho những lời nhận xét quý báu không ai mượn. Nhưng cũng không sao, tôi vẫn quý mến ông như thủa nào. Mà này, ông bạn, ông muốn nói điều gì vậy?”

Bạn nhìn thẳng vào mắt tôi, tiếp tục, “Rất thành thực! Không khách sáo! Ông nhìn lạc đường mùa chay quá!”

Ơi, tôi yêu mến làm sao những lời nói thẳng như ruột ngựa!

Tiếng Việt của bạn thật chuẩn, thật dễ thương!

Bạn có phải thầy bói, nhà tướng số, hay tiên tri của quá khứ quay về thế giới đảo điên để phán một lời tuyên ngôn về ngày tận thế?

Lạc đường là tôi! Lạc đường là tên! Lạc đường đã trở thành máu huyết luân lưu trong người. Lạc đường đã khắc ghi sâu trong tâm khảm mặc dù không chọn lựa. Lạc đường đã trở nên cá tính riêng biệt sở hữu. Tôi đã lạc ngay trong bụng mẹ. Tôi nghĩ có lẽ mình cũng chẳng muốn sinh ra trên cõi đời này làm chi…

Tôi đã lạc khi nhìn thấy xe tăng T-54 lăn bánh trên đường Lê Văn Duyệt, một trong những đại lộ Sài Gòn dẫn về tổng hành dinh của Nam Việt Nam, chính quyền mới bại trận. Bầu trời xanh lơ trưa mùa hạ bỗng trở nên xám đen, đừng hỏi tại sao, tôi chỉ diễn tả những chi mình đã nhìn thấy. Thành phố hỗn loạn trong cơn tháo chạy! Những cột khói bốc cao! Bầu trời Sài Gòn bỗng dưng ngập tràn trực thăng, tựa như những chú ruồi sa mạc, di tản người thân ruột thịt. Những khuôn mặt hốt hoảng! Những giọt lệ buồn tủi! Những tiếng kêu tuyệt vọng! Những tiếng hét kinh hoàng! Những hàng người nối dài cho một chỗ ngồi trên chiếc trực thăng đậu cao trên nóc tòa nhà Đại Sứ Mỹ.

Tôi đã lạc dưới bầu trời nắng lung lửa đỏ, bụng đói meo với không một chén cơm, chân đi bộ tới trường trung học Nguyễn Thượng Hiền. Một tô cơm gạo trắng khi đó bỗng dưng trở thành xa xỉ phẩm cho cậu bé thiếu niên của Sài Gòn, Sài Gòn một thời hãnh diện được gọi Hòn Ngọc Viễn Đông.

Tôi đã lạc ngay sau khi bị bật gốc khỏi quê nhà bởi cuộc chiến Việt Nam, một cuộc chiến đến ngày hôm nay, tôi vẫn còn thắc mắc tìm hiểu đâu là nguyên nhân chính.

Tôi đã lạc khi bước chân lên tàu vượt biên, thuyền trôi lênh đênh trên mặt sóng, và tất cả những cô gái tuổi ươm mơ trong khoang thuyền bị hạ nhục bởi ngư phủ Thái. Khi bị tấn công bởi lưỡi dao, anh tôi ngã gục xuống sàn tàu, hét lớn, hai tay ôm mặt; và máu, những dòng máu đỏ tuôn chảy từ những ngón tay. Tôi, hốt hoảng với thảm kịch xảy tới cho người thân, không biết làm gì, bật tiếng khóc!

Tôi đã lạc khi ngư phủ Thái xếp hàng những người thanh niên trên tàu. Từng người rồi từng người bị ngư phủ bạo hành. Tới phiên! Tôi nhắm mắt lại đợi chờ giây phút, nhưng ngư phủ Thái đã dừng lại nắm đấm giữa trời. Tôi nghĩ cũng có thể bởi khuôn mặt thất thần trắng xanh của mình. Hoặc bởi một lý do gì đó, có ai mà hiểu. Ngư phủ nhìn tôi, nhoẻn miệng cười, gỡ cặp kính của tôi ra, đeo vào mặt. Cặp kính cận dầy cộm, ai đeo cho nổi! Ngư phủ loạng choạng những bước chân! Đầu lắc lắc! Cặp kính cận rớt xuống, rơi thẳng một mạch xuống làn nước xanh đại dương. Tưởng thế là xong! Nhưng không, ngư phủ phóng theo vớt lại cặp kính. Một tay bám thành tàu, một tay nắm chặt kiếng cận, ngư phủ nhảy lên tàu, cẩn thận đeo trả lại vào mắt chủ nhân cặp kính. Rồi lại quay sang người đứng kế bên, đánh tiếp, như một chuyện bình thường, một chuyện phải xảy ra…

Tôi đã lạc trong khi hít thở bầu không khí ngột ngạt hôi thối của trại Sungai Besi, trại cấm Mã Lai. Từng mảng rồi từng mảng hồn đã bị gậm nhấm, ăn mòn bởi đời sống trại cấm.

Tôi đã lạc khi đặt chân lên đất Mỹ, vùng đất hứa! Họ là ai, những người không có tóc đen bóng mượt? Tại sao mắt họ lại không là mầu nâu? Tại sao họ ăn bánh mì sandwitch với hambuger và cheese, nhưng lại không ăn cơm trắng với canh chua cá và thịt kho?

Tôi đã lạc khi nhận được tin bố, trút hơi thở cuối đời tại Việt Nam trong khi mình đang lang thang tại xứ người, hơn một năm rồi. Một phần hồn của tôi đã chết, một góc tim bị xé rách toang, không bao giờ còn khả năng bình phục kể từ giây phút đó…

Và khi tôi quay về lại quê nhà… Người cùng chủng tộc đối xử tôi tựa như tôi chưa bao giờ chôn nhau cắt rốn ở Việt Nam. Trong ánh mắt họ, tôi là người Campuchia hoặc Nhật. Có một lần tôi nói, “Cám ơn”, với cô chạy bàn trong tiệm Phở. Cô ta ngạc nhiên, nói liền, “Ông nói tiếng Việt giỏi quá!”

Ơ hay!

Và cô hỏi trong tiếng Anh, “Tại Phi Luật Tân, ông sống ở đâu? Thủ đô Manila?”

Thật thế à?

Lạc, hồn tôi lạc như ao tù nước đọng. Tôi hôi thối! Tôi hiểm ác!

Lạc, trí tôi nhăn nheo tựa như trái táo khô để quên trong bếp từ lâu rồi. Tôi còn trẻ nhưng tâm hồn già khằng, ngàn năm tuổi!

Lạc, ngôn ngữ tôi đôi khi rắn độc.

Lạc đã trở thành một phần tâm hồn, hồn đi lạc.

Ngay cả khi tôi, đồng tiền quý giá được giữ gìn nâng niu tựa như kho tàng trong tay Chúa, qua hình ảnh của người phụ nữ, tôi vẫn đợi chờ cơ hội bỏ chạy! Đồng tiền đi lạc!

Ngay cả khi tôi, chú chiên be bé, dưới bàn tay nhân hậu của Chúa Chiên Lành, tôi vẫn rập rình đợi chờ cơ hội bỏ đi tìm kiếm dục vọng vệ đường! Con chiên lạc!

Ngay cả khi tôi, người con thứ, chạy đến cùng Chúa, đòi Ngài chia gia tài để tôi đốt hết vào đồi trụy đam mê! Người con đi hoang!

Lạc, tôi lạc như hai môn đệ trên đường Emmau…

Tôi thất vọng! Tôi lạc đường!

Chẳng trách chi bạn gọi tôi, Hồn Đi Lạc!

Nhưng...

Chính lúc hồn đi lạc, lại là lúc mình được tìm thấy, không phải bởi ai, nhưng Chúa Thiên Đàng qua hình ảnh của người phụ nữ với mười đồng tiền, người chăn chiên với đàn chiên trăm con! Chính lúc hồn thất vọng, lại là lúc hy vọng tràn đầy tuôn đổ trên hai bàn tay. Đồng tiền đã tìm thấy, con chiên lạc được bế lên vai, hai môn đệ thất vọng đã gặp Niềm Hy Vọng mới.

Vâng, tôi lạc! Cũng chẳng sao!

Chúa chưa bao giờ bỏ rơi tôi!

Ngài tiếp tục cất công lên đường tìm kiếm tôi, đồng tiền đánh rơi, con chiên đi lạc,

bởi tôi quý giá trong đôi mắt Ngài.

Thế là no đủ! Ơn phúc dư thừa!


The Fall of Saigon: Lost Soul...

Seeing me roaming in public like the murderer Cain, a restless wanderer on the face of the earth, you stop me at the middle of the road to pronounce a sentence, a statement, or perhaps, a complaint, “You’re Catholic, even a Catholic priest, and yet you don’t look redeemed!…”

I, in my capricious mood, raise my eyebrows, “Thanks for your precious comment which I don’t ask for. I love you, anyway. But what do you mean?”

“No offence! Be honest. You look lost, lost with capital L!” you stare at me.

Oh! How I love what you tell to my face.

Your Yankee English is perfect, “lost with a capital L.”

Are you a psychic reader, or a soothsayer, or a clairvoyant, or perhaps a prophet from the old returning to the chaotic world to announce the message of the doomsday?

“Lost” is me. “Lost” is my nickname. “Lost” has been ingrained in my blood. “Lost” has been engraved into my heart not by my choice. “Lost” has been characterized as my idiosyncracy! I was lost at the moment I was conceived in my mother’s womb. Anyway, I guess I did not choose to be born…

I was lost when seeing the first T-54 tank rolling on Lê Văn Duyệt, one of the main roads of Saigon, leading to the headquarters of the South Vietnam, a brand new defeated government. The cerulean blue sky at mid noon suddenly turned into grey one, and don’t ask me why; I just describe what I saw. The city was in chaos. The pillars of smog appeared almost everywhere! The Saigon’s sky was filled with many helicopters, just like numerous fruit flies, in their final attempts to evacuate their loved ones. The panicked faces! The emotional tears! The desperate cries! The loud scream! The long queues of people desperate for a seat on the helicopter on the top of the US Embassy building!

I was lost when under the scorching heat, without having a decent bowl of rice for my hungry stomach, I was walking on foot to the High school Nguyễn Thượng Hiền. A bowl of steamed rice was a luxurious dream for a teenager in Saigon, the city that was once called the Pearl of the Far East.

I was lost when I was uprooted from my homeland by the Vietnam War, the war that I continue to search for the real motive!

I was lost while aboard my fishing boat, drifting along in the ocean, and all the young girls in my boat were sexually assaulted by Thai fishermen. When my brother was attacked by a fisherman’s knife, he collapsed on to the wooden floor of the boat, he screamed out loud, his two hands covered his face, and blood, much blood streamed out between his fingers. I, panicked at the unexpected tragedy to my loved one, burst into tears…

I was lost when the fishermen lined the men up. One by one all the men on the fishing boat were hit by them. My turn came. I closed my eyes, waiting for the moment, but the fisherman stopped his thrusting in the middle of the air. I guess perhaps he noticed my frightened and wan face. Whatever reason that made him with hold his punch, I don’t know. He smiled at me and then removed my glasses and put them onto his eyes. A thick pair of my myopia glasses caused him to be dizzy! He stumbled on his feet! He shook his head. My glasses slide away from his face and went straight to the surface of the ocean. The fisherman jumped after them into the sea to rescue my glasses. One hand grasped to the side of the boat, the other held tight to my glasses, the man returned to the boat and then to me. To my surprise, he gently placed the pair of glasses on my face! And he moved to the next man. The beating continued as usual, as it should be…

I was lost when I was suffocated with the stale air in Sungai Besi, the detention camp in Malaysia. Piece by piece, the life in my soul was eaten by the life in the camp.

I was lost when I first set my foot on American soil. Who were these people, who did not have sleekly black hair? Why are their eyes not brown? Why do they eat sandwiches, hamburgers and cheese and not steamed rice with sour fish soup and pieces of salty pork?

I was lost when I much later received the news regarding my dad, who breathed his last in Vietnam when I had been wandering in the foreign land for over a year… A piece of my soul actually died, a part of my heart has been torn up and never recovered, ever since…

And when I return to my homeland… The people in my “apmara”/homeland treat me as if my umbilical cord was not buried in Vietnam. In their eyes I must be a Cambodian or Japanese. Once I said, “Cám ơn/Thank you” to the waitress at a Phở Restaurant in Vietnam. She at once became excited, “Your Vietnamese is impressive.”

Really?

She asked, “Where do you live in the Philippines? Manila?”

Really!

Lost, so my soul was just like a stagnant pond. I am filled with stench! I am vicious!

Lost, so my mind was shrunken just like a wizened apple that has been left on the shelf for too long. I was young but my mind was way advanced in age.

Lost, so my language occasionally becomes vitriolic.

Being lost has become part of my soul, my lost soul.

Even when I, a precious coin, was stored as a treasure in the hand of God, incarnated through the figure of a woman, I looked for a chance to escape from Her! The lost coin!

Even when I, a sheep, was under the loving care of the Good Shepherd, I very often waited for a chance to run off from Him for the taste of sensual pleasures! The lost sheep!

Even when I, the younger son, came to demand of God to divide the inheritance so I can spend it all on voluptuary! The prodigal son!

Lost, I was totally lost just like the two disciples on the Emmaus road… The two depressed disciples.

I am confused! I am disappointed! I am totally lost!

No wonder you call me lost with capital L.

But! (Hold on! Don't run away, for I haven't finished yet)... But,

I take comfort that in the midst of being confused, disappointed and lost, I have been found, not by anyone, but rather God: the woman who has ten coins, the good shepherd with the fold of one hundred sheep, the forgiving and compassionate father, and the New-Hope that I unexpectedly encounter on my own journey of faith. Yes, it is at the moment when I am lost, I have been found. Yes, it is at the moment when I am in despair, that I encounter the new hope, Jesus Christ, the risen One.

Yes, I am lost! So what!

God does not give up on me!

God continues to search for me, the lost coin, the lost sheep, the lost son, the lost disciple,

because I am very significant in God's eyes.

That's all I need! I am fully blessed!

□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Emmau
Nguyễn Trung Tây, Lm
21:24 01/05/2014
ĐƯỜNG EMMAU
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Đường đi hun hút, sao khuất núi?
Ở với cõi trần! Ở với con.
(NTT)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 25/04 – 01/05/2014 - Lễ phong thánh cho hai vị Giáo Hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:49 01/05/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Ơn thông hiểu Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu Lời Chúa, và chương trình cứu độ của Ngài

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 30 tháng Tư. Dưới bầu trời mùa xuân Roma trong xanh với nắng ấm đã có khoảng 100,000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với Đức Thánh Cha.

Trong bài giáo lý Đức Thánh Cha đã tiếp tục giải thích về bẩy ơn Chúa Thánh Thần ban cho tín hữu. Ơn thứ nhất là ơn khôn ngoan, ơn thứ hai là ơn thông hiểu. Ngài khẳng định ngay như sau:

Đây không phải là sự thông minh của con người, hay khả năng hiểu biết mà chúng ta ít nhiều có được. Trái lại, nó là một ơn mà chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể đổ vào trong chúng ta và dấy lên nơi kitô hữu khả năng đi xa hơn khía cạnh bề ngoài của thực tại và thăm dò các sự sâu thẳm nơi tư tưởng của Thiên Chúa và chương trình cứu độ của Người.

Đó chính là ơn đã được tông đồ Phaolô mô tả trong thư gửi cộng đoàn Côrintô: “Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người. Còn chúng ta chúng ta đã được Thiên Chúa mặc khải cho, nhờ Thần Khí” (1 Cr 2,9-10).

Trong Phúc Âm thánh Luca có một chuyện diễn tả rất rõ sự sâu thẳm và sức mạnh của ơn đó. Đó là câu chuyện hai môn đệ trên đường về làng Emmaus. Sau khi chứng kiến cái chết trên thập giá và việc chôn cất Đức Giêsu, hai môn đệ tuyệt vọng và tan nát bỏ thành Giêrusalem và trở về làng tên là Emmaus.

Trong khi họ đi đường Chúa Giêsu phục sinh đến đi bên cạnh và bắt đầu nói chuyện với họ, nhưng mắt họ bị che mờ bởi sự buồn đau và nỗi tuyệt vọng nên không nhận ra Người. Chúa Giêsu đi với họ, nhưng họ buồn sầu, họ tuyệt vọng tới nỗi họ không nhận ra Người.

Nhưng khi Chúa giải thích Thánh Kinh, để họ hiểu rằng Người phải đau khổ và chết đi để rồi sống lại, trí khôn họ mở ra và niềm hy vọng nhen nhóm lại trong con tim của họ (x. Lc 24,13-27).

Và đây chính là điều Chúa Thánh Thần làm với chúng ta: Người mở tâm trí chúng ta, Người mở chúng ta ra để hiểu các điều của Thiên Chúa hơn, hiểu các điều của con người, các tình trạng, tất cả mọi sự. Ơn thông hiểu thật là quan trọng đối với cuộc sống kitô. Chúng ta hãy xin Chúa ơn đó, xin Người ban cho chúng ta, ban cho tất cả chúng ta ơn này để hiểu như Người hiểu, hiểu các sự vật xảy ra, và nhất là hiểu Lời Chúa trong Phúc Âm.

2. Trước lễ phong thánh, ĐTC Phanxicô vui mừng chào đón các nguyên thủ Thế Giới

Trước thềm cuả buổi lễ quan trọng nhất trong năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bỏ nhiều thời giờ để đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia tới tham dự. Chúng ta có thể cảm nghiệm sự hớn hở vui mừng cuả Đức Thánh Cha và cuả các quan khách qua các mẩu đối thoại sau đây:

Ngài nói với với tổng thống Juan Orlando Hernandez Alvarado cuả Honduras ngay sau khi các nghi lễ ngoại giao vừa chấm dứt bằng một lời nói đùa:

"Thế là xong một màn nghi lễ tra tấn. "

Sau gần nửa giờ nói chuyện với tổng thống Juan Orlando Hernandez Alvarado và được tổng thống giới thiệu ba cô con gái và sau cùng là một cậu con trai, Ngài vui vẻ nói:

"Ít ra thì ngài cũng có một cậu con trai nối dõi đấy. "

Sau buổi tiếp kiến với tổng thống Honduras là tới phiên hoàng gia Bỉ, thái thượng hoàng Albert II và thái hậu Paola.

Cặp hoàng gia vừa thoái vị năm ngoái, đã không thể che giấu sự phấn khích của họ:

"Xin cám ơn Đức Thánh Cha, thật là một vinh dự được gặp Ngài"

" Hãy cầu nguyện cho tôi, và tôi sẽ cầu nguyện cho Ngài và gia đình. " Đức Thánh Cha nói.

Cuộc họp tiếp là với ông Arseniy Yatsenyuk, Thủ Tướng cuà xứ đang trong cơn hỗn loạn Ukraine.

Ông Thủ Tướng đã tặng Đức Giáo Hoàng một bức ảnh của những người biểu tình ủng hộ phương Tây tại Quảng trường Maidan ở Kiev. Đổi lại Đức Thánh Cha trao cho ông một cây bút.

" Tôi hy vọng rằng với cây bút này, Ngài sẽ có thể ký một hiệp ước hòa bình. "

Cuộc họp cuối cùng trên lịch trình của Đức Giáo Hoàng là hội kiến với Tổng thống Ba Lan Komorowski Bronisaw. Với nụ cười rạng rỡ, người ta có thể thấy được niềm tự hào dân tộc cuả ông Tổng thống trước buổi lễ phong thánh sắp tới.

Cùng đi trong phái đoàn Ba Lan còn có một người bạn thân của Đức Gioan Phaolô II, là một người thợ điện và sáng lập viên phong trào Công Đoàn Đoàn Kết là cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa.

3. Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ Tạ Ơn để vinh danh Thánh Jose của Anchieta

Hôm thứ Năm 24 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Tạ Ơn nhân dịp tuyên thánh cho Thánh Jose de Anchieta, người thường được gọi là "Tông Đồ của Brazil," tại nhà thờ Thánh Inhaxiô Loyola của Rôma.

Hiện diện trong thánh lễ có 9 Hồng Y, 30 Giám Mục, đông đảo các tu sĩ dòng Tên, và các tín hữu, đặc biệt là người Brazil.

Thánh Jose de Anchieta sinh tại Tây Ban Nha. ngài đã được gửi trên sang Châu Mỹ La Tinh vào tuổi 19 bởi Thánh Inhaxiô Loyola, Đấng Sáng Lập Dòng Tên. Tại Brazil, ngài thành lập thành phố Rio và Sao Paolo .

Ngài đã được tuyên thánh bởi Đức Thánh Cha Phanxicô hôm 03 tháng Tư thông qua một hình thức gọi là "phong thánh tương đương."

Trong bài giảng , Đức Thánh Cha nhắc lại lời mời gọi để nên thánh. Ngài cũng nói thêm rằng cách tốt nhất để truyền bá đức tin cho người khác là thông qua niềm vui.

4. Tiến sĩ Joaquín Navarro - Valls: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã không bao che cho Marcial Maciel

Tiến sĩ Joaquín Navarro – Valls, người đã từng là phát ngôn viên Tòa Thánh trong 22 năm từ năm 1984 đến giữa năm 2006. Trong cương vị này, ông là người đầu tiên phải đối phó với những tấn công của giới truyền thông chung quanh những tai tiếng lạm dụng tính dục mà Giáo Hội phải đối mặt Giáo Hội.

Trong buổi họp báo diễn ra tại phòng Báo Chí Tòa Thánh hôm thứ Sáu 25 tháng Tư, tiến sĩ Joaquín Navarro – Valls khi vấn đề này nổ ra Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã già và yếu do bệnh tật. Mặc dù thế, Đức Gioan Phaolô II đã kiểm soát tình hình và đẩy mạnh việc giải quyết các vấn đề.

Tiến sĩ Joaquín Navarro – Valls nói:

"Đức Giáo Hoàng đã rất quan tâm. Ta cần phải hiểu được độ tinh khiết trong suy nghĩ của ngài, có thể nói như thế. Để chấp nhận tình hình này rõ ràng là rất khó khăn, nhưng ngài đã chấp nhận nó. Đương nhiên là ngài bắt đầu đưa ra những quyết định. Ngài triệu tập tất cả Hồng Y người Mỹ đến Rôma. Ngài không thể triệu tập tất cả các giám mục Hoa Kỳ bởi vì đông quá, nhưng tất cả các Hồng Y đã đến. Tôi có mặt tại cuộc họp đó. Ngài đã nói rõ các trường hợp lạm dụng và bắt đầu hiểu và đưa ra quyết định, những quyết định có tính chất pháp lý".

Một thời gian sau đó, cuộc sống hai mặt của cha Marcial Maciel người sáng lập Dòng Đạo Binh Chúa Kitô bị đưa ra ánh sáng. Tiến sĩ Joaquín Navarro – Valls giải thích rằng cuộc điều tra về các hành động của Maciel đã bắt đầu trong những năm cuối cùng triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II, và Đức Giáo Hoàng biết rõ cuộc điều tra này. Ông tuyên bố rằng Đức Gioan Phaolô II không bao giờ che đậy hoặc bỏ qua các hành động của Maciel.

Tiến sĩ Joaquín Navarro – Valls nói rằng những ai cho rằng Đức Giáo Hoàng bao che cho cha Marcial Maciel "đơn giản là thiếu những thông tin khách quan. Tôi là người trong cuộc và có thể phủ nhận những cáo buộc như thế" .

Cuộc điều tra kết thúc trong năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.

Tiến sĩ Joaquín Navarro - Valls giải thích rằng từ những khoảnh khắc đầu tiên cả hai vị Giáo Hoàng đã yêu cầu được biết toàn bộ câu chuyện , mà không có bất kỳ ý định che dấu sự thật.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Đức Gioan Phaolô II là nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội

Trong cọp họp báo trên chuyến bay từ Braxin đến Rôma, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trình bày cảm nghĩ của ngài về Đức Gioan Phaolô II, và những lý do tại sao vị thánh mới này của Giáo Hội làm ngài nhớ đến Thánh Phaolô.

Đức Thánh Cha nói:

Đức Gioan Phaolô II là nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội. Ngài đem Tin Mừng đi khắp nơi như các bạn đã biết nhiều hơn tôi bao nhiêu chuyến đi mà ngài đã thực hiện. Ngài cảm thấy ngọn lửa trong tim để rao giảng Lời Chúa. Ngài giống như Thánh Phaolô. Tôi nghĩ rằng đây là một cái gì đó tuyệt vời. Tôi tin rằng việc phong thánh cho cả hai vị Giáo Hoàng cùng lúc là một thông điệp cho Giáo Hội. Cả hai vị đều thật tuyệt vời.

5. Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ trích việc sa thải nhân viên do khủng hoảng kinh tế

Hôm thứ Tư 23 tháng Tư, hàng ngàn khách hành hương đã đứng đầy quảng trường Thánh Phêrô mặc dù bầu trời nhiều mây, và có thể có mưa. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gây ngạc nhiên cho một nhóm người Ý và Á Căn Đình, khi ngài dừng chiếc xe popemobile của mình lại để chào đón họ .

Nhưng một bất ngờ lớn hơn đã xảy ra khi ngài tố cáo tình trạng một số công nhân Ý đang phải trải qua.

Đức Thánh Cha nói:

"Hôm qua, tôi nhận được một tin nhắn video từ những người lao động tại Lucchini de Piombino. Họ gửi cho tôi ngay trước lò luyện thép của họ vừa bị đóng cửa. Nó thực sự làm tôi cảm động, và đau buồn. "

Đức Thánh Cha xin các công nhân đừng mất hy vọng, và nói ngài ở bên cạnh họ, cầu nguyện cho họ. Tuy nhiên, ngài cũng gởi một thông điệp tới những người có quyền đã đưa ra những quyết định này.

Đức Thánh Cha nói

"Với những ai có trách nhiệm, tôi xin các vị dành tất cả những nỗ lực với óc sáng tạo và lòng quảng đại để khơi lại hy vọng trong con tim của anh em chúng tôi, con tim của tất cả mọi người bị sa thải vì cuộc khủng hoảng kinh tế. Xin làm ơn! Mở to mắt ra và đừng khoanh tay lại! "

6. Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục Nam Phi đương đầu với các thách đố gia đình

Trong buổi tiếp kiến sáng 25 tháng Tư, dành cho 28 Giám Mục thuộc 3 nước miền nam Phi châu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiệt liệt khích lệ các vị đương đầu với các thách đố về gia đình, sự giảm sút con số Linh Mục, và tình trạng luân lý sa sút.

Các Giám Mục thuộc 3 nước Nam Phi, Botswana và Zwaziland, họp thành một Hội Đồng Giám Mục miền nam Phi châu và các vị về Roma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Trong bài huấn dụ bằng tiếng Anh trao cho các Giám Mục, Đức Thánh Cha nhắc đến một số thách đố mục vụ nghiêm trọng mà các Giám Mục miền nam Phi châu đã trình bày cho ngài, ví dụ: các gia đình Công Giáo có ít con cái hơn, và điều này cũng ảnh hưởng trên con số ơn gọi linh mục và tu trì. Một số tín hữu Công Giáo chạy theo các giáo phái khác; các phụ nữ phá thai chịu nhiều âm hưởng và chấn thương do hành động này, tỷ lệ ly dị cao, kể cả nơi các gia đình Kitô, và các trẻ em thường lớn lên trong môi trường gia đình thiếu ổn định; ngoài ra còn có nạn bạo hành gia tăng chống phụ nữ và trẻ em.

Đức Thánh Cha tái khẳng định tính chất thánh thiêng và bất khả phân ly của hôn nhân Kitô, hôn nhân này thường bị tan vỡ do sức ép kinh khủng đến từ thế giới trần tục, vì thế phải đào sâu đạo lý rõ ràng và nâng đỡ chứng tá của các cặp vợ chồng dấn thân. Đức Thánh Cha viết: “Hôn nhân Kitô là một giao ước yêu thương trọn đời giữa một người nam và một người nữ; hôn nhân này đòi những hy sinh đích thực để tránh những ý niệm ảo tưởng về tự do tính dục và thăng tiến sự chung thủy trong hôn nhân”.

Đức Thánh Cha cũng đề cập đến mối quan tâm của các Giám Mục miền Nam Phi Châu trước sự sa sút của luân lý Công Giáo nơi tín hữu, trong đó có cả cám dỗ ngày càng mạnh chiều theo sự bất lương. Ngài viết: “Đây là một vấn đề mà anh em đã nói đến trong tinh thần ngôn sứ qua tuyên ngôn mục vụ về nạn tham ô hối lộ. Như anh em đã nêu rõ: ‘Tham ô là ăn cắp của người nghèo, làm thương tổn những người dễ bị tổn thương nhất, gây hại cho toàn thể cộng đoàn.. phá hủy sự lòng tín nhiệm của chúng ta’”.

Trước tình trạng đó, Cộng đoàn Kitô được kêu gọi sống phù hợp với niềm tin, làm chứng về các nhân đức lương thiện và thanh liêm, để chúng ta có thể đứng trước mặt Chúa và những người láng giềng của chúng ta với đôi tay và tâm hồn thanh sạch (Cư. Tv 24,4), như men Tin Mừng trong đời sống xã hội.

Cộng hòa Nam Phi rộng gần 4 lần Việt Nam với hơn 1 triệu 220 ngàn cây số vuông và trong số hơn 51 triệu dân có 8% là tín hữu Công Giáo. Cộng hòa Botswana rộng gần 600 ngàn cây số vuông, nhưng dân số chỉ có hơn 2 triệu người, trong đó 5% là tín hữu Công Giáo. Sau cùng nước Swaziland chỉ có 1 triệu 400 ngàn dân cư trên một lãnh thổ rộng hơn 17 ngàn cây số vuông nằm gọn trong lãnh thổ của Nam Phi. Tại nước này cũng có 5% dân số là tín hữu Công Giáo.

7. Đức Bênêđictô XVI tuyên bố : Ngay lúc ngài còn sinh thời, tôi đã biết chắc rằng Đức Gioan Phaolô II là một vị thánh.

Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nhắc lại tình bạn thân thiết của mình với Chân Phước Gioan Phaolô II, và nói rằng cuộc sống của Ngài nói lên sự thánh thiện và một nền tâm linh sâu đậm.

"Trong những năm mà tôi được cộng tác với Ngài, đối với tôi thì thật là rõ ràng hơn bao giờ hết rằng Đức Gioan Phaolô II là một vị thánh, " Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói với nhà báo Ba Lan Wlodzimierz Redzioch trong một cuộc phỏng vấn, được công bố ngày 20 tháng 4 trên tờ báo " La Razon " ở Tây Ban Nha

"Dĩ nhiên, mối quan hệ nồng nhiệt cuả Ngài với Thiên Chúa, sự đắm chìm trong sự hiệp thông với Thiên Chúa, phải được kể là việc cao trọng hơn hết, " vị cựu Giáo Hoàng nói.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, từng phục vụ là tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin dưới triều Giáo hoàng Gioan Phaolô II, cho biết vị Giáo hoàng người Ba Lan đã can đảm " chấp nhận nhiệm vụ của mình trong một thời buổi thực sự khó khăn. "

"Đức Gioan Phaolô II đã không đòi hỏi người ta tán thưởng và cũng không lo lắng nhìn xung quanh để xem quyết định của Ngài được chấp nhận ra sao. Ngài hành động dựa trên đức tin và niềm xác tín của Ngài, và Ngài cũng sẵn sàng để bị phê bình, " Đức Thánh Cha Bênêđíctô kể lại. " Sự dũng cảm cho sự thật, theo quan điểm của tôi, là thước đo chính của sự thánh thiện. Chỉ cần nhìn vào mối quan hệ của Ngài đối với Thiên Chúa là có thể hiểu được sự quyết tâm không bao giờ sờn cho việc mục vụ của Ngài. "

Trong ý nghĩa ấy, Đức Bênêđíctô nhắc lại quyết định của vị thánh tương lai khi phải đối đầu với sự lây lan của nền thần học giải phóng ở châu Mỹ Latinh.

"Ở cả hai bên Châu Âu và Bắc Mỹ, quan điểm chung là nền thần học giải phóng có mục đích hỗ trợ người nghèo và do đó nó là một nguyên lý cần phải được hoàn toàn chấp nhận. Nhưng đó là một lỗi lầm. Cái nghèo và người nghèo tuy rõ ràng đã được Thần học Giải phóng đề cập tới, nhưng là qua một quan điểm rất cụ thể (khác với Công Giáo), " Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 giải thích.

Thần học giải phóng sử dụng và chuyển đổi đức tin Kitô giáo " thành một loại lực lượng chính trị. Truyền thống của đức tin tôn giáo được dùng để phục vụ hoạt động chính trị. Vì thế, đức tin bị tha hoá một cách sâu sắc và tình yêu đích thực cho người nghèo do đó cũng bị suy yếu đi. Do đó thật là cần thiết phải phản đối một loại đức tin giả mạo như thế, (sự phản đối như vậy) chính là vì tình yêu và sự phục vụ cho người nghèo, " Ngài tiếp tục.

Tình hình ở Ba Lan là nơi sinh quán cuả Đức Gioan Phaolô II - lúc đó đang bị chủ nghĩa cộng sản cai trị - " đã cho Ngài (đức Gioan Phaolo) thấy rằng Giáo Hội thực sự nên có hành động cho tự do và sự giải phóng, không phải bằng chính trị nhưng bằng cách làm thức tỉnh con người, thông qua đức tin, để tạo thành những lực lượng giải phóng đích thực, " Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Bênêđíctô nhấn mạnh rằng danh dự được cộng tác với Đức Gioan Phaolô II "đã luôn luôn đánh dấu bằng tình bạn và sự thân ái, " trên cả hai lãnh vực công cũng như tư. " Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rất rành rõi về văn học đương đại của nước Đức và thật là một điều tốt đẹp ( cho cả hai chúng tôi ) đã có một sự tâm đầu ý hiệp về những điều này, " Ngài nói.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nhắc lại rằng mỗi thứ Ba, cả hai thảo luận về giáo lý cho buổi triều kiến chung hôm thứ Tư. " Thông qua việc giảng dạy, Đức Giáo Hoàng đã quyết định có thể cung cấp một nền giáo lý sau một thời gian. Ngài chọn chủ đề và cho chúng tôi chuẩn bị một bản yếu lược ngắn gọn để có thể phát triển thêm sau này (.. . ). ở Đây Đức Giáo Hoàng đã tỏ ra cách rõ ràng là Ngài có một trình độ và thẩm quyền thần học. Nhưng đồng thời tôi ngưỡng mộ Ngài về việc Ngài sẵn sàng học hỏi thêm. "

Đức Thánh Cha Bênêđíctô cũng nhắc tới ba thông điệp đặc biệt quan trọng " cuả Đức Gioan Phaolô II. Đầu tiên là "Redemptor hominis" (Sứ Vụ Đấng Cứu Thế), trong đó Ngài trình bày một tổng quan cuả Ngài về đức tin Kitô giáo. Thứ hai là "Redemptoris mission" (Đối Thoại và Truyền Giáo), trong đó Ngài đã phác hoạ " các mối quan hệ giữa đối thoại liên tôn và nhiệm vụ truyền giáo. " Thứ ba là "Veritatis splendor," (Ánh quang Chân lý) trong đó Ngài đề cập đến nhiều vấn đề đạo đức mà cho tới ngày hôm nay vẫn tiếp tục còn có ý nghiã.

"Các thông điệp "Fides et ratio" (Đức Tin và Lý Tri;) cũng rất đáng kể, trong đó Đức Giáo Hoàng (Gioan Phaolô II ) cố gắng đưa ra một tầm nhìn mới về mối quan hệ giữa đức tin Kitô giáo và lý lẽ triết học. Và cuối cùng, không thể không đề cập đến 'Evangelium vitae, " (Tin Mừng Sự Sống) đã phát triển thành những chủ đề cơ bản nhất của toàn bộ triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II: phẩm giá (không thể hiểu thấu được) của sự sống con người, kể từ lúc thụ thai, " Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nói thêm.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô cũng cho biết tâm linh của vị tiền nhiệm có một đặc trưng " là cường độ của sự cầu nguyện, bắt nguồn sâu sắc trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể. "

"Tất cả chúng ta đều nhận thức rằng Ngài có một tình yêu tuyệt vời dành cho Mẹ Thiên Chúa. 'Tất cả là cuả Mẹ' có nghĩa là, cùng với Mẹ, hoàn toàn mọi sự là cho Chúa. Cũng như Đức Maria đã không sống cho chính mình nhưng cho Chuá, vì vậy Ngài cũng đã học từ Mẹ và cùng Mẹ Ngài đạt tới sự hiến thân toàn vẹn và nhanh chóng với Chúa Kitô. "

"Những kỷ niệm của tôi với Đức Gioan Phaolô II là đầy ắp với lòng biết ơn. Tôi không thể và cũng không nên cố gắng bắt chước Ngài, nhưng tôi đã cố gắng hết mình để tiếp tục di sản và công việc của Ngài, " Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nói.

8. Đức Thánh Cha tiếp Vua và Hoàng Hậu Tây Ban Nha

Trong buổi lễ phong thánh diễn ra sáng Chúa Nhật 27 tháng Tư, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ quốc vương Tây Ban Nha và Hoàng Hậu vào cuối buổi lễ. Tuy nhiên, vào sáng thứ Hai, ngài gặp gỡ vợ chồng hoàng gia trong gần một giờ. Đó có lẽ là buổi tiếp kiến riêng dành cho các nhà lãnh đạo dân sự của các quốc gia dài nhất của Đức Giáo Hoàng cho đến nay.

"Chào buổi sáng, thưa bệ hạ. Ngài khoẻ không? "

"Rất vui được gặp Đức Thánh Cha"

"Cảm ơn đã đến dự lễ ngày hôm qua . "

"Buổi lễ ngày hôm qua thật đẹp! "

"Vâng, thật đẹp. "

Thông cáo báo chí của Tòa Thánh sau buổi tiếp kiến cho biết hai vị đã gặp nhau trong 53 phút. Hai vị đã nói chuyện về các chủ đề như các hậu quả xã hội của nạn thất nghiệp trong thanh niên, và cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine .

Quốc vương Tây Ban Nha đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một ấn bản của tác phẩm Thánh Têrêsa Avila và Thánh Gioan Thánh Giá. Đây cũng là một cách khéo léo để mời Đức Giáo Hoàng thăm Tây Ban Nha vào năm 2015 để đánh dấu 500 năm ngày chào đời của Thánh Teresa.

Đức Giáo Hoàng đã tặng vợ chồng hoàng gia một bức phù điêu là thiết kế Quảng trường Thánh Phêrô ban đầu của Gian Lorenzo Bernini, trong đó bao gồm một hàng cột thứ ba.

Trong chuyến thăm của họ đến Vatican, vua và hoàng hậu Tây Ban Nha cũng đã gặp Đức Hồng Y Pietro Parolin là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Vua Juan Carlos đã hân hạnh gặp đến 7 vị Giáo Hoàng. Ông được rửa tội bởi Đức Piô XII và Đức Gioan XXIII đã cho ông phép chuẩn để kết hôn với Sofia, người Hy Lạp, lúc đó vẫn còn là tín hữu Chính Thống Giáo. Đức Phaolô Đệ Lục đã tiếp ông sau khi ông lên ngôi vua; và hai vợ chồng ông đã từng gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I.

Vua và Đức Gioan Phaolô II đã có một tình bạn tuyệt vời. Ông cũng đã gặp Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 ba lần trong 8 năm triều đại của ngài.

Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa nhà vua và Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

9. Những chuyện bên lề lễ phong thánh cho Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II

Trong những ngày vừa qua, bầu không khí ở Vatican đã trở nên sôi động vì dòng người kéo đến cũng như vì không khí chuẩn bị cho ngày lễ phong thánh cho hai vị Giáo Hoàng Gioan 23 và Gioan Phaolô 2. Phòng Báo Chí Tòa Thánh cũng đã mở các cuộc họp báo để giới thiệu một vài sự kiện quan trọng diễn ra trước và vào ngày lễ trọng đại này.

Trước ngày lễ phong thánh, đã có nhiều hoạt động bổ ích để giúp các tín hữu hướng về Chúa và về hai vị giáo hoàng khả kính này. Cha Walter Insero, Giám đốc văn phòng truyền thông của giáo phận Rôma cho biết đã có 2 sự kiện lớn diễn ra. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ với giới trẻ vào lúc 20h30 ngày 22 tháng Tư tại đền thờ Thánh Gioan Laterano, là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Rôma, do Đức Hồng Y Agostino Vallini chủ sự. Các bạn trẻ đã nghe hai bài thuyết trình của Đức ông Slavomir Oder, thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Đức Gioan Phaolô 2 và của cha Giovanni Giuseppe Califano, thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Đức Gioan 23. Sau đó là bài giáo lý của cha Fabio Rosimi, giám đốc chương trình mục vụ ơn gọi của Tòa Giám Quản Rôma.

Vào thứ Bảy 26 tháng Tư, đêm trước ngày lễ chính, từ lúc 21h, đã có 1 đêm canh thức cầu nguyện và các nhà thờ ở trung tâm Rôma đều mở cửa để các tín hữu có thể vào cầu nguyện và xưng tội, nghe những bài đọc sách thánh hay thủ bút của 2 vị Giáo Hoàng. Có 11 nhà thờ dự tính tổ chức sinh hoạt mục vụ với nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Hiện diện trong buổi họp báo, cha Lombardi, Phát Ngôn Viên Tòa Thánh và cũng là Tổng Giám Đốc Đài Phát Thanh Vatican, chia sẻ một vài chi tiết đáng ghi nhớ rằng ngày phong thánh là ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa. Đây cũng là ngày phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 (vào 1 tháng 5 năm 2011). Thánh lễ phong thánh này do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại quảng trường thánh Phêrô lúc 10h sáng. Có khoảng 1000 vị đồng tế, trong đó có nhiều Hồng Y và Giám Mục. Ít nhất có 700 linh mục phụ trách việc trao Mình Thánh Chúa ngay tại khuôn viên quảng trường thánh Phêrô và hàng trăm thầy Phó Tế khác trao Mình Thánh Chúa tại đường Hòa Giải kế đó cho giáo dân tham dự thánh lễ.

Để giúp các tín hữu có thể tham dự thánh lễ phong thánh, tại khu vực Fori Imperiali gần Hý Trường Colosseo, quảng trường Nhân Dân và quảng trường Đền Thờ Đức Bà Cả có bố trí các màn hình khổng lồ. Quảng trường thánh Phêrô có thể tiếp nhận khoảng 100 ngàn người và 1 con số tương tự tại quảng trường Piô 12 cũng như đường Hòa Giải gần đó. Theo chính quyền thành Rôma, có khoảng 300 ngàn tín hữu đến từ Ba Lan, đông đảo các tín hữu từ tỉnh Bergamo bắc Ý quê hương của ĐGH Gioan 23. Tại quảng trường thánh Phêrô, có 5 ngàn chỗ dành cho các tín hữu Ba Lan và 5 ngàn chỗ dành cho các tín hữu đến từ quê hương của ĐGH Gioan 23. Để việc truyền thông có thể diễn ra cách tốt đẹp, có 9 vệ tinh thuộc hệ thống Eutelsat, cộng thêm các vệ tinh đã dùng trong dịp thế vận Opimpic mùa đông ở Sochi truyền hình trực tiếp lễ phong thánh trên toàn thế giới. Đài Sky có 15 máy thu hình theo kỹ thuật 4K. Người ta có thể theo dõi sự kiện qua kênh youtube và facebook.

Các bức hình thêu hai vị Giáo Hoàng là những bức đã được trưng bày trong dịp phong chân phước của các ngài. Đồ đựng thánh tích của Đức Gioan Phaolô 2 cũng là đồ đã dùng trong lễ trong chân phước, còn đồ đựng thánh tích của Đức Gioan 23 thì được làm tương tự, vì khi ngài được phong chân phước, mộ của ngài vẫn chưa được cải táng. Trong thánh lễ, hai người được nhận phép lạ do sự chuyển cầu của Đức Gioan Phaolô 2 đều có mặt. Đức Gioan 23 thì được miễn chuẩn phép lạ vì theo Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô, Công Đồng Chung Vatican II mà Đức Gioan 23 triệu tập đã là một phép lạ rồi. Sau thánh lễ, các tín hữu hành hương được đi vào viếng mộ hai vị tân hiển thánh trong đền thánh Phêrô. Trong những ngày này, nhân viên Tòa Thánh đang sửa chữ “chân phước” thành chữ “thánh” trên mộ của hai vị.

Cho đến nay, một nguồn tin từ chính quyền Rôma cho biết là có khoảng 5 - 7 triệu người. Tuy nhiên theo cha Lombardi, con số này có thể là hơi quá, vì toàn bộ số dân tại Rôma cũng chỉ có khoảng 3 triệu 700 ngàn người. Vấn đề con số các tín hữu hành hương đến Vatican để dự lễ phong thánh vẫn còn là một vấn đề bỏ ngõ, và không ai có thể biết được con số chính xác là bao nhiêu. Người ta chỉ có thể dự đoán được là hầu như các con đường lớn dẫn đến Vatican đều chật kín người. Theo báo Cộng Hòa, trích thuật nguồn tin từ chính quyền thành Rôma, 85% khách sạn và nhà trọ ở Rôma và cả những khu vực chung quanh Rôma, đã được đăng ký chỗ trong thời gian trước và sau lễ phong thánh cho hai vị Giáo Hoàng.

Khi được hỏi về sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 trong thánh lễ, cha Lombardi trả lời rằng đây là điều mà mọi người mong đợi. Tòa Thánh đã gửi lời mời nhưng ngài chưa trả lời. Chắc phải đợi đến lúc cận ngày, rồi tùy thuộc vào việc ngài có muốn tham dự, và sức khỏe của ngài có cho phép ngài hay không vì chắc chắn đây là một thánh lễ kéo dài với nhiều nghi thức phức tạp.

Thứ hai ngày 28 Tháng Tư, cũng tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Hồng Y Angelo Comastri đã chủ sự thánh lễ tạ ơn. Giới truyền thông đã có hai trung tâm làm việc: ở ngay trước quảng trường thánh Phêrô và tại cuối đường Hòa Giải. Từ hai nơi này, các chuyên viên có thể quay lấy cảnh từ trên không.

10. Các thành quả của hai vị Thánh Giáo Hoàng

Hai vị Thánh giáo hoàng vừa được phong thánh đã đạt được rất nhiều thành quả đáng kể trong triều đại giáo hoàng của các ngài. Riêng Đức Gioan XXIII, chỉ sau khi được bầu không lâu, ngài đã nổi danh là “Vị Giáo Hoàng Nhân Hậu”. Được nhìn nhận là vị giáo hoàng đã có công triệu tập Công Đồng Vatican II, ngài cũng nổi danh nhờ tinh thần bác ái đơn sơ từng kéo dài suốt triều đại của ngài và gây tác động lâu dài trên đời sống Giáo Hội. Sau đây là tám thành quả hàng đầu của ngài

Một lịch sử mới

Đức Giáo Hoàng Nhân Hậu đã thực hiện nhiều thay đổi đơn giản nhưng rất quan trọng. Ngài tạo ra truyền thống đọc kinh Truyền Tin với dân chúng từ cửa sổ Điện Tông Tòa vào các ngày Chúa Nhật và trình bày cho các khách hành hương một bài giáo lý ngắn.

Gần gũi dân chúng

Là giáo hoàng và giám mục, Đức Gioan XXIII luôn muốn được gần gũi tín hữu. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên rời khỏi tường thành Vatican đi thăm các giáo xứ, các bệnh viện và nhà tù quanh Rôma. Đôi khi, ngài còn “trốn” các vệ sinh Thụy Sĩ để một mình đi dạo trong kinh thành.

Độc đáo

Đức Gioan XXIII can đảm chọn tên của một ngụy giáo hoàng thuộc thế kỷ 15 và khi làm thế, đã "cứu chuộc" tên hiệu đó. Đức Hồng Y Roncalli đã không sợ hãi lấy tên của một kẻ mạo danh, một cái tên trong suốt 500 năm ai cũng tránh.

Hòa bình

Trong triều giáo hoàng của ngài, Đức Gioan XXIII chứng kiến hai cuộc chiến tranh từng phân chia thế giới thành hai chế độ chính trị trái ngược nhau. Ngài nhận thấy nhu cầu phải xây dựng những chiếc cầu hòa bình, thậm chí còn trao đổi thư từ với các nhà lãnh đạo thế giới như Khrushchev, lãnh tụ Liên Bang Xô Viết.

Sứ điệp

Lần đầu tiên trong lịch sử, Đức Gioan XXIII ngỏ lời không phải chỉ với người Công Giáo mà là “mọi người có thiện chí” trong thông điệp “Hòa Bình Tại Thế”. Thông điệp này lý luận chống lại việc sử dụng tranh chấp có vũ trang làm phương tiện đạt đến hòa bình.

Cải cách

Chỉ vài tháng sau khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Gioan XXIII đã công bố một mật nghị để đề cử các tân Hồng Y, mà hơn phân nửa không phải là người Ý. Ngài bổ nhiệm các Hồng Y từ Nhật, Châu Phi, Phi Luật Tân, và Venezuela, cũng như đem lại cho Giáo Triều một sự đại diện lớn lao hơn.

Vatican II

Công trình quan trọng nhất của Đức Gioan XXIII chắc chắn là việc triệu tập Công Đồng Vatican II, một hội nghị gồm các giám mục khắp thế giới để nghiên cứu và thảo luận tình hình của Giáo Hội. Dù là vị giáo hoàng già nua, vốn được coi như một giáo hoàng chuyển tiếp, ngài đã thực hiện được những thay đổi sâu sắc nhất trong Giáo Hội của thời hiện đại.

Đại kết

Đức Gioan XXIII có công gia tăng cuộc đối thoại giữa các Kitô hữu và mọi hệ phái khác, thậm chí mời người Hồi Giáo, người Da Đỏ Mỹ, và thành viên của nhiều hệ phái Kitô Giáo làm quan sát viên tại Công Đồng Vatican II. Ngài cũng thiết lập Hội Đồng đầu tiên tại Vatican chuyên lo cổ vũ sự hợp nhất giữa các Kitô hữu.

Khi qua đời, Ngài được công chúng hô vang “phong thánh ngay bây giờ” khi họ viếng thăm thi hài ngài, một cử chỉ đã được lặp lại sau này lúc Đức Gioan Phaolô II qua đời. Cả hai vị giáo hoàng này đều cùng tiếp diễn lịch sử chung khi cùng được nâng lên hàng hiển thánh một lúc vào Chúa Nhật 27 tháng Tư.

Mười thành quả hàng đầu của Đức Gioan Phaolô II

Triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II tạo ra nhiều kỷ lục mới. Đáng kể hơn cả là tài lãnh đạo của ngài đã hướng dẫn Giáo Hội vượt qua nhiều thách đố gian nan trong thời hiện đại.

Chiến đấu cho tự do: “Đừng sợ!”

Một trong các thách đố lớn nhất là Chiến Tranh Lạnh, và hai khối đã đặt thế giới vào thế kình chống nhau liên miên. Đức Gioan Phaolô II từng trực tiếp chịu đựng sự áp chế của Quốc Xã và Cộng Sản. Ngài đóng vai chủ chốt trong việc phá sập chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu. Một trong các cuộc tông du đầu tiên của ngài là trở về quê hương Ba Lan năm 1979. Cuộc tông du này là thời điểm quyết định đã khuyến khích người Ba Lan vùng dậy chiến đấu cho tự do.

Một triều giáo hoàng có tính hoàn cầu

Đức Gioan Phaolô II là nhà du hành dầy dạn, từng đặt chân lên khắp mọi ngả thế giới. Ngài đã thực hiện 104 cuộc du hành quốc tế, và thăm viếng 130 quốc gia. Nói về đường dài, ngài đã vòng quanh thế giới 30 lần. Nhưng trong đó có hai quốc gia ngài đã ước mong đến nhưng không thể tới được là Trung Quốc và Nga.

Đối thoại với Hồi Giáo và Do Thái Giáo

Đức Gioan Phaolô II gọi người Do Thái là “anh cả” và trở thành vị giáo hoàng đầu tiên bước vào một hội đường kể từ thời Chúa Giêsu. Ngài cũng đã cầu nguyện trước Bức Tường Than Khóc tại Giêrusalem. Ngài cũng là vị giáo hoàng đầu tiên bước chân vào một đền thờ Hồi Giáo và một hội đường Do Thái Giáo.

Cuộc tụ tập Assisi

Trong việc thúc đẩy cuộc đối thoại liên tôn, Đức Gioan Phaolô II đi tiên phong trong việc kêu gọi cầu nguyện chung cho hòa bình. Buổi cầu nguyện chung đầu tiên đã được tổ chức tại Assisi năm 1986. Hơn 150 phái đoàn thuộc 12 tôn giáo thế giới đã đáp lại sáng kiến này.

Nói không đối với chiến tranh: “Chiến tranh, đừng bao giờ diễn ra nữa!”

Trong triều giáo hoàng của ngài, nhiều tranh chấp lớn đã diễn ra: Rwanda, Kosovo, Sudan, Iraq và chiến tranh Balkan. Từng sống sót Thế Chiến II, Đức Gioan Phaolô II không thể im lặng được. Ngài đã trở thành tiếng nói của nhân loại, tích cực cổ vũ chống bạo lực.

Các thánh

Về việc phong thánh, vị giáo hoàng người Ba Lan này hướng về thời hiện đại. Ngài nâng lên bàn thờ hàng trăm người từng sống cuộc sống gương mẫu đối với Kitô hữu trong thời cận đại. Lần đầu tiên, ngài phong chân phước cùng một lúc cho một cặp vợ chồng: ông Luigi Beltrame và vợ là bà Maria Beltrame.

Thư gửi phụ nữ

Đức Gioan Phaolô II quan tâm đặc biệt tới phụ nữ. Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên viết tông thư nói về phụ nữ, đó là tông thư Mulieris Dignitatem (phẩm giá phụ nữ). Trong tông thư này, ngài thúc giục phụ nữ suy tư các trách nhiệm bản thân, văn hóa, xã hội và Giáo Hội của họ.

Phẩm giá người bệnh

Bị yếu vì bịnh, Đức Gioan Phaolô II vẫn tích cực cho tới những giờ phút cuối đời. Ngài sử dụng các kinh nghiệm bản thân làm phương tiện giáo huấn đối với một thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của “nền văn hóa vứt bỏ”.

Tha thứ

Trong Năm Đại Thánh 2000, Đức Gioan Phaolô II chính thức xin lỗi vì các lầm lẫn trong quá khứ của Giáo Hội. Đó là thời khắc lịch sử, được ngài định nghĩa là để thanh tẩy ký ức, giúp các Kitô hữu cởi mở hơn đối với Thiên Chúa khi bước vào Thiên Niên Kỷ Thứ Ba.

Một giáo hoàng cho tuổi trẻ

Đức Gioan Phaolô II hiểu rõ: tuổi trẻ cần được chú ý và giám hộ đặc biệt. Ngài nghĩ tới những cuộc tụ họp đặc biệt dành riêng cho họ: Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Ngài nói rằng ngài cảm thấy mình giống người trẻ giữa đám đông: “muốn sống với tuổi trẻ, bạn phải trở thành người trẻ”.

Trong suốt gần 27 năm trong triều giáo hoàng của mình, Đức Gioan Phaolô II đã thắng vượt nhiều trở ngại và đạt được nhiều mục tiêu. Nhưng trên hết, ngài đã vươn tới hàng triệu Kitô hữu, nói chuyện trực tiếp với họ, bằng chính trái tim mình.

13. Tổng thống El Salvador tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô bức chân dung của Đức Cha Oscar Romero

Hôm thứ Sáu 25 tháng Tư, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp tân Tổng Thống mới đắc cử của El Salvador là ông Salvador Sánchez Cerén tại Điện Tông Tòa.

Sau một cuộc họp kéo dài 26 phút, tổng thống đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một bức chân dung của Đức Tổng Giám Mục San Salvador Oscar Romero, người đã bị ám sát vào năm 1980.

Tổng thống cũng tặng cho Đức Thánh Cha một dây Stola làm bằng thủ công của vị Tổng Giám Mục đang trong tiến trình phong Chân Phước.

14. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Paraguay Horacio Cartes

Hôm thứ Ba 29 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào tổng thống tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục. Người đứng đầu Nam Mỹ của nhà nước đã tham gia vào phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II và Đức Gioan XXIII ngày Chúa Nhật.

Hai vị đã gặp riêng trong nửa giờ về sự hợp tác giữa Giáo Hội và chính phủ để giải quyết nghèo đói và tham nhũng, là hai trong số những vấn đề lớn nhất ở Paraguay .

Tổng thống sau đó đã giới thiệu con gái và em gái, cũng như phái đoàn chính phủ của mình.

Tổng thống đã tặmg Đức Giáo Hoàng Phanxicô một miếng vải trắng dệt tay của Paraguay, cũng như một chuỗi tràng hạt bằng gỗ.

Đáp lại, Đức Thánh Cha Phanxicô tặng ông một huy chương của Thánh Martinô thành Tours, vị thánh bảo trợ của Buenos Aires , cũng như một bản sao của Tông huấn Evangelii Gaudium.

Cũng giống như Đức Thánh Cha Phanxicô, ông Cartes vừa mừng kỷ niệm một năm đắc cử tổng thống gần đây. Cuộc họp đầu tiên của ông với Đức Thánh Cha Phanxicô đã diễn ra hồi cuối tháng mười một năm ngoái.