Phụng Vụ - Mục Vụ
Tầm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 9 Mùa Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
03:26 25/05/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 9 TN
Mc 12,1-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Vì yêu thương chúng con, Chúa đã trao ban cho chúng con sự sống thần linh qua tấm bánh Thánh Thể. Xin giúp chúng con biết dựa vào sức sống thần linh của Chúa để thắng vượt những cám dỗ của thế gian. Xin giúp chúng con cũng biết sống trao ban như Chúa đã trao ban sự sống của mình cho chúng con.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con rằng: “cho thì có phúc hơn nhận lãnh”. Nhưng Chúa ơi, chúng con lại quá tham lam nên thường ích kỷ và so đo tính toán. Chúng con chỉ lo cho mình. Chúng con chỉ vun quén cho bản thân mình. Chúng con sợ cho đi, ngại chia sẻ. Chúng con nhận lãnh nhưng ngại ngần trao ban. Xin Chúa tha thứ những thói ích lỷ, hẹp hòi nơi chúng con. Xin giúp chúng con biết sử dụng ân huệ Chúa ban để tôn vinh danh Chúa và tìm hữu ích cho tha nhân.
Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng chúng con theo lòng nhân hậu Chúa, xin Chúa hãy dùng cuộc đời chúng con theo ý Chúa, để sinh hoa lợi cho vườn nho của Chúa là Giáo hội chúng con. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 9 thường niên
Mc 12,13-17
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa đang ngự trong phép Thánh Thể. Chúa đang đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Chúa tiếp tục nâng đỡ chở che cuộc đời chúng con. Chúng con xin tri ân tình yêu cao vời của Chúa. Chúng con xin phó dâng cuộc đời cho lòng thương xót Chúa.
Lạy Chúa, giữa cuộc đời đong đầy những sóng gió nghi nan. Chúng con chẳng biết phải sống sao cho đúng với những giá trị của tin mừng. Chúng con cần cơm áo gạo tiền để sống. Chúng con chạy theo đồng tiền như thể bỏ quên chính Chúa. Thế nhưng chúng con lại không thể bỏ Chúa. Chúng con phải sống cho Chúa. Chúng con ở giữa thế gian nhưng lại thuộc về Chúa. Đôi khi chúng con cảm thấy chơi vơi giữa chợ đời, chẳng biết phải sống như thế nào?
Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng con: “của Sê-za hãy trả cho Sê-za – của Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa”. Xin Chúa soi sáng để chúng con biết phân biệt điều gì thuộc về phần đời, về công bằng xã hội chúng con phải đóng góp cho xã hội, nhưng chúng con cũng đừng quên bổn phận phải có với Chúa là tôn thờ Chúa trên hết mọi sự. Xin giúp chúng con luôn đóng góp xây dựng xã hội công bằng và văn minh theo tin mừng của Chúa. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 9 TN
Mc 12,18-27
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin rằng: mỗi lần chúng con rước Chúa là một lần chúng con rước lấy mầm sống đời đời là sự sống của Chúa phục sinh. Xin Chúa ban ơn thánh hoá đến trong tâm hồn chúng con. Xin nâng đỡ đức tin còn yếu kém của chúng con. Xin giúp chúng con kiện toàn con người của mình mỗi ngày một hoàn thiện hơn, để xứng đáng là đền thờ của Chúa.
Lạy Chúa, sống giữa thế gian luôn đong đầy những khổ luỵ, những tham sân si khiến lòng người luôn lo âu, sợ hãi. Chúng con luôn mơ ước có một cuộc sống an bình, hạnh phúc. Nhưng dòng đời lại đưa đẩy những sóng gió nghi nan. Xin giúp chúng con luôn biết kiên tâm vượt qua những sợ hãi để trung tín với giáo huấn của Chúa. Xin cho chúng con đủ đức tin để nhận ra Chúa luôn đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Xin giúp chúng con biết tin tưởng vào Chúa đã phục sinh để chúng con dám sống theo những đòi hỏi của tin mừng.
Lạy Chúa, Chúa là niềm hạnh phúc đích thực của cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con tâm hồn an bình để chúng con cũng trao ban sự bình an và tươi vui của Chúa phục sinh đến cho mọi người. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 9 TN
Mc 12,28-34
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa chính là nguồn sự sống của chúng con. Chúng con tin và thờ lạy Chúa. Ngay từ khi dựng nên Adam. Chúa đã thổi hơi và thông truyền sự sống của Chúa cho con người. Giờ đây, qua bí tích Thánh Thể, Chúa lại tiếp tục trao ban sự sống phục sinh của Chúa nên lương thực nuôi dưỡng hồn xác chúng con. Chúa cũng muốn chúng con tiếp tục trao ban sự sống của Chúa cho tha nhân qua đời sống bác ái yêu thương của chúng con.
Lạy Chúa, giữa cuộc sống còn đầy đói khổ và bất hạnh. Xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin để nhận ra Chúa nơi khuôn mặt khốn khổ đang cần sự nâng đỡ, ủi an của chúng con. Nơi những kẻ nghèo đói, không chỉ thiếu thốn của ăn mà còn thiếu thốn cả Lời Chúa. Nơi những kẻ đang khát, không chỉ vì thiếu nước nhưng còn thiếu sự bình an, thiếu sự công chính, thiếu cả tình thương. Nơi những kẻ bệnh hoạn thể xác và cả tinh thần đang chết dần trong tuyệt vọng. Xin giúp chúng con luôn mạnh dạn giúp đỡ họ, vì chưng: “Điều gì mà chúng con làm cho những người bé mọn là chúng con đang làm cho chính Chúa”. Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn thấy người nghèo như vậy, không ở đâu xa mà là ở trong gia đình mình, để chúng con biết mang niềm vui, sự no thoả hạnh phúc đến cho những người thân nhất của mình.
Lạy Chúa, xin cám ơn vì đã dựng nên chúng con ai cũng nghèo về một mặt nào đó. Ai cũng cần đến sự trợ giúp của anh em. Như thế là chúng con được mời gọi sống cho nhau, và làm cho nhau thêm giầu có. Xin cho chúng con mỗi khi lãnh nhận bí tích Thánh Thể, chúng con cũng được đổi mới như Chúa để trở nên của ăn, của uống cho mọi người. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 9 TN
Mc 12,35-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con xin tuyên nhận Chúa là Thiên Chúa của chúng con. Chúng con xin tôn kính tôn thờ Chúa trên hết mọi sự. Chúng con xin ngợi ca tình thương quan phòng của Chúa luôn nâng đỡ che chở cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con thật lòng tạ ơn tình thương của Chúa dành cho chúng con. Cho dù cuộc đời chúng con còn đầy những tội lỗi và lầm lỡ, nhưng Chúa vẫn trao ban cho chúng con biết bao ơn lành hồn và xác. Chúa vẫn tiếp tục nhập thể trong cuộc đời chúng con hằng ngày qua bí tích Thánh Thể, qua cha mẹ, qua mọi người chung quanh, nhờ đó chúng con có một cuộc sống an vui hạnh phúc. Xin cho chúng con biết trân trọng ân ban của Chúa, và khiêm hạ đón nhận trong tâm tình cảm mến tri ân. Xin giúp chúng con cũng trở nên tấm bánh đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình chúng con.
Lạy Chúa là Đấng chúng con tôn thờ, chúng con xin phó dâng cuộc đời chúng con trong bàn tay quan phòng của Chúa. Xin giúp chúng con luôn sống tín thác vào Chúa để tâm hồn chúng con được tươi vui và bình an. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 9 thường niên
Mc 12,38-44
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cám ơn Chúa đã lưu lại nơi trần thế này. Chúng con cám ơn Chúa đã lưu lại nơi tâm hồn chúng con. Xin cho chúng con có cái nhìn của Chúa. Cái nhìn của kính trọng và yêu thương. Cái nhìn của cảm thông và nhân ái. Xin giúp chúng con luôn biết sống khiêm tồn và ôn hoà với nhau để mang lại hạnh phúc cho nhau.
Lạy Chúa, với hai đồng xu nhỏ bé của bà goá dâng cúng trong đền thờ đã được Chúa ca tụng. Chúa đã thấy tấm lòng chân thành của bà. Bà không nhiều tiền nhưng nhiều tình yêu độ lượng. Bà tuy nghèo nhưng giầu lòng bác ái. Bà đã dâng tất cả cho Chúa như dấu chỉ lòng tín thác hoàn toàn vào sự quan phòng của Chúa.
Nhưng Chúa ơi, đôi khi nghèo khó đâm hèn. Chúng con lại tính toán chi li với Chúa và với nhau. Chúng con thường hẹp hòi. Chúng con thường ích kỷ thiếu độ lượng bao dung. Chúng con thường hèn hạ ti tiện với anh em khi chúng con đặt đồng tiền lên trên mọi quan hệ giữa người với người. Xin giúp chúng con biết sống với nhau bằng tấm lòng quảng đại cho đi. Xin giúp chúng con biết dâng tặng cho Chúa và cho đời sự hy sinh dấn thân phục vụ của chúng con thay cho những đòi hỏi và lười biếng.
Lạy Chúa là Đấng chúng con tôn thờ, xin cho chúng con biết tôn thờ Chúa trên hết mọi sự và hết cả trí khôn của chúng con. Amen
Lm Jos Tạ duy Tuyền
Mc 12,1-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Vì yêu thương chúng con, Chúa đã trao ban cho chúng con sự sống thần linh qua tấm bánh Thánh Thể. Xin giúp chúng con biết dựa vào sức sống thần linh của Chúa để thắng vượt những cám dỗ của thế gian. Xin giúp chúng con cũng biết sống trao ban như Chúa đã trao ban sự sống của mình cho chúng con.
Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con rằng: “cho thì có phúc hơn nhận lãnh”. Nhưng Chúa ơi, chúng con lại quá tham lam nên thường ích kỷ và so đo tính toán. Chúng con chỉ lo cho mình. Chúng con chỉ vun quén cho bản thân mình. Chúng con sợ cho đi, ngại chia sẻ. Chúng con nhận lãnh nhưng ngại ngần trao ban. Xin Chúa tha thứ những thói ích lỷ, hẹp hòi nơi chúng con. Xin giúp chúng con biết sử dụng ân huệ Chúa ban để tôn vinh danh Chúa và tìm hữu ích cho tha nhân.
Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng chúng con theo lòng nhân hậu Chúa, xin Chúa hãy dùng cuộc đời chúng con theo ý Chúa, để sinh hoa lợi cho vườn nho của Chúa là Giáo hội chúng con. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 9 thường niên
Mc 12,13-17
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin thờ Chúa đang ngự trong phép Thánh Thể. Chúa đang đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Chúa tiếp tục nâng đỡ chở che cuộc đời chúng con. Chúng con xin tri ân tình yêu cao vời của Chúa. Chúng con xin phó dâng cuộc đời cho lòng thương xót Chúa.
Lạy Chúa, giữa cuộc đời đong đầy những sóng gió nghi nan. Chúng con chẳng biết phải sống sao cho đúng với những giá trị của tin mừng. Chúng con cần cơm áo gạo tiền để sống. Chúng con chạy theo đồng tiền như thể bỏ quên chính Chúa. Thế nhưng chúng con lại không thể bỏ Chúa. Chúng con phải sống cho Chúa. Chúng con ở giữa thế gian nhưng lại thuộc về Chúa. Đôi khi chúng con cảm thấy chơi vơi giữa chợ đời, chẳng biết phải sống như thế nào?
Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng con: “của Sê-za hãy trả cho Sê-za – của Thiên Chúa hãy trả lại cho Thiên Chúa”. Xin Chúa soi sáng để chúng con biết phân biệt điều gì thuộc về phần đời, về công bằng xã hội chúng con phải đóng góp cho xã hội, nhưng chúng con cũng đừng quên bổn phận phải có với Chúa là tôn thờ Chúa trên hết mọi sự. Xin giúp chúng con luôn đóng góp xây dựng xã hội công bằng và văn minh theo tin mừng của Chúa. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 9 TN
Mc 12,18-27
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tin rằng: mỗi lần chúng con rước Chúa là một lần chúng con rước lấy mầm sống đời đời là sự sống của Chúa phục sinh. Xin Chúa ban ơn thánh hoá đến trong tâm hồn chúng con. Xin nâng đỡ đức tin còn yếu kém của chúng con. Xin giúp chúng con kiện toàn con người của mình mỗi ngày một hoàn thiện hơn, để xứng đáng là đền thờ của Chúa.
Lạy Chúa, sống giữa thế gian luôn đong đầy những khổ luỵ, những tham sân si khiến lòng người luôn lo âu, sợ hãi. Chúng con luôn mơ ước có một cuộc sống an bình, hạnh phúc. Nhưng dòng đời lại đưa đẩy những sóng gió nghi nan. Xin giúp chúng con luôn biết kiên tâm vượt qua những sợ hãi để trung tín với giáo huấn của Chúa. Xin cho chúng con đủ đức tin để nhận ra Chúa luôn đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Xin giúp chúng con biết tin tưởng vào Chúa đã phục sinh để chúng con dám sống theo những đòi hỏi của tin mừng.
Lạy Chúa, Chúa là niềm hạnh phúc đích thực của cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con tâm hồn an bình để chúng con cũng trao ban sự bình an và tươi vui của Chúa phục sinh đến cho mọi người. Amen
Thứ Năm sau Chúa nhật 9 TN
Mc 12,28-34
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa chính là nguồn sự sống của chúng con. Chúng con tin và thờ lạy Chúa. Ngay từ khi dựng nên Adam. Chúa đã thổi hơi và thông truyền sự sống của Chúa cho con người. Giờ đây, qua bí tích Thánh Thể, Chúa lại tiếp tục trao ban sự sống phục sinh của Chúa nên lương thực nuôi dưỡng hồn xác chúng con. Chúa cũng muốn chúng con tiếp tục trao ban sự sống của Chúa cho tha nhân qua đời sống bác ái yêu thương của chúng con.
Lạy Chúa, giữa cuộc sống còn đầy đói khổ và bất hạnh. Xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin để nhận ra Chúa nơi khuôn mặt khốn khổ đang cần sự nâng đỡ, ủi an của chúng con. Nơi những kẻ nghèo đói, không chỉ thiếu thốn của ăn mà còn thiếu thốn cả Lời Chúa. Nơi những kẻ đang khát, không chỉ vì thiếu nước nhưng còn thiếu sự bình an, thiếu sự công chính, thiếu cả tình thương. Nơi những kẻ bệnh hoạn thể xác và cả tinh thần đang chết dần trong tuyệt vọng. Xin giúp chúng con luôn mạnh dạn giúp đỡ họ, vì chưng: “Điều gì mà chúng con làm cho những người bé mọn là chúng con đang làm cho chính Chúa”. Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn thấy người nghèo như vậy, không ở đâu xa mà là ở trong gia đình mình, để chúng con biết mang niềm vui, sự no thoả hạnh phúc đến cho những người thân nhất của mình.
Lạy Chúa, xin cám ơn vì đã dựng nên chúng con ai cũng nghèo về một mặt nào đó. Ai cũng cần đến sự trợ giúp của anh em. Như thế là chúng con được mời gọi sống cho nhau, và làm cho nhau thêm giầu có. Xin cho chúng con mỗi khi lãnh nhận bí tích Thánh Thể, chúng con cũng được đổi mới như Chúa để trở nên của ăn, của uống cho mọi người. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 9 TN
Mc 12,35-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con xin tuyên nhận Chúa là Thiên Chúa của chúng con. Chúng con xin tôn kính tôn thờ Chúa trên hết mọi sự. Chúng con xin ngợi ca tình thương quan phòng của Chúa luôn nâng đỡ che chở cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, chúng con thật lòng tạ ơn tình thương của Chúa dành cho chúng con. Cho dù cuộc đời chúng con còn đầy những tội lỗi và lầm lỡ, nhưng Chúa vẫn trao ban cho chúng con biết bao ơn lành hồn và xác. Chúa vẫn tiếp tục nhập thể trong cuộc đời chúng con hằng ngày qua bí tích Thánh Thể, qua cha mẹ, qua mọi người chung quanh, nhờ đó chúng con có một cuộc sống an vui hạnh phúc. Xin cho chúng con biết trân trọng ân ban của Chúa, và khiêm hạ đón nhận trong tâm tình cảm mến tri ân. Xin giúp chúng con cũng trở nên tấm bánh đem lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình chúng con.
Lạy Chúa là Đấng chúng con tôn thờ, chúng con xin phó dâng cuộc đời chúng con trong bàn tay quan phòng của Chúa. Xin giúp chúng con luôn sống tín thác vào Chúa để tâm hồn chúng con được tươi vui và bình an. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 9 thường niên
Mc 12,38-44
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cám ơn Chúa đã lưu lại nơi trần thế này. Chúng con cám ơn Chúa đã lưu lại nơi tâm hồn chúng con. Xin cho chúng con có cái nhìn của Chúa. Cái nhìn của kính trọng và yêu thương. Cái nhìn của cảm thông và nhân ái. Xin giúp chúng con luôn biết sống khiêm tồn và ôn hoà với nhau để mang lại hạnh phúc cho nhau.
Lạy Chúa, với hai đồng xu nhỏ bé của bà goá dâng cúng trong đền thờ đã được Chúa ca tụng. Chúa đã thấy tấm lòng chân thành của bà. Bà không nhiều tiền nhưng nhiều tình yêu độ lượng. Bà tuy nghèo nhưng giầu lòng bác ái. Bà đã dâng tất cả cho Chúa như dấu chỉ lòng tín thác hoàn toàn vào sự quan phòng của Chúa.
Nhưng Chúa ơi, đôi khi nghèo khó đâm hèn. Chúng con lại tính toán chi li với Chúa và với nhau. Chúng con thường hẹp hòi. Chúng con thường ích kỷ thiếu độ lượng bao dung. Chúng con thường hèn hạ ti tiện với anh em khi chúng con đặt đồng tiền lên trên mọi quan hệ giữa người với người. Xin giúp chúng con biết sống với nhau bằng tấm lòng quảng đại cho đi. Xin giúp chúng con biết dâng tặng cho Chúa và cho đời sự hy sinh dấn thân phục vụ của chúng con thay cho những đòi hỏi và lười biếng.
Lạy Chúa là Đấng chúng con tôn thờ, xin cho chúng con biết tôn thờ Chúa trên hết mọi sự và hết cả trí khôn của chúng con. Amen
Lm Jos Tạ duy Tuyền
Lịch phụng vụ tháng 6/2010
LM. Anphong Trần Đức Phương
07:36 25/05/2010
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 6/2010
Tháng Sáu là tháng kính Thánh Tâm Chúa với lễ Kính Thánh Tâm Chúa vào ngày Thứ Sáu sau Chúa Nhật Kính Mình và Máu Thánh Chúa.
Ngoài lễ kính Thánh Tâm Chúa, trong tháng này, chúng ta sẽ mừng Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Thánh Chúa (6/6/2010) và các Chúa Nhật XI, XII, XIII thường niên, Năm C.
CHÚA NHẬT KÍNH MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA hướng tâm trí chúng ta về Mầu Nhiệm Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa để làm của nuôi linh hồn chúng ta, để làm của lễ hiến tế trên bàn thờ. Mỗi khi chúng ta Rước Lễ là chúng ta được rước lấy Chúa Giêsu ngự thật vào lòng chúng ta để làm của ăn thiêng liêng cho chúng ta. Bài đọc I (Sáng Thế 14:18-20) nhắc đến ông Menkisêđê dâng của lễ tạ ơn và chúc phúc cho ông Abraham. Menkisêđê là hình ảnh Chúa Giêsu Kitô Linh Mục đời đời (Thơ Do Thái, chương 7). Bài đọc II (1 Côrintô 11:23-26) nhắc đến việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa trong Bữa Tiệc Ly; mỗi khi chúng ta rước lấy Mình và Máu Thánh Chúa là chúng ta loan truyền việc Chúa Giêsu đã chịu chết để chuộc tội chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 9:11-17) ghi lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dân chúng. Phép lạ này là hình ảnh về việc Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể để nuôi linh hồn đói khát thiêng liêng của chúng ta.
LỄ KÍNH THÁNH TÂM CHÚA (Năm C) (Thứ Sáu 11/6/2010) là dịp để chúng ta suy niệm về tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại và mọi người chúng ta. Bài Đọc I (Egiekiel 34:11-16): Thiên Chúa luôn chăm sóc chúng ta như đàn chiên yêu thương của Ngài; dẫn đưa chúng ta trên mọi nẻo đường, và tìm kiếm các con chiên xa lạc để đưa về đàn chiên. Bài Đọc II (Rôma 5:5-11) Thiên Chúa đã chứng tỏ tình yêu vô biên của Ngài đối với chúng ta là đã sai Con Một của Ngài xuống trần và chịu nạn chịu chết để chuộc tội chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 15:3-7): Thiên Chúa yêu thương chúng ta, dù khi chúng ta yếu đuối sa ngã phạm tội, Ngài vẫn yêu thương và vui mừng khi chúng ta ăn năn hối cải và trở về với Chúa.
CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN (C) nói đến tình thương xót bao la của Thiên Chúa đối với những tội nhân biết nhìn nhận tội lỗi mình và thành thật ăn năn sám hối. Bài Đọc I (2 Samuel 12:7-10, 13): Vua David đã được Chúa chọn và xức dầu để làm Vua Israel, nhưng ông đã phạm tội thật nặng nề; tuy nhiên ông đã thật lòng ăn năn tội lỗi và Thiên Chúa đã tha tội cho ông. Bài Đọc II (Galat 2:16, 19-21): chúng ta được công chính hóa là nhờ lòng tin vào Chúa Kitô, Đấng đã chịu chết để đền vì tội lỗi chúng ta; theo gương Thánh Phaolô “chúng ta hãy sống trong lòng tin tuyệt đối vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta và hy sinh chính mình cho chúng ta.” Bài Phúc Âm (Luca 7:36- 8:3): người đàn bà tội lỗi đã đến với Chúa Giêsu và khóc lóc ăn năn sám hối tội lỗi và vì thế “tội của bà thật nhiều, nhưng đã được thứ tha.”
CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN (C): nói đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Bài Đọc I (Giacaria 12:10-11,13:1): Tiên tri Giacaria đã tiên báo trước về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu “Chúng nhìn xem Đấng chúng đã đâm thâu qua.” Bài Đọc II (Galat 3:26-29): Tất cả chúng ta đều đã được chịu cùng một phép Rửa Tội trong Chúa Giêsu Kitô và được mặc lấy Chúa Kitô, nên chúng ta được nên một với Chúa, không còn phân biệt màu da, chủng tộc… Bài Phúc Âm (Luca 9:18-24): Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ “việc Chúa Giêsu sẽ chịu nạn chịu chết để chuộc tội nhân loại; nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại.” Sau đó Chúa Giêsu nói “Những ai muốn làm môn đệ của Chúa cũng phải bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo Chúa.”
Hôm nay cũng là ngày “Tôn Vinh Cha” (Father’s Day): Chúng ta hãy tưởng nhớ công ơn của các người cha của chúng ta và cầu nguyện xin Chúa cho các vị đã qua đời được thưởng công trên nước Chúa; cho các vị còn sống được an mạnh và vui sống trong tuổi già. Xin cho chúng ta luôn biết sống như những người con ngoan để đền đáp bao công lao nuôi dưỡng của cha mẹ chúng ta: “Công Cha như núi Thái Sơn, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN (C): nói đến việc Chúa gọi và chọn một số người để từ bỏ mọi sự và hiến thân phục vụ công việc của Chúa. Bài Đọc I (1 Các Vua: 19: 16,19-21): Thiên Chúa đã chọn Êlia là tiên tri cho Chúa và khi Êlia sắp mãn cuộc đời, Chúa bảo Êlia chọn Êlisê để thay thế và Êlisê đã trở nên một tiên tri thay thế tiên tri Êlia. Bài Đọc II (Thơ Galat 5: 1, 13-18): Chúng ta đã được thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi để được sống trong tự do của con cái Chúa; chúng ta đừng sống theo đam mê tội lỗi xác thịt và thế gian nữa, nhưng hãy sống theo ơn Chúa Thánh Thần, để yêu thương phục vụ lẫn nhau như những người con yêu thương của Chúa. Bài Phúc Âm (Luca 9:51-62): Trên đường đi Giêrusalem để chuẩn bị cuộc tử nạn, Chúa Giêsu muốn đến một làng xứ Samria nhưng họ không chấp nhận; hai anh em Giacôbê và Gioan đã xin Chúa cho lửa đốt ngôi làng đó; nhưng Chúa Giêsu bảo: “Con Người đến không phải để giết chết, nhưng để cứu chữa người ta.” Đối với một số người muốn theo làm môn đệ của Chúa, Chúa bảo phải bỏ mọi sự mới có thể theo Chúa.
Tháng này cũng là tháng cuối cùng trong Năm Thánh cầu cho các Linh Mục. Tuy nhiên, việc cầu nguyện cho các Linh Mục vẫn là công việc chúng ta phải làm hàng ngày để xin ơn thánh hóa cho các Chủ Chăn trong Giáo Hội, nhất là những vị Chúa sai đến giữa chúng ta. Chúng ta cũng hãy tiếp tục cầu nguyện và khuyến khích cho có nhiều bạn trẻ được Chúa gọi để hiến dâng cuộc đời, trở nên các linh mục, tu sĩ nam nữ, để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Tham gia vào các Hội BảoTrợ Ơn Gọi cũng là cách rất tốt để giúp phát triển Ơn Gọi ở các nơi.
Ngoài lễ kính Thánh Tâm Chúa, trong tháng này, chúng ta sẽ mừng Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Thánh Chúa (6/6/2010) và các Chúa Nhật XI, XII, XIII thường niên, Năm C.
CHÚA NHẬT KÍNH MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA hướng tâm trí chúng ta về Mầu Nhiệm Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa để làm của nuôi linh hồn chúng ta, để làm của lễ hiến tế trên bàn thờ. Mỗi khi chúng ta Rước Lễ là chúng ta được rước lấy Chúa Giêsu ngự thật vào lòng chúng ta để làm của ăn thiêng liêng cho chúng ta. Bài đọc I (Sáng Thế 14:18-20) nhắc đến ông Menkisêđê dâng của lễ tạ ơn và chúc phúc cho ông Abraham. Menkisêđê là hình ảnh Chúa Giêsu Kitô Linh Mục đời đời (Thơ Do Thái, chương 7). Bài đọc II (1 Côrintô 11:23-26) nhắc đến việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa trong Bữa Tiệc Ly; mỗi khi chúng ta rước lấy Mình và Máu Thánh Chúa là chúng ta loan truyền việc Chúa Giêsu đã chịu chết để chuộc tội chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 9:11-17) ghi lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi dân chúng. Phép lạ này là hình ảnh về việc Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể để nuôi linh hồn đói khát thiêng liêng của chúng ta.
LỄ KÍNH THÁNH TÂM CHÚA (Năm C) (Thứ Sáu 11/6/2010) là dịp để chúng ta suy niệm về tình yêu vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại và mọi người chúng ta. Bài Đọc I (Egiekiel 34:11-16): Thiên Chúa luôn chăm sóc chúng ta như đàn chiên yêu thương của Ngài; dẫn đưa chúng ta trên mọi nẻo đường, và tìm kiếm các con chiên xa lạc để đưa về đàn chiên. Bài Đọc II (Rôma 5:5-11) Thiên Chúa đã chứng tỏ tình yêu vô biên của Ngài đối với chúng ta là đã sai Con Một của Ngài xuống trần và chịu nạn chịu chết để chuộc tội chúng ta. Bài Phúc Âm (Luca 15:3-7): Thiên Chúa yêu thương chúng ta, dù khi chúng ta yếu đuối sa ngã phạm tội, Ngài vẫn yêu thương và vui mừng khi chúng ta ăn năn hối cải và trở về với Chúa.
CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN (C) nói đến tình thương xót bao la của Thiên Chúa đối với những tội nhân biết nhìn nhận tội lỗi mình và thành thật ăn năn sám hối. Bài Đọc I (2 Samuel 12:7-10, 13): Vua David đã được Chúa chọn và xức dầu để làm Vua Israel, nhưng ông đã phạm tội thật nặng nề; tuy nhiên ông đã thật lòng ăn năn tội lỗi và Thiên Chúa đã tha tội cho ông. Bài Đọc II (Galat 2:16, 19-21): chúng ta được công chính hóa là nhờ lòng tin vào Chúa Kitô, Đấng đã chịu chết để đền vì tội lỗi chúng ta; theo gương Thánh Phaolô “chúng ta hãy sống trong lòng tin tuyệt đối vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta và hy sinh chính mình cho chúng ta.” Bài Phúc Âm (Luca 7:36- 8:3): người đàn bà tội lỗi đã đến với Chúa Giêsu và khóc lóc ăn năn sám hối tội lỗi và vì thế “tội của bà thật nhiều, nhưng đã được thứ tha.”
CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN (C): nói đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Bài Đọc I (Giacaria 12:10-11,13:1): Tiên tri Giacaria đã tiên báo trước về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu “Chúng nhìn xem Đấng chúng đã đâm thâu qua.” Bài Đọc II (Galat 3:26-29): Tất cả chúng ta đều đã được chịu cùng một phép Rửa Tội trong Chúa Giêsu Kitô và được mặc lấy Chúa Kitô, nên chúng ta được nên một với Chúa, không còn phân biệt màu da, chủng tộc… Bài Phúc Âm (Luca 9:18-24): Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ “việc Chúa Giêsu sẽ chịu nạn chịu chết để chuộc tội nhân loại; nhưng ngày thứ ba sẽ sống lại.” Sau đó Chúa Giêsu nói “Những ai muốn làm môn đệ của Chúa cũng phải bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo Chúa.”
Hôm nay cũng là ngày “Tôn Vinh Cha” (Father’s Day): Chúng ta hãy tưởng nhớ công ơn của các người cha của chúng ta và cầu nguyện xin Chúa cho các vị đã qua đời được thưởng công trên nước Chúa; cho các vị còn sống được an mạnh và vui sống trong tuổi già. Xin cho chúng ta luôn biết sống như những người con ngoan để đền đáp bao công lao nuôi dưỡng của cha mẹ chúng ta: “Công Cha như núi Thái Sơn, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN (C): nói đến việc Chúa gọi và chọn một số người để từ bỏ mọi sự và hiến thân phục vụ công việc của Chúa. Bài Đọc I (1 Các Vua: 19: 16,19-21): Thiên Chúa đã chọn Êlia là tiên tri cho Chúa và khi Êlia sắp mãn cuộc đời, Chúa bảo Êlia chọn Êlisê để thay thế và Êlisê đã trở nên một tiên tri thay thế tiên tri Êlia. Bài Đọc II (Thơ Galat 5: 1, 13-18): Chúng ta đã được thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi để được sống trong tự do của con cái Chúa; chúng ta đừng sống theo đam mê tội lỗi xác thịt và thế gian nữa, nhưng hãy sống theo ơn Chúa Thánh Thần, để yêu thương phục vụ lẫn nhau như những người con yêu thương của Chúa. Bài Phúc Âm (Luca 9:51-62): Trên đường đi Giêrusalem để chuẩn bị cuộc tử nạn, Chúa Giêsu muốn đến một làng xứ Samria nhưng họ không chấp nhận; hai anh em Giacôbê và Gioan đã xin Chúa cho lửa đốt ngôi làng đó; nhưng Chúa Giêsu bảo: “Con Người đến không phải để giết chết, nhưng để cứu chữa người ta.” Đối với một số người muốn theo làm môn đệ của Chúa, Chúa bảo phải bỏ mọi sự mới có thể theo Chúa.
Tháng này cũng là tháng cuối cùng trong Năm Thánh cầu cho các Linh Mục. Tuy nhiên, việc cầu nguyện cho các Linh Mục vẫn là công việc chúng ta phải làm hàng ngày để xin ơn thánh hóa cho các Chủ Chăn trong Giáo Hội, nhất là những vị Chúa sai đến giữa chúng ta. Chúng ta cũng hãy tiếp tục cầu nguyện và khuyến khích cho có nhiều bạn trẻ được Chúa gọi để hiến dâng cuộc đời, trở nên các linh mục, tu sĩ nam nữ, để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Tham gia vào các Hội BảoTrợ Ơn Gọi cũng là cách rất tốt để giúp phát triển Ơn Gọi ở các nơi.
Thiên Chúa Tam Vị Nhất Thể
Lm Giacôbê Tạ Chúc
07:49 25/05/2010
THIÊN CHÚA TAM VỊ-NHẤT THỂ
Mỗi lần đọc kinh, hay đi tham dự thánh lễ, mỗi người Kitô hữu đều biết làm dấu Thánh Giá trên mình: “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, Amen”. Cách tuyên xưng Mầu nhiệm Ba Ngôi rất đơn giản và rất hiện sinh trong đời sống bình thường khi thờ phượng một Chúa: Cha-Con-Thánh Thần, mà chúng ta đã thể hiện.
Sách Giáo lý công giáo dạy rằng: “Người Kitô hữu được rửa tội”nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”(Mt 28,19). Trước khi lãnh nhận Bí tích, họ phải trả lời ba lần “Tôi tin” để đáp lại những câu thẩm vấn về đức tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đức tin của mọi Kitô hữu đều dựa trên mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi (số 232). Trong dòng chảy của lịch sử cứu độ, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chỉ được tỏ tường trong những lời dạy của Đức Kitô: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”(Ga 14,9). Chúa Giêsu luôn khẳng định Ngài làm theo ý của Cha, và Ngài với Cha là một. Cuộc vượt qua của Chúa Giêsu không phải là một dấu kết của một bản nhạc mà là khởi đầu của một sáng tác mới trong Thần Khí của sự thật: “Thầy sẽ xin cùng Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14, 16). Rõ ràng Chúa Giêsu là một Mạc khải trọn vẹn về một Thiên Chúa duy nhất-Ba Ngôi. Chúa Cha là tình yêu, mà tình yêu thì phải có đốii tượng để trao ban, đối tượng đó chính là Chúa Giêsu. Tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con là một tình yêu trao dâng và hướng về. Tình yêu ấy đạt trọn vẹn dưới tác động của Thần Khí, hay tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con nhiệm sinh Chúa Thánh Thần. Bức Icône “Ba Ngôi” của Rubliov đạt tới mức kỳ diệu của ảnh đạo, khi ông diễn tả một khía cạnh thâm sâu của Mầu Nhiệm Ba Ngôi: Ba Ngôi hòan tòan hướng về nhau. Như thế Thiên Chúa không cô độc trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi. Từ tình yêu giữa các Ngôi vị, mà Thiên Chúa đã tác thành con người để chia sẻ tình yêu cho chúng ta. Ba Ngôi vị hướng về nhau trọn vẹn, kết hợp với nhau và là Một với nhau. Ba Ngôi vị có cùng Bản Thể với nhau nhưng không phải là một Bản Thể đóng kín, một Bản Thể cá vị, mà là một Bản Thể mở rộng. Nhờ thế mà con người được đưa vào trong chính cung lòng của Ba Ngôi Huyền Nhiệm.
Tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi không là một trạng thái Tĩnh, nhưng luôn ở dạng Động. Tham dự vào đời sống Ba Ngôi, đó là nền tảng của sự hiệp thông trọn vẹn vào đời sống của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi lần cử hành mầu nhiệm vượt qua, chúng ta tiến tới cuộc khổ nạn và Phục sinh vinh hiển nhờ Đức Kitô, trong Chúa Thánh Thần, tiến tới Chúa Cha (per Christum in Spiritu Sancto ad Patrem).
Mỗi lần đọc kinh, hay đi tham dự thánh lễ, mỗi người Kitô hữu đều biết làm dấu Thánh Giá trên mình: “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, Amen”. Cách tuyên xưng Mầu nhiệm Ba Ngôi rất đơn giản và rất hiện sinh trong đời sống bình thường khi thờ phượng một Chúa: Cha-Con-Thánh Thần, mà chúng ta đã thể hiện.
Sách Giáo lý công giáo dạy rằng: “Người Kitô hữu được rửa tội”nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”(Mt 28,19). Trước khi lãnh nhận Bí tích, họ phải trả lời ba lần “Tôi tin” để đáp lại những câu thẩm vấn về đức tin vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đức tin của mọi Kitô hữu đều dựa trên mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi (số 232). Trong dòng chảy của lịch sử cứu độ, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chỉ được tỏ tường trong những lời dạy của Đức Kitô: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”(Ga 14,9). Chúa Giêsu luôn khẳng định Ngài làm theo ý của Cha, và Ngài với Cha là một. Cuộc vượt qua của Chúa Giêsu không phải là một dấu kết của một bản nhạc mà là khởi đầu của một sáng tác mới trong Thần Khí của sự thật: “Thầy sẽ xin cùng Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14, 16). Rõ ràng Chúa Giêsu là một Mạc khải trọn vẹn về một Thiên Chúa duy nhất-Ba Ngôi. Chúa Cha là tình yêu, mà tình yêu thì phải có đốii tượng để trao ban, đối tượng đó chính là Chúa Giêsu. Tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con là một tình yêu trao dâng và hướng về. Tình yêu ấy đạt trọn vẹn dưới tác động của Thần Khí, hay tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con nhiệm sinh Chúa Thánh Thần. Bức Icône “Ba Ngôi” của Rubliov đạt tới mức kỳ diệu của ảnh đạo, khi ông diễn tả một khía cạnh thâm sâu của Mầu Nhiệm Ba Ngôi: Ba Ngôi hòan tòan hướng về nhau. Như thế Thiên Chúa không cô độc trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi. Từ tình yêu giữa các Ngôi vị, mà Thiên Chúa đã tác thành con người để chia sẻ tình yêu cho chúng ta. Ba Ngôi vị hướng về nhau trọn vẹn, kết hợp với nhau và là Một với nhau. Ba Ngôi vị có cùng Bản Thể với nhau nhưng không phải là một Bản Thể đóng kín, một Bản Thể cá vị, mà là một Bản Thể mở rộng. Nhờ thế mà con người được đưa vào trong chính cung lòng của Ba Ngôi Huyền Nhiệm.
Tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi không là một trạng thái Tĩnh, nhưng luôn ở dạng Động. Tham dự vào đời sống Ba Ngôi, đó là nền tảng của sự hiệp thông trọn vẹn vào đời sống của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi lần cử hành mầu nhiệm vượt qua, chúng ta tiến tới cuộc khổ nạn và Phục sinh vinh hiển nhờ Đức Kitô, trong Chúa Thánh Thần, tiến tới Chúa Cha (per Christum in Spiritu Sancto ad Patrem).
Tháng 5 và các đền thánh kính Đức Mẹ tại Italia
Linh Tiến Khải
09:14 25/05/2010
Cứ mỗi độ tháng 5 về, tín hữu Công Giáo Italia lại có thói quen đi hành hương thăm viếng hàng trăm nhà thờ và trung tâm thánh mẫu đó đây trên toàn nước. Các nhà thờ và trung tâm kính Đức Mẹ nảy sinh tại những nơi Đức Mẹ đã hiện ra hay làm phép lạ hoặc ban ơn cho các tín hữu dọc dài lịch sử của Giáo Hội Italia.
Một trong những đền thánh cổ xưa và nổi tiếng nhất là đền thánh Đức Mẹ Ban Ơn, hay cũng gọi là đền thánh Đức Mẹ Mentorella, cách Roma vài chục cây số. Đền thánh này được xây trên một ngọn núi, nơi tương truyền Chúa Giêsu đã hiện ra với Placido, một quan tướng của hoàng đế Traiano cai trị đế quốc Roma từ năm 98 đến 117, và Chúa mời gọi ông theo Ngài. Về tới Roma tướng Placido xin theo đạo và được rửa tội lấy tên là Eustachio và đã được phúc tử đạo cùng với nhiều Kitô hữu khác. Ngày mùng 7 tháng 10 năm 1978, Đức Hồng Y Karol Wojtila đã đến hành hương nơi đây và qùy cầu nguyện dưới chân tượng Đức Mẹ. Ít ngày sau đó Mật Nghị các Hồng Y đã bầu người làm Giáo Hoàng lấy tên là Gioan Phaolô II.
Tại Monte San Savino thuộc tỉnh Arezzo, cách Roma 210 cây số, có đền thánh ”Đức Bà Vertighe”. Trong nhà thờ này có một ảnh Đức Mẹ vẽ trên gỗ, gọi là icone Đức Bà Al. Tương truyền bức ảnh này thuộc nhà nguyện nhỏ nằm trên một mảnh đất bị hai anh em nhà kia tranh giành nhau. Họ to tiếng cãi nhau vá chửi rủa nhau trước ảnh Đức Mẹ và quyết định đấu kiếm một sống môt còn với nhau để giải quyết vấn đề. Đó là chiều ngày mùng 6 tháng 7 năm 1100. Nhưng đêm hôm ấy nhà nguyện nhỏ tự nhiên biến mất khỏi đám đất ấy và đem ảnh Đức Mẹ đến Vertighe. Tên gọi Vertighe phát xuất từ tiếng Latinh ”vertex” có nghĩa là đỉnh đồi. Và từ đấy ngọn đồi Vertighe nổi tiếng vì có nhà nguyện và ảnh Đức Mẹ. Nhiều người đến cầu khẩn Đức Mẹ và đã được nhận lời.
Tại Castelleone thuộc tỉnh Cremona miền bắc Italia, có đền thánh ”Mẹ Thương Xót”. Ngày 11 tháng 5 năm 1511 Đức Mẹ hiên ra với một bà góa làng Castelleone tên là Domenica, khi bà trên đường đi làm việc tại cánh đồng nho. Đức Mẹ xin bà chuyển sứ điệp kêu gọi dân chúng cầu nguyện và sám hối và xây một đền thờ dâng kính Mẹ. Nhưng không ai thèm tin lời bà kể lại. Ngày hôm sau bà lại được thị kiến trong cùng chỗ hôm trước, bà bị câm và chân tay bị tật. Bà vất vả trở về trình diện với dân làng. Cha sở là Don Zoveni cũng không tin, và khi cha đụng vào cánh tay của bà Domenica, lập tức cha cũng bi liệt cánh tay. Ngày 13 tháng 5 toàn dân làng đi theo bà Domenica ra cánh đồng nho. Đức Mẹ hiện ra với bà lần thứ ba và tức khắc cha Zoveni được lành tay, trong khi bà Domenica phải chờ ngày hôm sau khi Đức Mẹ hiện ra với bà lần thứ tư mới nói được và khỏi bại hai cánh tay. Cùng với bà có rất nhiều người được khỏi bệnh tật trong ngày hôm đó. Giáo xứ bắt đầu xây đền thánh kính Đức Mẹ và đền thánh được khánh thành năm 1515. Tín hữu tuốn về hành hương rất đông và được Đức Mẹ ban nhiều ơn lành. Năm 1580 Đức Cha Nicolò Sfondrati, Giám Mục giáo phận Cremona, sau này sẽ là Đức Giáo Hoàng Gregorio XIV, chính thức thừa nhận phép lạ.
Ngày thứ ba 11 tháng 5 năm 2010 Đức Cha Jacques Perrier, Giám Mục Lộ Đức Tarbes, đã chủ sự các lễ nghi khai mạc mừng 500 năm Đức Mẹ hiện ra tại Castelleone. Thánh lễ tạ ơn kết thúc được Đức Cha Dante Lafranconi, Giám Mục Cremona chủ sự ngày 15-5-2010.
Gần thành phố cảng Livorno bắc Italia, có đền thánh ”Đức Trinh Nữ diễm phúc ban ơn”. Gốc gác của đền thành này như sau: ngày 15 tháng 5 năm 1345 có một mục đồng què chân đang chăn chiên thì chợt nhận thấy một hình Đức Mẹ vẽ trên gỗ. Anh liền qùy xuống thì nghe tiếng nói: ”Con hãy cầm lấy và mang Ta đi tới chỗ nào con thấy nặng không mang nổi nữa thì bỏ Ta xuống”.
Anh ta liền tay chống nạng tay ôm hình Đức Mẹ lên ngọn đồi Montenero, vẫn được dân chúng coi như nơi trú ẩn của bọn trộm cướp và gọi là ”núi qủy”. Lên tới đỉnh đồi, anh cảm thấy bức bình Đức Mẹ nặng qúa nên để xuống đó. Vừa lúc ấy anh cảm thấy cái chân qùe của mình cũng tự nhiên nhẹ hẳn đi và được lành lặn. Anh xuống đồi và kể lại cho mọi người nghe chuyện lạ xảy ra, vừa kể vừa vung cây nạng anh vẫn dùng để đỡ chân bị què. Thế là dân chúng kéo nhau lên đồi tôn kính hình Đức Mẹ. Cả chính quyền dân sự cũng hiệp ý với dân và quyết định xây một nhà nguyện nhỏ để giữ hình Đức Mẹ và làm nơi cầu nguyện. Sau đó đã có một nhà thờ nhỏ được xây lên để kính Đức Mẹ gọi là nhà thờ ”Đức Mẹ nhỏ”. Từ thế kỷ XVIII đền thánh này do các cha dòng Biển Đức trông coi, và có các phòng trưng bầy các kỷ vật tạ ơn Đức Mẹ lớn nhất Italia. Từ nhiều thế kỷ qua tín hữu các giáo phận vùng Toscana có thói quen đến hành hương đền thánh Đức Bà Montenero vào tháng 5 và đem theo dầu để dâng kính Đức Mẹ. Dầu này được dùng để đốt ngọn đèn chầu trước ảnh Đức Mẹ. Ngày 15 tháng 5 năm 1947 Đức Giáo Hoàng Pio XII tuyên bố Đức Mẹ Montenero là ”Bà Chủ thiên quốc toàn vùng Toscana”.
Trong tỉnh Udine tây bắc Itallia, có đền thánh ”Trinh Nữ diễm phúc ban ơn”. Vào giữa thế kỷ XV có một con hầu của một vị quan thuộc triều đình Venezia làm việc trong bếp, nhưng bị tai nạn hầu như đứt hẳn một bàn tay. Bà ta và vị quan chạy đến cầu khấn trước hình Đức Mẹ treo trong lâu đài, và Đức Mẹ đã chữa lành bàn tay của bà. Bức hình đó hiện được lưu giữ trong đền thánh kính Đức Mẹ. Trên tường có rất nhiều kỷ vật tạ ơn cũng như nạng và gậy của những người tàn tật đã được chữa lành để lại để tạ ơn Đức Mẹ, đồng thời cũng là các chứng tích lòng xót thương của Đức Mẹ đối với những người ốm yếu tật nguyền.
Tại Capurso trong tỉnh Bari nam Italia, có đền thánh Đức Mẹ Bisantin Thánh Maria của Giếng Nước. Sự tích đền thánh này như sau. Năm 1705 có linh mục tên là Domenico Tanzella bị đau nặng. Đức Mẹ hiện ra với cha và truyền cho cha uống nước của một cái giếng cổ có tên là Thánh Maria, và Đức Mẹ xin cha xây một nhà thờ kính Đức Mẹ. Cha vâng lời cho người tới kín nước giếng Thánh Maria về uống và được khỏi bệnh. Sau đó cha đến thăm giếng và tìm thấy trong các đống gạch vụn một ảnh Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng kiểu Bisantin vẽ trên tường. Từ hai thế kỷ nay ảnh này được trưng bày trong nhà thờ Thánh Maria của Giếng Nước.
Tại Borgo Maggiore của Cộng hòa San Marino, trung Bắc Italia, tín hữu tôn kính Đức Mẹ Ủi An hay Đức Mẹ del Greppo hay della Ruppe sau khi xảy ra trận động đất lớn hồi năm 1781. Hàng năm vào Chúa Nhật thứ nhất tháng 6 tín hữu cử hành lễ kính Đức Mẹ để cảm tạ Đức Mẹ đã che chở San Marino không bị hư hại vì trận động đất hồi thế kỷ XVIII.
Tại tỉnh Foggia miền Nam Italia, có đền thánh Đức Mẹ 7 Khăn cất giữ một hình Đức Mẹ vẽ trên gỗ. Năm 1067 khi phong trào phá hủy các ảnh tượng thánh nổi lên, tín hữu đã tìm thấy hình Đức Mẹ trôi trên sông Puglia. Vào năm 1731 Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần với toàn dân trong khi thành phố này bị trận động đất tàn phá.
Trận dịch hạch xảy ra tại Macerata, trung Italia, hồi năm 1447 cũng là dịp khiến cho dân chúng tại đây quyết định xây một nhà thờ nhỏ kính Đức Mẹ để xin Mẹ bầu cử Thiên Chúa Tối Cao cho ngưng dịch hạch. Năm thế kỷ sau Macerata được tuyên bố là ”thành phố của Đức Maria”.
Tại Castello trong tỉnh Perugia bắc Italia, năm 1348 xảy ra một trận dịch hạch rất lớn khiến cho một phần ba dân số toàn vùng bị chết. Vì vậy có một thường dân xây lên một nhà nguyện nhỏ kính Đức Mẹ Qua Đời trên ngọn đồi Canoscio gần đó để tưởng niệm các nạn nhân đã chết. Đền thánh hiện nay được xây trên nhà nguyện cũ thuộc thế kỷ XIV, vẫn còn mang các vết đạn của thời đệ nhị thế chiến.
Tại San Terenzo a Mare trong tỉnh La Spezia, cũng có một trung tâm thánh mẫu gọi là đền thánh Đức Mẹ Arena. Trong trận dịch hạch Tây Ban Nha năm 1804, và trong thập niêm 1940, tức thời đệ nhị thế chiến, dân chúng cũng chạy đến khẩn cầu sự trợ giúp của Mẹ Maria và được Mẹ ban ơn.
Tượng Đức Bà Creta và Đức Bà ban ơn cũng được tôn kính tại đền thánh Castellazzo Bormida trong tỉnh Alessandria bắc Italia, ngay từ năm 1630 khi xảy ra một trận dịch hạch lớn trong vùng này. Từ năm 1947 tới nay các người đi xe môtô chọn Đức Mẹ Creta làm Bổn Mạng và kéo nhau tới đây hành hương.
Nhưng Đức Mẹ không chỉ can thiệp trong những tai ương và biến cố lớn, mà cũng cho thấy sự hiện diện của Mẹ trong cuộc sống thường ngày nữa. Tại Pomigliano trên sườn núi Vesuvio nam Italia, có đền thánh Đức Mẹ dell'Arco. Trên mặt Đức Mẹ có một dòng máu chảy xuống từ mắt bên phải. Lý do là vào thế kỷ XV có một tín hữu tính tình nóng nảy. Bị thua trong một trận chơi bun ông văng tục và lấy tên Đức Mẹ mà chửi thề, khiến cho Đức Mẹ phải chảy nước mắt máu. Đó là tượng Đức Mẹ Pomigliano với dòng lệ máu ở má bên phải, được các tín hữu Pomigliano tôn kính từ đó đến nay.
Tại Firenze trung bắc Italia, có đền thánh Đức Mẹ Truyền Tin rất thánh trong đó cất giữ một hình Đức Mẹ. Mặt Đức Mẹ do bàn tay của một người vô hình vẽ. Tương truyền kể rằng họa sĩ tác giả vẽ bức ảnh này đã cầu nguyện với Đức Mẹ rất lâu, và ông xin Đức Mẹ giúp ông vẽ gương mặt thật của Đức Mẹ. Để đợi Đức Mẹ nhận lời ông vẽ thân mình Đức Mẹ trước. Nhưng bỗng dưng vào một buổi sáng năm 1252, ông thấy mặt Đức Mẹ cũng đã hoàn tất. Từ hơn 7 thế kỷ qua các nhà phê bình hội họa đã thắc mắc về bức vẽ này, trong khi tín hữu tiếp tục đến kính viếng, cầu xin với Đức Mẹ và nhận được rất nhiều ơn lành hồn xác.
Tuy nhiên tại Siracusa trên đảo Sicilia miền nam Italia, còn có một đền thánh nổi tiếng khác, hàng năm thu hút nửa triệu tín hữu hành hương kính viếng: đó là đến thánh Đức Bà Nước Mắt. Chuyện lạ xảy ra trong gia đình của một cặp vợ chồng trẻ tên là Ianusso. Từ ngày 29 tháng 8 cho tới ngày mùng 1 tháng 9 năm 1953 Ảnh Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ bằng thạch cao treo ở đầu giường gia đình Ianusso liên tục chảy nước mắt. Nhiều người đã tới thăm, chứng kiến sự lạ tận mắt, đã rờ và nếm thử nước mắt có vị mặn như nước mắt người. Đài truyền hình Italia cũng cho phóng viên tới quay phim và tường thuật. Tòa Tổng Giám Mục Siracusa đã cho điều tra, và phân tích nước mắt trong phòng thí nghiệm. Kết qủa khoa học cho biết đó là nước mắt người thật.
Từ hơn nửa thế kỷ qua dòng nước mắt đó của Đức Mẹ đã biến thành một dòng suối ơn thánh lôi cuốn hàng chục triệu người tới kính viếng và hành hương. Nước mắt Đức Mẹ được hứng và đựng trong một lọ thủy tinh nhỏ, và cứ vào ngày 29 mỗi tháng, tín hữu hành hương đều tham dự cuộc rước từ đường Orti, nơi có nhà của gia đình Ianusso đến đền thánh Đức Mẹ. Cha Nino Siringo, quản lý đền thánh, cho biết tín hữu không tham dự cuộc rước vì tò mò, nhưng họ tham dự với tất cả đức tin sâu xa, vì muốn đáp trả lại lời Mẹ Maria kêu mời mọi con cái hoán cải đời sống và cung cách suy tư hành xử, lời kêu mời được nói lên bằng chính nước mắt đớn đau của Mẹ.
(Avvenire 8-5-2010)
Một trong những đền thánh cổ xưa và nổi tiếng nhất là đền thánh Đức Mẹ Ban Ơn, hay cũng gọi là đền thánh Đức Mẹ Mentorella, cách Roma vài chục cây số. Đền thánh này được xây trên một ngọn núi, nơi tương truyền Chúa Giêsu đã hiện ra với Placido, một quan tướng của hoàng đế Traiano cai trị đế quốc Roma từ năm 98 đến 117, và Chúa mời gọi ông theo Ngài. Về tới Roma tướng Placido xin theo đạo và được rửa tội lấy tên là Eustachio và đã được phúc tử đạo cùng với nhiều Kitô hữu khác. Ngày mùng 7 tháng 10 năm 1978, Đức Hồng Y Karol Wojtila đã đến hành hương nơi đây và qùy cầu nguyện dưới chân tượng Đức Mẹ. Ít ngày sau đó Mật Nghị các Hồng Y đã bầu người làm Giáo Hoàng lấy tên là Gioan Phaolô II.
Tại Monte San Savino thuộc tỉnh Arezzo, cách Roma 210 cây số, có đền thánh ”Đức Bà Vertighe”. Trong nhà thờ này có một ảnh Đức Mẹ vẽ trên gỗ, gọi là icone Đức Bà Al. Tương truyền bức ảnh này thuộc nhà nguyện nhỏ nằm trên một mảnh đất bị hai anh em nhà kia tranh giành nhau. Họ to tiếng cãi nhau vá chửi rủa nhau trước ảnh Đức Mẹ và quyết định đấu kiếm một sống môt còn với nhau để giải quyết vấn đề. Đó là chiều ngày mùng 6 tháng 7 năm 1100. Nhưng đêm hôm ấy nhà nguyện nhỏ tự nhiên biến mất khỏi đám đất ấy và đem ảnh Đức Mẹ đến Vertighe. Tên gọi Vertighe phát xuất từ tiếng Latinh ”vertex” có nghĩa là đỉnh đồi. Và từ đấy ngọn đồi Vertighe nổi tiếng vì có nhà nguyện và ảnh Đức Mẹ. Nhiều người đến cầu khẩn Đức Mẹ và đã được nhận lời.
Tại Castelleone thuộc tỉnh Cremona miền bắc Italia, có đền thánh ”Mẹ Thương Xót”. Ngày 11 tháng 5 năm 1511 Đức Mẹ hiên ra với một bà góa làng Castelleone tên là Domenica, khi bà trên đường đi làm việc tại cánh đồng nho. Đức Mẹ xin bà chuyển sứ điệp kêu gọi dân chúng cầu nguyện và sám hối và xây một đền thờ dâng kính Mẹ. Nhưng không ai thèm tin lời bà kể lại. Ngày hôm sau bà lại được thị kiến trong cùng chỗ hôm trước, bà bị câm và chân tay bị tật. Bà vất vả trở về trình diện với dân làng. Cha sở là Don Zoveni cũng không tin, và khi cha đụng vào cánh tay của bà Domenica, lập tức cha cũng bi liệt cánh tay. Ngày 13 tháng 5 toàn dân làng đi theo bà Domenica ra cánh đồng nho. Đức Mẹ hiện ra với bà lần thứ ba và tức khắc cha Zoveni được lành tay, trong khi bà Domenica phải chờ ngày hôm sau khi Đức Mẹ hiện ra với bà lần thứ tư mới nói được và khỏi bại hai cánh tay. Cùng với bà có rất nhiều người được khỏi bệnh tật trong ngày hôm đó. Giáo xứ bắt đầu xây đền thánh kính Đức Mẹ và đền thánh được khánh thành năm 1515. Tín hữu tuốn về hành hương rất đông và được Đức Mẹ ban nhiều ơn lành. Năm 1580 Đức Cha Nicolò Sfondrati, Giám Mục giáo phận Cremona, sau này sẽ là Đức Giáo Hoàng Gregorio XIV, chính thức thừa nhận phép lạ.
Ngày thứ ba 11 tháng 5 năm 2010 Đức Cha Jacques Perrier, Giám Mục Lộ Đức Tarbes, đã chủ sự các lễ nghi khai mạc mừng 500 năm Đức Mẹ hiện ra tại Castelleone. Thánh lễ tạ ơn kết thúc được Đức Cha Dante Lafranconi, Giám Mục Cremona chủ sự ngày 15-5-2010.
Gần thành phố cảng Livorno bắc Italia, có đền thánh ”Đức Trinh Nữ diễm phúc ban ơn”. Gốc gác của đền thành này như sau: ngày 15 tháng 5 năm 1345 có một mục đồng què chân đang chăn chiên thì chợt nhận thấy một hình Đức Mẹ vẽ trên gỗ. Anh liền qùy xuống thì nghe tiếng nói: ”Con hãy cầm lấy và mang Ta đi tới chỗ nào con thấy nặng không mang nổi nữa thì bỏ Ta xuống”.
Anh ta liền tay chống nạng tay ôm hình Đức Mẹ lên ngọn đồi Montenero, vẫn được dân chúng coi như nơi trú ẩn của bọn trộm cướp và gọi là ”núi qủy”. Lên tới đỉnh đồi, anh cảm thấy bức bình Đức Mẹ nặng qúa nên để xuống đó. Vừa lúc ấy anh cảm thấy cái chân qùe của mình cũng tự nhiên nhẹ hẳn đi và được lành lặn. Anh xuống đồi và kể lại cho mọi người nghe chuyện lạ xảy ra, vừa kể vừa vung cây nạng anh vẫn dùng để đỡ chân bị què. Thế là dân chúng kéo nhau lên đồi tôn kính hình Đức Mẹ. Cả chính quyền dân sự cũng hiệp ý với dân và quyết định xây một nhà nguyện nhỏ để giữ hình Đức Mẹ và làm nơi cầu nguyện. Sau đó đã có một nhà thờ nhỏ được xây lên để kính Đức Mẹ gọi là nhà thờ ”Đức Mẹ nhỏ”. Từ thế kỷ XVIII đền thánh này do các cha dòng Biển Đức trông coi, và có các phòng trưng bầy các kỷ vật tạ ơn Đức Mẹ lớn nhất Italia. Từ nhiều thế kỷ qua tín hữu các giáo phận vùng Toscana có thói quen đến hành hương đền thánh Đức Bà Montenero vào tháng 5 và đem theo dầu để dâng kính Đức Mẹ. Dầu này được dùng để đốt ngọn đèn chầu trước ảnh Đức Mẹ. Ngày 15 tháng 5 năm 1947 Đức Giáo Hoàng Pio XII tuyên bố Đức Mẹ Montenero là ”Bà Chủ thiên quốc toàn vùng Toscana”.
Trong tỉnh Udine tây bắc Itallia, có đền thánh ”Trinh Nữ diễm phúc ban ơn”. Vào giữa thế kỷ XV có một con hầu của một vị quan thuộc triều đình Venezia làm việc trong bếp, nhưng bị tai nạn hầu như đứt hẳn một bàn tay. Bà ta và vị quan chạy đến cầu khấn trước hình Đức Mẹ treo trong lâu đài, và Đức Mẹ đã chữa lành bàn tay của bà. Bức hình đó hiện được lưu giữ trong đền thánh kính Đức Mẹ. Trên tường có rất nhiều kỷ vật tạ ơn cũng như nạng và gậy của những người tàn tật đã được chữa lành để lại để tạ ơn Đức Mẹ, đồng thời cũng là các chứng tích lòng xót thương của Đức Mẹ đối với những người ốm yếu tật nguyền.
Tại Capurso trong tỉnh Bari nam Italia, có đền thánh Đức Mẹ Bisantin Thánh Maria của Giếng Nước. Sự tích đền thánh này như sau. Năm 1705 có linh mục tên là Domenico Tanzella bị đau nặng. Đức Mẹ hiện ra với cha và truyền cho cha uống nước của một cái giếng cổ có tên là Thánh Maria, và Đức Mẹ xin cha xây một nhà thờ kính Đức Mẹ. Cha vâng lời cho người tới kín nước giếng Thánh Maria về uống và được khỏi bệnh. Sau đó cha đến thăm giếng và tìm thấy trong các đống gạch vụn một ảnh Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng kiểu Bisantin vẽ trên tường. Từ hai thế kỷ nay ảnh này được trưng bày trong nhà thờ Thánh Maria của Giếng Nước.
Tại Borgo Maggiore của Cộng hòa San Marino, trung Bắc Italia, tín hữu tôn kính Đức Mẹ Ủi An hay Đức Mẹ del Greppo hay della Ruppe sau khi xảy ra trận động đất lớn hồi năm 1781. Hàng năm vào Chúa Nhật thứ nhất tháng 6 tín hữu cử hành lễ kính Đức Mẹ để cảm tạ Đức Mẹ đã che chở San Marino không bị hư hại vì trận động đất hồi thế kỷ XVIII.
Tại tỉnh Foggia miền Nam Italia, có đền thánh Đức Mẹ 7 Khăn cất giữ một hình Đức Mẹ vẽ trên gỗ. Năm 1067 khi phong trào phá hủy các ảnh tượng thánh nổi lên, tín hữu đã tìm thấy hình Đức Mẹ trôi trên sông Puglia. Vào năm 1731 Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần với toàn dân trong khi thành phố này bị trận động đất tàn phá.
Trận dịch hạch xảy ra tại Macerata, trung Italia, hồi năm 1447 cũng là dịp khiến cho dân chúng tại đây quyết định xây một nhà thờ nhỏ kính Đức Mẹ để xin Mẹ bầu cử Thiên Chúa Tối Cao cho ngưng dịch hạch. Năm thế kỷ sau Macerata được tuyên bố là ”thành phố của Đức Maria”.
Tại Castello trong tỉnh Perugia bắc Italia, năm 1348 xảy ra một trận dịch hạch rất lớn khiến cho một phần ba dân số toàn vùng bị chết. Vì vậy có một thường dân xây lên một nhà nguyện nhỏ kính Đức Mẹ Qua Đời trên ngọn đồi Canoscio gần đó để tưởng niệm các nạn nhân đã chết. Đền thánh hiện nay được xây trên nhà nguyện cũ thuộc thế kỷ XIV, vẫn còn mang các vết đạn của thời đệ nhị thế chiến.
Tại San Terenzo a Mare trong tỉnh La Spezia, cũng có một trung tâm thánh mẫu gọi là đền thánh Đức Mẹ Arena. Trong trận dịch hạch Tây Ban Nha năm 1804, và trong thập niêm 1940, tức thời đệ nhị thế chiến, dân chúng cũng chạy đến khẩn cầu sự trợ giúp của Mẹ Maria và được Mẹ ban ơn.
Tượng Đức Bà Creta và Đức Bà ban ơn cũng được tôn kính tại đền thánh Castellazzo Bormida trong tỉnh Alessandria bắc Italia, ngay từ năm 1630 khi xảy ra một trận dịch hạch lớn trong vùng này. Từ năm 1947 tới nay các người đi xe môtô chọn Đức Mẹ Creta làm Bổn Mạng và kéo nhau tới đây hành hương.
Nhưng Đức Mẹ không chỉ can thiệp trong những tai ương và biến cố lớn, mà cũng cho thấy sự hiện diện của Mẹ trong cuộc sống thường ngày nữa. Tại Pomigliano trên sườn núi Vesuvio nam Italia, có đền thánh Đức Mẹ dell'Arco. Trên mặt Đức Mẹ có một dòng máu chảy xuống từ mắt bên phải. Lý do là vào thế kỷ XV có một tín hữu tính tình nóng nảy. Bị thua trong một trận chơi bun ông văng tục và lấy tên Đức Mẹ mà chửi thề, khiến cho Đức Mẹ phải chảy nước mắt máu. Đó là tượng Đức Mẹ Pomigliano với dòng lệ máu ở má bên phải, được các tín hữu Pomigliano tôn kính từ đó đến nay.
Tại Firenze trung bắc Italia, có đền thánh Đức Mẹ Truyền Tin rất thánh trong đó cất giữ một hình Đức Mẹ. Mặt Đức Mẹ do bàn tay của một người vô hình vẽ. Tương truyền kể rằng họa sĩ tác giả vẽ bức ảnh này đã cầu nguyện với Đức Mẹ rất lâu, và ông xin Đức Mẹ giúp ông vẽ gương mặt thật của Đức Mẹ. Để đợi Đức Mẹ nhận lời ông vẽ thân mình Đức Mẹ trước. Nhưng bỗng dưng vào một buổi sáng năm 1252, ông thấy mặt Đức Mẹ cũng đã hoàn tất. Từ hơn 7 thế kỷ qua các nhà phê bình hội họa đã thắc mắc về bức vẽ này, trong khi tín hữu tiếp tục đến kính viếng, cầu xin với Đức Mẹ và nhận được rất nhiều ơn lành hồn xác.
Tuy nhiên tại Siracusa trên đảo Sicilia miền nam Italia, còn có một đền thánh nổi tiếng khác, hàng năm thu hút nửa triệu tín hữu hành hương kính viếng: đó là đến thánh Đức Bà Nước Mắt. Chuyện lạ xảy ra trong gia đình của một cặp vợ chồng trẻ tên là Ianusso. Từ ngày 29 tháng 8 cho tới ngày mùng 1 tháng 9 năm 1953 Ảnh Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ bằng thạch cao treo ở đầu giường gia đình Ianusso liên tục chảy nước mắt. Nhiều người đã tới thăm, chứng kiến sự lạ tận mắt, đã rờ và nếm thử nước mắt có vị mặn như nước mắt người. Đài truyền hình Italia cũng cho phóng viên tới quay phim và tường thuật. Tòa Tổng Giám Mục Siracusa đã cho điều tra, và phân tích nước mắt trong phòng thí nghiệm. Kết qủa khoa học cho biết đó là nước mắt người thật.
Từ hơn nửa thế kỷ qua dòng nước mắt đó của Đức Mẹ đã biến thành một dòng suối ơn thánh lôi cuốn hàng chục triệu người tới kính viếng và hành hương. Nước mắt Đức Mẹ được hứng và đựng trong một lọ thủy tinh nhỏ, và cứ vào ngày 29 mỗi tháng, tín hữu hành hương đều tham dự cuộc rước từ đường Orti, nơi có nhà của gia đình Ianusso đến đền thánh Đức Mẹ. Cha Nino Siringo, quản lý đền thánh, cho biết tín hữu không tham dự cuộc rước vì tò mò, nhưng họ tham dự với tất cả đức tin sâu xa, vì muốn đáp trả lại lời Mẹ Maria kêu mời mọi con cái hoán cải đời sống và cung cách suy tư hành xử, lời kêu mời được nói lên bằng chính nước mắt đớn đau của Mẹ.
(Avvenire 8-5-2010)
Tâm tình Cursillita và tháng Mẹ!
Đặng Xuân Hường
14:52 25/05/2010
Đã lâu lắm tôi không tham gia những ngày đại hội Ultreya của Tổng giáo phận, cũng như tại các liên nhóm. Thú thực đó là một thiếu sót mà tôi cứ biện minh bằng những lý do thường tình như bận rộn công việc làm ăn, gia đình chưa ổn định, con cái còn nhỏ…và cứ liên tiếp cả gần bảy tám năm “bận rộn!”
Mỗi tháng khi nhận được email thông báo các buổi họp, xem qua và cứ yên chí mình “vẫn đang bận rộn”! Thế nhưng, tháng Năm này nhận được email mời tham dự đại hội Ultreya tại West Covina với chủ đề:
“Đức Mẹ Maria đóng vai trò nào trong đời sống tông đồ của anh chị?”
Tôi cảm thấy một điều gì đó trăn trở trong tâm trí!
Mẹ Maria! Chẳng phải là hàng ngày tôi vẫn nhớ đến Mẹ, và hơn thế nữa, tôi gần như đồng hóa hai người Mẹ trong lòng tôi như một: mẹ ruột sinh ra tôi và Mẹ Maria, mẹ linh hồn. Từ ngày mẹ tôi mất, tôi chưng ảnh mẹ dưới chân tượng Đức Mẹ, mỗi buổi sáng đi làm, tôi đều cúi đầu chào Mẹ! Chỉ một lời chào cho cả hai bà Mẹ mà tôi tin vẫn luôn ở bên tôi! Và xa hơn nữa, từ lâu lắm, Đức Mẹ đã như là người mẹ trong lòng tôi từ thuở còn nhỏ, khi hàng đêm theo mẹ đi đến các nhà hàng xóm đọc kinh tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ.
Tôi quyết định, mình phải đi tham dự đại hội Ultreya lần này, nếu không đi có lẽ chẳng bao giờ đi nữa, chẳng bao giờ còn có một sự thôi thúc nào mãnh liệt hơn nữa. Mẹ đang chờ mình, Mẹ đang nhớ đến mình! Nếu mình không đi thì có lẽ tất cả những tâm tình từ xưa đến giờ với Đức Mẹ chỉ là…số không!
Đến thánh đường cộng đoàn Thánh Giuse, West Covina mới hơn tám giờ sáng, ngồi trên xe ngẫm nghĩ đến chuyện mình dự khoá Cursillo hơn mưòi năm, đã từng nghe lời mời gọi của Thầy, vậy mà…! Hôm nay trở lại gặp gỡ anh chị em Cursillita trong tâm tình “về với Mẹ”, tôi cảm thấy xúc động, mình như người con đi hoang trở về, mình đã phung phí hết của cải được lãnh nhận trong những ngày dự khoá, đánh mất cả hành trang mà anh chị em gởi gấm cho mình trong ngày mãn khoá!
Bài hát khởi đầu cuộc họp mặt “hành trang con mang theo đầy đau buồn của thế giới…”, tôi đã mang chính đau buồn của lòng tôi tới đây, chứ không của ai khác, những người quanh tôi, họ tới đây với cả tấm lòng hăng hái, với niềm vui đã và đang phục vụ!
Khi chị trưởng khối Hậu lên tiếng hỏi có ai trong anh chị hôm nay tới đây mà đồng hành với người bảo trợ, tôi đã đưa tay lên, chỉ có vài người! Nhưng khi chị hỏi những ai tự tới đây thì hầu hết các anh chị em đều đưa tay lên! Tôi rât xúc động, các anh chị em khác đã ý thức được trách nhiệm và bổn phận của một Cursillita, còn tôi, thực sự nếu không đọc cái chủ đề về Mẹ Maria, đấng bảo trợ và hướng dẫn tới đây thì có lẽ tôi đã lần lữa không đi!
Giờ chia sẻ, tôi lại học thêm một bài học đáng giá cho cuộc đời. Người bạn chia sẻ về việc anh đã thay đổi gần như hoàn toàn sau khi tham dự khoá Cursillo cách đây bốn năm. Anh thấy mình khác hẳn từ đó, có ngày đi làm về qua thánh đường, anh dừng xe lại đọc một vài kinh hay thì thầm lời cầu nguyện. Những lần có sự cám dỗ anh cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ liên tục. Hàng tuần có những buổi tối, anh hỏi các con trong ngày đã làm được những viêc gì, có việc gì xấu không! Và anh là người trở lại đạo cũng chỉ mười mấy năm gần như bằng “tuổi Cursillo” của tôi!
“Lạy Chúa, xin sai Thánh Linh đến, để Ngài đổi mới bộ mặt địa cầu!”
Hôm nay, cũng chính là ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, lời hát cầu xin Chúa Thánh Linh đến và đổi mới cuộc sống, nhưng nếu con người không tiếp nhận, không bắt tay vào để cùng thực hiện thì làm sao đổi mới! Thiên Chúa đã chờ đợi hàng bao nhiêu lâu mà con người vẫn hững hờ! Tôi cũng là một trong những con người đó!
Hơn bao giờ hết, bây giờ là thời điểm giáo hội đang bị bách hại dưới nhiều hình thức, đang gặp rất nhiều khó khăn…Chúa Thánh Thần đã đến và đang đến, chúng ta sẽ làm gì đây?
“…Lạy Ngài xin đến dẫn dắt chúng con trên đường. Cầu Ngài liên kết, chúng con nhất tâm trong Ngài. Cầu Ngài ban ơn, thêm sức kiên vững không lay. Sống sao nên người, con Chúa chứng nhân tình yêu…”
Hình ảnh bà mẹ trẻ ẵm con tham dự Ultreya có lẽ là hình ảnh gây rất nhiều cảm xúc cho mọi người, khi chị trao đứa con nhỏ cho một chị khác để lên đọc lời nguyện. Chị ơi! Có lẽ trong lòng chị cũng đã có những nỗi khó khăn như lưỡi gươm đâm qua tâm lòng Mẹ Maria, khi trong tay hai đứa con nhỏ mà chị vẫn chấp nhận hy sinh để phục vụ! Còn mẫu gương nào hơn trong ngày đại hội hôm nay với ý nghĩa: “Mẹ Maria có vai trò nào trong cuộc đời phục vụ!”
Nhìn đưa bé ngủ yên trong vòng tay ôm ấp bà mẹ trẻ, như lời ca nhẹ nhàng cao vút cũa một nữ Cursillita:
“…Mẹ như là bóng mát, như làn hương thơm, như giòng suối êm đềm cho suốt cả đời con an vui.
Mẹ như là cây xanh thắm che người đi trong nắng mau về tới quê nhà, cây lá toả ngàn phương, con sống trong tình thương…”
Rời khỏi hội trường lòng tôi đã thêm nhiều niềm vui mới, có lẽ Mẹ Maria cũng hài lòng khi một người con nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Mẹ. Tôi tới thăm một người bà con ở gần đó. Ông cụ đã gần tám mươi tuổi, bị stroke nên bây giờ đi lại, nói năng đều rất khó khăn. Trước đây mấy năm ông cụ đã từng là một Cursillita rất nhiệt tình, giờ đây với tuổi già sức yếu, cụ đành chịu ở nhà lặng lẽ. Gặp tôi, cụ mừng lắm. “Cháu ơi! Hãy làm những gì mà sức trẻ như cháu có thể làm được, chú bây giờ thèm lắm, nghĩ đến những sinh hoạt phong trào mà tiếc quá, không làm gì được nữa!”
Lời khuyên của cụ Ái không chỉ cho riêng tôi, mà có thể cho tất cả mọi người, cũng như Mẹ Maria là người Mẹ bảo trợ cho tất cả anh chị em Cursillita, những người đang dấn thân phục vụ tông đồ trong tinh thần Cursillo!
.
Mỗi tháng khi nhận được email thông báo các buổi họp, xem qua và cứ yên chí mình “vẫn đang bận rộn”! Thế nhưng, tháng Năm này nhận được email mời tham dự đại hội Ultreya tại West Covina với chủ đề:
“Đức Mẹ Maria đóng vai trò nào trong đời sống tông đồ của anh chị?”
Tôi cảm thấy một điều gì đó trăn trở trong tâm trí!
Mẹ Maria! Chẳng phải là hàng ngày tôi vẫn nhớ đến Mẹ, và hơn thế nữa, tôi gần như đồng hóa hai người Mẹ trong lòng tôi như một: mẹ ruột sinh ra tôi và Mẹ Maria, mẹ linh hồn. Từ ngày mẹ tôi mất, tôi chưng ảnh mẹ dưới chân tượng Đức Mẹ, mỗi buổi sáng đi làm, tôi đều cúi đầu chào Mẹ! Chỉ một lời chào cho cả hai bà Mẹ mà tôi tin vẫn luôn ở bên tôi! Và xa hơn nữa, từ lâu lắm, Đức Mẹ đã như là người mẹ trong lòng tôi từ thuở còn nhỏ, khi hàng đêm theo mẹ đi đến các nhà hàng xóm đọc kinh tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ.
Tôi quyết định, mình phải đi tham dự đại hội Ultreya lần này, nếu không đi có lẽ chẳng bao giờ đi nữa, chẳng bao giờ còn có một sự thôi thúc nào mãnh liệt hơn nữa. Mẹ đang chờ mình, Mẹ đang nhớ đến mình! Nếu mình không đi thì có lẽ tất cả những tâm tình từ xưa đến giờ với Đức Mẹ chỉ là…số không!
Đến thánh đường cộng đoàn Thánh Giuse, West Covina mới hơn tám giờ sáng, ngồi trên xe ngẫm nghĩ đến chuyện mình dự khoá Cursillo hơn mưòi năm, đã từng nghe lời mời gọi của Thầy, vậy mà…! Hôm nay trở lại gặp gỡ anh chị em Cursillita trong tâm tình “về với Mẹ”, tôi cảm thấy xúc động, mình như người con đi hoang trở về, mình đã phung phí hết của cải được lãnh nhận trong những ngày dự khoá, đánh mất cả hành trang mà anh chị em gởi gấm cho mình trong ngày mãn khoá!
Bài hát khởi đầu cuộc họp mặt “hành trang con mang theo đầy đau buồn của thế giới…”, tôi đã mang chính đau buồn của lòng tôi tới đây, chứ không của ai khác, những người quanh tôi, họ tới đây với cả tấm lòng hăng hái, với niềm vui đã và đang phục vụ!
Khi chị trưởng khối Hậu lên tiếng hỏi có ai trong anh chị hôm nay tới đây mà đồng hành với người bảo trợ, tôi đã đưa tay lên, chỉ có vài người! Nhưng khi chị hỏi những ai tự tới đây thì hầu hết các anh chị em đều đưa tay lên! Tôi rât xúc động, các anh chị em khác đã ý thức được trách nhiệm và bổn phận của một Cursillita, còn tôi, thực sự nếu không đọc cái chủ đề về Mẹ Maria, đấng bảo trợ và hướng dẫn tới đây thì có lẽ tôi đã lần lữa không đi!
Giờ chia sẻ, tôi lại học thêm một bài học đáng giá cho cuộc đời. Người bạn chia sẻ về việc anh đã thay đổi gần như hoàn toàn sau khi tham dự khoá Cursillo cách đây bốn năm. Anh thấy mình khác hẳn từ đó, có ngày đi làm về qua thánh đường, anh dừng xe lại đọc một vài kinh hay thì thầm lời cầu nguyện. Những lần có sự cám dỗ anh cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ liên tục. Hàng tuần có những buổi tối, anh hỏi các con trong ngày đã làm được những viêc gì, có việc gì xấu không! Và anh là người trở lại đạo cũng chỉ mười mấy năm gần như bằng “tuổi Cursillo” của tôi!
“Lạy Chúa, xin sai Thánh Linh đến, để Ngài đổi mới bộ mặt địa cầu!”
Hôm nay, cũng chính là ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, lời hát cầu xin Chúa Thánh Linh đến và đổi mới cuộc sống, nhưng nếu con người không tiếp nhận, không bắt tay vào để cùng thực hiện thì làm sao đổi mới! Thiên Chúa đã chờ đợi hàng bao nhiêu lâu mà con người vẫn hững hờ! Tôi cũng là một trong những con người đó!
Hơn bao giờ hết, bây giờ là thời điểm giáo hội đang bị bách hại dưới nhiều hình thức, đang gặp rất nhiều khó khăn…Chúa Thánh Thần đã đến và đang đến, chúng ta sẽ làm gì đây?
“…Lạy Ngài xin đến dẫn dắt chúng con trên đường. Cầu Ngài liên kết, chúng con nhất tâm trong Ngài. Cầu Ngài ban ơn, thêm sức kiên vững không lay. Sống sao nên người, con Chúa chứng nhân tình yêu…”
Hình ảnh bà mẹ trẻ ẵm con tham dự Ultreya có lẽ là hình ảnh gây rất nhiều cảm xúc cho mọi người, khi chị trao đứa con nhỏ cho một chị khác để lên đọc lời nguyện. Chị ơi! Có lẽ trong lòng chị cũng đã có những nỗi khó khăn như lưỡi gươm đâm qua tâm lòng Mẹ Maria, khi trong tay hai đứa con nhỏ mà chị vẫn chấp nhận hy sinh để phục vụ! Còn mẫu gương nào hơn trong ngày đại hội hôm nay với ý nghĩa: “Mẹ Maria có vai trò nào trong cuộc đời phục vụ!”
Nhìn đưa bé ngủ yên trong vòng tay ôm ấp bà mẹ trẻ, như lời ca nhẹ nhàng cao vút cũa một nữ Cursillita:
“…Mẹ như là bóng mát, như làn hương thơm, như giòng suối êm đềm cho suốt cả đời con an vui.
Mẹ như là cây xanh thắm che người đi trong nắng mau về tới quê nhà, cây lá toả ngàn phương, con sống trong tình thương…”
Rời khỏi hội trường lòng tôi đã thêm nhiều niềm vui mới, có lẽ Mẹ Maria cũng hài lòng khi một người con nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Mẹ. Tôi tới thăm một người bà con ở gần đó. Ông cụ đã gần tám mươi tuổi, bị stroke nên bây giờ đi lại, nói năng đều rất khó khăn. Trước đây mấy năm ông cụ đã từng là một Cursillita rất nhiệt tình, giờ đây với tuổi già sức yếu, cụ đành chịu ở nhà lặng lẽ. Gặp tôi, cụ mừng lắm. “Cháu ơi! Hãy làm những gì mà sức trẻ như cháu có thể làm được, chú bây giờ thèm lắm, nghĩ đến những sinh hoạt phong trào mà tiếc quá, không làm gì được nữa!”
Lời khuyên của cụ Ái không chỉ cho riêng tôi, mà có thể cho tất cả mọi người, cũng như Mẹ Maria là người Mẹ bảo trợ cho tất cả anh chị em Cursillita, những người đang dấn thân phục vụ tông đồ trong tinh thần Cursillo!
.
Các em bé tuyên xưng Đức Tin vào Tình Yêu Chúa Ba Ngôi
Gioan Lê Quang Vinh
14:58 25/05/2010
Vào ngày Đại Lễ kính Đức Chúa Trời Ba Ngôi, giáo xứ Tân Phú chúng tôi vui mừng vì các em tôi trong gia đình Hành Trình Đức Tin sẽ hãnh diện và hạnh phúc bước lên cung thánh tuyên xưng Đức Tin của mình vào Thiên Chúa và Hội Thánh Ngài.
Tại sao các em và chúng tôi vui mừng và hạnh phúc? Suốt bao nhiêu năm các em đã kiên trì học giáo lý, và nhất là trong một năm vừa qua, các em đã chăm chỉ cần mẫn, đến ngày học giáo lý là dậy thật sớm để đúng 5 giờ sáng anh em chúng tôi chia sẻ về mầu nhiệm đức tin. Có ai không hạnh phúc khi nhìn thấy những tâm hồn luôn hướng về Thiên Chúa?
Có những ngày các em phải đi học sớm ở trường phổ thông hay đại học, có những ngày phải thi cử, có những ngày mưa lạnh hay nóng bức, các em đều đến lớp, hăng say lắng nghe và tìm tòi Lời của Chúa.
Tôi thầm thán phục các em, và cảm thấy lời tuyên xưng của những người em của tôi trước bàn thờ Chúa dịp này là điều đáng khich lệ. Vì sao vậy?
Thứ nhất, các em đang sống và học hành giữa một xã hội và nền giáo dục vô thần, nơi mà các giá trị nền tảng đang bị coi thường. Lương tâm con người cùng những giá trị liên quan tới lương tâm bị loại trừ, để thay vào đó là những lý thuyết và khuynh hướng nghiêng chiều về sự chết.
Vậy mà các em vẫn ý thức, dĩ nhiên với ơn Chúa, rằng mình được mời gọi để sống chết cho gia sản đức tin mà Thiên Chúa phú ban và tiền nhân đã anh dũng giữ gìn.
Thứ hai, thời đại này bao thế lực đen tối đang ra tay phá hoại Hội Thánh. Họ lên án cả Đấng đại diện Chúa Giêsu ở trần gian. Hơn nữa, chính người của Hội Thánh, đôi khi ở bậc cao chức trọng, cũng có khi không làm tròn trách nhiệm mà Đức Kytô giao phó. Các bạn trẻ nghe hết, đọc hết, biết rất nhiều.
Nhưng cái đáng khâm phục là các em biết những điều ấy xảy ra, và có khi các em cũng băn khoăn, nhưng cuối cùng các em hiểu rằng Hội Thánh vẫn là thánh thiện và tông truyền. Dù có những dấu hiệu cho thấy sự khác biệt, Hội Thánh vẫn là duy nhất và công giáo. Tôi vẫn thường nhắc các em Lời tuyên tín của Thánh Phêrô: “Thầy là Đức Kytô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Và chính niềm tin vào Đức Kytô, chứ không phải vào ai khác, là niềm khích lệ lớn lao và là sức mạnh vô biên cho các em.
Thứ ba, các em đang sống giữa thời đại có qua nhiều cám dỗ. Chỉ cần một cái click chuột, tất cả thế giới suy đồi hư hoại diễn ra, và dĩ nhiên vì sự yếu đuối em sa ngã dễ dàng. Nhưng các em cũng hiểu rằng chính Chúa là mục tử nhân dũng, và chỉ nơi Chúa các em mới được lấp đầy những khát vọng lớn lao của cuộc đời mình.
Các em biết rằng khi đặt tay lên Sách Thánh mà tuyên thệ trung thành với Đức Tin, các em tự nguyện để cuộc đời mình ràng buộc với Thánh Giá Chúa Giêsu, và nơi đó, các em tìm thấy ân sủng và bình an.
Cũng như các môn đệ ngày xưa, dù thuyền có sóng sánh, dù Đức Giêsu có nằm ngủ, thì các ông vẫn về đến bến bờ bình an. Các em đi có nhọc nhằn, có hoang mang đôi chút, thì với niềm tin và tình yêu vào Thiên Chúa, các em vẫn bước đi vững vàng.
Cầu xin cho các em và các bạn trẻ Công giáo khắp nơi nhìn vào Chúa Giêsu để yêu mến và tin tưởng, nhìn lên Chúa Ba Ngôi để gắn bó với Hội Thánh Chúa, và nhìn về hướng Mẹ Maria để vững tin rằng khi có Mẹ thì đức tin không thể nào nao núng.
Tại sao các em và chúng tôi vui mừng và hạnh phúc? Suốt bao nhiêu năm các em đã kiên trì học giáo lý, và nhất là trong một năm vừa qua, các em đã chăm chỉ cần mẫn, đến ngày học giáo lý là dậy thật sớm để đúng 5 giờ sáng anh em chúng tôi chia sẻ về mầu nhiệm đức tin. Có ai không hạnh phúc khi nhìn thấy những tâm hồn luôn hướng về Thiên Chúa?
Có những ngày các em phải đi học sớm ở trường phổ thông hay đại học, có những ngày phải thi cử, có những ngày mưa lạnh hay nóng bức, các em đều đến lớp, hăng say lắng nghe và tìm tòi Lời của Chúa.
Tôi thầm thán phục các em, và cảm thấy lời tuyên xưng của những người em của tôi trước bàn thờ Chúa dịp này là điều đáng khich lệ. Vì sao vậy?
Thứ nhất, các em đang sống và học hành giữa một xã hội và nền giáo dục vô thần, nơi mà các giá trị nền tảng đang bị coi thường. Lương tâm con người cùng những giá trị liên quan tới lương tâm bị loại trừ, để thay vào đó là những lý thuyết và khuynh hướng nghiêng chiều về sự chết.
Vậy mà các em vẫn ý thức, dĩ nhiên với ơn Chúa, rằng mình được mời gọi để sống chết cho gia sản đức tin mà Thiên Chúa phú ban và tiền nhân đã anh dũng giữ gìn.
Thứ hai, thời đại này bao thế lực đen tối đang ra tay phá hoại Hội Thánh. Họ lên án cả Đấng đại diện Chúa Giêsu ở trần gian. Hơn nữa, chính người của Hội Thánh, đôi khi ở bậc cao chức trọng, cũng có khi không làm tròn trách nhiệm mà Đức Kytô giao phó. Các bạn trẻ nghe hết, đọc hết, biết rất nhiều.
Nhưng cái đáng khâm phục là các em biết những điều ấy xảy ra, và có khi các em cũng băn khoăn, nhưng cuối cùng các em hiểu rằng Hội Thánh vẫn là thánh thiện và tông truyền. Dù có những dấu hiệu cho thấy sự khác biệt, Hội Thánh vẫn là duy nhất và công giáo. Tôi vẫn thường nhắc các em Lời tuyên tín của Thánh Phêrô: “Thầy là Đức Kytô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Và chính niềm tin vào Đức Kytô, chứ không phải vào ai khác, là niềm khích lệ lớn lao và là sức mạnh vô biên cho các em.
Thứ ba, các em đang sống giữa thời đại có qua nhiều cám dỗ. Chỉ cần một cái click chuột, tất cả thế giới suy đồi hư hoại diễn ra, và dĩ nhiên vì sự yếu đuối em sa ngã dễ dàng. Nhưng các em cũng hiểu rằng chính Chúa là mục tử nhân dũng, và chỉ nơi Chúa các em mới được lấp đầy những khát vọng lớn lao của cuộc đời mình.
Các em biết rằng khi đặt tay lên Sách Thánh mà tuyên thệ trung thành với Đức Tin, các em tự nguyện để cuộc đời mình ràng buộc với Thánh Giá Chúa Giêsu, và nơi đó, các em tìm thấy ân sủng và bình an.
Cũng như các môn đệ ngày xưa, dù thuyền có sóng sánh, dù Đức Giêsu có nằm ngủ, thì các ông vẫn về đến bến bờ bình an. Các em đi có nhọc nhằn, có hoang mang đôi chút, thì với niềm tin và tình yêu vào Thiên Chúa, các em vẫn bước đi vững vàng.
Cầu xin cho các em và các bạn trẻ Công giáo khắp nơi nhìn vào Chúa Giêsu để yêu mến và tin tưởng, nhìn lên Chúa Ba Ngôi để gắn bó với Hội Thánh Chúa, và nhìn về hướng Mẹ Maria để vững tin rằng khi có Mẹ thì đức tin không thể nào nao núng.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:45 25/05/2010
CHUYỆN XẢY RA DƯỚI CỬA SỔ
Thời nam Tống cao tổ, gian thần Tần Cối và người Kim cấu kết với nhau, liên tục phát đi mười hai tấm kim bài triệu Nhạc Phi về triều đình và giam ông ta vào ngục, sau đó hãm hại ông ta chết trong ngục.
Theo truyền thuyết, chuyện này thì Tần Cối đã cùng với vợ là Vương Thị ngồi dưới song cửa sổ ở nhà ông bàn luận làm sao để giết Nhạc Phi.
Nhưng sau khi Nhạc Phi chết không lâu, thì Tần Cối và con trai là Tần Hy cũng kế tiếp nhau mà chết, Vương Thị bèn mời một đạo sĩ làm phù phép đến âm phủ để thăm cha con Tần Cối. Đạo sĩ nhìn thấy cha con Tần Cối trong âm phủ giống như các phạm nhân khác, tay chân đều bị xích sắt trói buộc lại, nơi cổ cũng mang dụng cụ tra tấn, Tần Cối còn nói với đạo sĩ:
“Làm phiền ngài trở về nói với vợ tôi, là chuyện bí mật ngồi dưới song cửa sổ lúc ấy, đã bị người ta phác giác rồi”.
(Tây Hồ du lãm)
Suy tư:
Hồi còn nhỏ, khi học giáo lý vỡ lòng, tôi được các nữ tu dạy cho bài hát, đại khái như thế này: “Con kiến đen, nằm trên hòn đá đen, mà trời tối đen, Đức Chúa Trời cũng thấy, vì Người biết rõ mọi điều, dù trong tâm tư, dù nơi đen tối…” đến nay đã gần đất xa trời rồi mà tôi vẫn còn nhớ như in, thì quả là bài hát tuy đơn sơ nhưng có ấn tượng lâu dài.
Những âm mưu hại người dù thực hành trong đêm tối, thì sẽ có ngày phơi bày ra ánh sáng; những bàn bạc hại người công chính trong phòng bí mật, rồi sẽ có một ngày cả bàn dân thiên hạ sẽ được biết; nhưng âm mưu hại dân hại nước được tính toán chu đáo hầu như muôn đời chẳng ai biết, nhưng rồi sẽ có một ngày cả thế giới đều biết; những tư tưởng thầm kín trong lòng dù trên thế giới chẳng một ai hay biết, nhưng có một Đấng toàn năng là Thiên Chúa biết, vì Ngài là Chúa tạo dựng, là Đấng thấu suốt mọi tư tưởng của con người, bởi vì “không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết” (Mt 10, 26).
Tần Cối khi chết xuống hỏa ngục mới biết là âm mưu hại người anh hùng Nhạc Phi của mình đã bị trời biết, nên mới nhắn lại với vợ là lo giữ hồn kẻo xuống hỏa ngục như mình.
Người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su dạy để biết rằng Thiên Chúa là Cha thấu suốt tâm hồn của mỗi người, Ngài dạy rằng: “Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh” (Mt 6, 3-4).
Anh có thể che giấu tư tưởng xấu xa hay tốt đẹp của anh với mọi người, nhưng không thể che giấu được Thiên Chúa; chị có thể lừa dối người ngay lành lẫn người tội lỗi, nhưng không thể lừa dối được Đấng thấu suốt tâm hồn mọi người là Thiên Chúa.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời nam Tống cao tổ, gian thần Tần Cối và người Kim cấu kết với nhau, liên tục phát đi mười hai tấm kim bài triệu Nhạc Phi về triều đình và giam ông ta vào ngục, sau đó hãm hại ông ta chết trong ngục.
Theo truyền thuyết, chuyện này thì Tần Cối đã cùng với vợ là Vương Thị ngồi dưới song cửa sổ ở nhà ông bàn luận làm sao để giết Nhạc Phi.
Nhưng sau khi Nhạc Phi chết không lâu, thì Tần Cối và con trai là Tần Hy cũng kế tiếp nhau mà chết, Vương Thị bèn mời một đạo sĩ làm phù phép đến âm phủ để thăm cha con Tần Cối. Đạo sĩ nhìn thấy cha con Tần Cối trong âm phủ giống như các phạm nhân khác, tay chân đều bị xích sắt trói buộc lại, nơi cổ cũng mang dụng cụ tra tấn, Tần Cối còn nói với đạo sĩ:
“Làm phiền ngài trở về nói với vợ tôi, là chuyện bí mật ngồi dưới song cửa sổ lúc ấy, đã bị người ta phác giác rồi”.
(Tây Hồ du lãm)
Suy tư:
Hồi còn nhỏ, khi học giáo lý vỡ lòng, tôi được các nữ tu dạy cho bài hát, đại khái như thế này: “Con kiến đen, nằm trên hòn đá đen, mà trời tối đen, Đức Chúa Trời cũng thấy, vì Người biết rõ mọi điều, dù trong tâm tư, dù nơi đen tối…” đến nay đã gần đất xa trời rồi mà tôi vẫn còn nhớ như in, thì quả là bài hát tuy đơn sơ nhưng có ấn tượng lâu dài.
Những âm mưu hại người dù thực hành trong đêm tối, thì sẽ có ngày phơi bày ra ánh sáng; những bàn bạc hại người công chính trong phòng bí mật, rồi sẽ có một ngày cả bàn dân thiên hạ sẽ được biết; nhưng âm mưu hại dân hại nước được tính toán chu đáo hầu như muôn đời chẳng ai biết, nhưng rồi sẽ có một ngày cả thế giới đều biết; những tư tưởng thầm kín trong lòng dù trên thế giới chẳng một ai hay biết, nhưng có một Đấng toàn năng là Thiên Chúa biết, vì Ngài là Chúa tạo dựng, là Đấng thấu suốt mọi tư tưởng của con người, bởi vì “không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết” (Mt 10, 26).
Tần Cối khi chết xuống hỏa ngục mới biết là âm mưu hại người anh hùng Nhạc Phi của mình đã bị trời biết, nên mới nhắn lại với vợ là lo giữ hồn kẻo xuống hỏa ngục như mình.
Người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su dạy để biết rằng Thiên Chúa là Cha thấu suốt tâm hồn của mỗi người, Ngài dạy rằng: “Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh” (Mt 6, 3-4).
Anh có thể che giấu tư tưởng xấu xa hay tốt đẹp của anh với mọi người, nhưng không thể che giấu được Thiên Chúa; chị có thể lừa dối người ngay lành lẫn người tội lỗi, nhưng không thể lừa dối được Đấng thấu suốt tâm hồn mọi người là Thiên Chúa.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 25/05/2010
N2T |
12. Chấp nhận đau khổ là bạn có thể nên giống Chúa Ki-tô, là noi gương các thánh nam nữ.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:47 25/05/2010
N2T |
449. Mãi mãi không thỏa mãn là nguyên động lực luôn luôn tôi luyện mình.
Sống yêu thương hiệp nhất theo khuôn mẫu Ba Ngôi
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
19:08 25/05/2010
Sống yêu thương hiệp nhất theo khuôn mẫu Ba Ngôi
(Suy niệm Lễ Chúa Ba Ngôi)
Mầu nhiệm Ba Ngôi tuy cao siêu nhưng không viển vông xa rời thực tế. Trái lại đây là một mầu nhiệm rất thiết thân, rất gắn bó với đời sống người tín hữu. Mầu Nhiệm nầy mời gọi các ki-tô hữu luôn sống yêu thương hiệp nhất theo khuôn mẫu Ba Ngôi.
"Gia đình Thiên Chúa" hiệp nhất trong yêu thương: ba Ngôi nên một.
Trước hết, chúng ta hãy chiêm ngắm "Gia Đình" Ba Ngôi (xin tạm dùng cụm từ ‘Gia Đình’ để diễn tả sự hiệp thông rất mật thiết giữa Ba Ngôi Thiên Chúa). "Gia Đình" nầy có ba Vị hay ba Ngôi riêng biệt (Vị / Ngôi đồng nghĩa với nhau): Vị thứ nhất là Chúa Cha, Vị thứ hai là Chúa Con, Vị thứ ba là Chúa Thánh Thần, tuy vậy ba Vị chỉ là một Thiên Chúa. (sách bổn cũ ghi: Thiên Chúa nhất Thể tam Vị).
Chính Chúa Giê-su khẳng định chân lý nầy khi Ngài phán: "Thầy với Chúa Cha là một" (Ga 10,30). Vì thế, "ai thấy Thầy là đã xem thấy Chúa Cha" và Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra (kinh tin kính).
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su còn nói rõ hơn cho chúng ta biết tình hiệp thông khắng khít giữa Ngài với Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần: "Tất cả những gì Cha có, đều là của Thầy" (Ga 16,15).
Ngoài ra, Chúa Giê-su còn dạy cho chúng ta biết: "Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người” (Ga 3,35). Rồi "Con yêu Cha nên Con làm mọi sự đúng như Chúa Cha đã truyền dạy" (Ga 14, 31) cho dù phải "vâng lời Chúa Cha trong mọi sự cho đến chết và chết trên thập giá"(Phi 2,8).
Như thế, trong "Gia Đình" nầy, tình yêu thương đậm đà thắm thiết giữa ba Ngôi đã liên kết Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần nên một với nhau, thế nên Hội Thánh dạy rằng dù có ba Ngôi, nhưng chỉ có một Chúa.
Thiên Chúa kiến tạo các gia đình nhân loại theo khuôn mẫu Ba Ngôi.
Thế rồi, Thiên Chúa đã chọn "Gia đình Ba Ngôi" như một khuôn mẫu lý tưởng để dựng nên gia đình Ađam- Evà. Kinh thánh cho biết: "Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ" (St 1,27) và đôi vợ chồng đầu tiên nầy tuy gồm hai ngôi vị khác nhau nhưng cũng chỉ là một, dựa vào khuôn mẫu ba Ngôi một Chúa.
Để trình bày tính cách 'hai mà một' nầy, kinh thánh mô tả cách thi vị như sau: Sau khi tạo dựng Ađam, Thiên Chúa khiến cho Ông ngủ say rồi rút xương sườn của ông mà dựng nên E-và rồi dẫn Bà đến với Ông. Bấy giờ Ađam nói: "Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (St 2, 23). Bởi đó, “người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt" (St 2, 24).
Qua Tin Mừng Mat-thêu, Chúa Giê-su một lần nữa khẳng định với mọi người rằng trong hôn nhân, hai vợ chồng “không còn là hai nhưng chỉ là một xương một thịt” nên không bao giờ được chia lìa. (Mt 19,6).
Thiên Chúa kiến tạo Hội Thánh theo khuôn mẫu Ba Ngôi.
Tiếp theo, Thiên Chúa cũng chọn "Gia Đình" Ba Ngôi làm khuôn mẫu lý tưởng để dựng nên gia đình thứ ba, rộng lớn hơn nhiều là đại Gia Đình Hội Thánh.
Để thực hiện dự án nầy, Chúa Giê-su đã thiết lập bí tích thánh tẩy để tháp nhập mọi tín hữu vào thân mình Người (như những cành nho được tháp vào thân nho, như bàn tay được tháp vào cơ thể.) Thánh Phao-lô dạy:"Bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Ki-tô, đều mặc lấy Đức Ki-tô. Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Ki-tô. (Ga 3, 27-28). Thế là cả hàng tỉ người tin Chúa và được thanh tẩy trong Đức Giê-su Ki-tô không còn là nhiều nhưng đã hiệp thông nên một: một nhiệm thể Chúa Ki-tô.
Chúa Giê-su lại còn dùng bí tích thánh thể để tăng cường sự hiệp thông nầy nên mật thiết hơn. Nhờ hiệp thông với Mình Máu thánh Chúa Giê-su trong thánh lễ, các tín hữu được trở nên đồng huyết nhục với Chúa Giê-su và nên một với nhau.
Chúa Giê-su muốn rằng sự hiệp thông giữa những người con cái Chúa phải bền chặt như sự hiệp thông giữa ba Ngôi. Thế nên, trước khi lìa xa các môn đệ, Ngài thành khẩn cầu xin cùng Chúa Cha: "Lạy Cha, xin cho họ nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha".(Ga 17, 21)
* * *
Trong ngày lễ Chúa ba Ngôi hôm nay, chúng ta hãy quyết tâm chọn ‘Gia Đình Ba Ngôi Thiên Chúa’ làm mô hình lý tưởng để xây dựng gia đình chúng ta, xây dựng giáo xứ chúng ta thành gia đình yêu thương và hiệp nhất bền chặt như ‘Gia Đình Thiên Chúa Ba Ngôi’, nhờ đó mỗi gia đình sẽ trở nên hình ảnh sống động về Thiên Chúa Ba Ngôi như lời nhắn nhủ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong thư mục vụ gửi cộng đoàn dân Chúa năm 2002 (số 6):
“Chính sự hiệp thông mật thiết trong gia đình Kitô giáo là hình ảnh hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa”
(Suy niệm Lễ Chúa Ba Ngôi)
Mầu nhiệm Ba Ngôi tuy cao siêu nhưng không viển vông xa rời thực tế. Trái lại đây là một mầu nhiệm rất thiết thân, rất gắn bó với đời sống người tín hữu. Mầu Nhiệm nầy mời gọi các ki-tô hữu luôn sống yêu thương hiệp nhất theo khuôn mẫu Ba Ngôi.
"Gia đình Thiên Chúa" hiệp nhất trong yêu thương: ba Ngôi nên một.
Trước hết, chúng ta hãy chiêm ngắm "Gia Đình" Ba Ngôi (xin tạm dùng cụm từ ‘Gia Đình’ để diễn tả sự hiệp thông rất mật thiết giữa Ba Ngôi Thiên Chúa). "Gia Đình" nầy có ba Vị hay ba Ngôi riêng biệt (Vị / Ngôi đồng nghĩa với nhau): Vị thứ nhất là Chúa Cha, Vị thứ hai là Chúa Con, Vị thứ ba là Chúa Thánh Thần, tuy vậy ba Vị chỉ là một Thiên Chúa. (sách bổn cũ ghi: Thiên Chúa nhất Thể tam Vị).
Chính Chúa Giê-su khẳng định chân lý nầy khi Ngài phán: "Thầy với Chúa Cha là một" (Ga 10,30). Vì thế, "ai thấy Thầy là đã xem thấy Chúa Cha" và Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra (kinh tin kính).
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su còn nói rõ hơn cho chúng ta biết tình hiệp thông khắng khít giữa Ngài với Thiên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần: "Tất cả những gì Cha có, đều là của Thầy" (Ga 16,15).
Ngoài ra, Chúa Giê-su còn dạy cho chúng ta biết: "Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người” (Ga 3,35). Rồi "Con yêu Cha nên Con làm mọi sự đúng như Chúa Cha đã truyền dạy" (Ga 14, 31) cho dù phải "vâng lời Chúa Cha trong mọi sự cho đến chết và chết trên thập giá"(Phi 2,8).
Như thế, trong "Gia Đình" nầy, tình yêu thương đậm đà thắm thiết giữa ba Ngôi đã liên kết Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần nên một với nhau, thế nên Hội Thánh dạy rằng dù có ba Ngôi, nhưng chỉ có một Chúa.
Thiên Chúa kiến tạo các gia đình nhân loại theo khuôn mẫu Ba Ngôi.
Thế rồi, Thiên Chúa đã chọn "Gia đình Ba Ngôi" như một khuôn mẫu lý tưởng để dựng nên gia đình Ađam- Evà. Kinh thánh cho biết: "Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ" (St 1,27) và đôi vợ chồng đầu tiên nầy tuy gồm hai ngôi vị khác nhau nhưng cũng chỉ là một, dựa vào khuôn mẫu ba Ngôi một Chúa.
Để trình bày tính cách 'hai mà một' nầy, kinh thánh mô tả cách thi vị như sau: Sau khi tạo dựng Ađam, Thiên Chúa khiến cho Ông ngủ say rồi rút xương sườn của ông mà dựng nên E-và rồi dẫn Bà đến với Ông. Bấy giờ Ađam nói: "Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (St 2, 23). Bởi đó, “người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt" (St 2, 24).
Qua Tin Mừng Mat-thêu, Chúa Giê-su một lần nữa khẳng định với mọi người rằng trong hôn nhân, hai vợ chồng “không còn là hai nhưng chỉ là một xương một thịt” nên không bao giờ được chia lìa. (Mt 19,6).
Thiên Chúa kiến tạo Hội Thánh theo khuôn mẫu Ba Ngôi.
Tiếp theo, Thiên Chúa cũng chọn "Gia Đình" Ba Ngôi làm khuôn mẫu lý tưởng để dựng nên gia đình thứ ba, rộng lớn hơn nhiều là đại Gia Đình Hội Thánh.
Để thực hiện dự án nầy, Chúa Giê-su đã thiết lập bí tích thánh tẩy để tháp nhập mọi tín hữu vào thân mình Người (như những cành nho được tháp vào thân nho, như bàn tay được tháp vào cơ thể.) Thánh Phao-lô dạy:"Bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Ki-tô, đều mặc lấy Đức Ki-tô. Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Ki-tô. (Ga 3, 27-28). Thế là cả hàng tỉ người tin Chúa và được thanh tẩy trong Đức Giê-su Ki-tô không còn là nhiều nhưng đã hiệp thông nên một: một nhiệm thể Chúa Ki-tô.
Chúa Giê-su lại còn dùng bí tích thánh thể để tăng cường sự hiệp thông nầy nên mật thiết hơn. Nhờ hiệp thông với Mình Máu thánh Chúa Giê-su trong thánh lễ, các tín hữu được trở nên đồng huyết nhục với Chúa Giê-su và nên một với nhau.
Chúa Giê-su muốn rằng sự hiệp thông giữa những người con cái Chúa phải bền chặt như sự hiệp thông giữa ba Ngôi. Thế nên, trước khi lìa xa các môn đệ, Ngài thành khẩn cầu xin cùng Chúa Cha: "Lạy Cha, xin cho họ nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha".(Ga 17, 21)
* * *
Trong ngày lễ Chúa ba Ngôi hôm nay, chúng ta hãy quyết tâm chọn ‘Gia Đình Ba Ngôi Thiên Chúa’ làm mô hình lý tưởng để xây dựng gia đình chúng ta, xây dựng giáo xứ chúng ta thành gia đình yêu thương và hiệp nhất bền chặt như ‘Gia Đình Thiên Chúa Ba Ngôi’, nhờ đó mỗi gia đình sẽ trở nên hình ảnh sống động về Thiên Chúa Ba Ngôi như lời nhắn nhủ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong thư mục vụ gửi cộng đoàn dân Chúa năm 2002 (số 6):
“Chính sự hiệp thông mật thiết trong gia đình Kitô giáo là hình ảnh hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa”
Cảm Nghiệm Sống # 94 - Gia Đình Hạnh Phúc Nhờ Nói Ít
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
23:15 25/05/2010
Cảm nghiệm Sống # 94
GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC NHỜ “NÓI ÍT”
Trong một lễ giỗ 100 ngày của ông cụ, tôi được nghe hai anh bạn kể thật giống nhau: Nhà tôi đi giúp con hơn một tháng nay, tôi thấy khoẻ quá, vì không phải nghe bà xã nói nhiều. Một ông bạn nữa tâm sự: bã xã đi Việt nam thăm gia đình một tháng, nên tôi thấy thảnh thơi, tâm hồn được thư giãn, vì không phải nghe kể chuyện cũ.!
1`- Tránh nói chuyện cũ: Bài này tôi xin chia được chia sẻ về các ông nhiều hơn: phần lớn các người chồng nào cũng bị đau khổ, vì bà xã mình nói nhiều, nhất là các bà hay đem kể lại chuyện cũ nói đi nói lại trong cả bữa ăn và mọi lúc vui buồn. Nếu các ông nhịn nhục được thì gia đình sẽ êm ấm hơn, còn nếu các ông không nhịn được, không có lòng đạo đức nhân bản, thì gia đình sẽ đổ vỡ, tan nát như ta thấy trên báo chí, ti vi hàng ngày, ở trong nước cũng như trên thế giới.
2- Nói năng tùy lúc: Thiên Chúa thông minh tuyệt vời đã khéo léo dựng nên người nam và nữ với hình ảnh và tâm tình khác nhau, để bổ túc và nâng đỡ cho nhau trong đời gia đình. Tuy nhiên, hai người cần phải khiêm tốn cầu nguyện trước khi nói, mời Chúa Thánh Linh dẫn dắt trong lời nói và việc làm một cách khôn ngoan và khiêm tốn. Có như vậy gia đình ta mới là một đền thờ, là giáo hội và xã nhỏ.
3-Gia đình đổ vỡ là tại tôi: Tức nước sẽ vỡ bờ, phần lớn người chồng hay vợ bị dồn ép quá, từ sở làm vầ đến gia đình, nên sức con người yếu đuối trước những lời chì chiết không đúng lúc sẽ làm cho người chồng nổi giận, làm những chuyện không lường được, mà vợ họặc chồng đều không muốn, ma qủy sẽ lợi dụng lúc yếu điểm này, chúng đổ dầu vào lửa, xui dục ta, tấn công ta sa ngã trong lúc này.
4- Việc cần làm ngay: Vợ chồng là những người được Chúa kêu gọi để cộng tác thực hiện sứ mạng tình yêu của Ngài, vì thế trong gia đình phải đựợc đọc và suy niệm Lời Chúa hàng ngày tại nhà và hàng tuần với các Nhóm, Hội đoàn trong giáo xứ để học hỏi, chia sẻ với nhau kinh nghiệm sống Lời Chúa. Như vậy mỗi người sẽ có kiến thức sống đạo, chứ không phải đi đạo chỉ là đi lễ, đọc kinh mà hội, thí dụ câu Kinh Thánh sau đây: “Anh em là những người được Thiên chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế anh hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà, nhẫn nại. Hãy chịu đựng nhau và tha thứ cho nhau”. (xem thư Côlôxê 3: 12-13)
* Ca dao Việt nam cũng có câu răn dạy:
Chồng giận thì vợ bớt lời,
Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.
5- Áp dụng Lời Chúa: a/ Vợ chồng luôn tươi cười và quan tâm đến nhau, khiêm tốn, gần gũi lắng nghe những vui buồn của nhau.
b/ Nói năng luôn hoà nhã, nhẫn nại, tôn trọng nhạu như thuở ban đầu, vì hai người cùng bình đẳng, là hình ảnh Thiên Chúa hiện diện.
c/ Tránh nói những chuyện cũ và khuyết điểm của nhau trước mặt con cái hay người khác. Vì chuyện đã qua, nói lại chỉ làm khổ nhau.
d/ Tìm những chuyện vui nói giúp nhau phấn khởi hăng say, kiếm những việc lặt vặt như sửa nhà, làm vườn làm tổ ấm thêm tươi đẹp.
e/ Vợ chồng đi ra ngoài nên nói với nhau một tiếng, đừng im lặng đi, về hay la cà tại những nơi không tốt, có nhiều cạm bẫy, dễ sa ngã.
Vì thế: Đi đâu cho thiếp cùng đi,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.
* Chuyện vui kể: Có chị kia bị chồng đánh hoài, nên chạy đến thưa với cha bề trên nhà dòng: “Thưa cha, chồng con nó vũ phu quá, nó đánh con hoài, xin cha giúp con làm sao đây?. – Cha bảo: “con vào tu viện xin thầy quản lý một chai nước thánh đem về để dành, mỗi khi chồng con đi làm về con hụm một miếng rồi ngậm lại.”
Một hôm, anh đi làm về mặt hừng hừng, muốn kiếm cớ la vợ, thế mà hôm nay anh không thấy chị nói lời nào? Anh nghĩ rằng: chắc vợ mình có lòng nhịn nhục, tha thứ…nên anh không đánh đấm vợ như lần trước. Anh không biết rằng vợ mình đang ngậm miếng nước thánh trong miệng, nên không thể cãi và nói nhiều lời với chồng.
Sau một thời gian, người vợ tới gặp cha, chị tỏ lòng biết ơn và ca ngợi nước giếng nhà dòng quá linh thiêng, đã giúp vợ chồng con êm ấm, bớt căng thẳng, gây sự, cãi vã. – Cha bảo: linh với liếc gì! Vì nhiếu lần trước, anh nói một thì chị cãi mười, nên gia đình mới lộn xộn, xào xáo. Từ ngày chị ngậm nước đến nay, “NÓI ÍT”, nên đâu còn gì để vợ chồng cãi nhau, gia đình chị hạnh phúc chứ sao.!?
Ai cũng công nhận rằng, Thượng đế dựng nên người đàn bà có tính nói nhiều gấp 10 lần đàn ông, để nhắc nhở người chồng giảm bớt... Tuy nhiên, người vợ cần đắn đo, khôn ngoan và nên “NÓI ÍT”.
Phó tế GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC NHỜ “NÓI ÍT”
Trong một lễ giỗ 100 ngày của ông cụ, tôi được nghe hai anh bạn kể thật giống nhau: Nhà tôi đi giúp con hơn một tháng nay, tôi thấy khoẻ quá, vì không phải nghe bà xã nói nhiều. Một ông bạn nữa tâm sự: bã xã đi Việt nam thăm gia đình một tháng, nên tôi thấy thảnh thơi, tâm hồn được thư giãn, vì không phải nghe kể chuyện cũ.!
1`- Tránh nói chuyện cũ: Bài này tôi xin chia được chia sẻ về các ông nhiều hơn: phần lớn các người chồng nào cũng bị đau khổ, vì bà xã mình nói nhiều, nhất là các bà hay đem kể lại chuyện cũ nói đi nói lại trong cả bữa ăn và mọi lúc vui buồn. Nếu các ông nhịn nhục được thì gia đình sẽ êm ấm hơn, còn nếu các ông không nhịn được, không có lòng đạo đức nhân bản, thì gia đình sẽ đổ vỡ, tan nát như ta thấy trên báo chí, ti vi hàng ngày, ở trong nước cũng như trên thế giới.
2- Nói năng tùy lúc: Thiên Chúa thông minh tuyệt vời đã khéo léo dựng nên người nam và nữ với hình ảnh và tâm tình khác nhau, để bổ túc và nâng đỡ cho nhau trong đời gia đình. Tuy nhiên, hai người cần phải khiêm tốn cầu nguyện trước khi nói, mời Chúa Thánh Linh dẫn dắt trong lời nói và việc làm một cách khôn ngoan và khiêm tốn. Có như vậy gia đình ta mới là một đền thờ, là giáo hội và xã nhỏ.
3-Gia đình đổ vỡ là tại tôi: Tức nước sẽ vỡ bờ, phần lớn người chồng hay vợ bị dồn ép quá, từ sở làm vầ đến gia đình, nên sức con người yếu đuối trước những lời chì chiết không đúng lúc sẽ làm cho người chồng nổi giận, làm những chuyện không lường được, mà vợ họặc chồng đều không muốn, ma qủy sẽ lợi dụng lúc yếu điểm này, chúng đổ dầu vào lửa, xui dục ta, tấn công ta sa ngã trong lúc này.
4- Việc cần làm ngay: Vợ chồng là những người được Chúa kêu gọi để cộng tác thực hiện sứ mạng tình yêu của Ngài, vì thế trong gia đình phải đựợc đọc và suy niệm Lời Chúa hàng ngày tại nhà và hàng tuần với các Nhóm, Hội đoàn trong giáo xứ để học hỏi, chia sẻ với nhau kinh nghiệm sống Lời Chúa. Như vậy mỗi người sẽ có kiến thức sống đạo, chứ không phải đi đạo chỉ là đi lễ, đọc kinh mà hội, thí dụ câu Kinh Thánh sau đây: “Anh em là những người được Thiên chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế anh hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà, nhẫn nại. Hãy chịu đựng nhau và tha thứ cho nhau”. (xem thư Côlôxê 3: 12-13)
* Ca dao Việt nam cũng có câu răn dạy:
Chồng giận thì vợ bớt lời,
Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.
5- Áp dụng Lời Chúa: a/ Vợ chồng luôn tươi cười và quan tâm đến nhau, khiêm tốn, gần gũi lắng nghe những vui buồn của nhau.
b/ Nói năng luôn hoà nhã, nhẫn nại, tôn trọng nhạu như thuở ban đầu, vì hai người cùng bình đẳng, là hình ảnh Thiên Chúa hiện diện.
c/ Tránh nói những chuyện cũ và khuyết điểm của nhau trước mặt con cái hay người khác. Vì chuyện đã qua, nói lại chỉ làm khổ nhau.
d/ Tìm những chuyện vui nói giúp nhau phấn khởi hăng say, kiếm những việc lặt vặt như sửa nhà, làm vườn làm tổ ấm thêm tươi đẹp.
e/ Vợ chồng đi ra ngoài nên nói với nhau một tiếng, đừng im lặng đi, về hay la cà tại những nơi không tốt, có nhiều cạm bẫy, dễ sa ngã.
Vì thế: Đi đâu cho thiếp cùng đi,
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.
* Chuyện vui kể: Có chị kia bị chồng đánh hoài, nên chạy đến thưa với cha bề trên nhà dòng: “Thưa cha, chồng con nó vũ phu quá, nó đánh con hoài, xin cha giúp con làm sao đây?. – Cha bảo: “con vào tu viện xin thầy quản lý một chai nước thánh đem về để dành, mỗi khi chồng con đi làm về con hụm một miếng rồi ngậm lại.”
Một hôm, anh đi làm về mặt hừng hừng, muốn kiếm cớ la vợ, thế mà hôm nay anh không thấy chị nói lời nào? Anh nghĩ rằng: chắc vợ mình có lòng nhịn nhục, tha thứ…nên anh không đánh đấm vợ như lần trước. Anh không biết rằng vợ mình đang ngậm miếng nước thánh trong miệng, nên không thể cãi và nói nhiều lời với chồng.
Sau một thời gian, người vợ tới gặp cha, chị tỏ lòng biết ơn và ca ngợi nước giếng nhà dòng quá linh thiêng, đã giúp vợ chồng con êm ấm, bớt căng thẳng, gây sự, cãi vã. – Cha bảo: linh với liếc gì! Vì nhiếu lần trước, anh nói một thì chị cãi mười, nên gia đình mới lộn xộn, xào xáo. Từ ngày chị ngậm nước đến nay, “NÓI ÍT”, nên đâu còn gì để vợ chồng cãi nhau, gia đình chị hạnh phúc chứ sao.!?
Ai cũng công nhận rằng, Thượng đế dựng nên người đàn bà có tính nói nhiều gấp 10 lần đàn ông, để nhắc nhở người chồng giảm bớt... Tuy nhiên, người vợ cần đắn đo, khôn ngoan và nên “NÓI ÍT”.
Phó tế GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hành hương cầu cho ơn gọi của bốn giáo phận vùng Bourgogne
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
07:52 25/05/2010
Hành hương cầu cho ơn gọi của bốn giáo phận vùng Bourgogne
Ars, Pháp quốc - Nhằm nối dài bầu khí cầu nguyện của cộng đoàn Lễ Hiện Xuống, ngày hôm qua, thứ hai 24/05/2010, bốn giáo phận của vùng Bourgogne gồm Autun, Dijon, Nevers và Sens-Auxerre đã tổ chức một buổi hành hương chung tại Ars để cầu nguyện cho ơn gọi. Người tham dự thuộc đủ mọi thành phần dân Chúa: giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân.
Buổi hành hương được bắt đầu bằng giờ kinh sáng và được nối tiếp bằng buổi hội thảo do cha quản đốc vương cung thánh đường đảm nhiệm. Sau đó, có những hoạt động tự chọn hoặc xem những thước phim về địa danh này gắn liền với đời sống gương sáng của cha thánh Gioan Maria Vianney; hoặc tham quan bảo tàng và nhà xứ trước đây của ngài. Chương trình buổi sáng được khép lại bằng bữa ăn trưa với khẩu phần do mỗi người chuẩn bị trước. Đây cũng là dịp để làm quen, trò truyện, và trao đổi giữa các khách hành hương.
Ngay sau đó, buổi hành hương được tiếp tục duy trì bởi giờ chầu Thánh Thể và lãnh bí tích Hòa Giải cá nhân. Đỉnh cao của các hoạt động trong ngày là sự tập họp tại địa điểm Cha Thánh Vianney trong ngày đầu tiên về nhận xứ đã gặp cậu bé mục đồng chỉ đường tên là Antôn. Tại đây, mọi người dành thời gian để cùng suy niệm về bí tích Thánh Thể và Hòa giải thông qua các lời nói của cha thánh. Sau đó, tất cả làm thành đoàn rước tiến về thánh đường Đức Bà Thương Xót trong lời kinh tiếng hát.
Buổi hành hương được khép lại bằng thánh lễ lúc 16 giờ chiều do Đức Cha Roland Minnerath, Tổng Giám Mục Dijon chủ tế, cùng với ban đồng tế gồm các Đức Cha Yves Patenôtre, Giám mục giáo phận Sens-Auxerre; Benoît Rivière, giám mục giáo phận Autun; Guy Bagnard, giám mục chủ nhà (đồng thời là nhà giảng thuyết trong thánh lễ), và đông đảo các linh mục đến từ bốn giáo phận tham gia buổi hành hương.
Kết thúc một ngày sống bên cha thánh giáo họ Ars, những khuôn mặt ra về lòng đầy mãn sau khi được kín múc ơn phúc thiêng liêng tại thánh địa và hẹn ngày tái ngộ cũng vào dịp này năm sau tại Paray le Monial, nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện ra.
Ars, Pháp quốc - Nhằm nối dài bầu khí cầu nguyện của cộng đoàn Lễ Hiện Xuống, ngày hôm qua, thứ hai 24/05/2010, bốn giáo phận của vùng Bourgogne gồm Autun, Dijon, Nevers và Sens-Auxerre đã tổ chức một buổi hành hương chung tại Ars để cầu nguyện cho ơn gọi. Người tham dự thuộc đủ mọi thành phần dân Chúa: giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân.
Buổi hành hương được bắt đầu bằng giờ kinh sáng và được nối tiếp bằng buổi hội thảo do cha quản đốc vương cung thánh đường đảm nhiệm. Sau đó, có những hoạt động tự chọn hoặc xem những thước phim về địa danh này gắn liền với đời sống gương sáng của cha thánh Gioan Maria Vianney; hoặc tham quan bảo tàng và nhà xứ trước đây của ngài. Chương trình buổi sáng được khép lại bằng bữa ăn trưa với khẩu phần do mỗi người chuẩn bị trước. Đây cũng là dịp để làm quen, trò truyện, và trao đổi giữa các khách hành hương.
Ngay sau đó, buổi hành hương được tiếp tục duy trì bởi giờ chầu Thánh Thể và lãnh bí tích Hòa Giải cá nhân. Đỉnh cao của các hoạt động trong ngày là sự tập họp tại địa điểm Cha Thánh Vianney trong ngày đầu tiên về nhận xứ đã gặp cậu bé mục đồng chỉ đường tên là Antôn. Tại đây, mọi người dành thời gian để cùng suy niệm về bí tích Thánh Thể và Hòa giải thông qua các lời nói của cha thánh. Sau đó, tất cả làm thành đoàn rước tiến về thánh đường Đức Bà Thương Xót trong lời kinh tiếng hát.
Buổi hành hương được khép lại bằng thánh lễ lúc 16 giờ chiều do Đức Cha Roland Minnerath, Tổng Giám Mục Dijon chủ tế, cùng với ban đồng tế gồm các Đức Cha Yves Patenôtre, Giám mục giáo phận Sens-Auxerre; Benoît Rivière, giám mục giáo phận Autun; Guy Bagnard, giám mục chủ nhà (đồng thời là nhà giảng thuyết trong thánh lễ), và đông đảo các linh mục đến từ bốn giáo phận tham gia buổi hành hương.
Kết thúc một ngày sống bên cha thánh giáo họ Ars, những khuôn mặt ra về lòng đầy mãn sau khi được kín múc ơn phúc thiêng liêng tại thánh địa và hẹn ngày tái ngộ cũng vào dịp này năm sau tại Paray le Monial, nơi Thánh Tâm Chúa Giêsu hiện ra.
Cuộc hội ngộ của các giám mục Salesian trên toàn thế giới tại Torino
Dominic Trần
08:01 25/05/2010
Cuộc hội ngộ của các giám mục Salesian trên toàn thế giới tại Torino
Sứ mạng phục vụ giới trẻ và đặc sủng giáo dục dưới nhãn quan “Passio Christi. Passio Hominis”
Từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 5 năm 2010, gần 100 giám mục Salesian đã về Nhà Mẹ Dòng Salesian Valdocco (Torino), chiếc nôi của Dòng Salesian để tiến hành cuộc gặp gỡ các giám mục xuất thân là con cái thánh Don Bosco. Hiện có 119 hồng y và giám mục Salesian đang phục vụ trên khắp thế giới. Nếu tính từ giám mục Salesian đầu tiên, Giovanni Cagliero, Hội dòng đã cống hiến cho Giáo hội 243 giám mục, trong đó 102 vị được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm, 26 vị được Đức Bênêđictô XVI bổ nhiệm. Tính từ năm 2002 (thời Bề trên Tổng quyền Chávez) đến nay có tới 36 vị được bổ nhiệm.
Sau đây là vài nét chính trong cuộc hội ngộ lịch sử này:
Chiều ngày 21 tháng 5: Niềm vui hội ngộ
Sau Kinh Chiều khai mạc, Bề trên cả, Don Pascual Chávez Villanueva, có bài giới thiệu về ý nghĩa tổng quát của chương trình hội ngộ:
- Ngày thứ nhất: Trước Khăn Liệm, suy niệm về cuộc thương khó Chúa, để sống lại niềm hăng say hiến thân cho Đức Kitô và nhân loại, cách riêng là cho người trẻ;
- Ngày thứ hai: Trở về bên Don Bosco, trên Đồi Don Bosco (Colle Don Bosco) để thắp lên tinh thần Bosco và giấc mơ truyền giáo vĩ đại của Ngài;
- Ngày thứ ba: Nép mình dưới áo Đức Mẹ phù hộ, để tìm về nguồn ủi an và nâng đỡ cho hành trình sứ vụ rất cam go phức tạp hôm nay.
Ba điểm được nhấn mạnh trong dịp hội ngộ này là:
- Tin vào người trẻ (giovani), chứ không phải chỉ tin vào tuổi trẻ (giovinezza). Chúng ta hay đề cao tuổi trẻ, coi trọng tuổi trẻ, yêu thích tuổi trẻ, nhưng lại hay đánh mất niềm tin vào những người trẻ cụ thể. Tuổi trẻ hôm nay có thể bị ảnh hưởng trầm trọng của chủ nghĩa tự do quá trớn và trào lưu hưởng thụ, tháo thứ luân lý... nhưng nơi họ vẫn còn những tiềm năng và sức bật mà chúng ta cần khám phá, hướng dẫn và khích lệ.
- Tái khám phá vẻ đẹp của đời thánh hiến: Đời thánh hiến như là “phương dược” để chữa trị những căn bệnh của thời đại hôm nay, đó là căn bệnh đề cao tới mức tôn thờ vật chất, khoái lạc và quyền lực. Đời thánh hiến, vì thế, chấp nhận “lội ngược dòng” để làm chứng cho những giá trị vĩnh cửu.
- Trở về nguồn Bosco để trở thành những Bosco mới: Don Bosco vẫn mãi là Cha, Thầy và Nhà mô phạm cho các tu sĩ Salesian. Đến với giới trẻ, để yêu mến họ và giúp họ sống sung mãn và ý nghĩa tuổi trẻ của họ là lời mời gọi mà Don Bosco vẫn dành cho chúng ta.
Ngày 22 tháng 5: “Passio Christi. Passio Hominis”
"Passio Christi, passio hominis": trong cuộc thương khó của Chúa Kitô, mọi người có thể nhận ra diện mạo và lịch sử “thương khó” của những người nam, người nữ trong thời đại chúng ta. "Passio Christi, passio hominis": trong cuộc thương khó của Chúa Kitô, mội Kitô hữu có thể nhận ra được ý nghĩa và quyền năng cứu độ có sức giải thoát họ khỏi mọi sự dữ đang đày đọa cuộc sống nhân loại. Đây chính là đề tài mục vụ mà giáo phận Torino đã chọn để sống và chia sẻ với hơn 2 triệu khách hành hương trong thời gian trưng bày Khăn Liệm tại Nhà thờ chính tòa Torino, từ 10 tháng 4 đến 23 tháng 5 năm 2010.
Với Thánh Lễ cử hành tại Nhà thờ lớn Torino, trước Khăn Liệm, các giám mục đã khai mạc ngày làm việc đầu tiên của cuộc hội ngộ. Chiêm ngắm Khăn Liệm với lòng tôn kính Tình Yêu tuyệt đối, các giám mục tìm sống lại niềm “say mê Chúa Kitô và say mê con người” khi nhìn “cuộc thương khó nhân loại” dưới ánh sáng “cuộc thương khó Chúa Kitô” (Passio Christi. Passio Hominis). Đây là một niềm say mê và sự dấn thân được thành viên của gia đình Salesian diễn tả cách đặc biệt trong việc giáo dục và loan báo Tin Mừng cho các bạn trẻ.
Don Chávez, cảm hứng từ các bài đọc của Thánh Lễ kính Khăn Liệm, đã triển khai các đề tài về sự đau khổ của con người và Giáo hội hôm nay dưới viễn tượng của niềm hy vọng nơi Chúa Kitô là Đấng đã mang vác những đâu khổ của chúng ta. Đau khổ và hy vọng không tách rời nhau, diễn tả chiều kích “tiêu cực” và “tích cực” của Khăn Liệm, như là một “mầu nhiệm khó hiểu nhất của Đức Tin và đồng thời cũng là dấu chỉ sáng rõ nhất của niềm hy vọng vô biên”.
Việc chiêm ngắm Khăn Liệm phải giúp các tu sĩ Salesian trở nên những tông đồ không mệt mỏi để loan báo tin mừng về “Chúa Giêsu đang sống, Ngài đã sống lại và chúng tôi xin làm chứng về Ngài cùng với Thánh Thần ở trong chúng tôi”. Việc chiêm ngắm này cũng giúp cho các tu sĩ Salesian can đảm đối diện với các khó khăn hiện tại trong tinh thần hy vọng và hơn nữa, trong niềm an vui. Cuộc thương khó của Chúa Kitô được minh họa nơi Khăn Liệm không chỉ nhắc nhớ chúng ta về sự đau khổ mà hơn nữa và trên hết, soi rọi cho chúng ta thấy tình yêu vô biên mà Chúa Kitô đã dành cho nhân loại. Thánh Don Bosco đã sống hết mình cho niềm say mê Thiên Chúa và say mê giới trẻ. “Da mihi animas” (Hãy cho tôi các linh hồn) không phải chỉ diễn tả mục vụ quên mình cho công cuộc giáo dục giới trẻ, mà còn nói lên lòng kiên nhẫn và những chịu đựng đã trở nên giá trị cứu độ nơi thập giá Chúa Kitô.
Chương trình làm việc tiếp tục với Đề tài 1: “Mục vụ giới trẻ và đặc sủng giáo dục trong việc điều hành và linh hoạt mục vụ giáo phận” (La missione giovanile e il carisma educativo nel governo e nell’animazione pastorale della diocesi), do giám mục Luc Van Loy (giáo phận Gent, Bỉ) trình bày.
Theo giám mục Luc Van Loy, trong một bối cảnh tục hóa nặng nề (tại Bỉ): không có ơn gọi, lễ Chúa Nhật không còn là điều buộc, Giáo hội đánh mất giới trẻ, báo chí tập trung bóp méo và hạ thấp uy tín của Giáo hội và giáo sĩ. .., mục vụ giới trẻ lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Một đàng cần gia tăng mục vụ cho giới trẻ, và đàng khác, cần giới thiệu cho người trẻ một khuôn mẫu để hình thành nhân cách và sống đức tin (một “icona” hiện đại cho giới trẻ).
Để “nắm bắt” được người trẻ, cửa Tòa Giám mục và cửa phòng Giám mục luôn phải rộng mở... Đã đến lúc cần xây dựng một Giáo hội rộng mở với thế giới... Cần có sự đối thoại và trao đổi thường xuyên giữa Giáo phận và Hội dòng để bàn bạc về mục vụ cho giới trẻ. Một nhóm linh hoạt mục vụ giới trẻ cũng là điều hết sức cần thiết.
Ngày 23 tháng 5 năm 2010: Giấc mơ truyền giáo của Thánh Bosco
Ngày thứ hai trong ngày làm việc, các giám mục quây quần bên Don Bosco trên Colle Bosco, cùng với Hồng Y Bertone, vui mừng loan báo việc Đức Thánh Cha nâng Đền Thánh Don Bosco lên hàng Vương Cung. Buổi chiều cùng ngày có nghi thức làm phép Thánh Giá Truyền Giáo trên đồi, để một lần nữa, cùng nhau sống lại giấc mơ truyền giáo của Don Bosco. Chính ngọn đồi này là quang cảnh diễn tả trong giấc mơ truyền giáo thứ năm và cuối cùng của Don Bosco tại Barcelona (Tây Ban Nha) vào đêm mồng 9-10 tháng tư năm 1886. Chính từ giấc mơ này mà Don Bosco đã nhìn trước được sự phát triển của công cuộc truyền giáo của Hội Dòng.
Cũng trong viễn tượng truyền giáo đó, buổi làm việc tiếp tục với đề tài “Quan điểm của các Giám mục về một định hướng hiện tại cho Hội Dòng sau tu nghị 26. Những điểm đáng khích lệ và những thách đố xuất phát từ các Thượng Hội Đồng các châu lục” (La visione dei Vescovi per l’orientamento della Congregazione salesiana nell’attuale momento dopo il CG26. Quali gli stimoli e le sfide dai Sinodi Continentali) được triển khai bởi các hồng y và các giám mục đến từ các châu lục: giám mục Gaston Ruvezi (giáo phận Sakania-Kipushi, Cộng hòa dân chủ Congo), hồng y Oscar Rodríguez Maradiaga (tổng giám mục giáo phận Tegucigalpa, Honduras), giám mục Thomas Menamparampil (tổng giám mục giáo phận Guwahati, Ấn Độ), giám mục Adrianus van Luyn (giáo phận Rotterdam, Hà Lan) và hồng y Joseph Zen (nguyên giám mục Hong Kong).
Ngày 24 tháng 5 năm 2010: Về bên Đức Mẹ phù hộ
Một cuộc rước kiệu Đức Mẹ Phù Hộ các Tín hữu với hàng chục ngàn người quanh khu phố Torinô đã làm nổi bật ý nghĩa của ngày thứ ba trong khuôn khổ cuộc hội ngộ.
Trước đó, trong bài giảng lúc 10 giờ sáng cũng như trong bài huấn từ sau cuộc rước kiệu, hồng y Severino Poletto, tồng giám mục Torino, đã cho thấy được tầm quan trọng của Đức Mẹ trong đời sống đức tin. Mẹ Maria là người Mẹ luôn yêu mến, an ủi và luôn là tấm gương sáng chói trong việc tin yêu Chúa và cộng tác hết mình vào sứ mạng cứu độ của Ngài.
Buổi gặp gỡ giữ Bề trên Tổng quyền và các nữ tu Salesian (FMA) làm nổi bật lên một ý nghĩa khác của buổi hội ngộ gia đình Salesian là tái khám phá vẻ đẹp và giá trị đời thánh hiến. Đây cũng là một đề tài mà Bề trên Tổng quyền và các giám mục đã bàn thảo trong ngày 22, đó là làm thế nào để linh hoạt đời sống thánh hiến trong bối cảnh “khủng hoảng” và “tục hóa” hiện nay.
Việc phân tích mổ xẻ các vấn đề thời đại không làm chúng ta nản chí mà giúp họ dấn thân hơn với một sự trung thành sáng tạo, với những viễn tượng và định hướng cụ thể, để xác định căn tính và làm cho đời thánh hiến trở nên khả tín, khởi sắc và tỏa sáng hơn.
Ngày 25 tháng 5 năm 2010: Mang lửa Don Bosco đi về muôn lối
Ngày 25 sẽ kết thúc với thánh lễ tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ phù hộ và vòng tay cầu nguyện bên tòa Don Bosco, nơi còn lưu giữ thánh tích của Ngài. Đề tài của ngày cuối cùng và bữa ăn kết thúc nhằm mở ra một viễn tượng cho mối hiệp thông và liên lạc giữa các giám mục và Hội dòng, để chung tay mang lửa Bosco đến khắp chân trời thế giới, nhất là cho các bạn trẻ “nghèo” và “bị bỏ rơi” của ngày hôm nay. Với con số trên 16 ngàn tu sĩ, 119 giám mục Salesian trên khắp thế giới, Hội dòng có thể hy vọng vào viễn tượng tốt đẹp đó.
Từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 5 năm 2010, gần 100 giám mục Salesian đã về Nhà Mẹ Dòng Salesian Valdocco (Torino), chiếc nôi của Dòng Salesian để tiến hành cuộc gặp gỡ các giám mục xuất thân là con cái thánh Don Bosco. Hiện có 119 hồng y và giám mục Salesian đang phục vụ trên khắp thế giới. Nếu tính từ giám mục Salesian đầu tiên, Giovanni Cagliero, Hội dòng đã cống hiến cho Giáo hội 243 giám mục, trong đó 102 vị được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm, 26 vị được Đức Bênêđictô XVI bổ nhiệm. Tính từ năm 2002 (thời Bề trên Tổng quyền Chávez) đến nay có tới 36 vị được bổ nhiệm.
Sau đây là vài nét chính trong cuộc hội ngộ lịch sử này:
Chiều ngày 21 tháng 5: Niềm vui hội ngộ
Sau Kinh Chiều khai mạc, Bề trên cả, Don Pascual Chávez Villanueva, có bài giới thiệu về ý nghĩa tổng quát của chương trình hội ngộ:
- Ngày thứ nhất: Trước Khăn Liệm, suy niệm về cuộc thương khó Chúa, để sống lại niềm hăng say hiến thân cho Đức Kitô và nhân loại, cách riêng là cho người trẻ;
- Ngày thứ hai: Trở về bên Don Bosco, trên Đồi Don Bosco (Colle Don Bosco) để thắp lên tinh thần Bosco và giấc mơ truyền giáo vĩ đại của Ngài;
- Ngày thứ ba: Nép mình dưới áo Đức Mẹ phù hộ, để tìm về nguồn ủi an và nâng đỡ cho hành trình sứ vụ rất cam go phức tạp hôm nay.
Ba điểm được nhấn mạnh trong dịp hội ngộ này là:
- Tin vào người trẻ (giovani), chứ không phải chỉ tin vào tuổi trẻ (giovinezza). Chúng ta hay đề cao tuổi trẻ, coi trọng tuổi trẻ, yêu thích tuổi trẻ, nhưng lại hay đánh mất niềm tin vào những người trẻ cụ thể. Tuổi trẻ hôm nay có thể bị ảnh hưởng trầm trọng của chủ nghĩa tự do quá trớn và trào lưu hưởng thụ, tháo thứ luân lý... nhưng nơi họ vẫn còn những tiềm năng và sức bật mà chúng ta cần khám phá, hướng dẫn và khích lệ.
- Tái khám phá vẻ đẹp của đời thánh hiến: Đời thánh hiến như là “phương dược” để chữa trị những căn bệnh của thời đại hôm nay, đó là căn bệnh đề cao tới mức tôn thờ vật chất, khoái lạc và quyền lực. Đời thánh hiến, vì thế, chấp nhận “lội ngược dòng” để làm chứng cho những giá trị vĩnh cửu.
- Trở về nguồn Bosco để trở thành những Bosco mới: Don Bosco vẫn mãi là Cha, Thầy và Nhà mô phạm cho các tu sĩ Salesian. Đến với giới trẻ, để yêu mến họ và giúp họ sống sung mãn và ý nghĩa tuổi trẻ của họ là lời mời gọi mà Don Bosco vẫn dành cho chúng ta.
Ngày 22 tháng 5: “Passio Christi. Passio Hominis”
"Passio Christi, passio hominis": trong cuộc thương khó của Chúa Kitô, mọi người có thể nhận ra diện mạo và lịch sử “thương khó” của những người nam, người nữ trong thời đại chúng ta. "Passio Christi, passio hominis": trong cuộc thương khó của Chúa Kitô, mội Kitô hữu có thể nhận ra được ý nghĩa và quyền năng cứu độ có sức giải thoát họ khỏi mọi sự dữ đang đày đọa cuộc sống nhân loại. Đây chính là đề tài mục vụ mà giáo phận Torino đã chọn để sống và chia sẻ với hơn 2 triệu khách hành hương trong thời gian trưng bày Khăn Liệm tại Nhà thờ chính tòa Torino, từ 10 tháng 4 đến 23 tháng 5 năm 2010.
Với Thánh Lễ cử hành tại Nhà thờ lớn Torino, trước Khăn Liệm, các giám mục đã khai mạc ngày làm việc đầu tiên của cuộc hội ngộ. Chiêm ngắm Khăn Liệm với lòng tôn kính Tình Yêu tuyệt đối, các giám mục tìm sống lại niềm “say mê Chúa Kitô và say mê con người” khi nhìn “cuộc thương khó nhân loại” dưới ánh sáng “cuộc thương khó Chúa Kitô” (Passio Christi. Passio Hominis). Đây là một niềm say mê và sự dấn thân được thành viên của gia đình Salesian diễn tả cách đặc biệt trong việc giáo dục và loan báo Tin Mừng cho các bạn trẻ.
Don Chávez, cảm hứng từ các bài đọc của Thánh Lễ kính Khăn Liệm, đã triển khai các đề tài về sự đau khổ của con người và Giáo hội hôm nay dưới viễn tượng của niềm hy vọng nơi Chúa Kitô là Đấng đã mang vác những đâu khổ của chúng ta. Đau khổ và hy vọng không tách rời nhau, diễn tả chiều kích “tiêu cực” và “tích cực” của Khăn Liệm, như là một “mầu nhiệm khó hiểu nhất của Đức Tin và đồng thời cũng là dấu chỉ sáng rõ nhất của niềm hy vọng vô biên”.
Việc chiêm ngắm Khăn Liệm phải giúp các tu sĩ Salesian trở nên những tông đồ không mệt mỏi để loan báo tin mừng về “Chúa Giêsu đang sống, Ngài đã sống lại và chúng tôi xin làm chứng về Ngài cùng với Thánh Thần ở trong chúng tôi”. Việc chiêm ngắm này cũng giúp cho các tu sĩ Salesian can đảm đối diện với các khó khăn hiện tại trong tinh thần hy vọng và hơn nữa, trong niềm an vui. Cuộc thương khó của Chúa Kitô được minh họa nơi Khăn Liệm không chỉ nhắc nhớ chúng ta về sự đau khổ mà hơn nữa và trên hết, soi rọi cho chúng ta thấy tình yêu vô biên mà Chúa Kitô đã dành cho nhân loại. Thánh Don Bosco đã sống hết mình cho niềm say mê Thiên Chúa và say mê giới trẻ. “Da mihi animas” (Hãy cho tôi các linh hồn) không phải chỉ diễn tả mục vụ quên mình cho công cuộc giáo dục giới trẻ, mà còn nói lên lòng kiên nhẫn và những chịu đựng đã trở nên giá trị cứu độ nơi thập giá Chúa Kitô.
Chương trình làm việc tiếp tục với Đề tài 1: “Mục vụ giới trẻ và đặc sủng giáo dục trong việc điều hành và linh hoạt mục vụ giáo phận” (La missione giovanile e il carisma educativo nel governo e nell’animazione pastorale della diocesi), do giám mục Luc Van Loy (giáo phận Gent, Bỉ) trình bày.
Theo giám mục Luc Van Loy, trong một bối cảnh tục hóa nặng nề (tại Bỉ): không có ơn gọi, lễ Chúa Nhật không còn là điều buộc, Giáo hội đánh mất giới trẻ, báo chí tập trung bóp méo và hạ thấp uy tín của Giáo hội và giáo sĩ. .., mục vụ giới trẻ lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Một đàng cần gia tăng mục vụ cho giới trẻ, và đàng khác, cần giới thiệu cho người trẻ một khuôn mẫu để hình thành nhân cách và sống đức tin (một “icona” hiện đại cho giới trẻ).
Để “nắm bắt” được người trẻ, cửa Tòa Giám mục và cửa phòng Giám mục luôn phải rộng mở... Đã đến lúc cần xây dựng một Giáo hội rộng mở với thế giới... Cần có sự đối thoại và trao đổi thường xuyên giữa Giáo phận và Hội dòng để bàn bạc về mục vụ cho giới trẻ. Một nhóm linh hoạt mục vụ giới trẻ cũng là điều hết sức cần thiết.
Ngày 23 tháng 5 năm 2010: Giấc mơ truyền giáo của Thánh Bosco
Ngày thứ hai trong ngày làm việc, các giám mục quây quần bên Don Bosco trên Colle Bosco, cùng với Hồng Y Bertone, vui mừng loan báo việc Đức Thánh Cha nâng Đền Thánh Don Bosco lên hàng Vương Cung. Buổi chiều cùng ngày có nghi thức làm phép Thánh Giá Truyền Giáo trên đồi, để một lần nữa, cùng nhau sống lại giấc mơ truyền giáo của Don Bosco. Chính ngọn đồi này là quang cảnh diễn tả trong giấc mơ truyền giáo thứ năm và cuối cùng của Don Bosco tại Barcelona (Tây Ban Nha) vào đêm mồng 9-10 tháng tư năm 1886. Chính từ giấc mơ này mà Don Bosco đã nhìn trước được sự phát triển của công cuộc truyền giáo của Hội Dòng.
Cũng trong viễn tượng truyền giáo đó, buổi làm việc tiếp tục với đề tài “Quan điểm của các Giám mục về một định hướng hiện tại cho Hội Dòng sau tu nghị 26. Những điểm đáng khích lệ và những thách đố xuất phát từ các Thượng Hội Đồng các châu lục” (La visione dei Vescovi per l’orientamento della Congregazione salesiana nell’attuale momento dopo il CG26. Quali gli stimoli e le sfide dai Sinodi Continentali) được triển khai bởi các hồng y và các giám mục đến từ các châu lục: giám mục Gaston Ruvezi (giáo phận Sakania-Kipushi, Cộng hòa dân chủ Congo), hồng y Oscar Rodríguez Maradiaga (tổng giám mục giáo phận Tegucigalpa, Honduras), giám mục Thomas Menamparampil (tổng giám mục giáo phận Guwahati, Ấn Độ), giám mục Adrianus van Luyn (giáo phận Rotterdam, Hà Lan) và hồng y Joseph Zen (nguyên giám mục Hong Kong).
Ngày 24 tháng 5 năm 2010: Về bên Đức Mẹ phù hộ
Một cuộc rước kiệu Đức Mẹ Phù Hộ các Tín hữu với hàng chục ngàn người quanh khu phố Torinô đã làm nổi bật ý nghĩa của ngày thứ ba trong khuôn khổ cuộc hội ngộ.
Trước đó, trong bài giảng lúc 10 giờ sáng cũng như trong bài huấn từ sau cuộc rước kiệu, hồng y Severino Poletto, tồng giám mục Torino, đã cho thấy được tầm quan trọng của Đức Mẹ trong đời sống đức tin. Mẹ Maria là người Mẹ luôn yêu mến, an ủi và luôn là tấm gương sáng chói trong việc tin yêu Chúa và cộng tác hết mình vào sứ mạng cứu độ của Ngài.
Buổi gặp gỡ giữ Bề trên Tổng quyền và các nữ tu Salesian (FMA) làm nổi bật lên một ý nghĩa khác của buổi hội ngộ gia đình Salesian là tái khám phá vẻ đẹp và giá trị đời thánh hiến. Đây cũng là một đề tài mà Bề trên Tổng quyền và các giám mục đã bàn thảo trong ngày 22, đó là làm thế nào để linh hoạt đời sống thánh hiến trong bối cảnh “khủng hoảng” và “tục hóa” hiện nay.
Việc phân tích mổ xẻ các vấn đề thời đại không làm chúng ta nản chí mà giúp họ dấn thân hơn với một sự trung thành sáng tạo, với những viễn tượng và định hướng cụ thể, để xác định căn tính và làm cho đời thánh hiến trở nên khả tín, khởi sắc và tỏa sáng hơn.
Ngày 25 tháng 5 năm 2010: Mang lửa Don Bosco đi về muôn lối
Ngày 25 sẽ kết thúc với thánh lễ tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ phù hộ và vòng tay cầu nguyện bên tòa Don Bosco, nơi còn lưu giữ thánh tích của Ngài. Đề tài của ngày cuối cùng và bữa ăn kết thúc nhằm mở ra một viễn tượng cho mối hiệp thông và liên lạc giữa các giám mục và Hội dòng, để chung tay mang lửa Bosco đến khắp chân trời thế giới, nhất là cho các bạn trẻ “nghèo” và “bị bỏ rơi” của ngày hôm nay. Với con số trên 16 ngàn tu sĩ, 119 giám mục Salesian trên khắp thế giới, Hội dòng có thể hy vọng vào viễn tượng tốt đẹp đó.
Cựu người mẫu thời danh nước Côlômbia chia xẻ chuyện ăn năn trở lại đạo
Dominic David Trần
13:21 25/05/2010
BOGOTA, thủ đô nước Colômbia ngày 25/05/2010 - Theo bản tin của Thông Tấn Xã CNA, cô Amada Rosa Pérez, đã là một trong những siêu người mẫu nổi tiếng nhất của nước Côlômbia, thế rồi bỗng một hôm cách đây 5 năm cô chợt biến mất khỏi ánh mắt công chúng. Ngày hôm nay người phụ nữ xinh đẹp nhất nước Côlômbia này lại bất ngờ xuất hiện trên trang nhất các báo và qua tin nóng hổi của truyền thanh truyền hình-không phải vì những chuyện về sắc đẹp mốt thời trang, nhưng cô siêu mẫu xinh đẹp lần này xuất hiện để.. .. chia xẻ về câu chuyện ăn năn trở lại đạo của cô.
Amada giải thích với Nhật báo El Tiempo (Thời Báo Côlômbia) rằng cô ta đã được chẩn đoán là cô mắc phải một căn bệnh khiến cô sẽ chỉ còn có 60% sức nghe được (thính lực) ở bên tai trái. Tin buồn này khiến cho cô suy tư về lối sống của cô. "Tôi đã cảm thấy thất vọng, bất mãn, mất phương hướng, và sau đó buông trôi cho đời tôi chìm ngập trong những lạc thú chóng qua... Tôi đã luôn luôn đi tìm các câu trả lời và thế giới trần tục này chẳng cho tôi điều gì ngoài sự câm lặng!"
"Trước đây tôi luôn luôn sống trong vội vã, chịu đựng mọi căng thẳng qúa mức và dễ dàng nổi giận". Người phụ nữ xinh đẹp một thời nhất nước Côlômbia tiếp tục kể lại; Và bây giờ thì khác hẳn, vì tôi đã an vui sống trong thanh bình. Cái thế giới trần tục này không còn chi hấp dẫn và quyến rũ tôi được nữa. Tôi hân hoan hưởng thụ mỗi phút giây đời sống mà Thiên Chúa đã trao ban cho tôi... Bây giờ hàng ngày tôi tham gia Thánh Lễ, nguyện Kinh Mân Côi và xướng chuỗi kinh Kính Lòng Chúa Thương Xót đúng 3 giờ chiều." Amada nói thêm, " Tôi năng xưng tội và chịu phép Giải Tội" Hiện nay người mẫu Amada cho biết cô đang làm việc rất hăng say, không hề biết mệt mỏi cho.. .. một Cộng Đoàn Tu Hội Đức Mẹ Maria tại Côlômbia."
Nhớ về cái công việc mang lại vinh quang trần thế trước đây, người mẫu Amada nói; "Trở thành một người mẫu có nghĩa là trở thành một tiêu chuẩn đặc biệt nào đó, mà có một số người tin là rất đáng để bắt chước. Nhưng rồi sau đó dần dà tôi đã trở nên mệt mỏi qúa sức vì phải trở thành một mẫu hình của cái gì đó rất hình thức, rất chú trọng vẻ bề ngoài mà thật ra rất hời hợt. Tôi đâm ra chán ngấy cái thế giới đầy những lừa dối, khoác lác ấy, trọng vẻ bề ngoài, gian xảo lừa đảo bên trong, đạo đức giả hình và đầy cạm bẫy gạt gẫm.
Một cái xã hội chứa đầy những gía trị phản lại xã hội vì toàn tâng bốc bạo lực, ngoại tình gian dâm, nghiện rượu, đánh giết nhau, và đó chính là cái thế giới trần tục hiện đang rêu rao sự giàu có tiền của, lạc thú cá nhân, các loại lừa đảo và những hành động tình dục vô đạo đức."
Amada nói; " Ngày nay tôi muốn trở thành một người mẫu xinh đẹp khác, một mẫu người chỉ biết cổ võ và thăng tiến cho nhân phẩm đích thực của nữ giới và không để cho phụ nữ đang bị lợi dụng vào trong các mục đích thương mại nữa."
"Trước đây tôi luôn luôn sống trong vội vã, chịu đựng mọi căng thẳng qúa mức và dễ dàng nổi giận". Người phụ nữ xinh đẹp một thời nhất nước Côlômbia tiếp tục kể lại; Và bây giờ thì khác hẳn, vì tôi đã an vui sống trong thanh bình. Cái thế giới trần tục này không còn chi hấp dẫn và quyến rũ tôi được nữa. Tôi hân hoan hưởng thụ mỗi phút giây đời sống mà Thiên Chúa đã trao ban cho tôi... Bây giờ hàng ngày tôi tham gia Thánh Lễ, nguyện Kinh Mân Côi và xướng chuỗi kinh Kính Lòng Chúa Thương Xót đúng 3 giờ chiều." Amada nói thêm, " Tôi năng xưng tội và chịu phép Giải Tội" Hiện nay người mẫu Amada cho biết cô đang làm việc rất hăng say, không hề biết mệt mỏi cho.. .. một Cộng Đoàn Tu Hội Đức Mẹ Maria tại Côlômbia."
Một cái xã hội chứa đầy những gía trị phản lại xã hội vì toàn tâng bốc bạo lực, ngoại tình gian dâm, nghiện rượu, đánh giết nhau, và đó chính là cái thế giới trần tục hiện đang rêu rao sự giàu có tiền của, lạc thú cá nhân, các loại lừa đảo và những hành động tình dục vô đạo đức."
Amada nói; " Ngày nay tôi muốn trở thành một người mẫu xinh đẹp khác, một mẫu người chỉ biết cổ võ và thăng tiến cho nhân phẩm đích thực của nữ giới và không để cho phụ nữ đang bị lợi dụng vào trong các mục đích thương mại nữa."
Đức Thánh Cha tiếp tổng Thống Congo và Moldova.
Bùi Hữu Thư
14:35 25/05/2010
Vatican, ngày 24, tháng 5, 2010 (CNA/EWTN News).- Sáng thứ hai, Đức Thánh Cha Pope Benedict XVI tiếp kiến tổng thống Congo và Moldova, để thảo luận với cả hai vị quốc trưởng về sự hiện diện và ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo bên trong quốc gia của họ.
Trong buổi tiếp xúc 13 phút với ông Denis Sassou N'guesso, tổng thống Cộng Hòa Congo, trước hết Đức Thánh Cha thảo luận về các chương trình chuẩn bị tổ chức ngày kỷ niệm 50 năm quốc gia này được độc lập.
Hai vị lãnh đạo sau đó đề cập đến ước muốn chung là tăng cường quan hệ bang giao tích cực giữa Toà Thánh và Cộng Hòa Congo, và bàn sâu chi tiết về ảnh hưởng của Giáo Hội đối với việc phát triển con người, xã hội và văn hóa của quốc gia này. Họ cũng bàn đến tình hình chính trị trong miền và nhu cầu về các nỗ lực nhân đạo dể trợ giúp các người di cư đã bị di tán vì chiến tranh trong vùng.
Sau buổi tiếp kiến, tổng thống N'guesso tặng Đức Thánh Cha một bản điêu khắc Bữa Tiệc Ly. Sau đó ông được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone tiếp kiến.
Cùng vào buổi sáng này, Đức Thánh Cha Benedict tiếp kiến ông Mihai Ghimpu, chủ tịch Thượng Viện kiêm xử lý thường vụ tổng thống của Cộng Hoà Moldova.
Trong buổi mạn đàm thân mật, Đức Thánh Cha bầy tỏ niềm hy vọng là với các khó khăn quốc gia đang gặp phải – đây là một nước trước đây là một chư hầu của Nga, và tại một vài nơi vẫn có quân Nga chiếm đóng – có thể được vượt thắng qua việc đối thoại. Đức Thánh Cha lập lại sứ vụ của Giáo Hội là yểm trợ cho người dân Moldova và hai vị đều bầy tỏ sự hài lòng về việc đối thoại hiện hữu giữa Giáo Hội và chính quyền.
Tổng thống xử lý thường vụ Mihai Ghimpu sau đó cũng gặp Đức Hồng Y Bertone sau khi bầy tỏ với Đức Thánh ý kiến của ông về tình hình quốc tế hiện hành và căn tính tôn giáo của Âu Châu.
Trong buổi tiếp xúc 13 phút với ông Denis Sassou N'guesso, tổng thống Cộng Hòa Congo, trước hết Đức Thánh Cha thảo luận về các chương trình chuẩn bị tổ chức ngày kỷ niệm 50 năm quốc gia này được độc lập.
Hai vị lãnh đạo sau đó đề cập đến ước muốn chung là tăng cường quan hệ bang giao tích cực giữa Toà Thánh và Cộng Hòa Congo, và bàn sâu chi tiết về ảnh hưởng của Giáo Hội đối với việc phát triển con người, xã hội và văn hóa của quốc gia này. Họ cũng bàn đến tình hình chính trị trong miền và nhu cầu về các nỗ lực nhân đạo dể trợ giúp các người di cư đã bị di tán vì chiến tranh trong vùng.
Sau buổi tiếp kiến, tổng thống N'guesso tặng Đức Thánh Cha một bản điêu khắc Bữa Tiệc Ly. Sau đó ông được Đức Hồng Y Tarcisio Bertone tiếp kiến.
Cùng vào buổi sáng này, Đức Thánh Cha Benedict tiếp kiến ông Mihai Ghimpu, chủ tịch Thượng Viện kiêm xử lý thường vụ tổng thống của Cộng Hoà Moldova.
Trong buổi mạn đàm thân mật, Đức Thánh Cha bầy tỏ niềm hy vọng là với các khó khăn quốc gia đang gặp phải – đây là một nước trước đây là một chư hầu của Nga, và tại một vài nơi vẫn có quân Nga chiếm đóng – có thể được vượt thắng qua việc đối thoại. Đức Thánh Cha lập lại sứ vụ của Giáo Hội là yểm trợ cho người dân Moldova và hai vị đều bầy tỏ sự hài lòng về việc đối thoại hiện hữu giữa Giáo Hội và chính quyền.
Tổng thống xử lý thường vụ Mihai Ghimpu sau đó cũng gặp Đức Hồng Y Bertone sau khi bầy tỏ với Đức Thánh ý kiến của ông về tình hình quốc tế hiện hành và căn tính tôn giáo của Âu Châu.
Kiểu sống Kitô trong thế giới ngày nay
Linh Tiến Khải
15:01 25/05/2010
Phỏng vấn Linh Mục Christoph Theobald, về kiểu sống Kitô trong thế giới ngày nay
Ngày 19-5-2010 Linh Mục Christoph Theobald, dòng Tên người Pháp, đã thuyết trình tại Đại sứ quán Pháp cạnh Tòa Thánh ở Roma về đề tài ”Công Đồng Chung Vaticăng II hôm qua và hôm nay”. Buổi thuyết trình do nhật báo công giáo Pháp ”La Croix” và nguyệt san ”Études” của dòng Tên tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nguyệt san ”Recherches de Science religieuse - Nghiên cứu Khoa học tôn giáo”, mà cha Theobald hiện là Giám đốc.
Cùng thuyết trình trong dịp này có Đức Hồng Y Georges Cottier, thần học gia Phủ Giáo Hoàng. Hai vị điều hợp buổi thuyết trình là cha Dominique Greiner, dòng Đức Mẹ hồn xác lên trời, chủ bút mục tôn giáo của nhật báo La Croix và cha Pierre de Charentenay, dòng Tên, chủ bút nguyệt san ”Études”. Linh Mục Théobald sinh tại Koeln bên Đức, nhưng hiện là giáo sư tại trung tâm Sèvres bên Paris. Cha là tác giả của nhiều sách đã được dịch sang tiếng Ý chẳng hạn như cuốn ”Thông truyền Tin Mừng” và ”Mạc khải”. Từ hơn 30 năm nay cha tìm câu trả lời cho các vấn nạn liên quan tới sự đa diện của các kiểu sống trong thế giới ngày nay, tính cách duy nhất của kiểu sống Kitô, tính cách đáng tin cậy của Chúa Kitô nằm tại điểm nào, và trong xã hội ngày nay tính cách đáng tin cậy của Kitô hữu là tại đâu, Tin Mừng có thể đánh động trái tim con người thời nay như thế nào?... Các suy tư của cha được cô đọng trong bộ sách hai cuốn tựa đề ”Kitô giáo như kiểu sống. Một kiểu làm thần học trong thời hậu tân tiến” mới được dịch ra tiếng Ý, do nhà xuất bản Dehoniane phát hành.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha Christoph Theobald, về bộ sách nói trên.
Hỏi: Thưa cha, tại sao cha lại chọn tựa đề ”Kitô giáo như kiểu sống” cho bộ sách hai cuốn này?
Đáp: Trước hết ý niệm kiểu mẫu quy chiếu về vẻ đẹp, chẳng hạn như khi chúng ta nhắc tới kiểu kiến trúc gô tích hay kiểu kiến trúc roman. Nhưng chúng ta cũng nói tới kiểu sống. Vì hai lý do đó, xem ra đây là một ý niệm bề ngoài hay đẹp để nói về căn tính Kitô, về chính nòng cốt của Kitô giáo. Ý niệm kiểu mẫu cho phép trông thấy tính cách toàn vẹn của đức tin Kitô từ quan điểm đức tin, từ quan điểm cuộc sống của mọi Kitô hữu. Triết gia Maurice Merleau-Ponty đã đề cập tới kiểu sống như là biểu tượng cho một kiểu sống trong thế giới. Có thể nhìn Kitô giáo qua kiểu nói như sau: trong việc theo Đức Giêsu thành Nagiarét Kitô giáo đề nghị một kiểu sống trong thế giới một cách rất chuyên biệt. Ý niệm kiểu sống cũng cho phép hấp thụ được một cách tốt đẹp hơn căn tính của Công Đồng Chung Vaticăng II, được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI coi như là một công đồng mục vụ. Công Đồng này đã không thêm chân lý vào những điều tín hữu tin, nhưng đã suy tư về tính cách toàn vẹn của chiều kích Kitô trong thế giới ngày nay.
Hỏi: Một kiểu đề cập như thế tìm hiểu biết Kitô giáo như là một thực tại luôn mới mẻ, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Vâng, đúng vậy, luôn luôn mới mẻ và luôn luôn sinh động. Trước hết chúng tôi rất gắn bó với truyền thống, trong ý nghĩa tích cực của việc thông truyền. Như Chúa Giêsu là Đấng đã trao ban sự sống mình cho loài người trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta cũng được mời gọi qua các giai đoạn lịch sử, bước vào trong cử chỉ nền tảng luôn luôn là của Chúa đó. Đồng thời cử chỉ này phóng thích óc sáng tạo nơi chúng ta, để có một Kitô giáo thích ứng với mền văn hóa trong đó chúng ta sống, với tất cả sự triệt để của nó.
Hỏi: Khi nêu bật tính cách đặc biệt trong lối sống của Chúa Kitô, cha minh nhiên ý niệm về sự tiếp đón thánh thiện, có đúng thế không?
Đáp: Nếu phân tích những gì mà các văn bản tường thuật trên mức độ đầu tiên - và tôi nghĩ tới Phúc Âm thánh Luca và cả sách Công Vụ nữa chẳng hạn - chúng ta nhận ra trong đó một loại hiếu khách rộng mở. Chúa Giêsu thường được mời ăn uống với các người tội lỗi và đĩ điếm. Biết bao nhiêu chuyện xảy ra chung quanh các bữa ăn như thế. Tuy nhiên, Chúa tiếp đón một cách bất thình lình những người đến gặp gỡ Ngài. Toàn cung cách sống của Ngài là tiếp đón cởi mở. Đây là một đề tài nền tảng trong bối cảnh chung của Kinh Thánh. Chúng ta tìm thấy nó ở ngay đầu sách Kinh Thánh, nếu chúng ta nghĩ tới gương mặt của tổ phụ Abraham và bà Sara trong sách Sáng Thế.
Vào cuối sách Kinh Thánh, trong thư gửi giáo đoàn Do thái hay diễn từ về chức Linh Mục của Chúa Giêsu, chúng ta tìm thấy cùng đề tài này, với lời nhắn nhủ tuyệt vời sau đây: ”Anh em đừng quên lòng hiếu khách; khi thực thi điều đó một vài người đã tiếp đón các thiên thần mà không biết”; lời này ám chỉ cảnh tổ phụ Abraham tiếp đón ba người khách lạ là các sứ giả và là chính Thiên Chúa. Bên cạnh lý do kinh thánh này, cần phải nhấn mạnh rằng bối cảnh hiện nay đã thúc đẩy nhiều nhà tư tưởng suy nghĩ về lòng hiếu khách. Nếu thúc đẩy lòng hiếu khách đến tột độ, xem ra nó là một mâu thuẫn, vì chúng ta không biết được người mình tiếp đón là một người bạn hay là một kẻ thù. Trong nghĩa này, có thể hiểu được sự thánh thiện của Đức Giêsu thành Nagiarét, nghĩa là Người có một kiểu tiếp đón hoàn toàn vô điều kiện đối với bất cứ ai đến gặp Người. Theo tôi, trong tương quan với Kinh Thánh và với triết lý, đây là một kiểu tới gần tính cách duy nhất của gương mặt Đức Giêsu.
Hỏi: Trong tác phẩm của cha, người ta mạnh mẽ cảm thấy nhu cầu trao đổi với tư tưởng triết học mới đây. Đây là một khía cạnh quan trọng của quan niệm thần học hay sao thưa cha?
Đáp: Vâng, tôi tin như thế. Tôi đã tìm tiến tới gần chính căn tính của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên chúa - hay như Phúc Âm thánh Gioan nói - Đấng Thánh của Thiên Chúa, bắt đầu từ sự nhậy cảm của con người thời nay. Đối với tôi, đó là một nhiệm vụ ưu tiên. Đồng thời tôi cũng duy trì mạnh mẽ việc lo lắng quy chiếu các khẳng định Kitô học cao cả nhất, mà chúng ta đã nhận được từ truyền thống Kitô. Từ một kiểu tương tự trong việc tiếp cận với sự thánh thiện duy nhất, chắc chắn có thể hiểu rằng Thiên Chúa là Đấng ba lần Thánh, thông truyền cho chúng ta sự thánh thiện của Ngài qua Đức Giêsu thành Nagiarét; và Ngài mời gọi chúng ta ngồi vào bàn tiệc sự tiếp đón của Ngài. Đây là cách thế diễn tả đức tin muôn thuở, nhưng qua các kiểu diễn tả theo sự nhậy cảm ngày nay.
Hỏi: Thưa cha Theobald, cha phân tích vấn đề sự đáng tin cậy của kiểu sống Kitô. Đây có phải là khía cạnh cần được tái khám phá hay không?
Đáp: Trong tất cả mọi môi trường sống của xã hội ngày nay, nói chung người ta rất đòi hỏi đối với vấn đề của sự đáng tin cậy. Vì thế tôi đã tìm cách duyệt xét vấn đề một cách nghiêm chỉnh. Nói cho cùng, sự đáng tin cậy của Chúa Kitô là cái gì rất đơn sơ, bởi vì người dân vùng Galilea đã tiếp nhận Chúa như là một người đáng tin cây. Trước hết, Chúa Kitô là Đấng đã luôn luôn nói lên những điều Ngài nghĩ, và đã làm những gì Ngài nói. Đây là điều kiện đầu tiên của sự trung thực, hòa hợp với chính mình.
Điều kiện thứ hai là trong thái độ đối đầu với các tương quan. Luật vàng giúp chúng ta hiểu điều này: tất cả những gì các con muốn người khác làm cho các con, thì hãy làm điều đó cho họ. Điều này đòi hỏi phải có một thái độ hết sức đặc biệt, mà Chúa Kitô đã sống trọn vẹn sâu thẳm cho tới cùng: đó là khả năng tự đặt mình vào chỗ người khác với lòng thương xót và sự thiện cảm, mà không rời khỏi chỗ của mình. Đương nhiên là điều kiện này bị đe dọa một cách nặng nề, khi người khác là kẻ thù. Điều này cũng có thể xảy ra từ bên trong nhóm các môn đệ: bằng chứng là gương mặt của Giuđa. Và chính tại đây có một điều kiện thứ ba của sự đáng tin cậy, nghĩa là sự thay đổi tương quan hướng tới cái chết. Sách Khải Huyền diễn tả điều đó một cách tuyệt diệu khi nói về các Kitô hữu rằng ”họ đã yêu thương sự sống đến độ sợ hãi cái chết”. Họ đã noi gương Chúa Kitô, là Đấng đã tự trao nộp sự sống của mình cho người khác. Nhưng có thể bước vào sự hiệp thông với Ngài và chấp nhận cái không đáng tin cậy của mình, đồng thời tuyên xưng ước muốn ngày càng trở nên đồng hình dạng với Ngài hơn. Theo tôi, điều này xem ra có thể khiến cho Kitô giáo ngày càng trở thành đáng tin cây hơn.
(Avvenire 19-5-2010)
Ngày 19-5-2010 Linh Mục Christoph Theobald, dòng Tên người Pháp, đã thuyết trình tại Đại sứ quán Pháp cạnh Tòa Thánh ở Roma về đề tài ”Công Đồng Chung Vaticăng II hôm qua và hôm nay”. Buổi thuyết trình do nhật báo công giáo Pháp ”La Croix” và nguyệt san ”Études” của dòng Tên tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nguyệt san ”Recherches de Science religieuse - Nghiên cứu Khoa học tôn giáo”, mà cha Theobald hiện là Giám đốc.
Cùng thuyết trình trong dịp này có Đức Hồng Y Georges Cottier, thần học gia Phủ Giáo Hoàng. Hai vị điều hợp buổi thuyết trình là cha Dominique Greiner, dòng Đức Mẹ hồn xác lên trời, chủ bút mục tôn giáo của nhật báo La Croix và cha Pierre de Charentenay, dòng Tên, chủ bút nguyệt san ”Études”. Linh Mục Théobald sinh tại Koeln bên Đức, nhưng hiện là giáo sư tại trung tâm Sèvres bên Paris. Cha là tác giả của nhiều sách đã được dịch sang tiếng Ý chẳng hạn như cuốn ”Thông truyền Tin Mừng” và ”Mạc khải”. Từ hơn 30 năm nay cha tìm câu trả lời cho các vấn nạn liên quan tới sự đa diện của các kiểu sống trong thế giới ngày nay, tính cách duy nhất của kiểu sống Kitô, tính cách đáng tin cậy của Chúa Kitô nằm tại điểm nào, và trong xã hội ngày nay tính cách đáng tin cậy của Kitô hữu là tại đâu, Tin Mừng có thể đánh động trái tim con người thời nay như thế nào?... Các suy tư của cha được cô đọng trong bộ sách hai cuốn tựa đề ”Kitô giáo như kiểu sống. Một kiểu làm thần học trong thời hậu tân tiến” mới được dịch ra tiếng Ý, do nhà xuất bản Dehoniane phát hành.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn cha Christoph Theobald, về bộ sách nói trên.
Hỏi: Thưa cha, tại sao cha lại chọn tựa đề ”Kitô giáo như kiểu sống” cho bộ sách hai cuốn này?
Đáp: Trước hết ý niệm kiểu mẫu quy chiếu về vẻ đẹp, chẳng hạn như khi chúng ta nhắc tới kiểu kiến trúc gô tích hay kiểu kiến trúc roman. Nhưng chúng ta cũng nói tới kiểu sống. Vì hai lý do đó, xem ra đây là một ý niệm bề ngoài hay đẹp để nói về căn tính Kitô, về chính nòng cốt của Kitô giáo. Ý niệm kiểu mẫu cho phép trông thấy tính cách toàn vẹn của đức tin Kitô từ quan điểm đức tin, từ quan điểm cuộc sống của mọi Kitô hữu. Triết gia Maurice Merleau-Ponty đã đề cập tới kiểu sống như là biểu tượng cho một kiểu sống trong thế giới. Có thể nhìn Kitô giáo qua kiểu nói như sau: trong việc theo Đức Giêsu thành Nagiarét Kitô giáo đề nghị một kiểu sống trong thế giới một cách rất chuyên biệt. Ý niệm kiểu sống cũng cho phép hấp thụ được một cách tốt đẹp hơn căn tính của Công Đồng Chung Vaticăng II, được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI coi như là một công đồng mục vụ. Công Đồng này đã không thêm chân lý vào những điều tín hữu tin, nhưng đã suy tư về tính cách toàn vẹn của chiều kích Kitô trong thế giới ngày nay.
Hỏi: Một kiểu đề cập như thế tìm hiểu biết Kitô giáo như là một thực tại luôn mới mẻ, có đúng thế không thưa cha?
Đáp: Vâng, đúng vậy, luôn luôn mới mẻ và luôn luôn sinh động. Trước hết chúng tôi rất gắn bó với truyền thống, trong ý nghĩa tích cực của việc thông truyền. Như Chúa Giêsu là Đấng đã trao ban sự sống mình cho loài người trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta cũng được mời gọi qua các giai đoạn lịch sử, bước vào trong cử chỉ nền tảng luôn luôn là của Chúa đó. Đồng thời cử chỉ này phóng thích óc sáng tạo nơi chúng ta, để có một Kitô giáo thích ứng với mền văn hóa trong đó chúng ta sống, với tất cả sự triệt để của nó.
Hỏi: Khi nêu bật tính cách đặc biệt trong lối sống của Chúa Kitô, cha minh nhiên ý niệm về sự tiếp đón thánh thiện, có đúng thế không?
Đáp: Nếu phân tích những gì mà các văn bản tường thuật trên mức độ đầu tiên - và tôi nghĩ tới Phúc Âm thánh Luca và cả sách Công Vụ nữa chẳng hạn - chúng ta nhận ra trong đó một loại hiếu khách rộng mở. Chúa Giêsu thường được mời ăn uống với các người tội lỗi và đĩ điếm. Biết bao nhiêu chuyện xảy ra chung quanh các bữa ăn như thế. Tuy nhiên, Chúa tiếp đón một cách bất thình lình những người đến gặp gỡ Ngài. Toàn cung cách sống của Ngài là tiếp đón cởi mở. Đây là một đề tài nền tảng trong bối cảnh chung của Kinh Thánh. Chúng ta tìm thấy nó ở ngay đầu sách Kinh Thánh, nếu chúng ta nghĩ tới gương mặt của tổ phụ Abraham và bà Sara trong sách Sáng Thế.
Vào cuối sách Kinh Thánh, trong thư gửi giáo đoàn Do thái hay diễn từ về chức Linh Mục của Chúa Giêsu, chúng ta tìm thấy cùng đề tài này, với lời nhắn nhủ tuyệt vời sau đây: ”Anh em đừng quên lòng hiếu khách; khi thực thi điều đó một vài người đã tiếp đón các thiên thần mà không biết”; lời này ám chỉ cảnh tổ phụ Abraham tiếp đón ba người khách lạ là các sứ giả và là chính Thiên Chúa. Bên cạnh lý do kinh thánh này, cần phải nhấn mạnh rằng bối cảnh hiện nay đã thúc đẩy nhiều nhà tư tưởng suy nghĩ về lòng hiếu khách. Nếu thúc đẩy lòng hiếu khách đến tột độ, xem ra nó là một mâu thuẫn, vì chúng ta không biết được người mình tiếp đón là một người bạn hay là một kẻ thù. Trong nghĩa này, có thể hiểu được sự thánh thiện của Đức Giêsu thành Nagiarét, nghĩa là Người có một kiểu tiếp đón hoàn toàn vô điều kiện đối với bất cứ ai đến gặp Người. Theo tôi, trong tương quan với Kinh Thánh và với triết lý, đây là một kiểu tới gần tính cách duy nhất của gương mặt Đức Giêsu.
Hỏi: Trong tác phẩm của cha, người ta mạnh mẽ cảm thấy nhu cầu trao đổi với tư tưởng triết học mới đây. Đây là một khía cạnh quan trọng của quan niệm thần học hay sao thưa cha?
Đáp: Vâng, tôi tin như thế. Tôi đã tìm tiến tới gần chính căn tính của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên chúa - hay như Phúc Âm thánh Gioan nói - Đấng Thánh của Thiên Chúa, bắt đầu từ sự nhậy cảm của con người thời nay. Đối với tôi, đó là một nhiệm vụ ưu tiên. Đồng thời tôi cũng duy trì mạnh mẽ việc lo lắng quy chiếu các khẳng định Kitô học cao cả nhất, mà chúng ta đã nhận được từ truyền thống Kitô. Từ một kiểu tương tự trong việc tiếp cận với sự thánh thiện duy nhất, chắc chắn có thể hiểu rằng Thiên Chúa là Đấng ba lần Thánh, thông truyền cho chúng ta sự thánh thiện của Ngài qua Đức Giêsu thành Nagiarét; và Ngài mời gọi chúng ta ngồi vào bàn tiệc sự tiếp đón của Ngài. Đây là cách thế diễn tả đức tin muôn thuở, nhưng qua các kiểu diễn tả theo sự nhậy cảm ngày nay.
Hỏi: Thưa cha Theobald, cha phân tích vấn đề sự đáng tin cậy của kiểu sống Kitô. Đây có phải là khía cạnh cần được tái khám phá hay không?
Đáp: Trong tất cả mọi môi trường sống của xã hội ngày nay, nói chung người ta rất đòi hỏi đối với vấn đề của sự đáng tin cậy. Vì thế tôi đã tìm cách duyệt xét vấn đề một cách nghiêm chỉnh. Nói cho cùng, sự đáng tin cậy của Chúa Kitô là cái gì rất đơn sơ, bởi vì người dân vùng Galilea đã tiếp nhận Chúa như là một người đáng tin cây. Trước hết, Chúa Kitô là Đấng đã luôn luôn nói lên những điều Ngài nghĩ, và đã làm những gì Ngài nói. Đây là điều kiện đầu tiên của sự trung thực, hòa hợp với chính mình.
Điều kiện thứ hai là trong thái độ đối đầu với các tương quan. Luật vàng giúp chúng ta hiểu điều này: tất cả những gì các con muốn người khác làm cho các con, thì hãy làm điều đó cho họ. Điều này đòi hỏi phải có một thái độ hết sức đặc biệt, mà Chúa Kitô đã sống trọn vẹn sâu thẳm cho tới cùng: đó là khả năng tự đặt mình vào chỗ người khác với lòng thương xót và sự thiện cảm, mà không rời khỏi chỗ của mình. Đương nhiên là điều kiện này bị đe dọa một cách nặng nề, khi người khác là kẻ thù. Điều này cũng có thể xảy ra từ bên trong nhóm các môn đệ: bằng chứng là gương mặt của Giuđa. Và chính tại đây có một điều kiện thứ ba của sự đáng tin cậy, nghĩa là sự thay đổi tương quan hướng tới cái chết. Sách Khải Huyền diễn tả điều đó một cách tuyệt diệu khi nói về các Kitô hữu rằng ”họ đã yêu thương sự sống đến độ sợ hãi cái chết”. Họ đã noi gương Chúa Kitô, là Đấng đã tự trao nộp sự sống của mình cho người khác. Nhưng có thể bước vào sự hiệp thông với Ngài và chấp nhận cái không đáng tin cậy của mình, đồng thời tuyên xưng ước muốn ngày càng trở nên đồng hình dạng với Ngài hơn. Theo tôi, điều này xem ra có thể khiến cho Kitô giáo ngày càng trở thành đáng tin cây hơn.
(Avvenire 19-5-2010)
Top Stories
Catholics protest in Cau Ram over historic church turned into flats
Asia-News
06:27 25/05/2010
The Vietnamese government had recognised the area as a ‘memorial site’ because it was damaged by US planes. Local officials have signed a deal with a contractor worth millions of dollars.
Hanoi (AsiaNews) – Waving Vatican flags, Catholics (pictured) from Cau Ram, Yen Dai and Ke Gai parishes in the Cau Ram deanery (Vinh Diocese) met on Sunday to demonstrate against a decision by local authorities to turn land belonging to Church in Cau Ram into a residential area.
During the war, the area was occupied by a military base. When hostilities ended, the Vietnamese government declared the area a ‘memorial site’ to be “preserved and protected for future generations in memory of American war crimes.” Located near a lake, the parish buildings, including the sacristy, offices and priest residence were heavily damaged by US bombs.
Requests by local Catholics to have the land returned to the Church so that they could rebuild their church, which dates back to the early 20th century, went unheeded. Instead, the land was first subdivided to allow the construction of a road that links Hanoi to Ho Chi Minh’s home, some 330 kilometres to the north. “Uncle Ho”, as he is also known, is the Communist leader who led to the country’s reunification.
In this context, the decision to build a residential complex with flats for private sale worth millions of dollars to government officials has led to protests, which have stopped the project for the past two years. Now, a deal has been signed with a private contractor who has already started construction.
After Mass on Pentecost Sunday and amid the beehive of activity on the construction site, local parishioners carried out their peaceful protest, demanding that the work stop.
What is happening in Cau Ram parallels what happened last July in Tam Toa, another so-called ‘memorial site’, a place partially destroyed by US bombs, but never returned to the diocese, and now in the process of being transformed by a new real estate project.
In Catholic circles, the attitude taken by Vinh authorities is also related to the resignation of Mgr Kiet, archbishop of Hanoi, who quit for health reasons. He was a staunch defender of Church rights, in addition to a supporter of religious freedom. The Communist regime, which saw his resignation as a “victory”, now feels free to go ahead with its bullying.
Catholics protest at the site of construction |
During the war, the area was occupied by a military base. When hostilities ended, the Vietnamese government declared the area a ‘memorial site’ to be “preserved and protected for future generations in memory of American war crimes.” Located near a lake, the parish buildings, including the sacristy, offices and priest residence were heavily damaged by US bombs.
Requests by local Catholics to have the land returned to the Church so that they could rebuild their church, which dates back to the early 20th century, went unheeded. Instead, the land was first subdivided to allow the construction of a road that links Hanoi to Ho Chi Minh’s home, some 330 kilometres to the north. “Uncle Ho”, as he is also known, is the Communist leader who led to the country’s reunification.
In this context, the decision to build a residential complex with flats for private sale worth millions of dollars to government officials has led to protests, which have stopped the project for the past two years. Now, a deal has been signed with a private contractor who has already started construction.
After Mass on Pentecost Sunday and amid the beehive of activity on the construction site, local parishioners carried out their peaceful protest, demanding that the work stop.
What is happening in Cau Ram parallels what happened last July in Tam Toa, another so-called ‘memorial site’, a place partially destroyed by US bombs, but never returned to the diocese, and now in the process of being transformed by a new real estate project.
In Catholic circles, the attitude taken by Vinh authorities is also related to the resignation of Mgr Kiet, archbishop of Hanoi, who quit for health reasons. He was a staunch defender of Church rights, in addition to a supporter of religious freedom. The Communist regime, which saw his resignation as a “victory”, now feels free to go ahead with its bullying.
Protestano i cattolici di Cau Ram, chiesa storica che si vuole trasformare in appartamenti
Asia-News
06:30 25/05/2010
Il luogo era stato proclamato dal governo vietnamita “sito della memoria”, in quanto colpito dai bombardamenti americani. I funzionari locali hanno ora firmato un contratto con una società edilizia, che renderà milioni di dollari.
Hanoi (AsiaNews) - Agitando bandiere del Vaticano (nella foto), fedeli delle parrocchie di Cau Ram, Yen Dai e Ke Gai del decanato di Cau Ram, nella diocesi di Vinh, hanno dato vita, domenica, a una manifestazione per protestare contro la decisione delle autorità locali di trasformare in zona residenziale il terreno della chiesa di Cau Ram.
Il terreno durante la guerra era stato trasformato in base militare e alla fine delle ostilità era stato proclamato dal governo vietnamita “sito della memoria”, che sarebbe stato “preservato e protetto per le future generazioni, in ricordo dei crimini di guerra degli americani”, che avevano pesantemente colpito gli edifici parrocchiali, comprendenti, accanto a un lago, anche la sacrestia, uffici e le abitazioni dei sacerdoti.
Inascoltate le richieste dei cattolici di poter ricostruire la loro chiesa, edificata all’inizio del ‘900, il terreno in un primo momento è stato diviso in due per permettere la costruzione di una strada che da Hanoi (330 chilometri a nord) porta alla casa di Ho Chi Minh, lo “Zio Ho” che ha portato all’unificazione del Paese sotto il regime comunista.
In questo quadro, la decisione di realizzare sul terreno appartamenti da vendere a privati, che frutteranno ai funzionari milioni di dollari, ha provocato vibrate proteste, che per due anni hanno bloccato il progetto. Ora, invece, è stato firmato un contratto con una società edilizia, che ha cominciato immediatamente i lavori.
Ed è tra i piloni delle nuove costruzioni che domenica scorsa, dopo la messa di Pentecoste, c’è stata la pacifica protesta dei parrocchiani, che chiedono la sospensione dei lavori.
La vicenda di Cau Ram ricorda quanto accaduto nel luglio dell’anno scorso a Tam Toa, anch’essa “luogo della memoria”, in quanto semidistrutta dai bombardamenti americani, mai restituita alla diocesi e al centro di progetti di costruzione immobiliare.
In alcuni ambienti cattolici, l’atteggiamento assunto dalle autorità di Vinh viene messo in relazione anche con le dimissioni di mons. Kiet, l’arcivescovo di Hanoi ritiratosi per motivi di salute. Era un fermo difensore dei diritti della Chiesa, oltre che della libertà di religione e il regime, che ha dipinto le dimissioni come una sua “vittoria”, ora si sentirebbe più libero di portare avanti sopraffazioni.
Cattolici protesta presso il sito di costruzione |
Il terreno durante la guerra era stato trasformato in base militare e alla fine delle ostilità era stato proclamato dal governo vietnamita “sito della memoria”, che sarebbe stato “preservato e protetto per le future generazioni, in ricordo dei crimini di guerra degli americani”, che avevano pesantemente colpito gli edifici parrocchiali, comprendenti, accanto a un lago, anche la sacrestia, uffici e le abitazioni dei sacerdoti.
Inascoltate le richieste dei cattolici di poter ricostruire la loro chiesa, edificata all’inizio del ‘900, il terreno in un primo momento è stato diviso in due per permettere la costruzione di una strada che da Hanoi (330 chilometri a nord) porta alla casa di Ho Chi Minh, lo “Zio Ho” che ha portato all’unificazione del Paese sotto il regime comunista.
In questo quadro, la decisione di realizzare sul terreno appartamenti da vendere a privati, che frutteranno ai funzionari milioni di dollari, ha provocato vibrate proteste, che per due anni hanno bloccato il progetto. Ora, invece, è stato firmato un contratto con una società edilizia, che ha cominciato immediatamente i lavori.
Ed è tra i piloni delle nuove costruzioni che domenica scorsa, dopo la messa di Pentecoste, c’è stata la pacifica protesta dei parrocchiani, che chiedono la sospensione dei lavori.
La vicenda di Cau Ram ricorda quanto accaduto nel luglio dell’anno scorso a Tam Toa, anch’essa “luogo della memoria”, in quanto semidistrutta dai bombardamenti americani, mai restituita alla diocesi e al centro di progetti di costruzione immobiliare.
In alcuni ambienti cattolici, l’atteggiamento assunto dalle autorità di Vinh viene messo in relazione anche con le dimissioni di mons. Kiet, l’arcivescovo di Hanoi ritiratosi per motivi di salute. Era un fermo difensore dei diritti della Chiesa, oltre che della libertà di religione e il regime, che ha dipinto le dimissioni come una sua “vittoria”, ora si sentirebbe più libero di portare avanti sopraffazioni.
Les Philippins s’interrogent: Benigno Aquino III peut-il satisfaire les attentes de tous ceux qui l’ont soutenu?
Eglises d'Asie
10:45 25/05/2010
Eglises d’Asie, 25 mai 2010 – Quinze jours après le scrutin du 10 mai, l’élection de Benigno Aquino III est acquise, même si la proclamation officielle des résultats aura lieu le 4 juin prochain lorsque le président du Sénat annoncera le nom des prochains président et vice-président des Philippines. Dans l’intervalle, les attentes qui pèsent sur les épaules du fils Aquino sont fortes et beaucoup s’interrogent dans le pays sur la capacité du futur président à y répondre.
Dans l’immédiat, la campagne électorale est finie et, avec elle, les distributions des largesses qui l’accompagnaient. « Une campagne est temporaire et nous revenons au quotidien de tous les jours, où il est difficile de trouver de quoi se payer trois repas par jour », témoigne un conducteur de triporteur. Conducteur d’un taxi collectif dans la province d’Ilocos Norte, Arthur Acoba, 46 ans, gagnait plus de 1 000 pesos (17,25 euros) par jour durant la campagne, uniquement pour parcourir les routes de la province avec, sur les flancs de son véhicule, les posters d’un candidat et, sur le toit, un haut-parleur appelant à voter pour lui. En tant normal, le revenu d’Arthur Acoba tourne autour de 300 pesos, à peine de quoi nourrir son foyer de quatre personnes. « J’aimerais que chaque jour soit un jour d’élections », ajoute Joel Ancheta, conducteur de triporteur, qui précise que son essence lui était payée durant la campagne, qu’il recevait des T-shirts, de la nourriture et d’autres petits à-côtés. Certains de ses amis ont même reçu des billets de 200 ou 500 pesos de la part des staffs de campagne de tel ou tel candidat.
En mars dernier, le cardinal Gaudencio Rosales, archevêque de la capitale, avait rédigé une lettre pastorale commune avec d’autres évêques de la région de Manille, pour mettre en garde contre les dépenses à tout va liées à la campagne électorale. « Par le passé, des dépenses de campagne excessives n’avaient pas auguré d’une gouvernance juste et responsable », écrivait-il.
Quoi qu’il en soit, des interrogations se font jour aux Philippines quant à la capacité du nouveau président de répondre aux attentes de la coalition, plutôt disparate, qui l’a porté au pouvoir. « [‘Noynoy’ Aquino] a réuni autour de son nom des gens très divers, dont les intérêts ne sont pas forcément conciliables. C’est pourquoi, engagés comme nous le sommes dans l’action sociale de l’Eglise, nous devons nous préparer soigneusement et veiller à notre stratégie », explique le P. Edwin Gariguez, secrétaire exécutif du Secrétariat national pour l’Action sociale (NASSA), rattaché à l’Eglise catholique. A titre d’exemple, il cite le nom de Cesar Purisima, présenté comme un proche d’Aquino chargé de l’économie. Ministre du Commerce en 2004, Cesar Purisima avait favorisé les investissements nationaux et étrangers dans le secteur minier. Or, dans le staff de campagne de ‘Noynoy’ Aquino, figuraient des membres d’ONG opposées à une politique ultra-libérale en matière minière. Reste à voir comment ces ONG, à l’occasion soutenues par l’Eglise catholique, vont pouvoir influer sur l’action politique du futur ministre de l’Environnement et des Ressources naturelles.
Dans l’épiscopat philippin, l’évêque auxiliaire de Cotabato, Mgr Colin Bagaforo, avait figuré parmi les rares évêques à prendre parti dans les élections. Il avait appelé à voter pour un candidat qui n’était pas ‘Noynoy’ Aquino. Après le 10 mai, Mgr Bagaforo a bien entendu reconnu la victoire d’Aquino mais il s’est ouvertement inquiété de l’influence que pourrait exercer la tante du nouveau président sur la future Administration. Par sa famille, ‘Noynoy’ Aquino appartient en effet à l’un des clans les plus puissants du pays, celui des Cojuangco, très présents dans l’économie du pays. Dans les années 1980, Margarita Cojuangco, tante de ‘Noynoy’ Aquino, qui, un temps, fut gouverneur de la province de Tarlac – où se situe le fief familial des Cojuangco-Aquino, la fameuse Hacienda Luisita (1) –, avait été nommée émissaire spéciale du gouvernement auprès de la rébellion musulmane des Moro, dans le sud philippin. A l’époque, c’était sa belle-sœur, Corazon Aquino, qui était au pouvoir (1986-1992). Or, pour Mgr Colin Bagaforo, Margarita Cojuangco risque fort d’influencer son neveu sur la question de Mindanao ainsi que sur les éventuelles négociations de paix et les programmes de développement à y mener.
Ainsi mise en cause, Margarita Cojuangco a rétorqué, par voie de presse, que les attaques la visant étaient « injustes ». D’autres ont argué que le nouveau président, dont le poids politique jusqu’à présent n’a pas été prépondérant, devait être jugé sur ses actes et ils soulignent que ‘Noynoy’ Aquino a su faire preuve d’indépendance d’esprit. Alicia Gentolia Murphy a fait campagne aux côtés d’Aquino. Membre d’une association pour le développement économique du pays, elle rapporte que, lors d’un meeting, Aquino était pressé par les chefs d’une communauté locale de se prononcer en faveur du creusement d’un canal. Il a refusé, expliquant qu’il ne pouvait se prononcer sur un dossier dont il ignorait tous les tenants et les aboutissants.
(1) Située à une centaine de kilomètres au nord de Manille, l’Hacienda Luisita est le fief des Aquino-Cojuangco. Elle est devenue l’un des symboles de la difficulté pour les Philippines à mener à bien leur réforme agraire, cette propriété familiale ayant été épargnée par la réforme pourtant votée sous la présidence de Cory Aquino (voir EDA 416, 429).
(Source: Eglises d'Asie, 25 mai 2010)
Dans l’immédiat, la campagne électorale est finie et, avec elle, les distributions des largesses qui l’accompagnaient. « Une campagne est temporaire et nous revenons au quotidien de tous les jours, où il est difficile de trouver de quoi se payer trois repas par jour », témoigne un conducteur de triporteur. Conducteur d’un taxi collectif dans la province d’Ilocos Norte, Arthur Acoba, 46 ans, gagnait plus de 1 000 pesos (17,25 euros) par jour durant la campagne, uniquement pour parcourir les routes de la province avec, sur les flancs de son véhicule, les posters d’un candidat et, sur le toit, un haut-parleur appelant à voter pour lui. En tant normal, le revenu d’Arthur Acoba tourne autour de 300 pesos, à peine de quoi nourrir son foyer de quatre personnes. « J’aimerais que chaque jour soit un jour d’élections », ajoute Joel Ancheta, conducteur de triporteur, qui précise que son essence lui était payée durant la campagne, qu’il recevait des T-shirts, de la nourriture et d’autres petits à-côtés. Certains de ses amis ont même reçu des billets de 200 ou 500 pesos de la part des staffs de campagne de tel ou tel candidat.
En mars dernier, le cardinal Gaudencio Rosales, archevêque de la capitale, avait rédigé une lettre pastorale commune avec d’autres évêques de la région de Manille, pour mettre en garde contre les dépenses à tout va liées à la campagne électorale. « Par le passé, des dépenses de campagne excessives n’avaient pas auguré d’une gouvernance juste et responsable », écrivait-il.
Quoi qu’il en soit, des interrogations se font jour aux Philippines quant à la capacité du nouveau président de répondre aux attentes de la coalition, plutôt disparate, qui l’a porté au pouvoir. « [‘Noynoy’ Aquino] a réuni autour de son nom des gens très divers, dont les intérêts ne sont pas forcément conciliables. C’est pourquoi, engagés comme nous le sommes dans l’action sociale de l’Eglise, nous devons nous préparer soigneusement et veiller à notre stratégie », explique le P. Edwin Gariguez, secrétaire exécutif du Secrétariat national pour l’Action sociale (NASSA), rattaché à l’Eglise catholique. A titre d’exemple, il cite le nom de Cesar Purisima, présenté comme un proche d’Aquino chargé de l’économie. Ministre du Commerce en 2004, Cesar Purisima avait favorisé les investissements nationaux et étrangers dans le secteur minier. Or, dans le staff de campagne de ‘Noynoy’ Aquino, figuraient des membres d’ONG opposées à une politique ultra-libérale en matière minière. Reste à voir comment ces ONG, à l’occasion soutenues par l’Eglise catholique, vont pouvoir influer sur l’action politique du futur ministre de l’Environnement et des Ressources naturelles.
Dans l’épiscopat philippin, l’évêque auxiliaire de Cotabato, Mgr Colin Bagaforo, avait figuré parmi les rares évêques à prendre parti dans les élections. Il avait appelé à voter pour un candidat qui n’était pas ‘Noynoy’ Aquino. Après le 10 mai, Mgr Bagaforo a bien entendu reconnu la victoire d’Aquino mais il s’est ouvertement inquiété de l’influence que pourrait exercer la tante du nouveau président sur la future Administration. Par sa famille, ‘Noynoy’ Aquino appartient en effet à l’un des clans les plus puissants du pays, celui des Cojuangco, très présents dans l’économie du pays. Dans les années 1980, Margarita Cojuangco, tante de ‘Noynoy’ Aquino, qui, un temps, fut gouverneur de la province de Tarlac – où se situe le fief familial des Cojuangco-Aquino, la fameuse Hacienda Luisita (1) –, avait été nommée émissaire spéciale du gouvernement auprès de la rébellion musulmane des Moro, dans le sud philippin. A l’époque, c’était sa belle-sœur, Corazon Aquino, qui était au pouvoir (1986-1992). Or, pour Mgr Colin Bagaforo, Margarita Cojuangco risque fort d’influencer son neveu sur la question de Mindanao ainsi que sur les éventuelles négociations de paix et les programmes de développement à y mener.
Ainsi mise en cause, Margarita Cojuangco a rétorqué, par voie de presse, que les attaques la visant étaient « injustes ». D’autres ont argué que le nouveau président, dont le poids politique jusqu’à présent n’a pas été prépondérant, devait être jugé sur ses actes et ils soulignent que ‘Noynoy’ Aquino a su faire preuve d’indépendance d’esprit. Alicia Gentolia Murphy a fait campagne aux côtés d’Aquino. Membre d’une association pour le développement économique du pays, elle rapporte que, lors d’un meeting, Aquino était pressé par les chefs d’une communauté locale de se prononcer en faveur du creusement d’un canal. Il a refusé, expliquant qu’il ne pouvait se prononcer sur un dossier dont il ignorait tous les tenants et les aboutissants.
(1) Située à une centaine de kilomètres au nord de Manille, l’Hacienda Luisita est le fief des Aquino-Cojuangco. Elle est devenue l’un des symboles de la difficulté pour les Philippines à mener à bien leur réforme agraire, cette propriété familiale ayant été épargnée par la réforme pourtant votée sous la présidence de Cory Aquino (voir EDA 416, 429).
(Source: Eglises d'Asie, 25 mai 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn huấn đức tại ĐCG Thánh Giuse, Hà Nội
Gioan Đình Sơn
07:43 25/05/2010
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHÊRÔ NGUYỄN VĂN NHƠN HUẤN ĐỨC TẠI ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE HÀ NỘI
Vào hồi 18 giờ ngày 25 tháng 5 năm 2010, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tân Tổng Giám Mục Giáo phận Hà Nội đã đến thăm và huấn đức chủng sinh tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.
Tham dự buổi huấn đức của Đức Tổng Giám Mục Phêrô còn có Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh- Giám Đốc Đại Chủng Viện, quý cha trong Ban đào tạo và gần 200 chủng sinh của ba lớp: Thần I, Thần II và Thần III.
Sau lời giới thiệu của Đức Cha Giám Đốc, Đức Tổng Giám Mục nói: Trong lá thư từ biệt của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt- Nguyên Tổng Giám Mục Giáo phận Hà Nội, Ngài có nói về anh em và gọi anh em là con ngươi của ngài. Con ngươi thì bao giờ cũng được bảo vệ một cách kĩ lưỡng; nó cũng góp phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Với tư cách là người kế nhiệm ngài tôi cũng cảm thấy mình phải có trách nhiệm với anh em như ngài đã từng quan tâm và chăm sóc. Tôi sẽ cố gắng nỗ lực theo khả năng Chúa ban, cùng với Đức Cha Lôrensô và quý cha để đồng hành và mang đến cho anh em những gì tốt đẹp nhất.
Trong huấn từ đầu tiên tại Đại Chủng Viện, Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã nhắc lại sứ điệp của Đức Giáo Hoàng đương kim nhân ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn thiên triệu lần thứ 47. Tựa để của sứ điệp là “Chứng tá đánh thức ơn gọi”, chúng ta thấy rõ ràng 3 ý đã ráp nối lại với nhau; chứng tá đã thôi thúc, thức tỉnh ơn gọi. Khi đọc sứ điệp này tôi không muốn nói đến khía cạnh cách thức trình bày để lôi cuốn ơn gọi mà muốn nhắm đến đời sống của chúng ta, tự nó chính là rao giảng. Chúng ta không nhằm đến mục đích là để giới thiệu hay quảng bá ơn gọi nhưng nếu ta sống đời sống ơn gọi của mình thì nó tự đánh thức và lôi cuốn nhiều ơn gọi. Như Đức Thánh Cha cũng nói trong sứ điệp: việc ơn gọi là việc của Chúa; Chúa gọi ai? Chúa gọi để làm gì? Chúa gọi như thế nào?
Trong tự do đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa thì nó lại ảnh hưởng những gương sống: gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Trong Cựu Ước, các ngôn sứ biết rằng họ được kêu gọi để làm chứng tá cho sứ điệp mà họ loan báo bằng chính đời sống của họ. Họ được chuẩn bị để đối mặt với nhiều hiểu lầm, từ chối và bách hại. Nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao cho họ thôi thúc họ dấn thân hoàn toàn, như có một “ngọn lửa thiêu” trong tim họ, ngọn lửa không thể nào nén chịu được. Đây chính là chứng tá đánh động lòng người.
Sau thời đại của các ngôn sứ thì chính Đức Giêsu, Người được Chúa Cha sai đến để làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa cho toàn thể con người, không phân biệt một ai, nhất là những người hèn kém, những người tội lỗi, những người nghèo và những người bị dạt ra bên lề xã hội. Như vậy, Đức Giêsu là chứng tá tuyệt hảo về Thiên Chúa và về mối bận tâm của Người trong việc mang ơn cứu độ đến cho toàn nhân loại.
Trong bài huấn đức, Đức Tổng Giám Mục cũng nhắc đến ba khía trong đời sống của một linh mục được coi là thiết yếu. Yếu tố nền tảng và hữu hình nơi mỗi ơn gọi linh mục là tình bạn với Đức Giêsu. Đức Giêsu đã sống trong sự kết hợp liên lỉ với Cha và đã đánh thức nơi các môn đệ ước ao được sống kinh nghiệm ấy. Từ nơi Người, họ học cách sống trong sự kết hợp và đối thoại không ngừng với Thiên Chúa. Nếu một linh mục là một “người của Chúa”, người thuộc về Chúa và là người giúp người khác nhận biết và yêu mến Chúa, linh mục không thể bỏ qua việc vun trồng một sự thân thiết sâu đậm với Chúa, ở lại trong tình yêu của Chúa, và kiến tạo nên một không gian riêng để có thể lắng nghe Lời của Người. Vì thế, cầu nguyện là hình thức chứng tá đầu tiên có thể đánh thức nhiều ơn gọi khác.
Một khía cạnh khác trong đời sống thánh hiến linh mục là sự dâng tặng trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa. Thánh Gioan Tông Đồ đã viết: “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em”(1 Ga 3, 16).
Khía cạnh thứ ba tôi xin được nhắc đến đó là đời sống hiệp thông. Đức Giêsu đã chỉ ra rằng dấu chỉ để nhận ra kẻ muốn trở thành môn đệ của Người đó là một sự hiệp thông sâu thẳm trong tình yêu “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy, đó là anh em yêu thương nhau”(Ga 13, 35).
Cuối bài huấn đức, Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã mời gọi anh em chủng sinh, những linh mục tương lai năng thực thi những gì mà Chúa đã muốn, đã gọi và chọn anh em để anh em sẽ là những linh mục tốt lành, những chứng tá sống động trong thế giới hôm nay.
Trong tinh thần hiệp nhất, Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã ở lại dùng bữa cơm thân mật với toàn thể gia đình ĐCV ngay sau bài huấn đức đầu tiên với tư cách là chủ chăn mới của Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Nguyện chúc Đức Tổng Giám Mục luôn mạnh khỏe Hồn- Xác để ngài hướng dẫn và đồng hành cùng mọi thành phần dân Chúa trong Tổng giáo phận và giáo hội tại Việt Nam.
Vào hồi 18 giờ ngày 25 tháng 5 năm 2010, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tân Tổng Giám Mục Giáo phận Hà Nội đã đến thăm và huấn đức chủng sinh tại Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.
Tham dự buổi huấn đức của Đức Tổng Giám Mục Phêrô còn có Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh- Giám Đốc Đại Chủng Viện, quý cha trong Ban đào tạo và gần 200 chủng sinh của ba lớp: Thần I, Thần II và Thần III.
Sau lời giới thiệu của Đức Cha Giám Đốc, Đức Tổng Giám Mục nói: Trong lá thư từ biệt của Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt- Nguyên Tổng Giám Mục Giáo phận Hà Nội, Ngài có nói về anh em và gọi anh em là con ngươi của ngài. Con ngươi thì bao giờ cũng được bảo vệ một cách kĩ lưỡng; nó cũng góp phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Với tư cách là người kế nhiệm ngài tôi cũng cảm thấy mình phải có trách nhiệm với anh em như ngài đã từng quan tâm và chăm sóc. Tôi sẽ cố gắng nỗ lực theo khả năng Chúa ban, cùng với Đức Cha Lôrensô và quý cha để đồng hành và mang đến cho anh em những gì tốt đẹp nhất.
Trong huấn từ đầu tiên tại Đại Chủng Viện, Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã nhắc lại sứ điệp của Đức Giáo Hoàng đương kim nhân ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn thiên triệu lần thứ 47. Tựa để của sứ điệp là “Chứng tá đánh thức ơn gọi”, chúng ta thấy rõ ràng 3 ý đã ráp nối lại với nhau; chứng tá đã thôi thúc, thức tỉnh ơn gọi. Khi đọc sứ điệp này tôi không muốn nói đến khía cạnh cách thức trình bày để lôi cuốn ơn gọi mà muốn nhắm đến đời sống của chúng ta, tự nó chính là rao giảng. Chúng ta không nhằm đến mục đích là để giới thiệu hay quảng bá ơn gọi nhưng nếu ta sống đời sống ơn gọi của mình thì nó tự đánh thức và lôi cuốn nhiều ơn gọi. Như Đức Thánh Cha cũng nói trong sứ điệp: việc ơn gọi là việc của Chúa; Chúa gọi ai? Chúa gọi để làm gì? Chúa gọi như thế nào?
Trong tự do đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa thì nó lại ảnh hưởng những gương sống: gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Trong Cựu Ước, các ngôn sứ biết rằng họ được kêu gọi để làm chứng tá cho sứ điệp mà họ loan báo bằng chính đời sống của họ. Họ được chuẩn bị để đối mặt với nhiều hiểu lầm, từ chối và bách hại. Nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao cho họ thôi thúc họ dấn thân hoàn toàn, như có một “ngọn lửa thiêu” trong tim họ, ngọn lửa không thể nào nén chịu được. Đây chính là chứng tá đánh động lòng người.
Sau thời đại của các ngôn sứ thì chính Đức Giêsu, Người được Chúa Cha sai đến để làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa cho toàn thể con người, không phân biệt một ai, nhất là những người hèn kém, những người tội lỗi, những người nghèo và những người bị dạt ra bên lề xã hội. Như vậy, Đức Giêsu là chứng tá tuyệt hảo về Thiên Chúa và về mối bận tâm của Người trong việc mang ơn cứu độ đến cho toàn nhân loại.
Trong bài huấn đức, Đức Tổng Giám Mục cũng nhắc đến ba khía trong đời sống của một linh mục được coi là thiết yếu. Yếu tố nền tảng và hữu hình nơi mỗi ơn gọi linh mục là tình bạn với Đức Giêsu. Đức Giêsu đã sống trong sự kết hợp liên lỉ với Cha và đã đánh thức nơi các môn đệ ước ao được sống kinh nghiệm ấy. Từ nơi Người, họ học cách sống trong sự kết hợp và đối thoại không ngừng với Thiên Chúa. Nếu một linh mục là một “người của Chúa”, người thuộc về Chúa và là người giúp người khác nhận biết và yêu mến Chúa, linh mục không thể bỏ qua việc vun trồng một sự thân thiết sâu đậm với Chúa, ở lại trong tình yêu của Chúa, và kiến tạo nên một không gian riêng để có thể lắng nghe Lời của Người. Vì thế, cầu nguyện là hình thức chứng tá đầu tiên có thể đánh thức nhiều ơn gọi khác.
Một khía cạnh khác trong đời sống thánh hiến linh mục là sự dâng tặng trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa. Thánh Gioan Tông Đồ đã viết: “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em”(1 Ga 3, 16).
Khía cạnh thứ ba tôi xin được nhắc đến đó là đời sống hiệp thông. Đức Giêsu đã chỉ ra rằng dấu chỉ để nhận ra kẻ muốn trở thành môn đệ của Người đó là một sự hiệp thông sâu thẳm trong tình yêu “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy, đó là anh em yêu thương nhau”(Ga 13, 35).
Cuối bài huấn đức, Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã mời gọi anh em chủng sinh, những linh mục tương lai năng thực thi những gì mà Chúa đã muốn, đã gọi và chọn anh em để anh em sẽ là những linh mục tốt lành, những chứng tá sống động trong thế giới hôm nay.
Trong tinh thần hiệp nhất, Đức Tổng Giám Mục Phêrô đã ở lại dùng bữa cơm thân mật với toàn thể gia đình ĐCV ngay sau bài huấn đức đầu tiên với tư cách là chủ chăn mới của Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Nguyện chúc Đức Tổng Giám Mục luôn mạnh khỏe Hồn- Xác để ngài hướng dẫn và đồng hành cùng mọi thành phần dân Chúa trong Tổng giáo phận và giáo hội tại Việt Nam.
Lời chào mừng khai mạc Đại Hội Công Giáo Việt Nam 2010 tại Aschaffenburg, Đức quốc
Đ.Ô. Antôn Huỳnh Văn Lộ
08:49 25/05/2010
Lời chào mừng khai mạc Đại Hội Công Giáo Việt Nam 2010 tại Aschaffenburg
của Đức Ông Antôn Huỳnh Văn Lộ, đại diện Tuyên Uý đoàn
Tôi xin chân thành chào mừng Quý Vị tham dự Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức năm 2010.
Ðặc biệt con xin chào mừng:
- Ðức Cha Cosma Hoàng Văn Ðạt, giám mục Bắc Ninh. Chúng con rất vui mừng tiếp đón Ðức Cha đến với Cộng Ðồng CGVN tại Ðức. Ðây là niềm vinh dự lớn lao khi một Giám Mục từ quê hương đến với chúng con.
Con đã xin phép với Ðức Giám Mục Würzburg về sự hiện diện của Ðức Cha trong những ngày đại hội. Ngài vui mừng khi biết Ðức Cha đến dâng lễ và mang đến cho chúng con những của ăn tinh thần, Ngài xin gởi lời chào chân thành đến Ðức Cha và cầu chúc Ðức Cha cùng tất cả anh chị em công giáo Việt Nam tràn đầy phúc lành của Chúa và niềm vui trong đức tin.
- Con chào mừng Quý Cha khách đến từ các nước, Quý Cha và quý tu sĩ Việt Nam tại Ðức, đặc biệt Cha Phêrô Nguyễn Trọng Quý - Cha đã giúp liên lạc với Ðức Cha Cosma để Ðức Cha có thể đến với Ðại Hội.
- Con chào mừng Quý Cha Tuyên Úy Việt Nam tại Đức
Tôi xin chào mừng:
- Ban Chấp Hành LÐCGVN tại Đức.
- Ban Tổ Chức Đại Hội,
- Quý vị trong Ban Tư Vấn
- Quý Ban Đại Diện các Cộng Đoàn CGVN trên toàn nước Đức.
Tôi xin chào mừng:
- Anh Chị Em đến từ các nước.
- Anh Chị Em CGVN và các hội đoàn CGVN tại Đức.
- Các Bạn Trẻ thân mến
- Cha chào mừng các thiếu nhi thân mến.
Liebe Jugendliche und liebe Kinder, ich begrüße euch ganz herzlich. Ihr seid sehr wichtig für die Zukunft der vietnamesischen Gemeinden in Deutschland und für die Kirche.
Qua bí tích rửa tội nhất là qua Bí tích thêm sức, người tín hữu chúng ta lãnh nhận dồi dào ơn ÐCTT để làm chứng cho Chúa Kitô là Ðường, là sự Thật và là sự Sống bằng việc đem Chúa đến với tất cả mọi người. Chúng ta chỉ có thể làm chứng thật sự cho Chúa Kitô, cho niềm tin, khi chúng ta sống theo ba đặc tính trên của Chúa Giêsu. Khi nói và hành động theo sự thật, trong sự thật và cho sự thật, chúng ta mới sống đích thực sự thật và làm chứng cho Chúa Kitô là Sự Thật. Lúc đó chúng ta mới đi đúng đường, đi theo con đường ngay chính mà Chúa Giêsu là Ðường đã nêu gương cho chúng ta. Khi đi đúng đường, chúng ta mới đạt, mới có sự sống mà Chúa Giêsu hứa ban cho những ai theo Ngài. Chúng ta không thể có được sự sống dồi dào, khi chúng ta đi sai đường. Và chúng ta sẽ đi sai đường khi không hành động theo sự thật, khi đi ngược lại sự thật và chối bỏ sự thật.
Năm Thánh mà người công giáo đang mừng tại quê hương và tại những nơi có cộng đoàn công giáo Việt Nam ở hải ngoại cho chúng ta cơ hội điều chỉnh con đường đang đi khi có những sai trái, qua sự sám hối những lỗi lầm giúp hưởng ơn toàn xá, đặc biệt là trong giờ Chầu Thánh Thể trưa mai tại Thánh Ðường Laurentius ở gần đây. Nguyện xin Chúa Thánh Thần đến cải hóa và đổi mới tâm hồn mỗi người, để chúng ta có được sự sống vĩnh cửu khi đi trên con đường ngay chính để làm chứng cho Chúa Giêsu là sự thật trong một thời đại mà sự thật không còn được mọi người quý trọng.
Nhân dịp nầy tôi xin nói lên đôi lời về việc Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI qua giáo quyền tại đây ban cho tôi tước vị Ðức Ông vào cuối năm 2009. Với cử chỉ trên các giám mục liên hệ muốn thể hiện lòng ưu ái đối với Cộng Ðồng Công Giáo, các linh mục tu sĩ Việt Nam tại Ðức và cá nhân tôi như là một khích lệ khi thấy việc sống đức tin rất tốt đẹp của người Việt tại Ðức.
Tôi nhận tước vị trên trong tâm tình mừng vui và tri ân. Mừng vui khi thấy giáo quyền tại đây phấn khởi về chứng tá đức tin của người công giáo Việt Nam. Tri ân đối với bề trên, tri ân đối với các Cha, các tu sĩ cùng Cộng Ðồng Dân Chúa Việt Nam tại Ðức đã đóng góp cho việc trao ban tước vị này. Linh mục tu sĩ đã tích cực dấn thân trong sứ vụ lãnh nhận, anh chị em tín hữu sống đạo tốt, nhờ vậy được sự quý mến của giáo quyền địa phương.
Tôi ước mong tất cả chúng ta sẽ can đảm tiếp tục duy trì những truyền thống sống đạo tốt đẹp mang theo đến đây và sẵn sàng tiếp nhận những điều hay của Giáo Hội địa phương.
Chúng ta cầu nguyện cho nhau, nhất là trong dịp mừng lễ Chúa Thánh Thần, xin Chúa Thánh Thần ban dồi dào ân sủng của Ngài trên chúng ta.
của Đức Ông Antôn Huỳnh Văn Lộ, đại diện Tuyên Uý đoàn
Tôi xin chân thành chào mừng Quý Vị tham dự Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức năm 2010.
- Ðức Cha Cosma Hoàng Văn Ðạt, giám mục Bắc Ninh. Chúng con rất vui mừng tiếp đón Ðức Cha đến với Cộng Ðồng CGVN tại Ðức. Ðây là niềm vinh dự lớn lao khi một Giám Mục từ quê hương đến với chúng con.
Con đã xin phép với Ðức Giám Mục Würzburg về sự hiện diện của Ðức Cha trong những ngày đại hội. Ngài vui mừng khi biết Ðức Cha đến dâng lễ và mang đến cho chúng con những của ăn tinh thần, Ngài xin gởi lời chào chân thành đến Ðức Cha và cầu chúc Ðức Cha cùng tất cả anh chị em công giáo Việt Nam tràn đầy phúc lành của Chúa và niềm vui trong đức tin.
- Con chào mừng Quý Cha khách đến từ các nước, Quý Cha và quý tu sĩ Việt Nam tại Ðức, đặc biệt Cha Phêrô Nguyễn Trọng Quý - Cha đã giúp liên lạc với Ðức Cha Cosma để Ðức Cha có thể đến với Ðại Hội.
- Con chào mừng Quý Cha Tuyên Úy Việt Nam tại Đức
Tôi xin chào mừng:
- Ban Chấp Hành LÐCGVN tại Đức.
- Ban Tổ Chức Đại Hội,
- Quý vị trong Ban Tư Vấn
- Quý Ban Đại Diện các Cộng Đoàn CGVN trên toàn nước Đức.
Tôi xin chào mừng:
- Anh Chị Em đến từ các nước.
- Anh Chị Em CGVN và các hội đoàn CGVN tại Đức.
- Các Bạn Trẻ thân mến
- Cha chào mừng các thiếu nhi thân mến.
Qua bí tích rửa tội nhất là qua Bí tích thêm sức, người tín hữu chúng ta lãnh nhận dồi dào ơn ÐCTT để làm chứng cho Chúa Kitô là Ðường, là sự Thật và là sự Sống bằng việc đem Chúa đến với tất cả mọi người. Chúng ta chỉ có thể làm chứng thật sự cho Chúa Kitô, cho niềm tin, khi chúng ta sống theo ba đặc tính trên của Chúa Giêsu. Khi nói và hành động theo sự thật, trong sự thật và cho sự thật, chúng ta mới sống đích thực sự thật và làm chứng cho Chúa Kitô là Sự Thật. Lúc đó chúng ta mới đi đúng đường, đi theo con đường ngay chính mà Chúa Giêsu là Ðường đã nêu gương cho chúng ta. Khi đi đúng đường, chúng ta mới đạt, mới có sự sống mà Chúa Giêsu hứa ban cho những ai theo Ngài. Chúng ta không thể có được sự sống dồi dào, khi chúng ta đi sai đường. Và chúng ta sẽ đi sai đường khi không hành động theo sự thật, khi đi ngược lại sự thật và chối bỏ sự thật.
Năm Thánh mà người công giáo đang mừng tại quê hương và tại những nơi có cộng đoàn công giáo Việt Nam ở hải ngoại cho chúng ta cơ hội điều chỉnh con đường đang đi khi có những sai trái, qua sự sám hối những lỗi lầm giúp hưởng ơn toàn xá, đặc biệt là trong giờ Chầu Thánh Thể trưa mai tại Thánh Ðường Laurentius ở gần đây. Nguyện xin Chúa Thánh Thần đến cải hóa và đổi mới tâm hồn mỗi người, để chúng ta có được sự sống vĩnh cửu khi đi trên con đường ngay chính để làm chứng cho Chúa Giêsu là sự thật trong một thời đại mà sự thật không còn được mọi người quý trọng.
Tôi nhận tước vị trên trong tâm tình mừng vui và tri ân. Mừng vui khi thấy giáo quyền tại đây phấn khởi về chứng tá đức tin của người công giáo Việt Nam. Tri ân đối với bề trên, tri ân đối với các Cha, các tu sĩ cùng Cộng Ðồng Dân Chúa Việt Nam tại Ðức đã đóng góp cho việc trao ban tước vị này. Linh mục tu sĩ đã tích cực dấn thân trong sứ vụ lãnh nhận, anh chị em tín hữu sống đạo tốt, nhờ vậy được sự quý mến của giáo quyền địa phương.
Tôi ước mong tất cả chúng ta sẽ can đảm tiếp tục duy trì những truyền thống sống đạo tốt đẹp mang theo đến đây và sẵn sàng tiếp nhận những điều hay của Giáo Hội địa phương.
Chúng ta cầu nguyện cho nhau, nhất là trong dịp mừng lễ Chúa Thánh Thần, xin Chúa Thánh Thần ban dồi dào ân sủng của Ngài trên chúng ta.
Thông tin về lễ phong chức Linh Mục tại Huế ngày 19-06-2010
Ban Truyền Thông TGP Huế
13:38 25/05/2010
Thông tin về Lễ Phong Chúc Linh Mục tại Huế ngày 19-06-2010
Trong văn thư Số 39/2010/TTGMH, đề ngày 17 tháng 5 năm 2010, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám mục Phụ Tá Giáo phận Huế, thông báo cho biết Đức Tổng Giám Mục đã chọn gọi Quý Thầy Phó tế sau đây lên chức Linh mục:
1. Thầy Giuse Huỳnh Đình Hào, sinh năm 1978, thuộc giáo xứ Hà Úc.
2. Thầy Giuse Lê Văn Hồng, sinh năm 1978, thuộc giáo xứ Phú Kinh, giáo sở Kẻ Văn.
3. Thầy Têphanô Nguyễn Hữu, sinh năm 1977, thuộc giáo sở Diêm Tụ.
4. Thầy Phêrô Phạm Linh Nghi, sinh năm 1979, thuộc giáo xứ Sơn Công.
5. Thầy Phêrô Huỳnh Văn Nguyên, sinh năm 1978, thuộc giáo sở Dưỡng Mong.
6. Thầy Antôn Lê Văn Thắng, sinh năm 1975, thuộc giáo sở Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Nguyên quán: An Vân, Hương An, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
7. Thầy Philipphê Nguyễn Bá Thông, sinh năm 1978, thuộc giáo xứ Lăng Cô.
8. Thầy Matthêu Phan Văn Tùng, sinh năm 1979, thuộc giáo sở Phước Tượng.
9. Thầy Phaolô Nguyễn Ngọc Vịnh, sinh năm 1976, thuộc giáo xứ Hòa Đa, giáo sở Lương Văn.
10. Thầy Augustinô Nguyễn Đại Vũ, sinh năm 1978, thuộc giáo sở Thanh Tân.
11. Tu sĩ Dòng Thánh Tâm Matthêu Lê Văn Dũng, sinh năm 1957. Nguyên quán: Hòa Đa, Phú Đa, Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
12. Tu sĩ Dòng Thánh Tâm Phaolô Đậu Quốc Khánh, sinh năm 1976. Nguyên quán: Nam Lộc, Nam Đàn, Nghệ An.
13. Tu sĩ Dòng Thánh Tâm Đôminicô Phạm Quang Vinh, sinh năm 1975. Nguyên quán: Trực Phú, Trực Ninh, Nam Định.
Thánh lễ truyền chức Linh mục sẽ được cử hành tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam, vào lúc 08 giờ 30 phút, ngày thứ bảy 19 tháng 6 năm 2010.
Trong văn thư Số 39/2010/TTGMH, đề ngày 17 tháng 5 năm 2010, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám mục Phụ Tá Giáo phận Huế, thông báo cho biết Đức Tổng Giám Mục đã chọn gọi Quý Thầy Phó tế sau đây lên chức Linh mục:
1. Thầy Giuse Huỳnh Đình Hào, sinh năm 1978, thuộc giáo xứ Hà Úc.
2. Thầy Giuse Lê Văn Hồng, sinh năm 1978, thuộc giáo xứ Phú Kinh, giáo sở Kẻ Văn.
3. Thầy Têphanô Nguyễn Hữu, sinh năm 1977, thuộc giáo sở Diêm Tụ.
4. Thầy Phêrô Phạm Linh Nghi, sinh năm 1979, thuộc giáo xứ Sơn Công.
5. Thầy Phêrô Huỳnh Văn Nguyên, sinh năm 1978, thuộc giáo sở Dưỡng Mong.
6. Thầy Antôn Lê Văn Thắng, sinh năm 1975, thuộc giáo sở Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Nguyên quán: An Vân, Hương An, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
7. Thầy Philipphê Nguyễn Bá Thông, sinh năm 1978, thuộc giáo xứ Lăng Cô.
8. Thầy Matthêu Phan Văn Tùng, sinh năm 1979, thuộc giáo sở Phước Tượng.
9. Thầy Phaolô Nguyễn Ngọc Vịnh, sinh năm 1976, thuộc giáo xứ Hòa Đa, giáo sở Lương Văn.
10. Thầy Augustinô Nguyễn Đại Vũ, sinh năm 1978, thuộc giáo sở Thanh Tân.
11. Tu sĩ Dòng Thánh Tâm Matthêu Lê Văn Dũng, sinh năm 1957. Nguyên quán: Hòa Đa, Phú Đa, Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
12. Tu sĩ Dòng Thánh Tâm Phaolô Đậu Quốc Khánh, sinh năm 1976. Nguyên quán: Nam Lộc, Nam Đàn, Nghệ An.
13. Tu sĩ Dòng Thánh Tâm Đôminicô Phạm Quang Vinh, sinh năm 1975. Nguyên quán: Trực Phú, Trực Ninh, Nam Định.
Thánh lễ truyền chức Linh mục sẽ được cử hành tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam, vào lúc 08 giờ 30 phút, ngày thứ bảy 19 tháng 6 năm 2010.
Những hình ảnh Đại Hội Công Giáo VN kỳ thứ 34 tại Aschaffenburg, Đức quốc
Tin Yêu
18:05 25/05/2010
--> Trình diễn Văn Nghệ "Sơn Hà nguy biến - Quyết Chiến"
--> Chúa Nhật Lễ Chúa thánh Thần hiện xuống tại Đại hội Công giáo Đức
--> ĐC Cosma Hoàng Văn Đạt thuyết trình tại Đại Hội
--> Đêm canh thức thắp nến cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Yves Congar, tông đồ nhẫn nại của học lý tiếp nhận
Vũ Văn An
01:41 25/05/2010
Nhà thần học Công Giáo hàng đầu chủ trương học lý tiếp nhận đồng thời cũng là nhà thần học Công Giáo hàng đầu thấm thía nhất ý nghĩa hiến tế trong cái giá xác tín của mình chính là Cha Yves Congar, dòng Đa Minh. Vì chính do học lý tiếp nhận mà trên thực tế, cha từng bị trù dập đến phát thành ai oán. Nhưng Chúa Thánh Thần đã vực ngài dậy, hay đúng hơn, đã vực học lý tiếp nhận của ngài dậy, đúng lúc cho Công Đồng Vatican II.
Thuộc Dòng Đa Minh Pháp, Cha Congar là một trong các nhà tiên phong trong nền thần học của Giáo Hội về đại kết và vị trí của người giáo dân trong Giáo Hội. Cũng như hầu hết các nhà tiên phong đi khai phá đất mới, đi thăm dò đường đi nước bước, ngài gặp rất nhiều nghi ngờ, thù nghịch và chống đối cũng như chế tài từ phía giáo quyền. Có lúc, ngài đã bị ngăn cấm không được theo đuổi các công trình đại kết kể cả nói lẫn diễn thuyết và bị đày khỏi Pháp, Rôma và Anh. Trong suốt các biến cố ấy, ngài vẫn duy trì được một tình yêu sâu sắc đối với Giáo Hội và trung thành với Dòng cũng như các hiểu biết hết sức thông sáng của mình. Công trình bác học của ngài gây tác động sâu sắc đối với nền thần học hiện đại. Cuối cùng, ngài đã được minh oan và trở thành một trong các thần học gia sáng chói nhất của Công Đồng Vatican II. Trước khi qua đời không lâu, ngài còn được nâng lên hàng hồng y của Giáo Hội.
Năm 2004 đánh dấu lần sinh thứ 100 của bốn vĩ nhân thần học thế kỷ 20. Đó là Karl Rahner, Bernard Lonergan, John Courtney Murray và Yves Congar. Ngoài việc cùng chung năm sinh, cả bốn người này đều là những nhà tiên phong mà tác động đối với việc khai triển nền thần học hiện đại đến tận ngày nay vẫn còn được cảm nhận. Trong tư cách tư tưởng gia độc đáo và đầy sáng tạo, chỉ trừ Lonergan, ba người kia đều khiến giáo quyền tại Rôma nghi ngờ và ra hình phạt. Nhưng Congar là người bị chế tài nặng nề hơn cả.
Tháng 9 năm 1956, ngài viết thư cho thân mẫu giải thích lý do tại sao cha bị giáo quyền bắt phải im lặng trước đó hai năm: “Dưới mắt họ, điều làm con sai không phải là đã nói những điều lầm lạc mà là nói những điều họ không thích con nói” (1). Quan tâm sâu sắc đối với chân lý khiến cha tiếp tục nói những điều mà một số thẩm quyền trong Giáo Hội không muốn nghe trong suốt cuộc đời viết lách của cha từ cuối thập niên 1930 tới năm 1982 khi cha cho xuất bản tác phẩm cuối cùng. Chủ trương của cha cho rằng thuật ngữ linh mục thời các Tông Đồ có ý chỉ các linh mục theo phẩm trật Lêvi và chính xác hơn, chỉ Chúa Kitô hay người được rửa tội, chứ không chỉ các thừa tác viên thuộc phẩm trật Giáo Hội, là một chủ trương cách mạng hồi bấy giờ.
Trong hầu hết cuộc đời viết lách của mình, Cha Congar không ngừng làm việc dưới sự soi mói “tận tình” của các giới chức Vatican. Họ không ngừng lên án, tỏ ý nghi ngờ và tìm cách hạn chế các trước tác và thừa tác vụ của cha. Cha từng viết: “Từ đầu năm 1947 cho tới cuối năm 1956, tôi không biết điều gì phát xuất từ khu vực ấy (Rôma) mà chỉ là một loạt bất tận các tố cáo, cảnh giác, các biện pháp hạn chế và kỳ thị, cũng như can thiệp đầy nghi ngờ” (2). Tuy nhiên, tình thế ấy không chủ ý kéo dài mãi mãi, nhờ thế việc bắt cha im lặng chỉ là một can thiệp ngắn nhưng rất đau đớn trong sự nghiệp trung thành phục vụ Giáo Hội hết sức sáng chói. Cuối cùng, Giáo Hội đã tiếp nhận các quan điểm của cha và vinh danh cha vì những quan điểm ấy, nhưng chỉ sau một cuộc vật lộn không ngắn và đầy chông gai với các thẩm quyền tại Rôma ở cấp cao nhất. Trình thuật bản thân về việc cha xử lý điều được cha gọi là “Roman hydra” (Hydra= quái vật trong thần thoại Hy Lạp, giống con rắn nhiều đầu, chặt đi mọc đầu khác) đã được kể lại trong Nhật Ký Một Nhà Thần Học (Journal d’un théologien) 1946-1956.
Có lần, Cha Congar mô tả mình như một người thiếu kiên nhẫn: “Tôi thiếu kiên nhẫn trong những việc tầm thường. Như không thể đứng chờ xe búyt chẳng hạn” (3). Tuy nhiên, mối liên hệ lâu dài và căng thẳng với các nhà cầm quyền trong Giáo Hội mà đặc điểm là một lòng kiên nhẫn vô giới hạn đã mâu thuẫn hẳn với thú nhận trên. Cha tin rằng là một nhà cải cách, cha phải tránh cơn cám dỗ, trong đó, vừa mới gieo hạt đã vội vàng giục nó nẩy mầm để mình còn dọn dẹp đồng áng. Cha viết: “Người quá vội vã, chỉ muốn ngay tức khắc nắm được đối tượng thèm muốn của mình cũng là người không có khả năng nắm được nó. Người gieo kiên nhẫn, ủy thác hạt giống mình cho đất, cho mặt trời, mới là người của hy vọng. Coventry Patmore từng nói rằng đối với người biết chờ đợi, mọi sự sẽ tự biểu lộ ra, miễn là họ có can đảm đừng từ chối trong bóng tối điều đã thấy dưới ánh sáng” (4).
Tuy nhiên, sự khôn ngoan trên vẫn không ngăn cản cha khỏi điều cha vẫn gọi là sự khó chịu cứ phải liên tục thúc đẩy, thăm dò, thách thức và hết sức cố gắng bao nhiêu có thể để trình bày quan điểm của mình về Giáo Hội. Các khó khăn bản thân của cha với các nhà hữu quyền trong Giáo Hội góp phần cả vào công trình canh tân Giáo Hội lẫn việc tăng trưởng thiêng liêng của chính cha.
Cha Yves Congar sinh năm 1904 tại Sedan, vùng Ardennes của Pháp. Vào lúc đó, người đồng bào của cha là nhà khoa học Dòng Tên Teilhard de Chardin đang giảng dạy tại một học viện của Dòng. Giống các tác phẩm của Congar về các chủ đề khác, các trước tác của Teilhard về tội nguyên tổ và biến hóa cũng bị Vatican áp dụng kỷ luật.
Đầu tuổi 20, Congar sống 3 năm trong một đan viện Cát Minh, nơi cha gặp gỡ nền triết học Thomist qua công trình của triết gia giáo dân nổi tiếng là Jacques Maritain và thần học gia Dòng Đa Minh là Cha Reginald Garrigou-Lagrange. Mấy năm sau, Cha Lagrange, lúc ấy là một cố vấn có ảnh hưởng của Thánh Bộ Tín Lý (Holy Office), trở thành người ủng hộ Teilhard hơn ai hết. Congar cũng bị lôi cuốn vào Dòng Biển Đức và sau khi sống với Dòng này một thời gian, cha đã quyết định vào nhà tập của Dòng Đa Minh Pháp tại Amiens. Sau thời gian học thần học tại chủng viện Saulchoir ở Etiolles, gần Paris, nơi người ta nhấn mạnh tới thần học lịch sử, Congar được thụ phong linh mục vào năm 1930. Ngay từ năm 1929, Congar đã nhận ra ơn gọi phải làm việc cho chính nghĩa đại kết, do đó, tháng 10 năm 1931, ngài chọn làm chủ đề Tính Hợp Nhất của Giáo Hội (The Unity of the Church) cho chủ đề luận án tiến sĩ.
Sau khi được thụ phong, Congar dạy thần học trong 8 năm tại Saulchoir. Vào giữa thập niên 1950, trường này là tâm điểm của một cuộc tranh luận thần học phát sinh từ việc sa thải một số giáo sư danh tiếng trong đó có một trong các giáo sư cũ của Congar đó là thần học gia Dòng Đa Minh, Marie Dominique Chenu. Cha Chenu, người chỉ hơn Congar 9 tuổi, nhưng đóng một vai trò quan trọng trong việc đào luyện thần học cho Congar. Chính Cha Chenu đã dẫn khởi Congar vào công trình đại kết của Hội Nghị Đức Tin Và Mệnh Lệnh (Faith and Order) năm 1927 tại Lausanne và vào tư tưởng của Johannan Adam Mohler mà tác phẩm dọn đường về Giáo Hội sẽ được Congar phiên dịch năm 1938.
Các học giả nổi danh khác từng gây ảnh hưởng đối với việc phát triển trí thức của Congar có Etienne Gilson, Jacques Maritain và nhà huyền nhiệm học Nga, Nicholas Berdyaeve. Congar cũng nghiên cứu Luther, Mohler và Barth. Ngay buổi đầu hoạt động khoa bảng, Congar đã giao tiếp với thần học gia Thệ Phản hàng đầu là Karl Barth và mùa xuân năm 1932, đã kết thân với Dom Lambert Beauduin, người đã theo yêu cầu của Đức Piô XI vào năm 1925 mà lập ra một đan viện cho các đan sĩ thuộc cả hai nghi lễ Đông và Tây Phương. Lúc hai người gặp nhau, thì Cha Beauduin đang bị nghi ngờ và phải sống lưu đày vì Rôma không hài lòng với công việc và tư tưởng của ngài.
Trước đó, Congar cũng đã rõ khuynh hướng của Giáo Hội hay lên án các đổi mới khi L’Action Française, một phong trào xã hội Công Giáo Pháp, bị Đức Piô XI kết án (sau đó, được Đức Piô XII phục hồi). Trong nhật ký riêng, Congar thắc mắc tại sao Giáo Hội luôn phải kết án một cách vội vã và không cần giải thích lý do như thế. Congar bắt đầu hiểu ra rằng bất cứ ai cổ vũ chính nghĩa hợp nhất Kitô Giáo trong những ngày sớm sủa ấy đều ít nhiều bị giáo quyền bác bỏ. Cha biết rằng những nhà tiên phong buổi đầu “từng đạt được điều gì đó và từng mở được con đường nào mới đều phải gặp khó khăn” (5). Có lẽ từ những ngày đó, cha đã, một cách vô thức, tự chuẩn bị trước để đón nhận mọi vấn nạn và thử thách mà cuối cùng cha sẽ gặp trong công trình hợp nhất và canh tân Giáo Hội của mình sau này.
Sau khi gặp Abbé Courtier, một linh mục ở Lyon và là cha đẻ của ý niệm cầu nguyện phổ quát cho hợp nhất, năm 1936, Congar được mời giảng một loạt bài giảng tại tuần bát nhật hợp nhất Kitô Giáo đầu tiên tổ chức tại nhà thờ lịch sử Sacré Coeur thuộc khu Monmartre của Paris. Những bài giảng này sau đó đã trở thành nền cho cuốn sách của ngài tựa là “Divided Christendom: a Catholic Study of the Problem of Reunion” (Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ: Một Nghiên Cứu Công Giáo về Vấn Đề Tái Thống Nhất) ấn hành năm 1937. Cuốn sách này, cuốn đầu tiên khiến các nhà hữu quyền tại Rôma chú ý, biện luận rằng các giáo phái Kitô khác có khi cũng duy trì được nhiều yếu tố của Kitô Giáo còn khá hơn Giáo Hội Công Giáo. Việc thuyết giảng cho sự hợp nhất Kitô Giáo từ đó trở thành tập chú mục vụ suốt đời của Cha Congar. Từ đó trở đi, mỗi năm vào tháng Giêng, Cha đều được mời giảng tại một nơi nào đó trên thế giới trong Tuần Bát Nhật Hợp Nhất Kitô Giáo.
Năm sau, tức năm 1937, lần đầu tiên, Cha Congar nhận được gợi ý từ Rôma cho thấy cha bị lưu ý, khi vị Quốc Vụ Khanh của Đức Piô XI là Đức Hồng Y Eugenio Pacelli ra lệnh cấm không cho cha làm quan sát viên chính thức, dù không tham dự, tại một hội nghị đại kết mà chính Cha Congar có giúp tay tổ chức tại Oxford, Anh Quốc. Mấy năm sau, cha có dịp qua Anh nhưng trong một hoàn cảnh rất khác, đúng hơn, rất không vui.
Năm 1939, Cha Chenu và Cha Congar được cha Bề Trên Cả Dòng Đa Minh triệu tập về Paris và cảnh cáo rằng các trước tác thần học của các cha đang gây ra nhiều khó khăn nghiêm trọng. Cuốn “Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ” của Cha Congar làm Thánh Bộ Tín Lý lo ngại, tuy không ai cho cha biết chính xác đâu là vấn đề. Cùng năm đó, Cha Congar phải nhập ngũ làm tuyên úy quân đội và trong các năm 1940-1945 bị bắt làm tù binh của Đức Quốc Xã tại Prussia, Saxony và Silesia. Tháng Ba năm 1942, khi đang bị giam, cha bị công khai chỉ trích bởi một viên chức không nêu danh của Vatican trên tờ L’Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa Thánh. Nhiều tin xấu khác được bạn bè dùng thư gửi tới trong mùa xuân năm 1942, như việc Cha Chenu bị sa thải khỏi chức viện trưởng chủng viện Saulchoir và sách của ngài bị liệt vào bảng các sách bị cấm của Giáo Hội. Cha Congar cho rằng nhờ ở ngoài xứ sở, mà cha chưa bị đụng tới.
Năm 1946, có tin đồn cho hay Rôma sắp thẳng tay trừng trị, báo hiệu một chuyển hướng mới của triều đại Đức Piô XII. Các lo ngại của Rôma đối với tác phẩm “Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ” vẫn còn dai dẳng, ngoài ra còn nhiều phản biện mới đối với các trước tác khác của cha Congar. Tháng Mười Hai năm 1947, cha không được phép viết một bài về phong trào đại kết Công Giáo theo yêu cầu của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới để chuẩn bị cho cuộc hội nghị tại Amsterdam vào năm sau. Trong khi ấy, cuốn “Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ” đã bán hết và đang được yêu cầu cho in lại. Nhà xuất bản yêu cầu cha chuẩn bị ấn bản mới. Các bề trên nhà dòng yêu cầu cha phải nạp bất cứ sửa đổi nào để kiểm duyệt tránh mọi phiền phức hơn nữa với Rôma. Cha Congar cần tới 6 tháng mới hoàn tất và ngày 2 tháng 10 năm 1948, bản thảo mới được đệ trình cho Rôma. Cha không nghe động tĩnh gì về nó cho tới tận ngày 17 tháng 8 năm 1950, lúc cha được chỉ thị rằng dưới ánh sáng thông điệp sắp tới, tức thông điệp Humani Generis, cha cần phải sửa đổi thêm ít điều, nhưng những điều nào, thì cha không được biết rõ.
Sau này, Cha Congar tuyên bố rằng chiến thuật này của các bề trên của cha thực ra là âm mưu của họ muốn hạn chế vai trò của các nhà kiểm duyệt của Tòa Thánh bằng cách để cha tự đưa ra một bản văn thỏa đáng. Vì giữa lần xuất bản đầu tiên và lần duyệt lại này, nhiều thay đổi đã diễn ra trong thế giới đại kết, nên cha Congar hoàn toàn bỏ rơi dự án này. Năm 1966, khi suy nghĩ về các diễn biến này, cha cho hay ngay lúc ấy Rôma không gây trở ngại gì nếu cha cho tái bản tác phẩm, chỉ vì cha thấy tình thế đại kết đã thay đổi quá nhiều mà thôi: “Điều mà tôi có lần bị chỉ trích nay đã được mọi nhà đại kết học tiếp nhận” (6).
Năm 1947, một năm trước cuộc gặp gỡ đại kết các giáo hội tại Amsterdam, tức cuộc gặp gỡ đã hình thành ra Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, Cha Congar được các nhà tổ chức yêu cầu đệ nạp danh sách 10 người xứng đáng đại diện cho Giáo Hội Công Giáo. Chắc chắn lời yêu cầu này được đưa ra vì danh tiếng lừng lẫy của cha trong lãnh vực đại kết. Trong khi ấy, Cha Congar gặp Đức Hồng Y Emanuel Suhard của Paris để xin ý kiến và được ngài cho phép viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Utrecht để đề nghị 10 hay 12 quan sát viên Công Giáo chính thức. Đức HY Suhard có cảm tưởng là Cha Congar được phép của Rôma để đề cử 4 quan sát viên, nhưng sự việc không phải như thế. Phụ Tá Tổng Thư Ký Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới đơn thuần chỉ muốn trực tiếp liên hệ với những người Công Giáo hiểu biết và có cảm tình với phong trào đại kết, cho nên mới nhờ Cha Congar đề nghị các nhân vật nói trên. Cha Congar vốn có tiếng là cởi mở đối với người Thệ Phản, dù không hẳn có tiếng trong cộng đồng Công Giáo.
Cuối cùng Rôma cũng được thông báo về các cuộc thương lượng này và ngày 6 tháng 6 năm 1948, đã ra một cảnh cáo dành quyền đề cử quan sát viên cho cuộc gặp gỡ tại Amsterdam. Việc ấy khiến Cha Congar hy vọng ít ra cũng có một vài người Công Giáo hiện diện trong cuộc gặp gỡ đại kết ấy. Nhưng hy vọng ấy bị dập tắt vào ngày 28 tháng 6 khi Đức HY của Utretch thông báo cho Cha Congar hay Thánh Bộ Tín Lý không cho phép người Công Giáo tham gia cuộc gặp gỡ Amsterdam. Việc xẩy ra sau đó là một số chuyên gia Công Giáo có mặt ở Amsterdam trong thời gian có cuộc gặp gỡ, nhưng không với tư cách quan sát viên chính thức và do đó không thực sự tham gia cuộc gặp gỡ. Trọn bộ kinh nghiệm trên đem lại cho Cha Congar một bài học đau lòng. Và đó cũng là khúc quanh quan trọng trong đời cha. Cha cho hay cha không được đào tạo cho bất cứ loại thương thảo nào cần đến khôn ngoan, khéo xử và cẩn trọng, nhưng cha cũng biết nhiều điều hơn thế: “Rất có thể tôi cũng có một trong những khả năng đó, nhưng chắc chắn không có cả mọi thứ. Thêm vào đó, tôi còn bị nghi ngờ hết thuốc chữa và bị canh chừng; các hành động của tôi, thật hay tưởng tượng, đều bị giải thích sẵn một cách đáng trách” (7).
Ngày 20 tháng 12 năm 1949, rõ ràng do biến cố trên, Thánh Bộ Tín Lý công bố các chỉ dẫn cho việc người Công Giáo chính thức tham gia phong trào đại kết. Các chỉ dẫn này thực tế đã hợp pháp hóa, dù với nhiều giới hạn, điều đã được thực hiện tại nhiều nơi. Cha Congar không chỉ trích các giới hạn trên và minh xác rằng cha không bao giờ “cả trước lẫn từ đó trở đi, tham dự một cuộc gặp gỡ nào mà không được phép như thường lệ, cũng như không bao giờ ấn hành một dòng chữ nào ngược với luật lệ áp đặt lên tôi” (8). Các luật lệ và giới hạn càng ngặt nghèo hơn sau năm 1950 là năm công bố Thông Điệp Humani Generis. Dù vậy, Cha Congar vẫn lo liệu để ấn hành được tác phẩm đầy khai phá và được nhiều người chào đón là cuốn “Canh Tân Đích Thực và Canh Tân Giả Hiệu Trong Giáo Hội” vào cuối năm đó.
Theo ý kiến nhiều người, phong trào đại kết nhận được một cú sốc khác, khi, vào năm 1950, Đức Piô XII công bố là vô ngộ tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời. Sau này, Cha Congar nhớ lại, chiến lược của cha là quyết tâm phải kín đáo hết sức trong các vấn đề đại kết, nhất là trong các trước tác công khai: “Về phần tôi, tôi kín đáo hết sức trong các vấn đề rõ ràng có tính đại kết, nhất là việc xuất bản. Tôi thấy rằng việc kết án hay chính thức bác bỏ một cuốn sách như cuốn “Các Kitô Hữu Chia Rẽ” (Chrétiens Déunis) đã đẩy phong trào đại kết lui lại đến 30 năm. Ở một thời điểm đặc biệt như thế này, thiết tưởng tốt hơn nên giữ im lặng và không xuất bản chi hết” (9).
Năm sau, vào tháng Hai, Thánh Bộ Tín Lý ra lệnh cấm ấn bản tiếng Ý của cuốn “Canh Tân Đích Thực và Canh Tân Giả Hiệu Trong Giáo Hội” và cả các bản dịch sang tiếng khác nữa. Cha cũng được lệnh phải đệ trình mọi trước tác trong tương lai, gồm cả các bài điểm sách ngắn, cho Rôma. Cha sẵn sàng tuân theo nhưng bình luận riêng rằng hành động như thế cho thấy sự hẹp hòi không thể tin nổi nơi các nhà kiểm duyệt. Bất chấp sự kiểm duyệt ấy, các bản thảo của cha vẫn thỉnh thoảng được chấp thuận cho ấn hành, dù sau cuộc “rùng bố” các cha Đa Minh, như sẽ được nhắc ở dưới đây, việc kiểm duyệt của Rôma càng ngày càng nghiêm ngặt hơn.
Ngày 13 tháng 5 năm 1952, Cha Congar cùng các nhà đại kết học Công Giáo khác lập ra “Hội Nghị Công Giáo Cho Các Vấn Đề Đại Kết” với sự hỗ trợ của nhà thần học kiêm đại kết học Dòng Tên, Augustine Bea. Sau này, Bea trở thành Hồng Y Chủ Tịch đầu tiên của Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo của Vatican do Đức Gioan XXIII thiết lập và là người giữ tuyến đầu của mặt trận đại kết tại Công Đồng Vatican II. Bất chấp bầu không khí lúc đó trong Giáo Hội và việc Rôma dè dặt trước vấn đề qui tụ những người làm công việc đại kết lại với nhau, Cha Congar vẫn trì chí theo đuổi dự án của mình, cha trích dẫn lời một nhà văn linh đạo Pháp là Cha Lacordaire: “Từ lâu tôi vẫn nghĩ rằng thời điểm thuận lợi nhất để gieo trồng chính là thời điểm nhiễu nhương và sóng gió” (10). Hội nghị trên cuối cùng đã diễn ra hồi tháng 8 năm 1952. Chính Cha Congar cung cấp các khảo luận thần học để đọc trong hội nghị này. Cha cũng soạn các phúc trình để chia sẻ với Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, nhưng vì không có sự giao tiếp chính thức với tổ chức này, nên phúc trình trên được gửi đi mà không có chữ ký.
Trong khi diễn đàn đại kết xem ra đầy hứa hẹn đối với Cha Congar và các nhà đại kết học Công Giáo khác, thì các đám mây bão tố cũng đồng thời mỗi lúc một hội tụ thêm. Vào mùa thu năm 1953, Vatican chấm dứt cuộc thử nghiệm của các linh mục thợ ở Pháp, một thử nghiệm được sự ủng hộ hoàn toàn của Đức Hồng Y Emmanuel Suhard, Tổng Giám Mục Paris. Lời yêu cầu khẩn khoản của các chức sắc trong giáo hội Pháp mong cứu phong trào này đã không được đáp ứng, khiến Cha Congar nhận xét: “Người ta có thể kết án một giải pháp, nếu nó sai; nhưng người ta không thể kết án một vấn đề” (11).
Bão tố xẩy ra ngày 2 tháng 2 năm 1954, khi Bề Trên Cả Dòng Đa Minh ở Rôma là Cha Emanuel Suarez, người Tây Ban Nha, tới Paris theo lệnh của Thánh Bộ Tín Lý. Ba cha giám tỉnh Dòng Tên của Paris, Lyons và Toulouse bị bãi chức và bốn thần học gia lỗi lạc và có ảnh hưởng (Boisselet, Feret, Chenu và Congar) bị đày khỏi Paris. Cha Congar vốn biết Rôma chống đối các trước tác của mình về đại kết và canh tân Giáo Hội. Nên nếu có thần học gia nào bị kết án, thì trong số ấy chắc chắn có mình. Cha bị cấm không được giảng dạy và được lệnh phải có phép trước của Rôma mới được viết bất cứ điều gì. Phản ứng của cha hết sức tức khắc và trắng trợn: cha gọi hành động ấy là phi lý và đơn thuần không thể nào quan niệm được. Theo chính đề nghị của cha, bề trên đã sai cha qua Trường Thánh Kinh nổi tiếng tại Giêrusalem. Tại đây, cha viết cuốn “Mầu Nhiệm Đền Thờ” dưới sự kiểm duyệt của 6 chuyên gia và mất 3 năm mới xuất bản được. Ngày 9 tháng 2 năm đó, cha thổ lộ trong nhật ký: “Các giám mục đã khom lưng một cách thụ động và nô bộc: họ có một lòng tôn kính Rôma rất chân thành và như trẻ nhỏ, một thứ tôn kính con nít và thơ dại… đối với họ, đó là ‘Giáo Hội’… Nói cụ thể, Rôma là Giáo Hoàng, là toàn hệ thống các thánh bộ được xem như giáo hội ấy… Thánh Bộ Tín Lý, trên thực tế, đang cai quản giáo hội và buộc mọi người phải cúi đầu bằng sợ sệt và can thiệp. Nó chính là thứ Gestapo tối cao, bất khoan nhượng, không để ai bàn luận về các quyết định của mình” (12).
Trong thời gian ở Giêrusalem, dù ray rứt trước kinh nghiệm trên, cha vẫn tự hỏi xem mình có thể hợp tác với hệ thống ấy bao xa: “Hôm nay, tôi sợ rằng tính tuyệt đối và tính đơn thành của vâng lời đang lôi tôi vào việc đồng lõa với hệ thống khiếp đảm gồm những tố giác bí mật vốn là đặc điểm chủ yếu của Thánh Bộ Tín Lý… Nếu Cha Bề Trên Cả đã chế tài Chenu, Feret, Boisselot và tôi một cách không có lý do (tôi muốn nói: không có lý do nào khác ngoài sự không hài lòng của Thánh Bộ Tín Lý và các luật sĩ của triều giáo hoàng), thì quả ngài đang làm việc cho sự ngờ vực và dối trá hiện đè nặng trên ta một cách lầm lẫn… Người ta cần phải bác bỏ cái hệ thống ấy và các dối trá cố hữu trong nó” (13).
Tháng 9, cha được Thánh Bộ Tín Lý gọi về Rôma nhưng không bao giờ được phỏng vấn thực sự. Trong thời gian ở đó, cha không được phép giảng thuyết hay diễn giảng gì, cũng như không được gặp gỡ sinh viên trong các hành lang nơi cha cư ngụ. Tháng 2 năm 1955, cha được phái tới Blackfriars, một cơ sở nghiên cứu của Dòng Đa Minh tại Cambridge, nhưng vẫn bị cấm không được công khai diễn thuyết hay xuất bản chi. Sau này, cha nhắc tới thời gian ở Anh, coi nó như 11 tháng của nhiều khó khăn về ngôn ngữ, nhiều hạn chế đáng ghét đối với thừa tác vụ của cha, việc đi đứng và các tiếp xúc của cha với người Thệ Phản. Tháng 9 năm 1956, cha thổ lộ trong nhật ký: “Ở đây, tôi đã chịu đựng những cảm nhận khôn dò của sự trống rỗng và xa vắng. Không một bóng người. Không một sự vật nào. Chắc chắn khí hậu cũng đáng trách luôn… bên ngoài thì vướng mưa, phải đợi dưới cây cho mưa tạnh, nên tôi bắt đầu khóc một cách cay đắng. Liệu có phải tôi mãi mãi sẽ là một gã khốn cùng hay không? Hoàn toàn cô đơn, liệu tôi có mãi mãi cứ phải xách cặp đi khắp tứ phương hay không? Liệu tôi có sẽ mãi mãi là một kẻ mồ côi, không ai không sự vật nào bên cạnh hay không?...” (14).
Sau cùng, vào tháng 12 năm 1955, Cha Congar được phái tới nhà Dòng Đa Minh tại Strasbourg. Cộng đoàn này, hình như muốn tỏ lòng kính trọng và ủng hộ cha, bất chấp biện pháp kỷ luật của Rôma, nên đã bầu cha làm bề trên. Thời đó, các thẩm quyền tại Rôma chưa trực tiếp giám sát việc bầu các bề trên tu viện. Trong chức vụ này, chắc chắn cha được tự do hơn trong việc giảng thuyết, diễn giảng và nhận được sự hỗ trợ của cộng đoàn, nhưng đám mây ngờ vực vẫn lơ lửng trên đầu cha. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của Đức Tổng GM Weber của Strasbourg, cha trở lại Paris, nơi cha được tiếp tục thừa tác vụ mục vụ và công trình thần học của mình. Với việc lên ngôi của Đức GH Gioan XXIII vào năm 1959, bầu khí của Giáo Hội thay đổi một cách đáng kể. Khi còn là giáo sư giáo sử tại chủng viện giáo phận, Đức Hồng Y Roncalli từng bị một linh mục thuộc giáo phận Bergamo nặc danh tố cáo là có cảm tình với những người bị giáo triều coi là bất hảo (persona non grata). Có người kể lại rằng một trong những việc đầu tiên vị giáo hoàng vừa được bầu này làm là đi thẳng tới Thánh Bộ Tín Lý, lấy hồ sơ của mình ra xem và viết vào đó hàng chữ lớn: “tôi không phải là một tên lạc giáo”.
Ảnh hưởng bản thân của Cha Congar đối với Công Đồng Vatican II (1962-1965) đi xa hơn việc thuyết trình cho các nhóm giám mục quốc tế, giúp các ngài soạn thảo các văn kiện của công đồng. Tháng 7 năm 1960, cha được đề cử làm cố vấn thần học cho các ủy ban chuẩn bị, các hàng giáo phẩm quốc gia và nhiều giám mục cá thể, và sau đó trở thành chuyên viên chính thức của Công Đồng. Bàn tay của Cha Congar được nhận ra hầu như trong mọi tài liệu lớn do các nghị phụ Công Đồng ban hành. Trong số các tài liệu chính mang dấu ấn của cha ta thấy các bản văn về Mạc Khải, về Giáo Hội, về Đại Kết, về Truyền Giáo, về Đời Sống và Thừa Tác Vụ của Linh Mục và về Tự Do Tôn Giáo. Vatican II đã biện minh cho Cha Congar và nhiều thần học gia khác, trong đó có người bạn của của cha là Cha Chenu, người cũng bị Rôma bắt phải im tiếng hay bị kỷ luật. Các chân lý mà những người này làm chứng trong các thăm dò thần học và các suy tư của họ dần dần được hội nhập vào chính dòng giáo huấn của Giáo Hội. Cha được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong hồng y năm 1994. Vì lý do sức khỏe, cha xin được miễn không tham dự cơ mật viện. Một năm sau, cha qua đời.
Con đường dẫn tới những vinh dự cao quí ấy trong Giáo Hội, những vinh dự mà bản thân Cha Congar không bao giờ mưu cầu, quả đầy rẫy đau đớn và nhục hình công khai. Năm 1956, trong lá thư cảm động gửi cho mẹ, ngài bộc lộ hết lòng mình cho mẹ nghe: “Nói một cách thực tiễn, họ hủy diệt con bao nhiêu có thể. Mọi điều con tin và làm việc cho đều bị lấy đi… Dĩ nhiên, họ chưa làm thân thể con bị thương; cũng như chưa đụng đến linh hồn con hay cưỡng bức con phải làm điều gì. Nhưng con người đâu phải chỉ có da và linh hồn. Khi một ai đó là tông đồ tín lý, người ấy là hành động của mình, người ấy là các tình bằng hữu của mình, người ấy là các mối tương quan của mình, người ấy là cánh tay xã hội vươn dài của mình; họ đã lấy đi tất cả những cái đó khỏi con. Bây giờ, tất cả chỉ là đứng im, và trong thế đứng im ấy, con bị thương một cách trầm trọng. Họ đã rút gọn con lại thành con số giêrô và do đó, vì những mục tiêu thực tiễn, họ quả đã hủy diệt con. Đôi khi nhìn lại mọi điều con từng hy vọng trở nên và thực hiện, nhìn lại những điều con từng bắt đầu thực hiện, con đều bị tràn ngập bởi cõi lòng tan nát mênh mông” (15).
Việc Cha Congar biết đánh giá nhân đức kiên nhẫn và vai trò của thánh giá trong cuộc sống của những người mang danh cải cách vẫn còn vang vọng đến ngày nay: thánh giá là điều kiện của mọi công trình thánh thiện. Chính Thiên Chúa cũng vẫn hành động trong những điều đối với chúng ta chỉ là thánh giá. Chỉ bằng cách đó, cuộc sống ta mới thu đạt được một vài tính chân thực và sâu sắc nào đó… Chỉ khi nào, một con người chịu đau khổ vì các xác tín của mình, anh ta hay chị ta mới đạt được nơi mình một sức mạnh nào đó, một đức tính không thể chối cãi nào đó và đồng thời quyền được lắng nghe và kính trọng (16).
Cha Congar cũng đánh giá cao vai trò chủ chốt của lịch sử trong việc lên khuôn Giáo Hội và các giáo huấn của Giáo Hội trong các thời đại: cha tin rằng biết lịch sử là phương cách tốt nhất duy trì niềm tin tưởng trong Giáo Hội. Cha viết: “Thu lượm kiến thức lịch sử là cách chắc chắn nhất để có được lòng tin tưởng trong Giáo Hội. Lịch sử dạy rằng không có gì mới cả và Giáo Hội từng sống thoát nhiều hoàn cảnh còn đáng buồn và khó khăn hơn nhiều. Lịch sử là trường dạy khôn ngoan và kiên nhẫn vô bờ” (17). Quả là lời nhắn gửi giá trị cho thời ta, nhất là thời đang có những biến động khủng khiếp trong Giáo Hội hoàn vũ và trong Giáo Hội Việt Nam. Với những biến cố và con người như Roncalli và Congar, ta thấy rõ đường lối hành động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Những con người thực sự vì Giáo Hội, dù có lúc ai oán thốt lên những lời tưởng như nhục mạ, nhưng nếu biết kiên trì giữ vững con đường phục vụ chân lý, thì đến thời điểm thuận lợi, thuận lợi không phải cho mình mà là cho đức tin, vẫn góp phần sáng chói dẫn đưa anh em mình vào khúc quanh khác của lịch sử cứu rỗi.
Ghi chú
1. “Silenced for saying things Rome didn’t like to have said,” Yves Congar, National Catholic Reporter, 2 tháng 6, 2000, tr. 3.
2. Dialogue Between Christians, Yves Congar, London-Dublin: Chapman, 1996, tr. 34.
3. Dialogue, op. cit., tr. 44.
4. Dialogue, các tr. 44, 45.
5 Dialogue, tr. 10.
6. Divided Christendom: a Catholic study of the problem of reunion, Yves Congar, O. P., London: G. Bles, 1939, tr. 36.
7. Divided Christendom, tr. 38
8. Divided Christendom, ibid.
9. Divided Christendom, các tr. 39, 40.
10. Divided Christendom, tr. 41.
11. My Struggle for Freedom, Hans Kung, London: Continuum, 2002, tr. 101.
12. My Struggle for Freedom, tr. 104.
13. My Struggle for Freedom, tr. 102.
14. My Struggle for Freedom, tr. 112.
15. “Silenced for saying things…” tr. 3.
16. “Easter Hope,” Yves Congar, National Catholic Reporter, 21 tháng 4, 2002, Vol. CXXVII, Số 8, tr. 5..
17. “Raid on the Dominicans: The Repression of 1954,” Thomas O’Meara, America, 5 tháng 2, 1994, Vol. 170, số 4428, tr. 16.
Theo Robert Nugent SDS, thuộc dòng các linh mục Salvatorian Mỹ, tốt nghiệp Đại Học Yale và Đại Học Công Giáo Louvain, Bỉ. Địa chỉ e-mail cnew292@aol.com
Thuộc Dòng Đa Minh Pháp, Cha Congar là một trong các nhà tiên phong trong nền thần học của Giáo Hội về đại kết và vị trí của người giáo dân trong Giáo Hội. Cũng như hầu hết các nhà tiên phong đi khai phá đất mới, đi thăm dò đường đi nước bước, ngài gặp rất nhiều nghi ngờ, thù nghịch và chống đối cũng như chế tài từ phía giáo quyền. Có lúc, ngài đã bị ngăn cấm không được theo đuổi các công trình đại kết kể cả nói lẫn diễn thuyết và bị đày khỏi Pháp, Rôma và Anh. Trong suốt các biến cố ấy, ngài vẫn duy trì được một tình yêu sâu sắc đối với Giáo Hội và trung thành với Dòng cũng như các hiểu biết hết sức thông sáng của mình. Công trình bác học của ngài gây tác động sâu sắc đối với nền thần học hiện đại. Cuối cùng, ngài đã được minh oan và trở thành một trong các thần học gia sáng chói nhất của Công Đồng Vatican II. Trước khi qua đời không lâu, ngài còn được nâng lên hàng hồng y của Giáo Hội.
Năm 2004 đánh dấu lần sinh thứ 100 của bốn vĩ nhân thần học thế kỷ 20. Đó là Karl Rahner, Bernard Lonergan, John Courtney Murray và Yves Congar. Ngoài việc cùng chung năm sinh, cả bốn người này đều là những nhà tiên phong mà tác động đối với việc khai triển nền thần học hiện đại đến tận ngày nay vẫn còn được cảm nhận. Trong tư cách tư tưởng gia độc đáo và đầy sáng tạo, chỉ trừ Lonergan, ba người kia đều khiến giáo quyền tại Rôma nghi ngờ và ra hình phạt. Nhưng Congar là người bị chế tài nặng nề hơn cả.
Tháng 9 năm 1956, ngài viết thư cho thân mẫu giải thích lý do tại sao cha bị giáo quyền bắt phải im lặng trước đó hai năm: “Dưới mắt họ, điều làm con sai không phải là đã nói những điều lầm lạc mà là nói những điều họ không thích con nói” (1). Quan tâm sâu sắc đối với chân lý khiến cha tiếp tục nói những điều mà một số thẩm quyền trong Giáo Hội không muốn nghe trong suốt cuộc đời viết lách của cha từ cuối thập niên 1930 tới năm 1982 khi cha cho xuất bản tác phẩm cuối cùng. Chủ trương của cha cho rằng thuật ngữ linh mục thời các Tông Đồ có ý chỉ các linh mục theo phẩm trật Lêvi và chính xác hơn, chỉ Chúa Kitô hay người được rửa tội, chứ không chỉ các thừa tác viên thuộc phẩm trật Giáo Hội, là một chủ trương cách mạng hồi bấy giờ.
Trong hầu hết cuộc đời viết lách của mình, Cha Congar không ngừng làm việc dưới sự soi mói “tận tình” của các giới chức Vatican. Họ không ngừng lên án, tỏ ý nghi ngờ và tìm cách hạn chế các trước tác và thừa tác vụ của cha. Cha từng viết: “Từ đầu năm 1947 cho tới cuối năm 1956, tôi không biết điều gì phát xuất từ khu vực ấy (Rôma) mà chỉ là một loạt bất tận các tố cáo, cảnh giác, các biện pháp hạn chế và kỳ thị, cũng như can thiệp đầy nghi ngờ” (2). Tuy nhiên, tình thế ấy không chủ ý kéo dài mãi mãi, nhờ thế việc bắt cha im lặng chỉ là một can thiệp ngắn nhưng rất đau đớn trong sự nghiệp trung thành phục vụ Giáo Hội hết sức sáng chói. Cuối cùng, Giáo Hội đã tiếp nhận các quan điểm của cha và vinh danh cha vì những quan điểm ấy, nhưng chỉ sau một cuộc vật lộn không ngắn và đầy chông gai với các thẩm quyền tại Rôma ở cấp cao nhất. Trình thuật bản thân về việc cha xử lý điều được cha gọi là “Roman hydra” (Hydra= quái vật trong thần thoại Hy Lạp, giống con rắn nhiều đầu, chặt đi mọc đầu khác) đã được kể lại trong Nhật Ký Một Nhà Thần Học (Journal d’un théologien) 1946-1956.
Có lần, Cha Congar mô tả mình như một người thiếu kiên nhẫn: “Tôi thiếu kiên nhẫn trong những việc tầm thường. Như không thể đứng chờ xe búyt chẳng hạn” (3). Tuy nhiên, mối liên hệ lâu dài và căng thẳng với các nhà cầm quyền trong Giáo Hội mà đặc điểm là một lòng kiên nhẫn vô giới hạn đã mâu thuẫn hẳn với thú nhận trên. Cha tin rằng là một nhà cải cách, cha phải tránh cơn cám dỗ, trong đó, vừa mới gieo hạt đã vội vàng giục nó nẩy mầm để mình còn dọn dẹp đồng áng. Cha viết: “Người quá vội vã, chỉ muốn ngay tức khắc nắm được đối tượng thèm muốn của mình cũng là người không có khả năng nắm được nó. Người gieo kiên nhẫn, ủy thác hạt giống mình cho đất, cho mặt trời, mới là người của hy vọng. Coventry Patmore từng nói rằng đối với người biết chờ đợi, mọi sự sẽ tự biểu lộ ra, miễn là họ có can đảm đừng từ chối trong bóng tối điều đã thấy dưới ánh sáng” (4).
Tuy nhiên, sự khôn ngoan trên vẫn không ngăn cản cha khỏi điều cha vẫn gọi là sự khó chịu cứ phải liên tục thúc đẩy, thăm dò, thách thức và hết sức cố gắng bao nhiêu có thể để trình bày quan điểm của mình về Giáo Hội. Các khó khăn bản thân của cha với các nhà hữu quyền trong Giáo Hội góp phần cả vào công trình canh tân Giáo Hội lẫn việc tăng trưởng thiêng liêng của chính cha.
Cha Yves Congar sinh năm 1904 tại Sedan, vùng Ardennes của Pháp. Vào lúc đó, người đồng bào của cha là nhà khoa học Dòng Tên Teilhard de Chardin đang giảng dạy tại một học viện của Dòng. Giống các tác phẩm của Congar về các chủ đề khác, các trước tác của Teilhard về tội nguyên tổ và biến hóa cũng bị Vatican áp dụng kỷ luật.
Đầu tuổi 20, Congar sống 3 năm trong một đan viện Cát Minh, nơi cha gặp gỡ nền triết học Thomist qua công trình của triết gia giáo dân nổi tiếng là Jacques Maritain và thần học gia Dòng Đa Minh là Cha Reginald Garrigou-Lagrange. Mấy năm sau, Cha Lagrange, lúc ấy là một cố vấn có ảnh hưởng của Thánh Bộ Tín Lý (Holy Office), trở thành người ủng hộ Teilhard hơn ai hết. Congar cũng bị lôi cuốn vào Dòng Biển Đức và sau khi sống với Dòng này một thời gian, cha đã quyết định vào nhà tập của Dòng Đa Minh Pháp tại Amiens. Sau thời gian học thần học tại chủng viện Saulchoir ở Etiolles, gần Paris, nơi người ta nhấn mạnh tới thần học lịch sử, Congar được thụ phong linh mục vào năm 1930. Ngay từ năm 1929, Congar đã nhận ra ơn gọi phải làm việc cho chính nghĩa đại kết, do đó, tháng 10 năm 1931, ngài chọn làm chủ đề Tính Hợp Nhất của Giáo Hội (The Unity of the Church) cho chủ đề luận án tiến sĩ.
Sau khi được thụ phong, Congar dạy thần học trong 8 năm tại Saulchoir. Vào giữa thập niên 1950, trường này là tâm điểm của một cuộc tranh luận thần học phát sinh từ việc sa thải một số giáo sư danh tiếng trong đó có một trong các giáo sư cũ của Congar đó là thần học gia Dòng Đa Minh, Marie Dominique Chenu. Cha Chenu, người chỉ hơn Congar 9 tuổi, nhưng đóng một vai trò quan trọng trong việc đào luyện thần học cho Congar. Chính Cha Chenu đã dẫn khởi Congar vào công trình đại kết của Hội Nghị Đức Tin Và Mệnh Lệnh (Faith and Order) năm 1927 tại Lausanne và vào tư tưởng của Johannan Adam Mohler mà tác phẩm dọn đường về Giáo Hội sẽ được Congar phiên dịch năm 1938.
Các học giả nổi danh khác từng gây ảnh hưởng đối với việc phát triển trí thức của Congar có Etienne Gilson, Jacques Maritain và nhà huyền nhiệm học Nga, Nicholas Berdyaeve. Congar cũng nghiên cứu Luther, Mohler và Barth. Ngay buổi đầu hoạt động khoa bảng, Congar đã giao tiếp với thần học gia Thệ Phản hàng đầu là Karl Barth và mùa xuân năm 1932, đã kết thân với Dom Lambert Beauduin, người đã theo yêu cầu của Đức Piô XI vào năm 1925 mà lập ra một đan viện cho các đan sĩ thuộc cả hai nghi lễ Đông và Tây Phương. Lúc hai người gặp nhau, thì Cha Beauduin đang bị nghi ngờ và phải sống lưu đày vì Rôma không hài lòng với công việc và tư tưởng của ngài.
Trước đó, Congar cũng đã rõ khuynh hướng của Giáo Hội hay lên án các đổi mới khi L’Action Française, một phong trào xã hội Công Giáo Pháp, bị Đức Piô XI kết án (sau đó, được Đức Piô XII phục hồi). Trong nhật ký riêng, Congar thắc mắc tại sao Giáo Hội luôn phải kết án một cách vội vã và không cần giải thích lý do như thế. Congar bắt đầu hiểu ra rằng bất cứ ai cổ vũ chính nghĩa hợp nhất Kitô Giáo trong những ngày sớm sủa ấy đều ít nhiều bị giáo quyền bác bỏ. Cha biết rằng những nhà tiên phong buổi đầu “từng đạt được điều gì đó và từng mở được con đường nào mới đều phải gặp khó khăn” (5). Có lẽ từ những ngày đó, cha đã, một cách vô thức, tự chuẩn bị trước để đón nhận mọi vấn nạn và thử thách mà cuối cùng cha sẽ gặp trong công trình hợp nhất và canh tân Giáo Hội của mình sau này.
Sau khi gặp Abbé Courtier, một linh mục ở Lyon và là cha đẻ của ý niệm cầu nguyện phổ quát cho hợp nhất, năm 1936, Congar được mời giảng một loạt bài giảng tại tuần bát nhật hợp nhất Kitô Giáo đầu tiên tổ chức tại nhà thờ lịch sử Sacré Coeur thuộc khu Monmartre của Paris. Những bài giảng này sau đó đã trở thành nền cho cuốn sách của ngài tựa là “Divided Christendom: a Catholic Study of the Problem of Reunion” (Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ: Một Nghiên Cứu Công Giáo về Vấn Đề Tái Thống Nhất) ấn hành năm 1937. Cuốn sách này, cuốn đầu tiên khiến các nhà hữu quyền tại Rôma chú ý, biện luận rằng các giáo phái Kitô khác có khi cũng duy trì được nhiều yếu tố của Kitô Giáo còn khá hơn Giáo Hội Công Giáo. Việc thuyết giảng cho sự hợp nhất Kitô Giáo từ đó trở thành tập chú mục vụ suốt đời của Cha Congar. Từ đó trở đi, mỗi năm vào tháng Giêng, Cha đều được mời giảng tại một nơi nào đó trên thế giới trong Tuần Bát Nhật Hợp Nhất Kitô Giáo.
Năm sau, tức năm 1937, lần đầu tiên, Cha Congar nhận được gợi ý từ Rôma cho thấy cha bị lưu ý, khi vị Quốc Vụ Khanh của Đức Piô XI là Đức Hồng Y Eugenio Pacelli ra lệnh cấm không cho cha làm quan sát viên chính thức, dù không tham dự, tại một hội nghị đại kết mà chính Cha Congar có giúp tay tổ chức tại Oxford, Anh Quốc. Mấy năm sau, cha có dịp qua Anh nhưng trong một hoàn cảnh rất khác, đúng hơn, rất không vui.
Năm 1939, Cha Chenu và Cha Congar được cha Bề Trên Cả Dòng Đa Minh triệu tập về Paris và cảnh cáo rằng các trước tác thần học của các cha đang gây ra nhiều khó khăn nghiêm trọng. Cuốn “Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ” của Cha Congar làm Thánh Bộ Tín Lý lo ngại, tuy không ai cho cha biết chính xác đâu là vấn đề. Cùng năm đó, Cha Congar phải nhập ngũ làm tuyên úy quân đội và trong các năm 1940-1945 bị bắt làm tù binh của Đức Quốc Xã tại Prussia, Saxony và Silesia. Tháng Ba năm 1942, khi đang bị giam, cha bị công khai chỉ trích bởi một viên chức không nêu danh của Vatican trên tờ L’Osservatore Romano, cơ quan ngôn luận bán chính thức của Tòa Thánh. Nhiều tin xấu khác được bạn bè dùng thư gửi tới trong mùa xuân năm 1942, như việc Cha Chenu bị sa thải khỏi chức viện trưởng chủng viện Saulchoir và sách của ngài bị liệt vào bảng các sách bị cấm của Giáo Hội. Cha Congar cho rằng nhờ ở ngoài xứ sở, mà cha chưa bị đụng tới.
Năm 1946, có tin đồn cho hay Rôma sắp thẳng tay trừng trị, báo hiệu một chuyển hướng mới của triều đại Đức Piô XII. Các lo ngại của Rôma đối với tác phẩm “Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ” vẫn còn dai dẳng, ngoài ra còn nhiều phản biện mới đối với các trước tác khác của cha Congar. Tháng Mười Hai năm 1947, cha không được phép viết một bài về phong trào đại kết Công Giáo theo yêu cầu của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới để chuẩn bị cho cuộc hội nghị tại Amsterdam vào năm sau. Trong khi ấy, cuốn “Thế Giới Kitô Giáo Chia Rẽ” đã bán hết và đang được yêu cầu cho in lại. Nhà xuất bản yêu cầu cha chuẩn bị ấn bản mới. Các bề trên nhà dòng yêu cầu cha phải nạp bất cứ sửa đổi nào để kiểm duyệt tránh mọi phiền phức hơn nữa với Rôma. Cha Congar cần tới 6 tháng mới hoàn tất và ngày 2 tháng 10 năm 1948, bản thảo mới được đệ trình cho Rôma. Cha không nghe động tĩnh gì về nó cho tới tận ngày 17 tháng 8 năm 1950, lúc cha được chỉ thị rằng dưới ánh sáng thông điệp sắp tới, tức thông điệp Humani Generis, cha cần phải sửa đổi thêm ít điều, nhưng những điều nào, thì cha không được biết rõ.
Sau này, Cha Congar tuyên bố rằng chiến thuật này của các bề trên của cha thực ra là âm mưu của họ muốn hạn chế vai trò của các nhà kiểm duyệt của Tòa Thánh bằng cách để cha tự đưa ra một bản văn thỏa đáng. Vì giữa lần xuất bản đầu tiên và lần duyệt lại này, nhiều thay đổi đã diễn ra trong thế giới đại kết, nên cha Congar hoàn toàn bỏ rơi dự án này. Năm 1966, khi suy nghĩ về các diễn biến này, cha cho hay ngay lúc ấy Rôma không gây trở ngại gì nếu cha cho tái bản tác phẩm, chỉ vì cha thấy tình thế đại kết đã thay đổi quá nhiều mà thôi: “Điều mà tôi có lần bị chỉ trích nay đã được mọi nhà đại kết học tiếp nhận” (6).
Năm 1947, một năm trước cuộc gặp gỡ đại kết các giáo hội tại Amsterdam, tức cuộc gặp gỡ đã hình thành ra Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, Cha Congar được các nhà tổ chức yêu cầu đệ nạp danh sách 10 người xứng đáng đại diện cho Giáo Hội Công Giáo. Chắc chắn lời yêu cầu này được đưa ra vì danh tiếng lừng lẫy của cha trong lãnh vực đại kết. Trong khi ấy, Cha Congar gặp Đức Hồng Y Emanuel Suhard của Paris để xin ý kiến và được ngài cho phép viết thư cho Đức Tổng Giám Mục Utrecht để đề nghị 10 hay 12 quan sát viên Công Giáo chính thức. Đức HY Suhard có cảm tưởng là Cha Congar được phép của Rôma để đề cử 4 quan sát viên, nhưng sự việc không phải như thế. Phụ Tá Tổng Thư Ký Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới đơn thuần chỉ muốn trực tiếp liên hệ với những người Công Giáo hiểu biết và có cảm tình với phong trào đại kết, cho nên mới nhờ Cha Congar đề nghị các nhân vật nói trên. Cha Congar vốn có tiếng là cởi mở đối với người Thệ Phản, dù không hẳn có tiếng trong cộng đồng Công Giáo.
Cuối cùng Rôma cũng được thông báo về các cuộc thương lượng này và ngày 6 tháng 6 năm 1948, đã ra một cảnh cáo dành quyền đề cử quan sát viên cho cuộc gặp gỡ tại Amsterdam. Việc ấy khiến Cha Congar hy vọng ít ra cũng có một vài người Công Giáo hiện diện trong cuộc gặp gỡ đại kết ấy. Nhưng hy vọng ấy bị dập tắt vào ngày 28 tháng 6 khi Đức HY của Utretch thông báo cho Cha Congar hay Thánh Bộ Tín Lý không cho phép người Công Giáo tham gia cuộc gặp gỡ Amsterdam. Việc xẩy ra sau đó là một số chuyên gia Công Giáo có mặt ở Amsterdam trong thời gian có cuộc gặp gỡ, nhưng không với tư cách quan sát viên chính thức và do đó không thực sự tham gia cuộc gặp gỡ. Trọn bộ kinh nghiệm trên đem lại cho Cha Congar một bài học đau lòng. Và đó cũng là khúc quanh quan trọng trong đời cha. Cha cho hay cha không được đào tạo cho bất cứ loại thương thảo nào cần đến khôn ngoan, khéo xử và cẩn trọng, nhưng cha cũng biết nhiều điều hơn thế: “Rất có thể tôi cũng có một trong những khả năng đó, nhưng chắc chắn không có cả mọi thứ. Thêm vào đó, tôi còn bị nghi ngờ hết thuốc chữa và bị canh chừng; các hành động của tôi, thật hay tưởng tượng, đều bị giải thích sẵn một cách đáng trách” (7).
Ngày 20 tháng 12 năm 1949, rõ ràng do biến cố trên, Thánh Bộ Tín Lý công bố các chỉ dẫn cho việc người Công Giáo chính thức tham gia phong trào đại kết. Các chỉ dẫn này thực tế đã hợp pháp hóa, dù với nhiều giới hạn, điều đã được thực hiện tại nhiều nơi. Cha Congar không chỉ trích các giới hạn trên và minh xác rằng cha không bao giờ “cả trước lẫn từ đó trở đi, tham dự một cuộc gặp gỡ nào mà không được phép như thường lệ, cũng như không bao giờ ấn hành một dòng chữ nào ngược với luật lệ áp đặt lên tôi” (8). Các luật lệ và giới hạn càng ngặt nghèo hơn sau năm 1950 là năm công bố Thông Điệp Humani Generis. Dù vậy, Cha Congar vẫn lo liệu để ấn hành được tác phẩm đầy khai phá và được nhiều người chào đón là cuốn “Canh Tân Đích Thực và Canh Tân Giả Hiệu Trong Giáo Hội” vào cuối năm đó.
Theo ý kiến nhiều người, phong trào đại kết nhận được một cú sốc khác, khi, vào năm 1950, Đức Piô XII công bố là vô ngộ tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời. Sau này, Cha Congar nhớ lại, chiến lược của cha là quyết tâm phải kín đáo hết sức trong các vấn đề đại kết, nhất là trong các trước tác công khai: “Về phần tôi, tôi kín đáo hết sức trong các vấn đề rõ ràng có tính đại kết, nhất là việc xuất bản. Tôi thấy rằng việc kết án hay chính thức bác bỏ một cuốn sách như cuốn “Các Kitô Hữu Chia Rẽ” (Chrétiens Déunis) đã đẩy phong trào đại kết lui lại đến 30 năm. Ở một thời điểm đặc biệt như thế này, thiết tưởng tốt hơn nên giữ im lặng và không xuất bản chi hết” (9).
Năm sau, vào tháng Hai, Thánh Bộ Tín Lý ra lệnh cấm ấn bản tiếng Ý của cuốn “Canh Tân Đích Thực và Canh Tân Giả Hiệu Trong Giáo Hội” và cả các bản dịch sang tiếng khác nữa. Cha cũng được lệnh phải đệ trình mọi trước tác trong tương lai, gồm cả các bài điểm sách ngắn, cho Rôma. Cha sẵn sàng tuân theo nhưng bình luận riêng rằng hành động như thế cho thấy sự hẹp hòi không thể tin nổi nơi các nhà kiểm duyệt. Bất chấp sự kiểm duyệt ấy, các bản thảo của cha vẫn thỉnh thoảng được chấp thuận cho ấn hành, dù sau cuộc “rùng bố” các cha Đa Minh, như sẽ được nhắc ở dưới đây, việc kiểm duyệt của Rôma càng ngày càng nghiêm ngặt hơn.
Ngày 13 tháng 5 năm 1952, Cha Congar cùng các nhà đại kết học Công Giáo khác lập ra “Hội Nghị Công Giáo Cho Các Vấn Đề Đại Kết” với sự hỗ trợ của nhà thần học kiêm đại kết học Dòng Tên, Augustine Bea. Sau này, Bea trở thành Hồng Y Chủ Tịch đầu tiên của Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo của Vatican do Đức Gioan XXIII thiết lập và là người giữ tuyến đầu của mặt trận đại kết tại Công Đồng Vatican II. Bất chấp bầu không khí lúc đó trong Giáo Hội và việc Rôma dè dặt trước vấn đề qui tụ những người làm công việc đại kết lại với nhau, Cha Congar vẫn trì chí theo đuổi dự án của mình, cha trích dẫn lời một nhà văn linh đạo Pháp là Cha Lacordaire: “Từ lâu tôi vẫn nghĩ rằng thời điểm thuận lợi nhất để gieo trồng chính là thời điểm nhiễu nhương và sóng gió” (10). Hội nghị trên cuối cùng đã diễn ra hồi tháng 8 năm 1952. Chính Cha Congar cung cấp các khảo luận thần học để đọc trong hội nghị này. Cha cũng soạn các phúc trình để chia sẻ với Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, nhưng vì không có sự giao tiếp chính thức với tổ chức này, nên phúc trình trên được gửi đi mà không có chữ ký.
Trong khi diễn đàn đại kết xem ra đầy hứa hẹn đối với Cha Congar và các nhà đại kết học Công Giáo khác, thì các đám mây bão tố cũng đồng thời mỗi lúc một hội tụ thêm. Vào mùa thu năm 1953, Vatican chấm dứt cuộc thử nghiệm của các linh mục thợ ở Pháp, một thử nghiệm được sự ủng hộ hoàn toàn của Đức Hồng Y Emmanuel Suhard, Tổng Giám Mục Paris. Lời yêu cầu khẩn khoản của các chức sắc trong giáo hội Pháp mong cứu phong trào này đã không được đáp ứng, khiến Cha Congar nhận xét: “Người ta có thể kết án một giải pháp, nếu nó sai; nhưng người ta không thể kết án một vấn đề” (11).
Bão tố xẩy ra ngày 2 tháng 2 năm 1954, khi Bề Trên Cả Dòng Đa Minh ở Rôma là Cha Emanuel Suarez, người Tây Ban Nha, tới Paris theo lệnh của Thánh Bộ Tín Lý. Ba cha giám tỉnh Dòng Tên của Paris, Lyons và Toulouse bị bãi chức và bốn thần học gia lỗi lạc và có ảnh hưởng (Boisselet, Feret, Chenu và Congar) bị đày khỏi Paris. Cha Congar vốn biết Rôma chống đối các trước tác của mình về đại kết và canh tân Giáo Hội. Nên nếu có thần học gia nào bị kết án, thì trong số ấy chắc chắn có mình. Cha bị cấm không được giảng dạy và được lệnh phải có phép trước của Rôma mới được viết bất cứ điều gì. Phản ứng của cha hết sức tức khắc và trắng trợn: cha gọi hành động ấy là phi lý và đơn thuần không thể nào quan niệm được. Theo chính đề nghị của cha, bề trên đã sai cha qua Trường Thánh Kinh nổi tiếng tại Giêrusalem. Tại đây, cha viết cuốn “Mầu Nhiệm Đền Thờ” dưới sự kiểm duyệt của 6 chuyên gia và mất 3 năm mới xuất bản được. Ngày 9 tháng 2 năm đó, cha thổ lộ trong nhật ký: “Các giám mục đã khom lưng một cách thụ động và nô bộc: họ có một lòng tôn kính Rôma rất chân thành và như trẻ nhỏ, một thứ tôn kính con nít và thơ dại… đối với họ, đó là ‘Giáo Hội’… Nói cụ thể, Rôma là Giáo Hoàng, là toàn hệ thống các thánh bộ được xem như giáo hội ấy… Thánh Bộ Tín Lý, trên thực tế, đang cai quản giáo hội và buộc mọi người phải cúi đầu bằng sợ sệt và can thiệp. Nó chính là thứ Gestapo tối cao, bất khoan nhượng, không để ai bàn luận về các quyết định của mình” (12).
Trong thời gian ở Giêrusalem, dù ray rứt trước kinh nghiệm trên, cha vẫn tự hỏi xem mình có thể hợp tác với hệ thống ấy bao xa: “Hôm nay, tôi sợ rằng tính tuyệt đối và tính đơn thành của vâng lời đang lôi tôi vào việc đồng lõa với hệ thống khiếp đảm gồm những tố giác bí mật vốn là đặc điểm chủ yếu của Thánh Bộ Tín Lý… Nếu Cha Bề Trên Cả đã chế tài Chenu, Feret, Boisselot và tôi một cách không có lý do (tôi muốn nói: không có lý do nào khác ngoài sự không hài lòng của Thánh Bộ Tín Lý và các luật sĩ của triều giáo hoàng), thì quả ngài đang làm việc cho sự ngờ vực và dối trá hiện đè nặng trên ta một cách lầm lẫn… Người ta cần phải bác bỏ cái hệ thống ấy và các dối trá cố hữu trong nó” (13).
Tháng 9, cha được Thánh Bộ Tín Lý gọi về Rôma nhưng không bao giờ được phỏng vấn thực sự. Trong thời gian ở đó, cha không được phép giảng thuyết hay diễn giảng gì, cũng như không được gặp gỡ sinh viên trong các hành lang nơi cha cư ngụ. Tháng 2 năm 1955, cha được phái tới Blackfriars, một cơ sở nghiên cứu của Dòng Đa Minh tại Cambridge, nhưng vẫn bị cấm không được công khai diễn thuyết hay xuất bản chi. Sau này, cha nhắc tới thời gian ở Anh, coi nó như 11 tháng của nhiều khó khăn về ngôn ngữ, nhiều hạn chế đáng ghét đối với thừa tác vụ của cha, việc đi đứng và các tiếp xúc của cha với người Thệ Phản. Tháng 9 năm 1956, cha thổ lộ trong nhật ký: “Ở đây, tôi đã chịu đựng những cảm nhận khôn dò của sự trống rỗng và xa vắng. Không một bóng người. Không một sự vật nào. Chắc chắn khí hậu cũng đáng trách luôn… bên ngoài thì vướng mưa, phải đợi dưới cây cho mưa tạnh, nên tôi bắt đầu khóc một cách cay đắng. Liệu có phải tôi mãi mãi sẽ là một gã khốn cùng hay không? Hoàn toàn cô đơn, liệu tôi có mãi mãi cứ phải xách cặp đi khắp tứ phương hay không? Liệu tôi có sẽ mãi mãi là một kẻ mồ côi, không ai không sự vật nào bên cạnh hay không?...” (14).
Sau cùng, vào tháng 12 năm 1955, Cha Congar được phái tới nhà Dòng Đa Minh tại Strasbourg. Cộng đoàn này, hình như muốn tỏ lòng kính trọng và ủng hộ cha, bất chấp biện pháp kỷ luật của Rôma, nên đã bầu cha làm bề trên. Thời đó, các thẩm quyền tại Rôma chưa trực tiếp giám sát việc bầu các bề trên tu viện. Trong chức vụ này, chắc chắn cha được tự do hơn trong việc giảng thuyết, diễn giảng và nhận được sự hỗ trợ của cộng đoàn, nhưng đám mây ngờ vực vẫn lơ lửng trên đầu cha. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của Đức Tổng GM Weber của Strasbourg, cha trở lại Paris, nơi cha được tiếp tục thừa tác vụ mục vụ và công trình thần học của mình. Với việc lên ngôi của Đức GH Gioan XXIII vào năm 1959, bầu khí của Giáo Hội thay đổi một cách đáng kể. Khi còn là giáo sư giáo sử tại chủng viện giáo phận, Đức Hồng Y Roncalli từng bị một linh mục thuộc giáo phận Bergamo nặc danh tố cáo là có cảm tình với những người bị giáo triều coi là bất hảo (persona non grata). Có người kể lại rằng một trong những việc đầu tiên vị giáo hoàng vừa được bầu này làm là đi thẳng tới Thánh Bộ Tín Lý, lấy hồ sơ của mình ra xem và viết vào đó hàng chữ lớn: “tôi không phải là một tên lạc giáo”.
Ảnh hưởng bản thân của Cha Congar đối với Công Đồng Vatican II (1962-1965) đi xa hơn việc thuyết trình cho các nhóm giám mục quốc tế, giúp các ngài soạn thảo các văn kiện của công đồng. Tháng 7 năm 1960, cha được đề cử làm cố vấn thần học cho các ủy ban chuẩn bị, các hàng giáo phẩm quốc gia và nhiều giám mục cá thể, và sau đó trở thành chuyên viên chính thức của Công Đồng. Bàn tay của Cha Congar được nhận ra hầu như trong mọi tài liệu lớn do các nghị phụ Công Đồng ban hành. Trong số các tài liệu chính mang dấu ấn của cha ta thấy các bản văn về Mạc Khải, về Giáo Hội, về Đại Kết, về Truyền Giáo, về Đời Sống và Thừa Tác Vụ của Linh Mục và về Tự Do Tôn Giáo. Vatican II đã biện minh cho Cha Congar và nhiều thần học gia khác, trong đó có người bạn của của cha là Cha Chenu, người cũng bị Rôma bắt phải im tiếng hay bị kỷ luật. Các chân lý mà những người này làm chứng trong các thăm dò thần học và các suy tư của họ dần dần được hội nhập vào chính dòng giáo huấn của Giáo Hội. Cha được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong hồng y năm 1994. Vì lý do sức khỏe, cha xin được miễn không tham dự cơ mật viện. Một năm sau, cha qua đời.
Con đường dẫn tới những vinh dự cao quí ấy trong Giáo Hội, những vinh dự mà bản thân Cha Congar không bao giờ mưu cầu, quả đầy rẫy đau đớn và nhục hình công khai. Năm 1956, trong lá thư cảm động gửi cho mẹ, ngài bộc lộ hết lòng mình cho mẹ nghe: “Nói một cách thực tiễn, họ hủy diệt con bao nhiêu có thể. Mọi điều con tin và làm việc cho đều bị lấy đi… Dĩ nhiên, họ chưa làm thân thể con bị thương; cũng như chưa đụng đến linh hồn con hay cưỡng bức con phải làm điều gì. Nhưng con người đâu phải chỉ có da và linh hồn. Khi một ai đó là tông đồ tín lý, người ấy là hành động của mình, người ấy là các tình bằng hữu của mình, người ấy là các mối tương quan của mình, người ấy là cánh tay xã hội vươn dài của mình; họ đã lấy đi tất cả những cái đó khỏi con. Bây giờ, tất cả chỉ là đứng im, và trong thế đứng im ấy, con bị thương một cách trầm trọng. Họ đã rút gọn con lại thành con số giêrô và do đó, vì những mục tiêu thực tiễn, họ quả đã hủy diệt con. Đôi khi nhìn lại mọi điều con từng hy vọng trở nên và thực hiện, nhìn lại những điều con từng bắt đầu thực hiện, con đều bị tràn ngập bởi cõi lòng tan nát mênh mông” (15).
Việc Cha Congar biết đánh giá nhân đức kiên nhẫn và vai trò của thánh giá trong cuộc sống của những người mang danh cải cách vẫn còn vang vọng đến ngày nay: thánh giá là điều kiện của mọi công trình thánh thiện. Chính Thiên Chúa cũng vẫn hành động trong những điều đối với chúng ta chỉ là thánh giá. Chỉ bằng cách đó, cuộc sống ta mới thu đạt được một vài tính chân thực và sâu sắc nào đó… Chỉ khi nào, một con người chịu đau khổ vì các xác tín của mình, anh ta hay chị ta mới đạt được nơi mình một sức mạnh nào đó, một đức tính không thể chối cãi nào đó và đồng thời quyền được lắng nghe và kính trọng (16).
Cha Congar cũng đánh giá cao vai trò chủ chốt của lịch sử trong việc lên khuôn Giáo Hội và các giáo huấn của Giáo Hội trong các thời đại: cha tin rằng biết lịch sử là phương cách tốt nhất duy trì niềm tin tưởng trong Giáo Hội. Cha viết: “Thu lượm kiến thức lịch sử là cách chắc chắn nhất để có được lòng tin tưởng trong Giáo Hội. Lịch sử dạy rằng không có gì mới cả và Giáo Hội từng sống thoát nhiều hoàn cảnh còn đáng buồn và khó khăn hơn nhiều. Lịch sử là trường dạy khôn ngoan và kiên nhẫn vô bờ” (17). Quả là lời nhắn gửi giá trị cho thời ta, nhất là thời đang có những biến động khủng khiếp trong Giáo Hội hoàn vũ và trong Giáo Hội Việt Nam. Với những biến cố và con người như Roncalli và Congar, ta thấy rõ đường lối hành động của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội. Những con người thực sự vì Giáo Hội, dù có lúc ai oán thốt lên những lời tưởng như nhục mạ, nhưng nếu biết kiên trì giữ vững con đường phục vụ chân lý, thì đến thời điểm thuận lợi, thuận lợi không phải cho mình mà là cho đức tin, vẫn góp phần sáng chói dẫn đưa anh em mình vào khúc quanh khác của lịch sử cứu rỗi.
Ghi chú
1. “Silenced for saying things Rome didn’t like to have said,” Yves Congar, National Catholic Reporter, 2 tháng 6, 2000, tr. 3.
2. Dialogue Between Christians, Yves Congar, London-Dublin: Chapman, 1996, tr. 34.
3. Dialogue, op. cit., tr. 44.
4. Dialogue, các tr. 44, 45.
5 Dialogue, tr. 10.
6. Divided Christendom: a Catholic study of the problem of reunion, Yves Congar, O. P., London: G. Bles, 1939, tr. 36.
7. Divided Christendom, tr. 38
8. Divided Christendom, ibid.
9. Divided Christendom, các tr. 39, 40.
10. Divided Christendom, tr. 41.
11. My Struggle for Freedom, Hans Kung, London: Continuum, 2002, tr. 101.
12. My Struggle for Freedom, tr. 104.
13. My Struggle for Freedom, tr. 102.
14. My Struggle for Freedom, tr. 112.
15. “Silenced for saying things…” tr. 3.
16. “Easter Hope,” Yves Congar, National Catholic Reporter, 21 tháng 4, 2002, Vol. CXXVII, Số 8, tr. 5..
17. “Raid on the Dominicans: The Repression of 1954,” Thomas O’Meara, America, 5 tháng 2, 1994, Vol. 170, số 4428, tr. 16.
Theo Robert Nugent SDS, thuộc dòng các linh mục Salvatorian Mỹ, tốt nghiệp Đại Học Yale và Đại Học Công Giáo Louvain, Bỉ. Địa chỉ e-mail cnew292@aol.com
Tài Liệu - Sưu Khảo
Quan niệm về Sự sống của Thai nhi trong văn hoá Việt Nam
Quang Huyền, OFM
07:41 25/05/2010
Quan niệm về Sự sống của Thai nhi trong văn hoá Việt Nam
Việt Nam cùng với Trung Hoa và Ấn Độ đang được xếp vào số những quốc gia có nạn phá thai cao nhất thế giới. Người Việt, nhất là giới trẻ cũng quá thường với việc “phá thai”, nhưng được nói đến bằng những mỹ từ mà người ta đặt ra để che đậy tội ác này như: “Đi điều hòa hòa kinh nguyệt”, “Đi kế hoạch hóa”, “Đi giải quyết vấn đề”…Nạn phá thai ở Việt Nam hiện nay đã trở nên báo động đỏ, khi mà con số thai nhi bị phá bỏ tại các bệnh viện và các phòng khám tư nhân ngày càng nhiều. Sự sống thánh thiêng của các thai nhi vô tội đang bị chà đạp một cách dã man, bởi chính cha mẹ ruột của các em. Trước thảm trạng đó, chúng ta trở về với văn hóa Việt Nam để tìm hiểu xem người Việt quan niệm như thế nào về sự sống của thai nhi?
Dân gian Việt Nam thường quan niệm con cái là tài sản quý giá của gia đình: “Con là của”. Người có nhiều con là phúc đức và người son sẻ là người “vô phúc”. Điều này cũng thể hiện phần nào việc tôn trọng sự sống của con người nói chung và các thai nhi nói riêng của văn hóa Việt Nam, nhất là văn hoá gia đình truyền thống.
Ca dao Việt Nam có câu:
“Sinh con mới ra con người,
Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no”.
Thực thế, chỉ khi sinh con, thì người ta mới thành cha thành mẹ. Con cái là niềm chờ mong của vợ chồng sau khi cưới. Đây là một ước muốn thiêng liêng, nhằm bảo tồn dòng giống, làm cho tình yêu vợ chồng thêm thắm thiết, làm vui lòng gia đình, dòng tộc và làng xóm. Vì thế dân gian có thói quen hỏi thăm những người phụ nữ mới cưới: “Có tin mừng chưa?”, nghĩa là có thai chưa. Việc có thai được mọi người xem là tin mừng, vì đó là dấu hiệu của một sự đơm hoa kết trái của tình yêu vợ chồng mà người khác cầu mong cho các cặp vợ chồng trẻ. Điều này rất gần với quan niệm về “tin mừng sự sống” của Kitô giáo, sự sống đến từ Thiên Chúa, là quà tặng của Thiên Chúa cho vợ chồng và nhân loại.
Kế đến, khi có tin mừng, thì người mẹ được dạy dỗ để bảo vệ đứa trẻ trong cung lòng mình cách tốt nhất. Họ phải chăm lo sức khoẻ thể lý và tinh thần, ăn các chất bổ dưỡng; xem các tranh ảnh đẹp, suy nghĩ và hành động tốt...để đứa con sau này sinh ra khoẻ mạnh, xinh đẹp và thông minh. Bên cạnh đó, họ cũng khải kiêng kem những thức ăn thức uống, những thái độ, lời nói, hành vi xấu…là những điều có thể có tác hại xấu lên đứa trẻ. Đó cũng chính là quan niệm “thai giáo”, nghĩa là giáo dục đứa trẻ khi còn trong lòng mẹ. Thói quen này bắt nguồn từ quan điểm của người xưa, họ quan niệm việc tôn trọng lễ giáo. Lễ nghi chi phối con người từ nhỏ đến lớn, vì vậy việc “thai giáo”, người mẹ giáo dục con mình khi còn trong bụng là việc là tốt lành. (Xem. Toan Ánh, Nếp cũ, con người Việt Nam, phong ụtc cổ truyền, NXB Văn Hoá, Hà nội, 1995, tr 28-29).
Nét đẹp văn hóa tốt đẹp này của người Việt từ bao đời nay vẫn được người mẹ trong gia đình truyền lại cho con gái hay con dâu của mình. Đây là bổn phận của các bà mẹ, vì họ là những người có kinh nghiệm, và con cái phải trân trọng: “Kính lão đắc thọ, thương già già để đức cho”.
Tiếp đến, khi đứa trẻ được sinh ra thì ông bà dạy: “Có sinh có dưỡng”, tức người ta phả nhắm đến việc nuôi dưỡng và giáo dục thơ nhi, để chúng lớn lên một cách tốt nhất. Dân gian thường nói: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, để diễn tả sự chăm sóc đứa trẻ một cách dịu dàng, tôn trọng và yêu thương con cái như những báu vật của gia đình.
“Sinh con ai nỡ sinh lòng,
Sinh con ai chẳng vun trồng cho con” (Ca dao).
Từ quan niệm tôn trọng sự sống của con cái, người Việt có một cái nhìn chê bai và mai mỉa những người hiếm muộn:
“Có chồng mà chẳng có con,
Khác gì hoa nở trên non một mình”.
Hay “Có võng mà chẳng có đòn
Có chồng mà chẳng có con để bồng” (Ca dao).
Thật vậy, con cái là một thành phần quan trọng làm nên tổ ấm gia đình, ở đó tình yêu vợ chồng mới thực sự trở nên trọn vẹn, thiên chức làm mẹ của người phụ nữ mới được thực hiện. Như thế, con cái còn được ông bà ta xem là quý hơn vàng:
“Có vàng, vàng chẳng hay phô,
Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe” (Ca dao).
Từ đó, chúng ta nhận thấy một nét văn hoá tôn trọng sự sống thai nhi và trẻ thơ đã ăn nhập vào trong đời sống thường nhật của người Việt. Điều này cũng được chứng minh qua việc một thiếu nữ có thai ngoài ý muốn mà loại bỏ đứa trẻ là “việc làm vô nhân đạo, xưa và nay vẫn bị phong tục và luật lệ ngăn cấm” (Sđd,. tr 29.) Vì rằng: “Không đẻ không thương, không máu không xót” (Ca dao).
Ngoài ra, với quan niệm “Trời sinh voi sinh cỏ”, con cái là của Trời cho và Trời sẽ nuôi dưỡng, nên việc hạn chế sinh sản hay phá bỏ thai nhi hầu như không xẩy ra. Người Việt cho rằng con cái là sự lưu truyền sự sống của cha mẹ và tổ tiên và con cái được sinh ra nhờ khí thiêng “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Thai nhi là anh linh của các bậc tổ tiên, cái hồn khí của trời đất và đến lượt chúng làm cho tổ tiên được hiện hữu trong các đường gân thớ thịt của cháu con. Đây là một kinh nghiệm rất thánh thiêng về sự sống của con người. Ngày nay, người Việt Nam vẫn giữ được nét đẹp đó khi chon rằng: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Một quan niệm rất quý nhằm bảo vệ và bênh vực mọi quyền căn bản của trẻ em.
Mặc đầu vậy, trong thập niên gần đây, đất nước chúng ta đang trên đà hội nhập quốc tế, nên đã chịu ảnh hưởng rất nhiều về văn hoá, tư tương của các nước Âu - Mỹ và người ta có xu hướng phóng túng trong đời sống tình dục, đặc biệt là các bạn trẻ. Bên cạnh đó, các chính sách kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước cũng được áp đặt một cách quyết liệt. Tất cả đã tạo ra những quan niệm sai trái về sự sống của các thai nhi. Hậu quả của nó là nạn phá thai tràn lan ở khắp cả đất nước, thuộc các lứa tuổi từ thanh thiếu niên cho đến những người đã lập gia đình.
Riêng các bạn trẻ nhập cư tại các thành phố lớn, họ đang phải đối diện với cuộc sống xa quê, xa sự giám sát của cha mẹ và cha xứ. Họ phải lo toan cuộc sống di dân và ghánh nặng cơm, áo, gạo, tiền. Trong hoàn cảnh đó, các bạn dễ bị lây nhiễm những nhu cầu hưởng thụ, sống thử, sống chung, nên nhiều bạn trẻ đã và đang đi ngược lại với những giá trị truyền thống mà các bạn đã từng được cha mẹ khuyên dạy. Thực tế cho thấy rất nhiều bạn trẻ Công giáo buông thả trong đời sống tính dục, mang thai ngoài ý muốn và dẫn đến phá thai…Và như thế, các bạn đã và đang làm cho đời sống Kitô hữu của mình sút giảm. Niềm tin vào Thiên Chúa của họ đang bị mai một, khi dấn sâu vào trong tội lỗi, nhất là sự lạm quyền của Thiên Chúa trên sự sống của các thai nhi.
Còn những bạn trẻ có gia đình cũng dễ rơi vài quan điểm sai lầm này. Họ nghĩ rằng sinh ít con thì tốt như chính sách của Nhà nước “dừng lại 1 hoặc 2 con để nuôi dạy cho tốt”. Và đó là cái cớ để họ không sinh con, thậm chí phá thái. Tệ hại hơn, một số bạn trẻ rơi vào tình trạng ích kỷ không muốn sinh con vì sợ ảnh hưởng đến nhan sắc của người vợ, hoặc là có thêm con thì vợ chồng phải vất vả và không có đủ điều kiện để hưởng thụ cuộc sống.
Trên đây chỉ là một vài nét sơ lược về một đề tài khá lớn mà chúng ta không thể trình bày trong khuôn khổ của một bài chia sẻ, nhưng cũng đã phần nào cho chúng ta thấy đôi nét chấm phá về giá trị về sự sống và việc tôn trọng sự sống thai nhi và trẻ em trong nền văn hoá Việt Nam. Tuy vậy, khi xã hội bước sang thời kỳ đô thị hoá và hội nhập, các giá trị này đã và đang bị mai một dần, thậm chí bị xoá bỏ với những lý do khách quan và chủ quan. Điều đó đã trở thành “bức màn” che đậy cho hành vi xúc phạm đến sự sống của các thai nhi. Và như vậy, chúng đang mở đường cho một nền văn hoá sự chết ở trên các vùng quê Việt Nam hôm nay.
Là những Kitô hữu, những ngôn sứ có trách nhiệm bênh vực sự sống con người, chúng ta phải làm gì để cứu vãn các giá trị tốt đẹp về việc tôn trọng sự sống thai nhi ở Việt Nam, hầu chung tay bảo vệ các mầm sống thánh thiêng của các thai nhi vô tội đang bị phá bỏ mỗi ngày?
Quang Huyền, Ofm
Việt Nam cùng với Trung Hoa và Ấn Độ đang được xếp vào số những quốc gia có nạn phá thai cao nhất thế giới. Người Việt, nhất là giới trẻ cũng quá thường với việc “phá thai”, nhưng được nói đến bằng những mỹ từ mà người ta đặt ra để che đậy tội ác này như: “Đi điều hòa hòa kinh nguyệt”, “Đi kế hoạch hóa”, “Đi giải quyết vấn đề”…Nạn phá thai ở Việt Nam hiện nay đã trở nên báo động đỏ, khi mà con số thai nhi bị phá bỏ tại các bệnh viện và các phòng khám tư nhân ngày càng nhiều. Sự sống thánh thiêng của các thai nhi vô tội đang bị chà đạp một cách dã man, bởi chính cha mẹ ruột của các em. Trước thảm trạng đó, chúng ta trở về với văn hóa Việt Nam để tìm hiểu xem người Việt quan niệm như thế nào về sự sống của thai nhi?
Dân gian Việt Nam thường quan niệm con cái là tài sản quý giá của gia đình: “Con là của”. Người có nhiều con là phúc đức và người son sẻ là người “vô phúc”. Điều này cũng thể hiện phần nào việc tôn trọng sự sống của con người nói chung và các thai nhi nói riêng của văn hóa Việt Nam, nhất là văn hoá gia đình truyền thống.
Ca dao Việt Nam có câu:
“Sinh con mới ra con người,
Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no”.
Thực thế, chỉ khi sinh con, thì người ta mới thành cha thành mẹ. Con cái là niềm chờ mong của vợ chồng sau khi cưới. Đây là một ước muốn thiêng liêng, nhằm bảo tồn dòng giống, làm cho tình yêu vợ chồng thêm thắm thiết, làm vui lòng gia đình, dòng tộc và làng xóm. Vì thế dân gian có thói quen hỏi thăm những người phụ nữ mới cưới: “Có tin mừng chưa?”, nghĩa là có thai chưa. Việc có thai được mọi người xem là tin mừng, vì đó là dấu hiệu của một sự đơm hoa kết trái của tình yêu vợ chồng mà người khác cầu mong cho các cặp vợ chồng trẻ. Điều này rất gần với quan niệm về “tin mừng sự sống” của Kitô giáo, sự sống đến từ Thiên Chúa, là quà tặng của Thiên Chúa cho vợ chồng và nhân loại.
Kế đến, khi có tin mừng, thì người mẹ được dạy dỗ để bảo vệ đứa trẻ trong cung lòng mình cách tốt nhất. Họ phải chăm lo sức khoẻ thể lý và tinh thần, ăn các chất bổ dưỡng; xem các tranh ảnh đẹp, suy nghĩ và hành động tốt...để đứa con sau này sinh ra khoẻ mạnh, xinh đẹp và thông minh. Bên cạnh đó, họ cũng khải kiêng kem những thức ăn thức uống, những thái độ, lời nói, hành vi xấu…là những điều có thể có tác hại xấu lên đứa trẻ. Đó cũng chính là quan niệm “thai giáo”, nghĩa là giáo dục đứa trẻ khi còn trong lòng mẹ. Thói quen này bắt nguồn từ quan điểm của người xưa, họ quan niệm việc tôn trọng lễ giáo. Lễ nghi chi phối con người từ nhỏ đến lớn, vì vậy việc “thai giáo”, người mẹ giáo dục con mình khi còn trong bụng là việc là tốt lành. (Xem. Toan Ánh, Nếp cũ, con người Việt Nam, phong ụtc cổ truyền, NXB Văn Hoá, Hà nội, 1995, tr 28-29).
Nét đẹp văn hóa tốt đẹp này của người Việt từ bao đời nay vẫn được người mẹ trong gia đình truyền lại cho con gái hay con dâu của mình. Đây là bổn phận của các bà mẹ, vì họ là những người có kinh nghiệm, và con cái phải trân trọng: “Kính lão đắc thọ, thương già già để đức cho”.
Tiếp đến, khi đứa trẻ được sinh ra thì ông bà dạy: “Có sinh có dưỡng”, tức người ta phả nhắm đến việc nuôi dưỡng và giáo dục thơ nhi, để chúng lớn lên một cách tốt nhất. Dân gian thường nói: “Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, để diễn tả sự chăm sóc đứa trẻ một cách dịu dàng, tôn trọng và yêu thương con cái như những báu vật của gia đình.
“Sinh con ai nỡ sinh lòng,
Sinh con ai chẳng vun trồng cho con” (Ca dao).
Từ quan niệm tôn trọng sự sống của con cái, người Việt có một cái nhìn chê bai và mai mỉa những người hiếm muộn:
“Có chồng mà chẳng có con,
Khác gì hoa nở trên non một mình”.
Hay “Có võng mà chẳng có đòn
Có chồng mà chẳng có con để bồng” (Ca dao).
Thật vậy, con cái là một thành phần quan trọng làm nên tổ ấm gia đình, ở đó tình yêu vợ chồng mới thực sự trở nên trọn vẹn, thiên chức làm mẹ của người phụ nữ mới được thực hiện. Như thế, con cái còn được ông bà ta xem là quý hơn vàng:
“Có vàng, vàng chẳng hay phô,
Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe” (Ca dao).
Từ đó, chúng ta nhận thấy một nét văn hoá tôn trọng sự sống thai nhi và trẻ thơ đã ăn nhập vào trong đời sống thường nhật của người Việt. Điều này cũng được chứng minh qua việc một thiếu nữ có thai ngoài ý muốn mà loại bỏ đứa trẻ là “việc làm vô nhân đạo, xưa và nay vẫn bị phong tục và luật lệ ngăn cấm” (Sđd,. tr 29.) Vì rằng: “Không đẻ không thương, không máu không xót” (Ca dao).
Ngoài ra, với quan niệm “Trời sinh voi sinh cỏ”, con cái là của Trời cho và Trời sẽ nuôi dưỡng, nên việc hạn chế sinh sản hay phá bỏ thai nhi hầu như không xẩy ra. Người Việt cho rằng con cái là sự lưu truyền sự sống của cha mẹ và tổ tiên và con cái được sinh ra nhờ khí thiêng “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Thai nhi là anh linh của các bậc tổ tiên, cái hồn khí của trời đất và đến lượt chúng làm cho tổ tiên được hiện hữu trong các đường gân thớ thịt của cháu con. Đây là một kinh nghiệm rất thánh thiêng về sự sống của con người. Ngày nay, người Việt Nam vẫn giữ được nét đẹp đó khi chon rằng: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Một quan niệm rất quý nhằm bảo vệ và bênh vực mọi quyền căn bản của trẻ em.
Mặc đầu vậy, trong thập niên gần đây, đất nước chúng ta đang trên đà hội nhập quốc tế, nên đã chịu ảnh hưởng rất nhiều về văn hoá, tư tương của các nước Âu - Mỹ và người ta có xu hướng phóng túng trong đời sống tình dục, đặc biệt là các bạn trẻ. Bên cạnh đó, các chính sách kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước cũng được áp đặt một cách quyết liệt. Tất cả đã tạo ra những quan niệm sai trái về sự sống của các thai nhi. Hậu quả của nó là nạn phá thai tràn lan ở khắp cả đất nước, thuộc các lứa tuổi từ thanh thiếu niên cho đến những người đã lập gia đình.
Riêng các bạn trẻ nhập cư tại các thành phố lớn, họ đang phải đối diện với cuộc sống xa quê, xa sự giám sát của cha mẹ và cha xứ. Họ phải lo toan cuộc sống di dân và ghánh nặng cơm, áo, gạo, tiền. Trong hoàn cảnh đó, các bạn dễ bị lây nhiễm những nhu cầu hưởng thụ, sống thử, sống chung, nên nhiều bạn trẻ đã và đang đi ngược lại với những giá trị truyền thống mà các bạn đã từng được cha mẹ khuyên dạy. Thực tế cho thấy rất nhiều bạn trẻ Công giáo buông thả trong đời sống tính dục, mang thai ngoài ý muốn và dẫn đến phá thai…Và như thế, các bạn đã và đang làm cho đời sống Kitô hữu của mình sút giảm. Niềm tin vào Thiên Chúa của họ đang bị mai một, khi dấn sâu vào trong tội lỗi, nhất là sự lạm quyền của Thiên Chúa trên sự sống của các thai nhi.
Còn những bạn trẻ có gia đình cũng dễ rơi vài quan điểm sai lầm này. Họ nghĩ rằng sinh ít con thì tốt như chính sách của Nhà nước “dừng lại 1 hoặc 2 con để nuôi dạy cho tốt”. Và đó là cái cớ để họ không sinh con, thậm chí phá thái. Tệ hại hơn, một số bạn trẻ rơi vào tình trạng ích kỷ không muốn sinh con vì sợ ảnh hưởng đến nhan sắc của người vợ, hoặc là có thêm con thì vợ chồng phải vất vả và không có đủ điều kiện để hưởng thụ cuộc sống.
Trên đây chỉ là một vài nét sơ lược về một đề tài khá lớn mà chúng ta không thể trình bày trong khuôn khổ của một bài chia sẻ, nhưng cũng đã phần nào cho chúng ta thấy đôi nét chấm phá về giá trị về sự sống và việc tôn trọng sự sống thai nhi và trẻ em trong nền văn hoá Việt Nam. Tuy vậy, khi xã hội bước sang thời kỳ đô thị hoá và hội nhập, các giá trị này đã và đang bị mai một dần, thậm chí bị xoá bỏ với những lý do khách quan và chủ quan. Điều đó đã trở thành “bức màn” che đậy cho hành vi xúc phạm đến sự sống của các thai nhi. Và như vậy, chúng đang mở đường cho một nền văn hoá sự chết ở trên các vùng quê Việt Nam hôm nay.
Là những Kitô hữu, những ngôn sứ có trách nhiệm bênh vực sự sống con người, chúng ta phải làm gì để cứu vãn các giá trị tốt đẹp về việc tôn trọng sự sống thai nhi ở Việt Nam, hầu chung tay bảo vệ các mầm sống thánh thiêng của các thai nhi vô tội đang bị phá bỏ mỗi ngày?
Quang Huyền, Ofm
Thông Báo
Cáo phó và Phân Ưu: LM Giuse Trần Trí Tuệ đã qua đời
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
19:34 25/05/2010
CÁO PHÓ Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh, TOÀ GIÁM MỤC KONTUM 56 Trần Hưng Đạo, Kontum. Xin phân ưu và chia buồn cùng gia đình tang quyến CHA GIUSE TRẦN TRÍ TUỆ Sinh năm 1922. Thụ phong Linh mục năm 1957. vừa qua đời lúc 6g30 sáng Thứ Tư, ngày 26 tháng 05 năm 2010, hưởng thọ 88 tuổi, với 53 năm Linh mục. Thánh lễ an táng sẽ được cử hành lúc 9g00 sáng Thứ Bảy, ngày 29 tháng 05 năm 2010, tại nhà thờ Lam Sơn, TGP. Sài Gòn. Hiệp thông cầu nguyện cho Cha Giuse được hưởng nhan thánh Chúa. R.I.P Thành kính phân ưu, |
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đưa Em Về
Lm. Tâm Duy
22:11 25/05/2010
ĐƯA EM VỀ
Ảnh của Lm. Tâm Duy.
Tôi sẽ đưa em về
Miền quê hương êm ấm
Miền sông sâu xanh thắm
Cùng soi đêm trăng mềm
...
Tôi sẽ đưa em về
Mà không lo thiếu tình yêu
(Trích nhạc của Y Vân)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền