Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:37 11/05/2017
27. Cầu nguyện là khiên thuẫn chống lại sự đau khổ công đánh, là nguồn gốc của đức hạnh, là cái máng của ân sủng.
(Thánh John Climacus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:38 11/05/2017
56. DANH THỦ CHẾ TIỄN (mũi tên)
Có một người đã nhiều năm chế tạo mũi tên, nhưng cái mũi tên không được thẳng, lông đuôi mũi tên nặng nhẹ không đều, đầu mũi tên cùn chứ không nhọn, nhưng ông ta cứ cho rằng kỹ thuật chế tạo cung tên của mình thâm sâu như danh thủ Mâu Di, thế là ông ta kiêu ngạo tự mãn.
Có người cố ý khen ông ta nói rằng, không có mũi tên nào có thể qua mặt được mũi tên do ông ta chế tạo, người ấy càng thêm đắc chí.
Một hôm, có một tướng quân qua đường, nhìn thấy ông ta làm mũi tên, thì không nói lời nào, chỉ nhổ một bãi nước bọt và bỏ đi. Người ấy nghĩ rằng viên tướng kia ghét mình, thế là bèn đi nói với mọi người:
- “Ông tướng này cũng lạnh lùng tàn nhẫn quá quắt, ai cũng nói tôi là người chế tạo mũi tên rất chuẩn, vượt qua cả thời Tần Hán, vậy mà ông ta lại không nghĩ như vậy, đó không phải là ghen ghét sao ?”
(Cửu Môn Tử Ngưng Đạo ký)
Suy tư 56:
Mũi tên là một đoạn tre cứng (hoặc thép) ngắn và thẳng, phía trước mũi tên được bọc bằng sắt nhọn có hai ngạnh để xuyên qua dễ dàng nhưng kéo ra thì khó và nguy hiểm, phía sau có gắn một vài cái lông chim hoặc lông gà để đường đi của mũi tên được thẳng và chuẩn xác.
Người chính trực ngay thẳng thì đời sống của họ giống như một mũi tên thẳng, phía trước họ là Lời Chúa như con dao hai lưỡi -làm cho họ sống và cũng có thể làm cho họ chết- dẫn dường, phía sau họ có các bí tích như động cơ thúc đẩy họ tiến lên phía trước, thăng tiến mình và tha nhân để trở nên những người Ki-tô hữu tốt lành giữa trần gian.
Nếu người Ki-tô hữu không trang bị cho mình bằng Lời Chúa và các bí tích, thì họ giống như một mũi tên cong luôn đi trệch đường và làm hại nhiều người bằng các việc làm không mấy tốt đẹp của mình, và như thế họ chỉ là những người tối ngày phê bình kẻ khác, nói xấu anh em chị em, moi móc các khuyết điểm của người khác để hạ bệ và bêu xấu...
Thiên Chúa có thể làm cho mũi tên cong trở thành mũi tên thẳng nếu chúng ta biết khiêm tốn đặt mình trong tay Ngài, và ma quỷ cũng có thế làm cho mũi tên thẳng –là chúng ta- trở thành những mũi tên cong, nếu chúng ta có đời sống kiêu ngạo hợm hỉnh với tha nhân...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Có một người đã nhiều năm chế tạo mũi tên, nhưng cái mũi tên không được thẳng, lông đuôi mũi tên nặng nhẹ không đều, đầu mũi tên cùn chứ không nhọn, nhưng ông ta cứ cho rằng kỹ thuật chế tạo cung tên của mình thâm sâu như danh thủ Mâu Di, thế là ông ta kiêu ngạo tự mãn.
Có người cố ý khen ông ta nói rằng, không có mũi tên nào có thể qua mặt được mũi tên do ông ta chế tạo, người ấy càng thêm đắc chí.
Một hôm, có một tướng quân qua đường, nhìn thấy ông ta làm mũi tên, thì không nói lời nào, chỉ nhổ một bãi nước bọt và bỏ đi. Người ấy nghĩ rằng viên tướng kia ghét mình, thế là bèn đi nói với mọi người:
- “Ông tướng này cũng lạnh lùng tàn nhẫn quá quắt, ai cũng nói tôi là người chế tạo mũi tên rất chuẩn, vượt qua cả thời Tần Hán, vậy mà ông ta lại không nghĩ như vậy, đó không phải là ghen ghét sao ?”
(Cửu Môn Tử Ngưng Đạo ký)
Suy tư 56:
Mũi tên là một đoạn tre cứng (hoặc thép) ngắn và thẳng, phía trước mũi tên được bọc bằng sắt nhọn có hai ngạnh để xuyên qua dễ dàng nhưng kéo ra thì khó và nguy hiểm, phía sau có gắn một vài cái lông chim hoặc lông gà để đường đi của mũi tên được thẳng và chuẩn xác.
Người chính trực ngay thẳng thì đời sống của họ giống như một mũi tên thẳng, phía trước họ là Lời Chúa như con dao hai lưỡi -làm cho họ sống và cũng có thể làm cho họ chết- dẫn dường, phía sau họ có các bí tích như động cơ thúc đẩy họ tiến lên phía trước, thăng tiến mình và tha nhân để trở nên những người Ki-tô hữu tốt lành giữa trần gian.
Nếu người Ki-tô hữu không trang bị cho mình bằng Lời Chúa và các bí tích, thì họ giống như một mũi tên cong luôn đi trệch đường và làm hại nhiều người bằng các việc làm không mấy tốt đẹp của mình, và như thế họ chỉ là những người tối ngày phê bình kẻ khác, nói xấu anh em chị em, moi móc các khuyết điểm của người khác để hạ bệ và bêu xấu...
Thiên Chúa có thể làm cho mũi tên cong trở thành mũi tên thẳng nếu chúng ta biết khiêm tốn đặt mình trong tay Ngài, và ma quỷ cũng có thế làm cho mũi tên thẳng –là chúng ta- trở thành những mũi tên cong, nếu chúng ta có đời sống kiêu ngạo hợm hỉnh với tha nhân...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Vượt qua chướng ngại
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:29 11/05/2017
VƯỢT QUA CHƯỚNG NGẠI
(Chúa Nhật V Phục Sinh)
VẤN NẠN CỦA ĐỨC KITÔ :
“Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (Ga 14, 8). Bắt nguồn từ Do Thái giáo, niềm tin Kitô giáo cho hay rằng hạnh phúc thật là được chiêm ngưỡng thánh nhan Thiên Chúa. Thế mà xưa nay chưa từng có ai nhìn thấy tôn nhan Thiên Chúa mà còn sống. Ngay cả Môsê, vị ngôn sứ vĩ đại, người được ưu tuyển đàm đạo với Giavê diện đối diện mà cũng chỉ được phép nhìn thấy Thiên Chúa phía sau lưng Người (x.Xh 33,21-23). Và chúng ta đừng ngạc nhiên trước lời yêu cầu của Philipphê. Tuy nhiên chúng ta cần phải ngạc nhiên với câu trả lời của Chúa Giêsu: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philipphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 9). Trong thân phận con người, cái yếu tố hữu hình, một trong những yếu tố của nhân tính mà Con Thiên Chúa đón nhận khi nhập thể, một khía cạnh nào đó, đã trở thành chướng ngại.
“Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà tự cho mình là Thiên Chúa” (Ga 10,33). Giả như Chúa Kitô nhập thể, nhập thế trong thời đại hôm nay thì số phận của Người sẽ không khác xưa. Đấng vô hình lại ở trong kiếp hữu hạn, hữu hình ư? Đấng sáng tạo lại mang kiếp được tạo thành, mong manh sao? Thật khó mà chấp nhận cũng như đón nhận. Ngay cả các môn đệ, các tông đồ, ở với Thầy bấy lâu nay mà vẫn chưa biết rằng Thầy với Chúa Cha là một. Dù đã tuyên xưng Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống, nhưng trong tâm trí các tông đồ lúc bấy giờ thì Thầy cũng chỉ là một con người được Thiên Chúa sai đến, hay là một đại ngôn sứ mà thôi. Tâm trí các ngài còn nhiều tăm tối u mê, không thể hiểu thấu lời của Thầy cũng như căn tính của Thầy cho đến khi Thầy phục sinh từ cõi chết và Thánh Thần được trao ban (x.Ga 16,13). Cho đến tận thế, với người chưa tin, Đức Kitô Giêsu dù “là viên đá bị thợ xây loại bỏ đã trở nên đá tảng góc tường mãi vẫn là viên đá làm cho vấp, tảng đá làm cho ngã” (x.1P 2,7-8). Nhập thế vào đời, Chúa Kitô là hình ảnh của Chúa Cha. Đã là hình ảnh thì tồn tại sự hạn chế của cái khả giác.
VẤN NẠN CỦA HỘI THÁNH:
Tôi tin Hội Thánh là thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô. Tôi tin Hội Thánh là Hiền Thê tinh tuyền xinh đẹp của Đức Kitô. Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền… Những lời tuyên xưng trên đây phải chăng đã được chấp nhận và đón nhận cách dễ dàng với tất cả những người tin vào Đức Kitô (Công Giáo, Chính Thống giáo, Anh giáo, Tin lành), chưa kể là với bà con ngoài Kitô giáo? Với người khác niềm tin, bất đồng chính kiến thì đã rõ. “Chúa Kitô loan báo Nước Trời và Hội Thánh lại đến!” (Alfred Loisy). Câu nói hàm chứa sự mỉa mai lẫn sự chê bai, ngờ vực của văn sĩ thế kỷ ánh sáng khiến chúng ta nhận ra vấn nạn luôn còn đó. Nhìn chung vấn nạn thường xoay quanh tính hữu hình của Hội Thánh Chúa.
Giáo lý Công Giáo nêu rõ: “Chúa Kitô thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, không hề phạm tội, chỉ đến để đền tội cho dân; còn Hội Thánh, vì ôm ấp trong lòng những kẻ tội lỗi, nên vừa thánh thiện vừa phải luôn thanh luyện mình. Do đó, Hội Thánh luôn nỗ lực sám hối và canh tân. Tất cả các chi thể của Hội Thánh, kể cả các thừa tác viên, phải tự nhận là người tội lỗi…” (GLCG chung số 827). Quả là một mầu nhiệm mà chúng ta không dễ thấu đạt và với anh em ngoài Hội Thánh thì càng khó hơn nhiều. Hội Thánh là hiện thân của Đức Kitô theo dòng thời gian. Thế mà nhiều khi chân dung Đức Kitô lại bị biến dạng do bởi một số chi thể “què quặt hay mù loà về tâm linh lẫn nhân cách” hoặc do bởi cái cơ chế đã có khi mang dáng vẻ thế trần của Hội Thánh. Các chướng ngại hay cớ vấp phạm xuất hiện do bởi các nguyên nhân khách quan cũng có nhiều mà do bởi các nguyên nhân chủ quan cũng không thiếu.
VƯỢT QUA CHƯỚNG NGẠI:
Vấn nạn của cái khả giác dường như là muôn thuở. Làm sao để vượt qua nó? Chúa Kitô đã khai mở: “Nếu ta không làm các việc của Cha Ta thì các ông đừng tin Ta. Còn nếu Ta làm các việc đó thì ít ra hãy tin các việc Ta đã làm” (Ga 10,37-38). Những việc của Đức Kitô thực hiện là dẫn đưa nhân loại đến cùng sự thật, đến cùng sự sống, vì Người “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Người đến thế gian này “là để làm chứng cho sự thật” (Ga 19,37). Chính sự thật sẽ giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và cho chúng ta được sống và sống dồi dào (x.Ga 8,32; 10,10).
Tuy nhiên một thực tế thật khó phủ nhận vẫn tồn tại. Đó là rất nhiều người đương thời với Chúa Giêsu đã nghe lời chân lý của Người, đã chứng kiến các kỳ công vừa cao cả vừa đượm đầy tình yêu của Người, vẫn chưa hoặc không biết Người và tin nhận Người. Chúa Giêsu đã mở thêm một con đường mới, có thể nói là con đường tuyệt hảo cuối cùng, đó là chịu treo trên thập giá và tuôn ban Thánh Thần từ Trái Tim Cực Thánh của mình. Ngay đêm tiệc ly, sau khi rửa chân cho các môn đệ Chúa Giêsu đã tỏ lộ cho các ngài: “Chính Thầy biết những người Thầy đã chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con. Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, trước khi sự việc xảy ra, để khi sự việc xảy ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu” (Ga 13,18-19). “Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm” (Ga 19,37). Và “Khi các ông giương Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết Ta Hằng Hữu” (Ga 8,28). “ Phần Ta, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta” (Ga 12,32).
Trước tình yêu tự nguyện trao ban, một tình yêu không điều kiện, một tình yêu không quản ngại hiến dâng của Đức Kitô và trước một tình yêu quảng đại của Nguời, Đấng sẵn sàng đón nhận những gì chúng ta đang có, đang là, dù đó có thể là những điều chưa tốt, những mặt hạn chế, những lỗi lầm, thì chúng ta mới có thể thốt lên như Tôma: “Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa của con”. Quả thật nói như lời thánh Tông Đồ dân ngoại rằng không ai có thể tuyên xưng Đức Kitô là Chúa nếu không được Thánh Thần thúc đẩy.
Trở lại với chuyện của Hội Thánh. Trò không thể hơn thầy. Để Hội Thánh ngày càng trở nên bí tích của Đức Kitô cách khả tín và hữu hiệu hơn, thiết nghĩ rằng mỗi phần tử của Hội Thánh cần can đảm đối diện với sự thật, sống trong sự thật đồng thời tích cực thực thi công lý và tình yêu. Tuy nhiên, xin đừng quên chính khi bị đâm thâu cạnh sườn, chính khi bị treo lên cao để cho tình yêu tuôn ban thì đó mới là lúc căn tính của Hội Thánh được hiển lộ cách rõ nét. Chính khi bị nguyền rủa, chúng ta vẫn chúc lành; bị bắt bớ chúng ta vẫn yêu thương; bị vu khống, chúng ta vẫn chia lời ủi an, hay nói như thánh Phanxicô Axidi là đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp…(x.1Cor 5,12-13), là lúc chúng ta làm cho tha nhân thấy rằng không phải ta sống mà là Chúa Kitô đang sống trong ta.
Đức Bênêđictô XVI tuyên bố “cuộc đời và các hoạt động của các vị thánh đã góp phần to lớn làm nên chân dung Hội Thánh”. Ngài Tertulianô khẳng định: “máu của các thánh tử đạo là hạt giống phát sinh người tín hữu”. Đức Gioan Phaolô II trong ngày tuyên phong hiển thánh 117 vị tử đạo Việt nam đã nhấn mạnh rằng hạt giống ấy là ngoài các vị thánh tử đạo trước đây thì ngày nay là tất cả những ai đang chịu áp bức, bóc lột mà vẫn trung kiên trong niềm tin, là tất cả những ai đang tìm hiểu và sống mầu nhiệm thập giá Chúa Kitô. Thánh giá bài trừ sự gian dối, bài trừ tội ác và giúp ta sống trong bình an và tha thứ ngay tại môi trường ta đang sống.
Dù là điên dại với người Hy lạp hay là cớ vấp phạm với người DoThái thì thập giá vẫn mãi là dấu chỉ cao cả của tình yêu. Vì không có tình yêu nào cao cả cho bằng tình yêu của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (Ga 15,13). Và thập giá Chúa Kitô mãi là nguồn ơn cứu độ. Chính trên thập giá, Chúa Kitô đã trao ban Thánh Thần cho chúng ta từ Trái Tim bị đâm thâu của Người. Xin Thánh Thần Thiên Chúa, là Thần Chân Lý, là Nguồn Tình Yêu ở cùng chúng ta, ở cùng Hội Thánh cho đến ngày Đức Kitô quang lâm (x.Kh 22,17). Nhờ Thánh Thần, chúng ta có thể tuyên xưng Đức Kitô là Thiên Chúa. Với Thánh Thần, chúng ta sẽ làm cho muôn dân nhận ra chúng ta là môn đệ của Đức Kitô và đích thực là Kitô hữu.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
(Chúa Nhật V Phục Sinh)
VẤN NẠN CỦA ĐỨC KITÔ :
“Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (Ga 14, 8). Bắt nguồn từ Do Thái giáo, niềm tin Kitô giáo cho hay rằng hạnh phúc thật là được chiêm ngưỡng thánh nhan Thiên Chúa. Thế mà xưa nay chưa từng có ai nhìn thấy tôn nhan Thiên Chúa mà còn sống. Ngay cả Môsê, vị ngôn sứ vĩ đại, người được ưu tuyển đàm đạo với Giavê diện đối diện mà cũng chỉ được phép nhìn thấy Thiên Chúa phía sau lưng Người (x.Xh 33,21-23). Và chúng ta đừng ngạc nhiên trước lời yêu cầu của Philipphê. Tuy nhiên chúng ta cần phải ngạc nhiên với câu trả lời của Chúa Giêsu: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philipphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 9). Trong thân phận con người, cái yếu tố hữu hình, một trong những yếu tố của nhân tính mà Con Thiên Chúa đón nhận khi nhập thể, một khía cạnh nào đó, đã trở thành chướng ngại.
“Chúng tôi ném đá ông, không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà tự cho mình là Thiên Chúa” (Ga 10,33). Giả như Chúa Kitô nhập thể, nhập thế trong thời đại hôm nay thì số phận của Người sẽ không khác xưa. Đấng vô hình lại ở trong kiếp hữu hạn, hữu hình ư? Đấng sáng tạo lại mang kiếp được tạo thành, mong manh sao? Thật khó mà chấp nhận cũng như đón nhận. Ngay cả các môn đệ, các tông đồ, ở với Thầy bấy lâu nay mà vẫn chưa biết rằng Thầy với Chúa Cha là một. Dù đã tuyên xưng Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống, nhưng trong tâm trí các tông đồ lúc bấy giờ thì Thầy cũng chỉ là một con người được Thiên Chúa sai đến, hay là một đại ngôn sứ mà thôi. Tâm trí các ngài còn nhiều tăm tối u mê, không thể hiểu thấu lời của Thầy cũng như căn tính của Thầy cho đến khi Thầy phục sinh từ cõi chết và Thánh Thần được trao ban (x.Ga 16,13). Cho đến tận thế, với người chưa tin, Đức Kitô Giêsu dù “là viên đá bị thợ xây loại bỏ đã trở nên đá tảng góc tường mãi vẫn là viên đá làm cho vấp, tảng đá làm cho ngã” (x.1P 2,7-8). Nhập thế vào đời, Chúa Kitô là hình ảnh của Chúa Cha. Đã là hình ảnh thì tồn tại sự hạn chế của cái khả giác.
VẤN NẠN CỦA HỘI THÁNH:
Tôi tin Hội Thánh là thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô. Tôi tin Hội Thánh là Hiền Thê tinh tuyền xinh đẹp của Đức Kitô. Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền… Những lời tuyên xưng trên đây phải chăng đã được chấp nhận và đón nhận cách dễ dàng với tất cả những người tin vào Đức Kitô (Công Giáo, Chính Thống giáo, Anh giáo, Tin lành), chưa kể là với bà con ngoài Kitô giáo? Với người khác niềm tin, bất đồng chính kiến thì đã rõ. “Chúa Kitô loan báo Nước Trời và Hội Thánh lại đến!” (Alfred Loisy). Câu nói hàm chứa sự mỉa mai lẫn sự chê bai, ngờ vực của văn sĩ thế kỷ ánh sáng khiến chúng ta nhận ra vấn nạn luôn còn đó. Nhìn chung vấn nạn thường xoay quanh tính hữu hình của Hội Thánh Chúa.
Giáo lý Công Giáo nêu rõ: “Chúa Kitô thánh thiện, vô tội, tinh tuyền, không hề phạm tội, chỉ đến để đền tội cho dân; còn Hội Thánh, vì ôm ấp trong lòng những kẻ tội lỗi, nên vừa thánh thiện vừa phải luôn thanh luyện mình. Do đó, Hội Thánh luôn nỗ lực sám hối và canh tân. Tất cả các chi thể của Hội Thánh, kể cả các thừa tác viên, phải tự nhận là người tội lỗi…” (GLCG chung số 827). Quả là một mầu nhiệm mà chúng ta không dễ thấu đạt và với anh em ngoài Hội Thánh thì càng khó hơn nhiều. Hội Thánh là hiện thân của Đức Kitô theo dòng thời gian. Thế mà nhiều khi chân dung Đức Kitô lại bị biến dạng do bởi một số chi thể “què quặt hay mù loà về tâm linh lẫn nhân cách” hoặc do bởi cái cơ chế đã có khi mang dáng vẻ thế trần của Hội Thánh. Các chướng ngại hay cớ vấp phạm xuất hiện do bởi các nguyên nhân khách quan cũng có nhiều mà do bởi các nguyên nhân chủ quan cũng không thiếu.
VƯỢT QUA CHƯỚNG NGẠI:
Vấn nạn của cái khả giác dường như là muôn thuở. Làm sao để vượt qua nó? Chúa Kitô đã khai mở: “Nếu ta không làm các việc của Cha Ta thì các ông đừng tin Ta. Còn nếu Ta làm các việc đó thì ít ra hãy tin các việc Ta đã làm” (Ga 10,37-38). Những việc của Đức Kitô thực hiện là dẫn đưa nhân loại đến cùng sự thật, đến cùng sự sống, vì Người “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Người đến thế gian này “là để làm chứng cho sự thật” (Ga 19,37). Chính sự thật sẽ giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và cho chúng ta được sống và sống dồi dào (x.Ga 8,32; 10,10).
Tuy nhiên một thực tế thật khó phủ nhận vẫn tồn tại. Đó là rất nhiều người đương thời với Chúa Giêsu đã nghe lời chân lý của Người, đã chứng kiến các kỳ công vừa cao cả vừa đượm đầy tình yêu của Người, vẫn chưa hoặc không biết Người và tin nhận Người. Chúa Giêsu đã mở thêm một con đường mới, có thể nói là con đường tuyệt hảo cuối cùng, đó là chịu treo trên thập giá và tuôn ban Thánh Thần từ Trái Tim Cực Thánh của mình. Ngay đêm tiệc ly, sau khi rửa chân cho các môn đệ Chúa Giêsu đã tỏ lộ cho các ngài: “Chính Thầy biết những người Thầy đã chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con. Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, trước khi sự việc xảy ra, để khi sự việc xảy ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu” (Ga 13,18-19). “Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm” (Ga 19,37). Và “Khi các ông giương Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết Ta Hằng Hữu” (Ga 8,28). “ Phần Ta, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta” (Ga 12,32).
Trước tình yêu tự nguyện trao ban, một tình yêu không điều kiện, một tình yêu không quản ngại hiến dâng của Đức Kitô và trước một tình yêu quảng đại của Nguời, Đấng sẵn sàng đón nhận những gì chúng ta đang có, đang là, dù đó có thể là những điều chưa tốt, những mặt hạn chế, những lỗi lầm, thì chúng ta mới có thể thốt lên như Tôma: “Lạy Chúa, Lạy Thiên Chúa của con”. Quả thật nói như lời thánh Tông Đồ dân ngoại rằng không ai có thể tuyên xưng Đức Kitô là Chúa nếu không được Thánh Thần thúc đẩy.
Trở lại với chuyện của Hội Thánh. Trò không thể hơn thầy. Để Hội Thánh ngày càng trở nên bí tích của Đức Kitô cách khả tín và hữu hiệu hơn, thiết nghĩ rằng mỗi phần tử của Hội Thánh cần can đảm đối diện với sự thật, sống trong sự thật đồng thời tích cực thực thi công lý và tình yêu. Tuy nhiên, xin đừng quên chính khi bị đâm thâu cạnh sườn, chính khi bị treo lên cao để cho tình yêu tuôn ban thì đó mới là lúc căn tính của Hội Thánh được hiển lộ cách rõ nét. Chính khi bị nguyền rủa, chúng ta vẫn chúc lành; bị bắt bớ chúng ta vẫn yêu thương; bị vu khống, chúng ta vẫn chia lời ủi an, hay nói như thánh Phanxicô Axidi là đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp…(x.1Cor 5,12-13), là lúc chúng ta làm cho tha nhân thấy rằng không phải ta sống mà là Chúa Kitô đang sống trong ta.
Đức Bênêđictô XVI tuyên bố “cuộc đời và các hoạt động của các vị thánh đã góp phần to lớn làm nên chân dung Hội Thánh”. Ngài Tertulianô khẳng định: “máu của các thánh tử đạo là hạt giống phát sinh người tín hữu”. Đức Gioan Phaolô II trong ngày tuyên phong hiển thánh 117 vị tử đạo Việt nam đã nhấn mạnh rằng hạt giống ấy là ngoài các vị thánh tử đạo trước đây thì ngày nay là tất cả những ai đang chịu áp bức, bóc lột mà vẫn trung kiên trong niềm tin, là tất cả những ai đang tìm hiểu và sống mầu nhiệm thập giá Chúa Kitô. Thánh giá bài trừ sự gian dối, bài trừ tội ác và giúp ta sống trong bình an và tha thứ ngay tại môi trường ta đang sống.
Dù là điên dại với người Hy lạp hay là cớ vấp phạm với người DoThái thì thập giá vẫn mãi là dấu chỉ cao cả của tình yêu. Vì không có tình yêu nào cao cả cho bằng tình yêu của người hiến dâng mạng sống vì người mình yêu (Ga 15,13). Và thập giá Chúa Kitô mãi là nguồn ơn cứu độ. Chính trên thập giá, Chúa Kitô đã trao ban Thánh Thần cho chúng ta từ Trái Tim bị đâm thâu của Người. Xin Thánh Thần Thiên Chúa, là Thần Chân Lý, là Nguồn Tình Yêu ở cùng chúng ta, ở cùng Hội Thánh cho đến ngày Đức Kitô quang lâm (x.Kh 22,17). Nhờ Thánh Thần, chúng ta có thể tuyên xưng Đức Kitô là Thiên Chúa. Với Thánh Thần, chúng ta sẽ làm cho muôn dân nhận ra chúng ta là môn đệ của Đức Kitô và đích thực là Kitô hữu.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:34 11/05/2017
28. Mặc dù chiến tranh không chấm dứt, thì chúng ta cũng không nên ngừng nghỉ cầu cứu lòng nhân từ của Thiên Chúa.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Ngueyện Giáo Dân Chủ Nhật 5 Sau Phục Sinh A 14.5.2017
Lm Francis Lý văn Ca
17:03 11/05/2017
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Giêsu phán trong bài Tin Mừng hôm nay: “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. Qua lời Chúa phán, chúng ta phải quy hướng về Ngài trong cách sống, liên kết với Ngài qua các phép bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể.
Với niềm hy vọng chứa chan, một ngày nào đó, chúng ta sẽ được liên kết với Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, như lời Đức Kitô hứa trong bài Tin Mừng hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Trong bầu khí cộng đoàn tiên khởi, sống đùm bộc lẫn nhau, trong sự chia sẻ và cầu nguyện và cử hành bữa tiệc Thánh Thể. Hình ảnh nầy là kiểu mẫu cho chúng ta sống tình cộng đoàn hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phêrô trình bày Chúa Kitô như là Đá tảng bị người thợ xây loại bỏ, đã trở nên Đá Gốc. Chúa Kitô đã chết và đã phục sinh là niềm hy vọng cho chúng ta.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Các tông đồ còn hoài nghi về Lời Chúa phán. Hôm nay, Chúa xác quyết Ngài là Đường là Sự Thật và là Sự Sống. Chúng ta đang đi trên con đường Chúa chỉ chúng ta đi, hãy luôn vững bước trong niềm tin phó thác.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Giờ đây, chúng ta liên kết những lời nguyện cầu dâng lên Thiên Chúa hôm nay:
1. Chúng ta cầu nguyện cho các phẩm trật trong Hội Thánh. Đặc biệt là Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Xin Chúa chúc lành và hướng dẫn Ngài / theo sự quan phòng kỳ diệu, để Ngài chu toàn trách nhiệm thánh trong chức vụ Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Đặc biệt chúng ta cầu nguyện cho chuyến Hành Hương đến Fatima trong cuối tuần nầy nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tai Fatima. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ra caầu xin Chúa qua sự cầu bầu của Mẹ Fatima, ban muôn ơn lành cho những khách hành hương đến Fatima được mou6n ơn lành của Mẹ và nhờ lời chuyển cầu bầu của Hai Thánh Thiên Thần Phanxicô và Jacinta được muôn ơn thánh trong dịp Hành Hương đến Fatima. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho các phẩm trật trong Giáo Hội Lữ Hành luôn hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng Phanxicô / trong sự cầu nguyện và tuân phục quyền Giáo Huấn / mà Ngài sẽ phán dạy trên Ngai Toà Thánh Phêrô / về Đức Tin và Luân Lý. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho các thầy Phó Tế, còn gọi là Thầy Sáu, đang chuẩn bị lãnh nhận chức linh mục trong năm nay, được chuẩn bị những điều căn bản về đức tin và luân lý, để trở thành những linh mục của Ngàn Năm Thứ Ba Nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những anh chị em đã chối Đức Kitô là Đá Tảng của tòa nhà Giáo Hội, biết quay trở về với Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Xin ban cho các tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến trong các thánh lễ tuần nầy, được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là Sự Sống và là nguồn hy vọng của chúng con. Xin cho chúng con biết kết hiệp với nguồn sống dồi dào, để sự sống của Chúa tạo nơi chúng con niềm hạnh phúc đích thực. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Chúa Giêsu phán trong bài Tin Mừng hôm nay: “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. Qua lời Chúa phán, chúng ta phải quy hướng về Ngài trong cách sống, liên kết với Ngài qua các phép bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể.
Với niềm hy vọng chứa chan, một ngày nào đó, chúng ta sẽ được liên kết với Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, như lời Đức Kitô hứa trong bài Tin Mừng hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Trong bầu khí cộng đoàn tiên khởi, sống đùm bộc lẫn nhau, trong sự chia sẻ và cầu nguyện và cử hành bữa tiệc Thánh Thể. Hình ảnh nầy là kiểu mẫu cho chúng ta sống tình cộng đoàn hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phêrô trình bày Chúa Kitô như là Đá tảng bị người thợ xây loại bỏ, đã trở nên Đá Gốc. Chúa Kitô đã chết và đã phục sinh là niềm hy vọng cho chúng ta.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Các tông đồ còn hoài nghi về Lời Chúa phán. Hôm nay, Chúa xác quyết Ngài là Đường là Sự Thật và là Sự Sống. Chúng ta đang đi trên con đường Chúa chỉ chúng ta đi, hãy luôn vững bước trong niềm tin phó thác.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Giờ đây, chúng ta liên kết những lời nguyện cầu dâng lên Thiên Chúa hôm nay:
1. Chúng ta cầu nguyện cho các phẩm trật trong Hội Thánh. Đặc biệt là Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Xin Chúa chúc lành và hướng dẫn Ngài / theo sự quan phòng kỳ diệu, để Ngài chu toàn trách nhiệm thánh trong chức vụ Chủ Chăn của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Đặc biệt chúng ta cầu nguyện cho chuyến Hành Hương đến Fatima trong cuối tuần nầy nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tai Fatima. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ra caầu xin Chúa qua sự cầu bầu của Mẹ Fatima, ban muôn ơn lành cho những khách hành hương đến Fatima được mou6n ơn lành của Mẹ và nhờ lời chuyển cầu bầu của Hai Thánh Thiên Thần Phanxicô và Jacinta được muôn ơn thánh trong dịp Hành Hương đến Fatima. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho các phẩm trật trong Giáo Hội Lữ Hành luôn hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng Phanxicô / trong sự cầu nguyện và tuân phục quyền Giáo Huấn / mà Ngài sẽ phán dạy trên Ngai Toà Thánh Phêrô / về Đức Tin và Luân Lý. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho các thầy Phó Tế, còn gọi là Thầy Sáu, đang chuẩn bị lãnh nhận chức linh mục trong năm nay, được chuẩn bị những điều căn bản về đức tin và luân lý, để trở thành những linh mục của Ngàn Năm Thứ Ba Nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho những anh chị em đã chối Đức Kitô là Đá Tảng của tòa nhà Giáo Hội, biết quay trở về với Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
6. Xin ban cho các tôi trung tớ nữ của Chúa đã qua đời, những linh hồn chúng ta nhớ đến trong các thánh lễ tuần nầy, được hưởng kiến nhan thánh Chúa. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, là Sự Sống và là nguồn hy vọng của chúng con. Xin cho chúng con biết kết hiệp với nguồn sống dồi dào, để sự sống của Chúa tạo nơi chúng con niềm hạnh phúc đích thực. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Đừng sợ hãi
Lm. Jb Nguyễn Minh Hùng
17:25 11/05/2017
Chúa Nhật V Phục Sinh năm A
Đừng sợ hãi
Đã làm người, không thiếu những nỗi sợ trong cuộc đời vây lấy bản thân từng người. Không đơn giản là nỗi sợ hãi những điều khủng khiếp tấn công, mà còn có cả những điều lẽ ra “không đáng sợ”, cũng làm chúng ta khiếp đảm, bạc nhược, trốn chạy...
Bởi ai cũng để cho những nỗi sợ hãi vây bọc, vì thế, cuộc sống càng ngày càng tăng thêm tội ác, tăng thêm những: sự bất công, sự bị mê hoặc, sự luồng cúi, sự giành giật, sự phản bội chân lý, sự a tòng những điều dữ, sự ngông cuồng, sự ức hiếp, sự tráo trở, sự chết chóc oan uổng của người vô tội, sự khủng bố tinh thần và thể xác, sự phải gánh lấy đau khổ, thậm chí đau khổ kéo dài…
Với kẻ “sợ”, những nỗi sợ hãi ấy vô vàn lần cướp đi một phần, hoặc cướp đi tất cả sự bình an, thoải mái, cũng như sự tỉnh táo nơi bản thân.
Bởi ý thức sự cần thiết của lòng can đảm, ngay khi khởi đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ngỏ cùng thế giới: “Đừng sợ! Hãy mở cửa đón Chúa Kitô”.
Lời “Đừng sợ” này vang lên suốt triều đại giáo hoàng của đấng kế vị thánh Phêrô, để nhắc mọi người con của Hội Thánh và bất cứ ai yêu đời sống thiện tâm về lòng can đảm đối đầu cùng thử thách và nghịch cảnh. Nhất là “Đừng sợ” những khi cần thiết phải làm chứng và nêu cao chân lý, công lý.
Ngược về thời đầu của lịch sử Kitô giáo, cũng vẫn là sự hoang mang, nỗi sợ hãi hằn trong tâm trí các môn đệ của Chúa Giêsu. Một mặt, họ sợ hãi vì chứng kiến Thầy bị giết cách tan thương, tủi nhục.
Mặt khác, họ tiếp tục hoang mang trước niềm tin phục sinh. Phục sinh là sự kiện vượt quá trí hiểu của con gười, vì thế, sau biến cố Chúa Giêsu đã thực sự chết trên thập giá, mà nay nhiều môn đệ tin rằng, Người đã phục sinh, thì nhiều môn đệ khác của Chúa vẫn bàng hoàng, vẫn bán tín bán nghi, chưa thực sự an tâm về niềm tin phục sinh ấy. Họ nghi nan bởi mầu nhiệm phục sinh, một chân lý chưa từng có, đến với họ vừa quá diệu kỳ, nhưng cũng quá bất ngờ.
Do đó, thánh Phêrô với tư cách lãnh đạo tối cao của Hội Thánh, lên tiếng trấn an và củng cố đức tin, đồng nhắc lại sứ mạng được sai đi cho các anh em mình: “Vinh dự cho anh em là những kẻ tin… anh em là dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa, để rao giảng quyền năng của Đấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người” (bài đọc 1: 1Pr 2, 7.9).
Lui về khoảng thời gian xa hơn. Đó là thời Chúa Giêsu còn hiện diện giữa trần thế, càng cho thấy, nỗi sợ hãi là một hiện thực luôn áp đảo, gây khó khăn cho con người.
Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật V mùa Phục sinh năm A, Hội Thánh mời gọi chúng ta sống lại giờ phút cuối cùng của Chúa Giêsu nơi dương thế. Chúa từ giã và an ủi:
“Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”.
Thói thường, lời khiến người ta khó quên nhất ngay trước khi chia lìa nhau là lời giã từ. Tin Mừng hôm nay diễn tả tình cảm của Chúa Giêsu y như thế: da diết, luyến nhớ, yêu thương… Một tình cảm rất con người.
- Chúa Giêsu sắp từ giã môn đệ để về cùng Cha. Sự lưu luyến làm cho mọi người trong cuộc đau lòng. Vì thế, lời ủi an của Chúa như thêm sức mạnh để họ vượt qua.
- Nhưng không chỉ an ủi. Lời giã từ của Chúa còn chứa đựng nội dung ước hẹn. Ước hẹn là diễn tả nỗi lòng tha thiết, gắn bó, nhung nhớ, yêu thương… Nó cũng làm cho người ở lại sẽ an tâm hơn, vơi bớt nỗi biềm, để có thể đứng vững hơn.
Lời ước hẹn làm cho cả người đi lẫn người ở, luôn đau đáu nhớ về nhau, sống kề lòng nhau, dù thực tế có xa cách ngàn trùng.
- Đó cũng là lời giải thích lý do và ý nghĩa việc Chúa rời xa môn đệ. Chúa không bỏ những ai Chúa tuyển chọn. Chúa hiện diện bên họ. Chúa chờ đợi họ đi về phía Chúa.
- Tuy nhiên, trong lời trăn trối, bên cạnh tình cảm mà Chúa thể hiện trước giờ ly biệt, còn toát lên sự trấn an lớn lao đối với những bấn loạn, sự xoa dịu đối với những rối bời đang hiện diện trong lòng môn đệ.
Chúa đã phục sinh. Đoàn môn đệ hãy tin vững chắc vào Chúa. Họ hãy dừng lại nỗi hoang mang, sợ hãi.
Chỉ có tin vào Chúa mới có thể xóa sợ hãi, thêm can đảm.
Chỉ có đức tin mới có sức động viên, giúp môn đệ thêm nghị lực vượt qua tình cảm chia cắt, bước tiếp con đường Chúa đã hướng dẫn.
Nếu Chúa gởi gắm nơi chúng ta, những môn đệ của Chúa những uớc hẹn, là Chúa gởi gắm về những bảo đảm: tiếp tục yêu thương; tiếp tục gắn bó; tiếp tục hiện diện và tha thiết để được đón nhận chúng ta, để Chúa có chúng ta và chúng ta có Chúa, cả hai tồn tại vĩnh cửu..
Môn đệ hãy đừng sợ! Lời Chúa ước hẹn sẽ trở lại có sức xoa dịu niềm đau bằng viễn ảnh hạnh phúc của ngày gặp lại.
Môn đệ hãy dừng sợ! Chúa sẽ trở lại đón rước chúng ta. Chúng ta sẽ được mang đến nơi tốt đẹp mà Chúa dọn sẵn để chờ đợi, để cùng hưởng sự sống của chính Chúa, sự sống phục sinh vinh thắng.
Lời trấn an chứa đầy sự ước hẹn của Chúa, Hội Thánh muôn đời ghi khắc, để dù bất cứ hoàn cảnh nào, thăng hay trầm, khó khăn hay thuận lợi, Hội Thánh vẫn tin tưởng để luôn kiên vững trung thành với Chúa, trung thành với đường lối cứu độ của Chúa, không bao giờ giảm thiểu, không bao giờ ngưng trệ.
Chúng ta, từng người hãy vui lên, đừng sợ hãi. Chúa chiến thắng. Chúa hiện diện hết sức gần gũi, ấm áp, không bằng không gian, nhưng bằng tình mến, bằng niềm thương, bằng Lời chân lý, bằng Thánh Thần mà Chúa nhận lãnh và ban cho chúng ta từ nơi Chúa Cha, bằng nguồn sống thần linh là kho tàng bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể.
Từng người hãy cùng Hội Thánh ghi khắc sự ủi an, sự ước hẹn của Chúa để cảm nhận tất cả sự vỗ về, sự âu yếm, để ngày một thêm can đảm, thêm nghị lực sống.
Đoàn môn đệ của Chúa Giêsu hôm nay cũng đang lữ hành tiến về nơi mà Chúa “đã dọn sẵn” cho mình. Như các môn đệ xưa, chúng ta hãy hết lòng trông cậy, và ngẩng cao đầu trong ơn Chúa cứu chuộc mà vượt thắng khó khăn, không đầu hàng nghịch cảnh, luôn sống tích cực, sống thánh thiện.
Chính niềm tin vào Chúa sẽ soi sáng cho chúng ta biết những phương cách để giúp vượt qua mọi nỗi cheo leo trong đời.
Điều quan trọng là: Chúng ta đừng sợ hãi.
Đừng sợ hãi
Đã làm người, không thiếu những nỗi sợ trong cuộc đời vây lấy bản thân từng người. Không đơn giản là nỗi sợ hãi những điều khủng khiếp tấn công, mà còn có cả những điều lẽ ra “không đáng sợ”, cũng làm chúng ta khiếp đảm, bạc nhược, trốn chạy...
Bởi ai cũng để cho những nỗi sợ hãi vây bọc, vì thế, cuộc sống càng ngày càng tăng thêm tội ác, tăng thêm những: sự bất công, sự bị mê hoặc, sự luồng cúi, sự giành giật, sự phản bội chân lý, sự a tòng những điều dữ, sự ngông cuồng, sự ức hiếp, sự tráo trở, sự chết chóc oan uổng của người vô tội, sự khủng bố tinh thần và thể xác, sự phải gánh lấy đau khổ, thậm chí đau khổ kéo dài…
Với kẻ “sợ”, những nỗi sợ hãi ấy vô vàn lần cướp đi một phần, hoặc cướp đi tất cả sự bình an, thoải mái, cũng như sự tỉnh táo nơi bản thân.
Bởi ý thức sự cần thiết của lòng can đảm, ngay khi khởi đầu triều đại giáo hoàng của mình, Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ngỏ cùng thế giới: “Đừng sợ! Hãy mở cửa đón Chúa Kitô”.
Lời “Đừng sợ” này vang lên suốt triều đại giáo hoàng của đấng kế vị thánh Phêrô, để nhắc mọi người con của Hội Thánh và bất cứ ai yêu đời sống thiện tâm về lòng can đảm đối đầu cùng thử thách và nghịch cảnh. Nhất là “Đừng sợ” những khi cần thiết phải làm chứng và nêu cao chân lý, công lý.
Ngược về thời đầu của lịch sử Kitô giáo, cũng vẫn là sự hoang mang, nỗi sợ hãi hằn trong tâm trí các môn đệ của Chúa Giêsu. Một mặt, họ sợ hãi vì chứng kiến Thầy bị giết cách tan thương, tủi nhục.
Mặt khác, họ tiếp tục hoang mang trước niềm tin phục sinh. Phục sinh là sự kiện vượt quá trí hiểu của con gười, vì thế, sau biến cố Chúa Giêsu đã thực sự chết trên thập giá, mà nay nhiều môn đệ tin rằng, Người đã phục sinh, thì nhiều môn đệ khác của Chúa vẫn bàng hoàng, vẫn bán tín bán nghi, chưa thực sự an tâm về niềm tin phục sinh ấy. Họ nghi nan bởi mầu nhiệm phục sinh, một chân lý chưa từng có, đến với họ vừa quá diệu kỳ, nhưng cũng quá bất ngờ.
Do đó, thánh Phêrô với tư cách lãnh đạo tối cao của Hội Thánh, lên tiếng trấn an và củng cố đức tin, đồng nhắc lại sứ mạng được sai đi cho các anh em mình: “Vinh dự cho anh em là những kẻ tin… anh em là dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa, để rao giảng quyền năng của Đấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người” (bài đọc 1: 1Pr 2, 7.9).
Lui về khoảng thời gian xa hơn. Đó là thời Chúa Giêsu còn hiện diện giữa trần thế, càng cho thấy, nỗi sợ hãi là một hiện thực luôn áp đảo, gây khó khăn cho con người.
Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật V mùa Phục sinh năm A, Hội Thánh mời gọi chúng ta sống lại giờ phút cuối cùng của Chúa Giêsu nơi dương thế. Chúa từ giã và an ủi:
“Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”.
Thói thường, lời khiến người ta khó quên nhất ngay trước khi chia lìa nhau là lời giã từ. Tin Mừng hôm nay diễn tả tình cảm của Chúa Giêsu y như thế: da diết, luyến nhớ, yêu thương… Một tình cảm rất con người.
- Chúa Giêsu sắp từ giã môn đệ để về cùng Cha. Sự lưu luyến làm cho mọi người trong cuộc đau lòng. Vì thế, lời ủi an của Chúa như thêm sức mạnh để họ vượt qua.
- Nhưng không chỉ an ủi. Lời giã từ của Chúa còn chứa đựng nội dung ước hẹn. Ước hẹn là diễn tả nỗi lòng tha thiết, gắn bó, nhung nhớ, yêu thương… Nó cũng làm cho người ở lại sẽ an tâm hơn, vơi bớt nỗi biềm, để có thể đứng vững hơn.
Lời ước hẹn làm cho cả người đi lẫn người ở, luôn đau đáu nhớ về nhau, sống kề lòng nhau, dù thực tế có xa cách ngàn trùng.
- Đó cũng là lời giải thích lý do và ý nghĩa việc Chúa rời xa môn đệ. Chúa không bỏ những ai Chúa tuyển chọn. Chúa hiện diện bên họ. Chúa chờ đợi họ đi về phía Chúa.
- Tuy nhiên, trong lời trăn trối, bên cạnh tình cảm mà Chúa thể hiện trước giờ ly biệt, còn toát lên sự trấn an lớn lao đối với những bấn loạn, sự xoa dịu đối với những rối bời đang hiện diện trong lòng môn đệ.
Chúa đã phục sinh. Đoàn môn đệ hãy tin vững chắc vào Chúa. Họ hãy dừng lại nỗi hoang mang, sợ hãi.
Chỉ có tin vào Chúa mới có thể xóa sợ hãi, thêm can đảm.
Chỉ có đức tin mới có sức động viên, giúp môn đệ thêm nghị lực vượt qua tình cảm chia cắt, bước tiếp con đường Chúa đã hướng dẫn.
Nếu Chúa gởi gắm nơi chúng ta, những môn đệ của Chúa những uớc hẹn, là Chúa gởi gắm về những bảo đảm: tiếp tục yêu thương; tiếp tục gắn bó; tiếp tục hiện diện và tha thiết để được đón nhận chúng ta, để Chúa có chúng ta và chúng ta có Chúa, cả hai tồn tại vĩnh cửu..
Môn đệ hãy đừng sợ! Lời Chúa ước hẹn sẽ trở lại có sức xoa dịu niềm đau bằng viễn ảnh hạnh phúc của ngày gặp lại.
Môn đệ hãy dừng sợ! Chúa sẽ trở lại đón rước chúng ta. Chúng ta sẽ được mang đến nơi tốt đẹp mà Chúa dọn sẵn để chờ đợi, để cùng hưởng sự sống của chính Chúa, sự sống phục sinh vinh thắng.
Lời trấn an chứa đầy sự ước hẹn của Chúa, Hội Thánh muôn đời ghi khắc, để dù bất cứ hoàn cảnh nào, thăng hay trầm, khó khăn hay thuận lợi, Hội Thánh vẫn tin tưởng để luôn kiên vững trung thành với Chúa, trung thành với đường lối cứu độ của Chúa, không bao giờ giảm thiểu, không bao giờ ngưng trệ.
Chúng ta, từng người hãy vui lên, đừng sợ hãi. Chúa chiến thắng. Chúa hiện diện hết sức gần gũi, ấm áp, không bằng không gian, nhưng bằng tình mến, bằng niềm thương, bằng Lời chân lý, bằng Thánh Thần mà Chúa nhận lãnh và ban cho chúng ta từ nơi Chúa Cha, bằng nguồn sống thần linh là kho tàng bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể.
Từng người hãy cùng Hội Thánh ghi khắc sự ủi an, sự ước hẹn của Chúa để cảm nhận tất cả sự vỗ về, sự âu yếm, để ngày một thêm can đảm, thêm nghị lực sống.
Đoàn môn đệ của Chúa Giêsu hôm nay cũng đang lữ hành tiến về nơi mà Chúa “đã dọn sẵn” cho mình. Như các môn đệ xưa, chúng ta hãy hết lòng trông cậy, và ngẩng cao đầu trong ơn Chúa cứu chuộc mà vượt thắng khó khăn, không đầu hàng nghịch cảnh, luôn sống tích cực, sống thánh thiện.
Chính niềm tin vào Chúa sẽ soi sáng cho chúng ta biết những phương cách để giúp vượt qua mọi nỗi cheo leo trong đời.
Điều quan trọng là: Chúng ta đừng sợ hãi.
Chúa Giêsu: Đường đưa về nhà Chúa Cha
Lm. Jude Siciliano, OP
17:39 11/05/2017
Chúa Nhật V Phục Sinh A
TĐ CV 6: 1-7; Tv. 32; 1 Phêrô 2:4-9; Gioan 14: 1-12
Chúa Giêsu: Đường đưa về nhà Chúa Cha
Bài phúc âm hôm nay cho chúng ta nhìn lại đời sống Chúa Giêsu với nhãn quan phục sinh. Điều các môn đệ không hiểu khi Chúa Giêsu nói với các ông lần thứ nhất được xem xét lại bởi sự hiểu biết của chúng ta vì chúng ta tin vào sự phục sinh.
Khi một người sửa soạn từ giả địa vị quan trọng của mình thì nói lời chia tay nhấn mạnh điều gì người đó cho là quan trọng để người ta nhớ đến mình. Thí dụ như bài chia tay của vài vị tổng thống: tổng thống George Bush nói về thái độ thông cảm và hiểu biết người di cư. Tổng thống Jimmy Carter nhấn mạnh việc bênh vực nhân quyền cho tất cả dân chúng, để Hoa Kỳ gặt được thành quả. Bài từ biệt của tổng thống George Washington rất hợp với thời nay. Ông ta cảnh cáo nguy hiểm về tinh thần phe đảng. Bạn không cần phải là người ham thích xem các trận đấu banh baseball của Hoa Kỳ để khâm phục bài từ biệt của cầu thủ Lou Gehrig nói năm 1939 ở sân vận động Yankee sau khi ông ta bị chẩn đoán là bị bệnh bại liệt các cơ bắp trước khi ông ta chết.
Bài phúc âm hôm nay là bài Chúa Giêsu chia tay với các môn đệ trong bửa Tiệc Ly. Bài này tiếp theo việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, trong đó có ông Giuda là người sẽ phản bội Thầy. Tác giả Raymond E. Brown, trong sách "Dẩn nhập vào Tân Ước" trang 352, ông ta nói bài từ biệt này có thể so sánh với Bài Giảng Trên Núi trong phúc âm thánh Mathêu, hay với những lời Chúa Giêsu nói trên đường từ Galilêa lên Giêrusalem trong phúc âm thánh Luca.
Lời Chúa Giêsu nói trong bài từ biệt rất độc đoán. Ngài nói như Ngài là một người ở giữa hai thể giới: ở đây với các môn đệ, nhưng lại không phải là thành phần của thế giới này (Ga 16:5, 17:11). Đặc tính của lời từ biệt là đưa những lời đó ra khỏi thời gian đặc biệt, và vì thế nhấn mạnh những lời đó là lời cho khắp mọi thời gian.
Hôm nay Chúa Giêsu an ủi các môn đệ về việc Ngài sắp từ giả các ông. Ngài hứa Ngài sẽ trở lại để đưa các ông về với Ngài để chung sống với Ngài. Chúng ta nghe những lời của Chúa Giêsu với sự hiểu biết về những gì sắp xãy ra nhờ đức tin chúng ta về sự phục sinh. Nhưng, lúc đó, các môn đệ xao xuyến về những lời Chúa Giêsu nói, và lời văn chứng tỏ các ông nghi ngờ.
Câu Chúa Giêsu hỏi các ông chứng tỏ Ngài biết các ông nghi ngờ, nên Ngài cố gắng nói với các ông "Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phillipphê anh chưa biết Thầy ư?". Lời Chúa Giêsu đáp lại câu hỏi của ông Tôma là một lời được biết nhiều nhất trong Tân Ước diễn tả về Chúa Giêsu: "Chính Thầy là con đường, là sự thật, và là sự sống". Các môn đệ muốn biết đường đi về nhà với Chúa Cha và Chúa Giêsu trả lời "Thầy là con đường".
Các nhà bình luận nói bài phúc âm này rất độc đoán. Bài này nói về nhiều đề tài, nhưng lại không tiến nhiều qua các đề tài đó. Chỉ một đề tài này tiếp theo đề tài khác: Chúa Giêsu tiến gần đến sự chết và sự vinh quang; Chúa Giêsu là đường đưa về nhà Chúa Cha; một lời nói chuyện với ông Philipphê diễn tả Chúa Giêsu và Chúa Cha là một trong lời nói và việc làm; một thách thức về việc tin tưởng vào Chúa Giêsu vì các ông đã biết Ngài; một lời hứa với những ai tin vào Chúa Giêsu thì người đó sẽ làm được những việc Chúa Giêsu làm và còn làm những việc lớn hơn nữa.
Sứ vụ Chúa Giêsu bao gồm việc rao giảng cho nhiều đám đông quần chúng. Nhưng, những lời nói cuối cùng chỉ dành riêng cho các môn đệ. Chúa Giêsu không lo nghĩ nhiều về những gì sẽ xãy ra cho Ngài, nhưng Ngài nghĩ nhiều về những gì sẽ xãy ra cho các môn đệ sau khi Ngài qua đời. Ngay từ đầu lời chia ly là việc đầu tiên Chúa Giêsu muốn nói nhẹ về vấn đề Ngài sẽ từ biệt các ông. Các môn đệ đã quen dựa vào sự hiện diện và dẫn dắt của Chúa Giêsu. Các ông sẽ làm gì khi Ngài không có đó, và khi họ phải đương đầu với một thế giới chống đối họ?
Chúa Giêsu đáp với vấn đề này là Ngài hứa Ngài sẽ ở với các ông: "Thầy lại đến, và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó". Theo tiếng Hy lạp "chỗ ở" (Ga14:2) là danh từ. Trong phúc âm thánh Gioan đó là động từ "ở". Việc Chúa Giêsu ra đi không cắt đứt mối liên hệ giữa Ngài và các môn đệ, vì Ngài đi dọn "chỗ ở" cho các ông, và sẽ "ở" với các ông. Điều này là một đề tài chính trong phúc âm thánh Gioan. Chúa Giêsu đã gây nên sự liên hệ đầu tiên với chúng ta dựa trên sự tín nhiệm và tình yêu thương như sự liên hệ giữa Ngài và Chúa Cha. Việc Chúa Giêsu qua đời sẽ không cắt đứt dường mối liên hệ đó giữa Ngài và các môn đệ.
Bây giờ Chúa Giêsu ở với chúng ta là điểm chính của chỗ ở mãi mãi mà Ngài dã dọn cho chúng ta. Trong thề giới rối loạn và tạm thời này, Ngài là sự an toàn do sự hiện diện của Ngài. (Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó). Chúng ta có lời Chúa Giêsu hứa chắc không thay đổi về sự liên hệ giữa ngài với chúng ta và ngay cả sau sự chết.
Một dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội và trong thế gian là những người tin vào Ngài sẽ "làm những việc Thầy làm". Thật vậy, cộng đoàn tín hữu sẽ có năng lực "còn làm những việc lớn hơn nữa". Khi những dấu chỉ của năng lực đó xãy ra thì các tín hữu và cả những người không tin vào Chúa Giêsu đều biết là Chúa Kitô sống động trong Giáo Hội Ngài. Tuần sau, chúng ta sẽ nghe lời hứa về Chúa Thánh Thần sẽ "ở với anh em", và sẽ là nguồn gốc của những "việc làm lớn hơn" mà Giáo Hội sẽ làm nhân danh Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy hỏi sự thật: đâu là những "việc lớn hơn" mà Giáo Hội làm nhân danh Chúa Giêsu? Vì sao sự hiện diện của Chúa sống lại không rõ ràng trong Giáo Hội và khắp cùng thế giới? Vì sao lời Chúa và phép bí tích mà chúng ta mừng không có hiệu lực hơn và không thay đổi đời sống chúng ta là những người đến phụng vụ và rồi ra về sống đời sống Kitô hữu trong thế giới? Qua Thần Khí của Ngài, Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta năng lực làm những "việc lớn hơn", và chúng ta đã dùng năng lực đó như thế nào? Chúng ta có đưa đời sống Chúa Giê su đã ban cho chúng ta ra để phục vụ người khác, nhất là những người yếu đuối không có sức lực riêng của họ hay không? Hay hoặc chúng ta chỉ quanh quẩn che chở cho chúng ta, và gìn giữ sự an toàn và đời sống tâm linh của chúng ta mà thôi?
"Năng lực" có phải là một quan điểm chúng ta chấp nhận hay không? Chúng ta có dùng năng lực để cũng cố quyền uy như thề gian dùng để kiệm chế người khác hay không? Sự thật, đó không phải là đường lối Chúa Giêsu dùng năng lực của Ngài. Ngài dùng năng lực đó để phục vụ dân Chúa, và đó là điều Ngài bảo chúng ta phải làm những "việc lớn hơn" mà Chúa Cha đã giao cho chúng ta qua Chúa Giêsu.
Giáo Hội đã bị chỉ trích vì đã dùng quyền uy của hàng giáo phẩm. Trong bài đọc thứ hai, thánh Phêrô nói với chúng ta hôm nay là hãy để Thiên Chúa dùng chúng ta như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa nhờ Đức Kitô. Thật vậy, chúng ta là một Đền Thờ mới xây trên tảng đá góc tường là Chúa Kitô. Năng lực đến với mỗi người trong chúng ta và cho tất cả chúng ta qua phép rửa. Và với phép rửa chúng ta nhận lãnh trách nhiệm để tất cả dùng năng lực làm những "việc lớn hơn" mà chúng ta đã được mời gọi thực hiện cho Thiên Chúa nhân danh Chúa Giêsu.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
5th Sunday of Easter (A)
Acts 6: 1-7; Psalm 33; 1 Peter 2: 4-9; John 14: 1-12
In today’s gospel we are again looking back into Jesus’ life with resurrection eyes. What the disciples did not understand when Jesus first spoke to them, can now be re-examined with the understanding we have because of our faith in his resurrection.
A person about to leave an important position will give a farewell speech highlighting what they consider important and want remembered. Presidential farewell speeches are a good example of the genre. George W. Bush spoke a message of compassion and understanding for immigrants in his farewell speech. Jimmy Carter stressed the importance of defending the human rights of all people for the success of America. George Washington’s farewell speech is very relevant today. He warned of the dangers of partisanship. You don’t have to be a baseball fan to admire Lou Gehrig’s 1939 farewell speech at Yankee Stadium after he was diagnosed with the fatal ALS that eventually took his life.
Today’s gospel passage begins Jesus’ farewell speech to his disciples at the Last Supper (chapters 14 – 17). It takes place after the foot washing and the exchange with Judas, his betrayer. Raymond E Brown ("An Introduction to the New Testamen," page 352) says that this discourse is comparable to Matthew’s Sermon on the Mount, or Luke’s collection of Jesus’ words as he traveled from Galilee to Jerusalem.
Jesus’ tone in the Discourse is unique. He speaks as one between two worlds: here with his disciples and yet no longer a part of this world (16:5; 17:11). The unique character of the Discourse detaches it from a specific time and so underlines it as a message for all times.
Today Jesus consoles his disciples about his imminent departure. He promises to return to take them to himself so that they will be with him. We hear his words with our knowledge of what is about to happen and with our faith in the resurrection. But at this point, the disciples are just confused by his words and so the passage shows the disciples’ doubts.
Jesus’ questions to them show his understanding of their doubts and so he attempts to address them. "Have I been with you for so long and you still do not know me Philip?" One question, presented by Thomas, receives a response that may be one of the most well-known New Testament descriptions of Jesus, "I am the way, and the truth and the life." The disciples want to know the route to the Father’s house and Jesus says, "I am the way."
Commentators remark on how complex today’s gospel is. It revolves around a number of topics, but doesn’t progress much through them. One theme follows another: Jesus’ approaching death and glory; Jesus as the way to the Father; a dialogue with Philip that reveals Jesus as one with the Father in his words and works; a challenge to believe Jesus because of their encounters with him; a promise to believers that they will do even greater works than Jesus.
Jesus’ ministry included preaching to large groups of people. But the Last Discourse is meant for his disciples. He is less concerned about what will happen to him and more with what will happen to them after his death. It is the beginning of his discourse and the first thing Jesus wants to do is soften the blow of his imminent departure. The disciples have become very dependent on his guiding presence. What will they do without him when they face a hostile world?
Jesus responds to this need by promising his abiding presence with them. "I will come back again and take you to myself, so the where I am you also may be." The Greek word "dwelling place" (14:2) is the noun of John’s verb "abide." Jesus’ departure will not sever the ties between him and his disciples, because he prepares a "dwelling place" for them and will "abide" with them. This has been a central theme in John’s gospel. Jesus has established a primary relationship with us based on trust and love, the kind of relationship he has with his Father. The disruption of Jesus’ coming death will not sever that relationship between him and his disciples.
Jesus now abides with us and this will culminate in a permanent abiding place that he has prepared for us. In a transitory and sometimes tumultuous world he provides the security of the divine presence ("So that where I am you also may be."). We have Jesus’ word of unfailing and unfading communion with us even beyond death."
One sign of Christ’s presence in his church and in the world is that believers will "do the works I do." Indeed, the believing community will have power to do "even greater works than these." When such signs of power are manifest then believers and nonbelievers alike will know that the living Christ is in the midst of his church. Next week we will hear Jesus promise the gift of the Spirit, who "remains with you," and who will be the source of the "greater works" the disciples will perform in Jesus’ name.
Let’s ask the obvious: where are these "greater works" the Church is supposed to be performing in Jesus’ name? Why isn’t the risen Lord’s presence more obvious in the Church and throughout the world? Why aren’t the Word and Sacrament we celebrate more effective and life-changing for us who come to worship and then go out to live our Christian lives in the world? Through his Spirit Jesus has given us the power to perform "greater works." How have we used that power? Have we directed the life Jesus gives us outward in service to our neighbor, especially those who are the most vulnerable with no power of their own? Or, have we circled the wagons to protect ourselves and maintain our comfortable patterns and pieties?
Is "power" and unacceptable notion for us? Do we associate power with manipulation and dominance the way the world uses it to control others? That certainly wasn’t the way Jesus used his power. He used it in service to God’s people, which is what he directs us to do, the "greater works" the Father has given us to do through Jesus.
The Church has been criticized for focusing power on our hierarchical structures. In our second reading Peter tells us today we must let ourselves be built into a spiritual house, "a holy priesthood to offer spiritual sacrifices acceptable to God through Jesus Christ." We are, he says, a new temple built on the cornerstone that is Christ. Power comes to each and all of us through our baptism. Along with it is the mission, the responsibility, for all to use that power to do the "greater works" we are called to do by God in Jesus’ name.
TĐ CV 6: 1-7; Tv. 32; 1 Phêrô 2:4-9; Gioan 14: 1-12
Chúa Giêsu: Đường đưa về nhà Chúa Cha
Bài phúc âm hôm nay cho chúng ta nhìn lại đời sống Chúa Giêsu với nhãn quan phục sinh. Điều các môn đệ không hiểu khi Chúa Giêsu nói với các ông lần thứ nhất được xem xét lại bởi sự hiểu biết của chúng ta vì chúng ta tin vào sự phục sinh.
Khi một người sửa soạn từ giả địa vị quan trọng của mình thì nói lời chia tay nhấn mạnh điều gì người đó cho là quan trọng để người ta nhớ đến mình. Thí dụ như bài chia tay của vài vị tổng thống: tổng thống George Bush nói về thái độ thông cảm và hiểu biết người di cư. Tổng thống Jimmy Carter nhấn mạnh việc bênh vực nhân quyền cho tất cả dân chúng, để Hoa Kỳ gặt được thành quả. Bài từ biệt của tổng thống George Washington rất hợp với thời nay. Ông ta cảnh cáo nguy hiểm về tinh thần phe đảng. Bạn không cần phải là người ham thích xem các trận đấu banh baseball của Hoa Kỳ để khâm phục bài từ biệt của cầu thủ Lou Gehrig nói năm 1939 ở sân vận động Yankee sau khi ông ta bị chẩn đoán là bị bệnh bại liệt các cơ bắp trước khi ông ta chết.
Bài phúc âm hôm nay là bài Chúa Giêsu chia tay với các môn đệ trong bửa Tiệc Ly. Bài này tiếp theo việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, trong đó có ông Giuda là người sẽ phản bội Thầy. Tác giả Raymond E. Brown, trong sách "Dẩn nhập vào Tân Ước" trang 352, ông ta nói bài từ biệt này có thể so sánh với Bài Giảng Trên Núi trong phúc âm thánh Mathêu, hay với những lời Chúa Giêsu nói trên đường từ Galilêa lên Giêrusalem trong phúc âm thánh Luca.
Lời Chúa Giêsu nói trong bài từ biệt rất độc đoán. Ngài nói như Ngài là một người ở giữa hai thể giới: ở đây với các môn đệ, nhưng lại không phải là thành phần của thế giới này (Ga 16:5, 17:11). Đặc tính của lời từ biệt là đưa những lời đó ra khỏi thời gian đặc biệt, và vì thế nhấn mạnh những lời đó là lời cho khắp mọi thời gian.
Hôm nay Chúa Giêsu an ủi các môn đệ về việc Ngài sắp từ giả các ông. Ngài hứa Ngài sẽ trở lại để đưa các ông về với Ngài để chung sống với Ngài. Chúng ta nghe những lời của Chúa Giêsu với sự hiểu biết về những gì sắp xãy ra nhờ đức tin chúng ta về sự phục sinh. Nhưng, lúc đó, các môn đệ xao xuyến về những lời Chúa Giêsu nói, và lời văn chứng tỏ các ông nghi ngờ.
Câu Chúa Giêsu hỏi các ông chứng tỏ Ngài biết các ông nghi ngờ, nên Ngài cố gắng nói với các ông "Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phillipphê anh chưa biết Thầy ư?". Lời Chúa Giêsu đáp lại câu hỏi của ông Tôma là một lời được biết nhiều nhất trong Tân Ước diễn tả về Chúa Giêsu: "Chính Thầy là con đường, là sự thật, và là sự sống". Các môn đệ muốn biết đường đi về nhà với Chúa Cha và Chúa Giêsu trả lời "Thầy là con đường".
Các nhà bình luận nói bài phúc âm này rất độc đoán. Bài này nói về nhiều đề tài, nhưng lại không tiến nhiều qua các đề tài đó. Chỉ một đề tài này tiếp theo đề tài khác: Chúa Giêsu tiến gần đến sự chết và sự vinh quang; Chúa Giêsu là đường đưa về nhà Chúa Cha; một lời nói chuyện với ông Philipphê diễn tả Chúa Giêsu và Chúa Cha là một trong lời nói và việc làm; một thách thức về việc tin tưởng vào Chúa Giêsu vì các ông đã biết Ngài; một lời hứa với những ai tin vào Chúa Giêsu thì người đó sẽ làm được những việc Chúa Giêsu làm và còn làm những việc lớn hơn nữa.
Sứ vụ Chúa Giêsu bao gồm việc rao giảng cho nhiều đám đông quần chúng. Nhưng, những lời nói cuối cùng chỉ dành riêng cho các môn đệ. Chúa Giêsu không lo nghĩ nhiều về những gì sẽ xãy ra cho Ngài, nhưng Ngài nghĩ nhiều về những gì sẽ xãy ra cho các môn đệ sau khi Ngài qua đời. Ngay từ đầu lời chia ly là việc đầu tiên Chúa Giêsu muốn nói nhẹ về vấn đề Ngài sẽ từ biệt các ông. Các môn đệ đã quen dựa vào sự hiện diện và dẫn dắt của Chúa Giêsu. Các ông sẽ làm gì khi Ngài không có đó, và khi họ phải đương đầu với một thế giới chống đối họ?
Chúa Giêsu đáp với vấn đề này là Ngài hứa Ngài sẽ ở với các ông: "Thầy lại đến, và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó". Theo tiếng Hy lạp "chỗ ở" (Ga14:2) là danh từ. Trong phúc âm thánh Gioan đó là động từ "ở". Việc Chúa Giêsu ra đi không cắt đứt mối liên hệ giữa Ngài và các môn đệ, vì Ngài đi dọn "chỗ ở" cho các ông, và sẽ "ở" với các ông. Điều này là một đề tài chính trong phúc âm thánh Gioan. Chúa Giêsu đã gây nên sự liên hệ đầu tiên với chúng ta dựa trên sự tín nhiệm và tình yêu thương như sự liên hệ giữa Ngài và Chúa Cha. Việc Chúa Giêsu qua đời sẽ không cắt đứt dường mối liên hệ đó giữa Ngài và các môn đệ.
Bây giờ Chúa Giêsu ở với chúng ta là điểm chính của chỗ ở mãi mãi mà Ngài dã dọn cho chúng ta. Trong thề giới rối loạn và tạm thời này, Ngài là sự an toàn do sự hiện diện của Ngài. (Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó). Chúng ta có lời Chúa Giêsu hứa chắc không thay đổi về sự liên hệ giữa ngài với chúng ta và ngay cả sau sự chết.
Một dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội và trong thế gian là những người tin vào Ngài sẽ "làm những việc Thầy làm". Thật vậy, cộng đoàn tín hữu sẽ có năng lực "còn làm những việc lớn hơn nữa". Khi những dấu chỉ của năng lực đó xãy ra thì các tín hữu và cả những người không tin vào Chúa Giêsu đều biết là Chúa Kitô sống động trong Giáo Hội Ngài. Tuần sau, chúng ta sẽ nghe lời hứa về Chúa Thánh Thần sẽ "ở với anh em", và sẽ là nguồn gốc của những "việc làm lớn hơn" mà Giáo Hội sẽ làm nhân danh Chúa Giêsu.
Chúng ta hãy hỏi sự thật: đâu là những "việc lớn hơn" mà Giáo Hội làm nhân danh Chúa Giêsu? Vì sao sự hiện diện của Chúa sống lại không rõ ràng trong Giáo Hội và khắp cùng thế giới? Vì sao lời Chúa và phép bí tích mà chúng ta mừng không có hiệu lực hơn và không thay đổi đời sống chúng ta là những người đến phụng vụ và rồi ra về sống đời sống Kitô hữu trong thế giới? Qua Thần Khí của Ngài, Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta năng lực làm những "việc lớn hơn", và chúng ta đã dùng năng lực đó như thế nào? Chúng ta có đưa đời sống Chúa Giê su đã ban cho chúng ta ra để phục vụ người khác, nhất là những người yếu đuối không có sức lực riêng của họ hay không? Hay hoặc chúng ta chỉ quanh quẩn che chở cho chúng ta, và gìn giữ sự an toàn và đời sống tâm linh của chúng ta mà thôi?
"Năng lực" có phải là một quan điểm chúng ta chấp nhận hay không? Chúng ta có dùng năng lực để cũng cố quyền uy như thề gian dùng để kiệm chế người khác hay không? Sự thật, đó không phải là đường lối Chúa Giêsu dùng năng lực của Ngài. Ngài dùng năng lực đó để phục vụ dân Chúa, và đó là điều Ngài bảo chúng ta phải làm những "việc lớn hơn" mà Chúa Cha đã giao cho chúng ta qua Chúa Giêsu.
Giáo Hội đã bị chỉ trích vì đã dùng quyền uy của hàng giáo phẩm. Trong bài đọc thứ hai, thánh Phêrô nói với chúng ta hôm nay là hãy để Thiên Chúa dùng chúng ta như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa nhờ Đức Kitô. Thật vậy, chúng ta là một Đền Thờ mới xây trên tảng đá góc tường là Chúa Kitô. Năng lực đến với mỗi người trong chúng ta và cho tất cả chúng ta qua phép rửa. Và với phép rửa chúng ta nhận lãnh trách nhiệm để tất cả dùng năng lực làm những "việc lớn hơn" mà chúng ta đã được mời gọi thực hiện cho Thiên Chúa nhân danh Chúa Giêsu.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
5th Sunday of Easter (A)
Acts 6: 1-7; Psalm 33; 1 Peter 2: 4-9; John 14: 1-12
In today’s gospel we are again looking back into Jesus’ life with resurrection eyes. What the disciples did not understand when Jesus first spoke to them, can now be re-examined with the understanding we have because of our faith in his resurrection.
A person about to leave an important position will give a farewell speech highlighting what they consider important and want remembered. Presidential farewell speeches are a good example of the genre. George W. Bush spoke a message of compassion and understanding for immigrants in his farewell speech. Jimmy Carter stressed the importance of defending the human rights of all people for the success of America. George Washington’s farewell speech is very relevant today. He warned of the dangers of partisanship. You don’t have to be a baseball fan to admire Lou Gehrig’s 1939 farewell speech at Yankee Stadium after he was diagnosed with the fatal ALS that eventually took his life.
Today’s gospel passage begins Jesus’ farewell speech to his disciples at the Last Supper (chapters 14 – 17). It takes place after the foot washing and the exchange with Judas, his betrayer. Raymond E Brown ("An Introduction to the New Testamen," page 352) says that this discourse is comparable to Matthew’s Sermon on the Mount, or Luke’s collection of Jesus’ words as he traveled from Galilee to Jerusalem.
Jesus’ tone in the Discourse is unique. He speaks as one between two worlds: here with his disciples and yet no longer a part of this world (16:5; 17:11). The unique character of the Discourse detaches it from a specific time and so underlines it as a message for all times.
Today Jesus consoles his disciples about his imminent departure. He promises to return to take them to himself so that they will be with him. We hear his words with our knowledge of what is about to happen and with our faith in the resurrection. But at this point, the disciples are just confused by his words and so the passage shows the disciples’ doubts.
Jesus’ questions to them show his understanding of their doubts and so he attempts to address them. "Have I been with you for so long and you still do not know me Philip?" One question, presented by Thomas, receives a response that may be one of the most well-known New Testament descriptions of Jesus, "I am the way, and the truth and the life." The disciples want to know the route to the Father’s house and Jesus says, "I am the way."
Commentators remark on how complex today’s gospel is. It revolves around a number of topics, but doesn’t progress much through them. One theme follows another: Jesus’ approaching death and glory; Jesus as the way to the Father; a dialogue with Philip that reveals Jesus as one with the Father in his words and works; a challenge to believe Jesus because of their encounters with him; a promise to believers that they will do even greater works than Jesus.
Jesus’ ministry included preaching to large groups of people. But the Last Discourse is meant for his disciples. He is less concerned about what will happen to him and more with what will happen to them after his death. It is the beginning of his discourse and the first thing Jesus wants to do is soften the blow of his imminent departure. The disciples have become very dependent on his guiding presence. What will they do without him when they face a hostile world?
Jesus responds to this need by promising his abiding presence with them. "I will come back again and take you to myself, so the where I am you also may be." The Greek word "dwelling place" (14:2) is the noun of John’s verb "abide." Jesus’ departure will not sever the ties between him and his disciples, because he prepares a "dwelling place" for them and will "abide" with them. This has been a central theme in John’s gospel. Jesus has established a primary relationship with us based on trust and love, the kind of relationship he has with his Father. The disruption of Jesus’ coming death will not sever that relationship between him and his disciples.
Jesus now abides with us and this will culminate in a permanent abiding place that he has prepared for us. In a transitory and sometimes tumultuous world he provides the security of the divine presence ("So that where I am you also may be."). We have Jesus’ word of unfailing and unfading communion with us even beyond death."
One sign of Christ’s presence in his church and in the world is that believers will "do the works I do." Indeed, the believing community will have power to do "even greater works than these." When such signs of power are manifest then believers and nonbelievers alike will know that the living Christ is in the midst of his church. Next week we will hear Jesus promise the gift of the Spirit, who "remains with you," and who will be the source of the "greater works" the disciples will perform in Jesus’ name.
Let’s ask the obvious: where are these "greater works" the Church is supposed to be performing in Jesus’ name? Why isn’t the risen Lord’s presence more obvious in the Church and throughout the world? Why aren’t the Word and Sacrament we celebrate more effective and life-changing for us who come to worship and then go out to live our Christian lives in the world? Through his Spirit Jesus has given us the power to perform "greater works." How have we used that power? Have we directed the life Jesus gives us outward in service to our neighbor, especially those who are the most vulnerable with no power of their own? Or, have we circled the wagons to protect ourselves and maintain our comfortable patterns and pieties?
Is "power" and unacceptable notion for us? Do we associate power with manipulation and dominance the way the world uses it to control others? That certainly wasn’t the way Jesus used his power. He used it in service to God’s people, which is what he directs us to do, the "greater works" the Father has given us to do through Jesus.
The Church has been criticized for focusing power on our hierarchical structures. In our second reading Peter tells us today we must let ourselves be built into a spiritual house, "a holy priesthood to offer spiritual sacrifices acceptable to God through Jesus Christ." We are, he says, a new temple built on the cornerstone that is Christ. Power comes to each and all of us through our baptism. Along with it is the mission, the responsibility, for all to use that power to do the "greater works" we are called to do by God in Jesus’ name.
Suy Niệm Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
21:06 11/05/2017
Suy Niệm Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm A
Sống trong xã hội tiến bộ như hôm nay, để đi đến một địa chỉ nào đó, có rất nhiều con đường để lựa chọn. Có con đường rộng. Có con đường hẹp. Có con đường khó đi. Có con đường dễ đi. Có con đường cong. Có con đường thẳng. Có con đường gồ ghề sỏi đá. Có con đường bằng phẳng. Có con đường ngắn. Có con đường dài…Nhưng chắc chắn trong muôn vàn con đường đó sẽ có một con đường thuận tiện hơn cả, sẽ dẫn tới đích nhanh nhất.
Đích đến của mỗi Kitô hữu chúng ta là Thiên Đàng. Để tới Thiên Đàng cũng có nhiều con đường đi, nhưng con đường thuận tiện hơn cả và dẫn tới Thiên Đàng nhanh nhất đó là con đường Giêsu.
Thật vậy, Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, sau khi yên ủi các môn đệ: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”(Ga 14,1), Đức Giêsu cho các ông biết: Trên Thiên Đàng “có nhiều chỗ ở” và Ngài muốn cho các ông tới đó, vì Ngài “đi trước để dọn chỗ,” rồi Ngài “sẽ trở lại đón các ông…vì Thầy đi đâu các ông đã biết đường rồi.” (x. Ga 14, 2-4).
Vậy, đường của Đức Giêsu đi là con đường nào? Chính những người thân cận của Đức Giêsu vẫn còn vu vơ, chưa biết. Tôma là hiện thân của con người thực dụng, ông muốn biết một cách chính xác những gì ông chưa hiểu. Chính vì thế, ông mới hỏi Đức Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?” (Ga 14,5). Cám ơn Thánh Tôma, vì nhờ ông mà chúng ta có được một câu trả lời hết sức quan trọng của Đức Giêsu: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ các con biết và đã xem thấy Người” (Ga 14, 6). Như vậy, chính Đức Giêsu là đường đi, muốn tới Chúa Cha, muốn tới Thiên Đàng, thì cần phải đi trên con đường Giêsu. Nhưng con đường Giêsu là con đường nào? Đó là con đường Ngài đã đi trong suốt 30 năm đời sống ẩn dật: khiêm nhường, hy sinh phục vụ, vâng lời Đức Mẹ và Thánh Giuse, càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Ngài…Đó là con đường Ngài đã đi trong suốt 3 năm đời sống công khai: rao giảng Tin mừng, chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, tha thứ tội lỗi, tuyển chọn và huấn luyện các Tông đồ, thiết lập Giáo hôi, thiết lập các Bí tích, chấp nhận bước vào cuộc khổ nạn và chết trên thập giá để cứu độ thế gian.
Muốn đi trên con đường của Giêsu, chúng ta phải theo vết chân Ngài. Muốn đi trên con đường của Giêsu, chúng ta phải thực hiện giáo huấn của Ngài. Giáo huấn của Đức Giêsu dạy chúng ta được ghi lại trong các cuốn Tin mừng. Giáo huấn của Đức Giêsu dạy chúng ta được cô đọng trong 10 điều răn, tóm lại trong hai điều này là mến Chúa và yêu người.
Đi theo con đường Đức Giêsu đã đi, có thể là bước theo con đường của Đức Maria, nghĩa là biết sống phó thác, khiêm nhường, phục vụ. Đi theo con đường Đức Giêsu đã đi, có thể là bước theo con đường của các Thánh. Nhưng mỗi thánh cũng có một con đường để đi: Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã đi con đường thơ ấu thiêng liêng; Thánh Đamiêng đã đi con đường phục vụ người cùi; Thánh Phanxicô Xaviê đã đi con đường truyền giáo; Thánh Têrêxa Caculta đã đi theo con đường phục vụ người nghèo; Thánh Maria Goretti đã đi con đường tha thứ cho kẻ thù; các thánh Tử đạo đã đi con đường đau khổ…Nhưng tất cả các con đường đó đều được Đức Giêsu vạch ra. Chính vì thế, hãy đến với Đức Giêsu, chúng ta sẽ chọn một con đường thích hợp cho mình để tới tới Chúa Cha, để về Thiên Đàng.
Bài đọc I, trích sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta biết một số sinh hoạt của Giáo Hội thời sơ khai (x. Cv 6,1-7). Khi số tín hữu ngày càng đông, các tông đồ không thể đáp ứng hết mọi công việc phục vụ nên đã mời gọi một số người cộng tác, đây là sự xuất hiện đầu tiên của chức phó tế trong Giáo Hội. Chắc chắn ngoài 7 vị phó tế ra còn có nhiều người giúp đỡ các ông trong những lãnh vực khác. Sự phân chia các công việc này là mô hình đẹp cho các cộng đoàn giáo xứ hôm nay. Thật vậy, trong các giáo xứ, cha xứ là người chủ chăn được Giáo Hội giao phó để coi sóc đoàn chiên. Nhưng một mình cha xứ không thể đảm đương hết tất cả các công việc. Vì thế, để cha xứ chu toàn bổn phận của mình cần có nhiều người cộng tác như: Cha phó, thầy Phó tế, chủng sinh, các Sr…Đặc biệt, trong giáo xứ luôn có Hội đồng mục vụ Giáo xứ, là cánh tay nối dài của cha xứ. Ngoài ra, trong giáo xứ còn có các ban ngành đoàn thể như: Ban Phụng Vụ, Ban Giáo lý, Ban Gia Trưởng, Ban Hiền Mẫu, Ban Giới Trẻ, Ban Phụ Lão và các hội đoàn khác. Tất cả các ban ngành được thành lập nhằm giúp đỡ Cha xứ hoàn thành trách nhiệm của mình. Nếu mỗi người trong cương vị của mình biết chu toàn bổn phận, trách nhiệm, thiết nghĩ đó cũng là con đường nên thánh. Con đường đến được với Chúa Cha, con đường dẫn tới Thiên Đàng.
Một con đường khác nữa để đến với Chúa Cha, đến với Thiên đàng, đó là con đường mà Thánh Phêrô đã vạch ra trong bài đọc II (x. 1 Pr 2, 4-9). Thật vậy, Thánh Phêrô cho chúng ta biết phẩm giá cao quý của người Kitô hữu, đó là “dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa.” Nhưng để gìn giữ phẩm giá cao quý đó, Ngài nhắc nhở chúng ta phải chu toàn bổn phận của mình như những viên đá sống động được tham dự vào viên đá tảng là chính Đức Giêsu, để xây dựng tòa nhà thiêng liêng, chức vụ tư tế thánh thiện, để hiến dâng của lễ thiêng liêng đáng Thiên Chúa chấp nhận nhờ Ðức Giêsu Kitô. Ngoài ra, mỗi Kitô hữu cũng phải biết “rao giảng quyền năng của Ðấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người.”
Tóm lại, Đức Giêsu là con đường để mỗi người chúng ta đi và ai đi theo con đường của Ngài vạch ra chắc chắn sẽ tới được Chúa Cha, tới được cùng đích của mình là Nước Thiên Đàng. Nguyện xin Đức Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống giúp mỗi người chúng ta biết đi theo con đường của Ngài vạch ra, hầu tất cả mỗi người chúng ta được nên thánh. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Sống trong xã hội tiến bộ như hôm nay, để đi đến một địa chỉ nào đó, có rất nhiều con đường để lựa chọn. Có con đường rộng. Có con đường hẹp. Có con đường khó đi. Có con đường dễ đi. Có con đường cong. Có con đường thẳng. Có con đường gồ ghề sỏi đá. Có con đường bằng phẳng. Có con đường ngắn. Có con đường dài…Nhưng chắc chắn trong muôn vàn con đường đó sẽ có một con đường thuận tiện hơn cả, sẽ dẫn tới đích nhanh nhất.
Đích đến của mỗi Kitô hữu chúng ta là Thiên Đàng. Để tới Thiên Đàng cũng có nhiều con đường đi, nhưng con đường thuận tiện hơn cả và dẫn tới Thiên Đàng nhanh nhất đó là con đường Giêsu.
Thật vậy, Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, sau khi yên ủi các môn đệ: “Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”(Ga 14,1), Đức Giêsu cho các ông biết: Trên Thiên Đàng “có nhiều chỗ ở” và Ngài muốn cho các ông tới đó, vì Ngài “đi trước để dọn chỗ,” rồi Ngài “sẽ trở lại đón các ông…vì Thầy đi đâu các ông đã biết đường rồi.” (x. Ga 14, 2-4).
Vậy, đường của Đức Giêsu đi là con đường nào? Chính những người thân cận của Đức Giêsu vẫn còn vu vơ, chưa biết. Tôma là hiện thân của con người thực dụng, ông muốn biết một cách chính xác những gì ông chưa hiểu. Chính vì thế, ông mới hỏi Đức Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?” (Ga 14,5). Cám ơn Thánh Tôma, vì nhờ ông mà chúng ta có được một câu trả lời hết sức quan trọng của Đức Giêsu: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy. Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ các con biết và đã xem thấy Người” (Ga 14, 6). Như vậy, chính Đức Giêsu là đường đi, muốn tới Chúa Cha, muốn tới Thiên Đàng, thì cần phải đi trên con đường Giêsu. Nhưng con đường Giêsu là con đường nào? Đó là con đường Ngài đã đi trong suốt 30 năm đời sống ẩn dật: khiêm nhường, hy sinh phục vụ, vâng lời Đức Mẹ và Thánh Giuse, càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Ngài…Đó là con đường Ngài đã đi trong suốt 3 năm đời sống công khai: rao giảng Tin mừng, chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, tha thứ tội lỗi, tuyển chọn và huấn luyện các Tông đồ, thiết lập Giáo hôi, thiết lập các Bí tích, chấp nhận bước vào cuộc khổ nạn và chết trên thập giá để cứu độ thế gian.
Muốn đi trên con đường của Giêsu, chúng ta phải theo vết chân Ngài. Muốn đi trên con đường của Giêsu, chúng ta phải thực hiện giáo huấn của Ngài. Giáo huấn của Đức Giêsu dạy chúng ta được ghi lại trong các cuốn Tin mừng. Giáo huấn của Đức Giêsu dạy chúng ta được cô đọng trong 10 điều răn, tóm lại trong hai điều này là mến Chúa và yêu người.
Đi theo con đường Đức Giêsu đã đi, có thể là bước theo con đường của Đức Maria, nghĩa là biết sống phó thác, khiêm nhường, phục vụ. Đi theo con đường Đức Giêsu đã đi, có thể là bước theo con đường của các Thánh. Nhưng mỗi thánh cũng có một con đường để đi: Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã đi con đường thơ ấu thiêng liêng; Thánh Đamiêng đã đi con đường phục vụ người cùi; Thánh Phanxicô Xaviê đã đi con đường truyền giáo; Thánh Têrêxa Caculta đã đi theo con đường phục vụ người nghèo; Thánh Maria Goretti đã đi con đường tha thứ cho kẻ thù; các thánh Tử đạo đã đi con đường đau khổ…Nhưng tất cả các con đường đó đều được Đức Giêsu vạch ra. Chính vì thế, hãy đến với Đức Giêsu, chúng ta sẽ chọn một con đường thích hợp cho mình để tới tới Chúa Cha, để về Thiên Đàng.
Bài đọc I, trích sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta biết một số sinh hoạt của Giáo Hội thời sơ khai (x. Cv 6,1-7). Khi số tín hữu ngày càng đông, các tông đồ không thể đáp ứng hết mọi công việc phục vụ nên đã mời gọi một số người cộng tác, đây là sự xuất hiện đầu tiên của chức phó tế trong Giáo Hội. Chắc chắn ngoài 7 vị phó tế ra còn có nhiều người giúp đỡ các ông trong những lãnh vực khác. Sự phân chia các công việc này là mô hình đẹp cho các cộng đoàn giáo xứ hôm nay. Thật vậy, trong các giáo xứ, cha xứ là người chủ chăn được Giáo Hội giao phó để coi sóc đoàn chiên. Nhưng một mình cha xứ không thể đảm đương hết tất cả các công việc. Vì thế, để cha xứ chu toàn bổn phận của mình cần có nhiều người cộng tác như: Cha phó, thầy Phó tế, chủng sinh, các Sr…Đặc biệt, trong giáo xứ luôn có Hội đồng mục vụ Giáo xứ, là cánh tay nối dài của cha xứ. Ngoài ra, trong giáo xứ còn có các ban ngành đoàn thể như: Ban Phụng Vụ, Ban Giáo lý, Ban Gia Trưởng, Ban Hiền Mẫu, Ban Giới Trẻ, Ban Phụ Lão và các hội đoàn khác. Tất cả các ban ngành được thành lập nhằm giúp đỡ Cha xứ hoàn thành trách nhiệm của mình. Nếu mỗi người trong cương vị của mình biết chu toàn bổn phận, trách nhiệm, thiết nghĩ đó cũng là con đường nên thánh. Con đường đến được với Chúa Cha, con đường dẫn tới Thiên Đàng.
Một con đường khác nữa để đến với Chúa Cha, đến với Thiên đàng, đó là con đường mà Thánh Phêrô đã vạch ra trong bài đọc II (x. 1 Pr 2, 4-9). Thật vậy, Thánh Phêrô cho chúng ta biết phẩm giá cao quý của người Kitô hữu, đó là “dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa.” Nhưng để gìn giữ phẩm giá cao quý đó, Ngài nhắc nhở chúng ta phải chu toàn bổn phận của mình như những viên đá sống động được tham dự vào viên đá tảng là chính Đức Giêsu, để xây dựng tòa nhà thiêng liêng, chức vụ tư tế thánh thiện, để hiến dâng của lễ thiêng liêng đáng Thiên Chúa chấp nhận nhờ Ðức Giêsu Kitô. Ngoài ra, mỗi Kitô hữu cũng phải biết “rao giảng quyền năng của Ðấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người.”
Tóm lại, Đức Giêsu là con đường để mỗi người chúng ta đi và ai đi theo con đường của Ngài vạch ra chắc chắn sẽ tới được Chúa Cha, tới được cùng đích của mình là Nước Thiên Đàng. Nguyện xin Đức Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống giúp mỗi người chúng ta biết đi theo con đường của Ngài vạch ra, hầu tất cả mỗi người chúng ta được nên thánh. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Đức Giê-Su Mặc Khải Sự Thật Về Chúa Cha
LM. Đan Vinh
21:08 11/05/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH A
Cv 6,1-7; 1 Pr 2,4-9; Ga 14,1-12
Đức Giê-Su Mặc Khải Sự Thật Về Chúa Cha
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 14,1-12
(1) Lòng anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. (2) Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở. Nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. (3) Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại, và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. (4) Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi. (5) Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường ?” (6) Đức Giê-su đáp: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”. (7) Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha của Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người. (8) Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện”. (9) Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha. (10) Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao ? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. (11) Anh em hãy tin Thầy, Thầy ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy. Bằng không, thì hãy tin vì chính các việc kia vậy. (12) Thật, Thầy bảo thật anh em: Ai tin vào Thầy, thì Người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.
2. Ý CHÍNH:
Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giê-su đã tiên báo việc Người sắp từ giã Môn đệ mà về trời với Chúa Cha. Người đi trước để dọn chỗ và sẽ trở lại đón các ông lên trời với Người (1-4). Sau đó, Đức Giê-su mặc khải Người là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Người. Ai biết và thấy Người là đã thấy và biết Chúa Cha (5-7). Rồi Người cũng cho biết mối liên hệ mật thiết giữa Chúa Cha với Người: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (9). Cuối cùng Người còn hứa sẽ ban quyền năng lớn lao cho những kẻ tin vào Người (12).
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Đừng xao xuyến: Có lẽ sau khi nghe Thầy cho biết sắp phải chịu tử nạn (x. Ga 12,32-33), có một kẻ trong Nhóm Mười Hai sẽ phản nộp Thầy (x. Ga 13,21) và Phê-rô sẽ chối Thầy ba lần (x. Ga 13,38), thì các môn đệ cảm thấy xao xuyến và lo âu chán nản, nên Đức Giê-su đã phải lên tiếng để động viên tinh thần của các ông. + Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy: Anh em đã tin vào Thiên Chúa, thì cũng hãy tin vào quyền năng và tình thương của Thầy sẽ cứu anh em khỏi mọi nguy hiểm đang chờ đón anh em. + Nhà Cha Thầy: Là trời cao hay thiên đàng, nơi Thiên Chúa ngự trị. + Nhiều chỗ ở: Theo một số giáo phụ (I-rê-nê, Clê-men-tê, Ô-ri-dê-nê) thì câu này nghĩa là trên thiên đàng có nhiều cấp độ hạnh phúc khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các học giả ngày nay (Maldonat, Lagrange, Durant, Huby) lại hiểu là trên thiên đàng sẽ có đủ chỗ ở cho tất cả mọi người. + Nếu không…: Nếu không phải như thế thì Đức Giê-su đã nói rõ để các ông khỏi thất vọng.
- C 3-4: + Đi dọn chỗ: Đức Giê-su cho các môn đệ biết Người không về trời một mình, mà Người sẽ quay lại đón các ông lên trời, để các ông cùng được hưởng hạnh phúc với Người. + Thì Thầy sẽ trở lại: Khi nào Người trở lại ? Có ba ý kiến: Ý THỨ NHẤT: vào thời Giáo hội sơ khai, người ta cho là đến ngày tận thế Chúa Giê-su sẽ lại đến phán xét chung toàn nhân loại và sẽ cho các Môn đệ được hưởng hạnh phúc thiên đàng với Người (x. Mt 25,31-46). Ý THỨ HAI: cho rằng sự đoàn tụ với Chúa xảy ra ngay sau cái chết của từng cá nhân Môn đệ. Ngày nay nhiều người theo Ý THỨ BA: Đức Giê-su sẽ đoàn tụ với các Môn đệ sau khi Người từ cõi chết sống lại. Từ đây, Người sẽ hiện diện với các Môn đệ mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20), Người sẽ ở giữa và ở trong các tín hữu bằng ơn thánh hóa (x. Ga 14,17-18). Rồi sau khi họ chết, Người sẽ ban cho họ được hưởng hạnh phúc thiên đàng tùy theo công việc họ đã làm khi còn sống (x. Mt 16,27).
- C 5-7: + Chúng con không biết Thầy đi đâu làm sao chúng con biết được đường ?: Câu này cho thấy Tô-ma là một con người thực nghiệm: đòi phải sờ mó, nhìn xem và kiểm chứng rồi mới chấp nhận (x. Ga 20,24-29). Câu nói của Tô-ma chứng tỏ ông cũng như Phê-rô và các người Do thái khác đều không hiểu gì về việc ra đi của Đức Giê-su (x. Ga 13,37; 7,35-36; 8,14). + Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống: *LÀ CON ĐƯỜNG: Đức Giê-su là con đường duy nhất dẫn đưa loài người từ đất lên trời, giống như chiếc thang tổ phụ Gia-cóp đã nằm mơ. *LÀ SỰ THẬT: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1-2). Đức Giê-su mặc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa (x. Ga 12,45; 14,9) và chỉ đường cho các tín hữu phải ăn ở sao cho đẹp lòng Chúa Cha, nhờ lắng nghe lời Người (x. Mt 17,5). *LÀ SỰ SỐNG: Con đường dẫn đến mục tiêu cuối cùng là sự sống sung mãn nơi Chúa Cha. Chúa Cha đã ban sự sống cho Đức Giê-su, nên chỉ Người mới có thể ban sự sống đời đời cho những ai tin Người (x. Ga 3,36; 10,28). Tín hữu mang nơi mình mầm sống vĩnh cửu phải tiếp tục đón nhận sự sống ấy qua các phép bí tích do Đức Giê-su thiết lập, và cố gắng góp phần làm phát triển sự sống đó cho đến khi đạt tới sự sống sung mãn với Chúa Cha ở đời sau. + Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy: Qua thập giá, Đức Giê-su đã giao hòa nhân loại với Chúa Cha. Từ đây, không ai có thể nhận được ơn cứu độ nếu không đi “con đường thập giá” (x Mt 16,24) và không được tái sinh bởi nước và Thần Khí (x Ga 3,5). Vì dưới gầm trời này không một danh nào khác ban ơn cứu độ ngoài Danh Giê-su Ki-tô. + Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người: Thực ra các môn đệ đã không xem thấy Chúa Cha vì Người thiêng liêng vô hình, mà chỉ xem thấy Chúa Giê-su, Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm. Tuy nhiên ai xem thấy Chúa Giê-su cũng kể như đã thấy Chúa Cha rồi, vì Chúa Giê-su là Em-ma-nu-en nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x Mt 1,23), và Người hằng làm đẹp lòng Chúa Cha (x Mt 17,5) và vâng theo ý Cha. Có lần Người đã khẳng định: “Tôi và Chúa Cha là Một” (Ga 10,30).
- C 8-10: + Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha: Phi-líp-phê đòi Đức Giê-su chỉ cho xem Chúa Cha như Mô-sê ngày xưa đã xem thấy Đức Gia-vê trong đám mây trên núi Si-nai (x. St 24,9-17). + Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha: Đức Giê-su đã cho Phi-líp-phê biết ngày nay Thiên Chúa sẽ không tỏ hiện trong sấm chớp như xưa, mà sẽ ngự nơi con người Đức Giê-su. Từ nay không có con đường nào khác để người ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa, ngoài con đường duy nhất là chính Đức Giê-su (x. Ga 1,18), vì Người được ví như Đầu của thân thể nhiệm mầu là Hội Thánh (x Ep 5,23). + Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy: Chúa Cha được mặc khải nơi Đức Giê-su là Con của Ngài (x. Ga 12,45; 14,7). Tất cả đời sống, lời nói và việc làm của Người là nơi mà Chúa Cha sẽ được tỏ mình ra cách hoàn hảo. Vì Đức Giê-su luôn kết hiệp với Chúa Cha và làm theo ý Chúa Cha.
- C 11-12: + Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm: Đó là được tham phần vào sứ mệnh cứu độ loài người. + Còn làm những việc lớn hơn nữa bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha: Không phải các Môn đệ sẽ làm được những phép lạ lớn hơn Đức Giê-su, nhưng sau khi Người lên Trời, các ông được trao sứ mệnh thay Người đi rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc đến tận cùng thế giới với ơn phù trợ của Thánh Thần (x. Cv 1,8).
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao các Môn đệ bị xao xuyến khiến cho Đức Giê-su phải động viên tinh thần các ông ? 2) Đức Giê-su muốn nói gì qua câu "Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở" ? 3) Đức Giê-su hứa đi trước để dọn chỗ và Người sẽ trở lại đón các môn đệ đi theo Người vào lúc nào ? 4) Khi tự ví mình là con đường, là sự thật và là sự sống, Đức Giê-su muốn dạy chúng ta điều gì ? 5) Câu "Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy" có ý nghĩa thế nào ? 6) Ngay từ bây giờ các Môn đệ đã xem thấy Chúa Cha qua ai ? 7) Từ đây ai muốn gặp Chúa Cha thì phải gặp qua người nào ? 8) Ai tin vào Đức Giê-su sẽ làm được những việc Người đã làm và còn làm được việc gì lớn hơn nữa cụ thể là những việc gì ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9b).
2. CÂU CHUYỆN :
1) MẮT PHÀM KHÔNG THỂ THẤY THIÊN CHÚA VÔ HÌNH :
Một ông vua kia do cận thần xúi bẩy nên một hôm đã ra lệnh triệu tập tất cả các giám mục trong nước vào trong hoàng cung. Vua ra lệnh cho các Giám mục trong một tuần lễ phải chứng minh Thiên Chúa là Đấng có thực. Nếu không chứng minh được thì tất cả các Giám mục sẽ bị khép vào tội lừa bịp dân chúng và bị án treo cổ. Thật là một đòi hỏi nan giải, vì làm sao có thể chỉ cho nhà vua xem thấy Thiên Chúa vô hình được ? Rồi càng gần đến hết hạn định, tâm trạng các vị Giám mục lại càng bị bồn chồn lo lắng. Bấy giờ một tu sĩ trẻ nghe biết câu chuyện, liền đến xin phép được thay cho các Giám mục để chỉ cho nhà vua xem thấy Thiên Chúa. Đúng hẹn, anh tu sĩ đã dẫn nhà vua cùng quần thần đến một ngọn đồi giữa buổi trưa nắng gắt. Anh chỉ tay lên mặt trời và tâu nhà vua: “Muôn tâu bệ hạ, thảo dân xin bệ hạ nhìn theo ngón tay của thảo dân, thì sẽ xem thấy Thiên Chúa”. Nhà vua và các quan cận thần đều nhìn lên mặt trời theo hướng ngón tay của anh tu sĩ kia, nhưng không ai có thể nhìn được vì bị chói mắt. Bấy giờ nhà vua liền nổi giận ra lệnh chém đầu anh tu sĩ vì cho rằng anh ta đã dám đánh lừa mình. Bấy giờ vị tu sĩ liền quỳ dưới chân nhà vua và thưa rằng: “Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ đòi xem bằng được Thiên Chúa. Nhưng mặt trời kia chỉ là một tạo vật tầm thường của Thiên Chúa, mà bệ hạ còn không thể xem được, thì làm sao bệ hạ có thể nhìn thấy Thiên Chúa là Đấng vô cùng cao cả được ? Thiên Chúa luôn hiện hữu, nhưng vì Ngài thiêng liêng vô hình, nên người ta không thể xem thấy Ngài bằng cặp mắt xác thịt, mà chỉ có thể thấy Ngài bằng cặp mắt đức tin thôi”
2) NĂM NGƯỜI MÙ CHO BIẾT VỀ HÌNH DẠNG CON VOI :
Bài thơ của John Saxe kể lại câu chuyện năm gã mù người Ấn Độ đứng vòng quanh một con voi và muốn biết hình thù của con voi ra sao. Gã mù thứ nhất liền tiến ra sờ vào bên hông của con voi liền bảo voi giống như một bức tường. Gã thứ hai sờ thấy ngà voi thì bảo nó giống như một thanh gươm. Gã thứ ba sờ thấy chiếc vòi thì bảo nó giống một con rắn khổng lồ. Gã thứ tư sờ vào cái tai thì bảo nó giống như một chiếc quạt lớn. Gã thứ năm sờ vào cái đuôi thì bảo nó giống như một bó dây thừng. Thế thì ai trong năm gã mù này trả lời đúng ? Có lẽ cả năm gã mù đều trả lời đúng, nhưng chỉ đúng một phần khi dựa vào cảm nghiệm giới hạn của mình. Phải nhờ ngồi lại đối thoại với nhau thì họ mới có được một cái nhìn tổng hợp về hình thù của con voi mà mắt họ không xem thấy.
3) CÓ THẾ GIỚI NÀO KHÁC SAU KHI CHẾT KHÔNG ?
Có một gia đình kia. Bà vợ rất sùng đạo, luôn dạy con cái giữ đạo sốt sắng. Ngày nào bà cũng dắt con đi lễ nhà thờ. Trái lại, ông chồng lại không tin vào Thiên Chúa và luôn miệng nhạo báng những hành vi thờ phượng của vợ. Dù sống giữa hai niềm tin đối kháng nhau của bố mẹ, cậu con trai duy nhất của họ vẫn luôn yêu mến và tỏ lòng hiếu thảo với hai cha mẹ. Ngày nọ, đứa con mắc bệnh hiểm nghèo, các bác sĩ bệnh viện cũng vô phương cứu chữa. Khi biết mình sắp chết, cậu bé đã hỏi bố rằng: "Bố ơi, bác sĩ nói con sẽ không còn sống được mấy ngày nữa! Vậy con xin bố hãy nói cho con biết, con phải tin theo bố hay theo mẹ? Tin theo bố thì sẽ chẳng có thiên đàng, chẳng có Thiên Chúa và sau này cũng chẳng có bố mẹ để yêu thương và bảo vệ con ! Còn tin theo mẹ, thì con sẽ có Thiên Chúa là cha nhân lành ban thưởng hạnh phúc thiên đàng cho con, và sau này con cũng hy vọng sẽ được gặp bố mẹ mãi mãi.
Ông bố nghe con nói mà nước mắt lưng tròng. Ông ôm con và nói: "Con hãy tin theo mẹ của con đi nhé". Cậu bé lại nói: "Nhưng nếu bố không tin giống như mẹ, thì làm sao con có thể gặp được bố trên thiên đàng được?" Trước câu nói đơn sơ chân thành của con, ông bố đã nói với con : « Bố cũng tin giống như mẹ của con. Sau này cả gia đình chúng ta sẽ gặp nhau trên Thiên Đàng con nhé ». Kể từ ngày đó, ông đã hoàn toàn thay đổi lối sống để trở thành người tín hữu đạo hạnh với hy vọng sau này cả gia đình sẽ được sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.
4) DẤN THÂN ĐI THEO CHỦ TƯỚNG :
Trận chiến tranh giữa hai bên: một bên là nước Pháp và bên kia là liên minh hai nước Ý và Áo đầu năm 1796 đã kết thúc với chiến thắng của Pháp vào ngày 17.11.1796 như sau :
Đại tướng Bonaparte đã đưa quân đến một địa điểm, có cái cầu bắc qua trận tuyến quân địch. Trong lúc trận thế căng thẳng, đại tướng Bonaparte liền ra lệnh cho quan Pháp xung phong đi qua cây cầu để sang bờ bên kia. Nhưng trước họng súng của quân thù, không một người lính nào dám tuân lệnh để xung phong tiến lên thành cầu ! Đại tướng liền xuống ngựa, giựt lấy lá cờ dẫn đầu của người lính cầm cờ và ông vừa tiến lên thành cầu vừa hô to : ”Ai yêu tổ quốc thì đi theo ta”. Nhưng rồi khi ngó lại, ông thấy trên cầu chỉ có một mình với lá cờ bị rách tơi tả do đạn của quân địch. Trong lúc nguy cấp, bỗng xuất hiện một cậu bé 13 tuổi vừa đánh trống thúc quân vừa hô xung phong và tiến lên cầu đi theo đại tướng. Quân sĩ thấy vậy liền ào ào xung phong theo sau lên cầu sang bên kia sông và đại tướng Bonaparte đã toàn thắng trận chiến đầy cam go chấm dứt cuộc chiến tranh.
Tám năm sau, khi Bonaparte đã lên ngôi lấy tên là hoàng đế Napoléon, có dịp trở lại chiến trường xưa và được mọi người đón rước linh đình. Hoàng đế Napoléon ngỏ ý muốn gặp lại cậu bé Vidal bấy giờ đã được 20 tuổi, và đang đóng quân tại địa phương.
Viên sĩ quan tùy tùng báo cáo cho biết cậu lính trẻ đã được trưởng đơn vị cho nghỉ phép về nhà đưa đám tang mẹ mới qua đời. Hoàng đế Napoléon liền bỏ mọi lễ nghi, cùng đoàn người lên xe đến làng của Vidal. Đến nơi vừa kịp lúc di quan đến nghĩa trang. Hoàng đế liền cùng các quan xuống xe đi bộ theo sau quan tài đến tận huyệt mộ. Tại đây ông đã nói mấy lời phân ưu với Vidal trước khi hạ huyệt. Rồi Hoàng đế ngỏ ý muốn đi chung với cậu trên đường từ nghĩa trang về làng. Khi Vidal từ chối không dám, Hoàng đế Napoléon đã nói với cậu như sau: « Tám năm trước con đã liều chết xung phong đi theo ta lên con đường chết, nay con hãy cho ta đi chung trên con đường sống để chia sẻ nỗi đau với con » (x. Những tia sáng).
5) NGƯỜI PHỤC VỤ CHÚA KI-TÔ :
Thỉnh thoảng trong các bức tranh thánh, chúng ta lại bắt gặp một người đàn ông trung niên cao lớn có chòm râu rậm ẵm đứa trẻ lội qua sông. Đứa bé đó chính là Chúa Hài Đồng, còn người đàn ông kia là thánh CHRISTOPHER, có nghĩa Người mang Chúa Ki-tô, dựa theo truyền thuyết nổi tiếng sau đây:
Christopher là một người khổng lồ gốc Canaan có chiều cao 2.3m. Tên ông là Reprobus, nghĩa là kẻ bơ vơ, bị xã hội ruồng bỏ. To cao như vậy mà Reprobus lại có khát vọng phục vụ một vị vua vĩ đại. Ông tìm đến nhà vua được truyền tụng là xuất chúng nhất, nhưng phát hiện ra ông vua này lại sợ quỷ Satan. Thế là ông lại bỏ đi tìm quỷ. Tìm thấy Satan rồi, ông dốc lòng phục vụ hắn, nhưng rồi ông lại phát hiện ra quỷ cũng biết sợ Chúa Giê-su. Ông bèn lang thang đi tìm Chúa Giê-su. Theo hướng dẫn của một nhà tu hành mộ đạo, Reprobus làm nhiệm vụ đưa mọi người qua một con sông hiểm trở. Nhà tu hành khuyên ông làm việc thiện này sẽ làm Chúa hài lòng và sẽ gặp được Chúa Giê-su.
Ông khổng lồ Reprobus miệt mài cõng người qua con sông dữ cho tới một ngày, một đứa trẻ xuất hiện. Tuy bé nhưng lại nặng như chì, ông khổng lồ vốn khỏe mà bưng em nhỏ qua sông cũng mệt bở hơi tai. Hài nhi Giê-su cho Reprobus biết sức nặng siêu phàm là do cả thế giới mà ngài đỡ trên tay. Sau khi hé lộ danh tính của mình cho Reprobus, Chúa Giê-su đã lập tức biến mất.
Sau khi gặp mặt Chúa Giê-su, anh chàng khổng lồ Reprobus đổi tên thành Christophoros (kẻ mang vác Chúa). Về sau người ta đọc thành Christopher. Từ đó Christopher bắt đầu rao giảng truyền đạo, thu phục thêm nhiều con chiên về cho Chúa. Nhà vua đương thời là hoàng đế La Mã Decius (249-251) quyết tâm đàn áp Thiên Chúa giáo. Hoàng đế Decius không để cho Christopher được yên. Ông bị bỏ tù, tra tấn, và cuối cùng bị xử tử chặt đầu.
Từ đó thánh Christopher trở thành vị thánh bảo trợ đặc biệt cho các du khách và binh sĩ khi ra trận. Cả đời ngài đã đưa người qua sông an toàn, thế nên từ Âu sang Á, những người lữ hành thường mang theo dây chuyền có mặt hình thánh Christopher, xe cộ du lịch cũng hay có tượng ngài để phù hộ cho khách đi đường bình an.
Thánh Christopher đã nâng đỡ Chúa Giê-su bằng bốn cách: Trên vai khi ngài cõng Chúa qua sông; Trong cơ thể khi ngài chịu sự tra tấn của nhà vua; Trong tâm khảm khi ngài tận tuỵ hiến dâng lòng mến Chúa; Và bằng môi miệng khi ngài rao giảng Tin Mừng. Vì thế mỗi tín hữu chúng ta đều có thể trở thành một “Christopher – người mang vác Chúa” nếu chúng ta quyết tâm yêu mến phụng sự Chúa và chuyên cần làm việc thiện.
3. SUY NIỆM :
1) CHẲNG AI THẤY Thiên Chúa BAO GIỜ :
Chẳng ai có thể thấy được Thiên Chúa vì Ngài là đấng thiêng liêng vô hình. Nhưng người ta có thể cảm nghiệm về sự hiện hữu của Thiên Chúa bằng những cách khác. Giống như mắt ta không thể nhìn sợi giây nào có điện hay không, nhưng ta có thể nhận biết có điện bằng nhiều cách khác. Chẳng hạn khi cả xóm đang tối thui vì cúp điện đột nhiên có điện lại, là đám trẻ con liền la to: «Có điện rồi». Tại sao lũ trẻ lại nhận ra có điện lại là do chúng thấy bóng đèn cháy sáng, quạt quay mát, tivi có hình ảnh v.v… Cũng vậy đối với Thiên Chúa. Tất cả những gì đang hiện hữu và hoạt động nơi bản thân và môi trường chung quanh chúng ta đều chứng tỏ có Thiên Chúa. Vì nếu không có Thiên Chúa thì sẽ chắc chắn sẽ không thể có những biểu hiện ấy.
2) AI THẤY THẦY LÀ THẤY CHÚA CHA :
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu hỏi của tông đồ Phi-líp-phê muốn được Thầy chỉ cho xem thấy mặt Chúa Cha, thì đã được Người trả lời như sau: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ?”. Thực vậy, "Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha. Chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Con người tuy có thể nhận biết có Thiên Chúa qua công trình sáng tạo và lịch sử cứu độ của Ngài, nhưng chưa ai thấy khuôn mặt của Ngài. Chính Chúa Con là Chúa Giê-su đã tỏ bày cho nhân loại biết sự thật sâu xa của Thiên Chúa nơi Người: "Ai thấy Thầy là thấy Cha" (Ga 14,9). Qua cuộc sống và lời giảng dạy, Người đã cho nhân loại nhận biết Chúa Cha nơi lời nói và hành động của Người như sau: Thiên Chúa là một người Cha từ bi nhân hậu, đầy lòng xót thương, sẵn sàng tha thứ tội lỗi của con cái. Chúa Giêsu trở thành con đường độc nhất dẫn đưa loài người đến với Chúa Cha: "Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy" (Ga 14, 6).- "Thiên Chúa không ban một danh nào khác dưới bầu trời, để nhờ danh đó mà chúng ta được ơn cứu độ" (Cv 4,12).
Đức Giê-su là Đấng “Em-ma-nu-en”, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23). Người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình đã trở nên hữu hình khi từ trời xuống thế mặc lấy thân xác phàm nhân (x. Ga 1,14). Người nên giống loài người chúng ta mọi đàng, ngoại trừ không phạm tội (x. Dt 4,15). Chính nhờ Đức Giê-su mà loài người chúng ta mới biết « Thiên Chúa là Tình Yêu » (1 Ga ,16); Thiên Chúa là Một theo Bản Tính, nhưng là Ba theo Ngôi Vị (Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi).
3) THẦY LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG :
Khi nghe Đức Giê-su cho biết trong nhà Cha của Người có nhiều chỗ ở, và Người sắp về trời là để dọn chỗ cho các môn đệ. Rồi Người sẽ trở lại để đem các ông lên trời với Người, để Thầy trò sẽ được ở bên nhau mãi mãi. Ông Tô-ma thắc mắc « Chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường đi ? Đức Giê-su trả lời: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).
- Là Con đường: Đức Giê-su vừa là mục tử dẫn đường cho đoàn chiên là các tín hữu lên trời, mà Người còn là con đường, là chiếc cầu duy nhất dẫn đưa loài người lên trời.
- Là Sự Thật: Đức Giê-su đến để bày tỏ sự thật về Thiên Chúa cho chúng ta (x. Ga 12,45). Người là hình ảnh của Chúa Cha: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,10); “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30).
- Là Sự Sống: Đức Giê-su đã trải qua sự chết và đã sống lại vinh quang, để mở đường sống cho những ai tin và chấp nhận đi con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Người, như thánh Phao-lô viết: “Nếu chúng ta cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người” (Rm 6,8). Người đã lập bí tích Thánh Thể để biến bánh rượu trở thành Mình Máu Người và mời gọi các tín hữu lãnh nhận để được tham phần vào sự sống đời đời với Người.
4) TRỞ THÀNH CON ĐƯỜNG DẪN ĐƯA THA NHÂN LÊN TRỜI VỚI CHÚA CHA :
Trờ thành Ki-tô hữu tức là thành một Chúa Giê-su khác trước mặt tha nhân. Mỗi người chúng ta phải sống thế nào để cũng có thể nói như thánh Phao-lô: “Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô” (Pl 1, 21). “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Thánh Phê-rô cũng đã khẳng định trước Thượng Hội Đồng Do thái như sau: “Chính Đấng ấy, là Tảng Đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, Tảng Đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ. Vì dưới gầm trời này, không có một Danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào Danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,11-12).
Ngày nay Đức Giê-su đã về trời với Chúa Cha, và đã mở con đường sống cho loài người là đạo Công Giáo. Cuộc đời của Đức Giê-su chính là con đường duy nhất dẫn đưa chúng ta lên trời. Mỗi lần học sống Lời Chúa, chúng ta sẽ nhận biết thánh ý Chúa Cha muốn chúng ta phải làm gì. Một khi biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa, chúng ta sẽ đi Con Đường Giê-su : là « đường hẹp, leo dốc và ít người muốn đi », là đường « Bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa », là đường « mến Chúa yêu người », đường « Qua đau khổ vào trong vinh quang »… thì chúng ta cũng sẽ trở thành con đường để đưa tha nhân cùng được lên trời với chúng ta. Mỗi lần dự lễ và rước lễ sốt sắng, chúng ta sẽ được Chúa Giê-su ban sự sống là ơn Thánh Thần để giúp ta hăng hái chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa đến tận cùng trái đất.
4. THẢO LUẬN :
1) Bạn có đồng ý với lập luận như sau: “Đạo nào cũng tốt. Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Do đó, Hội Thánh chẳng cần phải truyền đạo cho ai. Chỉ cần giúp anh em lương dân sống theo đạo làm người là đủ” ? Tại sao ? 2) Khi gặp một hoàn cảnh nan giải, bạn cần làm gì để nhận biết thánh ý Thiên Chúa và vâng theo Lời Người chỉ dạy ? 3) Hát bài kết thúc như sau: “Con đây ! Lạy Chúa Chúa muốn con làm gì ?"
5. NGUYỆN CẦU :
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Thánh ý Thiên Chúa là muốn cho mọi người đều được nhận biết chân ly và được hưởng ơn cứu độ. Xin ban cho những ai chưa biết Thiên Chúa, được nghe Lời Chúa để có đức tin và quyết tâm sống theo gương Chúa làm và lời Chúa dạy để được hưởng ơn cứu độ. Xin thôi thúc các tín hữu chúng con biết ý thức sứ mệnh phải chia sẻ niềm tin, hạnh phúc, niềm vui và sự bình an cho lương dân đang sống chung quanh chúng con.
- LẠY CHÚA. Chúng con cảm thấy mình thật nhỏ bé và bất lực, khó lòng có thể chu toàn sứ mệnh truyền giáo mà Chúa đã trao cho Hội Thánh trước khi về trời. Xin cho chúng con ý thức rằng: Sứ mệnh truyền giáo trước hết phải được thực hiện cho những người thân quen như: cha me, vợ chồng, con cái, anh em và bạn bè của chúng con, rồi sau đó mới đến người khác. Xin giúp chúng con năng nhìn ngắm khuôn mặt dịu hiền của Chúa và suy niệm các hành vi và lời dạy của Chúa, vì Chúa chính là hình ảnh trung thực của Chúa Cha. Xin giúp chúng con biết lắng nghe Lời Chúa dạy và quyết tâm thực hành theo trong đời sống thường ngày. Xin cho chúng con biết từ bỏ ý riêng và vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ ngày một nên con ngoan hiếu thảo của Chúa Cha, nên môn đệ đích thực của Chúa và nên anh chị em của mọi người.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Cv 6,1-7; 1 Pr 2,4-9; Ga 14,1-12
Đức Giê-Su Mặc Khải Sự Thật Về Chúa Cha
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 14,1-12
(1) Lòng anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. (2) Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở. Nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. (3) Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại, và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. (4) Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi. (5) Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường ?” (6) Đức Giê-su đáp: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy”. (7) Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha của Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người. (8) Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện”. (9) Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha. (10) Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao ? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. (11) Anh em hãy tin Thầy, Thầy ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy. Bằng không, thì hãy tin vì chính các việc kia vậy. (12) Thật, Thầy bảo thật anh em: Ai tin vào Thầy, thì Người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.
2. Ý CHÍNH:
Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giê-su đã tiên báo việc Người sắp từ giã Môn đệ mà về trời với Chúa Cha. Người đi trước để dọn chỗ và sẽ trở lại đón các ông lên trời với Người (1-4). Sau đó, Đức Giê-su mặc khải Người là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Người. Ai biết và thấy Người là đã thấy và biết Chúa Cha (5-7). Rồi Người cũng cho biết mối liên hệ mật thiết giữa Chúa Cha với Người: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (9). Cuối cùng Người còn hứa sẽ ban quyền năng lớn lao cho những kẻ tin vào Người (12).
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-2: + Đừng xao xuyến: Có lẽ sau khi nghe Thầy cho biết sắp phải chịu tử nạn (x. Ga 12,32-33), có một kẻ trong Nhóm Mười Hai sẽ phản nộp Thầy (x. Ga 13,21) và Phê-rô sẽ chối Thầy ba lần (x. Ga 13,38), thì các môn đệ cảm thấy xao xuyến và lo âu chán nản, nên Đức Giê-su đã phải lên tiếng để động viên tinh thần của các ông. + Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy: Anh em đã tin vào Thiên Chúa, thì cũng hãy tin vào quyền năng và tình thương của Thầy sẽ cứu anh em khỏi mọi nguy hiểm đang chờ đón anh em. + Nhà Cha Thầy: Là trời cao hay thiên đàng, nơi Thiên Chúa ngự trị. + Nhiều chỗ ở: Theo một số giáo phụ (I-rê-nê, Clê-men-tê, Ô-ri-dê-nê) thì câu này nghĩa là trên thiên đàng có nhiều cấp độ hạnh phúc khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các học giả ngày nay (Maldonat, Lagrange, Durant, Huby) lại hiểu là trên thiên đàng sẽ có đủ chỗ ở cho tất cả mọi người. + Nếu không…: Nếu không phải như thế thì Đức Giê-su đã nói rõ để các ông khỏi thất vọng.
- C 3-4: + Đi dọn chỗ: Đức Giê-su cho các môn đệ biết Người không về trời một mình, mà Người sẽ quay lại đón các ông lên trời, để các ông cùng được hưởng hạnh phúc với Người. + Thì Thầy sẽ trở lại: Khi nào Người trở lại ? Có ba ý kiến: Ý THỨ NHẤT: vào thời Giáo hội sơ khai, người ta cho là đến ngày tận thế Chúa Giê-su sẽ lại đến phán xét chung toàn nhân loại và sẽ cho các Môn đệ được hưởng hạnh phúc thiên đàng với Người (x. Mt 25,31-46). Ý THỨ HAI: cho rằng sự đoàn tụ với Chúa xảy ra ngay sau cái chết của từng cá nhân Môn đệ. Ngày nay nhiều người theo Ý THỨ BA: Đức Giê-su sẽ đoàn tụ với các Môn đệ sau khi Người từ cõi chết sống lại. Từ đây, Người sẽ hiện diện với các Môn đệ mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20), Người sẽ ở giữa và ở trong các tín hữu bằng ơn thánh hóa (x. Ga 14,17-18). Rồi sau khi họ chết, Người sẽ ban cho họ được hưởng hạnh phúc thiên đàng tùy theo công việc họ đã làm khi còn sống (x. Mt 16,27).
- C 5-7: + Chúng con không biết Thầy đi đâu làm sao chúng con biết được đường ?: Câu này cho thấy Tô-ma là một con người thực nghiệm: đòi phải sờ mó, nhìn xem và kiểm chứng rồi mới chấp nhận (x. Ga 20,24-29). Câu nói của Tô-ma chứng tỏ ông cũng như Phê-rô và các người Do thái khác đều không hiểu gì về việc ra đi của Đức Giê-su (x. Ga 13,37; 7,35-36; 8,14). + Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống: *LÀ CON ĐƯỜNG: Đức Giê-su là con đường duy nhất dẫn đưa loài người từ đất lên trời, giống như chiếc thang tổ phụ Gia-cóp đã nằm mơ. *LÀ SỰ THẬT: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các Ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1-2). Đức Giê-su mặc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa (x. Ga 12,45; 14,9) và chỉ đường cho các tín hữu phải ăn ở sao cho đẹp lòng Chúa Cha, nhờ lắng nghe lời Người (x. Mt 17,5). *LÀ SỰ SỐNG: Con đường dẫn đến mục tiêu cuối cùng là sự sống sung mãn nơi Chúa Cha. Chúa Cha đã ban sự sống cho Đức Giê-su, nên chỉ Người mới có thể ban sự sống đời đời cho những ai tin Người (x. Ga 3,36; 10,28). Tín hữu mang nơi mình mầm sống vĩnh cửu phải tiếp tục đón nhận sự sống ấy qua các phép bí tích do Đức Giê-su thiết lập, và cố gắng góp phần làm phát triển sự sống đó cho đến khi đạt tới sự sống sung mãn với Chúa Cha ở đời sau. + Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy: Qua thập giá, Đức Giê-su đã giao hòa nhân loại với Chúa Cha. Từ đây, không ai có thể nhận được ơn cứu độ nếu không đi “con đường thập giá” (x Mt 16,24) và không được tái sinh bởi nước và Thần Khí (x Ga 3,5). Vì dưới gầm trời này không một danh nào khác ban ơn cứu độ ngoài Danh Giê-su Ki-tô. + Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người: Thực ra các môn đệ đã không xem thấy Chúa Cha vì Người thiêng liêng vô hình, mà chỉ xem thấy Chúa Giê-su, Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm. Tuy nhiên ai xem thấy Chúa Giê-su cũng kể như đã thấy Chúa Cha rồi, vì Chúa Giê-su là Em-ma-nu-en nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x Mt 1,23), và Người hằng làm đẹp lòng Chúa Cha (x Mt 17,5) và vâng theo ý Cha. Có lần Người đã khẳng định: “Tôi và Chúa Cha là Một” (Ga 10,30).
- C 8-10: + Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha: Phi-líp-phê đòi Đức Giê-su chỉ cho xem Chúa Cha như Mô-sê ngày xưa đã xem thấy Đức Gia-vê trong đám mây trên núi Si-nai (x. St 24,9-17). + Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha: Đức Giê-su đã cho Phi-líp-phê biết ngày nay Thiên Chúa sẽ không tỏ hiện trong sấm chớp như xưa, mà sẽ ngự nơi con người Đức Giê-su. Từ nay không có con đường nào khác để người ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa, ngoài con đường duy nhất là chính Đức Giê-su (x. Ga 1,18), vì Người được ví như Đầu của thân thể nhiệm mầu là Hội Thánh (x Ep 5,23). + Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy: Chúa Cha được mặc khải nơi Đức Giê-su là Con của Ngài (x. Ga 12,45; 14,7). Tất cả đời sống, lời nói và việc làm của Người là nơi mà Chúa Cha sẽ được tỏ mình ra cách hoàn hảo. Vì Đức Giê-su luôn kết hiệp với Chúa Cha và làm theo ý Chúa Cha.
- C 11-12: + Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm: Đó là được tham phần vào sứ mệnh cứu độ loài người. + Còn làm những việc lớn hơn nữa bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha: Không phải các Môn đệ sẽ làm được những phép lạ lớn hơn Đức Giê-su, nhưng sau khi Người lên Trời, các ông được trao sứ mệnh thay Người đi rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc đến tận cùng thế giới với ơn phù trợ của Thánh Thần (x. Cv 1,8).
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao các Môn đệ bị xao xuyến khiến cho Đức Giê-su phải động viên tinh thần các ông ? 2) Đức Giê-su muốn nói gì qua câu "Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở" ? 3) Đức Giê-su hứa đi trước để dọn chỗ và Người sẽ trở lại đón các môn đệ đi theo Người vào lúc nào ? 4) Khi tự ví mình là con đường, là sự thật và là sự sống, Đức Giê-su muốn dạy chúng ta điều gì ? 5) Câu "Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy" có ý nghĩa thế nào ? 6) Ngay từ bây giờ các Môn đệ đã xem thấy Chúa Cha qua ai ? 7) Từ đây ai muốn gặp Chúa Cha thì phải gặp qua người nào ? 8) Ai tin vào Đức Giê-su sẽ làm được những việc Người đã làm và còn làm được việc gì lớn hơn nữa cụ thể là những việc gì ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA : “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9b).
2. CÂU CHUYỆN :
1) MẮT PHÀM KHÔNG THỂ THẤY THIÊN CHÚA VÔ HÌNH :
Một ông vua kia do cận thần xúi bẩy nên một hôm đã ra lệnh triệu tập tất cả các giám mục trong nước vào trong hoàng cung. Vua ra lệnh cho các Giám mục trong một tuần lễ phải chứng minh Thiên Chúa là Đấng có thực. Nếu không chứng minh được thì tất cả các Giám mục sẽ bị khép vào tội lừa bịp dân chúng và bị án treo cổ. Thật là một đòi hỏi nan giải, vì làm sao có thể chỉ cho nhà vua xem thấy Thiên Chúa vô hình được ? Rồi càng gần đến hết hạn định, tâm trạng các vị Giám mục lại càng bị bồn chồn lo lắng. Bấy giờ một tu sĩ trẻ nghe biết câu chuyện, liền đến xin phép được thay cho các Giám mục để chỉ cho nhà vua xem thấy Thiên Chúa. Đúng hẹn, anh tu sĩ đã dẫn nhà vua cùng quần thần đến một ngọn đồi giữa buổi trưa nắng gắt. Anh chỉ tay lên mặt trời và tâu nhà vua: “Muôn tâu bệ hạ, thảo dân xin bệ hạ nhìn theo ngón tay của thảo dân, thì sẽ xem thấy Thiên Chúa”. Nhà vua và các quan cận thần đều nhìn lên mặt trời theo hướng ngón tay của anh tu sĩ kia, nhưng không ai có thể nhìn được vì bị chói mắt. Bấy giờ nhà vua liền nổi giận ra lệnh chém đầu anh tu sĩ vì cho rằng anh ta đã dám đánh lừa mình. Bấy giờ vị tu sĩ liền quỳ dưới chân nhà vua và thưa rằng: “Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ đòi xem bằng được Thiên Chúa. Nhưng mặt trời kia chỉ là một tạo vật tầm thường của Thiên Chúa, mà bệ hạ còn không thể xem được, thì làm sao bệ hạ có thể nhìn thấy Thiên Chúa là Đấng vô cùng cao cả được ? Thiên Chúa luôn hiện hữu, nhưng vì Ngài thiêng liêng vô hình, nên người ta không thể xem thấy Ngài bằng cặp mắt xác thịt, mà chỉ có thể thấy Ngài bằng cặp mắt đức tin thôi”
2) NĂM NGƯỜI MÙ CHO BIẾT VỀ HÌNH DẠNG CON VOI :
Bài thơ của John Saxe kể lại câu chuyện năm gã mù người Ấn Độ đứng vòng quanh một con voi và muốn biết hình thù của con voi ra sao. Gã mù thứ nhất liền tiến ra sờ vào bên hông của con voi liền bảo voi giống như một bức tường. Gã thứ hai sờ thấy ngà voi thì bảo nó giống như một thanh gươm. Gã thứ ba sờ thấy chiếc vòi thì bảo nó giống một con rắn khổng lồ. Gã thứ tư sờ vào cái tai thì bảo nó giống như một chiếc quạt lớn. Gã thứ năm sờ vào cái đuôi thì bảo nó giống như một bó dây thừng. Thế thì ai trong năm gã mù này trả lời đúng ? Có lẽ cả năm gã mù đều trả lời đúng, nhưng chỉ đúng một phần khi dựa vào cảm nghiệm giới hạn của mình. Phải nhờ ngồi lại đối thoại với nhau thì họ mới có được một cái nhìn tổng hợp về hình thù của con voi mà mắt họ không xem thấy.
3) CÓ THẾ GIỚI NÀO KHÁC SAU KHI CHẾT KHÔNG ?
Có một gia đình kia. Bà vợ rất sùng đạo, luôn dạy con cái giữ đạo sốt sắng. Ngày nào bà cũng dắt con đi lễ nhà thờ. Trái lại, ông chồng lại không tin vào Thiên Chúa và luôn miệng nhạo báng những hành vi thờ phượng của vợ. Dù sống giữa hai niềm tin đối kháng nhau của bố mẹ, cậu con trai duy nhất của họ vẫn luôn yêu mến và tỏ lòng hiếu thảo với hai cha mẹ. Ngày nọ, đứa con mắc bệnh hiểm nghèo, các bác sĩ bệnh viện cũng vô phương cứu chữa. Khi biết mình sắp chết, cậu bé đã hỏi bố rằng: "Bố ơi, bác sĩ nói con sẽ không còn sống được mấy ngày nữa! Vậy con xin bố hãy nói cho con biết, con phải tin theo bố hay theo mẹ? Tin theo bố thì sẽ chẳng có thiên đàng, chẳng có Thiên Chúa và sau này cũng chẳng có bố mẹ để yêu thương và bảo vệ con ! Còn tin theo mẹ, thì con sẽ có Thiên Chúa là cha nhân lành ban thưởng hạnh phúc thiên đàng cho con, và sau này con cũng hy vọng sẽ được gặp bố mẹ mãi mãi.
Ông bố nghe con nói mà nước mắt lưng tròng. Ông ôm con và nói: "Con hãy tin theo mẹ của con đi nhé". Cậu bé lại nói: "Nhưng nếu bố không tin giống như mẹ, thì làm sao con có thể gặp được bố trên thiên đàng được?" Trước câu nói đơn sơ chân thành của con, ông bố đã nói với con : « Bố cũng tin giống như mẹ của con. Sau này cả gia đình chúng ta sẽ gặp nhau trên Thiên Đàng con nhé ». Kể từ ngày đó, ông đã hoàn toàn thay đổi lối sống để trở thành người tín hữu đạo hạnh với hy vọng sau này cả gia đình sẽ được sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.
4) DẤN THÂN ĐI THEO CHỦ TƯỚNG :
Trận chiến tranh giữa hai bên: một bên là nước Pháp và bên kia là liên minh hai nước Ý và Áo đầu năm 1796 đã kết thúc với chiến thắng của Pháp vào ngày 17.11.1796 như sau :
Đại tướng Bonaparte đã đưa quân đến một địa điểm, có cái cầu bắc qua trận tuyến quân địch. Trong lúc trận thế căng thẳng, đại tướng Bonaparte liền ra lệnh cho quan Pháp xung phong đi qua cây cầu để sang bờ bên kia. Nhưng trước họng súng của quân thù, không một người lính nào dám tuân lệnh để xung phong tiến lên thành cầu ! Đại tướng liền xuống ngựa, giựt lấy lá cờ dẫn đầu của người lính cầm cờ và ông vừa tiến lên thành cầu vừa hô to : ”Ai yêu tổ quốc thì đi theo ta”. Nhưng rồi khi ngó lại, ông thấy trên cầu chỉ có một mình với lá cờ bị rách tơi tả do đạn của quân địch. Trong lúc nguy cấp, bỗng xuất hiện một cậu bé 13 tuổi vừa đánh trống thúc quân vừa hô xung phong và tiến lên cầu đi theo đại tướng. Quân sĩ thấy vậy liền ào ào xung phong theo sau lên cầu sang bên kia sông và đại tướng Bonaparte đã toàn thắng trận chiến đầy cam go chấm dứt cuộc chiến tranh.
Tám năm sau, khi Bonaparte đã lên ngôi lấy tên là hoàng đế Napoléon, có dịp trở lại chiến trường xưa và được mọi người đón rước linh đình. Hoàng đế Napoléon ngỏ ý muốn gặp lại cậu bé Vidal bấy giờ đã được 20 tuổi, và đang đóng quân tại địa phương.
Viên sĩ quan tùy tùng báo cáo cho biết cậu lính trẻ đã được trưởng đơn vị cho nghỉ phép về nhà đưa đám tang mẹ mới qua đời. Hoàng đế Napoléon liền bỏ mọi lễ nghi, cùng đoàn người lên xe đến làng của Vidal. Đến nơi vừa kịp lúc di quan đến nghĩa trang. Hoàng đế liền cùng các quan xuống xe đi bộ theo sau quan tài đến tận huyệt mộ. Tại đây ông đã nói mấy lời phân ưu với Vidal trước khi hạ huyệt. Rồi Hoàng đế ngỏ ý muốn đi chung với cậu trên đường từ nghĩa trang về làng. Khi Vidal từ chối không dám, Hoàng đế Napoléon đã nói với cậu như sau: « Tám năm trước con đã liều chết xung phong đi theo ta lên con đường chết, nay con hãy cho ta đi chung trên con đường sống để chia sẻ nỗi đau với con » (x. Những tia sáng).
5) NGƯỜI PHỤC VỤ CHÚA KI-TÔ :
Thỉnh thoảng trong các bức tranh thánh, chúng ta lại bắt gặp một người đàn ông trung niên cao lớn có chòm râu rậm ẵm đứa trẻ lội qua sông. Đứa bé đó chính là Chúa Hài Đồng, còn người đàn ông kia là thánh CHRISTOPHER, có nghĩa Người mang Chúa Ki-tô, dựa theo truyền thuyết nổi tiếng sau đây:
Christopher là một người khổng lồ gốc Canaan có chiều cao 2.3m. Tên ông là Reprobus, nghĩa là kẻ bơ vơ, bị xã hội ruồng bỏ. To cao như vậy mà Reprobus lại có khát vọng phục vụ một vị vua vĩ đại. Ông tìm đến nhà vua được truyền tụng là xuất chúng nhất, nhưng phát hiện ra ông vua này lại sợ quỷ Satan. Thế là ông lại bỏ đi tìm quỷ. Tìm thấy Satan rồi, ông dốc lòng phục vụ hắn, nhưng rồi ông lại phát hiện ra quỷ cũng biết sợ Chúa Giê-su. Ông bèn lang thang đi tìm Chúa Giê-su. Theo hướng dẫn của một nhà tu hành mộ đạo, Reprobus làm nhiệm vụ đưa mọi người qua một con sông hiểm trở. Nhà tu hành khuyên ông làm việc thiện này sẽ làm Chúa hài lòng và sẽ gặp được Chúa Giê-su.
Ông khổng lồ Reprobus miệt mài cõng người qua con sông dữ cho tới một ngày, một đứa trẻ xuất hiện. Tuy bé nhưng lại nặng như chì, ông khổng lồ vốn khỏe mà bưng em nhỏ qua sông cũng mệt bở hơi tai. Hài nhi Giê-su cho Reprobus biết sức nặng siêu phàm là do cả thế giới mà ngài đỡ trên tay. Sau khi hé lộ danh tính của mình cho Reprobus, Chúa Giê-su đã lập tức biến mất.
Sau khi gặp mặt Chúa Giê-su, anh chàng khổng lồ Reprobus đổi tên thành Christophoros (kẻ mang vác Chúa). Về sau người ta đọc thành Christopher. Từ đó Christopher bắt đầu rao giảng truyền đạo, thu phục thêm nhiều con chiên về cho Chúa. Nhà vua đương thời là hoàng đế La Mã Decius (249-251) quyết tâm đàn áp Thiên Chúa giáo. Hoàng đế Decius không để cho Christopher được yên. Ông bị bỏ tù, tra tấn, và cuối cùng bị xử tử chặt đầu.
Từ đó thánh Christopher trở thành vị thánh bảo trợ đặc biệt cho các du khách và binh sĩ khi ra trận. Cả đời ngài đã đưa người qua sông an toàn, thế nên từ Âu sang Á, những người lữ hành thường mang theo dây chuyền có mặt hình thánh Christopher, xe cộ du lịch cũng hay có tượng ngài để phù hộ cho khách đi đường bình an.
Thánh Christopher đã nâng đỡ Chúa Giê-su bằng bốn cách: Trên vai khi ngài cõng Chúa qua sông; Trong cơ thể khi ngài chịu sự tra tấn của nhà vua; Trong tâm khảm khi ngài tận tuỵ hiến dâng lòng mến Chúa; Và bằng môi miệng khi ngài rao giảng Tin Mừng. Vì thế mỗi tín hữu chúng ta đều có thể trở thành một “Christopher – người mang vác Chúa” nếu chúng ta quyết tâm yêu mến phụng sự Chúa và chuyên cần làm việc thiện.
3. SUY NIỆM :
1) CHẲNG AI THẤY Thiên Chúa BAO GIỜ :
Chẳng ai có thể thấy được Thiên Chúa vì Ngài là đấng thiêng liêng vô hình. Nhưng người ta có thể cảm nghiệm về sự hiện hữu của Thiên Chúa bằng những cách khác. Giống như mắt ta không thể nhìn sợi giây nào có điện hay không, nhưng ta có thể nhận biết có điện bằng nhiều cách khác. Chẳng hạn khi cả xóm đang tối thui vì cúp điện đột nhiên có điện lại, là đám trẻ con liền la to: «Có điện rồi». Tại sao lũ trẻ lại nhận ra có điện lại là do chúng thấy bóng đèn cháy sáng, quạt quay mát, tivi có hình ảnh v.v… Cũng vậy đối với Thiên Chúa. Tất cả những gì đang hiện hữu và hoạt động nơi bản thân và môi trường chung quanh chúng ta đều chứng tỏ có Thiên Chúa. Vì nếu không có Thiên Chúa thì sẽ chắc chắn sẽ không thể có những biểu hiện ấy.
2) AI THẤY THẦY LÀ THẤY CHÚA CHA :
Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại câu hỏi của tông đồ Phi-líp-phê muốn được Thầy chỉ cho xem thấy mặt Chúa Cha, thì đã được Người trả lời như sau: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ?”. Thực vậy, "Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha. Chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Con người tuy có thể nhận biết có Thiên Chúa qua công trình sáng tạo và lịch sử cứu độ của Ngài, nhưng chưa ai thấy khuôn mặt của Ngài. Chính Chúa Con là Chúa Giê-su đã tỏ bày cho nhân loại biết sự thật sâu xa của Thiên Chúa nơi Người: "Ai thấy Thầy là thấy Cha" (Ga 14,9). Qua cuộc sống và lời giảng dạy, Người đã cho nhân loại nhận biết Chúa Cha nơi lời nói và hành động của Người như sau: Thiên Chúa là một người Cha từ bi nhân hậu, đầy lòng xót thương, sẵn sàng tha thứ tội lỗi của con cái. Chúa Giêsu trở thành con đường độc nhất dẫn đưa loài người đến với Chúa Cha: "Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy" (Ga 14, 6).- "Thiên Chúa không ban một danh nào khác dưới bầu trời, để nhờ danh đó mà chúng ta được ơn cứu độ" (Cv 4,12).
Đức Giê-su là Đấng “Em-ma-nu-en”, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23). Người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình đã trở nên hữu hình khi từ trời xuống thế mặc lấy thân xác phàm nhân (x. Ga 1,14). Người nên giống loài người chúng ta mọi đàng, ngoại trừ không phạm tội (x. Dt 4,15). Chính nhờ Đức Giê-su mà loài người chúng ta mới biết « Thiên Chúa là Tình Yêu » (1 Ga ,16); Thiên Chúa là Một theo Bản Tính, nhưng là Ba theo Ngôi Vị (Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi).
3) THẦY LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG :
Khi nghe Đức Giê-su cho biết trong nhà Cha của Người có nhiều chỗ ở, và Người sắp về trời là để dọn chỗ cho các môn đệ. Rồi Người sẽ trở lại để đem các ông lên trời với Người, để Thầy trò sẽ được ở bên nhau mãi mãi. Ông Tô-ma thắc mắc « Chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao biết được đường đi ? Đức Giê-su trả lời: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).
- Là Con đường: Đức Giê-su vừa là mục tử dẫn đường cho đoàn chiên là các tín hữu lên trời, mà Người còn là con đường, là chiếc cầu duy nhất dẫn đưa loài người lên trời.
- Là Sự Thật: Đức Giê-su đến để bày tỏ sự thật về Thiên Chúa cho chúng ta (x. Ga 12,45). Người là hình ảnh của Chúa Cha: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,10); “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30).
- Là Sự Sống: Đức Giê-su đã trải qua sự chết và đã sống lại vinh quang, để mở đường sống cho những ai tin và chấp nhận đi con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang” của Người, như thánh Phao-lô viết: “Nếu chúng ta cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người” (Rm 6,8). Người đã lập bí tích Thánh Thể để biến bánh rượu trở thành Mình Máu Người và mời gọi các tín hữu lãnh nhận để được tham phần vào sự sống đời đời với Người.
4) TRỞ THÀNH CON ĐƯỜNG DẪN ĐƯA THA NHÂN LÊN TRỜI VỚI CHÚA CHA :
Trờ thành Ki-tô hữu tức là thành một Chúa Giê-su khác trước mặt tha nhân. Mỗi người chúng ta phải sống thế nào để cũng có thể nói như thánh Phao-lô: “Đối với tôi, sống là Đức Ki-tô” (Pl 1, 21). “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20). Thánh Phê-rô cũng đã khẳng định trước Thượng Hội Đồng Do thái như sau: “Chính Đấng ấy, là Tảng Đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, Tảng Đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ. Vì dưới gầm trời này, không có một Danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào Danh đó mà được cứu độ” (Cv 4,11-12).
Ngày nay Đức Giê-su đã về trời với Chúa Cha, và đã mở con đường sống cho loài người là đạo Công Giáo. Cuộc đời của Đức Giê-su chính là con đường duy nhất dẫn đưa chúng ta lên trời. Mỗi lần học sống Lời Chúa, chúng ta sẽ nhận biết thánh ý Chúa Cha muốn chúng ta phải làm gì. Một khi biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa, chúng ta sẽ đi Con Đường Giê-su : là « đường hẹp, leo dốc và ít người muốn đi », là đường « Bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa », là đường « mến Chúa yêu người », đường « Qua đau khổ vào trong vinh quang »… thì chúng ta cũng sẽ trở thành con đường để đưa tha nhân cùng được lên trời với chúng ta. Mỗi lần dự lễ và rước lễ sốt sắng, chúng ta sẽ được Chúa Giê-su ban sự sống là ơn Thánh Thần để giúp ta hăng hái chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa đến tận cùng trái đất.
4. THẢO LUẬN :
1) Bạn có đồng ý với lập luận như sau: “Đạo nào cũng tốt. Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Do đó, Hội Thánh chẳng cần phải truyền đạo cho ai. Chỉ cần giúp anh em lương dân sống theo đạo làm người là đủ” ? Tại sao ? 2) Khi gặp một hoàn cảnh nan giải, bạn cần làm gì để nhận biết thánh ý Thiên Chúa và vâng theo Lời Người chỉ dạy ? 3) Hát bài kết thúc như sau: “Con đây ! Lạy Chúa Chúa muốn con làm gì ?"
5. NGUYỆN CẦU :
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Thánh ý Thiên Chúa là muốn cho mọi người đều được nhận biết chân ly và được hưởng ơn cứu độ. Xin ban cho những ai chưa biết Thiên Chúa, được nghe Lời Chúa để có đức tin và quyết tâm sống theo gương Chúa làm và lời Chúa dạy để được hưởng ơn cứu độ. Xin thôi thúc các tín hữu chúng con biết ý thức sứ mệnh phải chia sẻ niềm tin, hạnh phúc, niềm vui và sự bình an cho lương dân đang sống chung quanh chúng con.
- LẠY CHÚA. Chúng con cảm thấy mình thật nhỏ bé và bất lực, khó lòng có thể chu toàn sứ mệnh truyền giáo mà Chúa đã trao cho Hội Thánh trước khi về trời. Xin cho chúng con ý thức rằng: Sứ mệnh truyền giáo trước hết phải được thực hiện cho những người thân quen như: cha me, vợ chồng, con cái, anh em và bạn bè của chúng con, rồi sau đó mới đến người khác. Xin giúp chúng con năng nhìn ngắm khuôn mặt dịu hiền của Chúa và suy niệm các hành vi và lời dạy của Chúa, vì Chúa chính là hình ảnh trung thực của Chúa Cha. Xin giúp chúng con biết lắng nghe Lời Chúa dạy và quyết tâm thực hành theo trong đời sống thường ngày. Xin cho chúng con biết từ bỏ ý riêng và vác thập giá mình hằng ngày mà theo chân Chúa. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ ngày một nên con ngoan hiếu thảo của Chúa Cha, nên môn đệ đích thực của Chúa và nên anh chị em của mọi người.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video mới của cha Tom bị bắt cóc ở Yemen: ''Xin thả tôi ra, sức khỏe của tôi xuống dốc''
Bích Thủy
10:08 11/05/2017
Trong một video dài khoảng hai phút, Cha Tom cảm ơn gia đình mình về những lời thăm hỏi thân tình và đoàn kết. Linh mục người Salesian, với bộ râu dài do đã ở tù quá lâu, Ngài đã bày tỏ "nỗi buồn" của mình vì chính quyền và giới chức tôn giáo đã không giúp phóng thích Ngài. Có lẽ những kẻ bắt cóc Ngài đang cố gắng thương thuyết việc trao đổi Ngài.
Anaa (AsiaNews) - "Tôi là cha Tom Uzhunnalil, tôi sinh ngày 18 tháng 8 năm 1958. Tôi nhận được những tin tức của gia đình đã hổ trợ và lo lắng cho tình trạng của tôi. Tôi xin cảm ơn điều này, cảm ơn rất nhiều ". Lời của linh mục Salesian, bị bắt cóc tại Yemen vào tháng 3 năm 2016 đã được đưa lên mạng bởi những kẻ giam giữ Ngài cách đây vài giờ. Cha cho biết rằng "Họ đang đối xử tốt với tôi đến mức họ có thể đối xử", đây là lần thứ hai toán đặc công vũ trang bắt giữ Cha Tom đã đăng video của Cha cầu khẩn.
Video đăng lần đầu vào ngày 26 tháng 12, nhân dịp lễ Giáng sinh, đó là bằng chứng mà Nhà thờ và chính phủ Ấn Độ tin vẫn Cha còn sống. Nhân dịp đó, Cha đã khẩn cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô giúp Cha được thả; Cha đã tuyên bố - có lẽ dưới sự áp lực của những kẻ bắt bớ - rằng Cha đã bị nhà chức trách dân sự và Giáo Hội “bỏ quên” và Cha cần được chăm sóc.
Cha Tom Uzhunnalil đã nằm trong tay của nhóm Jihad, có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo (IS), kể từ ngày 4 tháng 3. Khi những người Jihad này tràn vào viện dưỡng lão và dưỡng bệnh của các Thừa Sai Bác Ái tại Aden, miền am Yemen. Trong cuộc tấn công, bốn nữ tu dòng Mẹ Teresa và 12 người khác trong viện bị tàn sát.
Video thứ hai được đăng tãi vào ngày 8 tháng 5 ( nhưng ghi ngày 15 tháng 4 năm 2017) nhưng chưa được kiểm chứng có xác thực hay không, trong video Cha Tom đã yêu cầu được " xin thả" và Cha cho biết "tình trạng sức khoẻ đang xuống dốc nhanh chóng". Ngài nói thêm rằng những kẻ bắt cóc đã liên lạc với "Giám mục Abu Dhabi và chính quyền Ấn Độ nhưng “ sự phúc đáp chưa có gì khả quan , và tôi rất buồn."
Tuy nhiên, nếu video đó có thật, là một dấu hiệu đáng mừng , vì đã chứng tỏ rằng Cha Tom vẫn còn sống và những kẻ bắt cóc Ngài vẫn đang cố gắng thương lượng để trao trả tự do cho Ngài.
Trong video, râu Cha Tom đã dài sau hơn một năm bị giam giữ. Điều kiện sức khỏe nhìn tổng quát có vẻ khả quan, mặc dù Ngài yêu cầu được "nhập viện" để được chăm sóc "càng sớm càng tốt". Ngài cũng nói rằng Ngài rất "buồn" vì các nhà thẩm quyền chưa dốc hết nổ lực trong việc phóng thích Ngài.
Trong đoạn cuối video ngắn (khoảng dưới hai phút) Cha Tom nhắn nhủ gia đình Ngài: "Những người trong gia đình thân mến, xin làm những gì có thể được để giúp tôi được thả ra. Xin Thiên Chúa chúc phúc cho gia đình về việc làm này.
Chuyến viếng thăm Ai Cập ''Hiệp Nhất và Huynh Đệ'' của ĐGH Phanxicô
Phó Tế Phạm Bá Nha
13:46 11/05/2017
CHUUYẾN VIẾNG THĂM AI CẬP ‘‘HIỆP NHẤT và HUYNH ĐỆ’’ CỦA ĐGH PHANXICÔ
ĐGH Phanxicô đã hoàn tất viếng thăm Ai Cập trong hai ngày 28 và 29.4. 2027 . Đây là chuyến viếng thăm thứ 18 ngoài nước Ý, nước thứ 28. Các chuyến thăm trước ĐGH đã thăm 6 nước Hồi Giáo. Lúc đi, ĐTC đã trình bày trên máy bay cuộc viếng thăm này là chuyến công du ‘‘hiệp nhất và huynh đệ’’ và cũng là chuyến đi ‘‘khá bận rộn’’. Giáo Hội Ai Cập phổ biến Logo của cuộc viếng thăm : nền là sông Nil, Kim Tự Tháp và tượng nhân sư Gizeh. ĐGH cười hiện lên, dơ tay chào, chim bồ câu bay trước mặt. Bên cạnh là hình trăng lưỡi liềm và Thánh Giá. Dưới Logo ghi khẩu hiệu ‘‘Giáo Hoàng của hòa bình trong đất nước Ai Cập hòa bình’’ (Pope of Peace in Egypt of Peace). Logo mang ý nghĩa liên tôn.
Giới quan sát cho đây là chuyến đi nguy hiểm, gây nhiều chú ý nhất, nhưng được nhiều tiếng vang nhất. Chuyến viếng lần này ĐGH đã theo vết chân Thánh Phanxico Assisi, năm 1219. Mục đích muốn chấm dứt thập tự chinh, đầy lý tưởng mà Kitô hữu lo sợ Thánh Phanxicô bị giết. Hai chuyến đi có nguy hiểm như nhau. Được biết Lễ Lá vừa rồi (10g, 9.4.2017) có vụ nổ tự sát, tại nhà thờ thánh George, phụ cận Ai Cập ở Tanta và Alexandria, khiến 45 chết và 125 bị thương.
Trước khi rời Roma, 27.4, ĐTC đã đến dâng hoa viếng Đức Mẹ tại Đền Đức Bà Cả, lần thứ 46. Được biết, trước và sau chuyến đi, ĐTC đều ghé thăm Đức Mẹ. Sáng 28.4, trước khi đi, ĐGH đã gặp nhóm 9 người tỵ nạn Ai Cập.
Trong hai ngày, ĐGH tham dự 3 buổi quan trọng : Hội nghị liên tôn hòa bình, tiếp kiến Thượng Phụ Chính Thống giáo Ai Cập (= Copte) Tawadros II và gặp gỡ cộng đoàn Công Giáo.
Chuẩn bị cho chuyến đi
Chính phủ đã tổ chức an ninh rất chặt chẽ, có cảnh sát đồng phục lẫn thường phục, trực thăng trên trời. Những con đường xe ĐGH đi qua, cảnh sát đứng khoảng cách 1 mét, ngay cả trên mái nhà hay lầu cao. Sân vận động, cảnh sát dùng máy dò kim loại kiểm soát xe và người ra vào.
Trước khi đi, 24.4.2017, một thông điệp gửi cho Ai Cập, ĐGH viết : Tôi thực sự vui mừng đến như người bạn, sứ giả hòa bình, hành hương tại đất nước, cách đây 2 ngàn năm đã cho Thánh Gia tị nạn khi trốn chạy Herođe (x. Mt 2,1-16). Tôi hân hạnh viếng thăm đất nước mà Thánh Gia thăm viếng. Tôi mong ước cuộc thăm này là vòng tay ôm an ủi và khích lệ cho tất cả các tín hữu Trung Đông. Một sứ điệp thân hữu, và qúi mến đối với mọi người dân Ai Cập và trong vùng. Sứ điệp huynh đệ và hòa giải với mọi người con Abraham. Đặc biệt Hồi giáo. Trong đó Ai Cập chiếm hàng đầu. Tôi cầu mong, chuyến đi này, đóng góp giá trị cho cuộc đối thoại liên tôn Hồi giáo, và đại kết với Chính Thống Ai Cập.
Thế giới chúng ta bị bạo lực xâu xé, vào trọng tâm đất nước quí vị. Đang cần hòa bình, tình thương và lòng thương xót. Cần người kiến tạo hòa bình và tự do giải thoát, cần người can
đảm biết học hỏi từ quá khứ, xây dựng, không khép kín. Cần người bắc cầu hòa bình, đối thoại công lý và nhân đạo (Radio Vatican, 25.4.2017)
Chuyến đi quá sức nguy hiểm
Ai Cập có 85. 300. 000 dân, 90 % Hồi giáo Sunni, 9% Chính Thống, Công Giáo được 272. 000. Ai Cập là quốc gia nguy hiểm hàng đầu cho Kitô hữu hơn Iraq và Syrie. Chỉ trong tháng 2.2017, Kitô hữu ở Sinai, đã bồng bế chạy giặc Hồi Giáo, sau khi họ giết 7 Kitô hữu bằng súng, thiêu sống hay dao các em nhỏ, kèm theo những lời đe dọa. Từ Lễ ĐM Lên Trời 15.8.2013, trong một ngày, 36 nhà thờ trong thủ đô Cairo bị đốt phá, các đồn cảnh sát bị giết không còn ai. Các dinh thự chính phủ bị đốt phá, cảnh sát và viên chức được lệnh bắn trả để tự vệ. Ngày 18.4.2017, Is đã tấn công tu viện thánh Catherine ở núi Sinai, 1 cảnh sát chết, 4 đàn ông bị thương, gia tăng áp lực lên chuyến công du của ĐGH.
Vì vậy, Ai Cập trong mấy năm qua ảnh hưởng nhiều tới du lịch, các chuyến bay ngưng trệ. Chính phủ mong chuyến viếng thăm này cải thiện khuôn mặt suy giảm trầm trọng này.
Giáo Hội Công Giáo Ai Cập (Coptic = Ai Cập) nhỏ bé bên gần 10 triệu Chính Thống Giáo. Đứng đầu Chính Thống Copic (Ai Cập) gọi là giáo hoàng (pope). Còn đứng đầu các Chính Thống khác gọi là Thượng Phụ. Theo truyền thuyết, Thánh Marco đi rao giảng Tin Mừng, ở Alexandria, dọc đường dép đứt quai, vào nhà Ananias, người thợ giầy sửa cho. Chẳng may Ananias đứt tay. Ananias kêu ‘‘Ôi thần Duy Nhất ơi’’. Thánh Marco chữa lành và giải thích Thần Duy Nhất là ai. Ananias mời về nhà. Cả nhà chịu phép Rửa. Sau nhiều người cùng theo. Nhà Ananias là trở thành địa điểm truyền giáo, gặp gỡ các tín hữu. Năm 62, thánh Marco đi truyền giáo tại Pentapolis, Thánh Marco truyền chức giám mục cho Ananias. Sau khi Thánh Phêrô và Phaolo tử đạo, Thánh Marco đã tuyền chức thêm 3 linh mục và 7 phó tế, phụ giúp Ananias. Năm 68, đang khi Thánh Marco cầu nguyện, bị người thờ ngẫu tượng bắt giam, hành hạ tới chết. Ngài được coi là giáo hoàng đầu tiên, Đức Tawadros là giáo hoàng 118. (Vietcatholic.net/ News, 27.4.2017)
Ngày đầu, 28.4.2017, 14g, ĐTC tới phi trường quốc tế Cairo. Sau nghi thức đón tiếp ngoại giao, do thủ tướng chính phủ. ĐTC đã được TT Abbel-Fattah El Sssi, đón tiếp trọng thể tại dinh Heliopolis. Trên đường đi, bằng xe Golf, không sợ nguy hiểm, ĐTC còn quay cửa xe chào thăm dân chúng chào đón hai bên đường. Bích chương ‘‘Đức Giáo Hoàng của hoà bình’’ được căng, cầm tay đầy đường phố, đông người. Cờ Ai Cập, Vatican luôn luôn vẫy chào vị khách quí. Được biết, trước khi đi, ĐGH đã từ chối ngồi xe thiết giáp trong di chuyển.
Tại dinh Tổng Thống, ĐTC bày tỏ cám ơn các cấp chính và giáo quyền. ĐGH đề cao Ai Cập là vùng đất giao ước. Trung tâm của ‘10 điều răn’’, chớ giết người (Ex 20, 13). Về hòa bình, ĐGH khẳng định trong thế giới mỏng manh và phức tạp ‘‘thế chiến đang diễn ra từng mảng’’. Tôn giáo thuộc về Thiên Chúa, và quốc gia thuộc mọi người. ĐTC trưng dẫn để có hòa bình : Thiên Chúa ghét ‘‘ người thích bạo lực’’ (Tv 11, 5). ‘‘ Phúc cho ai kiến tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa’’ (Mt 5, 9). Hiến pháp Ai Cập, năm 2014, điều 5 ghi : Mọi người có thể tin và sống hòa bình với người khác, chia sẻ giá trị căn bản con người, tôn trọng tự do và đức tin. ĐTC phân định ‘‘người dân có quyền tự do tôn giáo và ngôn luận’’ (Tuyên ngôn QT Nhân Quyền và được ghi trong Hiến Pháp Ai Cập, năm 2014, ch. 3)
I. THAM DƯ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ HÒA BÌNH,
Lúc 4g chiều, 28.4.2017. ĐTC đến tham dự hội nghị Quốc Tế Hòa Bình, tại Đại học Al Azhar. Tiếng Ai Cập là Huy hoàng và Sáng ngời. Xây năm 969, có 300 ngàn sinh viên. Viện trưởng là đại Imam Ahmed el-Tayyeb, 71 tuổi, tiến sỹ Triết, Sorbonne. Hội nghị đón tiếp 300 thành viên lãnh đạo và giáo sư Hồi giáo khắp nơi.
Diễn văn chào mừng, viện trưởng đại Imam Ahmed el-Tayyeb, nói đến thảm trạng do chiến tranh : sinh mạng bị chết, buôn bán vũ khí, tàn phá thiên nhiên. Tạo nên căng thẳng, nổi dậy, xung đột, phe phái. Đại Imam đề cao xây dựng hòa bình. Bằng luân lý, tình huynh đệ, bác ái thông cảm của con cái Allah.
ĐTC, trong diễn văn, đề cao tầm quan trọng của đối thoại liên tôn mưu cầu hòa bình. Ba đường hướng căn bản cho hòa bình : đối thoại là căn bản bảo vệ căn tính, can đảm đón nhận người khác và ý hướng chân thành.
Chiều, ĐTC gặp chính giới và tôn giáo. Diễn văn, ĐTC khuyến khích và dựa vào thiên tài Ai Cập để vun sới hòa bình. Ngài cho rằng, Ai Cập có nhiệm vụ đặc thù là tăng cường và củng cố hòa bình ngay trên lãnh thổ mình, và Ai Cập có thêm nhiệm vụ không ai thiếu ăn, tự do và công bằng xã hội.
Theo Ngài, hành vi bạo lực chỉ gây đau khổ, bất công. Nhiều người thanh thiếu niên, cảnh sát, Kitô hữu, đã hiến mạng sống để bảo vệ Ai Cập và mọi ‘‘nạn nhân vô danh của nhiều hình thức cực đoan khủng bố’’. Mở đầu, ĐTC nói tiếng Ả Rập ‘Misr Um al-dunya (Ai Cập là mẹ thế giới) với lời chúc kết thúc ‘‘As-salamu Alaykum’’ (Chúc qúi vị bình an)
II. THĂM TÒA THƯỢNG PHỤ CHÍNH THỐNG AI CẬP (COPTIC)
Chiều 28.4, 6 giờ, ĐTC gặp, tiếp kiến riêng Thượng phụ Cope Chính Thống Tawardros II, 65 tuổi, giám mục từ 1997, tại tòa Thượng Phụ Chính Thống Copte, trong khu cổ có nhà thờ Thánh Marco, tỏ tình liên đới với Giáo Hội chịu nhiều đau khổ.
Diễn văn ĐGH nhắc lại : tuyên bố chung giữa ĐGH Phaolo VI và Đức Thượng phụ Shenauda III, 10.5.1973, lần gặp gỡ giữa ngài với Đức Thượng Phụ ở Roma, 10.5.2013, và lần gặp gỡ hôm nay : Chúng ta đều thuộc về Thiên Chúa để ‘‘tất cả nên một…để thế giới có thể tin’’ (Ga 17, 21). Chúng ta không thể viện cớ dẫn giải vì truyền thống mà xa cách lẫn nhau. Không nên để mất thời gian cho sự hiệp thông (diễn văn gặp giữa Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, 25.2. 2000). Do đó, cần có đại kết hiệp thông liên hệ sống động bắt nguồn từ đức tin mà chúng ta tuyên xưng. Tóm lại : ‘‘một Chúa, đức tin, phép Rửa duy nhất (Eph 4,5)
Trong cuộc hành trình này Chúa khuyên chúng ta kiên trì. Chúng ta không cô đơn mà đồng hành trở thành sống động của ‘‘Giêrusalem trên trời’’ (Gl 4, 26)
Lịch sử đầy ấn tượng về thánh thiên của mảnh đất được nổi bật nhờ hy sinh của các vị Tử Đạo. Nảy sinh như hồng phúc của Chúa. Nhờ đó các dấu hiệu vĩ đại đã từng xảy ra ở Ai Cập và Biển Đỏ (x. Tv 106, 21-22). Với tôn kính di sản chung này, tôi đến đây như người hành hương đến mảnh đất mà Chúa đã đến viếng thăm.
Thưa Đức Thượng Phụ, người anh em rất thân mến. Xin Chúa cho chúng ta ơn cùng nhau lên đường của hiệp thông, sứ giả hòa bình. (Vietcatholique News. 30.4.2017)
Sau cuộc thăm này, Hai vị đã ký tuyên ngôn chung, nhấn mạnh đến Bí tích rửa tội chung và quyết tâm cho đại kết hai Giáo Hội .
Sau đó, hai phái đoàn đến nhà thờ Thánh Phêrô, xa 100 mét, tham dự chung buổi cầu nguyện đại kết và tưởng niệm các vị tử đạo. ĐGH đã đặt tay trên bức tường có 20 người bị giết, vào 12.2016
III. CỬ HÀNH THÁNH LỄ VỚI CỘNG ĐOÀN Công Giáo
Trưa thứ bảy, 12g, 29.4. 2017. Tại sân vậng động quốc phòng, ngoại ô, ước lượng 25.000 gồm linh mục, tu sỹ và người Công Giáo tham dự lễ ngoài trời. Thánh lễ bằng tiếng Latin, Ý và Ai Cập. ĐTC trong bài giảng : An ủi cho đoàn chiên nhỏ bé sau vụ hàng loạt tấn công duy Hồi Giáo vào cuối năm 2016 và đầu tháng tư vừa qua. Đừng giả hình trong đức tin. Hãy có lòng thương xót với đồng bào Ai Cập. ĐTC kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi Giáo bỏ chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo dẫn đến bạo lực
Chiều 3g 45, cuối cùng, tại ngoại ô Maadi thăm đại chủng viện Leô Cả, nói chuyện với hàng giáo sỹ, khoảng 1.500 giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sỹ. ĐGH cho rằng, linh mục là gười tốt hơn người khác, xin các linh mục dẫn dắt đàn chiên khỏi mất tinh thần và bi quan. ĐGH xin những người hàng đầu trong GH Ai Cập giảng dạy các sinh viên bác bỏ bạo lực nhân danh Thiên Chúa. Quan trọng hơn, ngài đã mạnh dạn thúc giục những người tận hiến tránh 7 loại cám dỗ :
- Đừng bi quan, yếm thế, tuyệt vọng. Noi gương Chúa Giêsu dẫn đoàn chiên đến đồng cỏ xanh tươi và suối trong mát. Đem sáng kiến, óc sáng tạo, an ủi khi con tim bị thương.
- Đừng than van đổ lỗi cho người khác, thiếu sót của bề trên. Biến đổi trở ngại thành cơ may. Đừng biến khó khăn thành tố cáo. Than là người không muốn làm việc.
- Đừng bép xép ganh tỵ gây thương tích cho ai. Ganh tỵ là ung thư giết dần mòn cơ thể. Thay vì trợ giúp người bé nhỏ lớn lên, lại bóp cho chết.
- Đừng so sánh mình với người khác ? Dễ rơi vào hận thù kiêu căng, lười biếng.
- Đừng cứng lòng và khép kín đối với Chúa. Đừng vêng vang đòi phục vụ
- Đừng đánh mất căn tính. Bước đi phải có địa bàn và định hướng.
Sau buổi gặp gỡ này, ĐGH trở lại phi trường Cairo, về Roma. Kết thúc chuyến thăm lịch sử
Ai Cập, quốc gia lâu đời liên hệ với Thiên Chúa giáo được nhắc đến trong Thánh Kinh.
Trên máy bay trở về Roma, ĐTC trả lời một số câu hỏi liên quan đến thời sự nóng bỏng :
1.Cần có giải pháp ngoại giao để giải quyết tình hình căng thẳng leo thang giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ. Vì TT HK Donal Trump quyết định gửi tàu chiến đến khu vực Bắc Hàn thử nghiệm nguyên tử, định tấn công Nam Hàn, Nhật và HK
2. Tình hình Triều Tiên âm ỷ dài từ lâu, nay đã nóng lên rất nhiều. Biện pháp giải quyết là đối thoại, đàm phán ngoại giao. LHQ có nhiệm vụ, giữ vai trò trung gian, đã sa sút.
3. ĐGH sẵn sàng đón tiếp bất cứ nhà lãnh đạo nào. Kể cả TT Donal Trump, nếu được thông báo.
4. Một số trại tỵ nạn ở Âu Châu giống như trại ‘‘tập trung’’, vì nhốt quá đông. Ngài xác nhận ngài dùng chữ ‘‘tập trung’’, là đúng, không lỡ lời
CHUYẾN ĐI LỊCH SỬ VÀ ĐÚNG LÚC
Không sai khi nói chuyến đi 27 tiếng đồng hồ của Đức Phanxicô tại Ai Cập là biến cố lớn, đi vào lịch sử nhân loại. Báo chí Ai Cập cho chạy hàng chữ lớn, kết thúc chuyến đi này : Pope Francis in Egypt A voice of reason (ĐGH Phanxico, một tiếng nói của lý trí)
Sáu năm trước, 2011.
Ngày mồng 1 tháng Giêng 2011, một quả bom nổ trong nhà thờ ở Alexandra, 23 chết. Đức Benedicto XVI, trong đọc kinh trưa 2.1, nói : Tôi buồn hay tin vụ tấn công nghiêm trọng chống lại cộng đồng Kitô giáo Ai Cập ở Alexandra. Những hành động hèn nhát gieo rắc chết chóc xúc phạm đến Thiên Chúa và nhân loại. Tôi bày tỏ chia buồn với gia đình nạn nhân và nhân dân Ai Cập. Tôi cầu nguyện xin Chúa ban ơn lành cho những người đau khổ này.
Một tuần sau, 10.1, ĐGH Benedicto XVI nói với ngoại giao đoàn : Người Kitô hữu phải được sống an ninh, tiếp tục đóng góp xây dựng xã hội. Họ là công dân, đáng được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi. Ngay sau đó, đại sứ Ai Cập cạnh Tòa Thánh được triệu hồi về nước.
Sáu năm sau, 2017. Cuối 2016, mới đây, 11.12. 2016, bom nổ tự sát tại nhà thờ thánh Marcô, 26 chết, 46 bị thương. Lễ Lá đẫm máu, 9.4.2017, tại Tanta, Alexandra, bom nổ nhắm vào người Công Giáo Ai Cập, 45 chết và 125 bị thương. Lần này, đến Ai Cập, Đức Phanxicô nói như Đức Benedicto XVI từng nói : Tôi nghĩ đến nạn nhân, gia đình và dân chúng, trong vụ tấn công vừa qua. Tôi xin gửi lời chia buồn và cầu nguyện tận đáy lòng, xin Chúa ban cho họ mau lành các vết thương. Lần này, người ta không rút đại sứ về, đứng dậy vỗ tay. ĐGH ôm hôn ông Ahmad al-Tayeb, viện trưởng đại học Al-Azhar và gọi ông ‘người anh em tôi’’
Những gì đã thay đổi
Bối cảnh chính trị thay đổi. Năm 2011, chính phủ Hosni Mubarak bị lôi cuốn, đứng sau bọn khủng bố. Sau một tháng bị lật đổ. Lần này, 2017, chính phủ Abdel Fattah al-Sisi cứng rắn, mạnh mẽ chống khủng bố và cực đoan tôn giáo. Tiếp đón ĐGH, TT Siri được hậu thuẫn của ĐGH. Chương trình chống khủng bố của chính phủ được toàn dân ủng hộ, công nhận, hợp pháp. ĐGH đã được lòng dân, có đặc sủng, dù việc nhỏ, như trong các diễn văn, hay nói bằng tiếng Ả rập : Misr Um al-dunya (Ai Cập là mẹ thế giới) và ‘‘As-salamu Alaykum’’ (Chúc qúi vị bình an). Người Ai Cập nghe như dấu chỉ kính trọng. Kết thúc chuyến đi này, báo chí Ai Cập cho chạy hàng chữ lớn,: Pope Francis in Egypt A voice of reason (ĐGH Phanxico, một tiếng nói của lý trí)
Tại đại học Al Azhar, dự hội nghị hòa bình, ĐGH nói : Chúng ta : vạch trần bạo lực dưới mặt nạ thánh thiêng. Tố cáo những vi phạm nhân phẩm và nhân quyền. Vạch trần những nỗ lực nhằm biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo và lên án những nỗ lực đó nhắm bài bác Thiên Chúa, của hòa bình. Hòa bình thánh khiết, không bạo lực nào có thể biện minh nhân danh Thiên Chúa. Vì xúc phạm đến Ngài. Các lãnh đạo Hồi Giáo vỗ tay, đón nhận như chính nghĩa. Gió thực sự đã đổi chiều.
Ba thành công trong chuyến đi Ai Cập
Theo Gerard O’Conneil, Associated Press đánh gía có ba thành công tượng trưng trong chuyến đi tế nhị Ai Cập, của Đức Phanxico qua hình ảnh :
- Về hoà bình : ĐGH trừ chối dùng thiết giáp, chỉ dùng xe thường di chuyển trong bối cảnh an ninh lo ngại đe dọa. Bước đầu chiến thắng hòa bình. Mọi người biết rằng Ngài chấp nhận nguy cơ rất lớn . Làm như vậy, khác ĐGH gửi thông điệp cho Deash (Isis) bằng cách đến thẳng chỗ vừa bị nổ : Đây là nơi hòa bình. Mở đầu, dấu hiệu mang lại hy vọng kinh tế và chính trị mà người Ai Cập đang đối phó. Trong thời gian ĐGH thăm Ai Cập, chính phủ đã áp dụng biện pháp an ninh đặc biệt : máy dò kim loại cá nhân, cảnh sát thường phục, lính vũ trang, máy bay trên không, người tham dự giới hạn…
- Quan hệ Hồi Giáo, khi đến tham dự hội thảo hội nghị hòa bình hoàn toàn Hồi Giáo, ĐGH đã ôm Đại Inam của Al Azhar. Cử chỉ, hình ảnh này gía trị bằng ngàn lời nói. Đây cũng là thông điệp gửi đất nước thăm viếng Ai Cập và thế giới : Không ai có thể dùng danh Thiên Chúa để biện minh giết người, khủng bố giết hại người khác. Cuộc đối thoại giữa hai vị rất quan trọng, như nói rằng : Hồi và Công Giáo có thể cùng làm việc và chung sống với nhau. ĐGH thường gọi người Hồi giáo là anh em của tôi. ĐGH thường quan tâm đến và yêu mến người Hồi giáo. Tháng 2.2016, sau khi thăm Hy Lạp, ĐGH đã đem một số tỵ nạn Syrie về Vatican. Vì thế họ rất qúi mến ngài.
- Tiến trình đại kết. Cuối ngày đầu tiên, ĐGH và Thượng phụ cùng cầu nguyện tại ‘‘bức tường tử đạo’’ còn đầy vết máu, 12.216, tại nhà thờ thánh Phêrô. Hình của những người tự sát còn dán trên tường này. ĐGH bước lên phía trước, chạm vào bức tường nhuốm máu, làm dấu Thánh Giá đồng thời thắp ngọn nến. Đó là cử chỉ liên đới mạnh mẽ với người đau khổ, mang lại hy vọng an ủi. Khiến người Kitô hữu Ai Cập không cô độc, còn tình bạn với giám mục Roma, gần gũi với họ. Đó là ‘đại kết bằng hành động’’
ĐGH Phanxicô đã hoàn tất viếng thăm Ai Cập trong hai ngày 28 và 29.4. 2027 . Đây là chuyến viếng thăm thứ 18 ngoài nước Ý, nước thứ 28. Các chuyến thăm trước ĐGH đã thăm 6 nước Hồi Giáo. Lúc đi, ĐTC đã trình bày trên máy bay cuộc viếng thăm này là chuyến công du ‘‘hiệp nhất và huynh đệ’’ và cũng là chuyến đi ‘‘khá bận rộn’’. Giáo Hội Ai Cập phổ biến Logo của cuộc viếng thăm : nền là sông Nil, Kim Tự Tháp và tượng nhân sư Gizeh. ĐGH cười hiện lên, dơ tay chào, chim bồ câu bay trước mặt. Bên cạnh là hình trăng lưỡi liềm và Thánh Giá. Dưới Logo ghi khẩu hiệu ‘‘Giáo Hoàng của hòa bình trong đất nước Ai Cập hòa bình’’ (Pope of Peace in Egypt of Peace). Logo mang ý nghĩa liên tôn.
Giới quan sát cho đây là chuyến đi nguy hiểm, gây nhiều chú ý nhất, nhưng được nhiều tiếng vang nhất. Chuyến viếng lần này ĐGH đã theo vết chân Thánh Phanxico Assisi, năm 1219. Mục đích muốn chấm dứt thập tự chinh, đầy lý tưởng mà Kitô hữu lo sợ Thánh Phanxicô bị giết. Hai chuyến đi có nguy hiểm như nhau. Được biết Lễ Lá vừa rồi (10g, 9.4.2017) có vụ nổ tự sát, tại nhà thờ thánh George, phụ cận Ai Cập ở Tanta và Alexandria, khiến 45 chết và 125 bị thương.
Trước khi rời Roma, 27.4, ĐTC đã đến dâng hoa viếng Đức Mẹ tại Đền Đức Bà Cả, lần thứ 46. Được biết, trước và sau chuyến đi, ĐTC đều ghé thăm Đức Mẹ. Sáng 28.4, trước khi đi, ĐGH đã gặp nhóm 9 người tỵ nạn Ai Cập.
Trong hai ngày, ĐGH tham dự 3 buổi quan trọng : Hội nghị liên tôn hòa bình, tiếp kiến Thượng Phụ Chính Thống giáo Ai Cập (= Copte) Tawadros II và gặp gỡ cộng đoàn Công Giáo.
Chuẩn bị cho chuyến đi
Chính phủ đã tổ chức an ninh rất chặt chẽ, có cảnh sát đồng phục lẫn thường phục, trực thăng trên trời. Những con đường xe ĐGH đi qua, cảnh sát đứng khoảng cách 1 mét, ngay cả trên mái nhà hay lầu cao. Sân vận động, cảnh sát dùng máy dò kim loại kiểm soát xe và người ra vào.
Trước khi đi, 24.4.2017, một thông điệp gửi cho Ai Cập, ĐGH viết : Tôi thực sự vui mừng đến như người bạn, sứ giả hòa bình, hành hương tại đất nước, cách đây 2 ngàn năm đã cho Thánh Gia tị nạn khi trốn chạy Herođe (x. Mt 2,1-16). Tôi hân hạnh viếng thăm đất nước mà Thánh Gia thăm viếng. Tôi mong ước cuộc thăm này là vòng tay ôm an ủi và khích lệ cho tất cả các tín hữu Trung Đông. Một sứ điệp thân hữu, và qúi mến đối với mọi người dân Ai Cập và trong vùng. Sứ điệp huynh đệ và hòa giải với mọi người con Abraham. Đặc biệt Hồi giáo. Trong đó Ai Cập chiếm hàng đầu. Tôi cầu mong, chuyến đi này, đóng góp giá trị cho cuộc đối thoại liên tôn Hồi giáo, và đại kết với Chính Thống Ai Cập.
Thế giới chúng ta bị bạo lực xâu xé, vào trọng tâm đất nước quí vị. Đang cần hòa bình, tình thương và lòng thương xót. Cần người kiến tạo hòa bình và tự do giải thoát, cần người can
đảm biết học hỏi từ quá khứ, xây dựng, không khép kín. Cần người bắc cầu hòa bình, đối thoại công lý và nhân đạo (Radio Vatican, 25.4.2017)
Chuyến đi quá sức nguy hiểm
Ai Cập có 85. 300. 000 dân, 90 % Hồi giáo Sunni, 9% Chính Thống, Công Giáo được 272. 000. Ai Cập là quốc gia nguy hiểm hàng đầu cho Kitô hữu hơn Iraq và Syrie. Chỉ trong tháng 2.2017, Kitô hữu ở Sinai, đã bồng bế chạy giặc Hồi Giáo, sau khi họ giết 7 Kitô hữu bằng súng, thiêu sống hay dao các em nhỏ, kèm theo những lời đe dọa. Từ Lễ ĐM Lên Trời 15.8.2013, trong một ngày, 36 nhà thờ trong thủ đô Cairo bị đốt phá, các đồn cảnh sát bị giết không còn ai. Các dinh thự chính phủ bị đốt phá, cảnh sát và viên chức được lệnh bắn trả để tự vệ. Ngày 18.4.2017, Is đã tấn công tu viện thánh Catherine ở núi Sinai, 1 cảnh sát chết, 4 đàn ông bị thương, gia tăng áp lực lên chuyến công du của ĐGH.
Vì vậy, Ai Cập trong mấy năm qua ảnh hưởng nhiều tới du lịch, các chuyến bay ngưng trệ. Chính phủ mong chuyến viếng thăm này cải thiện khuôn mặt suy giảm trầm trọng này.
Giáo Hội Công Giáo Ai Cập (Coptic = Ai Cập) nhỏ bé bên gần 10 triệu Chính Thống Giáo. Đứng đầu Chính Thống Copic (Ai Cập) gọi là giáo hoàng (pope). Còn đứng đầu các Chính Thống khác gọi là Thượng Phụ. Theo truyền thuyết, Thánh Marco đi rao giảng Tin Mừng, ở Alexandria, dọc đường dép đứt quai, vào nhà Ananias, người thợ giầy sửa cho. Chẳng may Ananias đứt tay. Ananias kêu ‘‘Ôi thần Duy Nhất ơi’’. Thánh Marco chữa lành và giải thích Thần Duy Nhất là ai. Ananias mời về nhà. Cả nhà chịu phép Rửa. Sau nhiều người cùng theo. Nhà Ananias là trở thành địa điểm truyền giáo, gặp gỡ các tín hữu. Năm 62, thánh Marco đi truyền giáo tại Pentapolis, Thánh Marco truyền chức giám mục cho Ananias. Sau khi Thánh Phêrô và Phaolo tử đạo, Thánh Marco đã tuyền chức thêm 3 linh mục và 7 phó tế, phụ giúp Ananias. Năm 68, đang khi Thánh Marco cầu nguyện, bị người thờ ngẫu tượng bắt giam, hành hạ tới chết. Ngài được coi là giáo hoàng đầu tiên, Đức Tawadros là giáo hoàng 118. (Vietcatholic.net/ News, 27.4.2017)
Ngày đầu, 28.4.2017, 14g, ĐTC tới phi trường quốc tế Cairo. Sau nghi thức đón tiếp ngoại giao, do thủ tướng chính phủ. ĐTC đã được TT Abbel-Fattah El Sssi, đón tiếp trọng thể tại dinh Heliopolis. Trên đường đi, bằng xe Golf, không sợ nguy hiểm, ĐTC còn quay cửa xe chào thăm dân chúng chào đón hai bên đường. Bích chương ‘‘Đức Giáo Hoàng của hoà bình’’ được căng, cầm tay đầy đường phố, đông người. Cờ Ai Cập, Vatican luôn luôn vẫy chào vị khách quí. Được biết, trước khi đi, ĐGH đã từ chối ngồi xe thiết giáp trong di chuyển.
Tại dinh Tổng Thống, ĐTC bày tỏ cám ơn các cấp chính và giáo quyền. ĐGH đề cao Ai Cập là vùng đất giao ước. Trung tâm của ‘10 điều răn’’, chớ giết người (Ex 20, 13). Về hòa bình, ĐGH khẳng định trong thế giới mỏng manh và phức tạp ‘‘thế chiến đang diễn ra từng mảng’’. Tôn giáo thuộc về Thiên Chúa, và quốc gia thuộc mọi người. ĐTC trưng dẫn để có hòa bình : Thiên Chúa ghét ‘‘ người thích bạo lực’’ (Tv 11, 5). ‘‘ Phúc cho ai kiến tạo hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa’’ (Mt 5, 9). Hiến pháp Ai Cập, năm 2014, điều 5 ghi : Mọi người có thể tin và sống hòa bình với người khác, chia sẻ giá trị căn bản con người, tôn trọng tự do và đức tin. ĐTC phân định ‘‘người dân có quyền tự do tôn giáo và ngôn luận’’ (Tuyên ngôn QT Nhân Quyền và được ghi trong Hiến Pháp Ai Cập, năm 2014, ch. 3)
I. THAM DƯ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ HÒA BÌNH,
Lúc 4g chiều, 28.4.2017. ĐTC đến tham dự hội nghị Quốc Tế Hòa Bình, tại Đại học Al Azhar. Tiếng Ai Cập là Huy hoàng và Sáng ngời. Xây năm 969, có 300 ngàn sinh viên. Viện trưởng là đại Imam Ahmed el-Tayyeb, 71 tuổi, tiến sỹ Triết, Sorbonne. Hội nghị đón tiếp 300 thành viên lãnh đạo và giáo sư Hồi giáo khắp nơi.
Diễn văn chào mừng, viện trưởng đại Imam Ahmed el-Tayyeb, nói đến thảm trạng do chiến tranh : sinh mạng bị chết, buôn bán vũ khí, tàn phá thiên nhiên. Tạo nên căng thẳng, nổi dậy, xung đột, phe phái. Đại Imam đề cao xây dựng hòa bình. Bằng luân lý, tình huynh đệ, bác ái thông cảm của con cái Allah.
ĐTC, trong diễn văn, đề cao tầm quan trọng của đối thoại liên tôn mưu cầu hòa bình. Ba đường hướng căn bản cho hòa bình : đối thoại là căn bản bảo vệ căn tính, can đảm đón nhận người khác và ý hướng chân thành.
Chiều, ĐTC gặp chính giới và tôn giáo. Diễn văn, ĐTC khuyến khích và dựa vào thiên tài Ai Cập để vun sới hòa bình. Ngài cho rằng, Ai Cập có nhiệm vụ đặc thù là tăng cường và củng cố hòa bình ngay trên lãnh thổ mình, và Ai Cập có thêm nhiệm vụ không ai thiếu ăn, tự do và công bằng xã hội.
Theo Ngài, hành vi bạo lực chỉ gây đau khổ, bất công. Nhiều người thanh thiếu niên, cảnh sát, Kitô hữu, đã hiến mạng sống để bảo vệ Ai Cập và mọi ‘‘nạn nhân vô danh của nhiều hình thức cực đoan khủng bố’’. Mở đầu, ĐTC nói tiếng Ả Rập ‘Misr Um al-dunya (Ai Cập là mẹ thế giới) với lời chúc kết thúc ‘‘As-salamu Alaykum’’ (Chúc qúi vị bình an)
II. THĂM TÒA THƯỢNG PHỤ CHÍNH THỐNG AI CẬP (COPTIC)
Chiều 28.4, 6 giờ, ĐTC gặp, tiếp kiến riêng Thượng phụ Cope Chính Thống Tawardros II, 65 tuổi, giám mục từ 1997, tại tòa Thượng Phụ Chính Thống Copte, trong khu cổ có nhà thờ Thánh Marco, tỏ tình liên đới với Giáo Hội chịu nhiều đau khổ.
Diễn văn ĐGH nhắc lại : tuyên bố chung giữa ĐGH Phaolo VI và Đức Thượng phụ Shenauda III, 10.5.1973, lần gặp gỡ giữa ngài với Đức Thượng Phụ ở Roma, 10.5.2013, và lần gặp gỡ hôm nay : Chúng ta đều thuộc về Thiên Chúa để ‘‘tất cả nên một…để thế giới có thể tin’’ (Ga 17, 21). Chúng ta không thể viện cớ dẫn giải vì truyền thống mà xa cách lẫn nhau. Không nên để mất thời gian cho sự hiệp thông (diễn văn gặp giữa Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, 25.2. 2000). Do đó, cần có đại kết hiệp thông liên hệ sống động bắt nguồn từ đức tin mà chúng ta tuyên xưng. Tóm lại : ‘‘một Chúa, đức tin, phép Rửa duy nhất (Eph 4,5)
Trong cuộc hành trình này Chúa khuyên chúng ta kiên trì. Chúng ta không cô đơn mà đồng hành trở thành sống động của ‘‘Giêrusalem trên trời’’ (Gl 4, 26)
Lịch sử đầy ấn tượng về thánh thiên của mảnh đất được nổi bật nhờ hy sinh của các vị Tử Đạo. Nảy sinh như hồng phúc của Chúa. Nhờ đó các dấu hiệu vĩ đại đã từng xảy ra ở Ai Cập và Biển Đỏ (x. Tv 106, 21-22). Với tôn kính di sản chung này, tôi đến đây như người hành hương đến mảnh đất mà Chúa đã đến viếng thăm.
Thưa Đức Thượng Phụ, người anh em rất thân mến. Xin Chúa cho chúng ta ơn cùng nhau lên đường của hiệp thông, sứ giả hòa bình. (Vietcatholique News. 30.4.2017)
Sau cuộc thăm này, Hai vị đã ký tuyên ngôn chung, nhấn mạnh đến Bí tích rửa tội chung và quyết tâm cho đại kết hai Giáo Hội .
Sau đó, hai phái đoàn đến nhà thờ Thánh Phêrô, xa 100 mét, tham dự chung buổi cầu nguyện đại kết và tưởng niệm các vị tử đạo. ĐGH đã đặt tay trên bức tường có 20 người bị giết, vào 12.2016
III. CỬ HÀNH THÁNH LỄ VỚI CỘNG ĐOÀN Công Giáo
Trưa thứ bảy, 12g, 29.4. 2017. Tại sân vậng động quốc phòng, ngoại ô, ước lượng 25.000 gồm linh mục, tu sỹ và người Công Giáo tham dự lễ ngoài trời. Thánh lễ bằng tiếng Latin, Ý và Ai Cập. ĐTC trong bài giảng : An ủi cho đoàn chiên nhỏ bé sau vụ hàng loạt tấn công duy Hồi Giáo vào cuối năm 2016 và đầu tháng tư vừa qua. Đừng giả hình trong đức tin. Hãy có lòng thương xót với đồng bào Ai Cập. ĐTC kêu gọi các nhà lãnh đạo Hồi Giáo bỏ chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo dẫn đến bạo lực
Chiều 3g 45, cuối cùng, tại ngoại ô Maadi thăm đại chủng viện Leô Cả, nói chuyện với hàng giáo sỹ, khoảng 1.500 giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sỹ. ĐGH cho rằng, linh mục là gười tốt hơn người khác, xin các linh mục dẫn dắt đàn chiên khỏi mất tinh thần và bi quan. ĐGH xin những người hàng đầu trong GH Ai Cập giảng dạy các sinh viên bác bỏ bạo lực nhân danh Thiên Chúa. Quan trọng hơn, ngài đã mạnh dạn thúc giục những người tận hiến tránh 7 loại cám dỗ :
- Đừng bi quan, yếm thế, tuyệt vọng. Noi gương Chúa Giêsu dẫn đoàn chiên đến đồng cỏ xanh tươi và suối trong mát. Đem sáng kiến, óc sáng tạo, an ủi khi con tim bị thương.
- Đừng than van đổ lỗi cho người khác, thiếu sót của bề trên. Biến đổi trở ngại thành cơ may. Đừng biến khó khăn thành tố cáo. Than là người không muốn làm việc.
- Đừng bép xép ganh tỵ gây thương tích cho ai. Ganh tỵ là ung thư giết dần mòn cơ thể. Thay vì trợ giúp người bé nhỏ lớn lên, lại bóp cho chết.
- Đừng so sánh mình với người khác ? Dễ rơi vào hận thù kiêu căng, lười biếng.
- Đừng cứng lòng và khép kín đối với Chúa. Đừng vêng vang đòi phục vụ
- Đừng đánh mất căn tính. Bước đi phải có địa bàn và định hướng.
Sau buổi gặp gỡ này, ĐGH trở lại phi trường Cairo, về Roma. Kết thúc chuyến thăm lịch sử
Ai Cập, quốc gia lâu đời liên hệ với Thiên Chúa giáo được nhắc đến trong Thánh Kinh.
Trên máy bay trở về Roma, ĐTC trả lời một số câu hỏi liên quan đến thời sự nóng bỏng :
1.Cần có giải pháp ngoại giao để giải quyết tình hình căng thẳng leo thang giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ. Vì TT HK Donal Trump quyết định gửi tàu chiến đến khu vực Bắc Hàn thử nghiệm nguyên tử, định tấn công Nam Hàn, Nhật và HK
2. Tình hình Triều Tiên âm ỷ dài từ lâu, nay đã nóng lên rất nhiều. Biện pháp giải quyết là đối thoại, đàm phán ngoại giao. LHQ có nhiệm vụ, giữ vai trò trung gian, đã sa sút.
3. ĐGH sẵn sàng đón tiếp bất cứ nhà lãnh đạo nào. Kể cả TT Donal Trump, nếu được thông báo.
4. Một số trại tỵ nạn ở Âu Châu giống như trại ‘‘tập trung’’, vì nhốt quá đông. Ngài xác nhận ngài dùng chữ ‘‘tập trung’’, là đúng, không lỡ lời
CHUYẾN ĐI LỊCH SỬ VÀ ĐÚNG LÚC
Không sai khi nói chuyến đi 27 tiếng đồng hồ của Đức Phanxicô tại Ai Cập là biến cố lớn, đi vào lịch sử nhân loại. Báo chí Ai Cập cho chạy hàng chữ lớn, kết thúc chuyến đi này : Pope Francis in Egypt A voice of reason (ĐGH Phanxico, một tiếng nói của lý trí)
Sáu năm trước, 2011.
Ngày mồng 1 tháng Giêng 2011, một quả bom nổ trong nhà thờ ở Alexandra, 23 chết. Đức Benedicto XVI, trong đọc kinh trưa 2.1, nói : Tôi buồn hay tin vụ tấn công nghiêm trọng chống lại cộng đồng Kitô giáo Ai Cập ở Alexandra. Những hành động hèn nhát gieo rắc chết chóc xúc phạm đến Thiên Chúa và nhân loại. Tôi bày tỏ chia buồn với gia đình nạn nhân và nhân dân Ai Cập. Tôi cầu nguyện xin Chúa ban ơn lành cho những người đau khổ này.
Một tuần sau, 10.1, ĐGH Benedicto XVI nói với ngoại giao đoàn : Người Kitô hữu phải được sống an ninh, tiếp tục đóng góp xây dựng xã hội. Họ là công dân, đáng được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi. Ngay sau đó, đại sứ Ai Cập cạnh Tòa Thánh được triệu hồi về nước.
Sáu năm sau, 2017. Cuối 2016, mới đây, 11.12. 2016, bom nổ tự sát tại nhà thờ thánh Marcô, 26 chết, 46 bị thương. Lễ Lá đẫm máu, 9.4.2017, tại Tanta, Alexandra, bom nổ nhắm vào người Công Giáo Ai Cập, 45 chết và 125 bị thương. Lần này, đến Ai Cập, Đức Phanxicô nói như Đức Benedicto XVI từng nói : Tôi nghĩ đến nạn nhân, gia đình và dân chúng, trong vụ tấn công vừa qua. Tôi xin gửi lời chia buồn và cầu nguyện tận đáy lòng, xin Chúa ban cho họ mau lành các vết thương. Lần này, người ta không rút đại sứ về, đứng dậy vỗ tay. ĐGH ôm hôn ông Ahmad al-Tayeb, viện trưởng đại học Al-Azhar và gọi ông ‘người anh em tôi’’
Những gì đã thay đổi
Bối cảnh chính trị thay đổi. Năm 2011, chính phủ Hosni Mubarak bị lôi cuốn, đứng sau bọn khủng bố. Sau một tháng bị lật đổ. Lần này, 2017, chính phủ Abdel Fattah al-Sisi cứng rắn, mạnh mẽ chống khủng bố và cực đoan tôn giáo. Tiếp đón ĐGH, TT Siri được hậu thuẫn của ĐGH. Chương trình chống khủng bố của chính phủ được toàn dân ủng hộ, công nhận, hợp pháp. ĐGH đã được lòng dân, có đặc sủng, dù việc nhỏ, như trong các diễn văn, hay nói bằng tiếng Ả rập : Misr Um al-dunya (Ai Cập là mẹ thế giới) và ‘‘As-salamu Alaykum’’ (Chúc qúi vị bình an). Người Ai Cập nghe như dấu chỉ kính trọng. Kết thúc chuyến đi này, báo chí Ai Cập cho chạy hàng chữ lớn,: Pope Francis in Egypt A voice of reason (ĐGH Phanxico, một tiếng nói của lý trí)
Tại đại học Al Azhar, dự hội nghị hòa bình, ĐGH nói : Chúng ta : vạch trần bạo lực dưới mặt nạ thánh thiêng. Tố cáo những vi phạm nhân phẩm và nhân quyền. Vạch trần những nỗ lực nhằm biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo và lên án những nỗ lực đó nhắm bài bác Thiên Chúa, của hòa bình. Hòa bình thánh khiết, không bạo lực nào có thể biện minh nhân danh Thiên Chúa. Vì xúc phạm đến Ngài. Các lãnh đạo Hồi Giáo vỗ tay, đón nhận như chính nghĩa. Gió thực sự đã đổi chiều.
Ba thành công trong chuyến đi Ai Cập
Theo Gerard O’Conneil, Associated Press đánh gía có ba thành công tượng trưng trong chuyến đi tế nhị Ai Cập, của Đức Phanxico qua hình ảnh :
- Về hoà bình : ĐGH trừ chối dùng thiết giáp, chỉ dùng xe thường di chuyển trong bối cảnh an ninh lo ngại đe dọa. Bước đầu chiến thắng hòa bình. Mọi người biết rằng Ngài chấp nhận nguy cơ rất lớn . Làm như vậy, khác ĐGH gửi thông điệp cho Deash (Isis) bằng cách đến thẳng chỗ vừa bị nổ : Đây là nơi hòa bình. Mở đầu, dấu hiệu mang lại hy vọng kinh tế và chính trị mà người Ai Cập đang đối phó. Trong thời gian ĐGH thăm Ai Cập, chính phủ đã áp dụng biện pháp an ninh đặc biệt : máy dò kim loại cá nhân, cảnh sát thường phục, lính vũ trang, máy bay trên không, người tham dự giới hạn…
- Quan hệ Hồi Giáo, khi đến tham dự hội thảo hội nghị hòa bình hoàn toàn Hồi Giáo, ĐGH đã ôm Đại Inam của Al Azhar. Cử chỉ, hình ảnh này gía trị bằng ngàn lời nói. Đây cũng là thông điệp gửi đất nước thăm viếng Ai Cập và thế giới : Không ai có thể dùng danh Thiên Chúa để biện minh giết người, khủng bố giết hại người khác. Cuộc đối thoại giữa hai vị rất quan trọng, như nói rằng : Hồi và Công Giáo có thể cùng làm việc và chung sống với nhau. ĐGH thường gọi người Hồi giáo là anh em của tôi. ĐGH thường quan tâm đến và yêu mến người Hồi giáo. Tháng 2.2016, sau khi thăm Hy Lạp, ĐGH đã đem một số tỵ nạn Syrie về Vatican. Vì thế họ rất qúi mến ngài.
- Tiến trình đại kết. Cuối ngày đầu tiên, ĐGH và Thượng phụ cùng cầu nguyện tại ‘‘bức tường tử đạo’’ còn đầy vết máu, 12.216, tại nhà thờ thánh Phêrô. Hình của những người tự sát còn dán trên tường này. ĐGH bước lên phía trước, chạm vào bức tường nhuốm máu, làm dấu Thánh Giá đồng thời thắp ngọn nến. Đó là cử chỉ liên đới mạnh mẽ với người đau khổ, mang lại hy vọng an ủi. Khiến người Kitô hữu Ai Cập không cô độc, còn tình bạn với giám mục Roma, gần gũi với họ. Đó là ‘đại kết bằng hành động’’
Chương trình chính thức chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Fatima
Đặng Tự Do
18:57 11/05/2017
Lúc 2h chiều Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma.
Theo dự kiến, ngài sẽ đến sân bay quân sự Monte Real của Leiria, Bồ Đào Nha vào lúc 16:20.
Sau nghi thức đón tiếp chính thức, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc họp với tổng thống Marcelo Rebelo de Sousa của Bồ Đào Nha tại căn cứ không quân Monte Real.
Sau buổi tiếp kiến này, Đức Thánh Cha sẽ đi thăm nhà nguyện của căn cứ không quân Monte Real.
Lúc 17:15, ngài sẽ di chuyển bằng trực thăng tới sân vận động Fatima.
Sau 20 phút bay, Đức Thánh Cha sẽ đến sân vận động Fatima và di chuyển bằng xe đến ngôi đền.
Lúc 18:15, Đức Thánh Cha sẽ thăm và cầu nguyện tại nguyện đường nơi Đức Mẹ đã từng hiện ra với các trẻ mục đồng.
Lúc 21:30, Đức Thánh Cha làm phép các ngọn nến tại nhà nguyện. Sau một bài suy niệm ngắn, Đức Thánh Cha sẽ và đọc kinh Mân Côi cùng anh chị em tín hữu hành hương.
Thứ Bảy 13 tháng 5
Lúc 9h10 sáng, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với thủ tướng Bồ Đào Nha António Costa tại nhà thờ Đức Mẹ Núi Carmêlô ở Fatima.
30 phút sau đó, ngài đến đền thờ Đức Mẹ Mân Côi tại Fatima.
Lúc 10 giờ sáng, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ tuyên thánh cho Jacinta and Francisco Marto. Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ dành cho những bệnh nhân.
Lúc 12h30, ngài dùng bữa trưa với các giám mục Bồ Đào Nha tại nhà thờ Đức Mẹ Núi Carmêlô.
Lúc 14:45 chiều, lễ nghi tạm biệt sẽ diễn ra tại căn cứ không quân Monte Real.
Dự kiến, Đức Thánh Cha về đến sân bay Ciampino của Rôma lúc 19:05
Top Stories
Vietnam: Deux prêtres du diocèse de Vinh sont la cible d’une campagne de diffamation orchestrée par les autorités provinciales
Eglises d'Asie
16:26 11/05/2017
Deux prêtres du diocèse de Vinh sont aujourd’hui dans le collimateur des autorités civiles locales. Les deux prêtres, le P. Dang Huu Nam et le P. Nguyên Dinh Thuc, respectivement curés des paroisses de Phu Yên et de Song Ngoc, ont, les mois derniers, pris la tête de la résistance des fidèles catholiques dans leur protestation contre le complexe industriel Formosa, responsable d’une très grave pollution de l’environnement maritime dans la région et contre l’absence ou l’insuffisance d’indemnisation pour certaines des victimes de la catastrophe écologique.
La campagne calomniatrice lancée contre les deux curés de paroisse a été reprise sur tous les médias officiels aussi bien à la télévision, à la radio que sur les journaux contrôlés par le pouvoir. Face à cette attaque sans précédent contre leurs confrères, les membres du clergé local ne sont pas restés sans réaction. Une déclaration signée par de nombreux prêtres a pris leur défense avec vigueur.
Empêcher les activités « anti-Parti » des prêtres catholiques
Tous les médias officiels locaux ont été mis à contribution pour relayer cette campagne. Télévision, radio, journaux provinciaux ont affirmé, la semaine dernière, que le P. Nam menait des activités d’opposition visant à saboter l’Etat vietnamien. Les autorités ont aussi eu recours à d’autres moyens : sur les chemins reliant les diverses communes du district de Quynh Lu sont apparus des pancartes et des tracts portant des inscriptions injurieuses à l’égard de « Monsieur » Dang Huu Nam, curé de Phu Yên. Celui-ci est prié de mettre un terme à ses actions « anti-Parti ». Ont aussi participé à la campagne des associations affiliées au Parti communiste vietnamien, comme celle des anciens combattants. Cette dernière a organisé une réunion pour dénoncer les agissements du prêtre. Une lettre de dénonciation a été envoyée aux autorités civiles ainsi qu’à la Conférence épiscopale et au supérieur du P. Nam. La télévision locale s’est fait l’écho fidèle des débats de cette réunion.
Les griefs du gouvernement contre les deux prêtres ont été explicités dans une émission de radio officielle. « Les deux prêtres, a déclaré le speaker, ont terni l’image de Dieu au Vietnam. » Ils ont incité les fidèles à participer à des marches protestataires dans la région. Ils ont utilisé l’Eglise pour dresser un portrait calomniateur de la situation actuelle du pays. Ils ont répandu l’insécurité et la haine au nom de la défense de l’environnement. L’émission de radio leur reprochait aussi de s’être opposés à l’union du peuple tout entier aussi bien par leurs manifestations que par leur refus de s’associer au 42e anniversaire de l’unification du pays, le 30 avril dernier.
Dix-huit prêtres appartenant aux doyennés voisins ont publié, ce 8 mai, une déclaration réfutant les allégations gouvernementales contre leurs confrères. La lettre affirme que les deux prêtres, en se mettant au service des victimes de la pollution environnementale causée par le complexe sidérurgique Formosa, ont servi leur pays. Selon un des signataires de la déclaration, celle-ci a pour but d’afficher la solidarité des prêtres catholiques et de protéger la justice et la vérité, comme l’avaient fait les deux prêtres, objets de la campagne de dénigrement actuelle.
(Source: Eglises d'Asie, le 11 mai 2017)
La campagne calomniatrice lancée contre les deux curés de paroisse a été reprise sur tous les médias officiels aussi bien à la télévision, à la radio que sur les journaux contrôlés par le pouvoir. Face à cette attaque sans précédent contre leurs confrères, les membres du clergé local ne sont pas restés sans réaction. Une déclaration signée par de nombreux prêtres a pris leur défense avec vigueur.
Empêcher les activités « anti-Parti » des prêtres catholiques
Tous les médias officiels locaux ont été mis à contribution pour relayer cette campagne. Télévision, radio, journaux provinciaux ont affirmé, la semaine dernière, que le P. Nam menait des activités d’opposition visant à saboter l’Etat vietnamien. Les autorités ont aussi eu recours à d’autres moyens : sur les chemins reliant les diverses communes du district de Quynh Lu sont apparus des pancartes et des tracts portant des inscriptions injurieuses à l’égard de « Monsieur » Dang Huu Nam, curé de Phu Yên. Celui-ci est prié de mettre un terme à ses actions « anti-Parti ». Ont aussi participé à la campagne des associations affiliées au Parti communiste vietnamien, comme celle des anciens combattants. Cette dernière a organisé une réunion pour dénoncer les agissements du prêtre. Une lettre de dénonciation a été envoyée aux autorités civiles ainsi qu’à la Conférence épiscopale et au supérieur du P. Nam. La télévision locale s’est fait l’écho fidèle des débats de cette réunion.
Les griefs du gouvernement contre les deux prêtres ont été explicités dans une émission de radio officielle. « Les deux prêtres, a déclaré le speaker, ont terni l’image de Dieu au Vietnam. » Ils ont incité les fidèles à participer à des marches protestataires dans la région. Ils ont utilisé l’Eglise pour dresser un portrait calomniateur de la situation actuelle du pays. Ils ont répandu l’insécurité et la haine au nom de la défense de l’environnement. L’émission de radio leur reprochait aussi de s’être opposés à l’union du peuple tout entier aussi bien par leurs manifestations que par leur refus de s’associer au 42e anniversaire de l’unification du pays, le 30 avril dernier.
Dix-huit prêtres appartenant aux doyennés voisins ont publié, ce 8 mai, une déclaration réfutant les allégations gouvernementales contre leurs confrères. La lettre affirme que les deux prêtres, en se mettant au service des victimes de la pollution environnementale causée par le complexe sidérurgique Formosa, ont servi leur pays. Selon un des signataires de la déclaration, celle-ci a pour but d’afficher la solidarité des prêtres catholiques et de protéger la justice et la vérité, comme l’avaient fait les deux prêtres, objets de la campagne de dénigrement actuelle.
(Source: Eglises d'Asie, le 11 mai 2017)
Press Release of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media on the situation in Vinh Diocese
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
18:10 11/05/2017
Press Release: In the wake of intense, orchestrated wave of attacks against Catholic priests and parishioners in the Vinh Diocese by Vietnamese government
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
FOR IMMEDIATE RELEASE.
11th May, 2017
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, before the international community, protests and sternly condemns the waves of against Catholic priests in the Vinh Diocese by Vietnamese authorities.
Last year, a steel mill owned by the Taiwan-based Formosa Plastics Corporation discharged 12,000 cubic meters of liquid toxic waste into the sea through drainage pipes in what was the worst incident of its kind in the country. The waste killed 70 tons of fish, negatively impacting the population of Vietnam’s central provinces. About 250 km of coastline suffered serious environmental catastrophe and more than 40,000 fishermen lost their livelihood.
In an agreement signed by the Formosa Plastics Corporation and the government without any public hearings, Hanoi accepted compensation to the tune of US$ 500 millions on behalf of the victims. The money, however, has never been handed out to the victims.
As the waiting gets longer, people’s sense of injustice and resentment has grown deeper against the government, accused them of being corrupted and failed policies.
Fr. Đặng Hữu Nam and Fr. Nguyễn Đình Thục, pastors in the deanery of Thuận Nghĩa - where the Formosa environmental disaster caused greatest impacts, have been instrumental in informing and supporting the residents in collecting evidence of adverse effects the chemical waste on sea creatures, on human beings and their livelihood, and eventually in their stance against the authorities when they showed no sign of following through with their promises.
The people’s action had been resonated by voices of support from the Diocese’s Committee for Justice and Peace, the presbytery of Vinh Diocese, and countless number of people at home and overseas who signed on a petition to force Formosa Corporations to take a more active approach in solving the negative impacts on Vietnamese lives, as well as to close the toxic plant indefinitely while the area being cleaned up. Despite people’s tremendous effort, to date, Formosa Ha Tinh Steel Corporation is still allowed to exist.
On May 4, Formosa Plastic Group has just announced its plan to expand 1 billion dollars more in steel joint ventures in Vietnam. All along, the Vietnamese government keeps covering up for and protecting this company so that it can continue to dump toxic waste in the sea without any intention of cleaning up the waters.
In an attempt to silence the priests, since the beginning of this year, Vietnamese government has mobilized a large number of state-run media outlets in a campaign of false accusation against them. When these tactics failed, the authorities have employed peripheral organizations of the Communist Party including the Women movements, Youth associations, and veterans’ organizations. A veterans’ organization in Nghe An Province even went so far as to threaten Bishop Paul Nguyễn Thái Hợp of Vinh with violence demanding that the two priests be removed from their posts.
In the most extreme episode, since May 7th, 2017, a series of large meetings and protests against the priest have been held in the Quỳnh Lưu County. Students, including grade schoolchildren, have been forced to participate in protests and to shout yell slogans, condemning the priests as anti-revolutionaries, demanding that they should be arrested and some demanded them to be executed.
The scenario and its tone is a reminiscence to that of the infamous public denunciations taken placed during the land reform period (1953 – 1956) during which tens of thousands of innocent people were killed to satisfy the needs to eradicate the remainder of whom the newly installed government viewed as anti- communist.
As it usually happens in Vietnam, these protests serve as a prelude for an imminent crackdown on the priests and those who dare to back the victims of the environmental disaster. The Federation of the Vietnamese Catholics Mass Media sternly condemns and denounces before international community the inhumane conducts and the violent actions of public authorities against Fr. Đặng Hữu Nam and Fr. Nguyễn Đình Thục, and the victims of the Formosa environmental disaster; and asks the communist government of Vietnam to comply as follow:
1) Stop immediately the terroristic acts against the Catholic priests of Thuận Nghĩa.
2) Stop the persecution of the Catholic Church and other religions.
3) Solemnly abide the law promulgated by its own government and return all seized properties to the Catholic Church and other religions in Vietnam.
4) Absolutely respect Human Rights and Religious Freedom as the Charter of the United Nations affirmed.
With God as our Providence, his law as our moral compass, we would be in solidarity with, share and fully support our brothers in Christ, the victims of the Formosa environmental disaster, and the diocese of Vinh in their would be worst kind of bearings. We earnestly call for all Congresses, governments, political parties of all nations, the Human Rights organizations, the Amnesty Internationals, the International Commission on Human Rights, any organizations with special concerns for Freedom and Human Rights in Vietnam, and the World Communication Agencies to please accompany us in the struggle for Human Rights and Religious Freedom in Vietnam.
Contacts:
Rev. John Tran Cong Nghi
Director of VietCatholic News Agency
Rev. Anthony Nguyen Huu Quang
Vice Director of VietCatholic News Agency
Editor of the People of God Monthly Magazine ( in Australia )
Rev. Stephen Luu Thuong Bui
Editor of the People of God Monthly Magazine (in Europe)
Rev. Paul Van- Chi Chu
Vice Director of VietCatholic News Agency
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
FOR IMMEDIATE RELEASE.
11th May, 2017
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, before the international community, protests and sternly condemns the waves of against Catholic priests in the Vinh Diocese by Vietnamese authorities.
Last year, a steel mill owned by the Taiwan-based Formosa Plastics Corporation discharged 12,000 cubic meters of liquid toxic waste into the sea through drainage pipes in what was the worst incident of its kind in the country. The waste killed 70 tons of fish, negatively impacting the population of Vietnam’s central provinces. About 250 km of coastline suffered serious environmental catastrophe and more than 40,000 fishermen lost their livelihood.
In an agreement signed by the Formosa Plastics Corporation and the government without any public hearings, Hanoi accepted compensation to the tune of US$ 500 millions on behalf of the victims. The money, however, has never been handed out to the victims.
As the waiting gets longer, people’s sense of injustice and resentment has grown deeper against the government, accused them of being corrupted and failed policies.
Fr. Đặng Hữu Nam and Fr. Nguyễn Đình Thục, pastors in the deanery of Thuận Nghĩa - where the Formosa environmental disaster caused greatest impacts, have been instrumental in informing and supporting the residents in collecting evidence of adverse effects the chemical waste on sea creatures, on human beings and their livelihood, and eventually in their stance against the authorities when they showed no sign of following through with their promises.
The people’s action had been resonated by voices of support from the Diocese’s Committee for Justice and Peace, the presbytery of Vinh Diocese, and countless number of people at home and overseas who signed on a petition to force Formosa Corporations to take a more active approach in solving the negative impacts on Vietnamese lives, as well as to close the toxic plant indefinitely while the area being cleaned up. Despite people’s tremendous effort, to date, Formosa Ha Tinh Steel Corporation is still allowed to exist.
On May 4, Formosa Plastic Group has just announced its plan to expand 1 billion dollars more in steel joint ventures in Vietnam. All along, the Vietnamese government keeps covering up for and protecting this company so that it can continue to dump toxic waste in the sea without any intention of cleaning up the waters.
In an attempt to silence the priests, since the beginning of this year, Vietnamese government has mobilized a large number of state-run media outlets in a campaign of false accusation against them. When these tactics failed, the authorities have employed peripheral organizations of the Communist Party including the Women movements, Youth associations, and veterans’ organizations. A veterans’ organization in Nghe An Province even went so far as to threaten Bishop Paul Nguyễn Thái Hợp of Vinh with violence demanding that the two priests be removed from their posts.
In the most extreme episode, since May 7th, 2017, a series of large meetings and protests against the priest have been held in the Quỳnh Lưu County. Students, including grade schoolchildren, have been forced to participate in protests and to shout yell slogans, condemning the priests as anti-revolutionaries, demanding that they should be arrested and some demanded them to be executed.
The scenario and its tone is a reminiscence to that of the infamous public denunciations taken placed during the land reform period (1953 – 1956) during which tens of thousands of innocent people were killed to satisfy the needs to eradicate the remainder of whom the newly installed government viewed as anti- communist.
As it usually happens in Vietnam, these protests serve as a prelude for an imminent crackdown on the priests and those who dare to back the victims of the environmental disaster. The Federation of the Vietnamese Catholics Mass Media sternly condemns and denounces before international community the inhumane conducts and the violent actions of public authorities against Fr. Đặng Hữu Nam and Fr. Nguyễn Đình Thục, and the victims of the Formosa environmental disaster; and asks the communist government of Vietnam to comply as follow:
1) Stop immediately the terroristic acts against the Catholic priests of Thuận Nghĩa.
2) Stop the persecution of the Catholic Church and other religions.
3) Solemnly abide the law promulgated by its own government and return all seized properties to the Catholic Church and other religions in Vietnam.
4) Absolutely respect Human Rights and Religious Freedom as the Charter of the United Nations affirmed.
With God as our Providence, his law as our moral compass, we would be in solidarity with, share and fully support our brothers in Christ, the victims of the Formosa environmental disaster, and the diocese of Vinh in their would be worst kind of bearings. We earnestly call for all Congresses, governments, political parties of all nations, the Human Rights organizations, the Amnesty Internationals, the International Commission on Human Rights, any organizations with special concerns for Freedom and Human Rights in Vietnam, and the World Communication Agencies to please accompany us in the struggle for Human Rights and Religious Freedom in Vietnam.
Contacts:
Rev. John Tran Cong Nghi
Director of VietCatholic News Agency
Rev. Anthony Nguyen Huu Quang
Vice Director of VietCatholic News Agency
Editor of the People of God Monthly Magazine ( in Australia )
Rev. Stephen Luu Thuong Bui
Editor of the People of God Monthly Magazine (in Europe)
Rev. Paul Van- Chi Chu
Vice Director of VietCatholic News Agency
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tạ Ơn -Tân Linh mục Jbt Đậu Tiên Dũng, OFM, GX Hoà Thuận, Bà Rịa
Lm Francis Lý văn Ca
07:43 11/05/2017
Lễ Tạ Ơn - Tân Linh Mục Gioan Baotixita Đậu Tiến Dũng, OFM
Giáo Xứ Hòa Thuận, Địa Phận Bà Rịa 25.4.2017
Phái đoàn của chúng tôi khởi hành từ Campuchia (Cambốt) qua cửa khẩu Mộc Bài hoặc Long Bình, An Giang từ đêm thứ Hai 24 tháng 4 năm 2017 và đến Giáo Xứ Hoà Thuận, địa phận Bà Rịa rạng sáng ngày 25 tháng 4 năm 2017. Trong chuyến đi suốt thâu đêm dù mệt mỏi nhưng ai cũng vui vẻ và chờ mong gặp ‘Thầy Dũng’ ngày nào qua phục vụ ‘Đất Nước-Giáo Hội Campuchia’ nay đã là ‘Linh Mục’ sau 8 năm sống và phục vụ những người Việt Nam và người Khmer trên đất nước Campuchia. Vì chúng tôi đến Giáo Xứ Hoà Thuận còn rất sớm cho nên tạm dừng chân bên quán nhỏ ven đường nhâm nhi hương vị cà phê quê hương hoặc tách trà nóng cho tỉnh người sau một đêm dài xuyên Campuchia-Việt Nam, tình cờ chúng tôi gặp mội nhóm người từ Úc cũng vừa đến nơi. Họ cũng vượt trên 5.000 cây số xuyên qua Thái Bình Dương suốt đêm để đến Việt Nam dự lễ ‘Mở Tay của Cha Mới Jbt Dũng’.
Khuôn viên nhà thờ Hoà Thuận sáng nay thật nhộn nhịp xe hơi, Honda… đã bắt đầu tiến vô khuôn viên nhà thờ do sự sắp xếp của Ban Trật Tự… Xe của phái đoàn chúng tôi từ thành phố Sài Gòn và từ Campuchia đã được ưu tiên vào đậu bên trong khuôn viên nhà xứ. Sau khi chuẩn bị chỉnh tề trang phục qua một đêm dài xuyên suốt Campuchia-Việt Nam trên đoạn đường dài… chúng tôi được Cha Mới - Jbt Tiến Dũng tiếp đón trước Nhà Xứ Hòa Thuận trước khi thánh lễ Tạ Ơn bắt đầu. Tuy có ít phút vắn vỏi vì còn phải chuẩn bị thánh lễ, nhưng đượm nghĩa tình đồng hương Việt Nam dành cho những người đồng hương Việt Nam đã đến từ Campuchia và Úc Châu...
Hòa cùng với những bài thánh ca chuẩn bị tâm hồn cho quan khách: Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Giáo Dân… Đặc biệt Ông Bà Cố và gia đình Tân Linh Mục… chúng tôi thấy Linh Mục Đoàn Đồng Tế đã xếp hàng tiến vào nhà thờ bắt đầu Thánh Lễ Tạ Ơn. Có khoảng 70 Linh Mục Đồng Tế cùng với Tân Linh Mục Jbt Đậu Tiến Dũng, OFM và 7 Tân Linh Mục đã lãnh nhận Thiên Chức Linh mục cùng ngày với Cha Mới Jbt Dũng.
Tiếng của thầy Dẫn Lễ Tạ Ơn của Tân Linh Mục Jbt Dũng thầy Dẫn Lễ (MC): Gioan Baotixita Đoàn Ngọc Viên đang vang lên từ trong nhà thờ, như mời gọi mỗi người trong chúng tôi bước vào Thánh Lễ Đầu Tiên của Tân Linh Mục như sau:
Ngày 23. 04. 2017 vừa qua, tại Tu viện Phanxicô Thủ Đức, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc đã phong chức Linh Mục cho 8 thầy phó tế, trong đó có Tân Linh mục Gioan B. Đậu Tiến Dũng, là người con yêu quý của giáo xứ Hòa Thuận chúng ta.
Tân Linh Mục sinh trưởng tại Liên Minh-Hà Tĩnh. Rồi tháng năm lớn lên tại giáo xứ Hòa Thuận, ngài được mời gọi bước theo Chúa trong ơn gọi dâng hiến Dòng Phanxicô Việt Nam.
- Ngài đã khấn lần đầu, ngày 13.09.2002
- Khấn trọng thể, ngày 15.09.2008
- Lãnh chức Phó tế, ngày 03.04.2016
Sau những năm miệt mài đèn sách và tu luyện, ngài đã được cha Bề trên Dòng gởi qua Camphuchia truyền giáo và thực thi sứ vụ tông đồ. Sau những năm tận tụy với việc tông đồ, ngài đã lãnh nhận chức Linh Mục, với khẩu hiệu: “Xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa” (Thánh Phanxicô Assisi)
Hôm nay, Tân Linh Mục Gioan Baotixita Dũng lại trở về nơi mảnh đất thân thương Hòa Thuận, với những con người Hòa Thuận đầy tràn tình cảm, như để nói lên hai tiếng “Cám Ơn”. Cám ơn, vì chính từ nơi đây, cha đã được gọi và sai đi. Từ nơi đây, cha đã được vun trồng và nuôi dưỡng ơn gọi của mình nhờ biết bao hy sinh và lời cầu nguyện của mọi người.
Đặc biệt, trong ngày lễ tạ ơn của Tân Linh Mục hôm nay, cộng đoàn chúng ta cùng dâng thánh lễ:
- Để cầu nguyện cho các Linh Mục hiện diện nơi đây, cho các Linh Mục trên toàn thế giới, để các ngài luôn tin tưởng vào ơn Chúa Thánh Thần đã lãnh nhận trong ngày thụ phong, mà can đảm thi hành sứ mạng Chúa Kitô đã giao phó, dù gặp bao khó khăn thử thách.
- Chúng ta cũng cầu xin Thiên Chúa ban nhiều ơn thiên triệu Linh Mục cho Hội Thánh toàn cầu, để những người trẻ hôm nay biết quảng đại đáp lại lời kêu gọi của Chúa, và vừa can đảm vừa kiên trì vượt qua những trở ngại mà đi đến cùng, hầu cho các cộng đoàn Kitô hữu tiếp tục có người phục vụ và mọi người được nghe loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô.
- Cách riêng, chúng ta cùng cầu nguyện với Tân Linh Mục Gioan Baotixita, để dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ, tri ân, vì biết bao hồng ân mà ngài đã lãnh nhận. Chúng ta cũng xin Chúa tiếp tục ban muôn ơn lành hồn xác cho ngài, để ngài chu toàn sứ mạng Thầy Dạy, Tư Tế và Mục Tử…
Từ trên cung thánh nhìn xuống, chúng tôi thấy Ông Bà Cố ngồi ở hai ghế danh dự được dành riêng trong thánh lễ Mở Tay của người con và gia đình Anh Chị Em của Tân Linh Mục ngồi trong những hàng ghế dành riêng…và nhà thờ Hòa Thuận hôm nay đầy ấp người…
Bài chia sẻ của Linh mục Anselmo Nguyễn Hải Minh, Cố Vấn Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam, đã giúp cho Cha Mới Jbt Tiến Dũng, Quý Tân Linh Mục cùng chịu chức với Cha Dũng, Anh Em Linh Mục và ngay cả giáo dân cũng suy tư về Thiên Chức Linh Mục mà các Linh mục đã lãnh nhận và được ‘Sai Đi’ cho dù bất cứ nơi đâu như sau:
Hôm nay cộng đoàn phụng vụ chúng ta cùng với cha mẹ bà con, bạn bè thân hữu của Tân Linh Mục Gioan Baotixita Đậu Tiến Dũng tại giáo xứ Hòa Thuận hân hoan tạ ơn Chúa vì người con yêu dấu của giáo xứ đã được Chúa chọn lên hàng linh mục.
“Là Linh Mục, con loan tin tình yêu,
nhưng sao chim trời có tổ cáo có hang,
còn tình yêu không nơi tựa đầu
là Linh Mục con biết làm chi, biết nói gì,
vì chỉ là thân tôi tớ, vì chỉ là bình sành hay vỡ…”
Bài hát của linh mục nhạc sĩ Nguyễn Xuân Hòa (giáo phận Đà Lạt) vang vọng lên trong tôi khi tôi đọc Tin Mừng của ngày lễ tạ ơn hôm nay.
Tin Mừng thuật lại chuyện ba người muốn theo Chúa. Chúng ta chẳng biết họ là ai, cũng chẳng rõ cuối cùng họ có theo Chúa hay không. Nhưng có lẽ điều để lại ấn tượng trong chúng ta là những đòi hỏi của Đức Giêsu
Người thứ nhất hăng hái xin theo Ngài đi bất cứ nơi đâu. Ðức Giêsu không giấu anh hoàn cảnh bấp bênh của mình. Chấp nhận theo Ngài là chịu bỏ mọi an toàn, ổn định, là sống thân phận lữ hành khách lạ trên mặt đất.
Người thứ hai chấp nhận theo Chúa với điều kiện cho anh về chôn cất người cha mới qua đời trước đã. Nhưng Đức Giêsu đòi hỏi anh phải đặt ưu tiên cho việc loan báo Tin Mừng.
Người thứ ba xin về từ giã gia đình trước đã. Ðức Giêsu đòi anh dứt khoát để thẳng tiến như người cầm cày, không quay lại với những kỷ niệm quá khứ, không bị cản trở bởi những ràng buộc gia đình, để tận tâm tận lực lo cho Nước Thiên Chúa.
Chúng ta có thể hỏi: Sao Đức Giêsu đòi hỏi nhiều quá, ai có thể theo Người một cách triệt để như thế được? Nhu cầu tự nhiên của mọi người là có một cho ở, một nơi nương tựa; trong cuộc sống chung, con người có những nghĩa vụ phải chu toàn, chẳng hạn việc chôn cất thân quyến, những lễ nghi thủ tục đối với gia đình. Những đòi hỏi để trở thành môn đệ Đức Giêsu xem ra không thực tế và không thuyết phục chúng ta.
Để hiểu lời Người dạy, cần nhìn vào vào cuộc sống của Người. Đức Giêsu đã sống tất cả những gì Người đòi hỏi các môn đệ: không có chỗ ở cố định, đặt các bổn phận gia đình qua một bên, không từ giã khi ra đi. Người sống như thế không phải vì Người coi thường những điều trên, nhưng chính vì một sứ mạng quan trọng nhất: thực hiện thánh ý của Cha, loan báo Nước Trời cho nhân loại.
Ðức Giêsu không dạy ta sống vô cảm hay bất hiếu... nhưng Ngài dạy ta can đảm tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước đã. Có bao nhiêu điều đã chi phối cuộc đời ta, nhưng đâu là lựa chọn ưu tiên số một? Chúng ta cần tự hỏi lòng mình và sắp xếp lại thứ tự các ưu tiên cho đúng.
Đức Giêsu mời gọi chúng ta theo dấu chân Người trên những con đường khác nhau, theo những ơn gọi khác nhau, với những cách thức thể hiện khác nhau. Người không đòi hỏi tất cả mọi kitô hữu theo một con đường duy nhất, nghĩa là là xa gia đình, rời bỏ nhà cửa, quê hương. Tuy nhiên, Người đòi hỏi môn đệ của Người phải có cùng một mục tiêu và cùng một tính chất triệt để như Người: thực hiện ý của Chúa Cha trong mọi hoàn cảnh sống.
Nếu Ðức Giêsu gặp tôi hôm nay và mời tôi theo Ngài, tôi có xin phép Ngài để làm cái gì đó trước đã không?
Với Tân Linh Mục Gioan Baotixita, anh đã cố gắng đáp trả triệt để lời mời gọi của Đức Giêsu khi anh dám vượt qua những thử thách để từng ngày từng ngày bước theo Đức Giêsu trong thân phận một người lữ hành khách lạ, để cho Thiên Chúa hướng dẫn từng bước trong hành trình cuộc đời.
Anh Dũng thân mến,
Anh đã được Thiên Chúa tuyển chọn và cất nhắc làm Linh Mục cho Dân Chúa. Hai sứ vụ mà giờ đây anh sẽ thực hiện trong suốt cuộc đời Linh Mục để Đức Kitô luôn hiện diện ở với con người, đó là “Cử hành” và “Đồng hành”.
Với tư cách một Alter Christus, anh đặt để tất cả mọi tâm tình, mọi lời nguyện cầu, mọi ưu tư cũng như tất cả gánh nặng của Dân Chúa lên chén thánh để dâng lên Thiên Chúa mỗi ngày và cử hành hy lễ cứu độ của Đức Giêsu mỗi khi đọc “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, để Đức Giêsu được tiếp tục hiện diện giữa nhân loại cho đến ngày tận thế. Anh sẽ phải trở thành điều mà mình nhận trong bí tích Thánh Thể: là trở nên Bánh cho anh em, Bánh được tất cả những kẻ đang đói lấy ăn, để rồi anh sẽ bị mọi người - tín hữu cũng như không tín hữu - nghiền nát anh ra để biến anh thành sự sống.
Anh sẽ luôn là người lữ khách luôn trên đường, hướng dẫn và đồng hành cùng với anh chị em mình, chia sẻ mọi nỗi khổ đau, mọi tâm tư, mọi gánh nặng tội lỗi của họ và đưa dẫn họ đến gặp Đức Giêsu. Mai này anh còn phải lắng nghe bao nhiêu lở loét trong tâm hồn con người đổ lên anh trong tòa cáo giải, để rồi như Chúa Kitô, anh phải câm lặng mang lấy thương tích của dân Chúa trong mọi ngõ ngách của tâm tư mình.
Có người ví von đời Linh Mục là nút buộc hai mối dây, là chiếc cầu nối liền hai bờ bến xa cách, bởi vì linh mục nối liền đất với trời, là trung gian giữa nhân loại và Đấng Tối Cao. Vì vậy, một bên Linh Mục phải nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa, còn một bên Linh Mục phải nắm chặt lấy bàn tay con người. Nếu Linh Mục rời bỏ một trong hai bàn tay, không nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa hay không nắm chặt lấy bàn tay con người, lúc bấy giờ Linh Mục sẽ không chu toàn chức vụ của mình.
Tội lớn nhất của Linh Mục không phải là đã trót vấp phạm, sa ngã, bởi vì Thiên Chúa không chọn các thiên thần, nhưng đã chọn những con người tầm thường và yếu đuối làm linh mục của Ngài. Tội lớn nhất của Linh Mục, đó là đã rời bỏ một trong hai bàn tay ấy. Hoặc là đã quay lưng lại Thiên Chúa, hoặc là đã thờ ơ lạnh nhạt với anh em đồng loại. Lúc bấy giờ, Linh Mục chỉ còn là một nhịp cầu đã gẫy, một nút giây đã đứt hay một người lính đã đào ngũ. Trong chiến tranh, mục tiêu kẻ thù thường nhắm tới trước hết để triệt hạ, để phá hủy, chính là những cây cầu.
Anh đã được "sai đến” với những người nghèo khó, những anh chị em thiểu số. Anh ra đi nối gót các bậc cha anh để tiếp tục công việc của những vị thừa sai trên những cánh đồng truyền giáo mênh mông. Có lẽ anh có kinh nghiệm khó khăn để học ngôn ngữ của anh chị em mình. Nhưng anh có một ngôn ngữ dễ hiểu, ngôn ngữ của tình yêu, khi anh yêu thương anh em dân tộc nghèo hèn như anh yêu thương Chúa Kitô.
Đức Hồng Y Martini có lý khi ngài nói: “Làm Linh mục là một kiểu yêu thương đặc biệt, anh em có thể làm việc đó lâu dài nếu anh em gắn bó với nguồn mạch tình yêu và dám yêu thương”.
Chúng ta cùng cầu chúc cho Tân Linh Mục mãi mãi nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa và bàn tay con người để sống cuộc đời “Loan Tin Tình Yêu”…
Đặc biệt trong Thánh Lễ Tạ Ơn, có đoàn múa Phụng Vụ, do các em Việt Nam từ Campuchia sang… gia đình các em sinh sống tại đất nước Campuchia và qua nhiều năm thân quen và phục vụ những cộng đoàn Cha Dũng rất gần gũi với cộng đoàn xứ đạo của cha mẹ các em. Đây là dịp rất đặc biệt và hiếm hoi mà Phụ Huynh của các em đã cho phép các em sang Việt Nam để dâng lên Thiên Chúa một Thánh Vũ Tạ Ơn - Múa Chúc Phúc - mang sắc thái đặc thù của dân tộc Khmer. Tân Linh Mục đã có một thời gian dài đến truyền giáo và hoạt động tông đồ tại đất nước Campuchia. Hôm nay, trong tâm tình cùng tạ ơn Chúa với tân chức, quý khách đến từ đất nước Campuchia cũng hiện diện và cầu nguyện cho tân chức trong thánh lễ nầy với ý nghĩa Tạ Ơn Thiên Chúa và cầu chúc bình an cho mọi người.
Sau Thánh Lễ Tạ Ơn và Tiệc Mừng Tân Linh Mục Jbt Dũng… cuộc hành trình Emmaus của chúng tôi lại tiếp tục…. người về lại Phnom Penh, Saang, Bình Di, Tusang, Kohtiêu... ở Campuchia, kẻ về Perth, Úc Châu tiếp tục cuộc hành trình Emmaus của mình…. Cha Jbt Đậu Tiến Dũng, đang trên đường Emmaus từ Nam ra Bắc, vết chân người ‘Lữ Hành Phanxicô (OFM)’ đang bước lần về nơi xóm đạo, quê hương của gia đình dòng tộc dâng lên Thiên Chúa Ca Khúc Tạ Ơn Linh Mục trong những hy lễ Đầu Tay Linh Mục…
Rồi, ngày mai đây, Cha Mới sẽ quay về nơi chốn ‘Không Phải Cha Chọn Lựa mà là Bề Trên Chọn Cho Cha’. Viết đến đây tôi nhớ lại lời Linh Mục Giảng Thuyết đã chia sẻ ở trên: ‘Anh sẽ luôn là người lữ khách luôn trên đường, hướng dẫn và đồng hành cùng với anh chị em mình, chia sẻ mọi nỗi khổ đau, mọi tâm tư, mọi gánh nặng tội lỗi của họ và đưa dẫn họ đến gặp Đức Giêsu…’
Giữa hai ngả rẻ của sự ‘Chọn Lựa’ Phục Vụ Quê Mẹ Việt Nam’ cho Tỉnh Dòng Phanxicô hay ‘Phục Vụ Giáo Hội trên đất nước Campuchia’ cùng với những Anh Em thuộc Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam đã được ‘Sai Đi’ như ‘Thầy Dũng’ cách nay 8 năm nay là ‘Cha Dũng’ vừa đúng 2 tuần. Lời của Cha Giảng Thuyết còn văng vẳng bên tai tôi: “Anh đã được Thiên Chúa tuyển chọn và cất nhắc làm Linh Mục cho Dân Chúa. Hai sứ vụ mà giờ đây anh sẽ thực hiện trong suốt cuộc đời Linh Mục để Đức Kitô luôn hiện diện ở với con người, đó là “Cử Hành” và “Đồng Hành”.
Mến chúc Cha Mới Jbt Đậu Tiến Dũng, người Anh Em trong Thiên Chức Linh Mục khôn ngoan trong ‘Chọn Lựa’ mượn lời Linh Mục Giảng Thuyết để kết thúc bài viết về Ngày Lễ Tạ Ơn của Cha trước khi Cha bắt đầu tuần lễ thứ 3 của sứ vụ Linh Mục ‘Đồng Hành và Cử Hành’ những thánh lễ trên những nơi mà Cha đã phục vụ khi còn là Thầy Dòng Phanxicô, Thầy Sáu Phanxicô và hôm nay Cha là Linh Mục Jbt Dũng, OFM trên phần đất của Giáo Hội Campuchia: “Cha sẽ mãi mãi nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa và bàn tay con người để sống cuộc đời “Loan Tin Tình Yêu”…
Ngày Lễ Chúa Chiên Lành
Giáo Xứ Thánh Phanxicô Assisi - Maida Vale, Perth - 7.5.2017
Giáo Xứ Hòa Thuận, Địa Phận Bà Rịa 25.4.2017
Phái đoàn của chúng tôi khởi hành từ Campuchia (Cambốt) qua cửa khẩu Mộc Bài hoặc Long Bình, An Giang từ đêm thứ Hai 24 tháng 4 năm 2017 và đến Giáo Xứ Hoà Thuận, địa phận Bà Rịa rạng sáng ngày 25 tháng 4 năm 2017. Trong chuyến đi suốt thâu đêm dù mệt mỏi nhưng ai cũng vui vẻ và chờ mong gặp ‘Thầy Dũng’ ngày nào qua phục vụ ‘Đất Nước-Giáo Hội Campuchia’ nay đã là ‘Linh Mục’ sau 8 năm sống và phục vụ những người Việt Nam và người Khmer trên đất nước Campuchia. Vì chúng tôi đến Giáo Xứ Hoà Thuận còn rất sớm cho nên tạm dừng chân bên quán nhỏ ven đường nhâm nhi hương vị cà phê quê hương hoặc tách trà nóng cho tỉnh người sau một đêm dài xuyên Campuchia-Việt Nam, tình cờ chúng tôi gặp mội nhóm người từ Úc cũng vừa đến nơi. Họ cũng vượt trên 5.000 cây số xuyên qua Thái Bình Dương suốt đêm để đến Việt Nam dự lễ ‘Mở Tay của Cha Mới Jbt Dũng’.
Khuôn viên nhà thờ Hoà Thuận sáng nay thật nhộn nhịp xe hơi, Honda… đã bắt đầu tiến vô khuôn viên nhà thờ do sự sắp xếp của Ban Trật Tự… Xe của phái đoàn chúng tôi từ thành phố Sài Gòn và từ Campuchia đã được ưu tiên vào đậu bên trong khuôn viên nhà xứ. Sau khi chuẩn bị chỉnh tề trang phục qua một đêm dài xuyên suốt Campuchia-Việt Nam trên đoạn đường dài… chúng tôi được Cha Mới - Jbt Tiến Dũng tiếp đón trước Nhà Xứ Hòa Thuận trước khi thánh lễ Tạ Ơn bắt đầu. Tuy có ít phút vắn vỏi vì còn phải chuẩn bị thánh lễ, nhưng đượm nghĩa tình đồng hương Việt Nam dành cho những người đồng hương Việt Nam đã đến từ Campuchia và Úc Châu...
Hòa cùng với những bài thánh ca chuẩn bị tâm hồn cho quan khách: Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Giáo Dân… Đặc biệt Ông Bà Cố và gia đình Tân Linh Mục… chúng tôi thấy Linh Mục Đoàn Đồng Tế đã xếp hàng tiến vào nhà thờ bắt đầu Thánh Lễ Tạ Ơn. Có khoảng 70 Linh Mục Đồng Tế cùng với Tân Linh Mục Jbt Đậu Tiến Dũng, OFM và 7 Tân Linh Mục đã lãnh nhận Thiên Chức Linh mục cùng ngày với Cha Mới Jbt Dũng.
Tiếng của thầy Dẫn Lễ Tạ Ơn của Tân Linh Mục Jbt Dũng thầy Dẫn Lễ (MC): Gioan Baotixita Đoàn Ngọc Viên đang vang lên từ trong nhà thờ, như mời gọi mỗi người trong chúng tôi bước vào Thánh Lễ Đầu Tiên của Tân Linh Mục như sau:
Ngày 23. 04. 2017 vừa qua, tại Tu viện Phanxicô Thủ Đức, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc đã phong chức Linh Mục cho 8 thầy phó tế, trong đó có Tân Linh mục Gioan B. Đậu Tiến Dũng, là người con yêu quý của giáo xứ Hòa Thuận chúng ta.
Tân Linh Mục sinh trưởng tại Liên Minh-Hà Tĩnh. Rồi tháng năm lớn lên tại giáo xứ Hòa Thuận, ngài được mời gọi bước theo Chúa trong ơn gọi dâng hiến Dòng Phanxicô Việt Nam.
- Ngài đã khấn lần đầu, ngày 13.09.2002
- Khấn trọng thể, ngày 15.09.2008
- Lãnh chức Phó tế, ngày 03.04.2016
Sau những năm miệt mài đèn sách và tu luyện, ngài đã được cha Bề trên Dòng gởi qua Camphuchia truyền giáo và thực thi sứ vụ tông đồ. Sau những năm tận tụy với việc tông đồ, ngài đã lãnh nhận chức Linh Mục, với khẩu hiệu: “Xin dùng con như khí cụ bình an của Chúa” (Thánh Phanxicô Assisi)
Hôm nay, Tân Linh Mục Gioan Baotixita Dũng lại trở về nơi mảnh đất thân thương Hòa Thuận, với những con người Hòa Thuận đầy tràn tình cảm, như để nói lên hai tiếng “Cám Ơn”. Cám ơn, vì chính từ nơi đây, cha đã được gọi và sai đi. Từ nơi đây, cha đã được vun trồng và nuôi dưỡng ơn gọi của mình nhờ biết bao hy sinh và lời cầu nguyện của mọi người.
Đặc biệt, trong ngày lễ tạ ơn của Tân Linh Mục hôm nay, cộng đoàn chúng ta cùng dâng thánh lễ:
- Để cầu nguyện cho các Linh Mục hiện diện nơi đây, cho các Linh Mục trên toàn thế giới, để các ngài luôn tin tưởng vào ơn Chúa Thánh Thần đã lãnh nhận trong ngày thụ phong, mà can đảm thi hành sứ mạng Chúa Kitô đã giao phó, dù gặp bao khó khăn thử thách.
- Chúng ta cũng cầu xin Thiên Chúa ban nhiều ơn thiên triệu Linh Mục cho Hội Thánh toàn cầu, để những người trẻ hôm nay biết quảng đại đáp lại lời kêu gọi của Chúa, và vừa can đảm vừa kiên trì vượt qua những trở ngại mà đi đến cùng, hầu cho các cộng đoàn Kitô hữu tiếp tục có người phục vụ và mọi người được nghe loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô.
- Cách riêng, chúng ta cùng cầu nguyện với Tân Linh Mục Gioan Baotixita, để dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ, tri ân, vì biết bao hồng ân mà ngài đã lãnh nhận. Chúng ta cũng xin Chúa tiếp tục ban muôn ơn lành hồn xác cho ngài, để ngài chu toàn sứ mạng Thầy Dạy, Tư Tế và Mục Tử…
Từ trên cung thánh nhìn xuống, chúng tôi thấy Ông Bà Cố ngồi ở hai ghế danh dự được dành riêng trong thánh lễ Mở Tay của người con và gia đình Anh Chị Em của Tân Linh Mục ngồi trong những hàng ghế dành riêng…và nhà thờ Hòa Thuận hôm nay đầy ấp người…
Bài chia sẻ của Linh mục Anselmo Nguyễn Hải Minh, Cố Vấn Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam, đã giúp cho Cha Mới Jbt Tiến Dũng, Quý Tân Linh Mục cùng chịu chức với Cha Dũng, Anh Em Linh Mục và ngay cả giáo dân cũng suy tư về Thiên Chức Linh Mục mà các Linh mục đã lãnh nhận và được ‘Sai Đi’ cho dù bất cứ nơi đâu như sau:
Hôm nay cộng đoàn phụng vụ chúng ta cùng với cha mẹ bà con, bạn bè thân hữu của Tân Linh Mục Gioan Baotixita Đậu Tiến Dũng tại giáo xứ Hòa Thuận hân hoan tạ ơn Chúa vì người con yêu dấu của giáo xứ đã được Chúa chọn lên hàng linh mục.
“Là Linh Mục, con loan tin tình yêu,
nhưng sao chim trời có tổ cáo có hang,
còn tình yêu không nơi tựa đầu
là Linh Mục con biết làm chi, biết nói gì,
vì chỉ là thân tôi tớ, vì chỉ là bình sành hay vỡ…”
Bài hát của linh mục nhạc sĩ Nguyễn Xuân Hòa (giáo phận Đà Lạt) vang vọng lên trong tôi khi tôi đọc Tin Mừng của ngày lễ tạ ơn hôm nay.
Tin Mừng thuật lại chuyện ba người muốn theo Chúa. Chúng ta chẳng biết họ là ai, cũng chẳng rõ cuối cùng họ có theo Chúa hay không. Nhưng có lẽ điều để lại ấn tượng trong chúng ta là những đòi hỏi của Đức Giêsu
Người thứ nhất hăng hái xin theo Ngài đi bất cứ nơi đâu. Ðức Giêsu không giấu anh hoàn cảnh bấp bênh của mình. Chấp nhận theo Ngài là chịu bỏ mọi an toàn, ổn định, là sống thân phận lữ hành khách lạ trên mặt đất.
Người thứ hai chấp nhận theo Chúa với điều kiện cho anh về chôn cất người cha mới qua đời trước đã. Nhưng Đức Giêsu đòi hỏi anh phải đặt ưu tiên cho việc loan báo Tin Mừng.
Người thứ ba xin về từ giã gia đình trước đã. Ðức Giêsu đòi anh dứt khoát để thẳng tiến như người cầm cày, không quay lại với những kỷ niệm quá khứ, không bị cản trở bởi những ràng buộc gia đình, để tận tâm tận lực lo cho Nước Thiên Chúa.
Chúng ta có thể hỏi: Sao Đức Giêsu đòi hỏi nhiều quá, ai có thể theo Người một cách triệt để như thế được? Nhu cầu tự nhiên của mọi người là có một cho ở, một nơi nương tựa; trong cuộc sống chung, con người có những nghĩa vụ phải chu toàn, chẳng hạn việc chôn cất thân quyến, những lễ nghi thủ tục đối với gia đình. Những đòi hỏi để trở thành môn đệ Đức Giêsu xem ra không thực tế và không thuyết phục chúng ta.
Để hiểu lời Người dạy, cần nhìn vào vào cuộc sống của Người. Đức Giêsu đã sống tất cả những gì Người đòi hỏi các môn đệ: không có chỗ ở cố định, đặt các bổn phận gia đình qua một bên, không từ giã khi ra đi. Người sống như thế không phải vì Người coi thường những điều trên, nhưng chính vì một sứ mạng quan trọng nhất: thực hiện thánh ý của Cha, loan báo Nước Trời cho nhân loại.
Ðức Giêsu không dạy ta sống vô cảm hay bất hiếu... nhưng Ngài dạy ta can đảm tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước đã. Có bao nhiêu điều đã chi phối cuộc đời ta, nhưng đâu là lựa chọn ưu tiên số một? Chúng ta cần tự hỏi lòng mình và sắp xếp lại thứ tự các ưu tiên cho đúng.
Đức Giêsu mời gọi chúng ta theo dấu chân Người trên những con đường khác nhau, theo những ơn gọi khác nhau, với những cách thức thể hiện khác nhau. Người không đòi hỏi tất cả mọi kitô hữu theo một con đường duy nhất, nghĩa là là xa gia đình, rời bỏ nhà cửa, quê hương. Tuy nhiên, Người đòi hỏi môn đệ của Người phải có cùng một mục tiêu và cùng một tính chất triệt để như Người: thực hiện ý của Chúa Cha trong mọi hoàn cảnh sống.
Nếu Ðức Giêsu gặp tôi hôm nay và mời tôi theo Ngài, tôi có xin phép Ngài để làm cái gì đó trước đã không?
Với Tân Linh Mục Gioan Baotixita, anh đã cố gắng đáp trả triệt để lời mời gọi của Đức Giêsu khi anh dám vượt qua những thử thách để từng ngày từng ngày bước theo Đức Giêsu trong thân phận một người lữ hành khách lạ, để cho Thiên Chúa hướng dẫn từng bước trong hành trình cuộc đời.
Anh Dũng thân mến,
Anh đã được Thiên Chúa tuyển chọn và cất nhắc làm Linh Mục cho Dân Chúa. Hai sứ vụ mà giờ đây anh sẽ thực hiện trong suốt cuộc đời Linh Mục để Đức Kitô luôn hiện diện ở với con người, đó là “Cử hành” và “Đồng hành”.
Với tư cách một Alter Christus, anh đặt để tất cả mọi tâm tình, mọi lời nguyện cầu, mọi ưu tư cũng như tất cả gánh nặng của Dân Chúa lên chén thánh để dâng lên Thiên Chúa mỗi ngày và cử hành hy lễ cứu độ của Đức Giêsu mỗi khi đọc “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, để Đức Giêsu được tiếp tục hiện diện giữa nhân loại cho đến ngày tận thế. Anh sẽ phải trở thành điều mà mình nhận trong bí tích Thánh Thể: là trở nên Bánh cho anh em, Bánh được tất cả những kẻ đang đói lấy ăn, để rồi anh sẽ bị mọi người - tín hữu cũng như không tín hữu - nghiền nát anh ra để biến anh thành sự sống.
Anh sẽ luôn là người lữ khách luôn trên đường, hướng dẫn và đồng hành cùng với anh chị em mình, chia sẻ mọi nỗi khổ đau, mọi tâm tư, mọi gánh nặng tội lỗi của họ và đưa dẫn họ đến gặp Đức Giêsu. Mai này anh còn phải lắng nghe bao nhiêu lở loét trong tâm hồn con người đổ lên anh trong tòa cáo giải, để rồi như Chúa Kitô, anh phải câm lặng mang lấy thương tích của dân Chúa trong mọi ngõ ngách của tâm tư mình.
Có người ví von đời Linh Mục là nút buộc hai mối dây, là chiếc cầu nối liền hai bờ bến xa cách, bởi vì linh mục nối liền đất với trời, là trung gian giữa nhân loại và Đấng Tối Cao. Vì vậy, một bên Linh Mục phải nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa, còn một bên Linh Mục phải nắm chặt lấy bàn tay con người. Nếu Linh Mục rời bỏ một trong hai bàn tay, không nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa hay không nắm chặt lấy bàn tay con người, lúc bấy giờ Linh Mục sẽ không chu toàn chức vụ của mình.
Tội lớn nhất của Linh Mục không phải là đã trót vấp phạm, sa ngã, bởi vì Thiên Chúa không chọn các thiên thần, nhưng đã chọn những con người tầm thường và yếu đuối làm linh mục của Ngài. Tội lớn nhất của Linh Mục, đó là đã rời bỏ một trong hai bàn tay ấy. Hoặc là đã quay lưng lại Thiên Chúa, hoặc là đã thờ ơ lạnh nhạt với anh em đồng loại. Lúc bấy giờ, Linh Mục chỉ còn là một nhịp cầu đã gẫy, một nút giây đã đứt hay một người lính đã đào ngũ. Trong chiến tranh, mục tiêu kẻ thù thường nhắm tới trước hết để triệt hạ, để phá hủy, chính là những cây cầu.
Anh đã được "sai đến” với những người nghèo khó, những anh chị em thiểu số. Anh ra đi nối gót các bậc cha anh để tiếp tục công việc của những vị thừa sai trên những cánh đồng truyền giáo mênh mông. Có lẽ anh có kinh nghiệm khó khăn để học ngôn ngữ của anh chị em mình. Nhưng anh có một ngôn ngữ dễ hiểu, ngôn ngữ của tình yêu, khi anh yêu thương anh em dân tộc nghèo hèn như anh yêu thương Chúa Kitô.
Đức Hồng Y Martini có lý khi ngài nói: “Làm Linh mục là một kiểu yêu thương đặc biệt, anh em có thể làm việc đó lâu dài nếu anh em gắn bó với nguồn mạch tình yêu và dám yêu thương”.
Chúng ta cùng cầu chúc cho Tân Linh Mục mãi mãi nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa và bàn tay con người để sống cuộc đời “Loan Tin Tình Yêu”…
Đặc biệt trong Thánh Lễ Tạ Ơn, có đoàn múa Phụng Vụ, do các em Việt Nam từ Campuchia sang… gia đình các em sinh sống tại đất nước Campuchia và qua nhiều năm thân quen và phục vụ những cộng đoàn Cha Dũng rất gần gũi với cộng đoàn xứ đạo của cha mẹ các em. Đây là dịp rất đặc biệt và hiếm hoi mà Phụ Huynh của các em đã cho phép các em sang Việt Nam để dâng lên Thiên Chúa một Thánh Vũ Tạ Ơn - Múa Chúc Phúc - mang sắc thái đặc thù của dân tộc Khmer. Tân Linh Mục đã có một thời gian dài đến truyền giáo và hoạt động tông đồ tại đất nước Campuchia. Hôm nay, trong tâm tình cùng tạ ơn Chúa với tân chức, quý khách đến từ đất nước Campuchia cũng hiện diện và cầu nguyện cho tân chức trong thánh lễ nầy với ý nghĩa Tạ Ơn Thiên Chúa và cầu chúc bình an cho mọi người.
Sau Thánh Lễ Tạ Ơn và Tiệc Mừng Tân Linh Mục Jbt Dũng… cuộc hành trình Emmaus của chúng tôi lại tiếp tục…. người về lại Phnom Penh, Saang, Bình Di, Tusang, Kohtiêu... ở Campuchia, kẻ về Perth, Úc Châu tiếp tục cuộc hành trình Emmaus của mình…. Cha Jbt Đậu Tiến Dũng, đang trên đường Emmaus từ Nam ra Bắc, vết chân người ‘Lữ Hành Phanxicô (OFM)’ đang bước lần về nơi xóm đạo, quê hương của gia đình dòng tộc dâng lên Thiên Chúa Ca Khúc Tạ Ơn Linh Mục trong những hy lễ Đầu Tay Linh Mục…
Rồi, ngày mai đây, Cha Mới sẽ quay về nơi chốn ‘Không Phải Cha Chọn Lựa mà là Bề Trên Chọn Cho Cha’. Viết đến đây tôi nhớ lại lời Linh Mục Giảng Thuyết đã chia sẻ ở trên: ‘Anh sẽ luôn là người lữ khách luôn trên đường, hướng dẫn và đồng hành cùng với anh chị em mình, chia sẻ mọi nỗi khổ đau, mọi tâm tư, mọi gánh nặng tội lỗi của họ và đưa dẫn họ đến gặp Đức Giêsu…’
Giữa hai ngả rẻ của sự ‘Chọn Lựa’ Phục Vụ Quê Mẹ Việt Nam’ cho Tỉnh Dòng Phanxicô hay ‘Phục Vụ Giáo Hội trên đất nước Campuchia’ cùng với những Anh Em thuộc Tỉnh Dòng Phanxicô Việt Nam đã được ‘Sai Đi’ như ‘Thầy Dũng’ cách nay 8 năm nay là ‘Cha Dũng’ vừa đúng 2 tuần. Lời của Cha Giảng Thuyết còn văng vẳng bên tai tôi: “Anh đã được Thiên Chúa tuyển chọn và cất nhắc làm Linh Mục cho Dân Chúa. Hai sứ vụ mà giờ đây anh sẽ thực hiện trong suốt cuộc đời Linh Mục để Đức Kitô luôn hiện diện ở với con người, đó là “Cử Hành” và “Đồng Hành”.
Mến chúc Cha Mới Jbt Đậu Tiến Dũng, người Anh Em trong Thiên Chức Linh Mục khôn ngoan trong ‘Chọn Lựa’ mượn lời Linh Mục Giảng Thuyết để kết thúc bài viết về Ngày Lễ Tạ Ơn của Cha trước khi Cha bắt đầu tuần lễ thứ 3 của sứ vụ Linh Mục ‘Đồng Hành và Cử Hành’ những thánh lễ trên những nơi mà Cha đã phục vụ khi còn là Thầy Dòng Phanxicô, Thầy Sáu Phanxicô và hôm nay Cha là Linh Mục Jbt Dũng, OFM trên phần đất của Giáo Hội Campuchia: “Cha sẽ mãi mãi nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa và bàn tay con người để sống cuộc đời “Loan Tin Tình Yêu”…
Ngày Lễ Chúa Chiên Lành
Giáo Xứ Thánh Phanxicô Assisi - Maida Vale, Perth - 7.5.2017
Các tìn hữu từ Việt Nam, Hoa Kỳ , Âu Châu dự đại hội Cursillo tại Fatima
Lê Đình Thông
07:54 11/05/2017
CÁC TÍN HỮU ĐẾN TỪ VIỆT NAM, HOA KỲ, ÂU CHÂU THAM DỰ ĐẠI HỘI CURSILLO VIỆT NAM TẠI FATIMA
Dưới ánh nắng chan hòa tỏa sáng trên thánh địa Fatima, lần đầu tiên, một Đại hội Ultreya Việt Nam quy tụ 160 thành viên đến từ ba châu lục Á, Âu, Mỹ, dưới sự hướng dẫn của ba linh mục: Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Cha Cố Phêrô Nguyễn Trọng Quý và Cha Stêphanô Bùi Thượng Lưu. Đại hội diễn ra từ 04/05/2017 đến 08/05/2017, gồm ba phần : cầu nguyện, hành hương và trao đổi. 160 cursillistas hành hương về quê mẹ, đến từ Việt Nam, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Bỉ và Thụy Sĩ. Ngoài các sinh hoạt chung trong khuôn khổ Đại hội Ultreya Quốc tế lần thứ V và Văn phòng Điều hành Châu Á Thái Bình Dương, còn nhiều sinh hoạt phụng vụ và mục vụ mang sắc thái quê hương. Tất cả thành viên đeo khăn quàng xanh dương Thánh Mẫu của bầu trời Bồ Đào Nha.
Trong diễn văn chào mừng, ông Nguyễn Minh Dương, Chủ tịch Văn phòng Điều hành Phong trào Cursillo Việt Nam cho biết : ‘‘Qua 24 năm thành lập, kể từ hai khóa Cursillo năm 1993, chúng ta đã có 36 khóa với 1204 Cursillistas trải dài khắp các nước Âu Châu và các nước khác : Pháp,Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Anh, Hòa Lan, Na Uy, Đan Mạch, Ý, Hoa Kỳ, Úc, Việt Nam, Lào. Hiện nay Phong trào có 2 Giám Mục, 37 Linh Mục, 7 Phó tế vĩnh viễn và 40 nam nữ tu sĩ. Ông Nguyễn Minh Dương mời gọi Đại hội thực hiện việc ‘‘ăn năn hối cải của Mẹ Fatima, sứ mệnh Phúc âm hóa môi trường và Tình bạn trong sinh hoạt Cursillo’’.
Sáng 05/05/2017, sau khi dự Thánh lễ Việt Nam tại Nguyện đường Capelina, nơi Đức Mẹ hiện ra, đoàn hành hương đã đi đàng Thánh giá dưới cơn mưa giao mùa tầm tã. Cơn mưa nhắc nhở mệnh lệnh cải thiện đời sống. Vào chặng cuối là lúc cơn mưa nặng hạt vừa dứt. Cơn mưa sớm dẫn nhập cho hai bài thuyết trình (rollos) về mệnh lệnh Cải thiện đời sống.
Trong bài thuyết trình đầu tiên, Cursillista Đào Kim Phượng nói về ‘‘Hoán cải trong tinh thần Phúc âm’’: Ý nghĩa của hoán cải trong cuộc đời Kitô hữu với tâm tình hoán cải và nhìn lại những tội lỗi đã phạm để hướng về tương lai và ơn tha thứ của Thiên Chúa. Tiếp đó, ông Vũ Ngọc Hiện nhấn mạnh đến việc triển khai hoán cải trong phong trào Cursillo, cụ thể là nơi mỗi thành viên, qua suy niệm và hành động.
Tối đến, đoàn hành hương cùng nhau lần chuỗi mân côi, cùng nhau thực hiện mệnh lệnh thứ hai của Đức Mẹ Fatima tại Nguyện đường Capelina. Linh mục Bùi Thượng Lưu hướng dẫn bà Trần Thị Kim Chi, trong ban điều hành Phong trào tại Pháp, và một cursillista tiến lên cung thánh, đọc kinh Kính mừng bằng tiếng Việt, sau đó cộng đoàn đáp lại bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, kết thành chuỗi Mân côi toàn cầu, dâng kính Đức Mẹ ngự trên cung thánh, đầu đội triều thiên, chính giữa có gắn viên đạn mà tên hồi giáo cực đoan Mehmet Ali Ağca đã bắn ngài vào thứ tư 13/05/1981, trong buổi triều yếu chung hàng tuần, trước 120 ngàn người hành hương. Thời điểm này nhắc lại ngày 13/05/1917, Đức Mẹ hiện ra lần đầu tại Fatima.
Đền thánh Fatima là khởi điểm để đoàn hành hương đến cùng Chúa Kitô (Ad Jesum per Mariam). Ngày 06/06/2017, phái đoàn Cursillo Việt Nam kính viếng Đền thánh Kitô Vua (Santuário Nacional de Cristo Rei) tôn thờ Thánh tâm Chúa Giêsu. Chân tháp cao 133 mét nằm bên dòng sông Tage, ngự trên cao là Thánh tượng Chúa Kitô Vua 110 mét, dang cánh tay 10 mét, ban phước cho chúng sinh. Chân tháp là Nguyện đường Nữ vương Hòa bình.
Cũng trong chủ đề Mẹ Maria dẫn con cái đến với Chúa, đoàn hành hương còn đến kính viếng Thánh đường Santarém, hữu ngạn sông Tage, nơi lưu giữ thánh tích Mình Thánh Chúa rớm máu vào năm 1225 để đền tội cho nhân trần. Linh mục Stêphanô Bùi Thượng Lưu, Linh hướng Cursillo Đức Quốc, chủ nhiệm báo Dân Chúa Âu Châu, dâng Thánh lễ. Trong phần chia sẻ lời Chúa, sau khi nhắc lại sự tích Thánh thể chảy máu, ngài mời gọi các cursillistas ăn năn thống hối, siêng năng lần hạt Mân Côi, khẩn cầu Thiên Chúa ban cho thế giới được sống trong hòa bình, tâm hồn chúng sinh được bình an.
Chủ đề Ultreya lần II, diễn ra tại hội trường Santo Amaro vào chiều ngày 07/05/2017, là tình bằng hữu. Trong bài thuyết trình, ông Trần Quốc Doanh (phái đoàn Đức Quốc) nhấn mạnh : Nếu không có tình bạn, nội tâm khép kín khiến ta không thể dấn thân thực hiện công tác mà Thầy Chí Thánh mong muốn. Linh đạo này được thể hiện khi ta đến với nhau trong các sinh hoạt trong phong trào.
Kết thúc Ultreya là nhiều chia sẻ và các ca khúc. Tứ ca gồm các cirsillistas Nguyễn Vũ Thị Loan, Nguyễn Thị Thắm, Trần Thị Thanh Thúy, Lê Thị Thu Thủy đem lại niềm vui cho hội trường qua ca khúc ‘‘Chúa sống lại thật rồi’’ của Thu An, hợp ca 4 giọng, rất điêu luyện. Trong Thánh lễ bế mạc, Đức Ông Mai Đức Vinh cầu mong sau chuyến hành hương, mỗi cursillista ghi nhớ và thực thi ba mệnh lệnh của Đức Mẽ Fatima, đem lại cho cuộc sống riêng của mỗi người và chung của cộng đoàn sự sinh động theo tinh thần của phong trào Cursillo : Decolores tiếng ca của tình bác ái. Decolores nắm tay ta chào thân ái.
Fatima (Bồ Đào Nha), ngày 08/05/2017
Lê Đinh Thông
Trong diễn văn chào mừng, ông Nguyễn Minh Dương, Chủ tịch Văn phòng Điều hành Phong trào Cursillo Việt Nam cho biết : ‘‘Qua 24 năm thành lập, kể từ hai khóa Cursillo năm 1993, chúng ta đã có 36 khóa với 1204 Cursillistas trải dài khắp các nước Âu Châu và các nước khác : Pháp,Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Anh, Hòa Lan, Na Uy, Đan Mạch, Ý, Hoa Kỳ, Úc, Việt Nam, Lào. Hiện nay Phong trào có 2 Giám Mục, 37 Linh Mục, 7 Phó tế vĩnh viễn và 40 nam nữ tu sĩ. Ông Nguyễn Minh Dương mời gọi Đại hội thực hiện việc ‘‘ăn năn hối cải của Mẹ Fatima, sứ mệnh Phúc âm hóa môi trường và Tình bạn trong sinh hoạt Cursillo’’.
Sáng 05/05/2017, sau khi dự Thánh lễ Việt Nam tại Nguyện đường Capelina, nơi Đức Mẹ hiện ra, đoàn hành hương đã đi đàng Thánh giá dưới cơn mưa giao mùa tầm tã. Cơn mưa nhắc nhở mệnh lệnh cải thiện đời sống. Vào chặng cuối là lúc cơn mưa nặng hạt vừa dứt. Cơn mưa sớm dẫn nhập cho hai bài thuyết trình (rollos) về mệnh lệnh Cải thiện đời sống.
Tối đến, đoàn hành hương cùng nhau lần chuỗi mân côi, cùng nhau thực hiện mệnh lệnh thứ hai của Đức Mẹ Fatima tại Nguyện đường Capelina. Linh mục Bùi Thượng Lưu hướng dẫn bà Trần Thị Kim Chi, trong ban điều hành Phong trào tại Pháp, và một cursillista tiến lên cung thánh, đọc kinh Kính mừng bằng tiếng Việt, sau đó cộng đoàn đáp lại bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, kết thành chuỗi Mân côi toàn cầu, dâng kính Đức Mẹ ngự trên cung thánh, đầu đội triều thiên, chính giữa có gắn viên đạn mà tên hồi giáo cực đoan Mehmet Ali Ağca đã bắn ngài vào thứ tư 13/05/1981, trong buổi triều yếu chung hàng tuần, trước 120 ngàn người hành hương. Thời điểm này nhắc lại ngày 13/05/1917, Đức Mẹ hiện ra lần đầu tại Fatima.
Đền thánh Fatima là khởi điểm để đoàn hành hương đến cùng Chúa Kitô (Ad Jesum per Mariam). Ngày 06/06/2017, phái đoàn Cursillo Việt Nam kính viếng Đền thánh Kitô Vua (Santuário Nacional de Cristo Rei) tôn thờ Thánh tâm Chúa Giêsu. Chân tháp cao 133 mét nằm bên dòng sông Tage, ngự trên cao là Thánh tượng Chúa Kitô Vua 110 mét, dang cánh tay 10 mét, ban phước cho chúng sinh. Chân tháp là Nguyện đường Nữ vương Hòa bình.
Chủ đề Ultreya lần II, diễn ra tại hội trường Santo Amaro vào chiều ngày 07/05/2017, là tình bằng hữu. Trong bài thuyết trình, ông Trần Quốc Doanh (phái đoàn Đức Quốc) nhấn mạnh : Nếu không có tình bạn, nội tâm khép kín khiến ta không thể dấn thân thực hiện công tác mà Thầy Chí Thánh mong muốn. Linh đạo này được thể hiện khi ta đến với nhau trong các sinh hoạt trong phong trào.
Fatima (Bồ Đào Nha), ngày 08/05/2017
Lê Đinh Thông
Video Cộng sản Huyện Quỳnh Lưu đòi tử hình Lm Đặng Hữu Nam: Thời Cải Cách Ruộng Đất 54' tái diễn?
VN News
10:43 11/05/2017
Nghi Thức Nhập Quan Và Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Cha Augustino Nguyễn Viết Chung
Người Giồng Trôm
17:48 11/05/2017
Nghi Thức Nhập Quan Và Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Cha Augustino Nguyễn Viết Chung
Với tất cả tâm tình, tất cả lòng thương mến dành cho Cha Augusino vừa về nhà Cha, con hẻm 479 Nguyễn Kiệm vốn dĩ đã chật hẹp nay lại chật hẹp hơn bởi lượng người về dự nghi thức nhập quan Cha Augustino đông quá ! Cạnh đó, ngôi nhà Sài Gòn của Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn trong ngỏ hẹp đó lại quá nhỏ để rồi chỉ có các linh mục mới có thể hiện diện bên cạnh Cha Augustino trong những giây phút cuối cùng trước khi Cha vào nằm trong chiếc quan tài nhỏ bé.
Xem Hình
17 giờ 00, quý Cha Tu Hội Truyền Giáo, quý cha thân quen, quý nữ tu và cộng đoàn dân Chúa quây quần bên Cha để cùng với Cha chủ sự nghi thức nhập quan Cha Augustino. Giây phút lặng người bên Cha khi phải chia ly người thân nghĩa.
Sau khi Cha yên vị trong quan tài thì Thánh Lễ đồng tế cầu nguyện cho Cha.
Cha chủ tế mời cộng đoàn cùng nhìn về phận người yếu đuối và cùng xin Chúa tha thứ những yếu đuối lầm lỗi của Cha Augustino khi Cha còn sống và xin Chúa cho Cha mau hưởng Nhan Thánh Ngài.
Đặc biệt, bài chia sẻ, Cha giảng là cha đã được sống ít là cùng với Cha Augustino 4 năm trong giai đoạn đào tạo. Với chất giọng miền Nam và chân tình, Cha mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại biến cố ra đi của Cha Augustino. Đặc biệt, Cha gợi lên hình ảnh của một người như vội vã tranh thủ làm việc bác ái, yêu thương và lo cho người nghèo.
Thánh Lễ kết thúc, quý Cha chào Cha lần cuối trong ngôi nhà nhỏ bé của cộng đoàn. Sau đó, cộng đoàn cất bước tiễn biệt Cha Augustino qua Hội Trường của giáo xứ Phát Diệm.
Và rồi Hội Trường Giáo xứ Phát Diệm thật nhỏ bé và khiêm tốn để đón nhận lượng người quá đông tham dự nghi thức di quan Cha qua Hội Trường.
Sau khi quý Cha cầu nguyện thì quý dì Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn cầu nguyện cho Cha. Trong khi đó, ngoài sân nhà thờ, nhiều và nhiều đoàn chờ đến để viếng Cha.
21 giờ 00, Cha Phó và quý Cha dâng Thánh Lễ tiếp theo để cầu nguyện cho Cha Augustino. Thánh Lễ này được gợi lên từ tấm lòng của một linh mục nhỏ bé đàn em thân thương của Cha Chung muốn dành cho Cha cùng với ca đoàn Mai Tâm.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Cha đàn em thân thương ngỏ chút tâm tình với cộng đoàn. Cha nói ca đoàn Mai Tâm hôm nay trở về đây cùng với Cha để dâng lời ca tiếng hát và đặc biệt Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Augustino.
Trong bài chia sẻ, Cha giảng mời cộng đoàn cùng nhìn biến cố Cha Augustino về nhà Cha. Cha mời cộng đoàn cùng nhìn lên Cha Augutino và cầu nguyện cho chính bản thân mình (audio bài giảng https://www.mixcloud.com/giongtrom/th%C3%A1nh-l%E1%BB%85-11-th%C3%A1ng-5/).
Thánh Lễ khép lại, ca đoàn Mai Tâm cũng như cộng đoàn kính viếng Cha Augustino. Dòng người đến với Cha phải nói rằng đông và rất đông bởi đơn giản tấm lòng của mọi người dành cho một vị mục tử nặng mùi chiên, mang mùi chiên trong đời của mình.
Xin Cha Chung giờ đây gần nhan Thánh Chúa thương cầu nguyện cho chúng con là những người ở lại và nhất là cầu nguyện cho con là kẻ tội lỗi.
Với tất cả tâm tình, tất cả lòng thương mến dành cho Cha Augusino vừa về nhà Cha, con hẻm 479 Nguyễn Kiệm vốn dĩ đã chật hẹp nay lại chật hẹp hơn bởi lượng người về dự nghi thức nhập quan Cha Augustino đông quá ! Cạnh đó, ngôi nhà Sài Gòn của Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn trong ngỏ hẹp đó lại quá nhỏ để rồi chỉ có các linh mục mới có thể hiện diện bên cạnh Cha Augustino trong những giây phút cuối cùng trước khi Cha vào nằm trong chiếc quan tài nhỏ bé.
Xem Hình
17 giờ 00, quý Cha Tu Hội Truyền Giáo, quý cha thân quen, quý nữ tu và cộng đoàn dân Chúa quây quần bên Cha để cùng với Cha chủ sự nghi thức nhập quan Cha Augustino. Giây phút lặng người bên Cha khi phải chia ly người thân nghĩa.
Sau khi Cha yên vị trong quan tài thì Thánh Lễ đồng tế cầu nguyện cho Cha.
Cha chủ tế mời cộng đoàn cùng nhìn về phận người yếu đuối và cùng xin Chúa tha thứ những yếu đuối lầm lỗi của Cha Augustino khi Cha còn sống và xin Chúa cho Cha mau hưởng Nhan Thánh Ngài.
Đặc biệt, bài chia sẻ, Cha giảng là cha đã được sống ít là cùng với Cha Augustino 4 năm trong giai đoạn đào tạo. Với chất giọng miền Nam và chân tình, Cha mời gọi cộng đoàn cùng nhìn lại biến cố ra đi của Cha Augustino. Đặc biệt, Cha gợi lên hình ảnh của một người như vội vã tranh thủ làm việc bác ái, yêu thương và lo cho người nghèo.
Thánh Lễ kết thúc, quý Cha chào Cha lần cuối trong ngôi nhà nhỏ bé của cộng đoàn. Sau đó, cộng đoàn cất bước tiễn biệt Cha Augustino qua Hội Trường của giáo xứ Phát Diệm.
Và rồi Hội Trường Giáo xứ Phát Diệm thật nhỏ bé và khiêm tốn để đón nhận lượng người quá đông tham dự nghi thức di quan Cha qua Hội Trường.
Sau khi quý Cha cầu nguyện thì quý dì Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn cầu nguyện cho Cha. Trong khi đó, ngoài sân nhà thờ, nhiều và nhiều đoàn chờ đến để viếng Cha.
21 giờ 00, Cha Phó và quý Cha dâng Thánh Lễ tiếp theo để cầu nguyện cho Cha Augustino. Thánh Lễ này được gợi lên từ tấm lòng của một linh mục nhỏ bé đàn em thân thương của Cha Chung muốn dành cho Cha cùng với ca đoàn Mai Tâm.
Trước khi bước vào Thánh Lễ, Cha đàn em thân thương ngỏ chút tâm tình với cộng đoàn. Cha nói ca đoàn Mai Tâm hôm nay trở về đây cùng với Cha để dâng lời ca tiếng hát và đặc biệt Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Augustino.
Trong bài chia sẻ, Cha giảng mời cộng đoàn cùng nhìn biến cố Cha Augustino về nhà Cha. Cha mời cộng đoàn cùng nhìn lên Cha Augutino và cầu nguyện cho chính bản thân mình (audio bài giảng https://www.mixcloud.com/giongtrom/th%C3%A1nh-l%E1%BB%85-11-th%C3%A1ng-5/).
Thánh Lễ khép lại, ca đoàn Mai Tâm cũng như cộng đoàn kính viếng Cha Augustino. Dòng người đến với Cha phải nói rằng đông và rất đông bởi đơn giản tấm lòng của mọi người dành cho một vị mục tử nặng mùi chiên, mang mùi chiên trong đời của mình.
Xin Cha Chung giờ đây gần nhan Thánh Chúa thương cầu nguyện cho chúng con là những người ở lại và nhất là cầu nguyện cho con là kẻ tội lỗi.
Thông Báo
Thông báo : Đại Hội Canh Tân Đăc Sủng lần thứ 30 tại San Jose
Lm Phan Quang Cường
08:02 11/05/2017
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sữa Mẹ
Tấn Đạt
19:13 11/05/2017
Ảnh của Tấn Đạt
Giọt sữa ấy! muôn đời ngon ngọt
Mẹ đã cho, Cho ngót cuộc đời
Mẹ là người mẹ muôn nơi..
(Trích thơ của Hồng Dương)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 07/05/2017
VietCatholic Network
23:44 11/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với ĐTC.
2- ĐTC tấn phong 10 linh mục tại Vatican.
3- ĐTC tiếp Đại chủng viện miền Campana.
4- Cuộc họp của ĐTC với với Thủ tướng Aung San Suu Kyi của Myanmar dẫn đến quan hệ ngoại giao.
5- ĐTC kêu gọi hòa bình cho Phi Châu.
6- Vatican phát hành tem thư kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
7- ĐTC Phanxicô sẽ tiếp TT Donald Trump tại Vatican vào cuối tháng này.
8- Phong Trào Cursillo Việt Nam Tại Âu Châu Tham Dự Đại Hội Ultreya Thế Giới lần thứ 5 tại Fatima.
9- Một bước tiến lớn trong án phong chân phước cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận.
10- ĐTC nhận đơn từ chức của ĐC Nguyễn Văn Trâm.
11- ĐC Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Tân GM chính tòa Bà Rịa.
12- Đại Hội mừng Ngân Khánh Đức Mẹ La Vang 2017.
13- Giới thiệu Thánh Ca: Về Đây Với Mẹ.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với ĐTC.
Lúc 12 giờ trưa, từ cửa sổ của Dinh Tông Tòa, ĐTC chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng và ban phép lành cho mọi người. Trước khi đọc kinh, ĐTC quảng diễn bài Tin Mừng Chúa Nhật Chúa Chiên Lành. ĐTC nói: Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật Chúa Chiên Lành hôm nay (Ga 10:1-11), Chúa Giêsu nói với chúng ta hai hình ảnh bổ túc cho nhau. Đó là hình ảnh người mục tử và hình ảnh cửa đàn chiên.
Đàn chiên là tất cả chúng ta. Để bảo vệ đàn chiên thì có một cái cửa có người canh gác. Có nhiều hạng người đến với đàn chiên. Có người đi qua cửa mà vào đàn chiên. Đó là người mục tử. Có kẻ không vào bằng cửa, mà lại đi theo lối khác. Đó là kẻ lạ, là kẻ không yêu mến đàn chiên, nhưng đến vì trục lợi. Chúa Giêsu nói rằng, Chúa chính là mục tử, là người thân thiết với đàn chiên, là người gọi tên từng con chiên và chiên nhận ra tiếng của Người.
Hình ảnh thứ hai là cửa đàn chiên. Chúa Giêsu nói Người chính là cái cửa. Chúa nói: Ta là cửa và ai qua cửa mà vào, thì được cứu rỗi, tìm được sự sống và sống dồi dào. Chúa Kitô là Mục Tử Nhân Lành, là cánh cửa cứu rỗi cho nhân loại, vì Người đã hiến dâng mạng sống mình vì đoàn chiên… Người là vị lãnh đạo mà bạn có thể tin tưởng, giống như những con chiên có thể nhận ra tiếng nói của mục tử, vì con chiên biết rằng, người mục tử sẽ dẫn dắt chiên đến đồng cỏ xanh tươi. Thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dễ nhận ra tiếng nói của người mục tử… vì chúng ta luôn bị chia trí và phân tâm bởi biết bao tiếng nói khác nhau. Hôm nay chúng ta được mời gọi tách mình khỏi những thứ khôn ngoan giả dối của thế gian, để bước theo Chúa Giêsu, Đấng Phục Sinh, Đấng duy nhất hướng dẫn và trao tặng ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta.
Nhân Ngày quốc tế cầu nguyện cho Ơn gọi, đặc biệt là Ơn gọi linh mục, ĐTC cũng kêu gọi mọi người cầu xin Chúa ban cho chúng ta những mục tử nhân lành. Ngài cũng xin Mẹ Maria chuyển cầu cho chúng ta và cùng đồng hành với 10 tân linh mục vừa chịu chức sáng hôm nay. Xin Mẹ Maria nâng đỡ để các cha mới luôn sẵn sàng và quảng đại đi theo tiếng Chúa gọi mời.
Sau khi ban phép lành, ĐTC ngỏ lời chào thăm các tín hữu và du khách hành hương. Cha chào thăm tất cả anh chị em ở Roma và đến từ khắp nơi trên thế giới. Ngày mai chúng ta cầu nguyện với Đức Mẹ Mân Côi của Pompeii. Trong tháng này, chúng ta cầu nguyện với kinh Mân Côi, cách đặc biệt là cầu nguyện cho hòa bình. Hãy nhớ rằng, chúng ta đọc kinh Mân Côi cầu nguyện cho hòa bình, như lời mời gọi của Đức Mẹ Fatima. Sắp tới Cha sẽ đến viếng thăm Fatima nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại đây.
Chúc anh chị em một ngày tốt lành và đừng quên cầu nguyện cho Cha.
- ĐTC tấn phong 10 linh mục tại Vatican.
ĐTC đã tấn phong 10 tân linh mục vào sáng Chúa Nhật thứ tư của Lễ Phục sinh, còn được gọi là "Chúa Nhật Chúa Chiên Lành". Chúa Nhật này cũng là ngày cầu nguyện cho ơn gọi. Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC đề cập đến 3 điểm rất quan trọng liên quan đến chức năng Linh Mục.
Trước hết, ĐTC nhắc nhở rằng, chức năng Linh mục không phải là một "sự nghiệp" theo nghĩa thông thường và không nên được coi như một con đường tiến thân trong Giáo Hội. "Những người này đã được Chúa Giêsu lựa chọn không phải để làm theo đường lối riêng của họ, nhưng để làm linh mục." Tiếp đến, ĐTC nói: "Đừng đưa ra các bài thuyết giảng với những ý tưởng quá cao siêu hay phức tạp". Ngài nói, "Hãy đơn giản như Chúa đã nói, và Ngài đã chiếm được trái tim chúng ta."
ĐTC nói thêm, "Một vị linh mục học nhiều thần học và đã đạt được một hoặc hai hay ba văn bằng cao hơn, nhưng nếu không học cách mang Thánh giá Chúa Kitô, thì là vô ích: Người đó sẽ là một học giả giỏi, một giáo sư giỏi, nhưng không phải là một linh mục. "
ĐTC cũng đã kêu gọi các Linh mục, " Nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội, tôi kêu gọi anh em hãy luôn luôn có lòng thương xót: Đừng áp đặt lên các tín hữu những gánh nặng mà họ không thể gánh nổi (và cũng không nên vác lên chính mình những gánh quá nặng). Chúa Giêsu đã từng khiển trách các Luật sĩ, và từng gọi họ là những kẻ giả hình. "
ĐTC đã kết thúc bài giảng với lời kêu gọi niềm vui. "Hãy vui vẻ, không bao giờ buồn," Ngài nói. "Hãy giữ niềm vui trong tinh thần phục vụ Đấng Kitô, ngay trong sự đau khổ, sự hiểu lầm, và [thậm chí] tội lỗi của chính mình”. “Đã có thí dụ về Người Chăn Chiên trước mắt anh em, Ngài không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ. "
Cuối cùng ĐTC nói, "Đừng trở thành những “ông hoàng” hay “giáo sĩ nhà nước”, nhưng hãy làm người chăn cừu, hãy làm Linh mục của Dân Chúa."
- ĐTC tiếp Đại chủng viện miền Campana, Italia.
ĐTC nhắn nhủ các vị giảng huấn tại Giáo Hoàng chủng viện Campano Di Posillipo, miền nam Italia, huấn luyện các chủng sinh về tương quan tình bạn với Chúa Giêsu và học cách phân định, nhận ra tiếng Chúa.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày mồng 6 tháng 5 năm 2017, dành cho 120 Linh mục và chủng sinh thuộc chủng viện vừa nói. Chủng viện này được thánh Piô 10 thành lập năm 1912 dành cho nhiều giáo phận ở miền nam Italia và hiện là chủng viện duy nhất ở Italia do các cha dòng Tên điều khiển. 22 giáo phận hiện có chủng sinh theo học tại đây.
Trong bài huấn dụ, ĐTC nói với ban giảng huấn rằng: Huấn luyện về linh đạo cho các Linh mục giáo phận theo phương pháp sư phạm Linh Thao của thánh Ignatio là một trách vụ cam go, nhưng đồng thời đầy phấn khởi. Trong chiều hướng này, ngài khuyến khích các vị đặt ở vị trí trung tâm tương quan bản thân của các chủng sinh với Chúa Kitô, được tỏ lộ ưu tiên qua tình yêu thương đối với người nghèo; tiếp đến là giáo dục về sự phân định, giúp những người trẻ nhận ra tiếng Chúa giữa bao nhiêu tiếng nói vang dội và nhiều khi tràn vào tai và tâm hồn con người.
ĐTC nói thêm, huấn luyện linh mục theo linh đạo Ignatio là ngày càng tỏ ra cởi mở hơn đối với chiều kích của Nước Thiên Chúa, vun trồng ước muốn phục vụ và ngày càng quảng đại hơn trong sự hiến thân cho Chúa và cho tha nhân.
- Cuộc họp của ĐTC với với Thủ tướng Aung San Suu Kyi của Myanmar dẫn đến quan hệ ngoại giao.
Vatican và Myanmar đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào thứ Năm mồng 4 tháng 5 vừa qua, vài phút sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô họp với bà thủ tướng Aung San Suu Kyi của Myanmar (Miến Điện). Động thái bất ngờ này có nghĩa là Vatican sẽ có ảnh hưởng ngoại giao nhiều hơn ở Myanmar, nơi đang phải đối mặt với sự giám sát quốc tế về những hành động tàn bạo chống lại thiểu số Hồi giáo Rohingya.
ĐHY Charles Maung Bo của Miến Điện cho biết có khoảng 700 ngàn người Công Giáo ở Myanmar trong tổng số dân khoảng 51,4 triệu người, phần lớn là người Phật giáo. Vatican trước đây có vị đại diện Tòa Thánh cho Myanmar có trụ sở tại Thái Lan. Với sự thiết lập ngoại giao có nghĩa là Vatican và Myanmar sẽ chỉ định một đại sứ đầy đủ.
Thông cáo này được đưa ra ngay sau khi Đức Giáo Hoàng gặp bà Suu Kyi, thủ tướng chính phủ dân sự Myanmar và cũng là Ngoại trưởng nước ngoài. Bà Suu Kyi là người đã từng người đoạt giải Nobel Hoà bình. Bà nắm quyền vào năm 2016, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử trầm trọng sau khi cựu lãnh đạo quân sự Myanmar khởi xướng một cuộc chuyển đổi chính trị.
Vào tháng Hai vừa qua, ĐTC đã đưa ra một lời chỉ trích gay gắt về việc đối xử với người Rohingya, nói rằng họ đã bị tra tấn và giết chết chỉ vì họ muốn sống với văn hóa và đức tin Hồi giáo.
- ĐTC kêu gọi hòa bình cho Phi Châu.
ĐTC Phanxicô kêu gọi “Chúng ta hãy cùng nhau kết hiệp với các anh chị em tại đại lục lớn lao này và hãy cùng cầu nguyện cho các Kitô hữu Châu Phi, để cho họ có thể làm chứng cho sự hòa giải, cho nền công lý và hòa bình, theo gương Chúa Giêsu giầu lòng thương xót.”
Đây là lời kêu gọi của ĐTC trong video về ý chỉ cầu nguyện Tháng Năm, 2017, phát hình trên Mạng Lưới Cầu Nguyện Quốc Tế của ĐTC ngày mồng 5 tháng 5 năm 2017. Trong cuốn phim ngắn được bỏ lên mạng, ngài nói: “Khi chúng ta nhìn về Phi Châu, chúng ta có thể thấy ngay kho tàng các sản vật thiên nhiên tại đây. Đại lục này duy trì được niềm vui cho đời sống và niềm hy vọng giữa một di sản thiên nhiên văn hóa và tôn giáo giầu có.” “Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đang tiêu diệt các dân nước và phá huỷ những tài sản thiên nhiên và văn hóa.”
Qua video này, ĐTC đã kêu gọi mọi người cùng cầu nguyện với ngài, trong khi các hình ảnh của những người thuộc các nước Phi Châu được chiếu trên mành ảnh truyền hình.
- Vatican phát hành tem thư kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Vài ngày trước cuộc hành hương của ĐTC Phanxicô đến Fatima để kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ Maria hiện ra với các trẻ mục đồng ở Fatima, ngày 4/5/2017, văn phòng tem thư Vatican đã phát hành một loại tem và một bưu thiếp của bưu điện Vatican. Cùng ngày này, Văn phòng tem thư Vatican cũng phát hành các con tem về hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô và Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhân nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 90 của Ngài.
Giống như lời kể của Lucia, một trong 3 trẻ mục đồng, trên con tem kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra có hình Đức Trinh nữ hiện ra từ một đám mây, mặc áo trắng phủ ánh sáng và một tấm khăn choàng viền vàng phủ đầu và vai của Mẹ. Trước Đức Mẹ, 3 trẻ mục đồng đang cầu nguyện và tôn kính trong khung cảnh miền quê, với sự bình an nhẹ nhàng của sự kiện.
Các cuộc hiện ra ở Fatima cũng là một trong hai đề tài được Vatican chọn cho hai đồng tiền kỷ niệm được phát hành năm nay. Đồng tiền có hình 3 trẻ mục đồng và hình nền là đền thánh Đức Mẹ. Một đề tài khác được chọn là kỉ niệm 1950 năm cuộc tử đạo của hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô.
- ĐTC Phanxicô sẽ tiếp Tổng thống Donald Trump tại Vatican vào cuối tháng này.
Trưa thứ Năm ngày 4 tháng Năm, Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ tiếp ông Donald Trump, Tổng thống Hoa Kỳ, vào ngày thứ Tư, 24/5/2017, vào lúc 8g30 sáng tại Dinh Tông Tòa. Sau đó, tổng thống Trump sẽ gặp ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh.”
Trong một cuộc họp báo cùng ngày, Tòa Bạch Ốc nói thêm là trong chuyến viếng thăm đầu tiên tại hải ngoại với tư cách tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump cũng sẽ thăm Israel và Ả Rập Xê-út, cũng như tham dự một cuộc họp của NATO tại Brussels vào ngày 25 tháng Năm và Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Sicily vào ngày hôm sau.
- Phong Trào Cursillo Việt Nam Tại Âu Châu Tham Dự Đại Hội Ultreya Thế Giới lần thứ 5 tại Fatima.
Đại Hội Ultreya Toàn Thế giới lần thứ 5 được tổ chức tại Fatima từ ngày mồng 4 đến ngày 8 tháng Năm, 2017. Phái đoàn Cursillo Âu Châu do Đức Ông Linh hướng Mai Đức Vinh và ông Nguyễn Minh Dương, chủ tịch văn phòng điều hành hướng dẫn, gồm khoảng 60 Cursillistas đến từ Pháp, 50 Cursillistas đến từ Đức và 50 Cursillistas đến từ Bỉ. Ngoài ra còn có 6 Cursillistas đến từ Việt Nam và 3 Cursillistas đến từ quận Cam, Hoa Kỳ.
Đại hội Ultreya lần thứ 5 Thế Giới nhằm Đại lễ Kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Ngày 13/05/2017, ĐTC Phanxicô sẽ cử hành lễ phong thánh cho Chân phước Phanxicô và Chân phước Jacinta, hai trong số ba mục đồng được chứng kiến 6 lần Đức Mẹ hiện ra, từ 13/05/1017 đến 13/10/1017. Ngài ban ơn toàn xá cho các tín hữu đến hành hương tại Fatima trong năm 2017.
Tưởng cũng nên biết, năm 1949, ĐC Juan Hervas sáng lập Phong trào Học hội Ki Tô giáo, viết tắt: Cursillo, tại đảo Palma de Majorqua (Tây Ban Nha). Từ năm 1965, Phong trào liên tục mở nhiều khóa tĩnh huấn trên các giáo phận miền Nam. Phong trào phát triển mạnh tại Hoa Kỳ vào năm 1982, Giáo Xứ Việt Nam tại Paris từ 1993 và trong nhiều Giáo phận tại Việt Nam. Riêng Phong trào Cursillo Âu châu tới nay đã có hơn 1000 cursillistas, đa số tại Pháp, một số đến từ Đức, Anh, Bỉ, Na Uy.
- Một bước tiến lớn trong án phong chân phước cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận.
Hôm mồng 4 tháng 5 năm 2017, Bộ Phong Thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận Vị Tôi Tớ Chúa ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã thực hiện các nhân đức “đến mức độ anh hùng”.
Việc công bố này đã được ĐTC cho phép trong buổi tiếp kiến trước đó vào ban sáng cùng ngày dành cho ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh. Bộ Phong Thánh đã đi tới sắc lệnh trên đây sau khi 9 cố vấn của Bộ đã cứu xét tập “Hồ sơ đúc kết” về cuộc sống và các nhân đức của Vị Tôi Tớ Chúa ĐHY Nguyễn Văn Thuận, và đa số các vị đã bỏ phiếu thuận. Tiếp đến là cuộc họp của Hội đồng các Hồng Y và Giám Mục thành viên của Bộ Phong Thánh. Các vị đã đồng thanh bỏ phiếu chấp thuận.
Với sắc lệnh này, từ nay ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận có thể được gọi là “Đấng Đáng Kính”. Giai đoạn kế tiếp là Bộ Phong Thánh sẽ chính thức cứu xét phép lạ nhờ lời chuyển cầu của ĐHY Nguyễn Văn Thuận. Nếu qua lọt cửa ải này, thì sẽ đến lượt Hội đồng các Hồng Y và Giasm Mục của Bộ cứu xét và bỏ phiếu. Nếu được chấp thuận thì sẽ đệ lên ĐTC để ngài phê chuẩn và cho công bố sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của Vị Tôi Tớ Chúa. Sau đó là việc ấn định ngày phong Chân Phước.
- ĐTC nhận đơn từ chức của ĐC Nguyễn Văn Trâm
Hôm 6/5/2017, Phòng báo chí Tòa Thánh loan báo: ĐTC đã nhận đơn từ chức Giám Mục chính tòa giáo phận Bà Rịa của ĐC Tôma Nguyễn Văn Trâm. Đức Giám Mục Phó Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn đương nhiên lên kế nhiệm theo giáo luật.
Ngày 6/5/2017 cũng là ngày ĐC Tôma Nguyễn Văn Trâm mừng kỷ niệm 25 năm thụ phong Giám Mục. Thánh Lễ tạ ơn đã được ngài cử hành lúc 9g30 sáng tại nhà thờ chính tòa Bà Rịa. Đồng tế thánh lễ có ĐHY Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hà Nội, Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức TGM Huế Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGMVN và 16 Giám mục khác, cùng với đông đảo Linh mục. Cuối lễ, Đức TGM Girelli cũng thông báo quyết định của ĐTC nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của ĐC Tôma Trâm.
ĐC Nguyễn Văn Trâm sinh ngày 9-1-1942, cách đây 75 năm, tại Phước Tuy. Ngài thụ phong linh mục năm 1969; sau đó ngài đã đi du học Roma và đậu tiến sĩ giáo luật. Năm 1992, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc. Năm 2005, khi Tòa Thánh thành lập Giáo phận Bà Rịa, ĐC được bổ nhiệm làm GM tiên khởi của giáo phận này. Sau khi ĐC Vũ Duy Thống ở Phan Thiết qua đời ngày 1-3-2017, ĐC Tôma Trâm được Tòa Thánh cử kiêm nhiệm chức vụ Giám quản Giáo phận Phan Thiết.
Được biết Giáo phận Bà Rịa hiện có hơn 261.535 ngàn tín hữu Công Giáo theo niên giám năm nay của Tòa Thánh, với 84 giáo xứ và 190 linh mục.
- ĐC Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, Tân Giám Mục chính tòa Bà Rịa.
Như chúng tôi vừa loan tin, ĐTC đã nhận đơn từ chức GM chính tòa giáo phận Bà Rịa của ĐC Tôma Nguyễn Văn Trâm. ĐC Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn, nguyên Giám Mục Phó, đã lên kế nhiệm theo giáo luật.
ĐC Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn năm nay 65 tuổi, sinh tại Bình Trước, Giáo phận Xuân Lộc. Ngài thụ phong linh mục năm 1980, sau đó lần lượt làm Cha sở các giáo xứ Bình Sơn và Giáo xứ Phước lễ, đồng thời làm Quản hạt Bà Rịa trong 4 năm (1994-2001).
Năm 2001, Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn sang Pháp du học trong 5 năm, đậu cao học thần học tín lý tại Đại Học Công Giáo Paris. Trở về nước năm 2006, Cha Nguyễn Hồng Sơn làm giám đốc tiểu chủng viện thánh Tôma ở Bà rịa. Năm 2009 ngài làm Tổng thư ký Hội đồng linh mục giáo phận Bà Rịa, và năm 2011 được bổ làm Tổng đại diện của giáo phận này. Năm 2015, cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn được Tòa Thánh bổ nhiệm làm GM Phó tại Bà Rịa.
Trong buổi lễ hôm qua, ngày 6 tháng Năm, tại Nhà Thờ chính tòa Bà Rịa, ĐC Nguyễn Văn Trâm đã trao gậy mục tử cho Đức GM kế vị và dẫn ngài đến ghế GM tại Nhà Thờ chính tòa.
- Đại Hội mừng Ngân Khánh Đức Mẹ La Vang 2017.
Đền thánh Đức Mẹ La Vang thuộc Tổng Giáo Phận New Orleans vừa thông báo về việc tổ chức đại hội mừng Ngân Khánh Đức Mẹ La Vang năm 2017, tại Đền Thánh Đức Mẹ La Vang New Orleans, địa chỉ 6054 Vermillion Blvd, New Orleans, Louisiana.
Đại hội mừng Ngân Khánh sẽ kéo dài trong 3 ngày, khai mạc vào chiều thứ Sáu ngày 12/05/2017 và bế mạc vào trưa Chúa Nhật ngày 14/5/2017. Chủ đề đại hội Thánh Mẫu năm nay là “Hiệp Cùng Đức Mẹ La Vang – Cảm Tạ Hồng Ân Thiên Chúa”. Thánh Lễ Khai Mạc Trọng Thể sẽ do ĐC Dominic Mai Thanh Lương chủ sự.
Trong suốt thời gian đại hội sẽ có nhiều Thánh Lễ Khấn - Chầu Thánh Thể long trọng, và nhiều cuộc Cung Nghinh Thánh Tượng Đức Mẹ LaVang, Thánh Thể và Di Hài các Thánh Tử Đạo Việt Nam và một chương trình văn nghệ ca tụng thánh danh Mẹ Maria. ĐTC Phanxicô sẽ ban lành và ơn toàn xá cho tất cả giáo dân tham dự đại hội mừng Ngân Khánh Đức Mẹ La Vang năm 2017.
Trước khi kết thúc chương trình Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quý vị và anh chị em một bản thánh ca tôn vinh mẹ Maria của Linh mục Nhạc sĩ Paul Văn Chi, mang tựa đề Về Đây Với Mẹ. Bản thánh ca này sẽ được trình bày qua tiếng hát của ca sĩ Tuyết Trinh. Kính mời quý vị và anh chị em cùng thưởng thức.
Thời sự tuần qua 12/05/2017: Đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:09 11/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Để tưởng nhớ cái chết anh dũng của các vệ binh, hàng năm việc tuyên thệ trọng thể của các tân binh được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm này. Năm nay, có 40 tân ngự lâm quân tuyên thệ vào buổi chiều cùng ngày trong sân San Damaso thuộc Dinh Tông Tòa.
Các Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ được tuyển chọn trong số những người nam đang độc thân, là người Công Giáo, là công dân Thụy Sĩ tuổi từ 19 đến 30, cao tối thiểu 174 cm đã hoàn thành khóa đào tạo cơ bản của đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ và có giấy chứng nhận hạnh kiểm tốt, phải có bằng cấp chuyên ngành hoặc tốt nghiệp trung học.
Hiện nay đoàn Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ gồm 110 người. Từ năm 1970 các vệ binh Thụy Sĩ đã đảm nhận tất cả các vai trò mang tính nghi lễ trong các biến cố và trong các buổi cử hành phụng vụ của Đức Giáo Hoàng và họ luôn được nhìn thấy trong trang phục nghi lễ đầy màu sắc với ngọn kích trên tay, sát cánh bên Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên, vai trò của Vệ binh Thuỵ Sĩ trong lòng Giáo Hội Công Giáo vượt xa một đội nghi lễ với các trang phục lỗi thời. Họ là một lực lượng quân đội thực thụ, được đào tạo tinh nhuệ và được trang bị vũ khí hiện đại. Người ta có thể nhìn thấy họ trong trang phục thường nhật, khi họ bảo vệ Porta Santa Anna, cửa ngõ ra vào Quốc Gia Thành Vatican. Họ vừa là một quân đội, vừa là các vệ sĩ, vừa là lực lượng bảo vệ biên giới. Năm nay là năm đầu tiên các tân binh theo một chương trình mới trong đó họ được đào tạo tại trường võ bị Isone thuộc tổng Ticino bên Thụy Sĩ trước khi theo các khóa học tại Rôma.
Trước buổi tuyên thệ, Đức Thánh Cha đã có một buổi tiếp kiến dành cho các ngự lâm quân và gia đình họ. Đức Thánh Cha nhận xét rằng sự hiện diện của rất nhiều du khách đến từ Thụy Sĩ, “tỏ lộ sự yêu mến của người Công Giáo Thụy Sĩ đối với Toà Thánh, với nền giáo dục Kitô giáo và những gương sáng qua đó cha mẹ đã truyền cho con cái đức tin, các giá trị của việc gắn bó với cộng đồng Kitô hữu, và tầm quan trọng của việc phục vụ Giáo Hội.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhớ rằng buổi lễ diễn ra vào ngày kỷ niệm vụ “cướp phá Rôma” vào năm 1527, khi 147 ngự lâm quân Thụy Sĩ hy sinh để bảo vệ Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự tăng trưởng tâm linh đối với các tân vệ binh trong thời gian của họ tại Rôma. Ngài mời gọi họ trải qua thời gian quân ngũ tại thành phố vĩnh cửu “với tình huynh đệ chân thành, hỗ trợ lẫn nhau trong việc hình thành một cuộc sống Kitô gương mẫu được thúc đẩy và nâng đỡ bởi đức tin của anh em.” Ngài khuyến khích các ngự lâm quân tự coi mình là “một phần tích cực của đoàn lũ đông đảo Dân Chúa”, “là các môn đệ truyền giáo dấn thân làm chứng cho Tin Mừng” cả trong công việc lẫn thời giờ rảnh của mình tại Rôma.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng Rôma cung cấp nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng tinh thần và văn hoá, mà ngài khuyến khích các tân ngự lâm quân hãy tận dụng. Ngài đặc biệt nhắc đến tấm gương của Thánh Philip Neri, người đã giúp đỡ những đứa trẻ do ngài chăm sóc khám phá ra “những vết tích của cộng đồng Thiên Chúa giáo cổ xưa”. Hãy dành thời gian “theo bước chân của rất nhiều vị thánh đã từng sống ở thành phố này, để thời gian của anh em ở Rôma không thể quên được và sinh nhiều hoa trái.”