Ngày 09-05-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Như Thầy đã yêu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:37 09/05/2012
Chúa nhật 6 Phục Sinh

Wiliam Oscar Wilde đã viết về một huyền thoại tình yêu : "Hoạ mi và bông hồng đỏ".

Một sớm mùa hè, con hoạ mi làm tổ trên cành dương đã nghe trọn lời than thở của một chàng trai bên cửa sổ :Nếu anh không kiếm nổi bông hồng đỏ để em cài ngực áo trong buổi dạ hội đêm nay, em sẽ xa anh mãi mãi. Hoạ mi dư hiểu chàng trai đã lang thang khắp các nương đồng. Nhưng tìm đâu một bông hồng màu đỏ dưới nắng cháy mùa hạ này ? Trời ơi, người tình sẽ chắp cánh bay xa mất thôi. Hoạ mi không chịu nổi dằn vặt bi thương của chàng. Hoạ mi phải ra tay giúp đỡ.Hoạ mi khép cánh trước cây hoa hồng bên giếng nước nài xin :

- Chị hồng ơi, chị có vui lòng tặng em một bông hồng đỏ thắm không ?

- Hoạ mi ơi ! em vô tâm như những chiếc gai trên thân chị. Mùa hạ nắng cháy sao em lại xin hoa hồng đỏ ?

Chị hồng rung rung cành lá giận dỗi. Hoạ mi tiếp tục tìm kiếm. Nàng nép mình đậu trên một cành hồng ngoài xa hàng dậu.

- Chị hồng ơi, có phép mầu nào làm nở cho em một bông hồng đỏ chăng?

- Hoạ mi ơi, đời cần hoa chi cho thương đau ?

- Sao cũng được, miễn em kết chặt một mối tình

- Được, những phép mầu cần phải có máu đỏ.

- Bằng mọi giá chị ạ.

- Bằng giá sinh mạng?

- Kể cả sinh mạng em.

- Hoạ mi ơi ! Hãy đặt cổ em trên gai nhọn của chị, hãy hót cho chị, cho cây cỏ, cho đất trời khúc tình ca thắm thiết nhất đời em. Hãy đổ máu đỏ cho bông hồng nở. Hãy nhuộm máu cho bông hồng đỏ. Mình sẽ có một bông hồng đỏ như máu đẹp nhất trần gian.

Hoạ mi đã hót say mê đến giây phút cuối cuộc đời, đã đổ đến giọt máu cuối cùng, đã chết rũ trên cành hồng bên cạnh đoá hồng bí nhiệm đỏ thắm nở tươi.

Chàng trai mừng vui tiếng cười mở hội. Bông hồng được hái về trau chuốt cẩn thận trước khi có mặt trong dạ hội. Điều lạ lùng nhất và cũng phi lý nhất, phi lý như chính cuộc đời phi lý, là người tình đã khước từ đoá hồng bí nhiệm, vì trên ngực áo cô gái một bông hồng giả đang ngự trị … Sáng hôm sau, dân làng bắt gặp một đoá hồng bị nghiền nát, nằm tả tơi dưới vết bánh xe bò.

Hoạ mi yêu người,đã lấy máu và sinh mạng đổi lấy bông hồng. Người thiếu nữ nhận bông hồng giả để chối từ một tình yêu chân thật.

Câu chuyện là một huyền thoại, chuyên chở một nội dung rất thực: Đó là nét thực của tình yêu, của tự do, của hy sinh. Tình yêu phải được nuôi dưỡng bằng hy sinh, bằng máu, bằng cả sinh mạng. Tình yêu chân thật phải được trả bằng một giá rất đắt. Chúa Giêsu đã trả giá cho tình yêu chân thật bằng cái chết trên thập giá.

Hoạ mi đã cất tiếng hót bi thương trước khi chết vì muốn hiến tặng đoá hồng. Chúa Giêsu trước khi chịu khổ nạn,chịu chết đã để lại cho các môn đệ những lời tâm huyết rất chân thật và cũng là những chỉ thị cuối cùng của Ngài.”Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Chỉ thị này bao hàm mọi chỉ thị khác.

Chữ “như” ở đây thật quan trọng. Chúa Giêsu đã so sánh : như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em, anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em.

Như Cha đã yêu mến Thầy. Chúa Giêsu đã nhiều lần nói về tình yêu của Chúa Cha dành cho Ngài ( x.Ga 3,35;5,20;17,24). Chúa Cha cũng nhiều lần xác nhận điều này (x. Mt 3,17;17,5). Tình yêu của Chúa Cha đối với Chúa Con là tình yêu chia sẽ và trao ban.Tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha là tình yêu tôn kính và vâng phục. Chúa Con yêu các môn đệ như tình yêu Chúa Cha đối với Ngài.

Đức Chân Phước Gioan Phaolô II viết trong thông điệp “Sự Rạng Ngời Chân Lý”: Chữ như này đòi hỏi phải bắt chước Chúa Giêsu, nơi tình yêu của Ngài mà việc rửa chân cho các môn đệ là một dấu chỉ cụ thể. Chữ như cũng chỉ mức độ mà Chúa Giêsu đã yêu thương các môn đệ và các môn đệ cũng phải yêu thương nhau bằng mức độ ấy. (số 20).

Yêu “như Thầy đã yêu” là yêu như thế nào?

Thầy chấp nhận cái chết thập hình để chuộc tội nhân loại: “Không có tình thương nào cao hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”.

“Thầy không coi anh em là tôi tớ, nhưng Thầy coi anh em là bạn hữu của Thầy”. Ngài là Thầy, là Chúa.Các môn đệ là người, là đệ tử. Nếu Chúa muốn coi các ông là tôi tớ cũng được, nhưng không,Chúa đã coi họ là bạn hữu ngang hàng với Ngài. Bạn hữu tri âm tri kỷ nên “tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy,Thầy đã cho anh em biết”.

Cả cuộc đời của Chúa đã sống tình yêu nhập thể và hiến dâng cho tất cả mọi người.Chúa không để ai về tay không khi đến với Ngài. Kẻ mù được sáng, người què đi được, kẻ điếc nghe được, người câm nói được, những kẻ tội lỗi, những cô gái điếm tìm được ơn thứ tha…

Tình yêu của Chúa Giêsu cao đẹp quá, quý giá vô ngần. “Anh em hãy yêu như Thầy đã yêu”. Lời này quả thật là quá khó đối với con người ! Vẫn biết rằng con người chẳng bao giờ yêu nhau tới mức ”như Thầy đã yêu”, nhưng lời mời gọi của Chúa vẫn luôn giục giã chúng ta hướng theo đường Chúa đã đi, lấy tình yêu của Chúa làm tiêu chuẩn cho mọi hành động, làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi suy nghĩ, lời nói việc làm của chúng ta. Vì thế, trong bài đọc 2, Thánh Gioan khuyên rằng : "Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu".

Cội nguồn của dòng sông tình yêu phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Giêsu rồi tuôn chảy đến nhân loại.Tình yêu là nguồn sự sống, là động lực chính yếu của cuộc đời và sau hết tình yêu cũng là cứu cánh của cuộc đời:”Vạn sự đã do tình yêu sáng tạo, vạn sự được Tình yêu nâng đỡ, vạn sự đi về tình yêu và đi vào trong tình yêu” ( R.Tagore)

Chính tình yêu Thiên Chúa đã gọi chúng ta vào trường đời để dạy chúng ta sống yêu thương. Chính tình yêu Thiên Chúa đã cứu sống chúng ta. Và chính nhờ tình yêu ấy mà chúng ta được sống, được “ở lại trong tình yêu của Chúa”.

Lần kia, có một thanh niên nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vì thế, anh ta đến thăm viếng một tu sĩ nổi tiếng là thánh thiện. Anh hỏi vị tu sĩ: Thầy có tin tưởng vào Thiên Chúa không?.

Vị tu sĩ đáp : có chứ.

Người thanh niên hỏi : Dựa vào chứng cứ nào mà thầy tin được ?

Vị tu sĩ đáp : Ta tin tưởng vào Thiên Chúa, bởi vì ta biết Người. Mỗi ngày, ta đều cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn ta.

Người thanh niên hỏi : nhưng làm thế nào điều đó có thể xảy ra được?

Vị tu sĩ đáp : Khi biết sống yêu thương, thì chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa, và nỗi nghi ngờ tan biến, giống như làn sương buổi sáng bị tan biến trước ánh nắng mặt trời vậy.

Người thanh niên suy nghĩ về câu nói này trong giây lát, rồi hỏi :Làm thế nào để con có thể đạt được niềm tin chắc chắn này?.

Vị tu sĩ đáp : Bằng cách hành động theo tình yêu. Con hãy cố gắng yêu thương những người đồng loại; yêu thương họ một cách tích cực và không ngừng. Trong khi con học hỏi được cách càng ngày càng yêu thương hơn, thì con sẽ càng ngày càng trở nên tin tưởng vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, và sự bất tử của linh hồn.

Tin Mừng hôm nay, tiếp nối khung cảnh Tin Mừng Chúa nhật tuần trước. Chúa Giêsu tiếp tục giải thích về ẩn dụ cây nho và cành nho để dạy các môn đệ bài học “ở lại trong tình yêu của Chúa” : “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người”. Điều răn của Chúa là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Như vậy, Muốn “ở lại trong tình yêu của Chúa”, chúng ta phải yêu thương nhau “như Chúa đã yêu” chúng ta. Chúa còn hứa ban cho những ai biết yêu “như Chúa đã yêu” sẽ được hưởng niềm vui của Chúa, được làm bạn hữu của Chúa và muốn xin gì Chúa cũng ban cho.

Nguyện xin Chúa giúp chúng con tập sống yêu thương ”như Thầy đã yêu” khi thực thi lời Chúa dạy “ Điều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất là làm cho cho chính Ta”.
 
Đức Maria: Đấng là Mẹ và là tấm gương tuyệt hảo của Giáo Hội
Lm Dominik O.C
13:21 09/05/2012
Kinh nghiệm đã xảy đến cho các mục đồng tại Bê-lem, những vị mục đồng mà ngày nay chúng ta tình cờ gặp lại khi đọc Tin Mừng, đó cũng chính là kinh nghiệm của mỗi Ky-tô hữu. Các Mục đồng đã có được kinh nghiệm để sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa, cũng như để thăng tiến trong ân sủng của Ngài, không phải trong một đại sảnh của một cung điện tráng lệ, hay trong vương miện của một vị đại đế , nhưng là trong một cái chuồng, trước một „em bé nằm trong máng cỏ“ (Lc. 2,16). Một luồng ánh sáng mới chiếu thẳng vào em bé này, và ánh sáng ấy cũng phá tan bóng tối của đêm đen, như chúng ta có thể thấy ở nơi nhiều bức họa miêu tả về sự sinh hạ của Chúa Giê-su. Và chính từ „em bé nằm trong máng cỏ ấy“ mà hôm nay phúc lộc của Thiên Chúa đến: từ Thánh Danh của Ngài – Giê-su – có nghĩa là „Thiên Chúa Cứu Chuộc“, và từ dung mạo nhân loại của Ngài, Trong Thiên Chúa, Đấng quyền năng vô biên cả trên trời dưới đất, muốn mặc lấy xác phàm và che dấu vẻ lộng lẫy của mình dưới tấm khăn che mặt của xác phàm chúng ta, để biểu lộ cho chúng ta tất cả sự thiện hảo của Ngài (Tit 3,4).

Đấng đầu tiên được chất đầy ân sủng của Thiên Chúa, đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, bạn của Thánh Giu-se. Mẹ đã được Thiên Chúa tuyển chọn ngay từ giây phút đầu tiên trong cuộc đời của mình, để trở thành Mẹ của Con Thiên Chúa làm người. Mẹ chính là „Đấng được chúc phúc giữa muôn vàn phụ nữ“ (Lc 1,42) – như lời bà Ê-li-sa-bet đã chào Mẹ. Toàn bộ cuộc sống của Mẹ hiện diện trong ánh sáng của Thiên Chúa, trong sự bao phủ của Thánh Danh và trong khuôn mặt của Thiên chúa làm người nơi Đức Giê-su Ky-tô, „hoa trái được chúc phúc của lòng Mẹ“. Tin Mừng theo Thánh Luca giới thiệu về Mẹ cho chúng ta rằng: ghi nhớ tất cả những gì có liên quan đến Chúa Giê-su con của Mẹ, cất giấu những điều đó nơi đáy con tim, và suy đi nghĩ lại trong lòng (L. 2,19.51). Mầu nhiệm về phẩm chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, mầu nhiệm mà ngày nay chúng ta tuyên xưng, chứa đựng trong sự bao phủ của quà tặng ân sủng, mà nó đã dẫn Đức Maria đến với việc mang trong mình chức năng làm mẹ của nhân loại. Sự bao hàm của quà tặng ấy bao la đến nỗi, sự phong nhiêu của tình mẫu tử luôn luôn được nhìn thấy trong mối liên kết với ân sủng của Thiên Chúa. Phẩm chức làm Mẹ Thiên Chúa là sự chúc phúc đầu tiên, và sự chúc phúc này mang theo tất cả mọi ân sủng, khiến cho Đức Maria có thể cưu mang Chúa Giê-su trong lòng và rồi sinh hạ Ngài ra cho toàn thể gia đình nhân loại. Chính vì vậy, trong phụng vụ về lễ kính Đức Trinh Nữ Maria, Giáo hội đã cầu nguyện rằng: „Trong vẻ huy hoàng của đức khiết trinh nguyên tuyền, Mẹ đã hạ sinh cho thế giới Ánh Sáng muôn đời – Đức Giê-su Ky-tô Chúa chúng con“ (Kinh Tụng I về Đức Maria).

Đức Maria là Mẹ và là gương mẫu tuyệt hảo của Giáo Hội, Mẹ đã cưu mang Ngôi Lời của Thiên Chúa trong niềm tin của Mẹ, và từ nơi Mẹ, Thiên Chúa tự mạc khải mình như là „Nền Tảng của mọi sự thiện hảo“ . Cũng trong trong Mẹ, Thiên Chúa có thể tiếp tục thực hiện một cách trọn vẹn nhiệm cục cứu độ của Ngài.

Giáo Hội cũng có phần nơi huyền nhiệm của phẩm chức làm Mẹ Thiên Chúa ấy thông qua việc loan báo Tin Mừng. Giáo Hội gieo rắc hạt giống Tin Mừng trên toàn thế giới, và nhờ các Bí Tích, Giáo hội trao tặng ân sủng cũng như cuộc sống thuộc về Thiên Chúa cho thế giới. Đặc biệt nơi Bí Tích Thanh Tẩy, Giáo Hội sống thiên chức làm mẹ khi Giáo Hội sinh ra con cái của Thiên Chúa qua nước và Thánh Thần, để rồi Thánh Thần trong mỗi Ky-tô hữu kêu lên rằng: „Abba!- Cha ơi!“ (Gal 4,6). Cũng như Đức Maria, Giáo Hội trở thành trung gian để chuyển giao cho thế giới ân sủng của Thiên Chúa: Giáo Hội tiếp nhận ân sủng từ việc cưu mang Chúa Giê-su, và rồi Giáo hội loan báo Chúa Giê-su bằng cách mang Ngài đến với thế giới. Chúa Giê-su là Đấng đầy nhân hậu và bình an, một thứ bình an mà thế giới không bao giờ có thể tự trao ban cho chính mình, nhưng luôn luôn cần đến nó và cần nhiều đến nỗi còn hơn cả đối với lương thực hằng ngày.

(Lm Dominik O.C chuyển ngữ từ: Maria: Mutter und Urbild der Kirche, kath.net).
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:27 09/05/2012
THẢ NEO
N2T

Ba người là đạo sĩ, hòa thường và người có bộ râu dài cùng qua sông, đột nhiên cuồng phong thổi mạnh khiến thuyền bị nghiêng, hòa thượng và đạo sĩ kinh hoàng vội vàng đem những thứ nhẹ nhàng quăng xuống sông và cấu cứu thần minh.
Nhưng người có râu thì không ném gì cả, chỉ đem bộ râu dài của mình bỏ xuống sông.
Hòa thượng và đạo sĩ kinh ngạc hỏi:
- “Ông bỏ râu xuống sông làm gì vậy ?”
Người ấy trả lời:
- “Tôi đang thả neo”.

Suy tư:
Hòa thượng và đạo sĩ là hai người xuất gia, công phu thâm hậu, nhưng vẫn còn sợ hãi trước những biến cố xảy ra, bởi vì dù là công phu thâm hậu nhưng không biết bơi lội thì cũng vẫn lo sợ như thường.
Có một vài giáo dân trách cứ và không “thuận mắt” khi thấy có một vài linh mục học võ thuật, múa côn đi quyền, vì họ cho rằng đã đi tu làm linh mục rồi thì còn đấm đá ai nữa, vì họ quan niệm rằng chuyện học võ múa quyền là chuyện của người đời, là chuyện của…kẻ cướp và xã hội đen không ăn nhằm gì với người đi tu cả, thế là họ chê trách các linh mục có võ đầy mình, nhưng nếu có linh mục nào đàn hay hát giỏi thì họ khen ngợi không ngớt lời…
Bơi lội, hát hay đàn giỏi hay võ thuật đều không làm hư hoặc mất tư cách của người linh mục, nhưng chính tâm hồn và cuộc sống của các ngài mới quyết định họ tốt hay xấu, sợ hãi hay bình tĩnh trước khó khăn và cám dỗ.
Nếu hòa thượng và đạo sĩ biết bơi lội, thì cũng sẽ bình tĩnh và pha trò trước những khó khăn và sợ hãi vậy.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:28 09/05/2012
N2T

14. Không tin vào năng lực của mình, đó chính là căn bản thích hợp để tin vào Thiên Chúa.

(Thánh Vincent de Paul)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Giáo Hội phải cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng trước hiểm nguy và bách hại
Linh Tiến Khải
13:30 09/05/2012
Với lời cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng Chúa giải thoát chúng ta khỏi các xích xiềng, hướng dẫn chúng ta qua bất cứ đêm đen nào của tù đầy có thể kìm kẹp trái tim chúng ta, trao ban cho chúng ta sự thanh thản của tâm trí để đương đầu với các khó khăn của cuộc sống, kể cả sự khước từ, áp bức và bách hại.

Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên với gần 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp chung sáng thứ tư 9-5-2012 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nhắc tới biến cố thánh Phêrô bị vua Hêrốt Agrippa cầm tù, nhưng được thiên thần Chúa giải thoát hôm trước ngày bị xét xử tại Giêrusalem (Cv 12,1-17). Thánh Luca kể rằng ”Trong khi Phêrô bị cầm tù trong ngục như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông” (Cv 12,5). Và sau khi được giải thoát cách lạ lùng, Phêrô đến thăm nhà bà Maria mẹ của Marco, và khẳng định rằng ”có nhiều người tụ tập nhau ở đó và cầu nguyện” (Cv 12,12). Hai ghi chú quan trọng này minh giải thái độ của cộng đoàn kitô trước hiểm nguy và bách hại. Sức mạnh lời cầu nguyện liên lỉ của Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa, Chúa lắng nghe và thực hiện một cuộc giải thoát không thể nghĩ tới và không chờ mong, bằng cách gửi Thiên Thần của Người tới.

Trình thuật nhắc lại các yếu tố lớn lao của cuộc giải phóng dân Israel khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập là lễ Vượt Qua. Như đã xảy ra trong biến cố nền tảng đó, ở đây cũng thế hành động chính được hoàn thành bởi Thiên Thần Chúa giải thoát Phêrô. Các cử chỉ thánh Phêrô phải làm: vội vã đứng đậy, lấy dây thắt lưng lại, cũng bắt chước các hành động của dân Israel trong đêm được giải phóng, khi họ được kêu mời ăn chiên vội vã, thắt lưng, mang dép và cầm gậy, sẵn sàng ra khỏi xứ (x. Xh 1,11). Và thánh Phêrô có thể kêu lên: ”Giờ đây tôi thực sự biết rằng Chúa đã gửi thiên thần của Người đến và giật thoát tôi khỏi tay của vua Hếrốt” (Cv 12,11). Nhưng Thiên Thần không chỉ nhắc lại cuộc giải phóng Israel khỏi đất Ai Cập, mà cũng nhắc lại thiên thần của sự Phục Sinh của Chúa Kitô nữa: ”Này đây, một thiên sứ của Chúa hiện đến và một ánh sáng chói rực cả phòng giam. Sứ thần đụng vào sườn Phêrô và đánh thức ông” (Cv 12,7). Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Ánh sáng tràn đầy phòng giam, chính hành động đánh thức vị Tông Đồ quy chiếu về ánh áng giải phóng của lễ Vượt Qua của Chúa, Đấng chiến thắng bóng tối của đêm đen và của sự dữ. Lời mời ”Khoác áo choàng vào và đi theo tôi” (Cv 12,8) làm vang vọng lên trong tim các lời kêu mời của Chúa Giêsu (x. Mt 1,17), được lập lại sau khi phục sinh bên bờ hồ Tiberiát, nơi Chúa nói với Phêrô tới ba lần ”Hãy đi theo Ta” (Ga 21,19.22). Đó là một lời kêu mời cấp thiết đi theo Chúa, chỉ bằng cách ra khỏi chính mình để bước đi với Chúa, thi hành ý muốn của Người và sống sự tự do dích thật.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nêu bật thái độ của thánh Phêrô trong tù: trong khi cộng đoàn sốt sắng cầu nguyện cho ông, thì Phêrô ngủ (Cv 12,6). Thái độ đó cho thấy Phêrô thanh thản tín tưởng nơi Thiên Chúa, vì biết rằng mình được bao bọc bởi tình liên đới và lời cầu nguyện của các tín hữu nên thánh nhân hoàn toàn phó mình trong bàn tay của Chúa. Lời cầu nguyện của chúng ta cũng phải kiên trì, liên đới với người khác, tràn đầy tin tưởng đối với Thiên Chúa, là Đấng thấu suốt nội tâm của chúng ta và lo lắng cho chúng ta, tới độ Chúa Giêsu nói ”cả tóc các con cũng được đếm rồi. Đừng sợ hãi... ” (Mt 10,30-31). Thánh Phêrô sống đêm tối của sự tù tội và giải thoát như một lúc trong cuộc theo Chúa, là Đấng chiến thăng bóng tối của đêm đen và giải thoát khỏi sự nô lệ và hiểm nguy của cái chết. Sự giải thoát của ông là một điều lạ lùng được sứ thần hướng dẫn từng bước: qua vọng canh thứ nhất, rồi vọng canh thứ hai, cho tới cửa sắt thông ra phố, cửa tự động mở ra, Phêrô và sứ thần đi với nhau một đoạn đường cho tới khi vị Tông Đồ nhận ra là mình đã thực sự được giải thoát. Ý thức được như thế, ông đến nhà bà Maria mẹ của Marcô, nơi có nhiều môn đệ đang họp nhau cầu nguyện. Một lần nữa câu trả lời của cộng đoàn cho khó khăn và nguy hiểm là tín thác nơi Thiên Chúa và củng cố gia tăng tương quan với Người.

Nhắc đến một tình trạng khó khăn khác của cộng đoàn kitô thời khai sinh như thánh Giacôbê nhắc lại trong thư của Người, Đức Thánh Cha nói:

Đó là một cộng đoàn đang gặp khủng hoảng, không phải vì các cuộc bách hại, cho bằng bởi vì trong nội bộ có các ghen tương và phản đối (x. Gc 3,14-16). Và thánh Tông Đồ hỏi lý do tại sao lại xảy ra tình trạng ấy. Người tìm ra hai lý do chính: lý do thứ nhất là vì tín hữu để cho mình bị thống trị bởi các đam mê, bởi sự độc tài của các ý muốn riêng, bởi sự ích kỷ (Gc 4,1-2a). Lý do thứ hai là thiếu cầu nguyện: ”anh em không xin” (Gc 4,2b), hay có sự cầu nguyện đấy, nhưng không phải là cầu nguyện: ”anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc” (Gc 4,3). Tình hình đã thay đối, nếu cộng đoàn cùng thưa chuyện với Thiên Chúa, cầu nguyện thực sự một cách kiên trì và nhất trí.

Thật thế, diễn văn về Thiên Chúa có nguy cơ mất đi sức mạnh nội tâm và chứng tá trở thành cứng nhắc, nếu chúng không được linh hoạt nâng đỡ và đồng hành bởi lời cầu nguyện, bởi cộng đoàn đối thoại với sống động với Chúa. Đây là một nhắc nhở quan trọng đối với cả chúng ta và các cộng đoàn của chúng ta ngày nay: các cộng đoàn nhỏ như gia đình và các cộng đoàn lớn hơn như giáo xứ, giáo phận và toàn thể Giáo Hội. Các tín hữu cộng đoàn của thánh Giacôbê đã cầu nguyện, nhưng đã cầu nguyện cho các đam mê riêng của họ. Chúng ta phải luôn học cầu nguyện một cách tốt đẹp, cầu nguyện thực sự, hướng về Thiên Chúa, chứ không hướng tới thiện ích riêng của mình.

Trái lại, cộng đoàn đồng hành với cảnh tù tội của thánh Phêrô là một cộng đoàn cầu nguyện thực sự suốt đêm, hiệp nhất. Và đó đã là một niềm vui không kìm hãm nổi tràn ngập con tim, khi thánh Tông Đồ gõ cửa mà không ai chờ đợi. Đó là niềm vui và sự kinh ngạc trước hành động của Thiên Chúa, là Đấng lắng nghe.

Như thế, từ Giáo Hội bay lên Chúa lời cầu ngyuyện của cộng đoàn cho Phêrô và trong Giáo Hội thánh nhân trở lại để kể cho mọi người nghe ”Chúa đã kéo người ra khỏi tù như thế nào” (Cv 12,17). Trong Giáo Hội, nơi Chúa đã đặt thánh nhân như đá tảng (Mt 16,18), thánh Phêrô kể lại ”lễ Vượt Qua” giải phóng của người: người kinh nghiệm rằng sự tự do đích thực là ở nơi việc theo Chúa Giêsu, người được bao phủ bởi ánh sáng rạng ngời của sự Phục Sinh và vì thế có thể làm chứng cho tới chết vì đạo rằng Chúa là Đấng Phục Sinh, và ”thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôt” (Cv 12,11). Thế rồi cuộc tử đạo mà người phải chịu tại Roma sẽ kết hiệp thánh nhân một cách vĩnh viễn với Chúa Kitô, là Đấng đã nói với thánh nhân rằng khi con sẽ già có một người khác sẽ dẫn con đi tới chỗ con không muốn, để ám chỉ người sẽ phải chết thế nào để vinh danh Thiên Chúa (Ga 21,18-19).

Anh chị em thân mến, trình thuật giải thoát thánh Phêrô do thánh Luca kể lai, nói với chúng ta rằng Giáo Hội, từng người trong chúng ta, đi qua đêm đen của thử thách, nhưng sự thức tỉnh liên lỉ cầu nguyện nâng đỡ chúng ta. Cả tôi cũng thế, ngay từ lúc đầu tiên khi được bầu làm Người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đã luôn luôn được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện của anh chị em, bởi lời cầu nguyện của Giáo Hội, nhất là trong những lúc khó khăn nhất. Tôi xin hết lòng cám ơn anh chị em.

Với lời cầu nguyện liên lỉ và tin tưởng Chúa giải thoát chúng ta khỏi các xích xiềng, hướng dẫn chúng ta qua bất cứ đêm đen nào của tù đầy có thể kìm kẹp trái tim chúng ta, trao ban cho chúng ta sự thanh thản của tâm trí để đương đầu với các khó khăn của cuộc sống, kể cả sự khước từ, áp bức và bách hại. Trình thuật thánh Phêrô được giải thoát khỏi tù cho thấy sức mạnh của lời cầu nguyện. Cả khi bị xiềng xích thánh nhân vẫn cảm thấy an bình, vì xác tín rằng người không bao giờ cô đơn: có cộng đoàn đang cầu nguyện cho người, có Chúa ở gần. Còn hơn thế nữa, thánh nhân biết rằng ”sức mạnh của Chúa Kitô được tỏ lộ tràn đầy trong sự yếu đuối” (2 Cr 12,9). Lời cầu nguyện liên lỉ và đồng tâm là một dụng cụ qúy báu giúp vượt thắng các thử thách có thể xảy đến trên con đường cuộc sống, vì chính việc kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa cho phép chúng ta kết hiệp sâu xa với tha nhân.

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và khích lệ mọi người siêng năng lần hạt kính Đức Mẹ trong tháng năm này, vì Kinh Mân Côi là lời kinh đơn sơ nhưng hữu hiệu. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành Tòa Thánh cho mọi người.
 
Hơn 15 ngàn người phản đối vụ Sebelius được mời phát biểu tại Georgetown University
Nguyễn Kim Ngân
16:12 09/05/2012
THÊM DẦU VÀO LỬA : Hơn 15 ngàn người phản đối vụ Sebelius được mời phát biểu tại Georgetown University

TT. Obamavà bà Kathleen Sibelius
Tin CNA từ Washington D.C. ngày 05/09/12: Hơn 15 ngàn người đã ký tên vào lá thư ngỏ nhằm phản đối quyết định của Georgetown University mời Bộ Trưởng Bộ Sức Khoẻ (HHS), Kathleen Sebelius, đến phát biểu tại một buổi lễ phát phần thưởng nhân dịp lễ ra trường.

“Các vị Giám Mục can trường của chúng ta đã rất cảnh giác trước mối đe dọa này. Một cách tối thiểu, các ngài xứng đáng được sự nể trọng và ủng hộ từ các cơ sở cao cấp—như Georgetown University—khi tuyên bố sự hiệp thông của mình với Hội Thánh Công Giáo.” Đây là phát biểu của tác giả lá thư ngỏ, Brian Burch, giám đốc CatholicVote.org.

Trong một bức điện thư gửi cho CNA, Burch cho biết ông rất sửng sốt trước việc Georgetown University quyết định mời bà Bộ Trưởng, vốn là nhân vật cương quyết bảo vệ chính sách ngừa thai của TT Obama, một chính sách “đe doạ chính sự tự do của các cơ sở ‘có đạo’ như Georgetown University.”

Burch nói thêm: “Các bệnh viện, viện đại học, và các cơ sở ‘có đạo’ khác đang bị đe doạ bởi chính sách vừa nói, chính là các cơ sở đại diện cho Công giáo, và gắn liền với Hội thánh Công giáo.”

Bức thư ngỏ lên tiếng cảnh giác về hiểm họa các cơ sở Công giáo tôn vinh những nhân vật “đã biểu tỏ thái độ thù nghịch và rõ ràng chống lại các quyền tự do” mà quý vị giám mục đang nỗ lực tranh đấu. Bức thư kêu gọi viện đại học thuộc quyền cai quản của Dòng Tên nên xét lại lời mời.

Lá thư được phổ biến vào ngày 7 tháng 5 năm 2012, thì ngay ngày hôm sau, mùng 8 tháng 5, đã nhận được trên 15 ngàn chữ ký của những người ủng hộ.

Lá thư được gửi đến Viện Trưởng John J. DeGoia, đến Khoa Trưởng Edward Montgomery thuộc viện Chính Sách Công Cộng, đồng kính gửi ĐHY Washington D.C., Donald W. Wuerl và TGM Baltimore, William E. Lori.

Khi nêu lên “hiện tình xung khắc” giữa Hội Thánh và chính quyền Obama, các người ký tên trên lá thư ngỏ cũng cho thấy nỗi thất vọng ê chề về quyết định tiếp đón bà Bộ Trưởng đến phát biểu tại lễ phát phần thưởng tại Viện Chính Sách Công Cộng thuộc Georgetown University vào ngày 18 tháng 5 năm 2012.

Sự xung khắc này tạo ra “các vấn nạn rất đáng quan ngại, hoàn toàn khác với các vấn nạn cho phép người Công giáo có lương tâm ngay chính lên tiếng bất đồng một cách khôn ngoan, nhằm giải quyết vấn đề một các tối hảo.

Georgetown University đã bị chỉ trích nặng nề ngay từ ngày 4 tháng 5 khi công bố việc mời bà Bộ Trưởng đến phát biểu vào dịp lễ ra trường.

Sự chỉ trích này phần lớn phát xuất từ việc mới đây bà Bộ Trưởng ban hành một chỉ thị liên bang—nhưng gây tranh luận cùng khắp—là bó buộc các chủ nhân cung cấp bảo hiểm sức khỏe miễn phí về các dịch vụ ngừa thai, triệt sản và việc cung cấp các loại thuốc phá thai, cho dù điều này có vi phạm niềm tin tôn giáo chăng nữa.

Các giám mục Công giáo thuộc mọi giáo phận trên toàn nước Mỹ đã lên tiếng chống lại chỉ thị này vì mối đe dọa cho quyền tự do tôn giáo. Các vị đã cảnh báo rằng luật mới này có thể đi đến chỗ ép buộc các bệnh viện, trường học và các cơ quan thiện nguyện Công giáo phải “giải nghệ.”

Trả lời cho những chỉ trích vừa nêu, phát ngôn viên của Georgetown University cho biết rằng họ không hề có duy nhất một diễn giả trong lễ ra trường, bởi vì mỗi trường chuyên nghiệp hoặc cấp bằng cử nhân đều tổ chức lễ ra trường riêng biệt. Bà Bộ Trưởng không phát biểu tại một buổi lễ ra trường nào cả, mà chỉ đến phát biểu tại một buổi phát phần thưởng mà thôi.

Thoạt tiên thì bà Bộ Trưởng xuất hiện trên mạng lưới Georgetown dưới phần có tựa đề: “Các Diễn Giả tại các lễ Ra Trường Khác.” Sau khi làn sóng chống đối dâng cao, tựa đề này được chuyển thành: “Diễn Giả tại các Buổi Lễ Khác.”

Các người ký tên trong lá thư ngỏ cảnh báo rằng quyết định của Georgetown University chỉ “đổ thêm dầu” vào trận lửa tranh chấp, khiêu khích những cuộc phản đối “đầy chính nghĩa,” gây phương hại cho việc đối thoại cần có để giải quyết các vấn đề xung quanh chỉ thị của Bộ HHS.”

Thêm nữa, vẫn theo họ, đây đúng là một hành vi mang “tính chất chia rẽ trầm trọng,” chẳng khác gì một “lời phỉ báng” trước công cuộc đấu tranh của quý vị giám mục cũng như của các tín hữu Hoa Kỳ khác đang tìm kiếm—trong “tinh thần cầu nguyện”—một giải pháp thỏa đáng cho cuộc xung đột với chính quyền. Do đó, Georgetown University cần phải xét lại quyết định của mình.

Burch nói với CNA rằng khi phải đương đầu với một cuộc tấn công vào “nền tự do căn bản nhất,” thì sự hợp nhất của Giáo Hội hơn bao giờ hết phải đặt lên hàng đầu. Ông nói thêm: “Ngược lại, Georgetown đã mua lấy bất hòa và chia rẽ khi mời chính nhân vật có thẩm quyền đóng cửa nhà trường của mình bằng cả một đống những giấy phạt.”

“Không thể hiểu được tại sao Georgetown lại có thể “cõng rắn cắn gà nhà” như vậy!”

05/09/2012

Nguyễn Kim Ngân
 
Chính sách đa văn hóa của Tổng Giáo Phận Sydney
Vũ Văn An
20:29 09/05/2012

Nói đến đa văn hóa là nói tới di dân. Tài liệu công bố ngày 20 tháng 7 năm 2011 tựa là “Catholic Archdiocese of Sydney Multicultural Policy” vì thế đã bàn rộng rãi tới vấn đề di dân trong Tổng Giáo Phận Sydney. Tài liệu này thực ra là bản sửa lại tài liệu năm 1997, dựa vào các khuyến cáo trong kế hoạch mục vụ của Tổng Giáo Phận tựa là “Starting Afresh With Christ”. Theo Đức Hồng Y George Pell, Tổng GM Sydney, chính sách mới này “cung cấp các tiêu chuẩn và mục tiêu” cho việc chăm sóc mục vụ đối với di dân.

Tỷ lệ di dân Công Giáo

Theo tài liệu trên, dân số Công Giáo tại Sydney là 594,696 người, trong đó 221,745 người là di dân, chiếm 37.28%. Tại hai giáo phận kế cận, dân số Công Giáo của Parramatta là 319,241 người, trong đó 103,006 người là Công Giáo, chiếm 32.26%; dân số Công Giáo của Broken Bay là 213,285 người, trong đó, 51,116 người là di dân, chiếm 23.96%. Như thế, tỷ lệ di dân Công Giáo của Tổng Giáo Phận là 33.34% (375,867/1,127,222). Tuy nhiên, vì tài liệu chỉ đề cập tới chính Tổng Giáo Phận, chứ không nhắc chi tới hai giáo phận thành viên, nên ta thấy con số di dân Công Giáo tại Sydney là một thực tại đáng lưu ý. Họ được phân bổ trong 32 nhóm khác nhau, trong đó nhóm Ý đông nhất, chiếm 29,815 người; thứ nhì là nhóm Phi Luật Tân, chiếm 16,170 người; thứ ba là nhóm Libăng, chiếm 13,243; nhóm Việt Nam đứng hàng thứ tư với 11,608 người. Nhóm ít nhất là Hòa Lan chiếm 1,105 người.

Họ đã được chào đón theo qui mô lớn từ thập niên 1950 và cho đến nay, Tổng Giáo Phận vẫn giang rộng đôi tay đón chào họ, tuy với một qui mô không lớn bằng. Việc chào đón này, theo Đức Hồng Y George Pell, hoàn toàn phù hợp với sứ điệp Tin Mừng, theo đó, tiếp nhận ngoại nhân và tỏ lòng hiếu khách đối với người xa lạ là thành phần làm nên bản chất sinh hoạt của Giáo Hội, nói lên đặc điểm phổ quát của Giáo Hội, khiến Giáo Hội Úc trở thành như Giáo Hội sơ khai, thờ phượng Chúa bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Bản sắc di dân

Đức HY Pell cho rằng tài liệu này nhìn nhận sự đóng góp lớn lao của di dân vào đời sống Công Giáo của Tổng Giáo Phận, cũng như vai trò quan yếu của các tuyên úy di dân trong việc trợ giúp các di dân tham dự vào sinh hoạt của Tổng Giáo Phận.

Di dân tới đây không chỉ mang theo khả năng làm việc và sản xuất, mà còn mang theo cá tính, đặc điểm, qui ước xã hội, tôn giáo, phong tục và truyền thống. Vì con người luôn được qui định bởi nền văn hóa trong đó họ sinh ra và lớn lên; bởi gia đình và các nhóm xã hội vây quanh; bởi nền giáo dục và nhiều loại ảnh hưởng khác nhận được từ môi trường sống. Cùng với những yếu tố ấy, di dân còn mang theo cả cảm thức quốc gia nữa, vì văn hóa luôn mặc lấy cấu hình quốc gia, đem lại cho người ta một bản sắc quốc tính.

Khi rời quê mẹ, vượt qua biên giới một nước khác, giao tiếp với những con người lớn lên trong một môi trường khác, với những qui ước xã hội khác, nói một ngôn ngữ khác, họ sẽ ngỡ ngàng thấy mình khác với những người khác này và càng thấy mình khác, họ lại càng ý thức rõ ràng hơn về bản sắc của mình. Với tâm trạng ấy, tài liệu cho rằng: nếu họ không từ từ cởi mở đối với đời sống và nền văn hóa của xã hội chủ nhà, họ có thể rơi vào thái độ khép kín dẫn đến việc hình thành các khu biệt lập (ghettos) và, bất hạnh thay, việc họ càng bị đẩy ra bên lề nhiều hơn.

Hội nhập

Dĩ nhiên, theo tài liệu, liên hệ thích đáng giữa di dân và người dân của xã hội chủ nhà là con đường “hội nhập” chân chính với một nhãn quan cởi mở. Nhãn quan này được định nghĩa là từ khước việc chỉ nhìn các khác biệt giữa di dân và người bản xứ. Trái lại, phải cởi mở đối với nhóm khác để chào đón nền văn hóa của họ.

Tài liệu nhấn mạnh tới diễn trình hai chiều của hội nhập và cho rằng diễn trình này là một diễn trình lâu dài. Di dân Công Giáo đem tới Tổng Giáo Phận các biểu tượng, các thực hành và lòng sùng kính đặc biệt làm phong phú thêm sinh lực hữu hình của tính công giáo. Họ là dấu chỉ cho thấy tính cởi mở và tính bao gồm của Giáo Hội, vì Giáo Hội bao gồm mọi người và mọi nền văn hóa. Thành thử cùng với người bản xứ, họ nói lên hình ảnh đích thực của Giáo Hội với đặc tính phổ quát, quá khứ lịch sử, sự phong phú về truyền thống và nghi lễ. Như vậy thì di dân và người bản xứ phải cùng nhau chia sẻ các truyền thống này, trân quí chúng.

Giáo Hội tại Sydney được mời gọi trợ giúp di dân về phương diện nhân đạo, nhưng trên hết là các trợ giúp mục vụ, thiêng liêng và truyền giáo. “Là một Giáo Hội, ta được mời gọi đón chào Chúa Kitô nơi di dân và đón chào di dân như Chúa Kitô”.

Khía cạnh hội nhập quan yếu nhất, dĩ nhiên, là văn hóa. Tài liệu xem sét văn hóa theo nghĩa rộng rãi của nó để chỉ bất cứ điều gì nhờ đó a) con người phát triển và hoàn thiện các khả năng thể xác và tinh thần của mình, b) dùng nhận thức và lao công để kiểm soát thế giới, c) làm cho đời sống xã hội nhân bản hơn, cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội, bằng cách cải thiện các phong tục và định chế, d) với thời gian, phát biểu, thông đạt và gìn vàng giữ ngọc các kinh nghiệm và hoài bão lớn lao về linh đạo.

Văn hóa chủ yếu được lưu truyền trong và nhờ gia đình, được cử hành, củng cố và tiến diễn trong cộng đoàn. Chính các cộng đoàn đức tin tạo cơ hội để ta tôn vinh, củng cố và cử hành ý nghĩa thâm sâu nhất của mỗi nền văn hóa. Giáo Hội tại Sydney đặc biệt hỗ trợ các gia đình và cộng đoàn đức tin trong khía cạnh này.

Tiếp nhận

Đại diện các nhóm di dân Công Giáo của Tổng Giáo Phận Sydney đã tham dự buổi ra mắt tài liệu này một cách đông đảo và hào hứng. Linh Mục Nguyễn Văn Toàn, Tuyên Úy Trưởng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney nói với phóng viên tờ The Catholic Weekly rằng chính sách đa văn hóa của Tổng Giáo Phận là cơ hội “để những người mới tới hiểu được Giáo Hội Úc Châu… đồng thời, cũng là dịp may để người Úc hiểu được các di dân. Tôi tin chắc rằng di dân đang làm cho Giáo Hội Công Giáo tại Úc, và tại Sydney nói riêng phong phú hơn về văn hóa và thiêng liêng”.

Bertha Silva, phục vụ tại Cộng Đồng Công Giáo Tây Ban Nha ở Fairfield, thì cho hay chính sách này sẽ tạo nhiều tiến bộ, nhiều hội nhập hơn. “Chúng tôi cảm thấy được thừa nhận, và điều này chắc chắn giúp chúng tôi hội nhập”.

Nhưng thực ra, hội nhập không đơn giản như thế. Chính tài liệu cũng cho đó là một diễn trình lâu dài. Đúng hơn, phải nói là phức tạp. Một văn kiện, dù cần tới ba năm để duyệt lại, vẫn chỉ có tính hướng dẫn. Tất cả còn tùy việc áp dụng. Về khía cạnh này, ai cũng công nhận Giáo Hội tại Sydney đã làm rất nhiều để trợ giúp người di dân. Nhưng có người cho rằng phần lớn các trợ giúp này thuộc loại được tài liệu xếp vào loại “trợ giúp nhân đạo”. Về trợ giúp mục vụ và thiêng liêng, ta thấy Giáo Hội tại Sydney luôn cung cấp cho di dân các tuyên úy nhiệt thành cũng như các cơ sở thờ phượng và sinh hoạt thích hợp. Còn về trợ giúp văn hóa? Đây là khía cạnh tế nhị nhất, và do đó, ít “hữu hình” nhất xét về cố gắng và thành quả. Nhưng nó lại là đỉnh cao của cố gắng hội nhập. Không có nó, hội nhập kể như vô nghĩa, cùng lắm chỉ tạo nên một xã hội đa văn hóa. Phải chăng vì thế mà tài liệu được đặt tên là “Chính Sách Đa Văn Hóa” (Multicultural Policy)?

Đa văn hóa hay liên văn hóa

Ít ai còn nhắc đến chính sách đa văn hóa. Thực vậy, Đức Tổng Giám Mục Antonio Vegiò, Chủ Tịch HĐGH về Di Dân và Du Lịch của Tòa Thánh, trong một bài phát biểu trước hội nghị đối thoại liên tôn tại Hung Gia Lợi hồi tháng 6 năm 2011, cho hay: thay vì chủ nghĩa đa văn hóa, đã đến lúc ta nên nói tới chủ nghĩa liên văn hóa. Đa văn hóa chỉ có nghĩa hai hay ba nền văn hóa cùng hiện diện với nhau tại một nơi nào đó. Trong khi liên văn hóa chỉ các mối liên hệ bền vững giữa các nền văn hóa hiện diện tại một không gian địa dư nào đó và nhấn mạnh tới các thái độ, các mục tiêu cần nắm lấy và các hành trình giáo dục dẫn tới cuộc gặp gỡ văn hóa này. Trong phạm vi này, tiếp cận mà thôi chưa đủ mà còn cần trao đổi, trao đổi không chỉ những gì mình có, mà cả những điều mình là nữa. Đa văn hóa chú trọng tới khoan dung trong khi liên văn hóa chú trọng tới việc chấp nhận mọi lối sống mà không cần phê phán. Đó mới thực sự là mục tiêu của hội nhập. Hội nhập văn hóa.

Về điểm này, người ta nhớ lại câu truyện của đợt di dân Công Giáo đầu tiên từ các giáo hội Đông Phương đến Úc gần đầu thập niên 1950, những người từng gây “kinh hoàng” cho người Công Giáo Úc, như lời tường trình của một giáo dân Úc thời đó: “Trời đất, sáng nay có một ông từ tầu bước xuống, tự xưng mình là linh mục mà lại có vợ mới khổ!”. Người giáo dân bình thường “kinh hoàng” như thế không có gì lạ, nhưng cả các chức sắc như Đức Hồng Y Gilroy, người từng học tại Trường Truyền Giáo Rôma, nơi rất nhiều bạn đồng học Đông Phương có vợ, vậy mà vẫn “bỗng nhiên tái mặt giữa lúc đang vui vẻ dùng tiếng Latinh phỏng vấn một linh mục theo nghi lễ này, chỉ vì vị linh mục này cho ngài hay: ‘sum uxuratus’ (con có vợ!). Hậu quả: hàng giáo phẩm Úc chỉ cho phép các giáo sĩ theo nghi lễ Đông Phương nào sống độc thân mới được quyền thi hành thừa tác vụ cách công khai tại nước Úc mà thôi. Khuyến cáo này bị Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương bác bỏ bằng văn thư ngày 5 tháng 10 năm 1949.

Nhắc đến quá khứ, không thể nào không nhắc tới Tông Hiến Exul Familiaban hành hồi tháng 8 năm 1952 về mục vụ di dân tị nạn. Tông hiến này dự liệu việc thiết lập ra các Giáo Xứ Quốc Tịch (national parishes), ban cho các nhà truyền giáo di dân năng quyền chăm sóc các linh hồn, và mỗi nhóm truyền giáo thuộc một quốc tịch có quyền có một giám đốc toàn quốc. Giáo Hội Úc không tiếp nhận mẫu Giáo Xứ này, cũng như không trao cho các nhà truyền giáo di dân quyền chăm sóc các linh hồn, mà yêu cầu các tuyên úy di dân cộng tác với các cha xứ là những người thực sự có năng quyền chăm sóc các linh hồn. Giáo quyền Úc cũng không đề cử giám đốc toàn quốc cho các tuyên úy di dân của một quốc tịch, coi điều đó không thích hợp với việc tông đồ di dân tại đây… Việc này khiến Tòa Thánh phải ban hành tông thư Pastoralis Migratorumvào năm 1969, theo đó, hàng giáo phẩm địa phương được thay thế Thánh Bộ Di Dân trong việc bổ nhiệm các tuyên úy di dân, phần nào nhượng bộ quan điểm của Giáo Hội Úc, nhưng nhấn mạnh tới việc không nên chỉ nhìn vấn đề di dân dưới con mắt riêng của mình mà quên đi gia tài thiêng liêng của họ.

Các thái độ lịch sử ấy phản ảnh lịch sử di dân nói chung của Úc, một đất nước từng có chính sách Nước Úc Da Trắng. Tuy chính sách này chính thức bị kết liễu vào năm 1973, nhưng ảnh hưởng của nó dai dẳng hơn nhiều. Đến tận năm 2003, Alan Jones, một người ủng hộ Thủ Tướng John Howard, vẫn còn phát biển trên Đài 2GB rằng “Úc không phải là một xã hội đa văn hóa… mà là một xã hội đa sắc tộc với một nền văn hóa duy nhất (multiracial monocultural society)”. Nói cho cùng, Úc vẫn là quốc gia đế quốc (imperial state); các chính phủ của nó cảm thấy bó buộc phải bảo vệ mảnh đất vốn tước đoạt được bằng vũ lực từ tay người Thổ Dân. Phải bảo vệ nó cho bằng được, chống lại các chính phủ hay các nhóm văn hóa nào dám thách thức sự tước đoạt kia. Họ cần phải kiểm soát cả người Thổ Dân lẫn những người mới tới để đảm bảo cho bằng được cái trật tự văn hóa, xã hội và kinh tế hiện hữu. Họ muốn người di dân tan hòa (assimilated) vào cấu trúc xã hội Úc.

Do hoàn cảnh lịch sử, Giáo Hội Công Giáo Úc là một Giáo Hội phải tự tranh đấu để sống còn và vươn lên, vì thoát thai từ những tội đồ Ái Nhĩ Lan trên một mảnh đất do người Anh Giáo gốc Anh cai trị một cách hà khắc và đầy kỳ thị. Phó sản của cuộc tranh đấu này là thái độ e dè đối với bất cứ di dân nào không cùng gia tài Ái Nhĩ Lan với mình. Nhưng rồi thành phần dân số trong Giáo Hội Công Giáo cứ mỗi ngày một thay đổi đáng kể, đến nỗi, căn cứ vào cuộc tổng kiểm tra dân số năm 1986, linh mục Adrian Pittarello, cho rằng tỷ lệ di dân Công Giáo tại Sydney lên tới gần 60%. Theo ngài, không thể kể họ như những người được thêm vào cho Giáo Hội ở đây mà thực ra họ đã trở thành Giáo Hội ở đây rồi…

Cơ cấu hay văn hóa

Do hoàn cảnh trên, cơ cấu tổ chức dành cho các cộng đồng Công Giáo di dân đã từ từ thay đổi, phù hợp hơn với tinh thần của tông hiến Exul Familia. Theo tài liệu mới, hiện nay tại Tổng Giáo Phận Sydney, có 3 mô hình chăm sóc mục vụ cho di dân:

a) Sứ bộ có năng quyền chăm sóc các linh hồn(Mission with the care of souls): Sứ bộ này thường được sáp nhập vào một giáo xứ tòng thổ, nhất là trong trường hợp giáo xứ này được điều hành bởi đoàn viên của một cộng đoàn tu sĩ vốn phục vụ nhu cầu thiêng liêng của nhóm di dân này. Điển hình là các sứ bộ tại Leichhardt và Mascot.

b) Các trung tâm mục vụ(Pastorales centres): Được thiết lập ở một số nơi, các trung tâm này được điều hành gần như các giáo xứ. Thí dụ giáo xứ của người Đại Hàn tại Silver Water, hay giáo xứ của người Croatian tại St John’s Park.

c) Tuyên uý đoàn (chaplaincy): Đây là mô hình phổ thông nhất của việc chăm sóc mục vụ di dân tại Tổng Giáo Phận Sydney. Các vị tuyên úy do chính Đức Tổng Giám Mục cử nhiệm với một số năng quyền nhất định để chăm sóc đời sống thiêng liêng cho tín hữu di dân, chính yếu, dĩ nhiên là để cử hành các bí tích. Hiện nay, các bí tích đang được cử hành bằng 25 thứ tiếng khác nhau trong khắp Tổng Giáo Phận.

Đây cũng là mô hình mà đại đa số di dân Công Giáo Việt Nam muốn có. Khoảng một năm trước đây, khi nghe tin về dự án sửa đổi chính sách đa văn hóa của Tổng Giáo Phận, một số người trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Sydney tỏ ra ưu tư không biết mô hình tổ chức hiện tại của mình có phù hợp với đường lối tương lai của Tổng Giáo Phận hay không. Hẳn giờ đây, họ cảm thấy an tâm, vì mô hình ấy, chí ít, cũng đã được liệt kê là một trong ba mô hình chính của Tổng Giáo Phận và là mô hình phổ thông nhất.

Như thế, về phương diện cơ cấu tổ chức, Giáo Hội Công Giáo tại Sydney rất mềm dẻo và nhạy cảm đối với nhu cầu của các cộng đồng di dân. Tuy thế, cả hàng giáo sĩ lẫn hàng giáo dân gốc Úc hình như chưa ý thức được đầy đủ các thách đố do hoàn cảnh trên tạo nên, nghĩa là hoàn cảnh, trong đó, di dân không phải chỉ là những người được thêm vào, mà họ đã trở thành giáo hội. Tới tận những năm 1990, linh mục Frank Mecham, chủ nhiệm tam cá nguyệt san The Australasian Catholic Record vẫn còn có thể tường thuật lại như sau: “Gần đây tôi khá buồn về nhận xét của một linh mục Úc gốc Ý lúc ấy đang mừng kỷ niệm 40 năm đời linh mục… Ngài tâm sự với tôi rằng với cái tên và gốc gác Ý, dù ngài từng theo học một trong các chủng viện của chúng ta, nhưng ngài cảm thấy không bao giờ được chấp nhận hoàn toàn nơi các giáo xứ ngài từng làm việc qua" (1).

Vậy thì cái gì khiến vị linh mục Úc gốc Ý này không được hoàn toàn chấp nhận tại giáo xứ địa phương? Adrian Pittarello đưa ra nhận định sau: làm gì có niềm tin Ý hay niềm tin Ái Nhĩ Lan, chỉ có một niềm tin Công Giáo mà thôi: bản sắc định chế dưới quyền lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng chỉ là một; tổ chức các giáo xứ và các học thuyết do các linh mục dạy dỗ chỉ là một; Thánh Lễ và các Bí Tích như nhau hoàn toàn. Kinh sách và việc sùng kính cũng như nhau. Khác nhau chỉ là các yếu tố văn hóa xã hội mà thôi. Thành ra, “tôn giáo, trong yếu tính, là một gia tài văn hóa, và cũng giống như bất cứ tôn giáo nào khác, đức tin Công Giáo đã được tiếp nhận nhờ văn hóa” (2). Khác biệt văn hóa dường như vẫn đang làm một số giáo dân công giáo bản địa thấy Công Giáo của họ khác với Công Giáo của di dân. Thiển nghĩ tài liệu ít đề cập đến khía cạnh này. Có chăng cũng chỉ là những nét tổng quát như phải chia sẻ mọi gia tài văn hóa. Chia sẻ bằng thái độ nào đây? Ngược lại, hình như tài liệu muốn nhấn mạnh đến việc di dân phải từ từ cởi mở để đón nhận văn hóa người khác, nhất là nền văn hóa của xã hội chủ nhà. Khiến di dân vẫn thấy lẩn quẩn đâu đó thứ hội nhập văn hóa một chiều, chiều của xã hội chủ nhà.

Đã đành, tài liệu có đưa ra nhiều khuyến cáo nhằm làm tăng nét hữu hình của văn hóa di dân nơi cộng đoàn Công Giáo bản địa như tiếp nhận các hình thức cử hành phụng vụ và ca hát của di dân, đọc lời nguyện giáo dân, cũng như lời chào đón đầu lễ, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, bản dịch giúp di dân tham dự phụng vụ, giới thiệu các ngày lễ văn hóa của di dân… Nhưng ai cũng biết, đó chỉ là những việc phụ thuộc, thoáng qua, khó lòng đi sâu vào tâm thức tín hữu Công Giáo bản địa.

Một khía cạnh khác là khi nói tới vai trò tuyên úy di dân, tài liệu nhấn mạnh nhiều hơn đến nhiệm vụ của các vị đối với cộng đồng địa phương. Trước hết, các ngài phải trợ giúp di dân trở thành thành phần sống động của cộng đồng Công Giáo địa phương. Do đó, các ngài được trợ giúp để hiểu rõ đời sống, truyền thống và chính sách của Giáo Hội địa phương, đồng thời để cổ vũ các truyền thống xã hội văn hóa và tôn giáo của sắc dân mình nơi Giáo Hội địa phương. Còn về phía mình, Giáo Hội tại Sydney cần nhìn nhận và trân quí các biểu thức của lòng đạo di dân. Nhưng tài liệu không nhắc gì tới nhiệm vụ của hàng giáo sĩ và giáo dân bản địa phải học hỏi ra sao để có thể nhìn nhận và trân quí các biểu thức ấy. Trái lại, đã nhấn mạnh đến việc giáo dân sở tại được quyền duy trì bản sắc văn hóa của họ, một bản sắc mà di dân phải tôn trọng và hiểu rõ. Xét cho cùng, mục đích của việc chăm sóc mục vụ di dân là giúp họ từ từ hội nhập vào Giáo Hội địa phương, có chỗ đứng thích đáng trong việc chăm sóc mục vụ thông thường của Tổng Giáo Phận.

Thứ hai, khi nói tới liên hệ giữa tuyên úy di dân và các cha sở, người ta cũng có cảm tưởng tài liệu đặt gánh nặng nhiều hơn lên vai tuyên úy di dân: trình bày nhu cầu của di dân lên cha sở để ngài tùy nghi cho phép sử dụng các phương tiện của giáo xứ. Khi có căng thẳng, thì dù cha sở nên có tinh thần hoan nghinh, nhưng tuyên úy di dân cần phải tôn trọng vai trò của cha sở và các nhu cầu đặc biệt của cộng đồng giáo xứ.

Thiển nghĩ các khuyến cáo của tài liệu đối với việc hội nhập của di dân rất có giá trị và cần thiết. Chỉ có thế, họ mới có thể trở thành thành viên sống động của giáo hội địa phương mà vẫn duy trì được bản sắc riêng của mình. Nhưng vì hội nhập là một diễn trình hai chiều, đáng lý ra tài liệu nên đề cập một cách chi tiết tới việc giáo dục tín hữu bản địa biết cách chào đón nền văn hóa di dân nói chung và nét văn hóa Công Giáo riêng của họ. Chỉ có thế, người di dân mới thực sự coi họ là anh chị em và sẵn sàng hòa nhập với họ trong một hội nhập đúng nghĩa. Ước mong sao, những nhận định tiêu cực về người Công Giáo Úc, như nhận định của Christina người Uruguay: “Người Công Giáo Úc không nhận chúng tôi như thành viên của họ” (3) sẽ không còn nữa.

Tài liệu

(1) Mechem, Rev. F., The Church And Migrants, 1946-1987, St Joan Of Arc Press, 1991
(2) Pittarello, A. ‘Multiculturalism and the Catholic Church’, CCJP Occasional Papers, no.8, 1986.
(3) Naomi Turner, Catholics In Australia, Collins Dove, Melbourne 1992, Vol 2.







 
Top Stories
Népal: Dans un climat politique tendu, les jésuites fêtent les 60 ans de leur présence dans le pays
Eglises d'Asie
07:27 09/05/2012
Alors que les troubles ne cessent d’augmenter dans le pays qui attend dans la fébrilité et la contestation la promulgation de sa Constitution (fixée au 27 mai prochain) , les jésuites fêtent le 60ème anniversaire de la fondation du Saint-Xavier's College à Katmandou.

Paralysé par une grève générale, menacé par l’insurrection qui couve dans les régions où les minorités ethniques ...

... réclament plus d'autonomie, le Népal semble plus que jamais au bord du chaos. Au sein de l’Assemblée, les différents partis ne parviennent toujours pas à s’entendre sur les principes fondateurs de la Constitution dont ils ont reporté la date de remise pour la sixième fois, laissant planer un doute inquiétant quant à la reconduction de la liberté religieuse et à la laïcité de l’Etat.

Dans l’espoir de mettre fin à l’agitation politique, le Premier ministre maoïste Baburam Bhattarai a effectué le 5 mai dernier un important remaniement ministériel, tentant d'unir au sein d'un gouvernement de coalition les représentants des quatre principaux partis du Parlement (parti maoiste, Congrès népalais, Front démocratique uni Madhesi, Parti communiste du Népal).

C’est dans ce contexte troublé que le 6 mai dernier, la Nepal Jesuit Society (NJS) a fêté à l’Ecole St Xavier de Jawalakhel, à Katmandou, le 60ème anniversaire de sa présence au Népal. L’histoire de l’établissement se confond avec celle des jésuites au Népal ; ce fut grâce à la création de ce collège que la compagnie de Jésus fit ses premiers pas au « royaume hindou interdit », venant à la demande du roi Tribhuvan Shah poser les bases d’un système éducatif jusqu’alors quasi inexistant (1).

« La jeune pousse plantée par la NJS en 1951 a aujourd’hui grandi jusqu’à devenir un arbre magnifique avec des branches s’étendant sur tout le Népal », a déclaré le P. Amrit Rai, principal de la St Xavier’s School de Jawalkhel lors de l’ouverture des festivités.

Le premier collège Saint-Xavier fondé à Godavari près de Katmandou ne comptait que 65 élèves lors de son ouverture le 5 juillet 1951 par le P. Marshall D. Moran. Aujourd’hui, rapporte avec fierté le principal de l’établissement, l’école est l’une des plus réputées du pays et accueille des centaines d’élèves, de la maternelle au secondaire (2).

Au fil des ans, et plus particulièrement sous le règne du roi Birendra Shah où s'était amorcé le tournant démocratique du pays, la NJS avait créé d’autres écoles, puis, toujours en veillant à respecter l’interdiction du prosélytisme, avait développé des centres de soins et d’aide sociale, des structures alors à l’état embryonnaire au Népal.

A l’heure actuelle, les jésuites dirigent, en plus des deux collèges de Godavari et de Jawalkhel, deux autres établissements dans le district oriental de Jhapa ainsi que le St Xavier’s College de Maitighar à Katmandou où plus de 3 500 élèves suivent des études universitaires. Ils administrent également le Human Resource Development Centre à Katmandou, un centre de réhabilitation pour toxicomanes (Freedom Centre) à Lalitpur, des établissements pour enfants inadaptés à Pokara et Jawalkhel, ainsi que différents centres médicaux. Des projets d’écoles pour les enfants défavorisés sont également en cours.

Le 6 mai dernier, malgré le contexte politique particulièrement tendu, le président du Népal, Ram Baran Yadav, a tenu à honorer de sa présence les cérémonies du jubilé du St Xavier College au cours desquelles il a déclaré que les jésuites avaient « complètement révolutionné le système éducatif du pays ». Ajoutant que le « futur d’une nation dépendait de la qualité de l’éducation que ses enfants recevaient », le président népalais a rappelé que le Collège Saint-Xavier avait « formé l’élite dirigeante du pays ». Un fait notoire, selon le Kathmandu Post qui rapporte que le fils du ministre des Finances maoiste Barshaman Pun, comme les enfants des membres du Parti communiste, suivent leur scolarité au college jésuite de Jawalakhel.

« Avec cette expérience de 60 années dans le domaine de l’éducation, nous devons aujourd’hui nous montrer plus innovants afin de hisser l’enseignement au Népal à un niveau encore supérieur », a commenté le P. Boniface Tigga, supérieur régional des jésuites au Népal. « Cependant, ces années écoulées n’ont pas été faciles, a-t-il poursuivi, rappelant que « si le pays avait été imprégné de la sueur du travail des Pères [fondateurs du Collège Saint-Xavier ], il l’avait été aussi du sang du P. Gafney », faisant référence au prêtre jésuite d’origine américaine assassiné à son domicile de Katmandou en décembre 1997.


(1) Les Rana, Premiers ministres de la dynastie des Shah, avaient créé en 1853 la première école du Népal pour les enfants des classes dirigeantes. Mais ce n’est qu’en 1951 que Tribhuvan Shah, après avoir balayé les Rana et repris le trône, fit inscrire le droit à l’éducation dans la Constitution . En 1975, le roi Birendra rendit l’école officiellement gratuite et obligatoire.
(2) En 1951, répondant à l’invitation du roi du Népal, les PP. Ed Saxton, Francis Murphy et Marshall Moran, jésuites d’origine américaine, venus de la Province de Patna (Inde), fondèrent à Godavari, le St Xavier's College. Aujourd’hui, ce premier établissement compte plus de 1 000 élèves (classes mixtes, du primaire au collège) et le collège de Jawalakhel près de 2 000 étudiants (classes mixtes, du primaire au lycée), tous très majoritairement hindous. L’université Saint Xavier’s College à Maitighar a, quant à elle, vu le jour en 1995.

(Source: Eglises d'Asie, 8 mai 2012)
 
Indonésie: Aceh: dans une province où la charia est appliquée, les autorités ont fermé trois églises chrétiennes
Eglises d'Asie
08:35 09/05/2012
Le 1er mai dernier, les autorités de la province d’Aceh ont fait fermer trois églises chrétiennes, deux dédiées au culte catholique et la troisième au culte protestant, arguant du fait que les trois bâtiments cultuels ne répondaient pas aux dispositions prévues par le décret de 2006 régissant la construction des lieux de culte en Indonésie.

Dans la province d’Aceh, à la pointe nord-ouest de Sumatra, les trois lieux de culte fermés se situent dans la pointe sud-ouest de la province, non loin de la frontière administrative séparant Nanggroe Aceh Darussalam, le nom complet de la province d’Aceh, et la province de Sumatra-Nord. Ils se trouvent tous trois dans le district de Singkil, à savoir la chapelle catholique de Napagaluh, l’église paroissiale catholique Saint-Paul de Lae Balno, et le temple protestant de Pakpak Dairi. Selon les médias locaux, les autorités du district de Singkil ont expliqué que les trois lieux de culte étaient dépourvus de permis de construire en bonne et due forme.

Officiellement, la raison invoquée pour la fermeture des lieux de culte est un manquement aux obligations créées par le décret de 2006. Reprenant un décret de 1969, ce décret de 2006 est extrêmement contraignant pour toute communauté religieuse désirant construire ou agrandir un lieu de culte. Il suppose notamment que la communauté en question doit compter un minimum de 90 fidèles et, pour obtenir un permis de construire, doit avoir l’accord d’au moins 60 personnes habitant le voisinage du futur lieu de culte et n’appartenant pas à la religion à laquelle sera rattaché le lieu de culte envisagé. Concrètement, une communauté religieuse minoritaire rencontre les plus grandes difficultés à obtenir de la communauté religieuse majoritaire un tel accord. Dans un pays comme l’Indonésie, où les musulmans représentent 85 % de la population et les chrétiens 10 % de la population, les communautés chrétiennes se voient très souvent dans l’incapacité d’édifier les bâtiments nécessaires à l’exercice du culte. Dans la province d’Aceh, musulmane à 99 %, où l’islam se pratique sous une forme rigoriste, les quelques centaines de chrétiens, catholiques et protestants confondus, qui y vivent sont dans une situation délicate.

Les trois lieux de culte visés par l’ordre de fermeture étaient cependant implantés de longue date. Dans le district de Singkil, proche du Sumatra-Nord, province où les catholiques comptent pour 8,5 % de la population, la chapelle de Napagaluh avait été construite en 1974 et, selon des sources ecclésiastiques locales, les services religieux qui y étaient menés chaque semaine se déroulaient sans difficulté ni tension avec le voisinage.

Le 1er mai, lorsque des représentants des autorités, accompagnés de membres des forces de l’ordre, sont venus signifier la fermeture des lieux de culte, des militants du Front des défenseurs de l’islam étaient présents. Leur présence laisse à penser que les militants islamistes ne sont pas étrangers à la décision des autorités provinciales. Selon l’agence AsiaNews, le Singkil Muslim Forum dénonçait depuis quelque temps la « prolifération » d’églises chrétiennes dans la région, allant jusqu’à dénombrer 27 « lieux de prière » chrétiens, alors même qu’un accord conclu entre musulmans et chrétiens en 2001 aurait dû limiter la présence chrétienne dans le district à une église et quatre lieux de prière.

Du côté du diocèse catholique de Sibolga, dont le territoire comprend la province d’Aceh, on se refuse à tout commentaire sur la fermeture des églises. Il est simplement souligné que cette affaire n’a pas de causes sociales ou religieuses, mais politiques. Le contexte dans lequel se déroulent ces fermetures est très particulier, indique-t-on. Lors des élections qui viennent d’avoir lieu à Aceh en avril, les Acehnais ont élu au poste de gouverneur et vice-gouverneur une nouvelle équipe. Avec 55 % des voix, Zaini Abdullah et Muzakir Manaf l’ont clairement emporté sur l’équipe sortante, au pouvoir depuis 2007, qui n’a réuni que 29 % des suffrages. La campagne électorale a toutefois été marquée par des violences, des menaces et des coups de feu.

La province d’Aceh a été le théâtre jusqu’en 2005 d’une guérilla meurtrière opposant le GAM, mouvement sécessionniste, et l’armée indonésienne. En 2004, les côtes d’Aceh ont été ravagées par le tsunami de 2004, catastrophe qui a été suivie d’un afflux soudain d’ONG nationales et internationales de toutes sortes. Depuis, les institutions de la province ne sont pas encore pleinement stabilisées. Par ailleurs, du fait du statut d’autonomie particulier mis en place pour Aceh en 1999 et 2001, la charia est appliquée dans la province, la question de son application aux seuls musulmans ou à tous les habitants d’Aceh restant en suspens.

Dans ce contexte, la victoire de Zaini Abdullah aux élections d’avril dernier signifie peut-être une extension du domaine de la charia. Ancien ministre des Affaires étrangères du GAM, un temps exilé en Suède, Zaini Abdullah a fait campagne sur la réconciliation entre Acehnais et pour le développement économique d’Aceh, une des provinces les plus pauvres du pays. Mais il a aussi porté l’accent sur l’application de la charia à l’ensemble de la population de la province.

Interviewé au lendemain de sa victoire électorale par le Jakarta Post (2), il tenait les propos suivants en réponse à une question sur l’application de la charia à Aceh : « Je n’ai jamais manqué une prière, même quand je vivais à l’étranger. Pour les Acehnais, la religion est comme le lait qui vous a nourri depuis votre plus tendre enfance. Aucun Acehnais ne brisera jamais les liens qui l’unissent à la religion musulmane. Mais, selon moi, la religion et la charia ne sont pas une menace. Ce qui est important est de ramener la province à la gloire du temps passé, à l’époque du [sultan] Iskandar Muda [1583-1636]. A cette époque, toutes les affaires étaient fondées sur le Coran et les hadith [propos et enseignements que la tradition attribue à Mahomet]. C’est comme cela que le royaume est devenu prospère. Iskandar Muda avait noué des relations de qualité avec toutes sortes de gens, à Aceh comme à l’étranger, qu’ils soient musulmans ou non-musulmans. Et c’est exactement ce que je compte reproduire. Je souhaite appliquer entièrement la charia, pas uniquement de manière partielle, comme cela a été le cas jusqu’à aujourd’hui. Cela ne peut se faire qu’en usant de prévention et d’action. Je veux que tous les jeunes Acehnais puissent bénéficier du meilleur enseignement religieux qui soit afin qu’ils deviennent de bons musulmans. »

(1) AsiaNews, 7 mai 2012.
(2) Jakarta Post, 27 avril 2012.

(Source: Eglises d'Asie, 8 mai 2012 )
 
Portugal drops 4 public holidays in austerity move
MarketWatch
08:44 09/05/2012
FRANKFURT (MarketWatch) -- Portuguese workers will give up four public holidays beginning in 2013 as part of the government's austerity drive, news reports said Wednesday. Under the agreement, two religious festivals and two other public holidays will be suspended for five years, the BBC reported.

The Portuguese government negotiated which Catholic festivals to drop with the Vatican, reports said. The move cuts the total number of public holidays to 10 from 14. Portuguese workers will now head to their jobs on All Saints Day on Nov. 1; Corpus Christi, which falls 60 days after Easter; Oct. 5, which marks the formation of the Portuguese Republic; and Dec. 1, which celebrates Portuguese independence from Spanish rule in 1640, the report said. Portugal received a 78 billion euro ($101.2 billion) bailout from the European Union and the International Monetary Fund last year.

(source: http://www.marketwatch.com/story/portugal-drops-4-public-holidays-in-austerity-move-2012-05-09?siteid=rss)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ Bình Trưng, GP Mỹ Tho
LM Giuse Nguyễn Tuấn Hải
12:05 09/05/2012
MỸ THO - Sau hơn 4 năm được xây dựng, vào lúc 9 giờ 30 phút sáng ngày 9 tháng 5 năm 2012, Đức Cha Phaolô đã long trọng cử hành Thánh Lễ Cung hiến Nhà thờ Bình Trưng, thuộc Ấp Bình Thới A, xã Bình Trưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đồng tế với Đức Cha có 56 linh mục trong và ngoài Giáo phận. Tham dự thánh lễ có khá đông các thành phần dân Chúa bao gồm Bề Trên các Hội Dòng, các tu sĩ nam nữ và giáo dân trong và ngoài Giáo phận, ước tính khoảng 1000 người.

Xem hình ảnh

Giáo xứ Bình Trưng được các Thầy Giảng của Dòng Kitô Vua Cái Nhum thành lập khoảng năm 1930. Đặc biệt đây là Họ đạo mà cố Đức Cha An-rê Nguyễn Văn Nam từng là Cha Sở trong thời gian dài 17 năm; thời gian này có nhiều khó khăn và chiến tranh cũng ác liệt. Giáo dân phải tản cư, nhà thờ bị bom dội sập. Hiện nay số giáo dân trong giáo xứ vào khoảng 550/ 8776 dân số. Linh mục Chánh sở là Cha Antôn Nguyễn Ánh Quang (Khóa 3, ĐCV Thánh Giuse-Sài Gòn).

Khởi đầu thánh lễ, Cha Antôn Nguyễn Ánh Quang – Cha Sở Giáo xứ Bình Trưng – đã nói vắn tắt quá trình xây dựng ngôi thánh đường mới, và trao tấm hình phóng to mô hình ngôi nhà thờ mới cho Đức Cha. Ngôi nhà thờ mới thuộc về Giáo phận, một cách nào đó thuộc về Giám mục. Điều này nói lên ý nghĩa Giáo hội của việc xây dựng ngôi nhà thờ: Tất cả là vì Danh của Chúa, và cho Hội Thánh của Chúa.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Phaolô mở đầu như sau: “Hôm nay chúng ta quy tụ nhau lại đây, đông đảo vui tươi, đều cùng nhau cử hành lễ khánh thành và cung hiến ngôi nhà thờ mới xây dựng của Giáo xứ Bình Trưng, rất xinh đẹp và khang trang. Tôi tin rằng Thiên Chúa Ba Ngôi trên trời vui mừng “nhìn xuống chúng ta”, là gia đình của Ngài tại trần gian. Chúa Cha vui vẻ nhìn chúng ta là những môn đệ của Chúa Giêsu, Con Yêu Dấu của Ngài, tụ họp nhau, để đón tiếp, gặp gỡ, đồng bàn với Chúa Giêsu.”

Đức Cha cũng nói lên mục đích xây dựng ngôi nhà thờ mới là để đón tiếp Chúa Giêsu, giống như ông Da-kêu đã long trọng và vui vẻ đón tiếp Chúa vào nhà của ông. Mặc dù ông Da-kêu cảm thấy mình bất xứng, không đáng được Chúa đến thăm, nhưng chính Chúa đã muốn đến nhà ông. Chúa Giêsu đến để đem ơn cứu độ, ơn tha tội, sự sống, và niềm vui của Ba Ngôi Thiên Chúa đến cho ông Da-kêu nhỏ bé. Rồi liên hệ đến cộng đoàn phụng vụ, Đức Cha mời gọi mọi người hãy có ước vọng được chiêm ngắm Chúa, được Chúa đến thăm như ông Da-kêu.

Đức Cha còn nhấn mạnh đến ý nghĩa của ngôi nhà thờ, đó là nơi Chúa ngự, là nơi Chúa đến; đặc biệt khi Giáo hội dâng Thánh lễ. Tiếp theo, Đức Cha dùng ngôn ngữ thần học để diễn giải sâu hơn về sự hiện diện của Chúa trong bí tích Thánh Thể. Đức Cha cũng nhấn mạnh rằng: “Chúa Thánh Thần là Thần Lực của Chúa làm cho chúng ta được vững mạnh trước những thử thách. Chúa Thánh Thần là Ánh Sáng chiếu soi cho cuộc đời trần thế của chúng ta còn đầy những bóng tối. Chúa Thánh Thần là Thần Trí ban cho chúng ta sự khôn ngoan, biết cân nhắc điều tốt xấu, biết nhận ra lẽ phải. Chúa Thánh Thần là Thần Tình Yêu làm cho tình bác ái trong chúng ta dồi dào chan chứa.” Từ đó, Đức Cha đưa người nghe đến sự hiện diện thần linh của Chúa nơi ngôi nhà thờ vật chất được xây dựng bằng gạch đá. Nhà thờ cần phải “hiến thánh” dâng lên cho Thiên Chúa để nó có sứ mạng đưa mọi loài thụ tạo, đặc biệt là loài người về với Thiên Chúa.

Kết thúc bài giảng, Đức Cha nêu lên những áp dụng thực hành như sau: “Góp phần xây dựng nhà thờ, là góp phần rất thực tế để xây dựng Giáo hội Chúa Kitô. Lời Chúa còn nhắc chúng ta đừng quên xây dựng bản thân, con người và cuộc đời của mình trở nên đền thờ sống động của Thiên Chúa, nơi có Chúa Thánh Thần ngự trị.”

Trong Thánh Lễ, Đức Cha cung hiến nhà thờ mới và bàn thờ bằng đá mới. Sau khi cung hiến, Đức Cha đặt xương Cha thánh tử đạo Phêrô Nguyễn Văn Lựu vào bàn thờ mới. Từng cây cột của nhà thờ mới được xức dầu thánh hiến và thắp nến sáng trong khi được làm phép. Kết thúc nghi thức Cung hiến, Cha Đô-mi-ni-cô Phạm Văn Khâm – Hạt Trưởng Hạt Cái Bè – công bố Chứng Thư Cung Hiến Nhà thờ Bình Trưng của Tòa Giám mục, do Đức Cha Phaolô ấn ký. Sau đó Thánh lễ diễn ra như thường lệ.

Sau lời nguyện hiệp lễ, Ông Chủ Tịch HĐMV Giáo xứ Bình Trưng – đại diện cho Giáo xứ – tri ân Đức Cha, cảm ơn Cha Tổng Đại Diện Giáo Phận, quý Cha, quý Bề Trên các Hội Dòng, quý nam nữ tu sĩ, quý thân nhân, quý khách, các kiến trúc sư, kỹ sư và thợ xây dựng nhà thờ, quý chức sắc của các tôn giáo bạn và các cấp chính quyền. Sau lời cám ơn, một em thiếu nhi lên tặng hoa cho Đức Cha, để biểu lộ lòng chân thành và biết ơn sâu sắc của Giáo xứ đối với Vị Cha Chung của Giáo phận.

Trong phần đáp từ cuối thánh lễ, Đức Cha vui vẻ nói rằng, mặc dù ngày hôm nay Đức Cha rất bận rộn, nhưng phải sắp xếp để đến dâng thánh lễ cung hiến nhà thờ Bình Trưng xinh đẹp và khang trang này vì 2 lý do. Lý do thứ nhất là vì đây là nơi Đức Cha An-rê, vị tiền nhiệm của Ngài, từng làm Cha Sở 17 năm. Đức Cha An-rê rất đạo đức, tốt lành và khả ái. Lý do thứ hai, vì Giáo xứ Bình Trưng cũng là nơi Cha Giuse Bùi Văn Hoàng đã làm Cha Sở 26 năm. Cha Giuse đã từng làm việc sát cánh với Đức Cha, Cha Giuse rất có tinh thần và lòng yêu mến Giáo hội. Cha Giuse đã dầy công xây dựng những người giáo dân ở nơi đây, xây dựng con người rất quan trọng và khó khăn hơn nhiều so với xây dựng cơ sở vật chất.

Kế đến, Đức Cha nói vui rằng, đây là ngôi nhà thờ có thể nói là xây lâu kỷ lục trong Giáo phận: 4 năm, 5 tháng, và 9 ngày. Dĩ nhiên là có những lý do, nhưng qua đó cho thấy sự kiên trì của Cha sở An-tôn Nguyễn Ánh Quang và giáo dân nơi đây, kiên trì quyết xây dựng cho xong ngôi nhà thờ mới. Đó cũng là nhờ các ân nhân các nơi đã giúp đỡ, nhiều người thấy Cha sở hiền lành nên cũng thương và sẵn lòng giúp đỡ.

Cuối cùng, Đức Cha nhắc đến việc Cha sở An-tôn có hứa với Đức Cha rằng sau khi xây nhà thờ xong thì đi thăm giáo dân. Đức Cha cho rằng, xây dựng nhà thờ quan trọng, nhưng xây dựng con người còn khó hơn rất nhiều so với xây dựng nhà thờ, xây dựng cơ sở. Đức Cha mỉm cười rằng, hy vọng Cha Sở giữ lời hứa với Đức Cha.

Bên trong nhà thờ có sức chứa khoảng 500 người, do không còn chỗ nên có nhiều người dự lễ ở bên ngoài Nhà thờ. Tuy vậy, thánh lễ diễn ra thật long trọng, trang nghiêm và sốt sắng. Cuối lễ, Đức Cha ban phép lành trọng thể cho toàn thể dân Chúa. Thánh lễ kết thúc vào lúc 11 giờ 25 phút.
 
Tĩnh Tâm Tháng 5 Của Linh Mục – Tu Sỹ Giáo Phận Lạng Sơn – Cao Bằng
Giuse Trần Ngọc Huấn
20:55 09/05/2012
Tĩnh Tâm Tháng 5 Của Linh Mục – Tu Sỹ Giáo Phận Lạng Sơn – Cao Bằng

Trong hai ngày 8-9 tháng 05 năm 2012, tại giáo xứ Thất Khê, thuộc giáo hạt Lạng Sơn của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, tất cả các linh mục, nam nữ tu sỹ, chủng sinh, ứng sinh trong giáo phận đã quy tụ về để tham dự chương trình tĩnh tâm hàng tháng.

Xem hình

Đã thành thông lệ từ nhiều năm qua, cứ hai tháng một lần, tất cả các linh mục và tu sỹ đang phục vụ trên cánh đồng truyền giáo của giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, lại quy tụ bên nhau để cùng sống tình huynh đệ, lắng nghe, chia sẻ những cảm nghiệm, suy tư trong công tác mục vụ, cùng cầu nguyện cho công việc được tốt đẹp như lòng Chúa mong ước, và thoả lòng dân Chúa ước mong.

Chương trình hai ngày tĩnh tâm được chính thức bắt đầu vào lúc 16 giờ với Kinh Chiều được cử hành trọng thể tại nhà thờ giáo xứ Thất Khê. Sau đó, mọi người lắng nghe chia sẻ của cha đại diện giám mục Giuse Nguyễn Ngọc Thể về “Tương quan giữa Lời Chúa và việc truyền giáo”.

Trong khung cảnh nhiều khác biệt của vùng truyền giáo, những thợ gặt dấn thân phục vụ nơi giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng cũng phải mang trong mình những nét khác hơn, mà trong đó đặc biệt đề cao tinh thần phục vụ, sự dấn thân và nhiệt huyết tông đồ. Truyền giáo giờ đây không đơn thuần là những lời rao giảng nhưng còn là chính đời sống chứng tá Tin Mừng, do đó, các thợ gặt cũng phải mang tinh thần Đến với muôn dân, để sống với họ, để chia sẻ và nâng đỡ họ, và nhất là để đem ánh sáng Tin Mừng Cứu Độ đến cho họ, qua chính sự thân thiện, gần gũi, thái độ niềm nở và tấm lòng phục vụ chân thành. Truyền giáo bằng cách âm thầm xây dựng con người để họ có cơ hội có một đời sống xứng đáng với phẩm giá con người hơn.

Trong việc thực thi ơn gọi và sứ mệnh của mình, người truyền giáo không được an phận thủ thường mà phải chấp nhận một cuộc sống đầy những thử thách và sóng gió, phải ra đi để có thể loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống của mình. Người truyền giáo phải hiện diện và tiếp xúc không chỉ với anh em giáo hữu mà còn phải đặc biệt hướng tới anh chị em lương dân bằng một sự chân thành, yêu mến và tôn trọng họ, trong chính môi trường mà mình đang sống và làm việc tông đồ. Chính sự hiện diện và tiếp xúc mới nảy sinh tình yêu bởi vì không có tình thương yêu chân thành thì việc truyền giáo chỉ còn là mơ hồ, viển vông.

Chương trình tĩnh tâm tiếp diễn với những thánh lễ chiều tại nhà thờ giáo xứ Thất Khê do Đức cha Giuse chủ sự, cùng với tất cả các linh mục, nam nữ tu sỹ và anh chị em giáo dân. Ngôi nhà thờ của giáo xứ Thất Khê hôm nay sống lên một bầu khí của tình hiệp thông. Sự hiện diện của mọi thành phần dân Chúa từ Đức Giám mục, linh mục đoàn, nam nữ tu sỹ và giáo dân làm nên dấu chỉ nét đẹp của giáo hội địa phương. Mọi người cùng sốt sắng ca tụng Thiên Chúa, dâng lên Người tâm tình tạ ơn và cầu nguyện chân thành.

Sau Thánh lễ, cộng đoàn hiện diện cùng tham dự buổi dâng hoa kính Đức Mẹ do các em thiếu nhi nam và nữ của giáo xứ Thất Khê đồng tiến. Đây là điều thật ý nghĩa trong khung cảnh tháng kính Đức Mẹ.

Vào lúc 21 giờ 15, các linh mục và tu sỹ trong giáo phận lại có những giờ phút hồi tâm sâu lắng bên Chúa Giêsu Thánh Thể. Mỗi người dâng lên Chúa những suy tư, thao thức của mình về hành trình ơn gọi, nhất là sự dấn thân nơi miền đất truyền giáo còn nhiều thách đố này. Sau những tháng ngày miệt mài trên cánh đồng truyền giáo, giờ đây các thợ gặt có những giờ phút thảnh thơi, sống thân tình bên Chúa. Từ nguồn suối ơn lành của Thánh Thể Chúa, chắc chắn mỗi người đều cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn, và nghị lực mới, để sẵn sàng dấn thân trên những hành trình tiếp theo của đời dâng hiến – phục vụ.

Ngày thứ nhất của chương trình tĩnh tâm tạm khép lại với Phép Lành Mình Thánh Chúa trọng thể và giờ kinh tối sốt sắng.

Bước vào ngày thứ hai của chương trình tĩnh tâm, vào lúc 5h00 sáng, Đức cha Giuse đã chủ sự thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Thất Khê, trong sự đồng tế của các linh mục trong giáo phận, sự tham dự của quý nam nữ tu sỹ và anh chị em giáo dân. Những lời kinh nguyện, những bài hát đạo đức, hòa với những tâm lòng sốt mến, mở đầu cho một ngày mới thật ý nghĩa. Sau thánh lễ, mọi người cùng hiệp ý trong giờ kinh phụng vụ đầu tiên trong ngày.

Trong vòng một giờ đồng hồ, từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30, các linh mục và nam nữ tu sỹ hồi tâm suy niệm riêng và lãnh nhận bí tích Giao Hòa. Hành trình của người môn đệ Chúa Kitô, dù luôn sống trong ơn lành của Chúa, nhưng chắc chắn, với sự mỏng dòn yếu đuối của con người, họ gặp phải không ít những lầm lỗi. Mỗi dịp tĩnh tâm là cơ hội thuận tiện để nhìn lại chính mình, giao hòa với Chúa và tha nhân, để lãnh nhận ơn phúc của Người cho một hành trình mới tốt đẹp hơn.

Vào lúc 8 giờ 45, chương trình ngày tĩnh tâm được tiếp tục với phần Hội Thảo do Cha Gioan Baotixita Nguyễn Anh Tuấn (OFM) chủ trì. Buổi Hội Thảo này được tổ chức tại nhà thờ cũ của giáo xứ Thất Khê. Đây cũng là ngôi nhà thờ mà Đức cố Giám mục Vinhsơn Phaolô Phạm Văn Dụ đã gắn bó trong suốt hơn 30 năm cư trú ở đây. Đề tài chủ đạo hôm nay được các tham dự viên thảo luận một cách thẳng thắn và cởi mở, đó là công tác chuẩn bị cho ngày Đại Hội Giới Trẻ của giáo tỉnh Hà Nội sẽ được tổ chức tại giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng vào cuối năm nay. Mỗi người một chia sẻ, một nhận định, một cảm nghiệm, cũng như mỗi người đưa ra những phương thế riêng nhưng tựu trung lại, tất cả đều hướng đến những sự nhiệt tâm và thao thức muốn tổ chức một ngày Đại Hội thành công, đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.

Vào lúc 10h00 sáng, sau giờ Kinh Sách tại nhà thờ giáo xứ, Đức cha Giuse Giám mục giáo phận đã chia sẻ về sứ vụ và ơn gọi của linh mục, nam nữ tu sỹ trong hoàn cảnh hiện nay. Đức cha Giuse nhấn mạnh và quảng diễn về sứ vụ dựa theo Thư gửi các linh mục của Bộ Giáo Sĩ và các giáo huấn của Giáo Hội.

Ngày nay, nhất là các linh mục trong việc Thờ Lạy hằng ngày và trong sứ vụ thường nhật phải đưa tất cả về với niềm Hiệp Thông Ba Ngôi: chỉ từ sự hiệp thông ấy và chìm đắm trong đó, các tín hữu mới có thể thực sự đạt tới tâm hồn của mỗi người và tới quê hương mà tất cả chúng ta được kêu gọi đi tới. Và chỉ như thế các linh mục chúng ta mới có thể tái trao tặng cho con người ngày nay phẩm giá làm người, ý nghĩa những quan hệ giữa con người với nhau và ý nghĩa đời sống xã hội, và mục đích của toàn thể công trình sáng tạo.

“Tin nơi một Thiên Chúa duy nhất là Tình Thương”: không có công trình tái truyền giảng Tin Mừng nào thực sự là có thể nếu các tín hữu Kitô chúng ta không có khả năng gây kinh ngạc và làm cho thế giới tái xúc động với việc loan báo Bản Chất Tình Thương của Thiên Chúa chúng ta, nơi Ba Ngôi Thiên Chúa diễn tả bản chất ấy và đưa chúng ta vào cuộc sống của Ba Ngôi.

Thế giới ngày nay, với những xâu xé ngày càng đau thương và đáng lo âu, đang cần Chúa Ba Ngôi, và loan báo Ngài chính là nghĩa vụ của Giáo Hội. Để có thể chu toàn công tác này, Giáo Hội phải tuyệt đối gắn bó với Chúa Kitô và không bao giờ để mình bị tách rời khỏi Ngài: Giáo Hội cần các thánh đang ở trong “con tim của Chúa Kitô” và là những chứng nhân hạnh phúc về Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Sau giờ chia sẻ, Đức cha Giuse đã đưa ra những chỉ dẫn mục vụ trong thực tế hoàn cảnh hiện nay của Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, như vấn đề các ngày lễ, vấn đề cử hành phụng vụ, các bí tích… Đức cha cũng giới thiệu với cộng đoàn hiện diện cha Giuse Trần Sĩ Nghi (S.J) mới đến giáo phận và sẽ giúp trong các công việc văn phòng của Toà Giám mục.

Chương trình của hai ngày tĩnh tâm khép lại với bữa cơm trưa thân mật, ấm tình gia đình tại nhà xứ Thất Khê. Những ngày tĩnh tâm của tháng 5 tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại nhiều dấu ấn trong mỗi tham dự viên. Sau những gặp gỡ và chia sẻ, mọi người, từ các linh mục tới nam nữ tu sỹ, chủng sinh và dự tu trong giáo phận đã trau dồi được cho mình nhiều tri thức và kinh nghiệm về vấn đề truyền giáo, loan báo Tin mừng trong bối cảnh hiện tại. Đó sẽ là những hành trang thật quý để người tông đồ dấn thân đến với mọi người trong tinh thần truyền giáo đích thực, với tất cả sự nhiệt tâm và yêu mến. Không chỉ có vậy, những giờ phút gặp gỡ, chia sẻ trong ngày tĩnh tâm sẽ trở nên động lực tinh thần để nâng đỡ mỗi người trên hành trình ơn gọi nơi mỗi hoàn cảnh, cuộc sống và công việc mục vụ - tông đồ của mình. Trong khung cảnh của giáo phận truyền giáo, thiết nghĩ, những ngày tĩnh tâm, gặp gỡ như vậy sẽ mang nhiều ý nghĩa đáng trân trọng.

Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán: Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt, Chúa hãy ban nhiều thợ biết nhiệt thành, để Nước Chúa rộng lan khắp nơi. Xin Chúa ban cho đoàn chúng con nên tông đồ thiện toàn mở Nước Chúa luôn.

CB.09-05-2012

Giuse Trần Ngọc Huấn
 
Tin Đáng Chú Ý
Chuyện có thật: Obama suýt thua một tên tù
Trần Mạnh Trác
15:35 09/05/2012
Ở West Virginia người ta kỵ Obama đến nỗi, trong cuộc bầu cử sơ bộ vừa rồi, một tên tù hình sự vô danh tiểu tốt tên là Keith Judd đang thụ án 17 năm tại trại tù Liên bang ở Texarkana Texas đã thu được 40% tổng số phiếu (72,000 phiếu so với 106,000 cho Obama).

Vì thắng ở nhiều quận cho nên Keith Judd có quyền cử đại diện đi dự cuộc họp đại hội đảng. Nhưng cho tới nay chưa có ai ghi danh làm đại biểu cho anh ta cả.

Keith Judd là ai vậy?

Theo một ý kiến trên trang web VoteSmart (do chính anh tự viết?), thì tuy rằng việc hình sự cuả Keith Judd đã làm hoen ố những nhận định 'khách quan' về anh ta, nhưng sự thật anh ta đã có một hồ sô cá nhân rất là 'ấn tượng' như sau:

-Anh đã từng sáng lập ra phong trào 'Hoà Bình Thế Giới qua sự Cảm Thông từ Âm Nhạc,' và là chủ tịch cuả phong trào này từ 1963 cho đến nay.

-Anh là thành viên cuả 'Liên Bang các Siêu Anh Hùng' (Super Heroes ,) từ năm 1976 cho đến 1982.

Trên tờ lý lịch cá nhân, anh khai 54 tuổi, đã theo học (attended) ChínhTrị ở ĐH Harvard, học Thương Mại, Âm Nhạc, Nhảy Đầm, Hùng Biện, Tâm Lý học ở University of New Mexico và University of California Los Angeles.

Anh ta còn học Vât Lý và Nguyên Tử tại ĐH University of California Los Alamos.

Trước khi vào tù vì tội đe doạ tống tiền ở ĐH New Mexico năm 1999, nghề nghiệp chính cuả anh là Chơi Guitar Bass cho các ban nhạc nay đây mai đó.

Tác giả anh ái mộ nhất là mẹ anh (tác phẩm?). Người anh kính nể nhất là cha anh vì ông đã chế ra trái bom nguyên tử đầu tiên (?) và chính trị gia anh khâm phục nhất là tổng thống Nixon vì ông đã rút quân ra khỏi Việt Nam. Sau cùng người anh mong ước được gặp mặt nhất là nhạc sĩ nổi danh Mozart (đã chết trên 200 năm rồi.)

Ngày 24 tháng 6 năm 2013 tới, anh ta sẽ được thả.
...
Một nhân vật 'bá láp'như vậy mà suýt nữa đánh bại một vị tổng thống đương nhiệm ư? Người ta tự hỏi liệu người dân ở West Virginia có điên không?

Câu trả lời là không. Nó chỉ báo hiệu là Obama đã không còn ăn khách đến nỗi người ta thà bỏ phiếu cho bất cứ ai.

Và một sự thất bại ở West Virginia cũng không làm cho bàn cờ tranh cử thay đổi. Những chương trình Năng Lượng của Obama thường làm nguy hại cho nền kinh tế dựa vào than mỏ cuả Tiểu Bang này cho nên đảng Dân Chủ vẫn nghĩ rằng sẽ mất phiếu ở đây.

Thông thường một vị tổng thống cuả đảng cầm quyền đương nhiên trở thành ứng cử viên cho nhiệm kỳ tới, những cuộc bầu cử sơ bộ chỉ là hình thức bề ngoài mà thôi. Đảng viên dồn phiếu cho vị tổng thống với mục đích tạo thêm thanh thế.

Nhưng dù chỉ là tượng trưng, năm nay, nhiều đảng viên Dân Chủ đã chủ ý chọn một người khác nếu có dịp, bằng không thì thà bỏ phiếu trắng, với chủ ý làm mất mặt tổng thống. Nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra:

Trước đây, ở Oklahoma, Randall Terry chống Obama với danh nghiã chống Phá Thai, ông ta đã dành được 18%.

Ở Tennessee cũng vậy, John Wolfe lấy được 18,000 phiếu.

Ở North Carolina, 20% bỏ phiếu “không ý kiến”.

Và ở Alabama, không có ai là đối thủ, đảng viên Dân Chủ bỏ phiếu trắng 18%.
...
Trở lại chuyện anh chàng Keith Judd, sở dĩ anh ta có tên trên danh sách ứng viên cuả Tiểu Bang chỉ vì anh đã đóng đủ số tiền là $2,500 và gửi tới một tuyên ngôn có thị thực chữ ký, là điều kiện đủ theo luật định cuả nơi đây.

Anh đã làm như vậy ở nhiếu nơi để có danh nghĩa là ứng cử viên tổng thống từ năm 1966.

Không ai coi anh ta là một ứng viên nghiêm chỉnh cả. Sự việc một số đông đảng viên Dân Chủ đã dồn phiếu cho anh báo hiệu có sự rạn nứt trong đảng Dân Chủ... có 'khói' đang bốc lên.

Khi mà một căn nhà bị cháy thì người ta sẽ bỏ chạy thoát thân. Đó là kinh nghiệm năm 2008 khi những ứng viên cuả đảng Cộng Hoà đã 'lịch sự' không mời tổng thống Bush xuất hiện chung trong nhửng cuộc tranh cử địa phương cuả họ.

Bây giờ còn quá sớm để biết sẽ có bao nhiêu người mời Obama. Nhưng ở West Virginia, vị thống đốc Dân Chủ và thượng nghị sĩ Dân Chủ đã lên tiếng không ủng hộ tổng thống.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thoát Xác
Trầm Tĩnh Nguyện
21:30 09/05/2012
THOÁT XÁC
Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện, Việt-Nam
Rắn già rắn lột thay da,
Còn tôi sao vẫn cứ là thế thôi!
Làm sao đổi mới cuộc đời?
(Trầm Tĩnh Nguyện)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền