Phụng Vụ - Mục Vụ
Niềm tin Việt Nam: Tam giáo đại đồng
Nguyễn Trung Tây, SVD
07:37 19/05/2008
Niềm tin Việt Nam: Tam giáo đại đồng
Niềm tin Việt Nam minh họa trong dạng truyện ngắn về những đời sống niềm tin của người Việt Nam, không phải trong quá khứ, cũng không phải trong tương lai, nhưng ngay trong ngày hôm nay và ngay bây giờ. Đọc Niềm tin Việt Nam, có thể bạn sẽ nhận ra những nhân vật xuất hiện trong Niềm tin Việt Nam chính là bạn, hoặc những người thân trong gia đình, hoặc những người hàng xóm, hoặc những người tín hữu trong xứ đạo của chính bạn.Phố cổ Giêrusalem, Ảnh Nguyễn Trung Tây |
Bác và em đang đi hành hương bên đất thánh. Gặp em (đi tu), bác than thở,
— Cái phố Giêrusalem mới đến là lạ nhỉ. Đường xá bé tí ti như cái lỗ mũi. Đi tới đi lui mới được có dăm phút lại đã đụng tường thành cạn đường xá. Thế mà không hiểu người ở đâu ra mà cứ nườm nượp lên cả với nhau. Thì đấy, chiều hôm qua ngắm đàng thánh giá, được mấy ngắm đầu là còn cầm lòng cầm trí, mấy ngắm về sau là cái đầu nó cứ toang toác cả ra. Ai đời cụ thì vác thánh giá gỗ đi đằng trước, mình đi sát ngay theo sau, tay lần hạt, thế mà có mấy cái người tây đầu vấn khăn cứ sấn sổ lấn tới. Nhìn chẳng ra đâu vào với đâu. Giá mà ở bên làng ta, là tôi mắng cho mấy mắng.
— Hên cho bác đấy, bác mà sẩy miệng một cái thì lại sinh ra lắm giống tội rồi. Mấy cái người tây vấn khăn đó là người Hồi Giáo đấy.
— Chết chửa! Nào có biết chi đâu.
— Thì đã hẳn. Nhưng mà em cũng phải công nhận với bác, ngắm đàng thánh giá bữa hôm qua đến là chia trí. Mà cũng khó trách, bởi đường xá thì bé tí ti, nhưng thiên hạ cứ nườm nượp người như gặp phải bữa chợ phiên. Nào là người Hồi Giáo nè, người Chính Thống nhé, người Do Thái nè, rồi lại còn lính tráng đeo súng lủng lẳng bả vai đứng khắp các ngõ, em hãi quá. Chẳng còn lòng dạ đâu nữa mà đi cho giọn một chặng đàng thánh giá.
— Đấy… Ông thấy chưa, ông cũng thế chứ nào đâu phải tôi nói ngoa. Mà cái phố cổ Giêrusalem cũng lạ lùng lắm cơ. Mình mới đi được đâu khoảng non một đoạn đường thì đã lại thấy người ta mặc áo vấn khăn nom khác hẳn ra rồi. Cứ làm như mình đi lạc qua đường biên giới vào nước khác…
— Khổ quá! Bác dạo này đãng trí quá. Cụ đã nói hẳn hoi từ cái hôm mình mới tới phố cổ Giêrusalem được phân chia ra làm bốn khu vực hẳn hoi, khu người Hồi, khu người Do Thái, khu người Kitô, rồi là khu tín hữu Armenian. Mà bác nom thấy rồi đấy, cái phố thì bé tí ti như cái mắt muỗi. Hỏi sao mà không đi một bước là lại lạc sang một khu khác ngay.
— Ừ nhỉ, ông nhắc mới nhớ. À, mà này, có chuyện này tính hỏi ông mấy bận nhưng lại cứ quên bẵng đi. Chẳng hiểu tại sao sáng nào cũng vậy, cứ khoảng tầm gà gáy bên ta là cái tháp canh sát ngay bên nhà ồn ào inh ỏi cả lên.
— Cái tháp canh nào? Đền thờ Hồi Giáo đấy. Khoảng tầm 5 giờ sáng sớm tinh mơ là họ đọc kinh. Rồi kinh sáng, kinh trưa, kinh chiều, kinh tối. Ngày đủ năm kinh.
— Chết chửa! Nào có biết chi đâu. (Ngẫm nghĩ) Nếu vậy, cái người đạo Hồi cũng đến là siêng năng kinh sách nhỉ.
— Đã hẳn là như thế. Mà họ cũng giống như bên làng ta vậy thôi. Sáng 5 giờ sáng tinh mơ là bác giật chuông kính coong gọi người đi lễ sáng. Bác với cái ông đạo Hồi đọc kinh sáng sớm làm cùng một nghề đấy. Đến mà bắt tay chào đồng nghiệp. Mà không khéo bác lại còn thua người ta đấy. Bác chỉ giật ngày có hai lần chuông sáng chiều. Còn ông ấy ngày xướng kinh năm lần đủ cả năm.
— À, bây giờ mới vỡ nhẽ ra. Còn cách nhà mình mấy bước, tôi thấy có cái đền tráng xi-măng mái vòm cong cong, nhìn cũng hoàng tráng lắm. Có lần hỏi cụ, cụ nói cái tên chi đó, tự nhiên lại quên rồi.
— Hội đường Do Thái, bác nhớ chửa?
— Ừ, phải rồi, Hội đường Do Thái. Hèn chi nhìn ngôi đền nguy nga quá. Bữa mới tới, tôi đến là ngớ ngẩn. Nhìn Hội đường Do Thái mà lại cứ tưởng nhà thờ. Cứ sấn sổ bước vào, tính đọc vài câu kinh. Nhưng nhìn quanh lại chẳng thấy tượng chịu nạn đâu sất.
— Đến là khéo nhé. Bước vô Hội Đường Do Thái mà lại đi kiếm tượng chịu nạn…
— Vậy thì mới có chuyện để mà nói.
— Từ bữa đó tới nay, bác đã có dịp tới nhà thờ Chúa Sống Lại xem một ván lễ chửa?
— Sao mà lại không? Tới đất thánh là chỉ để đi xem lễ với cầu nguyện mà thôi. Nhà thờ Chúa Sống Lại thì làm sao mà lại thiếu mặt tôi được. Nhưng ở cái nhà thờ đó cũng có nhiều cái nom đến là lạ. Tôi nhớ đâu tầm chiều hôm đó, cụ vừa mới làm lễ ở nhà nguyện Ngôi Mộ Đá xong. Từ trong nhà nguyện bước ra, tôi đã nhìn thấy giáo dân tây với ông cha ngoại quốc đứng chờ sẵn ngay bên ngoài rồi. Mà lạ lắm. Cái ông cha tây này râu dài tới rốn, lại còn đội cái mũ to tướng trên đầu. Nói xin phép, nhìn chẳng ra đâu vào với đâu. Ai đời ở trong nhà Chúa, mà lại ngay chỗ Chúa sống dậy, thế mà cứ mũ nón đội xùm sụp trên đầu. Nom đến là lạ. Mà nếu phải là giáo dân thì mình không nói, đây lại là ông cha!
— Sao bác biết cái ông tây râu dài tới rốn đội mũ là ông cha?
— Làm sao mà lòe được mắt tôi! Ông ấy mặt áo chùng thâm hẳn hoi. Tay lại cầm cuốn Kinh Thánh với cuốn sách Lễ. Tôi nom thấy rõ ràng mà.
— Bác ơi, cái ông cha tây đó không phải ông cha Công Giáo đâu. Ông ấy là linh mục phái Chính Thống đấy. Bác có nhớ cái hôm mà em với bác dẫn nhau đi uống càfe, rồi mãi vui chuyện lạc qua khu Giáo hội Armenian lúc nào chẳng hay? Trên đường đi lạc, bác với em cũng lại đụng mặt với mấy ông cha tây Armenian lận. Đó, phái Chính Thống cũng giống như phái Armenian vậy. Họ cũng tin vào Chúa Giêsu y như Công Giáo mình vậy thôi.
— Càng nghĩ lại càng thấy lạ nhỉ. Có cái phố bé tí ti như vậy mà lại có tới bốn năm giáo phái hẳn hoi.
— Vậy mới hay chứ. Bốn năm tôn giáo cùng chung sống một khu phố cổ, cùng cử hành những nghi thức tôn giáo riêng biệt. Bác có nom thấy không? Hôm nay thứ Sáu, ngày Lễ của người Hồi Giáo, tự nhiên nguyên cả một khu phố Hồi Giáo chợ búa vắng tanh. Vừa xong ngày thứ Sáu, lại tới ngày thứ Bẩy là ngày Sabát của người Do Thái. Cả một dãy phố Do Thái đóng cửa. Sang tới sáng Chúa Nhật, nhà thờ khắp nơi trong khu phố đổ chuông kính coong. Nhìn đến là tam giáo đại đồng.
Suy NiệmTừ tổ phụ Abraham, sinh ra ba tôn giáo, ba cuốn Kinh Thánh, và một Niềm Tin.
Tôn Giáo— Do Thái giáo
— Ki Tô giáo, và
— Hồi giáo
Kinh ThánhDo Thái giáo có Kinh Thánh: Do Thái Kinh (Cựu Ước).
Ki Tô giáo có Kinh Thánh: Cựu Ước (Do Thái Kinh) và Tân Ước.
Hồi giáo có Kinh Thánh: Kinh Koran.
Niềm Tin Người Do Thái giáo tin vào một Giavê Thiên Chúa, và mặc khải của Ngài qua Ngôn Sứ Môisen và Torah (Ngũ Kinh).
Người Ki Tô giáo tin vào Giavê Thiên Chúa và mặc khải của Ngài qua Chúa Giêsu Kitô và Kinh Thánh (Cựu Ước và Tân Ước).
Người Hồi giáo tin vào Giavê Thiên Chúa (Allah) và mặc khải của Ngài qua Ngôn Sứ Mahomed và Kinh Koran.
Ba tôn giáo cùng có một Niềm Tin, tin vào một Giavê Thiên Chúa, Đấng dựng nên trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Ba tôn giáo cùng nhận Abraham là tổ phụ của niềm tin.
www.nguyentrungtay.com
Chúa nhật Mình và Máu Thánh Chúa
Anmai, CSsR
11:18 19/05/2008
Chúa nhật Mình và Máu Thánh Chúa
Các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay đã cho chúng ta thấy rõ Chúa Giêsu khẳng định cho chúng ta: “Ngài chính là Bánh Hằng Sống từ Trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời …”. Ngày xưa, tổ tiên, cha ông của người Do Thái được Chúa ban cho man-na nhưng rồi cũng sẽ chết. Còn với Chúa Giêsu, Ngài là Bánh Hằng Sống, Bánh Hằng Sống chính là Bí Tích Thánh Thể, là Mình và Máu Chúa ban cho con người.
Có người tin và có người không tin. Những người Do Thái không tin nên đã tranh luận sôi nổi sau khi nghe Chúa nói Chúa là Bánh Hằng Sống. Họ không dừng lại ở chuyện tranh luận nhưng họ đã đi quá xa cái chuyện tranh luận và cuối cùng đã dẫn họ đến chuyện kết án tử cho Chúa. Đặc biệt trong giờ phút chia ly, trong giờ phút trước khi chịu án tử, Chúa Giêsu đã trối lại cho các môn đệ Bí Tích Tình Yêu. Bí Tích Tình Yêu của Chúa đã lập hơn 2000 năm qua và Ngài vẫn còn mở ngõ cho sự đón nhận của con người. Ngày xưa vẫn thế và ngày nay vẫn vậy. Có những người không tin đã đành, có những người tin, vẫn đi tham dự Thánh lễ nhưng vẫn chưa sống mầu nhiệm Thánh Thể mà Chúa mời gọi.
Khi được nâng lên thành một Bí Tích, bữa ăn với lương thực chính là Đức Giêsu càng có giá trị vô song, đó là cho con người có chính sự sống của Thiên Chúa, và nhờ đó dần dần được tham dự vào thế giới Thiên Chúa, thế giới của vĩnh hằng và sung mãn. Sự sống ấy đã là cơ nghiệp Chúa Giêsu để lại cho ta rồi, như Ngài đã nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời và Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”(Ga 6, 54), cũng như cho con người sống với những kích thước lớn nhất và sâu nhất. Được mang lấy Đức Kitô trong mình, người kitô hữu cũng phải sống tinh thần của Ngài, mà Đức Kitô không sống cho riêng mình nhưng sống cho Chúa Cha và cho nhân loại. Ta trở nên một với Ngài không chỉ trong lúc cử hành Thánh Thể, nhưng cuộc đời của ta phải là một thánh lễ nối dài, đang khi trở về với cuộc sống thường nhật, mỗi người hãy ngợi khen và chúc tụng Chúa.
Chỉ xin đưa ra ba chiều kích nhỏ của việc sống Bí Tích Tình Yêu.
Hiệp thông với Thiên Chúa.
Trong cuộc lữ hành trần thế, Giáo Hội được gọi gìn giữ và cổ võ sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa và sự hiệp thông giữa các tín hữu. Vì mục tiêu ấy Giáo Hội có được lời Chúa và các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, nhờ đó Giáo Hội luôn sống động, tăng triển. Thánh Thể xuất hiện như đỉnh cao của tất cả các Bí Tích, vì nó làm cho nên hoàn thiện mối hiệp thông của chúng ta với Chúa Cha, bằng đồng hoá với Người Con yêu dấu của Người, nhờ hoạt động Chúa Thánh Thần với một đức tin sâu sắc.
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã viết: “Khi bạn không được rước Mình Thánh Chúa và không tham dự thánh lễ, bạn có thể rước lễ thiêng liêng, đây là một thực hành đem lại nhiều ơn ích, qua đó tình yêu Thiên Chúa sẽ ấn dấu mạnh mẽ trên bạn”.
Việc trở nên chi thể Đức Kitô do Bí Tích Thanh Tẩy thực hiện, không ngừng được đổi mới và củng cố nhờ tham dự vào hy lễ tạ ơn, nhất là việc thông hiệp trọn vẹn qua việc rước lễ. Chúng ta có thể nói rằng không những mỗi người chúng ta tiếp nhận Đức Kitô, nhưng Đức Kitô tiếp nhận mỗi người chúng ta. Người thắt chặt tình bằng hữu với chúng ta: “Anh em là bạn hữu của Thầy” (Ga 15, 14). Quả thật, chính nhờ Người mà chúng ta có sự sống: “Ai ăn Ta sẽ nhờ Ta mà được sống” (Ga 6,57). Việc rước lễ thể hiện cách tuyệt đỉnh việc “ở trong nhau”, giữa Đức Kitô và mỗi môn đệ của Người: “Anh em hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15, 4). Nhờ cử hành Bí Tích Thánh Thể, ngay từ bây giờ chúng ta được kết hợp với phụng vụ trên trời và tiền dự vào sự sống vĩnh cửu, khi Thiên Chúa có toàn quyền trên mọi sự (1Cr 15, 28).
Bởi thế, thánh Augustino đã kêu gọi: “Chúng ta hãy đến hiệp lễ, với lòng xác tín hiệp thông Mình và Máu Chúa Kitô. Vì dưới hình thức bánh, chính thân xác Người được ban cho bạn, còn dưới hình rượu thì có Máu Người, bạn chỉ còn là một Mình và một Máu với Người”.
Vậy ăn lấy Đức Kitô trong tâm hồn là gì ? phải chăng là sự lãnh nhận tinh thần và sự sống của Người, một sự quyện lấy nhau, người này ở trong người kia. Nơi Chúa chỉ có một sự sống duy nhất là sống cho nhau và cho người khác.
Chia sẻ và trao ban.
Trao đổi, chia sẻ trong Bí Tích Thánh Thể được đẩy đến mức tận cùng. Bánh ơn trời, hoa màu của ruộng đất và công lao của con người, xin dâng lên Thiên Chúa! Con người dâng lên và Thiên chúa trao lại tất cả. Chính trong Bí Tích Thánh Thể mà người Kitô Hữu sống lấy giây phút hiện tại, điều mà thánh Gioan đã thốt lên: Thiên chúa đã yêu thương thế gian như thế đó, đến nỗi đã thí ban Người Con Một … (Ga 3,16); và cũng chính trong Bí Tích Thánh Thể mà chúng ta có thể “trút cả mọi lo âu cho Chúa, vì Người chăm sóc chúng ta” (1Pr 5,7). Trong Bí Tích Thánh Thể, chia sẻ không còn chỉ là lời lẽ hay quà tặng bên ngoài, mà là chia sẻ đến mức không tưởng: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy …”. Quà tặng Người trao chính là thân mình tự hiến của Người. Đó là tuyệt đỉnh của tình yêu.
Thân mình tự hiến cho chúng ta, phải chăng chính là để chúng ta biết tự hiến thân mình cho anh em? Chắc hẳn đó mới là sự trao đổi và cũng là sự tưởng nhớ mà Đức Giêsu mong muốn: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Đón nhận tấm bánh bẻ ra, thúc giục người Kitô Hữu phải chia sẻ bánh trong cuộc sống hằng ngày, đó là chia sẻ bánh bác ái, những gì chúng ta là và những gì chúng ta có, nó phải biến đổi chúng ta thành những người đồng bàn trong Giáo Hội và với từng con người, nó cũng dạy chúng ta cách phục vụ Giáo Hội qua anh chị em mình.
Việc cử hành Thánh Thể kêu gọi ta thực thi đức ái cách mãnh liệt, bằng cách lưu tâm đặc biệt đến anh em túng thiếu, những người được miêu tả như “bí tích hiện diện của Đức Kitô”. Như thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: “Bạn muốn tôn kính thân mình Chúa. Bạn đừng khinh thường khi thấy thân mình này được bao phủ bởi những giẻ rách, sau khi tôn vinh thân mình trong nhà thờ, được vận toàn lụa là, bạn đừng để thân mình bên ngoài bị lạnh, đừng để thân mình này lâm cảnh khốn cùng … Đấng đã nói: “Đây là Mình Tôi”, và bảo đảm với bạn những điều đó là thật, Đấng ấy cũng nói: Điều mà ngươi không làm cho kẻ bé mọn nhất này là chính người cũng không làm cho Ta.
Bí tích Thánh Thể đòi buộc chúng ta phải chăm sóc người nghèo. Để thực sự lãnh nhận Mình và Máu Đức Kitô đã nộp vì chúng ta, chúng ta phải nhậnï ra Người trong những người nghèo nhất. Thánh Thể thực sự dẫn đến yêu thương và thái độ phục vụ mà Đức Kitô yêu cầu các môn đệ thực hiện (Lc 22, 24-27; Ga 13, 14). Đáp lại sự tranh chấp của các môn đệ, là hành vi cúi xuống rửa chân của Đức Giêsu. Người đã trở nên gương mẫu yêu thương phục vụ tha nhân cách khiêm nhường (Ga 13, 14-17). Một tình yêu khiến Người trở nên của ăn “Đây là Mình Thầy hiến tế vì anh em” (Lc 22, 19). Một tình yêu được nâng lên thành một luật nền tảng, đúng hơn là một lối sống, làm mô phạm cho mọi người, mọi tương quan trong Giáo Hội “Các con hãy làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13, 15). Điều này được thực hiện sống động nơi cộng đoàn tiên khởi: hiệp thông, chuyên cần bẻ bánh, cầu nguyện không ngừng, giúp đỡ người nghèo, những khách hành hương, thăm viếng các tù nhân và nuôi dưỡng những ai túng thiếu (Cv 2, 42- 47; 4, 32-35; 5, 14, 46).
Đức ái Kitô Giáo chỉ thực hiện được, nếu tình yêu Thiên Chúa được chuyển từ Đấng Cứu Thế sang cho người khác.
Biến đổi và thăng hoa cuộc sống.
Một câu hát có lẽ đã đi sâu vào ký ức nhiều người:
“Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày
Linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây …”.
Cuộc viếng thăm đích thực nào cũng động chạm tới cõi lòng và làm biến đổi cuộc sống. Biến đổi sẽ đến mức trọn vẹn khi ta có thể thốt lên: “Tôi sống nhưng không phải tôi, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20).
Đức Kitô đến thăm viếng tâm hồn mỗi người Kitô Hữu, nhưng điều quan trọng là sự biến đổi nơi người kitô hữu, người đón nhận cuộc viếng thăm. Nếu sự biến đổi bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô là trên bình diện thân thể, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, thì cũng dưới tác động của Chúa Thánh Thần, người Kitô Hữu biến đổi tận bình diện nào khi lãnh nhận Thánh Thể ? Nói khác đi Thiên Chúa viếng thăm, chấp nhận ra khỏi chính mình để mang lấy những gì thuộc về con người, vậy con ngườiù liệu có ra khỏi chính mình để nhận lấy những gì thuộc về Thiên Chúa hay không ? Câu trả lời tất nhiên thuộc về Thánh Thần và thái độ tâm hồn của mỗi người chúng ta.
Tham dự Thánh Lễ là tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể, là cảm nếm trước bàn tiệc Nước Trời, nơi đó Chúa Kitô mời gọi mọi tín hữu đến rước lấy Ngài để có sự sống đời đời. Do đó mỗi khi tham dự Thánh Lễ, người tín hữu sẽ rước Thánh Thể để nuôi dưỡng đời sống đức tin. Đức ấy phải được hiện tại hóa qua đời sống hằng ngày. Thánh Phaolô đã lưu ý mọi Kitô Hữu về sự kết hợp với Thiên Chúa qua tất cả thụ tạo và việc làm, như một cách hiểu Thánh Thể nối dài trong cuộc sống: “Dù ăn, dù uống hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10, 31). Đồng thời ngài cũng cảnh cáo sự chia rẽ giữa các tín hữu với nhau. Nói khác đi, Phaolô lên án việc cử hành Bí Tích Thánh Thể cắt đứt với cuộc sống thật: Tất cả cùng hiệp thông với một thân mình Chúa Kitô qua tấm bánh và chén rượu duy nhất, nhưng lại phân biệt giàu nghèo và chia rẽ nhau” (1Cr 11, 17-34).
Bữa tiệc Thánh Thể phát sinh một hiệu quả thánh hóa thân xác ta. Thánh Thể tác động một cách thần thiêng, gây ảnh hưởng không phải bằng sự đụng chạm khả giác nhưng bằng sự lan tỏa Chúa Thánh Thần, mà Mình Thánh Chúa đang mang theo. Phẩm giá của xác thịt nhân loại ngày càng trở nên cao trọng nhờ việc rước Thánh Thể. Một cách mầu nhiệm, Đức Kitô đến che giấu sự cao cả của xác thịt Ngài trong xác thịt hèn hạ của chúng ta, và muốn cho xác thịt ta tham dự vào việc thần hóa nhân tính. “Thân xác ta là đền thờ của Thiên Chúa”. Chính vì thế, thân xác ta phải được biến đổi và tinh sạch. Vì nó thuộc về một ngôi vị con người và chia sẻ sự cao trọng của ngôi vị ấy. Nhất là nó đã trở nên nơi ở của Thiên Chúa, khi ta đón rước Chúa Ba Ngôi ngự vào lòng. Đối với người hấp hối, khi rước của ăn đàng, họ đón nhận được Đức Kitô là Đấng sẽ đưa linh hồn họ sang cõi sống bên kia, và đồng thời trong thân xác sắp tan rã, họ cũng nhận được sự bảo đảm có một sự sống trổi vượt, sẽ thắng được sự chết vào ngày thế mạt. Của ăn đàng đưa linh hồn vào hạnh phúc trên trời và đưa thân xác đến phúc sống lại.
Như thế, Thánh Thể là suối nguồn bình an sâu thẳm, vì nó xác nhận việc con người hòa giải cùng Thiên Chúa. Thánh Thể còn phát sinh ra sự bình an, bởi lẽ nó mang lại cho con người điều thiện hảo duy nhất có thể làm cho con tim thỏa mãn, là chiếm hữu được chính Thiên chúa. Nhờ đó khi gặp cơn cám dỗ, sự bình an ấy giúp con người được bình tĩnh và tín thác vào sự che chở của Thiên Chúa.
Nhớ lại câu dẫn vào Thánh lễ rất quen thuộc của một cha giáo: “Anh em thân mến ! Mỗi một lần chúng ta tham dự Thánh lễ là mỗi một lần chúng ta biến đổi cuộc đời chúng ta nên một với Đức Giêsu. Sau mỗi lần tham dự Thánh lễ mà chúng ta không để cho cuộc đời chúng ta nên một như Đức Giêsu thì Thánh lễ chúng ta tham dự trở nên vô ích”.
Nghe một lần chưa thấm, nghe nhiều lần rồi thấm và phải suy nghĩ. Đúng như vị linh mục ấy nói. Nếu cứ tham dự Thánh lễ xong rồi cuộc đời đâu lại vào đấy thì quả là chán vì khi ta tham dự Thánh Lễ, ta được kết hợp với Thiên Chúa là nguồn vui, nguồn bình an, nguồn hạnh phúc thật của đời ta.
Và bài hát rất quen thuộc của linh mục nhạc sĩ Thành Tâm: “Ta về thôi vì Thánh lễ đã hết, nhưng đời ta là thánh lễ nối dài, mang tình thương Thiên Chúa đến mọi nơi, ta sống sao để thành chứng nhân !”. Thánh lễ nào cũng kết thúc, cũng chia tay, cũng tạm biệt nhưng Thánh lễ sẽ không kết thúc, không tạm biệt, không chia tay với cuộc sống của ta. Hoa quả của Thánh Lễ, hoa quả của Bí Tích Thánh Thể chính là lối sống, hành vi, lời ăn tiếng nói, cách cư xử của mỗi người chúng ta với anh chị em đồng loại.
Thánh Phaolô mời gọi chúng ta sống kết hiệp với Chúa như Ngài đã kiết hiệp: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Ước gì mỗi Kitô hữu cũng mặc lấy, cũng sống lấy tâm tình của Thánh Phaolô để mọi người xung quanh chúng ta nhìn vào chúng ta họ thấy có một Đức Giêsu đang hiện diện với họ.
Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể đến và ở lại với mỗi người chúng ta và xin Ngài làm chủ cuộc đời mỗi người chúng ta. Xin Chúa nuôi dưỡng và gìn giữ chúng ta đi qua cuộc lữ hành trần thế này để mai kia chúng ta được cùng hưởng nhan Thánh của Ngài trên Thiên Quốc.
Các bài đọc trong Thánh lễ hôm nay đã cho chúng ta thấy rõ Chúa Giêsu khẳng định cho chúng ta: “Ngài chính là Bánh Hằng Sống từ Trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời …”. Ngày xưa, tổ tiên, cha ông của người Do Thái được Chúa ban cho man-na nhưng rồi cũng sẽ chết. Còn với Chúa Giêsu, Ngài là Bánh Hằng Sống, Bánh Hằng Sống chính là Bí Tích Thánh Thể, là Mình và Máu Chúa ban cho con người.
Có người tin và có người không tin. Những người Do Thái không tin nên đã tranh luận sôi nổi sau khi nghe Chúa nói Chúa là Bánh Hằng Sống. Họ không dừng lại ở chuyện tranh luận nhưng họ đã đi quá xa cái chuyện tranh luận và cuối cùng đã dẫn họ đến chuyện kết án tử cho Chúa. Đặc biệt trong giờ phút chia ly, trong giờ phút trước khi chịu án tử, Chúa Giêsu đã trối lại cho các môn đệ Bí Tích Tình Yêu. Bí Tích Tình Yêu của Chúa đã lập hơn 2000 năm qua và Ngài vẫn còn mở ngõ cho sự đón nhận của con người. Ngày xưa vẫn thế và ngày nay vẫn vậy. Có những người không tin đã đành, có những người tin, vẫn đi tham dự Thánh lễ nhưng vẫn chưa sống mầu nhiệm Thánh Thể mà Chúa mời gọi.
Khi được nâng lên thành một Bí Tích, bữa ăn với lương thực chính là Đức Giêsu càng có giá trị vô song, đó là cho con người có chính sự sống của Thiên Chúa, và nhờ đó dần dần được tham dự vào thế giới Thiên Chúa, thế giới của vĩnh hằng và sung mãn. Sự sống ấy đã là cơ nghiệp Chúa Giêsu để lại cho ta rồi, như Ngài đã nói: “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời và Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết”(Ga 6, 54), cũng như cho con người sống với những kích thước lớn nhất và sâu nhất. Được mang lấy Đức Kitô trong mình, người kitô hữu cũng phải sống tinh thần của Ngài, mà Đức Kitô không sống cho riêng mình nhưng sống cho Chúa Cha và cho nhân loại. Ta trở nên một với Ngài không chỉ trong lúc cử hành Thánh Thể, nhưng cuộc đời của ta phải là một thánh lễ nối dài, đang khi trở về với cuộc sống thường nhật, mỗi người hãy ngợi khen và chúc tụng Chúa.
Chỉ xin đưa ra ba chiều kích nhỏ của việc sống Bí Tích Tình Yêu.
Hiệp thông với Thiên Chúa.
Trong cuộc lữ hành trần thế, Giáo Hội được gọi gìn giữ và cổ võ sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa và sự hiệp thông giữa các tín hữu. Vì mục tiêu ấy Giáo Hội có được lời Chúa và các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, nhờ đó Giáo Hội luôn sống động, tăng triển. Thánh Thể xuất hiện như đỉnh cao của tất cả các Bí Tích, vì nó làm cho nên hoàn thiện mối hiệp thông của chúng ta với Chúa Cha, bằng đồng hoá với Người Con yêu dấu của Người, nhờ hoạt động Chúa Thánh Thần với một đức tin sâu sắc.
Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã viết: “Khi bạn không được rước Mình Thánh Chúa và không tham dự thánh lễ, bạn có thể rước lễ thiêng liêng, đây là một thực hành đem lại nhiều ơn ích, qua đó tình yêu Thiên Chúa sẽ ấn dấu mạnh mẽ trên bạn”.
Việc trở nên chi thể Đức Kitô do Bí Tích Thanh Tẩy thực hiện, không ngừng được đổi mới và củng cố nhờ tham dự vào hy lễ tạ ơn, nhất là việc thông hiệp trọn vẹn qua việc rước lễ. Chúng ta có thể nói rằng không những mỗi người chúng ta tiếp nhận Đức Kitô, nhưng Đức Kitô tiếp nhận mỗi người chúng ta. Người thắt chặt tình bằng hữu với chúng ta: “Anh em là bạn hữu của Thầy” (Ga 15, 14). Quả thật, chính nhờ Người mà chúng ta có sự sống: “Ai ăn Ta sẽ nhờ Ta mà được sống” (Ga 6,57). Việc rước lễ thể hiện cách tuyệt đỉnh việc “ở trong nhau”, giữa Đức Kitô và mỗi môn đệ của Người: “Anh em hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong anh em” (Ga 15, 4). Nhờ cử hành Bí Tích Thánh Thể, ngay từ bây giờ chúng ta được kết hợp với phụng vụ trên trời và tiền dự vào sự sống vĩnh cửu, khi Thiên Chúa có toàn quyền trên mọi sự (1Cr 15, 28).
Bởi thế, thánh Augustino đã kêu gọi: “Chúng ta hãy đến hiệp lễ, với lòng xác tín hiệp thông Mình và Máu Chúa Kitô. Vì dưới hình thức bánh, chính thân xác Người được ban cho bạn, còn dưới hình rượu thì có Máu Người, bạn chỉ còn là một Mình và một Máu với Người”.
Vậy ăn lấy Đức Kitô trong tâm hồn là gì ? phải chăng là sự lãnh nhận tinh thần và sự sống của Người, một sự quyện lấy nhau, người này ở trong người kia. Nơi Chúa chỉ có một sự sống duy nhất là sống cho nhau và cho người khác.
Chia sẻ và trao ban.
Trao đổi, chia sẻ trong Bí Tích Thánh Thể được đẩy đến mức tận cùng. Bánh ơn trời, hoa màu của ruộng đất và công lao của con người, xin dâng lên Thiên Chúa! Con người dâng lên và Thiên chúa trao lại tất cả. Chính trong Bí Tích Thánh Thể mà người Kitô Hữu sống lấy giây phút hiện tại, điều mà thánh Gioan đã thốt lên: Thiên chúa đã yêu thương thế gian như thế đó, đến nỗi đã thí ban Người Con Một … (Ga 3,16); và cũng chính trong Bí Tích Thánh Thể mà chúng ta có thể “trút cả mọi lo âu cho Chúa, vì Người chăm sóc chúng ta” (1Pr 5,7). Trong Bí Tích Thánh Thể, chia sẻ không còn chỉ là lời lẽ hay quà tặng bên ngoài, mà là chia sẻ đến mức không tưởng: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy …”. Quà tặng Người trao chính là thân mình tự hiến của Người. Đó là tuyệt đỉnh của tình yêu.
Thân mình tự hiến cho chúng ta, phải chăng chính là để chúng ta biết tự hiến thân mình cho anh em? Chắc hẳn đó mới là sự trao đổi và cũng là sự tưởng nhớ mà Đức Giêsu mong muốn: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Đón nhận tấm bánh bẻ ra, thúc giục người Kitô Hữu phải chia sẻ bánh trong cuộc sống hằng ngày, đó là chia sẻ bánh bác ái, những gì chúng ta là và những gì chúng ta có, nó phải biến đổi chúng ta thành những người đồng bàn trong Giáo Hội và với từng con người, nó cũng dạy chúng ta cách phục vụ Giáo Hội qua anh chị em mình.
Việc cử hành Thánh Thể kêu gọi ta thực thi đức ái cách mãnh liệt, bằng cách lưu tâm đặc biệt đến anh em túng thiếu, những người được miêu tả như “bí tích hiện diện của Đức Kitô”. Như thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: “Bạn muốn tôn kính thân mình Chúa. Bạn đừng khinh thường khi thấy thân mình này được bao phủ bởi những giẻ rách, sau khi tôn vinh thân mình trong nhà thờ, được vận toàn lụa là, bạn đừng để thân mình bên ngoài bị lạnh, đừng để thân mình này lâm cảnh khốn cùng … Đấng đã nói: “Đây là Mình Tôi”, và bảo đảm với bạn những điều đó là thật, Đấng ấy cũng nói: Điều mà ngươi không làm cho kẻ bé mọn nhất này là chính người cũng không làm cho Ta.
Bí tích Thánh Thể đòi buộc chúng ta phải chăm sóc người nghèo. Để thực sự lãnh nhận Mình và Máu Đức Kitô đã nộp vì chúng ta, chúng ta phải nhậnï ra Người trong những người nghèo nhất. Thánh Thể thực sự dẫn đến yêu thương và thái độ phục vụ mà Đức Kitô yêu cầu các môn đệ thực hiện (Lc 22, 24-27; Ga 13, 14). Đáp lại sự tranh chấp của các môn đệ, là hành vi cúi xuống rửa chân của Đức Giêsu. Người đã trở nên gương mẫu yêu thương phục vụ tha nhân cách khiêm nhường (Ga 13, 14-17). Một tình yêu khiến Người trở nên của ăn “Đây là Mình Thầy hiến tế vì anh em” (Lc 22, 19). Một tình yêu được nâng lên thành một luật nền tảng, đúng hơn là một lối sống, làm mô phạm cho mọi người, mọi tương quan trong Giáo Hội “Các con hãy làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13, 15). Điều này được thực hiện sống động nơi cộng đoàn tiên khởi: hiệp thông, chuyên cần bẻ bánh, cầu nguyện không ngừng, giúp đỡ người nghèo, những khách hành hương, thăm viếng các tù nhân và nuôi dưỡng những ai túng thiếu (Cv 2, 42- 47; 4, 32-35; 5, 14, 46).
Đức ái Kitô Giáo chỉ thực hiện được, nếu tình yêu Thiên Chúa được chuyển từ Đấng Cứu Thế sang cho người khác.
Biến đổi và thăng hoa cuộc sống.
Một câu hát có lẽ đã đi sâu vào ký ức nhiều người:
“Chúa đến thăm con, thăm con mỗi sáng ngày
Linh hồn thấy lại tuổi thơ ngây …”.
Cuộc viếng thăm đích thực nào cũng động chạm tới cõi lòng và làm biến đổi cuộc sống. Biến đổi sẽ đến mức trọn vẹn khi ta có thể thốt lên: “Tôi sống nhưng không phải tôi, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20).
Đức Kitô đến thăm viếng tâm hồn mỗi người Kitô Hữu, nhưng điều quan trọng là sự biến đổi nơi người kitô hữu, người đón nhận cuộc viếng thăm. Nếu sự biến đổi bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô là trên bình diện thân thể, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, thì cũng dưới tác động của Chúa Thánh Thần, người Kitô Hữu biến đổi tận bình diện nào khi lãnh nhận Thánh Thể ? Nói khác đi Thiên Chúa viếng thăm, chấp nhận ra khỏi chính mình để mang lấy những gì thuộc về con người, vậy con ngườiù liệu có ra khỏi chính mình để nhận lấy những gì thuộc về Thiên Chúa hay không ? Câu trả lời tất nhiên thuộc về Thánh Thần và thái độ tâm hồn của mỗi người chúng ta.
Tham dự Thánh Lễ là tham dự vào bàn tiệc Thánh Thể, là cảm nếm trước bàn tiệc Nước Trời, nơi đó Chúa Kitô mời gọi mọi tín hữu đến rước lấy Ngài để có sự sống đời đời. Do đó mỗi khi tham dự Thánh Lễ, người tín hữu sẽ rước Thánh Thể để nuôi dưỡng đời sống đức tin. Đức ấy phải được hiện tại hóa qua đời sống hằng ngày. Thánh Phaolô đã lưu ý mọi Kitô Hữu về sự kết hợp với Thiên Chúa qua tất cả thụ tạo và việc làm, như một cách hiểu Thánh Thể nối dài trong cuộc sống: “Dù ăn, dù uống hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10, 31). Đồng thời ngài cũng cảnh cáo sự chia rẽ giữa các tín hữu với nhau. Nói khác đi, Phaolô lên án việc cử hành Bí Tích Thánh Thể cắt đứt với cuộc sống thật: Tất cả cùng hiệp thông với một thân mình Chúa Kitô qua tấm bánh và chén rượu duy nhất, nhưng lại phân biệt giàu nghèo và chia rẽ nhau” (1Cr 11, 17-34).
Bữa tiệc Thánh Thể phát sinh một hiệu quả thánh hóa thân xác ta. Thánh Thể tác động một cách thần thiêng, gây ảnh hưởng không phải bằng sự đụng chạm khả giác nhưng bằng sự lan tỏa Chúa Thánh Thần, mà Mình Thánh Chúa đang mang theo. Phẩm giá của xác thịt nhân loại ngày càng trở nên cao trọng nhờ việc rước Thánh Thể. Một cách mầu nhiệm, Đức Kitô đến che giấu sự cao cả của xác thịt Ngài trong xác thịt hèn hạ của chúng ta, và muốn cho xác thịt ta tham dự vào việc thần hóa nhân tính. “Thân xác ta là đền thờ của Thiên Chúa”. Chính vì thế, thân xác ta phải được biến đổi và tinh sạch. Vì nó thuộc về một ngôi vị con người và chia sẻ sự cao trọng của ngôi vị ấy. Nhất là nó đã trở nên nơi ở của Thiên Chúa, khi ta đón rước Chúa Ba Ngôi ngự vào lòng. Đối với người hấp hối, khi rước của ăn đàng, họ đón nhận được Đức Kitô là Đấng sẽ đưa linh hồn họ sang cõi sống bên kia, và đồng thời trong thân xác sắp tan rã, họ cũng nhận được sự bảo đảm có một sự sống trổi vượt, sẽ thắng được sự chết vào ngày thế mạt. Của ăn đàng đưa linh hồn vào hạnh phúc trên trời và đưa thân xác đến phúc sống lại.
Như thế, Thánh Thể là suối nguồn bình an sâu thẳm, vì nó xác nhận việc con người hòa giải cùng Thiên Chúa. Thánh Thể còn phát sinh ra sự bình an, bởi lẽ nó mang lại cho con người điều thiện hảo duy nhất có thể làm cho con tim thỏa mãn, là chiếm hữu được chính Thiên chúa. Nhờ đó khi gặp cơn cám dỗ, sự bình an ấy giúp con người được bình tĩnh và tín thác vào sự che chở của Thiên Chúa.
Nhớ lại câu dẫn vào Thánh lễ rất quen thuộc của một cha giáo: “Anh em thân mến ! Mỗi một lần chúng ta tham dự Thánh lễ là mỗi một lần chúng ta biến đổi cuộc đời chúng ta nên một với Đức Giêsu. Sau mỗi lần tham dự Thánh lễ mà chúng ta không để cho cuộc đời chúng ta nên một như Đức Giêsu thì Thánh lễ chúng ta tham dự trở nên vô ích”.
Nghe một lần chưa thấm, nghe nhiều lần rồi thấm và phải suy nghĩ. Đúng như vị linh mục ấy nói. Nếu cứ tham dự Thánh lễ xong rồi cuộc đời đâu lại vào đấy thì quả là chán vì khi ta tham dự Thánh Lễ, ta được kết hợp với Thiên Chúa là nguồn vui, nguồn bình an, nguồn hạnh phúc thật của đời ta.
Và bài hát rất quen thuộc của linh mục nhạc sĩ Thành Tâm: “Ta về thôi vì Thánh lễ đã hết, nhưng đời ta là thánh lễ nối dài, mang tình thương Thiên Chúa đến mọi nơi, ta sống sao để thành chứng nhân !”. Thánh lễ nào cũng kết thúc, cũng chia tay, cũng tạm biệt nhưng Thánh lễ sẽ không kết thúc, không tạm biệt, không chia tay với cuộc sống của ta. Hoa quả của Thánh Lễ, hoa quả của Bí Tích Thánh Thể chính là lối sống, hành vi, lời ăn tiếng nói, cách cư xử của mỗi người chúng ta với anh chị em đồng loại.
Thánh Phaolô mời gọi chúng ta sống kết hiệp với Chúa như Ngài đã kiết hiệp: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Ước gì mỗi Kitô hữu cũng mặc lấy, cũng sống lấy tâm tình của Thánh Phaolô để mọi người xung quanh chúng ta nhìn vào chúng ta họ thấy có một Đức Giêsu đang hiện diện với họ.
Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể đến và ở lại với mỗi người chúng ta và xin Ngài làm chủ cuộc đời mỗi người chúng ta. Xin Chúa nuôi dưỡng và gìn giữ chúng ta đi qua cuộc lữ hành trần thế này để mai kia chúng ta được cùng hưởng nhan Thánh của Ngài trên Thiên Quốc.
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:08 19/05/2008
HOA THẦN NHỎ
Ngày xửa ngày xưa, có một đóa hoa thần nhỏ rất cao quý nở trên một ngọn núi rất cao, nó có tất cả những màu sắc đẹp nhất của thế gian và sự mềm mại nhất của đóa hoa.
Một hôm, khi đám mây từ không trung bay nhẹ qua nhìn thấy hoa thần nhỏ, thì rất ngưỡng mộ, nói: “Hoa thần nhỏ, màu đỏ thắm của cô nhìn rất đẹp, cô có thể cho tôi chút xíu được không ?”
Hoa thần nhỏ ngẩng đầu lên nói: “Đương nhiên là có thể được.”
Thế là, nó đem tất cả màu đỏ trên thân trao tặng cho đám mây, đám mây bay nhẹ qua bên trời đông thì biến thành ráng hồng ban mai.
Không lâu sau đó, con suối nhỏ trong suốt từ bên cạnh hoa thần nhỏ chảy qua nói: “Hoa thần nhỏ, màu xanh lam của cô rất đẹp, chị có thể tặng tôi chút xíu không ?” Hoa thần nhỏ nhìn giòng suối dưới chân, không một chút do dự đem màu xanh lam tặng cho con suối nhỏ, giòng suối nhỏ chảy xuống chân núi biến thành con sông nhỏ xanh biếc.
Cứ như thế, hoa thần nhỏ đem màu xanh lục tặng cho cây cỏ nhỏ; đem màu xanh tặng cho núi non, kết quả cô ta màu gì cũng không có, bị gió thổi lạnh cô đơn lạnh lẽo. Nó thương tâm nên òa khóc, bởi vì nó bây giờ không phải là đóa hoa thần nhỏ đẹp nữa.
Lúc ấy, đột nhiên mưa lớn, có một con bướm đang chao đảo trong mưa to gió lớn, té xuống nằm bên hoa thần nhỏ, hoa thần nhỏ cong người xuống, dùng cánh hoa đơn chiếc nhè nhẹ ôm nó vào lòng. Không lâu sau đó, trời quang mây tạnh, con bướm từ trong lòng hoa thần nhỏ bay ra, ánh quang bảy màu chiếu sáng trên thân của hoa thần nhỏ, để cho hoan thần nhỏ có sức mạnh đi vào cuộc sống. Cánh hoa của cô ta từ từ bung ra, để lộ ra bảy màu sắc, rất đẹp lộng lẫy. Cô ta lại biến thành hoa thần nhỏ rất đẹp như tình trạng trước đây.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Dâng hiến vô vị lợi và giúp đỡ người khác với tấm lòng tràn đầy nhân ái, thì sẽ làm cho chúng ta –trên phương diện vật chất- không có gì cả, nhưng tâm hồn của chúng ta nhờ đó mà trở thành giàu có, dù cho chúng ta dùng rất nhiều vật chất và tiền bạc cũng không thể đổi được những thứ ấy.
Hoa thần nhỏ đã có những màu sắc đẹp lộng lẫy nhất thiên hạ, nhưng nó đã đem tặng cho mây, cho suối, cho cây cỏ hoa lá, cho núi non, nên cuối cùng hoa thần nhỏ chẳng còn gì cả. Thế nhưng nhờ sự hy sinh đó mà mây có màu đỏ đẹp, suối có màu lam xanh tươi mát, cây cỏ có màu xanh lục lấp lánh, núi non có màu xanh rậm rì thật đẹp...
Chúa Giê-su là Thiên Chúa, nên Ngài có tất cả vũ trụ thế gia này, và vạn vật là của Ngài, nhưng vì yêu thương nhân loại nên Ngài đã hiến thân làm của lễ đền tội cho nhân loại chết trên thập giá, và kết quả -nhờ sự hy sinh này- mà nhân loại được giao hòa với Thiên Chúa, được ơn tha tội, được tái sinh làm con Thiên Chúa và cuối cùng sẽ được chung hưởng phần hạnh phúc trên thiên đàng với Thiên Chúa Ba Ngôi, với Đức Mẹ Maria và các thánh nam nữ...
Các em thực hành:
- Có thể được thì tập hy sinh: hy sinh giờ chơi để giúp đỡ cha mẹ, hy sinh ăn uống để giúp đỡ các bạn nghèo...
- Khi có thể được thì cần phải giúp đỡ người khác.
- Hy sinh mình là đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác.
N2T |
Ngày xửa ngày xưa, có một đóa hoa thần nhỏ rất cao quý nở trên một ngọn núi rất cao, nó có tất cả những màu sắc đẹp nhất của thế gian và sự mềm mại nhất của đóa hoa.
Một hôm, khi đám mây từ không trung bay nhẹ qua nhìn thấy hoa thần nhỏ, thì rất ngưỡng mộ, nói: “Hoa thần nhỏ, màu đỏ thắm của cô nhìn rất đẹp, cô có thể cho tôi chút xíu được không ?”
Hoa thần nhỏ ngẩng đầu lên nói: “Đương nhiên là có thể được.”
Thế là, nó đem tất cả màu đỏ trên thân trao tặng cho đám mây, đám mây bay nhẹ qua bên trời đông thì biến thành ráng hồng ban mai.
Không lâu sau đó, con suối nhỏ trong suốt từ bên cạnh hoa thần nhỏ chảy qua nói: “Hoa thần nhỏ, màu xanh lam của cô rất đẹp, chị có thể tặng tôi chút xíu không ?” Hoa thần nhỏ nhìn giòng suối dưới chân, không một chút do dự đem màu xanh lam tặng cho con suối nhỏ, giòng suối nhỏ chảy xuống chân núi biến thành con sông nhỏ xanh biếc.
Cứ như thế, hoa thần nhỏ đem màu xanh lục tặng cho cây cỏ nhỏ; đem màu xanh tặng cho núi non, kết quả cô ta màu gì cũng không có, bị gió thổi lạnh cô đơn lạnh lẽo. Nó thương tâm nên òa khóc, bởi vì nó bây giờ không phải là đóa hoa thần nhỏ đẹp nữa.
Lúc ấy, đột nhiên mưa lớn, có một con bướm đang chao đảo trong mưa to gió lớn, té xuống nằm bên hoa thần nhỏ, hoa thần nhỏ cong người xuống, dùng cánh hoa đơn chiếc nhè nhẹ ôm nó vào lòng. Không lâu sau đó, trời quang mây tạnh, con bướm từ trong lòng hoa thần nhỏ bay ra, ánh quang bảy màu chiếu sáng trên thân của hoa thần nhỏ, để cho hoan thần nhỏ có sức mạnh đi vào cuộc sống. Cánh hoa của cô ta từ từ bung ra, để lộ ra bảy màu sắc, rất đẹp lộng lẫy. Cô ta lại biến thành hoa thần nhỏ rất đẹp như tình trạng trước đây.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Dâng hiến vô vị lợi và giúp đỡ người khác với tấm lòng tràn đầy nhân ái, thì sẽ làm cho chúng ta –trên phương diện vật chất- không có gì cả, nhưng tâm hồn của chúng ta nhờ đó mà trở thành giàu có, dù cho chúng ta dùng rất nhiều vật chất và tiền bạc cũng không thể đổi được những thứ ấy.
Hoa thần nhỏ đã có những màu sắc đẹp lộng lẫy nhất thiên hạ, nhưng nó đã đem tặng cho mây, cho suối, cho cây cỏ hoa lá, cho núi non, nên cuối cùng hoa thần nhỏ chẳng còn gì cả. Thế nhưng nhờ sự hy sinh đó mà mây có màu đỏ đẹp, suối có màu lam xanh tươi mát, cây cỏ có màu xanh lục lấp lánh, núi non có màu xanh rậm rì thật đẹp...
Chúa Giê-su là Thiên Chúa, nên Ngài có tất cả vũ trụ thế gia này, và vạn vật là của Ngài, nhưng vì yêu thương nhân loại nên Ngài đã hiến thân làm của lễ đền tội cho nhân loại chết trên thập giá, và kết quả -nhờ sự hy sinh này- mà nhân loại được giao hòa với Thiên Chúa, được ơn tha tội, được tái sinh làm con Thiên Chúa và cuối cùng sẽ được chung hưởng phần hạnh phúc trên thiên đàng với Thiên Chúa Ba Ngôi, với Đức Mẹ Maria và các thánh nam nữ...
Các em thực hành:
- Có thể được thì tập hy sinh: hy sinh giờ chơi để giúp đỡ cha mẹ, hy sinh ăn uống để giúp đỡ các bạn nghèo...
- Khi có thể được thì cần phải giúp đỡ người khác.
- Hy sinh mình là đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác.
Cám ơn mặt trăng, phủ định mặt trời
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:11 19/05/2008
CẢM ƠN MẶT TRĂNG, PHỦ ĐỊNH MẶT TRỜI
Thật ra có mặt trăng thì chúng ta có thể phát hiện trong cuộc sống còn có rất nhiều cái đẹp hơn. Nhưng nếu không có mặt trời thì chúng ta sẽ tối không có ban ngày, không thể làm gì được.
Người được chăm sóc tỉ mỉ chu đáo thì lại không biết cám ơn, bởi vì ban ngày ánh mặt trời đủ sáng, thì mặt trời lại bị coi là dư thừa.
Người Do Thái có một câu chuyện cổ như sau:
Có một người hỏi một vị thầy: “Mặt trời và mặt trăng thì thứ nào quan trọng hơn ?” Vị thầy đó suy nghĩ rất lâu và trả lời: “Là mặt trăng, mặt trăng quan trọng hơn.”
- “Tại sao ?”
- “Bởi vì mặt trăng lúc về đêm mới phát sáng, đó là lúc mà chúng ta cần ánh sáng nhất, còn ban ngày thì đã đủ sáng rồi, mặt trời lúc đó đã chiếu sáng rồi.”
Anh, hoặc là sẽ cười vị thầy kia hồ đồ, nhưng anh không cảm thấy rất nhiều người cũng như thế sao ? Người mà mỗi ngày chăm sóc cho anh thì từ trước đến nay anh chưa cảm thấy là gì, nếu là người lạ đối với anh như thế thì anh cho là họ thật tốt; cha mẹ, vợ con hoặc chồng của anh (chị) trực tiếp giúp đỡ thì anh cho là chuyện đương nhiên, thậm chí vẫn còn bị nghi ngờ. Nhưng một khi người ngoài làm một việc gì đó cho anh, thì anh thấy lạ lùng kinh ngạc và sẽ rất cảm kích và biết ơn. Đó không phải là hồ đồ giống như “cảm kích mặt trăng, phủ định mặt trời” hay sao ?
Có một cô gái cãi nhau to tiếng với mẹ mình, tức giận bỏ nhà ra đi, và quyết định từ nay không trở lại cái gia đình đáng ghét ấy nữa ! Thế là suốt ngày cô ta rong chơi ngoài đường, bụng đói réo sôi sùng sục, nhưng trong túi không có một đồng xu, lại không dám vác mặt về nhà ăn cơm. Cứ thế cho đến tối, cô ta đến bên một cửa tiệm bán phở, ngửi mùi phở thơm tho ngọt ngào quyến rủ mà rất muốn ăn một tô, nhưng túi không mang tiền theo, thế là chỉ biết nuốt nước miếng mà đi.
Đột nhiên ông chủ hỏi: “Này cô, cô có muốn ăn phở không ?” cô gái mắc cở trả lời: “Nhưng...cháu không có tiền...” ông chủ nghe xong thì cười lớn: “Ha ha, không sao cả, hôm nay coi như ông chủ đãi khách.”
Cô gái quả thật không tin ở lỗ tai mình, cô ta ngồi xuống, trong phút chốc ông chủ đem ra tô phở, cô ta ăn rất ngon lành và nói: “Ông chủ, ông là người tốt.”
Ông chủ nói: “Ô, cô nói gì ?” cô gái tiếp lời: “Thật đó, chúng ta không quen biết nhau nhưng bác đối với cháu rất tốt, không giống như mẹ cháu không hiểu được nhu cầu và suy nghĩ của cháu, thật đáng giận.”
Ông chủ cười: “Ha ha, cô bé, bác chỉ mới đãi cô bé một tô phở mà thôi, vậy mà cô bé rất cám ơn bác, nhưng mẹ của cháu đã nấu cơm cho cháu ăn trong hơn 20 năm trời, không phải là cháu càng phải nên cám ơn mẹ mình hay sao ?”
Nghe ông chủ nói như thế, cô gái giống như nằm mơ sực tỉnh, rơm rớm nước mắt, không để ý đến nửa tô bún còn ăn dở, lập tức đứng lên chạy như bay về nhà.
Mới đến ngỏ hẽm trước cửa nhà thì nhìn thấy mẹ mình từ xa, đang đứng trước cổng nhà nhìn qua nhìn lại như tìm cái gì, tim của cô ta lập tức đập nhanh hơn, có cả ngàn cả vạn lời nói xin lỗi để nói với mẹ. Chưa đến gần và chưa mở miệng nói thì đã thấy mẹ chạy lên trước: “Ái dà, con cả ngày chạy đi đâu vậy, mẹ sợ muốn chết, nào, đi vào trong nhà rửa mặt đi rồi ăn cơm.”
Tối hôm ấy, cô gái ấy mới thâm tín tình thương của mẹ đã dành cho mình.
Mặt trời luôn luôn có, nhưng con người quên mất nó cho ánh sáng; khi người thân luôn hiện diện, con người quên mất họ đã đem sự ấm áp đến cho mình. Một người được chăm sóc tỉ mỉ chu đáo lại không biết cám ơn, bởi vì ban ngày ánh sáng đã đủ rồi, mặt trời không phải quá thừa sao ?
Tác giả: 何方
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. dịch từ tiếng Hoa.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thật ra có mặt trăng thì chúng ta có thể phát hiện trong cuộc sống còn có rất nhiều cái đẹp hơn. Nhưng nếu không có mặt trời thì chúng ta sẽ tối không có ban ngày, không thể làm gì được.
Người được chăm sóc tỉ mỉ chu đáo thì lại không biết cám ơn, bởi vì ban ngày ánh mặt trời đủ sáng, thì mặt trời lại bị coi là dư thừa.
Người Do Thái có một câu chuyện cổ như sau:
Có một người hỏi một vị thầy: “Mặt trời và mặt trăng thì thứ nào quan trọng hơn ?” Vị thầy đó suy nghĩ rất lâu và trả lời: “Là mặt trăng, mặt trăng quan trọng hơn.”
- “Tại sao ?”
- “Bởi vì mặt trăng lúc về đêm mới phát sáng, đó là lúc mà chúng ta cần ánh sáng nhất, còn ban ngày thì đã đủ sáng rồi, mặt trời lúc đó đã chiếu sáng rồi.”
Anh, hoặc là sẽ cười vị thầy kia hồ đồ, nhưng anh không cảm thấy rất nhiều người cũng như thế sao ? Người mà mỗi ngày chăm sóc cho anh thì từ trước đến nay anh chưa cảm thấy là gì, nếu là người lạ đối với anh như thế thì anh cho là họ thật tốt; cha mẹ, vợ con hoặc chồng của anh (chị) trực tiếp giúp đỡ thì anh cho là chuyện đương nhiên, thậm chí vẫn còn bị nghi ngờ. Nhưng một khi người ngoài làm một việc gì đó cho anh, thì anh thấy lạ lùng kinh ngạc và sẽ rất cảm kích và biết ơn. Đó không phải là hồ đồ giống như “cảm kích mặt trăng, phủ định mặt trời” hay sao ?
Có một cô gái cãi nhau to tiếng với mẹ mình, tức giận bỏ nhà ra đi, và quyết định từ nay không trở lại cái gia đình đáng ghét ấy nữa ! Thế là suốt ngày cô ta rong chơi ngoài đường, bụng đói réo sôi sùng sục, nhưng trong túi không có một đồng xu, lại không dám vác mặt về nhà ăn cơm. Cứ thế cho đến tối, cô ta đến bên một cửa tiệm bán phở, ngửi mùi phở thơm tho ngọt ngào quyến rủ mà rất muốn ăn một tô, nhưng túi không mang tiền theo, thế là chỉ biết nuốt nước miếng mà đi.
Đột nhiên ông chủ hỏi: “Này cô, cô có muốn ăn phở không ?” cô gái mắc cở trả lời: “Nhưng...cháu không có tiền...” ông chủ nghe xong thì cười lớn: “Ha ha, không sao cả, hôm nay coi như ông chủ đãi khách.”
Cô gái quả thật không tin ở lỗ tai mình, cô ta ngồi xuống, trong phút chốc ông chủ đem ra tô phở, cô ta ăn rất ngon lành và nói: “Ông chủ, ông là người tốt.”
Ông chủ nói: “Ô, cô nói gì ?” cô gái tiếp lời: “Thật đó, chúng ta không quen biết nhau nhưng bác đối với cháu rất tốt, không giống như mẹ cháu không hiểu được nhu cầu và suy nghĩ của cháu, thật đáng giận.”
Ông chủ cười: “Ha ha, cô bé, bác chỉ mới đãi cô bé một tô phở mà thôi, vậy mà cô bé rất cám ơn bác, nhưng mẹ của cháu đã nấu cơm cho cháu ăn trong hơn 20 năm trời, không phải là cháu càng phải nên cám ơn mẹ mình hay sao ?”
Nghe ông chủ nói như thế, cô gái giống như nằm mơ sực tỉnh, rơm rớm nước mắt, không để ý đến nửa tô bún còn ăn dở, lập tức đứng lên chạy như bay về nhà.
Mới đến ngỏ hẽm trước cửa nhà thì nhìn thấy mẹ mình từ xa, đang đứng trước cổng nhà nhìn qua nhìn lại như tìm cái gì, tim của cô ta lập tức đập nhanh hơn, có cả ngàn cả vạn lời nói xin lỗi để nói với mẹ. Chưa đến gần và chưa mở miệng nói thì đã thấy mẹ chạy lên trước: “Ái dà, con cả ngày chạy đi đâu vậy, mẹ sợ muốn chết, nào, đi vào trong nhà rửa mặt đi rồi ăn cơm.”
Tối hôm ấy, cô gái ấy mới thâm tín tình thương của mẹ đã dành cho mình.
Mặt trời luôn luôn có, nhưng con người quên mất nó cho ánh sáng; khi người thân luôn hiện diện, con người quên mất họ đã đem sự ấm áp đến cho mình. Một người được chăm sóc tỉ mỉ chu đáo lại không biết cám ơn, bởi vì ban ngày ánh sáng đã đủ rồi, mặt trời không phải quá thừa sao ?
Tác giả: 何方
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. dịch từ tiếng Hoa.
-----------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:13 19/05/2008
N2T |
28. Nếu linh hồn tùy thuộc theo ân sủng thì lập tức tiến vào ranh giới của ánh sáng.
(Thánh Teresa of Lisieux)Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Tháng 5.2008
Phó tế: JB Nguyễn Văn Định
20:49 19/05/2008
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Tháng 5-2008 (tiếp theo)
Ngày 16-5-08: Đức Giêsu nói: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo tôi.” (Mc 8, 34)
Chúa muốn tôi bỏ con mọi tật xấu, sống luôn nhịn nhục và tha thứ. Xin giúp con sống trong sạch và theo gương Chúa trên thập giá.
Ngày 17-5-08: Các môn đệ hỏi Đức Giêsu: “Tại sao các kinh sư lại nói ông Ê-li-a phải đến trước?” (Mc 9, 11)
Đức Giêsu trả lời ông Ê-li-a chính là ông Gioan Tẩy giả đã dọn đường. Xin dạy con luôn sống là chứng nhân về Chúa hiện diện.
Ngày 18-5-08: Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, …là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. (Ga 3, 17)
Câu này nói lên tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa là Đức Giêsu. Con luôn sống xứng đáng là những cha mẹ tốt lành trong gia đình.
Ngày 19-5-08: Chúa Giêsu nói: Ôi thế hệ cứng lòng, không có lòng tin! Tôi phải ở cùng các ngươi cho đến bao giờ…? (Mc 9,19)
Đức Giêsu nói đến quyền năng của Ngài và lòng tin của các môn đệ. Xin Chúa ban đức tin cho con trước những thiên tai hôm nay.
Ngày 20-5-08:. .Ai đón tiếp Thầy, thì không phải là đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. (Mc 9, 37)
Đức Giêsu muốn nói Người vâng lệnh Chúa Cha để làm mọi sự. Xin cho mọi người biết tôn vinh Thiên Chúa là Cha toàn năng.
Ngày 21-5-08: Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản,... (Mc 9, 38)
Mọi người đều được Chúa ban những đặc sủng khác nhau để phục vụ. Tôi luôn tôn trọng và lắng nghe, không lên án hay chê bai.
Ngày 22-5-08: Nhưng vì họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy. (Ga 15, 21)
Các môn đệ theo Đức Giêsu xưa cũng như nay đều bị chống đối. Xin giúp con can đảm và kiên trì làm chứng cho Tin Mừng của Chúa.
Ngày 23-5-08: Đức Giêsu nói: “Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình.” (Mc 10, 11)
Ngày nay nhiều người đã ly dị để thỏa mãn dục vọng của mình. Xin dạy con biết khiêm tốn tuân giữ luật Chúa là hy sinh cho nhau.
Ngày 24-5-08: “Cứ để trẻ em đến với Thầy…vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng.” (Mc 10, 14)
Đức Giêsu muốn dạy tôi có một thái độ sẵn sàng tuân giữ như trẻ nhỏ. Xin dạy con sống đơn sơ hiền lành như Chúa để có Nước Trời.
Ngày 25-05-08: Đức Giêsu nói: “Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn và họ đã chết…” (Ga 6, 58)
Tổ tiên xưa đi trong sa mạc, chỉ đòi hỏi bánh vật chất chóng qua. Chúa chính là bánh Lời Ban Sự Sống từ trời xuống cho bạn và tôi.
Ngày 26-5-08: Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (Mc 10, 23)
Khi bạn dùng của cải là mục đích cuộc sống thì rất dễ bị sa ngã. Xin giúp biết dùng của là phương tiện và chia sẻ cho người nghèo.
Ngày 27-5-08: Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẽ đứng chót sẽ được lên hàng đầu. (Mc 10, 31)
Bạn đã nói, dạy về Chúa rất hay; nhưng cậy mình kiêu ngạo, thiếu cầu nguyện, bạn sẽ bỏ cuộc, bị loại khỏi người công chính và sa ngã.
Ngày 28-5-08: Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. (Mc 10, 43)
Chúa muốn tôi dù ở bậc nào, luôn phải quên mình vì người khác. Con sống chứng tỏ là mẫu gương khiêm tốn để phục vụ tha nhân.
Ngày 29-5-08: Đức Giêsu hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh mù đáp: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.” (Mc 10,51)
Anh mù đã tin tưởng và ước ao được Chúa cho nhìn thấy. Xin mở mắt tầm hồn nhìn thấy lỗi lầm của con và những kỳ công của Chúa.
Ngày 30-5-08: Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết Người Con trừ Chúa Cha cũng như không ai biết Chúa Cha, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mạc khải cho. (Mt 11, 27)
Chúa Cha và Chúa con là một trong Thần Khí của Ngài. Xin giúp con cảm nghiệm được lòng Chúa thương xót thật bao la, kỳ diệu.
Ngày 31-5-08: Bà Ê-li-sa-bet vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần. (Lc 1,41)
Thánh Thần đã đồng hành với Mẹ Maria khi Mẹ thưa “Xin vâng”. Con quyết sống khiêm tốn và tin tưởng như Mẹ, để Thần Khí Chúa tràn đầy trên con như trên bà Ê-li-sa-bet xưa.
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Tháng 5-2008 (tiếp theo)
Ngày 16-5-08: Đức Giêsu nói: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo tôi.” (Mc 8, 34)
Chúa muốn tôi bỏ con mọi tật xấu, sống luôn nhịn nhục và tha thứ. Xin giúp con sống trong sạch và theo gương Chúa trên thập giá.
Ngày 17-5-08: Các môn đệ hỏi Đức Giêsu: “Tại sao các kinh sư lại nói ông Ê-li-a phải đến trước?” (Mc 9, 11)
Đức Giêsu trả lời ông Ê-li-a chính là ông Gioan Tẩy giả đã dọn đường. Xin dạy con luôn sống là chứng nhân về Chúa hiện diện.
Ngày 18-5-08: Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, …là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. (Ga 3, 17)
Câu này nói lên tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa là Đức Giêsu. Con luôn sống xứng đáng là những cha mẹ tốt lành trong gia đình.
Ngày 19-5-08: Chúa Giêsu nói: Ôi thế hệ cứng lòng, không có lòng tin! Tôi phải ở cùng các ngươi cho đến bao giờ…? (Mc 9,19)
Đức Giêsu nói đến quyền năng của Ngài và lòng tin của các môn đệ. Xin Chúa ban đức tin cho con trước những thiên tai hôm nay.
Ngày 20-5-08:. .Ai đón tiếp Thầy, thì không phải là đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. (Mc 9, 37)
Đức Giêsu muốn nói Người vâng lệnh Chúa Cha để làm mọi sự. Xin cho mọi người biết tôn vinh Thiên Chúa là Cha toàn năng.
Ngày 21-5-08: Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản,... (Mc 9, 38)
Mọi người đều được Chúa ban những đặc sủng khác nhau để phục vụ. Tôi luôn tôn trọng và lắng nghe, không lên án hay chê bai.
Ngày 22-5-08: Nhưng vì họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy. (Ga 15, 21)
Các môn đệ theo Đức Giêsu xưa cũng như nay đều bị chống đối. Xin giúp con can đảm và kiên trì làm chứng cho Tin Mừng của Chúa.
Ngày 23-5-08: Đức Giêsu nói: “Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình.” (Mc 10, 11)
Ngày nay nhiều người đã ly dị để thỏa mãn dục vọng của mình. Xin dạy con biết khiêm tốn tuân giữ luật Chúa là hy sinh cho nhau.
Ngày 24-5-08: “Cứ để trẻ em đến với Thầy…vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng.” (Mc 10, 14)
Đức Giêsu muốn dạy tôi có một thái độ sẵn sàng tuân giữ như trẻ nhỏ. Xin dạy con sống đơn sơ hiền lành như Chúa để có Nước Trời.
Ngày 25-05-08: Đức Giêsu nói: “Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn và họ đã chết…” (Ga 6, 58)
Tổ tiên xưa đi trong sa mạc, chỉ đòi hỏi bánh vật chất chóng qua. Chúa chính là bánh Lời Ban Sự Sống từ trời xuống cho bạn và tôi.
Ngày 26-5-08: Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao !” (Mc 10, 23)
Khi bạn dùng của cải là mục đích cuộc sống thì rất dễ bị sa ngã. Xin giúp biết dùng của là phương tiện và chia sẻ cho người nghèo.
Ngày 27-5-08: Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẽ đứng chót sẽ được lên hàng đầu. (Mc 10, 31)
Bạn đã nói, dạy về Chúa rất hay; nhưng cậy mình kiêu ngạo, thiếu cầu nguyện, bạn sẽ bỏ cuộc, bị loại khỏi người công chính và sa ngã.
Ngày 28-5-08: Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em. (Mc 10, 43)
Chúa muốn tôi dù ở bậc nào, luôn phải quên mình vì người khác. Con sống chứng tỏ là mẫu gương khiêm tốn để phục vụ tha nhân.
Ngày 29-5-08: Đức Giêsu hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh mù đáp: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.” (Mc 10,51)
Anh mù đã tin tưởng và ước ao được Chúa cho nhìn thấy. Xin mở mắt tầm hồn nhìn thấy lỗi lầm của con và những kỳ công của Chúa.
Ngày 30-5-08: Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết Người Con trừ Chúa Cha cũng như không ai biết Chúa Cha, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mạc khải cho. (Mt 11, 27)
Chúa Cha và Chúa con là một trong Thần Khí của Ngài. Xin giúp con cảm nghiệm được lòng Chúa thương xót thật bao la, kỳ diệu.
Ngày 31-5-08: Bà Ê-li-sa-bet vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần. (Lc 1,41)
Thánh Thần đã đồng hành với Mẹ Maria khi Mẹ thưa “Xin vâng”. Con quyết sống khiêm tốn và tin tưởng như Mẹ, để Thần Khí Chúa tràn đầy trên con như trên bà Ê-li-sa-bet xưa.
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hậu Quả Xã Hội Và Kinh Tế của Tan Vỡ Hôn Nhân
Vũ Văn An
01:23 19/05/2008
Hậu Quả Xã Hội Và Kinh Tế Của Tan Vỡ Hôn Nhân
Rome, 18 tháng Năm 2008 (Zenit.org).- Gia đình tan vỡ hiện gây phí tổn nặng nề cho người nộp thuế. Một phúc trình vừa được công bô hồi tháng Tư vừa qua cho thấy riêng tại Hoa Kỳ mà thôi, phí tổn ấy lên đến 112 tỷ Mỹ Kim một năm.
Phúc trình trên tựa là “Các Phí Tổn Của Người Nộp Thuế Do Ly Dị Và Việc Nuôi Dưỡng Con Cái Không Do Hôn Nhân Gây Ra: Các Ước Tính Lần Đầu Tiên Cho Cả Quốc Gia Và 50 Tiểu Bang” do bốn nhóm chuyên nghiên cứu chính sách là Viện Các Giá Trị Mỹ, Hội Đồng Gia Đình Georgia, Viện Hôn Nhân Và Chính Sách Công và Các Gia Đình Tây Bắc, công bố.
Trong một thông cáo báo chí đình kèm Phúc Trình trên, David Blankenhorn, chủ tịch Viện Các Giá Trị Mỹ viết: “Lần đầu tiên, cuộc nghiên cứu này cung cấp tài liệu cho thấy việc ly dị và nuôi dậy con cái không do hôn nhân tạo ra đang gây cho người nộp thuế một phí tổn hết sức cao”.
Phúc trình trên cho hay hôn nhân không phải chỉ là một định chế luân lý hay xã hội mà thôi. Nó còn là một định chế kinh tế nữa, và khi phân tích ra, các phí tổn đối với các chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang thật rất cao.
Chúng lên đến 112 tỷ Mỹ Kim một năm, nghĩa là hơn 1 ngàn tỷ Mỹ Kim trong thập niên qua. Mà đó mới chỉ là ước tính tối thiểu mà thôi. Chính quyền liên bang gánh phần nặng nhất: 70.1 tỷ, tiếp đến là các tiểu bang: 33.3 tỷ, sau cùng là địa phương: 8.5 tỷ.
Các phí tổn trên do nhiều nguồn khác nhau: tăng chi tiêu cho các chương trình chống nghèo đói; các chương trình công lý hình sự và giáo dục; và giảm thuế cho các người có thu nhập thấp vì thiếu các cơ hội do việc lớn lên trong cảnh nghèo tạo ra. Cuộc nghiên cứu này cho rằng việc chính quyền hỗ trợ hôn nhân và gia đình sẽ có thể là một chính sách kinh tế lành mạnh. Chỉ cần giảm tỷ lệ ly dị một chút thôi cũng có thể tiết kiệm được hàng tỷ Mỹ Kim mỗi năm.
Một số tiểu bang đang ý thức được điều ấy và phúc trình trưng dẫn trường hợp Texas. Tiểu bang này mới đây đã chuẩn chi 15 triệu Mỹ Kim trong vòng hai năm cho việc giáo dục hôn nhân và các chương trình khác. Phúc trình này cho hay chỉ cần giảm tỷ lệ các gia đình tan vỡ đi chừng dưới 1% cũng hết sức đỡ tốn tiền cho các người nộp thuế.
Các Thay Đổi Đáng Kể
Bản nghiên cứu trên trình bầy một cái nhìn tổng quát về các thay đổi của cuộc sống gia đình trong hai thập niên qua:
* Giữa các năm 1970 và 2005, tỷ lệ trẻ em sống với hai cha mẹ có hôn thú giảm từ 85% xuống còn 68%.
* Hơn 1/3 trẻ em Mỹ hiện sinh ra ngoài hôn nhân, trong đó có 25% trẻ sơ sinh da trắng không phải là Hispanic, 46% trẻ sơ sinh Hispanic, và 69% trẻ sơ sinh Mỹ-Phi Châu.
* Năm 2004, gần 1.5 triệu bé thơ do các bà mẹ không hôn thú sinh hạ.
* Sau năm 1980, hơi có suy giảm con số ly dị, tuy nhiên thay vào đó, dường như lại có sự gia tăng việc nuôi dưỡng con cái ngoài hôn nhân, đến nỗi bách phân trẻ em sống với một cha mẹ tăng đều đặn giữa các năm 1970 và 1998, chỉ hơi giảm sau năm 1998.
Bản phúc trình nhìn nhận rằng vấn đề chủ yếu là phải kiểm nhận xem mối liên hệ nhân quả giữa việc tan vỡ gia đình và phí tổn kinh tế gây ra cho chính quyền lên đến mức nào. Các tác giả sau đó trưng các bằng chứng từ nhiều nguồn khác nhau để chứng minh cho luận điểm của họ. Họ có đầy đủ tài liệu để chứng tỏ rằng việc ly dị quả có góp phần tạo ra cảnh nghèo cho trẻ em. Các phân tích của họ cho thấy hầu như tất cả mọi gia tăng về nghèo đói họ quan sát được nơi các bà mẹ ly dị đều do ly dị gây ra, như một nghiên cứu mới đây đã cho thấy.
Các hiệu quả đối với con cái những người ly dị hay được giáo dục bởi cha hay mẹ đơn lẻ cũng đã được nghiên cứu cẩn thận. Phúc trình này cho hay đã có những cuộc nghiên cứu ở đại học đủ chứng minh hiện tượng trên dẫn đến một tỷ lệ gia tăng về tội phạm và các vấn đề du đãng.
Suy Giảm Thu Nhập
Nhiều chứng cớ từ các quốc gia khác cũng hỗ trợ cho 5 bản phúc trình này. Như ở Anh chẳng hạn, giữa các năm 1991 và 1997, sau khi ly dị, thu nhập của người mẹ giảm đi trung bình 30%. Đó là kết quả cuộc thăm dò của Viện Nghiên Cứu Xã Hội Và Kinh Tế, thuộc Đại Học Essex. Trong tường trình ngày 5 tháng Ba vừa qua, tờ Guardian ghi nhận rằng trong mấy năm gần đây, sự suy giảm kia đã bớt đi phần nào. Giữa các năm 1998 và 2004, sự suy giảm ấy chỉ còn là 12%.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gán một phần sự cải thiện ấy cho việc chính phủ gia tăng yểm trợ tài chánh. Tờ Telegraph của Anh số ngày 19 tháng Ba cho hay: Các gia đình đổ vỡ cũng gây ra nhiều vấn đề đối với trường học. Việc xuống dốc của gia đình truyền thống cũng đang tạo ra “‘cái vòng độc hại luẩn quẩn” giữa thất bại trong học tập, nghèo đói và tội phạm. Đó là nhận định của Hiệp Hội Giáo Viên Và Giảng Sư gồm 16,000 hội viên. Tờ Telegraph cũng ghi nhận rằng các âu lo trên xuất hiện cùng lúc với việc công bố chính thức cho thấy con số cha hay mẹ đơn lẻ tại Anh đã tăng từ 250,000 lên gần 2 triệu trong thập niên qua.
Một hiệu quả nữa là sức khỏe tinh thần của trẻ em các gia đình đang kinh qua cảm nghiệm tan vỡ thường bị bị kém đi nhiều lắm. Ngày 24 tháng Tư vừa qua, tờ Times đặt bản doanh ở London tường trình rằng theo một cuộc nghiên cứu do Hội Trẻ Em bảo trợ, hơn một phần tư thiếu niên dưới 16 tuổi bị trầm cảm vì các căng thẳng trong cuộc sống gia đình, trong tình bè bạn và tại nhà trường. Hàng ngàn trẻ em tham gia cuộc nghiên cứu này và việc gia đình tan vỡ là một vấn đề lớn đối với nhiều em.
Các Khó Khăn Của Âu Châu
Một cuộc nghiên cứu mới đây do hãng thông tấn Fides, một cơ quan truyền giáo của Vatican, thực hiện cho thấy Âu Châu cũng đang kinh qua nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống gia đình. Trong một hồ sơ tựa là “Cuộc Khủng Hoảng Gia Đình Tại Âu Châu”, cơ quan thông tấn này đã tổng hợp tín liệu từ nhiều cuộc nghiên cứu và thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Họ cho hay dân số Âu Châu không bao lâu nữa sẽ bắt đầu suy giảm và hiện nay đang lão hóa một cách rất nhanh. Cứ 25 giây, lại có một cuộc phá thai tại 27 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu, đồng thời mỗi ngày có đến 3 trường học phải đóng cửa vì nạn khan hiếm trẻ em.
Cả đàn ông lẫn đàn bà đều trì hoãn kết hôn, và trong năm 2005, dưới 1.9 triệu trẻ thơ đã được hạ sinh trong hôn nhân. Tại một số quốc gia, khoảng một nửa các vụ sinh đều là do các bà mẹ đơn lẻ hay các cặp sống chung. Con số ly dị càng ngày càng gia tăng với hàng triệu trẻ em bị ảnh hưởng. Giữa các chiều hướng ấy, Hãng Fides cũng nhấn mạnh rằng trong số 27% tổng sản lượng quốc gia mà Âu Châu chi tiêu cho phúc lợi xã hội, chỉ một số rất nhỏ đã được dành hỗ trợ các gia đình. Rõ ràng gia đình không được coi như một ưu tiên.
Thực thế, bản phúc trình cho hay: “các định chế và luật lệ của Âu Châu coi gia đình chỉ là một di sản có tính lịch sử, hơn là một định chế có chiều kích tương lai”. Cho nên, các chính quyền không tích cực hỗ trợ các gia đình được xây dựng trên một cuộc hôn nhân bền vững giữa một người đàn ông và một người đàn bà, thay vào đó đã khích lệ nhiều hình thức sống chung khác nhau. Lại còn có các chính sách cho phép người độc thân, các cặp không hôn thú và cả các cặp đồng tính luyến ái nữa, chứ không phải các cặp vợ chồng, nhận con nuôi.
Thực Tại Nền Tảng
Ý thức rõ tình thế bi đát của gia đình ấy, Đức Bênêđíctô XVI thường lên tiếng yêu cầu các nhà cầm quyền công cộng hãy hỗ trợ các gia đình. Ngày 10 tháng Giêng vừa qua, ngỏ lời với các đại diện chính quyền địa phương của Rôma và vùng Lazio lân cận, Đức Thánh Cha nói: Kính trọng các gia đình đặt căn bản trên hôn nhân là một “giới luật”. Ngài nhận định rằng: “Bất hạnh thay, hàng ngày ta thấy các cuộc tấn công nhằm vào hôn nhân và các hiểu lầm liên quan đến thực tại nền tảng có tính nhân bản và xã hội này đã liên tiếp và nguy hiểm xẩy ra như thế nào. Bởi thế, điều hết sức cần thiết là các nhà cai trị công cộng đừng hỗ trợ các khuynh hướng tiêu cực ấy, trái lại, phải đem lại cho các gia đình sự hỗ trợ đầy xác tín và cụ thể của mình, trong niềm xác tín rằng qua đó họ thực sự hành động vì thiện ích chung”.
Ngay ngaà Thứ Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng đã bình luận rằng nhiều gia đình đang kêu gọi các chính phủ trợ giúp. Đức Bênêđíctô đưa ra nhận xét của ngài trong buổi yết kiến dành cho các đại biểu của Hội Nghị Các Hiệp Hội Gia Đình và Liên Đoàn Âu Châu Các Hiệp Hội Gia Đình Công Giáo, lúc ấy đang họp tại Rôma. Ngài nói: “Bởi thế, càng ngày càng có nhu cầu khẩn trương phải cùng nhau cam kết hỗ trợ các gia đình bằng mọi phương tiện có thể, từ quan điểm xã hội và kinh tế đến quan điểm luật pháp và thiêng liêng”. Đức Thánh Cha đặc biệt ca ngợi các sáng kiến nhằm động viên người ta ủng hộ các chính sách tài chánh có lợi cho gia đình. Một sáng kiến như thế hiện rất cần trong nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Cha John Flynn, LC.
Rome, 18 tháng Năm 2008 (Zenit.org).- Gia đình tan vỡ hiện gây phí tổn nặng nề cho người nộp thuế. Một phúc trình vừa được công bô hồi tháng Tư vừa qua cho thấy riêng tại Hoa Kỳ mà thôi, phí tổn ấy lên đến 112 tỷ Mỹ Kim một năm.
Phúc trình trên tựa là “Các Phí Tổn Của Người Nộp Thuế Do Ly Dị Và Việc Nuôi Dưỡng Con Cái Không Do Hôn Nhân Gây Ra: Các Ước Tính Lần Đầu Tiên Cho Cả Quốc Gia Và 50 Tiểu Bang” do bốn nhóm chuyên nghiên cứu chính sách là Viện Các Giá Trị Mỹ, Hội Đồng Gia Đình Georgia, Viện Hôn Nhân Và Chính Sách Công và Các Gia Đình Tây Bắc, công bố.
Trong một thông cáo báo chí đình kèm Phúc Trình trên, David Blankenhorn, chủ tịch Viện Các Giá Trị Mỹ viết: “Lần đầu tiên, cuộc nghiên cứu này cung cấp tài liệu cho thấy việc ly dị và nuôi dậy con cái không do hôn nhân tạo ra đang gây cho người nộp thuế một phí tổn hết sức cao”.
Phúc trình trên cho hay hôn nhân không phải chỉ là một định chế luân lý hay xã hội mà thôi. Nó còn là một định chế kinh tế nữa, và khi phân tích ra, các phí tổn đối với các chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang thật rất cao.
Chúng lên đến 112 tỷ Mỹ Kim một năm, nghĩa là hơn 1 ngàn tỷ Mỹ Kim trong thập niên qua. Mà đó mới chỉ là ước tính tối thiểu mà thôi. Chính quyền liên bang gánh phần nặng nhất: 70.1 tỷ, tiếp đến là các tiểu bang: 33.3 tỷ, sau cùng là địa phương: 8.5 tỷ.
Các phí tổn trên do nhiều nguồn khác nhau: tăng chi tiêu cho các chương trình chống nghèo đói; các chương trình công lý hình sự và giáo dục; và giảm thuế cho các người có thu nhập thấp vì thiếu các cơ hội do việc lớn lên trong cảnh nghèo tạo ra. Cuộc nghiên cứu này cho rằng việc chính quyền hỗ trợ hôn nhân và gia đình sẽ có thể là một chính sách kinh tế lành mạnh. Chỉ cần giảm tỷ lệ ly dị một chút thôi cũng có thể tiết kiệm được hàng tỷ Mỹ Kim mỗi năm.
Một số tiểu bang đang ý thức được điều ấy và phúc trình trưng dẫn trường hợp Texas. Tiểu bang này mới đây đã chuẩn chi 15 triệu Mỹ Kim trong vòng hai năm cho việc giáo dục hôn nhân và các chương trình khác. Phúc trình này cho hay chỉ cần giảm tỷ lệ các gia đình tan vỡ đi chừng dưới 1% cũng hết sức đỡ tốn tiền cho các người nộp thuế.
Các Thay Đổi Đáng Kể
Bản nghiên cứu trên trình bầy một cái nhìn tổng quát về các thay đổi của cuộc sống gia đình trong hai thập niên qua:
* Giữa các năm 1970 và 2005, tỷ lệ trẻ em sống với hai cha mẹ có hôn thú giảm từ 85% xuống còn 68%.
* Hơn 1/3 trẻ em Mỹ hiện sinh ra ngoài hôn nhân, trong đó có 25% trẻ sơ sinh da trắng không phải là Hispanic, 46% trẻ sơ sinh Hispanic, và 69% trẻ sơ sinh Mỹ-Phi Châu.
* Năm 2004, gần 1.5 triệu bé thơ do các bà mẹ không hôn thú sinh hạ.
* Sau năm 1980, hơi có suy giảm con số ly dị, tuy nhiên thay vào đó, dường như lại có sự gia tăng việc nuôi dưỡng con cái ngoài hôn nhân, đến nỗi bách phân trẻ em sống với một cha mẹ tăng đều đặn giữa các năm 1970 và 1998, chỉ hơi giảm sau năm 1998.
Bản phúc trình nhìn nhận rằng vấn đề chủ yếu là phải kiểm nhận xem mối liên hệ nhân quả giữa việc tan vỡ gia đình và phí tổn kinh tế gây ra cho chính quyền lên đến mức nào. Các tác giả sau đó trưng các bằng chứng từ nhiều nguồn khác nhau để chứng minh cho luận điểm của họ. Họ có đầy đủ tài liệu để chứng tỏ rằng việc ly dị quả có góp phần tạo ra cảnh nghèo cho trẻ em. Các phân tích của họ cho thấy hầu như tất cả mọi gia tăng về nghèo đói họ quan sát được nơi các bà mẹ ly dị đều do ly dị gây ra, như một nghiên cứu mới đây đã cho thấy.
Các hiệu quả đối với con cái những người ly dị hay được giáo dục bởi cha hay mẹ đơn lẻ cũng đã được nghiên cứu cẩn thận. Phúc trình này cho hay đã có những cuộc nghiên cứu ở đại học đủ chứng minh hiện tượng trên dẫn đến một tỷ lệ gia tăng về tội phạm và các vấn đề du đãng.
Suy Giảm Thu Nhập
Nhiều chứng cớ từ các quốc gia khác cũng hỗ trợ cho 5 bản phúc trình này. Như ở Anh chẳng hạn, giữa các năm 1991 và 1997, sau khi ly dị, thu nhập của người mẹ giảm đi trung bình 30%. Đó là kết quả cuộc thăm dò của Viện Nghiên Cứu Xã Hội Và Kinh Tế, thuộc Đại Học Essex. Trong tường trình ngày 5 tháng Ba vừa qua, tờ Guardian ghi nhận rằng trong mấy năm gần đây, sự suy giảm kia đã bớt đi phần nào. Giữa các năm 1998 và 2004, sự suy giảm ấy chỉ còn là 12%.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gán một phần sự cải thiện ấy cho việc chính phủ gia tăng yểm trợ tài chánh. Tờ Telegraph của Anh số ngày 19 tháng Ba cho hay: Các gia đình đổ vỡ cũng gây ra nhiều vấn đề đối với trường học. Việc xuống dốc của gia đình truyền thống cũng đang tạo ra “‘cái vòng độc hại luẩn quẩn” giữa thất bại trong học tập, nghèo đói và tội phạm. Đó là nhận định của Hiệp Hội Giáo Viên Và Giảng Sư gồm 16,000 hội viên. Tờ Telegraph cũng ghi nhận rằng các âu lo trên xuất hiện cùng lúc với việc công bố chính thức cho thấy con số cha hay mẹ đơn lẻ tại Anh đã tăng từ 250,000 lên gần 2 triệu trong thập niên qua.
Một hiệu quả nữa là sức khỏe tinh thần của trẻ em các gia đình đang kinh qua cảm nghiệm tan vỡ thường bị bị kém đi nhiều lắm. Ngày 24 tháng Tư vừa qua, tờ Times đặt bản doanh ở London tường trình rằng theo một cuộc nghiên cứu do Hội Trẻ Em bảo trợ, hơn một phần tư thiếu niên dưới 16 tuổi bị trầm cảm vì các căng thẳng trong cuộc sống gia đình, trong tình bè bạn và tại nhà trường. Hàng ngàn trẻ em tham gia cuộc nghiên cứu này và việc gia đình tan vỡ là một vấn đề lớn đối với nhiều em.
Các Khó Khăn Của Âu Châu
Một cuộc nghiên cứu mới đây do hãng thông tấn Fides, một cơ quan truyền giáo của Vatican, thực hiện cho thấy Âu Châu cũng đang kinh qua nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống gia đình. Trong một hồ sơ tựa là “Cuộc Khủng Hoảng Gia Đình Tại Âu Châu”, cơ quan thông tấn này đã tổng hợp tín liệu từ nhiều cuộc nghiên cứu và thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Họ cho hay dân số Âu Châu không bao lâu nữa sẽ bắt đầu suy giảm và hiện nay đang lão hóa một cách rất nhanh. Cứ 25 giây, lại có một cuộc phá thai tại 27 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu, đồng thời mỗi ngày có đến 3 trường học phải đóng cửa vì nạn khan hiếm trẻ em.
Cả đàn ông lẫn đàn bà đều trì hoãn kết hôn, và trong năm 2005, dưới 1.9 triệu trẻ thơ đã được hạ sinh trong hôn nhân. Tại một số quốc gia, khoảng một nửa các vụ sinh đều là do các bà mẹ đơn lẻ hay các cặp sống chung. Con số ly dị càng ngày càng gia tăng với hàng triệu trẻ em bị ảnh hưởng. Giữa các chiều hướng ấy, Hãng Fides cũng nhấn mạnh rằng trong số 27% tổng sản lượng quốc gia mà Âu Châu chi tiêu cho phúc lợi xã hội, chỉ một số rất nhỏ đã được dành hỗ trợ các gia đình. Rõ ràng gia đình không được coi như một ưu tiên.
Thực thế, bản phúc trình cho hay: “các định chế và luật lệ của Âu Châu coi gia đình chỉ là một di sản có tính lịch sử, hơn là một định chế có chiều kích tương lai”. Cho nên, các chính quyền không tích cực hỗ trợ các gia đình được xây dựng trên một cuộc hôn nhân bền vững giữa một người đàn ông và một người đàn bà, thay vào đó đã khích lệ nhiều hình thức sống chung khác nhau. Lại còn có các chính sách cho phép người độc thân, các cặp không hôn thú và cả các cặp đồng tính luyến ái nữa, chứ không phải các cặp vợ chồng, nhận con nuôi.
Thực Tại Nền Tảng
Ý thức rõ tình thế bi đát của gia đình ấy, Đức Bênêđíctô XVI thường lên tiếng yêu cầu các nhà cầm quyền công cộng hãy hỗ trợ các gia đình. Ngày 10 tháng Giêng vừa qua, ngỏ lời với các đại diện chính quyền địa phương của Rôma và vùng Lazio lân cận, Đức Thánh Cha nói: Kính trọng các gia đình đặt căn bản trên hôn nhân là một “giới luật”. Ngài nhận định rằng: “Bất hạnh thay, hàng ngày ta thấy các cuộc tấn công nhằm vào hôn nhân và các hiểu lầm liên quan đến thực tại nền tảng có tính nhân bản và xã hội này đã liên tiếp và nguy hiểm xẩy ra như thế nào. Bởi thế, điều hết sức cần thiết là các nhà cai trị công cộng đừng hỗ trợ các khuynh hướng tiêu cực ấy, trái lại, phải đem lại cho các gia đình sự hỗ trợ đầy xác tín và cụ thể của mình, trong niềm xác tín rằng qua đó họ thực sự hành động vì thiện ích chung”.
Ngay ngaà Thứ Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng đã bình luận rằng nhiều gia đình đang kêu gọi các chính phủ trợ giúp. Đức Bênêđíctô đưa ra nhận xét của ngài trong buổi yết kiến dành cho các đại biểu của Hội Nghị Các Hiệp Hội Gia Đình và Liên Đoàn Âu Châu Các Hiệp Hội Gia Đình Công Giáo, lúc ấy đang họp tại Rôma. Ngài nói: “Bởi thế, càng ngày càng có nhu cầu khẩn trương phải cùng nhau cam kết hỗ trợ các gia đình bằng mọi phương tiện có thể, từ quan điểm xã hội và kinh tế đến quan điểm luật pháp và thiêng liêng”. Đức Thánh Cha đặc biệt ca ngợi các sáng kiến nhằm động viên người ta ủng hộ các chính sách tài chánh có lợi cho gia đình. Một sáng kiến như thế hiện rất cần trong nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Cha John Flynn, LC.
Các gia đình trong cơn khủng hoảng cần sự giúp đỡ.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:42 19/05/2008
Đức Giáo Hoàng thúc giục sự dấn thân từ các chính phủ, các hiệp hội
VATICAN (Zenit.org).- Các gia đình ngày nay đang bị khủng hoảng, và một sự dấn thân từ những khu vực khác nhau xã hội là cần thiết để trợ giúp họ, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói.
Đức Giáo Hoàng đã phát biểu hôm thứ Sáu 16/5 khi tiếp kiến những đại diện từ Diễn Đàn các Hiệp Hội Gia đình và Liên Đoàn Châu Âu các Hiệp Hội Gia Đình Công Giáo, đang ở tại Roma tham gia hội nghị “Liên Minh Gia Đình tại Châu Au, những Hiệp Hội trong Vai Trò Lãnh Đạo.”
Khi ngõ lời với những đại diện hiệp hội bằng tiếng Ý, tiếng Anh, Pháp, Đức và Bồ-đào-nha, Đức Thánh Cha đã lưu ý rằng hội nghị nhắm “so sánh những kinh nghiệm của những kiểu khác nhau về hiệp hội gia đình, và có mục tiêu gợi lên ý thức của những nhà lãnh đạo chính trị và công luận về vai trò trung tâm và không thể thay thế mà gia đình nắm giữ trong xã hội chúng ta.
Ngài lôi kéo sự chú ý tới kỷ niệm thứ 40 năm này về Thông Điệp “Humanae Vitae” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, và kỷ niệm thứ 25 việc sự công bố “Hiến Chương những Quyền Gia Đình,” Toà Thánh đã đề xuất năm 1983.
Người Nam và người Nữ
Đức Thánh Cha nói hai văn kiện này làm việc chung, “bởi vì nếu văn kiện thứ nhất nhấn mạnh với uy quyền, đi ngược chiều nên văn hoá thịnh hành, phẩm chất tình yêu của vợ chồng, không bị tính ích kỷ thao túng và được mở ra cho sự sống, văn kiện thứ hai chứng tỏ những quyền bất khả nhượng gia đình được hưởng thụ, dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, chiếc nôi tự nhiên của sự sống nhân bản.”
“Bản hiến chương các Quyên Gia Đình chủ yếu gởi đến các nhà lãnh đạo chính trị,” và bản Hiến chương đó “cống hiến cho những người có trách nhiệm lo cho công ích một mẫu và một điểm qui chiếu trên đó họ dựa luật pháp chính trị thích hợp cho gia đình. Đồng thời, bản hiến chương này được gởi đến cho mọi gia đình, khuyến khích họ cùng nhau binh vực và cổ võ những quyền lợi của họ.”
Đức Thánh Cha sau đó nhắc tới Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã nói “tương lai của nhân loại đí qua con đường gia đình.” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói vị tiền nhiệm của ngài, người được gọi đúng là “Đức Giáo Hoàng gia đình,” đã nhấn mạnh “giá trị không thể thay thế của thể chế gia đình,, theo chương trình của Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo và là Cha.”
Đức Giáo Hoàng người Đức nói tiếp, “sự mạc khải Kinh Thánh trên hết là một diễn tả dịch sử tình yêu, một lịch sử giáo ước với Chúa và nhân loại. Đó là lý do lịch sử tình yêu và hiệp nhất giữa một người nam và một người nữ trong giáo ước hôn nhân, được Chúa xem như một biểu hiệu lịch sử cứu độ.”
Những thách đố
Quay về xem xét những khó khăn đối mặt các gia đình trong thế giới hiện đại, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói: “Chúng ta ý thức rất rõ về nhiều thách đố đối mặt các gia đình ngày nay, và chúng ta biết khó là dường nào, trong những điều kiện xã hội ngày nay, hoàn thành lý tưởng trung tín và liên đới trong tình yêu vợ chồng, hầu nuôi dưỡng con cái, và bảo toàn sự hài hoà của đơn vị gia đình.”
“Đang khi một bên—tạ ơn Chúa—có những gương sáng các gia đình tốt, mở ra cho nền văn hoá sự sống và tình yêu, thì ngược lại đáng buồn thay, ngày càng tăng gia số hôn nhân và gia đình đang gặp khủng hoảng.”
Ngài nói tiếp: “Từ nhiều gia đình, trong một tình trạng tạm bợ gây ra lo lắng, chúng ta nghe một tiếng kêu cứu giúp, thường là một tiếng kêu vô ý thức, kêu cầu một sự đáp ứng từ các thẩm quyền dân sự, từ những cộng đồng giáo hội và từ những cơ quan giáo dục khác nhau.
“Vì vậy, có một nhu cầu khẩn cấp ngày càng gia tăng kêu gọi một sự dấn thân chung nâng đỡ các gia đình bằng mọi phương tiện có thể, từ phương diện xã hội và kinh tế, cũng như pháp lý và thiêng liêng.”
Giữa những đề nghị phát xuất từ hội nghị này, Đức Thánh Cha ca ngợi đề nghị “sự dấn thân đáng khen động viên những công dân ủng hộ sáng kiến chính sách tài chánh tình bạn-gia đình,’” nhằm thuc đẩy “ các chánh phủ cổ vỏ những chính sách liên hệ-gia đình cho các cha mẹ một khả năng thật sự có con và nuôi dưỡng chúng trong gia đình.”
Sứ Vụ
Đức Giáo Hoàng nói thêm, “Đối với những tín hữu, gia đình—tế bào sự hiệp thông làm những nền tản gia đình—giống như một ‘ giáo hội gia đình nhỏ’ được kêu gọi mạc khải tình yêu của Thiên Chúa cho thế giới.”
Sau đó Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thúc giục những đại diện hiệp hội gia đình: “Hãy giúp đỡ các gia đình nên một dấu chỉ rõ rệt của chân lý này, hầu bảo vệ những giá trị được viết trong chính bản tính nhân loại và do đó chung cho tất cả nhân loại: sự sống, gia đình và sư giáo dục.
“Đó không phải là những nguyên lý phát xuất từ sự xưng đức tin, nhưng từ sự áp dụng một phép công bằng biết tôn trọng quyền lợi của mỗi con người. Đó là sứ vụ của anh chị em, hỡi các gia đình Kitô hữu thân yêu.”
VATICAN (Zenit.org).- Các gia đình ngày nay đang bị khủng hoảng, và một sự dấn thân từ những khu vực khác nhau xã hội là cần thiết để trợ giúp họ, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói.
Đức Giáo Hoàng đã phát biểu hôm thứ Sáu 16/5 khi tiếp kiến những đại diện từ Diễn Đàn các Hiệp Hội Gia đình và Liên Đoàn Châu Âu các Hiệp Hội Gia Đình Công Giáo, đang ở tại Roma tham gia hội nghị “Liên Minh Gia Đình tại Châu Au, những Hiệp Hội trong Vai Trò Lãnh Đạo.”
Khi ngõ lời với những đại diện hiệp hội bằng tiếng Ý, tiếng Anh, Pháp, Đức và Bồ-đào-nha, Đức Thánh Cha đã lưu ý rằng hội nghị nhắm “so sánh những kinh nghiệm của những kiểu khác nhau về hiệp hội gia đình, và có mục tiêu gợi lên ý thức của những nhà lãnh đạo chính trị và công luận về vai trò trung tâm và không thể thay thế mà gia đình nắm giữ trong xã hội chúng ta.
Ngài lôi kéo sự chú ý tới kỷ niệm thứ 40 năm này về Thông Điệp “Humanae Vitae” của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, và kỷ niệm thứ 25 việc sự công bố “Hiến Chương những Quyền Gia Đình,” Toà Thánh đã đề xuất năm 1983.
Người Nam và người Nữ
Đức Thánh Cha nói hai văn kiện này làm việc chung, “bởi vì nếu văn kiện thứ nhất nhấn mạnh với uy quyền, đi ngược chiều nên văn hoá thịnh hành, phẩm chất tình yêu của vợ chồng, không bị tính ích kỷ thao túng và được mở ra cho sự sống, văn kiện thứ hai chứng tỏ những quyền bất khả nhượng gia đình được hưởng thụ, dựa trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, chiếc nôi tự nhiên của sự sống nhân bản.”
“Bản hiến chương các Quyên Gia Đình chủ yếu gởi đến các nhà lãnh đạo chính trị,” và bản Hiến chương đó “cống hiến cho những người có trách nhiệm lo cho công ích một mẫu và một điểm qui chiếu trên đó họ dựa luật pháp chính trị thích hợp cho gia đình. Đồng thời, bản hiến chương này được gởi đến cho mọi gia đình, khuyến khích họ cùng nhau binh vực và cổ võ những quyền lợi của họ.”
Đức Thánh Cha sau đó nhắc tới Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã nói “tương lai của nhân loại đí qua con đường gia đình.” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói vị tiền nhiệm của ngài, người được gọi đúng là “Đức Giáo Hoàng gia đình,” đã nhấn mạnh “giá trị không thể thay thế của thể chế gia đình,, theo chương trình của Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo và là Cha.”
Đức Giáo Hoàng người Đức nói tiếp, “sự mạc khải Kinh Thánh trên hết là một diễn tả dịch sử tình yêu, một lịch sử giáo ước với Chúa và nhân loại. Đó là lý do lịch sử tình yêu và hiệp nhất giữa một người nam và một người nữ trong giáo ước hôn nhân, được Chúa xem như một biểu hiệu lịch sử cứu độ.”
Những thách đố
Quay về xem xét những khó khăn đối mặt các gia đình trong thế giới hiện đại, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói: “Chúng ta ý thức rất rõ về nhiều thách đố đối mặt các gia đình ngày nay, và chúng ta biết khó là dường nào, trong những điều kiện xã hội ngày nay, hoàn thành lý tưởng trung tín và liên đới trong tình yêu vợ chồng, hầu nuôi dưỡng con cái, và bảo toàn sự hài hoà của đơn vị gia đình.”
“Đang khi một bên—tạ ơn Chúa—có những gương sáng các gia đình tốt, mở ra cho nền văn hoá sự sống và tình yêu, thì ngược lại đáng buồn thay, ngày càng tăng gia số hôn nhân và gia đình đang gặp khủng hoảng.”
Ngài nói tiếp: “Từ nhiều gia đình, trong một tình trạng tạm bợ gây ra lo lắng, chúng ta nghe một tiếng kêu cứu giúp, thường là một tiếng kêu vô ý thức, kêu cầu một sự đáp ứng từ các thẩm quyền dân sự, từ những cộng đồng giáo hội và từ những cơ quan giáo dục khác nhau.
“Vì vậy, có một nhu cầu khẩn cấp ngày càng gia tăng kêu gọi một sự dấn thân chung nâng đỡ các gia đình bằng mọi phương tiện có thể, từ phương diện xã hội và kinh tế, cũng như pháp lý và thiêng liêng.”
Giữa những đề nghị phát xuất từ hội nghị này, Đức Thánh Cha ca ngợi đề nghị “sự dấn thân đáng khen động viên những công dân ủng hộ sáng kiến chính sách tài chánh tình bạn-gia đình,’” nhằm thuc đẩy “ các chánh phủ cổ vỏ những chính sách liên hệ-gia đình cho các cha mẹ một khả năng thật sự có con và nuôi dưỡng chúng trong gia đình.”
Sứ Vụ
Đức Giáo Hoàng nói thêm, “Đối với những tín hữu, gia đình—tế bào sự hiệp thông làm những nền tản gia đình—giống như một ‘ giáo hội gia đình nhỏ’ được kêu gọi mạc khải tình yêu của Thiên Chúa cho thế giới.”
Sau đó Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI thúc giục những đại diện hiệp hội gia đình: “Hãy giúp đỡ các gia đình nên một dấu chỉ rõ rệt của chân lý này, hầu bảo vệ những giá trị được viết trong chính bản tính nhân loại và do đó chung cho tất cả nhân loại: sự sống, gia đình và sư giáo dục.
“Đó không phải là những nguyên lý phát xuất từ sự xưng đức tin, nhưng từ sự áp dụng một phép công bằng biết tôn trọng quyền lợi của mỗi con người. Đó là sứ vụ của anh chị em, hỡi các gia đình Kitô hữu thân yêu.”
Niềm hy vọng làm chúng ta trẻ trung trong lòng
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:47 19/05/2008
Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ tại Genoa chọn Chúa Kitô.
GENOA (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói bí quyết nên trẻ trung trong lòng là sống với niễm hy vọng, mà người ta chi gặp được trong sự gặp gở thật sự với Chúa Giêsu Kitô,
Đức Giáo Hoàng nói như vậy hôm Chúa Nhật 18/5 trong một buổi gặp gở với giới trẻ tại Piazza Matteotti, trong cuộc thăm viếng mục vụ hai ngày của ngài tại Savona và Genoa, trong vùng Liguria nướv Italy.
Trời mưa như trút rớt xuống trong buổi mai không làm nản lòng các đoàn người và Đức Thánh Cha. Đức Giáo Hoàng nói “ Trời mưa to đã theo tôi trong những ngày này, nhưng tôi coi đó là một dấu phúc lành hay phì nhiêu cho mặt đất và là biểu tượng Chúa Thánh Thề, Đấng đến và đổi mới đất khô trong linh hồn chúng ta.”
Đức Thánh Cha nói với giới trẻ hiện diện rằng những năm tuổi trẻ thì “đầy dẫy những sự chờ đợi và những giấc mộng,” nhưng, ngài nói thêm cả khi những năm tuổi trẻ đã qua, “chúng ta phải trẻ mải trong tâm hồn chúng ta.”
“Điều tốt đẹp là còn trẻ mãi; tất cả chúng ta muốn được vậy,” ngài nói, và đó là vì “tuổi trẻ còn có tương lai toàn diện trước mặt họ,” và tương lai có nghĩa là “thời gian hy vọng.”
Những lựa chọn
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói với giới trẻ rằng bây giờ họ đang ở trong vị trí đẽ làm những sự lựa chọn quan trọng, và điều “quan trọng là chọn cho đúng và không phá hủy tương lai của các con.”
“Sự chọn lựa căn bản thứ nhất là Thiên Chúa”.
Làm người trẻ bao hàm làm người tốt và quảng đại, “Đức Giáo Hoàng nói tiếp, và “sự tốt lành trong một con người là Chúa Giêsu.”
Chúa Giêsu là “người bạn không bao giờ phản bôi,” Đưc Thánh Cha nói. “Người chỉ biết giải trừ những âu lo và những nổi sợ của chúng con và đáp ứng những sự trông đợi của cúng con.”
Đức Thánh Cha giải thích răng “việc đi sâu vào trong một tương quan cá nhân” với Chúa Kitô” đòi hỏi một sự hiểu biết Kinh thánh, hơn hết Tin Mừng, nơi Chúa nói với chúng ta.”
“Những lời này không luôn luôn là dễ,” Đức Gáo Hoàng nói, “nhưng đi sâu vào trong những lời này, đi sâu vào trong sự đối thoại, gõ cửa của lời nói với Chúa, ‘Xin mở,’ thật sự chúng ta gặp những lời sự sống.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói thêm rằng “ sự đàm thoại với Chúa trong Kinh Thánh không những có tính cá nhân, mà còn được thực hiện trong cộng đồng Giáo Hội, nơi Chúa Kitô luon luôn hiện diện, trong sự hiệp thông phụng vụ, trong chính sự gặp gỡ cá nhân với Thánh Thể và trong bí tích hoà giải.”
“Chỉ trong cách này chúng ta có thể đích thân biết Chúa Giêsu, và chúng ta cũng có thể thông truyền tình bạn này cho những kẻ khác,” ngài nói thêm. “Chúng ta càng nên những người bạn lớn của Chúa Giêsu, chúng ta càng mở rộng lòng chúng ta cho những kẻ khác ngõ hầu họ cũng có thể nên trẻ thật sự, nói cách khác, như vậy họ cũng có thể có trước mắt một tương lai lớn.”
Sứ Vụ
Cuối buổi gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trao ban Tin Mừng, dấu chỉ được sai đi truyền giáo, cho giới trẻ trình bày một chương trình truyền giáo trong Tổng Giáo Phận Genoa. Đức Giáo Hoàng nói với giới trẻ “Hãy loan báo Đức kitô Đức Chúa, hy vọng của thế giới,”.
“Hãy đoàn kết với nhau,” ngài khích lệ họ, “hãy giúp nhau sống và lớn mạnh trong đức tin Kitô hữu ngõ hầu nên những chứng nhân dũng cảm của Chúa. Hãy đoàn kết với nhau, nhưng không đóng kín. Hãy ở khiêm nhượng, nhưng không sợ. Hãy ở đơn sơ, mà không ngây thơ. Hãy ở thâm trầm, mà không phức tạp. Hãy đi sâu vào sự đối thoại với những kẻ khác, mà vẫn là chính chúng con.’
“Mỗi một người trong chúng con,” Đức Giáo Hoàng nói, “nều chúng con hiệp nhất với Chúa Kitô và với Giáo Hội, có thể làm những việc cả thể.”
Sau đó Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đọc kinh Truyền Tin, nơi ngài giải thích về sứ điệp mà truyền thống nói Đức Maria đã trao ban khi hiện ra với Benedetto Pareto trong thế kỷ 15.
Đức Trinh Nữ xin Pareto xây cất một Nhà Thờ trên Núi Figogna, gần Genoa, và khi ngài tỏ dấu buồn, Mẹ nói,” Hãy tin vào Mẹ! Con sẽ không thiếu phương tiện. Với sự giúp đỡ của Mẹ, mọi sự sẽ nên dễ dàng. Chỉ cần vững trong ý muốn của con.”
Địa điểm đó bây giờ là Đền Đức Bà Phù Hộ, một nơi dành cho cuộc hành hương Đức Mẹ bình dân trong vùng Liguoriu.
Đức Giáo Hoàng nói “Hãy tin tưởng vào Mẹ! Đức Maria lập lại lời này hôm nay với chúng ta”.
“Liguria, và Genoa cách riêng,” Đức Thánh Cha nói tiếp, “đã luôn luôn là một phần đất mở ra biển Địa-Trung-Hải và toàn thế giới: Biết bao nhiêu vị thừa sai đã ra đi từ cảng này tới các châu Mỹ và những phần đất xa khác! Biết bao nhiêu người đã di dân từ nơi đây tới những xứ khác, có lẽ nghèo trong những tài nguyên vật chất, nhưng giàu trong đức tin và những giá trị nhân bản và thiêng liêng, mà họ đã mang tới những nơi họ định cư!
“Mẹ Maria, Sao Biển, tiếp tục sáng chói tại Genoa! Mẹ Maria, Sao Hy Vọng, tiếp tục hướng dẫn cuộc hành trình của những người Genovese, cách riêng các thế hệ mới, để họ tìm đúng đường trong biển đời thường đầy giông tố!”
GENOA (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói bí quyết nên trẻ trung trong lòng là sống với niễm hy vọng, mà người ta chi gặp được trong sự gặp gở thật sự với Chúa Giêsu Kitô,
Đức Giáo Hoàng nói như vậy hôm Chúa Nhật 18/5 trong một buổi gặp gở với giới trẻ tại Piazza Matteotti, trong cuộc thăm viếng mục vụ hai ngày của ngài tại Savona và Genoa, trong vùng Liguria nướv Italy.
Trời mưa như trút rớt xuống trong buổi mai không làm nản lòng các đoàn người và Đức Thánh Cha. Đức Giáo Hoàng nói “ Trời mưa to đã theo tôi trong những ngày này, nhưng tôi coi đó là một dấu phúc lành hay phì nhiêu cho mặt đất và là biểu tượng Chúa Thánh Thề, Đấng đến và đổi mới đất khô trong linh hồn chúng ta.”
Đức Thánh Cha nói với giới trẻ hiện diện rằng những năm tuổi trẻ thì “đầy dẫy những sự chờ đợi và những giấc mộng,” nhưng, ngài nói thêm cả khi những năm tuổi trẻ đã qua, “chúng ta phải trẻ mải trong tâm hồn chúng ta.”
“Điều tốt đẹp là còn trẻ mãi; tất cả chúng ta muốn được vậy,” ngài nói, và đó là vì “tuổi trẻ còn có tương lai toàn diện trước mặt họ,” và tương lai có nghĩa là “thời gian hy vọng.”
Những lựa chọn
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói với giới trẻ rằng bây giờ họ đang ở trong vị trí đẽ làm những sự lựa chọn quan trọng, và điều “quan trọng là chọn cho đúng và không phá hủy tương lai của các con.”
“Sự chọn lựa căn bản thứ nhất là Thiên Chúa”.
Làm người trẻ bao hàm làm người tốt và quảng đại, “Đức Giáo Hoàng nói tiếp, và “sự tốt lành trong một con người là Chúa Giêsu.”
Chúa Giêsu là “người bạn không bao giờ phản bôi,” Đưc Thánh Cha nói. “Người chỉ biết giải trừ những âu lo và những nổi sợ của chúng con và đáp ứng những sự trông đợi của cúng con.”
Đức Thánh Cha giải thích răng “việc đi sâu vào trong một tương quan cá nhân” với Chúa Kitô” đòi hỏi một sự hiểu biết Kinh thánh, hơn hết Tin Mừng, nơi Chúa nói với chúng ta.”
“Những lời này không luôn luôn là dễ,” Đức Gáo Hoàng nói, “nhưng đi sâu vào trong những lời này, đi sâu vào trong sự đối thoại, gõ cửa của lời nói với Chúa, ‘Xin mở,’ thật sự chúng ta gặp những lời sự sống.”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói thêm rằng “ sự đàm thoại với Chúa trong Kinh Thánh không những có tính cá nhân, mà còn được thực hiện trong cộng đồng Giáo Hội, nơi Chúa Kitô luon luôn hiện diện, trong sự hiệp thông phụng vụ, trong chính sự gặp gỡ cá nhân với Thánh Thể và trong bí tích hoà giải.”
“Chỉ trong cách này chúng ta có thể đích thân biết Chúa Giêsu, và chúng ta cũng có thể thông truyền tình bạn này cho những kẻ khác,” ngài nói thêm. “Chúng ta càng nên những người bạn lớn của Chúa Giêsu, chúng ta càng mở rộng lòng chúng ta cho những kẻ khác ngõ hầu họ cũng có thể nên trẻ thật sự, nói cách khác, như vậy họ cũng có thể có trước mắt một tương lai lớn.”
Sứ Vụ
Cuối buổi gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trao ban Tin Mừng, dấu chỉ được sai đi truyền giáo, cho giới trẻ trình bày một chương trình truyền giáo trong Tổng Giáo Phận Genoa. Đức Giáo Hoàng nói với giới trẻ “Hãy loan báo Đức kitô Đức Chúa, hy vọng của thế giới,”.
“Hãy đoàn kết với nhau,” ngài khích lệ họ, “hãy giúp nhau sống và lớn mạnh trong đức tin Kitô hữu ngõ hầu nên những chứng nhân dũng cảm của Chúa. Hãy đoàn kết với nhau, nhưng không đóng kín. Hãy ở khiêm nhượng, nhưng không sợ. Hãy ở đơn sơ, mà không ngây thơ. Hãy ở thâm trầm, mà không phức tạp. Hãy đi sâu vào sự đối thoại với những kẻ khác, mà vẫn là chính chúng con.’
“Mỗi một người trong chúng con,” Đức Giáo Hoàng nói, “nều chúng con hiệp nhất với Chúa Kitô và với Giáo Hội, có thể làm những việc cả thể.”
Sau đó Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đọc kinh Truyền Tin, nơi ngài giải thích về sứ điệp mà truyền thống nói Đức Maria đã trao ban khi hiện ra với Benedetto Pareto trong thế kỷ 15.
Đức Trinh Nữ xin Pareto xây cất một Nhà Thờ trên Núi Figogna, gần Genoa, và khi ngài tỏ dấu buồn, Mẹ nói,” Hãy tin vào Mẹ! Con sẽ không thiếu phương tiện. Với sự giúp đỡ của Mẹ, mọi sự sẽ nên dễ dàng. Chỉ cần vững trong ý muốn của con.”
Địa điểm đó bây giờ là Đền Đức Bà Phù Hộ, một nơi dành cho cuộc hành hương Đức Mẹ bình dân trong vùng Liguoriu.
Đức Giáo Hoàng nói “Hãy tin tưởng vào Mẹ! Đức Maria lập lại lời này hôm nay với chúng ta”.
“Liguria, và Genoa cách riêng,” Đức Thánh Cha nói tiếp, “đã luôn luôn là một phần đất mở ra biển Địa-Trung-Hải và toàn thế giới: Biết bao nhiêu vị thừa sai đã ra đi từ cảng này tới các châu Mỹ và những phần đất xa khác! Biết bao nhiêu người đã di dân từ nơi đây tới những xứ khác, có lẽ nghèo trong những tài nguyên vật chất, nhưng giàu trong đức tin và những giá trị nhân bản và thiêng liêng, mà họ đã mang tới những nơi họ định cư!
“Mẹ Maria, Sao Biển, tiếp tục sáng chói tại Genoa! Mẹ Maria, Sao Hy Vọng, tiếp tục hướng dẫn cuộc hành trình của những người Genovese, cách riêng các thế hệ mới, để họ tìm đúng đường trong biển đời thường đầy giông tố!”
Phát Hành Các đĩa CDs về việc Đức Thánh Cha Lần Chuổi Mân Côi bằng tiếng La Tinh
Anthony Lê
11:49 19/05/2008
Phát Hành Các đĩa CDs về việc Đức Thánh Cha Lần Chuổi Mân Côi bằng tiếng La Tinh
Phát Ngôn Viên của Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 Rầt Sùng Kính Đức Maria
VATICAN CITY (Zenit.org).- Những người Công Giáo trước kia rất thích đọc Kinh Mân Côi do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô hướng dẫn, thì nay ước nguyện đó cũng đã trở thành hiện thực với Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16.
Theo Cha Federico Lombardi cho biết: Đài Phát Thánh Vaticăn vừa cho tung ra bộ gồm 4 điã CD về việc đọc Kinh Mân Côi với Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 bằng tiếng La Tinh. Việc phát hành này là do rất nhiều yêu cầu nhận được từ Ý và Đức Quốc về mong muốn được cùng Đọc Kinh Mân Côi với Đức Thánh Cha.
Vời lòng sùng kính Đức Maria, Đức Thánh Cha vẫn thường đọc kinh Mân Côi với 2 vị Thư Ký của Ngài khi Ngài cùng họ đi bách bộ, và qua những đĩa CD này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy cùng tham gia với Ngài về việc năng lần hạt Mân Côi, cũng như việc Ngài giúp cho chúng ta suy niệm một cách sâu sắc hơn về các mầu nhiệm trong cuộc sống của Chúa Kitô cùng với Đức Maria - Người luôn gần gũi với Chúa Kitô.
Giá bán cho 1 bộ gồm 4 đĩa CD này là €15 hay $23 và có thể được đặt mua tại các Quầy Sách Báo ở Quãng Trường Thánh Phêrô hay qua mạng tại www.vatican.va
Phát Ngôn Viên của Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 Rầt Sùng Kính Đức Maria
VATICAN CITY (Zenit.org).- Những người Công Giáo trước kia rất thích đọc Kinh Mân Côi do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô hướng dẫn, thì nay ước nguyện đó cũng đã trở thành hiện thực với Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16.
Theo Cha Federico Lombardi cho biết: Đài Phát Thánh Vaticăn vừa cho tung ra bộ gồm 4 điã CD về việc đọc Kinh Mân Côi với Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 bằng tiếng La Tinh. Việc phát hành này là do rất nhiều yêu cầu nhận được từ Ý và Đức Quốc về mong muốn được cùng Đọc Kinh Mân Côi với Đức Thánh Cha.
Vời lòng sùng kính Đức Maria, Đức Thánh Cha vẫn thường đọc kinh Mân Côi với 2 vị Thư Ký của Ngài khi Ngài cùng họ đi bách bộ, và qua những đĩa CD này, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy cùng tham gia với Ngài về việc năng lần hạt Mân Côi, cũng như việc Ngài giúp cho chúng ta suy niệm một cách sâu sắc hơn về các mầu nhiệm trong cuộc sống của Chúa Kitô cùng với Đức Maria - Người luôn gần gũi với Chúa Kitô.
Giá bán cho 1 bộ gồm 4 đĩa CD này là €15 hay $23 và có thể được đặt mua tại các Quầy Sách Báo ở Quãng Trường Thánh Phêrô hay qua mạng tại www.vatican.va
Tai Ương tại Tàu và Đức Đalai Lama tại Đức
Hà Long
15:50 19/05/2008
ĐỨC QUỐC - Từ hơn 1 tuần nay tin tức thế giới nói về Tàu cộng trong mọi bản tin hàng giờ và họ đăng tải hình ảnh tang thương của trận động đất kinh hoàng hôm 12/5/2008 tại vùng Tứ Xuyên. Tính đến 18/5 số người thiệt mạng đã lên tới con số 32.476 người và số người bị thương là 220.109. Có cả một thị trấn bị san bằng không còn một vết tích và có nơi 200 nhân viên cứu người bị chôn sống do lở đất khi đang thi hành sứ mạng tìm các nạn nhân.
Sáng 19/5, đúng 14h28 cả 1,3 tỷ người Tàu làm phút mặc niệm 3 phút tưởng nhớ đến các nạn nhân bị chết và mất tích. Các loại còi: còi tàu, còi ô tô cũng như còi của tất cả các phương tiện giao thông khác đã được phát rền vang để thể hiện niềm tiếc thương đối với những người đã bị chôn vùi trong cơn động đất. Nhà nước cộng sản Tàu công bố để quốc tang 3 ngày liền. Lá cờ đỏ của Tàu cộng ở quảng trường Thiên An Môn đã được treo rủ sau lễ kéo cờ. Khoảng 2.600 người dân đã đến quảng trường Thiên An Môn để theo dõi biến cố này. Các hoạt động vui chơi giải trí công cộng sẽ bị hoãn lại trong suốt thời gian quốc tang.
Ngay cả những cuộc rước đuốc Olympia Bắc Kinh cũng bị đình hoãn lại từ thứ hai đến thứ tư.
Cả thế giới đang tích cực kêu gọi đóng góp cứu trợ nạn nhân động đất ở Tàu.
Thế giới rất kinh ngạc về Tàu cộng trong tuần lễ vừa qua từ khi Tàu cộng nắm quyền vào năm 1949:
• Chưa bao giờ cộng sản Tàu cho báo chí quốc tế tường thuật tại chỗ về thiên tai.
• Chưa bao giờ nhà nước làm phút tưởng niệm người chết.
• Chưa bao giờ cộng sản Tàu mở cửa ngõ cho thế giới vào giúp đỡ họ, kể cả máy bay Mỹ đã được đáp xuống với đồ cứu trợ.
• Chưa bao giờ người dân Tàu có tinh thần đóng góp cứu trợ tích cực cho chính họ.
Tuy nhiên các vấn đề nóng bỏng vẫn được đặt ra:
• Tai ương thiên nhiên sẽ lôi kéo thêm tai ương do con người tạo ra vì các ngăn đập nước trong vùng Tứ Xuyên đang bị hư hỏng nặng. Nếu vỡ đập nước sẽ lôi kéo theo nhiều tai ương to lớn khác.
• Hơn 7.000 trường học trong vùng Tứ Xuyên đều bị xập đổ hàng loạt, có cả ngàn học sinh đã bị chôn vùi trong một trường học. Lý do trong cuộc cải cách giáo dục vào năm 2001 nhiều trường học được xây dựng cùng một khuôn mẫu. Trong đống gạch vụn tại nơi động đất người ta mới khám phá ra trong các khối bê tông của trường học đều rất ít sắt thép trong các cột trụ. Xi măng cũng không đủ tiêu chuẩn. Tất cả điều đó đều đổ dồn vào hai chữ „tham nhũng“ về dịch vụ xây dựng trường học.
• Chính sách 1 con của Tàu cộng đang gây nên sự oán than tột cùng cho các gia đình mất con trong đống gạch vụn của các trường học.
• Cửa ngõ mở ra cho thế giới vào cứu Tàu cộng trong cơn thiên tai, nhưng khu cấm địa Tibet không ai được bước vào.
• Âu Châu hôm nay đang lên án Tàu cộng về việc làm hàng giả từ vật dụng trong nhà cho đến các thiết bị kỹ nghệ nặng và cả về thuốc men. Tất cả hàng nhái của Tàu trên Âu Châu chiếm 2/3 tổng số đồ giả mạo. Trong quý vừa qua Âu Châu đã tịch thu 128 triệu món hàng lậu của Tàu nhập vào.
Đức Đalai Lama đến thăm nước Đức
"FREIHEIT: Deuschland für Tibet - Tibet für die Welt. TỰ DO: Nước Đức cho Tibet - Tibet cho thế giới.“
Song song vào việc thiên tai động đất Tàu cộng đang lúng túng đối phó với những chuyến công du thăm Âu Châu của Đức Đalai Lama từ tháng 5 đến tháng 8-2008. Ngài đã đặt chân đến Đức ngày 15/5/2008 với chuyến công du 5 ngày. Chương trình gặp gỡ và hội kiến dầy đặc tại nhiều tỉnh như Frankfurt, Nürnberg, Düsseldorf, Bochum, Berlin… và gặp gỡ nhiều nhân vật chính trị quan trọng như thủ hiến tiểu bang Hessen, ông Roland Koch (CDU), thủ hiến tiểu bang Nordrhein Wesfalen, ông Jürgen Rüttgers (CDU). Ông Norbert Lammert (CDU), chủ tịch quốc hội Đức đón tiếp Ngài tại Bochum, quan trọng nhất là đại diện chính phủ Đức, bà bộ trưởng Wieczorek-Zeul (SPD) tiếp kiến Ngài tại Berliner Hotel "Adlon" trong 45 phút. Trong những ngày vừa qua hàng ngàn người Đức đã đến nghe các buổi nói chuyện của Đức Đalai Lama. Cao điểm là cuộc biểu dương đoàn kết với dân tộc Tibet của hơn 15.000 người Đức ngay trước cổng thành Brandenburger Tor của thủ đô Berlin vào lúc 16h ngày 19/5/2008. Có thể nói hôm nay hàng trăm ngọn cờ Tibet tung bay trước cổng thành trong khí thế mãnh liệt, như chưa từng bao giờ xảy ra trên phần đất Âu Châu. Trên sân khấu với dòng chữ: „FREIHEIT: Deuschland für Tibet - Tibet für die Welt. Tự Do: Nước Đức cho Tibet - Tibet cho thế giới.“
Một nhân vật chính trị Đức đã thách đố cộng sản Tàu: „Chúng ta đang đứng trước nơi chốn lịch sử quan trọng là cổng thành Brandenburger Tor, nơi đây tổng thống Mỹ, Ronald Reagan đã từng thách thức cách đây 20 năm: ông Gorbachow, hãy can đảm mở cửa thành này ra! Hôm nay chúng tôi cũng thách thức cộng sản Tàu hãy mở cửa Tibet cho thế giới tự do vào tìm hiểu sự thật của những cuộc đàn áp người Tibet.“ Cuộc biểu dương ủng hộ Tibet tại thủ đô Berlin được truyền hình trực tiếp và các cuộc phỏng vấn với Đức Đalai Lama từ truyền hình quốc gia cho đến các đài tư đều đồng loạt phát ra hàng ngày.
Trong những ngày công du của Đức Đalai Lama đều nhấn mạnh đến điều người dân Tibet phải được „quyền tự trị“ trên phần đất của họ, nhất là họ được gìn giữ văn hóa và ngôn ngữ riêng của họ. Ngài cũng lên án Tàu cộng về chính sách đang “đàn áp” dân tộc Tibet. Qua dịp này Ngài cũng thành tâm khen ngợi Tàu cộng về việc tích cực cứu trợ nạn nhân thiên tai tại Tàu.
Hiển nhiên Tàu cộng không để yên cho sự hiện diện của Đức Đalai Lama tại Âu Châu. Sứ quán Tàu đã gọi điện thoại đến bộ ngoại giao Đức phản kháng những cuộc tiếp kiến. Ông Junhui Zhang, đại sứ quán Tàu lên tiếng tương tự trên truyền hình ARD. Hai đảng cầm quyền tại Đức là SPD, đảng Xã Hội và CDU/CSU, đảng Thiên Chúa Giáo lủng củng trong việc đón tiếp Đức Đalai Lama. Nữ thủ tướng Angela Merkel (CDU) đang công du tại Nam Mỹ. Tổng thống Đức, ông Horst Köhler và bộ trưởng ngoại giao, ông Frank-Walter Steinmeier (SPD) sợ liên lụy đến ngoại giao với cộng sản Tàu đã từ chối cuộc tiếp kiến. Bởi thế trong cuộc biểu tình ủng hộ dân Tibet tại thủ đô Berlin, người Đức đã giơ cao các bảng chữ: „Tôi đang đại diện cho bộ trưởng ngoại giao, tôi đang đại diện cho tổng thống Đức đón tiếp Đức Đalai Lama.“
Ngày 20/5/2008 Ðức Đalai Lama kết thúc cuộc công du tại Đức, sau đó Ngài sẽ sang London viếng thăm 9 ngày, nơi đây Ngài sẽ hội kiến với thủ tướng Anh, ông Gordon Brown. Tiếp tục Ngài sẽ thăm Pháp, Hoa Kỳ và Úc.
Sáng 19/5, đúng 14h28 cả 1,3 tỷ người Tàu làm phút mặc niệm 3 phút tưởng nhớ đến các nạn nhân bị chết và mất tích. Các loại còi: còi tàu, còi ô tô cũng như còi của tất cả các phương tiện giao thông khác đã được phát rền vang để thể hiện niềm tiếc thương đối với những người đã bị chôn vùi trong cơn động đất. Nhà nước cộng sản Tàu công bố để quốc tang 3 ngày liền. Lá cờ đỏ của Tàu cộng ở quảng trường Thiên An Môn đã được treo rủ sau lễ kéo cờ. Khoảng 2.600 người dân đã đến quảng trường Thiên An Môn để theo dõi biến cố này. Các hoạt động vui chơi giải trí công cộng sẽ bị hoãn lại trong suốt thời gian quốc tang.
Ngay cả những cuộc rước đuốc Olympia Bắc Kinh cũng bị đình hoãn lại từ thứ hai đến thứ tư.
Cả thế giới đang tích cực kêu gọi đóng góp cứu trợ nạn nhân động đất ở Tàu.
Thế giới rất kinh ngạc về Tàu cộng trong tuần lễ vừa qua từ khi Tàu cộng nắm quyền vào năm 1949:
• Chưa bao giờ cộng sản Tàu cho báo chí quốc tế tường thuật tại chỗ về thiên tai.
• Chưa bao giờ nhà nước làm phút tưởng niệm người chết.
• Chưa bao giờ cộng sản Tàu mở cửa ngõ cho thế giới vào giúp đỡ họ, kể cả máy bay Mỹ đã được đáp xuống với đồ cứu trợ.
• Chưa bao giờ người dân Tàu có tinh thần đóng góp cứu trợ tích cực cho chính họ.
Tuy nhiên các vấn đề nóng bỏng vẫn được đặt ra:
• Tai ương thiên nhiên sẽ lôi kéo thêm tai ương do con người tạo ra vì các ngăn đập nước trong vùng Tứ Xuyên đang bị hư hỏng nặng. Nếu vỡ đập nước sẽ lôi kéo theo nhiều tai ương to lớn khác.
• Hơn 7.000 trường học trong vùng Tứ Xuyên đều bị xập đổ hàng loạt, có cả ngàn học sinh đã bị chôn vùi trong một trường học. Lý do trong cuộc cải cách giáo dục vào năm 2001 nhiều trường học được xây dựng cùng một khuôn mẫu. Trong đống gạch vụn tại nơi động đất người ta mới khám phá ra trong các khối bê tông của trường học đều rất ít sắt thép trong các cột trụ. Xi măng cũng không đủ tiêu chuẩn. Tất cả điều đó đều đổ dồn vào hai chữ „tham nhũng“ về dịch vụ xây dựng trường học.
• Chính sách 1 con của Tàu cộng đang gây nên sự oán than tột cùng cho các gia đình mất con trong đống gạch vụn của các trường học.
• Cửa ngõ mở ra cho thế giới vào cứu Tàu cộng trong cơn thiên tai, nhưng khu cấm địa Tibet không ai được bước vào.
• Âu Châu hôm nay đang lên án Tàu cộng về việc làm hàng giả từ vật dụng trong nhà cho đến các thiết bị kỹ nghệ nặng và cả về thuốc men. Tất cả hàng nhái của Tàu trên Âu Châu chiếm 2/3 tổng số đồ giả mạo. Trong quý vừa qua Âu Châu đã tịch thu 128 triệu món hàng lậu của Tàu nhập vào.
Đức Đalai Lama đến thăm nước Đức
"FREIHEIT: Deuschland für Tibet - Tibet für die Welt. TỰ DO: Nước Đức cho Tibet - Tibet cho thế giới.“
Song song vào việc thiên tai động đất Tàu cộng đang lúng túng đối phó với những chuyến công du thăm Âu Châu của Đức Đalai Lama từ tháng 5 đến tháng 8-2008. Ngài đã đặt chân đến Đức ngày 15/5/2008 với chuyến công du 5 ngày. Chương trình gặp gỡ và hội kiến dầy đặc tại nhiều tỉnh như Frankfurt, Nürnberg, Düsseldorf, Bochum, Berlin… và gặp gỡ nhiều nhân vật chính trị quan trọng như thủ hiến tiểu bang Hessen, ông Roland Koch (CDU), thủ hiến tiểu bang Nordrhein Wesfalen, ông Jürgen Rüttgers (CDU). Ông Norbert Lammert (CDU), chủ tịch quốc hội Đức đón tiếp Ngài tại Bochum, quan trọng nhất là đại diện chính phủ Đức, bà bộ trưởng Wieczorek-Zeul (SPD) tiếp kiến Ngài tại Berliner Hotel "Adlon" trong 45 phút. Trong những ngày vừa qua hàng ngàn người Đức đã đến nghe các buổi nói chuyện của Đức Đalai Lama. Cao điểm là cuộc biểu dương đoàn kết với dân tộc Tibet của hơn 15.000 người Đức ngay trước cổng thành Brandenburger Tor của thủ đô Berlin vào lúc 16h ngày 19/5/2008. Có thể nói hôm nay hàng trăm ngọn cờ Tibet tung bay trước cổng thành trong khí thế mãnh liệt, như chưa từng bao giờ xảy ra trên phần đất Âu Châu. Trên sân khấu với dòng chữ: „FREIHEIT: Deuschland für Tibet - Tibet für die Welt. Tự Do: Nước Đức cho Tibet - Tibet cho thế giới.“
Một nhân vật chính trị Đức đã thách đố cộng sản Tàu: „Chúng ta đang đứng trước nơi chốn lịch sử quan trọng là cổng thành Brandenburger Tor, nơi đây tổng thống Mỹ, Ronald Reagan đã từng thách thức cách đây 20 năm: ông Gorbachow, hãy can đảm mở cửa thành này ra! Hôm nay chúng tôi cũng thách thức cộng sản Tàu hãy mở cửa Tibet cho thế giới tự do vào tìm hiểu sự thật của những cuộc đàn áp người Tibet.“ Cuộc biểu dương ủng hộ Tibet tại thủ đô Berlin được truyền hình trực tiếp và các cuộc phỏng vấn với Đức Đalai Lama từ truyền hình quốc gia cho đến các đài tư đều đồng loạt phát ra hàng ngày.
Trong những ngày công du của Đức Đalai Lama đều nhấn mạnh đến điều người dân Tibet phải được „quyền tự trị“ trên phần đất của họ, nhất là họ được gìn giữ văn hóa và ngôn ngữ riêng của họ. Ngài cũng lên án Tàu cộng về chính sách đang “đàn áp” dân tộc Tibet. Qua dịp này Ngài cũng thành tâm khen ngợi Tàu cộng về việc tích cực cứu trợ nạn nhân thiên tai tại Tàu.
Hiển nhiên Tàu cộng không để yên cho sự hiện diện của Đức Đalai Lama tại Âu Châu. Sứ quán Tàu đã gọi điện thoại đến bộ ngoại giao Đức phản kháng những cuộc tiếp kiến. Ông Junhui Zhang, đại sứ quán Tàu lên tiếng tương tự trên truyền hình ARD. Hai đảng cầm quyền tại Đức là SPD, đảng Xã Hội và CDU/CSU, đảng Thiên Chúa Giáo lủng củng trong việc đón tiếp Đức Đalai Lama. Nữ thủ tướng Angela Merkel (CDU) đang công du tại Nam Mỹ. Tổng thống Đức, ông Horst Köhler và bộ trưởng ngoại giao, ông Frank-Walter Steinmeier (SPD) sợ liên lụy đến ngoại giao với cộng sản Tàu đã từ chối cuộc tiếp kiến. Bởi thế trong cuộc biểu tình ủng hộ dân Tibet tại thủ đô Berlin, người Đức đã giơ cao các bảng chữ: „Tôi đang đại diện cho bộ trưởng ngoại giao, tôi đang đại diện cho tổng thống Đức đón tiếp Đức Đalai Lama.“
Ngày 20/5/2008 Ðức Đalai Lama kết thúc cuộc công du tại Đức, sau đó Ngài sẽ sang London viếng thăm 9 ngày, nơi đây Ngài sẽ hội kiến với thủ tướng Anh, ông Gordon Brown. Tiếp tục Ngài sẽ thăm Pháp, Hoa Kỳ và Úc.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chuyến công tác đầu tiên của Hội Thầy Thuốc Samaritanô Thanh Hóa
Hương Đăng
09:43 19/05/2008
HỘI THẦY THUỐC SAMARITANÔ THANH HOÁ: CHUYẾN CÔNG TÁC ĐẦU TIÊN
“CẦU TRE LẮC LẺO GẬP GỀNH KHÓ ĐI…”
Vừa “chào đời” được 10 ngày, Hội Thầy thuốc Sa-ma-ri-ta-nô đã thực hiện chuyến khám chữa bệnh đầu tiên tại giáo xứ Ngọc lẫm, cách thành phố Thanh Hoá 30km về phía Nam. Đây là một trong những giáo xứ nghèo nhất của Giáo phận, với 3.700 giáo dân hầu hết là gốc Phát Diệm. Họ sống bằng nghề chiếu cói, vì đất canh tác chỉ là đồng chua nước mặn. Đường vào Ngọc Lẫm đầy trắc trở do dòng sông Hoằng uốn khúc vây quanh. Cây cầu duy nhất vào vùng cô lập này chỉ là một cây cầu phao lắt lẻo, gập ghềnh và cũ mòn, chỉ xe gắn máy và xe đạp mới có thể lưu hành.
Xe của phái đoàn phải dừng lại bên này bờ, chúng tôi vui vẻ bước lên cây cầu, tiếng gỗ kêu “lọc cọc”, dường như cứ đong đưa theo những nhịp chân. Và mặc dù cha Quản xứ Ngọc Lẫm đã bố trí các xe máy để đưa đón, nhưng gần 20 thành viên của Hội Thầy Thuốc đều từ chối vì muốn tản bộ trên đường làng để hít thở không khí trong lành của vùng đồng quê. Dọc hai bên bờ hầu hết là ruộng cói, xa xa có những mái tranh thưa thớt. Một người nào đó trong phái đoàn đã chép miệng: “sao họ nghèo quá hả?”. Độ khoảng nữa cây số thì đến nhà thờ.
“NHỮNG THIÊN THẦN ÁO TRẮNG KHÔNG ĐÔI CÁNH”
Trên đường đi, chúng tôi nhìn thấy một bé trai đang dắt cụ già mù loà lần mò từng bước theo chiếc gậy, có lẽ đó là người chậm chân nhất đang đi khám chữa bệnh. Khi phái đoàn đến sân nhà thờ, gần 250 bệnh nhân đã đứng lên chào mừng bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt, nét mặt họ sáng lên vui mừng. Những con người nghèo khổ, chất phát, hầu hết đều là người cao tuổi. Cha Giuse Trần Văn Niên- Quản xứ Ngọc Lẫm đã cho biết, dịp này, cha muốn dành riêng cho những người già, mà phần đông trong số họ chưa bao giờ khám bệnh, chưa một lần được tận mắt nhìn thấy người khoác áo blouse trắng có dấu thập đỏ. Tôi cảm thấy thật xót xa và thương cảm cho kiếp nghèo của họ, những con người quanh năm suốt tháng lầm lũi với sào ruộng, mảnh vườn, cứ quần quật để rồi khi ốm đau chỉ có thể biết đến những viên thuốc vô hồn…Làm sao họ có thể tiếp xúc với những dịch vụ y tế, khi mà tiền bạc chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay?
Đã có một số Y, Bác sĩ đến đây từ trước để chuẩn bị thuốc men và xếp đặt nơi chỗ để thuận tiện cho việc khám và phát thuốc. Lẽ ra, người dân đã được đến một cơ sở y tế của họ là Phân Trạm 2- xã Trường Giang, nhưng vào giờ phút chót, chính quyền địa phương không đồng ý vì lý do thiếu thủ tục bên phía Y tế. Nên giáo xứ buộc phải thi hành phương án 2 là tổ chức tại khuôn viên nhà xứ, do đó, có sự hạn chế về phạm vi khám bệnh và phát thuốc cho hơn 300 người cao tuổi. Tuy nhiên, người nghèo họ không nhận ra sự thiệt thòi đó, họ vui mừng gọi nhau í ới, người nọ nhắc người kia lên nhận thuốc, những chồng đơn xếp cao với nhiều loại thuốc khác nhau, được các Bác sĩ, Dược sĩ cẩn thận ghi cách thức sử dụng trên từng loại thuốc vì sợ họ dùng không đúng theo toa.
Trên những khuôn mặt nhăn nheo, những đôi môi nhợt nhạt…tôi thấy nụ cười của niềm vui, của hạnh phúc, có lẽ không phải vì lần đầu tiên được đặt “ống nghe”, được cầm trên tay nhiều loại thuốc, nhưng vì được những “thiên thần áo trắng” đến viếng thăm, ân cần hỏi han và dặn dò. Nhất là có sự hiện diện đầy thương mến của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, dù không được khoẻ và bận rộn với trọng trách, ngài vẫn đồng hành với Hội đến thăm nom đoàn con nghèo khổ của mình. Đức Cha Giuse thay mặt những người nghèo cám ơn các Y, Bác sĩ, đặc biệt là những hội viên không cùng tôn giáo, đã chung nhịp đập với “trái tim” của Giáo phận, chăm lo cho những đối tượng ưu tiên của Tin Mừng.
ƯỚC MƠ ĐƠN SƠ
Giữa bao nhiêu nụ cười “móm mém”, tôi chợt nhìn thấy một nụ cười ngây ngô của em bé bị bại liệt, đúng hơn là một cô gái, vì em đã tròn 15 tuổi, nhưng được bố mẹ bồng ẵm trên tay như người con nhỏ. Em cười với tôi thật tươi, tôi cười lại cùng em nhưng lòng tôi thật bi thương…Bố em- anh Lê Đình Mười, trú tại thôn Ngọc Trà I, Quãng Trung, Quãng Xương, Thanh Hoá- tâm sự: “Thuý bị sốt bại liệt từ lúc lên 2, đến nay đã 13 năm trời. Chữa chạy bao nhiêu cũng chỉ có thế, tôi cố gắng làm việc gấp đôi để mẹ nó ở nhà chăm sóc đứa con bệnh tật. Tuy tôi không có đạo, nhưng được cha quan tâm cho người đến tận nhà báo có phái đoàn y tế đến khám chữa bệnh miễn phí. Tôi mong ước cháu được có cơ hội chạy chữa và phẫu thuật để có một sức khoẻ tốt hơn”. Nhìn họ bằng lòng với số phận, với một ước mơ đơn sơ cho người con bất hạnh của mình, tôi thấy thương tâm quá…
“CHÍNH LÚC QUÊN MÌNH LÀ LÚC GẶP LẠI BẢN THÂN”
Trước khi gặp gỡ các bệnh nhân, Hội Thầy Thuốc có giờ cầu nguyện với đoạn Tin Mừng nói về dụ ngôn “người Samaria nhân hậu” và bài hát “Kinh Hoà Bình”. Cha Tôma Lê Xuân Khấn- vị đồng hành của Hội đã xin Chúa là Vị Lương y tối cao ban cho mỗi thành viên của Hội được mặc lấy con tim của Chúa để đến với những người ốm đau, bất hạnh; được nối dài đôi tay nhân ái của Ngài để chữa lành những người yếu đau. Có gần 25 Y, Bác sĩ với 5 bàn khám bệnh và một bàn phát thuốc, phục vụ từ 8g30’ đến 16g cho trên 300 người. Mười triệu tiền thuốc do Hội Bác Ái Phanxicô cung cấp vừa đủ phát cho ngần ấy bệnh nhân. Khoảng 10 toa thuốc của những người khám ban chiều được cha Tôma Khấn đích thân đến mua tại Pharmacie.
Tôi thử tìm sự mệt mỏi trên khuôn mặt của các “lương y” nhưng không thấy, dường như chỉ còn đọng lại sự thương cảm của họ dành cho những người nghèo. Phần đông các hội viên chưa tham gia công tác từ thiện theo loại hình này, nên họ rất xót xa cho các bệnh nhân và ao ước được tiếp tục những chuyến hành trình đến các vùng sâu, vùng xa; nơi mà người dân ít khi, hoặc chưa bao giờ được nhìn thấy những chiếc áo blouse trắng tinh…Cô y tá trẻ Trần Thị Phượng, một lương dân, đang công tác tại bệnh viện Nga Sơn chia sẻ: “Em rất phấn khởi được tham gia chuyến đi này, đây là lần đầu tiên em được làm từ thiện, em cảm thấy thương những người nghèo ở đây quá, em rất muốn được tiếp tục cùng với các anh chị thực hiện công tác thiện nguyện này”. Tôi thấy ánh sáng lung linh trên đôi mắt của chị, thứ ánh sáng đã soi rọi cho chị thấy một ý nghĩa lớn lao hơn trong nghề nghiệp của mình.
Có thể nói, buổi “ra quân” đầu tiên đã mang về thật nhiều “thắng lợi”, đó là những nụ cười, những niềm vui của các cụ già, sự tương thân tương ái giữa con người với con người, tình yêu thương chân thành không phân biệt tôn giáo và cả kinh nghiệm quý báu cho những chuyến hành trình tương lai.
Chúng ta hãy cầu chúc cho công tác của Hội được nhiều thuận lợi. Hãy tích cực đóng góp bằng lời cầu nguyện, bằng sự giúp đỡ, để các “thiên thần áo trắng thiện nguyện” có cơ hội “bay” cao hơn, xa hơn, đến mọi miền của xứ Thanh, và mang lại cho cuộc sống của người nghèo những điều kỳ diệu….
Bạn trẻ di dân Xuân Hiệp dâng hoa tại Dòng Nữ Đa Minh Thủ Đức
Minh Nguyên
11:15 19/05/2008
THỦ ĐỨC - Vào lúc 5g chiều ngày 18 tháng tháng 5, nguyện đường nhà Trung ương của Hội Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima rộn ràng niềm vui đón anh chị em di dân đến dâng hoa kính Đức Mẹ.
Cha Phanxico Xavie Nguyễn Minh Thiệu trưởng đoàn dẫn theo 48 “ con hoa” con nào con nấy “to đùng”!!! miệng cười tươi cha nói: các bạn phải đến nhà thờ Xuân Hiệp chuẩn bị từ lúc 2g 30 chiều. naò là cắm hoa, trang điểm, phục trang…cái gì cũng mới mẻ và xa lạ với các bạn trẻ di dân.
Không khí buổi dâng hoa trang nghiêm và thành kính. Với áo thụng gấm và khăn đóng và áo đầm trắng, các bạn công nhân hôm nay trông khác hẳn. Mọi ngày với chỉ một màu áo đi làm, các bạn đi ngập các con đường trong khu chế xuất Linh Trung, với khoảng 30 ngàn công nhân, mỗi công ty có đồng phục riêng. Hôm nay trong bộ trang phục truyền thống với nén nhang, với lẵng hoa trên tay, các bạn dâng Mẹ với tất cả lòng thành kính và tin yêu. Dâng Mẹ tất cả sự nhọc nhằn vất vả của những ngày tháng xa quê, dâng Mẹ những khó khăn của cuộc sống chốn phồn hoa, dâng Mẹ những khó khăn của một phòng trọ vài mét vuông chỉ đủ chỗ ngả lưng cho 4 con người khi màn đêm buông xuống, dâng Mẹ những nỗi nhớ nhà khi cơn mưa chiều, khi cơn sốt nhẹ, khi nhìn thấy gia đình ai đó đoàn tụ trong bữa cơm chiều đông đủ bên nồi cơm nghi ngút khói, dâng Mẹ niềm khát khao sống trọn vẹn nghĩa thảo hiếu với gia đình với Thiên Chúa...Những khát khao cháy bỏng ấy được các bạn trẻ di dân Xuân Hiệp dâng Mẹ không chỉ ngày dâng hoa hôm nay mà ròng rã qua một tháng tập luyện bất chấp những hôm trời mưa, bất chấp tăng ca vẫn vội vàng chạy về tập, bất chấp cơn đói và tất cả chỉ để nói lên lời tri ân với Mẹ nhân dịp tháng hoa về, tháng mà Giáo Hội dành riêng để con cái của Mẹ bày tỏ tình yêu của mình với Mẹ.
Sau khi dâng hoa xong, ban Dương Thị Hương bày tỏ: con cảm thất sốt sáng và rất thích. Bạn Nguyễn Văn Khanh 21 tuổi quê Hà Tĩnh, sinh viên trường ĐH Văn Hoá cho biết: con dâng hoa để tỏ lòng thảo hiếu và cảm ơn Mẹ. Cao Đình Trọng thì diễn tả: lòng lâng lâng, không nói đựơc cảm giác khi dâng hoa, vì thực sự chưa bao giờ con dâng hoa cả...Và còn nhiều tâm tình khác mà các bạn thầm thĩ bày tỏ riêng với Mẹ.
Nửa giờ đồng hồ, nhưng các bạn trẻ di dân Xuân hiệp đã làm cho bầu khí của một tháng năm kính Mẹ hiện diện cách tràn đầy hơn trong ngôi nguyện đường ấm cúng của Dòng Đaminh Rosa Lima. Vì các chị em trong Dòng hầu hết đều bày tỏ sự khâm phục về tinh thần tập luyện của các bạn công nhân trong những ngày chuẩn bị cho buổi dâng hoa, bày tỏ sự khâm phục về cha Phanxico đã kiên trì tập cho các bạn những điệu múa, những bài hát dâng hoa.
Được biết trong tháng hoa này ngoài việc đi đến nhà thờ Xuân hiệp đọc kinh Mân Côi như bình thường, các bạn di dân còn viết thư cho Mẹ rồi gửi vào thùng thư dưới chân Mẹ.
Tháng hoa về, tháng kính Mẹ. Ai ai cũng muốn bày tỏ lòng sùng kính của mình đối với Mẹ. Xin Mẹ ban cho các bạn trẻ di dân cũng như cho mỗi người chúng con mỗi ngày sống yêu thương hơn trong tinh thần hiệp thông và nhất là trong năm giáo dục Kitô giáo này xin Mẹ luôn là Bà Giáo là Mẫu Sư của chúng con, mãi mãi...Mẹ nhé !
Cha Phanxico Xavie Nguyễn Minh Thiệu trưởng đoàn dẫn theo 48 “ con hoa” con nào con nấy “to đùng”!!! miệng cười tươi cha nói: các bạn phải đến nhà thờ Xuân Hiệp chuẩn bị từ lúc 2g 30 chiều. naò là cắm hoa, trang điểm, phục trang…cái gì cũng mới mẻ và xa lạ với các bạn trẻ di dân.
Không khí buổi dâng hoa trang nghiêm và thành kính. Với áo thụng gấm và khăn đóng và áo đầm trắng, các bạn công nhân hôm nay trông khác hẳn. Mọi ngày với chỉ một màu áo đi làm, các bạn đi ngập các con đường trong khu chế xuất Linh Trung, với khoảng 30 ngàn công nhân, mỗi công ty có đồng phục riêng. Hôm nay trong bộ trang phục truyền thống với nén nhang, với lẵng hoa trên tay, các bạn dâng Mẹ với tất cả lòng thành kính và tin yêu. Dâng Mẹ tất cả sự nhọc nhằn vất vả của những ngày tháng xa quê, dâng Mẹ những khó khăn của cuộc sống chốn phồn hoa, dâng Mẹ những khó khăn của một phòng trọ vài mét vuông chỉ đủ chỗ ngả lưng cho 4 con người khi màn đêm buông xuống, dâng Mẹ những nỗi nhớ nhà khi cơn mưa chiều, khi cơn sốt nhẹ, khi nhìn thấy gia đình ai đó đoàn tụ trong bữa cơm chiều đông đủ bên nồi cơm nghi ngút khói, dâng Mẹ niềm khát khao sống trọn vẹn nghĩa thảo hiếu với gia đình với Thiên Chúa...Những khát khao cháy bỏng ấy được các bạn trẻ di dân Xuân Hiệp dâng Mẹ không chỉ ngày dâng hoa hôm nay mà ròng rã qua một tháng tập luyện bất chấp những hôm trời mưa, bất chấp tăng ca vẫn vội vàng chạy về tập, bất chấp cơn đói và tất cả chỉ để nói lên lời tri ân với Mẹ nhân dịp tháng hoa về, tháng mà Giáo Hội dành riêng để con cái của Mẹ bày tỏ tình yêu của mình với Mẹ.
Sau khi dâng hoa xong, ban Dương Thị Hương bày tỏ: con cảm thất sốt sáng và rất thích. Bạn Nguyễn Văn Khanh 21 tuổi quê Hà Tĩnh, sinh viên trường ĐH Văn Hoá cho biết: con dâng hoa để tỏ lòng thảo hiếu và cảm ơn Mẹ. Cao Đình Trọng thì diễn tả: lòng lâng lâng, không nói đựơc cảm giác khi dâng hoa, vì thực sự chưa bao giờ con dâng hoa cả...Và còn nhiều tâm tình khác mà các bạn thầm thĩ bày tỏ riêng với Mẹ.
Nửa giờ đồng hồ, nhưng các bạn trẻ di dân Xuân hiệp đã làm cho bầu khí của một tháng năm kính Mẹ hiện diện cách tràn đầy hơn trong ngôi nguyện đường ấm cúng của Dòng Đaminh Rosa Lima. Vì các chị em trong Dòng hầu hết đều bày tỏ sự khâm phục về tinh thần tập luyện của các bạn công nhân trong những ngày chuẩn bị cho buổi dâng hoa, bày tỏ sự khâm phục về cha Phanxico đã kiên trì tập cho các bạn những điệu múa, những bài hát dâng hoa.
Được biết trong tháng hoa này ngoài việc đi đến nhà thờ Xuân hiệp đọc kinh Mân Côi như bình thường, các bạn di dân còn viết thư cho Mẹ rồi gửi vào thùng thư dưới chân Mẹ.
Tháng hoa về, tháng kính Mẹ. Ai ai cũng muốn bày tỏ lòng sùng kính của mình đối với Mẹ. Xin Mẹ ban cho các bạn trẻ di dân cũng như cho mỗi người chúng con mỗi ngày sống yêu thương hơn trong tinh thần hiệp thông và nhất là trong năm giáo dục Kitô giáo này xin Mẹ luôn là Bà Giáo là Mẫu Sư của chúng con, mãi mãi...Mẹ nhé !
Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam sẽ có thêm 10 tân Linh mục
VietCatholic
16:32 19/05/2008
SAIGÒN - Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam khắp nơi hân hoan chúc mừng các Phó tế thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam sẽ được Đức Giám Mục Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh phong chức Linh Mục vào lúc 8g00 sáng ngày thứ Bảy 28 tháng 6 năm 2008 tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, Saigòn, Việt Nam.
Danh sách 10 vị Phó tế được thụ phong Linh mục như sau:
• Thầy Gioan Lưu Ngọc Quỳnh
• Thầy Antôn Trần Quốc Toản
• Thầy F.X. Nguyễn Kim Phùng
• Thầy Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
• Thầy Giuse Lê Đăng Khoa
• Thầy Giêrônimô Nguyễn Đình Thuật
• Thầy Phaolô Nguyễn Hữu Thuận
• Thầy Giuse Trần Văn Hưng
• Thầy Antôn Nguyễn Văn Dũng
• Thầy Phaolô Lê Xuân Lộc.
Danh sách 10 vị Phó tế được thụ phong Linh mục như sau:
• Thầy Gioan Lưu Ngọc Quỳnh
• Thầy Antôn Trần Quốc Toản
• Thầy F.X. Nguyễn Kim Phùng
• Thầy Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
• Thầy Giuse Lê Đăng Khoa
• Thầy Giêrônimô Nguyễn Đình Thuật
• Thầy Phaolô Nguyễn Hữu Thuận
• Thầy Giuse Trần Văn Hưng
• Thầy Antôn Nguyễn Văn Dũng
• Thầy Phaolô Lê Xuân Lộc.
Hân Hoan Chúc Mừng 2 Tân Linh Mục
Lm Francis Lý Văn Ca
23:37 19/05/2008
Hân hoan Chúc Mừng
Hai Thầy Phó Tế
Phanxicô Xaviê Nguyễn Trường Hải Đăng
Gioan Baotixita Nguyễn Văn Tươi
sẽ được Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám mục Giáo Phận Long Xuyên truyền chức linh mục vào lúc 6 giờ sáng ngày 30.5.2008 tại Nhà Thờ Ngọc Thạch, Kinh B. Long Xuyên.
Cùng hòa nhịp với Linh mục Augustinô Phạm Văn Dũng là Nghĩa Phụ và Chánh Xứ Hoà Giang, Giáo Dân của họ Hòa Giang và Quý Quyến xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành xuống trên Quý Phó Tế trong những ngày chuẩn bị được đầy tràn thánh ân hầu sẵn sàng đón nhân Thiên Chức Linh Mục trong Ngày Hồng Phúc 30.5.2008 sắp đến qua sự đặt tay của Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám mục của Giáo Phận Long Xuyên.
Thay mặt Vietcatholic
Linh mục Francis Lý Văn Ca
Perth - Australia
Hai Thầy Phó Tế
Phanxicô Xaviê Nguyễn Trường Hải Đăng
Gioan Baotixita Nguyễn Văn Tươi
sẽ được Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám mục Giáo Phận Long Xuyên truyền chức linh mục vào lúc 6 giờ sáng ngày 30.5.2008 tại Nhà Thờ Ngọc Thạch, Kinh B. Long Xuyên.
Cùng hòa nhịp với Linh mục Augustinô Phạm Văn Dũng là Nghĩa Phụ và Chánh Xứ Hoà Giang, Giáo Dân của họ Hòa Giang và Quý Quyến xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành xuống trên Quý Phó Tế trong những ngày chuẩn bị được đầy tràn thánh ân hầu sẵn sàng đón nhân Thiên Chức Linh Mục trong Ngày Hồng Phúc 30.5.2008 sắp đến qua sự đặt tay của Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám mục của Giáo Phận Long Xuyên.
Thay mặt Vietcatholic
Linh mục Francis Lý Văn Ca
Perth - Australia
Thông Báo
Đại Hội Thánh Thể 2008 Quan Trọng tại Tổng Giáo Phận Atlanta, GA
Paul Anh
11:18 19/05/2008
Đại Hội Thánh Thể Quan Trọng tại Tổng Giáo Phận Atlanta, GA
ATLANTA (GA).- Đại Hội Thánh Thể Quan Trọng hằng năm tại Tổng Giáo Phận Atlanta, GA được diễn ra từ ngày Thứ Sáu - Ngày 20 Tháng 6 Năm 2008 đến ngày Thứ Bảy - Ngày 21 Tháng 6 Năm 2008.
Chủ đề của Kỳ Đại Hội Thánh Thể lần này chính là: "Ta Là Bánh Hằng Sống" (I Am The Living Bread). Chương trình Đại Hội Thánh Thể lần này được chia ra thành Sáu (6) Nhóm khác nhau gồm:
Nhóm 1: Nhóm Tổng Quát Chung (General Track)
Các vị Thuyết Trình chính của nhóm này gồm:
- Đức Giám Mục William George Curlin - Vị Giám Mục nghĩ hưu của Giáo Phận Charlotte, NC
- Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory - Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Atlanta, GA
- Steve Ray - Người đã sản xuất ra laọt băng video nói về Ơn Cứu Rỗi từ tổ phụ Abraham đến Thánh Augustinô
- Nữ Giáo Sư Luật Helen M. Alvaré của trường Đại Học George Mason - Nữ Giáo Sư chính là đại diện của các Đức Giám Mục Hoa Kỳ trên truyền hình, phát thanh, giới thông tin báo chí và các bài thuyết giảng công cộng. Nữ Giáo Sư cũng viết rất nhiều bài phân tích hay cho hãng tin Zenit.
- Matthew Kelly - Tác Giả các Sách Báo Công Giáo bán chạy nhất. Các sách của Anh giúp cho người đọc tìm hiểu được sự thật không hề thay đổi về đời sống và những giảng dạy của Chúa Giêsu Kitô.
- Cha Tim Hepburn - Vị Linh Mục thuộc TGP Atlanta
- Russ Spencer - MC - Ông cũng là phát ngôn viên của Đài Fox 5 tại Atlanta, GA.
Nhóm 2: Nhóm Dành Cho Những Người Việt Nam (Vietnamese Track)
Các vị Khách mời Thuyết Trình chính cho nhóm người Việt Nam gồm:
- Đức Giám Mục Stêphanô Tri Bửu Thiên - Giám Mục Phó của Giáo Phận Cần Thơ
- Cha Antôn Vũ Văn Triết - Cha Sở của Giáo Xứ Vi Hung ở Việt Nam
Nhóm 3: Nhóm Dành Cho Những Người Câm Điếc (Deaf Track)
Thuyết Trình Viên chính là Cha Jeremy St. Martin thuộc Tổng Giáo Phận Boston, MA - Cha đặc trách Văn Phòng Mục Vụ cho Những Người Câm Điếc của TGP Boston.
Nhóm 4: Nhóm Thanh Thiếu Niên (Teen Track)
Các vị Khách mời Thuyết Trình chính cho nhóm này gồm:
- Anne Marie Chribbin và Justin Russell: là nhóm chuyên dùng âm nhạc, kịch nghệ, để kể chuyện và truyền giáo nhằm giúp cho các bạn trẻ sống đúng là các môn đệ của Chúa Kitô.
- Matthew Kelly - như đã kể trên.
- Curtis Stephan - Anh nguyên là Nhạc Sĩ Công Giáo và phụ trách Ban Nhạc Giới Trẻ tại Nhà Thờ Thánh Annê ở Coppell, Texas. Anh dùng âm nhạc để rao truyền Phúc Âm của Chúa Kitô ra cả thế giới.
- Mike Ragan là MC.
Nhóm 5: Nhóm Dành cho Các Trẻ Em (Kid Track)
Robert C. Evans: tác giả chuyên hát và viết về các bài hát Công Giáo cho các trẻ em sẽ là Thuyết Trình Viên chính cho Nhóm này.
Nhóm 6: Nhóm Dành Cho Những Người Nói Tiếng Tây Ban Nha (Hispanic Track)
Các Thuyết Trình Viên chính gồm: Đức Giám Mục Gabino Miranda-Melgarejo của Pêru, Đức Giám Mục Octavio Diaz Villagrana, Đức Giám Mục Daniel Flores, STD của Tổng Giáo Phận Detroit, MI, và Francisco Magno Castrejón phục vụ là MC.
Giờ mở cửa là từ 7:30 sáng tại Georgia International Convention Center (GICC) gần sân bay Hartfields-Jackson của Thành Phố Atlanta, vào cửa miễn phí. Đây là Đại Hội Thánh Thể rất quan trọng và rất linh thiêng mà chúng ta không nên bỏ qua!
Mọi chi tiết xin liên hệ thêm tại www.archatl.com/congress
Logo của Đại Hội Thánh Thể 2008 |
Chủ đề của Kỳ Đại Hội Thánh Thể lần này chính là: "Ta Là Bánh Hằng Sống" (I Am The Living Bread). Chương trình Đại Hội Thánh Thể lần này được chia ra thành Sáu (6) Nhóm khác nhau gồm:
Nhóm 1: Nhóm Tổng Quát Chung (General Track)
Các vị Thuyết Trình chính của nhóm này gồm:
- Đức Giám Mục William George Curlin - Vị Giám Mục nghĩ hưu của Giáo Phận Charlotte, NC
- Đức Tổng Giám Mục Wilton D. Gregory - Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Atlanta, GA
- Steve Ray - Người đã sản xuất ra laọt băng video nói về Ơn Cứu Rỗi từ tổ phụ Abraham đến Thánh Augustinô
- Nữ Giáo Sư Luật Helen M. Alvaré của trường Đại Học George Mason - Nữ Giáo Sư chính là đại diện của các Đức Giám Mục Hoa Kỳ trên truyền hình, phát thanh, giới thông tin báo chí và các bài thuyết giảng công cộng. Nữ Giáo Sư cũng viết rất nhiều bài phân tích hay cho hãng tin Zenit.
- Matthew Kelly - Tác Giả các Sách Báo Công Giáo bán chạy nhất. Các sách của Anh giúp cho người đọc tìm hiểu được sự thật không hề thay đổi về đời sống và những giảng dạy của Chúa Giêsu Kitô.
- Cha Tim Hepburn - Vị Linh Mục thuộc TGP Atlanta
- Russ Spencer - MC - Ông cũng là phát ngôn viên của Đài Fox 5 tại Atlanta, GA.
Nhóm 2: Nhóm Dành Cho Những Người Việt Nam (Vietnamese Track)
Các vị Khách mời Thuyết Trình chính cho nhóm người Việt Nam gồm:
- Đức Giám Mục Stêphanô Tri Bửu Thiên - Giám Mục Phó của Giáo Phận Cần Thơ
- Cha Antôn Vũ Văn Triết - Cha Sở của Giáo Xứ Vi Hung ở Việt Nam
Nhóm 3: Nhóm Dành Cho Những Người Câm Điếc (Deaf Track)
Thuyết Trình Viên chính là Cha Jeremy St. Martin thuộc Tổng Giáo Phận Boston, MA - Cha đặc trách Văn Phòng Mục Vụ cho Những Người Câm Điếc của TGP Boston.
Nhóm 4: Nhóm Thanh Thiếu Niên (Teen Track)
Các vị Khách mời Thuyết Trình chính cho nhóm này gồm:
- Anne Marie Chribbin và Justin Russell: là nhóm chuyên dùng âm nhạc, kịch nghệ, để kể chuyện và truyền giáo nhằm giúp cho các bạn trẻ sống đúng là các môn đệ của Chúa Kitô.
- Matthew Kelly - như đã kể trên.
- Curtis Stephan - Anh nguyên là Nhạc Sĩ Công Giáo và phụ trách Ban Nhạc Giới Trẻ tại Nhà Thờ Thánh Annê ở Coppell, Texas. Anh dùng âm nhạc để rao truyền Phúc Âm của Chúa Kitô ra cả thế giới.
- Mike Ragan là MC.
Nhóm 5: Nhóm Dành cho Các Trẻ Em (Kid Track)
Robert C. Evans: tác giả chuyên hát và viết về các bài hát Công Giáo cho các trẻ em sẽ là Thuyết Trình Viên chính cho Nhóm này.
Nhóm 6: Nhóm Dành Cho Những Người Nói Tiếng Tây Ban Nha (Hispanic Track)
Các Thuyết Trình Viên chính gồm: Đức Giám Mục Gabino Miranda-Melgarejo của Pêru, Đức Giám Mục Octavio Diaz Villagrana, Đức Giám Mục Daniel Flores, STD của Tổng Giáo Phận Detroit, MI, và Francisco Magno Castrejón phục vụ là MC.
Giờ mở cửa là từ 7:30 sáng tại Georgia International Convention Center (GICC) gần sân bay Hartfields-Jackson của Thành Phố Atlanta, vào cửa miễn phí. Đây là Đại Hội Thánh Thể rất quan trọng và rất linh thiêng mà chúng ta không nên bỏ qua!
Mọi chi tiết xin liên hệ thêm tại www.archatl.com/congress
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Cánh Hải Âu
Thérésa Nguyễn
00:21 19/05/2008
MỘT CÁNH HẢI ÂU
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Anh vẫn về nhớ mải cánh hải âu….
(Trích thơ của Trần Huy Phương)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền