Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
00:02 09/05/2019
BÁN TỬ THI
Có một phú ông bệnh đã lâu, chỉ vì lão ta coi tiền như mạng sống, nắm cứng trong tay không dám mời thầy thuốc đến khám và bốc thuốc uống, nhìn mắt ông ta thì biết là sắp chết đến nơi.
Lúc hấp hối thì nói với vợ: “Suốt cuộc đời tôi luôn tìm cách tích trử bạc tiền, khó khăn lắm mới dành dụm một ít tiền này, sau khi tôi chết, thì có thể đem da của tôi bán cho thợ thuộc da, thịt thì bán cho đồ tể, tro xương thì bán cho tiệm sơn, bà lo nhớ cho kỉ đấy...” nói xong thì nhắm mắt mà đi.
Đột nhiên lại mở trừng trừng con mắt, dùng hết hơi còn lại, nói tiếng được tiếng mất: “Bây giờ... người bây giờ đều... không thể tin tưởng, tiên vàn...không được...bán chịu, cần...phải lấy. ..tiền ngay !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 6:
Theo kinh nghiệm tu đức thì những người khi còn khoẻ mạnh thích hưởng thụ gì thì khi hấp hối ma quỷ dùng những thứ ấy để cám dỗ họ, mà cám dỗ rất nặng nề.
Ông nhà giàu chính là mỗi một người trong chúng ta, chúng ta coi những thú vui xác thịt, quyền hành địa vị hơn cả sự sống của linh hồn, chúng ta thà mất linh hồn hơn là từ bỏ những đam mê những cám dỗ của ma quỷ và thế gian, ngay cả khi chúng ta nhận thức ra được mình sống trong tội, nhưng vẫn cứ tiếc rẻ những đam mê ấy mà tiếp tục phạm tội...
Có những người trong giờ hấp hối la hét cuồng loạn làm người ta sợ hãi, có người lúc hấp hối thì thấy toàn là chuyện gái trai dâm dục, có người lúc hấp hối thì đòi ăn đòi uống.v.v... tất cả những điều ấy đều là do cơn cám dỗ của ma quỷ để giành giựt linh hồn của chúng ta trong giây phút cuối cùng, thật đáng sợ.
Ra đi trong bình an của Chúa như tiên tri Simêon là những người luôn biết hướng tâm lên cùng Chúa trong cuộc sống của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một phú ông bệnh đã lâu, chỉ vì lão ta coi tiền như mạng sống, nắm cứng trong tay không dám mời thầy thuốc đến khám và bốc thuốc uống, nhìn mắt ông ta thì biết là sắp chết đến nơi.
Lúc hấp hối thì nói với vợ: “Suốt cuộc đời tôi luôn tìm cách tích trử bạc tiền, khó khăn lắm mới dành dụm một ít tiền này, sau khi tôi chết, thì có thể đem da của tôi bán cho thợ thuộc da, thịt thì bán cho đồ tể, tro xương thì bán cho tiệm sơn, bà lo nhớ cho kỉ đấy...” nói xong thì nhắm mắt mà đi.
Đột nhiên lại mở trừng trừng con mắt, dùng hết hơi còn lại, nói tiếng được tiếng mất: “Bây giờ... người bây giờ đều... không thể tin tưởng, tiên vàn...không được...bán chịu, cần...phải lấy. ..tiền ngay !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 6:
Theo kinh nghiệm tu đức thì những người khi còn khoẻ mạnh thích hưởng thụ gì thì khi hấp hối ma quỷ dùng những thứ ấy để cám dỗ họ, mà cám dỗ rất nặng nề.
Ông nhà giàu chính là mỗi một người trong chúng ta, chúng ta coi những thú vui xác thịt, quyền hành địa vị hơn cả sự sống của linh hồn, chúng ta thà mất linh hồn hơn là từ bỏ những đam mê những cám dỗ của ma quỷ và thế gian, ngay cả khi chúng ta nhận thức ra được mình sống trong tội, nhưng vẫn cứ tiếc rẻ những đam mê ấy mà tiếp tục phạm tội...
Có những người trong giờ hấp hối la hét cuồng loạn làm người ta sợ hãi, có người lúc hấp hối thì thấy toàn là chuyện gái trai dâm dục, có người lúc hấp hối thì đòi ăn đòi uống.v.v... tất cả những điều ấy đều là do cơn cám dỗ của ma quỷ để giành giựt linh hồn của chúng ta trong giây phút cuối cùng, thật đáng sợ.
Ra đi trong bình an của Chúa như tiên tri Simêon là những người luôn biết hướng tâm lên cùng Chúa trong cuộc sống của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dẩn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 4 Sau Phục Sinh C 12.5.2019
Lm Francis Lý văn Ca
04:25 09/05/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hình ảnh tình yêu giữa Thiên Chúa và nhân loại, hôm nay được Chúa Giêsu sánh ví như Ngài là người chăn chiên và chúng ta là đàn chiên trong đàn chiên của Ngài. Ôi cao đẹp thay, mối tình của Thiên Chúa kết thân với loài người.
Nhưng trong thực tế, đôi lúc vì quá bận tâm với cuộc sống vật chất, chúng ta đã quên dành cho Chúa sự thân mật, tạo dịp cho Chúa đến trong tâm hồn. Chỉ khi nào có Chúa hiện diện thực sự trong cõi lòng thì chúng ta mới nghiệm đủ ý nghĩa của Lời Chúa hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Thánh Phaolô và Barnaba đến với dân Dothái giáo, rao giảng về Đức Kitô chịu chết và sống lại. Thánh Phaolô đã khám phá ra nơi dân ngoại những ơn đặc biệt mà Chúa đã ban cho họ.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan trình bày cho chúng ta thị kiến: đủ mọi thành phần đông đảo tề tựu trước ngai Chiên Con, là Đức Kitô, tiến về miền đất của nhân sinh, vì họ đã sống trung thành phụng sự Thiên Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Dụ ngôn đàn chiên và chủ chăn nhắc nhở chúng ta là những con chiên thuộc về đàn chiên của Chúa, được dưỡng nuôi, hướng dẫn qua Giáo Hội. Chúng ta được diễm phúc sống trong ân tình của Chúa.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại thật bao la, chính vì thế mà chúng ta luôn tin tưởng và hằng cầu xin với Ngài. Giờ đây, với niềm tín thác đó, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Đấng Thủ Lãnh Đàn Chiên trần thế, qua những cố gắng trong triều đại Ngài mang lại cho thế giới một nền hòa bình đích thực. đặc biệt qua những chuyến Tông Du Mục Vụ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin cho Các Đấng Chăn Chiên, coi sóc các Giáo Hội địa phương, luôn kiên trì và can đảm. Với ơn Chúa Thánh Thần, Các Ngài sẽ chu toàn bổn phận chăm sóc đàn chiên mà Chúa trao phó trong tay Các Ngài. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Xin cho mỗi thành phần trong cộng đoàn xứ đạo của chúng ta luôn ý thức mình phải đóng góp vào sự cổ võ, nâng đỡ ơn thiên triệu trong giới trẻ. Với ơn Chúa ban, họ sẽ là những tu sĩ, linh mục của Giáo Hội mai ngày. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Xin cho mỗi người tín hữu luôn ý thức mình là thành phần của Đoàn dân Chúa; trong tính thần vâng phục luôn cộng tác với các Chủ Chăn trong khả năng của mình để xây dựng Cộng Đoàn dân Chúa đó đây. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Chúng ta nhớ đến những Hồng Y, Giám Mục, Linh mục, Tu Sĩ, là những vị đã hy sinh săn sóc phần hồn chúng ta nay đã vĩnh viễn yên nghỉ. Xin cho Các Ngài được họp mặt cùng Đấng Chăn Chiên Nhân Lành nơi thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Cha, qua sự chuyển cầu của Thánh Tử Giêsu, Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, xin Cha ban cho đàn chiên nhỏ bé của cộng đoàn chúng con, luôn yêu thương và hiệp nhất với Giáo Hội, trong việc nâng đỡ các linh mục coi sóc đàn chiên của Chúa nơi trần gian. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Hình ảnh tình yêu giữa Thiên Chúa và nhân loại, hôm nay được Chúa Giêsu sánh ví như Ngài là người chăn chiên và chúng ta là đàn chiên trong đàn chiên của Ngài. Ôi cao đẹp thay, mối tình của Thiên Chúa kết thân với loài người.
Nhưng trong thực tế, đôi lúc vì quá bận tâm với cuộc sống vật chất, chúng ta đã quên dành cho Chúa sự thân mật, tạo dịp cho Chúa đến trong tâm hồn. Chỉ khi nào có Chúa hiện diện thực sự trong cõi lòng thì chúng ta mới nghiệm đủ ý nghĩa của Lời Chúa hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Thánh Phaolô và Barnaba đến với dân Dothái giáo, rao giảng về Đức Kitô chịu chết và sống lại. Thánh Phaolô đã khám phá ra nơi dân ngoại những ơn đặc biệt mà Chúa đã ban cho họ.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Gioan trình bày cho chúng ta thị kiến: đủ mọi thành phần đông đảo tề tựu trước ngai Chiên Con, là Đức Kitô, tiến về miền đất của nhân sinh, vì họ đã sống trung thành phụng sự Thiên Chúa.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Dụ ngôn đàn chiên và chủ chăn nhắc nhở chúng ta là những con chiên thuộc về đàn chiên của Chúa, được dưỡng nuôi, hướng dẫn qua Giáo Hội. Chúng ta được diễm phúc sống trong ân tình của Chúa.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại thật bao la, chính vì thế mà chúng ta luôn tin tưởng và hằng cầu xin với Ngài. Giờ đây, với niềm tín thác đó, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Đấng Thủ Lãnh Đàn Chiên trần thế, qua những cố gắng trong triều đại Ngài mang lại cho thế giới một nền hòa bình đích thực. đặc biệt qua những chuyến Tông Du Mục Vụ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin cho Các Đấng Chăn Chiên, coi sóc các Giáo Hội địa phương, luôn kiên trì và can đảm. Với ơn Chúa Thánh Thần, Các Ngài sẽ chu toàn bổn phận chăm sóc đàn chiên mà Chúa trao phó trong tay Các Ngài. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Xin cho mỗi thành phần trong cộng đoàn xứ đạo của chúng ta luôn ý thức mình phải đóng góp vào sự cổ võ, nâng đỡ ơn thiên triệu trong giới trẻ. Với ơn Chúa ban, họ sẽ là những tu sĩ, linh mục của Giáo Hội mai ngày. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Xin cho mỗi người tín hữu luôn ý thức mình là thành phần của Đoàn dân Chúa; trong tính thần vâng phục luôn cộng tác với các Chủ Chăn trong khả năng của mình để xây dựng Cộng Đoàn dân Chúa đó đây. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Chúng ta nhớ đến những Hồng Y, Giám Mục, Linh mục, Tu Sĩ, là những vị đã hy sinh săn sóc phần hồn chúng ta nay đã vĩnh viễn yên nghỉ. Xin cho Các Ngài được họp mặt cùng Đấng Chăn Chiên Nhân Lành nơi thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Cha, qua sự chuyển cầu của Thánh Tử Giêsu, Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, xin Cha ban cho đàn chiên nhỏ bé của cộng đoàn chúng con, luôn yêu thương và hiệp nhất với Giáo Hội, trong việc nâng đỡ các linh mục coi sóc đàn chiên của Chúa nơi trần gian. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Nhận Diện Mục Tử Và Người Chăn Thuê
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:29 09/05/2019
Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Chiên Lành (Chúa Nhật IV Phục Sinh), cả Giáo Hội hướng đến việc cổ võ ơn thiên triệu trong bậc tu trì nói chung và cách riêng ơn gọi làm linh mục. Có thể luận suy rằng khi người ta yêu sách phẩm hạnh cần có của một bậc sống thì mặc nhiên người ta khẳng định sự cao quý và cần thiết của bậc sống ấy.
Một sự thật dễ thấy, đó là khi đề cập đến mặt tích cực và khi đó là một trong những nhân đức hay lý tưởng thì người ta dễ đón nhận và cũng dễ tự bằng lòng khi thấy mình chưa đạt đến. Một trong những luận lý để tự châm chước đó là phận người còn nhiều hạn chế, thiếu sót vì như lời người xưa: “nhân vô thập toàn”. Trái lại khi nói đến điều tiêu cực, hay mặt trái của vấn đề thì người ta khó đón nhận, vì ai ai cũng vấn vương chút sĩ diện, chút tự ái nào đó. Dù vậy, qua những lời của chính Chúa Kitô, chúng ta cũng cần xem xét đôi điều để phân biệt mục tử với người chăn thuê.
Đã nói là phân biệt hai thực thể nào đó thì chắc chắn giữa chúng phải có nét tương đồng khiến người ta dễ lầm lẫn. Vì thế, trước hết chúng ta cùng xem xét một vài nét xem ra tương đồng giữa người chăn thuê và vị mục tử:
1.Qua cửa ràn chiên: Cả hai, vị mục tử và kẻ chăn thuê đều đường đường chính chính qua cửa ràn chiên mà vào và ra chứ không leo tường hay chui rào. Có thể nói rằng dù được tấn phong giám mục thành sự, được truyền chức linh mục thành sự, dù có sắc phong, có văn thư bổ nhiệm hợp pháp…thì cũng chưa hẳn đã là mục tử chính hiệu.
2.Biết chiên: Dù rằng khó có thể có cái “biết” theo nghĩa Kinh Thánh đó là đồng thân, chung phận, nhưng người chăn thuê cũng biết con chiên một cách nào đó khả dĩ đáng gọi là biết theo nhãn quan nhân loại.
3.Chiên nghe tiếng và đi theo mục tử cũng như kẻ chăn thuê: Ít ai phản đối sự thật này, vì người chăn thuê không phải là người lạ hay là kẻ trộm (x.Ga 10,5;8). Ngoại trừ một số ít chiên “cá biệt” hoặc bị gán nhãn mác là “chống giáo sĩ”, thì có thể nói là đại đa số giáo dân Công Giáo, cách riêng giáo dân Công Giáo Việt Nam đều ngoan, theo nghĩa là biết vâng nghe lời các đấng bậc.
4.Người chăn thuê và mục tử đều dẫn chiên đến đồng cỏ và nguồn nước: Rất có thể chiên không được hưởng dùng các loại cỏ xanh tươi hay dòng nước mát trong cách tốt nhất, nhưng người chăn thuê vẫn không quên bổn phận cung cấp thức ăn và nước uống cho đàn chiên. Phải chăng đã và đang có đó nhiều vị giảng dạy, cử hành các Bí tích, làm mục vụ… mà còn thiếu tấm lòng mục tử?
Tiếp đến chúng ta cùng nhận diện những điểm khác biệt giữa người chăn thuê và vị mục tử. Đây là nội dung muốn chia sẻ. Hy vọng rằng khi trực kiến với hình ảnh mang tính phản diện thì chúng ta dễ giật mình hơn, không chỉ với những người đang trong phận vụ mục tử mà còn với cả những người trong danh phận con chiên.
1.Làm chỉ vì tiền: Mục đích nhắm của bất cứ người làm thuê nào, nếu thực sự là làm thuê, thì đều vì tiền công. Người chăn thuê cũng có thể có tấm lòng với đàn chiên, nhưng ưu tiên số một vẫn là tiền công, dù là công nhật, công tháng, công năm hoặc hưởng lương theo sản phẩm.
2.Làm hết giờ hơn là làm hết việc: Trong thân phận người làm thuê thì người ta rất mong đến giờ tan sở. Giả như người làm thuê nếu có làm hết việc thì ít khi hết lòng. Nếu người làm thuê làm ăn lương theo sản phẩm thì có đó chuyện làm hết sức, nhưng làm cách công tâm và hết tình thì chưa hẳn có. Trái lại, nếu đúng là mục tử thì có thể nhiều khi làm không hết việc, thậm chí có khi không được việc trước mắt, nhưng luôn thực thi hết lòng.
3.Không quan tâm đến chiên ngoài đàn: Đây là một điều tất yếu đương nhiên. Đã là làm thuê thì ít có ai thích dài tay với những việc xem ra không quá đòi buộc phải làm hoặc có xao nhãng hay không làm cũng chẳng bị trừ lương. Đã là mục tử thì không thể quên lời của Thầy chí thánh, Giêsu: “Ta còn nhiều chiên ở ngoài đàn…”
4.Không bao giờ sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì chiên: Cần thú nhận rằng chẳng có ai dại gì tự nguyện bị thiệt thân vì những gì không thuộc về mình. Khi thấy sói đến người chăn thuê sẵn sàng bỏ chiên để giữ lấy mạng sống mình (x.Ga 10,12). Chuyện hiến dâng mạng sống vì chiên xem ra chẳng hề có trong tâm trí của người chăn thuê. Trái lại, đây là điểm không thể thiếu để thẩm định ai mới là mục tử.
Đọc lịch sử Giáo Hội và với chút luận suy thì chúng ta có thể khẳng định rằng đã và có thể đang có đó “kẻ trộm, kẻ cướp” trong vai mục tử. Thế nhưng đó chỉ là số rất nhỏ và rồi đoàn tín hữu cũng có thể dễ dàng phát hiện hạng người đến chỉ nhằm giết hại đàn chiên, hoặc nếu họ có ngụy trang cách khéo léo thì “cây kim lâu ngày trong bọc cũng sẽ lộ ra”. Trái lại sự nhập nhằng đen trắng giữa mục tử với kẻ chăn thuê thì hầu như rất khó nhận diện cả với đàn chiên và có thể với cả các đấng bậc trong vai vị mục tử.
Với bốn điểm đồng và bốn điểm dị, thầm mong khi phân biệt mục tử với người chăn thuê, chúng ta thêm xác tín rằng ngoài việc cần thiết cầu nguyện liên lỉ cho các mục tử trong Giáo Hội, thì đang còn đó nhiều việc đáng làm và nên làm. Cũng hy vọng rằng một số mục tử nào đó trong Giáo Hội, dù chưa hẳn xứng danh mục tử tốt lành nhưng không phải là những người chăn thuê. Và mong sao không hề có những kẻ chăn thuê đang mang danh mục tử.
Dù rằng ngay cả bậc thánh nhân được liệt vào hàng các Thánh mục tử thì không một ai thực sự là mục tử chính danh chính phận. Chỉ một mình Chúa Giêsu mới đích thực là mục tử. Dù là bậc cao trọng và đạo hạnh trong Hội Thánh thì vẫn tồn tại hai tính phần mục tử và chăn thuê nơi các đấng bậc. Mong sao phần tính chăn thuê chỉ là phần chiếm tỷ lệ rất nhỏ nơi con người và đời sống các ngài. Nếu phần tính chăn thuê đang là 30-50% hay quá bán thì quả là đáng quan ngại. Chắc chắn Thiên Chúa không bao giờ muốn đoàn chiên của Người sống và hành xử như “đoàn cừu của Panurge”, mà là như đoàn dân Thiên Chúa trưởng thành, đầy ý thức và tinh thần trách nhiệm, luôn tích cực cộng tác với ơn Chúa để dệt xây những mục tử tốt lành như lòng Chúa ước mong.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Một sự thật dễ thấy, đó là khi đề cập đến mặt tích cực và khi đó là một trong những nhân đức hay lý tưởng thì người ta dễ đón nhận và cũng dễ tự bằng lòng khi thấy mình chưa đạt đến. Một trong những luận lý để tự châm chước đó là phận người còn nhiều hạn chế, thiếu sót vì như lời người xưa: “nhân vô thập toàn”. Trái lại khi nói đến điều tiêu cực, hay mặt trái của vấn đề thì người ta khó đón nhận, vì ai ai cũng vấn vương chút sĩ diện, chút tự ái nào đó. Dù vậy, qua những lời của chính Chúa Kitô, chúng ta cũng cần xem xét đôi điều để phân biệt mục tử với người chăn thuê.
Đã nói là phân biệt hai thực thể nào đó thì chắc chắn giữa chúng phải có nét tương đồng khiến người ta dễ lầm lẫn. Vì thế, trước hết chúng ta cùng xem xét một vài nét xem ra tương đồng giữa người chăn thuê và vị mục tử:
1.Qua cửa ràn chiên: Cả hai, vị mục tử và kẻ chăn thuê đều đường đường chính chính qua cửa ràn chiên mà vào và ra chứ không leo tường hay chui rào. Có thể nói rằng dù được tấn phong giám mục thành sự, được truyền chức linh mục thành sự, dù có sắc phong, có văn thư bổ nhiệm hợp pháp…thì cũng chưa hẳn đã là mục tử chính hiệu.
2.Biết chiên: Dù rằng khó có thể có cái “biết” theo nghĩa Kinh Thánh đó là đồng thân, chung phận, nhưng người chăn thuê cũng biết con chiên một cách nào đó khả dĩ đáng gọi là biết theo nhãn quan nhân loại.
3.Chiên nghe tiếng và đi theo mục tử cũng như kẻ chăn thuê: Ít ai phản đối sự thật này, vì người chăn thuê không phải là người lạ hay là kẻ trộm (x.Ga 10,5;8). Ngoại trừ một số ít chiên “cá biệt” hoặc bị gán nhãn mác là “chống giáo sĩ”, thì có thể nói là đại đa số giáo dân Công Giáo, cách riêng giáo dân Công Giáo Việt Nam đều ngoan, theo nghĩa là biết vâng nghe lời các đấng bậc.
4.Người chăn thuê và mục tử đều dẫn chiên đến đồng cỏ và nguồn nước: Rất có thể chiên không được hưởng dùng các loại cỏ xanh tươi hay dòng nước mát trong cách tốt nhất, nhưng người chăn thuê vẫn không quên bổn phận cung cấp thức ăn và nước uống cho đàn chiên. Phải chăng đã và đang có đó nhiều vị giảng dạy, cử hành các Bí tích, làm mục vụ… mà còn thiếu tấm lòng mục tử?
Tiếp đến chúng ta cùng nhận diện những điểm khác biệt giữa người chăn thuê và vị mục tử. Đây là nội dung muốn chia sẻ. Hy vọng rằng khi trực kiến với hình ảnh mang tính phản diện thì chúng ta dễ giật mình hơn, không chỉ với những người đang trong phận vụ mục tử mà còn với cả những người trong danh phận con chiên.
1.Làm chỉ vì tiền: Mục đích nhắm của bất cứ người làm thuê nào, nếu thực sự là làm thuê, thì đều vì tiền công. Người chăn thuê cũng có thể có tấm lòng với đàn chiên, nhưng ưu tiên số một vẫn là tiền công, dù là công nhật, công tháng, công năm hoặc hưởng lương theo sản phẩm.
2.Làm hết giờ hơn là làm hết việc: Trong thân phận người làm thuê thì người ta rất mong đến giờ tan sở. Giả như người làm thuê nếu có làm hết việc thì ít khi hết lòng. Nếu người làm thuê làm ăn lương theo sản phẩm thì có đó chuyện làm hết sức, nhưng làm cách công tâm và hết tình thì chưa hẳn có. Trái lại, nếu đúng là mục tử thì có thể nhiều khi làm không hết việc, thậm chí có khi không được việc trước mắt, nhưng luôn thực thi hết lòng.
3.Không quan tâm đến chiên ngoài đàn: Đây là một điều tất yếu đương nhiên. Đã là làm thuê thì ít có ai thích dài tay với những việc xem ra không quá đòi buộc phải làm hoặc có xao nhãng hay không làm cũng chẳng bị trừ lương. Đã là mục tử thì không thể quên lời của Thầy chí thánh, Giêsu: “Ta còn nhiều chiên ở ngoài đàn…”
4.Không bao giờ sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì chiên: Cần thú nhận rằng chẳng có ai dại gì tự nguyện bị thiệt thân vì những gì không thuộc về mình. Khi thấy sói đến người chăn thuê sẵn sàng bỏ chiên để giữ lấy mạng sống mình (x.Ga 10,12). Chuyện hiến dâng mạng sống vì chiên xem ra chẳng hề có trong tâm trí của người chăn thuê. Trái lại, đây là điểm không thể thiếu để thẩm định ai mới là mục tử.
Đọc lịch sử Giáo Hội và với chút luận suy thì chúng ta có thể khẳng định rằng đã và có thể đang có đó “kẻ trộm, kẻ cướp” trong vai mục tử. Thế nhưng đó chỉ là số rất nhỏ và rồi đoàn tín hữu cũng có thể dễ dàng phát hiện hạng người đến chỉ nhằm giết hại đàn chiên, hoặc nếu họ có ngụy trang cách khéo léo thì “cây kim lâu ngày trong bọc cũng sẽ lộ ra”. Trái lại sự nhập nhằng đen trắng giữa mục tử với kẻ chăn thuê thì hầu như rất khó nhận diện cả với đàn chiên và có thể với cả các đấng bậc trong vai vị mục tử.
Với bốn điểm đồng và bốn điểm dị, thầm mong khi phân biệt mục tử với người chăn thuê, chúng ta thêm xác tín rằng ngoài việc cần thiết cầu nguyện liên lỉ cho các mục tử trong Giáo Hội, thì đang còn đó nhiều việc đáng làm và nên làm. Cũng hy vọng rằng một số mục tử nào đó trong Giáo Hội, dù chưa hẳn xứng danh mục tử tốt lành nhưng không phải là những người chăn thuê. Và mong sao không hề có những kẻ chăn thuê đang mang danh mục tử.
Dù rằng ngay cả bậc thánh nhân được liệt vào hàng các Thánh mục tử thì không một ai thực sự là mục tử chính danh chính phận. Chỉ một mình Chúa Giêsu mới đích thực là mục tử. Dù là bậc cao trọng và đạo hạnh trong Hội Thánh thì vẫn tồn tại hai tính phần mục tử và chăn thuê nơi các đấng bậc. Mong sao phần tính chăn thuê chỉ là phần chiếm tỷ lệ rất nhỏ nơi con người và đời sống các ngài. Nếu phần tính chăn thuê đang là 30-50% hay quá bán thì quả là đáng quan ngại. Chắc chắn Thiên Chúa không bao giờ muốn đoàn chiên của Người sống và hành xử như “đoàn cừu của Panurge”, mà là như đoàn dân Thiên Chúa trưởng thành, đầy ý thức và tinh thần trách nhiệm, luôn tích cực cộng tác với ơn Chúa để dệt xây những mục tử tốt lành như lòng Chúa ước mong.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
09:21 09/05/2019
5. Con đường nên thánh là ở tại việc thực hiện thiết thực bổn phận hằng ngày. (Thánh Josepha Rossello)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
09:26 09/05/2019
SỢ UÔNG CÔNG CÔNG
Triều đại nhà Minh có một đại thần tên là Uông Trực, quyền thế rất lớn, từ hoàng đế trở xuống đều rất sợ ông ta.
Một hôm, hoàng đế coi kịch, diễn viên đã diễn xong kịch, lại đóng vai tên say rượu lắc la lắc lư, lớn tiếng chửi mấy quan đại thần trong triều.
Có người cảnh cáo hắn ta:
- “Anh không được nói càn, vương công nọ nghe, các lão kia thấy đấy”,
Diễn viên không thèm nghe lời, vẫn chửi như cũ.
Có người la lớn:
- “Uông thái giám đến...” -
Tiếng la này linh thật, tên diễn viên lập tức sợ hãi quỳ xuống đất lẩm bẩm nói:
- “Ở trên thế gian này, tôi chỉ biết có Uông công công, còn những người khác dù bất cứ ai tôi cũng cóc sợ”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 7:
Có những người nổi tiếng là hiền lành, ai nghe đến tên cũng đều có thiện cảm; có những người nổi tiếng là thâm độc, ai nghe đến tên cũng đều sợ hãi bị trả thù; còn có những người nổi tiếng là đạo đức thánh thiện, ai nghe tên cũng đều nể nang bội phục...
Người Công Giáo nổi tiếng là vì tinh thần bác ái và tinh thần phục vụ vô vị lợi của họ, cho nên người ta sẽ chỉ trích khi thấy một người Ki-tô hữu nào đó “nổi tiếng” cho vay lấy lời cắt cổ, hoặc lấy làm ngạc nhiên khi có một giáo hữu nào đó “nổi tiếng” là gian ác thâm độc...
Người ta nói “tiếng lành đồn xa”, nhưng thời nay vì là thời đại của thông tin nên tiếng dữ đồn xa hơn tiếng lành, khi có một người Ki-tô hữu nào đó làm việc trái với tinh thần bác ái của Phúc Âm.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Triều đại nhà Minh có một đại thần tên là Uông Trực, quyền thế rất lớn, từ hoàng đế trở xuống đều rất sợ ông ta.
Một hôm, hoàng đế coi kịch, diễn viên đã diễn xong kịch, lại đóng vai tên say rượu lắc la lắc lư, lớn tiếng chửi mấy quan đại thần trong triều.
Có người cảnh cáo hắn ta:
- “Anh không được nói càn, vương công nọ nghe, các lão kia thấy đấy”,
Diễn viên không thèm nghe lời, vẫn chửi như cũ.
Có người la lớn:
- “Uông thái giám đến...” -
Tiếng la này linh thật, tên diễn viên lập tức sợ hãi quỳ xuống đất lẩm bẩm nói:
- “Ở trên thế gian này, tôi chỉ biết có Uông công công, còn những người khác dù bất cứ ai tôi cũng cóc sợ”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 7:
Có những người nổi tiếng là hiền lành, ai nghe đến tên cũng đều có thiện cảm; có những người nổi tiếng là thâm độc, ai nghe đến tên cũng đều sợ hãi bị trả thù; còn có những người nổi tiếng là đạo đức thánh thiện, ai nghe tên cũng đều nể nang bội phục...
Người Công Giáo nổi tiếng là vì tinh thần bác ái và tinh thần phục vụ vô vị lợi của họ, cho nên người ta sẽ chỉ trích khi thấy một người Ki-tô hữu nào đó “nổi tiếng” cho vay lấy lời cắt cổ, hoặc lấy làm ngạc nhiên khi có một giáo hữu nào đó “nổi tiếng” là gian ác thâm độc...
Người ta nói “tiếng lành đồn xa”, nhưng thời nay vì là thời đại của thông tin nên tiếng dữ đồn xa hơn tiếng lành, khi có một người Ki-tô hữu nào đó làm việc trái với tinh thần bác ái của Phúc Âm.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa là Mục Tử nhân lành
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:02 09/05/2019
Chúa Nhật IV Phục Sinh
Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30
Trong cả ba năm Phụng vụ, vào Chúa Nhật IV Phục Sinh chúng ta được nghe bài Tin Mừng Gioan về người mục tử nhân lành. Ở Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa giúp chúng ta suy niệm về người đánh cá; Tin Mừng Chúa Nhật giới thiệu với chúng ta về người mục tử. Đây là hai hình ảnh quan trọng như nhau để diễn tả về sứ vụ cứu độ trong Tin Mừng. Hình ảnh thứ nhất có tước hiệu “những kẻ chài lưới người,” và hình ảnh thứ hai có tước hiệu là “mục tử của các linh hồn.” Cả hai danh hiệu đều được áp dụng cho các Tông Đồ.
1- Chân dung người mục tử
Phần lớn miền Giuđêa là vùng cao nguyên với đất cằn cỗi và sỏi đá, chỉ phù hợp cho việc chăn nuôi hơn là trồng trọt. Những cánh đồng cỏ xanh thì rất khan hiếm nên đoàn chiên phải luôn di chuyển từ nơi này tới nơi khác; không có những thành lũy bảo vệ và vì thế, người mục tử phải luôn hiện diện với đàn chiên. Một du khách của thế kỷ trước đã để lại cho chúng ta một bức chân dung về người mục tử ở Palestina như sau: “Khi bạn thấy người mục tử xuất hiện trên một đồng cỏ, ông không ngủ, nhưng quan sát từ xa, với dáng phong trần sương gió, tựa mình trên chiếc gậy, chăm chú theo dõi đoàn chiên di chuyển, bạn hiểu tại sao người mục tử có tầm quan trọng như thế trong lịch sử của Ítraen. Vì thế, họ dành tước hiệu này cho vị vua của họ và chính Đức Kitô đã dùng tước hiệu này như biểu tượng để diễn tả về hy sinh chính mình.”
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được trình bày như là Mục tử của dân Người: “Chúa là mục tử của tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi” (Tv 23,1). “Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ, còn ta là dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt” (Tv 95,7). Trong sách tiên tri Isaia, Đấng Mêsia tương lai cũng được miêu tả với hình ảnh của người mục tử: “Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt” (Is 40,11).
Trong Tân Ước, hình ảnh lý tưởng về người mục tử này được ứng nghiệm một cách đầy đủ nơi Chúa Kitô. Người là Mục Tử nhân lành, đã dong duổi đi tìm những con chiên lạc; Người động lòng thương xót con người bởi vì Người thấy họ như “đàn chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36); Người gọi các môn đệ của Người là “đàn chiên bé nhỏ” (Lc 12,32). Thánh Phêrô gọi Chúa Giêsu là “Mục Tử của linh hồn chúng ta” (1 Pr 2,25) và Thư gửi Tín hữu Do Thái nói về Người như là “Mục Tử cao cả của đoàn chiên” (Dt 13,20).
2- Nét tiêu biểu của vị Mục Tử nhân lành
Tin Mừng Chúa Nhật này làm nổi bật những nét tiêu biểu của Chúa Giêsu, Mục Tử nhân lành. Nét tiêu biểu thứ nhất đó là sự hiểu biết lẫn nhau giữa người mục tử và đoàn chiên: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10,27). Trong một số nước ở Châu Âu, chiên được nuôi và phát triển một cách chính yếu vì để cung cấp thịt; ở Ítraen, trước hết chúng được nuôi để lấy lông và sữa. Vì lý do này, chúng được nuôi giữ nhiều năm trong đoàn chiên của người mục tử. Nên ông biết rõ đặc điểm mỗi con và đặt cho chúng những danh xưng rất thân tình.
Điều mà Chúa Giêsu muốn nói qua hình ảnh này là rất rõ. Người biết các môn đệ của Người (như Thiên Chúa biết hết mọi người). Người biết rõ tên của họ. Đối với Kinh Thánh, biết tên gọi cũng có nghĩa là biết rõ bản chất sâu xa nhất của họ. Người yêu thương họ với một tình yêu cá vị và với tình yêu đó, Người đối xử mỗi người như họ là duy nhất, hiện hữu, không ai thay thế đối với Người. Chỉ có Chúa Kitô mới biết rõ mỗi người môn đệ Chúa thế nào và mỗi người môn đệ đó chính là chúng ta.
Đoạn Tin Mừng còn nói với chúng ta điều gì đó nữa về người Mục Tử tốt lành. Người hiến mình cho và vì đoàn chiên, không ai có thể cướp chúng khỏi tay Người. Những con vật hoang dã – những con sói và loài báo – và những tên cướp là cơn ác mộng đối với những mục tử ở Ítraen. Trong những nơi hoang liêu như thế, chúng luôn là mối đe dọa thường xuyên. Đó là những khoảnh khắc cho thấy sự khác biệt giữa mục tử đích thực và người chăn thuê. Người mục tử đích thực là người chăm sóc, bảo vệ đoàn chiên khỏi sự tấn công của lũ sói, dẫu phải đối diện với nguy cơ phải bỏ mạng; còn người chăn thuê là người chỉ làm việc vì tiền công, không phải vì lòng yêu mến đoàn chiên, và thường họ chẳng có yêu mến gì đoàn chiên.
Khi đối diện với những nguy hiểm, người chăn thuê đào tẩu và bỏ đoàn chiên ở lại với lũ sói hoặc lũ cướp; còn người mục tử đích thực thì dám can đảm đối diện với nguy hiểm để bảo vệ và cứu vớt đoàn chiên. Điều này diễn tả lý do tại sao Phụng vụ đề nghị chúng ta chọn đọc đoạn Tin Mừng về người Mục Tử nhân lành trong Mùa Phục Sinh, thời điểm mà Chúa Kitô minh chứng Người là Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống mình vì đoàn chiên qua cuộc Tử nạn trên Thập giá và Phục sinh vinh hiển.
3- Chúng ta là đoàn chiên của Người
Khi suy ngắm hình ảnh Chúa là Mục tử tốt lành, một câu hỏi đặt ra trong tâm trí chúng ta: Tại sao Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến thế? Đây cũng là câu hỏi mà tác giả Thánh Vịnh đã từng thắc mắc: “Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm? (Tv 8,4-5). Con người chỉ là cát bụi mong manh: “Thật con người chỉ như hơi thở, thấp thoáng trên đường tựa bóng câu” (Tv 39,6-7). Nhưng con người được Thiên Chúa tạo dựng rất cao cả: “Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân” (Tv 8,6-7).
Triết gia Blaise Pascal đã diễn tả sự tương phản giữa sự khốn cùng và vĩ đại của con người: “Con người chỉ là một cây sậy, một cây yếu ớt nhất trong thiên nhiên, nhưng là một cây sậy biết suy tư” (Tư Tưởng 347). Con người trổi vượt hơn mọi loài vì con người giống hình ảnh Thiên Chúa và được Người yêu thương một cách đặc biệt.
Như thế, Đấng Phục Sinh chính là vị Mục Tử nhân lành, Người yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chúng ta như Mục tử chăm sóc đoàn chiên của mình.
Để kết thúc, chúng ta tâm nguyện với lời ca của Thánh Vịnh:
“Chúa là Mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm” (Tv 23). Amen!
Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30
Trong cả ba năm Phụng vụ, vào Chúa Nhật IV Phục Sinh chúng ta được nghe bài Tin Mừng Gioan về người mục tử nhân lành. Ở Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa giúp chúng ta suy niệm về người đánh cá; Tin Mừng Chúa Nhật giới thiệu với chúng ta về người mục tử. Đây là hai hình ảnh quan trọng như nhau để diễn tả về sứ vụ cứu độ trong Tin Mừng. Hình ảnh thứ nhất có tước hiệu “những kẻ chài lưới người,” và hình ảnh thứ hai có tước hiệu là “mục tử của các linh hồn.” Cả hai danh hiệu đều được áp dụng cho các Tông Đồ.
1- Chân dung người mục tử
Phần lớn miền Giuđêa là vùng cao nguyên với đất cằn cỗi và sỏi đá, chỉ phù hợp cho việc chăn nuôi hơn là trồng trọt. Những cánh đồng cỏ xanh thì rất khan hiếm nên đoàn chiên phải luôn di chuyển từ nơi này tới nơi khác; không có những thành lũy bảo vệ và vì thế, người mục tử phải luôn hiện diện với đàn chiên. Một du khách của thế kỷ trước đã để lại cho chúng ta một bức chân dung về người mục tử ở Palestina như sau: “Khi bạn thấy người mục tử xuất hiện trên một đồng cỏ, ông không ngủ, nhưng quan sát từ xa, với dáng phong trần sương gió, tựa mình trên chiếc gậy, chăm chú theo dõi đoàn chiên di chuyển, bạn hiểu tại sao người mục tử có tầm quan trọng như thế trong lịch sử của Ítraen. Vì thế, họ dành tước hiệu này cho vị vua của họ và chính Đức Kitô đã dùng tước hiệu này như biểu tượng để diễn tả về hy sinh chính mình.”
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa được trình bày như là Mục tử của dân Người: “Chúa là mục tử của tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi” (Tv 23,1). “Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ, còn ta là dân Người lãnh đạo, là đoàn chiên tay Người dẫn dắt” (Tv 95,7). Trong sách tiên tri Isaia, Đấng Mêsia tương lai cũng được miêu tả với hình ảnh của người mục tử: “Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt” (Is 40,11).
Trong Tân Ước, hình ảnh lý tưởng về người mục tử này được ứng nghiệm một cách đầy đủ nơi Chúa Kitô. Người là Mục Tử nhân lành, đã dong duổi đi tìm những con chiên lạc; Người động lòng thương xót con người bởi vì Người thấy họ như “đàn chiên không người chăn dắt” (Mt 9,36); Người gọi các môn đệ của Người là “đàn chiên bé nhỏ” (Lc 12,32). Thánh Phêrô gọi Chúa Giêsu là “Mục Tử của linh hồn chúng ta” (1 Pr 2,25) và Thư gửi Tín hữu Do Thái nói về Người như là “Mục Tử cao cả của đoàn chiên” (Dt 13,20).
2- Nét tiêu biểu của vị Mục Tử nhân lành
Tin Mừng Chúa Nhật này làm nổi bật những nét tiêu biểu của Chúa Giêsu, Mục Tử nhân lành. Nét tiêu biểu thứ nhất đó là sự hiểu biết lẫn nhau giữa người mục tử và đoàn chiên: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi” (Ga 10,27). Trong một số nước ở Châu Âu, chiên được nuôi và phát triển một cách chính yếu vì để cung cấp thịt; ở Ítraen, trước hết chúng được nuôi để lấy lông và sữa. Vì lý do này, chúng được nuôi giữ nhiều năm trong đoàn chiên của người mục tử. Nên ông biết rõ đặc điểm mỗi con và đặt cho chúng những danh xưng rất thân tình.
Điều mà Chúa Giêsu muốn nói qua hình ảnh này là rất rõ. Người biết các môn đệ của Người (như Thiên Chúa biết hết mọi người). Người biết rõ tên của họ. Đối với Kinh Thánh, biết tên gọi cũng có nghĩa là biết rõ bản chất sâu xa nhất của họ. Người yêu thương họ với một tình yêu cá vị và với tình yêu đó, Người đối xử mỗi người như họ là duy nhất, hiện hữu, không ai thay thế đối với Người. Chỉ có Chúa Kitô mới biết rõ mỗi người môn đệ Chúa thế nào và mỗi người môn đệ đó chính là chúng ta.
Đoạn Tin Mừng còn nói với chúng ta điều gì đó nữa về người Mục Tử tốt lành. Người hiến mình cho và vì đoàn chiên, không ai có thể cướp chúng khỏi tay Người. Những con vật hoang dã – những con sói và loài báo – và những tên cướp là cơn ác mộng đối với những mục tử ở Ítraen. Trong những nơi hoang liêu như thế, chúng luôn là mối đe dọa thường xuyên. Đó là những khoảnh khắc cho thấy sự khác biệt giữa mục tử đích thực và người chăn thuê. Người mục tử đích thực là người chăm sóc, bảo vệ đoàn chiên khỏi sự tấn công của lũ sói, dẫu phải đối diện với nguy cơ phải bỏ mạng; còn người chăn thuê là người chỉ làm việc vì tiền công, không phải vì lòng yêu mến đoàn chiên, và thường họ chẳng có yêu mến gì đoàn chiên.
Khi đối diện với những nguy hiểm, người chăn thuê đào tẩu và bỏ đoàn chiên ở lại với lũ sói hoặc lũ cướp; còn người mục tử đích thực thì dám can đảm đối diện với nguy hiểm để bảo vệ và cứu vớt đoàn chiên. Điều này diễn tả lý do tại sao Phụng vụ đề nghị chúng ta chọn đọc đoạn Tin Mừng về người Mục Tử nhân lành trong Mùa Phục Sinh, thời điểm mà Chúa Kitô minh chứng Người là Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống mình vì đoàn chiên qua cuộc Tử nạn trên Thập giá và Phục sinh vinh hiển.
3- Chúng ta là đoàn chiên của Người
Khi suy ngắm hình ảnh Chúa là Mục tử tốt lành, một câu hỏi đặt ra trong tâm trí chúng ta: Tại sao Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến thế? Đây cũng là câu hỏi mà tác giả Thánh Vịnh đã từng thắc mắc: “Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm? (Tv 8,4-5). Con người chỉ là cát bụi mong manh: “Thật con người chỉ như hơi thở, thấp thoáng trên đường tựa bóng câu” (Tv 39,6-7). Nhưng con người được Thiên Chúa tạo dựng rất cao cả: “Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân” (Tv 8,6-7).
Triết gia Blaise Pascal đã diễn tả sự tương phản giữa sự khốn cùng và vĩ đại của con người: “Con người chỉ là một cây sậy, một cây yếu ớt nhất trong thiên nhiên, nhưng là một cây sậy biết suy tư” (Tư Tưởng 347). Con người trổi vượt hơn mọi loài vì con người giống hình ảnh Thiên Chúa và được Người yêu thương một cách đặc biệt.
Như thế, Đấng Phục Sinh chính là vị Mục Tử nhân lành, Người yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chúng ta như Mục tử chăm sóc đoàn chiên của mình.
Để kết thúc, chúng ta tâm nguyện với lời ca của Thánh Vịnh:
“Chúa là Mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm” (Tv 23). Amen!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Jean Vanier, ‘vị thánh sống’ phục vụ người khuyết tật, qua đời ở tuổi 90
Vũ Văn An
18:10 09/05/2019
Theo Colleen Dulle của Tạp chí America, thế giới Công Giáo vừa mất đi một vị thánh sống khác, mà nhiều người coi không thua vị thánh sống trước đây là mẹ Têrêsa, người được Đức Phanxicô ca ngợi hết lời lúc ở Macedonia. Vị thánh sống khác này chính là Jean Vanier, sáng lập viên các cộng đồng L’Arche và Đức Tin và Ánh Sáng, nhằm nâng đỡ các người khuyết tật và gia đình họ. Ông vừa qua đời ngày 7 tháng 5 ở tuổi 90.
Ông nổi tiếng đã gợi hứng cho không biết bao nhiêu người qua thông điệp đơn giản gọi người khuyết tật là các thầy giáo của chúng ta.
Là một sĩ quan hải quân và là một giáo sư, Ông Vanier đã từ chức giảng dạy để thiết lập cộng đồng L’Arche đầu tiên trong đó, người khuyết tật và không khuyết tật sống và làm việc bên cạnh nhau. Ông hiện thân cho ý niệm thường được ông rao giảng là: người ta học hỏi để yêu thương tốt nhất khi leo xuống, thay vì leo lên, bậc thang giầu có và thành công trong xã hội.
Randall Wright, đạo diễn “Mùa Hè Trong Rừng” (“Summer in the Forest”), một cuốn phim tài liệu năm 2017 về Ông Vanier và L’Arche cho hay về Ông Vanier “Ông tìm được nhiều giải đáp qua việc hân hoan khám phá được mối liên hệ với những người ở tầng cuối của xã hội. Và qua việc hiểu ra rằng họ có điều gì đó hiến tặng ông mà trước đây, theo một nghĩa nào đó, không nhằm hiến tặng ông lúc ông ở tầng chót vót của xã hội, đó là một loại khả năng trung thực với việc làm con người nhân bản chứ không cần phải mang dáng tầm quan trọng và uy thế".
Trong một cuộc phỏng vấn điện thoại, Ông Wright nói rằng “Và do đó, tôi nghĩ điều Vanier làm là công bố rằng ông sẽ hiến đời mình; ông sẽ hy sinh cho những người ấy. Ông sẽ đi săn sóc họ suốt đời mình. Và khi quyết định như thế, ông không hề có ý niệm gì là nó sẽ dẫn ông đến thành công. Ông không hề có ý niệm gì là người ta lại có thể nói về nó mấy năm sau. Chỉ là một cách để tuyên bố là thế giới nên ra sao mà thôi”.
Những người biết ông đều nói ông có thân hình áp đảo nhưng lại tỏa ra một sự hiện diện hết sức dịu dàng.
Krista Tippett, người chủ chương trình truyền thanh “On Being” từng phỏng vấn Ông Vanier năm 2017. Cô diễn tả trải nghiệm này trong một e-mail gửi Tạp Chí America sáng 7 tháng 5. Cô viết “Ngồi với Jean là một trải nghiệm trong và tự nó có sức biến đổi. Chúng tôi gọi chương trình chúng tôi thực hiện với ông là ‘Túi khôn dịu dàng’, một túi khôn được toả chiếu, được hiện thân, trong sự hiện diện của ông. Ấy thế nhưng sự dịu dàng này cũng là một hình thức của sức mạnh, cũng nghịch lý và chân thực như giáo huấn Tin Mừng mà các cộng đồng L’Arche đã tiếp nhận làm lối sống – đó là sức mạnh trong yếu đuối, ánh sáng trong bóng tối và vẻ đẹp trong những điều thế gian coi là đổ vỡ tàn tạ”.
Ông Vanier sinh tại Genève, Thụy Sĩ, năm 1928 thuộc một gia đình ngoại giao Gia Nã Đại. Lớn lên tại Pháp, cho tới năm 1940, khi gia đình chạy trốn cuộc xâm lăng sắp tới của Đức Quốc Xã. Gia đình ông dọn về Gia Nã Đại, và không lâu sau đó, lúc mới 13 tuổi, Ông Vanier quyết định gia nhập Hải Quân Hoàng Gia Anh và bắt đầu theo học tại 1 học viện hải quân Anh.
Thời Thế Chiến II, ông phục vụ cả Hải Quân Hoàng Gia Anh lẫn Hải Quân Hoàng Gia Gia Nã Đại. Năm 1945, lúc nghỉ phép, ông cùng mẹ tình nguyện làm việc tại ga xe lửa Paris nơi những người sống sót các trại tập rung của Quốc Xã tới sau khi được giải phóng.
Ông mô tả trải nghiệm trên cho Maggie Fergusson của Tờ The Economist: “tôi sẽ không bao giờ quên những người đàn ông và đàn bà ra khỏi các toa xe lửa – họ giống như các bộ xương cách trí, vẫn mặc các bộ đồng phục lam trắng có sọc của các trại tập trung, khuôn mặt họ hằn lên sự sợ hãi và lắng lo. Điều ấy, và vụ ném bom nguyên tử, củng cố cảm thức trong tôi rằng hải quân không còn là nơi dành cho tôi nữa, tôi muốn dành đời tôi cho các công trình hòa bình”.
Tuy nhiên, Ông Vanier vẫn tiếp tục phục vụ hải quân thêm 5 năm nữa cho tới lúc, vào năm 1950, ông từ nhiệm để theo học ban cử nhân tại Paris và theo đuổi con đường có tính tâm linh hơn. Ông suy tính đến việc trở thành một linh mục và bắt đầu biện phân với vị linh hướng vốn là bạn thân của gia đình, đó là Cha Dòng Đa Minh Thomas Philippe. Việc huấn luyện của Ông Vanier bị gián đoạn khi Cha Philippe nhận được lệnh của Rôma phải ngưng thừa tác vụ không biết vì lý do gì.
Thay vì trở thành linh mục, Ông Vanier học tiếp để lấy học vị tiến sĩ triết học tại Học Viện Công Giáo Paris, với luận án về ý niệm hạnh phúc trong đạo đức học Aristốt. Trong thời gian theo học, ông sống một mình và tiếp tục cầu nguyện xin Chúa cho ông hay Người muốn ông làm gì, có lúc đã đến cư ngụ tại một viện ẩn tu ở Fatima. Ông dạy triết học tại Đại Học St. Michael ở Toronto trong lục cá nguyệt mùa thu năm 1963.
Trong mùa nghỉ lễ Giáng Sinh năm đó, Ông Vanier đến thăm một viện tâm thần Pháp nơi Cha Philippe làm tuyên úy. Ở đấy, ông gặp các điều kiện sống rất ngặt nghèo của các bệnh nhân, bị coi như “những người khùng” và bị khóa kín bên trong, không được cung cấp chi ngoài việc phải ngủ trưa hai tiếng đồng hồ một ngày.
Cuộc gặp gỡ nay thành nổi tiếng ấy gợi hứng để tháng Tám năm 1964, Ông Vanier mua một căn nhà nhỏ ở Trosly-Breuil, một thị trấn vùng quê của Pháp. Ông mời 2 người khuyết tật tâm thần vốn cư ngụ tại viện trên là Raphaël Simi và Philippe Seux, đến sống với ông tại căn nhà mới mua. Căn nhà ấy chính là cộng đồng L’Arche tiên khởi.
L’Arche, đặt tên theo Tầu Nôê, hiện nay có 149 cộng đồng tại 35 quốc gia khắp 5 châu. Các nhà này và các cộng đồng ban ngày này được hướng dẫn bởi triết lý của Ông Vanier là: mọi người, bất luận có khả năng hay không có khả năng, phải được dành cơ hội để phát triền và học hỏi.
Nathan Ball, người gặp Ông Vanier như một thiện nguyện viên ở Trosly-Breuil vào khoảng năm 1980 viết trong một e-mail gửi Tạp chí America rằng “Trong các năm đầu tiên của L’Arche, ‘hiến chương’ duy nhất của chúng tôi là các mối phúc thật của Chúa Giêsu. Jean thích nói đến tình bạn của ông với Chúa Giêsu và với những người khuyết tật tri thức... Qua cái nhìn thấu suốt của Jean, có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, người có khuyết tật tri thức được coi, không phải như đối tượng của bác ái mà như một hồng phúc qúy giá”.
Đầu thập niên 2010, một số phụ nữ, những người vốn được nhà dìu dắt Ông Vanier, là Cha Philippe, đồng hành về thiêng liêng lên tiếng tố cáo mình bị vị linh mục này lạm dụng tình dục. L’Arche bèn yêu cầu Giáo Hội điều tra và cuộc điều tra này xác nhận tội trạng của vị linh mục.
Ông Vanier bày tỏ sự ngỡ ngàng và đau buồn của mình trong một lá thư. Lá thư này có đoạn “có một hố phân cách kinh khủng giữa một bên là bản chất nghiêm trọng của các hành vi này vốn tạo nên đau khổ đến thế nơi các nạn nhân và, bên kia, là hành động của Thiên Chúa trong tôi và trong L’Arche qua Cha Thomas. Tôi không có khả năng hòa giải một cách bình an hai thực tại này”.
Ông Vanier viết tiếp “Nói thế nhưng khi nghĩ đến các nạn nhân và các đau khổ của họ, tôi muốn xin lỗi về mọi điều tôi đã không làm hay đáng lẽ đã nên làm”.
Dù đức tin Công Giáo của Ông Vanier đã lên khuôn cho nhà L’Arche đầu tiên, các cộng đồng này khắp trên thế giới có khuynh hướng đại kết nhiều hơn, phản ảnh các truyền thống tôn giáo nổi bật trong các khu vực chung quanh và hoan nghinh các phụ tá và các “thành viên nòng cốt” khuyết tật của mọi truyền thống.
Với Marie-Hélène Mathieu, Ông Vanier cũng đã đồng sáng lập “Đức Tin và Ánh Sáng”, một tổ chức quốc tế gồm những nhóm nhỏ gặp nhau thường xuyên để nâng đỡ và tôn vinh những ngừơi khuyết tật tri thức và gia đình họ.
Sau khi sống 1 năm rưỡi với Ông Vanier ở Trosly-Breuil, Ông Ball quyết định rời cộng đồng để học hậu đại học tại Toronto. Ông viết “lần viếng Jean cuối cùng trước khi tôi trở về Bắc Mỹ, Ông cám ơn tôi đã tới L’Arche, nhìn vào mắt tôi và đặt tay lên vai tôi. ‘Hãy làm ơn làm bất cứ điều gì có thể để giúp đỡ’. Ông không xin tôi ân huệ chi. Ông không xin tôi ở lại với L’Arche, dù trên thực tế, tôi không bao giờ bỏ nó”. Ông đã liên tiếp làm việc cho L’Arche hơn 20 năm qua.
“Đây là một người đàn ông sống một cuộc sống dấn thân không lay chuyển từng yêu cầu tôi làm y như vậy. Ông khiêm nhường, tin tưởng và hân hoan kêu gọi tôi làm việc cho hòa bình bằng cách giúp phát huy các cộng đồng yêu thương và công lý trên thế giới. Jean biết rõ không ai trong chúng ta có thể đi một mình và khi cố gắng, chúng ta có thể thất bại. Jean sống mầu nhiệm tươi đẹp của phận người, 1 thân phận cần đến nhau, trẻ cũng như già, mạnh cũng như yếu, và ông yêu cầu làm y như thế. Tôi mãi mãi biết ơn ông”.
Bà Tippett thì viết: “sáng nay, tôi liên tiếp nghĩ tới một ý niệm của Mẹ Teresa, 1 ý niệm vốn lên sinh lực cho Jean và ông tiếp nhận một cách khoái trá và mạnh mẽ - đó là chúng ta được kêu gọi bước ‘từ kinh tởm qua cảm thương và từ cảm thương qua ngưỡng phục’. Quả là một lời tuyên bố đối với thế giới chúng ta hiện nay. Ông tiếp tục dạy dỗ chúng ta”.
Ông Vanier viết hơn 30 cuốn sách và được cấp nhiều bằng danh dự, trong đó có Huân chương Gia Nã Đại (Order of Canada), Huân Chương Pháp (French Legion of Honour), Huân chương Pacem in Terris và Giải Thưởng Templeton.
Phản ứng của thế giới Công Giáo
Theo Cindy Wooden của Catholic News Service, trên chuyến bay từ Skopje, Bắc Macedonia, trở về Vatican ngày 7 tháng 5, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với các ký giả rằng ngài theo dõi bệnh tình của Ông Jean Vanier và đã điện đàm với ông 1 tuần trước khi ông qua đời.
Đức Giáo Hoàng nói “Ông lắng nghe tôi, nhưng gần như không nói được. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với chứng tá của ông. Ông là một con người có khả năng đọc thấy ơn gọi Kitô giáo trong mầu nhiệm sự chết, thập giá, bệnh tật, mầu nhiệm của những người bị khinh miệt và vứt bỏ”.
Nhưng, cũng theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Vanier sẵn sàng đứng lên vì những người “có nguy cơ bị án tử ngay trước khi được sinh ra đời. Nói một cách đơn giản, tôi muốn cám ơn ông và cám ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng ta con người này với một chứng tá vĩ đại đến thế”.
Tại Paris, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit nói rằng mới đây ngài có đến thăm Vanier tại Bệnh Viện Jeanne Garnier ở Paris. Đức Tổng Giám Mục viết trong một tuyên bố “ông rất tỉnh táo và vui vẻ, hoàn toàn phó thác trong bàn tay Thiên Chúa, giống đứa con trên đường về nhà Cha. Cuộc đời ông được thánh hiến để làm chứng cho vẻ đẹp của mọi con người trên thế gian này, nhất là những người bị thương tích. Tôi chia sẻ niềm đau buồn và hy vọng của thân nhân ông, và tôi âu yếm chúc lành cho mọi thành viên của L’Arche và Đức Tin Và Ánh Sáng”.
Đức Tổng Giám Mục cũng ca ngợi Vanier, người “đã bị đánh động bởi sự mỏng dòn của con người".
Đức Cha Georges Pontier của Marseille ca ngợi Vanier đã triển khai các cộng đồng L’Arche, những cộng đồng “tỏa rạng... niềm vui, tình bạn và sự sâu sắc nhân bản mà tất cả chúng ta đều rất cần. Đó là những nơi đầy hy vọng”.
Đức Hồng Y Thomas Collins của tổng giáo phận Toronto cho rằng Vanier “dạy chúng ta biết trân qúy phẩm giá của mọi cá nhân. Trong một thế giới ngày càng thúc đẩy chúng ta đo lường thành công và giá trị bằng những gì mình sở hữu hay những ai mình quen biết, ông nhắc nhở chúng ta rằng tình yêu chân chính, tình bạn và cộng đồng mới là điều chúng ta cần thực sự”.
Hiệp sĩ tối cao Carl Anderson nói rằng Ông Vanier "sống một cuộc sống dành cho một niềm tin đơn giản nhưng bất khả xâm phạm là mỗi người chúng ta đều được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và mỗi cuộc đời đều thánh thiêng và đáng được tôn trọng, bảo vệ và, trên hết, yêu thương”.
Năm 2005, Anderson đã trao tặng Vanier Giải Thưởng Gaudium et Spes, là giải thưởng cao nhất của Hội Hiệp Sĩ Columbus, chỉ vài giờ sau khi Thánh Gioan Phaolô II qua đời.
Anderson mô tả Vanier như một người bạn và triết gia đồng thời là một con người hành động.
Các giám mục Anh và Wales, đang hội họp ở Tây Ban Nha, nghe tin Vanier qua đời, đã bày tỏ “nỗi xúc động sâu xa”. Đức Hồng Y Vincent Nichols của Westminster, chủ tịch hội đồng giám mục Anh và Wales, cho biết như thế.
Ngài viết trong một tuyên bố: “Trong hơn nửa thế kỷ nay, ông đã gợi hứng cho toàn bộ cách đánh giá cao ơn phúc của những người khuyết tật tri thức và biểu lộ trái tim sâu sắc nhất của cộng đồng nhân bản”.
Nửa vòng thế giới bên kia, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Brisbane, Úc Châu, chủ tịch hội đồng giám mục Úc, viết “Xuống tận cùng phẩm giá con người, #Jean Vanier ngoi lên trên mọi cuộc đấu tranh ý thức hệ... thế giới cảm thấy hơi chút nhỏ hơn, lạnh lẽo hơn và tối tăm hơn khi không có ông”.
Lãnh đạo của L’Arche Quốc Tế, Stephan Posner, nói rằng Vanier “để lại một di sản phi thường. Cộng đồng Trosly của ông, các cộng đồng L’Arche, Đức in Và Ánh Sáng, nhiều phong trào khác, và vô vàn người trân qúi lời lẽ ông và hưởng nhờ viễn kiến của ông”.
Linh mục James Martin, Dòng Tên, tổng biên tập của tạp chí America cho rằng “Ít có người như Jean Vanier đã chỉ cho chúng ta thấy sức mạnh áp đảo của sự dịu dàng. Không chỉ trong thừa tác vụ của ông với người khuyết tật mà còn cả trong giọng nói, cách ứng xử, chính sự hiện diện của ông nữa. Thời ông, tôi nghĩ không ai xứng đáng được danh hiệu ‘thánh sống’ hơn ông”.
Luật mới cho toàn Giáo hội nhằm ngăn ngừa và sửa phạt những kẻ lạm dụng tính dục hoặc che đậy
Thanh Quảng sdb
21:48 09/05/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô trong Tông huấn "Vos estis lux mundi" (Các con là Ánh sáng Muôn dân) đã thiết lập các tiến trình mới nhằm giúp báo cáo các vụ lạm dụng và bạo lực, cũng như để đảm bảo rằng các Giám mục và Bề trên các dòng tu phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Bộ luật bao gồm nghĩa vụ dành cho các giáo sĩ và tu sĩ phải báo cáo các vụ lạm dụng. Mỗi Giáo phận phải thiết lập một hệ thống cho phép công chúng báo cáo một các dễ dàng.
Tông huấn: "Vos estis lux mundi” – “Các con là Ánh sáng muôn dân”. Chúa Giêsu Kitô mời tất cả mọi tín hữu phải là những tấm gương sáng ngời về đức hạnh, toàn vẹn và thánh thiện. Tin Mừng thánh Matthêu là nguồn làm thành đề tài cho Tông huấn và những lời khởi đầu cho Tông huấn mà Đức Thánh Cha Phanxicô dùng để trừng phạt các tư giáo, tu sĩ ngay cả lệnh đình chỉ chức vụ của các Giám mục và các Bề trên nếu các ngài không can thiệp và bá cáo các vụ lạm dụng! Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng các tội ác lạm dụng tình dục là xúc phạm đến Thiên Chúa, gây phương hại về mọi mặt thể lý, tâm lý và tinh thần của các nạn nhân và làm thương tổn cho cộng đoàn tín hữu"; và Đức Thánh Cha đề cập đến trách nhiệm đặc biệt của những Người kế vị các thánh Tông đồ phải ngăn chặn những tội ác này. Tông huấn này là một thành quả của Thượng Hội Đồng đặc biệt bàn về việc bảo vệ các vị thành niên được tổ chức tại Vatican vào tháng 2 năm 2019. Nó thiết lập các quy tắc tố tụng mới để chống lại việc lạm dụng tình dục, nhằm đảm bảo rằng các Giám mục cũng như các Bề trên của các dòng tu phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình. Nó thiết lập các chuẩn mực luật lệ phổ quát, áp dụng cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Một "văn phòng" để nhận các báo cáo trong mỗi giáo phận
Trong số các chỉ dẫn mới được đưa ra là nghĩa vụ cho mọi Giáo phận trên thế giới phải thiết lập "một hay nhiều văn phòng cho công chúng bá cáo những gì có "liên quan đến việc lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ và tu sĩ, việc tàng trữ những hình ảnh có nội dung khiêu dâm của trẻ em, và việc che đậy các vụ lạm dụng. Luật mới không quy định những "hệ thống" này bao gồm những gì, bởi vì luật để cho các Giáo phận triển khai quyết định; cũng như tùy vào những điều kiện hoàn cảnh văn hóa khác nhau của địa phương mà quyết định. Mục đích là bất cứ ai bị lạm dụng đều có thể trình báo cho Giáo hội địa phương, với một đảm bảo là họ sẽ được đón nhận, bảo vệ không bị trả thù và các báo cáo của họ sẽ được xem xét một cách nghiêm túc.
Nghĩa vụ báo cáo
Một điều luật mới khác liên quan đến nghĩa vụ mà tất cả các giáo sĩ, và tu sĩ bất luận nam nữ phải "báo cáo kịp thời" tất cả các cáo buộc lạm dụng mà họ biết được, cũng như bất kỳ một sự thiếu sót hoặc che đậy nào trong việc xử lý các trường hợp lạm dụng cho giáo quyền. Mặc dù nghĩa vụ này trước đây thuộc về lương tâm cá nhân, nhưng bây giờ nó trở thành một luật công khai. Nghĩa vụ này sẽ nghiêm phạt đối với giáo sĩ và tu sĩ nếu không chu toàn, nhưng bất kỳ người giáo dân nào cũng có thể và được khuyến khích, sử dụng hệ thống này để báo cáo các hành vi bạo lực và lạm dụng cho các cơ quan thẩm quyền của giáo hội.
Không chỉ lạm dụng trẻ em
Tông huấn này không chỉ bao gồm các hành bạo lực và lạm dụng đối với trẻ vị thành niên mà ngay cả với người lớn bị tổn thương, bị lạm dụng tình dục và bạo lực do lạm quyền! Luật này bao gồm cả các trường hợp các giáo sĩ bạo lực chống lại các tu sĩ, cũng như lạm dụng đối với các thầy chủng sinh và các tập sinh.
Xử lý dành cho việc bao che
Một trong những yếu tố quan trọng là nhận dạng, như một hành vi cụ thể, được gọi là bao che, được định nghĩa là "hành động hoặc thiếu sót nhằm ém nhẹm hoặc tránh tiến trình điều tra dân sự hoặc điều tra giáo luật, dù là quy tắc hành chính hay tố tụng, chống lại giáo sĩ hay một tu sĩ liên quan đến các vụ lừa đảo "lạm dụng tình dục”. Phần này còn đề cập đến trọng trách của những người nắm giữ những trách nhiệm đặc biệt trong Giáo hội, cũng như những người theo dõi giải quyết những hành vi lạm dụng, đã che giấu cho đương sự thay vì bảo vệ những nạn nhân.
Bảo vệ những người dễ bị tổn thương
Tông huấn “Vos estis lux mundi” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em vị thành niên (bất kỳ ai dưới 18 tuổi) và những người dễ bị tổn thương. Định nghĩa về một "người dễ bị tổn thương" được bao trùm một cách bao quát gồm bất kỳ người nào trong tình trạng ốm yếu, thiếu thốn về thể chất lẫn tinh thần, những người không được tự do, trên thực tế thậm chí đôi khi họ bị hạn chế cả về khả năng hiểu biết hoặc ý thức chống lại các hành vi sai quấy. Về mặt này, Tông huấn mới lặp lại các giáo luật đã được hoàn chỉnh sau Công đồng Vatican (CCXCVII ngày 26 tháng 3 năm 2019).
Tôn trọng luật pháp của các quốc gia
Nghĩa vụ phải báo cáo lên các đấng bản quyền hoặc Bề trên địa phương không trằn tréo gì với nghĩa vụ phải báo cáo theo luật pháp của từng quốc gia. Trên thực tế, các quy phạm "áp dụng mà không ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ được quy định ở mỗi nơi, theo luật của quốc gia, đặc biệt là các quy định liên quan đến bất kỳ nghĩa vụ báo cáo cho các cơ quan dân sự có thẩm quyền".
Việc bảo vệ nạn nhân và những người báo cáo
Phần dành riêng nhằm bảo vệ những người báo cáo việc lạm dụng cũng rất quan trọng. Theo quy định của Tông huấn thì bất luận một người nào đó báo cáo việc lạm dụng sẽ không bị "trả thù hoặc phân biệt đối xử" vì họ báo cáo. Vấn đề của các nạn nhân trong quá khứ được yêu cầu giữ bí mật cũng được đề cập tới: các quy luật phổ quát này quy định rằng nghĩa vụ giữ bí mật có thể không được áp dụng đối với bất kỳ người nào có liên quan đến nội dung của bản báo cáo. Hiển nhiên là ấn tòa giải tội vẫn được bảo mật tuyệt đối và bất khả xâm phạm và không bị ảnh hưởng bởi luật này. Tông huấn “Vos estis lux mundi” cũng cho hay nạn nhân và gia đình của họ phải được đối xử xứng với nhân phẩm và được tôn trọng và họ phải được sự trợ giúp về tinh thần, y tế và tâm lý thích hợp.
Cuộc điều tra của các giám mục
Tông huấn quy định việc điều tra của các Giám mục, Hồng Y, Bề trên dòng tu và tất cả những ai đứng đầu của Giáo phận, hoặc một lãnh địa cụ thể nào khác phải được thực hiện với mọi khả năng khác nhau, ngay cả khi chỉ mới tạm thời. Các quy tắc này không chỉ áp dụng cho trường hợp của những người bị điều tra vì hành vi lạm dụng tình dục mà còn áp dụng cho những ai bị coi là là "che đậy" cho các bị cáo, hoặc không điều tra và giải quyết các nố lạm dụng mà họ biết và có nhiệm vụ giải quyết.
Vai trò của các Giáo tỉnh
Có những điều luật mới liên quan đến vai trò của các Giáo tỉnh, các Tổng Giám mục trong các cuộc điều tra sơ bộ: nếu cá nhân bị cáo buộc là Giám mục, thì Tổng giám mục của Giáo tỉnh đó phải liên hệ về Tòa Thánh để được điều tra. Điều này nói lên vai trò truyền thống của ĐTC trong Giáo hội và sự hỗ tương đồng trách nhiệm của địa phương liên quan đến các cuộc điều tra về các Giám mục. Hàng tháng hay cứ ba mươi ngày, người chịu trách nhiệm điều tra phải tường trình về Tòa Thánh "một bản báo cáo về cuộc điều tra", mà tiến trình này phải được hoàn tất trong thời hạn chín mươi ngày "(có thể gia hạn nếu có "lý do chính đáng"). Điều này nhằm giúp Tòa Thánh có mốc điểm thời gian cụ thể và đòi hỏi các cơ quan tại Vatican phải hành động cho kịp thời.
Sự tham gia của giáo dân
Tông huấn trích dẫn Giáo luật nhấn mạnh đến sự đóng góp quan trọng của giáo dân, các tiêu chuẩn của Tông huấn quy định rằng Giáo tỉnh khi thực hiện các cuộc điều tra, có thể nhờ tới sự giúp đỡ của những "chuyên gia" và sự hợp tác của các tín hữu theo "nhu cầu cá nhân và hoàn cảnh đặc biệt”. Đức Thánh Cha đã nhiều lần công nhận sự trợ giúp của các nhà chuyên môn và kỹ năng chuyên biệt của người giáo dân là một nguồn lực quan trọng trong Giáo hội. Các quy luật giúp cho các Hội Đồng Giám mục và Giáo phận có thể liệt kê một danh sách những chuyên gia đủ điều kiện sẵn sàng cộng tác, nhưng trách nhiệm cuối cùng đối với các cuộc điều tra về việc lạm dụng vẫn thuộc về Tổng giám mục của Giáo tỉnh.
Giả thiết là vô tội
Nguyên tắc suy luận là “người bị tố cáo vô tội” được tái khẳng định. Các bị cáo sẽ được thông báo về cuộc điều tra khi được Tòa thánh yêu cầu. Lời buộc tội phải được thông báo cách công khai. Để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc điều tra và các bằng chứng; việc công báo này có thể được thông qua qua trong giai đoạn điều tra sơ bộ.
Kết luận của cuộc điều tra
Tông huấn không sửa đổi các hình phạt đối với các tội phạm đã gây ra, nhưng Tông huấn đặt ra các tiến trình và thủ tục báo cáo trong khi thực hiện cuộc điều tra sơ bộ. Khi kết thúc cuộc điều tra, Giáo tỉnh (trong một số trường hợp, Giám mục của Giáo phận giữ vai trò quan trọng hay thâm niên) thì hồ sơ phải chuyển về Tòa thánh. Sau đó, Thánh Bộ có thẩm quyền tiến hành "theo luật pháp quy định cho từng trường hợp cụ thể", tiến trình dựa trên cơ sở giáo luật đã có sẵn. Dựa trên kết quả của cuộc điều tra sơ bộ, Tòa Thánh có thể áp dụng các biện pháp ngưng chức ngay lập tức hay đặt ra những giới hạn cho đương sự.
Cam kết cụ thể
Với luật mới này, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi Giáo Hội Công Giáo tiến thêm một bước nữa và cương quyết ngăn chặn và chống lại các việc lạm dụng bằng các hành động cụ thể. Như Đức Thánh Cha viết ở phần đầu của Tông huấn: "Để những hiện tượng này, dưới mọi hình thức, không bao giờ xảy ra nữa, cần phải có việc hoán cải trái tim liên nỉ và sâu sắc, được chứng thực bằng những hành động cụ thể và hiệu năng được mọi con cái trong Giáo hội hành động".
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thêm tài liệu đáng chú ý về việc đại tu nhà thờ Bùi Chu
Hoàng Kim
10:04 09/05/2019
LTS: Nhận thấy bài viết của tác giả Hoàng Kim có bằng chứng cho thấy Đức Giám Mục Thomas Vũ Đình Hiệu, các Linh Mục và Giáo Dân Bùi Chu trong 4 năm qua, đã làm việc rất chu đáo, sát cánh với chính quyền điạ phương về việc đại tu Nhà Thờ Bùi Chu. Sắp đến ngày khởi công thì một nhóm Kiến Trúc Sư gửi thỉnh nguyện lên chính quyền xin ngưng việc đại tu và yêu cầu xếp nhà thờ Bùi Chu vào di sản Văn Hoá Quốc Gia. Điều đáng chú ý là Kiến Trúc Sư đứng đầu nhóm xin ngưng công tác đại tu chỉ nghiên cứu nhà thờ Bùi Chu trên “ONLINE”. Việtcatholic đăng bài của Hoàng Kim để rộng đường dư luận.
KẾ HOẠCH ĐẠI TU NHÀ THỜ BÙI CHU BẮT ĐẦU TỪ 2014.
Trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong ngày 5/4, Đức Giám Mục Thomas Vũ Đình Hiệu nói rằng kế hoạch đại tu nhà thờ Bùi Chu đã được lên kế hoạch từ 5 năm trước (năm 2014), và “hầu hết các tu sĩ, giáo dân và chính quyền địa phương đã đồng thuận” về việc đại tu nhà thờ.
Ông Đặng Ngọc Cường - chủ tịch UBND huyện Xuân Trường nơi Nhà thờ Bùi Chu tọa lạc trả lời cho báo Tuổi Trẻ Online nguyên văn như sau:
“- Theo ông Cường, về mặt quản lý nhà nước thì họ đã làm đủ thủ tục.
"Nhà thờ xuống cấp nhiều lắm rồi, mái sắp sập, tường nứt, cột thì rỗng. Chủ trương xây dựng lại nhà thờ này đã có từ nhiều năm nay. Họ đã làm đúng quy định chứ không có vấn đề gì ở đây. Nhà thờ đã trên 130 năm tuổi thì làm gì có cái gì không xuống cấp nữa. Nhà thờ là nơi sinh hoạt công cộng mà mái có nguy cơ bị sập thì người ta phải làm thôi".
"Người ta làm rất đàng hoàng và chính đáng. Người ta có cả hội đồng linh mục mấy trăm người bàn bạc cả mấy năm nay rồi chứ đâu phải ngày một ngày hai mà quyết định được".” (1)
Hội đồng linh mục mấy trăm người bàn bạc cả mấy năm, giấy phép xây cất đã được chính quyền tỉnh cấp hợp pháp, từ năm 2016 để quyên góp sức người sức của xây dựng nhà thờ, Đức Giám Mục Thomas Vũ Đình Hiệu thông báo rộng rải kêu gọi giáo dân của của giáo phận giúp vật chất tinh thần, từ đó đến nay không hề có một ai lên tiếng phản đối việc xây dựng lại nhà thờ.
NGĂN CẢN KHI CHỈ CÒN 12 NGÀY TRƯỚC KHI HẠ GIẢI.
Công tác chuẩn bị bắt đầu từ tháng 10/2018, hằng trăm mét khối gổ đã được chế tác, chuẩn bị cho Ngày 13/5 hạ giải để thì công.
Ngày 1/5 một nhóm kiến trúc sư đứng đầu là ThS.KTS Cao Thành Nghiệp gởi đơn đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: "Xem xét can thiệp giữ lại nhà thờ cổ chánh tòa Bùi Chu (Nam Định) - một di sản văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam." (2)
Ngay lời đề nghị tiêu đề đã không đúng sự thật, vì họ tự phong cho Nhà thờ Bùi Chu là “một di sản văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam.", và cả lá thư họ dùng mọi luận điệu để chứng mình cho Thủ tướng Nhà thờ Bùi Chu là di sản văn hóa. Trong khi đó, chính phủ chưa bao giờ công nhận Nhà Thờ Buì Chu là di sản văn hóa
Không phải họ không biết Nhà thờ Bùi Chu không phải là di sản văn hóa, nhưng họ đề nghị Thủ tướng ngăn không cho thi công nhà thờ ngày 13/5, rồi sau đó Hội đồng di sản quốc gia sẻ công nhận Nhà thờ Bùi Chu là di sản văn hoá quốc gia.
Có một điều mà chắc các bạn không thể ngờ được là ThS.KTS Cao Thành Nghiệp gởi đơn đến Thủ tướng sau khi đã “ Giám sát Online” Nhà thờ Bùi Chu:
“ Một nhóm kiến trúc sư đã trực tiếp đến khảo sát tại nhà thờ Bùi Chu trong hai ngày 29 và 30-4, dưới sự "giám sát online" từ TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên tại ĐH Kiến trúc TP.HCM và ThS. KTS Cao Thành Nghiệp.
Họ đã kết luận công trình chỉ hư hỏng nhẹ, phần mái bị thấm dột, trần mái một số chỗ bong tróc nhưng kết cấu khung chịu lực còn tốt, đảm bảo khả năng chịu lực lâu dài nếu được gia cố thêm.
Ngoài ra, chuyện tường ngoài nhà rêu mốc vì lâu năm không được tu sửa là việc có thể khắc phục đơn giản.” Báo Tuổi Trẻ Online cho biết. (1)
“ Giám sát online” mà dám đứng đầu danh sách gởi thư lên Đức Giáo Hoàng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chắc thế giới chỉ có duy nhất ThS.KTS Cao Thành Nghiệp.
Đánh giá online Nhà thờ Bùi Chu có hư hỏng gì đâu của nhóm kiến trúc sư đã bị đoàn thanh tra của Bộ VHTTDL vạch mặt: “ Sáng 7.5, đoàn khảo sát của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Lê Quang Tùng đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định và trực tiếp khảo sát thực tế, kiểm tra sơ bộ về thực trạng của nhà thờ Bùi Chu. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ.
Sau khi kiểm tra, ông Trần Thành - Cục phó Cục Di sản Văn hóa cho biết: "Về sơ bộ, sau khi kiểm tra thực tế công trình, về xây dựng, qua hiện trạng cho thấy công trình bị nứt hỏng nhiều chỗ. Cụ thể như cửa vào bị nứt, tòa tháp trái bị nghiêng, nhiều cửa vòm ở hai bên đều bị nứt. Vào phía bên trong nội thất bị xuống cấp, mục, mọt, nhiều vật liệu có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Đặc biệt, công trình này không phải chỉ của giáo xứ mà các hoạt động liên quan tới tôn giáo tín ngưỡng cũng diễn ra ở đây nhiều.
Cùng đó, lượng khách cũng như giáo dân hàng năm tới đây tham gia vào các hoạt động này cũng thường xuyên với số lượng lớn. Vì thế, ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÔNG TRÌNH CŨNG NHƯ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG CẦN XEM XÉT XÂY DỰNG LẠI CÔNG TRÌNH NÀY DỰA TRÊN THỰC TRẠNG XUỐNG CẤP CỦA DI TÍCH.” ( tác giả nhấn mạnh). Theo Báo nguoiduatin Online. (3)
Tại sao nhóm kiến trúc sư đứng đầu là ThS.KTS Cao Thành Nghiệp lại muốn Nhà thờ Bùi Chu thành di sản quốc gia, và chỉ muốn trùng tu chứ không muốn hạ giải thi công theo thiết kế được duyệt?
ThS. KTS Cao Thành Nghiệp trước đây là giám đốc Ban quản lý dự án trùng tu trụ sở Tòa án nhân dân TP.HCM, công trình nhà thờ chính tòa Bùi Chu có tuổi đời tương đương với Tòa án nhân dân TP.HCM, như vậy nếu Nhà thờ Bùi Chu trùng tu thì ThS. KTS Cao Thành Nghiệp có phải là ứng viên số 1, nếu không nói là ứng viên duy nhất cho chức vụ giám đốc Ban quản lý dự án trùng tu không?
HOÀNG KIM.
(1) https://tuoitre.vn/hon-20-kien-truc-su-nha-bao-ton-gui-don-xin-cuu-xet-nha-tho-bui-chu-20190501155020295.htm
(2) https://www.facebook.com/saveheritagevn/posts/589465088225922?__xts__%5B0%5D=68.ARBspObem40qlsngvu1cOvF8buLL-b4qLVZuwp0VRP1K4uhiTDuL9EMO7Lqj2TZrlHrQ6g88XSJGlcBzaCUhp9MzOEeITN3LIxvFWRfYhzBfrtWNIzqvVekByeYd6pZ1cQFFbf72wAiU6dSwib0z4azLiL46xW0z0Dxg6C4OC2YV7Sn-OLMwUcvvSSsrFr67aAQWTHDNnQmHjyPC6xb4nngoYXHfXjRnCg2VcdcrckaYiPPofpoZs37KpX7wJK5nKHZUtUpCCdmH_EpZh1iUng0GAlYPtbtTEx8UEbQXyFYovpkTc9a2B4LqOspWKJ8hXXJuNkCSyyCJNpBgSzc&__tn__=K-R
(3) https://www.nguoiduatin.vn/bo-vh-tt-dl-to-chuc-doan-khao-sat-nha-tho-bui-chu-a432934.html
KẾ HOẠCH ĐẠI TU NHÀ THỜ BÙI CHU BẮT ĐẦU TỪ 2014.
Ông Đặng Ngọc Cường - chủ tịch UBND huyện Xuân Trường nơi Nhà thờ Bùi Chu tọa lạc trả lời cho báo Tuổi Trẻ Online nguyên văn như sau:
“- Theo ông Cường, về mặt quản lý nhà nước thì họ đã làm đủ thủ tục.
"Nhà thờ xuống cấp nhiều lắm rồi, mái sắp sập, tường nứt, cột thì rỗng. Chủ trương xây dựng lại nhà thờ này đã có từ nhiều năm nay. Họ đã làm đúng quy định chứ không có vấn đề gì ở đây. Nhà thờ đã trên 130 năm tuổi thì làm gì có cái gì không xuống cấp nữa. Nhà thờ là nơi sinh hoạt công cộng mà mái có nguy cơ bị sập thì người ta phải làm thôi".
"Người ta làm rất đàng hoàng và chính đáng. Người ta có cả hội đồng linh mục mấy trăm người bàn bạc cả mấy năm nay rồi chứ đâu phải ngày một ngày hai mà quyết định được".” (1)
Hội đồng linh mục mấy trăm người bàn bạc cả mấy năm, giấy phép xây cất đã được chính quyền tỉnh cấp hợp pháp, từ năm 2016 để quyên góp sức người sức của xây dựng nhà thờ, Đức Giám Mục Thomas Vũ Đình Hiệu thông báo rộng rải kêu gọi giáo dân của của giáo phận giúp vật chất tinh thần, từ đó đến nay không hề có một ai lên tiếng phản đối việc xây dựng lại nhà thờ.
NGĂN CẢN KHI CHỈ CÒN 12 NGÀY TRƯỚC KHI HẠ GIẢI.
Công tác chuẩn bị bắt đầu từ tháng 10/2018, hằng trăm mét khối gổ đã được chế tác, chuẩn bị cho Ngày 13/5 hạ giải để thì công.
Ngày 1/5 một nhóm kiến trúc sư đứng đầu là ThS.KTS Cao Thành Nghiệp gởi đơn đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: "Xem xét can thiệp giữ lại nhà thờ cổ chánh tòa Bùi Chu (Nam Định) - một di sản văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam." (2)
Ngay lời đề nghị tiêu đề đã không đúng sự thật, vì họ tự phong cho Nhà thờ Bùi Chu là “một di sản văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam.", và cả lá thư họ dùng mọi luận điệu để chứng mình cho Thủ tướng Nhà thờ Bùi Chu là di sản văn hóa. Trong khi đó, chính phủ chưa bao giờ công nhận Nhà Thờ Buì Chu là di sản văn hóa
Không phải họ không biết Nhà thờ Bùi Chu không phải là di sản văn hóa, nhưng họ đề nghị Thủ tướng ngăn không cho thi công nhà thờ ngày 13/5, rồi sau đó Hội đồng di sản quốc gia sẻ công nhận Nhà thờ Bùi Chu là di sản văn hoá quốc gia.
Có một điều mà chắc các bạn không thể ngờ được là ThS.KTS Cao Thành Nghiệp gởi đơn đến Thủ tướng sau khi đã “ Giám sát Online” Nhà thờ Bùi Chu:
“ Một nhóm kiến trúc sư đã trực tiếp đến khảo sát tại nhà thờ Bùi Chu trong hai ngày 29 và 30-4, dưới sự "giám sát online" từ TS.KTS Nguyên Hạnh Nguyên tại ĐH Kiến trúc TP.HCM và ThS. KTS Cao Thành Nghiệp.
Họ đã kết luận công trình chỉ hư hỏng nhẹ, phần mái bị thấm dột, trần mái một số chỗ bong tróc nhưng kết cấu khung chịu lực còn tốt, đảm bảo khả năng chịu lực lâu dài nếu được gia cố thêm.
Ngoài ra, chuyện tường ngoài nhà rêu mốc vì lâu năm không được tu sửa là việc có thể khắc phục đơn giản.” Báo Tuổi Trẻ Online cho biết. (1)
“ Giám sát online” mà dám đứng đầu danh sách gởi thư lên Đức Giáo Hoàng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chắc thế giới chỉ có duy nhất ThS.KTS Cao Thành Nghiệp.
Đánh giá online Nhà thờ Bùi Chu có hư hỏng gì đâu của nhóm kiến trúc sư đã bị đoàn thanh tra của Bộ VHTTDL vạch mặt: “ Sáng 7.5, đoàn khảo sát của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Lê Quang Tùng đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định và trực tiếp khảo sát thực tế, kiểm tra sơ bộ về thực trạng của nhà thờ Bùi Chu. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ.
Sau khi kiểm tra, ông Trần Thành - Cục phó Cục Di sản Văn hóa cho biết: "Về sơ bộ, sau khi kiểm tra thực tế công trình, về xây dựng, qua hiện trạng cho thấy công trình bị nứt hỏng nhiều chỗ. Cụ thể như cửa vào bị nứt, tòa tháp trái bị nghiêng, nhiều cửa vòm ở hai bên đều bị nứt. Vào phía bên trong nội thất bị xuống cấp, mục, mọt, nhiều vật liệu có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Đặc biệt, công trình này không phải chỉ của giáo xứ mà các hoạt động liên quan tới tôn giáo tín ngưỡng cũng diễn ra ở đây nhiều.
Cùng đó, lượng khách cũng như giáo dân hàng năm tới đây tham gia vào các hoạt động này cũng thường xuyên với số lượng lớn. Vì thế, ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÔNG TRÌNH CŨNG NHƯ CHO NGƯỜI SỬ DỤNG CẦN XEM XÉT XÂY DỰNG LẠI CÔNG TRÌNH NÀY DỰA TRÊN THỰC TRẠNG XUỐNG CẤP CỦA DI TÍCH.” ( tác giả nhấn mạnh). Theo Báo nguoiduatin Online. (3)
Tại sao nhóm kiến trúc sư đứng đầu là ThS.KTS Cao Thành Nghiệp lại muốn Nhà thờ Bùi Chu thành di sản quốc gia, và chỉ muốn trùng tu chứ không muốn hạ giải thi công theo thiết kế được duyệt?
ThS. KTS Cao Thành Nghiệp trước đây là giám đốc Ban quản lý dự án trùng tu trụ sở Tòa án nhân dân TP.HCM, công trình nhà thờ chính tòa Bùi Chu có tuổi đời tương đương với Tòa án nhân dân TP.HCM, như vậy nếu Nhà thờ Bùi Chu trùng tu thì ThS. KTS Cao Thành Nghiệp có phải là ứng viên số 1, nếu không nói là ứng viên duy nhất cho chức vụ giám đốc Ban quản lý dự án trùng tu không?
HOÀNG KIM.
(1) https://tuoitre.vn/hon-20-kien-truc-su-nha-bao-ton-gui-don-xin-cuu-xet-nha-tho-bui-chu-20190501155020295.htm
(2) https://www.facebook.com/saveheritagevn/posts/589465088225922?__xts__%5B0%5D=68.ARBspObem40qlsngvu1cOvF8buLL-b4qLVZuwp0VRP1K4uhiTDuL9EMO7Lqj2TZrlHrQ6g88XSJGlcBzaCUhp9MzOEeITN3LIxvFWRfYhzBfrtWNIzqvVekByeYd6pZ1cQFFbf72wAiU6dSwib0z4azLiL46xW0z0Dxg6C4OC2YV7Sn-OLMwUcvvSSsrFr67aAQWTHDNnQmHjyPC6xb4nngoYXHfXjRnCg2VcdcrckaYiPPofpoZs37KpX7wJK5nKHZUtUpCCdmH_EpZh1iUng0GAlYPtbtTEx8UEbQXyFYovpkTc9a2B4LqOspWKJ8hXXJuNkCSyyCJNpBgSzc&__tn__=K-R
(3) https://www.nguoiduatin.vn/bo-vh-tt-dl-to-chuc-doan-khao-sat-nha-tho-bui-chu-a432934.html
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đảng bối rối về sức khoẻ Nguyễn Phú Trọng
Phạm Trần
08:35 09/05/2019
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đang rất ồn ào kỷ niệm 50 năm thi hành Di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019), nhưng Lãnh đạo đảng lại bối rối trước sự bất động quá lâu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Kể từ trưa ngày 14/04/2019 là khi có tin ông bị đột quỵ (stroke) trong chuyến thăm Tỉnh Kiên Giang, ông Trọng đã không có bất cứ hoạt động nào, dù trong cương vị Tổng Bí thư hay Chủ trịch nước.
Sự vắng mặt quan trọng nhất trong thời gian này là ông đã không xuất hiện tại đám tang nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh hôm 03/05 (2019) tại Hà Nội mặc dù ông là Trưởng ban Tang lễ.
Tuy nhiên, khi tường thuật lễ tang, báo chí của đảng không dám đề cập đến biến cố quan trọng này nhưng lại thông tin rộng rãi ông Trọng đã gửi vòng hoa phúng điếu khiền dư luận thắc mắc.
Vậy tình trạng sức khỏe của người Lãnh đạo 75 tuổi Nguyễn Phú Trọng thực, hư ra sao mà phải giấu kín, theo quy định của Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước (Luật số 29/2018/QH14) , ban hành ngay 15/11/2018, trong đó có khoản cấm ghi tại Điều 7 đối với “Thông tin bảo vệ sức khỏa lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.”
ỔN ĐỊNH HAY KHÔNG ?
Cho đến nay, báo chí nhà nước chỉ được phép đăng nội dung xuất xứ từ một nguồn của Ban Tuyên giáo đảng, theo đó, viết rằng :”Ngày 13 và 14/4, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có chuyến công tác tới Kiên Giang, trao đổi với lãnh đạo địa phương về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Xuống máy bay tại Cần Thơ, ông đi ngay về Kiên Giang, rồi di chuyển tiếp hơn 80 km về huyện Kiên Lương. Sau khi thăm cơ sở tôm đông lạnh, Tổng bí thư ra ngoài trời dưới nắng nóng 38 độ, do thời tiết thay đổi, sức khỏe của ông bị ảnh hưởng.”
Ngày 26/04 (2019), Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói với cử tri Cần Thơ:” Thời điểm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào Kiên Giang công tác thì thời tiết ngoài Bắc còn hơi lạnh, khi vào Nam thì thời tiết rất nóng và phải di chuyển rất nhiều, cường độ làm việc cao, có ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được các bác sĩ chăm sóc kịp thời nên sức khỏe đã ổn định và sẽ sớm trở lại công việc để cho nhân dân yên tâm.”
Trước đó vào ngày 25/04 (2019), trả lời câu hỏi của Thông tín viên AFP (Agence France-Press) người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Lê Thị Thu Hằng nói:” Do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng đến sức khỏe của đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm trở lại làm việc bình thường”.
Bệnh “thời tiết nóng, lạnh” gì ở Việt Nam mà độc địa thế ? Nếu chỉ vì ra nắng, vào lạnh và phải di chuyển bằng xe 80 cây số nên bị mệt mà cảm cúm, hay hắt xì sổ mũi thì có nhằm nhò gì so với sự chịu đựng của người dân lao động, hay nhà nông chân lấm tay bùn chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối ?
Hơn nữa, trước “biến cố Kiên Giang” ngày 14/04 (2019), ông Nguyễn Phú Trọng là người năng động. Ông đã tiếp khách nước ngoài và đi đó, đi đây chỉ đạo rất hăng, nhất là trong lịnh vực xây dựng đảng, chọn lựa nhân sự cho Đảng khóa XIII và chống tham nhũng “đốt lò”.
Vì vậy, sau gần một tháng mà chưa thấy ông Trọng xuất hiện, hay không có động tĩnh gì, nhất là chưa nhìn thấy ông nói năng bình thường tại các buổi làm việc hay tiếp khách như trước thì những lời trấn an dư luận của bà Ngân cho rằng “sức khỏe đã ổn định”, hay của Bộ Ngoại giao hứa ông Trọng “sẽ sớm trở lại làm việc bình thường” phải “có vấn đề”.
GIẤU MÀ HỞ ?
Nhưng truyện dài đau ốm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không chỉ có nhiêu đó mà còn nhiêu khê lắm. Chẳng hạn như ông đã vắng mặt trong đoàn đại biểu quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội thuộc đơn vị bầu cử số 1 trong cuộc tiếp xúc với cử tri ngày 04/05 (2019), trước kỳ họp thứ 7 của Quốc Hội, dự trù khai mạc ngày 20/05 (2019).
Đơn vị I gồm hai quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ có 3 Đại biểu. Ông Trọng là người đứng đầu, nhưng chí có 2 Đại biểu Trần Thị Phương Hoa, Bí thư Quận ủy Cầu Giấy và Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô gặp cử tri cùng với đại biểu Bùi Huyền Mai, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hà Nội đến dự cho nổi đình đám.
Sau đó, vào chiều ngày 07/05 (2019) báo chí trong nước lại đưa tin Bí thư thành ủy, Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng phải trấn an cử tri (quân 3) Đơn vị I về tình trạng sức khỏa của ông Trọng.
Cử tri Lê Thanh Tùng nói với ông Nhân:"Bà con đề nghị nói rõ bệnh tình của đồng chí Nguyễn Phú Trọng như thế nào. Đó là lòng mong mỏi của người dân. Chứ để trên mạng nói lung tung thì không hay đâu, mà họ nói thì không cấm được."
Ông Nhân cho biết “Tổng bí thư, Chủ tịch nước bị mệt nhưng sức khỏe đang tiến triển ngày càng tốt lên.”
Rồi ông nói như phân bua: "Chúng ta cũng biết là, liên quan đến sức khỏe mỗi người có một tốc độ, mức độ hoàn thiện khác nhau nên chúng ta chưa thể tự đưa ra thời hạn được. Tôi tin là các đồng chí sẽ sớm thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước xuất hiện và làm việc." (theo VTCNews –Đài truyền hình KTS-VTC)
Lạ chưa ? Có ai, kể cả cử tri Tùng, muốn biết ngày nào ông Trọng có thể trở lại làm việc bình thường đâu ? Nhưng khi ông Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thiện Nhân lại hớ hênh nói “chưa thể tự đưa ra thời hạn” bình phục sức khỏe của ông Trọng , vì “mỗi người có một tốc độ, mức độ hoàn thiện khác nhau.”
Ai mà chả biết vậy. Nhưng với đội ngũ Bác sỹ thượng thặng nhất của Việt Nam gồm cả Bác sỹ Đông y của Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ lãnh đạo thì hiển nhiên ông Trọng phải được chăm sóc trăm ngàn lần hơn bà con lao động.
Như thế mà ông Nhân lại bảo “chưa thể tự đưa ra thời hạn” thì có phải ông không biết nên nói mò , hay ông biết mà đã lỡ mồm lỡ miệng “tiết lộ bí mật quốc gia” ?
THÁCH ĐỐ CỦA ÔNG TRỌNG
Với những “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” như thế thì hẳn ông Nguyễn Phú Trọng phải bực mình khôn tả, hay ông đã phải gượng cười bỏ qua ?
Nhưng trước mắt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ phải tự mình trả lời 3 câu hỏi , 2 gần và 1 xa, đó là :
1.-Liệu ông có thể xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 10/Khóa đảng XII, dự trù diễn ra trong tháng 5/2019.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nói tại Hội nghị trực tuyến Báo cáo viên các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương ngày 8/5 (2019) thì :”Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn, quyết định nhiều vấn đề quan trọng.” (Tài liệu Ban Tuyên giáo).
2.- Ông Trọng cũng phải chuẩn bị thể diện, áo mũ để tham dự hay khiếm diện tại buổi khai mạc Kỳ họp Quốc hội lần thứ 7, khai mạc vào ngày 20/05 (2019).
3) Sau cùng, ông cũng cần phải trả lời cho Tòa Bạch Ốc biết là liệu ông có đủ sức khỏe thăm Hoa Kỳ trong năm 2019 như đã hứa với Tổng thống Donald Trump hay không ?
Trước đây vì lý do sức khỏe mà ông Trọng đã phải hủy 2 việc đã có trong chương trình làm việc của ông gồm:
Thứ nhất, hủy bỏ cuộc tiếp Phái đoàn 9 Thượng nghị sỹ lưỡng đảng Hoa Kỳ, ấn định vào ngày 18/4 (2019) tại Hà Nội. Đoàn do Nghị sỹ Dân chủ Patrick Leahy (Tiểu bang Vermont), Phó Chủ tịch Ủy ban chuẩn chi Thượng viện cầm đầu thăm Việt Nam để thẩm định công tác tẩy xóa chất độc Da Cam và công tác giúp người khuyết tật.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bí thư Trần Quốc Vượng, người đứng hàng thứ hai sau ông Trọng đã thay ông Trọng tiếp phái đoàn Leahy.
Thứ hai, ông Trọng không cầm đầu phái đoàn đi Trung Cộng họp Hội nghị thượng đỉnh “Vành đai-Con đường” lần 2 ở Bắc Kinh từ ngày 25 đến 27/04/2019, theo lời mời của Lãnh đạo đảng, nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông báo chính thức ngày 22/4 (2019) cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cầm đầu phái đoàn Việt Nam. Cũng giống như nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thay mặt Việt Nam đọc diễn văn tại Hội nghị này hồi tháng 5/2017, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày quan điểm của Việt Nam vào ngày 26/04 (2019). Sau đó, ông Phúc sẽ có các cuộc họp với Lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng.
Đó là những diễn tiến quanh chuyện ông Nguyễn Phú Trọng có bị bệnh nặng phải chữa bằng nhiều phương pháp y học Đông-Tây dài hạn hay chỉ là bệnh gìa khi trái gió trở chiều như nhà nước nói ?
Hy vọng ông đã “ổn định” như bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói với cử tri, nhưng nếu người dân mà chưa sớm thấy ông trở lại làm việc như lời tiên đoán của “thầy bói” Bí thư thành Ủy Nguyễn Thiện Nhân thì ông có bỏ họ vào lò không ? -/-
Phạm Trần
(05/019)
Kể từ trưa ngày 14/04/2019 là khi có tin ông bị đột quỵ (stroke) trong chuyến thăm Tỉnh Kiên Giang, ông Trọng đã không có bất cứ hoạt động nào, dù trong cương vị Tổng Bí thư hay Chủ trịch nước.
Sự vắng mặt quan trọng nhất trong thời gian này là ông đã không xuất hiện tại đám tang nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh hôm 03/05 (2019) tại Hà Nội mặc dù ông là Trưởng ban Tang lễ.
Tuy nhiên, khi tường thuật lễ tang, báo chí của đảng không dám đề cập đến biến cố quan trọng này nhưng lại thông tin rộng rãi ông Trọng đã gửi vòng hoa phúng điếu khiền dư luận thắc mắc.
Vậy tình trạng sức khỏe của người Lãnh đạo 75 tuổi Nguyễn Phú Trọng thực, hư ra sao mà phải giấu kín, theo quy định của Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước (Luật số 29/2018/QH14) , ban hành ngay 15/11/2018, trong đó có khoản cấm ghi tại Điều 7 đối với “Thông tin bảo vệ sức khỏa lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.”
ỔN ĐỊNH HAY KHÔNG ?
Cho đến nay, báo chí nhà nước chỉ được phép đăng nội dung xuất xứ từ một nguồn của Ban Tuyên giáo đảng, theo đó, viết rằng :”Ngày 13 và 14/4, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có chuyến công tác tới Kiên Giang, trao đổi với lãnh đạo địa phương về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Xuống máy bay tại Cần Thơ, ông đi ngay về Kiên Giang, rồi di chuyển tiếp hơn 80 km về huyện Kiên Lương. Sau khi thăm cơ sở tôm đông lạnh, Tổng bí thư ra ngoài trời dưới nắng nóng 38 độ, do thời tiết thay đổi, sức khỏe của ông bị ảnh hưởng.”
Ngày 26/04 (2019), Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói với cử tri Cần Thơ:” Thời điểm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào Kiên Giang công tác thì thời tiết ngoài Bắc còn hơi lạnh, khi vào Nam thì thời tiết rất nóng và phải di chuyển rất nhiều, cường độ làm việc cao, có ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được các bác sĩ chăm sóc kịp thời nên sức khỏe đã ổn định và sẽ sớm trở lại công việc để cho nhân dân yên tâm.”
Trước đó vào ngày 25/04 (2019), trả lời câu hỏi của Thông tín viên AFP (Agence France-Press) người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Lê Thị Thu Hằng nói:” Do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng đến sức khỏe của đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sớm trở lại làm việc bình thường”.
Bệnh “thời tiết nóng, lạnh” gì ở Việt Nam mà độc địa thế ? Nếu chỉ vì ra nắng, vào lạnh và phải di chuyển bằng xe 80 cây số nên bị mệt mà cảm cúm, hay hắt xì sổ mũi thì có nhằm nhò gì so với sự chịu đựng của người dân lao động, hay nhà nông chân lấm tay bùn chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối ?
Hơn nữa, trước “biến cố Kiên Giang” ngày 14/04 (2019), ông Nguyễn Phú Trọng là người năng động. Ông đã tiếp khách nước ngoài và đi đó, đi đây chỉ đạo rất hăng, nhất là trong lịnh vực xây dựng đảng, chọn lựa nhân sự cho Đảng khóa XIII và chống tham nhũng “đốt lò”.
Vì vậy, sau gần một tháng mà chưa thấy ông Trọng xuất hiện, hay không có động tĩnh gì, nhất là chưa nhìn thấy ông nói năng bình thường tại các buổi làm việc hay tiếp khách như trước thì những lời trấn an dư luận của bà Ngân cho rằng “sức khỏe đã ổn định”, hay của Bộ Ngoại giao hứa ông Trọng “sẽ sớm trở lại làm việc bình thường” phải “có vấn đề”.
GIẤU MÀ HỞ ?
Nhưng truyện dài đau ốm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không chỉ có nhiêu đó mà còn nhiêu khê lắm. Chẳng hạn như ông đã vắng mặt trong đoàn đại biểu quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội thuộc đơn vị bầu cử số 1 trong cuộc tiếp xúc với cử tri ngày 04/05 (2019), trước kỳ họp thứ 7 của Quốc Hội, dự trù khai mạc ngày 20/05 (2019).
Đơn vị I gồm hai quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ có 3 Đại biểu. Ông Trọng là người đứng đầu, nhưng chí có 2 Đại biểu Trần Thị Phương Hoa, Bí thư Quận ủy Cầu Giấy và Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô gặp cử tri cùng với đại biểu Bùi Huyền Mai, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hà Nội đến dự cho nổi đình đám.
Sau đó, vào chiều ngày 07/05 (2019) báo chí trong nước lại đưa tin Bí thư thành ủy, Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng phải trấn an cử tri (quân 3) Đơn vị I về tình trạng sức khỏa của ông Trọng.
Cử tri Lê Thanh Tùng nói với ông Nhân:"Bà con đề nghị nói rõ bệnh tình của đồng chí Nguyễn Phú Trọng như thế nào. Đó là lòng mong mỏi của người dân. Chứ để trên mạng nói lung tung thì không hay đâu, mà họ nói thì không cấm được."
Ông Nhân cho biết “Tổng bí thư, Chủ tịch nước bị mệt nhưng sức khỏe đang tiến triển ngày càng tốt lên.”
Rồi ông nói như phân bua: "Chúng ta cũng biết là, liên quan đến sức khỏe mỗi người có một tốc độ, mức độ hoàn thiện khác nhau nên chúng ta chưa thể tự đưa ra thời hạn được. Tôi tin là các đồng chí sẽ sớm thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước xuất hiện và làm việc." (theo VTCNews –Đài truyền hình KTS-VTC)
Lạ chưa ? Có ai, kể cả cử tri Tùng, muốn biết ngày nào ông Trọng có thể trở lại làm việc bình thường đâu ? Nhưng khi ông Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thiện Nhân lại hớ hênh nói “chưa thể tự đưa ra thời hạn” bình phục sức khỏe của ông Trọng , vì “mỗi người có một tốc độ, mức độ hoàn thiện khác nhau.”
Ai mà chả biết vậy. Nhưng với đội ngũ Bác sỹ thượng thặng nhất của Việt Nam gồm cả Bác sỹ Đông y của Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ lãnh đạo thì hiển nhiên ông Trọng phải được chăm sóc trăm ngàn lần hơn bà con lao động.
Như thế mà ông Nhân lại bảo “chưa thể tự đưa ra thời hạn” thì có phải ông không biết nên nói mò , hay ông biết mà đã lỡ mồm lỡ miệng “tiết lộ bí mật quốc gia” ?
THÁCH ĐỐ CỦA ÔNG TRỌNG
Với những “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” như thế thì hẳn ông Nguyễn Phú Trọng phải bực mình khôn tả, hay ông đã phải gượng cười bỏ qua ?
Nhưng trước mắt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ phải tự mình trả lời 3 câu hỏi , 2 gần và 1 xa, đó là :
1.-Liệu ông có thể xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 10/Khóa đảng XII, dự trù diễn ra trong tháng 5/2019.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nói tại Hội nghị trực tuyến Báo cáo viên các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương ngày 8/5 (2019) thì :”Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn, quyết định nhiều vấn đề quan trọng.” (Tài liệu Ban Tuyên giáo).
2.- Ông Trọng cũng phải chuẩn bị thể diện, áo mũ để tham dự hay khiếm diện tại buổi khai mạc Kỳ họp Quốc hội lần thứ 7, khai mạc vào ngày 20/05 (2019).
3) Sau cùng, ông cũng cần phải trả lời cho Tòa Bạch Ốc biết là liệu ông có đủ sức khỏe thăm Hoa Kỳ trong năm 2019 như đã hứa với Tổng thống Donald Trump hay không ?
Trước đây vì lý do sức khỏe mà ông Trọng đã phải hủy 2 việc đã có trong chương trình làm việc của ông gồm:
Thứ nhất, hủy bỏ cuộc tiếp Phái đoàn 9 Thượng nghị sỹ lưỡng đảng Hoa Kỳ, ấn định vào ngày 18/4 (2019) tại Hà Nội. Đoàn do Nghị sỹ Dân chủ Patrick Leahy (Tiểu bang Vermont), Phó Chủ tịch Ủy ban chuẩn chi Thượng viện cầm đầu thăm Việt Nam để thẩm định công tác tẩy xóa chất độc Da Cam và công tác giúp người khuyết tật.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bí thư Trần Quốc Vượng, người đứng hàng thứ hai sau ông Trọng đã thay ông Trọng tiếp phái đoàn Leahy.
Thứ hai, ông Trọng không cầm đầu phái đoàn đi Trung Cộng họp Hội nghị thượng đỉnh “Vành đai-Con đường” lần 2 ở Bắc Kinh từ ngày 25 đến 27/04/2019, theo lời mời của Lãnh đạo đảng, nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông báo chính thức ngày 22/4 (2019) cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cầm đầu phái đoàn Việt Nam. Cũng giống như nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thay mặt Việt Nam đọc diễn văn tại Hội nghị này hồi tháng 5/2017, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ trình bày quan điểm của Việt Nam vào ngày 26/04 (2019). Sau đó, ông Phúc sẽ có các cuộc họp với Lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng.
Đó là những diễn tiến quanh chuyện ông Nguyễn Phú Trọng có bị bệnh nặng phải chữa bằng nhiều phương pháp y học Đông-Tây dài hạn hay chỉ là bệnh gìa khi trái gió trở chiều như nhà nước nói ?
Hy vọng ông đã “ổn định” như bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói với cử tri, nhưng nếu người dân mà chưa sớm thấy ông trở lại làm việc như lời tiên đoán của “thầy bói” Bí thư thành Ủy Nguyễn Thiện Nhân thì ông có bỏ họ vào lò không ? -/-
Phạm Trần
(05/019)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Triết học Hậu hiện đại và những ảnh hưởng của nó
LM. Tạ Văn Tịnh, OP.
10:47 09/05/2019
Triết học Hậu hiện đại và những ảnh hưởng của nó
Tạ Văn Tịnh, OP.
Triết học đã bước sang thời kỳ Hậu hiện đại (Postmodernism). Nó xuất hiện như sự phản biện chủ nghĩa Hiện đại (Modernism). Trong hơn ba mươi năm qua, chủ nghĩa hậu Hiện đại đã tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi và nhiều sắc thái ở Tây u, bắt đầu từ Pháp rồi Đức, Italia, Thụy sỹ, Hà lan, Anh, Mỹ, sau đó lan sang Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã thể hiện như một “hệ chuẩn” tư duy mới và ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là chính trị, văn hóa, luân lý, và ăn sâu vào cảm thức cũng như lối sống của con người. Ở phương Tây, và một số nước phương Đông nó đang như là “mốt sống” và ý thức hệ của xã hội đương đại.
Tư duy Hậu hiện đại thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Song, nếu có một cái nhìn chung, đơn nhất và phổ quát thì đó là sự phủ nhận quan điểm logos trong triết học Hiện đại, phủ nhận hệ quy chiếu luân lý khách quan, ổn định và những nền tảng siêu hình học đặc thù.
Bản thể luận
Bản thể luận (Ontology) là một thuật ngữ triết học nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của vũ trụ phổ quát, cũng như những đặc trưng và quy luật của nó. Bản thể luận, xét như một khoa học, thường đồng nghĩa với Siêu hình học (Metaphysics). Đây là một lãnh vực bị bỏ quên trong một thời gian khá lâu do tính cách đối lập của nó với Siêu hình học truyền thống, nhưng nay đang được quan tâm trở lại. Ngày nay, bản thể luận được trân trọng đến độ khoa học tự nhiên cũng nhìn nhận những kế hoạch bản thể chiều sâu, nhưng kế hoạch dựa vào nền tảng hoàn toàn duy nghiệm vẫn chưa chứng minh được đầy đủ, và thỉnh thoảng vẫn gây ra những rắc rối về lý thuyết, như trong tranh luận cơ học lượng tử trên nguyên tắc nhị nguyên sóng phân tử.
Jacques Derrida (1930-2004), triết gia Pháp, người sáng lập trường phái Giải cấu trúc (Deconstruction) đưa ra quan điểm thực tại mang tính chất Hậu–siêu hình học (Post-metaphysical) và Hậu-nền tảng luận (Post-foundational). Các quan điểm này đã từ chối một cách dễ dàng nền tảng siêu hình và ý thức truyền thống, đồng thời đề cao ngôn ngữ và những “hàm ẩn” trong nó. Theo ông, tư duy hiện đại đã đặt niềm tin một cách ngây thơ trên những giả định siêu hình – cái làm cơ sở của triết học phương Tây. Mặc dù triết gia này không bác bỏ mọi tuyên xưng về niềm tin vào chân lý, nhưng lý thuyết Giải cấu trúc của ông đã bác bỏ truyền thống siêu hình học vốn được xem là nền tảng của tri thức triết học hiện đại. Điều trớ trêu là lý thuyết Giải cấu trúc của Derrida được giới tri thức hưởng ứng trội vượt. Một cuộc nghiên cứu của John Rawlings tại đại học Standford năm 1999 cho biết trong vòng 12 năm từ 1987 đến 1999 có hơn 400 cuốn sách nghiên cứu lý thuyết Giải cấu trúc và được hơn 500 nghiên cứu sinh ở Mỹ và Anh chọn làm đề tài luận án tiến sỹ.
Các triết gia hậu hiện đại không còn tra vấn ý nghĩa và giá trị của bản thể thế giới nữa. Những khám phá về vũ trụ khách quan và nhìn nhận sự hiện hữu của Tạo hoá trong triết học truyền thống nhường chỗ cho bức tranh thế giới được nhào nặn bởi chủ quan tính. Điều đó khởi đi từ ảnh hưởng bởi nhiều biến đổi đáng kể trong hầu khắp lĩnh vực của đời sống xã hội bởi phát minh của những lý thuyết phi cổ điển, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai. Dick Higgins đặt ra nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời: “Bằng cách nào tôi có thể lý giải được thế giới mà trong đó tôi là một bộ phận của nó đây? Thế giới này là thế giới nào? Phải làm gì trong đó? bản ngã nào trong vô số bản ngã của tôi sẽ làm việc đó?
Khi tự hỏi: Thế giới này là thế giới nào? Các triết gia thời Hiện đại cùng lúc cảm nhận nhiều thực tại khác nhau vì chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Họ phủ nhận chính mình chỉ có một bản ngã và bản ngã đó là một phần của thế giới. Thế giới và bản ngã hiện ra trong nhãn quan mỗi người như một hiện thực đa tầng, đa phương.
Bản thể luận triết học Hậu hiện đại mở ra khám phá mới về ngôn ngữ, văn hoá, về cảm thức hiện sinh, hệ giá trị nhân văn nơi con người và tinh thần phản kháng quyền lực nơi các trào lưu chính trị, xã hội. Tuy nhiên, nó quá xa rời truyền thống, và như thế thiếu tính vững chắc trong lập luận.
Chủ nghĩa hậu hiện đại là một trào lưu liên ngành, không dựa trên một bản thể luận theo cách hiểu của triết học truyền thống, nói khác đi nó thiếu một cơ sở làm nền tảng xuất phát cho mọi lý luận.
Nhận thức luận (gnoseology) hay tri thức luận là một bộ phận của triết học nghiên cứu các quy luật và các khả năng của nhận thức, mối quan hệ của tri thức (cảm giác, tri giác, khái niệm...) với thực tại khách quan, nghiên cứu các mức độ và hình thức của quá trình nhận thức, các điều kiện và tiêu chuẩn đúng đắn của nó. Tri thức luận có đối tượng chung hay chất thể (material object) là tri thức hay lý trí con người. Còn đối tượng đặc thù hay mô thể (formal object) là tri thức được nghiên cứu theo quan điểm triết học. Nếu như bản thể luận trên kia trả lời cho câu hỏi vũ trụ từ đâu mà có? thì tri thức luận trả lời cho câu hỏi thế giới này tồn tại như thế nào?
Tương tự cách lập luận của vấn đề bản thể, nhận thức luận Hậu hiện đại bác bỏ cách hiểu chân lý như sự phản ánh tương đương thực tại, không quy chiếu nào đối với thực tại bên ngoài vượt qua cá nhân, văn hóa, làm nền tảng cho một mệnh đề được gọi là đúng. Richard Rorty (1931-) triết gia Mỹ viết: những ai mong muốn đặt sự liên đới vào tính khách quan … phải thừa nhận chân lý như sự tương đương với thực tại … Trái lại, những ai mong mốn quy giản tính khách quan về sự liên đới … hãy tin vào cái gì tốt đối với chúng ta. Michel Foucault (1926-1984) viết: chân lý là một điều gì đó của thế giới này. Jean-François Lyotard cho rằng thế giới khoa học đang tràn ngập những hình ảnh, viễn tượng, những khái niệm, sự kiện, hoạt động, đó là thế giới của những dòng lưu chuyển thông tin bất tận. Khoa học thông tin đã đạt tới vị trí đầy vinh dự trong bức tranh khoa học cũng như trước đây toán học là “nữ hoàng”. Máy tính trở thành công cụ biểu tượng của khoa học Hậu hiện đại. Thế giới ngày này đang vận hành theo khuynh hướng hỗn độn, bất định, nên tri thức khoa học khó có thể đưa ra một bức tranh thống nhất.
Nhận thức luận Hậu hiện đại nhấn mạnh tính kiến thiết xã hội của chủ thể, chủ trương đa nguyên luận khoa học, mở ra cách tiếp cận mới trong khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội.
Vấn đề con người
Chủ nghĩa Hiện đại quan niệm về chủ thể, bản ngã như là một thực thể ổn định duy trì suốt đời, bản ngã này được bảo vệ bởi nhiều tầng lớp “mặt nạ” bắt nguồn từ những mong đợi xã hội và từ quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân. Các tầng lớp “mặt nạ” hỗ trợ cá nhân thích nghi với hoàn cảnh và môi trường. Các xung đột nội tâm cá nhân là biểu hiện của đòi hỏi về bản ngã chân thật. Do đó, tâm lý học là hành trình khám phá nội tâm, vạch ra các tầng lớp bản sắc bên trong cá nhân. Hành trình khám phá bản sắc chân thật và ý nghĩa của nó phản ánh sự tách biệt rạch ròi giữa chủ thể và đối tượng, giữa bản ngã và thế giới. Trái lại, chủ nghĩa Hậu hiện đại lại thừa nhận nhiều bản ngã, do đó có nhiều bản sắc trong sự thể hiện của các bản ngã. Các bản sắc được hình thành từ các diễn ngôn gia đình, giới tính, công việc và tiêu dùng, các diễn ngôn này ảnh hưởng tới chủ thể tính cá nhân.
Những ảnh hưởng
Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của bức tranh triết học Hậu hiện đại trong xã hội và thời đại hôm nay. Nó đang dần dần đi vào lối sống và ý thức hệ của con người. Càng ngày phương Tây và những nước giàu sụ càng xa rời truyền thống và những điểm quy chiếu luân lý ổn định, và do đó, xuất hiện nhiều vấn đề. Con người như đang tồn tại trong một thế giới bất định, chủ thể người và sự phân giải các thực thể tâm lý đang đối mặt với tính phân mảnh ngày càng tăng của thực tại. Chủ thể đang “ngập tràn”, “quá tải” bởi hình ảnh, sự kiện, quan hệ xã hội vốn là kết quả của sự gia tăng, bành trướng công nghệ truyền thông toàn cầu. Khuynh hướng toàn cầu hóa làm cho thế giới, một cách nghịch lý, vừa trở nên mở rộng vừa ngày càng chật hẹp trong cảm thức không gian, thời gian. Trong một thế giới như vậy, thay vì đề cao những điểm quy chiếu luân lý nền tảng và truyền thống siêu hình ổn định, lý trí triết học Hậu hiện đại lại phủ nhận nó. Đức tin Kitô giáo là một sợi chỉ dệt nên u châu địa lục, nhưng người ta đang thống nhất trong việc từ chối hơn là đón nhận nó. Trong đà tục hóa nói chung, con người đang muốn xóa bỏ những biểu hiện và ngay cả những dấu vết Kitô giáo trong sinh hoạt tri thức, văn hóa và xã hội.
Mặt khác, con người quá đề cao lợi nhuận, tiêu dùng, những giá trị thực tại và khuynh hướng tự do cá nhân. Đó là những căn nguyên dẫn đến thái độ dửng dưng hay chống lại các chuẩn mực luân lý, niềm tin và xa rời Thiên Chúa. Chủ nghĩa Hậu hiện đại không hướng con người đến những giá trị siêu việt, thay vào đó lại đặt ra quá nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời rõ ràng, chúng trở nên nghiêm trọng hóa bởi các ràng buộc mơ hồ về xã hội, cá nhân và trí tuệ, dẫn đến sự mơ hồ nơi con người về thái độ sống, lý tưởng và tương quan nhân vị. Văn hoá giờ đây hời hợt và trống rỗng về nhân bản, đạo đức, luân lý, đặc biệt ở các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... làm cho tâm thức con người vừa trở nên vô cảm vừa vô vọng.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học đang đặt ra nhiều thách thức mới về giá trị đạo đức như: dự án xoá bỏ nhân tính trong điều khiển học, dự án bộ gen người, nhân bản vô tính người, thực phẩm biến đổi gen, những giá trị đạo đức liên quan đến y khoa, và đặc biệt là công nghệ vũ khí hủy diệt như là bom nguyên tử... các hệ luỵ đạo đức, nhân đạo sẽ khó lường nếu khoa học cứ tiếp tục những dự án này. Các nhà khoa học chân chính hay Giáo Hội Công Giáo không phủ nhận tính cần thiết của sự tiến bộ khoa học, song nghi ngờ và cảnh báo nguy cơ sử dụng các thành tựu khoa học chống lại loài người. Khoa học có đủ khả năng để làm điều gì đó không có nghĩa là nhất thiết phải làm, sự tiến bộ khoa học cần phải đặt trên lợi ích loài người chứ không phải một số người, trên hệ giá trị nhân bản, nhân văn chứ không phải hệ giá trị thực dụng.
Sự kiện sập hầm mỏ ở Chilê (15-08-2010) như là một thực tại làm thức tỉnh phương Tây về sức mạnh tâm linh. Giải cấu trúc của Derrida và lý thuyết của triết học Hậu hiện đại dường như vô dụng trong căn hầm mù mịt của 33 thợ mỏ. Nơi đó, cuốn Kinh Thánh và cỗ tràng hạt trở thành giá đỡ căn bản. Con người là một chủ thể, trong đó, có những giai tầng ý nghĩa khác nhau, nhưng khi khốn cùng con người mới trở nên “người” hơn: con người có lý trí và đức tin.
Thiên tai, lũ lụt, động đất, núi lửa phu trào, các loại dịch bệnh, các thảm hoạ sinh thái trên quy mô toàn cầu, trái đất nóng lên, là những sự kiện thời sự và thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó tính hai mặt của khoa học công nghệ hiện đại đối với xã hội: một đàng, nó đóng góp đáng kể vào sự văn minh hoá cuộc sống con người, đàng khác, nó cũng gợi lại nỗi ám ảnh của thời kỳ man rợ, huỷ diệt (bom hạt nhân, ô nhiễm môi trường). Một số nước đang phát triển về vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình trước sức mạnh của các cường quốc “diamond cuts diamond” (vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn). “Bước ngoặt ngôn ngữ” do chủ nghĩa Hậu hiện đại tạo ra không thể là “bản thể” cũng chẳng phải là cứu cánh của những sự kiện. Nhưng đó là giới hạn của vũ trụ? Sự trừng phạt của Thượng Đế? Hay đó là hậu quả do con người gây ra?
Không thể giới hạn bức tranh triết học Hậu hiện đại và những tác động của nó vào hơn vài trang viết. Chủ nghĩa Hậu hiện đại đa nguyên về nền tảng và đa phức về đối tượng. Nó một phần phản ánh, một phần ảnh hưởng tới thái độ sống, ý thức hệ của thế giới hiện đại. Tuy nhiên, “Bước ngoặt ngôn từ” còn đó những giới hạn về bản thể luận, nhận thức luận, tương quan nhân vị cũng như lý giải sự kiện. Để thủ đắc ý nghĩa, người ta cần hành động, giá đỡ tâm linh và chuẩn mực nền tảng. Như ai đó đã nói: một tư tưởng vĩ đại, tự nó, không làm cho một ngọn cỏ bị lay động.
Sách tham khảo
1. Barbara Hanna, Falkovitz Gerl, Verzeihung des Unverzeihlichen? Text&Dialog Dresden, 2016.
2. Sloterdijk Peter, Was geschah im 20 Jahrhundert?, Suhrkamp, Berlin, 2016.
3. Derrida Jacques, Glaube und Wissen, Frankfurt, 2001.
4. Derrida Jacques, Margins of Philosophy, University of Chicago Press, 1981.
5. Foucault Michel, The Discourse on Language, Gallimard Press, Paris, 1971.
6. Lyotard Jean-François, The Postmodern Explaines, Power Publications, Sidney, 1992.
7. Rorty Richard, Objectivity, relativism, and truth: Philosophical Papers, (Vol.1), Cambridge University Press, Cambridge, 1991.
http:/www.crossroad.to/charts/postmodernity-2.htm.
http:/www.crossroad.to/charts/postmodernity-2.htm.
Tạ Văn Tịnh, OP.
Triết học đã bước sang thời kỳ Hậu hiện đại (Postmodernism). Nó xuất hiện như sự phản biện chủ nghĩa Hiện đại (Modernism). Trong hơn ba mươi năm qua, chủ nghĩa hậu Hiện đại đã tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi và nhiều sắc thái ở Tây u, bắt đầu từ Pháp rồi Đức, Italia, Thụy sỹ, Hà lan, Anh, Mỹ, sau đó lan sang Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã thể hiện như một “hệ chuẩn” tư duy mới và ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là chính trị, văn hóa, luân lý, và ăn sâu vào cảm thức cũng như lối sống của con người. Ở phương Tây, và một số nước phương Đông nó đang như là “mốt sống” và ý thức hệ của xã hội đương đại.
Tư duy Hậu hiện đại thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng. Song, nếu có một cái nhìn chung, đơn nhất và phổ quát thì đó là sự phủ nhận quan điểm logos trong triết học Hiện đại, phủ nhận hệ quy chiếu luân lý khách quan, ổn định và những nền tảng siêu hình học đặc thù.
Bản thể luận
Bản thể luận (Ontology) là một thuật ngữ triết học nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của vũ trụ phổ quát, cũng như những đặc trưng và quy luật của nó. Bản thể luận, xét như một khoa học, thường đồng nghĩa với Siêu hình học (Metaphysics). Đây là một lãnh vực bị bỏ quên trong một thời gian khá lâu do tính cách đối lập của nó với Siêu hình học truyền thống, nhưng nay đang được quan tâm trở lại. Ngày nay, bản thể luận được trân trọng đến độ khoa học tự nhiên cũng nhìn nhận những kế hoạch bản thể chiều sâu, nhưng kế hoạch dựa vào nền tảng hoàn toàn duy nghiệm vẫn chưa chứng minh được đầy đủ, và thỉnh thoảng vẫn gây ra những rắc rối về lý thuyết, như trong tranh luận cơ học lượng tử trên nguyên tắc nhị nguyên sóng phân tử.
Jacques Derrida (1930-2004), triết gia Pháp, người sáng lập trường phái Giải cấu trúc (Deconstruction) đưa ra quan điểm thực tại mang tính chất Hậu–siêu hình học (Post-metaphysical) và Hậu-nền tảng luận (Post-foundational). Các quan điểm này đã từ chối một cách dễ dàng nền tảng siêu hình và ý thức truyền thống, đồng thời đề cao ngôn ngữ và những “hàm ẩn” trong nó. Theo ông, tư duy hiện đại đã đặt niềm tin một cách ngây thơ trên những giả định siêu hình – cái làm cơ sở của triết học phương Tây. Mặc dù triết gia này không bác bỏ mọi tuyên xưng về niềm tin vào chân lý, nhưng lý thuyết Giải cấu trúc của ông đã bác bỏ truyền thống siêu hình học vốn được xem là nền tảng của tri thức triết học hiện đại. Điều trớ trêu là lý thuyết Giải cấu trúc của Derrida được giới tri thức hưởng ứng trội vượt. Một cuộc nghiên cứu của John Rawlings tại đại học Standford năm 1999 cho biết trong vòng 12 năm từ 1987 đến 1999 có hơn 400 cuốn sách nghiên cứu lý thuyết Giải cấu trúc và được hơn 500 nghiên cứu sinh ở Mỹ và Anh chọn làm đề tài luận án tiến sỹ.
Các triết gia hậu hiện đại không còn tra vấn ý nghĩa và giá trị của bản thể thế giới nữa. Những khám phá về vũ trụ khách quan và nhìn nhận sự hiện hữu của Tạo hoá trong triết học truyền thống nhường chỗ cho bức tranh thế giới được nhào nặn bởi chủ quan tính. Điều đó khởi đi từ ảnh hưởng bởi nhiều biến đổi đáng kể trong hầu khắp lĩnh vực của đời sống xã hội bởi phát minh của những lý thuyết phi cổ điển, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai. Dick Higgins đặt ra nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời: “Bằng cách nào tôi có thể lý giải được thế giới mà trong đó tôi là một bộ phận của nó đây? Thế giới này là thế giới nào? Phải làm gì trong đó? bản ngã nào trong vô số bản ngã của tôi sẽ làm việc đó?
Khi tự hỏi: Thế giới này là thế giới nào? Các triết gia thời Hiện đại cùng lúc cảm nhận nhiều thực tại khác nhau vì chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ quy chiếu khác nhau. Họ phủ nhận chính mình chỉ có một bản ngã và bản ngã đó là một phần của thế giới. Thế giới và bản ngã hiện ra trong nhãn quan mỗi người như một hiện thực đa tầng, đa phương.
Bản thể luận triết học Hậu hiện đại mở ra khám phá mới về ngôn ngữ, văn hoá, về cảm thức hiện sinh, hệ giá trị nhân văn nơi con người và tinh thần phản kháng quyền lực nơi các trào lưu chính trị, xã hội. Tuy nhiên, nó quá xa rời truyền thống, và như thế thiếu tính vững chắc trong lập luận.
Chủ nghĩa hậu hiện đại là một trào lưu liên ngành, không dựa trên một bản thể luận theo cách hiểu của triết học truyền thống, nói khác đi nó thiếu một cơ sở làm nền tảng xuất phát cho mọi lý luận.
Nhận thức luận (gnoseology) hay tri thức luận là một bộ phận của triết học nghiên cứu các quy luật và các khả năng của nhận thức, mối quan hệ của tri thức (cảm giác, tri giác, khái niệm...) với thực tại khách quan, nghiên cứu các mức độ và hình thức của quá trình nhận thức, các điều kiện và tiêu chuẩn đúng đắn của nó. Tri thức luận có đối tượng chung hay chất thể (material object) là tri thức hay lý trí con người. Còn đối tượng đặc thù hay mô thể (formal object) là tri thức được nghiên cứu theo quan điểm triết học. Nếu như bản thể luận trên kia trả lời cho câu hỏi vũ trụ từ đâu mà có? thì tri thức luận trả lời cho câu hỏi thế giới này tồn tại như thế nào?
Tương tự cách lập luận của vấn đề bản thể, nhận thức luận Hậu hiện đại bác bỏ cách hiểu chân lý như sự phản ánh tương đương thực tại, không quy chiếu nào đối với thực tại bên ngoài vượt qua cá nhân, văn hóa, làm nền tảng cho một mệnh đề được gọi là đúng. Richard Rorty (1931-) triết gia Mỹ viết: những ai mong muốn đặt sự liên đới vào tính khách quan … phải thừa nhận chân lý như sự tương đương với thực tại … Trái lại, những ai mong mốn quy giản tính khách quan về sự liên đới … hãy tin vào cái gì tốt đối với chúng ta. Michel Foucault (1926-1984) viết: chân lý là một điều gì đó của thế giới này. Jean-François Lyotard cho rằng thế giới khoa học đang tràn ngập những hình ảnh, viễn tượng, những khái niệm, sự kiện, hoạt động, đó là thế giới của những dòng lưu chuyển thông tin bất tận. Khoa học thông tin đã đạt tới vị trí đầy vinh dự trong bức tranh khoa học cũng như trước đây toán học là “nữ hoàng”. Máy tính trở thành công cụ biểu tượng của khoa học Hậu hiện đại. Thế giới ngày này đang vận hành theo khuynh hướng hỗn độn, bất định, nên tri thức khoa học khó có thể đưa ra một bức tranh thống nhất.
Nhận thức luận Hậu hiện đại nhấn mạnh tính kiến thiết xã hội của chủ thể, chủ trương đa nguyên luận khoa học, mở ra cách tiếp cận mới trong khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội.
Vấn đề con người
Chủ nghĩa Hiện đại quan niệm về chủ thể, bản ngã như là một thực thể ổn định duy trì suốt đời, bản ngã này được bảo vệ bởi nhiều tầng lớp “mặt nạ” bắt nguồn từ những mong đợi xã hội và từ quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân. Các tầng lớp “mặt nạ” hỗ trợ cá nhân thích nghi với hoàn cảnh và môi trường. Các xung đột nội tâm cá nhân là biểu hiện của đòi hỏi về bản ngã chân thật. Do đó, tâm lý học là hành trình khám phá nội tâm, vạch ra các tầng lớp bản sắc bên trong cá nhân. Hành trình khám phá bản sắc chân thật và ý nghĩa của nó phản ánh sự tách biệt rạch ròi giữa chủ thể và đối tượng, giữa bản ngã và thế giới. Trái lại, chủ nghĩa Hậu hiện đại lại thừa nhận nhiều bản ngã, do đó có nhiều bản sắc trong sự thể hiện của các bản ngã. Các bản sắc được hình thành từ các diễn ngôn gia đình, giới tính, công việc và tiêu dùng, các diễn ngôn này ảnh hưởng tới chủ thể tính cá nhân.
Những ảnh hưởng
Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của bức tranh triết học Hậu hiện đại trong xã hội và thời đại hôm nay. Nó đang dần dần đi vào lối sống và ý thức hệ của con người. Càng ngày phương Tây và những nước giàu sụ càng xa rời truyền thống và những điểm quy chiếu luân lý ổn định, và do đó, xuất hiện nhiều vấn đề. Con người như đang tồn tại trong một thế giới bất định, chủ thể người và sự phân giải các thực thể tâm lý đang đối mặt với tính phân mảnh ngày càng tăng của thực tại. Chủ thể đang “ngập tràn”, “quá tải” bởi hình ảnh, sự kiện, quan hệ xã hội vốn là kết quả của sự gia tăng, bành trướng công nghệ truyền thông toàn cầu. Khuynh hướng toàn cầu hóa làm cho thế giới, một cách nghịch lý, vừa trở nên mở rộng vừa ngày càng chật hẹp trong cảm thức không gian, thời gian. Trong một thế giới như vậy, thay vì đề cao những điểm quy chiếu luân lý nền tảng và truyền thống siêu hình ổn định, lý trí triết học Hậu hiện đại lại phủ nhận nó. Đức tin Kitô giáo là một sợi chỉ dệt nên u châu địa lục, nhưng người ta đang thống nhất trong việc từ chối hơn là đón nhận nó. Trong đà tục hóa nói chung, con người đang muốn xóa bỏ những biểu hiện và ngay cả những dấu vết Kitô giáo trong sinh hoạt tri thức, văn hóa và xã hội.
Mặt khác, con người quá đề cao lợi nhuận, tiêu dùng, những giá trị thực tại và khuynh hướng tự do cá nhân. Đó là những căn nguyên dẫn đến thái độ dửng dưng hay chống lại các chuẩn mực luân lý, niềm tin và xa rời Thiên Chúa. Chủ nghĩa Hậu hiện đại không hướng con người đến những giá trị siêu việt, thay vào đó lại đặt ra quá nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời rõ ràng, chúng trở nên nghiêm trọng hóa bởi các ràng buộc mơ hồ về xã hội, cá nhân và trí tuệ, dẫn đến sự mơ hồ nơi con người về thái độ sống, lý tưởng và tương quan nhân vị. Văn hoá giờ đây hời hợt và trống rỗng về nhân bản, đạo đức, luân lý, đặc biệt ở các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... làm cho tâm thức con người vừa trở nên vô cảm vừa vô vọng.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học đang đặt ra nhiều thách thức mới về giá trị đạo đức như: dự án xoá bỏ nhân tính trong điều khiển học, dự án bộ gen người, nhân bản vô tính người, thực phẩm biến đổi gen, những giá trị đạo đức liên quan đến y khoa, và đặc biệt là công nghệ vũ khí hủy diệt như là bom nguyên tử... các hệ luỵ đạo đức, nhân đạo sẽ khó lường nếu khoa học cứ tiếp tục những dự án này. Các nhà khoa học chân chính hay Giáo Hội Công Giáo không phủ nhận tính cần thiết của sự tiến bộ khoa học, song nghi ngờ và cảnh báo nguy cơ sử dụng các thành tựu khoa học chống lại loài người. Khoa học có đủ khả năng để làm điều gì đó không có nghĩa là nhất thiết phải làm, sự tiến bộ khoa học cần phải đặt trên lợi ích loài người chứ không phải một số người, trên hệ giá trị nhân bản, nhân văn chứ không phải hệ giá trị thực dụng.
Sự kiện sập hầm mỏ ở Chilê (15-08-2010) như là một thực tại làm thức tỉnh phương Tây về sức mạnh tâm linh. Giải cấu trúc của Derrida và lý thuyết của triết học Hậu hiện đại dường như vô dụng trong căn hầm mù mịt của 33 thợ mỏ. Nơi đó, cuốn Kinh Thánh và cỗ tràng hạt trở thành giá đỡ căn bản. Con người là một chủ thể, trong đó, có những giai tầng ý nghĩa khác nhau, nhưng khi khốn cùng con người mới trở nên “người” hơn: con người có lý trí và đức tin.
Thiên tai, lũ lụt, động đất, núi lửa phu trào, các loại dịch bệnh, các thảm hoạ sinh thái trên quy mô toàn cầu, trái đất nóng lên, là những sự kiện thời sự và thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó tính hai mặt của khoa học công nghệ hiện đại đối với xã hội: một đàng, nó đóng góp đáng kể vào sự văn minh hoá cuộc sống con người, đàng khác, nó cũng gợi lại nỗi ám ảnh của thời kỳ man rợ, huỷ diệt (bom hạt nhân, ô nhiễm môi trường). Một số nước đang phát triển về vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình trước sức mạnh của các cường quốc “diamond cuts diamond” (vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn). “Bước ngoặt ngôn ngữ” do chủ nghĩa Hậu hiện đại tạo ra không thể là “bản thể” cũng chẳng phải là cứu cánh của những sự kiện. Nhưng đó là giới hạn của vũ trụ? Sự trừng phạt của Thượng Đế? Hay đó là hậu quả do con người gây ra?
Không thể giới hạn bức tranh triết học Hậu hiện đại và những tác động của nó vào hơn vài trang viết. Chủ nghĩa Hậu hiện đại đa nguyên về nền tảng và đa phức về đối tượng. Nó một phần phản ánh, một phần ảnh hưởng tới thái độ sống, ý thức hệ của thế giới hiện đại. Tuy nhiên, “Bước ngoặt ngôn từ” còn đó những giới hạn về bản thể luận, nhận thức luận, tương quan nhân vị cũng như lý giải sự kiện. Để thủ đắc ý nghĩa, người ta cần hành động, giá đỡ tâm linh và chuẩn mực nền tảng. Như ai đó đã nói: một tư tưởng vĩ đại, tự nó, không làm cho một ngọn cỏ bị lay động.
Sách tham khảo
1. Barbara Hanna, Falkovitz Gerl, Verzeihung des Unverzeihlichen? Text&Dialog Dresden, 2016.
2. Sloterdijk Peter, Was geschah im 20 Jahrhundert?, Suhrkamp, Berlin, 2016.
3. Derrida Jacques, Glaube und Wissen, Frankfurt, 2001.
4. Derrida Jacques, Margins of Philosophy, University of Chicago Press, 1981.
5. Foucault Michel, The Discourse on Language, Gallimard Press, Paris, 1971.
6. Lyotard Jean-François, The Postmodern Explaines, Power Publications, Sidney, 1992.
7. Rorty Richard, Objectivity, relativism, and truth: Philosophical Papers, (Vol.1), Cambridge University Press, Cambridge, 1991.
http:/www.crossroad.to/charts/postmodernity-2.htm.
http:/www.crossroad.to/charts/postmodernity-2.htm.
VietCatholic TV
Đức Phanxicô nói gì với dân tộc lần đầu tiên được đón tiếp Đức Giáo Hoàng?
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:55 09/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lễ nghi đón tiếp chính thức Đức Thánh Cha đã diễn ra tại dinh tổng thống vào lúc 9g. Sau đó, Đức Thánh Cha và Tổng thống Gjorge Ivanov đã hội kiến riêng tại dinh tổng thống. Kế đó, vào lúc 9g30, Đức Thánh Cha đã gặp Thủ tướng Zoran Zaev.
Lúc 9g45, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ chính quyền dân sự, cùng với ngoại giao đoàn tại hội trường Mosaic của Phủ Tổng thống.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cộng hòa Bắc Macedonia là một quốc gia theo thể chế dân chủ nghị viện. Quốc Hội Bắc Macedonia, hay còn gọi là Sobranie, là cơ quan lập pháp duy nhất của Bắc Macedonia. Quốc Hội có thể có từ 120 đến 140 thành viên (hiện là 120), được bầu từ 6 khu vực bầu cử, và cũng có 3 ghế dành riêng cho các cộng đồng người Macedonia hải ngoại có đủ túc số cử tri. Các thành viên Quốc Hội được bầu với nhiệm kỳ bốn năm và không thể bị giải tán trong nhiệm kỳ. Trụ sở của Quốc Hội là ở thủ đô Skopje.
Thủ tướng hiện nay là Zoran Zaev, sinh ngày 8 tháng 10, 1974. Ông được Quốc Hội bầu vào chức vụ này ngày 31 tháng Năm, 2017.
Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội và là người đứng đầu các lực lượng vũ trang. Ông cũng là người đứng đầu Hội đồng An ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tế tổng thống chỉ có vai trò nghi lễ. Quyền lực thực sự nằm trong tay người đứng đầu chính phủ là thủ tướng.
Chức vụ tổng thống tại Cộng hòa Bắc Macedonia có nhiệm kỳ 5 năm và mỗi tổng thống có thể nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Đương kim tổng thống hiện nay là ông Gjorge Ivanov. Ông sinh ngày 2 tháng Năm, 1960, và được bầu làm tổng thống từ ngày 12 tháng Năm, 2009 đến nay.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong diễn từ trước chính quyền dân sự, cùng với ngoại giao đoàn tại hội trường Mosaic của Phủ Tổng thống, Đức Thánh Cha nói: (Bản dịch của Vũ Văn An)
Anh chị em thân mến,
Tôi rất biết ơn Tổng thống vì những lời chào mừng tốt đẹp và lời mời ân cần đến thăm Bắc Macedonia mà ông, cùng với Thủ tướng, đã ngỏ cùng tôi.
Tôi cũng cảm ơn các đại diện của các cộng đồng tôn giáo khác có mặt giữa chúng ta. Tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt đến cộng đồng Công Giáo, được đại diện ở đây bởi Đức Giám Mục giáo phận Skopje và Đức Giám Mục của Giáo Phận Đông Phương Đức Mẹ Lên Trời ở Strumica-Skopje, vốn là thành phần tích cực và không thể thiếu trong xã hội của anh chị em, chia sẻ trọn vẹn các niềm vui , các quan tâm và cuộc sống hàng ngày với nhân dân của anh chị em.
Đây là lần đầu tiên Người kế vị Tông đồ Phêrô đến Cộng hòa Bắc Macedonia. Tôi rất vui khi được làm điều này vào ngày kỷ niệm hai mươi lăm năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa thánh, một điều xảy ra vài năm sau khi đất nước được độc lập vào tháng 9 năm 1991.
Vùng đất của anh chị em, một cây cầu giữa Đông và Tây và là điểm gặp gỡ của nhiều trào lưu văn hóa, vốn hiện thân cho nhiều dấu ấn đặc biệt của khu vực này. Với những chứng từ tao nhã về quá khứ Byzantine và Ottoman, các pháo đài trên núi cao và những bình phong ảnh tượng lộng lẫy của các nhà thờ cổ, vốn nói lên sự hiện diện của Kitô giáo có từ thời các tông đồ, Bắc Macedonia phản ánh mọi chiều sâu và sự phong phú của nền văn hóa hàng ngàn năm của nó. Nhưng xin cho phép tôi nói rằng những kho tàng văn hóa vĩ đại này tự chúng chỉ là sự phản ánh di sản quý giá hơn của anh chị em: bộ mặt đa sắc tộc và đa tôn giáo của nhân dân anh chị em, di sản của một lịch sử phong phú và thực sự phức tạp của các mối liên hệ được tạo ra trong suốt nhiều thế kỷ.
Sự tôi luyện các nền văn hóa và bản sắc dân tộc và tôn giáo này đã dẫn đến sự chung sống hòa bình và lâu dài, trong đó các bản sắc cá thể kia đã tìm được biểu thức và phát triển mà không bác bỏ, thống trị hoặc kỳ thị các bản sắc khác. Do đó, họ đã tạo ra một mạng lưới liên hệ và tương tác có thể dùng làm điển hình và điểm tham chiếu cho một cuộc sống cộng đồng thanh thản và huynh đệ được đánh dấu bởi sự đa dạng và tôn trọng lẫn nhau.
Những nét đặc thù này cũng rất có ý nghĩa đối với việc gia tăng hội nhập với các quốc gia Châu Âu. Tôi hy vọng rằng sự hội nhập này sẽ phát triển theo hướng có lợi cho toàn bộ khu vực Tây Balkan, với sự tôn trọng không ngừng đối với sự đa dạng và các quyền căn bản.
Thực thế, ở đây, các bản sắc tôn giáo khác nhau như Chính thống giáo, Công Giáo, Kitô giáo khác, Hồi giáo và Do Thái giáo, và các khác biệt về sắc tộc giữa người Macedonia, Albani, Serbs, Croats và những người có nguồn gốc khác, đã tạo ra một bức tranh ghép trong đó mọi mảnh đều thiết yếu đối với tính độc đáo và vẻ đẹp của toàn thể. Vẻ đẹp đó càng trở nên hiển nhiên hơn đến mức anh chị em đã thành công trong việc lưu truyền và cấy trồng nó trong trái tim của thế hệ sắp tới.
Mọi nỗ lực đưa ra để giúp các biểu hiện tôn giáo đa dạng và các nhóm sắc tộc khác nhau tìm được một cơ sở chung để hiểu và tôn trọng phẩm giá của mỗi con người, và do đó đảm bảo các quyền tự do căn bản, chắc chắn sẽ có kết quả. Thật vậy, các cố gắng đó sẽ được dùng như luống đất tốt để gieo hạt, rất cần thiết cho một tương lai hòa bình và thịnh vượng.
Tôi cũng xin ghi nhận các nỗ lực quảng đại của nước Cộng hòa của anh chị em - cả bởi các thẩm quyền Nhà nước và sự đóng góp có giá trị của các Cơ quan quốc tế khác nhau, Hội Hồng thập tự, Caritas và một số tổ chức phi chính phủ - trong việc chào đón và hỗ trợ cho số lớn các di dân và người tị nạn đến từ các quốc gia Trung Đông khác nhau. Trốn chạy chiến tranh hoặc các hoàn cảnh nghèo đói thảm khốc thường do sự bùng phát bạo lực nghiêm trọng gây ra trong các năm 2015 và 2016, họ đã vượt qua biên giới của anh chị em, phần lớn nhắm hướng bắc và tây Âu. Với anh chị em, họ tìm được một nơi tạm trú an toàn. Tình liên đới sẵn sàng dành cho những người có nhu cầu lớn như vậy - những người đã bỏ lại sau lưng rất nhiều người thân yêu của họ, ấy là chưa nói gì về nhà cửa, việc làm và quê hương của họ - quả đã đem lại vinh dự cho anh chị em. Nó nói lên một điều gì đó về linh hồn của dân tộc này, một linh hồn, sau khi đã trải qua nhiều thiếu thốn lớn lao, anh chị em đã nhận ra một con đường dẫn đến mọi phát triển đích thực trong tình liên đới và trong việc chia sẻ của cải. Tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ trân trọng chuỗi liên đới phát xuất từ trường hợp khẩn trương đó, và do đó, hỗ trợ mọi nỗ lực thiện nguyện để đáp ứng nhiều hình thức gian khổ và nhu cầu khác nhau.
Tôi cũng muốn được bày tỏ lòng tôn kính rất đặc biệt với một trong những đồng bào sáng ngời của anh chị em, người, được tình yêu của Thiên Chúa đánh động, đã biến tình yêu người lân cận thành luật tối cao cho cuộc sống mình. Bà đã giành được sự ngưỡng mộ của cả thế giới và đi tiên phong một cách chuyên biệt và triệt để trong việc hiến đời mình để phục vụ những người bị bỏ rơi, bị loại bỏ và nghèo nhất trong những người nghèo. Đương nhiên, tôi muốn đề cập đến người phụ nữ mà ai cũng gọi là Mẹ Teresa thành Calcutta. Sinh năm 1910 tại vùng ngoại ô Skopje với cái tên Anjezë Gonxha Bojaxhiu, bà đã thực hiện hoạt động tông đồ khiêm tốn và hoàn toàn tự hiến ở Ấn Độ và, qua các Nữ Tu của mình, đã vươn tới các vùng ngoại vi về địa lý và hiện sinh đa dạng nhất. Tôi hài lòng khi không lâu nữa sẽ được dừng chân cầu nguyện tại Đài tưởng niệm dành riêng cho bà, được xây dựng trên địa điểm của Nhà thờ Thánh Tâm, nơi bà lãnh phép rửa.
Anh chị em có lý để tự hào về người phụ nữ tuyệt vời này. Tôi thúc giục anh chị em tiếp tục làm việc với tinh thần dấn thân, cống hiến và hy vọng, để các con trai và con gái của vùng đất này, theo gương bà, có thể nhận ra, đạt được và phát triển đầy đủ ơn gọi mà Thiên Chúa đã dự tính cho họ.
Thưa Tổng Thống,
Từ thời Bắc Macedonia giành được độc lập, Tòa Thánh đã theo sát các biện pháp mà đất nước này đã đưa ra nhằm thúc đẩy đối thoại và hiểu biết giữa các nhà cầm quyền dân sự và các tín phái tôn giáo.
Hôm nay, Thiên Chúa quan phòng cho tôi cơ hội đích thân chứng tỏ sự gần gũi này và đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với chuyến viếng thăm hàng năm tới Vatican của một Phái đoàn chính thức của anh chị em nhân ngày lễ các thánh Cyril và Methodius. Tôi khuyến khích anh chị em kiên trì tự tin trên con đường anh chị em đã chọn, để biến đất nước của anh chị em thành ngọn hải đăng hòa bình, chấp nhận và hòa nhập hữu hiệu giữa các nền văn hóa, tôn giáo và các dân tộc. Dựa vào bản sắc liên hệ của họ và sinh lực của đời sống văn hóa và dân sự của họ, họ sẽ có thể xây dựng được một số phận chung bằng cách chào đón sự phong phú mà mỗi người có thể cung cấp.
Xin Chúa bảo vệ và chúc phúc cho Bắc Macedonia, giữ gìn nó trong sự hòa hợp, và ban cho nó sự thịnh vượng và niềm vui!
Điều gì xảy ra khi một người trẻ hết biết mộng mơ – Suy tư của Đức Thánh Cha tại Bắc Macedonia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:03 09/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trước hết là tại dinh tổng thống Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Gjorge Ivanov, Thủ tướng Zoran Zaev, chính quyền dân sự, cùng với ngoại giao đoàn.
Thứ hai là lúc 10g20, Ðức Thánh Cha đã viếng đài kỷ niệm Mẹ Têrêsa Calcutta cùng với các vị lãnh đạo tôn giáo địa phương, và gặp gỡ những người nghèo.
Thứ ba là thánh lễ tại Quảng trường Macedonia cho các tín hữu Công Giáo vào lúc 11g30.
Sinh hoạt thứ tư mà Lan Vy xin gởi đến quý vị và anh chị em là cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và giới trẻ của Bắc Macedonia lúc 16h tại Trung tâm Mục vụ của giáo phận Skopje.
Khoảng 1,500 bạn trẻ đã tham dự cuộc gặp gỡ này. Một đôi bạn trẻ thuộc nghi lễ hỗn hợp Công Giáo và Chính Thống đã đưa ra chứng từ của họ. Sau đó là lời chứng của một bạn trẻ Hồi giáo, và cuối cùng là lời chứng của một bạn trẻ Công Giáo trước khi Đức Thánh Cha đưa một bài huấn dụ với các bạn trẻ.
Ngài nói:
Các bạn thân mến,
Có được những cuộc gặp gỡ này luôn mang lại cho tôi niềm vui và hy vọng. Cảm ơn các các bạn đã làm cho điều này khả hữu và cung cấp cho tôi cơ hội này. Tôi rất biết ơn điệu vũ của các bạn - rất đẹp - và các câu hỏi của các bạn. Tôi biết rõ những câu hỏi này: tôi đã nhận được chúng và nghĩ về chúng, và vì vậy tôi đã chuẩn bị một số điểm để suy niệm với các bạn về những câu hỏi này.
Tôi sẽ bắt đầu với câu hỏi cuối cùng: dù sao, như Chúa đã nói, điều cuối cùng sẽ là điều đầu tiên! Liridona, sau khi bạn chia sẻ các niềm hy vọng của bạn với chúng tôi, bạn đã hỏi tôi: con có mơ mộng quá hay không? Một câu hỏi rất hay, và tôi muốn tất cả chúng ta cùng nhau trả lời. Các bạn nghĩ sao? Liridona có mơ mộng quá hay không?
Hãy để tôi nói với các bạn rằng người ta không bao giờ mơ mộng quá nhiều. Một trong những vấn đề lớn mà mọi người gặp phải ngày nay, trong đó, có rất nhiều người trẻ, là họ đã mất khả năng mơ mộng. Họ không mơ mộng, dù nhiều hay ít. Khi ai đó không mơ mộng, khi một người trẻ không mơ mộng, không gian trống rỗng đó sẽ tràn đầy những lời phàn nàn và cảm thức tuyệt vọng hay buồn bã. “Chúng ta hãy để điều đó cho những người tôn thờ ‘nữ thần than thở’... nàng vốn là một nữ thần giả: nàng khiến các bạn đi sai đường. Khi mọi sự dường như đứng yên và trì trệ, khi các vấn đề bản thân của chúng ta gây rắc rối cho chúng ta và các vấn đề xã hội không nhận được các giải đáp đúng đắn, thì bỏ cuộc đâu có xong” (Christus Vivit, 141). Liridona thân mến, các bạn thân yêu, đó là lý do tại sao người ta không bao giờ có thể, không bao giờ mơ mộng quá nhiều. Hãy thử nghĩ tới các giấc mơ vĩ đại nhất của các bạn, như giấc mơ của Liridona, các bạn có nhớ nó không? Để mang lại hy vọng cho một thế giới mệt mỏi, cùng với những người khác, cả Kitô hữu lẫn người Hồi giáo. Đây chắc chắn là một giấc mơ tốt đẹp. Bạn ấy không nghĩ về những điều nhỏ nhặt, “tà tà mặt đất”, nhưng bạn ấy đã mơ mộng rất lớn và các bạn, những người trẻ tuổi, các bạn nên mơ mộng những điều lớn lao.
Vài tháng trước, một người bạn của tôi, Ahmad Al-Tayyeb, Đại Giáo trưởng của Al-Azhar, và tôi đã có một giấc mơ giống như giấc mơ của các bạn, nó khiến chúng tôi muốn đưa ra một cam kết và đã ký một văn kiện nói rằng đức tin phải dẫn các tín hữu chúng ta xem những người khác như anh chị em của chúng ta. Như các anh chị em mà chúng ta cần phải hỗ trợ và yêu thương, chứ không để bản thân bị thao túng bởi những lợi ích nhỏ mọn. [1] Chúng tôi đã già và và không phải là tuổi để có những giấc mơ, còn các bạn, các bạn hãy vui lòng mơ mộng và mơ mộng thật lớn!
Điều trên khiến tôi nghĩ về những gì Bozanka nói với chúng ta. Bạn ấy nói rằng, khi còn trẻ, các bạn thích những cuộc phiêu lưu. Tôi rất vui về điều đó, vì đó là cách rất hay để làm người trẻ: trải nghiệm phiêu lưu, cuộc phiêu lưu tốt lành. Những người trẻ không sợ biến cuộc sống của họ thành một cuộc phiêu lưu tốt lành. Vì vậy, tôi xin hỏi các bạn: cuộc phiêu lưu nào đòi hỏi sự can đảm hơn giấc mơ mà Liridona đã chia sẻ với chúng ta, giấc mơ mang hy vọng lại cho một thế giới mệt mỏi? Thế giới của chúng ta đang mệt mỏi; thế giới của chúng ta đã trở nên cũ kỹ. Thế giới bị chia rẽ, và chúng ta có thể bị cám dỗ muốn giữ cho nó mãi chia rẽ, và chính chúng ta trở nên chia rẽ. Có những người lớn muốn chúng ta chia rẽ; các bạn hãy lưu ý điều đó. Tuy nhiên, chúng ta nghe những lời lẽ của Chúa mạnh mẽ xiết bao: Phúc cho những người kiến tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa (Mt 5: 9)!” Điều gì có thể cho chúng ta phấn khởi bằng cam kết hàng ngày trở thành những người trung thành xây dựng các giấc mơ, thợ thủ công của hy vọng? Mơ mộng giúp chúng ta duy trì sống động xác tín rằng một thế giới khác là điều thực sự khả hữu, và chúng ta được kêu gọi tham gia, góp tay xây dựng thế giới đó qua việc làm, nỗ lực và hành động của chúng ta.
Ở đất nước này, các bạn có một truyền thống tạc đá rất tốt đẹp, từng được các nghệ nhân lành nghề cắt đá và chế tác nó thực hành. Chúng ta cần phải trở nên giống như những người thợ thủ công đó, trở thành chuyên gia tạc nên các giấc mơ của chính chúng ta. Chúng ta cần chế tác các giấc mơ của chúng ta. Một người tạc đá cầm một hòn đá trong tay và từ từ bắt đầu tạo khuôn và biến đổi nó một cách đầy tập trung và nỗ lực, và đặc biệt với mong muốn lớn lao được thấy hòn đá đó, hòn đá mà không ai nghĩ có giá trị chi, có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
“Những giấc mơ tốt nhất của chúng ta chỉ đạt được qua hy vọng, kiên nhẫn và cam kết, chứ không vội vã. Đồng thời, chúng ta không nên do dự, ngại nắm bắt cơ hội hoặc sợ phạm sai lầm. Không, đừng sợ sệt. Đúng hơn, chúng ta nên sợ phải cảm nhận sự tê liệt của người sống mà như đã chết, những người không có sự sống vì họ sợ mạo hiểm. Và người trẻ không mạo hiểm là những người đã chết. Một số người không muốn mạo hiểm vì họ không muốn kiên trì trong các cam kết của mình hay họ sợ phạm sai lầm. Ngay cả khi các bạn phạm sai lầm, các bạn vẫn luôn có thể đứng dậy và bắt đầu lại, vì không ai có quyền cướp đi hy vọng của các bạn” (xem Christus Vivit, 142). Đừng cho phép mình bị cướp mất hy vọng. Các bạn trẻ thân mến, đừng sợ trở thành các nghệ nhân của mơ mộng và hy vọng! Đồng ý chứ?
“Chắc chắn, là các chi thể của Giáo hội, chúng ta không nên đứng cách xa những người khác. Tất cả nên coi chúng ta là bạn bè và hàng xóm, giống như các tông đồ; như Kinh thánh nói, các ngài ‘được toàn dân thương mến” (Cv 2:47; xem 4: 21,33; 5:13).
Ấy thế nhưng, cùng một lúc, chúng ta cũng phải dám khác biệt, nhắm các lý tưởng khác với các lý tưởng của thế giới này, làm chứng cho vẻ đẹp của quảng đại, phục vụ, trong sạch, kiên trì, tha thứ, trung thành với ơn gọi bản thân của chúng ta, vẻ đẹp của cầu nguyện, theo đuổi công lý và ích chung, vẻ đẹp của tình yêu dành cho người nghèo và tình bạn xã hội” (sđd., 36).
Hãy nghĩ đến Mẹ Teresa: khi mẹ sống ở đây, mẹ không thể tưởng tượng được cuộc sống của mẹ sẽ kết thúc ở nơi đâu. Thế nhưng, mẹ vẫn tiếp tục mơ mộng và cố nhìn thấy khuôn mặt của người yêu vĩ đại của mình, là Chúa Giêsu, và khám phá ra khuôn mặt ấy nơi tất cả những người ở bên vệ đường. Mẹ mơ ước một cách lớn lao, và đây là lý do tại sao mẹ cũng đã yêu một cách lớn lao. Mẹ trồng đôi chân vững chắc ở đây, trên quê cha đất tổ của mẹ, nhưng mẹ không đứng yên. Mẹ muốn trở thành “một cây bút chì trong tay Thiên Chúa”. Đây là giấc mơ mẹ đã tạc nên. Mẹ dâng nó cho Thiên Chúa, mẹ tin vào điều đó, mẹ đau khổ vì điều đó và mẹ không bao giờ từ bỏ nó. Và Thiên Chúa bắt đầu viết những trang lịch sử mới và tuyệt vời bằng cây bút chì đó; một người phụ nữ từ lãnh thổ của các bạn, người đã mơ mộng, người đã viết những điều tuyệt vời. Chính Thiên Chúa đã viết chúng nhưng mẹ đã mơ mộng và cho phép mình được thiên Chúa hướng dẫn.
Như Mẹ Teresa, mỗi người trong các các bạn đều được kêu gọi làm việc bằng đôi tay của mình, nghiêm túc với cuộc sống và làm một điều gì đó đẹp đẽ từ cuộc sống ấy. Chúng ta đừng cho phép mình bị cướp đi các giấc mơ của mình (x. Christus Vivit, 17); Hãy canh chừng. Chúng ta đừng tự cướp mất sự mới mẻ mà Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta. Các bạn sẽ gặp nhiều, rất nhiều vặn vẹo ngoắt ngoéo bất ngờ trong cuộc sống, nhưng điều quan trọng là phải đối đầu với chúng và tìm ra những cách sáng tạo để biến chúng thành cơ hội. Nhưng không bao giờ cô đơn! Không ai có thể chiến đấu một mình. Như Dragan và Marija đã nói với chúng ta: “sự hiệp thông của chúng ta cho chúng ta sức mạnh để đối đầu với các thách thức của xã hội ngày nay”.
Tiếp nhận những gì Dragan và Marija đã nói: “sự hiệp thông của chúng ta cho chúng ta sức mạnh để đối đầu với các thách thức của xã hội ngày nay”. Ở đây, ta thấy bí quyết tuyệt vời cho chúng ta thấy phải mơ mộng ra sao và biến cuộc sống của chúng ta thành một cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Không ai có thể đối đầu với cuộc sống trong sự cô lập; không ai có thể sống cuộc sống đức tin hoặc thực hiện giấc mơ của mình một mình, không rời khỏi nhà, mà không trở thành một phần của cộng đồng, một mình trong trái tim hoặc ở trong nhà, bị bao vây và cô lập sau bốn bức tường. Chúng ta cần một cộng đồng nâng đỡ và trợ giúp chúng ta, trong đó chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau để tiếp tục nhìn về phía trước.
Cùng nhau mơ mộng là điều quan trọng xiết bao! Giống như các bạn đang làm ngày hôm nay: mọi người cùng nhau, ở đây tại một nơi, không có rào cản. Xin vui lòng, hãy cùng nhau mơ mộng, không tự mình; hãy mơ với người khác, đừng bao giờ chống lại người khác! Ước mơ với người khác và đừng bao giờ chống lại người khác! Tự các bạn, các bạn có nguy cơ nhìn thấy ảo ảnh, nhìn thấy những thứ không có ở đó. Các giấc mơ được cùng nhau xây dựng.
Mấy phút trước đây, chúng ta đã thấy hai trẻ em đang chơi ở đây. Các em muốn chơi, chơi cùng nhau. Các em đã không chơi trên máy tính của các em, các em muốn chơi thật! Chúng ta quan sát các em: các em hạnh phúc, hài lòng. Vì các em mơ được chơi cùng nhau, với nhau. Các bạn có thấy điều này không? Tuy nhiên, ở một lúc nào đó, một trong số các em nhận ra rằng em kia mạnh mẽ hơn, và thay vì mơ với em kia, bắt đầu mơ chống lại em kia, và cố gắng vượt qua em kia. Và thế là niềm vui đó thay đổi khi chúng ta thấy em yếu hơn dàn dụa nước mắt, ngồi trên sàn nhà. Các bạn thấy chúng ta dễ dàng chuyển từ việc mơ với người khác sang mơ chống lại người khác ra sao. Đừng bao giờ thống trị người khác! Hãy xây dựng cộng đồng với người khác: đây là niềm vui của việc tiến lên phía trước. Điều này rất quan trọng. Dragan và Marija đã nói với chúng ta điều này khó khăn như thế nào, khi mọi thứ âm mưu cô lập chúng ta và cướp mất cơ hội gặp gỡ nhau, cơ hội “mơ mộng với người khác”. Bây giờ ở tuổi tôi (và tôi không còn trẻ nữa!), các bạn có muốn biết tôi nghĩ đâu là bài học tốt nhất tôi đã từng học được không? Đó là cách nói chuyện “mặt đối mặt” với người ta. Chúng ta đã bước vào thời đại kỹ thuật số, nhưng thực ra chúng ta biết rất ít về thông đạt. Tất cả chúng ta đều “được nối kết”, nhưng chúng ta chưa thực sự “can dự” với nhau. Can dự đòi hỏi cuộc sống; Nó kêu gọi phải ở đó và chia sẻ những khoảng thời gian tốt đẹp và cả những khoảng thời gian không được tốt đẹp lắm. Trong Thượng hội đồng năm ngoái về người trẻ, chúng ta đã có được kinh nghiệm gặp mặt nhau trực tiếp, cả những người trẻ và những người không trẻ. Chúng ta đã có thể lắng nghe nhau, cùng nhau mơ mộng và nhìn về tương lai một cách đầy hy vọng và biết ơn. Đó là liều thuốc giải độc tốt nhất đối với thất vọng và thao túng, đối với quá nhiều tiếp xúc mà không thông đạt, đối với nền văn hóa phù du và đối với tất cả những nhà tiên tri giả chuyên công bố bất hạnh và hủy diệt. Thuốc giải độc đang lắng nghe, lắng nghe nhau. Và bây giờ, hãy để tôi nói với các bạn một điều mà tôi cảm thấy rất mạnh mẽ: các bạn hãy tự cho mình cơ hội để chia sẻ và thưởng thức một cuộc “mặt đối mặt” thật tốt với mọi người, nhưng đặc biệt là với ông bà của các bạn, với người già trong cộng đồng của các bạn. Có lẽ một số các bạn đã nghe tôi nói điều này, nhưng đối với tôi đó là liều thuốc giải độc cho những người sẽ nhốt các bạn trong hiện tại, áp đảo các bạn bằng các áp lực và đòi hỏi, tất cả nhân danh điều cho là hạnh phúc, như thể thế giới sắp chấm dứt và các bạn phải trải nghiệm mọi thứ ngay lập tức. Về lâu về dài, điều này tạo ra sự lo lắng, không hài lòng và cảm thức tuyệt vọng. Đối với một trái tim bị cám dỗ bởi lòng vô hy vọng, không có phương thuốc nào tốt hơn là lắng nghe kinh nghiệm của những người lớn tuổi.
Các các bạn thân mến, các bạn hãy dành thời gian với người già, lắng nghe những câu chuyện của các ngài, những câu chuyện đôi khi có vẻ không có thực nhưng thực ra lại chứa đầy những trải nghiệm phong phú, những biểu tượng hùng hồn và một túi khôn tiềm ẩn đang chờ đợi được khám phá và đánh giá cao. Những câu chuyện đó cần có thời gian để kể (x. Christus Vivit, 195). Các bạn đừng quên câu nói cũ rằng một người nhỏ bé có thể nhìn xa hơn bằng cách đứng trên vai một người khổng lồ. Bằng cách này, các bạn sẽ có được một tầm nhìn mới và rộng hơn. Các bạn hãy bước vào túi khôn của dân tộc các bạn, của cộng đồng các bạn, hãy bước vào không xấu hổ hay do dự, và các bạn sẽ khám phá ra một nguồn sáng tạo bất ngờ, một nguồn sẽ chứng tỏ hết sức thỏa đáng. Nó sẽ cho phép các bạn tri nhận được những đường đi ở nơi người khác chỉ nhìn thấy những rào cản, những khả thể ở nơi người khác chỉ nhìn thấy đe dọa, sự phục sinh ở nơi rất nhiều người chỉ công bố cái chết.
Các người trẻ tuổi thân mến, vì lý do này, tôi nói với các bạn hãy nói chuyện với ông bà và với những người lớn tuổi của các bạn. Họ là gốc rễ của các bạn, gốc rễ của lịch sử các bạn, gốc rễ của nhân dân các bạn, gốc rễ của gia đình các bạn. Các bạn nên giữ chặt lấy gốc rễ của các bạn để tiếp nhận nhựa cây sẽ làm cho cây lớn lên, đơm bông và kết trái, nhưng luôn luôn giữ chặt lấy gốc rễ của các bạn. tôi không nói các bạn nên đi sâu xuống đất với những gốc rễ đó: không, không phải vậy. Nhưng các bạn hãy lên đường và lắng nghe những gốc rễ này và tiếp nhận từ các ngài sức mạnh cần thiết để lớn lên, để tiến về phía trước. Nếu rễ bị chặt đi, cây đó sẽ chết. Nếu gốc rễ của các bạn trong tư cách một dân tộc trẻ trung bị cắt đứt, tức gốc rễ lịch sử của dân tộc các bạn, các bạn sẽ chết. Đúng, các bạn có thể vẫn sống, nhưng không mang trái: đất nước các bạn, dân tộc các bạn sẽ không thể sinh hoa trái vì các bạn đã tự loại chính mình khỏi gốc rễ của các bạn.
Hồi tôi còn bé, ở trường, chúng tôi được kể rằng khi người châu Âu đi khám phá Mỹ Châu, họ đã mang theo nhiều tấm kính màu. Những tấm kính này đã được trưng bầy cho người Da Đỏ, cho người dân bản địa và họ hết sức ngạc nhiên trước các tấm kính mầu này vì họ chưa từng thấy chúng trước đây. Và những người Da Đỏ này đã quên mất gốc rễ của họ và mua những tấm kính này bằng cách trao đổi vàng. Vì vậy, vàng đã bị cướp mất bởi kính màu. Kính là một sự mới lạ và người bản địa đã cho đi mọi thứ để có được sự mới lạ vô giá trị này.
Các bạn trẻ ạ, các bạn hãy cảnh giác, bởi vì ngày nay cũng có những người muốn chinh phục, những người muốn thực dân, sẵn sàng cung cấp cho các bạn những tấm kính màu: đó là chính sách thực dân ý thức hệ. Họ sẽ đến gặp các bạn và nói: “Không, các bạn phải là một dân tộc hiện đại hơn, tiến bộ hơn, hãy tiếp thu những điều này và đi theo một con đường mới, quên đi những điều cũ hơn: hãy tiến lên phía trước!” Các bạn phải làm gì? Hãy biện phân. Người này mang đến cho tôi điều gì, có phải là một điều tốt, một điều gì đó hài hòa với lịch sử của dân tộc tôi không? Hay nó chỉ là “những tấm kính màu”? Để các bạn không bị lừa, điều quan trọng là hãy nói chuyện với những người cao niên, hãy nói chuyện với những người sẽ truyền lại cho các bạn lịch sử của dân tộc các bạn, gốc rễ của dân tộc các bạn. Hãy nói chuyện với người cao niên, để lớn lên. Hãy nói chuyện với lịch sử của chúng ta để làm cho nó phát triển. Hãy nói chuyện với gốc rễ của chúng ta để sản xuất ra hoa trái.
Và bây giờ tôi phải kết thúc, vì chúng ta sắp hết giờ. Nhưng tôi muốn thú nhận điều này với các bạn: từ đầu cuộc gặp gỡ này với các bạn, tôi đã bị phân tâm bởi một điều. Lúc ấy, tôi đang nhìn người phụ nữ này ở đây trước mặt tôi; bà ấy đang mang thai. Bà ấy đang chờ đợi một đứa trẻ chào đời, và có lẽ một trong các bạn có thể nghĩ: “Người phụ nữ tội nghiệp, quả là một việc gian khổ, công việc của bà vĩ đại xiết bao!” Có ai trong các bạn nghĩ thế không? Không. Không ai nghĩ: “Bà ấy sẽ có những đêm mất ngủ vì đứa con khóc nhè của mình...” Không. Đứa trẻ đó là một hứa hẹn, hãy nhìn về phía trước! Người phụ nữ này đã chấp nhận rủi ro để đem một đứa trẻ sơ sinh vào đời, vì bà ấy nhìn về phía trước, bà ấy nhìn vào lịch sử. Vì bà ấy cảm nhận được sức mạnh của cội rễ từng giúp bà ấy mang lại sự sống, đất nước và dân tộc của bà.
Và chúng ta hãy kết luận bằng việc cùng nhau vỗ tay hoan nghênh mọi người trẻ, mọi người phụ nữ can đảm phát sinh lịch sử. Và cảm ơn người phiên dịch đã dịch thực sự giỏi!
LẠY CHÚA, CHÚA CÓ CẦN ĐÔI TAYCON KHÔNG? (Lời cầu nguyện của Mẹ Teresa)
Lạy Chúa, Chúa có cần đôi tay con không, để giúp đỡ người bệnh và người nghèo đang thiếu thốn hôm nay?
Lạy Chúa, hôm nay, con xin dâng lên Chúa đôi tay của con.
Lạy Chúa, Chúa có cần đôi chân của con không, để hôm nay dẫn con tới những người cần một người bạn?
Lạy Chúa, hôm nay, con xin dâng lên Chúa đôi chân của con.
Lạy Chúa, Chúa có cần tiếng nói của con không, để con có thể nói chuyện với tất cả những người cần một tiếng yêu thương?
Lạy Chúa, hôm nay, con xin dâng lên Chúa tiếng nói của con.
Lạy Chúa, Chúa có cần trái tim của con không, để con có thể yêu thương mọi người, không trừ ai?
Lạy Chúa, hôm nay, con dâng lên Chúa trái tim con.
[1] Văn kiện về Tình Huynh đệ Nhân bản, Abu Dhabi, ngày 4 tháng 2 năm 2019.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 9/5/2019: Tổng kết chuyến tông du của ĐTC tại Bulgaria và Bắc Macedonia
VietCatholic Network
00:08 09/05/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 8 tháng 5, 2019.
2- Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô trên chuyến bay trở về từ Skopje.
3- Tổng kết chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Bắc Macedonia.
4- Đức Thánh Cha đến Bắc Macedonia.
5- Tổng kết chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô trong hai ngày tại Bulgaria.
6- Đức Thánh Cha đến Bulgaria.
7- Tập mới “Tự Truyện Đội Vệ Binh Thuỵ Sĩ của Đức Giáo Hoàng": Tuyên thệ.
8- Ngày xuất bản Công Giáo thế giới tại Roma: ghi tên tham dự tự do.
9- Đức cha Ndagoso nói: “các Kitô hữu bị giết như những con gà”.
10- Giáo Hội Hoa kỳ chào mừng luật bảo vệ lương tâm trong việc chăm sóc y tế.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Chính Chúa Chọn Con.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: