Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 07/05: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em – Lm. Phêrô Trần Văn Tiến
Giáo Hội Năm Châu
02:17 06/05/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Bây giờ Thầy đến cùng Đấng đã sai Thầy, và không ai trong anh em hỏi : ‘Thầy đi đâu?’ Nhưng vì Thầy nói ra các điều ấy, nên lòng anh em tràn ngập ưu phiền. Song, Thầy nói thật với anh em: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em. Khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử: về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy; về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa; về việc xét xử: vì Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:13 06/05/2024
Chương 14:
“Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc trong lòng. Anh em phải lập lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường…”
(Đnl 6, 6-7)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
SUY NIỆM
“Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc trong lòng. Anh em phải lập lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường…”
(Đnl 6, 6-7)
1. Trầm tĩnh suy niệm một điều thiện thì giống như dòng nước ngọt chảy trong linh hồn, để nó sinh ra hoa quả của đức hạnh.
(Thánh Guthlac)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:17 06/05/2024
48. ĐI TÌM THỢ SƠN
Mùa hạ, trong thị trấn thịnh hành mốt mang bít tất (vớ) vừa nhỏ vừa dài giống như cái quản bút.
Có một người khách vào tiệm mua bít tất, lựa nhiều lần và mang thử cũng nhiều, nhưng cuối cùng cũng vẫn cảm thấy bít tất quá rộng.
Chủ quán nói:
- “Anh muốn mua loại nhỏ như ý mình, tại sao không đi tìm thợ sơn?”
Khách hỏi:
- “Tại sao tìm thợ sơn?”
Trả lời:
- “Khỏi mang bít tất nữa, chỉ cần dùng sơn trắng sơn hết hai chân, như thế có khỏe hơn không?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 48:
Có nhiều thanh niên nam nữ lập gia đình muộn vì tìm không ra người ưng ý với mình, đó là điều dễ hiểu, nhưng cái khó hiểu nhất chính là sự kén chọn.
Kén chọn tức là tìm kiếm cái cho thật hoàn hảo như ý mình muốn, mà cái thật hoàn hảo thì chắc chắn là không có ở trên cõi đời này, mà chỉ có ở trên thiên đàng mà thôi.
Có những cha sở muốn con chiên của mình thật hoàn hảo theo cách giữ đạo, nghĩa là phải đi lễ đọc kinh, dâng cúng cho nhà thờ, xin lễ cho nhiều, nhưng con chiên càng ngày càng xa đàn chiên và xa cách chủ chiên. Tại sao vậy, thưa bởi vì cái hoàn hảo theo cách giữ đạo ấy không làm cho con chiên trưởng thành trong đức tin, đức cậy và đức ái, nên có những sự phân bì giữa con chiên với nhau vì không hoàn hảo trong cách dâng cúng, giữa cha sở và con chiên với nhau vì không hoàn hảo trong các quy định bổng lễ do cha sở đưa ra...
Ai cũng thích sự hoàn hảo, nhưng không phải ai cũng hoàn hảo bởi vì nhân vô thập toàn, bởi vì nếu chúng ta tìm kiếm sự hoàn hảo ở trên mặt đất này, thì chẳng khác chi lấy sơn trắng mà sơn phết lên thành cái đẹp giả tạo.
Nhưng ở đời này cái hoàn hảo trong đức tin, đức cậy và đức mến thì cần phải có !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mùa hạ, trong thị trấn thịnh hành mốt mang bít tất (vớ) vừa nhỏ vừa dài giống như cái quản bút.
Có một người khách vào tiệm mua bít tất, lựa nhiều lần và mang thử cũng nhiều, nhưng cuối cùng cũng vẫn cảm thấy bít tất quá rộng.
Chủ quán nói:
- “Anh muốn mua loại nhỏ như ý mình, tại sao không đi tìm thợ sơn?”
Khách hỏi:
- “Tại sao tìm thợ sơn?”
Trả lời:
- “Khỏi mang bít tất nữa, chỉ cần dùng sơn trắng sơn hết hai chân, như thế có khỏe hơn không?”
(Tiếu lâm)
Suy tư 48:
Có nhiều thanh niên nam nữ lập gia đình muộn vì tìm không ra người ưng ý với mình, đó là điều dễ hiểu, nhưng cái khó hiểu nhất chính là sự kén chọn.
Kén chọn tức là tìm kiếm cái cho thật hoàn hảo như ý mình muốn, mà cái thật hoàn hảo thì chắc chắn là không có ở trên cõi đời này, mà chỉ có ở trên thiên đàng mà thôi.
Có những cha sở muốn con chiên của mình thật hoàn hảo theo cách giữ đạo, nghĩa là phải đi lễ đọc kinh, dâng cúng cho nhà thờ, xin lễ cho nhiều, nhưng con chiên càng ngày càng xa đàn chiên và xa cách chủ chiên. Tại sao vậy, thưa bởi vì cái hoàn hảo theo cách giữ đạo ấy không làm cho con chiên trưởng thành trong đức tin, đức cậy và đức ái, nên có những sự phân bì giữa con chiên với nhau vì không hoàn hảo trong cách dâng cúng, giữa cha sở và con chiên với nhau vì không hoàn hảo trong các quy định bổng lễ do cha sở đưa ra...
Ai cũng thích sự hoàn hảo, nhưng không phải ai cũng hoàn hảo bởi vì nhân vô thập toàn, bởi vì nếu chúng ta tìm kiếm sự hoàn hảo ở trên mặt đất này, thì chẳng khác chi lấy sơn trắng mà sơn phết lên thành cái đẹp giả tạo.
Nhưng ở đời này cái hoàn hảo trong đức tin, đức cậy và đức mến thì cần phải có !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tươi tắn, đầy sức sống
Lm. Minh Anh
15:09 06/05/2024
TƯƠI TẮN, ĐẦY SỨC SỐNG
“Vào quãng nửa đêm, Phaolô và Sila hát thánh ca cầu nguyện”.
“Kền kền và chim ruồi bay qua các sa mạc. Tất cả những gì kền kền tìm kiếm là thịt thối rữa; những gì chim ruồi kiếm tìm là những bông hoa xương rồng rực rỡ. Kền kền sống với những gì đã có thuộc quá khứ; lấp đầy bản thân với những gì đã chết và hư thối. Chim ruồi sống bằng những gì đang có, sẽ có; chúng tìm những bông hoa tươi tắn, đầy sức sống. Mỗi loài chim tìm kiếm những gì nó kiếm tìm. Cũng thế, loài người, tuy không giống nhau!” - Steve Goodier.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay toát lên một điều khá phù hợp với ý tưởng của Goodier về hai loài chim! Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho biết, từ ngục tối, “Vào quãng nửa đêm, Phaolô và Sila hát thánh ca cầu nguyện”. Rõ ràng, Chúa Phục Sinh và Thánh Thần của Ngài đang hiện diện và hoạt động cách ‘tươi tắn, đầy sức sống’ nơi những kẻ thuộc về Ngài!
Thật không dễ để bạn và tôi có thể cất lên những lời chúc khen trong những hoàn cảnh như thế; có chăng, chỉ là những lời khẩn xin, nài van. Qua đó, Phaolô và Sila vô tình tiết lộ một xác tín bên trong của mình; rằng, lòng thương xót của Thiên Chúa mạnh hơn ác tâm của con người; rằng, Chúa Phục Sinh đang ở với họ! Câu chuyện kết thúc tuyệt vời với việc viên cai ngục và cả gia đình ông chịu phép rửa sau lời chỉ dạy của vị tông đồ. Như vậy, Đấng Phục Sinh và Thánh Thần của Ngài thực sự đang hoạt động cách ‘tươi tắn, đầy sức sống’ trong những tình huống bất trắc nhất để các tông đồ được cứu thoát, lòng đầy bình an. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Lạy Chúa, Ngài ra tay uy quyền giải thoát con!”.
Chúa Phục Sinh luôn ở cùng chúng ta! Đó cũng là điều Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ qua Tin Mừng hôm nay. Bối cảnh là phòng Tiệc Ly, khi các môn đệ đang buồn sầu vì Ngài sắp rời xa. Vì thế, Ngài đã rọi một tia sáng vào bóng tối tâm linh nơi họ, bằng cách bảo đảm rằng, sự ra đi của Ngài mang đến cho họ ‘những hạt giống mới’, ‘những cơ hội mới’; tạo nên ‘một sự khác biệt’ nơi họ để Thiên Chúa có thể hoạt động một cách ‘tươi tắn, đầy sức sống’ trong mọi hoàn cảnh. Ngài nói đến Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ tiếp tục hoạt động không chỉ ‘qua họ, trong họ và cùng họ’, nhưng còn ‘qua những ai nối tiếp họ’; trong đó, có bạn và tôi!
Anh Chị em,
“Mỗi loài chim tìm kiếm những gì nó kiếm tìm!”. Bạn tìm kiếm gì mỗi ngày? Hãy thôi tìm kiếm những gì hư thối, chết chóc; đừng sống trên quá khứ! Hãy tìm kiếm những ‘đoá hoa Giêsu’ ngọt ngào thanh khiết giữa sa mạc khô khốc chợ đời. Loài hoa ấy ‘dẫu hiếm hoi’ nhưng vẫn đang vẫy gọi bạn và tôi đến để ‘đậu lại’ lâu hơn với Ngài: hoa Thánh Thể, hoa Lời Chúa, hoa bác ái, hoa yêu thương! Ngài đợi chúng ta thống hối trở về để từ bỏ một tội lỗi; Ngài mong chúng ta ra khỏi mình để chăm sóc lẫn nhau nhiều hơn… và trở nên những chứng tá yêu thương trong môi trường mình. Đó chính là sự ‘tươi tắn, đầy sức sống’ mà Chúa Phục Sinh và Thánh Thần của Ngài sẵn sàng ban tặng cho những ai tìm kiếm Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con tìm kiếm những gì xem ra tươi tắn nhưng tiềm ẩn chết chóc. Cho con một chỉ tìm kiếm những bông hoa bình an và hoan lạc trong Thánh Thần!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Vào quãng nửa đêm, Phaolô và Sila hát thánh ca cầu nguyện”.
“Kền kền và chim ruồi bay qua các sa mạc. Tất cả những gì kền kền tìm kiếm là thịt thối rữa; những gì chim ruồi kiếm tìm là những bông hoa xương rồng rực rỡ. Kền kền sống với những gì đã có thuộc quá khứ; lấp đầy bản thân với những gì đã chết và hư thối. Chim ruồi sống bằng những gì đang có, sẽ có; chúng tìm những bông hoa tươi tắn, đầy sức sống. Mỗi loài chim tìm kiếm những gì nó kiếm tìm. Cũng thế, loài người, tuy không giống nhau!” - Steve Goodier.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay toát lên một điều khá phù hợp với ý tưởng của Goodier về hai loài chim! Bài đọc Công Vụ Tông Đồ cho biết, từ ngục tối, “Vào quãng nửa đêm, Phaolô và Sila hát thánh ca cầu nguyện”. Rõ ràng, Chúa Phục Sinh và Thánh Thần của Ngài đang hiện diện và hoạt động cách ‘tươi tắn, đầy sức sống’ nơi những kẻ thuộc về Ngài!
Thật không dễ để bạn và tôi có thể cất lên những lời chúc khen trong những hoàn cảnh như thế; có chăng, chỉ là những lời khẩn xin, nài van. Qua đó, Phaolô và Sila vô tình tiết lộ một xác tín bên trong của mình; rằng, lòng thương xót của Thiên Chúa mạnh hơn ác tâm của con người; rằng, Chúa Phục Sinh đang ở với họ! Câu chuyện kết thúc tuyệt vời với việc viên cai ngục và cả gia đình ông chịu phép rửa sau lời chỉ dạy của vị tông đồ. Như vậy, Đấng Phục Sinh và Thánh Thần của Ngài thực sự đang hoạt động cách ‘tươi tắn, đầy sức sống’ trong những tình huống bất trắc nhất để các tông đồ được cứu thoát, lòng đầy bình an. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Lạy Chúa, Ngài ra tay uy quyền giải thoát con!”.
Chúa Phục Sinh luôn ở cùng chúng ta! Đó cũng là điều Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ qua Tin Mừng hôm nay. Bối cảnh là phòng Tiệc Ly, khi các môn đệ đang buồn sầu vì Ngài sắp rời xa. Vì thế, Ngài đã rọi một tia sáng vào bóng tối tâm linh nơi họ, bằng cách bảo đảm rằng, sự ra đi của Ngài mang đến cho họ ‘những hạt giống mới’, ‘những cơ hội mới’; tạo nên ‘một sự khác biệt’ nơi họ để Thiên Chúa có thể hoạt động một cách ‘tươi tắn, đầy sức sống’ trong mọi hoàn cảnh. Ngài nói đến Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ tiếp tục hoạt động không chỉ ‘qua họ, trong họ và cùng họ’, nhưng còn ‘qua những ai nối tiếp họ’; trong đó, có bạn và tôi!
Anh Chị em,
“Mỗi loài chim tìm kiếm những gì nó kiếm tìm!”. Bạn tìm kiếm gì mỗi ngày? Hãy thôi tìm kiếm những gì hư thối, chết chóc; đừng sống trên quá khứ! Hãy tìm kiếm những ‘đoá hoa Giêsu’ ngọt ngào thanh khiết giữa sa mạc khô khốc chợ đời. Loài hoa ấy ‘dẫu hiếm hoi’ nhưng vẫn đang vẫy gọi bạn và tôi đến để ‘đậu lại’ lâu hơn với Ngài: hoa Thánh Thể, hoa Lời Chúa, hoa bác ái, hoa yêu thương! Ngài đợi chúng ta thống hối trở về để từ bỏ một tội lỗi; Ngài mong chúng ta ra khỏi mình để chăm sóc lẫn nhau nhiều hơn… và trở nên những chứng tá yêu thương trong môi trường mình. Đó chính là sự ‘tươi tắn, đầy sức sống’ mà Chúa Phục Sinh và Thánh Thần của Ngài sẵn sàng ban tặng cho những ai tìm kiếm Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con tìm kiếm những gì xem ra tươi tắn nhưng tiềm ẩn chết chóc. Cho con một chỉ tìm kiếm những bông hoa bình an và hoan lạc trong Thánh Thần!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hãng tin A.P. và tầm nhìn của người bên ngoài về Giáo Hội Công Giáo
Vũ Văn An
14:28 06/05/2024
Hôm qua, chúng tôi đã cho đăng bài tường thuật và nhận định của Tim Sullivan của hãng tin A.P. về một số thay đổi trong sinh hoạt Công Giáo Hoa Kỳ (xem https://vietcatholic.net/News/Html/289787.htm), hôm nay, xin phổ biến bài viết của một người 'trong đạo' nhận định về bài của A.P.
Sara Perla, trên tạp chí mạng Our Sunday Visitor, ngày 3 tháng 5 năm 2024, nhận định rằng đôi khi, lúc bạn là một phần của một nhóm văn hóa, điều thực sự quan trọng là phải bước ra khỏi nó hoặc được cho thấy nó trông như thế nào từ bên ngoài. Ở Hoa Kỳ, trở thành một người Công Giáo tham dự Thánh lễ là trở thành một phần của một nền tiểu văn hóa tôn giáo (xin vui lòng miễn cho tôi thảo luận về việc liệu Công Giáo có phải là văn hóa 'thực sự' hay không và do đó là tiểu văn hóa của nước Mỹ). Người Công Giáo Hoa Kỳ đã được dành cho cơ hội nhận ra mình từ một quan điểm khác - một quan điểm thế tục - trong tuần này với một bài báo trên Associated Press của Tim Sullivan.
Không thiếu những tranh luận về một số ngôn ngữ trong bài viết, đặc biệt là các thuật ngữ tự do, bảo thủ, truyền thống, cánh hữu và cánh tả, và cách chúng được áp dụng trong những hoàn cảnh cụ thể hoặc cho các nhóm cụ thể trong Giáo hội. Nhìn chung, tôi nghĩ rằng Sullivan đã làm rất tốt khi đưa ra một sự thay đổi thực sự đang diễn ra và đưa ra một bức tranh cân bằng về nó. Tôi nghĩ rằng ông đã giúp ích cho chúng ta vì ông đang kể câu chuyện về những gì đang xảy ra trong Giáo hội ở đất nước này theo cách mà chỉ một “người ngoài cuộc” mới có thể làm được.
Sullivan gộp nhiều người Công Giáo lại với nhau, những người sẽ bị sốc khi thấy mình cùng dự một bữa tiệc tối. Curtis Martin (người sáng lập FOCUS) và Matthew Walther (biên tập viên của The Lamp) sẽ không có gì để nói với nhau; Cha Mike Schmitz và Chad Ripperger có lẽ thân mật nhưng xa cách. Stephanie Gordon và tôi có thể sẽ cãi nhau. Nhưng khi gộp tất cả chúng ta lại với nhau, Sullivan đã giúp ích rất nhiều cho chúng ta. Ông đã nói với chúng ta: “Đối với tôi, các bạn trông y như nhau”. Và quả thực, khi nói đến những điều cơ bản - niềm tin rằng Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, rằng Người đã đến để cứu loài người khỏi tội lỗi và cái chết, và rằng Người đã làm điều này bằng cách chết và sống lại từ cõi chết và để lại cho chúng ta Chúa Thánh Thần của Người - Sullivan rất đúng. Chúng ta đều giống nhau. Trên thực tế, những niềm tin này khiến chúng ta khác biệt với nhiều người, nếu không muốn nói là hầu hết, những người hàng xóm Mỹ của chúng ta.
Các mô hình thay đổi trong Giáo Hội Công Giáo
Như bất cứ người trong cuộc nào cũng biết, có vô số cách để sống đức tin Công Giáo đến nỗi ngay cả trong một cộng đồng đi lễ Chúa Nhật và tin vào Kinh Tin Kính Ni-xê-a, bạn sẽ tìm thấy những bất đồng, tranh cãi và ý kiến, cùng ý kiến, ý kiến. Bất cứ khi nào một cuộc khảo sát mới được đưa ra cho thấy tỷ lệ phần trăm người Công Giáo tham dự Thánh lễ Chúa Nhật nhỏ đến mức nào so với tổng dân số được xác định là người Công Giáo, tôi ngạc nhiên về sự đa dạng của đám đông xuất hiện và tôi rất tiếc rằng chúng ta đã tiếc nhớ nhiều người lẽ ra phải ở bên chúng ta. Mất họ khiến chúng ta nghèo hơn.
Giáo Hội Công Giáo ở Mỹ đang chuyển đổi và đang chuyển đổi theo những cách mà không ai thấy trước được. Một số cách rất quan trọng vì chúng chỉ ra tương lai; một số mang tính bản thân và cảm xúc sâu sắc, đồng thời liên quan nhiều hơn đến quá khứ. Đây là những gì bài viết của Sullivan đưa ra mà tôi nghĩ là hữu ích. Là người Công Giáo, chúng ta tin rằng Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo hội và chính các tín hữu thực hiện đức tin bằng một cách nào đó (sensus fidelium, cảm thức tín hữu). Chúng ta được yêu cầu lắng nghe hướng gió thổi và nhận biết liệu đó có phải là của Thiên Chúa hay không. Sullivan lưu ý rằng dường như ngày càng có nhiều người Công Giáo “truyền thống” tiếp quản các giáo xứ và họ “đi xưng tội thường xuyên và tuân thủ nghiêm ngặt các giáo huấn của Giáo hội”. Ông viết rằng Họ tin vào sự cứu rỗi, sự tha thứ và lòng cảm thương. Vâng, tất cả những điều đó nghe có vẻ khá tốt với tôi. Nếu cái giá cho sự thay đổi này là việc loại bỏ một số bài thánh ca được viết vào những năm 1970, thì đó có vẻ là một thỏa thuận tốt.
Tuy nhiên, đối với một số giáo dân lớn tuổi, điều đó có vẻ giống như đang thụt lùi. Tôi không nghĩ những người Công Giáo hậu Vatican II như chúng ta có thể hiểu được những thay đổi của thời đại đó và ý nghĩa của chúng đối với nhiều người, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta nên thực hành sự đồng cảm với những thành viên lớn tuổi của mình. Một số người có sự gắn bó với bài “On Eagle’s Wings” [trên cánh đại bàng]mà tôi không hiểu, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi cần chế nhạo nó hoặc từ chối hiện diện trong Thánh lễ nơi nó được hát. Tương tự như vậy, thánh ca Gregorian bằng tiếng Latinh không “có tác dụng nhiều” đối với tôi, ngay cả khi tôi đánh giá cao lịch sử, giai điệu và tài năng cần có để hát hay. Có lẽ vấn đề lớn nhất trong Giáo hội ngày nay, được mô tả chính xác trong bài viết, là việc thay thế nhanh chóng cái này bằng cái kia thay vì một cách tiếp cận gia tăng từ từ hơn. Trên thực tế, chúng ta đã trải qua một sự thay đổi về âm nhạc tương tự tại giáo xứ của tôi trong năm nay, và lẽ ra nó có thể được xử lý tốt hơn nhiều.
Nhìn xa hơn những điều không cần thiết
Khi tôi hỏi một người bạn linh mục lớn tuổi tại sao bộ áo chùng dường như lại nhận được phản ứng mạnh mẽ như vậy từ đồng nghiệp của ngài, ngài nói: “Bởi vì có chấn thương liên quan đến bộ quần áo đó”. Những người đàn ông được đào tạo dưới sự hướng dẫn của những người hướng dẫn chủng viện cứng ngắc, khắc nghiệt hoặc tàn nhẫn - những người mặc áo chùng thâm - đương nhiên sẽ có phản ứng khi họ nhìn thấy các linh mục trẻ mặc chúng. Bản thân các linh mục trẻ có lẽ không có mối liên hệ như vậy và chỉ đơn giản nhìn thấy chúng như trang phục giáo sĩ truyền thống. Họ cho rằng những người phản ứng lại bộ trang phục chỉ đơn giản là những kẻ “libs” (cấp tiến). Có lẽ nếu có sự cởi mở và chia sẻ nhiều hơn giữa các thế hệ thì một số căng thẳng này sẽ được giải quyết.
Bài báo của AP mang đến cho người Công Giáo một cơ hội mà tôi hy vọng sẽ không bị lãng phí: cơ hội để đánh giá mức độ chúng ta tập chú vào những thứ không thiết yếu. Đối với những người bên ngoài Giáo hội, việc tôi đi lễ nhiều hơn một lần một tuần là điều khiến tôi khác biệt hơn nhiều so với việc tôi có đeo mạng che mặt hay không. Việc tôi đi xưng tội thường xuyên đã đủ kỳ lạ đối với thế giới mà không cần phải thảo luận về việc đi xưng tội qua màn ảnh hay gặp mặt trực tiếp. Tôi hy vọng rằng bài viết của Sullivan giúp chúng ta nhận ra rằng việc là người Công Giáo khiến chúng ta trở nên khác biệt và bất kể chúng ta rơi vào phạm vi nào được cho là phải và trái trong Giáo hội, tất cả chúng ta đều cùng nhau trên hành trình này. Nếu chúng ta có thể hát một câu trong bài “Trên đôi cánh đại bàng”, sau đó là một câu thánh ca, thay vì khăng khăng theo sở thích của mình, chúng ta có thể ở lại trong một đám rước và thờ phượng Thiên Chúa, Đấng đã tạo ra chúng ta.
Rome bảo trợ tổ chức Hội nghị Quốc tế Thể thao và Tâm linh
Thanh Quảng sdb
16:13 06/05/2024
Rome bảo trợ tổ chức Hội nghị Quốc tế Thể thao và Tâm linh
Khoảng 200 tham dự viên đại hội sẽ tập trung tại Rome vào những ngày 16-18 tháng 5 để tham dự Hội nghị Quốc tế với chủ đề “Mạng sống con người trước tình thế nguy hiểm” do Vatican và Đại sứ quán Pháp tại Tòa thánh tổ chức tại Rome trước ngày Thế vận hội Olympic Paris được khai mạc.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Trong khuôn khổ Thế vận hội Olympic 2024 tại Paris, Đại sứ quán Pháp tại Tòa thánh và Bộ Văn hóa Vatican sẽ tổ chức một Hội nghị Quốc tế về Thể thao và Tâm linh vào các ngày 16-18 tháng 5.
Với chủ đề “Đặt cuộc sống của con người lên hàng đầu” (“Mettere la vita in gioco”, bằng tiếng Ý), sự kiện sẽ quy tụ khoảng 200 tham dự viên là các vận động viên chuyên nghiệp / các vận đông viên khuyết tật (paralympic), nghiệp dư, đại diện các cơ quan thể thao quốc tế, quản lý các câu lạc bộ thể thao, thể thao sinh viên đại học /sư phạm/xã hội học/nhân chủng học/triết học/thần học, và các tác nhân chăm sóc mục vụ cho thể thao, những người sẽ suy ngẫm về ý nghĩa tâm linh của những lãnh vực hoạt động văn hóa được thực hành vì thể thao được theo dõi nhiều nhất trong xã hội đương đại.
Chiều kích tinh thần của thể thao
Thật vậy, thể thao luôn có mối liên hệ với chiều kích tâm linh của cuộc sống như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh nhiều lần, Đức Hồng Y José Tolentino Mendonça, người sẽ khai mạc hội nghị vào ngày 16 tháng 5, cũng nhận xét thế.
“Nếu chúng ta nhìn lịch sử thể thao song song với lịch sử của Giáo hội, đã có nhiều thời điểm trong đó thể thao là nguồn cảm hứng và là trọng tâm cho đời sống của các Kitô hữu, hay chính Kitô giáo đã làm phong phú thể thao bằng tầm nhìn nhân văn của nó, ” Chủ tịch Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Hai về sự kiện này, với sự tham dự của Bà Florence Mangin, Đại sứ Pháp tại Tòa thánh.
Giáo hội và thể thao
Do đó, những tham dự viên hiểu thấu tại sao thể thao ngày nay lại rất phổ biến, vẫn biết có những rủi ro, vì nó giúp chúng ta trong việc xây dựng một xã hội huynh đệ, bao dung và công bằng hơn để từ đó nhận ra cách Thiên Chúa thể hiện chính Ngài trong các cuộc thi đấu thể thao. Mục đích là tìm hiểu câu trả lời cho hai câu hỏi cơ bản: “Thể thao có ý nghĩa gì với Giáo hội?” và “Giáo hội nói gì về thể thao?” Đức Hồng Y Mendonça cho hay: Vì vậy, đó chính là chủ đề được chọn cho hội nghị.
Các chủ đề được thảo luận tại hội nghị
Ngày đầu tiên (16 tháng 5) sẽ đề cập đến mối quan hệ giữa “Giáo hội và Thể thao”, thông qua việc chia sẻ chứng từ của các vận động viên chuyên nghiệp và một số kinh nghiệm mục vụ cụ thể nhằm đưa thể thao vào phục vụ Tin Mừng và Tin Mừng phục vụ cho thể thao.
Ngày thứ hai (17 tháng 5) sẽ tập trung vào mối quan hệ giữa “Con người và Thể thao”, thông qua sự phản ánh của một nhóm diễn giả có trình độ chuyên môn từ các trường đại học Ý và Pháp, các tham dự viên sẽ thảo luận về thể thao về mặt sư phạm, triết học, xã hội học và thần học và các liên hệ của nó.
Ngày thứ ba (18 tháng 5) sẽ có chiều hướng thiết thực hơn, đó là sự kiện thể thao đem lại đoàn kết (tiếp sức huynh đệ) để cho xã hội dân sự thấy tầm quan trọng xã hội của thể thao.
Khoảng 200 tham dự viên đại hội sẽ tập trung tại Rome vào những ngày 16-18 tháng 5 để tham dự Hội nghị Quốc tế với chủ đề “Mạng sống con người trước tình thế nguy hiểm” do Vatican và Đại sứ quán Pháp tại Tòa thánh tổ chức tại Rome trước ngày Thế vận hội Olympic Paris được khai mạc.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Trong khuôn khổ Thế vận hội Olympic 2024 tại Paris, Đại sứ quán Pháp tại Tòa thánh và Bộ Văn hóa Vatican sẽ tổ chức một Hội nghị Quốc tế về Thể thao và Tâm linh vào các ngày 16-18 tháng 5.
Với chủ đề “Đặt cuộc sống của con người lên hàng đầu” (“Mettere la vita in gioco”, bằng tiếng Ý), sự kiện sẽ quy tụ khoảng 200 tham dự viên là các vận động viên chuyên nghiệp / các vận đông viên khuyết tật (paralympic), nghiệp dư, đại diện các cơ quan thể thao quốc tế, quản lý các câu lạc bộ thể thao, thể thao sinh viên đại học /sư phạm/xã hội học/nhân chủng học/triết học/thần học, và các tác nhân chăm sóc mục vụ cho thể thao, những người sẽ suy ngẫm về ý nghĩa tâm linh của những lãnh vực hoạt động văn hóa được thực hành vì thể thao được theo dõi nhiều nhất trong xã hội đương đại.
Chiều kích tinh thần của thể thao
Thật vậy, thể thao luôn có mối liên hệ với chiều kích tâm linh của cuộc sống như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh nhiều lần, Đức Hồng Y José Tolentino Mendonça, người sẽ khai mạc hội nghị vào ngày 16 tháng 5, cũng nhận xét thế.
“Nếu chúng ta nhìn lịch sử thể thao song song với lịch sử của Giáo hội, đã có nhiều thời điểm trong đó thể thao là nguồn cảm hứng và là trọng tâm cho đời sống của các Kitô hữu, hay chính Kitô giáo đã làm phong phú thể thao bằng tầm nhìn nhân văn của nó, ” Chủ tịch Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Hai về sự kiện này, với sự tham dự của Bà Florence Mangin, Đại sứ Pháp tại Tòa thánh.
Giáo hội và thể thao
Do đó, những tham dự viên hiểu thấu tại sao thể thao ngày nay lại rất phổ biến, vẫn biết có những rủi ro, vì nó giúp chúng ta trong việc xây dựng một xã hội huynh đệ, bao dung và công bằng hơn để từ đó nhận ra cách Thiên Chúa thể hiện chính Ngài trong các cuộc thi đấu thể thao. Mục đích là tìm hiểu câu trả lời cho hai câu hỏi cơ bản: “Thể thao có ý nghĩa gì với Giáo hội?” và “Giáo hội nói gì về thể thao?” Đức Hồng Y Mendonça cho hay: Vì vậy, đó chính là chủ đề được chọn cho hội nghị.
Các chủ đề được thảo luận tại hội nghị
Ngày đầu tiên (16 tháng 5) sẽ đề cập đến mối quan hệ giữa “Giáo hội và Thể thao”, thông qua việc chia sẻ chứng từ của các vận động viên chuyên nghiệp và một số kinh nghiệm mục vụ cụ thể nhằm đưa thể thao vào phục vụ Tin Mừng và Tin Mừng phục vụ cho thể thao.
Ngày thứ hai (17 tháng 5) sẽ tập trung vào mối quan hệ giữa “Con người và Thể thao”, thông qua sự phản ánh của một nhóm diễn giả có trình độ chuyên môn từ các trường đại học Ý và Pháp, các tham dự viên sẽ thảo luận về thể thao về mặt sư phạm, triết học, xã hội học và thần học và các liên hệ của nó.
Ngày thứ ba (18 tháng 5) sẽ có chiều hướng thiết thực hơn, đó là sự kiện thể thao đem lại đoàn kết (tiếp sức huynh đệ) để cho xã hội dân sự thấy tầm quan trọng xã hội của thể thao.
Thụy Sĩ mời Đức Thánh Cha dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu
Đặng Tự Do
17:56 06/05/2024
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Switzerland invites pope to global peace summit”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Thụy Sĩ đã mời Đức Thánh Cha Phanxicô tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu sắp tới nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Blick được công bố hôm Chúa Nhật 5 tháng Năm.
Hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức trong 2 ngày 15 và 16 tháng 6 tại miền trung Thụy Sĩ và 160 phái đoàn quốc gia sẽ được mời tham dự hội đàm.
Amherd đã gặp Đức Thánh Cha trong chuyến viếng thăm Ý và gọi cuộc trò chuyện là một “cuộc trao đổi thú vị trong bầu không khí thân mật”.
Amherd nói: “Chúng tôi đặc biệt nói về cuộc chiến ở Ukraine và những điểm rắc rối khác trên thế giới.”
Amherd xác nhận Thụy Sĩ đã chính thức mời Đức Giáo Hoàng tham gia hội nghị thượng đỉnh tháng Sáu.
Bà nói: “Vatican rất tích cực về hội nghị hòa bình”.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi Nga và Ukraine trao đổi tất cả tù nhân chiến tranh trong bài giảng lễ Phục sinh của Công Giáo vào ngày 31 tháng 3.
“Kêu gọi tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tôi bày tỏ mong muốn trao đổi chung tất cả tù nhân giữa Nga và Ukraine: tất cả vì tất cả!” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm 3 Tháng Năm cho biết Ukraine đang xem xét việc trao đổi như vậy và sẽ thảo luận về chủ đề trao đổi toàn bộ tù nhân tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6.
“Chúng tôi mong muốn trao đổi tất cả lấy tất cả. Mọi quốc gia hợp lý đều ủng hộ chính sách này”, Tổng thống Zelenskiy cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào. “Chúng tôi đang tiến hành trao đổi, nhưng chúng chậm hơn chúng tôi mong muốn.”
Vụ trao đổi tù nhân được báo cáo gần đây nhất xảy ra vào ngày 8 tháng 2 với 100 tù binh chiến tranh Ukraine trở về từ nơi bị Nga giam cầm. Trước đó vào ngày 3 Tháng Giêng, 230 tù nhân đã được trao đổi trong cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Trước đó, Mạc Tư Khoa đã nhiều tháng không trao đổi tù binh, từ chối tiếp tục các hoạt động này trong một nỗ lực nhằm khiến các gia đình tù binh Ukraine chống lại chính quyền của Tổng thống Zelenskiy.
Zelenskiy nói rằng mặc dù một số người hoài nghi tin rằng một giải pháp tất cả chỉ có thể thực hiện được sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng ông hy vọng rằng có “cơ hội để cố gắng thực hiện điều này sớm hơn”, đồng thời hướng tới hội nghị thượng đỉnh hòa bình sắp tới đang diễn ra tổ chức vào ngày 15-16 Tháng Sáu.
Tổng thống Zelenskiy lưu ý rằng thông lệ là 1 đổi 1. Tuy nhiên, trong dịp lễ Phục sinh vừa qua, phía Ukraine đã đề nghị đổi 4 tù binh Nga lấy 1 tù binh Ukraine. Dù vậy, Nga đã không đồng ý. Nga thường không bắt giữ tù binh Ukraine. Trong nhiều trường hợp, họ hạ sát các quân nhân Ukraine tại chỗ. Nga cũng không muốn nhận lại các tù binh Nga vì không muốn trả tiền bồi thường cho họ.
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình vào tháng 6 sẽ tập trung vào công thức hòa bình 10 điểm của Ukraine, một kế hoạch được Zelenskiy vạch ra lần đầu tiên vào mùa thu năm 2022, kêu gọi rút hoàn toàn quân đội Nga khỏi các vùng đất Ukraine bị tạm chiếm.
Nga chưa được mời tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu và Mạc Tư Khoa tuyên bố sẽ từ chối tham dự ngay cả khi được mời.
Source:Kyiv Independent
Một thiếu nữ Công Giáo 19 tuổi mất mạng khi cố chạy trốn khỏi Gaza cùng mẹ
Đặng Tự Do
17:58 06/05/2024
Trong số những câu chuyện đau lòng xuất hiện từ cuộc chiến ở Gaza là cái chết của một phụ nữ trẻ Công Giáo tên là Lara Al-Sayegh. Cô gái Gazan 19 tuổi đã thiệt mạng khi cùng mẹ chạy trốn từ phía bắc Dải Gaza về phía nam trong nỗ lực tuyệt vọng để đến Ai Cập và tìm nơi trú ẩn an toàn.
Giữa cuộc hành trình gian khổ, Al-Sayegh không chịu nổi vì mệt mỏi trầm trọng, thiếu nước và say nắng gây tử vong. Bi kịch thay, cha cô đã mất tích trong chiến tranh khi ông qua đời tại Nhà thờ Thánh Gia Latinh ở Gaza do không được chăm sóc y tế đầy đủ.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với ACI MENA, đối tác tin tức tiếng Ả Rập của CNA, anh trai của Al-Sayegh, Fady Al-Sayegh, người đã cư trú ở Ai Cập từ đầu năm nay, đã chia sẻ nỗi đau của mình khi nhận được tin đau buồn về em gái mình.
Fady kể lại: “Đó là một khoảnh khắc bất ngờ khi tôi nhận được thông tin cập nhật đau lòng từ Cha Iusuf Assad,linh mục của Nhà thờ Latinh Thánh Gia ở Gaza”. “Ngài đã gửi cho tôi một tin nhắn chia buồn. Tôi hỏi, 'Chia buồn cho ai?' Câu trả lời của ngài là, 'Đó là Lara, em gái của anh.'“
“Tôi không thể tin được…Làm sao tôi có thể tin được?” Fady nói, giọng đầy đau buồn. “Tôi hỏi anh trai Khalil của mình với hy vọng rằng tin tức đó là sai sự thật. Nhưng sự thật đau đớn là không thể tránh khỏi. Có vẻ như chỉ mới hôm qua thôi, Lara đã ở đây với chúng tôi. Chúng tôi đang nói chuyện, cùng nhau lên kế hoạch cho một tương lai đầy hứa hẹn. Tôi đang đợi em tôi ở phía biên giới Ai Cập. Mọi thứ chúng tôi mơ ước đều nằm trong tầm tay, và đột nhiên... chúng tôi mất đi tất cả những gì mình có, như thể chúng chưa từng có vậy.”
Nỗi buồn của Fady càng tăng thêm bởi những kế hoạch mà họ đã thực hiện. Anh nói: “Chúng tôi đã hy vọng được học đại học cùng nhau, vì Lara khao khát học ngành báo chí và truyền thông để nói lên những câu chuyện chưa được kể”.
Theo lời khai của mẹ Lara, ngày 23 tháng 4, cả Lara và tên mẹ cô đều được đưa vào danh sách những người được phép đi qua Ai Cập từ Gaza. Họ quyết định rời đi vào ngày hôm sau, hướng đến Hành lang Netzarim, ngăn cách phía bắc Gaza với phía nam và vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Israel.
Fady giải thích: “Họ ngồi trên một chiếc xe hơi chở họ đến một điểm cụ thể ở phía nam. “Từ đó, họ phải đi bộ cho đến khi đến Ngã tư Rafah vào Ai Cập. Lara đang bước đi rất nhanh nhẹn nhưng đột nhiên cô vấp ngã và ngã xuống đất. Một số người cố gắng cứu sống cô vì cho rằng cô chỉ ngất đi do quá nóng. Nhưng sự thật đau đớn là Lara đã chết.”
Mẹ của họ cũng ngất xỉu vì chấn thương và hiện đang hồi phục. Fady vô cùng đau buồn cho biết Lara đã được chôn cất ở miền nam Gaza, cách xa nhà thờ của cô và đám tang của cô vẫn chưa được tổ chức.
Fady đổ lỗi cho một số phương tiện truyền thông Ả Rập đã phớt lờ hoàn cảnh của cộng đồng Kitô giáo nhỏ bé ở Gaza trong bối cảnh điều kiện sống khắc nghiệt của họ, bao gồm giết chóc, mất tài sản, di dời và buộc phải di cư. Cộng đồng Kitô giáo cổ xưa ở đó đã phải chịu đựng đau khổ liên tục và đang trên bờ vực tuyệt chủng do di cư, di dời và bây giờ là chiến tranh.
Fady cũng bày tỏ hy vọng rằng thế giới sẽ nỗ lực hướng tới đạt được công lý và hòa bình trong khu vực. Ông kêu gọi các nhà thờ trên toàn cầu cầu nguyện cho Gaza, trở thành tiếng nói cho những người bị áp bức và giúp nâng cao nhận thức về cuộc đấu tranh của các cộng đồng thiểu số trong khu vực.
Source:Catholic News Agency
Tổng giám mục Miami chỉ trích Tổng thống Biden vì trục xuất vô lương tâm người tị nạn Haiti
Đặng Tự Do
17:59 06/05/2024
Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Miami đang chỉ trích Tổng thống Joe Biden vì đã nối lại việc trục xuất người tị nạn Haiti, là điều mà ngài gọi là “vô lương tâm”.
Sau lần đầu tiên đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ của mình trong một cuộc phỏng vấn với OSV News, tổng giám mục Miami đã tăng gấp đôi những lời chỉ trích đối với Tổng thống Biden, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ mở rộng tình trạng bảo vệ tạm thời toàn diện cho tất cả những người di cư Haiti ở Hoa Kỳ.
Đức Tổng Giám Mục nói: “Những gì Tổng thống Biden đã làm là vô lương tâm khi bạn nghĩ đến thực tế là ông ấy đã trục xuất hơn 28.000 người Haiti trở lại Haiti trong ba năm qua, vào thời điểm Haiti đang rơi vào tình trạng rơi tự do về chính trị, xã hội và kinh tế. Nếu nhà cháy, bạn không bắt người ta phải chạy lại vào ngôi nhà đang cháy”.
Ngài cũng chỉ trích Thống đốc bang Florida Ron DeSantis vì đã tăng cường sự hiện diện của các quan chức tiểu bang ở miền nam Florida để chuyển hướng bất kỳ người Haiti nào đến bằng thuyền trở về quê hương của họ.
“Chính quyền đang nói về người tị nạn Haiti như thể họ là một loài xâm lấn, trong khi họ là con người,” Đức Tổng Giám Mục Wenski than thở.
Chuyện gì đang xảy ra ở Haiti?
Haiti là một quốc gia nhỏ ở vùng Caribe đang phải chịu tình trạng bất ổn chính trị trong nhiều năm qua. Hiện tại, đất nước này đang phải đối mặt với tình trạng tội phạm, bạo lực và thiếu lương thực lan rộng sau cuộc khủng hoảng chính phủ âm ỉ kéo dài.
Thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã rơi vào tình trạng hỗn loạn trong vài tháng qua. Với tình trạng thiếu lương thực, chăm sóc sức khỏe và nước uống tràn lan cùng với các nhu cầu khác, chính phủ phần lớn không có khả năng kiểm soát các thành phần tội phạm ở thủ đô và khắp cả nước.
Tại cuộc họp báo của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Maria Salvador, nhà lãnh đạo phái đoàn Liên Hiệp Quốc tại Haiti, đã làm chứng rằng “không chút phóng đại, tôi khẳng định có sự gia tăng hoạt động băng đảng trên khắp Port-au-Prince và hơn thế nữa, tình hình nhân quyền ngày càng xấu đi, và làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo.”
Theo báo cáo ngày 22 tháng 4 của Liên Hiệp Quốc, khoảng 2.500 người đã thiệt mạng hoặc bị thương ở Haiti trong 3 tháng đầu tiên của năm nay. Khoảng một nửa dân số - hơn 5 triệu người - đang bị đói trong khi hàng trăm ngàn người phải di dời.
Giữa sự hỗn loạn, đã xảy ra các vụ cướp bóc nhà cửa và bệnh viện cũng như bắt cóc các nữ tu, tu sĩ, linh mục và những người ngoài cuộc vô tội khác. Đức Giám Mục Pierre-André Dumas của Giáo phận Công Giáo Anse-à-Veau bị thương trong một vụ nổ ở Port-au-Prince vào ngày 18 tháng 2.
Bất chấp tất cả những điều này, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ đã tiếp tục trục xuất những người di cư Haiti bất hợp pháp vào đầu tháng này sau khi tạm dừng việc trục xuất trong những tháng gần đây. Phát ngôn nhân của Bộ An ninh Nội địa xác nhận với CNA rằng cho đến nay, chính quyền đã hồi hương khoảng 50 công dân Haiti.
Phát ngôn nhân cũng nói với CNA rằng “các cá nhân chỉ bị trục xuất nếu họ bị phát hiện không có cơ sở pháp lý để ở lại Hoa Kỳ”.
Trong khi lưu ý rằng DHS đang “theo dõi tình hình ở Haiti và phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các đối tác quốc tế”, phát ngôn nhân nói rằng “tất cả các hành trình di cư bất hợp pháp, đặc biệt là các tuyến hàng hải, đều cực kỳ nguy hiểm, và thường dẫn đến thiệt hại về nhân mạng”.
Phát ngôn nhân tiếp tục: “Chính sách của Hoa Kỳ là trả lại những người không phải là công dân không có cơ sở pháp lý để ở lại Hoa Kỳ. “DHS sẽ tiếp tục thực thi luật pháp và chính sách của Hoa Kỳ trên khắp eo biển Florida và khu vực Caribe, cũng như ở biên giới phía Tây Nam.”
Đức Tổng Giám Mục Miami Trả Lời
Khu vực Miami có dân số Haiti lớn nhất cả nước. Khi còn là một linh mục giáo xứ, Cha Wenski nói rằng ngài đã học cách cử hành Thánh lễ bằng tiếng Haiti Creole.
Theo Đức Tổng Giám Mục, người Haiti là một phần thiết yếu của Giáo hội ở Miami, với ít nhất 13 nhà thờ Công Giáo Haiti và khoảng chục linh mục Haiti trong tổng giáo phận. Ngài khen ngợi lòng sùng kính đức tin của người dân Haiti, đồng thời nói rằng “có rất nhiều ơn gọi”, với các linh mục Haiti phục vụ Giáo hội trên khắp vùng biển phía Đông.
Đức Tổng Giám Mục Wenski cho biết “có sự không nhất quán trong việc áp dụng luật pháp” và “đôi khi không có nguyên tắc hoặc lý do nào đằng sau một số hành động của người Mỹ”.
Ngài tuyên bố rằng việc trục xuất của chính phủ liên bang vi phạm một số phần của luật pháp quốc tế mà Hoa Kỳ đã ký kết, cụ thể là “nguyên tắc không từ chối”, cấm việc trục xuất người tị nạn nếu điều đó khiến họ gặp nguy hiểm thực sự về những tổn hại, tra tấn, bệnh tật không thể khắc phục được hoặc các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác.
Đức Tổng Giám Mục Wenski kêu gọi Tổng thống Biden gia hạn tình trạng bảo vệ tạm thời cho tất cả những người di cư Haiti “bất kể họ đến bằng cách nào”.
“Bây giờ bạn có ra lệnh cho mọi người quay trở lại đất nước nơi họ đến không? Và điều gì sẽ xảy ra nếu điều kiện ở các nước đó không thay đổi? Bạn thực sự có thể làm điều đó không? Đức Cha hỏi.
Source:National Catholic Register
Đức Hồng Y Parolin gọi cuộc bỏ phiếu phá thai ở Liên Hiệp Âu Châu là một cuộc tấn công triệt để vào sự sống
Đặng Tự Do
18:00 06/05/2024
Trong một cuộc phỏng vấn trên phạm vi rộng, nhà ngoại giao hàng đầu của Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết một cuộc bỏ phiếu gần đây của Nghị viện Âu Châu coi việc phá thai là một quyền cơ bản đã cấu thành một “cuộc tấn công triệt để” vào sự sống con người.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ khanh Vatican cho biết: “Khi cuộc sống bị tấn công một cách triệt để như vậy, bạn thực sự phải hỏi chúng ta muốn xây dựng loại tương lai nào”
Các bình luận được đưa ra trước cuộc bầu cử vào tháng 6 cho Nghị viện Âu Châu, khi quyền phá thai được cho là một trong những vấn đề bỏ phiếu.
Về các mặt trận khác, Đức Hồng Y Parolin cho biết đang có “những chuyển động lớn” hướng tới việc trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine, đồng thời xác nhận Vatican sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc chiến đó, ở Trung Đông và bất cứ nơi nào xung đột đang diễn ra.
Đức Hồng Y Parolin, 69 tuổi, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Avvenire, tờ báo chính thức của Hội Đồng Giám Mục Ý; khi đang ở Rimini để tham dự hội nghị quốc gia về Canh tân trong Thánh Linh, là phong trào đặc sủng Công Giáo hàng đầu của Ý.
Hướng tới cuộc bầu cử ở Âu Châu, Đức Hồng Y Parolin đã được hỏi về cuộc bỏ phiếu ngày 11 tháng 4 của quốc hội để đưa việc phá thai vào một trong những quyền cơ bản được Hiến chương Liên Hiệp Âu Châu công nhận.
Đây phần lớn được coi là một kết quả mang tính biểu tượng, vì việc sửa đổi hiến chương sẽ cần có sự đồng ý của tất cả 27 quốc gia thành viên và cả Ba Lan và Malta đều đã cho biết rằng họ sẽ không chấp thuận thay đổi này. Tuy nhiên, kết quả khá áp đảo, với 336 phiếu ủng hộ, 163 phiếu chống và 39 phiếu trắng, với sự ủng hộ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Đức Hồng Y Parolin bày tỏ sự cay đắng trước động thái này.
“Khi cuộc sống bị tấn công một cách triệt để như vậy, bạn thực sự phải hỏi chúng ta muốn xây dựng loại tương lai nào. Tôi cảm thấy một nỗi buồn lớn lao trong sâu thẳm trái tim mình và tôi thậm chí không có lời nào để diễn tả nó một cách thỏa đáng”.
“Tôi nhắc lại, tôi cảm thấy vô cùng buồn khi phải đối mặt với tình huống này. Làm sao chúng ta có thể nghĩ rằng phá thai là một quyền? Rằng nó có thể bảo đảm một tương lai cho xã hội của chúng ta?”
Liên quan đến Nga và Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng bài phát biểu Phục sinh Urbi et Orbi của mình để kêu gọi trao đổi tù nhân toàn diện. Đức Hồng Y Parolin cho biết ngài tin rằng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha đã có hiệu quả.
“Tôi không có thông tin chính xác, nhưng từ những gì tôi nghe được thì thấy có rất nhiều chuyển động theo hướng này,” Parolin nói. “Vì vậy, lời kêu gọi của Đức Thánh Cha đã được lắng nghe và tuân theo.”
“Chúng tôi coi đó là một dấu hiệu tích cực, bởi vì chúng tôi tin rằng dự án do Đức Hồng Y Matteo Zuppi thực hiện vào năm ngoái trong quá trình thực hiện sứ mệnh do Đức Thánh Cha giao cho ngài có giá trị rất lớn”.
Đức Hồng Y Parolin đã đề cập đến các chuyến đi năm ngoái tới Kyiv, Mạc Tư Khoa, Washington và Bắc Kinh của Đức Hồng Y Matteo Zuppi của tổng giáo phận Bologna, chủ tịch hội đồng giám mục Ý, theo lệnh của Đức Thánh Cha, trong nỗ lực mở ra các kênh đối thoại.
“Đương nhiên, chúng tôi nghĩ rằng việc tập trung vào các khía cạnh nhân đạo – liên quan đến cả tù nhân và cả trẻ em – có thể tạo điều kiện để đi đến các cuộc đàm phán, chúng tôi hy vọng, có thể kết thúc chiến tranh,” Đức Hồng Y Parolin nói.
Ngài cũng chỉ ra rằng nhiệm vụ của Zuppi có thể chưa kết thúc.
“Tôi không tin rằng mọi chuyện đã kết thúc, theo nghĩa là ngài đã giúp đưa ra một cơ chế hồi hương trẻ em,” Parolin nói. “Sứ mệnh về cơ bản tập trung vào khía cạnh này, nhưng nó vẫn mở cho bất kỳ sự phát triển nào có thể xảy ra.”
Về cuộc chiến ở Gaza, Đức Hồng Y Parolin tái khẳng định sự ủng hộ lâu dài của Vatican đối với giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel/Palestine.
“Tòa Thánh có các mối liên hệ ở nhiều cấp độ khác nhau. Chúng tôi đang chuyển sang cấp độ ngoại giao để cố gắng tìm ra chiến lược hòa bình. Chắc chắn, tình hình vô cùng phức tạp”, ông nói.
“Nhưng đối với tôi, trên thực tế, có thể có những giải pháp. Khi chúng tôi nghĩ về công thức hai nhà nước, sẽ có một đề xuất cụ thể mà chúng tôi nên hướng tới”, Đức Parolin nói. “Có lẽ điều này có thể giúp tìm ra một giải pháp dứt khoát. Chắc chắn, điều đầu tiên là chấm dứt chiến sự và bảo đảm ít nhất một thỏa thuận ngừng bắn”.
Đức Hồng Y Parolin cũng nhắc lại sự sẵn sàng của Vatican đóng vai trò trung gian hòa giải nếu được yêu cầu giúp đỡ.
Ngài nói: “Chúng tôi luôn nói, trong mọi tình huống có thể xảy ra, rằng ở đâu các bên tin rằng Tòa thánh có thể hữu ích, thì sự hiện diện của Giáo Hội sẽ được hoan nghênh, lúc đó chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng”.
Source:Crux
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Chương Năm, Karol Wojtyła
Vũ Văn An
19:24 06/05/2024
Chương 5: Nền thần học đổi mới và nền văn hóa hiện đại, tiếp theo
Karol Wojtyła (Gioan Phaolô II)
Bất chấp sức mạnh tư biện của Rahner và von Balthasar, trong một số khía cạnh, thần học Công Giáo trong hai mươi năm cuối của thế kỷ XX được định hình rõ rệt nhất bởi một nhân vật không phải là một nhà thần học chuyên nghiệp, có thể nói như vậy: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (Karol Wojtyła). Ngoại trừ Joseph Ratzinger, không có nhà thần học nào tầm cỡ như von Balthasar hay Rahner xuất hiện trong thời kỳ đó hoặc thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ Kitô giáo thứ ba. Thay vào đó, có thể nói, triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II ít tiến về phía trước với một hệ thống thần học mới hơn là với mong muốn khẳng định cách đọc Công đồng Vatican II vừa chính thống về mặt liên tục với truyền thống hai nghìn năm tuổi, vừa tự tin đối đầu với những thách thức mới dựa trên các quan điểm kinh thánh, giáo phụ và mục vụ đáng chú ý nhất trong các văn kiện công đồng.
Có một số đổi mới—đáng chú ý nhất là “thần học thân xác”, mà dưới một hình thức nào đó có thể chứng tỏ là một trào lưu mạnh mẽ trong tương lai của đạo Công Giáo—và, có lẽ quan trọng hơn, theo cách mà giáo huấn xã hội Công Giáo và “con người hành động” kết hợp trong tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II. Nhưng đóng góp chính của Wojtyła cho thần học trong những năm này là tìm ra một giọng điệu vững ổn, đồng thời, một sự trình bày mạnh mẽ trước công chúng về một nền thần học công đồng có vẻ vừa tinh vi vừa đủ năng lực để hướng dẫn tư tưởng và thực hành Công Giáo đi vào những máng chuyển xác thực hơn so với trường hợp giữa những năm của Công đồng và đầu triều giáo hoàng của ngài.
Với kinh nghiệm lâu năm làm giáo hoàng về nền chính trị đáng buồn ở quê hương Ba Lan của ngài trong thế kỷ 20, không có gì ngạc nhiên khi ngài tìm cách giải quyết giáo huấn xã hội Công Giáo một cách sâu rộng. Trước khi qua đời vào năm 1984, Karl Rahner đã là một trụ cột vững chắc của một loại thần học giải phóng. Bất chấp bản chất bí truyền của tầm nhìn thần học của Rahner, nó dường như củng cố - trong lập luận của nó về "hiện sinh siêu nhiên" [supernatural existential] – tức ý niệm cho rằng sự giải phóng "từ bên dưới" và một Giáo hội "của nhân dân" là điều hợp pháp. Vì những người “ở bên lề” và “người nghèo” cũng được Thiên Chúa trực tiếp ban ân sủng như là “các tinh thần trong thế gian”, những người vốn “nghe Lời Chúa”, nên họ được cho là nói với giọng nói chân thực và khẩn thiết. Nhưng với phương hướng của thời đại, tiếng nói từ bên lề đó dường như không thể tránh khỏi mang âm hưởng của chủ nghĩa Mácxít khá trần tục. Đức Giáo Hoàng đã trả lời các câu hỏi của các phóng viên trên chuyến bay đưa ngài đến Mexico City vào năm 1979, chuyến thăm giáo hoàng đầu tiên của ngài sau cuộc bầu cử: “À, thần học giải phóng. Nhưng thần học giải phóng nào?” Theo quan điểm của ngài, nó không nên là phiên bản nhuốm màu chủ nghĩa Mácxít, đấu tranh giai cấp điển hình nhất của các nhà thần học giải phóng Mỹ Latinh. Điều đó sẽ chỉ du nhập thêm một sự sai lệch về ý thức hệ vô nhân đạo khác, bất kể ý định của những người thực hành nó là gì, vào một thế giới không thiếu chúng.
Thay vào đó, vào giữa thập niên 1980, ngài đã làm việc với Hồng Y Ratzinger về hai văn kiện quan trọng. Đầu tiên, Instruction on Certain Aspects of the “Theology of Liberation” [Hướng Dẫn về Một số Khía cạnh của “Thần học giải phóng”] năm 1984, đã trình bầy những lý lẽ chủ yếu. Những quan điểm sai lầm, về con người và giả định cho rằng đấu tranh giai cấp và cách mạng bạo lực (thay vì hòa giải và hòa bình) là những con đường cần thiết dẫn đến tự do, đã bị bác bỏ dưới ánh sáng của chủ nghĩa nhân bản và sự thống nhất đầy đủ hơn được truyền thống Kitô giáo đòi hỏi. Với thời gian trôi qua, những điều chỉnh này giờ đây dường như hết sức hợp lý. Nhưng vào giữa thập niên 1980, trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh, con đường cách mạng dường như đối với một thiểu số đáng kể người Công Giáo và các Kitô hữu khác là cách hiệu quả duy nhất để đối phó với các điều kiện đàn áp. Tuy nhiên, việc thay thế một cách hòa bình các chế độ chuyên chế ở Philippines, Nicaragua và Chile, tất cả đều được thực hiện với sự tham gia đáng kể của các nhà dân chủ Kitô giáo, đã đưa ra những ví dụ phản bác.
Đức Gioan Phaolô II đã được thuyết phục sâu sắc về tầm quan trọng thiết yếu của học thuyết xã hội về một quan điểm đúng đắn về con người, tự do của con người và ích chung – tất cả đều phụ thuộc vào sự giải phóng tôn giáo trước đó đã diễn ra nơi Chúa Kitô và giúp chúng ta khả năng nhìn thấy những gì Thiên Chúa đã dự định khi tạo ra loài người. Do đó, Giáo hội không hoàn toàn trung lập trong hoặc ngoài tiến trình chính trị, ngoại trừ theo nghĩa là Giáo hội không theo lập trường đảng phái. Thay vào đó, Giáo Hội đại diện cho một tầm nhìn toàn diện về cuộc sống con người nên và có thể như thế nào, để lại việc làm thế nào để tầm nhìn đó có thể được hiện thực hóa tốt nhất trong những hoàn cảnh cụ thể cho hành động tự do của các công dân một quốc gia. Văn kiện thứ hai, công bố năm 1986, Instruction on Christian Freedom and Liberation [Hướng Dẫn về Tự do và Giải phóng theo Kitô giáo], như chính tiêu đề của nó đã cho thấy, đã tìm cách trình bày tầm nhìn tích cực, sự bổ sung tự nhiên cho lời chỉ trích trong văn kiện đầu tiên, là văn kiện có những hệ luận chính trị nhưng cuối cùng là một sự trình bày thần học về một trật tự xã hội công chính.
Những văn kiện này và công trình trong nhiều lĩnh vực mà chúng phát sinh đã mang lại tính hữu hiệu và sức mạnh bền bỉ mà thần học giải phóng không có được. Lời giải thích chính cho điều này nằm ở sự kiện này là chúng thực sự mang tính thần học, nghĩa là dựa trên nền thần học Kitô giáo về con người và xã hội vốn nhấn mạnh đến bốn nguyên tắc căn bản: phẩm giá con người, tình liên đới, tính phụ trợ và ích chung. Những điều này vẫn là trọng tâm của giáo huấn xã hội Công Giáo hiện đại—đặc biệt là lời cảnh cáo về sự nguy hiểm của nhà nước hiện đại, vốn tìm cách nhận vơ cho mình mọi quyền lực và phán xét luân lý. Ngược lại, thời gian trôi qua đã làm cho các bản văn cổ điển về thần học giải phóng, đáng chú ý là cuốn A Theology of Liberation [Một Nền Thần học Giải phóng] của linh mục người Peru, Gustavo Gutierrez, xem ra khá lỗi thời và chỉ giới hạn trong một thời điểm cụ thể. (47) Xét chung, cũng có thể nói như thế về các nền thần học duy nữ và tercermundista [duy thế giới thứ ba] của gần như cùng một thời kỳ. Điều tốt là tìm kiếm giá trị của các viễn cảnh phụ nữ và của các dân tộc ở thế giới đang phát triển trong một Giáo hội giờ đây mang tính hoàn cầu hơn bao giờ hết. Nhưng giống như thần học giải phóng, những nền thần học này có xu hướng ít là vấn đề các viễn cảnh bản địa và mới mẻ cho bằng là sự pha trộn giữa các ý thức hệ thế tục và các nền thần học châu Âu (bản thân Gutierrez đã thực hiện nhiều nghiên cứu kéo dài ở châu Âu) vốn không được ưa chuộng. Tông thư Mulieris Dignitatem [phẩm giá Phụ nữ] năm 1988 của Đức Gioan Phaolô II và nhiều nỗ lực nhằm thu hút sự tham gia của các giáo hội ở Châu Mỹ Latinh, Châu Á và Châu Phi đã làm dịu bớt các khía cạnh cấp tiến hơn và phi Kitô giáo của các nền thần học đó trong khi tìm cách chuyển một số mối quan tâm chính đáng của họ sang nền thần học Công Giáo chính thống. Và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1989, một phần là do hoạt động của Công đoàn Đoàn kết lấy cảm hứng từ Công Giáo tại quê hương Ba Lan của Đức Giáo Hoàng, đã làm lung lay tất cả tư tưởng Mácxít và Mácxít hóa trên toàn thế giới.
Tất nhiên, tất cả những nỗ lực này đều gặp cả thành công lẫn kháng cự một phần. Nhưng ba bản văn then chốt để hiểu viễn kiến thần học của Đức Gioan Phaolô II là: Centesimus Annus [Năm thứ Một trăm], Veritatis Splendor [Sự Chói lọi của Chân lý], và Evangelium Vitae [Tin Mừng Sự Sống] - với Fides et Ratio [Đức tin và Lý trí] như một kiểu tổng kết. Ngay cả tiêu đề của chúng cũng cho thấy, ngài làm việc theo hai trục chính: tư tưởng xã hội và chân lý luân lý-tâm linh. Trong Centesimus Annus, ngài đề cập đến những bài học của hàng trăm năm kể từ Rerum Novarum [Tân Sự] và bảng cân đối giữa Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Bước ngoặt phán xét thường được trích dẫn xuất hiện sau khi xem xét lại lịch sử mà đỉnh cao là sự sụp đổ của Chủ nghĩa Cộng sản vào năm 1989:
“Bây giờ trở lại vấn đề sơ khởi, phải chăng chúng ta có thể nói rằng, sau khi chủ nghĩa cộng sản thất bại, chủ nghĩa tư bản là hệ thống xã hội thắng thế và các quốc gia muốn tái xây dựng nền kinh tế và xã hội của mình phải hướng về đó? Phải chăng kiểu mẫu tư bản là điều phải đề nghị cho các quốc gia thuộc thế giới thứ ba, là những quốc gia đang tìm một nẻo đường thăng tiến đích thực nền kinh tế và xã hội dân sự của mình?
“Câu trả lời hiển nhiên là phức tạp. Nếu người ta hiểu từ ngữ “chủ nghĩa tư bản” là một hệ thống kinh tế nhìn nhận vai trò căn bản và đích thực của doanh nghiệp, của thị trường, của quyền tư hữu và trách nhiệm mà quyền đó bao hàm trong các phương tiện sản xuất, của sự sáng tạo tự do của con người trong ngành kinh tế, thì câu trả lời rõ ràng là tích cực, mặc dù có thể nói một cách thích hợp rằng đó là một thứ “kinh tế doanh nghiệp” hoặc “kinh tế thị trường”, hoặc đơn giản là “kinh tế tự do”. Nhưng nếu hiểu “chủ nghĩa tư bản” là một hệ thống, trong đó sự tự do trong lãnh vực kinh tế không bị chi phối do một khuôn khổ luật pháp vững chắc, luật pháp này nhằm để phục vụ tự do toàn vẹn của con người và coi tự do là một chiều kích đặc biệt của con người mà trọng tâm là trật tự đạo đức và tôn giáo, thì khi đó câu trả lời rõ ràng là tiêu cực.” (CA 42)
Vì vậy, bất chấp sự tán thành rất mạnh mẽ ở nhiều chỗ trong bản văn về tính hợp pháp của kinh doanh và lợi nhuận, quyền tư hữu và quyền tự do, và thậm chí cả những nhân đức “mới” như sự nhạy bén trong kinh doanh và tinh thần kinh doanh (và những lời cảnh cáo về những tệ nạn mà chính sách làm nản lòng phúc lợi và chính phủ xâm phạm có thể tạo ra), Đức Gioan Phaolô II xuất hiện đâu đó như người tuy cổ vũ cho chủ nghĩa tư bản nhưng vẫn thấy nó cần được cải thiện. Năng suất của nó và thậm chí sự phù hợp lớn lao của nó với quan điểm chân thực về con người cần được hoan hô; nhưng sự yếu kém tương đối của nó trong lĩnh vực luân lý-văn hóa là lý do để lo lắng và thậm chí có thể lên án một phần. (48)
Đức Giáo Hoàng khá ý thức về những hạn chế của Giáo hội trong lĩnh vực này. Ngài viết tiếp:
"Giáo hội không đề ra một khuôn mẫu nào cả. Các khuôn mẫu đích thực và thực sự có hiệu quả chỉ có thể quan niệm được trong khung cảnh của các tình huống lịch sử khác nhau, do nỗ lực của mỗi người có trách nhiệm, những người này phải đối đầu với các vấn đề cụ thể dưới tất cả mọi khía cạnh xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa bao hàm lẫn nhau. Đứng trước các trách nhiệm này, Giáo hội đưa ra học thuyết xã hội của mình, như một định hướng tri thức không thể bỏ qua; học thuyết này như đã trình bày, nhìn nhận tính cách tích cực của thị trường doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải hướng tới công ích. Học thuyết này cũng nhìn nhận sự hợp pháp của các nỗ lực của người lao động để có được một sự tôn trọng đầy đủ đối với phẩm giá của mình và được tham dự nhiều hơn vào sinh hoạt doanh nghiệp, sao cho trong khi làm việc cùng với những người khác và dưới sự hướng dẫn của những người khác nữa, họ có thể, theo một nghĩa nào đó, làm việc “vì lợi ích của mình”, bằng cách sử dụng trí thông minh và tự do của mình.” (CA 43)
Nhưng trong phân tích của ngài, không chỉ có sự cân bằng giữa chủ và thợ trong khuôn khổ ích chung. Để lĩnh vực luân lý-văn hóa có thể đóng vai trò của mình một cách hữu hiệu bên cạnh các lực lượng chính trị và kinh tế, nó phải có những chân lý và giá trị thực sự để cống hiến. (49)
Đối với hầu hết các Kitô hữu, điều này có vẻ hiển nhiên. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng lưu ý một cách sắc sảo một hiện tượng đương thời:
"Ngày nay, có khuynh hướng khẳng định rằng chủ nghĩa bất khả tri và chủ nghĩa tương đối hoài nghi là tượng trưng của triết lý và của thái độ căn bản hợp với các hình thức dân chủ trong sinh hoạt chính trị cũng như khẳng định rằng những người xác tín mình biết chân lý và gắn bó chặt chẽ với chân lý là những người không đáng tín nhiệm xét về quan điểm dân chủ, bởi vì những người đó không nhận rằng chân lý được quy định bởi đa số, hoặc chân lý có thể biến chuyển tùy theo những thế quân bình chính trị khác nhau. Về vấn đề này, cần nhận định rằng nếu không có một chân lý tối hậu chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động chính trị, thì những tư tưởng và những xác tín có thể bị khai thác dễ dàng nhằm phục vụ quyền bính. Một nền dân chủ không tôn trọng những giá trị, sẽ dễ dàng biến thành một chủ nghĩa cực quyền công khai hoặc được ngụy trang kín đáo, như lịch sử từng minh chứng.” (CA 46)
Nước Đức thời Weimar đã có một hệ thống pháp luật tập trung quá mức vào chủ nghĩa thực chứng pháp lý [legal positivism], và điều đó đã cho phép Hitler lên nắm quyền thông qua các biện pháp dân chủ. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, ở đây, Đức Gioan Phaolô II cũng nghĩ đến các lực lượng bên trong các quốc gia dân chủ chính coi “sự cởi mở” và một loại chủ nghĩa thực dụng đa số [majoritarian pragmatism] như tất cả những gì cần thiết để hướng dẫn các xã hội. Những người sáng lập nước Mỹ đã không nghĩ như vậy và thậm chí đã xây dựng các cấu trúc cộng hòa chính là để ngăn chặn các chế độ chuyên chế đa số phát sinh. Đức Gioan Phaolô II đã đề cập đến một điểm quan trọng, một điểm có lẽ cũng liên quan đến những rối loạn và nguy hiểm trong Giáo hội.
Câu trả lời của ngài cho vấn đề được ngài nhận diện khác với câu trả lời được đưa ra trong quá khứ. Đạo Công Giáo trong tiền bán thế kỷ 20 đã cố gắng trả lời bằng những lập luận siêu hình— tạm hữu ích và thậm chí thiết yếu. Vấn đề là về mặt thực tế, siêu hình học có phạm vi tiếp cận hạn chế. Vào giữa thế kỷ này, các lập luận thường được đưa ra nhân danh các quyền và tự do vốn được coi là hiển nhiên đối với tất cả các nhà dân chủ hiện đại nhưng lại cho thấy tính không có thực chất của chúng bằng cách biến thành đủ loại cho là “quyền” trong nửa sau của thế kỷ, bao gồm những ý niệm có vấn đề như “quyền” của phụ nữ trong việc kiểm soát cơ thể của chính mình qua việc phá thai, “quyền” tự tử với sự hỗ trợ của y khoa và “quyền” của các cặp đồng tính được “kết hôn”. Đáp lại tất cả những điều này, Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh trong hai bản văn-Veritatis Splendor và Evangelium Vitae-rằng phẩm giá và tự do của con người phải được hiểu theo cách thức Kitô giáo, nếu không sẽ không thể tránh khỏi những hình thức mới của chủ nghĩa toàn trị vô nhân đạo.
Veritatis Splendor
Veritatis Splendor xuất hiện vào năm 1993, cố ý định thời gian cho nó sau khi công bố Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Nó khéo léo đề cập đến một lối rẽ đã xuất hiện sau Công đồng Vatican II: những lập luận khác nhau cho rằng một điều gì đó, có thể gọi một cách tổng quát là “lựa chọn căn bản” – nghĩa là, một cam kết căn bản với Thiên Chúa –, có thể được chủ trương mặc dù lương tâm đã rời xa các chuẩn mực luân lý được Giáo Hội tin rằng chính Chúa đã truyền đạt cho thế giới. Các nhà thần học phản đối rằng Đức Giáo Hoàng đã không trình bày quan điểm của họ một cách công bằng hoặc cá nhân họ đã không chủ trương quan điểm mà một số người cho rằng họ đã chủ trương. (Thí dụ, Karl Rahner trước đó đã chủ trương một điều gì đó giống như một lựa chọn căn bản kết hợp với sự bất đồng hạn chế về ngừa thai, nhưng những người khác đã đi xa hơn nhiều). Tuy nhiên, để qua một bên mọi suy đoán về việc ai chính xác rơi vào các phê phán của ngài, Đức Gioan Phaolô II đưa ra một lý lẽ đầy nhiệt huyết và đầy cảm hứng bênh vực tính đơn nhất của nhân vị và việc phải coi đức tin và luân lý liên hệ mật thiết với nhau theo những cách thức bị nhiều trào lưu thần học sau Công đồng đã gây ấn tượng, ít nhất, là phủ nhận.
Ngài khéo léo mở đầu bằng một thí dụ có vẻ ủng hộ quan điểm ngược lại: câu chuyện về “người thanh niên giàu có” (Mt 19:16) hỏi Chúa Giêsu anh ta phải làm gì để được sự sống đời đời. Đầu tiên, Chúa Kitô trả lời: hãy tuân theo các điều răn. Nhưng chàng trai trẻ đã tuân theo từ khi còn trẻ. Sau đó, Chúa Giêsu nói, hãy bán tất cả những gì bạn có, phân phát cho người nghèo rồi “đến theo tôi”. Ít nhất một cách hiểu sự trao đổi này có thể là: đây là một loại “lựa chọn căn bản”: chỉ tuân theo các giới luật luân lý mà thôi thì không đủ; điều căn bản hơn nhiều là bắt chước Chúa Kitô và hiệp thông với Người. Quan điểm này sẽ được Đức Bênêđictô XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô lặp lại và đã thu hút, thậm chí truyền cảm hứng, một trào lưu mạnh mẽ hiện đại giữa các nhà đạo đức học Công Giáo. (50)
Đức Gioan Phaolô II khẳng định rằng, quả thực, cam kết với Chúa Giêsu là điều cốt yếu. Nhưng sau đó, ngài quay trở lại câu hỏi cần phải làm gì, và toàn bộ nội dung của bản văn và lập luận là, bất kể phẩm trật của các sự thật, định hướng tâm linh và đời sống luân lý không thể đối lập nhau, đúng hơn, phải được gắn kết với nhau vì sự đơn nhất cần thiết của nhân vị: “Tách lựa chọn căn bản ra khỏi các loại hành vi cụ thể có nghĩa là mâu thuẫn với tính toàn vẹn bản thể hoặc tính đơn nhất bản vị của tác nhân luân lý trong thân xác và trong linh hồn họ” (VS 67).
Ở đây, xin vắn tắt ra ngoài đề một chút: “Thần học thân xác” nổi tiếng của Đức Gioan Phaolô II cũng thuộc về bộ suy nghĩ này, mặc dù nó đã được trình bày một thập niên trước đó, gần như tình cờ, trong các buổi tiếp kiến thứ Tư của ngài từ tháng 9 năm 1979 đến tháng 11 năm 1984. (51) Lúc đó,ngài đã nhấn mạnh đến sự thống nhất giữa suy nghĩ và hành vi từng dẫn đến sự toàn vẹn bản vị. Điểm cốt yếu rất dễ nắm bắt: Đức Gioan Phaolô cố gắng nối kết các quan điểm Công Giáo truyền thống về tính dục, hôn nhân và ly dị, ngừa thai, tình yêu giữa một người nam và một người nữ, và các vấn đề liên quan với một viễn kiến thần học về tình yêu giữa các Ngôi Vị của Thiên Chúa Ba Ngôi. Theo viễn cảnh này, tình yêu con người là một “biểu tượng” của tình yêu thần linh đó, và tình yêu sau mang lại nền tảng cho lòng chung thủy, khả năng sinh sản và tình yêu trong gia đình vì tất cả đều bắt nguồn từ chính bản chất của Thiên Chúa. Ngay trong bản tóm tắt ngắn ngủi này, đây là một cách nhìn sự việc rất mạnh mẽ. Tất nhiên, các nhà phê bình thấy sức mạnh của nó quá lý tưởng và không thực tế đối với những con người tội nghiệp, sa ngã. Nhưng nhiều người, tìm kiếm một cách tuyệt vọng sự hướng dẫn trong một nền văn hóa đang chạy trốn khỏi những lẽ thật lâu đời của Kinh Thánh, đã nhận thấy đây là một loại phao cứu sống. Ảnh hưởng của “thần học thân xác” đã bị hạn chế, ngay cả trong Giáo hội. Nhưng nơi nào nó được đón nhận, thì nó đã được đón nhận với lòng nhiệt thành Tin Mừng. Chỉ có thời gian mới có thể trả lời liệu cuối cùng nó có thể chiến thắng các trào lưu đối kháng mạnh hay không.
Nhưng chúng ta hãy trở lại với Veritatis Splendor : Bản văn đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa tự do và sự thật, thừa nhận rằng tự do và vai trò của lương tâm đã trở nên nổi bật trong thế giới hiện đại. Không giống như hầu hết các nhà văn đương thời đề cập đến những chủ đề đó—thậm chí một số viết theo quan điểm Công Giáo—như ngài đã làm trong tác phẩm triết học trước đó về bản chất luân lý của “con người hành động”, tìm cách làm rõ rằng tự do và lương tâm luôn đứng bên dưới luật vĩnh cửu và là hiện thân của nó trong luật tự nhiên. Ngài lập luận rằng không phải như thể đây là những áp đặt xa lạ từ bên ngoài chúng ta. Chúng chính là biểu thức của việc chúng ta phải như thế nào để trở thành con người mà Đấng Tạo Hóa đã định cho chúng ta trở thành. Một cách tiếp cận “mục vụ” đối với các vấn đề hiện đại không bao giờ thực sự là mục vụ khi nó gây ấn tượng cho rằng sự khó khăn của một số lập trường luân lý bằng cách nào đó phần nào làm giảm bớt nghĩa vụ phải dành ưu tiên cho sự thật hơn mọi điều khác. Đức Gioan Phaolô II viện dẫn gương các vị tử đạo như một chứng tá đích thực của Kitô hữu, giống như Chúa Kitô, sẵn lòng mãi trung thành, không những trong những điều kiện khó khăn, mà ngay cả cho đến chết. Một cam kết như vậy không phải là nô lệ mà là tự do thực sự vượt quá văn hóa, lịch sử và các giới hạn bản thân.
Tất nhiên, một số lập trường triết học và thần học chuyên biệt thách thức quan điểm như vậy: “Các xu hướng phổ biến ngày nay đối với chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa tương đối dường như không những chỉ là thái độ hoặc khuôn mẫu thực dụng cho tác phong, mà đúng hơn là những cách tiếp cận có cơ sở lý thuyết và đòi tính hợp pháp đầy đủ về văn hóa và xã hội” (VS 106). Đức Giáo Hoàng bác bỏ một cách có hệ thống và cố gắng bác bỏ một loạt sai lầm dường như vừa sắp diễn ra vừa đã có ở nơi các nhà thần học hiện đại.
Thí dụ, chủ nghĩa chủ quan tạo ấn tượng cho rằng chỉ người trong hoàn cảnh cụ thể mới có thể đánh giá một trường hợp nào đó — gần tương đương với điều gọi là “đạo đức hoàn cảnh” trong các bối cảnh khác. Đây là một quan điểm đúng bao lâu Thiên Chúa dự định cho tự do của chúng ta được chúng ta thực hiện trong cuộc sống của chính mình. Nhưng, theo Đức Gioan Phaolô II, trong lịch sử Kitô giáo, điều đó không thể có nghĩa, và chưa bao giờ có nghĩa: một cá nhân được tự do chính đáng để đưa ra các phán đoán mâu thuẫn với toàn bộ truyền thống luân lý truyền đến chúng ta từ Kinh thánh Do Thái và Kitô giáo hoặc các nguyên tắc của luật tự nhiên. Các thái độ hiện đại, đặc biệt là đối với hành vi tình dục, có xu hướng hàm ý nói rằng những câu hỏi như vậy được bảo vệ không những khỏi sự can thiệp của nhà nước mà còn của chính Thiên Chúa nữa. Sự thật hoàn toàn ngược lại: “Lương tâm luân lý không khép kín con người trong sự cô độc không thể vượt qua và không thể hiểu thấu, nhưng làm con người cởi mở đón nhận tiếng gọi, tiếng nói của Thiên Chúa. Toàn bộ mầu nhiệm và phẩm giá của lương tâm luân lý nằm ở chỗ này, chứ không phải ở bất cứ chỗ nào khác: làm nơi chốn, nơi thánh thiêng để Thiên Chúa nói với con người” (VS 58). Đức Giáo Hoàng lo ngại rằng quan điểm ngược lại đã bắt đầu ảnh hưởng đến thần học Công Giáo, thậm chí cả việc đào tạo ở chủng viện.
Do đó, Veritatis Splendor tìm cách đặt ra một số định hướng chung cho các nhà tư tưởng Công Giáo, mà không ra lệnh phải xử lý chúng ra sao trong các thuật ngữ trí thức: “Chắc chắn Huấn quyền của Giáo hội không có ý định áp đặt lên tín hữu bất cứ hệ thống thần học đặc thù nào, càng không phải là một hệ thống triết học. Tuy nhiên, để ‘bảo tồn một cách tôn kính và trình bày một cách trung thực’ lời Thiên Chúa [như đã được trình bày trong hiến chế Dei Verbum (Lời Thiên Chúa) của Công đồng Vatican II], Huấn quyền có nhiệm vụ tuyên bố rằng một số xu hướng suy nghĩ thần học và một số khẳng định triết học là không phù hợp với chân lý mạc khải” (VS 29).
Điều này dẫn ngài đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó lĩnh vực quan trọng nhất liên quan đến việc phủ nhận chủ nghĩa duy sử [historicism]— tức quan điểm cho rằng các sự thật luân lý căn bản thay đổi theo thời gian—mặc dù ngài mời gọi một việc nghiên cứu lịch sử đúng đắn về Kinh thánh và truyền thống. Lập trường duy sử cực đoan coi tất cả các quan điểm đạo đức như bị quy định bởi thời gian và coi quan điểm liên hệ về tính luân lý như “công trình xã hội” sẽ đơn giản biến chính khái niệm phổ quát tính luân lý thành quan điểm mặc nhiên phổ biến hiện đại: chủ nghĩa duy tương đối. Đã có những câu hỏi đạo đức vốn có tính ngoại vi đối với những sự thật luân lý vĩ đại và đôi khi có thể được coi là bắt nguồn từ bối cảnh. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp với các nguyên tắc trung tâm. Và có một cái giá lớn và công khai phải trả cho việc bác bỏ các nguyên tắc phổ quát để ủng hộ chủ nghĩa duy sử. Điều đó có nghĩa: cũng không có cách nào để khẳng định các quyền phổ quát và các cách người ta ở khắp thế giới nên luôn được đối xử, bất kể thời gian và nơi chốn họ đang hiện hữu.
Những phần có tính kỹ thuật nhất (và gây tranh cãi) của phân tích này liên quan đến điều được ngài gọi là cứu cánh luận [teleology] và “thuyết cứu cánh”. Đức Gioan Phaolô II cẩn thận nói rằng một số người có thể theo đuổi quan điểm luân lý liên quan đến việc cân nhắc các mục đích (teloi) khác nhau cũng phải cẩn thận không kém trong việc tránh những gì dường như là hậu quả xấu trong các lý thuyết của họ. Ngài khẳng định rằng có một số quan điểm đơn giản là không thể được duy trì một cách hợp lý, đặc biệt là thuyết duy hậu quả [consequentialism] và thuyết duy tỷ hiệu [proportionalism]: “Quan điểm thứ nhất tuyên bố rút các tiêu chuẩn cho tính chính trực của một cách hành động nhất định chỉ nguyên từ việc tính toán các hậu quả có thể thấy trước phát xuất từ một lựa chọn nhất định. Quan điểm sau, qua việc cân nhắc các giá trị và sự thiện khác nhau đang được tìm kiếm, tập chú nhiều hơn vào tỷ lệ được thừa nhận giữa các hậu quả tốt và xấu của sự lựa chọn đó, nhắm 'điều tốt hơn' hoặc 'điều ít xấu hơn' thực sự có thể xảy ra trong một tình huống đặc thù” (VS 75). Cả hai cách tiếp cận này đều quy về một loại chủ nghĩa thực dụng [utilitarianism] trong đó chúng ta tin, thường là sai lầm, rằng chúng ta có thể dự đoán rằng điều tốt hơn—hoặc ít nhất ít xấu hơn—có thể phát xuất từ việc làm điều xấu nào đó.
Đức Gioan Phaolô II nói, những lý thuyết như vậy có một mức độ hợp lý nào đó trong thế giới hiện đại, bởi vì chúng dường như song song với các phương pháp tiếp cận khoa học và kỹ thuật đối với các vấn đề. Nhưng điều này chưa bao giờ là cách tư duy hợp luân đã được thực hiện trong Giáo hội. Hơn nữa, lẫn với những tính toán như vậy thường có một loại tiêu chuẩn xã hội học về điều tác phong của con người và xã hội nhân bản phải như thế nào. Tất nhiên, không có hại gì khi khảo sát những hiện tượng như vậy, nhưng, vì các cá nhân và các nhóm đều bị tội nguyên tổ làm hoen ố, nên việc thiết lập điều thường xảy ra thành tiêu chuẩn cho những gì nên xảy ra là nhận tội lỗi vào chính việc tính toán đâu là các sự thiện của con người. Trong tất cả các xã hội loài người, đều có việc giết người, hãm hiếp, bóc lột và hàng loạt tệ nạn khác. Và sẽ là điều vô lý khi nghĩ rằng những sự kiện xã hội học này hoặc nhiều sự kiện khác có thể được sử dụng để hỗ trợ hoặc làm suy yếu các tiêu chuẩn luân lý. Đó là lý do tại sao Giáo hội dạy rằng “có những hành vi tự chúng và trong chính chúng, không phụ thuộc vào hoàn cảnh, luôn luôn sai lầm nghiêm trọng vì đối tượng của chúng” (VS 80).
Ngài nói với các đồng giám mục của mình rằng lý do ngài dấn thân vào toàn bộ thao tác này là vì “mối liên kết thiết yếu giữa Chân lý, Điều thiện và Tự do đã phần lớn bị nền văn hóa ngày nay không còn lưu ý. Kết quả là, việc giúp con người tái khám phá nó ngày nay là một trong những đòi hỏi đặc biệt trong sứ mạng của Giáo hội, để cứu rỗi thế giới” (VS 84).
Việc ngài có thành công trong việc rèn luyện trí thức và tâm linh này hay không đã được tranh luận nhiều, ngay trong đạo Công Giáo, và đặc biệt bởi chính các nhà thần học luân lý, những người mà Đức Gioan Phaolô kêu gọi hiểu rõ nghĩa vụ thực sự của họ trong mối liên hệ với Giáo hội. Huấn quyền đề xuất các nguyên tắc lớn, và các nhà thần học cung cấp nền tảng trí thức. (52) Nhiều người đã khăng khăng khẳng định rằng việc ngài nhấn mạnh đến các nguyên tắc phổ quát đang gây tranh cãi không giúp ích gì cho các trách nhiệm mục vụ của Giáo hội. Nhưng Đức Gioan Phaolô II đã lường trước những phản ứng như vậy và lập luận rằng thật khó để kêu gọi mọi người làm bất cứ điều gì kém hơn điều mà chính Thiên Chúa đã kêu gọi họ. Dĩ nhiên, lòng thương xót của Thiên Chúa luôn dành cho những tội nhân biết sám hối, một chủ đề mà ngài đã nhắc đến từ thông điệp đầu tiên Dives in Misericordia [giầu lòng thương xót] và ngay cả khi còn là giám mục trước khi trở thành giáo hoàng. (53) Ngài cảnh cáo các nhà thần học đừng dấn thân vào việc bất đồng theo mô hình thế tục và nhắc nhở các đồng giám mục của ngài về trách nhiệm của họ phải bảo vệ giáo huấn đúng đắn của các tín hữu. (54) Như đã lưu ý trước đây, cách tiếp cận của ngài hữu hiệu hơn khi chống lại hệ thống tương đối chặt chẽ nhưng giết người của Chủ nghĩa Cộng sản hơn là chống lại những tệ nạn vô định hình và đa dạng của thế giới tự do. Tuy nhiên, Đức Gioan Phaolô II đã tái giới thiệu sự thật và điều tốt lành cho thế giới tự do, vốn phong phú về các vấn đề thực tế nhưng yếu kém về các nguyên tắc và mục tiêu, theo những cách cho tới lúc này vẫn có thể mang lại hoa trái.
Evangelium Vitae
Nếu Centesimus Annus tóm tắt nền nhân học Kitô giáo căn bản, chủ yếu vì nó liên quan đến các vấn đề công cộng, và Veritatis Splendor khẳng định các nguyên tắc luân lý phổ quát và nhiệm vụ của huấn quyền là bảo vệ chúng, thì Đức Gioan Phaolô II đã quyết định rõ ràng, một phần do sự thúc giục của các Hồng Y trong một thượng hội đồng, (55) rằng ngài cũng cần dành một bản văn quan trọng cho “các vấn đề về sự sống” nổi bật ở các nước phát triển, chẳng hạn như phá thai, trợ tử, thuyết ưu sinh và tự tử được hỗ trợ. Phù hợp với phần lớn suy nghĩ của ngài về các vấn đề trong thế giới hiện đại, ngài coi những hiện tượng này là mối đe dọa đối với phẩm giá sâu xa của sự sống con người, vốn phải được đánh giá cao vì đó là quà tặng của Thiên Chúa. Tổng hợp lại, những thực hành như vậy, như ngài đã diễn đạt nó bằng một cụm từ nổi tiếng, tạo thành một “nền văn hóa sự chết” (EV 12).
Trên thực tế, dường như Đức Giáo Hoàng lo lắng về việc hạ giá sự sống con người trong các nền dân chủ hiện đại mà, theo lý thuyết, vốn cho rằng mình coi trọng mỗi cá nhân, đến nỗi ngài đã thêm một loại khác vào những mối đe dọa này: hình phạt tử hình, vẫn có thể được chấp nhận, nhưng chỉ trong những trường hợp “tuyệt đối cần thiết” vốn “rất hiếm, nếu không muốn nói trên thực tế là không hiện hữu” (EV 56). Đức Giáo Hoàng lập luận rằng án tử hình hầu như luôn luôn nên được thay thế, vì lòng tôn trọng sự sống, bằng các phương pháp kiểm soát và trừng phạt khác hiện có ở hầu hết các xã hội phát triển, nếu những xã hội đó cần tự vệ. Kết quả của những mối quan tâm này là việc công bố vào ngày 25 tháng 3 năm 1995 (đáng chú ý là Lễ Truyền Tin), thông điệp thứ mười một của ngài, Evangelium Vitae (“Tin Mừng Sự Sống”).
Tất nhiên, ở nhiều khía cạnh, các lập luận của ngài chỉ dựa trên một truyền thống lâu đời vốn cấm việc cố ý làm hại những người vô tội (những hạn chế rõ ràng đối với hình phạt tử hình là một vấn đề khác và gây ra tranh cãi từ nhiều phía). Nhưng cũng như trong một số văn kiện khác bàn đến các vấn đề xã hội, Đức Gioan Phaolô II đã đặt các vấn đề về sự sống trong bối cảnh xã hội. Ngài bác bỏ lập luận cho rằng, trong một nền dân chủ đa nguyên hiện đại, các quốc gia phải giữ thái độ trung lập giữa các quan điểm luân lý khác nhau về các vấn đề như phá thai. Thay vào đó, ngài khẳng định các nguyên tắc luân lý phổ quát cả khi phải đi ngược lại luật pháp được thông qua một cách hợp pháp bằng các biện pháp dân chủ: “Phá thai và trợ tử là... những tội ác mà không luật nhân loại nào có thể tuyên bố là hợp pháp hóa. Lương tâm không bắt buộc phải tuân theo những luật như vậy; thay vào đó, có nghĩa vụ nghiêm trọng và rõ ràng là phản đối chúng bằng sự phản đối lương tâm” (EV 73). Ngài nhìn nhận rằng có thể có những lúc một chính trị gia Công Giáo không thể cấm tuyệt đối những hành vi như vậy, nhưng ngài lập luận rằng luôn có nghĩa vụ giảm thiểu tác hại và hướng tới một nền văn hóa pháp lý (“đích thân phản đối” là chưa đủ) phản ảnh được một nền văn hóa căn bản phò sinh. Tất nhiên, điều này đã dẫn đến nhiều tranh chấp, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, về hành vi của người Công Giáo trong các cơ quan lập pháp.
Nhưng bất kể tất cả những cuộc thảo luận gay gắt của nó về các vấn đề nóng bỏng, Evangelium Vitae đã nhận được sự đón nhận tổng thể tốt hơn, ngay cả giữa các nhà thần học, so với hầu hết các van kiện của Đức Gioan Phaolô II về các chủ đề gây tranh cãi. Cách tiếp cận của ngài kiên quyết, nhưng nhạy cảm với những điều phức tạp - nơi mà sự nhạy cảm như vậy cần được bảo đảm. Chẳng hạn, ngài nhìn nhận rằng trong khi phá thai tự nó là sự hủy diệt có chủ ý đối với sự sống của người vô tội và do đó bị luật luân lý cấm, thì về mặt y học, có những trường hợp cả mẹ và con sẽ chết nếu không thực hiện một điều gì đó. Và phù hợp với truyền thống “song hiệu” [double effect], ngài viết rằng, trong một số trường hợp nhất định, mạng sống của người mẹ có thể được cứu ngay cả khi hậu quả gián tiếp của nỗ lực đó dẫn đến cái chết không thể tránh khỏi của đứa con. Tương tự như vậy, mặc dù cái chết do ý muốn của người bệnh—euthanasia—bản thân nó là một tội ác (“lòng thương xót sai lầm”: EV 66), nhưng không có nghĩa vụ phải tiếp tục bất cứ và mọi phương pháp điều trị cho người bệnh nan y nếu các phương pháp điều trị đó chỉ kéo dài sự đau khổ. Và điều trị giảm đau có thể hợp lý ngay cả khi tác dụng gián tiếp của nó là đẩy nhanh cái chết.
Tất nhiên, sự khác biệt nằm ở giữa việc để cho ai đó chết, như tất cả chúng ta đều phải làm, và làm giảm bớt quá trình chết một mặt, và mặt khác, dự định cái chết của một người bệnh. Đối với nhiều người trong thế giới trần tục, có lẽ đó dường như là một sự phân biệt mà không có sự khác biệt. Nhưng Evangelium Vitae đã thu hút được sự ủng hộ từ các Kitô hữu và người Do Thái và thậm chí cả một số độc giả thế tục, những người dường như cảm nhận được con dốc trơn trượt mà y học đang bắt đầu đặt chân lên.
Đối với tất cả những ai đang bàn đến những vấn đề luân lý mới này, Đức Gioan Phaolô đã đưa ra một thách thức phải thiết lập “một nền văn hóa mới về sự sống”.
Fides et Ratio
Thông điệp vĩ đại cuối cùng trước thiên niên kỷ mới của Đức Gioan Phaolô II không chỉ mang tính biểu tượng, là Fides et Ratio [Đức tin và Lý trí] năm 1998, một cuộc khảo sát sâu rộng về mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, được công bố cùng tuần lễ ngài phong thánh cho Edith Stein và kỷ niệm 20 năm ngài làm giáo hoàng. Về nhiều khía cạnh, Fides et Ratio cũng đã tổng kết tư tưởng Công Giáo trong suốt một thế kỷ dài và hơn thế nữa kể từ khi Đức Lêô XIII kêu gọi đổi mới học thuyết Tôma trong thông điệp Aeterni Patris [Chúa Cha Vĩnh Cửu] (1879), thông điệp được Đức Gioan Phaolô II mô tả như một “diakonia [phục vụ] sự thật” (FR 2). Không như Đức Lêô, Đức Gioan Phaolô không cho thấy tư tưởng của Thánh Tôma, dù trong triết học hay trong thần học, có tầm quan trọng độc nhất đối với tương lai của Giáo hội và thế giới (FR 45). Ngài bày tỏ lòng kính trọng đặc biệt đối với Thánh Tôma và cách ngài thực hành thần học, coi trọng cả đức tin lẫn lý trí. Và ngài nhấn mạnh việc cần có một lý trí có khả năng “thực sự thuộc phạm vi siêu hình học” để giải quyết bất cứ số lượng câu hỏi đương thời nào (FR 83). Nhưng Đức Giáo Hoàng lặp lại điều ngài đã nói trong Veritatis Splendor: Giáo hội không có một triết học hay thần học chính thức nào, ngoại trừ những con đường dẫn đến Chúa Giêsu Kitô như là câu trả lời cho những câu hỏi sâu xa nhất của con người.
Vào cuối thế kỷ 20, Đức Gioan Phaolô II thấy mình ở trong những hoàn cảnh hơi ngược lại với những hoàn cảnh mà Đức Lêô đã gặp phải. Vào cuối thế kỷ 19, một lý tính rất hạn hẹp của thời Phong trào Ánh sáng thường được coi là tất cả những gì cần thiết cho sự hưng thịnh nhân bản. Tự bản chất, lý tính đó dựa trên các phạm trù duy tự nhiên, thực nghiệm và nội tại. Nó cũng vô cùng tự tin. Đến thời Đức Gioan Phaolô II, bản thân lý tính của Phong trào Ánh sáng đã bị tiêu tan trong chính sự tự hiểu về nó như hình thức phổ quát của lý trí bởi các trào lưu hậu hiện đại. Lý trí nói chung—ngoại trừ khoa học và kỹ thuật—đã bị coi là yếu kém, không chắc chắn, phiến diện, đa nguyên. Đức Giáo Hoàng nghĩ rằng nó đã “bị héo úa dưới sức nặng của quá nhiều kiến thức và dần dần [đã] mất khả năng ngước nhìn lên những đỉnh cao, không dám vươn tới sự thật của hữu thể” (FR 5). Lý do chính khiến Đức Gioan Phaolô II viết văn kiện này là để khuyến khích các triết gia và thần học gia khám phá lại sức mạnh đầy đủ hơn của lý trí— vốn bắt đầu, giống như thời cổ đại, trong cảm thức kinh ngạc trước Hữu thể. Và trong khi chấp nhận giá trị và sự cần thiết của nhiều cách tiếp cận sự thật, ngài đã cảnh cáo chống lại một “chủ nghĩa đa nguyên không dị biệt” [undifferentiated pluralism] sẽ đơn giản khiến các cá nhân và toàn thể loài người trôi dạt về mặt luân lý và tâm linh: “Với lời kêu gọi lâu dài của nó phải tìm kiếm sự thật, triết học có trách nhiệm to lớn trong việc đào tạo tư tưởng và văn hóa; và bây giờ nó phải kiên quyết cố gắng phục hồi ơn gọi ban đầu của mình” (FR 6).
Một lần nữa, Đức Giáo Hoàng tự đặt cho mình một câu hỏi khó được ngài bắt đầu trả lời bằng cách viện dẫn cách tiếp cận nhân vị chủ nghĩa. Mặc dù thông điệp được gửi đến các đồng giám mục của ngài, nhưng sau một đoạn mở đầu ngắn gọn mời gọi đức tin và lý trí như “hai cánh” mà trên đó tinh thần vươn lên để chiêm ngưỡng chân lý, ngay lập tức, ngài viện dẫn câu nói Hy Lạp cổ thời, “Hãy biết chính mình.” Điều này không phải là ngẫu nhiên. Tất cả chúng ta đều đặt câu hỏi về nguồn gốc, ý nghĩa cuộc sống và đích đến cuối cùng của mình. Suy gẫm về hành trình đó là một phần ý nghĩa của việc trở thành con người hoàn toàn, bởi vì, theo định nghĩa, con người hầu như là “người tìm kiếm sự thật” (FR 28). Và theo quan điểm nhân vị chủ nghĩa, ý nghĩa của các ngôi vị cho chúng ta biết điều gì đó về bản chất của sự vật và cả về Thiên Chúa nữa. Việc giới hạn các câu hỏi của chúng ta vào những vấn đề thực tế hoặc một “luận lý học kỹ trị” [technocratic logic] không những không đủ, mà còn dẫn đến một số điều kinh hoàng trong thời gian gần đây khi mọi người cố gắng giải thích cuộc sống con người hoặc thỏa mãn bản thân theo những cách mà trong sự hạn hẹp của họ, làm nhân loại ra cằn cỗi. Đây chỉ là một biểu hiện của sự rối loạn trong tâm trí kể từ Cuộc Sa ngã đã dẫn đến việc lý trí trở thành “tù nhân của chính nó” (FR 22).
Kinh nghiệm với sự vô nhân đạo kệch cỡm bắt nguồn từ chủ nghĩa nhân bản vô thần cho thấy nhu cầu siêu việt ngay cả đối với chính chúng ta. Đức Giáo Hoàng nói, như chúng ta thấy trong mọi nền văn hóa lớn trên thế giới, tự nhiên nảy sinh một nền triết lý tiềm ẩn, và sự khao khát mà chúng ta cảm thấy đối với sự siêu việt như vậy là dấu hiệu đầu tiên cho thấy mặc khải— tức việc Thiên Chúa truyền đạt những điều vượt quá lý trí của con người, nhưng không trái ngược với lý trí đó— không phải là sự sáng tạo đơn thuần của lý trí hay trí tưởng tượng của con người mà là một thực tại đáp ứng thân phận của chúng ta: “Sự thật được Mặc khải cho chúng ta biết không phải là sản phẩm cũng không phải là kết quả của một lập luận do lý trí con người nghĩ ra. Thay vào đó, nó xuất hiện như một điều gì đó nhưng không, tự nó khuấy động suy nghĩ và tìm kiếm sự chấp nhận như một biểu thức của tình yêu” (FR 15).
Tuy nhiên, siêu việt không loại bỏ nhu cầu phải có lý trí. Ngược lại, nó là chất kích thích cho việc nghiên cứu hợp lý hơn nữa - thực sự là không có hồi kết. Đối với Đức Gioan Phaolô II, chính lý trí cho chúng ta biết rằng một mình lý trí không thể cứu chúng ta. Một điều khác thế được cần tới, và chúng ta thấy rằng nó đến với chúng ta theo dòng thời gian, trong lịch sử thánh thiêng, thời gian là một thực tại có tầm quan trọng đặc biệt theo quan điểm Kinh thánh. Thập giá—biểu thức của một tình yêu được ban cho nhưng không, mạnh hơn sự chết—là câu trả lời mà lý trí không thể đưa ra. Nhưng như chúng ta có thể thấy ngay từ lịch sử triết học, lý trí can dự vào việc chuẩn bị về mặt thời gian để tiếp nhận mặc khải. Và ngay cả sau khi mặc khải đã xảy ra, lý trí vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc hiểu được sự mặc khải và mối quan hệ của nó với các sự thật tự nhiên.
Hơn nữa, như chúng ta đã thấy khi xem xét công trình của Alasdair MacIntyre, lý trí trần trụi hay lý luận của các cá nhân đơn lẻ có mối quan hệ không thể tránh khỏi với các truyền thống điều tra nhằm gợi lên niềm tín thác nào đó vào những gì người khác đã khám phá và các khung quy chiếu mà họ đã khai triển. Trong lĩnh vực của cả đức tin lẫn lý trí, ngay cả những cách tiếp cận mang tính phê phán cũng bắt đầu trước hết với niềm tín thác vào những người dẫn nhập chúng ta vào những câu hỏi lớn. Những người ngoại đạo trước Chúa Kitô cũng biết điều đó: “Lý trí cũng cần phải được nâng đỡ trong mọi cuộc tìm kiếm của nó bằng cuộc đối thoại tín thác và tình bạn chân thành. Một bầu không khí nghi ngờ và bất tín, có thể ngáng trở việc tìm tòi suy lý, bỏ qua lời dạy của các triết gia cổ thời, những người đã đề xuất tình bạn như một trong những bối cảnh thích hợp nhất cho cuộc điều tra triết học đúng đắn” (FR 33). Do đó, lối giải thích nghi ngờ hiện đại phụ thuộc vào một “lối giải thích tín thác” trước đó.
Theo viễn cảnh này, cả triết học cổ xưa lẫn triết học Kitô giáo đều đóng vai trò thanh lọc trong việc loại bỏ mê tín tôn giáo và tìm kiếm chân lý phổ quát. Tất nhiên, sự mặc khải của Kitô giáo vẫn chứa đựng nhiều mầu nhiệm, nhưng những mầu nhiệm này thuộc loại lý trí có thể bảo vệ được. Ngược lại, nhiều hình thức “linh đạo” hiện đại là việc quay trở lại với loại thuyết bí truyền mà cả lý trí lẫn mặc khải đều nói ngược lại. Hơn nữa, như người ta thường nhận thấy, một sự hiểu biết thuần túy triết học về cuộc sống là một quan niệm duy tinh hoa, một quan niệm không đủ tôn trọng đức khôn ngoan tiềm ẩn của đại đa số những người không thể thực hành triết học. Tuy nhiên, đồng thời, mặc khải khuyến khích lý trí cổ điển đi xa hơn những gì nó có thể nghĩ trước đó, như chúng ta thấy ở các Giáo phụ Hy Lạp vĩ đại. Cả những người bình thường và các triết gia đều bị cuốn vào việc tìm kiếm đức khôn ngoan thực sự.
Đối với Đức Gioan Phaolô, cả đức tin lẫn lý trí đều có tính toàn vẹn riêng nhưng tốt nhất khi chúng khác biệt nhau nhưng có liên quan với nhau, như nơi Thánh Tôma Aquinô. Khi chúng bắt đầu phân rẽ, đức tin trở thành duy sùng tín [pietistic], và lý trí, không ổn định trong quyền hạn và phạm vi của nó, có thể trở nên thái quá trong chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa toàn trị hoặc khiếm khuyết trong các hình thức công cụ hóa của chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa hoài nghi: “Tước mất lý trí, đức tin nhấn mạnh đến cảm giác và kinh nghiệm, và vì vậy có nguy cơ không còn là một đề xuất phổ quát. Thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng đức tin, bị trói chặt vào lý luận yếu kém, có thể thâm nhập sâu hơn; ngược lại, đức tin khi đó có nguy cơ nghiêm trọng bị héo tàn thành hoang đường hoặc mê tín. Tương tự như vậy, lý trí nào không liên hệ với một đức tin trưởng thành sẽ không được thôi thúc hướng cái nhìn của nó về tính mới mẻ và triệt để của hữu thể” (FR 48).
Đồng thời, Đức Giáo Hoàng duy trì quyền của Giáo hội được cảnh cáo về các hình thức triết học xem ra không phù hợp với sự thật. Như đã đề cập ở trên, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy tự nhiên thường là một vấn đề trong quá khứ. Ngày nay, một mặt, có một thách thức phổ biến và triệt để hơn: sự không tin tưởng vào lý trí cho rằng siêu hình học là điều bất khả, một quan điểm cũng đã có tác động trong thần học. Mặt khác, một số người phản ứng với sự ngờ vực đó bằng chủ nghĩa duy tín hoặc não trạng chính thống cực đoan dựa trên Kinh thánh. Một số phương pháp nghiên cứu sách thánh—ở đây, có lẽ, một cách tiếp cận phê bình lịch sử độc đoán có thể được dự định—triển khai như thể chúng là cách duy nhất để hiểu được mặc khải. Tuy nhiên, một lần nữa, ngài lập luận rằng đức tin lớn hơn mọi lý trí và thúc đẩy lý trí vượt lên trên những quan điểm phiến diện của nó (FR 56).
Đức Gioan Phaolô II là một con người hoàn toàn hiện đại và là một trí thức quen thuộc với nhiều luồng tư tưởng khác nhau. Vì vậy, thật tự nhiên khi ngài chiếu cố đến sự kiện này là khoa học xã hội, khoa học vật lý và các ngành hiện đại khác sẽ đóng một vai trò trong tư tưởng Công Giáo. Nhưng ngài chủ trương rằng những điều này không thể có tính quy phạm theo cách mà một số người đã cố gắng sử dụng chúng. Chúng cung cấp thông tin mà đức tin và lý trí phải suy tư để tích hợp chúng hoàn toàn vào thế giới quan Kitô giáo thống nhất một cách đúng đắn, vì Kitô hữu tin rằng chỉ có một sự thật duy nhất. Tương tự như vậy, ý thức hiện đại của chúng ta về các nền văn hóa đa dạng không thể tự thiết lập mình như lập luận ủng hộ chủ nghĩa tương đối hoặc chủ nghĩa đế quốc của một nền văn hóa đơn nhất. Tất cả các nền văn hóa đều chứa đựng những sự thật lẫn lộn với những sai lầm, và một trong những nhiệm vụ của một lý trí được hiểu đúng đắn là sàng lọc những nền văn hóa đó để tìm ra những gì chúng có thể mang lại cho đức tin và những gì đức tin có thể mang lại cho chúng.
Ngài kết luận bằng cách đặt ra những nhiệm vụ mà triết học và thần học hiện nay phải đảm nhận vì một tương lai thực sự của con người, tất cả những nhiệm vụ này có thể được gộp lại dưới nhu cầu thống nhất hóa nhận thức: “Đây là một trong những nhiệm vụ mà tư tưởng Kitô giáo sẽ đảm nhận qua thiên niên kỷ tiếp theo của kỷ nguyên Kitô giáo” (FR 85). Như T. S. Eliot đã từng nói, “Nhận thức mà chúng ta đã đánh mất trong thông tin nằm ở đâu?” Đức Gioan Phaolô II nói rằng chúng ta phải phục hồi “chiều kích khôn ngoan” của tất cả những gì chúng ta biết để trở lại sự hiệp nhất trong chính chúng ta và với nhau. Chúng ta không thể mãi hài lòng với việc thông diễn các bản văn mà phải vượt qua điều đó để hướng tới thực tại và sự thật của thế giới. Chúng ta phải tìm cách khẳng định lại rằng nhận thức nhân bản là điều có thể, nó có thể có một phạm vi siêu hình, nếu chúng ta hy vọng đáp ứng cuộc khủng hoảng hiện thời của chúng ta về chân lý và giá trị, vốn thực sự là một cám dỗ dẫn đến tuyệt vọng sau những thất bại của thời hiện đại, “và do đó để sửa chữa một số cách hành xử sai lầm hiện đang rộng rãi trong xã hội chúng ta” (FR 83).
Nghịch lý thay, hiện nay nhiều người tin rằng chỉ có chủ nghĩa hoài nghi hậu hiện đại mới có thể ngăn chặn sự trở lại của những tuyên bố toàn diện về chân lý, trong số đó nhiều người có thể muốn xếp Công Giáo vào. Đức Gioan Phaolô II ghi nhận mối lo lắng này và cũng đưa ra một thách thức đối với các nhà thần học: “Tin rằng có thể biết được một chân lý có giá trị phổ quát không có nghĩa là khuyến khích sự bất khoan dung; trái lại, nó là điều kiện thiết yếu cho cuộc đối thoại chân thành và đích thực giữa con người với nhau. Chỉ trên nền tảng này mới có thể vượt qua những chia rẽ và cùng nhau hành trình hướng tới sự thật trọn vẹn, bước đi trên những con đường chỉ có Thần Khí của Chúa Phục Sinh mới biết được” (FR 92). Và phù hợp với những tuyên bố thần học vĩ đại khác của ngài, ngài tin rằng điều bắt buộc đối với cuộc đối thoại này là chúng ta phải khám phá những câu hỏi phổ quát trong thần học căn bản cũng như thần học luân lý.
Tất nhiên, Đức Gioan Phaolô II chủ yếu viết cho độc giả là các tín hữu, và hầu hết là các tín hữu Công Giáo vào thời điểm đó. Lời kêu gọi cân bằng của ngài lưu ý tới cả đức tin lẫn lý trí là đề tài chủ đạo của đời sống trí thức Công Giáo, một đời sống, dưới các hình thức khác nhau, diễn tiến qua nhiều thời đại cho đến thời trung cổ và cổ xưa. Ngài khuyến khích niềm đam mê trên cả hai mặt: “Sự dạn dĩ của đức tin phải đi đôi với sự táo bạo của lý trí” (FR 48). Đồng thời, ngài rất sẵn lòng chỉ ra điều được ngài gọi là “mật độ triết học ngoại thường” (FR 80) của Kinh thánh.
Nhưng ở một số khía cạnh, thông điệp của ngài có thể còn quan trọng hơn đối với một thế giới đã mất niềm tin vào lý trí, thường nhìn các mối quan hệ chỉ dựa trên ý chí quyền lực kiểu Nietzsche, ở nhiều khía cạnh, họ sợ hãi sự thật và những đòi hỏi mà nó có thể đưa ra—và kết quả là bi quan sâu xa. Ngài đề xuất như một tiêu chuẩn cho cả các nhà triết học và thần học “thẩm quyền của một mình sự thật” (FR 79). Đôi khi người ta nói rằng nếu Voltaire trở lại vào ngày hôm nay, ông sẽ bị sốc khi thấy những người bảo vệ vĩ đại nhất cho một lý trí mạnh mẽ đang ngồi trên ngai giáo hoàng. Nhưng có lẽ người ta không quá sốc trong một thế kỷ khi chính Giáo hội đã cố gắng, thường không thành công, để duy trì những cánh cửa mở sẵn dẫn đến những chiều kích của thực tại bị thế giới trần tục thậm chí phủ nhận sự hiện hữu và kết quả là phải chịu thua cuộc.
Karol Wojtyła nổi tiếng là một nhà thơ, nhà viết kịch và diễn viên khi còn trẻ. Ở tuổi già, ngài đã kết hợp sự nhạy cảm kịch tính đó với tinh thần trách nhiệm lịch sử. Năm 2003, chưa đầy hai năm trước khi qua đời, ngài đã xuất bản Roman Triptych [Tranh bộ ba Rôma], một loạt thơ gồm ba phần suy gẫm về các chủ đề trong Kinh thánh. (56) Giá trị thẩm mỹ của nó, theo như người ta có thể đánh giá trong bản dịch, là khiêm tốn, nhưng có những lúc các suy niệm tăng lên tới cường độ lớn. Ít nhất trong số này là phần kết của bài suy niệm trung tâm, khi lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội, một vị giáo hoàng đương nhiệm suy tư bằng thơ về những gì sẽ xảy ra tại mật nghị Nhà nguyện Sistine sẽ bầu chọn người kế nhiệm ngài:
“Chính tại đây, dưới sự rực rỡ màu sắc kỳ diệu của Sistine mà các Hồng Y tập hợp lại—
cộng đồng chịu trách nhiệm về di sản các chìa khóa Vương quốc.
Họ đến đây, đến chính tại nơi này
Và một lần nữa Michelangelo bao bọc họ trong viễn kiến của mình.
‘Trong Ngài chúng ta sống, cử động và có hữu thể.’
Người là ai?
Kìa, bàn tay sáng tạo của Đấng Toàn năng, Đấng Cổ đại, vươn tới Adam...
Thuở ban đầu Chúa tạo ra...
Người, Đấng nhìn thấy mọi sự...
Màu sắc Sistine sau đó sẽ nói lên lời của Chúa:
Tu es Petrus [con là Đá]—Simon, con trai Gioan, đã từng nghe.
‘Ta sẽ trao chìa khóa Nước Trời cho con’.
Những người được giao phó di sản chìa khóa tập trung tại đây, tự để mình được bao bọc bởi sắc màu Sistine,
bởi viễn kiến được Michelangelo để lại cho chúng ta—
vì vậy vào tháng 8, và một lần nữa vào tháng 10, trong năm đáng nhớ của hai Mật nghị,
và vì vậy sẽ lại một lần nữa, khi thời gian đến,
sau cái chết của tôi.
Viễn kiến của Michelangelo những lúc đó hẳn nói với họ.
‘Con-clave’: mối quan tâm chung về di sản chìa khóa, chìa khóa Vương quốc.
Kìa, họ thấy mình ở giữa Khởi đầu và Chung cục,
giữa Ngày sáng thế và Ngày phán xét.
Điều hiển nhiên là con người một ngày kia sẽ chết và sau đó, phán xét!
Minh bạch và ánh sáng sau cùng.
Sự rõ ràng của các biến cố—
Sự rõ ràng của lương tâm—
Trong thời gian mật nghị, Michelangelo hẳn sẽ dạy họ—
Đừng quên: Omnia nuda et aperta sunt ante oculos Eius [mọi sự trần trụi và mở toang trước mắt Người].
Ngài là Đấng thấy tất mọi sự—hãy chỉ tay về phía Người!
Người sẽ chỉ Người ra rõ ràng.” (57)
Thật phù hợp khi vị giáo hoàng hấp hối đã bao gồm một yếu tố thẩm mỹ cổ điển trong viễn kiến hướng tới tương lai này. Trong biến cố này, chính Joseph Ratzinger là người mà các Hồng Y, tập trung dưới những bức bích họa đầy màu sắc của Michelangelo, đã chọn trở thành người kế vị ngài như Bênêđictô XVI. Và đến lượt mình, vị sau đã nhận xét trong một bài phát biểu trước các Hồng Y trong Nhà nguyện Sistine dưới chính những bức bích họa đó rằng:
“Tôi coi đây là ân sủng mà vị tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đức Gioan Phaolô II, đã dành cho tôi. Dường như tôi có thể cảm thấy bàn tay mạnh mẽ của ngài siết chặt tay tôi; tôi dường như nhìn thấy đôi mắt tươi cười của ngài và lắng nghe những lời ngài nói với tôi đặc biệt vào lúc này: ‘Đừng sợ!’
“Cái chết của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, và những ngày sau đó, đối với Giáo hội và toàn thế giới là một thời gian hồng ân phi thường. Nỗi đau đớn tột cùng về cái chết của ngài và khoảng trống mà nó để lại trong tất cả chúng ta đã được xoa dịu bởi hành động của Chúa Kitô Phục sinh, hành động này đã tự biểu lộ trong những ngày dài trong làn sóng hợp xướng của đức tin, tình yêu và sự liên đới thiêng liêng, mà đỉnh cao là tang lễ trọng thể của ngài....
“Làm thế nào người ta lại có thể không cảm thấy được hỗ trợ bởi nhân chứng này? Làm sao người ta lại có thể không cảm nhận được sự khích lệ đến từ biến cố ân sủng này?” (58)
Một ngọn đuốc đã được trao qua tay.
VietCatholic TV
Binh biến: Lính Nga hạ gục chỉ huy, đang trốn sang phía Ukraine. Greene khởi sự phế truất Johnson
VietCatholic Media
16:05 06/05/2024
1. Tù hình sự xung quân vào quân đội Nga chĩa súng vào chỉ huy bóp cò để đào ngũ. Nga phát lệnh truy nã đặc biệt.
Tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “FRONTLINE MASSACRE Russian convict soldier ‘shoots dead 6 comrades including commander as they sleep’ in massacre before fleeing with rifle”, nghĩa là “Vụ thảm sát ở tiền tuyến. Lính Nga nguyên là tù nhân 'bắn chết 6 đồng đội, trong đó có chỉ huy khi họ đang ngủ' trong vụ thảm sát trước khi bỏ chạy cầm theo súng trường.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một người lính bị kết án ở Nga được tường trình đã bắn chết 6 đồng đội của mình, bao gồm cả chỉ huy của anh ta trước khi bỏ trốn.
Một cuộc truy lùng rất lớn hiện đang được tiến hành đối với Trung sĩ Yury Galushko, 57 tuổi, vì Điện Cẩm Linh lo ngại ông ta có thể đang cố gắng đầu hàng Ukraine.
Tối Thứ Bẩy, rạng sáng Chúa Nhật 5 Tháng Năm, Galushko được cho là đã bắn vào tim và ngực đồng đội của mình ở cự ly gần khi họ đang ngủ trong một vụ tàn sát ở mặt trận đã gây chấn động trong quân đội Nga.
Anh ta được cho là thuộc tiểu đoàn pháo binh của Trung đoàn xe tăng số 10, đóng quân ở khu vực Donetsk bị Nga tạm chiếm ở phía đông nam Ukraine.
Galushko bỏ trốn cùng với khẩu súng trường tấn công AK-12 Kalashnikov.
Galushko là một trong hàng trăm ngàn tù nhân được tuyển dụng vào lực lượng Nga để đổi lấy tự do nếu họ sống sót sau cuộc giao tranh khốc liệt ở mặt trận.
Hồ sơ truy nã được FSB tung ra ngay sau vụ nổ súng cho biết Galushko là người Ukraine nguyên quán ở Kharkiv, đã chuyển sang sinh sống nhiều năm tại vùng Belgorod của Nga trước khi bị người Nga bỏ tù. Anh ta ghi danh nhập ngũ vào ngày 28 tháng 2 năm nay và được đưa ra khỏi nhà tù ngay sau đó.
Đáp lại vụ tàn sát, kênh Telegram Crimea Wind của Ukraine viết: “Đây là điều mà mọi người Ukraine đã bị đưa vào quân đội xâm lược nên làm”.
Một báo cáo của kênh Telegram Project BARS - liên kết với lực lượng quân đội Nga - đã gọi anh ta là một “con quái vật”.
“Có lẽ anh ta sẽ cố gắng đào thoát qua phía bên phía Ukraine,” một người cung cấp thông tin không rõ danh tính cho biết trong đoạn ghi âm trên kênh này.
Tài liệu truy nã của FSB cho biết: “Vào ngày 4 tháng 5 năm 2024, trung sĩ Galushko, theo thông tin ban đầu, đã giết chết 6 quân nhân của tiểu đoàn pháo binh thuộc trung đoàn xe tăng số 10, biến mất cùng với vũ khí cá nhân AK-12 khỏi vị trí điểm kiểm soát pháo binh của trung đoàn xe tăng số 10.
“Chưa xác định được hướng di chuyển.”
Báo cáo mô tả cựu tù nhân là một công dân Nga với “vóc dáng trung bình, vai khom, tóc ngắn, đen và bạc”.
“Theo thông tin ban đầu, anh ta được trang bị một khẩu súng trường tấn công AK-12 với thiết bị hãm thanh.”
Một báo cáo trên các phương tiện truyền thông Ukraine cho biết anh ta vốn là người Ukraine và “bị buộc phải chiến đấu cho Liên bang Nga.”
“Nhưng anh ta đã bắn sáu người xâm lược và trốn thoát. Theo truyền thông Nga, họ đang tìm kiếm một người Ukraine ở vùng lãnh thổ bị tạm chiếm”.
Trung đoàn xe tăng số 10 mà Galushko trực thuộc được biết là đã chiến đấu trong trận chiến tàn khốc ở phía đông giành Avdiivka mà quân đội Nga đã tuyên bố chủ quyền vào tháng Hai.
Vụ thảm sát trong hàng ngũ xảy ra khi người Nga kỷ niệm Lễ Phục sinh của Chính thống giáo.
Trong khi đó, sáng Chúa Nhật 5 Tháng Năm, Putin đã cho diễn hành các bệ phóng hỏa tiễn hạt nhân, xe tăng và hàng ngàn binh sĩ sẵn sàng chiến đấu trước sự kiện Ngày Chiến thắng khải hoàn của ông ta.
Nhà độc tài Nga, 71 tuổi, đã phải hủy bỏ hầu hết các lễ kỷ niệm ngày 9 tháng 5 - ngày thiêng liêng nhất trong lịch Nga - nhưng Mạc Tư Khoa sẽ vẫn tiếp tục.
Các sự kiện thực sự sẽ được tổ chức vào thứ Năm trong điều kiện an ninh chặt chẽ, với các báo cáo cho thấy buổi biểu diễn trung tâm của thủ đô sẽ được thu nhỏ lại.
Các cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng được tổ chức trên khắp nước Nga như một biện pháp kỷ niệm việc đất nước đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến 2.
Đó là một phương tiện thể hiện sức mạnh của bộ máy quân sự Nga và thể hiện niềm tự hào dân tộc - được dẫn đầu bởi một cuộc duyệt binh khổng lồ tại Quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa do Putin giám sát.
Tuy nhiên, nhiều cuộc duyệt binh trong khu vực đã bị hủy bỏ vì “lo ngại về an ninh”.
2. Dân biểu Đảng Cộng Hòa cảnh báo: Marjorie Taylor Greene đang hành động chống lại lợi ích của cựu Tổng thống Trump
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Marjorie Taylor Greene Acting Against Trump's Interests, Republican Warns”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Động thái của Dân biểu Marjorie Taylor Greene loại bỏ Mike Johnson khỏi vai trò chủ tịch Hạ viện không phải là lợi ích tốt nhất của Donald Trump, Đại diện Bob Good, nhà lãnh đạo Nhóm Tự do cánh hữu tại Hạ viện, cảnh báo hôm Chúa Nhật 5 Tháng Năm.
Greene, một đảng viên Cộng hòa Georgia, có kế hoạch kêu gọi bỏ phiếu về đề nghị mà trước đây không phải là một ưu tiên của cô ấy để loại bỏ Johnson, một đảng viên Cộng hòa Louisiana. Cô ta cho biết hôm thứ Tư tuần trước. Greene tuyên bố đề nghị phế truất Johnson vào tháng 3 sau khi Johnson làm việc với các đảng viên Đảng Dân chủ để thông qua dự luật tài trợ cho chính phủ, kể từ đó, cô ta ngày càng chỉ trích Johnson, đặc biệt là sau khi ông thông qua dự luật lưỡng đảng nhằm bảo đảm viện trợ nước ngoài cho các đồng minh của Hoa Kỳ bao gồm Ukraine và Israel trong cuộc xung đột đang diễn ra của họ chống lại Nga và Hamas.
Do đảng của ông chỉ chiếm đa số mỏng manh tại Hạ Viện Hoa Kỳ, nên trong trường hợp tất cả các các đảng viên Cộng hòa đều có mặt, và có không quá 2 Dân biểu của Đảng Cộng Hòa bỏ phiếu chống lại ông, thì ông không bị mất chức Chủ tịch Hạ Viện. Các Dân biểu Thomas Massie của Kentucky và Paul Gosar của Arizona cho biết họ ủng hộ đề nghị phế truất của Greene. Tuy nhiên, lãnh đạo Đảng Dân chủ đã ra hiệu rằng họ đang có kế hoạch hủy bỏ đề xuất này, có khả năng cứu được vai trò lãnh đạo của Johnson.
Good, một đảng viên Cộng hòa ở Virginia, đã đưa ra cảnh báo về nỗ lực lật đổ Johnson trong một cuộc phỏng vấn trên The Hill Sunday của NewsNation.
“Cô ấy hầu như hoạt động một mình cùng với một hoặc hai người khác đã bày tỏ sự ủng hộ đối với những gì cô ấy đang làm. Cô ấy không lãnh đạo ai cả,” ngài nói với người dẫn chương trình Chris Stirewalt. “Cô ấy không hành động vì lợi ích tốt nhất của cựu Tổng thống Trump.”
Ông nói thêm rằng ông không tin việc cố gắng loại bỏ Johnson là một “động thái tốt sáu tháng trước cuộc bầu cử” và Greene “luôn luôn chỉ quan tâm đến bản thân mình”.
Trong khi Greene là đồng minh chủ chốt của cựu Tổng thống Trump, thì cựu tổng thống, người được cho là ứng cử viên tổng thống năm 2024 của Đảng Cộng hòa, lại không hề tỏ ra ủng hộ việc lật đổ Johnson. Cựu Tổng thống Trump đã khen ngợi Johnson, nói rằng sau cuộc gặp giữa hai người vào tháng trước, ông ấy “rất hòa hợp” với Chủ tịch Hạ viện.
“Đó không phải là một tình huống dễ dàng đối với bất kỳ Chủ tịch Hạ Viện nào. Tôi nghĩ anh ta đang làm rất tốt công việc. Anh ta đang làm tốt những gì đang làm”, cựu Tổng thống Trump nói vào tháng Tư. “Tôi chắc chắn Marjorie hiểu điều đó. Cô ấy là một người bạn rất tốt của tôi và tôi biết cô ấy rất tôn trọng Chủ tịch Hạ Viện.”
Good đã tham gia cùng ngày càng nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa tại Quốc hội, những người đã lên tiếng phản đối những nỗ lực của Greene trong những ngày gần đây, bao gồm cả một số thành viên bảo thủ nhất của Quốc hội. Dân biểu Andy Ogles của Tennessee nói với CNN tuần trước rằng ông tin rằng nỗ lực lật đổ Johnson là một “sự phân tâm” và “sai lầm”.
Nhóm Freedom Caucus năm ngoái đã bỏ phiếu loại bỏ Greene khỏi nhóm, bao gồm các đảng viên Cộng hòa bảo thủ nhất của Quốc hội vì các cuộc tấn công cá nhân của cô ấy chống lại một số thành viên của nhóm, cựu Dân biểu Ken Buck trước đây đã nói với NBC News.
Đáp lại những lời chỉ trích, Greene cho biết cô không “quan tâm” đến những gì đồng nghiệp nghĩ về hy vọng loại bỏ Johnson.
“Tôi đã bỏ phiếu cho Mike Johnson vì thành tích bỏ phiếu của anh ta trước khi trở thành Chủ tịch Hạ Viện rất bảo thủ. Nhưng một khi anh ta trở thành Chủ tịch Hạ Viện, anh ta đã trở thành một người đàn ông mà không ai trong chúng tôi nhận ra”, nữ Dân biểu nói trong một cuộc họp báo vào tuần trước.
3. Hoa Kỳ sắp sản xuất thêm rất nhiều ATACMS
Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US About to Build a Whole Lot More ATACMS”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hoa Kỳ sẽ sớm có “rất nhiều” hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, để bổ sung vào kho dự trữ của mình, cho phép Washington, DC, cung cấp cho Ukraine các khả năng tầm xa quan trọng mà không ảnh hưởng đến kho vũ khí của Hoa Kỳ.
Doug Bush, trợ lý thư ký của Ủy ban quân sự Mỹ, cho biết: “Một số lượng đáng kể” hỏa tiễn ATACMS đã được đặt hàng cách đây vài năm và “hiện đang được sản xuất vào đúng thời điểm để có thể hỗ trợ cách chúng tôi hỗ trợ Ukraine mà không mất thời gian chuẩn bị”. Ủy ban Hậu cần và Công nghệ cho biết trong nhận xét được Politico đưa tin hôm thứ Năm. “Có rất nhiều ATACMS sắp ra khỏi dây chuyền sản xuất đó.”
Ngũ Giác Đài cho biết họ lo ngại về việc cạn kiệt kho hỏa tiễn phóng từ mặt đất của Mỹ mà Kyiv cho rằng họ rất cần để chống lại các cuộc tấn công của Nga khi Mạc Tư Khoa giành được lãnh thổ ở miền đông Ukraine và dần dần tiến về phía đông. Putin đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Ukraine đã ra mắt ATACMS vào tháng 10 năm 2023 bằng cách sử dụng một biến thể cụm hỏa tiễn để tấn công hai căn cứ quân sự của Nga ở Ukraine và phá hủy một loạt 31 máy bay trực thăng.
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết vào tháng trước rằng Tổng thống Joe Biden đã bí mật cấp “một số lượng đáng kể hỏa tiễn ATACMS” cho Ukraine vào tháng 2.
Reuters hôm thứ Bảy đưa tin, một quan chức Mỹ cho biết Washington đã âm thầm gửi các phiên bản ATACMS tầm xa hơn tới Ukraine, đã được sử dụng để tấn công Crimea do Nga kiểm soát vào giữa tháng 4. Vào giữa tháng 2, có thông tin cho rằng Mỹ ủng hộ việc gửi ATACMS tầm xa tới Kyiv để thực hiện các cuộc tấn công vào bán đảo Crimea do Nga nắm giữ. Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014.
Ông Sullivan cho biết, chúng là một phần của gói viện trợ trị giá 300 triệu Mỹ Kim được công bố vào giữa tháng 3 và chúng đã đến Ukraine để sử dụng trong biên giới nước này. Ông nói thêm: “Chúng tôi đã gửi một số, bây giờ chúng tôi sẽ gửi thêm khi chúng tôi có thêm thẩm quyền và tiền bạc”.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết trong cuộc họp báo tháng trước rằng Mỹ không công khai việc chuyển giao ATACMS vì yêu cầu của Ukraine về “an ninh hoạt động”.
“Cho đến gần đây, như chúng tôi đã nói nhiều lần, chúng tôi không thể cung cấp ATACMS này vì lo ngại về khả năng sẵn sàng”, Sullivan nói với giới truyền thông vào ngày 24 Tháng Tư.
Sullivan nói với các phóng viên rằng chính quyền Tổng thống Biden đã làm việc “ở hậu trường” để giảm bớt những lo ngại này và cho biết thêm: “Chúng tôi hiện có một số lượng đáng kể ATACMS sắp ra khỏi dây chuyền sản xuất và nhập vào kho của Mỹ”.
ATACMS cung cấp cho quân đội Kyiv hỏa lực để tấn công các tài sản có giá trị cao của Nga ở xa tiền tuyến. Chúng tăng cường khả năng tầm xa của Ukraine, bên cạnh các loại vũ khí tầm xa khác như Storm Shadow của Anh và hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không SCALP của Pháp.
4. Không quân Ukraine bắn hạ 23 máy bay không người lái chỉ trong một đêm
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Air Force: Ukraine downs 23 drones overnight”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Các đơn vị phòng không Ukraine đã phá hủy 23 trong số 24 máy bay không người lái loại Shahed mà Nga phóng qua đêm vào hôm Chúa Nhật lễ Phục sinh Chính Thống Giáo.
Các máy bay không người lái của Nga được phóng từ vùng Kursk lân cận của Nga, cũng như từ Mũi Chauda ở Crimea bị tạm chiếm.
Tất cả các máy bay không người lái mà Nga phóng đều bị chặn trên các vùng Kharkiv, Kherson và Dnipropetrovsk. Các nhóm hỏa lực cơ động của Không quân Ukraine đã tham gia đẩy lùi các cuộc không kích.
Trước đó trong đêm, Nga đã tiến hành cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Kharkiv, đốt cháy ít nhất ba ngôi nhà dân cư ở thành phố Kharkiv và làm một người bị thương. Các mảnh vỡ từ việc bắn hạ máy bay không người lái ở quận Osnovianskyi của thành phố được cho là đã gây ra hỏa hoạn.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái xảy ra hàng ngày ở Ukraine, ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác nhau trên khắp đất nước. Qua đêm 4 Tháng Năm, lực lượng phòng không Ukraine đã tiêu diệt toàn bộ 13 máy bay không người lái loại Shahed mà Nga phóng trong đêm.
Trong những tháng gần đây, các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng quan trọng đã ngày càng nhắm vào các cơ sở năng lượng của Ukraine.
5. Đồng minh của Putin chế nhạo Tổng thống Joe Biden
Một quan chức hàng đầu của Nga đã chế nhạo Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy về nỗ lực động viên để tăng quân số của Kyiv, nói rằng hai nhà lãnh đạo nên bị xung quân.
Vyacheslav Volodin, chủ tịch Duma của quốc hội Nga, đã đưa ra bình luận trên kênh Telegram của mình sau khi có thông tin cho rằng Bộ Quốc phòng Ukraine đã cập nhật tiêu chuẩn đối với những người được coi là phù hợp với việc thi hành quân dịch.
Đối mặt với tình trạng thiếu quân sau tổn thất cao, quốc hội Ukraine hồi tháng Tư đã thông qua luật nhằm bổ sung lực lượng chiến đấu của nước này khi họ cố gắng kìm hãm động lực của Nga trong các cuộc tấn công dọc phần phía đông của tiền tuyến.
Luật động viên của Ukraine đưa ra các ưu đãi tài chính, trợ cấp tử vong cho gia đình những người thiệt mạng và hình phạt đối với những người đàn ông cố gắng trốn tránh nghĩa vụ quân dịch.
Volodin đã trả lời một báo cáo của tờ Strana của Ukraine - được coi là đối lập với chính phủ Ukraine hiện tại - mô tả các tiêu chuẩn mới nhất của Kyiv về sự phù hợp cho nghĩa vụ quân sự.
Điều này bao gồm việc cho phép những người mắc các bệnh như ung thư lao và HIV vẫn có thể phục vụ nếu bệnh không có triệu chứng hoặc chưa đến giai đoạn nghiêm trọng.
Báo cáo của Strana, được các cơ quan truyền thông nhà nước Nga đăng tải, cũng lưu ý rằng các tiêu chuẩn sẽ cho phép những người mắc bệnh tâm thần nhẹ được đưa đi phục vụ trong chiến tranh như thế nào. Điều này đã bị Volodin lợi dụng, kẻ đã sử dụng ngôn ngữ chê bai về bệnh tâm thần để nhắm vào Zelenskiy và Tổng thống Biden.
Volodin viết: “Theo những tiêu chuẩn này, người đầu tiên nên được đưa vào hàng ngũ Lực lượng Vũ trang Ukraine là Tổng thống Biden với tư cách là một người thiểu năng trí tuệ, cũng như người bạn Zelenskiy của ông ta với tư cách là một bệnh nhân tâm thần phụ thuộc vào nhiều loại ma túy khác nhau”.
Đối mặt với tình trạng quân số suy giảm và lời kêu gọi luân chuyển binh sĩ từ thân nhân các binh sĩ ở tiền tuyến, Ukraine phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự nghiêm trọng khi Nga chuẩn bị cho một cuộc tấn công dự kiến trong những tuần tới.
Trong khi nhiều người đã tình nguyện tham gia nỗ lực chiến tranh của Ukraine khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin, tổn thất trong chiến đấu và thực tế là quân đội Nga có quân số đông hơn gấp bội đã khiến Nga có ưu thế về quân số so với quân Ukraine. Quân đội Kyiv phải phụ thuộc vào các vũ khí phương Tây để chống lại quân số đông hơn gấp bội của người Nga.
Tháng 8 năm ngoái, Zelenskiy đã sa thải các sĩ quan quân dịch nhận hối lộ từ những người cố gắng trốn tránh việc điều động. Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 24 Tháng Tư thông báo sẽ đình chỉ các dịch vụ lãnh sự đối với đàn ông Ukraine ở nước ngoài trong độ tuổi từ 18 đến 60, ngoại trừ những người trở về. Kyiv cũng đã cấm cung cấp giấy tờ tùy thân cho nam giới Ukraine trong độ tuổi quân sự ở nước ngoài.
6. Tình báo quân sự xác nhận vụ đánh bom xe người tổ chức phòng tra tấn của Nga ở Berdiansk
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Military intelligence confirms car bomb attack killing Russian organizer of torture chambers in Berdiansk”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Hai, 6 Tháng Năm, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết một vụ nổ bom xe ở khu vực Berdiansk bị tạm chiếm vào hôm Chúa Nhật, 5 Tháng Năm, đã giết chết một quan chức Nga được cho là người chịu trách nhiệm thiết lập các phòng tra tấn ở tỉnh Zaporizhzhia.
Các quan chức Nga, những người được ủy quyền và cộng tác viên của họ thường xuyên trở thành mục tiêu ở cả những vùng bị tạm chiếm ở Ukraine và bên trong nước Nga. Kyiv thường không bình luận về các cuộc tấn công hoặc nhận trách nhiệm.
Quan chức, Yevgeniy Ananievsky, người giữ một chức vụ trong chính quyền do Mạc Tư Khoa cài đặt tại các khu vực bị tạm chiếm của tỉnh Zaporizhzhia, đã bị giết trong xe hơi của ông ta vào sáng sớm ngày Chúa Nhật 5 tháng 5. Yusov cho biết tên phản bội đã thiết lập các phòng tra tấn ở trại giam địa phương Berdiansk..
Các cơ quan thực thi pháp luật Nga đã xác nhận vụ ám sát, mặc dù họ không tiết lộ tên của nạn nhân.
Lực lượng Nga đã xâm lược thành phố cảng Berdiansk trong những tuần đầu tiên của cuộc xâm lược toàn diện.
Yusov nói rằng mọi thủ phạm tội ác chiến tranh bị cáo buộc sẽ phải nhận hình phạt thích đáng.
Ukraine đã ghi danh thông tin trước phiên tòa về hơn 128.000 nạn nhân bị cáo buộc là tội ác chiến tranh của Nga. Chúng bao gồm các cuộc tấn công có chủ ý vào dân thường, tấn công vào các địa điểm văn hóa hoặc cơ sở y tế, tra tấn và trục xuất.
7. Tiệp, Estonia sẽ không dự lễ nhậm chức của Putin vào ngày 7 Tháng Năm
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Czechia, Estonia will not attend Putin's inauguration on May 7”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Đại Sứ của Tiệp và Estonia sẽ không tham dự lễ nhậm chức tổng thống sắp tới của Putin, Ngoại trưởng các nước tương ứng xác nhận vào ngày 5 tháng 5.
Cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất của Nga đã bị quốc tế công nhận là do Điện Cẩm Linh gian lận. Các chính trị gia đối lập đáng tin cậy không được phép tranh cử.
Đài phát thanh Âu Châu Tự do/Radio Liberty đưa tin Tiệp và Estonia cùng với Vương quốc Anh, Canada, Latvia và Lithuania tẩy chay lịch trình lễ khánh thành được tổ chức tại Mạc Tư Khoa vào ngày 7 Tháng Năm. Các đồng minh phương Tây khác, bao gồm cả Liên minh Âu Châu, vẫn chưa xác nhận liệu đại diện của họ có tham dự sự kiện này hay không.
Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Margus Tsahkna cho biết: “Estonia không thể hợp pháp hóa quan hệ ngoại giao với một quốc gia xâm lược và chúng tôi đã quyết định không tham dự lễ nhậm chức của Putin”.
“Trong thời điểm Putin đang tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược ở Âu Châu, giết hại và trục xuất những người vô tội, đồng thời thực hiện các cuộc tấn công kết hợp chống lại các thành viên Liên Hiệp Âu Châu và NATO, chúng tôi nhận thấy việc tham dự các buổi lễ nhằm duy trì sự cai trị của ông ấy là điều không thể tưởng tượng được.”
Bộ trưởng Ngoại giao Tiệp Jan Lipavsky lặp lại những bình luận của Ngoại trưởng Estonia, đồng thời nói thêm rằng “mối quan hệ hiện tại giữa Tiệp và Nga không bảo đảm sự hiện diện của đại diện đại sứ quán của chúng tôi tại lễ nhậm chức hôm thứ Ba”.
Theo bằng chứng được các chuyên gia bầu cử, nhà quan sát và giới truyền thông công bố, cuộc bầu cử tổng thống trong các ngày từ 15 đến 17 tháng Ba mà Putin được cho là 'thắng' với 87% phiếu ủng hộ, là cuộc bầu cử gian lận nhất trong lịch sử hiện đại của Nga.
Ước tính gian lận phiếu bầu dao động từ ít nhất 22 triệu phiếu bầu đến khoảng 31,6 triệu phiếu bầu, chưa tính đến việc bỏ phiếu trực tuyến và bầu cử dưới họng súng ở các khu vực bị Nga tạm chiếm ở Ukraine.
Nếu tính cả những kết quả này, gian lận bầu cử có thể lên tới khoảng 40 triệu phiếu bầu, tương đương 46% số người bị cáo buộc đã bỏ phiếu.
8. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh Ngày 05 tháng 5
Trong bản tin tình báo ngày 4 Tháng Năm, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến việc Nga bắt lính trong tỉnh Zaporizhzhia của Ukraine bị tạm chiếm. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Một sắc lệnh ngày 17 tháng 4 năm 2024 được ký bởi thống đốc tỉnh Zaporizhzhia thân Nga tuyên bố rằng Nga đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng cần thiết và các biện pháp cho nghĩa vụ quân sự tại các khu vực Zaporizhzhia bị Nga tạm chiếm.
Đây sẽ là đợt nhập ngũ đầu tiên trên lãnh thổ tạm thời bị tạm chiếm này kể từ khi bị Nga sáp nhập bất hợp pháp vào tháng 9 năm 2022. Có khả năng Nga coi biện pháp này là một cách để đáp ứng nhu cầu bổ sung nhân sự của Lực lượng Vũ trang Nga để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của mình. Hiệu lực của sắc lệnh có thể sẽ bị hạn chế do một tỷ lệ đáng kể dân số Zaporizhzhia đã rời đi. Ví dụ ở Melitopol, thành phố lớn nhất ở Zaporizhzhia dưới sự kiểm soát của Nga, chỉ còn lại 40% dân số trước chiến tranh và một nửa trong số đó bao gồm người dân tộc Nga tìm được việc làm ở thành phố này.
Sắc lệnh này cũng là một phần trong chiến dịch rộng lớn hơn của chính quyền Nga tại các vùng lãnh thổ tạm thời bị tạm chiếm nhằm ép buộc người dân chấp nhận sự quản lý của Nga. Điều này cũng phù hợp với nỗ lực bảo đảm người dân có hộ chiếu Liên bang Nga và được bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Nga gần đây. Điện Cẩm Linh tiếp tục theo đuổi chính sách Nga hóa không ngừng nghỉ trên khắp các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm tạm thời của Ukraine.
9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh Ngày 04 tháng 5
Trong bản tin tình báo ngày 4 Tháng Năm, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến tổn thất của quân Nga trong cuộc xâm lược Ukraine vào tháng Tư vừa qua. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Số thương vong trung bình hàng ngày của Nga bao gồm chết và bị thương ở Ukraine trong suốt tháng 4 năm 2024 vẫn theo khuôn mẫu của năm 2024, với 899 tổn thất mỗi ngày.
Có khả năng tỷ lệ thương vong của Nga sẽ lại tăng trong hai tháng tới khi họ mở rộng các hoạt động tấn công chuyên sâu ở miền đông Ukraine.
Điều này xảy ra sau khi tốc độ hoạt động giảm nhẹ trong hai tháng qua kể từ khi Avdiivka sụp đổ.
Tổng số tổn thất của Nga kể từ khi bắt đầu xung đột hiện lên tới hơn 465.000.
Có khả năng là bất chấp cái giá phải trả cực lớn về nhân mạng, Nga đã hoàn toàn thích ứng quân đội của mình với một cuộc chiến tranh tiêu hao vốn dựa vào số lượng hơn là phẩm chất. Sự phụ thuộc vào số lượng lớn này gần như chắc chắn sẽ tiếp tục trong suốt cuộc chiến tranh Ukraine và có tác động lâu dài đến quân đội tương lai của Nga.
160 nước phó hội về hòa bình tại Ukraine. ĐTC được mời tham dự. TGM Miami chỉ trích TT Biden
VietCatholic Media
17:53 06/05/2024
1. Thụy Sĩ mời Đức Thánh Cha dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu
Tờ Kyiv Independent cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Switzerland invites pope to global peace summit”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Thụy Sĩ đã mời Đức Thánh Cha Phanxicô tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu sắp tới nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Blick được công bố hôm Chúa Nhật 5 tháng Năm.
Hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức trong 2 ngày 15 và 16 tháng 6 tại miền trung Thụy Sĩ và 160 phái đoàn quốc gia sẽ được mời tham dự hội đàm.
Amherd đã gặp Đức Thánh Cha trong chuyến viếng thăm Ý và gọi cuộc trò chuyện là một “cuộc trao đổi thú vị trong bầu không khí thân mật”.
Amherd nói: “Chúng tôi đặc biệt nói về cuộc chiến ở Ukraine và những điểm rắc rối khác trên thế giới.”
Amherd xác nhận Thụy Sĩ đã chính thức mời Đức Giáo Hoàng tham gia hội nghị thượng đỉnh tháng Sáu.
Bà nói: “Vatican rất tích cực về hội nghị hòa bình”.
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi Nga và Ukraine trao đổi tất cả tù nhân chiến tranh trong bài giảng lễ Phục sinh của Công Giáo vào ngày 31 tháng 3.
“Kêu gọi tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tôi bày tỏ mong muốn trao đổi chung tất cả tù nhân giữa Nga và Ukraine: tất cả vì tất cả!” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm 3 Tháng Năm cho biết Ukraine đang xem xét việc trao đổi như vậy và sẽ thảo luận về chủ đề trao đổi toàn bộ tù nhân tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6.
“Chúng tôi mong muốn trao đổi tất cả lấy tất cả. Mọi quốc gia hợp lý đều ủng hộ chính sách này”, Tổng thống Zelenskiy cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào. “Chúng tôi đang tiến hành trao đổi, nhưng chúng chậm hơn chúng tôi mong muốn.”
Vụ trao đổi tù nhân được báo cáo gần đây nhất xảy ra vào ngày 8 tháng 2 với 100 tù binh chiến tranh Ukraine trở về từ nơi bị Nga giam cầm. Trước đó vào ngày 3 Tháng Giêng, 230 tù nhân đã được trao đổi trong cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga.
Trước đó, Mạc Tư Khoa đã nhiều tháng không trao đổi tù binh, từ chối tiếp tục các hoạt động này trong một nỗ lực nhằm khiến các gia đình tù binh Ukraine chống lại chính quyền của Tổng thống Zelenskiy.
Zelenskiy nói rằng mặc dù một số người hoài nghi tin rằng một giải pháp tất cả chỉ có thể thực hiện được sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng ông hy vọng rằng có “cơ hội để cố gắng thực hiện điều này sớm hơn”, đồng thời hướng tới hội nghị thượng đỉnh hòa bình sắp tới đang diễn ra tổ chức vào ngày 15-16 Tháng Sáu.
Tổng thống Zelenskiy lưu ý rằng thông lệ là 1 đổi 1. Tuy nhiên, trong dịp lễ Phục sinh vừa qua, phía Ukraine đã đề nghị đổi 4 tù binh Nga lấy 1 tù binh Ukraine. Dù vậy, Nga đã không đồng ý. Nga thường không bắt giữ tù binh Ukraine. Trong nhiều trường hợp, họ hạ sát các quân nhân Ukraine tại chỗ. Nga cũng không muốn nhận lại các tù binh Nga vì không muốn trả tiền bồi thường cho họ.
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình vào tháng 6 sẽ tập trung vào công thức hòa bình 10 điểm của Ukraine, một kế hoạch được Zelenskiy vạch ra lần đầu tiên vào mùa thu năm 2022, kêu gọi rút hoàn toàn quân đội Nga khỏi các vùng đất Ukraine bị tạm chiếm.
Nga chưa được mời tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu và Mạc Tư Khoa tuyên bố sẽ từ chối tham dự ngay cả khi được mời.
Source:Kyiv Independent
2. Một thiếu nữ Công Giáo 19 tuổi mất mạng khi cố chạy trốn khỏi Gaza cùng mẹ
Trong số những câu chuyện đau lòng xuất hiện từ cuộc chiến ở Gaza là cái chết của một phụ nữ trẻ Công Giáo tên là Lara Al-Sayegh. Cô gái Gazan 19 tuổi đã thiệt mạng khi cùng mẹ chạy trốn từ phía bắc Dải Gaza về phía nam trong nỗ lực tuyệt vọng để đến Ai Cập và tìm nơi trú ẩn an toàn.
Giữa cuộc hành trình gian khổ, Al-Sayegh không chịu nổi vì mệt mỏi trầm trọng, thiếu nước và say nắng gây tử vong. Bi kịch thay, cha cô đã mất tích trong chiến tranh khi ông qua đời tại Nhà thờ Thánh Gia Latinh ở Gaza do không được chăm sóc y tế đầy đủ.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với ACI MENA, đối tác tin tức tiếng Ả Rập của CNA, anh trai của Al-Sayegh, Fady Al-Sayegh, người đã cư trú ở Ai Cập từ đầu năm nay, đã chia sẻ nỗi đau của mình khi nhận được tin đau buồn về em gái mình.
Fady kể lại: “Đó là một khoảnh khắc bất ngờ khi tôi nhận được thông tin cập nhật đau lòng từ Cha Iusuf Assad,linh mục của Nhà thờ Latinh Thánh Gia ở Gaza”. “Ngài đã gửi cho tôi một tin nhắn chia buồn. Tôi hỏi, 'Chia buồn cho ai?' Câu trả lời của ngài là, 'Đó là Lara, em gái của anh.'“
“Tôi không thể tin được…Làm sao tôi có thể tin được?” Fady nói, giọng đầy đau buồn. “Tôi hỏi anh trai Khalil của mình với hy vọng rằng tin tức đó là sai sự thật. Nhưng sự thật đau đớn là không thể tránh khỏi. Có vẻ như chỉ mới hôm qua thôi, Lara đã ở đây với chúng tôi. Chúng tôi đang nói chuyện, cùng nhau lên kế hoạch cho một tương lai đầy hứa hẹn. Tôi đang đợi em tôi ở phía biên giới Ai Cập. Mọi thứ chúng tôi mơ ước đều nằm trong tầm tay, và đột nhiên... chúng tôi mất đi tất cả những gì mình có, như thể chúng chưa từng có vậy.”
Nỗi buồn của Fady càng tăng thêm bởi những kế hoạch mà họ đã thực hiện. Anh nói: “Chúng tôi đã hy vọng được học đại học cùng nhau, vì Lara khao khát học ngành báo chí và truyền thông để nói lên những câu chuyện chưa được kể”.
Theo lời khai của mẹ Lara, ngày 23 tháng 4, cả Lara và tên mẹ cô đều được đưa vào danh sách những người được phép đi qua Ai Cập từ Gaza. Họ quyết định rời đi vào ngày hôm sau, hướng đến Hành lang Netzarim, ngăn cách phía bắc Gaza với phía nam và vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Israel.
Fady giải thích: “Họ ngồi trên một chiếc xe hơi chở họ đến một điểm cụ thể ở phía nam. “Từ đó, họ phải đi bộ cho đến khi đến Ngã tư Rafah vào Ai Cập. Lara đang bước đi rất nhanh nhẹn nhưng đột nhiên cô vấp ngã và ngã xuống đất. Một số người cố gắng cứu sống cô vì cho rằng cô chỉ ngất đi do quá nóng. Nhưng sự thật đau đớn là Lara đã chết.”
Mẹ của họ cũng ngất xỉu vì chấn thương và hiện đang hồi phục. Fady vô cùng đau buồn cho biết Lara đã được chôn cất ở miền nam Gaza, cách xa nhà thờ của cô và đám tang của cô vẫn chưa được tổ chức.
Fady đổ lỗi cho một số phương tiện truyền thông Ả Rập đã phớt lờ hoàn cảnh của cộng đồng Kitô giáo nhỏ bé ở Gaza trong bối cảnh điều kiện sống khắc nghiệt của họ, bao gồm giết chóc, mất tài sản, di dời và buộc phải di cư. Cộng đồng Kitô giáo cổ xưa ở đó đã phải chịu đựng đau khổ liên tục và đang trên bờ vực tuyệt chủng do di cư, di dời và bây giờ là chiến tranh.
Fady cũng bày tỏ hy vọng rằng thế giới sẽ nỗ lực hướng tới đạt được công lý và hòa bình trong khu vực. Ông kêu gọi các nhà thờ trên toàn cầu cầu nguyện cho Gaza, trở thành tiếng nói cho những người bị áp bức và giúp nâng cao nhận thức về cuộc đấu tranh của các cộng đồng thiểu số trong khu vực.
Source:Catholic News Agency
3. Tổng giám mục Miami chỉ trích Tổng thống Biden vì trục xuất 'vô lương tâm' người tị nạn Haiti
Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski của Miami đang chỉ trích Tổng thống Joe Biden vì đã nối lại việc trục xuất người tị nạn Haiti, là điều mà ngài gọi là “vô lương tâm”.
Sau lần đầu tiên đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ của mình trong một cuộc phỏng vấn với OSV News, tổng giám mục Miami đã tăng gấp đôi những lời chỉ trích đối với Tổng thống Biden, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ mở rộng tình trạng bảo vệ tạm thời toàn diện cho tất cả những người di cư Haiti ở Hoa Kỳ.
Đức Tổng Giám Mục nói: “Những gì Tổng thống Biden đã làm là vô lương tâm khi bạn nghĩ đến thực tế là ông ấy đã trục xuất hơn 28.000 người Haiti trở lại Haiti trong ba năm qua, vào thời điểm Haiti đang rơi vào tình trạng rơi tự do về chính trị, xã hội và kinh tế. Nếu nhà cháy, bạn không bắt người ta phải chạy lại vào ngôi nhà đang cháy”.
Ngài cũng chỉ trích Thống đốc bang Florida Ron DeSantis vì đã tăng cường sự hiện diện của các quan chức tiểu bang ở miền nam Florida để chuyển hướng bất kỳ người Haiti nào đến bằng thuyền trở về quê hương của họ.
“Chính quyền đang nói về người tị nạn Haiti như thể họ là một loài xâm lấn, trong khi họ là con người,” Đức Tổng Giám Mục Wenski than thở.
Chuyện gì đang xảy ra ở Haiti?
Haiti là một quốc gia nhỏ ở vùng Caribe đang phải chịu tình trạng bất ổn chính trị trong nhiều năm qua. Hiện tại, đất nước này đang phải đối mặt với tình trạng tội phạm, bạo lực và thiếu lương thực lan rộng sau cuộc khủng hoảng chính phủ âm ỉ kéo dài.
Thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã rơi vào tình trạng hỗn loạn trong vài tháng qua. Với tình trạng thiếu lương thực, chăm sóc sức khỏe và nước uống tràn lan cùng với các nhu cầu khác, chính phủ phần lớn không có khả năng kiểm soát các thành phần tội phạm ở thủ đô và khắp cả nước.
Tại cuộc họp báo của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Maria Salvador, nhà lãnh đạo phái đoàn Liên Hiệp Quốc tại Haiti, đã làm chứng rằng “không chút phóng đại, tôi khẳng định có sự gia tăng hoạt động băng đảng trên khắp Port-au-Prince và hơn thế nữa, tình hình nhân quyền ngày càng xấu đi, và làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo.”
Theo báo cáo ngày 22 tháng 4 của Liên Hiệp Quốc, khoảng 2.500 người đã thiệt mạng hoặc bị thương ở Haiti trong 3 tháng đầu tiên của năm nay. Khoảng một nửa dân số - hơn 5 triệu người - đang bị đói trong khi hàng trăm ngàn người phải di dời.
Giữa sự hỗn loạn, đã xảy ra các vụ cướp bóc nhà cửa và bệnh viện cũng như bắt cóc các nữ tu, tu sĩ, linh mục và những người ngoài cuộc vô tội khác. Đức Giám Mục Pierre-André Dumas của Giáo phận Công Giáo Anse-à-Veau bị thương trong một vụ nổ ở Port-au-Prince vào ngày 18 tháng 2.
Bất chấp tất cả những điều này, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ đã tiếp tục trục xuất những người di cư Haiti bất hợp pháp vào đầu tháng này sau khi tạm dừng việc trục xuất trong những tháng gần đây. Phát ngôn nhân của Bộ An ninh Nội địa xác nhận với CNA rằng cho đến nay, chính quyền đã hồi hương khoảng 50 công dân Haiti.
Phát ngôn nhân cũng nói với CNA rằng “các cá nhân chỉ bị trục xuất nếu họ bị phát hiện không có cơ sở pháp lý để ở lại Hoa Kỳ”.
Trong khi lưu ý rằng DHS đang “theo dõi tình hình ở Haiti và phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các đối tác quốc tế”, phát ngôn nhân nói rằng “tất cả các hành trình di cư bất hợp pháp, đặc biệt là các tuyến hàng hải, đều cực kỳ nguy hiểm, và thường dẫn đến thiệt hại về nhân mạng”.
Phát ngôn nhân tiếp tục: “Chính sách của Hoa Kỳ là trả lại những người không phải là công dân không có cơ sở pháp lý để ở lại Hoa Kỳ. “DHS sẽ tiếp tục thực thi luật pháp và chính sách của Hoa Kỳ trên khắp eo biển Florida và khu vực Caribe, cũng như ở biên giới phía Tây Nam.”
Đức Tổng Giám Mục Miami Trả Lời
Khu vực Miami có dân số Haiti lớn nhất cả nước. Khi còn là một linh mục giáo xứ, Cha Wenski nói rằng ngài đã học cách cử hành Thánh lễ bằng tiếng Haiti Creole.
Theo Đức Tổng Giám Mục, người Haiti là một phần thiết yếu của Giáo hội ở Miami, với ít nhất 13 nhà thờ Công Giáo Haiti và khoảng chục linh mục Haiti trong tổng giáo phận. Ngài khen ngợi lòng sùng kính đức tin của người dân Haiti, đồng thời nói rằng “có rất nhiều ơn gọi”, với các linh mục Haiti phục vụ Giáo hội trên khắp vùng biển phía Đông.
Đức Tổng Giám Mục Wenski cho biết “có sự không nhất quán trong việc áp dụng luật pháp” và “đôi khi không có nguyên tắc hoặc lý do nào đằng sau một số hành động của người Mỹ”.
Ngài tuyên bố rằng việc trục xuất của chính phủ liên bang vi phạm một số phần của luật pháp quốc tế mà Hoa Kỳ đã ký kết, cụ thể là “nguyên tắc không từ chối”, cấm việc trục xuất người tị nạn nếu điều đó khiến họ gặp nguy hiểm thực sự về những tổn hại, tra tấn, bệnh tật không thể khắc phục được hoặc các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác.
Đức Tổng Giám Mục Wenski kêu gọi Tổng thống Biden gia hạn tình trạng bảo vệ tạm thời cho tất cả những người di cư Haiti “bất kể họ đến bằng cách nào”.
“Bây giờ bạn có ra lệnh cho mọi người quay trở lại đất nước nơi họ đến không? Và điều gì sẽ xảy ra nếu điều kiện ở các nước đó không thay đổi? Bạn thực sự có thể làm điều đó không? Đức Cha hỏi.
Source:National Catholic Register
4. Đức Hồng Y Parolin gọi cuộc bỏ phiếu phá thai ở Liên Hiệp Âu Châu là một 'cuộc tấn công triệt để' vào sự sống
Trong một cuộc phỏng vấn trên phạm vi rộng, nhà ngoại giao hàng đầu của Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết một cuộc bỏ phiếu gần đây của Nghị viện Âu Châu coi việc phá thai là một quyền cơ bản đã cấu thành một “cuộc tấn công triệt để” vào sự sống con người.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ khanh Vatican cho biết: “Khi cuộc sống bị tấn công một cách triệt để như vậy, bạn thực sự phải hỏi chúng ta muốn xây dựng loại tương lai nào”
Các bình luận được đưa ra trước cuộc bầu cử vào tháng 6 cho Nghị viện Âu Châu, khi quyền phá thai được cho là một trong những vấn đề bỏ phiếu.
Về các mặt trận khác, Đức Hồng Y Parolin cho biết đang có “những chuyển động lớn” hướng tới việc trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine, đồng thời xác nhận Vatican sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc chiến đó, ở Trung Đông và bất cứ nơi nào xung đột đang diễn ra.
Đức Hồng Y Parolin, 69 tuổi, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Avvenire, tờ báo chính thức của Hội Đồng Giám Mục Ý; khi đang ở Rimini để tham dự hội nghị quốc gia về Canh tân trong Thánh Linh, là phong trào đặc sủng Công Giáo hàng đầu của Ý.
Hướng tới cuộc bầu cử ở Âu Châu, Đức Hồng Y Parolin đã được hỏi về cuộc bỏ phiếu ngày 11 tháng 4 của quốc hội để đưa việc phá thai vào một trong những quyền cơ bản được Hiến chương Liên Hiệp Âu Châu công nhận.
Đây phần lớn được coi là một kết quả mang tính biểu tượng, vì việc sửa đổi hiến chương sẽ cần có sự đồng ý của tất cả 27 quốc gia thành viên và cả Ba Lan và Malta đều đã cho biết rằng họ sẽ không chấp thuận thay đổi này. Tuy nhiên, kết quả khá áp đảo, với 336 phiếu ủng hộ, 163 phiếu chống và 39 phiếu trắng, với sự ủng hộ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Đức Hồng Y Parolin bày tỏ sự cay đắng trước động thái này.
“Khi cuộc sống bị tấn công một cách triệt để như vậy, bạn thực sự phải hỏi chúng ta muốn xây dựng loại tương lai nào. Tôi cảm thấy một nỗi buồn lớn lao trong sâu thẳm trái tim mình và tôi thậm chí không có lời nào để diễn tả nó một cách thỏa đáng”.
“Tôi nhắc lại, tôi cảm thấy vô cùng buồn khi phải đối mặt với tình huống này. Làm sao chúng ta có thể nghĩ rằng phá thai là một quyền? Rằng nó có thể bảo đảm một tương lai cho xã hội của chúng ta?”
Liên quan đến Nga và Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng bài phát biểu Phục sinh Urbi et Orbi của mình để kêu gọi trao đổi tù nhân toàn diện. Đức Hồng Y Parolin cho biết ngài tin rằng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha đã có hiệu quả.
“Tôi không có thông tin chính xác, nhưng từ những gì tôi nghe được thì thấy có rất nhiều chuyển động theo hướng này,” Parolin nói. “Vì vậy, lời kêu gọi của Đức Thánh Cha đã được lắng nghe và tuân theo.”
“Chúng tôi coi đó là một dấu hiệu tích cực, bởi vì chúng tôi tin rằng dự án do Đức Hồng Y Matteo Zuppi thực hiện vào năm ngoái trong quá trình thực hiện sứ mệnh do Đức Thánh Cha giao cho ngài có giá trị rất lớn”.
Đức Hồng Y Parolin đã đề cập đến các chuyến đi năm ngoái tới Kyiv, Mạc Tư Khoa, Washington và Bắc Kinh của Đức Hồng Y Matteo Zuppi của tổng giáo phận Bologna, chủ tịch hội đồng giám mục Ý, theo lệnh của Đức Thánh Cha, trong nỗ lực mở ra các kênh đối thoại.
“Đương nhiên, chúng tôi nghĩ rằng việc tập trung vào các khía cạnh nhân đạo – liên quan đến cả tù nhân và cả trẻ em – có thể tạo điều kiện để đi đến các cuộc đàm phán, chúng tôi hy vọng, có thể kết thúc chiến tranh,” Đức Hồng Y Parolin nói.
Ngài cũng chỉ ra rằng nhiệm vụ của Zuppi có thể chưa kết thúc.
“Tôi không tin rằng mọi chuyện đã kết thúc, theo nghĩa là ngài đã giúp đưa ra một cơ chế hồi hương trẻ em,” Parolin nói. “Sứ mệnh về cơ bản tập trung vào khía cạnh này, nhưng nó vẫn mở cho bất kỳ sự phát triển nào có thể xảy ra.”
Về cuộc chiến ở Gaza, Đức Hồng Y Parolin tái khẳng định sự ủng hộ lâu dài của Vatican đối với giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel/Palestine.
“Tòa Thánh có các mối liên hệ ở nhiều cấp độ khác nhau. Chúng tôi đang chuyển sang cấp độ ngoại giao để cố gắng tìm ra chiến lược hòa bình. Chắc chắn, tình hình vô cùng phức tạp”, ông nói.
“Nhưng đối với tôi, trên thực tế, có thể có những giải pháp. Khi chúng tôi nghĩ về công thức hai nhà nước, sẽ có một đề xuất cụ thể mà chúng tôi nên hướng tới”, Đức Parolin nói. “Có lẽ điều này có thể giúp tìm ra một giải pháp dứt khoát. Chắc chắn, điều đầu tiên là chấm dứt chiến sự và bảo đảm ít nhất một thỏa thuận ngừng bắn”.
Đức Hồng Y Parolin cũng nhắc lại sự sẵn sàng của Vatican đóng vai trò trung gian hòa giải nếu được yêu cầu giúp đỡ.
Ngài nói: “Chúng tôi luôn nói, trong mọi tình huống có thể xảy ra, rằng ở đâu các bên tin rằng Tòa thánh có thể hữu ích, thì sự hiện diện của Giáo Hội sẽ được hoan nghênh, lúc đó chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng”.
Source:Crux
Thánh Ca
TV 46
Lm. Thái Nguyên
07:03 06/05/2024
Chúa về Trời
Lm. Thái Nguyên
07:04 06/05/2024
Tỏa lan hương thơm Chúa
Lm. Thái Nguyên
07:05 06/05/2024
Trên đường sứ mạng
Lm. Thái Nguyên
07:06 06/05/2024