Phụng Vụ - Mục Vụ
Ai mới thực sự yêu mến Chúa ?
Lm Đan Vinh
05:23 19/05/2017
Chúa Nhật 6 Phục Sinh A
Cv 8,5-8.14-17; 1 Pr 3,15-18; Ga 14,15-21
font color="#FF0000">Ai mới thực sự yêu mến Chúa ?
I. Học Lời Chúa
1. TIN MỪNG: Ga 14,15-21
(15) Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. (16) Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác, đến ở với anh em luôn mãi. (17) Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận. Vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. (18) Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. (19) Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. (20) Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. (21) Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Chúa Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến Người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay trích trong bài diễn từ giã biệt của Đức Giê-su trước khi chịu khổ nạn, phục sinh và lên trời với Chúa Cha. Trong thời gian vắng mặt, Đức Giê-su hứa sẽ ban cho các Môn đệ một Đấng Bảo Trợ khác là Chúa Thánh Thần để ở với các ông luôn mãi. Người cũng hứa sẽ không bỏ mặc các ông mồ côi, nhưng sẽ hiện diện bên các ông một cách thiêng liêng. Những ai thực sự yêu mến Người thì phải tuân giữ các giới răn của Người. Ai làm như vậy thì sẽ được Chúa Cha yêu mến và còn được Người bày tỏ sự thật của mình ra cho họ biết.
3. CHÚ THÍCH:
- C 15-17: + Nếu anh em yêu mến Thầy…: Đối với Đức Giê-su, tình yêu không chỉ dừng lại ở tình cảm tâm hồn hay cảm xúc thể xác, mà phải được biểu lộ trong hành động vâng phục là tuân giữ các giới răn của Người, cũng như Người đã yêu mến Chúa Cha và luôn tuân giữ các lệnh truyền của Chúa Cha (x. Ga 15,10). + Đấng Bảo Trợ khác: Bảo Trợ tiếng Hy Lạp là Pa-ra-cle-tos, ám chỉ một người được mời đến để làm trạng sư bênh vực và bầu chữa cho bị cáo khi tòa án xét xử. Ở đây Thánh Thần sẽ bầu chữa cho các môn đệ, trong vụ kiện đối với thế gian trước tòa án của Thiên Chúa. Qua đó cho thấy chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là Chúa Giê-su (x. 1 Tm 2,5), nhưng lại có hai Đấng Bảo Trợ: Một là “Đức Giê-su Ki-tô là Đấng công chính” (x. 1 Ga 2,1), cũng là “Đấng hằng sống để chuyển cầu cho chúng ta” (x. Dt 7,25); Hai là Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ khác (x. Ga 14,16) là “chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rên siết khôn tả” (x. Rm 8,26). + Đến ở với anh em luôn mãi: Sứ mệnh cứu thế của Đức Giê-su sẽ hoàn tất khi Ngài được tôn vinh (x. Ga 7,39), nghĩa là khi Người tắt thở trên cây thập giá (x. Ga 19,30). Từ đây Người trao ban Thần Khí là Chúa Thánh Thần cho nhân loại để thực hiện một cuộc tạo thành mới. Thời kỳ của Chúa Thánh Thần sẽ kéo dài mãi đến ngày tận thế. + Thần Chân Lý: là Thánh Thần, phát xuất từ Đức Giê-su là chân lý (x. Ga 14,6), Đấng luôn nói sự thật của Chúa Cha (x. Ga 12,49) và sau khi phục sinh đã thổi hơi ban Thần Khí cho các Tông đồ (x. Ga 20,22). Thần Chân Lý đối lập với ma quỷ là cha của sự dối trá (x. Ga 8,44). + Đấng mà thế gian không thể đón nhận: Vì Thánh Thần là Thần Khí thiêng liêng, nên thế gian không thể thấy và không thể đón nhận Người. Thế gian ở đây là các đầu mục của người Do thái, những kẻ kiêu căng, ích kỷ, thù hận, không tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. Họ không biết và không muốn đón nhận Thánh Thần của Người nên họ sẽ bị chết trong tội của mình (x. Ga 8,22-24). + Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em: Các Tông đồ nhờ đức tin sẽ đón nhận Thánh Thần, nên sẽ được Ngài ở cùng và dạy dỗ toàn vẹn sự thật.
- C 18-19: + Thầy sẽ không để anh em mồ côi…: Mồ côi là tình trạng con cái bị mất cha mẹ nên không có người chăm sóc nuôi dưỡng, học trò bị mất thầy nên không được ai dạy dỗ hướng dẫn. Ở đây Đức Giê-su có ý nói rằng: sau khi từ cõi chết sống lại, dù Người không còn ở với các môn đệ như hiện tại, nhưng Người vẫn luôn ở cùng các ông nhờ đức tin và ơn thánh. + Chẳng bao lâu nữa: Người hứa sẽ mau trở lại (x. Ga 16,19.22). + Thế gian sẽ không còn thấy Thầy: Đức Giê-su sắp chịu chết và người đời sẽ không còn thấy Người sau khi Người sống lại, vì từ nay Người không còn hiện diện bằng thân xác nữa. + Anh em được thấy Thầy: Thấy ở đây là bằng đức tin: tin Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa. Nhờ tin, các ông sẽ được tham dự vào sự sống siêu nhiên và kết hiệp mật thiết với Người.
- C 20-21: + Ngày đó: là kiểu nói thường dùng trong Cựu Ước để chỉ ngày Chúa lại đến, tức là ngày cánh chung hay tận thế (x. Is 2,17; 4,1). + Thầy ở trong Cha Thầy và Thầy ở trong anh em: Nhờ vào sự thấy được bằng đức tin như vậy, các môn đệ sẽ khám phá ra đời sống kết hiệp thâm sâu giữa Chúa Cha và Chúa Con (x. Ga 14,11), đồng thời cũng cảm nghiệm được sự liên kết mật thiết giữa họ với Chúa Giê-su Phục Sinh bằng đức tin và ân sủng. + Ai có và giữ các điều răn của Thầy…: Lòng mến Chúa không phải chỉ dừng lại ở tình cảm và lời nói, nhưng phải được thể hiện qua hành động tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa, nhất là sống giới răn yêu thương của Chúa Giê-su (x. Ga 13,34). + Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến…: Câu này không có nghĩa là Thiên Chúa chỉ yêu mến những ai yêu mến Chúa Giê-su, vì Thiên Chúa yêu hết mọi người và yêu họ trước (x. 1 Ga 4,10). Nhưng những ai yêu mến và vâng lời Đức Giê-su thì càng được Thiên Chúa yêu mến hơn, với danh nghĩa họ là nghĩa tử của Đức Giê-su và là chi thể của Đầu Nhiệm Thể là chính Người.
4. CÂU HỎI:
1) Đức Giê-su đòi người ta thể hiện tình yêu đối với Người thế nào ?
2) Bảo trợ nghĩa là gì ? Loài người chúng ta chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất là ai ? Nhưng chúng ta lại có hai Đấng Bảo Trợ là những Vị nào ?
3) Sứ mệnh cứu thế của Đức Giê-su chấm dứt khi nào ? Sẽ được Đấng nào khác tiếp tục cho đến tận thế ?
4) Thần Chân Lý là ai ? Phát xuất từ Đấng nào ? Đối lập với ai ?
5) Tại sao thế gian không thể đón nhận được Thần Chân Lý ? Các Tông đồ phải làm gì để đón nhận được Ngài ?
II. Sống Lời Chúa
1. LỜI CHÚA: “Nếu anh em yêu mến Thầy, thì sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14,15).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐẠO ĐỨC LÀ TIN CẬY PHÓ THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG CỦA Thiên Chúa:
Sau lễ đăng quang, Đức Piô XI trở về phòng riêng, ngồi vào chiếc ghế của vị tiền nhiệm là Đức Bê-nê-dic-tô XV thì tự nhiên ngài cảm thấy một nỗi lo âu xâm chiếm tâm hồn. Ngài nhìn thấy con đường tương lai thật tăm tối: Một Giáo Hội đang bị tấn công mọi mặt. Cuộc thế chiến thứ nhất vừa chấm dứt, nhưng ngòi nổ vẫn còn đang âm ỉ chờ bùng phát lại. Trong lúc chán nản, ngài đã làm công việc duy nhất mà một người lo âu có thể làm, là quì xuống cầu nguyện. Trong lúc cầu nguyện, tay ngài vô tình chạm vào một bức ảnh trên bàn làm việc của đức Bê-nê-dic-tô. Ngài cầm bức ảnh ấy lên xem và ngài cảm thấy nỗi lo sợ trong lòng bỗng tan biến hết. Tâm hồn ngài tràn ngập an bình. Đó là bức ảnh Chúa Giêsu đang truyền cho sóng gió yên lặng. Từ đó, Đức Pi-ô XI luôn để bức ảnh ấy trên bàn và mỗi khi bi lo âu chuyện gì, ngài nhìn vào bức ảnh và cầu xin Chúa Giê-su phán một lời để được sóng yên biển lặng.
Ngày nay Chúa Giêsu luôn ở trong chúng ta và sẽ mang lại sự bình an cho tâm hồn chúng ta. Bởi đó, khi gặp sóng gió, chúng ta hãy bắt chước các môn đệ, chạy đến với Chúa Giê-su và nài xin Người: « Lạy Chúa, xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất ». Chắc chắn Chúa sẽ ra tay nâng đỡ để chúng ta vượt thắng mọi gian nan và trung thành phụng sự một mình Người.
2) AI LÀ NGƯỜI THỰC SỰ YÊU MẾN THIÊN CHÚA ?:
Một người kia trong khi ngủ đã nằm mơ thấy mình gặp một thiên thần có cánh đang đi bộ xuống phố. Một tay ngài cầm bó đuốc, tay kia cầm một xô nước. Anh ta liền hỏi thiên thần rằng: “Ngài đi xuống phố kia làm chi vậy ?”. Thiên thần đáp: “Ta được sai đến để tìm xem ai là người có đức tin và có lòng mến Chúa thực sự”. Anh ta hỏi tiếp: “Sao Ngài lại phải cầm theo bó đuốc và xô nước ?” Thiên thần đáp: “Ta muốn dùng bó đuốc để thiêu hủy các tòa nhà trên thiên đàng, và dùng xô nước để dập tắt ngọn lửa dưới hỏa ngục”. Anh ta hỏi tiếp: “Nhưng tại sao Ngài lại phải làm như thế ?” Bấy giờ thiên thần trả lời: “Để biết ai thực sự có đức tin và lòng mến Chúa. Một người có đức tin thực sự thì sẽ tuân giữ các giới răn cho dù ta có phá huỷ hy vọng sau này họ sẽ lên thiên đàng và phá hủy nỗi sợ sau này sẽ bị sa hỏa ngục đi nữa”.
3) CHÍNH KHI HIẾN THÂN LÀ KHI ĐƯỢC NHẬN LÃNH:
Bà MA-RI-NA PI-CÁT-SÔ (Marina Picasso) là cháu của họa sĩ nổi tiếng PÁP-LÔ PI-CÁT-SÔ (Pablo Picasso). Trong thời gian từ năm 1973 đến 1975, bà liên tiếp phải chịu nhiều cái tang lớn: Ông nội mất, anh ruột tự tử, cha đột ngột qua đời. Đây thật là những mất mát không thể bù đắp, dù bà đã được thừa kế một gia sản lớn lao. Từ lúc ấy, thay vì ngồi gậm nhấm nỗi đau của mình thì bà dành nhiều thì giờ để chăm sóc những trẻ em mồ côi không người thân thích, những trẻ lang thang bụi đời đang sống vất vưởng ở nơi đầu đường xó chợ. Cũng từ ngày đó bà cảm thấy có sự biến đổi to lớn trong tâm hồn như bà tâm sự: “Nhờ giúp đỡ con em của nước này, mà tôi đã tìm lại được chính mình. Giờ đây tôi cảm thấy mình như sống lại, và tôi muốn phân phát sự sống mới đó cho các em”. Chính nhờ ra khỏi nỗi đau mất mát người thân của mình, để cúi xuống xoa dịu nỗi đau của tha nhân mà bà Ma-ri-na Pi-cát-sô đã như được sống lại về linh hồn. Khi không còn bận tâm lo cho mình để quan tâm chia sẻ nhu cầu của người khác, bà đã nghiệm thấy sự sống nơi bà được nhân lên nhiều lần, như lời kinh Hoa Bình của thánh Phan-xi-cô: “Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân… Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời…”
4) TÌNH THƯƠNG KHÔNG CÓ TRONG NHỮNG CON NGƯỜI ÍCH KỶ:
Truyện cổ tích Ả Rập kể rằng: Có một người bán thịt nướng rất keo kiệt và khó tính, vì tính khí khó chịu của anh ta nên cửa hàng luôn bị ế ẩm, anh đã làm đủ mọi cách để câu khách nhưng chẳng ai thèm mua. Có một người ăn xin ngồi bên lề đường, thèm thuồng nhìn những miếng thịt nướng treo lủng lẳng, rồi ông móc trong bị ra một khúc bánh mì, lẳng lặng đem hơ nóng trên khói, hy vọng khói thịt sẽ ướp vào miếng bánh. Sau đó, ông ngồi ăn miếng bánh cách ngon lành. Anh chàng bán thịt nhìn thấy, chạy ra túm áo người ăn xin đòi tiền. Người ăn xin phân trần: “Tôi đâu có mua thịt của anh, khói thịt đâu có phải là thịt”. Anh bán thịt quát lên: “Khói thịt cũng thuộc về miếng thịt, ông phải trả tiền cho tôi”. Hai người cãi nhau, không ai chịu ai và đưa nhau đến quan tòa xét xử. Vị quan tòa truyền cho người ăn xin móc ra một đồng tiền cắc và ném xuống nền nhà phát ra tiếng kêu, ông nói: “Đây là giải pháp công bằng nhất, người ăn xin hưởng khói thịt của anh, và anh thì hưởng âm thanh đồng tiền của ông ta. Thế là công bằng nhé”.
Việt Nam chúng ta cũng có câu chuyện về một người cha tham lam ích kỷ, thiếu tình thương con cái. Một hôm ông ta đi đánh dậm ngoài đồng và bắt được mấy con cá mang về nhà. Ông đang ngồi bên bếp than nướng số cá mới bắt được để nhắm rượu. Mùi cá nướng thơm phức khiến đứa con nhỏ thức giấc và khóc đòi được ăn cá nướng. Bà mẹ liền an ủi con: “Nín đi con, để mẹ xem có con cá nào nhỏ, mẹ sẽ xin bố cho con”. Nghe vậy, anh chồng vốn tham ăn và ích kỷ liền quát: “Cho cái gì ? Không có con nào nhỏ cả, con nào cũng đều lớn hết”.
5) LÒNG HIẾU THẢO PHẢI ĐƯỢC BIỂU LỘ QUA SỰ VÂNG LỜI:
Một bé trai theo mẹ vào siêu thị đi sắm đồ. Khi đến cửa hàng quần áo. Trong lúc mẹ đang nói chuyện với cô nhân viên bán hàng, thấy các món hàng quần áo treo trên giây, em liền leo lên lấy làm các món đồ rơi xuống tung tóe. Lúc đầu, người mẹ cầm chặt tay con lại, rồi nhẹ nhàng nói: “Đừng làm như thế nghe con!” Nó cúi đầu ngoan ngoãn đáp: “Dạ vâng, thưa mẹ!” Nhưng một lúc sau, khi mẹ đang bận chọn lựa mặt hàng thì đứa bé lại leo lên làm rơi hàng xuống. Người mẹ vẫn kiên nhẫn nhắc nhở con: “Đừng làm như thế nữa, nghe con!” Nó lại hứa: “Dạ vâng!” Rồi một lúc sau, nó lại chứng nào tật đó làm rớt món hàng xuống khiến cô nhân viên bán hàng nhíu mày tỏ vẻ khó chịu. Lần này, bà mẹ liền nắm chặt tay con, trừng mắt nhìn con, dùng ngón tay trỏ chỉ vào giữa trán nó, và nói bằng một giọng nghiêm khắc: “Đừng bao giờ làm như thế nữa nghe chưa?” Đứa bé hiểu rằng lần này thì nó phải nghe theo mệnh lệnh của mẹ là không được leo lên làm rớt đồ như vậy nữa. Nó nhìn mẹ, miệng mếu như muốn khóc với giọt nước mắt lưng tròng, nó nói: “Mẹ, con thương mẹ mà! Sao mẹ lại không thương con?”. Với nét mặt bình tĩnh, bà mẹ nói với con: “Nếu con thực sự thương mẹ, thì phải vâng lời mẹ, và không được làm trái ý mẹ nữa nghe con!”. Đứa bé liền ngừng khóc cúi đầu nhận lỗi và từ lúc đó đến khi ra khỏi siêu thị, nó không còn dám làm phiền những người chung quanh nữa.
Câu chuyện rất phù hợp với Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14,15).- “Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” (Ga 14,21).
3. SUY NIỆM:
1) ĐẠO ĐỨC LÀ SỐNG TÌNH CON THẢO VỚI Thiên Chúa:
- Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta kiểm điểm lại động cơ khiến chúng ta giữ đạo: giữ đạo để được lên thiên đàng và khỏi bị sa hỏa ngục sau này, hay giữ đạo để trở nên con cái ngoan hiền hiếu thảo của Thiên Chúa và nên anh chị em thực sự của mọi người ? Một người giữ đạo chỉ để sau này được lên thiên đàng thường suy nghĩ tính toán như sau: Phạm tội trọng cỡ nào thì mới bị phạt sa hỏa ngục ? Ăn cắp bao nhiêu tiền thì mới là tội trọng ? Phải tha thứ cho người ta mấy lần ? Phải cho người nghèo bao nhiêu tiền để sẽ được Chúa ban thưởng hạnh phúc Thiên đàng đời sau ?…
- Đang khi đó, một người giữ đạo vì lòng yêu mến Chúa sẽ tự nguyện giữ đạo và luôn tự hỏi mình: Ngay lúc này tôi có thể làm gì để giúp đỡ một người qua cơn họan nạn ? Hiện nay ai đang cần được tôi giúp đỡ ? Tôi phải làm gì để nên con thảo với Chúa Cha trên trời ?… Về vấn đề này HE-RI I-MƠ-SÂN (Harry Emerson) đã phát biểu như sau: “Sợ hãi thì đe dọa, còn tình yêu lại gọi mời. Sợ hãi thì cầm tù, còn tình yêu lại giải phóng. Sợ hãi thì chua chát, còn tình yêu lại ngọt ngào. Sợ hãi thì gây ra thương tích, còn tình yêu lại chữa lành. Sợ hãi thì luôn lẩn tránh còn tình yêu lại hiện diện”.
2) LUÔN KẾT HIỆP MẬT THIẾT VỚI CHÚA THÁNH THẦN:
Trong bữa Tiệc Ly, trước khi từ giã các môn đệ chịu khổ nạn, Đức Giêsu đã cầu nguyện với Chúa Cha cho các môn đệ và truyền cho các ông phải yêu thương nhau. Ngài đã phác họa cho các ông thấy tương lai đen tối đang chờ đón Thầy trò: “Họ đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con”. Tuy nhiên, để các ông được yên tâm, không hoang mang, không thất vọng, Ngài đã hứa sẽ ban Chúa Thánh Thần làm Đấng Bảo Trợ khác và hứa sẽ luôn ở với các môn đệ qua câu nói: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi” (Ga 14,18).
Cuộc sống của mỗi người chúng ta giống như mặt biển đầy những sóng gió bão táp là những tội lỗi, những thói hư, những sự lo lắng về tiền bạc vật chất… Tất cả những cơn sóng gió này như muốn nhận chìm chúng ta xuống. Thế nhưng, chúng ta không nên hoảng sợ, vì chúng ta không chiến đấu một mình, mà có Chúa luôn ở trong chúng ta và đồng hành với chúng ta như Người đã hứa: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi” (Ga 14,18).-“Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
3) PHẢI BIỂU LỘ LÒNG MẾN BẰNG HÀNH ĐỘNG:
Thánh Gio-an đã khuyên các tín hữu như sau: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1 Ga 3,18). Lòng mến Chúa không chỉ dừng lại ở tình cảm yêu mến, hay là những việc đạo đức mang tính hình thức bề ngoài như đọc kinh, dự lễ mà thôi. Những việc đó tuy tốt, nhưng chưa đủ chứng tỏ lòng mến Chúa thực sự như lời Chúa Giê-su: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa ! Lạy Chúa !” là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Thánh Gio-an cũng cho biết lòng mến Chúa đích thực phải thể hiện bằng tình thương đối với tha nhân như sau: "Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa, mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối. Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa là Đấng họ không trông thấy được" (1 Ga 4,20). Ai yêu thương phục vụ những người đói khát bệnh tật và đau khổ ở đời này thì sẽ được Chúa kể là đã yêu thương và phục vụ chính Người trong ngày phán xét (x. Mt 25,40).
4) LÒNG MẾN CHÚA PHẢI ĐI ĐÔI VỚI YÊU NGƯỜI:
Sau đây là một số việc cụ thể mà người có lòng mến Chúa thực sự phải thi hành:
- Luôn biết nghĩ đến người khác, chứ không ích kỷ chỉ biết nghĩ đến mình và gia đình mình như lời Chúa dạy: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12).
- Luôn xét đoán ý tốt, ước muốn và cầu nguyện điều tốt cho tha nhân như lời Chúa Giê-su dạy: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán (x. Mt 7,1).
- Khiêm tốn sửa lỗi của mình trước khi sửa lỗi cho tha nhân như Chúa dạy: “Hỡi kẻ đạo đức giả ! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em” (x. Mt 7,4).
- Đối xử nhân hậu với những kẻ thù ghét bách hại mình, để hóa giải thù hận, biến thù thành bạn như lời Chúa phán: “”Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5,39). “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (x. Mt 5,44-45).
- Tha thứ không phải bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy (x. Mt 18,21), nghĩa là phải luôn tha thứ cho những kẻ xúc phạm đến mình, để đáng được Chúa tha tội cho mình: “Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (x. Mt 6,12).
- Quảng đại cho đi hơn nhận lãnh: “Cho thì phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).
- Năng thăm viếng để an ủi những người đau khổ bệnh tật và giúp đỡ chia sẻ cơm áo vật chất cho những người nghèo đói và cô thế cô thân, săn sóc phục vụ những người yếu đuối bệnh tật… Vì đến ngày phán xét, Chúa sẽ xét xử chúng ta tùy cách chúng ta đã đối xử với những người nghèo khổ gặp phải trong cuộc sống (x. Mt 25,34-40)…
4. THẢO LUẬN:
Yêu thương bằng việc làm là biết nghĩ đến người khác, xét đoán ý tốt và ước muốn điều tốt cho người mình không ưa, là sẵn sàng chịu đựng và khoan dung tha thứ những sự xúc phạm của kẻ khác đối với mình, là quảng đại cho đi hơn là nhận lãnh, là năng thăm viếng an ủi những người đau khổ và giúp đỡ những người cô đơn, là săn sóc phục vụ những người yếu đuối bệnh tật… Trong những ngày sắp tới bạn sẽ làm gì để thể hiện tình thương cụ thể đối với tha nhân ?
5. LỜI CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH. Xin ban cho chúng con sự sống của Chúa, sự sống làm cho cuộc đời chúng con mãi mãi xanh tươi. Xin ban cho chúng con sự bình an của Chúa, bình an làm cho chúng con vững tâm khi gặp phải các cơn sóng gió giữa cuộc đời. Xin ban cho chúng con niềm vui của Chúa, niềm vui làm cho khuôn mặt chúng con luôn rạng rỡ tươi vui. Xin ban cho chúng con Thánh Thần của Chúa, Thánh Thần sẽ biến đổi cuộc đời chúng con ngày một trở nên giống Chúa Cha trên trời hơn.
- LẠY CHÚA. Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng con hiểu rằng Chúa muốn chúng con tuân giữ các huấn lệnh vì lòng yêu mến Chúa, hơn là để được ban thưởng hạnh phúc thiên đàng hay không dám phạm tội trọng chỉ vì sợ bị phạt xuống hỏa ngục. Xin giúp chúng con biết mến Chúa bằng việc thực hành giới răn yêu thương tha nhân.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Cv 8,5-8.14-17; 1 Pr 3,15-18; Ga 14,15-21
font color="#FF0000">Ai mới thực sự yêu mến Chúa ?
I. Học Lời Chúa
1. TIN MỪNG: Ga 14,15-21
(15) Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. (16) Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác, đến ở với anh em luôn mãi. (17) Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận. Vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. (18) Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. (19) Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. (20) Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. (21) Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Chúa Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến Người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay trích trong bài diễn từ giã biệt của Đức Giê-su trước khi chịu khổ nạn, phục sinh và lên trời với Chúa Cha. Trong thời gian vắng mặt, Đức Giê-su hứa sẽ ban cho các Môn đệ một Đấng Bảo Trợ khác là Chúa Thánh Thần để ở với các ông luôn mãi. Người cũng hứa sẽ không bỏ mặc các ông mồ côi, nhưng sẽ hiện diện bên các ông một cách thiêng liêng. Những ai thực sự yêu mến Người thì phải tuân giữ các giới răn của Người. Ai làm như vậy thì sẽ được Chúa Cha yêu mến và còn được Người bày tỏ sự thật của mình ra cho họ biết.
3. CHÚ THÍCH:
- C 15-17: + Nếu anh em yêu mến Thầy…: Đối với Đức Giê-su, tình yêu không chỉ dừng lại ở tình cảm tâm hồn hay cảm xúc thể xác, mà phải được biểu lộ trong hành động vâng phục là tuân giữ các giới răn của Người, cũng như Người đã yêu mến Chúa Cha và luôn tuân giữ các lệnh truyền của Chúa Cha (x. Ga 15,10). + Đấng Bảo Trợ khác: Bảo Trợ tiếng Hy Lạp là Pa-ra-cle-tos, ám chỉ một người được mời đến để làm trạng sư bênh vực và bầu chữa cho bị cáo khi tòa án xét xử. Ở đây Thánh Thần sẽ bầu chữa cho các môn đệ, trong vụ kiện đối với thế gian trước tòa án của Thiên Chúa. Qua đó cho thấy chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là Chúa Giê-su (x. 1 Tm 2,5), nhưng lại có hai Đấng Bảo Trợ: Một là “Đức Giê-su Ki-tô là Đấng công chính” (x. 1 Ga 2,1), cũng là “Đấng hằng sống để chuyển cầu cho chúng ta” (x. Dt 7,25); Hai là Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ khác (x. Ga 14,16) là “chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rên siết khôn tả” (x. Rm 8,26). + Đến ở với anh em luôn mãi: Sứ mệnh cứu thế của Đức Giê-su sẽ hoàn tất khi Ngài được tôn vinh (x. Ga 7,39), nghĩa là khi Người tắt thở trên cây thập giá (x. Ga 19,30). Từ đây Người trao ban Thần Khí là Chúa Thánh Thần cho nhân loại để thực hiện một cuộc tạo thành mới. Thời kỳ của Chúa Thánh Thần sẽ kéo dài mãi đến ngày tận thế. + Thần Chân Lý: là Thánh Thần, phát xuất từ Đức Giê-su là chân lý (x. Ga 14,6), Đấng luôn nói sự thật của Chúa Cha (x. Ga 12,49) và sau khi phục sinh đã thổi hơi ban Thần Khí cho các Tông đồ (x. Ga 20,22). Thần Chân Lý đối lập với ma quỷ là cha của sự dối trá (x. Ga 8,44). + Đấng mà thế gian không thể đón nhận: Vì Thánh Thần là Thần Khí thiêng liêng, nên thế gian không thể thấy và không thể đón nhận Người. Thế gian ở đây là các đầu mục của người Do thái, những kẻ kiêu căng, ích kỷ, thù hận, không tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. Họ không biết và không muốn đón nhận Thánh Thần của Người nên họ sẽ bị chết trong tội của mình (x. Ga 8,22-24). + Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em: Các Tông đồ nhờ đức tin sẽ đón nhận Thánh Thần, nên sẽ được Ngài ở cùng và dạy dỗ toàn vẹn sự thật.
- C 18-19: + Thầy sẽ không để anh em mồ côi…: Mồ côi là tình trạng con cái bị mất cha mẹ nên không có người chăm sóc nuôi dưỡng, học trò bị mất thầy nên không được ai dạy dỗ hướng dẫn. Ở đây Đức Giê-su có ý nói rằng: sau khi từ cõi chết sống lại, dù Người không còn ở với các môn đệ như hiện tại, nhưng Người vẫn luôn ở cùng các ông nhờ đức tin và ơn thánh. + Chẳng bao lâu nữa: Người hứa sẽ mau trở lại (x. Ga 16,19.22). + Thế gian sẽ không còn thấy Thầy: Đức Giê-su sắp chịu chết và người đời sẽ không còn thấy Người sau khi Người sống lại, vì từ nay Người không còn hiện diện bằng thân xác nữa. + Anh em được thấy Thầy: Thấy ở đây là bằng đức tin: tin Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa. Nhờ tin, các ông sẽ được tham dự vào sự sống siêu nhiên và kết hiệp mật thiết với Người.
- C 20-21: + Ngày đó: là kiểu nói thường dùng trong Cựu Ước để chỉ ngày Chúa lại đến, tức là ngày cánh chung hay tận thế (x. Is 2,17; 4,1). + Thầy ở trong Cha Thầy và Thầy ở trong anh em: Nhờ vào sự thấy được bằng đức tin như vậy, các môn đệ sẽ khám phá ra đời sống kết hiệp thâm sâu giữa Chúa Cha và Chúa Con (x. Ga 14,11), đồng thời cũng cảm nghiệm được sự liên kết mật thiết giữa họ với Chúa Giê-su Phục Sinh bằng đức tin và ân sủng. + Ai có và giữ các điều răn của Thầy…: Lòng mến Chúa không phải chỉ dừng lại ở tình cảm và lời nói, nhưng phải được thể hiện qua hành động tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa, nhất là sống giới răn yêu thương của Chúa Giê-su (x. Ga 13,34). + Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến…: Câu này không có nghĩa là Thiên Chúa chỉ yêu mến những ai yêu mến Chúa Giê-su, vì Thiên Chúa yêu hết mọi người và yêu họ trước (x. 1 Ga 4,10). Nhưng những ai yêu mến và vâng lời Đức Giê-su thì càng được Thiên Chúa yêu mến hơn, với danh nghĩa họ là nghĩa tử của Đức Giê-su và là chi thể của Đầu Nhiệm Thể là chính Người.
4. CÂU HỎI:
1) Đức Giê-su đòi người ta thể hiện tình yêu đối với Người thế nào ?
2) Bảo trợ nghĩa là gì ? Loài người chúng ta chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất là ai ? Nhưng chúng ta lại có hai Đấng Bảo Trợ là những Vị nào ?
3) Sứ mệnh cứu thế của Đức Giê-su chấm dứt khi nào ? Sẽ được Đấng nào khác tiếp tục cho đến tận thế ?
4) Thần Chân Lý là ai ? Phát xuất từ Đấng nào ? Đối lập với ai ?
5) Tại sao thế gian không thể đón nhận được Thần Chân Lý ? Các Tông đồ phải làm gì để đón nhận được Ngài ?
II. Sống Lời Chúa
1. LỜI CHÚA: “Nếu anh em yêu mến Thầy, thì sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14,15).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐẠO ĐỨC LÀ TIN CẬY PHÓ THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG CỦA Thiên Chúa:
Sau lễ đăng quang, Đức Piô XI trở về phòng riêng, ngồi vào chiếc ghế của vị tiền nhiệm là Đức Bê-nê-dic-tô XV thì tự nhiên ngài cảm thấy một nỗi lo âu xâm chiếm tâm hồn. Ngài nhìn thấy con đường tương lai thật tăm tối: Một Giáo Hội đang bị tấn công mọi mặt. Cuộc thế chiến thứ nhất vừa chấm dứt, nhưng ngòi nổ vẫn còn đang âm ỉ chờ bùng phát lại. Trong lúc chán nản, ngài đã làm công việc duy nhất mà một người lo âu có thể làm, là quì xuống cầu nguyện. Trong lúc cầu nguyện, tay ngài vô tình chạm vào một bức ảnh trên bàn làm việc của đức Bê-nê-dic-tô. Ngài cầm bức ảnh ấy lên xem và ngài cảm thấy nỗi lo sợ trong lòng bỗng tan biến hết. Tâm hồn ngài tràn ngập an bình. Đó là bức ảnh Chúa Giêsu đang truyền cho sóng gió yên lặng. Từ đó, Đức Pi-ô XI luôn để bức ảnh ấy trên bàn và mỗi khi bi lo âu chuyện gì, ngài nhìn vào bức ảnh và cầu xin Chúa Giê-su phán một lời để được sóng yên biển lặng.
Ngày nay Chúa Giêsu luôn ở trong chúng ta và sẽ mang lại sự bình an cho tâm hồn chúng ta. Bởi đó, khi gặp sóng gió, chúng ta hãy bắt chước các môn đệ, chạy đến với Chúa Giê-su và nài xin Người: « Lạy Chúa, xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất ». Chắc chắn Chúa sẽ ra tay nâng đỡ để chúng ta vượt thắng mọi gian nan và trung thành phụng sự một mình Người.
2) AI LÀ NGƯỜI THỰC SỰ YÊU MẾN THIÊN CHÚA ?:
Một người kia trong khi ngủ đã nằm mơ thấy mình gặp một thiên thần có cánh đang đi bộ xuống phố. Một tay ngài cầm bó đuốc, tay kia cầm một xô nước. Anh ta liền hỏi thiên thần rằng: “Ngài đi xuống phố kia làm chi vậy ?”. Thiên thần đáp: “Ta được sai đến để tìm xem ai là người có đức tin và có lòng mến Chúa thực sự”. Anh ta hỏi tiếp: “Sao Ngài lại phải cầm theo bó đuốc và xô nước ?” Thiên thần đáp: “Ta muốn dùng bó đuốc để thiêu hủy các tòa nhà trên thiên đàng, và dùng xô nước để dập tắt ngọn lửa dưới hỏa ngục”. Anh ta hỏi tiếp: “Nhưng tại sao Ngài lại phải làm như thế ?” Bấy giờ thiên thần trả lời: “Để biết ai thực sự có đức tin và lòng mến Chúa. Một người có đức tin thực sự thì sẽ tuân giữ các giới răn cho dù ta có phá huỷ hy vọng sau này họ sẽ lên thiên đàng và phá hủy nỗi sợ sau này sẽ bị sa hỏa ngục đi nữa”.
3) CHÍNH KHI HIẾN THÂN LÀ KHI ĐƯỢC NHẬN LÃNH:
Bà MA-RI-NA PI-CÁT-SÔ (Marina Picasso) là cháu của họa sĩ nổi tiếng PÁP-LÔ PI-CÁT-SÔ (Pablo Picasso). Trong thời gian từ năm 1973 đến 1975, bà liên tiếp phải chịu nhiều cái tang lớn: Ông nội mất, anh ruột tự tử, cha đột ngột qua đời. Đây thật là những mất mát không thể bù đắp, dù bà đã được thừa kế một gia sản lớn lao. Từ lúc ấy, thay vì ngồi gậm nhấm nỗi đau của mình thì bà dành nhiều thì giờ để chăm sóc những trẻ em mồ côi không người thân thích, những trẻ lang thang bụi đời đang sống vất vưởng ở nơi đầu đường xó chợ. Cũng từ ngày đó bà cảm thấy có sự biến đổi to lớn trong tâm hồn như bà tâm sự: “Nhờ giúp đỡ con em của nước này, mà tôi đã tìm lại được chính mình. Giờ đây tôi cảm thấy mình như sống lại, và tôi muốn phân phát sự sống mới đó cho các em”. Chính nhờ ra khỏi nỗi đau mất mát người thân của mình, để cúi xuống xoa dịu nỗi đau của tha nhân mà bà Ma-ri-na Pi-cát-sô đã như được sống lại về linh hồn. Khi không còn bận tâm lo cho mình để quan tâm chia sẻ nhu cầu của người khác, bà đã nghiệm thấy sự sống nơi bà được nhân lên nhiều lần, như lời kinh Hoa Bình của thánh Phan-xi-cô: “Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân… Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời…”
4) TÌNH THƯƠNG KHÔNG CÓ TRONG NHỮNG CON NGƯỜI ÍCH KỶ:
Truyện cổ tích Ả Rập kể rằng: Có một người bán thịt nướng rất keo kiệt và khó tính, vì tính khí khó chịu của anh ta nên cửa hàng luôn bị ế ẩm, anh đã làm đủ mọi cách để câu khách nhưng chẳng ai thèm mua. Có một người ăn xin ngồi bên lề đường, thèm thuồng nhìn những miếng thịt nướng treo lủng lẳng, rồi ông móc trong bị ra một khúc bánh mì, lẳng lặng đem hơ nóng trên khói, hy vọng khói thịt sẽ ướp vào miếng bánh. Sau đó, ông ngồi ăn miếng bánh cách ngon lành. Anh chàng bán thịt nhìn thấy, chạy ra túm áo người ăn xin đòi tiền. Người ăn xin phân trần: “Tôi đâu có mua thịt của anh, khói thịt đâu có phải là thịt”. Anh bán thịt quát lên: “Khói thịt cũng thuộc về miếng thịt, ông phải trả tiền cho tôi”. Hai người cãi nhau, không ai chịu ai và đưa nhau đến quan tòa xét xử. Vị quan tòa truyền cho người ăn xin móc ra một đồng tiền cắc và ném xuống nền nhà phát ra tiếng kêu, ông nói: “Đây là giải pháp công bằng nhất, người ăn xin hưởng khói thịt của anh, và anh thì hưởng âm thanh đồng tiền của ông ta. Thế là công bằng nhé”.
Việt Nam chúng ta cũng có câu chuyện về một người cha tham lam ích kỷ, thiếu tình thương con cái. Một hôm ông ta đi đánh dậm ngoài đồng và bắt được mấy con cá mang về nhà. Ông đang ngồi bên bếp than nướng số cá mới bắt được để nhắm rượu. Mùi cá nướng thơm phức khiến đứa con nhỏ thức giấc và khóc đòi được ăn cá nướng. Bà mẹ liền an ủi con: “Nín đi con, để mẹ xem có con cá nào nhỏ, mẹ sẽ xin bố cho con”. Nghe vậy, anh chồng vốn tham ăn và ích kỷ liền quát: “Cho cái gì ? Không có con nào nhỏ cả, con nào cũng đều lớn hết”.
5) LÒNG HIẾU THẢO PHẢI ĐƯỢC BIỂU LỘ QUA SỰ VÂNG LỜI:
Một bé trai theo mẹ vào siêu thị đi sắm đồ. Khi đến cửa hàng quần áo. Trong lúc mẹ đang nói chuyện với cô nhân viên bán hàng, thấy các món hàng quần áo treo trên giây, em liền leo lên lấy làm các món đồ rơi xuống tung tóe. Lúc đầu, người mẹ cầm chặt tay con lại, rồi nhẹ nhàng nói: “Đừng làm như thế nghe con!” Nó cúi đầu ngoan ngoãn đáp: “Dạ vâng, thưa mẹ!” Nhưng một lúc sau, khi mẹ đang bận chọn lựa mặt hàng thì đứa bé lại leo lên làm rơi hàng xuống. Người mẹ vẫn kiên nhẫn nhắc nhở con: “Đừng làm như thế nữa, nghe con!” Nó lại hứa: “Dạ vâng!” Rồi một lúc sau, nó lại chứng nào tật đó làm rớt món hàng xuống khiến cô nhân viên bán hàng nhíu mày tỏ vẻ khó chịu. Lần này, bà mẹ liền nắm chặt tay con, trừng mắt nhìn con, dùng ngón tay trỏ chỉ vào giữa trán nó, và nói bằng một giọng nghiêm khắc: “Đừng bao giờ làm như thế nữa nghe chưa?” Đứa bé hiểu rằng lần này thì nó phải nghe theo mệnh lệnh của mẹ là không được leo lên làm rớt đồ như vậy nữa. Nó nhìn mẹ, miệng mếu như muốn khóc với giọt nước mắt lưng tròng, nó nói: “Mẹ, con thương mẹ mà! Sao mẹ lại không thương con?”. Với nét mặt bình tĩnh, bà mẹ nói với con: “Nếu con thực sự thương mẹ, thì phải vâng lời mẹ, và không được làm trái ý mẹ nữa nghe con!”. Đứa bé liền ngừng khóc cúi đầu nhận lỗi và từ lúc đó đến khi ra khỏi siêu thị, nó không còn dám làm phiền những người chung quanh nữa.
Câu chuyện rất phù hợp với Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14,15).- “Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” (Ga 14,21).
3. SUY NIỆM:
1) ĐẠO ĐỨC LÀ SỐNG TÌNH CON THẢO VỚI Thiên Chúa:
- Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta kiểm điểm lại động cơ khiến chúng ta giữ đạo: giữ đạo để được lên thiên đàng và khỏi bị sa hỏa ngục sau này, hay giữ đạo để trở nên con cái ngoan hiền hiếu thảo của Thiên Chúa và nên anh chị em thực sự của mọi người ? Một người giữ đạo chỉ để sau này được lên thiên đàng thường suy nghĩ tính toán như sau: Phạm tội trọng cỡ nào thì mới bị phạt sa hỏa ngục ? Ăn cắp bao nhiêu tiền thì mới là tội trọng ? Phải tha thứ cho người ta mấy lần ? Phải cho người nghèo bao nhiêu tiền để sẽ được Chúa ban thưởng hạnh phúc Thiên đàng đời sau ?…
- Đang khi đó, một người giữ đạo vì lòng yêu mến Chúa sẽ tự nguyện giữ đạo và luôn tự hỏi mình: Ngay lúc này tôi có thể làm gì để giúp đỡ một người qua cơn họan nạn ? Hiện nay ai đang cần được tôi giúp đỡ ? Tôi phải làm gì để nên con thảo với Chúa Cha trên trời ?… Về vấn đề này HE-RI I-MƠ-SÂN (Harry Emerson) đã phát biểu như sau: “Sợ hãi thì đe dọa, còn tình yêu lại gọi mời. Sợ hãi thì cầm tù, còn tình yêu lại giải phóng. Sợ hãi thì chua chát, còn tình yêu lại ngọt ngào. Sợ hãi thì gây ra thương tích, còn tình yêu lại chữa lành. Sợ hãi thì luôn lẩn tránh còn tình yêu lại hiện diện”.
2) LUÔN KẾT HIỆP MẬT THIẾT VỚI CHÚA THÁNH THẦN:
Trong bữa Tiệc Ly, trước khi từ giã các môn đệ chịu khổ nạn, Đức Giêsu đã cầu nguyện với Chúa Cha cho các môn đệ và truyền cho các ông phải yêu thương nhau. Ngài đã phác họa cho các ông thấy tương lai đen tối đang chờ đón Thầy trò: “Họ đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con”. Tuy nhiên, để các ông được yên tâm, không hoang mang, không thất vọng, Ngài đã hứa sẽ ban Chúa Thánh Thần làm Đấng Bảo Trợ khác và hứa sẽ luôn ở với các môn đệ qua câu nói: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi” (Ga 14,18).
Cuộc sống của mỗi người chúng ta giống như mặt biển đầy những sóng gió bão táp là những tội lỗi, những thói hư, những sự lo lắng về tiền bạc vật chất… Tất cả những cơn sóng gió này như muốn nhận chìm chúng ta xuống. Thế nhưng, chúng ta không nên hoảng sợ, vì chúng ta không chiến đấu một mình, mà có Chúa luôn ở trong chúng ta và đồng hành với chúng ta như Người đã hứa: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi” (Ga 14,18).-“Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
3) PHẢI BIỂU LỘ LÒNG MẾN BẰNG HÀNH ĐỘNG:
Thánh Gio-an đã khuyên các tín hữu như sau: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1 Ga 3,18). Lòng mến Chúa không chỉ dừng lại ở tình cảm yêu mến, hay là những việc đạo đức mang tính hình thức bề ngoài như đọc kinh, dự lễ mà thôi. Những việc đó tuy tốt, nhưng chưa đủ chứng tỏ lòng mến Chúa thực sự như lời Chúa Giê-su: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa ! Lạy Chúa !” là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Thánh Gio-an cũng cho biết lòng mến Chúa đích thực phải thể hiện bằng tình thương đối với tha nhân như sau: "Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa, mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối. Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa là Đấng họ không trông thấy được" (1 Ga 4,20). Ai yêu thương phục vụ những người đói khát bệnh tật và đau khổ ở đời này thì sẽ được Chúa kể là đã yêu thương và phục vụ chính Người trong ngày phán xét (x. Mt 25,40).
4) LÒNG MẾN CHÚA PHẢI ĐI ĐÔI VỚI YÊU NGƯỜI:
Sau đây là một số việc cụ thể mà người có lòng mến Chúa thực sự phải thi hành:
- Luôn biết nghĩ đến người khác, chứ không ích kỷ chỉ biết nghĩ đến mình và gia đình mình như lời Chúa dạy: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12).
- Luôn xét đoán ý tốt, ước muốn và cầu nguyện điều tốt cho tha nhân như lời Chúa Giê-su dạy: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán (x. Mt 7,1).
- Khiêm tốn sửa lỗi của mình trước khi sửa lỗi cho tha nhân như Chúa dạy: “Hỡi kẻ đạo đức giả ! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em” (x. Mt 7,4).
- Đối xử nhân hậu với những kẻ thù ghét bách hại mình, để hóa giải thù hận, biến thù thành bạn như lời Chúa phán: “”Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5,39). “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (x. Mt 5,44-45).
- Tha thứ không phải bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy (x. Mt 18,21), nghĩa là phải luôn tha thứ cho những kẻ xúc phạm đến mình, để đáng được Chúa tha tội cho mình: “Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (x. Mt 6,12).
- Quảng đại cho đi hơn nhận lãnh: “Cho thì phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).
- Năng thăm viếng để an ủi những người đau khổ bệnh tật và giúp đỡ chia sẻ cơm áo vật chất cho những người nghèo đói và cô thế cô thân, săn sóc phục vụ những người yếu đuối bệnh tật… Vì đến ngày phán xét, Chúa sẽ xét xử chúng ta tùy cách chúng ta đã đối xử với những người nghèo khổ gặp phải trong cuộc sống (x. Mt 25,34-40)…
4. THẢO LUẬN:
Yêu thương bằng việc làm là biết nghĩ đến người khác, xét đoán ý tốt và ước muốn điều tốt cho người mình không ưa, là sẵn sàng chịu đựng và khoan dung tha thứ những sự xúc phạm của kẻ khác đối với mình, là quảng đại cho đi hơn là nhận lãnh, là năng thăm viếng an ủi những người đau khổ và giúp đỡ những người cô đơn, là săn sóc phục vụ những người yếu đuối bệnh tật… Trong những ngày sắp tới bạn sẽ làm gì để thể hiện tình thương cụ thể đối với tha nhân ?
5. LỜI CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH. Xin ban cho chúng con sự sống của Chúa, sự sống làm cho cuộc đời chúng con mãi mãi xanh tươi. Xin ban cho chúng con sự bình an của Chúa, bình an làm cho chúng con vững tâm khi gặp phải các cơn sóng gió giữa cuộc đời. Xin ban cho chúng con niềm vui của Chúa, niềm vui làm cho khuôn mặt chúng con luôn rạng rỡ tươi vui. Xin ban cho chúng con Thánh Thần của Chúa, Thánh Thần sẽ biến đổi cuộc đời chúng con ngày một trở nên giống Chúa Cha trên trời hơn.
- LẠY CHÚA. Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng con hiểu rằng Chúa muốn chúng con tuân giữ các huấn lệnh vì lòng yêu mến Chúa, hơn là để được ban thưởng hạnh phúc thiên đàng hay không dám phạm tội trọng chỉ vì sợ bị phạt xuống hỏa ngục. Xin giúp chúng con biết mến Chúa bằng việc thực hành giới răn yêu thương tha nhân.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Chúa Nhật VI Phục Sinh A
Lm Jude Siciliano OP
05:35 19/05/2017
Chúa Nhật VI Phục Sinh A
TĐ CV 8: 5-8, 14-17; Tv. 65; 1 Phêrô 3:15-18; Gioan 14: 15-21
Tôi có một người bạn đã kết hôn 40 năm và nói là gia đình sống rất hạnh phúc và thuận lợi. Họ có hai người con đã lập gia đình và 5 người cháu sống gần nhà họ. Họ cho đó là một hạnh phúc viên mãn vì cả gia đình được sống gần nhau. Nhất là những ngày lễ lạc, những lúc rửa tội, rước lễ lần đầu và mừng sinh nhật v.v... Nhưng, vì công việc làm ăn, người con trai đầu lòng và gia đình phải dời đi đến một tiểu bang xa. Mọi người đều gặp khó khăn và họ phải cố lòng chịu đựng. Chắc bạn tôi muốn một điều gì tốt đẹp nhất cho người con trai và cả gia đình, dâu và các cháu nội.
Người con trai và dâu hứa sẽ thăm cha mẹ trong những dịp lễ, và họ cũng hứa sẽ gọi điện thoại thường nhật và gởi hình ảnh các cháu nội nhất là những dịp lớn như sinh nhật, thêm sức và các trận đấu banh ở trường.
Ai cũng cố gắng làm hết sức mình trong những trường hợp đó, và cố chịu đựng. Nhưng bạn tôi cho đó là việc rất khó khăn. Họ là một gia đình rất gần gủi nhau và cho là những hình ảnh và các cú điện thoại không sao, nhưng "không như trước đâu". Không như lái xe một chút là đến nơi gặp nhau, xem đứa cháu nội đấu banh hay diễn kịch trong trường. Họ thường hói "thật không còn như trước nữa!".
Câu chuyện của bạn tôi cho chúng ta thấy điều Chúa Giêsu và các môn đệ cảm thấy trong phúc âm hôm nay. Họ ở trong bửa Tiệc Ly và Chúa Giêsu giả từ. Chúa Giêsu sửa soạn về việc Ngài sẽ ra đi cho những người gần gủi mà Ngài thương mến và họ yêu mến Ngài. Không phải là một lời từ giả để ra đi một chuyến đi ngắn ngủi, để rồi sẽ gặp nhau lại sau vài tuần hay vài tháng, nhưng là một lời từ giả mãi mãi. Chúa Giêsu sửa soạn cho các môn đệ về việc họ xao xuyến về cái chết của Ngài, và sự thất bại trong những chương trình của các ông về tương lai. Mọi sự đều sẽ thay đổi cho các ông. Cũng như bạn tôi nói "thật không còn như trước nữa!"
Các môn đệ sẽ rất ngạc nhiên là Chúa Giêsu sống lại, và họ sẽ gặp lại Ngài, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Rồi sau đó mọi sự sẽ khác hẵn, và họ sẽ không thấy Ngài nữa. Họ sẽ không có Chúa Giêsu sống bên cạnh để hỏi han giúp đỡ khi gặp khó khăn hay cần được an ủi và được Ngài sờ vào khi họ bị vết thương, hay khi đau ốm được nghe lời nói của Ngài, hay nghe lời Ngài tha thứ những khi họ cảm thấy đang vấp phạm tội lỗi.
Chúa Giêsu rất cảm thông về sự mất mát các ông sẽ phải chịu đựng. Ngài nói rõ ràng với các ông "thật không còn như trước nữa!". Chúa Giêsu chắc đã hiểu sự yếu đuối của các môn đệ. Rồi sẽ đến lúc các ông bỏ Ngài khi Ngài bị bắt. Ngài biết các ông không thể tự họ làm được việc, đức tin các ông cần được nâng đỡ. Sự can đảm của thân xác phàm nhân trong các ông không đủ để gởi các ông ra đi để rao giảng sau khi Ngài không còn hiện hữu ở trần gian nữa.
Bởi thế, Chúa Giêsu hứa với các môn đệ là: các ông sẽ được nâng đỡ. Chúa Thánh Thần sẽ đến, sẽ dẫn dắt các ông trong khi các ông phải đương đầu với thể gian và với những vấn đề nan giải. Chúa Thánh Thần sẽ ở với các ông khi các ông chịu khổ về đức tin. Chúa Thánh Thần sẽ giúp các ông cảm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu mặc dù họ không trông thấy Ngài, hay sờ vào Ngài.
Chúng ta sống cách 2,000 năm từ sau lúc các môn đệ ngồi vào bàn tiệc với Chúa Giêsu trong đêm đó. Nhưng, chúng ta cùng chia sẻ sự mất mát và những thiếu sót. Chúng ta đã nhiều lần từ biệt và cảm nghiệm những thay đổi lớn lao trong đời chúng ta như: khi một người thân thương qua đời; khi chúng ta đau yếu và không làm được những việc chúng ta thường làm; khi chúng ta cần phải bắt đầu lại từ đầu; khi mối liên hệ gia đình bị rạn nứt.
Như khi chúng ta gặp một tương lai không rõ ràng do những sự kiện này hay khác, chúng ta lại nói như người bạn của tôi "thật không còn như trước nữa!". Và sự thật là thế. Sự thay đổi rất khó cho chúng ta. và đời sống luôn luôn có nhiều thách đố. Vì thế chúng ta chấp nhận đến đây mỗi tuần, vì chúng ta chỉ cần một điều duy nhất là chỉ có Thiên Chúa mới giúp chúng ta được, như: sống một đời sống mới sau một sự thay đổi lớn lao; ơn khôn ngoan để giúp chúng ta đương đầu với những thay đổi quay vần của đời sống. Chúng ta muốn hôm nay "nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy".
Chúa Giêsu trông thấy và nghe những gì chúng ta cần được giúp đỡ, mặc dù chúng ta không trông thấy, không nghe và không sờ vào Ngài được. Chúng ta tin là Ngài ở giữa chúng ta và trong thế giới này dưới hình bánh và rượu, là lương thực cho đời sống chúng ta hiện nay. Chúng ta cũng tin là Chúa Giêsu đã giữ lời hứa với chúng ta cũng như Ngài đã giữ lời Ngài hứa với các môn đệ. Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài. Ơn Chúa Thánh Thần là sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta. Khi Chúa Giêsu ở với các môn đệ, Ngài chỉ ở một nơi một lúc thôi. Bây giờ, vì ơn Thần Khí Ngài. Chúa Giêsu ở với chúng ta trong mỗi nơi và mỗi lúc của đời sống chúng ta.
Trong lúc chúng ta tưởng nhớ mừng Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể này, Chúa Giêsu lại ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài. Thiên Chúa đã đến với chúng ta trong Chúa Thánh Thần, sẽ ở mãi mãi với mỗi người trong chúng ta và dẫn dắt Giáo Hội chiến đấu đến tương lai vô định. Chúa Giêsu gọi Chúa Thánh Thần là "Đấng Bảo Trợ". Đó là cụm từ có ý nghĩa là Đấng khuyên bảo, an ủi và trợ giúp. "Trợ giúp" có thể là một từ dịch sát nghĩa cho "Đấng Bảo Trợ". Chúa Thánh Thần là Đấng "giữa Thiên Chúa"- là sức mạnh và năng lực hàn gắn chúng ta với nhau và với Thiên Chúa để chúng ta có thể cảm nghiệm sự bằng an mà chỉ Thiên Chúa mới ban cho chúng ta được.
Chúa Thánh Thần là sự cam đoan là Thiên Chúa ở bên cạnh mỗi người trong chúng ta khi chúng ta gặp thách đố và khó khăn trên đường đời. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta đi trên đường đời với bao vấn nạn và giúp chúng ta chọn lựa riêng cho chúng ta và chung cho Giáo Hội.
Bạn tôi nói đúng về sự chia tay với gia đình người con trai "thật không còn như trước nữa!". Nhưng họ biết là chúng ta không kiềm hãm những gì Thần Khí của Thiên Chúa có thể làm cho chúng ta. Thần Khí sẽ làm cho chúng ta ngạc nhiên và sẽ ban cho chúng ta đúng những gì chúng ta cần, khi chúng ta cần. Vì Chúa Giêsu đã nói "Thầy sẽ không để anh em mồ côi, Thầy sẽ đến cùng anh em".
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
6th Sunday of Easter (A)
Acts 8: 5-8, 14-17; Psalm 66; 1 Peter 3: 15-18; John 14: 15-21
I have friends who have been married for 40 years and say that they have had a "luxurious life." They have two married children and five grandchildren who live within a short drive of my friends’ home. They claim it is a luxury to have their whole family so close, especially for holidays, baptisms, first communions, birthdays, etc. But because of a job transfer, their older son and his family are about to move to a faraway state. Everyone is having a hard time and they are trying to keep a stiff upper lip. My friends certainly want what is best for their son, daughter-in-law and grandchildren. But still…
My friend’s son and his wife are promising frequent visits for all the holidays and family celebrations. They also promise regular phone calls and videos of the kids – especially the big events, the grandchildren’s birthdays, confirmations and soccer games.
Everyone is doing the best they can in the circumstances, trying to keep a stiff upper lip. But my friends are finding it very hard. They are a close family and say videos and phone calls are fine – but, "It’s just not going to be the same " – not like driving a short distance and popping in on them; watching one granddaughter play soccer and the other one star in the school play.
"It’s just not going to be the same," is what they say. My friend s’ story gives us a sense of what Jesus and his disciples were going through in today’s gospel. They are at the Last Supper and Jesus is saying his goodbye. He is preparing those closest to him, whom he loves and who love him, for his departure. Not just a farewell before going on a short trip, when they will see one another again in a few weeks or months, but a more permanent farewell. He is preparing them for the shock of his violent death and the collapse of their plans for the future. Everything is about to change for them. In my friends’ words, "It’s just not going to be the same."
To their great surprise Jesus would rise from the dead and they would see him again, at least for a short time. Then, after that, it will be all different: they would see him no longer. They wouldn’t have him physically there with them when they needed to ask for advice as problems arose; or feel his comforting and healing touch when they hurt, or when someone they loved was sick; or hear his voice, speaking words of forgiveness when they needed to be freed from guilt.
Jesus was sensitive to the loss they were about to endure. He was telling them quite clearly, "It’s just not going to be the same." He certainly knew from first-hand experience their weaknesses. Soon their vulnerabilities and weaknesses would show themselves again in a startling way, when they abandoned him at his arrest. He knew they couldn’t make it on their own, their faith would need help. Their human courage just wasn’t enough to send them out to spread his message after he was gone.
So, Jesus makes a promise to them: help is on the way. The Holy Spirit would come to guide them as they faced new worlds and new issues; be with them when they suffered for what they believed; make them aware of Jesus’ presence even though they could not see, hear, or touch him.
We may be 2000 years away from those disciples around the table with Jesus that night; but we too have experienced loss and need. We have said many goodbyes and experienced big changes in our lives: when a loved one died; when we got sick and couldn’t do what we used to on our own; when we needed to be strong for a another; when we had a financial setback and needed to start all over again; when a relationship shattered.
As we have faced the uncertain future caused by these and other events we have said what my friends said about their impending loss, "It’s just not going to be the same." And it isn’t. Change is hard for us and life is constantly posing new challenges. So, we admit by coming here week after week, that we need what only God can give us: a renewed life, after a big change in our circumstances; hope that what has ended isn’t the final word from God; strength to stay faithful to Jesus; wisdom to help us maneuver life’s many twists and turns. We want to be faithful to what he says to us in today’s gospel, "If you love me, you will keep my commandments"
Jesus sees and hears our needs, though we can’t see, or hear, or touch him. We believe we have him with us in his word and in this bread and wine, our food for this moment of our lives. We also believe he has kept his promise to us just as he did for his disciples on Pentecost. He has given us his Spirit. The gift of the Holy Spirit makes Jesus present to us. When he was with his disciples he could only be in one place at one time. Now, because of the gift of his Spirit, Jesus is with us in each place and each period of our lives.
As we celebrate his memory again at this Eucharist Jesus is once again giving us his Spirit. God has come to us in the Holy Spirit, has made a permanent dwelling with each of us and guides our struggling church into its uncertain future. Jesus calls the Holy Spirit our "Advocate." It’s a word that means counselor, consoler and mediator. "Mediator" is perhaps the best translation for the Advocate. The Holy Spirit is the "in-between God" – the force and energy that binds us together with one another and God so we can experience a peace that only God can give.
The Holy Spirit is our assurance that God stands alongside each of us as we face current challenges and any future bumps in the road. That Spirit helps us navigate our personal issues and helps us make future choices, both as individuals and as a church.
My friends are right about their farewells. "It’s just not going to be the same." But they know we should not box in what God’s Spirit can do for us. The Spirit will surprise us and provide us with exactly what we need when we need it, for Jesus has said, "I will not leave you orphans, I will come to you."
TĐ CV 8: 5-8, 14-17; Tv. 65; 1 Phêrô 3:15-18; Gioan 14: 15-21
Tôi có một người bạn đã kết hôn 40 năm và nói là gia đình sống rất hạnh phúc và thuận lợi. Họ có hai người con đã lập gia đình và 5 người cháu sống gần nhà họ. Họ cho đó là một hạnh phúc viên mãn vì cả gia đình được sống gần nhau. Nhất là những ngày lễ lạc, những lúc rửa tội, rước lễ lần đầu và mừng sinh nhật v.v... Nhưng, vì công việc làm ăn, người con trai đầu lòng và gia đình phải dời đi đến một tiểu bang xa. Mọi người đều gặp khó khăn và họ phải cố lòng chịu đựng. Chắc bạn tôi muốn một điều gì tốt đẹp nhất cho người con trai và cả gia đình, dâu và các cháu nội.
Người con trai và dâu hứa sẽ thăm cha mẹ trong những dịp lễ, và họ cũng hứa sẽ gọi điện thoại thường nhật và gởi hình ảnh các cháu nội nhất là những dịp lớn như sinh nhật, thêm sức và các trận đấu banh ở trường.
Ai cũng cố gắng làm hết sức mình trong những trường hợp đó, và cố chịu đựng. Nhưng bạn tôi cho đó là việc rất khó khăn. Họ là một gia đình rất gần gủi nhau và cho là những hình ảnh và các cú điện thoại không sao, nhưng "không như trước đâu". Không như lái xe một chút là đến nơi gặp nhau, xem đứa cháu nội đấu banh hay diễn kịch trong trường. Họ thường hói "thật không còn như trước nữa!".
Câu chuyện của bạn tôi cho chúng ta thấy điều Chúa Giêsu và các môn đệ cảm thấy trong phúc âm hôm nay. Họ ở trong bửa Tiệc Ly và Chúa Giêsu giả từ. Chúa Giêsu sửa soạn về việc Ngài sẽ ra đi cho những người gần gủi mà Ngài thương mến và họ yêu mến Ngài. Không phải là một lời từ giả để ra đi một chuyến đi ngắn ngủi, để rồi sẽ gặp nhau lại sau vài tuần hay vài tháng, nhưng là một lời từ giả mãi mãi. Chúa Giêsu sửa soạn cho các môn đệ về việc họ xao xuyến về cái chết của Ngài, và sự thất bại trong những chương trình của các ông về tương lai. Mọi sự đều sẽ thay đổi cho các ông. Cũng như bạn tôi nói "thật không còn như trước nữa!"
Các môn đệ sẽ rất ngạc nhiên là Chúa Giêsu sống lại, và họ sẽ gặp lại Ngài, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Rồi sau đó mọi sự sẽ khác hẵn, và họ sẽ không thấy Ngài nữa. Họ sẽ không có Chúa Giêsu sống bên cạnh để hỏi han giúp đỡ khi gặp khó khăn hay cần được an ủi và được Ngài sờ vào khi họ bị vết thương, hay khi đau ốm được nghe lời nói của Ngài, hay nghe lời Ngài tha thứ những khi họ cảm thấy đang vấp phạm tội lỗi.
Chúa Giêsu rất cảm thông về sự mất mát các ông sẽ phải chịu đựng. Ngài nói rõ ràng với các ông "thật không còn như trước nữa!". Chúa Giêsu chắc đã hiểu sự yếu đuối của các môn đệ. Rồi sẽ đến lúc các ông bỏ Ngài khi Ngài bị bắt. Ngài biết các ông không thể tự họ làm được việc, đức tin các ông cần được nâng đỡ. Sự can đảm của thân xác phàm nhân trong các ông không đủ để gởi các ông ra đi để rao giảng sau khi Ngài không còn hiện hữu ở trần gian nữa.
Bởi thế, Chúa Giêsu hứa với các môn đệ là: các ông sẽ được nâng đỡ. Chúa Thánh Thần sẽ đến, sẽ dẫn dắt các ông trong khi các ông phải đương đầu với thể gian và với những vấn đề nan giải. Chúa Thánh Thần sẽ ở với các ông khi các ông chịu khổ về đức tin. Chúa Thánh Thần sẽ giúp các ông cảm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu mặc dù họ không trông thấy Ngài, hay sờ vào Ngài.
Chúng ta sống cách 2,000 năm từ sau lúc các môn đệ ngồi vào bàn tiệc với Chúa Giêsu trong đêm đó. Nhưng, chúng ta cùng chia sẻ sự mất mát và những thiếu sót. Chúng ta đã nhiều lần từ biệt và cảm nghiệm những thay đổi lớn lao trong đời chúng ta như: khi một người thân thương qua đời; khi chúng ta đau yếu và không làm được những việc chúng ta thường làm; khi chúng ta cần phải bắt đầu lại từ đầu; khi mối liên hệ gia đình bị rạn nứt.
Như khi chúng ta gặp một tương lai không rõ ràng do những sự kiện này hay khác, chúng ta lại nói như người bạn của tôi "thật không còn như trước nữa!". Và sự thật là thế. Sự thay đổi rất khó cho chúng ta. và đời sống luôn luôn có nhiều thách đố. Vì thế chúng ta chấp nhận đến đây mỗi tuần, vì chúng ta chỉ cần một điều duy nhất là chỉ có Thiên Chúa mới giúp chúng ta được, như: sống một đời sống mới sau một sự thay đổi lớn lao; ơn khôn ngoan để giúp chúng ta đương đầu với những thay đổi quay vần của đời sống. Chúng ta muốn hôm nay "nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy".
Chúa Giêsu trông thấy và nghe những gì chúng ta cần được giúp đỡ, mặc dù chúng ta không trông thấy, không nghe và không sờ vào Ngài được. Chúng ta tin là Ngài ở giữa chúng ta và trong thế giới này dưới hình bánh và rượu, là lương thực cho đời sống chúng ta hiện nay. Chúng ta cũng tin là Chúa Giêsu đã giữ lời hứa với chúng ta cũng như Ngài đã giữ lời Ngài hứa với các môn đệ. Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài. Ơn Chúa Thánh Thần là sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa chúng ta. Khi Chúa Giêsu ở với các môn đệ, Ngài chỉ ở một nơi một lúc thôi. Bây giờ, vì ơn Thần Khí Ngài. Chúa Giêsu ở với chúng ta trong mỗi nơi và mỗi lúc của đời sống chúng ta.
Trong lúc chúng ta tưởng nhớ mừng Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể này, Chúa Giêsu lại ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài. Thiên Chúa đã đến với chúng ta trong Chúa Thánh Thần, sẽ ở mãi mãi với mỗi người trong chúng ta và dẫn dắt Giáo Hội chiến đấu đến tương lai vô định. Chúa Giêsu gọi Chúa Thánh Thần là "Đấng Bảo Trợ". Đó là cụm từ có ý nghĩa là Đấng khuyên bảo, an ủi và trợ giúp. "Trợ giúp" có thể là một từ dịch sát nghĩa cho "Đấng Bảo Trợ". Chúa Thánh Thần là Đấng "giữa Thiên Chúa"- là sức mạnh và năng lực hàn gắn chúng ta với nhau và với Thiên Chúa để chúng ta có thể cảm nghiệm sự bằng an mà chỉ Thiên Chúa mới ban cho chúng ta được.
Chúa Thánh Thần là sự cam đoan là Thiên Chúa ở bên cạnh mỗi người trong chúng ta khi chúng ta gặp thách đố và khó khăn trên đường đời. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta đi trên đường đời với bao vấn nạn và giúp chúng ta chọn lựa riêng cho chúng ta và chung cho Giáo Hội.
Bạn tôi nói đúng về sự chia tay với gia đình người con trai "thật không còn như trước nữa!". Nhưng họ biết là chúng ta không kiềm hãm những gì Thần Khí của Thiên Chúa có thể làm cho chúng ta. Thần Khí sẽ làm cho chúng ta ngạc nhiên và sẽ ban cho chúng ta đúng những gì chúng ta cần, khi chúng ta cần. Vì Chúa Giêsu đã nói "Thầy sẽ không để anh em mồ côi, Thầy sẽ đến cùng anh em".
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
6th Sunday of Easter (A)
Acts 8: 5-8, 14-17; Psalm 66; 1 Peter 3: 15-18; John 14: 15-21
I have friends who have been married for 40 years and say that they have had a "luxurious life." They have two married children and five grandchildren who live within a short drive of my friends’ home. They claim it is a luxury to have their whole family so close, especially for holidays, baptisms, first communions, birthdays, etc. But because of a job transfer, their older son and his family are about to move to a faraway state. Everyone is having a hard time and they are trying to keep a stiff upper lip. My friends certainly want what is best for their son, daughter-in-law and grandchildren. But still…
My friend’s son and his wife are promising frequent visits for all the holidays and family celebrations. They also promise regular phone calls and videos of the kids – especially the big events, the grandchildren’s birthdays, confirmations and soccer games.
Everyone is doing the best they can in the circumstances, trying to keep a stiff upper lip. But my friends are finding it very hard. They are a close family and say videos and phone calls are fine – but, "It’s just not going to be the same " – not like driving a short distance and popping in on them; watching one granddaughter play soccer and the other one star in the school play.
"It’s just not going to be the same," is what they say. My friend s’ story gives us a sense of what Jesus and his disciples were going through in today’s gospel. They are at the Last Supper and Jesus is saying his goodbye. He is preparing those closest to him, whom he loves and who love him, for his departure. Not just a farewell before going on a short trip, when they will see one another again in a few weeks or months, but a more permanent farewell. He is preparing them for the shock of his violent death and the collapse of their plans for the future. Everything is about to change for them. In my friends’ words, "It’s just not going to be the same."
To their great surprise Jesus would rise from the dead and they would see him again, at least for a short time. Then, after that, it will be all different: they would see him no longer. They wouldn’t have him physically there with them when they needed to ask for advice as problems arose; or feel his comforting and healing touch when they hurt, or when someone they loved was sick; or hear his voice, speaking words of forgiveness when they needed to be freed from guilt.
Jesus was sensitive to the loss they were about to endure. He was telling them quite clearly, "It’s just not going to be the same." He certainly knew from first-hand experience their weaknesses. Soon their vulnerabilities and weaknesses would show themselves again in a startling way, when they abandoned him at his arrest. He knew they couldn’t make it on their own, their faith would need help. Their human courage just wasn’t enough to send them out to spread his message after he was gone.
So, Jesus makes a promise to them: help is on the way. The Holy Spirit would come to guide them as they faced new worlds and new issues; be with them when they suffered for what they believed; make them aware of Jesus’ presence even though they could not see, hear, or touch him.
We may be 2000 years away from those disciples around the table with Jesus that night; but we too have experienced loss and need. We have said many goodbyes and experienced big changes in our lives: when a loved one died; when we got sick and couldn’t do what we used to on our own; when we needed to be strong for a another; when we had a financial setback and needed to start all over again; when a relationship shattered.
As we have faced the uncertain future caused by these and other events we have said what my friends said about their impending loss, "It’s just not going to be the same." And it isn’t. Change is hard for us and life is constantly posing new challenges. So, we admit by coming here week after week, that we need what only God can give us: a renewed life, after a big change in our circumstances; hope that what has ended isn’t the final word from God; strength to stay faithful to Jesus; wisdom to help us maneuver life’s many twists and turns. We want to be faithful to what he says to us in today’s gospel, "If you love me, you will keep my commandments"
Jesus sees and hears our needs, though we can’t see, or hear, or touch him. We believe we have him with us in his word and in this bread and wine, our food for this moment of our lives. We also believe he has kept his promise to us just as he did for his disciples on Pentecost. He has given us his Spirit. The gift of the Holy Spirit makes Jesus present to us. When he was with his disciples he could only be in one place at one time. Now, because of the gift of his Spirit, Jesus is with us in each place and each period of our lives.
As we celebrate his memory again at this Eucharist Jesus is once again giving us his Spirit. God has come to us in the Holy Spirit, has made a permanent dwelling with each of us and guides our struggling church into its uncertain future. Jesus calls the Holy Spirit our "Advocate." It’s a word that means counselor, consoler and mediator. "Mediator" is perhaps the best translation for the Advocate. The Holy Spirit is the "in-between God" – the force and energy that binds us together with one another and God so we can experience a peace that only God can give.
The Holy Spirit is our assurance that God stands alongside each of us as we face current challenges and any future bumps in the road. That Spirit helps us navigate our personal issues and helps us make future choices, both as individuals and as a church.
My friends are right about their farewells. "It’s just not going to be the same." But they know we should not box in what God’s Spirit can do for us. The Spirit will surprise us and provide us with exactly what we need when we need it, for Jesus has said, "I will not leave you orphans, I will come to you."
Ai mới thực sự yêu mến Chúa ?
LM. Đan Vinh
08:04 19/05/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH A
Cv 8,5-8.14-17; 1 Pr 3,15-18; Ga 14,15-21
AI MỚI THỰC SỰ YÊU MẾN CHÚA ?
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 14,15-21
(15) Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. (16) Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác, đến ở với anh em luôn mãi. (17) Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận. Vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. (18) Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. (19) Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. (20) Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. (21) Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Chúa Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến Người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay trích trong bài diễn từ giã biệt của Đức Giê-su trước khi chịu khổ nạn, phục sinh và lên trời với Chúa Cha. Trong thời gian vắng mặt, Đức Giê-su hứa sẽ ban cho các Môn đệ một Đấng Bảo Trợ khác là Chúa Thánh Thần để ở với các ông luôn mãi. Người cũng hứa sẽ không bỏ mặc các ông mồ côi, nhưng sẽ hiện diện bên các ông một cách thiêng liêng. Những ai thực sự yêu mến Người thì phải tuân giữ các giới răn của Người. Ai làm như vậy thì sẽ được Chúa Cha yêu mến và còn được Người bày tỏ sự thật của mình ra cho họ biết.
3. CHÚ THÍCH:
- C 15-17: + Nếu anh em yêu mến Thầy…: Đối với Đức Giê-su, tình yêu không chỉ dừng lại ở tình cảm tâm hồn hay cảm xúc thể xác, mà phải được biểu lộ trong hành động vâng phục là tuân giữ các giới răn của Người, cũng như Người đã yêu mến Chúa Cha và luôn tuân giữ các lệnh truyền của Chúa Cha (x. Ga 15,10). + Đấng Bảo Trợ khác: Bảo Trợ tiếng Hy Lạp là Pa-ra-cle-tos, ám chỉ một người được mời đến để làm trạng sư bênh vực và bầu chữa cho bị cáo khi tòa án xét xử. Ở đây Thánh Thần sẽ bầu chữa cho các môn đệ, trong vụ kiện đối với thế gian trước tòa án của Thiên Chúa. Qua đó cho thấy chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là Chúa Giê-su (x. 1 Tm 2,5), nhưng lại có hai Đấng Bảo Trợ: Một là “Đức Giê-su Ki-tô là Đấng công chính” (x. 1 Ga 2,1), cũng là “Đấng hằng sống để chuyển cầu cho chúng ta” (x. Dt 7,25); Hai là Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ khác (x. Ga 14,16) là “chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rên siết khôn tả” (x. Rm 8,26). + Đến ở với anh em luôn mãi: Sứ mệnh cứu thế của Đức Giê-su sẽ hoàn tất khi Ngài được tôn vinh (x. Ga 7,39), nghĩa là khi Người tắt thở trên cây thập giá (x. Ga 19,30). Từ đây Người trao ban Thần Khí là Chúa Thánh Thần cho nhân loại để thực hiện một cuộc tạo thành mới. Thời kỳ của Chúa Thánh Thần sẽ kéo dài mãi đến ngày tận thế. + Thần Chân Lý: là Thánh Thần, phát xuất từ Đức Giê-su là chân lý (x. Ga 14,6), Đấng luôn nói sự thật của Chúa Cha (x. Ga 12,49) và sau khi phục sinh đã thổi hơi ban Thần Khí cho các Tông đồ (x. Ga 20,22). Thần Chân Lý đối lập với ma quỷ là cha của sự dối trá (x. Ga 8,44). + Đấng mà thế gian không thể đón nhận: Vì Thánh Thần là Thần Khí thiêng liêng, nên thế gian không thể thấy và không thể đón nhận Người. Thế gian ở đây là các đầu mục của người Do thái, những kẻ kiêu căng, ích kỷ, thù hận, không tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. Họ không biết và không muốn đón nhận Thánh Thần của Người nên họ sẽ bị chết trong tội của mình (x. Ga 8,22-24). + Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em: Các Tông đồ nhờ đức tin sẽ đón nhận Thánh Thần, nên sẽ được Ngài ở cùng và dạy dỗ toàn vẹn sự thật.
- C 18-19: + Thầy sẽ không để anh em mồ côi…: Mồ côi là tình trạng con cái bị mất cha mẹ nên không có người chăm sóc nuôi dưỡng, học trò bị mất thầy nên không được ai dạy dỗ hướng dẫn. Ở đây Đức Giê-su có ý nói rằng: sau khi từ cõi chết sống lại, dù Người không còn ở với các môn đệ như hiện tại, nhưng Người vẫn luôn ở cùng các ông nhờ đức tin và ơn thánh. + Chẳng bao lâu nữa: Người hứa sẽ mau trở lại (x. Ga 16,19.22). + Thế gian sẽ không còn thấy Thầy: Đức Giê-su sắp chịu chết và người đời sẽ không còn thấy Người sau khi Người sống lại, vì từ nay Người không còn hiện diện bằng thân xác nữa. + Anh em được thấy Thầy: Thấy ở đây là bằng đức tin: tin Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa. Nhờ tin, các ông sẽ được tham dự vào sự sống siêu nhiên và kết hiệp mật thiết với Người.
- C 20-21: + Ngày đó: là kiểu nói thường dùng trong Cựu Ước để chỉ ngày Chúa lại đến, tức là ngày cánh chung hay tận thế (x. Is 2,17; 4,1). + Thầy ở trong Cha Thầy và Thầy ở trong anh em: Nhờ vào sự thấy được bằng đức tin như vậy, các môn đệ sẽ khám phá ra đời sống kết hiệp thâm sâu giữa Chúa Cha và Chúa Con (x. Ga 14,11), đồng thời cũng cảm nghiệm được sự liên kết mật thiết giữa họ với Chúa Giê-su Phục Sinh bằng đức tin và ân sủng. + Ai có và giữ các điều răn của Thầy…: Lòng mến Chúa không phải chỉ dừng lại ở tình cảm và lời nói, nhưng phải được thể hiện qua hành động tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa, nhất là sống giới răn yêu thương của Chúa Giê-su (x. Ga 13,34). + Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến…: Câu này không có nghĩa là Thiên Chúa chỉ yêu mến những ai yêu mến Chúa Giê-su, vì Thiên Chúa yêu hết mọi người và yêu họ trước (x. 1 Ga 4,10). Nhưng những ai yêu mến và vâng lời Đức Giê-su thì càng được Thiên Chúa yêu mến hơn, với danh nghĩa họ là nghĩa tử của Đức Giê-su và là chi thể của Đầu Nhiệm Thể là chính Người.
4. CÂU HỎI:
1) Đức Giê-su đòi người ta thể hiện tình yêu đối với Người thế nào ? 2) Bảo trợ nghĩa là gì ? Loài người chúng ta chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất là ai ? Nhưng chúng ta lại có hai Đấng Bảo Trợ là những Vị nào ? 3) Sứ mệnh cứu thế của Đức Giê-su chấm dứt khi nào ? Sẽ được Đấng nào khác tiếp tục cho đến tận thế ? 4) Thần Chân Lý là ai ? Phát xuất từ Đấng nào ? Đối lập với ai ? 5) Tại sao thế gian không thể đón nhận được Thần Chân Lý ? Các Tông đồ phải làm gì để đón nhận được Ngài ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Nếu anh em yêu mến Thầy, thì sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14,15).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐẠO ĐỨC LÀ TIN CẬY PHÓ THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG CỦA Thiên Chúa:
Sau lễ đăng quang, Đức Piô XI trở về phòng riêng, ngồi vào chiếc ghế của vị tiền nhiệm là Đức Bê-nê-dic-tô XV thì tự nhiên ngài cảm thấy một nỗi lo âu xâm chiếm tâm hồn. Ngài nhìn thấy con đường tương lai thật tăm tối: Một Giáo Hội đang bị tấn công mọi mặt. Cuộc thế chiến thứ nhất vừa chấm dứt, nhưng ngòi nổ vẫn còn đang âm ỉ chờ bùng phát lại. Trong lúc chán nản, ngài đã làm công việc duy nhất mà một người lo âu có thể làm, là quì xuống cầu nguyện. Trong lúc cầu nguyện, tay ngài vô tình chạm vào một bức ảnh trên bàn làm việc của đức Bê-nê-dic-tô. Ngài cầm bức ảnh ấy lên xem và ngài cảm thấy nỗi lo sợ trong lòng bỗng tan biến hết. Tâm hồn ngài tràn ngập an bình. Đó là bức ảnh Chúa Giêsu đang truyền cho sóng gió yên lặng. Từ đó, Đức Pi-ô XI luôn để bức ảnh ấy trên bàn và mỗi khi bi lo âu chuyện gì, ngài nhìn vào bức ảnh và cầu xin Chúa Giê-su phán một lời để được sóng yên biển lặng.
Ngày nay Chúa Giêsu luôn ở trong chúng ta và sẽ mang lại sự bình an cho tâm hồn chúng ta. Bởi đó, khi gặp sóng gió, chúng ta hãy bắt chước các môn đệ, chạy đến với Chúa Giê-su và nài xin Người: « Lạy Chúa, xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất ». Chắc chắn Chúa sẽ ra tay nâng đỡ để chúng ta vượt thắng mọi gian nan và trung thành phụng sự một mình Người.
2) AI LÀ NGƯỜI THỰC SỰ YÊU MẾN THIÊN CHÚA ?:
Một người kia trong khi ngủ đã nằm mơ thấy mình gặp một thiên thần có cánh đang đi bộ xuống phố. Một tay ngài cầm bó đuốc, tay kia cầm một xô nước. Anh ta liền hỏi thiên thần rằng: “Ngài đi xuống phố kia làm chi vậy ?”. Thiên thần đáp: “Ta được sai đến để tìm xem ai là người có đức tin và có lòng mến Chúa thực sự”. Anh ta hỏi tiếp: “Sao Ngài lại phải cầm theo bó đuốc và xô nước ?” Thiên thần đáp: “Ta muốn dùng bó đuốc để thiêu hủy các tòa nhà trên thiên đàng, và dùng xô nước để dập tắt ngọn lửa dưới hỏa ngục”. Anh ta hỏi tiếp: “Nhưng tại sao Ngài lại phải làm như thế ?” Bấy giờ thiên thần trả lời: “Để biết ai thực sự có đức tin và lòng mến Chúa. Một người có đức tin thực sự thì sẽ tuân giữ các giới răn cho dù ta có phá huỷ hy vọng sau này họ sẽ lên thiên đàng và phá hủy nỗi sợ sau này sẽ bị sa hỏa ngục đi nữa”.
3) CHÍNH KHI HIẾN THÂN LÀ KHI ĐƯỢC NHẬN LÃNH:
Bà MA-RI-NA PI-CÁT-SÔ (Marina Picasso) là cháu của họa sĩ nổi tiếng PÁP-LÔ PI-CÁT-SÔ (Pablo Picasso). Trong thời gian từ năm 1973 đến 1975, bà liên tiếp phải chịu nhiều cái tang lớn: Ông nội mất, anh ruột tự tử, cha đột ngột qua đời. Đây thật là những mất mát không thể bù đắp, dù bà đã được thừa kế một gia sản lớn lao. Từ lúc ấy, thay vì ngồi gậm nhấm nỗi đau của mình thì bà dành nhiều thì giờ để chăm sóc những trẻ em mồ côi không người thân thích, những trẻ lang thang bụi đời đang sống vất vưởng ở nơi đầu đường xó chợ. Cũng từ ngày đó bà cảm thấy có sự biến đổi to lớn trong tâm hồn như bà tâm sự: “Nhờ giúp đỡ con em của nước này, mà tôi đã tìm lại được chính mình. Giờ đây tôi cảm thấy mình như sống lại, và tôi muốn phân phát sự sống mới đó cho các em”. Chính nhờ ra khỏi nỗi đau mất mát người thân của mình, để cúi xuống xoa dịu nỗi đau của tha nhân mà bà Ma-ri-na Pi-cát-sô đã như được sống lại về linh hồn. Khi không còn bận tâm lo cho mình để quan tâm chia sẻ nhu cầu của người khác, bà đã nghiệm thấy sự sống nơi bà được nhân lên nhiều lần, như lời kinh Hoa Bình của thánh Phan-xi-cô: “Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân… Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời…”
4) TÌNH THƯƠNG KHÔNG CÓ TRONG NHỮNG CON NGƯỜI ÍCH KỶ:
Truyện cổ tích Ả Rập kể rằng: Có một người bán thịt nướng rất keo kiệt và khó tính, vì tính khí khó chịu của anh ta nên cửa hàng luôn bị ế ẩm, anh đã làm đủ mọi cách để câu khách nhưng chẳng ai thèm mua. Có một người ăn xin ngồi bên lề đường, thèm thuồng nhìn những miếng thịt nướng treo lủng lẳng, rồi ông móc trong bị ra một khúc bánh mì, lẳng lặng đem hơ nóng trên khói, hy vọng khói thịt sẽ ướp vào miếng bánh. Sau đó, ông ngồi ăn miếng bánh cách ngon lành. Anh chàng bán thịt nhìn thấy, chạy ra túm áo người ăn xin đòi tiền. Người ăn xin phân trần: “Tôi đâu có mua thịt của anh, khói thịt đâu có phải là thịt”. Anh bán thịt quát lên: “Khói thịt cũng thuộc về miếng thịt, ông phải trả tiền cho tôi”. Hai người cãi nhau, không ai chịu ai và đưa nhau đến quan tòa xét xử. Vị quan tòa truyền cho người ăn xin móc ra một đồng tiền cắc và ném xuống nền nhà phát ra tiếng kêu, ông nói: “Đây là giải pháp công bằng nhất, người ăn xin hưởng khói thịt của anh, và anh thì hưởng âm thanh đồng tiền của ông ta. Thế là công bằng nhé”.
Việt Nam chúng ta cũng có câu chuyện về một người cha tham lam ích kỷ, thiếu tình thương con cái. Một hôm ông ta đi đánh dậm ngoài đồng và bắt được mấy con cá mang về nhà. Ông đang ngồi bên bếp than nướng số cá mới bắt được để nhắm rượu. Mùi cá nướng thơm phức khiến đứa con nhỏ thức giấc và khóc đòi được ăn cá nướng. Bà mẹ liền an ủi con: “Nín đi con, để mẹ xem có con cá nào nhỏ, mẹ sẽ xin bố cho con”. Nghe vậy, anh chồng vốn tham ăn và ích kỷ liền quát: “Cho cái gì ? Không có con nào nhỏ cả, con nào cũng đều lớn hết”.
5) LÒNG HIẾU THẢO PHẢI ĐƯỢC BIỂU LỘ QUA SỰ VÂNG LỜI:
Một bé trai theo mẹ vào siêu thị đi sắm đồ. Khi đến cửa hàng quần áo. Trong lúc mẹ đang nói chuyện với cô nhân viên bán hàng, thấy các món hàng quần áo treo trên giây, em liền leo lên lấy làm các món đồ rơi xuống tung tóe. Lúc đầu, người mẹ cầm chặt tay con lại, rồi nhẹ nhàng nói: “Đừng làm như thế nghe con!” Nó cúi đầu ngoan ngoãn đáp: “Dạ vâng, thưa mẹ!” Nhưng một lúc sau, khi mẹ đang bận chọn lựa mặt hàng thì đứa bé lại leo lên làm rơi hàng xuống. Người mẹ vẫn kiên nhẫn nhắc nhở con: “Đừng làm như thế nữa, nghe con!” Nó lại hứa: “Dạ vâng!” Rồi một lúc sau, nó lại chứng nào tật đó làm rớt món hàng xuống khiến cô nhân viên bán hàng nhíu mày tỏ vẻ khó chịu. Lần này, bà mẹ liền nắm chặt tay con, trừng mắt nhìn con, dùng ngón tay trỏ chỉ vào giữa trán nó, và nói bằng một giọng nghiêm khắc: “Đừng bao giờ làm như thế nữa nghe chưa?” Đứa bé hiểu rằng lần này thì nó phải nghe theo mệnh lệnh của mẹ là không được leo lên làm rớt đồ như vậy nữa. Nó nhìn mẹ, miệng mếu như muốn khóc với giọt nước mắt lưng tròng, nó nói: “Mẹ, con thương mẹ mà! Sao mẹ lại không thương con?”. Với nét mặt bình tĩnh, bà mẹ nói với con: “Nếu con thực sự thương mẹ, thì phải vâng lời mẹ, và không được làm trái ý mẹ nữa nghe con!”. Đứa bé liền ngừng khóc cúi đầu nhận lỗi và từ lúc đó đến khi ra khỏi siêu thị, nó không còn dám làm phiền những người chung quanh nữa.
Câu chuyện rất phù hợp với Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14,15).- “Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” (Ga 14,21).
3. SUY NIỆM:
1) ĐẠO ĐỨC LÀ SỐNG TÌNH CON THẢO VỚI Thiên Chúa:
- Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta kiểm điểm lại động cơ khiến chúng ta giữ đạo: giữ đạo để được lên thiên đàng và khỏi bị sa hỏa ngục sau này, hay giữ đạo để trở nên con cái ngoan hiền hiếu thảo của Thiên Chúa và nên anh chị em thực sự của mọi người ? Một người giữ đạo chỉ để sau này được lên thiên đàng thường suy nghĩ tính toán như sau: Phạm tội trọng cỡ nào thì mới bị phạt sa hỏa ngục ? Ăn cắp bao nhiêu tiền thì mới là tội trọng ? Phải tha thứ cho người ta mấy lần ? Phải cho người nghèo bao nhiêu tiền để sẽ được Chúa ban thưởng hạnh phúc Thiên đàng đời sau ?…
- Đang khi đó, một người giữ đạo vì lòng yêu mến Chúa sẽ tự nguyện giữ đạo và luôn tự hỏi mình: Ngay lúc này tôi có thể làm gì để giúp đỡ một người qua cơn họan nạn ? Hiện nay ai đang cần được tôi giúp đỡ ? Tôi phải làm gì để nên con thảo với Chúa Cha trên trời ?… Về vấn đề này HE-RI I-MƠ-SÂN (Harry Emerson) đã phát biểu như sau: “Sợ hãi thì đe dọa, còn tình yêu lại gọi mời. Sợ hãi thì cầm tù, còn tình yêu lại giải phóng. Sợ hãi thì chua chát, còn tình yêu lại ngọt ngào. Sợ hãi thì gây ra thương tích, còn tình yêu lại chữa lành. Sợ hãi thì luôn lẩn tránh còn tình yêu lại hiện diện”.
2) LUÔN KẾT HIỆP MẬT THIẾT VỚI CHÚA THÁNH THẦN:
Trong bữa Tiệc Ly, trước khi từ giã các môn đệ chịu khổ nạn, Đức Giêsu đã cầu nguyện với Chúa Cha cho các môn đệ và truyền cho các ông phải yêu thương nhau. Ngài đã phác họa cho các ông thấy tương lai đen tối đang chờ đón Thầy trò: “Họ đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con”. Tuy nhiên, để các ông được yên tâm, không hoang mang, không thất vọng, Ngài đã hứa sẽ ban Chúa Thánh Thần làm Đấng Bảo Trợ khác và hứa sẽ luôn ở với các môn đệ qua câu nói: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi” (Ga 14,18).
Cuộc sống của mỗi người chúng ta giống như mặt biển đầy những sóng gió bão táp là những tội lỗi, những thói hư, những sự lo lắng về tiền bạc vật chất… Tất cả những cơn sóng gió này như muốn nhận chìm chúng ta xuống. Thế nhưng, chúng ta không nên hoảng sợ, vì chúng ta không chiến đấu một mình, mà có Chúa luôn ở trong chúng ta và đồng hành với chúng ta như Người đã hứa: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi” (Ga 14,18).-“Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
3) PHẢI BIỂU LỘ LÒNG MẾN BẰNG HÀNH ĐỘNG:
Thánh Gio-an đã khuyên các tín hữu như sau: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1 Ga 3,18). Lòng mến Chúa không chỉ dừng lại ở tình cảm yêu mến, hay là những việc đạo đức mang tính hình thức bề ngoài như đọc kinh, dự lễ mà thôi. Những việc đó tuy tốt, nhưng chưa đủ chứng tỏ lòng mến Chúa thực sự như lời Chúa Giê-su: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa ! Lạy Chúa !” là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Thánh Gio-an cũng cho biết lòng mến Chúa đích thực phải thể hiện bằng tình thương đối với tha nhân như sau: "Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa, mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối. Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa là Đấng họ không trông thấy được" (1 Ga 4,20). Ai yêu thương phục vụ những người đói khát bệnh tật và đau khổ ở đời này thì sẽ được Chúa kể là đã yêu thương và phục vụ chính Người trong ngày phán xét (x. Mt 25,40).
4) LÒNG MẾN CHÚA PHẢI ĐI ĐÔI VỚI YÊU NGƯỜI:
Sau đây là một số việc cụ thể mà người có lòng mến Chúa thực sự phải thi hành:
- Luôn biết nghĩ đến người khác, chứ không ích kỷ chỉ biết nghĩ đến mình và gia đình mình như lời Chúa dạy: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12).
- Luôn xét đoán ý tốt, ước muốn và cầu nguyện điều tốt cho tha nhân như lời Chúa Giê-su dạy: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán (x. Mt 7,1).
- Khiêm tốn sửa lỗi của mình trước khi sửa lỗi cho tha nhân như Chúa dạy: “Hỡi kẻ đạo đức giả ! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em” (x. Mt 7,4).
- Đối xử nhân hậu với những kẻ thù ghét bách hại mình, để hóa giải thù hận, biến thù thành bạn như lời Chúa phán: “”Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5,39). “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (x. Mt 5,44-45).
- Tha thứ không phải bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy (x. Mt 18,21), nghĩa là phải luôn tha thứ cho những kẻ xúc phạm đến mình, để đáng được Chúa tha tội cho mình: “Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (x. Mt 6,12).
- Quảng đại cho đi hơn nhận lãnh: “Cho thì phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).
- Năng thăm viếng để an ủi những người đau khổ bệnh tật và giúp đỡ chia sẻ cơm áo vật chất cho những người nghèo đói và cô thế cô thân, săn sóc phục vụ những người yếu đuối bệnh tật… Vì đến ngày phán xét, Chúa sẽ xét xử chúng ta tùy cách chúng ta đã đối xử với những người nghèo khổ gặp phải trong cuộc sống (x. Mt 25,34-40)…
4. THẢO LUẬN:
Yêu thương bằng việc làm là biết nghĩ đến người khác, xét đoán ý tốt và ước muốn điều tốt cho người mình không ưa, là sẵn sàng chịu đựng và khoan dung tha thứ những sự xúc phạm của kẻ khác đối với mình, là quảng đại cho đi hơn là nhận lãnh, là năng thăm viếng an ủi những người đau khổ và giúp đỡ những người cô đơn, là săn sóc phục vụ những người yếu đuối bệnh tật… Trong những ngày sắp tới bạn sẽ làm gì để thể hiện tình thương cụ thể đối với tha nhân ?
5. LỜI CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH. Xin ban cho chúng con sự sống của Chúa, sự sống làm cho cuộc đời chúng con mãi mãi xanh tươi. Xin ban cho chúng con sự bình an của Chúa, bình an làm cho chúng con vững tâm khi gặp phải các cơn sóng gió giữa cuộc đời. Xin ban cho chúng con niềm vui của Chúa, niềm vui làm cho khuôn mặt chúng con luôn rạng rỡ tươi vui. Xin ban cho chúng con Thánh Thần của Chúa, Thánh Thần sẽ biến đổi cuộc đời chúng con ngày một trở nên giống Chúa Cha trên trời hơn.
- LẠY CHÚA. Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng con hiểu rằng Chúa muốn chúng con tuân giữ các huấn lệnh vì lòng yêu mến Chúa, hơn là để được ban thưởng hạnh phúc thiên đàng hay không dám phạm tội trọng chỉ vì sợ bị phạt xuống hỏa ngục. Xin giúp chúng con biết mến Chúa bằng việc thực hành giới răn yêu thương tha nhân.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Cv 8,5-8.14-17; 1 Pr 3,15-18; Ga 14,15-21
AI MỚI THỰC SỰ YÊU MẾN CHÚA ?
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 14,15-21
(15) Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. (16) Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác, đến ở với anh em luôn mãi. (17) Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận. Vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. (18) Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. (19) Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. (20) Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. (21) Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Chúa Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến Người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay trích trong bài diễn từ giã biệt của Đức Giê-su trước khi chịu khổ nạn, phục sinh và lên trời với Chúa Cha. Trong thời gian vắng mặt, Đức Giê-su hứa sẽ ban cho các Môn đệ một Đấng Bảo Trợ khác là Chúa Thánh Thần để ở với các ông luôn mãi. Người cũng hứa sẽ không bỏ mặc các ông mồ côi, nhưng sẽ hiện diện bên các ông một cách thiêng liêng. Những ai thực sự yêu mến Người thì phải tuân giữ các giới răn của Người. Ai làm như vậy thì sẽ được Chúa Cha yêu mến và còn được Người bày tỏ sự thật của mình ra cho họ biết.
3. CHÚ THÍCH:
- C 15-17: + Nếu anh em yêu mến Thầy…: Đối với Đức Giê-su, tình yêu không chỉ dừng lại ở tình cảm tâm hồn hay cảm xúc thể xác, mà phải được biểu lộ trong hành động vâng phục là tuân giữ các giới răn của Người, cũng như Người đã yêu mến Chúa Cha và luôn tuân giữ các lệnh truyền của Chúa Cha (x. Ga 15,10). + Đấng Bảo Trợ khác: Bảo Trợ tiếng Hy Lạp là Pa-ra-cle-tos, ám chỉ một người được mời đến để làm trạng sư bênh vực và bầu chữa cho bị cáo khi tòa án xét xử. Ở đây Thánh Thần sẽ bầu chữa cho các môn đệ, trong vụ kiện đối với thế gian trước tòa án của Thiên Chúa. Qua đó cho thấy chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là Chúa Giê-su (x. 1 Tm 2,5), nhưng lại có hai Đấng Bảo Trợ: Một là “Đức Giê-su Ki-tô là Đấng công chính” (x. 1 Ga 2,1), cũng là “Đấng hằng sống để chuyển cầu cho chúng ta” (x. Dt 7,25); Hai là Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ khác (x. Ga 14,16) là “chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rên siết khôn tả” (x. Rm 8,26). + Đến ở với anh em luôn mãi: Sứ mệnh cứu thế của Đức Giê-su sẽ hoàn tất khi Ngài được tôn vinh (x. Ga 7,39), nghĩa là khi Người tắt thở trên cây thập giá (x. Ga 19,30). Từ đây Người trao ban Thần Khí là Chúa Thánh Thần cho nhân loại để thực hiện một cuộc tạo thành mới. Thời kỳ của Chúa Thánh Thần sẽ kéo dài mãi đến ngày tận thế. + Thần Chân Lý: là Thánh Thần, phát xuất từ Đức Giê-su là chân lý (x. Ga 14,6), Đấng luôn nói sự thật của Chúa Cha (x. Ga 12,49) và sau khi phục sinh đã thổi hơi ban Thần Khí cho các Tông đồ (x. Ga 20,22). Thần Chân Lý đối lập với ma quỷ là cha của sự dối trá (x. Ga 8,44). + Đấng mà thế gian không thể đón nhận: Vì Thánh Thần là Thần Khí thiêng liêng, nên thế gian không thể thấy và không thể đón nhận Người. Thế gian ở đây là các đầu mục của người Do thái, những kẻ kiêu căng, ích kỷ, thù hận, không tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. Họ không biết và không muốn đón nhận Thánh Thần của Người nên họ sẽ bị chết trong tội của mình (x. Ga 8,22-24). + Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em: Các Tông đồ nhờ đức tin sẽ đón nhận Thánh Thần, nên sẽ được Ngài ở cùng và dạy dỗ toàn vẹn sự thật.
- C 18-19: + Thầy sẽ không để anh em mồ côi…: Mồ côi là tình trạng con cái bị mất cha mẹ nên không có người chăm sóc nuôi dưỡng, học trò bị mất thầy nên không được ai dạy dỗ hướng dẫn. Ở đây Đức Giê-su có ý nói rằng: sau khi từ cõi chết sống lại, dù Người không còn ở với các môn đệ như hiện tại, nhưng Người vẫn luôn ở cùng các ông nhờ đức tin và ơn thánh. + Chẳng bao lâu nữa: Người hứa sẽ mau trở lại (x. Ga 16,19.22). + Thế gian sẽ không còn thấy Thầy: Đức Giê-su sắp chịu chết và người đời sẽ không còn thấy Người sau khi Người sống lại, vì từ nay Người không còn hiện diện bằng thân xác nữa. + Anh em được thấy Thầy: Thấy ở đây là bằng đức tin: tin Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô Con Thiên Chúa. Nhờ tin, các ông sẽ được tham dự vào sự sống siêu nhiên và kết hiệp mật thiết với Người.
- C 20-21: + Ngày đó: là kiểu nói thường dùng trong Cựu Ước để chỉ ngày Chúa lại đến, tức là ngày cánh chung hay tận thế (x. Is 2,17; 4,1). + Thầy ở trong Cha Thầy và Thầy ở trong anh em: Nhờ vào sự thấy được bằng đức tin như vậy, các môn đệ sẽ khám phá ra đời sống kết hiệp thâm sâu giữa Chúa Cha và Chúa Con (x. Ga 14,11), đồng thời cũng cảm nghiệm được sự liên kết mật thiết giữa họ với Chúa Giê-su Phục Sinh bằng đức tin và ân sủng. + Ai có và giữ các điều răn của Thầy…: Lòng mến Chúa không phải chỉ dừng lại ở tình cảm và lời nói, nhưng phải được thể hiện qua hành động tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa, nhất là sống giới răn yêu thương của Chúa Giê-su (x. Ga 13,34). + Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến…: Câu này không có nghĩa là Thiên Chúa chỉ yêu mến những ai yêu mến Chúa Giê-su, vì Thiên Chúa yêu hết mọi người và yêu họ trước (x. 1 Ga 4,10). Nhưng những ai yêu mến và vâng lời Đức Giê-su thì càng được Thiên Chúa yêu mến hơn, với danh nghĩa họ là nghĩa tử của Đức Giê-su và là chi thể của Đầu Nhiệm Thể là chính Người.
4. CÂU HỎI:
1) Đức Giê-su đòi người ta thể hiện tình yêu đối với Người thế nào ? 2) Bảo trợ nghĩa là gì ? Loài người chúng ta chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất là ai ? Nhưng chúng ta lại có hai Đấng Bảo Trợ là những Vị nào ? 3) Sứ mệnh cứu thế của Đức Giê-su chấm dứt khi nào ? Sẽ được Đấng nào khác tiếp tục cho đến tận thế ? 4) Thần Chân Lý là ai ? Phát xuất từ Đấng nào ? Đối lập với ai ? 5) Tại sao thế gian không thể đón nhận được Thần Chân Lý ? Các Tông đồ phải làm gì để đón nhận được Ngài ?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Nếu anh em yêu mến Thầy, thì sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14,15).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐẠO ĐỨC LÀ TIN CẬY PHÓ THÁC VÀO TÌNH THƯƠNG CỦA Thiên Chúa:
Sau lễ đăng quang, Đức Piô XI trở về phòng riêng, ngồi vào chiếc ghế của vị tiền nhiệm là Đức Bê-nê-dic-tô XV thì tự nhiên ngài cảm thấy một nỗi lo âu xâm chiếm tâm hồn. Ngài nhìn thấy con đường tương lai thật tăm tối: Một Giáo Hội đang bị tấn công mọi mặt. Cuộc thế chiến thứ nhất vừa chấm dứt, nhưng ngòi nổ vẫn còn đang âm ỉ chờ bùng phát lại. Trong lúc chán nản, ngài đã làm công việc duy nhất mà một người lo âu có thể làm, là quì xuống cầu nguyện. Trong lúc cầu nguyện, tay ngài vô tình chạm vào một bức ảnh trên bàn làm việc của đức Bê-nê-dic-tô. Ngài cầm bức ảnh ấy lên xem và ngài cảm thấy nỗi lo sợ trong lòng bỗng tan biến hết. Tâm hồn ngài tràn ngập an bình. Đó là bức ảnh Chúa Giêsu đang truyền cho sóng gió yên lặng. Từ đó, Đức Pi-ô XI luôn để bức ảnh ấy trên bàn và mỗi khi bi lo âu chuyện gì, ngài nhìn vào bức ảnh và cầu xin Chúa Giê-su phán một lời để được sóng yên biển lặng.
Ngày nay Chúa Giêsu luôn ở trong chúng ta và sẽ mang lại sự bình an cho tâm hồn chúng ta. Bởi đó, khi gặp sóng gió, chúng ta hãy bắt chước các môn đệ, chạy đến với Chúa Giê-su và nài xin Người: « Lạy Chúa, xin cứu chúng con, kẻo chúng con chết mất ». Chắc chắn Chúa sẽ ra tay nâng đỡ để chúng ta vượt thắng mọi gian nan và trung thành phụng sự một mình Người.
2) AI LÀ NGƯỜI THỰC SỰ YÊU MẾN THIÊN CHÚA ?:
Một người kia trong khi ngủ đã nằm mơ thấy mình gặp một thiên thần có cánh đang đi bộ xuống phố. Một tay ngài cầm bó đuốc, tay kia cầm một xô nước. Anh ta liền hỏi thiên thần rằng: “Ngài đi xuống phố kia làm chi vậy ?”. Thiên thần đáp: “Ta được sai đến để tìm xem ai là người có đức tin và có lòng mến Chúa thực sự”. Anh ta hỏi tiếp: “Sao Ngài lại phải cầm theo bó đuốc và xô nước ?” Thiên thần đáp: “Ta muốn dùng bó đuốc để thiêu hủy các tòa nhà trên thiên đàng, và dùng xô nước để dập tắt ngọn lửa dưới hỏa ngục”. Anh ta hỏi tiếp: “Nhưng tại sao Ngài lại phải làm như thế ?” Bấy giờ thiên thần trả lời: “Để biết ai thực sự có đức tin và lòng mến Chúa. Một người có đức tin thực sự thì sẽ tuân giữ các giới răn cho dù ta có phá huỷ hy vọng sau này họ sẽ lên thiên đàng và phá hủy nỗi sợ sau này sẽ bị sa hỏa ngục đi nữa”.
3) CHÍNH KHI HIẾN THÂN LÀ KHI ĐƯỢC NHẬN LÃNH:
Bà MA-RI-NA PI-CÁT-SÔ (Marina Picasso) là cháu của họa sĩ nổi tiếng PÁP-LÔ PI-CÁT-SÔ (Pablo Picasso). Trong thời gian từ năm 1973 đến 1975, bà liên tiếp phải chịu nhiều cái tang lớn: Ông nội mất, anh ruột tự tử, cha đột ngột qua đời. Đây thật là những mất mát không thể bù đắp, dù bà đã được thừa kế một gia sản lớn lao. Từ lúc ấy, thay vì ngồi gậm nhấm nỗi đau của mình thì bà dành nhiều thì giờ để chăm sóc những trẻ em mồ côi không người thân thích, những trẻ lang thang bụi đời đang sống vất vưởng ở nơi đầu đường xó chợ. Cũng từ ngày đó bà cảm thấy có sự biến đổi to lớn trong tâm hồn như bà tâm sự: “Nhờ giúp đỡ con em của nước này, mà tôi đã tìm lại được chính mình. Giờ đây tôi cảm thấy mình như sống lại, và tôi muốn phân phát sự sống mới đó cho các em”. Chính nhờ ra khỏi nỗi đau mất mát người thân của mình, để cúi xuống xoa dịu nỗi đau của tha nhân mà bà Ma-ri-na Pi-cát-sô đã như được sống lại về linh hồn. Khi không còn bận tâm lo cho mình để quan tâm chia sẻ nhu cầu của người khác, bà đã nghiệm thấy sự sống nơi bà được nhân lên nhiều lần, như lời kinh Hoa Bình của thánh Phan-xi-cô: “Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân… Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời…”
4) TÌNH THƯƠNG KHÔNG CÓ TRONG NHỮNG CON NGƯỜI ÍCH KỶ:
Truyện cổ tích Ả Rập kể rằng: Có một người bán thịt nướng rất keo kiệt và khó tính, vì tính khí khó chịu của anh ta nên cửa hàng luôn bị ế ẩm, anh đã làm đủ mọi cách để câu khách nhưng chẳng ai thèm mua. Có một người ăn xin ngồi bên lề đường, thèm thuồng nhìn những miếng thịt nướng treo lủng lẳng, rồi ông móc trong bị ra một khúc bánh mì, lẳng lặng đem hơ nóng trên khói, hy vọng khói thịt sẽ ướp vào miếng bánh. Sau đó, ông ngồi ăn miếng bánh cách ngon lành. Anh chàng bán thịt nhìn thấy, chạy ra túm áo người ăn xin đòi tiền. Người ăn xin phân trần: “Tôi đâu có mua thịt của anh, khói thịt đâu có phải là thịt”. Anh bán thịt quát lên: “Khói thịt cũng thuộc về miếng thịt, ông phải trả tiền cho tôi”. Hai người cãi nhau, không ai chịu ai và đưa nhau đến quan tòa xét xử. Vị quan tòa truyền cho người ăn xin móc ra một đồng tiền cắc và ném xuống nền nhà phát ra tiếng kêu, ông nói: “Đây là giải pháp công bằng nhất, người ăn xin hưởng khói thịt của anh, và anh thì hưởng âm thanh đồng tiền của ông ta. Thế là công bằng nhé”.
Việt Nam chúng ta cũng có câu chuyện về một người cha tham lam ích kỷ, thiếu tình thương con cái. Một hôm ông ta đi đánh dậm ngoài đồng và bắt được mấy con cá mang về nhà. Ông đang ngồi bên bếp than nướng số cá mới bắt được để nhắm rượu. Mùi cá nướng thơm phức khiến đứa con nhỏ thức giấc và khóc đòi được ăn cá nướng. Bà mẹ liền an ủi con: “Nín đi con, để mẹ xem có con cá nào nhỏ, mẹ sẽ xin bố cho con”. Nghe vậy, anh chồng vốn tham ăn và ích kỷ liền quát: “Cho cái gì ? Không có con nào nhỏ cả, con nào cũng đều lớn hết”.
5) LÒNG HIẾU THẢO PHẢI ĐƯỢC BIỂU LỘ QUA SỰ VÂNG LỜI:
Một bé trai theo mẹ vào siêu thị đi sắm đồ. Khi đến cửa hàng quần áo. Trong lúc mẹ đang nói chuyện với cô nhân viên bán hàng, thấy các món hàng quần áo treo trên giây, em liền leo lên lấy làm các món đồ rơi xuống tung tóe. Lúc đầu, người mẹ cầm chặt tay con lại, rồi nhẹ nhàng nói: “Đừng làm như thế nghe con!” Nó cúi đầu ngoan ngoãn đáp: “Dạ vâng, thưa mẹ!” Nhưng một lúc sau, khi mẹ đang bận chọn lựa mặt hàng thì đứa bé lại leo lên làm rơi hàng xuống. Người mẹ vẫn kiên nhẫn nhắc nhở con: “Đừng làm như thế nữa, nghe con!” Nó lại hứa: “Dạ vâng!” Rồi một lúc sau, nó lại chứng nào tật đó làm rớt món hàng xuống khiến cô nhân viên bán hàng nhíu mày tỏ vẻ khó chịu. Lần này, bà mẹ liền nắm chặt tay con, trừng mắt nhìn con, dùng ngón tay trỏ chỉ vào giữa trán nó, và nói bằng một giọng nghiêm khắc: “Đừng bao giờ làm như thế nữa nghe chưa?” Đứa bé hiểu rằng lần này thì nó phải nghe theo mệnh lệnh của mẹ là không được leo lên làm rớt đồ như vậy nữa. Nó nhìn mẹ, miệng mếu như muốn khóc với giọt nước mắt lưng tròng, nó nói: “Mẹ, con thương mẹ mà! Sao mẹ lại không thương con?”. Với nét mặt bình tĩnh, bà mẹ nói với con: “Nếu con thực sự thương mẹ, thì phải vâng lời mẹ, và không được làm trái ý mẹ nữa nghe con!”. Đứa bé liền ngừng khóc cúi đầu nhận lỗi và từ lúc đó đến khi ra khỏi siêu thị, nó không còn dám làm phiền những người chung quanh nữa.
Câu chuyện rất phù hợp với Lời Chúa trong Tin Mừng hôm nay: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14,15).- “Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” (Ga 14,21).
3. SUY NIỆM:
1) ĐẠO ĐỨC LÀ SỐNG TÌNH CON THẢO VỚI Thiên Chúa:
- Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta kiểm điểm lại động cơ khiến chúng ta giữ đạo: giữ đạo để được lên thiên đàng và khỏi bị sa hỏa ngục sau này, hay giữ đạo để trở nên con cái ngoan hiền hiếu thảo của Thiên Chúa và nên anh chị em thực sự của mọi người ? Một người giữ đạo chỉ để sau này được lên thiên đàng thường suy nghĩ tính toán như sau: Phạm tội trọng cỡ nào thì mới bị phạt sa hỏa ngục ? Ăn cắp bao nhiêu tiền thì mới là tội trọng ? Phải tha thứ cho người ta mấy lần ? Phải cho người nghèo bao nhiêu tiền để sẽ được Chúa ban thưởng hạnh phúc Thiên đàng đời sau ?…
- Đang khi đó, một người giữ đạo vì lòng yêu mến Chúa sẽ tự nguyện giữ đạo và luôn tự hỏi mình: Ngay lúc này tôi có thể làm gì để giúp đỡ một người qua cơn họan nạn ? Hiện nay ai đang cần được tôi giúp đỡ ? Tôi phải làm gì để nên con thảo với Chúa Cha trên trời ?… Về vấn đề này HE-RI I-MƠ-SÂN (Harry Emerson) đã phát biểu như sau: “Sợ hãi thì đe dọa, còn tình yêu lại gọi mời. Sợ hãi thì cầm tù, còn tình yêu lại giải phóng. Sợ hãi thì chua chát, còn tình yêu lại ngọt ngào. Sợ hãi thì gây ra thương tích, còn tình yêu lại chữa lành. Sợ hãi thì luôn lẩn tránh còn tình yêu lại hiện diện”.
2) LUÔN KẾT HIỆP MẬT THIẾT VỚI CHÚA THÁNH THẦN:
Trong bữa Tiệc Ly, trước khi từ giã các môn đệ chịu khổ nạn, Đức Giêsu đã cầu nguyện với Chúa Cha cho các môn đệ và truyền cho các ông phải yêu thương nhau. Ngài đã phác họa cho các ông thấy tương lai đen tối đang chờ đón Thầy trò: “Họ đã bắt bớ Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con”. Tuy nhiên, để các ông được yên tâm, không hoang mang, không thất vọng, Ngài đã hứa sẽ ban Chúa Thánh Thần làm Đấng Bảo Trợ khác và hứa sẽ luôn ở với các môn đệ qua câu nói: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi” (Ga 14,18).
Cuộc sống của mỗi người chúng ta giống như mặt biển đầy những sóng gió bão táp là những tội lỗi, những thói hư, những sự lo lắng về tiền bạc vật chất… Tất cả những cơn sóng gió này như muốn nhận chìm chúng ta xuống. Thế nhưng, chúng ta không nên hoảng sợ, vì chúng ta không chiến đấu một mình, mà có Chúa luôn ở trong chúng ta và đồng hành với chúng ta như Người đã hứa: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi” (Ga 14,18).-“Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
3) PHẢI BIỂU LỘ LÒNG MẾN BẰNG HÀNH ĐỘNG:
Thánh Gio-an đã khuyên các tín hữu như sau: “Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1 Ga 3,18). Lòng mến Chúa không chỉ dừng lại ở tình cảm yêu mến, hay là những việc đạo đức mang tính hình thức bề ngoài như đọc kinh, dự lễ mà thôi. Những việc đó tuy tốt, nhưng chưa đủ chứng tỏ lòng mến Chúa thực sự như lời Chúa Giê-su: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa ! Lạy Chúa !” là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Thánh Gio-an cũng cho biết lòng mến Chúa đích thực phải thể hiện bằng tình thương đối với tha nhân như sau: "Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa, mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối. Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa là Đấng họ không trông thấy được" (1 Ga 4,20). Ai yêu thương phục vụ những người đói khát bệnh tật và đau khổ ở đời này thì sẽ được Chúa kể là đã yêu thương và phục vụ chính Người trong ngày phán xét (x. Mt 25,40).
4) LÒNG MẾN CHÚA PHẢI ĐI ĐÔI VỚI YÊU NGƯỜI:
Sau đây là một số việc cụ thể mà người có lòng mến Chúa thực sự phải thi hành:
- Luôn biết nghĩ đến người khác, chứ không ích kỷ chỉ biết nghĩ đến mình và gia đình mình như lời Chúa dạy: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7,12).
- Luôn xét đoán ý tốt, ước muốn và cầu nguyện điều tốt cho tha nhân như lời Chúa Giê-su dạy: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán (x. Mt 7,1).
- Khiêm tốn sửa lỗi của mình trước khi sửa lỗi cho tha nhân như Chúa dạy: “Hỡi kẻ đạo đức giả ! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em” (x. Mt 7,4).
- Đối xử nhân hậu với những kẻ thù ghét bách hại mình, để hóa giải thù hận, biến thù thành bạn như lời Chúa phán: “”Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5,39). “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời. Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (x. Mt 5,44-45).
- Tha thứ không phải bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy (x. Mt 18,21), nghĩa là phải luôn tha thứ cho những kẻ xúc phạm đến mình, để đáng được Chúa tha tội cho mình: “Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (x. Mt 6,12).
- Quảng đại cho đi hơn nhận lãnh: “Cho thì phúc hơn là nhận” (Cv 20,35).
- Năng thăm viếng để an ủi những người đau khổ bệnh tật và giúp đỡ chia sẻ cơm áo vật chất cho những người nghèo đói và cô thế cô thân, săn sóc phục vụ những người yếu đuối bệnh tật… Vì đến ngày phán xét, Chúa sẽ xét xử chúng ta tùy cách chúng ta đã đối xử với những người nghèo khổ gặp phải trong cuộc sống (x. Mt 25,34-40)…
4. THẢO LUẬN:
Yêu thương bằng việc làm là biết nghĩ đến người khác, xét đoán ý tốt và ước muốn điều tốt cho người mình không ưa, là sẵn sàng chịu đựng và khoan dung tha thứ những sự xúc phạm của kẻ khác đối với mình, là quảng đại cho đi hơn là nhận lãnh, là năng thăm viếng an ủi những người đau khổ và giúp đỡ những người cô đơn, là săn sóc phục vụ những người yếu đuối bệnh tật… Trong những ngày sắp tới bạn sẽ làm gì để thể hiện tình thương cụ thể đối với tha nhân ?
5. LỜI CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH. Xin ban cho chúng con sự sống của Chúa, sự sống làm cho cuộc đời chúng con mãi mãi xanh tươi. Xin ban cho chúng con sự bình an của Chúa, bình an làm cho chúng con vững tâm khi gặp phải các cơn sóng gió giữa cuộc đời. Xin ban cho chúng con niềm vui của Chúa, niềm vui làm cho khuôn mặt chúng con luôn rạng rỡ tươi vui. Xin ban cho chúng con Thánh Thần của Chúa, Thánh Thần sẽ biến đổi cuộc đời chúng con ngày một trở nên giống Chúa Cha trên trời hơn.
- LẠY CHÚA. Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng con hiểu rằng Chúa muốn chúng con tuân giữ các huấn lệnh vì lòng yêu mến Chúa, hơn là để được ban thưởng hạnh phúc thiên đàng hay không dám phạm tội trọng chỉ vì sợ bị phạt xuống hỏa ngục. Xin giúp chúng con biết mến Chúa bằng việc thực hành giới răn yêu thương tha nhân.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Yêu mến và giữ luật chỉ là một
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
08:06 19/05/2017
YÊU MẾN VÀ GIỮ LUẬT CHỈ LÀ MỘT
Có bao giờ chúng ta nghe hai bạn trẻ nam nữ, yêu nhau mà nói với nhau câu này chưa: “Nếu anh yêu em, anh hãy tuân giữ một số điều luật này nè... 1. đúng hẹn, 2. đi thẳng không ngó ai, 3. không lai rai vượt quá ranh giới, 4. không chơi thuốc lắc…”. Chắc là chưa, mặc dầu hai người vẫn làm như vậy khi thương nhau. Không nói nhưng vẫn làm.
Còn Chúa Giêsu thì nói và dạy rõ ràng: "Nếu anh em yêu mến Thầy thì phải giữ các giới răn của Thầy" (Ga 14,23). Lời dạy nghe ra không êm tai mấy, bởi vì tình yêu gợi cho ta cảm giác êm đềm, dịu ngọt, tình yêu làm cho đời ta vui tươi thoải mái ; trong khi đó giới răn, luật lệ lại gây cho ta một cảm giác gò bó, trói buộc và mất tự do. Vậy mà Chúa Giêsu lại ghép việc tuân giữ giới răn vào chuyện yêu thương như một điều kiện không thể thiếu. "Nếu anh em yêu mến Thầy thì phải giữ các giới răn của Thầy." Điều này xem ra không ổn. Nhưng,
1. Yêu và giữ Luật là một.
Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ ta lại thấy lời dạy của Chúa Giêsu lại hợp tình hợp lý và không có gì là không ổn cả. Có thể nói: yêu mến và việc tuân giữ các lề luật chỉ là một dòng chảy duy nhất và rất tự nhiên. Tuân giữ các điều luật chỉ là sự thể hiện ra bên ngoài tình yêu ở bên trong. Ví dụ:
- Vâng phục cha mẹ (giữ “luật” cha mẹ đề ra) là cách diễn tả rất tự nhiên của lòng hiếu thảo và yêu mến mà con cái dành cho cha mẹ. Yêu mến là vâng lời.
- Chấp nhận mưa nắng dãi dầu để kiếm cơm cho con cho cái. Chấp nhận gian khổ để chu toàn trách nhiệm trong gia đình… là một tỏ bày tình yêu của những bậc làm cha mẹ dành cho kẻ hậu sinh. Có gì là gò bó, mất tự do đâu. Yêu con là hy sinh, chịu khổ.
- Rồi hai cô cậu đã lấy nhau, quyết “giữ luật” không ngoại tình, không phản bội… chỉ là một đòi hỏi đương nhiên của tình yêu vợ chồng.
- Và trở về với ví dụ đầu, ta thấy, nếu chàng trai kia yêu nàng con gái nọ, thì họ giữ hàng tá quy luật vẫn chẳng thấy gì là nặng nhọc cả. Đúng hẹn ư ? Anh sẵn sàng. Để tránh kẹt xe, anh sẽ đi sớm.
Khi thương nhau thật sẽ rất đúng giờ. Đến giờ nàng phải về rồi, kẻo cổng đóng, mẹ mong, chàng thương nàng thật, thì “thả” nàng ra, dìu nàng về. “Em chỉ gặp được anh đến 9 giờ tối thôi nghe.” OK ngay. 9 giờ đúng, đụng ngõ nhà em.
Còn cái khoản luật ra đường không ngó ai, thì chàng nếu thương nàng thật sẽ trả lời thật hay: Không ngó đụng xe thì sao, nhưng em yên tâm, anh ngó ai anh cũng chỉ thấy mắt em trong người đó thôi. Hoặc mượn lời ca của Hoàng thi Thơ trong bài Khi tình yêu đến mà nói rằng: Ôi con mắt con mắt ta buồn cười, một người ta thấy thôi. Dù đông người, chỉ mình em anh thấy.
Rồi khi thực sự thương nhau, thì tôn trọng nhau và tôn trọng luật “ranh giới.” Tới đâu thì dừng lại. Đến đâu thì xì tốp. Chàng thì thường muốn vượt ranh. Nàng sợ chàng bỏ, nên gì cũng chiều. Nhưng coi chừng đó chỉ là đường một chiều : chiều lợi dụng chứ không phải đường hai chiều, chiều tình yêu. Yêu là có những luật của nó.
Ngày nay chính tại Mỹ có phong trào mang tên “True Love Waits,” Tình yêu chân thật thì biết chờ đợi. Số là một mục sư Baptist bị shock (sửng sờ) khi 2 em gái 16 tuổi cảm thấy xấu hổ vì mình đã đôi tám rồi mà vẫn còn trắng trinh. Thay vì hãnh diện thì lại mắc cỡ ! Mục sư này lập nên phong trào cổ võ việc giữ gìn kiêng cữ cho tới ngày thành hôn. Phong trào lớn mạnh ngoài mong đợi, nhưng mục sư không ngạc nhiên, bởi mục sư nói : rất nhiều bạn trẻ muốn như thế. Và khi họ muốn như thế và làm như vậy là họ đang ở trong thành phần đa số chứ không phải thiểu số đâu. Hãy hãnh diện vì mình trong sạch : proud to be pure.
Người Việt-Nam chúng ta có tâm trạng thuận lợi hơn để giữ điều đó. Cái đáng giá ngàn vàng đó đáng giá thật chứ không phải xưa rồi Diễm ơi đâu ! Các bạn gái đã có lần nào nghe lập luận này chưa, nó cũng rất thường xảy ra : Cô dễ dãi với tôi thì chắc gì cô không dễ dàng với người khác. Cô chiều tôi chắc gì cô không “nhường” người khác…
Tình yêu chân thật là có luật lệ của nó. Vì thế yêu nhau và giữ luật lệ của tình yêu không có gì là mâu thuẫn, chỉ là một thôi. Yêu bên trong, diễn tả ra bên ngoài bằng những luật lệ của nó. Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ lề luật của Thầy.
Có nhiều chàng con trai yêu nàng con gái nào đó thì sẵn sàng giữ luật “cấm hút thuốc” cách rất triệt để dễ dàng. “Trước đây tôi hút thuốc dữ lắm, nhưng khi quen bà ấy, bà ấy không muốn, tôi bỏ ngay !” Yêu là tuân giữ lề luật. Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ lề luật của Thầy.
2. Yêu giúp dễ giữ Luật. Đề tài của bài giảng hôm nay là tình yêu và lề luật không hề mâu thuẫn, nhưng chỉ là một dòng chảy của con suối tình yêu. Và chính tình yêu chân chính này giúp sức, tăng lực cho mình giữ luật.
Cuốn phim có tựa đề: "Đời Vẫn Đẹp" do Roberto đạo diễn và thủ diễn đã xứng dáng được giải Oscar năm 2000. Cuốn phim diễn lại câu chuyện của một người Do Thái cùng với vợ và đứa con trai nhỏ đã bị Đức Quốc Xã đưa vào trại tập trung. Nhờ tài khôi hài và tình yêu thương, ông đã giữ vững tinh thần cho mình và cho đứa con còn nhỏ cho tới khi quân đội Đồng Minh đến giải thoát.
Nhân vật chính là một bác sĩ chuyên gia tâm lý. Trong những năm lưu tù, ông khám phá được một chân lý quan trọng cho cuộc sống của con người. Chân lý đó là trong những hoàn cảnh nghiệt ngã đau thương nhất của con người, con người vẫn có thể tồn lại, nếu họ có niềm tin và tình yêu.
Bác sĩ đã quan sát những phản ứng khác nhau nơi các bạn tù của ông: Có những người trước khi vào tù được mọi người trọng vọng ngưỡng mộ, thế nhưng bỗng chốc lộ nguyên hình là những kẻ hèn hạ có thể bán đứng anh em vì một chút lợi lộc cỏn con : như một mẩu bánh, một ngụm nước. Một số khác thoạt tiên thể hiện bản lĩnh của những nhà lãnh đạo, thế nhưng liền sau đó tuyệt vọng và ngã gục chỉ trong vài ngày bị bỏ đói. Trái lại, cũng không thiếu những người ít được kẻ khác chú ý đến, lại âm thầm vượt qua, chịu đựng cho đến cùng và còn sống.
Trong kinh nghiệm bản thân, bác sĩ cho biết chính tình yêu đối với vợ ông đã giúp cho ông tiếp tục tìm thấy ý nghĩa và lẽ sống trong tận đáy hoả ngục của các trại tập trung đó. Mặc dù không biết vợ mình bị giam giữ ở đâu, còn sống hay đã chết rồi, nhưng tình yêu đối với vợ đã giúp người bác sĩ này vượt qua tất cả. Ông đã chia sẻ cảm nghiệm đó như sau:
Không có gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu, khỏi những ý nghĩ và hình ảnh người vợ yêu dấu của tôi. Cho dẫu người ta có báo tin rằng vợ tôi đã chết thì tôi sẽ không bao giờ ngưng chiêm ngắm hình ảnh của nàng, hay ngưng thôi không chuyện vãn với nàng nữa. Khi tôi cảm nghiệm được hình ảnh của vợ tôi vẫn luôn ở bên cạnh tôi, thì chính tình yêu đối với vợ đã mang lại hy vọng và sức mạnh giúp cho tôi chịu đựng mọi nghịch cảnh và tồn lại cho đến ngày được giải cứu khỏi trại tập trung.
Văn hào St Exupéry của Pháp, trong cuốn “Chuyến bay đêm” (vol de nuit) thuật lại một phi công bay trong bóng tối tại sa mạc, và máy bay rơi xuống bãi cát. Cát êm, không chết. Chỉ bị thương. Phi công bò đi tìm đường về làng xóm. Nhưng trong sa mạc nào biết hướng bò. Mệt lả, đói khát, anh muốn buông xuôi, chết cho rồi. Nhưng anh chợt nghĩ: Nếu ở nhà vợ con tôi, người thân tôi đang chờ đợi giây phút tôi trở về, thì tôi là thằng hèn nếu tôi không cố trỗi dậy và cất bước. Chính tình yêu thúc đẩy ta đi còn mạnh hơn là đồ ăn thức uống, viên tăng lực, loon “bò húc” bò cụng !
Thánh Phaolô diễn tả thật đẹp chính tình yêu chứ không gì khác làm cho chúng ta gắn bó với Đấng ta yêu mến : Rm 8:35-39
Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Đúng thế, tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
“Yêu thì giữ luật” và “yêu giúp giữ luật” đó là 2 điểm ta rút ra qua bài Tin Mừng hôm nay vậy.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Có bao giờ chúng ta nghe hai bạn trẻ nam nữ, yêu nhau mà nói với nhau câu này chưa: “Nếu anh yêu em, anh hãy tuân giữ một số điều luật này nè... 1. đúng hẹn, 2. đi thẳng không ngó ai, 3. không lai rai vượt quá ranh giới, 4. không chơi thuốc lắc…”. Chắc là chưa, mặc dầu hai người vẫn làm như vậy khi thương nhau. Không nói nhưng vẫn làm.
Còn Chúa Giêsu thì nói và dạy rõ ràng: "Nếu anh em yêu mến Thầy thì phải giữ các giới răn của Thầy" (Ga 14,23). Lời dạy nghe ra không êm tai mấy, bởi vì tình yêu gợi cho ta cảm giác êm đềm, dịu ngọt, tình yêu làm cho đời ta vui tươi thoải mái ; trong khi đó giới răn, luật lệ lại gây cho ta một cảm giác gò bó, trói buộc và mất tự do. Vậy mà Chúa Giêsu lại ghép việc tuân giữ giới răn vào chuyện yêu thương như một điều kiện không thể thiếu. "Nếu anh em yêu mến Thầy thì phải giữ các giới răn của Thầy." Điều này xem ra không ổn. Nhưng,
1. Yêu và giữ Luật là một.
Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kỹ ta lại thấy lời dạy của Chúa Giêsu lại hợp tình hợp lý và không có gì là không ổn cả. Có thể nói: yêu mến và việc tuân giữ các lề luật chỉ là một dòng chảy duy nhất và rất tự nhiên. Tuân giữ các điều luật chỉ là sự thể hiện ra bên ngoài tình yêu ở bên trong. Ví dụ:
- Vâng phục cha mẹ (giữ “luật” cha mẹ đề ra) là cách diễn tả rất tự nhiên của lòng hiếu thảo và yêu mến mà con cái dành cho cha mẹ. Yêu mến là vâng lời.
- Chấp nhận mưa nắng dãi dầu để kiếm cơm cho con cho cái. Chấp nhận gian khổ để chu toàn trách nhiệm trong gia đình… là một tỏ bày tình yêu của những bậc làm cha mẹ dành cho kẻ hậu sinh. Có gì là gò bó, mất tự do đâu. Yêu con là hy sinh, chịu khổ.
- Rồi hai cô cậu đã lấy nhau, quyết “giữ luật” không ngoại tình, không phản bội… chỉ là một đòi hỏi đương nhiên của tình yêu vợ chồng.
- Và trở về với ví dụ đầu, ta thấy, nếu chàng trai kia yêu nàng con gái nọ, thì họ giữ hàng tá quy luật vẫn chẳng thấy gì là nặng nhọc cả. Đúng hẹn ư ? Anh sẵn sàng. Để tránh kẹt xe, anh sẽ đi sớm.
Khi thương nhau thật sẽ rất đúng giờ. Đến giờ nàng phải về rồi, kẻo cổng đóng, mẹ mong, chàng thương nàng thật, thì “thả” nàng ra, dìu nàng về. “Em chỉ gặp được anh đến 9 giờ tối thôi nghe.” OK ngay. 9 giờ đúng, đụng ngõ nhà em.
Còn cái khoản luật ra đường không ngó ai, thì chàng nếu thương nàng thật sẽ trả lời thật hay: Không ngó đụng xe thì sao, nhưng em yên tâm, anh ngó ai anh cũng chỉ thấy mắt em trong người đó thôi. Hoặc mượn lời ca của Hoàng thi Thơ trong bài Khi tình yêu đến mà nói rằng: Ôi con mắt con mắt ta buồn cười, một người ta thấy thôi. Dù đông người, chỉ mình em anh thấy.
Rồi khi thực sự thương nhau, thì tôn trọng nhau và tôn trọng luật “ranh giới.” Tới đâu thì dừng lại. Đến đâu thì xì tốp. Chàng thì thường muốn vượt ranh. Nàng sợ chàng bỏ, nên gì cũng chiều. Nhưng coi chừng đó chỉ là đường một chiều : chiều lợi dụng chứ không phải đường hai chiều, chiều tình yêu. Yêu là có những luật của nó.
Ngày nay chính tại Mỹ có phong trào mang tên “True Love Waits,” Tình yêu chân thật thì biết chờ đợi. Số là một mục sư Baptist bị shock (sửng sờ) khi 2 em gái 16 tuổi cảm thấy xấu hổ vì mình đã đôi tám rồi mà vẫn còn trắng trinh. Thay vì hãnh diện thì lại mắc cỡ ! Mục sư này lập nên phong trào cổ võ việc giữ gìn kiêng cữ cho tới ngày thành hôn. Phong trào lớn mạnh ngoài mong đợi, nhưng mục sư không ngạc nhiên, bởi mục sư nói : rất nhiều bạn trẻ muốn như thế. Và khi họ muốn như thế và làm như vậy là họ đang ở trong thành phần đa số chứ không phải thiểu số đâu. Hãy hãnh diện vì mình trong sạch : proud to be pure.
Người Việt-Nam chúng ta có tâm trạng thuận lợi hơn để giữ điều đó. Cái đáng giá ngàn vàng đó đáng giá thật chứ không phải xưa rồi Diễm ơi đâu ! Các bạn gái đã có lần nào nghe lập luận này chưa, nó cũng rất thường xảy ra : Cô dễ dãi với tôi thì chắc gì cô không dễ dàng với người khác. Cô chiều tôi chắc gì cô không “nhường” người khác…
Tình yêu chân thật là có luật lệ của nó. Vì thế yêu nhau và giữ luật lệ của tình yêu không có gì là mâu thuẫn, chỉ là một thôi. Yêu bên trong, diễn tả ra bên ngoài bằng những luật lệ của nó. Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ lề luật của Thầy.
Có nhiều chàng con trai yêu nàng con gái nào đó thì sẵn sàng giữ luật “cấm hút thuốc” cách rất triệt để dễ dàng. “Trước đây tôi hút thuốc dữ lắm, nhưng khi quen bà ấy, bà ấy không muốn, tôi bỏ ngay !” Yêu là tuân giữ lề luật. Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ lề luật của Thầy.
2. Yêu giúp dễ giữ Luật. Đề tài của bài giảng hôm nay là tình yêu và lề luật không hề mâu thuẫn, nhưng chỉ là một dòng chảy của con suối tình yêu. Và chính tình yêu chân chính này giúp sức, tăng lực cho mình giữ luật.
Cuốn phim có tựa đề: "Đời Vẫn Đẹp" do Roberto đạo diễn và thủ diễn đã xứng dáng được giải Oscar năm 2000. Cuốn phim diễn lại câu chuyện của một người Do Thái cùng với vợ và đứa con trai nhỏ đã bị Đức Quốc Xã đưa vào trại tập trung. Nhờ tài khôi hài và tình yêu thương, ông đã giữ vững tinh thần cho mình và cho đứa con còn nhỏ cho tới khi quân đội Đồng Minh đến giải thoát.
Nhân vật chính là một bác sĩ chuyên gia tâm lý. Trong những năm lưu tù, ông khám phá được một chân lý quan trọng cho cuộc sống của con người. Chân lý đó là trong những hoàn cảnh nghiệt ngã đau thương nhất của con người, con người vẫn có thể tồn lại, nếu họ có niềm tin và tình yêu.
Bác sĩ đã quan sát những phản ứng khác nhau nơi các bạn tù của ông: Có những người trước khi vào tù được mọi người trọng vọng ngưỡng mộ, thế nhưng bỗng chốc lộ nguyên hình là những kẻ hèn hạ có thể bán đứng anh em vì một chút lợi lộc cỏn con : như một mẩu bánh, một ngụm nước. Một số khác thoạt tiên thể hiện bản lĩnh của những nhà lãnh đạo, thế nhưng liền sau đó tuyệt vọng và ngã gục chỉ trong vài ngày bị bỏ đói. Trái lại, cũng không thiếu những người ít được kẻ khác chú ý đến, lại âm thầm vượt qua, chịu đựng cho đến cùng và còn sống.
Trong kinh nghiệm bản thân, bác sĩ cho biết chính tình yêu đối với vợ ông đã giúp cho ông tiếp tục tìm thấy ý nghĩa và lẽ sống trong tận đáy hoả ngục của các trại tập trung đó. Mặc dù không biết vợ mình bị giam giữ ở đâu, còn sống hay đã chết rồi, nhưng tình yêu đối với vợ đã giúp người bác sĩ này vượt qua tất cả. Ông đã chia sẻ cảm nghiệm đó như sau:
Không có gì có thể tách tôi ra khỏi tình yêu, khỏi những ý nghĩ và hình ảnh người vợ yêu dấu của tôi. Cho dẫu người ta có báo tin rằng vợ tôi đã chết thì tôi sẽ không bao giờ ngưng chiêm ngắm hình ảnh của nàng, hay ngưng thôi không chuyện vãn với nàng nữa. Khi tôi cảm nghiệm được hình ảnh của vợ tôi vẫn luôn ở bên cạnh tôi, thì chính tình yêu đối với vợ đã mang lại hy vọng và sức mạnh giúp cho tôi chịu đựng mọi nghịch cảnh và tồn lại cho đến ngày được giải cứu khỏi trại tập trung.
Văn hào St Exupéry của Pháp, trong cuốn “Chuyến bay đêm” (vol de nuit) thuật lại một phi công bay trong bóng tối tại sa mạc, và máy bay rơi xuống bãi cát. Cát êm, không chết. Chỉ bị thương. Phi công bò đi tìm đường về làng xóm. Nhưng trong sa mạc nào biết hướng bò. Mệt lả, đói khát, anh muốn buông xuôi, chết cho rồi. Nhưng anh chợt nghĩ: Nếu ở nhà vợ con tôi, người thân tôi đang chờ đợi giây phút tôi trở về, thì tôi là thằng hèn nếu tôi không cố trỗi dậy và cất bước. Chính tình yêu thúc đẩy ta đi còn mạnh hơn là đồ ăn thức uống, viên tăng lực, loon “bò húc” bò cụng !
Thánh Phaolô diễn tả thật đẹp chính tình yêu chứ không gì khác làm cho chúng ta gắn bó với Đấng ta yêu mến : Rm 8:35-39
Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Ki-tô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Đúng thế, tôi tin chắc rằng : cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
“Yêu thì giữ luật” và “yêu giúp giữ luật” đó là 2 điểm ta rút ra qua bài Tin Mừng hôm nay vậy.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Câu trả lời cho niềm hy vọng
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:07 19/05/2017
CÂU TRẢ LỜI CHO NIỀM HY VỌNG
(Chúa Nhật VI PS A)
Thánh Phêrô nhắn nhủ tín hữu ở các xứ: Pontô, Galat, Capadokia, Axia và Bithynia và với chúng ta, những người được Thiên Chúa tuyển chọn là: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em”(1P 3,15). Có thể nói động thái hy vọng là khao khát, là mong chờ điều tốt đẹp nào đó với niềm tin rằng sẽ đạt được. Niềm hy vọng của Kitô hữu chúng ta mà thánh Tông Đồ Cả nói ở đây chính là được hưởng phúc lành vĩnh cửu mà Thiên Chúa hứa ban. Và để đạt phúc lành này thì ngài khuyên bảo phải hiệp nhất nên một với nhau, biết cảm thông, yêu thương nhau như anh chị em, đừng lấy ác báo ác nhưng ăn ở nhân hậu (x.1P 3,8-9). Để thực hiện điều này thánh nhân nhấn mạnh: “hãy tôn Đức Kitô, là Đấng Thánh, làm Chúa ngự trị trong lòng chúng ta”.
“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.”(Ga 14,15). Điều răn mà Chúa Kitô truyền dạy đó là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”(Ga 13,34). Mẹ Hội Thánh, cách riêng Hội Thánh Việt Nam căn cứ vào cuộc đời và lời giảng dạy của Chúa Cứu Thế đã cụ thể hóa giới luật tình yêu qua kinh “Mười bốn mối thương người” mà Kitô hữu chúng ta dường như thuộc nằm lòng, nhờ thường đọc trong các ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng.
Một sự thật mà chúng ta cần chân nhận, đó là không ít người con cái Chúa vô tình hay vì lý do nào đó mà lãng quên lời căn dặn, đúng hơn là lời khẳng định của Chúa Kitô: “phải làm điều này mà không được bỏ điều kia”(x.Lc 11,42); đừng “gạn lọc con muỗi mà nuốt chửng cả con lạc đà” (x.Mt 23,23-24), khi họ chỉ thực hiện một vài mối thương người mà thôi hoặc né tránh không thực thi một vài mối thương người này kia.
Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận rằng từ tín hữu giáo dân đến hàng mục tử một cách nào đó xem ra đã thực thi những nghĩa cử như “cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt, chôn xác kẻ chết và có thể thêm việc “cho khách đỗ nhà”. Tuy nhiên việc thăm viếng “kẻ tù rạc” và “chuộc kẻ làm tôi” thì hình như đang bị thiếu sót cách này cách khác. Phải chăng nếu không phải là người thân thích thì chúng ta vốn ngại dây dưa với những người đang trong vòng lao lý, cả những người thực sự có tội và cả những người bị kết án cách oan sai, bất công? Ngày nay không còn chế độ nô lệ như ngày xưa, nhưng tình trạng bị ràng buộc, bị kìm giữ cách bất công vẫn nhan nhãn trước mắt chúng ta. Trên thế giới và ngay trên đất nước chúng ta vẫn còn đó tình trạng rất nhiều người không được sử dụng các quyền căn bản của họ xét như là con người (nhân quyền). Đây cũng là một hình thức nô lệ không hơn không kém.
Chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng Kitô hữu chúng ta xem ra ít tắc trách trong việc “lấy lời lành mà khuyên người, an ủi kẻ âu lo, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ làm mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết”. Thế nhưng việc “mở dạy kẻ mê muội và răn bảo kẻ có tội” thì dường như còn bị hạn chế về cả đối tượng lẫn phạm vi cần điều chỉnh hay sửa sai. Chúng ta, nhất là những vị mục tử vẫn chu toàn việc răn bảo kẻ có tội và mở dạy kẻ mê muội, nhưng thường là mở dạy hay răn bảo những người đồng đạo, những người dưới quyền và cũng thường trong những lãnh vực đạo đức mang luân lý cá nhân hay trong việc tuân giữ các luật buộc như “giữ Lễ Ngày Chúa Nhật, lãnh nhận các bí tích, kiêng việc xác, ăn chay…”. Cần thú nhận rằng những lỗi lầm mang tính công bằng xã hội hoặc những lệch lạc, sai lầm mang tính hệ thống, nhất là khi người lỗi phạm đang nắm quyền cao, vị lớn trong xã hội và cả trong Giáo Hội thì chúng ta có vẻ như đang xao lãng bổn phận “mở dạy và răn bảo”.
“Phải làm điều này mà không được bỏ qua điều kia”. Xin lặp lại lời của Chúa Kitô để cùng thức tỉnh nhau ra khỏi tình trạng “gạn lọc con muỗi mà nuốt chửng cả con lạc đà”. Yêu thương cách có chọn lọc, cách có tính toán thì không thực sự là yêu thương, và chắc chắn không “như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta”. Yêu thương một cách có tính toán và chọn lọc như thế thì rất có thể có được sự bình an do thế gian ban tặng và dĩ nhiên cần khẳng định rằng đó không phải là sự bình an mà Chúa Kitô trao ban (x.Ga 15,27).
Xin Thần Khí sự thật đổ đầy tâm hồn Kitô hữu chúng ta để chúng ta biết thế nào là yêu mến Chúa Kitô, thế nào là tôn Đức Kitô làm Chúa ngự trị trong lòng chúng ta, thế nào là làm chứng về niềm hy vọng của chúng ta. Có thể không trọn vẹn và chắc chắn không thể đủ đầy, tuy nhiên điều chúng ta phải cần làm cho xứng với danh môn đệ Chúa Kitô, đó là kiên trì nhẫn nại trong hiền hòa và bao dung thực thi cả “Mười bốn mối thương người”, không xao lãng hay loại bỏ bất cứ mối thương người nào. Đây là câu trả lời có tính thuyết phục nhất cho niềm hy vọng của chúng ta trước bà con lương dân và anh chị em khác đạo và trước cả những người tự nhận là vô thần.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Chúa Nhật VI PS A)
Thánh Phêrô nhắn nhủ tín hữu ở các xứ: Pontô, Galat, Capadokia, Axia và Bithynia và với chúng ta, những người được Thiên Chúa tuyển chọn là: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em”(1P 3,15). Có thể nói động thái hy vọng là khao khát, là mong chờ điều tốt đẹp nào đó với niềm tin rằng sẽ đạt được. Niềm hy vọng của Kitô hữu chúng ta mà thánh Tông Đồ Cả nói ở đây chính là được hưởng phúc lành vĩnh cửu mà Thiên Chúa hứa ban. Và để đạt phúc lành này thì ngài khuyên bảo phải hiệp nhất nên một với nhau, biết cảm thông, yêu thương nhau như anh chị em, đừng lấy ác báo ác nhưng ăn ở nhân hậu (x.1P 3,8-9). Để thực hiện điều này thánh nhân nhấn mạnh: “hãy tôn Đức Kitô, là Đấng Thánh, làm Chúa ngự trị trong lòng chúng ta”.
“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.”(Ga 14,15). Điều răn mà Chúa Kitô truyền dạy đó là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”(Ga 13,34). Mẹ Hội Thánh, cách riêng Hội Thánh Việt Nam căn cứ vào cuộc đời và lời giảng dạy của Chúa Cứu Thế đã cụ thể hóa giới luật tình yêu qua kinh “Mười bốn mối thương người” mà Kitô hữu chúng ta dường như thuộc nằm lòng, nhờ thường đọc trong các ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng.
Một sự thật mà chúng ta cần chân nhận, đó là không ít người con cái Chúa vô tình hay vì lý do nào đó mà lãng quên lời căn dặn, đúng hơn là lời khẳng định của Chúa Kitô: “phải làm điều này mà không được bỏ điều kia”(x.Lc 11,42); đừng “gạn lọc con muỗi mà nuốt chửng cả con lạc đà” (x.Mt 23,23-24), khi họ chỉ thực hiện một vài mối thương người mà thôi hoặc né tránh không thực thi một vài mối thương người này kia.
Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận rằng từ tín hữu giáo dân đến hàng mục tử một cách nào đó xem ra đã thực thi những nghĩa cử như “cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt, chôn xác kẻ chết và có thể thêm việc “cho khách đỗ nhà”. Tuy nhiên việc thăm viếng “kẻ tù rạc” và “chuộc kẻ làm tôi” thì hình như đang bị thiếu sót cách này cách khác. Phải chăng nếu không phải là người thân thích thì chúng ta vốn ngại dây dưa với những người đang trong vòng lao lý, cả những người thực sự có tội và cả những người bị kết án cách oan sai, bất công? Ngày nay không còn chế độ nô lệ như ngày xưa, nhưng tình trạng bị ràng buộc, bị kìm giữ cách bất công vẫn nhan nhãn trước mắt chúng ta. Trên thế giới và ngay trên đất nước chúng ta vẫn còn đó tình trạng rất nhiều người không được sử dụng các quyền căn bản của họ xét như là con người (nhân quyền). Đây cũng là một hình thức nô lệ không hơn không kém.
Chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng Kitô hữu chúng ta xem ra ít tắc trách trong việc “lấy lời lành mà khuyên người, an ủi kẻ âu lo, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ làm mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết”. Thế nhưng việc “mở dạy kẻ mê muội và răn bảo kẻ có tội” thì dường như còn bị hạn chế về cả đối tượng lẫn phạm vi cần điều chỉnh hay sửa sai. Chúng ta, nhất là những vị mục tử vẫn chu toàn việc răn bảo kẻ có tội và mở dạy kẻ mê muội, nhưng thường là mở dạy hay răn bảo những người đồng đạo, những người dưới quyền và cũng thường trong những lãnh vực đạo đức mang luân lý cá nhân hay trong việc tuân giữ các luật buộc như “giữ Lễ Ngày Chúa Nhật, lãnh nhận các bí tích, kiêng việc xác, ăn chay…”. Cần thú nhận rằng những lỗi lầm mang tính công bằng xã hội hoặc những lệch lạc, sai lầm mang tính hệ thống, nhất là khi người lỗi phạm đang nắm quyền cao, vị lớn trong xã hội và cả trong Giáo Hội thì chúng ta có vẻ như đang xao lãng bổn phận “mở dạy và răn bảo”.
“Phải làm điều này mà không được bỏ qua điều kia”. Xin lặp lại lời của Chúa Kitô để cùng thức tỉnh nhau ra khỏi tình trạng “gạn lọc con muỗi mà nuốt chửng cả con lạc đà”. Yêu thương cách có chọn lọc, cách có tính toán thì không thực sự là yêu thương, và chắc chắn không “như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta”. Yêu thương một cách có tính toán và chọn lọc như thế thì rất có thể có được sự bình an do thế gian ban tặng và dĩ nhiên cần khẳng định rằng đó không phải là sự bình an mà Chúa Kitô trao ban (x.Ga 15,27).
Xin Thần Khí sự thật đổ đầy tâm hồn Kitô hữu chúng ta để chúng ta biết thế nào là yêu mến Chúa Kitô, thế nào là tôn Đức Kitô làm Chúa ngự trị trong lòng chúng ta, thế nào là làm chứng về niềm hy vọng của chúng ta. Có thể không trọn vẹn và chắc chắn không thể đủ đầy, tuy nhiên điều chúng ta phải cần làm cho xứng với danh môn đệ Chúa Kitô, đó là kiên trì nhẫn nại trong hiền hòa và bao dung thực thi cả “Mười bốn mối thương người”, không xao lãng hay loại bỏ bất cứ mối thương người nào. Đây là câu trả lời có tính thuyết phục nhất cho niềm hy vọng của chúng ta trước bà con lương dân và anh chị em khác đạo và trước cả những người tự nhận là vô thần.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Bênêđíctô thứ 16 ca ngợi Đức Hồng Y Robert Sarah trong cuốn sách mới
Đặng Tự Do
04:27 19/05/2017
Đức Bênêđíctô thứ 16 viết tiếp:
“Bất cứ ai ngày hôm nay đọc những lời bình luận dài dòng tới đâu đi nữa về Phúc Âm thì cuối cùng vẫn thất vọng”.
Theo Đức Bênêđíctô thứ 16, để hiểu Lời Chúa, ta phải bắt chước gương của Chúa Giêsu. Ngài luôn cầu nguyện trong im lặng trước khi lên tiếng giảng dạy.
Đức Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau:
“Chúng ta biết rằng diễn từ của Chúa, những lời nói của Ngài, luôn xuất phát từ sự im lặng và chỉ có thể trưởng thành ở đó. Vì vậy, Lời Ngài chỉ có thể được hiểu một cách chính xác nếu cả chúng ta nữa, cũng tháp nhập vào sự im lặng của Người, và học cách nghe Lời Chúa từ sự im lặng của Ngài.”
Đức Bênêđíctô thứ 16 đã gần như giữ sự im lặng hoàn toàn kể từ khi ngài thoái vị hôm 11 tháng Hai năm 2013. Vì vậy, lời tựa của ngài viết cho cuốn sách này, và sự ủng hộ của ngài dành cho Đức Hồng Y Sarah, là đặc biệt đáng chú ý.
Cuối cùng, Đức Bênêđíctô thứ 16 viết:
“Chúng ta nên biết ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì đã bổ nhiệm một vị thầy tâm linh như thế làm người đứng đầu của bộ chịu trách nhiệm về việc cử hành phụng vụ trong Giáo Hội”
Tân tổng thống Hàn quốc mời linh mục làm phép dinh tổng thống
Hồng Thủy
09:14 19/05/2017
Seul – Như một tín hữu Công Giáo tốt lành, trước khi đến định cư ở một ngôi nhà mới, tân tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in đã nghĩ đến việc làm phép nơi ở mới, đó là “Nhà Xanh” – nơi cư ngụ chính thức của tổng thống Hàn quốc, nơi đặt các văn phòng tổng thống và cũng là nơi đón tiếp các quốc trưởng đến thăm Hàn quốc.
Tân tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in đã mời cha xứ của mình – linh mục đang coi sóc giáo xứ Công Giáo Chúa Ba Ngôi ở vùng phụ cận Hongje-dong, Seul, nơi ông ở từ tháng một năm nay – đến làm phép “Nhà xanh”.
Cha Phaolô Ryu Jong-Man đã nhận lời mời của tổng thống và hôm 13/05, cha đã đến Nhà Xanh để ban phép lành cho những người ở đó, làm phép cho ngôi nhà và các đồ vật.
Cha xứ Phaolô đã đặt tay trên tổng thống và vợ của ông và cầu nguyện cho ông, cầu cho ông được “khôn ngoan như Vua Solomon”. Cha cũng nói với tổng thống: “Trước khi quyết định về vấn đề của đất nước, anh chị em hãy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ đến với anh chị em và ban cho anh chị em ánh sáng và sức mạnh của Người.”
Cha Phaolô nói về tân tổng thống, người cha biết rõ, là một người khiêm nhường, cởi mở và nhân hậu. Cha cho biết ông luôn đeo một nhẫn chuỗi Mân Côi ở ngón tay thứ tư của bàn tay trái: dấu hiệu của lòng sùng kính Mẹ Maria.
Tổng thống Moon Jae-in đã chọn bắt đầu vào ở trong Nhà Xanh vào ngày lễ Đức Mẹ Fatima và do đó, việc phục vụ quốc gia của ông bắt đầu dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria.
Cha Phaolô đã tặng cho vợ chồng tổng thống một bức tranh có ý nghĩa hòa bình. (Agenzia Fides 17/5/2017)
Cha Phaolô Ryu Jong-Man đã nhận lời mời của tổng thống và hôm 13/05, cha đã đến Nhà Xanh để ban phép lành cho những người ở đó, làm phép cho ngôi nhà và các đồ vật.
Cha xứ Phaolô đã đặt tay trên tổng thống và vợ của ông và cầu nguyện cho ông, cầu cho ông được “khôn ngoan như Vua Solomon”. Cha cũng nói với tổng thống: “Trước khi quyết định về vấn đề của đất nước, anh chị em hãy cầu nguyện với Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ đến với anh chị em và ban cho anh chị em ánh sáng và sức mạnh của Người.”
Cha Phaolô nói về tân tổng thống, người cha biết rõ, là một người khiêm nhường, cởi mở và nhân hậu. Cha cho biết ông luôn đeo một nhẫn chuỗi Mân Côi ở ngón tay thứ tư của bàn tay trái: dấu hiệu của lòng sùng kính Mẹ Maria.
Tổng thống Moon Jae-in đã chọn bắt đầu vào ở trong Nhà Xanh vào ngày lễ Đức Mẹ Fatima và do đó, việc phục vụ quốc gia của ông bắt đầu dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria.
Cha Phaolô đã tặng cho vợ chồng tổng thống một bức tranh có ý nghĩa hòa bình. (Agenzia Fides 17/5/2017)
Một thẩm phán tại El Salvador mở lại vụ án giết Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero
Đặng Tự Do
16:30 19/05/2017
Thẩm phán, Ricardo Chicas, của El Salvador, đã yêu cầu các công tố viên lên tiếng buộc tội Alvaro Rafael Saravia, nghi can chính trong vụ án giết Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero. Năm 1993, những cáo buộc đối với Saravia đã bị bỏ theo luật ân xá của nước này. Tuy nhiên, luật đó đã bị lật nhào trong tuần qua.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero đã bị giết ngay tại Vương Cung Thánh Đường San Salvador trong khi ngài đang cử hành thánh lễ hôm 24/3/1980.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero là chứng nhân can đảm đã tố cáo các tội ác dã man của giới quân nhân nước này trong thời gian nội chiến. Cuộc chiến tại El Salvador đã kết thúc với hiệp định ngưng bắn vào năm 1992 chấm dứt 12 năm nội chiến. Tuy nhiên, mãi cho đến nay, xã hội El Salvador vẫn còn nhiều chia rẽ và bạo lực vì bao nhiêu oan khiên không được giải tỏa. Cái chết của Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero là tiêu biểu cho thế giới thấy các thủ đoạn tàn bạo của Biệt Đội Tử Thần do nhóm quân nhân El Salvador dựng lên.
Thiếu tá Alvaro Rafael Saravia, người trực tiếp nhúng tay vào vụ sát hại Đức Tổng Giám Mục Romero đã di cư sang Mỹ vào giữa thập niên 1980 để chạy tội nhưng y bị bắt và bị đưa ra tòa. Trước tòa án tại California, Alvaro Rafael Saravia không nói một lời nào nhằm bác bỏ hay công nhận trách nhiệm của mình trước cáo buộc đã giết hại Đức Cha Romero. Y cũng không thèm mướn luật sư cãi lại. Tòa án tại California đã trưng ra những bằng cớ không thể phủ nhận được về vai trò trực tiếp giết hại Đức Cha Romero của ông Saravia, vai trò ông này trong Biệt Đội Tử Thần El Salvador cũng như liên hệ giữa ông này và cố đại tá Roberto D'Aubuisson, người đã thành lập đảng ARENA. Tòa đã truyền cho ông Saravia phải đền cho thân nhân Đức Cha Romero 10 triệu Mỹ Kim.
Hai nghi can khác là Đại Tá Roberto D'Aubuisson và một sĩ quan cảnh sát tên là Oscar Perez Linares, người được cho là đã ra lệnh cho Thiếu tá Alvaro Rafael Saravia giết chết Đức Tổng Giám Mục Romero. Tuy nhiên, Đại Tá D'Aubuisson đã qua đời ngày 20 tháng Hai năm 1992, lúc mới 48 tuổi vì bệnh ung thư. Tờ Guardian của Anh (xem ở đây: The killing of Archbishop Oscar Romero was one of the most notorious crimes of the cold war. Was the CIA to blame?) cáo buộc CIA đã giết Linares để phi tang.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero đã được tuyên phong Chân Phước tử đạo ngày 23 tháng 5, năm 2015.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero đã bị giết ngay tại Vương Cung Thánh Đường San Salvador trong khi ngài đang cử hành thánh lễ hôm 24/3/1980.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero là chứng nhân can đảm đã tố cáo các tội ác dã man của giới quân nhân nước này trong thời gian nội chiến. Cuộc chiến tại El Salvador đã kết thúc với hiệp định ngưng bắn vào năm 1992 chấm dứt 12 năm nội chiến. Tuy nhiên, mãi cho đến nay, xã hội El Salvador vẫn còn nhiều chia rẽ và bạo lực vì bao nhiêu oan khiên không được giải tỏa. Cái chết của Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero là tiêu biểu cho thế giới thấy các thủ đoạn tàn bạo của Biệt Đội Tử Thần do nhóm quân nhân El Salvador dựng lên.
Thiếu tá Alvaro Rafael Saravia, người trực tiếp nhúng tay vào vụ sát hại Đức Tổng Giám Mục Romero đã di cư sang Mỹ vào giữa thập niên 1980 để chạy tội nhưng y bị bắt và bị đưa ra tòa. Trước tòa án tại California, Alvaro Rafael Saravia không nói một lời nào nhằm bác bỏ hay công nhận trách nhiệm của mình trước cáo buộc đã giết hại Đức Cha Romero. Y cũng không thèm mướn luật sư cãi lại. Tòa án tại California đã trưng ra những bằng cớ không thể phủ nhận được về vai trò trực tiếp giết hại Đức Cha Romero của ông Saravia, vai trò ông này trong Biệt Đội Tử Thần El Salvador cũng như liên hệ giữa ông này và cố đại tá Roberto D'Aubuisson, người đã thành lập đảng ARENA. Tòa đã truyền cho ông Saravia phải đền cho thân nhân Đức Cha Romero 10 triệu Mỹ Kim.
Hai nghi can khác là Đại Tá Roberto D'Aubuisson và một sĩ quan cảnh sát tên là Oscar Perez Linares, người được cho là đã ra lệnh cho Thiếu tá Alvaro Rafael Saravia giết chết Đức Tổng Giám Mục Romero. Tuy nhiên, Đại Tá D'Aubuisson đã qua đời ngày 20 tháng Hai năm 1992, lúc mới 48 tuổi vì bệnh ung thư. Tờ Guardian của Anh (xem ở đây: The killing of Archbishop Oscar Romero was one of the most notorious crimes of the cold war. Was the CIA to blame?) cáo buộc CIA đã giết Linares để phi tang.
Đức Tổng Giám Mục Oscar Arnulfo Romero đã được tuyên phong Chân Phước tử đạo ngày 23 tháng 5, năm 2015.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân bày tỏ sự hài lòng là thỏa thuận về việc bổ nhiệm Giám Mục với Trung Quốc đã không xảy ra
Đặng Tự Do
17:00 19/05/2017
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, nguyên giám mục Hương Cảng, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng “có vẻ như thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc về việc lựa chọn các giám mục đã bất thành. Thật là tốt.”
Ngài nói với Catholic Herald rằng: “Tôi đoán rằng thỏa thuận về việc lựa chọn các giám mục đã sẵn sàng nhưng chưa được ký kết. Tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền Trung Quốc muốn Tòa Thánh nhượng bộ mọi thứ. Không chỉ chuyện lựa chọn các giám mục thôi nhưng còn nhiều thứ khác nữa để họ có thể kiểm soát Giáo Hội”.
“Nhưng những thứ khác thì không thể. Cho nên, nhà cầm quyền Trung Quốc từ chối không chịu ký. Đối với tôi như thế là tốt.”
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã lặp lại lời chỉ trích các quan chức Tòa thánh Vatican về việc mưu tìm một thỏa thuận “bằng bất cứ giá nào” và không lắng nghe các nhà lãnh đạo Giáo Hội Trung Quốc.
“Làm sao họ có thể tin rằng họ nắm rõ tình hình tốt hơn tôi? Tốt hơn là Đức Tổng Giám mục Savio Hàn Đại Huy, là nhân vật thứ hai trong Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc? Chúng tôi là người Trung Quốc! Chúng tôi đã ở Trung Quốc rất nhiều năm, giảng dạy trong các chủng viện, dành sáu tháng một năm ở Hoa Lục và nhìn thấy những gì đang xảy ra với chính đôi mắt của chúng tôi. Nhưng họ không tin chúng tôi. Họ không lắng nghe chúng tôi. Thật là khủng khiếp.”
Ngài nói với Catholic Herald rằng: “Tôi đoán rằng thỏa thuận về việc lựa chọn các giám mục đã sẵn sàng nhưng chưa được ký kết. Tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền Trung Quốc muốn Tòa Thánh nhượng bộ mọi thứ. Không chỉ chuyện lựa chọn các giám mục thôi nhưng còn nhiều thứ khác nữa để họ có thể kiểm soát Giáo Hội”.
“Nhưng những thứ khác thì không thể. Cho nên, nhà cầm quyền Trung Quốc từ chối không chịu ký. Đối với tôi như thế là tốt.”
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã lặp lại lời chỉ trích các quan chức Tòa thánh Vatican về việc mưu tìm một thỏa thuận “bằng bất cứ giá nào” và không lắng nghe các nhà lãnh đạo Giáo Hội Trung Quốc.
“Làm sao họ có thể tin rằng họ nắm rõ tình hình tốt hơn tôi? Tốt hơn là Đức Tổng Giám mục Savio Hàn Đại Huy, là nhân vật thứ hai trong Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc? Chúng tôi là người Trung Quốc! Chúng tôi đã ở Trung Quốc rất nhiều năm, giảng dạy trong các chủng viện, dành sáu tháng một năm ở Hoa Lục và nhìn thấy những gì đang xảy ra với chính đôi mắt của chúng tôi. Nhưng họ không tin chúng tôi. Họ không lắng nghe chúng tôi. Thật là khủng khiếp.”
Đức Thánh cha Phanxicô: Theo truyền thống “Ngày Thứ Sáu Tình Thương” , Ngài đi thăm các dự án tình thương ở vùng Ostia.
Thanh Quảng sdb
18:11 19/05/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô: Theo truyền thống “Ngày Thứ Sáu Tình Thương” (Mercy Friday), Ngài đi thăm các dự án tình thương ở vùng Ostia.
Đài phát thanh Vatican ngày 19/5/2017 cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn tiếp tục các hoạt động "Ngày Thứ Sáu Tình Thương". Chương trình này đã được khởi xướng từ năm thánh “Lòng Thương Xót” ngoại thường vào năm 2015-2016, vào các ngày Thứ Sáu Tình Thương, Đức Thánh Cha tham gia các công trình tình thương cụ thể về tinh thần lẫn vật chất.
Theo Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay vào các ngày thứ Sáu Đức Thánh Cha thường đi thăm các dự án tình thương bác ái của giáo xứ Stella Maris – Đức Mẹ Sao Biển, một thị trấn ven biển Ostia ở ngoại ô thành phố Rome.
Theo thông báo này cho biết thì Đức Thánh Cha thường làm phép các nhà ở cho các cư dân thuộc giáo xứ tại các khu phố nằm quanh quảng trường Phanxicô Conteduca, giống như cha xứ từng đi làm phép theo truyền thống hàng năm vào dịp lễ Phục sinh.
Đức Thánh Cha ăn trưa với dân chúng |
Đài phát thanh Vatican ngày 19/5/2017 cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn tiếp tục các hoạt động "Ngày Thứ Sáu Tình Thương". Chương trình này đã được khởi xướng từ năm thánh “Lòng Thương Xót” ngoại thường vào năm 2015-2016, vào các ngày Thứ Sáu Tình Thương, Đức Thánh Cha tham gia các công trình tình thương cụ thể về tinh thần lẫn vật chất.
Theo Văn phòng Báo chí Tòa Thánh cho hay vào các ngày thứ Sáu Đức Thánh Cha thường đi thăm các dự án tình thương bác ái của giáo xứ Stella Maris – Đức Mẹ Sao Biển, một thị trấn ven biển Ostia ở ngoại ô thành phố Rome.
Theo thông báo này cho biết thì Đức Thánh Cha thường làm phép các nhà ở cho các cư dân thuộc giáo xứ tại các khu phố nằm quanh quảng trường Phanxicô Conteduca, giống như cha xứ từng đi làm phép theo truyền thống hàng năm vào dịp lễ Phục sinh.
Vatican Insider: Bẩy cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Medjugorje là chân thật!
Đặng Tự Do
23:05 19/05/2017
Hôm 16 tháng 5, 2017, tờ Vatican Insider, một tờ báo được coi là thạo các tin nội bộ của Tòa Thánh đã gây sửng sốt cho nhiều người khi tường thuật rằng Ủy ban do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thành lập để nghiên cứu các cuộc hiện ra của Đức Maria tại Medjugorje, Bosnia-Herzegovina, đã bỏ phiếu đồng thuận rằng bẩy cuộc hiện ra của Đức Mẹ trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1981 là chân thật.
Tuy nhiên, các thành viên trong ủy ban điều tra tỏ ra nghi ngờ về hàng ngàn những thị kiến được cho là đã xảy ra kể từ sau ngày 4 tháng 7 năm 1981, và được cho là vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Hai trong số 17 thành viên của ủy ban cho rằng những thị kiến được cho là đã xảy ra sau ngày 4 tháng 7 năm 1981 không phải là siêu nhiên, trong khi 15 thành viên khác nói rằng họ không thể đưa ra các phán quyết.
Ủy ban nhận định rằng sáu người nói đã được nhìn thấy Đức Mẹ và một người thứ bảy, là người tuyên bố rằng mình bắt đầu nhận được những sứ điệp của Đức Mẹ kể từ tháng 12 năm 1982 đến nay, đã không được hỗ trợ đầy đủ về phương diện mục vụ.
Vatican Insider đã công bố báo cáo trên vào ngày 16 tháng 5, ba ngày sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô nói về một số chi tiết trong bản báo cáo này với các nhà báo tháp tùng ngài trên chuyến bay từ Fatima, Bồ Đào Nha, về lại Rôma.
Trong cuộc họp báo ngày 17 tháng 5, phòng báo chí Tòa Thánh đã từ chối bình luận về bài tường thuật này của tờ Vatican Insider.
Trên chuyến máy bay từ Bồ Đào Nha trở lại Vatican hôm 13 tháng 5, Đức Phanxicô đã dành cho các nhà báo một cuộc phỏng vấn về đủ mọi vấn đề thời sự. Khi được hỏi về việc Đức Mẹ hiện ra ở Medjugorje, ngài nói rằng những cuộc hiện ra lúc ban đầu cách nay hơn 3 thập niên thì đáng được nghiên cứu thêm, nhưng những thị kiến sau đó thì rất đáng hồ nghi. Theo ngài, căn cứ vào bản tường trình của ủy ban điều tra do Đức Bênêđíctô XVI thiết lập, được đệ nạp cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, thì ta cần phân biệt hai loại hiện ra.
“Đối với các cuộc hiện ra thứ nhất, với các trẻ em, bản tường trình ít nhiều cho rằng loại này cần được tiếp tục nghiên cứu” nhưng còn đối với “những cuộc hiện ra được giả định là vẫn đang tiếp diễn, thì bản tường trình tỏ ý hồ nghi”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng: “bản thân tôi còn hồ nghi hơn thế, tôi thích coi Đức Mẹ là Mẹ, Mẹ của chúng ta, hơn là một phụ nữ đứng đầu một văn phòng ngày nào cũng gửi đi một tin nhắn vào một giờ nhất định. Đó không phải là Mẹ Chúa Giêsu. Những cuộc hiện ra như thế vô giá trị”.
Ngài minh xác rằng đây chỉ là “ý kiến riêng” của ngài, nhưng nói thêm rằng Đức Bà không hề hành động bằng cách nói rằng “ngày mai vào giờ này, con hãy đến và ta sẽ trao tin nhắn cho những người ấy”.
Theo Vatican Insider, 13 trong số 14 thành viên ủy ban có mặt tại một cuộc họp đã bỏ phiếu đề nghị dỡ bỏ lệnh cấm của Vatican đối với các cuộc hành hương chính thức của các giáo phận và giáo xứ tới Medjugorje.
Ủy ban cũng đề nghị việc biến nhà thờ giáo xứ Thánh Giacôbê Tông Đồ thành một nhà thờ giáo hoàng với sự giám sát của Vatican. Động thái này không phải là thừa nhận những cuộc hiện ra, nhưng là thừa nhận những nhu cầu vê đức tin và mục vụ của những người hành hương; đồng thời bảo đảm những hiến tặng tài chính của những người hành hương được kế toán phù hợp.
Vai trò của Ủy ban là đưa ra các khuyến nghị đối với Đức Giáo Hoàng; báo cáo của ủy ban không phải là một phán đoán chính thức của Giáo Hội về những cuộc hiện ra. Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các phóng viên vào ngày 13 tháng Năm rằng “cuối cùng, một cái gì đó sẽ được tuyên bố,” nhưng ngài không đưa ra một thời biểu cụ thể.
Top Stories
The Committee for Supporting Victims of Ocean Pollution of Vinh Diocese May 16, 2017
Committee for Supporting Victims of Ocean Pollution of Vinh Diocese
15:57 19/05/2017
Early in May 2017, over a year after the notorious catastrophe, the committee for supporting victim of environmental contamination of Vinh diocese has launched a special campaign around Europe to hand over the Petition for taking actions from the disaster caused by Hung Nghiep Co. of Ha Tinh Formosa, Ltd.
This disaster is too horrendous to the residents living and working in Central Vietnam and the whole country of Vietnam in general. Worse yet, one year after (what happened), Formosa has yet to make any effort to restore the environmental condition, and provide adequate compensation for damages its victims had endured. Meanwhile, many efforts made to seek justice for victims by means of petitions, rallies, marches, or lawsuits have been hindered, even violently repressed by the authorities.
In order to support victims of ocean pollution in Vinh Diocese, the Committee therefore initiated this Petition, bringing the matter before the world community. The petition has collected nearly 200,000 signatures, most of which are of direct and indirect victims of the Formosa disaster, also from individuals who work in the field of religion, environmental protection agencies, human rights activists, politicians, local and overseas Vietnamese who signed as advocates and companions for the victims.
To bring the Petition to international organizations and institutions, the delegation from Vinh Diocese are as follow:
Bishop Paul Nguyen Thai Hop, Vinh diocese
Rev. Jos. Phan Sy Phuong, deanery of Cua Lo, pastor of Tan Loc, committee chairman
Rev. Ant. Nguyen Thanh Tinh, pastor of Con Se parish, Quang Binh, secretary
Rev. Petr.Tran Van Thanh, pastor of Tam Toa parish, Quang Binh, member
Rev. Petr. Tran Dinh Lai, pastor of Dong Yen parish, KY Anh, member
Rev. JB Bui Khiem Cuong, pastor of pastor of Dong Son parish, Ky Anh, member
Petition's points of contact:
The United Nations, the European Union, foreign state departments, Catholic Church organizations and civil society organizations whose collaborations are actively supporting the victims.
Destinations where the delegation has reached out to and worked with in recent days:
Norway
- Bishop and Monsignor General Representative of the Diocese of Oslo.
- Council of Ecumenical and International Relations Church of Norway and Caritas).
- Norwegian Christian Aid Organization.
- Member of the Foreign and Defence Committee of the Norwegian Parliament.
- Discussion group at the Norwegian Centre for Human Rights.
- Ministry of Foreign Affairs of Norway - Unit in charge of Human Rights Dialogue between Norway and Vietnam.
Bonn, Germany
- Representatives of the Committee for Justice of Peace of the German Bishops' Conference, Dr. Daniel Legutke and Mr. Ulrich Poner.
Brussels, Kingdom of Belgium
- Ministry of Foreign Affairs of Belgium - Department of Trade, Development and Cooperation with Asia.
- Representative of the Green Party of the European Union Parliament.
- Office of EU's Foreign Affairs.
- Client Earth - environmental activist -lawyers
- Front Line Defenders.
- Representatives of the EU Trade Commission.
Geneva, Switzerland
- Joint unit UNEP/OCHA
- Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (OHCHR).
- Universal Rights Group.
- Reception at City Hall of Geneva. Mayor Guillaume Barazzone welcomed the delegation at Geneva's reception room.
Information on the delegation's international campaign will be updated on the following website: https://thamhoaformosa.com.
The Committee for Supporting Victims of Ocean Pollution of Vinh Diocese.
Contacts:
Secretary: Rev. Ant. Nguyen Thanh Tinh
Email: banhotrogpv@gmail.com
https://thamhoaformosa.com/
Translate from Vietnamese by VietCatholic
This disaster is too horrendous to the residents living and working in Central Vietnam and the whole country of Vietnam in general. Worse yet, one year after (what happened), Formosa has yet to make any effort to restore the environmental condition, and provide adequate compensation for damages its victims had endured. Meanwhile, many efforts made to seek justice for victims by means of petitions, rallies, marches, or lawsuits have been hindered, even violently repressed by the authorities.
In order to support victims of ocean pollution in Vinh Diocese, the Committee therefore initiated this Petition, bringing the matter before the world community. The petition has collected nearly 200,000 signatures, most of which are of direct and indirect victims of the Formosa disaster, also from individuals who work in the field of religion, environmental protection agencies, human rights activists, politicians, local and overseas Vietnamese who signed as advocates and companions for the victims.
To bring the Petition to international organizations and institutions, the delegation from Vinh Diocese are as follow:
Bishop Paul Nguyen Thai Hop, Vinh diocese
Rev. Jos. Phan Sy Phuong, deanery of Cua Lo, pastor of Tan Loc, committee chairman
Rev. Ant. Nguyen Thanh Tinh, pastor of Con Se parish, Quang Binh, secretary
Rev. Petr.Tran Van Thanh, pastor of Tam Toa parish, Quang Binh, member
Rev. Petr. Tran Dinh Lai, pastor of Dong Yen parish, KY Anh, member
Rev. JB Bui Khiem Cuong, pastor of pastor of Dong Son parish, Ky Anh, member
Petition's points of contact:
The United Nations, the European Union, foreign state departments, Catholic Church organizations and civil society organizations whose collaborations are actively supporting the victims.
Destinations where the delegation has reached out to and worked with in recent days:
Norway
- Bishop and Monsignor General Representative of the Diocese of Oslo.
- Council of Ecumenical and International Relations Church of Norway and Caritas).
- Norwegian Christian Aid Organization.
- Member of the Foreign and Defence Committee of the Norwegian Parliament.
- Discussion group at the Norwegian Centre for Human Rights.
- Ministry of Foreign Affairs of Norway - Unit in charge of Human Rights Dialogue between Norway and Vietnam.
Bonn, Germany
- Representatives of the Committee for Justice of Peace of the German Bishops' Conference, Dr. Daniel Legutke and Mr. Ulrich Poner.
Brussels, Kingdom of Belgium
- Ministry of Foreign Affairs of Belgium - Department of Trade, Development and Cooperation with Asia.
- Representative of the Green Party of the European Union Parliament.
- Office of EU's Foreign Affairs.
- Client Earth - environmental activist -lawyers
- Front Line Defenders.
- Representatives of the EU Trade Commission.
Geneva, Switzerland
- Joint unit UNEP/OCHA
- Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (OHCHR).
- Universal Rights Group.
- Reception at City Hall of Geneva. Mayor Guillaume Barazzone welcomed the delegation at Geneva's reception room.
Information on the delegation's international campaign will be updated on the following website: https://thamhoaformosa.com.
The Committee for Supporting Victims of Ocean Pollution of Vinh Diocese.
Contacts:
Secretary: Rev. Ant. Nguyen Thanh Tinh
Email: banhotrogpv@gmail.com
https://thamhoaformosa.com/
Translate from Vietnamese by VietCatholic
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sông Nước Tình Quê
Tấn Đạt
20:32 19/05/2017
Ảnh của Tấn Đạt
Quê em dòng nước vơi đầy
Mời anh có dịp ghé đây một chiều
Phù sa màu mỡ phì nhiêu
Cho ta trái ngọt hồn phiêu miệt vườn.
(Trích thơ của Đinh Sỹ Bùi)