Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy đi
Lm. Minh Anh
02:47 21/05/2023
HÃY ĐI!
“Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!”.
“All Hallows College”, một đại học danh tiếng ở Ái Nhĩ Lan, nơi đào tạo các linh mục truyền giáo tại các nước nói tiếng Anh. Trên cánh cửa của đại học, người ta có thể đọc thấy khẩu hiệu ghi rõ mệnh lệnh của Chúa Giêsu, “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng Chúa Nhật Thăng Thiên hôm nay ghi lại mệnh lệnh dứt khoát của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ trước khi Ngài về trời, “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!”.
Vào thời Chúa Giêsu và những năm đầu tiên của Giáo Hội, thật khó để tưởng tượng Phúc Âm sẽ được rao giảng cho mọi quốc gia. Bởi lẽ, cộng đồng những người tin chỉ là một nhóm thiểu số, rải rác trên một khu vực rất nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, Giáo Hội đã có mặt khắp cả địa cầu; Tin Mừng đã đến với mọi đất nước, mọi dân tộc; Thánh Kinh được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ và các môn đệ của Chúa Giêsu tiếp tục được đào tạo, tiếp tục được sai, ‘Hãy đi!’.
Vậy mà, không ít người trong chúng ta có thể dễ dàng chán nản khi chỉ tập trung vào những gì đang xảy ra trong đời sống Hội Thánh ở một nơi nào đó. Edward Schillebeeckx từng cho rằng, “Chúng ta đang sống chính sự nản lòng của các tông đồ tiên khởi trong thời gian giữa ‘cái chết của Chúa Giêsu và lúc họ nhận ra Ngài đã phục sinh’. Như họ, chúng ta có cùng cảm nhận, cùng hoài nghi với sự mơ hồ của họ trên đường Emmaus. Chúng ta biết Chúa Kitô, nhưng là một Chúa Kitô từng bị đóng đinh; vì thế, chúng ta không nhận ra Ngài đang đi, đang sống giữa chúng ta hơn bao giờ hết, dù theo một cách khác. Như các môn đệ Emmaus, chúng ta thường cúi mặt bước đi đầy hoang mang. Phải, chúng ta cần Chúa Kitô xuất hiện trong một hình hài mới để tái định hình chân dung của Ngài, hầu có thể nhận ra Ngài đang hiện diện!”.
Đồng ý một phần với Schillebeeckx, cha Ron Rolheiser còn có một cái nhìn khác, “Giáo Hội ngày nay đang ở trong khoảng thời gian ‘giữa phục sinh và thăng thiên’; Giáo Hội cảm nhận sự nản lòng đáng kể, với những ‘dung mạo’ phù hợp của một nhận thức cũ về Chúa Kitô, nên không nhận ra Ngài trong giây phút hiện tại. Với những ai lớn lên trong một nhận thức đức tin nào đó, thì Chúa Kitô đã bị đóng đinh. Thế nhưng, Chúa Kitô không chết, Hội Thánh không chết. Cả Chúa Kitô và Hội Thánh đang rất sống động bước đi với chúng ta; Ngài đang dần dần tự mình tái định hình ‘dung mạo’ cho chúng ta, diễn giải Thánh Kinh cho chúng ta, và một lần nữa nói với chúng ta rằng: Không phải Chúa Kitô và Hội Thánh cần chịu nhiều đau khổ sao?”.
Anh Chị em,
“Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ!”. Lễ Chúa Lên Trời mời gọi chúng ta đến với một sự thật; rằng, có một Đấng đã chết! Nhưng có một sự thật khác còn phong phú hơn; rằng, Đấng ấy cần từ bỏ cách thức hiện diện trước đây để có thể hiện diện theo một cách mới. Thần học và linh đạo thăng thiên, căn bản gói gọn trong những lời này: Từ chối bám chặt vào những gì từng có, buông bỏ nó, để có thể nhận ra sự sống mới; đón nhận sinh khí của sự sống ấy và thi hành mệnh lệnh ‘Hãy đi!’ Ngài giao phó. Vì thế, lễ Thăng Thiên là lễ của niềm hy vọng; lễ mời gọi chúng ta hãy hy vọng về Chúa Kitô, về Hội Thánh. Nó không phải là một lễ kỷ niệm sự ra đi của Chúa Giêsu; đúng hơn Ngài đi vào trong một sự hiện diện mới với các tông đồ, với chúng ta cách tuyệt vời hơn trong Thánh Thần và qua Thánh Thần.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, dù con gần đất hơn gần trời, xin đừng để lòng con nặng ‘mùi đất’; cho con luôn hướng lên cao, để có thể ngát thơm ‘mùi trời’ và sẵn sàng ra đi để toả hương!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 22/05: Sự hiện diện của Chúa – Lm. Vinh-sơn Nguyễn Văn Định, CS
Giáo Hội Năm Châu
03:54 21/05/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, các môn đệ thưa với Đức Giê-su rằng: “Bây giờ Thầy nói rõ, chứ không còn dùng dụ ngôn nào nữa. Giờ đây, chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và Thầy không cần phải có ai hỏi Thầy. Vì thế, chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến.” Đức Giê-su đáp: “Bây giờ anh em tin à? Này đến giờ -và giờ ấy đã đến rồi- anh em sẽ bị phân tán mỗi người một ngả và để Thầy cô độc một mình. Nhưng Thầy không cô độc đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy. Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:44 21/05/2023
68. Đức Mẹ Ma-ri-a thường đốt cháy lên lửa yêu mến Thiên Chúa, phàm là người tiếp cận Mẹ, yêu mến Mẹ, thì Mẹ cũng sẽ làm cho họ cháy lên lửa yêu mến Thiên Chúa như Mẹ vậy.
(Thánh Bonaventura)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:45 21/05/2023
55. MẬT ONG
Một hôm, mẹ của Mã Lợi đang bận trong bếp, bà ta nói với Mã Lợi:
- “Này con, con vào trong tủ đựng bát lấy cho mẹ trái chanh được không, đây là chìa khóa tủ chén bát.
Mã Lợi đến phòng ăn, nhìn đông nhìn tây, hy vọng tìm thấy một vài thứ gì đó có thể ăn, cuối cùng cặp mắt của nó đã nhìn thấy bình mật ong, nó nhón chân lên và lấy ngón tay nhúng vào trong bình mật ong. Ái dà, không biết có thứ gì đó kẹp vào ngón tay của nó, nó rút ngón tay lại và càng không nhịn được hét lớn lên, nguyên là có một con cua đang kẹp cứng ngón tay của nó không nhả ra.
Mấy ngày trước mẹ nó đem mật ong bán đi và nuôi hai con cua trong bỉnh mật ong, bà ta nghe tiếng con gái hét lớn thì vội vàng chạy đến, kéo con cua ra khỏi ngón tay chảy máu của Mã Lợi, sau đó nói với nó:
- “Đây là dạy cho con một bài học, con nên biết tham ăn có thể dẫn đến hậu qủa nghiêm trọng ! Một đứa trẻ mà tham ăn thì sau này lớn lên có thể biến thành lòng tham, lúc đó thì khuynh gia bại sản, hủy hoại sức khỏe của thân thể và linh hồn, lúc đó mà hối hận thì không còn kịp nữa rồi.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 55:
Người không biết tiết chế mình thì có thể gánh vác được trọng trách gì chứ?
Người biết tiết chế mình từ những việc nhỏ nhất thì nhất định cũng có thể gánh vác những việc to lớn, bởi vì tiết chế mình là một loại đức hạnh không phải tự nhiên mà có được, nhưng cần phải tập tành luôn trong đời sống hằng ngày.
Tiết chế luôn đi đôi với ý chí thì mới có thể trụ được lâu dài và thành công.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một hôm, mẹ của Mã Lợi đang bận trong bếp, bà ta nói với Mã Lợi:
- “Này con, con vào trong tủ đựng bát lấy cho mẹ trái chanh được không, đây là chìa khóa tủ chén bát.
Mã Lợi đến phòng ăn, nhìn đông nhìn tây, hy vọng tìm thấy một vài thứ gì đó có thể ăn, cuối cùng cặp mắt của nó đã nhìn thấy bình mật ong, nó nhón chân lên và lấy ngón tay nhúng vào trong bình mật ong. Ái dà, không biết có thứ gì đó kẹp vào ngón tay của nó, nó rút ngón tay lại và càng không nhịn được hét lớn lên, nguyên là có một con cua đang kẹp cứng ngón tay của nó không nhả ra.
Mấy ngày trước mẹ nó đem mật ong bán đi và nuôi hai con cua trong bỉnh mật ong, bà ta nghe tiếng con gái hét lớn thì vội vàng chạy đến, kéo con cua ra khỏi ngón tay chảy máu của Mã Lợi, sau đó nói với nó:
- “Đây là dạy cho con một bài học, con nên biết tham ăn có thể dẫn đến hậu qủa nghiêm trọng ! Một đứa trẻ mà tham ăn thì sau này lớn lên có thể biến thành lòng tham, lúc đó thì khuynh gia bại sản, hủy hoại sức khỏe của thân thể và linh hồn, lúc đó mà hối hận thì không còn kịp nữa rồi.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 55:
Người không biết tiết chế mình thì có thể gánh vác được trọng trách gì chứ?
Người biết tiết chế mình từ những việc nhỏ nhất thì nhất định cũng có thể gánh vác những việc to lớn, bởi vì tiết chế mình là một loại đức hạnh không phải tự nhiên mà có được, nhưng cần phải tập tành luôn trong đời sống hằng ngày.
Tiết chế luôn đi đôi với ý chí thì mới có thể trụ được lâu dài và thành công.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vì sao Chúa Con về trời : xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
14:49 21/05/2023
Vì sao Chúa Con về trời : xét phía con người, xét từ Thiên Chúa
Chữ "thăng" chữ "Trời" không phải trong nhà Đạo mới có, mà trong ngôn ngữ dân gian, người ta đã nói nhiều đến hai “từ” đó : ông ấy đã chầu "trời" rồi; cụ đã "thăng" rồi…
Hôm nay lễ Chúa về trời, lễ Thăng Thiên, tuy có cái "khác" rất xa giữa việc Chúa thăng thiên và con người thăng (ông kia, cụ nọ thăng) nhưng có cái "giống" giữa hai cái thăng đó, là "xa cách", là không thấy bằng con mắt trần nữa. Ta không xét đến sự khác nhau giữa hai việc thăng : Chúa thăng thiên và con người thăng, mà chỉ dừng lại nơi điểm giống nhau giữa 2 việc thăng, tức là “thăng” là xa cách, với câu hỏi sau : Vì sao Chúa về trời, tức là vì sao Chúa xa cách ta?
Ta sẽ xét dưới góc độ con người, và ta sẽ thử xét dưới cái nhìn của Thiên Chúa.
1. Dưới góc độ con người.
Tại sao Chúa về trời, tại sao thầy Giêsu lại giã từ các đồ đệ?
-Thưa là để các đồ đệ trưởng thành. Nếu thầy cứ ở mãi, đồ đệ không trưởng thành được. Có thầy ở bên thì lúc nào cũng bám lấy Thầy, lúc nào cũng hỏi ý kiến Thầy. Cái này làm sao thưa Thầy? Cái kia làm sao hả Thầy? (Khổng Minh Gia Cát Lượng thì dùng túi gấm [cẩm nang] để thay mình chỉ dẫn).
Sư phụ Nasreddin đến Trung Quốc, ở đó ông thâu nhận một số môn đệ và dạy dỗ họ hầu giúp họ chuẩn bị giác ngộ. Nhưng khi đã giác ngộ rồi, các đồ đệ bỏ đi hết không nghe thầy Nasreddin giảng nữa. Người ta hỏi thầy có buồn không khi đồ đệ bỏ thầy như vậy. Nasreddin trả lời: “Không phải là danh sư (thầy nổi tiếng) nếu suốt đời đệ tử cứ phải ở với thầy”. Đệ tử phải ra đi xa thầy, thì thầy mới là danh sư. Trường hợp của thầy Giêsu thì ngược lại nhưng cũng cùng mục tiêu. Thay vì đệ tử xa thầy, thì thầy xa đệ tử, để đệ tử tự mình xoay sở và trưởng thành.
Bộ phim “Ở nhà một mình” với bé Mc Caulkin thủ vai chính cho ta thấy, khi cha mẹ đi vắng, bé này đã nảy ra nhiều sáng kiến độc đáo trong việc chống lại kẻ trộm. Đây là bộ phim, tưởng tượng, nhưng thực tế vẫn có thể như vậy. Những trẻ em mất bố mẹ sớm thường trưởng thành và chững chạc hơn những đứa trẻ đầy đủ mẹ cha và sống với cha mẹ cho đến già đầu.
Trong thuật lãnh đạo, người ta kể có 3 loại thầy :
-Loại 1 : Thày và trò "cùng" làm. Tam cùng : cùng ăn, cùng ở, cùng làm.
-Loại 2 : Thầy không cần làm, nhưng sự "hiện diện" của thầy cũng đủ cho đệ tử phấn chấn.
-Loại 3 : không có thầy hiện diện mà chỉ cần "nhớ" đến, nghĩ về thầy, là đệ tử hăng say làm việc.
Đức Giêsu chắc phải là loại thầy thứ ba này. Thứ ba theo liệt kê, nhưng lại là đệ nhất theo thứ hạng : đệ nhất danh sư. Chỉ cần nhớ đến thầy, là trò lên tinh thần. “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”
Vậy ở góc độ con người suy nghĩ, vì sao Chúa xa cách ta : là để đồ đệ trưởng thành…
2. Dưới góc độ Thiên Chúa
Tại sao Chúa Giêsu lại xa cách các môn đệ? Ta hãy để chính Chúa Giêsu trả lời, và trả lời này được Sách Tin Mừng Gioan ghi rõ :
Ga 14,3 : Thầy đi là để dọn chỗ cho anh em. Không phải trên Nước Trời sẽ có ghế có bàn, phải dọn phải dẹp, nhưng Đức Giêsu muốn nói Ngài đi trước. Trong ngành du lịch gọi là tiền trạm.
Người thứ nhất từ kẻ chết sống lại là Ngài, thì người thứ nhất lên trời cũng là Ngài. Người thứ nhất chứ không phải người duy nhất. Thứ nhất là đi trước. Chúng ta sẽ là thứ hai, thứ ba, thứ một tỷ... Người thứ nhất như vậy là để dọn đường dọn chỗ. Và rồi Thầy sẽ trở lại đón đồ đệ, để Thầy ở đâu, đồ đệ cũng ở đó với Thầy.
Ga 16,7 : Thầy đi thì có lợi cho anh em.
Đức Giêsu không nói suông : Thầy đi, người khác tới. Mà nói rõ : có lợi cho anh em. Cán cân “lợi” đã nghiêng về người sẽ tới, tức Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ.
Người ta thường sánh ví thế này :
-Nếu Giáo hội là một toà nhà, thì người có sáng kiến xây toà nhà đó là Chúa Cha. Người thực hiện, người xây là Chúa Con; và người bảo trì, trang trí, làm cho toà nhà hoạt động là Chúa Thánh Thần. Vai trò bảo tri, trang hoàng, điều hành, quan trọng đến mức nào.
-Nếu Giáo hội là một đoàn thể, thì người có ý định lập đoàn thể là Chúa Cha. Người thành lập là Chúa Con, và Người nuôi dưỡng đoàn thể đó sống là Chúa Thánh Thần. Thầy đi thì có lợi vì lúc đó Đấng nuôi dưỡng mới tới. Ta hay nói, lập một đoàn thể không khó cho bằng duy trì đoàn thể đó hoạt động.
-Nếu Giáo hội là một lớp học thì Đức Giêsu là thầy dạy, chất liệu để dạy là từ Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần là Đấng Ôn Tập, làm cho học trò nhớ và làm điều thầy dạy. Thầy đi thì có lợi cho anh em, vì lúc đó Đấng Ôn Tập sẽ tới (Ga 16,13-15; 14,26).
c) Ga 14, 12 Họ làm những việc Thầy làm và còn làm những việc lớn hơn nữa khi Thầy về cùng Cha.
Thầy ra đi, là để chứng tỏ tin tưởng vào đồ đệ. Người ta kể rằng khi Đức Giêsu hoàn tất sứ mạng ở trần gian, Người về trời. Thiên thần Gabriel đi đón từ xa, và phỏng vấn :
-Thưa Ngài, công trình Ngài được tiếp tục thế nào ở trần gian?
-Ta có 12 tông đồ, một nhóm môn đệ và vài ba phụ nữ. Ta đã trao cho họ sứ mạng rao giảng Tin Mừng tới mút cùng trái đất.
Nghe vậy, chưa thoả mãn, thiên thần Gabriel hỏi thêm :
-Nếu nhóm nhỏ đó thất bại, Ngài có chương trình nào khác không? Có phương án 2, kế hoạch B… không?
Đức Giêsu mỉm cười :
-Không, ta không dự trù kế hoạch nào khác. Ta tin tưởng vào họ.
Tin Mừng Ga 14,12 ghi rõ : Họ làm những việc Thầy làm và còn làm những việc lớn hơn nữa khi Thầy về cùng Cha.
Chả trách gì Tin Mừng Luca thuật lại việc Chúa về trời, xa cách các môn đệ, lại ghi rõ ràng đầy ”mâu thuẫn”, khi xa cách Thầy, các môn đệ không buồn mà lại “lòng đầy hoan hỷ” (Lc 24, 52).
Mỗi người chúng ta đều có lúc phải ra đi. Ông bà sẽ ra đi, cha mẹ sẽ ra đi. Ta đã chuẩn bị gì cho con cái chưa để khi ra đi, con cái, con cháu ta đã trưởng thành, đủ hành trang vào cuộc sống.
Ta là người lãnh đạo, người thợ chuyên môn… Khi rời vị trí, ta phải làm sao để không có một khoảng trống nào, không có một công việc nào bị suy sụp, mà trái lại, người đến sau vẫn hoạt động và hoạt động còn hơn ta nữa, như vậy ta mới là danh sư đệ nhất, giống đệ nhất danh sư Giêsu : Thầy đi thì có lợi cho anh em.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Chữ "thăng" chữ "Trời" không phải trong nhà Đạo mới có, mà trong ngôn ngữ dân gian, người ta đã nói nhiều đến hai “từ” đó : ông ấy đã chầu "trời" rồi; cụ đã "thăng" rồi…
Hôm nay lễ Chúa về trời, lễ Thăng Thiên, tuy có cái "khác" rất xa giữa việc Chúa thăng thiên và con người thăng (ông kia, cụ nọ thăng) nhưng có cái "giống" giữa hai cái thăng đó, là "xa cách", là không thấy bằng con mắt trần nữa. Ta không xét đến sự khác nhau giữa hai việc thăng : Chúa thăng thiên và con người thăng, mà chỉ dừng lại nơi điểm giống nhau giữa 2 việc thăng, tức là “thăng” là xa cách, với câu hỏi sau : Vì sao Chúa về trời, tức là vì sao Chúa xa cách ta?
Ta sẽ xét dưới góc độ con người, và ta sẽ thử xét dưới cái nhìn của Thiên Chúa.
1. Dưới góc độ con người.
Tại sao Chúa về trời, tại sao thầy Giêsu lại giã từ các đồ đệ?
-Thưa là để các đồ đệ trưởng thành. Nếu thầy cứ ở mãi, đồ đệ không trưởng thành được. Có thầy ở bên thì lúc nào cũng bám lấy Thầy, lúc nào cũng hỏi ý kiến Thầy. Cái này làm sao thưa Thầy? Cái kia làm sao hả Thầy? (Khổng Minh Gia Cát Lượng thì dùng túi gấm [cẩm nang] để thay mình chỉ dẫn).
Sư phụ Nasreddin đến Trung Quốc, ở đó ông thâu nhận một số môn đệ và dạy dỗ họ hầu giúp họ chuẩn bị giác ngộ. Nhưng khi đã giác ngộ rồi, các đồ đệ bỏ đi hết không nghe thầy Nasreddin giảng nữa. Người ta hỏi thầy có buồn không khi đồ đệ bỏ thầy như vậy. Nasreddin trả lời: “Không phải là danh sư (thầy nổi tiếng) nếu suốt đời đệ tử cứ phải ở với thầy”. Đệ tử phải ra đi xa thầy, thì thầy mới là danh sư. Trường hợp của thầy Giêsu thì ngược lại nhưng cũng cùng mục tiêu. Thay vì đệ tử xa thầy, thì thầy xa đệ tử, để đệ tử tự mình xoay sở và trưởng thành.
Bộ phim “Ở nhà một mình” với bé Mc Caulkin thủ vai chính cho ta thấy, khi cha mẹ đi vắng, bé này đã nảy ra nhiều sáng kiến độc đáo trong việc chống lại kẻ trộm. Đây là bộ phim, tưởng tượng, nhưng thực tế vẫn có thể như vậy. Những trẻ em mất bố mẹ sớm thường trưởng thành và chững chạc hơn những đứa trẻ đầy đủ mẹ cha và sống với cha mẹ cho đến già đầu.
Trong thuật lãnh đạo, người ta kể có 3 loại thầy :
-Loại 1 : Thày và trò "cùng" làm. Tam cùng : cùng ăn, cùng ở, cùng làm.
-Loại 2 : Thầy không cần làm, nhưng sự "hiện diện" của thầy cũng đủ cho đệ tử phấn chấn.
-Loại 3 : không có thầy hiện diện mà chỉ cần "nhớ" đến, nghĩ về thầy, là đệ tử hăng say làm việc.
Đức Giêsu chắc phải là loại thầy thứ ba này. Thứ ba theo liệt kê, nhưng lại là đệ nhất theo thứ hạng : đệ nhất danh sư. Chỉ cần nhớ đến thầy, là trò lên tinh thần. “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”
Vậy ở góc độ con người suy nghĩ, vì sao Chúa xa cách ta : là để đồ đệ trưởng thành…
2. Dưới góc độ Thiên Chúa
Tại sao Chúa Giêsu lại xa cách các môn đệ? Ta hãy để chính Chúa Giêsu trả lời, và trả lời này được Sách Tin Mừng Gioan ghi rõ :
Ga 14,3 : Thầy đi là để dọn chỗ cho anh em. Không phải trên Nước Trời sẽ có ghế có bàn, phải dọn phải dẹp, nhưng Đức Giêsu muốn nói Ngài đi trước. Trong ngành du lịch gọi là tiền trạm.
Người thứ nhất từ kẻ chết sống lại là Ngài, thì người thứ nhất lên trời cũng là Ngài. Người thứ nhất chứ không phải người duy nhất. Thứ nhất là đi trước. Chúng ta sẽ là thứ hai, thứ ba, thứ một tỷ... Người thứ nhất như vậy là để dọn đường dọn chỗ. Và rồi Thầy sẽ trở lại đón đồ đệ, để Thầy ở đâu, đồ đệ cũng ở đó với Thầy.
Ga 16,7 : Thầy đi thì có lợi cho anh em.
Đức Giêsu không nói suông : Thầy đi, người khác tới. Mà nói rõ : có lợi cho anh em. Cán cân “lợi” đã nghiêng về người sẽ tới, tức Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ.
Người ta thường sánh ví thế này :
-Nếu Giáo hội là một toà nhà, thì người có sáng kiến xây toà nhà đó là Chúa Cha. Người thực hiện, người xây là Chúa Con; và người bảo trì, trang trí, làm cho toà nhà hoạt động là Chúa Thánh Thần. Vai trò bảo tri, trang hoàng, điều hành, quan trọng đến mức nào.
-Nếu Giáo hội là một đoàn thể, thì người có ý định lập đoàn thể là Chúa Cha. Người thành lập là Chúa Con, và Người nuôi dưỡng đoàn thể đó sống là Chúa Thánh Thần. Thầy đi thì có lợi vì lúc đó Đấng nuôi dưỡng mới tới. Ta hay nói, lập một đoàn thể không khó cho bằng duy trì đoàn thể đó hoạt động.
-Nếu Giáo hội là một lớp học thì Đức Giêsu là thầy dạy, chất liệu để dạy là từ Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần là Đấng Ôn Tập, làm cho học trò nhớ và làm điều thầy dạy. Thầy đi thì có lợi cho anh em, vì lúc đó Đấng Ôn Tập sẽ tới (Ga 16,13-15; 14,26).
c) Ga 14, 12 Họ làm những việc Thầy làm và còn làm những việc lớn hơn nữa khi Thầy về cùng Cha.
Thầy ra đi, là để chứng tỏ tin tưởng vào đồ đệ. Người ta kể rằng khi Đức Giêsu hoàn tất sứ mạng ở trần gian, Người về trời. Thiên thần Gabriel đi đón từ xa, và phỏng vấn :
-Thưa Ngài, công trình Ngài được tiếp tục thế nào ở trần gian?
-Ta có 12 tông đồ, một nhóm môn đệ và vài ba phụ nữ. Ta đã trao cho họ sứ mạng rao giảng Tin Mừng tới mút cùng trái đất.
Nghe vậy, chưa thoả mãn, thiên thần Gabriel hỏi thêm :
-Nếu nhóm nhỏ đó thất bại, Ngài có chương trình nào khác không? Có phương án 2, kế hoạch B… không?
Đức Giêsu mỉm cười :
-Không, ta không dự trù kế hoạch nào khác. Ta tin tưởng vào họ.
Tin Mừng Ga 14,12 ghi rõ : Họ làm những việc Thầy làm và còn làm những việc lớn hơn nữa khi Thầy về cùng Cha.
Chả trách gì Tin Mừng Luca thuật lại việc Chúa về trời, xa cách các môn đệ, lại ghi rõ ràng đầy ”mâu thuẫn”, khi xa cách Thầy, các môn đệ không buồn mà lại “lòng đầy hoan hỷ” (Lc 24, 52).
Mỗi người chúng ta đều có lúc phải ra đi. Ông bà sẽ ra đi, cha mẹ sẽ ra đi. Ta đã chuẩn bị gì cho con cái chưa để khi ra đi, con cái, con cháu ta đã trưởng thành, đủ hành trang vào cuộc sống.
Ta là người lãnh đạo, người thợ chuyên môn… Khi rời vị trí, ta phải làm sao để không có một khoảng trống nào, không có một công việc nào bị suy sụp, mà trái lại, người đến sau vẫn hoạt động và hoạt động còn hơn ta nữa, như vậy ta mới là danh sư đệ nhất, giống đệ nhất danh sư Giêsu : Thầy đi thì có lợi cho anh em.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Con đường phía trước luôn bất ngờ tuyệt vời
Lm. Minh Anh
15:31 21/05/2023
CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC LUÔN BẤT NGỜ TUYỆT VỜI
“Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói!”.
Arminius nói, “Đức tin là tác động của Thiên Chúa, soi sáng tâm trí và niêm phong trái tim! Con đường phía trước luôn bất ngờ tuyệt vời. Nó là quà tặng đơn thuần của Ngài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Nếu con đường phía trước của đức tin luôn bất ngờ tuyệt vời như Arminius nhận định thì Thánh Thần Chúa Giêsu hứa, Thánh Thần mà Phaolô cầu xin cho các tín hữu Êphêsô qua Lời Chúa hôm nay là quà tặng bất ngờ tuyệt vời hơn!
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ mô tả thực trạng đức tin của các tín hữu Êphêsô, họ không biết Chúa Thánh Thần; thật ý vị, nó còn tiết lộ thực trạng đức tin của bạn và tôi! Bởi lẽ, thú nhận của họ, cách nào đó, cũng có thể là nhìn nhận của nhiều người trong chúng ta. Rằng, “Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói!”. Các tín hữu Êphêsô cần được hướng dẫn về vai trò của Chúa Thánh Thần; và cả chúng ta, cũng cần được giáo huấn trong đức tin về Ngài.
Trong Tin Mừng hôm nay, các môn đệ tỏ ra tự tin, pha lẫn chút tự phụ, về nhận thức của họ đối với Chúa Giêsu, “Giờ đây, chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và không cần phải có ai hỏi Thầy. Chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến!”. Ngờ đâu, Chúa Giêsu chọc thủng sự tự tin mong manh đó! Ngài cho biết, chỉ trong một thời gian rất ngắn nữa, họ sẽ bỏ rơi Ngài, phó mặc Ngài, và mỗi người sẽ đi theo một con đường riêng, “Này đã đến giờ, và giờ ấy đã đến rồi, các con sẽ phân tán mỗi người một ngả và để Thầy cô độc một mình!”.
Như các tín hữu Êphêsô, chúng ta vẫn là những con người dò dẫm, còn phải học biết rất nhiều điều về Chúa Giêsu, về Thiên Chúa, cũng như học biết mối quan hệ hỗ tương giữa chúng ta với Ngài và ngược lại. Hơn các môn đệ Êphêsô, chúng ta được nghe, được lãnh nhận Thánh Thần; tuy nhiên, mỗi người vẫn phải tìm hiểu vị trí và vai trò của Ngài trong từng biến cố cuộc sống mình. Và khi nói đến đức tin, Thánh Thần sẽ là một tác nhân không thể thiếu của linh hồn; vì nhờ Ngài, chúng ta mới có khả năng khám phá mỗi ngày những ‘cảnh vực thần linh’ kỳ diệu của đời sống ân sủng với tư cách con cái Thiên Chúa. ‘Con đường phía trước luôn bất ngờ tuyệt vời’ mà chính Thánh Thần sẽ giúp mỗi người khám phá!
Anh Chị em,
“Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói!”. Hãy để nhìn nhận này thức tỉnh chúng ta! Bởi lẽ, có Thánh Thần là một chuyện, sống theo Thánh Thần là chuyện hoàn toàn khác! Bằng chứng là chúng ta chưa biến đổi! Hiểu biết của chúng ta đang chỉ ở tầm thấp với những gì khả giác; với Ngài, chúng ta mới có khả năng vói tới những tầm cao của ân sủng. Chúa Thánh Thần không ngừng vén mở cho chúng ta những điều mới lạ từ Thiên Chúa, một người Cha gần gũi, yêu thương với nhiều bất ngờ. Và điều bất ngờ lớn nhất là tình yêu Ngài dành cho chúng ta! Bạn và tôi đang nằm trong lòng bàn tay Cha, Ngài có kế hoạch và chương trình riêng cho từng người. Vì thế, giữa cuộc đời cam go này, hãy bám chặt Chúa Thánh Thần, ngoan nguỳ, dễ bảo với Ngài. ‘Con đường phía trước luôn có những bất ngờ tuyệt vời’ cho dẫu đó có thể là chông gai, thập giá. Có Ngài, chúng ta an tâm!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con luôn nói “Có” với Chúa Thánh Thần. Với Ngài, con sẽ không nhàm chán với những gì quen thuộc, không bao giờ choáng ngợp với những gì bất ngờ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nga cảnh báo tác hại nặng nếu phương Tây cung cấp máy bay cho Ukraine
Thanh Quảng sdb
04:41 21/05/2023
Nga cảnh báo "tác hại nặng" nếu phương Tây cung cấp máy bay cho Ukraine
Nga cảnh báo phương Tây về "những tác hại khổng lồ" nếu cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine. Cảnh báo này được đưa ra sau khi Mỹ tuyên bố sẽ cho phép các đồng minh của mình chuyển giao các máy bay quân sự cho Ukraine.
(Tin Vatican - Stefan J. Bos)
Thủ tướng Anh Rishi Sunak ôm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, một thành phố Nhật Bản đã từng bị phá hủy bởi quả bom hạt nhân của Mỹ vào cuối Thế chiến thứ hai.
Ông nói "Rất vui được gặp bạn" và "mừng cho bạn đã thành công", Sunak vỗ nhẹ vào lưng Zelensky, người nói với các phóng viên rằng đó là một ngày may lành cho Ukraine.
Ông được biết G7 cho hay Hoa Kỳ đã cho phép các đồng minh cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, bao gồm cả F-16, nhằm tăng cường sức chiến kháng cho Kiev.
Người Cố vấn An ninh Nhà Trắng, Jack Sullivan đã xác nhận với các phóng viên các đợt giao hàng sắp tới mà không đưa ra thời điểm rõ ràng trong bối cảnh có những lo ngại về an ninh. Ông nói thêm: "Khi việc đào tạo [các phi công chiến đấu] diễn ra trong những tháng tới, chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh của mình để xác định khi nào máy bay sẽ được chuyển giao, ai sẽ giao và số lượng bao nhiêu".
Đáp lại, Nga cảnh báo rằng các nước phương Tây sẽ gặp "tác hại nặng nề" nếu họ cung cấp F-16 cho Ukraine. Trong những ngày gần đây, Moscow sẽ tấn công Ukraine bằng những tên lửa và máy bay không người lái.
Và hôm thứ Bảy (20/5/2023), người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga tuyên bố lực lượng của ông đã kiểm soát hoàn toàn thành phố Bakhmut, ở cả phía đông, nhưng Kiev tuyên bố giao tranh vẫn tiếp diễn.
Tổng thống Zelensky bay đến G7 sau một chuyến thăm ngắn tới Ả Rập Xê Út, nơi ông nói với các quốc gia Ả Rập rằng hầu hết những người hứng chịu sự chiếm đóng của Nga ở Crimea là người Hồi giáo, ám chỉ cộng đồng Tatar.
Các nhà lãnh đạo Ả Rập
Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Ả Rập giúp Ukraine giải phóng bán đảo và các khu vực khác, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực của Kiev nhằm chấm dứt chiến tranh. Zelensky ca ngợi Ả Rập Xê Út trước đề nghị làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột vũ trang. Ông giải thích: “Chúng tôi đã có kinh nghiệm tích cực với Ả Rập Xê Út về việc trả tự do cho các tù binh của chúng tôi bị Nga bắt giữ. "Chúng ta có thể mở rộng kinh nghiệm này."
Saudi Arabia đã cam kết viện trợ 400 triệu USD cho Ukraine vào đầu năm nay và đã bỏ phiếu ủng hộ các nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi Nga chấm dứt cuộc xâm lược và kiềm chế sáp nhập lãnh thổ Ukraine.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu trước Liên đoàn Ả Rập, một tổ chức khu vực của thế giới Ả Rập, ông Zelensky lưu ý rằng "ngay cả khi có những người ở đây tại hội nghị thượng đỉnh có quan điểm khác về cuộc chiến ở vùng đất của chúng tôi, gọi đó là một cuộc xung đột, tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta có thể đoàn kết trong việc cứu người khỏi các trường hợp nhà tù Nga."
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, "Thật không may, có một số người trên thế giới và ở đây trong số các bạn nhắm mắt làm ngơ trước những chiếc cũi và sự thôn tính bất hợp pháp đó."
Zelensky gián tiếp đề cập đến Syria, quốc gia công khai ủng hộ cuộc xâm lược của Nga và Iran, quốc gia đã cung cấp máy bay không người lái "kamikaze" hoặc "sát thủ" cho Nga sử dụng ở Ukraine.
Tại G7, nơi ông đến sau đó, các nhà lãnh đạo đã đồng ý hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine trong khi thừa nhận rằng cái mà họ gọi là "cuộc chiến tranh xâm lược của Nga" đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng.
Trong tuyên bố cuối cùng, họ cương quyết sẽ đạt được mục tiêu chung là không xa thải chất độc hại vào năm 2050 bằng cách đẩy nhanh việc xử dụng và tìm kiếm năng lượng sạch.
Mỹ xin lỗi dù chương trình đã hoạch định, sau G7, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ thăm Úc.
Tuy Tổng thống Mỹ xin lỗi Thủ tướng Úc Anthony Albanese vì không theo như hoạch định, ông phải vội vã trở về nước để giám sát các cuộc đàm phán ngân sách và ngăn chặn vụ vỡ nợ đầu tiên trong lịch sử của Hoa Kỳ.
"Tôi thực sự xin lỗi Thủ tướng vì đã để ngài đến đây thay vì tôi đi Australia", ông nói với nhà lãnh đạo Australia ngồi cạnh mình ở Hiroshima. "Vì tôi có một việc tối khẩn ngay bây giờ và tôi phải về để giải quyết điều đó."
Đáp lại, Thủ tướng Albanese nói với Tổng thống Biden: "Tôi rất buồn vì bạn không thể viếng thăm nước Úc vào lúc này, nhưng tôi thông cảm với hoàn cảnh mà ngài đang phải đối diện vì chính cá nhân tôi cũng phải giải quyết những vấn đề tương tự."
Thủ tướng Albanese đã làm rơi một tờ báo khi bắt tay Biden, người đã chìa tay ra trước mặt ông và nói: "Tất cả hoạt động chính trị có thể mang tính địa phương, nhưng tình bạn của chúng ta vẫn trường tồn…" và Thủ tướng Albanese đáp: “Chắc chắn rồi!”
Cả hai nhà lãnh đạo sau đó đã xiết chặt tình bạn qua một thỏa thuận về khí hậu, khoáng sản và năng lượng.
Nga cảnh báo phương Tây về "những tác hại khổng lồ" nếu cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine. Cảnh báo này được đưa ra sau khi Mỹ tuyên bố sẽ cho phép các đồng minh của mình chuyển giao các máy bay quân sự cho Ukraine.
(Tin Vatican - Stefan J. Bos)
Thủ tướng Anh Rishi Sunak ôm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, một thành phố Nhật Bản đã từng bị phá hủy bởi quả bom hạt nhân của Mỹ vào cuối Thế chiến thứ hai.
Ông nói "Rất vui được gặp bạn" và "mừng cho bạn đã thành công", Sunak vỗ nhẹ vào lưng Zelensky, người nói với các phóng viên rằng đó là một ngày may lành cho Ukraine.
Ông được biết G7 cho hay Hoa Kỳ đã cho phép các đồng minh cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, bao gồm cả F-16, nhằm tăng cường sức chiến kháng cho Kiev.
Người Cố vấn An ninh Nhà Trắng, Jack Sullivan đã xác nhận với các phóng viên các đợt giao hàng sắp tới mà không đưa ra thời điểm rõ ràng trong bối cảnh có những lo ngại về an ninh. Ông nói thêm: "Khi việc đào tạo [các phi công chiến đấu] diễn ra trong những tháng tới, chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh của mình để xác định khi nào máy bay sẽ được chuyển giao, ai sẽ giao và số lượng bao nhiêu".
Đáp lại, Nga cảnh báo rằng các nước phương Tây sẽ gặp "tác hại nặng nề" nếu họ cung cấp F-16 cho Ukraine. Trong những ngày gần đây, Moscow sẽ tấn công Ukraine bằng những tên lửa và máy bay không người lái.
Và hôm thứ Bảy (20/5/2023), người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga tuyên bố lực lượng của ông đã kiểm soát hoàn toàn thành phố Bakhmut, ở cả phía đông, nhưng Kiev tuyên bố giao tranh vẫn tiếp diễn.
Tổng thống Zelensky bay đến G7 sau một chuyến thăm ngắn tới Ả Rập Xê Út, nơi ông nói với các quốc gia Ả Rập rằng hầu hết những người hứng chịu sự chiếm đóng của Nga ở Crimea là người Hồi giáo, ám chỉ cộng đồng Tatar.
Các nhà lãnh đạo Ả Rập
Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Ả Rập giúp Ukraine giải phóng bán đảo và các khu vực khác, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực của Kiev nhằm chấm dứt chiến tranh. Zelensky ca ngợi Ả Rập Xê Út trước đề nghị làm trung gian hòa giải trong cuộc xung đột vũ trang. Ông giải thích: “Chúng tôi đã có kinh nghiệm tích cực với Ả Rập Xê Út về việc trả tự do cho các tù binh của chúng tôi bị Nga bắt giữ. "Chúng ta có thể mở rộng kinh nghiệm này."
Saudi Arabia đã cam kết viện trợ 400 triệu USD cho Ukraine vào đầu năm nay và đã bỏ phiếu ủng hộ các nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi Nga chấm dứt cuộc xâm lược và kiềm chế sáp nhập lãnh thổ Ukraine.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu trước Liên đoàn Ả Rập, một tổ chức khu vực của thế giới Ả Rập, ông Zelensky lưu ý rằng "ngay cả khi có những người ở đây tại hội nghị thượng đỉnh có quan điểm khác về cuộc chiến ở vùng đất của chúng tôi, gọi đó là một cuộc xung đột, tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta có thể đoàn kết trong việc cứu người khỏi các trường hợp nhà tù Nga."
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, "Thật không may, có một số người trên thế giới và ở đây trong số các bạn nhắm mắt làm ngơ trước những chiếc cũi và sự thôn tính bất hợp pháp đó."
Zelensky gián tiếp đề cập đến Syria, quốc gia công khai ủng hộ cuộc xâm lược của Nga và Iran, quốc gia đã cung cấp máy bay không người lái "kamikaze" hoặc "sát thủ" cho Nga sử dụng ở Ukraine.
Tại G7, nơi ông đến sau đó, các nhà lãnh đạo đã đồng ý hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine trong khi thừa nhận rằng cái mà họ gọi là "cuộc chiến tranh xâm lược của Nga" đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng.
Trong tuyên bố cuối cùng, họ cương quyết sẽ đạt được mục tiêu chung là không xa thải chất độc hại vào năm 2050 bằng cách đẩy nhanh việc xử dụng và tìm kiếm năng lượng sạch.
Mỹ xin lỗi dù chương trình đã hoạch định, sau G7, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ thăm Úc.
Tuy Tổng thống Mỹ xin lỗi Thủ tướng Úc Anthony Albanese vì không theo như hoạch định, ông phải vội vã trở về nước để giám sát các cuộc đàm phán ngân sách và ngăn chặn vụ vỡ nợ đầu tiên trong lịch sử của Hoa Kỳ.
"Tôi thực sự xin lỗi Thủ tướng vì đã để ngài đến đây thay vì tôi đi Australia", ông nói với nhà lãnh đạo Australia ngồi cạnh mình ở Hiroshima. "Vì tôi có một việc tối khẩn ngay bây giờ và tôi phải về để giải quyết điều đó."
Đáp lại, Thủ tướng Albanese nói với Tổng thống Biden: "Tôi rất buồn vì bạn không thể viếng thăm nước Úc vào lúc này, nhưng tôi thông cảm với hoàn cảnh mà ngài đang phải đối diện vì chính cá nhân tôi cũng phải giải quyết những vấn đề tương tự."
Thủ tướng Albanese đã làm rơi một tờ báo khi bắt tay Biden, người đã chìa tay ra trước mặt ông và nói: "Tất cả hoạt động chính trị có thể mang tính địa phương, nhưng tình bạn của chúng ta vẫn trường tồn…" và Thủ tướng Albanese đáp: “Chắc chắn rồi!”
Cả hai nhà lãnh đạo sau đó đã xiết chặt tình bạn qua một thỏa thuận về khí hậu, khoáng sản và năng lượng.
ĐTC Phanxicô: Chúng ta đừng quen với xung đột và bạo lực
Thanh Quảng sdb
16:17 21/05/2023
ĐTC Phanxicô: Chúng ta đừng quen với xung đột và bạo lực
Tại buổi đọc kinh “Lạy Nữ Vương” trưa Chúa nhật 21/5/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy thúc đẩy đối thoại ở Sudan, và tiếp tục sát cánh bên những người dân Ukraine đang “bị vùi dập”.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm Chúa nhật đã đưa ra “lời kêu gọi chân thành” đối với các phe phái tham chiến ở Sudan là hãy hạ vũ khí, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế “nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng cuộc đối thoại chiến thắng và làm suy giản những đau khổ cho dân chúng”.
Đức Thánh Cha khuyến khích các thỏa thuận một phần đã đạt được kết quả, nhưng lưu ý rằng sau một tháng bạo lực, tình hình vẫn còn nghiêm trọng.
ĐTC nài nỉ: “Làm ơn, chúng ta đừng quen với xung đột và bạo lực. Chúng ta đừng quen với chiến tranh!” Chúng ta đừng quen với chiến tranh!
Như thông lệ, Đức Thánh Cha cũng thêm một lời khẩn cầu hãy tiếp tục sát cánh bên những người dân Ukraine “đau khổ”.
Ngày truyền thông thế giới
Trong bài phát biểu sau Kinh Lạy Nữ Vương, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý đến việc kỷ niệm Ngày Truyền thông Thế giới, được cử hành hàng năm vào Chúa Nhật trước Lễ Hiện Xuống. “Chính trái tim thúc đẩy chúng ta đến với sự giao tiếp cởi mở và chào đón,” Đức Thánh Cha nói, đề cập đến chủ đề năm nay là “Nói bằng trái tim.”
Nhân cơ hội này, Đức Thánh Cha đã chào thăm các nhân viên truyền thông tại Quảng trường, cảm ơn họ vì công việc của họ và bày tỏ hy vọng nó có thể luôn phục vụ sự thật và lợi ích chung.
“Chính trái tim thúc đẩy chúng ta giao tiếp cởi mở và chào đón lẫn nhau”
Tuần lễ Laudato Sí
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng ghi nhận sự khởi đầu của Tuần lễ Laudato Sí, cảm ơn những người chịu trách nhiệm chuẩn bị các sự kiện và hoạt động để đánh dấu tuần lễ. “Tôi mời tất cả mọi người cùng làm việc để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta,” ĐTC nói, đồng thời nói thêm, “Có rất nhiều nhu cầu để tập hợp chuyên gia và sự sáng tạo lại với nhau.”
Đồng thời, ngài nhắc lại những thảm họa thiên nhiên gần đây liên quan đến biến đổi khí hậu, bao gồm lũ lụt ở vùng Emilia Romagna của Ý, và một lần nữa nhấn mạnh sự gần gũi của ngài với những người bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.
Sau đó, Đức Thánh Cha đề cập đến các tập sách Laudato Sí do Thánh Bộ Cổ vũ Sự Phát triển Con người Toàn diện phối hợp với Viện Môi trường Stockholm soạn thảo, đã được phát hành cho những người có mặt Chúa Nhật hôm nay tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha kết thúc bài phát biểu của mình bằng lời chào mừng tới những người hành hương và du khách có mặt tại buổi triều yết hôm nay.
Tại buổi đọc kinh “Lạy Nữ Vương” trưa Chúa nhật 21/5/2023, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy thúc đẩy đối thoại ở Sudan, và tiếp tục sát cánh bên những người dân Ukraine đang “bị vùi dập”.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm Chúa nhật đã đưa ra “lời kêu gọi chân thành” đối với các phe phái tham chiến ở Sudan là hãy hạ vũ khí, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế “nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng cuộc đối thoại chiến thắng và làm suy giản những đau khổ cho dân chúng”.
Đức Thánh Cha khuyến khích các thỏa thuận một phần đã đạt được kết quả, nhưng lưu ý rằng sau một tháng bạo lực, tình hình vẫn còn nghiêm trọng.
ĐTC nài nỉ: “Làm ơn, chúng ta đừng quen với xung đột và bạo lực. Chúng ta đừng quen với chiến tranh!” Chúng ta đừng quen với chiến tranh!
Như thông lệ, Đức Thánh Cha cũng thêm một lời khẩn cầu hãy tiếp tục sát cánh bên những người dân Ukraine “đau khổ”.
Ngày truyền thông thế giới
Trong bài phát biểu sau Kinh Lạy Nữ Vương, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý đến việc kỷ niệm Ngày Truyền thông Thế giới, được cử hành hàng năm vào Chúa Nhật trước Lễ Hiện Xuống. “Chính trái tim thúc đẩy chúng ta đến với sự giao tiếp cởi mở và chào đón,” Đức Thánh Cha nói, đề cập đến chủ đề năm nay là “Nói bằng trái tim.”
Nhân cơ hội này, Đức Thánh Cha đã chào thăm các nhân viên truyền thông tại Quảng trường, cảm ơn họ vì công việc của họ và bày tỏ hy vọng nó có thể luôn phục vụ sự thật và lợi ích chung.
“Chính trái tim thúc đẩy chúng ta giao tiếp cởi mở và chào đón lẫn nhau”
Tuần lễ Laudato Sí
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng ghi nhận sự khởi đầu của Tuần lễ Laudato Sí, cảm ơn những người chịu trách nhiệm chuẩn bị các sự kiện và hoạt động để đánh dấu tuần lễ. “Tôi mời tất cả mọi người cùng làm việc để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta,” ĐTC nói, đồng thời nói thêm, “Có rất nhiều nhu cầu để tập hợp chuyên gia và sự sáng tạo lại với nhau.”
Đồng thời, ngài nhắc lại những thảm họa thiên nhiên gần đây liên quan đến biến đổi khí hậu, bao gồm lũ lụt ở vùng Emilia Romagna của Ý, và một lần nữa nhấn mạnh sự gần gũi của ngài với những người bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.
Sau đó, Đức Thánh Cha đề cập đến các tập sách Laudato Sí do Thánh Bộ Cổ vũ Sự Phát triển Con người Toàn diện phối hợp với Viện Môi trường Stockholm soạn thảo, đã được phát hành cho những người có mặt Chúa Nhật hôm nay tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha kết thúc bài phát biểu của mình bằng lời chào mừng tới những người hành hương và du khách có mặt tại buổi triều yết hôm nay.
Đức Thánh Cha ủy thác cho Đức Hồng Y Matteo Zuppi sứ mệnh hòa bình Ukraine
Đặng Tự Do
17:10 21/05/2023
Theo văn phòng báo chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy thác cho Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng Giám mục Bologna và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, dẫn đầu một sứ mệnh hòa bình để giải quyết cuộc chiến ở Ukraine.
Nhiệm vụ này nhằm mục đích góp phần “làm giảm căng thẳng trong cuộc xung đột Ukraine, với hy vọng rằng điều này có thể khởi xướng những con đường hòa bình, điều mà Đức Thánh Cha không bao giờ từ bỏ,” Matteo Bruni, giám đốc văn phòng, nói với các nhà báo hôm thứ Bảy trong một tuyên bố.
Tuyên bố nói thêm rằng Vatican vẫn đang xem xét cách thức và thời điểm Đức Hồng Y Zuppi sẽ thực hiện sứ mệnh.
Công việc của Đức Hồng Y Matteo Zuppi chắc chắn sẽ rất khó khăn. Cho đến nay, Nga không có ý muốn thương lượng bất kể những tổn thất rất lớn trên chiến trường. Sau khi Tổng thống Zelenskiy đưa ra kế hoạch hòa bình 10 điểm tại hội nghị G20 tại Bali Indonesia hôm 14 tháng 11 năm ngoái, cựu tổng thống Nga Medvedev, nay là phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nói 10 điểm là nhiều quá, ông ta có một kế hoạch hòa bình chỉ có một điểm duy nhất đó là Ukraine buông súng đầu hàng vô điều kiện. Điều này xem ra có vẻ vô lý nhưng đó là lập trường chính thức của Nga cho đến nay.
Các nhà lãnh đạo Nga đã nhiều lần nêu ra viễn cảnh chiến tranh hạt nhân trong những tháng gần đây. Trước các mối đe dọa này, Mỹ và các đồng minh của họ đã theo dõi các lực lượng hạt nhân của Nga để tìm dấu hiệu di chuyển hoặc chuẩn bị triển khai chúng.
Gần đây nhất, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hồi cuối tháng 4 cho biết mối đe dọa xung đột hạt nhân đang “tăng lên mỗi ngày”.
“Ngày nay có triển vọng như vậy không? Không may là đúng vậy. Và nó đang phát triển mỗi ngày vì những lý do ai cũng biết,” ông ta nói.
Đây không phải là lần đầu tiên trong năm nay Medvedev nêu ra viễn cảnh chiến tranh hạt nhân. Vào Tháng Giêng, ông ta đã đăng lên Telegram về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và NATO đối với Ukraine, lưu ý rằng, “thất bại của một cường quốc hạt nhân trong một cuộc chiến tranh thông thường có thể gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.”
Source:Catholic News Agency
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 21/5/2023
Đặng Tự Do
17:44 21/05/2023
Chúa Nhật 21 Tháng Năm, Ý và nhiều nước trên thế giới mừng Lễ Chúa Lên Trời hay còn gọi là Lễ Thăng Thiên trong khi một số nước khác đã mừng ngày lễ này vào ngày thứ Năm trước đó.
Kết thúc Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Ngày hôm nay, tại Ý và nhiều quốc gia khác, Lễ Chúa Thăng Thiên được cử hành. Đó là một ngày lễ mà chúng ta biết rõ, nhưng có thể đặt ra một số câu hỏi – ít nhất là hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất: Tại sao chúng ta lại kỷ niệm việc Chúa Giêsu rời khỏi trái đất? Có vẻ như sự ra đi của Ngài phải là một khoảnh khắc đáng buồn, không hẳn là điều đáng vui mừng! Tại sao lại ăn mừng một sự ra đi? Đó là câu hỏi đầu tiên. Câu hỏi thứ hai là bây giờ Chúa Giêsu làm gì ở trên trời? Câu hỏi đầu tiên: Tại sao lại ăn mừng? Câu hỏi thứ hai: Chúa Giêsu làm gì ở trên trời?
Tại sao chúng ta đang ăn mừng. Bởi vì với việc Thăng Thiên, một điều gì đó mới mẻ và tốt đẹp đã xảy ra: Chúa Giêsu đã mang nhân tính của chúng ta, xác thịt của chúng ta, vào thiên đàng – đây là lần đầu tiên – nghĩa là Người đã mang nhân tính đó vào trong Thiên Chúa. Nhân tính mà Ngài mặc lấy trên trái đất đã không còn ở đây. Chúa Giêsu phục sinh không phải là một linh hồn, không. Ngài có cơ thể con người, bằng xương bằng thịt, mọi thứ. Ngài sẽ ở đó trong Chúa. Chúng ta có thể nói rằng từ ngày Thăng Thiên trở đi, chính Thiên Chúa đã “thay đổi” – từ thời điểm đó, Ngài không chỉ là thần linh, mà còn yêu chúng ta đến nỗi Ngài mang xác thịt của chúng ta trong chính Ngài, nhân tính của chúng ta! Do đó, nơi đang chờ đợi chúng ta được chỉ định; đó là phần phúc của chúng ta. Một Giáo Phụ đã viết như thế này: “Thật là một tin tuyệt vời! Đấng đã làm người vì chúng ta […] để biến chúng ta thành anh em của Người, Người tự giới thiệu mình như một con người trước mặt Chúa Cha để gánh vác tất cả những ai liên kết với Người” (Thánh Grêgôriô Nyssa, Diễn văn về Sự Phục sinh của Chúa Kitô, 1). Hôm nay, chúng ta cử hành “cuộc chinh phục thiên đàng” – Chúa Giêsu, Đấng trở về với Chúa Cha, nhưng với nhân tính của chúng ta. Và như vậy, thiên đường đã là của chúng ta một chút. Chúa Giêsu đã mở cửa và xác của Người ở đó.
Câu hỏi thứ hai: Vậy Chúa Giêsu lên trời làm gì? Ngài ở đó vì chúng ta trước mặt Chúa Cha, liên tục cho Ngài thấy nhân tính của chúng ta – cho Ngài thấy những vết thương của Ngài. Tôi thích nghĩ rằng Chúa Giêsu, cầu nguyện như thế này trước mặt Chúa Cha – khiến Người nhìn thấy những vết thương của mình. “Đây là những gì con phải gánh chịu vì nhân loại: Xin hãy làm điều gì đó!” Ngài chỉ cho Chúa Cha cái giá của sự cứu chuộc chúng ta. Chúa Cha xúc động. Đây là một cái gì đó tôi thích nghĩ về. Nhưng anh chị em hãy tự suy nghĩ về điều đó. Đây là cách Chúa Giêsu cầu nguyện. Ngài đã không để chúng ta một mình. Thật vậy, trước khi thăng thiên, Người đã nói với chúng ta, như Tin Mừng hôm nay nói: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20). Ngài luôn ở với chúng ta, nhìn đến chúng ta, và “Ngài hằng sống để chuyển cầu” (Dt 7:25) cho chúng ta. Để làm cho Chúa Cha nhìn thấy vết thương của mình, cho chúng ta. Tóm lại, Chúa Giêsu cầu thay. Ngài đang ở một “chỗ” tốt hơn, trước Cha của Ngài và là Cha của chúng ta, để chuyển cầu cho chúng ta.
Sự cầu bầu cho chúng ta là điều cơ bản. Đức tin này cũng giúp chúng ta – không đánh mất hy vọng, không nản lòng. Trước mặt Chúa Cha, có Đấng làm cho Người thấy những vết thương của Người và chuyển cầu. Xin Nữ Vương Thiên Đàng cầu bầu cho chúng ta bằng sức mạnh của lời cầu nguyện.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Thật đáng buồn, nhưng, một tháng sau khi bạo lực bùng phát ở Sudan, tình hình vẫn tiếp tục nghiêm trọng. Trong khi khuyến khích các thỏa thuận từng phần đã đạt được cho đến nay, tôi lặp lại lời kêu gọi chân thành của mình về việc hạ vũ khí, và tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế nỗ lực hết sức để đối thoại thắng thế và xoa dịu nỗi đau khổ của người dân. Và chúng ta hãy tiếp tục ở gần người dân Ukraine đang bị bao vây.
Hôm nay, Ngày Truyền thông Thế giới được cử hành với chủ đề “Nói bằng trái tim”. Chính trái tim đưa chúng ta tới sự giao tiếp cởi mở và dễ tiếp thu. Tôi chào các nhà báo, các chuyên gia truyền thông, cảm ơn họ vì công việc của họ. Và tôi hy vọng rằng họ có thể luôn làm việc để phục vụ sự thật và vì lợi ích chung. Xin ace một tràng pháo tay cho tất cả các nhà báo!
Hôm nay, Tuần lễ Laudato si' bắt đầu. Tôi cảm ơn Bộ Cổ võ Sự Phát triển Con người Toàn diện và nhiều tổ chức tham gia. Và tôi mời tất cả mọi người cộng tác trong việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Cần phải kết hợp khả năng và sự sáng tạo của chúng ta lại với nhau! Những thảm họa gần đây nhắc nhở chúng ta về điều này, chẳng hạn như lũ lụt đã tấn công người dân Emiglia Romagna trong những ngày này, những người mà tôi hết lòng lập lại sự gần gũi với họ. Hôm nay, các tập sách về Laudato si', mà Bộ đã chuẩn bị với sự hợp tác của Viện Môi trường Stockholm, sẽ được phân phát tại Quảng trường.
Tôi chào tất cả anh chị em, những người từ Rôma và những người hành hương từ Ý và từ nhiều quốc gia – tôi thấy nhiều lá cờ ở đó, xin chào mừng! Tôi đặc biệt chào các nữ tu Phan Sinh Thánh Elizabeth đến từ Indonesia – từ rất xa; các tín hữu đến từ Malta, Mali, Á Căn Đình, đảo Curaçao thuộc vùng Caribe, và ban nhạc đến từ Puerto Rico. Chúng tôi muốn nghe các bạn chơi sau nhé!
Ngoài ra, tôi chào mừng cuộc hành hương của giáo phận từ Alessandria; các ứng viên Thêm Sức từ giáo phận Genoa mà tôi đã gặp ngày hôm qua. Hôm qua, tôi đã gặp họ, với những chiếc mũ đỏ đằng kia, ở Santa Marta – họ thật tuyệt vời!; các nhóm giáo xứ từ Molise, Scandicci, Grotte và Grumo Nevano; các hiệp hội cam kết bảo vệ sự sống con người; Ca đoàn thanh niên “Emil Komel” từ Gorizia; từ trường “Catherine của Thánh Rose” và “Thánh Ursula” từ Rome; và những người trong phong trào Immacolata.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin đừng quên. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice VaticanaREGINA CAELI Saint Peter's Square Sunday, 21 May 2023
Kết thúc Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giêsu đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Ngày hôm nay, tại Ý và nhiều quốc gia khác, Lễ Chúa Thăng Thiên được cử hành. Đó là một ngày lễ mà chúng ta biết rõ, nhưng có thể đặt ra một số câu hỏi – ít nhất là hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất: Tại sao chúng ta lại kỷ niệm việc Chúa Giêsu rời khỏi trái đất? Có vẻ như sự ra đi của Ngài phải là một khoảnh khắc đáng buồn, không hẳn là điều đáng vui mừng! Tại sao lại ăn mừng một sự ra đi? Đó là câu hỏi đầu tiên. Câu hỏi thứ hai là bây giờ Chúa Giêsu làm gì ở trên trời? Câu hỏi đầu tiên: Tại sao lại ăn mừng? Câu hỏi thứ hai: Chúa Giêsu làm gì ở trên trời?
Tại sao chúng ta đang ăn mừng. Bởi vì với việc Thăng Thiên, một điều gì đó mới mẻ và tốt đẹp đã xảy ra: Chúa Giêsu đã mang nhân tính của chúng ta, xác thịt của chúng ta, vào thiên đàng – đây là lần đầu tiên – nghĩa là Người đã mang nhân tính đó vào trong Thiên Chúa. Nhân tính mà Ngài mặc lấy trên trái đất đã không còn ở đây. Chúa Giêsu phục sinh không phải là một linh hồn, không. Ngài có cơ thể con người, bằng xương bằng thịt, mọi thứ. Ngài sẽ ở đó trong Chúa. Chúng ta có thể nói rằng từ ngày Thăng Thiên trở đi, chính Thiên Chúa đã “thay đổi” – từ thời điểm đó, Ngài không chỉ là thần linh, mà còn yêu chúng ta đến nỗi Ngài mang xác thịt của chúng ta trong chính Ngài, nhân tính của chúng ta! Do đó, nơi đang chờ đợi chúng ta được chỉ định; đó là phần phúc của chúng ta. Một Giáo Phụ đã viết như thế này: “Thật là một tin tuyệt vời! Đấng đã làm người vì chúng ta […] để biến chúng ta thành anh em của Người, Người tự giới thiệu mình như một con người trước mặt Chúa Cha để gánh vác tất cả những ai liên kết với Người” (Thánh Grêgôriô Nyssa, Diễn văn về Sự Phục sinh của Chúa Kitô, 1). Hôm nay, chúng ta cử hành “cuộc chinh phục thiên đàng” – Chúa Giêsu, Đấng trở về với Chúa Cha, nhưng với nhân tính của chúng ta. Và như vậy, thiên đường đã là của chúng ta một chút. Chúa Giêsu đã mở cửa và xác của Người ở đó.
Câu hỏi thứ hai: Vậy Chúa Giêsu lên trời làm gì? Ngài ở đó vì chúng ta trước mặt Chúa Cha, liên tục cho Ngài thấy nhân tính của chúng ta – cho Ngài thấy những vết thương của Ngài. Tôi thích nghĩ rằng Chúa Giêsu, cầu nguyện như thế này trước mặt Chúa Cha – khiến Người nhìn thấy những vết thương của mình. “Đây là những gì con phải gánh chịu vì nhân loại: Xin hãy làm điều gì đó!” Ngài chỉ cho Chúa Cha cái giá của sự cứu chuộc chúng ta. Chúa Cha xúc động. Đây là một cái gì đó tôi thích nghĩ về. Nhưng anh chị em hãy tự suy nghĩ về điều đó. Đây là cách Chúa Giêsu cầu nguyện. Ngài đã không để chúng ta một mình. Thật vậy, trước khi thăng thiên, Người đã nói với chúng ta, như Tin Mừng hôm nay nói: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20). Ngài luôn ở với chúng ta, nhìn đến chúng ta, và “Ngài hằng sống để chuyển cầu” (Dt 7:25) cho chúng ta. Để làm cho Chúa Cha nhìn thấy vết thương của mình, cho chúng ta. Tóm lại, Chúa Giêsu cầu thay. Ngài đang ở một “chỗ” tốt hơn, trước Cha của Ngài và là Cha của chúng ta, để chuyển cầu cho chúng ta.
Sự cầu bầu cho chúng ta là điều cơ bản. Đức tin này cũng giúp chúng ta – không đánh mất hy vọng, không nản lòng. Trước mặt Chúa Cha, có Đấng làm cho Người thấy những vết thương của Người và chuyển cầu. Xin Nữ Vương Thiên Đàng cầu bầu cho chúng ta bằng sức mạnh của lời cầu nguyện.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Thật đáng buồn, nhưng, một tháng sau khi bạo lực bùng phát ở Sudan, tình hình vẫn tiếp tục nghiêm trọng. Trong khi khuyến khích các thỏa thuận từng phần đã đạt được cho đến nay, tôi lặp lại lời kêu gọi chân thành của mình về việc hạ vũ khí, và tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế nỗ lực hết sức để đối thoại thắng thế và xoa dịu nỗi đau khổ của người dân. Và chúng ta hãy tiếp tục ở gần người dân Ukraine đang bị bao vây.
Hôm nay, Ngày Truyền thông Thế giới được cử hành với chủ đề “Nói bằng trái tim”. Chính trái tim đưa chúng ta tới sự giao tiếp cởi mở và dễ tiếp thu. Tôi chào các nhà báo, các chuyên gia truyền thông, cảm ơn họ vì công việc của họ. Và tôi hy vọng rằng họ có thể luôn làm việc để phục vụ sự thật và vì lợi ích chung. Xin ace một tràng pháo tay cho tất cả các nhà báo!
Hôm nay, Tuần lễ Laudato si' bắt đầu. Tôi cảm ơn Bộ Cổ võ Sự Phát triển Con người Toàn diện và nhiều tổ chức tham gia. Và tôi mời tất cả mọi người cộng tác trong việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Cần phải kết hợp khả năng và sự sáng tạo của chúng ta lại với nhau! Những thảm họa gần đây nhắc nhở chúng ta về điều này, chẳng hạn như lũ lụt đã tấn công người dân Emiglia Romagna trong những ngày này, những người mà tôi hết lòng lập lại sự gần gũi với họ. Hôm nay, các tập sách về Laudato si', mà Bộ đã chuẩn bị với sự hợp tác của Viện Môi trường Stockholm, sẽ được phân phát tại Quảng trường.
Tôi chào tất cả anh chị em, những người từ Rôma và những người hành hương từ Ý và từ nhiều quốc gia – tôi thấy nhiều lá cờ ở đó, xin chào mừng! Tôi đặc biệt chào các nữ tu Phan Sinh Thánh Elizabeth đến từ Indonesia – từ rất xa; các tín hữu đến từ Malta, Mali, Á Căn Đình, đảo Curaçao thuộc vùng Caribe, và ban nhạc đến từ Puerto Rico. Chúng tôi muốn nghe các bạn chơi sau nhé!
Ngoài ra, tôi chào mừng cuộc hành hương của giáo phận từ Alessandria; các ứng viên Thêm Sức từ giáo phận Genoa mà tôi đã gặp ngày hôm qua. Hôm qua, tôi đã gặp họ, với những chiếc mũ đỏ đằng kia, ở Santa Marta – họ thật tuyệt vời!; các nhóm giáo xứ từ Molise, Scandicci, Grotte và Grumo Nevano; các hiệp hội cam kết bảo vệ sự sống con người; Ca đoàn thanh niên “Emil Komel” từ Gorizia; từ trường “Catherine của Thánh Rose” và “Thánh Ursula” từ Rome; và những người trong phong trào Immacolata.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin đừng quên. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Đề cập tới thông điệp Humanae Vitae, Đức Hồng Y Ladaria nhận định: Sự thật về nhân tính và tính dục không thay đổi vì những thay đổi trong ý thức hệ
Vũ Văn An
18:49 21/05/2023
Theo Hannah Brockhaus của hãng tin CNA, người đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican cho biết tại một hội nghị hôm thứ Sáu rằng sự thật về nhân tính và tình dục không thay đổi ngay cả khi ý thức hệ phổ biến đề cao “sự tự do không liên quan đến sự thật”.
Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, SJ, bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, đã đưa ra các phát biểu khai mạc tại đại hội ngày 19-20 tháng 5 về Thông điệp Humanae Vitae, thông điệp mang tính bước ngoặt năm 1968 của Thánh Phaolô VI.
Đức Hồng Y Ladaria nói, “Sự thật thể hiện trong nhân tính không thay đổi; nói chính xác hơn, ngay dưới ánh sáng của những khám phá khoa học mới, học thuyết của nó trở nên hợp thời hơn”. Nó thúc giục chúng ta suy niệm về tông huấn Amoris Laetitia (“Niềm vui yêu thương”) của Đức Giáo Hoàng Phanxicô để tái khám phá thông điệp của Đức Phaolô VI.
Đức Hồng Y nói tiếp, “Thông điệp Humanae Vitae đề cập đến các vấn đề liên quan đến tính dục, tình yêu và sự sống, vốn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đây là những vấn đề ảnh hưởng đến mọi hữu thể nhân bản ở mọi thời đại. Vì lý do này, thông điệp của ngài vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã diễn tả điều đó bằng những lời này: Điều gì đúng hôm qua vẫn đúng hôm nay.”
Hội nghị quốc tế “Humanae Vitae: Sự táo bạo của một thông điệp về tình dục và sinh sản” được tổ chức bởi Chủ tịch Quốc tế Jérôme Lejeune về Đạo đức Sinh học. Nó được tổ chức tại Học viện giáo phụ Augustinianum, một trung tâm hội nghị nhỏ gần Vatican.
Bài phát biểu khai mạc của Đức Hồng Y Ladaria đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về nhân học như Humanae Vitae đã trình bày, đối chiếu nó với các nhân học phổ biến trong xã hội phương Tây ngày nay.
Ngài nói: “Thông điệp dựa giáo lý của nó trên sự thật về hành vi của tình yêu vợ chồng, mối liên hệ không thể tách rời mà Thiên Chúa đã muốn và con người không thể tự mình phá vỡ, giữa hai ý nghĩa của hành vi vợ chồng”.
“Nếu con người có khả năng nhận ra và giải thích ý nghĩa kết hợp và sinh sản của hành vi vợ chồng, thì họ sẽ hoàn thành sự hiện hữu của mình một cách chính xác và làm cho nó trở nên viên mãn.”
Ngài nói, như tiếng nói của Giáo hội, “chúng ta cũng vậy, ở giữa thế giới của chúng ta, chúng ta được mời gọi trở thành dấu hiệu của sự mâu thuẫn, công bố một cách thống nhất và vững vàng sự thật về con người, về tình yêu, về tính dục và về sự sống.”
Đức Hồng Y giải thích rằng việc bác bỏ giáo huấn của Humanae Vitae không chỉ là bác bỏ tính vô luân của biện pháp ngừa thai mà còn là sự chấp nhận một “nhân học nhị nguyên coi tự nhiên là mối đe dọa đối với tự do và cho rằng bằng cách thao túng cơ thể, các điều kiện của sự thật là hành vi vợ chồng có thể thay đổi được.”
Ngài nói, “Đối với thông điệp, tự nhiên không mâu thuẫn với tự do, nhưng mang lại cho tự do những ý nghĩa làm cho hành vi của tình yêu vợ chồng trở nên khả hữu và cho phép nó được thực hiện trọn vẹn”.
Ngài nói tiếp, việc tách biệt giới tính khỏi sinh sản đã làm tầm thường tính dục của con người và làm thay đổi cách hiểu của xã hội về bản sắc tính dục và quan hệ tình dục là gì, tạo ra việc không thể nhận ra sự khác biệt về đạo đức giữa sự kết hợp tính dục của một người nam và một người nữ và tình dục giữa hai người đàn ông hoặc hai phụ nữ.
Đức Hồng Y cho biết ý tưởng nghĩ rằng “cơ thể của tôi thuộc về tôi” phản ảnh việc công cụ hóa và vật chất hóa cơ thể, do đó biến nó thành một đối tượng để thao túng.
Ngài gọi đây là “sự vật chất hóa” cơ thể và nói rằng nó đã dẫn đến việc giảm sinh và tăng tỷ lệ phá thai.
Ngài nói, sự sống đã trở thành sản phẩm, khiến nó không còn được xem như một món quà mà là một sản phẩm, được đánh giá cao về mặt tiện ích. “Chất lượng cuộc sống do đó trở thành một khái niệm phân biệt giữa cuộc sống đáng được sống và cuộc sống không đáng được sống.”
Đức Hồng Y Ladaria nói: “Việc thao túng cơ thể cũng xuất hiện trong ý thức hệ phái tính và chủ nghĩa nhân loại biến đổi [transhumanism], “cả hai đều bắt đầu từ tiền đề cho rằng không có sự thật nào có thể hạn chế việc thực hiện các định đề ý thức hệ của chúng”.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng “nhân học ngừa thai” này hiện diện trong ý thức hệ phái tính một lần nữa đặt tự do đối lập với tự nhiên.
Ngài nói: “Việc đề cao tự do không liên quan đến sự thật khiến cả hai ý thức hệ đều trình bầy thèm muốn và ý chí như những người bảo đảm cuối cùng cho các quyết định của con người. Vì vậy, việc tiếp tục câu ‘cơ thể tôi thuộc về tôi, tôi sẽ làm với nó những gì tôi muốn’ là biểu hiện của thèm muốn mà thôi như là yếu tố bảo đảm cho quyết định đạo đức. Nhưng chính cơ thể con người mới xuất hiện như một chướng ngại vật, như một giới hạn cho việc thực hiện thèm muốn.”
Đức Hồng Y Ladaria nói tiếp: “Bản sắc cá nhân của một con người nay dựa trên định hướng của họ, tức là không có mối liên hệ với cơ thể của chính họ và không có mối liên hệ với cơ thể của người khác, không có mối liên hệ với người khác giới. Đây là một nền nhân học đã tách biệt ơn gọi yêu thương khỏi ơn gọi sinh sản.”
Ngài nói, thay vào đó, Humanae Vitae “đề xuất một nền nhân học về con người toàn diện, một nền nhân học có khả năng kết hợp tự do với thiên nhiên”.
“Con người thực sự là chính mình khi thể xác và linh hồn hợp thành một thể thống nhất mật thiết.”
Các diễn giả tại đại hội Humanae Vitae bao gồm các bác sĩ, nhà thần học, học giả và linh mục từ khắp nơi trên thế giới. Các cặp vợ chồng Công Giáo cũng đưa ra những lời chứng về những niềm vui và thử thách của tình yêu vợ chồng và sự cởi mở với sự sống.
Trong số những người thuyết trình có nhà thần học luân lý Pia de Solenni ở Hoa Kỳ; chủ tịch của Văn hóa Đời sống Châu Phi, nhà sinh vật học Obianuju Ekeocha; và chủ tịch danh dự của Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, John Haas.
Haas cũng là một thành viên bình thường của Học viện Giáo hoàng về Sự sống (PAL). Các thành viên bình thường và tương ứng khác của PAL đã tham gia cuộc họp là Jean-Marie Le Méné, chủ tịch của Jérôme Lejeune Foundation; Mounir Farag, người sáng lập và chủ tịch của Viện St. Joseph về Gia đình, Đạo đức Sinh học và Pro Vita [phò sinh]; Elena Postigo Solana, giám đốc Viện Đạo đức Sinh học tại Đại học Francisco de Vitoria ở Madrid; và Pilar Vigil Portales, OB-GYN.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Ngộ Truyền Thông Giáo Phận Đà Nẵng 2023
Toma Trương Văn Ân
14:52 21/05/2023
Hội Ngộ Truyền Thông Giáo Phận Đà Nẵng 2023
Nhân ngày Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên 21.5.2023 - Ngày thế giới truyền thông lần thứ 57. Tại Giáo xứ Tam Tòa – Đà Nẵng, Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Đà Nẵng, đã tổ chức thường huấn cho gần 100 Thành viên Truyền thông của các Ban truyền thông: Giáo phận; Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu; Đền Thánh Chân phước An-rê Phước Kiều; GiớI trẻ Giáo phận; Sinh viên Công Giáo; Caritas; Đoàn Hùng tâm dũng chí; Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể; Giáo dục Công Giáo; Hội Tông Đồ Khuyết tật và hơn 50 Giáo xứ Giáo họ biệt lập trong toàn Giáo phận.
Xem Hình
Chủ đề học hỏi là Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề " Hãy nói bằng trái tim, Theo sự thật và trong tình bác ái'" (Ep 4,15)
Chương trình được bắt đầu lúc 9 giờ với lời chào mừng, lời giới thiệu ý nghĩa của ngày gặp mặt và tuyên bố khai mạc của Cha Gioan Nguyễn Văn Hoàng – Đặc trách Truyền thông Giáo phận.
Cha Phê-rô Hoàng Gia Thành, nguyên Trưởng Ban truyền thông – Quản xứ Thanh Đức đã có bài chia sẻ theo chủ đề Ngày thế giới truyền thông xã hội ( WCD ) lần thứ 57. Cha nhấn mạnh đến 2 ý chính: Nói lên sự thật theo phong cách Lòng thương xót; và Phong cách truyền thông không thù địch. Cha Phê-rô nói đến những ưu điểm lợi thế của truyền thông truyền thống ( lời nói, chữ viết, in ấn, phim ảnh…) và truyền thông hiện đại đa phương tiện, chuyển tải qua không gian mạng internet. Việc bày tỏ đức tin, chia sẻ các sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội, việc học hỏi các Giáo huấn của Giáo Hội, chia sẻ hình ảnh thông tin các việc đạo đức bình dân…. Qua các phương tiên, qua không gian mạng, đến với anh chị em không có cơ hội tham dự trực tiếp và anh chị em chưa nhận biết Chúa thật hữu hiệu. đồng thời Cha Phê-rô nói đến những mặt trái của truyền thông, nhất là mạng xã hội, có thể làm tổn thương anh chị em… đăng hoặc chia sẻ thông tin giả. Cha nhấn mạnh với các tham dự viên cần đào luyện kỷ năng mềm, chiều kích nhân bản - tôn trọng phẩm giá con người, chiều kích bác ái Ki-tô Giáo, chiều kích mục vụ xây dựng cộng đoàn và chiều kích loan báo Tin Mừng. Giáo Hội có nền tảng Thiên hướng: ” Tôi nói nhắm tới điều gì và nói như thế nào?”, đồng thời Người làm truyền thông cần bồi dưỡng tầm nhìn, với tâm trong sáng: “Tôi làm truyền thông cho Giáo Hội”. Thiên hướng truyền thông cần phải có: “ nói lên sự thật với lòng thương xót”.
Đức Cha Giuse Giám mục Giáo phận đã đến huấn dụ Tham dự viên, về sứ vụ mỗi người tín hữu lãnh nhận và thực thi lệnh truyền của Chúa Ki-tô: “ Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng”(Mt 16,15). Đức Cha đã trích dẫn Sắc Lệnh Về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội INTER MIRIFICA ngày 4. 12. 1963 của Thánh Giáo hoàng Phao-lô VI trong Công Đồng Vat.II và các Tông Huấn, Sắc Lệnh của Thánh Giáo hoàng Gioan-phao-lô II và của Đức Thánh Cha Phanxicô hiện nay, để huấn dụ tham dự viên về sự lương thiện, đạo đức, khách quan, trung thực và đáng tin cậy …. Của Người làm truyền thông. Truyền thông nhắm tới việc đem lại niềm vui đức tin, niềm vui chia sẻ, cần mang Chúa đến cho anh chị em đúng theo ý định của Thiên Chúa. Truyền thông Ki-tô Giáo cung cấp đời sống của Giáo Hội, chia sẻ giúp đỡ người khổ đau …. Không che giấu sự thật, không bóp méo thông tin. Nhờ truyền thông đem đến sự thật, bình an và sự hiệp nhất. Đức cha Giuse quãng diễn các Sứ Điệp Truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô rất sâu sắc vừa rất thực tiễn. Các chủ đề lần lượt là:
Năm 2021: Hãy đến và xem! (Ga 1,46), gặp gỡ mọi người trong thực tế của họ.
Năm 2022: Lắng nghe bằng trái tim. Cần đi, cần nhìn để so sánh thưc tế, để truyền rao sự thật.
Năm 2023: Nói bằng trái tim – “Sự thật trong tình yêu” (Ep 4,15). Chúng ta biết ngước nhìn lên Chúa, biết cảm nhận sự thật và con tim yêu thương.
Cao điểm của Ngày Hội Ngộ Truyền thông là Thánh lễ lúc 11 giờ, do Đức Giám Mục Giáo phận Chủ sự. Đức Cha đã xin Chúa chúc lành và cầu nguyện cho các Cộng tác viên truyền thông Của Giáo hội: trở nên chứng từ niềm vui, niềm hy vọng trong tình yêu. Nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần, anh em trở thành chứng tá, chuyển tải câu chuyện tình yêu Thiên Chúa yêu con người, đến với con người … qua đời sống và truyền thông sự thật. Mỗi người sống dấn thân, quảng đại để cộng tác sẻ chia, làm việc vì hiệp nhất yêu thương, chuyển tải niềm vui và hy vọng, chuyển tải sức sống sống động của Giáo Hội, nghe nói viết bằng trái tim của Chúa.
Tôma Trương Văn Ân
Nhân ngày Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên 21.5.2023 - Ngày thế giới truyền thông lần thứ 57. Tại Giáo xứ Tam Tòa – Đà Nẵng, Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Đà Nẵng, đã tổ chức thường huấn cho gần 100 Thành viên Truyền thông của các Ban truyền thông: Giáo phận; Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu; Đền Thánh Chân phước An-rê Phước Kiều; GiớI trẻ Giáo phận; Sinh viên Công Giáo; Caritas; Đoàn Hùng tâm dũng chí; Đoàn Thiếu nhi Thánh Thể; Giáo dục Công Giáo; Hội Tông Đồ Khuyết tật và hơn 50 Giáo xứ Giáo họ biệt lập trong toàn Giáo phận.
Xem Hình
Chủ đề học hỏi là Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề " Hãy nói bằng trái tim, Theo sự thật và trong tình bác ái'" (Ep 4,15)
Chương trình được bắt đầu lúc 9 giờ với lời chào mừng, lời giới thiệu ý nghĩa của ngày gặp mặt và tuyên bố khai mạc của Cha Gioan Nguyễn Văn Hoàng – Đặc trách Truyền thông Giáo phận.
Cha Phê-rô Hoàng Gia Thành, nguyên Trưởng Ban truyền thông – Quản xứ Thanh Đức đã có bài chia sẻ theo chủ đề Ngày thế giới truyền thông xã hội ( WCD ) lần thứ 57. Cha nhấn mạnh đến 2 ý chính: Nói lên sự thật theo phong cách Lòng thương xót; và Phong cách truyền thông không thù địch. Cha Phê-rô nói đến những ưu điểm lợi thế của truyền thông truyền thống ( lời nói, chữ viết, in ấn, phim ảnh…) và truyền thông hiện đại đa phương tiện, chuyển tải qua không gian mạng internet. Việc bày tỏ đức tin, chia sẻ các sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội, việc học hỏi các Giáo huấn của Giáo Hội, chia sẻ hình ảnh thông tin các việc đạo đức bình dân…. Qua các phương tiên, qua không gian mạng, đến với anh chị em không có cơ hội tham dự trực tiếp và anh chị em chưa nhận biết Chúa thật hữu hiệu. đồng thời Cha Phê-rô nói đến những mặt trái của truyền thông, nhất là mạng xã hội, có thể làm tổn thương anh chị em… đăng hoặc chia sẻ thông tin giả. Cha nhấn mạnh với các tham dự viên cần đào luyện kỷ năng mềm, chiều kích nhân bản - tôn trọng phẩm giá con người, chiều kích bác ái Ki-tô Giáo, chiều kích mục vụ xây dựng cộng đoàn và chiều kích loan báo Tin Mừng. Giáo Hội có nền tảng Thiên hướng: ” Tôi nói nhắm tới điều gì và nói như thế nào?”, đồng thời Người làm truyền thông cần bồi dưỡng tầm nhìn, với tâm trong sáng: “Tôi làm truyền thông cho Giáo Hội”. Thiên hướng truyền thông cần phải có: “ nói lên sự thật với lòng thương xót”.
Đức Cha Giuse Giám mục Giáo phận đã đến huấn dụ Tham dự viên, về sứ vụ mỗi người tín hữu lãnh nhận và thực thi lệnh truyền của Chúa Ki-tô: “ Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng”(Mt 16,15). Đức Cha đã trích dẫn Sắc Lệnh Về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội INTER MIRIFICA ngày 4. 12. 1963 của Thánh Giáo hoàng Phao-lô VI trong Công Đồng Vat.II và các Tông Huấn, Sắc Lệnh của Thánh Giáo hoàng Gioan-phao-lô II và của Đức Thánh Cha Phanxicô hiện nay, để huấn dụ tham dự viên về sự lương thiện, đạo đức, khách quan, trung thực và đáng tin cậy …. Của Người làm truyền thông. Truyền thông nhắm tới việc đem lại niềm vui đức tin, niềm vui chia sẻ, cần mang Chúa đến cho anh chị em đúng theo ý định của Thiên Chúa. Truyền thông Ki-tô Giáo cung cấp đời sống của Giáo Hội, chia sẻ giúp đỡ người khổ đau …. Không che giấu sự thật, không bóp méo thông tin. Nhờ truyền thông đem đến sự thật, bình an và sự hiệp nhất. Đức cha Giuse quãng diễn các Sứ Điệp Truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô rất sâu sắc vừa rất thực tiễn. Các chủ đề lần lượt là:
Năm 2021: Hãy đến và xem! (Ga 1,46), gặp gỡ mọi người trong thực tế của họ.
Năm 2022: Lắng nghe bằng trái tim. Cần đi, cần nhìn để so sánh thưc tế, để truyền rao sự thật.
Năm 2023: Nói bằng trái tim – “Sự thật trong tình yêu” (Ep 4,15). Chúng ta biết ngước nhìn lên Chúa, biết cảm nhận sự thật và con tim yêu thương.
Cao điểm của Ngày Hội Ngộ Truyền thông là Thánh lễ lúc 11 giờ, do Đức Giám Mục Giáo phận Chủ sự. Đức Cha đã xin Chúa chúc lành và cầu nguyện cho các Cộng tác viên truyền thông Của Giáo hội: trở nên chứng từ niềm vui, niềm hy vọng trong tình yêu. Nhờ sức mạnh Chúa Thánh Thần, anh em trở thành chứng tá, chuyển tải câu chuyện tình yêu Thiên Chúa yêu con người, đến với con người … qua đời sống và truyền thông sự thật. Mỗi người sống dấn thân, quảng đại để cộng tác sẻ chia, làm việc vì hiệp nhất yêu thương, chuyển tải niềm vui và hy vọng, chuyển tải sức sống sống động của Giáo Hội, nghe nói viết bằng trái tim của Chúa.
Tôma Trương Văn Ân
Tài Liệu - Sưu Khảo
Huyền Thoại Là Gì Mà Giới Truyền Thông Việt Nam Lại Thích Sử Dụng Như Vậy?
Nguyễn Văn Nghệ
20:52 21/05/2023
Huyền Thoại Là Gì Mà Giới Truyền Thông Việt Nam Lại Thích Sử Dụng Như Vậy?
Những người cộng sản theo chủ nghĩa duy vật, cho nên họ tự nhận mình là người vô thần. Trong phần lý lịch khai về tôn giáo, họ ghi là: Không. Trong hành động, nếp suy nghĩ của họ, họ nói, họ hành động và suy nghĩ theo duy vật biện chứng. Trong thâm tâm những người cộng sản thì không biết như thế nào chứ ngoài miệng họ bảo rằng trên thế gian này không có Trời, Chúa, Thần Thánh gì cả. Ông Trời bị hạ bệ: “Thằng Trời đứng lại một bên/Để cho nông hội đứng lên làm Trời”. Do đó những gì thuộc về tôn giáo đều là mê tín cần phải loại bỏ.
Cụ Trần Trọng Kim viết trong tác phẩm “Một cơn gió bụi” (Kiến văn tiểu lục): “Song các tôn giáo cũ nói có cõi trời, có thiên đường là nơi cực lạc. Cộng sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này. Ai tin theo đạo ấy là phải tin lý thuyết của Các Mác và Lê Nin là tuyệt đối chân chính đem áp dụng là được sung sướng đủ mọi đường, tức thực hiện được cảnh thiên đường ở cõi đời. Còn về đường tín ngưỡng, thì đạo Cộng sản đã là đạo hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa, nhất thiết nghĩ phải sùng bái những người như Các Mác, Lê Nin, Sử Ta Lin để thay thế những bậc thần thánh cũ đã bị truất bỏ” và “Những tín đồ Cộng sản phải là những người cuồng tín và chỉ biết đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa, nên ai nấy chỉ lo làm cho mình được mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc họa thiện ác”
Tuy chủ trương vô thần, nhưng giới truyền thông cộng sản lại thích sử dụng từ ngữ “huyền thoại”. Trên phim ảnh, sách báo… giới truyền thông thường ca ngợi nhân vật A, nhân vật B… là “con người huyền thoại”; cuộc chiến này, cuộc chiến nọ là “cuộc chiến huyền thoại”; đường giao thông trên đất liền cũng như trên biển cũng nâng lên thành “con đường huyền thoại”.
Huyền thoại là gì mà giới truyền thông cộng sản lại thích sử dụng như thế? Các từ điển được xuất bản dưới chế độ cộng sản, như từ điển do Nguyễn Lân biên soạn giải thích từ “huyền thoại” :“ Câu chuyện lạ lùng người ta bịa đặt ra”. Ông dẫn chứng câu nói của Tố Hữu: “Chiến công vĩ đại ấy đã đánh tan cái huyền thoại về uy lực ghê gớm của đế quốc Mỹ”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thích “huyền thoại”: “Câu chuyện hoặc hình tượng huyễn hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng”. Lần sang từ “huyễn hoặc” cũng của cuốn từ điển ấy đã giải thích: “Làm cho mất sáng suốt, lầm lẫn,tin vào những điều không có thật hoặc có tính chất mê tín”.
Tôi đã đọc đâu đó một bài viết giải thích thêm về từ “huyền thoại”: Huyền thoại được dịch sang tiếng Anh: Myth hay Legend. Legend là từ đề cập đến một người hay thành tựu mang tính vĩnh cửu được cường điệu hóa bởi giới truyền thông (tuyên truyền) hơn là bởi truyền thống hay sự thật. Khi đề cập đến một Legendary politician (chính khách huyền thoại) thì người ta hiểu đó là một sự thổi phồng một sản phẩm của sự cường điệu của giới truyền thông.
Vậy những nhân vật, những sự kiện được gọi là “huyền thoại” được giới truyền thông cộng sản quảng bá lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng qua là “cô vọng ngôn chi, cô thính chi” (nói láo mà chơi, nghe láo chơi)! (Liêu trai đề từ của Vương Sĩ Trinh, Tản Đà dịch)
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
Những người cộng sản theo chủ nghĩa duy vật, cho nên họ tự nhận mình là người vô thần. Trong phần lý lịch khai về tôn giáo, họ ghi là: Không. Trong hành động, nếp suy nghĩ của họ, họ nói, họ hành động và suy nghĩ theo duy vật biện chứng. Trong thâm tâm những người cộng sản thì không biết như thế nào chứ ngoài miệng họ bảo rằng trên thế gian này không có Trời, Chúa, Thần Thánh gì cả. Ông Trời bị hạ bệ: “Thằng Trời đứng lại một bên/Để cho nông hội đứng lên làm Trời”. Do đó những gì thuộc về tôn giáo đều là mê tín cần phải loại bỏ.
Cụ Trần Trọng Kim viết trong tác phẩm “Một cơn gió bụi” (Kiến văn tiểu lục): “Song các tôn giáo cũ nói có cõi trời, có thiên đường là nơi cực lạc. Cộng sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này. Ai tin theo đạo ấy là phải tin lý thuyết của Các Mác và Lê Nin là tuyệt đối chân chính đem áp dụng là được sung sướng đủ mọi đường, tức thực hiện được cảnh thiên đường ở cõi đời. Còn về đường tín ngưỡng, thì đạo Cộng sản đã là đạo hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa, nhất thiết nghĩ phải sùng bái những người như Các Mác, Lê Nin, Sử Ta Lin để thay thế những bậc thần thánh cũ đã bị truất bỏ” và “Những tín đồ Cộng sản phải là những người cuồng tín và chỉ biết đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa, nên ai nấy chỉ lo làm cho mình được mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc họa thiện ác”
Tuy chủ trương vô thần, nhưng giới truyền thông cộng sản lại thích sử dụng từ ngữ “huyền thoại”. Trên phim ảnh, sách báo… giới truyền thông thường ca ngợi nhân vật A, nhân vật B… là “con người huyền thoại”; cuộc chiến này, cuộc chiến nọ là “cuộc chiến huyền thoại”; đường giao thông trên đất liền cũng như trên biển cũng nâng lên thành “con đường huyền thoại”.
Huyền thoại là gì mà giới truyền thông cộng sản lại thích sử dụng như thế? Các từ điển được xuất bản dưới chế độ cộng sản, như từ điển do Nguyễn Lân biên soạn giải thích từ “huyền thoại” :“ Câu chuyện lạ lùng người ta bịa đặt ra”. Ông dẫn chứng câu nói của Tố Hữu: “Chiến công vĩ đại ấy đã đánh tan cái huyền thoại về uy lực ghê gớm của đế quốc Mỹ”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thích “huyền thoại”: “Câu chuyện hoặc hình tượng huyễn hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng”. Lần sang từ “huyễn hoặc” cũng của cuốn từ điển ấy đã giải thích: “Làm cho mất sáng suốt, lầm lẫn,tin vào những điều không có thật hoặc có tính chất mê tín”.
Tôi đã đọc đâu đó một bài viết giải thích thêm về từ “huyền thoại”: Huyền thoại được dịch sang tiếng Anh: Myth hay Legend. Legend là từ đề cập đến một người hay thành tựu mang tính vĩnh cửu được cường điệu hóa bởi giới truyền thông (tuyên truyền) hơn là bởi truyền thống hay sự thật. Khi đề cập đến một Legendary politician (chính khách huyền thoại) thì người ta hiểu đó là một sự thổi phồng một sản phẩm của sự cường điệu của giới truyền thông.
Vậy những nhân vật, những sự kiện được gọi là “huyền thoại” được giới truyền thông cộng sản quảng bá lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng qua là “cô vọng ngôn chi, cô thính chi” (nói láo mà chơi, nghe láo chơi)! (Liêu trai đề từ của Vương Sĩ Trinh, Tản Đà dịch)
Nguyễn Văn Nghệ
Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang
VietCatholic TV
Nghiêm trọng: Nga tuyên bố chiếm được Bakhmut, phản ứng của Ukraine. Tin giả phá hoại triển vọng F16
VietCatholic Media
03:50 21/05/2023
1. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố chiến thắng ở Bakhmut, trong khi Ukraine khẳng định vẫn chiến đấu vì thành phố
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Bảy tuyên bố rằng họ đã chiếm giữ thành phố Bakhmut miền đông Ukraine, lặp lại tuyên bố của nhóm lính đánh thuê Wagner mà các quan chức ở Ukraine cho đến nay vẫn tranh cãi.
Gọi thành phố Bakhmut bằng tên Artyomovsk là tên tiếng Nga có từ thời Liên Xô, Bộ này cho biết: “Do các hành động tấn công của các đơn vị tấn công Wagner, được hỗ trợ bởi pháo binh và máy bay của Nhóm Lực lượng quân Wagner, việc giải phóng Artyomovsk đã hoàn thành.”
Chỉ huy của Wagner tuyên bố quân đội của ông đã hoàn toàn chiếm được thành phố vào hôm thứ Bảy, trong khi Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine khẳng định giao tranh vẫn tiếp tục, với lực lượng của Kyiv đang trấn giữ rìa phía tây của thành phố.
CNN không thể xác minh độc lập các tuyên bố chiến trường.
Trong các báo cáo gần đây từ mặt trận, quân đội Ukraine đã tập trung vào những tiến bộ đạt được ở các khu vực xung quanh thành phố, trong khi lực lượng Wagner cho biết họ đang củng cố lãnh thổ gần trung tâm thành phố hơn.
Quân đội Ukraine đang giao tranh dữ dội với lực lượng Nga trong và xung quanh thành phố Bakhmut ở miền đông Ukraine tranh chấp gần 10 tháng nay, Thứ trưởng Hanna Maliar nói.
“Cuộc giao tranh khốc liệt để giành lấy thành phố Bakhmut vẫn tiếp tục. Ngoài ra, vào ban ngày, đối phương đã tiến hành các hành động tấn công không thành công theo hướng Bila Hora”. Bila Hora là một ngôi làng ở phía tây nam của Bakhmut. Các lực lượng Ukraine đã thành công trong việc giành lại các vùng lãnh thổ ở đó trong hai tuần qua.
Trước đó vào thứ Bảy, người đứng đầu tập đoàn quân sự tư nhân Nga Wagner, Yevgeny Prigozhin, tuyên bố lực lượng của ông đã kiểm soát hoàn toàn Bakhmut sau nhiều tháng giao tranh tàn khốc.
CNN không thể xác minh độc lập tuyên bố của Prigozhin và các quan chức Ukraine đã bác bỏ điều đó, nói rằng họ vẫn đang nắm giữ lãnh thổ ở rìa phía tây của thành phố.
2. Prigozhin cho biết các chiến binh Wagner của ông đã kiểm soát hoàn toàn Bakhmut
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin Says His Wagner Fighters Have Taken Full Control of Bakhmut”, nghĩa là “Prigozhin cho biết các chiến binh Wagner của ông đã kiểm soát hoàn toàn Bakhmut.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ..
Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu Nhóm lính đánh thuê Wagner chiến đấu cho Bakhmut, đã nói rằng quân đội của ông đã chiếm hoàn toàn thành phố Donetsk, nơi đã xảy ra giao tranh ác liệt trong nhiều tháng.
Cầm lá cờ Nga trước quân đội của mình trong một video được phát hành trên kênh Telegram của ông ta vào hôm thứ Bảy, Prigozhin cho biết lực lượng của ông ta đã thiết lập toàn quyền kiểm soát sau một cuộc bao vây gần như phá hủy thành phố. Ukraine đã phủ nhận các tuyên bố.
“Vào trưa ngày 20 tháng 5 năm 2023, Bakhmut đã hoàn toàn bị tạm chiếm. Chúng tôi đã hoàn toàn chiếm được toàn bộ thành phố, từ nhà này sang nhà khác,” ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng quân đội của ông sẽ bàn giao Bakhmut cho lực lượng Nga vào tuần tới.
Giữa tiếng súng ồn ào phía sau, ông nói: “Chiến dịch chiếm Bakhmut đã kéo dài 224 ngày.” Ông nói thêm rằng “máy xay thịt bắt đầu hoạt động vào ngày 8 tháng 10 năm 2022 nhằm tạo cơ hội phục hồi cho quân đội Nga.
“Tôi muốn nói lời cảm ơn tới những người dân Nga đã ủng hộ chúng tôi và những người đã chết trong cuộc chiến này.” ông ta ca ngợi vai trò của các chiến binh của mình, nói rằng họ đã “hành động cùng nhau như một đội được phối hợp nhịp nhàng, giống như một đội quân thống nhất.”
Newsweek đã không thể xác minh độc lập các tuyên bố. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để xin bình luận. Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar nói hôm thứ Bảy rằng tình hình ở Bakhmut là “căng thẳng”, đồng thời nói thêm rằng “đồng thời, quân đội của chúng ta vẫn đang bảo vệ khu vực Litak, nơi quân phòng thủ kiểm soát một số cơ sở hạ tầng và công nghiệp”.
Max Seddon của Financial Times đã tweet về tuyên bố của Prigozhin, đồng thời nói thêm, “Hãy xem thường những điều hắn ta nói.”
Một nhà báo khác của Financial Times, Christopher Miller lưu ý rằng Prigozhin đang đứng gần nhà ga xe lửa Bakhmut bị phá hủy. “Mặc dù có thể lực lượng của ông ta đã chiếm được đoạn đường dài 400 yard cuối cùng và phá hủy các tòa nhà ở khu vực cực tây của thành phố, nhưng tuyên bố về quyền kiểm soát hoàn toàn của ông ta sẽ thuyết phục hơn nếu ông ta đứng dọc theo đoạn đường đó,” ông viết trên Twitter.
Trong đoạn video dài 6 phút, Prigozhin một lần nữa nhắm vào Bộ Quốc Phòng Nga mà ông đã chỉ trích trong nhiều tuần, đặc biệt là Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, người có những quyết định khiến “số người chết nhiều gấp 5 lần so với lẽ ra phải có.”
Tuy nhiên, ông ca ngợi Vladimir Putin, người “đã cho chúng tôi cơ hội và vinh dự cao nhất để bảo vệ tổ quốc.” Prigozhin nói rằng Tập đoàn Wagner sẽ rút khỏi Bakhmut vào ngày 25 tháng 5 để “nghỉ ngơi và tái huấn luyện”, giao nó cho quân đội chính quy của Nga.
3. Làm thế nào Ukraine có thể bảo đảm một thỏa thuận cho F-16 trong vài tuần
Cuộc tấn công dữ dội trên quy mô toàn quốc Ukraine vào hôm thứ Sáu được kể là cuộc tấn công thứ 10 của Nga trong tháng Năm này. Những tháng trước chỉ có 1, 2 hay 3 cuộc tấn công như thế là cùng. Trước tình trạng này, Hoa Kỳ đã quyết định đảo ngược chính sách trước đây liên quan đến các chiến đấu cơ F-16, để Ukraine có khả năng không chiến với các máy bay ném bom tầm xa của Nga.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How Ukraine Might Secure a Deal for F-16s in Weeks”, nghĩa là “Làm thế nào Ukraine có thể bảo đảm một thỏa thuận cho F-16 trong vài tuần.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết NATO có thể thảo luận về việc cung cấp máy bay chiến đấu của phương Tây cho Ukraine tại một cuộc họp vào tháng 6. Điều này cho thấy rằng nếu mọi việc suôn sẻ, Ukraine có thể đạt được thỏa thuận mua F-16 để hỗ trợ cuộc chiến chống lại Nga trong vài tuần tới.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Der Spiegel của Đức ngày 18 tháng 5, ông Stoltenberg cho biết tại cuộc họp, bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên NATO có thể sẽ nêu khả năng chuyển giao những chiếc F-16 mà Ukraine đã kêu gọi trong suốt cuộc xâm lược của Nga. Chủ đề này cũng sẽ được nêu ra tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh ở Vilnius, Lithuania, vào tháng Bảy.
Vương quốc Anh và Hà Lan đã phát đi tín hiệu rằng họ sẵn sàng cung cấp các máy bay do Mỹ sản xuất cho Kyiv. Tuy nhiên, mọi chuyển nhượng phải được chính quyền Biden chấp thuận.
Cho đến nay, Hoa Kỳ đã từ chối cho phép vận chuyển trực tiếp F-16 tới Ukraine, nhưng hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ đã đảo ngược chính sách này, và Tổng thống Joe Biden nói với các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh G7 rằng Hoa Kỳ ủng hộ kế hoạch đào tạo phi công Ukraine lái F-16, theo Associated. Nhấn mạnh việc đào tạo sẽ được tiến hành ở Âu Châu và có thể sẽ bắt đầu trong vài tuần tới.
Các quyết định sẽ được đưa ra trong những tháng tới về thời điểm và số lượng máy bay chiến đấu sẽ được cung cấp cũng như ai sẽ gửi chúng, Biden nói với các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị thượng đỉnh.
Ông Stoltenberg cho biết: “Chúng tôi liên tục thảo luận về câu hỏi liệu các máy bay chiến đấu hiện đại của phương Tây có cần thiết hay không—cả ở NATO và Ukraine. Tôi hy vọng rằng chủ đề này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng các nước NATO vào tháng 6”.
Ông nói thêm rằng việc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine cũng sẽ yêu cầu đạn dược, phụ tùng thay thế và bảo trì các phi cơ chiến đấu bay “suốt ngày đêm”.
Các quan chức Mỹ nói với CNN rằng chính quyền Biden sẵn sàng cho phép xuất khẩu F-16 sang Ukraine nếu các đồng minh của họ sẵn sàng gửi chúng đến quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này.
Chính phủ Anh ngày 16 tháng 5 thông báo Thủ tướng Anh Rishi Sunk và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã đồng ý xây dựng một “liên minh quốc tế” để giúp mua sắm máy bay chiến đấu.
Hai nhà lãnh đạo “sẽ làm việc để xây dựng một liên minh quốc tế nhằm cung cấp cho Ukraine khả năng không chiến, hỗ trợ mọi thứ từ đào tạo đến mua máy bay phản lực F-16,” một tuyên bố cho biết.
“Thủ tướng nhắc lại niềm tin của ông rằng vị trí xứng đáng của Ukraine là trong NATO và các nhà lãnh đạo đã nhất trí về tầm quan trọng của việc các đồng minh cung cấp hỗ trợ an ninh lâu dài cho Ukraine.”
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết vào ngày 15 tháng 5 rằng điều quan trọng là phải “báo hiệu cho Nga rằng chúng ta với tư cách là các quốc gia không có sự phản đối về mặt triết lý hoặc nguyên tắc đối với việc cung cấp cho Ukraine những khả năng mà họ cần, tùy thuộc vào những gì đang diễn ra trên chiến trường.”
“Điều này tùy thuộc vào việc Tòa Bạch Ốc quyết định xem họ có muốn phát hành công nghệ đó hay không,” Wallace nói.
Newsweek đã liên hệ với NATO, chính quyền Biden, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.
4. Cựu Tư lệnh Nga xé toạc 'sự vô nghĩa chiến lược' của Chiến thắng Bakhmut
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Former Russian Commander Rips 'Strategic Senselessness' of Bakhmut Victory”, nghĩa là “Cựu Tư lệnh Nga xé toạc 'sự vô nghĩa chiến lược' của Chiến thắng Bakhmut.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Cựu chỉ huy Nga Igor Girkin đã đánh bật “sự vô nghĩa chiến lược” của chiến thắng Bakhmut mà Nga tuyên bố hôm thứ Bảy.
Yevgeny Prigozhin, người sáng lập Tập đoàn Wagner, một đơn vị bán quân sự, cho biết quân đội của ông đã kiểm soát hoàn toàn Bakhmut vào thứ Bảy sau nhiều tháng giao tranh giành thành phố Donetsk. Tuyên bố của ông, không thể được xác minh độc lập, đã bị Ukraine bác bỏ. Bakhmut nổi lên như một tâm điểm chính trong cuộc chiến Nga-Ukraine, do Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động vào tháng 2 năm ngoái, khi cả hai bên giao tranh dữ dội và đẫm máu để giành lấy thành phố.
Khi Prigozhin ăn mừng điều mà ông ta cho là chiến thắng, nhưng Girkin đã đặt câu hỏi liệu việc giành quyền kiểm soát Bakhmut có xứng đáng với những tổn thất mà Nga phải chịu trong các trận chiến hay không.
Girkin, người đã nổi lên trong thời gian Nga sáp nhập Crimea và bị kết tội vào năm ngoái vì đã tham gia vào vụ bắn rơi Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines, đã trở thành tiếng nói hàng đầu trong số những người theo chủ nghĩa dân tộc Nga ủng hộ cuộc chiến Ukraine, nhưng ngày càng trở nên chỉ trích giới lãnh đạo quân sự Mạc Tư Khoa về bản chất trì trệ của cuộc xâm lược của Nga.
“Bakhmut đã 'về nhà'', anh ta viết. “Nó không kích thích tôi. Có tính đến những gì tôi biết về tổn thất, lãng phí tài nguyên, thời gian đã mất và hiểu biết ban đầu về sự vô nghĩa chiến lược của hoạt động này.”
Các lực lượng Nga được cho là đã chịu tổn thất đáng kể ở Bakhmut. Mặc dù mức độ thiệt hại đầy đủ vẫn chưa rõ ràng, nhưng hồi đầu tháng 5, Tòa Bạch Ốc ước tính rằng ít nhất 20.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng ở khu vực Bakhmut trong khoảng thời gian 5 tháng.
Trong khi đó, các nhà phân tích quân sự đã đặt câu hỏi liệu Bakhmut có thực sự mang lại cho Nga một chiến thắng chiến lược hay không. Hồi tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết chiến thắng của Nga trong thành phố chỉ “có giá trị biểu tượng” chứ không thực sự chỉ ra một sự thay đổi cục diện trong cuộc chiến.
Trong một bài đăng Telegram riêng, Girkin đã giải thích chi tiết về những lời chỉ trích của ông đối với giới lãnh đạo quân sự của Nga.
Ông viết: “Các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga đã không chiếm được bất cứ thứ gì, nhưng đã 'tắm mình trong máu' rất nhiều gần Avdeevka, ở Maryinka và Ugledar,” ông viết. “Thật không may, không phải là máu của những người lên kế hoạch và chỉ đạo các hoạt động này từ các trụ sở lớn, mà là máu của những người lính và sĩ quan tiền tuyến, được huy động và tình nguyện viên.”
Trong khi đó, Prigozhin tự ca ngợi chiến thắng Bakhmut của mình trong một bài đăng trên Telegram.
“Vào trưa ngày 20 tháng 5 năm 2023, Bakhmut đã hoàn toàn bị tạm chiếm. Chúng tôi đã hoàn toàn chiếm được toàn bộ thành phố, từ nhà này sang nhà khác,” ông ta viết, đồng thời cho biết thêm quân của ông sẽ bàn giao Bakhmut cho lực lượng Nga vào tuần tới.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar “Có giao tranh ác liệt ở Bakhmut. Tình hình là rất căng thẳng. Đồng thời, quân đội của chúng tôi đang phòng thủ trong khu vực công viên 'Máy bay'. Hiện tại, lực lượng quốc phòng của chúng tôi kiểm soát một số cơ sở hạ tầng và công nghiệp trong khu vực và các khu vực tư nhân.”
Đại tá Serhii Cherevatyi nói với Reuters rằng tuyên bố của Prigozhin là “không đúng sự thật”, nói thêm rằng “các đơn vị của chúng tôi đang chiến đấu ở Bakhmut.”
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Anh hồi đầu tuần cho biết Ukraine đã đạt được những bước tiến chiến thuật, và hôm thứ Bảy cho biết Nga đang có kế hoạch gửi thêm quân tới Bakhmut.
Nga đã phát động một “cuộc tấn công lớn bằng máy bay không người lái” khác vào Kyiv vào đầu giờ sáng, đánh dấu cuộc không kích thứ 11 của họ trong tháng này, chính quyền quân sự của thành phố cho biết hôm thứ Bảy.
“Đối phương đang làm hết sức mình để tấn công các mục tiêu quan trọng ở thành phố Kyiv, đồng thời làm cạn kiệt nguồn lực phòng không của chúng ta”, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, nhận định.
“Bằng cách này, người Nga đang nhắm đến việc đặt dân chúng vào tình trạng căng thẳng về tâm lý một cách sâu sắc. Đó là lý do tại sao họ tấn công Kyiv từ trên không gần như hàng ngày”
5. Trận chiến giành Bakhmut diễn ra như thế nào trong vài tháng qua
Vào đầu năm 2023, các tuyến đường vào thành phố Bakhmut phía đông dần dần nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga, và trận chiến giành thành phố trở nên khốc liệt từng tấc đất, với việc lực lượng Ukraine đẩy lùi hàng chục cuộc tấn công mỗi ngày.
Thay vì tiến thẳng vào trung tâm thành phố, quân Wagner tìm cách bao vây thành phố theo một vòng cung rộng từ phía bắc.
Vào Tháng Giêng, họ tuyên bố chiếm thị trấn Soledar gần đó, và sau đó chiếm một loạt làng mạc ở phía bắc Bakhmut, khiến cho việc bảo vệ thành phố của Ukraine ngày càng trở nên nguy hiểm.
Nhưng ngay cả khi quân đội Mạc Tư Khoa áp sát và hầu hết cư dân chạy trốn qua các hành lang di tản nguy hiểm, một nhóm nhỏ thường dân Ukraine vẫn ở lại thành phố đổ nát. Trước chiến tranh, khoảng 70.000 người sống ở Bakhmut. Tính đến tháng 3, con số này ở mức dưới 4.000.
Trận chiến được ví như kiểu giao tranh từng xảy ra trong Thế chiến thứ nhất. Hình ảnh từ khu vực cho thấy những người lính lội qua bùn với những cái cây bị đạn pháo quật ngã.
Giờ đây, sau nhiều tháng giao tranh khốc liệt, người đứng đầu tập đoàn quân sự tư nhân Nga Wagner, Yevgeny Prigozhin, hôm thứ Bảy tuyên bố rằng lực lượng của ông đã kiểm soát hoàn toàn thành phố, trong khi một quan chức quốc phòng hàng đầu Ukraine cho biết quân đội nước này đang giữ vững rìa cực tây của Bakhmut..
6. Nga tấn công Kyiv với cuộc không kích thứ 11 trong tháng này
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Chúa Nhật 21 tháng Năm, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết báo động không kích ở thủ đô Ukraine chỉ im lặng trong 4 ngày của tháng 5. Các cuộc tấn công diễn ra thường xuyên trong khu vực.
Ông cho biết, Nga đã sử dụng 20 máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất và một trong những máy bay không người lái trinh sát Merlin của nước này trong cuộc tấn công mới nhất. Lực lượng Không quân Ukraine đã xác định và tiêu diệt tất cả chúng, quân đội tuyên bố, và không ai bị thương hay thiệt mạng.
Ông nói thêm rằng cuộc tấn công không gây thiệt hại đáng kể cho bất kỳ cơ sở hạ tầng lớn nào.
Sáng thứ Ba cũng chứng kiến một cuộc không kích tương tự vào thành phố mà Nga tuyên bố đã phá hủy hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất, mặc dù quân đội Ukraine nói rằng tất cả 18 hỏa tiễn Nga phóng đã bị đánh chặn và phá hủy.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, cũng xác nhận rằng vác hệ thống Patriot này không bị hư hại và vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường.
7. Phải chăng hệ thống Patriot của Hoa Kỳ đã hạ gục máy bay phản lực bên trong những Nga? Những gì chúng ta biết, những gì chúng ta không biết
Sau khi Hoa Kỳ tuyên bố thay đổi chính sách liên quan đến việc cung cấp F16 cho Ukraine, một bài báo đã xuất hiện bóng gió cho rằng quân Ukraine đã dùng hệ thống Patriot để tấn công sâu bên trong nước Nga. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Did U.S. Patriot System Down Jet in Russia? What We Know, What We Don't”, nghĩa là “Phải chăng hệ thống Patriot của Hoa Kỳ đã hạ gục máy bay phản lực bên trong những Nga? Những gì chúng ta biết, những gì chúng ta không biết.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Với các báo cáo cho rằng các hệ thống hỏa tiễn Patriot của Mỹ chịu trách nhiệm bắn hạ ít nhất một máy bay chiến đấu của Nga ở cự ly xa, ngày càng có nhiều đồn đoán rằng chúng có thể đã được lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng để hạ gục 5 máy bay trên không phận Nga vào ngày 13 tháng 5 vừa qua.
Các quan chức lực lượng không quân Ukraine hôm thứ Bảy cho biết hai máy bay chiến đấu và ba máy bay trực thăng của Nga đã bị bắn hạ trên khu vực Bryansk của Nga nhưng dường như gợi ý rằng Ukraine không chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công.
Truyền thông nhà nước Nga cũng đưa tin về việc nhiều máy bay bị bắn rơi trên lãnh thổ Nga gần biên giới Ukraine. Kommersant báo cáo rằng một máy bay chiến đấu Su-34 và một máy bay chiến đấu Su-35 đã bị “bắn hạ” cũng như hai máy bay trực thăng Mi-8, “được cho là sắp thực hiện một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom vào các mục tiêu ở khu vực Chernihiv của Ukraine”.
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn dẫn đến suy đoán rằng Nga đã bắn hạ máy bay của mình vì lo sợ Ukraine xâm phạm lãnh thổ Nga, vì Anh xác nhận họ đang cung cấp hỏa tiễn Storm Shadow—có tầm bắn 155 dặm—cho quân đội Ukraine.
Các nguồn tin của Nga đã đưa ra những lời giải thích mâu thuẫn nhau về lý do có thể khiến máy bay bị rơi. Chính quyền Nga ngay sau đó khẳng định rằng một trong những chiếc trực thăng đã bị rơi do hỏng động cơ.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân khiến cả 5 chiếc máy bay liên tiếp rơi xuống cùng một khu vực, nhưng hôm thứ Sáu một bài báo được diễn đạt cẩn thận nhằm bác bỏ khả năng Hoa Kỳ chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 tới Ukraine đã khiến một số người trên mạng xã hội liên kết các vụ tai nạn với hệ thống Patriot.
CNN dẫn lời các quan chức quốc phòng giấu tên và nhân viên quốc hội nói rằng quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất để bắn hạ ít nhất một máy bay chiến đấu “ở xa” của Nga trong những tuần gần đây.
Mặc dù không nói liệu đây có phải là lãnh thổ của Nga hay không, câu chuyện lưu ý rằng các máy bay phản lực của Nga “phần lớn ở phía sau các tuyến phòng thủ của Nga, khiến Ukraine khó tấn công bằng các hệ thống tầm ngắn hơn”.
“Từ bài báo của CNN, có thể cho rằng Patriot có liên quan đến một loạt vụ tai nạn hàng không gần đây ở vùng Bryansk,” một người dùng Twitter tự nhận là cư dân cũ của Kherson, Ukraine viết.
“Bài báo không nói cụ thể rằng 'Patriot đã bắn hạ máy bay phản lực Nga ở vùng Bryansk.' Nhưng không có sự kiện nào khác được biết đến trong tuần qua phù hợp với mô tả được đưa ra trong bài báo,” người này nói thêm.
Newsweek không thể xác minh ngay lập tức có phải đúng như thế hay không.
Jimmy Rushton, một nhà phân tích an ninh ở Kyiv, cũng nhấn mạnh câu chuyện, nói rằng “rất có thể điều đó giải đáp được bí ẩn về chiếc Su-34, Su-35 và hai chiếc trực thăng Mi-8 của Nga bị bắn hạ ở Bryansk tuần trước; Người Ukraine có thể đã lén đặt một hệ thống Patriot gần biên giới và tấn công chúng ở tầm xa”.
Trong khi đó, Ukraine Battle Maps suy đoán rằng một hệ thống hỏa tiễn Patriot được đặt gần Chornyavka ở phía bắc miền trung Ukraine sẽ có tầm bắn để bắn trúng hai máy bay chiến đấu và hai trong số các máy bay trực thăng, tùy theo nơi chúng bị rơi.
Các hỏa tiễn được sử dụng trong các hệ thống Patriot có thể có tầm bắn vượt quá 93 dặm, điều này sẽ khiến địa điểm xảy ra vụ tai nạn nằm ở xa nhất trong tầm bắn, giả sử Ukraine đặt Patriot ở Chornyavka.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine và Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận vào thứ Sáu.
Mỹ đã gửi cho Ukraine hai hệ thống hỏa tiễn Patriot vào tháng 12, trong nỗ lực bảo vệ các thành phố và cơ sở quân sự của Ukraine khỏi sự tấn công dữ dội của hỏa tiễn Nga vốn đã trở thành một đặc điểm chung của cuộc chiến kể từ khi các lực lượng Nga bị đẩy vào thế rút lui.
Mặc dù chúng được dùng như một công cụ phòng thủ, nhưng việc sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất nhằm vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga có thể gây ra khả năng leo thang ngoại giao giữa Mỹ và Nga. Từ trước đến nay, Nga vẫn mô tả việc cung cấp vũ khí của phương Tây là một hành động khiêu khích.
CNN đưa tin các quan chức Mỹ cho biết Ukraine chịu trách nhiệm tự đưa ra quyết định về việc tấn công mục tiêu nào bằng hệ thống hỏa tiễn Patriot sau khi chúng được cung cấp.
8. Biden gặp Zelenskiy của Ukraine tại Nhật Bản vào hôm Chúa Nhật
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tại Hiroshima, Nhật Bản, vào hôm Chúa Nhật, nhấn mạnh sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ukraine khi các quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ báo trước về một hội nghị thượng đỉnh G7 thống nhất.
“Chúng tôi mong đợi rằng tổng thống sẽ có cuộc gặp song phương với Tổng thống Zelenskiy vào 2 giờ chiều giờ địa phương Chúa Nhật 21 Tháng Năm,” Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết vào hôm thứ Bẩy.
Ông cho biết, tổng thống Biden “sẽ tiếp tục nhắc lại sự ủng hộ vững chắc và kiên quyết của Hoa Kỳ đối với Ukraine trong tương lai.”
Ông chỉ ra một “tuyên bố đoàn kết mạnh mẽ” từ các nước G7 chống lại cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh tuần này, bao gồm các biện pháp trừng phạt và thông báo về nỗ lực chung để đào tạo phi công Ukraine về máy bay F-16 là những nỗ lực được “dẫn đầu” bởi cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan.
Khi được hỏi về khả năng Trung Quốc đóng vai trò trong việc chấm dứt chiến tranh của Nga, Tướng Kirby cho biết Mỹ hy vọng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình coi hội nghị thượng đỉnh tuần này là tín hiệu của “sự quyết tâm”.
“Chúng tôi hy vọng rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rút ra từ những gì họ đã thấy ở đây… là có rất nhiều quyết tâm để tiếp tục hỗ trợ Ukraine, như G7 đã nói, cho đến chừng nào điều đó còn cần thiết, và rằng Trung Quốc có thể đóng một vai trò có ý nghĩa trong việc giúp chấm dứt cuộc chiến này”.
Biden cũng dự kiến sẽ có cuộc gặp ba bên với Tổng thống Hàn Quốc Doãn Tích Duyệt và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào đầu giờ chiều Chúa Nhật theo giờ địa phương. Tướng Kirby gọi các mối quan hệ là “ưu tiên” đối với Biden. Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về an ninh, kinh tế và các chủ đề khác.
Tưởng cũng nên biết thêm: G7 bao gồm các nền dân chủ công nghiệp hóa tiên tiến nhất thế giới: Mỹ, Pháp, Đức, Vương quốc Anh, Canada, Nhật Bản và Ý. Tokyo cũng đã mời một số cường quốc kinh tế đang lên khác và những nước khác trong khu vực tham dự các cuộc họp.
9. Zelenskiy cho biết Ukraine đang phối hợp về vũ khí, phòng không và máy bay chiến đấu với các đồng minh sau cuộc đàm phán G7
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Bảy cho biết chính phủ của ông đang chuẩn bị “các bước chung mới” với các đồng minh để đáp trả cuộc chiến của Nga.
“Chúng tôi đang phối hợp các quan điểm của mình với các đối tác và chuẩn bị các bước chung mới. Quốc phòng: vũ khí, phòng không, máy bay chiến đấu. Chúng tôi thu hút càng nhiều quốc gia và các nhà lãnh đạo càng tốt vì lợi ích của Ukraine. Công thức hòa bình. Các chương trình dài hạn để hỗ trợ Ukraine. Tài chính và kinh tế,” ông nói trong bài phát biểu qua video hàng ngày sau khi tổ chức các cuộc gặp với một số nhà lãnh đạo bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản.
Zelenskiy cho biết ông đã tổ chức các cuộc họp riêng với các nhà lãnh đạo của Vương quốc Anh, Ý, Pháp, Ấn Độ, Đức và Ủy ban Âu Châu.
Tổng thống Ukraine cũng cho biết ông đã đệ trình công thức hòa bình 10 điểm của Ukraine cho những người tham gia Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập vào hôm thứ Sáu.
“Và chúng tôi sẽ làm mọi thứ để bảo đảm rằng sự tham gia của thế giới vào sáng kiến hòa bình của chúng ta ở mức cao nhất có thể,” ông nói thêm.
Zelenskiy đặc biệt đề cập đến Ấn Độ, nói rằng ông tin rằng nước này “sẽ tham gia vào việc khôi phục trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc rõ ràng là cần thiết đối với tất cả các quốc gia tự do”.
Zelenskiy đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào hôm thứ Bảy, đó là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai người kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Modi – người cho đến nay vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược – cho biết Ấn Độ sẽ làm “mọi thứ có thể” để giúp kết thúc chiến tranh.
Bakhmut không dễ ăn như Wagner nghĩ. Tuyên bố của Tổng thống Zelenskiy và Thứ trưởng Hanna Maliar
VietCatholic Media
17:01 21/05/2023
1. Tình hình chiến sự. Ukraine cảnh giác người Nga đang tung nhiều tin giả
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Chúa Nhật 21 tháng Năm, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine ở bên ngoài thành phố Bakhmut đã bao vây một phần thành phố ở phía đông dọc theo hai bên sườn và vẫn duy trì quyền kiểm soát một khu vực tư nhân trong thành phố.
Cô đưa ra nhận xét trên ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trận chiến đã kết thúc với chiến thắng của Nga.
Cô Maliar cho biết quân đội Ukraine đang tiếp tục tiến công dọc theo vùng ngoại ô của Bakhmut và đã chiếm được một phần các cao nguyên nhìn ra thành phố.
Các lực lượng của chúng tôi đã bao vây một phần thành phố, tạo cơ hội cho chúng tôi tiêu diệt đối phương. Do đó, đối phương phải tự bảo vệ mình trong phần thành phố mà nó đã kiểm soát. Maliar nói thêm rằng quân đội Ukraine vẫn đang bảo vệ các cơ sở hạ tầng và công nghiệp ở Bakhmut.
Trước chiến tranh thành phố có 70.000 dân. Khó khăn của quân Ukraine là vẫn còn 4.000 người bên trong thành phố. Mãi đến hôm Chúa Nhật, quân phòng thủ Ukraine mới thuyết phục được họ ra đi. Có nhiều khả năng sau đó, quân Ukraine sẽ san bằng thành phố.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết quân xâm lược Nga đang tập trung nỗ lực chính vào các hướng Kupiansk, Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Marinka. Trong ngày qua, có tổng cộng 53 vụ đụng độ quân sự đã xảy ra tại đây. Bakhmut và Marinka của khu vực Donetsk vẫn là tâm điểm của các cuộc xung đột.
Theo hướng Bakhmut, quân xâm lược Nga tiếp tục tiến hành các hành động tấn công. Các trận chiến giành Bakhmut của vùng Donetsk đang diễn ra. Ở ngoại ô thành phố Bakhmut, quân xâm lược đã tiến hành các cuộc tấn công bất thành vào Bila Hora. Ngay bên trong thành phố Bakhmut, các cuộc giao tranh vẫn còn đang diễn ra tại quận Litak, nơi quân Ukraine vẫn còn giữ được các cơ sở kỹ nghệ và một số nhà dân.
Thứ trưởng Hanna Maliar cảnh giác rằng Nga đang tung nhiều tin giả để gây hoang mang trong dư luận tại quốc gia này.
Cô lưu ý rằng các báo cáo giả mạo của Nga tuyên bố Tổng Tham Mưu Trưởng quân Ukraine đã “biến mất” đã xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng lên đến đỉnh điểm ở Bakhmut.
“Việc người Nga tung ra một báo cáo giả tuyên bố về sự biến mất của Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, Đại Tướng Valeriy Zaluzhnyi, diễn ra đúng vào lúc những căng thẳng chiến trường ở trong và xung quanh Bakhmut lên đến đỉnh điểm,” cô nói.
“Người Nga đã tung ra một làn sóng thông tin tuyên bố về sự biến mất của Tổng tư lệnh Valeriy Zaluzhnyi của chúng ta. Anh ấy vẫn đang làm công việc của mình. Chúng tôi vừa mới nói chuyện. Đây là một điển hình về công nghệ thông tin nhằm làm mất tinh thần Quân đội ta. Đó là một nỗ lực chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, kéo dài từ vài giờ đến một ngày là cùng. Thời gian có tác dụng của nó ngắn như thế là bởi vì các báo cáo như vậy rất dễ kiểm tra. Vì vậy, quân xâm lược hy vọng sẽ mang lại hiệu quả bằng cách chọn đúng thời điểm để khởi động vòng quay và thực hiện nó hàng loạt,” Maliar nói.
Thứ trưởng Hanna Maliar nhấn mạnh rằng “thời điểm trong trường hợp này là rõ ràng vì căng thẳng chiến trường ở Bakhmut đang lên đến đỉnh điểm vào lúc này. Người Nga cho rằng việc làm mất tinh thần dù chỉ một vài binh sĩ Ukraine cũng có thể ảnh hưởng đến cục diện tiền tuyến theo hướng có lợi cho họ.”
“Vì điều này, cũng có rất nhiều báo cáo quá sớm về việc Nga chiếm được Bakhmut,” Maliar nhấn mạnh.
Tình hình ở bên trong thành phố Bakhmut, rất nguy cấp, cô thừa nhận, nhưng khẳng định rằng các đơn vị quân đội Ukraine đang trấn giữ tuyến phòng thủ của họ ở quận Litak.
Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết trong 24 giờ qua, Lực lượng Phòng vệ Ukraine đã tiến hành 10 cuộc không kích nhằm vào các cụm quân nhân và thiết bị quân sự của Nga.
Ngược lại, quân đội Nga đã tiến hành 7 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và 70 cuộc không kích, đồng thời khai hỏa bằng các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt 48 lần.
Đại Tá Yurii Ihnat cho biết đêm 21/5, quân đội Nga bắn máy bay không người lái vào khu vực Dnipropetrovsk. Lực lượng phòng không Ukraine tiêu diệt toàn bộ các máy bay này.
“Vào buổi sáng, quân xâm lược đã tấn công quận Nikopol bằng pháo hạng nặng. Cộng đồng Myrove đã bị tấn công. Thường dân vẫn bình an vô sự. Tác động của cuộc tấn công của đối phương vẫn chưa được kiểm tra”
Trong 24 giờ qua, 730 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 2 xe tăng, 16 xe thiết giáp, 29 hệ thống pháo, 2 hệ thống phòng không và 12 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 21 Tháng Năm, khoảng 203.160 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của địch bao gồm 3.783 xe tăng, 7.398 xe thiết giáp, 3.258 hệ thống pháo, 564 hỏa tiễn phóng hàng loạt thống, 327 hệ thống tác chiến phòng không, 308 máy bay, 294 trực thăng, 2.822 máy bay không người lái, 1.011 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.115 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 425 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Tổng thống Zelenskiy phủ nhận Bakhmut đã bị Nga chiếm và nói quân đội Ukraine vẫn ở trong thành phố
Trả lời câu hỏi của các nhà báo, tổng thống Zelenskiy khẳng định Bakhmut chưa bị Nga chiếm và quân đội Ukraine vẫn ở trong thành phố, nhưng ông không thể cung cấp thông tin rõ ràng.
Ông nói: “Chúng tôi đang chiến đấu nhờ vào lòng dũng cảm của người dân chúng tôi, những chiến binh của chúng tôi. Tôi hiểu rõ những gì đã diễn ra ở Bakhmut. Tôi không thể chia sẻ với các bạn quan điểm chiến thuật của quân đội chúng tôi. Bakhmut không bị Liên bang Nga chiếm đóng cho đến ngày nay. Không có hai hoặc ba cách giải thích ý nghĩ của những từ đó.”
Zelenskiy cho biết chỉ là vấn đề thời gian trước khi những “tội phạm trong các cơ quan công quyền” khác muốn noi gương Nga. “Đây là lý do tại sao công thức hòa bình lại quan trọng,” ông nói.
Sức mạnh của công thức hòa bình Ukraine là bằng cách ngăn chặn tham vọng của Nga, chúng tôi sẽ mang lại cho thế giới một kết quả bổ sung, chúng tôi sẽ làm tê liệt những kẻ xâm lược tiềm năng khác. Khi tất cả những người muốn chiến tranh nhìn thấy thế giới thống nhất và quyết tâm như thế nào thì khi đó họ sẽ nhận ra rằng chiến tranh sẽ chẳng ích gì.
Ukraine mang đến sự cứu rỗi thế giới khỏi chiến tranh. Để làm được điều này, chúng ta cần đoàn kết và biến Nga thành kẻ xâm lược cuối cùng.
Những người anh hùng của chúng ta đang lật ngược lịch sử để chúng ta biến chiến tranh trở thành cái bóng. Tôi tin rằng chiến tranh không có chỗ trên thế giới. Nhân loại đã đi một chặng đường rất dài và mất đi rất nhiều sinh mạng trong những cuộc đối đầu đẫm máu, chết chóc.
Ukraine đang ở giữa một cuộc chiến tranh hủy diệt. Những kẻ xâm lược đã đến vùng đất của chúng tôi.
Vào đầu ngày Chúa Nhật có tin cho rằng Tổng thống Zelenskiy đã xác nhận thành phố Bakhmut bị Nga chiếm. Phát ngôn viên cho biết không phải như thế. Tổng thống Zelenskiy thực sự đã phủ nhận tin cho rằng Nga đã chiếm được thành phố
Sergii Nykyforov nói: “Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy không hề xác nhận việc các lực lượng Nga chiếm được thành phố Bakhmut miền đông Ukraine đang bị bao vây.”
Ông cho rằng những bình luận của Zelenskiy đã bị hiểu sai:
“Câu hỏi của phóng viên: Người Nga cho biết họ đã chiếm được Bakhmut. Tổng thống trả lời: Tôi nghĩ là không.
Bằng cách này, tổng thống đã phủ nhận việc Nga chiếm được Bakhmut.”
3. Bản tin của Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, về tình hình tại thành phố Bakhmut
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết họ không thể xác minh tuyên bố của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin về việc quân Wagner đã chiếm được thành phố Bakhmut.
Bản cập nhật thường xuyên cho biết “ISW đã không quan sát thấy cảnh quay định vị địa lý xác nhận các tuyên bố của Prigozhin sau tuyên bố của ông ta”.
Bản cập nhật cũng đánh giá xem điều này có thực sự quan trọng về mặt chiến thuật hay không.
“Chiến thắng được tuyên bố của Prigozhin đối với các khu vực còn lại ở Bakhmut hoàn toàn mang tính biểu tượng ngay cả khi đó là sự thật. Một số khu đô thị cuối cùng ở phía đông Bakhmut mà Prigozhin tuyên bố rằng lực lượng của Tập đoàn Wagner đã chiếm được không có ý nghĩa về mặt chiến thuật hay hoạt động”.
“Việc chiếm được chúng không mang lại cho lực lượng Nga địa hình hoạt động quan trọng để tiếp tục tiến hành các chiến dịch tấn công hoặc bất kỳ vị trí đặc biệt vững chắc nào để phòng thủ trước các cuộc phản công có thể xảy ra của Ukraine”.
4. Zelenskiy nói với G7 Nga đã 'chà đạp lên mọi thứ là văn minh'
Zelenskiy cho biết ông mơ ước xây dựng lại “tất cả các thành phố của chúng ta đang bị hủy hoại” tương tự như sự tái sinh của Hiroshima.
Chúng tôi mơ ước được trả lại lãnh thổ của mình cũng như chúng tôi đã giành lại được lãnh thổ phía bắc đã bị Nga xâm lược, chúng tôi phải giành lại lãnh thổ phía đông và phía nam của mình. Chúng tôi mơ ước được trả lại những người của chúng tôi hiện đang bị Nga giam cầm.
Chúng tôi mơ về hòa bình sau chiến thắng của chúng tôi.
Tôi ở đây tại Hiroshima để thế giới có thể nghe thấy tiếng Ukraine kêu gọi đoàn kết. Nga đã chà đạp lên tất cả những gì là văn minh.
Zelenskiy cho biết ông rất biết ơn Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo phương Tây khác vì đã hỗ trợ hệ thống phòng không.
Chúng tôi có vài tháng để đào tạo các phi công của mình và chúng tôi sẽ làm việc để những người này được đào tạo và có kinh nghiệm nhất có thể.
Tôi không thể cho bạn biết chúng tôi sẽ có bao nhiêu máy bay hoặc khi nào nó sẽ diễn ra nhưng chúng tôi sẽ đẩy nhanh tốc độ vì điều đó rất quan trọng đối với chúng tôi.
5. 'Putin sẽ không phá vỡ quyết tâm của chúng ta', Joe Biden nói với hội nghị thượng đỉnh G7
Trong bài phát biểu tại G7, tổng thống Mỹ đã cam kết trung thành với “cam kết chung và không lay chuyển của chúng ta là sát cánh cùng những người dân Ukraine dũng cảm khi họ tự bảo vệ mình trước cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo và tội ác chiến tranh đang được thực hiện”.
Ông nói: “Nga đã bắt đầu cuộc chiến này và Nga có thể kết thúc nó ngay hôm nay bằng cách rút quân khỏi các biên giới được quốc tế công nhận.”
“Sáng nay, tôi một lần nữa chia sẻ và bảo đảm với Tổng thống Zelenskiy… rằng chúng ta sẽ không dao động. Putin sẽ không phá vỡ quyết tâm của chúng ta, như ông ấy đã nghĩ cách đây hai năm, hay gần ba năm trước”.
6. Tổng thống Biden công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 375 triệu Mỹ Kim
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã công bố gói viện trợ quân sự mới lên tới 375 triệu đô la cho Ukraine, và nói với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy rằng Hoa Kỳ đang làm tất cả những gì có thể để tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine.
Trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Ukraine bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản, ông Biden cho biết gói viện trợ quân sự bao gồm đạn dược, pháo binh, xe bọc thép và huấn luyện.
“Cùng với toàn bộ G7, chúng tôi hỗ trợ cho Ukraine và tôi hứa rằng chúng tôi sẽ không dừng bước.”
Trong cuộc họp, Biden nhấn mạnh đất nước của ông sẵn sàng giúp xây dựng năng lực lâu dài của Ukraine để bảo vệ chống lại và ngăn chặn sự xâm lược của Nga và sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với nỗ lực chung với các quốc gia đồng minh và đối tác để đào tạo phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như F -16
Tổng thống Zelenskiy cảm ơn Hoa Kỳ về gói mới và khoản hỗ trợ tài chính trị giá 37 tỷ USD cho đến nay.
7. Cựu tư lệnh Nga cho rằng: Quân đội Nga quá yếu để có thể bảo vệ Điện Cẩm Linh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Military Too Weak to Defend Kremlin: Ex-Russian Commander”, nghĩa là “Cựu tư lệnh Nga cho rằng: Quân đội Nga quá yếu để có thể bảo vệ Điện Cẩm Linh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Cựu chỉ huy Nga Igor Girkin cho biết trong một video đăng hôm thứ Năm rằng quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin hiện không đủ mạnh để bảo vệ Điện Cẩm Linh.
Girkin, người còn được biết đến với bí danh Igor Strelkov, đã đưa ra đánh giá lên án quân đội Nga trong một video đăng trên kênh Telegram của mình.
Mặc dù Girkin được cho là có công trong việc Nga sáp nhập Crimea năm 2014 và từng chịu trách nhiệm chỉ huy các chiến binh Nga ở vùng Donbas của Ukraine, nhưng kể từ đó, ông đã trở thành người lớn tiếng chỉ trích chiến dịch quân sự hiện tại của Putin chống lại Ukraine.
Trong một dấu hiệu cho thấy ông phản đối mạnh mẽ chiến lược chiến tranh hiện tại của Nga như thế nào, ông đã đồng sáng lập một nhóm dân tộc chủ nghĩa được gọi là “Câu lạc bộ những người yêu nước giận dữ” vào tháng Tư. Nhóm mới thành lập tuyên bố rằng họ đang tham gia chính trị với trọng tâm là giải quyết những thất bại quân sự của Nga ở Ukraine vào đầu tháng này.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, đã chia sẻ một đoạn clip được dịch trên Twitter vào hôm thứ Sáu về những bình luận gần đây của Girkin về quân đội Nga.
“Nếu chúng ta tiếp tục chiến đấu như thế này, chúng ta sẽ không thể giữ được các thành phố phía nam nước Nga trong khu vực Rostov-on-Don trong một năm,” Girkin nói, theo bản dịch của Gerashchenko.
“Kẻ khủng bố Girkin-Strelkov đánh giá rất ảm đạm về quân đội Nga, giống như Prigozhin,” Gerashchenko viết trong chú thích cho dòng tweet này, đề cập đến ông chủ của Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, người cũng đã lên tiếng về những lời phàn nàn của mình đối với quân đội của Putin.
Khi nói về lực lượng quân sự của Putin, Girkin nói rằng “hiện tại họ không mạnh như trước đây” trước khi nói thêm rằng “về lâu dài, nếu chúng ta tiếp tục chiến đấu như đang chiến đấu hiện nay, chúng ta sẽ không thể giữ được gì. “
Girkin nói: “Trong một thời gian nữa, chúng ta thậm chí sẽ không giữ được điện Cẩm Linh”.
Sau đó, vị cựu quân nhân này đã đưa ra cáo buộc về vụ tấn công bằng máy bay không người lái mà Nga cho là xảy ra vào ngày 3 tháng 5 và chỉ trích Putin vì điều mà ông cho là thiếu phản ứng thích hợp.
Theo các nhà chức trách Nga, hai máy bay không người lái đã cố gắng tấn công Điện Cẩm Linh trong một vụ ám sát bất thành nhằm vào ông Putin, người không có mặt trong tòa nhà vào thời điểm đó. Nga đổ lỗi cho Ukraine về vụ tấn công bị cáo buộc đồng thời tuyên bố Hoa Kỳ có liên quan. Cả Ukraine và Mỹ đều phủ nhận các cáo buộc.
“Cung điện Cẩm Linh đã bị tấn công và chúng ta không có phản ứng gì về việc đó,” Girkin nói. “Nếu điều đó thậm chí không khiến tổng thống, tổng tư lệnh, có thể trở thành người thực hiện các chức năng hiến định của mình, thì bạn đang nói về cái gì ở đây?”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
8. Bộ trưởng Quốc phòng Anh tuyên bố Ukraine có 'mọi quyền' để lấy lại Crimea
Bộ trưởng Quốc phòng Vương Quốc Anh Ben Wallace cho biết nước này đã gởi cho Ukraine hỏa tiễn Storm Shadow và quân đã sử dụng các hỏa tiễn này để tấn công vào các vị trí của quân Nga ở miền Đông uk.
Khi được hỏi về một cuộc phản công tiềm năng và nỗ lực của Ukraine nhằm chiếm lại Crimea từ Nga, ông Wallace nói rằng theo luật pháp quốc tế, Ukraine có “mọi quyền làm điều đó để tự vệ. Vương Quốc Anh sẽ không cản trở điều đó”.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Has 'Every Right' To Take Back Crimea – U.K. Defense Secretary”, nghĩa là “Bộ trưởng Quốc phòng Anh tuyên bố Ukraine có 'mọi quyền' để lấy lại Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tuyên bố Ukraine có “mọi quyền” để lấy lại lãnh thổ Crimea bị sáp nhập.
Wallace đưa ra lập trường trên khi được hỏi về việc liệu Vương quốc Anh có ủng hộ nỗ lực của Ukraine nhằm chiếm lại Crimea, bán đảo ở Hắc Hải bị Nga sáp nhập trái phép vào năm 2014 hay không.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cam kết vào mùa hè năm ngoái sẽ đảo ngược việc Nga sáp nhập Crimea. Các công sự mở rộng đã được phát hiện dọc theo bờ biển của Crimea và căn cứ hải quân Sevastopol của Nga gần đây khi Nga chuẩn bị cho một bước tiến của Ukraine.
Nhiều người lo ngại rằng nỗ lực tái chiếm Crimea của Ukraine sẽ là một lằn ranh đỏ đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur nói với Newsweek trong tháng này rằng việc mất quyền kiểm soát Crimea bị tạm chiếm là một “lằn ranh đỏ” đối với tổng thống Nga.
Wallace nói Crimea là “đất của Ukraine”. “Đó là lãnh thổ có chủ quyền của họ. Nó đã bị xâm chiếm. Họ đã mất hàng ngàn sinh mạng do cuộc xâm lược đó, và tôi nghĩ, cuối cùng, đó sẽ là quyết định của Ukraine.”
“Theo luật pháp quốc tế, họ có mọi quyền để làm điều đó để tự vệ. Vương Quốc Anh sẽ không cản trở điều đó,” bộ trưởng quốc phòng nói.
Zelenskiy đã nhắc lại vào tháng 4 rằng cuộc phản công sắp tới của Ukraine bao gồm các kế hoạch giải phóng Crimea, và nói rằng thành công của đất nước ông phụ thuộc vào việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí.
Ông nói: “Chúng tôi muốn cứu càng nhiều mạng sống càng tốt, vì vậy số lượng vũ khí rất quan trọng.
Oleksiy Arestovych, người từng là cố vấn của tổng thống Ukraine cho đến khi từ chức vào Tháng Giêng, cho biết hồi đầu tháng này rằng cuộc phản công của Kyiv sẽ nhắm vào cây cầu quan trọng chiến lược Kerch, nối Nga với Crimea.
Arestovych cho biết một trong những mục tiêu phản công của Ukraine có thể là một chiến dịch ở phía nam đất nước nhằm tìm cách cắt đứt người Nga khỏi hành lang đất liền tới Crimea, mở đường cho Ukraine tái chiếm bán đảo Hắc Hải.
“Không thể giữ được Crimea nếu không có hành lang đất liền,” Arestovych nói với kênh YouTube Feygin Live do luật sư và cựu chính trị gia đối lập người Nga Mark Feygin tổ chức.
Nếu Ukraine chặn eo đất hẹp nối Crimea với đất liền của Ukraine, thì cây cầu Crimea sẽ trở thành kênh tiếp tế duy nhất của bán đảo, ông nói thêm rằng nếu cây cầu bị phá hủy, Crimea sẽ không có sự trợ giúp nào.
“ Chúng tôi sẽ phá hủy cầu Crimea. Tất cả điều này có thể thực hiện được trong một số điều kiện nhất định, chúng tôi hiện đang sắp xếp các điều kiện,” Arestovych nói.
Ngày 11 tháng 5, Anh trở thành quốc gia đầu tiên cung cấp hỏa tiễn hành trình tầm xa cho Ukraine. Vương quốc Anh đã cung cấp hỏa tiễn Storm Shadow, mà theo Fabian Hoffmann, một chuyên gia công nghệ hỏa tiễn và nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oslo, có khả năng tấn công Cầu Eo biển Kerch.
Storm Shadow “về nguyên tắc cung cấp cho Ukraine khả năng tấn công tầm xa cực kỳ mạnh mẽ nhằm vào các mục tiêu cứng rắn ở độ sâu chiến lược và chiến thuật”, Hoffmann cho biết trong một chủ đề Twitter.
Người đứng đầu Crimea do Nga bổ nhiệm, ông Sergei Aksyonov, đã nói rằng Ukraine sẽ không thể chiếm bán đảo này do một mạng lưới phòng thủ rộng lớn đã được thiết lập.
“Không có gì đe dọa Crimea ở phần này và người dân Crimea có thể ngủ yên,” Aksyonov nói hồi tháng Ba.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.
9. Cảnh sát Đức mở cuộc điều tra vụ đầu độc những người chống đối Putin
Cảnh sát Đức cho biết họ đang điều tra vụ đầu độc có thể xảy ra đối với hai người Nga lưu vong tham dự một hội nghị ở Berlin vào cuối tháng 4, do nhà phê bình Điện Cẩm Linh Nga Mikhail Khodorkovsky tổ chức.
Cảnh sát Berlin nói với Reuters “một hồ sơ đã được mở” sau khi tờ báo Đức Welt am Sonntag, trích dẫn tập đoàn truyền thông điều tra Agentstvo của những người Nga lưu vong, cho biết hai phụ nữ đã báo cáo các triệu chứng cho thấy có thể bị đầu độc.
Cảnh sát không cho biết thêm chi tiết.
10. Ngoại trưởng Nga cho rằng các quyết định của G7 là nhằm “răn đe” Nga và Trung Quốc
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết các quyết định được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima là nhằm kìm hãm Nga và Trung Quốc.
“Hãy nhìn vào các quyết định đang được thảo luận và thông qua hôm nay tại Hiroshima tại hội nghị thượng đỉnh G7 nhằm mục đích ngăn chặn Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,” ông nói, phát biểu tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng của Nga.
“Các tuyên bố của họ không giấu giếm rằng sự tồn tại của Nga với tư cách là một trung tâm độc lập không tương thích với việc đạt được mục tiêu thống trị toàn cầu của phương Tây,” Ngoại trưởng Nga nói thêm.
Trong một tuyên bố chung hôm thứ Bảy, các nhà lãnh đạo G7 tại Nhật Bản cho biết họ đồng ý “hỗ trợ Ukraine chừng nào nước này còn phải đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược bất hợp pháp của Nga” và “phối hợp đường lối của chúng tôi để phục hồi kinh tế và an ninh kinh tế”.
Các nhà lãnh đạo cũng đề cập đến một loạt lập trường liên quan đến Trung Quốc, trong đó có yêu cầu chống lại “sự cưỡng bức kinh tế” và bảo vệ các công nghệ tiên tiến có thể đe dọa an ninh quốc gia, đồng thời nhấn mạnh hợp tác với Bắc Kinh là cần thiết.
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Kể từ đầu tháng 5, Nga đã tái khởi động các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn tầm xa thường xuyên vào sâu trong lãnh thổ Ukraine. Chúng có khả năng chủ yếu nhằm vào việc làm suy yếu hệ thống phòng không của Ukraine.
Nga đã có sự đổi mới so với các làn sóng tấn công sâu trước đó, khi bắt đầu tích hợp thường xuyên hơn các phương tiện bay không người lái giám sát, không trang bị vũ khí vào các hoạt động này.
Chúng bao gồm các máy bay không người lái SuperCam do Nga sản xuất tương đối rẻ và có đủ tầm bay trên các mục tiêu tấn công của hỏa tiễn hành trình.
Nga rất có thể đã áp dụng chiến thuật này nhằm cố gắng có được những đánh giá thiệt hại chiến trường kịp thời hơn và cải thiện chu kỳ tấn công của mình.
Quá trình tấn công chậm và không hiệu quả của quân đội Nga là một điểm yếu lớn trong hoạt động của họ ở Ukraine. Tuy nhiên, máy bay không người lái giám sát chậm rất dễ bị lực lượng phòng không Ukraine tấn công.
12. Putin chúc mừng quân đội 'giải phóng' Bakhmut
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng lực lượng lính đánh thuê Wagner và quân đội Nga vì điều mà ông gọi là “giải phóng” thành phố Bakhmut miền đông Ukraine, thành phố mà Nga gọi bằng tên thời Xô Viết là Artyomovsk.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web của Điện Cẩm Linh, ông Putin nói rằng trận chiến - dài nhất và đẫm máu nhất trong cuộc chiến kéo dài 15 tháng - đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Nga:
Người đứng đầu nhà nước đã chúc mừng các nhóm tấn công của Wagner, cũng như tất cả các thành viên của các đơn vị Lực lượng Vũ trang Nga, những người đã cung cấp cho họ sự hỗ trợ và che chở cần thiết ở hai bên sườn, khi hoàn thành chiến dịch giải phóng Artyomovsk.
Tất cả những người xuất sắc sẽ được trao giải thưởng nhà nước.
Kẻ lái xe tông vào Vatican có chuyện hệ trọng muốn báo cho ĐTC, đã được mời vào bệnh viện tâm thần
VietCatholic Media
17:05 21/05/2023
1. Người lái xe tông thẳng vào Tòa Thánh khiến hiến binh Vatican phải nổ súng được đưa vào nhà thương tâm thần
Văn phòng báo chí Tòa thánh cho biết một người đàn ông không được nêu danh tính đã được đưa vào khu tâm thần của nhà thương Santo Spirito, gần Vatican.
Đương sự chỉ được xác nhận là người Ý, 40 tuổi, bị xáo trộn tâm thần, nhưng ông đã ngưng các biện pháp trị liệu trong những ngày qua.
Chiều ngày 19 tháng Năm, ông đã bị pháp quan ở Vatican thẩm vấn trước sự hiện diện của một luật sư bênh vực. Các bác sĩ của sở y tế Vatican đã khám nghiệm và thấy đương sự ở trong trạng thái thay đổi nghiêm trọng về tâm sinh lý. Thẩm phán quyết định rằng ông buộc phải được chữa trị tại nhà thương.
Tưởng cũng nên nhắc lại là đương sự đã bị giam giữ sau khi lái xe hơi với tốc độ cao vượt qua cổng vào Vatican hôm thứ Năm.
Một lính gác ở lối vào Santa Anna đã bắn về hướng lốp trước của chiếc xe, trúng vào tấm chắn bùn trước bên trái, nhưng chiếc xe vẫn tiếp tục lao vào khuôn viên Vatican cho đến khi người lái xe vào được Sân San Damaso, là sân chính của Điện Tông Tòa. Tại đó, người đàn ông đã bị Lực lượng hiến binh chặn lại và quản thúc, văn phòng báo chí cho biết.
Vụ việc xảy ra sau 8 giờ tối tại một trong những lối vào chính của Thành phố Vatican bằng xe hơi. Nó nằm ở phía bắc quảng trường Thánh Phêrô và bên cạnh doanh trại Vệ binh Thụy Sĩ. Văn phòng báo chí cho biết ban đầu người đàn ông đến gần lối vào, và vẫn ngồi trong xe của anh ta và bị từ chối vì anh ta không có giấy phép ra vào.
“Bất chấp những chỉ dẫn do Đội Vệ binh Thụy Sĩ của Đức Giáo Hoàng cung cấp cho anh ta, là anh ta không thể vào Vatican mà không có sự cho phép của giới hữu trách, anh ta tạm thời lùi ra khỏi lối vào và sau đó quay trở lại với tốc độ cao, tông thẳng vào hai cổng kiểm soát, của Lực lượng Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ và Hiến binh của Quốc gia Thành phố Vatican.
“Người đàn ông, khoảng 40 tuổi, ngay lập tức được các bác sĩ của Tổng cục Y tế và Vệ sinh của Nhà nước Thành phố Vatican đến thăm khám, họ đã phát hiện ra tình trạng thay đổi tâm sinh lý nghiêm trọng,” tuyên bố cho biết.
Ông ta luôn miệng bảo rằng cần gặp Đức Thánh Cha Phanxicô có một việc rất hệ trọng.
2. Đức Thánh Cha ủy thác cho Đức Hồng Y sứ mệnh hòa bình Ukraine
Theo văn phòng báo chí Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ủy thác cho Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng Giám mục Bologna và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, dẫn đầu một sứ mệnh hòa bình để giải quyết cuộc chiến ở Ukraine.
Nhiệm vụ này nhằm mục đích góp phần “làm giảm căng thẳng trong cuộc xung đột Ukraine, với hy vọng rằng điều này có thể khởi xướng những con đường hòa bình, điều mà Đức Thánh Cha không bao giờ từ bỏ,” Matteo Bruni, giám đốc văn phòng, nói với các nhà báo hôm thứ Bảy trong một tuyên bố.
Tuyên bố nói thêm rằng Vatican vẫn đang xem xét cách thức và thời điểm Đức Hồng Y Zuppi sẽ thực hiện sứ mệnh.
Công việc của Đức Hồng Y Matteo Zuppi chắc chắn sẽ rất khó khăn. Cho đến nay, Nga không có ý muốn thương lượng bất kể những tổn thất rất lớn trên chiến trường. Sau khi Tổng thống Zelenskiy đưa ra kế hoạch hòa bình 10 điểm tại hội nghị G20 tại Bali Indonesia hôm 14 tháng 11 năm ngoái, cựu tổng thống Nga Medvedev, nay là phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nói 10 điểm là nhiều quá, ông ta có một kế hoạch hòa bình chỉ có một điểm duy nhất đó là Ukraine buông súng đầu hàng vô điều kiện. Điều này xem ra có vẻ vô lý nhưng đó là lập trường chính thức của Nga cho đến nay.
Các nhà lãnh đạo Nga đã nhiều lần nêu ra viễn cảnh chiến tranh hạt nhân trong những tháng gần đây. Trước các mối đe dọa này, Mỹ và các đồng minh của họ đã theo dõi các lực lượng hạt nhân của Nga để tìm dấu hiệu di chuyển hoặc chuẩn bị triển khai chúng.
Gần đây nhất, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hồi cuối tháng 4 cho biết mối đe dọa xung đột hạt nhân đang “tăng lên mỗi ngày”.
“Ngày nay có triển vọng như vậy không? Không may là đúng vậy. Và nó đang phát triển mỗi ngày vì những lý do ai cũng biết,” ông ta nói.
Đây không phải là lần đầu tiên trong năm nay Medvedev nêu ra viễn cảnh chiến tranh hạt nhân. Vào Tháng Giêng, ông ta đã đăng lên Telegram về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và NATO đối với Ukraine, lưu ý rằng, “thất bại của một cường quốc hạt nhân trong một cuộc chiến tranh thông thường có thể gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.”
3. Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương cải chính tin tức của các phương tiện truyền thông
Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, cải chính tin một số báo chí trong những ngày qua cho rằng ngài sẽ được gửi sang Mạc Tư Khoa để giải thích với Tổng thống Vladimir Putin, rằng chiến tranh tại Ukraine không mang lại gì cả, trái lại càng làm cho vấn đề mà ông muốn giải quyết trở nên phức tạp hơn.
Trong thông cáo ngày 19 tháng Năm, Đức Tổng Giám Mục Tổng trưởng xác quyết rằng ngài không được ủy thác sứ vụ hòa bình như vậy.
Trên chuyến bay từ Hung Gia Lợi về lại Roma, ngày 30 tháng Tư vừa qua, Đức Thánh Cha tiết lộ là có một sứ vụ hòa bình đối với cuộc chiến tại Ukraine nhưng chưa thể nói được. Khi điều này diễn ra và có kết quả, giới báo chí sẽ được thông báo.
Từ đó đã có nhiều giả thuyết đã được báo chí đưa ra. Nhưng cho đến nay không có tin gì thêm về vấn đề này.
Trong khi đó, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Parolin nhiều lần xác nhận mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng Tòa Thánh không từ bỏ cơ hội nào để góp phần mang lại hòa bình, còn Đức Thánh Cha tiếp tục mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho Ukraine đau thương.
Với thông cáo báo chí của Tòa Thánh vào hôm thứ Bẩy, chúng ta biết Đức Thánh Cha đã chính thức trao sứ vụ này cho Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng Giám mục Bologna và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý.
Trong khóa họp vừa qua tại Hiroshima, Nhật Bản, từ ngày 19 đến ngày 21 tháng Năm, các nước G7 cảm thấy không có viễn tượng thương thuyết nào với Nga.
Đến nay đã có ba kế hoạch hòa bình cho Ukraine được biết đến. Đó là kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Zelenskiy trong đó quan trọng nhất là Nga rút quân khỏi biên giới đã được quốc tế công nhận vào năm 1991 của Ukraine.
Kế hoạch hòa bình thứ hai là cựu tổng thống Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev, nay là phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia của Nga. Sau khi Tổng thống Zelenskiy đưa ra kế hoạch hòa bình 10 điểm tại hội nghị G20 tại Bali Indonesia hôm 14 tháng 11 năm ngoái, Medvedev nói 10 điểm là nhiều quá, ông ta có một kế hoạch hòa bình chỉ có một điểm duy nhất đó là Ukraine buông súng đầu hàng vô điều kiện. Kế hoạch hòa bình này xem ra có vẻ vô lý nhưng đó là kế hoạch hòa bình chính thức của Nga cho đến nay.
Kế hoạch hòa bình thứ ba là của Tập Cận Bình bao gồm 12 điểm bị cả Nga lẫn Ukraine phản đối. Tập Cận Bình kêu gọi ngưng bắn tại chỗ. Kyiv, NATO và Hoa Kỳ coi đó là một cái bẫy để quân Nga có thời gian dưỡng quân, tái tổ chức và tấn công tàn bạo hơn sau đó.
Thánh Ca
Nguyện Thánh Thần
Lm. Thái Nguyên
23:29 21/05/2023
TV 103
Lm. Thái Nguyên
23:30 21/05/2023
Ca tiếp liên
Lm. Thái Nguyên
23:34 21/05/2023
Xin Thánh Thần đến
Lm. Thái Nguyên
23:34 21/05/2023
Nguồn lực Thánh Thần
Lm. Thái Nguyên
23:35 21/05/2023
Loan báo Tin Mừng
Lm. Thái Nguyên
23:36 21/05/2023