Ngày 03-05-2015
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chăm sóc mục vụ và kỷ luật bí tích cho người ly dị và tái hôn được nhiều người ủng hộ
Đặng Tự Do
08:48 03/05/2015
Những phản hồi đang đổ xô về Rôma từ khắp nơi trên thế giới để trả lời cho các câu hỏi chuẩn bị cho kỳ họp thứ hai và cuối cùng của Thượng Hội Đồng về gia đình, theo dự trù sẽ được tiến hành từ 4 đến 25 tháng 10 sắp tới.

Một ấn tượng phổ biến - đôi khi được cố tình khuếch đại thêm – về các cuộc thảo luận trước Thượng Hội Đồng là sự phân cực giữa hai thái độ cực đoan: một bên, là những vị muốn giới thiệu những thay đổi triệt để trong đạo lý và thực hành của hôn nhân Công Giáo, nới lỏng tính chất bất khả phân ly của hôn nhân và cho phép cuộc hôn nhân thứ hai trong một số trường hợp nhất định; và một bên, là những vị cương quyết trừng phạt thậm chí là với vạ tuyệt thông tiền kết những tín hữu nào vi phạm tín điều bất khả phân ly về hôn nhân.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong diễn từ bế mạc phiên họp trước của Thượng Hội Đồng, đã chỉ trích cả hai hình thức cực đoan này.

Rõ ràng là Đức Thánh Cha muốn Giáo Hội tìm ra và chấp nhận một "con đường thứ ba" trong đó hoàn toàn trung thành với những điều Chúa Giêsu đã truyền về hôn nhân, và đồng thời tỏ lòng thương xót đối với những người đã vi phạm nó trong những hoàn cảnh nhất định.

Nhà thần học dòng Đa Minh Thomas Michelet, của khoa thần học của trường Đại Học Fribourg, Thụy Sĩ đã đưa ra một "con đường thứ ba", đang được nhiều người chấp nhận.

Tạp chí mà Cha Michelet xuất bản luận văn của ngài là một tạp chí có uy tín. Đó là tờ "Nova & Vetera" được thành lập vào năm 1926 bởi thần học gia Thomist Charles Journet, người sau này đã được Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI tấn phong Hồng Y vào năm 1965. Sau đó, tạp chí này được một nhà thần học và Hồng Y khác trực tiếp điều hành. Đó là Đức Hồng Y Georges Cottier, người Thụy Sĩ và cũng thuộc dòng Ða Minh. Kể từ năm 2002, "Nova & Vetera" đã có một phiên bản bằng tiếng Anh, và được xuất bản tại Hoa Kỳ.

Đề nghị của cha Michelet là thiết lập một "ordo paenitentium" (Nghi Thức Thống Hối) cho những ai thấy mình đang trong tình trạng xa cách lề luật Chúa - nhưng chưa thể dứt bỏ hoàn toàn tình trạng tội lỗi của mình - có thể thực hiện một cuộc hành trình hoán cải có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc thậm chí cả đời, nhưng luôn luôn có một bối cảnh mang tính Giáo Hội, phụng vụ và bí tích đồng hành với họ trong cuộc "hành hương" này. Cần phải nói ngay rằng họ không được rước lễ - như đề nghị của Đức Hồng Y Walter Kasper - nhưng các hối nhân sẽ không thấy mình bị loại trừ khỏi đời sống bí tích, vì cuộc hành trình hoán cải tự nó sẽ là một nguồn ân sủng và bí tích.

Từ thế kỷ thứ Tư, một nghi thức thống hối phổ biến đã được áp dụng trong Giáo Hội theo đó những ai phạm vào những tội lỗi nghiêm trọng cần phải xưng thú tội lỗi mình với một Giám Mục hay vị đại diện của ngài. Hối nhân sẽ được giao việc đền tội được thực hiện trong một khoảng thời gian, chẳng hạn như đi hành hương, làm các việc thiện nguyện, phục vụ công ích, săn sóc người nghèo.. Khi đã làm xong việc đền tội, Đức Giám Mục bản quyền sẽ ban phép xá giải trước khi họ được đón nhận trở lại vào cộng đoàn. Đề nghị của cha Michelet phỏng theo hình thức thống hối này dưới một hình thức sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.

Toàn văn bài viết của cha Michelet có thể đọc tại đây: http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1351041?eng=y
 
Tuần cửu nhật lần chuỗi Mân Côi đã có hiệu quả: gần 500 phụ nữ được giải thoát khỏi tay quân khủng bố Hồi Giáo
Đặng Tự Do
19:13 03/05/2015
Đức Cha Oliver Dashe Doeme của giáo phận Maiduguri tin rằng tuần cửu nhật lần chuỗi Mân Côi do ngài phát động trong toàn giáo phận đã có hiệu quả.

Giáo phận Maiduguri được xem là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cuộc chiến do quân khủng bố Hồi Giáo Boko Haram gây ra tại Nigeria. Chỉ riêng trong hai tháng 8 và 9 năm 2014, 185 nhà thờ đã bị đốt cháy và gần 200,000 tín hữu đã phải bỏ nhà cửa chạy giặc Hồi Giáo.

Từ đầu tháng Tư, cuộc sống của giáo phận đang dần hồi sinh sau khi quân đội Nigeria phối hợp với liên quân Chad và Niger tái chiếm được nhiều làng mạc và thị trấn.

Hôm 14 tháng Tư vừa qua, nhân kỷ niệm đúng một năm ngày bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram bắt cóc hơn 300 nữ sinh tại một trường nội trú ở thị trấn Chibok, Đức Cha Oliver Dashe Doeme đã phát động tuần cửu nhật lần chuỗi Mân Côi cho 276 nữ sinh vẫn còn biệt vô âm tín và nhiều người khác vẫn đang bị bọn khủng bố giam cầm.

Giờ đây, Đức Cha Oliver Dashe Doeme tin rằng những lời cầu nguyện này đã được nhận lời.

Hôm thứ Năm 30 tháng Tư, trong cuộc họp báo ở Abuja, Tướng Chris Olukolade, phát ngôn viên quân đội Nigeria cho biết:

“Các hoạt động được phối hợp rất tốt giữa các lực lượng quân đội đã có kết quả. Hôm thứ Ba 28 tháng Tư, sư đoàn 7 bộ binh đã bất ngờ tấn công vào rừng Sambisa giải thoát hơn 200 thiếu nữ và 93 phụ nữ. Toàn bộ bọn khủng bố trú đóng trong 13 trại đã bị giết và bị bắt sống, bao gồm cả trại Tokumbere nơi bọn khủng bố đã kháng cự rất mãnh liệt”.

Ông cho biết thêm:

“Theo những tin tức mới nhận được trong ngày hôm nay [30 tháng Tư], 160 con tin nữa vừa được giải thoát”.

Hơn 2000 thiếu nữ và phụ nữ Nigeria đã bị bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram bắt cóc từ tháng Giêng năm 2014 đến nay. Tướng Chris Olukolade tin rằng việc lục soát kỹ lưỡng vùng rừng núi này sẽ giúp tìm ra thêm các con tin khác.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Aleteia, Đức Cha Emmanuel Badejo của giáo phận Oyo ủng hộ xác tín của Đức Cha Oliver Dashe Doeme. Ngài nói:

“Xuyên suốt lịch sử Giáo Hội, Kinh Mân Côi đã đóng một vai trò rất lớn không chỉ đưa con người đến gần với Thiên Chúa, nhưng cũng ban cho họ sức mạnh để giữ vững niềm tin của họ trong thời chiến và chiến thắng nhiều cuộc chiến tranh.”
 
50.000 người đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng với Đức Thánh Cha
Lm. Trần Đức Anh OP
09:29 03/05/2015
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với 50 ngàn tín hữu trưa Chúa Nhật 3-5-2015 tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC nhắn nhủ các tín hữu hãy ở lại trong Chúa Giêsu để sinh nhiều hoa trái thiêng liêng.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC quảng diễn bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ 5 mùa Phục Sinh về những lời dặn dò của Chúa Giêsu với các môn đệ, nhắn nhủ họ hãy ở lại trong Người để có thể sinh nhiều hoa trái. ĐTC nói:

Anh chị em thân mến

Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, trong lúc Ngài biết rằng cái chết đã gần kề. ”giờ” của Ngài đã đến. Ngài ở với các môn đệ lần chót, và vì thế Chúa muốn ghi tạc vào tâm trí họ một chân lý cơ bản: đó là cả khi Ngài không còn hiện diện thể lý giữa họ, họ vẫn có thể kết hiệp với Ngài một cách mới mẻ, và nhờ đó mang lại nhiều hoa trái. Và tất cả chúng ta có thể kết hiệp với Chúa một cách mới mẻ. Nếu một người đánh mất sự hiệp thông ấy với Chúa, thì sẽ trở nên son sẻ, và gây hại cho cộng đoàn nữa. Đâu là cách thế mới mẻ ấy? Để diễn tả thực tại ấy, Chúa Giêsu dùng hình ảnh gốc nho và các ngành: ”Cũng như ngành nho không thể tự mình sinh hoa trái nếu không gắn liền với gốc nho, các con cũng thế nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là gốc nho và các con là ngành” (Ga 15,4-5). Với hình ảnh đó, Chúa dạy chúng ta cách ở lại trong Ngài, kết hiệp với Ngài, mặc dù Chúa không hiện diện thể lý.

”Chúa Giêsu là gốc nho, và qua Ngài, như nhựa sống của cây, được chuyển đến các ngành tình thương của chính Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh. Và chúng ta là ngành, và qua dụ ngôn này Chúa Giêsu muốn làm cho chúng ta hiểu tầm quan trọng của sự kết hiệp với Ngài. Các ngành cây không độc lập nhưng hoàn toàn tùy thuộc vào gốc nho, trong đó có nguồn sống. Cũng thế đối với các tín hữu Kitô chúng ta. Được tháp nhập vào Chúa Kitô nhờ phép rửa, chúng ta nhận được từ nơi Chúa một cách nhưng không hồng ân sự sống mới; và chúng ta được ở trong tình hiệp thông sinh tử với Chúa Kitô. Cần phải trung thành với phép Rửa, và tăng trưởng trong tình bạn với Chúa nhờ kinh nguyện, kinh nguyện hằng ngày, lắng nghe và ngoan ngoãn vâng Lời Chúa, đọc Tin Mừng, tham gia các bí tích, nhất là phép Thánh Thể và Hòa Giải.

”Nếu một người kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, thì được hưởng những ơn của Chúa Thánh Linh, như thánh Phaolô đã nói, những ơn này là ”tình thương, vui mừng, hòa bình, quảng đại, hiền lành, từ nhân, trung thành, dịu hiền, tự chủ” (Gl 5,22); đó là những ơn được ban cho chúng ta, nếu chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu và vì vậy một người kết hiệp như thế với Chúa thì mưu ích nhiều cho tha nhân và xã hội, đó là một Kitô hữu chân thực. Thực vậy, qua những thái độ ấy người ta biết đó là một Kitô hữu đích thực, cũng như qua hoa trái người ta biết được cây thế nào. Hoa trái của sự kết hiệp sâu đậm với Chúa Giêsu thật là tuyệt vời; toàn thể con người chúng ta được biến đổi nhờ ơn Chúa Thánh Linh: linh hồn, trí tuệ, ý chí, tình cảm, và cả thân thể nữa, vì tinh thần và thân xác chúng ta là một. Chúng ta nhận được một cách sống mới, sự sống của Chúa Kitô trở nên cuộc sống chúng ta: chúng ta có thể nghĩ như Chúa, hành động như Chúa, nhìn thế giới và sự vật với đôi mắt của Chúa Giêsu. Do đó, chúng ta có thể yêu thương anh chị em chúng ta, như Chúa đã làm, đã yêu mến họ, bắt đầu từ những người nghèo khổ nhất, với con tim của Chúa, và nhờ đó mang vào thế giới những hoa trài của lòng từ nhân, bác ái và hòa bình.

ĐTC cũng nói rằng: “Mỗi người chúng ta là một ngành của một gốc nho duy nhất; và tất cả chúng ta đều được kêu gọi sinh hoa trái của sự cùng thuộc về Chúa Giêsu và Giáo Hội. Chúng ta hãy phó thác bản thân cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, để chúng ta có thể là những cành cây sống động trong Giáo Hội, và làm chứng về đức tin của chúng ta bằng cuộc sống hợp với niềm tin ấy, với ý thức rằng tùy theo ơn gọi đặc thù, tất cả chúng ta đều tham dự vào sứ mạng cứu độ duy nhất của Chúa Giêsu Kitô.

Chào thăm

Sau khi ban phép lành, ĐTC nồng nhiệt chào thăm mọi người hiện diện đến từ Italia và các nước khác, ngài cũng nhắc đến lễ phong chân phước mới nhất và nói:

”Hôm qua (2-5-2015) tại thành Torino, đã có lễ phong chân phước Luigi Bordino, giáo dân thánh hiến trong Dòng các tu huynh thánh Giuse Cottolengo. Người đã hiến cuộc sống cho các bệnh nhân và người đau khổ, và không ngừng xả thân cho người nghèo, chữa trị và rửa các vết thương của họ. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì người môn đệ khiêm tốn và quảng đại này.

ĐTC cũng đặc biệt chào các thành viên Hội Méter, trong ngày các trẻ em nạn nhân của bạo lực (3-5). Ngài nói: ”Tôi cám ơn sự dấn thân của anh chị em trong việc phòng ngừa các tội ác này. Tất cả chúng ta đều phải dấn thân để mỗi người, đặc biệt là các trẻ em luôn được bênh đỡ và bảo vệ”.

Trong số các tín hữu hành hương diện diện, ĐTC đặc biệt nhắc đến các nhóm đến từ Zagreb cộng hòa Croát, từ Litija Slovenia, Madrid và Lugo Tây Ban Nha; đông đảo các tín hữu Italia đến từ các giáo xứ, hiệp hội và trường học. Ngài cũng đặc biệt nghĩ đến các trẻ em nam nữ đã hoặc sắp lãnh nhận bí tích Thêm Sức.

Viếng thăm Giáo Xứ

Ban chiều cùng ngày Chúa Nhật hôm qua, ĐTC Phanxicô đã đến viếng thăm giáo xứ Đức Mẹ nữ vương hòa bình ở vùng biển Ostia Lido, một giáo xứ ngoại ô cách trung tâm thành Roma khoảng 30 cây số.

Giáo xứ này được thành lập cách đây 90 năm, có khoảng 20 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số 25 ngàn dân và thánh đường giáo xứ này là nhà thờ đầu tiên được xây cất tại Ostia và từng là Nhà Thờ hiệu tòa của Đức Cố Hồng Y Phaolô Phạm Đình Tụng trong 15 năm trời, từ 1994 cho đến khi Ngài qua đời năm 2009.

ĐTC đến giáo xứ vào lúc 4 giờ chiều, sau phần chào thăm và gặp gỡ các giới trong giáo xứ, đặc biệt là những người trẻ và người khuyết tật, ngài giải tội cho 4 giáo dân và cử hành thánh lễ lúc 6 giờ chiều.
 
Top Stories
Comments and Suggestions of Kontum Diocese on Draft Bill on Faith, Religion
+ Bishop Michael Hoang Duc Oanh
17:06 03/05/2015
OFFICE OF THE BISHOP OF KONTUM DIOCESE

Kontum April 28th, 2015

To:

Mr. Nguyen Sinh Hung, Chairman of the National Assembly of The Socialist Republic of Vietnam.

Mr. Pham Dung, Chairman of the Government's Religious Committee, Hanoi.

Dear Sirs,

On April 22, 2015, the Religious Committee of Kontum forwarded to us a Document No. 40/TGCP Re: Comment on the Proposition of 4 Laws on Faith and Religion of the Government’s Religious Committee. I personally think the 13-day deadline (from April 22, 2015 to May 5, 2015) for making comments on such important proposed laws is not adequate under the circumstances of a country facing an invasion threat from the northern foreigners. However, due to the warning in your correspondence that "If your comments are not to be received after the deadline it would be understood that you have agreed with our proposed laws", we would like to post a few comments from people around here and myself. Although "nothing stings like the truth", I would still earnestly pass these on for the best interest of our country!

I. A couple of comments:

1.1 The first reaction we received from people around us was "Comments are useless!"; "Their mind already made up. What good can our comments do?"; "What can be more important than the Constitutions? Yet people's comments mean nothing to them. Even the comments made by the Vietnamese Bishop Conferences were not listened to” etc...

1.2 The Document indicated that the government has been deeply interfering with the religious affairs. Each religion has its own canons and rules. How ridiculous it can be when the "non-believers" trying to set the rules for the people of faith? Perhaps, the government should only introduce a number of regulations on its religious management.

1.3 There are also people who think "Since this is all but a summary of how religions have been managed by the Vietnamese communist government during the past 70 years, it, therefore, only shows that the control grip is now being tightened more skilfully"

1.4 The hastily consensus can only mean "to make things look democratic or to help the religion managing officials find a better way to tighten their grip while waiting for the religions to die out just like what the founders of Communism foretold". It makes one wonder if the Vietnamese government still considers religion "the opium of the people".

1.5 This is indeed a legal document which weighs heavily on the ASK - GIVE nature, just as it has been for many years in the past. This policy creates a breeding ground for corruption. It is the root cause which is corrupting the regime that many people are not aware of; and ultimately make them fail to earnestly acknowledge the people's freedom of religion.

1.6 We are so disappointed with the ending phrase "in accordance with the law". This is the key word-group which created so many difficulties that all religions have been facing in past years. Thanks to such phrases, the officials can interpret or apply the laws anyway they wish.

1.7 Strangely enough, in our country, there have been civilian and official violators in any areas. In the religion area, however, the violators are always the civilians while the officials always are correct. They have never been violators!

II. Suggestions

2.1 Please postpone the voting of the "Religion and faith law" and gather all our strength on fighting against aggressors from the North who are encroaching our land and sea. The developed countries do not need any agency to be in charge of religions or any law to manage religions yet they still remain stable and developed. Obviously it should be the job of the law makers who are religious or faith oriented and of those who truly are religious leaders, not of those "who are non-believers”!

2.2 What I am concerned with the most is "The 1990 Thanh Do Agreement". Does this agreement exist? If it does, what is its content? Has it been exactly like what the world has been paying attention to? The fact that the Socialist government of Vietnam arrested and convicted its patriotic citizens just because they expressed their indignation at the "foreign northern country" which is encroaching our land and sea would make us wondering and becoming more unsettling. We often wonder if we may or what is needed to be done at this time? As citizens we have the "right- to- know and to-take- actions". We are fervently awaiting Mr. Chairman of the National Assembly and Mr. Chairman of the Government's Religious Committee to help us understanding clearly the issues at hand.

Dear Sirs,

I respectfully wish you and the official’s good heath in order to loyally serve our fatherland.

Respectfully yours,

Hoang Duc Oanh

Bishop of Kontum Diocese

(Signed and sealed)
Tran Thanh Chung

Bishop Emeritus of Kontum Diocese


(Signed)
 


Copy to:

The Chairman of Kontum People’s Committee

The Chairman of Gia Lai People’s Committee

The Presbyterium of the Kontum Diocese

Translated from Vietnamese by VietCatholic News
 
Comments and Suggestions of Bac Ninh Diocese on Draft Bill on Faith, Religion
Diocese Of Bac Ninh
16:56 03/05/2015
To: Ministry of Internal Affairs, the Government Committee for Religious Affairs

Upon receiving the Official Correspondence No. 40/TGCP-PCTT dated April 14, 2015 from the Ministry of Internal Affairs- Government Committee for Religious Affairs asking us to comment on the 4 draft bills on Faith, Religion (hereafter 4 Draft Bills), we, including the bishop, clergies, men and women religious, faithful of Bac Ninh diocese would like to voice our comments and suggestions as follow:

1. Assessment

Pursuant to the Universal Declaration of Human Rights (12-10-1948) to which the government of Vietnam had signed:

Everyone has the right to freedom of thought, conscience and religion; this right includes freedom to change his religion or belief, and freedom, either alone or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship and observance (Article 18)

Pursuant to The Constitution of the Socialist Republic of Viet Nam (amended in 2013):

Human rights and citizens' rights in the political, civil, economic, cultural and social fields shall be recognized, respected, protected and guaranteed in accordance with the Constitution and law (Article 14)

Everyone has the right to freedom of faith and religion, and has the right to follow any religion or to follow no religion. All religions are equal before law (Article 24)

Pursuant to the View of the Vietnamese Bishop Conference:

Everyone has the right to freedom of belief and religion, including the right to follow any religion or to follow no religion, the right to practice religious rituals, both individually and communally. None of religion or ideology can be considered mandatory for Vietnamese people. The government should not propagate negative views on religions nor interfere with the internal religious affairs such as formation, ordination, transfer of clergy, adjusting ecclesiastical borders...Religious organisations should have the freedom to engage in activities that serve the society in the areas of social welfare (Viewpoints and Suggestions on the draft amendments to 1992 Constitution)

After comparing with the Universal Declaration of Human Rights, The Constitution of the Socialist Republic of Viet Nam, and The View of The Vietnamese Bishop Conference, we would like to present our views as follow:

Political power is what handed to the government by the people in order to create a lawful condition and convenient environment for human rights to be enforced, not to be distributed arbitrarily. Therefore, human rights have to be acknowledged, respected, protected and guaranteed by the government in accordance with the constitution and the law.

The current Draft Bills is against the right to freedom of religion and faith. It is unable to keep pace with the social progress. Human society in general and Vietnam in particular operate and develops towards liberal democracy. However, an overall view of the draft bill indicates that it is going against The Universal Declaration of Human Rights and The Constitution of the Socialist Republic of Viet Nam which was amended in 2013. We observe that the Draft Bills is a setback compared to the religious ordinance in 2004.

II. Our suggestions

1. The Draft Bills failed to mention the legal status of religious organizations. We, therefore, suggest that the religious organizations be entitled and their legal status clearly defined as in the case of other social organizations.

2. The law stipulates that people are equal before the law. Currently, individual, social as well as foreign organizations are permitted to run hospitals and schools. Therefore, we suggest the religions and their dignitaries should also enjoy those equal rights.

3. Freedom of religion is a right, not a privilege. But the Draft Bills show many shortcomings and limitations on this right. All religious organizations and their dignitaries instead of enjoying the legitimate rights, have to be asking for them when they want to organize ceremonies, training, ordination etc...

4. Regulations on Article 56 of the Draft Bill 4 are too meticulous and strict on the construction of religious establishments. This goes against the government's policy on reform and the simplification of administrative procedures

5. The Draft Bill for faith and religion should recognize the right to own, to protect land and properties of people, including all faiths and religious organizations as claimed in The Universal Declaration of Human Rights (Article 17) that the overwhelming majority of the advanced nations of the world are exercising.

6. The right to freedom of faith and religion should be legally protected and not administered.

7. Chapter X and Chapter XI of Draft Bill 4 do not respect the freedom of faith and religion. It is in conflict with Article 2 of the Draft Bills as well as with The 1992 Constitution and its amended version in 2013.

The above are our sincere comments and suggestions. We wholeheartedly hope that the Law on faith and religion is indeed a legal document of progressiveness, for the happiness of people, where the biggest of all happiness is the freedom to practice their religious beliefs and live their spiritual life. Only then society can develop steadfastly and beautifully, when all are aiming for serving the people in harmony with the development of mankind including the people of Vietnam.

On behalf of the diocese

Joseph Nguyen Duc Hieu

Vicar General

(Signed and sealed)


Translated from Vietnamse by VietCatholic News
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Lavang ''Cùng Mẹ Lavang Đồng Hành với Dân Tộc Việt'' và Thánh Lễ Bế mạc tại Melbourne Úc Châu
Dân Chúa Úc Châu
08:47 03/05/2015
ĐẠI HỘI THÁNH MẦU LAVANG LẦN THỨ HAI CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA MELBOURNE
Ngày thứ hai và Thánh lễ bế mạc của Đại Hội – 03/5/2015

Ngày thứ hai của Đại Hội diễn ra trong ánh nắng chan hoà của một ngày mùa thu Melbourne với nhiệt độ 21 độ C. Thành phần tham dự ngoài các cộng đoàn Công Giáo tại Melbourne còn có các vị đến từ các tiểu bang khác trên nước Úc, và đặc biệt nhiều người đến từ quê hương Việt Nam.

Mời xem hình

Phần sinh hoạt cộng đồng

Bầu không khí sinh hoạt ngay từ sáng sớm đã ấm lên với màn mở đầu rất sống động và linh hoạt của Cha Nguyễn Tiến Lộc. Một ca đoàn được thành lập tại chỗ đã lên sân khấu cùng hát bài “Từ muôn phương ta về đây” rồi tiếp theo là bài “Và con tim đã vui trở lại”. Tiếp nối phần sinh hoạt là chương trình giới trẻ dưới sự hướng dẫn của Thày Đạt SBD, và Soeur Thuỳ Linh FMA, các đoàn viên trẻ Salesien đã cùng cộng đoàn nhảy múa và hát ca khúc “Trong Giêsu. ..” Bầu không khí Đại Hội được hâm nóng tiếp theo với phần trình bày của Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, Dòng CCT đang tu học tại Roma.

Bài thuyết giảng của Linh Mục Nguyễn Văn Khải

Chủ đề của bài thuyết giảng là “Vai trò của Người Công Giáo Việt nam đối với Giáo Hội và Quê Hương”. Có thể tóm tắt bài thuyết giảng rất linh dộng và nhiều tình tiết bằng hai phần.

Phần đầu: Xác nhận thái độ chống chủ thuyết Cộng Sản nhưng không chống con người đang sống dưới chế độ CS.

Phần hai là “Vai trò của người Công Giáo Việt Nam.”

Thuyết trình viên đã xác định rõ ràng hai khía cạnh của một vấn đề để tránh ngộ nhận và hiểu lầm. Đó là việc phải yêu thương con người Cộng Sản vì họ cũng là “anh em với tội” và mặt kia là phải chống chế độ CS vì đó là chế độ phi nhân đã gieo rắc khốn khổ, tàn bạo, sai lầm và là tại hoạ của dân tộc cũng như cho khắp nhân loại. Tội ác của CS còn lớn lao hơn cả hành động cắt cổ, thiêu sống và tàn sát đang diễn ra của nhóm Hồi Giáo IS. Linh mục nói chúng ta không kết án người theo CS nhưng chúng ta phải lên án chế độ ấy bởi vì đó là một “cơ chế tội ác xuyên quốc gia, lan rộng khắp toàn cầu”. Giáo Hội không dạy người Công Giáo long thù hận, nhưng dạy mọi người sự yêu thương và tha thứ “Chúa không muốn quân gian ác phải chết, nhưng Người muốn họ phải trở về con đường ngay chính.”

Vai trò người Công Giáo là gì? Người Công Giáo phải làm gì? Tại sao Đại Hội Lavang lại được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới? Đó là vì thân phận của chúng ta, của gia đình và quê hương gắn liền với thân phận của Gia Đình Thánh Gia, của Mẹ Maria, và của dân tộc Do Thái, một dân tộc đã bị lưu đày nhưng vẫn không mất niềm tin vào Thiên Chúa. LaVang là nơi mẹ đã đến để cứu giúp người dân Việt vùng Quảng Trị đời Vua Cảnh Thịnh (cuối thế kỷ 18) và sự tàn sát của Văn Thân (cuối thế kỷ 19) tại nhà thờ LaVang kéo dài cho đến thế kỷ 20, ngày mà người CS tàn sát bách hại trong Mùa Hè Đỏ Lửa.

Cuộc đời Mẹ chính là hình ảnh của chúng ta, của Giáo Hội và quê hương bị đối xử với hận thù, tang tóc và bách hại triền miên. Mẹ đang đồng hành với con dân Mẹ qua nhiều thế kỷ vì thế chúng ta yêu mến Mẹ. Người Việt từ muôn nơi qui tụ về đây để cùng Mẹ tạ ơn Thiên Chúa, xây dựng một cộng đồng Đức Tin vững mạnh và duy trì, giữ gìn văn hoá Việt. Từ đất khách con người tha hương nói về nỗi nhớ quê hương như người Do Thái luôn nhớ về Sion về Giêrusalem. Người Việt tỵ nạn cũng vậy, cũng nhớ quê hương da diết, một quê hương đang bị chế độ CS thống trị, đang bị Tàu Cộng thôn tính, nhớ người anh em đang còn bị thống trị nơi quê nhà. Vì thế phải có quyế tâm hành động.

Vậy thì “Đâu là vai trò của người Công Giáo Việ Nam tha hương”? Người Công Giáo tha hường có nhiều vai trò. Thứ nhật là phải quyết tâm hành động như bài hát mà ca đoàn đã trình bày ngày hôm qua nói lên nỗi niềm xa quê hương, nỗi nhớ đồng bào của người dân Việt xa quê mẹ như Mẹ Maria xưa kia. Con dân Mẹ đã hội nhập vào quê hương mới khắp nơi và đã đóng góp tích cực vào quê hương mới đó.

Thứ hai là phải góp phần xoa dịu đau thương và nỗi thống khổ của người dân nghèo nơi quê nhà. Bởi vì bác ái là một bổn phận quan trọng. “Phúc thay cho những kẻ thương người vì họ sẽ được Thiên Chúa đáp lại.”

Thứ ba là sứ mạng đóng góp để khôi phục những cơ sở vật chất, những nơi thờ phượng của Giáo Hội tại quê nhà. Về mặt này người Việt khắp nơi đã làm nhiều. ĐC Mai Thanh Lương cho biế ngay tại Quận Cam (Orange County) đã có tới 70 tổ chức giúp đỡ cho Việt Nam. Tuy nhiên phải coi chừng việc trợ giúp ấy để cho có hiệu quả tránh việc lợi dụng, lạm dụng và lãng phí hoặc tiếp tay phá bỏ những công trình thuộc về văn hoá không phải chỉ là di sản của người Công Giáo mà là của cả dân tộc. Có rất nhiều ví dụ về lãnh vực này. Tuy nhiên thánh dường của Chúa quan trọng hơn cả là thánh đường trong mỗi con người. Đó cũng là chủ trương của giáo Phận Kontum của Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh nơi đang thiếu hàng trăm nơi thờ tự và nhiều nơi đang bị đe doạ xoá sổ.

Thứ tư là vai trò thăng tiến giáo dục và văn hoá cho dân tộc góp phần làm phát triển nền văn hoá và giáo dục của Việt nam cho cả những người trí thức vì họ đang bị mê muội trong một xã hội không có sự thật vì xã hội ấy bóp méo và e sợ sự thật.

Thứ năm là phải góp phần tăng tiến nền đạo đức cho dân tộc vì hiện nay chủ trương của kẻ lãnh đạo đất nước là phá hoại nền tảng đạo đức bằng những thủ đoan tưởng chừng như làm phát triển đạo đức nhưng thực sự là làm băng hoại nền tảng gia đình, xã hội, giáo dục và đạo đức đã có từ lâu đời của dân tộc. Báo chí đã viết rất nhiều về hiện tượng phá hoại này.

Thứ sáu là phải góp phần dân chủ hoá đất nước, giảm bớt tai hoạ của CS. Đây là trách nhiệm quan trọng nhất. Phải dấn thân bằng cách tố cáo tội ác CS với thế giới bằng mọi phương tiện (thơ ca, bài hát,. ..) Phải dấn thân bằng cách ghi tên, ký tên vào những bản thỉnh nguyện bởi vì sự im lặng của những người tốt là việc làm góp phần vào sự phát triển của sự ác. Phải bênh vực những người đang đấu tranh giúp đỡ dân oan, giúp dỡ những tù nhân lương tâm bằng cách gọi điện thoại, gửi thư, vận động xin chữ ký. .. với các vị lãnh đạo thế giới. Phải tham gia đấu tranh cho công lý và hoà bình bằng phương pháp ôn hoà. Người Công Giáo có bổn phận phải phản đối bằng phương tiện hoà bình. Đó là một trách vụ. Quan trọng nhất là phải dấn thân làm chính trị. Làm chính trị là bổn phận và lợi ích của Giáo Hội. Giáo Hội muốn “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Người giáo dân Việt dấn thân làm chính trị thì có lợi ích rất nhiều cho dân tộc.

Thứ bảy và là điều mấu chốt đó là phải biết cầu nguyện. Cầu nguyện, hy sinh và hành động là một tiến trình liên tục và nhuần nhuyễn. Cầu nguyện khiến chúng ta gần gũi với Chúa và chóng nhận được hồng ân của Người. Người Cộng Sản chạy theo ma quỷ, là hiện thân của thế tục. Vì thế cần phải cầu nguyện.

Tóm lại, người Công Giáo phải biết tu thân, lo cho gia đình mình trước rồi sau đó đóng góp tích cực vào việc xây dựng cộng đồng và dân tộc quê hương.

Chương trình sinh hoạt và Dâng Hoa kính Dức Mẹ

Linh mục Hoàng Kim Huy, phụ trách giới trẻ của Tổng Giáo Phận và Linh mục Trần Ngọc Tân, Quản nhiệm Trung Tâm CG Vinh Sơn Liên đã đồng thời có phần giảng thuyết và sinh hoạt giới trẻ và giới trung cao niên tại Đại Hội. Phần sinh hoạt rất bổ ích và linh hoạt.

200 thiếu nhi, phụ nữ, thanh thiếu niên và quý ông đã trình diễn lien khúc dâng hoa chưa từng có của cộng đồng Công Giáo trước sự ngưỡng mộ và cổ vũ của hàng ngàn người tham dự.

Thánh lễ bế mạc Đại Hội

Thánh lễ bế mạc đã diễn ra với sự tham dự của khoảng chừng 4.000 giáo dân và khoảng 500 thiếu nhi. Trên bàn thánh có sự hiện diện của Đức Cha chủ tế, ĐC Hoàng Đức Oanh, và ba Đức Cha đồng tế, ĐC Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Đức Cha Peter Elliot, ĐC Terry Curtin và 24 linh mục đồng tế Việt Úc, một phó tế và linh mục trưởng nghi lễ, Cha Tuệ.

Trong phần mở đầu, Đức Cha chủ tế đã mời mọi người hiện diện cầu nguyện cho hoà bình của thế giới, của nước Viêt Nam thân yêu để quê hương sớm được hưởng nền hoà bình, tự do, hạnh phúc đích thực thoát khỏi cảnh áp bức, nô lệ, nghèo đói và khát vọng tự do. Ngài cũng xin mọi người cầu nguyện cho những Kitô hữu đang bị bách hại khắp nơi trên thế giới.

Đức Cha Vinh Sơn trong bài giảng đã mời gọi mọi người chúc tụng Thiên Chúa vì Người đã quan phòng tới con dân Chúa, những người phải bỏ quê hương đi lưu đày như dân Do Thái ngày xưa. Nhưng sau 40 năm lưu đày, những con người bị cộng sản loại bỏ, những con dân Chúa ấy đã chứng tỏ sự thành công trên mọi lãnh vực đáp lại tấm thịnh tình và lòng bác ái của người dân Úc Đại Lợi. Người dân Việt tỵ nạn cũng không quên ơn của vị Thủ Tướng Úc Malcom Frazer, người vừa mới giã từ chúng ta và nước Úc để về quê trời. Người Việt đã gạt nước mắt ra đi, bỏ qua quá khứ đau buồn và trở thành khí cụ của Thiên Chúa trên quê hương mới này. Qua Đại Hội này, chúng ta muốn chứng tỏ sự cám ơn của mình với Thiên Chúa như dân Chúa ngày xưa. Cầu mong mọi người Việt chúng ta cùng hợp tác cho một mục đích chung đó là vun đắp cho quê hường nước Úc và quê hương Việt Nam thân yêu với tinh thần bất khuất mà cha ông của chúng ta là các Thánh Tử Đạo đã thực hiện qua lịch sử hào hùng của dân tộc. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta bởi vì “Ai gieo trong đau thương sẽ gặt giữa vui cười.”

Trong một ngày nắng ấm chói chang khác thường của mùa thu nước Úc, Đại Hội đã khép lại trong nụ cười, niềm vui, hy vọng và lời cảm tạ chân thành với Thiên Chúa. Cám ơn tất cả những ai đã ít nhiều đóng góp cho sự thành công của Đại Hội… Niềm vui và hoài bão hy vọng được gửi vào ngàn ngàn trái bong bóng bay được thả lên trời như gửi gấm tâm tư của mọi người lên Chúa và Mẹ Maria Lavang và hứa hẹn gặp lại nhau trong Đại Hội thứ ba năm 2017.

Dân Chúa Úc Châu.
 
Ngày bế mạc năm thánh mừng kim khánh Gx. Tâm An, Gp. Xuân Lộc.
Sr. Minh Du
07:40 03/05/2015
Ngày bế mạc năm thánh mừng kim khánh Gx. Tâm An, Gp. Xuân Lộc.

Tòa Ân giải Tối cao qua sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cho phép giáo xứ Tâm An mở Năm Thánh, để mọi thành phần dân Chúa tại giáo xứ Tâm An dâng lời tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ.

Xem Hình

Và ngày 01-05-2014, ngày lễ Thánh Giuse Lao Động, Đức Cha Chánh Đaminh đã chủ sự thánh lễ khai mạc Năm Thánh. Trong suốt thời gian hồng ân Kim Khánh, đoàn con Tâm An đã lãnh nhận được muôn ngàn hồng ân của Chúa qua Hội Thánh.

Hôm nay sau một năm sống trong biển trời ân sủng, cộng đoàn chúng ta qui tụ trong ngôi thánh đường này để cùng với Đức Cha giáo phận dâng lời cảm tạ tình Chúa và tri ân tình người. Ước gì thánh lễ chiều hôm nay đổ tràn ơn thánh cứu độ trên từng người và mọi gia đình trong giáo xứ, để mỗi người mang được nhiệt tình tông đồ của một lễ Hiện xuống mới, quyết dấn bước đem Chúa đến cho mọi người, mọi nhà mà chúng ta được diễm phúc hạnh ngộ hay sống cùng.

Rất nhiều hoạt động đạo đức được hơn tám ngàn giáo dân của giáo xứ tham gia như tuần xưng tội; tuần cửu nhật dành cho gia đình; tuần cửu nhật dành cho giáo xứ; Chầu Thánh Thể; nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển giáo xứ từ ngày đầu tiên cho đến hôm nay qua viecj suy gẫm, diễn kịch và trình chiếu; cuối cùng là dâng hoa kính Đức Mẹ như lời tạ ơn cho ngày bế mạc mừng kim khánh cũng như khai mạc mùa hoa.

Tạ ơn Chúa với 50 năm hồng ân. Xin Thiên Chúa tiếp tục ở cùng và đồng hành với giáo xứ Tâm An luôn mãi.
 
Bổn mạng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney
Diệp Hải Dung
08:58 03/05/2015
Tối Thứ Bảy 02/05/2015 các anh chị em ca viên Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh thuộc các Giáo Đoàn Cabramatta, Fairfield, Georges Hall, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt.Pritchard, Monica, và Revesby đã đến nhà thờ St. Mary’s Queen Of Heaven Georges Hall tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh là Quan Thầy của Liên Ca Đoàn.

Hình ảnh



Trước khi cử hành Thánh lễ. Cha Paul Văn Chi Tuyên Úy Đặc Trách Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh TGP Sydney ngỏ lời chào mừng tất cả anh chị em trong Liên Ca Đoàn và mọi người đến tham dự và cùng hiệp dâng Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng. Đồng thời Cha cũng dâng lên bàn thờ Đức Mẹ La Vang và Tổ Quốc VN nén hương tưởng niệm 40 viễn xứ xa quê hương và kính nhớ các bậc tiền nhân.



Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã nói về bài Phúc Âm của Thánh Gioan: “Thầy chính là cây Nho và các con là nhành..và ai ở trong Thầy và Thầy sẽ ở trong người đó..” Cũng như Thánh Lê Bảo Tịnh là một chứng nhân của Chúa, Ngài đã rao giảng Đức KiTô chết trên Thập Giá và Ngài cũng đã đem mạng sống của Ngài để làm chứng nhân tình yêu cho Đức KiTô mà hôm nay Liên Ca Đoàn mừng kính Ngài..



Đặc biệt vào tháng Hoa, các em trong đội Thánh vũ dâng Hoa của Giáo đoàn Goerges Hall đã long trọng dâng lên Đức Mẹ 5 sắc hoa cuộc đời, nguyện xin Mẹ chúc lành cho Gia đình, cho Giáo đoàn và Cộng Đồng được bình an và cầu nguyện cho Quê Hương Dân Tộc Việt Nam được hòa bình thật sự trong tự do và nhân quyền.



Trước khi kết thúc Thánh lễ, Anh Trần Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh. Sau đó anh Hoàng Minh Hùng, Liên ca Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn qúy Cha và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Liên Ca Đoàn.

Thánh lễ kết thúc mọi người cùng qua bên hội trường nhà thờ tham dự tiệc liên hoan mừng Quan Thầy Liên Ca Đoàn Thánh Tử Đạo Phaolô Lê Bảo Tịnh TGP Sydney.
 
Giáo Xứ Phúc Lâm mừng Kim Khánh
Laurenso Hoàng Bá Quý
11:55 03/05/2015
GP XUÂN LỘC - Sáng thứ sáu 01/05/2015, lễ kính Thánh Giuse Lao Động, Quan thầy Giáo xứ, cũng là ngày Mừng 50 Năm Thành Lập Giáo Xứ và làm phép Tượng Thánh Giuse Lao Động, Đức Cha phụ tá Giuse Đinh Đức Đạo đã về Kinh Lý Mục Vụ và ban bí tích Thêm sức cho các em thiếu nhi tại giáo xứ Phúc Lâm, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc.

Hình ảnh

Ngay từ sớm, khuôn viên thánh đường đã rộn ràng hẳn lên với những tiếng cười nói, reo hò của hơn 110 em thiếu nhi đang được chăm sóc của các anh chị Giáo Lý Viên, các cha mẹ và những người đỡ đầu cùng cộng đoàn dân Chúa thuộc giáo xứ Phúc Lâm.

Hơn 8 giờ, đón tiếp Đức Cha Giuse tại cổng thánh đường có Cha Chính xứ Giuse Đỗ Viết Đại, Cha Phó xứ Gioan.B Phạm Đức Nhân, các linh mục đồng hương, các em thiếu nhi chịu Phép Thêm Sức cùng cộng đoàn dân xứ.

Sau ít phút Viếng Thánh Thể, Đức Cha Phụ tá Giuse gặp gỡ quý chức Ban Hành Giáo và Ngài rất vui mừng, khen ngợi những hy sinh cố gắng của mọi người trong mọi thành phần dân xứ.

9 giờ15, đoàn rước tiến bước từ trong khuôn viên nhà xứ đến cuối thánh đường tham dự nghi thức làm phép tượng Thánh Giuse Lao Động. Tiếp đến, đoàn rước tiến lên thánh đường. Dâng lễ cùng Đức Cha Phụ Tá Giuse có Cha Quản hạt Đaminh Bùi Văn Án, Cha Chánh xứ,Cha Phó, Cha xứ nguyên Giuse Tạ Minh Chiến, Cha xứ nguyên Giuse ngô Quốc Thạnh, quý cha trong Hạt, quý cha đồng hương, quý cha nghĩa tử của Cha Chánh xứ Giuse.

Tham dự lễ có các tu sĩ nam nữ trong xứ, quý khách mời, cùng chức Ban Hành giáo, đại diện các giới và cộng đoàn giáo dân trong giáo xứ.

Mở đầu, Đức Cha Giuse đã chúc mừng lễ Quan Thầy và Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Thành Lập Giáo Xứ đến cộng đoàn và mời cộng đoàn tiếp tục cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về những ơn lành đã ban cho giáo xứ trong hành trình 50 năm qua.

Thánh lễ được cử hành nghiêm trang và sốt sắng.

Trước khi nhận phép lành cuối lễ, ông Trửơng đại diện Ban Hành Giáo đại diện cho dân xứ dâng lời cảm tạ lên Đức Cha Phụ Tá Giuse. Đức Cha cầu chúc tất cả mọi người hãy trở nên hình ảnh sống động của Đức Kytô ngay trong gia đình mình, trong nơi làm việc và trong nơi mình sinh sống để những người sống chung quanh mình, nhất là anh chị em lương dân nhận ra tình thương của Chúa để cùng hưởng niềm vui cứu độ. Những lẵng hoa tươi thắm đã được sáu em thiếu nhi chịu Phép Thêm sức dâng lên Đức Cha Giuse, hai cha xứ và hai cha xứ nguyên trong những tràng vỗ tay dòn rã trong ngày lễ đặc biệt này.
Xin Chúa, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse Quan Thầy luôn ban nhiều hồng ân xuống trên giáo xứ như đã gìn giữ, che chở và đồng hành cùng chúng con suốt 50 năm qua.

LƯỢC SỬ GIÁO XỨ PHÚC LÂM

A. Giới thiệu

Giáo xứ Phúc Lâm là một trong những xứ đạo sầm uất của vùng Hố Nai, Giáo Phận Xuân Lộc. Khuôn viên Thánh Đường tọa lạc tại địa chỉ: 248/38 Khu Phố 1, Phường Tân Biên, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Với ngôi Thánh Đường rộng và đẹp, tháp chuông cao, cùng với các cơ sở như: Nhà xứ, Đền Thánh Mẫu, Đài Chúa Ki-tô Vua và Nhà Mục vụ khang trang rộng lớn.
Với tất cả các công trình của Giáo xứ Phúc Lâm đã xây dựng mà chúng ta thấy hôm nay, đâu phải ngày một ngày hai mà có. Đó là công trình tiếp nối của bao năm tháng, công lao mồ hôi nước mắt của các Vị Chủ chăn, cùng các thế hệ cha anh trong cộng đoàn giáo xứ, mà nhiều người đến nay đã không còn nữa….

B. Quá trình hình thành xây dựng và phát triển

Một cộng đồng người di cư 1954 thuộc nhiều giáo phận miền Bắc, đã được Cha Thất thuộc Dòng Đaminh đưa đến miền đất, có tên: Xã Đồng Hiệp, Quận Định Quán, Tỉnh Long Khánh, vào đúng dịp Đại Lễ Phục Sinh năm 1955. Xã này gồm 3 ấp: Ấp Phúc lâm, Ấp Lộc Lâm và Ấp Trà cổ. Và cũng 3 ấp này trở thành 3 giáo xứ: Giáo xứ Phúc Lâm (Cha Liêm), Giáo xứ Lộc Lâm (Cha Khiêm) và Giáo xứ Trà Cổ (Cha Thiện).

1. Cha Mattheu Chu Thanh Liêm (1956-1963)
Năm 1956: Giáo xứ Phúc Lâm được thành lập và Cha Mattheu Chu Thanh Liêm (được Cha Thất giới thiệu) làm Chánh xứ. Giáo xứ quy tụ các gia đình thuộc các Giáo xứ miền Bắc, Giáo phận Hải phòng gồm: Giáo xứ Kim Bịch, Giáo xứ Tu Linh, Đáp Khê, Giáo xứ Nam Am, giáo xứ Đại Lộ, Giáo xứ Phương Quan và một số đông gia đình thuộc Giáo phận Thái Bình. Giáo xứ Phúc Lâm tọa lạc trên một cánh đồng trũng rộng lớn, Nhà thờ và trường học làm bằng gỗ ván xẻ, nằm trên một gò cao không bị nước lụt. Cha Mattheu cai quản giáo xứ đến năm 1963 thì Ngài ra đi.
Giáo xứ đã nhờ Cha xứ Lộc Lâm Đaminh Phạm Sỹ Khiêm, địa phận Bắc Ninh, coi sóc đến cuối năm 1964. Và chính Ngài đã giới thiệu Lm. Nguyễn Hương Nam cho giáo xứ Phúc Lâm với Cha Cố Hiển đang cai quản Gx. Bắc Thần, hạt Phước Lý, cũng gốc Địa Phận Bắc Ninh, là Nghĩa phụ của Lm. Nguyễn hương Nam

C. Qúy cha tiền nhiệm

1. Cha Giuse Maria Nguyễn Hương Nam
Năm 1964, giáo xứ đón linh mục Giuse Maria Nguyễn Hương Nam từ Giáo xứ Bắc Thần, hạt Phước Lý về cai quản Giáo xứ và đến tháng 9/1965, cha và con chiên phải rời bỏ Giáo xứ Phúc lâm xã Đồng Hiệp chuyển về xã Hố Nai, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa.
Sau bao nhiêu lần ngược xuôi tìm nơi định cư cho con chiên, cha Giuse Maria Nguyễn Hương Nam đã quyết định dừng chân tại Phúc lâm, Hố Nai vùng đồi bỏ hoang đất hầm hố, sỏi đá và rừng chồi um tùm.
Sau khi chia lô theo ô cờ (mỗi lô 20m x 30m) Cha cho bốc thăm theo các hộ và con chiên đã ổn định cuộc sống.
Cha chỉ định Ban Điều Hành Giáo Xứ gồm 4 vị: Ông chánh Trương, ông phó trương, ông thư ký và ông thủ quỹ giúp cha điều hành GX. Ngoài ra cũng chia GX thành 5 khu họ theo quê quán ngoài Bắc gồm các khu: Kim Bích, Nam Am, Tu Linh, An Tôn và Bùi Hải (Bùi Chu & Hải Phòng) có Ban Đặc Trách của Khu họ gồm một Ông trùm trưởng, Ông trùm phó, Ông Quản và Bà Quản phụ giúp Cha trong việc điều hành khu họ.
Để lo cho công ăn việc làm của giáo dân Cha Giuse Maria liên hệ với quân Đội Hoa Kỳ
Cha Cố Giuse Maria Nguyễn Hương Nam được Chúa gọi về ngày 19/10/1984.
(Hiện nay,phần mộ Cha Cố được an vị trong khuôn viên Thánh Đường GX bên cạnh mộ phần Cha Cố Giuse Vũ Văn Nhậm)

2. Cha Gioakim Nguyễn Bá Tước
Tháng 03/1973Cha Giuse Maria Nguyễn Hương Nam được Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng cho bài sai về xứ An Bình (Bầu cá) và bổ nhiệm Cha Gioakim Nguyễn Bá Tước, cha phó xứ Kẻ Sặt, về nhận cai quản GX.
Cha Gioakim đã lập hội Ái Hữu GX Phúc Lâm vào năm 1973, một tổ chức đầy tính nhân văn thể hiện tình tương thân tương ái, giúp đỡ và cầu nguyện cho nhau giữa các hội viên đang sống trong giáo xứ, khi hội viên hay thành viên trong gia đình hội viên qua đời.
Hiện nay mỗi hội viên góp 5.000 đ/vn khi có hôi viên qua đời và số tiền này dùng đào huyệt, xây kim tĩnh và xin lễ cho hội viên qua đời, nếu có dư để dùng vào việc tu bổ, thuê người trông nom nghĩa trang.

3. Cha Giuse Vũ Văn Nhậm
Nhưng chưa được bao lâu thì đến tháng 06/1975 Cha Gioakim lại nhận bài sai về xứ Thái Hiệp, hạt Biên Hòa và Cha Giuse Vũ Văn Nhậm (cha Phó GX kẻ Sặt) nhận bài sai về làm chánh xứ Phúc Lâm. Cha Giuse Vũ Văn Nhậm về Gx trong hoàn cảnh đất nước giai đoạn kinh tế khó khăn sau chiến tranh, nhiều giáo dân đi các vùng kinh tế, vùng nông thôn nhưng Cha Nhậm vẫn quyết định xây dựng lại ngôi Thánh Đường Giáo xứ.
Sau bao nhiêu khó khăn vất vả, bao công sức giáo dân trong xứ cũng như ngoài xứ, ngôi Thánh Đường đầu tiên sau giải phóng cũng được hoàn thành vào tháng 12/1975.
Năm 1980 Cha Giuse cũng xây dựng thêm chung quanh Thánh Đường 14 Chặng Đàng Thánh giá, Đền Hiền Mẫu và Đài Chúa Kytô Vua.
Đầu năm 1983 bệnh tình của cha xứ Giuse Vũ Văn Nhậm (bệnh ung thư bao tử giai đoạn cuối) nên ngài đã đệ đơn xin Đức Cha giáo phận cho Thầy Sáu Giuse Đỗ Viết Đại về phụ giúp ngài trong lúc bệnh nặng và mong có người kế vị ngài trong tương lai, và trước Lễ Truyền Tin năm 1983 Giáo xứ được vinh dự đón Thầy Sáu Giuse về phụ giúp Giáo xứ cho ngài.
Cha cố Giuse Vũ Văn Nhậm đã được Chúa gọi về vào hồi 8h10’ ngày 09 tháng 06 năm 1983 tại bệnh viện Thống Nhất trước đây là bệnh viện Thánh Tâm dòng Gioan Thiên Chúa.
Cha cố Giuse được an táng tại khuôn viên thánh đường.

4. Cha Giuse Đỗ Viết Đại
Ngày 14 tháng 01 năm 1992 Thầy Giuse Đỗ Viết Đại được thụ phong Linh Mục cùng 16 thầy khác tại Nhà Thờ Chính Tòa Xuân Lộc.
Trong 9 năm Giáo xứ không có vị chủ chăn chính thức ở trực tiếp để cai quản Giáo xứ mà chỉ có các Cha quản nhiệm đến dâng lễ và ban các Bí tích… Đến Chúa Nhật ngày 18 tháng 08 năm 1997 Lễ Đức mẹ hồn xác lên trời ĐGM Phaolo Maria Nguyễn Minh Nhật về kinh lý mục vụ ban Bí tích thêm sức và công bố bổ nhiệm cha Giuse Đỗ Viết Đại làm Cha xứ chính thức của Giáo xứ.
Năm 1998 Cha Giuse cho xây lại nhà xứ, xây hàng rào và san ủi để lấy mặt bằng cho nghĩa trang cùng vận động giáo dân “nhựa hóa” tất cả những con đường trong Giáo xứ, cùng xây dựng một nhà giáo lý với 5 gian dùng làm nơi cho các em Thiếu nhi sinh hoạt (32m x 6m)
Sau gần 30 năm ngôi Thánh Đường xây bằng vôi và cọc sắt Mỹ đã xuống cấp, Cha Giuse quyết định xây lại nhà thờ Giáo xứ.
Ngày 01 tháng 05 năm 2004 Lễ đặt viên đá đầu tiên do Cha tổng đại diện Đaminh Nguyễn Chu Trinh chủ tế. Cùng với việc xây dựng thánh Đường, Cha Giuse cũng cho đại tu lại Đền Thánh Mẫu và Nhà Xứ.
Năm 2005 một số giáo dân ở Rạch Giá cùng với giáo dân trươc kia đi vùng kinh tế mới trở về mua đất tại khu phố 13 thuộc phường Hố Nai để sinh sống, để tạo sự thuận lợi cho Ban Điều Hành Khu Họ An Tôn, Cha Giuse đã tách những hộ mới này thành khu họ mới đặt tên khu họ là La Vang theo ý nguyện của dân. Vậy là Giáo Xứ Phúc Lâm có tất cả 6 khu họ từ ngày 13/05/2005.
Ngày 14 tháng 10 năm 2005 Cha xứ Giuse Đỗ Viết Đại được lệnh lên đường du học tại Pháp, trong lúc việc xây dựng Thánh đường giáo xứ vào giai đoạn cuối.

5. Cha Giuse Đặng Văn Quy
Từ năm 1983-1997, Cha Giuse Đặng Văn Quy đã được Đức Cha giao quản nhiệm giáo xứ: Cử hành thánh lễ và ban các phép bí tích cho công đoàn trong thời gian dài là 14 năm.
Cha Giuse đã được Chúa gọi về ngày 25/07/2014 tại giáo xứ Hải Dương.

6. Cha Giuse Tạ Minh Chiến
Sau 33 ngày vắng bóng chủ chăn,thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2005 Giáo xứ vui mừng đón vị chủ chăn mới, Cha Giuse Tạ Minh Chiến đang là Cha phó Giáo xứ Tân Mai.
Ngày 01 tháng 05 năm 2006 Lễ khánh thành Thánh đường và Thánh hiến bàn thờ cũng vào dịp Lễ kính thánh Giuse thợ bổn mạng Giáo xứ do Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh chủ tế.
Do nhu cầu sinh hoạt của các đoàn thể và việc dậy giáo lý cho các em thiếu nhi, Cha Giuse Tạ Minh Chiến đã quyết định xây dựng nhà mục vụ giáo xứ và ngày 17 tháng 08 năm 2012 Đức Cha phụ tá Toma Vũ Đình Hiệu đã dâng lễ đặt viên đá đầu tiên.

7. Cha Giuse Ngô Quốc Thạnh
Ngày 30/08/2013 trong khi công việc xây dựng mục vụ Giáo xứ mới xong phần thô thì cha xứ Giuse nhận bài sai của ĐGM làm chánh xứ Thọ Lâm – Hạt Phương Lâm và ngày 31/08/2013 Cha Giuse Ngô Quốc Thạnh chánh xứ Lang Minh được Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh bổ nhiệm về làm cha chánh xứ giáo xứ Phúc Lâm.
Trong những ngày (27/07/2014 ) sau bao cố gắng Công trình Nhà Mục vụ Giáo xứ đang đi vào giai đoạn hoàn thiện, chờ ngày khánh thành để các em Thiếu nhi và các Hội Đoàn có nơi sinh hoạt cần thiết thì Cha Giuse Ngô Quốc Thạnh nhận được bài sai nhận chánh xứ Thuận Hòa, giáo hạt Biên Hòa. (11/08/2014)

8. Cha Giuse Đỗ Viết Đại
Cha Giuse Đỗ Viết Đại một lần nữa nhận bài sai làm Chánh xứ GX Phúc Lâm.( 27/07/2014
Cha Chánh xứ Giuse Đỗ Viết Đại.
Cũng dịp này, Đức Cha Giáo Phận cũng bổ nhiệm Cha Gioan Baotixita Phạm Đức Nhân về nhận phó xứ GX Phúc Lâm.

D. Lời kết

Nhìn lại khoảng thời gian 50 năm trải qua bao thay đổi, Giáo xứ đã được các Cha xứ chăm sóc mục vụ, vừa chăm lo đời sống đức tin,vừa xây dựng cho con chiên có nơi thờ phượng xứng đáng mà vẫn chan hòa tình yêu thương hiệp nhất, cùng nhau xây dựng Giáo xứ ngày càng phát triển theo lòng Chúa mong ước mà quý Cha đã dành cả đời dầy công vun đắp cho giáo xứ.
 
Giáo xứ Việt Nam Paris dâng lễ cầu nguyện cho Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Trần Văn Cảnh
19:07 03/05/2015
GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS DÂNG LỄ CẦU NGUYỆN CHO ĐỨC ÔNG PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TÀI

Đức ông Phêrô Nguyễn văn Tài, thành viên đồng sáng lập Liên Hiệp Truyền thông CGVN Hải ngoại được Chúa gọi về lúc 2g30 sáng thứ ba 21.04.2015 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Sàigòn, hưởng thọ 68 tuổi với 42 năm Linh mục.

Xem Hình

TRUYỀN THÔNG Công Giáo VIỆT NAM, dưới sự xướng xuất của cha Trần Công Nghị, đã tổ chức dâng lễ cầu nguyện cho linh hồn Phêrô.

Chiều ngày thứ bảy 25.04.2015, cha Trần Công Nghị, Giám Đốc Việt Catholic đã chủ sự thánh lễ tại Los Angeles, Hoa Kỳ.

Ngày Chúa Nhật 26.04.2015, năm thánh lễ đã cử hành, tại Bùi Chu Việt Nam, do cha Việt Châu, chủ Nhiệm Dân Chúa Mỹ Châu; tại Sydney, Úc, do cha Văn Chi, Phó Giám Đốc Việtcatholic; tại Đức, do cha Bùi Thượng Lưu, chủ Nhiệm Dân Chúa Âu Châu; tại San José, Hoa Kỳ, do cha Phan Quang Cường, Chủ Tịch Miền Tây Hoa Kỳ; và tại Philadelphie, Hoa Kỳ, do Đức Ông Trịnh Minh Trí, chủ Tịch LĐCGVN-HK.

Ngày thứ hai, 27.04.2015, tại Rôma, một thánh lễ, do Cha Trần Đức Anh và Đức Ông Hoàng Minh Thắng chủ sự, với sự tham dự của các thành viên Ban Việt Ngữ, Đài phát Thanh Vatican.

Ngày Thứ tư, 29.04.2015, tại Perth, Úc, một thánh lễ do cha Lý Văn Ca cử hành.

Ngày thứ bảy, 02.05.2015, tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Orange, Hoa Kỳ, một thánh lễ do Đức Cha Mai Thanh Lương cử hành.

Và hôm nay, Chúa Nhật 03.05.2015, vào lúc 11g30, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ (1), đã chủ sự thánh lễ đồng tế, cùng với Cộng Đoàn, cầu nguyện cho Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài.

Mở đầu thánh lễ, Đức Ông Giám Đốc Giuse Mai Đức Vinh, đã mời cộng đoàn trong thánh lễ này, đặc biệt cầu nguyện cho Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, đã được sai đi từ Rôma đến làm mục vụ cho Á Châu, trong chức vụ Giám Đốc đài phát thanh Chân Lý Á Châu tại Phi Luật Tân. Nhiều người đã nghe được tiếng nói của Chân Lý, tiếng nói của Giáo Hội và đã trở lại theo Chúa. Xin Chúa đón nhận linh hồn Phêrô trong nước Ngài.

CHIA SẺ LỜI CHÚA, Đức Ông Giuse nhắc đến 3 điều Chúa ước mong, qua 3 bài sách thánh hôm nay, Chúa Nhật V Phục Sinh, mà Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài đã nghe theo và thực hiện.

Chúa ước mong chúng ta sống kết hợp với Chúa, như cành nho gắn liền vào thân nho; để nhờ đó, chúng ta được tràn đầy ơn sủng là sức sống làm trổ sinh hoa trái trong đời sống đức tin, trong bổn phận hằng ngày và trong mọi sinh hoạt tong đồ. Chúa ước mong chúng ta xác tín rằng: “Không kết hợp với Chúa, chúng ta sẽ như cành nho lìa thân cây nho, không những sẽ không còn nhựa sống, không sinh hoa kết quả, mà còn khô héo, chỉ còn cho vào lửa đốt đi”. Không có Chúa, chúng ta không làm được gì. (Phúc Âm Gioan, 15,1-8).

Chúa ước mong chúng ta sống tình yêu đích thực, tình yêu chân chính tận đáy lòng, tình yêu cụ thể bằng hành động, chứ không chỉ nói suông ngoài miệng lưỡi. Yêu thực lòng, yêu bằng việc làm cụ thể, là thể hiện niềm tin, là giữ trọn giới răn “Mến Chúa Yêu Người”, là sống theo ơn Chúa Thánh Thần. (Bài Đọc hai, Thơ Gioan, 3, 18-24).

Chúa ước mong chúng ta noi gương thánh Phaolô, dứt khoát trở về với Chúa, thực lòng đến với anh em “cùng đức tin, cùng chí hướng tông đồ, hầu tích cực cộng tác làm chứng và rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho mọi người, đặc biệt là những người chưa biết Chúa, chưa nghe biết Phúc Âm. (Bài Đọc một, TĐCV, 9, 26-31).

Kết luận bài chia sẻ Tin Mừng, Đức Ông Vinh thuật lại rằng khi học tại Rôma, từ 1974-1977, ngài đã gặp Đức Ông Tài cũng học ở Rôma, từ 1974-1978. Theo ngài, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài là một người gương mẫu đã thực hiện những ước muốn này của Chúa. Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài gắn bó với Chúa Kytô. Đức Ông Phêrô Tài có tinh thần bổn phận và trách nhiệm cao, rất hiền lành, nhã nhặn và quí mến mọi người. Hết sức chuyên cần, và nhẫn nại Ngài tế nhị lo làm văn hóa, rao giảng Tin Mừng, làm tông đồ truyền giáo.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN đã được bà Cựu Hội Trưởng Hội Các Bà Mẹ Công Giáo đọc. mà lới nguyện cuối cùng là LỜI CẦU CHO ĐỨC ÔNG PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TÀI. Nguyện rằng: “Lậy Chúa, Chúa đã gọi ra khỏi đời này, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám Đốc Đài Phát Thanh Chân Lý Á Châu. Qua nghe radio này mà nhiều người đã trở lại sống và làm chứng cho đức tin. Xin cho hình ảnh hiền lành, tinh thần hăng say tận tâm của Đức Ông Phêrô là gương sáng bén rễ cho thế hệ trẻ hôm nay. Xin cho công việc truyền thông Chân Lý Á Châu được tiếp tục mang lại lợi ích hoa trái dồi dào. Xin Chúa nhận lời chúng con.

CÔNG TRÌNH ĐỨC ÔNG PHÊRÔ ĐỂ LẠI. Sau thánh lễ, ra về, mấy bạn trẻ đến tìm tôi và xin cho họ biết cụ thể đâu là công trình quan trọng mà Đức Ông Phêrô đã để lại. Tôi vắn tắt trả lời rằng: Tưởng nhớ đến Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, tôi đặc biệt ghi ơn Ngài về những công trình của Đài Chân Lý Á Châu, Manila, Philippines, do Ngài làm Giám Đốc. Đó là một thư viện điện tử Công Giáo Việt Nam khá đầy đủ cho những sinh hoạt mục vụ thường ngày. Thư Viện này http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/veritas/ gồm 13 lãnh vực chính sau đây:

Kinh Thánh - Suy Niệm

Thượng Hội Ðồng Giám Mục

Ðức Thánh Cha

Giáo Lý - Giáo Luật - Công Ðồng

Ðức Maria

Tu Ðức - Thiêng Liêng

Triết - Thần Học

Luân Lý - Ðạo Ðức - Hôn Nhân

Tài Liệu

Thơ - Truyện Ngắn

Giáo Hội Việt Nam

Quê Hương Việt Nam

Những Tài Liệu Giáo Hội

Xin Chúa mau đón nhận Linh Hồn Phêrô vào nước Ngài.

Paris, ngày 03 tháng 05 năm 2015

Trần Văn Cảnh

Phụ chú:

(1). Truyền thông Công Giáo ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, dưới quyền giám đốc của Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, chính yếu gồm 5 nhóm đã được thành lập như sau:

1. Năm 1978: Ban tủ sách, cung cấp sách báo.

2. Năm 1984: Ban Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris, nguyệt san liên tục đền nay.

3. Năm 1990: Thư viện GXVN Paris, lưu trữ khoảng 10.000 đầu sách

4. Năm 1997: Ban Tu Thư Giáo Xứ, vừa xuất bản cuốn sách thứ 42

5. Năm 2002: Mạng lưới http://giaoxuvnparis.com/
 
Giáo xứ Lam Điền, Hà Nội khai mạc Tháng Hoa
GX Lam Điền
20:49 03/05/2015
Giáo xứ Lam Điền khai mạc Tháng Hoa

Mẹ Maria ơi ! Nay Tháng Hoa đã về rồi, bao tâm tư hân hoan chung lời hát khúc ca trìu mến. Vâng, hàng năm, cứ mỗi độ tháng Năm về, con cái Mẹ trong khắp giáo xứ lại vang lên lời ca thánh thót kèm theo vũ điệu dâng hoa, ngân nga lời kinh Kính Mừng, cất cao lời Kinh Cầu Mẹ, cung nghinh tượng ảnh Mẹ và sau cùng là Thánh lễ.

Xem Hình

Với lòng con thảo mến Mẹ, chiều ngày 01.05.2015, Thứ Sáu đầu tháng, Giáo xứ Lam Điền, Tổng Giáo Phận Hà Nội hân hoan khai mạc tháng hoa kính Đức Mẹ.

Vũ điệu múa hoa diễn ra tại tiền sảnh nhà thờ Lam Điền, dưới chân Đức Mẹ Fatima, với sự tham dự đông đảo của cộng đoàn. Đoàn hoa đồng dâng gồm có đội hoa Thiếu Nhi Lam Điền, Hội hoa Mân Côi Lam Điền, Hội hoa Têrêsa Tân An, Hội hoa con cái Đức Mẹ Sầu Bi Ứng Hòa và Hội hoa Têrêsa Lương Xá, đã sốt sáng trang nghiêm đại diện cộng đoàn dâng lên Mẹ Maria những đóa hoa tươi thắm, những vũ điệu ân tình, với điệu hát ngân nga, giúp cộng đoàn cùng dâng lên Mẹ hiền những đóa hoa lòng thành kính.

Năm nay, con cái Mẹ chọn những bông hoa muôn màu sắc, tươi thắm cung kính dâng lên Mẹ, hòa vào từng lời ca tiếng hát trầm bổng bay lên trước ngai Mẹ, nài xin Mẹ cứu giúp.

Khởi đầu vũ điệu vãn hoa là lời nguyện xin tha thiết: Mẹ Maria ơi, cộng đoàn giáo xứ chúng con cùng quay quần trước ngai Mẹ, mang theo tình mến đầy ắp con tim, chứa chan bao lời kinh ngọt ngào, thiết tha dâng về Mẹ.

Mẹ Maria ơi, chúng con muốn cả đời con là những cánh hoa mỗi ngày hái dâng lên Mẹ, những cánh hoa yêu mến trong đời, của tình yêu biết cho đi, của lòng kiên nhẫn và tha thứ, của bác ái luôn rộng mở với mọi người, và những cánh hoa của trông cậy, phó thác. Mẹ ơi, xin Mẹ đồng hành với chúng con khi vui cũng như lúc buồn, ngày bình an cũng như khi gian khổ. Hạnh phúc có Mẹ trong đời, hạnh phúc có Mẹ kề bên, Mẹ là người đi đầu để chúng con tiếp bước, Mẹ là người đi trước để chúng con được lôi kéo dắt dùi, chúng con vững bước tiến về quê Trời vinh phúc.

Lạy Mẹ Maria, chúng con cũng xin dâng lên Mẹ Giáo Hội nhất là Giáo Hội Việt Nam, dâng lên Mẹ Giáo xứ, từng gia đình và mỗi người chúng con, qua Mẹ dâng lên Thiên Chúa. Xin Mẹ nâng đỡ phù trì để mọi người chúng con được sống trong bình an và hạnh phúc.

Kết thúc buổi dâng hoa là cuộc cung nghinh Đức Mẹ chung quanh làng và nhà thờ, sau cùng cộng đoàn hiệp dâng Thánh lễ.
 
Rước kiệu “Cùng Mẹ Lavang Đồng Hành với Dân Tộc Việt'' tại Melbourne, Úc Châu
VietCatholic Network
21:02 03/05/2015
 
Những chiến sĩ phục vụ âm thầm của Đại Hội Đức Mẹ La Vang TGP Melbourne
Thuỵ Miên
21:28 03/05/2015
Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ II, đã được tổ chức vào 2 ngày thứ Bẩy và Chúa Nhật, mùng 2 và 3 tháng 5 năm nay. Cộng Đồng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Tổng Giáo Phận Melbourne đã tổ chức thành công, đạt kết quả mỹ mãn như lòng mong ước của mọi người. Chúng con xin tạ ơn Chúa, Đức Mẹ La Vang và xin chân thành cảm tạ về sự đóng góp công sức của các ân nhân, các thiện nguyện viên, cùng của tất cả mọi tín hữu trong khắp các Cộng Đoàn Công Giáo.

Mời coi hình

Các cụ cho rằng: Để có được sự thành công này, thì chúng ta đã có đủ 3 yếu tố: Thiên thời, địa lợi, và nhân hòa.

Thiên thời. Trời đang mưa vào mấy ngày đầu tuần, thì nay bỗng dưng thời tiết thay đổi và trở nên khô ráo, nắng ấm. Vì anh em đã tin vào Đức Kitô, và phó thác tất cả cho Đức Mẹ La Vang. Mặc dù ban tổ chức đã chuẩn bị mọi thứ để đối phó với hoàn cảnh mưa và gió lạnh có thể xảy ra trong các ngày của đại hội. Nhờ vào Đức Tin lớn mạnh của mọi người. Chúng ta đã tin vững mạnh như núi đá vào tình Chúa thương xót, vào tình Mẹ thương yêu chúng ta và vào lời cầu nguyện của mọi người. Thiên Chúa đã làm phép lạ cho chúng ta có được 2 ngày đại hội nắng ấm, gió mát. Mặc dù đài khí tượng đã báo rằng trời sẽ có mây mù và mưa.

Địa lợi. Trung tâm Công Giáo Thánh Tôma Thiện tọa lạc trên mảnh đất 10 mẫu đất, số 225 đường Hutton, vùng Keysborough, rộng đủ sức chứa trên 5000 người. Thế nhưng trước khi quyết định tổ chức đại hội tại địa điểm này, thì ban tổ chức còn lo lắng về chỗ đậu xe cho khoảng 5000 người đến tham dự. Nhưng nhờ ơn Chúa quan phòng và do tài ngoại giao của ban tổ chức và Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, nên đã được một ân nhân người Úc giúp đỡ. Ông ta đã đồng ý cho mượn một miếng đất rộng 28 mẫu, nằm đối diện với đất của Trung Tâm Công Giáo Thánh Tôma Thiện. Ông ta ngăn lại một miếng đất nhỏ để nhốt bò, phần còn lại thì cho chúng ta mượn để làm chỗ đậu xe. Vì miếng đất ấy đang nuôi bò, nên mảnh đất này tràn ngập “mìn”, nói theo kiểu nhà binh. Thế là các chiến sĩ trong ban tổ chức đành âm thầm làm công tác đi hốt “phân bò”, để làm sạch cánh đồng. Thật bái phục các bậc đàn anh quá sức. Trung tâm tuy rộng nhưng là vùng đất thấp, nên các thiện nguyện phải đổ thêm đất, san đất và cán đất bằng chiếc xe “hủ lô”, đề làm nền cho khuôn viên tổ chức đại hội. Các vườn cỏ, cây cối chung quanh, đã được rất nhiều anh em tuổi trung niên và lão niên cắt cỏ, tỉa cây cho sạch sẽ và gọn gàng vào những ngày đầu tuần trước lễ. Nếu có ai đến nhìn xem những anh em thiện nguyện làm việc, thì mới thấy câu nói: “Đâu cần thì có lão, có trung niên” là đúng.

Nhân hòa. Sự đoàn kết trong tình anh em của con cùng một Cha trên Trời. Sự hy sinh và lòng bác ái của tất cả anh chị em, đã vượt thắng mọi gian nan, vất vả về đường đi xa, hay anh chị em còn bận bịu với gia đình, công việc làm ăn. Sự vâng phục đấng bản quyền và của ban lãnh đạo. Và nhất là lòng yêu mến tha nhân và lòng tôn sùng Đức Maria một cách chân thành. Anh chị em đã khiêm nhường lãnh nhận những công việc không tên tuổi như âm thầm lo vệ sinh cho các toilet, hay các nơi đặt thùng rác bên trong khuôn viên Trung Tâm. Những anh nhận trách nhiệm hướng dẫn và lo giữ xe tại bãi đậu xe giữa đồng trống. Cũng vì yêu mến Đức Mẹ mà có những ân nhân tặng cho Cộng Đồng rất nhiều thùng mì, để những ai còn đói, muốn ăn thêm đều được no đầy. Không dám quên ơn các anh em lo việc giữ trật tự, những anh em lo việc y tế. Những anh chị lo việc nấu ăn cho các cha và những người giúp việc. Các chị nhà bếp đã nấu những nồi phở thơm ngon đã làm cho người ăn một lại thèm ăn tô thứ hai, và những nồi chè ngon, ăn sao mà nhớ quê hương quá sức. Những anh em trong ban nghi lễ, âm thanh ánh sáng, ca đoàn, ban văn nghệ, ban dâng hoa, ban truyền thông, những anh em lo dựng cột, treo cờ, làm thuyền hoa chở tượng đài Đức Mẹ La Vang. Nhất là các anh trong ban tổ chức đã phải vất vả chạy ngược, chạy xuôi, từ lúc khởi đầu cho đến khi hoàn tất. Nhìn anh nào, anh nấy đều bị nắng làm da đen xạm, người thì gầy đi vì quá lo nghĩ , và làm việc không ngủ đủ. Ai trông thấy cũng cảm động và thấy thương.

Tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ La Vang đã lắng nghe, nhận lời của chúng ta cầu xin, và cho chúng ta tổ chức được 2 ngày Đại hội Thánh Mẫu La Vang thành công như lòng mọi người đã mong ước.

Xin cảm ơn và xin Chúa chúc lành cho tất cả các anh chị thiện nguyện viên, đã và đang âm thầm phục vụ cho danh Chúa được cả sáng, và Nước Chúa được lan tràn khắp mọi nơi, bằng những việc làm tông đồ âm thầm của các anh chị em.

Thụy Miên.
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Thư mời tham gia Ca Đoàn Tổng Hợp của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
LM Nguyễn Đức Vượng
21:05 03/05/2015


Mến gửi quý Ca Viên thuộc quý Ca Đoàn khắp nơi trên thế giới,

Chắc chắn ai trong chúng ta đã nghe nói về Đại Hội Gia Đình Thế Giới sẽ được tổ chức tại Philadelphia từ ngày 22-27 tháng 9 năm 2015. Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã chính thức được Ban Tổ Chức Đại Hội chấp thuận có thánh Lễ dành cho người Việt Nam chúng ta tại Nhà Thờ Thánh Helena lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy ngày 26 tháng 09 năm 2015; Địa chỉ 6161 North Fifth Street, Philadelphia, Pennsylvania 19120.

Thánh Lễ được cử hành bởi Đức Tổng Giám Mục Phaolo Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Sài Gòn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Cùng đồng tế với Ngài, có Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, quý Đức Giám Mục Việt Nam, qúy Đức Ông và quý Cha ở Hải Ngoại và Việt Nam. Sự hiện diện đông đảo của qúy Tu Sĩ Nam Nữ và các thành phần dân Chúa tại Hoa Kỳ, Việt Nam và các Châu Lục.

Nhấn vào đây để Download những bài hát Thánh Lễ

Được Đức Ông Chủ Tịch Liên Đoàn cho phép, chúng tôi trong ban Thánh Nhạc của Liên Đoàn Công Giáo xin thông báo việc thành lập Ca Đoàn Tổng Hợp để hát cho thánh lễ này như sau:

Ca Viên nào muốn tham dự hát lễ, xin lạc với Anh Mai Quốc Đạt, Ca Trưởng Ca Đoàn Tổng Hợp email datmaidung@yahoo.com
Ngày hết hạn ghi danh: ngày 30 tháng 07 năm 2015.
Bài hát phải tự tập tùy theo bè mình muốn.
Buổi tổng dợt lúc 8 giờ sáng Thứ Bảy, ngày 15 tháng 9 năm 2015.
Các bản nhạc sẽ được gửi theo sau.
Đồng phục Nữ: áo dài trắng, quần dài trắng.
Đồng phục Nam: áo sơ mi trắng, quần dài đen.

Xin Chúa qua lời bầu cửa của Mẹ Maria xuống muôn phúc lành trên trên các bạn.

Ngày 20 tháng 04 năm 2015

LM Nguyễn Đức Vượng, Trưởng Ban Thánh Nhạc LĐCGVNHK
Mai Quốc Đạt, Ca Trưởng Ca Đoàn Tổng Hợp
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Suối Yến Đường Vào Chùa Hương
Nguyễn Ngọc Liên
21:13 03/05/2015
SUỐI YẾN ĐƯỜNG VÀO CHÙA HƯƠNG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Suối Yến cách Hà Nội hơn 60 km
và là đường thủy duy nhất
phải đi qua trước khi vào
ngoạn cảnh chùa Hương.
Con suối tuy ngắn nhưng
khung cảnh nên thơ uốn lượn
qua các ngọn núi, đẹp tựa như tranh.
(bt)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu: 28/04 –04/05/2015: Ám ảnh của thảm hoạ diệt chủng Armenia truyền từ đời này sang đời khác
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:52 03/05/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


1. Văn khố Tòa Thánh về trận Gallipoli

Ngày 25 tháng Tư, “ANZAC day”, năm nay là ngày kỷ niệm trọng đại 100 năm trận đánh đẫm máu nhất trong Thế Chiến thứ Nhất. Hàng triệu người Úc và Tân Tây Lan đã tràn ra đường để tham dự các buổi diễn hành, và cầu nguyện cho những binh sĩ đã ngã gục trong trận chiến tại Galliponi cũng như trong những chiến trường khác mà quân đội Úc và Tân Tây Lan đã dự phần, kể cả chiến trường tại miền Nam Việt Nam.

Đối với đế quốc Ottoman, cuộc chiến kéo dài chín tháng ở Gallipoli là một chiến thắng vì nó giúp ngăn chặn sự sụp đổ của thủ đô. Nhưng giá phải trả cũng rất lớn với hàng trăm ngàn binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tử trận.

Như một cử chỉ hòa giải, Đại sứ Úc tại Tòa Thánh là ông John Mccarthy và tham tán ngoại giao Tòa Đại Sứ Thổ Nhĩ Kỳ là ông Hasan Mehmet Sekizkok đã tổ chức chung một cuộc họp báo tại Rôma.

Đại sứ John Mccarthy cho biết:

“Từ Úc, Tân Tây Lan, Pháp, Anh và Ái Nhĩ Lan nhiều gia đình đau khổ đã viết thư cho Tòa Thánh hỏi về mộ phần người thân yêu của họ”.

Ông cho biết những lá thư ấy hiện nay được lưu trữ tại văn khố của Vatican. Trong tuyệt vọng, các gia đình liệt sĩ đã liên lạc với Vatican hy vọng với tầm vóc toàn cầu của mình, Tòa Thánh có thể giúp họ.

Đức Giáo Hoàng thời đó là Đức Thánh Cha Bênêđíctô XV đã cùng với Đức Hồng Y Gaspari, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh yêu cầu các sứ thần Tòa Thánh, các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân làm mọi cách có thể được để giúp đỡ các gia đình.

Đại sứ John Mccarthy cho biết thêm:

“Những đại diện của Tòa Thánh đã mang lại những an ủi tinh thần và thực tiễn khi giúp xác định vị trí các ngôi mộ và khu chôn lấp tập thể mỗi khi có những thông tin liên quan.”

Khoảng 130,000 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và các nước đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ đã chết trong trận đánh này. Phía Anh có 25,000 binh sĩ tử trận. Pháp có 10,000 và 10,000 binh sĩ khác thuộc liên quân Úc và Tân Tây Lan.

2. Ám ảnh của thảm hoạ diệt chủng Armenia truyền từ đời này sang đời khác

Ngày 24 tháng Tư vừa qua, người Armenia kỷ niệm 100 năm thảm họa diệt chủng do người Thổ Nhĩ Kỳ gây ra bắt đầu từ năm 1915. Họ nghĩ thế nào về tội ác này? Đoạn video này giới thiệu một vài cảm nghĩ của Khachatur Gasparyan, một phân tích gia người Armenia

“Thảm họa diệt chủng là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm đối với mỗi người Armenia .Như bạn có thể thấy, vào ngày kỷ niệm này toàn bộ đất nước Armenia chúng tôi hiệp nhất với nhau trong lời cầu nguyện, không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội và tôn giáo. Chúng tôi hiệp nhất với nhau bởi chấn thương này”

Câu chuyện đã xảy ra hàng trăm năm. Tuy nhiên, Khachatur Gasparyan nói:

“Chấn thương diệt chủng này phải được chữa lành, vì nó đang được truyền qua từ thế hệ này sang thế hệ khác.”

Ông nói thêm:

“Núi Ararat là rất quan trọng đối với bản sắc văn hóa Armenia và là một phần thiết yếu của nền văn hóa Armenia. Tiếc rằng, ngày nay Ararat vẫn phải nằm trên lãnh thổ của kẻ thù.”

3. Cảm tưởng về lễ tưởng niệm 100 năm cuộc diệt chủng người Armenia

Ngày 24 tháng Tư vừa qua, nhân kỷ niệm 100 năm thảm họa diệt chủng người Armenia do người Thổ Nhĩ Kỳ gây ra bắt đầu từ năm 1915, Đức Tổng Thượng Phụ Kerekin Đệ Nhị đã tuyên thánh cho 1.5 triệu người Armenia bị thảm sát.

Thầy phó tế Karik, thuộc Giáo Hội Armenia Tông Truyền cho biết như sau:

“Lần kỷ niệm thứ 100 này rất quan trọng. Đức Giáo Hoàng nêu rõ đây là cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20. Điều đó có nghĩa là đây không chỉ là bi kịch của Armenia, nhưng là bi kịch của nhân loại”

Gagik, một người dân của thủ đô Yerevan:

“Cố nhiên thảm họa này không xảy ra với tôi và gia đình, vì chúng tôi còn trẻ. Nhưng nó đã xảy ra với ông bà của tôi. Không có một gia đình Armenia nào mà tổ tiên đã không bị sát hại, không có gia đình nào mà không có các nạn nhân”

4. Đức Cha Mario Grech cử hành lễ tang cho 24 trong số hơn 850 di dân bị đắm tàu chết trên đường vượt biển

Hôm 23 tháng 4, Đức Cha Mario Grech, là Giám Mục giáo phận Gozo của Malta, các thành viên chính phủ và các quân nhân Malta đã tổ chức tang lễ cho 24 người di cư bị thiệt mạng trong thảm kịch diễn ra hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư. Họ là một phần trong số hơn 850 người đã bị thiệt mạng khi con tàu của họ bị lật ở ngoài khơi Lybia trong vùng biển Điạ Trung Hải. Trong số gần 900 người trên con tàu này chỉ còn 28 người sống sót. Những người sống sót đã được dự tang lễ này mặc dù một số trong họ vẫn đang bị câu lưu để điều tra.

Trong bài giảng Đức Cha Mario Grech nói:

“Chúng ta đang đứng trước 24 thi thể những người đã chết chưa được xác định danh tánh nhưng chúng ta biết rằng còn nhiều hơn nữa, hàng trăm người đã nằm trong nghĩa trang mênh mông là biển Điạ Trung Hải của chúng ta. Chúng ta không biết danh tánh của họ, cuộc đời của họ, chúng ta chỉ biết rằng họ đang cố vượt thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng để tìm tự do và một cuộc sống tốt hơn.

Chúng ta gọi họ là những người vô danh. Tuy nhiên, chúng ta thương tiếc họ, chúng ta khóc lóc trước sự mất mát này, chúng ta muốn dành cho họ một sự kính trọng cuối cùng của chúng ta. Tại sao? Bởi vì thẳm sâu bên trong tâm hồn chúng ta, không phân biệt tín ngưỡng, văn hóa, quốc tịch, chủng tộc, chúng ta biết rằng, họ cũng là những người đồng loại của chúng ta.

‘Người lân cận của tôi là ai?’- Trong Tin Mừng, chúng ta nghe một thầy thông luật hỏi Đức Giêsu để xin Ngài một lời giải thích về giới răn yêu thương. Thầy thông luật ấy biết luật chứ. Tuy nhiên, ông cảm thấy khó chịu với câu trả lời của Chúa Kitô bởi vì những gì Ngài trả lời ông là những gì ông đã không trông đợi từ kiến thức học thuật của ông, nhưng là một câu trả lời thực tế.”

5. Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Anh trừng phạt tờ The Sun vì tội ăn nói bất nhơn

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ước tính 850 thuyền nhân đã chết trên một con tàu quá tải bị lật ngoài khơi Lybia hôm Chúa Nhật 19 tháng Tư. Con tàu chở khoảng 900 người chỉ còn 28 người sống sót. Đứng trước thảm họa nhân đạo này, hơn 200 người Anh trong các tổ chức nhân quyền đã biểu tình trùm mình trong các bao đựng xác chết mầu đen và trắng tại vùng biển du lịch phía Nam nước Anh.

Hành động này đã diễn ra một ngày trước phiên họp khẩn cấp của các nhà lãnh đạo châu Âu tại Brussels nhằm tìm ra một cách thức chấm dứt thảm hoạ nhân đạo đã cướp đi sinh mạng của ít nhất là 1750 người từ đầu năm đến nay.

Những người biểu tình đã hình thành hashtag #DontLetThemDrown – đừng để họ chết đuối - trong khi bầy tỏ sự thất vọng trước phản ứng của chính phủ Anh.

Radio Vatican cho biết là nhiều người lại có những suy nghĩ ngược lại. Hôm thứ Sáu 24 tháng Tư, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, là người lãnh đạo Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu chính phủ Anh trừng phạt tờ The Sun. Trong một bài xã luận, tờ báo này gọi các di dân đến Anh là “bọn gián”.

Đây không phải là lần đầu tiên tờ báo này có thái độ kỳ thị người di dân nhưng là một thái độ kéo dài nhiều thập kỷ liên tục trong đó tờ báo tỏ ra không kiềm chế trong các ngôn từ phỉ báng người nước ngoài, trong khi đưa ra những thông tin sai lạc và bóp méo.

Trong bài xã luận, tờ báo viết “Hãy chỉ cho tôi hình ảnh những chiếc quan tài, những thi thể trôi nổi trong nước, hãy kéo những điệu nhạc buồn violin và chỉ cho tôi thấy những người gầy còm nhìn buồn bã. Tôi cũng cóc cần quan tâm đến”

Ông Zeid Ra’ad Al Hussein nhận định:

“Những luận điệu như thế không chỉ hủy hoại lòng từ bi đối với hàng ngàn người chạy trốn các cuộc xung đột, các trường hợp vi phạm nhân quyền và tình trạng cạn kiệt kinh tế đang chết đuối ở Địa Trung Hải. Bụng dạ phân biệt chủng tộc là đặc trưng cho các cuộc tranh luận về di dân đang tăng lên ở các nước thuộc liên hiệp Châu Âu đã làm lệch hướng phản ứng của các chính phủ trước các thảm họa nhân đạo”.

6. Hàng chục ngàn người Ethiopia biểu tình chống quân khủng bố Hồi Giáo IS

Hàng chục ngàn người Ethiopia diễu hành qua các đường phố tại thủ đô Addis Ababa hôm thứ Tư 22 tháng Tư trong một cuộc biểu tình do chính phủ tổ chức để lên án vụ giết hại 28 Kitô hữu ở Libya.

Một đoạn video được khủng bố Hồi Giáo tung lên YouTube ngày 19 tháng Tư cho thấy 12 người đàn ông đã bị chặt đầu 16 người khác bị bắn chết. Vụ chặt đầu 12 vị tử vì đạo đã xảy ra trên một bãi biển, trong khi vụ bắn chết 16 vị khác có lẽ diễn ra trong một sa mạc. Các vụ giết người tàn bạo này diễn ra chỉ hơn hai tháng sau vụ chặt đầu 21 Kitô hữu Coptic trong một video khác được tung lên Internet hồi tháng Hai.

Vụ thảm sát đã gây nên một làn sóng căm phẫn trên thế giới, đặc biệt là tại Ethiopia.

Cuộc biểu tình chính thức này dường như nhằm xoa dịu sự tức giận của dân chúng. Tuy nhiên, một số người biểu tình đã hướng sự giận dữ của họ vào chính phủ.

“Anh em của chúng tôi đã bị sát hại, chính phủ phải làm một cái gì đó,” Anteneh Tefera, một người biểu tình trẻ tuổi hét lên. “Máu của họ không phải là máu của động vật.”

Những người biểu tình khác thì hát “Đủ rồi đừng di cư! Hãy thay đổi đất nước của chúng ta bằng cách ở nhà.”

Một số lượng lớn người Ethiopia, đất nước lớn thứ Hai ở Phi Châu, với hơn 90 triệu dân, đã rời khỏi đất nước của họ để tìm kiếm công việc ở nơi khác.

Ít nhất hai người trong số những người thiệt mạng đã cố gắng vượt biển Điạ Trung Hải sang Italia, nhưng bị bắt trở lại.

Nhiều người Ethiopia đến Libya và các quốc gia châu Phi ở phía bắc để trước là tìm công việc, sau đó mạo hiểm vượt biển sang châu Âu.

Tại nhà của hai trong số các nạn nhân, có một biểu ngữ thể hiển sự bất mãn với nhà cầm quyền.

“Một chính phủ không bảo vệ được công dân mình thì không xứng đáng nắm giữ quyền lực”

7. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói quân khủng bố Hồi Giáo IS đang muốn tiêu diệt thế giới Hồi Giáo

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan, đã làm kinh ngạc thế giới với những lời rất mạnh mẽ chống lại quân khủng bố Hồi Giáo IS.

Trong cuộc họp báo chung với tổng thống Iraq Fouad Massoum hôm thứ Tư tại Ankara, ông nói rằng bọn khủng bố IS “là một thứ vi khuẩn đang hoạt động nhằm tiêu diệt thế giới Hồi Giáo của chúng ta. Một chiến lược quốc tế là điều cần thiết để làm ráo nước cái vũng lầy này. Thậm chí nếu bọn Daesh – là từ ngữ chỉ bọn khủng bố IS - có bị tiêu diệt đi chẳng nữa thì một cái gì đó sẽ xuất hiện dưới một chiêu bài khác”

“Vũ khí và tài chính của chúng đến từ đâu? Chúng ta cần phải tập trung vào câu hỏi này”.

Tổng thống Massoum, người đang chỉ huy lực lượng Iraq chiến đấu vất vả để giành lại các vùng đất rộng lớn đã bị mất vào tay IS bao gồm cả thành phố lớn thứ hai là Mosul, lặp lại mô tả của ông Erdogan về nhóm khủng bố này như một thứ vi khuẩn.

“Vi khuẩn này có thể lan từ khu vực này sang khu vực khác. Các nước trong khu vực có trách nhiệm nghiêm trọng”.

Ông Erdogan có lẽ biết rõ hơn ai hết nguồn vũ khí của IS là từ đâu ra. Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cáo buộc giúp đỡ IS trong giai đoạn đầu của nó, như một đồng minh hữu ích trong cuộc chiến chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người mà Erdogan muốn thấy bị lật đổ. Vũ khí và các chiến binh Hồi Giáo đã từ Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị cáo buộc đã mượn tay quân khủng bố Hồi Giáo IS nhằm triệt tiêu người Kurd trong vùng biên giới phía Nam.

8. Nam Phi triển khai quân đội để bảo vệ người nhập cư

Trước tình trạng bạo lực nhắm vào người nước ngoài đang lan tràn nhanh chóng tại các thành phố lớn của Nam Phi như thành phố cảng Durba, và trung tâm kinh tế Johannesburg, chính phủ nước này đã quyết định triển khai quân đội để bảo vệ người nước ngoài.

Biện pháp trên được kể là cần thiết vì nhiều băng nhóm du đảng Nam Phi đã được nhanh chóng hình thành để săn lùng, cướp bóc, đánh đập và thậm chí thiêu sống người nước ngoài ngay trên đường phố. Tình trạng bạo lực nhắm vào những di dân người Zimbabwe, Malawi, Mozambique, Nigeria đã khiến nhiều nước tại Phi Châu như Nigeria rút đại sứ về nước để phản đối.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 23 tháng Tư, ông David Makhura, tỉnh trưởng Gauteng đã trình diện trước báo chí một nhóm du đảng đã hành hung người nước ngoài:

“Tất cả những trường hợp phạm pháp chống người nước ngoài sẽ được ưu tiên xét xử. Chúng tôi bảo đảm việc thành lập những toà án đặc biệt để đương đầu với tình hình này”

Bên ngoài phòng họp báo, những di dân nước ngoài la ó kêu gọi chính phủ không cho đám du đảng được tại ngoại hầu tra. Tony Mothibi, một di dân tại Alexandra nói:

“Nếu đám này được thả thì chúng cũng bị giết. Các cộng đồng đã giành quyền hành xử luật pháp trong tay. Hệ thống này không thực sự được bảo vệ người Phi Châu. Tốt hơn là chúng ở lại trong tù.”

Bà Nosiviwe Mapisa Nqakula, bộ trưởng quốc phòng nói trong một cuộc họp báo khác cùng ngày rằng:

“Chúng tôi đã đi đến lựa chọn cuối cùng. Quý vị hỏi chúng tôi làm gì bây giờ hả? Chúng tôi sẽ triển khai quân đội. Và đây là lần đầu tiên lực lượng quốc phòng của Nam Phi được dùng như một hình thức răn đe”.

Bạo lực đã diễn ra và kéo dài gần một tháng qua sau khi báo chí địa phương tường thuật rằng vua người Zulu, là Goodwill Zwelithini, nói người nước ngoài phải rời khỏi Nam Phi.

Nguồn gốc của bạo lực là tình trạng thù địch giữa những người nghèo với nhau: trong số 50 triệu cư dân Nam Phi, có khoảng 5 triệu người nhập cư từ các nước đang gặp khó khăn: như Somalia, Ethiopia, Zimbabwe và Malawi, và thậm chí cả từ Trung Quốc và Pakistan. Do tỷ lệ thất nghiệp cao, đã có những căng thẳng giữa người bản địa và người nhập cư, nhiều người trong số họ dính líu vào các tội phạm.

9. Vai trò của thanh niên trong việc chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực và thúc đẩy hòa bình

Gia đình đổ vỡ, thất vọng, và bị xa lánh là những yếu tố thúc đẩy những người trẻ lao vào chủ nghĩa cực đoan bạo lực, đại diện của Vatican cho biết như trên trong một diễn từ tại Liên Hợp Quốc. “Gia đình là nhà giáo dục đầu tiên của trẻ em”, Đức Tổng Giám mục Bernard Auza nói. “Nếu các quốc gia thực sự muốn tiếp cận người trẻ trước khi họ được tiếp xúc bởi những tư tưởng cực đoan, họ nên giúp đỡ thích hợp cho những bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng trẻ em.”

Đức Tổng Giám Mục nói rằng tại một số nước, người ta có khuynh hướng tránh bất kỳ cuộc thảo luận nào về hiện tượng cực đoan nơi những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, ngài nói rằng “Dấu diếm các vấn đề như thế là phản tác dụng”. Ngài kêu gọi tranh luận công khai thẳng thắn về việc tuyển dụng những người trẻ tuổi vào các phong trào cực đoan. “Các nhà lãnh đạo và các tổ chức tôn giáo phải lên án những thông điệp gây căm thù nhân danh tôn giáo”
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News